Ngày 29-12-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Kitô hữu đang chết dần mòn trong sự im lặng lạ lùng của Hoa Kỳ
J.B. Đặng Minh An dịch
18:31 29/12/2013
Nguyên bản: Christians Die, and the U.S. is Strangely Silent
Michael Gerson - Washington Post
Dec 27, 2013


Ở một số nơi trên thế giới, cảnh thảm sát người vô tội của vua Hêrôđê vẫn tiếp tục là một truyền thống sống động. Vào ngày lễ Chúa Giáng sinh ở Iraq, 37 người bị thiệt mạng trong các vụ đánh bom trong các khu vực có đông tín hữu Kitô ở Baghdad. Hồi giáo cực đoan làm ô uế ngày lễ với sự tàn bạo và bất khoan dung của chúng.

Bạo lực, cố nhiên, không chỉ giới hạn trong ngày đó. Trong những tháng gần đây, chúng ta đã nhìn thấy các Kitô hữu Coptic bị bắn chết ở Cairo và các nhà thờ bị đốt cháy. Hàng ngàn Kitô hữu Syria đã chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Một người tị nạn nói: "Trong vùng chúng tôi đang sống có 10 nhà thờ bị đốt cháy.... Khi cha sở bị hành quyết, chúng tôi quyết định ra đi. "

Khắp vùng Bắc Phi và toàn vùng Trung Đông rộng lớn, áp lực chống Kitô giáo đã phát triển mạnh trong vài thập kỷ qua, đôi khi ngấm ngầm, có lúc công khai. Cuộc đàn áp này đã gây sự chú ý gần đây của Đức Giáo Hoàng và nhà lãnh đạo Anh Giáo là Tổng giám mục Canterbury. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Chúng ta sẽ không cam chịu một Trung Đông không có Kitô hữu."

Người ủng hộ cuồng nhiệt nhất là Thái tử Charles - một nhân vật có những suy tư sâu xa và nhất quán nhưng lại thường bị đánh giá thấp, nói trong một bài phát biểu gần đây "Trong 20 năm qua, tôi đã cố gắng xây dựng cầu nối giữa Hồi giáo và Kitô giáo để xua tan sự thiếu hiểu biết và ngộ nhận. Nhưng điều chắc chắn là, giờ đây chúng ta đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trong đó những chiếc cầu này nhanh chóng bị phá hủy một cách cố ý bởi những người được hưởng lợi khi làm như thế. "

Sự phát triển những cuộc bách hại này đôi khi được sử dụng như một phương thế chống lại chính ý tưởng đề cao dân chủ. Nền dân chủ ở Trung Đông, có người lý luận rằng, thường dẫn đến sự áp bức của phe Hồi Giáo Sunni. Nguyên tắc đa số sẽ mang lại sự áp đặt khắc nghiệt niềm tin của khối đa số.

Nhưng đây chỉ là những lời chỉ trích bị bóp méo như trong một bức tranh biếm họa. Thúc đẩy dân chủ - theo viện dẫn của National Democratic Institute, International Republican Institute hay Freedom House – liên quan đến việc bảo vệ tự do nhân quyền bởi các định chế dân chủ. Bảo đảm sự tôn trọng bởi các thể chế cho quyền của các nhóm thiểu số là đặc biệt khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp xã hội, như chúng ta đã từng chứng kiến. Nhưng cứ cương quyết bám vào nền độc tài chỉ làm rỗng tuếch hơn các quyền của xã hội dân sự, gây ra nhiều hỗn loạn và nguy hiểm hơn khi một nhà độc tài bị lật đổ. Và thậm chí cả các chính phủ ít độc tài hơn cũng không thể tồn tại mãi mãi, như chúng ta cũng đã từng chứng kiến. Vì vậy, điều thiết yếu là Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác cần phải giúp chủ nghĩa đa nguyên sống sót và giúp hình thành các trật tự chính trị còn non trẻ.

Đây là một ưu tiên vì cả hai lý do nhân đạo và chiến lược. William Inboden của Đại học Texas lưu ý rằng có một tương quan mạnh mẽ giữa việc đàn áp tôn giáo và các mối đe dọa an ninh quốc gia. Inboden lập luận rằng "Chiến tranh thế giới lần thứ Hai và tất cả các cuộc chiến tranh lớn mà Hoa Kỳ đã tham chiến trong suốt 70 năm qua đều chống lại những kẻ thù vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo." Điều ngược lại cũng đúng. "Không có một quốc gia nào trên thế giới tôn trọng tự do tôn giáo mà lại đặt ra một mối đe dọa an ninh cho nước Mỹ," ông nói.

Có một số lý do có thể giải thích cho sự tương quan mạnh mẽ này. Hùng hồn nhất đó là tự do tôn giáo liên quan đến việc quốc tế hóa đầy đủ các giá trị dân chủ - kể cả quyền là một kẻ dị giáo hay là người ngoại đạo. Nó đòi hỏi nhà nước phải công nhận sự tồn tại của những niềm tin ngoài quan điểm chính thức của nhà nước.

Kitô giáo đạt được hình thức đa nguyên cao độ này hàng nhiều thế kỷ trước. Liệu thế giới Hồi giáo có thể hướng đến sắc thái đặc thù về văn hóa đạo đức dân chủ này hay không hiện là một trong những câu hỏi về địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 21.

Một số người cho rằng thần học Hồi giáo - nhấn mạnh đến sự trung tín với quan niệm về lề luật của Thiên Chúa - làm cho điều này là khó hoặc thậm chí không thể xảy ra. Những người khác chỉ ra rằng trong các thế kỷ qua khối đa số và các nhà cầm quyền Hồi giáo đã có thể sống chung với khối Kitô hữu Ả Rập trong một hình thức đa nguyên mỏng manh trong đó Kitô hữu là công dân hạng hai nhưng không thuộc vào hàng những đối tượng bị đàn áp bằng bạo lực. Các niềm tin tôn giáo lớn thường chứa đựng cả các yếu tố cho mình là độc tôn lẫn giáo lý đòi buộc sự tôn trọng đối với người khác. Sự xuất hiện của chủ nghĩa đa nguyên xã hội phụ thuộc vào việc nhấn mạnh yếu tố thứ hai trên yếu tố thứ nhất.

Thúc đẩy các định chế dân chủ là nhiệm vụ không dễ dàng giữa các cuộc cách mạng và nội chiến. Nhưng ngay cả những động tác hạn chế - như lên án mạnh mẽ các vụ lạm dụng, viện trợ với điều kiện phải bảo vệ các nhóm thiểu số, hỗ trợ các lực lượng ôn hòa trong khu vực – là những điều đáng làm trong tình hình căng thẳng cao độ như hiện nay. Hoa Kỳ, tuy nhiên, có vẻ dửng dưng một cách kỳ lạ. John Micklethwait và Adrian Wooldridge, biên tập viên của tờ Economist viết: "Một trong những thất bại lạ lùng nhất của Mỹ trong những năm gần đây, là không có khả năng rút ra những bài học toàn cầu từ sự thành công độc đáo của nó trong lãnh vực tôn giáo ở quốc nội. Thật là một bí ẩn tại sao một đất nước bắt rễ từ chủ nghĩa đa nguyên đã làm rất ít về tự do tôn giáo."

Hãy bắt đầu phục hồi những nhấn mạnh của chúng ta với một cam kết đơn giản: đừng cam chịu một Trung Đông không có Kitô hữu.
 
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang ra sức ve vãn Mặt Trận Hồi Giáo
Đặng Tự Do
18:25 29/12/2013
Cảnh cũ đang tái diễn
Không phải với gươm giáo, nhưng với súng ống của Nato
Có thể giết người cách xa 3km
Sáng thứ Bẩy 28 tháng 12, một phái đoàn của chính phủ Syria đã gặp gỡ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.

Trong một tuyên bố, cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết "phái đoàn muốn trình một thông điệp từ Tổng thống Assad lên Đức Thánh Cha và giải thích quan điểm của chính phủ Syria".

Đoàn đại biểu Syria bao gồm ông Joseph Sweid, Bộ trưởng Ngoại Giao, và ông Hussam Eddin Aala, là Trợ lý Bộ trưởng và Giám đốc châu Âu của Bộ Ngoại giao Syria và đồng thời là đại sứ Syria cạnh Tòa Thánh.

Tình hình tại Syria trở nên rất đen tối sau khi 7 nhóm phiến quân hợp thành Mặt Trận Hồi Giáo hôm 22 tháng 11 vừa qua và đang đánh mạnh vào thủ đô Damascus. Thông tấn xã AINA của các Kitô hữu tại Trung Đông cho biết hôm 21 tháng 12, Mặt Trận Hồi Giáo đã chiếm được thị trấn Adra và thiết lập cái gọi là “tòa án Sharia” để xử tất cả những ai làm việc cho chính phủ Syria. Tất cả đều bị chém đầu chết.

Trong khi đó, toàn bộ khoảng 200 nhân viên cảnh sát trong đồn Adra Ummalia đều bị thiêu sống sau khi họ bị bắt làm khiên đỡ đạn để tránh bị phi cơ oanh tạc. Một nhân chứng cho biết các bác sĩ và y tá trong bệnh viện Adra Ummalia của chính phủ cũng bị thảm sát.

Các nhân chứng cho biết một số trẻ em đã bị xô xuống từ các toà nhà cao tầng. Đây là các con em trong các gia đình Kitô Giáo, hay Hồi Giáo Alawites hoặc là con em của các gia đình viên chức chính phủ.

Ba nhóm phiến quân Harakat Ahrar al-Sham al-Islamiyya (HASI), Kataib Ansar al-Sham, và Liwa al-Haqq trước đó đã hợp thành Mặt Trận Hồi Giáo Syria (SIF).

Cũng vậy, ba nhóm Suqur al-Sham, Liwa al-Tawhid, và Jaish al-Islam trước đó đã hợp thành Mặt Trận Hồi Giáo người Kurd (KIF).

Nay Mặt Trận Hồi Giáo Syria (SIF), Mặt Trận Hồi Giáo người Kurd (KIF) và Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo Syria (SILF) lại hợp nhất chung lại thành Mặt Trận Hồi Giáo (IF).

Các giáo trưởng Hồi Giáo và các nhà tài trợ chiến lược cho phong trào Thánh Chiến Hồi Giáo trong vùng Trung Đông như Trưởng Giáo Abu Basir al-Tartusi, Vương Tôn Issa al-Atawi, Thương Gia Muhammad al-Mohaisany, Chiến lược gia người Jordan Iyad Qunaybi đều lần lượt lên tiếng ủng hộ Mặt Trận Hồi Giáo.

Hôm 24 tháng 12, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bày tỏ quan ngại rằng Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang ra sức ve vãn Mặt Trận Hồi Giáo [1].

The Washington Institute, là viện nghiên cứu về chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông, cũng có một bài trình bày quan điểm về tổ chức này [2].

Viện nghiên cứu chiến lược Washington cho rằng Mặt Trận Hồi Giáo không có quan hệ sâu đậm với tổ chức khủng bố Al-Qaeda, không phải là lực lượng Thánh Chiến Hồi Giáo Toàn Cầu, không có nhóm nào trong số 7 nhóm hợp thành mặt trận này đã từng bị Hoa Kỳ xem là tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, viện nghiên cứu này nói thêm: “Nhóm này có một ý thức hệ quá cứng rắn để Hoa Kỳ có thể giao dịch và ủng hộ: họ từ chối tham dự hội nghị Geneva II, khước từ dân chủ và quyền của các nhóm thiểu số. Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh có thể quyết định ủng hộ Mặt Trận Hồi Giáo bằng mọi giá, làm phức tạp thêm chính cuộc nổi loạn và hy vọng của chính quyền Obama rằng hội nghị Geneva II sẽ mang lại hòa bình cho Syria. Quyết định tiếp cận với nhóm này như thế nào là một thách đố lớn cho Hoa Kỳ.”

[1] http://rt.com/politics/official-word/lavrov-syria-geneva-ukraine-746/

[2] http://www.washingtoninstitute.org/policy-analysis/view/rebels-consolidating-strength-in-syria-the-islamic-front
 
Bom nổ rung chuyển thành phố Beirut
Đặng Tự Do
01:50 29/12/2013
Tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết ông Mohammad Shatah, cựu Bộ trưởng Tài chính và là đại sứ Li Băng tại Hoa Kỳ, đã bị ám sát chết sáng 27 tháng 12 sau khi một xe bom do một kẻ đánh bom tự sát đã liều chết xông vào đoàn xe của ông ngay tại trung tâm thành phố Beirut.

Vụ nổ đã giết chết ít nhất năm người và làm khoảng bảy mươi người khác bị thương, và gây chấn động mạnh những đường phố chính của thủ đô Beirut của Li Băng gần khu vực Serail, nơi có nhiều văn phòng chính phủ.

Vụ thảm sát hôm 27 tháng 12 diễn ra chỉ ba tuần trước khi khai mạc phiên tòa quốc tế xử các thành viên của phong trào Hezbollah là nhóm dân quân vũ trang Hồi Giáo Shiite thân Iran, trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Li Băng Rafiq Hariri diễn ra năm 2005.

