Ngày 27-12-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh cả Giuse bảo trợ Gia đình và Người tận hiến
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
12:58 27/12/2009
LỄ THÁNH GIA (luca 2,41-52)

Bài trích Phúc Âm theo thánh Luca. Hằng năm Cha Mẹ Đức Chúa GIÊSU có thói quen lên Giêrusalem để mừng Lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Đức Chúa GIÊSU lên mười hai tuổi, Cha Mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai Ông Bà ra về, Trẻ GIÊSU đã ở lại Giêrusalem mà Cha Mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai Ông Bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai Ông Bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai Ông Bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai Ông Bà đã ngạc nhiên, và Mẹ Người bảo Người rằng: ”Con ơi, sao Con làm cho Cha Mẹ như thế? Kìa Cha Con và Mẹ đây, đã đau khổ tìm Con”. Người thưa với hai Ông Bà rằng: ”Mà tại sao Cha Mẹ tìm Con? Cha Mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của CHA Con ư?” Nhưng hai Ông Bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai Ông Bà trở về Nagiarét, và Người vâng phục hai Ông Bà. Đức MARIA Mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Đức Chúa GIÊSU thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt THIÊN CHÚA và loài người.

SUY NIỆM

Chúa Nhật đầu tiên sau Lễ Giáng Sinh được dành để cử hành Lễ Thánh Gia-Thất: Đức Chúa GIÊSU, Đức Mẹ MARIA và Thánh Cả GIUSE. Hôm nay xin hướng tâm trí chiêm ngắm gương mặt và sự thánh thiện tuyệt hảo của Thánh Cả GIUSE. Ngài chính là Quan Thầy của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thân yêu.

Tín hữu Công Giáo biết rõ và sùng kính cách riêng Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Đức Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA và là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và là ”Đấng đầy ân phúc vì có THIÊN CHÚA ở cùng” (Luca 1,28). Trong khi đó Thánh Cả GIUSE được ca tụng dưới tước hiệu Người Công Chính. Cùng với đức tính Công Chính chắc chắn Thánh Cả GIUSE trổi vượt về mọi nhân đức, đặc biệt là khiết tịnh và khiêm tốn. Vì thế THIÊN CHÚA đã tuyển chọn Thánh Cả GIUSE làm Vị Bảo Trợ cho Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA và Đức Chúa GIÊSU - Ngôi Hai THIÊN CHÚA nhập thể làm người - nơi căn nhà Nagiarét.

Giống như bao thọ sinh khác ở trần gian, Thánh Cả GIUSE mang nơi bản thân mọi gánh nặng của thân xác yếu hèn. Nhưng ngày qua ngày Thánh Cả vượt thắng tất cả và tiến đến bậc trọn lành để làm đẹp lòng THIÊN CHÚA. Tín hữu Công Giáo Việt Nam quả thật có lý khi dành riêng cho Thánh GIUSE tước hiệu Thánh Cả! Thánh Cả GIUSE đứng ngay sau Đức Mẹ MARIA trong chương trình cứu độ của THIÊN CHÚA.

Thánh Cả GIUSE nên thánh trong điều kiện sống khiêm hạ và ẩn kín nhất. Có thể liệt kê các nhân đức anh hùng của Thánh Cả GIUSE như: khiết tịnh, chính trực, nhẫn nại và thanh thản trong nếp sống của một người thợ mộc bình-dị và cần-cù. Thánh Cả GIUSE nên thánh trong từng biến cố của cuộc đời. Ngài luôn luôn chu toàn bổn phận và nhất là mau mắn thi hành thánh ý THIÊN CHÚA. Thánh Sử Matthêu ghi lại hai lần Sứ Thần Chúa đến báo mộng cho Thánh Cả GIUSE biết phải hành xử như thế nào đối với Đức Trinh Nữ MARIA và Hài Nhi GIÊSU. Nếu Thánh Cả GIUSE không phải là người công chính và là người thánh thiện thì hẳn đã không được Ánh Sáng Trời Cao soi chiếu và hướng dẫn như thế!

Trong biến cố Trẻ GIÊSU đã ở lại Giêrusalem mà Cha Mẹ Người không hay biết, Thánh Cả GIUSE đã cùng với Đức Mẹ MARIA tức tốc quay trở lại Giêrusalem để tìm kiếm. Và khi tìm thấy Trẻ GIÊSU thì cả hai Ông Bà thật ngạc nhiên, nhưng không phải Thánh Cả GIUSE lên tiếng trước mà là Đức Mẹ. Thánh Cả GIUSE tôn trọng quyền ưu tiên của Đức Mẹ. Bởi vì, chính Đức Mẹ MARIA mới là Hiền Mẫu của Đức Chúa GIÊSU. Thánh Cả GIUSE chỉ là Người được THIÊN CHÚA đặt làm Đấng Bảo Trợ như lời Sứ Thần Chúa hiện ra báo mộng với Thánh Cả GIUSE rằng: ”Hãy trỗi dậy đem Hài Nhi GIÊSU và Mẹ Người trốn sang Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại” (Matthêu 2, 13). Và đối với Thánh Cả GIUSE thì Đức Mẹ MARIA và Đức Chúa GIÊSU là hai đối tượng quý trọng thân thương nhất, là TẤT CẢ cho Thánh Nhân. Mọi sự còn lại chỉ là phụ thuộc hoặc chỉ là bèo bọt chóng qua.

Giáo Hội Công Giáo tôn kính Thánh Cả GIUSE là Đấng Quan Thầy, là Vị Bảo Trợ đặc biệt Các Gia Đình, các tầng lớp thợ thuyền và nhiều hạng người khác nữa trong đó có những người hấp hối. Thế nhưng tín hữu Công Giáo không bao giờ quên rằng Thánh Cả GIUSE không phải chỉ bảo trợ gia đình, công nhân và người hấp hối. Thánh Cả GIUSE còn là Đấng Bảo Trợ cách riêng các Linh Hồn Tận Hiến, những người quyết định dâng hiến cuộc đời phụng sự THIÊN CHÚA trong bậc đồng trinh. Thánh Cả GIUSE đúng thật là mẫu gương cho bậc tu trì, những người độc thân vì Nước Trời. Ai là người trổi vượt hơn Thánh Cả GIUSE trong việc mau mắn phụng sự THIÊN CHÚA? Bởi lẽ Thánh Cả GIUSE luôn luôn chấp nhận tất cả, khước từ tất cả, chịu đựng tất cả và hoàn thành tất cả với trọn tâm lòng trong trắng, vui tươi và nhanh nhẹn?

Lạy Thánh Cả GIUSE, Đấng Bảo Trợ thầm lặng và tận tụy của Đức Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA, xin cho con được ơn sống thánh và chết lành như Thánh Cả. Amen.
 
Câu truyện Giáng sinh: Hai cuộc gặp gỡ trong hai hoàn cảnh trớ trêu
Lm. Nguyễn Hữu Thy
14:43 27/12/2009
Câu truyện Giáng sinh: Hai cuộc gặp gỡ trong hai hoàn cảnh trớ trêu

Người ta kể rằng, sau khi được Thiên Thần hiện ra cho biết là bạo vương Hêrôđê đã hạ lệnh tàn sát tất cả mọi con trẻ từ hai tuổi trở xuống trong khắp miền Bê-lem và khuyên ông phải mau đem Con Trẻ và Mẹ Người trốn sang Ai-cập lánh nạn ngay, Thánh Giuse liền vội vàng đánh thức Đức Mẹ đang cùng Hài Nhi Giêsu an giấc trên đống rơm ở chuồng chiên, để cùng nhau lên đường sang Ai-cập ngay trong đêm hôm ấy như lời Thiên Thần đã căn dặn.

Khi biết được rằng đó là lệnh của Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse vui vẻ và phó thác vâng theo, chứ không chút chần chừ do dự, chỉ mong sao con mình trốn thoát được sự tàn sát khủng khiếp của bạo vưong Hêrôđê mà thôi, dù con đường từ Bê-lem sang Ai-cập quá xa xôi, rừng núi cheo leo hiểm trở, và bao nguy hiểm đang chờ đợi trước mắt, như: thú dữ, cướp bóc, v.v…!

Quả vậy, sau mấy ngày đường vượt sa mạc nóng bỏng và núi đồi trắc trở nguy hiểm, Thánh Gia Thất, phần vì mệt mỏi, phần vì số lương thực và nước uống mang theo đã cạn dần, nên khi gặp được một ốc đảo liền cùng nhau dừng chân nghỉ ngơi lấy sức. Thế nhưng, khi Thánh Giuse chưa kịp dìu Đức Mẹ và Hài Nhi xuống khỏi lừa và đi kiếm được một chỗ để nghỉ ngơi, thì bỗng nhiên xuất hiện một tên cướp mặt mày trông rất hắc ám và hung dữ, còn hai tay cầm hai thanh gươm sáng quắc đang lớn tiếng quát tháo và lăm le đe dọa:

- „Vàng bạc ở đâu, mau đưa cho ta, nếu không, đầu các ngươi không còn cái nào nằm trên cổ nữa, hỡi bọn buôn lậu kia.“

Trước tình huống quá đột ngột và quá nguy hiểm đó, Thánh Giuse đã van nài tên cướp tha mạng cho ba người:

- „Thưa ông, chúng tôi là thường dân, chứ không phải là người đi buôn bán, nên vàng bạc thì chúng tôi không có. Xin ông thông cảm và tha cho.“

Nghe giọng nói thành khẩn của Thánh Giuse, tên cướp dày kinh nghiệm kia đoán biết ngay đây là người dân hiền lành, chứ không phải là „đối tác làm ăn“ như y tưởng. Tên cướp liền xỏ gươm vào bao và cẩn thận từ từ tiến gần Thánh Gia Thất.

Quả thật, khi tận mắt trông thấy Mẹ Maria và Thánh Giuse quá đơn sơ hiền lành và nhất là khi y được nhìn vào gương mặt Hài Nhi Giêsu đang tỏa ra một ánh sáng dịu hiền và thánh thiện kỳ diệu, mà Mẹ Maria đang bồng ẵm trên tay như một báu vật vô cùng quý giá, đến nỗi bà thà đánh đổi chính mạng sống mình chứ không để ai xâm phạm tới mạng sống Con Trẻ, tên cướp hoàn toàn thay đổi thái độ. Nhất là sau khi y biết rõ được hoàn cảnh éo le hiện tại của Thánh Gia Thất là đang chạy trốn sự đe dọa của bạo vương Hêrôđê mà chính y cũng đã nghe nói đến, chẳng những y không còn dọa nạt và tống tiền nữa, mà còn mời Mẹ Maria và Thánh Giuse đưa Hài Nhi Giêsu về nhà y ở trong một cái động ở gần đó để tắm rửa và nghỉ ngơi. Trong tình huống chẳng đừng chẳng được, Mẹ Maria và Thành Giuse đành theo tên cướp dắt về nhà y.

Về đến nhà, tên cướp liền giới thiệu Thánh Gia Thất cho vợ y, là người cũng đang bồng trên tay đứa con trai đầu lòng cũng vào trạc tuổi Hài Nhi Giêsu, nhưng không may là đứa trẻ lại đang bị bệnh ghẻ lở trầm trọng, đau đớn, khiến nó kêu khóc cả ngày. Khi được chồng giới thiệu về Thánh Gia Thất, bà vợ tên cướp liền vui vẻ đón tiếp và thăm hỏi Mẹ Maria về Hài Nhi Giêsu mà chị vô cùng ngưỡng mộ, quý mến. Chị ta còn nấu nước ấm để Mẹ Maria tắm cho Hài Nhi Giêsu. Vì hoàn cảnh sống trong sa mạc nắng hạn, nên vào lúc bấy giờ chỉ còn bấy nhiêu nước chỉ đủ cho một đứa trẻ tắm mà thôi. Và khi nhận thấy tình cảnh quá tế nhị, Mẹ Maria tỏ ra do dự không biết phải xử trí ra sao, vợ tên cướp đoán biết ý, nên liền thưa cùng Mẹ Maria:

- „Chị cứ yên tắm trước cho cháu đi, vì cả gia đình chị đã mấy ngày trời đi giữa nắng nôi trong sa mạc. Hơn nữa, cháu nhà tôi bị bệnh ghẻ lở, nên tắm sau cũng được.“

Nghe vậy, Mẹ Maria liền tắm cho con. Và sau Hài Nhi Giêsu được tắm xong, vợ tên cướp liền lấy chính số nước ấm đó tắm cho con trai mình. Và khi tắm cho con, lau khô mình con xong thì kìa chính những ghẻ lở và ung nhọt trên mình con của bà cũng tự nhiên biến mất, da đưa bé bỗng nhiên lành lặn, khỏe mạnh và tươi mát. Trước phép lạ đó, vợ chồng tên cướp vô cùng sung sướng và ngày hôm sau đã vui vẻ cấp đầy đủ luơng thực và nước uống cho Thánh Gia Thất đủ để đi đến Ai-cập.

Sau cuộc giã từ đó, hai gia đình và hai đứa trẻ sống trôi nổi theo dòng đời hoàn toàn khác nhau: Thánh Gia Thất sau một thời gian lánh nạn ở Ai-cập, lại trở về Nadarét và sống đạm bạc trong nghề thợ mộc. Và đúng là nghề cha truyền con nối: sau khi cha nuôi là ThánhGiuse qua đời, Hài Nhi Giêsu năm nào nay cũng đã trưởng thành và sống theo nghề thợ mộc. Nhưng sau đó ít lâu, Người đã thừa lệnh Thiên Chúa, bỏ nghề thợ mộc và đi khắp nơi loan báo Phúc Âm tình thương và cứu độ cho cả toàn dân. Trong khi đó, gia đình tên cướp vẫn tiếp tục nghề cướp bóc các kẻ buôn bán đi qua con đường ấy. Và đứa con trai của tên cướp cũng theo thời gian khôn lớn và nay đã trở thành một trang thanh niên khỏe mạnh, hằng ngay lo tập luyện võ nghệ và đấu gươm để sau này nối nghiệp cướp bóc của cha mình.

Nhưng rồi cả hai đứa trẻ năm nào, hài Nhi Giêsu cũng như đứa con trai vợ chồng tên cướp, nay đã trưởng thành và làm hai nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau: Một người dấn thân trọn đời rao giảng Tin Mừng cứu rỗi và mong cho mọi người được hạnh phúc cả hồn lẫn xác, còn người kia lại làm nghề cướp bóc và giết người. Và cuối cùng, tuy hai người có hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau như thế, nhưng mỗi người một hoàn cảnh và có những kẻ thù khác nhau với những lý do khác nhau, và cả hai cùng bị bắt và bị xử tử bằng một cái chết đầy nhục nhã và đau thương: Cả hai cùng bị đóng đinh trên thập giá cùng một ngày.

Vâng, kìa: 33 năm về trước, một phép lạ đã xảy ra, khi cả hai còn là hài nhi, là đứa con tên cướp được chữa lành bệnh thể xác bởi đứa con của gia đình thợ mộc Nadarét, thì nay một phép lạ khác lại xảy ra: khi cả hai cùng đau đớn thoi thóp trên thập giá, tên cướp đã được một ơn soi sáng và nhận ra hành động cướp bóc của y là tội phạm, y đâm ra vô cùng ăn năn hối cải và thưa cùng Chúa Giêsu, người thợ mộc thành Nadarér, cũng đang cùng chịu án phạt như y:

- „Lạy Đức Giêsu, khi nào Ngài về Nước Trời, xin nhớ đến tôi cùng!“

Và Chúa Giêsu đã nhìn thấy được tấm lòng chân thành ăn năn hối cải của tên cướp, nên thương trả lời y:

- „Anh yên tâm, ngay đêm nay anh sẽ cùng tôi về Thiên đàng hưởng hạnh phúc muôn đời.“

Quả thật, không thể tưởng tượng được: hai đứa trẻ gặp nhau 33 năm trước kia, nay lại gặp nhau, và cả hai cuộc gặp gỡ và tái ngộ đều xảy ra trong những trường hợp vô cùng trớ trêu, đúng như người đời vẫn thường nói: „ở đời ít ai biết được chữ ngờ“. Tuy nhiên, đối với con người có lẽ đó là chuyện tình cờ ngẫu nhiên, còn đối với Thiên Chúa thì không có gì là tình cờ hay bất ngờ cả. Vì con người chỉ đoán xét theo những gì trước mắt, còn Thiên Chúa thì nhìn thấy rõ tư tưởng và lòng dạ con người. Nhất là Thiên Chúa không bao giờ từ chối những người có tội biết ăn năn, biết cải tà quy chánh, những người tuy làm điều sai trái nhưng vẫn còn chút tình người trong tận đáy lòng mình như tên cướp nọ, vì „Thiên Chúa là tình yêu.“

(Phóng tác)

Lm Nguyễn Hữu Thy
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 27/12/2009
DỰ TÒNG

N2T


Một người dự tòng đi vào trong phòng của đại sư, ma quỷ nhìn thấy bèn quyết tâm xuất ra thật nhiều thủ đoạn để ngăn cản người này đến học đạo.

