Ngày 28-05-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 28/05/2024

20. Linh hồn của chúng ta giống như một vườn hoa, các loại đức hạnh đều là những bông hoa đẹp trong vườn hoa này, sức mạnh của suy niệm chính là giếng nước tưới vườn hoa này, không ngừng dùng nước để tưới thì các loại đức hạnh mới có thể phát triển xum xuê, mới có thể nở ra đóa hoa khiêm tốn nhẫn nại, kết trái tươi là dẹp bỏ mình để vâng lời; nếu chấm dứt suy niệm thì linh hồn giống như đất ruộng khô cằn, đức hạnh trước đây như trăm hoa đua nở rất đẹp thì bây giờ phải tàn rụng là tất yếu.

(Thánh Chrysogonus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:38 28/05/2024
67. MẤT TOI TIỀN CÔNG

Mưa cả ngày không dứt, nhà của Vu công khắp nơi đều bị dột tùm lum, giường chiếu một đêm dời đi đời lại mấy lần cũng không tìm được một chỗ khô ráo, vợ con khóc thấu ông trời.

Vu công vội vàng kêu thợ nề đến sửa chỗ bị dột, công sức tiền của bỏ ra rất lớn, nhà sửa xong, nhưng ông trời lại làm cho nắng nóng liên tiếp cả tháng trời.

Thế là, Vu công ngày ngày sáng tối nằm trên giừơng nhìn cái trần nhà mới sửa mà than rằng:

- “Ai dà, ta thật là người có mệnh khổ mới sửa nhà thì trời lại không mưa, thật là uổng công lãng phí tiền bạc !”

(Nhã Ngược)

Suy tư 67:

Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Có mùa mưa và có mùa nắng, đó là chuyện tự nhiên của trời đất.

Cái nhà không chỉ che trời khi mưa mà thôi nhưng còn là che cả khi trời nắng nữa, cho nên lợp nhà là lợp cho cả nắng và mưa thì có gì là sợ mất toi tiền công !

Có một vài người Ki-tô hữu khi bố thí cho tha nhân thì tiếc hùi hụi vì thấy người ấy đã có...hàng Mỹ gởi về, họ coi chuyện giúp đỡ người nghèo của họ như là chuyện cứu đói giảm nghèo của chính phủ, chứ không coi đó là việc làm bác ái chia sẻ với tha nhân trong tình yêu của Thiên Chúa, và hơn thế nữa, họ không nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nghèo khổ nơi người ấy, bởi vì họ coi đồng tiền dư ấy của mình lớn hơn tình bác ái với anh chị em...

Sửa mái nhà để tránh bị mưa dột thì cũng là để tránh nắng, có gì mà phải nằm nhìn trần nhà mà thở vắn than dài tiếc của; bố thí giúp đỡ cho người nghèo, dù người nghèo ấy đã có người khác giúp đỡ thì có gì là tiếc rẽ, bởi vì giúp cho ai một bát nước lã vì danh Đức Chúa Giê-su thì sẽ được Ngài trả công bội hậu vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Ngày 29/05: Sự chậm hiểu của các Tông Đồ – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
01:56 28/05/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Khi ấy, các môn đệ và Chúa Giêsu lên đường đi Giêrusalem, Chúa Giêsu dẫn đầu đi trước họ, và các ông hết sức bỡ ngỡ, những người theo sau thì sợ hãi. Người gọi mười hai ông lại gần và nói cho các ông biết những gì sẽ xảy đến cho Người: “Giờ đây chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế, các luật sĩ và các kỳ lão. Họ sẽ kết án tử hình Người và nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo cười Người, phỉ nhổ vào Người, đánh đòn và giết Người, và ngày thứ ba Người sẽ sống lại”.

Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, đến gần Người và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy”. Người đáp: “Các con muốn Thầy làm gì cho các con?” Các ông thưa: “Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy”. Chúa Giêsu bảo: “Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: “Thưa được”. Chúa Giêsu bảo: “Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định”.

Mười môn đệ khác nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: “Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.

Đó là lời Chúa
 
Hãy nhận lấy sự sống của Thầy
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
06:17 28/05/2024
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA NĂM B : MC 14,12-16.22-26

12 Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su : “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt qua ở đâu?” 13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ : “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà : Thầy nhắn : ‘Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào?’ 15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng : và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta”. 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt qua.

22 Đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy.” 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”.

26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ đi lên núi Ô-liu
.


NHẬN SỰ SỐNG TA ĐỂ SỐNG SỰ SỐNG TA

Trong thông điệp «Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể» (Ecclesia de Eucharistia vivit) ban hành ngày 17-04-2003, thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô 2 từng mở đầu như sau : «Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể. Chân lý này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm hằng ngày của đức tin, nhưng dưới hình thức tổng hợp nó còn gồm tóm cả cốt lõi của mầu nhiệm Giáo Hội. Trong hân hoan, Giáo Hội cảm nghiệm dưới nhiều hình thức sự thể hiện liên tục lời hứa : “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20). Nhưng trong Bí Tích Thánh Thể, nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa, Giáo Hội được vui hưởng sự hiện diện này với một cường độ độc nhất vô nhị. Từ ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Giáo Hội, Dân của Giao Ước Mới, khởi đầu cuộc lữ hành về quê hương thiên quốc, Bí Tích thần linh vẫn tiếp tục in dấu trên những ngày sống của Giáo Hội, lắp đầy chúng với niềm hy vọng tín thác. Công đồng Vaticanô II từng chính thức công bố rằng Hy Tế Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô hữu” (Ánh sáng Muôn dân, 1). “Thật vậy, Bí Tích Thánh Thể rất thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó là chính Chúa Kitô, Người là mầu nhiệm Phục Sinh của chúng ta, Người là Bánh Hằng Sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của Người, Thịt đã được sinh động nhờ Thánh Thần và làm cho con người được sống” (Chức vụ và Đời sống linh mục, 2). Vì thế, Giáo Hội luôn chăm chú hướng nhìn vào Chúa mình, hiện diện trong Bí Tích của bàn thờ, trong đó Giáo Hội khám phá ra tình yêu vô biên của Người được tỏ hiện tràn đầy”.

1. Sự hiện diện đầy sức sống của Thiên Chúa

Hôm nay, chúng ta biểu dương, cử hành mầu nhiệm thứ ba trong ba mầu nhiệm của Đức Giê-su Ki-tô. Mầu nhiệm thứ nhất, Người đã đến giữa chúng ta như một phàm nhân để có mặt bên cạnh nhân loài : Nhập thể. Mầu nhiệm thứ hai, qua cuộc tử nạn phục sinh của mình, Người quy tụ tất cả vào trong Người, gắn chặt với Người, hình thành Nhiệm thể. Mầu nhiệm thứ ba, Người hiện diện lúc này giữa nhân loài và trần gian đây qua phép Thánh Thể.

Một sự hiện diện tích cực ! Các tranh luận về sự hiện diện đích thực của Người (như thấy từ bao đời giữa Công Giáo và Tin lành) có nguy cơ liệt xuống hàng thứ yếu sức sống động của phép Thánh Thể : Đức Giê-su hiện diện trong bánh và rượu là để làm cho chúng ta sống với Người và nhờ Người, sống một cách dồi dào sung mãn (x. Ga 10,10).

Trong thực tế, người ta đã đi đến chỗ xem Thánh lễ như một nghĩa vụ, một chuyện buộc (xin nhớ lại các điều răn của Giáo Hội), điều đó chứng tỏ chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn thấy những gì Đức Giê-su đã muốn ban cho chúng ta chiều ngày Thứ Năm thánh. Một cái gì đó chủ yếu mà các Ki-tô hữu những thế kỷ đầu tiên, thay vì nghĩ như chúng ta : “Phải đi dự lễ”, thì lại từng nói : “Chúng tôi cần đến Thánh lễ”. Cần đến độ họ đã bất chấp hiểm nguy để tụ họp nhau trong các hang toại đạo là những hầm mộ dưới lòng đất. Thánh lễ sẽ là niềm vui và sức mạnh cho đời chúng ta khi chúng ta có cảm thức về sự cần thiết này : “Tôi không thể bỏ lễ, tôi không thể sống thiếu Mình Thánh Chúa”.

Đấy là một vấn đề đức tin, đức tin thức tỉnh đến tột độ. Sự phong phú của Thánh lễ chỉ đức tin mới có thể hiểu thấu, thành thử đi lễ trước hết là lay tỉnh đức tin chúng ta. Giữa nhiều ý tưởng rất khác nhau : diện đồ mới, đến đúng giờ, gặp nhiều người, đóng một vai trong lễ, chờ một bài giảng hay, chỉ có một điều thiết yếu duy nhất : không để buổi hẹn hò với Đức Ki-tô bị hủy bỏ. Cuộc gặp gỡ Đấng Vô hình này hoàn toàn tùy thuộc đức tin chúng ta, vì chỉ đức tin mới có thể nắm được cái vô hình. Biết bao người ngoại đạo đã kinh ngạc tự hỏi : “Ông cha cũng chỉ làm bấy nhiêu cử chỉ, đạo hữu cũng chỉ đọc bấy nhiêu câu kinh, thế mà ngày nào họ cũng đến nhà thờ là vì sao vậy?” Đến để gặp gỡ Đức Ki-tô !

Gặp gỡ Đức Ki-tô thế nào? Không nên có một quan niệm khép kín và tình cảm ủy mị về Thánh Thể : “Ôi Giê-su của con !” Nhiều người đã từng cầu nguyện : “Ôi lạy Chúa, giờ đây Chúa đang ở trong con và con đang ở trong Chúa. Chúa và con liên kết với nhau làm một.” Nếu chỉ có như vậy mà chẳng thêm câu “Phép Thánh Thể đang liên kết toàn thể chúng con với Chúa và hết thảy chúng con với nhau” là chúng ta chẳng hiểu cho đủ về mầu nhiệm này. Khi ban cho chúng ta sự hiện diện Thánh Thể của Người, Đức Giê-su kêu mời chúng ta làm việc trên công trường bao la là thế giới, kết tâm hợp lực cùng tất cả nhân loại, và với nhiều khả năng mênh mông là sức sống của Người. Tất cả chỉ nhằm quy tụ mọi tạo vật (kể cả các thiên thần) để làm nên thân thể vĩ đại của Đấng Phục sinh, gọi là Nhiệm Thể, với Thánh Thể làm lương thực nuôi sống, mối dây kết liên, năng lực giúp phát triển.

2. Một sự sống đòi buộc hiện diện với loài người

Người bảo chúng ta : “Hãy cầm lấy !” Sức sống của Thánh Thể hoàn toàn nằm trong mệnh lệnh nầy rồi. “Vâng, lạy Chúa, con muốn cầm lấy Chúa, con muốn nhận lấy Chúa”. Chúng ta đâu đến với một sự vật, chúng ta đến với một con người, đến với Đức Giê-su, cầm lấy Người. Nếu không lơ đãng, bước tiến này sẽ là một hành vi tin tưởng và bạo dạn hết mực ! Đức Giê-su là kẻ hoàn toàn hiến thân cho dự định của Thiên Chúa về thế giới. Cầm lấy Đức Giê-su, đó là chấp nhận đi vào trong quan điểm của Thiên Chúa, trong chương trình của Thiên Chúa, là quyết sống dấn thân một cách can đảm như cái con người đã đến để cứu thế gian.