Hôm 19 tháng 11 năm 2013, một cuộc tấn công do hai người đeo bom tự sát đã xảy ra ngay cổng đại sứ quán Iran, giết chết 23 người và làm khoảng 150 người khác bị thương.
 
Năm năm đầu đời linh mục
Vũ Văn An
02:11 29/12/2013
Thỉnh thoảng lại có dư luận cho rằng các linh mục trẻ ngày nay không được hạnh phúc. Người ta cho rằng các ngài mất tinh thần và rời bỏ hàng ngũ linh mục khá đông. Năm 1999, dư luận này mạnh đến nỗi nhà xã hội học Công Giáo là Dean Hodge đã hướng dẫn một dự án nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề. Trong bài nghiên cứu của ông tựa là The First Five Years of the Priesthood (Năm năm đầu đời linh mục), công bố năm 2002, ông kết luận rằng không thể xác định tỷ lệ chính xác các linh mục từ chức trong năm năm đầu đời linh mục của họ, nhưng ông ước đoán vào khoảng từ 10 tới 12 phần trăm, ít hơn người ta nghĩ.

Trong thời buổi càng ngày con số các linh mục càng giảm này, bất cứ sự mất mát nào cũng khiến ta đau lòng. Nhưng theo Đức Ông Stephen J. Rossetti, thuộc Giáo Phận Syracuse, Hoa Kỳ, một giáo sư lâm sàng tại Đại Học America và là chủ tịch Viện Saint Luke, một trung tâm giáo dục và điều trị Công Giáo dành cho các giáo sĩ và nam nữ tu sĩ, trong tuyển tập Why Priests are Happy: A Study of the Psychological and Spiritual Health of Priests (Tại sao các linh mục hạnh phúc: Cuộc nghiên cứu về sức khỏe tâm lý và tâm linh của các linh mục) do Nhà XB Ave Maria Press ấn hành, thì các linh mục ngày nay hạnh phúc hơn, lạc quan hơn đối với chức linh mục, chấp nhận giáo huấn Công Giáo và cam kết bản thân đối với việc độc thân linh mục hơn những đồng nghiệp trước đây của các ngài.

Bởi thế, câu hỏi đầu tiên, theo Đức Ông, là hãy tự hỏi không phải “điều gì đang bất ổn trong việc đào tạo và nâng đỡ các tân linh mục của ta ngày nay?” mà là “Chúng ta đang đúng ở những điểm nào?” Tại sao phần lớn các linh mục trẻ hạnh phúc và triển nở trong chức linh mục của các ngài? Thực vậy, có nhiều điều đáng ca ngợi trong phẩm chất giáo dục tại đại chủng viện hiện nay. Các phân khoa tại chủng viện được đào tạo rất tốt, hết sức tận tụy và trung thành với Giáo Hội, dù họ đang đối diện với nhiều thách đố. Tất cả các phân khoa này đều nhấn mạnh nhiều hơn tới phương thức mục vụ, trong đó, có các chương trình huấn luyện mạnh hơn về nhân bản.

Tuy nhiên, các phát kiến trên không nên làm ta tự mãn. Năm năm đầu đời linh mục đem lại nhiều thách đố độc đáo đối với những người đang phải thích ứng với cuộc sống sau lúc được thụ phong. Quan trọng hơn nữa, còn có hậu cảnh này: thừa tác vụ ngày nay đang thay đổi một cách nhanh chóng và sâu sắc. Các thách thức này rất khác với các thách thức cách nay vài thập niên. Việc đào tạo và nâng đỡ các linh mục trong thừa tác vụ phải chú trọng nhiều hơn tới các thay đổi về hậu cảnh này và phải thích ứng đáng kể đối với chúng.

Các thách đố mới

Hai trong số những thay đổi sâu sắc nói trên là việc tục hóa và con số suy giảm. Dù rất quen thuộc với những thay đổi này, ta vẫn tin ta chưa hiểu được hết tầm quan trọng và tác động của chúng đối với việc đào tạo và nâng đỡ các linh mục. Và dù chức linh mục không thay đổi, nhưng kinh nghiệm về nó thì đang thay đổi tận gốc.

Đức HY Donald Wuerl của tổng giáo phận Washington thường hay nói tới “trận sóng thần tục hóa” đang càn quét các xã hội Tây Phương. Không thể nào nhấn mạnh cho đủ việc làn sóng thần này đang thay đổi kinh nghiệm của người ta về chức linh mục ra sao. Các hình ảnh hạnh phúc về chức linh mục, dù được lý tưởng hóa hơi cao như trong các phim “The Bells of St. Mary’s” (Tiếng Chuông Nhà Thờ St Mary) và “Going My Way” (Đi Theo Ta) trong thập niên 1940, đã bị thay thế bằng các hình ảnh linh mục xấu xa, bất hạnh, thành viên của một thời đại đức tin lỗi thời, một hình ảnh xấu còn bị làm cho xấu hơn bởi cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên, người ta tin rằng những hình ảnh méo mó này phần lớn phát sinh từ khoảng trống phân cách mỗi ngày một sâu rộng hơn giữa đức tin Kitô Giáo và nền văn hóa thế tục.

Toàn bộ bầu khí bao quanh một người chọn chức linh mục Công Giáo và hiện thừa tác trong Giáo Hội ngày nay đang thay đổi. Cách nay chưa đầy 50 năm, nếu một thanh niên đứng lên và tuyên bố ý định trở thành linh mục, thì phản ứng của người nghe phần lớn là ca ngợi và ủng hộ, ngay trong nền văn hóa rộng lớn hơn. Ngày nay, phản ứng thông thường thay đổi từ không tin tới tích cực khuyên người thanh niên đừng làm chuyện buồn cười ấy.

Nếu người thanh niên vẫn nhất định chọn con đường làm linh mục, thì các năm đầu tiên quả là một thách thức lớn. Đi phố mà mặc cổ cồn Rôma mà thôi cũng khiến khách qua đường xầm xì xôn xao rồi. Đối với nhiều người khác, những người đã từ lâu ngưng không hỏi những câu hỏi thiêng liêng nữa, thì linh mục là điều kỳ quặc hay bị làm ngơ thẳng thừng. Mặt khác, đọc các truyện kể về các giáo sĩ thoái hóa, cơn sóng thần dửng dưng đối họ càng ngày càng có nguy cơ đem lại những tàn phá khủng khiếp.

Thay đổi thứ hai đang tác động mạnh tới đời sống các linh mục ngày nay là việc con số giáo sĩ mỗi ngày một giảm sút. Hiện nay, nhiều linh mục phải coi sóc tới hai, ba hay nhiều giáo xứ hơn nữa. Nhưng tác động trọn vẹn của việc suy giảm con số linh mục nay mai mới xẩy tới. Một trong các điều khiến ta chưa cảm thấy hết cái tác động ghê gớm của việc có ít linh mục hơn đó là sự tận tụy hy sinh của các linh mục có tuổi hơn. Tại giáo phận Syracuse chẳng hạn, hiện có tới 30 linh mục quá tuổi về hưu nhưng vẫn tự nguyện ở lại phục vụ toàn thời gian. Lắm vị quá cả tuổi 80 nữa. Khi những vị có tinh thần đại độ này về hưu thực sự, người ta sẽ thấm thía trọn tác động của việc thiếu linh mục.

Ngay các linh mục trẻ cũng đang bắt đầu vác lấy gánh nặng. Cách nay 30 năm, một linh mục chỉ trở thành cha xứ ít là 10, 15 năm sau khi chịu chức. Ngày nay, nhiều linh mục làm cha xứ chỉ 2,3 năm sau khi thụ phong. Các linh mục mới thụ phong không những phải thích ứng với đời linh mục, với việc độc thân và với thừa tác vụ, họ còn phải thích ứng với việc trở thành nhà lãnh đạo của giáo xứ, với đủ mọi thách thức về hành chánh, lãnh đạo và quản trị.

Cần được nâng đỡ

Dù các cuộc nghiên cứu cho thấy tỷ lệ linh mục “bị cháy” khá thấp và đại đa số các linh mục có cuộc sống hạnh phúc, nhưng các linh mục trẻ vẫn dễ bị tràn ngập hơn và do đó, cần được nâng đỡ. Với các đòi hỏi áp đặt lên các ngài nói trên, việc huấn luyện và nâng đỡ các linh mục cần đạt được một số điều cần kíp. Thiển nghĩ, 3 điều sau đây không thể thiếu: một đức tin bản thân sâu sắc, một linh đạo nam giới và một hệ thống nâng đỡ có tính bản vị.

Một đức tin bản thân sâu sắc. Có lẽ điều cần hơn cả để có thể thừa tác trong thời đại tục hóa này là một đức tin bản thân sâu sắc. Các cuộc tấn công hàng ngày vào đức tin của một linh mục luôn luôn vũ bão. Một linh mục trẻ phải đương đầu với chủ nghĩa duy tục một cách trực diện và luôn phải giữ vững thế đứng của mình. Các niềm tin của ngài không đơn thuần chỉ là việc nhai lại các mệnh đề thần học ngài đọc trong sách vở. Ngài phải biết đức tin và nội tâm hóa nó trong chính đời sống mình, bằng ngôn ngữ và nền văn hóa ngày nay.

Thí dụ, khi nói rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa Cứu Thế của ta, thì người duy tục thường trả lời bằng cách hỏi vặn: “Người cứu ta khỏi cái gì?”. Nếu linh mục bảo họ: “Người cứu ta khỏi tội lỗi”, họ sẽ bảo: “Tội gì? Tôi có làm điều gì sai đâu”. Chỉ khi đó, cuộc thảo luận đích thực, hay đúng hơn, cuộc phúc âm hóa đích thực, mới bắt đầu.

Phần lớn người Tây Phương vẫn còn tin Thiên Chúa, nhưng nhiều người, kể cả Công Giáo, đã dật dờ trôi dạt vào một thế giới tạp nham các ý niệm chẳng ăn có gì với đức tin và truyền thống của ta hoặc chỉ nói lên những sự thật nửa chừng. Ta thường nghe được những tuyên bố đại loại như “Tôi là người tâm linh, chứ không phải người tôn giáo”. “Tôi không thực hành ngày lễ thánh”. “Tại sao tôi phải đi xưng tội? Tôi xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa”. “Tại sao tôi phải đi lễ hàng tuần khi thấy Thiên Chúa ngay trong thiên nhiên?”. “Chúa Giêsu là ông thánh, nhưng Gandhi cũng là ông thánh vậy”. Linh mục trẻ nào không trả lời một cách thuyết phục, thành thực và đầy cảm thương đối với những nhận định như thế không những thấy mình không phải là một thầy dạy đức tin hữu hiệu, mà chính đức tin của mình cũng bị lung lay. Cho nên Giáo Hội như một toàn thể phải giúp các chủng sinh và các linh mục trẻ biết tích hợp đức tin của họ và cung cấp cho họ các khí cụ phúc âm hóa trong nền văn hóa mỗi ngày một bị tục hóa hơn của ta.

Một linh đạo nam giới. Linh đạo nam giới ở đây không có ý nói tới một điều gì đó chỉ dành cho nam giới mà thôi. Mà đúng hơn, các nhà tâm lý học như Sandra Bem muốn nói tới các đặc điểm nam tính và nữ tính mà cả đàn ông lẫn đàn bà đều tiềm tàng sở hữu được. Trong số các đặc điểm nữ, Bác Sĩ Bem liệt kê các đức tính như cảm thương, nồng nàn và nhạy cảm. Các đức tính này hiển nhiên là điều không một linh mục nào có thể thiếu được.

Trong cuộc nghiên cứu riêng của Đức Ông Rossetti về 115 linh mục, các đối tượng thăm dò được trao cho một bảng liệt kê các đặc điểm nam tính và nữ tính rồi được yêu cầu xếp hạng các đặc điểm này theo thứ tự quan trọng. Chín đặc điểm đầu được các đối tượng này chọn đều là các đặc điểm thuộc nữ tính; rõ ràng các linh mục không ưa các đặc điểm thuộc nam tính. Nhưng trong thời đại mỗi lúc mỗi duy tục hơn này, phần lớn các đặc điểm thuộc nam tính của Bem mỗi ngày mỗi trở nên chủ yếu hơn, như “sẵn sàng đứng lên”, “bảo vệ niềm tin riêng của mình”, “sẵn sàng chấp nhận rủi ro”, “quả quyết” và “hành động như một nhà lãnh đạo”.

Dĩ nhiên, các giáo dân nam nữ trong Giáo Hội cần phải cho thấy các đặc điểm trên, nhưng đối với sứ vụ phúc âm hóa, điều cực kỳ quan trọng là các linh mục trẻ phải có được những đặc điểm này. Thiếu chúng, các linh mục trẻ liều mình sẽ tự co vào chính mình, chỉ ráng duy trì đức tin của những người còn lại trong cộng đoàn mà thôi. Thái độ thụ động và cố thủ này chắc chắn chỉ đem lại sói mòn từ từ và cuối cùng là thất bại.

