Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN (B)
Dân số 11: 25-29; T.vịnh. 18; Giacôbê 5: 1-6; Máccô. 9: 38-43, 47-48

HÃY CẦU NGUYỆN NHÂN DANH CHÚA GIÊSU KITÔ

Một người bà con họ với tôi thích xem thi đấu đánh bài trên truyền hình. Vừa rồi tôi xem với anh ta một ván bài. Tôi rất ngạc nhiên thấy các người chơi bài giữ kín số bài trong tay- tôi hiểu rõ vì trên bàn có nhiều tiền. Một người chơi bài giữ các lá bài ép sát vào ngực và ít khi nhìn vào các lá bài đó. Người khác để bài úp trên bàn và thỉnh thoảng nhích một góc nhỏ lá bài để xem số. Không ai trong số các đấu thủ muốn bất kỳ đấu thủ nào hoặc người đứng ngoài nhìn thấy các lá bài mà họ sắp xếp. Việc đó dễ hiểu vì họ chơi bài để ăn tiền.

Các môn đệ trong câu chuyện phúc âm cũng giống như những người chơi bài. Họ nghĩ Chúa Giêsu là của quý của họ, và họ muốn Ngài thuộc về họ. Theo cách nói trong chơi bài, các môn đệ giữ Chúa Giêsu "sát vào áo của họ". Họ là một nhóm đầy ham vọng, như Chúa Nhật vừa qua, chúng ta nghe họ bàn tán ai là người sẽ có địa vị cao nhất trong triều đại Chúa Giêsu. Hôm nay họ than phiền là họ trông thấy có người không thuộc về nhóm họ lại chữa lành bệnh nhân vì danh Chúa Giêsu.

Các môn dệ nghĩ Chúa Giêsu thuộc về họ, và họ không muốn ai vi phạm địa vị của họ. Nếu các ông sống thời bây giờ, chúng ta có thể tưởng tượng được là các ông muốn giữ bản quyền trên tên của Chúa Giêsu. "Bao nhiêu lần bạn muốn dùng tên Chúa Giêsu? Mỗi lần phải tốn 5 đồng bạc thật. Bao nhiêu lần bạn muốn chữa lành vì danh Chúa Giêsu? Lại phải tốn thêm 5 đồng nữa". Thậm chí họ có thể in tên Chúa Giêsu vào áo cánh với mức giá nào đó.

Họ cảm thấy là họ thuộc riêng về Chúa Giêsu. Ít nhất hình như đó là ý nghĩ của họ trong câu chuyện của phúc âm. Họ có thể xem như Chúa Giêsu là một Ngôi Sao nhạc Rock và các ông là người quản lý giữ bản quyền trên các việc Chúa Giêsu nói hay làm.

Họ muốn có một tổ chức nhỏ về tôn giáo và họ giữ bản quyền. Đó là ý nghĩ của họ, nhưng họ không làm ra Chúa Giêsu. Họ quên năng lực của trái tim Chúa Giêsu không có giới hạn. Họ quên Chúa Giêsu có lòng cảm thông vô bờ bến, và Ngài không thuộc về một số người nào có địa vị hay đầy uy thế. Lòng cảm thông đó vô giới hạn với tất cả mọi người. Chúa Giêsu là hình ảnh Thiên Chúa mà họ đang nhìn thấy, Thiên Chúa là Đấng muốn nói lời tha thứ cho tất cả những người tội lỗi, chứ không phải cho một số ít người mà thôi. Thiên Chúa muốn với tay sờ vào tất cả những ai bị đau đớn về thể xác cũng như về tinh thần, chứ không phải chỉ những người thuộc một nhóm nào có địa vị hay đáng được thương đến.

Sau đó, họ trông thấy Chúa Giêsu, Ngôi sao tuyệt vời của họ, bị đau đớn trên cây thập giá, và đến sau nữa, Ngài sống lại từ cỏi chết, thì họ mới hiểu ý nghĩa chính. Và sau đó họ sẽ làm những điều chúng ta làm bây giờ, là kể lại những chuyện về Chúa Giêsu, và tha thứ như họ đã thấy Ngài làm, không kể giới hạn, không kể người phải chứng tỏ là họ cần được chữa lành. Khi họ làm như thế họ sẽ hành động và nói vì danh Chúa Giêsu, không chỉ cho một số ít, nhưng cho tất cả những ai họ gặp, hay đến với họ. Vì danh Chúa Giêsu họ sẽ mở mắt cho người mù, chữa lành người tàn tật, và cho người chết sống lại. Trước hết họ làm sai, nhưng rồi họ sẽ được học cách nói và hành động vì danh Chúa Giêsu.