“Hãy cầm lấy ! Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy !” Đức Giê-su đã có thể phán như thế trên bánh và rượu trong giây phút mà Nhiệm Thể Người sắp hình thành, qua việc Người tử nạn phục sinh, và trong mọi ngày trên các bàn thờ của Giáo Hội, qua miệng vị chủ tế, tay chân của Nhiệm Thể, đấy cũng y như một khi đồ ăn thức uống đã được ai đó đưa vào cơ thể mình thì từ lúc ấy nó trở thành và phải được gọi là “máu thịt” của đương sự. “Hãy cầm lấy ! Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy, là sự sống của Thầy” - “Vâng, lạy Chúa, con nhận lấy sự sống của Chúa để sống như Chúa.” Chúng ta biết điều này đòi buộc mình đến đâu : sống như Đức Giê-su chính là quyết tâm yêu mến, cách bền bỉ, cách rộng rãi, với giá thật đắt, là hiện diện giữa loài người để tận lực phục vụ họ. Nhưng một cám dỗ nổi lên về vấn đề Thánh lễ, và tại sao không đương đầu với nó? Cảnh sát cánh đôi khi lạnh lùng với lắm kẻ xa lạ, những lời Thánh Kinh tuôn xuống xối xả, nhiều khúc hát chẳng mấy du dương, rồi miếng bánh thánh nhỏ xíu trong miệng, phải chăng tất cả những cái đó cho ta sức mạnh để yêu mến?

Xin được nhắc lại : đây là một vấn đề đức tin, đức tin vào bí tích. Đức tin này sẽ chẳng bao giờ tự nhiên đối với chúng ta cả. Vũ trụ của bí tích lúc nào cũng mầu nhiệm; nhưng thường chúng ta đi vào trong đó (dự lễ và rước lễ) theo thói quen hay ngược lại, xem đó là một cái gì phù phép. Chúng ta chờ đợi từ Mình thánh quá nhiều hay quá ít, hay không chờ đợi cái phải đợi chờ. Chắc ta từng nghe nói : “Kết quả những lần tôi rước lễ : số không !” Đấy có lẽ vì đức tin chúng ta, và do đó ý thức về Thánh Thể của chúng ta là số không.

Sở dĩ Đức Giê-su nói : “Hãy nhận lấy sự sống của Thầy”, đó là vì Người cho chúng ta được sống như Người nhờ đồng hóa chứ không phải nhờ bắt chước. Chúng ta được yêu cầu tin rằng khi rước lễ, chúng ta có thể nhận được các tư tưởng và lòng can đảm của Đức Ki-tô để yêu mến, vì càng gắn chặt với Người trong cùng Nhiệm Thể. Khi hiểu điều đó, ta sẽ thấy vô ích đến độ nào lúc muốn yêu thương như Đức Giê-su mà không nhờ Thánh lễ. Như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô 2 từng nói trong sứ điệp Ngày Thế giới cầu nguyện cho Ơn gọi năm 2000 : “Sống thân mật với bí tích Thánh Thể, một số người khám phá ra rằng mình được kêu gọi phục vụ Bàn thờ, một số thấy mình được kêu gọi tuôn đổ nhiệt tình yêu mến này xuống trên những kẻ nghèo khổ và yếu đuối, số khác nữa thấy mình được kêu gọi nhận chuyển sức mạnh biến đổi của Thánh Thể vào trong các thực tại và các cử chỉ của cuộc sống thường nhật. Mỗi tín hữu tìm thấy nơi Bí tích Thánh Thể không những chìa khóa giải thích ý nghĩa cuộc sống mình, mà cả lòng can đảm thể hiện cuộc sống đó” (số 2).

Thánh Thomas Morus (1478-1525) là tể tướng của vua Henri VIII nước Anh. Tuy làm quan lớn, trăm công nghìn việc, nhưng ngài vẫn đi lễ và rước lễ hằng ngày. Sự kiện này làm cả triều đình bàn tán : “Quan tể tướng bận rộn với biết bao công chuyện, bao mối lo... sao còn mất thì giờ đi lễ thường xuyên như thế?” Thánh Thomas Morus trả lời ngay : “Chính quý vị đã chính xác nêu lên những lý do giải thích tại sao tôi cần phải thường xuyên đi lễ và rước lễ. Nếu tôi có nhiều mối lo, việc rước lễ đem lại cho tôi can đảm và an bình. Nếu mỗi ngày tôi phải gặp bao cám dỗ làm phiền lòng Chúa, thì việc rước lễ cho tôi những sức lực mới để chống trả lại. Nếu tôi cần sự khôn ngoan và hiểu biết để chu toàn các phận vụ khó khăn, thì việc đến với Chúa từng ngày cho tôi gặp được ánh sáng và những lời khuyên bảo.”
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
LM Raymond J. de Souza: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và 60 Phút: 4 điều phủ nhận rõ ràng và 1 điều khẳng định rõ ràng
Đặng Tự Do
04:18 28/05/2024


Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có một bài phân tích đăng trên tờ National Catholic Register nhan đề “Pope Francis and ‘60 Minutes’: 4 Clear Noes and 1 Clear Yes”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô và '60 Phút': 4 điều phủ nhận rõ ràng và 1 điều khẳng định rõ ràng”.

Cuộc phỏng vấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Norah O'Donnell của kênh CBS trong 60 Minutes, được ghi hình vào tháng Tư và phát sóng trong tuần này, rất đáng chú ý với bốn chữ “Không” rõ ràng, một hàm ý “Không” và một chữ “Có” rõ ràng.

Những lời phủ nhận rõ ràng liên quan đến: chức thánh dành cho phụ nữ - bao gồm cả phó tế, mang thai hộ, chúc phúc cho các cặp đồng giới, và sự thoái vị của giáo hoàng.

Một lời hàm ý Không liên quan đến tính đồng nghị. Một lời hàm ý Có là về việc chào đón những người di cư, mặc dù có những khác biệt quan trọng.

Bất kỳ cuộc phỏng vấn nào với Giáo hoàng đều phải được diễn giải cẩn thận, vì ngài thích phong cách lỏng lẻo và thân mật hơn, một phong cách có tiếng vang rộng rãi và đồng cảm.

Điều quan trọng là phải nắm bắt được ý của Đức Thánh Cha, thay vì chỉ chú ý đến những gì ngài nói. Chẳng hạn, khi ca ngợi phụ nữ trong cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “những người không bao giờ bỏ rơi Chúa Giêsu chính là phụ nữ. Tất cả đàn ông đều bỏ trốn.” Nhiều phụ nữ cũng bỏ trốn. Và không phải “tất cả” những người đàn ông đều bỏ trốn. Thánh Gioan và Thánh Giuse Arimathea thì không.

Cần lưu ý điều đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một số câu trả lời trực tiếp và rõ ràng.

Tiếng Không đầu tiên là về chức Phó tế nữ

Khi được hỏi liệu phụ nữ có thể được phong chức phó tế hay không, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời đơn giản: “Không”.

Câu trả lời cộc lốc khiến O'Donnell sửng sốt nên cô nhấn mạnh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rõ điều đó; các phó tế nhận chức thánh, và chức thánh chỉ dành cho nam giới mà thôi. Kết thúc câu chuyện.

Cuộc phỏng vấn của CBS được phát sóng vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Cách đây đúng ba mươi năm, Thánh Gioan Phaolô đã ban hành Sắc lệnh, ấn định vào Lễ Hiện Xuống năm 1994. Ngài tuyên bố rằng Giáo hội “không có thẩm quyền nào để truyền chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các thành phần của Giáo hội tuân giữ một cách trung thành và chung cuộc.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhắc lại rằng vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ đã khép lại. Nhưng vẫn có những tiếng nói cho rằng các phó tế thì khác; một phó tế được thụ phong để phục vụ, nhưng không có quyền linh mục. Một giáo dân có thể làm mọi việc mà một phó tế làm nếu được phép đặc biệt. Vì vậy, nếu các phó tế không phải là linh mục, thì có lẽ các chức thánh có thể được phân chia bằng cách nào đó; phụ nữ đủ điều kiện lãnh chức phó tế, nhưng không được làm linh mục hoặc giám mục.

Đó luôn là một lập luận khó khăn, như thể bí tích có thể bị chia rẽ chống lại chính nó, nhưng không thể bác bỏ ngay lập tức. Ví dụ, ở một số Giáo Hội Công Giáo Đông phương, những người đàn ông đã lập gia đình có đủ điều kiện để được thụ phong linh mục, nhưng không được làm giám mục. Liệu điều gì đó tương tự có thể áp dụng cho phụ nữ?

Đức Thánh Cha Phanxicô không những tỏ ra thông cảm mà lại còn khoan dung. Ngài đã thành lập hai ủy ban nghiên cứu về vấn đề này và nó đã được thảo luận trong Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị của một Giáo hội đồng nghị.

Bây giờ ngài đã nói rõ ràng “Không”.

Mặc dù không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng nó đã gây thất vọng cay đắng cho những người cho rằng Đức Thánh Cha đang thể hiện sự cởi mở chân thành khi cho phép một cuộc thảo luận mà kết quả đã được ngài quyết định.

Điều không thứ hai: Mang thai hộ

Trả lời câu hỏi về việc mang thai hộ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “theo nghĩa chặt chẽ nhất của thuật ngữ này, Không, nó không được phép. Đôi khi việc mang thai hộ đã trở thành một công việc kinh doanh và điều đó rất tệ. Nó rất tệ.”

Đầu năm nay, ngài gọi việc mang thai hộ là “đáng khinh” và đề xuất một nỗ lực quốc tế nhằm cấm việc này.

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng một đường lối tương tự như cách ngài đã sử dụng đối với các nữ phó tế. Ngài nói theo cách tỏ ra thông cảm với việc xem xét việc mang thai hộ, trong khi ngài không có ý định chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào trong giáo huấn về vấn đề đó.

“Tôi muốn nói rằng trong mỗi trường hợp, tình huống cần được xem xét cẩn thận và rõ ràng, tham khảo ý kiến về mặt y tế và sau đó là về mặt đạo đức,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Tôi nghĩ có một quy luật chung trong những trường hợp này, nhưng phải đi sâu vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá tình hình, miễn là không vi phạm nguyên tắc đạo đức. Nhưng bạn đúng. Tôi muốn nói với bạn rằng tôi thực sự thích cách diễn đạt của bạn khi bạn nói với tôi, 'Trong một số trường hợp, đó là cơ hội duy nhất.' Nó cho thấy rằng bạn cảm nhận những điều này rất sâu sắc. Cảm ơn.”

Có một chút khoa trương ở đây. Nếu có một chuẩn mực đạo đức phổ quát cấm việc mang thai hộ - như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh - thì câu trả lời sẽ giống nhau trong mọi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, mọi quyết định đạo đức đều được đưa ra trong một trường hợp cụ thể, vì vậy mỗi trường hợp đều cần phải được “xem xét cẩn thận và rõ ràng”.

Mọi quyết định mang tính đạo đức đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng và rõ ràng. Nhưng việc xem xét như vậy sẽ không dẫn đến việc mang thai hộ được chấp nhận về mặt đạo đức, cũng như nhiều năm xem xét các nữ phó tế đã không dẫn đến sự đổi mới không được phép đó.

Tiếng Không thứ ba liên quan đến Phước lành cho các cặp đồng giới

O'Donnell đề cập đến sáng kiến quan trọng nhất của Vatican trong năm qua.

