Hôm nay, Hội Thánh cho chúng ta cử hành ngày thứ tám trong tuần bát nhật Chúa Giáng Sinh, trong ngày này, như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, con trẻ được cắt bì và được đặt tên là Giêsu, và là con trai của Thánh Giuse “Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà Sứ Thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng mẹ” (Lc 2,21); “Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 2, 21).
Trước khi canh tân Phụng Vụ theo Công Đồng Vaticanô II, lễ trọng này được phổ biến trên khắp thế giới và được Đức Giáo Hoàng Piô XI xác định vào ngày 11.10.1931, nhân dịp kỷ niệm 1500 năm Công đồng Êphêsô. Trong niên lịch phụng vụ mới, lễ này cử hành vào ngày thứ tám sau Giáng Sinh. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết: “Ngày lễ trọng ấy nay được đặt vào mồng một tháng giêng theo như tập tục xa xưa của Phụng Vụ Rôma. Lễ này được dành riêng ca tụng việc Đức Maria góp phần vào mầu nhiệm cứu độ và tán dương tước vị cao quí đặc biệt do phần đóng góp ấy đem lại cho Người Mẹ rất thánh, Đấng có công giúp chúng ta đón tiếp Tác Giả của sự sống” (Marialis Cultus 5).
Ngày này cũng là ngày lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, tước hiệu được xác định tại Công đồng Êphêsô năm 431 “Các nghị phụ không ngần ngại gọi Ðức Trinh Nữ Maria là "Mẹ Ðức Chúa Trời". Không phải vì Mẹ đã sinh hạ thiên tính của Ngôi Lời Thiên Chúa. Mà vì nhờ Mẹ mà Ngôi Lời Thiên Chúa mang một thánh thể với một linh hồn có trí năng mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hiệp với trong một Ngôi duy nhất khi sinh hạ trong thể xác. Nếu ai không tuyên xưng rằng Thiên Chúa chính là Emmanuel và vì thế, Ðức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, kẻ ấy bị vạ tuyệt thông. Vì Ðức Mẹ đã sinh hạ "Ngôi Lời hóa thành nhục thể" khi ban đời sống thể xác”. (Công Ðồng Ephêsô, năm 421).
Danh hiệu này thật đáng kinh ngạc đến độ anh em Tin lành không chấp nhận. Thoạt đầu chúng ta có thể hiểu điều này, vì chắc chắn Mẹ Maria không sinh ra một thần linh.Vậy thì Giáo hội nói Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa theo nghĩa nào?
Điều căn bản trong định tín Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa không chỉ nhắm đến Mẹ Maria, nhưng chính là nhắm đến Chúa Giêsu. Khi khẳng định rằng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, Công đồng Êphêsô khẳng định rằng nơi Chúa Giêsu chỉ có một ngôi vị trong hai bản tính: bản tính thần linh và bản tính con người, chứ không phải hai ngôi vị: một ngôi vị con người, ngôi vị kia là thần linh, trong một bản tính lai ghép mù mờ.
Chúa Giêsu không giống như hai người ngồi trên một chiếc xe đạp hai chỗ, làm chung một công việc. Một ngôi vị, là con người, ngồi phía trước hứng lấy gió mưa, bùn đất; ngôi vị kia, là thần linh, ngồi phía sau đạp cho xe chạy nhanh và lên cao hơn. Không phải như vậy, đó thực sự là hai bản tính trong một ngôi vị. [1]
ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc, trong LỊCH SỬ TÍN ĐIỀU CHÚA KITÔ, đã trích một phần nội dung lá thư tín lý của thánh Cyrillô:
“Công Đồng thánh và vĩ đại đã định tín rằng: Đấng đã được Chúa Cha sinh ra là Con Duy Nhất do bản tính, Đấng là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, là ánh sáng bởi ánh sáng, Đấng nhờ đó mà Chúa Cha tạo dựng muôn loài, chính Ngài đã xuống thế, đã nhập thể, đã làm người, đã chịu khổ hình, đã sống lại ngày thứ ba và đã lên trời.
“Chúng ta bị ràng buộc với định tín ấy trong lời nói cũng như quan niệm, khi chúng ta tìm hiểu ý nghĩa việc Ngôi Lời sinh bởi Thiên Chúa, đã nhập thể và đã làm người. Ngôi Lời đã kết hợp với chính mình theo Ngôi Vị (secundum hypostasim), cách khôn tả và không quan niệm được, một xác thể được linh hoạt bởi ‘trí hồn’, đã trở thành người và đã được gọi là con người… Chúng tôi khẳng định nhiều bản tính khác nhau kết hợp với nhau thực sự thành một, bởi hai bản tính có một Đức Kitô và một Con. Không vì sự duy nhất mà sự khác biệt bản tính bị loại trừ, nhưng chính vì thần tính và nhân tính kết hợp với nhau, kỳ diệu và khôn tả, tạo nên cho chúng ta chỉ một Chúa, một Đức Kitô và một Con Duy Nhất.
“Ngôi Lời trở thành xác phàm chỉ có nghĩa: Ngài đã thông phần xác thịt và máu huyết như chúng ta, đã đảm nhận thân xác của chúng ta, đã sinh ra làm người bởi người phụ nữ, mà không đánh mất thần tính, không mất đi tư cách làm Con được Chúa Cha sinh ra. Khi đảm nhận xác phàm, vẫn tiếp tục là Đấng mình đã là… Các thánh giáo phụ đã can đảm định tín ‘Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa’”.
Đức Cha Phaolô nhận định: Công Đồng Êphêsô đã xác nhận giá trị chính thống của lá thư này:
• công nhận Kitô học hiệp nhất của Cyrillo;
• xác nhận nơi Đức Kitô chỉ có một chủ thể duy nhất, đó là Ngôi Vị thần Linh;
• công nhận sự nguyên vẹn và trọn hảo của hai bản tính;
• chấp nhận ý tưởng “chuyển thông đặc tính” (communicatio idiomatum);
• công bố tước hiệu “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”.
Vì trong Công Đồng Êphêsô năm 431 không có sự hiện diện của các nghị phụ trường phái Antiokia, nên năm 433, Công Đồng được bổ sung bằng một văn kiện hiệp nhất, cố gắng dung hòa Kitô học Alexandria với Kitô học Antiokia:
“Chúng tôi tuyên xưng Đức Giêsu-Kitô, Chúa chúng ta, là Con Thiên Chúa, là Con Duy Nhất, là Thiên Chúa trọn vẹn và là người trọn vẹn có ‘trí hồn’ và thân xác. Người được sinh ra bởi Chúa Cha từ trước muôn đời theo thần tính. Vào những ngày sau cùng, vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã sinh ra bởi Trinh Nữ Maria theo nhân tính, đồng bản thể với Chúa Cha theo thần tính, đồng bản thể với chúng ta theo nhân tính”.
“Thực sự đã có hiệp nhất giữa hai bản tính. Chính vì thế chúng ta tuyên xưng một Đức Kitô Duy Nhất, một Con Duy Nhất, một Chúa Duy Nhất”.
“Dựa vào ý tưởng “hiệp nhất” mà không lẫn lộn ấy, chúng ta tuyên xưng Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, vì Ngôi Lời thần linh đã nhập thể và đã làm người. Do sự thụ thai này, Ngôi Lời đã kết hợp với chính mình là Ngôi Đền thờ mà Ngài đã tiếp nhận từ Mẹ” (hết trích).
Lm Hồng Phúc, CSsR, Trong tác phẩm "Mẹ Maria" do Nhà Sách Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp tái bản năm 1992 đã viết:
“Thánh Truyền xưa nay vẫn liên kết ba tín điều sau đây: Chúa Giêsu là Thiên Chúa - Vậy Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa – Nhưng Mẹ vẫn đồng trinh vẹn tuyền.
Và tín điều đó do Công Ðồng long trọng tuyên bố bao hàm những điểm sau đây:
1. Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa: không phải là Mẹ sinh ra bản tính Thiên Chúa mà là Mẹ một người Con chính là Thiên Chúa.
2. Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa: không phải là Mẹ của một người con đã kết hợp với Thiên Chúa hay là đã trở nên Thiên Chúa, mà là Mẹ của Ðấng là Thiên Chúa từ thuở ban đầu.
3. Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa: không phải chỉ là Mẹ sinh hạ thể xác Ðức Giêsu mà thôi, mà là Mẹ của Ðấng đã mặc lấy thân xác nơi Mẹ, là Ðấng có trước Mẹ là Chúa Giêsu.
Ðiều đáng chú ý là khi Công Ðồng bênh vực tước hiệu Theotokos, Mẹ Thiên Chúa, Công Ðồng không nhắm chỉ đề cao Ðức Mẹ mà cách riêng chú trọng và gìn giữ sự duy nhất Ngôi vị nơi Ðức Kitô.
Công Ðồng Êphêsô lên án những ai muốn tách rời, phân chia Ðức Kitô, chỉ coi con người của Ngài mới được sinh ra, mới chịu chết cho chúng ta, còn chính Ngài là Con Thiên Chúa thì không. Nếu như vậy thì chỉ có một Thiên Chúa và một con người kề sát nhau, chứ không phải là một Ðấng duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Con của Ðức Mẹ, và "Tình yêu của Ðấng Cứu Thế bị lột hết ý nghĩa. Ðức Giêsu chỉ là một con người múa rối do Thiên Chúa giựt dây, chứ không phải là Thiên Chúa làm người" (hết trích). [2]
Như thế, Công đồng Êphêsô bênh vực Đức Kitô duy nhất. Hạn từ “Théotokos - Mẹ Thiên Chúa”, mà Nestôriô chỉ trích là không có trong Kinh Thánh và chỉ là lối tôn sùng bình dân, sẽ không còn bị tranh cãi nữa. Quần chúng tán thành phấn khởi, biểu lộ niềm hân hoan và chúc mừng Công đồng bằng cuộc rước đuốc vĩ đại đêm 22 tháng 6 năm 432, tung hô Mẹ Thiên Chúa. Kinh: "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội" đã được soạn ra trong dịp này. Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa đã đặt nền tảng cho việc tôn sùng Đức Maria ở cả Đông và Tây phương.
Năm 433, một đối thủ của Cyrillô là Gioani, giám mục Antiokia đề nghị một công thức hòa giải: "Có một sự kết hợp không lẫn lộn giữa hai bản tính, và do sự kết hợp này, chúng ta tuyên xưng rằng Đức Trinh Nữ Thánh là Théotokos, bởi vì ngôi Con Thiên Chúa đã trở thành xác phàm và đã làm người". Cyrillô phấn khởi nhận công thức này. Giám mục Rôma là Sixtô chúc mừng sự hòa hợp của hai người bằng cách phê chuẩn công thức. [3]
Hệ quả của sự kết hợp giữa hai bản tính trong một ngôi vị đó là bản tính con người sẽ nhận được từ sự kết hợp đó một "sự cao quý có một không hai" như lời kinh Tiền tụng thứ ba lễ Chúa Giáng sinh đã nói “khi Con của Mẹ mang thân phận của con người, thì bản chất con người sẽ nhận được một quyền quý không gì sánh được”.
Việc Thiên Chúa mặc xác phàm nhân loại, chịu đau khổ và chịu chết nói lên tình yêu không giới hạn của Thiên Chúa dành cho con người: “Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.” như tín hữu tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Không tin vào một Thiên Chúa mặc lấy xác phàm, đức tin Kitô giáo ra hư không, chương trình cứu độ ra ảo tưởng.
Thiên Chúa khi mặc lấy xác thịt không những đã trả lại cho xác thịt địa vị xứng đáng nguyên thủy của nó mà còn nâng nó lên một vị trí linh thánh chuẩn bị cho nó “được tham dự vào thần tính của Ðấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con” (phó tế hoặc linh mục đọc thầm đang khi rót rượu và một chút nước vào chén thánh, trong thánh lễ), ban cho nó một giá trị vô song. Đó là sự Thăng Thiên của xác thể, của những gì là xác thịt, mà Mẹ Maria là người đã được tham dự vào thần tính của Chúa Giêsu Kitô cách trọn hảo nhất khi Mẹ, sau Chúa Giêsu, được đưa về trời cả hồn và xác.
Vì vậy, Kitô giáo không chối bỏ xác thể. Nếu chối bỏ thân xác, điều này có lẽ sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở thành một con đường phi vật chất, phi nhập thể. Thân xác của chúng ta tự nó được tạo ra là để nên hoàn thiện và mọi thứ khác trên trái đất đều được tạo ra vì con người, để giúp con người theo đuổi cùng đích của mình như Thánh Inhaxiô nói: “Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình” (Linh Thao 23).
Nhưng chúng ta có khuynh hướng thích thụ tạo hơn Đấng Sáng Tạo, như Thánh Augustinô nói: “Ðụng tới xác thịt con người thì ấm áp và thích thú…Nhưng chúng con không có được điều mang lại khoái lạc khi chúng con không thèm biết đến luật Chúa…Phần lớn có liên quan đến khoái lạc thế tục, vẻ đẹp của vàng bạc, danh dự hay tình trạng trước mắt thế gian, khoái lạc khi va chạm xác thịt, niềm vui làm bạn với con người và những liên hệ của cải. Những cái đó mang lại khoái lạc và có vài điều tốt lành, có thể hoàn toàn tốt lành nếu được nó không vi phạm ý Chúa hay luật ngài. Nhưng theo đuổi chúng chỉ vì chúng là tà dâm tinh thần : tìm chính khoái lạc cho mình, buông thả cho mình, và xa cách Thiên Chúa…Ý chí mới của tôi muốn phụng sự Chúa không đủ mạnh để chiến thắng ý muốn cũ bị hư hoại, đã khó hơn vì thành thói quen. Vì thế hai ý muốn của tôi tranh chấp, cũ và mới, xác thịt và thần linh và cuộc tranh đấu làm cho tâm trí tôi rã rời. Ðây là điều thánh Phaolô đã nói "Xác thịt tranh đấu cùng Thần Trí và Thần trí cùng xác thịt". Tôi đã kinh nghiệm điều mà thánh nhân và nhiều người khác đã có. Ðây không phải là điều độc đáo…(Confession – Tự thú, số 24) Thực ra từ khi còn nhỏ tôi đã xin Chúa sự trong sạch. Nhưng tôi hay thêm điều kiện "Lạy Chúa xin cho con tiết độ nhưng đừng cho ngay." Tôi sợ Chúa trả lời ngay và giải thoát tôi ngay. Ðiều tôi muốn là làm sao cho ứ tràn dục tình” (số 25).
Buông thả cho khoái lạc xác thịt, xa rời Thiên Chúa, chúng ta rơi vào hành vi rối loạn.
Mục đích cuối cùng của con người là gì nếu không phải trở nên anh em trong nhà của Chúa Kitô “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.” Khao khát tận sâu thẳm tâm can mỗi người là gì nếu không phải là “cõi hằng sống”? Ai giúp chúng ta được sống trong cõi hằng sống ấy? Chỉ có một Đấng, Đấng ấy chính là Chúa Kitô, là Thiên Chúa và là con người, là Đấng Cứu độ, “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).
Và ai là người thi hành ý muốn của Thiên Chúa cách trọn hảo nhất, ngoài Chúa Giêsu, nếu không phải là Mẹ Maria, vì Mẹ đã “Xin vâng”(Luca 1:28) để trở thành người sinh ra Con Thiên Chúa. Lời chào xa xưa nhất dành cho Mẹ là Mẹ Thiên Chúa được công bố khi bà Elizabeth, chị họ của Mẹ gọi Mẹ là “Mẹ của Chúa tôi” (Luca 1:43). Khi bà Elizabeth chào đón Mẹ Maria, bà nhận ra đặc ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ và đức tin tuyệt vời của Mẹ khi chấp nhận đặc ân đó, một đặc ân chứa đựng nhiều “hớn hở vui mừng” (Lc 1,46) nhưng cũng ẩn chứa “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Luca 2: 35).
Suốt bao thế kỷ nay, mỗi ngày hàng ngàn vạn lần, Mẹ Maria được ca ngợi “Kính mừng Maria đầy ân phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà” (Luca 2: 28) vì Mẹ đã trọn niềm tin tưởng vào thánh ý Thiên Chúa, ngay cả khi Mẹ chưa hiểu hết những gì sẽ xảy đến cho Mẹ. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa vì đức tin của Mẹ vào Thiên Chúa. Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, tôn vinh niềm tin và sự phó thác của Mẹ Maria vào một mình Thiên Chúa. Giáo hội muốn chúng ta noi gương đức tin của Mẹ.
“Là Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, Mẹ nói lời xin vâng bằng tất cả bản chất con người để trở thành Mẹ của Đấng Cứu chuộc” (Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận thần học, III, q. 30, a. 1). Mẹ chăm sóc Đấng Cứu Thế với tư cách là Mẹ của Ngài và đồng hành cùng Ngài đến núi Canvê, “là nơi mà theo ý Thiên Chúa, Mẹ đã đứng đó, đã đau đớn chịu khổ cực với Con một của mình và dự phần vào hy lễ của Con, với tấm lòng của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế lễ vật do lòng mình sinh ra” (Lumen gentium,58).
Trong bài giảng vào thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Mẹ Maria, trên tất cả những người khác, là “Mẹ”. Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể và là Mẹ thiêng liêng của tất cả các tín hữu. Mẹ không muốn nhận bất kỳ danh hiệu nào từ Chúa Giêsu; Mẹ đã nhận được món quà làm Mẹ của Ngài và nghĩa vụ đồng hành cùng chúng ta với tư cách là Mẹ, là Mẹ của chúng ta.” Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi tất cả chúng ta dừng lại một chút để cảm ơn Mẹ Maria của chúng ta: “Hôm nay chúng ta làm việc tốt lành là dừng lại một chút và nghĩ về những đau khổ và nỗi phiền muộn của Đức Mẹ. Mẹ là Mẹ của chúng ta. Và Mẹ đã đau khổ ở đó thế nào, Mẹ đã đứng vững ở đó thế nào, với sức mạnh, với khóc lóc; đó không phải là một tiếng khóc giả vờ; đó thực sự là một cõi lòng bị nỗi phiền muộn hủy hoại. Chúng ta hãy dừng lại một chút và nói với Mẹ:“Cảm ơn Mẹ đã chấp nhận làm Mẹ khi Thiên thần loan báo điều đó cho Mẹ và cảm ơn Mẹ đã chấp nhận làm Mẹ khi Chúa Giêsu nói điều đó với Mẹ”.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Mẹ Maria là mẹ của Chúa Giêsu.Vậy thì, Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Một tam đoạn luận gọn nhẹ. Nhưng để tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và nhờ đó trở nên giống như Mẹ, người ta không chỉ cần nại đến nhiều loại lý luận, nhiều khi “vượt tầm trí hiểu” ngay cả của nhiều bậc thức giả uyên thâm, nhưng cần đến một “tấm lòng con thảo” đối với Mẹ.
Có lẽ, trong thực hành noi gương Mẹ, chúng ta chỉ cần suy ngẫm đơn sơ như vậy, nhưng điều quan trọng là thưa như Mẹ thưa với Thiên Chúa “Con xin vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự xảy đến trong đời con” với một lòng khiêm hạ, nhẫn nại, hoàn toàn tín thác như Mẹ: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói ” (Luca 1: 38) và chuyên cần cầu nguyện suy niệm Lời Thiên Chúa: “Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.” (Luca 2: 51).
Vào ngày lễ này, khi bắt đầu năm mới, chúng ta có thời gian để tôn vinh Mẹ của Thiên Chúa, mà nhờ tiếng “xin vâng” của Mẹ, Thiên Chúa đã mang Đấng Cứu Độ đến thế gian để cứu chuộc nhân loại.
Chúa Giêsu nói trên thập tự giá: “Này là Mẹ của con.” (Gioan 19:, 27). Như vậy, Mẹ cũng là Mẹ của chúng ta và chúng ta cũng là con cái của Mẹ, Khi đón chào một năm mới tất bật và bắt đầu nỗ lực thực hiện những quyết tâm của mình, chúng ta khẩn cầu sự trợ giúp của Mẹ Maria, đặc biệt trong cơn đại dịch còn đang diễn biến khó lường, xin Mẹ ban cho chúng ta lòng khao khát đón chào Con của Mẹ vào lòng mình trong năm nay mỗi ngày nhiều hơn.
Chuyện kể rằng:
Thánh Alphonsô Rodriguez có lòng yêu mến Ðức Mẹ chí thiết. Một hôm đang quì trước bàn thờ Mẹ. Ngài được Ðức Mẹ hiện ra đẹp đẽ lạ lùng và hỏi:
-Alphonsô, con có mến Mẹ không?