Dựa vào danh thánh toàn năng của Chúa Giêsu mà chúng ta tuyên xưng hôm nay trong lời kinh Thánh Thể. Trong kinh đó, bao nhiêu lần chúng ta kết thúc với lời "nhân danh Chúa Giêsu", hay "nhân danh Chúa Giêsu Kitô". Hay chúng ta cầu xin "vì danh Chúa Giêsu", và chúng ta tin tưởng Thiên Chúa sẽ nghe lời chúng ta. Trái lại, đức tin chúng ta tựa vào danh Thánh Chúa Giêsu nghĩa là Thiên Chúa đã nghe chúng ta qua Chúa Giêsu, và Thiên Chúa rất hài lòng về chúng ta.

Chúng ta không cầu xin nhân danh Chúa Giêsu vì lợi ích cho Thiên Chúa, hay để làm hài lòng Thiên Chúa, nhưng là để nhắc nhở chúng ta là đức tin chúng ta ký thác vào Chúa Giêsu và Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta: Thiên Chúa muốn tha thứ chúng ta, muốn chữa lành, muốn ban thêm năng lực cho cộng đoàn chúng ta và muốn cho chúng ta được bình an.

Thật là điều tốt lành Chúa Giêsu làm việc theo ý Ngài chứ không theo ý các môn đệ. Các ông có thể chỉ định ra ai có thể, hay không có thể cầu xin vì danh Chúa Giêsu. Nếu theo ý các môn đệ lúc đó thì bây giờ Kitô giáo chỉ là một tôn giáo nhỏ hẹp trong một vùng ở Palestine, mà thế giới coi đó là một vùng không đáng kể, không ảnh hưởng gì đến bên ngoài. Trái lại, hôm nay chúng ta tuyên xưng danh thánh Chúa Giêsu, và hằng tỷ Kitô hữu trên thế giới hiệp cùng chúng ta tuyên xưng như thế. Không những chỉ có người Công Giáo mà cả các tín hữu chính thống giáo và tin lành nữa.

Thật đáng tiếc, theo lịch sử, chúng ta, những Kitô hữu tranh luận nhau về đức tin, về các hành động đức tin, và muốn giữ bản quyền. Đôi khi chúng ta tranh luận rất bạo tàn, một đạo binh Kitô hữu chống đối một nhóm khác. Đã có nhiều chiến tranh xãy ra vì danh Chúa Giêsu. Những người đó có thể dùng danh Chúa Giêsu, nhưng chắc Chúa Giêsu không chấp nhận họ.

Hôm nay, chúng ta cầu xin vì danh Chúa Giêsu để khi chúng ta ra đi chúng ta có thể nhờ đức tin vì danh Ngài mà hành động và nói lời Ngài. Bởi thế vì danh Chúa Giêsu chúng ta cầu xin trước hết cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Chúng ta cầu xin cho những người ở ngoài cộng đoàn xứ đạo chúng ta, cho việc làm tốt lành và cho kinh nguyện vì danh Ngài. (ở đây các linh mục có thể nêu lên những việc làm của giáo xứ và cộng đoàn riêng).

Chúng ta cũng cầu xin vì danh Chúa Giêsu cho những việc làm tốt lành trong đời sống hằng ngày của chúng ta: như vì danh Chúa Giêsu chúng ta đi thăm bệnh nhân, nấu bữa cơm cho người không ra khỏi nhà được, tha thứ cho người khác, đón chào người khác chúng ta. Vì danh Chúa Giêsu chúng ta sống đúc tin trong hành động và lời nói hằng ngày.

Tôi đi giảng ở một giáo xứ, cộng đoàn đức tin tuyên xưng họ dấn thân vào việc làm "nhân danh Chúa Giêsu". Đây là cách họ viết sự dấn thân đó trong trang đầu tờ tuần báo của giáo xứ "Chúng tôi, những người trong giáo xứ Thánh Christopher cùng nhau vì phép rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô, là một cộng đoàn hành hương về nhà Thiên Chúa, là Cha chúng tôi. Qua ơn hướng dẫn của Chúa Thánh Thần việc chúng tôi được làm môn đệ đòi hỏi chúng tôi phải học hỏi thêm về phúc âm và, nuôi dưỡng qua lời cầu nguyện và phép Thánh Thể. Cộng đoàn chúng tôi đón chào, kính trọng tất cả đời sống và những ơn huệ Thiên Chúa ban. Chúng tôi nâng đỡ nhau để giúp chu toàn ơn gọi phục vụ trong gia đình, trong cộng đoàn, và trong toàn thế giới"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


26th SUNDAY in Ordinary Time
Numbers 11: 25-29; Psalm 19; James 5: 1-6; Mark 9: 38-43, 47-48

A cousin of mine likes to watch poker tournaments on television. I watched a few minutes of one of the tournaments with him recently. I was struck by how secretive each player was with his or her cards – something I could understand perfectly, after all there was a lot of money on the table! One of the players held the cards close to his chest barely peeking at them. Another held her cards on the table and raised their corners the tiniest bit to take a peek. None of the players wanted any other player or observer to see the cards they held. Obviously..... they were playing poker for a lot of money.