Cô ấy nói: “Năm ngoái Đức Thánh Cha đã quyết định cho phép các linh mục Công Giáo ban phước cho các cặp đồng giới. “Đó là một sự thay đổi lớn. Tại sao?”

Mặc dù tài liệu được đề cập có chứa một phần có tựa đề “Phúc lành cho các cặp vợ chồng trong hoàn cảnh bất thường và các cặp đồng tính”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra cái Không thứ ba.

“Không, điều tôi cho phép không phải là chúc lành cho sự kết hợp,” Đức Thánh Cha nói. “Điều đó không thể được thực hiện vì đó không phải là bí tích. Tôi không thể. Chúa đã làm như vậy. Nhưng để ban phước cho mỗi người, Vâng. Phước lành dành cho tất cả mọi người. Cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc chúc lành cho một sự kết hợp kiểu đồng tính luyến ái là đi ngược lại luật tự nhiên, đi ngược lại luật của Giáo hội.”

O'Donnell có thể được bào chữa khi nghĩ đến những hướng dẫn về cách chúc phúc cho “các cặp cùng giới tính” cũng như cách chúc phúc cho các cặp dị tính và sự kết hợp của họ. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng không phải như vậy.

Tiếng không thứ tư liên quan đến sự Thoái vị

Khi được hỏi về khả năng thoái vị, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “điều đó chưa bao giờ xảy ra với ngài”. Trước khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI qua đời, Đức Phanxicô thường ca ngợi lòng dũng cảm và khiêm nhường của người tiền nhiệm khi từ chức. Nhưng ngay sau khi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 qua đời, ngài đã nói rõ rằng ngài coi chức vụ của Phêrô là ad vitam, nghĩa là suốt đời.

Một hàm ý không liên quan đến Tính đồng nghị

Mặc dù tính đồng nghị không được thảo luận trong cuộc phỏng vấn, nhưng câu trả lời của Đức Thánh Cha về các nữ phó tế ngụ ý nói “Không” nhất định đối với tính đồng nghị. Phiên họp tháng 10 đã bỏ phiếu ủng hộ việc thảo luận thêm về vấn đề này, và cách đây vài tháng, chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô thậm chí còn thành lập một nhóm để nghiên cứu vấn đề này một lần nữa. Nhưng việc tham vấn thượng hội đồng sẽ không thành vấn đề.

Phyllis Zagano, một người ủng hộ chức phó tế nữ lâu năm và là thành viên của ủy ban nghiên cứu đầu tiên của Vatican về chủ đề này dưới thời Đức Phanxicô, nói với tạp chí America: “Chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô không có ý định dừng nghiên cứu trong nhiều thập niên và bỏ qua chủ đề Thánh Thần dẫn dắt sự phân định, là điều mà ngài rất muốn nhấn mạnh như là phương thức hoạt động của Giáo Hội Công Giáo.”

Chắc chắn ngài đã làm như thế. Theo cách tương tự, Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn đã phớt lờ Thượng Hội Đồng đồng nghị khi ngài cho phép điều mà mọi người cho là phước lành cho các cặp đồng giới. Tính đồng nghị bắt đầu và kết thúc chính xác ở nơi Đức Thánh Cha xác định, đó là tiếng nói “Không” đối với những tầm nhìn về tính đồng nghị vốn tưởng tượng ra một tính đồng nghị nhiều hơn.

Tiếng Có với người di cư… Nhưng không phải tuyệt đối

“Người di cư đôi khi phải chịu đựng rất nhiều. Họ phải chịu đựng rất nhiều”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi trả lời các câu hỏi về biên giới Texas. “Đó là sự điên rồ. Điên rồ tuyệt đối. Đóng cửa biên giới và để họ ở đó, đó là sự điên rồ. Người di cư phải được tiếp nhận. Sau đó bạn sẽ biết bạn sẽ đối phó với người ấy như thế nào. Có lẽ bạn phải gửi người ấy trở lại, tôi không biết, nhưng mỗi trường hợp phải được xem xét trong tình nhân đạo.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép mình được hiểu là người ủng hộ việc nhập cư không giới hạn và biên giới rộng mở cho người di cư. Nhưng không phải như thế. Thỉnh thoảng, ngài đưa ra những lời cảnh báo quan trọng: “Có lẽ bạn phải gửi người ấy trở lại.”

Câu trả lời rộng rãi nhất của Đức Thánh Cha được đưa ra trong cuộc họp báo trên không của ngài khi trở về từ Thụy Điển vào năm 2016.

“Về lý thuyết, trái tim không được khép kín với người tị nạn, nhưng những người cai trị cần phải thận trọng. Họ phải rất cởi mở trong việc tiếp nhận những người tị nạn, nhưng họ cũng phải tính toán cách giải quyết tốt nhất cho họ, bởi vì những người tị nạn không chỉ phải được chấp nhận mà còn phải được hòa nhập. Do đó, nếu một quốc gia có khả năng hòa nhập hai mươi người, họ nên làm điều này. Một quốc gia khác có năng lực lớn hơn nên làm nhiều hơn. Nhưng luôn có tấm lòng rộng mở…

Một cái giá chính trị có thể phải trả cho một phán đoán thiếu thận trọng, vì chấp nhận nhiều hơn những gì có thể tích hợp được. Điều nguy hiểm là gì khi những người tị nạn hoặc di cư - và điều này áp dụng cho tất cả mọi người - không được hòa nhập? Họ trở thành một khu ổ chuột. Một nền văn hóa không phát triển trong mối quan hệ với nền văn hóa khác thì điều này thật nguy hiểm”.

Đức Thánh Cha thường xuyên cảnh báo việc nhập cư vượt quá khả năng hội nhập. Ngài đã nói điều đó trước đây và nhận xét “có thể gửi người ấy trở lại” phù hợp với những tuyên bố đó.

Phần lớn những gì Đức Thánh Cha Phanxicô nói với O'Donnell không phải là mới, nhưng cuộc phỏng vấn vẫn có giá trị đưa tin. Trong khi có những lời lẽ gay gắt thông thường khi Đức Thánh Cha gọi những người bảo thủ là “tự sát” trong cuộc phỏng vấn này - thì những người ủng hộ các nữ phó tế và đồng nghị đã được nghe một tiếng “Không” kiên quyết.


Source:National Catholic Register

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những hình ảnh Chiều Chúa nhật 26/5/2024, tại Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm giáo phận Calgary.
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
05:44 28/05/2024
Những hình ảnh Chiều Chúa nhật 26/5/2024, tại Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm giáo phận Calgary.

Anh chị em ca đoàn Đức Mẹ La Vang dâng hoa kính Đức Mẹ kết thúc tháng 5 dâng kính Mẹ, Chương trình mừng Sinh Nhật cho các thành viên trong giáo xứ có ngày sinh nhật trong tháng năm do đoàn Thiếu Nhi Thánh Vinh Sơn Liêm tổ chức với sự mời gọi của Đức Giám Mục giáo phận Calgary Canada : Giáo Hội và Gia Đình cùng hiệp hành hướng tới một năm thánh 2025 đầy niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe trong Chúa.

Xem thêm hình ảnh:

Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
 
VietCatholic TV
Diễn biến mới: Nhiệm vụ của quân đội Pháp trên đất Ukraine – Tuyên bố của Tổng Tư Lệnh Syrskyi
VietCatholic Media
03:20 28/05/2024


1. Nga phản ứng dữ dội trước tuyên bố của Tổng Tham Mưu Trưởng quân Ukraine: Quân Pháp sẽ đến Ukraine huấn luyện

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Updated: France to send instructors to Ukraine to train Ukrainian soldiers, Syrskyi says”, nghĩa là “Cập nhật: Tướng Syrskyi nói: Pháp sẽ gởi các huấn luyện viên đến huấn luyện binh sĩ Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Pháp đang lên kế hoạch cử huấn luyện viên quân sự tới Ukraine để huấn luyện quân đội Ukraine, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết hôm 27 Tháng Năm sau cuộc họp video với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu.

Thông báo này được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng một số quốc gia thành viên NATO đang thảo luận về khả năng cử huấn luyện viên quân sự hoặc nhà thầu tới Ukraine để huấn luyện quân đội và hỗ trợ sửa chữa thiết bị.

Theo tờ New York Times, Kyiv đã yêu cầu Mỹ và các nước NATO khác giúp huấn luyện 150.000 binh sĩ gần tiền tuyến hơn.

Syrskyi cho biết ông đã ký các văn bản “cho phép những huấn luyện viên quân sự người Pháp đầu tiên sớm đến thăm các trung tâm đào tạo của chúng tôi và xem cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ nhân viên”.

“Tôi tin rằng quyết tâm của Pháp sẽ khuyến khích các đối tác khác tham gia dự án đầy tham vọng này”, vị tướng này nói nhưng không tiết lộ thêm thông tin chi tiết.

Bộ trưởng Sebastien Lecornu nói với Reuters rằng huấn luyện ở Ukraine “là một trong những dự án được thảo luận kể từ hội nghị hỗ trợ Ukraine” do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập tại Paris vào tháng 2.

Ông cho biết thêm: “Giống như tất cả các dự án được thảo luận vào thời điểm đó, tuyến đường này tiếp tục là chủ đề làm việc với phía Ukraine, đặc biệt là để hiểu rõ nhu cầu chính xác của họ”.

Bộ Quốc phòng Ukraine sau đó xác nhận các tuyên bố của Oleksandr Syrskyi, và nói thêm rằng các cuộc thảo luận giữa Kyiv, Paris và các nước khác về việc có huấn luyện viên quân sự nước ngoài huấn luyện binh sĩ Ukraine ở Ukraine đang tiếp diễn tốt đẹp.

Tuyên bố viết: “Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Tổng tham mưu đã bắt đầu công việc nội bộ về các tài liệu liên quan về vấn đề này nhằm tránh lãng phí thời gian vào việc điều phối các vấn đề quan liêu sau khi có quyết định”.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho biết vào cuối tháng 5 rằng “đã có những quốc gia đang huấn luyện binh lính trên thực địa” mà không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào hoặc cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về các hoạt động có mục đích của họ ở Ukraine.

Cuộc tranh luận về khả năng hiện diện của quân NATO tại Ukraine đã nổ ra sau những bình luận của ông Macron hồi tháng 2, trong đó ông cân nhắc khả năng gửi quân tới Ukraine nếu được yêu cầu.

Hoa Kỳ và nhiều đồng minh Âu Châu, cũng như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đã tránh xa tuyên bố của tổng thống Pháp. Tuy nhiên, một số quốc gia không loại trừ khả năng gửi quân cho các nhiệm vụ phi chiến đấu, chẳng hạn như huấn luyện quân đội Ukraine.

Tuy nhiên, ông Macron vẫn giữ nguyên đề nghị của mình và nói lại vào tháng 5 rằng ông sẽ xem xét gửi quân đội Pháp đến Ukraine trong trường hợp Nga có bước đột phá, và trong trường hợp có yêu cầu của Ukraine.

Các blogger quân sự Nga đã phản ứng rất tiêu cực với diễn biến này. Nghi ngờ lớn nhất của Nga hiện nay là Ukraine đang lặp lại những gì đã làm ở Crimea để tấn công vào Nga. Ukraine vừa tấn công vào đài radar cảnh báo sớm cách biên giới đến 1800km trong cố gắng làm mù các radar của Nga, như họ đã làm ở Crimea.

Kế đó, theo dự đoán của các blogger quân sự Nga, các chuyên gia Pháp sẽ giúp họ phóng hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP vào đất Nga.