Thánh nhân giơ hai tay nói lớn: Ôi trời đất, lạy Chúa! Con yêu mến Mẹ lắm. Vâng, con mến Mẹ; ai mà không mến Mẹ, một Ðấng đẹp đẽ tốt lành, thánh thiện như thế? Con mến Mẹ đến nỗi sẵn lòng hy sinh thịt máu, danh dự và cả mạng sống con nữa.
-Hỡi Alphonsô, con có mến Mẹ thật không?
-Thưa Mẹ, thật, rất thật. Hỡi lòng con hãy nói lên vì lưỡi con không đủ tiếng diễn tả. Lạy Mẹ chí thánh, Mẹ đừng hỏi điều ấy nữa, Mẹ biết con yêu mến Mẹ lắm.
Chưa lấy làm đủ; Ðức Mẹ lại hỏi Ngài lần thứ ba:
-Alphonsô, con có mến Mẹ thật không?
Lần này theo tính đơn sơ thật thà, Ngài trả lời:
-Lạy Mẹ, con yêu mến và con mến Mẹ hơn cả Mẹ yêu con nữa!
Nhìn Alphonsô cách trìu mến, Ðức Mẹ mỉm cười cầm lấy tay Anphonsô mà nói:
-Ðiều đó không đúng sự thật. Mẹ yêu thương con và yêu thương những kẻ hết lòng làm tôi Mẹ hơn tất cả mọi quả tim các con hợp lại để yêu Mẹ, điều đó không thể so sánh được.[4]
Với “tấm lòng con thảo” chúng con xin Mẹ Maria “tái sinh niềm hy vọng trong chúng con và mang lại cho chúng con sự hiệp nhất. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Ơn Cứu Độ, chúng con trao phó cho Mẹ năm mới này.” [5]
Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con!
Chú thích:
[1] Benoît DELABRE, Méditation sur la Theotokos: Mère de Dieu.
[2] Nhà Thánh mẫu học vĩ đại, Cha René Laurentin (1917 2015), Khảo luận về Đức Trinh nữ Maria, tái bản lần thứ sáu - Paris: François-Xavier de Guibert, 2009.
[3] Lược Sử Giáo Hội Công Giáo, Lm. Micae Trần Đình Quảng, ĐCV Th. Phanxicô Xaviê 1998. Chương V, II, số 2.
[4] Những câu chuyện về Mẹ Maria, https://sites.google.com/site/thongdiepsamhoi/home/phep-la/mot-so-chuyen-ve-me-maria
[5] Đức Thánh Cha Phanxicô chủ trì Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày đầu năm, mừng Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và đánh dấu Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 53, vào ngày 01/01/2020.
Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ! Cứ mỗi lần sau lễ Giáng Sinh, chúng ta lại được hân hoan cùng với Giáo Hội mừng kính trọng thể lễ Thánh Gia Thất. Nhìn vào Thánh Cả Giu-su, Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su Hài Đồng, chúng ta không khỏi bồi hồi suy xét, noi gương, học hỏi nơi gia đình Thánh Gia. Với bao nỗi gian truân khó khăn xoay quanh mỗi gia đình, cũng như vấn nạn về gia đình hiện nay, chúng ta không quên những niềm vui thường ngày trong gia đình, dù nhỏ bé đơn sơ, và đôi lúc khó nhận ra. Trên hết, là một gia đình, chúng ta càng xác tín và sống phó thác, cậy trông hơn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay.
Như tại Việt Nam, mỗi khi đến lễ Tết Nguyên Đán, các giáo xứ ở Nhật Bản cũng đều chuẩn bị một câu chúc ngắn gọn xúc tích, có thể lấy từ Kinh Thánh, được làm phép trong Thánh lễ đầu năm dương lịch, sau đó phát cho mỗi người, và họ thường treo trước cửa phòng, trước cửa nhà hoặc một nơi nào đó trang nghiêm như nhắc nhở họ sống lời chúc ấy, cũng như chia sẻ thông điệp ấy suốt một năm. Với tinh thần ấy, giáo xứ con năm nay chọn câu: “Sống kiên vững trong đức tin-cậy-mến” (x. 1Cr 13, 13). Thời gian phát dịch, ai ai cũng lo sợ, nhà nhà phải giữ khoảng cách, người người tuân giữ những biện pháp phòng ngừa cơ bản, và hạn chế mọi sinh hoạt cộng đồng nơi giáo xứ, trường học, v.v…Ngay cả đến bây giờ, tình hình đại dịch vẫn chưa được kiểm soát!
Với tất cả những gì chúng ta đang cảm nhận, lắng nghe, chứng kiến hằng ngày qua cuộc sống thường nhật, thiết nghĩ có lẽ chúng ta trở nên lạc lối, hoảng sợ, thu mình và tệ hơn là thơ ơ, xa cách, nếu chúng ta không có đức tin, đức cậy, đức mến! Như ai trong chúng ta đều biết rõ, đây là ba nhân đức đối thần. Nói khác đi, chúng ta được lãnh nhận ba nhân đức này từ Thiên Chúa, chứ chẳng giống như mọi nhân đức tốt lành thánh thiện khác mà chúng ta có thể tập luyện, đắc thủ. Hơn nữa, vì là nhân đức được lãnh nhận từ Thiên Chúa, nên dù con người có thành công, giỏi dang, xuất chúng đến đâu cũng không thể nào tạo ra được.
Chính nhờ lòng tin vững mạnh vào Thiên Chúa, mà ông Áp-ram được đổi tên thành Áp-ra-ham, là cha của kẻ tin, và là tổ phụ của dân tộc đông đảo như sao trên trời, như cát bãi biển, “hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nỗi không”. Thiên Chúa lại phán: “Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó!”” (x. St 15, 5; Dt 11, 12). Vì ông đã tin Ngài, nên ông được kể là người công chính (x. St 15, 6). Chưa hết, tác giả thư gửi cho tín hữu Do Thái đã khẳng định: nhờ đức tin, mà ông Áp-ra-ham vâng nghe và ra đi như Chúa phán bảo, mặc dù ông không biết đích đến là đâu. Nhờ đức tin, khi bị thử thách sát tế đứa con duy nhất mà Thiên Chúa trao ban, Áp-ra-ham đã không ngần ngại thực hiện (x. Dt 11, 8. 17). Quả thật, đức tin đã khiến ông sống phó thác trọn vẹn vào Thiên Chúa, dù không biết tương lai ra sao, không biết nơi sắp đến, thậm chí hy sinh chính người con mà Chúa trao ban. Có lẽ, những gì chúng ta cảm nghiệm và trải qua khác biệt với ông Áp-ra-ham, tuy nhiên, một điều chung nhất chính là đức tin, đức cậy và đức mến mà Thiên Chúa đã ân ban, đồng hành, nâng đỡ, nuôi dưỡng mọi lúc trong đời chúng ta.
Là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham, chắc hẳn ông Si-mê-on và bà An-na cũng được thừa kế ân huệ sống tín thác, nhẫn nại chờ trông, đặt hết niềm hy vọng vào kế hoạch của Thiên Chúa “…được Thánh Thần linh báo cho biết: Ông sẽ không chết trước khi thấy Đấng Ki-tô” (x. Lc 2, 26), và “bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa” (Lc 2, 37). Nhờ vào đức tin không lay chuyển, đức cậy kiên vững, và lòng mến dạt dào, mà ông bà đã được tận mắt chứng kiến, tận tay ẵm bồng Đấng Cứu Độ, và tâm hồn hân hoan mừng vui, miệng lưỡi tung hô Thiên Chúa (x. Lc 2, 29-32). Mặc khác, hơn ai hết, gia đình Thánh Gia chính là mẫu gương sống trọn vẹn nhân đức tin-cậy-mến, tuy đoạn trình thuật Tin Mừng theo Thánh Lu-ca 2, 22-40 không nói chi tiết, chỉ mô tả lời tiên tri của ông Si-mê-on nói với Đức Ma-ri-a, và kết thúc với hai câu vỏn vẹn nhưng đầy ý nghĩa cho bối cảnh gia đình chúng ta hiện nay “Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Ga-li-lê-a, về làng Na-da-rét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Ngài” (Lc 2, 39-40). Dù phải đối diện với cuộc sống đơn nghèo, bao nỗi truân chuyên, khó khăn, gian nan nơi làng quê Na-da-rét, nhưng Đức Mẹ và Thánh Giu-se đã luôn chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ, sống tin tưởng, phó thác, cậy trông, thực thi giới răn với cả lòng mến, chăm sóc, nuôi dạy Chúa Hài Đồng lớn lên kể cả về mặt thể lực, trí lực và đầy tràn ơn nghĩa với Chúa, cũng như trước mặt muôn người.
Cuộc sống gia đình chúng ta hiện nay, thời đại bây giờ biến chuyển nhanh chóng và khác xa với gia đình Thánh gia, nhưng một điều chung bất biến đó là vai trò của cha mẹ đối với con cái, mối quan tâm ân cần dạy dỗ con cái, và tình thân thắm thiết gần gũi của con cái với cha mẹ, cũng như của cha mẹ với con cái trong gia đình. Như gia đình Thánh Gia đã hết mực sống đức tin-cậy-mến dù cho hoàn cảnh nào, thì mỗi gia đình chúng ta nên noi theo, nỗ lực, hỗ trợ nhau trong tin yêu, hy vọng, và để Chúa làm trung tâm gia đình mình qua mọi sinh hoạt thường nhật. Được như vậy, chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc lời kinh nguyện trong nghi thức làm phép nhà: “…Ðể khi ở trong nhà này, họ cảm thấy Chúa là nơi nương tựa; khi đi xa nhà này, họ vui mừng có Chúa là bạn đồng hành; và khi trở về nhà này, họ được Chúa hiện diện luôn mãi, cho đến ngày họ được hạnh phúc viên mãn trong nhà Cha nơi Chúa đã dọn sẵn cho họ…”.
Lạy Thánh Gia Na-da-rét
Dù cho cuộc sống giá rét đêm sương
Tâm hồn không chút vấn vương
Chẳng hề quên lãng yêu thương mỗi ngày.
Nguyện xin gia đình hăng say
Tin yêu-cậy-mến, thẳng ngay giữa đời.
Cõi lòng chan chứa rạng khơi
Mẹ cha nuôi dưỡng, hết lời bảo ban
Đoàn con ân cần chia san
Kính yêu cha mẹ, bình an sớm chiều. Amen.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em thân mến! Thiên Chúa là Đấng quyền năng, vượt trên hết mọi sự. Ngài dùng tất cả mọi phương thế hầu mạc khải ơn cứu độ cho muôn người thuộc mọi thời, mọi nơi. Hôm nay, cùng với Giáo Hội mừng kính lễ Chúa Hiển Linh, chúng ta theo chân các nhà đạo sĩ lên đường đến thờ lạy, dâng kính, tán tụng Chúa Hài Đồng.
Chúng ta thường hay gọi Ba Vua, nhưng thực ra họ là những người chiêm tinh, nhìn trăng sao, nghiên cứu những điềm thiêng dấu lạ, mà qua đó Thiên Chúa muốn mạc khải chương trình Cứu độ của Ngài. Họ là những người biết sử dụng tài năng, tài trí, các phương tiện, trí khôn, tinh hoa thời đó mà tiến bước theo tiếng gọi, lời mời của Thiên Chúa qua những sự kiện gần gũi với cuộc sống của họ. Từ phương Đông, các đất nước xa xôi, họ không ngại gian nan nguy khó, lên đường dù nghìn trùng trắc trở, theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa qua ngôi sao lạ, tiến đến Bê-lem để bái thờ, dâng kính Chúa Hài Nhi như tiên tri I-sa-ia loan báo “vinh quang của Ðức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi. Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi Ðức Chúa như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi” (Isa 60, 1-2) Thiên Chúa không ẩn mình hay khép kín, hoặc xa lánh con người tội lỗi, nhưng Ngài thổ lộ, mạc khải kế hoạch yêu thương, chương trình cứu độ, và chỉ dẫn chúng ta biết nhận ra Ngài qua mầu nhiệm Nhập thể của Con Một Ngài. Đây không phải là một lời hứa suông, mà chính là ý định của Thiên Chúa được thực hiện qua Đức Ki-tô Giê-su. Hơn nữa, một cách cụ thể, Thánh Phao-lô đã xác tín và trình bày rõ ràng qua thư gửi cho Giáo đoàn Ê-phê-sô “tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giê-su Ki-tô” (Ep 3, 3. 5-6). Một Thiên Chúa gần gũi, luôn đi bước trước dìu dắt, yêu thương trọn hảo, chẳng chê bỏ con người yếu đuối, mỏng dòn, hay xa ngã như chúng ta.
Mặc khác, Thiên Chúa không chờ đợi chúng ta đi tìm Ngài, nhưng Ngài đi tìm chúng ta trước; và còn hướng dẫn, dạy dỗ, chỉ đường cho chúng ta đến với Ngài qua mọi phương tiện, sự kiện, cảm nghiệm, dấu chỉ, kể cả sự cố xảy trong đời chúng ta. Để rồi, nhờ ơn Chúa giúp và sự vâng phục đáp trả lời kêu mời của Ngài, chúng ta nhận biết Ngài, nhận ra chương trình của Ngài trong đời sống, trong mối tương quan, trong những lãnh vực khác nhau, v.v…Thiên Chúa đã dùng dấu chỉ ‘sao trời’, lĩnh vực mà ba nhà đạo sĩ am hiểu mà dẫn đường chỉ lối cho họ tiến đến Bê-lem gặp gỡ Con Thiên Chúa xuống thế làm người, cứu độ nhân loại. Ngược lại, Vua Hê-rô-đê và những người thông luật, am hiểu Kinh Thánh Cựu ước, biết ý định của Chúa qua lời các tiên tri ‘tại Bê-lem thuộc xứ Giu-đa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bê-lem, đất Giu-đa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giu-đa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta’ (Mt 2, 5-6), nhưng họ không dùng những phương tiện ấy để nhận ra Thiên Chúa - một vị Thiên Chúa hiện hữu, gần gũi và hằng đi tìm con người. Vì lòng đố kỵ, ‘cái tôi’ mà Vua Hê-rô-đê và các nhà thông luật, đại giáo trưởng đã phớt lờ tiếng gọi của Chúa thúc giục trong tâm hồn họ qua lời Kinh Thánh mà họ nằm lòng. Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, dù tất bật đến đâu, dù bận rộn và thăng trầm, vui buồn sướng khổ, dù ở bậc sống nào chăng nữa, Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta, đi tìm chúng ta, trông chờ chúng ta, biểu lộ chương trình Ngài cho chúng ta và hằng hướng dẫn chúng ta biết nhận ra Ngài; nhưng thật đáng buồn, dường như chúng ta lại trở nên giống Vua Hê-rô-đê, các kỳ lão hơn là ba nhà đạo sĩ vâng phục đáp trả lời mời của Chúa! Vì vậy, chúng ta xem ý định, chương trình, kế hoạch của bản thân, của cộng đoàn, của hội nhóm hơn những điều Chúa muốn, Chúa mong mỏi và biểu lộ hằng ngày qua đời sống cầu nguyện, đời sống phục vụ, tận hiến, truyền giáo cũng như các việc bác ái của chúng ta!
Và khi gặp gỡ Hài Nhi Giê-su cùng với Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se, ba nhà đạo sĩ đã quỳ gối, bái lạy Ngài, và dâng lên những gì quý giá nhất của họ: vàng, nhũ hương và mộc dược, thể hiện niềm tín thác trọn hảo của họ, lòng cậy trông vô bờ bến cũng như tình yêu son sắt không phai tàn. Còn chúng ta, chúng ta dâng gì cho Chúa Hài Đồng khi được diện kiến Ngài? Lễ vật quý giá của chúng ta là gì? ‘Vàng’ của chúng ta là gì? Có phải lòng yêu Chúa không hề thay đổi và tình mến thương anh chị em vô vị lợi? ‘Nhũ hương’ của chúng ta là chi? Chẳng phải là niềm trông cậy thắm thiết vào chương trình đầy lòng thương xót của Thiên Chúa sao? Và ‘mộc dược’ của chúng ta là gì? Niềm thành tín sâu sắc, chẳng hề nhạt phai chăng?
Mau chân cất bước ra đi,
Ba nhà đạo sĩ ngại gì xa xôi.
Một lòng đáp trả lời mời,
Tiến về hang đá đầy vơi vui mừng.
Con đây mang đến lễ dâng,
‘Vàng’ thì chẳng có, bâng khuâng nỗi niềm.
Đời này vẹn mãi con tim,
Kiên trung, tín thác, kiếm tìm ý Cha.
‘Nhũ hương’ cậy mến bao la,
Trọn đời son sắt, lời ca hát mừng.
Lòng con vang mãi tưng bừng,
‘Mộc dược’ thành tín, hoà cùng muôn dân.
Cảm tạ Tình Chúa tri ân
Sống sao cho trọn, ân cần lòng Cha. Amen!
Trước thềm năm mới 2021, Giáo Hội mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, không ngoài mục đích bộc lộ tình con thảo hiếu đối với Mẹ hiền. Hôm nay cũng là ngày kết thúc tuần bát nhật Lễ Giáng Sinh. Cách nay đúng 1 tuần, Mẹ đã ban cho trần gian Đấng Cứu Thế, từ đó Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta. Trong chu kỳ phụng vụ, trong một năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Thiên Chúa đã yêu thương trần gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Chính người nữ nầy đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa.
Cho nên, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nói lên vai trò làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội, của mỗi người trong chúng ta. Chính vì sự quan trọng nầy mà Giáo Hội muốn đặt lễ Kính Mẹ lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ. Tháh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn con cái quây quần bên hang đá Bêlem với gia đình thánh gia, trong ngày đầu năm nầy, để dâng lên Mẹ một năm mới sắp đến cho Chúa Cha toàn năng. Chúng ta cầu xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ, ban cho Cộng Đoàn-Xứ Đạo, gia đình, cá nhân, Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ mừng kính Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, và là Mẹ của mỗi người trong chúng ta, bằng bài ca sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thầy cả thượng phẩm thời Cựu Ước cầu xin Thiên Chúa Giavê chúc lành cho dân Dothái. Trước thềm năm mới dương lịch, chúng ta cùng quây quần nơi đây, để dâng lên Thiên Chúa thánh lễ đầu năm, cùng với linh mục của thời Tân Ước, xin Thiên Chúa chúc lành cho con cái của Ngài nơi trần gian.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa quá yêu thương trần gian nên đã sai Con Ngài giáng sinh bởi người phụ nữ, người phụ nữ đó, ngày hôm nay Giáo Hội tôn vinh là Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãnh diện vì có được người Mẹ đó, vì Mẹ luôn cầu bầu cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Mẹ Maria đã thực thi những điều luật dạy, trong việc dâng hài nhi Giêsu trong đền thánh và chịu phép cắt bì. Đối với những bậc làm cha mẹ, noi gương Mẹ, đừng thờ ơ trong việc lo cho con cái lãnh nhận bí tích rửa tội, sau khi sinh theo luật Giáo Hội là 1 tháng.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Nhân dịp ngày đầu năm, chúng ta tạ ơn Chúa vì ơn của Ngài đã ban qua sự giáng sinh của Con yêu dấu là Đức Giêsu Kitô. Qua sự cầu bầu của Mẹ, chúng ta tin rằng Chúa sẽ tiếp tục ban muôn ơn lành cho Giáo Hội và thế giới trong năm mới nầy:
1. Thế giới chúng ta đã trải qua một năm với biết bao là tai ương khủng khiếp. Chúng ta dâng lên Chúa tất cả trong sự quan phòng của Chúa Cha Toàn Năng của môt năm mới đang đến. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin cho Quê Hương và Giáo Hội Mẹ. Xin ban cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam một năm mới được muôn ơn lành, những thân bằng quyến thuộc của chúng ta được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin Chúa chúc lành mọi gia đình Công Giáo của chúng ta. Xin cũng ban ơn cho những cá nhân hay gia đình gặp buồn phiền, luôn có Mẹ an ủi, phù trì. Xin Chúa cũng hiện diện bên những gia đình kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa ban ơn thánh, với sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta sẽ bắt đầu một năm mới trong sự chúc phúc và chở che của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa ban ơn yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời, những tôi trung tớ nữ của Chúa, đã ra đi trong một năm đã qua, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng con bắt đầu một năm mới, xin Chúa cho Mẹ luôn hiện diện với chúng con, trong suốt năm mới nầy. Như chính Mẹ đã hiện diện với Chúa trong suốt quãng đời ấu thơ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Dân Số 6: 22-27; Tvịnh 67; Galát 4: 4-7; Luca 2: 16-21
Chúc mừng Năm Mới.