Điều cần ở đây, vì thế, là một công bố đức tin đầy bạo dạn và mới lạ, nghĩa là một tân phúc âm hóa. Đức Phanxicô, bằng những lời nay đã trở thành nổi tiếng trong bài giảng Thứ Năm Tuần Thánh năm 2013, từng thúc giục ta “ra ngoài… tới những khu ngoại biên”, mang “mùi chiên” vào người. Không hề thụ động, lời kêu gọi của ngài đòi ta phải có một đức tin mạnh bạo, đầy quả quyết, nhưng không mang tính phê phán hay thiếu tôn trọng đối với người khác. Muốn thế, Giáo Hội như một toàn thể phải giúp các tân linh mục không những có được các đức tính thuộc nữ tính, mà còn phải nội tâm hóa một nền linh đạo thuộc nam tính nữa. Để các ngài trở thành những người mạnh bạo công bố đức tin, chứ không im lìm ngồi trong các xứ đường nhìn cộng đoàn mình càng ngày càng thu nhỏ lại.

Một hệ thống nâng đỡ có tính bản vị. Một thách thức có tính bản thân đối với tất cả những ai thừa tác trong môi trường duy tục là cơn cám dỗ thấy mình không được ước muốn, bị làm ngơ hay không được hỗ trợ. Các linh mục giáo phận (triều) đang mỗi ngày mỗi giống như các nhà truyền giáo, nghĩa là được phái tới những môi trường phần lớn chưa được dạy giáo lý và đôi lúc thiếu hỗ trợ. Muốn giúp các linh mục của chúng ta triển nở, ta phải là một cộng đoàn đức tin sẵn sàng hỗ trợ. Đây là thành phần chủ yếu trong chính nền linh đạo của các ngài.

Hiện nay, các linh mục càng ngày càng ít đi, mỗi ngày mỗi bị cô lập đối với nhau hơn, và càng ngày càng gánh thêm gánh nặng. Trước đây, tại một nhà xứ, thường có tới ba, bốn linh mục. Nay, một linh mục nhiều khi phụ trách tới hai, ba nhà xứ cùng một lúc, nên phải thay phiên nay nhà xứ này mai nhà xứ khác. Khuynh hướng chung là thêm việc và thêm cô lập. Pha trộn cô lập với thêm việc và thiếu hỗ trợ quả là một công thức tạo nên thảm họa bản thân. Tình thế này khiến các linh mục dễ trở thành nạn nhân của cô đơn và phân cách và rất dễ rơi vào cơn cám dỗ mà một xã hội ghiền tình dục của chúng ta vốn là môi trường rất “thuận lợi”. Tình thế lại càng tệ hơn, khi cam kết sống độc thân của linh mục bị xã hội ngày nay càng ngày càng nhìn một cách ngờ vực, vô tình đã lấy mất đi sự hỗ trợ bên ngoài đối với lối sống độc thân này. Hơn bao giờ hết, tình huynh đệ giữa các linh mục phải được cổ vũ. Hơn bao giờ hết, các cộng đồng đức tin phải hỗ trợ các linh mục của mình. Linh mục được phái tới một giáo xứ để yêu thương và nuôi dưỡng đức tin của giáo dân. Nhưng tình yêu và đức tin của giáo dân cũng cần phải nâng đỡ ngài.

Bất kể kích thước các cộng đồng đức tin của ta lớn nhỏ ra sao, tầm quan trọng của chúng trong xã hội vẫn như xưa. Mỗi giáo xứ sẽ trở nên một ốc đảo trong một xã hội khô cứng về linh đạo. Ta phải giúp các tân linh mục của ta phát triển các khí cụ và cơ hội để xây dựng cho bằng được tình huynh đệ của hàng linh mục. Các tân linh mục của ta cũng phải học cách xây dựng và tìm được sự hỗ trợ từ các giáo dân và tu sĩ dấn thân của các cộng đồng đức tin này.

Kinh nghiệm sống của hàng linh mục đang thay đổi rất nhiều trước mắt ta. Hàng linh mục mà ta đang chuẩn bị người cho không còn là hàng linh mục của quá khứ nữa. Như một Giáo Hội, ta phải đào tạo và nâng đỡ một đoàn ngũ mới để các ngài triển nở trong một môi trường hoàn toàn mới và đầy thách thức. Những người từng đào tạo các linh mục và chứng kiến sức mạnh của họ tin rằng với sự hỗ trợ của ta, các tân linh mục sẽ chu toàn được trách vụ của các ngài.
 
Triển lãm Hoàng Đế Augustô
Đặng Tự Do
08:03 29/12/2013
“Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện dưới thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít.”( Lc 2,1-4)

Gần 2,000 năm sau khi ông chết, vị hoàng đế La Mã được nêu trong đoạn Phúc Âm chúng ta thường nghe trong đêm Giáng Sinh đã trở lại Rôma trong một cuộc triển lãm. Hoàng đế Augustô đã cai trị đế quốc La Mã trong hơn 40 năm, đánh dấu sự cai trị lâu nhất trong thời Đế Quốc La Mã, một đế quốc trải rộng trên toàn cõi châu Âu.

Triển lãm này đánh dấu hai thiên niên kỷ sau cái chết của Augustô bằng cách trình bày những tài liệu về cuộc sống và những thành tựu của ông thông qua tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Claudio Parisi Presicce, Đồng Giám Đốc bảo tàng Augustô nói:

"Điều làm tôi chú ý nhất đó là cơ hội để có thể tập hợp lại rất nhiều những kiệt tác. Nhiều món được trưng bày lần đầu tiên, hoặc đây là lần đầu tiên chúng có mặt tại một nơi khác với chỗ thường trú đầu tiên của chúng. Tôi muốn nói đến các viện bảo tàng của Ý cũng như các viện bảo tàng nước ngoài".

Trong số những kiệt tác được đánh giá cao là tác phẩm điêu khắc bằng đồng của Augustô từ vùng biển Aegean, của Ý. Đây là lần đầu tiên tác phẩm này ra mắt công chúng. Ngoài ra còn có sự đóng góp của các bảo tàng ở London, Paris, Vienna và New York. Bảo tàng Anh cho mượn một bức bán thân đắp bằng mã não được đánh bóng. Một tác phẩm khác từ London là bức tượng bán thân đầu của hoàng đế Augustô. Hoàng đế Augustô rất ưa chuộng hình ảnh của mình và ông đã nhận thức rõ về ấn tượng của nó đối với công chúng.

Claudio Parisi Presicce nói thêm:

"Triển lãm này trình bày nghệ thuật tượng hình trong thời kỳ Augustô. Bằng cách đưa các tác phẩm nghệ thuật chính lại với nhau, người ta có thể thấy rõ Augustô đã sử dụng nghệ thuật để tuyên truyền như thế nào. Nó cho thấy ông đã chuyển thể chế cộng hòa Rôma thành đế quốc Rôma như thế nào bằng cách sử dụng sức mạnh của hình ảnh."

Hình ảnh của vị hoàng đế đã xuất hiện nơi những đồng tiền trong những tranh đắp bằng thạch cao và mã não, như trong các tác phẩm được mang đến từ New York và Paris. Nhưng không nghi ngờ gì, một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của Cêsarê Augustô là tác phẩm của Prima Porta trong đó mô tả ông tập hợp quân đội của mình trước trận chiến. Đây là tác phẩm điêu khắc lần đầu tiên rời khỏi Viện Bảo tàng Vatican. Kiệt tác này được đặt cạnh Doryphoros, một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ điển, đến từ viện bảo tàng khảo cổ học quốc gia ở Naples.

Nhưng cuộc triển lãm mô tả cuộc sống cá nhân của Augustô, những chiến thắng của ông trên chiến trường, sẽ không thể coi là hoàn chỉnh nếu không có những hình ảnh về đối thủ lâu đời của ông là nữ hoàng Cleopatra.

Cuộc triển lãm độc đáo này sẽ được trưng bày cho đến tháng Hai.
 
Biết xin phép, cám ơn và xin lỗi là các thái độ sống đem lại an bình và niềm vui trong cuộc sống gia đình
Linh Tiến Khải
17:43 29/12/2013
Muốn có an bình và niềm vui trong gia đình, chúng ta hãy biết sống ba từ chìa khóa sau đây: xin phép, cám ơn và xin lỗi. Khi trong một gia đình người ta không xâm lần nhau, nhưng biết xin phép. Khi trong một gia đình người ta không ích kỷ, nhưng tập nói tiếng cám ơn. Khi trong một gia đình một người nhận ra mình đã làm điều xấu và biết xin lỗi, thì trong gia đình ấy có an bình và niềm vui.

Kính thưa qúy vị thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khàch hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường Thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói phụng vụ Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Giáng Sinh mời gọi chúng ta cử hành lễ Thánh Gia Nagiarét. Thật thế, mọi hang đá đều cho chúng ta thấy Chúa Giêsu Đức Mẹ và Thánh Giuse trong hang đá Bếtlêhem. Thiên Chúa đã muốn sinh ra trong một gia đình nhân loại, đã muốn có một người mẹ và một người cha. Phúc Âm hôm nay giới thiệu với chúng ta Thánh Gia trên đường đầy ải đau đớn kiếm tìm nơi trú ẩn bên Ai Cập. Thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu đã sống kinh nghiệm điều kiện thê thảm của những người tị nạn, ghi dấu bởi sự sơ hãi, bất an và các khó khăn (x. Mt 2,13-15.19-23). Áp dụng vào thảm cảnh của người di cư tị nạn ngày nay Đức Thánh Cha nói:

Rất tiếc ngày nay có hàng triệu gia đình có thể nhận ra mình trong thực tại buồn thương này. Hầu như mỗi ngày đài truyền hình và báo chí đưa tin các người di cư trốn chay đói khát, chiến tranh, và các hiểm nguy trầm trọng khác để tìm an ninh và một cuộc sống xứng đáng hơn cho mình và cho gia đình mình.

Trong các vùng đất xa xôi, cả khi tìm thấy công ăn việc làm, các người tị nạn và di cư không luôn luôn gặp được sự tiếp đón đích thật, lòng tôn trong và việc đánh gia cao các giá trị họ đem theo. Các chờ mong hợp pháp của họ thường gặp các tình trạng phức tạp và các khó khăn xem ra không thể vượt thắng được. Tuy nhiên, trong khi gắn chặt cái nhìn vào Thánh Gia Nagiarét phải bó buộc tị nạn, chúng ta nghĩ tới thảm cảnh của các người di cư ti nạn, nạn nhân của khước từ và khai thác bóc lột. Nhưng chúng ta cũng nghĩ tới ”những người bị đầy ải” trong chính các gia đình: chẳng hạn các người già cả, đôi khi bị đối xử như là những sự hiện diện kềnh càng ngăn cản. Rất nhiều lần tôi nghĩ rằng có một dấu chỉ giúp nhận biết một gia đính ra sao, đó là nhìn xem trong đó các trẻ em và người già được đối xử như thế nào.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu đã muốn thuộc về một gia đình đã sống kinh nghiệm càc khó khằn này, để không ai cảm thấy bị loại bỏ khỏi sự gần gũi yêu thương của Thiên Chúa. Rồi Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa cuộc trốn chạy sang Ai Cập của Thánh Gia như sau:

Việc chay trốn sang Ai Cập vì các đe dọa của vua Hếrốt cho thấy Thiên Chúa ở nơi đâu con người gặp nguy hiểm, ở nơi đâu con người khổ đau, ở nơi đâu con người trốn chạy, ở nơi đâu nó sống kinh nghiệm sự khước từ và bỏ rơi. Nhưng Thiên Chúa cũng hiện diện ở nơi đâu con người mơ ước, hy vọng trở về quệ hương trong tự do, dự phóng và lựa chọn cho sự sống và phẩm giá của mình và của nhưng người trong gia đình mình.

Hôm nay cái nhìn của chúng ta trên Thánh Gia cũng được lôi kéo bởi sự đơn sơ của cuộc sống tại Nagiarét. Đó là một thí dụ ích lợi cho các gia đình của chúng ta, giúp chúng luôn ngày càng trở thành cộng đoàn hiệp thông của tình yêu và sự hòa giải, trong đó người ta sống kinh nghiệm sự hiền dịu, tương trợ lẫn nhau, tha thứ cho nhau.

Muốn có an bình và niềm vui trong gia đình, chúng ta hãy biết sống ba từ chìa khóa sau đây: xin phép, cám ơn và xin lỗi. Khi trong một gia đình người ta không xâm lần nhau, nhưng biết xin phép. Khi trong một gia đình người ta khô sống ng ích kỷ, nhưng tập nói tiếng cám ơn. Khi trong một gia đình một người nhận ra mình đã làm điều xấu và biết xin lỗi, thì trong gia đình ấy có an bình và niềm vui.

Tôi cũng muốn khích lệ các gia đình ý thức được tầm quan trọng của mình trong Giáo Hội và trong xã hội. Thật thế, lời loan báo Tin Mừng trước hết đi qua các gia đình, rồi tới với các môi trường khác nhau của cuộc sống thường ngày.