Một vài cuộc tấn công như thế vào đất Nga, nếu không vấp phải các phản ứng kiên quyết, sẽ mở màn cho việc dỡ bỏ hết tất cả các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí phương Tây tấn công vào Nga, kênh Rybar của Nga ủng hộ Điện Cẩm Linh cảnh báo.

2. Âm mưu 'ngưng bắn' của Putin ở Ukraine

Hôm Chúa Nhật, 26 Tháng Năm, Sergei Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách quan hệ với Hoa Kỳ, nói với các phóng viên báo chí rằng Vladimir Putin đã chuẩn bị chấm dứt chiến tranh ở Ukraine - nếu Kyiv đồng ý từ bỏ toàn bộ lãnh thổ do Nga chiếm được trong nhiều năm qua.

Ryabkov cho biết, chính quyền Nga đang xem xét cái gọi là thỏa thuận “ngưng bắn”, như một sự kết thúc cho cuộc giao tranh ở tiền tuyến. Ông nhấn mạnh rằng: “Putin có thể chiến đấu bao lâu tùy thích, nhưng Putin cũng sẵn sàng ngừng bắn để đóng băng chiến tranh”.

Diễn biến này xảy ra sau khi Nga thảm bại ở mặt trận mới tại thành phố lớn thứ hai Ukraine, Kharkiv. Quân đội dũng cảm của Ukraine đang chiến đấu để cầm chân quân đội của Putin - và Putin đang khiến binh lính xuất huyết trong các trận chiến tiêu hao của mình. Nhưng cuộc chiến kinh hoàng, hiện đã kéo dài hơn hai năm, cho thấy có rất ít dấu hiệu sắp kết thúc.

Người Ukraine coi các tuyên bố về khả năng đình chiến là “Âm mưu ngưng bắn” của Putin

3. Tờ New York Times: Tình báo Mỹ cho biết người Nga đứng sau âm mưu phá hoại khắp Âu Châu

Tờ New York Times hôm Chúa Nhật đưa tin các quan chức tình báo Mỹ cho biết họ đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy Điện Cẩm Linh đứng sau một loạt nỗ lực phá hoại gần đây nhằm vào các mục tiêu Âu Châu, xác nhận những nghi ngờ đã được các nhà lãnh đạo Estonia, Ba Lan và các nước khác cảnh báo.

Theo Tờ New York Times, “các hoạt động bí mật chủ yếu là đốt phá hoặc cố gắng đốt phá nhắm vào nhiều địa điểm, bao gồm một nhà kho ở Anh, một nhà máy sơn ở Ba Lan, các ngôi nhà ở Latvia và kỳ lạ nhất là một cửa hàng Ikea ở Lithuania. Nhưng những người bị cáo buộc là đặc vụ Nga cũng đã bị bắt vì tội âm mưu tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ”.

Thủ tướng Estonia tuần trước cho biết Nga đang tiến hành một “cuộc chiến tranh bóng tối” chống lại Âu Châu, trong khi Thủ tướng Ba Lan tuyên bố bắt giữ 12 người với cáo buộc dàn dựng “đánh đập, đốt phá và cố gắng đốt phá” thay mặt cho các cơ quan tình báo Nga..

Tờ New York Times dẫn lời các quan chức an ninh phương Tây nói rằng mục đích của các cuộc tấn công là nhằm làm gián đoạn việc cung cấp vũ khí cho Kyiv bằng cách cố gắng thể hiện sự phản đối của Âu Châu đối với việc tài trợ cho Ukraine và gieo rắc mối bất hòa. ở các quốc gia mục tiêu. Họ cũng nói rằng mặc dù cơ quan tình báo quân sự Nga, GRU, muốn thu hút sự chú ý đến những vụ đốt phá này vì mục đích đó, nhưng họ không muốn chú ý quá nhiều đến mức Mạc Tư Khoa sẽ bị nghi ngờ.

4. Nga chuẩn bị mở mặt trận khác trong bối cảnh chỉ kiểm soát được từng mảng của Kharkiv

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Preparing To Open Another Front Amid 'Fragmented' Kharkiv Control”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thống Kyiv Volodymyr Zelenskiy đã cảnh báo rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới vào vùng đông bắc Ukraine, khi đất nước của ông đang phải vật lộn với sự thúc đẩy liên tục của Nga ở khu vực Kharkiv.

Mạc Tư Khoa đang tập trung “một nhóm quân khác gần biên giới của chúng tôi”, cách thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv, khoảng 90 km về phía tây bắc, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết trong một bài phát biểu hôm Chúa Nhật, 26 Tháng Năm.

Vùng Sumy của Ukraine, giống như vùng Kharkiv rộng lớn hơn, nằm trên biên giới Nga ở phía đông bắc của Ukraine, về phía tây bắc của Kharkiv.

Đầu tháng này, các lực lượng Nga đã mở một mặt trận mới trong cuộc chiến, phát động một cuộc tấn công mới qua biên giới vào Kharkiv. Mạc Tư Khoa nhanh chóng giành quyền kiểm soát một số khu định cư và các quan chức Ukraine cảnh báo đối thủ của họ hy vọng sẽ chia cắt nguồn lực khan hiếm của Kyiv, rút binh lính và trang thiết bị từ các khu vực khác của tiền tuyến.

Các quan chức Ukraine đã cảnh báo trong nhiều tuần rằng Mạc Tư Khoa cũng có thể coi khu vực Sumy là mục tiêu cho một cuộc tấn công khác. Vào giữa tháng 5, Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cho biết một khi Nga ổn định được tiền tuyến ở Kharkiv, quân xâm lược sẽ chuyển sự chú ý sang Sumy.

Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko nói với Radio Free Europe/Radio Liberty vào đầu tuần này rằng một cuộc tấn công vào khu vực Sumy “không bao giờ có thể bị loại trừ”. Dekhtiarenko nói: “Đối phương có thể bất cứ lúc nào, ngay cả khi không có đủ lực lượng, cố gắng làm điều gì đó tương tự, như hiện đang xảy ra ở hướng Kharkiv”.

Bộ Quốc phòng Anh đánh giá hôm Chúa Nhật rằng mặt trận phía bắc ở khu vực Kharkiv hiện có vẻ đã ổn định và cho biết thêm rằng quyền kiểm soát của Nga đối với Kharkiv “bị phân tán và không được liên kết”.

Chính phủ Anh cho biết thêm: “Những lợi ích của Nga trên trục này sẽ bị hạn chế trong tuần tới, vì động lực ban đầu của Nga đã bị cản trở bởi sự phản kháng của Ukraine”.

Quân đội Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết Nga đã tiến hành 8 cuộc tấn công vào khu vực Kharkiv trong ngày qua, nhưng quân đội Kyiv đã đẩy lùi một số cuộc tấn công. “Bây giờ các chiến binh của chúng tôi đã giành được quyền kiểm soát chiến đấu ở khu vực biên giới, nơi quân xâm lược Nga đã tiến vào,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối hôm thứ Sáu.

Giao tranh đã nổ ra trong và xung quanh thị trấn biên giới Vovchansk ở Kharkiv, nằm cách lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận chỉ 3 dặm.

Đầu tuần này, tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết mặc dù Nga có “những thành công nhỏ” trong cuộc tấn công ban đầu nhưng quân đội Mạc Tư Khoa hiện đang sa lầy trong “cuộc giao tranh trên đường phố ở Vovchansk”.

Truyền thông nhà nước Nga hôm thứ Sáu đưa tin lực lượng Điện Cẩm Linh đã nắm quyền kiểm soát hơn một nửa Vovchansk.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm Chúa Nhật: “Thị trấn vẫn còn tranh chấp, trong khi lực lượng bảo vệ Ukraine đã đẩy lùi phần lớn các cuộc tấn công của Nga”.

Nga đã ném bom thành phố Kharkiv bằng các cuộc không kích gần như liên tục, bao gồm cả mục tiêu là một đại siêu thị trong thành phố vào thứ Bảy. Thống đốc khu vực Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết hôm Chúa Nhật rằng ít nhất 16 người đã được xác nhận đã thiệt mạng.

5. Tổng thống Biden kêu gọi 'thường xuyên cảnh giác' để duy trì nền dân chủ trong bài phát biểu tại trường võ bị West Point

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Biden urges ‘constant vigilance’ to maintain democracy in West Point speech”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ vào thứ Bảy, tập trung vào các chủ đề về tầm quan trọng của việc bảo vệ nền dân chủ.

Phát biểu vào một buổi sáng mùa xuân đầy nắng tại một sân vận động ngoài trời chật kín các học viên cùng gia đình và bạn bè của họ, Tổng thống Biden gọi lớp tốt nghiệp là “những người bảo vệ nền dân chủ Mỹ” và nhấn mạnh rằng việc duy trì tự do đòi hỏi phải “thường xuyên cảnh giác”.

“Không có gì bảo đảm về nền dân chủ của chúng ta ở Mỹ,” Tổng thống Biden cảnh báo.

Tổng thống Biden chưa bao giờ nhắc đích danh cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, việc ông nhấn mạnh đến nghĩa vụ, dân chủ và bảo vệ Hiến pháp mang hàm ý chính trị rõ ràng và nhấn mạnh thông điệp trọng tâm trong nỗ lực tái tranh cử của ông.

Tổng thống Biden nói với lớp 2024 rằng họ sẽ phải đối mặt với những thách thức trong sự nghiệp của mình, đặc biệt là vào thời điểm ngày càng có nhiều yêu cầu về quân nhân. Nhưng ông kêu gọi họ hãy tuân thủ những lời tuyên thệ mà họ lấy làm nguyên tắc chỉ đạo trong suốt cuộc đời, bao gồm cả cam kết không phục vụ một đảng chính trị hay tổng thống nào mà là bảo vệ Hiến pháp và chống lại mọi đối phương, trong và ngoài nước.

“Các bạn phải giữ cho chúng ta được tự do vào thời điểm này, là điều chưa từng xảy ra trước đây,” Tổng thống Biden nói.

Tổng thống đề cập đến số lượng các thách thức toàn cầu mà đất nước hiện đang phải đối mặt - từ cuộc chiến ở Ukraine đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza. Ông nhắc lại cam kết không đưa quân Mỹ tới Ukraine nhưng nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh cùng đồng minh trong cuộc chiến chống lại Nga. “Chúng tôi sẽ không bỏ đi,” Tổng thống Biden nói.

Tổng thống Biden đã mở đầu bài phát biểu của mình hôm thứ Bảy, nói về việc thành lập West Point và việc người Anh đã thất bại như thế nào trong việc chiếm được sông Hudson trong Chiến tranh Cách mạng – khiến khán giả phải cổ vũ nhiệt liệt cho ông.

Vị tổng thống đương nhiệm thường có bài phát biểu tại một trong các học viện quân sự Hoa Kỳ vào mỗi mùa tốt nghiệp. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã phát biểu tại các lễ tốt nghiệp của Lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân và Không quân.

6. Hoa Kỳ chính thức tuyên bố sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ vào giữa tháng 6

Hôm Chúa Nhật, 26 Tháng Năm, Washington chính thức tuyên bố rằng Mỹ sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ vào giữa tháng 6, nhưng chính quyền chưa nêu tên các thành viên trong phái đoàn. Khoảng 80 quốc gia đã xác nhận tham dự hội nghị thượng đỉnh vào ngày 14-15 tháng 6 ngay bên ngoài thành phố Lucerne.