Hôm nay là Năm Mới. Chắc chúng ta đều không được vui khi năm 2020 đã kết thúc. Tôi muốn đem cuốn lịch năm 2020 ra đốt đi. Nhưng, tôi không làm vì sợ gây thêm ô nhiễm vào không khí. Nhưng tôi vẫn muốn cuốn lịch đó bốc hơi để quên đi năm 2020. Thật là ý hay chăng!
Nhưng, tôi không thể quên năm cũ một cách dễ dàng được, vì có bao nhiêu điều tồn đọng trong năm 2020 đã chuyển vào năm mới: Nào vi khuẩn covid vẫn đang hoành hành chúng ta; các phòng cấp cứu của bệnh viện tràn ngập người bệnh. Nhiều người bị mất người thân thương mà họ không thể đến thăm viếng những người đó trước khi họ qua đời; các doanh nghiệp và công ăn việc làm bị mất đi. Dù vậy, rất nhiều người đang chờ đợi được chích thuốc ngừa – Đó là chưa nói đến những người dân ở các nước nghèo, những người sẽ phải đợi lâu hơn nữa.
Trong khi chúng ta chúc mừng nhau “Năm Mới hạnh Phúc”, nghe có vẻ như là một điều ước hơn và giống như là lời cầu xin Thiên Chúa hơn. "Xin Thiên Chúa ban cho chúng con một Năm Mới hạnh phúc cho các con cháu chúng con, và an ủi sự buồn phiền của chúng con.
Hôm nay từ bài đọc thứ nhất, chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban ơn lành cho dân Israel và cho chúng ta hôm nay. "Đức Chúa chúc lành và gìn giử anh em! Nguyện xin Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và rủ lòng thương anh em!". Còn nữa là chúng ta hãy cầu xin chúng ta trở nên dụng cụ bằng da thịt và máu để Thiên Chúa xử dụng chúc lành cho những người khác; nhờ đó họ có thể cảm nhận được Thiên Chúa chúc phúc cho họ vì sự hiện diện của chúng ta trong đời sống của họ.
Hôm nay là lễ trọng "Đức Maria Mẹ Thiên Chúa”. Giáo hội chúng ta mừng kính trọng thể Mẹ Maria ngay từ thời kỳ đầu của giáo hội. Trong Lễ Chúa Giáng Sinh, chúng ta mừng Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người. Hôm nay, chúng ta được Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta qua Đức Maria là dụng cụ của Thiên Chúa dùng để Ngôi lời nhập thể ở giữa chúng ta. Qua Đức Maria chúng ta cảm nghiệm sự chúc lành của sách Dân Số. Vì qua Đức Kitô, Con của Mẹ, nét mặt của Thiên Chúa rạng ngời trên chúng ta, thương yêu chúng ta và ban cho chúng ta bình an. Lời chúc lành của Ngôi Lời nhập thể ban cho chúng ta qua lời xin vâng của Đức Maria đáp lời Thiên Chúa.
Các mục đồng đáp lại sứ điệp mà họ nghe, từ các thiên sứ. Họ vội vả đi đến Bêlem để "xem sự việc đã xãy ra như Chúa đã tỏ cho chúng ta biết” (Lc 2:15) Nhưng, Phúc âm không chú trọng nhiều đến các mục đồng, nhưng chú trọng nhiều đến Đức Maria, Đấng đã lắng nghe sứ điệp mà các thiên sứ đã nói cho các mục đồng về con trai của Mẹ. Thế nên Đức Maria đã lắng nghe và suy ngẫm “trong tâm hồn” về những điều Mẹ nghe.
Cử chỉ của Đức Maria đã đề xuất cho chúng ta một giải pháp trong Năm Mới cho chúng ta hôm nay. Nhiều người trong chúng ta thường quyết định: ăn uống ít đi, tập thể dục nhiều hơn, ngừng hút thuốc v.v… Tất cả đều là những việc tốt. Nhưng, chúng ta, những người thở phượng Chúa; nên có một quyết định khác để thực hiện trong lúc chúng ta quan sát cử chỉ của Đức Maria trong Phúc âm hôm nay. Chúng ta có thể xem Đức Maria là gương mẫu cho chúng ta. Đức Maria là Đấng để ý đến những điều Mẹ nghe và suy ngãm những điều đố trong tâm hồn Mẹ, Mẹ cho chúng ta thấy suốt Phúc âm thánh Luca, Mẹ có một tâm hồn vâng lời Thiên Chúa. Mẹ là gương mẫu cho người có đức tin, lắng nghe lời Chúa và hành động theo lời Chúa. Theo ánh sáng của bài Phúc âm hôm nay, tôi có thể quyết định là: Suốt trong Năm Mới này tôi sẽ là người biết lắng nghe hơn. Tôi sé để nhiều thì giờ để suy ngẫm và cân nhắc trước những sự kiện đã xãy ra trong đời sống tôi. Điều nên nghe đầu tiên là Kinh Thánh, tôi quyết tâm đọc Kinh Thánh để nó nên như của ăn nuôi dưởng tôi, trong tinh thần hiệp thông với Thiên Chúa và định hướng cho đời sống của tôi.
Nghe bài Phúc âm hôm nay, tôi đẻ ý thấy Đức Maria đã suy ngẫm về những điều mà Mẹ đã nghe được từ các mục đồng thấp hèn. Vào thời đó, theo đạo Do Thái; các mục đông thường được xem như là những kẻ ô uế, và sự làm chứng của họ không đáng tin cậy ở tòa án. Những ý nghĩ của những người cùng thời với Đức Maria về các mục đồng, không làm cho Đưc Maria không chú ý đến các mục đồng, và không suy ngẫm về tin các mục đồng đem đến. Đức Mẹ là người đã nghe tiếng nói của những kẻ thấp hèn và nhờ đó Mẹ đã nghe được tin mừng. Chúng ta không bao giờ biết Thiên Chúa có thể nói với chúng ta bằng cách nào và qua ai trong đời sống hằng ngay của chúng ta.
Đôi khi Thiên Chúa phán một lời và thông truyền sứ điệp qua: Sự tức giận của một em bé; hay qua lời khuyến khích của một người bạn mến yêu; hay qua lời an ủi của một người ngồi bên cạnh chúng ta trong lúc buồn phiền; hay qua hình ảnh chiếu trên tin tức ban chiều; hay qua lời giảng của một linh mục mà chúng ta ưa thích; hay qua kết quả của một điều tra; hay qua một hình ảnh trong một triển lãm. Thí dụ như: Trong thời kinh tế khủng hoảng ở nước này, có nhiều thợ chụp hình được thuê đi chụp những cảnh nghèo đói trên đất nước để ghi lại cảnh nghèo đói của đất nước. Các hình ảnh họ đem về làm cho dân chúng xúc động, nhất là các nhà lãnh đạo và giúp xây dựng nên luật pháp để giúp người nghèo, người thất nghiệp, và người cao niên. Dân chúng nghe một "lời" qua những hình ảnh của những người nghèo, người thất nghiệp, trẻ con đói khát và gia đình thiếu thốn. Họ suy nghĩ những lời họ nghe và họ đáp lại bằng cách cố gắng giúp đở bớt sự đau khổ bằng luật pháp. Không bao nhiêu là đủ, và cũng không đáng là bao. Nhưng, xã hội đã giúp biết bao nhiêu người thiếu thốn cần được giúp đở khỏi bị đắm chìm.
Một giải pháp tốt cho Năm Mới, là nên cố gắng biết lắng nghe, bất kể bởi một người hay nhóm người phát biểu, Nhờ thế, chúng ta được cung cấp những dữ liệu mà chúng ta cần phải thận trọng suy nghĩ bằng cách không đưa ra kết luận quá vội vàng vào những dữ kiện đang tiến triễn. Sau đó, cầu xin cho được sự khôn ngoan để biết cách ứng phó lại điều chúng ta nghe được. Còn nhiều thứ nữa, nhưng bạn đã hiểu rồi.
Nếu chúng ta biết lắng nghe kỹ hơn, chúng ta có thể nghiệm ra là Chúa Giêsu vẫn tiếp tục sinh ra ở giữa chúng ta. Chúng ta có thể trãi nghiệm việc đó qua thái độ phản ứng của các mục đồng là những người mới nghe tin lần đầu. Chúng ta cũng vậy, cũng "ngạc nhiên". Ngạc nhiên nghe tTin mừng Thiên Chúa vẫn loan báo cho chúng ta giữa những bận rộn đa dạng của đời sống chúng ta. Khi lắng nghe Lời đó nhiều lần trong đời sống hằng ngày sẽ cho chúng ta biết Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta, khuyền khích chúng ta trong những việc tốt mà chúng ta cố gắng thực hiện cho người khác. Bất chấp những người phản đối; nói lên lời tha thứ cho tội lỗi chúng ta, chữa lành cho chúng ta những đau khổ trong quá khứ và sự đổ vỡ hiện tại.
Còn rất nhiều thứ khác mà đôi tai chúng ta còn nghe - Ở nơi làm việc, ở trường học, trong gia đình, trên phương tiện truyền thông và ở những chỗ khác được tạo ra trong ngày hoạt động của chúng ta. Có nhiều điều chúng ta nghe thấy có vẻ như xây dựng chúng ta, chữa lành hoặc củng cố chúng ta. Tất cả đều không phải là lời nói của Thiên Chúa, mặc dù chúng ta hết sức cố gắng nghe như thế nào. Đó là lý do mà chúng ta cần phải cẩn thận lắng nghe lời Kinh Thánh. Kinh Thánh có thể là cặp kính giúp chúng ta tìm hiểu và chú trọng đến lời nói của Thiên Chúa theo nhiêu cách khác nhau theo cách làm của Ngài. Những ai tập lắng nghe lời Chúa qua kinh nguyện như cách "nguyện kinh thần vụ" sẽ làm như Mẹ Maria dạy chúng ta hôm nay. Lắng nghe lời Chúa và suy ngẫm trong lòng. Nếu chúng ta càng phát triển đôi tai của tâm hồn, chúng ta sẽ càng nhận ra và mừng vui vì sự nhập thể hằng ngày của Ngôi Lời. Thiên Chúa vẫn tiếp tục nhập thể trong thế gian chúng ta theo nhiều cách khác nhau.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
MARY MOTHER OF GOD
Numbers 6: 22-27; Psalm 67; Galatians 4: 4-7; Luke 2: 16-21
Happy New Year!
It is New Year’s Day, and aren’t we glad 2020 is over! I want to take my 2020 calendar out back and burn it. I won’t though, I don’t want to add more pollution to the air. But still, I would love to burn that calendar and put 2020 behind me. Good riddance!
But I cannot dismiss this past year so easily because there is so much of 2020 that is bleeding over into the new one: the virus is still plaguing us; our emergency rooms are overflowing; so many continue to lose loved ones they can be with in their last hours; businesses and jobs have been lost and still so many are waiting for our vaccine – to say nothing of the devastated populations in poor countries who will have to wait even longer.
As we wish one another, "Happy New Year" it sounds less like a wish and more like a plea to God. "Oh God! Make it a happy new year for all our children and comfort our grief." From our first reading we pray the blessing prayed over the Israelites and us today: "The Lord bless you and keep you! The Lord let his face shine upon you, and be gracious to you! The Lord look upon you kindly and give you peace!" What’s more, we pray we might be an instrument God uses to put flesh and blood on the blessing, so that others will experience God blessing them because of our presence in their lives.
Today is the solemnity of "Mary, Mother of God." Our church’s veneration of Mary goes back to our beginnings. At Christmas we celebrate the Word of God made flesh. Today we celebrate God blessing us through Mary, who was the means by which that Word took flesh among us. Through Mary we came to experience the Numbers’ blessing, for in Christ, her son, God’s face shines on us; is gracious to us and gives us peace. The blessing has been made flesh for us through Mary’s response to God.
The shepherds responded obediently to the message they heard from the angels (Luke 2: 15-20). They went in haste to Bethlehem to, "see this event that has taken place which the Lord has made known to us" (2:15). But the focus of the gospel reading is less on the shepherds and more on Mary, who listens to the message the angels gave the shepherds about her son. May reflects on what she heard "in her heart."
Mary’s manner suggests a new year’s resolution for us today. Many of us make resolutions about eating less, exercising more, stopping smoking, etc. All well and good. But we who worship have another resolution to make as we observe Mary’s way in the gospel today. We can use her as our model: she is one who pays attention to what she hears and reflects things over in her heart. She demonstrates throughout Luke’s gospel a docility to the Word. She is the model believer who hears the Word of God and acts on it. In the light of today’s gospel passage I might resolve that: throughout this new year I will practice being a better listener. I will allow myself more time to reflect and respond with deliberation to the events of my life. My first listening post will be the scriptures themselves, determined to go to them for spiritual nourishment, communion with God and direction for my life.
Listening to today’s gospel text I note that Mary pondered a message she heard from lowly shepherds. In those times shepherds were considered ritually unclean and their testimony was suspect in a court of law. The reputation and ill regard her contemporaries had for shepherds did not stop Mary from paying attention to them and seriously reflecting on their message. She was a listener to the voices of the lowly and there she heard good news. We never know how and through whom God might speak to us in our daily lives.
Sometimes God speaks a word and the message through: the response of an angry child; the encouragement of a sympathetic friend; the consolation of one who sits with us in our grief; the vivid images on the evening news; the preaching of our least favorite preacher; the results of a statistical survey; a photograph at an exhibit. For example, during the Depression in this country photographers were hired and sent to document poverty in the land. The pictures they brought back deeply touched the nation and its leaders and helped promote social legislation to help the poor, unemployed and elderly. People heard a "word" in those images of unemployed people, hungry children and strained families. They pondered what they "heard" and they responded by trying to alleviate the pain through legislation. It was far from perfect, or adequate, but the "social net" has helped countless needy people keep from sinking.
A good new year’s resolution: to try to be a better listener, regardless of the one or group who is speaking; to give what we hear a serious "pondering" by not jumping too quickly to our usual conclusions. Then, to pray for the wisdom to know how to respond to what we hear. There’s more, but you get the idea.
If we were better listeners we would experience that Jesus continues to be born in our midst. We would experience the same reaction as those who first heard the message from the shepherds: we too would be "amazed." Amazed to hear the good news God still proclaims to us in the very midst of our busy and diverse lives. A closer listening to that Word in daily life would reveal God’s blessing us: encouraging us in the good we try to do for others, despite the naysayers; speaking words of forgiveness for our sins; healing us of past hurts and current brokenness.
There is a lot else our ears are exposed to – at work, school, home, the media and all the other places that make up our days. No much that we hear builds us up, heals, or strengthens us. All is not God’s Word, no matter how hard we listen. That is why we need to give a disciplined hearing to the scriptural word. It will serve as our lens to help us discover and focus on God’s speaking in the many other ways God does. Those who practice a prayerful listening to the Word, a "Lectio Divina," will do as Mary teaches us today: listen to the Word and ponder it in our hearts. The more we develop the ears of our heart, the more we will recognize and celebrate the daily incarnations of the Word. For God still takes flesh in our world in many and diverse ways.
(Lc 2, 16-21)
Tám ngày sau lễ sinh nhật của Đức Giêsu Chúa chúng ta, Giáo hội mời gọi con cái mình cử hành lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, vì nhờ Mẹ, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta.
Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Không có gì lạ, khi có người đặt câu hỏi: chúng ta có nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa không? Vì nếu Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, thì chẳng lẽ Đức Maria, Đấng đã hạ sinh Chúa Giêsu lại không phải là Mẹ Thiên Chúa? […]
Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người, có hồn có xác. Thánh Công đồng Nicêa dạy, chính Con duy nhất của Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, đồng bản thể với Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, và tất cả tồn tại trong Người, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, nhập thể, làm người, chịu chết, đã sống lại, và Người sẽ lại đến trong vinh quan để phán xét; Công đồng tuyên phán: chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha, giống Chúa Cha. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi sánh sáng, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha… Nên Đức Maria vừa được gọi là Mẹ Chúa Kitô, và Mẹ Thiên Chúa nữa.
Đức Maria đã được các giáo phụ ca ngợi, đặc biệt là thánh Ambrôsiô thành Milan (thế kỷ IV) khi nói : “Đức Maria là Đền Thờ của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của Đền Thờ”. Thánh Ignatiô thành Antiokia (+ 110) là người đầu tiên nên tên Đức Maria sau các sách Tin Mừng : “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô đã được Đức Maria cưu mang trong lòng theo nhiệm cục cứu độ” và “ Đức Giêsu cũng được sinh ra bởi Đức Maria và bởi Thiên Chúa”.
Tại Đông phương, kể từ năm 350, người ta đã gán cho Đức Maria tước hiệu là “Mẹ Thiên Chúa”, tuyên dương Mẹ là “ Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể ”. Như thánh Grégoire de Nazianze (330 – 390) đã viết: “Đức Kitô sinh bởi một Trinh Nữ, người nữ ấy là Mẹ Chúa Kitô”.
Vì thế, nếu Chúa Giêsu là con của Chúa Cha, sinh bởi Đức Maria, thì đương nhiên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Ngày cầu cho hòa bình
Ngày đầu năm mới, Giáo hội cửa hành lễ Đức Maria Rất Thánh, Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Hòa bình! Để cầu chúc cho nhau, chúng ta mượn lời sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em” (x. Ds 6,26). Còn món quà nào cao quí hơn là chính Con Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An được Chúa Cha ban tặng cho chúng ta. Hoà bình là món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người. Vì yêu, Thiên Chúa đã “ban Người Con duy nhất của Ngài” cho nhân loại (Ga 3,16), sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đến đem bình an cho nhân thế.
Thế giới hiện nay, con người ngày càng trở nên vô cảm, không dấn thân và khép kín. Hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên mọi bình diện của cuộc sống. Con người bị đầu độc bởi các chủ nghĩa tiêu thụ và khoái lạc, bởi sự giàu có và xa hoa, bởi thói tự cao tự đại, con người thường quá tàn nhẫn với nhau, loại trừ nhau bằng nhiều cách
Vì muốn mang đến cho nhân loại tình yêu, bình an và hạnh phúc. Thiên Chúa tự trở nên Hài Nhi bé bỏng, giống một em bé sơ sinh. Chính trong sự nhỏ bé, thơ ngây, khiêm nhường và tha thứ ấy, Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh vô biên. Đó là sức mạnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Con Thiên Chúa sinh ra được bọc trong khăn vải, đặt nằm trong máng cỏ, với ánh mắt ngây thơ, tâm hồn trong trắng, đang giang rộng vòng tay, ở giữa các mục đồng và đoàn súc vật, một khung cảnh hòa bình. Cho thấy con người sống hài hoà với Thiên Chúa, với thiên nhiên vạn vật và với nhau. Mang đến cho nhân loại một kỷ nguyên hòa bình. Tình Yêu là phương thuốc chữa lành vết thương. Là nhịp cầu xây dựng tình người. Là phương án cho thế giới mới bạo lực, chiến tranh và khủng bố. Tình Yêu nhập thể mang lại cho thế giới sự bình an bất tận.
Quả thật, sẽ không có hoà bình nếu không có công lý, và sẽ không có hoà bình nếu không có sự tha thứ. Để xây dựng một thế giới hòa bình, chúng ta phải đánh bại sự thờ ơ : đó là vun trồng nền văn hóa liên đới tình thương, đối thoại, hòa giải và canh tân.
Với chủ đề sứ điệp Hòa Bình thế giới 2021: "Nền văn hóa chăm sóc, hành trình đến hòa bình", Ðức Thánh Cha nói rằng thực hành và giáo dục sự chăm sóc là con đường để "xóa bỏ văn hóa thờ ơ, vất bỏ và đối đầu, vốn thường phổ biến hiện nay".
Nhìn lại năm 2020 với đại dịch Covid 19, Ðức Thánh Cha nhớ đến những người mất người thân và mất việc. Ngài nhớ đến các bác sĩ, y tá, tình nguyện viên, tuyên úy, vv., những người hy sinh ở bên cạnh các bệnh nhân, xoa dịu nỗi đau cho họ và cứu sự sống của họ. Nghĩ đến người nghèo khổ và yếu đuối, kêu gọi cho họ cũng được có vắc-xin ngừa Covid và trợ giúp y tế.
Bên cạnh các chứng tá của lòng bác ái và liên đới, Ðức Thánh Cha than phiền về các hình thức khác nhau của chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và các cuộc chiến tranh và xung đột gieo chết chóc và tàn phá.
