Ngày 30-12-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Thánh Gia
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:19 30/12/2016
LỄ THÁNH GIA THẤT

Tin mừng: Mt 2, 13-15; 19-23.
“Hãy đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn sang Ai-cập.”


Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Thánh Gia Thất: thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su. Đây là một gia đình gương mẫu của mọi gia đình trên thế giới, là nơi xuất phát tình yêu, hạnh phúc và phục vụ.

1. Gia đình là nơi xuất phát tình yêu.
Điểm đầu tiên để có một gia đình hạnh phúc là tình yêu, từ tình yêu nam nữ đến tình yêu vợ chồng, và được kết hợp hài hòa trong tình yêu gia đình giữa cha mẹ và con cái. Khi tình yêu này nguội lạnh thì gia đình sẽ buốt, khi tình yêu này không còn hai nên một thì gia đình sẽ tan vỡ và con cái sẽ là những miếng mồi ngon cho ma quỷ và tội lỗi.
Một gia đình hạnh phúc thì ở đâu trong gia đình cũng đều có dấu ấn hy sinh của chồng vợ, ở đâu trên con của mình cũng đều có dấu ấn hy sinh của cha mẹ. Qua bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta đều thấy rõ diều ấy nơi thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a.

2. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và phát huy hạnh phúc.
Nhìn vào trong máng cỏ, bạn có thấy tâm hồn mình ấm áp không, bạn hãy nhìn Ba Đấng thật kỷ rồi suy tư xem sao ? Bạn sẽ thấy một gia đình thánh thiện và rất hạnh phúc đang ở giữa thế gian, trong máng cỏ nghèo hèn ấy, dù được trang hoàng lộng lẫy bởi những ánh đèn màu, hay chỉ là một vài cọng rơm khô rồi đặt tượng Chúa Hài Nhi lên đó, bạn cũng sẽ cảm nghiệm được hạnh phúc rất gần gủi bên bạn.
Gia đình Na-da-rét là gương mẫu hạnh phúc của các gia đình Công Giáo cách riêng và cho mọi gia đình nhân loại trên thế giới, chính nơi gia đình thánh thiện này, mà tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ dồi dào xuống cho nhân loại. Qua bài Phúc Âm hôm nay, bạn sẽ thấy điều hạnh phúc ấy nơi thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Maria và Chúa Giê-su Hài Đồng.
3. Gia đình là nơi học tập phục vụ.
Phục vụ không có nghĩa là làm nô lệ, nhưng là chăm sóc người khác với tâm tình yêu thương và khiêm tốn. Nhìn vào Thánh Gia Thất bạn có thấy điều đó không? Thánh cả Giu-se đã đem hết tài năng sức lực của mình để chăm sóc gia đình và phục vụ Đức Mẹ Ma-ri-a và Giê-su Hài Đồng; Đức Mẹ Ma-ri-a đã hết lòng chăm sóc gia đình và dạy dỗ Đức Chúa Giê-su; và Đức Chúa Giê-su đã vâng lời và giúp đỡ cha mẹ trong những công việc của gia đình..
Phục vụ người khác trong yêu thương và khiêm tốn thì không bao giờ hạ giá nhân cách của mình, trái lại, nhờ phục vụ mà nhân cách của mình được trưởng thành hơn.

Bạn thân mến,
Dù bạn đã lập gia đình hoặc còn độc thân, thì mục tiêu của bạn vẫn cứ là muốn có một gia đình hạnh phúc, muốn được như thế, bạn hãy quỳ thật lâu trước máng cỏ, bạn sẽ tìm được ý nghĩa của tình yêu đích thực, hạnh phúc và sự phục vụ trong gia đình...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:23 30/12/2016
92. THẤY ÁO KHÓC CHA.
Thạch Trung Lập rất hay đùa cợt.
Một ngày mùa hè nọ ông ta đi đến nhà Văn Công tham gia đám ma, có rất nhiều hiền sĩ nổi tiếng trong giới văn học cũng đến, tất cả đều mặc áo trắng vải lót, có điều là chất liệu thì không giống nhau, có người mặc áo là vải lụa, có người mặc áo là vải dệt...
Trung Lập đột nhiên khóc lớn tiếng, người ta bèn hỏi anh ta sao lại thương tâm như thế, anh ta nói:
- “Nếu phụ thân tôi còn sống, thì nhất định tôi sẽ mặc áo trắng vải lót bằng vải lụa.”
Mọi người nhìn anh ta, thì quả thật Trung Lập đang mặc một cái áo vải lót bằng vải dệt thì cười thầm...
(Phủ Chưởng lục)

Suy tư 92:
Hồi còn học tiểu học, cứ mỗi ngày vào lớp học, thì nữ tu đứng lớp bắt chúng tôi phải viết và thuộc lòng một câu cách ngôn trên bảng, tôi còn nhớ câu này: “Con có cha như nhà có nóc”, nhà thì phải có cái nóc, nếu không có cái nóc thì không thể an toàn trú ngụ bên trong, nếu nhà không có nóc thì vẫn còn thua cái trại chăn vịt.
Trong gia đình, người cha là trụ cột chính của cả nhà, tình thương của người cha không như của mẹ, “không như” có nghĩa là không bộc lộ ra bên ngoài, nhưng trong lòng cha thì đầy ắp yêu thương đối với con cái. Người ta thường làm thơ, viết sách ca ngợi người mẹ, nhưng rất ít ca tụng người cha, cũng giống như trong Phúc Âm rất ít nhắc đến thánh cả Giu-se, tuy ít nhắc đến nhưng ai cũng đều biết vai trò quan trọng của thánh cả Giu-se đối với Đức Mẹ Ma-ri-a và Đức Chúa Giê-su.
Có những người con coi thường cha của mình vì ông ta không làm ra tiền như bà mẹ; có những người con hất hủi cha mình vì ông ta có cái tật thích uống rượu; có những đứa con không thích nhắc đến cha mình giữa đám đông vì ông ta bị bệnh tâm thần.v.v...
Ai không yêu thương và kính trọng cha mình thì không thể yêu thương và kính trọng người khác được, và càng không thể làm một người cha tốt lành của con cái sau này.
“Con có cha như nhà có nóc”, nhà mất nóc thì làm lại được, chứ con mất cha thì không thể nào kiếm lại được người cha thứ hai, đó là sự thật.
“Lạy Thánh Cả Giu-se là Đấng bảo trợ các gia đình, xin cầu cùng Chúa cho chúng con là những người làm cha trong gia đình, biết nuôi nấng dạy dỗ con cái nên người Ki-tô hữu tốt, xin Thánh Cả dạy chúng con biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như Chúa dạy, để chúng con trở thành tấm gương sáng cho con cái noi theo. Amen.”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:27 30/12/2016
LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ Thiên Chúa
(Ngày 1 tháng 1)

Tin Mừng: Lc 2, 16-21.
“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.


Anh chị em thân mến,
Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ làm mẹ của Đấng cứu thế là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với con mình là Đức Chúa Giê-su.

1. Đức Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.
Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Đức Cha và Đức Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại thì Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Ni-xê-a (325) đã long trọng tuyên bố và xác tín, và mỗi ngày Chúa Nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ.

Đức Chúa Giê-su là Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Ngài đến sau tôi nhưng có trước tôi” (Ga 1, 30b), cũng có nghĩa là với bản tính loài người Đức Chúa Giê-su sinh sau thánh Gioan Tiền Hô, nhưng với bản tính Thiên Chúa thì Ngài đã có trước thánh Gioan Tiền Hô. Và như thánh Gioan tông đồ đã xác quyết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.(Ga 1, 1) ngài đã xác tín Đức Chúa Giê-su là Ngôi Lời tức là Thiên Chúa.

Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài thật sự là con duy nhất của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Ngài và cũng là Mẹ Thiên Chúa.

2. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa
Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa vốn không một ai có thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại chúng ta.

Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ thật của Đức Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Đức Chúa Giê-su, được Đức Mẹ Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Đức Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)

3. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ của chúng ta
Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Đức Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ (thánh Gioan tông đồ): “Đây là mẹ của anh”, kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Ma-ri-a, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.

Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc đồng công cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, và là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại.

Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:31 30/12/2016

5. Con muốn được tiến bộ về đường đạo đức thì chỉ cần suy niệm về cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su, thì con sẽ tiến nhanh trên đường tinh thần tu đức.

(Thánh Maria Magdalena)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy Niệm Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm. Anthony Trung Thành
10:28 30/12/2016
Suy Niệm Lễ Mẹ Thiên Chúa

Ngày 01/01

Ai trong chúng ta cũng có một người mẹ về phần xác. Riêng người Công Giáo, ngoài người mẹ phần xác còn có một người Mẹ về phần thiêng liêng, đó là Đức Maria. Đức Maria vừa là mẹ chúng ta vừa là Mẹ Thiên Chúa. Ngoài đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa, Ngài còn được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đồng Trinh Trọn Đời và Hồn Xác Lên Trời. Hôm nay, Giáo Hội tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây:

1. Vì sao Đức Maria lại là Mẹ Thiên Chúa?

Đức Giêsu có hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người.

Với bản tính Thiên Chúa, Đức Giêsu là một trong ba ngôi Thiên Chúa, Ngài ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: "Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa..."

Với bản tính loài người, Đức Giêsu được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, có hồn có xác, có ngày tháng năm sinh, có quê quán. Ngài cũng biết đói, khát, lạnh, nóng. Ngài cũng có cảm xúc vui, buồn, sướng khổ, nóng giận...Nghĩa là Ngài giống như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi.

Như vậy, Đức Maria là mẹ Đức Giêsu thì Ngài cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tín điều này đã được Công đồng Êphêsô định tín năm 431. Mặt khác, khi gặp Mẹ Maria, bà Isave đã thốt lên rằng: "Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?" (x. Lc 1,43). Ngoài ra, Giáo Hội cũng đã đưa lời tuyên xưng Mẹ Thiên Chúa vào đoạn sau của Kinh Kính Mừng mà chúng ta đọc hằng ngày: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử.”

2. Đức Maria là người Mẹ quyền phép và yêu thương

Đức Maria là người mẹ quyền phép: Trong kinh Đền Tạ Đức Mẹ chúng ta đọc ngày Thứ Bảy đầu tháng có câu: "Mẹ quyền phép bởi lời Mẹ xin cùng Chúa." Chúng ta thấy rõ điều này qua phép lạ tại tiệc cưới Cana: mặc dầu giờ chưa đến, nhưng do lời bầu cử của Đức Mẹ, Đức Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon, để cứu nguy cho gia chủ và giúp cho niềm vui của đôi tân hôn được trọn vẹn(x. Ga 2,1-12). Từ đó tới nay, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ, Thiên Chúa đã làm vô số phép lạ để giúp con người. Nếu chúng ta đến các trung tâm Hành hương của Đức Mẹ, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Tại những nơi đó, người ta xin ơn nhiều nhưng người ta cũng tạ ơn nhiều. Những tấm bảng ghi ơn Mẹ thì vô số: ơn được chữa lành bệnh tật, ơn được trở lại, ơn tìm được của cải đã mất…Điều đó chứng tỏ Mẹ rất quyền phép trước mặt Thiên Chúa.

Đức Maria người mẹ yêu thương: Vì yêu thương nên Mẹ đã thưa hai tiếng "Xin vâng;" vì yêu thương nên Mẹ đã chấp nhận hy sinh: hy sinh bản thân Mẹ, hy sinh chính đứa con một của mình; vì yêu thương nên Mẹ đã chấp nhận làm Mẹ loài người qua lời trăng trối của Đức Giêsu với Thánh Gioan dưới chân thập giá: "Này là Mẹ con" (x. Ga 19,27).

Mẹ không chỉ thi thố tình yêu thương khi Mẹ còn ở thế gian, sống với Thánh Gioan và các Tông đồ, mà Mẹ còn thể hiện tình yêu thương nhân loại khi Mẹ đã về trời ở bên cạnh Thiên Chúa. Bằng chứng là từ khi Mẹ về trời cho đến hôm nay Mẹ đã hiện ra nhiều lần nhiều nơi trên thế giới như ở Lavang, Lộ Đức, Fatima...để nâng đỡ và chỉ đường dẫn lối cho con cái Mẹ. Mẹ đúng thật là người mẹ đầy tình thương.

3. Ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới

Mẹ Maria còn được gọi là Nữ Vương Hoà Bình. Mẹ luôn mong muốn thế giới có hoà bình. Vì vậy, Giáo Hội rất có lý khi chọn ngày hôm nay để mời gọi chúng ta cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Nhưng để có hoà bình, con người cần phải kiến tạo.

Về mặt tiêu cực:

Thứ nhất, phải xa tránh tội lỗi. Bởi vì, tội lỗi làm cho chúng ta xa cách Thiên Chúa, giống như Adong và Evà, sau khi phạm tội đã tìm cách lẫn trốn Thiên Chúa. Mặt khác, khi phạm tội con người thường đổ lỗi cho nhau và từ chối nhau: Sau khi ăn trái cấm, Adong đã đổ lỗi cho Evà; Sau khi Cain ra tay sát hại Abel, Thiên Chúa hỏi Cain rằng: "Em ngươi đâu?" Cain đã từ chối tình anh em bằng cách trả lời rằng: "Tôi có phải là người giữ em tôi đâu?" (x. St 4,9).

Thứ hai, không gây gỗ bất hoà, không hằn thù ghen ghét...Vì hầu hết các cuộc chiến tranh đụng độ là do hằn thù, ghen ghét, bất hoà với nhau: giữa cá nhân, gia đình hay tập thể và cả giữa nước này với nước khác. Vì thế, sứ điệp của ĐTC nhân ngày Hòa Bình thế giới 1-1 năm 2017 đã được công bố với đề tài : “Bất bao động: một kiểu chính sách hòa bình.”

