Ngày 25-12-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bangladesh: Lễ Giáng sinh giữa cây chuối và ngôi sao tre
Nguyễn Trọng Đa
06:15 25/12/2011
Bangladesh: Lễ Giáng sinh giữa cây chuối và ngôi sao tre

Dhaka (AsiaNews) – Khi các lồng đèn ngôi sao tre được treo trên mái nhà và cây chuối được trang trí như cây thông Noel, việc chuẩn bị cho ngày lễ linh thiêng nhất đi vào đỉnh cao tại Bangladesh.

Ngay trong đất nước có đa số dân là người Hồi giáo này, lễ Giáng sinh là một ngày lễ nghỉ theo luật định. Trong các làng mạc, mọi người tham gia chuẩn bị lễ Borodin (Giáng sinh). Người ta làm một số loại bánh nướng truyền thống, trang trí nhà thờ và nhà cửa; một số người khác tập hát thánh ca Giáng sinh, vì mọi thứ phải sẵn sàng cho đêm Giáng sinh, khi các gia đình đi nhà thờ để xưng tội, trước khi họ có thể tiếp đón Chúa Hài Đồng trong nhà họ.

"Đối với lễ Borodin (Giáng sinh), chúng tôi chuẩn bị các loại bánh pitha-pulis khác nhau (một loại bánh địa phương được làm bằng bột gạo). Đối với chúng tôi, đây là một ngày đặc biệt trong cuộc sống của chúng tôi, mà chúng tôi háo hức chờ đợi trong suốt cả năm ", - Suchitra Rozario, một bà nội trợ ở giáo xứ Mothbari, Gazipur, nói.

Trong Mùa Vọng, Kitô hữu Bangladesh làm đẹp ngôi nhà của mình với đồ trang trí thủ công địa phương. Họ chuẩn bị các goshala nhỏ (máng cỏ), và treo ngôi sao nhỏ làm bằng tre và giấy màu lên mái nhà để tượng trưng cho ngôi sao Bê Lem.

Dân làng cũng sơn nhà cửa, hát các điệu khác nhau, viết các câu ngắn do họ sáng tác trên vách pira (phần thấp của ngôi nhà vách đất).

Đầu tháng 12, thanh niên nam nữ tập hát thánh ca, họ sẵn sàng đi từ nhà này qua nhà khác để hát nhạc Giáng sinh trong tuần lễ trước ngày 25-12.

Dipu Rodrigues, một thanh niên ở giáo xứ Nagori, Gazipur, vui vẻ nói: "Năm nay, chúng tôi chặt các cây chuối để trồng lại chúng từng cặp trước lối chính vào làng. Lá chuối uốn cong tạo thành mái vòm đẹp. Chúng tôi có kế hoạch trồng một cây chuối ở giữa sân như các năm trước, như một biểu tượng của cây Giáng sinh".

Cho dù ở thành phố hoặc các làng mạc, lễ Giáng sinh được tổ chức theo nhiều cách khác nhau.

Dolon Placid Gomes, một giáo dân trong Giáo xứ Thánh Giá, Luxmibzar, Dhaka, hướng dẫn các số giáo dân trang trí nhà thờ.

Ông nói: "Việc mừng lễ Giáng sinh ở thành phố thì hơi khác ở các làng mạc một chút. Chúng tôi hát thánh ca trong tuần lễ trước lễ Giáng sinh. Nhiều người chúng tôi sẽ rời thành phố về làng quê dự lễ Giáng sinh với người thân”.

Linh mục Joyanto Gomes, giám đốc Trung tâm Truyền thông Kitô giáo, cho biết: “Lễ Giáng sinh tại nhà thờ chính toà Đức Bà ở Dhaka sẽ được phát sóng trực tiếp bởi hầu hết các kênh truyền hình địa phương. Cả đài phát thanh và đài truyền hình cũng có kế hoạch đặc biệt cho kỳ nghỉ cuối tuần, một sự kiện rất đặc biệt trong một quốc gia Hồi giáo”. (AsiaNews 24-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha : Xin Hài Nhi Giêsu tỏ hiện quyền năng của Người
Bùi Hữu Thư
18:27 25/12/2011
Nói về quyền năng cao cả của Thiên Chúa trong bài giảng lễ Vọng Giáng Sinh

VATICAN, ngày 24, tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói lên một lời nguyện xin trong bài giảng hôm nay trong thánh lễ Vọng Giáng Sinh: "Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã xuất hiện như một hài nhi" và "chúng con yêu mến tình trạng con trẻ và yếu đuối của Người," nhưng chúng con vẫn xin Người, "hãy tỏ hiện quyền năng của Người."

Giữa Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô với đèn đóm trang hoàng rực rỡ, Đức Thánh Cha cầu xin như vậy, khi ngài nhắc đến là cả ba Thánh Lễ Giáng Sinh đều trình bầy một trích dẫn sách Tiên Tri Isaiah, "mô tả chi tiết về những gì đã xẩy ra đêm Giáng Sinh: "một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, và vương quyền được đặt trên vai người, và đây là tên họ gọi người: Đấng Khuyên Bảo Lạ Kỳ, Thiên Chúa Tối Cao, Cha Muôn Đời, Hoàng Tử Hoà Bình. Vương quốc người trong thái bình sẽ tồn tại muôn ngàn đời."