Chúng ta hãy sốt sắng khẩn nài Mẹ Maria Rất Thánh, Mẹ Chúa Giêsu và là Mẹ chúng ta, hướng dẫn từng gia đình trên thế giới, để nó có thể chu toàn sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó với phẩm giá và sự thanh thản.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới sẽ thảo luận về đề tài Gia đình, và giai đoạn chuẩn bị đã bắt đầu rồi. Vì thế Đức Thánh Cha nói: hôm nay lễ Thánh Gia tôi muốn phó thác cho Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục này, bằng cách cầu xin cho các gia đình trên toàn thế giới. Tôi xin mời anh chị em hiệp nhất với tôi trong tinh thần trong lời cầu mà tôi đọc bây giờ:

”Lậy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse, Nơi các Ngài chúng con chiêm ngưỡng ánh quang của tình yêu đích thật, chúng con hướng lên các Ngài với lòng tin tưởng.

Hỡi Thánh Gia Nagiarét, xin cũng hãy làm cho các gia đình chúng con trở thành nơi hiệp thông và nhà tiệc ly cầu nguyện, các trường đích thật của Phúc Âm và các Giáo Hội tại gia nhỏ.

Lậy Thánh Gia Nagiarét, xin đừng bao giờ để xảy ra kinh nghiệm bạo lực, khép kín và chia rẽ trong các gia đình nữa: xin cho bất cứ ai đã bị thương tích hay gương mù gương xấu mau biết đến hòa giải và chữa lành.

Lậy Thánh Gia Nagiarét, ước chi Thượng Hội Đồng tới đây của các Giám có thể tái lập nơi tất cả mọi người ý thức về tính cách thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình và vẻ đẹp của nó trong chương trình của Thiên Chúa.

Lậy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse, xin hãy lắng nghe và nhận lời khẩn nài của chúng con. Amen.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đặc biệt gửi lời chào tới các tín hữu theo dõi buổi đọc Kinh Truyền Tin trên kênh truyền hình nối với Nagiarét, trong Vương cung thánh đường Truyền Tin, nơi có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục; với vương cung thánh đường Thánh Gia bên Barcelona Tây Ban Nha, nơi có sự hiện diện của Đức Hồng Y Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình; với Vương cung thánh đường Nhà Thánh của Đức Mẹ tại Loreto. Ngài cũng gửi lời chào tín hữu các nơi cử hành lễ các Gia đình như bên Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Ngoài ra ngài cũng chào các bạn trẻ thuộc nhiều giáo phận Italia, cách riêng các thành viên phong trào Tổ Ấm từ nhều nước trên thế giới hành hương Roma.
 
Somalia cấm không cho cử hành Lễ Giáng Sinh
Đặng Tự Do
19:17 29/12/2013
Trong một diễn biến tệ hại, lần đầu tiên kể từ năm 1991, Bộ Tư Pháp và Tôn Giáo Sự Vụ của Somalia đã thông báo lệnh cấm bất cứ cử hành nào liên quan đến Giáng Sinh ở quốc gia Hồi giáo Sunni này.

Tổng giám đốc thông tin của Bộ này cho biết rằng "tất cả các cơ quan an ninh và các lực lượng thực thi pháp luật đã được hướng dẫn để phản ứng với bất kỳ cử hành nào liên quan đến Lễ Giáng Sinh", Đài Truyền Hình Kenya Broadcasting Corporation cho biết như trên.

Nằm ở vùng Sừng châu Phi, quốc gia Hồi giáo Sunni với 10 triệu dân này có một giáo xứ Công Giáo, ba linh mục, bốn nữ tu, và 100 người Công Giáo, theo Niên Giám mới nhất của Tòa Thánh.

Somalia rộng 637,657 km2. Sau khi được độc lập từ tay người Ý và người Anh vào tháng Bẩy năm 1960, nước này đã trải qua một thời kỳ cộng sản trước khi xảy ra nội chiến đẫm máu vào năm 1991. Nạn hải tặc Somalia phát triển nhanh chóng và gây kinh hoàng cho các tầu thuyền đi qua khu vực Sừng Phi Châu.

Nghị quyết 794 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 3 tháng 12 năm 1992 cho phép liên quân gìn giữ hòa bình do Hoa Kỳ lãnh đạo đưa quân vào nước này để bảo đảm các nguồn viện trợ nhân đạo đến được với dân chúng tại đây.

Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ đã chịu thiệt hại nặng trong trận chiến tại thủ đô Mogadishu vào năm 1993 đến mức tháng Ba năm 1995, Hoa Kỳ và các nước khác phải rút quân hoàn toàn khỏi nước này. Cuộc triệt thoái diễn ra khó khăn, nguy hiểm với nhiều thiệt hại nặng về nhân mạng.

Thế giới đành để mặc cho người Somalia tự do chém giết lẫn nhau.

Hoà bình được coi là được lặp lại từ tháng 8 năm 2012 với một nhà nước Hồi Giáo Sunni dựa trên luật Sharia trong đó thẳng tay đàn áp các nhóm thiểu số thuộc Kitô Giáo và cả các hệ phái Hồi Giáo khác.
 
Một Giáng Sinh rất Phanxicô
Vũ Văn An
21:07 29/12/2013
Theo ký giả John L. Allen, Giáng Sinh 2013 mang dấu ấn rõ ràng của Đức Phanxicô trên căn bản ba “cột trụ” rất đặc trưng của ngài: lãnh đạo là phục vụ, Tin Mừng xã hội và lòng nhân từ thương xót.

Lãnh đạo là phục vụ
Trong bài diễn văn ngắn đọc trước Giáo Triều Rôma ngày 21 tháng 12, Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần phục vụ tại Vatican. Ngài nói rằng không có tinh thần phục vụ này, Vatican sẽ trở thành “một nhà hải quan nặng nề bàn giấy”.

Ngài khuyến khích các viên chức Tòa Thánh cố gắng sinh động hóa việc làm của họ bằng việc tận tâm phục vụ, nhất là phục vụ các Giáo Hội địa phương trên khắp thế giới, hơn là liên tục “thanh tra và tra vấn” người khác.

Sau đó vào buổi chiều, Đức Phanxicô đã đưa ra một hình ảnh cụ thể cho thấy tinh thần phục vụ nghĩa là gì bằng cách chính ngài dành gần 3 tiếng đồng hồ để thăm viếng các trẻ em bệnh tật và gia đình chúng tại Bệnh Viện Bambini Gesu tại Rôma.

Điều đáng lưu ý là Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh chỉ kéo dài hơn 1 giờ rưỡi, trong khi diễn văn Urbi et Orbi vào ngày Giáng Sinh, tức diễn văn trước khi ban phép lành cho Thành Phố Rôma và cho Thế Giới, cũng chỉ kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Do đó, Đức Phanxicô quả đã dành nhiều thì giờ tại bệnh viện Bambino Gesu hơn tại bất cứ biến cố đơn độc nào khác trong Mùa Giáng Sinh năm nay.

Trong khi các nhiếp ảnh viên và các nhân viên quay phim truyền hình được phép chụp hình quay phim lúc Đức Giáo Hoàng tới và lúc ngài rời nơi đó, phần còn lại của cuộc viếng thăm hoàn toàn tự do. Do đó, phần lớn bản tường trình dành cho các bệnh nhân và gia đình họ phát biểu cảm tưởng về cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Như thế, điều thực sự khiến cuộc viếng thăm này gây ấn tượng mạnh chính là nó không bị đóng khung trong những tấm hình chính thức.

Một thoáng nhìn khác cho thấy tình âu yếm đặc biệt của Đức Phanxicô dành cho trẻ em là vào cuối Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh khi một nhóm các em, đại diện 5 châu, dâng lên ngài tượng Chúa Hài Đồng. Đức Phanxicô đã dừng đoàn rước trong ít phút để chuyện trò và ôm hôn các em.

Trong căn bản, điều Đức Phanxicô muốn thực hiện là tái xác định thước đo dư luận quần chúng đối với việc lãnh đạo trong Giáo Hội. Khi người ta thấy huy hiệu chỉ chức vụ nào đó trong Giáo Hội, như cổ cồn Rôma hay Thánh Giá đeo ngực, ngài muốn họ liên hệ các biểu tượng này với việc phục vụ hơn là uy quyền.

Phần lớn thời gian trong chín tháng qua là để lên cung giọng cho việc đó, và việc này thấy rất rõ trong cung cách tiếp cận của ngài đối với mùa Giáng Sinh.

Tin Mừng xã hội

Trong lúc đọc kinh Truyền Tin vào hôm Chúa Nhật 22 tháng 12, khi thoáng thấy một nhóm người Ý biểu tình phản đối nạn thất nghiệp và việc cắt giảm các dịch vụ xã hội, tay cầm biểu ngữ với hàng chữ “Người nghèo không thể chờ được nữa!”, Đức Phanxicô bèn chỉ vào tấm biểu ngữ mà nói lớn: “ Hết sức đẹp!” rồi ngẫu hứng nói về nạn vô gia cư và việc nó tác động ra sao đối với cuộc sống gia đình, dù đồng thời vẫn khuyên các người biểu tình không nên bạo động.

Trong bài giảng lễ Giáng Sinh, Đức Phanxicô đặt để căn bản thiêng liêng cho Tin Mừng xã hội. Ngài nhấn mạnh tới “thân phận yếu thế” hàm ẩn trong việc Thiên Chúa chọn sinh ra trong một gia đình nghèo. Ngài cũng nhận định rằng những người đầu tiên tiếp nhận sứ điệp giáng sinh của Chúa Kitô là các mục đồng, “vì họ là những người chót hết, bị coi thường”.

Giống các vị giáo hoàng tiền nhiệm, Đức Phanxicô đã dùng bài diễn văn Urbi et Orbi để làm nổi bật một số điểm nóng trên thế giới, bắt đầu với Syria và từ đó nhắc tới Cộng Hòa Trung Phi, Nam Sudan, Nigeria, cuộc tranh chấp Israel/Palestine, và Iraq. Các nhận định của ngài được nói lên trước các cuộc ném bom vào nhà thờ tại Baghdad sát hại 38 người vào ngày Giáng Sinh. Những cuộc ném bom này cho thấy các đe dọa đặc biệt đối với số dân Kitô Giáo ít ỏi và mỗi ngày mỗi ít ỏi hơn tại đó.

Nhiều người cũng lưu ý đặc biệt khi Đức Phanxicô nhắc đến Lampudesa trong bài diễn văn của ngài. Đó là hòn đảo của Ý phía nam Địa Trung Hải, được dùng như điểm đến chính cho các di dân khốn cùng của Phi Châu và Trung Đông muốn tới Âu Châu. Chính tại hòn đảo này, hàng chục ngàn di dân đã chết khi cố gắng vượt qua eo biển này. Và mới đây, các trang nhất báo chí một lần nữa lại nhắc đến nó vì vụ tai tiếng liên quan tới việc đối xử tàn tệ tại trung tâm tạm giam ở đây.

Đức Phanxicô thực hiện chuyến đi ra ngoài Rôma lần đầu tiên tại Lampudesa vào ngày 8 tháng Bẩy và nó trở thành mối lo âu lớn đối với ngài từ đấy. Ngài nói: “Mong sao các di dân đi tìm một cuộc sống xứng đáng hơn được chấp nhận và trợ giúp… Ước chi những thảm họa như các thảm họa ta chứng kiến năm nay, với quá nhiều người chết tại Lampudesa, sẽ không bao giờ xẩy ra nữa!”.

Một dấu chỉ khác cho thấy ảnh hưởng của Đức Phanxicô không phải chỉ là lời nói xuông: một nhóm di dân người Marốc và Tunisia hiện bị giữ tại một trung tâm tạm giam ở Rôma đã tự khâu miệng để phát động cuộc tuyệt thực tại đó nhưng đã bằng lòng tạm ngưng cuộc phản đối của họ vào ngày Giáng Sinh khi một linh mục hứa sẽ trình thư của họ lên Đức Giáo Hoàng. Dù đa số không phải Công Giáo, họ đã viết trong lá thư rằng họ tin Đức Phanxicô sẽ “bảo đảm là tiếng nói của chúng tôi sẽ được nghe”.

Vị linh mục đứng làm trung gian, Cha Emanuele Giannone, giám đốc cơ quan Caritas địa phương, cho hay: Đức Phanxicô thực sự đã cứu nhiều mạng người,vì cuộc tuyệt thực này cộng với lời thề của di dân nhất định ngủ ngoài trời giá băng chắc chắn sẽ đe dọa tới tính mệnh họ.

Lòng nhân từ thương xót

Đức Phanxicô, về nhiều phương diện, quả là “vị Giáo Hoàng của lòng nhân từ” vì ngài luôn coi lòng nhân từ là nguyên tắc tâm linh nòng cốt của đời ngài và của triều giáo hoàng của ngài. Ý niệm nhân từ hiện diện trong chính huy hiệu của ngài và là khẩu hiệu ngài rất ưa chuộng: “Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ!”
Mới đây, khi truyền cho các Hồng Y và các giới chức cao cấp của Tòa Thánh dành nhiều thì giờ hơn cho việc giải tội, Đức Phanxicô đã cho thấy ngài trân qúy ra sao đối với nghi thức hàng đầu chỉ lòng nhân từ của Giáo Hội.