Khi Zelenskiy gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hồi đầu tháng, Tổng thống Ukraine nói rằng việc đích thân Tổng thống Biden tham dự là rất quan trọng. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao lưu ý rằng Tổng thống dự kiến sẽ tham gia một sự kiện tranh cử ở California vào những ngày đó.

7. Đồng minh của Putin khẳng định 'Chiến tranh hạt nhân là không thể tránh khỏi'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Insists 'Nuclear War Is Inevitable'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Vladimir Solovyov, một nhà tuyên truyền người Nga và là đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin, đã nhấn mạnh rằng “chiến tranh hạt nhân là không thể tránh khỏi” trong một chương trình truyền hình hôm Thứ Bẩy, 25 Tháng Năm.

Trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine của Nga mà Putin đã phát động đầy đủ vào tháng 2 năm 2022, đã có lo ngại rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân. Đầu tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo rằng mặc dù chính sách chiến tranh hạt nhân của Mạc Tư Khoa không thay đổi nhưng tình hình vẫn rất thay đổi.

Trong khi đó, quân đội Nga bắt đầu các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân hôm thứ Ba để đáp trả “những tuyên bố khiêu khích và đe dọa của một số quan chức phương Tây liên quan đến Liên bang Nga”, theo Bộ Quốc phòng nước này.

“Chiến tranh hạt nhân dù thế nào cũng là điều không thể tránh khỏi. Hãy so sánh vũ khí hạt nhân chiến lược của ai lớn hơn! Solovyov cho biết trên chương trình truyền hình của mình, theo một đoạn clip được dịch sang tiếng Anh và đăng trên kênh YouTube của Russian Media Monitor, một nhóm giám sát do nhà báo Julia Davis thành lập “trong nỗ lực chống lại hoạt động tuyên truyền của Nga” hôm thứ Bảy.

Bình luận của Solovyov vấp phải sự phản đối của Andrey Sidorov, Phó Trưởng khoa Chính trị Thế giới tại Đại học Quốc gia Mạc Tư Khoa.

“Chúng ta nên chấp nhận nó. Lời hứa duy nhất mà cuộc sống này bảo đảm là cái chết. Một người đàn ông chiến thắng khi anh ta không còn sợ chết”, Solovyov lập luận, và nói thêm rằng “Nghe này, họ liên tục thách thức, giả định rằng chúng ta là những kẻ chết nhát.”

Andrey Sidorov cãi lại: 'Tại sao bạn lại sử dụng vũ khí hạt nhân? Bạn không thể làm điều đó!' “Vậy thì tại sao cha mẹ và ông bà của chúng ta lại chi những khoản tiền khổng lồ cho lá chắn hạt nhân?,” Solovyov cãi lại.

Sidorov sau đó cũng nói thêm: “Chúng ta không nên leo thang như bạn đang cầu hôn.” Solovyov sau đó trả lời: “Ồ, thật sao? Đó gọi là sự yếu đuối!”

Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga qua hình thức trực tuyến và Bộ Ngoại giao Ukraine qua email để bình luận.

Khi được hỏi liệu học thuyết hạt nhân của Nga có được cập nhật để bao gồm khả năng tấn công phòng ngừa hay không, Ryabkov nói với các phóng viên vào ngày 9 tháng 5: “Học thuyết và những điều cơ bản về chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân nêu rõ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân lần đầu tiên”..”

Ông nói tiếp: “Hiện tại, không có gì thay đổi về mặt này, nhưng bản thân tình hình đang thay đổi. Do đó, cách các tài liệu cơ bản trong lĩnh vực này liên quan đến nhu cầu duy trì bảo mật của chúng tôi được phân tích liên tục.”

Putin cho biết vào tháng 3 rằng, mặc dù Mạc Tư Khoa đã chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân, nhưng ông không có ý định sử dụng vũ khí trừ khi có mối đe dọa đối với “sự tồn tại của nhà nước Nga” hoặc “thiệt hại đối với chủ quyền và độc lập của chúng ta”.

Trong khi đó, Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 1994 để đổi lấy an ninh và chủ quyền theo một thỏa thuận được gọi là Bản ghi nhớ Budapest. Nga, Ukraine, Hoa Kỳ, Anh, Belarus và Kazakhstan đã ký thỏa thuận.

Trong một bài báo vào tháng 4 năm 2021 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, Giám đốc Chính sách Hạt nhân khi đó là Jessica Cox cho biết: “Trong những năm gần đây, Nga ngày càng phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân được triển khai ở Âu Châu, đã đe dọa sử dụng hạt nhân chống lại các đồng minh NATO và đang phát triển một loạt các loại vũ khí hạt nhân mới... để đe dọa Liên minh”, ông nói thêm, “NATO không muốn một cuộc chạy đua vũ trang”.

Điều 5 trong tài liệu thành lập NATO nêu rõ rằng “một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều” quốc gia thành viên của tổ chức này “sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả họ”.

Tuy nhiên, Putin cho biết vào tháng 12 năm 2023 rằng Mạc Tư Khoa “không quan tâm” đến việc chống lại NATO.

8. Bé gái 12 tuổi đến thăm thành phố Kharkiv chẳng may thiệt mạng vì bị Nga ném bom

Sau một cuộc không kích của Nga cuối tuần qua nhằm vào một đại siêu thị sầm uất; nhấn chìm tòa nhà trong biển lửa, số người chết vì vụ tấn công đã tăng lên 16 người vào hôm Chúa Nhật, khi lực lượng cấp cứu dập tắt ngọn lửa và xác định danh tính các thi thể.

Thống đốc khu vực Kharkiv, Oleg Synegubov, đăng lên mạng rằng 43 thường dân khác bị thương trong vụ tấn công vào siêu thị Epitsentr.

Cảnh sát địa phương cho biết trong số những người thiệt mạng có một bé gái 12 tuổi đang đến thăm thành phố. Hai người khác là nhân viên của cửa hàng. Nhiều người vẫn được liệt kê là mất tích và cảnh sát đã yêu cầu người thân của những người mất tích cung cấp mẫu DNA để giúp xác định danh tính.

Hôm Chúa Nhật, 26 Tháng Năm, Tổng thống Zelenskiy đã đăng một đoạn video về vụ nổ siêu thị và hậu quả của nó, với lời bình luận rằng: “Các chế độ hung hăng như Nga đang nhanh chóng gia tăng ham muốn xâm lược. Khi họ thành công ở một nơi trên thế giới, điều đó sẽ tạo ra vấn đề ở nhiều nơi khác; sự xâm lược sẽ lan rộng trừ khi nó được ngăn chặn.”

9. Chiến thắng cho Ukraine đòi hỏi phải phá hủy ngành dầu mỏ Nga

Michael Rogers là nhà tư vấn về chính sách, chiến lược, đào tạo và hoạt động có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ông đưa ra lập trường trên trong khảo luận nhan đề “Victory for Ukraine Requires Destruction of Russian Oil Industry” đăng trên Kyiv Post. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trên tờ Wall Street Journal ngày 23 tháng 3, Andriy Yermak lập luận rằng để đánh bại Nga: “Phương Tây phải tăng cường các biện pháp trừng phạt để khiến hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga kém lợi nhuận hơn, đồng thời làm tăng sản lượng dầu của Saudi và Mỹ. Phương Tây cũng nên cắt đứt khả năng Nga có thể tiếp cận công nghệ, bao gồm cả việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các bên trung gian.”

Tôi muốn đưa ra một sửa đổi thân thiện cho bài viết này. Ông Yermak đã đúng khi xác định điểm yếu của Nga do mất doanh thu từ dầu mỏ và nhu cầu tăng sản lượng dầu của các nước ngoài Nga. Nhưng kêu gọi chính phủ Mỹ và Ả Rập Saudi tăng sản lượng dầu để giảm mạnh giá dầu là một chiến lược sai lầm. Lời kêu gọi chính trị hãy hành động một cách chiến lược để hỗ trợ Ukraine sẽ không hiệu quả.

Ả Rập Saudi cần giá cao như Nga. Họ đã chống lại áp lực từ Chính quyền Tổng thống Biden về việc tăng sản lượng nhằm hạ giá xăng của Mỹ. Có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy những nỗ lực của Saudi nhằm hạ giá dầu của Liên Xô chỉ là ngụy tạo. Giáo sư Steve H. Hanke, hiện thuộc Đại học Johns Hopkins đã trả lời ông Yermak trên Wall Street Journal. Ông tuyên bố rằng Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng vào năm 1986 dẫn đến giảm giá, là nhằm “kỷ luật các thành viên OPEC đang gian lận trong hạn ngạch của họ và đẩy các nhà sản xuất cận biên ngoài OPEC ra khỏi thị trường.”

Nhưng hãy giả sử có một sự thật là Ả Rập Saudi cũng có ý định cắt giảm thu nhập của Liên Xô. Trong Chiến tranh Lạnh, Ả Rập Saudi rất quan tâm đến việc phá hoại một Liên Xô cộng sản. Nó củng cố sự ủng hộ của Saudi dành cho các mujahedeen ở Afghanistan và những người Hồi giáo bị khuất phục ở Liên Xô. Một cuộc chiến tranh thế kỷ 21 được mô tả là cuộc chiến giữa dân chủ và chuyên quyền sẽ không tạo ra được sự ủng hộ như vậy. Ả Rập Saudi không quan tâm đến việc bảo vệ nền dân chủ, họ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ Hồi Giáo.

Tại sao việc tăng sản lượng của Mỹ, các lệnh trừng phạt và giới hạn giá dầu không phải là câu trả lời?

Hoa Kỳ, thời đó cũng như hiện tại, khó có thể ủng hộ việc giá dầu giảm mạnh vì nó cũng sẽ làm suy yếu ngành dầu mỏ của Hoa Kỳ. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Hoa Kỳ phải chịu tình trạng dư thừa công suất phát triển do cuộc cách mạng kỹ thuật khai thác mỏ dầu và sau đó còn phải hứng chịu thêm do nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng trong đại dịch Covid-19.

Nguồn cung đã mở rộng nhanh chóng khi nhiều công ty tận dụng công nghệ mới. Trước Covid-19, OPEC tăng sản lượng để cố gắng ngăn cản các công ty của Mỹ chiếm thị phần. Sự cạnh tranh gây tốn kém cho tất cả mọi người trong ngành dầu mỏ toàn cầu. Khi Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu, nhiều công ty phá sản. Kể từ đó, các công ty khoan dầu, người cho vay và nhà đầu tư đều thận trọng trong việc mở rộng sản xuất khi nhu cầu quay trở lại. Họ sẽ không tăng sản lượng nếu không tin tưởng vào lợi nhuận bền vững từ nỗ lực đó.

Tổng thống Mỹ Joe Biden không có sẵn vốn chính trị để tác động đến OPEC hoặc ngành dầu mỏ Mỹ nhằm tăng sản lượng. Phe biến đổi khí hậu của Đảng Dân chủ muốn loại bỏ dần ngành công nghiệp dầu mỏ. Giúp Tổng thống Biden và đảng Dân chủ hạ giá dầu không phải là lợi ích tốt nhất đối với họ. Những lời kêu gọi tăng sản lượng để giảm giá cho tài xế Mỹ của Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần bị bỏ ngoài tai.