Do đó, nó dùng các loại cám dỗ như: tiền bạc, tình dục, danh tiếng, quyền thế, danh vọng để cám dỗ họ, nhưng người dự tòng có kinh nghiệm thâm sâu về những việc của linh tính, anh ta không cần hao phí sức lực cũng ngăn cản được những cám dỗ, lòng cầu đạo thêm kiên vững.

Không lâu sau đó, người dự tòng phát hiện đại sư có mấy khuyết điểm nhỏ, anh ta rất không thích, ví dụ như đại sư rất ít chú ý đến anh ta. (“Tôi nghĩ là vì tôi không biết nịnh nọt ông ta như những người khác”, người dự tòng tự nói như thế.) lại còn, quần áo của đại sư và khi ông ta nói chuyện thì ngữ khí quá khoe khoang, mọi việc đều khiến cho anh ta cảm thấy mình tìm sai đường rồi, nên cầu người tài giỏi khác mới phải.

Khi anh ta đi ra cửa nhà, thì thấy ma quỷ đang nói với đại sư đang ngồi trong góc nhà: “Đáng lẽ ông không cần làm phiền sa-tan đến, từ khi mới bắt đầu nó là ông rồi.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Ở trên đời này không có vị thầy nào hoàn hảo cả, nhưng có những bậc thầy giỏi về chuyên môn của họ, do đó nếu tìm thầy học về chuyên môn thì cố gắng học hỏi nghề chuyên môn, chứ đừng nhìn thấy những khuyết điểm nhỏ của thầy mà bỏ đi.

Có những người Ki-tô hữu không thích đi dự lễ nơi những linh mục đạo đức thánh thiện dâng lễ, bởi vì các ngài cử hành thánh lễ không ồn ào, không nhanh chóng và không có những bài giảng hùng hồn như những linh mục có tài lợi khẩu khác, nhưng mỗi hành vi cử chỉ và lởi đọc của các ngài trên bàn thờ đều bày tỏ đức tin, sự cung kính và trang nghiêm của việc cử hành thánh lễ…

Đi dự thánh lễ là cùng nhau ca ngợi chúc tụng, cảm tạ tình thương cao vời của Thiên Chúa và cầu xin ơn sủng của Ngài, chứ không phải đi tham dự buổi biểu diễn văn nghệ.

Dù là giới trẻ yêu thích năng động, dù là nghệ sĩ yêu thích âm nhạc thì cũng phải hiểu rẳng: thánh lễ là việc cử hành mầu nhiệm thánh, chứ không phải đến để nghe biểu diễn âm nhạc hoặc đi nghe thuyết trình, cho nên khi đi dự thánh lễ thì nên đem một tâm hồn đầy đức tin và lòng yêu mến Thiên Chúa, chứ không đem thánh lễ biến thành cafe internet, tức là thánh lễ thời @ (a còng) nhảy múa, vui đùa như ngày hội chợ triễn lãm...

Ai hiểu thì hiểu.

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:06 27/12/2009
N2T


11. Vinh quang của người hiền lành không ở nơi sự khen ngợi của người khác, nhưng ở tại lương tâm vô tội.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 27/12/2009
N2T


327. Kỳ diệu thay thân thể, đó chính là quà tặng rất ý nghĩa mà Thiên Chúa ban tặng cho tôi.

 
Năm Linh Mục: Lời chứng của linh mục (3)
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
20:00 27/12/2009
Chuyên mục Năm Linh Mục trong tháng 12 của giáo phận Lyon, cha Régis Charre, chịu chức năm 1989, linh mục chánh xứ Vaulx-en-Velin và Villeurbanne Saint Jean kể từ năm 2003, tuyên úy nhóm Công Giáo Tiến Hành của giới thợ thuyền đã chia sẻ về ơn gọi linh mục, kinh nghiệm mục vụ và những thao thức trong việc xây dựng bầu khí cộng đoàn giáo xứ.

1. Giáo hội dành cho những người nghèo

Cha Régis Charre sinh trưởng trong một gia đình công giáo tại khu phố nghèo Guillotière của thành phố Lyon. Hồi còn nhỏ thường được bố dẫn đi chơi cùng các anh chị em khác trong nhà. Trước khi trở về nhà, ông có thói quen đưa các con mình ghé vào nhà nguyện của Prado để cầu nguyện. « Đức tin được tiếp nhận một cách rất tự nhiên và được lớn mạnh trong phong trào Thợ Thuyền Trẻ Công Giáo », tác giả lời chứng về Năm Linh Mục của tháng 12 chân thành nhận xét.

Sau khi tốt nghiệp tú tài, cha Régis tìm được một việc làm trong ngành vẽ công nghiệp. Với phong trào Thợ Thuyền Trẻ Công Giáo hồi ấy, các bạn nam thường được đề nghị nếu muốn trở thành linh mục. Bản thân suy cha Régis nghĩ rất nhiều về lời đề nghị này. Từ đó, tiếng gọi và lời đáp trả không ngừng lớn lên. Đến 10 năm sau nguyện vọng ấy đã được trình bày trong lá thư gửi cho giám mục với tất cả sự tự do. Chịu chức năm 1989, cha Régis đã đi ngược chiều với anh em linh mục. Họ trở thành linh mục thợ, trong khi ấy, ngài giã từ thế giới lao động để trở thành linh mục.

2. Niềm vui và thập giá

Tràn ngập niềm vui và hạnh phúc trong ngày truyền chức. Hạnh phúc trong Giáo hội là những tình cảm thật phong phú, khi là những niềm vui thật lớn lao, nhưng đôi khi cũng không thiếu những thập giá rất nặng.

Bản thân cha được đánh động bởi đoạn Tin Mừng kể về cuộc gặp giữa Đức Giêsu và Giakêu. Chính Người đã đi bước trước để đến nhà kẻ tội lỗi. Về phía mình, Giakêu đồng ý đón tiếp Chúa Giêsu tại nhà mình. Cuộc gặp này đã sinh hoa trái và Giakêu đã mở lòng mình ra đối với người khác. « Vào thời điểm đáp trả trước sự cao trọng của ơn gọi, con người cảm thấy mình nhỏ bé, nghèo nàn và tội lỗi », cha Régis tâm sự. Chính vì vậy, cần phải để cho Đức Giêsu đến ở trong mình như Giakêu đã từng làm. Riêng bản thân ngài cũng nhận được sự khích lệ không nhỏ của cha Ancel (1878-1984), bề trên Hội Prado. Vị bề trên này đã tận tâm chỉ bảo mỗi khi cha Régis đặt vấn nạn về ơn gọi. Nhờ vậy, vị linh mục thuộc linh đạo Prado này mới đi đến quyết định lựa chọn ơn gọi linh mục.

Vào thời ấy, giám mục có thông lệ gửi các linh mục trạc tuổi 30 đi đến vùng ngoại ô. Theo dòng thời gian, cha Régis đã từng phục vụ 3 năm tại Gerland; 8 năm tại Saint Priest; 3 năm tại Rillieux. Đây toàn là những nơi của tầng lớp người nghèo. Điều đó rất thích hợp với linh đạo của Prado vốn chú trọng đến việc sống với những người nghèo. Bản thân cha Régis cũng đã khởi sự thi hành sứ mạng linh mục giống như cha Chevrier, đấng sáng lập Hội Linh Mục Prado. Trước khi được bổ nhiệm làm cha xứ của Vaulx -en-Velin vào năm 2003, vị linh mục này đã có một năm chia sẻ đời sống cộng đoàn của Hội Prado tại Strasbourg trong khu phố nghèo.

Chia sẻ về những khó khăn gặp phải trên bước đường ơn gọi, cha Régis đã nói về thời điểm quyết định giải nghệ để bước vào chủng viện. Quyết định này được cha sánh ví như sự từ bỏ tất cả của ngôn sứ Amốt để ra đi đến nơi mà Chúa muốn. Vấn đề độc thân trong đời linh mục không phải dễ dàng ngay sau biến cố 1968, thời điểm mà thanh niên nam nữ bỏ qua mọi chuẩn mực về luân lý và phong tục tập quán để tự do sống chung với nhau.

3. Làm thành Giáo Hội

Về đời sống thiêng liêng, cha Régis có thói quen đọc đoạn Tin Mừng trong ngày để suy niệm và cầu nguyện. Mỗi ngày đều được bắt đầu bằng giờ nguyện gẫm. Đó là lúc gặp gỡ Chúa Giêsu để tâm sự với Ngài. Sau đó mới đi gặp gỡ và tiếp xúc với những người cần gặp đặc biệt là với những người nghèo, vì đây là sứ mệnh được trao phó. Vị linh mục theo linh đạo Prado rất vui mừng trong việc xây dựng cộng đoàn Giáo Hội cùng với những người nghèo. « Nếu không có tinh thần xây dựng Giáo Hội, thì đời sống giáo xứ sẽ giảm thiểu nơi cái mà chỉ có mình linh mục thực hiện », cha Régis đánh giá. Đây cũng là cách thức sống bí tích Thánh Thể ngay trong lòng cộng đoàn và tổ chức công việc giáo xứ với các giáo dân hiện diện trong cộng đoàn chứ không cần thử đi tìm ở đâu khác những người có trình độ và được đánh giá cao hơn.

Kể từ năm 2006, một mình cha Régis điều hành giáo xứ với 3 nhà thờ trên địa bàn mục vụ, vì trước đây trong suốt 18 năm cha chia sẻ công việc mục vụ và đời sống huynh đệ cộng đoàn với các anh em linh mục khác. « Sống một mình là một thánh giá. Tuy nhiên điều đó thúc đẩy bản thân phải đi đến với người khác, cũng như tìm ra cách thức xứng hợp để loan báo Tin Mừng », cha Régis nói về kinh nghiệm mục vụ. « Thật nặng nề khi một mình đảm nhiệm giáo xứ, nhưng rất phong phú nếu đo lường vai trò của cha xứ theo chiều hướng đi đến với giáo dân để cùng nhau mở toang những cánh cửa không chút chần chừ và cùng nhau đóng góp sáng kiến », vị linh mục chánh xứ Vaulx-en-Velin và Villeurbanne Saint Jean kết luận.

(Tóm lược từ nguồn: http://lyon.catholique.fr/?Pretre-la-parole-du-mois,5472)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha dùng cơm với người vô gia cư.
Nguyễn Long Thao
12:04 27/12/2009
Đức Thánh Cha dùng cơm với người vô gia cư.

ROME 27/12/09 – Theo thông tấn xã Reuters, ĐGH Bênêđictô XVI trong ngày Chúa Nhật, đã đến dùng bữa ăn với các người vô gia cư tại trung tâm nuôi dưỡng người nghèo trong thành phố Roma.

Ngài đã dành mấy tiếng đồng hộ tại trung tâm này. Dùng cơm tại đây, ĐGH ngồi ở dẫy bàn ngang quay xuống ba hàng bàn dài kê theo chiều dọc dành cho 150 người vô gia cư, già cả nghèo.

ĐGH ngồi ở giữa, hai bên là ông Qorbanali Esmaili, 34- tuổi, người Afghanistan theo Hồi Giáo, là người tị nạn chính trị sống ở Ý được 10 năm, bà quả phụ 90 tuổi người Ý, thanh niên 24 tuổi gốc gác là dân du mục Gypsy từ Ấn Độ, một bà cụ Somalia 62 tuổi và người đàn ông 35 tuổi người Nigeria.

Được biết trung tâm nuôi người vô gia cư do một tổ chức giáo dân Công Giáo điều hành. Đó là cộng đồng Sant' Egidio. Cộng đồng đã mấy lần được đề cử lãnh giải thưởng Nobel Hoà Bình.

Khi ĐGH đi ra ngoài lãnh thổ Tòa Thánh Vatican, các biện pháp an ninh đều do các nhân viên an ninh của chính phủ Ý đảm trách. Tại trung tâm nuôi người vô gia cư, cơ quan an ninh Ý đã kiểm soát rất chặt chẽ sau vụ tối thứ năm, người phụ nữ mắc bệnh tâm thần đã nhảy qua hàng rào xô ngã ĐTC trong đền thờ Thánh Phêrô..

Cơ quan an ninh của Tòa Thánh đã bị báo chí và công luận chỉ trích nặng vì chính người đàn bà làm ĐTC té ngã hôm thứ Năm cũng là người đàn bà đã nhảy qua hàng rào trong thánh lể đêm Giáng Sinh năm ngoái 2008 để hãm hại ĐGH.

Theo tin, cơ quan an ninh của Tòa Thánh đang duyệt xét lại các biện pháp giữ gìn an ninh cho ĐTC. Tuy nhiên tin cho biết các biện pháp mới sẽ không nhằm làm cản trở ĐTC trực tiếp gặp gỡ dân chúng.
 
ĐHY Roger Etchagaray sẽ được giải phẫu sáng ngày 27-12-2009
LM Trần Đức Anh, OP
12:54 27/12/2009
ROMA - ĐHY Roger Etchegaray, Phó niên trưởng Hồng y đoàn, sẽ được giải phẩu chúa nhật 27-12-2009 vì bị gẫy xương đùi.

ĐHY Etchegaray năm nay 87 tuổi, bị ngã cùng với ĐTC vào đầu thánh lễ vọng giáng sinh lúc 10 giờ tối ngày 24-12-2009 vừa qua vì một thiếu nữ người Thụy sĩ Ý, Susanna Maiolo, 25 tuổi, bị bệnh thần kinh, đã nhào qua hàng rào chạy đến ”chào” ĐTC. Cô ta kéo áo làm ngài bị ngã và ĐHY Etchegaray đi cạnh đó cũng bị ngã theo.

ĐTC đã trỗi dậy bình an vô sự và tiếp tục thánh lễ đêm như thường, còn ĐHY bị gẫy chân. Ngài được đưa vào sở y tế Vatican khám nghiệm và sau đó, lúc 2 giờ đêm được chở tới bệnh viện đa khoa Gemelli thuộc Đại học Công Giáo Thánh Tâm để điều trị. ĐHY cư ngụ tại phòng số 18 ở lầu 9 của nhà thương. Lầu 10 của bệnh viện này được dành cho ĐTC khi hữu sự. Chiều 25-12-2009, đã có một số vị đến thăm ĐHY trong đó có ĐO Georg Gaenswein, bí thư riêng của ĐTC, ĐHY Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn và Đại sứ Italia cạnh Tòa Thánh, Ông Zanardi Landi.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết tất cả những người đến thăm đều thấy ĐHY Etchegaray thanh thản và tinh thần cao. Ngài cầu nguyện cho ĐGH và chờ đợi cuộc giải phẫu với tinh thần lạc quan. Ngoài ra, chính quyền Italia, và HĐGM nước này đã bày tỏ tình liên đới với ĐTC và ĐHY Etchegaray. HĐGM Pháp cũng gửi sứ điệp cám ơn ĐTC vì sứ điệp Giáng Sinh trong hoàn cảnh thử thách đối với bản thân của ngài. Các GM Pháp cũng gửi lời cầu chúc ĐHY Etchegaray sớm bình phục. Các GM viết: ”Xin ĐHY biết rằng tín hữu Công Giáo tại Pháp rất biết ơn ĐHY”.

