Ngày 27-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:57 27/12/2014
THỢ CHĂM HOA KỂ CHUYỆN
N2T

Có một người thợ chăm sóc hoa ở trong công viên, học rộng thấy nhiều, rất thích đùa giỡn với các trẻ em ở bên cạnh và thường kể những câu chuyện có tính gợi ý cho chúng nó nghe, mọi người đều nghe rất thú vị.
Hơn mười năm sau, có một thanh niên hiên ngang đến tìm ông ta, nói:
- “Bác còn nhớ cháu chứ, cháu là một trong những đứa nhỏ nghèo trước đây thường đến đây tìm bác để đùa giỡn. Có một lần, bác chỉ một con ốc sên đang từ đám cỏ dưới đất bò lên cây khô, bác nói, mặc dù nó bò từng bước từng bước rất chậm, nhưng sẽ có một ngày nó bò lên đến trên ngọn cây. Câu chuyện ấy gợi ý cho cháu rất lớn, mặc dù lúc ấy gia đình cháu rất nghèo, nhưng cháu học tập tinh thần của con ốc sên, vừa đi học vừa đi làm, từng bước từng bước hoàn thành việc học, cháu vừa lấy học vị tiến sĩ tuần trước, hôm nay cháu đến đây mục đích là để cám ơn bác vì câu chuyện ấy.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Tâm hồn trẻ em không những như tờ giấy trắng rất dễ bị ảnh hưởng bởi cái tốt cái xấu của người lớn, mà còn là một cái mấy cassette thu âm lời nói của người khác nữa, cho nên người lớn và những người có trách nhiệm phải lưu ý, bởi vì:
- Có những câu chuyện kể làm cho trẻ em lên thiên đàng, và có những câu chuyện kể làm cho trẻ em xuống hỏa ngục.
- Có những câu chuyện kể làm cho trẻ em thành người tốt, và có những câu chuyện kể khiến trẻ em thành người xấu.
- Có những câu chuyện khiến trẻ em cố gắng vươn lên, và có những câu chuyện làm cho trẻ em ngày càng sa đọa...
Có những người lớn kể những câu chuyện tục tỉu khi có trẻ em bên cạnh, câu chuyện đó sẽ được các em thu vào trong trí óc, có dịp là thực hiện thử coi; có những người lớn coi truyền hình chương trình dành cho người lớn khi có con cái bên cạnh, đầu óc của con cái sẽ như đầu máy DVD copy lại những hình ảnh đồi trụy không phù hợp với các em, rổi khi có dịp thì thực hành...
Hãy kể chuyện về Đức Chúa Giê-su cho các em nghe, hãy kể chuyện hạnh các thánh cho các em nghe và thực hành lời Chúa dạy cho các em thấy, rồi các em sẽ trở thành những Giê-su nhỏ rất có ích cho bản thân các em, cho gia đình và cho mọi người.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Thánh Gia Thất)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:02 27/12/2014
LỄ THÁNH GIA THẤT
N2T

Tin mừng: Lc 2, 22-40.

Học bài tu đức nơi gia đình Thánh Gia.


Hôm nay lễ Thánh Gia Thất, gia thất là nhà cửa, cũng có nghĩa là gia đình, Thánh Gia Thất là một gia đình thánh, trong đó có thánh cả Giu-se, Đức Mẹ Ma-ri-a và em bé Giê-su.
Một gia đình đúng nghĩa là một gia đình có cha mẹ và con cái, nếu một gia dình mà chỉ có hai vợ chồng thôi thì chưa đủ, nhưng phải có con cái, con trai hay con gái cũng như nhau.
Gia đình của Thánh Giu-se như thế nào, hình dáng ra sao, to nhỏ thế nào, chúng ta chưa ai thấy, nhưng có lẽ chúng ta thấy rõ ràng nhất gia đình của Thánh Gia trong ngày lễ hôm nay chính là Hang Đá, nhìn vào hang đá chúng ta thấy gì, thấy Hài Nhi nho nhỏ, có cha mẹ Ngài là thánh Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a quỳ bên. Nếu chúng ta nhìn như thế mà thôi thì chưa đủ, nhưng cần phải dùng con mắt tâm hồn để thấy được cái bao la rộng lớn của ý nghĩa mầu nhiệm Giáng sinh trong gia đình thánh này.

1- Chúng ta nhìn thấy sự Khiêm Nhường trong gia đình thánh.
Nhìn vào hang đá chúng ta thấy gì ? Nhìn thấy sự khiêm nhường thẳm sâu của Con Thiên Chúa làm người, một vóc dáng nhỏ bé đang chịu đựng những cón gió lạnh như cắt để nhân loại được ấm tình thương, một thân xác trần truồng để nhân loại được dư thừa ân sủng của trời cao. Hài Nhi nho nhỏ ấy chính là Đấng tạo hoá đã trở nên tạo vật để cho nhân loại được thông phần vinh quang của Thiên Chúa.

Nhìn vào hang đá chúng ta thấy gì ? Nhìn thấy một bà mẹ trẻ đang say sưa ngắm con mình mới sinh hạ, Bà đã khiêm tốn nhận mình chỉ là nữ tì hèn mọn của Thiên Chúa, để rồi Thiên Chúa đã nhắc Bà lên cao trên tất cả mọi địa vị đó là Mẹ Thiên Chúa. Bà đang suy ngắm về Mầu Nhiệm Tình Yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, một Thiên Chúa đã chấp nhận kiếp người để con người trở nên con của Thiên Chúa.

Nhìn vào hang đá chúng ta thấy gì ? Thấy thánh cả Giu-se, một người công chính và trầm lặng, một người chồng rất mực khiêm cung khi nhận ra người bạn đời của mình mang thai la do ý định của Thiên Chúa, giờ đây đang cùng với Đức Mẹ Maria chiêm ngắm và tự thâm tâm đang thờ lạy Ngôi Hai Thiên Chúa làm người đang ở trước mặt mình, là con của mình.
Bài học thứ nhất chúng ta học lấy nơi Thánh Gia Thất là sự khiêm nhường.

2- Chúng ta nhìn thấy sự Hy Sinh trong gia đình thánh.
Nhìn vào hang đá chúng ta thấy gì ? Thấy được tình yêu cao cả mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, một tình yêu có sự hy sinh cao cả, hy sinh này chính là mỗi người trong gia đình thánh đã từ bỏ đi cái có của mình đang có, để thông phần vào sự không có của nhân loại. Hài Nhi bé nhỏ ấy chính là Thiên Chúa, Ngài đã khước từ vinh quang của Thiên Chúa để mặc lấy xác phàm nhân trở nên giống chúng ta mọi đáng, ngoại trừ tội lỗi, không ai hạ mình đến cùng cực như thế, không ai hy sinh cái thân phận cao quý của mình như thế, chỉ có Thiên Chúa, vì yêu mới làm được như vậy.

Người thứ hai từ bỏ cái mình đang có chính là sự ước nguyện đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ Ma-ri-a, Mẹ đã nhìn thấy kế hoạch cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa sau khi nghe sứ thần giải thích, thì lập tức Mẹ từ bỏ cái tôi của mình để vâng theo thánh ý của Thiên Chúa, sự hy sinh này thật là cao quý, và chỉ có Thiên Chúa mới có thể trả công xứng đáng cho Mẹ. Hy sinh chính là điều kiện để tập tành sự khiêm nhường, không có hy sinh thì cũng không có khiêm nhường.

Người thứ ba đã từ bỏ cái tôi của mình là thánh cả Giu-se, ngài rất xấu hổ khi nghe tin người yêu chưa cưới của mình mang thai, không có sự nhục nhả và đau khổ nào cho người thanh niên khi mối tình đầu của mình bị phản bội, ngài phải bỏ đi để cho người bạn của mình được thong dong mà không mang tiếng... nhưng cuối cùng ngài đã từ bỏ cái tôi của mình để nhận Đức Mẹ Ma-ri-a làm vợ, sự vâng phục mau chóng này là quá trình của một tâm hồn biết phó thác cho Thiên Chúa trong mọi sự, và Thiên Chúa đã thưởng công cho thánh cả quyền thay mặt Ngài để dạy dỗ vị Thiên Chúa làm người, ngài đã trở nên mẫu gương cho chúng ta.
Bài học thứ hai mà chúng ta học được nơi Thánh Gia Thất chính là sự hi sinh.

3. Nhìn vào hang đá chúng ta nhìn thấy sự Yêu Thương của Thánh Gia Thất.
Tất cả mọi yêu thương chân chính đều xuất phát từ Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì không hiện ra để dạy chúng ta sống yêu thương nhau, nhưng nhìn vào hang đá chúng ta sẽ nhận ra tình yêu của Thiên Chúa sáng rõ như ban ngày.
Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, hay nói cách khác Tình Yêu của Thiên Chúa đã giáng trần, giáng trần ngay trong một hoàn cảnh rất khó khăn, rất nghèo túng, để cho chúng ta thấy được rằng: Tình yêu phải bắt đầu từ nơi cùng cực, từ nơi những con người bị bỏ rơi, nơi những con người mà xã hội tránh né họ, vì đôi lúc coi họ như là gánh nặng của mọi người. Thiên Chúa Tình Yêu không giáng trần trong cung điện nguy nga đồ sộ, Thiên Chúa cũng không sinh ra trong những nhà phú hộ tiền bạc dư thừa, nhưng Tình Yêu hạ cố đến những nơi bần cùng của con người, vì chính những nơi đó đang cần một tình thương chân thật, thế thôi.

Thánh Gia Thất là nơi cội nguồn của tình thương, từ nơi cội nguồn này, người cha người chồng trong gia đình noi gương thánh cả Giu-se yêu thương con cái và chăm sóc gia đình cách khiêm tốn và mẫu mực. Thánh Gia Thất là nơi cội nguồn của tình thương, nơi cội người này, người mẹ người vợ trong gia đình học lấy sự khiêm hạ của Đức Mẹ Ma-ri-a, nuôi nấng và dạy dổ con cái nên người có ích cho xã hội. Thánh Gia Thất cũng là nơi xuất phát tình thương cho con cái, do đó, tất cả mọi người con hãy học lấy sự yêu thương nơi Hài Nhi bé nhỏ, yêu thương và kính trọng cha mẹ, vì các ngài đã thay mặt Thiên Chúa để sinh thành và dưỡng dục chúng ta, một người con có hiếu thì luôn luôn làm vui lòng cha mẹ mình.

Bài học thứ ba mà chúng ta học được nơi Thánh Gia Thất là sự Yêu Thương.

Anh chị em thân mến,
Lễ Thánh Gia Thất chính là một cách tôn vinh một gia đình thánh của nhân loại, là đề cao giá trị của gia đình, đề cao tình yêu chung thuỷ của chồng vợ, đề cao giáo huấn “nhất phu nhất phụ” của Giáo Hội, đề cao giá trị của sự sống và quyền được sống nơi các thai nhi, mà ngay nay, người ta nại ra rất nhiều lý do kinh tế, lý do hưởng lạc, lý do tránh trách nhiệm để khước từ quyền sống của con mình.

Lễ Thánh Gia Thất, chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi thành viên trong gia đình, biết noi gương gia đình Thánh Gia để xây dựng một gia đình hạnh phúc, yêu thương và gương mẫu. Amen.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:05 27/12/2014
N2T

31. Muốn biết chúng ta có yêu mến Thiên Chúa hay không, thì có thể coi dấu hiệu này là coi chúng ta có yêu mến tha nhân không ? Bởi vì hai loại yêu mến Thiên Chúa và yêu tha nhân thì vĩnh viễn không tách khỏi nhau.

(Thánh Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:07 27/12/2014
ƯỚC MƠ
Nhìn cây thông giáng sinh trị giá cả tỷ đồng của một giáo xứ trong giáo phận nọ, (mà đa số giáo dân còn rất nghèo, giáo dân thanh niên đi lao động nước ngoài với tỷ lệ rất cao), có những người ước mơ:
- Người nghèo ước mơ: giá mà cây thông này ăn được.
- Trẻ em nghèo ước mơ: giá mà mình có tiền như vài ngọn lá thông ấy để mua sách vở và học đến đại học.
- Hội Caritas giáo phận ước mơ: giá mà mình có một nửa số tiền của cây thông ấy để lo cho người nghèo.
- Gia đình có con gái vừa chết khi đi lao động nước ngoài ước mơ: giá mà mình có tiền bằng 1/3 cây thông ấy thì con gái mình sẽ không chết tức tưởi.
.... v.v.v................

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bầu khí mừng Giáng Sinh đó đây trên thế giới
Linh Tiến Khải
10:38 27/12/2014
Trong ngày lễ Giáng Sinh xin kính mời qúy vị cùng chúng tôi theo dõi bầu khí mừng lễ tại một vài nơi trên thế giới.

Bắt đầu từ Bếtlêhem bên Thánh Địa là nơi Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa đã giáng sinh cách đây hơn 2.000 năm. Các chương trình lễ Giáng Sinh vẫn được tổ chức như mọi năm, với sự tham dự của nhiều đoàn hành hương quốc tế, trong đó có nhóm các linh mục tu sĩ nam nữ đang tu học tại Roma, do cha Bùi Công Trác Phó giám đốc trường thánh Phaolô hướng dẫn. Tuy nhiên, bầu khí Giáng Sinh kém vui hẳn vì các căng thẳng mới đây giữa các nhóm Do thái qúa khích và người Palestin trên khu vực Đền Thờ xưa kia, nơi đã biến thành đền thờ hồi giáo từ đầu thế kỷ thứ VII, và nhất là các hậu qủa chết chóc tàn phá của cuộc chiến 50 ngày giữa lực lượng Hamas và quân đội Israel trong dải Gaza mùa hè năm nay, khiến cho 2.200 người chết đa số là người Palestin, 3.000 người bị thương và 54.000 người phải tản cư lánh nạn.

Trong sứ điệp giáng sinh Đức Thưọng Phụ Giêrusalem Fouad Twal ghi nhận rằng trong năm 2014 mọi người phải chứng kiến cảnh gia tăng bạo lực và các phản ứng thù nghịch sau đó. Ngài viết “cuộc chiến tàn phá và việc đổ máu đi kèm tại Gaza, được kể là tàn hại hơn hết… Chúng ta lên án cuộc chiến Gaza và kết án các hậu quả thảm hại của nó: giết chóc và tàn phá; nhưng đồng thời, chúng ta cũng lên án bất cứ loại bạo lực và trả đũa nào chống lại người vô tội như các cuộc sát hại những người đang cầu nguyện tại nguyện đường Do Thái và các cuộc tấn công vào đền thờ Hồi Giáo”.

Đức Thượng phụ cũng đề cập tới số phận người tị nạn Syria và Iraq và tỏ ý lo ngại đối với hai cộng đoàn Dòng Salêgiêng và 58 gia đình Kitô hữu có đất đai tại Thung Lũng Cremisan bị trưng thu để mở rộng bức tường phân cách ở Cisgiordania.

Ngài kết luận “Trong mọi khó khăn và đau khổ, chúng ta biết ơn tình liên đới của nhiều người, nhiều tổ chức, định chế và chính phủ, đã tới giúp chúng ta nhiều cách và bằng nhiều phương tiện. Việc cử hành ngày sinh của Chúa Giêsu hứa hẹn từ bi, yêu thương, bình an cho rất nhiều người đang sống trong buồn sầu và đau đớn; nhiều người đang thấy cuộc đời họ bị tan nát, các cố gắng của họ bị chặn đứng trong tranh chấp và hận thù hỗn loạn”.

Chúa Nhật 21-12 vừa qua Đức Thượng Phụ đã viếng thăm giáo xứ Thánh Gia là giáo xứ latinh duy nhất tại Gaza có 170 tín hữu. Ngài là Chủ chăn của 160.000 tín hữu Công Giáo latinh tại Israel, Palestina, Giordania và đảo Chypre. Trong vùng Gaza có 1.300 kitô hữu đa số theo chính thống. Trong sứ điệp Giáng Sinh công bố ngày 18-12 Đức Thượng Phụ đã lên án chiến tranh tại Thánh Địa, đặc biệt ở Gaza với các hậu quả gây chết chóc tàn phá bi thảm của nó, và ngài kêu gọi các giới chức chính trị hãy lãnh nhận trách nhiệm của mình. Sáng 20-12 không quân Israel đã lại oanh kích miền Gaza để trả thù nhóm Hamas bắn hỏa tiễn vào lãnh thổ Israel. Đây là hoạt động quân sự đầu tiên từ hai phía sau tuyên ngôn đình chiến hồi tháng 8 năm nay.

Đức Thượng Phụ cho biết ngài đã tìm thầy một cộng đoàn hiệp nhất sống tình hiệp thông với các anh em chính thống. Tại Gaza người ta không tìm thấy sự vĩ đại của thế giới và quyền lực mau qua của thị trường. Nhưng có một nhóm nhỏ các tín hữu đang phải sống trong những tình trạng khó khăn và đau khổ, nhưng tin tưởng nơi Chúa Giêsu. Đó là hình ảnh thật của lễ Giáng Sinh. Chúng ta đã luôn xúc động khi đọc thấy trong Phúc Âm rằng Mẹ Maria và Thánh Giuse không tỉm ra chỗ trong nhà trọ nên Chúa Giêsu đã phải sinh ra trong một hang đá. Ngày nay trong vùng Trung Đông có hàng triệu người tỵ nạn và biết bao nhiêu trẻ em ước mong có thể ngủ trong một hang đá như hang đá trong đó Chúa Cứu Thế đã giáng sinh, mà không được. Đối với họ sẽ là một sự xa xỉ.