Đức Thánh Cha nói không rõ tiên tri Isaiah đã nhắc đến một hài nhi đặc biệt nào trong thời kỳ lịch sử của ngài, nhưng ngài đã nói, "điều này có vẻ không thể xẩy ra. Đây là bản văn độc nhất trong Cựu Ước đã viết về một hài nhi, một con người, mà tên gọi sẽ là Thiên Chúa Toàn Năng, người Cha Muôn Thuở. Chúng ta được bầy tỏ một viễn ảnh kéo dài xa quá giờ phút huyền nhiệm, tới tương lai."

Đức Thánh Cha nói, "Một hài nhi, với tất cả những yếu đuối, là Thiên Chúa Toàn Năng. Một hài nhi với tất cả những nhu cầu và sự tùy thuộc, là người Cha Muôn Thở. Và thái bình của Người 'vững bền mãi mãi.'"

Suy niệm về nền hoà bình này, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng Thiên Chúa như một hài nhi "tự mình chống chọi với tất cả mọi sự bạo tàn và đem lai một sứ điệp hoà bình."

Ngài tiếp: "Vào lúc này, thế giới vẫn liên tiếp bị đe doạ bởi bạo lực tại biết bao nhiêu nơi chốn, và bằng biết bào nhiêu cách thức khác nhau, khi mãi mãi vẫn có những chiếc roi của quân đàn áp và những áo choàng đẫm máu, chúng ta phải kêu lên với Chúa: Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã xuất hiện như một hài nhi và đã tỏ hiện cho chúng con như Đấng thương yêu chúng con, Đấng qua Người tình yêu sẽ chiến thắng. Và Chúa đã bầy tỏ cho chúng con là chúng con phải là những người kiến tao hòa bình củng với Chúa.

"Chúng con yêu mến tình trạng con trẻ và bất lực của Chúa, nhưng chúng con đau khổ vì sự hiện diện không ngừng của bạo lực trên thế giới, và do đó chúng con cầu xin Chúa: Lạy Chúa! Xin hãy bầy tỏ quyền năng của Người. Trong thời giàn này của chúng con, trên thế giới này của chúng con, xin làm cho cháy rụi những chiếc roi của kẻ đàn áp, những áo choàng đẫm máu và những chiếc giầy của chiến trận, để cho hoà bình của Chúa có thể chiến thắng trên thế giới chúng con."
 
Cuba tuyên bố việc phóng thích hàng ngàn tù nhân
Bùi Hữu Thư
18:05 25/12/2011
Tổng Thống Cuba Raul Castro


Năm Thánh Đức Mẹ và chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI
Rôma, Chúa Nhật 25 tháng 12, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Ba tháng trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI và 15 ngày trước khi khai mạc Năm Thánh Đức Mẹ, tổng thống Raul Castro đã tuyên bố là "Hội Đồng Nội Các, trong một cử chỉ nhân bản và uy quyền đã quyết định phóng thích trên 2.900 tù nhân," trong số này có một số bị kết án phạm tội "chống lại nền an ninh quốc gia," cũng như các phụ nữ, các bệnh nhân, và những người già trên 60 tuổi, các trẻ em, và 86 người ngoại quốc thuộc 25 nước khác nhau.

Trước khi tuyên bố lệnh ân xá, tổng thống Castro đã đề cập đến trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội, ngày 24 tháng 12, chuyến viếng thăm sắp tới vào tháng Ba của Đức Thánh Cha Benedict XVI, Quốc Trưởng của Quốc Gia Thánh Đô Vatican và Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo."

Ông đã tiếp: "Dân tộc chúng tôi và chính quyền sẽ rất vinh dự được đón tiếp Đức Thánh Cha với lòng yêu mến và tôn kính," và "chúng tôi sẽ không lãng quên những tâm tình thân hữu và kính trọng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã để lại nơi đây trong chuyến viếng thăm của ngài năm 1998."

Nhân dịp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm, đã có 300 tù nhân được phóng thích. Và năm 2011, một thoả hiệp với Giáo Hội Công Giáo đã khiến cho có việc phóng thích 100 tù nhân.

Tổng thống Cuba đã khẳng định rằng "vụ ân xá sẽ có hiệu lực vào những ngày sắp tới, như một bầy tỏ mới về sự quảng đại và uy quyền của cuộc cách mạng."

Ông đã đề cập đến rất nhiều lá thư xin ân xá của các gia đình và "các cơ quan tôn giáo khác," trong số đó có Hội Đồng các Giáo Hội Cuba và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Cuba, qua sự can thiệp của vị chủ tịch, Tổng Giám Mục Giáo phận Santiago tại Cuba, là Đức Tổng Giám Mục Dionisio García Ibáñez.

Nhưng sau bài diễn văn của tổng thống, đài truyền hình Cuba đã trình chiếu những hình ảnh của Đền Thánh Đức Mẹ Đồng Trinh Cobre mơi Đức Tổng Giám Mục đã gửi điện văn Giáng Sinh và mời gọi người Công Giáo ăn mừng Năm Thánh Đức Mẹ vào dịp kỷ niệm 400 năm việc khám phá hình ảnh vị Quan Thầy của Cuba được tôn vinh với tước hiệu "Đức Mẹ Bác Ái" (Notre Dame de la Charité).
 