ĐHY Etchegaray nguyên là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình. Vào dịp lễ khai mạc năm thánh của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam hôm 24-11 vừa qua, ĐHY đã sang Việt Nam để tham dự thánh lễ tại một số nơi. Cách đây khoảng 1 năm rưỡi, ĐHY cũng đã bị ngã gẫy xương ở khu vực cột sống.

Về phần cô Maiolo, cô tuyên bố không có ý làm hại ĐTC nhưng chỉ muốn chào ngài. Cô được đưa tới nhà thương Santo Spirito gần Vatican để khám nghiệm và được đưa tới một viện được bảo vệ ở ngoài Roma. Trong thời gian tới đây, dựa trên kết quả nghiên cứu của các bác sĩ và sở hiến binh Vatican, vị công tố tại đây sẽ quyết định về giai đoạn kế tiếp cần làm vì vấn đề này thuộc thẩm quyền của Vatican.

Cha Lombardi nói rằng thường thường nền công lý tại Vatican vẫn tỏ ra nhân từ. (SD, Ansa 26-12-2009)
 
ĐTC: Gia đình Kitô giáo luôn ý thức rằng con cái là một món quà và một dự án của Thiên Chúa
Bình Hòa
12:56 27/12/2009
Kinh Truyền tin lễ Thánh Gia

Sau những ngày mưa gió, sáng chúa nhựt hôm qua trời Rôma nắng đẹp, nhờ vậy rất đông người đến tham dự buổi đọc kinh Truyền tin tại quảng trưởng thánh Phêrô cũng như thăm viếng các hang đá. Bài huấn từ của đức thánh cha cũng dài hơn thường lệ, bởi vì ngoài những lời suy niệm bằng tiếng Ý cùng với những lời chào thăm các đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Ba lan, ngài còn thêm một phần bằng tiếng Tây-ban-nha được tiếp vận đến thủ đô Madrid, nơi mà non một triệu tín hữu tụ họp để bày tỏ lập trường ủng hộ các giá trị của gia đình, chống lại những dự luật phá thai và hôn nhân đồng tính. Đề tài chính của cả hai bài huấn dụ đều xoay quanh sứ mạng của gia đình trong chương trình của Thiên Chúa. Sau buổi đọc kinh, Đức Thánh Cha đã đến dùng bữa trưa với các người nghèo tại một địa điểm đón tiếp do cộng đoàn thánh Egiđiô tổ chức. Trung tâm này được mở ra từ năm 1988, cung cấp cho những người vô gia cư không những là bữa ăn (trung bình một ngàn người mỗi ngày) mà còn các dịch vụ xã hội khác, giống như một đại gia đình của Chúa. Nhân tiện cũng nên ghi nhận một thông cáo của phòng báo chí Toà thánh cho biết cuộc giải phẫu đức hồng y Roger Etchegaray đã diễn ra tốt đẹp tại bệnh viện Gemelli.

Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ của Đức Thánh Cha.

Anh chị em thân mến.

Hôm nay là chúa nhựt kính Thánh Gia. Chúng ta có thể đồng hóa với các mục đồng ở Belem, vừa khi nhận được lời loan báo của thiên sứ, liền vội vã đến hang đá và họ gặp thấy “Mẹ Maria và thánh Giuse cùng với hài nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2,16). Chúng ta hãy dừng lại để chiêm ngắm quang cảnh này và suy nghĩ ý nghĩa của nó. Các mục đồng, như là chứng nhân đầu tiên của việc Chúa Kitô giáng sinh, đã chứng kiến không chỉ có Hài nhi Giêsu, nhưng còn có một gia đình bé nhỏ: một bà mẹ, một người cha và môt trẻ sơ sinh. Thiên Chúa đã muốn tỏ mình bằng việc sinh ra trong một gia đình loài người, và vì thế gia đình trở nên bức hình của Chúa. Thiên Chúa gồm ba ngôi vị, là một sư hiệp thông tình yêu, và gia đình tuy dù là một thực thể phàm trần cách xa Thiên Chúa vô cùng, nhưng cũng là một biểu tượng, phản ánh mầu nhiệm không bờ của Thiên Chúa là tình yêu. Người nam và người nữ, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, nhờ hôn nhân đã trở nên một thể xác (St 2,24), nghĩa là một sự thông hiệp tình yêu phát sinh sự sống mới. Gia đình nhân loại, theo một nghĩa nào đó, là bức hình của Chúa Ba Ngôi nơi tình yêu giữa ngôi vị và nơi tình yêu sinh sản.

Hôm nay phụng vụ trưng bày quang cảnh Chúa Giêsu lúc lên 12 tuổi đã ở lại trong đền thờ Giêrusalem mà song thân không biết. Ngỡ ngàng và xao xuyến, sau ba ngày các ngài đã tìm thấy Chúa ở trong đền thờ, đang đối thoại với các thầy giáo. Chúa đã trả lời cho thân mẫu hớt hải rằng mình phải ở trong nhà của Cha, nghĩa là nhà Chúa (xc. Lc 2,49). Trong câu chuyện này, cậu bé Giêsu tỏ ra nhiệt tình với Thiên Chúa và với đền thờ. Chúng ta thử hỏi: ai đã dạy cho cậu biết yêu mến những việc của Cha mình? Chắc hẳn rằng bởi vì là con, cho nên Người đã có sự hiểu biết tường tận về Thân phụ của mình, đã duy trì một mối tương quan thân thiết với Chúa, nhưng xét trong văn hóa cụ thể, chắc chắn rằng Người đã học những kinh nguyện, lòng yêu mến đền thờ và những thể chế của dân Israel bởi song thân của mình. Ở đây ta có thể nhận ra ý nghĩa đích thực của nền giáo dục Kitô giáo: nó là kết quả của sự hợp tác giữa những nhà giáo dục và Thiên Chúa. Gia đình Kitô giáo luôn ý thức rằng con cái là một món quà và một dự án của Thiên Chúa. Bởi vậy, họ không coi con cái như là sở hữu riêng tư, nhưng biết nhìn ra dự án của Thiên Chúa ở nơi chúng, họ cố gắng giáo dục chúng để đạt được tự do lớn hơn, đó là đáp lại “Xin vâng” với Chúa để thực thi ý ngài. Mẹ Maria là tấm gương tuyệt hảo của lời đáp “Xin vâng” như vậy. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ tất cả các gia đình, cầu nguyện cách riêng cho sứ mạng cao cả là giáo dục con cái.
 
Tin năm mới từ nơi xứ lạnh: Một thày dòng mù chữ ở Montreal sắp được phong Thánh
Trần Mạnh Trác
14:59 27/12/2009
VATICAN CITY-ĐGH Benedict XVI đã chính thức công nhận các phép lạ cần thiết cho việc phong thánh của chân phước Andre Bessette, một thày trợ tá của Tu Hội Thánh Giá và là người xây đền thánh Giuse trên đồi Mount Royal ở Montreal.

Thầy nổi danh là thánh thiện và làm nhiều phép lạ chữa lành và được ca ngợi vì những cống hiến cho mục đích xây dựng ngôi đền trên đồi Mount Royal để tôn vinh Thánh cả Giuse, Chân phước Andre sẽ là vị thánh đầu tiên của dòng Thánh Giá.

Tuy đức Giáo hoàng Benedict đã ban hành một nghị định ngày 19 tháng 12 để hoàn tất các thủ tục phong thánh cho chân phước Andre, nhưng ngày lễ chính thức vẫn chưa được công bố.

Trong một tuyên ngôn phát hành ngày 19 tháng 12 tại đền thánh, đức Hồng y Jean-Claude Turcotte của Montréal nói lên sự vui mừng vì "Thầy Andre được liệt vào hàng ngũ những người xây dựng nên giáo phận."

Trong cùng một tuyên bố, vị phó chủ tịch ủy ban cổ động phong thánh cho Chân Phước Andre, Cha Mario Lachapelle dòng Thánh Giá, cho biết nghị định của đức giáo hoàng "là một trang lịch sử quan trọng nhất của nhà dòng."

Cha bề trên tổng quyền dòng Thánh Giá tại Rome, cha Hugh Cleary, nói, "Thật là một vinh dự cho nhà dòng đã cung cấp một mẫu gương Kitô giáo cho thế giới, một nguồn cảm hứng cho những nhân đức hiếu hỉ và nhân ái ".

Sinh ngày 9 tháng 8 năm 1845, tại Saint-Gregoire d'Iberville, Quebec, và được đặt tên là Alfred Bessette. Là một trong số 12 người con và bị bệnh dạ dày mãn tính nên Andre đã không thể đi học và thường không có việc làm.

Chỉ một vài năm sau cái chết của cha, mẹ anh qua đời, nhưng tấm gương sùng đạo và sự tin tưởng vào Thiên Chúa cuả cha mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến Andre. Khi anh lên 18 tuổi, anh đã qua vùng New England bên Mỹ tìm việc làm. Anh đã làm việc bốn năm trong các nhà máy bông vải và các trang trại ở Connecticut, Massachusetts và Rhode Island.

Năm 1867, anh trở về Canada và tìm sự giúp đỡ của linh mục giáo xứ, cha Andre Provencal. Vị linh mục khuyến khích anh đi tu.

Khi được gửi vào chủng việǹ, Cha Provencal đã gửi thư cho cha giám đốc như sau "Tôi xin gửi tới cha một vị thánh."

Nhưng ở tuổi 25, Andre vẫn không biết đọc và sức khỏe của anh yếu kém cho nên anh được phân công làm người gác cổng tại trường Cao đẳng Notre Dame của Montreal.

Dòng Thánh Giá có ý khuyên anh lùn (thấp hơn 5 feet) Andre này đừng đi tu nữa vì lý do sức khoẻ. Sau này khi kể lại chuyện vì sao mình làm người gác cổng, chân phước Andre thường nói đuà rằng, "Khi tôi xin gia nhập nhà dòng, bề trên đã chỉ cho tôi lối cửa đi ra." ("When I joined this community, the superiors showed me the door.")

Sau cùng thì vào năm 1874 khi and được 28 tuổi, Andre đã được khấn trọn đời.

Trong gần 40 năm tiếp theo, thầy Andre mãn nguyện với nhiệm vụ khiêm tốn của mình là chào đón du khách, quét dọn nhà cửa và lo việc lặt vặt. Thầy đặt mình làm đầy tớ cho hết mọi người kể cả sinh viên, là những người mà thầy thường giúp đở khi họ mang bệnh.

Nhiều du khách tìm đến trường và xin thầy Andre cầu nguyện cho người thân bị bệnh, và nhiều người đã tuyên bố họ được chữa lành. Chỉ một thời gian ngắn sau thì thầy đã thu hút một số lượng lớn người cần giúp đỡ và thầy thường cho họ ảnh của Thánh Giuse, dùng dầu từ một cây đèn trước tượng của Thánh Giuse tại nhà nguyện đại học, thầy xức dầu cho bệnh nhân và cầu nguyện với họ. Tin tức về quyền lực chữa bệnh cuả thầy Andre lây lan nhanh chóng.

Để trả lời cho những ơn chữa lành và ơn trở lại đạo cuả nhiều người, thầy Andre luôn luôn tuyên bố đó là công việc của Thánh Giuse, chứ không phải của mình.

Lòng sùng kính thánh Giuse cách đặc biệt của thầy Andre là nguyên do thầy muốn xây dựng một nhà thờ để vinh danh vị thánh cả. Thầy đã dùng các khoản tiền nhỏ thu được từ việc cắt tóc cho sinh viên, và sau này thêm vào những quyên góp khác, để xây dựng một cơ cấu khiêm tốn vào năm 1904, rồi thầy tiếp tục mở rộng ra mỗi khi có thêm nguồn tài trợ. Tới năm 1909 thì thầy được đặt làm quản gia cho ngôi đền và rồi sau đó là hàng trăm ngàn khách hành hương tuôn đến đến Mount Royal để tìm gặp thầy Andre và cầu nguyện với Thánh Giuse.

Gần 30 năm sau cái chết của thầy Andre, số lượng khách hành hương hằng năm vẫn đổ xô đến đến thờ, lớn lao đến nỗi giáo phận phải biến đổi ngôi đền thánh thành một vương cung thánh đường phụ (minor basilica ), hoàn thành vào năm 1966.

Ngày nay đây là điạ điểm hành hương lớn nhất thế giới dành cho Thánh Giuse, thu hút khoảng 2 triệu người hành hương mỗi năm.

Thầy Andre qua đời vào ngày 6 tháng 1 1937, ở tuổi 91. Hơn 1 triệu người đã đến để tiễn đưa thầy. Trong tháng 5 năm 1982, thầy đã được ĐGH John Paul II phong lên bậc chân phước.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức GM Bắc Ninh thăm Nhà tình thương Hương La
Nguyễn Xuân Trường
07:33 27/12/2009
BẮC NINH - Ngày 26.12.2006, ngày đầu tiên trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh và cũng là ngày lễ kính thánh tử đạo tiên khởi Stêphanô, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã âm thầm viếng thăm, dâng thánh lễ và rửa tội cho các em khuyết tật tại Nhà Tình Thương Hương La, thuộc giáo xứ Tử Nê, Bắc Ninh. Cùng đồng tế với đức cha có cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Huân, chánh xứ Tử Nê và cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, linh mục quê hương Tử Nê. Tuy đức cha muốn dâng thánh lễ âm thầm, nhưng vẫn có hàng trăm tín hữu cùng các nữ tu Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất và một số thân nhân, ân nhân đến dự lễ vì kính mến Chúa, vì quí mến đức cha và yêu thương các em khuyết tật.

Hình ảnh cuộc thăm viếng

Khởi đầu thánh lễ, đức cha vui mừng chào đón cộng đoàn tín hữu, đặc biệt các em khuyết tật và thân nhân các em. Đức cha nói hôm nay là một ngày đặc biệt, ngày các em sẽ được đặt tên thánh, một tên mới là bởi vì các em được tái sinh trong Chúa Giáng Sinh.

Tôi cứ thắc mắc tại sao giữa bầu khí mừng vui, hân hoan phấn khởi, an bình của lễ Chúa Giáng Sinh mà Giáo Hội lại xếp đặt mừng kính một vị tử đạo liền kề? Phải chăng Giáo Hội muốn nói lên rằng: Mầu nhiệm Giáng Sinh gắn liền với mầu nhiệm Tử Nạn Thập Giá. Chúa Kitô giáng sinh để cứu độ con người, để con người được tái sinh trong Ngài. Như thế, ngày chết của các thánh tử đạo lại là ngày sinh nhật trên trời của các Ngài. Ngày mỗi người chúng ta được sinh ra trên cõi đời này thật quan trọng, nhưng quan trọng hơn nhiều là ngày được tái sinh trong Đức Kitô qua bí tích rửa tội, để chúng ta được tham dự vào sự sống vĩnh cửu đời đời.

Trong bài giảng, đức cha cho biết: đây là lần thứ ba ngài đến thăm Nhà Tình Thương Hương La. Mỗi lần ra về, ngài không thể ngủ yên vì hình ảnh đau thương của các em luôn hiện lên trong tâm trí ngài. Trong số các em, có em Phúc (tên do các nữ tu đặt cho) bị vứt bỏ nằm thoi thóp tại nghĩa trang trại phong Quả Cảm, Bắc Ninh cách đây hơn 1 năm. Nếu không được Nhà Tình Thương đón nhận về nuôi, có lẽ bây giờ em đã nằm yên trong một huyệt mộ nào đó! Thật là: Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì vẫn còn có Chúa đón nhận con. Xin cảm ơn các chị trong Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất đã thể hiện tình thương của Thiên Chúa đối với các em.

Là người nổi tiếng trong việc dùng ngôn ngữ biểu tượng và kể chuyện, đức cha mời cộng đoàn ngắm nhìn hình ảnh ngón út của bàn tay: ngón út không thể mạnh mẽ như ngón cái, không để chỉ hướng như ngón trỏ, chẳng cao lớn như ngón giữa, cũng chẳng để đeo nhẫn làm duyên như ngón nhẫn; hầu như ngón út chẳng làm được gì, vậy mà nó vẫn cần cho một bàn tay trọn vẹn. Tương tự như vậy, trong xã hội có những con người hầu như chẳng làm được gì như các em khuyết tật nơi đây, nhưng vẫn cần có các em để Thiên Chúa tỏ tình thương của Ngài, để cho những người khỏe mạnh chúng ta có cơ hội cùng Chúa thể hiện tình thương của mình. Đức cha kêu mời mọi người hãy cùng Chúa Giêsu Giáng Sinh thể hiện tình thương: hãy là đôi môi cười vui của Chúa, hãy là những bước chân phục vụ của Chúa, hãy là những đôi tay săn sóc yêu thương của Chúa.