Thứ ba, không dùng bão lực: "không thể gìn giữ hoà bình bằng bão lực, hoà bình chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau." (Albert Einstein). Bởi vì, nếu giải quyết bằng bão lực thì sẽ dẫn đến thương tích, chết chóc...khi có thương tích, chết chóc sẽ không còn có sự bình an.

Về mặt tích cực:

Biết sống tốt các mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Đối với Thiên Chúa: phải biết sống hiệp thông với Ngài bằng việc siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Giao Hoà và Thánh Thể. Đối với tha nhân: phải biết sống tốt các mối tương quan trong gia đình như giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em với nhau; sống tốt các mối tương quan với bạn bè, đồng nghiệp và những người có liên hệ với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, những người bất đồng chính kiến và kể cả kẻ thù của chúng ta nữa. Sẵn sàng tha thứ cho nhau. Vì khi biết tha thứ mới có sự bình an: bình an từ người tha thứ và bình an từ người được tha thứ.

Cuối cùng, chúng ta hãy chiêm ngắm hang đá để thấy được bài học về sống chung hòa bình. Thật vậy, nơi hang đá có ba thành viên trong một gia đình, đó là Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse; có các nhà chiêm tinh đại diện cho các dân tộc; có ba vua và các mục đồng đại diện cho thần và dân; có con người và loài vật. Tất cả sống chung trong hoà bình.

Tóm lại, “Tất cả chúng ta đều mong muốn có hòa bình. Nhiều người hằng kiến tạo hòa bình hết ngày này qua ngày khác khởi từ những cử chỉ và hành động nhỏ bé. Nhiều người đang chịu đau khổ, tuy nhiên, họ vẫn bền độ kiên nhẫn trong nỗ lực của mình để làm những người kiến tạo hòa bình.” (x. Thông điệp của ĐTC ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50, số 7). Vậy chúng ta hãy góp phần mình trong việc tìm mọi cách để kiến tạo hoà bình. Hãy cùng nhau cầu "xin Chúa ghé mắt lại cùng chúng ta và ban bình an cho chúng ta." (x. Ds 6,26).

“Lạy Nữ Vương Hòa bình uy linh rạng rỡ, xin ban cho chúng con nền hòa bình thực sự trong trái tim; cho mọi gia đình được hòa thuận và các quốc gia đạt được những hòa ước với nhau. Xin gìn giữ và hàn gắn các gia đình đang bất hòa tan vỡ, vợ chồng đang ly dị, cha mẹ con cái và anh chị em đang chia rẽ. Lạy Nữ Vương Hòa bình xin canh chừng và bảo vệ chúng con với tình thương mẫu tử bao la của Mẹ. Amen.” (x. Kinh lạy Mẹ Nữ Vương Hòa Bình).

Lm. Anthony Trung Thành
 
Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
10:33 30/12/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ MẸ THIÊN CHÚA (01/01)

Ds 6,22-27 ; Gl 4,4-7 ; Lc 2,16-21

MA-RI-A MẸ CHÚA GIÊ-SU VÀ MẸ CỦA CHÚNG TA

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 2,16-21

(16) Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (17) Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (18) Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. (19) Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (20) Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (21) Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ Cắt Bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su. Đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng Mẹ.

2. Ý CHÍNH: CHÚA GIÊ-SU LÀ CON MẸ MA-RI-A

Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc viếng thăm của các mục đồng nơi hang đá Be-lem sau khi được thiên thần hiện đến loan báo Tin mừng về Đấng Cứu Thế đã ra đời. Các mục đồng vui mừng lập tức lên đường đi tìm Đấng Cứu Thế. Cuối cùng họ đã tìm thấy hai ông bà Giu-se Ma-ri-a, và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ tại cánh đồng Bê-lem. Họ đã thuật lại sự thể mắt thấy tai nghe. Riêng Đức Ma-ri-a thì ghi nhớ các điều ấy và suy niệm trong lòng.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là Mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27).

2. CÂU CHUYỆN:

1) LỊCH SỬ LỄ ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ Thiên Chúa :

Đức Maria Mẹ Thiên Chúa là một đặc ân quan trọng nhất trong các đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ và là tước hiệu được Hội Thánh sử dụng để ca tụng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a.

- Tuy nhiên, đến thế kỷ V, Nes-tô-ri-ô đã công khai chống lại tước hiệu Mẹ Thiên Chúa này. Theo Nes-tô-ri-ô, Đức Maria chỉ được gọi là Mẹ Đức Giêsu Kitô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Bấy giờ một cuộc tranh luận thần học lớn lao về mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể đã xảy ra trong Hội Thánh, nên vào năm 431 Công đồng Ephêsô đã được triệu tập dưới sự chủ toạ của thánh Cyrillô. Chính Công đồng này đã xác tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa như sau: “Nếu ai chối Đức Giêsu là Thiên Chúa, và bởi đó chối Đức Thánh nữ Đồng trinh Maria là Mẹ Thiên Chúa vì người đã sinh ra thân xác Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, thì bị vạ tuyệt thông.” Từ đây tước hiệu Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa đã được Hội Thánh dùng để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.

- Vào năm 1931, Đức Giáo Hoàng Piô XI khi thiết lập lễ kính Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa đã tuyên bố như sau: “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mạch nước mầu nhiệm vô tận, tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa”.

- Đức Thánh Cha Phaolô VI đã đặt lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01.01 là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Trong tông huấn Marialis Cultus ngài đã viết: “Vì có sự trùng hợp giữa ngày 01 tháng Giêng với ngày thứ tám sau lễ Giáng Sinh nên ngày đó được đặt làm ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới, hầu thành quả của hoà bình có điều kiện phát sinh trong lòng nhiều người”.

- Công đồng Vaticanô II (1962-1965) trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh cũng đã khẳng định: "Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa ... Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo Hội. Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Kitô".

2) MẸ MA-RI-A HẰNG CỨU GIÚP NHỮNG KẺ GẶP NGUY KHỐN

Trưa ngày 12/10/1972, một chiếc phi cơ chở 45 giáo viên và học sinh đi từ Mông-tê-viu đến Săng-chi-a-gô nước Chi-Lê thi đấu thể thao. Khi băng qua dãy núi Ăng-đét thì máy bay bị trục trặc mất thăng bằng và lao xuống đất rất nhanh. Sau một phút, nó đã đâm xuống lớp tuyết rất dày và bị vỡ ra nhiều mảnh. 28 học sinh may mắn còn sống sót. Một vài cậu chỉ mặc một chiếc áo khoác thể thao trên người. Một số khác thì mặc áo tay dài. Không ai mang theo quần áo lạnh thích hợp với vùng thời tiết lạnh giá 20 độ dưới số không.

Khi màn đêm buông xuống, 28 học sinh sống sót kia ngồi tụm lại bên nhau trong một khoang máy bay còn sót lại. Cũng may, trên phi cơ vẫn còn một ít thức phẩm gồm có các loại thịt nguội, bánh mì và rượu vang… khiến họ hy vọng nhờ đó sẽ có thể sống thêm được một thời gian. Ngoài ra họ cũng có một chiếc ra-đi-ô cát-xét vẫn còn dùng tạm được. Cũng nhờ chiếc ra-đi-ô này mà họ đã hiểu biết công cuộc cứu hộ đang được triển khai sau khi phi cơ của họ lâm nạn, tại các quốc gia trong vùng máy bay bị rơi như Chi-lê, Ác-hen-ti-na và U-rơ-guây. Sau tám ngày, họ nghe được các đoàn cứu hộ báo cáo do thời tiết xấu nên không thể tìm ra chiếc máy bay lâm nạn và không hy vọng còn hành khách nào sống sót. Thế là các nạn nhân này hiểu rằng: họ có sống và trở về nhà hay không là hoàn toàn tùy theo sự may mắn và quyết tâm sống còn của họ mà thôi.

Ít ngày sau, thêm 12 người nữa theo nhau qua đời vì bệnh viêm màng phổi do không chịu được tiết trời băng giá khủng khiếp. Đoàn người lâm nạn chỉ còn 16 người. Bây giờ họ chỉ biết trông chờ vào phép lạ. Cả 16 học sinh quyết định họp nhau lại cầu nguyện mỗi buổi tối. Cứ vào khoảng 9 giờ tới, khi trăng bắt đầu mọc trên triền núi, thì mọi người ngừng trò chuyện riêng và người điều khiển giờ kinh lấy ra một cỗ tràng hạt, rồi cả bọn ngồi quây quần thành hình vòng tròn cùng đọc kinh Mân Côi. Giờ kinh được tiếp tục bằng lời cầu nguyện tự phát, các bài thánh ca và kết thúc bằng kinh Hãy Nhớ, để xin Mẹ Chúa Trời đóai thương cứu giúp. Những buổi cầu nguyện như thế trở thành nguồn động lực giúp các học sinh hy vọng sẽ được cứu thoát.

Ngày qua ngày, thấm thoát đã sang tuần lễ thứ tám. Thời tiết bắt đầu bớt băng giá. Hai cậu khỏe nhất trong bọn và có kinh nghiệm leo núi quyết định sẽ leo xuống núi cầu cứu. Cuộc hành trình của họ vô cùng khó khăn nguy hiểm. Cũng may một cậu đã tìm thấy một cuộn dây thừng bằng ny-lông và trao cho hai bạn dùng tạm làm sợi dây an toàn khi leo xuống. Hai cậu cũng đem theo một ít lương thực cùng với búa và đinh. Họ bắt đầu tuột xuống vách đá trơn trượt. Chỉ cần bất cẩn một chút thôi là cả hai sẽ bị rơi xuống vực sâu. Mọi người đều hợp ý cầu xin Mẹ Ma-ri-a giúp hai bạn leo xuống đến nơi an toàn. Chín ngày sau, hai cậu đã xuống được đến một trạm kiểm soát ở con đường dưới núi, và chỉ sau vài tiếng đồng hồ, đã có hai chiếc trực thăng cứu hộ xuất hiện bay lên đỉnh núi cao chót vót để cứu tất cả mười bốn học sinh còn lại. Chính nhờ sự thành tín kêu cầu Đức Ma-ri-a, mà các học sinh này đã có thể sống sót tới 70 ngày trên đỉnh núi cao giá lạnh, đang khi không ai trong các thân nhân của họ dám hy vọng người thân của mình còn sống và sẽ có ngày trở về nhà. Suốt 70 ngày gian khổ trên núi, 16 cậu học sinh này đã cảm nghiệm được điều này là: Đức Ma-ri-a không những là Mẹ Thiên Chúa, mà còn là Mẹ của mọi người tín hữu biết thành khẩn kêu xin ngài bầu cử nữa.

3. SUY NIỆM:

- Thánh Phao-lô viết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Như vậy, khi sinh hạ Chúa Giê-su, Đức Ma-ri-a cũng hạ sinh một nhân loại mới. Vì Người là Mẹ của Chúa Giê-su là đầu nhiệm thể, nên cũng là Mẹ của các phần chi thể là các tín hữu chúng ta. Hơn nữa, khi đứng dưới chân thập giá, Mẹ Ma-ri-a lại được Chúa Giê-su trao cho sứ mệnh làm Mẹ của môn đệ Gio-an, và sau đó Gio-an đã rước Mẹ về nhà mình mà phụng dưỡng (x. Ga 19,26-27). Gio-an chính là đại diện cho Hội Thánh được Chúa Giê-su trăn trối làm con Đức Mẹ. Cuối cùng, Mẹ Ma-ri-a còn là trạng sư cầu bầu đắc lực cho các tín hữu chúng ta trước tòa phán xét sau này.

- Trong tiệc cưới tại Ca-na, Mẹ Ma-ri-a đã phát hiện bữa tiệc mới nửa chừng mà sắp bị hết rượu. Không đợi cho đôi tân hôn phải van nài, Mẹ đã vội báo cáo cho Đức Giê-su và bảo các gia nhân hãy vâng lời Chúa Giê-su dạy. Nhờ lời bầu cử đắc lực của Mẹ, mà dù chưa tới giờ hành động. Chúa Giê-su đã nghe lời Mẹ xin nên đã biến nước lã trở thành rượu ngon, giúp cho gia đình đôi tân hôn khỏi xấu hổ trước các thực khách (x. Ga 2,1-11). Ngày nay Mẹ Ma-ri-a cũng tiếp tục chuyển cầu cho các đôi vợ chồng trẻ có lòng tin cậy nơi Mẹ, để giúp họ vượt qua những thử thách trong cuộc sống lứa đôi, và làm cho tình yêu của họ dù có bị lạt như nước lã, cũng sẽ biến thành nồng thắm như rượu hồng như ngày mới yêu nhau. Miễn là họ phải mời Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đến ngự trong gia đình như đôi tân hôn thành Ca-na khi xưa.

4. THẢO LUẬN:

1) Thánh Gio-an xưa đã rước Mẹ Ma-ri-a về nhà mà phụng dưỡng, chúng ta hôm nay sẽ làm gì để tỏ lòng biệt kính và trở nên con ngoan hiếu thảo của Mẹ ? 2) Ngày nay khi gặp phải gian nan thử thách, ta nên làm gì để được Đức Mẹ Chúa Trời trợ giúp giống như đã trợ giúp đôi tân hôn trong tiệc cưới Cana xưa ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY MẸ MA-RI-A LÀ TỪ MẪU CỦA CON. Mẹ là người có phúc hơn mọi người nữ vì mẹ luôn lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Xin Mẹ dạy chúng con biết noi gương Mẹ để sống theo lời Chúa. Xin cho các gia đình chúng con siêng năng đọc và thực thi Lời Chúa như Mẹ. Xin Mẹ luôn hiện diện trong gia đình chúng con để hàn gắn những đổ vỡ, bất hòa đang làm mất đi sự êm ấm trong gia đình. Xin nâng đỡ gia đình chúng con vượt qua những rủi ro bất hạnh. Xin vực dậy niềm tin nơi những thành viên gia đình đang gặp khó khăn, noi gương Mẹ xưa đã luôn tin cậy vào sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa.