Đức Thánh Cha kiểm điểm sinh hoạt Tòa Thánh năm 2011
LM Trần Đức Anh OP
18:12 25/12/2011
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến các Hồng Y và các chức sắc tòa Thánh đến chúc mừng ngài sáng ngày 22-12-2011 nhân dịp Giáng Sinh và Năm Mới, ĐTC Biển Đức 16 đã kiểm điểm sinh hoạt của Tòa Thánh trong năm 2011.

Hiện diện tại Sảnh đường Clementina trong dinh tông tòa trong buổi tiếp kiến từ lúc 11 giờ sáng có lối 45 HY và trên 50 GM cùng với một số giám chức khác và nhân viên trong phủ Giáo Hoàng.

Ngỏ lời với mọi người sau lời chúc mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn, ĐTC đã đề cập đến tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và tài chánh tại Âu Châu, rồi điểm những biến cố nổi bật trong năm sắp kết thúc, trước khi trình bày suy tư về 5 điểm rút ra từ những Ngày Quốc Tế giới trẻ. ĐTC nói:

"Vào cuối năm, Âu Châu đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh, xét cho cùng, cuộc khủng hoảng này là do khủng hoảng về luân lý đạo đức đang đe dọa Đại lục kỳ cựu. Tuy các giá trị như liên đới, dấn thân cho tha nhân, trách nhiệm đối với người nghèo và người đau khổ, phần lớn không bị đặt lại vấn đề, nhưng chúng thường thiếu sức mạnh thúc đẩy, có khả năng dẫn đưa cá nhân và các nhóm lớn trong xã hội chấp nhận từ bỏ và hy sinh. Nhận thức và ý chí không nhất thiết đi đôi với nhau. Ý chí bênh vực quyền lợi bản thân làm lu mờ nhận thức và nhận thức bị suy yếu thì không còn khả năng củng cố ý chí nữa. Vì thế, từ cuộc khủng hoảng hiện nay nảy sinh những câu hỏi rất cơ bản: đâu là ánh sáng có thể soi sáng nhận thức của chúng ta, không những về những ý tưởng tổng quát, nhưng cả về những mệnh lệnh cụ thể nữa? Đâu là sức mạnh nâng cao ý chí của chúng ta? Đó là những câu hỏi mà việc chúng ta loan báo Tin Mừng, công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, phải trả lời, để sứ điệp trở thành biến cố, việc loan báo trở thành cuộc sống.

Sau lời dẫn nhập trên đây, ĐTC đi sâu hơn vào chủ đề:

Khủng hoảng đức tin

”Thực vậy, chủ đề lớn của năm nay, cũng như của những năm tương lai là: làm thế nào loan báo Tin Mừng ngày nay? Làm sao để đức tin, trong tư cách là một sức mạnh sống động và sinh tử, có thể trở thành thực tại ngày nay? Xét cho cùng, các biến cố Giáo Hội trong năm sắp kết thúc đều quy vào chủ đề này. Đã có những cuộc viếng thăm tại Croát, Tây Ban Nha nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ, tại nước Đức quê hương của tôi, và sau cùng tại Phi châu - Benin, để trao Văn kiện hậu Thượng HĐGM về công lý, hòa bình và hòa giải - một văn kiện từ đó phải nảy sinh một thực tại cụ thể trong các Giáo Hội địa phương khác nhau. Rồi cũng có những cuộc viếng thăm không thể quên được tại Venezia, tại Cộng hòa San Mario, tại thành Ancona nhân Đại hội Thánh Thể, và tại miền Calabria. Sau cùng, có một ngày gặp gỡ quan trọng giữa các tôn giáo và những người tìm kiếm chân lý và hòa bình tại Assisi - ngày này được coi như một đà tiến mới trong cuộc lữ hành hướng về chân lý và hòa bình. Việc thành lập Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, đồng thời đây cũng là một điều đi trước Thượng HĐGM thế giới về cùng đề tài vào năm tới. Trong bối cảnh đó có Năm Đức Tin được loan báo nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2. Mỗi biến cố ấy đều có những điểm nhấn mạnh riêng. Tại Đức, nơi đã phát sinh cuộc Cải Cách, dĩ nhiên là vấn đề đại kết, với tất cả những vất vả và hy vọng đi kèm, có một tầm quan trọng đặc biệt. Gắn liền với vấn đề đại kết, có một câu hỏi luôn ở trung tâm các cuộc tranh luận, đó là: cuộc cải tổ Giáo Hội là gì? Nó xảy ra như thế nào, đâu là con đường và những mục tiêu của cuộc cải tổ? Không những các tín hữu, nhưng cả những người ngoài đều lo lắng nhận thấy rằng những người thường xuyên đi nhà thờ ngày càng là những người già hơn và con số họ liên tục giảm sút; tại sao có tình trạng trì trệ trong ơn gọi linh mục; tại sao chủ nghĩa hoài nghi và thái độ không tin ngày càng gia tăng. Vậy chúng ta phải làm gì? Có vô số những cuộc thảo luận về những điều cần phải làm để lật ngược xu hướng hiện nay. Chắc chắn là cần phải làm bao nhiêu điều. Nhưng nguyên việc làm như thế không giải quyết được vấn đề. Nòng cốt cuộc khủng hoảng của Giáo Hội ở Âu Châu - như tôi đã nói tại thành phố Freiburg - chính là cuộc khủng hoảng đức tin. Nếu chúng ta không tìm được câu trả lời cho cuộc khủng hoảng này thì đức tin không thể phục hồi sức sinh động; nếu đức tin không trở thành một xác tín sâu xa và là một sức mạnh thực sự nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, thì tất cả những cải tổ khác sẽ không hiệu quả.