Các biện pháp trừng phạt sẽ không bao giờ đủ để hạ bệ nền kinh tế Nga. Rất khó để đánh bại bất kỳ quốc gia nào bằng lệnh trừng phạt. Nga được thiên nhiên ưu đãi tốt hơn hầu hết các quốc gia khác nên có nguồn lực đáng kể để duy trì cuộc sống của người dân Nga. Chừng nào Putin còn có thể cung cấp đủ lương thực, nước uống, nhà ở và năng lượng cho người dân Nga thì nền kinh tế khó có thể bị suy yếu.

Ngoài ra, áp giá dầu chỉ có tác động nhỏ. Nhu cầu cao về các sản phẩm năng lượng sẽ khiến mọi người tìm cách buôn bán nó bất chấp mọi chế độ trừng phạt - đặc biệt khi liên quan đến các nước lớn như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ vì họ có khả năng chống lại lệnh trừng phạt tốt hơn.

Phá hủy cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga là thực tế mới

Thay vì dựa vào các nhà lãnh đạo và quyết định chính trị, Ukraine nên dựa vào các lực lượng thị trường tự do. Ukraine phải phá hủy một cách có hệ thống các nhà máy lọc dầu, đường ống, kho chứa và cơ sở hạ tầng xuất khẩu của Nga nhanh hơn mức có thể sửa chữa được và trước khi Nga có thể phát triển các sản phẩm thay thế cho các thiết bị do nước ngoài sản xuất. Điều này ban đầu sẽ thúc đẩy giá dầu toàn cầu tăng lên, nhưng nó sẽ khuyến khích OPEC, ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ và các nhà sản xuất khác tăng sản lượng.

Phá hủy ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga sẽ có lợi cho Ukraine.

Nga hiện thiếu năng lực kỹ thuật để thay thế hoàn toàn các thiết bị bị phá hủy. Nước này phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu từ các quốc gia phương Tây để duy trì hoạt động đầy đủ của ngành lọc dầu và chế biến. Phần lớn thiết bị này sẽ không được cung cấp cho đến khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ sau một hiệp ước hòa bình.

Việc phá hủy nguồn ngoại hối hàng đầu của Nga cũng sẽ làm giảm khả năng mua thiết bị thay thế của ngành dầu mỏ một cách bí mật, cũng như các thiết bị và phụ tùng quân sự và lưỡng dụng.

Mỹ không được gây áp lực buộc Ukraine ngừng tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga như đã được đưa tin rộng rãi. Chúng là những mục tiêu quân sự hợp lệ. Thay vào đó, Mỹ và tất cả những người ủng hộ Ukraine nên cho phép sử dụng tất cả vũ khí được cung cấp để tấn công bên trong lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu quân sự hợp lệ.

Bây giờ, sau thương vong của hơn nửa triệu người Nga, Putin không thể và sẽ không rút lui. Chỉ có một giải pháp để sớm kết thúc chiến tranh là Nga phải bị đánh bại. Các nhà lãnh đạo phương Tây phải điều chỉnh theo thực tế này, vì thực tế sẽ không điều chỉnh theo mơ ước của họ.

Dầu có thể là một nhân tố quan trọng giống như đã từng xảy ra trong Chiến tranh Lạnh, nhưng không theo cách tương tự. Thay vì giảm giá, Ukraine phải tạo ra các điều kiện cần thiết để tăng giá và tăng thị phần cho OPEC và ngành dầu mỏ Mỹ. Đây là công thức thành công của năm 2024.

10. Bộ Tổng tham mưu: Hoạt động của quân Nga gia tăng theo hướng Kupiansk

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 27 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết đã có sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động của quân đội Nga về hướng Kupiansk, tỉnh Kharkiv.

Ông cho biết: “Số lượng các cuộc đụng độ kể từ đầu ngày đã tăng lên 83. Quân xâm lược Nga đang nỗ lực tối đa để xuyên thủng hàng phòng ngự của chúng ta”.

Các cuộc tấn công của Nga đang diễn ra tại các khu vực Novoiehorivka, Petropavlivka, Berestove và Hrekivka theo hướng Kupiansk.

Cuộc tấn công của Nga vào hướng Pokrovsk ở tỉnh Donetsk cũng “không giảm”.

Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Các lực lượng Ukraine đang thực hiện các biện pháp để giữ vị trí và tiêu diệt tiềm năng tấn công của đối phương”.

Theo báo cáo, quân đội Nga cũng tấn công vào khu vực phía bắc của tỉnh Kharkiv bằng 22 quả bom dẫn đường vào ngày 26 Tháng Năm.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đang thành lập một nhóm quân khác gần biên giới phía bắc Ukraine trong bối cảnh cuộc tấn công đang diễn ra ở tỉnh Kharkiv.

Nga phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv. Lực lượng của Mạc Tư Khoa được cho là đã tiến sâu tới 10 km vào khu vực nhưng đã bị chặn lại bởi tuyến phòng thủ đầu tiên.

“Ngay bây giờ, những ngày này, chúng tôi đang tự bảo vệ mình cách nơi này 60 km về phía đông bắc khỏi một nỗ lực tấn công khác của Nga,” Tổng thống Zelenskiy nói trong bài phát biểu được ghi lại tại nhà in Kharkiv bị phá hủy trong cuộc tấn công ngày 23 tháng 5 của Nga khiến 7 người thiệt mạng.

“ Nga đang chuẩn bị cho các hành động tấn công cách đây 90 km về phía tây bắc – họ tập hợp một nhóm quân khác gần biên giới của chúng ta… Kẻ thực hiện tất cả những điều này không muốn có hòa bình.”

11. Zelenskiy cho biết Nga thành lập nhóm lực lượng khác gần biên giới phía bắc Ukraine

Nga đang thành lập một nhóm quân khác gần biên giới phía bắc Ukraine trong bối cảnh cuộc tấn công vẫn đang diễn ra ở Kharkiv, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu qua video trước các nhà lãnh đạo thế giới vào ngày 26 Tháng Năm.

Nga phát động một cuộc tấn công mới vào ngày 10 tháng 5 ở phía bắc tỉnh Kharkiv. Lực lượng của Mạc Tư Khoa được cho là đã tiến sâu tới 10 km vào khu vực nhưng đã bị chặn lại bởi tuyến phòng thủ đầu tiên.

“Ngay bây giờ, những ngày này, chúng tôi đang tự bảo vệ mình cách nơi này 60 km về phía đông bắc khỏi một nỗ lực tấn công khác của Nga,” ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu được ghi lại tại nhà in Kharkiv bị phá hủy trong cuộc tấn công ngày 23 tháng 5 của Nga khiến 7 người thiệt mạng.

“Nga đang chuẩn bị cho các hành động tấn công cách đây 90 km về phía tây bắc – họ tập hợp một nhóm quân khác gần biên giới của chúng tôi… Kẻ thực hiện tất cả những điều này không muốn có hòa bình.”

Đó là lời phản bác đầu tiên của ông trước tin tức từ thông tấn xã Reuters cho rằng Putin đang tìm kiếm một thoả thuận đình chiến.

Cuộc tấn công mới nhất của Nga vào Kharkiv đang làm căng tuyến phòng thủ của Ukraine

Zelenskiy nhấn mạnh quy mô các cuộc không kích hàng ngày của Nga nhằm vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nằm cách biên giới với Nga chưa đầy 30 km.

“Hơn một triệu người ở thành phố này. Và ngày đêm, quân đội Nga đang pháo kích vào thành phố, chủ yếu bằng hỏa tiễn S-300. Đây là những hỏa tiễn phòng không được Nga sử dụng để khủng bố đất liền. Không có quận hay đường phố nào ở Kharkiv mà không phải hứng chịu sự tàn ác thường xuyên này”, tổng thống nói.

Zelenskiy cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp tới của Ukraine sẽ được tổ chức vào ngày 15-16 Tháng Sáu tại Thụy Sĩ. Ông đặc biệt kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden, người được cho là có khả năng bỏ lỡ sự kiện này, và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người vẫn còn nghi vấn về sự tham gia của nước này.

“Xin hãy thể hiện khả năng lãnh đạo của mình trong việc thúc đẩy hòa bình – hòa bình thực sự chứ không chỉ là sự tạm dừng giữa các cuộc tấn công. Những nỗ lực của đa số toàn cầu là sự bảo đảm tốt nhất rằng mọi cam kết sẽ được thực hiện”, ông Zelenskiy nói.

Trong khi Nga chưa được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cho biết, sự tham dự của Trung Quốc sẽ rất quan trọng và Ukraine đang nỗ lực hết sức để thu hút các đại biểu Trung Quốc tham gia sự kiện này.

Hội nghị thượng đỉnh sẽ tập trung vào công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine, một kế hoạch được Zelenskiy vạch ra lần đầu tiên vào mùa thu năm 2022, kêu gọi rút hoàn toàn quân đội Nga khỏi các vùng đất Ukraine bị tạm chiếm.

Theo Zelenskiy, hơn 80 quốc gia đã xác nhận tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu, trong đó có Ấn Độ.
 
Cuộc phỏng vấn ĐTC mới nhất: 4 điều phủ nhận và 1 điều khẳng định rõ ràng. Cuộc đời của một LM mù
VietCatholic Media
04:16 28/05/2024


1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và '60 Phút': 4 điều phủ nhận rõ ràng và 1 điều khẳng định rõ ràng

Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có một bài phân tích đăng trên tờ National Catholic Register nhan đề “Pope Francis and ‘60 Minutes’: 4 Clear Noes and 1 Clear Yes”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô và '60 Phút': 4 điều phủ nhận rõ ràng và 1 điều khẳng định rõ ràng”.

Cuộc phỏng vấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Norah O'Donnell của kênh CBS trong 60 Minutes, được ghi hình vào tháng Tư và phát sóng trong tuần này, rất đáng chú ý với bốn chữ “Không” rõ ràng, một hàm ý “Không” và một chữ “Có” rõ ràng.

Những lời phủ nhận rõ ràng liên quan đến: chức thánh dành cho phụ nữ - bao gồm cả phó tế, mang thai hộ, chúc phúc cho các cặp đồng giới, và sự thoái vị của giáo hoàng.

Một lời hàm ý Không liên quan đến tính đồng nghị. Một lời hàm ý Có là về việc chào đón những người di cư, mặc dù có những khác biệt quan trọng.

Bất kỳ cuộc phỏng vấn nào với Giáo hoàng đều phải được diễn giải cẩn thận, vì ngài thích phong cách lỏng lẻo và thân mật hơn, một phong cách có tiếng vang rộng rãi và đồng cảm.

Điều quan trọng là phải nắm bắt được ý của Đức Thánh Cha, thay vì chỉ chú ý đến những gì ngài nói. Chẳng hạn, khi ca ngợi phụ nữ trong cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “những người không bao giờ bỏ rơi Chúa Giêsu chính là phụ nữ. Tất cả đàn ông đều bỏ trốn.” Nhiều phụ nữ cũng bỏ trốn. Và không phải “tất cả” những người đàn ông đều bỏ trốn. Thánh Gioan và Thánh Giuse Arimathea thì không.

Cần lưu ý điều đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một số câu trả lời trực tiếp và rõ ràng.

Tiếng Không đầu tiên là về chức Phó tế nữ

Khi được hỏi liệu phụ nữ có thể được phong chức phó tế hay không, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời đơn giản: “Không”.

Câu trả lời cộc lốc khiến O'Donnell sửng sốt nên cô nhấn mạnh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rõ điều đó; các phó tế nhận chức thánh, và chức thánh chỉ dành cho nam giới mà thôi. Kết thúc câu chuyện.