Năm nay chính quyền Israel đã cho phép 700 kitô hữu vùng Gaza được tới Bếtlehem để dự lễ.

Trong sứ điệp gửi tín hữu ngày 19-12 cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Địa, mời gọi mọi người hãy mở toang cánh cửa lòng cho niềm hy vọng, công lý và hòa bình. Sứ điệp có đoạn viết: Cả năm nay nữa, trong cơn xoáy của các thảm cảnh bao quanh chúng ta, hãy để cho mình kinh ngạc và tìm lại Thiên Chúa ở với chúng ta, Đấng chờ đợi chúng ta nơi ngưỡng của con tim của chúng ta. Đừng để cho mình bị lấy mất phẩm giá. Nhưng chúng ta hãy thực tế. Chúng ta sẽ không thay đổi được các số phận của thế giới. Chúng ta sẽ không giải quyết được các vấn đề của các dân tộc chúng ta bị xâu xé và chia rẽ. Nhưng không có ai có thể ngăn cản chúng ta yêu thương các dân tộc ấy và sống công bằng trong môi trường bé nhỏ của chúng ta. Không ai có thể cướp mất đi phẩm giá đã được ban cho chúng ta. Không ai có thể lấy mất đi tình yêu thương và niềm hy vọng không gây thất vọng đã được đổ đầy tràn tâm lòng chúng ta. Chúa Kitô cũng để cho mình được tìm thấy trong vùng Trung Đông khát khao công lý và phẩm giá, sự thật và tình yêu. Vì thế đừng nhìn các kiếm tìm sai lạc của các vua Hêrốt thời nay, nhưng hãy nhìn sự tìm kiếm phong phú của các Đạo sĩ, và nỗi kinh ngạc có khả năng tiếp nhận của các mục đồng Bếtlêhem. Chúng ta đừng lắng nghe các sợ hãi của thế giới, nhưng hãy lắng nghe ca đoàn các thiên thần loan báo ơn cứu độ, hãy để cho thời gian chờ đợi hoán cải chúng ta, rũ bỏ mọi mệt mỏi, và hy vọng chống lại mọi hy vọng.

Từ Thánh Địa chúng ta bước sang Libăng. Năm nay kitô hữu Libăng đón mừng Chúa giáng sinh trong tâm tình liên đới với 1,5 triệu người tỵ nạn Siri, thêm vào đó là hàng ngàn người Irak. Đức Cha Michel Kassarji. Giám Mục Canđê Beirut đã ra thông cáo mời gọi tín hữu liên đới trợ giúp 800 gia đình kitô Irak đã chạy trốn khỏi Mosul và vùng đồng bằng Ninive và hiện đang trú ngụ trong vùng ngoại ô thủ đô Beirut. Họ là nạn nhân của guồng máy bao lực mù quáng của phong trào tôn giáo quá khích đã bắt buộc họ phải bỏ nhà cửa làng mạc trốn chạy thoát thân. Họ không có quy chế tỵ nạn và chờ để được đi định cư tại các nước tây âu. Họ không có công ăn việc làm và bị lạm dụng, vì những ngươi cho thuê nhà lên giá, và cũng không nhận được sự trợ giúp nào của các tổ chức dân sự hay nhân đạo quốc tế. Cha Paul Karam giám đốc Caritas Libăng cho biết toàn hệ thống trợ giúp nhân đạo quốc tế cho người tỵ nạn Siri và Irak cũng sắp cạn kiệt vì thiếu nguồn tại trợ và không còn khả năng đương đầu với các trường hợp cấp bách ngày càng gia tăng.

Bước sang Irak và Siria, là hai quốc gia đang có chiến tranh khốc liệt khiến cho mấy trăm ngàn người chết, hàng chục ngàn người bị thương, mấy triệu người phải tản cư trốn tránh bom đạn và các vụ tán sát đẫm máu của các lực lượng hồi cuồng tín. Tại hai nước này kitô hữu cử hành lễ Giáng Sinh trong âu lo, thiếu thốn, đói lạnh và hoang mang trước tương lại vô định. Kể từ tháng 8 năm 2014 khi các lực lượng của Nhà nước Hồi đánh chiếm thành phố Mossul cũng như các thành phố và làng mạc trong vùng bình nguyên Ninive bên Irak đã có 120.000 kitô hữu phải bỏ gia tài sản nghiệp chạy thoát thân để khỏi phải theo Hồi giáo hay bị chặt đầu. Họ chạy trốn về thành phố Erbil bên Kurdistan, là vùng đất an toàn, chưa rơi vào tay quân hồi cuồng tín.

Trong khi bên Siria bốn năm nội chiến giữa quân của tổng thống Bashar al Assad và các lực lượng đối lập đã khiến cho đất nước xinh đẹp và phồn thịnh bậc nhất Trung Đông này bị tan hoang, tệ hại hơn Libăng hồi thập niên 1970.

Trong sứ điệp Giáng Sinh Đức Cha Jean-Clement Jeanbart, Tổng Giám Mục Melkít Aleppo đã khích lệ tín hữu cử hành ngày lễ trong hân hoan bất chấp mọi đau khổ.

Ngài viết “các khổ cực lớn lao nhất, cũng như chiến tranh và độc ác của những người không biết Thiên Chúa không thể cản trở lượng nhân từ và thương xót mà Chúa Chúa Giêsu tuôn đổ trên các tín hữu của Người”. Ngài hy vọng lễ Giáng Sinh đem “niềm vui và an ủi tới giữa cuộc chiến đáng xấu hổ này”.

”Nhiều gia đình mất hết mọi sự, đang túng thiếu và chịu đói chịu lạnh, chịu bom đạn tiêu hủy nhà cửa, triệt hạ việc làm ăn buôn bán, khiến họ không có một đồng xu dính túi. Đúng là chúng ta đang chịu đau khổ lớn lao vì những gì đang xẩy ra cho chúng ta, nhưng cùng với những người thấp hèn và nghèo nàn nhất, chúng ta lo lắng nhưng kiên nhẫn và đầy hy vọng mong chờ Chúa đem hòa bình tới cho chúng ta trong năm nay.

Đức Cha cho biết đang có nhiều dấu hiệu hy vọng cho thấy các quốc gia Tây Phương đang cố gắng vận động chấm dứt chiến cuộc tại Syria. Ngài cám ơn sự quảng đại của các Kitô hữu đã hỗ trợ Giáo Hội trong việc làm nhẹ các đau khổ của người tị nạn, nhờ đó Giáo Hội đã có thể hỗ trợ được nhiều gia đình hơn trước và tiếp tục trả học phí cho con cái họ, cũng như cung cấp nhiều giỏ thực phẩm đầy đủ mỗi tháng, chăm sóc các nhu cầu y tế và nơi ăn chốn ở cho họ. Ngài nhắn nhủ tín hữu rằng Giáng Sinh là “ngày lễ của chào đón và hy vọng. Lễ này không thể mừng mà thiếu niềm vui trong tâm hồn, thiếu nụ cười trên môi.”

Trong khi đó, Thượng Phụ Công Giáo, Canđê Louis Raphael I Sako, lên tiếng kêu gọi “mọi Kitô hữu đừng tổ chức bất cứ thứ cử hành có tính thế gian nào nhân dịp Giáng Sinh hay Năm Mới, vì hoàn cảnh cay đắng hiện nay của quốc gia, để tỏ dấu hiệu liên đới với các anh chị em đang chịu nhiều đau khổ không thể nào diễn tả được”.

Nhìn sang Iraq, Ngài kêu gọi mọi người nên ăn chay vào ngày vọng giáng sinh để cầu xin cho người tỵ nạn trở về Mosul và đồng bằng Ninivê. Nhắc tới các cuộc viếng thăm mới đây tại các trại tỵ nạn ở Ankawa và Alqosh, Thượng Phụ cho biết thánh giá của người tỵ nạn hết sức nặng nề. Các nơi này thuộc vùng Kurdistan, nơi hơn 120,000 Kitô hữu đang tạm trú sau khi trốn thoát khỏi Mosul và bình nguyên Ninivê, để tránh sự săn đuổi của binh sĩ Nhà nước Hồi giáo. Trong thông điệp, ngài chúc lễ Giáng Sinh mọi người, và khuyên họ sống Mùa Vọng “bằng ăn chay, cầu nguyện, suy niệm và làm việc bác ái”. Ngài đề nghị họ ăn chay từ thứ Hai, 22 tháng 12 tới đêm 24 tháng 12, đừng đụng tới thực phẩm hay thức uống cho tới trưa, “như trong những ngày Ba'utha", tức lễ kỷ niệm tiên tri Giôna tới Ninivê rao giảng sứ điệp thống hối.

Ngài cho hay "chúng ta ăn chay cho việc giải phóng Mosul và các làng mạc thuộc bình nguyên Ninivê, để hòa bình và an ninh trở lại các vùng này, và mọi người được trở lại nhà cửa, việc làm và trường học của họ”.

Bước sang Ai Cập, năm nay các kitô hữu cử hành lễ Giáng Sịnh trong âu lo, vì các lực lượng quá khích Hồi Giáo lại đã đăng tải nhiều lời kêu gọi tấn công các nhà thờ Kitô Giáo, nhất là tại các vùng chịu ảnh hưởng Kitô Giáo mạnh nhất. Các lời nhắn trên liên mạng cũng thề sẽ trả thù bất cứ người Hồi Giáo nào giúp các Kitô hữu cử hành Mùa Giáng Sinh.

Tại Ai Cập trong những ngày gần tới Lễ Giáng Sinh, internet thường được sử dụng để đe doạ tấn công các cộng đồng Kitô Giáo địa phương, nhất là tại Minya, Alexandria và Fayyum, nơi các nhóm Hồi liên hệ với hệ phái Salafít và Huynh Đệ Hồi Giáo được coi là mạnh nhất.

Các đe doạ lần này có tính nghiêm trọng đến nỗi các học giả có thế giá phải lên tiếng tố cáo. Amna Nosseir, một giáo sư tôn giáo và triết học và là khoa trưởng Phân Khoa Hồi Giáo Học tại đại học Al-Azhar cho rằng những khẩu hiệu bài Kitô Giáo và những đe dọa chống lại họ nhân dịp Lễ Giáng Sinh là phản bội Hồi Giáo chính tông, và ông kêu gọi “người Kitô Giáo và người Hồi Giáo” bảo vệ các nhà thờ để các Kitô hữu Ai Cập cử hành phụng vụ của họ trong hòa bình. Ngay Fawzi al-Zafzaf, nguyên chủ tịch Ủy Ban Thường Trực Đối Thoại với Tòa Thánh, cũng cho rằng việc khích động hận thù tôn giáo chỉ có thể phát xuất từ “các kẻ thù của Quê Hương” vốn bác bỏ Hồi Giáo chân chính. Ông cũng yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ thích đáng và mở các cuộc điều tra nghiêm chỉnh để tìm ra thủ phạm của những lời đe dọa này.

Những động thái quá khích của các nhóm hồi cực đoan khiến cho Đức TGM Hilarion, đặc tránh đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Matscơva, cho rằng cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập đã dẫn tới việc vi phạm các thế cân bằng liên tôn và liên sắc tộc, từng là đặc điểm của Trung Đông trong nhiều thế kỷ qua.

“Ngày nay, các lực lượng cực đoan và quá khích đã thò đầu ra và, khoác danh nghĩa tôn giáo, họ đã phạm nhiều tội ác trầm trọng: giết người, chặt đầu, xúc phạm đến các nơi thánh, triệt hạ các nhà thờ”.

"Kitô hữu ngày nay là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn hết tại Trung Đông, họ bị đặt vào thế bị diệt chủng trên thực tế”.

Từ vùng Trung Đông chúng ta sang một vài nưóc Á châu. Trước hết là Pakistan. Giáng Sinh năm nay là ngày lễ cầu nguyện và liên đới với các nạn nhân vụ khủng bố tại trung tâm huấn luyện thiếu sinh quân Peshawar, do các lực lượng cuồng tín hồi Taliban chủ mưu, khiến cho 141 người chết, trong đó có 132 thiếu sinh quân.

Các Giám Mục đã ra thông cáo mời gọi tín hữu cầu nguyện cho quốc thái dân an, đặc biệt cho các nạn nhân vụ khủng bố tại Peshawar, cũng như cho hai vợ chồng kitô Shahzad e Shama Masih, bị thiêu sống bởi một nhóm người hồi tại Punjab. Các Giám Mục khẳng định rằng mọi tín hữu kitô có bổn phận thăng tiến hòa bình, hòa giải, hòa hợp và hiệp nhất với mọi công dân Pakistan thuộc mọi tôn giáo để chiến thắng bạo lực và khủng bố. Các vị cũng kêu gọi tín hữu cử hành lễ Giáng Sinh trong thanh đạm, như dấu chỉ tôn trọng nỗi khổ đau của các gia đình nạn nhân và toàn quốc. Các vị cũng mời gọi chính quyền các đảng phái chính trị và giới lãnh đạo các tôn giáo hiệp nhất với nhau trước tai ương này. Các Giám Mục Pakistan cũng yêu cầu chính quyền bảo vệ an ninh cho mọi trường học trên toàn nước. Các lực lượng an ninh cần phải củng cố việc kiểm soát, vì chúng ta đang đứng trước các kẻ thù hận mù quáng và vô lương tâm. Các Giám Mục Pakistan mạnh mẽ lên án bạo lực xấu xa tàn ác và liên đới với gia đình các nạn nhân. Các vị yêu cầu chính quyền theo đuổi trận chiến này và có các biện pháp trừng phạt thích đáng các người chủ mưu.

Trong nhiều nhà thờ tín hữu trưng bầy hình của các em và thắp nến tưởng niệm. Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pakistan đã mời gọi cộng đoàn kitô phản ánh sứ điệp hy vọng và hòa bình mà lễ Giáng Sinh đem đến cho mọi người. Linh Mục Peter Jacob, chuyên hoạt động bảo vệ các quyền con người, cho biết trong 11 giáo xứ và nhiều nhà thờ tại Lahore tín hữu đã hủy bỏ hay rời một số chương trình sinh hoạt như biểu diễn văn nghệ và thánh ca giáng sinh, hay các cuộc vui chơi cho tới sau ngày mùng 1 tháng giêng. Phó tế Shahid Mehraj thuộc nhà thờ chính tòa Lahore cho biết tín hữu cộng đoàn, rất đau buồn và lo lắng đối với vụ khủng bố chống lại tương lai của dân nước Pakistan. Sẽ có lễ nghi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố. Biến cố Chúa Kitô giáng sinh cũng đã bị ghi dấu bởi cuộc tàn sát các trẻ em vô tội Bếtlêhem do vua Hêrốt. Trong bối cảnh vụ đổ máu này Chúa Kitô đã sinh ra như biểu tượng của niềm hy vọng. Vì thế đây là lúc phổ biến sứ điệp tình yêu thương huynh đệ tại Pakistan. 25 tháng 12 cũng là ngày ông Muhammad Ali Jinnah, người thành lập Pakistan chào đời. Ông đã mơ tưởng một quốc gia hiệp nhất, rộng mở, khoan nhượng, hòa bình, không hận thù và bạo lực.

Tại Ấn Độ, lễ Giáng Sinh đã được cử hành trong bầu khí nặng nề vì các vụ khủng bố chống lại các nhà thờ Kitô. Các Giám Mục Công Giáo, chính thống, tin lành và nhiều giới lãnh đạo xã hội dân sự khác đã công bố một thống cáo chung, trong đó có viết: “Đứng trước lễ Giáng Sinh chúng tôi có con tim nặng trĩu vì các vụ bạo lực chống lại các nhà thờ tại nhiều nơi trong nước đặc biệt tại Chattisgarth, Madhya Pradesh, Odisha, Uttar Pradesh và New Dehli. Nhà thờ thánh Sebastiano ở New Dehli bị hư hại cũng như các vụ khủng bố khác vén mở cho thấy sự khinh rẻ đối với các tâm tình tôn giáo của cộng đoàn chúng tôi cũng như đối với các bảo đảm của Hiến pháp Ấn Độ. Các hành động bạo lực đó không phải là các biến cố lẻ loi nhưng liên quan với nhau. Nhiều giới chức chính trị đã yêu cầu đưa ra các luật lệ chống lại việc theo Kitô giáo và Hồi giáo. Ngoài ra chiến dịch do các thành viên cao cấp của Quốc hội và các đảng phái tổ chức liên quan tới căn tính và gia tài của các nhóm tôn giáo thiểu số, nhằm hạ uy tín của họ và khiến cho họ gặp nhiều bạo lực hơn là một đe dọa đối với nền hòa bình và hòa hợp quốc gia. Các luật lệ tôn giáo trong vài tiểu bang hạn chế việc hành đạo của tín hữu các nhóm này và cho phép cảnh sát quyền sách nhiễu, bắt giữ và trừng phạt các linh mục tu sĩ nam nữ và các nhân viên kitô. Các Giám Mục cũng liệt kê một danh sách các vụ bạo lực và kỳ thị chống lại các kitô hữu và tín hữu thiểu số khác, đặc biệt là việc phá hủy các nhà thờ và nơi phụng tự.