Niềm vui đức tin tại Phi châu

"Theo ý nghĩa đó, cuộc gặp gỡ tại Phi châu với lòng hăng say vui tươi về đức tin thực là một khích lệ lớn lao. Tại đó, người ta không hề nhận thấy có dấu hiệu nào về sự mệt mỏi của đức tin, thứ mệt mỏi rất phổ biến nơi chúng ta -, tại Phi châu không thấy có cuộc sống Kitô nhạt nhẽo như người ta ngày cảm thấy tại Âu châu chúng ta. Tuy Phi châu đang phải chịu bao nhiêu vấn đề, đau khổ và cơ cực, nhưng tại đó người ta vẫn luôn cảm nghiệm niềm vui được làm Kitô hữu, được hạnh phúc nội tâm nâng đỡ vì được biết Chúa Kitô và thuộc về Giáo Hội của Chúa. Từ niềm vui ấy cũng nảy sinh những nghị lực để phụng sự Chúa Kitô trong những hoàn cảnh bị đè nén và những đau khổ của con người, để phụng sự Chúa, không co cụm vào an sinh riêng của mình. Gặp gỡ niềm tin sẵn sàng hy sinh và vui tươi như thế, thực là một đại phương dược chống lại sự mệt mỏi làm Kitô hữu mà chúng ta đang cảm nghiệm ở Âu Châu này.

5 kinh nghiệm từ Ngày Quốc Tế giới trẻ

”Kinh nghiệm tuyệt vời về Ngày Quốc tế giới trẻ ở Madrid cũng là một phương dược chống lại sự mệt mỏi trong niềm tin. Đó là một cuộc tái truyền giảng Tin Mừng được sống thực. Càng ngày người ta càng thấy rõ trong các Ngày Quốc Tế giới trẻ có một phương thức làm Kitô hữu một cách mới mẻ, trẻ trung, mà bây giờ tôi muốn nêu rõ 5 đặc điểm:

- Thứ I: Đó là một kinh nghiệm với về đặc tính Công Giáo, đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội.

Một điều gây ấn tượng ngay cho những người trẻ và tất cả những người hiện diện: đó là chúng ta đến từ mọi đại lục, tuy chưa hề gặp nhau trước đây, nhưng chúng ta biết nhau. Chúng ta nói các ngôn ngữ khác nhau, có những tập tục khác nhau trong cuộc sống, những hình thức văn hóa khác biệt, nhưng chúng ta được liên kết ngay với nhau như trong một đại gia đình. Những phân cách và khác biệt bên ngoài được tương đối hóa. Tất cả chúng ta đều được Chúa Giêsu Kitô duy nhất đánh động, trong Ngài bản chất thực của con người được biểu lộ cho chúng ta, cùng với chính Nhan Thánh của Thiên Chúa. Kinh nguyện của chúng ta giống nhau. Do cuộc gặp gỡ nội tâm với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta nhận được trong thẳm sâu con người cùng một sự huấn luyện về lý trí, ý chí và con tim. Và sau cùng, phụng vụ chung trở thành như một quê hương của con tim, liên kết chúng ta trong một đại gia đình. Sự kiện tất cả mọi người đều là anh chị em ở đây không phải là một ý tưởng, nhưng trở thành một kinh nghiệm chung thực sự, tạo nên vui mừng. Và như thế chúng ta hiểu một cách cụ thể rằng mặc dù có bao vất vả và tăm tối, nhưng thật là điều tốt đẹp được thuộc về Giáo Hội hoàn vũ mà Chúa đã ban cho chúng ta.

- Điểm thứ II là: từ kinh nghiệm về Ngày Quốc Tế giới trẻ nảy sinh một cách thức mới để sống thực chất làm người, làm Kitô hữu.

Đối với tôi, một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất trong những Ngày Quốc Tế giới trẻ là cuộc găp gỡ với những người thiện nguyện của Ngày Quốc Tế giới trẻ: có khoảng 20 ngàn bạn trẻ, không phân biệt, đã dành nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng trong cuộc sống của họ để cộng tác vào việc chuẩn bị kỹ thuật, tổ chức, và nội dung cho Ngày Quốc Tế giới trẻ, và chính nhờ thế, biến cố này đã có thể diễn tiến trong trật tự. Qua thời gian, con người luôn cống hiến một phần trong đời sống của mình. Sau cùng, những bạn trẻ ấy được tràn đầy một cảm giác hạnh phúc lớn lao một cách cụ thể, hữu hình: thời gian của họ có một ý nghĩa; chính khi trao ban thời gian và sức lực làm việc của mình, họ tìm được thời gian, tìm được sự sống. Đối với tôi, một điều cơ bản này trở nên rõ rệt: đó là các bạn trẻ ấy đã cống hiến một phần cuộc sống của họ trong đức tin, không phải vì điều này được truyền khiến, không phải vì làm như thế họ đạt được trời cao; cũng không phải nhờ đó họ tránh thoát được hỏa ngục. Họ không làm điều đó vì họ muốn trở nên hoàn hảo. Họ không ngoái nhìn lại đàng sau, không nhìn lại chính mình. Tôi nghĩ đến hình ảnh bà vợ ông Lót, khi ngoái lại đàng sau, và bị biến thành tượng muối.. Bao nhiêu lần cuộc sống của Kitô hữu mang đặc tính là một cuộc ngoái nhìn lại đàng sau, nhất là nhìn chính mình, có thể nói họ làm điều thiện cho chính mình! Có một cám dỗ rất lớn, đó là người ta chỉ quan tâm trước tiên đến chính mình, kiện toàn bản thân mình hoặc muốn cuộc sống cho chính mình.

