Ngày 31-12-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hồng Ân cao vời
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
00:35 31/12/2020
LỄ MẸ THIÊN CHÚA N
HỒNG ÂN CAO VỜI

Ngày Đầu Năm Mới và cũng là ngày Quốc Tế Hòa Bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội muốn đặt lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

1. Tín điều Mẹ Thiên Chúa

Năm 431, có một cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo, về tước hiệu đặc biệt của Đức Mẹ. Cuộc tranh luận đã đưa tới một công đồng chung, được tổ chức tại thành phố Êphêsô nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Có hai lập trường hoàn toàn trái ngược nhau, một bên là giám mục Nestorius (Constantinople), bên kia là thánh Cyrilô (Alexanria).

Giám mục Netorius một mực cho rằng, Đức Maria nên được gọi là Christokos “người sinh ra Chúa Kitô”. Linh mục Dwight Longnecker giải thích rằng “Ngôn từ mà giám mục Netorious sử dụng, cho thấy, ông ta chủ trương rằng, Đức Giêsu Kitô có hai ngôi vị tách biệt. Vì thế, Đức Mẹ chỉ là người đã sinh ra Chúa Giê-su về mặt thể xác, nhân tính; và Mẹ nên được gọi là Christokos, tức là “Mẹ của Chúa Kitô” chứ không thể là “Mẹ Thiên Chúa”.

Đối lại với quan điểm trên, thánh Cyrilô và đa phần các giám mục đều cho rằng, Đức Maria phải được gọi là Theotokos, tức là “Mẹ Thiên Chúa”. Tín điều này khẳng định rằng Chúa Giêsu có “một ngôi vị duy nhất, gồm hai bản tính liên kết chặt chẽ với nhau (không hề tách rời nhau)”.

Đa số tuyệt đối đã đồng quan điểm rằng, Theotokos là tước hiệu xứng hạp với Đức Mẹ, và Nestorius đã bị truất phế chức giám mục Constantinople.

“Mẹ Thiên Chúa” không có nghĩa là Đức Maria hiện hữu trước Thiên Chúa hay Mẹ dựng nên Thiên Chúa, nhưng Mẹ là Đấng đã sinh ra Chúa Giêsu, Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật.

Trong mục nói về tín điều Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có đoạn viết: “Quả thế, Ðấng mà Mẹ cưu mang làm người bởi Thánh Thần, Ðấng thực sự là Con Mẹ theo xác phàm, chính là Con hằng hữu của Chúa Cha, Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Ðức Maria thực sự là ‘Mẹ Thiên Chúa’ (Theotokos)” (GLCG, số 495).

Truyền thống Kitô giáo Chính Thống và Byzantine ưa dùng tước hiệu này hơn bất cứ tước hiệu nào khác của Mẹ. Một bản thánh ca có từ lâu đời trong nghi thức phụng vụ của các truyền thống này, đã diễn tả một cách rất thơ văn, chân lý không đơn giản này như sau: “Đấng toàn thể vũ trụ không thể chứa đựng nổi lại được cưu mang trong cung lòng của Mẹ, ôi Mẹ là Mẹ Thiên Chúa!”

Việc Giáo Hội Công Giáo quyết định tuyên xưng Mẹ là Theotokos (Mẹ Thiên Chúa), đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong dòng lịch sử Giáo hội. Tước hiệu này làm sáng tỏ hơn niềm tin của Giáo hội về Đức Giêsu Kitô, đồng thời cũng xác quyết mạnh mẽ hơn về bản chất của cuộc nhập thể của Đức Kitô. Tất cả những gì Giáo hội đã tin tưởng từ thời các thánh tông đồ, đã được long trọng xác quyết một cách chính thức trong Công đồng Êphêsô.

Hơn nữa, việc vinh danh Đức Mẹ với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa đã khẳng định vai trò ưu tuyển của Mẹ trong dòng lịch sử cứu độ, đồng thời cũng cho thấy rõ hơn mầu nhiệm cao cả đã diễn ra nơi cung lòng của Mẹ.

Để kỷ niệm thánh công đồng này, năm 1931, Đức Piô XI đã cho thiết lập lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày 11 tháng 10. Công đồng Vaticanô II đã chuyển lễ này sang ngày 01 Tháng Giêng và đổi tên thành lễ kính trọng thể Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa. (Philip Kosloski; Sr Anna Nguyễn Tuyết.op, chuyển ngữ từ: aleteia.org).

2. Tín Điều trong truyền thống Hội Thánh

1). Nền tảng Thánh Kinh.

Tín điều Mẹ Thiên Chúa được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh.

Tiên tri Isaia loan báo: “một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ là Emmanuel” (Is 7,14). Đức Maria sinh ra Đấng Emmanuel, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Lời tiên tri được thực hiện khi sứ thần Gabriel báo tin cho Mẹ Maria : “Bà sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ ấy là Giêsu… Vì thế Con Trẻ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1,31-35).

Thánh Phaolô viết : “Thiên Chúa đã sai con mình đến sinh bởi người nữ và sinh dưới chế độ luật” (Gal 4,14). Trong Tin mừng Gioan, Mẹ Maria được gọi là Mẹ Chúa Giêsu (2,1;19,26), và trong Tin mừng Luca, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đến thăm bà Elidabet (1,43).

Các Kitô hữu thời sơ khai được các Tông Đồ hướng dẫn, luôn có một niềm tin vững chắc vào thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Điều này được chứng tỏ bằng những việc tôn kính phổ quát như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.

2). Truyền thống Hội Thánh

Tước hiệu Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã được các giáo phụ như Thánh Cyrilô, Athanasiô, Ignatiô Antiochia, tin yêu và truyền dạy.

Công Đồng Êphêsô năm 431 tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Công Đồng Constantinople III (680-681) xác quyết rằng: Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và Đức Trinh Nữ Maria chính thức và thật sự là Mẹ Thiên Chúa theo nhân tính của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã ra thông điệp “Mediator Dei” mừng kỷ niệm 1.500 năm Công Đồng Êphêsô và công bố lễ Mẹ Thiên Chúa, mừng trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 11 tháng 10.

Đức Piô XII, đã thiết lập Năm Thánh Mẫu vào năm 1954 và tuyên bố rằng chức Mẹ Thiên Chúa là nguồn gốc tất cả mọi ơn sủng và đặc sủng của Mẹ Maria.

Thánh Bônaventura đã nói : “Chức mẹ Thiên Chúa là một ơn vĩ đại phi thường nhất Thiên Chúa có thể ban cho loài thụ tạo. Ơn ấy Ngài đã ban cho Đức Maria”. Thánh Tôma tiến sĩ nói thêm : “Tước vị Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria cao trọng hầu như vô cùng, vì Thiên Chúa không thể cất nhắc ai lên bậc tốt lành và cao sang hơn nữa. Chức Mẹ Thiên Chúa hầu như đã tới biên giới vô cùng”.

Công Đồng Vaticanô II dành chương VIII trong Hiến Chế Lumen Gentium, nói về Mẹ Thiên Chúa. Và trong Hiến Chế về Phụng Vụ, các Nghị Phụ Công Đồng đã chuyển lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 sang ngày 1 tháng 1 hàng năm.

Thánh Lễ thật phong phú với những lời cầu nguyện cùng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội. Cả 4 kinh nguyện Thánh Thể đều nhắc tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong kinh nguyện Thánh Thể I, linh mục chủ tế đọc : Hiệp cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh Mẹ Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV đọc : Cùng với Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa…

“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” là lời kinh được đọc lên hàng triệu triệu lần mỗi ngày. Danh hiệu Mẹ Chúa Trời được đọc trong phụng vụ của Giáo Hội, trong kinh nguyện riêng tư tại gia đình, trên xe, trên giường bệnh… Càng hiểu biết và yêu mến mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, chúng ta càng hiểu biết và yêu mến cách trọn vẹn hơn mầu nhiệm Chúa Cứu Thế, Người Con rất yêu dấu của Đức Mẹ.

3. Nữ Vương ban sự Bình An

Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm Dương lịch,cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một nhắc nhớ việc chiêm ngưỡng Mẹ là một Tạo Vật mới tinh tuyền của Thiên Chúa, một Evà mới khởi đầu một thời đại mới, một tạo dựng mới. Kỷ nguyên cứu độ đã khởi sự qua việc Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Đức Mẹ sau lời xin vâng. Mẹ được tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để bắt đầu kỷ nguyên cứu độ. Nếu Evà cũ đã bất tuân để vùi lấp con người trong khổ đau và sự chết, thì Đức Mẹ với tâm tình xin vâng đã đưa Chúa Giêsu đến với nhân loại mang lại sự sống và tình yêu. Từ đây nhân loại sẽ bước đi trong ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An đã đi vào lòng thế giới, để thiết lập vương quốc Nước Trời qua Mẹ Maria.

Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: “Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01 tháng giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày Thế Giới Hòa Bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng nhiều người.” (Marialis Cultus, số 5).
Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha. Mẹ Maria luôn gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình nên đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi.

Đức Mẹ khuyên mọi tín hữu siêng năng lần hạt và coi chuỗi kinh Mân Côi như là phương tiện hun đúc hòa bình. Ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra để lại lời nhắn nhủ dưới hình thức của huấn lệnh là: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng trái tim Mẹ. Đây chính là lộ trình nên Thánh bao gồm ba bước tiếp theo nhau và chuỗi Mân Côi được đặt như là một nhịp cầu giữa một bờ là tội lỗi nhân loại và bờ bên kia chính là ơn thánh hóa của Thiên Chúa. Cũng như việc lần hạt chuyên cần là một phương tiện hiệu quả giúp người ta đạt được hòa bình. Chính trong ý nghĩa này, kinh Mân Côi phải được gọi là Kinh của hòa bình. Ở đâu kinh Mân Côi được cổ võ thì ở đó cũng vang lên lời cầu nguyện tha thiết: “Nữ Vương ban sự bình an, cầu cho chúng con”.

Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc tuần Bát Nhật Giáng Sinh làm tỏa sáng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu cứu độ. Ngôi Hai đã vâng phục nhập thể cứu rỗi nhân loại. Với tiếng xin vâng, Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể và làm Mẹ hết thảy những ai được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.

Ngày đầu Năm Mới, xin Mẹ ban bình an và cho chúng con thêm tuổi thêm khôn ngoan, thêm nhân đức, thêm ơn nghĩa trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Amen.
 
Lễ Chúa Hiển Linh
Lm. Jude Siciliano, OP
06:47 31/12/2020
LỄ CHÚA HIỂN LINH
Isaia 60: 1-6; T.vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

Tôi đã nhận một chiếc đồng hồ đeo tay là món quà Giáng Sinh lúc tôi 11 tuổi. Món quà đó làm tôi cảm thấy tôi là người lớn. Thật thế, tôi cảm thấy như một người “trưởng thành” khi ai hỏi tôi mấy giờ rồi. Tôi vén tay áo để lộ mặt đồng hồ ở tay tôi ra và đưa cho họ. Nhưng, tôi vẫn còn là một đứa bé, và điều tôi thích ở cái đồng hồ là mặt đồng hồ có dạ quang nó phát sáng trong tối. Và khi tôi để cái đồng hồ gần một cái đèn, thì sau khi tắt đèn, mặt đồng hồ phát sáng lên trong vài phút. Bạn có thể thấy giờ trong bóng tôi. Thật là tuyệt vời!

Có lẽ bất kỳ ánh sáng nào mà chiếc đồng hồ "nhận" được trên mặt số được xử lý bằng hóa chất của nó sẽ bị mờ đi. (chúng tôi thường nghĩ số giờ và cây chỉ giờ đã được nhúng vào chất radium, cho nên có thể phát sáng trong bóng tối. Tôi không nghĩ Cơ Quan Năng Lực Nguyên Tử đã bán chất radium cho những người làm đồng hồ dạ quang như thế cho trẻ con). Đồng hồ tôi cần nguồn ánh sáng chiếu soi trực tiếp để làm kích hoạt sự phát sáng kỳ diệu cho tôi. Sau khi ánh sáng phai mờ, tôi phải để mặt đồng hồ nhận ánh sáng để phát sáng trở lại sau khi tắt đèn một lúc.

Tôi được nhắc về chiếc đồng hồ đó trong lúc tôi nghe bài trích sách ngôn sứ Isaia hôm nay, trong lễ Hiển Linh… Theo truyền thống của chúng ta, năm phụng vụ bắt đầu lúc vào Mùa Vọng. Nhưng theo Giáo Hội Chính Thống; lễ Hiển Linh là bắt đầu năm phụng vụ của họ. Lễ này đi trước lễ Chúa Giáng Sinh. Tiếp theo mới là Lễ Chúa Giáng Sinh, và vài tuần sau là lễ Chúa Giê su chịu phép rữa. Lễ Hiển Linh là lễ Thiên Chúa tỏ mình ra. Thiên Chúa tỏa ra ánh sáng ra cho dân chúng đang ở trong bóng tối và họ nhận được ánh sáng, nó sẽ “phát sáng” cho mọi người.

Hôm nay, các Nhà Đạo sĩ, thường là những người khôn ngoan, đến gặp ánh sáng, với lòng tôn kính thờ lạy và được chiếu ánh sáng bởi những gì họ nhìn thấy. Đời sống của họ bị thay đổi, hay như phúc âm thánh Mátthêu nói "Họ trở về đất nước họ bằng con đường khác" Chúng ta không thể àm theo những cách cũ một khi chúng ta đã trông thấy bản thân chúng ta và thế giới qua ánh sáng của Thiên Chúa.

Bài trích sách ngôn sứ Isaia nghe như dân chúng vừa mới từ trong bóng tối âm u bước ra. Một ánh sáng bừng lên cho họ. "Đứng lên, bừng sáng lên. Vì ánh sáng của ngươi đến rồi". Ánh sáng đã thức tỉnh cho những ai đang sống trong bóng tối âm u của sự chết. Một lời mời gọi cho những ai đang ngủ mê: "Đứng lên, bừng sáng lên, Giêrusalem".

Lý do của sự kêu gọi đó là gì? Ánh sáng trong bóng tối từ đâu đến? Chắc chắn không phải do khéo léo hay sáng kiến từ những người thông thái tự quyết định "Trong đó là bóng tối âm u, hãy bật đèn lên”. Không có cách nào đâu! Bóng tối rất âm u, nó được ví như "bóng tối bao trùm vực thẳm" (Sáng Thế 1:2) trong việc Thiên Chúa tạo dựng trời đất, chí có Thiên Chúa mới tạo dựng ánh sáng chiếu sâu vào bóng tối âm u như thế. Ngôn sứ nhắc chúng ta nhớ là bóng tối vẫn còn ở đó "Đấy, hãy xem bóng tối bao trùm trái đất và mây đen bao phủ mọi dân tộc". Nhưng, đó không phải là kết thúc.

Thiên Chúa sẽ không để bóng tối âm u cai quản "Hãy xem… Đức Chúa chiếu ánh sáng trên ngươi". Đối với những ai có đức tin, thì có ánh sáng, vì Thiên Chúa đang đến trên chúng ta để rọi sự sáng xuyên qua bóng tối âm u của tội lỗi, và sự ngu dốt của chúng ta; bằng một ánh sáng soi chiếu thẳng vào con đường chúng ta đang cùng đi với nhau. Nhưng, đi kèm với ơn sũng là ý thức trách nhiệm. Những người khác sẽ đi trong ánh sáng mà chúng ta đã nhận được. Giống như cái đồng hồ, một ánh sáng chiếu vào chúng ta và chúng ta "sáng lên". Khi đó trách nhiệm của chúng ta là phản chiếu ánh sáng của Thiên Chúa cho người khác để họ có thể biết đã ở được mấy giờ trong bóng tối của mình.

Ngôn sứ Isaia loan báo sự phục hồi của Giêrusalem, một việc mà dân Israel chỉ có thể hoàn thành được với sự trợ giúp của Thiên Chúa. Và đó là việc vỹ đại. Thành phố đã bị đổ nát, sẽ được "xây dựng lại", ra khỏi bóng tối âm u và những thứ khác. Các người ngoại đạo sẽ được nhìn thấy ánh sáng mới này và sẽ được nó thu hút về. Toàn thể thế giới sẽ đến xem và tác giả không có ai khác ngoài Thiên Chúa ra. Không có một dân tộc nào tốt hơn dân tộc khác. Một người nào đó đã bật đèn lên và những ai trước kia ở trong bóng tối thì bây giờ trông thấy một cánh cửa đã mở ra.

Họ đến, được đón chào niềm nở bởi những người khác đã được ánh sáng chiếu soi. Đó là kinh nghiệm của các nhà Chiêm Tinh: "người ở ngoài trông thấy ánh sáng dẫn họ đến một cách cửa đã mở,...” và khi bước vào trong nhà họ nhìn thấy một em bé cùng với Đức Maria là mẹ. Họ quỳ xuống bái lạy và cung kính thờ phượng em bé.

Một năm đang còn mới toanh, và vẫn còn nhiều bóng tối ở cuối chân trời. Chúng ta thử nhìn vào các ngày và tháng ở phía trước chúng ta và tự hỏi về hoàn cảnh của những người đang phải chịu nhiều đau khổ do hậu quả của bệnh covid như thế nào. Liệu thuốc chích ngừa có cho chúng ta hy vọng là chấm dứt sự lây lan của vi khuẩn covid hay không? Lại còn có bóng tối khác hơn là điều đó trên thế giới: Nạn phân biệt chủng tộc; sự chênh lệch về kinh tế; bạo lực khủng bố ở Nigeria, Kenya và Ethiopia; hằng triệu người tỵ nạn và di dân v.v… Đến khi nào thì hoà bình sẽ thống lãnh trái tim của các dân tộc? Ngôn sứ Isaia và các nhà Đạo Sĩ nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Nhưng, Ngài sẽ chiếu soi ánh sáng cho những ngày mùa đông tăm tối. Không biết mọi sự sẽ tốt đẹp hơn hay không? Thật khó biết được! Nhưng, các nhà Đạo Sĩ là đại diện cho một số người trong chúng ta đi theo ánh sáng của Thiên Chúa. Ánh sáng đó chiếu vào "những người bên trong" và cả “những người bên ngoài”. Một con đường đã được rọi sáng. Tỏ rạng cho chúng ta thấy một lối đi và chúng ta phải tiếp tục sống bởi ánh sáng mà chúng ta đã thấy.

Chúng ta cầu nguyện trong Thánh lễ này, trực diện tại thánh đường, trực tuyến trên truyền hình, xin cho lòng trí luôn trong sáng, trái tim can đảm, và sự kiên trung để được đi trên đường lối Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta, đường lối biết tha thứ, biết hòa giải và hoà bình. Nếu đây là đường lối chúng ta theo, chúng ta cũng sẽ được chiếu rọi ánh sáng vào bóng tối âm u, và trở nên người dẫn đường cho người khác để giúp họ tìm được lối về quê nhà, vùng đất của một dân tộc trong ánh sáng.

Các nhà Đạo Sĩ không chuyển vận những vật phẩm to lớn bằng lạc đà và cho những người giúp nghỉ ngơi và họ dừng chân ở Bêlem để được tiếp tục thờ lạy một em bé là Chúa Kitô. Thánh Mátthêu cho chúng ta thấy dường như họ thờ lạy em bé rồi vội vả đứng dậy ra đi. Có thể là họ về quê hương để kể với gia đình và bạn bè về hành trình của họ, đã nhờ ngôi sao lạ dẩn dắt họ qua đêm tối. Bạn không thể thấy ngôi sao lạ khi có nhiều ánh sáng trên nền trời. Có lẻ chúng ta không nên sợ hải bóng tối trong thế giới và trong đời sống chúng ta, vì nếu Thiên Chúa thật là Đấng ban cho ánh sáng bừng lên trong bóng tối và dẩn dắt chúng ta đi đúng đường trong lúc chúng ta cùng đi với Ngài.

Những câu chuyện về lễ Giáng Sinh có thể là các thiên sứ thăm viếng, sự thụ thai và sinh ra em bé. Nhưng, thánh Mátthêu cũng đề xuất nhiều vấn đề hơn trong Phúc âm cho chúng ta: Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ đang hành động thay cho chúng ta, và chúng ta được mời gọi để đáp lại với đời sống thay đổi nhờ ơn thánh sủng. Và đã có những gợi ý về việc chấp nhận hay từ chối "em bé mới sinh Vua của dân Do thái". Lễ Hiển Linh không phải là kết thúc của câu chuyện, nó chỉ là sự khởi đầu cho chúng ta. Có gì khác lạ về việc cho chúng ta thấy hôm nay trong đời sống của chúng ta? Chúng ta có chấp nhận em bé chỉ nằm trong máng cỏ là một em bé mới sinh, nhưng sẽ bị từ chối hay không? Suốt năm phụng vụ này chúng ta sẽ nghe Chúa Giêsu rao giảng. Chúng ta sẽ trông thấy các việc Ngài làm. Chúng ta sẽ đi theo Ngài cho đến lúc Ngài chết, và rồi kinh nghiệm việc Ngài sống lại. Năm nay sẽ là một năm có nhiều Hiển Linh cho chúng ta.

Trong khi chúng ta ở nhà thờ ra về, và đi xem cảnh hang đá, chúng ta có thể tin tưởng là sẽ không có bóng tối nào dành cho chúng ta có thể dập tắt được ánh sáng đang rực cháy trong lòng chúng ta. Hãy nghe lời hứa của ngôn sứ Isaia "Rồi anh em sẽ được chiếu rọi vào các điều anh em trông thấy, lòng trí anh em sẽ vui mừng tràn trề". Chúng ta có thể quyết định là luôn luôn quay về ánh sáng mà chúng ta đã thấy, cúi đầu thờ lạy và rối sẽ mang ánh sáng đó cho toàn thể thế giới hay không?

Nhiệm vụ của các nhà Đạo Sĩ là nhắc chúng ta là trong suốt đời sống chúng ta, chúng ta nên luôn luôn không ngừng tìm kiếm Chúa. Chúng ta không bao giờ dừng lại, sống một cách an toàn và ấm cúng. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy chúng ta đã tìm được Thiên Chúa. Còn những chuyện trước mắt chúng ta nữa, hãy gói gém đồ đạc rồi tiếp tục tìm kiếm.

Chúng ta cần phải tôn trọng con đường đi tìm của những người khác, Ngay cả khi đường họ đi khác đường chúng ta đi. Sự thật quá lớn lao cho người nào trong chúng ta để có thể chiếm hết tất cả. Chúng ta không thể chiếm được trọn vẹn Thiên Chúa trong hai tay chúng ta, mặc dù việc đó lớn lao bao nhiêu. Hôm nay chúng ta hãy quỳ xuống thờ lạy Đấng Chí Tôn và Đấng đã đến với chúng ta trong hình hài một em bé. Nhưng rồi em bé sẽ lớn lên để mời gọi chúng ta đi theo Đấng mà chúng ta gọi là ánh sáng của thế gian.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


THE EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12

I got my first wristwatch as a Christmas present. I was eleven and felt like an adult. I really felt "mature" when someone would ask for the time; a flick of the wrist and I gave it to them. But I was still a kid and what I really liked about the watch was that it glowed in the dark. When I would put the watch up to a lamp and then turn off the light, the face of the watch glowed for a few minutes. You could tell the time in the dark! How cool was that!

Eventually, whatever light the watch "captured" on its chemically-treated dial, faded. (We used to think the numerals and hands were painted in radium and that was why it glowed in the dark. I doubt the Atomic Energy Commission dispensed radium to children’s watch manufacturers to make glow-in-the-dark watches.) The watch required a direct light source in order for it to work its magic for me. After it faded in the dark the watch needed to be placed close to the light so that it would once again glow when the lights were turned off – for a while.

I am reminded of that watch as I hear the Isaiah reading today, the feast of the Epiphany. In our tradition the new liturgical year begins with Advent. But the celebration of the Epiphany antedates that of Christmas and for some Christian churches Epiphany begins the church year. Along with Christmas and next week’s feast of the Baptism of the Lord, Epiphany is a feast of God’s manifestation; God provides the light for people in the dark and those upon whom it shines "glow" when they receive it.

Today the magi, usually associated with wisdom, come close to the light, do homage and are illumined by what they see. Their lives are altered, or as Matthew puts it, "They departed for their country by another way." We can’t follow the same old ways once we have seen ourselves and the world by God’s light.

The Isaiah reading sounds as if people have just emerged from darkness. A light has been switched on for them – "Your light has come, the glory of the Lord shines on you." It’s wake-up time for those who have lived in the gloom of the shadow of death. A call goes out to those laid low – "Rise up in splendor." “Jerusalem!"

What’s the reason for this call? Where did the light in the dark come from? Certainly not from the people’s ingenuity, or initiative. "It’s dark in here, let’s turn on the lights." No way! The darkness is profound, it is likened to the one that "covered the abyss" (Gen. 1:2) before the creation. Only God can create a light that can enter such darkness. The prophet reminds us that the darkness still lingers, "See, darkness covers the earth and thick clouds cover the peoples" But that’s not the end of it.

God will not let darkness reign supreme. "See...upon you the Lord shines." For believers there is light, for God is coming upon us to pierce the darkness of our sin and ignorance with a light to direct the steps of our long journey together. But with the gift comes responsibility. Others will walk by the light we have received. Like those watches, a light shines on us and we "glow" – then our responsibility is to reflect God’s light for others so they can tell what time it is in their darkness.

Isaiah is anticipating the restoration of Jerusalem – a deed that the Israelites could only accomplish with God’s help. And what a spectacle that will be! The crumbled city will "rise up" out of the darkness and others – the Gentiles – will see by this new light and be drawn to it. All the world will come to see that no one is an outsider to our God; no one people are better than any others. Someone has turned on a light and those who once dwelled in darkness can now see an open door.

They approach, enter and are welcomed by others upon whom the light has shone. That was the experience of the Magi: the "outsiders" saw a light that led them to an open door, "...on entering the house they saw the child with Mary, his mother. The prostrated themselves and did him homage."

The year is very new and there still is much darkness on the horizon. We look at the days and months in front of us and wonder about how those suffering the results of the pandemic will fare. Will the vaccine do what we hope it will: end the spread of the virus? There is more darkness than that in our world: racism, economic disparity, terrorism in Nigeria, Kenya and Ethiopia, millions of refugees and migrants, etc. When will peace rule peoples’ hearts? Isaiah and the Magi remind us God will not abandon us, but will shine light on our dark winter days. Will all things get better immediately? Hardly! But the Magi represent those of us following the God-provided light. It shines on the "insiders" and the "outsiders." A way has been illumined, a path has been shown us and we must continue to live by the light we have seen.

We pray at this Eucharist, in person or online, for clear minds, courageous hearts and the perseverance to stay on the path Jesus has manifested to us: the way of forgiveness, reconciliation and peace. If his is the path we follow, we too will shine in the darkness and be guides to others, to help them find their way home to a land and a people of light bearers.

The Magi did not unload their camels, dismiss their porters and settle down in Bethlehem to continue their homage to the Christ child. Matthew makes it sound as if they did homage to the child, quickly got up off their knees and then moved on. Maybe they went home to tell their families and friends about their journey and how the star guided them through the nights – you can’t see stars when there is plenty of light. Maybe we shouldn’t be terrified by the darkness in our world and our lives because, if God is true to form, a light will appear in the dark and keep us on track as we travel together.

These Christmas-time stories may be about angelic visitations, pregnancy and birth. But Matthew is also proposing the fuller gospel to us: the God of salvation is acting on our behalf and we are invited to respond with lives transformed by grace. Already there are hints of both acceptance and rejection of "the newborn king of the Jews." Epiphany is not the end of the story – it is just the beginning for us. What difference will what is manifested to us today make in our lives? Will we accept the one who not only lies in a manger as a newborn, but will also be rejected? Throughout this liturgical year we will hear Jesus’ preaching, observe his works, follow him to his death and then experience his resurrection. It will be a year of many epiphanies for us.

As we leave church and the crib scene today we have confidence that no darkness we face can put out the light that burns within us. Hear Isaiah’s promise, "Then you shall be radiant at what you see, your heart shall throb and overflow." Shall we resolve to continually turn toward the light we have seen, bow down to worship and then carry the light again into the world?

The Magi’s quest reminds us that throughout our lives we are continually searching for God. We can never settle back into a comfortable piety and complacency, even though we feel we have "found God." There is more up ahead – pack up and keep searching.