Đức cha ước mong rồi đây giáo phận Bắc Ninh không chỉ có một, mà là có nhiều Nhà Tình Thương Hương La khác.

Kết bài giảng, để khơi lên tình thương đồng loại nơi mỗi người và cũng là để chất vấn lương tâm mỗi người có thực sự yêu thương đồng loại hay chưa, đức cha đã trưng dẫn một lời của Karl Marx: “Chỉ có súc vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại mà chăm chút bộ lông riêng của mình”. Nguyện xin Chúa “lấy khỏi lòng chúng ta quả tim chai đá và ban tặng quả tim biết yêu thương”. Đức cha nhấn mạnh niềm vui Giáng Sinh là niềm vui đón nhận tình thương của Thiên Chúa và sẻ chia tình thương ấy cho đồng loại, nhất là những người anh chị em bé nhỏ, nghèo hèn, kém may mắn.

Sau bài giảng là lễ nghi rửa tội thật cảm động. Đức cha cẩn thận cử hành các nghi thức và ân cần cúi xuống ôm từng em một vào lòng. Nhiều tín hữu lành mạnh đã thốt lên những lời có phần như ghen tị: “Ôi, ước gì con cháu nhà mình cũng được đức cha rửa tội cách long trọng như thế này!”

Cuối thánh lễ, đức cha ân cần chụp hình lưu niệm với từng em cùng các thân nhân và cha mẹ đỡ đầu.

Cuối thánh lễ, chị Anna Nguyễn Thị Đính, Tổng phụ trách Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất, thay lời cho cộng đoàn cảm ơn đức cha đã ban bí tích rửa tội cho các em. Chắc chắn đây là điều may mắn nhất và là phúc lành lớn nhất Chúa ban cho những sinh linh khuyết tật này. Chị tổng phụ trách cũng cảm ơn các ân nhân đã chung tay góp sức xây dựng Nhà Tình Thương. Chị xin cộng đoàn thêm lời cầu nguyện để cho những chị em Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất luôn biết phục vụ các em khuyết tật bằng một trái tim tha thiết yêu thương.

Nhà Tình Thương Hương La là nơi nuôi dưỡng các trẻ em khuyết tật. Thân xác của các em đều bị dị dạng, nhưng tâm hồn các em đều hồn nhiên thánh thiện như những thiên thần. Thành ngữ Việt Nam có câu: "Công sinh không tày công dưỡng". Điều này hoàn toàn xứng đáng dành cho các chị nữ tu Hiệp Nhất nơi đây, các chị không sinh các cháu, nhưng sự chăm sóc của các chị dành cho các cháu hết sức chu đáo. Chắc chắn phải có tấm lòng yêu thương vô bờ và ơn Chúa cách đặc biệt thì các chị mới có thể phục vụ tận tụy các cháu bất kể là ngày hay đêm.

Khi hỏi chuyện chị Anna Nguyễn Thị Hải, chị trưởng cộng đoàn phụ trách Nhà Tình Thương Hương La, đâu là khó khăn mà các chị lo lắng nhất. Chị tâm sự rằng: “Chúng con sẵn sàng dâng tặng trái tim yêu thương và chìa tay ra để phục vụ các em, nhưng chúng con rất lo làm sao có đủ tài chính để lo cho các em ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi chúng con muốn tiếp nhận thêm các em khuyết tật”. Xin dâng Chúa nỗi lo của các chị và nguyện xin Ngài đánh động tấm lòng của mỗi người, để rồi, mỗi người chúng ta sẵn lòng quảng đại làm một điều gì đó để cộng tác cùng những nữ tu Hiệp Nhất chăm lo cho những thiên thần khuyết tật này.

Thông tin tổng quát về Nhà Tình Thương Hương La:

1. Địa chỉ: Nhà Tình Thương Hương La tọa lạc tại giáo xứ Tử Nê, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam, do Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất phụ trách.

2.Lịch Sử: Nhà Tình Thương Hương La tiền thân là một ‘Cô Nhi Viện’ nuôi dưỡng hàng trăm trẻ mồ côi, khuyết tật. Năm 1954, hoàn cảnh chính trị xã hội tại miền Bắc Việt Nam thay đổi, Cô Nhi Viện buộc phải ngưng hoạt động, đất đai bị tịch thu phần lớn và hầu hết nữ tu di cư vào Miền Nam.

Đến năm 1999, Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng và Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến -Giám mục Bắc Ninh lúc đó - khởi động tái thiết Cô Nhi Viện và đặt tên mới là “Nhà Tình Thương Hương La” và trao cho các nữ tu Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất đảm trách.

Năm 2002 Nhà Tình Thương Hương La chính thức đi vào hoạt động. Hiện nay, Nhà Tình Thương Hương La đang nuôi dưỡng 18 người khuyết tật, chủ yếu là trẻ em và 3 cụ già.

3. Tình trạng bệnh tật của những người trong Nhà Tình Thương : Nhà Tình Thương đang nuôi dưỡng 21 người, trong đó có 3 cụ già bị mù lòa, 14 cháu không biết nói, còn 11 cháu đặt đâu nằm đấy, trí não khờ dại, 3 cháu thần kinh co giật suốt ngày. Mọi nhu cầu vệ sinh, ăn uống các cháu không kiểm soát được, thậm chí có cháu đã lấy tay bốc phân cho lên miệng, bôi khắp đầu!

Các cháu rất khó khăn khi ăn uống vì miệng của các cháu bị co cứng, có cháu ăn 50 phút mới xong một bát cháo, trung bình 3 nữ tu phục vụ bón cơm cho 16 cháu hết 90 phút/bữa ăn.

3. Số người phục vụ : Hiện nay, có 8 chị em thuộc Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất đang phục vụ.

Các chị chăm sóc cho các cháu ăn uống, ngủ nghỉ và chơi đùa với chúng. Để đảm bảo vệ sinh, mỗi ngày dù thời tiết lạnh hay nóng, các chị luôn lấy nước ấm tắm rửa, rồi giặt giũ quần áo cho các cháu.

Các chị cũng tự đi chợ mua đồ và nấu ăn cho những người khuyết tật.

Hàng đêm, cứ lần lượt hai chị một thay phiên nhau thức canh để cho các cháu có giấc ngủ an lành, nếu cháu nào giật mình khóc, các chị sẽ dỗ dành, cháu nào giãy giụa tuột chăn mền, các chị đến kéo chăn mền đắp lại cho ấm áp.

4. Nhu cầu: Các nữ tu nơi đây phải lao động làm việc để nuôi sống bản thân họ. Nguồn tài chính để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và lương thực phục vụ người khuyết tật hoàn toàn trông chờ vào sự quan phòng của Thiên Chúa qua những tấm lòng các ân nhân và các nhà hảo tâm. Hiện có nhiều gia đình muốn gửi các cháu tàn tật, nhưng Nhà Tình Thương không thể tiếp nhận vì chưa đủ cơ sở vật chất và tài chính để nuôi dưỡng.

5. Liên lạc: Nhà Tình Thương Hương La, Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh, Việt Nam, Email: tinhthuonghl@gmail.com
 
Theo chân Đức Tổng Hà Nội lên rừng dâng lễ Noel
J.B Nguyễn Hữu Vinh
08:01 27/12/2009
HÀ NỘI - Chúng tôi được theo chân Đức Tổng Giám mục Hà Nội lên rừng làm lễ Noel 2009 trong niềm phấn khởi trước một chuyến đi xa với nhiều háo hức, lạ lẫm.

Hình ảnh Thánh lễ Dêm Noel tại Mường Riệc

Trở lại với những người nghèo khổ

Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt ngay từ khi ở Lạng Sơn đã được xem là vị giám mục duy nhất trong đêm Noel cử hành Thánh lễ hai nơi cách nhau mấy chục cây số đường rừng. Đơn giản chỉ vì khi ở đó, Giám mục, linh mục đoàn giáo phận chỉ có… duy nhất một mình Ngài.

Khi đã chuyển về Hà Nội phồn hoa, rực rỡ ánh đèn lại còn biết bao nhiêu công việc nặng nề mệt mỏi của một Tổng Giám mục đứng đầu giáo phận Thủ đô và Giáo tỉnh miền Bắc với đông đảo đội ngũ linh mục, tu sỹ, giáo dân… thì những việc đó tưởng như đã xa vời?

Nhưng, với Đức Tổng Giuse tình thương của Ngài đối với những người đau khổ, những người dân thiểu số vùng rừng núi, nơi mà ánh sáng Tin mừng rọi đến cũng khó khăn hơn vẫn không hề suy giảm.

Khẩu hiệu “Chạnh lòng thương” của Đức Tổng Giuse khi lên ngôi vị Giám mục vẫn thôi thúc Ngài.

Vì vậy, vào những dịp trọng đại như Giáng sinh hay năm mới, thay vì ở lại Tòa TGM để nhận những lời chúc tụng, để hưởng sự phồn hoa, để nhận những bó hoa và lời khen ngợi, thì Ngài đã âm thầm lên đường đến với từng vùng đất, từng nhóm giáo hữu nghèo khó và đang trong sự tăm tối nhiều mặt cả cuộc sống kinh tế và Tin mừng.

Trong suốt cả chuyến đi, tôi cứ nghĩ mãi về một điều: Khi những người cộng sản chuyển từ rừng núi về Thủ đô, một nhà thơ cộng sản đã thay lời những người dân miền sơn cước để nói lên như sau:

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
(Tố Hữu – Trích Việt Bắc)

Chỉ sau một thời gian ngắn, người ta đã có câu trả lời từ bài thơ mô tả chân dung nhà thơ đó:

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát

Trông về Việt Bắc tít mù mây

Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt

Máu ở chiến trường, hoa ở đây.
(Xuân Sách – Chân dung nhà văn)

Đó là sự khác biệt giữa những người đầy tớ nhân dân, những người luôn từ nhận “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu…” cùng muôn vàn từ hoa mỹ khác… Và ở đây, những người được gọi là các “chủ chăn” - nhưng những ông chủ này đang sống với tinh thần “ta đến để phục vụ mà không phải là để được phục vụ”.

Chuyến đi chiều Noel

Đoàn chúng tôi rời Hà Nội khi trời bắt đầu về chiều, vượt qua những đoạn đường đầy xe cộ ồn ào bụi bặm, xe đưa chúng tôi lên vùng núi Hòa Bình. Dọc đường đi, thảng hoặc qua các xứ đạo mới thấy không khí Noel với đèn ông sao trang hoàng quanh các nhà thờ, trước cửa gia đình giáo dân, còn núi rừng vẫn âm u xám xịt bởi trời chiều thiếu nắng. Trên tuyến đường, những chiếc xe máy phóng ào ào bạt tử không mũ không nón chở ba người cứ lao vùn vụt, những con đường Tây Bắc vẫn lặng lẽ như không có hề hay biết gì đến không khí rộn rã nơi đô thành.

Đoàn chúng tôi đi sau chiếc xe của Đức Tổng dẫn dầu, cả đoạn đường dài người lái xe chưa thạo đường đã bị lạc lối hơn cả chục cây số phải quay đầu lại vừa đi vừa hỏi đường lên Mường Cắt, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn của Tỉnh Hòa Bình.

Dọc đường đi, trời tối dần, chúng tôi qua các thị trấn rồi tiến vào những đoạn đường núi lên dốc lại xuống đèo. Chỉ có đoạn đường khoảng 150km mà chúng tôi đi mất gần 4 tiếng đồng hồ. Những khúc quanh co, đèo dốc làm các cháu sinh viên đua nhau nôn thốc nôn tháo.

Con đường quanh co dẫn chúng tôi đi qua những khu đồi trọc và những thung lũng chưa đến mùa gieo cấy, những đồi sắn, vườn cây lấp loáng sau ánh đèn xe và bên kia sườn đồi thấp thoáng những ngôi nhà im ắng trong buổi chiều cô tịch.

Qua nhiều chặng đường bật nẩy người bởi những khúc ngoặt, bởi những cú lắc, cuối cùng thì cũng đến nơi có những nhà dân hai bên đường trang trí những ngôi sao bằng đèn màu. Từ xa, ngôi sao sáng bằng những bóng đèn neon ghép lại như ngôi sao nào trong đêm Giáng sinh đã chỉ đường cho Ba Vua đến thờ lạy con Thiên Chúa Giáng trần thì nay đã dẫn chúng tôi đến xứ Mường Riệc.

Nhà thờ Mường Riệc đang được xây dựng lại khá đẹp, giáo dân tiếp chúng tôi hết sức vui mừng, phấn khởi khi nói về công trình này với tất cả niềm tự hào và hi vọng của họ. Giáo dân ở đây cho biết, mới mấy năm gần đây, chúng tôi giữ lại được khu đất này để làm nhà thờ, còn trên Mường Cắt thì đã bị lấy làm của công, mới xây được ngôi nhà tạm chỉ hơn một năm nay thôi.

Đến Mường Riệc, chưa kịp nghỉ ngơi, chúng tôi vội vàng vào khu nhà xứ dùng cơm tối giáo dân đã chuẩn bị sẵn tại đó. Bữa cơm đã ghi dấu ấn nhiều kỷ niệm, đó là bữa cơm không có đèn, mỗi mâm cơm chỉ có một cây nến, mọi người vừa ăn vừa… mò.

Mường Cắt cách Mường Riệc khoảng 4km. Ở đó đã chuẩn bị một sân khấu để cho TGM dâng Thánh lễ Noel đầu tiên ở đây.

Lịch sử Xứ đạo Mường Cắt là một lịch sử đầy đau thương, giáo dân ở đây đa số là người Mường.

Như bất cứ xứ họ đạo nào trên đất nước này thời Cộng sản, câu chuyện về tài sản, đất đai ở đây cũng là câu chuyện dài kỳ. Mường Cắt xa xôi, heo hút, đất đai mênh mông rộng lớn nhưng đất đai tài sản nhà thờ cũng không thoát khỏi cảnh bị chiếm đoạt.

Khu nhà thờ gồm cả nhà xứ, nhà nguyện và một số hạng mục khác phục vụ cộng đồng ở đây từ lâu đời. Bỗng nhiên, một ngày xấu trời, giáo dân lặng người nhìn người ta tháo nhà xứ để xây dựng “nhà văn hóa”? (Rồi sẽ đến một lúc nào đó, người ta phải định nghĩa lại những mỹ từ “văn hóa” “thư viện” “công viên” “vườn hoa” một cách cẩn thận hơn, sau khi những công trình này được xây dựng trên sự cướp chiếm và cưỡng đoạt bằng bạo lực, để các thế hệ sau không hiểu sai những ý nghĩa nguyên thủy của những từ ngữ đẹp đẽ đó).

Giải thích cho việc chiếm đoạt đó, nhà cầm quyền đã bằng nhiều cách rằng thì là do một vài giáo dân hiến tặng, rằng thì là đã làm nhà văn hóa chung… Nhưng với người dân, dù họ là những người dân tộc ít người hiền lành thật thà thì đó chỉ là những trò lừa con trẻ và họ đã đấu tranh bền bỉ đến nay.

Còn nhớ cách đây vài ba năm, khi Đức Tổng đến Mường Riệc cho một số trẻ em chịu phép Thêm sức, có ý thăm Mường Cắt và cha xứ đã báo trước cho bên quản lý “nhà văn hóa” họ đồng ý mở cửa khu vực đó để Đức Tổng vào viếng nhà thờ. Nhưng đến giờ Đức Tổng xuống họ trốn biệt, đành đứng ngoài trông vào mà thôi.

Đến nay, linh mục quản xứ đã nhiều lần làm việc với chính quyền Hòa Bình và họ cũng đã nhiều lần hứa giải quyết. Nhưng, để thực hiện lời hứa thì hãy cứ… đợi.