"Các bạn trẻ thiện nguyện trong Ngày Quốc Tế giới trẻ đã làm điều thiện - dù việc làm ấy vất vả nặng nề, dù đòi hỏi nhiều hy sinh - chỉ vì làm điều thiện là điều tốt đẹp, sống cho tha nhân thật là tốt đẹp. Chỉ cần dám nhẩy lên cao. Trước tất cả những điều đó có cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, một cuộc gặp gỡ khơi lên trong chúng ta tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, và giải thoát chúng ta khỏi cuộc tìm kiếm cái tôi của mình. Một kinh nguyện được coi là của thánh Phanxicô Xavie nói rằng: Con làm điều thiện không phải để được lên trời và cũng không phải vì ngược lại con có thể bị xuống hỏa ngục. Con làm điều thiện vì Chúa là Chúa, là Vua và là Chúa của con. Tôi đã gặp thấy tại Phi châu cùng thái độ đó, chẳng hạn nơi các nữ tu của Mẹ Têrêsa xả thân săn sóc các trẻ em bị bỏ rơi, bệnh tật, nghèo khổ, mà không đặt câu hỏi về chính mình, và như thế họ được phong phú và tự do nội tâm. Đó chính là thái độ của Kitô hữu. Một cuộc gặp gỡ không thể quên được đối với tôi đó là cuộc gặp gỡ với các người trẻ tàn tật tại Viện San José ở Madrid, nơi đó tôi đã gặp thấy cùng một lòng quảng đại phục vụ tha nhân, một lòng quảng đại mà xét cho cùng nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình vì chúng ta.

- 3. Một yếu tố thứ ba thuộc về các Ngày Quốc Tế giới trẻ một cách rất tự nhiên và cơ bản, cũng như thuộc về linh đạo nảy sinh từ các biến cố ấy, đó là việc thờ lạy Mình Thánh Chúa.

Tôi không thể quên được điều này là, trong cuộc viếng thăm của tôi tại Anh quốc, hàng chục ngàn người, phần lớn là người trẻ, tại công viên Hydepark, đã đáp lại bằng một sự thinh lặng sâu xa trước sự hiện diện của Chúa trong Thánh Thể, và thờ lạy Ngài. Điều đó cũng đã xảy ra tại Zagreb, tuy ở mức độ nhỏ hơn, và rồi tại Madrid, sau cơn giông đe dọa làm hỏng toàn bộ cuộc gặp gỡ tối thứ bẩy, vì máy vi âm bị hỏng. Thiên Chúa hiện diện khắp nơi. Đúng vậy, nhưng sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh qua Mình Thánh lại là một điều khác, một cái gì mới mẻ. Chúa Phục Sinh đi vào giữa chúng ta. Như vậy, chúng ta chỉ có thể nói được như Thánh Tômasô: Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con! Sự thờ lạy trước tiên là một hành vi đức tin - một hành vi đức tin đúng nghĩa. Thiên Chúa không phải là một giả thuyết khả thể hay không khả thể về nguồn gốc của vũ trụ. Ngài hiện diện tại đó. Và nếu Ngài hiện diện, thì tôi cúi mình trước Ngài. Như thế, lý trí, ý chí và con tim cởi mở hướng về Ngài và khởi hành từ Ngài. Trong Chúa Kitô phục sinh có Thiên Chúa nhập thể hiện diện, Đấng đã chịu đau khổ vì chúng ta vì Ngài yêu thương chúng ta. Chúng ta đi vào xác tín về tình yêu cụ thể của Thiên Chúa đối với chúng ta và chúng ta thi hành điều ấy với Ngài trong tình yêu. Đó là sự Thờ Lạy, và điều này mang lại một dấu tích cho cuộc sống của tôi. Chỉ như thế tôi mới có thể cử hành Thánh Lễ một cách đúng đắn và lãnh nhận Mình Thánh Chúa một cách ngay chính.

- 4. Một yếu tố quan trọng khác của Ngày Quốc Tế giới trẻ là sự hiện diện của Bí tích Thống Hối, một điều ngày càng thuộc về toàn bộ sinh hoạt ấy một cách tự nhiên.

Qua đó chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta liên tục cần sự tha thứ và tha thứ có nghĩa là trách nhiệm. Con người xuất phát từ Đấng Tạo Hóa, và trong con người có thái độ sẵn sàng yêu thương và khả năng đáp trả lại Thiên Chúa trong đức tin. Nhưng con người xuất phát từ lịch sử tội lỗi của nhân loại - theo đạo lý Giáo Hội nói về tội nguyên tổ-, nên cũng có xu hướng trái ngược với tình yêu: đó là xu hướng ích kỷ, khép kín vào mình, hướng chiều về sự ác. Linh hồn ta ngày càng bị ô uế vì trọng lực ở trong ta, lôi kéo ta đi xuống. Vì thế, chúng ta cần có lòng khiêm tốn, cần luôn tái cầu xin ơn tha thứ của Chúa, để cho mình được thanh tẩy và khơi dậy trong chúng ta sức mạnh ngược lại, sức mạnh tích cực của Đấng Tạo Hóa, lôi kéo chúng ta lên cao.