Từ Ấn Độ chúng ta sang Sri Lanka. Tại đây trong bầu khí tươi vui của lễ Giáng Sinh tín hữu cũng ráo riết chuẩn bị tinh thần tiếp đón chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô vào trung tuần tháng giêng tới đây. Mọi giáo xứ đều có các chương trình văn nghệ và hát thánh ca giáng sinh và hang đá hiện diện trong mọi nhà thờ.

Tiếp đến là Philippines. Năm nay bầu khí giáng sinh tại Philippines cũng kém vui vì sự tàn phá của bão Hagupit đã khiến cho hàng chục người chết và 1 triệu người phải di tản lánh nạn. Trên đảo Samar, đã có rất nhiều nhà bị tàn phá. Đây cũng là vùng bão Haiyan thổi qua hồi năm ngoái, và người dân chưa hoàn toàn phục hồi các thiệt hại phải chịu. Tuy nhiên đáp lời mòi gọi của các Giám Mục, tín hữu toàn nước đã tham gia các cuộc lạc quyên tiền bạc và vật dụng để liên đới với các nạn nhân.

Trong các thành phố lớn tại các nươc Á châu khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan Singapore, Indonesia bầu khi Giáng Sinh đương nhiên tưng bừng, nhưng vẫn mang ít nhiều tính cách tiêu thụ hưởng thụ và mua sắm quà cáp nhiều hơn là tôn giáo. Chỉ tại các tỉnh lẻ và vùng quê lễ Giáng Sinh vẫn giữ được bầu khí thiêng liêng.

Bây giờ chúng ta sang Phi châu. Tại các nuớc như Nam Sudan, Somalia, trung Phi và Nigeria nhiều cộng đoàn kitô đã cử hành lễ Giáng Sinh trong nghèo khó và lo âu. Đặc biệt tại miền bắc Nigeria nơi các phiến quân hồi cuồng tín Boko Haram đã liên tục tấn công, tàn sát tín hữu, đốt phá các nhà thờ và cơ sở kitô, khiến cho dân chúng phải tản cư lánh nạn. Vài nhà thờ tỉnh Maiduguri đầy người tỵ nạn. Và lễ Giáng Sinh đã được cử hành trong bầu khí chạy loạn ấy. Bên Somalia và Trung Phi tình hình cũng đã không lạc quan hơn.

Sau đây là bầu khí Giáng Sinh tại vài nước châu Mỹ Latinh.

Tại Argentina các Giám Mục mời gọi tín hữu canh tân xác tín được Thiên Chúa yêu thương và cử hành việc loan báo hoà bình mà Chúa Giêsu đã đem đến cho nhân loại. Giáng Sinh là tiếng “có” Thiên Chúa nói với loài người để đồng hành với con người trong việc xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, để canh tân giớí răn yêu thương và ban cho chúng ta sự tự do là con cái Ngài, để yêu thương hết mọi người không loại trừ ai, nhất là yêu thương những người nghèo túng và cần được trợ giúp nhất. Điều phá hủy hòa bình là trái tim con ngươì bị tội lỗi gây thương tích. Hậu qủa là các mất quân bình xã hội và kinh tế đòi hỏi một trật tự công bằng hơn trên thế giới; hậu qủa là sự khinh rẻ mạng sống và quyên căn bản của con người, là tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán người, là các khuynh hướng cuồng tín sử dụng danh Thiên Chúa để biện minh cho cái chết, thù hận khép kín với con đường hòa giải, gian tham hối lộ và không nêu gương tốt khiến cho luân lý xã hội nghèo nàn đi; hậu qủa là nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa gây thiệt hại cho các tương quan cá nhân và cộng đoàn; nơi kiểu suy tư đề cao thành công và chiếm hữu, thay vì ưa thích sự phong phú của bản vị và các giá trị của nó. Các Giám Mục Argentina khích lệ tín hữu xin Chúa ban cho ơn khôn ngoan đối thoại và niềm vui của sự hy vọng không gây thất vọng.

Bên Colombia là quốc gia có nội chiến lâu nhất thế giới vì đã kéo dài hơn 50 năm qua, tín hữu cũng nô nức mừng lễ mà không sợ bị khủng bố như mọi năm, vì phiến quân FARC tuyên bố ngưng chiến vô thời hạn. Đức Cha Luis Augusto Castro Quiroga, Tổng Giám Mục Tunja, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, đã công bố thông cáo liệt kê một danh sách dài chứng tá của các nạn nhân để mọi người đừng quên nỗi khổ đau triền miên sâu xa của dân chúng. Trong buổi găp gỡ các nhân viên mục vụ của giáo phận và giới truyền thông, Đức Cha khẳng định rằng tiến trình đối thoại hoà bình tại La Habana giữa chính quyền và lực lượng phiến quân FARC đã chỉ cho biết 10% nỗi khổ đau của các nạn nhân. Nhưng nhờ các chứng từ này người ta đã biết được trách nhiệm của các kẻ tội phạm. Đề cập tới việc ngưng chiến không thời hạn của lực lượng phiến quân, Đức Cha nói nó là một dấu chỉ hòa bình, và sự tiến bộ của các cuộc thương thảo.

Sang đến Peru, trong sứ điệp Giáng Sinh các Giám Mục nước này đã khích lệ tín hữu chiến thắng ích kỷ, tham lam, và biết nghĩ tới tha nhân.

Sứ điệp có đoạn viết: Giáng Sinh là thời gian đặc ân để chia sẻ với lòng hiền dịu và quảng đại, một thời gian để gieo vãi hoà bình và tha thứ. Để được như vậy cần chiến thắng cái đen tối của ích kỷ và thèm khát để nghĩ tới các nhu cầu của tha nhân và công ích trên các lợi lộc cá nhân.

Trong sứ điệp Đức Cha Salvador Pignero, TGM Ayacucho, Chủ tịch HĐGM Peru cũng đề cập tới cuộc khủng hoảng của gia đình, khiến cho ĐTC Phanxicô và các chủ chăn lo lắng. Bởi vì vấn đề nghiêm trọng nhất là sự thiếu vắng tinh yêu tỏ lộ nơi mọi thành phần gia đình từ người già cho tới trẻ em và người trẻ. Chúng ta phải đau đớn ghi nhận rằng có các trẻ em không thể chào đời vì bị khước từ quyền sống. Cái chết của các trẻ em mình ghim đầy vết đạn bắn của thù hận và báo oán xé rách con tim của chúng ta. Chúng ta buồn sầu vì nỗi khổ đau của các trẻ em sống trong các gia đình bị đốn ngã bởi nạn ly dị. Chúng ta lên tiếng thay cho các trẻ em nạn nhân của việc buôn người, của các hành động bất xứng và vô nhân, các nạn nhân vô tội phản ánh gương mặt của Chúa Giêsu Hài Đồng, mà chúng ta phải trợ giúp, giữ gìn bảo vệ và yêu thương. Các Giám Mục cũng không quên các gia đình Peru sống tại hải ngoại vì kiếm tìm công ăn việc làm để cải tiến cuộc sống của người thân, các công nhân, các sinh viên, giới chức chính trị và mọi người thiện chí. Các vị mời gọi toàn dân chung xây một quốc gia hòa bình, biết chú ý tới nhu cầu của những người yếu đuối nhất, để đừng có ai bị loại bỏ khỏi ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta.

Bên châu Mỹ Latinh có lẽ tín hữu Cuba mừng lễ Giáng Sinh vui nhất trong năm nay. Tin Hoa Kỳ và Cuba tái lập liên lạc ngoại giao được tông thống Barck Obama và Chủ tịch Raul Castro tuyên bố song song hôm 17 tháng 12 đã khiến cho người dân Cuba vui mừng đổ xô ra đường nhảy múa. Mọi người đều hy vọng rằng sau 53 năm cấm vận tình hình Cuba từ nay sẽ sáng sủa và cuộc sống sẽ thịnh vượng hơn. Kết qủa này có được là nhờ các cuộc đàm phán bí mật cấp cao giữa hai nước và sư thúc đẩy khich lệ của Canada và Toà Thánh Vaticăng.

Người dân Cuba, từ các gia đình, công sở hay trường học, dường như đều dừng mọi công việc, cùng quây quanh chiếc tivi để theo dõi tuyên bố chính thức của Chủ tịch Raul Castro, được truyền hình trực tiếp. Chuông đại học Geronimo trong thủ đô La Habana đã đánh lên rộn rã chào mừng biến cố này.

Việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ có khả năng mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế - xã hội với Cuba, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân ở quốc đảo này. Thánh lễ Giáng Sinh trở thành dịp tạ ơn vì các viễn tượng sáng sủa này.

Quành về âu châu có lẽ Italia,Tây Ban Nha Bồ Đào Nha, Đức và một số nước Đông Âu còn giữ được nhiều truyền thống Giáng Sinh nhất, trong đó có các hang đá được trưng bầy hầu như khắp nơi, ngay tại các quảng trường thành phố, nhà ga xe lửa và dĩ nhiên trong các nhà thờ và tư gia.

Tại Roma ngoài hang đá khổng lồ ỏ quảng trường thánh Phêrô, tại quảng trương Nhân dân có cuộc triển lãm 212 hang đá nghệ thuật Italia và quốc tế.

Tuy nhiên năm nay bầu khí giáng sinh tại thủ đô Roma cũng kém vui vì các vụ gian tham của các giới chức chính trị hành chánh nhận tiền hối lộ của các tổ chức tội phạm mafia đã gây gương mù gương xấu khiến cho ĐHY Giám Quản phải tổ chức buổi canh thức cầu nguyện 22-12 tại đền thờ Đức Bà Cả. Nỗi khổ trong tim của biết bao nhiêu công dân tin vào sự hợp pháp và liêm chính, giờ đây gia tăng bầu khí mất tin tường và bi quan cộng thêm với các hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh vẫn kéo dài. ĐHY xin Đức Mẹ giúp mọi người hoán cải con tim và tái dấn thân chung xây một thành phố có gương mặt nhân bản hơn, nơi phẩm giá bất khả xâm phạm của con người, công lý và tình liên đới được chia sẻ.

Tại Napoli là thành phố có truyền thống mùng lễ Giáng Sinh tươi vui nhất với hàng ngàn hang đá đủ kiểu đủ loại. Năm nay có cuộc triển lãm hang đá và các buổi hòa nhạc tựa đề “Bartolo Longo Thành Phố Napoli.” Ban nhạc trẻ Bartolo Longo đã khai mào truyền thống mừng lễ tại đền thờ Đức Bà Pompei ngày 20-12 với buổi hòa nhạc Giáng Sinh với các bài hòa tấu và thánh ca cổ truyền. Năm nay ban nhạc cũng mừng 120 năm thành lập. Mục đích các buổi hòa nhạc là thông truyến sứ điệp yêu thương và hòa bình của lễ Giáng Sinh. Để chuẩn bị tinh thần cho tín hữu giáo xứ nhà thờ chính tòa và nhiều giáo xứ đã tổ chức tuần cửu nhật.

Tín hữu Italia vẫn còn có thói quen tham dự thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh rất đông và sốt sắng.

Bên Đức, đặc biệt trong vùng Baviere nam Đức là vùng đông Công Giáo nhất, lễ Giáng Sinh được cử hành long trọng với các truyền thống phong phú. Năm nay 500.000 trẻ em tham gia chiến dịch hát thánh ca giáng sinh để làm việc thiện quyết định dành số tiền quyên được cho các trẻ em Philippines và trẻ em trên thế giới. Khẩu hiệu của chiến dịch năm nay là “Đem phước lành và là phước lành. Dinh dưỡng lành mạnh cho các trẻ em Philipines và trên thế giới” Các em hát thánh ca trên các đường phố và tại tư gia cho tới lễ Ba Vua.

Hiện nay có 842 triệu người trên thế giới phải đói hay không đủ lương thực, Mỗi năm có 2,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì thiếu dinh dưỡng. Và có 162 triệu trẻ em qúa nhỏ so với tuổi của các em vì thiếu dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn có các trẻ em bị bệnh liệt kháng, hay quá nghèo không thể cắp sách đến trường.

Số tiền quyên được trong chiến dịch hát thánh ca dành để cải tiến cuộc sống của các em.
 
Đức Giáo Hoàng gặp Liên Hội Toàn Quốc Các Gia Đình Lớn của Ý
Vũ Van An
18:09 27/12/2014
Trưa ngày 28 tháng 12, nhân Lễ Thánh Gia Thất, Đức GH Phanxicô sẽ gặp 7,000 đại diện của Liên Hội Toàn Quốc Các Gia Đình Lớn của Ý tại sảnh đường Phaolô VI ở Vatican.

Theo tin Đài Phát Thanh Vatican, trước khi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa ngày 28 tháng 12, từ cửa sổ văn phòng của ngài nhìn xuống Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức GH sẽ gặp gỡ các đại diện vừa nói. Cuộc gặp gỡ này được Liên Hội Toàn Quốc Các Gia Đình Lớn của Ý đứng ra tổ chức, để kỷ niệm 10 năm ngày thành lập của Liên Hội qua một đại hội toàn quốc trong các ngày 26-28 tháng 12, với chủ đề “Gia Đình, Mục Tiêu của Chúng Ta”.

Liên hội trên trực thuộc Liên Đoàn Các Gia Đình Lớn của Âu Châu, được thành lập năm 2004 và đại diện cho hơn 50 triệu công dân Âu Châu trong gần 9 triệu gia đình lớn. Đức TGM Vincenzo Paglia, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình sẽ cử hành thánh lễ tại sảnh đường, trước khi Liên Hội yết kiến Đức Giáo Hoàng.

Lễ Thánh Gia Thất được GH Công Giáo cử hành vào ngày Chúa Nhật giữa Lễ Giáng Sinh và Năm Mới, hoặc ngày 30 tháng 12. Năm nay, Lễ này rơi vào ngày 28 tháng 12, lúc GH cũng kỷ niệm biến cố Các Trẻ Em Vô Tội bị Hêrốt thảm sát tại Bêlem, để bảo vệ ngai vàng không rơi vào tay “vị vua mới của Israel”, theo lời các nhà chiêm tinh Đông Phương.

Cũng nên biết: ý niệm một Liên Đoàn Các Gia Đình Lớn của Âu Châu đã được phát động tại Hội Nghị Các Gia Đình Lớn của Âu Châu lần thứ nhất họp tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 2 tháng 11 năm 2002, và phần quan trọng nhất trong hiến pháp của nó đã được thoả thuận tại một cuộc họp được tổ chức tại Brussels, Bỉ, ngày 25 tháng 10 năm 2003.

Phiên họp thành lập Liên Đoàn được tổ chức nhân dịp Đại Hội Các Gia Đình Lớn của Âu Châu lần thứ hai họp tại Lisbon, Bồ Đào Nha, năm 2004. Hội Nghị lần thứ ba được tổ chức tại Gyor, Hung Gia Lợi, năm 2006; Hội Nghị lần thứ tư tại Barcelona, Tây Ban Nha, năm 2008; Hội Nghị lần thứ năm tại Rimini, Ý, năm 2010 và Hội Nghị lần thứ sáu tại Tartu, Estonia, năm 2012.

Mục tiêu của Liên Đoàn là đại diện các quyền lợi xã hội và kinh tế của các gia đình có con, nói chung, và của các gia đình lớn, nói riêng, coi chúng như môi trường thích đáng nhất để dưỡng dục con cái, hội nhập chúng vào xã hội, và cung cấp sự trợ giúp và liên đới hỗ tương giữa các thế hệ; cũng như cổ vũ, phát triển và hợp nhất phong trào các hiệp hội gia đình lớn.
 
Top Stories
Midnight Mass - Solemnity of the Nativity of the Lord - Homily of Pope Francis
+Pope Francis
14:33 27/12/2014
“The people who walked in darkness have seen a great light; those who dwelt in a land of deep darkness, on them has light shined” ( Is 9:1). “An angel of the Lord appeared to [the shepherds] and the glory of the Lord shone around them” (Lk 2:9). This is how the liturgy of this holy Christmas night presents to us the birth of the Saviour: as the light which pierces and dispels the deepest darkness. The presence of the Lord in the midst of his people cancels the sorrow of defeat and the misery of slavery, and ushers in joy and happiness.

We too, in this blessed night, have come to the house of God. We have passed through the darkness which envelops the earth, guided by the flame of faith which illuminates our steps, and enlivened by the hope of finding the “great light”. By opening our hearts, we also can contemplate the miracle of that child-sun who, arising from on high, illuminates the horizon.