- Lạy Mẹ Maria. Mẹ chính là sự sống, sự ngọt ngào và là nguồn hy vọng của con. Lòai người chúng con là con cháu A-Đam E-và đang bị lưu đày dưới thế gian là thung lũng đầy nước mắt đang kêu lên cùng Mẹ. Con hướng về Mẹ là Mẹ hằng cứu giúp mà than van kêu cầu. Xin Mẹ đoái thương an ủi nâng đỡ con. Để sau cuộc đời lưu đày này và đến giờ chết, con sẽ được Mẹ dẫn đưa đến cùng Chúa Giê-su Con yêu của Mẹ, để con được hưởng sự phán xét bao dung. Ôi Ma-ri-a, Mẹ là Trạng Sư của con ! Ôi Trinh Nữ Ma-ri-a dịu hiền, xin luôn ở bên con và đường bỏ con trong giờ sau hết. A-MEN.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Đức Maria, Thiên Mẫu và Mẫu Gương
Lm Petrus Nguyễn Văn Hương
15:56 30/12/2016
Lễ Mẹ Thiên Chúa
Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

Đức Maria, Thiên Mẫu và Mẫu Gương

Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mẹ Thiên Chúa với ý nguyện cầu bình an cho toàn thế giới.

1. Một tín điều để tin

Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là một đặc ân rất cao trọng, được Giáo Hội tuyên tín như là một chân lý đức tin buộc mỗi người chúng ta phải tin. Tuy nhiên, nếu không có sự hiểu biết đúng đắn, tước hiệu này có thể làm cho chúng ta bối rối và thắc mắc: phải chăng tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là một sự phạm thượng? Làm sao một thụ tạo bất toàn lại có thể sinh ra Thiên Chúa được?

Thực ra, thắc mắc này đã có từ rất xa xưa. Vào khoảng năm 428 Nestorius, giám mục ở Constantinople, phủ nhận tước hiệu này. Ông chủ trương rằng: “Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa.” Theo ông, Đức Maria chỉ là Mẹ Chúa Giêsu thôi, cùng lắm là Mẹ Chúa Kitô, không thể là Mẹ Thiên Chúa.

Trước lạc giáo này, Công Đồng Chung họp tại Êphêsô vào năm 431 để giải quyết tranh luận và đã tuyên tín rằng: “Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hợp với nhục thể trong lòng Đức Maria, do đó Đức Maria đã sinh ra Ngôi Lời nhập thể, và đáng được gọi là Mẹ Thiên Chúa” (Théotokos).

Tước hiệu này không có nghĩa là Đức Maria đã sinh ra Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng là người sinh ra Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, nên Đức Maria được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Hay nói chính xác hơn Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, người đã sinh Con Thiên Chúa trong thời gian.

Chúng ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của tín điều này khi đặt nó trong mối tương quan với Chúa Kitô và dựa trên nền tảng Kinh Thánh.

2. Nền tảng Kinh Thánh

Trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta có thể tìm thấy nền tảng Kinh Thánh cho tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Bài đọc II là một trích đoạn của Thư của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Galát. Đây là bản văn cổ nhất của Tân Ước nói về Đức Maria: “Thưa anh em, khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4). Quả thế, người phụ nữ được nói ở đây chính là Đức Maria, người đã cưu mang và sinh hạ Con Đức Chúa Trời làm người.

Đặc biệt, chúng ta còn tìm thấy trong Tin Mừng Luca tước hiệu này dành cho Đức Maria khi Người đi thăm bà Êlisabét (1,38-48). Bà Êlisabét được tràn đầy Thánh Thần và kêu lên rằng: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi. Bởi thế, tai tôi vừa nghe lời bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng.” Bà Êlisabét gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa bởi vì Mẹ đang mang trong lòng Ngôi Hai Thiên Chúa và sẽ sinh ra cho loài người Đấng Cứu Độ là chính Đức Giêsu Kitô.
Trong bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca kể lại chứng tá của các mục đồng về biến cố Chúa Giêsu được sinh hạ bởi Đức Maria tại Bêlem. Các mục đồng hết sức ngạc nhiên vì đã chứng kiến những sự việc xảy ra đúng như lời các thiên thần loan báo cho họ. Con Thiên Chúa sinh ra trong cảnh cơ hàn. Họ đến thờ lạy Người và gặp Đức Maria, thánh Giuse và Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2,16-21).

Như thế, Đức Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn, chuẩn bị nên xứng đáng để mang thai và sinh hạ Con Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn vâng phục và công tác với chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Nên Giáo Hội đã tôn kính Mẹ với tước hiệu rất cao trọng là Mẹ Thiên Chúa.

Chúng ta cũng nên biết rằng: Trong phụng vụ, bậc thứ nhất là sự tôn thờ được dành cho Thiên Chúa Ba Ngôi. Như Kinh Thánh dạy: “Người phải tôn thờ Thiên Chúa người hết lòng hết sức hết linh hồn người” (Đnl 6,4). Bậc thứ hai gọi là sự biệt kính hay sự tôn kính đặc biệt được dành cho Đức Maria. Sau Thiên Chúa phải là Đức Maria, bởi vì Đức Maria có một địa vị hết sức cao cả trong chương trình cứu độ. Mẹ là người sinh ra Đấng Cứu Độ. Nhờ Mẹ, chúng ta mới có Chúa Kitô. Bậc thứ ba là sự tôn kính dành cho các chư thánh.

3. Đức Maria là Mẹ và là mẫu gương

Khi cử hành lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc suy tôn và chiêm ngắm dung mạo cao cả của Đức Maria, nhưng chúng ta còn được mời gọi noi gương Đức Maria để sống như Mẹ đã sống.

Thánh Luca nhắc đi nhắc lại mẫu gương của Đức Maria: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” Mẹ là người luôn lắng nghe Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và đem ra thực hành. Trước khi Mẹ cưa mang Ngôi Lời trong dạ, thì Mẹ đã cưu mang Lời Chúa trong tâm hồn rồi. Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta về việc lắng nghe và sống Lời Chúa.

Nếu Đức Maria được vinh dự làm Mẹ Thiên Chúa, thì mỗi người Kitô hữu cũng được chia sẻ sự vinh dự đó. Bởi vì, như Chúa Giêsu nói: “Ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành là anh chị em Ta, và là Mẹ của Ta.”

Giáo Hội là mẹ, nghĩa là Giáo Hội tiếp tục sứ mạng của Đức Maria, người phải tiếp tục sinh Chúa Kitô cho người khác. Mỗi người Kitô hữu là Giáo Hội. Chúng ta được mời gọi sinh Chúa Giêsu cho người khác bằng sự hy sinh, lời cầu nguyện và đời sống chứng tá của chúng ta, đặc biệt nhờ việc dạy giáo lý, huấn luyện đức tin cho con cái và giới trẻ.

Nhân dịp bước vào Năm Mới, dưới sự phù trì và cầu bầu của Đức Maria, xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta được bình an và dồi dào phúc lành của Thiên Chúa. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tờ Quan Sát Viên Rôma giới thiệu bức họa ‘Đức Mẹ có tài có phép’ được trưng bày tại Vatican dịp cuối năm
Đặng Tự Do
13:34 30/12/2016
Bức họa ‘Đức Mẹ có tài có phép’ của danh họa Domenico Bartolini đã được trưng bày trên sân khấu Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục trong buổi tiếp kiến chung Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các tín hữu hôm 28 tháng 12.

Tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết bức họa cũng được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô khi Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Kinh Chiều Tạ Ơn vào ngày 31 tháng 12, và trong Lễ Kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01 Tháng Giêng.

Bức họa, thường được đặt tại nhà thờ Sant'Andrea delle Fratte tại Rôma, có ý nghĩa kỷ niệm cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với Marie-Alphonse Ratisbonne (1814-1884) trong nhà thờ này vào tháng Giêng năm 1842. Ratisbonne, là một người Do Thái, đã theo đạo Công Giáo, và đã hứa hôn. Biến cố Đức Mẹ hiện ra đã thay đổi cuộc đời anh. Anh trở thành một linh mục dòng Tên, và thành lập Hội dòng Đức Mẹ Sion.

Cha Francesco Trebisonda, linh mục giáo xứ Sant'Andrea delle Fratte nói với tờ Quan Sát Viên Rôma rằng bức họa xuất hiện tại Đền Thờ Thánh Phêrô “là một cách trang trọng để bắt đầu việc cử hành Năm Thánh Mẫu nhân 175 năm Đức Mẹ hiện ra tại giáo xứ này.”
 
Đức Tổng Giám Mục José Gomez cử hành lễ Giáng Sinh trong nhà tù trung tâm Los Angeles
Đặng Tự Do
13:59 30/12/2016
Cảnh sát trưởng Los Angeles Agustin Del Valle
150 tù nhân đã tham dự thánh lễ
Lúc 9h sáng Chúa Nhật Giáng Sinh 25 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục José Gomez đã cử hành thánh lễ trong nhà tù dành cho nam giới ở trung tâm của thành phố Los Angeles.

150 tù nhân đã tham dự thánh lễ này. Các tù nhân đã thay phiên nhau đọc các bài sách thánh và cùng hát những bài thánh ca với sự phụ hoạ của ca đoàn nhà thờ Thánh Agatha.

Trong bài giảng, bằng tiếng Anh, xen lẫn với tiếng Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám Mục nói: “Thiên Chúa yêu thương bạn, Thiên Chúa yêu thương tôi một cách cá vị. Ngài yêu thương mỗi một người trong chúng ta, không phải một cách chung chung, nhưng là từng người trong chúng ta.”

Cảnh sát trưởng Los Angeles Agustin Del Valle là người tích cực tham gia trong việc tổ chức thánh lễ này nói: “Thánh lễ Giáng sinh hàng năm là một cái gì đó mà tất cả mọi người sống trong tù đều hết sức mong muốn. Thánh lễ đã mang lại cho các tù nhân một sự khích lệ lớn và một bầu khí hướng về Thiên Chúa”.

Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục còn đi thăm các tù nhân khác tận phòng giam của họ, trao tặng qùa và sách báo.
 
Bối cảnh sứ điệp ngày hòa bình thế giới
Đặng Tự Do
14:30 30/12/2016
Ngày đầu năm mới 2017, Giáo Hội kỷ niệm Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dịp này, đã được công bố hôm 12 Tháng 12, có chủ đề là “Bất bạo động: một hình thái chính trị vì hòa bình”

Các sứ điệp trước đó của Đức Thánh Cha vào những năm 2014, 2015, và 2016 lần lượt có các chủ đề là “Tình huynh đệ, nền tảng và lộ trình dẫn đến Hòa bình”, “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau” và “Vượt qua sự thờ ơ và dành lấy hòa bình”.

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã tóm tắt giáo huấn Công Giáo về hòa bình và chiến tranh chính đáng trong phần thứ ba của các cuộc thảo luận liên quan đến điều răn thứ năm, và cuốn Hợp tuyển các Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo thảo luận về giáo huấn Công Giáo về hòa bình trong chương 11.

Trong khoảng thời gian giữa năm 1914 và 1968, năm vị Giáo Hoàng đã ban hành 21 thông điệp về hòa bình. Kể từ năm 1968, giáo huấn của các vị giáo hoàng về hòa bình đã được thể hiện chủ yếu qua các thông điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Thánh Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

Trong sứ điệp ngày hòa bình thế giới lần đầu tiên, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết, “Mong muốn của chúng tôi là mỗi năm sau đây, lễ kỷ niệm này sẽ được lặp đi lặp lại như một niềm hy vọng và như một lời hứa, vào lúc bắt đầu của một tờ lịch mới, mà con người dùng để đo lường và phác thảo con đường của cuộc sống theo thời gian, chúng ta nhắc lại rằng hòa bình, với sự cân bằng chính đáng và có ích, phải chiếm ưu thế trong sự phát triển của các sự kiện sắp diễn ra.”

Source: Catholic World News - Background: papal message for January 1, the World Day of Peace
 
Tuyên bố của miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập về trường hợp cha Tom Uzhunnalil
Đặng Tự Do
15:15 30/12/2016
Tòa Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập đã ra một tuyên bố về một video được tung lên Youtube hôm 26 tháng 12 liên quan đến Cha Tom Uzhunnalil, một linh mục Ấn Độ bị khủng bố Hồi Giáo bắt cóc tại Aden, Yemen, hồi tháng Ba.

Cũng như các linh mục tu sĩ dòng Salêdiêng quen biết với cha Tom, Tòa Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập tin rằng người nói trong video chính thực là vị linh mục bị bắt cóc, nhưng cảnh báo rằng “nguồn của video, ngày video được quay và quay trong hoàn cảnh nào vẫn là những điều chưa được rõ ràng.”

Tòa Giám Quản nói thêm:

“Mặc dù chúng tôi không có thông tin nào về nơi ở hiện nay của Cha Tom, chúng tôi có những dấu chỉ mạnh mẽ để tin rằng ngài vẫn còn sống. Đức Giám Mục Phaolô Hinder, Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập, đang liên lạc với các nhóm khác nhau những người đang làm việc và đang chỉ đạo các cuộc đối thoại với bọn khủng bố để bảo đảm việc trả tự do an toàn cho ngài. Các thông tin chi tiết hơn chưa thể được công bố vào lúc này.”