Vì vậy mà đêm nay, giáo dân Mường Cắt đón Đức Tổng và đón Chúa Hài đồng Giáng sinh ngoài bãi đất trống cạnh ngôi nhà thờ đơn sơ bé nhỏ và “nhà văn hóa” mốc meo.

Nhìn ngôi hang đá đơn sơ được rải bằng những lá dương xỉ, lá rừng… đặt Chúa Hài đồng bên cạnh ngôi nhà Văn hóa treo những lá cờ búa liềm đã bạc phếch mà tôi thấy thật hài hước cho cái “Văn hóa” mà người ta đã cố công dựng lên ở đây. Phải chăng đó là thứ văn hóa nhục mạ cộng đồng tôn giáo, là thứ văn hóa chiếm đoạt bất chấp lẽ phải, sự công bằng? Mỗi lần cán bộ đến nhà văn hóa này, nhìn sang ngôi nhà thờ bé nhỏ, xiêu vẹo thì những người cán bộ đó thấm nhuần thứ văn hóa gì?

Thật lạ là bên bậc thềm của sân khấu Giáng sinh ở Mường Cắt, tôi thấy có hai lẵng hoa khá đẹp, một của Công an tỉnh Hòa Bình, một của Tỉnh Ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Tỉnh Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh. Không rõ những lẵng hoa này được mang từ đâu tới, nhưng nó đã hiện diện nơi đây.

Hi vọng rằng với sự hữu nghị và tôn trọng này từ phía chính quyền Cộng sản Hòa Bình đối với giáo dân, thì xứ đạo Mường Cắt sẽ sớm được thỏa nguyện điều đơn giản nhất là nơi thờ tự của mình sẽ trở về để họ thực hiện điều mà nhà nước luôn nói “quyền tự do tôn giáo luôn được tôn trọng và tạo điều kiện”.

Đón tiếp Đức Tổng Giám mục Giuse là toàn thế giáo dân Mường Cắt, họ đã tưng bừng hồ hởi đón “Đấng nhân danh Chúa mà đến” với tất cả sự thô sơ, mộc mạc như chính tấm lòng của họ.

Những món quà giáo dân Mường Cắt mang đến tặng Đức Tổng và đoàn là vài chai mật ong và một bao tải sắn củ. Thật là lễ bạc lòng thành, đó mới là điều đáng quý.

Thánh lễ đêm Noel được cử hành thật sốt sắng và cảm động giữa trời đêm miền núi rừng. Hàng ngàn con người ngồi giữa bãi nhìn lên sân khấu như nuốt lấy từng lời của Đức Tổng. Họ tỏ sự vui mừng bằng tất cả những gì có thể, họ hân hoan khi được chính Đức Tổng nói rằng: “Mường Cắt hôm nay, như Betlehem xưa, nơi nghèo nàn đơn sơ nhưng đã được Chúa chúc phúc, mọi Thiên thần, mọi tâm hồn, thần thánh đổ về đó vì nơi đó có Chúa giáng trần. Hôm nay, các anh chị em giáo hữu cũng rời bỏ nơi đô thị phồn hoa về đây với Mường Cắt để đón Chúa Hài đồng”.

Đức Tổng cũng đã chia sẻ: “Ước mong, trong Năm Thánh, anh chị em sẽ đem bình an của Chúa đến với tất cả mọi người chung sống ở đây, dù không cùng tôn giáo, không cùng chính kiến và cả chính quyền nữa để nơi đây luôn tràn ngập bình an và tình yêu thương, để Thiên Chúa được vinh danh ở đây. Đó là những điều chúng ta cầu xin với Chúa và là những điều chúng tôi cầu chúc cho anh chị em”.

Giữa đêm núi rừng miền Tây Bắc, tôi rưng rưng xúc động khi ca đoàn cất lên bài hát: “Như đàn chiên lừa bên Người, đời con cũng tay không Người ơi, hương trầm chẳng có mà dâng, lấy chi lầu cao sang êm đềm. Thấp hèn con đến bên người để nghe Chúa nói lời Tình yêu”.

Lời hát đã nói hộ tất cả tấm lòng giáo dân Mường Cắt hôm nay đối với Thiên Chúa nói chung và đối với Đức Tổng nói riêng. Giữa vùng núi non cô tịch và âm u, tiếng hát như vọng mãi tới Trời cao, nơi đang đổ xuống những giọt sương ngày càng nặng hạt. Đoàn kèn từ dưới xuôi đưa lên tấu những khúc nhạc Noel hùng tráng, càng làm cho không khí đêm Noel Mường Cắt hôm nay càng trở nên linh thánh.

Có lẽ chưa bao giờ giáo dân Mường Cắt được có một Thánh lễ và một đêm Noel như thế.

Sau Thánh Lễ, Đức Tổng phát quà cho những người tham dự Thánh lễ hôm đó không phân biệt tôn giáo. Tất cả hân hoan, phấn khởi và hết sức xúc động bên vị Cha chung hôm nay đã đến với họ trong cảnh khó nghèo.

Đoàn cồng chiêng của đồng bào Mường đánh những điệu cồng chiêng mừng quý khách và chào đón Noel, không có một điều gì đáng tiếc xảy ra dù phía ngoài, nhiều cán bộ, nhiều dân phòng đứng xem lễ.

Bước lên xe trở về Hà Nội trong đêm, chúng tôi cảm nhận được một điều đơn giản là niềm vui đâu chỉ có nơi chốn đô thị phồn hoa. Chính Đức Tổng đã tìm được niềm vui, niềm vui tận hiến của Ngài khi dấn thân phục vụ và phục vụ những người nghèo khổ, khó khăn nhất, biết đau trước nỗi đau của họ, biết “chạnh lòng thương” với những gian truân, vất vả của những con người ở những nơi này.

Trên chuyến xe trở về Hà Nội, câu hát trong Thánh lễ cứ vang ngân mãi trong chúng tôi: “Dâng người bánh rượu thơm nồng tựa hơi ấm trong đêm mùa đông. Dâng người một chút cỏ non chắn che từng cơn gió đông về, dâng người câu hát êm nhẹ để ru Chúa Chúa Hài đồng ơi…”

Đoàn xe về đến Tòa Tổng Giám mục Hà Nội lúc Thánh lễ Giáng sinh tại Nhà thờ lớn do Đức Giám mục Phụ tá Laurenxo Chu Văn Minh đã bắt đầu. Bỗng nhiên nhớ lại giờ này năm ngoái, tôi đang đứng trước “lệnh giới nghiêm của chủ tịch Phường Quyết Thắng”, Thành phố Sơn La. Đêm nay trên đó đã có Thánh lễ Giáng sinh đêm Noel lần đầu tiên được thuận lợi.

Nguyện xin Chúa Hài Đồng mang đến cho Tổ quốc này, đất nước này và những con dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, công lý được sớm có đầy đủ sự yên bình và hạnh phúc như thông điệp yêu thương mà Chúa gửi đến trần gian trong mùa Giáng sinh.

Hà Nội Noel 2009
 
Ghi lại chuyến đi lên bản H'Mông: Giáng sinh ở vùng Tây Bắc
Jos Nghi Sơn
08:11 27/12/2009
THANH HÓA - Khi nghe tôi háo hức khen các em nhỏ dân tộc H Mông xuống Toà giám mục chúc Giáng sinh Đức cha và tham gia tiết mục múa quạt trong đêm hội diễn thánh ca Noel 2009 tại nhà thờ Chính toà tối 22/12 thật ấn tượng, cha bạn cùng lớp ngạc nhiên, chưa đi bản Mông à? Thiếu xót quá, lên trên đấy có nhiều điều đáng suy gẫm lắm, cậu sẽ có một lễ Noel tuyệt với và có nhiều khác biệt với thành phố, đi nhé.

Hình ảnh chuyến đi

Hấp dẫn vì lời “quản cáo” của bạn, 4 giờ sáng ngày 25, khi tiếng chuông nhà thờ báo hiệu lễ Rạng đông mừng Chúa giáng sinh, cũng là lúc tôi khởi hàng chuyến đi từ Toà giám mục Thanh Hoá.

Qua giáo xứ Phong Ý khoảng 8 giờ sáng, đón cha bạn và thầy Hai cùng đi. Điểm dừng chân đầu tiên là giáo họ Cành Nàng, cách nhà xứ Phong Ý khoảng 45 km. Khi chúng tôi đến, giáo dân đã tập trung đông đủ để chuẩn bị tham dự lễ. Thánh lễ được làm trong nhà dân, nhưng cũng có hang đá, cây thông, tượng thánh Giuse, Đức Maria và Hài Nhi Giêsu, tất cả làm bằng những vật dụng đơn giản, nhưng tôi cảm nhận dù đơn giản và mộc mạc nhưng lại thấy rất thật. Hang đá làm bằng cành cây tươi, Cây thông là một cây thông thật vừa được đưa về cắm xuống nền đất. Dù mọi thứ đơn giản, nhưng nét mặt, ánh mắt và qua tiếng hát trong thánh lễ của người dân nơi đây toát lên sự thánh thiện và hướng thượng.

Sau thánh lễ chúng tôi tiếp tục lên đướng hướng lên bản Suối Tôn. Theo tỉnh lộ, chúng tôi lần lượt đi qua các huyện Bá Thước và Quang Hoá, khoảng đường dài hơn 150 km để đi đến Bản Suối Tôn – nơi sẽ đến làm lễ Giáng sinh vào chiều tối hôm nay. Gần một ngày dong ruổi trên đường với dốc núi quanh co, cảnh núi non hùng vĩ. Thỉnh thoảng bắt gặp một số người dân tộc gùi măng khô và các đồ thổ cẩm – những đặc sản vùng cao, xuống xuôi đi bán. Hai bên đường nhà cửa thưa thớt, hỏi cha bạn thì được biết, dân ở đây chủ yếu là dân tộc Thái, Mường và H Mông, họ ở các vùng núi cao, người kinh chủ yếu tập trung tại các thị trấn lớn như Hồi Xuân, Cành Nàng...

Đi qua thị trấn Hồi Xuân khoảng 60 km, dọc theo thượng nguồn sông Mã, chúng tôi đến được bờ sông qua đò để đi lên bản. Đón chúng tôi bên bờ sông là mấy thanh niên trong bản đi xe máy ra đón, ngồi xe đi dọc theo sườn núi mới biết thế nào là cảm giác mạnh, nhưng khúc cua với các mỏm đá lởm chởm, bên kia là vực sâu nhưng những tay lái “cừ khôi” này vẫn phóng ầm ầm, có những đoạn cua không dành cho người yếu tim, vì dễ bị ngất nếu không nhắm mắt và ôm chặt lấy người lái xe.

Sau khi leo dốc qua một quả đồi, trước mắt tôi là bản làng người H Mông. Nhà của người H Mông khác với người Thái và người Mường, họ không ở nhà sàn, nhà có nét giống nhưng ngôi nhà ở các vùng quê dưới suôi. Ấn tượng với tôi là cổng chào mừng Giáng sinh làm bằng một tấm gỗ hong đen, được buộc vào hai khúc luồng với dòng chữ bằng phấn trắng: Mừng Chúa Giáng Sing, treo lủng lẳng trên đường vào bảng. Một hang đá nhở xíu được làm bằng những cành cây và trang trí bằng những túi nilong xanh đỏ trông thật ấn tượng với dòng chữ: Giáo họ Suối Tôn mừng Chúa Giáng Sinh (hỏi ra thì được biết, các chữ này nhờ các cô giáo cắt cho).

Đón chúng tôi là các bà con bản Công giáo bản Suối Tôn, những người lớn tỏ ra rất thân thiện và chào hỏi được bằng tiếng Kinh, còn các em nhở và một số người già thì rụt dè hơn do không hiểu tiếng Kinh, chỉ cười và gật đầu khi chúng tôi chào hỏi.

Sau khi chào hỏi, cha bạn bắt đầu dâng thánh lễ. Một thánh lễ không hoa, không đàn, không điện, không có bàn đọc; một thánh lễ ngoài vai trò chủ tế đứng trên bàn thờ, bên cạnh còn có thêm một người phiên dịch từ tiếng Kinh qua tiếng H Mông để mọi người hiểu được những lời trong thánh lễ, đã để lại nhiều ấn tượng; ấn tượng không chỉ có những nét đơn sơ mộc mạc, niềm tin và lòng phó thác vào Chúa được thể hiện qua các cử chỉ của người tham dự thánh lễ mà ấn tượng từ tiếng hát, lời kinh bằng tiếng H Mông, đến cách bái quỳ hay cúi đầu của họ luôn thể hiện một lòng thành tín là có Chúa đang hiện diện trước mặt... trong phút chốc tôi nhận ra dù mình là ai, tiếng nói gì, quốc tịch thế nào, khi đứng trước một biến cố tâm linh thì tâm hồn luôn hướng thiện và trong sạch lạ lùng...

Sau thánh lễ là các tiết mục văn nghệ mừng Chúa giáng sinh, những tiếng hát và các điệu múa đậm đà bản sắc của người H Mông thật sự cuốn hút.

Mỗi giờ ở lại với người dân nơi đây là mỗi giờ đầy ắp những cảm xúc mới mẻ, ấn tượng. Nét văn hoá, tình cảm của người vùng cao là một vốn qúy đáng trân trọng mà ta có thể cảm nhận, chiêm ngưỡng được. Và chỉ có những vùng sơn cước hẻo lánh này mới giữ gìn được những nét hoan sơ, mộc mạc trong một xã hội hưởng thụ và nhiều biến động như hiện nay. Khi tôi phát chút bánh kẹo cho các em, các em ngoan ngoãn nhận một phần của mình, không có cảnh chen lấn, tranh dành thêm cho mình, cho thêm phần nữa không lấy, vì đã có rồi. Phát quà cho người lớn luôn nhận được lời cảm ơn và cúi đầu thể hiện nét văn hoá riêng của dân bản.

Chia tay với họ, tôi nhủ lòng sẽ quay trở lại vào dịp gần tết. Ở đời là vậy, những gì đến sau luôn làm cho ta cảm giác tiếc nuối, rằng mình biết đến quá muộn, nhưng như vậy vẫn còn hơn không phải không?
 
Paraguay - Tản mạn mùa Noel 2009
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
08:22 27/12/2009
PARAGUAY – TẢN MẠN MÙA NOEL 2009

Một thánh lễ tạ ơn

Trong những ngày trước lễ Giáng sinh, tôi tham dự một thánh lễ đồng tế tạ ơn 50 năm linh mục của một cha trong Dòng. Thánh lễ diễn ra thật long trọng và sốt sắng với sự hiện diện của 3 vị giám mục,45 linh mục đồng tế cùng nhiều nam nữ tu sĩ các Dòng và giáo dân trong và ngoài giáo phận tham dự. Vị linh mục này là người Tây Ban Nha và từ khi lãnh tác vụ linh mục, ngài được sai đến vùng truyền giáo Paraguay với các vị thừa sai khác để củng cố tỉnh Dòng non trẻ gồm hai quốc gia Paraguay và Bolivia. Ngài đã từng ngược xuôi lên vùng núi cao của thủ đô La Paz của Bolivia rồi về vùng sa mạc khô cằn Chaco của Paraguay. Ngài cũng là một trong những người khởi xướng để một giáo phận rộng lớn của Paraguay được thành lập và trong cái ngày kỷ niệm 50 linh mục này, ngài đã xin Đức Giám Mục cho ngài được nghỉ chức Tổng Đại Diện sau nhiều năm ngài đảm nhiệm. Ai mà không thích được làm lớn và khi làm lớn rồi thì muốn củng cố cái ghế của mình và ngồi cho nó mòn, nó gãy rồi mới thay. Thường thì khi giám mục chính toà nghỉ hưu hay bổ nhiệm một tân tổng đại diện thì vị tổng đại diện đương nhiệm mới “về vườn”, đằng này khi vị linh mục này vừa mới sinh nhật 75 cái xuân sanh, 50 năm linh mục và còn nhiều năng lực để quản lý thì lại xin nghỉ hưu để cho lớp đàn em lên thay. Đó cũng là một cái hay mà tôi nhận thấy ở vị linh mục khả kính cùng Dòng này.