Cuộc phỏng vấn của CBS được phát sóng vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Cách đây đúng ba mươi năm, Thánh Gioan Phaolô đã ban hành Sắc lệnh, ấn định vào Lễ Hiện Xuống năm 1994. Ngài tuyên bố rằng Giáo hội “không có thẩm quyền nào để truyền chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các thành phần của Giáo hội tuân giữ một cách trung thành và chung cuộc.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhắc lại rằng vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ đã khép lại. Nhưng vẫn có những tiếng nói cho rằng các phó tế thì khác; một phó tế được thụ phong để phục vụ, nhưng không có quyền linh mục. Một giáo dân có thể làm mọi việc mà một phó tế làm nếu được phép đặc biệt. Vì vậy, nếu các phó tế không phải là linh mục, thì có lẽ các chức thánh có thể được phân chia bằng cách nào đó; phụ nữ đủ điều kiện lãnh chức phó tế, nhưng không được làm linh mục hoặc giám mục.

Đó luôn là một lập luận khó khăn, như thể bí tích có thể bị chia rẽ chống lại chính nó, nhưng không thể bác bỏ ngay lập tức. Ví dụ, ở một số Giáo Hội Công Giáo Đông phương, những người đàn ông đã lập gia đình có đủ điều kiện để được thụ phong linh mục, nhưng không được làm giám mục. Liệu điều gì đó tương tự có thể áp dụng cho phụ nữ?

Đức Thánh Cha Phanxicô không những tỏ ra thông cảm mà lại còn khoan dung. Ngài đã thành lập hai ủy ban nghiên cứu về vấn đề này và nó đã được thảo luận trong Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị của một Giáo hội đồng nghị.

Bây giờ ngài đã nói rõ ràng “Không”.

Mặc dù không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng nó đã gây thất vọng cay đắng cho những người cho rằng Đức Thánh Cha đang thể hiện sự cởi mở chân thành khi cho phép một cuộc thảo luận mà kết quả đã được ngài quyết định.

Điều không thứ hai: Mang thai hộ

Trả lời câu hỏi về việc mang thai hộ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói “theo nghĩa chặt chẽ nhất của thuật ngữ này, Không, nó không được phép. Đôi khi việc mang thai hộ đã trở thành một công việc kinh doanh và điều đó rất tệ. Nó rất tệ.”

Đầu năm nay, ngài gọi việc mang thai hộ là “đáng khinh” và đề xuất một nỗ lực quốc tế nhằm cấm việc này.

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã áp dụng một đường lối tương tự như cách ngài đã sử dụng đối với các nữ phó tế. Ngài nói theo cách tỏ ra thông cảm với việc xem xét việc mang thai hộ, trong khi ngài không có ý định chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào trong giáo huấn về vấn đề đó.

“Tôi muốn nói rằng trong mỗi trường hợp, tình huống cần được xem xét cẩn thận và rõ ràng, tham khảo ý kiến về mặt y tế và sau đó là về mặt đạo đức,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Tôi nghĩ có một quy luật chung trong những trường hợp này, nhưng phải đi sâu vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá tình hình, miễn là không vi phạm nguyên tắc đạo đức. Nhưng bạn đúng. Tôi muốn nói với bạn rằng tôi thực sự thích cách diễn đạt của bạn khi bạn nói với tôi, 'Trong một số trường hợp, đó là cơ hội duy nhất.' Nó cho thấy rằng bạn cảm nhận những điều này rất sâu sắc. Cảm ơn.”

Có một chút khoa trương ở đây. Nếu có một chuẩn mực đạo đức phổ quát cấm việc mang thai hộ - như Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh - thì câu trả lời sẽ giống nhau trong mọi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, mọi quyết định đạo đức đều được đưa ra trong một trường hợp cụ thể, vì vậy mỗi trường hợp đều cần phải được “xem xét cẩn thận và rõ ràng”.

Mọi quyết định mang tính đạo đức đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng và rõ ràng. Nhưng việc xem xét như vậy sẽ không dẫn đến việc mang thai hộ được chấp nhận về mặt đạo đức, cũng như nhiều năm xem xét các nữ phó tế đã không dẫn đến sự đổi mới không được phép đó.

Tiếng Không thứ ba liên quan đến Phước lành cho các cặp đồng giới

O'Donnell đề cập đến sáng kiến quan trọng nhất của Vatican trong năm qua.

Cô ấy nói: “Năm ngoái Đức Thánh Cha đã quyết định cho phép các linh mục Công Giáo ban phước cho các cặp đồng giới. “Đó là một sự thay đổi lớn. Tại sao?”

Mặc dù tài liệu được đề cập có chứa một phần có tựa đề “Phúc lành cho các cặp vợ chồng trong hoàn cảnh bất thường và các cặp đồng tính”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra cái Không thứ ba.

“Không, điều tôi cho phép không phải là chúc lành cho sự kết hợp,” Đức Thánh Cha nói. “Điều đó không thể được thực hiện vì đó không phải là bí tích. Tôi không thể. Chúa đã làm như vậy. Nhưng để ban phước cho mỗi người, Vâng. Phước lành dành cho tất cả mọi người. Cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc chúc lành cho một sự kết hợp kiểu đồng tính luyến ái là đi ngược lại luật tự nhiên, đi ngược lại luật của Giáo hội.”

O'Donnell có thể được bào chữa khi nghĩ đến những hướng dẫn về cách chúc phúc cho “các cặp cùng giới tính” cũng như cách chúc phúc cho các cặp dị tính và sự kết hợp của họ. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng không phải như vậy.

Tiếng không thứ tư liên quan đến sự Thoái vị

Khi được hỏi về khả năng thoái vị, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “điều đó chưa bao giờ xảy ra với ngài”. Trước khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI qua đời, Đức Phanxicô thường ca ngợi lòng dũng cảm và khiêm nhường của người tiền nhiệm khi từ chức. Nhưng ngay sau khi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 qua đời, ngài đã nói rõ rằng ngài coi chức vụ của Phêrô là ad vitam, nghĩa là suốt đời.

Một hàm ý không liên quan đến Tính đồng nghị

Mặc dù tính đồng nghị không được thảo luận trong cuộc phỏng vấn, nhưng câu trả lời của Đức Thánh Cha về các nữ phó tế ngụ ý nói “Không” nhất định đối với tính đồng nghị. Phiên họp tháng 10 đã bỏ phiếu ủng hộ việc thảo luận thêm về vấn đề này, và cách đây vài tháng, chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô thậm chí còn thành lập một nhóm để nghiên cứu vấn đề này một lần nữa. Nhưng việc tham vấn thượng hội đồng sẽ không thành vấn đề.

Phyllis Zagano, một người ủng hộ chức phó tế nữ lâu năm và là thành viên của ủy ban nghiên cứu đầu tiên của Vatican về chủ đề này dưới thời Đức Phanxicô, nói với tạp chí America: “Chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô không có ý định dừng nghiên cứu trong nhiều thập niên và bỏ qua chủ đề Thánh Thần dẫn dắt sự phân định, là điều mà ngài rất muốn nhấn mạnh như là phương thức hoạt động của Giáo Hội Công Giáo.”

Chắc chắn ngài đã làm như thế. Theo cách tương tự, Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn đã phớt lờ Thượng Hội Đồng đồng nghị khi ngài cho phép điều mà mọi người cho là phước lành cho các cặp đồng giới. Tính đồng nghị bắt đầu và kết thúc chính xác ở nơi Đức Thánh Cha xác định, đó là tiếng nói “Không” đối với những tầm nhìn về tính đồng nghị vốn tưởng tượng ra một tính đồng nghị nhiều hơn.

Tiếng Có với người di cư… Nhưng không phải tuyệt đối

“Người di cư đôi khi phải chịu đựng rất nhiều. Họ phải chịu đựng rất nhiều”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi trả lời các câu hỏi về biên giới Texas. “Đó là sự điên rồ. Điên rồ tuyệt đối. Đóng cửa biên giới và để họ ở đó, đó là sự điên rồ. Người di cư phải được tiếp nhận. Sau đó bạn sẽ biết bạn sẽ đối phó với người ấy như thế nào. Có lẽ bạn phải gửi người ấy trở lại, tôi không biết, nhưng mỗi trường hợp phải được xem xét trong tình nhân đạo.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép mình được hiểu là người ủng hộ việc nhập cư không giới hạn và biên giới rộng mở cho người di cư. Nhưng không phải như thế. Thỉnh thoảng, ngài đưa ra những lời cảnh báo quan trọng: “Có lẽ bạn phải gửi người ấy trở lại.”

Câu trả lời rộng rãi nhất của Đức Thánh Cha được đưa ra trong cuộc họp báo trên không của ngài khi trở về từ Thụy Điển vào năm 2016.

“Về lý thuyết, trái tim không được khép kín với người tị nạn, nhưng những người cai trị cần phải thận trọng. Họ phải rất cởi mở trong việc tiếp nhận những người tị nạn, nhưng họ cũng phải tính toán cách giải quyết tốt nhất cho họ, bởi vì những người tị nạn không chỉ phải được chấp nhận mà còn phải được hòa nhập. Do đó, nếu một quốc gia có khả năng hòa nhập hai mươi người, họ nên làm điều này. Một quốc gia khác có năng lực lớn hơn nên làm nhiều hơn. Nhưng luôn có tấm lòng rộng mở…

Một cái giá chính trị có thể phải trả cho một phán đoán thiếu thận trọng, vì chấp nhận nhiều hơn những gì có thể tích hợp được. Điều nguy hiểm là gì khi những người tị nạn hoặc di cư - và điều này áp dụng cho tất cả mọi người - không được hòa nhập? Họ trở thành một khu ổ chuột. Một nền văn hóa không phát triển trong mối quan hệ với nền văn hóa khác thì điều này thật nguy hiểm”.

Đức Thánh Cha thường xuyên cảnh báo việc nhập cư vượt quá khả năng hội nhập. Ngài đã nói điều đó trước đây và nhận xét “có thể gửi người ấy trở lại” phù hợp với những tuyên bố đó.

Phần lớn những gì Đức Thánh Cha Phanxicô nói với O'Donnell không phải là mới, nhưng cuộc phỏng vấn vẫn có giá trị đưa tin. Trong khi có những lời lẽ gay gắt thông thường khi Đức Thánh Cha gọi những người bảo thủ là “tự sát” trong cuộc phỏng vấn này - thì những người ủng hộ các nữ phó tế và đồng nghị đã được nghe một tiếng “Không” kiên quyết.


Source:National Catholic Register

2. Cuộc đời của một Linh mục mù, cha José Humberto

Cha José Humberto Negrete Lezo chia sẻ với trang Aleteia những kinh nghiệm của cha, một linh mục mù, về việc mất thị lực đã ảnh hưởng đến cuộc đời và mục vụ của cha như thế nào.

Trong năm giác quan, thị giác nói chung được con người đánh giá cao nhất vì nó cho phép chúng ta thưởng thức vẻ đẹp của công cuộc sáng tạo của Chúa và các công trình do con người làm nên.