Source: Catholic World News - Negotiations continue to secure release of priest kidnapped in Yemen
 
Chứng Nhân Thầm Lặng trên đất nước Phù Tang
Thanh Quảng sdb
17:45 30/12/2016
Chứng Nhân Thầm Lặng trên đất nước Phù Tang
Bài viết của Lm Gaetano Compri, SDB
Thanh Quảng SDB (dịch)

Tokyo, Nhật Bản: Trong những ngày này các rạp chiếu phim đang trình chiếu bộ phim “Thầm Lặng”, một kiệt tác của đạo diễn nổi tiếng thế giới là Martin Scorsese. Cuôn phim dài gần 3 tiếng, dựa trên cuốn tiểu thuyết “Thầm Lặng”, một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bởi tác giả Công Giáo Nhật Bản Endo Shusaku vào năm 1966. Câu chuyện kể về một nhà truyền giáo Dòng Tên được gửi đến Nhật Bản vào thế kỷ 17, ngài đã chịu hành hình tra tấn dã man vào thời Kakure Kirishitan (Phong trào bài Kitô giáo). Dây là cuốn chuyện được cho là tuyệt tác của văn hào Endo và là một trong những tiểu thuyết hay nhất của thế kỷ XX.
Chúng ta tự hỏi (Cha Gaetano viết) chuyện này có điều gì liên quan giữa bộ phim này và Tỉnh dòng Don Bosco Salêdiêng ở Nhật Bản? Đây thực là một điều lý thú trong lịch sử Công Giáo Nhật Bản trong những ngày đầu truyền giáo của dòng Salesian với cha Clodoveo Tassinari, Ngài là tác giả của nhiều sách và phim ảnh nói về các câu chuyện xảy ra trong thời gian cấm cách. Nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thầm Lặng” là Cha Sebastião Rodrigues, nhưng tên thật của Ngài là linh mục Giuseppe Chiara (1603-1685), người Sicily - Palermo truyền giáo thuộc Dòng Tên. Ngài là chứng nhân lịch sử và là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Thầm Lặng” của Shusaku Endo.
Cha Chiara đặt chân lên Nhật Bản vào năm 1643, nhưng ngay sau khi đặt chân lên đất Phù tang này thì Ngài bị bắt gần Nagasaki. Cũng như người thầy của mình – là linh mục Ferriera, bề trên giám tỉnh tại Nhật - Ngài đã không cưỡng lại sự tra tấn khủng khiếp, không chối bỏ đức tin của mình và sau 40 năm Ngài qua đời dưới một pháp danh Phật tử ở Tokyo. Mộ của Ngài được cha Tassinari phát hiện ra vào năm 1943 và nằm trong khuôn viên của Chofu một vùng phụ cận của thủ đô Tokyo, nay là Học viện Salêdiêng. Thành phố Chofu đã công nhận đây là di sản lịch sử của thành phố.
Mặc dù đa số các nhà truyền giáo đầu tiên đến Nhật Bản là người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nhưng chúng ta cũng khám phá ra 20 người trong số các vị là người Ý, tám vị trong số đó đã được tuyên phong Á thánh Tử Đạo. Chỉ có mình Cha Giovanni Battista Sidotti đến Nhật vào năm 1708 sau khi cha Chiara tử đạo vào năm 1714 và được phong Á thánh năm 1867.
Vì vậy, ngôi một thầm lặng của cha Chiara ở Chofu nhắc nhở chúng ta đến ‘chứng nhân thầm lặng’ trong câu chuyện tiểu thuyết và phim, nhưng nó lên đời sống chứng nhân của các tín hữu Nhật bản và các vị truyền giáo đã đổ máu đào làm chứng tá cho Tin Mừng và đức tin nơi đất nước Phù Tang này.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Giáng Sinh tại Brunswich, Melbourne
Khắc Thái
00:09 30/12/2016
 
Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa Và Tri Ân Đức Nguyên Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng
Trương Trí
10:43 30/12/2016
Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế: THÁNH LỄ TẠ ƠN Thiên Chúa VÀ TRI ÂN ĐỨC NGUYÊN TỔNG GIÁM MỤC PHANXICO XAVIE LÊ VĂN HỒNG

Ngày 30 tháng 12 năm 2016, một ngày cuối năm trời mưa tầm tả và giá rét, cũng là ngày lễ Thánh Gia Thất, toàn thể cộng đoàn Dân Chúa thuộc Tổng Giáo phận Huế khổng quản ngại thời tiết khắc nghiệt của xứ Huế mà tề tựu đông đảo, để hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo phận một vị Chủ chăn: Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng. Đồng thời cũng tỏ bày tâm tình tri ân đối với Ngài trong suốt thời gian 11 năm trong cương vị Giám mục đã hết lòng chăm sóc, lo lắng cho đàn chiên vượt qua biết bao thăng trầm của cuộc sống.

Xem Hình

Mặc dù ngoài trời giá rét, nhưng trong ngôi Thánh đường Chính tòa Phủ Cam, ngôi Nhà thờ của vị Chủ chăn vẫn ấm lên mối tình của người cha nhân lành và đoàn con hiếu thảo.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Nguyên Tổng Giám mục tâm tình với cộng đoàn: Hôm nay Tổng Giáo phận Huế có nhã ý tổ chức một ngày lễ Kết thúc sứ vụ chủ chăn của Ngài trong suốt 47 năm linh mục, 11 năm Giám mục tại Tổng Giáo phận Huế thân yêu. Ngày lễ hôm nay nhằm vào ngày lễ Thánh Gia Thất của Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh cả Giuse mang một ý nghĩa thích hợp là kết thúc một năm củ và đón một năm mới sắp đến với một tâm tình yêu thương hiệp thông của một Đại Gia đình Giáo phận. Ngài cảm nhận được một tình cảm sâu sắc của Lòng Thương xót của Chúa trong quá khứ Ngài đã được Chúa chọn làm con Chúa qua Bí tích Rửa tội, qua Đức Cố Tổng Giám mục Philipphe Nguyễn Kim Điền Ngài được chọn làm Linh mục đời đời vào năm 1969, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thương bổ nhiệm Ngài làm Giám mục Phụ tá của Tổng Giáo phận Huế năm 2005. Bảy năm sau, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã tín nhiệm trao cho Ngài chức vụ Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Huế thân yêu này vào ngày 18 tháng 8 năm 2012. Một cuộc hành trình như trong giấc mơ mà Ngài không bao giờ dám nghĩ tới, khi mà thân phận kiếp người mỏng dòn và yếu đuối tội lỗi của mình. Chỉ có Lòng Thương xót và tình yêu thương của Chúa mới lý giải được, tất cả đều là hồng ân, xin tạ ơn Chúa đến muôn đời. Ngài cũng không quên được công ơn cao dày của gia đình, của các vị Bề trên,đặc biệt là Đức Tổng Giám mục Stephano tiền nhiệm, các Cha Giáo sư, tình hiệp thông huynh đẹ của các Linh mục, lời cầu nguyện của các tu sĩ nam nữ và của mỗi một người trong cộng đoàn Dân Chúa, xin hết lòng tri ân và cảm tạ mọi người. trong suốt thời gian sống và làm việc bên nhau, vì trách nhiệm và vì sứ vụ Chúa trao ban, chắc chắn đã có nhiều thiếu sót, thiếu tế nhị do vô tình gây ra những điều phiền lòng cho người khác. Xin tất cả mọi người rộng lòng tha thứ cho Ngài.

Trong bài giảng lễ, Cha Gioakim Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Thánh Gia thất, Giáo Hội mời gọi chúng ta noi gương gia đình Thánh gia Nagiaret để múc lấy những bí quyết hạnh phúc đích thực cho gia đình của mình. Thánh Giuse đã phải trải qua một cuộc đời đầy gian nan thử thách: kết hôn với Maria khi Mẹ đã mang thai không phải là giọt máu của mình, khi đến ngày chuyển dạ thì không tìm được một quán trọ mà phải để vợ mình sinh con trong máng cỏ hang lừa, sinh con chưa được bao lâu thì lại phải dẫn vợ con đi trốn vì Herode tìm giết. Thánh Giuse đã dẫn dắt gia đình vượt qua bao sóng gió nguy nan, Ngài đã phải đối phó với biết bao cực nhọc, nhưng Ngài đã vượt qua tất cả và là chỗ dựa vững chắc cho gia đình Thánh Gia, Ngài đã chu toàn bổn phận một gia trưởng trong một gia đình đầy khó khăn, vì thế Ngài xứng đáng là mẫu gương cho các người cha trong gia đình. Giáo phận là một Đại Gia đình, Đức Giám Mục là người cha của đại gia đình này, và hôm nay mọi thành phần con cái của Giáo phận Huế sum họp về đây hiệp dâng Thánh lễ để tạ ơn Thiên Chúa vì Chúa đã thương ban cho Giáo phận một người cha, đó là Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie, một người cha đã tận tụy hy sinh phục vụ giáo phận trong yêu thương và đầy trách nhiệm như khẩu hiệu mà Ngài đã chọn: “Như người tôi tớ phục vụ”. Một người cha không sợ nguy nan, không thoái thác trách nhiệm, nhưng luôn là điểm tựa cho gia đình được yên vui và hạnh phúc. Trong cuộc tĩnh tâm tháng 11 vừa qua, Đức Tổng đã nói: Trong thời gian coi sóc Giáo phận, vì trách nhiệm và vì bổn phận, tôi có làm cho các cha buồn phiền và mất lòng thì xin các cha tha thứ, để Ngài về hưu được thanh thản.

Sau Thánh lễ, Cha Antôn Dương Quỳnh, Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục thay mặt Ban Tổ chức và toàn thể cộng đoàn dân Chúa nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie, đồng thời dâng tặng Ngài lẵng hoa tươi thắm thể hiện tấm chân tình của đàn con thảo hiếu và pho tượng Đức Mẹ La Vang, xin Mẹ luôn đồng hành cùng Đức Tổng trong phần đời còn lại.

Các em thiếu nhi Phủ Cam và trường Mầm non Hồng Ngọc thuộc Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam đã biểu diễn vũ khúc tri ân trong vai các tu sĩ nam nữ các Hội Dòng đang hiện diện tại Huế và dân Chúa. Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie rất xúc động và như được sống lại thời trẻ thơ. Kết thúc Thánh lễ, Linh mục đoàn cùng chụp hình với Ngài lần cuối cùng trong cương vị Chủ chăn.

Trương Trí
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồ chí Minh, người Tàu hay kẻ bán nước?
Bảo Giang
10:48 30/12/2016
Hồ chí Minh, người Tàu hay kẻ bán nước?

Trong suốt chiều dài của lịch sử hơn 4000 năm, Việt Nam mãi mãi còn lưu ký trong dòng sử Việt những công đức của các bậc tiền nhân, những đấng Quân Vương như Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Lê Lợi, Hưng Đạo Vương, Quang Trung Nguyễn Huệ… và tất cả những Công Thần, những người đã hy sinh vì nghiệp nước. Tuy nhiên, ở đó cũng có những điểm đen tủi nhục với những cái tên như Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc….

Rồi vào thời cận đại, nếu ở đó còn ghi lại những tên tuổi như Duy Tân, Hàm Nghi thì cũng không thể thiếu bóng anh hùng Ngô đình Diệm, là những vì Vương đã hy sinh cho Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Ở một chiều ngược lại, khi Lịch sử Việt Nam còn ghi những tên tội đồ muôn đời của nòi giống là Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc… thì nay, không thể không ghi thêm tên của những kẻ bán nước, triệt dân để cầu vinh là Hồ chí Minh và tập đoàn Cộng sản.

Ai cũng biết, chiến tranh và bạo tàn là hai vũ khí khủng khiếp đã hủy biệt con người, cũng như những nhân sinh quan tốt đẹp của nhân loại. Tuy thế, chiến tranh thường chỉ là một giai đoạn, có hạn kỳ. Sau đó, những thế hệ mới sẽ đứng dậy, cùng xây dựng lại hướng đi của con người và xã hội theo một tiến trình nhân bản, tiến bộ. Duy chỉ có bạo tàn, với hình dạng là một tổ chức chính trị xã hội, ngoài khả năng gây ra tội ác man rợ trong chiến tranh, chúng còn có khả năng bạo hành, hủy diệt cuộc sống của con người trong mọi thời bằng một sách lược phi nhân, bá đạo. Tổ chức bạo tàn ấy là Cộng sản. Nó không chỉ là câu chuyện bên kia biên giới, nhưng là kẻ ngoại sinh ngay trong lòng Việt tộc. Và dưới đây là những dấu chân của chúng.

1. Nơi nào có dấu chân cộng sản, nơi đó không có bình yên.

a. Tại miền bắc Việt Nam.

Khi cộng sản đến, ngoài những cái chết đau thương do đạn bom gây ra, gần một triệu đồng bào thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội vội vàng bỏ nhà bỏ cửa, bỏ lại mọi tài sản, và bỏ cả người thân để trốn chạy cộng sản, vào miền nam tìm Tự Do. Số phận những người không chạy kịp gặp nhiều rủi ro, bi đát hơn. Trước hết, hơn 170000 ngàn trưởng gia đình có tiền của, có học thức xã hội, trong đó có nhiều người mang chính xương máu và tài sản của mình ra để giúp cộng sản đạt chiến thắng đã bị tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh đấu tố, giết chết trong mùa gọi “cải cách ruộng đất”. Cuộc gọi là cải cách này đã nổ ra với một chủ đích duy nhất: Bạo hành tinh thần con người để cướp đoạt toàn bộ tài sản của họ. Kế đến, triệt tiêu tài sản nhân bản, luân lý của xã hội để mở ra một guồng máy cuồng đồ và vô nhân tính do CS lãnh đạo.

b. Tại miền nam Việt Nam.

Ngay sau vụ việc giết người làm khủng hoảng lương tâm của thế giới. Hồ chí Minh tiếp nhận súng đạn của Tàu, là kẻ thù truyền đời của dân tộc Việt Nam, xua quân vào nam. Từ đây, Hồ chí Minh đã gây ra cái chết, thương tật, với con số tổn thất trong chiến tranh là không dưới 4,000.000 người. Ở đó, Huế và tết Mậu Thân 1968 là một điển hình. Trong quyển Death by Government (Chết do chánh phủ), tác giả Rudolph J Rummel, giáo sư khoa Chính Trị Học đại học Yale, ghi nhận con số các nạn nhân bị giết vì nạn cuồng đồ trên thế giới như sau:

( 1 ) Mao’s Regime 76 702 000 ( 1958-1962 là 35 236 000 ; PRC từ 1928- 1987 là 76 702 000 người ) .