Sự nhấn mạnh về lòng nhân từ này một lần nữa đã tỏa sáng nhân dịp mùa Giáng Sinh. Các suy tư của ngài về mùa lễ này đã bắt đầu một cách không chính thức với cuộc phỏng vấn của tờ La Stampa vào giữa tháng 12, trong đó, một lần nữa, ngài kêu gọi Giáo Hội đừng bao giờ sợ nhấn mạnh tới “sự dịu dàng” của Thiên Chúa.

Ngài trở lại điểm này vào ngày Vọng Giáng Sinh, lúc ngài rời khỏi bản văn soạn sẵn ở cuối bài diễn văn. Đang nói tới việc ngày sinh của Chúa Kitô đã biểu lộ lòng lân tuất vô biên của Thiên Chúa ra sao, Đức Phanxicô bỗng thêm câu nói đã trở thành rất quen thuộc đối với ngài: “Chúa luôn tha thứ cho ta!”.

Trong bài diễn văn Urbi et Orbi, Đức Phanxicô cũng đề cập tới cùng một ý tưởng như trên. Ngài nói: “Ta hãy để trái tim ta được đụng tới… Ta hãy để sự dịu dàng của Thiên Chúa sưởi ấm ta. Ta cần sự vuốt ve của Người”.

Theo quan điểm linh đạo, ta có thể đọc mọi sự Đức Phanxicô làm trong tư cách giáo hoàng, từ các chi tiết liên quan tới việc cải tổ Ngân Hàng Vatican tới các vấn đề tế nhị như chính sách đối với người Công Giáo ly dị tái hôn, như là một cố gắng nhằm bảo đảm rằng Giáo Hội Công Giáo thực sự là một cộng đồng của lòng nhân từ xót thương.

Dĩ nhiên, Đức Phanxicô không ngây thơ. Ngài biết rõ: các thừa tác viên của Tin Mừng Kitô Giáo phải nói lên cả phán xét của Thiên Chúa lẫn lòng nhân của Người đối với thế giới sa ngã: thiếu một trong hai đều là việc đơn giản hóa thái quá.

Tuy nhiên, chính sách của ngài hình như muốn nói: thế giới đã nghe quá rõ lời phán xét của Giáo Hội rồi, nay là lúc họ muốn nghe, muốn cảm nghiệm được lòng xót thương của Giáo Hội. Chắc chắn đó là điều Đức Phanxicô muốn hiểu khi ngài nói vào hồi tháng Bẩy rằng thời hiện tại là một kairos, nghĩa là giờ phút hồng ân, của lòng nhân từ xót thương.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ Giáo hạt Nghĩa Yên - Niềm vui ngày hội ngộ
Thọ Ninh
10:41 29/12/2013
Cùng vui niềm vui với Giáo Hội hoàn vũ, đang sống trong niềm vui giáng sinh, niềm vui cứu độ mừng biến cố Ngôi Hai con Thiên Chúa giáng thế làm người. Ngày 27/12/2013, tại giáo xứ Thọ Ninh cuộc hội ngộ của các bạn giới trẻ giáo hạt Nghĩa Yên đã diễn ra trong tình huynh đệ.

Xem hình

Ngày hội ngộ giới trẻ giáo hạt Nghĩa Yên đã quy tụ rất đông các bạn trẻ thuộc 9 giáo Giáo xứ trong giáo hạt. Vâng, tuổi trẻ thật vui nhộn, hồn nhiên, năng động. Thời gian để gặp gỡ nhau không nhiều, nhưng có thể nói ngày hội ngộ giới trẻ giáo hạt hôm nay là dịp thuận tiện cho các bạn trẻ giao lưu, gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau. Và đây cũng là cơ hội cho các bạn trẻ ý thức và nhìn nhận lại bản thân, để họ tìm ra định hướng và mục tiêu đích thực cho đời sống của mình giữa một xã hội “vàng thau lẫn lộn”.

Mở đầu cho cuộc hội ngộ là Thánh Lễ dành cho các bạn trẻ. Thánh Lễ được cử hành vào lúc 16h00 do Cha đặc trách giới trẻ Antôn Nguyễn Xuân Hồng chủ tế, cùng đồng tế với ngài có Cha quản hạt Phêrô Nguyễn Thái Từ, cha phụ tá, cha già hưu trong giáo hạt. Chia sẻ trong thánh lễ, cha quản hạt Phêrô đã nói tới tầm quan trọng của giới trẻ Công Giáo ngày nay. Giới trẻ là tương lai, là hạt giống của Giáo Hội và xã hội. Giới trẻ là thế hệ mà nơi đó quy tụ tất cả các khả năng, dự phóng và ước mơ của con người. Đây cũng chính là tầng lớp tiên phong, có trình độ, có học thức và tiếp thu nhanh các ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt nổi mà chúng ta nhìn thấy nơi người trẻ, thì đằng sau đó cũng xuất hiện không ít những tiêu cực đã và đang xảy ra. Các tư tưởng, trào lưu, lối sống, lối nghĩ tự do buông thả, nền đạo đức và luân lý bị suy đồi, những điều đó người ta gọi chung là “căn bệnh” của tuổi trẻ. Ngài cũng đã nhắc lại năm “căn bệnh” mà người trẻ hôm nay đang bị lây nhiễm đó là: Chủ Nghĩa vô Thần; Chủ nghĩa duy lợi; Chủ nghĩa tương đối; Chủ nghĩa tự do; Chủ nghĩa hưởng thụ. Ngài đã đưa ra nhiều phương pháp giải quyết và định hướng cho người trẻ hôm nay. Qua đó, ngài cũng kêu mời các bạn trẻ hãy biết noi gương Thánh Gioan, là một con người dám hy sinh vì Chúa, và hãy tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu Chúa Kitô cho bạn bè nơi công sở, trường học, thậm chí cả những người chưa biết Chúa đang sống giữa xã hội này.

Ngày hội ngộ Giới trẻ Giáo hạt được tiếp nối bằng bữa cơm tối, bữa cơm tình thương và huynh đệ. Gặp nhau các bạn trẻ đã hát vang những bài ca, những cử điệu, những bài múa đã làm cho bầu khí ngày hội ngộ thật sinh động, phấn khởi, vui tươi. Sau đó, ngày hội ngộ được tiếp diễn với chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “TÌNH CA GIÊ SU”.

Đúng 19h30, Cha đặc trách giới trẻ trong lời khai mạc đêm giao lưu, đã nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của người trẻ đối với Giáo Hội trong thời đại mới. Kế tiếp là phần trao giải thưởng của cuộc thi sáng tác logo do ban điều hành giới trẻ khởi xướng, cùng phần trình diễn văn nghệ của các các bạn trẻ đến từ các giáo xứ trong giáo hạt. Các tiết mục trong đêm văn nghệ để lại cho giới trẻ, và người xem những ấn tượng và nhiều thông điệp rất hữu ích.

Chương trình văn nghệ dần đi vào hồi kết, cũng là lúc các bạn trẻ cùng nhau hướng về hang đá, hướng về hài nhi Giêsu để cùng nhau hồi tâm, giúp nhau nhận ra những thiếu sót, lỗi lầm của mình, đồng thời cảm tạ tình Chúa vì những hồng ân của ngài đã ban cho giới trẻ hôm nay. Kết thúc chương trình văn nghệ là phần trao giải thưởng cho các giáo xứ có tiết mục xuất sắc.

Ngày hội ngộ Giới trẻ giáo hạt lần thứ nhất đã khép lại, có thể nói đã để lại trong lòng các bạn trẻ biết bao kỷ niệm lưu luyến và cả những tiếc nuối vu vơ. Cuộc gặp gỡ này cũng đã để lại cho các bạn trẻ nhiều bài học quý giá, không những trong học tập, trong đạo đức và lối sống, mà cả trong những tâm tình dành cho Thiên Chúa.

Cuộc gặp gỡ lần này cũng là bước khởi động cho ban điều Giới trẻ Giáo hạt sau hơn hai tháng thành lập, tạo đà cho sự lớn mạnh và phát triển của ban giới trẻ giáo hạt nói riêng và giáo phận nói chung. Hầu đưa các bạn trẻ tiến lên trên con đường Đức Tin, để họ sẵn sàng dấn thân xây dựng Giáo Hội và xã hội tươi đẹp hơn.

CTV Thọ Ninh
 
Đêm diễn nguyện mừng Chúa Giáng sinh tại giáo xứ Chính tòa - Thanh hóa
BBT Thanh Hóa
10:34 29/12/2013
Những năm gần đây đón mừng Giáng sinh không còn là của riêng bà con giáo dân của giáo xứ Chính tòa mà là một ngày hội của toàn thành phố Thanh hóa. Tại các trung tâm mua sắm lớn của thành phố như Co.opmart trang trí ngay trước tiền sảnh một hang đá lớn với tượng Chúa Hài Đồng trong máng cỏ.

Xem hình

Những ngày trước Noel, TGM và nhà thờ Chính tòa đón tiếp rất nhiều đoàn, các nhóm “phát triển kỹ năng sống” của các trường Đại học, phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học trong thành phố tổ chức cho các em học sinh tham quan tìm hiểu Noel. Cha Giuse Nguyễn Văn Hoàng, Phó bề trên Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh, một trong những thành viên chịu trách nhiệm về trang trí, an ninh và đón tiếp khách tham quan TGM cho biết: Từ những ngày 20.12 đến lễ Giáng sinh, mỗi ngày TGM và nhà thờ Chính tòa đón tiếp ít nhất vài ngàn luợt khách tham quan.

Thành phố Thanh hóa là một trong những đô thị có quy mô dân số và diện tích lớn nhất của khu vực phía bắc. Năm 2012: dân số của thành phố khoảng 393.294 người, trong đó nội thành 259.631 người, ngoại thành 133.663 người. Trong số đó bà con giáo dân của Chính tòa chiếm một con số rất khiêm tốn: 4.659 người (Số thống kê giáo phận năm 2010).

Xuất phát từ thực tế này, muốn chia sẻ niềm vui với bà con lương dân, mong muốn cống hiến cho bà con một ngày vui qua đó muốn trao gửi tới bà con lương dân trong thành phố một sứ điệp của tình yêu thương huynh đệ và bình an, đồng thời chung niềm vui với toàn Giáo Hội mừng Con Thiên Chúa giáng sinh, giáo xứ Chính tòa đã tổ chức đêm diễn nguyện canh thức Giáng sinh với ý tưởng: “Kể chuyện Chúa Gesu và giới thiệu mầu nhiệm Chúa Giáng sinh cho mọi người”.

Các tiết mục do chính bà con trong giáo xứ kết hợp với các nữ tu của Hội Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa và một số tiết mục như biểu diễn kèn đồng của giáo xứ Tam Tổng, trống của Ba Làng. Đêm canh thức được chia thành ba phần, Văn nghệ giáng sinh, rước xe hoa tôn vinh Chúa Hài Đồng và Thánh Lễ.

Thời tiết đẹp, đêm diễn nguyện diễn ra êm đềm sốt sắng với sự hiện diện của đông đảo bà con lương dân. Cha Giuse Nguyễn Văn Bình, Thường vụ giáo xứ Chính tòa cho biết: Khoảng trên dưới 40 ngàn người tham dự tối diễn nguyện. Người tham dự đứng chật cứng khuôn viên lễ đài, dọc những con đường quanh bờ hồ và cả tuyến quốc lộ 1 A chạy ngang qua phía trước nhà Thờ.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, Noel 2013 tại Chính tòa được xem như là một “Noel với lượng người tham dự đông nhất từ trước đến nay”.
 
Xứ Nam Viễn Bắc Ninh mừng lễ Thánh Gia Thất
Trùng Dương
11:02 29/12/2013
“Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” và “Sự gì Thiên Chúa lien kết, loài người không được phân li” được cụ trùm cựu Thảo thân thưa với Đức Cha Cosma trước giờ Thánh lễ kỷ niệm cho 60 cặp vợ chồng đã sống đời hôn nhân và gia đình trong ngày lễ Thánh Gia Thất tại giáo xứ Nam Viên.

Xem hình

Hưởng ứng lời mời gọi trong năm Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình, sáng ngày lễ Thánh Gia Thất (29/12/2013) tại giáo xứ Nam Viên, Đức Cha Cosma, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh và cha Phanxicô Xaviê phụ trách giáo xứ Nam Viên long trọng tổ chức thánh lễ mừng kỷ niệm đời sống hôn nhân và gia đình cho các cặp vợ chồng đã sống đời sống gia đình được 25 năm trở lên, 60 cặp vợ chồng rực rỡ trong những bộ áo dài, áo vét nhiều màu sắc tay trong tay tiến vào ngôi nha thờ.

Mặc dù ngôi nhà thờ chính đang tu sửa, phải dâng lễ ở nhà thờ tạm, mọi thứ còn bề bộn nhưng không vì thế mà làm giảm đi sự nghiêm trang sốt sáng và đầm ấm của Thánh lễ.

Thánh lễ kỷ niệm các đôi hôn phối này là dịp để tôn vinh sự chung thủy và hạnh phúc của các cặp vợ chồng, đồng thời cũng nói lên vai trò quan trọng của gia đình trong Giáo Hội và xã hội, trong việc loan báo Tin Mừng. Đặc biệt đây cũng là việc làm cụ thể nho nhỏ của giáo xứ để hưởng ứng lời kêu gọi của các Đức Giám Việt Nam qua Thư Chung là Tân Phúc Âm hóa đời sống gia đình trong kế hoạch ba năm 2014 – 2016. Nhất là, trong năm 2014 sắp tới, mọi người Kitô hữu cùng nhau Phúc Âm hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào xứ vụ loan báo Tin Mừng.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Cosma chúc mừng các đôi hôn phối, dù trong cuộc sống gia đình có những lúc thăng trầm nhưng các ông bà vẫn trung thành với nhau, với Chúa, tích cực nuôi dạy con cái theo tình thần Tin mừng. Đặc biệt Đức Cha nhấn mạnh đến việc Tân Phúc Âm hóa gia đình. Ngài khuyên dạy các gia đình cần noi gương gia đình Thánh Gia siêng năng cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất chung thủy, nuôi dây con cái, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.

Sau bài chia sẻ là nghi thức lặp lại lời thề trao - nhận hôn phối, các cặp vợ chồng cầm tay nhau để lăp lại lời ưng thuận cùa mình. Có thể nói đây là giây phút rất đầm ấm và hạnh phúc các cặp vợ chồng, vì có ông bà, cha mẹ và con cháu được quây quần bên nhau trong tình yêu thương chan chứạ.

Sau Thánh lễ nhiều gia đình chụp hình lưu niệm với Đức Cha, nét mặt ai nấy đều tươi vui, hớn hở. Dường như lâu lắm rồi đời sống hôn nhân gia đình họ mới được vui như thế.

Trùng Dương
 
Lễ thánh Gia tại GX Tân Việt
Trần Văn Đẩu
10:48 29/12/2013
Qua Thư Chung của HĐGMVN ngày 10.10.2013, các Đức Giám Mục kêu gọi Cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam tích cực tham gia vào công cuộc Tân-Phúc-Âm-Hóa trong kế hoạch ba năm 2014-2016. Đặc biệt, “trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ Loan báo Tin mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình”

Xem hình

Để có thể bắt đầu thực hiện mục tiêu này, trong lễ Thánh gia Thất ngày Chúa Nhật lúc 17g00, Giáo xứ Tân Việt đã tổ chức mừng kỷ niệm các đôi hôn phối:10năm: 5 đôi; 20năm: 3 đôi; 25năm: 3đôi; 30năm:7 đôi; 40năm: 1đôi; 45năm: 1đôi; 53năm: 1 đôi; 60 năm 1đôi. Trong Thánh lễ Cha Chánh xứ nhắc nhở anh chị em “hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin mừng”.

Đồng thời Cha cũng trao tặng các đôi Hôn phối mỗi người một dây đeo có ảnh Lòng Thương Xót Chúa, một Thánh giá và những câu Lời Chúa như lời cầu chúc các Gia đình Kitô hữu trong Giáo xứ, noi gương và bước theo Gia đình Thánh: Giêsu-Maria-Giuse luôn xin vâng, tin tưởng và phó thác theo chương trình cứu độ của Chúa Cha, để cho gia đình mình được Phúc Âm hóa, nghĩa là được thánh hóa nhờ làm cho Đấng Thánh Con Thiên Chúa hiện diện sâu đậm hơn trong gia đình.

Ngôi Lời Thiên Chúa vẫn tiếp tục “nhập thể” hôm nay và Ngài cần đến chúng ta biết bao, những “Giu-se và Maria” khác, sẵn sàng hi sinh cả một đời cho Ngôi Lời sinh ra và lớn lên trong mọi người và ở giữa mọi người, và trước hết là nơi gia đình chúng ta, đồng thời cũng là tham gia vào sứ vụ Phúc Âm hóa của Hội Thánh trong Thánh Thần đổi mới.
 
Giáng sinh trong sa mạc California
Antôn Trung Trần
14:06 29/12/2013
Hơn 30 năm ở Mỹ, đây là lần đầu tiên gia đình chúng tôi rời thành phố Tucson, rời ngôi thánh đường quen thuộc của giáo xứ để đón Noel ở giữa sa mạc California. Một số người trong gia đình tôi ở vùng Bắc và Nam Cali. Còn đa số chúng tôi ở Tucson Arizona, nên mỗi năm gia đình chúng tôi đều đón Noel tại Tucson. Năm nay, tất cả anh chị em chúng tôi quyết định chọn Đan viện Thánh Giuse là nơi tập trung cho Noel năm nay. Đan viện Thánh Giuse thuộc dòng Sitô nằm ở trong một thung lũng thuộc thành phố Lucerne Valley. Khi chúng tôi đến thì cha phụ trách (cha Hanh) không có nhà, chỉ có cha Quý, cha Công, cha Thiên, Thầy Minh, Thầy Đồng và Thầy Huỳnh có nhà.

Xem hình

Thật đúng như câu: “đất lành chim đậu”, ba con chó và một con mèo hoang không biết từ đâu đến nhưng chúng cũng xin “green card” và gia nhập vào dòng. Những chú chó này đã thành những trợ tá đắc lực để giúp các thầy canh giữ những chuồng gà và chuồng thỏ của dòng. Chung quanh đan viện chỉ toàn là đất, đá, núi, và cát. Trung tâm tĩnh tâm của đan viện là một cái trailer có 6 phòng ngủ cho tối đa là 12 người, nhưng gia đình chúng tôi cũng cố gắng dồn hơn 20 người vào trailer này. Theo các cha và các thầy, thì đây là nhóm tĩnh tâm lớn nhất và là nhóm ở lâu nhất từ lúc đan viện thánh hiến đến bây giờ (5 tháng 5 năm 2013).

Quả thật đây là một nơi lý tưởng để tĩnh tâm và tụ họp gia đình vì không có nhiều thứ để chi phối đến mình trong việc nghỉ ngơi trong Chúa. Mỗi ngày, các cha và các thầy phải đọc kinh 7 lần trong một ngày, nên trong ngày, mỗi khi rãnh rang thì chúng tôi theo các cha và các thầy đọc kinh. Nói là đọc kinh chứ thật ra các cha và các thầy hát thì nhiều hơn đọc. Nhờ cách kiến trúc của nhà thờ, nên trong nhà thờ không cần những máy móc hay một dụng cụ âm thanh nào cả, nhưng những lời kinh, câu ca đều vang vọng thật tuyệt vời. Các cháu thì không thể dùng internet để chơi games vì nhà nghỉ của trung tâm tĩnh tâm không có internet.

Gia đình tôi thì dùng T-mobile nên có muốn dùng phone để liên lạc với ai đó hay để chúc mừng Giáng Sinh cho những người thân quen cũng không được. Nên phần đông là tất cả mọi người phải chơi chung với nhau như chơi game board, football, đi bộ, hay leo núi. Buổi chiều tối thì chúng tôi tĩnh tâm với cha Qúy và coi phim các Thánh. Bốn ngày tại đây thật là an bình cho tâm hồn và thể xác. Thánh Lễ đêm Noel làm cho chúng tôi rất làm ngạc nhiên khi có hơn 40 người Việt Nam có đạo hay không có đạo từ những thành phố lận cận như Bartow, Lucerne Valley, Apple Valley, Victorville đến tham dự thánh lễ.

Người ở gần nhất đan viện cũng phải lái xe mất 40 phút. Mọi người còn mang theo đồ ăn để ăn cùng nhau sau Thánh Lễ nên cũng rất vui. Chúng tôi ăn uống, trò chuyện, chụp hình Noel đến gần 1 giờ sáng. Nhà thờ đan viện thánh hiến được 7 tháng, nhưng không có ghế ngồi, và còn thiếu thốn về mọi thứ. Mọi cơ sở thì vẩn còn trong tình trạng xây dựng dở dang. Hang đá thì thô sơ, nhưng không thiếu phần trang nghiêm. Nhà nghỉ của trung tâm tỉnh tâm thì không đủ điện nước để cung cấp cho 1 số người đông đảo như gia đình chúng tôi. Đồ ăn thì thật là bình dân, không thể so sánh như đồ ăn ở nhà hay ở những trung tâm tĩnh tâm lớn của những nhà dòng Mỹ, như không thiếu tình cảm của các cha và các thầy dành cho chúng tôi.

Những mẩu chuyện cá nhân, những chuyện khó khăn trong những ngày tháng xây dựng đan viện về mọi mặt được các cha các thầy kể lại như những huyền thoại trong tiểu thuyết vì chúng tôi không thể tưởng tượng được các cha và các thầy có thể làm được. Những khó khăn trong cuộc sống của chúng tôi hình như trở nên thật nhỏ bé so với những khó khăn nhà dòng phải đương dầu mỗi ngày.

Bốn ngày trong sa mạc đã giúp chúng tôi có lại được những ngày Christmas thật sự đúng nghĩa, tìm được sự quân bình trong đời sống, được bình an trong tâm hồn, các cháu được kết chặt thêm tình yêu thương của máu mủ ruột thịt và nhất là được rong chơi lành mạnh thoát ra được những trò chơi của thời đại như: máy vi tính, X-box, và computer games.

Bước đường lập dòng và xây dựng dòng Sitô tại vùng xa mạc Lucern Valley còn nhiều chông gai va thử thách, nhưng các cha và các thầy đều tin vào quan phòng của Thiên Chúa. Nguyện xin các cha và các thầy luôn mạnh khoẻ, nhiều hồng ân và tìm được nhiều niềm vui trong khi chiêm niệm Lời Chúa, hay những lúc rao giảng Lời Chuá, và nhất là có thể giúp những gia đình hay những con chiên mệt mỏi trong cuộc sống khi họ cần đến các cha các thầy khi đến tĩnh tâm tại đây.
 
Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney mừng Bổn Mạng.
Diệp Hải Dung
19:03 29/12/2013
Chiều Chúa Nhật 29/12/2013 rất đông đủ các anh chị em Song Nguyền và Quan Khách đã đến nhà thờ Saint Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất là Quan Thầy của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình thuộc TGP Sydney.

Hình ảnh

Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Linh Nguyền ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng và sau đó dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng Cha nói về gia đình Thánh Gia Nazareth là một gia đình rất gương mẫu và tuyệt vời nhất. Gia đình không thể thiếu cha cũng không thể thiếu mẹ được, cả hai cùng nhau phải gìn giữ bảo vệ hạnh phúc gia đình. Gia đình của Chúa là thánh thiện, không chỉ bởi vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Mẹ Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội, và thánh Giuse là người công chính nhưng cũng bởi vì tình yêu và sự vâng lời của họ đối với chương trình cứu độ của Chúa và sự phục vụ, yêu thương mà họ dành cho nhau….

Kế tiếp các anh chị em Song Nguyền tiến lên bàn thờ với nghi thức “Lập lại lời Thệ Hôn” các anh chị em Song Nguyền cùng giơ tay đeo nhẫn cưới lập lại lời thề hứa trước bàn thờ và Cha Linh Nguyền rảy nước Thánh chúc lành cho các anh chị em.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney thay mặt Hội Đồng Mục Vụ ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình và sau cùng anh chị Chủ Nguyền Xuân Yến ngỏ lời cám ơn Cha Linh Nguyền, quý quan khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney.

Thánh lễ kết thúc, các anh chị em Song Nguyền đến nhà hàng Liberty Palace Bankstown tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng và tham gia chương trình văn nghệ với những tiết mục rất đặc sắc do các anh chị em Song Nguyền trình diễn.
 
Thánh lễ cung hiến nhà thờ Bình Châu, GP Bà Rịa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:12 29/12/2013
BÀ RỊA - Sáng Chúa Nhật Lễ Thánh Gia (29.12.2013), Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Gp Bà Rịa long trọng cử hành thánh lễ Cung Hiến Nhà Thờ Bình Châu với sự hiện diện của khoảng 30 linh mục, đông đảo tu sĩ nam nữ, khoảng năm ngàn người tham dự là quan khách, ân thân nhân xa gần và cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ.

Hình ảnh

Để có niềm vui tạ ơn hôm nay, giáo xứ Bình Châu đã trải qua bao biến cố thăng trầm để từng trang sử của giáo xứ in đậm dấu ấn tình yêu quan phòng của Thiên Chúa và Thánh Giuse Quan Thầy.

Ngày 23.9.2009, Đức Cha Tôma đã chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên.

Sau 4 năm 3 tháng xây dựng, Giáo xứ đã được rất nhiều người từ muôn phương yêu thương giúp đỡ bằng nhiều cách, nên nay đã có ngôi Nhà thờ mới khang trang bề thế, nhiều công trình và khuôn viên xinh đẹp.Đó là một món quà do tình thương Thiên Chúa ban tặng qua sự rộng lượng giúp đỡ của Quí Ân Nhân xa gần. Ngôi Nhà Thờ có 2 tầng (tầng trên là Nhà Thờ, tầng dưới làm hội trường và các phòng giáo lý).

Trong phần thánh hiến bàn thờ, Đức Cha Tôma đã đặt xương của 3 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam vào bàn thờ.

- Thánh Philipphê Phan Văn Minh, sinh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long, Linh mục bị xử trảm ngày 3.7.1853 tại Đình Khao dưới đời Vua Tự Đức. Đức Thánh Cha Lêo XIII đã suy tôn Cha Philipphê Phan Văn Minh lên bậc chân phước ngày 27.5.1900. Ngày 19.6.1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II suy tôn Ngài lên bậc hiển thánh. Lễ kính vào ngày 3.7.

- Thánh Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần (còn có tên là Nguyễn Tiên, tức Tiên Truật), sinh năm 1803 tại Sơn Miêng, Hà Đông. Thầy giảng, bị xử giảo ngày 20 tháng 11 năm 1837 tại ở Cầu Giấy dưới đời vua Minh mạng. Đức Lêo XIII suy tôn Thầy Nguyễn Cần lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19.6.1988, Đức Gioan Phaolô II đã suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 20/11.

- Thánh Annê Lê Thị Thành ( Bà Đê), Phụ nữ có chống; sinh năm 1781 tại Bái Đền, Thanh Hóa, chết rũ tù ngày 12 tháng 7 năm 1841 tại Nam Định. Ngài sanh trưởng trong một gia đình Công Giáo và là mẹ của 6 người con. Ngài bị bắt khi đem thư của các vị thừa sai bị nhốt trong tù, và bị bắt. Phong Á Thánh 1909. Ngày 19.6.1988, Đức Gioan Phaolô II đã suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Ngày lễ kính: 12 tháng 7.

Theo lược sử giáo xứ, vào những năm 1939-1942, có 14 gia đình Công Giáo từ Nam Định - Bùi Chu được người Pháp mộ vào làm ở sở cao su Bình Ba. Hết hợp đồng 3 năm, họ cùng nhau tìm ra ngoài sinh sống. Năm 1947, số gia đình Công Giáo này cùng một số gia đình khác từ các tỉnh miền Trung, miền Nam đến đây lập nghiệp, họ đã cùng nhau dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng gỗ, lợp lá, tại khu rừng sau Láng Giăng bây giờ.

Đến năm 1954, giáo dân Bình Châu lại cất lên ngôi nhà nguyện thứ 4 tại đồn Biên Phòng 484 bây giờ và đặt tên là họ Phêrô.
Năm 1955, trại định cư Cù Mi được thành lập do Cha Vinh Sơn Đoàn Kim Thanh coi sóc.
Năm 1958, trại định cư và xã Bình Châu được sát nhập làm một. Từ đây, họ đạo Bình Châu được hình thành. Tuy nhiên, vào những năm từ 1962- 1964 thỉnh thoảng mới có ngày lễ ngày Chúa Nhật do Cha Giuse Nguyễn Thanh Đô từ Giáo xứ Văn Côi, Xuyên Mộc ra cử hành.
Từ năm 1965, bởi tình hình chiến sự, dân chúng tản cư khắp các nơi, họ đạo cũng vắng bóng người.
Sau năm 1975, một số giáo dân cũ trở về lập nghiệp, xây dựng lại họ đạo của mình.
Năm 1986, Đức Giám Mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đã quyết định chính thức thành lập giáo họ biệt lập Bình Châu.

Từ khi hình thành Giáo họ đến năm 2006, Bình Châu có các cha quản nhiệm coi sóc mục vụ:
- Giuse Nguyễn Thanh Đô: 1962- 1964.
- Giuse Lê Thanh: 1980- 1993.
- Giuse Phạm Văn Lý: 1993-2003.
- Giuse Võ Công Tiến: 2003- 2006.

Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Giáo phận Bà Rịa đã quyết định nâng Giáo họ Bình Châu lên hàng Giáo xứ và bổ nhiệm Cha Antôn Trần Văn Binh làm chánh xứ tiên khởi.

Gần 8 năm trong sứ vụ mục tử, cha Antôn đã đưa giáo xứ đi lên mọi mặt. Ngoài Nhà thờ chính, ngài còn thiết lập thêm hai Nhà nguyện, Nhà nguyện bán kiên cố tại Giáo họ Kitô Vua và Nhà nguyện thô sơ tại Giáo họ Antôn.

Đa phần giáo dân Bình Châu làm nghề biển. Sống giữa anh em lương dân, giáo dân quan tâm việc giới thiệu Chúa cho mọi người qua đời sống Đức Tin và những việc làm thường ngày của mình. Giáo xứ đã xây dựng những căn nhà tình thương cho các gia đình khó khăn, thăm viếng và tặng quà cho các bà con bị thiên tai…Hằng năm, Giáo xứ vẫn thường xuyên tổ chức các buổi văn nghệ, diễn nguyện, canh thức vào những dịp lễ lớn như: Giáng Sinh, Phục Sinh, Trung thu, Tết Nguyên Đán... Đầu mỗi tháng đều có những buổi tĩnh tâm cho toàn giáo dân trong Giáo xứ nhằm mục đích học hỏi và đào sâu thêm về Đức Tin.
Ngoài sinh hoạt các giới theo chương trình Giáo phận, còn có sự hiện diện của các đoàn thể như Lêgio, Phan Sinh Tại Thế...giúp giáo dân sống đạo cách ý thức và có chiều sâu hơn theo linh đạo và các hoạt động của đoàn.Hội dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa cũng đã thiết lập một cộng đoàn Nữ tu tại đây, cùng góp phần giáo dục các lớp mầm non, các lớp giáo lý và một số công tác mục vụ khác.

Hiện nay Giáo xứ Bình Châu có 3.000 giáo dân và là giáo xứ truyền giáo. Nhà thờ tọa lạc trên tuyến Quốc lộ 55, gần khu du lịch sinh thái Suối nước nóng Bình Châu và Biển Hồ Cốc.

Hôm nay là ngày hân hoan đối với toàn thể cộng đoàn Giáo xứ Bình Châu.Ngôi Nhà thờ chính là công khó của muôn người, những ân nhân và thân nhân đã nỗ lực đóng góp kiến tạo ngôi nhà thiêng liêng cho Chúa ngự. Đây chính là dấu chỉ phúc lành của Thiên Chúa thương ban cho cộng đoàn Giáo xứ và cũng chính là Của Lễ Tình Yêu mà Giáo xứ dâng lên Thiên Chúa. Của Lễ qua những ngày tháng lao công vất vả được kết tinh bởi những lời cầu nguyện, những giọt mồ hôi, được vun trồng qua đời sống đức tin và hiệp thông trong Tình Yêu của Chúa Kitô. Của Lễ qua những nỗ lực đóng góp trước tiên của từng cá nhân cũng như tập thể các gia đình anh chị em trong Giáo xứ.Nhà thờ là nơi mà mỗi ngày dân Chúa họp nhau, được gặp gỡ Chúa, được cử hành Thánh lễ tạ ơn, để dâng lên Thiên Chúa lời ca ngợi, phó thác cho Ngài những trăn trở cuộc sống. Nơi đây nuôi dưỡng Đức Tin của mỗi tín hữu, mỗi người được nghe tiếng Chúa mời gọi hãy xây dựng chính Đền thờ tâm hồn của mình cho xứng đáng để Chúa ngự trị.

Ngày lễ khánh thành và cung hiến Nhà thờ mới là ngày trọng đại nhất và đáng ghi nhớ đối với một Giáo xứ. Hiệp ý tạ ơn với cộng đoàn Giáo Xứ Bình Châu và nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.
 
Giáo xứ Nam Định mừng lễ Chúa Giáng sinh
Nam Định
18:57 29/12/2013
Hòa niềm vui chung với toàn thể nhân loại mừng Con Chúa giáng trần đem bình an, ơn cứu độ cho nhân loại; giáo xứ Nam Định đã hân hoan tổ chức chương trình hoan ca và diễn nguyện mừng Chúa Giáng sinh vào 19g30 ngày 24/12/2013.

Hình ảnh

Với chủ đề “Đêm hồng phúc”, các tiết mục hoan ca đã diễn tả, ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, cảm tạ hồng ân Giáng sinh mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Đồng thời nói lên niềm hân hoan, vui mừng của mọi người khi đón nhận ơn Giáng sinh.

Phần diễn nguyện đã đưa mọi người đi ngược lại dòng thời gian để nhìn lại chặng đường lịch sử cứu độ, cách thức mà Thiên Chúa đã yêu thương, đã đến và ở lại với con người.

Cao điểm của đêm Giáng sinh là thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh diễn ra vào lúc 22g30, dưới sự chủ tế của cha xứ Giuse Maria. Cùng đồng tế với ngài có cha Gioan Nguyễn Mạnh Hùng, cha Fx. Vũ Thế Toàn – Dòng Tên, sự hiện diện đông đảo của các thành phần dân Chúa trong giáo xứ, sự tham dự của quý khách xa gần, quý vị tôn giáo bạn…

Kết thúc thánh lễ, cha xứ đã gửi lời chúc mừng Giáng sinh đến tất cả mọi người hiện diện. Sau đó cộng đoàn cùng với cha xứ rước Chúa Hài Đồng vào hang đá và dâng lời kinh, tiếng hát ngợi khen, tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao cả mà Chúa đã ban cho nhân loại là chính Con Một của Ngài – đến và ở với chúng ta.

Dưới đây là một số hình ảnh về đêm mừng Chúa Giáng Sinh tại giáo xứ Nam Định.
 
Giáo xứ thánh Nguyễn Duy Khang mừng lễ bổn mạng
Đức Tâm
19:38 29/12/2013
"Trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện” (Cl 3, 14).

Chiều 29/12/2012, tại thánh đường giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, giáo hạt Gia Định, TGP. Sài Gòn rộn rã niềm vui với Thánh lễ Tạ ơn mừng bổn mạng giáo xứ, bổn mạng bậc nhất Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa và kỷ niệm ngày thành hôn của chín gia đình. Những dây cờ trước tiền đường Nhà Thờ khoe sắc tung bay trong gió. Trong ngoài Nhà Thờ có nhiều hoa lá được trang hoàng tươi đẹp khiến lòng người rộn rã, hân hoan.

Xem hình

Nhiều anh chị em giáo dân trong giáo xứ đến Nhà Thờ từ sớm để lo chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo cho Thánh lễ. Từng gia đình, với năm mươi năm, hai mươi lăm năm và một năm sống đời hôn nhân tự hào hiện diện trước cộng đoàn với “con đàn cháu đống”. Đó là một hồng ân rất lớn lao mà Thiên Chúa ban tặng cho các gia đình.

Thánh lễ được cử hành với bầu khí thật long trọng, sốt sắng do cha An-tôn Đoàn Văn Vinh, SDD, Tổng Phụ Trách Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa chủ tế. Đồng tế với ngài có cha chánh xứ Giu-se Nguyễn Thế Mạnh, SDD và bốn cha thuộc Tu viện Thánh Nguyễn Duy Khang. Tham dự Thánh lễ tạ ơn còn có đông đảo các thành phần dân Chúa trong tu viện và giáo xứ.

Mở đầu Thánh Lễ, cha chủ tế Giu-se mời gọi mọi người hợp ý cầu nguyện cho các gia đình nói chung, cho các thành viên ở trong gia đình giáo xứ nói riêng biết bắt chước noi gương gia đình Thánh Gia: “Chúa Giê-su bé thơ, Đức Mẹ Ma-ri-a và Thánh Cả Giu-se” để có được cuộc sống hạnh phúc hàng ngày. Lễ Thánh Gia cũng là ngày bổn mạng của Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa. Xin cho các linh mục và tu sĩ biết noi gương Thánh Gia, biết tìm thánh ý Chúa và thực hiện trong cuộc sống. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận giáo huấn của Lời Chúa và tha thiết cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp để xây dựng gia đình và cộng đoàn theo gương mẫu Thánh Gia Na-da-rét.

Trong Thánh lễ hôm nay, Cha Giu-se Đặng Xuân An, SDD đã chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn.

Hứng khởi trước thành phần dân Chúa tham dự, trong phần mở đầu bài chia sẻ, cha đã giới thiệu với cộng đoàn và chúc mừng hai gia đình hạnh phúc sống noi gương gia đình Na-da-rét: gia đình thứ nhất là giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang với người bố là cha Giu-se Nguyễn Thế Mạnh, người mẹ là cha phó Giu-se Cao Văn Ninh. Trong gia đình này còn có những người con trai đi tu là quý thầy, những người con gái đi tu là quý soeur, có những người con lập gia đình là quý ông bà anh chị em. Trong gia đình hạnh phúc này còn có những gia đình lớn, trong đó có những gia đình nhỏ được bắt đầu với một năm, hai năm.. hai mươi lăm năm và năm mươi năm đời sống gia đình.

Gia đình thứ hai là Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa do cha An-tôn Đoàn Văn Vinh là bố, người mẹ là cha Đa-minh Vũ Kim Khanh miền Xuân Lộc và những người con trai trong Tu đoàn.

Trong phần chia sẻ tiếp theo, ngài nhấn mạnh tới vai trò của từng thành viên trong Gia Đình Thánh Gia. Qua đó, ngài mời gọi mỗi gia đình hãy cố gắng noi gương bắt chước Gia Đình Thánh Gia trong Năm Phúc-âm-hóa Gia đình 2014 và trong hoàn cảnh của xã hội ngày hôm nay là “hãy nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng thánh thiện" (Mt 5, 48) và vâng theo thánh ý Thiên Chúa với bất cứ giá nào (x. Lc 22, 42).