We need to also respect the journey of sincere others; even when their way differ from ours. The truth is too big for any of us to claim to have it all. God can not be grasped totally in my two hands, no matter how big they are. Let’s kneel and do homage today to the eternal and holy One who comes to us in the form of a child, but then grows into adulthood to invite us to follow the One we call, the Light of the World.
 
Người Nữ của Đức Tin
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:52 31/12/2020
NGƯỜI NỮ CỦA ĐỨC TIN

Bài Tin Mừng trong lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cho biết, sau khi các mục đồng đến viếng Hài Nhi ra về, Đức Mẹ "đã ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng".

Đức Mẹ không chỉ suy niệm trong lòng những biến cố trong mầu nhiệm Giáng Sinh, biến cố khởi đầu vai trò làm mẹ Thiên Chúa của Đức Mẹ, mà còn suy niệm mọi biến cố khi đồng hành bên cạnh Con Duy Nhất của mình.

Để suy niệm và thánh hóa mọi biến cố trong đời mình, Đức Mẹ cho thấy đức tin của chính mình là đức tin chói ngời, mạnh mẽ, kiên trung, lớn lao...

I. NGƯỜI NỮ CỦA ĐỨC TIN.

1. Trong mầu nhiệm Giáng sinh, giữa cảnh nghèo hèn quá sức của máng rơm, Đức Mẹ vẫn vững tin, Người Con của mình là vị Chúa giàu sang của những người nghèo.

2. Trong mầu nhiệm Ẩn dật, Đức Mẹ chiêm ngưỡng phần lớn cuộc sống của Chúa Giêsu chia sẻ thân phận của đại đa số loài người. Đó là một cuộc đời bình thường: lao động chân tay, tùng phục lề luật, vâng phục Thiên Chúa, lắng nghe tiếng Chúa…

3. Trong mầu nhiệm Công khai, khởi đầu tại tiệc cưới Cana (Ga 2, 1-12), cái nhìn tin tưởng của Đức Mẹ như xuyên thấu tâm tư của Người Con khi đề nghị một cách nhẹ nhàng, tế nhị về một dấu lạ, mà lẽ ra chưa đến lúc Người Con ấy ra tay thực hiện. Đó cũng là bằng chứng cho thấy, Đức Mẹ là người quyền lực trong lời chuyển cầu cho đoàn con dưới thế.

4. Trong công cuộc truyền giáo của Chúa Con, Đức Maria không ngừng dõi theo từng bước Con đi, để cùng bao nhiêu người đồng bào thân tín, Đức Mẹ tin, chính nơi Người Con yêu dấu của Đức Mẹ là hiện thân của Nước Trời.

5. Trong mầu nhiệm Khổ nạn, dù đau buồn, Đức Maria hướng cái nhìn vừa tin tưởng vừa đầy ủi an để tiếp sức cho Con về mặt trần thế, để Con hoàn thành cây thập giá cứu chuộc.

6. Khi đứng dưới chân thập giá (Ga 19, 25), bằng cái nhìn hiệp thông sâu xa Đức Mẹ trở thành người nữ đầu tiên cộng tác với Chúa Cứu Thế, mang ơn cứu rỗi cho loài người.

7. Trong mầu nhiệm Phục sinh, cái nhìn trong đức tin của Đức Mẹ tỏ rạng niềm vui vinh quang của ánh sáng Phục sinh, một sự Phục sinh vĩnh cửu, làm cho loài người được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa.

8. Cuối cùng, cái nhìn chiêm ngưỡng của Đức Maria rực cháy vì được tràn đầy Thánh Thần trong ngày lễ Hiện Xuống. Từ nay, Đức Mẹ trở thành Nữ Vương các thánh tông đồ, và qua các tông đồ, trở thành Nữ Vương của Hội Thánh, tiếp tục dõi từng bước chân của đoàn con trong công tác truyền giáo khắp thế giới, qua mọi thời.

II. NOI GƯƠNG LÒNG TIN CỦA Đức Mẹ.

Trước hết, ta cần thực hiện điều mà thư gởi tín hữu Do thái dạy: “Chúng ta hãy tiến lại gần Thiên Chúa với một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn, vì trong lòng thì đã được tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm, còn ngoài xác thì đã được tắm rửa bằng nước tinh tuyền” (Dt 10,22).

Như vậy, bằng một đức tin trọn vẹn, chúng ta sẽ được giải thoát, được cứu chữa, được thứ tha, đến nỗi lương tâm được tẩy sạch, thân xác được tinh tuyền.
Một khi đã tin tưởng vào Chúa, thì bằng chính đức tin sáng ngời ấy, như Đức Mẹ, chúng ta được giữ gìn, đã được thánh hóa đến mức hoàn hảo, đến mức trắng trong.

Cùng bàn về đức tin, thánh Gioan tông đồ khuyên các tín hữu đầu tiên trong Hội Thánh hãy tin thật trong lòng: “Ai tin Con Thiên Chúa, kẻ đó phải mang lời chứng ấy trong lòng mình” (1 Ga 5,10).

Có lòng tin, ta sẽ đủ mạnh chống lại ma quỷ, tránh xa tội lỗi, và ngày càng lớn lên trong ân sủng Chúa. Một lòng tin mạnh mẽ đã kết hợp Đức Mẹ với Chúa Giêsu thế nào, thì chúng ta, khi sống lòng tin ấy, cũng sẽ nên một với Chúa như thế. Được kết hợp với Chúa chính là sức mạnh vô cùng của loài người chúng ta, nhằm chống lại sự dữ, chống lại cám dỗ, chống lại ba thù.

Đức tin giúp ta can đảm, bền đổ trong ơn gọi theo Chúa. Chúa Giêsu khuyên, hãy đứng về phía đức tin, để mãi mãi đời ta được bảo đảm, được bao bọc bởi phần rỗi đời đời, chứ không chỉ là sự chóng qua ở đời: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn đời đời, nào được ích lợi gì?” (Mc 8,36).

Nhìn về Đức Mẹ, ta an tâm khi đặt trọn đức tin vào Chúa. Bởi Đức Mẹ là hình ảnh báo trước, là mẫu mực cho tất cả những ai tin vào Chúa, mà Chúa đã đặt để như tấm bia, như vách núi sừng sững báo trước sự trung thành trong lời hứa và sự trả công cho tất cả những ai dám đặt đời mình trong tay Chúa.

Nói cách khác, qua Đức Mẹ, Chúa ngỏ với chúng ta rằng: Những người tin trọn vẹn vào Chúa, sẽ được Chúa trọng hậu, yêu mến và dành một chỗ đứng cao sang trong đời vĩnh cửu. Bởi Đức Mẹ đã đạt được sự toàn mỹ, ta cũng sẽ chạm đến sự toàn mỹ ấy, khi vững tin vào Chúa.

Đức Mẹ là khuôn mẫu của lòng đạo đức, lòng yêu mến Chúa của chúng ta. Rập khuôn theo Đức Mẹ chúng ta yên lòng, vì chắc chắn khuôn mẫu ấy chiếm được lòng yêu mến của Chúa.

Chúa không chỉ đón nhận Đức Mẹ, mà là đón nhận một cách triều mến tác phẩm xinh đẹp của Chúa. Noi gương Đức Mẹ, chúng ta tin chắc rằng, chúng ta cũng là tuyệt phẩm trong tay Chúa như Đức Mẹ.
 
Lễ Hiển Linh: Ngước nhìn lên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:14 31/12/2020
LỄ HIỂN LINH: NGƯỚC NHÌN LÊN (Is 60, 1-6; Ep 3, 2-3a.5-6; Mt 2, 1-12).

Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương và chúng tôi đến để triều bái Người. Giáo hội mừng Lễ Hiển Linh, Chúa tỏ mình ra cho các vị đại diện của dân ngoại. Thánh Matthêô gọi các vị này là các Đạo Sĩ. Chúng ta thường gọi là ba vua, mừng lễ Ba Vua. Có thời người ta gọi họ là các Nhà Chiêm Tinh, Thiên Văn hay là ba vị Khôn Ngoan. Các Ngài là những người thuộc dân ngoại nhưng cùng hướng nhìn lên cao để đi tìm nguồn chân lý. Các Ngài đã dõi theo ngôi sao lạ dẫn đường tìm đến thờ lạy Con Thiên Chúa giáng trần. Bước đi trong đêm tối của niềm hy vọng, dù đường xa vạn nẻo và gặp khó khăn trăm bề nơi đất lạ quê người, các nhà Đạo Sĩ một lòng kiếm tìm. Các Ngài đã không bị thất vọng: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt 7,7). Với lòng chân thành và cung kính, các nhà Đạo Sĩ đã tìm nhận ra hình ảnh Con Chúa nơi một trẻ sơ sinh còn bọc trong khăn.

Ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh, chúng ta đã chiêm ngắm hình ảnh Chúa Con nằm trong máng cỏ bò lừa. Các thiên thần chung lời ca chúc tụng vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời. Được các thiên thần loan tin, các mục đồng nghèo khó và đơn sơ vội vã chạy đến bái thờ Con Chúa. Đoàn súc vật vây quanh thở hơi sưởi ấm cho Ngài. Chúa đã tỏ mình ra cho những người đơn sơ bé mọn nơi hang lừa máng cỏ. Thật giản dị! Lễ Hiển Linh hôm nay, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm hình ảnh những vị đạo sĩ dân ngoại từ xa tới với các món quà dâng tiến. Họ là những vị có chức quyền, trí thức, giàu có, chân thành và muốn đi tìm nguồn ánh sáng. Theo ánh sao, họ đã tìm đến làng Belem bé nhỏ. Nhìn thấy trẻ sơ sinh bọc trong khăn và mẹ Ngài, họ bái quỳ thờ lạy và dâng của lễ là vàng, nhũ hương và mộc dược. Của lễ quý báu cho ngôi vị Vua.

Trong đêm hồng phúc, dân thành Belem lặng lẽ ngủ yên. Qua những lời tiên báo của các tiên tri trong Kinh Thánh, dân chúng học biết rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến nhưng họ không biết Ngài sẽ đến viếng thăm vào lúc nào, ngày nào. Chúa đến một cách qúa khiêm tốn và âm thầm. Chúa không sinh ra nơi cung điện giầu sang phú quý. Không công bố và loan tin rầm rộ. Chúa hạ thân làm người và chung số phận với những người cô thế cô thân. Chúa muốn tìm gặp những tâm hồn đơn sơ và chân thật. Dân làng Belem đã bị lỡ hụt thời gian Chúa thăm. Cứ như thế, cái lỡ này kéo theo cái lỡ khác, họ lầm lũi tìm kiếm cả cuộc đời mà vẫn không gặp. Chúa đã đi vào lòng đời và đã đồng hành với mọi người nhưng chẳng mấy ai nhận ra Ngài. Chúa đến nhà các gia nhân mà các gia nhân không nhận ra người là thế.

Ngước nhìn lên bầu trời bao la, chúng ta nhận ra ngay những kỳ công tuyệt diệu của Thượng Đế. Một vũ trụ ngút ngàn tưởng như không có cùng tận. Ngước nhìn lên trời, chúng ta có thể nhìn thấy giải ngân hà có hằng triệu triệu ngôi sao lấp lánh. Ai biết được nguồn ánh sáng chiếu dọi vào các tinh tú khổng lồ di động trong không gian đến từ đâu? Các thiên thể chuyển vận trong khoảng không hầu như vô tận. Cặp mắt và tâm trí của chúng ta bị giới hạn và thật bé nhỏ. Chúng ta phải ngước nhìn lên mới tìm được ngôi sao dẫn lối. Ngôi sao tỏa sáng chỉ có nơi những tâm hồn thanh tịnh biết hướng nhìn lên. Ngày xưa, các vị đạo sĩ đã buông bỏ mọi công ăn việc làm, quê hương xứ sở và gia đình thân tộc để lên đường. Các ngài luôn ngước nhìn lên tìm theo dấu vết của sao sáng. Các ngài sống trong niềm tin yêu phó thác, cậy trông và khát mong kiếm tìm. Chúa đã khấng nhận lòng tin tưởng của các ngài. Của lễ dâng mà các ngài chuẩn bị đã được trao đến cho chủ nhân, chính là Chúa Hài Nhi, Vua Vũ Trụ.

Khi đã gặp được Chúa Hài Nhi, các vị Đạo Sĩ đã theo lối khác mà trở về quê mình. Gặp được Chúa, đời các ngài đã thay đổi. Con đường Chúa đi là con đường của chính thật và yêu thương. Ngay từ những giây phút khởi đầu, Chúa đã muốn cộng đồng nhân loại được chung hưởng ơn cứu độ. Ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho người Do-thái hay dân Chúa chọn. Tin vui đã được loan truyền rộng khắp. Thánh Phaolô trong thở gởi tín hữu Ephêsô đã công bố: Các dân ngoại nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người.

Nguồn sáng đích thực đến từ chính Chúa. Theo ba nhà đạo sĩ, chúng ta hãy ngước nhìn lên tìm về nguồn sáng thật. Nguồn cội của chúng ta là từ trên cao chứ không phải hoàn toàn từ dưới thấp. Chỉ những con thú vật mới mò tìm những thứ của ăn dưới mặt đất. Con người chúng ta có những ý hướng và mục đích cao thượng hơn. Mang hình ảnh của Đấng Tạo Hóa, chúng ta đã được trở nên con cái và là kẻ đồng thừa tự. Cuộc lữ hành trần thế tạm bợ này sẽ qua đi và quê hương thật của chúng ta sẽ tới là ở trên trời.

Lạy Chúa, Chúa là mặt trời công chính và là ánh sáng thế gian, xin soi lòng mở trí để chúng con nhận ra những ánh sao trong cuộc đời. Nhờ những ngôi sao chỉ đường dẫn lối, chúng con sẽ không bị lạc chìm trong mê lầm của trần gian. Trải qua dòng đời, đã có biết bao nhiêu nhà đạo sĩ nối gót đã đến bái qùy thờ lạy Chúa. Xin cho chúng con dõi theo bước chân của các ngài, để cùng đến tôn thờ, cảm tạ và chúc khen danh thánh Chúa đến muôn muôn ngàn đời.
 
Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:43 31/12/2020
Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh

(Mt 2,1-12)

Lễ Chúa Hiển Linh trước hết có nghĩa là lễ Chúa tỏ mình ra cho muôn dân. "Epiphaino" có nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Ðức Kitô, tự làm cho mình có thể trông thấy được.

Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn thấy; Người không chỉ có sinh ra, nhưng còn để con người biết đến và thờ lạy. Đây là sự thật nhãn tiền được biểu lộ trong ngày lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kính.

Chúa là Ánh Sáng

Lễ Hiển Linh là mầu nhiệm ánh sáng, ánh sáng được diễn tả qua biểu tượng ngôi sao hướng dẫn cuộc hành trình của các nhà đạo sĩ. Chúa Kitô chính là Ánh Sáng Thật, là “sự lóe rạng mặt trời đức nghĩa” (Ml 3, 20); “Mặt Trời mọc lên từ trên cao” (x. Lc 1,78) toả sáng trên trần gian.

Ánh sáng của Chúa Kitô chiếu toả đến ba nhà Ðạo Sĩ, hoa quả đầu mùa từ các dân ngoại : “Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng… và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11). Trong khí đó, “cả nhà vua cùng các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân” (Mt 2,3) còn nằm trong bóng đêm, nơi mà tin tức về Ðấng Thiên Sai sinh ra, được thông báo một cách nghịch lý cho họ biết qua các vị Ðạo Sĩ, và khơi dậy không phải niềm vui mừng, nhưng là sự lo sợ và những phản ứng thù nghịch (x. Mt 2,3). Ý định của Thiên Chúa quả thật là nhiệm mầu: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta đã yêu mến tối tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm là điều xấu” (Ga 3,19).

Thánh Gioan viết : “Thiên Chúa là sự sáng, tối tăm không hề có nơi Người” (1Ga 1,5). Và ngài thêm: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Hai lời quả quyết trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng: Ánh sáng bừng lên trong đêm Giáng Sinh là Tình Yêu Thiên Chúa, được mạc khải nơi chính Đức Giêsu Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người.

Ðược Thiên Chúa linh ứng, cụ Simêon bồng ẵm Hài Nhi Giêsu và thốt lên “là Ánh sáng đã chiếu soi lương dân và Vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32). Ánh sáng chiếu soi mọi dân tộc, ánh sáng của lễ Hiển Linh phát xuất từ vinh quang của Israel dân Chúa, vinh quang của Ðấng Thiên Sai, mà theo Kinh Thánh, đã giáng sinh tại Bêlem, “thành của Vua Ðavít”. Các Ðạo Sĩ thờ lạy một Hài Nhi đơn sơ nằm trong đôi tay Mẹ Maria, bởi vì các ngài nhìn nhận nơi Con Trẻ này nguồn mạch của hai ánh sáng đã hướng dẫn các ngài: ánh sáng của ngôi sao và ánh sáng của Kinh Thánh. Các ngài tin nhận nơi Con Trẻ vị Vua của người Giuđêa, vinh quang của dân Israel, và cũng là Vua của tất cả mọi dân nước.

Ánh sáng chiếu tỏa trên địa cầu

Vào Lễ Nửa Đêm, Giáo Hội đã hô vang : “Con Một Chúa là nguồn ánh sáng thật đến soi chiếu trần gian làm cho đêm cựu thánh này bừng lên rực rỡ” (Lời nguyện nhập lễ Thánh lễ Đêm). Vào lúc rạng đông Giáo Hội lại cất lên lời nguyện như muốn khẳng định với thế giới rằng Chúa là Ánh Sáng : “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, ánh sáng mới của Ngôi Lời nhập thể đã tràn ngập chúng con, và chiếu giãi niềm tin vào tận tâm hồn. Giờ đây, xin Chúa cũng làm cho ánh sáng ấy rực lên trong mọi sinh hoạt của chúng con” (Lời nguyện nhập lễ Thánh lễ Rạng Đông).

Quả thật, cách đây 2020 năm, Ánh Sáng Vĩnh Cửu có tên = là Đức Giêsu đã đến trần gian. Người là Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Người mang thân phận con người như mỗi chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Người là Mặt Trời Công Chính xuất hiện để báo hiệu đêm đã tàn và ngày mới đến. Đêm đông lãnh lẽo Người sinh ra đời như ánh sáng bừng lên giữa đêm đen, đẩy lùi bóng tối và soi sáng cho nhân loại đang bước đi trong bóng đêm đen, bóng đêm tội lỗi. Trước khi Người sinh ra, Isaia đã thấy trước : “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9,1). “Hôm nay, muôn dân đã được thấy ánh sáng. Hôm nay, Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người” (Thánh ca).

Giáo hội là ánh sáng

Trong khung cảnh phụng vụ của lễ Hiển Linh cũng được biểu lộ mầu nhiệm Giáo Hội và chiều kích truyền giáo của Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi làm chiếu sáng trong thế giới ánh sáng của Chúa Kitô, vừa phản chiếu ánh sáng đó nơi chính mình, như mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời.

Giáo hội với sứ mạng phổ quát của mình, phải là nơi đáp ứng những khát vọng sâu xa của con người mọi nơi, mọi thời đại về Thiên Chúa. Giống như Chúa Kitô, Người đã chiếu tỏa vinh quang cho dân ngoại. Giáo hội cũng mời gọi chúng ta dõi theo ánh sao cùng ba nhà đạo sĩ đến chiêm ngắm và đón nhận chính Hài Nhi ấy là Ánh Sáng và là Chúa Kitô vào trong chúng ta, để chúng ta có sống là sống chính sự sống của Người, và lấy các tâm tình, tư tưởng và hành động của Người làm tâm tình, tư tưởng và hành động của chúng ta. Như thế, mừng Giáng Sinh là biểu lộ niềm vui, sự mới mẻ, ánh sáng mà biến cố Giáng Sinh này đã đem lại trong toàn cuộc sống chúng ta. Người kitô hữu sẽ phải thực hiện điều này là : “chiếu toả ánh sáng của chúng con trước mọi người, ngõ hầu nhờ thấy những việc tốt chúng con làm mà họ tôn vinh Cha chúng con trên trời” (Mt 5,16). Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Mẹ Là Trời, Con Là Hạt Sương Rung
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:46 31/12/2020
Mẹ Là Trời, Con Là Hạt Sương Rung

(Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa 2021 – Giới Trẻ Hành Hương Núi Đức Mẹ)

Không biết các bạn thế nào, nhưng riêng tôi, giây phút nầy, cảm thấy thật hạnh phúc. Một buổi sáng đầu năm, trên đỉnh đồi lộng gió, với biển xanh, với núi thẳm, với mây ngàn…., và với anh em bạn bè bao quanh… để cùng nhau hít thở cái không khí trong lành, thánh thiện của một cuộc cử hành phụng vụ… Như thế làm sao mà không hạnh phúc cho được ! Hèn chi, một tác giả có tên “Chưa biết” đã mở đầu bài thơ “HẠNH PHÚC LÀ GÌ” bằng mấy câu thật tâm đắc:

Hạnh phúc là gì em biết không

Là sớm mai em đón nắng hồng

Qua ô cửa chào bình minh ló rạng

và biết rằng ngày mới đã sang trang…

Mà có lẽ không riêng chúng ta ở đây, những công dân của địa cầu, những tay lữ hành trên dương thế cảm nhận được hạnh phúc, nhưng tôi tin và xác tín rằng: hôm nay, giờ nầy, trên chốn thiên cung, quê hương Nước Trời, có một người cũng đang thật hạnh phúc…. Vâng đó chính là Mẹ Maria, Người Mẹ mà hôm nay Hội Thánh long trong mừng kính một đặc ân, một tước hiệu vô cùng cao quý: MẸ THIÊN CHÚA.

Để cắt nghĩa tại sao Đức Mẹ Maria hôm nay là người hạnh phúc, xin mời các bạn nghe lại đoạn cuối của một ca khúc về Mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung mà nữ ca sĩ Công Giáo Hiền Thục đã trình bày rất thành công:

Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông

Bao ngày Mẹ mong con quay về

Ấp trong giấc mộng, nhớ bao tháng ngày

Bé con hồn nhiên bên dáng Mẹ.

Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy

Con Mẹ vẫn bé như thiên thần

Thấy con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhoà

Cám ơn vì con đến bên Mẹ…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung thật thâm thuý khi diễn tả nỗi niềm hạnh phúc của người mẹ trong giây phút cuối đời được thấy con trở về bên mẹ: cám ơn vì con đến bên mẹ…

Vâng hôm nay, không chỉ một đứa con, mà hàng ngàn đứa con “đến bên Mẹ”, làm sao mà Đức Mẹ không hạnh phúc. Chắc chắn trên trời Đức Mẹ cũng đang nhìn xuống để thì thầm: “cảm ơn vì chúng con đến bên mẹ !”.

Nhưng, lý do gì để chúng ta “đến bên Mẹ” hôm nay? Để trả lời, chắc chúng ta phải làm một cuộc hành hương trở về quá khứ….

Cách đây hơn 15 thế kỷ, dân thành Êphêsô đã có một đêm rước đuốc tưng bừng, đêm 22.06.431, đêm mà dân Chúa hân hoan vì sự vinh thắng của đức tin truyền thống về mầu nhiệm về Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa được Công Đồng Êphêsô tuyên tín bằng những từ ngữ chắc chắn: “Nếu ai không tuyên xưng Đấng Emmanuel là Thiên Chúa thật, và do đó, Rất Thánh Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sinh ra xác phàm của Ngôi Lời nhập thể, thì mắc vạ tuyệt thông”. Và cũng từ cái “đêm không ngủ rực sáng tưng bừng Êphêsô” ấy, một làn gió xuân tươi mát dịu dàng của “Tình Mẹ”, của “Đấng Đầy ơn phước”, của lời chào thân thương “Ave Maria”…đã men theo dọc bờ Địa Trung hải, đã vượt qua núi rừng Tiểu Á, sa mạc Châu Phi để tràn vào các cộng đoàn Alexandria, Constantinopoli, Antiokia, sang tận Rôma và sau đó lan ra khắp u Châu và toàn thể địa cầu. Và rồi, sau hơn 15 thế kỷ từ biến cố Công đồng Êphêsô, tín điều “Mẹ Thiên Chúa”, sau những chặng đường dài được sống, suy tư, cầu nguyện và củng cố trong nhịp sống đức tin của dân Chúa, cách đây hơn 50 năm đã được Công Đồng chung Vatican II xác định một cách thâm thúy và nhẹ nhàng hơn trong Hiến chế về hội Thánh: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa…Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo Hội…Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Đức Kitô” (GH 61,63).

Quả thật, nếu Giáo Hội không đặt đúng vai trò của Đức Mẹ trong trật tự niềm tin của mình, hay, nếu hình ảnh của Đức Mẹ lu mờ đi trong cuộc hành trình đức tin của dân Chúa, thì buồn tẻ biết bao, khô khan biết bao, thiếu vắng biết bao. Thật là may mắn ! Thật là hạnh phúc! Chúng ta vẫn còn Mẹ, Giáo Hội vẫn còn Mẹ, vẫn xứng đáng nhận được “một bông hồng cài lên áo” như lời ca trong ca khúc “Bông Hồng cài áo” của Phạm thế Mỹ: “Một bông hồng cho anh, một bông hồng cho em, một bông hồng cho những ai đang còn mẹ…Thì xin em hãy cùng tôi vui sướng lên, hãy cùng tôi vui sướng lên…”.

Tuy nhiên, Tước hiệu nầy có to tát quá không?

Khi xuống thế làm người, Ngôi Hai Thiên Chúa đã chấp nhận mang lấy bản tính của nhân loại. Nếu Ngài đã không từ chối sinh ra trong lòng một dân tộc cứng đầu và phản loạn, đã không chọn cho mình một gia đình quí tộc đế vương, nhưng lại chấp nhận thuộc dòng con cháu Áp-ra-ham mà trong thứ tự gia phả (Mt 1,1-16) đã có ít nhất 4 người phụ nữ không ra gì: Ta-Ma loạn luân (St 38, 1-30), Ra-kháp mãi dâm (Gs 2, 1-21), Rút ngoại đạo (R 3-4), Bát-sê-ba ngoại tình (2 Sm 11,12), thì việc Ngài làm con Đức Maria, một Trinh nữ thánh thiện, không nhiễm tội truyền, có gì là không chấp nhận được ! Cũng thế, nếu Đấng Kitô của Thiên Chúa lại chấp nhận chen lẫn với đoàn người tội lỗi lội xuống dòng sông Gio-đan để Gioan Tẩy Giả thanh tẩy, nếu “Đấng Thánh của Thiên Chúa” sẵn sàng chén thù chén tạc với bọn người thu thuế tội lỗi như Matthêô, Giakêu, không ngại tiếp xúc với những người phụ nữ ố danh tai tiếng …, nếu “Con Chiên vẹn tuyền của Thiên Chúa”, lại chấp nhận bị kết án, bị lột trần, bị đánh tan nát và bị đóng đinh chết giữa hai tên trộm cướp…, thì việc Ngài chấp nhận làm Con của một người Trinh Nữ thánh thiện có gì là bất hợp lý đâu !

Chẳng những đã không bất hợp lý mà lại rất cần thiết; vì Đức Trinh Nữ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn để cọng tác với Ngài trong công cuộc thực hiện chương trình cứu rỗi mà thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Galát vừa khẳng định trong Bài đọc 2: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”.

Vâng, chính nhờ Mẹ đón nhận sứ mệnh làm Mẹ Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, Con Một Thiên Chúa, mà tất cả chúng ta được phúc làm con, vì Đức Kitô chính là “Anh Cả của một đoàn em đông đúc”; và dĩ nhiên, cũng chính trong tư cách Mẹ Thiên Chúa đó, Đức Maria đã trở nên phương thế để “đàn em của Chúa Kitô” tức Hội Thánh lớn lên và không ngừng tươi trẻ. Mẹ đã chăm sóc, bảo bọc, nuôi dạy Bé Giêsu thế nào thì Mẹ cũng chăm sóc đàn em của Ngài như thế; như kiểu “Bà Mẹ Việt Nam” chăm sóc đàn con trong thời chiến: “Mẹ về đứng dưới mưa che đàn con nằm ngủ canh từng bước chân thù, mẹ ngồi dưới cơn mưa. Mẹ lội qua con suối, dưới mưa bom không ngại, mẹ nhẹ nhàng đưa lối, tiễn con qua núi đồi…Mẹ là nước chứa chan, trôi dùm con phiền muộn, cho đời mãi trong lành, mẹ chìm dưới gian nan…”.

Ở giữa lòng Hội Thánh Công Giáo hôm nay, không chỉ là một ảnh hình khắc họa của thi ca, của âm nhạc, Mẹ Maria đã đang và mãi mãi đồng hành với Hiền Thê của Con Mẹ, để làm cho Hội thánh lớn lên và không ngừng tươi trẻ. Từ Lộ Đức tới La Vang, từ Trà Kiệu tới Fatima…Mẹ luôn dõi theo từng bước chân của Hội Thánh để chăm sóc giữ gìn, để động viên an ủi, để dạy bảo răn đe. Nói cách khác, Mẹ không ngừng đem cho Giáo Hội những làn gió mát của Thánh Thần để chiếc sáo Giáo Hội rung lên những giai điệu tuyệt vời hầu chuyển tải sứ điệp Tin Mừng cho muôn dân tộc, như cách diễn tả của thi sĩ Xuấn Diệu, một người ngoại giáo, đã cảm nhận sâu sắc về Mẹ Trà Kiệu qua mấy vầng thơ mượt mà thanh thoát:

Nên hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ,

Giữa đáy trưa trong lòng Mẹ vô cùng.

Con là sáo mẹ là ngàn vạn gió,

Mẹ là trời con là hạt sương rung.

Sau hết, thế giới hôm nay đúng là đang quay quắt trong một “buổi trưa hè nóng nực” với cái không khí của bạo lực tràn lan, khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh, chết chóc, tội ác lan tràn... Thật đúng lúc và thích hợp khi Đức Maria Mẹ Thiên Chúa được chọn như “Người Mẹ của Hòa Bình” để ngày hôm nay, đầu năm Dương Lịch, cả Hội Thánh dâng lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Trong sứ điệp ngày hoà bình thế giới 2021 nầy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi: “Các Kitô hữu chúng ta hãy hướng nhìn lên Đức Trinh nữ Maria là Ngôi sao Biển và là Mẹ của niềm Trông cậy. Chúng ta hãy hợp tác với nhau tiến tới một chân trời mới của yêu thương và hoà bình, của tình huynh đệ và liên đới, của nâng đỡ và đón nhận lẫn nhau. Chúng ta đừng bao giờ sa vào cơn cám dỗ thờ ơ với người khác, nhất là những người yếu kém nhất, đừng ngoảnh mặt làm ngơ; nhưng mỗi ngày hãy dấn thân cụ thể để “xây dựng một cộng đồng gồm các anh chị em biết đón nhận và quan tâm lẫn nhau”.

Để được như thế, Tin Mừng đề nghị chúng ta hãy noi gương Mẹ: “Cầu nguyện và Xin vâng”. Vâng, trước bao nhiêu thăng trầm giông bão bủa vây, Mẹ luôn ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng, để rồi bằng tất cả tin yêu phó thác Mẹ đã “Thưa vâng” với thánh ý Thiên Chúa”.

Là những người trẻ hành hương về “núi thánh của Mẹ”, chúng ta cùng hát lên với nhau câu điệp khúc của bài thánh ca “Mẹ thưa xin vâng”, như là một cam kết, một quyết tâm để cùng sống xin vâng như mẹ: “Mẹ thưa xin vâng, xin vâng trọn thánh ý Chúa Cha. Mẹ thưa xin vâng với tin mừng của Con Chí Thánh. Mẹ thưa xin vâng với tác động của Chúa Thánh Linh. Con muốn theo Mẹ: sống xin vâng với trái tim thảo hiền”.

Với tâm tình và thái độ đức tin “xin vâng” như thế, các bạn ơi, tôi tin rằng, Đức Mẹ trên trời hôm nay rất hạnh phúc; và cách riêng, ở đây, trên đỉnh núi Xuân Vân lộng gió nầy, Đức Mẹ mãi mãi “là trời” để chúng ta sẽ “là những hạt sương rung”. Amen.

Trương Đình Hiền
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Hiển Linh Năm B.3.1.2021
Lm Francis Lý văn Ca
14:08 31/12/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Đây là một ngày lễ rất quan trọng, vì nhắc chúng ta sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho tha nhân, những người chưa biết Chúa, để họ nhận ra Chúa mà tôn thờ kính tin.

Tất cả những lời nguyện và những bài đọc trong thánh lễ hôm nay, một cách nào đó nhắc chúng ta nhiệm vụ phải truyền bá đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội. Để được điều đó, chúng ta phải tự kiểm chính mình đã sống đức tin đó như thế nào, và trong môi trường chúng ta đang sống, phải sống cách nào hữu hiệu để đức tin đó có thể chiếu sáng cho tha nhân?

Ước gì thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta ơn gọi sống đời Kitô hữu đúng nghĩa giữa dân ngoại. Luôn ý thức mình là sứ giả của Thiên Chúa sai đến cho tha nhân để rao truyền ơn cứu độ, đem ánh sao năm xưa vào chiếu sáng thế giới đa dạng hôm nay nhưng vắng bóng Thiên Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Nghĩa bóng của bài đọc thứ I hôm nay hướng chúng ta đến thời cánh chung, ngày đó khắp thế giới sẽ được đón nhận ánh sáng của vì sao cứu chuộc. Các dân nước sẽ quy phục dưới ngai Vua Kitô.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đến với dân ngoại, nhờ sự rao giảng của các tông đồ, chúng ta đã biết được Tin Mừng Giáng Sinh. Giờ đây, tới bổn phận của chúng ta, cũng phải đem Tin Mừng đến cho những ai chưa biết Chúa.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện Ba Vua hôm nay, nhắc nhở chúng ta về sự khó nghèo mà chính Chúa đã chọn. Đây là một sứ điệp mà Giáo Hội, Mẹ Thánh luôn nhắc nhở con cái.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến.
Thiên Chúa kêu mời chúng ta tuân giữ giới răn của Ngài, Ngài mong muốn chúng ta nên Thánh. Mặc dù cuộc sống của chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng với lòng thành chúng ta van nài Chúa những ơn cần thiết sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho nền hòa bình giữa các quốc gia trên địa cầu. Xin cho ánh sáng đã dẫn đường Ba Vua xưa đến hang Bêlem, soi sáng các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những đứa bé sinh ra trong sự tàn tật thể xác và tinh thần, kém may mắn hơn những chúng bạn cùng trang tuổi. Xin Chúa ban niềm an ủi cho những gia đình kém may mắn nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người vẫn chưa nhận biết Chúa là Đấng Cứu Chúa đã giáng sinh làm người. Xin cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta có một tinh thần quảng đại, thông cảm và tha thứ. Xin dẹp khỏi nơi chúng con sự hiềm thù, ích kỷ của Hêrôđê, để chúng ta luôn nhìn thấy nơi anh em hình ảnh của Chúa là Cha đầy thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời trong năm vừa qua, nhất là những nạn nhân của Covid-19 trên toàn thế giới trong năm qua…được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin nhậm những lời cầu khẩn của chúng con dâng lên Chúa trong thánh lễ hôm nay, như Chúa đã nhận của lễ của Ba Nhà Đạo Sĩ là Vàng, Nhủ Hương và Mộc Dược. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 31/12/2020

8. Sự khiêm nhường thống hối của người tội lỗi là lễ phẩm mà Thiên Chúa vui thích, hương thơm của nó so với nhang thơm thì càng thơm ngát ngào ngạt hơn.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:04 31/12/2020
23. VĂN CHƯƠNG TAM THƯỢNG

Có một nho sinh trình độ làm văn rất thấp, nhưng lại thường đem văn chương của mình đi hỏi các tiền bối xin bình luận về giá trị của nó.

Có một tiền bối bình luận rằng:

- “Trước đây Âu Dương Tu viết văn chương, thường tự mình nói ra nhiều từ “tam thượng” mà được khen, văn chương của ông cũng giống như tam thượng thứ ba của ông Âu Dương ấy mà”.

Nho sinh nghe xong thì nổi giận.

Bạn bè nói với nho sinh:

- “Đó là vị tiền bối ấy giễu cợt thôi nhé”.

Nho sinh hỏi:

- “Ông ta đem tôi so sánh với Âu Dương Tu, sao lại gọi là giễu cợt chứ?”

Trả lời:

- “Tam thượng của Âu Dương Tu là chỉ về chẩm thượng, mã thượng và xí thượng (cầu tiêu); tam thượng thứ ba là nói về xí thượng ấy mà !”

Nho sinh bây giờ mới tỉnh ngộ.

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 23:

Có thứ văn chương trong sáng vì tác giả là người trung thực không viết theo đơn đặt hàng, có thứ văn chương tối mò vì người viết có tâm hồn u ám chỉ viết mặt trái của sự việc, có thứ văn chương ghê rợn vì người viết thích trục lợi hơn là làm công việc truyền bá văn hóa.

Văn chương xí thượng là văn chương cầu tiêu, cũng là ám chỉ đến những người thích “luộc” văn chương của người khác làm văn chương của mình, nói ý rõ ràng hơn là tác giả ói ra mình ăn lại nên nó không danh dự và vinh quang gì cả...

Ai hiểu thì hiểu !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Đức Mẹ Ma-ri-a - Mẹ Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:06 31/12/2020
Ngày 1 tháng 1

LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA


Tin Mừng: Lc 2, 16-21.

“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.


Bạn thân mến,

Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ làm mẹ của Đấng cứu thế là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với con mình là Đức Chúa Giê-su.

1. Đức Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.

Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Đức Cha và Đức Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại thì Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Ni-xê-a (325) đã long trọng tuyên bố và xác tín, và mỗi ngày chúa nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ...

Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài thật sự là con duy nhất của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Ngài và cũng là Mẹ Thiên Chúa.

2. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa

Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa vốn không một ai có thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại chúng ta.

Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ thật của Đức Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Đức Chúa Giê-su, được Đức Mẹ Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Đức Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)

3. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ của chúng ta

Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Đức Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh”, kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Ma-ri-a, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.

Bạn thân mến,

Mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc đồng công cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, và là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại.

Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

------------------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Để nên con thảo của Mẹ Maria
Lm. Đan Vinh
19:34 31/12/2020
LỄ MẸ THIÊN CHÚA – CẦU CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI
Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21
ĐỂ NÊN CON THẢO CỦA MẸ MA-RI-A

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 2,15-21.

(15) Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. (16) Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (17) Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (18) Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. (19) Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (20) Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (21) Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ Cắt Bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su. Đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng Mẹ.

2. Ý CHÍNH: Các mục đồng liền vội vã lên đường đi tìm Đấng Cứu Thế theo dấu chỉ thiên sứ cho biết (x Lc 2,12), và họ đã gặp được Hài Nhi mới sinh, cùng với cha mẹ Người là hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a (c 16). Sau đó tới ngày thứ tám, là lễ Cắt Bì và Hài Nhi được đặt tên là Giê-su, đúng như lời thiên thần truyền tin cho trinh nữ Ma-ri-a (x Lc 1,31).

3. CHÚ THÍCH:

- C 8-9: +Trong vùng ấy có những người chăn chiên...: Sau khi bà Ma-ri-a sinh con trong cảnh khó nghèo tại Bê-lem, các mục đồng vốn là những kẻ nghèo hèn sống bên lề xã hội Do thái và luôn bị khinh dể vì không giữ Luật Mô-sê, nhưng đã được ưu tiên đón nhận Tin Mừng.
- C 10-14: +“Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại...”...: Những người nghèo khó, đau khổ và bị bỏ rơi vốn bị thua thiệt thì giờ đây lại được Chúa chúc phúc (x Mt 5,3.5.7).
- C 16: +“Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ”: Ở đây, Lu-ca kể theo thứ tự tư nhiên: Ma-ri-a, Giu-se và Hài Nhi. Nhưng đúng ra phải được kể theo thứ tự siêu nhiên như sau: Hài Nhi Giê-su, Ma-ri-a và Giu-se. Vì Hài Nhi là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a là Đấng thánh được nhiều đặc ân làm Mẹ Đấng Thiên Sai.
- C 19: +Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng”: Ma-ri-a để tâm suy gẫm để tìm ra ý nghĩa của những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời Chúa Giê-sù, qua đó khám phá ra thánh ý Thiên Chúa muốn mình phải làm gì để đáp lại tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
- C 21: +Phép Cắt Bì: Cắt bì là cắt một ít da thừa nơi bộ phận sinh dục của bé trai. Luật Mô-sê quy định phép cắt bì phải được thực hiện vào ngày thứ tám sau khi đứa trẻ chào đời (x Lv 12,3). Đây là một lễ nghi tôn giáo được thực hiện với con dao bằng đá (x Gs 5,2). Việc chảy máu như một dấu chỉ tượng trưng cho “máu giao ước giữa Đức Chúa với dân Ít-ra-en (x Xh 4,26). Qua nghi lễ này đứa trẻ được chính thức gia nhập vào dân riêng của Đức Chúa và được cha mẹ đặt tên, giống như trẻ Gio-an đã được chịu phép cắt bì và đặt tên (x Lc 1,59-63).
- C 21: +Tên gọi Giê-su: Trong Tin Mừng Mát-thêu, khi hiện ra với ông Giu-se trong giấc mộng, Thiên thần đã lệnh cho ông hãy làm cha của con trẻ khi truyền cho ông đặt tên Giê-su cho đứa trẻ do Ma-ri-a sắp sinh, “vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội của họ” (Mt 1,21.25).

4. CÂU HỎI:

1) Những người chăn chiên là hạng người nào?
2) qua sự kiện các mục đồng nghèo khó được loan báo Tin Mừng trườc tiên, chúng ta có thể rút ra bài học gì về tình thương cứu độ của Thiên Chúa?
3) Lu-ca kể ra ba nhân vật trong thánh gia theo thứ tự tự nhiên, đang khi nếu xét về đức tin thì phải theo thứ tự nào?
4) Cắt Bì là gì? Ai được chịu phép Cắt Bì? Nghi lễ này được củ hành khi nào và nhằm mục đích gì?
5) Tên Giê-su do ai đã đặt cho hài nhi khi truyền tin? Tên ấy nghĩa là gì? Còn trong Tin Mừng Mat-thêu thì thiên thần đã lệnh cho ai đặt tên cho con trẻ là Giê-su (x Mt 1,21.25)?

II.SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,27)

2. CÂU CHUYỆN:

1) VỀ BÀ ROSE KENEDY LÀ MẸ CỦA MỘT VỊ TỔNG THỐNG HOA KỲ:

Ngày 20 tháng giêng 1961 John Kennedy làm Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Một người Công Giáo đầu tiên giữ chức vụ chóp bu. Trong ngày nhậm chức, có mặt tất cả dòng họ Kennedy, cùng bà mẹ đứng một chỗ danh dự. Vào lúc John Kennedy đọc lời thề nhậm chức và trở thành Tổng Thống, thì Rose Kennedy cũng trở thành Mẹ của một Tổng Thống Hoa Kỳ.
Khi bà sinh John vào năm 1917, Bà đã cho đất nước Hoa kỳ một con người mà sau này sẽ làm Tổng Thống. Bà không sinh ra một Tổng Thống, nhưng bà thật sự trở thành mẹ của một vị Tổng Thống Hoa Kỳ.

2) CẢM NGHIỆM ĐƯỢC TÌNH THƯƠNG CỦA MẸ MA-RI-A:

Có một cô gái, sau khi tham dự một khóa tĩnh tâm, đã kể lại về đời mình như sau: Ngay từ hồi còn bé, tôi đã lâm vào một tình trạng lo âu sợ hãi. Cố gắng lớn lao nhất của tôi hiện nay là vượt thắng nỗi lo âu sợ hãi ấy. Tất cả đều do người mẹ.
Phải, ngay từ những tháng năm ấu thơ, không hiểu vì lý do gì, bà luôn đối xử với tôi một cách nghiệt ngã. Hết đánh đập lại đe loi, khiến tôi bị mặc cảm. Và nỗi lo âu sợ hãi cùng với thời gian cứ tăng lên mãi. Cho đến hôm rồi, sau khi nghe một bài giảng, tôi tình cờ bước vào nhà thờ. Ở đó có bức tượng Mẹ Maria, và đó là lần đầu tiên tôi nhìn ngắm bức tượng Mẹ thật kỹ.
Thoạt tiên, tôi bực bội, giận dữ muốn bỏ ngay ra ngoài, nhưng rồi một cái gì đó đã lôi kéo tôi đến quỳ dưới chân Mẹ. Úp mặt vào lòng bàn tay và tôi đã khóc. Sau đó, tôi cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm và mong ước được làm một đứa trẻ, một người con bé bỏng, đầy tin tưởng và phó thác. Đồng thời tôi cũng cảm nhận được tình yêu mà Mẹ Maria đã dành cho tôi, khiến tôi muốn thực sự tha thứ cho người mẹ ruột của tôi những gì đã xảy ra trong dĩ vãng.

Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào tâm tình của ngày lễ kính Mẹ Thiên Chúa và chúng ta sẽ suy nghĩ về hai điểm.

Điểm thứ nhất: Đức Maria không phải chỉ là Mẹ Thiên Chúa mà ngài còn là mẹ thật của mỗi người chúng ta nữa. Từ trời cao, Mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trong mọi cảnh huống cuộc đời.

Điểm thứ hai: Đức Maria cũng chính là khuôn mẫu để chúng ta noi theo, nhất là về thái độ tín thác vào Chúa.

Thực vậy, khi sứ thần báo tin Mẹ sẽ sinh con bởi quyền phép Chúa Thánh Thần, mặc dù biết rằng việc này có thể làm cho thánh Giuse buồn phiền và lo nghĩ, nhưng Mẹ vẫn vững tin và phó thác vào Chúa. Rồi khi nghe các mục đồng kể lại lời các thiên thần. Mặc dù không hiểu lắm, nhưng Mẹ vẫn tín thác vào Chúa. Khi nghe ông già Simeon nói tiên tri: Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim Bà. Lần này Mẹ Maria cũng chẳng hiểu rõ ý nghĩa lời tiên tri, nhưng Mẹ vẫn phó thác vào Chúa. Rồi khi tìm thấy Chúa và nghe Chúa trả lời: Mẹ không biết con phải lo việc Cha con sao? Một lần nữa Mẹ Maria chẳng hiểu gì cả nhưng Mẹ vẫn tin tưởng nơi Chúa.

Và ngày nay, Mẹ luôn sẵn sàng giúp chúng ta sống tin tưởng và phó thác vào tình thương của Chúa. Chẳng hạn là những bậc cha mẹ, chúng ta đã cặn kẽ dạy bảo, ra sức làm gương sáng mà con cái vẫn khô khan nguội lạnh ngang bướng Và như vậy, chỉ còn một phương cách là tiếp tục cầu nguyện và phó thác. Chính Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta làm điều này.

Là một thanh niên, chúng ta lo lắng về tương lai, không hiểu những dự tính của mình là gì và sẽ đi về đâu? Chúng ta đã bàn bạc, đã cầu nguyện mà sao vẫn còn mù mịt. Vậy thì hãy tiếp tục cầu nguyện và phó thác, chính Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta trong việc này.

Là một người đang chao đảo về đức tin với bao nhiêu những thắc mắc, những khó hiểu. Mặc dù đã cầu nguyện nhưng chúng ta vẫn hoài nghi liệu có Chúa hay không? Vậy thì hãy cầu nguyện và phó thác Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta thực hiện điều này.

Lạy Đức Maria, là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng con, xin hãy giúp con trong mọi cảnh huống của cuộc đời.

3) THÁNH MA-RI-A Đức Mẹ CHÚA TRỜI:

Có một nhóm giáo dân trong một thành phố nhỏ quyết định làm một máng cỏ giáng sinh ở công trường. Họ đi xin những người hảo tâm giúp đỡ. Đứng đầu danh sách những người hảo tâm là ông chủ bút một tờ tuần báo địa phương. Ông ta ủng hộ việc này cho tới lúc cha sở phát biểu. Nhiều người, nhất là trẻ em sẽ phấn khởi nhìn thấy Chúa Hài Nhi, Đức Mẹ, thánh Giuse và cả những con vật nữa, ở đây ngay tại trung tâm thành phố. Thế nhưng, ông chủ bút liền kêu to:
- Không, phải bỏ Đức Mẹ đi, đừng có bày đặt lắm chuyện làm chi.
Cha sở nghe vậy bèn nói với ông ta:
- Ông bảo gì vậy? Ông thử nói cho tôi hay: Một người sinh ra mà lại không do người mẹ, thì tôi sẽ đồng ý bỏ Đức Mẹ. Đức Mẹ phải ở với Con mình trong công trường thành phố. Tại sao không?

Đúng thế, Mẹ đã ở với Chúa Giêsu ngay từ lúc Ngài được dựng thai cho tới khi Ngài lên trời và Mẹ còn liên kết với Ngài trong suốt dòng lịch sử. Vì thế, chúng ta không thể tưởng nghĩ tới Chúa Giêsu mà không tưởng nghĩ Mẹ Ngài. Cũng như chúng ta không thể tưởng nghĩ đến một em bé mà không tưởng nghĩ đến người mẹ của em.

Chúa Giêsu là người thật nhưng cũng là Thiên Chúa thật. Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa làm người, theo ý nghĩa là con trẻ Mẹ sinh ra có bản tính Thiên Chúa và bản tính con người.

4) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ CỦA CHÚNG TA:

Có một chàng thanh niên sống bê tha và tội lỗi. Anh cảm thấy chán nản và tuyệt vọng... Trong cơn khủng hoảng ấy, tình cờ anh đã bước vào một ngôi nhà thờ và đến ngồi trước tượng Đức Mẹ. Anh không thuộc một lời kinh nào để cầu nguyện và anh cũng chẳng biết Đức Mẹ là ai. Vì thế anh đã thốt lên:
- Nếu Ngài quả thực hiện diện nơi đây, thì xin hãy làm cho con được tin.
Bỗng dưng như có một làn gió mát thổi vào tâm hồn và anh cảm thấy được bình an và sau đó đã làm lại cuộc đời mình.

Từ câu chuyện trên chúng ta nhận thấy Mẹ Maria không chỉ là Mẹ Thiên Chúa, mà còn là mẹ của mỗi người chúng ta. Mẹ hằng yêu thương, chăm sóc và giúp đỡ chúng ta.
Khi sinh Đức Kitô, thì đồng thời, Mẹ cũng sinh ra một nhân loại mới, như lời thánh Phaolô đã xác quyết: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử (Gl 4,4-5).

Và Công đồng Vat. II đã diễn tả: qua mầu nhiệm nhập thể, Con Thiên Chúa đã tự liên kết mình với mọi người. Ngài làm việc bằng đôi tay, suy nghĩ bằng khối óc, hành động bằng sự chọn lựa và yêu thương bằng trái tim loài người. Sinh ra từ lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Ngài thực sự trở thành một người hoàn toàn giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.
Đức Ma-ri-a là mẹ chúng ta, nên Mẹ luôn nâng đỡ bầu cử cho chúng ta trước mặt Chúa. Không biết đến Mẹ là không biết đến món quà quí giá mà Thiên Chúa đã ban tặng, đó chính là tình mẫu tử của Mẹ Ma-ri-a đối với chúng ta.

5) MẸ MA-RI-A HẰNG CỨU GIÚP NHỮNG AI TIN CẬY VÀ CẦU KHẨN MẸ:

Trưa ngày 12 tháng 10 năm 1972, một chiếc phi cơ chở 45 giáo viên và học sinh đi từ Mông-tê-viu đến Săng-chi-a-gô nước Chi-Lê thi đấu thể thao đã bị rớt khi bay qua dãy núi Ăng-đét và vỡ ra nhiều mảnh. Có 28 học sinh còn sống sót. Khi màn đêm buông xuống, 28 học sinh này đã ngồi tụm lại bên nhau trong một khoang máy bay. Cũng may, trên phi cơ vẫn còn một số đồ ăn như thịt nguội, bánh mì và rượu vang... kèm theo một chiếc ra-đi-ô cát-xét. Nhờ chiếc ra-đi-ô này mà họ có thể theo dõi cuộc cứu hộ đang triển khai tại các quốc gia trong vùng này. Sau tám ngày, họ nghe được các đoàn cứu hộ báo cáo không thể tìm ra chiếc máy bay gặp nạn và không hy vọng còn hành khách nào sống sót. Thế là các nạn nhân hiểu rằng: họ có sống được hay không là do quyết tâm của chính họ.

Ít ngày sau, thêm 12 người nữa theo nhau qua đời do bệnh viêm màng phổi vì không chịu được giá rét khủng khiếp. Đoàn người còn lại 16 người. Bây giờ họ chỉ còn biết trông chờ phép lạ. Thế là cả 16 học sinh này quyết định họp nhau cầu nguyện vào mỗi tối. Vào khoảng 9 giờ tối, khi trăng bắt đầu mọc trên triền núi, thì mọi người ngồi quây quần đọc chung kinh Mân Côi. Giờ kinh được tiếp tục bằng lời cầu tự phát và hát các bài thánh ca. Cuối cùng kết thúc bằng kinh Hãy Nhớ để nài xin Mẹ Chúa Trời thương cứu giúp. Những buổi cầu nguyện như thế trở thành nguồn động lực lớn lao giúp các học sinh hy vọng sẽ được cứu thoát. Thấm thoát đã sang tuần lễ thứ tám. Thời tiết bắt đầu bớt băng giá. Hai cậu khỏe nhất trong bọn và có kinh nghiệm leo núi quyết định sẽ leo xuống núi cầu cứu. Cuộc hành trình của họ vô cùng khó khăn nguy hiểm. Cũng may họ tìm được một cuộn dây thừng bằng ny-lông và dùng làm dây an toàn để leo xuống vách núi đá trơn trượt. Chỉ cần bất cẩn một chút là cả hai sẽ lao xuống vực thẳm. Mọi người còn lại đều hợp ý cầu xin Mẹ Ma-ri-a nâng đỡ cho hai bạn được an toàn. Chín ngày sau, hai cậu đã xuống được đến một trạm kiểm soát ở dưới chân núi, và ít giờ sau, đã có hai chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện trên đỉnh núi cao để cứu mười bốn học sinh còn lại. Nhờ sự thành tín kêu cầu Đức Ma-ri-a, mà các học sinh này đã sống được tới 70 ngày trên đỉnh núi cao giá lạnh, đang khi không ai trong các thân nhân của họ hy vọng họ còn sống và có ngày sẽ trở về. Suốt 70 ngày gian khổ trên núi, 16 cậu học sinh này đã cảm nghiệm được rằng: Đức Ma-ri-a không những là Mẹ Thiên Chúa, mà Người còn là Mẹ của tất cả những ai thành tâm tin cậy cầu xin với Ngài.

3. THẢO LUẬN: 1) Môn đệ Gio-an đã rước Đức Ma-ri-a về nhà mình mà phụng dưỡng. Còn chúng ta hôm nay phải làm gì để tỏ lòng hiếu kính đối với Mẹ Ma-ri-a và trở nên con ngoan hiếu thảo của Mẹ? 2) Ngày nay khi gặp gian nan thử thách, các đôi vợ chồng cần làm gì để được Mẹ Thiên Chúa trợ giúp?

4. SUY NIỆM:

1) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ THIÊN CHÚA VÀ MẸ HỘI THÁNH:

- Đức Ma-ri-a đã được bà Ê-li-sa-bét khi được đầy ơn Thánh Thần đã ca tụng như sau: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1,43). Thân Mẫu Chúa tôi hay là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ đã sinh ra Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm, là Em-ma-nu-en “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Đức MA-RI-A không sinh ra Thiên tính của Chúa Giê-su. Mẹ chỉ là một nữ tỳ của Thiên Chúa, nhưng đã được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ Đấng Cứu Thế Giê-su vừa là người phàm, vừa là Con Thiên Chúa. Đó là chân lý chúng ta mừng lễ hôm nay.
- Thánh Phao-lô đã viết trong thư Ga-la-ta như sau: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Như vậy, khi sinh hạ Chúa Giê-su Con Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a cũng hạ sinh một nhân loại mới được ơn cứu độ là Hội Thánh, trong đó gồm mọi tín hữu chúng ta. Vì Chúa Giê-su là đầu của nhiệm thể của Người là Hội Thánh, nên nếu Đức Ma-ri-a đã sinh ra Đầu thì Mẹ cũng sinh ra thân mình Người là các tín hữu chúng ta.
- Rồi khi đứng dưới chân thập giá, Đức Ma-ri-a được Chúa Giê-su trăn trối làm mẹ của môn đệ Gio-an là đại diện Hội Thánh. Tin Mừng thuật lại như sau: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là con của Bà. Rồi Người nới với môn đệ: Đây là mẹ của anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (Ga 19,26-27). Qua đó cho thấy Gio-an là đại diện Hội Thánh đã tiếp nhận Đức Ma-ri-a là mẹ mình và rước Mẹ về nhà mà phụng dưỡng thay cho Thầy Giê-su.

2) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN CON THẢO CỦA MẸ MA-RI-A? :

- Yêu mến Mẹ Ma-ri-a: Chúng ta có bổn phận yêu mến biết ơn Mẹ Ma-ri-a vì Mẹ đã đón nhận ơn cứu độ khi Mẹ thưa “Xin Vâng” với sứ thần. Sau khi có Chúa, Mẹ đã đem Thai Nhi Giê-su đến chia sẻ cho gia đình Gia-ca-ri-a, làm cho thai nhi Gio-an nhẩy mừng trong dạ mẹ vì đã nhận được ơn cứu độ. Sau khi sinh con tại Be-lem, Đức Ma-ri-a luôn gắn bó mật thiết với Hài Nhi Giê-su khi tiếp đón các mục đồng đến viếng thăm. Mẹ cũng thay cho Hài Nhi tiếp nhận ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược do các đạo sĩ từ bên Đông phương đến kính viếng.
- Tin cậy Mẹ hằng cứu giúp: Mẹ Ma-ri-a luôn yêu thương chăm sóc giúp đỡ những ai có lòng cậy trông yêu mến Mẹ và vâng lời Mẹ làm theo lời Chúa Giê-su truyền, noi gương các người giúp việc tại tiệc cưới Ca-na xưa (x. Ga 2,1-11). Trước tòa Chúa phán xét sau này, Mẹ sẽ làm trạng sư bầu cử đắc lực để Chúa tha tội cho chúng ta và ban hạnh phúc Nước Trời đời đời cho chúng ta.
- Năng chạy đến cùng Đức Mẹ: Với vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ có đủ khả năng để bầu cử và giúp đỡ chúng ta. Với địa vị làm mẹ chúng ta, Mẹ có dư tình thương, để sẵn sàng thực hiện những điều chúng ta van xin, như kinh Hãy Nhớ: “Lạy Thánh nữ đồng trinh Ma-ri-a là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời…”

Thánh Bê-na-đô cũng nói: “Kêu cầu Mẹ, chúng ta sẽ không bị lầm đường lạc lối”.

- Học tập các nhân đức của Mẹ: Hãy luôn sống kết hiệp với Chúa Cha bằng sự cầu nguyện, chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu ý Chúa muốn bằng việc “suy đi nghĩ lại trong lòng” và cúi đầu “Xin Vâng”. Sau khi được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã cùng Thai Nhi Cứu Thế đi thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét, và ban ơn cứu độ cho thai nhi Gio-an. Đức Ma-ri-a luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa, Mẹ cũng luôn dâng lời ngợi khen chúc tụng thánh danh Đức Chúa; Mẹ còn trung thành bước theo chân Chúa Giê-su trên đường thánh giá và đứng bên thánh giá Chúa để hiệp công đền tội loài người, và đã đón nhận những lời trăn trối cuối cùng của Chúa.
- Hiệp cùng Mẹ trong giờ kinh tối gia đình hằng ngày: Ngày nay Mẹ Ma-ri-a vẫn luôn hiện diện để cầu bầu cho các gia đình biết tin cậy phó thác vào Chúa. Mẹ cũng sẽ giúp họ vượt qua các thử thách trong cuộc sống. Nếu có lúc nào đó tình yêu bị nhạt phai như nước lã, Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa Giê-su biến nó thành rượu nồng. Điều quan trọng là các gia đình cần lập bàn thờ Chúa nơi phòng khách để năng đọc kinh tối chung, cùng lắng nghe Lời Chúa và cầu xin cho gia đình mình luôn thực thi ý Chúa.

3) KẾT HIỆP VỚI MẸ THIÊN CHÚA XÂY DỰNG TRỜI MỚI ĐẤT MỚI:

- Trong ngày đầu năm mới hôm nay, Hội Thánh kêu gọi mọi người chúng ta hãy cầu nguyện cho hoà bình thế giới, cầu cho mọi người biết sống chan hòa yêu thương nhau trong sự vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, mỗi người biết quên mình phục vụ lẫn nhau để kiến tạo một nền hòa bình viên mãn. Hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh mà còn là hoà hợp yêu thương nhau.
- Hôm nay Hội Thánh cũng mời gọi mọi tín hữu chúng ta cùng hợp tác với Mẹ Ma-ri-a cưu mang và sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang chắc chắn đòi sự nhẫn nại hy sinh. Sinh hạ cũng đòi chúng ta phải biết chấp nhận gian khổ. Nhưng nếu mỗi người đều vâng phục thánh ý Thiên Chúa, biết sống hòa hợp và sẵn sàng hy sinh quên mình phục vụ… thì chúng ta sẽ góp phần kiến tạo Trời Mới Đất Mới, một thế giới mới công bình nhân ái và chan hòa hạnh phúc.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết luôn tìm Chúa, lắng nghe Lời Chúa để biết phải sống như thế nào. Xin cho chúng con mỗi ngày biết năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở nên môn đệ trung tín của Chúa, luôn chiếu ánh sáng tin yêu trước mặt người đời, để họ thấy các việc lành chúng con làm mà ngợi khen Cha trên trời. Xin cho chúng con luôn kết hiệp với Mẹ Ma-ri-a “làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn”.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Để nên Ánh Sáng giúp tha nhân nhận biết Chúa
Lm. Đan Vinh
19:46 31/12/2020
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
CN LỄ CHÚA HIỂN LINH
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
ĐỂ NÊN ÁNH SÁNG GIÚP THA NHÂN NHẬN BIẾT CHÚA

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 2,1-12

(1) Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem (2) và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. (3) Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu? (5) Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ có chép rằng: (6) “Phần ngươi hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa. Ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa. Vì ngươi là nơi Vị Lãnh Tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”. (7) Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin qúi ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho Trẫm, để Trẫm cũng đến bái lạy Người”. (9) Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại. (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người. Rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (12) Sau đó họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

2. Ý CHÍNH: NHỜ ÁNH SAO DẪN ĐƯỜNG, DÂN NGOẠI ĐÃ TÌM THẤY CHÚA.

Khi Đức Giê-su giáng sinh tại Bê-lem, có mấy đạo sĩ từ phương Đông đã theo ngôi sao lạ đi tìm Đấng Cứu Thế. Nhờ ánh sao dẫn đường và sau khi vượt qua nhiều trở ngại, cuối cùng các ông đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế. Các ông đã biểu lộ đức tin bằng thái độ sụp lạy và tiến dâng lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Sau đó, các ông vâng lời thiên thần để theo con đường khác trở về quê hương.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: +Vua Hê-rô-đê: Đây là Hê-rô-đê Đại Vương, một con người đa nghi, độc ác và tham quyền cố vị, băng hà vào năm 4 sau Công Nguyên (x. Mt 2,15). Phân biệt với Hê-rô-đê An-ti-pa hay Hê-rô-đê Con, kế vị vua cha cai trị xứ Ga-li-lê. Hê-rô-đê Con cũng độc ác không kém vua cha. Chính ông đã ra lệnh chém đầu Gio-an Tẩy Giả và có lần đã xét xử Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn của Người. +Mấy nhà chiêm tinh: Cũng gọi là đạo sĩ, đến từ phương Đông (x. Ds 23-24). Đây là những nhà thông thái, am tường khoa chiêm tinh. Dựa vào 3 lễ vật họ dâng mà người ta quả quyết có 3 vị. Truyền thuyết dân gian còn kể tên 3 vị ấy: Melchior da trắng; Gaspar da vàng; Balthaza da đen để nói lên rằng: Ơn cứu độ phổ quát cho mọi dân tộc, màu da hay tiếng nói, không chỉ riêng cho dân Do Thái.
- C 5-6: +Họ trả lời: “Tại Bê-lem.”..: Có một sự đối nghịch về thái độ đối với Đấng Cứu Thế giữa dân Do Thái và lương dân: Các thượng tế và kinh sư là những người dựa vào Kinh Thánh biết rõ nơi sinh của Hài Nhi Cứu Thế là Bê-lem, nhưng lại thờ ơ. Đang khi dân ngoại vất vả đi tìm Người. +Thành Bê-lem: Là một thị trấn nhỏ thuộc miền núi xứ Giu-đê, cách Giê-ru-sa-lem 10 cây số về phía Nam. Bê-lem này là quê hương của vua Đa-vít (x. 1 Sm 16,1 tt).
- C 7-8: +Hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện: Vì Hê-rô-đê muốn biết đích xác tuổi của Hài Nhi Cứu Thế và đã ra lệnh cho quân lính giết các trẻ nam tại Bê-lem và vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống.
- C 9-10: +Ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ: Đây là một ngôi sao có những đặc tính khác thường như: Lúc ẩn lúc hiện, lúc đi trước dẫn đường và lúc thì dừng lại... do Thiên Chúa ban, để trợ giúp các nhà chiêm tinh đi tìm Hài Nhi Cứu Thế.
- C 11-12: +Họ vào nhà: Chắc chắn sau đêm Chúa giáng sinh, hai ông bà Giu-se Ma-ri-a không tiếp tục cư ngụ tại cánh đồng Bê-lem vì thiếu các tiện nghi tối thiểu mà đã vào thị trấn Bê-lem thuê một căn nhà ở tạm.+ Sấp mình bái lạy Người: Các đạo sĩ biểu lộ đức tin Hài Nhi là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. + Lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến: Các nhà chiêm tinh dâng lên Hài Nhi ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược, là đặc sản của quê hương các ông. Vàng tượng trưng đức tin, nhũ hương tượng trưng đức cậy và mộc dược tượng trưng đức mến. Theo các giáo phụ thì Vàng ám chỉ tước vị Vua, nhũ hương chỉ tước vị Tư Tế, mộc dược ám chỉ cuộc tử nạn và mai táng bằng dầu thơm sau này. + Đi lối khác về xứ mình: Hê-rô-đê không thể chống lại quyền năng, tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Những ai chống lại Thiên Chúa sớm muộn cũng sẽ thất bại và chuốc lấy hậu quả tai hại cho mình mà thôi.

4. CÂU HỎI:

1- Phân biệt Hê-rô-đê Đại Vương khác với vua Hê-ro-đê An-ti-pa thế nào trong sự đối xử với Đức Giê-su và về sự gian ác quỷ quyệt?
2- Các nhà chiêm tin trong Tin Mừng có phải là vua không? Vì sao người ta gọi là 3 vua và theo truyền thuyết thì tên ba vị là gì và mang ý nghĩa như thế nào?
3- Các thượng tế và kinh sư Do thái dựa vào đâu mà nói nơi sinh của Đấng Cứu Thế là Bê-lem? So sanh giữa thái độ của các nhà thông thái của dân Do thái và của các đạo sĩ ngoại giáo trước việc Đấng Cứu Thế ra đời như thế nào?
4- Hê-rô-đê hỏi về ngày giờ ngôi sao lạ xuất hiện để làm gì?
5- Các đạo sĩ biều lộ đức tin thế nào khi gặp Hài Nhi Cứu Thế?
6- Ý nghĩa tượng trưng của ba lễ vật các đạo sĩ dâng là gì? Các giáo phụ giải thích ba lễ vật như thế nào?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:

Có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2,1-2).

2. CÂU CHUYỆN:

1) GIÁ TRỊ LỚN LAO CỦA MỘT CÂY NẾN NHỎ:

Vào một đêm mưa bão, ngọn đèn hải đăng đột nhiên bị mất điện tắt ngúm. Người phụ trách vội vã đốt một cây nến nhỏ và đi theo đường cầu thang leo lên sân thượng để đốt cây đèn lồng lên. Bấy giờ cây nến mới lên tiếng hỏi người phụ trách rằng: “Ông đem tôi đi đâu vậy?” Ông ta trả lời: “Ta mang nhà ngươi lên sân thượng để ngươi chiếu ánh sáng giúp cho tàu bè từ ngoài khơi biết con đường cập bến an toàn”. Cây nến lại nói: “Nhưng tôi chỉ là một cây nến bé nhỏ thế này, mà tàu bè lại ở tít ngoài khơi kia, thì hoa tiêu làm sao nhìn thấy ánh sáng yếu ớt của tôi được?”. Người phụ trách trả lời: “Lúc này ta chỉ cần ngọn nến nhà ngươi đừng bị gió thổi tắt là được. Còn các chuyện khác thì đã có ta định liệu!”. Khi cả hai leo lên đến nơi, thì người phụ trách đã dùng cây nến châm lửa vào cây đèn lồng. Sau một giây lát, ánh sáng từ cây đèn lồng đã rực lên chiếu tỏa ra chung quanh. Chiếc đèn lồng này đã được thiết kế để khi cần có thể sử dụng thay cho đèn pha điện. Ánh sáng của đèn lồng có sức chiếu xa đến tận ngoài khơi, để nhờ nó mà tàu bè có thể định hướng để cập bến an toàn.

2) GẶP CHÚA QUA THA NHÂN:

Noi gương các vị đạo sĩ trong Tin Mừng, một cậu bé kia cũng muốn tìm gặp Chúa. Một hôm cậu thức dậy sớm lén vào trong nhà bếp lấy một số bánh nướng mẹ cậu mới làm cho vào chiếc túi xách và mang theo một chai nước để ăn uống trong cuộc hành trình tìm Chúa.
Sau khi đã rời khỏi nhà được một tiếng đồng hồ, đi ngang qua một công viên thì thấy một bà lão đang ngồi một mình trên một chiếc ghế. Bà đang chăm chú nhìn các chú chim bồ câu bay nhảy trên cành cây gần đó. Cậu bé liền đến ngồi cạnh bà lão để nghỉ chân. Cậu mở túi xách lấy ra một chiếc bánh nướng ăn trước mặt bà lão. Nghĩ rằng bà đang đói nên cậu đã lấy một chiếc bánh ra mời. Bà lão nở nụ cười thật tươi với cậu. Nụ cười đáng yêu đến nỗi cậu bé lại muốn nhìn thấy một lần nữa nên tiếp tục mời bà ăn thêm. Khi chiếc bánh cuối cùng đã hết, cậu lấy bình nước mang theo rót ra nắp bình mời bà uống. Nụ cười lại hiện ra trên khuôn mặt phúc hậu của bà khiến cậu cảm nhận được sự dịu dàng ấm áp. Họ ngồi bên nhau nhiều giờ, cùng nhau ăn uống nhưng không nói lời nào với nhau.
Mãi đến khi trời tối cậu bé mới đứng dậy quay về nhà. Nhưng đi được vài bước, cậu liền quay lại ôm bà để từ biệt và cũng cám ơn về món quà cậu nhận được là nụ cười dịu dàng ấm áp của bà.
Khi cậu bé về đến nhà, mẹ cậu rất ngạc nhiên khi thấy nét mặt vui tươi rạng rỡ của cậu liền hỏi:
- Con có gì mà vui vẻ vậy?
Cậu bé đáp:
- Hôm nay con đã gặp Chúa và đã ăn trưa với Chúa. Mẹ biết không, Chúa có nụ cười rất đẹp!
Trong khi đó bà lão cũng quay về ngôi nhà ở gần công viên. Đứa con trai nhận ra nét hân hoan trên gương mặt mẹ liền hỏi:
- Hôm nay mẹ có chuyện gì mà vui vẻ vậy?
Bà lão đáp:
- Trưa hôm nay mẹ đã được Chúa đến thăm tại công viên. Mẹ đã ngồi ăn bánh với Chúa bên mấy chú chim câu rất dễ thương. Con biết không, Chúa trẻ hơn mẹ nghĩ rất nhiều !

3) HÃY PHỤC VỤ CHÚA CỤ THỂ:

Ngày lễ Giáng Sinh một bé gái cùng đi với mẹ đến viếng hang đá. Bà mẹ đã giải thích cho con về việc ba nhà Đạo sĩ đã tiến dâng Chúa Hài Nhi ba lễ vật quý giá là vàng, nhũ hương và mộc dược. Bấy giờ cô bé liền chăm chú nhìn Hài Nhi Giê-su đang phải nằm trong máng cỏ và quay sang hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao các Đạo sĩ lại không mang đến cho Chúa Hài Nhi một cái nôi để nằm hả mẹ?”

Với một tấm lòng yêu thương và một sự quan tâm thực sự, cô bé đã cảm nhận được điều Hài Nhi Giê-su đang cần chính là một chiếc nôi để nằm thay vì nằm trong máng ăn của chiên cừu. Mỗi người chúng ta đều cần cơm ăn áo mặc hằng ngày và một ngôi nhà để trú ngụ. Ngày nay Chúa Giê-su vẫn luôn hiện thân nơi người nghèo và đang chờ được chúng ta quan tâm trợ giúp như Người đã nói: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 40).

4) YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ LÀ ÁNH SÁNG GIÚP THA NHÂN TIN YÊU CHÚA:

Một buổi chiều, một người lái xe con đi trên con đường miền núi vắng vẻ. Ở một khúc quanh, người ấy phát hiện một gia đình bị hỏng xe. Đường vắng, trời tối khiến họ lo âu sợ hãi vì nghe nói đoạn đường này thường xảy ra cướp bóc. Do biết sửa xe hơi, nên người ấy đã dừng xe và tự nguyện đến giúp. Do xe bị hư nặng không thể khởi động được, nên ông ta phải chui vào gầm xe tháo ráp từng bộ phận. Đến khi trời tối mịt xe mới nổ máy lại được. Mọi người trong gia đình đều vui mừng ra mặt. Ông bố muốn trả tiền công hậu hĩ cho người sửa xe, nhưng ông kia đã từ chối vì ông chỉ giúp vì tình người. Ông bố liền xin địa chỉ để sẽ đến nhà thăm khi về lại thành phố. Rồi khi lên thăm, cả gia đình mới biết địa chỉ đó là tòa giám mục, và người giúp sửa xe hôm trước không ai khác hơn là chính Đức Giám Mục của giáo phận. Mọi người trong gia đình đều cảm phục về lòng nhiệt tình phục vụ tha nhân vô vụ lợi của vị giám mục và đã tình nguyện xin theo đạo Công Giáo.

3. SUY NIỆM:

Lễ Hiển Linh hôm nay cũng được gọi là lễ Ba Vua. Đây là một đại lễ được Giáo Hội Công Giáo Đông phương và các Giáo hội Chính thống mừng rất long trọng, vì hôm nay Thiên Chúa vô cùng lớn lao đã tỏ mình cho chư dân qua hình hài một trẻ thơ Giê-su yếu đuối nghèo khó.
Tin mừng Mát-thêu thuật lại câu chuyện như sau:
có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Ðông quan sát các vì sao trên trời đã phát hiện một ngôi sao lạ. Ngôi sao này chính là dấu cho biết Ðấng Thiên Sai của dân Do thái đã ra đời.
Các đạo sĩ lập tức mang theo lễ vật lên đường tìm kiếm Hài Nhi Cứu Thế theo ánh sao dẫn đường. Sau nhiều ngày và vượt qua nhiều khó khăn dọc đường, cuối cùng các đạo sĩ đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế Giê-su tại Be-lem. Các ngài đã bái lạy và tiến dâng Hài Nhi 3 lễ vật mang theo từ quê hương là vàng, nhũ hương và mộc dược. Rồi vâng lời sứ thần mộng báo “Đừng trở lại với vua Hê-rô-đê tàn ác”, các ngài đã theo lối khác để trở về quê hương mình (x. Mt 2,12).

1) HAI CÁCH ĐỂ GẶP ĐƯỢC CHÚA:

- Gặp Chúa qua thiên nhiên: Các đạo sĩ do quan sát bầu trời nhìn thấy ánh sao lạ và nhận ra đó là dấu hiệu cho biết Đấng Cứu Thế đã ra đời.
- Gặp Chúa trong Thánh Kinh: Các kinh sư Do thái thì nhận biết Đấng Cứu Thế qua Sách Thánh.
- Hai cách bổ túc cho nhau: Ánh sao dẫn đường đột nhiên biến mất khi đến thủ đô Giê-ru-sa-lem khiến các ông mất phương hướng. Tuy vậy, các ông đã không nản lòng quay về mà tìm đến hoàng cung hỏi thăm: “Đức Vua dân Do thái mới sinh hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. Nghe vậy, vua Hê-rô-đê bối rối và dân chúng thì xôn xao. Bấy giờ nhà vua liền mời các kinh sư hiểu biết Kinh thánh đến để biết về nơi sinh của Đấng Cứu Thế, rồi chỉ đường cho các đạo sĩ hãy đến thành Be-lem. Nhờ ánh sáng Lời Chúa và ánh sao dẫn lối, cuối cùng các đạo sĩ đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế Giê-su.
- Qua đó cho thấy: Vũ trụ thiên nhiên tuy giúp người ta nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng để gặp được Chúa Cứu Thế và nhận được ơn cứu độ của Người, thì đòi người ta còn phải năng học sống Lời Chúa trong Thánh Kinh và tìm hiểu giáo lý của Hội Thánh Công Giáo.
- Một vấn nạn được đặt ra: Tại sao vua Hê-rô-đê và các kinh sư Do thái hiểu biết Thánh Kinh, có thể dạy các đạo sĩ về nơi Đấng Cứu Thế sinh ra là Be-lem, nhưng chính họ lại không gặp Chúa và không nhận được ơn cứu độ của Người? Thưa chính là do thiếu đức tin: vua Hê-rô-đê muốn tìm kiếm Đấng Thiên Sai không phải để tin nhận Người mà chỉ nhằm để tiêu diệt Người. Còn các Kinh sư Do-Thái tuy biết Chúa nhưng lại không thiết tha đi tìm nên đã không gặp được Người. Để gặp được Chúa và được hưởng ơn cứu độ của Người thì điều quan trọng là phải năng suy niêm Lời Chúa và còn phải quyết tâm thực hành theo Lời Chúa dạy trong cuộc sống hằng ngày nữa.

2) LÀM GÌ ĐỂ GIÚP THA NHÂN NHẬN BIẾT CHÚA?:

- Phải tránh thái độ gian ác của vua Hê-rô-đê: Vua Hê-rô-đê đã muốn tìm kiếm Chúa Cứu Thế để giết hại do sợ bị mất ngai vàng. Ông muốn bảo vệ địa vị quyền hành của mình bằng mọi giá, kể cả sẵn sàng ra tay giết tất cả các trẻ em vô tội tại Be-lem và vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống. Do đó, các đạo sĩ sau khi gặp Đấng Cứu Thế Giê-su, đã được thiên thần mộng báo đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê, nên đã đi theo con đường khác mà về xứ mình.

- Phải noi gương bền chí của các đạo sĩ: Các đạo sĩ đã luôn thao thức đi tìm Chúa, kiên trì vượt qua các trở ngại dọc đường. Chẳng hạn: Khi đến Giê-ru-sa-lem thì ngôi sao lạ biến mất, các ngài đã không chán nản quay về, nhưng đã tiếp tục dò hỏi về Hài Nhi Cứu Thế trong đền vua Hê-rô-đê, và đi theo ánh sao tới thành Bê-lem. Khi gặp được Hài nhi Cứu Thế, các ngài đã sấp mình thờ lạy rồi dâng tiến ba lễ vật quý là vàng, nhũ hương và mộc dược. Thật đúng như lời Chúa dạy: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho” (Mt 7,7).

- Phải chiếu sáng đức tin bằng việc thực thi đức cậy và đức mến: Ý thức đức tin là ơn Chúa ban, nên mỗi tín hữu cần năng cầu xin Chúa cho anh chị em lương dân quen biết được sớm nhận biết tin theo Chúa. Mỗi người chúng ta cũng phải tích cực góp phần làm cho Nước Chúa mau trị đến, bằng cách cải tạo môi trường mình đang sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn. Nhất là cần chiếu ánh sáng đức tin qua lời nói và cách ứng xử vị tha quên mình phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16), và lời thánh Phao-lô: “Giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15).

4. THẢO LUẬN: Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Phi-líp-phê như sau: “Giữa một thế hệ gian tà, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời.”.. (Pl 2,14-15). Trong những ngày này, mỗi tín hữu chúng ta cần tỏa sáng bằng những việc cụ thể nào?

5. LỜI CẦU:

- Lạy Chúa GiÊ-su, cuộc đời chúng con nhiều lúc cũng gặp phải bế tắc giống như các đạo sĩ xưa khi ngôi sao dẫn đường biến mất: Trong những giờ phút thử thách ấy, xin cho chúng con biết noi gương các đạo sĩ: Không nản lòng, nhưng luôn kiên trì tìm ý Chúa qua các chủ chăn trong Hội Thánh. Chúng con tin rằng: Chúa sẽ ban ơn soi sáng, giúp chúng con nhận biết con đường phải đi.
- LẠY CHÚA. Khi đến với Chúa con không biết phải dâng lên Chúa món quà gì. Vì món quà con thích thì Chúa lại không ưa; Còn những món qùa Chúa chờ mong thì con lại chỉ muốn giữ riêng cho mình. Xin cho con biết quảng đại cho đi mà không cần tính toán. Con xin dâng lên Chúa mọi khả năng, thời giờ, của cải và mọi thứ thuộc về con. Con cũng xin dâng lên Chúa tấm lòng sám hối khiêm cung về những lỗi lầm con đã phạm. Xin Chúa vui nhận, thánh hóa và ban ơn cứu độ cho con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Độc đáo và thâm trầm
Lm. Minh Anh
21:39 31/12/2020
ĐỘC ĐÁO VÀ THÂM TRẦM
“Maria ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu cuối tuần bát nhật Phục Sinh, Giáo Hội mừng kính Lòng Thương Xót Chúa, thì kết thúc tuần bát nhật Giáng Sinh, Hội Thánh kính mừng Mẹ Thiên Chúa. Và thật ý nghĩa, ngày đầu năm mới, chúng ta tập trung vào sự kiện ‘độc đáo và thâm trầm’ này rằng, Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, chọn đi vào thế giới của chúng ta ngang qua một người mẹ của nhân loại.

Đức Maria được gọi là “Mẹ Thiên Chúa” vì một thực tế đơn giản rằng, Chúa Giêsu, Con của Mẹ, là Thiên Chúa. Không chỉ là mẹ phần xác của Con, cũng không chỉ là mẹ bản tính nhân loại của Ngài, Đức Maria còn là Mẹ của Ngôi Vị Giêsu, Con Thiên Chúa, một Ngôi Vị duy nhất; và Ngôi Vị đó đã mặc lấy xác thịt trong lòng Mẹ, Đức Trinh Nữ rất thánh. Vì thế, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

Mặc dầu việc trở thành Mẹ Thiên Chúa là một quà tặng thuần khiết từ trời chứ không phải là một điều gì do công nghiệp của Mẹ; nhưng nơi Đức Maria, có một phẩm chất đặc biệt mà chỉ mình Mẹ có, khiến Mẹ là người duy nhất đủ điều kiện để hoàn thành vai trò này. Phẩm chất đó chính là đặc ân vô nhiễm nguyên tội nơi Mẹ, thật ‘độc đáo và thâm trầm!’.

Trước hết, Mẹ Maria đã được gìn giữ khỏi mọi tội lỗi khi đầu thai trong lòng thân mẫu là Thánh Anna. Ân sủng đặc biệt này là ân sủng đã được ban trước cho Mẹ từ cuộc sống, cái chết và sự phục sinh mai ngày của Chúa Giêsu, Đấng Mẹ cưu mang. Ân sủng này chính là ơn cứu độ. Và vượt thời gian, Thiên Chúa đã lấy quà tặng ân sủng đó để trao trước cho Mẹ vào lúc Mẹ thụ thai trong lòng thân mẫu; bằng cách ấy, Thiên Chúa đã làm cho Mẹ trở nên một công cụ hoàn hảo và khiết tinh cần thiết để mang Con của Người vào trần đời, thật ‘độc đáo và thâm trầm!’.

Thứ hai, Mẹ Maria luôn trung thành với quà tặng ân sủng này suốt cuộc đời mình; Mẹ không bao giờ phạm tội, không bao giờ dao động, không bao giờ quay lưng lại với Thiên Chúa; Mẹ vẫn vô nhiễm trọn cả cuộc đời. Thật thú vị, chính sự lựa chọn mãi mãi tuân theo ý muốn của Thiên Chúa về mọi mặt nơi Mẹ lại khiến Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa cách trọn vẹn hơn; hơn cả hành động đơn thuần mang Con Thiên Chúa trong lòng; Chúa Giêsu sẽ xác nhận điều đó, “Ai chu toàn ý muốn của Cha tôi, người ấy là anh em, chị em và là mẹ tôi”, chi tiết này cũng thật ‘độc đáo và thâm trầm’. Hành động hiệp nhất hoàn hảo với ý muốn của Thiên Chúa suốt cả cuộc đời khiến Mẹ là ‘người mẹ hoàn hảo của ân sủng và lòng thương xót Chúa’, ‘độc đáo và thâm trầm’ hơn! Và như thế, vĩnh viễn Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, hoàn hảo, thánh thiện, khi mang Ngài vào trần gian.

Chuyện kể về tổng thống Abraham Lincoln. Bất chấp lịch trình bận rộn trong cuộc nội chiến, Lincoln vẫn thường xuyên đến bệnh viện để cổ vũ những người bị thương. Lần kia, ông nhìn thấy một người lính trẻ đang cận kề cái chết. “Tôi có thể làm một điều gì đó cho bạn không?”, tổng thống nhân từ hỏi; người lính trả lời, “Xin viết cho mẹ tôi một lá thư”. Một cách kín đáo, Lincoln làm theo yêu cầu. Bức thư có nội dung, “Mẹ yêu quý, con bị thương nặng khi làm nhiệm vụ và không hy vọng phục hồi. Mẹ đừng buồn vì con. Xin Chúa chúc lành cho Mẹ và Cha, hôn Mary và John giúp con”. Chàng trai trẻ không còn sức để ký tên, vì vậy Lincoln đã ký vào bức thư và sau đó, viết thêm, “Viết giúp con trai của bà, Abraham Lincoln”. Yêu cầu được đọc lá thư, người lính ngạc nhiên không biết ai đã tỏ ra ân cần với mình như vậy. Anh hỏi, “Ông có thực sự là tổng thống của chúng tôi?”; Lincoln trả lời, “Có!”, một câu trả lời lặng lẽ. Lincoln nói, “Bây giờ, tôi có thể làm gì khác không?”; chàng trai đáp một cách yếu ớt, “Ngài có thể nắm tay tôi? Tôi nghĩ, sẽ có ích cho giờ phút cuối cùng”. Người đàn ông cao lớn, gầy gò cúi xuống cầm tay người lính, thì thầm những lời động viên ấm áp cho đến khi thần chết lẻn vào cùng ánh bình minh”.

Anh Chị em,

Trên thánh giá, Chúa Giêsu không nhờ Thánh Gioan viết một thư nào cho Đức Mẹ; thay vào đó, Ngài trối Mẹ lại cho Gioan; Gioan đại diện cho cả Hội Thánh, đón Mẹ về nhà mình, nên Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh, Mẹ của chúng ta. Không như người lính trẻ, đã chết; Chúa Giêsu sẽ sống lại hiển vinh và Đức Maria sẽ là Nữ Vương Thiên Đàng vui mừng hoan lạc với Con bên hữu Đức Vua trên thiên toà muôn đời; ở đó, Mẹ hằng đau đáu trong lòng phần rỗi của mỗi người chúng ta, thật ‘độc đáo và thâm trầm’. Nỗi khắc khoải ấy khiến Mẹ không chỉ liên lỉ cầu bàu cùng Chúa cho chúng ta mà thậm chí, còn hiện ra nơi này nơi khác để nhắc nhở chúng ta ăn năn hoán cải.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ Maria, Mẹ ghi nhớ mọi biến cố xảy ra trong đời và suy niệm trong lòng. Xin cho con biết để tâm đến những gì Chúa đang làm trên cuộc đời con, hầu như Mẹ, con cũng luôn thuận theo mọi ý muốn của Chúa; và như thế, đời sống con cũng ‘độc đáo và thâm trầm’ như Mẹ”. Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mẹ Thiên Chúa chan chứa Niềm Vui
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:43 31/12/2020
MẸ THIÊN CHÚA CHAN CHỨA NIỀM VUI

Mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào đúng ngày Đầu Năm Mới, mọi người chào nhau Chúc mừng Năm Mới hay Happy New Year! Lời chào mong ước Năm Mới phơi phới mừng vui. Giữa muôn vàn niềm vui, chúng ta vui vì có Chúa, có Mẹ thương yêu che chở.

1. Vui vì có Chúa. Vui bởi vì Chúa là Đấng “tươi nét mặt” yêu thương chúc phúc và gìn giữ chúng ta được bình an như bài đọc 1 và Đáp ca diễn tả. Vui bởi vì Chúa yêu thương xuống thế làm người ở cùng và cứu độ chúng ta như bài đọc 2 và Phúc Âm diễn tả. Thế nên, sau khi gặp được Hài Nhi Giêsu thì các người chăn chiên vui mừng, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa.

2. Vui vì có Mẹ. Mẹ Thiên Chúa cũng là mẹ của chúng ta. Mẹ là đỉnh cao của niềm vui Tuần Bát Nhật Giáng Sinh. Nếu nỗi buồn lớn nhất là mất mẹ, con phải mồ côi, thì niềm vui lớn nhất là có mẹ chở che. Đứa bé đang vui với những đồ chơi, nhưng khi thấy bóng mẹ về, nó bỏ hết đồ chơi, chạy ào ra ôm lấy mẹ. Mẹ mới là niềm vui lớn nhất.

Mẹ Maria sống hớn hở vui mừng vì có Chúa trong lòng, và Mẹ đem niềm vui cho người khác. Năm Mới tới, dịch bệnh và bao khó khăn cuộc sống vẫn còn đó, nhưng điều quan trọng là chúng ta có Chúa, có Mẹ, có nhau, thì sẽ cùng nhau vượt qua mọi gian khó. Muốn sống vui thì đừng bao giờ để mất niềm tin, tình yêu và hy vọng – đó chính là 3 nhân đức TIN-CẬY-MẾN của Đạo chúng ta. Amen.
 
Chúa Hiển Linh đời bình minh tươi sáng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:50 31/12/2020
CHÚA HIỂN LINH ĐỜI BÌNH MINH TƯƠI SÁNG

Phúc Âm lễ Chúa Hiển Linh kể chuyện Ba Vua từ phương Đông đến bái thờ hài nhi Giêsu. Chuyện muốn nói 3 điều: nhận ra Chúa, thờ lạy Chúa, và ánh sáng Chúa.

1. Nhận ra Chúa nơi người khác. Ba vua đã lên đường tìm kiếm và nhận ra Chúa nơi hài nhi Giêsu. Hài nhi Giêsu đã tỏ lộ bản tính thần linh của mình cho muôn dân. Thiên Chúa tối cao uy quyền lại đang ở trong một hài nhi bé nhỏ. Điều đó mời gọi chúng ta cần nhận ra Chúa đang hiện diện hiển linh nơi mỗi người xung quanh: nơi vợ chồng, cha mẹ con cái, hàng xóm, đồng nghiệp…

2. Thờ lạy dâng tiến Chúa. Khi thấy hài nhi, ba vua liền sấp mình cung kính bái thờ và dâng tặng những lễ vật quý giá. Chúng ta là những người tin Chúa. Vậy thái độ của chúng ta đối với Chúa ra sao: có siêng năng đi lễ, cung kính bái thờ Chúa hay lười đi lễ, hoặc đi cho xong nhiệm vụ chứ thiếu hẳn tâm hồn cung kính. Rồi chúng ta có quảng đại dâng những lễ vật cho Chúa, cho Giáo hội? Và nếu Chúa hiện diện nơi tha nhân, thì chúng ta phải cư xử thế nào với tha nhân? Có tôn trọng và quảng đại trao tặng những món quà đem niềm vui cho tha nhân không?

3. Ánh sáng Chúa nơi chính mình. Lễ Hiển Linh mời gọi mọi người nhìn ngắm hình ảnh thần linh nơi chính bản thân mình. Chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Hãy để ánh sáng Chúa chiếu tỏa trên đời sống của mình: ánh sáng yêu thương, tin tưởng, hy vọng, vui tươi. Ánh sáng Chúa làm cho mỗi chúng ta trở thành ánh sao sáng dẫn đường cho người khác đến với Chúa.

Như vậy, lễ Chúa Hiển Linh là dịp để chúng ta thấy Chúa nơi người khác và nơi chính bản thân mình. Thấy Chúa để thật lòng bái thờ và mở lòng dâng tiến. Thấy Chúa hiển linh thì cuộc đời sẽ bình minh tươi sáng. Amen.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về tình trạng sức khoẻ bất ngờ của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
11:28 31/12/2020


Theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Kinh Chiều Tạ Ơn Tedeum vào lúc 5g chiều ngày cuối năm 31/12 và Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa vào lúc 10g sáng 1 tháng Giêng. Tuy nhiên, ngài không thể thực hiện được.

Dưới đây là toàn văn thông báo của ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh.

Do chứng đau thần kinh tọa gây đau đớn, các cử hành vào tối nay và sáng mai tại Bàn thờ Ngai Tòa trong Đền Thờ Thánh Phêrô của Vatican sẽ không do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.

Buổi hát Kinh Chiều Đầu tiên và Kinh Te Deum, ngày 31 tháng 12, 2000 sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn. Còn Thánh lễ ngày mai, 1 tháng Giêng, 2021, sẽ do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, chủ tế.

Tuy nhiên, ngày mai, ngày 1 tháng Giêng năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ Thư viện của Dinh Tông Tòa, theo dự trù.


Source:Holy See Press Office
 
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Te Deum cuối năm
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
12:44 31/12/2020


Như chúng tôi đã đưa tin, do chứng đau thần kinh tọa gây đau đớn, Đức Thánh Cha đã không thể chủ sự buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Te Deum cuối năm. Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã chủ sự thay cho ngài và Đức Hồng Y đã đọc bài giảng sau của Đức Thánh Cha Phanxicô

Anh chị em thân mến!

Việc cử hành buổi tối này luôn có một khía cạnh kép: với phụng vụ, chúng ta bước vào lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa; đồng thời chúng ta kết thúc năm dương lịch với bài thánh thi ngợi khen tuyệt vời.

Khía cạnh đầu tiên sẽ được thảo luận trong bài giảng sáng mai. Tối nay chúng ta dành không gian để tạ ơn vì một năm sắp kết thúc.

“Te Deum laudamus”, “Chúng con ngợi khen Chúa, Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa”. Có vẻ như chúng ta bị buộc phải miễn cưỡng cảm tạ Chúa vào cuối một năm như thế này, được đánh dấu bởi đại dịch. Suy nghĩ của tôi hướng đến những gia đình mất đi một hoặc nhiều thành viên; chúng ta nghĩ đến những người đã bị bệnh, những người phải chịu đựng sự cô đơn, những người bị mất việc làm...

Đôi khi có người hỏi: một thảm kịch như thế này thì để làm gì? Chúng ta không nên vội vàng khi trả lời câu hỏi này. Ngay cả Thiên Chúa cũng không đáp lại những câu hỏi “tại sao” đau buồn nhất của chúng ta bằng cách viện đến những “lý do cao siêu”. Lời đáp của Thiên Chúa dõi theo con đường của nhập thể, như Điệp Ca cho bài Magnificat chút nữa đây sẽ hát rằng: “Vì tình yêu cao cả Người đã yêu chúng ta, mà Thiên Chúa đã sai Con Người đến trong thân xác phàm nhân”.

Một Thiên Chúa đã hy sinh con người cho một hoạch định tuyệt vời, ngay cả một thiết kế tốt nhất có thể đi chăng nữa, chắc chắn không phải là Thiên Chúa đã mạc khải Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta. Thiên Chúa là cha, “Cha đời đời”, và nếu Con Ngài trở thành người phàm, thì đó là vì lòng nhân từ bao la của Chúa Cha. Thiên Chúa là Cha và là mục tử, và người mục tử nào lại thí bỏ dù chỉ một con chiên, vì nghĩ rằng dù thế đi nữa mình vẫn còn lại nhiều con? Không, vị thần độc ác và tàn nhẫn này không tồn tại. Đây không phải là Thiên Chúa mà chúng ta “ca tụng” và “loan báo”.

Người Samaritanô nhân hậu, khi gặp người đàn ông sống dở chết dở ở bên đường, đã không diễn thuyết cho anh ta nghe một diễn văn giải thích ý nghĩa những gì đã xảy ra với anh ta, có lẽ là để thuyết phục anh ta rằng điều đó chung cuộc lại là điều tốt cho anh ta. Người Samaritanô, động lòng trắc ẩn, đã cúi xuống trước người lạ đó, coi anh ta như huynh đệ của mình và lo cho anh ta làm mọi việc trong khả năng của mình (x. Lc 10:25-37).

Ở đây, vâng, có lẽ chúng ta có thể tìm thấy một “cảm thức” về thảm kịch là đại dịch này, cũng như những tai họa khác ảnh hưởng đến nhân loại: đó là một cảm thức khơi dậy lòng trắc ẩn trong chúng ta và khơi dậy những thái độ, những cử chỉ gần gũi, quan tâm, đoàn kết, yêu thương.

Đây là điều đã xảy ra và cũng đang diễn ra ở Rôma trong những tháng gần đây; và trên hết vì điều này, đêm nay, chúng ta tạ ơn Chúa. Chúng ta tạ ơn Chúa vì những điều tốt đẹp đã xảy ra trong thành phố của chúng ta trong thời gian cô lập và nói chung, trong thời điểm đại dịch, mà tiếc thay vẫn chưa đến hồi kết thúc. Có nhiều người, không hề gây ồn ào, đã cố gắng làm cho trọng lượng của thử thách này có thể chịu được. Với sự dấn thân hàng ngày của họ, được thúc đẩy bởi tình yêu đối với người lân cận, họ nhận ra những lời đó trong bài thánh thi Te Deum: “Mọi ngày chúng con cảm tạ và cung chúc tôn thờ, chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô”. Bởi vì lời chúc tụng và ngợi khen mà Thiên Chúa vui lòng nhất là tình anh em.

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe - bác sĩ, y tá, y công, tình nguyện viên - ở tuyến đầu, và vì điều này, họ đặc biệt được nhớ đến trong lời cầu nguyện của chúng ta và đáng được chúng ta biết ơn; cũng như nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ, những người đã làm hết sức mình với lòng quảng đại và tận tụy. Nhưng đêm nay, lời cảm ơn của chúng ta xin gửi đến tất cả những ai đang cố gắng mỗi ngày để giữ cho gia đình của họ hoạt động tốt nhất và những người dấn thân phục vụ lợi ích chung. Chúng ta hãy nghĩ đến những người quản lý các trường học và các thầy cô giáo, những người đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, và những người phải đối mặt với một tình huống rất phức tạp. Chúng ta cũng nghĩ đến với lòng biết ơn những người quản lý nhà nước, những người biết cách quý trọng tất cả các nguồn lực tốt hiện có trong thành phố và trong lãnh thổ, những người không dính bén đến tư lợi hay lợi ích phe phái. Vì sao? Thưa: Bởi vì họ thực sự tìm kiếm lợi ích của tất cả mọi người, thiện ích chung, và những điều tốt đẹp bắt đầu từ những người thiệt thòi nhất.

Tất cả điều này không thể xảy ra nếu không có ân sủng, nếu không có lòng thương xót của Chúa. Chúng ta biết rõ điều này từ kinh nghiệm của mình là trong những khoảnh khắc khó khăn, chúng ta bị cám dỗ để tự bảo vệ mình - điều đó là tự nhiên. Chúng ta có khuynh hướng bảo vệ chính mình và những người thân yêu, bảo vệ lợi ích của chúng ta… Như thế thì làm sao lại có rất nhiều người, không có phần thưởng nào khác hơn là được làm điều thiện, có thể tìm thấy sức mạnh để lo lắng cho người khác? Điều gì khiến họ phải từ bỏ những thứ thuộc về bản thân, sự thoải mái của họ, thời gian của họ, của cải của họ để trao những thứ ấy cho người khác? Rốt cuộc, cho dù bản thân họ không nghĩ về điều đó, chính sức mạnh của Chúa thúc đẩy họ, là điều còn mạnh hơn cả tâm lý ích kỷ của chúng ta. Vì lý do này, buổi tối hôm nay chúng ta ngợi khen Ngài, bởi vì chúng ta tin và biết rằng tất cả những điều tốt lành được thực hiện hằng ngày trên trái đất này, cuối cùng, đều đến từ Ngài, mọi điều thiện hảo đều đến từ Thiên Chúa. Cầu xin lòng thương xót Chúa luôn ở với chúng ta, trong Chúa chúng con đã hy vọng. Lạy Chúa là niềm tin và hy vọng của chúng con.


Source:Holy See Press Office
 
Đức Thánh Cha nhìn lại năm qua: đại dịch thúc đẩy chúng ta có lòng nhân ái hơn
Thanh Quảng sdb
23:28 31/12/2020
Đức Thánh Cha nhìn lại năm qua: đại dịch thúc đẩy chúng ta có lòng nhân ái hơn.

Trong bài chia sẻ trong giờ Kinh Tạ ơn vào đêm Giao Thừa, Đức Thánh Cha Phanxicô tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể tạ ơn Chúa sau một năm đầy gian nan khó khăn! Ngài nói Chúa luôn từ bi với chúng ta và chúng ta tạ ơn vì những nghĩa cử gần gũi, quan tâm và đoàn kết mà chúng ta đã trải nghiệm trong suốt năm 2020.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô, bị đau thần kinh tọa, nên đã không chủ sự buổi Kinh Chiều và hát kinh Tạ ơn (Te Deum), nhưng ĐTC đã gửi một suy niệm về cách chúng ta phải tạ ơn trước khi kết thúc năm 2020 này.

Giờ Kinh Phụng vụ được Vị Hồng Y niên trưởng của Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, công bố bài suy niệm mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dọn cho dịp trọng đại này.

Trong bài suy niệm, Đức Thánh Cha Phanxicô viết việc tạ ơn “vào cuối năm nay” như có vẻ “gượng ép” hoặc thậm chí nghe chói tai, đặc biệt khi chúng ta nghĩ đến những gia đình đã mất người thân, tới những bệnh nhân, những người đã bị bệnh phải cách ly một mình trong cô đơn, hoặc những người mất việc làm.

ĐTC tự hỏi: “Một bi kịch như thế có ý nghĩa gì!”. Khi đối diện với những câu hỏi này, ĐTC trả lời rằng: Thiên Chúa Trời không viện đến “những lý do cao siêu”, như Ngài đã hy sinh từ khước vinh quang thiện hảo... và Nhập Thể, sai Con Một của Ngài xuống thế làm người để cứu rỗi loài người.

Giống như người Samaritanô nhân hậu, Thiên Chúa động lòng trắc ẩn, nâng đỡ những người đang đau khổ. Và trong tâm trạng thái này, Đức Thánh Cha nói, có lẽ chúng ta “tìm thấy ý nghĩa của tấm thảm kịch của đại dịch, cũng như những nỗi đau khác đang xảy ra cho nhân loại: như đang khơi dậy lòng trắc ẩn trong chúng ta và khơi dậy thái độ và cử chỉ thân thương gần gũi, quan tâm, đoàn kết, và cảm thông.”

Chúng ta đang chứng kiến sự kiện này đang xảy ra trên khắp thế giới, và ngay cả ở Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô viết, và “trên hết vì điều này mà chúng ta tạ ơn Chúa tối nay: vì những điều tốt đẹp đã diễn ra trong các thành phố của chúng tôi trong thời gian bị cô lập, nói chung, trong suốt thời gian đại dịch, và điều đáng tiếc là cơn đại dịch vẫn chưa kết thúc!”

Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi “rất nhiều người, đã không khua chiêng gõ trống, gây ồn ào, khi thể hiện những hành vi nhân ái”. ĐTC nêu ra không chỉ có các nhân viên y tế, các linh mục và tu sĩ ở tiền tuyến, mà còn cho “tất cả những ai, nỗ lực cố gắng hàng ngày, trong cách thế tốt nhất để thực hiện các công tác phục vụ gia đình của họ và những cam kết phục vụ vì ích chung.” ĐTC nêu ra đặc biệt các giáo chức và các thầy cô quản trị các trường lớp, cũng như các nhà lãnh đạo các cộng đoàn, những người đặt lợi ích của người khác, đặc biệt những người bị thiệt thòi, kém may lành lên trên cả lợi ích cá nhân của họ.

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ: “Tất cả điều này không thể xảy ra nếu không có ân sủng Chúa, nếu không có lòng thương xót của Thiên Chúa.” ĐTC tiếp: “Làm thế nào có thể có rất nhiều người, không vì bất kỳ một phần thưởng nào khác ngoài việc thiện, đã tìm được sức mạnh để dấn thân, quan tâm đến người khác?” và ĐTC ngạc nhiên: “Cuối cùng, ngay cả khi chính họ không nhận thức được điều đó, thì Thiên Chúa tiếp tục củng cố thêm cho họ sức mạnh, mạnh mẽ hơn chính những cái ích kỷ của con người…” Và vì vậy, Đức Đức Thánh Cha nói: “Vì lý do này, buổi tối hôm nay chúng ta phải ngợi ca cảm tạ Thiên Chúa, vì chúng ta tin và biết rằng tất cả những điều tốt lành được hoàn thành từ ngày này qua ngày khác trên trái đất, đều phát xuất từ Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha kết thúc những nhận xét này nhằm mời gọi chúng ta hướng nhìn về tương lai đang chờ đợi chúng ta, với tâm tình cầu nguyện, “Xin cho lòng thương xót của Thiên Chúa hằng luôn ở cùng chúng con, vì chúng con hy vọng nơi Ngài.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ghi nhân Mùa Giáng sinh năm 2020 tại Giáo hạt Phú Thọ,thuộc TGP Sài Gòn, VN
:Martinô Lê Hoàng Vũ
10:51 31/12/2020
Ghi nhân Mùa Giáng sinh năm 2020 tại Giáo hạt Phú Thọ,thuộc TGP Sài Gòn, VN

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3.16)Bước vào đầu tháng 12,khi tiết trời Sài Gòn có chút se lạnh, Phụng vụ của Giáo hội bước Mùa Vọng và Giáng sinh.Đây là cơ hội cho người tín hữu xác tín hơn vào tình thương của Thiên Chúa.Chính Thiên Chúa ban Con Một của cho nhân loại. Vì yêu thương chúng ta đến tận cùng, Ngài đã đến và “cắm lều” giữa chúng ta.

Ngày nay,lễ Giáng sinh đã trở thành lễ hội lớn nhất trên thế giới,khắp mọi đang vào mùa của lễ hội cuối năm.

Năm nay,quý linh mục tu sĩ và anh chị em giáo dân ở các giáo xứ trong Giáo hạt Phú Thọ cũng man chung một tâm trạng đang vui bỗng dung lại buồn, lo lắng. “Cô vít có trở lại chăng?”

Xem Hình

Ai cũng bất an đứng ngồi không yên,vì bước vào tháng 12 trong nước có một vài bệnh nhân nhiễm Covid 19.Mọi người lại bảo: “Không biết lễ Giáng sinh này có được đi dự lễ hay lại như hồi đầu năm, bước vào cao điểm Mùa Chay và Tuần Thánh chỉ dự lễ online”

Thật là hồng ân của Chúa,dịch bệnh đã được kiểm soát,không có thêm những ca nhiễm mới trong cộng đồng.Thế nên, vào khoảng trung tuần tháng 12, các ông,các anh thiện chí,các ông trùm khu giáo mới bắt tay vào việc trang hoàng đèn sao nhà thờ mừng giáng sinh.Năm nay dường như các việc trang hoàng giáng sinh ở các giáo xứ trễ hơn, đơn giản hơn mọi năm.Lại thêm chuyện,bà con theo dõi sự kiện nghệ sĩ Chí Tài qua đời,ông là người Công Giáo,ông theo đạo như thế nào,lễ an táng ra sao…

Độc giả cũng nên biết một chút giáo hạt Phú Thọ nằm ở các quận 10,11, Tân Bình, Tân Phú gồm có 14 giáo xứ Linh mục Hạt Trưởng Giuse Phạm Bá Lãm chánh xứ Hòa Hưng.

1.Tâm hồn sẵn sàng đón Chúa

Thế nhưng, giữa những ồn ào của thế giới,chúng ta lại cần đến những phút giây thinh lăng như tĩnh tâm,suy niệm và cầu nguyện cùng lãnh nhận bí tích Hòa Giải trong Mùa Vọng.

Chủ đề bài giảng của các linh mục giúp mọi người chuẩn bị cõi lòng đón Chúa đến,qua mẫu gương của Thánh Gioan Tẩy Giả,Thánh Giuse và Đức Maria, những con người nổi bật của Mùa Vọng.Năm nay giảng tĩnh tâm các ngài cho thêm một chút bài học từ Covid và nhất là kể từ ngày 8.12,Đức Thánh Cha khai mạc Năm Thánh Giuse thì hình ảnh người cha lại được chúng ta suy tư nhiều hơn.

Vào Chúa nhật trước lễ Giáng sinh,các em thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình thường có những cuộc thi làm hang đá Giáng sinh.Đó là những câu chuyện Giáng sinh được kể qua các mẫu hang đá,trong sự mộc mạc đơn sơ của tuổi thơ.Thật thú vị biết bao khi các em cùng nhau làm,có những em nhỏ còn chưa biết cằm kiềm cắt nên các anh chị Huynh Trưởng cứ“sai bảo”các em.Với các em nhỏ,ngày Chúa Nhật hôm đó là ngày của tình thân bạn bè, ngày kỷ niệm,ngày hội ngộ của lòng mến Chúa,làm hang đá cho Chúa.Cuộc thi nhắc các em phải dọn lòng mình cho sạch sẽ tươm tất cho Chúa Giêsu hài đồng ngự vào. Có lẽ, đó cũng là sứ điệp của Mùa Vọng Chúa nhắn nhủ cà người lớn chúng ta.

2. Giáng sinh, Mùa yêu thương

Ngay trong Mùa Vọng,Linh mục Hạt Trưởng Giuse Phạm Bá Lãm dâng lời tạ ơn Chúa nhân dịp ngày kỷ niệm 49 năm thụ phong linh mục,thánh lễ diễn ra vào sáng 18.12.2020.Đó cũng là tình thương Chúa mà chúng ta không thể ngờ được,tất cả là việc Chúa làm qua cuộc sống hôm nay, qua các vị chủ chăn, trải qua năm tháng trôi đi.Cộng đoàn giáo xứ Hòa Hưng và giáo hạt Phú Thọ đã hiệp dâng lời ta ơn và cầu chúc ngài được mọi sự bình an, luôn mạnh khỏe trong hành trình phía trước.

Như vậy,Giáng sinh là Con Thiên Chúa làm người,là Tình yêu của Thiên Chúa đi vào đời. Để nhận ra tình yêu Chúa, chúng ta cũng biết giúp đỡ những người nghèo khó túng thiếu,xoa dịu những ai đang đau khổ thất vọng.Tình yêu không phải bằng lời nói mà diễn tả cụ thể bằng hành động.

Trong Mùa Giáng sinh,ban Caritas các giáo xứ gởi tặng những phần quà nhỏ cho các gia đình nghèo,để Mùa đông về có nhiều tâm hồn được sưởi ấm bằng sự hơi ấm từng người.

Vào lúc 18g30,thứ ba ngày 22.12.2020 Linh mục Antôn Mai Đức Huy chánh xứ Phú Hoà cùng quý vị HĐMVGX - Ban Caritas đến thăm hỏi những cụ già yếu đau,neo đơn,người bệnh,những người có hoàn cảnh khó khăn trong 5 giáo khu.Ngài đã thăm hỏi, cầu chúc các cụ sức khoẻ tràn đầy và ơn lành của Thiên Chúa.Mỗi ông bà cùng những gia đình khó khăn được nhận một phong bì 1.000.000 đồng và một phần quà 300.000 đồng.Đây là chuyến thăm bác ái hằng năm của giáo xứ vào mỗi Mùa Giáng sinh.

3. Lễ Đêm Giáng sinh:

Vào tối 24.12 đêm thánh vô cùng,cùng với nhà thờ trên toàn thế giới,các giáo xứ trong hạt Phú Thọ long trọng cử hành Đêm Canh Thức Giáng sinh và thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh.có giáo xứ diễn ra chương trình hoạt cảnh,có giáo xứ canh thức bằng diễn nguyện qua những bài thánh ca,những bài đọc sách Thánh và lời cầu nguyện.Những buổi canh thức như phác họa lại hành trình năm xưa dân Isrelel mong đợi Đấng Cứu Thế,họ trải qua hàng ngàn năm chờ đợi khát mong ơn cứu chuộc.

Vì trên địa bàn Giáo hạt Phú Thọ có rất đông những anh chị em không cùng niềm tin. Nhưng đêm nay với những anh chị em ấy,đêm nay họ đi dạo phố, ghé thăm các nhà thờ,xem các nhà thờ trang hòang đèn sao lấp lánh, chụp những tấm hình kỷ miệm cho mùa Noel.Đường phố đêm nay đông nghẹt ở các giáo xứ Phú Bình,Đồng Tiến, Bắc Hà, Thăng Long, Đền Thánh Vincente được anh chị em đến thăm xem hang đá ngày từ lúc 19 g tối.Nhiều bạn trẻ bị sức hút của những bài thánh ca Giáng sinh nên cứ ngồi mãi trong nhà thờ.Niềm vui Giáng sinh quả là niềm vui không của riêng ai, không khí Giáng sinh tràn ngập mọi nơi.

Khi các giáo xứ cử hành Thánh lễ Đêm Vọng Giáng sinh, lúc này các nhà thờ hầu như không còn chỗ,ngoài đường phố từng tốp bạn trẻ qua lại.Trong Giáo hạt Phú Thọ,tại Giáo xứ Phú Bình như thông lệ thánh lễ luôn cử hành vào lúc 22g trên đồi Đức Mẹ.

Quả thật,Mùa Giáng sinh năm nay,người Công Giáo Việt Nam cảm nghiệm hồng ân Chúa ban rất đặc biệt, mọi người được tham dự thánh lễ trọn vẹn.Xem tin thế giới chúng ta được biết,ở Vatican,nước Ý ngày 25.12 cũng là ngày thành phố bắt đầu bị phong tỏa để ngăn chặn đại dịch Covid.Chúng ta cầu nguyện cho thế giới luôn bình an,sớm thoát khỏi cơn khủng hoảng dịch bệnh ngày nay.Qua đó chúng ta cũng biết quý trọng thánh lễ biết bao.

Giáng sinh năm nay về mamg theo một chút lo âu của thời sự, nhưng với những người Kitô hữu,chúng ta vẫn tin tưởng phó thác vào Tình thương của Thiên Chúa giữa những biến cố đau thương vui buồn,Chúa luôn có đó và bao bọc chúng ta.

Xin Đấng Emmanuel ở cùng chúng ta !

:Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Lần chuỗi đầu năm mới với giáo xứ St. Margaret Mary Brunswick, Melbourne, Australia
St. Margaret Mary Brunswick, Melbourne, Australia
14:07 31/12/2020
 
Thông Báo
Phân ưu: Hiền Tài Phạm Văn Khảm, cựu Quyền Khâm Châu Đạo California qua đời tại Westminster, Cali
Hội Đồng Liên tôn VNHK
10:09 31/12/2020
PHÂN ƯU
Vô cùng thương tiếc nhận được tin buồn:

Hiền Tài PHẠM VĂN KHẢM
- Cựu Quyền Khâm Châu Đạo California.
- Thành Viên Sáng Lập Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ
Sinh ngày 05 tháng 07 năm 1939 tại Xã Hiệp Thạnh,Quận Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam
đã qui vị vào lúc 6:30 sáng ngày 25 tháng 12 năm 2020, nhằm ngày 11 tháng 11 năm Canh Tý
tại Tư Gia Thị xã Westminster, Orange County, CA
Hưởng Thọ 82 tuổi.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ thành kính phân ưu cùng Châu Đạo California,
Quí Chức Sắc, Hiền Tài, quí Chức Việc, đồng đạo Giáo Hội Cao Đài và Gia đình Tang gia hiếu quyến.
Xin nguyện cầu Ơn Trên Ðức Chí Tôn cùng các đấng Thiêng Liêng cứu độ Vong Linh
Hiền Tài PHẠM VĂN KHẢM sớm được Siêu Thăng về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Little Saigon ngày 31 tháng 12 năm 2020
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ
- Cao Đài Giáo: Chành Trị Sự Hà Vũ Băng
Hiền tài dự phong Ngô Thiện Đức.
- Công Giáo: Linh Mục Trần Công Nghị
Linh Mục Mai Khải Hoàn
Linh mục Phạm Ngọc Hùng
Ông Khanh Nguyễn
- Chính Thống Giáo: Giáo Sĩ Mai Biên
- Phật Giáo: Hòa Thượng Thích Chơn Thành
Hòa Thượng Thích Minh Nguyện
Hòa Thượng Thích Minh Tuyên
- Phật Giáo Hòa Hảo: Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu
Ông Trang Văn Mến.
- Tin Lành Giáo: Mục Sư Lê Minh
Mục Sư David Doan
Mục Sư Nguyễn Quang Minh
 
Văn Hóa
Khuôn mặt ánh mắt chúc lành
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:41 31/12/2020
Khuôn mặt ánh mắt chúc lành

Từ ngày bệnh đại dịch vi trùng Corona hoành hành đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên toàn cầu, mọi người phải đeo chiếc khẩu trang bịt môi miệng, bịt mũi, để tránh bị vi trùng xâm nhập bay chui vào cơ thể qua đường hô hấp. Khuôn mặt chỉ còn lộ ra đôi con mắt để nhìn.

Vì thế khi gặp nhau chỉ còn nghe tiếng nói cùng nhìn nhau thôi. Những phản ứng phát tỏa ra từ môi miệng, nơi làn da thớ thịt của đôi gò má khuôn mặt bị che kín không còn nhìn cùng cảm nhận ra được, và lại còn phải đứng cách quãng xa nhau tới 1,5 mét nữa. Nên càng mang lại bầu không khí vẻ khô cứng lạnh lùng giữa nhau càng tăng thêm!

Điều này hoàn toàn khác lạ, xa lạ cùng khó chịu trong đời sống giữa con người với nhau trong nếp sống hằng ngày. Vì phản ứng nơi khuôn mặt phát tỏa đi tín hiệu vui mừng hay buồn sầu, hạnh phúc hay đang chịu đựng, cùng thông cảm hay giận dữ bất bình, hân hoan phấn khởi hay đăm chiêu tư lự…bây giờ với chiếc khẩu trang bịt kín không còn đọc cảm nhận nhận ra được nữa.

Một Em bé từ khi mở mắt chào đời, cha mẹ em, nhất là người mẹ hằng nâng niu nhìn thẳng vào khuôn mặt con mình. Và em bé khi bắt đầu tỉnh thức làm quen với môi trường sinh sống mới, cũng mở to đôi con mắt nhìn thẳng mặt mẹ mình.

Với mẹ em và với em ánh mắt nhìn vào mặt nhau là tín hiệu biểu lộ tình yêu mến, sự quan tâm lo lắng cho em. Qua cung cách nhìn vào khuôn mặt em, cha mẹ em nhận hiểu ra điều em muốn gì, tình trạng sức khoẻ của em truyền qua tín hiệu tỏ hiện ra nơi làn da môi miệng em. Và căn cứ vào đó cha mẹ em tìm cách làm điều thích hợp tốt nhất săn sóc bảo vệ em. Điều này mang lại niềm vui bình an hạnh phúc cho cả con lẫn cha mẹ.

Với em bé cung cách sống đối xử như thế của cha mẹ em là chúc lành cho em. Em bé phát triển lớn lên khoẻ mạnh cả về thân xác hình hài, lẫn tâm hồn tinh thần trong bầu không khí này.

Và tín hiệu phát tỏa trên môi miệng nơi làn da thớ thịt của khuôn mặt là dấu chỉ lời nói phát xuất từ tận trong trái tim cùng trí óc con người. Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng phú bẩm không chỉ riêng cho con người, mà cho cả các loài thú động vật trong công trình thiên nhiên nữa, khả năng phản ứng bén nhậy cảm này.

Trong đời sống vào mọi giai đoạn đường đời, cùng mọi không gian thời gian, con người ai cũng luôn cần tín hiệu thuận thảo đồng ý hay bất bình không bằng lòng tỏ hiện qua lời nói nơi môi miệng, cùng dấu hiệu tín hiệu trên làn da khuôn mặt của nhau, để có phản ứng thích nghi đúng lúc.

Vì thế, xưa nay, như dân gian có tập tục „ tay bắt mặt mừng“, hay cử chỉ ôm hôn nhau bày tỏ sự đau buồn thông cảm với nhau, hay sự giận dữ qua ánh mắt cùng dòng nước mắt rơi lăn chảy trên hai gò má là dấu chỉ tín hiệu phát xuất từ tận đáy trong thâm tâm trái tim trí óc ra, tùy theo trạng thái hoàn cảnh sống.

Trong đời sống tinh thần niềm tin đạo đức, con người cần hơn khi nào hết chúc lành của Trời cao, nhất là vào những dịp khởi đầu một giai đoạn đời sống mới, như khởi đầu thời gian năm mới Dương lịch cũng như m lịch.

Thiên Chúa, nguồn sự sống, nguồn ơn chúc lành cho con người không có khẩu trang che dấu khuôn mặt ánh mắt. Ngài diện đối diện nhìn thẳng vào công trình do Ngài tạo dựng nên. Và con người cũng nhìn thẳng vào Ngài qua những dấu chỉ của Ngài tỏ hiện trong thiên nhiên.

Lòng tin nói với con người, mỗi giai đoạn biến cố đời sống đều nằm trong chương trình sắp đặt dự liệu của Thiên Chúa. Nhưng con người loài thụ tạo có giới hạn về mọi khía cạnh không thể biết được tương lai mình sẽ ra sao. Nên con người lúc nào cũng cần đến chúc lành của Ngài cho đời sống mình.

Theo sự khôn ngoan cùng cung cách sống lòng khiêm nhượng, xưa nay khởi đi từ thời Cựu ước xa xưa nơi dân Do Thái, đã có công thức cầu nguyện xin ơn chúc lành của Thiên Chúa xuống trên dân chúng:

„Nguyện ĐỨC CHÚA chúc lành và gìn giữ anh (em)!
Nguyện ĐỨC CHÚA tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)!
Nguyện ĐỨC CHÚA ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)!“ (Sách dân số 6,24-26).

Và hằng năm vào ngày đầu năm mới Dương lịch 01.01. lời khấn nguyện cầu xin Thiên Chúa tươi nét mặt nhìn đến con người dủ lòng thương chúc lành ban bình an được đọc xướng lên như làn khói của ngọn nến, hay như làn hương thơm tỏa bay lên trời cao.

Nhân loại chúng ta đang trên con đường đời sống có nhiều bóng tối đe dọa nhất là đang bị bệnh đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khoẻ đời sống con người.

Nên giai đoạn khởi đầu năm mới Dương lịch 2021, con người càng cần ánh mắt tình thương yêu chúc lành của Thiên Chúa hơn khi nào hết cho hôm nay và ngày mai.

Chúc mừng Năm mới Dương lịch, 01.01.2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa, Chương Mười Lăm
Vũ Văn An
21:28 31/12/2020

Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa
Nguyên tác: Jaroslav Pelikan,
Bản tiếng Việt: Vũ Văn An





Chương mười lăm: Thầy dạy lương tri

Ánh sáng thật soi sáng mọi người

Thời đại Lý Trí, Phong trào Ánh sáng của các thế kỷ 17 và 18, hình ảnh chính thống Kitô giáo về Chúa Giêsu Kitô bị tấn công một cách trầm trọng và đòi được duyệt lại một cách triệt để. Trong nhiều cố gắng của thời kỳ này để xử lý Người, cố gắng nổi tiếng nhất là những mưu toan ban đầu nhắm vào tiểu sử Chúa Giêsu, điều mà Albert Schweitzer (hay đúng hơn dịch giả bản dịch tiếng Anh của ông) gọi là “cuộc truy tầm Chúa Giêsu Lịch Sử”. Nhưng cuộc truy tầm Chúa Giêsu Lịch Sử của Phong Trào Ánh Sáng chỉ trở thành khả hữu và cần thiết khi triết lý Ánh Sáng hạ bệ Chúa Kitô Vũ Trụ (1).

Năm 1730, ở London, xuất hiện cuốn thứ nhất của tác phẩm Christianity as Old as the Creation, or, The Gospel, a Republication of the Religion of Nature, của Matthew Tindal. Nếu chúng ta phán đoán qua hàng trăm câu trả lời ông đưa ra, Tindal dường như đã tấn công chính Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Trên thực tế, ông, hay ít nhất ông nghĩ ông bênh vực nó, nhưng chỉ theo cách ông tin là nó được mở ra cho ông lúc này, tức là đánh đồng yếu tính của Tin Mừng với lý trí và tôn giáo tự nhiên và nhận diện yếu tính Chúa Giêsu như Thầy dạy Lương tri (common sense). Một trong các nhân tố được ông trưng dẫn để hỗ trợ luận điểm cho rằng cần phải có một lối hiểu mới về Chúa Giêsu là việc bỏ các phép lạ làm bằng chứng cho tính độc đáo của con người của Người và giá trị sứ điệp của Người. Gần suốt lịch sử Kitô giáo, điều xem ra có thể thực hiện được là lập luận dựa trên chứng cớ có tính lịch sử gần như không thể tranh cãi về các phép lạ. Bất cứ nghi vấn nào về tính khả tín của các câu truyện phép lạ trong Kinh Thánh quả đều bị bác bỏ như là “một bác khước một là đối với sự kiện có một năng lực thần thiêng hai là đối với sự kiện năng lực này can dự vào vụ việc con người” (2). Chúa Giêsu “nhận được thẩm quyền cho chính Người nhờ các phép lạ”, vì mục đích của các phép lạ là “để Người được tin” (3). Tất nhiên, nhiều nhà bênh vực Kitô giáo từ lâu vốn ý thức rõ tính hàm hồ của các bằng chứng ấy, bị coi như một lập luận luẩn quẩn (in circle): tính khả tín lịch sử trong các câu truyện phép lạ dựa vào tín lý thần học về bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu, mà bản chất này, ngược lại, được chứng thực bởi khả thể phép lạ vốn giả thiết có tính khoa học và triết học. Nhưng lập luận vòng tròn này hữu hiệu, dù chỉ khi nào vòng tròn này không bị đứt đoạn. Ngược lại, nếu nó bị đứt đoạn, thì chỉ nên đứt đoạn ở một số lãnh vực: triết khoa học, lịch sử, và thần học, chứ không ở mọi lãnh vực cùng một lúc. Ta phải lần lượt xét từng lãnh vực một và hệ luận đối với hình ảnh về Chúa Giêsu.

Mặc dù việc tri nhận Chúa Giêsu như Logos và Đấng Kitô Vũ Trụ đã trở thành một trong những nguồn triết lý cho tư tưởng khoa học cận đại, tư tưởng khoa học của các thế kỷ 17 và 18 đã từ từ sói mòn nó. Isaac Newton cung cấp cho ta chứng cớ quan trọng nhất của việc thay đổi này. “Nền thần học tiêu cực” của các giáo phụ Hy Lạp xưa tiếp tục sống còn nơi Newton: Ông nói ở phần kết luận cuốn sách nổi tiếng nhất của ông rằng “như người mù không có ý niệm gì về mầu sắc thế nào, chúng ta cũng không có ý niệm gì về cách Thiên Chúa vô cùng thông minh tri nhận và hiểu biết mọi sự như thế”. Nhưng ông cũng tuyên bố xác tín của ông, như một mục trong triết lý tự nhiên có cơ sở, một triết lý có thể “nói về [Thiên Chúa] từ những vẻ bề ngoài của sự vật” rằng không thể gán “hệ thống tuyệt đẹp của mặt trời, các hành tinh, và sao chổi” cho một “sự tất yếu siêu hình mù quáng”, nhưng “chỉ có thể phát xuất từ dự định và quyền lực của Một Hữu Thể thông minh và quyền năng” Đấng cai quản mọi loài “không như linh hồn của thế giới mà như Chúa Tể muôn loài” (4). Ở một nơi khác, ông quả quyết, không hề có “mâu thuẫn” trong việc nhìn nhận rằng, là Nguyên Nhân Thứ Nhất, Thiên Chúa có thể “thay đổi các định luật của Thiên Nhiên” (do đó xem ra thừa nhận có phép lạ) nhưng đồng thời vẫn có thể giả định rằng thế giới “một khi đã hình thành...có thể tiếp diễn bởi các định luật ấy trong nhiều thời đại” (do đó xem ra bác bỏ khả thể phép lạ) (5). Trong các trước tác của ông về thần học và giải thích Kinh Thánh, Newton chấp nhận các câu truyện về phép lạ của Kinh thánh là đúng sự thật, nhất là các câu truyện được gán cho Chúa Giêsu, nhưng các phép lạ không dẫn đến hình ảnh chính thống về Chúa Kitô Vũ Trụ. Vì ông bác bỏ các học lý truyền thống về Chúa Ba Ngôi và con người của Chúa Giêsu, coi chúng như bất tương hợp với cả lý trí lẫn Kinh Thánh, và, giống như John Milton, dạy rằng Chúa Giêsu phụ thuộc vào Chúa Cha, một chủ trương khiến ông bị coi là theo phái “Ariô” (6).

Chỉ còn việc phải bác bỏ chính các phép lạ, coi chúng như một bằng chứng không thể chấp nhận. David Hume quả quyết rằng “trong suốt lịch sử, không tìm thấy bất cứ phép lạ nào được chứng thực bởi đủ số người có lương tri, có giáo dục và học hỏi mà không bị chất vấn, đủ bảo đảm để chúng ta khỏi bị ảo tưởng nơi chúng” (7). Phản ảnh thói quen của Phong Trào Ánh Sáng trong việc hạ giá toàn bộ Kitô Giáo về phương diện lịch sử bằng cách tấn công Đạo Công Giáo Rôma, ông nhắc đến một số được coi là phép lạ, trong quá khứ và hiện tại, “của Hy Lạp cổ, Trung Hoa, và Công Giáo Rôma” nhưng hoàn toàn im lặng đối với các phép lạ trong các Tin Mừng, thích xem xét các phép lạ trong Ngũ Kinh hơn. Bằng cách quả quyết rằng không phải lý lẽ mà là đức tin mới là nền tảng của “tôn giáo thánh thiện nhất của chúng ta”, ông kết luận bằng cách lập luận rằng đức tin là phép lạ vĩ đại nhất, và quả tình, là phép lạ duy nhất.

“Xét chung, chúng ta có thể kết luận rằng Kitô Giáo không những được lưu ý trước nhất nhờ các phép lạ, nhưng cả ngày nay, cũng không thể được bất cứ người có lý trí nào tin nếu không có phép lạ. Một mình lý trí mà thôi không đủ để thuyết phục chúng ta tin tính chân thực của nó: và bất cứ ai được Đức Tin đánh động mà bằng lòng tin nó, đều ý thức có một phép lạ tiếp diễn trong chính con người họ, một điều đảo ngược mọi nguyên tắc của trí hiểu của họ, và mang lại cho họ một quyết tâm tin điều trái ngược với phong tục và kinh nghiệm”.

Trong bối cảnh trên, các phép lạ của Chúa Giêsu mất hết năng lực để chứng minh Người là ai. Vì, như Goethe đã đặt vào miệng Faust câu nói này “phép lạ là con đẻ yêu quí nhất của đức tin [Das Wunder ist des Glaubens liebstes Kind]” hơn là ngược lại (8).

Do đó, phép lạ là một vấn đề cho cả khoa học (thường gọi là triết học tự nhiên) lẫn lịch sử. Trong khảo sát của Edward Gibbon về 5 nguyên nhân lịch sử làm Kitô giáo chiến thắng đế quốc Rôma, phép lạ là nguyên nhân thứ ba. Gibbon dùng vấn đề phép lạ để mô tả cách “cả tin” (credulity) và “cuồng tín” vốn rất thịnh hành trong phong trào Kitô Giáo của 3 thế kỷ đầu tiên. Ông nhận xét một cách tinh quái rằng “trong cuộc tranh cãi tốt đẹp và quan trọng này, nhiệm vụ của một sử gia không kêu gọi ông phải lồng phán đoán riêng của ông” vào vấn đề liệu các phép lạ có tiếp tục hay không sau thời các tông đồ. Và một cách còn tinh quái hơn, ông đã kết thúc chương bằng cách xem xét cả các phép lạ thời các tông đồ, nhất là các phép lạ do chính Chúa Giêsu thực hiện. Ông viết “làm thế nào ta có thể bào chữa việc thiếu lưu ý một cách lười lĩnh của thế giới Ngoại giáo và triết học vào các bằng chứng vốn được bàn tay Toàn Năng trình bầy, không phải vì lý lẽ của chúng, mà vì các ngữ nghĩa của chúng”. Vì, ông viết tiếp “thời Chúa Kitô, các tông đồ và các môn đệ đầu tiên của các vị, học lý các vị giảng dạy được xác nhận bởi rất nhiều các chuyện thần kỳ... Các định luật tự nhiên thường bị đình chỉ vì lợi ích của Giáo Hội”. Rồi, bằng cách tập chú vào phép lạ ngoạn mục nhất, ông dí dỏm tố cáo các nhà văn cổ điển đã “thiếu sót nhắc tới hiện tượng vĩ đại nhất mà đôi mắt trần tục từng được mục kích từ lúc tạo thiên lập địa... bóng tối siêu tự nhiên trong biến cố Thụ Nạn” khi mặt trời bị phủ kín suốt trong 3 tiếng đồng hồ vào Thứ Sáu Tuần Thánh khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá (9).

Cùng trong một tinh thần như thế, Gibbon đã tự chế, không liệt kê thẩm quyền luân lý và tôn giáo nổi bật của nhân vật Giêsu Kitô như một trong năm “nguyên nhân đệ nhị đẳng của việc phát triển nhanh chóng Giáo Hội Kitô Giáo” nhưng, để làm “câu trả lời hiển nhiên nhưng thỏa đáng” cho toàn bộ câu hỏi, ông cho rằng chiến thắng của Kitô Giáo (hay, như ông gọi sau này, “chiến thắng của chủ nghĩa man rợ và tôn giáo”) là “nhờ bằng chứng đầy thuyết phục của chính học lý, và nhờ ơn quan phòng thông trị của Tác Giả vĩ đại của nó”. Tuy nhiên, việc xem xét câu trả lời này vượt quá “nhiệm vụ của sử gia”. Thay vào đó, ông muốn đặt Kitô giáo tiên khởi vào một cuộc phân tích lịch sử có tính khảo cứu và xét theo nhiều khía cạnh, có tính phá phách. Trong các chương sau đó, ông thảo luận việc xuất hiện và phát triển của học lý Ba Ngôi, nhất là tuyên tín cho rằng Chúa Kitô có “cùng bản thể với Chúa Cha”, và lịch sử của học lý nhập thể (10). Nhưng chỉ trong tương quan tới các cuộc tranh cãi thần học về con người và các bản tính của Chúa Kitô, ông mới nói một điều gì đó có ý nghĩa về cuộc đời của Chúa Giêsu, nhưng sau đó đã bác bỏ nó trong một đoạn văn duy nhất:

“Những bạn đồng hành quen thuộc của Đức Giêsu Nadarét nói chuyện với bằng hữu và đồng bào của họ, những người, xét về mọi hành động thuộc đời sống lý trí và động vật, xem ra thuộc cùng loại như chính họ. Sự tiến triển của Người từ tuổi thơ sang tuổi trẻ và người lớn được đánh dấu bằng việc gia tăng tầm thước và sự khôn ngoan; và, sau một cơn hấp hối đau đớn cả trong tâm trí lẫn nơi cơ thể, Người đã tắt thở trên thập giá. Người sống và chết để phục vụ nhân loại... Những giọt nước mắt Người nhỏ ra vì một người bạn và quê hương Người có thể được trân trọng coi như bằng chứng trong sáng nhất về nhân tính của Người” (11).

Giờ đây, như một học giả thế kỷ 20 từng gợi ý, điều có thể đúng là việc gọi “sự lôi cuốn độc đáo của nhân vật chính của Kitô giáo như đã được trình bày trong các Tin Mừng Nhất Lãm... là nhân tố đệ nhất đẳng trong thành công của Kitô giáo” chỉ là “sản phẩm của chủ nghĩa duy tâm (idealism) và nhân đạo (humanitarianism) của thế kỷ 19” (12). Tuy nhiên điều này không có nghĩa lịch sử về cuộc đời và cái chết, các giáo huấn và phép lạ, sự tiền hữu (preexistence) và được tôn vinh, của Chúa Giêsu không nổi bật trong chiến thắng của phong trào Kitô giáo. Nhưng sử gia Gibbon lại không xử lý với lịch sử này.

Các sử gia khác thời Gibbon ít do dự hơn. Thực vậy, cố gắng nhằm tái dựng tiểu sử của Chúa Giêsu từ các dữ kiện trong các sách Tin Mừng, vào ngay lúc Gibbon cho xuất bản cuốn đầu tiên của ông ta vào năm 1776, sẽ trở thành bận tâm hàng đầu của các học giả và những nhà trí thức khác ở nhiều lãnh thổ khác nhau. Vì năm 1778, triết gia và là nhà phê bình văn học người Đức Gotthold Ephraim Lessing cho xuất bản một khảo luận mang tên Liên Quan Đến Ý Hướng của Chúa Giêsu và Các Giáo Huấn của Người, như cuốn cuối cùng của bộ sách gồm 7 cuốn tựa là Wolfenbüttel Fragments của một tác giả nặc danh. Khảo luận này mở ra cuộc tranh luận về sứ điệp và mục đích chân chính của Chúa Giêsu, một cuộc tranh luận vốn tiếp diễn đến nay đã hai thế kỷ và chưa cho thấy dấu hiệu nào sẽ ngưng lại. Tác giả của khảo luận, cũng như của 6 cuốn Fragments trước đó, chính là Hermann Samuel Reimarus, người vào lúc qua đời đã để lại một tác phẩm đồ sộ tựa là Hộ giáo cho Những Người Thuần Lý Thờ Phượng Thiên Chúa. Trong đó, ông bênh vực nền triết lý duy thần về tôn giáo, với nhiều cảm tình gần gũi với triết lý của Tindal, chống lại học lý truyền thống của Kitô giáo về Đấng Tạo Hóa và tạo thế, và ông nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu của các sách Tin Mừng “không dạy mầu nhiệm hoặc tín điều nào mới mẻ cả hoặc có ý định giảng dạy chúng”. Vì, “Nếu Chúa Giêsu muốn trình bày học lý lạ lùng về ba ngôi khác nhau trong cùng một bản tính Thiên Chúa... sao Người lại phải giữ im lặng về nó cho tới sau khi sống lại?” (13). Thành công của Chúa Giêsu và sứ điệp của Người không được qui cho các phép lạ, vốn là điều “không đáng để lưu ý” hay việc tỏ lộ các điều gọi là mầu nhiệm như Chúa Ba Ngôi, nhưng qui cho các động lực và nguyên cớ hoàn toàn tự nhiên, “một lý lẽ hoạt động và vốn từng hoạt động một cách tự nhiên đến nỗi ta không cần bất cứ phép lạ nào mới làm cho mọi chuyện trở nên khả niệm và rõ ràng. Chính làn gió mạnh thực chất (Cv 2:2) đã mau chóng mang mọi người lại với nhau. Đó chính là ngôn ngữ nguyên ủy thực sự đã tiến hành các phép lạ” (14).

Cuộc tranh cãi do việc Lessing công bố tác phẩm của Reimarus, dĩ nhiên, thuộc lịch sử thần học và nền bác học Tân Ước, nhưng nó trải dài quá giới thần học và do đó, cũng liên quan đến việc chúng ta khảo sát vị trí của Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa. Một thế kỷ sau Lessing, một nhà văn học người Đức khác và, như Leander Keck từng gọi ông, “một cựu thần học gia”, là David Friedrih Strauss, một lần nữa đã tập chú vào Reimarus để bảo vệ việc ông trình bày ý niệm “huyền thoại” như một phương thế tìm ra nhân vật khó nắm bắt bên trong và phía sau các trình thuật Tin Mừng (15). Cuốn Cuộc Đời Chúa Giêsu của Strauss, xuất bản lần đầu năm 1835-36, đã được phổ biến khắp thế giới, cả trong giới bình dân lẫn giới học thuật, khi nó được dịch sang tiếng Anh (nặc danh) bởi một nữ học giả trẻ người Anh là Mary Ann Evans, người, năm 1854, cũng sẽ dịch tác phẩm Yếu Tính Kitô Giáo của Ludwig Feuerbach; bà này được biết đến nhiều hơn qua bút hiệu George Eliot (16). Như người viết tiểu sử của bà ghi chú về bản dịch tác phẩm Feuerbach của bà, “Ít cuốn sách nào của thế kỷ 19 đã có một ảnh hưởng sâu xa hơn đối với tư duy tôn giáo ở Anh” (17). Và chính sự bạo dạn của Reimarus đã chuẩn bị đường để Strauss có được ảnh hưởng sâu xa đó, trước nhất ở Đức và sau đó ở Anh và Hoa Kỳ.

Như tư tưởng của Lessing và sự lưu ý của George Eliot đối với cuốn Cuộc Đời Chúa Giêsu của Strauss cho thấy, việc đi tìm Chúa Giêsu lịch sử không giới hạn nơi các học giả Kinh Thánh và thần học Đức mà tên tuổi đã tạo thành bản nội dung của cuốn “Cuộc Truy tầm Chúa Giêsu Lịch Sử” của Albert Schweitzer. Hơn thế nữa, như Otto Pfleiderer từng nhận định, đối với cả các nhà thần học, “việc khảo sát các chi tiết văn chương của các sách Tin Mừng” trở thành nổi bật “đến nỗi việc quan tâm tới các vấn đề tối cao của lịch sử tin mừng dường như không còn được ai nhìn ra nữa” (18). Nhưng ở hậu bán thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, cuộc truy tầm Chúa Giêsu Lịch Sử đã trở thành một ơn gọi đối với các nhà trí thức khác, ít nhất cũng giống như đối với các nhà thần học và học giả Tân Ước. Trong việc đi tìm các cách mới mẻ để hiểu thực tại, chứng thực nền luân lý, và tổ chức xã hội, lúc mà nền chính thống cũ đã mất hết tư thế, họ tự đảm nhiệm việc tái giải thích các tác phẩm cổ điển chính của nền văn hóa Tây Phương một cách khiến sứ điệp của chúng được thời đại mới tiếp cận. Nếu sự hợp nhất siêu hình với Thiên Chúa trong Ba Ngôi và mạc khải lạ lùng từ trên cao không còn tạo thế giá cho sứ điệp của Chúa Giêsu nữa, thì sự hoà hợp giữa sứ điệp của Người và những gì tốt đẹp nhất trong túi khôn nhân bản khắp nơi có thể tạo được điều đó. Trong khi người khác chỉ thấy một phần, thì “Người thấy đời sống một cách đều đặn và Người thấy nó một cách toàn diện” (như Matthew Arnold vốn nói về Sophocles); nhưng cách Người làm thế nằm trong thế liên tục với toàn bộ kinh nghiệm nhân bản.

Do đó, các học giả của Phong Trào Ánh Sáng truy tầm Chúa Giêsu Lịch Sử cùng một lúc cũng đã dấn thân vào điều có thể gọi là cuộc truy tầm Homer Lịch sử và cuộc truy tầm Socrates lịch sử, cũng như cuộc truy tầm Môsê lịch sử. Non hai thập niên sau khi công bố khảo luận của Reimarus về Chúa Giêsu trong các sách Tin Mừng, Friedrich August Wolf, một trong các nhà tiên phong của nền học giả cổ điển cận đại, viết cuốn Prolegomena ad Homerum (Dẫn nhập vào Homer). Trong đó, ông lập luận rằng Homer không phải là tên của một thiên tài thi ca cá thể nào đã sáng tác ra IliadOdyssey, nhưng là tên đặt cho nhiều nguồn nay được thu thập thành những vần thơ anh hùng ca đó. Phương pháp của Wolf giống nhiều kỹ thuật được dùng bởi các học giả khác trong việc nhận diện nhiều nguồn khác nhau đã được thu thập thành Ngũ Kinh và giống nhiều cố gắng tìm ra các tầng lớp khác nhau bằng cách lọc qua các sách Tin Mừng. Nhiều học giả cùng thời đã cố gắng một lần nữa nhằm giải quyết vấn đề mang tính Socrate; nhưng, như Jaeger nói,
“Schleiermacher là người đầu tiên phát biểu tính phức tạp trọn vẹn của vấn đề lịch sử này trong một câu hỏi cô đọng đơn nhất”. Trong một phát biểu khá gợi ý về vấn đề liên hệ giữa Các Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng Gioan, mà ông đích thân đề cập đến trong các Giảng Khóa của ông về Cuộc Đời Chúa Giêsu, Schleiermacher, người phiên dịch Platông sang tiếng Đức, đã đặt câu hỏi: “Socrates còn có thể đã là chi, ngoài những điều Xenophon nói ông là, không mâu thuẫn với các phẩm tính đặc trưng và qui luật sống mà Xenophon quả quyết tuyên bố là của Socrates, và ông phải đã là chi, để đem lại cho Platông sự thúc đẩy và sự biện minh trong việc mô tả ông như ông là trong các cuộc đối thoại” (19).

Các song đối giữa Socrates và Chúa Giêsu đã được đưa ra trong các thế kỷ thứ hai và thứ ba, như ta đã thấy trước đây. Và một lần nữa trong phong trào Ánh Sáng, các song đối này chắc chắn không phải chỉ có tầm quan trọng về văn học mà thôi. Cả Socrates lẫn Chúa Giêsu đều là những vị thầy xuất chúng; cả hai vị đều thúc đẩy và thực hành tính đơn giản trong đời sống; cả hai vị đều được coi như người phản bội tôn giáo của cộng đồng mình; không vị nào viết lách chi; cả hai vị đều bị hành hình; và cả hai vị đều trở thành chủ đề cho các truyền thống khó hay không thể hoà giải được. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các song đối này còn đi xa hơn chính các điểm tương tự gây ngạc nhiên ấy. Vì, các nhà tư tưởng của phong trào Ánh Sáng vốn coi Socrates như bằng chứng cho sự hiện diện của một đức khôn ngoan và sức mạnh luân lý, mà vì vượt quá các giới hạn mạc khải vốn cho là của Kinh Thánh, nên hẳn phải phát xuất từ Đấng Thiên Chúa mà Chúa Giêsu vốn gọi là Cha. Nếu, như tự ngôn của Tin Mừng Gioan quả quyết, Lời-Logos từng nhập thể nơi Chúa Giêsu Nadarét là “ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Ga 1:9), bất luận là người Do Thái hay Kitô hữu, người Hy Lạp hay ngoại giáo, thì Socrates khiến cho việc giới hạn hoạt động mạc khải của Thiên Chúa, có lẽ cả hoạt động cứu rỗi của Người, vào lịch sử dân Israel và lịch sử Giáo Hội trở nên cực kỳ khó khăn. Và nếu Thiên Chúa chân thật từng lên tiếng và hành động qua Socrates, thì điều này rõ ràng có nghĩa chân lý thần thiêng có tính phổ quát. Nếu nó có tính phổ quát, thì cả Socrates lẫn Chúa Giêsu hẳn phải đã dạy rằng nó như thế.

Mặt khác, ngay những người sẵn sàng thừa nhận sức mạnh của song đối cũng quan tâm đến việc nhận diện tính trổi vượt và khác biệt của con người và giáo huấn của Chúa Giêsu, chỉ có điều là người ta có khả năng tìm ra đâu là con người đích thực và đâu là giáo huấn chân chính của Người, đàng sau bức màn của các tông đồ và tác giả tin mừng. Joseph Priestley, nhà khoa học và học giả, đã đảm nhiệm việc gỡ Chúa Giêsu Lịch sử ra khỏi mớ bòng bong gồm các nguồn từng nói về Người bằng cách viết một tác phẩm khá dài tựa là Các Sửa Đổi Sai Lạc của Kitô giáo (The Corruptions of Christianity) và thu thập Một Hòa Hợp Các Sách Tin Mừng (A Harmony of the Gospels). Trong một tác phẩm khác, một cuốn sách mỏng gồm 60 trang nói tới các tương đồng và dị biệt giữa Chúa Giêsu và Socrates, ông cố gắng tỏ ra công bằng với tính vĩ đại về triết học và tầm vóc về luân lý của Socrates, nhưng giảm nhẹ về khía cạnh trổi vượt có tính yếu tính của Chúa Giêsu:

“Khi so sánh nhân cách, giáo huấn luân lý, và toàn bộ tiểu sử của Socrates và Chúa Giêsu, tôi nghĩ, ta không thể không ngạc nhiên một cách hợp lý trước ưu thế lớn lao của tôn giáo mạc khải, chẳng hạn như tôn giáo của người Do Thái và các Kitô hữu, trong việc soi sáng và mở rộng tâm trí con người, và đem lại cho họ sự trổi vượt cao hơn về nhân cách. Điều này mà thôi có thể giài thích sự khác nhau giữa Socrates và Chúa Giêsu, và các môn đồ của mỗi vị; nhưng hoàn cảnh duy nhất này quá đủ cho mục đích” (20).

Đối với Priestley, Chúa Giêsu không còn là Đấng Kitô Vũ Trụ nữa hay Ngôi Hai Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng Người là bậc thầy được Thiên Chúa linh hứng, một cách mà đến Socrates cũng không sánh được.

Cuốn So Sánh Socrates và Chúa Giêsu (Socrates and Jesus Compared) của Priestley, cũg như các tác phẩm khác của ông về thần học và nghiên cứu Kinh Thánh đã gây một ảnh hưởng sâu xa đối với một người chắc chắn nổi tiếng nhất trong tất cả những người tham dự cuộc truy tầm Chúa Giêsu Lịch Sử (mặc dù Schweitzer không nhắc nhiều đến tên ông): đó là Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Hiệp Chúng Quốc. Mà sự tò mò của Jefferson về vấn đề Chúa Giêsu và các sách Tin Mừng cũng không phải chỉ là một trong số gần như vô tận các thú giải trí (hobbies) bác học và khoa học trong đó, trí thông minh rộng lớn và sắc sảo của ông dấn bước vào; đúng hơn, Jefferson quan tâm tới các vấn đề này gần như suốt cả cuộc đời trưởng thành của ông. Như Daniel Boorstin từng nhận xét, ông xác tín rằng “một Kitô được tinh lọc có thể cổ vũ sự lành mạnh về luân lý trong khung cảnh thực tế của Nước Mỹ thế kỷ 18” (21). Bởi thế, ông đã hành xử cả như một chính khách và một nhà triết học khi ông đảm nhiệm việc khám phá (hay tái khám phá) ra thứ Kitô giáo được tinh lọc đó, và kết quả khám phá của ông đã góp phần hình thành ra truyền thống Hoa Kỳ.

Viết ở tuổi giữa 40, ông thú nhận rằng “ngay từ những ngày đầu đời” ông đã cảm thấy “sự khó khăn trong việc hòa hợp ý niệm Độc Nhất và Tam Vị” trong tín lý truyền thống của Kitô giáo. Theo phán doán của ông, các tín lý như Tam Vị là điều không cần thiết để giải thích về Chúa Giêsu Kitô, Đấng là “người, sinh bất hợp pháp, có trái tim nhân từ, và một tâm trí hăng hái, người khởi đầu không có cao vọng (pretensions) thần tính, kết cục đã tin các cao vọng đó, và đã chịu tử hình vì tội dấy loạn bằng cách bị chết treo theo Luật Rôma”. Và cũng không đủ khi chỉ bác bỏ truyền thống tín điều và phụng vụ của Kitô Giáo chính thống hay tái lập sứ điệp của Kinh Thánh. Jefferson xác tín rằng không được tự động đánh đồng Kitô giáo tinh lọc mà ông truy tầm, tức sứ điệp chân thực của Chúa Giêsu, với toàn bộ nội dung các Sách Tin Mừng, và do đó, điều cần là rút sứ điệp đó ra từ hình thức hiện nay của các bản văn. Xác tín này phát sinh ra hai cố gắng riêng biệt nhằm đạt được điều chính ông gọi là “rút điều thực sự của Người ra khỏi đống rác vốn chôn vùi nó, dễ dàng phân biệt bởi nét huy hoàng của nó so với nét rác rưởi của những người viết tiểu sử Người, và càng tách biệt càng tốt như kim cương ra khỏi đống phân” (22).

Cố gằng đầu tiên được thực hiện tháng Hai năm 1804, khi Jefferson làm tổng thống. Làm việc ở Tòa Bạch Ốc, “một cách quá hấp tấp” (như sau này ông thú nhận), ông hoàn tất nhiệm vụ trong “hai hoặc ba đêm mà thôi ở Washington sau khi hoàn tất nhiệm vụ buổi tối là đọc thư từ và báo chí trong ngày”. Như tấm hình chụp bản sao nguyên thủy trang đầu tiên cho thấy, mô phỏng lối chữ viết tay của chính Jefferson, tác phẩm mang tựa đề “The Philosophy of Jesus Christ” (Triết lý của Chúa Giêsu Kitô). Tựa đề phụ quả quyết rằng tác phẩm này “rút ra từ trình thuật về cuộc đời và học thuyết của Người như Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan trình bày” và điều được ông trình bày là “một bản tóm tắt Tân Ước dành cho những người Thổ Dân (indians) không bối rối với những vấn đề sự kiện hoặc đức tin vượt quá trình độ thấu hiểu của họ”. Bất chấp ông có ám chỉ người “Thổ Dân” khi dùng chữ “Indians” hay chỉ các đối thủ chính trị của ông, ông vẫn tự đảm nhiệm việc cắt xén từ hai bản in Tân Ước bằng tiếng Anh những câu nói được ông coi là chân chính, vì, như ông nói, chúng “dễ được phân biệt” với “rác rưởi” của các tác giả Tin Mừng.

Một thời gian lâu sau khi rời chức tổng thống, Jefferson trở lại với việc tìm tòi Tân Ước, và có lẽ, vào mùa hè năm 1820, hoàn thành một công trình thu thập nhiều tham vọng hơn, tựa là “The Life and Morals of Jesus of Nazareth Extracted textually from the Gospels in Greek, Latin, French & English” (Cuộc đời và Nền Luân Lý của Chúa Giêsu Nadarét rút từ bản văn của Các Sách Tin Mừng bằng tiếng Hy Lạp, Latinh, Pháp và Anh). Bản văn được trình bày bằng bốn cột song song trong 4 thứ tiếng, được ráp nối theo một thứ tự được ông phác thảo trong bản mục lục sơ khởi. Điều bị ông bỏ đi, xét về nhiều phương diện, nói với ta nhiều hơn là những điều được ông trình bày. Cả đoạn đầu cũng như đoạn cuối của trình thuật Tin Mừng đều bị ông xóa bỏ. Tự ngôn của Tin Mừng Gioan biến mất, các trình thuật truyền tin, sinh hạ đồng trinh, và việc các thiên thần hiện ra với các người chăn chiên cũng thế. Trình thuật của ông kết thúc với việc nối phần đầu của Tin Mừng Gioan 19:42 với phần cuối của Mátthêu 27:60 “Họ đặt Chúa Giêsu ở đó và lăn tảng đá lớn trước cửa mồ, rồi trẩy đi”. Không nhắc chi tới phục sinh. Trong cuốn Triết Lý Của Chúa Giêsu, Luca 2:40 được trích trọn vẹn “Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và ơn thánh Thiên Chúa ở trên cậu”. Nhưng trong cuốn Cuộc đời và Nền Luân Lý của Chúa Giêsu, ông đã xóa bỏ khỏi cả bốn ngôn ngữ, câu cuối cùng “và ơn thánh Thiên Chúa ở trên cậu” (23). Như người hiệu đính dịch bản Tin Mừng của Jefferson từng viết, một cách khá nhẹ nhàng nhưng không kém phần hữu hiệu, “mặc dù nhiều học giả Kinh Thánh lỗi lạc nản lòng trước thách thức gỡ rối nhiều lớp lang của Tân Ước, nhà duy lý Jefferson hết sức tự tin khả năng phân biệt của ông giữa các giới điều thực và giả của Chúa Giêsu” (24).

Chúa Giêsu, Đấng xuất hiện từ phương pháp phân biệt giữa thực và giả này, là Thầy Dạy Lương Tri, hoặc theo lời Jefferson, “Nhà Cải Cách vĩ đại nhất trong Mọi Nhà Cải Cách của tôn giáo suy đồi nhất của đất nước mình”. Nội dung sứ điệp của vị này là nền luân lý tuyệt đối yêu thương và phục vụ, một nền luân lý không lệ thuộc cả các tín điều Chúa Ba Ngôi lẫn hai bản tính nơi Chúa Kitô hoặc lệ thuộc chủ trương cho rằng vị này có ơn linh hứng độc đáo từ Thiên Chúa, nhưng tự nó được các người nghe thừa nhận bởi giá trị nội tại của nó. Nhưng như một nghiên cứu về ông nhận định, Jefferson có “một quan niệm về các chân lý hiển nhiên rất phù hợp với nền huấn luyện tổng quát, các sách ông đọc, và các khuyến cáo của ông, và ngôn ngữ ông dùng cả trong và của Tuyên Ngôn [Độc Lập]”; nhưng “các chân lý” ông coi là “hiển nhiên” vừa “chuyên biệt hơn” vừa “lẫn lộn hơn” các chân lý được một số người cùng thời với ông đề xuất (25). Hiển nhiên, nguồn gốc cho cả tính chuyên biệt lẫn tính lẫn lộn là việc ông hiểu “triết lý” và “luân lý” chứa đượng trong sứ điệp của Chúa Giêsu trong tư cách Thầy Dạy Lương Tri. Nhiều yếu tố này trong hình ảnh của phong trào Ánh Sáng về Chúa Giêsu đã được tóm lược cách súc tích trong lá thư nổi tiếng của đồng nghiệp Jefferson là Benjamin Franklin, viết cho Ezra Stiles, chủ tịch Cao Đẳng Yale, vài tuần trước khi chết:

Về Chúa Giêsu Nadarét, ý kiến của tôi về người mà ông đặc biệt ước muốn, tôi nghĩ hệ thống triết lý và luân lý, như Người để lại cho chúng ta, là hệ thống tốt nhất thế giới từng đã thấy và còn được thấy; nhưng tôi cảm thấy rõ nó vốn nhận được một số thay đổi làm nó ra sai lạc, và cùng với phần lớn những nhà bất đồng hiện nay tại Anh, tôi vốn có một số hoài nghi về thần tính của Người, dù đây là một vấn đề tôi không muốn nói tới một cách giáo điều, vì chưa bao giờ nghiên cứu về nó, và tôi nghĩ hiện không cần phải bận bịu với nó khi tôi hy vọng chẳng bao lâu sẽ có dịp biết sự thật cách đỡ rắc rối hơn. Tuy nhiên, tôi thấy chẳng hại chi khi tin điều đó, nếu niềm tin này mang lại hậu quả tốt, như có thể nó đã mang lại, khi làm cho học lý của Người được tôn kính hơn và tuân giữ tốt hơn” (26).

Có lẽ điều chính xác là cho rằng “ít người Hoa Kỳ nào khác thời ông có thể nói” được điều trên (27), nhưng đối với Franklin và Jefferson, sứ điệp lương tri ấy đã đủ, và người ta có thể đọc cuốn Poor Richard’s Almanak như một thu thập về nó. Nhưng đối với nhiều người khác, điều ấy một là quá nhiều hai là quá ít, hoặc có lẽ cả hai.

_____________________________________________________________________

Ghi Chú

(1) Xem Peter Gay, The Enlightenment : An Iterpretation , 2 vols. (New York: Alfred A. Knopf, 1966-69) 1:256-321.
(2) Thánh Augustine, City of God, 10.18.
(3) Thánh Augustine, On the Benefit of Believing 14.32.
(4) Isaac Newton, Mathematical Principles of Natural Philosopy, bk. 3, “The System of the World” General Scholium.
(5) Newton, bk. 3, pt.1.
(6) Edwin A, Burtt, The Metaphysical Foundations of Modern Science, 2d ed. (1932; Garden City, N.Y.: Anchor Books, 1954) tr. 283-302.
(7) David Hume, Enquiry concerning Human Understanding, se.10, pt. 2, trong The English Philosophers from Bacon to Mill, ed. Edwin A.Burtt (New YOrk: Modern Library, 1939) tr. 657-67.
(8) Goethe, Faust 766.
(9) Edward Gibbon, The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, ed. John Bagnell Bury, 7 vols. (London: Methuen, 1896-1900) 2:28-31, 69-70.
(10) Gibbon, Decline and Fall, 2:335-87; 5:96-168.
(11) Gibbon, Decline and Fall, 5:97-98.
(12) Arthur Darby Nock, Conversion: The Old and The New in the Religion from Alexander the Great to Augustine of Hippo (Oxford: Oxford University Press, 1933) tr. 210.
(13) Hermann Samuel Reimarus, Fragments, bản tiếng Anh của Ralph S.Fraser, ed. Charles H. Talbert (Philadelphia: Fortress Press, 1977) tr. 72, 95-96.
(14) Reimarus, Fragments, tr.269.
(15) Leander E. Keck, ed., The Christ of Faith and Jesus of History, của David Friedrich Strauss (Philadelphia: Fortress Press, 1977) tr. xxxiii.
(16) David Friedrich Strauss, The Life of Jesus Critically Examined, 5th ed., dẫn nhập của Otto Pfleiderer (London: Swan Sonnenschein, 1906).
(17) Gordon Haight, George Eliot: A Biography (New York: Oxford University Press, 1968) tr.59
(18) Otto Pfleiderer, “Introduction” to English Translation of Strauss, Life of Jesus, tr. xxi.
(19) Werner Jaeger, Paideia: The Ideals of Greek Culture, bản tiếng Anh của Gilbert Highet, 3 vols. (New York: Oxford University Press, 1943-45) 2:21.
(20) Joseph Priestley, Socrates and Jesus Compared (Philadelphia, 1803) tr. 48.
(21) Daniel J. Boorstin, the Lost World of Thomas Jefferson (Boston: Beacon Press, 1960) tr.156.
(22) Jefferson to William Short, 31 October 1819, trong Jefferson’s Extracts from the Gospels, ed. Dickinson W. Adams (Princeton: Princeton IUniversity Press, 1983) tr. 388.
(23) Adams, Jefferson’s Extracts, tr.60; tr.135 và ghi hú (tr.300).
(24) Adams, Jefferson’s Extracts, tr. 27-28.
(25) Gary Wills, Inventing America: Jefferson’s Declaration of Independence (New York: Vintage Books, 1979) tr.191.
(26) Benjamin Franklin’s Autobiographical Writings, ed. Carl Van Doren (New York: Viking Press, 1945) tr. 784.
(27) Henry F. May, The Enlightenment in America (New York: Oxford University Press, 1976) tr. 128-29.
 
VietCatholic TV
Quá bi thảm: Bệnh nhân Công Giáo bị đánh đến chết chỉ vì cầu nguyện trong bệnh viện ở California!
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:15 31/12/2020


1. Bệnh nhân bị đập chết vì cầu nguyện trong một bệnh viện ở California

Quá sức ngỡ ngàng: Bệnh nhân COVID-19 người Công Giáo bị đập chết vì cầu nguyện trong một bệnh viện ở California, Hoa Kỳ

Jesse Martinez, 37 tuổi, một bệnh nhân COVID-19 đã đánh chết một bệnh nhân khác bằng bình oxy tại Bệnh viện Antelope Valley ở Lancaster, California. Hắn sẽ bị kết án vào ngày 31 tháng 12 về tội giết người, ngược đãi người cao niên, và tội ác hận thù tôn giáo. Bộ Tư Pháp California cho biết như trên.

Nạn nhân, David Hernandez-Garcia, một người đàn ông 82 tuổi, là một người Công Giáo Mỹ Latinh, là cư dân của Lancaster, một vùng ngoại ô phía bắc Los Angeles ở California. Ông đang được điều trị vì nhiễm COVID-19 trong một căn phòng dành cho hai người.

Theo một báo cáo từ Sở cảnh sát hạt Los Angeles, vào khoảng 9 giờ 45 sáng thứ Năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020, “nạn nhân đang ở Bệnh viện Antelope Valley để được điều trị Covid-19. Ông ở trong một căn phòng dành cho hai người cùng với nghi phạm, là người cũng đang được điều trị COVID-19 tại đây. Nghi phạm trở nên khó chịu khi nạn nhân bắt đầu cầu nguyện. Sau đó hắn ta dùng bình oxy đánh nạn nhân”.

“Nạn nhân đã lâm nguy tính mạng vì các vết thương này và được tuyên bố đã qua đời vào khoảng 10 giờ 20 sáng ngày hôm sau 18 tháng 12 năm 2020. Nạn nhân và nghi phạm không hề quen biết nhau”, tuyên bố cho biết thêm.

Martinez bị bắt tại hiện trường sau khi nhân viên bệnh viện giam giữ anh ta cho đến khi cảnh sát đến, theo lời của Trung úy Brandon Dean, phát ngôn viên của Sở cảnh sát.

Các quan chức thành phố cho biết bệnh viện không thể làm gì hơn để ngăn chặn bạo lực, vì bệnh viện đang được dùng như một trung tâm chăm sóc khẩn cấp, “thiếu nhân viên nghiêm trọng và nhân viên y tế đang bị kiệt sức”.

Sở cảnh sát nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng cuộc điều tra vẫn đang diễn ra và họ không thể bình luận gì thêm. Một phát ngôn viên của bệnh viện cũng đưa ra lý do này để không bình luận.

Theo Văn phòng Biện lý Quận Los Angeles, theo dự trù ban đầu Martinez được đưa ra tòa vào ngày Thứ Hai, 28 Tháng Mười Hai. Tuy nhiên, phiên tòa phải dời đến ngày Giao Thừa vì hắn không thể ra tòa vì lý do y tế. Hồ sơ trong tù của cảnh sát cho thấy hắn ta đang bị giam giữ tại Cơ sở Cải huấn Tòa tháp Đôi ở trung tâm thành phố Los Angeles chứ không phải được tại ngoại hầu tra với số tiền bảo lãnh là một triệu đô la, như được một số phương tiện truyền thông báo cáo.

Hắn ta có thể phải đối mặt với 28 năm tù chung thân nếu bị kết tội.


Source:Catholic News Agency

2. Phản ứng của các Giám Mục Á Căn Đình trước quyết định hợp pháp hoá phá thai tại quốc gia này

Sau khi Thượng Viện ở Á Căn Đình hợp pháp hóa việc phá thai vào đầu giờ ngày thứ Tư, 30 tháng 12, Hội đồng Giám mục Á Căn Đình đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc giới lãnh đạo chính trị của đất nước đã xa rời tình cảm của người dân và thề sẽ tiếp tục làm việc “với sự kiên định và lòng say mê trong việc chăm sóc và phục vụ cuộc sống”.

Dự luật hợp pháp hóa việc phá thai được Tổng thống Alberto Fernandez đưa ra, để thực hiện lời hứa tranh cử của ông ta, đã được thông qua tại Thượng Viện với 38 phiếu thuận, 29 phiếu chống, 1 phiếu trắng và 4 phiếu vắng mặt sau 12 giờ tranh luận. Dự luật trước đó đã được Hạ Viện thông qua.

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11 năm 2020 do nhà thăm dò độc lập Giacobbe & Asociados thực hiện, 60% người Á Căn Đình phản đối luật cho phép phá thai, trong khi chỉ 26.7% ủng hộ. Nhưng luật phá thai này, một trong những luật cực đoan nhất trên thế giới và không có một luật phá thai nào ở mức tương tự trong khu vực, đã được các phương tiện truyền thông, các nhân vật truyền hình và những người có ảnh hưởng ủng hộ mạnh mẽ.

Chiêu thức mua chuộc các phương tiện truyền thông để đồng loạt đứng về một phía đã được áp dụng trong vụ án Đức Hồng Y Pell tại Úc Đại Lợi, và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 vừa qua, một lần nữa đã được áp dụng tại Á Căn Đình, và một lần nữa chứng tỏ hiệu quả của nó.

“Luật mới được biểu quyết sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong đất nước chúng ta”, tuyên bố của các giám mục nhận định. “Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc về sự xa rời của hàng lãnh đạo với tình cảm của người dân, là điều đã được chứng minh bằng nhiều cách khác nhau là có lợi cho cuộc sống trên khắp đất nước của chúng ta.” Á Căn Đình thực sự đã chứng kiến các cuộc tuần hành hòa bình vì cuộc sống lớn nhất trong lịch sử của mình, nhưng hầu như bị báo chí địa phương phớt lờ.

“Chúng tôi chắc chắn rằng người dân của chúng ta sẽ luôn tiếp tục lựa chọn ủng hộ cuộc sống và tất cả cuộc sống. Và cùng với những tín hữu của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc vì những ưu tiên đích thực cần được quan tâm khẩn cấp ở đất nước chúng ta”.

Các giám mục cũng nói rằng trong khi tập trung vào việc hợp pháp hóa việc phá thai, chính phủ này đã thất bại. “Trẻ em sống trong cảnh nghèo đói ngày càng đáng báo động, nhiều học sinh bỏ học, đại dịch gây ra nạn đói và thất nghiệp cấp bách ảnh hưởng đến nhiều gia đình, cũng như hoàn cảnh bi đát của những người đã nghỉ hưu, mà trong những giờ này, quyền lợi của họ bị vi phạm một lần nữa”.

Cuối cùng, tuyên bố bày tỏ lòng biết ơn đối với “tất cả các công dân và các nhà lập pháp đã bảo vệ sự chăm sóc cho tất cả cuộc sống.”

Tưởng cũng nên biết thêm, căng thẳng giữa Giáo Hội Công Giáo và nhà cầm quyền Á Căn Đình về vấn đề phá thai đã manh nha vào đầu năm 2005, khi Bộ trưởng Y tế, Ginés González García, công khai ủng hộ việc hợp pháp hóa việc phá thai, và sự im lặng của nữ tổng thống Kirchner về vấn đề này đã khiến Giáo hội tức giận.

Đức Cha Antonio Baseotto, Giám Mục giáo phận quân đội Á Căn Đình, là Giám Mục hăng hái nhất trong việc bày tỏ sự phẫn nộ đối với Ginés González García. Chính phủ Á Căn Đình phản ứng bằng cách ngừng không trả lương cho Đức Cha Baseotto. Theo một hiệp ước giữa Tòa Thánh và Á Căn Đình được ký kết ngày 28 tháng Giêng, 1967, các Giám Mục được nhà nước trả lương theo hàng các bộ trưởng và thống đốc.

Tổng thống Alberto Fernández, một người xưng mình là Công Giáo nhưng hung hăng công khai ủng hộ phá thai. Ông ta còn dám nói kháy Đức Giáo Hoàng chớ có nên buồn ông ta vì chuyện này. Theo một truyền thống, ngày cuối năm 31/12, Tổng thống cùng với người phối ngẫu và các bộ trưởng sẽ tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn cuối năm Te Deum do Đức Tổng Giám Mục Buenos Aires, hiện nay là Đức Hồng Y Mario Aurelio Poli cử hành.

Dịp này bao nhiêu con mắt sẽ dán vào phản ứng của Đức Hồng Y Mario Aurelio Poli. Liệu ngài có cho Alberto Fernández rước lễ hay không?

Đức Hồng Y Mario Aurelio Poli đã khẳng định nhiều lần ngài chống lại cái gọi là hôn nhân đồng tính, là bước tiếp theo của giáo gian Alberto Fernández.

Trong nhiều dịp khác nhau, Đức Hồng Y Poli đã tuyên bố rằng ngài muốn có một mối quan hệ tôn trọng nhưng tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước.


Source:Catholic News Agency

3. Hạ viện Paraguay giữ một phút im lặng cho những đứa trẻ sẽ chết tại Á Căn Đình

Hạ viện Paraguay đã cử hành một phút im lặng cho “những đứa trẻ sẽ chết” vài giờ sau khi Thượng viện ở nước láng giềng Á Căn Đình hợp pháp hóa việc phá thai.

Trong một tuyên bố và một đoạn video do văn phòng báo chí của Quốc hội Paraguay công bố, các vị đại diện dân cử Paraguay giữ một phút im lặng theo yêu cầu của dân biểu Raúl Latorre.

“Tôi xin anh chị em một phút im lặng cho hàng ngàn sinh mạng của các trẻ em người Á Căn Đình sắp mất, ngay cả trước khi họ được sinh ra, dựa trên quyết định gần đây của Thượng viện nước láng giềng”, ông Latorre nói.

Sau phút im lặng, dân biểu Basilio Núñez, một bác sĩ Y Khoa, nói rằng “những gì đã xảy ra ở Á Căn Đình là một thảm kịch”, và nhắc nhở rằng Hạ viện Paraguay đã tuyên bố mình là người ủng hộ cuộc sống và ủng hộ gia đình. Phút im lặng cũng được ủng hộ bởi ba phụ nữ hàng đầu trong Quốc hội, Norma Camacho, Blanca Vargas và Esmérita Sánchez.

Luật phá thai được giáo gian Alberto Fernandez đưa ra, đã được Thượng viện Á Căn Đình thông qua vào hôm Thứ Tư, 30 tháng 12. Luật mới, trên thực tế, sẽ cho phép phá thai bất cứ lúc nào cho đến khi sinh và không có điều khoản nào về việc bảo vệ em bé nếu em ấy sống sót sau một lần phá thai muộn.


Source:Catholic News Agency

4. Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: cầu nguyện tạ ơn

Bản dịch của Vũ Văn An



Theo Vatican News, trong buổi yết kiến trực tuyến ngày 30 tháng 12 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện. Hôm nay, ngài đề cập đến hình thức cầu nguyện tạ ơn, lấy việc chữa lành 10 người phong cùi làm điển hình.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, dựa theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Hôm nay, tôi xin tập trung vào lời cầu nguyện tạ ơn. Và tôi lấy gợi ý từ một tình tiết được Thánh sử Luca kể lại. Khi Chúa Giêsu đang trên đường đi, mười người phong cùi đến gần Người và cầu xin Người: “Lạy Đức Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (17:13). Chúng ta biết rằng những người mắc bệnh phong cùi không những phải chịu đựng về thể xác mà còn bị gạt ra ngoài xã hội và tôn giáo. Họ bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúa Giêsu không lùi bước để gặp họ. Đôi khi, Người vượt qua các giới hạn luật pháp vốn áp đặt và chạm vào, ôm ấp và chữa lành người bệnh – một điều đáng lẽ không nên làm. Trong trường hợp này, không có việc đụng chạm. Từ xa, Chúa Giêsu mời họ đi trình diện với các tư tế (câu 14), những người vốn được luật chỉ định để chứng nhận việc chữa lành đã xảy ra. Chúa Giêsu không nói gì khác. Người nghe lời cầu nguyện của họ, Người nghe tiếng họ kêu xin thương xót, và Người sai họ đến ngay các tư tế.

Mười người phong cùi tin cậy đó, họ không ở đó cho đến khi khỏi bệnh, không: họ tin tưởng và họ đi ngay lập tức, và trong khi họ đang trên đường, họ đã được chữa khỏi, cả mười người đều được chữa khỏi. Do đó, các tư tế có thể xác minh sự chữa lành của họ và cho họ trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng đây là lúc điểm quan trọng xuất hiện: chỉ một người trong nhóm, trước khi đến gặp các tư tế, đã trở lại để tạ ơn Chúa Giêsu và ngợi khen Thiên Chúa về ơn thánh đã nhận được. Chỉ một người duy nhất, chín người còn lại tiếp tục lên đường. Và Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng người đó là một người Samaritanô, một loại “dị giáo” đối với người Do Thái thời đó. Chúa Giêsu nhận định: “Không có ai trở lại và ngợi khen Thiên Chúa ngoại trừ người ngoại quốc này sao?” (17:18). Câu chuyện này thật cảm động.

Có thể nói, câu chuyện này chia thế giới ra làm hai: kẻ không tạ ơn và kẻ tạ ơn; những người tiếp nhận mọi sự như thể chúng mắc nợ họ, và những người tiếp nhận mọi sự như một hồng phúc, như một ơn thánh. Sách Giáo lý nói: “mọi biến cố và nhu cầu đều có thể trở thành của lễ tạ ơn” (số 2638). Lời cầu nguyện tạ ơn luôn bắt đầu từ đây: nhận biết ơn thánh đi trước chúng ta đó. Chúng ta đã được nghĩ đến trước khi chúng ta học cách suy nghĩ; chúng ta đã được yêu thương trước khi chúng ta học cách yêu thương; chúng ta đã được khao khát trước khi trái tim của chúng ta hình thành một khát khao. Nếu chúng ta nhìn cuộc sống như thế, thì câu "cảm ơn" sẽ trở thành động lực trong ngày của chúng ta. Và biết bao lần chúng ta thậm chí quên nói "cảm ơn".

Đối với các Kitô hữu chúng ta, tạ ơn là tên được đặt cho Bí tích thiết yếu nhất hiện có: Bí tích Thánh Thể. Thực vậy, chữ Hy Lạp này có nghĩa chính xác là: tạ ơn, eucharist: tạ ơn. Các Kitô hữu cũng như tất cả những người tin, chúc tụng Thiên Chúa về hồng phúc sự sống. Sống, trước hết, là đã nhận được. Sống, trước hết, là đã nhận được: đã nhận được sự sống! Tất cả chúng ta được sinh ra bởi vì ai đó muốn chúng ta có sự sống. Và đây chỉ là khoản nợ đầu tiên trong một chuỗi dài các khoản nợ mà chúng ta phải mắc trong lúc sống. Các món nợ tạ ơn. Trong suốt cuộc sống của chúng ta, hơn một người đã nhìn chúng ta bằng ánh mắt trong sáng, một cách nhưng không. Thông thường, những người này là các nhà giáo dục, các giáo lý viên, những người đã thực thi các vai trò của họ vượt quá và vượt ra ngoài những gì được yêu cầu nơi họ. Và họ đã khích lệ chúng ta biết ơn. Ngay cả tình bạn cũng là một hồng phúc mà chúng ta nên luôn biết ơn.

Lời “Cảm ơn” mà chúng ta phải nói liên tục này, lời cảm ơn này mà các Kitô hữu chia sẻ với mọi người, phát triển khi gặp gỡ Chúa Giêsu. Các sách Tin Mừng chứng thực rằng khi Chúa Giêsu đi ngang qua, Người thường khơi dậy niềm vui và sự ngợi khen Thiên Chúa nơi những ai Người gặp. Các tường thuật Tin Mừng đầy những người cầu nguyện, những người rất cảm kích trước sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Và chúng ta cũng được kêu gọi tham dự vào niềm hân hoan bao la này. Tình tiết về mười người phong cùi được chữa lành cũng gợi ý điều đó. Đương nhiên, tất cả bọn họ đều vui mừng vì đã được hồi phục sức khỏe, cho phép họ kết thúc cuộc cách ly cưỡng bức không hồi kết thúc từng loại trừ họ khỏi cộng đồng. Nhưng trong số họ, có một người được trải nghiệm thêm một niềm vui nữa: ngoài việc được chữa lành, anh ta còn vui mừng được gặp Chúa Giêsu. Anh ta không những được giải thoát khỏi sự ác mà giờ đây anh ta còn có được sự chắc chắn này là được yêu thương. Đây là điểm mấu chốt: khi bạn cảm ơn ai đó, cảm ơn, bạn nói lên sự chắc chắn này: bạn được yêu thương. Đó là một bước tiến lớn: biết chắc chắn bạn được yêu thương. Đó là việc khám phá ra tình yêu như sức mạnh điều khiển thế giới - như Dante đã từng viết: Tình yêu “di chuyển mặt trời và các vì sao khác” (Paradise, XXXIII, 145). Chúng ta không còn là những người lêu lổng, đi lang thang đó đây, không mục đích, không: chúng ta có một ngôi nhà, chúng ta ngụ cư trong Chúa Kitô, và từ “nơi ở” đó, chúng ta chiêm ngưỡng mọi phần khác của thế giới dường như đẹp đẽ hơn vô cùng đối với chúng ta. Chúng ta là con cái của tình yêu, chúng ta là anh chị em của tình yêu. Chúng ta là những người đàn ông và đàn bà biết tạ ơn.

Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta hãy tìm cách luôn ở trong niềm vui được gặp gỡ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy trau dồi niềm vui. Thay vào đó, ma quỷ sau khi đã lừa dối chúng ta - bằng bất cứ cơn cám dỗ nào - luôn khiến chúng ta buồn bã và cô đơn. Nếu chúng ta ở trong Chúa Kitô, không có tội lỗi và mối đe dọa nào có thể ngăn cản chúng ta tiếp tục vui tươi trên đường đi của mình, cùng với nhiều bạn đồng hành khác cùng đi.

Trước hết, chúng ta đừng quên tạ ơn: nếu chúng ta là những người mang lòng biết ơn, thì chính thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, dù chỉ một chút tạ ơn thôi, cũng đủ để truyền tải một chút hy vọng. Thế giới cần hy vọng. Và với lòng biết ơn, với thói quen nói lời cảm ơn này, chúng ta sẽ truyền đi một chút hy vọng. Mọi sự đều hợp nhất và mọi sự đều có liên kết với nhau, và mọi người cần làm phần việc của mình dù chúng ta ở bất cứ nơi đâu. Con đường dẫn đến hạnh phúc là con đường mà Thánh Phaolô đã mô tả ở cuối một trong những bức thư của ngài: “Hãy cầu nguyện không ngừng, hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô dành cho bạn. Chớ dập tắt Chúa Thánh Thần”(1 Tx 5: 17-19). Đừng dập tắt Chúa ThánhThần, thật là một dự án đẹp đẽ cho cuộc đời! Đừng dập tắt Chúa Thánh Thần mà chúng ta có bên trong, Đấng dẫn chúng ta đến lòng biết ơn. Cảm ơn anh chị em.
 
Lần chuỗi và đọc kinh cầu Thánh Giuse với Giáo triều Rôma sau một năm đầy thử thách và đau thương
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:06 31/12/2020
 
Tình trạng sức khoẻ bất ngờ của ĐTC – Phóng sự đặc biệt về buổi hát Kinh Chiều Giao Thừa tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:41 31/12/2020


Lúc 5g chiều ngày thứ Năm 31 tháng 12, theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với các vị trong giáo triều Rôma, và một cộng đoàn tín hữu rất giới hạn vì ảnh hưởng của đại dịch coronavirus.

Tuy nhiên, giờ chót vì tình trạng sức khoẻ ngài không thực hiện được. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết như sau:

Do chứng đau thần kinh tọa gây đau đớn, các cử hành vào tối nay và sáng mai tại Bàn thờ Ngai Tòa trong Đền Thờ Thánh Phêrô của Vatican sẽ không do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.

Buổi hát Kinh Chiều Đầu tiên và Kinh Te Deum, ngày 31 tháng 12, 2000 sẽ được chủ sự bởi Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn. Còn Thánh lễ ngày mai, 1 tháng Giêng, 2021, sẽ do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, chủ tế.

Tuy nhiên, ngày mai, ngày 1 tháng Giêng năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ Thư viện của Dinh Tông Tòa, theo dự trù.

Buổi hát Kinh Chiều Giao Thừa là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Cố nhiên, trong năm 2020 này, thế giới, đất nước, gia đình và cá nhân chúng ta đều có những thiệt hại rất lớn về người và của vì đại dịch quỷ quái này. Khi chúng tôi thực hiện chương trình này, trên toàn thế giới đã có ít nhất 73 triệu 300 ngàn người bị nhiễm bệnh với con số tử vong kinh hoàng là 1 triệu 630 ngàn người. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì ít nhất chúng ta vẫn còn sống để dâng lời chúc tụng, tạ ơn và cầu nguyện cho những người không may chết vì đại dịch kinh hoàng này.

Phụng Vụ ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: “Hỡi các con, giờ đã tận” (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về “sự viên mãn của thời gian” (Gl 4: 4). Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, “một thời để được sinh ra và một thời để chết đi” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.

Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Đức Hồng Y làm dấu thánh giá bắt đầu buổi cử hành. Rồi ngài đọc:

Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con.

Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ.

Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,

tự muôn đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.

Ave, Maris Stella

Cộng đoàn đang hát bài Ave, Maris Stella, nghĩa là “Kính Mừng Mẹ Sao Bắc Đẩu” với những lời sau

Kính Chào Mẹ là Sao Bắc Đẩu
Đấng mệnh danh Hiền Mẫu Chúa Trời
Chói lòa trinh khiết gương soi,
Cửa vào cõi phúc tuyệt vời thiên cung.
Khi nhận tiếng “Kính Mừng” vinh dự
Gáp-ri-en thần sứ tặng ban,
Chữ “E-và” Mẹ đảo vần
Thành “A-ve” giữ bình an cho đời.
Xin cởi dây trói người tội lỗi,
Mở mắt ai tăm tối đui mù,
Đuổi xa hoạn nạn rủi ro,
Đổ tuôn hồng phúc tựa hồ mưa sa.
Xin khứng tỏ Mẹ là Từ Mẫu
Chuyển lời cầu đạt tới Hoàng Thiên,
Tòa cao Thánh Tử uy quyền,
Vua Trời Cứu Thế đã nên người trần.
Ôi Trinh Nữ siêu phàm khôn ví,
Ôi hiền hòa tuyệt thế Nữ Trinh,
Cứu đoàn con khỏi tội tình.
Trở nên thanh khiết hiền lành từ đây!
Xin giúp sống chuỗi ngày trong trắng,
Mẹ dẫn đường là chẳng phải lo,
Mai ngày gặp Chúa Giêsu,
Vui mừng hưởng phúc thiên thu chan hòa.
Lạy Thiên Chúa Ngôi Cha từ ái,
Lạy Ngôi Con quảng đại vô lường,
Thánh Thần trải rộng tình thương
Ba Ngôi hiển trị thiên đường quang vinh.
Amen.

Thánh vịnh 147

Kính thưa quý vị và anh chị em, cộng đoàn đang hát Thánh vịnh 147

Hãy ca ngợi CHÚA đi!
Đàn hát mừng Thiên Chúa chúng ta, thú vị dường nào!
Được tán tụng Người, thỏa tình biết mấy!
CHÚA là Đấng xây dựng lại Giê-ru-sa-lem,
quy tụ dân Ít-ra-en tản lạc về.
Người chữa trị bao cõi lòng tan vỡ,
những vết thương, băng bó cho lành.
Người ấn định con số các vì sao,
và đặt tên cho từng ngôi một.
Chúa chúng ta thật là cao cả,
uy lực vô biên, trí tuệ khôn lường!
Kẻ thấp hèn, CHÚA nâng đỡ dậy,
bọn gian ác, Người hạ xuống đất đen.
Hãy dâng CHÚA bài ca cảm tạ,
gảy khúc hạc cầm mừng Thiên Chúa chúng ta.
Chúa kéo mây bao phủ che kín cả bầu trời,
Người chuẩn bị cho mưa rơi xuống trên mặt đất.
Chúa khiến mọc cỏ xanh trên những miền đồi núi,
và các loài thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
Chúa cho loài gia súc có đầy đủ thức ăn,
bầy quạ non kêu đói cũng luôn được no mồi.
Vó ngựa phi, Chúa không ưa chuộng,
chẳng thích gì chân kẻ chạy nhanh,
nhưng ưa chuộng những ai kính sợ CHÚA,
và trông cậy ở tình thương của Người.
Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh CHÚA!
Này Xi-on, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi!
Then cửa nhà ngươi, Chúa làm cho thêm chắc,
con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân.
Cõi biên cương, Người thiết lập hòa bình,
và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo.
Người tống đạt lệnh truyền xuống đất,
lời phán ra, hỏa tốc chạy đi.
Tuyết tựa lông chiên, Chúa trải dài,
sương giá như tro, Người rải rắc.
Làm mưa đá, Chúa tung từng miếng nhỏ,
chịu nổi làm sao giá lạnh của Người!
Chúa phán một lời là băng giải tuyết tan,
thổi gió lên nước liền tuôn chảy.
Chúa bày tỏ lời Người cho nhà Gia-cóp,
chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en.
Chúa không đối xử với dân nào như vậy,
không cho họ biết những điều luật của Người.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cộng đoàn đang nghe bài trích thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu Galát

Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.

Bài giảng

Trong bài giảng, Đức Hồng Y đã đọc bài giảng dọn sẵn của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến!

Việc cử hành buổi tối này luôn có một khía cạnh kép: với phụng vụ, chúng ta bước vào lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa; đồng thời chúng ta kết thúc năm dương lịch với bài thánh thi ngợi khen tuyệt vời.

Khía cạnh đầu tiên sẽ được thảo luận trong bài giảng sáng mai. Tối nay chúng ta dành không gian để tạ ơn vì một năm sắp kết thúc.

“Te Deum laudamus”, “Chúng con ngợi khen Chúa, Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa”. Có vẻ như chúng ta bị buộc phải miễm cưỡng cảm tạ Chúa vào cuối một năm như thế này, được đánh dấu bởi đại dịch. Suy nghĩ của tôi hướng đến những gia đình mất đi một hoặc nhiều thành viên; chúng ta nghĩ đến những người đã bị bệnh, những người phải chịu đựng sự cô đơn, những người bị mất việc làm...

Đôi khi có người hỏi: một thảm kịch như thế này thì để làm gì? Chúng ta không nên vội vàng khi trả lời câu hỏi này. Ngay cả Thiên Chúa cũng không đáp lại những câu hỏi “tại sao” đau buồn nhất của chúng ta bằng cách viện đến những “lý do cao siêu”. Lời đáp của Thiên Chúa dõi theo con đường của nhập thể, như Điệp Ca cho bài Magnificat chút nữa đây sẽ hát rằng: “Vì tình yêu cao cả Người đã yêu chúng ta, mà Thiên Chúa đã sai Con Người đến trong thân xác phàm nhân”.

Một Thiên Chúa đã hy sinh con người cho một hoạch định tuyệt vời, ngay cả một thiết kế tốt nhất có thể đi chăng nữa, chắc chắn không phải là Thiên Chúa đã mạc khải Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta. Thiên Chúa là cha, “Cha đời đời”, và nếu Con Ngài trở thành người phàm, thì đó là vì lòng nhân từ bao la của Chúa Cha. Thiên Chúa là Cha và là mục tử, và người mục tử nào lại thí bỏ dù chỉ một con chiên, vì nghĩ rằng dù thế đi nữa mình vẫn còn lại nhiều con? Không, vị thần độc ác và tàn nhẫn này không tồn tại. Đây không phải là Thiên Chúa mà chúng ta “ca tụng” và “loan báo”.

Người Samaritanô nhân hậu, khi gặp người đàn ông sống dở chết dở ở bên đường, đã không diễn thuyết cho anh ta nghe một diễn văn giải thích ý nghĩa những gì đã xảy ra với anh ta, có lẽ là để thuyết phục anh ta rằng điều đó chung cuộc lại là điều tốt cho anh ta. Người Samaritanô, động lòng trắc ẩn, đã cúi xuống trước người lạ đó, coi anh ta như huynh đệ của mình và lo cho anh ta làm mọi việc trong khả năng của mình (x. Lc 10:25-37).

Ở đây, vâng, có lẽ chúng ta có thể tìm thấy một “cảm thức” về thảm kịch là đại dịch này, cũng như những tai họa khác ảnh hưởng đến nhân loại: đó là một cảm thức khơi dậy lòng trắc ẩn trong chúng ta và khơi dậy những thái độ, những cử chỉ gần gũi, quan tâm, đoàn kết, yêu thương.

Đây là điều đã xảy ra và cũng đang diễn ra ở Rôma trong những tháng gần đây; và trên hết vì điều này, đêm nay, chúng ta tạ ơn Chúa. Chúng ta tạ ơn Chúa vì những điều tốt đẹp đã xảy ra trong thành phố của chúng ta trong thời gian cô lập và nói chung, trong thời điểm đại dịch, mà tiếc thay vẫn chưa đến hồi kết thúc. Có nhiều người, không hề gây ồn ào, đã cố gắng làm cho trọng lượng của thử thách này có thể chịu được. Với sự dấn thân hàng ngày của họ, được thúc đẩy bởi tình yêu đối với người lân cận, họ nhận ra những lời đó trong bài thánh thi Te Deum: “Mọi ngày chúng con cảm tạ và cung chúc tôn thờ, chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô”. Bởi vì lời chúc tụng và ngợi khen mà Thiên Chúa vui lòng nhất là tình anh em.

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe - bác sĩ, y tá, y công, tình nguyện viên - ở tuyến đầu, và vì điều này, họ đặc biệt được nhớ đến trong lời cầu nguyện của chúng ta và đáng được chúng ta biết ơn; cũng như nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ, những người đã làm hết sức mình với lòng quảng đại và tận tụy. Nhưng đêm nay, lời cảm ơn của chúng ta xin gửi đến tất cả những ai đang cố gắng mỗi ngày để giữ cho gia đình của họ hoạt động tốt nhất và những người dấn thân phục vụ lợi ích chung. Chúng ta hãy nghĩ đến những người quản lý các trường học và các thầy cô giáo, những người đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, và những người phải đối mặt với một tình huống rất phức tạp. Chúng ta cũng nghĩ đến với lòng biết ơn những người quản lý nhà nước, những người biết cách quý trọng tất cả các nguồn lực tốt hiện có trong thành phố và trong lãnh thổ, những người không dính bén đến tư lợi hay lợi ích phe phái. Vì sao? Thưa: Bởi vì họ thực sự tìm kiếm lợi ích của tất cả mọi người, thiện ích chung, và những điều tốt đẹp bắt đầu từ những người thiệt thòi nhất.

Tất cả điều này không thể xảy ra nếu không có ân sủng, nếu không có lòng thương xót của Chúa. Chúng ta biết rõ điều này từ kinh nghiệm của mình là trong những khoảnh khắc khó khăn, chúng ta bị cám dỗ để tự bảo vệ mình - điều đó là tự nhiên. Chúng ta có khuynh hướng bảo vệ chính mình và những người thân yêu, bảo vệ lợi ích của chúng ta… Như thế thì làm sao lại có rất nhiều người, không có phần thưởng nào khác hơn là được làm điều thiện, có thể tìm thấy sức mạnh để lo lắng cho người khác? Điều gì khiến họ phải từ bỏ những thứ thuộc về bản thân, sự thoải mái của họ, thời gian của họ, của cải của họ để trao những thứ ấy cho người khác? Rốt cuộc, cho dù bản thân họ không nghĩ về điều đó, chính sức mạnh của Chúa thúc đẩy họ, là điều còn mạnh hơn cả tâm lý ích kỷ của chúng ta. Vì lý do này, buổi tối hôm nay chúng ta ngợi khen Ngài, bởi vì chúng ta tin và biết rằng tất cả những điều tốt lành được thực hiện hằng ngày trên trái đất này, cuối cùng, đều đến từ Ngài, mọi điều thiện hảo đều đến từ Thiên Chúa. Cầu xin lòng thương xót Chúa luôn ở với chúng ta, trong Chúa chúng con đã hy vọng. Lạy Chúa là niềm tin và hy vọng của chúng con

Bài Magnificat

Giờ đây cộng đoàn đang hát bài Magnificat với những lời sau:

Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn !
Ðời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Israen, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến muôn đời.

Các lời nguyện

Đức Hồng Y kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện:

Chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô, là hòa bình của chúng ta,

Đấng đã đoàn kết thành một dân tộc mọi dân nước, mọi ngôn ngữ

Lạy Chúa, Đấng đã đến giữa chúng con để mạc khải tình yêu của Chúa Cha,

- Lạy Chúa, xin cho chúng con hằng biết cảm tạ Chúa

Lạy Chúa, Đấng đã cho Đức Maria, Mẹ Chúa, được đầy ân sủng,

- Xin Chúa đổ đầy dư dật ân sủng Chúa cho tất cả mọi người chúng con.

Lạy Chúa đã mang tin vui cứu rỗi cho thế giới,

- Xin Chúa nhân lên các sứ giả và môn đệ của Lời Chúa.

Lạy Chúa, Chúa đã muốn được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, để là anh của chúng con,

- Xin Chúa dạy mọi người chúng con tình huynh đệ chân chính.

Lạy Chúa, là mặt trời công lý, xuất hiện trên đường chân trời của nhân loại,

- Xin Chúa chiếu soi ánh sáng ngàn thu cho những anh chị em đã khuất của chúng con để họ được hạnh phúc vĩnh cửu.

Kết thúc các lời nguyện, Đức Hồng Y xướng kinh Lạy Cha

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

Giờ đây Đức Hồng Y dâng lời nguyện kết thúc trước khi cộng đoàn cùng chầu Thánh Thể

Lạy Chúa, Đấng được Đức Maria trọn đời đồng trinh sinh hạ để mang đến cho loài người chúng con ơn cứu rỗi đời đời. Xin cho chúng con biết chạy đến với Mẹ trong những khi ngặt nghèo, để nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, chúng con nhận được tác giả của sự sống, là Chúa Kitô Con Mẹ

Chúng con cầu xin nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô Con Chúa, là Đấng hằng sống hằng trị, làm một cùng Chúa và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.

Thánh thi Te Deum

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.

Nội dung thánh thi Te Deum như sau:

Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.

“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.”