- 5. Sau cùng, đặc tính chót không được bỏ qua trong linh đạo của những ngày Quốc tế giới trẻ mà tôi muốn nói đến là niềm vui.

Niềm vui ấy đến từ đâu? Làm sao giải thích nó? Chắc chắn là có nhiều yếu tố cùng tác động. Nhưng theo ý tôi, yếu tố quyết định chính là niềm xác tín chắc chắn đến từ đức tin: tôi được mong muốn. Tôi có một nghĩa vụ. Tôi được chấp nhận và được yêu mến. Josef Pieper, trong cuốn sách về tình yêu, đã chứng tỏ rằng con người chỉ có thể chấp nhận chính mình nếu được một ngưới khác chấp nhận. Con người cần được người khác nói với họ, không những bằng lời nói, rằng bạn hiện hữu thực là điều tốt. Chỉ từ tha nhân, tôi mới có thể tìm lại chính mình. Chỉ khi ta được chấp nhận, ta mới có thể chấp nhận chính mình, Ai không được yêu thương thì cũng không thể yêu thương chính mình. Sự kiện được đón nhận đến từ một người khác. Nhưng sự tiếp nhận của con người thật là mong manh. Xét cho cùng chúng ta cần một sự tiếp đón vô điều kiện. Chỉ khi nào Thiên Chúa đón nhận tôi và tôi chắc chắn về điều đó, tôi mới biết chắc chắn tôi hiện hữu thực là điều tốt. Làm người, thực là điều tốt. Nơi nào thiếu nhận thức mình được Thiên Chúa đón nhận, được Ngài thương yêu, thì câu hỏi ”có thực sống là điều tốt như một người hay không” sẽ không tìm được câu trả lời. Sự nghi ngờ về chính cuộc sống của con người ngày càng trở thành một điều không thể chịu nổi. Nơi nào người ta nghi ngờ về Thiên Chúa, thì chắc chắn sẽ có sự nghi ngờ về chính sự kiện làm người. Ngày nay chúng ta thấy điều đó trong sự thiếu niềm vui, trong sự buồn rầu nội tâm mà ta có thể đọc thấy trên bao khuôn mặt. Chỉ có đức tin mới mang lại cho tôi xác tín chắc chắn: sự kiện tôi hiện hữu thực là điều tốt. Hiện hữu như một con người, thực là điều tốt, cả trong thời kỳ khó khăn. Đức tin làm cho ta vui tươi từ nội tâm. Đó là một trong những kinh nghiệm tuyệt vời về Ngày quốc tế giới trẻ.

Trong phần kết, ĐTC nói rằng:

”Bây giờ nói chi tiết về cuộc gặp gỡ ở Assisi có thể là quá xa so với tầm quan trọng của biến cố này đòi được đề cập đến. Chúng ta chỉ cảm tạ Chúa vì chúng ta, các đại diện của các tôn giáo thế giới và cả đại diện của những tư tưởng đang tìm kiếm chân lý, chúng ta có thể gặp nhau hôm ấy trong một bầu không khí thân hữu và tôn trọng lẫn nhau, trong niềm yêu sự thật và trong trách nhiệm chung về hòa bình. Vì thế chúng ta có thể hy vọng rằng từ cuộc gặp gỡ ấy nảy sinh một sự sẵn sàng mới phục vụ hòa bình, hòa giải và công lý.

"Sau cùng tôi chân thành cám ơn tất cả anh em vì sự nâng đỡ trong việc thi hành sứ mạng mà Chúa đã ủy thác cho chúng ta như những chứng nhân chân lý về ngài và tôi cầu chúc tất cả anh em được niềm vui mà Thiên Chúa đã muốn ban cho chúng ta trong cuộc nhập thể của Con Chúa.

Sau bài diễn văn, ĐTC lần lượt bắt tay chào thăm từng vị Hồng y và GM hiện diện.
 
ĐTC cử hành thánh lễ Đêm Giáng Sinh
LM Trần Đức Anh OP
18:26 25/12/2011
VATICAN - Lúc 10 giờ tối 24-12-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ đồng tế vọng giáng sinh tại Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với 30 Hồng Y trước sự hiện diện của đông đảo các GM và lối 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.

Đây là lần thứ ba Thánh lễ nửa đêm giáng sinh được cử hành sớm hơn 2 tiếng đồng hồ tại Đền thờ Thánh Phêrô. Trước đó 1 tiếng, có phần canh thức với các bài đọc sách thánh rút từ giờ độc vụ và bài ca giáo lịch (Kalenda) loan báo lễ Giáng Sinh.

Buổi lễ này cũng được hàng trăm đài truyền hình và phát thanh tại hơn 60 nước trên thế giới truyền đi. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina, còn có ca đoàn ”Mẹ Giáo Hội” (Mater Ecclesiae) gồm 80 ca viên đảm trách.

Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt nhắc đến sự kiện trong cả 3 thánh lễ của ngày Giáng Sinh, phụng vụ đều trích dẫn đoạn sách Ngôn Sứ Isaia mô tả cụ thể sự biểu dương của Chúa trong ngày lễ này: ”Một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta. Một hài nhi đã được ban cho chúng ta. Trên vai Người có uy quyền và tên của Người là Vị Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa quyền năng, Cha vĩnh cửu, vị Vua Hòa bình..” (Is 9,5s).