Trong bài giảng thánh lễ tạ ơn, vị giám mục giáo phận, từng là chủ tịch hội đồng Giám mục Paraguay đã nói lên những tâm tình biết ơn và ghi nhận những đóng góp lớn lao của ngài cho giáo phận, cho đất nước Paraguay và cho Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời. Cha Bề Trên của Dòng cùng những vị đại diện của các giáo xứ nơi vị linh mục này từng làm việc cũng nói lên tâm tình tri ân vì những việc tốt lành ngài đã làm và những hạt giống Lời Chúa ngài vãi gieo ngày nào nay đã đến hồi đơm hoa kết quả.

Vị linh mục này cũng đã có những lời đáp từ thật khiêm tốn và cầu xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ngài trong những ngày tháng kế tiếp để ngài có thể tận tâm làm việc như một nhà truyền giáo đơn sơ để đến với những mảnh đời đau khổ nhất và những người bị xã hội loại bỏ như đã được nói trong đoàn sủng của Dòng Ngôi Lời.

Lại hai người nữa… giống như tôi

Trong dịp họp với các vị đào tại tại thủ đổ Asunción của Paraguay để lượng giá và bỏ phiếu cho các chủng sinh trước khi họ có kỳ hè cuối năm và chuẩn bị khấn Dòng, tôi tranh thủ thăm 2 anh em chủng sinh của Dòng Salêdiêng Don Bosco người Việt Nam vừa mới đến Paraguay để thực tập mục vụ và sẽ trở thành nhà truyền giáo tương lai tại đây. Cũng chính nhờ truyền thông mà chúng tôi quen biết nhau. Trong khi 2 chủng sinh này đợi Visa đến Paraguay tại Rôma, họ có đọc những bài chia sẻ truyền giáo của tôi và đã liên lạc với tôi qua email để biết thếm tình hình của Paraguay. Chúng tôi đã liên lạc với nhau và như là một người anh đi trước, tôi đã chia sẻ với họ những điều mắt thấy tai nghe tại Paraguay để anh em khi đến đây khỏi bỡ ngỡ. Và khi 2 chủng sinh này đặt chân đến Paraguay thì tôi đã có dịp thăm và nói chuyện với họ.

Cha Huân, vị linh mục truyền giáo đến với tôi cùng ngày, cùng tháng, cùng năm tại Paraguay đồng hành với tôi đến thăm 2 chủng sinh tại Tỉnh Dòng Don Bosco ở Asunción. Tiếp đón chúng tôi có cha Giám tỉnh và có cả vị giám mục Dòng Don Bosco vừa mới ghé thăm Dòng. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau rất thân mật như những người đã quen biết từ lâu. Bởi thế, tình nghĩa đồng hương nơi xứ lạ quê người thật đậm đà thắm thiết.

Quả thực mà nói anh em Dòng Salêdiêng Don Bosco rất có bề thế trên lĩnh vực quốc tế. Tôi còn nhớ vào năm 2006 khi tôi làm việc mục vụ với các bạn trẻ công nhân Việt Nam tại Malaysia qua lời mời của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Kuala Lumpur, tôi cũng được nghe chính lời Đức Tổng Giám mục nói về sự hiện diện tích cực của anh em Salêdiêng tại đất nước có đông người Hồi giáo này. Bên Paraguay cũng có hai vị giám mục thuộc Dòng Don Bosco đang làm việc ở hai giáo phận cận miền Bắc. Dòng Ngôi Lời ở Paraguay cũng có một vị giám mục nhưng đã xin hồi tục và đang là đương kim tổng thống nhưng có vài vụ xì-căng-đan đáng tiếc. Tôi nói đùa với 2 chủng sinh Việt nam mới qua rằng, lại 2 người nữa… giống như tôi, nghĩa là các anh em “dại dột” đến nơi này để bắt đầu tập ăn củ mì và uống trà terere. Nhưng tôi trấn an anh em là đừng sợ gì cả vì luôn có Chúa hướng dẫn chúng ta. Tôi cũng đưa hai em mới này đến gặp gia đình chị Việt Nam đã sống bên đây gần 35 năm để nếu có buồn, anh em thăm viếng và nói tiếng Việt cho vui. Chúng tôi cùng nấu ăn, chia sẻ vài chuyện phiếm rồi ai về cộng đoàn nấy để chuẩn bị cho những ngày sắp đến.

Mùa Noel 2009 ở Paraguay

Trong khi bên Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) và các quốc gia Âu châu, Á châu khác thời tiết lúc này trở lạnh và thậm chí có bão tuyết, thì trái lại, bên các nước Nam Mỹ như Paraguay, Argentina và Brazil… thì lúc này là mùa hè và trời nóng không thể tưởng được. Có những buổi chiều tôi đi dâng lễ ở các giáo điểm mà mồ hôi ra như tắm nhưng không có lấy một cái quạt tay cho mát. Bởi thế mùa này người ta tụm năm, tụm bảy với những chiếc quần cộc và phơi trần bên các lùm cây có bóng mát để uống trà terere và tám chuyện.

Lễ Giáng sinh thật ra không phải là lễ lớn bên các nước Nam Mỹ vì mùa này rơi vào mùa hè nên cả con chiên và các mục tử tranh nhau đi nghỉ hè sau những ngày tháng học hành, làm việc mệt nhọc. Nói đúng hơn Lễ Giáng Sinh là lễ họp mặt của gia đình, đây là dịp để con cái và những người thân yêu tề tựu bên nhau sau những ngày xa cách giống như dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Vì thế, Hội Đồng Giám Mục Paraguay cho ấn hành những tập sách nhỏ để các tín hữu có thể cử hành Giánh Sinh tại các gia đình. Các linh mục cũng không mấy sốt sắng lắm trong việc ngồi toà hay khuyến khích giáo dân làm hang đá như thường thấy ở các giáo xứ Việt Nam trong những ngày này. Chỉ có một vài bà goá đạo đức kêu gọi các trẻ em để làm hang đá sống (Pesebre Viviente) và biểu diễn quanh các con đường làng hay xin linh mục biểu diễn ngay trong thánh lễ đêm vọng Giáng Sinh. Có lẽ vì tôi bị nhiễm quá nặng cách bài trí và tổ chức lễ lạc ở Việt Nam nên vào dịp này tôi kêu gọi giáo dân cùng nhau làm hang đá, kêu gọi giáo dân xưng tội và tôi cũng đi vận động những người từ lâu không biết đến nhà thờ là gì cùng tham dự các nghi thức. Tôi cũng đã lôi kéo được nhiều gia đình đã sống với nhau lâu năm mà chưa có phép đạo đời đi học giáo lý hôn nhân để sau lễ Giáng Sinh tôi sẽ hợp thức hoá hôn nhân cho họ. Ngồi chơi thì sướng, còn bày ra làm thì mệt nhưng bù lại là có được niềm vui.

Trong những ngày này tôi tình cờ nghe đài RFA về hoàn cảnh ra đời nhạc phẩm Hang Bê-lem của cố nhạc sư Hải Linh do phóng viên Mặc Lâm thực hiện. Từ khi có trí khôn đến giờ tôi đã nghe bài thánh ca này và thích thú vô cùng nên từng nốt nhạc, từng lời ca tôi thuộc lòng lòng, và hôm nay nghe biết được lịch sử của bài hát cũng như thân thế của nhạc sĩ sáng tác tôi lại càng thích thú hơn. Phải nhìn nhận rằng người Việt Nam mình rất giỏi trong nhiều lãnh vực nếu có điều kiện phát triển. Dù tôi vẫn chưa quên được những tháng ngày Giáng sinh đẹp ở Việt Nam, tôi cũng bắt đầu quen dần với không khí Noel tẻ nhạt ở đây.

Đám cưới tập thể

Sau nhiều tuần lễ đồng hành với những người được gọi là Công giáo nhưng lại không sống như Công giáo tý nào vì đa số họ sống đời sống gia đình trên 15 năm mà chưa có 1 tờ giấy chứng nhận đạo đời là gì. Có những bà sồn sồn sống với người yêu khi mới 14 tuổi và bây giờ đã có cháu nội ngoại không biết xưng tội thế nào và khi hỏi ra mới biết được là chưa rửa tội dù con cháu bà đứa nào cũng đã xưng tội và rước lễ lần đầu. Các ông thì khi ngồi nói chuyện với tôi trước khi xưng tội nồng nặc mùi rượu và còn đùa giỡn nói với tôi rằng họ là người có dòng máu bán thổ dân nên việc họ sống với nhiều bà vợ là chuyện bình thường vì Paraguay rất cần dân số! Quả thực là như vậy vì trước đây trong cuộc chiến tranh biên giới với 3 nước láng giềng, đàn ông Paraguay đã chết quá nhiều nên kể từ đó đàn ông ở Paraguay trở nên quí hiếm và 1 ông có thể có đến nhiều bà để duy trì nòi giống. Cũng từ đó cho đến nay vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ như một số nước Á Đông, và vì thế tìm được ông chồng nào chung thuỷ như mò kim dưới đáy biển! không phải quơ đũa cả nắm vì ngay cả những anh em linh mục và tu sĩ người Paraguay có dòng máu thổ dân cũng rất khó tuân giữ lới khấn khiết tịnh so với các anh em Paraguay có dòng máu nước ngoài. Tôi cũng đau đầu khi phụ trách các chủng sinh người Paraguay vì đối với họ một thanh niên bình thường mà không có người yêu là chuyện khó chấp nhận.

Rất nhiều cặp hôn nhân theo học với tôi nhưng cuối cùng chỉ có 14 cặp là có đủ điều kiện hợp thức hoá hôn nhân vì tôi tôi không thể làm sai luật khi nhiều cặp khác từng kết hôn rồi ly dị hay đang sống chung cùng lúc 2 vợ hay 2 chồng. Tôi đã chọn Lễ Thánh Gia để hợp thức hoá tập thể cho nhưng cặp hôn nhân này. Nhìn những ông bà già không còn cái răng nào mà theo sau là đàn cháu nội ngoại như đoàn lính viễn chinh mà tôi phì cười. Nhất là khi tôi hỏi về sự ưng thuận hôn nhân và trao nhẫn cưới làm tôi cười mãi. Có hai cặp chẳng có nhẫn để trao khi tôi chuẩn bị làm phép nhẫn thì một bà khác nói để bà ta cho mượn! Thú vị thật.

Thế đó, cuộc sống truyền giáo có những chuyện “cười ra nước mắt” và “khóc tiếng nước ngoài” vì những chuyện diễn ra mình không thể lường trước được. Tuy nhiên tôi nghiệm ra một điều là chỉ có tình thương mới có thể cải hoá được nhân tâm chứ không phải bằng cấp hay sự thông minh. Mẫu gương của cha sở họ Ars luôn là một điểm tới trong cuộc sống hàng ngày của tôi.

Paraguay, mùa Noel năm 2009
 
Lễ Thánh Gia Thất tại Tam Tổng: 60 đôi mừng Ngọc Khánh
Thanh Minh
08:28 27/12/2009
THANH HÓA - Hoà trong bầu khí hân hoan của những ngày đại lễ mừng Chúa Giáng sinh 2009, đặc biệt hồng ân Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, giáo xứ Tam tổng, giáo phận Thanh hoá đã tổ chức thánh lễ kỷ niệm “Ngọc Khánh Hôn Nhân” cho gần 60 đôi Ông Bà và lễ cưới cho 7 đôi bạn trẻ trong ngày lễ kính thánh Gia Thất, ngày lãnh nhận ơn Toàn Xá.

Hình ảnh ngày Ngọc Khánh

Quả thật, đây là ngày hạnh phúc của quý Ông Bà đã sống đời hôn nhân trọn tình vẹn nghĩa với nhau, nêu gương đời sống thánh thiện cho con cháu. Có cặp vợ chồng đã sống với nhau trên 60 năm; Chúa thương ban cho họ sinh được 12 người con; ai nấy đều trưởng thành và yên bề gia thất; tất cả con cháu đều sống hoà thuận thương yêu nhau; từ con tới cháu không một ai kết hôn với người khác đạo; có người tích cực tham gia làm việc trong hội đồng mục vụ giáo xứ đã tròn 20 năm…; trong gia đình có cả 3 thế hệ sống chung với nhau, nhưng rất hoà thuận và hạnh phúc. Chính nhờ những mẫu gương gia đình sống đạo như thế, mà tỉ lệ kết hôn khác đạo tại giáo xứ Tam tổng rất thấp. Cũng chính vì có những gia đình đạo hạnh, nên tệ nạn xã hội tại giáo xứ được giảm thiểu tối đa. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa một ai chết vì mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Hôm nay, nhìn lại 60 năm sống đời vợ chồng trong bí tích hôn nhân mà Chúa Giêsu đã thiết lập, cả gia đình sum vầy bên Ông Bà và cùng Ông Bà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Đây cũng là dịp thuận tiện để cho con cháu tỏ lòng đạo hiếu, đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục của Ông Bà Cha Mẹ. Con thì tặng Cha Mẹ bộ áo mới, cháu lại tặng Ông Bà vòng nguyệt quế được kết bằng 60 bông hoa hồng tươi…Trong dịp đại hỷ này, bữa tiệc thịnh soạn với rượu ngon thịt béo là không thể thiếu đối với người dân giáo xứ Tam tổng vốn sẵn có lòng hiếu thảo và quảng đại không chỉ đối với Ông Bà Cha Mẹ mà còn với quý khách xa gần, mỗi khi có dịp về thăm trong những ngày đại lễ.

Chúng tôi dạo một vòng trong giáo xứ trưa ngày Chúa nhật lễ kính thánh Gia Thất, thì thấy rằng hầu như gia đình nào cũng sum họp đông đủ từ con tới cháu, cùng quý khách gần xa, quây quần bên Ông Bà nhân ngày lễ mừng “Ngọc Khánh Hôn Nhân”, để chúc mừng và nhất là để học theo gương sống “Trọn Tình Vẹn Nghĩa” của quý Ông Bà. Ngồi bên nhau trong bữa tiệc mừng, trên khuôn mặt mọi người, ai ai cũng rạng rỡ một niềm hạnh phúc tròn đầy. Bầu khí gia đình thật vui tươi hạnh phúc. Quả là HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA ban cho các gia đình Công Giáo mà không có gì sánh bằng hay có thể thay thế được.

Ngày đại lễ HỒNG ÂN NĂM THÁNH 2010 dành cho quý Ông Bà nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành hôn được khép lại bằng thánh lễ kính Thánh Gia Thất vào lúc 16h00 tại thánh đường giáo xứ Tam tổng thân yêu. Khởi đầu thánh lễ là cuộc rước quý Ông Bà và đoàn đồng tế, để giúp họ ôn lại ngày hạnh phúc tay trong tay bước lên bàn thờ trao nhau lời hẹn ước sống thuỷ chung trọn đời. Sau bài giảng, cha chủ sự đã cử hành nghi thức chúc lành dịp kỷ niệm hôn nhân. Và cuối thánh lễ, sau lời chúc mừng của ông chánh trương đại diện cộng đoàn giáo xứ, cha xứ đã trao tặng tấm hình gia đình Thánh Gia cho quý Ông Bà trong ngày đại hạnh này.

Bảy đôi bạn trẻ trong ngày lễ thành hôn hôm nay, cũng là dịp đại phúc cho chính mình, vì các bạn có sẵn những mẫu gương sống đời vợ chồng chung thuỷ để mà noi gương bắt chước.

Nguyện ước cho NĂM THÁNH, có nhiều đặc sủng được ban cho mọi thành phần dân Chúa, để HỒNG ÂN NĂM THÁNH làm biến đổi cuộc sống gia đình trở nên gia đình thánh noi gương Thánh Gia Thất, góp phần xây dựng xã hội và Giáo Hội ngày một tốt đẹp hơn.

Nhân dịp này, đọc lại đoạn Lời Chúa trong sách Huấn Ca (Hc 3, 3-7. 14-17a ) thật là hữu ích cho mọi tâm hồn mến yêu Lời Chúa.

"Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".

“Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.

Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi”.
 
200 lễ sinh của hạt Chí Hòa và hạt Tân Sơn Nhì mừng bổn mạng
Maria Vũ Loan
09:58 27/12/2009
SAIGÒN - Chiều ngày Chúa nhật, 27/12/2009, hơn 200 lễ sinh của hạt Chí Hòa, hạt Tân Sơn Nhì đã đến để cùng dâng thánh lễ mừng bổn mạng lễ sinh giáo xứ Vinh Sơn 3, Sài Sòn.

Hình ảnh Lễ sinh mừng bổn mạng

Đã nhiều năm qua, lễ sinh các giáo xứ thuộc hai giáo hạt trên đã liên kết thành một khối gọi là lễ sinh liên xứ để cùng giao lưu, chung vui, học hỏi cách phục vụ.

Lễ mừng được bắt đầu bằng một đoàn rước trang trọng có thánh giá nến cao tiến vào nhà thờ với sự chào đón của quí phụ huynh và cộng đoàn giáo xứ.

Hôm nay lễ Thánh Gia, trước khi có những lời khuyên với các lễ sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau, cha chánh xứ đã nói về một gia đình thánh với tương quan giữa cha mẹ và con cái.

Gia đình của Chúa Giêsu dù được gọi là gia đình thánh, nhưng không phải lúc nào cũng êm đềm, may mắn…mà cũng có trăm điều thử thách, gian truân; nào là hoàn cảnh nghèo khổ, nào là sự hiểu lầm giữa Giuse và Maria, nào là sự ghen ghét đố kỵ đến nỗi phải đi lánh nạn khi mới sinh…

Và từ “gia đình thánh” trở nên có ý nghĩa khi các thành viên trong gia đình vượt qua được những thử thách; đó là tìm thánh ý Chúa, vâng theo thánh ý Chúa, chăm nghe Lời Chúa, vui trong cảnh thanh bần, quan trọng là cách giáo dục con cái và đặc biệt là gương sống của cha mẹ.

Cha kể câu chuyện; có một con chim mẹ cõng chim con đi tìm nơi ấm áp để tránh mùa đông lạnh giá. Khi bay mỏi cánh, chim mẹ đậu xuống một mỏm đá. Trong lúc quá mệt mỏi, chim mẹ bỗng hỏi chim con: “Khi mẹ già rồi, con có cõng mẹ như mẹ đang cõng con lúc này không?” Chim con trả lời: “Con e rằng lúc đó con phải cõng con của con ở trên lưng…”. Không biết chim mẹ có quay mặt đi mà lòng cay đắng hay không thì cha không nói đến.

Nhiều phụ huynh của các lễ sinh giáo xứ Vinh Sơn 3 có mặt trong nhà thờ nghe câu chuyện này, nhưng có lẽ chẳng ai thất vọng vì cha chánh xứ còn nói về niềm vinh dự cho gia đình khi có con là lễ sinh.

Khi tham gia lễ sinh, các em được phục vụ nơi bàn thánh, được thao tác công việc trên những vật thánh, tham gia một chút vào việc tái hiện cuộc thương khó của Chúa Giêsu trên bàn thờ. Bên cạnh đó được học hỏi về phụng vụ để ý thức công việc phục vụ bàn thờ và được giáo dục nhân nhân bản để học tập tốt, là người có cách sống tốt.

Trưởng phụ trách lễ sinh liên xứ này là anh Giuse Maria Đào Cao Thắng, cho biết: “Hôm nay có hơn 200 lễ sinh về đây chúc mừng bổn mạng lễ sinh Vinh Sơn, trong tâm tình HIỆP NHẤT- YÊU THƯƠNG –PHỤC VỤ, nghĩa là cùng chia sẻ niềm vui qua lễ bổn mạng lễ sinh từng giáo xứ, cầu nguyện, nâng đỡ nhau trên bước đường phục vụ bàn thánh”.

Sau thánh lễ, lễ sinh giáo xứ Vinh Sơn đã chụp hình với cha chánh xứ. Nhìn các cháu trong nhà thờ, không biết có ai nghĩ rằng, Giáo Hội sẽ có thêm một số linh mục từ những cháu lễ sinh này, vì phần lớn các linh mục trước khi chọn đời dâng hiến thường có thời gian là lễ sinh.

Tiệc mừng rất vui vì ở đây các cháu bộc lộ tính cách rất rõ ràng. Các cháu nhỏ thì vui vẻ quá mức, anh các trưởng thì chững chạc từ tốn như các chủng sinh. Đặc biệt là không có một lễ sinh nữ nào. Việc chọn các cháu là lễ sinh nữ cũng đã gây nhiều tranh cãi nơi quí bà. Không biết phải nghĩ thế nào mới đúng.

Mong rằng các cháu lễ sinh Vinh Sơn sau mỗi lần mừng bổn mạng lại ngoan hơn nữa.
 
Thăng Tiến Hôn Nhân Nam Úc mừng Kính ''Lễ Thánh Gia Thất'' Bổn Mạng
Jos. Vĩnh SA
06:08 27/12/2009
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân và Gia Đình Nam Úc Mừng Bổn Mạng

LỄ THÁNH GIA THẤT VÀ KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP




Vào sáng Chúa nhật 27/12/2009, chương trình TTHNGĐ/NU đã hân hoan mừng kính lễ Bổn mạng và kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình trong thánh lễ vào lúc 9.30Am sáng của cộng đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc. Thánh lễ được tổ chức trọng thể với sự chủ tế của cha Gioan B. Nguyễn Viết Huy SJ phó quản nhiệm Cộng Đồng, linh nguyền của Chương trình, cùng đồng tế có Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐ, cha Phêrô Trần quang Tòng và cha Hòa (GP Nha Trang VN). Mở đầu thánh lễ là nghi thức rước huy hiệu chương trình hòa quyện với lời ca mừng Thánh Gia Thất của ca đoàn Song Nguyền quy tụ những thành viên trong chương trình, cùng dâng lên Chúa những lời ca tán tụng thật sốt sáng.

http://catholicvideo.org/Albums/TTHNhanNet27122009/

Qua bài giảng trong thánh lễ Đ/Ô Nguyễn Minh Tâm đã diễn giải tình yêu thương trong gia đình và đề cao những ý nghĩa cao quý mà các thành viên trong gia đình cần có nhằm dựng xây một gia đình hạnh phúc, tin yêu theo gương gia đình Thánh Gia. Sau thánh lễ, ông chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo VN/NU thay mặt cộng đồng lên chúc mừng bổn mạng và ngày kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình.

Ông Chủ nguyền thay mặt chương trình ngỏ lời cám ơn và trao tặng qùa kỷ niệm đến Đức ông và cha Linh nguyền.

Được biết Chương trình TTHNGĐ/Nam Úc đã được khai sinh từ khóa 53 vào tháng 1/1995 do linh mục Phêrô Chu Quang Minh Sj, vị sáng lập chương trình đích thân từ Mỹ đến Nam Úc tổ chức và hướng dẫn khóa học.

Sau sự thành công của các khóa căn bản tại nhiều tiểu bang tại Úc Châu, nên chương trình TTHNGĐ đã được nhiều cộng đoàn đón nhận, nhờ vào những nhu cầu khẩn thiết và mang lại lợi ích cho các gia đình Việt Nam trên xứ người. Chính vì thế, cha Âutinh Nguyễn Đức Thụ Sj vị Linh nguyền tiên khởi của Chương trình tại Nam Úc đã nỗ lực và tạo điều kiện cho sự phát triển lớn mạnh của Chương trình. Kể từ khóa căn bản đầu tiên được tổ chức vào năm 1995 tổng cộng đã có 11 khóa căn bản và 2 khóa tu nguyền.

Khóa căn bản của chương trình TTHNGĐ nhằm mục đích tạo thêm “Tình Thương yêu-Gần gũi” giữa vợ chồng.

Từ mục đích thương yêu gần gũi, khóa học nhằm hướng dẫn các cặp vợ chồng nhắm đến 4 mục đích sau: Đạo đức bản thân, thông cảm vợ chồng, liên hệ giữa cha mẹ và con cái, liên hệ với tha nhân.

Hiện nay Chương trình TTHNGĐ Nam Úc vẫn phát triển mạnh và duy trì được những sinh hoạt căn bản làm nền tảng cho sinh hoạt là các buổi họp Liên gia hằng tháng giúp cho các cặp song nguyền có cơ hội học hỏi, chia sẻ và cầu nguyện chung.

Họp Song Nguyền và các sinh hoạt đặc biệt như thực hiện những công tác bác ái, thăm viếng, góp phần vào sinh hoạt chung của Cộng Đồng Công Giáo VN/NU và hằng năm tổ chức các buổi Picnic, đi trại chung cho mọi thành viên, thân hữu và gia đình. Sau thánh lễ là buổi tiệc liên hoan mừng bổn mạng và mừng ngày kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình. Mười lăm năm một cuộc hành trình khá dài với biết bao thăng trầm biến đổi và qua nhiều gian nan thử thách. Tuy nhiên nhờ ơn Chúa, nhiều gia đình đã tìm lại được bầu khí yêu thương thuận thảo, và nhờ những phương pháp của chương trình mà nhiều gia đình đã có được sự cảm thông, chân thành để tạo bầu khí gia đình đầm ấm. Trong buổi tiệc liên hoan có sự hiện diện Đức ông quản nhiệm, cha Linh nguyền, cha khách, đại diện Ban Mục Vụ, các vị đại diện các đoàn thể, phong trào họ đạo trong Cộng Đồng Công Giáo VN/NU và đông đảo những cặp song nguyền đang góp phần tích cực trong các sinh hoạt của chương trình. Ngoài ra còn có các anh chị trong cộng đồng đã từng tham dự các khóa căn bản trong suốt 15 năm qua cũng hiện diện để chia sẻ niềm vui chung với chương trình trong ngày mừng 15 năm thành lập. Buổi tiệc đã mang lai niềm hân hoan cho nhiều gia đình, đây cũng là dịp để nhiều ông bà, anh chị em trong chương trình có dịp gặp gỡ, chia sẻ và cùng hòa chung niềm vui trong ngày bổn mạng mừng Thánh Gia Thất và cũng là dịp để nhìn lai cuộc hành trình 15 năm đã qua và tích cực hơn trong những thời gian sắp tới cùng góp phần xây dựng gia đình an vui hạnh phúc và một cộng đồng đoàn kết, yêu thương. Buổi tiệc liên hoan đã kết thúc vaò lúc 01 giờ chiều cùng ngày trong niềm hân hoan của niềm vui ngày mừng bổn mạng. Đan Huyền
 
Lễ thánh Gia thất tại nhà thờ chính tòa Đà Nẵng
Paul Maria
07:17 27/12/2009
ĐÀ NẴNG - Chiều nay, lúc 16giờ 00, tại tiền đường Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Đà Nẵng, Cha Tổng FX. Đặng Đình Canh đã chủ tế Thánh lễ Thánh Gia Thất cùng với Quý Cha trong Hạt Đầ Nẵng. Rất đông Giáo hữu đã về tham dự. Theo chương trình, Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo phận chủ tế, nhưng do Ngài bị ốm, nên Cha Tổng đã thay mặt Ngài chủ sự Thánh lễ.

Hình ảnh thánh lễ

Đây cũng là lễ Quan Thầy của Hội Thăng Tiến Hôn Nhân Giáo phận Đà Nẵng và cộng đoàn Phụng vụ chúc mừng, hiệp ý cầu nguyện, tạ ơn Chúa cùng với 6 đôi Hội viên kỷ niệm 25 & 50 Hôn phối.

Trong bài giảng lễ, Cha Tổng đã chia sẻ:

" Đức Maria và Thánh Giuse trong suốt cuộc đời dương thế luôn sống vâng phục Thánh ý Thiên Chúa. Các Ngài luôn hy sinh quên mình vì nhau, luôn bên nhau từ lần về Bêlem khai sổ nhân khẩu, cùng trốn sang Ai cập, và hôm nay, lại cùng nhau hành hương về Giêrusalem... Các Ngài luôn nắm tay nhau, luôn nắm lấy tay Giêsu, để cùng vượt qua mọi thử thách gian nan của cuộc sống...

Thánh gia nêu cho chúng ta những nét nổi bậc sau đây:
- Thờ phượng, kính mến Chúa hết lòng hết sức.
- Yêu thương, hy sinh, chia sẻ cùng nhau mọi gian nan thử thách của cuộc sống.
- Hết lòng dạy dỗ, chăm sóc, nuôi nấng trẻ Giêsu.
- Trẻ Giêsu thì " càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và người ta ".
Vì thế, thánh gia luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc.

Nhìn lại các gia đình ngày nay:
- Vì sống ích kỷ, chỉ mong thỏa mãn cái tôi cá nhân... đưa đến tình trạng bất nhân bất nghĩa, bất hòa.
- Người ta coi nhẹ sự chung thủy vợ chồng, nên gia đình luôn gặp cảnh tan nát chia lìa, ly dị.
- Cha mẹ mất phẩm giá con người, thử hỏi làm sao dạy dỗ con cái, dẫn đến việc con cái hư hỏng, mất nhân cách, sống sa đọa, lòng ích kỷ.

Giáo Hội mừng lễ Thánh Gia Thất để mời gọi các gia đình, nhờ ơn Chúa giúp, biết noi gương bắt chước Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, biến gia đình mình trở thành một gia đình Công Giáo, một cộng đoàn yêu thương, để làm bằng chứng tình yêu của Chúa đối với mọi gia đình chung quanh... "


Một Thánh lễ ấm áp, sốt sắng và đầy tình yêu thương trong đại gia đình Giáo phận, đặc biệt với niềm hân hoan sống tích cực tinh thần Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt nam.
 
Giáo phận Hải Phòng: Ngày hành hương Năm thánh các Ban Hành Giáo
TGM Hải Phòng
07:25 27/12/2009
HẢI PHÒNG - Theo chương trình Năm Thánh, ngày 27-12-2009, lễ kính Thánh Gia, là ngày hương của các Ban hành giáo trong toàn Giáo phận. Đền Thánh Đức Mẹ Nam Am được chọn cho ngày gặp gỡ này. Trên 4000 người tham dự buổi chia sẻ và thánh lễ, trong đó có khoảng 2000 người là thành viên các Ban hành giáo.

Trong phần thuyết trình, Cha Giuse Nguyễn Văn Thông, đặc trách Mục vụ Gia đình và các Ban hành giáo, đã trình bày đề tài Năm Thánh, trong đó ngài nhấn mạnh đến hai ý tưởng chính: Giáo Hội Hiệp Thông và Giáo Hội tham gia. Liên hệ đến chức năng và vai trò của các Ban hành giáo, Cha thuyết trình đã nêu lên sự đóng góp tích cực của các thành viên Ban hành giáo, đồng thời cho thấy đó là sứ mạng quan trọng góp phần tham gia truyền giáo. Những bài Thánh ca được đan xen vào chương trình thuyết giảng, làm cho buổi gặp gỡ thêm sinh động hơn.

Đúng 10 giờ, Đức Giám mục chủ sự Thánh lễ kính Thánh Gia, với sự hiện diện của gần 20 Linh mục đồng tế. Trong bài chia sẻ, sau khi đề cập đến gương sáng của Thánh Gia Na-gia-rét, Đức Giám mục đã liên hệ tới Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận Hải Phòng như một Gia đình. Dựa trên kinh Năm Thánh của Hội Đồng Giám mục, Ngài kêu gọi mọi người hãy tham gia để xây dựng Giáo phận thành một gia đình, nơi có nhiều thành viên tuy khác biệt về tuổi tác, về trình độ văn hóa và môi trường xã hội, nhưng cùng chung một lý tưởng là làm cho ánh sáng Tin Mừng được chiếu rọi khắp nơi. Ngài cũng cám ơn sự hy sinh đóng góp của các thành viên Ban hành giáo trong Giáo phận. Quả vậy, nhìn lại những năm tháng khó khăn đã qua, các Ban hành giáo đã góp phần duy trì đức tin và những di sản vật chất của các bậc Tiền nhân để lại. Hiện nay, các Ban hành giáo cũng đang đóng góp phần đáng kể vào việc điều hành các Giáo xứ, Giáo họ, dưới sự hướng dẫn của các Cha xứ. Đức Giám mục ước mong cuộc gặp gỡ hôm nay sẽ là một cuộc tiếp sức cho các thành viên Ban hành giáo, để họ phục vụ Giáo Hội cách nhiệt tình và hữu hiệu hơn trong công cuộc truyền giáo, xây dựng Giáo Hội địa phương.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Giám mục ngỏ lời cám ơn Cha Xứ Nam Am, Cha Phụ tá và Ban Chánh Trương, Ban Hành Giáo, đoàn Kim Nhạc, Ca Đoàn, là nơi tổ chức ngày hành hương hội ngộ đầy ý nghĩa này

Theo lời mời gọi của Đức Giám mục chủ lễ, mọi người hiện diện cùng cầu nguyện và lĩnh ơn Toàn Xá, trong niềm vui hân hoan của Năm Thánh và Mùa Giáng Sinh.