The origin of the darkness which envelops the world is lost in the night of the ages. Let us think back to that dark moment when the first crime of humanity was committed, when the hand of Cain, blinded by envy, killed his brother Abel (cf. Gen 4:8). As a result, the unfolding of the centuries has been marked by violence, wars, hatred and oppression. But God, who placed a sense of expectation within man made in his image and likeness, was waiting. God was waiting. He waited for so long that perhaps at a certain point it seemed he should have given up. But he could not give up because he could not deny himself (cf. 2 Tim 2:13). Therefore he continued to wait patiently in the face of the corruption of man and peoples. The patience of God. How difficult it is to comprehend this: God’s patience towards us.

Through the course of history, the light that shatters the darkness reveals to us that God is Father and that his patient fidelity is stronger than darkness and corruption. This is the message of Christmas night. God does not know outbursts of anger or impatience; he is always there, like the father in the parable of the prodigal son, waiting to catch from afar a glimpse of the lost son as he returns; and every day, with patience. The patience of God.

Isaiah’s prophecy announces the rising of a great light which breaks through the night. This light is born in Bethlehem and is welcomed by the loving arms of Mary, by the love of Joseph, by the wonder of the shepherds. When the angels announced the birth of the Redeemer to the shepherds, they did so with these words: “This will be a sign for you: you will find a baby wrapped in swaddling clothes and lying in a manger” ( Lk 2:12). The “sign” is in fact the humility of God, the humility of God taken to the extreme; it is the love with which, that night, he assumed our frailty, our suffering, our anxieties, our desires and our limitations. The message that everyone was expecting, that everyone was searching for in the depths of their souls, was none other than the tenderness of God: God who looks upon us with eyes full of love, who accepts our poverty, God who is in love with our smallness.

On this holy night, while we contemplate the Infant Jesus just born and placed in the manger, we are invited to reflect. How do we welcome the tenderness of God? Do I allow myself to be taken up by God, to be embraced by him, or do I prevent him from drawing close? “But I am searching for the Lord” – we could respond. Nevertheless, what is most important is not seeking him, but rather allowing him to seek me, find me and caress me with tenderness. The question put to us simply by the Infant’s presence is: do I allow God to love me?

More so, do we have the courage to welcome with tenderness the difficulties and problems of those who are near to us, or do we prefer impersonal solutions, perhaps effective but devoid of the warmth of the Gospel? How much the world needs tenderness today! The patience of God, the closeness of God, the tenderness of God.

The Christian response cannot be different from God’s response to our smallness. Life must be met with goodness, with meekness. When we realize that God is in love with our smallness, that he made himself small in order to better encounter us, we cannot help but open our hearts to him, and beseech him: “Lord, help me to be like you, give me the grace of tenderness in the most difficult circumstances of life, give me the grace of closeness in the face of every need, of meekness in every conflict”.

Dear brothers and sisters, on this holy night we contemplate the Nativity scene: there “the people who walked in darkness have seen a great light” ( Is 9:1). People who were unassuming, people open to receiving the gift of God, were the ones who saw this light. This light was not seen, however, by the arrogant, the proud, by those who made laws according to their own personal measures, who were closed off to others. Let us look to the crib and pray, asking the Blessed Mother: “O Mary, show us Jesus!”.
 
Pope sends Christmas greetings to Korea
Vatican Radio
14:34 27/12/2014
(Vatican 2014-12-27) One of the most memorable moments of the past year was Pope Francis’ historic visit to Korea. On Wednesday, the Holy Father recalled his journey in a video-message addressed to all Koreans for Christmas:

Below, please find the translation of the Pope's Christmas message to Korea:

Dear Korean brothers and sisters,

With great pleasure I send you best wishes for the Holy Nativity, recalling with joy and gratitude the Voyage I took to your country this past August. The great celebration in honour of the Martyrs, the meeting with young people, and also the other moments of the visit remain vividly in my memory.

I pray the Lord that the light, shining on the world from the Baby of Bethlehem, might be always in your hearts, in your families and communities.

At Christmas, once more, Jesus draws us to Himself with His divine goodness. And Jesus is good, very good… It is His presence only that can give true happiness to mankind; without Him there is none, because He is capable of making life ever new and beautiful.

My dear friends, I ask you to pray for me, and from my heart I wish you a peaceful and holy Christmas!
 
Pope to meet large families on feast of the Holy Family
Vatican Radio
14:35 27/12/2014
(Vatican 2014-12-27) - Pope Francis will mark the feast of the Holy Family of Nazareth on Sunday meeting some 7000 people belonging to large families of Italy. Before his midday ‘Angelus’ prayer from his studio window overlooking St. Peter’s Square, he will meet the group in Vatican’s audience hall. The meeting with the Pope is being organized by Italy’s National Association of Large Families (ANFN), which is is marking its 10th anniversary with a national assembly on the theme, “The Family, Our Goal”, Dec. 26-28. The Italian Association of Large Families is a member of the European Large Families Confederation (ELFAC), which was constituted in 2004 and represents more than 50 million European citizens making up nearly 9 million large families. Archbishop Vincenzo Paglia, the president of the Vatican’s Pontifical Council for the Family, will celebrate a Mass for the families in the audience hall, before the meeting with the Pope.

The feast of the Holy Family is celebrated in the Catholic Church on the Sunday between Christmas and New Year, or on Dec. 30. This year the feast falls on Dec. 28, when the Church also marks the feast of the Holy Innocents, in commemoration of the massacre of young male children in Bethlehem by King Herod, to avoid the loss of his throne to Jesus, the newborn King of the Jews.
 
Fr. Lombardi: Pope Francis’ year in review
Vatican Radio
14:36 27/12/2014
(Vatican 2014-12-27) - Father Federico Lombardi SJ highlights some of the events that have made 2014 an extremely busy and significant year for Pope Francis.

In a long interview with Vatican Radio, the Director of the Vatican Press Office lists an impressive number of events, speeches, journeys and appeals pronounced by Pope Francis in the year gone by, and says that perhaps the most powerful images to linger in our minds are those of the Pope amongst the people: his reaching out to the faithful in every circumstance, the warmth of his embrace in particular towards children, people with disabilities or ill health.

Listing the five international apostolic journeys undertaken by Pope Francis this year, Lombardi says that each of them carried within a particular message that places the Church at the center of all the current issues of our times. During 2014 the Pope travelled to the Holy Land, to Korea, to Albania, to Strasbourg and to Turkey, and Lombardi has words for each of these visits.

He is happy, he says, that the Pope travelled to the Holy Land because it is like a journey to the roots of our faith, to the roots of Christianity, to the very places of the history of Salvation, and this he says “has a strong symbolic and spiritual power”. And pointing out the ecumenical aspect of his Holy Land visit, Lombardi speaks in particular of the strong personal relationship Pope Francis has interwoven with the Ecumenical Patriarch of Constantinople and of how this is so important for the achievement of full Christian Unity.

And speaking of the Pope’s journey to Korea, Lombardi points out that in a couple of weeks Pope Francis will again return to the Asian continent when he journeys to Sri Lanka and to the Philippines. These visits – Lombardi points out – signal a renewed attention of the Church towards a “predominant portion of today’s and tomorrow’s humanity, both from a demographic point of view” and because of its incredible diversity: “a borderless land for evangelization in social, cultural and political situations of all kinds”.

Regarding Europe, Lombardi says that the Pope’s short journey to Albania was meaningful also for his desire to start from the periphery before going to the heart of the Continent – represented by his trip to Strasbourg when he addressed the European Parliament and the Council of Europe; a particularly powerful and wide-ranging speech with the added weight of his own non-European provenance and viewpoint.

And finally Turkey, where the significance of ecumenism was again highlighted together with interfaith dialogue and his forceful “reaching out” to the Christians (and other minorities) in the Middle East who are pouring across borders to flee persecution and death.

Another important feature of 2014 mentioned by Father Lombardi pertained to the canonizations of Saint John XXIII, Saint John Paul II and the beatification of the Blessed Paul VI. He points out that the common denominator of these great events is the message of the Second Vatican Council which was at the heart of the ministry of these three Popes, a message of an “open Church” that deeply marks the ministry of Francis himself.

The Synod for the Family, Lombardi says, provides another important theme for the year as does the Pope’s unwavering attention for justice and peace, for the poor, for those who are exploited, for human trafficking, for those persecuted for their faith.

Father Lombardi recalls the innumerable appeals Pope Francis made this year to not turn away from the dramatic situation in Syria and in Iraq, for the need to protect and support migrants and refugees, for attention towards the terrible reality of new forms of slavery including human trafficking. The Pope – Lombardi says – has mobilized the Church and all men and women of goodwill on each of these pressing issues.

Not to be forgotten is Pope Francis’s clear wish to bring reform to the Church itself and to the Curia, which Lombardi says, is part of a wide ranging project that he formulated in his Apostolic Exhortation “Evangelii Gaudium”.

Concluding, Father Lombardi says there is a concept we could use to sum up and characterize Pope Francis’ 2014 and that is: his “culture of encounter”. The Pope’s attitude, the way he relates to people, the way he always offers his personality, his personal experience, his friendship as well as this thoughts and ideas really does bring about “the encounter between people,” just as both the American and Cuban Presidents pointed out when they thanked him for providing them with a new dimension in which to start building a bridge between their peoples.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đêm Giáng Sinh ''Chiếu Tỏa Niềm Tin"' tại nhà thờ Quảng Ngãi
giáo xứ Quảng Ngãi
10:18 27/12/2014
Đêm Giáng Sinh "CHIẾU TỎA NIỀM TIN" tại nhà thờ Quảng Ngãi

Giáng Sinh 2014 lại về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, cùng với cơn gió bấc đủ se lạnh để mọi người xuống phố trong những chiếc áo ấm mới toanh đủ màu; và mọi ngã đường trong thành phố Quảng Ngãi sau giờ hoàng hôn của ngày 24.12 đã đông nghịt người và cùng đỗ về nhà thờ mới Quảng Ngãi - 109 đại lộ Hùng Vương.

Xem Hình

Năm nay, khuôn viên nhà thờ mới Quảng Ngãi lại một lần nữa, như "tân nương với trang phục mỹ lệ" để đón chào "tân lang" là quý khách và bà con giáo dân trở về để cử hành "hôn lễ". Vì là Giáng Sinh mang chủ đề "CHIÉU TỎA NIỀM TIN", nên toàn bộ các hạng mục trang trí cho đại lễ Giáng Sinh năm nay cũng mang dấu ấn một cuộc "CHIA SẺ NIỀM VUI GIÁNG SINH" cho mọi người không phân biệt lương giáo. Khu vực mặt tiền nhà thờ, trải rộng từ đài Đức Mẹ sang đài thánh Giuse là một công trình Giáng Sinh truyền thống: Thành phố Giêrusalem tráng lệ tới hang đá Bê Lem hoành tráng được nối với lễ đài chính mà trọng tâm chính là HÀI NHI CỨU THẾ. Trong khi đó, hai bên lối đi dẫn vào trung tâm Thánh đường, là những pano trình bày toàn bộ sứ điệp Kinh Thánh rút gọn từ Cựu ước sang Tân ước liên quan đến huyền nhiệm Nhập Thê- Giáng Sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa. Khu vực đồi cỏ hai bên cổng chính là hai hang đá Bê-Lem của các bạn sinh viên và các hội đoàn. Riêng các bạn sinh viên năm nay được giáo xứ trao trách nhiệm "tặng quà Giáng Sinh cho bà con ngoại đạo" bằng tập sách "ĐẠO YÊU THƯƠNG" của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và bộ sách 4 cuốn của linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự.

Đúng 19 giờ, chương trình đêm Giáng Sinh 24.12.2014 được long trọng bắt đầu với bài ca Cầu Xin Chúa Thánh Thần và Kinh Truyền Tin sốt sắng. Tiếp đến là những vũ khúc chào chúc Giáng Sinh vui nhộn và sinh động của gần 70 vũ công thanh thiếu nhi, trên nền nhạc hân hoan và những tiếng trông vang rộn tưng bừng. Sau đó, cha chính xứ Giuse Trương Đình Hiền đã long trọng khai mạc cuộc cử hành Giáng Sinh với chủ đề "CHIẾU TỎA NIỀM TIN".

Để làm bật nổi trọng tâm ý nghĩa nầy, toàn bộ chương trình hoan ca - diễn nguyện tập chú vào nội dung: Ngôi Lời đã nhập thể vào đời, chiếu sáng thế gian tăm tối và dẫn đưa nhân loại tìm về hạnh phúc vĩnh hằng. Cử hành đại lễ Giáng Sinh là tái xác tin và tuyên xưng mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa qua Chúa Ngôi Hai; và đồng thời ra đi chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho mọi người. Sau cùng, Thánh lễ Đêm Giáng Sinh là cao điểm chót vót của cuộc cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh 2014.

Và sau đây là những hình ảnh minh họa cho toàn bộ cuộc cử hành đêm Giáng Sinh ":CHIẾU TỎA NIỀM TIN" tại nhà thờ Quảng Ngãi:
 
Hình ca đoàn Thiên Thần West Covina TGP Los Angeles, hát mừng Chúa Giáng Sinh
Kim Thúy
10:12 27/12/2014


Kim Thúy
 
Giáng Sinh tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Houston Texas.
JB Vượng Đức
11:55 27/12/2014
Houston, Texas: Hôm nay, thứ Tư ngày 24/12/2014, được thông báo với 2 thánh lễ Vọng và Đêm Giáng Sinh tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang.

Thời tiết của bầu trời La Vang Houston chỉ se lạnh, với một thanh thiếu niên, chỉ mặc một áo khóac hay một bộ vest thì đã ấm; những tà áo dài nhiều mầu sắc của các thanh thiếu nữ chỉ cần thêm một áo len là đủ để giải bước từ trên 500 chỗ đậu xe chung quanh thnáh đường tiến vào cho cả 2 thánh Lễ Vọng và Đêm Giáng Sinh 2014.

Một khung cảnh nhộn nhịp của hàng ngàn người đã được chuẩn bị, đó là cả một tuần lễ người người đến Thánh Đường trước ngày Đại lễ, họ đã được làm hòa với Chúa và tha nhân qua bí tích giao hòa.

Vừa tới 5 giờ 30, với những tiếng chuông đổ từ những hàng loa trong ngoài Thánh Đường Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang với sức chứa 1200 người đã dần dần chật kín.

Từ bên ngoài, những Ánh Sáng tràn ngập của vừa điện đường vừa điện dây, do những thiện nguyện viên năm nay là những chàng trai sau một học kỳ, nay được nghỉ. Họ đã nhận trách nhiệm và giăng những dây đèn làm sáng rực quảng trường vừa bên linh Đài Đức Mẹ La Vang vừa một sân thật rộng trước thềm nhà Thờ của Giáo xứ, ánh sáng ấy đã làm cho mọi người hối hả hơn tiến vào tiền đường nhà Chúa.

Một hoạt cảnh Giáng Sinh được trình chiếu do Cha Phó Thomas Trần Thiên Ân, Cha Phêrô Phạm Duy Khánh phối hợp với quý trưởng, quý ngành thuộc đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Dũng Lạc đã thực hiện, những hình ảnh từ thuở tạo thiên lập địa, Adong và Evà trong vườn Địa đàng. Qua các Tổ phụ, Các Tiên tri đã loan báo về hình phạt lưu đầy. Sau thời lưu đầy họ được trở về quê cha đất tổ và việc sinh ra của Đấng Cứu Thế. Đoàn Thiếu Nhi Dũng Lạc đã lột tả qua hoạt cảnh Giáng Sinh năm 2014 cực kỳ trang trọng và điêu luyện của giới trẻ “Tin Học” hôm nay.

Kế đến là thánh Lễ Vọng Giáng Sinh đã bắt đầu lúc 6 giờ chiều với trên dưới 1000 người tham dự. Sau Thánh lễ với những lời chúc mừng của Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ, phát quà cho khoảng 800 phần. Đối với người lớn, năm nay Cha xứ đã thông báo mọi người được mời đến để tham dự Hoạt cảnh, Thánh Lễ và khi ra về mỗi người được kính biếu 1 tờ lịch Phụng vụ cho năm mới 2015. Nội dung cuốn lịch thật đẹp và trang nhã. Những cách sắp xếp và hình ghép điêu luyện, thực tế từ trong cuộc sống của Giáo Xứ trong năm qua mà Anh Nguyễn Cảnh (người từng làm lịch hàng năm cho một số nơi) đã thực hiện thật bắt mắt người xem. Thế nên chỉ sau lễ 10 giờ 45 thì không còn tấm lịch nào, cha xứ tiếc, lẽ ra phải in thêm nhiều hơn nữa chứ!

Lúc 8 giờ tối đã điểm, những tiếng chuông vang qua dàn máy đã tạo cho sự hối hả sợ bị mất phần hay chỗ ngồi trong Thánh đường. Đúng thế, một giờ đồng hồ diễn nguyện của 5 Ca Đoàn trong giáo xứ, đã có Ca đoàn đã được thành lập cách đây 30 năm trước khi có tên gọi giáo Xứ La Vang và đó cũng là tên gọi của Ca Đoàn.

Sau khi giới thiệu, một bài hát chung, Anh Viễn Phương điều khiển: “Chúa đã Giáng Trần” đã được 5 ban chấp hành hát phiên khúc và toàn thể Ca Viên và cả nhà thờ hát điệp khúc đã khơi dậy một niềm vui khôn tả.