ĐTC nói: ”Thiên Chúa đã xuất hiện - như một trẻ thơ. Chính qua đó, Ngài chống lại mọi bạo lực và mang đến một sứ điệp hòa bình. Trong lúc này đây, thế giới liên tục bị đe dọa vì bạo lực tại nhiều nơi và bằng nhiều cách; trong lúc này vẫn luôn có những ngọn roi của kẻ canh tù và những chiếc áo choàng đẫm máu: chúng ta hãy kêu lên cùng Chúa: Lạy Chúa, là Thiên Chúa quyền năng, Chúa đã xuất hiện như một trẻ thơ, Chúa đã tỏ mình cho chúng con như một Đấng yêu thương chúng con và nhờ đó, tình yêu sẽ chiến thắng. Chúa đã làm cho chúng con hiểu rằng, cùng với Chúa, chúng con phải là những người kiến tạo hòa bình. Chúng con yêu mến việc Chúa là hài nhi, sự bất bạo động của Chúa, nhưng chúng con đau khổ vì bạo lực kéo dài trên thế giới và vì thế chúng con cũng cầu khẩn: Lạy Chúa, xin Chúa biểu dương quyền năng Chúa. Trong thời đại chúng con, trong thế giới này, xin làm cho những cây roi của kẻ hà hiếp, những chiếc áo choàng đẫm máu và những giầy lính nện xuống rần rần bị thiêu hủy, để hòa bình của Chúa chiến thắng trong trần thế này”.

Cũng trong bài giảng, ĐTC nhận xét rằng ”Giáng Sinh ngày nay đã trở thành một đại lễ của các cửa tiệm, trong đó những ánh đèn lóng lánh che khuất mầu nhiệm khiêm hạ của Thiên Chúa, sự khiêm hạ này mời gọi chúng ta sống khiêm tốn và đơn sơ. Chúng ta hãy cầu xin Chúa, qua cái nhìn của Ngài, giúp chúng ta tiến qua những mặt tiền óng ánh của thời đại ngày nay đến độ tìm thấy đằng sau chúng Hài nhi trong máng cỏ Bêlem, để khám phá niềm vui và ánh sáng đích thực”.

Trong phần các ý nguyện phổ quát, cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội: xin cho các nghi lễ và kinh nguyện dịp lễ Giáng Sinh này trở thành nguồn ơn tha thứ và thánh hóa cho các tín hữu; cầu cho ĐTC, các GM và LM được an vui và sức mạnh của Thánh Linh để trung thành chu toàn sứ mạng; cầu cho các dân tộc được liên kết với nhau trong sự quí chuộng, tình liên đới, công lý và hòa bình; cầu cho những người nghèo được tràn đầy tin tưởng và hy vọng, và tâm hồn mọi người cởi mở đối với tình cảm thông và từ nhân.

Trong phần Hiệp lễ, 120 linh mục đã trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.

Cuối thánh lễ, có nghi thức 10 em bé nam nữ từ 6 đến 10 tuổi thuộc 6 nước Italia, Guatemala, Gabon, Burkina Faso, Hàn quốc và Pháp đến dâng hoa cho Chúa Hài Đồng, và ĐTC cũng dừng lại kính viếng, và xông hương trước tượng Chúa. (SD 24-12-2011)
 
Đại lễ Chúa Giáng Sinh 2011 tại Vatican
LM Trần Đức Anh OP
18:15 25/12/2011
VATICAN - Trưa chúa nhật 25-12-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã công bố Sứ Điệp Giáng Sinh và ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho dân thành Roma và toàn thế giới, trước sự hiện diện của hàng trăm ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Có hai vị hồng y đẳng phó tế tháp tùng ngài trên bao lơn chính của Đền thờ Thánh Phêrô là Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn và ĐHY Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ.

Tại quảng trường bên dưới, có một đoàn vệ binh Thụy Sĩ và đoàn hiến binh Vatican trong quân phục đại lễ, bên cạnh đó là đoàn đại diện các binh chúng của Italia, cùng với hai ban quân nhạc. Dưới bầu trời nắng đẹp, hàng trăm ngàn người đứng đầy quảng trường, tràn ra tới đường Hòa Giải.

Biến cố này đã được hàng trăm đài truyền hình của các nước trực tiếp trình chiếu, không kể hàng trăm đài phát thanh khác, và các mạng Internet.

Tại quảng trường Thánh Phêrô, cạnh chân cây bút tháp cao ở giữa, là hang đá thật lớn, diện tích 250 mét vuông với 14 pho tượng lớn hơn người thật. Cạnh hang đá là cây thông cao 30 mét, do chính quyền Cộng hòa Ucraine trao tặng.

Khi ĐTC xuất hiện trên bao lơn đền thờ, hai ban nhạc đã trổi quốc thiều Vatican và Italia, giữa những tiếng vỗ tay vui mừng của các tín hữu, đặc biệt là những người trẻ.