Sau thánh lễ, mọi người được thưởng thức phần quà thanh đạm do Cha xứ Nguyễn Văn Thục và Ban chánh trương Nam Am khoản đãi.

Cuộc gỡ này đã góp phần nối kết các thành viên Ban hành giáo với nhau trong tình huynh đệ gia đình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ trở nên những tông đồ nhiệt thành đem Lời Chúa đến mọi nơi.
 
Giáo xứ Phú Bình, Sài gòn mừng lễ Thánh gia thất bổn mạng
Martin Lê Hoàng Vũ
10:01 27/12/2009
SAIGÒN - Chiều ngày 27.12.2009, tại giáo xứ Phú Bình, Sài gòn, đã diễn ra thánh lễ mừng kính Thánh gia thất bổn mạng giáo xứ. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Giáo phận đã về chủ tế thánh lễ đồng tế và ban bí tích Thêm sức cho các em thiếu nhi trong và ngoài giáo xứ. Cùng đồng tế với Đức cha còn có cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng hạt Phú Thọ, cha Giuse Nguyễn Văn Niệm, chánh xứ Phú Bình, và khoảng 5 quý cha cùng mọi thành phần trong cộng đoàn giáo xứ.

Hình ảnh Lễ mừng

Trước thánh lễ, Đức cha Phêrô, quý cha, HĐMV giáo xứ, đại diện các hội đoàn, các em sắp lãnh nhận bí tích Thêm sức và cha mẹ đỡ đầu đã có một cuộc cung nghinh tôn vinh thánh gia thất.

Tiếp theo sau đó, trong lời kêu mời đầu thánh lễ, Đức cha Phêrô đã nói về ý nghĩa lễ thánh gia thất trong khung cảnh giáo xứ Phú Bình hiện tại. Thánh gia thất là mẫu gương sáng ngời cho mọi gia đình Công giáo. Giáo xứ Phú Bình hôm nay hiệp với Giáo hội toàn cầu mừng lễ thánh gia trong niềm vui mừng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cùng với các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức và vì ngôi nhà thờ mới của giáo xứ sắp hoàn thành. Và đây là lần đầu tiên, từ khi chính thức nhậm chức giám mục phụ tá giáo phận, ngài đến thăm mục vụ giáo xứ Phú Bình

Trong phần bài giảng, Đức cha Phêrô hỏi các em thiếu nhi về những nét mới mẻ trong ngày lễ bổn mạng của giáo xứ năm nay. Chúng ta vui mừng vì hôm nay giáo xứ mừng bổn mạng thánh gia thất một cách long trọng hân hoan. Vui mừng vì các em được lãnh nhận bí tích Thêm sức trong ngôi nhà thờ mới của giáo xứ. Và vui mừng hơn nữa vì chúng ta đang sống trong Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giám phẩm Việt Nam. Ngỏ lời với cộng đoàn giáo xứ, Đức cha Phêrô đã khai triển từ đề cương Năm Thánh 2010 của các giám mục Việt Nam. Giáo hội: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ. Đức cha nhấn mạnh rằng: chính các gia đình kitô hữu phải sống ba chiều kích đó ngay trong chính gia đình của mình. Con cái là quà tặng của Thiên Chúa ban cho cha mẹ và cho gia đình, là một mầu nhiệm trong ý định của Thiên Chúa. Một thực trạng xã hội trong thành phố này là tình trạng nạo phá thai càng ngày càng gia tăng và bên cạnh đó, số ca hiếm muộn cũng mỗi ngày thêm đông. Cha mẹ phải chuyển giao đức tin cho con cái của mình, dạy con cái sống và thực hành đức tin. Một cách cụ thể, thay vì bảo con mình đi xưng tội, người cha hãy cùng đi với con đến tòa giải tội. Gia đình kitô hữu phải là cộng đoàn có sứ vụ ra đi loan báo Tin Mừng cho đồng bào và đồng loại.

Gần kết thúc thánh lễ, ông đại diện HĐMV giáo xứ và một em vừa được lãnh nhận bí tích Thêm sức đã nói vài lời cám ơn Đức cha, cha hạt trưởng, cha chánh xứ và quý cha hiện diện. Ông đã nhắc lại khó khăn vào thời điểm khi giáo xứ chuẩn bị xây dựng nhà thờ mới, tình hình kinh tế thế giới đang bi khủng hoảng trầm trọng và kinh tế trong nước cũng đang lạm pháp. Thế nhưng, ơn Chúa đã trợ giúp qua lòng quảng đại của các ân nhân xa gần, và bà con trong giáo xứ, của 22 giáo xứ trong giáo phận, đến nay ngôi nhà thờ mới đang trong giai đoạn cuối và sắp sửa hoàn thành chính thức. Ngôi nhà thờ giáo xứ Phú Bình đã trải qua thời gian một năm 6 tháng xây dựng.

Sau đó, Đức cha Phêrô đáp từ bằng tâm tình cám ơn cộng đoàn giáo xứ Phú Bình đã đón tiếp ngài và quý cha trong một thánh lễ rất long trọng sốt sắng. Ngài hy vọng rằng lần đến thăm giáo xứ Phú Bình lần này là mùa vọng, chuẩn bị cho Đức Hồng y sẽ đến chính thức hoàn thành nhà thờ mới, cho nên trong thời gian này giáo xứ vẫn tiếp tục cần sự trợ giúp của những ân nhân cho công trình xây dựng nhà thờ Phú Bình sớm hoàn thành.

Giáo xứ Phú Bình toạ lạc ở số 423 đường Lạc Long Quân, Phường 5. Quận 11, trong một khu vực dân cư có nhiều đồng bào người Hoa sinh sống, thuộc giáo hạt Phú Thọ, giáo phận Sài gòn. Giáo xứ được hình thành vào năm 1958, do cha cố Tôma Phạm Ngọc Biểu sáng lập. Linh mục chánh xứ đương nhiệm là cha Giuse Nguyễn Văn Niệm, nhậm xứ từ tháng 9 năm 1997 cho đến nay. Ngôi nhà thờ mới của giáo xứ sắp chính thức hoàn thành được Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc đặt viên đá đầu tiên vào thánh lễ ngày 15.3.2008.
 
Cộng Đoàn Sjælland tại Thủ Đô Copenhagen Denmark mừng Giáng Sinh 2009
Tham dự viên
14:40 27/12/2009
ĐAN MẠCH - Dẫu gặp những ngày bão tuyết khác thường đầu Mùa Giáng Sinh, theo thông lệ hằng năm, và cũng là dịp để tín hữu Việt Nam hiệp thông cách sốt sắng rộng rãi với Giáo Hội tại quê nhà đang cử hành Năm Thánh 2010, cha tuyên úy và BTC đã mời các tín hữu Việt Nam tại Sjælland tề tựu về Hội Trường Kongsholm Albertslund tham dự Lễ Mừng Giáng Sinh chiều ngày Thứ Bảy 19.12.2009.

Thời tiết tại Đan Mạch kể đã tới 15 năm ít có tuyết rơi vào Mùa GS, đặc biệt năm nay dấu chỉ ”White Christmas” đột ngột làm mọi người hân hoan, nuôi niềm hy vọng; nhưng qua việc đi lại và di chuyển, chúng ta phải trả giá cho đường xá khá trơn trượt và thời tiết lạnh khắc nghiệt. Tuy vậy thời tiết không ảnh hưởng nhiều tới đại lễ: hội trường số người tham dự đông đảo không còn trống chỗ.

Theo chương trình: 16 giờ 00 Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh & 18 giờ 30 Văn Nghệ Mừng Giáng Sinh, Xổ Số & Phát Quà Giáng Sinh

Thánh Lễ Chủ Nhật thứ tư Mùa Vọng:

Thánh lễ do cha tuyên úy Chu Huy Châu cử hành, cha xứ Tåstrup đồng tế.

Hội trường và sân khấu bài trí rực rỡ hoành tráng. Giáo dân tham dự lễ sốt sắng. Ca Đoàn hát những bài thánh ca du dương tuyệt vời.

Đặc biệt nhất là trước thánh lễ, trong nghi thức ngắn gọn, cha chủ tế hướng ý giúp các tín hữu hiệp thông việc cử hành Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam bằng Lời Chúa, lời nguyên tắt và nhất là việc CĐ cùng hát thật sốt sắng bài ” Mùa Hồng Ân”, bài ca chính thức của Năm Thánh.

Ý tưởng chính qua lời nguyện của vị chủ tế là cầu nguyện cho các tín hữu tích cực xây dựng Công Đoàn hiệp nhất.

Sau các bài đọc và phần chia sẻ Lời Chúa, cha chủ tế cử hành nghi thức hoà giải giúp mọi người giải quyết những bất hòa, thành tâm thống hối và cầu xin Thiên Chúa tha thứ mọi thiếu sót lỗi lầm, hầu xứng đáng tham dự thánh lễ và nhất là hiệp thông Năm Thánh.

Sau phép lành CĐ cùng sốt sắng đọc Kinh Năm Thánh của HĐGM Việt Nam.

Thánh lễ kết thúc với mục tặng quà kèm theo nguyện ước Giáng Sinh và những lời chúc mừng Năm Mới của BTC tới quí cha và tất cả mọi người trong CĐ.

Tiếp ngay sau thánh lễ là thời gian giải lao và ăn tối. Các quầy ẩm thực ngay từ đầu đã bận rộn và thật nhộn nhịp. Ban ẩm thực đã chuẩn bị thật chu đáo và đầy đủ các món ăn đầy hương vị quê hương, hợp khẩu vị mọi người. Sự nhiệt tình và hy sinh từ ban ẩm thực quả cũng không nhỏ với nhiều ngày các bàn tay sát bên nhau xếp đặt và chuẩn bị.

Văn Nghệ Mừng Giáng Sinh năm 2009

CT Văn nghệ mừng GS khai mạc vào lúc 18 giờ 30, tiếp theo là các mục trình tấu những bài thánh ca, hoạc các bản đồng ca của các đoàn nhóm làm rộn ràng mùa GS. Nổi bật và gây ấn tượng với mọi người là Hoạt Cảnh Hang Be Lem, dàn dựng thật hài hòa công phu với khoảng 60 diễn viên thuộc đũ lứa tuổi. Bên cạnh cảnh khó khăn nghèo hèn trong máng cỏ Be Lem, nổi bật cảnh hoành tráng mạnh mẽ của đội quân LA Mã luôn hiếu động trong ”điệu nhạc hip hop” gây sự chú ý cho mọi người. Kết thúc hoạt cảnh là hội trường tất cả trang trọng hợp xướng thánh ca ” Hang Be Lem” của cố ns. Hải Linh, hướng về hang đá rưc rỡ ánh đèn, đang vây quanh bởi các thiên thần ca hát, mục đồng thờ lạy, ba vua thăm viếng và cả quân lính La Mã lố nhố xen kẽ vào nữa. Thật là hoành tráng và gây xúc động!

Hai đợt mở sổ xố và mục ông già Noel phát quà cũng không kém gây hào hứng cho mọi lứa tuổi.

Ở đây ta không thể bỏ qua một số chi tiết đặc biệt nổi bật từ những sinh hoạt chung vào dịp này.

Điều thường tình là tất cả mọi niềm vui, mọi sinh hoat chung đưa lại thành quả to lớn đều phải trả bằng những giá đắt, bằng những hy sinh cân xứng, bằng tình yêu thương đoàn kết dành cho nhau.

Lễ mừng GS năm nay thành công mỹ mãn, tạo được niềm vui và sự hạnh phúc cho mọi người trong tinh thần CĐ thực sự hiệp nhất. Sự hy sinh cho việc chung và tinh thần phục vụ thể hiện qua sự tiếp tay từ mọi thành phần trong CĐ dân Chúa: từ ông bà, cha mẹ đến những em nhỏ trong các vai thiên thần thật thánh thiện, thơ ngây và thương mến. Phần lớn những vai nổi bật năm nay trong hoạt cảnh hoành tráng GS được diễn xuất bởi hầu hết diễn viên từ nhiều lứa tuổi khác nhau còn rất trẻ, gây ấn tượng với mọi người. Các em phục vụ tự nhiên, thành thạo được như vậy, ngoài sự nhiệt tình kiên trì tập dợt của các em còn bao hy sinh đóng góp của phụ huynh với thời giờ chuyên chở, thậm chí cả tiền bạc để khích lệ con em mình nữa. Thêm vào đó, sự thành công cũng khó đạt được nếu các em không được hướng dẫn bởi một số huynh trưởng tháo vát, năng nổ và các phụ huynh nhiệt tình với những khả năng tìm tòi phương cách hữu hiệu nhất tạo niềm vui và thu hút được nhiệt tình của con em. Hầu hết mọi thành phần tín hữu đều hết mình tiếp tay cho ngày đại lễ. Đó là ưu điểm nổi bật cho BTC. Thậm chí những việc xếp dọn bàn ghế, nhặt rác, quét dọn nhanh chóng của mọi bàn tay đều được coi như những việc lành tiếp tay xây dựng CĐ.

Tổ chức mừng Lễ Giáng Sinh, cùng hiệp thông Năm Thánh 2010, CĐ Sjælland cảm tạ Thiên Chúa về hồng ân đặc biệt thể hiện qua chúng ta cùng đứng trong tình đoàn kết yêu thương hiệp nhất để phục vụ tha nhân; đó là mục đích của Năm Thánh, và Lễ Mừng Giáng Sinh 2009 mang nhiều niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.
 
Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
19:58 27/12/2009
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 27/12/2009 rất đông đủ các anh chị em Song Nguyền và Quan Khách đã đến nhà thờ Sacred Heart, Giáo đoàn Cabramatta tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất là Quan Thầy của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình thuộc TGP Sydney.

Hình ảnh Lễ Bổn mạng

Cha Paul Văn Chi Linh Nguyền và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng trích Phúc Âm của Thánh Luca. Cha Văn Chi đã nói về Gia Đình rất gương mẫu và tuyệt vời nhất là Gia Đình Thánh Gia Nazareth. Một gia đình hạnh phúc và thánh thiện luôn để cho các gia đình Công Giáo noi gương sống trong hạnh phúc, niềm an hòa, và đẹp lòng Thiên Chúa. Dù gia đình Thánh Gia trải qua những biến cố khó khăn, những gian truân, những thách đố, nhưng gia đình Thánh Gia vẫn luôn sống trong ân sủng, vui tươi và hạnh phúc.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, mọi người cùng quỳ trước bàn thờ dâng lên Thiên Chúa lời Kinh Hôn Nhân Gia Đình, nguyện xin Chúa ban cho mọi gia đình sống theo gương Gia Đình Nazareth. Sau đó ông Hà Pi Liến Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabramatta thay mặt Giáo Đoàn ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân.

Thánh lễ kết thúc, các anh chị em Song Nguyền đến nhà hàng International Canley Vale tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng với những tiết mục hát Karaoke, xổ số may mắn trong dịp Giáng Sinh.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sự Cứu Rỗi
Joseph Ngọc Phạm
23:05 27/12/2009

SỰ CỨU RỖI



Ảnh của Joseph Ngọc Phạm.

Mầu nhiệm hậu Giáng Sinh chính là sự cứu rỗi!

(SN)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền