Ngày 31-12-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Khi con người vắng bóng Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 31/12/2013
KHAI BÚT ĐẦU NĂM 2014

KHI CON NGƯỜI VẮNG BÓNG Thiên Chúa


Thiên Chúa là tình yêu,
Lời xác tín của thánh Gioan tông đồ vẫn vang dội cho đến ngày hôm nay, trên mọi nẻo đường và trên mỗi bước chân của con người.

Thiên Chúa là tình yêu, muôn đời Ngài vẫn là tình yêu, tình yêu này nổi bật và trở thành hiện thực khi Ngôi Lời trở thành xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta , Ngài chính là Đức Chúa Giê-su- Đấng sinh ra trong hang lừa máng cỏ nghèo hèn và lạnh lẽo. Chính Ngài đã vì yêu mà mang thân phận con người như chúng ta, và để cứu chúng ta mà Ngài chịu đóng đinh và chết trên thập giá.

Thiên Chúa là tình yêu,
Trong tình yêu này mà muôn vật được tạo dựng, và nhân loại nhận được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa sau khi nguyên tổ phạm tội.

Thiên Chúa là tình yêu, khi con người vắng bóng Thiên Chúa là con người tự hủy diệt chính mình, và trở thành nô lệ cho ma quỷ...

1. Bản thân.
Khi bản thân của một người vắng bóng Thiên Chúa thì cuộc sống của họ sẽ đi trong bóng tối của tội lỗi và sự ác, họ tự coi mình là siêu nhân trên các siêu nhân, nghĩa là họ thích thú được làm những gì mà không đòi buộc họ phải suy nghĩ có làm tổn hại đến ai hay không, hoặc hành vi của họ có phải trả một giá nào đó không !

Khi tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa thì sự dữ chắc chắn sẽ làm chủ tâm hồn họ, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, thiếu vắng tình yêu này thì ma quỷ sẽ trở thành nơi nương tựa cho họ và tâm hồn họ sẽ là nơi trú ngụ tốt nhất của ma quỷ, để qua họ mà gieo rắc đau khổ đến cho tha nhân. Cuộc sống đã chứng minh điều ấy khi báo chí đăng tải nhiều điều đau lòng xảy ra, nào là con giết mẹ mình để lấy tiền hút xách, ông bố có hành vi đồi bại với con gái nhỏ của mình, vợ giết chồng...

2. Gia đình.
Khi gia đình vắng bóng Thiên Chúa thì đồng thời hạnh phúc thật cũng sẽ từ giả họ mà đi, lúc đó gia đình sẽ là ngục tù nhốt hai con người, hai tâm hồn đã trở thành xa lạ với nhau dù họ có ở bên nhau; khi gia đình vắng bóng Thiên Chúa thì người chồng sẽ tìm kiếm thú vui bên ngoài gia đình, và người vợ thì thân xác ở nhà nhưng lòng dạ thì đã rời xa vô vạn.

Khi gia đình vắng bóng Thiên Chúa thì mỗi người trong gia đình là một ốc đảo tự mình bảo vệ mình, tự mình lo cho mình và trở thành đối nghịch với nhau vì một chút ích kỷ nhỏ nhen: cha thì bảo vệ quyền lợi và tiền bạc của cha, mẹ thì chì biết chăm sóc bản thân mình hơn chăm sóc con cái, và con cái thì như của nợ mà cha và mẹ muốn đổ trách nhiệm cho nhau, không ai nhận làm của mình.

Khi gia đình vắng bóng Thiên Chúa thì sự dữ sẽ ập đến và sự khủng khiếp đã xảy ra: con giết cha, mẹ bắt con gái làm điếm, gia đình trở thành hỏa ngục thiêu đôt mọi người đang cư ngụ trong nó...

3. Xã hội.
Khi xã hội vắng bóng tình yêu của Thiên Chúa thì con người trở mặt với nhau vì một vài chút lợi lộc nho nhỏ, vì một vài tiếng nói qua lại mà trở thành những kẻ sát nhân ngay chính trong gia đình của mình; khi xã hội vắng bóng Thiên Chúa thì tất cả chỉ làm theo bản năng của mình, tức là giành giựt nhau từng miếng cơm manh áo, giàu có muốn giàu có thêm mà không chia sẻ với những người bất hạnh chung quanh mình, tình người không được coi trọng, nhân phẩm ngày càng bị hạ xuống bùn sâu, rồi trở thành loại hàng xa xỉ của xã hội.

Khi con người vắng bóng tình yêu của Thiên Chúa thì nhân loại trở thành xa lạ với nhau dù khoa học có phát triển cực kỳ chóng mặt, thì những phát mình của khoa học chỉ là những vũ khí lạnh lùng cướp đi sinh mạng của những người vô tội; dù khoa học phát triển tột bực với những phương tiện truyền thông hiện đại, thì người ta vẫn cảm thấy như xa cách với nhau trong ngôn từ và trong cảm xúc.

Thiên-Chúa-Làm-Người để chia sẻ thân phận làm người với nhân loại, Ngài trở thành niềm vui và hạnh phúc của nhân loại nếu nhân loại biết đón nhận Ngài vào trong nhà mình.

NĂM 2014
Một năm mới lại đến với những lo âu và hy vọng, với những đau khổ và niềm vui,
Không ai biết được những gì sẽ xảy đến cho mình và cho thế giới.
Không ai lường trước được những sự việc sẽ xảy ra để đề phòng,
Chỉ có Chúa mới là Đấng mà thế giới phải trông cậy và phó thác, chỉ có Chúa mới là nguồn vui và bình an cho thế giới, chỉ có Chúa mới là sự hạnh phúc và gia nghiệp của thế giới.

Vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống của mình thì nhân loại vẫn cứ mãi hoài bước đi trong tăm tối của hận thù và bạo lực; vắng bóng Thiên Chúa trong cuộc sống của mình thì mỗi con người sẽ trở thành những người máy chỉ biết làm theo lệnh của ma quỷ, của thế gian và xác thịt, để rồi trở thành xa lạ với nhau ngay chính trong cộng đoàn, trong gia đình và xa lạ ngay cả trong chính bản thân của mình.

Một năm mới lại đến,
Hãy mở lòng đón nhận Thiên Chúa vào trong cuộc sống của mình, bởi vì:
Chính Ngài là Tình Yêu, là Niềm Vui và là Hạnh Phúc của nhân loại, của bạn và của tôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01/01/2014
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai



 
Hãy làm cho ánh sáng tỏa sáng
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
20:53 31/12/2013
Suy niệm Lễ Chúa Hiển Linh

(Mt 2, 1-12)

Tiếp liền sau Đại lễ Giáng Sinh, Giáo Hội cử hành lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là lễ Chúa Tỏ Mình. Theo một truyền thống rất xa xưa từ thế kỷ thứ II, Thánh Giustinô đã nói tới là Chúa Giêsu đã sinh ra trong một chuồng bò lừa tại Belem. 40 ngày sau, Thánh Giuse và Đức Maria đem Hài Nhi lên Đền thờ Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa như luật dạy. Phúc Âm Thánh Matthêô cho biết: sau khi dâng Chúa trong Đền Thánh, Thánh Gia không trở về Nagiarét ngay. Trong khoảng thời gian này đã xảy ra nhiều việc liên quan với nhau. Từ Đền Thờ, Thánh Gia lại trở về Belem. Chính nơi đây, các đạo sĩ, do một ngôi sao dẫn đường từ Phương Đông tới thờ lạy Chúa Giêsu và dâng cho Ngài lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Hêrôđê thấy các đạo sĩ không trở lại Giêrusalem báo tin như lời mình dặn, sợ ngai vàng của mình bị đe dạo, ông ra lệnh truyền giết các trẻ em ở Belem và các miền phụ cận từ 2 tuổi trở xuống. Thánh Giuse được Thiên thần báo tin, đã đem Chúa Giêsu và Đức Mẹ sang Ai-Cập và ở đó cho tới khi Hêrôđê băng hà.

Như thế, chúng ta thấy Lễ Chúa Hiển Linh trước hết có nghĩa là lễ Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc, mà Ba Nhà Đạo sĩ là những đại diện.

"Epiphaino" có nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Ðức Kitô, tự làm cho mình có thể trông thấy được. Cụ thể như dùng ánh sao đêm biểu lộ cho Ba Ðạo Sĩ biết, dẫn họ lên đường đến nơi Hài Nhi vừa mới sinh để nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế. Nếu lễ Giáng Sinh người ta nêu bật sự dấu ẩn của Thiên Chúa trong sự khiêm hạ với điều kiện là người, trong Trẻ Thơ Belem. Thì trong lễ Hiển Linh lại nêu bật việc Thiên Chúa tự tỏ mình, xuất hiện qua chính nhân tính.

Việc các Ðạo Sĩ đên tôn thờ Chúa Hài Nhi đã sớm được nhìn nhận như là ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Isaia có viết như sau: "Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của ngươi, và các vua chúa tiến bước theo nguồn sáng của ngươi đang mọc lên" (Is 60,3.6). Ánh sáng của Chúa Kitô, khi xưa như được chiếu tỏa trong hang Bêlem, nay tỏa sáng trên khắp địa cầu.

Trong lễ Chúa Tỏ Mình, Giáo Hội đề nghị một văn bản rất ý nghĩa của ngôn sứ Isaia : " Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi." (Is 66,1-3).

Ðây là một lời mời hướng tới Giáo Hội Chúa Kitô và hướng tới từng người trong chúng ta, mời gọi ta ý thức hơn về sứ mệnh và trách nhiệm của mình đối với thế giới trong việc làm chứng và đem ánh sáng mới của Tin Mừng đến khắp thế gian. Trong số mở đầu Hiến chế về Giáo Hội có viết: "Ánh sáng muôn dân là chính Chúa Kitô, nên Thánh Công Ðồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội bằng việc rao truyền Phúc âm cho mọi tạo vật" (LG, 1). Tin Mừng là ánh sáng không được dấu đi, nhưng để trên giá. Giáo Hội không phải là ánh sáng, nhưng nhận ánh sáng của Chúa Kitô, tiếp nhận nó để được soi chiếu, và phổ biến ánh sáng đó ra với tất cả sự rạng ngời của nó. Và đây là điều cũng phải xảy ra trong cuộc sống cá nhân...

Các thượng tế tại Giê-ru-sa-lem được Hêrôđê triệu tập để tư vấn cho ông về nơi Đấng Cứu Thế đã được sinh ra, cũng như cung cấp cho nhà vua các thông tin mà họ đã thu thập được trong truyền thống Kinh Thánh. Tuy nhiên, ý Chúa nhiệm mầu, vì ý định của Hêrôđê không trong sạch, ý định đó các nhà đạo sĩ là sứ giả cho những người tìm kiếm Thiên Chúa đã được mộng báo. Việc các nhà đạo sĩ đến kính viếng Chúa Hài Nhi cho ta thấy, sứ mạng của Đức Giêsu không chỉ dành cho Dân được tuyển chọn, nhưng cho cả nhân loại. Việc Ba Nhà Đạo Sĩ đến Giêrusalem hỏi đường, cho thấy mối liên lạc giữa sự khôn ngoan ngoại giáo và mạc khải Kitô Giáo thể hiện nơi con người của Chúa Giêsu thành Nazareth mà con người khát mong tìm kiếm. Sứ vụ phổ quát của Chúa Kitô được Thánh Phaolô gọi là sự mặc khải của mầu nhiệm : " Ấy vì dân ngoại, cùng (với Israel) là kẻ thừa tự, là Thân mình, và là đồng hưởng lời hứa trong Ðức Yêsu Kitô, nhờ bởi Tin Mừng" (Ep 3, 2). Ơn cứu chuộc sẽ mở ra cho muôn người thuộc mọi quốc gia, và các dân ngoại đã trở thành người đồng thừa tự, cùng được chia sẻ lời hứa trong Chúa Giêsu Kitô "(Ep 3, 6). Sự gặp gỡ giữa sự khôn ngoan của những người sống bên ngoài mạc khải ( là các đạo sĩ, dân ngoại) , và những người hiển nhiên thừa hưởng lời hứa (Dân Do Thái) từ sự ra đời của Chúa Kitô sẽ cho thấy sứ mệnh của Chúa Giêsu trong sứ vụ công khai của mình, và bản chất của Giáo Hội mà Chúa Giêsu sẽ xây dựng.

Giáo Hội với sứ mạng phổ quát của mình, phải là nơi đáp ứng những khát vọng sâu xa của con người mọi nơi, mọi thời đại về Thiên Chúa. Giống như Chúa Kitô, Ngài đã chiếu tỏa vinh quang cho dân ngoại. Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta dõi theo ánh sao cùng ba nhà Đạo Sĩ đến chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người trong khiêm hạ và nghèo khó, nhất là đón nhận chính Hài Nhi ấy là Ánh Sáng và là Chúa Kitô vào trong chúng ta, để chúng ta có sống là sống chính sự sống của Người, và lấy các tâm tình, tư tưởmg và hành động của Người làm tâm tình, tư tưởng và hành động của chúng ta. Như thế, mừng Giáng Sinh là biểu lộ niềm vui, sự mới mẻ, ánh sáng mà biến cố Giáng Sinh này đã đem lại trong toàn cuộc sống chúng ta, để chúng ta cũng là những người đem niềm vui, sự mới mẻ đích thật, và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho mọi người. Amen.
 
Mỗi người là một vì sao của hài nhi Giêsu
Jos. Vinc. Ngọc Biển
20:56 31/12/2013
Suy niệm lễ Hiển Linh

Lễ Chúa Giáng Sinh là một sự kiện rất quan trọng và vĩ đại trong lịch sử loài người. Vĩ đại bởi vì được khởi đi từ chính Thiên Chúa do lòng yêu thương vô hạn của Người. Quan trọng bởi vì Đức Giêsu chính là Ánh Sáng đến để soi vào trong bóng tối tội lỗi và giải thoát muôn dân khỏi ách tử thần. Hồng ân này không phải chỉ dành riêng cho một thành phần nào, hay cụ thể là độc quyền của dân Israel, mà là cho toàn nhân loại. Việc Chúa tỏ mình ra cho các nhà Đạo Sĩ qua ánh sao lạ dẫn đường và hành trình của các ngài tìm đến để bái lạy Hài Nhi là một dấu chứng về ơn cứu độ phổ quát được ban cho toàn thể nhân loại.

Vì vậy, hôm nay, chúng ta mừng lễ Hiển Linh, tức là lễ Chúa tỏ mình ra cho muôn dân. Có thể nói, lễ này được gọi là lễ Giáng Sinh cho dân ngoại.

1. Các Đạo Sĩ là ai?

Vào thời bấy giờ, thuộc vùng Lưỡng Hà gồm các nước: Iran, Irak và xa hơn một chút có các nước như Afganistan và Ấn Độ. Các vùng này phát triển những nền văn minh, khoa học kỹ thuật tương đối rực rỡ thời bấy giờ. Song song với những phát minh khoa học là những tôn giáo lớn và huyền bí. Trong bối cảnh đó, những nhà hiền triết xuất hiện trong triều đình, nơi đô thị và cả chốn rừng sâu. Họ là những người truy tầm chân lý, khám phá những giá trị tâm linh và chú tâm đến những văn hóa có tính nhân sinh quan trong thiên nhiên, cuộc sống và qua những biến cố.

Bản thân họ là những người công chính, hướng thiện và tôn trọng sự thật, mặc dù chưa biết Chúa là ai. Thật vậy, họ đã dùng khả năng Thiên phú để khám phá và đi sâu vào thế giới tâm linh. Họ thường quan sát bầu trời qua các tinh tú để hiểu được Thiên ý và Thiên mệnh của con người. Những người đó, người ta gọi họ là các nhà Đạo Sĩ hay Chiêm Tinh hoặc vua.

Khi Chúa Giêsu Giáng Sinh, Ngài đã tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ qua dấu lạ ngôi sao. Ánh sao đó đã trở nên biển chỉ đường để dẫn các Đạo Sĩ đến gặp Hài Nhi Giêsu mới sinh tại Belem. Chúa đã dùng các ông như là những nhân chứng để loan báo cho muôn dân biết Ngài là Ánh Sáng thật, Ánh Sáng đã chiếu soi muôn dân.

Như vậy, nếu trước Công Nguyên, vào khoảng năm 750 đến năm 150, có các tiên tri như Isaia, Giêrêmia, Êzêkiel và Đaniel đã lần lượt loan báo về biến cố vĩ đại này rằng: “Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi”, thì sau khi Đức Giêsu Gáng Sinh, có 3 Đạo Sĩ Đông Phương là những người đã nhận ra Ánh Sáng kỳ diệu này và đã đến để bái thờ. Sự hiện diện của các ngài chính là một lời chứng cho mọi người rằng: Đức Giêsu là ánh sáng soi cho muôn dân; Là Chúa các chúa; là Vua các vua; là Thủ Lãnh của cả nhân loại.

Các ngài đến để thực hiện những gì đã được loan báo trước đó trong Cựu Ước. Thật vậy: “Muôn dân muôn nước sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”.

2. Hành trình tìm Chúa của các Đạo Sĩ

Khi đã lần theo dấu vết ngôi sao lạ dẫn đường, các nhà Đạo Sĩ đã gặp phải không ít khó khăn trên hành trình đó như ánh sao bỗng vụt lặn không còn dẫn đường chỉ lối nữa, họ phải hỏi thăm... nhưng thật không may cho các Đạo Sĩ, họ hỏi thăm ngay phải con cáo già Hêrôđê, vì thế, lập tức họ là những đối tượng truy sát đầu tiên trong tâm trí của vị vua tàn ác này dưới những lời tưởng chừng như ngọt ngào. Câu hỏi: "Vua người Dothái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Đây cũng chính là khởi đầu của một hành trình gian khó và đầy nguy hiểm đến với các Đạo Sĩ.

Việc các Đạo Sĩ tìm đến với Hài Nhi Giêsu hôm nay đã ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã loan báo mà bài đọc I vừa nhắc lại: “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi[...]. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa”. Sự kiện Chúa tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ là dấu chứng rõ ràng rằng: “nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô”.

Quả thật, hôm nay các Đạo Sĩ đã trở thành những chứng nhân của Chúa. Họ đã được Chúa thương mạc khải để ngôi sao dẫn đường. Họ cũng đã nhạy bén để tìm ra những dấu chỉ và tin tưởng đi tìm chân lý. Và, họ cũng đã gặp được Đấng là khởi đầu và cùng đích của con người cũng như thế giới, nên họ đã dâng những lễ phẩm thật ý nghĩa.

Trước tiên là vàng:

Vàng được xếp vào hàng kim loại vua của các loại kim loại. Vàng là loại quý hiếm, nên dâng về cho Vua các vua là điều hợp lý. Khi dâng vàng cho Chúa, ngầm hiểu rằng: Đức Giêsu là Đấng “sinh ra để làm vua”. Tuy nhiên là một vị vua hiền từ, nhân hậu và chết vì yêu.

Sau đó là nhũ hương:

Nhũ hương thường được dùng trong những việc thờ phượng. Khi đốt lên, hương và khói bay cao được ví như lời kinh cầu nguyện bay lên trời. Trên trời là nơi được hiểu là chốn của các thần minh. Và, dần dần, người ta hiểu rằng nhũ hương chính là biểu tượng cho Thiên tính của Đức Giêsu.

Cuối cùng là mộc dược:

Khi nói đến mộc dược, người ta nghĩ ngay đến việc dùng để xông hay ướp xác lúc an táng. Khi cắt nghĩa về mộc dược, người ta thường ám chỉ về nhân tính của Đức Giêsu. Nếu nhũ hương ám chỉ Thiên Tính, thì mộc dược muốn nói về nhân tính của Đức Giêsu.

Như vậy, việc dâng cho Chúa vàng, nhũ hương và mộc dược, các đạo sĩ đã xác nhận và làm chứng rằng Đức Giêsu là Vua. Ngài là con Chúa Cha, và do lòng yêu thương Thiên Chúa đã trao ban chính Con Một của mình. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Đồng thời, Ngài cũng là con người như chúng ta, Ngài đến để yêu thương và cứu chuộc hết mọi người.

3. Sứ điệp Lời Chúa

Khi nói về lễ Hiển Linh, chúng ta nghĩ ngay lễ này là lễ ánh sáng. Còn hiểu theo nghĩa thần học thì đây là lễ Chúa tỏ mình ra cho các Đạo Sĩ, hay còn gọi là lễ Giáng Sinh cho dân ngoại.

Thật vậy, hôm nay, Chúa tỏ mình ra cho nhân loại, không trừ một ai. Ai cũng cần phải được cứu độ. Tuy nhiên, nhiều lúc, chúng ta nghĩ chỉ có chúng ta mới được cứu độ, còn những người không cùng niềm tin với chúng ta thì không được cứu độ. Đức Giêsu là độc quyền sở hữu của chúng ta, còn những người khác không được đụng hay nghĩ tới... Thực ra, nhiều người không phải là Công Giáo, nhưng họ cũng sống tốt, thậm chí còn hơn cả chúng ta nữa. Đôi khi chúng ta là đạo gốc nhưng lại bị loại ra ngoài hoặc cố tình không nhận ra Chúa như Hêrôđê. Thật vậy: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài” (Mt 8,11-12).

Tình trạng này thật đúng khi có dịp đi đến những trung tâm hành hương. Nếu quan sát, chúng ta thấy những người lương dân... họ sùng kính Đức Mẹ, các thánh hay các vị tử đạo còn hơn chúng ta. Ngược lại, người Công Giáo thì lại cho rằng, mình là con ruột của Chúa, nên thế nào cũng được ơn, vì vậy không cần phải biểu lộ ra bề ngoài, mà là đạo tại tâm. Nói vậy có thể đúng với quan điểm, cung cách và lựa chọn của một số cá nhân. Tuy nhiên, cũng cần phải xem lại, vì nếu không, đây chỉ là cách ngụy biện, là bình phong che lấp đi bản chất ươn lười của chúng ta.

Khi suy niệm đến đây, chúng ta nhớ lại lời Chúa nói: “Chính các con là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Và nếu đã là ánh sáng thì phải chiếu tỏa ra như Chúa dạy : “Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người ở trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,15-16).

Mỗi người chúng ta cũng chính là những vì sao soi đường dẫn lỗi cho người khác đến với Chúa: “Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).

Sao của chúng ta hôm nay không phải là sao: “bóng đá ”; “ca nhạc ”; “đua xe ”; “ăn chơi ”; “hận thù”..., nhưng chúng ta phải là những “siêu sao”, tức là vượt lên trên tất cả những thứ sao bình thường. Phải trở nên “siêu sao” thì mới tỏa sáng cho mọi sao khác, nếu không chúng ta chỉ có thể chiếu sáng cho những “fan” hâm mộ chúng ta mà thôi. Hãy là “siêu sao”, của “tình yêu”; “tha thứ”; “hy vọng”; “công bình”; “bác ái” và cuối cùng chính là sao “đạo đức”. Thật vậy, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa ẩn mình. nhưng Ngài muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta , bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18).

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, từ lời nói, hành động và việc làm, chúng ta hãy biểu lộ ra cho mọi người thấy chỉ có một động lực là tình yêu, chỉ có một hành động là tình yêu, và cũng chỉ có một mục đích là tình yêu. Xác tín như thế, ấy là vì chúng ta đang thực hiện lời Chúa dạy: “Cứ dấu này mà mọi người sẽ nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa, đó là chúng ta yêu thương nhau”. Tiếp nối lời giáo huấn của Đức Giêsu, thánh Phaolô cũng khuyên nhủ tín hữu ở Philípphê: “Giữa thế hệ sa đoạ này, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15).

Lạy Chúa, Đông Phương vẫn được coi là huyền bí, là nơi có những suy niệm siêu hình và tinh tế. Xin Chúa hãy thánh hóa Đông Phương và đem những người thành tâm thiện chí về với Giáo Hội. Xin cũng cho chúng con biết ý thức ơn cứu độ mà Đức Giêsu đem lại là ơn cứu độ phổ quát, vì thế, mỗi người chúng con phải trở nên sao sáng dẫn đường cho người khác đến với Chúa. Amen.
 
Đức Mẹ Maria là mẹ của nhân loại
Lm. Đan Vinh
21:07 31/12/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ MẸ THIÊN CHÚA (01/01)

Ds 6,22-27 ; Gl 4,4-7 ; Lc 2,16-21

ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ CỦA NHÂN LOẠI MỚI

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 2,16-21

(16) Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (17) Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (18) Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. (19) Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (20) Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (21) Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ Cắt Bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su. Đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng Mẹ.

2. Ý CHÍNH: CHÚA GIÊ-SU LÀ CON CỦA MẸ MA-RI-A

Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc viếng thăm của các mục đồng nơi hang đá Be-lem sau khi được thiên thần hiện đến loan báo Tin mừng về Đấng Cứu Thế đã ra đời. Các mục đồng vui mừng lập tức lên đường đi tìm Đấng Cứu Thế. Cuối cùng họ đã tìm thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a, và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ tại cánh đồng Bê-lem. Họ đã thuật lại sự thể mắt thấy tai nghe. Riêng Đức Ma-ri-a thì ghi nhớ các điều ấy và suy niệm trong lòng.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2,16).

2. CÂU CHUYỆN: NGUỒN GỐC LỄ ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ Thiên Chúa

Khoảng đầu thế kỷ thứ năm, Tổng Giám Mục thành Con-stan-ti-nô-pô-li là Nes-tô-ri-ô, đã chủ xướng lạc thuyết về Đức Ma-ri-a như sau: " Không thể gọi Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa được, mà chỉ nên gọi ngài là mẹ Ðức Giê-su thôi, vì ngài chỉ sinh ra Ðức Giê-su về bản tính loài người, nên ngài không thể được mang tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa”.

Qua lời tuyên bố này, Nes-tô-ri-ô muốn tách biệt Ðức Giê-su Ki-tô ra khỏi mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, triệt tiêu lòng sùng kính Ðức Ma-ri-a. Sau đó công đồng Ê-phê-sô đã được triệu tập vào năm 431 và đã cách chức Tổng Giám Mục của Nes-tô-ri-ô, đồng thời ra vạ tuyệt thông cho ông. Công đồng cũng chính thức công bố tín điều Ðức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) cho toàn thể các tín hữu Công Giáo. Cũng trong ngày ấy, Ðức Giáo Hoàng Xê-les-ti-nô (422-432) đã truyền các tín hữu đọc thêm phần thứ hai của kinh kính mừng như sau: "Thánh Ma-ri-a, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tôi khi nay và trong giờ lâm tử”.

3. SUY NIỆM:

1) Kinh Thánh nói gì về tín điều Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa: Khi công bố tín điều Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Hội Thánh đã dựa vào lời của bà chị họ Đức Ma-ri-a là bà Ê-li-sa-bét. Sau lời chào của Đức Ma-ri-a, bà Ê-li-sa-bét đã được Thánh Thần tác động nên đã khen Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa như sau: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này. Vì này đây: tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với em” (Lc 1,42-45).

2) Đức Ma-ri-a đã sinh ra Hài Nhi Giê-su là đại diện cho một nhân loại mới: Tin mừng đã thuật lại cuộc viếng thăm của các mục đồng như sau: sau khi được sứ thần báo tin, các mục đồng đã vội vã lên đương đến Be-lem gặp gỡ Hài nhi Cứu Thế mới sinh. Đến nơi, họ đã gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi Giê-su được đặt nằm trong máng cỏ. Qua Hài Nhi Giê-su mới sinh, Đức Ma-ri-a đã sinh ra một nhân loại mới thay thế nhân loại cũ của A-đam E-và xưa. Do tội không vâng lời của nguyên tổ mà loài người đã bất hoà với nhau: A-đam đổ lỗi cho E-và, E-và đổ tội cho con rắn. Rồi anh em trong nhà chia rẽ nhau: Ca-in đã ganh ghét giết hại A-ben là em ruột của mình. Nhân loại mới do Đức Ma-ri-a sinh ra có đặc điểm nào ?

a) Vâng phục: Đức Giê-su là con Đức Ma-ria đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha bằng việc xuống thế làm người, đầu thai trong lòng Đức nữ Ma-ri-a. Đức Giê-su đã luôn bỏ đi ý riêng của mình để vâng theo ý Chúa Cha như Người đã cầu nguyện trong vườn cây Dầu: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Đức Giê-su đã vâng lời đến nỗi sẵn sàng chịu chết và chết trên cây thập giá (x. Pl 2,8). Đức Ma-ri-a Mẹ Ngài cũng luôn vâng phục ý Thiên Chúa qua lời thưa Xin Vâng với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).

b) Hoà hợp: Đức Giê-su hài nhi mới sinh đã nằm trong hang đá giữa bầy chiên cừu, có các mục đồng vây quanh nói lên một thế giới hoà bình, trong đó mọi người luôn sống hòa hợp: hòa hợp bằng cách luôn sống hiếu thảo với Thiên Chúa noi gương Đức Giê-su đã luôn làm đẹp lòng Chúa Cha và được Cha xác nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Đồng thời chúng ta phải sống hòa thuận yêu thương tha nhân như anh em con cùng một Cha chung trên trời như lời Đức Gie-su dạy: “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đát này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời” (Mt 23,9).

c) Quên mình: Đức Giêsu đã quên địa vị là Thiên Chúa để cắm lều ở giữa nhân loại. Người quên mình là Đấng thánh thiện để đi tìm gặp những kẻ tội lỗi và ngồi ăn uông chung bàn với họ. Người quên mình là Thầy, là Chúa… để cho các môn đệ. Người là Đấng vô tội nhưng sẵn lòng chịu chết để đền tội thay cho chúng ta là những tội nhân.

d) Phục vụ: Đức Giê-su đã khiêm hạ rửa chân hầu hạ các môn đệ, đẻ dạy bài học yêu thương là phuc vụ rửa chân cho nhau: “Khi rửa chân cho các môn đệ xong,Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa. Điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là Thầy là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,12-15).

3) Đức Ma-ri-a và việc kiến tạo hòa bình cho nhân loại:

Ngày đầu năm Dương Lịch, Hội Thánh mừng lễ Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn thế giới được hòa bình. Tuy nhiên chỉ khi nào mọi người biết sinh lại trong Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a thì thế giới mới thực sự có hoà bình.

a) Hòa bình chỉ đạt được nhờ ơn Chúa ban qua lời cầu xin của chuíng ta: Đây là điều vượt quá khả năng hữu hạn của chúng ta, nên chúng ta phải cầu xin ơn Chúa giúp, như lời Đức Giê-su đã dạy: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14,27)…. “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

b) Hòa bình chỉ đạt được khi mọi người trên thế giới hiệp nhất với nhau bằng việc cùng tôn thờ một Thiên Chúa là Cha, cùng tin nhận Đức Giê-su là Thầy và chung tay xây dựng tinh hiệp nhất yêu thương giữa các dân tộc. Không coi nhau như kẻ thù, nhưng là những người anh em cùng một Cha chung là Thiên Chúa.

c) Hòa bình chỉ đạt được khi mỗi người trở thành khí cụ bình an của Thiên Chúa, tích cực góp phần làm cho nhân loại mới ngày một lớn lên bằng việc thực thi đức bác ái yêu thương cụ thể như lời kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm… Tìm an ủi người hơn được người ủi an. Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết…“

4. THẢO LUẬN: 1) Bạn sẽ làm gì để tỏ lòng yêu mến Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa? 2) Để tích cực kiến tạo hòa bình thế giới, mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì cụ thể để kiến tạo sự bình an ngay trong gia đình mình, cộng đoàn mình đang sinh hoạt, giáo xứ mình là thành viên và phài bảo vệ môi trường sống chung quanh “xanh, sạch, đẹp”như thế nào?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY MẸ MA-RI-A LÀ TỪ MẪU CỦA CON. Mẹ chính là sự sống, sự ngọt ngào và là nguồn hy vọng của con. Lòai người chúng con là con cháu A-Đam E-và đang bị lưu đày dưới thế gian là thung lũng đầy nước mắt đang kêu lên cùng Mẹ. Chúng con hướng về Mẹ than van kêu cầu. Xin Mẹ đoái thương an ủi nâng đỡ chúng con. Để sau cuộc đời lưu đày này và đến giờ chết, chúng con sẽ được Mẹ dẫn đưa đến cùng Chúa Giê-su là Con yêu của Mẹ, để chúng con được hưởng sự phán xét bao dung của Chúa. Ôi Ma-ri-a, Mẹ là Trạng Sư của chúng con ! Ôi Trinh Nữ Ma-ri-a dịu hiền, xin luôn ở bên chúng con và đừng bỏ rơi chúng con trong giờ sau hết. A-MEN.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Powerpoint Chúa Nhật Lễ Hiển Linh Năm A - Epiphany of the Lord Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
23:05 31/12/2013
 
Suy tư Tin Mừng đọc trong tuần lễ Thánh Gia Thất năm A
Mai Tá
23:15 31/12/2013
Suy tư Tin Mừng đọc trong tuần lễ Thánh Gia Thất năm A

“Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,”

“dần dần hoa cỏ biến ra thơ.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 2: 13-15, 19-23

Nhà thơ đây, dùng hơi thở để nói chuyện. Nhà Đạo đó, dùng truyện kể để thành thơ. Thơ nhà Đạo không chỉ nói bằng văn hoa chữ nghĩa rất bóng bảy, mà bằng lời thật xảy đến ở trong đời. Lời thơ Đạo, nay thánh Mát-thêu diển-giải ở trình-thuật có Đức Chúa của nguồn thơ tạo thành Lời, rất tuyệt vời.

Nét tuyệt vời nơi Lời Chúa, được thánh Mát-thêu diễn-tả bằng đặc-trưng lành-thánh có sự-kiện Ngài mở rộng lòng vi-tha với mọi người chứ không bo bo, gò bó vào “bản ngã” rất cá-thể. Lời Ngài, còn tập-trung hướng-dẫn mọi người hướng về với gia-đình và với cộng-đoàn thân thương, con của Chúa.

Ngày nay, ta nghe nhiều về giá-trị đặc trưng của gia-đình coi đó như biểu hiện cốt-tủy của Đạo Chúa. Với nhóm hội/đoàn thể và xứ Đạo, ta cũng nghe nhiều về tính “cộng đoàn” kết-thân coi đó như việc tiên quyết đưa về lý-tưởng của Đạo. Thành thử, lý-tưởng của thánh gia được diễn-bày như gia đình lý-tưởng, như cộng-đoàn điển-hình là sự thật rất thực, với mọi người.

Hiểu như thế, gia đình và cộng đoàn là nhóm người lý-tưởng được định-hình và qui-tụ làm lai lịch của Đạo. Ta tùy thuộc vào gia-đình, coi như đó là nguồn-gốc cho mọi sinh-hoạt ở xã-hội. Và, ta tùy thuộc vào cộng-đoàn là do có quyết tâm đề ra cho ta, đã từ lâu.

Trình thuật về thánh gia, được cả hai thánh-sử Mát-thêu và Luca viết vào thập niên cuối của thế-kỷ đầu đời Hội-thánh. Cả hai thánh-sử tuy chưa một lần gặp gỡ quen biết nhau nên cũng chẳng thể sử-dụng ý-tưởng của nhau, dù chút ít. Nói chung, hai thánh-sử có quan-điểm và mục tiêu riêng, khi ghi chép. Thánh Mát-thêu tập-trung vào nhân-vật chính là thánh cả Giuse chứ không phải Đức Maria. Và, ảnh-hình chủ lực ở sách Tin Mừng do thánh-nhân viết, là viết về Môsê trong văn chương của Do thái.

Với người Do thái, Môsê là biểu tượng đặc trưng của luật lệ Torah của Do thái. Thánh Mát-thêu không chỉ nhìn vào văn-bản của lề luật, đặc biệt trong sách Xuất Hành, nhưng thánh-nhân đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống dân gian nói về Môsê có trong sách. Dù thế, ưu-tư của thánh Mát-thêu là đưa ra lập trường không phải để áp dụng cho Môsê mà cho Đức Giêsu. Và thánh-nhân không nói về tổ phụ Môsê ở trên núi mà là Đức Giêsu giữa đám nông dân, là lớp người tuy nghèo nhưng quan-trọng. Tiến-trình sử-dụng nhu-liệu về lai-lịch nhân-vật hơi giống chủ trương của thánh Luca, nhưng gốc-nguồn được rút tỉa thì lại khác.

Ở chương 2, thánh Mát-thêu kể truyện 3 nhà đạo sĩ đi thăm Chúa Hài Đồng, về vua Hêrôđê và về cuộc thảm-sát đám trẻ nhỏ, chuyện thánh-gia lánh nạn bên Ai-Cập, là những chuyện khiến một số người đọc tự hỏi: phải chăng đây là sự thật lịch-sử? Có người bảo đúng. Có người nói sai. Cũng có thể, thánh Mát-thêu viết truyện để tạo kết cuộc đầy kịch-tính, như phim kịch. Kích-tính, ở chỗ tác-giả muốn diễn tả tâm trạng thánh cả Giuse khi phải đối đầu với vấn-đề lương-tâm chăng? Có phải thánh cả Giuse được diễn-tả như câu chuyện về Hêrôđê, cùng một cách-thức như chuyện ông Giuse và Abraham thời Cựu Ước?

Tin Mừng thánh Mát-thêu quan-niệm rằng Đức Maria và thánh cả Giuse có gốc nguồn là người Giuđêa, xuất thân từ thôn làng Bét-lê-hem nên mới kể truyện Mẹ Ngài sanh Chúa Hài Đồng tại quê làng Mẹ sinh sống. Điều này, khác với truyện thánh Luca kể rằng hai Đấng xuất thân từ thôn làng Nazarét, xứ Galilêa nên buộc phải đi Giuđêa để thực thi kiểm tra dân số. Nhiều người đọc lại nghĩ rằng: với thánh Mát-thêu, Galilê và Nazarét không thể là chốn miền xứng-hợp với Chúa Hài Đồng như biểu-trưng cho miền lưu-lạc, kéo từ đất Ai-Cập.

Với thánh Mát-thêu, chuyện này kéo theo nhiều hệ-quả cho cuộc sống của Chúa, như kết quả thụ thai từ Đức Trinh-nữ và sự đáp trả của thánh Giuse về việc này. Nói chung, thánh Giuse không xác-chứng cuộc sống ẩn-dật của thánh gia, trên đồi Galilê mà thánh-nhân đây, lại coi Chúa là khách lạ sống ở Galilê như người dưng từ đâu đến. Đó là điều mà thánh-sử bị chống-đối rất nhiều.

Cũng từ đó, người đọc sẽ không còn gặp thấy thánh Giuse nơi nào trong Kinh Sách, nữa. Và, vai trò của Đức Maria cũng trở nên nhỏ bé, khiêm tốn trong Tin Mừng do thánh Má-tthêu ghi. Nói cách khác, viết về Đức Giêsu, thánh Mát-thêu hàm-ẩn yếu tố văn-hoá đích-thực và cả chi tiết xã hội và gia-đình về một Đấng bậc có xuất xứ khác hẳn lối viết của các thánh-sử khác.

Lối sống gia-đình theo văn-hoá Do-thái vào thời Chúa, lại tập trung vào quyền của người Cha, tức: đặt nặng chuyện phụ-hệ. Người cha là sở-hữu-chủ toàn bộ gia đình của ông cả mọi người cũng như mọi sự, trong nhà. Gia-đình chỉ danh giá, trọng vọng nếu người cha có uy-tín và quản-lý tốt. Về thánh-gia, Chúa không dạy ta nên làm gì để thiết-dựng một gia-đình lý-tưởng, nhưng Ngài cũng là thành viên gia đình sống niềm tin triệt-để. Ngài không làm chủ gia-đình cũng chẳng sở -hữu mọi sự trong nhà. Nhưng, Ngài sớm rời gia-đình hầu thực hiện công-cuộc thừa-sai do Cha ủy-thác.

Là thành viên lớn lên từ thôn làng Nazarét, Đức Giêsu hoà-quyện với mọi người tại vùng bé nhỏ ở trên cao, một vùng có dân số chỉ từ 200 đến 400 người, do lượng nước uống ít oi không đủ cấp cho nhiều người hơn. Đàn ông con trai vùng này, ban ngày phải lội về thị trấn Sepphoris cách xa Nazarét khoảng chừng một tiếng đồng hồ, đi bộ. Thị-trấn này do người La Mã thiết-dựng khi Đức Giêsu còn ở tuổi niên-thiếu.

Công việc vùng này, hầu hết đi vào trồng trọt đậu hạt và rau xanh. Triền dốc phía Nam có nhiều nắng nên dân chúng ở đây thích trồng nho trái để vắt nước làm rượu. Nazarét cách xa thủ phủ Sepphoris chừng một tiếng đi bộ, thế nên trai tráng trong làng đều tới đó làm việc, phần lớn nhắm vào nghề xây cất với ngành mộc. Ban ngày đàn ông đi làm xa, phụ nữ ở nhà ra giếng kiếm nước buổi sáng sớm và khoảng xế chiều. Thời gian rảnh rỗi các bà còn nhồi bột làm bánh để độ nhật. Thôn làng Nazarét nói chung cũng bận rộn, chí ít là nông dân ở trong làng.

Là thôn làng bé nhỏ, Nazarét có tầm quan trọng như đơn vị sinh sống không phải theo cung cách của gia đình riêng-biệt, hoặc xa cách. Nhưng họ sống gần cận theo từng cụm từng nhóm để ngó chừng cho nhau khỏi trộm cướp hoặc sao đó. Nông giá sống ở đây có thói quen dòm chừng và chăm sóc lẫn nhau, nhà này giúp nhà khác. Cuộc sống nơi này, dân làng có mặt ở mọi nơi, nên khó mà biết ai thuộc xóm nào, con cái nhà ai. Và, cũng khó mà đếm số người ngụ cư trong cùng một căn hộ. Đa số ít khi đồng lòng hợp ý, về nhiều thứ. Có gì ăn uống họ cũng đều sẻ san cho nhau, rất cởi mở. Lễ hội gồm tóm toàn làng, đến chung vui.

Mãi về sau, khi Đạo Chúa lan truyền cùng khắp đế quốc La Mã, chốn miền được kể là cho người Đạo Chúa sinh sống thường là gia đình La Mã khá đông đúc. Đây là văn hoá gia-đình cũng khác lạ. Tại các cơ ngơi như thế, người đi người ở cứ liên hồi, không sao kiểm soát được. Ở những căn hộ như thế, đa phần là phụ nữ. Người thì có mang, kẻ sinh đẻ, có vị lại đang thời kỳ cho con bú. Trẻ bé, đứa thì nhếch nhác, đứa mồ côi. Tại các căn hộ tương tự, ngoại trừ các nữ-phụ tự do, còn lại là các bà vợ kế, ly dị, bà goá, lại có cả các vị thừa sai khắc kỷ lang thang chốn đó đây. Lại có thừa-tác-viên có gia đình nhưng rày đây mai đó khó ở nơi nào nhất định. Có nữ-trợ-tá, cô mụ và đủ loại nô lệ, người vú hoặc thiếu nữ trẻ trung…

Trẻ con lớn lên từ căn hộ tương tự hoặc từ các “nhà-nguyện” tựa hồ như thế. Trẻ con người nô lệ hoặc tự do vẫn chơi chung, cùng sinh trưởng đồng đều, không phân biệt. Gia chủ hoặc người tiếp đón khách đến đỗi nhờ thường là phụ-nữ, bởi đàn ông con trai thời đó thường chết yểu hoặc đi xa làm lụng. Căn hộ là nhà của phụ nữ quản cai. Là, nơi đón tiếp khách trú nhờ. Là, chốn dạy dỗ, trao đổi hoặc truyền bá thông tin cũng như sinh hoạt bác-ái, xã-hội. Với văn hoá này, các nhà trú ngụ của Kitô-hữu thời tiên-khởi được gọi là “nhà-nguyện đường”. Đơn giản, chỉ có nghĩa một nơi để gặp gỡ không hơn không kém. Thật không rõ, tất cả mọi thành viên trong các căn hộ gọi là “nhà-nguyện” có là Kitô-hữu ở đó không. Tại các căn hộ của Hội thánh tiên khởi, thông thường nam nhân ở đó không nhất thiết là Kitô-hữu. Phụ-nữ trong gia đình có vai-trò quan-yếu trong Đạo Chúa thời mới chớm. Chính các bà là người quản cai các “nhà-nguyện” làm nơi gặp gỡ, nguyện cầu.

Ngày nay thì lại khác. Giá trị “gia-đình” của ta nay rất khác về văn-hoá. Vào lễ Thánh gia-thất của Đức Giêsu thời niên thiếu, cũng nên nhớ đến sự khác biệt rõ rệt này. Và, cũng nên phân biệt Ngài là ai, và chúng ta là ai. Chính đó, là: ý-tưởng để ta suy-tư mừng lễ Thánh-gia-thất xem khi Chúa sống vào thời niên thiếu có đầy đủ thánh Giuse Đức Mẹ và Ngài hay không. Suy và nghĩ để còn trân trọng tính-chất cao đẹp của gia-đình vào thời mình.



Trong tinh thần suy-tư cảm nghiệm như thế, lại cũng nên ngâm nốt câu thơ ý-nhị rằng:

“Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,”

“dần dần hoa cỏ biến ra thơ.

Chúng tôi lại là người của ước mơ,

Không xác thịt, chỉ có linh hồn đang mộng.”

(Hàn Mặc Tử - Rượt Trăng)



Người của ước mơ, vẫn là người có tâm tình nhà Đạo sống không theo ngôn ngữ của xác thịt, mà sống như linh hồn đang mộng. Mộng và mơ, nhưng cũng vẫn mơ và mộng về thứ tình trải dàn mãi trong dân gian trần thế, rất gia thất.



Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch



Suy tư Tin Mừng đọc trong tuần lễ Thánh Gia Thất năm A 29.12.2013



“Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,”

“dần dần hoa cỏ biến ra thơ.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 2: 13-15, 19-23

Nhà thơ đây, dùng hơi thở để nói chuyện. Nhà Đạo đó, dùng truyện kể để thành thơ. Thơ nhà Đạo không chỉ nói bằng văn hoa chữ nghĩa rất bóng bảy, mà bằng lời thật xảy đến ở trong đời. Lời thơ Đạo, nay thánh Mát-thêu diển-giải ở trình-thuật có Đức Chúa của nguồn thơ tạo thành Lời, rất tuyệt vời.

Nét tuyệt vời nơi Lời Chúa, được thánh Mát-thêu diễn-tả bằng đặc-trưng lành-thánh có sự-kiện Ngài mở rộng lòng vi-tha với mọi người chứ không bo bo, gò bó vào “bản ngã” rất cá-thể. Lời Ngài, còn tập-trung hướng-dẫn mọi người hướng về với gia-đình và với cộng-đoàn thân thương, con của Chúa.

Ngày nay, ta nghe nhiều về giá-trị đặc trưng của gia-đình coi đó như biểu hiện cốt-tủy của Đạo Chúa. Với nhóm hội/đoàn thể và xứ Đạo, ta cũng nghe nhiều về tính “cộng đoàn” kết-thân coi đó như việc tiên quyết đưa về lý-tưởng của Đạo. Thành thử, lý-tưởng của thánh gia được diễn-bày như gia đình lý-tưởng, như cộng-đoàn điển-hình là sự thật rất thực, với mọi người.

Hiểu như thế, gia đình và cộng đoàn là nhóm người lý-tưởng được định-hình và qui-tụ làm lai lịch của Đạo. Ta tùy thuộc vào gia-đình, coi như đó là nguồn-gốc cho mọi sinh-hoạt ở xã-hội. Và, ta tùy thuộc vào cộng-đoàn là do có quyết tâm đề ra cho ta, đã từ lâu.

Trình thuật về thánh gia, được cả hai thánh-sử Mát-thêu và Luca viết vào thập niên cuối của thế-kỷ đầu đời Hội-thánh. Cả hai thánh-sử tuy chưa một lần gặp gỡ quen biết nhau nên cũng chẳng thể sử-dụng ý-tưởng của nhau, dù chút ít. Nói chung, hai thánh-sử có quan-điểm và mục tiêu riêng, khi ghi chép. Thánh Mát-thêu tập-trung vào nhân-vật chính là thánh cả Giuse chứ không phải Đức Maria. Và, ảnh-hình chủ lực ở sách Tin Mừng do thánh-nhân viết, là viết về Môsê trong văn chương của Do thái.

Với người Do thái, Môsê là biểu tượng đặc trưng của luật lệ Torah của Do thái. Thánh Mát-thêu không chỉ nhìn vào văn-bản của lề luật, đặc biệt trong sách Xuất Hành, nhưng thánh-nhân đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống dân gian nói về Môsê có trong sách. Dù thế, ưu-tư của thánh Mát-thêu là đưa ra lập trường không phải để áp dụng cho Môsê mà cho Đức Giêsu. Và thánh-nhân không nói về tổ phụ Môsê ở trên núi mà là Đức Giêsu giữa đám nông dân, là lớp người tuy nghèo nhưng quan-trọng. Tiến-trình sử-dụng nhu-liệu về lai-lịch nhân-vật hơi giống chủ trương của thánh Luca, nhưng gốc-nguồn được rút tỉa thì lại khác.

Ở chương 2, thánh Mát-thêu kể truyện 3 nhà đạo sĩ đi thăm Chúa Hài Đồng, về vua Hêrôđê và về cuộc thảm-sát đám trẻ nhỏ, chuyện thánh-gia lánh nạn bên Ai-Cập, là những chuyện khiến một số người đọc tự hỏi: phải chăng đây là sự thật lịch-sử? Có người bảo đúng. Có người nói sai. Cũng có thể, thánh Mát-thêu viết truyện để tạo kết cuộc đầy kịch-tính, như phim kịch. Kích-tính, ở chỗ tác-giả muốn diễn tả tâm trạng thánh cả Giuse khi phải đối đầu với vấn-đề lương-tâm chăng? Có phải thánh cả Giuse được diễn-tả như câu chuyện về Hêrôđê, cùng một cách-thức như chuyện ông Giuse và Abraham thời Cựu Ước?

Tin Mừng thánh Mát-thêu quan-niệm rằng Đức Maria và thánh cả Giuse có gốc nguồn là người Giuđêa, xuất thân từ thôn làng Bét-lê-hem nên mới kể truyện Mẹ Ngài sanh Chúa Hài Đồng tại quê làng Mẹ sinh sống. Điều này, khác với truyện thánh Luca kể rằng hai Đấng xuất thân từ thôn làng Nazarét, xứ Galilêa nên buộc phải đi Giuđêa để thực thi kiểm tra dân số. Nhiều người đọc lại nghĩ rằng: với thánh Mát-thêu, Galilê và Nazarét không thể là chốn miền xứng-hợp với Chúa Hài Đồng như biểu-trưng cho miền lưu-lạc, kéo từ đất Ai-Cập.

Với thánh Mát-thêu, chuyện này kéo theo nhiều hệ-quả cho cuộc sống của Chúa, như kết quả thụ thai từ Đức Trinh-nữ và sự đáp trả của thánh Giuse về việc này. Nói chung, thánh Giuse không xác-chứng cuộc sống ẩn-dật của thánh gia, trên đồi Galilê mà thánh-nhân đây, lại coi Chúa là khách lạ sống ở Galilê như người dưng từ đâu đến. Đó là điều mà thánh-sử bị chống-đối rất nhiều.

Cũng từ đó, người đọc sẽ không còn gặp thấy thánh Giuse nơi nào trong Kinh Sách, nữa. Và, vai trò của Đức Maria cũng trở nên nhỏ bé, khiêm tốn trong Tin Mừng do thánh Má-tthêu ghi. Nói cách khác, viết về Đức Giêsu, thánh Mát-thêu hàm-ẩn yếu tố văn-hoá đích-thực và cả chi tiết xã hội và gia-đình về một Đấng bậc có xuất xứ khác hẳn lối viết của các thánh-sử khác.

Lối sống gia-đình theo văn-hoá Do-thái vào thời Chúa, lại tập trung vào quyền của người Cha, tức: đặt nặng chuyện phụ-hệ. Người cha là sở-hữu-chủ toàn bộ gia đình của ông cả mọi người cũng như mọi sự, trong nhà. Gia-đình chỉ danh giá, trọng vọng nếu người cha có uy-tín và quản-lý tốt. Về thánh-gia, Chúa không dạy ta nên làm gì để thiết-dựng một gia-đình lý-tưởng, nhưng Ngài cũng là thành viên gia đình sống niềm tin triệt-để. Ngài không làm chủ gia-đình cũng chẳng sở -hữu mọi sự trong nhà. Nhưng, Ngài sớm rời gia-đình hầu thực hiện công-cuộc thừa-sai do Cha ủy-thác.

Là thành viên lớn lên từ thôn làng Nazarét, Đức Giêsu hoà-quyện với mọi người tại vùng bé nhỏ ở trên cao, một vùng có dân số chỉ từ 200 đến 400 người, do lượng nước uống ít oi không đủ cấp cho nhiều người hơn. Đàn ông con trai vùng này, ban ngày phải lội về thị trấn Sepphoris cách xa Nazarét khoảng chừng một tiếng đồng hồ, đi bộ. Thị-trấn này do người La Mã thiết-dựng khi Đức Giêsu còn ở tuổi niên-thiếu.

Công việc vùng này, hầu hết đi vào trồng trọt đậu hạt và rau xanh. Triền dốc phía Nam có nhiều nắng nên dân chúng ở đây thích trồng nho trái để vắt nước làm rượu. Nazarét cách xa thủ phủ Sepphoris chừng một tiếng đi bộ, thế nên trai tráng trong làng đều tới đó làm việc, phần lớn nhắm vào nghề xây cất với ngành mộc. Ban ngày đàn ông đi làm xa, phụ nữ ở nhà ra giếng kiếm nước buổi sáng sớm và khoảng xế chiều. Thời gian rảnh rỗi các bà còn nhồi bột làm bánh để độ nhật. Thôn làng Nazarét nói chung cũng bận rộn, chí ít là nông dân ở trong làng.

Là thôn làng bé nhỏ, Nazarét có tầm quan trọng như đơn vị sinh sống không phải theo cung cách của gia đình riêng-biệt, hoặc xa cách. Nhưng họ sống gần cận theo từng cụm từng nhóm để ngó chừng cho nhau khỏi trộm cướp hoặc sao đó. Nông giá sống ở đây có thói quen dòm chừng và chăm sóc lẫn nhau, nhà này giúp nhà khác. Cuộc sống nơi này, dân làng có mặt ở mọi nơi, nên khó mà biết ai thuộc xóm nào, con cái nhà ai. Và, cũng khó mà đếm số người ngụ cư trong cùng một căn hộ. Đa số ít khi đồng lòng hợp ý, về nhiều thứ. Có gì ăn uống họ cũng đều sẻ san cho nhau, rất cởi mở. Lễ hội gồm tóm toàn làng, đến chung vui.

Mãi về sau, khi Đạo Chúa lan truyền cùng khắp đế quốc La Mã, chốn miền được kể là cho người Đạo Chúa sinh sống thường là gia đình La Mã khá đông đúc. Đây là văn hoá gia-đình cũng khác lạ. Tại các cơ ngơi như thế, người đi người ở cứ liên hồi, không sao kiểm soát được. Ở những căn hộ như thế, đa phần là phụ nữ. Người thì có mang, kẻ sinh đẻ, có vị lại đang thời kỳ cho con bú. Trẻ bé, đứa thì nhếch nhác, đứa mồ côi. Tại các căn hộ tương tự, ngoại trừ các nữ-phụ tự do, còn lại là các bà vợ kế, ly dị, bà goá, lại có cả các vị thừa sai khắc kỷ lang thang chốn đó đây. Lại có thừa-tác-viên có gia đình nhưng rày đây mai đó khó ở nơi nào nhất định. Có nữ-trợ-tá, cô mụ và đủ loại nô lệ, người vú hoặc thiếu nữ trẻ trung…

Trẻ con lớn lên từ căn hộ tương tự hoặc từ các “nhà-nguyện” tựa hồ như thế. Trẻ con người nô lệ hoặc tự do vẫn chơi chung, cùng sinh trưởng đồng đều, không phân biệt. Gia chủ hoặc người tiếp đón khách đến đỗi nhờ thường là phụ-nữ, bởi đàn ông con trai thời đó thường chết yểu hoặc đi xa làm lụng. Căn hộ là nhà của phụ nữ quản cai. Là, nơi đón tiếp khách trú nhờ. Là, chốn dạy dỗ, trao đổi hoặc truyền bá thông tin cũng như sinh hoạt bác-ái, xã-hội. Với văn hoá này, các nhà trú ngụ của Kitô-hữu thời tiên-khởi được gọi là “nhà-nguyện đường”. Đơn giản, chỉ có nghĩa một nơi để gặp gỡ không hơn không kém. Thật không rõ, tất cả mọi thành viên trong các căn hộ gọi là “nhà-nguyện” có là Kitô-hữu ở đó không. Tại các căn hộ của Hội thánh tiên khởi, thông thường nam nhân ở đó không nhất thiết là Kitô-hữu. Phụ-nữ trong gia đình có vai-trò quan-yếu trong Đạo Chúa thời mới chớm. Chính các bà là người quản cai các “nhà-nguyện” làm nơi gặp gỡ, nguyện cầu.

Ngày nay thì lại khác. Giá trị “gia-đình” của ta nay rất khác về văn-hoá. Vào lễ Thánh gia-thất của Đức Giêsu thời niên thiếu, cũng nên nhớ đến sự khác biệt rõ rệt này. Và, cũng nên phân biệt Ngài là ai, và chúng ta là ai. Chính đó, là: ý-tưởng để ta suy-tư mừng lễ Thánh-gia-thất xem khi Chúa sống vào thời niên thiếu có đầy đủ thánh Giuse Đức Mẹ và Ngài hay không. Suy và nghĩ để còn trân trọng tính-chất cao đẹp của gia-đình vào thời mình.



Trong tinh thần suy-tư cảm nghiệm như thế, lại cũng nên ngâm nốt câu thơ ý-nhị rằng:

“Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,”

“dần dần hoa cỏ biến ra thơ.

Chúng tôi lại là người của ước mơ,

Không xác thịt, chỉ có linh hồn đang mộng.”

(Hàn Mặc Tử - Rượt Trăng)


Người của ước mơ, vẫn là người có tâm tình nhà Đạo sống không theo ngôn ngữ của xác thịt, mà sống như linh hồn đang mộng. Mộng và mơ, nhưng cũng vẫn mơ và mộng về thứ tình trải dàn mãi trong dân gian trần thế, rất gia thất.



Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một năm mới với hai vị giáo hoàng
Vũ Văn An
17:30 31/12/2013
Năm nay là năm ta có hai vị giáo hoàng, và nó kết thúc với “hình ảnh” hai vị giáo hoàng gặp mặt nhau. Thực vậy, ngày 23 tháng 12, Đức Phanxicô tới thăm Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI và mời ngài dự bữa ăn trưa. Dĩ nhiên là Đức Bênêđictô “vâng lời” như lời ngài đoan hứa lúc đọc diễn văn từ giã vào ngày 28 tháng Hai và lúc được Đức Phanxicô gọi chào kính sau ngày được bầu làm giáo hoàng.

Bởi thế, ngày 27 tháng 12 vừa qua, Đức GH hưu trí đã tới Nhà Thánh Marta dự bữa cơm trưa do Đức Phanxicô khoản đãi. Bộ trưởng ngoại giao thuộc phủ Quốc Vụ Khanh là Đức TGM Dominique Mamberti, và Lượng Giá Viên Phủ Quốc Vụ Khanh là Đức TGM Peter Bryan Wells cũng dự buổi ăn trưa với hai vị Giáo Hoàng, và hai thư ký riêng của các vị.

Điều đáng lưu ý là cả hai nhân vật số 1 và số 2 của Phủ Quốc Vụ Khanh là Quốc Vụ Khanh, TGM Pietro Parolin, và Phó Quốc Vụ Khanh, TGM Angelo Becciu, đều vắng mặt trong bữa ăn trưa này. Theo suy diễn từ một thông báo ngắn do Đài Phát Thanh Vatican loan tải, thì cả hai vị đều không có mặt tại Rôma. Bản thông báo chỉ vắn tắt cho rằng hai Đức TGM Mamberti và Wells được mời vì “đang ở Rôma”.

Điều cũng đáng lưu ý là cuộc viếng thăm Đức Phanxicô của Đức Bênêđíctô không được loan báo trên kênh thông tin thông thường tức qua cuộc họp báo với các hãng thông tấn và trên tờ Bolletino của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, mà là qua Đài Phát Thanh Vatican. Đây là cách qua đó tin tức được thông truyền mà Vatican không muốn chúng nổi bật lắm.

Chiến thuật truyền thông này đến nay đã được chứng nghiệm khá đầy đủ. Xem ra, truyền thông đã trở thành tác vụ quan trọng nhất hiện nay ở Vatican. Chiến thuật này trở nên quan trọng từ thời có vụ tai tiếng Vatileaks (rì rỏ), lúc Tòa Thánh nhận thấy nhu cầu phải thuê một cố vấn về truyền thông cho Phủ Quốc Vụ Khanh. Người được chọn chính là Greg Burke.

Chiến thuật truyền thông tỏ ra hết sức chủ yếu trong lúc có các cuộc họp trước cơ mật viện bầu giáo hoàng, và, theo tiết lộ của tờ Wall Street Journal, đó là lý do khiến các vị Hồng Y trong cơ mật viện bầu giáo hoàng "thay đổi lối thuật sự” dựa vào cuộc nói chuyện với bốn vị Hồng Y khác nhau.

Chiến thuật này chủ yếu đến nỗi đã phải yêu cầu McKinsey nghiên cứu một chiến thuật truyền thông mới cho Vatican.

Với các đặc sủng và cung cách giao tiếp rất tự nhiên đối với đám đông của ngài, Đức Phanxicô là "viên đá góc tường” đối với chiến thuật truyền thông mới này. Có điều đáng ngại là người ta quá chú ý tới các điệu bộ và cử chỉ của Đức Phanxicô, đến nỗi ít chú ý tới lời ngài nói.

Như trong thông điệp Urbi et Orbi vào ngày Lễ Giáng Sinh vừa qua, chẳng hạn, Đức Phanxicô liệt kê các quốc gia đang gặp tranh chấp hay những nơi Kitô hữu đang bị bách hại. Ngày hôm sau, tức ngày 26 tháng 12, Đức Phanxicô lại đề cập tới các Kitô hữu bị bách hại một lần nữa, nhấn mạnh tới vấn đề này y như Đức Bênêđíctô XVI từng làm. Nhưng các sứ điệp này không nhận được hàng tít lớn nào của các báo chí lớn, trong khi các cử chỉ và điệu bộ của ngài luôn được nhấn mạnh.

Xét cho cùng, vấn đề là: truyền thông chuyên nghiệp có thích đáng để công bố Tin Mừng hay không? Thông điệp của Giáo Hội Công Giáo chú trọng tới sự thật, trong khi truyền thông cần nhấn mạnh tới xúc cảm và hình ảnh nếu muốn hữu hiệu. Người ta cho rằng kế hoạch truyền thông có thể không hữu hiệu trong việc công bố Tin Mừng, nhưng khá hữu hiệu trong việc đem lại một hình ảnh mới cho Giáo Hội.

Dù sao, hình ảnh mới có nguy cơ không đúng sự thật. Thí dụ, Đức Phanxicô không đi ngược lại truyền thống của Giáo Hội. Việc làm và cam kết của ngài bắt nguồn từ việc làm và cam kết lâu dài của các vị giáo hoàng tiền nhiệm. Các cải cách mà Đức Phanxicô đang thực hiện kể từ khi được bầu làm giáo hoàng vốn đã được khởi sự dưới triều giáo hoàng trước. Và lời lẽ của Đức Phanxicô dù sao cũng rất liên tục với truyền thống của Giáo Hội, như chính ngài nhiều lần nhấn mạnh.

Từ Rio de Janeiro dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới trở về và khi trả lời một câu hỏi, Đức Phanxicô giải thích tại sao, trong cuộc viếng thăm Brazil, ngài không nói tới các thay đổi trong xã hội, phá thai, hôn nhân đồng tính. Ngài nói:

“Giáo Hội đã nói về những vấn đề ấy cách rõ ràng rồi. Không cần phải trở lại nó nữa, cũng như tôi không nói tới lừa đảo, gian dối hay các vấn đề khác mà giáo huấn Giáo Hội đã nói rõ! Không cần nói về nó nữa, nhưng đúng hơn nên nói tới các điều tích cực có thể mở đường cho giới trẻ. Há không đúng sao! Vả lại, giới trẻ hoàn toàn biết rõ đâu là chủ trương của Giáo Hội”.

Khi được hỏi về chủ trương của ngài, Đức Phanxicô trả lời: đó là chủ “Chủ trương của Giáo Hội. Vì tôi là một người con của Giáo Hội”.

Sau này, trong cuộc phỏng vấn của tờ La Civiltà Cattolica, Đức Phanxicô giải thích cặn kẽ hơn lý do tại sao ngài không nói tới các chủ đề trên. Ngài bảo: Giáo Hội “không thể chỉ nhấn mạnh tới các vấn đề liên hệ tới phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai… khi nói tới các vấn đề này, ta phải nói về chúng trong ngữ cảnh của chúng”.

Ngài nói tiếp: “thừa tác mục vụ của Giáo Hội không thể bị ám ảnh với việc truyền lan một mớ tín lý rời rạc để được áp đặt một cách nằng nặc. Việc công bố theo phong thái truyền giáo chỉ nên chú mục vào những điểm chủ yếu, những điều thật cần thiết: đây cũng là những điều làm người ta say mê và bị lôi cuốn nhiều hơn, những điều làm trái tim họ bừng nóng, như đối với các môn đệ trên đường Emmau xưa… Các đề xuất của Tin Mừng phải đơn giản hơn, sâu sắc hơn và tỏa sáng hơn. Các hậu quả luân lý phát sinh từ các đề xuất này".

Lời lẽ trên của Đức Phanxicô quả là những vang vọng lời lẽ của vị tiền nhiệm là Bênêđíctô XVI. Ngày 9 tháng 11 năm 2006, Đức Bênêđíctô tiếp các giám mục Thụy Sĩ tới thăm Vatican. Ngài ứng khẩu vì cho hay không có thì giờ soạn bài nói sẵn, nhưng nhấn: ngài không muốn nói tới những chuyện vụn vặt, mà là những chủ đề lớn. Ngài nói: “Còn nhớ, trong các thập niên 1980 và 1990, lúc tôi hay đi thăm Đức, người ta thường yêu cầu được phỏng vấn tôi. Trong các cuộc phỏng vấn này, tôi luôn biết trước các câu hỏi. Các câu hỏi này liên quan tới việc phong chức cho nữ giới, ngừa thai và nhiều vấn đề khác luôn được người ta nêu ra. Nếu ta bị kéo vào những cuộc tranh luận loại này, thì Giáo Hội đã bị đồng hóa với một số điều răn hay lệnh cấm rồi; ta tạo cho người khác cảm tưởng ta chỉ là những nhà đạo đức học với một mớ xác tín khá lỗi thời, không một chút dấu chỉ nào cho thấy nét cao cả thực sự của đức tin. Bởi thế, tôi cho rằng điều chủ yếu là luôn luôn làm nổi bật nét cao cả của đức tin ta, một cam kết mà ta không được để cho tình thế trên làm ta sao lãng”.

Rồi Đức Bênêđíctô XVI nói thêm: “Trong Giáo Hội, định chế không phải chỉ là cơ cấu bề ngoài còn Tin Mừng thì hoàn toàn có tính tâm linh. Thực ra, Tin Mừng và định chế là hai điều không thể tách biệt nhau được vì Tin Mừng có một thân xác, Chúa có một thân xác trong thời gian của ta. Thành thử, các vấn đề thoạt nhìn xem ra chỉ có tính định chế thực sự đều có tính thần học và tính trung tâm, vì nó đều là vấn đề thể hiện hóa và cụ thể hóa Tin Mừng trong thời đại ta”.

Chắc chắn Đức Phanxicô đã đọc lại các lời lẽ trên khi có những tin tức nói về việc cải tổ Giáo Triều Rôma. Chủ trương mục vụ của Đức Phanxicô và nền thần học của Đức Bênêđíctô kết hợp lại sẽ giúp Giáo Hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Hai tâm hồn này không thể tách biệt nhau. Điều này được chứng minh rõ qua việc Đức Phanxicô liên tục tìm gặp Đức Bênêđíctô, một tìm gặp nói lên tính liên tục và tình huynh đệ giữa hai vị giáo hoàng. Nói như Đức Gioan Phaolô II, người tiền nhiệm của cả hai vị, Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô đang là hai lá phổi của nhiệm thể Giáo Hội, rất nhịp nhàng hít thở sự sống Thiên Chúa cho nhiệm thể này.

Người ta có thể cho rằng nhu cầu chứng tỏ tính liên tục nói trên là một phần trong chiến thuật truyền thông, nhằm tránh được các chỉ trích đối với triều giáo hoàng Phanxicô, nhất là vì triều giáo hoàng này bị nhiều người cho là thiếu tính định chế. Rất có thể như thế. Dù sao, năm mới với hai vị giáo hoàng này chắc chắn sẽ cho thấy tín lý của Giáo Hội không có gì thay đổi. Phần Đức Phanxicô, ngài đang duyệt lại cuộc cách mạng của ngài: một cuộc cách mạng không hẳn cắt đứt với quá khứ, như giới truyền thông thế tục vốn nghĩ.
 
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm. Trần Đức Anh OP
18:53 31/12/2013
Chiều 31-12-2013, ĐTC Phanxicô đã chủ sự kinh chiều I lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên Chúa, nhân dịp cuối năm dương lịch. Ngài mời gọi mỗi người dân thành Roma cộng tác để thành này trở nên tốt đẹp hơn trong năm mới.

Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi hát kinh bắt đầu lúc 5 giờ chiều còn có 30 HY, đặc biệt là ĐHY Agostino Vallini, Giám Quản Roma, 7 GM phụ tá và 40 GM khác, đông đảo các cha sở và khoảng 9 ngàn tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma.

Đảm nhận phần thánh ca trong buổi hát kinh có nhiều ca đoàn, tổng cộng 360 ca viên, cùng với ca đoàn Sistian của tòa Thánh do Đức Ông Massimo Palombella điều khiển.

Trong bài giảng, ĐTC mời gọi mọi người hãy xét mình xem mình đã sử dụng thế nào thời gian Chúa ban: ”Phải chăng chúng ta đã dùng thời gian đó chủ yếu cho bản thân, cho những tư lợi hay cũng sử dụng nó cho tha nhân, cho Thiên Chúa? Bao nhiêu thời gian chúng ta đã dành để 'ở với Chúa', trong kinh nguyện, trong thinh lặng?”
”Năm nay, chúng ta có góp phần, trong sự 'nhỏ bé' của mình để làm cho thành Roma này có thể sống được, có trật tự và hiếu khách không?”

ĐTC cũng nhận xét về thành Roma với bao nhiêu vẻ đẹp có một không hai, là gia sản tinh thần và văn hóa đặc biệt, nhưng tại đây vẫn có bao nhiêu người phải chịu lầm than về vật chất và tinh thần, những người nghèo khổ, bất hạnh, đau khổ đang gọi hỏi lương tâm không những của nhà cầm quyền, nhưng của mỗi công dân nữa. Tại Roma có lẽ chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hơn sự đối nghịch giữa môi trường hoành tráng, và đầy vẻ đẹp nghệ thuật, và tình trạng xã hội khó khăn mà nhiều người phải chịu. Roma là thành phố đầy du khách nhưng cũng đầy người tị nạn; Roma đầy những người làm việc, nhưng cũng có những người không tìm được công ăn việc làm, hoặc phải làm những việc với đồng lương kém, nhiều khi không xứng đáng; tất cả đều có quyền được đối xử với thái độ đón tiếp và công bằng, vì mỗi người đều có phẩm giá con người”.

Từ những nhận định trên đây, ĐTC kêu gọi mỗi người cộng tác để Roma trở nên tốt đẹp hơn trong năm tới: ”Roma sẽ tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta quan tâm và quảng đại đối với những người gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cộng tác trong tinh thần xây dựng và liên đới, cho công ích của mọi người. Roma trong năm mới sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta không phải là những người chỉ nhìn nó từ xa, nhìn cuộc sống của thành này từ bao lơn, mà không dấn thân vào bao nhiêu vấn đề của con người tại đây.. Trong viễn tượng này Giáo Hội tại Roma cảm thấy dấn thân đóng góp phần của mình cho cuộc sống và tương lai thành này, linh hoạt nó bằng men Tin Mừng, trở thành dấu chỉ và dụng cụ lòng từ bi của Thiên Chúa”.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, ĐTC đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện hang đá lớn tại đây.

Ngoài ra tối 31-12-2013, có buổi canh thức tại Quảng trường thánh Phêrô để cầu nguyện cho sự hiệp nhất và hòa bình trong các gia đình và giữa các dân nước. Đây là lần thứ 11, Phong trào tình yêu gia đình tổ chức và cổ võ buổi canh thức thuộc loại này. Đức Cha Matteo Zuppi, GM phụ tá Roma, đã khai mạc buổi cầu nguyện này từ lúc 23 giờ 15 phút

 
Top Stories
Chine: Le lucratif business de la Bible Amity Printing Press
Eglises d'Asie
10:46 31/12/2013
Publié le 20 novembre dernier, cet article du Global Times, repris par Infodoc China, retrace l’épopée de la principale maison d’édition chrétienne officielle en Chine, qui, en quelques années, a fait du plus grand pays athée de la planète, celui qui aujourd’hui imprime le plus de bibles au monde, avec la bénédiction des autorités. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.

Lorsque le jeune Liu Lei, âgé de 18 ans, décrocha son premier travail dans une imprimerie de Nankin (Nanjing), il y a aujourd’hui vingt-sept ans, il était loin d’imaginer qu’il serait un jour aux commandes de la plus importante entreprise d’impression de bibles au monde, et à la tête d’un colossal réseau mondial.

C’est tout juste sorti de l’école, en 1986, que Lei Liu commença à travailler pour l’Amity Printing Press de Nankin. Aujourd’hui, il est le directeur général de la plus grande imprimerie de bibles du monde, avec plus de 600 employés et une production annuelle de 12 millions d’ouvrages écrits dans plus de 90 langues et vendus dans 70 pays.

Bien qu’il soit athée, Lei Liu explique à son fils, qui travaille également dans l’entreprise familiale, que son travail consiste à imprimer un livre célèbre qui a profondément influencé la culture et les valeurs de l’Occident et qui aujourd’hui est amené à toucher de plus en plus de personnes en Chine.

Selon les chiffres fournis par le gouvernement pour 2012, il y a en Chine à l’heure actuelle, plus de 25 millions de protestants et six millions de catholiques ; des statistiques qui ne concernent que les Eglises officielles et qui ne prennent pas en compte le très grand nombre de fidèles appartenant aux communautés chrétiennes non autorisées [appelées «également Eglises domestiques », NDLR] (1).

Pour répondre aux besoins spirituels des chrétiens, dont le nombre ne cesse de croître, la Chine a imprimé entre 1987 et 2012 plus de 105 millions de bibles parmi lesquelles 60 % ont été distribuées dans les églises du pays et 40 % envoyés à l’étranger.

Dans cette entreprise, les ouvriers se relayent au rythme de trois équipes par jour sur des machines fonctionnant 24 h sur 24. Ses entrepôts abritent des millions de versions différentes de la Bible, prêtes à être livrées à tout moment, n’importe où dans le monde. La King James Version qui a été utilisée pour le mariage du prince William en 2011 a été imprimée ici.

La Chine, le plus grand Etat athée de la planète, est devenu aujourd’hui le pays imprimant le plus de bibles au monde.

En 1986, l’Amity Printing Press (APP) fut cofondée par l’Amity Foundation et l’United Bible Societies (UBS) – un groupe britannique ayant pour but de diffuser le plus largement possible les écrits du christianisme –, les deux sociétés détenant respectivement 75 % et 25 % des actions de l’APP (2).

C’est en pleine campagne, dans une zone isolée de la région de Nankin qu’Amity a construit l’imprimerie la plus moderne de toute l’Asie et lancé l’industrie de la production de bibles en Chine, avec un développement et une croissance qui défient l’imagination (3).

En l’espace de seulement deux ans, Amity imprimait un million de bibles et franchissait pour la première fois le cap des 10 millions d’exemplaires en 1995. Lorsque l’imprimerie a emménagé sur un nouveau site de 87 000 m², sa production annuelle a atteint les 18 millions de bibles par an. Et en novembre 2012, Amity imprimait son 100 millionième exemplaire.

Bien que la société ait perdu de l’argent les cinq premières années, elle a réussi à faire rapidement des bénéfices en augmentant la quantité des bibles imprimées, parallèlement à une amélioration de la qualité d’impression.

A l’heure actuelle, la production d’Amity atteint 10 à 12 millions d’ouvrages par an. Près de 3 millions d’entre eux sont destinés aux Eglises chinoises, le reste étant vendu à l’étranger.

De son côté, l’UBS donne chaque année, pour l’impression de ces bibles, 25 % de son bénéfice au Mouvement patriotique des Trois autonomies [l’institution gouvernementale qui chapeaute les Eglises protestantes officielles en Chine, NDLR (4)], une somme qui retourne en réalité dans le giron de la société Amity.

« Nous avons réussi à créer un modèle de coopération internationale durable », affirme au Global Times Quiu Zhonghui, vice-président du conseil d’administration et secrétaire général de l'Amity Foundation.

Selon lui, la mission d’Amity est de se mettre au service des Eglises et du peuple chinois, mais surtout de réaliser ce rêve que chaque chrétien de Chine puisse posséder une bible imprimée par le peuple chinois.
« Aujourd’hui, nous avons réalisé ce rêve et nous sommes également heureux de servir les Eglises à travers le monde tout en utilisant les bénéfices de l’impression des bibles pour aider ceux qui ont besoin d’aide dans la société », ajoute Qiu Zhonghui.

Aujourd’hui, l’Amity Foundation ne se contente pas seulement d’imprimer des bibles mais s’engage dans un large éventail d’activités de bienfaisance dans les domaines de l’éducation, des soins de santé, de la protection sociale, du développement, de l’environnement ainsi que dans les aides d’urgence en cas de catastrophe dans le pays.

Chaque année, en plus des revenus tirés de l’impression des bibles, Amity reçoit près de 100 millions de yuans (près de 12 millions d’euros) de dons venus du monde entier. Amity a rapidement envisagé de se tourner vers les marchés étrangers pour éviter de tourner au ralenti, sa société recevant depuis 1996 d’importants subsides de l’UBS tandis que le marché de l’Eglise locale se saturait progressivement.

« Mais, à l'époque, nous n’étions pas en mesure de répondre aux critères de qualité exigés par la clientèle étrangère : nous avons donc dû nous adapter et tirer les leçons nécessaires pour nous transformer », explique encore Liu Lei au Global Times.

A partir de 2003, Amity a pu améliorer sa capacité de production grâce à la publicité faite par ses clients. De plus en plus d’acheteurs rencontrés lors des foires et salons internationaux du Livre ont ensuite fait la promotion de leur entreprise dans le monde entier.

Le nombre de bibles exportées n’a cessé depuis de s’accroître, passant de 0,6 % en 2003 à 70 % en 2012, et constituant de fait une source de profit considérable pour l’entreprise. Ces dix dernières années, Amity a exporté plus de 50 millions de bibles dans plus de 55 000 Eglises de 70 pays différents.

Après avoir évincé son principal concurrent en Asie, la Corée du Sud, avec ses offres en matière de coût, de qualité et de service, Amity doit aujourd’hui affronter d’autres rivaux sur le marché international de la Bible, l’Inde, les Pays-Bas et le Brésil,

Selon Liu, l’impression de la Bible a représenté pour l’année dernière 50 % du rendement de l’entreprise et 80 % des ventes, les bénéfices des ventes atteignant 264 millions de yuans en 2012, soit 6,6 % de croissance annuelle. La société s’est fixé un objectif de 10 % de croissance pour l’année prochaine.

Bien que Liu déclare s’attendre à ce que le marché d’exportation de bibles continue de croître, il pourrait avoir à faire face à une conjecture difficile en raison de la hausse du coût de la main-d’oeuvre et des fluctuations du yuan.

Cependant, les médias occidentaux ont une perception différente de l’expansion de l’industrie de la Bible en Chine. Certains d’entre eux critiquent Amity pour son monopole exclusif et l’emploi d’une main d’oeuvre bon marché afin d’obtenir le maximum de profit à l’exportation. [Des exportations qui augmentent] en dépit du nombre croissant des chrétiens en Chine, auxquels [la société Amity] ne distribue ses ouvrages qu’à ceux appartenant aux 60 000 Eglises officielles et non à ceux des Eglises domestiques, infiniment plus nombreux comme le rapporte The Economist en 2012.

Liu estime qu’il s’agit d’un malentendu créé par les médias occidentaux, fondé sur des préjugés d’une époque révolue. « En réalité, les bénéfices que nous réalisons à l’exportation sont utilisés pour compenser le prix bas de nos bibles fournies sur le marché chinois, afin que tous puissent les acheter facilement », affirme-t-il Aujourd’hui, le modèle le plus courant de la Bible en chinois ne coûte que 16 yuan, soit l’équivalent de 2 euros.

« Amity est en fait une fenêtre témoignant au monde entier de la liberté de religion en Chine », conclut Liu.

Amity est la seule imprimerie de bibles en Chine à avoir reçu l’approbation du gouvernement, au cours des trente dernières années. Tous les ans, elle reçoit du Mouvement des Trois autonomies une commande établie sur les besoins des Eglises et est responsable de l’impression et de la livraison des bibles dans 77 centres de distribution du pays.

Bien qu’il n’y ait pas de restrictions concernant les personnes voulant acheter des bibles en Chine, ces dernières ne peuvent être trouvées dans les librairies publiques, et en dehors des Eglises officielles, ce qui rend leur achat difficile pour les non-chrétiens ou les fidèles des Eglises domestiques.

« Certains chrétiens habitant les zones rurales ne sont donc pas toujours en mesure de se procurer une bible », constate auprès du Global Times Eugène Wood, président de Word for Asia, une organisation basée aux Etats-Unis.

En Chine, il est illégal d’imprimer la Bible sans autorisation officielle et des cas de condamnation pour ce motif sont évoqués régulièrement dans les médias. Certains étrangers ou organisations comme celle d’Eugène Wood tentent de compenser ce manque de bibles par leurs propres moyens.

« Nous essayons de récolter des fonds aux Etats-Unis pour acheter des bibles de façon tout à fait légale aux autorités responsables des chrétiens chinois, afin de pouvoir ensuite les distribuer aux habitants des zones rurales », explique Eugène Wood.

Depuis 1998, son organisation distribue déjà des bibles dans certaines régions rurales après les avoir achetées au Conseil chrétien de Chine de la province du Jiangsu (5).

Bien que Liu Lei admette que le problème évoqué par Eugène Wood puisse exister dans certaines régions rurales isolées, il se dit persuadé que l’offre de bibles sur le marché local est suffisante.

Qiu Zhonghui, de la Fondation Amity, déclare pour sa part au Global Times que durant un voyage en Allemagne en 2007, il a rencontré un homme qui, apprenant qu’il venait de Chine, lui avait raconté qu’il faisait de la contrebande de bibles dans son pays pour aider les chrétiens.

Lorsque Qiu lui a dit que la Chine possédait la plus grande imprimerie de bibles dans le monde, l’homme a refusé de le croire. Qiu lui a alors donné ses coordonnées, lui expliquant qu’il était le secrétaire général de cette entreprise et l’a invité à venir lui rendre visite.

« Nous désirons vraiment que des amis de l’étranger viennent nous voir et puissent constater par eux-mêmes [que cela est vrai]. Mais il ne m’a jamais recontacté », conclut-il.

(1) Sur les Eglises domestiques et les Eglises officielles en Chine, voir : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/2013-11-25-henan-pressions-des-autorites-sur-des-chretiens-protestants-membres-ou-non-d2019eglises-enregistrees

(2) L’Alliance biblique universelle (United Bible Societies), organisation protestante britannique, s’est associée à différentes associations caritatives chinoises réunies au sein de l’Amity Foundation, pour créer, dans les années 1980, les Presses de l’Amitié (Amity Printing Press). NDLR

(3) Voir EDA 476 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/2008-01-01-afin-de-repondre-a-une-forte-demande-domestique. Voir également le Supplément EDA 476 (Dossier : « La Bible en Chine »). NDLR

(4) Le Mouvement patriotique des Trois autonomies (TSPM) et le Conseil chrétien de Chine (CCC), sont les ideux nstances approuvées par l’Etat pour diriger les affaires des chrétiens protestants en Chine.

(5) Le Jiangsu est la province où est implantée l’Amity Printing Press (APP). L’un des principaux responsables du Conseil chrétien de Chine (organe réunissant les Eglises officielles du pays) est un membre de l’APP. NDLR

(Source: Eglises d'Asie, le 31 décembre 2013)
 
Pope Francis prays year-end Vespers
Vatican Radio
21:12 31/12/2013
2013-12-31 Vatican - Vespers began at 5 PM Rome Time in St Peter’s Basilica, with Pope Francis presiding over the prayers that constitute the Church’s official, public praise of God in the evening of the last day of the year, to be followed by the singing of the great hymn of gratitude in faith, the Te Deum, and the worship of the Blessed Sacrament before the giving of the blessing of the Eucharistic Lord.

In his homily, Pope Francis focused on the sense of history that permeates the life of those whose lives are signed by faith in Jesus Christ. “The biblical and Christian vision of time and history,” he said, “is not cyclical, but linear: it is a path that leads towards a conclusion.” He explained that the passing year does not represent an end in itself, but a step on the way towards a reality that is to be completed – another step toward the goal that lies ahead of us: a place of hope and happiness, because we will meet God, the Reason of our hope and Source of our joy.

Pope Francis went on to say that, as the year 2013 comes to an end, we collect, as in a basket, the days, the weeks, the months that we have lived, to offer everything to the Lord.

Pope Francis concluded, inviting everyone to look toward the new year, in a spirit of gratitude for that, which we have received, repentance for that, in which we have failed, and resolve to work with God’s grace to better our lives, our communities and ourselves.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp : Thánh lễ tạ ơn kết thúc năm thánh
Anmai. CSsR
11:06 31/12/2013
Năm thánh kỷ niệm 80 năm DCCT hiện diện tại Sài Gòn, 60 năm dâng hiến Đền Thờ và 50 năm thành lập giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn đã đến hồi kết thúc.

Xem hình

Để kết thúc mừng kỷ niệm năm Thánh, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã tổ chức những ngày Ðại Hội từ 28.12 đến 31.12.2013.

Thứ bảy, 28.12.2013: Ngày Họp Mặt Muôn Dân (bắt đầu lúc 10g sáng, kết thúc bằng chương trình liên hoan-văn nghệ lúc 19g30’)

Chúa Nhật, 29.12.2013: Thiếu Nhi Thánh Thể hướng về các bạn lương dân – Họp mặt anh chị em xa quê.

Thứ hai, 30.12.2013: Họp Mặt Người Nghèo (bắt đầu lúc 14g30’ và kết thúc bằng một chương trình văn nghệ do các Huynh Trưởng và các em Thiếu Nhi Thánh Thể trình bày, khai mạc lúc 19g30).

Hôm nay, thứ Ba, 31.12.2013, ngày cuối cùng của Đại Hội.

Từ 8 giờ sáng, Giới Trẻ và các Cộng Tác Viên của Nhà Dòng họp mặt để cùng nhau tham dự các buổi chia sẻ các đề tài thực tiễn trong cuộc sống như: Người Công Giáo với vấn đề vô thần; tin vào Chúa - có hoang tưởng?; từ câu chuyện Cain-Aben suy nghĩ về vấn đề đạo đức; hôn nhân khác đạo - đức tin và các hiện tượng ngoại thường (quỷ nhập, bùa chú. ..); tình trạng đồng tính theo quan điểm Kitô giáo; đi tìm chìa khóa giải gỡ các vấn nạn gia đình thời @; sống niềm tin Kitô giáo trong hoàn cảnh hiện tại.

Để chuẩn bị cho Thánh Lễ được thêm phần sốt sắng trong phần phụng vụ lời ca, cha Anphongsô Trần Ngọc Hướng ôn hát cho cộng đoàn. Và, cha Anphongsô cũng điểm lại cho cộng đoàn những sự kiện, những Thánh Lễ đã cử hành cách long trọng trong năm Thánh của giáo xứ vừa qua.

18 g 00, đoàn đồng tế cất bước vào Đền Thánh để dâng Thánh Lễ tạ ơn kết thúc năm Thánh của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Chủ tế trong Thánh Lễ tạ ơn chiều nay là Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh - giám mục giáo phận Kontum.

Khi đoàn đồng tế và Đức Cha chủ tế đã vào vị trí. Cha chánh xứ Giuse Hồ Đắc Tâm mời cộng đoàn an tọa. Cha chánh xứ gửi lời chào nồng nhiệt đến Đức Cha Micae, một tràng pháo tay mừng Đức Cha thật giòn để mừng sự hiện diện của Đức Cha.

Đức Cha ngỏ vài lời với cộng đoàn. Tiếp sau đó, Đức Cha làm phép chứng nhận phép lành mừng thọ dành cho cụ ông cụ bà trên 70 tuổi thuộc giáo xứ. Có 355 cụ ông, cụ bà nhận chứng nhận phép lành mừng thọ trong dịp mừng năm Thánh này.

Sau khi chứng nhận được Đức Cha làm phép, Đức Cha Micae, Cha Giám Tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành cùng cha chánh xứ và quý cha phụ trách các xóm giáo trao tận tay cũng như quà cho các vị mừng thọ có tuổi trên 70 hôm nay.

Trong bài chia sẻ, Cha Giuse Lê Quang Uy gợi lại cho cộng đoàn tâm tình chia sẻ của Cha trong Thánh Lễ trước ngày khai mạc năm Thánh 11.3.2013. Cha gợi lại hình ảnh của việc xây nhà. Kỹ thuật rất lạ đó là xây nhà như 100 tầng thì họ xây tầng 100 trước và từ từ đôn lên và xây tầng trệt sau cùng. .. Nghe rất lạ kỹ thuật này để rồi cha liên tưởng đến việc xây ngôi đền thờ Thiên Chúa. Như ngôi Đền Đức Mẹ này, mỗi người cùng góp phần xây cao để cho mọi người được thấy vinh quang Thiên Chúa. .. Và, Cha Giuse mời cộng đoàn trở về trang Tin Mừng hôm nay nói về hai môn đệ lang Emmau. Như hai môn đệ gặp Chúa trong quán trọ thì ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này cũng là quán trọ để mọi người cùng gặp Chúa. .. Cha Giuse nhắc nhớ cộng đoàn hình ảnh của Mẹ Maria - Mẹ Hằng Cứu Giúp - Mẹ sẽ cùng trợ giúp mỗi người xây nên quán trọ, xây nên Đền Thờ Thiên Chúa. ..

Trước khi nhận phép lành toàn xá cuối lễ, Cha chánh xứ Giuse có đôi lời cảm ơn cộng đoàn, từng hội đoàn, từng người trong cũng như ngoài giáo xứ đã cộng tác với giáo xứ.

Cha Chánh xứ cảm ơn cách đặc biệt đến thầy Phêrô Phan Văn Hoàn cùng kỹ sư Hùng là những người cộng tác hết sức đặc biệt vào công trình thay mái cũng như sơn sửa, chỉnh trang Đền Thánh và Tu Viện.

Cha chánh xứ cảm ơn quý cha Giuse Lê Quang Uy, Antôn Lê Ngọc Thanh, Tôma A. Phạm Phú Lộc, Anphongsô Trần Ngọc Hướng cùng những cộng tác viên đã đóng góp rất lớn cho những sinh hoạt cũng như Thánh Lễ, phụng vụ, ca đoàn trong dịp mừng năm Thánh. Cha cũng không quên cảm ơn thầy phòng Thánh và những cộng tác viên cộng tác rất nhiệt tình. ..

Sau cùng, Cha chánh xứ cảm ơn cách đặc biệt đến Đức Cha Micae - chủ tế Thánh Lễ tạ ơn chiều nay. Lẵng hoa tươi tượng trưng cho cộng đoàn dân Chúa gửi đến Đức Cha.

Trong phần đáp từ, Đức Cha Micae gợi đến cộng đoàn tâm tình mà Đức Cha đã chia sẻ với con cái trong giáo phận Đức Cha:

- Hãy tiếp xúc, gần gũi, thăm hỏi một gia đình bên lương.

- Thiết thực hơn cho việc này là gia đình tổ chức lại đời sống cầu nguyện hằng ngày, đặc biệt là cầu nguyện cho gia đình mà gia đình tiếp xúc, gần gũi.

- Người người Tân Ước, nhà nhà Kinh Thánh. .. để rồi sống Lời Chúa, mang lời Chúa đến cho mọi người.

Đức Cha Micae nhấn mạnh rằng khi ta không loan báo Tin Mừng chính là lúc ta không phải là người môn đệ của Chúa. Phải luôn luôn ý thức sứ mạng loan báo tin mừng mà Chúa mời gọi.

Và, cộng đoàn cùng nhận phép lành hưởng ơn toàn xá.

Sau phép lành là bài ca tạ ơn và những hình ảnh kỷ niệm cùng với Đức Cha với các cụ ông cụ bà mừng thọ trong giáo xứ nhân dịp này.

Thánh Lễ tạ ơn kết thúc, cộng đoàn nghỉ ngơi một chút và tham dự chương trình văn nghệ với chủ đề: “Cảm Tạ Hồng Ân – Tiếp Bước Năm Thánh”.

Mở đầu chương trình văn nghệ tối nay, Giới Trẻ của giáo xứ cùng hát bài I Love Giesu. Tiếp đó là Màu Hồng Yêu thương (ca đoàn xóm 4), Họp nhau trong khúc hát (ca đoàn xóm 2), Làm dấu (song ca ca đoàn xóm 7-8), Ngài là Thiên Chúa (ca đoàn xóm 6), tiểu phẩm Phía trước là Ngài (Giới trẻ), Liên khúc (ca đoàn xóm 3), múa Khúc hát tạ ơn (sinh viên), hợp xướng Ave Maria (ca đoàn xóm 1), song ca Chúa nân đỡ con (ca đoàn xóm 3).

Kế đến là phần khách mời đặc biệt đó là Cha Phaolô Nguyễn Xuân Đường - cộng đoàn DCCT Hà Nội. Cha Phaolô gửi đến cộng đoàn bài Chuyện người đàn bà 2000 năm trước.

Tiếp tục văn nghệ tối nay là hợp xướng Hãy ngợi khen Chúa (ca đoàn xóm 4), tân cổ giao duyên Trời Cao, I'm frien og God, tiểu phẩm Để gió cuốn đi (xóm 5), Giã từ phiêu lãng (ca đoàn xóm 6), hợp xướng xin tạ ơn (ca đoàn xóm 3), tam ca và múa yêu đời yêu người (xóm 7-8), hợp xướng Trên đôi cánh phượng hoàn (xóm 1), liên khúc và hoạt cảnh Dấu chấm hỏi - Hương cỏ dại (ca đoàn xóm 2). Và cuối cùng là phần hợp xướng của ca ca đoàn xóm 5 với bài hát Hãy thắp sáng lên.

Chương trình văn nghệ khép lại, Thánh Lễ tạ ơn bế mạc năm Thánh cũng qua đi nhưng lại mở ra một chân trời mới của yêu thương và hiệp nhất.

Nguyện xin Thiên Chúa là Tình Yêu, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn đổ muôn vàn ơn thánh trên Dòng Chúa Cứu Thế, cách riêng cộng đoàn Sài Gòn và cộng đoàn dân Chúa thường xuyên lui tới với Mẹ Hằng Cứu Giúp tại địa chỉ 38 Kỳ Đồng thân yên.

Anmai, CSsR
 
Thánh lễ an táng cho linh hồn GioanKim Việt Dzũng tại Nam Cali
VietCatholic Network
12:44 31/12/2013
LITTLE SAIGÒN, NAM CALI - Hàng ngàn người đồng hương Việt Nam vì lòng mến mộ và ủng hộ tinh thần dấn thân cho tự do, nhân quyền cho Quê hương Việt Nam và tự do tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam đã tới ba địa điểm diễn ra lễ an táng Gioankim Việt Dzũng: nhà quàn Peek Family Funeral Home, nhà thờ Thánh Linh, và nghĩa trang Chúa Chiên Lành hôm Thứ Hai, 30 Tháng Mười Hai..

Sau dó quan tài được chở đến thánh đường Holy Spirit ở Fountain Valley để dân chúng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho người quá cố. Linh cữu của Việt Dzũng được rước vào nhà thờ giữa tiếng hát sốt sắng của Ca đoàn giáo xứ Holy Spirit, Thánh Linh ở Fountain Valley, Nam California vào lúc 10 giờ 30 sáng.

Có khoảng 2,000 người tham dự thánh lễ đồng tế cho Đức Giám Mục Mai Thanh Lương, GM phụ tá của Orange chủ tế và khoảng trên 20 linh mục khác đồng tế, trong đó có linh mục Hà Đăng Thuỵ đến từ TB Utah và bạn của gia đình, và linh mục Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic, từng quen biết và được Việt Dũng cộng tác trong các sinh hoạt Công Giáo, linh mục Hoàng Quang Đức, phó giáo xứ Thánh Linh.

Tham dự thánh lễ an táng Việt Dzũng cũng có GM Tin Lành Trần Thanh Vân và phái đoàn Hội Đồng Liên Tôn cùng đông đảo quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức và một số Tăng, Ni Phật Giáo cũng như phái đoàn đại diện Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Thánh đường Thánh Linh quá nhỏ bé không đủ chỗ cho hàng ngàn đồng hương tham dự nên một số khá đông đã dự thánh lễ trong hội trường kế bên nhà thờ qua màn ảnh rộng.

Trong bài giảng thánh lễ, Giám Mục Mai Thanh Lương, giám mục gốc Việt và phụ tá giám mục giáo phận Orange, nhắc lại những kỷ niệm về nhạc sĩ Việt Dzũng khi anh mới đặt chân đến Mỹ lúc 17 tuổi. Từ ước mơ đi tu khi còn ở trong trại tị nạn Fort Chaffee, cộng tác sinh hoạt văn nghệ và tôn giáo, nhất là với Cha John Nghị khi đó làm tuyên úy trưởng trong trại trong chương trình phát thanh Radio Voice of Refugee cho người tị nạn, đến những phong trào mà Việt Dzũng đã tạo ra cho cộng đồng hải ngoại, Giám Mục Mai Thanh Lương nói: “Cuộc đời anh tuy chỉ 55 năm nhưng đã làm được nhiều điều mà người khác không thể làm... Anh sống đời của người tử đạo, tâm tư sống vì dân tộc.”

Đức Cha Mai Thanh Lương nói tiếp: “Lời của Chúa hôm nay trong Sách Khôn Ngoan nói rằng ‘Chúa thử thách những người công chính như thử vàng trong lửa". Chúng ta nhìn vào cuộc đời Việt Dzũng, chúng ta thấy lời đó áp dụng cho anh rất là rõ ràng. Từ lúc sinh ra anh đã bệnh tật, hết bệnh này đến bệnh khác. Chúng ta thấy anh đi bằng nạng suốt cả cuộc đời nhưng lúc nào anh cũng vui vẻ, đúng như lời Sách Khôn Ngoan.

“Điểm thứ hai là Bài Đọc thư gửi tín hữu Roma nói về sự chết không phải là hết mà là khởi sự cho một cuộc sống mới. Ca dao, tục ngữ Việt Nam nói 'Sinh ký tử quy', nghĩa là chúng ta sinh ra là chúng ta gửi thân xác ở đời này; khi chúng ta qua khỏi cái đời khổ ải này, chúng ta về (quy) thế giới bên kia, lúc đó mới là quê hương đích thực. Cho nên Việt Dzũng đã sống trên cuộc đời đó. Lời của Thánh Phaolo gửi tín hữu Roma áp dụng đúng cho Việt Dzũng, và điểm sau cùng, chúng ta nghe Tin Mừng của Thánh Mát Thêu nói về ‘Tám Mối Phúc Thật’ mà trong đó có ba mối mà tôi thấy áp dụng rất đúng với đời sống Việt Dzũng, nhất là ‘Phúc cho những người công chính vì họ bị bách hại, vì Nước Trời là của họ. Cho nên ngày hôm nay tất cả chúng ta đến đây, các Linh mục cùng với tôi, các nam nữ tu sĩ, các Thầy Sáu, các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, các vị lãnh đạo Đạo, Đời. Tất cả chúng ta đến đây để cùng hiệp dâng Thánh lễ. Chúng ta có thể mừng vì cuộc sống vắn vỏi của Việt Dzũng nhưng đầy đủ ý nghĩa và những thách đố mà Việt Dũng để lại cho chúng ta; đó là điểm thứ ba mà tôi muốn chia sẻ với anh chị em.”

Cuối thánh lễ, đại diện cho Cộng Đoàn giáo xứ Thánh Linh lên cám ơn quý Đức Cha, quý Cha và tang quyến đã chọn thánh đường giáo xứ Thánh Linh để cử hành thánh lễ an táng cho anh Việt Dzũng, người đã từng sinh hoạt, gắn bó với cộng đoàn và thay mặt giáo dân, vị đại diện ngỏ lời chia buồn cùng táng quyến anh Việt Dzũng.

Đại diện tang gia cũng lên cám ơn quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý vị lãnh đạo các tôn giáo bạn, quý vị chính quyền, dân cử, các cơ quan truyền thông và tất cả đồng hương không phân biệt tôn giáo đã đến thăm viếng, chia buồn, phúng viếng và tham dự thánh lễ cũng như tiễn đưa nhạc sĩ Việt Dzũng đến nơi an nghỉ.

Linh mục Hoàng Quang Đức, Phó xứ Thánh Linh đã cử hành nghi thức Tiễn Biệt trước khi linh cữu được di chuyển ra khỏi nhà thờ và một đoàn xe rất dài đã đưa tiễn anh đến nghĩa trang Chúa Chiên Lành.

Chiếc xe tang được chở tới đến phần đất được dành sẵn cho anh vào khoảng 1 giờ trưa. Sau nghi thức cầu nguyện của Linh Mục Hà Đăng Thuỵ, cũng khoảng 2,000 người nữa xếp hàng, lần lượt lên đặt hoa và cúi đầu tiễn biện người sẽ nằm lại với lòng đất.

Chị Hoàng Anh, người bạn đời của Việt Dzũng, và anh trai bà là ông Nguyễn Viết Trung đại diện đáp từ những tình cảm mà người thăm viếng dành cho người nhạc sĩ.

Xe cát bắt đầu lấp đất lại vào khoảng 2 giờ trưa trong sự xúc động, nghẹn ngào thương tiếc của mọi người. Tang lễ kết thúc vào 2 giờ 15 trưa, hầu hết người viếng đã ra về, còn lại độ vài chục người trong gia quyến lặng lẽ bên nấm mộ mới đắp.
 
Hành hương về với Mẹ Tapao trong Đêm Giao Thừa đón năm mới 2014
Trương Trí
18:46 31/12/2013
HÀNH HƯƠNG ĐÊM GIAO THỪA ĐẾN VỚI MẸ TÀ PAO: “CÙNG MẸ SỐNG PHÚC ÂM TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”

Trở lại Thánh địa Tà Pao sau mộGIAO t năm, bộ mặt của Trung tâm Hành hương đã có nhiều đổi mới. Khuôn viên được xây dựng khá khang trang và sạch sẽ, chuẩn bị cho chương trình Canh thức và cầu nguyện bên Mẹ dịp Giao thừa năm 2014 do Cộng đoàn Hành hương Giáo hạt Phương Lâm tổ chức sẽ được bắt đầu lúc 20 giờ.

Hình ảnh

Ngay từ buổi chiều, từng doàn xe tấp nập tiến về Trung tâm, với một niềm tin sắt son vào Mẹ, con cái Mẹ đổ về ngày càng đông đúc. Theo thống kê của ban Tổ chức, đêm Giao thừa năm 2012 khoảng độ 15 ngàn người, giao thừa năm 2013 khoảng 25 ngàn người, nhưng năm nay ước tính lên đến chừng 50 ngàn. Một biển người chen chúc trong một khuôn viên khá khiêm tốn.

Hành hương Giao thừa năm nay cộng đoàn hân hoan chào đón Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Giáo phận Thái Bình. Với sự tham dự của các vị đại diện chính quyền. Sự hiện diện của các vị đại diện chính quyền chứng kiến được Đức Tin của Kitô giáo vào Thiên Chúa và Mẹ Maria, đồng thời cũng thúc đẩy việc những khó khăn tồn tại của trung tâm Hành hương.

Đúng 20 giờ, chương trình Canh thức bắt đầu bằng cuộc rước kiệu Đức Mẹ trọng thể do Đức Cha Phêrô chủ sự. Đoàn rước do các hội đoàn và anh em dân tộc thuộc Giáo phận Đà lạt dẫn đầu tiến lên Lễ đài. Bài ca Nữ vương Hòa bình được cất cao trong suốt quảng đường rước kiệu. Các em dân tộc Giáo xứ Bình Minh với vũ điệu “Nén hương lòng” dâng lên Mẹ tất cả những ưu phiền.

Đêm Canh thức với chủ đề “Cùng Mẹ sống Phúc âm trong đời sống gia đình”, đó chính là định hướng của HĐGM Việt Nam nhằm nỗ lực “Tân Phúc âm hóa để thông truyền Đức Tin Kitô giáo: Trong năm 2014 này, hãy cùng nhau Phúc âm hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin mừng, mà Gia đình Thánh gia là mẫu mực và là nền tảng cho mỗi một gia đình Công Giáo.

Phần diễn nguyện khởi đầu với tiết mục “Bài ca Truyền tin” do các nữ tu dòng “Chứng nhân Đức Tin” trình bày việc Mẹ Maria thưa hai tiếng “xin vâng” thật nhẹ nhàng khi được sứ thần truyền tin. Mẹ đã nhận lời làm mối dây liên lạc giữa Thiên Chúa và loài người.

Vỡ Chèo “Đức Tin của viên Đại đội trưởng do các inh viên thuộc Giáo phận Thái Bình thể hiện sức mạnh của niềm tin của viên quan Đại đội trưởng đối với Chúa Giêsu. Chính nhờ vào niềm tin đó mà Chúa Gieessu đã chữa lành bệnh cho người con duy nhất của ông ta.

Các em dân tộc thuộc giáo phận Đà lạt trình bày vuc điệu “Người đi gieo giống” nói lên việc loan báo tin mừng.

Cha Giuse Tạ Duy Tuyền, đặc trách Caritas Giáo hạt Phương Lâm tôn vinh Lời Chúa và chia sẽ Tin Mừng. Chúng ta hiện diện bên Mẹ hiền luôn yêu thương và ủi an, che chở, bảo vệ chúng ta. Ngài nhắc lại sự kiện Mẹ Tà Pao: cách đây 14 năm, vào dịp trung thu năm 1999, người ta đông rằng Đức Mẹ hiện ra tại đồi chuối Đồng Kho này, khi đó Ngài vẫn còn là một thầy thực tập, đã đến tìm hiểu và nghe một số người nói rằng trên núi có bức tượng Đức Mẹ. Ngài cùng với một số giáo dân Giáo xứ Phương Lâm đi tìm, lúc đó núi Tà Pao này dày đặc tre nứa, đường đi rất hiểm trở. Sau nhiều ngày phát dọn và leo lên đỉnh núi thì mọi người phát hiện ra một bưc tượng Đức Mẹ đã bị quên lãng lâu ngày, rêu phong bám kín. Từ đó hằng năm, cộng đoàn Phương Lâm đều tổ chức hành hương viếng Mẹ. Ban đầu số lượng người còn rất ít. Tuy vậy rất nhiều người đến đây cầu nguyện và đã được Mẹ ban ơn. Tiếng lành đồn xa, càng ngày số người đến kính viếng Mẹ càng đông đúc. Và cũng suốt 14 năm qua, Cộng đoàn Phương Lâm là đơn vị đứng ra tổ chức những cuộc hành hương.

Tiếp tục chương trình diễn nguyện với vũ khúc “Ôi ân huệ tình yêu” do các nữ tu dòng Chứng nhân Đức tin trình diễn đạt tình yêu bao la của Thiên Chúa. Biết lấy gì để đền đáp hồng ân Ngài đã dành cho chúng ta.

Vỡ Chèo “Đứa con hoang đàng” do các sinh viên Giáo phận Thái Bình diễn tả tình yêu thương và tha thứ của người cha đối với đứa con đã đòi chia của cải rồi phá tán cho dến khi đói rách phải quay trở về cầu xin cha mình tha thứ.

Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixxita Lê Đức Thịnh chia sẽ tâm tình, đồng thời trao tặng 25 ngàn tràng hạt Mân Côi do chính Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép. Hiệp sĩ nói: Mỗi lần chúng ta qui tụ về bên Mẹ Tà Pao, chúng ta luôn biểu lộ tâm tình yêu thương đối với Mẹ. Mỗi người chúng ta được sinh ra với giòng máu dỏ da vàng, là dân một nước, là con một nhà, chúng ta biểu lộ tình yêu thương với nhau và đùm bọc lẫn nhau. Đất nước chúng ta đã trải qua biết bao biến cố đau thương, giờ đây chúng ta được tự do về đây với Mẹ. Chúng ta cảm tạ những ân tình Mẹ đã ban cho chúng ta.

Kết thúc buổi canh thức và diễn nguyện, mọi người cầm nến sáng trên tay cùng hát bài Tà Pao trước thềm năm mới.

Cộng đoàn hành hương tiêp tục cầu nguyện với Mẹ, dâng lên Mẹ chuỗi Mân côi vơi Năm sự vui do Nhóm Lòng Chúa Thương xót phụ trách. Sau mỗi chục kinh với lời suy niệm, cộng đoàn hát lên bài ca ngợi khen chúc tụng Mẹ.

Thánh lễ Giao thừa do Đức Giám Mục Giáo phận thái Bình chủ tế. Mỏ đầu Thánh lễ, Ngài chia sẽ: Gặp nhau ngày cuối năm 2013 tại trung tâm Hành hương Đức mẹ tà Pao hôm nay, trong bầu khí của dêm Giáo thừa, trước tình Mẹ Tà Pao nhân lành và bao la như biển khơi, với tình thân ái của đoàn con một Cha trên trời, chúng ta cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, cộng đoàn vỗ tay hân hoan. Về với Mẹ Tà Pao hôm nay, ai trong chúng ta cũng mang theo nhiêu tâm sự và ước nguyện, mong muốn được thổ lộ với Mẹ như trẻ thơ với mẹ hiền. Vì chúng ta tin chắc rằng: Chúa giàu lòng thương xót và Mẹ rất nhân lành.

Trong bài giảng lễ, với chủ đề: tái Phúc âm hóa gia đình Công Giáo. Đức Cha chủ tế chia sẻ: Cách tốt nhất để Phúc âm hóa gia đình, trước hết hãy khởi sự bằng việc Phúc âm hóa người mẹ. Chân phước Gioan Phaolô II đã qủa quyết: Muốn cứu thế giới hãy cứu các gia đình-Muốn cứu các gia đình, hãy cứu các người mẹ.

Muốn Phúc âm hóa nhân loại-Hãy bắt đầu phúc âm hóa gia đình- Muốn phúc âm hóa các gia dình-Hãy bắt đầu bằng việc phúc âm hóa các người mẹ.

Khởi đầu sự sống tự nhiên, khởi đầu sự sinh ra đời của mỗi một người chúng ta đều qua một người mẹ. Tạo hóa ban cho mỗi người mẹ một đặc ân, đó là sinh ra, bảo vệ và gìn giữ sự sống. Tiếc thay ngày nay biết bao trẻ thơ đã bị chính người mẹ của mình tước đi mạng sống.

Thiên Chúa có chương trình tiếp nối sự cứu rỗi nhân loại qua người mẹ, nhờ người mẹ, cách riêng ngời mẹ Công Giáo, mẹ Kitô.

Vai trò nhiệm vụ chính yếu của người làm cha mẹ là thánh hóa đứa con mình. Cha mẹ là người thầy dạy, là nhà giáo đầu tiên. Chúc cộng đoàn một năm mới Tà Pao: là giấc mơ đẹp.

Sau Thánh lễ, cộng đoàn dâng lên Đức Cha chủ tế tỏ bày lòng cảm mến tri ân Đức Cha từ xa xôi đã đến tham dự đêm canh thức và dâng Thánh lễ Giao thừa. Cộng doàn cũng tạng hoa úi cha đồng tế, Hiệp sĩ Đại thánh giá và các vị đại diện chính quyền.

Đức Giám Mục chủ tế cũng đã trao Phép lành của Đức tahnhs Cha cho trung tâm hành hương và những ân nhân đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng Trung tâm Hành hương.
 
Lễ Mẹ Thiên Chúa bổn mạng giáo xứ Bình Lợi
Trầm Thiên Thu
20:59 31/12/2013
SAIGÒN - Tết dương lịch, thứ Tư 1-1-2014, ngày cầu hòa bình cho thế giới, lễ Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Gx Bình Lợi (hạt Gia Định, GP Saigon).

Có lẽ tôi chưa thấy nơi nào mừng lễ bổn mạng giáo xứ mà đơn giản như vậy. Thánh lễ vẫn bình thường như mọi ngày, chỉ có 3 cái khác
– nhưng không lạ: Giờ lễ là 5:30 (thay vì 5:00), có 10 em giúp lễ (thay vì 2 em), và có dâng lễ vật. Thế thôi!

Tuy nhiên, với tôi thì sự-đơn-giản-tới-mức-lặng-lẽ” đó lại là “nét lạ”. Tại sao?

Thường thì các dịp lễ lớn (bổn mạng linh mục quản xứ, dịp kỷ niệm riêng nào đó,…), đặc biệt lại là bổn mạng giáo xứ, người ta thường tổ chức buổi lễ thật linh đình và long trọng, sau đó sẽ là tiệc tùng tưng bừng. Bề ngoài thì thế đấy nhưng không biết bên trong (nội tâm, linh hồn) thì thế nào!

Lễ bổn mạng của Gx Bình Lợi không treo cờ xí, không băng rôn mừng lễ, không rước kiệu, không kèn, không trống, không có “bài cảm ơn” sau lễ, không tiệc tùng,... Nói chung là “nhiều không” lắm. Ngay cả bài giảng lễ cũng không có vẻ gì là “hoành tráng”.

Vâng, tất cả đều bình thường. Nói theo kiểu NS Trịnh Công Sơn là “một ngày như mọi ngày”.

Linh mục quản xứ Vincent Ngô Minh Tân vẫn giọng trầm đều, chỉ “nhắc nhỏ” rằng “hôm nay là bổn mạng giáo xứ chúng ta”. Trong bài giảng, LM Tân có nói tới cảnh nghèo của Thánh Gia. Là Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu vẫn cứ để cho gia cảnh nghèo khó, và cha mẹ Ngài vẫn phải vất vả kiếm sống qua ngày.

Chúa Giêsu làm vậy không phải là Ngài “vô tình”, cứ “bỏ mặc” cha mẹ và gia đình, mà vì Ngài muốn làm gương và chia sẻ gian truân kiếp người với chúng ta, đồng thời Ngài cũng động viên chúng ta ráng chịu khổ để làm sáng danh Chúa để xứng đáng lãnh nhận triều thiên Nước Trời mai này.

Tuy nhiên, tôi thấy lễ bổn mạng Gx Bình Lợi có một điểm đặc biệt nhất: Tiếp theo ngay sau lễ, mọi người cùng chầu Thánh Thể và lãnh nhận Phép Lành của Chúa Giêsu Thánh Thể. Thời gian khoảng 30 phút. Cách mừng lễ bổn mạng như thế này thật ý nghĩa, vì thực sự hữu ích về tâm linh cho các linh hồn, chứ không hào nhoáng bề ngoài rồi chẳng “đọng lại” được chút gì, như thế thì Chúa sẽ là người buồn lắm!