Qua đại dịch Covid Ðức Thánh Cha dạy " chúng ta về tầm quan trọng của việc chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc thụ tạo, để xây dựng một xã hội dựa trên các tương quan huynh đệ". Ðây là lý do ngài chọn chủ đề "Nền văn hóa chăm sóc như con đường của hòa bình".
Sau khi giải thích về Thiên Chúa Ðấng Sáng tạo, nguồn mạch của ơn gọi chăm sóc của con người, mẫu gương chăm sóc, về sứ vụ chăm sóc của Chúa Giê-su, sự chăm sóc của cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi dành cho những người yếu đuối, Ðức Thánh Cha nhận định rằng, những mẫu gương bác ái nhiệt thành của nhiều chứng tá đức tin rực sáng đã làm phong phú các nguyên tắc của học thuyết xã hội của Giáo hội. Các học thuyết này thăng tiến phẩm giá của mỗi con người, liên đới với người nghèo và người không thể tự vệ, quan tâm đến lợi ích chung, bảo vệ thụ tạo". Ðức Thánh Cha mời gọi các lãnh đạo chính trị, dân sự, tôn giáo hãy dùng "la bàn" các học thuyết xã hội của Giáo hội để vạch ra một con đường chung "thật sự nhân bản" cho tiến trình toàn cầu hóa. (CSR_9308_2020)
Lạy Chúa Giêsu, Hoàng Tử Bình An ban cho thế giới được hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc.
Nữ Vương Bình An, cầu cho chúng con. Amen.
Bài Ðọc I: Ds 6, 22-27
“Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel và Ta sẽ chúc lành cho chúng”.
Trích sách Dân Số.
Chúa phán cùng Môsê rằng: “Hãy nói với Aaron và con cái nó rằng: Các ngươi hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con”. Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8
Ðáp: Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con
Xướng: Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con; xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ.
Xướng: Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu.
Xướng: Chư dân, hãy ca tụng Ngài; thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài.
Bài Ðọc II: Gl 4, 4-7
“Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.
Anh em thân mến, khi đã tới lúc thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ, sinh dưới chế độ Luật, để cứu chuộc những người ở dưới chế độ Luật, hầu cho chúng ta được nhận làm dưỡng tử. Sở dĩ vì anh em được làm con, Thiên Chúa đã sai Thần Trí của Con Ngài vào tâm hồn chúng ta, kêu lên rằng: “Abba!”, nghĩa là “Lạy Cha!” Thế nên, bạn không còn phải là tôi tớ, nhưng là con; mà nếu là con, tất bạn cũng là người thừa kế, nhờ ơn Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Dt 1, 1-2
Alleluia, alleluia! – Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau hết, tức là trong những ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi người Con. – Alleluia.
Phúc Âm: Lc 2, 16-21
“Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi… và tám ngày sau người ta gọi tên Người là Giêsu”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.
Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.
Ðó là lời Chúa.
Phúc Âm: Lc 2, 16-21
“Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi… và tám ngày sau người ta gọi tên Người là Giêsu”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.
Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.
Ðó là lời Chúa.
“Ánh sáng chiếu soi bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong thế giới vật chất, hiện tượng ánh sáng và bóng tối có nhiều điều thú vị để nói cho chúng ta về Thiên Chúa, về người khác và về chính mình. Với cái nhìn vật lý học, ánh sáng và bóng tối không phải là hai lực đối lập, chống lại nhau; đúng hơn, bóng tối chỉ đơn giản là sự vắng mặt của ánh sáng; nơi nào không có ánh sáng, nơi đó có bóng tối. Tương tự khi nói đến nóng và lạnh, còn gọi là ‘nhiệt và hàn’; ‘hàn’ không là gì khác hơn là không có ‘nhiệt’. Tạo ra ‘nhiệt’, ‘hàn’ biến mất. Cũng thế, Ngôi Lời là ‘ánh sáng cư ngụ giữa chúng ta’; ở đâu có Ngài, ở đó hết tối.
Từ những quy luật căn bản của thế giới vật chất, chúng ta rút ra nhiều điều hữu ích cho thế giới tâm linh. Bóng tối hay cái ác, không phải là một thế lực hùng hậu nào đó chiến đấu chống lại Thiên Chúa; đúng hơn, đó là sự vắng mặt Thiên Chúa. Satan và các tên quỷ thuộc hạ của nó không tìm áp đặt một quyền lực đen tối của sự dữ lên chúng ta; đúng hơn, chúng tìm cách dập tắt sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cuộc sống chúng ta; Satan làm mọi cách khiến chúng ta từ chối Thiên Chúa qua những lựa chọn của mình; và như thế, nó khiến chúng ta tự chìm vào bóng tối thiêng liêng khi quên rằng, đang có một Giêsu là ‘ánh sáng cư ngụ giữa chúng ta’.
Đây là một sự thật quan trọng trong đời sống làm con Chúa. Ở đâu có ánh sáng ân sủng của Thiên Chúa; ở đó, bóng tối của ác thần bị xua tan. Thánh Gioan khẳng định, “Bóng tối đã không diệt được ánh sáng”. Như vậy, người vượt qua sự ác, chiến thắng sự dữ là người biết mời gọi ánh sáng Chúa Kitô rọi chiếu vào cuộc sống mình; và không để cho bất cứ sợ hãi hay một tội lỗi nào có thể làm họ quay lưng lại với Con Thiên Chúa là ‘ánh sáng cư ngụ giữa chúng ta’.
Các bài đọc thư Thánh Gioan của tuần bát nhật cũng nói đến sự chọn lựa của người Kitô hữu giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác, giữa con cái Chúa và con cái ma quỷ. Gioan nói, “Ai ghét anh em là ở trong tối tăm”; “Ai yêu sự sáng thì đến gần ánh sáng và ghét bóng tối”; cũng như hôm nay, Gioan nói đến “Những tên phản Kitô” là những ai để cho bóng tối và sự dữ của ác thần mê hoặc; họ là những người quên rằng, đã có Ngôi Lời là ‘ánh sáng cư ngụ giữa chúng ta’.
Chuyện kể về một vị vua Ba Tư tốt lành. Ông thường giả trang một người ăn xin, đến thăm những người nghèo để biết hoàn cảnh của họ. Lần nọ, vua đến thăm một người đàn ông rất nghèo sống trong một căn hầm tối; vua ăn những thức ăn đạm bạc mà người nghèo đã ăn; vua nói những lời tử tế với người ấy. Sau đó ông rời đi. Ít ngày sau, vua trở lại thăm người ấy một lần nữa và tiết lộ danh tánh, “Tôi là vua của bạn!”. Vua nghĩ, người ấy sẽ thỉnh cầu một món quà nào đó, nhưng không; người ấy nói, “Ngài đã rời hoàng cung và vinh quang để đến thăm tôi trong nơi tối tăm, thê lương này; ngài đã dùng thức ăn đạm bạc tôi ăn; ngài đã mang lại niềm vui cho trái tim tôi! Với những người khác, ngài ban những quà tặng quý giá; đối với tôi, ngài đã cho chính mình!”.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu, Ngôi Lời Ánh Sáng, không chỉ viếng thăm chúng ta một hai lần như vị vua kia, nhưng Ngài là Ngôi Lời hoá thành nhục thể, là ‘ánh sáng cư ngụ giữa chúng ta’; Ngài ban cho chúng ta chính mình Ngài đến nỗi chết trên thập giá và mỗi ngày, hiến mình trên các bàn thờ. Ngài cư ngụ giữa chúng ta, trong tâm hồn chúng ta, và đó là món quà quý nhất mà Thiên Chúa biết chúng ta cần; Thiên Chúa đã đặt ánh sáng từ trời ấy nơi trái tim mỗi người và Người ước mong ánh sáng ấy phải chiếu toả; trước hết, xua tan những gì là tối tăm trong chính mỗi người; sau đó, xua tan bao bóng tối trong thế giới. Chớ gì mỗi người chúng ta ý thức rằng, Đấng Emmanuel đang ở với mình và để cho Lời Ngài tạo nên một sự khác biệt là biến đổi mình nên con cái của ánh sáng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa là ánh sáng xua tan mọi bóng tối, là Lời vĩnh hằng cho mọi vấn nạn cuộc đời. Xin Chúa bước vào cuộc sống của con ngày hôm nay và ‘cư ngụ với con’ để sự hiện diện của Chúa lấp đầy con, thiêu đốt con, và dẫn con đi trên đường hướng tới niềm vui vĩnh cửu”, Amen.
(Tgp. Huế)
Một trận động đất kinh hoàng có tâm chấn ở gần Petrinja, một thành phố cách thủ đô Zagreb của Croatia 58km về phía Đông Nam mạnh đến 6.4 độ Richter, đã làm rung chuyển miền trung Croatia vào lúc 12 giờ 19 phút trưa ngày thứ Ba 29 tháng 12, theo giờ địa phương, tức là 6 giờ 19’ chiều thứ Ba theo giờ Việt Nam.
Các dịch vụ khẩn cấp cho biết 7 người chết và nhiều người bị thương. Các videos cho thấy các nỗ lực chạy đua với thời gian đang được thực hiện để cứu những người bị chôn vùi trong các đống đổ nát. Cuộc tìm kiếm kéo dài suốt đêm.
Đức Cha Vlado Košić, Giám Mục giáo phận Sisak cho biết trận động đất này là trận động đất lớn nhất từ năm 1880 cho đến nay. Nó đã làm hư hại nghiêm trọng nhà thờ chính tòa Suy tôn Thánh Giá ở Sisak và hầu hết các nhà thờ trong giáo phận Sisak cùng nhiều nhà nguyện và nhà xứ.
Đức Cha Košić đã đến thăm nhà thờ chính tòa để tìm hiểu về thiệt hại do trận động đất gây ra.
Ngài nói: “Lúc này đây, tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi đã bị một tai nạn rất lớn, nhiều nhà thờ và khu dân cư bị phá bỏ. Chúng tôi chưa biết về các nạn nhân, nhưng chúng tôi nhận được một số thông báo rằng có nhiều người vẫn còn bị kẹt bên dưới những đống đổ nát. Chúng tôi hy vọng rằng họ không bị ảnh hưởng nặng nề và họ vẫn còn sống.”
Sau khi kiểm tra, kết luận sơ bộ của các chuyên gia là thiệt hại do động đất gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của nhà thờ chính tòa, và cần có các phân tích chi tiết để xác định mức độ nghiêm trọng của chúng. Một trong những hư hỏng nghiêm trọng có thể nhìn thấy nằm ở phần chân của tháp chuông, và việc sửa chữa nó là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ các tín hữu và người qua đường. Trần nhà phía trên cung thánh và phòng thánh đã bị hư hại nặng.
Trận động đất cũng làm nhà xứ bị hư hại nghiêm trọng, các bức tường nứt khắp tòa nhà, một phần trần nhà ở tầng một bị sập.
Sau trận động đất này đã xuất hiện các dư chấn lên đến 5 độ Richter. Đức Cha Košić cho biết nhiều người sợ không dám ở trong nhà và lang thang ngoài đường. Ngài chỉ thị cho các nhà thờ mở rộng cửa đón anh chị em và cung cấp thực phẩm cho họ.
Hãng thông tấn STA của Slovenia cho biết nhà máy điện hạt nhân duy nhất của đất nước ở thành phố Krško, cách tâm chấn 100 km, đã bị đóng cửa để đề phòng.
Nhà máy được xây dựng để chống lại một trận động đất 7.9 độ richter, trận động đất mạnh nhất tấn công Slovenia cho đến nay có cường độ như vậy, được ghi lại tại Idrija vào năm 1511. Một trận động đất mạnh khác làm rung chuyển khu vực Krško xảy ra tại Brezice vào năm 1917, đo được 5.7 độ Richter.
An toàn của nhà máy Krško đã được cải thiện sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản năm 2011.
Source:Narod.hr
Lúc 5 giờ sáng thứ Tư 30/12, theo giờ địa phương Buenos Aires, tức là 3 giờ chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam, tất cả các cố gắng của Giáo Hội Công Giáo Á Căn Đình để ngăn chặn việc hợp pháp hóa phá thai tại quê hương của Đức Giáo Hoàng đã thất bại.
Sau một phiên điều trần căng thẳng tại Thượng Viện, Quốc hội Á Căn Đình đã hợp pháp hóa việc phá thai cho đến tuần thứ 14 của thai kỳ.
Các thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật sau một phiên họp kéo dài từ sáng thứ Ba 29/12 cho đến sáng sớm ngày thứ Tư, với 38 người ủng hộ, 29 người phản đối và một người bỏ phiếu trắng.
Trong khi cuộc tranh luận tại Thượng Viện Á Căn Đình đang diễn ra, Đức Thánh Cha tweet rằng:
Con Thiên Chúa sinh ra đã bị ruồng bỏ, để nói với chúng ta rằng mọi người bị ruồng bỏ đều là con Thiên Chúa. Ngài đến với thế giới khi mỗi đứa trẻ bước vào thế giới, yếu đuối và dễ bị tổn thương, để chúng ta có thể học cách chấp nhận những người yếu thế bằng tình yêu thương dịu dàng.
Từ trước đến nay, Á Căn Đình chỉ cho phép phá thai trong trường hợp bị hiếp dâm hoặc khi sức khỏe của người mẹ bị đe dọa.
Hai năm trước, hôm 14/6/2018, Hạ viện Á Căn Đình, đã thông qua dự luật cho phép phá thai với 129 phiếu thuận trên 125 phiếu. Tuy nhiên, dự luật này bị bác tại Thượng Viện.
Tổng thống Alberto Fernández, một người xưng mình là Công Giáo nhưng công khai ủng hộ phá thai. Ông ta thề sẽ đưa dự luật này ra Quốc Hội xem xét và nói Đức Giáo Hoàng chớ có nên buồn ông ta vì chuyện này.
Trong một cuộc tranh luận để hợp pháp hóa việc phá thai được tổ chức vào năm 2018, các giám mục kêu gọi giáo dân đi đầu trong trận chiến, và các tín hữu đã trả lời, với hàng triệu người xuất hiện trên đường phố để biểu tình chống lại việc thay đổi luật lệ của đất nước.
Cách thức đó hiện nay thất bại vì chính quyền cấm các cuộc tụ họp công cộng quá đông.
Các nguồn tin Giáo Hội tại Á Căn Đình nhận định rằng Alberto đã lợi dụng COVID-19 để hợp pháp hóa phá thai.
Giới truyền thông phò phá thai tại Á Căn Đình đã sử dụng cùng một cách thức như đã dùng trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Hầu hết tất cả các phương tiện truyền thông đều nhất loạt đăng tải các ý kiến ủng hộ phá thai. Những hình ảnh các phụ nữ ràn rụa nước mắt, vui mừng vì sắp được phá thai là các hình ảnh chiếm trang nhất các báo lớn tại Á Căn Đình. Bên cạnh đó còn có những câu chuyện rùng rợn nói về các phụ nữ chết thương tâm như thế nào khi phá thai lậu.
Chiêu thức mua chuộc các phương tiện truyền thông đồng loạt đứng về một phía cũng đã từng được áp dụng tại Úc Đại Lợi trong vụ án Đức Hồng Y Pell.
Chiêu thức này tỏ ra rất có hiệu quả. Dự luật đã được Hạ viện thông qua vào đầu tháng này, và nay được thông qua tại Thượng Viện.
Về nguyên tắc, dự luật còn phải được tổng thống Á Căn Đình phê chuẩn và công bố. Nhưng chính y là người chủ xướng ra trò này, cho nên, chắc chắn một ngàn phần trăm nó sẽ trở thành luật.
Các quan sát viên cho rằng việc thông qua luật phá thai ở Á Căn Đình - một trong những quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất ở Mỹ Latinh - sẽ truyền cảm hứng cho các quốc gia khác làm theo.
Phá thai bị cấm hoàn toàn ở El Salvador, Nicaragua và Cộng hòa Dominica và chỉ được phép trong một số trường hợp hạn chế nhất định ở hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh khác.
Trong khu vực rộng lớn hơn, chỉ có Uruguay, Cuba, Guyana và một số vùng của Mễ Tây Cơ hiện cho phép phụ nữ phá thai, với các giới hạn khác nhau về số tuần của thai kỳ được phép phá thai.
Source:BBC
Quá sức ngỡ ngàng: Bệnh nhân COVID-19 người Công Giáo bị đập chết vì cầu nguyện trong một bệnh viện ở California, Hoa Kỳ
Jesse Martinez, 37 tuổi, một bệnh nhân COVID-19 đã đánh chết một bệnh nhân khác bằng bình oxy tại Bệnh viện Antelope Valley ở Lancaster, California. Hắn sẽ bị kết án vào ngày 31 tháng 12 về tội giết người, ngược đãi người cao niên, và tội ác hận thù tôn giáo. Bộ Tư Pháp California cho biết như trên.Nạn nhân, David Hernandez-Garcia, một người đàn ông 82 tuổi, là một người Công Giáo Mỹ Latinh, là cư dân của Lancaster, một vùng ngoại ô phía bắc Los Angeles ở California. Ông đang được điều trị vì nhiễm COVID-19 trong một căn phòng dành cho hai người.
Theo một báo cáo từ Sở cảnh sát hạt Los Angeles, vào khoảng 9 giờ 45 sáng thứ Năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020, “nạn nhân đang ở Bệnh viện Antelope Valley để được điều trị Covid-19. Ông ở trong một căn phòng dành cho hai người cùng với nghi phạm, là người cũng đang được điều trị COVID-19 tại đây. Nghi phạm trở nên khó chịu khi nạn nhân bắt đầu cầu nguyện. Sau đó hắn ta dùng bình oxy đánh nạn nhân”.
“Nạn nhân đã lâm nguy tính mạng vì các vết thương này và được tuyên bố đã qua đời vào khoảng 10 giờ 20 sáng ngày hôm sau 18 tháng 12 năm 2020. Nạn nhân và nghi phạm không hề quen biết nhau”, tuyên bố cho biết thêm.
Martinez bị bắt tại hiện trường sau khi nhân viên bệnh viện giam giữ anh ta cho đến khi cảnh sát đến, theo lời của Trung úy Brandon Dean, phát ngôn viên của Sở cảnh sát.
Các quan chức thành phố cho biết bệnh viện không thể làm gì hơn để ngăn chặn bạo lực, vì bệnh viện đang được dùng như một trung tâm chăm sóc khẩn cấp, “thiếu nhân viên nghiêm trọng và nhân viên y tế đang bị kiệt sức”.
Sở cảnh sát nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng cuộc điều tra vẫn đang diễn ra và họ không thể bình luận gì thêm. Một phát ngôn viên của bệnh viện cũng đưa ra lý do này để không bình luận.
Theo Văn phòng Biện lý Quận Los Angeles, theo dự trù ban đầu Martinez được đưa ra tòa vào ngày Thứ Hai, 28 Tháng Mười Hai. Tuy nhiên, phiên tòa phải dời đến ngày Giao Thừa vì hắn không thể ra tòa vì lý do y tế. Hồ sơ trong tù của cảnh sát cho thấy hắn ta đang bị giam giữ tại Cơ sở Cải huấn Tòa tháp Đôi ở trung tâm thành phố Los Angeles chứ không phải được tại ngoại hầu tra với số tiền bảo lãnh là một triệu đô la, như được một số phương tiện truyền thông báo cáo.
Hắn ta có thể phải đối mặt với 28 năm tù chung thân nếu bị kết tội.
Source:Catholic News Agency
Theo thông tin do thông tấn xã Fides, của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, thu thập được, trong năm 2020 trên thế giới có 20 nhà truyền giáo bị giết: bao gồm 8 linh mục, 1 nam tu, 3 nữ tu, 2 chủng sinh, 6 giáo dân.
Năm nay, số nhà truyền giáo bị giết cao nhất là ở Mỹ Châu, nơi 5 linh mục và 3 giáo dân bị giết. Tiếp theo là Châu Phi, nơi 1 linh mục, 3 nữ tu sĩ, 1 chủng sinh, 2 giáo dân bị giết. Tại Á Châu có 1 linh mục, 1 chủng sinh và 1 giáo dân. Ở Châu Âu 1 linh mục và 1 tu sĩ.
Trong số những người bị giết vào năm 2020, Fides nêu bật chủng sinh người Nigeria Michael Nnadi, người đã bị sát hại sau khi anh ta bị các tay súng bắt giữ từ Chủng viện Good Shepherd ở Kaduna vào ngày 8 tháng Giêng. Người chủng sinh 18 tuổi đã bị giết sau khi anh “tiếp tục rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô ”cho những kẻ bắt cóc mình.