Tiếp đến cha xứ đã gợi một vài ý về con đường tình mà Thiên Chúa chỉ vì yêu đã đến thế gian, 5 ca đoàn đã tiếp theo nhau dâng lời ca tiếng nhạc thật trang trọng, đầy vẻ yêu thương của các ca viên đã được tập dợt 2 tháng nay.

Cuối cùng , Anh Chị Em cùng hợp ca cùng với cha xứ bài ca bất hủ của Cố Nhạc Sĩ Hải Linh “Hang Belem” cả cộng đoàn trên dưới 1400 người đã cùng hát, cùng hoà niềm vui, cùng bảy tỏ lời trần tình với Đấng Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc muôn dân. Một Thánh lễ Đêm với nhiều cha đồng tế cùng dâng.

Đêm nay, sau khi mọi người ra về, quý cha, quý thiện nguyện viên, nhất là Ban An Ninh đã cảm nhận được sự nồng ấm không chỉ qua Thánh Lễ, không trục trặc về xe, người ra về thật an toàn. Cha con, mọi người được hưởng một nồi cháo gà thật to của chính phu nhân Cao Tiến Thịnh phục vụ, một nồi phở nổi tiếng của hệ thống Phở An ai cũng biết khi đến Houston. Thật vậy, Anh Em nhận được những phút nồng ấm, thân thương của đời phục vụ ngoài trời trong gió lạnh “ Anh An Ninh ơi, đêm đã khuya mọi việc đã ổn, quý cha chúc Anh Em ra về trong bình an với lời chào, các cha còn đấy, chúng con còn đây”

Sau đây là các hình ảnh và video về sinh hoạt Giáng Sinh tại Giáo Xứ Mẹ La Vang:

https://www.flickr.com/photos/18607564@N00/sets/72157647638296633/

http://youtu.be/ij0g6XKPvpg

http://youtu.be/qRVF1JmVQKU
 
Giáng Sinh 2014 tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa , Giáo phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
17:48 27/12/2014
Giáng Sinh 2014 tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng

Như nhiều năm trước, Mùa Vọng và dịp Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh năm nay tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa có nhiều việc làm và hoạt động, mang tính đón và mừng Chúa Giáng Sinh.

Xem Hình

Nhờ nhiều ân nhân trong và ngoài Giáo xứ giúp đỡ, Giáo xứ đã trao hơn 200 phần quà ( gạo và nhu yếu phẩm ) cho những người có hoàn cảnh kém may mắn và anh chị em khuyết tật, không phân biệt niềm tin Tôn Giáo và nguồn gốc khuyết tật.

Các Hội đoàn trong Giáo xứ cũng có những chượng trình riêng thực hiện đức bác ái yêu thương: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với chương trình “ Áo ấm tặng bạn “. Đoàn Legio và giới Người Cao Tuổi…..” Thăm viếng người già yếu, bệnh tật “

Trước Thánh lễ Mừng Chúa Giáng Sinh 1 tuần, Quý Cha trong hạt Hội An ( 10 Cha ) giúp Tĩnh tâm và Giải tội nhằm chuẩn bị tâm hồn cho mọi người.

Càng gần tới ngày lễ, không khí vui tươi phấn khởi với nhiều nhóm múa hát tập luyện trong sân nhà thờ và Ban trang trí giăng đèn treo hoa, làm máng cỏ….làm cho những người hiện diện cảm thấy nôn nao mong chờ.

Đêm 24 / 12 / 2014: 19 giờ 30, buổi Canh thức có 8 tiết mục ca múa nhạc kịch thật hấp dẫn và ý nghĩa, dẫn người tham dự đi vào Mầu nhiệm Tạo dựng của Thiên Chúa, con người sa ngã và phạm tội, chương trình Cứu Độ và Mầu Nhiệm Làm Người. Một tiết mục đặc sắc trong Năm Tân Phúc Âm Đời sống Giáo xứ và các Cộng đoàn Thánh hiến, các diễn viện (trong vai Cha Quản xứ, quí Sơ, Hội Đồng Mục Vụ, các đoàn thể và hội đoàn…) giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn về một Cộng đoàn Huynh đệ, bác ái yêu thương. Cộng đoàn biết học hỏi Lời Chúa, đồng tâm nhất trí xây dựng Giáo Hội và đem Chúa đến cho mọi người.

Sau Canh Thức, Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh do 5 Cha Đồng tế: Cha Phê-rô Lê Hưng ( Quản xứ ), Cha Bonaventurra Mai Thái ( Giám đốc Trung Tâm Mục vụ Gp Đà Nẵng), Cha Phê-rô Trương Văn Phúc Sj ( Người con của Giáo xứ ) và 2 Cha khách ( ân nhân của Giáo xứ ).

Sau Thánh lễ, tất cả các em thiếu nhi có mặt ( hơn 200 em, có nhiều thiếu nhi Lương dân ) đều được nhận quà Giáng Sinh.

Ngày 25 / 12 / 2014: Lễ hội ẩm thực diễn ra từ 15 giờ đến 19 giờ. Giới Người mẹ đảm nhận nhiều quầy hàng, với các món ăn dân dã thật hấp dẫn thu hút rất nhiều anh chị em ngoài Công Giáo đến vui hội. Cùng trong thời gian này, Giới Người Cha đảm trách âm thanh và chương trình “ hát cho nhau, vui mừng Chúa Giáng Sinh “ làm cho khuôn viên Giáo xứ thêm phần sôi động lôi cuốn.

“ Vui thật, thật vui “ là câu nói trên môi của rất nhiều người trong ngoài Giáo xứ, cách riêng là anh chị em Lương dân đến tham dự.

Một Mùa Giáng Sinh lại đến, đọng lại trong lòng mỗi người tinh thần đón Chúa đến qua những người anh em xung quanh mình, những người bất hạnh…. Chúa đến trong thân phận người thấp hèn bé nhỏ, vì “ điều gì các con làm cho các anh em, là làm cho chính Chúa “. Đây cũng là điểm khởi đầu, ra khỏi chính mình và điểm đến với Chúa trong anh chị em, sống bác ái yêu thương, phục vụ anh chị em, sống chứng nhân Tin Mừng bằng chính đời sống của mình. Nếu mỗi người đều cố gắng làm được điều đó, khi đem Lời Chúa ( các giá trị Tin Mừng ) vào tất cả mọi việc làm và ý hướng. Như thế là một phần Tân Phúc Âm Công Đoàn Giáo xứ của mình.

Toma Trương Văn Ân
 
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle mừng Lễ Giáng Sinh 2014.
Nguyễn An Quý
19:36 27/12/2014
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle mừng Lễ Giáng Sinh 2014.

Tukwila. Chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh năm nay, trước đó giáo xứ CTTĐVN Seattle đã có sự chuẩn bị tâm hồn bằng những buổi tĩnh tâm do linh mục Nguyễn Tầm Thường hướng dẫn, những buổi tĩnh tâm là những giây phút mang lại cho mỗi người chính của ăn thiêng liêng cho tâm hồn, và những giờ hòa giải với Chúa một cách sốt sắng chân tình, đặc biệt lần đầu tiên giáo xứ đã tổ chức một buổi cầu nguyện qua chương trình Thánh ca Mùa Vọng- Giáng Sinh vào Chúa Nhật IV Mùa Vọng từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối. Chương trình kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với sự trình diễn rất sinh động của các ca đoàn trong giáo xứ, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, trường Việt Ngữ Đắc Lộ cùng với quý cha và có sự hiện diện của ca sĩ Ngọc Huệ, ca sĩ Lâm Mai Hương đã thu hút lượng giáo dân tham dự rất đông đảo. Một buổi Thánh Ca Mùa Vọng- Giáng Sinh thật tuyệt vời và đáng ghi nhớ.

Xem Hình

Lễ Giáng Sinh năm nay đến với dân Chúa nơi xứ cao nguyên tình xanh thật tuyệt vời, trời không mưa, ít lạnh, nên số giáo dân đi tham dự thánh lễ đêm được dễ dàng hơn và càng đông đảo hơn. Năm nay cũng là năm đầu tiên giáo xứ cử hành lễ Giáng Sinh tại nhà thờ của giáo xứ mà không phải thuê mướn ở một nơi khác như mọi năm trong suốt nhiều thập niên qua. Vì nhu cầu của giáo dân nên giáo xứ đã có 2 lễ vọng Giáng Sinh, một vào lúc 5 giờ chiều và một vào lúc 8 giờ tối.Thánh lễ đêm Vọng Giáng Sinh lúc 8 giờ tối đuợc cử hành trọng thể với hơn hai ngàn giáo dân hiện diện.Tất cả mọi người đến tham dự thánh lễ đều có ghế ngồi một cách thoải mái nên việc dâng lễ càng thêm phần sốt sắng.Trước thánh lễ là phần diễn nguyện canh thức đêm Giáng Sinh được bắt đầu lúc 7 giờ 30. Gần đến giờ diễn nguyện, vị MC thông báo: “Kính thưa Cộng Đoàn Dân Chúa, chỉ còn vài phút nữa, giờ Diễn nguyện Vọng Giáng Sinh sẽ bắt đầu, chúng con kính mời quý cha, qúy tu sĩ nam nữ tiến lên hàng ghế trước bên phải để chương trình được bắt đầu. Đúng 7 gi 30, cha chánh xứ Đào Xuân Thành khai mạc giờ diễn nguyện, ngài nói: kính chào qúy cha, quý soeur, quý thầy và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Trước khi dâng thánh lễ chúng ta hãy cùng nhau lắng đọng tâm hồn để chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Trần qua buổi canh thức vọng Giáng Sinh đêm nay. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và cùng hướng lòng về Đấng Hài Nhi mà Chúa Cha đã ban tặng cho con người, cho chúng ta, giờ diễn nguyện bắt đầu ”

Phần diễn nguyện được sự phối hợp trình diễn của các em Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca Đoàn Tin Yêu và trường Việt Ngữ Đắc Lộ qua các hoạt cảnh như thân phận lưu đày, sứ thần truyền tin, Đức Mẹ và Thánh Giuse trên đường đến kiểm tra dân số, cảnh trốn sang Ai Cập và cảm động nhất là cảnh giữa đêm đông giá lạnh hai ông bà đi tìm nhà trọ để trú ẩn qua đêm, nhưng chẳng ai cho nên phải tìm đến một hang lừa máng cỏ và ở đó Đấng Hài Nhi đã sinh ra trong thân phận khó nghèo.

Đúng 8 giờ, phần diễn nguyện kết thúc, một MC trong Ca ĐoànTổng Hợp đọc Lời dẫn lễ nói lên ý nghĩa đêm lễ vọng Giáng Sinh. Lời dẫn lễ vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng của đêm vọng Giáng Sinh. Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, toàn thể cộng đoàn dân Chúa cùng đứng lên hướng về nghi đoàn và cha chủ tế cùng các linh mục đồng tế kiệu Chúa Hài Đồng tiến lên cung thánh, cha chủ tế trịnh trọng đặt tượng Chúa Hài Đồng lên máng cỏ.

Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa và ân cần giới thiệu các linh mục đồng tế, ngài nói: cùng với Giáo Hội trong ngày Đại Lễ Giáng Sinh, chúng ta đến đây để cùng tạ ơn Chúa và trong tình hiệp thông chúng ta cùng chào đón nhau trong mầu nhiệm tình yêu của Chúa. Hôm nay trong thánh lễ này có sự hiện diện của quý cha: có cha Nguyễn Sơn Miên, Thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu, cha Trần Đại Việt, cha Nguyễn Thành Long đến từ Long Xuyên Việt Nam, cũng xin chào đón soeur Lê Thị Lý, Soeur Nguyễn Thị Nga và Soeur Thuý Mai, có các Thầy như thầy Hải, thầy Cao, thầy Triết.., thầy Nghiệp Dòng Thánh Tâm Huế, và xin thân chào các thành viên HĐMV, HĐTC, Quý Cộng Đoàn, Hội Đoàn, các Ca Đoàn các ban ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ. Hôm nay, chúng ta lần đầu tiên được có một lễ Giáng Sinh tại ngôi thánh đường của chúng ta. Biết bao nhiêu năm tháng chúng ta luôn cầu xin muốn có một ngôi thánh đường mới để đủ chỗ mà không phải đi mướn các Hội trường như nhiều năm trước đây và hôm nay sự thật đó đã đến. Nhìn trong nhà thờ đã hết chỗ và ngoài kia cũng đầy kín hết các ghế ở các nơi. Tạ ơn Chúa, các ghế ngồi đã kín chứng tỏ chúng ta chuẩn bị cũng vừa đủ chỗ cho giáo dân đến dự lễ đông như đêm nay có chỗ ngồi một cách thỏai mái. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa vì đã cho chúng ta biết bao ơn lành và giờ đây chúng ta cùng chào đón nhau, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau trong tình yêu của Đấng Hài Nhi.( tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu trong niềm hân hoan của mọi người ).

Thánh lễ tiếp tục qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài Tin Mừng của Thánh Luca hôm nay giới thiệu khung cảnh lúc Đấng Hài Nhi sinh ra: Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ". Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm".

Bài giảng trong thánh lễ cha chủ tế nhấn mạnh về Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, ngài nói: “Hôm nay chúng ta mừng Chúa Giáng Sinh là đón nhận một tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa đối với chúng ta, Đấng Hài Nhi đã xuống thế làm người mang thân phận khó nghèo, nghèo đến nổi phải nằm nơi hang lừa, mang cỏ. Chúa thật sự đã muốn hạ mình đến tận cùng như thế, chứng tỏ Ngài đã yêu thương loài người vô cùng tận. Hình ảnh mà Thánh Giuse, Đức Mẹ cùng Chúa Giêsu còn trong cung lòng Mẹ đi gỏ cửa từng nhà nhưng chẳng ai cho trú ngụ, chẳng có ai mở cửa đón vào…Mừng lễ Giáng Sinh hôm nay, chúng ta hãy mở cửa lòng ra vui mừng đón Chúa vào tâm hồn chúng ta, hãy mở cửa lòng ra để chia sẻ tình thương yêu với tha nhân, sang sẻ tình thương với người bất hạnh, kẻ vô gia cư trong công tác bác ái của mình…Xin Chúa ở cùng chúng ta trong mọi nơi và mọi lúc..”

Sau lời nguyện kết lễ, ông Nguyễn Kiên chủ tịch HĐMV giáo xứ có lời cám ơn cha chánh xứ, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Ông chủ tịch nói: Năm ngoái, khi chúng con nghĩ đến việc tổ chức lễ Giáng Sinh năm nay, chúng con không biết phải tính như thế nào, nhưng hôm nay, chúng ta cùng tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ có được một nơi như thế này để cử hành lễ Chúa Giáng Sinh tại ngôi thánh đường, không phải đi thuê mướn nữa. Chúng con xin cám ơn sự cộng tác của tất cả quý vị trong suốt nhiều ngày qua để lo việc tổ chức thánh lễ rất chu đáo của từng ban ngành. Xin cám ơn.

Trước khi ban phép lành kết thúc thánh lễ một lần nữa cha chủ tế trịnh trọng cảm ơn quý cha, quý soeurs quý thầy, cám ơn tất cả các Hội Đồng, Hội Đoàn, Cộng Đoàn, các ban ngành đã đóng góp cho việc tổ chức đại lễ đón mừng Chúa Giáng sinh được mọi sự tốt đẹp, ngài trân trọng chúc mừng niềm vui Giáng Sinh đến với mọi người, mọi gia đình. Thánh lễ kết thúc lúc 10 giờ, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Giáng Sinh Yêu Thương tại nhà Tĩnh Tâm Hướng Thiện La Vang
Lm Phanxicô Trần An
22:24 27/12/2014
HUẾ - HUẾ - Chúa Giêsu giáng sinh làm người để đem yêu thương, niềm vui và ơn cứu độ cho con người, đặc biệt cho người tội lỗi. Trong cả cuộc đời dương thế, trăn trở lớn nhất của Người là đem niềm vui, ơn giải thoát cho những người tội lỗi. Người đến để nâng phẩm giá con người.

Hình ảnh

Trong ý thức đó, các bạn sinh viên, như thường lệ hằng năm, đến hẹn lại lên, vào dịp Giáng sinh lại tề tựu về Nhà Hướng Thiện La Vang, nơi cưu mang, nâng đỡ và vực dậy những mảnh đời tan vỡ, do tội lỗi nghiện ngập, để vui đón Noel cùng anh em.

Chương trình Giáng Sinh Yêu Thương năm nay có sự tham gia của các nhóm: Sinh viện La-san, Sinh viên Phan-sinh đến từ Huế, Sinh viên nhóm Cửa Nam đến từ Vinh, các sơ Mến Thánh Giá Vinh tại Huế, ca đoàn giáo xứ Thạch Hãn-Quảng Trị, cùng với đội chủ nhà là anh em Nhà Hướng Thiện.