( 2 ) Lenine , Staline ( Liên Xô ) 61 911 000 người .

( 3 ) The Nazi Genocide State ( Hitler 20 946 000 người ) .

( 4 ) Quân phiệt Nhật 5 964 000 người .

( 5 ) Khmer đỏ 2 035 000 người ( Polpot ) .

( 6 ) Thổ Nhĩ Kỳ 1 883 000 người .

( 7 ) Hồ Chí Minh , Cộng Sản Việt Nam 1 670 000 người .

( 8 ) Cộng Sản Ba Lan 1 585 000 người .

( 9 ) Cộng Sản Nam Tư 1 072 000 người .

Tất cả những hệ thống cuồng đồ trên đã bị tiêu diệt hoặc bị thay thế, ngoại trừ 2 điểm còn giữ nguyên màu áo của nó là Trung cộng và cộng sản Việt Nam. Dĩ nhiên, đây là con số ghi dấu tội ác do các tên hung thủ này gây ra. Nó không chỉ đơn thuần là con số chết vì bom đạn, vì chiến tranh nhưng còn là sự bạo tàn nữa. Đó là lý do để cho thấy, ngay sau khi cộng sản bắc Việt chiếm được miền nam, hàng triệu người dân miền nam, sau này có thêm một số đồng bào tại miền bắc cũng bỏ nước ra đi tìm Tự Do trên những ván thuyền mong manh. Nếu chỉ tính số người bị chết trên đường vượt biển, vượt biên có lẽ cũng lên đến hàng triệu người. Ngay thân nhân ruột thịt của tôi đã mất tích trong những chuyến đi này là 7 người. Đìều này cho thấy một sự thật là: Nơi nào có dấu chân cộng sản đến, nơi đó không có bình yên, không có sự sống của con người nhân bản. Con người phải trốn chạy chúng. Bởi lẽ, ở đó chỉ có tội ác và gian trá của chúng tạo nên cuộc sống cho nó, nên người ta phải xa lánh nó. Mà cần gì phải đến con người mới là minh chứng , “ ngay cái cột đèn, nếu biết đi nó cũng không ở lại” ( Duyên Anh). Và cũng chẳng có một con chó nào không muốn theo chủ nhân của nó ra đi!

Sự việc là thế , nhưng vẫn có người ra điên thành dại ca tụng, đánh bóng Y như như là một thứ “cha già của dân tộc” thay vì lên án Hồ là kẻ diệt chủng. Rồi lại có nhiều kẻ u mê, mất trí, ra công ra sức đánh bóng sự gian dối vô đạo của Hồ bằng thứ ngôn ngữ buồn nôn. Hoặc tuyên truyền đầu độc giới trẻ “học tập theo gương đạo đức HCM”. Đã thế, còn bầy đoàn xây đài, đúc tượng cho Y để hưởng lộc! Với hành động vô lương này, tôi đề nghị họ nên đổi cái khẩu hiệu ấy đi, và dạy dỗ các đoàn đảng viên của mình bằng một khẩu hiệu khác, đúng hơn, chuẩn hơn: “ học tập theo gương giết người của Hồ chí Minh”! Bởi vì nếu Y không giết 170000 ngàn lương dân ở miền bắc, không dùng súng đạn Nga, Tàu mở chiến tranh vào nam, đã không có cộng sản tại Việt Nam với những tang thương chất ngập trong hơn nửa thế kỷ qua!

2. Nơi nào có dấu chân của cộng sản, nơi đó gian trá nở hoa.

a. Hồ chí Minh có phải là Nguyễn tất Thành không?

Hiện nay, hầu như chẳng một ai có thể xác minh được ngày sinh của Nguyễn sinh Cung. Bởi lẽ, theo bản văn do chính Y viết khi xin vào trường thuộc địa thì Nguyễn sinh Cung cũng chỉ đề năm sinh là 1892, không có ngày tháng của năm sinh. Theo đó, cái ngày 19-5 mà CS tung hê là ngày sinh của Hồ chí Minh chỉ là một cảnh hề. Nó phải được coi là một mốc điểm dối trá của CS, hoặc cá nhân Y.

Theo sách vở ghi nhận, Nguyễn sinh Cung sinh 1892 là con út của phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (còn có tên là Huy) một viên chức thuộc triều đình Huế. Ông Sắc là người vốn nghiện rượu. Trong một cơn say rượu vào tháng 1-1910, tri huyện Sắc dùng roi mây cùng thuộc hạ đánh chết một người tù. Gia đình nạn nhân kiện lên cấp trên. Kết quả, triều đình Huế ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh Nguyễn sinh Sắc 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan và bị sa thải. (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ‘Indochine au Vietnam (Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 133). Lý do chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có thể nhắm giữ thể diện cho một quan chức triều đình! Trước đó, nhờ vị thế của cha khi còn tại chức, Cung được nhận vào trường Quốc Học, Huế. Chẳng bao lâu sau. Y bị đuổi khỏi trường vì tham gia vào phong trào kháng thuế! Khi đó Cung đang học lớp 6.

Sau khi bị đuổi học, Cung đổi tên, làm nhiều nghề trước khi xin xuống tàu làm chân phụ bếp. Khi đến Pháp, Nguyễn tất Thành rất khẩn thiết van nài, cuối cùng vẫn không được nhận vào trường nội địa ở Pháp. Trong đơn xin học đề ngày “ Marseille le 15 septembre 1911, chỉ có năm sinh là 1892, không có ngày tháng của năm sinh. Không được nhận vào trường, Thành tiếp tục đi theo làm phụ bếp trên tàu và đi lại nhiều nơi trong đó có Anh và Hoa Kỳ. Sau này Y trở lại Pháp và theo cộng sản. Y có sinh hoạt với CS Pháp, CS Liên Sô.

Theo lý lịch, Nguyễn tất Thành xin gia nhập và là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng (khoảng 1929). Y không phải là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. “Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong ‘Bát Lộ Quân’ của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tá thì ‘ông cụ’ đã tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay không?...Chính Mao chủ tịch đã thu xếp, đề bạt để ‘bác’ gia nhập đảng CSTQ và đưa vào làm việc trong Bát Lộ Quân… rồi chỉ đạo ‘bác’ đứng ra thành lập đảng CSVN để kết nghĩa anh em với đảng CSTQ”. (Trần Đức Thảo. Những lời trăn trối - trang 254)

Như thế là sáng tỏ việc HCM là đảng viên đảng CS/TQ. Rồi vào ngày 3-2-1930 cùng với 6 người Việt và một người Tàu tên Hồ Tập Chương (bí danh Hồ Quang), Đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản đứng ra thành lập đảng cộng sản Đông Dương ở Hồng Kông. Năm 1931 với bí danh Tống văn Sơ, Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền Anh bắt. Y được cho nằm điều trị trong một bịnh viện bài lao vì mắc bịnh lao trầm trọng. Năm 1932, báo chí Hong Kong loan tin Tống văn Sơ (tức Nguyễn Tất Thành) đã chết.

b. 1932-1939: Một giai đoạn bỏ trống. không có nhiều ghi chép về Y.

c. Hồ chí Minh là Hồ Quang?

Sang đến năm 1940, Nguyễn tất Thành được cho là đã xuất hiện trở lại với lý lịch như sau: Thiếu tá Huguang (Hồ Quang sau 1940 đổi là Hồ chí Minh) là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức vào cuối năm 1939. Phần hồ sơ quân bạ được Quân Ủy Trung Ương Trung cộng, ghi như sau: “ Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ chí Minh sau này) tại lớp huấn luyện Nam Nhạc, thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . Thông tin này cũng được công bố trên trang web của Cục Văn Thư & Lưu Trữ Hà Nội. Với bản lý lịch này, thiếu tá Hồ chí Minh là người mang quốc tịch nào? Y có phải là Nguyễn tất Thành hay không?

1. Những khác biệt thực tế.

Những điểm căn bản khác nhau giữa hai bản lý lịch trên:

- Năm Sinh 1892 và 1901.

- Sở học, một người học chưa hết lớp 6, biết đọc, biết viết chữ Hán Nôm. Một người tốt nghiệp Đại Học tại Lĩnh Nam, được xếp vào hàng trí thức.

- Một người có gốc Việt. Một người cho thấy gốc Tàu hẹ. Hỏi xem, hai người này có thể là một người hay không?

2. Theo văn bản.

Trong Đảng Ta, bài viết được coi là có giá trị nhất trong số các tài liệu của cộng sản BV còn lưu trữ, Hồ chí Minh viết như sau:” Trong số, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi (tức Hồ chí Minh) nay chỉ còn đồng chí Hồ tùng Mậu và Trịngh đình Của Đồng chí Tán Anh và mấy đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho dân tộc lâu trước cách mạng thang 8” ( HCM toàn tập, tập 5, trang 547). Ở đây, chính Hồ chí Minh (Hồ Quang) đã xác quyết vấn đề nhân sự trong thời kỳ tổ chức, xây dựng đảng. Có lẽ, Nó phải là điều khả tín. Theo đó:

3. Nguyễn tất Thành có thể là Hồ chí Minh hay không?

Có nhiều câu hỏi đến nay người ta không tìm ra câu trả lời và chính tập đoàn CSBV cũng không thể trả lời. Trước tiên, vốn liếng Hán văn của Nguyễn tất Thành trước khi vào trường Quốc Học Huế, và mấy năm lang thang ở Trung Hoa, có giúp nổi Y viết “ những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” hay không?

Nhắc lại, cuốn sách này nguyên bản là Hán văn, đã được xuất bản ở Thượng Hải 1949, in lại tại Pháp 1950 và dịch ra tiếng việt sau 1951. Xin nhớ, đây là thời gian Hồ chí Minh bị rơi vào cảnh khốn cùng tại hang Pac pó sau khi phải rời Hà Nội. Theo đó, dù có khả năng, Y cũng không có đủ thời gian để viết ra nó. Như thế, phải chăng quyển sách nầy đã do một nhóm nghiên cứu người Tàu viết bằng Hán văn để đánh bóng thiếu tá Hồ Quang trong lộ quân của Chu Đức, nay đang là lãnh đạo tại Việt Nam dưới cái tên mới là HCM không?

Ở trường hợp, nếu bảo đó chính là cuốn sách do Hồ chí Minh viết về thân phận mình trong lúc kháng chiến thì người đem sang Trung Hoa để in ấn là ai? Chẳng lẽ do chính Hồ chí Minh mang đi? Xin nhớ là, Hồ chí Minh chỉ thực hiện một chuyến đi bí mật sang Trung quốc vào đầu năm Canh Dần 2-1-1950 mà thôi. Khi ấy cuốn sách đã xuất bản ở Quảng Đông và nó đã được gởi đi in lại tại Pháp rồi!

Kế đến, cũng xin nhắc là, cho đến nay tập đoàn cộng sản đã dày công gian trá, kê khai hơn 170 cái tên là bút danh, ký hiệu của Hồ chí Minh. Dĩ nhiên, rất nhiều trong số đó có thể là cái áo của những người đã chết, đem khoác vào cho Y để cho vui cửa vui nhà? Tuy thế, dù với rất nhiều xảo trá do bản năng, tập đoàn CSBV vẫn không dám xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh nằm trong danh sách đó. Bởi lẽ, nếu xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh sẽ xảy ra trường hợp tam đoạn luận trực diện, ngọt ngào, không bàn cãi như sau:

Trần dân Tiên = Hồ chí Minh. Dẫn đến,

Trần dân Tiên = Nguyển tất Thành. Dẫn đến

Hồ chí Minh = Nguyễn tất Thành. (gọn nhẹ, sung sướng qúa, vỗ tay đi!)

Tuy nhiên, lại nghẹn, mấy chục năm rồi, vẫn nuốt không trôi. Bởi lẽ, có nhiều lý do, trong đó có hai lý do chính yếu để CS không dám dùng tam đoạn luận này. Thứ nhất: Nguyễn tất Thành đã chết và nếu chưa chết, Y cũng không có khả năng viết cuốn truyện tào lao này bằng chữ Hán. Ấy là chưa kể đến cốt cách của bản thân. Dầu gì Y cũng là con cháu một nhà Nho, có ăn học ít nhiều. Biết trên, biết dưới. Y không dám lỗ mãng xưng mình là “ bác” là “ cha già dân tộc” với mọi người.

Kế đến, xem ra Hồ chí Minh (dù là Hồ Quang hay Ngyễn tất Thành) không hề biết, nói chi đến việc thực hiện cuốn sách láo lếu, tự xưng là “ cha gìa dân tộc” này vào 1949? Lý do, như nói ở trên. Y đang dở sống dở chết ở khu kháng chiến Pac Bo. Sống chết tính từng giờ. Giờ đâu tiểu thuyết trăng hoa? Đã thế, nếu Y viết, thì Y đã nhờ người nào trong ban bí thư, trong bộ chính trị, hay đích thân Y mang “ bản thảo” cuốn sách này sang Trung Hoa để in vào năm 1949? Có lẽ nào, “ bác” của Việt cộng có phép thần thông thổi những trang sách này sang Trung quốc nhờ họ in chăng? Nếu “ bác” của Việt cộng tài thế, tại sao cái bản di chúc HCM phải viết đi viết lại, tẩy xóa nhòe nhoẹt trong nhiều năm chưa thành? Đã thế, nét chữ lại không có một chút nào mang hình dạng mẫu tự của Thành viết trong đơn xin nhập học ở Pháp. Có phải tại vì Y không rành tiếng Việt Nam không? Theo đó, chúng ta chỉ còn cách dùng tam đoạn luận để chứng minh như sau:

a. Trần dân Tiên không phải là Hồ chí Minh. Điều này có thể đúng vì đến nay đã hơn 65 năm tình từ ngày cuốn sách ra đời, Việt cộng vẫn không dám xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh. Dẫn đến:

b. Trần dân Tiên không phải là Nguyễn tất Thành. Kết qủa:

c. Trần dân Tiên là một người khác. Ở trường hợp này không thể xác định Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành!

Đó là lý do, cho đến nay, Cộng sản bắc Việt dù rất muốn, nhưng vẫn không dám đề vào danh mục Hồ chí Minh còn có tên là Trần dân Tiên, vì nó lộ liễu và bỉ ổi qúa. Họ tự biết, đó là cục xương bị nghẹn. Dù có tài dối trá siêu quần, CS vẫn không thể nuốt trôi bảy chữ: Trần dân Tiên là Nguyễn tất Thành!

d. Vấn đề căn bản của đảng cộng sản Việt Nam hôm nay.

Bạn hỏi tôi, một đảng viên cộng sản khi tuyên thệ vào đảng, họ có biết là họ tuyên thệ phục vụ cho đảng cộng sản nào và phục cho ai hay không? Trước khi trả lời, tôi xin trích đăng lại nguyên văn “lời tuyên thệ của các đảng viên CS/VN” khi nhập đảng, thay cho câu trả lời và xin góp ý sau:

“LỜI TUYÊN THỆ CỦA ĐẢNG VIÊN MỚI

(Đảng viên đứng quay mặt về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Hồ Chí Minh,

các đảng viên trong Chi bộ đứng nghiêm)

Tôi tên: …( Hồ Chí Phèo (thí dụ)…………………………… sinh ngày 19… tháng 05… năm…. , hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đồng chí đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

* Kết thúc mỗi lời Tuyên thệ, đảng viên mới kết nạp Đảng giơ nắm tay phải và hô lớn “xin thề”; kết thúc 4 lời Tuyên thệ, giơ nắm tay phải hô lớn 3 lần “xin thề”. (trích: Viện kiểm soát nhân dân)

Một điểm cần lưu ý. Theo bản văn “ lời thề” chính thức được trích dẫn này thì không có chỗ nào quy định đảng viên đảng CSVN phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam, với đất nước hay với nhân dân Việt Nam. Thay vào đó, họ chỉ nói khơi khơi trung thành với tổ quốc và đảng CS mà thôi. Hỏi xem, đó là Tổ Quốc Nào?

Điểm nhấn của bản văn này là đứng trước “ chân dung CT Hồ chí Minh” họ thề nguyền, mà Hồ chí Minh là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc, HCM đã thề trung thành với tổ quốc Trung quốc khi vào đảng, theo đó điểm nhấn phải quy về đây. Điều này là rõ ràng như khi HCM nhập đảng tịch đảng CS Trung Cộng. Như thế, bản văn và lời thề của các đảng viên đảng CSVN phải được hiểu là buộc đảng viên đảng CSVN phải thề trung thành với tổ quốc Trung quốc theo gương Hồ chí Minh!

Chữ viết, lời văn ý nghĩa rõ là thế, tuy nhiên, chẳng có một kẻ nào dám té nước vào mặt Hồ chí Minh và bảo rằng, tôi chỉ thề trung thành với tổ quốc Việt Nam thôi! Trái lại, tất cả đều ngậm tăm, lừa nhau. Đó là lý do họ chỉ viết trống không hai chữ Tổ Quốc mà không có tên riêng Việt Nam đi kèm. Đây là chuyện chính danh, đừng cho là đơn giản. Bởi vì chữ thì phải đi với nghĩa của nó. Như thế, hãy hòi xem khi đảng viên cộng sản Việt Nam thề trung thành với tổ quốc Trung cộng theo gương HCM, Việt Nam sẽ đi về đâu? (Bài đã dài, tôi sẽ trở lại vấn đề này trong bài sau với những ý kiến của bạn. Bạn đồng ý chứ?)

Để tạm kết cho bài viết, tôi khẳng định là: Dù HCM là người Tàu, hay Y là kẻ bán nước thì trách nhiệm của con dân Việt Nam cũng chỉ có một. Phải loại trừ kẻ đại gian ác này ra khỏi lòng dân tộc để Việt Nam có ngày mai. Nếu dân tộc Đức đã đóng nắp mồ của kẻ sát nhân mang tên Hitler lại, và nhân dân Liên xô đã xô đổ những tượng đá, hình hài của Stalin, Lenin xuống, để cùng thế giới nhìn về một tương lai, và họ đã có tương lai. Nay, nếu người Việt Nam muốn cho dân tộc của mình có Tự Do, có tiếng nói trong ngày mai, xem ra người trong nước, kẻ ngoại biên cũng chỉ có duy nhất một hướng đi là:

Hãy cùng đứng dậy, nắm lấy tay nhau. Hãy cùng nhau đạp đổ những hình hài, gỗ đá mang tên tội ác Hồ chí Minh xuống. Hãy quẳng nó ra ngoài vòng văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cùng nhau khép lại một giai đoạn đen tối của lịch sử đã qua. Rồi từ đây, chúng ta cùng san xẻ, chia nhau từng nỗi khó khăn, chung nhau mọi niềm vui. Được thế, đất nươc ta nhất định sẽ có Độc Lập, dân tộc ta nhất định phải có Tự Do. Rồi Hoà Bình, Nhân Quyền, Công Lý sẽ là hoa xuân, nguồn sống đem lại một sức sống mới cho chúng ta và con cháu chúng ta cùng tiến bước, chung tay xây dựng lại quê hương. Ngoài ra, không còn một phương cách nào khác.

Dẹp liềm búa tà ma dáo Mác.

Dựng Tự Do ta hát muôn thơ.

Núi sông chung một bóng cờ,

Cháu con giữ lấy cõi bờ quê cha.


Bảo Giang.
chiều cuối năm, 30-12-2016.

 
Bất bạo động hay khoanh tay thụ động
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:50 30/12/2016
BẤT BẠO ĐỘNG HAY KHOANH TAY THỤ ĐỘNG ?

Đã có đấng bậc phân tích con đường hữu hiệu để xây dựng hòa bình là con đường bất bạo động. Ngài đã dẫn chứng một vài gương mặt trong lịch sử cận đại như Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan trong công cuộc giải phóng Ấn Độ, hoặc mục sư Martin Luther King trong phong trào chống phân biệt và kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ. Ngài còn khẳng định: Đức Giêsu Kitô mới là Đấng khơi nguồn cho chủ trương bất bạo động.

Xin góp một thiển ý để phân biệt giữa đường lối “bất bạo động” với thái độ “khoanh tay thụ động”. Không dùng gươm giáo hay bom đạn để giải quyết vấn đề chiến tranh, áp bức, bất công… nhưng các vị Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan hoặc mục sư Martin Luther King và cả Đức Giêsu không ngậm miệng làm thinh cách thụ động mà trái lại họ đã tích cực “ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở, họ đã dùng lời như gậy đánh người áp chế, dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác, lấy đức công bình làm dây thắt lưng và lấy sự trung tín làm đai lưng” (x.Is 11,4-5) Các vị ấy đã không ngồi yên trên ngài tòa của mình để nói các nguyên tắc luân lý hay đạo lý yêu thương các chung chung, nhưng đã can đảm xuống các nẻo đường gióng lên tiếng nói của chân lý, tố cáo sự gian ác, bất công của những người đang nắm quyền cách độc tài và đang hành quyền cách ác độc.

Con đường bất bạo động của các vị trên đây đã phải trả với giá rất đắt là chính máu của mình. Và như thế nền hòa bình mới được dệt xây một cách nào đó nơi này nơi khác trên thế giới. Giả như chúng ta khoanh tay ngồi chờ cách thụ động hoặc chỉ biết ngồi trên ngai của mình mà nói các nguyên tắc đạo đức, luân lý chung chung thì hầu chắc không ai làm phiền chúng ta cả mà rất có thể nhiều kẻ độc tài, độc ác lại khoái chí mĩm cười rung đùi.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính danh học Việt Nam : Thương Hiệu
Nguyễn Long Thao
20:43 30/12/2016
DANH XƯNG ĐẶC BIỆT CỦA THƯỜNG DÂN VIỆT NAM


7 : THƯƠNG HIỆU

7.1. Định Nghĩa Thương Hiệu: Thương hiệu là loại tên đặt cho cơ sở kinh doanh, thương mại hay cung cấp dịch vụ. Thương hiệu được nghiên cứu ở đây vì người Việt có phong tục dùng thương hiệu để gọi người chủ thay vì tên chính. Thương hiệu cũng như bút hiệu hay nghệ danh, mới xuất hiện khi Việt Nam tiếp xúc với nền văn hóa tây phương. Tuy vậy, ta cũng nên biết dân Việt đã gọi các cơ sở thương mại và dịch vụ thế nào trước thời Pháp thuộc.

7.2. Thương Hiệu Trước Thời Pháp Thuộc: Trước thời Pháp thuộc, thành thị chưa phát triển, sức sản xuất nông nghiệp và thủ công bị giới hạn trong phạm vi gia đình. Sản phẩm làm ra chỉ đủ thỏa mãn nhu cầu gia đình, làng xã. Do vậy, không ai nghĩ đến việc đặt thương hiệu. Tuy nhiên, người ta thấy dân chúng có tục lấy tên người chủ để gọi cơ sở thương mại đó. Ví dụ: nước mắm bà giáo Thảo, thuốc ông lang Phương, bún bà Bơ, lò rèn ông Bắc. Trường hợp có sản phẩm nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng, thì người ta dùng tên làng, tên địa phương sản xuất để đặt thương hiệu cho sản phẩm đó. Ta có thể kể các ví dụ: nhiễu Bình Định, the La Khê, lụa Cổ Độ, chiếu Phát Diệm, tương Cự Đà, bút Bạch Liên, mực Kiêu Kỵ, giấy Yên Thái, mắm Phú Quốc, vải Thương Hội, gạch Bát Tràng, nón Kim Động, tranh Đông Hồ v.v…

Ngoài ra, theo cách thức tổ chức nghề nghiệp trong xã hội cổ truyền, các người làm cùng nghề họp lại thành phường và thường quy tụ ở một nơi. Họ lấy tên nghề hay tên sản phẩm đặt tên cho nơi đó. Chứng tích còn lại tới ngày nay là tại Hà Nội có các phố hàng Đào chuyên bán vải, phố hàng Trống, phố hàng Bạc, phố hàng Giấy, phố hàng Mành, phố hàng Ðường v.v…Tóm lại, trước thời Pháp thuộc, Việt Nam chưa có thương hiệu, mới chỉ có từ ngữ chỉ người và nơi sản xuất.

7.3. Thương Hiệu Trong Thời Pháp Thuộc: Dưới thời Pháp thuộc, các tư nhân và công ty Pháp đưa thương hiệu vào sinh hoạt kinh tế Việt Nam. Năm 1863, hãng Denis Frères là hãng đầu tiên có mặt tại đường Catinat , thành phố Sàigòn. Năm 1892, hãng rượu bia Hommel mà dân ta khi xưa thường gọi là Ô Mền, là hãng đầu tiên của Pháp có mặt tại Hà Nội. Từ đó, các hãng xưởng, các nhà buôn Pháp đến Việt Nam làm ăn đã đưa thương hiệu vào sinh hoạt kinh tế. Ta có thể kể các thương hiệu của họ như Messageries Maritimes, Grivral, Continental, Pôle du Nord, Chez Albert, Alimentation Générale, BGI, Eden, Majestic, Maxim v.v.. Người Việt tại Hà Nội và Sàigòn đã bắt chước Pháp đặt thương hiệu cho các cơ sở thương mại của mình như chúng ta thấy ngày nay. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết ai là người Việt đầu tiên dùng thương hiệu.Tại vùng Phát Diệm, Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 100 cây số, theo các cụ kể lại, vào khoảng năm 1930, các cửa hàng mới bắt đầu treo bảng thương hiệu, và cửa tiệm đầu tiên ở vùng này là cửa hàng đóng và sửa giầy Công Thịnh. Dân chúng thường dùng thương hiệu để gọi chủ nhân cơ sở thương mại. Ví dụ: ông bà Công Thịnh, ông bà Nghĩa Lợi.

7.4. Thương Hiệu Thời Xã Hội Chủ Nghĩa: Vào năm 1954, khi đảng Cộng Sản áp dụng chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc Việt Nam, và sau này tại miền Nam Việt Nam từ năm 1975, thì bao nhiêu thương hiệu của Pháp hay của tư nhân đều bị xóa bỏ. Thay vào đó, xuất hiện một loại thương hiệu rập khuôn theo kiểu mẫu của Liên Bang Nga Sô Viết dưới thời Cộng Sản. Các thương hiệu này đều có nội dung chính trị và có mục đích phục vụ chế độ Cộng Sản. Ta có thể kể các ví dụ: nhà Xuất Bản Sự Thật, nhà Máy Dệt 1 tháng 5, nhà máy Quyết Thắng, thuốc lá Vàm Cỏ, Sàigòn Giải Phóng, Điện Biên, cửa hàng Ăn Uống Quận Phú Nhuận, bệnh viện Hữu Nghị Việt Sô, bệnh viện Thống Nhất v.v…Vào năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu chuyển một phần nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường, thì các thương hiệu theo kiểu xã hội tư bản lại xuất hiện.

7.5. Thương Hiệu Trong Chế Độ Tư Bản: Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam và từ năm 1986, cả nước Việt Nam áp dụng nền kinh tế tự do thì thương hiệu theo kiểu kinh tế tư bản đã xuất hiện, và ta có thể chia làm ba loại chính:

a. Thương hiệu của người ngoại quốc: Nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, bốn ngoại ngữ Pháp, Hoa, Anh, Nhật là thông dụng. Với Pháp ngữ ta có thể kể các thương hiệu: BGI, Continental, Givral, Mic, Bastos, Palace. Với Hoa ngữ ta có: Nhị Thiên Đường, Vĩnh An Đường, Hải Ký Mì Gia, Đông Ích Chành, Đồng Khánh Tửu Lầu v.v…Với nhật Ngữ ta có các thương hiệu: Sony, Yamaha, Panasonic. Honda. Với Anh ngữ ta có Ford, General Motor, IBM. v.v…

b. Thương hiệu của các cơ sở quốc doanh: Mặc dù Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường, nhưng Đảng Cộng Sản vẫn duy trì các cơ sở quốc doanh nên thương hiệu có nội dung chính trị dưới thời xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại.

c. Thương hiệu của tư nhân Việt Nam: Trong chế độ tư bản, chủ nhân rất chú trọng đến vấn đề làm cho giới tiêu thụ tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, khi đặt thương hiệu, họ chọn những từ ngữ thích hợp như: Để biểu lộ tinh thần làm ăn chính trực, nhân nghĩa, thương nhân đã chọn các thương hiệu như: Tín Đức Thư Xã, Kim Tín, Mỹ Tín, Nghĩa Lợi, Nghĩa Hòa, Tín Nghĩa. Để ước mong làm ăn thịnh vượng, ta có các thương hiệu Bảo Long, Hưng Long, Hưng Thịnh, Hưng Lợi v.v… Để biểu lộ sản phẩm có chất lượng tốt như đồ hải ngoại, các nhà sản xuất còn dùng các từ ngữ giống như tiếng nước ngoài để chiêu dụ khách hàng. Loại thương hiệu này đang ngày càng phổ biến. Ta có thể kể các ví dụ từ năm 1950 tới nay: kem đánh răng Perlon, Hynos, thuốc lá Capstan, rạp chiếu bóng Rex, Palace, khách sạn Caravelle, hãng dệt Vinatexco, Vimytex, kem thoa mặt Renova, kem Pôle du Nord, nhà hàng Continental, tiêm bánh Givral v.v…Thương hiệu dưới chế độ tư bản rất đa dạng và phong phú, không thể trình bày hết ở đây. Mong có thêm những công trình nghiên cứu về lãnh vực khá kỳ thú này.

Nguyễn Long Thao

Kỳ sau : Bí Danh
 
Văn Hóa
Lời nguyện Hòa Bình
Đinh Văn Tiến Hùng
10:31 30/12/2016
Lời nguyện HÒA BÌNH

* Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gởi Sứ Điệp nhân ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/17 với lời Chúa dạy trich trong Thanh Kinh :” Chiến trương đích thực trong đó Bạo lực và Hòa bình đương đầu với nhau, chính là tâm hồn con người.” ( Mc.7 : 21 )

*”Bấy giờ họ sẽ lấy lưỡi gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng mước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh” ( E-sai.2 : 4 )


Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tình thương thay cho lòng tàn bạo.
Mang an bình trải rộng khắp muôn nơi,
Đổ Man-na cứu độ cho loài người
Để nhân loại sống hòa bình bất diệt.

Ôi Đêm Thánh! Đêm Hồng ân diễm tuyệt!
Con dâng Ngài lời nguyện ước Hoà bình
Cho địa cầu chấm dứt cảnh đao binh,
Mượn danh Thượng Đế, mưu đồ quỉ quyệt,
Thôi thù hận đừng bày trò chém giết,
Vì an bình thật sự ở trong tim,
Ngông cuồng càng cao,càng lạc hướng tìm,
Hòa bình sẽ chôn vùi trong ác mộng,
Cho nhân loại đừng lao vào tuyệt vọng,
Biết nhận ra một chân lý ngàn đời,
Trong Phúc âm mang ấn tích từ trời,
Đuổi Ác quỉ và dẹp tan Thần chết.
Hòa bình – Chiến tranh thật là khác biệt,
Bom bạo tàn khác hoa nở yêu thương,
Say chiến thắng làm sao thấy Thiên đường,
Mà nhân loại muôn đời hằng mong ước.

Chúa đã đến từ hai ngàn năm trước,
Khi đất trời đang yên giấc ngủ say,
Xưa Chúa xuống thế cũng như ngày nay,
Mang thân phận nghèo nàn loài thụ tạo,
Đem tinh thương thay cho lòng tàn bạo.
Con cúi đầu trước Máng cỏ Chúa sinh,
Thiết tha dâng LỜI NGUYỆN ƯỚC HÒA BÌNH,
Cho nhân loại và hồn con tội lỗi……
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG







 
Mùa Giáng Sinh và âm nhạc bí tích
Vũ Văn An
19:15 30/12/2016
Như đã thưa, Mùa Giáng Sinh năm nay, các ký giả Công Giáo đề cập nhiều tới các nghệ sĩ. Hôm qua, chúng tôi đã cho đăng tải một chương trình của Đài CBS nói về Ca Đoàn Sistine. Hôm nay, xin trích dịch một bài khác của Sean Salai, chủ bút một trang mạng của các tu sĩ Dòng Tên trẻ viết về một loại âm nhạc mà ông gọi là âm nhạc bí tích của nữ nghệ sĩ Công Giáo Alanna Boudreau.

Alanna Boudreau là một nhạc sĩ hiện sống với chồng là Kevin Mahon ở Cortland, N.Y. Các bài ca của cô bao gồm "Heart of the World" (Trái Tim Thế Giới), sáng tác sau khi đọc cuốn sách cùng tên của thần học gia Hans Urs von Balthasar và "Dappled Things" (Các Điều Có Đốm Sáng), dựa trên bài thơ “Pied Beauty” (Vẻ Đẹp Muôn Mầu) của Gerard Manley Hopkins, Dòng Tên.

Âm nhạc bí tích

Cô cho hay âm nhạc của cô không hẳn là âm nhạc Kitô Giáo vì cô không muốn người ta mong đợi ở đó các đặc tính như phụng vụ và thờ phượng. Dù là một người Công Giáo ngoan đạo, âm nhạc của cô không có âm sắc minh nhiên Kitô Giáo. Nó có các yếu tố mà người ta có thể gọi là “óc tưởng tượng bí tích” theo nghĩa: đức tin thông tri cho cách nhìn thực tại của tác giả và ý nghĩa của việc triển nở như một con người nhân bản. Các bài ca do cô sáng tác chủ yếu đề cập tới mối liên hệ và câu hỏi lớn liệu tôi có liên hệ gì với những sự việc trong đời vốn đem lại ý nghĩa và mục tiêu hay chăng. Nói một cách cụ thể, các bài ca này dựa trên các biến cố và các con người thực sự trong lịch sử đời sống của tác giả, và phản ảnh cái nắm bắt nội tâm của tác giả đối với các tâm tư như thân mật, vỡ mộng, tha thứ, lừa đảo, hòa giải, dễ bị thương tổn, hối tiếc và đổi mới.

Cô năng đọc các vần thơ của Thi Sĩ Dòng Tên Hopkins ngay từ lúc còn nhỏ: anh chị em cô vốn được học tại nhà và căn nhà này tràn ngập vô vàn các tác phẩm thi ca, nhiều cuốn long cả bìa. Cô bị thôi miên bởi cách dùng chữ của Hopkins và thường đọc to các vần thơ của nhà thơ này chỉ để thưởng thức niềm vui do cái mỹ miều của âm thanh (phonaesthetics) tạo ra. Một hôm, sau buổi kinh thần vụ, cô lật lật bài thơ ở cuối sách và đột nhiên cầm lấy chiếc guitar và bắt đầu hát bài thơ ấy. Cô đã lấy bài “Pied Beauty” đặt thành âm nhạc như thế.

Cô hy vọng rằng khi người nghe nghe âm nhạc của cô, họ có thể nhận ra rằng bất cứ trải nghiệm nào họ có thể có đều không xa lạ với người khác và họ không nên rơi vào sự dối trá cho rằng họ cô lập, không thể chấp nhận được hay không thể đạt được niềm vui và sự bình an.

Tương giao giữa âm nhạc và đời sống cầu nguyện

Về sự tương giao hay giao thoa giữa âm nhạc và đời sống cầu nguyện, cô cho hay trong lúc cầu nguyện, cô thường đọc một điều gì đó được cô chú ý và ở lại với cô sau đó. Thành quả của sự ngẫm nghĩ này thường xuất hiện trong âm nhạc của cô có khi cả mấy tháng, thậm chí, mấy năm sau. Cô cũng thấy cùng một chuyển động nội tâm buộc cô phải cầu nguyện đã thúc đẩy cô ngồi xuống, cầm guitar, và sáng tác nhạc.

Đức tin Công Giáo lẽ dĩ nhiên đi vào âm nhạc của cô. Cô cho rằng đức tin này đầy huyền nhiệm, tương phản và nghịch lý. Nó có tín lý vững chắc liên quan tới tính mục tiêu của đau khổ, và nó cung hiến cho ta cái hiểu sâu sắc về dục tính và căn tính con người (cảm ơn Chúa vì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và những ai trước ngài đã đặt cơ sở). Cô cũng thấy các khía cạnh của đức tin này đầy tính ủi an, thách thức, soi sáng và đáng để khám phá: các khám phá này thường xuất hiện thành lời ca của cô.

Về các ơn ích của việc vừa là người Công Giáo vừa là một nhạc sĩ, cô cho rằng một trong các ơn ích này là có được một trí tưởng tượng sống động để làm việc, cũng như một niềm khao khát sâu xa đối với tính hợp lý và tính ý hướng. “Chúng ta có một truyền thống hết sức phong phú để rút tỉa: rất nhiều nghệ thuật, văn chương, âm nhạc và tính nhân bản”.

Cô cho rằng một trong các thách thức lớn nhất vốn là việc xem xem người ta thường mưu toan ra sao trong việc quá linh thiêng hóa sự vật. Thí dụ, mới đây cô đọc được một bài báo trong đó, tác giả lấy một bài hát của cô rồi giải thích một cách quá theo Kitô Giáo đến nỗi kết cục nghe như nó ướt át và không thành thực. Cô cho rằng lần đầu tiên xẩy ra như thế, và điều ấy làm cô bối rối và thất vọng.

Diễn trình sáng tác

Cô sáng tác về các mối liên hệ nhân bản: chúng rối rắm, đủ sắc thái, bỏ ngỏ, hết sức trục trặc và tha thiết mong được hoàn hảo, dù là vẫn đang ở bên này của thiên đàng. Không phải bài hát nào cũng phải nói về thần học hợp nhất ngôi vị (hypostatic union) mới được kể là tốt hay có ý nghĩa. Là các Kitô hữu, “chúng ta được kêu gọi không khoan nhượng trong việc đề cao chân lý, nhưng chúng ta không được kêu gọi để xấc xược hiển nhiên đến độ quên cả ý nghĩa của việc phải liên hệ với người khác như những con người. Rao Tin Mừng từ sân thượng chỉ hữu hiệu bao lâu bạn biết đánh giá sự kiện này: Thiên Chúa yêu các con người trong cả những khía cạnh tinh tế của nhân cách họ, tại cả những nơi không ngăn nắp, hiển nhiên, đo lường được hay sẵn sàng thay đổi.

Về diễn trình sáng tác, cô cho hay: “tôi nghĩ nó bắt đầu với những gì tôi đã ‘cho vào bụng’! Tôi đọc hàng tấn và lắng nghe rất nhiều âm nhạc. Như một qui luật, tôi tránh xa “Top 40” (40 bài ca hay tác giả hàng đầu); tôi rất thích nghĩ rằng tôi không thích những giai điệu ngọt xớt kiểu nhạc pop kẹo cao xu, tôi không thế! Vì nhạc bình dân hiện nay sao mà thiếu đầu óc đến thế, nó đi vào tâm trí và âm thầm bơm vào thứ sứ điệp chỉ biết đến mình và tiện lợi cho mình. Do đó, tôi cố gắng bám vào thứ âm nhạc hơi hơi, có thể nói như thế, thận trọng một chút, loại âm nhạc mô tả chính xác hơn toàn bộ hiện hữu con người. Các sách tôi đọc cũng thế.

“Một cách đặc trưng, diễn trình soạn nhạc thường diễn ra trong những lúc yên tĩnh, khi không có quá nhiều sinh hoạt diễn ra ở bên ngoài. Lúc ấy, tôi cảm thấy một sự yên tĩnh thúc giục tôi ngồi xuống, một mình với chiếc guitar (hay chiếc piano), và rồi tôi bắt đầu chơi một giai điệu hay ngâm nga một điều gì đó trên phím đàn. Trong giây lát, lời ca và giai điệu bắt đầu cùng một lúc ào tới. Giàn giáo chính (tức ý tưởng chủ chốt và cấu trúc bài ca) xuất hiện sau đó chừng 15-20 phút. Đôi khi tôi trở lại và thay đổi các bài ca, sửa lại lời, sửa lại cách đặt câu… nhưng tôi cố gắng không đụng đến chúng quá nhiều một khi chúng đã được soạn xong. Chúng xuất hiện như những tác phẩm trọn vẹn, không biết từ đâu xuất hiện, đột nhiên và sáng tạo rơi xuống. Khi tôi hợp tác soạn các bài ca với người khác trong những khung cảnh có xếp đặt, phương thức thông thường của tôi là bộc phát và để tự do tuôn chẩy. Rồi cảm hứng bỗng biến mất, và tôi tự hỏi liệu nó có trở lại hay không”.

Ơn gọi trong Giáo Hội

Về ơn gọi và tâm tư thoải mái trong Giáo Hội Công Giáo, Boudreau thổ lộ rằng cô luôn khao khát cuộc sống hôn nhân, được làm vợ, làm mẹ, trở thành trái tim của một gia đình. Lúc còn học trung học và đại học, có lúc cô cũng đã tìm hiểu đời sống tu sĩ, nhưng suy nghĩ của cô luôn quay trở lại với cuộc sống hôn nhân trần thế.