Qua các bài đọc (x. Hc 3,3-7.14-17a; Cl 3,12-21; Mt 2,13-15.19-23) đã cho thấy rằng Thánh Gia là một gia đình gương mẫu đã sống theo những nguyên lý căn bản của một gia đình thực thi thánh ý Thiên Chúa. Với tư cách là cột trụ của gia đình Thánh Giu-se đã bảo vệ vợ mình và con cái theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa; còn Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su lại sống theo sự dẫn dắt của Thánh Giu-se. Nhờ có tôn ti trật tự như thế, Thánh Gia là một gia đình trên thuận dưới hòa, trong ấm ngoài êm và trở thành một mô hình gương mẫu để mọi gia đình và nhất là gia đình Ki-tô hữu noi theo.

Sau bài giảng, là nghi thức tái tuyên hứa của các gia đình mừng kỷ niệm ngày thành hôn do cha chánh xứ Giu-se chủ sự. Các gia đình cùng nhau trước mặt Thiên Chúa và cộng đoàn đọc lời khấn hứa “chung thủy trong hạnh phúc cũng như trong khó khăn…”. Việc tuyên xưng lại thề hứa hôn phối được xem như là hình thức bí tích, và do đó là chỉ dành riêng cho cùng một cặp vợ chồng như khi họ nói lời hứa ban đầu. Thông qua sự đồng ý của họ, hai người hiến dâng cho nhau và đón nhận nhau, thông qua một giao ước vĩnh viễn và không thể đổi thay, để thiết lập hôn phối (x. GL 1057.2 và GLHTCG, số 1638).

Sau lời nguyện Hiệp lễ, ông Đa-minh Đỗ Ngọc Phác, chủ tịch Hội đồng Mục Vụ giáo xứ đại diện cộng đoàn cảm ơn cha chủ tế, quý cha đồng tế và mọi người đã hiệp dâng Thánh lễ. Ông cho biết Lễ Thánh Gia Thất là niềm vui chung cho các gia đình trong giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa, đặc biệt là niềm vui lớn lao cho riêng các gia đình mừng kỷ niệm ngày thành hôn hôm nay. Xin Thánh Gia cầu bầu cho từng người và cho từng gia đình, luôn noi gương gia đình Thánh Gia và thực thi thánh ý Thiên Chúa trong việc yêu thương và phục vụ anh em, ngang qua các công việc phục vụ đảm trách. Xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và giữ gìn toàn thể cộng đoàn được hồn an xác mạnh..

Tiếp theo, đại diện các gia đình dâng lên quý cha bó hoa tươi thắm để thể hiện lòng thảo kính. Đáp lại, các ngài đã tặng các gia đình một món quà đầy ý nghĩa.

Kết thúc Thánh lễ, quý cha và các gia đình mừng kỷ niệm ngày thành hôn cùng chụp hình lưu niệm. Sau đó, mọi người tham dự buổi tiệc liên hoan thân mật trong nhà ăn của Tu viện.

Tạ ơn Chúa, đã ban cho chúng con một mẫu gương tuyệt vời về đời sống gia đình. Thánh lễ kết thúc, cha chánh xứ thay mặt cộng đoàn, chúc mừng các gia đình kỷ niệm ngày thành hôn cũng như chúc mừng Tu viện và giáo xứ nhân ngày bổn mạng. Nguyện xin Gia Đình Thánh Giao ban tràn đầy ân sủng xuống trên mỗi người và từng gia đình trong Tu viện và giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang.

Vài nét về Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa

Nguồn gốc:

Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa (Domus Dei Clerical Society Of Apostolic Life, SDD), gọi tắt là Tu Đoàn Nhà Chúa. Sứ vụ là “giúp các linh mục giáo xứ làm việc tông đồ và thánh hóa các gia đình”.

Năm 1630, cha Anlexandre de Rhodes đã thành lập tổ chức Nhà Đức Chúa Trời tại Bắc Việt Nam. Các tu sĩ đầu tiên là những thầy giảng, đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam vào thời kỳ đầu.

Năm 1954, một số linh mục và tu sĩ thuộc tổ chức Nhà Đức Chúa Trời di chuyển từ giáo phận Thái Bình vào Sài Gòn.

Quá trình hình thành:

Năm 1956, để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, linh mục Giu-se Ma-ri-a Vũ Khoa Cử đã cải tổ Nhà Đức Chúa Trời thành Tu Hội Nhà Chúa. Ngày 10/02/1960, Tu hội được ĐGM. Si-mon Hòa Nguyễn Văn Hiền cho phép thử nghiệm.

Ngày 02/05/1971, ĐTGM. Phao-lô Nguyễn Văn Bình, Tổng giám mục TGP. Sài Gòn ký Sắc lệnh (Decretum Instituti Domus Dei Erectionis) số 150/VP/71, ngày 20.05.1971 thành lập tạm thời. Tu hội chính thức được thành lập ngày 29/06/1977 sau những năm thử nghiệm, cũng chính ĐTGM. Phao-lô đã ban hành Sắc lệnh thành lập vĩnh viễn (Decretum Erectionis Definitivae Instituti Domus Dei) số 105/VP/77, ngày 29.06.1977.

Tuy nhiên, Sắc lệnh thành lập vĩnh viễn này (trước khi Giáo Hội ban hành Bộ Giáo luật năm 1983) không xác định rõ rệt bản chất của Tu Hội Nhà Chúa. Vì thế, căn cứ theo các tiêu chuẩn do Bộ Giáo luật 1983 ấn định, Đức Giám Mục Ni-cô-la Huỳnh Văn Nghi, Giám Quản Tông Toà TGP. Sài Gòn đã xác định bản chất pháp lý của Tu Hội Nhà Chúa là Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa bằng Tuyên ngôn Declaratio de natura juridica Domus Dei, ban hành ngày 25/12/1996.

Ngày 04/01/2009, ĐHY. GBt. Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TGP. Sài Gòn đã quyết định phê chuẩn Hiến pháp và Nội quy của Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa.

Quá trình hình thành giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang:

Ngày 19/03/1956, linh mục Giu-se Ma-ri-a Vũ Khoa Cử dâng Thánh lễ đầu tiên trên mảnh đất giáo xứ hiện nay.

Ngày 01/05/1956, ngài cho xây ngôi nhà chính của tu hội. Vì nhu cầu tâm linh, năm 1957, ngôi nhà nguyện đơn sơ được làm phép và đưa vào sử dụng; đến năm 1968, ngôi nhà nguyện này được thay thế bằng ngôi nhà nguyện bán công, nay được gọi là nhà thờ Thánh Nguyễn Duy Khang..

Nhằm giáo dục giới trẻ, năm 1966 ngài cho xây dựng ngôi trường Nguyễn Duy Khang gồm 4 lầu, 1 trệt và khu kỹ thuật Văn Tiến; tức là trường trung học Gia Định ngày nay. Hiện nay, giáo xứ có 3.000 giáo dân với ba khu giáo họ: Đức Mẹ Lên Trời, Giu-se và Đức Mẹ Mân Côi với sự coi sóc của cha chính xứ Giu-se Nguyễn Thế Mạnh và cha phụ tá Giu-se Cao Văn Ninh.

Đức - Tân
 
Khởi điểm của thăng tiến hôn nhân gia đình tại Phát Diệm
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
20:05 29/12/2013
Sáng nay, ngày 28/12/2013, tại Cồn Thoi đã cử hành trọng thể lễ Thánh Gia Thất, mừng (sớm) Quan thầyCT/TTHNGĐ giáo phận Phát Diệm. Thánh lễ do Đức Cha Giuse Nguyễn Năng chủ sự. Đồng tế trong thánh lễ có cha Tổng đại diện, cha trưởng ban Mục vụ gia đình giáo phận, ba cha quản hạt cùng các cha: Tổng Linh nguyền, Giám nguyền, Linh nguyền. Hơn một trăm cặp song nguyền và hơn một trăm đơn nguyền đã về tham dự.

Cha Antôn Đoàn Minh Hải, chính xứ Cồn Thoi, Giám nguyền của CT/TTHNGĐ giáo phận, đã chuẩn bị tích cực cho ngày lễ. Có phần Hội thảo dành cho mười một Liên hợp gia gồm: Phát Diệm, Cồn Thoi, Hợp Thành, Tân Mỹ, Hòa Lạc, Tôn Đạo, Dục Đức, Khiết Kỷ, Cách Tâm, Như Sơn, Phúc Nhạc đã lần lượt báo cáo tóm tắt sinh hoạt của mình trong quá trình một năm qua, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu. Nhận định những nguyên nhân và bày tỏ nguyện vọng.

Trước thánh lễ, cha Tổng Linh nguyền đã đọc thư email của cha Sáng lập gửi lời trân trọng cám ơn Đức Cha đã thật lòng thương yêu các gia đình Song nguyền và bày tỏ nguồn vui chân thành của Ngài khi cả đời ngài chỉ làm một việc là lo cho các gia đình. Giảng trong Thánh lễ, Đức Cha đã kêu gọi các gia đình nhìn vào gương Thánh gia để sống hạnh phúc giữa những cam go thách đố của cuộc đời. Đức Cha cũng đề cập tới Mười điều Tâm niệm của CT/TTHNGĐ phù hợp với Thư Chung HĐGMVN kêu gọi: “Anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng”. Ngài nhận xét: Nền tảng khiêm nhường và nở hoa năm cánh: Biết lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi, xin lỗi, tha lỗi là những việc làm cụ thể gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đức Cha nhấn mạnh: Các gia đình hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng tục hóa, họ không nhận ra sự sống là món quà quý báu nhất mà Thiên Chúa ban tặng. Phá thai là một tội ác, lựa chọn giới tính là khủng hoảng. gia đình biết chấp nhận nhau, tôn trọng sự sống Chúa ban tặng là ý thức về cộng đoàn tình yêu và bảo vệ sự sống như thư Chung HĐGMVN đã nêu.

Cuối thánh lễ, Đức Cha nhắn nhủ thêm đôi lời, rằng: ”Nếu được chọn lại, anh chị em phải nhận ra bạn đời của mình chính là quà tặng tốt nhất, và chỉ chọn lại chính quà tặng này mà thôi”.

Trong lời cám ơn, anh chị Chủ nguyền CT/TTHNGĐ giáo phận Phát Diệm đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với vị cha chung giáo phận và cám ơn quý cha đã cùng quan tâm. Anh chị cũng bày tỏ niềm hạnh phúc khi tham gia CT/TTHNGĐ bằng những tâm tình chân thành: “Nhờ ơn Chúa, chúng con đã được tham gia chương trình TTHNGĐ để giữ gìn gia đình bền vững theo mẫu gương Thánh Gia. Dẫu biết rằng mỗi cặp Song nguyền chúng con còn nhiều tồn tại sai lỗi, yếu đuối, nhưng nhờ chương trình TTHNGĐ như một phương thế Chúa dùng, để nhiều gia đình vượt qua được thách đố thời đại, giữ được đức tính khiêm nhường, biết lỗi, nhận lỗi, sửa lỗi, và tha lỗi. Biết nói lên sự yếu đuối để được tha thứ và tin yêu nhau hơn trong cuộc sống. Biết thông cảm và lắng nghe, biết quý trọng và hòa giải không những trong đời sống vợ chồng con cái, mà còn thể hiện bên ngoài cộng đồng xã hội. Qua đó nhiều gia đình chúng con được bền chặt hơn, niềm vui hạnh phúc gia đình được gia tăng hơn trước. Kính xin Đức Cha, quý cha tiếp tục cầu nguyện cho chương trình TTHNGĐ và anh chị em Song nguyền chúng con được vững vàng tiến bước trong ơn Chúa và thăng tiến theo đúng linh đạo của Chương trình”.

Sau bữa tiệc mừng thân thiện, mọi người phấn khởi ra về, hun đúc thêm một ý chí, canh tân lại một nghị lực, tiến về phía trước trong tinh thần của năm Phúc Âm hóa đời sống gia đình vừa là đường hướng của Giáo Hội Việt Nam, vừa là linh đạo của CT/TTHNGĐ.

Lm Phêrô Hồng Phúc.
 
Thông Báo
Làm sao tìm lại những videos cũ của VietCatholic?
VietCatholic Network
08:16 29/12/2013
Hỏi: Làm sao tìm lại những videos cũ của VietCatholic?

Trả lời: Xin làm như hình bên.

Máy mạnh và Internet mạnh: http://www.vietcatholic.net/Tv/index.htm

Máy yếu hay Internet yếu: http://www.youtube.com/user/VietCatholicNews/videos?view_as=public
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngôi Đền Ánh Sáng
Nguyễn Hùng
22:34 29/12/2013
NGÔI ĐỀN ÁNH SÁNG
Ảnh của Nguyễn Hùng
Vượt bao đêm trường tăm tối
Khách hành hương đến được ngôi đền ánh sáng.
Anh tin chuyến đi cuộc đời đã hoàn tất.
Nhưng chẳng bao lâu, trong anh nỗi niềm lại nổi.
Anh cảm thấy thèm. Vâng, anh thèm một chút bóng tối.
Như anh đã từng khao khát một chút ánh sáng
trong bóng tối bao la ngoài kia.
(Pleiksor nth)