Trong 20 năm qua, từ 2000 đến 2020, 535 nhân viên mục vụ đã bị giết trên thế giới, trong đó có 5 vị là Giám mục.
Thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” để chỉ tất cả những ai đã được rửa tội, có một nhận thức rõ ràng rằng, qua Bí tích Rửa tội, mọi thành viên của dân Chúa trở thành các môn đệ truyền giáo. Mỗi người được rửa tội, bất kể chức năng của người ấy trong Giáo Hội và mức độ đào tạo về tín lý đã được lãnh nhận, đều là những tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, danh sách các nhà truyền giáo bị giết do Fides đưa ra hàng năm, đôi khi không chỉ tính đến những nhà truyền giáo theo nghĩa hẹp, mà còn cố gắng ghi lại tất cả những người được rửa tội tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và đã chết một cách bạo lực, dù cái chết ấy có thể không phát xuất từ lòng căm thù đức tin. Vì lý do này, Fides tránh sử dụng thuật ngữ tử đạo, nếu cái chết của nhà truyền giáo tự bản chất không có ý nghĩa làm chứng cho đức tin, để tránh gây ra các vấn nạn liên quan đến phán xét cuối cùng mà Giáo Hội có thể đưa ra đối với một số trường hợp.
Một lưu ý khác của Fides là ngày nay là có một hiện tượng có thể nói là “toàn cầu hóa bạo lực”: trong khi trước đây, các nhà truyền giáo bị giết hầu hết tập trung ở một quốc gia, hoặc trong một khu vực địa lý, vào năm 2020, hiện tượng này xuất hiện rộng rãi và phổ biến hơn. 8 nhà truyền giáo từ Mỹ Châu, 7 từ Phi Châu, 3 từ Á Châu và 2 từ Âu Châu đã đổ máu trong năm nay.
Một số nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2020 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.
Trong nhiều trường hợp khác, các linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người nhân danh Tin Mừng lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói.
Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói hôm 26/12/2016, ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.
Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.
Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế. Một ngoại lệ là tại Mễ Tây Cơ. 28 linh mục đã bị giết trong 7 năm qua. Ai giết các ngài, động cơ nào gây ra các vụ thảm sát đó luôn luôn được che phủ trong một tấm màn bí mật. Cho đến nay, chưa có ai bị truy tố vì các vụ giết các linh mục này.
Source:Fides
Sau khi Thượng Viện ở Á Căn Đình hợp pháp hóa việc phá thai vào đầu giờ ngày thứ Tư, 30 tháng 12, Hội đồng Giám mục Á Căn Đình đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc giới lãnh đạo chính trị của đất nước đã xa rời tình cảm của người dân và thề sẽ tiếp tục làm việc “với sự kiên định và lòng say mê trong việc chăm sóc và phục vụ cuộc sống”.
Dự luật hợp pháp hóa việc phá thai được Tổng thống Alberto Fernandez đưa ra, để thực hiện lời hứa tranh cử của ông ta, đã được thông qua tại Thượng Viện với 38 phiếu thuận, 29 phiếu chống, 1 phiếu trắng và 4 phiếu vắng mặt sau 12 giờ tranh luận. Dự luật trước đó đã được Hạ Viện thông qua.
Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11 năm 2020 do nhà thăm dò độc lập Giacobbe & Asociados thực hiện, 60% người Á Căn Đình phản đối luật cho phép phá thai, trong khi chỉ 26.7% ủng hộ. Nhưng luật phá thai này, một trong những luật cực đoan nhất trên thế giới và không có một luật phá thai nào ở mức tương tự trong khu vực, đã được các phương tiện truyền thông, các nhân vật truyền hình và những người có ảnh hưởng ủng hộ mạnh mẽ.
Chiêu thức mua chuộc các phương tiện truyền thông để đồng loạt đứng về một phía đã được áp dụng trong vụ án Đức Hồng Y Pell tại Úc Đại Lợi, và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 vừa qua, một lần nữa đã được áp dụng tại Á Căn Đình, và một lần nữa chứng tỏ hiệu quả của nó.
“Luật mới được biểu quyết sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong đất nước chúng ta”, tuyên bố của các giám mục nhận định. “Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc về sự xa rời của hàng lãnh đạo với tình cảm của người dân, là điều đã được chứng minh bằng nhiều cách khác nhau là có lợi cho cuộc sống trên khắp đất nước của chúng ta.” Á Căn Đình thực sự đã chứng kiến các cuộc tuần hành hòa bình vì cuộc sống lớn nhất trong lịch sử của mình, nhưng hầu như bị báo chí địa phương phớt lờ.
“Chúng tôi chắc chắn rằng người dân của chúng ta sẽ luôn tiếp tục lựa chọn ủng hộ cuộc sống và tất cả cuộc sống. Và cùng với những tín hữu của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc vì những ưu tiên đích thực cần được quan tâm khẩn cấp ở đất nước chúng ta”.
Các giám mục cũng nói rằng trong khi tập trung vào việc hợp pháp hóa việc phá thai, chính phủ này đã thất bại. “Trẻ em sống trong cảnh nghèo đói ngày càng đáng báo động, nhiều học sinh bỏ học, đại dịch gây ra nạn đói và thất nghiệp cấp bách ảnh hưởng đến nhiều gia đình, cũng như hoàn cảnh bi đát của những người đã nghỉ hưu, mà trong những giờ này, quyền lợi của họ bị vi phạm một lần nữa”.
Cuối cùng, tuyên bố bày tỏ lòng biết ơn đối với “tất cả các công dân và các nhà lập pháp đã bảo vệ sự chăm sóc cho tất cả cuộc sống.”
Tưởng cũng nên biết thêm, căng thẳng giữa Giáo Hội Công Giáo và nhà cầm quyền Á Căn Đình về vấn đề phá thai đã manh nha vào đầu năm 2005, khi Bộ trưởng Y tế, Ginés González García, công khai ủng hộ việc hợp pháp hóa việc phá thai, và sự im lặng của nữ tổng thống Kirchner về vấn đề này đã khiến Giáo hội tức giận.
Đức Cha Antonio Baseotto, Giám Mục giáo phận quân đội Á Căn Đình, là Giám Mục hăng hái nhất trong việc bày tỏ sự phẫn nộ đối với Ginés González García. Chính phủ Á Căn Đình phản ứng bằng cách ngừng không trả lương cho Đức Cha Baseotto. Theo một hiệp ước giữa Tòa Thánh và Á Căn Đình được ký kết ngày 28 tháng Giêng, 1967, các Giám Mục được nhà nước trả lương theo hàng các bộ trưởng và thống đốc.
Tổng thống Alberto Fernández, một người xưng mình là Công Giáo nhưng hung hăng công khai ủng hộ phá thai. Ông ta còn dám nói kháy Đức Giáo Hoàng chớ có nên buồn ông ta vì chuyện này. Theo một truyền thống, ngày cuối năm 31/12, Tổng thống cùng với người phối ngẫu và các bộ trưởng sẽ tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn cuối năm Te Deum do Đức Tổng Giám Mục Buenos Aires, hiện nay là Đức Hồng Y Mario Aurelio Poli cử hành.
Dịp này bao nhiêu con mắt sẽ dán vào phản ứng của Đức Hồng Y Mario Aurelio Poli. Liệu ngài có cho Alberto Fernández rước lễ hay không?
Đức Hồng Y Mario Aurelio Poli đã khẳng định nhiều lần ngài chống lại cái gọi là hôn nhân đồng tính, là bước tiếp theo của giáo gian Alberto Fernández.
Trong nhiều dịp khác nhau, Đức Hồng Y Poli đã tuyên bố rằng ngài muốn có một mối quan hệ tôn trọng nhưng tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước.
Source:Catholic News Agency
Theo Vatican News, trong buổi yết kiến trực tuyến ngày 30 tháng 12 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện. Hôm nay, ngài đề cập đến hình thức cầu nguyện tạ ơn, lấy việc chữa lành 10 người phong cùi làm điển hình.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, dựa theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Hôm nay, tôi xin tập trung vào lời cầu nguyện tạ ơn. Và tôi lấy gợi ý từ một tình tiết được Thánh sử Luca kể lại. Khi Chúa Giêsu đang trên đường đi, mười người phong cùi đến gần Người và cầu xin Người: “Lạy Đức Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (17:13). Chúng ta biết rằng những người mắc bệnh phong cùi không những phải chịu đựng về thể xác mà còn bị gạt ra ngoài xã hội và tôn giáo. Họ bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúa Giêsu không lùi bước để gặp họ. Đôi khi, Người vượt qua các giới hạn luật pháp vốn áp đặt và chạm vào, ôm ấp và chữa lành người bệnh – một điều đáng lẽ không nên làm. Trong trường hợp này, không có việc đụng chạm. Từ xa, Chúa Giêsu mời họ đi trình diện với các tư tế (câu 14), những người vốn được luật chỉ định để chứng nhận việc chữa lành đã xảy ra. Chúa Giêsu không nói gì khác. Người nghe lời cầu nguyện của họ, Người nghe tiếng họ kêu xin thương xót, và Người sai họ đến ngay các tư tế.
Mười người phong cùi tin cậy đó, họ không ở đó cho đến khi khỏi bệnh, không: họ tin tưởng và họ đi ngay lập tức, và trong khi họ đang trên đường, họ đã được chữa khỏi, cả mười người đều được chữa khỏi. Do đó, các tư tế có thể xác minh sự chữa lành của họ và cho họ trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng đây là lúc điểm quan trọng xuất hiện: chỉ một người trong nhóm, trước khi đến gặp các tư tế, đã trở lại để tạ ơn Chúa Giêsu và ngợi khen Thiên Chúa về ơn thánh đã nhận được. Chỉ một người duy nhất, chín người còn lại tiếp tục lên đường. Và Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng người đó là một người Samaritanô, một loại “dị giáo” đối với người Do Thái thời đó. Chúa Giêsu nhận định: “Không có ai trở lại và ngợi khen Thiên Chúa ngoại trừ người ngoại quốc này sao?” (17:18). Câu chuyện này thật cảm động.
Có thể nói, câu chuyện này chia thế giới ra làm hai: kẻ không tạ ơn và kẻ tạ ơn; những người tiếp nhận mọi sự như thể chúng mắc nợ họ, và những người tiếp nhận mọi sự như một hồng phúc, như một ơn thánh. Sách Giáo lý nói: “mọi biến cố và nhu cầu đều có thể trở thành của lễ tạ ơn” (số 2638). Lời cầu nguyện tạ ơn luôn bắt đầu từ đây: nhận biết ơn thánh đi trước chúng ta đó. Chúng ta đã được nghĩ đến trước khi chúng ta học cách suy nghĩ; chúng ta đã được yêu thương trước khi chúng ta học cách yêu thương; chúng ta đã được khao khát trước khi trái tim của chúng ta hình thành một khát khao. Nếu chúng ta nhìn cuộc sống như thế, thì câu "cảm ơn" sẽ trở thành động lực trong ngày của chúng ta. Và biết bao lần chúng ta thậm chí quên nói "cảm ơn".
Đối với các Kitô hữu chúng ta, tạ ơn là tên được đặt cho Bí tích thiết yếu nhất hiện có: Bí tích Thánh Thể. Thực vậy, chữ Hy Lạp này có nghĩa chính xác là: tạ ơn, eucharist: tạ ơn. Các Kitô hữu cũng như tất cả những người tin, chúc tụng Thiên Chúa về hồng phúc sự sống. Sống, trước hết, là đã nhận được. Sống, trước hết, là đã nhận được: đã nhận được sự sống! Tất cả chúng ta được sinh ra bởi vì ai đó muốn chúng ta có sự sống. Và đây chỉ là khoản nợ đầu tiên trong một chuỗi dài các khoản nợ mà chúng ta phải mắc trong lúc sống. Các món nợ tạ ơn. Trong suốt cuộc sống của chúng ta, hơn một người đã nhìn chúng ta bằng ánh mắt trong sáng, một cách nhưng không. Thông thường, những người này là các nhà giáo dục, các giáo lý viên, những người đã thực thi các vai trò của họ vượt quá và vượt ra ngoài những gì được yêu cầu nơi họ. Và họ đã khích lệ chúng ta biết ơn. Ngay cả tình bạn cũng là một hồng phúc mà chúng ta nên luôn biết ơn.
Lời “Cảm ơn” mà chúng ta phải nói liên tục này, lời cảm ơn này mà các Kitô hữu chia sẻ với mọi người, phát triển khi gặp gỡ Chúa Giêsu. Các sách Tin Mừng chứng thực rằng khi Chúa Giêsu đi ngang qua, Người thường khơi dậy niềm vui và sự ngợi khen Thiên Chúa nơi những ai Người gặp. Các tường thuật Tin Mừng đầy những người cầu nguyện, những người rất cảm kích trước sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Và chúng ta cũng được kêu gọi tham dự vào niềm hân hoan bao la này. Tình tiết về mười người phong cùi được chữa lành cũng gợi ý điều đó. Đương nhiên, tất cả bọn họ đều vui mừng vì đã được hồi phục sức khỏe, cho phép họ kết thúc cuộc cách ly cưỡng bức không hồi kết thúc từng loại trừ họ khỏi cộng đồng. Nhưng trong số họ, có một người được trải nghiệm thêm một niềm vui nữa: ngoài việc được chữa lành, anh ta còn vui mừng được gặp Chúa Giêsu. Anh ta không những được giải thoát khỏi sự ác mà giờ đây anh ta còn có được sự chắc chắn này là được yêu thương. Đây là điểm mấu chốt: khi bạn cảm ơn ai đó, cảm ơn, bạn nói lên sự chắc chắn này: bạn được yêu thương. Đó là một bước tiến lớn: biết chắc chắn bạn được yêu thương. Đó là việc khám phá ra tình yêu như sức mạnh điều khiển thế giới - như Dante đã từng viết: Tình yêu “di chuyển mặt trời và các vì sao khác” (Paradise, XXXIII, 145). Chúng ta không còn là những người lêu lổng, đi lang thang đó đây, không mục đích, không: chúng ta có một ngôi nhà, chúng ta ngụ cư trong Chúa Kitô, và từ “nơi ở” đó, chúng ta chiêm ngưỡng mọi phần khác của thế giới dường như đẹp đẽ hơn vô cùng đối với chúng ta. Chúng ta là con cái của tình yêu, chúng ta là anh chị em của tình yêu. Chúng ta là những người đàn ông và đàn bà biết tạ ơn.
Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta hãy tìm cách luôn ở trong niềm vui được gặp gỡ Chúa Giêsu. Chúng ta hãy trau dồi niềm vui. Thay vào đó, ma quỷ sau khi đã lừa dối chúng ta - bằng bất cứ cơn cám dỗ nào - luôn khiến chúng ta buồn bã và cô đơn. Nếu chúng ta ở trong Chúa Kitô, không có tội lỗi và mối đe dọa nào có thể ngăn cản chúng ta tiếp tục vui tươi trên đường đi của mình, cùng với nhiều bạn đồng hành khác cùng đi.
Trước hết, chúng ta đừng quên tạ ơn: nếu chúng ta là những người mang lòng biết ơn, thì chính thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, dù chỉ một chút tạ ơn thôi, cũng đủ để truyền tải một chút hy vọng. Thế giới cần hy vọng. Và với lòng biết ơn, với thói quen nói lời cảm ơn này, chúng ta sẽ truyền đi một chút hy vọng. Mọi sự đều hợp nhất và mọi sự đều có liên kết với nhau, và mọi người cần làm phần việc của mình dù chúng ta ở bất cứ nơi đâu. Con đường dẫn đến hạnh phúc là con đường mà Thánh Phaolô đã mô tả ở cuối một trong những bức thư của ngài: “Hãy cầu nguyện không ngừng, hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh; vì đây là ý muốn của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô dành cho bạn. Chớ dập tắt Chúa Thánh Thần”(1 Tx 5: 17-19). Đừng dập tắt Chúa ThánhThần, thật là một dự án đẹp đẽ cho cuộc đời! Đừng dập tắt Chúa Thánh Thần mà chúng ta có bên trong, Đấng dẫn chúng ta đến lòng biết ơn. Cảm ơn anh chị em.
Hạ viện Paraguay đã cử hành một phút im lặng cho “những đứa trẻ sẽ chết” vài giờ sau khi Thượng viện ở nước láng giềng Á Căn Đình hợp pháp hóa việc phá thai.
Trong một tuyên bố và một đoạn video do văn phòng báo chí của Quốc hội Paraguay công bố, các vị đại diện dân cử Paraguay giữ một phút im lặng theo yêu cầu của dân biểu Raúl Latorre.
“Tôi xin anh chị em một phút im lặng cho hàng ngàn sinh mạng của các trẻ em người Á Căn Đình sắp mất, ngay cả trước khi họ được sinh ra, dựa trên quyết định gần đây của Thượng viện nước láng giềng”, ông Latorre nói.
Sau phút im lặng, dân biểu Basilio Núñez, một bác sĩ Y Khoa, nói rằng “những gì đã xảy ra ở Á Căn Đình là một thảm kịch”, và nhắc nhở rằng Hạ viện Paraguay đã tuyên bố mình là người ủng hộ cuộc sống và ủng hộ gia đình. Phút im lặng cũng được ủng hộ bởi ba phụ nữ hàng đầu trong Quốc hội, Norma Camacho, Blanca Vargas và Esmérita Sánchez.
Luật phá thai được giáo gian Alberto Fernandez đưa ra, đã được Thượng viện Á Căn Đình thông qua vào hôm Thứ Tư, 30 tháng 12. Luật mới, trên thực tế, sẽ cho phép phá thai bất cứ lúc nào cho đến khi sinh và không có điều khoản nào về việc bảo vệ em bé nếu em ấy sống sót sau một lần phá thai muộn.
Source:Catholic News Agency
Xem Hình
Tham dự buổi bảo vệ luận văn có Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Viện Trưởng HVCG, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giáo sư Học Viện, Cha Vinh sơn Nguyễn Cao Dũng, Tổng Thư ký, các giáo sư hướng dẫn, giáo sư phản biện và một số sinh viên cao học của HVCG.
Hội Đồng Thẩm Định Luận Văn gồm có Linh mục Quyền Khoa Trưởng Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ., STD làm Chủ tịch Hội Đồng, các Giáo sư Phản biện và Nữ tu Maria Trịnh Thị Hồng Sáng MTTGTT, M.Ed làm Thư ký.
Tu sĩ Giuse Trương Hiển Khánh bảo vệ Luận văn chuyên ngành Thần Học Tín Lý với đề tài: Đức Kitô: Đấng Cứu Độ Duy Nhất, Niềm Hy Vọng Của Nhân Loại, Dưới Nhãn Quan Của Thần Học Siêu Nghiệm. Giáo sư hướng dẫn là Linh mục FX. Nguyễn Hai Tính, SJ., STD. Hai giáo sư phản biện là Linh mục Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh, CSsR., Ph.D. và Nữ tu Anna Trần Thị Nguyệt, MTGXL, STD.
Linh mục Giuse Phạm Văn Quý bảo vệ Luận văn chuyên ngành Thần Học Tín Lý với đề tài Nền Tảng Ba Ngôi Trong Tương Quan Gia Đình Việt Nam. Giáo sư hướng dẫn là Linh mục Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh, CSsR., Ph. D. Hai giáo sư phản biện là Linh mục Phaolô Ngô Đình Sĩ và Linh mục FX. Nguyễn Hai Tính, SJ., STD.
Linh mục Phaolô Trần Đình Tam bảo vệ Luận văn chuyên ngành Thần Học Tín Lý với đề tài Bí Tích Thánh Thể Trong Đời Sống Của Giáo Hội. Giáo sư hướng dẫn là Linh mục Phaolô Vũ Chí Hỷ, SSS., Ph.D. Hai giáo sư phản biện là Linh mục FX. Nguyễn Hai Tính, SJ., STD. và Linh mục Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh, CSsR., Ph. D.
Đây là những hoa trái đầu tiên của Chương trình Thạc sĩ Thần học (STL) của HVCG. Chương trình này là một Phân khoa Thần học được Giáo hội công nhận, có mục đích giúp sinh viên nghiên cứu, đào sâu một chuyên ngành Thần học. Hiện này HVCG mở hai chuyên ngành: Tín Lý và Thánh Kinh. Chương trình Thạc sĩ gồm một năm cho chương trình Chuẩn Bị và hai năm rưỡi cho chương trình Thạc sĩ chính thức. Chương trình STL gồm 120 ECTS: 60 ECTS cho các môn học, 30 ECTS cho Kỳ thi Tổng quát (Comprehensive Exam) và 30 ECTS cho Bài Luận văn ra trường.