“Và thế là tôi luôn cởi mở đối với việc hẹn hò và các mối liên hệ suốt thời gian học đại học và sau đó, dù cũng như trong bất cứ ơn gọi nào, vẫn có những lúc không điều gì xem ra êm xuôi cả, và tôi cảm thấy như mình chờ đợi quá lâu trong trạng huống nắm trái tim trong tay. Phải đợi tới 2 năm sau ngày tốt nghiệp đại học và khá nhiều liều luợng nhức tim, người hiện là chồng tôi và tôi mới bắt đầu hẹn hò đi lại, dù đã biết nhau từ hồi còn ở đại học. Thực sự khó có thể nói rằng tôi “đã tìm” được ơn gọi của mình; hình như không phải Kevin đang đứng đợi sau phiến đá để tôi tìm ra chàng, cũng không phải tôi đã vật lộn lâu nay không biết kết cục mình sẽ kết hôn hay làm nữ tu! Đúng hơn, đây giống như một cuộc thức tỉnh nhiều hơn, một việc nhận ra điều gì đó đúng và thích đáng, và các câu hỏi ngoại vi vốn lên đặc điểm cho đời tôi cho tới lúc chúng rơi rụng khi Kevin và tôi bắt đầu hẹn hò. Thánh Lễ, bất kể tôi đang ở đâu trên Quả Địa Cầu vào một lúc nào đó, luôn làm tôi cảm thấy thoải mái như ở trong nhà. Thánh Thể lên cơ sở cho tôi".

Boudreau thổ lộ thêm rằng “Tôi đã nhắc tới ngài trước đây, nhưng Thánh Gioan Phaolô II luôn là một trong những vị anh hùng của tôi. Gương sáng của ngài, sự ấm áp của ngài, lối sống của ngài, các trước tác của ngài và sự lôi cuốn của ngài đối với tuổi trẻ ảnh hưởng tới đời tôi hơn hẳn bất cứ nhân vật Công Giáo nào khác. Thánh Têrêxa thành Avila cũng là một nguồn cảm hứng: tôi trân quí tính thực tiễn và trung thực thiêng liêng của ngài”.

Ngoài ra cô còn kể các nhân vật Công Giáo khác như “Caryll Houselander, Edith Stein và Alice Von Hildebrand vốn gây cảm hứng cho tôi như những phụ nữ thông minh, trung trinh, biết sử dụng tài năng của mình làm vinh danh Thiên Chúa và thăng tiến con người. Chồng tôi cảm hứng khiến tôi sống quảng đại, mềm mỏng và nhất quán hơn; gương nhân đức của chàng mời gọi tôi tiếp tục tiến tới. Cha linh hướng của tôi, Cha John Nepil, bằng chức linh mục, đã gây cảm hứng để tôi sống ơn gọi hôn nhân của tôi bằng cả con người của mình”.

Hành trình tâm linh

Nhân dịp này, cô thuật lại hành trình tâm linh của cô. “Lúc còn nhỏ, tình yêu tôi dành cho Chúa Giêsu rất mạnh mẽ, không thắc mắc và rất đơn thành. Mỗi tuần, khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi thường đem tôi đi chầu Mình Thánh, và dầu, vào lúc đó, tôi chưa suy niệm gì về mầu nhiệm biến thể hay ưu tư về một số nan đề hóc búa thuộc nhận thức luận, tôi vẫn xúc động sâu xa qua việc cảm nhận được sự hiện diện (của Chúa) trong lúc thờ lạy, và tôi tiến tới chỗ hiểu rằng Chúa đang chờ đợi tôi trong thinh lặng, Người triệt để sẵn sàng có đó, và sự bình an cùng thanh tĩnh Người dâng hiến quả là phản đề cho sự náo động của trần gian (và của chính những ham muốn ồn ào trong tôi).

“Khi khôn lớn hơn, có rất nhiều khoảnh khắc (và mùa) trong đó đức tin của tôi bị thử thách và thử nghiệm: vấn đề sự ác đụng đến đời sống của bất cứ ai theo một mức độ nào đó, và khi chúng ta bị quật ngã đến vỡ mộng và đau đớn tê dại, thì khó có thể ‘cảm thấy’ mình còn đủ đức tin. Hơn nữa, việc xuất hiện của Kỹ Thuật cộng với các khám phá to lớn trong lãnh vực khoa học đã khiến cho xã hội ta coi tôn giáo và việc sùng kính là lỗi thời hoặc, tệ hơn, không còn liên hệ gì nữa. Là một người thích suy nghĩ qua sự vật và khát khao sự trung thực bản thân và tri thức, tôi không khỏi không chịu ảnh hưởng của các phong trào đang diễn ra chung quanh mình: nhưng tôi cũng không bị chúng thuyết phục để tin rằng cộng lại chúng đã biến cuộc đời thành một tương hợp tình cờ, một tụ hội may mắn các nguyên tử không một đường bay vĩnh cửu.

“Với tôi, hình như việc tin vào sự vô nghĩa của mọi vật thể khó nhá hơn là tin vào Thiên Chúa, nhất là khi tôi nhìn lại đời mình, một đời từng được gìn giữ, nâng cao, đổi mới và được phú ban cho cả một tính chuyên biệt và quan phòng đến phải lưu ý. Tôi đã gặp gỡ Chúa Giêsu và tôi không thể quên được Người hoặc tình yêu của Người. Nếu tôi phải bỏ đức tin của mình, thì cuộc chiến đấu để trốn chạy tình yêu của Chúa Kitô hẳn phải kiệt sức hết sức và, cuối cùng, vô ích. Người ta không thể ‘cởi bỏ việc gặp gỡ’ Chúa Kitô, Đấng, theo lời Đức Gioan Phaolô II, vốn là ‘việc bác bỏ sự cô đơn một cách sống động’”.

Các bản nhạc của Boudreau có thể tìm thấy tại trang mạng www.alannaboudreaumusic.com. Cô cũng có một blog tại www.alannaboudreau.wordpress.com.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sau Cơn Bão Tuyết
Tấn Đạt
19:22 30/12/2016
SAU CƠN BÃO TUYẾT
Ảnh của Tấn Đạt
Sau cơn thịnh nộ tuyết ngừng rơi
Mầu trắng trinh nguyên một khỏang trời
Tuyết ngập cành cây chen ngọn cỏ
Tuyết ơi đẹp quá hồn chơi vơi ..
(Trích thơ của Như Phương Khánh Chân)
 
VietCatholic TV
Thời Sự Tuần Qua 30/12/2016: Đường hướng cải tổ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2017
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:05 30/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Cuối tháng 12 năm 2014, Đức Phanxicô đã làm choáng váng giáo triều Rôma khi ngài dùng bài nói chuyện cuối năm, mà theo truyền thống thường chỉ giới hạn trong phạm vi trao đổi những lời chúc mừng Giáng Sinh, để thảo luận về những căn “bệnh” tâm linh của những người làm việc tại Vatican.

Trong diễn từ vào dịp này hồi năm ngoái, 2015, Đức Thánh Cha đã tỏ ra nhẹ nhàng hơn.

Ngài nói: “Thật là một bất công rất lớn nếu không biểu lộ lòng biết ơn sâu đậm và khích lệ đúng phép đối với tất cả những người lành mạnh và lương thiện đang tận tụy làm việc, với lòng trung thành và khả năng chuyên môn, cống hiến cho Giáo Hội và người kế vị Thánh Phêrô, sự an ủi, liên đới, vâng phục cũng như kinh nguyện quảng đại của họ”.

Năm nay, ngài lại nhắc lại bài diễn từ hồi năm 2014 và nói rằng thật cần thiết để nói một cách thẳng thắn về những vấn đề Giáo Triều Rôma phải đối mặt với “bởi vì mọi phẫu thuật muốn thành công, trước hết cần phải được chẩn đoán chi tiết và phân tích cẩn thận.”

Trong chương trình thời sự tuần này, Trúc Ly xin được điểm qua vài nét về diễn từ hôm 22 tháng 12 của Đức Thánh Cha trước Giáo triều Rôma.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong buổi tiếp kiến tại sảnh đường Clêmentê trong dinh tông tòa lúc 10 giờ rưỡi sáng 22 tháng 12, trước các nhà lãnh đạo Giáo Triều Rôma gồm hơn 100 Hồng Y và Giám Mục, cùng với một số chức sắc khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đả kích những người chống đối “nguy hiểm” công cuộc cải cách Giáo Hội.

Ngài nói thêm rằng: “Cuộc cải tổ chỉ hữu hiệu nếu được thực hiện với những người được đổi mới, chứ không phải với những người mới mà thôi. Không thể chỉ hài lòng với việc thay đổi nhân sự, nhưng cần làm sao để các nhân viên Tòa Thánh canh tân về tinh thần, về nhân bản và khả năng chuyên môn. Trong thực tế, chỉ thường huấn thôi thì không đủ, còn cần phải có sự hoán cải và thanh tẩy trường kỳ. Nếu không có những thay đổi về tâm thức thì các nỗ lực cải tổ sẽ ra vô hiệu.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cải cách “không kết thúc trong chính nó, nhưng là một quá trình tăng trưởng và tối hậu phải dẫn đến chuyển đổi.”

Trong một nhận xét gây kinh ngạc cho các nhà lãnh đạo Giáo Triều Rôma, Đức Thánh Cha nói rằng phản ứng kháng cự lại cải cách là điều bình thường, nhưng một số hình thức chống đối có thể đã được “Satan truyền cảm hứng”.

Theo Đức Thánh Cha, có những kháng cự công khai, thường nảy sinh từ thiện chí và sự đối thoại chân thành, có những kháng cự thầm kín, nảy sinh từ những tâm hồn sợ hãi hoặc chai đá, được nuôi dưỡng bằng những lời trống rỗng, miệng nói là sẵn sàng thay đổi nhưng thực tế lại muốn mọi sự như trước. Cũng có những kháng cự đầy ác ý, nảy sinh từ nhưng tâm trí bị hướng dẫn sai lạc phát sinh khi ma quỷ gieo những ý hướng xấu trong lòng họ. Loại kháng cự này thường nấp sau những lời tự biện minh, những cáo buộc, dưới chiêu bài những truyền thống, những vẻ bề ngoài, những hình thức, tập quán, hay trong ước muốn tôn vinh cá nhân, không phân biệt được giữa hành vi, tác nhân và tác động.

Như trong quá khứ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không chỉ ra các “đối kháng độc hại” đến từ những người nào. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng cải cách là một điều cần thiết. Cải cách, theo Đức Thánh Cha, cho thấy rằng Giáo Hội “vẫn sống động và vì lý do này luôn cần phải cải cách vì Giáo Hội vẫn còn sống.”

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng cải cách thực sự không thể là hời hợt. Ngài nhấn mạnh rằng sự đổi mới Giáo triều Rôma không thể giống như một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, nhằm loại bỏ những nếp nhăn.

Ngài nói: “Anh em thân mến, chúng ta không cần phải lo lắng về những nếp nhăn trong Giáo Hội, nhưng hãy chú ý đến các vết bẩn!”

Cải cách không chỉ có nghĩa là thay thế các cá nhân ở các vị trí khác nhau, mặc dù việc thay đổi như thế là không thể tránh khỏi. Mục tiêu quan trọng hơn, là “một sự chuyển đổi trong tâm hồn con người.”

Đức Thánh Cha cảnh giác rằng cần đặt dấu chấm hết cho một thực hành lâu đời thường được gọi là “promoveatur amoveatur ut”, tiếng Anh gọi là “kicking someone upstairs”, nghĩa là muốn loại bỏ một người khỏi một chức vụ nào đó thì người ta thăng cấp cho đương sự để mời người ấy đi chỗ khác chơi một cách lịch sự. Cách làm vui vẻ cả làng ấy, cần phải được chấm dứt.

Trong bài phát biểu dài của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã liệt kê mười hai nguyên tắc hướng dẫn cuộc cải cách, mà ngài dự định thực hiện tại Vatican:

§ Chống chủ nghĩa cá nhân
§ Tăng cường những mối quan tâm mục vụ
§ Đề cao tinh thần truyền giáo
§ Tổ chức thật rõ ràng
§ Cải thiện các cơ quan chức năng
§ Hiện đại hoá
§ Tỉnh táo
§ Hỗ trợ
§ Tinh thần đồng đoàn
§ Tính Công Giáo
§ Tính chuyên nghiệp
§ Tính tiệm tiến

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã liệt kê các bước đó ngài đã và đang thực hiện để mang lại những cải tổ tại Vatican:

1. Thiết đặt Hội đồng các Hồng Y tư vấn.
2. Cải cách ngân hàng Vatican, Viện Giáo Vụ.
3. Cải tổ bộ luật hình sự của quốc gia thành Vatican.
4. Thành lập Hội đồng Giáo hoàng bảo vệ các trẻ vị thành niên.
5. Thực hiện hàng loạt các cải cách kinh tế.
6. Thành lập Vụ Truyền thông, hiện đại hóa và sắp xếp các cơ quan truyền thông đại chúng của Vatican.
7. Đơn giản hóa các chuẩn mực giáo luật cho việc tiêu hôn.
8. Các nỗ lực nhằm buộc các giám mục phải trách nhiệm về những sơ suất liên quan đến những lạm dụng tình dục.
9. Hình thành hai bộ mới nhằm kết hợp các chức năng của các Ủy Ban hiện có vào hai Bộ Giáo Dân, Gia đình, Sự sống và Bộ Dịch vụ phát triển nhân bản toàn diện, cũng như cải tổ qui chế Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu bằng những lời chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới, đồng thời ngài thông báo tặng cho mỗi Hồng Y và Giám Mục một cuốn sách tựa đề “Nhận định để chữa trị các bệnh tật của tâm hồn”, tác giả là cha Claudio Acquavivia, nhà lãnh đạo đứng thứ 5 của Dòng Tên.