Bảy năm không thấy mặt trời

Cha Humberto, người gốc Irapuato, bang Guanajuato, Mexico, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1968. Ngài thụ phong linh mục ngày 27 tháng 7 năm 1996. Cách đây vài năm, ngài mắc chứng bệnh tiểu đường. Do biến chứng, tình trạng cơn bệnh trở nên tồi tệ hơn, đến mức làm hư võng mạc và khiến ngài mất thị lực hoàn toàn. Cha nói: “Tôi đã mất thị lực trong 9 năm và trong 7 năm qua, tôi không còn nhìn thấy gì nữa.

Tuy nhiên, kinh nghiệm sống đã khiến cha tập trung nhiều hơn vào khía cạnh tinh thần. “Cái mù, nó khiến tôi nhạy cảm hơn với những người đau khổ, những người bệnh tật, những người đến với tôi để được lắng nghe họ tâm sự, những người xin tôi dành một chút thời gian cho họ. Thời gian của tôi là dành cho họ,” cha nói, bởi vì trong giới hạn của tôi, tôi đang tiến về phía trước.

Một sự mất mát đầy khó khăn

Vị linh mục thú nhận rằng lúc đầu việc mất thị lực là điều rất khó khăn đối với ngài. Cha giận dữ và không muốn chấp nhận theo ý Chúa. “Thời gian đã giúp tôi bình lặng lại, trấn an tôi, từng ngày từng phút”. Cha chia sẻ rằng cha đã vượt qua được cái thái độ bất chấp của con người trước đau khổ! Thật vậy chúng ta không thể thoát ra được nếu chúng ta không tìm ra ý nghĩa thiêng liêng của nó”.

Cha cho hay theo quan điểm con người, cuộc sống của cha ấy đã mất đi ý nghĩa “bởi vì cha đã trở nên cô đơn cô thế. Đôi khi cha cảm thấy bị các anh em linh mục của mình phân biệt đối xử, nhưng nhìn từ một góc độ thần học, thiêng liêng thì đây là một điều có lợi”, cha ấy nói với niềm tin vững vàng: “Tôi đã giành được nhiều linh hồn cho Chúa mà không cần thị giác.”

Cha José cử hành thánh lễ như thế nào?

Mặc dù bị khiếm thị, cha vẫn phụ trách một giáo xứ và không bị cản trở về việc cử hành Thánh lễ. Cha có một người phụ tá đứng cạnh trong Thánh lễ để đọc Sách cho cha, và cha lặp lại... Ngoài ra, nhóm phụng vụ còn đọc Tin Mừng và cha giảng lễ. Dù có những thừa tác viên giúp đỡ cha, cha vẫn cho rước lễ. Cha mỉm cười chia sẻ: “Khuyết tật của tôi là thị giác, chứ không phải vận động,”

Trước nỗi đau, giọt lệ xót thương và mừng vui

Cha Umberto hiểu rằng nhiều người cũng trải qua nỗi đau giống cha, từ việc “quan sát màu sắc, con người, cuộc sống hàng ngày và đột nhiên không cón nhìn thấy gì cả,” cha giải thích. Ngài hy vọng rằng họ sẽ được khích lệ khi có được một linh mục chia sẻ và hiểu được những trải nghiệm của họ.

Cha ấy kết luận “đó là một tình huống rất khó khăn. Trải nghiệm nỗi đau của tha nhân. Có những giọt lệ khóc thương cho đôi mắt của cha, cho sự mất đi thị lực của cha, như thể cha đã mất đi một người bạn hay một người thân yêu. Nhưng sau đó hãy phó thác mình cho Chúa. Không có Chúa, người khuyết tật không thể tiến tới được”.

3. Cuộc khẩu chiến giữa Israel và Vatican về Gaza đang nóng lên

Một tiểu luận ngày 8 tháng 5 được đăng trên tờ Quan Sát Viên Rôma, tờ báo của Vatican, và trên trang Vatican News, được viết bởi Linh mục Dòng Tên David Neuhaus, người hiện đang là giáo sư tại Giáo hoàng Học viện Kinh thánh ở Giêrusalem và là thành viên của Ủy ban Công lý và Hòa bình cho các Bản quyền Công Giáo của Thánh địa.

Sinh ra ở Nam Phi trong một gia đình người Đức gốc Do Thái, Neuhaus chuyển đến Israel năm 15 tuổi và chuyển sang đạo Công Giáo ở tuổi 26. Cha là người gắn bó lâu năm trong các mối quan hệ Do Thái-Công Giáo, và từng là cha sở giáo xứ cho những người Công Giáo nói tiếng Do Thái ở Israel từ năm 2009 đến năm 2017.

Trong bài viết dài 2,500 chữ ngày 8 tháng 5 của mình, lập luận trọng tâm của Cha Neuhaus là chủ nghĩa bài Do Thái đã trở thành căn bệnh ung thư không chỉ đối với người Do Thái mà còn, theo một nghĩa nào đó, đối với người Palestine, ở chỗ chính di sản Holocaust đã tạo ra động lực hướng tới thành lập một nhà nước Do Thái ở Trung Đông và tạo tiền đề cho điều mà người Ả Rập gọi là Nakbah, hay “thảm họa”, đề cập đến việc buộc người Palestine phải di dời trong cuộc chiến năm 1948.

Dọc theo con đường đó, Cha Neuhaus lập luận rằng Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, nghĩa là động lực thành lập một nhà nước Do Thái, bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa thực dân Âu Châu thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đồng thời nhấn mạnh rằng việc chỉ trích Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái không nhất thiết tương đương với chủ nghĩa bài Do Thái. Ngài cũng lập luận rằng những người phản đối chủ nghĩa bài Do Thái và những người ủng hộ quyền của người Palestine nên là đồng minh trong việc tìm kiếm một xã hội ở Trung Đông “dựa trên công lý, hòa bình, tự do và bình đẳng”.

Sau tiểu luận ngày 8 tháng 5 đó, Đại sứ Israel tại Tòa thánh Raphael Schutz đã tiếp cận tờ Quan Sát Viên Rôma với yêu cầu gửi phản hồi để công bố. Tờ báo ban đầu đồng ý, nhưng sau đó đã hủy bỏ lời đề nghị vì vậy Schutz đã cung cấp nội dung trả lời của mình cho tờ báo Ý Il Messaggero, và sau đó là cho Crux.

Những phản bác chính của Schutz bao gồm những điều sau đây.

Ông nhấn mạnh, chủ nghĩa phục quốc Do Thái không liên quan gì đến chủ nghĩa thực dân: “Chủ nghĩa thực dân là khi một đế chế xâm lược một lãnh thổ xa xôi để khai thác tài nguyên của nó. Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái nói về một thiểu số bị đàn áp cảm thấy nhu cầu cấp thiết phải có một nơi nào đó dưới ánh mặt trời để họ có thể tự do, độc lập và được bảo vệ khỏi bị đàn áp.”

Ông lập luận rằng Nakbah không phải là hậu quả của Holocaust, mà là “sự thiển cận và các chính sách hiếu chiến” của người Ả Rập, bao gồm cả việc bác bỏ kế hoạch phân chia năm 1947 của Liên Hiệp Quốc và khởi động cuộc chiến năm 1948. Nói rộng hơn, ông tuyên bố rằng Cha Neuhaus chỉ coi người Palestine như nạn nhân, miễn cho họ mọi trách nhiệm về hoàn cảnh của chính họ.

Căn bản nhất, Schutz cáo buộc Cha Neuhaus thực tế đã áp dụng một câu chuyện của người Palestine về cuộc xung đột ở Trung Đông - coi người Do Thái như một sự hiện diện của nước ngoài, thay vì là một dân tộc bản địa có yêu sách chính đáng đối với vùng đất mà họ chiếm giữ: “Từ đầu cuộc xung đột cho đến ngày nay,” Schutz viết, “người Palestine chưa bao giờ công nhận một cách chân chính sự kiện này là cuộc xung đột là giữa hai phong trào dân tộc tìm kiếm quyền tự quyết trên cùng một lãnh thổ.”

Cuối cùng, Schutz đổ lỗi cho Cha Neuhaus vì đã không đề cập đến các cuộc tấn công của Hamas ngày 7 tháng 10, nói rằng sự thiếu sót đó tố cáo “một kiểu mù quáng đặc biệt về đạo đức và thiếu liêm chính” và gián tiếp góp phần vào sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái bằng cách đặt câu hỏi về quyền hiện hữu của một nhà nước Do Thái.

Trong khi cuộc xung đột đó vẫn đang âm ỉ, Vatican đã tổ chức “Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại” vào ngày 10 tháng 5, quy tụ khoảng 30 người từng đoạt giải Nobel Hòa bình dưới sự bảo trợ của tổ chức Fratelli Tutti lấy cảm hứng từ thông điệp năm 2020 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Một trong những diễn giả là Tawakkol Karman, một nhà báo người Yemen đã đoạt giải năm 2011 nhờ đưa tin về Mùa xuân Ả Rập. Cô đã sử dụng diễn đàn Vatican để giải quyết vấn đề xung đột ở Gaza, cáo buộc Israel “thảm sát thanh lọc sắc tộc và diệt chủng”. Karman cũng đăng bản tóm tắt những gì cô nói tại biến cố ở Vatican, cả trước và sau, trên các trương mục mạng xã hội của mình.

Ngay sau đó, đại sứ quán Israel đã đưa ra tuyên bố bày tỏ “sốc và phẫn nộ”, gọi nhận xét của Karman là “một bài phát biểu tuyên truyền đầy dối trá”. Trong số các điểm khác, tuyên bố cho biết việc cáo buộc Israel thanh lọc sắc tộc khi hàng ngày nước này cho phép một lượng lớn viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza là “theo kiểu Orwellian”.

Gợi ý rõ ràng là ai đó ở Vatican lẽ ra phải ngăn cản các diễn giả khai thác sự kiện này để ghi điểm chính trị, hoặc ít nhất sau đó nên tránh xa. Thực thế, không có sự làm rõ nào như vậy được đưa ra.

Mặc dù không ai nói thẳng điều đó, nhưng có vẻ hợp lý khi nghi ngờ rằng tranh cãi do vụ Karman gây ra có thể đã đóng một vai trò nào đó trong quyết định của tờ Quan Sát Viên Rôma không công bố phản hồi của Schutz đối với tiểu luận Neuhaus ngày 8 tháng 5.

Tình tiết đó vừa mới được trình bầy thì một bài báo khác của Cha Neuhaus được công bố bởi một hãng tin liên kết với Vatican, trong trường hợp này là tạp chí Văn Minh Công Giáo do Dòng Tên biên tập, được Phủ Quôc vụ khanh xem xét trước khi xuất bản.

Một lần nữa, đây là một bài phân tích dài và phức tạp, dài tới hơn 4,000 từ bằng tiếng Ý. Trong đó, Cha Neuhaus cố gắng tóm lược cuộc đối thoại giữa người Do Thái và Công Giáo trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza, liệt kê những bất đồng khác nhau đã nảy sinh.

Cha Neuhaus nói rằng, nói chung, ngày nay đang hiện hữu một “cuộc khủng hoảng” trong mối quan hệ giữa người Do Thái và Kitô giáo. Ngài xác định tâm điểm của cuộc khủng hoảng này là do người Do Thái khăng khăng đòi chủ quyền tôn giáo và tâm linh đối với vùng đất Israel, dựa trên Kinh thánh. Cha Neuhaus nói rằng trong khi người Công Giáo phải lắng nghe một cách chăm chú và tôn trọng những yêu sách đó, Giáo hội cũng không thể quên rằng có một dân tộc khác hiện diện trên cùng lãnh thổ và có những yêu cầu công lý chính đáng của riêng họ.