Kết quả buổi bảo vệ Luận Văn hôm nay, Hội Đồng Thẩm Định đánh giá các sinh viên có những đề tài thực tiễn, nghiên cứu công phu, đúng phương pháp, được Hội Đồng chấp nhận.
Học viện Công Giáo Việt Nam là một cơ sở giáo dục của Giáo Hội Công Giáo được thành lập vào năm 2015, đặt dưới sự quản lý của Hội đồng Giám mục Việt Nam, trực tiếp và thường trực điều hành dưới sự quản lý của Ủy ban Giáo dục Công Giáo. Học viện có nhiệm vụ đào tạo trình độ trí thức cấp cao cho linh mục, tu sĩ và giáo dân về thần học và các ngành liên quan đến đời sống và sinh hoạt của Giáo Hội.
Học viện được thành lập hướng đến các mục tiêu:
- Đóng góp vào những nỗ lực của Giáo hội Việt Nam nhằm nâng cao sự hiểu biết đức tin cho mọi thành phần dân Chúa để sống và làm chứng cho Tin Mừng, đặc biệt trong hoàn cảnh có nhiều biến động về mọi mặt và xu hướng tục hóa;
- Chuẩn bị cho Giáo hội Việt Nam một đội ngũ giảng viên có khả năng dạy thần học tại các cơ sở đào tạo của Giáo hội;
- Xây dựng môi trường suy tư thần học dựa trên kinh nghiệm sống đức tin và văn hóa của dân tộc Việt, từ đó góp phần vào việc suy tư thần học của Giáo hội Hoàn vũ;
- Tìm kiếm những phương pháp mới, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ và truyền giáo của Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh đặc trưng của mình;
HVCG cũng chủ trương đối thoại với các hệ tư tưởng trong văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam, cũng như những trào lưu tư tưởng đương thời.
Trong năm học 2020-2021, chương trình Cử nhân (STB) của HVCG có 65 giáo sư, trong đó có 28 giáo sư giai đoạn Triết học, 38 giáo sư giai đoạn Thần học và 6 giáo sư Anh ngữ. Tổng số sinh viên học viện là 100, trong đó có 53 sinh viên Triết học và 47 sinh viên Thần học, gồm đa số là tu sĩ nam nữ của các Hội Dòng và một số nhỏ là giáo dân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
Từ năm học này, HVCG mở chương trình Mục Vụ Nghề Nghiệp do Cha Giuse Tạ Huy Hoàng M.T.S, D.Min. phụ trách. Họ là giáo dân thuộc nhiều ngành nghề kinh doang khác nhau ngoài xã hội.
Xin cùng tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho công cuộc giáo dục, nhất là giáo dục đức tin trên quê hương chúng ta.
Gioan Lê Quang Vinh
Bấy giờ, có nhóm người kia, thuộc Hội đường, mệnh danh là "của những người Tự Do, người Xirênê và Alexandria", và những người khác từ xứ Cilicia và Á đông, đã nổi dậy.
Họ tranh luận với Têphanô, nhưng họ không thể đương đầu với sự khôn ngoan và Thánh Thần vẫn giúp cho ông nói.
Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiền răng phản đối ông.
Nhưng Têphanô, đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.
Ông đã nói rằng:
"Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa".
Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông.
Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông.
Và các nhân chứng để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolê.
Rồi họ ném đá Têphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng:
"Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn tôi".
Thế rồi ông quì gối xuống, lớn tiếng kêu lên rằng:
"Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi nầy".
Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa.
Đó là Vị Tử Đạo bị ném đá đầu tiên của Ki-tô Giáo vì truyền bá Tin Mừng và làm nhiều phép lạ mà những người ngụy biện cho là tà thuật cần phải diệt trừ.
Vậy hình phạt dã man này đã có từ khi nào và hiện còn được áp dụng cho các tội phạm không?
Ném đá cũng gọi là thạch hình, hình phạt công khai tư pháp.
Theo luật cổ Torah và Talmud của Hồi giáo trưng dẫn Ném đá là hình phạt cho hành vi phạm tôi. Nhưng kinh Qur’an chỉ nói đến tội thông dâm bị Ném đá.
Riêng kinh Torah qui định một số tôi phạm điển hình như sau bị phạt Ném đá :
-Đụng chạm vào núi Sinai nơi Chúa truyền 10 giới răn cho Mô-sê.
-Phá bỏ ngày Sa-bát.
-Hành nghề phù thủy.
-Dụ dỗ vào đa thần giáo và thờ cúng ngẫu tượng.
-Nguyền rủa Thiên Chúa.
-Kết hôn khi không còn trinh trắng.
-Quan hệ với người nam hay nữ đã đính hôn.
-Quan hệ tình dục với cha mẹ.
-Quan hệ tình dục đồng tính.
Mỗi năm, hàng triệu tín đồ Hồi giáo hành hương về thánh địa Mecca
Nơi sinh của tiên tri Mohammed để tham dự nghi lễ truyền thống Hajj và sau đó tụ tập tại thung lũng Mina, mỗi tín độ ném 21 cục đá vào một chiếc cột tượng trưng cho quỉ Sa-tan.
Trong xã hội Do Thái cô gái chỉ mới đính hôn, bị bắt về tội thông dâm với người đàn ông khác không phải hôn phu tương lại thì cả hai đều bị xử tội ném đá.(Vì hành vi không kêu cứu được cho là thái độ ưng thuận)
Tại Somalia, một phụ nữ 20 tuổi bỏ chồng, phạm tội ngoại tình bị chôn sống nửa người và bị đám đông khoảng 200 người ném đá tới khi chết
Nhiều quốc gia coi hình vi ngoại tình là phản đạo đức chỉ cảnh cáo, bắt bồi thường hay giam tù…
Gần đây một số quốc gia Hồi giáo thuộc Tiểu Vương Quốc A-Rập còn duy trì tục lệ Ném đá. Điển hình như Brunei, môt nước Hồi giáo, Đông Nam Á, dân số chưa tời nửa triệu, phạm tội ngoại tình bị ném đá chết. Năm 2013 vua Hassanal Bolkiah ban hành luật hình sự Sharia duy trì hình phạt này.
Trong Phúc m nói đến trường hợp bị hình phạt Ném đá đầu tiên là Thánh Têphanô như đã nói trên và người phụ nữ ngoại tình.
Một ngày kia, các kinh sư và Pharisiêu đưa đến một phụ nữ ngoại tình theo luật Mô-sê sẽ bị ném đá, có ý thử xem Chúa sẽ xử ra sao. Khi đám đông vây quanh cầm trên tay cục đá chuẩn bị ném tội nhân, nhưng Chúa cúi xuống viết gì trên đất, rồi Ngài ngẩng đầu lên nói với họ : “ Ai thấy mình sạch tội hãy ném đá người này trước đi ! Nghe Chúa hỏi mọi người sợ hãi vì thấy mình cũng có tội, đầu tiên là người nhiều tuổi
và tiếp tục tất cả buông đá rồi rút lui. Bây giờ Chúa quay lại hỏi người phụ nữ : “ Không ai kết tội con sao? Người phụ nữ trả lời : Thưa Thày không có ai cả ! “ Khi ấy Chúa cuối xuống nói với bà : “Ta cũng không phạt con, hãy về và đừng phạm tội nữa.”
Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần bị những người chống đối âm mưu ném đá, nhưng Ngài đã tránh đi nơi khác vì chưa đến giờ Ngài chịu chết để cứu loài người.
Hình ảnh về người phụ nữ ngoại tình đã gợi cảm cho một số họa sĩ tạo nên những tác phẩm xúc động và nhạc sĩ Song Ngọc đã sáng tác ca khúc ‘Chuyện người đàn bà 2000 năm trước’.
Nhiều tổ chức nhân quyền đã lên án tục lệ dã man này và kêu gọi các nước còn duy trì phải bãi bỏ ngay.
Nhưng ngày nay, hành vi ‘Ném đá’ đã biến dạng thành hàng động tinh vi hơn là ‘Ném đá giấu tay’ với nhiều hình thức từ ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự…
-Đại dịch vi-rút Vũ Hán do Tàu cộng tung ra nhằm tiêu diệt các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ vì muốn làm bá chủ hoàn cầu, bị lên án vẫn ngụy biện và đổ tôi cho nước khác là Mỹ hay Ý. Đúng là ném đá giấu tay !
Tại nhiều nước mỗi kỳ bầu cử các vị trí quan trọng như Tổng thống, Thủ Tướng, Thống đốc, Nghị sĩ, Dân biểu… người ta dùng nhiều thủ đoạn không chân chính để triệt hạ đối phương như tung hỏa mù nói xấu, mua chuộc, gian lận phiếu bầu…làm ngơ sự phản đối trong dư luận quần chúng. Đó cũng là hành vi ném đá giấu tay !
Còn Việt Nam, mỗi lần gần Đại hội Đảng Cộng sản tràn ngập làn sóng tuyên truyền mạo danh, thư nặc danh, phao tin xấu…để hạ đối thủ tranh giành địa vị then chốt quyền lực hay chức vụ béo bở.
Câu truyện mới đây tại Việt Nam, nhà báo Joel Drinkley đã bị ném đá tập thể trên mạng vì những lời ông đăng trên tờ Chicago Tribune bị cho là phỉ báng dân tộc và yêu cầu Đại học Stanford sa thải.Ta hãy đọc những dòng sau xem nhận xét của ông đúng hay sai và có đáng bị ném đá tập thể không : ‘Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn có thể thấy một điều bất thường, vì bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây, chuột chui rúc trong đống rác, chó chạy ngoài đường. Sự thật là bạn không thấy con nào dù là thú hoang hay thú nuôi. Chúng đi đâu hết? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng : Người ta đã ăn thịt chúng ! ‘
Trên không gian mạng còn kinh hoàng hơn, người ta tha hồ phê bình, bôi nhọ đối phương dù không quen biết, dưới những tên bí danh, nặc danh và ‘Fake News’ đã trở thành hình thức ‘Ném đá giấu tay’.
-Tục lệ ném đá tội nhân, Thật là man rợ ta cần bỏ đi, Phát sinh hành động tinh vi, Giấu tay ném đá suy thì độc hơn !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
I. Ba Vua
Trong văn bản tiếng “phổ thông Hy Lạp,” theo như thánh sử Mátthêu, khi “Đức Giêsu sinh ra tại Bêlem, xứ Giuđê, trong đời vua Hêrôđê, mágòi (μάγoi) từ phương Đông tìm đến Giêrusalem. Các ông hỏi,
— Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Người ở phương Đông, và chúng tôi đến để triều bái Người” (Mátthêu 2:1).
Trong tiếng cổ Hy Lạp mágòi (μάγoi) không có nghĩa là vua. Mágòi là danh từ số nhiều của mágọs (μάγos), một danh từ giống đực. Mágói, theo như Raymond Brown, là một thuật ngữ bao gồm nhiều nghĩa: chiêm tinh gia, giải mộng gia, phù thủy (pháp sư), và thầy tư tế của tôn giáo vùng Trung Đông.
A. Chiêm Tinh Gia
Mágòi là những nhà chiêm tinh gia bởi vì họ có những kiến thức và khả năng đặc biệt về thiên văn học. Căn cứ vào những dữ kiện thâu thập được từ vòng quay quỹ đạo, tốc độ vận hành, và năng lượng ánh sáng của những vị tinh tú, những nhà mágòi có khả năng tiên đoán được những biến cố sẽ xảy đến trên hành tinh trái đất. Và, tương tự như người phương Đông, người Trung Đông tin rằng khi một hài nhi chào đời, trên trời một ngôi sao mới cũng sẽ xuất hiện. Nếu hài nhi là con vua hoặc một đấng minh quân, ngôi sao bản mệnh này sẽ chiếu sáng rực rỡ trên vòm trời. Bởi thế, khi Đức Giêsu hạ sinh tại thành phố Bêlem, ngôi sao bản mệnh của ngài đã xuất hiện trên bầu trời. Từ phương Đông của Palestine, những nhà chiêm tinh gia đã nhìn thấy ngôi sao lạ. Dựa vào khả năng thiên văn học của mình, những nhà chiêm tinh gia phương Đông biết rằng ngôi sao mới xuất hiện chính là ngôi sao bản mệnh của một vị hoàng tử Do Thái. Bởi thế các ông lên đường đi thẳng tới kinh thành Giêrusalem để triều bái Ngài. Rất tiếc, Đức Giêsu lại không hạ sinh ở kinh đô Giêrusalem, nhưng tại thôn Bêlem. Cho nên các nhà chiêm tinh gia lạc lối, khi đặt chân tới kinh thành Giêrusalem. Do đó, họ hỏi thăm tin tức về vị Đông cung Thái Tử,
— Vua người Do Thái mới sinh ra, hiện bây giờ đang ở đâu?
B. Giải Mộng Gia
Ngoài tài thiên văn nhìn trời ngắm sao, những nhà mágòi còn có khả năng giải đoán những giấc mơ. Nếu những người mágòi của thánh sử Mátthêu sống trong ngày hôm nay, người ta có thể dừng chân ghé vào tịnh thất của họ. Những nhà mágòi sẽ diễn giải ý nghĩa của giấc mơ cho chúng ta. Bởi thế, theo như sử gia Philô, trước khi hài nhi Môisen chào đời, vua Pharao đã triệu tập những nhà mágòi người Ai Cập vào cung điện. Nhà vua hỏi họ ý nghĩa của một giấc mơ khiến hoàng đế sông Nile băn khoăn trằn trọc. Lắng tai nghe vua Pharao kể lại chi tiết của cơn mơ, những nhà mágòi tiên đoán rằng một trẻ sơ sinh của người nô lệ Do Thái sẽ chào đời. Hài nhi này có khả năng thách đố vương quyền của hoàng đế Kim Tự Tháp. Bởi sau khi lớn lên, người này sẽ lãnh đạo dân Do Thái đòi lại quyền tự do. Nhận được hung tin, hoàng đế Ai Cập quyết định ra tay hành động. Ông ký một sắc chỉ ra lệnh giết chết tất cả những nam hài nhi sơ sinh của người Do Thái.
C. Phù Thủy
Ngoài tài giải đoán mộng mị, mágòi cũng còn là những nhà phù thủy. Họ có khả năng pháp thuật, đọc thần chú biến gậy gỗ thành rắn độc, biến nước hóa ra máu đỏ. Bởi thế, một lần kia cũng trong cung điện hoàng gia của vua Ai Cập, Thiên Chúa ra lệnh cho Aaron, anh của Môisen, làm phép lạ biến cây gậy của Aaron hóa thành một con rắn khổng lồ trườn bò trước mặt vua Pharao và bá quan văn võ Ai Cập. Trước phép thuật của Aaron, vua Pharao cũng cho đòi những nhà mágòi người Ai Cập tới trước sân rồng. Theo lệnh của vua Pharao, những nhà mágòi Ai Cập cũng quẳng cây gậy của họ xuống đất. Ngay lập tức những cây gậy của những ông mágòi đất Kim Tự Tháp cũng hóa thành những con rắn (Xuất Hành 7:10-12).
Trên con đường viễn chinh tiến về vùng Đất Hứa, dân du mục Do Thái đã giáp mặt với một ông phù thủy mágọs lạ nhất trên trần đời. Nhận được tin tức tình báo là đoàn quân du mục Do Thái đang mấp mé ở đường biên giới, vua Balắc của người Môáp mất ngủ. Ông e ngại cho sự tồn vong của vương quốc một khi chạm trán với đoàn dân có Chúa Thiên binh đi cùng. Sau nhiều đêm trằn trọc, cuối cùng ông nghĩ ra một kế sách. Vua Balắc đích thân triệu mời phù thủy mágọs Bálàam từ phương đông tới cung điện hoàng gia. Với hy vọng chận đứng được vó ngựa của dân Do Thái, vua Balắc nhờ ông mágọs Bálàam chúc dữ Môisen và dân riêng của Thiên Chúa. Nhưng, trước khi ông phù thủy có dịp mở miệng chúc dữ kẻ thù, Thần Khí của Thiên Chúa ngự xuống trên ông mágọs Bálàam. Bởi thế, thay vì chúc dữ, Bálàam lại mở miệng chúc lành dân Do Thái, không phải chỉ một lần, mà là tới ba lần (Dân Số 22—24).
Những nhà mágòi phù thủy không chỉ xuất hiện trong dòng lịch sử Cựu Ước. Lần giở những trang sách của Tân Ước, ngoài câu chuyện Ba Vua của thánh sử Mátthêu, độc giả Kinh Thánh cũng sẽ nhận ra hình dạng của hai ông mágòi khác trong Tông Đồ Công Vụ (8: 13). Theo như Tông Đồ Công Vụ 8, sau khi thánh Phêrô và Gioan đặt tay lên trên đầu của những người tân tòng người Samaria, Chúa Thánh Linh từ trời cao ngự xuống những người tân tòng. Thấy chuyện lạ lùng như vậy, ông tân tòng phù thủy mágọs Simon nổi máu tham—và có lẽ cũng bởi tại méo mó nghề nghiệp muốn học thêm pháp thuật. Ông mágọs Simon chìa tiền ra mua chuộc chức thánh với thánh Phêrô. Trước lời yêu cầu sặc mùi tiền của phù thủy Simon, ngư phủ Biển Hồ Phêrô nổi giận chúc dữ ông tân tòng mágọs (Tông Đồ Công Vụ 8:9-27).
Mágọs Êlima người Do Thái trên đảo Sairus trong chương 13 thì không gặp may mắn như ông bạn đồng nghiệp mágọs Simon người Samaria trong chương 8. Biết rằng Quan Thống Đốc đảo Sairus muốn gặp mặt tông đồ Phaolô và Barnabas để lắng Lời của Thiên Chúa, mágọs Êlima tìm đủ mọi cách ngăn cản Quan Thống Đốc. Bởi ông phù thủy e ngại rồi đây địa vị pháp sư và quyền lợi của ông sẽ lung lay một khi Quan Thống Đốc gia nhập Kitô giáo. Biết rõ âm mưu của ông mágọs Êlima và cũng bởi vốn nóng tính như Trương Phi, Phaolô nổi giận. Tông đồ dân ngoại mở miệng chúc dữ ông mágọs Êlima của Quan Thống Đốc. Thế là mágọs Êlima hóa thành người mù (Tông Đồ Công Vụ 13:4-12).
D. Tư Tế
Ngoài pháp thuật, mágòi cũng là những nhà lãnh đạo tôn giáo. Tương tự như những thầy tư tế Lêvi Do Thái, Linh mục Công Giáo, Đạo sĩ Lão giáo, hay Pháp sư Việt giáo, mágòi là những người đại diện dân chúng để cử hành nghi thức tôn giáo. Thí dụ, lập trai đàn cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ông tư tế Imhotev trong phim Mummy và Mummy Returns chính là một ông mágọs. Bởi sức mạnh của tình yêu, thầy magọs Imhotev đã làm nhiều pháp thuật với hy vọng hồi sinh lại mạng sống cho người tình Anck Su Namun.
Bởi họ thuộc về đẳng cấp giáo sĩ trong xã hội, mágòi được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi chỉ dành riêng cho giới mágòi. Thông thường, mágòi sống trong cung điện hoàng gia kề cận vua chúa hoàng hậu. Thí dụ, ông mágọs Êlima của Quan Thống Đốc đảo Sairus trong Tông Đồ Công Vụ (13:7), hay là bà mágọs trong bộ phim Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra do tài tử Elizabeth Taylor thủ vai nữ hoàng được trình chiếu lần đầu vào năm 1963. Bà mágọs này xuất hiện ít nhất hai lần trong bộ phim Cleopatra. Lần thứ nhất, bà báo cho nữ hoàng Ai Cập Cleopatra biết nữ hoàng sẽ hạ sinh một người con trai. Lần thứ hai, bà phù thủy mágọs báo cho nữ hoàng biết tin hoàng đế Cêsar sẽ bị ám sát. Bà magọs này sống trong cung điện của nữ hoàng Ai Cập. Khi nữ hoàng viễn du sang kinh thành Rôma diện kiến hoàng đế Cêsar, bà mágọs cũng được đi theo thuyền rồng viễn du vượt Địa Trung Hải tới kinh đô La Mã.
E. Mágòi
Bởi sự khác biệt quá lớn giữa hai nền văn hóa, thần học gia Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn khi phiên dịch thuật ngữ mágòi của văn hóa Trung Đông sang văn hóa Việt Nam. Đương nhiên không thần học gia Việt Nam nào dịch danh từ mágòi của thánh sử Mátthêu là phù thủy hoặc là pháp sư, nhưng Linh mục Nguyễn Thế Thuấn và một số bản văn Phụng Vụ dịch mágòi là những đạo sĩ. Có nơi dịch là những chiêm tinh gia. Nơi khác dịch là những nhà thông thái.
Như đã được trình bày ở trên, thật sự ra:
(1). Mágòi không thể chỉ hiểu đơn thuần như là những nhà đạo sĩ.
(2). Mágòi cũng không chỉ thuần túy là chiêm tinh gia, bởi chiêm tinh gia trong văn hóa Việt Nam không bao hàm ý nghĩa của những thầy tư tế.
(3). Mágòi cũng không chỉ là những nhà thông thái.
Mà thật ra mágòi vừa là đạo sĩ, vừa là chiêm tinh gia, vừa là những nhà thông thái, vừa là giải mộng gia, và là những thầy tư tế.
(1). Mágòi là những nhà đạo sĩ, vì họ có thể làm phép thuật biến cây gậy thành rắn khổng lồ như đã được trình bày trong sách Xuất Hành.
(2) Mágòi là những chiêm tinh gia và nhà thông thái, bởi kiến thức rộng rãi về thiên văn học, thí dụ, câu chuyện “Ba Vua.”
(3). Mágòi là những giải mộng gia, bởi họ có khả năng giải thích được những giấc mơ như đã được trình bày và nhắc đến trong cuốn Tiểu sử Môisen của nhà sử gia Philô.
(4). Mágòi cũng là tư tế, bởi họ đại diện cho vua chúa cử hành những nghi thức phụng vụ tôn giáo.
Như đã nhắc ở trên, Raymond Brown, trong cuốn “The Birth of the Messiah,” khẳng định mágòi là một thuật ngữ bao trùm tất cả những danh xưng vừa được liệt kê. Bản dịch của New American Bible, tiếng Anh, sử dụng từ “magi,” một danh từ Latin số nhiều của danh từ số ít “magus” cho thuật ngữ nguyên thủy μάγoi/mágòi. Cũng xin lưu ý, “magus” tiếng Latin bắt nguồn từ thuật ngữ μάγos/mágọs.
II. Ba Vua, Ba Tên Tuổi, Ba Nhân Dáng
Mágòi không phải là vua. Nhưng rất nhiều người Kitô hữu vẫn quen miệng gọi họ là Ba Vua.
A. Thánh Vịnh 72
Một trong những nguyên nhân chính đã góp phần vào hiện tượng hoàng gia hóa Ba Vua có lẽ đã bắt nguồn từ Thánh vịnh 72:10-11.
Từ Tásis và hải đảo xa xăm,
hàng vương giả sẽ về triều cống,
Cả những vua Ả Rập, Xơva.
Cũng đều tới thờ lạy, tiến dâng lễ vật.
Mọi quân vương phủ phục trước ngai rồng.
B. Bao Nhiêu Mágòi?
Theo như thánh sử Mátthêu, “Khi Đức Giêsu sinh ra tại thôn làng Bêlem, tại Giuđêa, trong thời Vua Hêrôđê, những nhà tu sĩ Trung Đông lần tìm đến kinh thành Giêrusalem” (2:1). Nguyên thủy trong câu văn vừa được trích dẫn, tác giả Mátthêu không nhắc nhở tới con số thành viên của phái đoàn phương Đông. Nhưng, đến ngày hôm nay, con số 3 vẫn là con số phần lớn tín hữu Kitô giáo trên toàn thế giới quen thuộc.
Thánh sử Mátthêu không nhắc nhở đến con số mágòi đã ghé vào kinh thành Giêrusalem năm xưa. Nhưng, trong phần cuối của câu chuyện, theo như ngài, những ông mágòi đã tiến dâng lên vị Tiểu Hoàng Đế ba lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Dựa theo con số ba, tổng số của những lễ vật đã được dâng tiến này, có lẽ Giáo Hội thời sơ khai đã làm một con toán cộng đơn giản. Đó là: 1 vàng + 1 nhũ hương + 1 mộc dược = 3 người. Bởi thế, Giáo Hội thời tiên khởi kết luận rằng đã có Ba Ông Vua từ phương Đông lên đường tìm kiếm Hài Nhi Thánh.
Nhưng con số 3 thật sự ra không phải là một con số duy nhất xuất hiện trong trong truyền thống Giáng Sinh. Chỉ có 2 vua đã xuất hiện trong những bức tranh tại hầm mộ Sts. Peter và Marcellinus. Nhưng lại có tới những 4 vua đã xuất hiện trong một bức tranh tại hầm mộ St. Domitilla. Và có tới những 12 vua đã được nhắc tới, với đầy đủ tên tuổi theo như truyền thống của Giáo Hội Đông Phương.
C. Nhân Dáng Mágòi
Chuyện “Ba Vua” không chỉ tạm dừng bước tại nơi này. Theo như truyền thống của Giáo Hội Tây Phương cũng là một truyền thống phổ thông được nhiều người biết đến, tên của Ba Vua là: Melchior, Gaspar, và Balthasar. Vua Melchior cao niên, râu tóc bạc trắng như cước. Vua Melchior tiến dâng vàng lên Tiểu Hoàng Đế Giêsu. Ngược lại với Vua Melchior, Vua Gaspar là một thanh niên còn trẻ, người to lớn, dáng vạm vỡ. Vua Gaspar đã tiến dâng lên Hài Nhi Thánh lễ vật nhũ hương. Vị vua sau cùng là Balthasar, hoàng đế gốc Phi Châu. Vua Balthasar đã tiến dâng lễ vật mộc dược lên Hài Nhi Thánh.
Ngược lại với truyền thống Tây Phương, theo như Giáo Hội Đông Phương, tên của Ba Vua là: Hormizdah, vua của xứ Persia, Yazdegerd, vua xứ Saba, và Perosadh, vua của xứ Sheba. Theo như Giáo Hội Ethiopia, tên của Ba Vua là Hor, vua xứ Persia, Basanater, vua xứ Saba, và vua Karsudan của Đông phương.
Sau khi đánh chiếm Palestine vào năm 614, binh sĩ Ba Tư đã phá hủy tất cả các nhà thờ Kitô giáo, ngoại trừ nhà thờ Giáng Sinh tại phố Bêlem. Bởi họ nhận ra bức hình điêu khắc Ba Vua của nhà thờ Giáng Sinh trong y phục của những thầy tư tế Ba Tư. Theo như truyền thống của Giáo hội Rôma, thánh tích Ba Vua đang an nghỉ tại nhà thờ Cologne, Đức. Khi ghé vào kính viếng nhà thờ Cologne, bạn đọc sẽ nhận ra áo quan của Ba Vua đặt ngay phía sau bàn thờ của nhà thờ Coglone.
III. Lời Kết
Mặc dù “Ba Vua, Các Ngài Là Ai?” vẫn còn là ẩn số. Nhưng người tín hữu của muôn thế hệ vẫn học được nhiều điều về câu truyện Ba Vua. Ngày xưa Ba Vua đã mau chóng đáp trả lại tiếng mời gọi Thiên Chúa qua ánh sao lạ. Có những lúc các ngài lạc đường, bối rối, và bỡ ngỡ giữa thị trấn Giêrusalem, nhưng các ngài không hề ngã lòng. Cuối cùng, đúng như họ đã từng hy vọng, ngôi sao lạ tái xuất hiện trên bầu trời. Ngôi sao lại chỉ đường dẫn lối các ngài đi thẳng tới ngôi nhà của Thánh gia để diện kiến Hài Nhi Thánh.
Ngày nay trên con đường hành hương về Nước Trời, ai trong chúng ta chẳng có những giây phút bị lạc lối. Trong nhiều giây phút, chúng ta có cảm tưởng mình đang bị bỏ rơi. Vào những giây phút yếu đuối, thất vọng, và chập chờn với ngọn nến niềm tin, mời bạn, chúng ta cùng nhau hướng về Thiên Chúa, dõi mắt tìm kiếm nguồn trợ lực. Ngôi sao lạ đã xuất hiện trên bầu trời soi đường dẫn lối cho những nhà mágòi năm xưa. Tương tự như vậy, nếu chúng ta cầu xin, Thiên Chúa sẽ nghe lời cầu nguyện. Từ trong cõi chết đầy dẫy đêm đen bóng tối, Ngài sẽ gửi ngôi sao lạ tới hướng dẫn chúng ta tới ngôi nhà ở thôn Bêlem. Nơi đó Hài Nhi Thánh đang chờ đợi giây phút để diện kiến những người có một thời đã lạc lối trên con đường hành hương.
Mùa Hiển Linh 2020
DÂNG CHÚA LỜI KINH CUỘC ĐỜI
Con xin cất lên lời tạ ơn Chúa, ngàn lần tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã cho con làm người, cho con sống trên đời, tha thứ và cứu chuộc con.
Tạ ơn Chúa vì đời con không thiếu nghịch cảnh. Tạ ơn vì những lúc đớn đau, oan khuất đến nỗi không thể thốt thành lời, chỉ có dòng nước mắt chảy ngược vào tim. Tạ ơn Chúa vì cũng đã có những lần có thể lắp bắp đầu môi, nhưng những nghẹn ngào tức tưởi ngăn lời không tròn chữ. Tất cả đã cho con sự trưởng thành của hôm nay.
Tạ ơn Chúa vì những bài học cay đắng Chúa dùng để giáo dục con. Có những bài học con không hiểu hết ý nghĩa, lắm lúc con muốn thét lên "tại sao thế này?", "tại sao cứ ném vào con trái đắng?", "tại sao kẻ hứng chịu cứ phải là con?".
Nhưng dù nắng, dù mưa, mọi thứ rồi cứ nối tiếp nhau qua đi. Để khi đủ bình tĩnh, con biết rằng chỉ những ai Chúa yêu thương, Chúa mới sửa phạt, vì "Đức Chúa khiển trách kẻ người thương, như người cha xử với con yêu quý" (Cn 3,12).
Tạ ơn Chúa vì có những ác tâm trong một ai đó mà Chúa cho con gặp phải. Dẫu nó làm cuộc đời con xất bất, lao đao, đảo lộn, nhưng nhờ đó, con vững vàng hơn, biết yêu cái chân thực, yêu tình người và trân quý vô vàn mọi đỡ nâng, mọi cố gắng để làm sáng những gam màu tối của bức tranh đời sống.
Tạ ơn Chúa vì sự thiếu thốn, cả đến cái đói, cái nghèo, sự bươn chải nhọc nhằn, cộng với những ánh nhìn khinh khi, những nụ cười nửa miệng mà con từng phải đối diện, để hôm nay, con có kinh nghiệm mà thấu đáo hơn, quý hơn, cảm thông hơn biết bao nhiêu anh chị em cơ hàn, thiếu thốn, con gặp trên dọc đường đời.
Lạy Chúa, tạ ơn Chúa vì hai phần ba tuổi đời đã đi xa là hai phần ba tuổi đời con ngụp lặn trong ân sủng và tình yêu của Chúa.
Xin cho con biết tận dụng từng giây phút để thời gian tiếp tục trôi không là thời gian vô ích, nhưng luôn là những gạch nối, nối từng khoảnh khắc của những lần gặp gỡ Chúa, những lần cộng tác không mệt mỏi với lòng yêu thương và ân sủng của Chúa.
Lạy Chúa, nửa thế kỷ làm người, con đang tiến về phía chân trời chiều của kiếp sống. Con sợ vì lỗi lầm của cả kiếp sống, làm Chúa giận. Con sợ đến lúc không còn ai bên cạnh, lúc con không còn có thể làm được việc gì cho ai, mà Chúa lại bỏ rơi con, xa lánh con.
Lạy Chúa, con sợ lắm... Con tha thiết cầu xin Chúa bằng chính lời của Kinh Thánh:“Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng. Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn” (Tv 71, 9).
Lạy Chúa, xin mãi mãi ở bên con. Xin Chúa cứ là sức mạnh của con.
Xin Chúa cứ nắm chặt tay con. Xin Chúa cứ ôm ghì hồn con. Xin Chúa cứ không ngừng là "khiên che, thuẫn đỡ" (Tv 18, 31. 91, 4) của đời con.
Lạy Chúa, mãi mãi Chúa cứ là mùa xuân tươi thắm trên hành trình trần gian.
Và ngày sau, khi con đã vượt qua bên kia thế giới trần trụi này, xin đón nhận hồn con.
Lạy Chúa, Chúa hãy nhớ đến con. Chúa hãy nhớ để luôn ghé mắt nhìn con. Lạy Chúa con cần ánh mắt Chúa...
1. Hết năm, vẫn chưa hết họa. Động đất lớn nhất trong 140 năm, nhà thờ chính tòa Sisak thiệt hại nặng
Các dịch vụ khẩn cấp cho biết 7 người chết và nhiều người bị thương. Các videos cho thấy các nỗ lực chạy đua với thời gian đang được thực hiện để cứu những người bị chôn vùi trong các đống đổ nát. Cuộc tìm kiếm kéo dài suốt đêm.
Đức Cha Vlado Košić, Giám Mục giáo phận Sisak cho biết trận động đất này là trận động đất lớn nhất từ năm 1880 cho đến nay. Nó đã làm hư hại nghiêm trọng nhà thờ chính tòa Suy tôn Thánh Giá ở Sisak và hầu hết các nhà thờ trong giáo phận Sisak cùng nhiều nhà nguyện và nhà xứ.
Đức Cha Košić đã đến thăm nhà thờ chính tòa để tìm hiểu về thiệt hại do trận động đất gây ra.
Ngài nói: “Lúc này đây, tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi đã bị một tai nạn rất lớn, nhiều nhà thờ và khu dân cư bị phá bỏ. Chúng tôi chưa biết về các nạn nhân, nhưng chúng tôi nhận được một số thông báo rằng có nhiều người vẫn còn bị kẹt bên dưới những đống đổ nát. Chúng tôi hy vọng rằng họ không bị ảnh hưởng nặng nề và họ vẫn còn sống.”
Sau khi kiểm tra, kết luận sơ bộ của các chuyên gia là thiệt hại do động đất gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của nhà thờ chính tòa, và cần có các phân tích chi tiết để xác định mức độ nghiêm trọng của chúng. Một trong những hư hỏng nghiêm trọng có thể nhìn thấy nằm ở phần chân của tháp chuông, và việc sửa chữa nó là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ các tín hữu và người qua đường. Trần nhà phía trên cung thánh và phòng thánh đã bị hư hại nặng.
Trận động đất cũng làm nhà xứ bị hư hại nghiêm trọng, các bức tường nứt khắp tòa nhà, một phần trần nhà ở tầng một bị sập.
Sau trận động đất này đã xuất hiện các dư chấn lên đến 5 độ Richter. Đức Cha Košić cho biết nhiều người sợ không dám ở trong nhà và lang thang ngoài đường. Ngài chỉ thị cho các nhà thờ mở rộng cửa đón anh chị em và cung cấp thực phẩm cho họ.
Hãng thông tấn STA của Slovenia cho biết nhà máy điện hạt nhân duy nhất của đất nước ở thành phố Krško, cách tâm chấn 100 km, đã bị đóng cửa để đề phòng.
Nhà máy được xây dựng để chống lại một trận động đất 7.9 độ richter, trận động đất mạnh nhất tấn công Slovenia cho đến nay có cường độ như vậy, được ghi lại tại Idrija vào năm 1511. Một trận động đất mạnh khác làm rung chuyển khu vực Krško xảy ra tại Brezice vào năm 1917, đo được 5.7 độ Richter.
An toàn của nhà máy Krško đã được cải thiện sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản năm 2011.
Source:Narod.hr
2. Tin rất buồn: Cố gắng của Giáo Hội ngăn chặn hợp pháp hóa phá thai tại quê hương Đức Giáo Hoàng đã thất bại
Sau một phiên điều trần căng thẳng tại Thượng Viện, Quốc hội Á Căn Đình đã hợp pháp hóa việc phá thai cho đến tuần thứ 14 của thai kỳ.
Các thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật sau một phiên họp kéo dài từ sáng thứ Ba 29/12 cho đến sáng sớm ngày thứ Tư, với 38 người ủng hộ, 29 người phản đối và một người bỏ phiếu trắng.
Trong khi cuộc tranh luận tại Thượng Viện Á Căn Đình đang diễn ra, Đức Thánh Cha tweet rằng:
Con Thiên Chúa sinh ra đã bị ruồng bỏ, để nói với chúng ta rằng mọi người bị ruồng bỏ đều là con Thiên Chúa. Ngài đến với thế giới khi mỗi đứa trẻ bước vào thế giới, yếu đuối và dễ bị tổn thương, để chúng ta có thể học cách chấp nhận những người yếu thế bằng tình yêu thương dịu dàng.
Từ trước đến nay, Á Căn Đình chỉ cho phép phá thai trong trường hợp bị hiếp dâm hoặc khi sức khỏe của người mẹ bị đe dọa.
Hai năm trước, hôm 14/6/2018, Hạ viện Á Căn Đình, đã thông qua dự luật cho phép phá thai với 129 phiếu thuận trên 125 phiếu. Tuy nhiên, dự luật này bị bác tại Thượng Viện.
Tổng thống Alberto Fernández, một người xưng mình là Công Giáo nhưng công khai ủng hộ phá thai. Ông ta thề sẽ đưa dự luật này ra Quốc Hội xem xét và nói Đức Giáo Hoàng chớ có nên buồn ông ta vì chuyện này.
Trong một cuộc tranh luận để hợp pháp hóa việc phá thai được tổ chức vào năm 2018, các giám mục kêu gọi giáo dân đi đầu trong trận chiến, và các tín hữu đã trả lời, với hàng triệu người xuất hiện trên đường phố để biểu tình chống lại việc thay đổi luật lệ của đất nước.
Cách thức đó hiện nay thất bại vì chính quyền cấm các cuộc tụ họp công cộng quá đông.
Các nguồn tin Giáo Hội tại Á Căn Đình nhận định rằng Alberto đã lợi dụng COVID-19 để hợp pháp hóa phá thai.
Giới truyền thông phò phá thai tại Á Căn Đình đã sử dụng cùng một cách thức như đã dùng trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Hầu hết tất cả các phương tiện truyền thông đều nhất loạt đăng tải các ý kiến ủng hộ phá thai. Những hình ảnh các phụ nữ ràn rụa nước mắt, vui mừng vì sắp được phá thai là các hình ảnh chiếm trang nhất các báo lớn tại Á Căn Đình. Bên cạnh đó còn có những câu chuyện rùng rợn nói về các phụ nữ chết thương tâm như thế nào khi phá thai lậu.
Chiêu thức mua chuộc các phương tiện truyền thông đồng loạt đứng về một phía cũng đã từng được áp dụng tại Úc Đại Lợi trong vụ án Đức Hồng Y Pell.
Chiêu thức này tỏ ra rất có hiệu quả. Dự luật đã được Hạ viện thông qua vào đầu tháng này, và nay được thông qua tại Thượng Viện.
Về nguyên tắc, dự luật còn phải được tổng thống Á Căn Đình phê chuẩn và công bố. Nhưng chính y là người chủ xướng ra trò này, cho nên, chắc chắn một ngàn phần trăm nó sẽ trở thành luật.
Các quan sát viên cho rằng việc thông qua luật phá thai ở Á Căn Đình - một trong những quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất ở Mỹ Latinh - sẽ truyền cảm hứng cho các quốc gia khác làm theo.
Phá thai bị cấm hoàn toàn ở El Salvador, Nicaragua và Cộng hòa Dominica và chỉ được phép trong một số trường hợp hạn chế nhất định ở hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh khác.
Trong khu vực rộng lớn hơn, chỉ có Uruguay, Cuba, Guyana và một số vùng của Mễ Tây Cơ hiện cho phép phụ nữ phá thai, với các giới hạn khác nhau về số tuần của thai kỳ được phép phá thai.
Source:BBC
3. Kết luận của FBI về vụ nổ bom kinh hoàng tại thành phố Nashville, Tennessee
Nhà chức trách cho biết, nghi phạm 63 tuổi trong vụ đánh bom làm rung chuyển Nashville vào sáng Giáng sinh đã thiệt mạng trong vụ nổ này. Vụ nổ đã phá hủy căn nhà lưu động của anh ta và làm hư hại hơn 40 cơ sở kinh doanh.
Các chuyên gia pháp y của FBI đã chứng thực các mẫu ADN thu được từ hiện trường hoàn toàn trùng với mẫu ADN của Anthony Warner. Anh ta có có nhà ở Antioch gần đó, và đã bị các đặc vụ liên bang khám xét hôm thứ Bảy.
“Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng một cá nhân tên Anthony Warner là kẻ đánh bom và anh ta đã có mặt khi quả bom nổ và anh ta đã bỏ mạng trong vụ đánh bom,” Donald Cochran, Giám đốc Sở Tư Pháp Nashville, nói với một cuộc họp báo.
Các quan chức cho biết còn quá sớm để thảo luận về động cơ của nghi phạm. Căn nhà di động của người đàn ông này đậu trên một con phố trung tâm của thành phố lớn nhất bang Tennessee, đã phát nổ lúc rạng sáng ngày thứ Sáu.
Chiếc xe đang đậu đã phát nổ ở trung tâm thành phố Nashville vào sáng sớm thứ Sáu chỉ vài phút sau khi một thông báo ghi âm sẵn phát ra từ chiếc xe cảnh báo có bom. Lời cảnh báo bằng giọng nói này được thu âm trước, và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, có đoạn nói như sau: “Khu vực này phải được di tản ngay bây giờ. Nếu bạn có thể nghe thấy thông báo này, hãy dời khỏi đây ngay”.
Ít nhất 14 tòa nhà bị phá hủy và ít nhất 3 người bị thương trong vụ nổ. Cảnh tượng kinh hoàng như vừa xảy ra chiến tranh. Cảnh sát cho biết đã nhìn thấy chiếc xe lúc nó còn nguyên vẹn, và nghe thấy lời cảnh báo này khi họ phản ứng với một cú điện thoại khẩn cấp của cư dân trong vùng. Các nhân viên cảnh sát nhanh chóng gõ cửa từng ngôi nhà gần đó để hối hả đưa mọi người đến nơi an toàn. Khi đội phá bom đang trên đường đến hiện trường thì chiếc xe nổ tung.
Vụ nổ ở trung tâm thủ đô âm nhạc đồng quê của Mỹ đã khiến 3 người bị thương và các cơ sở kinh doanh bị thiệt hại, trong đó có trung tâm chuyển mạng AT&T, làm gián đoạn các dịch vụ điện thoại di động, internet và truyền hình trên khắp trung tâm Tennessee và một phần của 4 tiểu bang khác.
Source:Reuters
4. Lần đầu tiên sau 5 tháng trời, các nhà thờ ở Los Angeles được cử hành thánh lễ trong nhà thờ
Các nhà thờ ở Quận Los Angeles đã được phép mở cửa trở lại cho các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự bên trong nhà thờ lần đầu tiên sau năm tháng.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là lễ Đêm Giáng Sinh tại nhà thờ chính tòa các Thiên Thần của Los Angeles.
Sự thay đổi trong giao thức từ Sở Y tế Công cộng của quận cho phép “các cử hành dựa trên đức tin” cả ngoài trời lẫn trong nhà với điều kiện tuân theo các yêu cầu về khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang y tế. Về cơ bản, lệnh mới này chấm dứt lệnh cấm tụ tập tôn giáo trong nhà tàn bạo nhất Hoa Kỳ kể từ tháng 7 năm 2020. Trong khi cho phép số người đến các siêu thị bao nhiêu cũng được, tại một thời điểm, Thống đốc California, Gavin Newsom, chỉ cho một người duy nhất được vào cầu nguyện bên trong nhà thờ, bất kể nhà thờ ấy lớn đến mức nào. Lệnh này của Gavin Newsom được cho là bất hợp lý và được đưa ra với mục đích duy nhất là nhằm sỉ nhục niềm tin tôn giáo.
Quận Los Angeles cho biết họ đang cập nhật các hướng dẫn của mình để “phù hợp với các phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao đối với các địa điểm thờ phượng”.
Lệnh sửa đổi của Los Angeles không giới hạn số người tham dự, mà chỉ yêu cầu rằng số người có mặt bên trong nhà thờ “không vượt quá sức chứa của nhà thờ trong khi duy trì khoảng cách thực tế giữa các gia đình là 6 feet.”
Điều đáng nói là thông báo này được đưa ra khi California đang chứng kiến số trường hợp nhiễm bệnh, số trường hợp nhập viện và tử vong do COVID-19 cao nhất trong tháng 12 kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020.
Trong một lá thư đề ngày 21 tháng 12 gởi cho các linh mục của tổng giáo phận, Đức Tổng Giám Mục José Gomez đã lặp lại khuyến nghị của quận trong khi để cho các linh mục toàn quyền quyết định về việc cử hành Thánh lễ trong nhà hay ngoài trời.
Tổng Giáo phận cũng đã ban hành các hướng dẫn cập nhật về việc cử hành phụng vụ với các giao thức “dành cho các giáo xứ có thể chọn thờ phượng trong nhà trở lại”. Hai quận khác trong Tổng giáo phận Los Angeles, là Santa Barbara và Ventura, vẫn trung thành với các quy định của Gavin Newsom, và tiếp tục không cho phép các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự bên trong các nhà thờ.
Source:Angelus News
1. Tuyên bố long trọng của Tổng thống Donald Trump về quyền tự do tín ngưỡng tại Hoa Kỳ và toàn thế giới
Thánh Thomas Becket, còn được gọi là Thánh Thomas thành Canterbury, hay Thánh Thomas thành Luân Đôn sinh ngày 21 tháng 12 năm 1119 và qua đời ngày 29 tháng 12 năm 1170, lúc mới 51 tuổi. Ngài là Tổng giám mục Canterbury từ năm 1162 cho đến bị giết vào năm 1170. Lúc bấy giờ tại Anh chỉ có Giáo Hội Công Giáo. Mãi đến năm 1534, tức là 364 năm sau đó, mới xuất hiện Anh Giáo.
Ngài được cả Giáo Hội Công Giáo và Anh giáo tôn kính là vị thánh tử đạo. Ngài xung đột với Vua Anh Henry Đệ Nhị vì nhà vua xen vào công việc nội bộ và kỷ cương của Giáo Hội. Ngay sau khi qua đời, ngài được Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Tam tuyên thánh.
Ngày 29 tháng 12 năm 1170, bốn hiệp sĩ của triều đình đã đến nhà thờ chính tòa Canterbury buộc ngài phải chấp nhận các yêu sách của nhà vua. Khi ngài từ chối, cả 4 tên đều chém ngài nhiều nhát và chặt đầu ngài bên trong nhà thờ khi ngài đang mặc áo lễ cử hành giờ kinh chiều.
Nhân kỷ niệm 850 năm cuộc tử đạo của Thánh Thomas Becket, Tổng thống Donald Trump đã ra một tuyên bố ca ngợi Thánh Thomas Becket và kêu gọi cải thiện tình trạng tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trước khi Đại Hiến Chương Tự Do Magna Carta được soạn thảo, trước khi quyền tự do thực hành niềm tin tôn giáo được ghi nhận là quyền tự do đầu tiên của nước Mỹ trong Hiến pháp vinh quang của chúng ta, Thánh Thomas đã cống hiến cuộc đời mình để, như ngài đã nói, “Giáo hội sẽ đạt được tự do và yên hàn”.
Là con trai của một cảnh sát trưởng Luân Đôn và từng được nhà vua, là người đã giết ngài, mô tả là “một viên chức xuất thân thấp hèn”, Thánh Thomas Becket đã vươn lên trở thành nhà lãnh đạo Giáo Hội ở Anh. Khi triều đình cố gắng xâm phạm công việc của nhà Chúa thông qua Hiến pháp Clarendon, Thánh Thomas đã từ chối ký vào văn bản vi phạm. Khi Vua Henry Đệ Nhị giận dữ đe dọa sẽ giam giữ ngài vì dám khinh thường quyền lực hoàng gia và đặt câu hỏi tại sao vị giáo sĩ “nghèo và thấp hèn” này lại dám thách thức ông, Đức Tổng Giám Mục Becket đã trả lời “Chúa là Đấng tối cao, trên cả các vị vua” và “chúng ta phải vâng lời Chúa hơn là người ta”.
Vì Thánh Thomas không đồng ý để Giáo Hội phụ thuộc vào nhà nước, ngài bị buộc phải bỏ lại tất cả tài sản của mình và ra nước ngoài lưu vong. Nhiều năm sau đó, sau sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng, Thánh Thomas được phép quay trở lại - và tiếp tục chống lại sự can thiệp áp bức của nhà vua vào đời sống của Giáo Hội. Cuối cùng, nhà vua đã phẫn nộ trước sự bảo vệ đức tin vững chắc của Thánh Thomas Becket, và nhà vua đã điên tiết thốt lên rằng: “Không ai loại bỏ giùm tôi cái ông linh mục gây quá nhiều rắc rối này à?”
Các hiệp sĩ của nhà vua nghe lệnh và cưỡi ngựa đến nhà thờ chính tòa Canterbury để đưa cho Thánh Thomas Becket một tối hậu thư: nhượng bộ các yêu cầu của nhà vua hoặc là chết. Câu trả lời của Thánh Thomas vang vọng khắp thế giới và qua nhiều thời đại. Những lời cuối cùng của ngài trên trái đất này là: “Vì danh Chúa Giêsu và để bảo vệ Giáo hội, tôi sẵn sàng đón nhận cái chết”. Trong khi đang mặc áo lễ, Thánh Thomas đã bị đốn ngã khi đứng bên trong các bức tường của nhà thờ mình.
Cuộc tử đạo của Thánh Thomas Becket đã thay đổi tiến trình lịch sử. Cuối cùng, nó dẫn đến nhiều hạn chế hiến pháp về quyền lực của nhà nước đối với Giáo hội trên khắp Tây phương. Ở Anh, vụ sát hại Thánh Thomas đã dẫn đến Đại Hiến Chương Tự Do Magna Carta 45 năm sau đó, với quy định rằng: “Giáo Hội tại Anh sẽ được tự do, và các quyền của Giáo Hội sẽ không bị hạn chế và quyền tự do của Giáo Hội không bị ngăn trở”.
Khi Đức Tổng Giám Mục từ chối không cho nhà vua can thiệp vào công việc của Giáo hội, Thánh Thomas Becket đã đứng ở giao lộ giữa Giáo Hội và nhà nước. Lập trường đó, sau nhiều thế kỷ xảy ra các áp bức tôn giáo do nhà nước bảo trợ và các cuộc chiến tranh tôn giáo khắp Âu châu, cuối cùng đã dẫn đến việc thiết lập tự do tôn giáo ở Tân Thế giới. Chính vì những người vĩ đại như Thánh Thomas Becket mà Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington có thể tuyên bố hơn 600 năm sau rằng, tại Hoa Kỳ, “Tất cả mọi người đều có quyền tự do lương tâm và quyền công dân như nhau” và “giờ đây không còn có thể đề cập đến một sự khoan dung, như thể nhờ ơn xá của một lớp người, mà một lớp người khác được hưởng việc thực hiện các quyền tự nhiên vốn có của họ”.
Cái chết của Thánh Thomas Becket như một lời nhắc nhở mạnh mẽ và bất hủ đối với mọi người Mỹ rằng sự tự do của chúng ta không bị bách hại tôn giáo không phải là điều xa xỉ hay là một tình cờ của lịch sử, nhưng là một yếu tố thiết yếu trong sự tự do của chúng ta. Đó là kho báu và di sản vô giá của chúng ta. Và nó đã được mua bằng máu của các vị tử đạo.
Là người Mỹ, trước hết, chúng ta hiệp nhất với nhau bởi niềm tin rằng “nổi loạn chống lại những tên hôn quân tàn bạo là vâng lời Thiên Chúa” và bảo vệ quyền tự do quan trọng hơn chính mạng sống mình. Nếu chúng ta tiếp tục là vùng đất của tự do, không có quan chức chính phủ nào, không có thống đốc nào, không có quan chức nào, không có thẩm phán nào và không có nhà lập pháp nào lại được phép ra lệnh rằng đâu mới là chính thống trong các vấn đề tôn giáo, hoặc đòi hỏi tín hữu các tôn giáo phải vi phạm lương tâm của họ. Để xây dựng một xã hội hòa bình, thịnh vượng và đạo đức không có quyền nào cơ bản hơn là quyền được tuân theo các niềm tin tôn giáo. Như tôi đã tuyên bố tại Quảng trường Krasiński ở Warsaw, Ba Lan vào ngày 6 tháng 7 năm 2017, người dân Mỹ và người dân thế giới vẫn tiếp tục kêu lên: “Chúng tôi muốn có Chúa”.
Vào ngày này, chúng ta kỷ niệm và tôn kính lập trường can đảm của Thánh Thomas Becket đối với quyền tự do tôn giáo và chúng ta tái khẳng định lời kêu gọi chấm dứt sự đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới. Trong bài phát biểu lịch sử của tôi tại Liên Hợp Quốc năm ngoái, tôi đã nói rõ rằng nước Mỹ đứng về phía những tín hữu ở mọi quốc gia, những người chỉ yêu cầu quyền tự do để sống theo đức tin trong trái tim của họ. Tôi cũng tuyên bố rằng các quan chức toàn cầu hoàn toàn không có quyền tấn công vào chủ quyền của các quốc gia mong muốn bảo vệ sự sống vô tội, và đang phản ánh niềm tin của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác rằng mọi đứa trẻ - sinh ra hay chưa chào đời - đều là ân sủng thánh thiêng từ Thiên Chúa. Đầu năm nay, tôi đã ký Sắc Lệnh Ưu Tiên Tự Do Tôn Giáo như một khía cạnh cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Chúng tôi đã chỉ đạo mọi Đại sứ - và hơn 13,000 viên chức và chuyên viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - tại hơn 195 quốc gia phải thúc đẩy, bảo vệ và ủng hộ tự do tôn giáo như một trụ cột chính của nền ngoại giao Hoa Kỳ.
Chúng tôi cầu nguyện cho tín hữu các tôn giáo ở khắp mọi nơi đang bị bách hại vì đức tin của họ. Chúng tôi đặc biệt cầu nguyện cho những mục tử dũng cảm và đầy cảm hứng của họ - như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân ở Hương Cảng và Mục sư Vương Nghị ở Thành Đô - là những chứng nhân hy vọng không mệt mỏi.
Để tôn vinh ký ức về Thánh Thomas Becket, các tội ác chống lại những người có đức tin phải được chấm dứt, các tù nhân lương tâm phải được trả tự do, các luật hạn chế quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng phải bị bãi bỏ, và những người dễ bị tổn thương, những người vô phương tự vệ và những người bị áp bức phải được bảo vệ. Sự bạo ngược và giết người làm chấn động lương tâm trong thời Trung Cổ không bao giờ được phép xảy ra nữa. Chừng nào nước Mỹ còn đứng vững, chúng tôi sẽ luôn bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Một xã hội không có tôn giáo không thể thịnh vượng. Một quốc gia không có đức tin thì không thể trường tồn - bởi vì công lý, sự tốt lành và hòa bình không thể thắng nếu không có ân sủng của Thiên Chúa.
VÌ THẾ, GIỜ ĐÂY, TÔI, DONALD J. TRUMP, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với thẩm quyền được Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ trao cho tôi, xin tuyên bố ngày 29 tháng 12 năm 2020 là ngày kỷ niệm 850 năm về cuộc tử đạo của Thánh Thomas Becket. Tôi mời người dân Hoa Kỳ cử hành ngày này tại các trường học, nhà thờ và các địa điểm tụ họp thông thường với các nghi lễ thích hợp để tưởng nhớ cuộc đời và di sản của Thánh Thomas Becket.
TÔI LONG TRỌNG XÁC NHẬN, tôi đã ký tuyên bố này vào ngày 28 tháng 12 này, vào năm thứ hai nghìn hai mươi của Chúa chúng ta, và cũng là năm thứ hai trăm bốn mươi lăm ngày Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tổng thống Donald J. Trump
Source:The White House
2. Hiện tượng lạ tại thành phố bị khóa Milan
Sáng thứ Hai 28 tháng 12, Milan đã thức dậy trong một lớp tuyết dày, những đứa trẻ háo hức nhưng bất cứ ai đang cố gắng trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Giáng sinh cảm thấy rất lúng túng trong thành phố đang bị cô lập rất nghiêm ngặt.
Các công nhân thành phố đeo khẩu trang y tế đã ra ngoài vào lúc bình minh, xúc tuyết dày khoảng 15 cm ở trung tâm Piazza Duomo, trong khi xe cộ giao thông phải vật lộn trên những con đường trơn trượt.
Một số cây cối và hàng rào bên ngoài các quán bar bị đổ sập dưới sức nặng. Đây là một cảnh tượng hiếm thấy ở một thành phố thường chỉ nhận được tối đa là một lớp tuyết phủ rất mỏng trong đợt lạnh nhất trong nhiều năm.
Hãng tin Ansa đưa tin, một cây cột hỗ trợ đường tàu điện trên cao đã rơi trúng một phụ nữ, khiến cô bị thương ở đầu.
Giám đốc giao thông vận tải của thành phố Marco Granelli cho biết ưu tiên của chính quyền là loại bỏ cây đổ và dọn sạch các lối vào bệnh viện, cơ sở y tế và các điểm xét nghiệm coronavirus.
Việc khóa cửa khiến phần lớn người Ý phải ở trong nhà của họ từ ngày 24 đến 27 tháng 12 đã được nới lỏng vào hôm thứ Hai, cho phép mọi người đi lại tự do trong thành phố của họ ngay cả khi hầu hết các dịch vụ vẫn phải đóng cửa hoặc hạn chế nghiêm nhặt.
Tuyết rơi dày trên diện rộng trên phần lớn miền bắc nước Ý, khiến các chuyến tàu bị hủy và các con đường miền núi ở vùng Veneto bị đóng cửa.
Source:Reuters
3. Thủ đoạn của các phương tiện truyền thông về dự luật hợp pháp hóa phá thai ở quê hương Đức Giáo Hoàng
Ở lối vào Quốc hội Á Căn Đình là một tấm bảng nhắc nhở các nhà lập pháp rằng Đức Mẹ Lujan là vị thánh bảo trợ của các đảng chính trị của đất nước.
Khi Thượng viện Á Căn Đình chuẩn bị bỏ phiếu về dự luật hợp pháp hóa phá thai, Giáo Hội Công Giáo đã hợp tác với những anh chị em Tin lành để chống lại dự luật này.
Dự luật, nhằm hợp pháp hóa việc phá thai tự nguyện trong tối đa 14 tuần, đã được Hạ viện thông qua vào ngày 11 tháng 12 và đang được thảo luận và biểu quyết tại Thượng viện từ hôm thứ Ba 29 tháng 12.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là từ thông tấn xã AFP, một trong rất ít các hãng tin có các hình ảnh của các Kitô hữu biểu tình chống lại dự luật phá thai này. Nhiều phương tiện truyền thông khác đang áp dụng cùng một chính sách như họ đã làm trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vừa qua. Trên các tờ như New York Times, Washington Post, CNN quý vị và anh chị em chỉ có thể nhìn thấy cảnh các phụ nữ dàn dụa nước mắt, mừng rỡ vì sắp được tự do phá thai. Thông điệp của họ là toàn dân Á Căn Đình đang ủng hộ phá thai. Đó là một điều sai sự thật.
Hai năm trước, một dự luật tương tự đã thông qua ở Hạ viện nhưng đã bị đánh bại tại Thượng viện sau một chiến dịch kiên quyết của cả người Công Giáo và người Tin lành. Cho đến nay, tại quê hương của Đức Giáo Hoàng, phá thai chỉ được phép trong trường hợp người phụ nữ bị hiếp dâm hay sinh mạng của thai phụ gặp nguy hiểm.
Hiến pháp của Á Căn Đình bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Một cuộc cải cách năm 1994 đã loại bỏ yêu cầu tổng thống phải là người Công Giáo.
Tuy nhiên, hiến pháp Á Căn Đình vẫn đề cập đến Chúa trong phần mở đầu và điều thứ hai của hiến pháp bảo đảm sự ủng hộ của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo.
“Giáo Hội Công Giáo ở Á Căn Đình có sự ảnh hưởng lớn. Có một nền văn hóa Công Giáo rất mạnh mẽ trong thế giới chính trị”, nhà xã hội học Fortunato Mallimaci, người đã viết một cuốn sách về điều mà ông cho là huyền thoại về chủ nghĩa thế tục ở Á Căn Đình, nói với AFP.
“Các nhóm tôn giáo tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước và nhà nước, khi cảm thấy yếu kém, sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm tôn giáo”.
Theo một cuộc thăm dò năm 2019 của một cơ quan chính phủ, 62% người Á Căn Đình xác định mình là người Công Giáo, 18.9% cho mình là vô thần và 15.3% theo đạo Tin lành.
Source:AFP