Buổi sáng là những trận bóng đá giao hữu giữa các đội, tiếp đến là vui ca sinh hoạt. Buổi chiều tối gồm có giao lưu ẩm thực, góp gạo ăn chung, mỗi nhóm hai món, tạo nên một không gian sân vườn vui nhộn, đầy ắp tiếng cười, ánh sáng và tình thân ái. Trong chương trình giao lưu văn nghệ, với những tiết mục ca, múa, kịch được các nhóm chuẩn bị khá công phu, đem đến cho anh em Nhà Hướng Thiện cũng như cho người tham dự những khoảnh khắc và cảm xúc tuyệt vời. Tiếp đến là giao lưu Lửa trại, rượu cần, nhảy sạp và trao cho nhau những món quà Giáng sinh đầy ý nghĩa.

Cuối cùng là những lời nguyện tạ ơn dâng lên Chúa Hài Nhi, cám ơn nhau, ấm cúng bên đống lửa hồng, khép lại một ngày hồng ân đáng nhớ, một mùa Noel không thể nào quên của tất cả các bạn trẻ, cho dù trời đã khuya, mưa vẫn đổ và sương lạnh vẫn rơi!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Việt nên biết
Hà Minh Thảo
10:29 27/12/2014
NGƯỜI VIỆT NÊN BIẾT

Hai biến cố vừa xảy ra trong thời gian qua với những chi tiết tuy nhỏ nhưng có liên quan rất lớn đến người dân nước Việt. Ngày 09.12.2014, Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa kỳ công bố một báo cáo về việc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã tra tấn những nghi can khủng bố sau những vụ tấn công khủng bố ngày 11.09.2001, khi tiến hành những cuộc thẩm vấn đi ngược lại những giá trị của nước Mỹ. Tiếp đến, ngày 12.12.2014, Đại hội các khôi nguyên Nobel Hòa bình lần thứ 14 đã được khai mạc tại Roma đến ngày 14.12.2014.

I. - CIA HÀNH ĐỘNG TRÁI NGƯỢC NHỮNG GIÁ TRỊ NƯỚC MỸ.

Khi nghe và đọc tin về CIA nói trên được loan đi bởi đài VOA (Tiếng nói Mỹ quốc), một nỗi buồn lớn dần và lan tỏa con tim và trí óc chúng tôi. Một thở dài… Buồn không những vì Tổng thống chúng tôi bị ‘mưu sát’ mà vì Việt Nam Cộng hòa đã mất Độc Lập (nhà nước Mỹ ‘thuê’ người đảo chính khi các ‘nhóm lợi ích’ Mỹ biết chắc sẽ thu thật nhiều đô-la).

Theo Wikipedia ‘Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963’, lúc 13 giờ 30 ngày 01.11.1963, điệp viên CIA Lucien Emile Conein vào bộ Tổng Tham mưu, mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với Toà Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm.

A. Nạn nhân của CIA và Thượng Cấp của họ.

Về đường học vấn, sau khi học tại trường Pellerin Huế, năm 1913, ông Ngô Đình Diệm thi vào trường Quốc Học Huế và đậu hạng thứ nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học năm 1917. Với thành tích xuất sắc này, chính quyền Pháp đề nghị cấp học bổng sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, ông đã được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. Năm 1919, ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, tương tự Học viện Quốc gia Hành chánh sau này. Trong suốt ba năm học, ông là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp… và đã tốt nghiệp thủ khoa.

Để phục vụ đồng bào, năm 1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng điền (tỉnh Thừa thiên), rồi Tri phủ Hải lăng (Quảng trị). Năm 1930, ông được cử làm Tuần vũ tỉnh Phan Thiết, lúc chỉ 29 tuổi. Năm 1932, Hoàng tử Vĩnh Thụy về nước, lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, mới 31 tuổi, đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại, tương đương Thủ tướng, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư ký Hội đồng Hỗn hợp Pháp-Việt ngày 02.05.1933. Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở và hình thành Viện Dân Biểu lo những vấn đề quốc sự. Đề nghị này không được Toàn quyền Pasquier chấp thuận. Ngày 12.07.1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng đế Bảo Đại xin từ chức làm chấn động Triều đình Huế và Chính phủ Pháp lúc đó.

Trong khi dạy học tại trường Providence Huế, ông Diệm âm thầm nghiên cứu sách vở để mưu cầu dành Độc Lập cho đất nước. Năm 1939, Toàn quyền Đông dương Jean Decoux ra lệnh bắt ông Diệm đưa đi an trí tại Xieng khoang (Lào). Sau một thời gian lánh nạn tại Sài gòn, ông trở lại Huế để thăm mẹ và bị Việt Minh bắt tại Tuy hòa và giải ra Hà nội. Ông Diệm bị Hồ Chí Minh đưa đi an trí tại Thái nguyên, nhưng nhờ Đức Cha Lê Hữu Từ phản đối quyết liệt, buộc lòng Hồ Chí Minh phải trả tự do cho ông và mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Nhưng ông Diệm khước từ vì đòi phải biết rõ các hành động của chính phủ. Ông đã khẳng khái hỏi ông Hồ : ề Tại sao ông giết anh tôi? Ừ. Đó là câu hỏi của một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt, vì Hồ đang đầy uy quyền và dưới tay hắn có cả một băng nhóm du côn tàn bạo giết người.

Để tránh trả thù, ông xuất ngoại để tìm đường Phục vụ Quê Hương. Tháng 08.1950, ông ghé qua Đông kinh (Nhật bản) để tiếp xúc với vài người Mỹ, trong đó có Giáo sư Wesley Fishel. Ông này khuyên ông Diệm nên sang thăm Hoa kỳ. Tại La mã, ông cùng anh là Đức Cha Ngô Đình Thục dự các nghi lễ Năm Thánh và thăm các nước Bỉ, Thụy sĩ, Pháp. Tại Hoa kỳ, ông chú tâm trau giồi Anh ngữ và được mời đến các Đại học ở miền Đông và miền Trung Tây để diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Á châu và hiểm họa Cộng sản. Do đó, chúng ta thấy ông Ngô Đình Diệm biết rất rõ về ‘hiểm họa Cộng sản’ hơn đại đa số người Mỹ…

Tháng 05.1953, ông Diệm đến Bỉ và trú ngụ tại đan viện Saint–André de Bruges. Tại tu viện dòng Biển Đức này, ngày 01.01.1954, vị sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam trong tương lai đã tuyên khấn trong bậc oblat với tên dòng Odilon. Đây là một điều ‘tiên tri’ vì Thánh Odilon là ‘Bổn mạng những người tị nạn’ mà chính Tổng thống Diệm đã giúp đem hơn 800 ngàn người di cư từ Miền Bắc vào Nam và an cư lạc nghiệp thành công một cách mỹ mãn. Ngoài ra, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 là ngày ông Diệm qua đời năm 1963.

Sau khi hội kiến với các nhân sĩ và chức sắc tôn giáo Việt Nam đang có mặt ở Pháp, kể cả ông Ngô Đình Luyện, bạn học với Bảo Đại từ hồi còn nhỏ. Ngày 18.06.1954, Quốc trưởng Bảo Đại đã triệu ông Ngô Đình Diệm từ đan viện Saint–André de Bruges để đến gặp ông tại lâu đài Thorenc ở Cannes. Trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam), ông cho thấy ông rất quý trọng ông Diệm và đã mời ông này lập chính phủ tới 4 lần và ông chỉ nhận 2 lần : Lần đầu năm 1933 như nói trên : ề Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần vũ tỉnh Phan thiết, để đảm trách bộ Lại, mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết, một người quốc gia bảo thủ… Ừ và lần cuối : khi hội nghị Geneve đang khai diễn, với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho Việt Nam không cộng sản, Quốc trưởng lại một lần nữa tìm đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông thuật :

…Tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta:

– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, Đất Nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.

– Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…

– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:

–Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.

Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:

–Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.

Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:

–Tôi xin thề. Ừ

Như vậy, Quốc trưởng Bảo Đại đã chọn và trao toàn quyền chính trị và quân sự cho một vị như ý ông về tài và đức, được sự ủng hộ của những người có tinh thần quốc gia quyết liệt. Năm 1955, ông Bảo Đại đã kích dữ dội ông Diệm vì bị truất phế, nhưng 30 năm sau khi ông Diệm bị ám sát, ông Bảo Đại bày tỏ sự kính nể đối với ông Diệm khi thừa nhận ông Diệm là người yêu nước, cố sức giữ vững miền Nam, và chết khi thi hành nhiệm vụ. Ngoài ra, ông Bảo Đại cho biết ông không tin ông Diệm đàn áp Phật giáo. Bình luận về cái chết của ông Diệm, ông Hồ Chí Minh đã nói ‘ông Diệm là một người yêu nước theo kiểu của ông’. Đúng vậy : ông Diệm không cần rêu rao ‘Không gì quý hơn Độc lập, Tự do’, nhưng ông đã hết lòng bảo vệ ‘Độc lập cho Đất Nước’ và ‘Tự do cho Đồng bào’ như lịch sử đã chứng minh.

Đức cố Hồng Y Phanxiccô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nói với các giáo sĩ ngoại quốc khi được hỏi về ông Ngô Đình Diệm là ‘Cậu tôi là một người hoàn toàn. Ngày 02.11.1963, ông Diệm và bào đệ đã ăn năn tội, xưng tội và đền tội cùng rước Mình Thánh Chúa trước khi lìa trần. Ngày 08.11.1963, Linh mục Claude LARRE, Đại diện Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn cử hành Thánh Lễ an táng và chôn cất.

II. KHÔI NGUYÊN NOBEL NGỤY HÒA BÌNH.

Sau gần 3 tháng chỉ lo nhảy nhót (khiêu vũ bị cấm trước 01.11.1963) mừng đảo chánh và trả thù lẫn nhau đã tạo cơ hội cho cộng quân xâm nhập các thành phố, nên ngày 30.01.1964, Thiếu tướng Nguyễn Khánh, được Mỹ bật ‘đèn xanh’, cùng Trần Thiện Khiêm (trùm CIA Việt, vai chính trong đảo chính 01.11.1963) đã gây cuộc ‘chỉnh lý’ cướp quyền Dương Văn Minh và ‘đày’ các tướng Đôn, Đính, Xuân và Vỹ lên Đà lạt. Kẻ bị nghi giết hai anh em ông Diệm là Nguyễn Văn Nhung bị bắt và chết khi bị giam. Thủ tướng Khánh, theo lịnh của Cabot Lodge, Đại sứ Mỹ và Thượng tọa Thích Trí Quang, đã bắt giam nhiều người vô tội và xử tử ông Ngô Đình Cẩn và Trung úy Phan Quang Đông (bà Nguyễn Thúy Toan, phu nhân ông Đông, sau nhiều khó khăn mới được gặp Ác Tăng Việt cộng Thích Trí Quang, và bị ông từ chối như sau ‘A Di Đà Phật, tôi là người tu hành không biết gì về chính trị cả, việc này là việc của chính phủ’.

Nguyễn Khánh điều khiển Đất Nước không nghiêm chỉnh lúc thì để râu hàm, khi thì cạo đi, khiến tình hình chính trị Khánh ngày càng thêm loạn lạc với những cuộc binh biến: ngày 13.09.1964 và ngày 19.02.1965. Ngày 16.08.1964, ông ban hành ‘Hiến chương Vũng tàu’, theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, vừa là Tổng tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Khi gặp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng biểu tình, ngày 25.08.1964, kéo đến nơi ông làm việc, hô ‘Đả đảo Nguyễn Khánh!. Ông phải ra gặp đoàn biểu tình và cùng hô ‘đả đảo’ và tuyên bố hủy bỏ Hiến chương này. Sau đó, ông bị ‘đồng đội’ buộc phải lưu vong… Trong 3 năm sau ngày 01.11.1963, các chính trị gia ‘nhóm Caravelle’ và các đảng phái từng chống ông Ngô Đình Diệm thay phiên nhau cầm quyền đều thất bại dù nhờ sự điều khiển của Henry C. Lodge, Đại sứ, và CIA.

Đầu tháng 08/1964, phản lực cơ F102 của không lực Mỹ lần đầu tham chiến tại Việt Nam. Chiến tranh mở rộng : quân lực Mỹ ào ạt đổ bộ vào Việt Nam, có lúc, lên đến 526.000 người. Trong đó, có những lính quân dịch (bị bắt đi lính) rất bất mãn, dùng tiền lương đô-la để ‘bao gái’, gây xáo trộn xã hội và khủng hoảng kinh tế (lạm phát, …). Một điều khó tin nhưng đã là Sự Thật : các Tướng Mỹ tại trận chiến Việt Nam không được phép hành động để ‘thắng’ mà phải theo lịnh giới chính trị tại Hoa thạnh đốn, bị áp lực bởi các cuộc biểu tình chống chiến tranh, mà đương kiêm Ngoại trưởng John Kerry đã từng chỉ huy họ, và còn lo ‘kiếm phiếu’ nhiệm kỳ Tổng thống tới cho đảng mình.

Ngày 01.04.1967, Hiến pháp Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa ra đời để ngày 13.09.1967, hơn 5,8 triệu cử tri Việt đã đặt một phiếu bầu vào thùng để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống và một phong bì đựng từ một đến sáu phiếu để bầu 60 nghị sĩ Thượng nghị viện. Kết quả, do có đến 11 liên danh tranh cử Tổng thống, Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đã về đầu và đắc cử với 1,64 triệu phiếu và, bất ngờ liên danh Trương Đình Dzu-Trần Văn Chiêu (thân Cộng) đã về nhì với 0,8 triệu phiếu. Trong khi 2 liên danh Phan Khắc Sửu (0,503 triệu) và liên danh Trần Văn Hương (0,465 triệu) khá được tín nhiệm, nếu biết đứng chung, sẽ về nhì… Đáng tiếc.

Tết Mậu thân 1968, Cộng sản Bắc Việt tung các trẻ SBTN (Sinh Bắc Tử Nam) mở cuộc Tổng tấn công khắp Tỉnh, Thành Miền Nam nước Việt, sau khi các phe tham chiến đã tuyên bố ‘hưu chiến ăn Tết’, quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã về gia đình. Chúng đã tràn vào nhà dân chúng và khi Quân đội Cộng hòa tiến vào bắt thì cúng đã đốt nhà dân để đồng bào phải phải chạy thì chúng trốn theo… Sau đó, Hoa kỳ và Bắc Việt họp bàn Hòa bình cho Việt Nam. Mỗi tuần mới có một phiên họp và chỉ đọc những bài viết sẳn, theo lối ‘vừa đánh, vừa đàm’. Năm 1972, Hoa kỳ và Trung cộng bắt tay và để chuẩn bị Bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 cho ông Richard Nixon, nên trùm ‘đi đêm’ Henry Kissinger (người Việt gọi là ‘Kít’) đã cam kết với Chu Ân Lai đại ý ‘Miền Nam sau này thế nào thì Mỹ sẽ không can thiệp’. Sau đó, chính Kít đã họp mật với Lê Đức Thọ và ép Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký Hiệp định Paris. Ông Thiệu cực lực phản đối, ông Nixon hứa với ông Thiệu : « … Tôi đoan chắc với ông rằng, nếu Hà nội vi phạm những điều đã cam kết qua thỏa ước này, họ sẽ lãnh nhận sự trả đũa nặng nề của tôi… ». Sau khi bắt tay với Trung cộng để chia ảnh hưởng tại Đông Nam Á và vì sự tham chiến tại Việt Nam tốn quá nhiều tiền bạc và nhân sự, ông Nixon phải tạo mọi áp lực để ông Thiệu ký văn kiện này hầu Hoa kỳ rút quân trong danh dự. Do sự tuyên truyền của Mỹ và Cộng sản, các quốc gia (kể cả Tòa Thánh) lên án sự chần chờ của ông Thiệu và ông bị lên án thiếu thiện chí vì… Hòa bình. Sau khi Nixon đã tái đắc cử Tổng thống kỳ 2 ngày 07.11.1972, ngày 27.01.1973, Hiệp định Paris về Việt Nam nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris (Pháp). Hai ‘vị‘ lường gạt, Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, đã chia nhau giải Nobel Hòa bình năm 1973. Lê Đức Thọ từ chối không nhận. Kẻ khoa bảng khi thất đức trở thành vô cùng nguy hiểm.

Ngày 09.08.1973, Tổng thống Richard Nixon phải từ chức vì tiến trình luận tội vụ Watergate sắp đi đến đoạn kết thúc mà Quốc hội có khả năng truất phế ông. Ngày 19.01.1974, Mỹ không đáp lời giúp Việt Nam Cộng hòa khi Tàu cộng đánh chiếm Quần đảo Trường sa. Sau đó, họ đã bội ước với chúng ta khi đã hứa ‘một đổi một’ (một chiến cụ hư được đổi một mới) và ‘sự trả đũa nặng nề’ mà ông Nixon đã cam kết với Tổng thống Thiệu dã không được thực thi khiến Sài gòn bị mất tên ngày 30.04.1975.

Tin tức báo chí trước ngày 12.12.2014 cho biết ông Henry Kissinger sẽ hiện diện tại Đại hội các khôi nguyên Nobel Hòa bình lần thứ 14 nói trên. Ông là ‘khôi nguyên’ cao tuổi nhất và cô Malada Yousafzay.

Để kết luận : chúng ta hãy nhớ rằng : Khi Sự Thật không được tôn trọng thì đừng mong chờ Hòa Bình. Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 viết trong Thông điệp Hòa bình trên Thế giới (Pacem in Terris) : « Bốn cột trụ của Hòa bình là : Sự Thật, Công Lý, Bác Ái và Tự Do ». Thêm vào đó, sự Vô Cảm của người Việt đối với đồng bào can đảm chống Tàu và Việt cộng, Ðất Nước sẽ sớm bị diệt vong.

Hà Minh Thảo
 
Quân đội Công an theo tầu bảo vệ đảng
Phạm Trần
10:31 27/12/2014
QUÂN ĐỘI-CÔNG AN THEO TẦU BẢO VỆ ĐẢNG

Những ngày cuối năm 2014 ở Việt Nam chỉ thấy lan tràn những lời Lãnh đạo nhắc Quân đội và Công an phải tuyệt đối trung thành và chịu lãnh đạo tòan diện của đảng để chống “diễn biến hòa bình”, chống phá “các thế lực thù địch”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và ngăn chặn việc “hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.”

Nhưng cũng có biến chứng lạ dòng chói tai đã hết lời ca tụng sự giúp đỡ của Trung Cộng mà không dám nói đến tội ác của Bắc Kinh đã gây ra cho nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc chiến ở biên giới phía Bắc (1979 – 1989) và Tây nam (1978) vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội.

Mở đầu cho lệnh “mọi quyền lãnh đạo quân đội luôn thuộc về Đảng” và “chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác” đến từ Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng ngày 18/12/2014.

Nhưng tại sao ông Trọng lại phải nói ra điều bất thường này vào lúc đảng chuẩn bị Đại hội các cấp Đảng bộ tiến tới Đại hội đảng khóaq XII vào đầu năm 2016 ?

Lý do vì từ 2 năm nay, nhiều thành phần đảng viên, kể cả những lão thành cách mạng, trí thức và cựu Sỹ quan đã gửi Thư và Kiến nghị chỉ trích Lãnh đạo tiếp tục lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin lạc hậu làm nền tảng xây dựng đất nước.

Nhóm 61 Trí thức (trong thư ngày 28 tháng 07 năm 2014), đứng đầu bởi Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, và 20 Sỹ quan (trong Kiến nghị ngày 02 tháng 09 năm 2014), do Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu cầm đầu đã lên án việc Đảng sử dụng Lực lượng võ trang mà Quân đội và Công an là nồng cốt để đàn áp nhân dân đòi công bằng, dân chủ, tự do, chống chủ trương chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng nhưng đảng lại lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước “mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của Bắc Kinh.

Nhóm 61 Trí thức kêu gọi: “ Với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.”

Trong khi đó 20 cựu Sỹ quan đòi hỏi : “Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia.”

PHẢN ỨNG GAY GẮT

Trước đòi hỏi bất ngờ và quyết liệt của nhiều thành phần có úy tín trong đảng và quân đội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục chính trị Quân đội đã phối hợp tung ra nhiều bài viết phản bác để bảo vệ quan điểm đảng phải tiếp tục lãnh đạo tòan diện quân đội, công an và tòan xã hội.

Một trong số lập luận gay gắt nhất đã phản ảnh trong bài viết “Cảnh giác với những quan điểm sai trái lợi dụng “Dân chủ, nhân quyền” chống phá cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng” của Tác giả Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân, ngày 11/12/2014 trên báo điện tử đảng CSVN.

Ông Chuân viết : “Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã và đang tăng cường chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và quyết liệt. Cùng với các hoạt động phá hoại vào nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, trên các phương diện khác, chúng đặc biệt chú trọng lợi dụng các trang mạng xã hội để tiến công ta.”

Tác gỉa không nêu đích danh nhóm nào nhưng viết tiếp rằng : “ Dưới những chiêu bài "dân chủ, nhân quyền”, một số người tự xưng mình là những người có "sứ mệnh", một số người tự xưng là “trung thành “ với đảng, đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt lợi dụng vấn đề "dân chủ, nhân quyền" nhằm nói xấu chế độ, chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước ở Việt Nam.

Âm mưu và sự chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” (DBHB) suy cho cùng hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn định.”

Để hậu thuẫn cho những cáo buộc không cần bằng chứng của mình, ông Trần Nam Chuân không ngần ngại vẽ ra nhiều âm mưu xấu để “phun nọc độc” vào đội ngũ những người đối lập với Đảng: “Chúng tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, với nhiều chiêu bài, như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; “hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm, tham gia tọa đàm, hội thảo...”; “kích động những người bất mãn với xã hội viết bài xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy, chính quyền địa phương với mức trả thù lao rất cao.”

Nhưng ông này không ngừng ở đây mà còn tìm cách che đậy biến chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang lan rộng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã mất niềm tin vào đảng.

Ông Chuân cho biết : “ Ngoài ra, các thế lực thù địch lợi dụng việc nhận thức hạn chế của một bộ phận nhân dân, kích động, gây bức xúc, hoặc lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; dùng các thủ đoạn tác động vào lợi ích trước mắt để mua chuộc lòng tham của con người, hòng đạt tới mục tiêu gây ra sự bất ổn về chính trị, gây sự hoài nghi về vị trí, vai trò, khả năng lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bước hạ thấp vai trò của Đảng, phủ nhận lịch sử; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với xã hội, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị, nhằm tạo ra cơ hội chính trị và lợi ích cho chính bản thân họ mà không hề mang lại lợi ích gì dù là nhỏ nhất cho tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân trong xã hội.”

Nhưng liệu những lời hù họa này có che dấu được nỗi lo ngại đảng đang gặp khó khăn vì chính ông Chuân đã cảnh giác : “ Các thế lực thù địch cấu kết với bọn phản động trong nước và nước ngoài tăng cường các hoạt động chống phá nước ta bằng chiến lược “DBHB” (diễn biến hòa bình) với những thủ đoạn, hình thức mới hết sức thâm độc, nguy hiểm.”

TƯ TƯỞNG LUNG LAY

Nhưng “diễn biến hòa bình” không phải là chứng bệnh nhập cảng như các dư luận viên của đảng vẫn rêu rao mà nó là căn bệnh phát ra từ trong nội bộ đảng, ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, quân đội và công an.

Bởi vì Tổng cục Chính trị quân đội đã chỉ đạo tăng cường công tác tư tưởng trong tòan quân vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12.

Một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 16/12/2014 của Trung tướng Mai Quang Phấn , Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho biết : “ Trong những năm tới, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động đen xen ảnh hưởng đến tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng trong quân đội. Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT (công tác Đảng, công tác chính trị) nói chung, công tác tư tưởng nói riêng.”

Ông Phấn đã lưu ý các đơn vị Quân đội rằng : “Công tác tư tưởng phải luôn giữ vững định hướng chính trị, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; chủ động, nhạy bén, bám sát đặc điểm tình hình nhiệm vụ, diễn biến tư tưởng của bộ đội…Tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Giáo dục tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ QS, QP, nhiệm vụ của quân đội, của đơn vị; giáo dục làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.”

Đây chính là lý do tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đòi đảng phải là lực lượng duy nhất và độc quyền lãnh đạo để bảo vệ chế độ tiếp tục theo Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhưng liệu người lính Việt Nam có còn là những con cừu ngây thơ trước tình hình có vẻ như Quân đội cũng đang rạn nứt ?

Tướng Phấn đã hé lộ vết nẻ này khi chỉ đạo phải theo dõi tư tưởng từng người lính. Ông nói: “ Các cơ quan, đơn vị quán triệt và thực hiện tốt nội dung, yêu cầu các khâu, các bước của công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở, bảo đảm nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng của bộ đội…toàn quân đẩy mạnh đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, chủ động, tích cực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Ông còn ra lệnh cho các đơn vị phải : “Đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng-lý luận, phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị, góp phần bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực, chủ động phòng ngừa, khắc phục, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội, lấy phòng ngừa, tự bảo vệ là chính….Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch nhằm thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội, chia rẽ Đảng, Nhà nước với quân đội và nhân dân; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...”

GHI CÔNG TRUNG CỘNG

Nhưng tại sao lãnh đạo Đảng và Quân đội lại có những hành động làm nhụt chí chiến đấu của bộ đội khi không dám có hành động tích cực chống lại kế họach chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở Biển Đông ?

Lập luận của Lãnh đạo là sử dụng các biện pháp hòa bình để đấu tranh với Trung Cộng, nhưng Bắc Kinh đã hành động để chiếm chủ quyền biển đảo ở Hòang Sa và Trường Sa.

Lập trường “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Bắc Kinh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được Trung Cộng đáp trả bằng hành động mở rộng các bãi đá và đảo chiếm của Việt Nam ở Trường Sa thành các căn cứ quân sự kiên cố, bến cảng và sân bay để chiếm tài nguyên và đe dọa an ninh trực tiếp với Việt Nam.

Càng ngạc nhiên hơn, vào đúng ngày kỷ niệm 70 năm của Quân đội 22/12/2014, báo Quân đội Nhân dân đã đăng bài viết “Dấu ấn sâu đậm của tình hữu nghị Việt – Trung” của Lê Nguyên An để ghi công giúp đỡ của Trung Cộng trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tác gỉa Lê Nguyên An mở đầu bài viết như thế này : “Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từng bước đánh bại kẻ thù xâm lược có sức mạnh hơn mình gấp nhiều lần, viết nên truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng”, trở thành Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Có nhiều nhân tố góp phần vào sự lớn mạnh và trưởng thành của QĐND Việt Nam, trong đó sự ủng hộ, giúp đỡ từ Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc là một dấu ấn quan trọng.”

Viết về vai trò của Trung Cộng trong trận Điện Biên Phủ, Tác gỉa kể : “ Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, với tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng, sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, quân-dân Việt Nam đã giành thắng lợi vang dội. Góp phần vào thắng lợi to lớn đó, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc. Trung Quốc đã chi viện cho chiến dịch 3.600 viên đạn pháo 105mm, là số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953, chiếm 18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch. Trong những ngày cuối chiến dịch, Trung Quốc còn giúp thêm một tiểu đoàn ĐKZ 75mm và 12 dàn hỏa tiễn (cachiusa) 6 nòng. Đây là hỏa lực mạnh nhất mà Việt Nam có được lúc bấy giờ và kịp thời tham gia đợt tổng công kích cuối cùng diễn ra chiều 6-5-1954, phát huy tác dụng rất lớn cho trận đánh quyết định ở Điện Biên Phủ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn cử đoàn cố vấn quân sự và chính trị sang Việt Nam. Để giữ bí mật, đoàn cố vấn quân sự lấy tên là Đoàn công tác Hoa Nam gồm 79 người do đồng chí Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc cử một đoàn cố vấn quân sự ra nước ngoài. Ngoài đoàn cố vấn quân sự, Trung Quốc còn cử đồng chí Trần Canh (nguyên Phó tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh Quân khu Vân Nam) cùng một số cán bộ quân sự, trực tiếp làm cố vấn trong một số chiến dịch của QĐND Việt Nam.”

Vậy trong cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam Việt Nam thì Trung Cộng đã giúp bộ đội những gì ?

Lê Nguyên An kể tiếp : “Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ cuối năm 1954, đầu năm 1955, ngay khi miền Bắc vừa được giải phóng, nhân dân Việt Nam gặp khó khăn về mọi mặt, Tổng hội Cứu tế Trung Quốc đã kịp thời gửi 10.000 tấn gạo, 5 triệu thước vải cho nhân dân Việt Nam. Đó là nguồn động viên và trực tiếp góp phần giúp nhân dân miền Bắc vượt qua những ngày đầu khó khăn sau giải phóng.

Cùng với sự giúp đỡ về lương thực, phát huy tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung Quốc đã nhận đào tạo ngắn hạn và dài hạn hàng nghìn học viên Việt Nam tại các cơ sở đào tạo của Trung Quốc. QĐND Việt Nam còn nhận được một khối lượng vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật và hậu cần tương đối lớn từ Trung Quốc. Nguồn vũ khí, trang thiết bị chiến tranh đó đã được khẩn trương bổ sung, trang bị cho các đơn vị trong lực lượng vũ trang, góp phần phục vụ trực tiếp công tác huấn luyện và nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu của QĐND Việt Nam.”

Tuy không nói gì đến số 320,000 quân lính Trung Cộng và cố vấn đã tham chiến ở Việt Nam giúp miền Bắc xâm lược Việt Nam Cộng hòa từ 1960 đến 1975, nhưng Lê Nguyên An đã kết luận: “ Sự ủng hộ, giúp đỡ của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đối với QĐND Việt Nam đến nay vẫn là dấu ấm sâu đậm của tình hữu nghị Việt-Trung. Đó cũng là tài sản quý giá cần được gìn giữ, phát huy trong giai đoạn cách mạng mới.”

Cũng ngạc nhiên không thấy có bài viết nào ghi ơn Nga và các nước thuộc khối Liên Xô cũ đã giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi chiến tranh ở Nam Việt Nam,Lào và Cao Miên.

Như vậy, viết ra công lao của Trung Cộng nhưng lại cố tình tránh không dám nói đến những thảm họa cực kỳ dã man mà quân Trung Cộng đã gây ra cho nhân dân 6 tỉnh biên giới trong cuộc chiến kéo dài từ 1979 đến 1989, và số lượng vũ khí, đạn dược của Bắc Kinh dành cho quân Khmer đỏ trong chiến tranh chống Việt Nam và tàn sát hàng ngàn dân lành ở biên giới Tây Nam năm 1978 là hành động không có từ nào lên án nhẹ hơn là “khiếp nhược” của báo Quân đội Nhân dân trước tội ác không thể quên được của Bắc Kinh.

Như vậy thì Quân đội CSVN có còn là của dân, do dân và vì dân nữa không, hay đã theo lệnh đảng để nịnh hót Trung Cộng từ lời nói đến hành động ?

Đối với lực lượng “Công an nhân dân” thì có khá hơn trong những ngày tháng cuối năm 2014 ?

Tuy không có những luận điệu gay gắt, cực kỳ bảo thủ nhưng Bộ trưởng Công an, Đại tướng Trần Đại Quang cũng đã công khai kế họach hợp tác chặt chẽ với Quân đội để bảo vệ quyền lãnh đạo của đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trong bài viết ngày 19/12/2014 nhân kỷ niệm 70 năm Quân đội, Đại tướng Công an Trần Đại Quang nói : “Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được nâng lên tầm cao mới dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.”

Tướng Quang còn chỉ thị Công an phải : “Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động phá hoại nội bộ, chia rẽ giữa Công an và Quân đội của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử xấu.”

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương (UVTW) Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy CATW, Thứ trưởng Thường trực còn nói ngày 21/12/2014 : “ Nhiệm vụ công tác công an năm 2015, cần tập trung nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.”

Đưa ra quyến định như thế thì rõ ràng cả cái lực lượng Công an thường phô trương là bạn dân cũng không còn là của dân nữa.

Như vậy là cả hai lực lượng bảo vệ an ninh nòng cốt của Quốc gia, Quân đội và Công an, đã vượt khỏi tầm tay của nhân dân để biến thành công cụ cho đảng độc tài sử dụng bảo vệ chế độ y hệt như bên Trung Cộng đang làm. -/-

Phạm Trần

(12/014)
 
Thông Báo
Mời tham dự Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam VYC5 được tổ chức tháng 7, 2015 tại Seattle Washington State
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
10:30 27/12/2014


Ngày 26 tháng 12 năm 2014

Kính gửi quý Đức Ông, quý Cha, quý Thầy Sáu, Tu Sĩ Nam Nữ, quý Chức và quý bậc
Cha Mẹ, Ông Bà,

Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam VYC - Vietnamese Youth Catholic được tổ chức 3 năm một lần cho giới trẻ Việt Nam toàn quốc Hoa Kỳ. VYC4 đã được tổ chức tại Đại Học Fullerton, Orange County, California vào ngày 27-29 tháng 7 năm 2012 rất thành công. Trong dịp này, Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, Lm Michael Mai Khải Hoàn, Chủ Tịch Miền Tây Nam Hoa Kỳ, Lm Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn, và tôi đã đến tham dự.

VYC5 sẽ được tổ chức từ Thứ Sáu ngày 3 đến Chúa Nhật ngày 5 tháng 7 năm 2015 với chủ đề In Christ Alone "Tựa Vào Ngài", tại Đại Học PLU, 12180 Park Avenue S, Tacoma, Seattle, Washington State 98447 (Đính kèm Thư Ban Tổ Chức). Cha Giuse Đồng Minh Quang, đặc trách giới trẻ Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ cùng với quý Cha phụ tá, và Ban Tổ Chức VYC5 - Lm Gioan Kim Đào Xuân Thành, Chánh Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Tổng Giáo Phận Seattle, và các thành viên trong Ban Tổ Chức đã và đang có nhiều cuộc họp chuẩn bị chu đáo cho Đại Hội.

Kính xin quý Đức Ông, quý Cha, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ, quý Chức và các bậc Cha Mẹ, Ông Bà khuyến khích, tạo điều kiện giúp các bạn trẻ tham dự Đại Hội. Đây là dịp để các bạn trẻ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin Công Giáo. Muốn biết thêm thông tin, xin vào website Vietnamese Youth Convention 5

Xin hiệp lời cầu nguyện cho việc tổ chức Đại Hội Giới Trẻ được tốt đẹp.

Kính chào,

Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Văn Hóa
Sách và truyền giáo
Lm. Trăng Thập Tự
09:58 27/12/2014
SÁCH VÀ TRUYỀN GIÁO

Mừng lễ Thánh Gia, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả bốn phương quyển còn lại trong bốn quyển sách vừa phát hành, tựa đề “SỔ TAY TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH VÀ GIA TỘC”. Năm “tân phúc âm hóa cuộc sống gia đình” đã trôi vào dĩ vãng nhưng sứ mạng cũng như những khó khăn của các gia đình vẫn còn đó. Mời đọc quyển sách bắt đầu từ phần II, để đi ngay vào những gợi ý cụ thể.

Quý độc giả cũng có thể tìm đọc cả 4 quyển tại:

http://gpquinhon.org/qn/news/Gia-dinh/So-tay-Tan-Phuc-Am-Hoa-Gia-Dinh-3193/#.VJ5Zosgk

http://gpquinhon.org/qn/news/muc-vu/Hon-nhan-va-dao-hieu-3143/#.VI-SS9KsW-k

http://gpquinhon.org/qn/download/van-hoa/50-nam-tho-cung-to-tien/

http://gpquinhon.org/qn/download/tu-duc/Sua-duc-tin-va-nhung-cau-tam-niem/

http://thanhlinh.net/node/81904 (50 bài ru em mp3)


Đang khi đưa các file sách ảo lên mạng chúng tôi xin được chia sẻ đôi lời về sách in trên giấy.

Trong viễn cảnh truyền giáo và đào tạo người, sách in trên giấy vẫn còn cần thiết. Khi đọc trên mạng, ta thường có xu hướng lướt thật nhanh, còn khi dán mắt vào trang sách in, ta thường tập trung chú ý nhiều hơn, dễ đào sâu hơn. Khi một người bắt đầu ôm một quyển sách đạo nghiền ngẫm và được ơn đức tin, ta có quyền hy vọng đức tin của người ấy sẽ sâu xa và mãnh liệt hơn những người không đọc sách hoặc chỉ lướt trên mạng. Nhờ đào sâu và nghiền ngẫm, cảm nghiệm của người ấy cũng sâu đậm hơn và khả năng chia sẻ Tin mừng cũng sắc sảo hơn. Việc đào tào các tài năng trẻ và các ơn gọi trẻ cũng tương tự.

Khi tặng sách, chúng ta noi gương sự quảng đại của Chúa nơi dụ ngôn người gieo giống. Ba phần tư đầu của việc gieo vãi kể như vất đi, chỉ một phần tư cuối là sinh hoa kết quả. Môn đệ không hơn Thầy, nếu cứ 10 quyển lại có một quyển được đọc nghiêm túc thì cũng may mắn lắm rồi. Tuy nhiên đức tin và nhiệt tình nẩy nở nơi một người đủ đáng giá hơn cả hàng trăm quyển sách bị phí phạm.

Chúng ta cũng cần học hỏi và chạy đua với một kinh nghiệm Phật giáo: Ấn tống. Từ “ấn tống” gồm hai chữ ấn = in và tống = tặng. Sách Phật có những chương dài nói về lợi ích của việc in sách tặng không, chẳng những ích lợi cho công cuộc “hoằng pháp” (tương đương với “loan báo Tin mừng” của ta) mà còn đem lại cho người ấn tống rất nhiều ơn ích cụ thể trong cuộc sống.

Đôi khi tôi chợt nghĩ, chắc phải trao đổi với anh em Phật tử để tìm thêm một thuật ngữ mới có nghĩa là “thuê đọc sách”, ai đọc sách sẽ được thưởng. Đây không phải là chuyện đùa. Số người chịu đọc sách ngày càng hiếm hoi. Các giáo xứ và các cộng đoàn dòng tu muốn có được những ơn gọi tốt, một tầng lớp trí trẻ năng động và giàu nhiệt tình loan Tin mừng, cần cấp tốc mở những “hội thi đọc sách”

Trên trang “Triết học Đường phố” có bài viết được chú ý nhiều của một tác giả ẩn danh tựa đề "Tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái”. Tác giả ghi lại nhận xét của Giáo sư Chu Hảo, một học giả gạo cội của Việt Nam và đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức. Ông và nhà xuất bản Tri Thức hiện đang dịch và phát hành các đầu sách tinh hoa của nhân loại nhằm giới thiệu và lan tỏa các giá trị, tư tưởng tiến bộ của nhân loại đến với người Việt. Thế nhưng, một đất nước 90 triệu dân như Việt Nam lại tiêu thụ chưa đầy 1.000 cuốn sách loại này, trong khi đó tại Nhật Bản thời cải cách Minh Trị – Thiên Hoàng (1866-1869), 30 triệu dân Nhật lại tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách tinh hoa ấy!!! Giáo sư Chu Hảo nói tiếp: Thế nhưng các loại sách tình cảm hời hợt, thậm chí kích dục lại có số lượng tiêu thụ 5000 – 10000 cuốn ở Việt Nam. “Văn hóa đọc của người Việt hiện nay quá kém.” – vị giáo sư kết luận.

Tiếp đó, tác giả bài báo so sánh thêm:

Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách mỗi năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn mỗi năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”).

Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza).

Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy 1 cuốn sách trong 1 năm!!! (http://www.triethocduongpho.com/2014/01/12/)

Câu hỏi chúng tôi muốn nêu lên cho các mục tử và cộng đồng Dân Chúa là: Số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, còn số lượng sách một người Công Giáo Việt Nam đọc trong một năm là… ??? Có đến 0,8 cuốn chăng?

Một nhóm giáo lý viên đế tận nhà giới thiệu sách Công Giáo cho các gia đình, cả lịch Công Giáo. Có những người đã mua sách ủng hộ. Họ trả tiền sòng phẳng rồi gửi sách lại: “Các bạn muốn đưa cho ai đọc thì đưa, để đây rồi cũng bỏ uổng chứ không ai đọc đâu!”

Sáu năm trước, chúng tôi kêu gọi mỗi giáo xứ tổ chức một quầy phát hành sách. Sáu năm sau vẫn chưa có giáo xứ nào hưởng ứng, chúng tôi xoay sang cổ võ mỗi giáo hạt một phòng bán sách, phục vụ mỗi tuần hai ngày. Thế nhưng xem chừng rồi cũng chẳng có ai hưởng ứng. Hiện nay đang là năm tân phúc âm hóa cuộc sống giáo xứ, rồi sang năm sẽ đến năm tân phúc âm hóa cuộc sống xã hội. Ta tha hồ kêu gọi nhưng đám người đọc sách đang trên đà tuyệt chủng thì e rằng tất cả rồi cũng chẳng đi tới đâu.

Xin chúc mọi người và chúc cả bản thân tôi một Năm mới 2015 tràn đầy hạnh phúc trong Chúa và có cảm hứng để đọc thêm một vài quyển sách, và hơn nữa, có được sự quảng đại và can đảm để lên một kế hoạch tặng sách nhằm loan báo Tin mừng.

Lm TRĂNG THẬP TỰ
 
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:02 27/12/2014
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội

Trong đời sống tự nhiên, có nhiều thứ vi-rút gây nên bệnh tật cho con người: vi-rút gây cúm, vi-rút gây ho gà, vi-rút gây bại liệt, virút gây kinh phong, uốn ván, vi-rút gây suy giảm chức năng gan thận, vi-rút gây suy hô hấp cấp,… Và rồi mới đây nhất là vi-rút Ebola, thứ vi-rút đang hoành hành ở các quốc gia Tây Phi, khiến cho cả thế giới lo sợ. Lo sợ, vì đây là thứ vi-rút rất dễ lây lan, dễ lây hơn cả HIV. Lo sợ hơn nữa vì tỉ lệ người nhiễm có nguy cơ tử vong là rất cao, lên đến gần 50%.

Dường như y học cứ phải chạy đua theo sự phát triển của các chủng loài vi-rút gây bệnh. Tìm ra được vắc-xin chủng ngừa dòng vi-rút này thì lại phát sinh dòng vi-rút khác. Có khi dòng vi-rút mới lại nguy hiểm hơn nhiều.

Trong đời sống hôn nhân gia đình cũng có những thứ “vi-rút” nguy hiểm không kém, vì nó có khả năng làm suy giảm tình yêu và giảm suy hạnh phúc gia đình. Xin được tạm nêu tên 3 chủng loại “vi-rút” nguy hiểm mà bất cứ gia đình nào cũng có nguy cơ bị phơi nhiễm.

1. Vi-rút mang tên ích kỷ: Triệu chứng của người mang mầm vi-rút ích kỷ là chỉ biết nghĩ đến mình, và lợi ích của mình, mà không mảy may, hoặc rất ít quan tâm đến người khác. Người chồng ích kỷ là người không biết quan tâm lo lắng cho vợ con, gia đình, mà chỉ biết nghĩ đến mình. Có người vợ phàn nàn: “Cha ơi, anh làm được được bao nhiêu anh tiêu xài hết, không đưa cho vợ con một đồng nào. Anh ăn nhậu, anh tiêu xài với chúng bạn sạch sành sanh. Về nhà anh chỉ biết bắt vợ con hầu hạ, còn anh không hề đụng tay làm bất cứ việc gì. Con buồn lắm”.

Còn người vợ ích kỷ là người chỉ lo đua đòi ăn diện và chăm chút cho mình, mà bỏ bê chồng con. Đã từng có một em thiếu nhi viết sau cuốn tập Giáo lý: “Mẹ thì cái gì cũng có, còn con xin mẹ không bao giờ mẹ cho”. Mẹ thì xe xua phấn son chưng diện hết mốt này mốt nọ; trong khi chồng con thì áo quần lôi thôi lếch thếch, quanh năm chỉ mặc một vài bộ xềnh xoàng….

Trong đời sống hôn nhân gia đình, đây là thứ vi-rút đáng sợ. Vì nó làm suy yếu tình yêu nhanh nhất và thậm chí còn có thể giết chết tình yêu cách tàn nhẫn nhất.

2. Virut mang tên cố chấp. Người mang vi-rút cố chấp thường có biểu hiện: đụng một tí là tự ái, chạm một tí là chấp nhất, ghim gút, nhớ dai, và để bụng. Người cố chấp cũng rất hay nghi kỵ, soi mói và có khi sẵn sàng hạ nhục người khác. Đây cũng là thứ vi-rút có khả năng bào mòn tình yêu và hủy hoại hạnh phúc gia đình. Có người chồng than thở: “Thưa cha, con phạm một lỗi từ hồi còn thanh niên mà bả không chịu tha thứ. Hễ có chuyện là bả cứ lôi ra hạch họe. Đã vậy toàn nhằm ngay lúc ăn cơm, làm cho con mắc nghẹn, nuốt không vô. Con chịu hết nổi rồi cha ơi. Chắc con sẽ chết sớm thôi”. Đấy, vi-rút mang tên cố chấp không chịu tha thứ, hoặc có “tha” nhưng không “thứ”, tức là không quên đi lỗi lầm của người khác.

Thứ vi-rút này không những hủy hoại sức lực, mà còn còn giết chết dần dà tình yêu của người khác.

3. Vi-rút mang tên đam mê. Đam mê cờ bạc, rượu chè, trai gái lăng nhăng. Trong các nố xin ly thân và xin tháo gỡ hôn nhân tại tòa án hôn phối, rất nhiều nố có nguyên nhân sâu xa khiến họ đưa nhau ra tòa là do vợ hoặc chồng rơi vào một thứ đam mê nào đó, hoặc là nhiều thứ cùng lúc. Có người chồng bê tha rượu chè say xỉn tối ngày, về nhà đập phá đồ đạc và hành hạ vợ con, làm cho vợ con chịu không thấu, nên xin ly thân. Có người chồng khác nữa đam mê bài bạc cá độ. Làm được bao nhiêu cúng hết cho “cô hồn” bấy nhiêu, thậm chí lấy hết đồ đạc trong nhà đi cầm, kể cả đồ nữ trang của vợ. Người vợ buồn chán, ẳm con về nhà bố mẹ sống. Rồi cũng có người vợ đam mê chồng người khác, ngoại tình triền miên (không phải chỉ có đàn ông mới hay ngoại tình đâu). Người chồng bị cắm sừng nhiều quá, buồn tủi, đành ra tòa xin ly hôn, v.v….

Một ông chồng trên giường hấp hối, gọi vợ đến bên mình và hỏi:

- Em ơi, anh không còn sống được bao lâu nữa. Em hãy nói thật cho anh, trong suốt thời gian chúng mình chung sống với nhau, em đã phản bội anh bao nhiêu lần?

Chị vợ không nói gì, chỉ khóc nức nở. Ông chồng ôn tồn:

- Được rồi, em đã không muốn nói thì thôi, nhưng hãy giải thích cho anh tại sao trong tủ của em có 3 quả trứng và 300 USD?

Chị vợ thút thít:

- Thú thật với anh mỗi lần phản bội anh, em lại cho vào tủ một quả trứng để nhắc nhở mình.

Ông chồng thở phào:

- À, thế là chỉ có 3 lần thôi ư? Còn 300 USD thì sao?

Lần này, chị vợ khóc rất to và thành khẩn:

- Mỗi lần trứng nhiều quá, em lại đem ra chợ bán và...và… em đã tiết kiệm được 300 USD anh ạ.

Nghe đến đó, ông chồng kêu lên một tiếng lớn và trút hơi thở cuối cùng!!!

Trong đời sống hôn nhân gia đình người ta rất dễ nhiễm những thứ vi-rút đam mê loại này, đặc biệt trong thời đại hôm nay, khi mà việc hẹn hò “ngoài luồng” được thực hiện rất dễ dàng. Và khi đã nhiễm những thứ vi- rút này rồi thì gia đình dễ rơi vào bất hạnh và đổ vỡ.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa đây? Ta không thể đến bệnh viện, cũng không thể đến các bác sĩ, các thầy thuốc để xin kê toa bốc thuốc được. Mà phải đến với các Bí tích và các cử hành Phụng Vụ của Giáo Hội.

- Trước hết là đến với Bí tích Thánh Thể. Chính Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ hãy biết phục vụ người khác: “Người càng làm lớn càng phải biết phục vụ anh em”. Và chính Ngài đã nêu gương cho các môn đệ. Đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, Ngài đã trao ban tất cả, cho đi tất cả, để cho con người được sống và sống dồi dào. Vì thế, đến với Bí tích Thánh Thể, các thành viên trong gia đình sẽ phòng ngừa được vi-rút có tên gọi ích kỷ, nhờ học được bài học về sự quảng đại hy sinh và phục vụ người khác.

- Thứ đến là hãy năng đến với Bí tích Hòa Giải. Trong Bí tích hòa giải, Thiên Chúa biểu tỏ tình yêu tha thứ của Ngài một cách rõ nét nhất. Bao nhiêu tội lỗi con người đã xúc phạm đến Ngài, Ngài đều tha thứ tất cả. Đến với Bí tích Hòa Giải, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nghiệm được sự tha thứ của Thiên Chúa để nhờ đó mà họ biết mau mắn tha thứ cho nhau, cho những lỗi lầm xúc phạm của nhau, và cũng nhờ đó mà họ phòng ngừa được thứ vi-rút mang tên cố chấp, ghim gút.

- Sau nữa là hãy năng đến với các các cử hành Phụng Vụ của Giáo Hội. Thiên Chúa là nguồn mạch sự sáng, sự thiện, nên người nào siêng năng đến với Ngài qua các cử hành Phụng Vụ, thì dễ phòng ngừa được thứ vi-rút đam mê. Ngược lại, người Kitô hữu nào tách lìa khỏi nguồn mạch sự sáng, sự thiện thì người đó rất dễ rơi vào bóng tối của đam mê tội lỗi. Cứ nhìn vào thực tế những con người đang sống trong nghiện ngập bê tha và và đam mê lỗi tội, ta sẽ thấy rõ điều này.

Hôm nay, trong ngày lễ kính Thánh Gia Thất, có lẽ tất cả chúng ta đều thầm mong gia đình mình được trở nên giống như gia đình Nazareth ngày xưa. Chúa Giêsu cũng luôn mong muốn cho tất cả chúng ta tìm được hạnh phúc trong đời sống hôn nhân gia đình. Nhưng có lẽ chính chúng ta phải là người trước tiên duy trì hạnh phúc ấy bằng việc bồi bổ tâm hồn mình bằng những dược phẩm tốt nhất do chính thần y Giêsu bào chế: Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa Giải, hầu có thể phòng ngừa được 3 loại vi-rút cực kỳ nguy hiểm trên; đồng thời luôn biết ra sức điểm trang tâm hồn mình bằng những ơn thánh, bằng những hành vi đạo đức, và bằng cung cách sống phục vụ bác ái vị tha.

Đó là phương thế giúp chúng ta thăng hoa đời sống hôn nhân gia đình của mình, và đó cũng chính là con đường đưa chúng ta bước vào thiên đường của hạnh phúc, hạnh phúc ngay trong chính gia đình mà chúng ta đang sống. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long