The disciples in the gospel story arc a lot like those poker players. They consider Jesus their special possession, their own personal treasure and they want him for themselves. In poker terms, they are playing him "close to the vest." They were an ambitious group – just last Sunday we heard them arguing over who was the greatest among them. Today they complain that they saw someone who was not part of their group performing a healing in Jesus’ name.

They consider Jesus their own and they don’t want any infringement on their domain. If they could, they would have liked to have copyrighted Jesus’s name and the power that went along with it. If they had lived now, we can imagine them licensing the use of Jesus’s name: "How many times do you want to use Jesus’s name? That will cost five silver coins. How many times do you want to cure someone in his name? That will be another five silver coins." They might even have printed up jerseys and T-shirts with his name on them – for a price.

They felt they were privy to Jesus. At least that seems to be their frame of mind at this point of the gospel story. It’s as if Jesus is a rock star and they are his agents, with exclusive rights over what he does and says.

What they really wanted was a tidy little religious box, clearly in their control. That may have been their thinking – but they hadn’t factored in Jesus. They forgot the size of his heart, that it had no such limits. They forgot how big his compassion was, that it never ran out and wasn’t limited to a few who had the proper credentials or disposition. There was plenty for everyone. Jesus is the visible face of the God that they can’t see; the God who wants to speak words of forgiveness to all sinners, not just a few; who wants to reach out and touch all those broken of limb, and broken of spirit, not just those who belong to our club or carry the right credentials.

Later, after they see their Superstar Jesus crushed on the cross and still later, after he rises from the dead, they will finally get the point, finally understand. Then they would do what we’re doing right now, retell the stories of Jesus and set out to forgive the way they saw him do it – without restrictions or limits of any kind; without people needing to prove that they were worthy candidates for cures. When they did that they would have been speaking and acting in Jesus’ name, not just for a select few, but for everyone they met, or came to them. In Jesus’ name they will open the eyes of the blind, cure cripples, and even raise the dead. At first they got it wrong, but then they learned what it meant to speak and act in Jesus’ name.

It’s the same powerful name of Jesus that we invoke today: listen to our prayers today at this Eucharist. Listen to how many times today we end our prayers.... "in the name of Jesus" or, "in the name of Jesus Christ." Or, we say, "Grant this through Christ our Lord." It’s not a magic formula that we use to get God’s attention. We don’t pray "in Jesus’ name" as our recipe for a sure hearing from God. Instead our faith in his name tells us we already have a hearing from God and that, in Jesus, God is very well disposed towards us.

We are not praying in Jesus’ name for God’s benefit, or to satisfy a special formula, but as a reminder to ourselves of our faith in Jesus and the God he revealed to us: the God who wants to forgive... heal... strengthen our community and bring us peace.

It’s a good thing Jesus had his way and not the disciples. They would have portioned out who could and who could not pray in Jesus’ name. If they had it their way, Christianity today would be a small regional religion practiced by a tiny group in Palestine, whom the world would have considered, quaint and of little significance.
Instead, here we are today invoking Jesus’ name. We are joined by the billions of other Christians doing the same thing throughout the world – not just Catholics, but Orthodox Christians and all kinds of Protestants.

Unfortunately, in the course of our history we followers of Christ have squabbled over our beliefs, practices, and possessions. Sometimes very violently – one so-called Christian army against another. There have been many wars invoking the name of Jesus. They may have been using his name, but he wouldn’t have recognized them.

We use Jesus’ name in prayer today so that when we leave here we can, through our faith in that name, do his works and speak his words. So, in his name we pray, first of all today, for the unity of all Christians who believe in him. We pray for the outreach of our parish community, the good works of prayer and service done in his name. (The preacher might be specific here and name some of the good works done by this particular parish or faith community).

We also we pray in Jesus’ name for the many good deeds we do in our personal daily lives. In his name we visit a sick friend, cook a meal for a housebound person, practice forgiveness, welcome and accept people different from ourselves. In his name we practice our faith in daily words and actions

At a parish I preached at the community of faith expressed their commitment to act "in the name of Jesus." Here is how they put it in their mission statement, published each week on the cover of their parish bulletin: We, the people of St. Christopher Roman Catholic Church, bonded by our Baptism in Jesus Christ, are a pilgrim community journeying toward God, our Father. Guided by the Holy Spirit, our call to discipleship requires us to be informed by the Gospel challenge, and nurtured by prayer and Eucharist. As a welcoming community, respectful of all life and all God’s gifts, we support each other in order to fulfill the call to service in our families, our community, and our world.