Ước gì các giáo xứ đều mừng lễ bổn mạng theo chiều sâu hơn là chiều ngang, chiều dọc và chiều rộng. Vâng, Chúa Giêsu rất đơn giản nhưng sâu sắc, chứ không thích hào nhoáng bề ngoài.
 
Giáo xứ Tiếp Võ, hạt Can Lộc mừng Chúa giáng sinh 2013
John Anh Tú
21:04 31/12/2013
Giáo xứ Tiếp Võ, hạt Can Lộc mừng Chúa giáng sinh 2013

“Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Đó là tin vui động trời cho muôn người trên thế giới. Giáo xứ Tiếp Võ, đón nhận tin vui đó bằng cả tinh thần bên trong và thể hiện ra bên ngoài. Cha quản xứ Phê-rô Nguyễn Huy Hoàng không chỉ mời gọi các tín hữu chuẩn bị tâm hồn để đón chờ Chúa đến; nhưng ngài còn mời gọi giáo dân thể hiện tinh thần đó ra bên ngoài, thông qua các chương trình thiết thực và ý nghĩa.

1. Chương trình bác ái & chăn ấm tình thương

Khởi đầu cho những hoạt động đón mừng ngày sinh sinh nhật của Ngôi Hai Thiên Chúa, Ban bác ái của Giáo xứ đại diện cho cha quản xứ, đến thăm viếng và chúc mừng giáng sinh tới 100 gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xứ, cũng như có những món quà gưởi tới họ trong Mùa Giáng Sinh.

Bên cạnh đó, Hội đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT), được sự ủng hộ của cha quản xứ đã tổ chức chương trình: “Chăn ấm tình thương”, rất ý nghĩa. Sáng Chúa Nhật III Mùa Vọng, các em đã đi đến từng gia đình trong giáo xứ xin ve chai. Kết quả được 3 triệu đồng. Hội đoàn TNTT đã dùng số tiền đó mua được 12 chiếc chăn gió để tặng cho những người neo đơn, già yếu.

2. Không khí chuẩn bị Noel

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp từ những năm trước, năm nay không khí chuẩn bị Noel của giáo xứ diễn ra rất náo nhiệt.

Hội huynh trưởng của giáo xứ đã dựng và trang trí Hang đá rất lớn và đẹp. Ban giới trẻ đã làm được hai việc rất ý nghĩa: đóng nệm tất cả các bàn quỳ trong giáo xứ. kinh phí của vật liệu do anh Cường một mạnh thường quân trong giáo xứ ủng hộ. Ban giới trẻ cũng đã dựng và trang trí cây thông Noel trước tiền đường của giáo xứ rất đẹp. Cuối cùng, 9 tổ liên gia của giáo xứ đã làm 9 hang đá lớn bên đường đi của cuộc rước kiệu tối 24/12; chưa kể đến những hang đá và ngôi sao của các gia đình tự làm.

3. Diễn nguyện mừng chúa giáng sinh: “Đêm thánh, đêm yêu thương”

Tối 23/12, ban giới trẻ của giáo xứ đã tổ chức thành công đêm diễn nguyện với chủ đề: “Đêm thánh, đêm yêu thương”. Trong đêm diễn nguyện đó, ban giới trẻ với sự cộng tác của các bạn trong giáo xứ đã tổ chức chương trình “Rung chuông vàng: Hướng về Bê-lem”, xen kẽ vào đó là các tiết mục múa nhảy, các trò ảo thuật và vở kịch: “Chúa Giáng Sinh”.

4. Rước kiệu Chúa Hài Đồng

Tối 24/12, toàn giáo xứ tổ chức cuộc rước kiệu cung nghinh Chúa Hài Đồng rất long trọng và sốt sắng. cuộc cung nghinh kiệu Chúa Hài Đồng kết thúc vào 22h30, sau đó là thánh lễ đêm Noel.

Tất cả những hoạt động trên thể hiện một đức tin mạnh mẽ và lòng đạo đức của toàn giáo xứ. Đây cũng là một cách thuận lợi để người Ki-tô hữu Tiếp Võ thể hiện Đức tin của mình cho những người anh em lương dân.

Nguyện xin Chúa Hài Đồng đón nhận những tâm tình đơn sơ thành kính của giáo xứ chúng dâng lên ngài. Xin Chúa Hài Nhi đón nhận và chúc phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn giáo xứ chúng con, để chúng con thêm đức tin và lòng mến mà yêu mến và phụng sự Chúa.

John Anh Tú
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chia tay “Chút qùa cho quê hương”!
Bảo Giang
20:55 31/12/2013
Nếu “chiều nay, có một người di tản buồn” làm sầu đọng không vơi, làm ray rứt tâm hồn hay làm chết lặng cả thể xác của người nghe với những lời ca da diết, mang cảnh u buồn, thê lương như lời chào vĩnh biệt nhau ngay khi còn sống. Hoặc giả, nó làm cho dòng lệ không ngưng, cho tiếng khóc uẩn ức chết nghẹn trong cổ, không thể bộc phát ra khỏi cửa miệng của hàng triệu triệu ngưòi Việt Nam, thì “chút quà cho quê hương” như là tiếng dục sau cùng để cho hàng triệu triệu những tám lòng đang sầu vương khắc khoải kia vỡ òa trong tiếng khóc. Khóc một cách tự nhiên. Khóc một cách ngon lành, thành nghẹn ngào nức nở trong cơn đau Việt Nam.!

- Tại sao lại như thế?

- Đơn giản thôi, nỗi đau này không của riêng ai. Nhưng là của cả một dân tộc và được những người nghệ sĩ của quê hương cô đọng lại, rồi giải bày niềm đau ấy cho nhân loại cùng hay biết. Hay biết, không phải chỉ để chia sẽ nỗi đau nát ruột gan với ngưòi Việt Nam trong thảm cảnh, nhưng còn là học lấy bài học cho chính mình. Ngõ hầu tránh cho đất nước cuả họ khỏi rơi vào cảnh hoảng loạn tang thương như thế… Bỏi lẽ, khi nước vỡ bờ, nưóc mắt cũng không còn để mà khóc. Rồi lại:

“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đầy.

Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng.

Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình.

Em gởi về cho anh một cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn.

Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên.

Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha chôn cuộc đời trong trong xứ tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng.(
Việt Dzũng)

Có lẽ, không còn một món qùa nào đau thương và uất nghẹn hơn một “chút quà cho quê hương” của Việt Dzũng. Nó đã gói tất cả những nỗi đau thương, khốn cùng của con ngưòi vào chung với một số phận, một hoàn cảnh thực tế chua chát, bẽ bàng. Và có lẽ sẽ chẳng còn nỗi thống khổ nào tang thương hơn thế. Bởi vì, có gởi cho chị năm ba xấp vải. Dẫu có là xấp vải lụa là gấm vóc, chị cũng đem may áo tang. Áo tang cho mính và cho dân tôc mình! Có gởi cho em một chiếc nhẫn yêu thương. Em đã chẳng ôm ấp giữ gìn như bảo vật trân qúy trong đời. Nhưng lại phải bán đi để tìm đường vượt biên! Mà đường vượt biên có khi là con đường… chết! Và gởi cho cha già vài viên thúốc ngủ, có lẽ, ông sẽ dùng để được một giấc ngủ không còn tỉnh dậy nữa! Ôi qùa, sao không là niềm vui mà là nước mắt, là đắng cay!

Hôm nay, người nhạc sĩ trẻ làm rung động, làm thổn thức, làm hàng triệu triệu người Việt Nam rơi lệ, vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ấy đã về với giấc mơ lớn của anh là cầu cho Việt Nam có được một giấc ngủ an lành. Nhưng tôi không viết vì sự tiếc thương Dzũng, Cũng không viết vì sự quen biết riêng tư. Nhưng viết về một ngưòi có một tâm hồn sống động, quảng đại với quê hương Việt Nam. Viết về một người, một đời tận tụy, sắt son cho quê mẹ, cho đất nước, cho một ước mơ an bình cho Việt Nam mà không có một lời than thở, hối tiếc cho mình.

Trước hết, phần lý lịch của Dzũng, ai cũng biết. Việt Dzũng được sinh ra ở trong một gia đình Công Giáo. BS Nguyễn ngọc Bảy, ba của Dzũng là một thiếu tá Quân Y trong QLVNCH. Sau này ông ứng cử, trở thành Dân Biểu của đơn vị Tân Bình, Sài Gòn. Ông chưa từng uống rượu say và đánh chết người. Dzũng học chưa hết trung học thì “đàn bò kéo nhau vào thành phố” . Lời nhạc của Trịnh công Sơn đấy. “Bò” đã vào thành phố, hơn thế, lại chế ngự con người thì con ngưòi ra sao? Đoạn cuối này nhạc sĩ họ Trịnh chưa viết xong, nhưng sau đó, tất cả mọi người Việt Nam, không phân biệt già trẽ, gái trai, thuộc bên Quốc Gia hay Cộng sản, đều là chứng nhân cho những đặc cảnh sau đây:

1. Di tản.

Ngay từ trước ngày 30-4-1975, một số người, có thể có được điều kiện hay vì may mắn, họ đã lên được những chuyến bay, những chuyến tàu vớt cuối cùng rời Việt Nam. Hoặc giả, chất chồng nhau lên trên những con thuyền mong manh, nhắm biển khơi mà đi. Đi không dịnh hướng và may là được cứu vớt trên biển. Chuyện di cư, di tàn, bỏ nhà, bỏ cha mẹ, anh em họ hàng làng nước để ra đi, chẳng phải là một câu chuyện vui thú gì. Tuy thế, ai cũng muốn được di cư, di tản. Tiếc rằng câu chuyện này đã khép lại sau tháng 7-1975.

2. Đi cải tạo.

Cuộc di tản náo động vừa lặng xuống. Cai ngục Việt cộng đóng xập cánh cửa của Việt Nam nhìn ra bên ngoài lại. Hàng trăm ngàn ngưòi thuộc hàng ngũ trí thức của miền nam ở trong tất cả các ngành nghề, các công sở hay trong quân đội, thậm chì, cả trong tôn giáo, đều bị cộng sản lùa vào trong các trại tập trung khổ sai, mà chúng gọi là cải tạo! Với những hình người không nhân tình này thống trị, người mìền nam đã được một phen trắng mắt ra. Lệnh của họ là mang theo phần lương thực, áo quần cho muời ngày tập trung. Ai cũng cho rằng đi mười ngày rồi về với vợ con, dân làng nên người thì mang theo vài bộ quần áo, khúc bánh mì, vài ký gạo khô, ít tiền dằn túi phòng khi cần. Có kẻ anh dũng đi tay không! Hỡi ơi! Ai biết đi là đi biệt tăm, biệt tích. Có đến 20 lần 10 ( 20x10), người nhà mỏi cổ ngóng trông cũng chẳng nhận được tin hơi gì. Để rồi, có ngưòi biền biệt không bao giờ còn trở lại mái nhà xưa. Có ngưòi thì sau 4, 5 năm bị tù đày, kéo lê tấm thân tàn về bến cũ. Khi họ về, nếu không nhìn kỹ, đố nhận ra nhau! Lại có người mười năm sau vẫn còn mang một số tù… Từ đây, “bên thua cuộc” hẳn là thấm cái giai điệu của đoàn người tự xưng là giải phóng, là cách mạng. Người người nhìn nhau. Câu nói của TT Thiệu hôm nào bỗng trở nên linh ứng ” đừng nghe những gì cộng sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” Hỡi ơi! Khi biết thì đã muộn!

3. Vượt biên!

Khi câu chuyện “Bò vào thành phố” đã hiện nguyên hình. Con người chỉ còn lại những đôi mắt trắng nhìn nhau. Ơ lại thì đời chết theo vòng nô lệ, xích xiềng của cộng sản. Ra đi có khi là chềt trên biển khơi. Có khi là chết vì viên đạn của lũ ngưòi được gọi là “đoàn quân giải phóng” của Hồ chí Minh bắn đuổi theo sau. Tuy nhiên, niềm tin vào cuộc sống vẫn vươn cao, ý thức mong được Tụ Do trổi vượt hơn sự chết, nên nhiều người đã tìm đường vượt biên. Vượt biên trở thành một cơn sốt lớn đối với tất cả mọi người Việt Nam trong hơn một thập kỷ, kể từ cuối năm 1976 cho đến khoảng 1990. Có thể nói, từ bắc đến nam. Từ đồng bằng lên miền thượng, không một ngưòi nào, không một nhà nào không nói đến chuyện vượt biên, kể cả những gia đình có cán nhớn!

Sau câu chuyện là đến hàng hàng lớp lớp người Việt Nam bỏ nước ra đi. Số người đi trên những chiếc thuyền mong manh giữa biển khơi đã làm rúng động lương tâm thế giới. Các nhà văn, nhà báo phương tây, gạt nước mắt, đặt cho họ một tên gọi mới là “Boat people”. Và tự điển Việt Nam từ đó cũng thêm một từ mới ” Thuyền nhân”. Thuyền nhân là từ để gọi những người tỵ nạn cộng sản, đi tìm Tự Do trên những chiếc thuyền mong manh vuợt đại dương. Nghe đến chữ thuyền nhân, ai cũng mềm lòng, rơi nước mắt. Trong khi đó, viên thủ tướng của một chế độ bạo tàn, vô lương, là nguyên nhân đẩy người dân phải vượt biển ra đi, lại vênh vênh, vao váo, vều mồm ra ăn nói như phường đá cá lăn dưa, không một chút văn hóa, gọi những người Thuyền Nhân kia là hạng ” đĩ điếm cao bồi, chạy theo chân đế quốc”! Hình như Trời Cao rất công bằng, nhiều người bảo thế. Ông ta có mắt, nhưng không dùng nên Trời đã lấy lại chăng?

Phần người Việt Nam, một lần nữa lại tràn ra biển. Tràn ra với một lời thề. Thả chết trên biển đông để có được hơi thở Tự Do. Thà bỏ xác nơi xứ người hơn là quay lại chốn mà mình đã bỏ đi, nơi chỉ có sự chết và gian trá ngự trị. Và thề sẽ chẳng bao giờ còn quay lại chốn xưa nếu như nơi ấy còn nguyên hình dạng những bộ mặt cùng hung cực ác như dã nhân của cộng sản. Đó là câu chuyện ra đi và đúng như lời nhà văn Duyên Anh đã viết ” nếu cái cột đèn biết đi, nó cũng không ở lại!”. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi ngưòi đều có cơ hội đồng đều để chọn lấy giải pháp ra đi. Trái lại, chỉ một số nhỏ, rất nhỏ, có được sự may mắn ấy. Việt Dzũng, một thanh niên 17 tuổi đời, vốn mang thương tật về thể xác, cũng vội xuống thuyền ra khơi cầu may trong lời thề ấy…

Điểm lại câu chuyện xưa, mới đó mà đã gần 40 mươi năm rồi. Và người trẻ năm ấy nay đã là thiên cổ. Nhìn lại, những người trạc tuổi Dzũng khi bỏ nước ra đi, có lẽ, đến nay không còn mấy người chưa về, dù nơi ấy những hình dạng dã nhân của loài yêu tinh cộng sản vẫn còn nguyên trạng, không đổi thay. Khi bỏ đi, lý do không nhiều. Người về không thiếu cách để xếp hàng. Dĩ nhiên, cuộc đi về này, chẳng ai trách ai. Chỉ tiếc rằng người mình cũng mau quên! Tệ hơn, thành cái cớ, thành cánh tay nối dài, nuôi vỗ béo loài lang để chúng có thêm chỗ nương tựa mà cắn xé đồng bào của mình. Thí dụ, trong một chuyến về của tôi, với ít tiền dành dụm được, tuy nói là biếu thân nhân. Nhưng thực tế là lại vào trong cái túi không đáy của cán cộng. Theo đó, nếu không có hàng chục tỷ đô la của chúng ta đổ về chốn xưa mỗi năm, có lẽ Việt cộng đã chết ngỏm từ lâu rồi. Có đâu chúng còn hung hăng cho đến hôm nay! Hãy nhìn con sư tử trong cũi của gánh xiệc, nào nó có yếu đuối gì, nhưng năng lực không còn khi không có gì để ăn! Cũng thể, kẻ ác sẽ không có điều kiện làm ác khi chúng bị thiếu phương tiện.

Mà nào có phải chỉ có lớp tuổi trẻ hay những người vô tư lự về đâu. Trái lại, hàng quan cao, cấp nhớn, mũ lọng nhiều. Có khi lại là người đã từng ăn cơm … chay trong chốn ngục tù cộng sản 5, 7 hay 10 năm… Lúc ra đi thì nghiến răng nghe ken két, nhíu mắt cau mày như thầm bảo kẻ vênh váo kia rằng: Chờ đấy! Kình ngư đã vượt biển thì xá chi loài tôm tép các người! Mà chờ đấy thật. Hơn mười năm sau, mười ngưòi đi có lẽ đã đến… tám, chín người đứng chờ đấy! Xếp hàng chờ để chúng đóng cho cái mộc búa liềm mà về vui vẻ…. thăm nhà ( làm gì còn nhà), thăm quê, hay là bốc mả! Họ về nhiều đến nỗi, những người trẻ được sinh ra vào thời hậu chiến ở trong nước phải lên tiếng. Họ lên tiếng vì nhìn thấy những cảnh nhà tan, dân oan lan tràn khắp nơi. Nhìn thấy đất nườc tang thương mất chủ quyền đang rơi dần vào vòng nô lệ cho Tàu cộng. Nhìn thấy dân tình sống trong cảnh khố đáy điêu linh. Nhìn thấy nền văn hóa nhân bản của dân tộc, nền luân lý, đạo đức của xã hội bị công sản phá nát, làm cho băng hoại, suy đồi. Để từ đó, những loại tội ác theo gương Hồ chí Minh, không nơi nào không có.

Khi nhìn lên, đàn anh, bậc trưởng thượng thì không ai gánh vác việc chung. Nhìn quanh, chỉ thấy bầy đàn yêu tinh múa rối, chuốc khổ cho dân. Nhìn xuống, chỉ thấy lớp đàn em ngao ngán, ngày một thêm thất vọng, mất niềm tin. Lúc nhìn lại mình, họ tự biết sức không, lực không, thế cũng không, nhưng không vì thế mà nản chí, buông xuôi. Trái lại, họ hiên ngang bước theo tiếng gọi của con tim vì Tổ Quốc, bước theo trí đạo nhân bản, đạo đức, luân lý của dân tộc mà gánh lấy trách nhiệm trước lịch sử, đi tranh đấu cho Nhân Quyền, cho Tự Do, cho Công Lý cho dân và giữ lấy nên Độc Lập cho đất nước. Khi đi, họ bất chấp lao tù để dấn thân. Bất chấp sự sống của riêng mình vì sự sống của đồng loại. Họ cũng chưa xin anh, xin tôi hỗ trợ cho họ tài chánh, bạc vàng. Nhưng đã tàn hơi khan giọng, van lạy chúng ta giúp họ giải thể chế độ bạo quyền bằng cách gián tiếp cắt nguồn viện trợ cho CS tại Việt Nam. Đây là một điều rất khó nói, nhưng phải nói. Bởi vì, khi nói đến thực tiễn, ý nghĩa của một cuộc đấu tranh, LS Lê thị Công Nhân, người đã hy sinh phần tuổi trẻ, dấn thân vào đường tranh đấu. Lao tù đã là một trong những địa chỉ của cô. Cô vẫn kiên tâm và chỉ ra một điều kiện cần thiêt của cuộc đấu tranh là sự hy sinh. Từ đò, cô đã khóc, đã van nài đồng bào Việt Nam ở hải ngoại rằng: “Hỡi đồng bào hải ngoại, xin ngưng về Vi4ệt Nam, nếu thấy không cần thiết. Xin ngưng gởi tiền về Việt Nam, nếu thấy không thật cần thiết” ( LTCN). Họ chỉ xin vậy thôi, mà lạ quá, người đi như chúng ta vẫn thoải mái như áo gấm về làng để uống cốc rượu…. mừng! Hỏi xem có lạ lắm không?

Có nhìn từ những cảnh lạ này, mới thấy được cái hùng tâm dũng chí của Việt Dzũng. Mới thấy được lòng quảng đại của Dzũng vì đất nước. Mới thấy được việc tự thắng chính mình không phải là dễ. Trong lúc người ngưòi chờ, kiếm lý do để xếp hàng, chờ đóng mộc búa liềm để được về quê mà mua vui thì Việt Dzũng vươn lên theo lá cờ Chính Nghĩa của Tổ Quốc, bỏ mặc cả cái thân xác tàn tật của mình để bảo vệ lấy màu cờ Tự Do, Độc Lập cho quê hương. Rồi Dzũng tập quên đi những đau đớn của thể xác mình để viết nên một trang sử đấu tranh chống bạo tàn cộng sản với ước mong cho người dân Việt có được giấc ngủ yên bình trong tình người. Để ở đó, quê hương Việt Nam, dẫu người dân cơm chưa no, áo chưa đẹp, nhưng có được niềm vui hạnh phúc. Không còn phải lo sợ những tiếng gõ cữa lạnh lùng giữa đêm khua của Việt cộng . Phần Dzũng, nuốt lệ mà viết nên dòng ca trong niềm đau thổn thức với quê hương bằng “Chút quà cho quê hương” mà thay người về thăm lại quê cha!

Đáng khâm phục thay. Tuy thế, tôi vẫn cho rằng, niềm ước mơ sâu thẳm nằm ở trong lòng Việt Dzũng không phải chỉ có bấy nhiêu. Nhưng còn là muốn được góp phần của mình vào việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa nhân bản, trong sáng của dân tộc Việt Nam, mà Dzũng đã từng được hấp thụ trước lúc xuống thuyền vượt biển. Hơn thế, sẽ đem vể để xây dựng lại, tô bồi cho nền văn hóa nhân bản, đạo đức duy linh của dân tộc đã bị làm cho băng hoại từ mấy chục năm qua vì nạn cở đỏ. Để từ đó, đào thải cái nền văn hóa không có sự sống của chủ nghĩa tam vô ra khỏi xã hội. Rồi trừ diệt tận căn nền văn hóa của sự chết, là nền văn hóa không có Công Lý, không có Sự Thật, nhưng dẫy đầy sự gian trá, tàn bạo và bóng tối để giái thoát con người. Dĩ nhiên, đây không phải là ươc mơ riêng của Việt Dzũng, nhưng là niềm ước mơ chung của mọi con dân Việt, của những ngưòi có một tâm tình quảng đại vì quê hương, vì dân tộc! Tiếc thay, giấc mơ chưa đạt, Dzũng đã đi! Như thế, chuyến đi không trở lại của Việt Dzũng không hẳn là một tiếc thương nhưng là một mất mát không gì có thể bù đắp lại được. Sự mất mát này không phải chỉ cho riêng gia đình Dzũng, nhưng còn là cho dòng văn hóa và cho cộng đồng Việt Nam nữa.

Tại sao đây lại là một mất mát lớn trong niềm mơ ước lớn nhất của người Việt Nam?

Trước hết, như tôi đã có dịp trình bày trong “Tôn Giáo và nền văn hóa Dân Tộc” là: “Một dân tộc được gọi là sống phải là một dân tộc được nuôi dưỡng bằng một nền văn hóa của sư sống. Không một tổ chức, một dân tộc nào có thể tiến bộ, đứng vững trong một nền văn hóa của sự chết .Nền văn hóa có sự sống là một nền văn hóa có luân lý, có đạo nghĩa, có công bằng, có chân lý, có sự thật, có niềm tin, có bao dung và nhân ái. Đối nghịch lại, nền văn hóa của sự chết luôn đặt nên tảng trên gian trá, bạo hành, vô đạo, bóng tối và không có niềm tin.”

Theo định nghịa này, ai cũng thấy, dưói chế độ chủ nghĩa cộng sản, không hề có nền văn hóa của sự sống, của lẽ thật. Trái lại, nó chỉ có một nền văn hóa của sự chết, bạo tàn, nô lệ và bóng tối mà thôi. Nói cách khác, nền văn hóa nhân bản, nhân luân đạo lý của con người không có nhiều cơ hội để tồn tại và phát triển trong lòng chế độ cộng sản, Tệ hơn, ngày qua ngày, nền văn hóa sự chết của cộng sản sẽ tiếp cận, làm cho nền văn hóa nhân bản của nhân loại bị băng hoại, bị tàn phá, không còn chỗ đứng. Điều này, xem ra ngày nay đã được chứng minh trên phần đất của Việt Nam. Hầu như không còn niềm tin giữa con người với con ngưòi. Không một nơi nào trên đất Việt thiếu những loại tội ác được học tập theo gương Hồ chí Minh. Và không một ai có thể tìm được nguồn sống trong công lý trên phần đất gọi là Việt Nam khi ở đó chỉ có bóng đêm, tội ác, gian trá và các đồng chí của nó!

Kế đến, nếu đây là ước mơ lớn nhất của ngưòi Việt Nam yêu tổ Quốc và dân tộc mình thì sự ra đi của Việt Dzũng không chỉ là sự đơn thuần tiếc thương một người nghệ sĩ tài hoa của đất nước. Nhưng là một mất mát lớn, một tổn thất lớn cho nền văn học nhân bản và cuôc chiến đấu phục hưng cho Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền của người Việt Nam. Đơn giản hơn, đây là một tổn thất mà khối ngưòi Quốc Gia thật khó có thể lấp cho đầy chỗ trống trong một khoảng thời gian nào đó. Cách riêng với cộng đồng ngưòi Việt tại hải ngoại. Hình như chúng ta đã mất một cách tay. Cánh tay đã góp phần tạo dựng niềm tin và sức sống cho cộng đồng vững mạnh như hôm nay. Phía cộng sản, thì hẳn nhiên là vỗ tay reo hò mừng rỡ. Chuyện cộng sản ăn mừng không có gì lạ. Bởi ví, chúng có đem sức mạnh của một vạn đại quân với tất cả tàn bạo, công phá của nó, cũng không thể thắng nổi Việt Dzũng. Việt Dzũng mãi mãi đứng trên đỉnh cao, mãi mãi còn với quê hương. Nhưng đội quân tàn bạo kia đang đi vào cõi chết với cái chủ nghĩa tam vô của nó. Nó được sinh ra từ gian dối thì cũng sẽ chết trong gian dối. Sự sống của nó chẳng qua chỉ là cuộc bạo hành vô trật tự. Tuyệt đối, nó không thể tồn tại lâu dài.

Mà thôi, Việt Dzũng ạ, có nói thêm thì Dzũng cũng đi xa rồi. Chúc bạn đi bình an và ngủ yên trong tình thương của Đâng Cao Cả. Và cám ơn bạn đã luôn cầu chúc, mong cho đồng bào Việt Nam thân yêu có một giấc ngủ yên bình, sống vui, sống hạnh phúc trong một đất nước Độc Lập, Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền. Ước mong người Việt Nam mình có được nhiều tấm lòng quảng đại như bạn…

Chiều cuối năm 2013
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Lần chuỗi trong giờ chầu Thánh Thể có được không?
Nguyễn Trọng Đa
10:47 31/12/2013
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong một số quốc gia, chúng ta lần chuỗi Mân Côi và đọc Kinh cầu các thánh trong giờ chầu Thánh thể. Khi chúng ta tin rằng Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại trọn vẹn, hiện diện trong Phép Thánh thể, có đúng chăng nếu chúng ta lần chuỗi Mân Côi hay dọc Kinh cầu kính Đức Mẹ Maria? Khi Chúa Kitô hiện diện trước mặt chúng ta, tại sao chúng ta lại đi đường vòng để nhờ Mẹ Maria mà đến với Chúa Giêsu, thay vì cầu nguyện trực tiếp với Chúa Giêsu? Thưa cha, con sẽ rất biết ơn khi nghe cha chỉ bảo, bởi vì con quả thật là bối rối khi thấy điều này xảy ra trong nhà thờ giáo xứ con. Con yêu mến Đức Mẹ và thường cầu nguyện với Đức Mẹ, nhưng đôi khi con cảm thấy rằng chúng ta đặt nặng tầm quan trọng cho Mẹ hơn cho Chúa Giêsu. - T. N., Manathavady, Ấn Độ.


Đáp: Đây là một câu hỏi thường được đặt ra, và chúng tôi đã trả lời trong nhiều dịp, và lần trả lời nhiều và rõ ràng nhất là vào ngày 26-10-2010.

Để tổng hợp lại, chúng tôi nhắc lại rằng vào ngày 15-1-1997, Thánh Bộ Phụng tự trong số 2287/96/L, đã trả lời một thắc mắc, trong đó Thánh bộ nói rõ ràng là được phép công khai lần chuỗi Mân Côi trong giờ chầu Mình Thánh Chúa. Tài liệu nói trên cũng nói đến các động cơ đằng sau việc đọc kinh như thế.

Chúng tôi có thể nói thêm rằng không có gì mâu thuẫn trong việc lần chuỗi Mân Côi trước phép Thánh Thể. Mặc dù chuỗi Mân Côi bề ngoài là một kinh nguyện kính Đức Mẹ, nó cũng tập trung một cách sâu sắc vào Chúa Kitô, qua việc chiêm ngắm các mầu nhiệm. Do đó, thật là có ý nghĩa khi trong “năm sự sáng”, do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt ra, có việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể.

Đôi khi người ta quên rằng việc đọc kinh khi lần hạt, chẳng hạn việc đọc kinh Kính Mừng nhiều lần, là trên hết giúp linh hồn đi vào chiêm ngắm mầu nhiệm. Bản thân các mầu nhiệm là các điểm nổi bật trong đời sống của Chúa Cứu Thế, và một số mầu nhiệm đụng đến vai trò của Đức Mẹ Maria trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa cho loài người.

Vì vậy, thật ra việc lần chuỗi Mân Côi trong bất cứ tình huống nào cũng luôn đem chúng ta đến gần Chúa Kitô hơn, và không bao giờ đặt tầm quan trọng cho Đức Mẹ hơn là cho Chúa Kitô. Nếu chúng ta cho là Mẹ quan trọng hơn Chúa, thì điều này có nghĩa rằng chúng ta cần học hỏi cách thức cầu nguyện như Giáo Hội, và chính Đức Mẹ, mong muốn cầu nguyện với Chúa ra sao. (Zenit.org 4-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Cách tìm bài trong phần Phụng Vụ
VietCatholic Network
04:32 31/12/2013
Hỏi: Xin chỉ cách tìm bài trong phần Phụng Vụ (Bài Giảng, Dẫn Lễ ...)
Trả lời: Xin làm theo hình sau:
Bước 1: Chọn Năm (Năm A, Năm B hay Năm C).
Bước 2: Chọn Mùa (Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh ...)
Bước 3: Chọn Ngày lễ
Điều cần thiết là làm theo đúng thứ tự.
 
Happy New Year - Chúc Mừng Năm Mới 2014
Lm. Gioan Trần Công Nghị
08:23 31/12/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chúc Mừng Năm Mới 2014
"Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh em!
Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em!
Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!"

(Dân Số 6:24-26)

Trước thềm Năm Mới VietCatholic xin thành tâm nguyện chúc:
Quý Đức Hồng Y và quý Đức Cha
Quý Cha và quý Tu Sĩ nam nữ
Quý vị Đại Diện các Tôn giáo, các Cộng Đồng và các Tổ chức
Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam quốc nội và hải ngoại
Quý Ban Chủ Nhiệm và Điều Hành của các cơ quan truyền thông và báo chí
Quý vị Cộng Tác Viên
Quý Độc Giả bốn phương và Gia Đình
một Năm Mới 2014
Tràn đầy Thánh Ân của Thiên Chúa,
Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh,
và luôn sống trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria
Giám Đốc
Lm. Gioan Trần Công Nghị
 
Văn Hóa
Chào mừng năm mới Dương lịch 2014
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:33 31/12/2013
Chào mừng năm mới Dương lịch 2014

Vào những ngày cuối năm, chúng ta gửi thiệp thăm hỏi chúc mừng nhau:

- Chúc một lễ Giáng Sinh nhiều niềm vui thánh đức và một Năm Mới được chúc phúc khang an thịnh vượng!

- Chúc lành của Thiên Chúa, của Thượng Đế xuống trên gia đình trong mùa lễ Chúa Giáng sinh và trong Năm Mới sắp đến!

- Chúc Năm Mới nhiều chúc phúc khoẻ mạnh, thịnh vượng thành công!

Chúng ta viết hay nói lời chân thành cầu chúc cho nhau. Đó là nếp sống văn hóa đạo đức tình người.

Nhưng tại sao lại chúc nhau chúc lành của Thiên Chúa?

Trong xã hội ngày nay, lời cầu chúc mà có pha trộn ý niệm về một chúc phúc Thiên Chúa, xem ra có vẻ gần như xa lạ với nhiều người, nhất là nơi những người trẻ, những người tài trí thông minh, gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống về danh vọng, về của cải tài sản. Lời chúc lành từ trên cao xuống hay lời cầu từ dưới hướng lên cao đều như nhau, và họ đều đạt được điều mong muốn trong tầm tay ước muốn, dù có hay không có! Chúng ta là người được giải phóng bình đẳng, họ nghĩ như vậy!

Nhìn ngược trở lại lịch sử đời sống Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà ngày xưa trong vườn địa đàng bồng lai thiên cảnh ( St 3,1-24), dấu vết của ước muốn được giải phóng bình đẳng như Thiên Chúa khắc ghi in sâu đậm trong đó. Và đó là ước vọng của con người ngay từ thời xa xưa. Chính vì thế Ông Bà nguyên tổ chúng ta đã ăn trái cây biết lành dữ, mà Thiên Chúa cấm không cho đụng tới.

Sau khi hái ăn trái cây biết lành dữ, Ông Bà nguyên tổ chúng ta không thông minh ra như lòng mong ước. Nhưng Ông Bà thấy mình trần truồng xấu hổ ra phải đi tìm laă cây che thân thể, thấy mình đã phạm tội. Nhận ra giới hạn yếu kém của mình.

Thiên Chúa dẫu vậy không bỏ rơi ông bà. Ngài vẫn thương yêu ông bà là công trình do Ngài dựng nên. Ngài tha thứ và ban tặng cho ông bà tương lai qua lời chúc lành: Ông bà trở nên lời chúc lành của Thiên Chúa cho con cháu nối dõi tông đường!

Lời chúc lành của Thiên Chúa là qùa tặng cho con người.

Ngày xưa ông Adong đã bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng bồng lai thiên cảnh.

Ngày nay Chúa Giêsu, là Adong mới, là con Thiên Chúa đã đến mở cửa vườn thiên đàng cho con người, qua thánh gía và sự sống lại của Người.

Ngày xưa bà Evà cũ đã nói lời KHÔNG cưỡng lại với Thiên Chúa.

Ngày nay Evà-mới, là Đức Mẹ Maria đã nói lời XIN VÂNG theo ý Thiên Chúa.

Ngày xưa Thiên Chúa sai Thiên Thần canh giữ cửa vườn địa đàng không cho Ông Bà nguyên tổ Adong Evà trở lại vào sống trong đó.

Ngày nay Thiên Chúa sai Thiên Thần hiện đến truyền tin cho Maria: Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người mang ơn cứu chuộc cho con người được vào thiên đàng với Chúa.

Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria là lời chúc lành của Thiên Chúa cho vũ trụ. Và hai vị đã đem chúc lành của Thiên Chúa cho con người trong hoàn vũ.

Vì thế lời cầu chúc lành của chúng ta cho nhau không phải là lời nói ngoại giao tỏ vẻ thân thiện lịch sự. Nhưng khi nói hay viết lời đó, chúng ta muốn nói lên tâm tình: Tôi muốn nói với Ông, với Bà, với Anh, với Chị, với Bạn, với em, với cháu LỜI TỐT ĐẸP. Lời tốt đẹp đó là lời cầu xin Thiên Chúa ban phép lành và sức mạnh của Người cho đời sống trong Năm Mới.

Chúc lành của Thiên Chúa không làm ngáng trở đà phát triển cuộc sống. Nhưng giúp tương lai có niềm hy vọng phấn khởi vào ngày mai.

Chúc mừng Năm Mới Dương lịch 2014!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Dòng thời gian bốn mùa
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
20:49 31/12/2013
Dòng thời gian từng phút giây êm ả
Mang trong mình sức sống cả đất trời
Tô thiên nhiên, bức tranh đẹp tuyệt vời,
Gợi tình Chúa, nối tình người sâu lặng.

Mùa hè về trong không gian ngập nắng,
Khí trong lành, trời đất cảnh giao hoà
Chúa trong ta, đâu có phải nơi xa.
Trong thanh tĩnh ta nhận ra tiếng Chúa.
Tiếng Chúa nói từ ngàn muôn muôn thuở,
Chúa nói trong thinh lặng của tâm hồn.
Chúa ẩn mình khi bối rối lo buồn,
Chúa hợp nhất khi hồn luôn chiêm ngắm.
Chúa hiện ra nơi những chân trời thẳm
Chúa dịu dàng trong ánh nắng bình minh.
Chúa mỉm cười trong hạt sương lung linh
Chúa dịu dàng khi tỏ mình trong gió.

Mùa thu về trong ánh trăng soi tỏ,
Lòng nhân từ cho con nhỏ vui ca.
Khắp không trung ngàn vạn giải Ngân hà,
Tình Cha Cả bao dung và nhẫn nại.
Những áng mây trôi đi, trôi đi mãi
Là cánh tay luôn quảng đại dang ra.
Khi mặt trời gác núi cảnh chiều tà.
Chúa cúi xuống gọi mời ta hiệp nhất.

Mùa đông về tuyết băng trên trái đất.
Tình yêu Cha: năng lượng chất trong mình.
Giữa đêm đông Con Chúa đã hạ sinh,
Mùa cứu độ: Đấng Cứu Tinh giáng thế !
Đã hết rồi cảnh âm u tội lệ
Xoá đêm đen bao thế kỷ tội truyền.

Mùa xuân về, xuân cứu rỗi vượt lên.
Chúa hiện diện trong thiên nhiên sống động.
Ơn thánh hóa như ngàn hoa mở rộng,
Hương Nước Trời gieo mầm sống khắp nơi,
Lòng xót thương hoà mưa xuân đầy trời.
Chúa bừng sáng cho lòng người mềm dịu.

Dòng thời gian bốn mùa sao tuyệt diệu
Trong niềm tin ta càng thấy Chúa hơn.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mới
Nguyễn Đức Cung
22:14 31/12/2013
HOA MỚI
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tạ ơn Thượng đế ban hoa mới
Chúc muôn người năm tới: như hoa.
(nđc)