Trong sứ điệp giáng sinh gửi toàn thế giới và giáo hội, ĐTC nói đến ý nghĩa việc giáng trần của Con Thiên Chúa, như bàn tay yêu thương của Thiên Chúa hạ xuống cứu vớt loài người. ĐTC mời gọi mọi người ý thức thực trạng mình cần được cứu thoát để đón nhận ơn cứu độ do Thiên Cha mang lại. Ngài đặc biệt nhắc đến những vùng đang cần được sự trợ giúp đặc biệt của Chúa: Vùng Sừng, miền nam Sudan và vùng Đại Hồ bên Phi châu, Thái Lan và Philippines còn chịu hậu quả của bão lụt, và Myanmar đang cố gắng tiến vào một con đường mới.

Sứ điệp Giáng Sinh

ĐTC nói: ”Anh chị em ở Roma và toàn thế giới thân mến!

”Chúa Kitô đã sinh ra cho chúng ta! Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho những người Chúa thương. Âm vang lời loan báo từ Bêlem vọng đến tất cả mọi người, lời loan báo mà Giáo Hội Công Giáo làm vang vọng trên mọi đại lục, vượt ra ngoài biên cương của mọi quốc tịch, ngôn ngữ và văn hóa. Con của Đức Trinh Nữ Maria đã sinh ra cho mọi người, là Đấng Cứu Độ mọi người.

”Một bài ca tiền xướng cổ kính của phụng vụ cầu khẩn Người như sau: ”Lạy Đấng Emmanuel, là vua và là nhà lập pháp của chúng con, là niềm hy vọng và ơn cứu độ cho mọi dân tộc: Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin đến cứu độ chúng con!” Đó là tiếng kêu của con người mọi thời đại, họ cảm thấy không thể một mình khắc phục khó khăn và nguy hiểm. Họ cần đặt bàn tay mình trong một bàn tay lớn mạnh hơn, bàn tay từ trên cao hướng về con người. Anh chị em thân mến, bàn tay này chính là Đức Giêsu, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria tại Bêlem. Ngài là bàn tay mà Thiên Chúa trao cho nhân loại, để dẫn đưa loài người ra khỏi vùng cát lún của tội lỗi và đặt họ đứng trên đá tảng, tảng đá vững chắc là Chân Lý và Tình Thương của Ngài (Xc Tv 40,3).

”Đúng vậy, đó chính là ý nghĩa tên của Hài Nhi, danh hiệu, do ý Thiên Chúa, được Mẹ Maria và Thánh Giuse đặt cho Hài Nhi: Người được gọi là Giêsu, nghĩa là ”Cứu Thế” (Xc 1,21; 1,31). Người được Thiên Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta, đặc biệt là khỏi sự ác sâu đậm, ăn rễ sâu nơi con người và trong lịch sử; sự ác ấy chính là sự xa cách Thiên Chúa, lòng kiêu căng tự phụ nghĩ mình có thể tự làm được, đặt mình làm kẻ cạnh tranh với Thiên Chúa và thay thế Ngài, tự phụ quyết định đâu là thiện và đâu là ác, là chủ tể sự sống và sự chết (Xc St 3,1-7). Đó là sự ác lớn lao, là tội lỗi tầy đình, mà con người chúng ta không thể tự mình giải thoát nếu không tín thác vào ơn phù trợ của Thiên Chúa, nếu không kêu lên cùng Ngài: ”Veni ad salvandum nos - Xin đến cứu vớt chúng con!”
”Chính việc gióng lên Trời Cao lời kêu cầu ấy đặt chúng ta trong vị thế tốt, đặt chúng ta trong sự thật về chính chúng ta: thực vậy chúng ta là những người đã kêu lên cùng Thiên Chúa và được cứu thoát (Xc Et (Hy lạp) 10,3f). Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ, chúng ta là những người đang lâm nguy. Ngài là bác sĩ, chúng ta là bệnh nhân. Nhìn nhận điều này chính là bước đầu để tiến đến ơn cứu độ, hướng về lối đi ra khỏi mê hồn trận mà chúng ta tự khép mình trong đó do tính kiêu căng của mình. Ngước mắt lên trời, giang tay và cầu khẩn ơn phù trợ chính là lối thoát, với điều kiện có Đấng lắng nghe, và có thể đến cứu chúng ta.

”Chúa Giêsu Kitô là bằng chứng Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu của chúng ta. Không những thế! Thiên Chúa còn nuôi dưỡng một lòng yêu thương chúng ta mạnh mẽ đến độ Ngài không thể ở lại trong Ngài, Ngài ra khỏi mình và đến cùng chúng ta, chia sẻ cả thân phận của chúng ta (Xc Xh 3,7-12). Câu trả lời mà Thiên Chúa ban trong Đức Giêsu cho tiếng kêu của con người vượt xa vô biên sự mong đợi của chúng ta, đi tới mức độ liên đới không phải là phàm nhân, nhưng là thần linh. Chỉ Thiên Chúa là tình thương và tình thương là Thiên Chúa mới có thể chọn cách cứu vớt chúng ta bằng con đường ấy, một con đường chắc chắn là dài hơn, nhưng cũng là con đường tôn trọng sự thật về Ngài và về chúng ta: con đường hòa giải, đối thoại, cộng tác.

”Vì thế, Anh chị em thân mến ở Roma và trên toàn thế giới, trong lễ Giáng Sinh 2011 này, khi ngỏ lời với Hài Nhi Bêlêm, Con của Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy khẩn cầu: ”Xin đến cứu vớt chúng con!” Chúng ta hãy lập lại lời ấy hiệp ý với bao nhiêu người đang sống trong tình trạng đặc biệt khó khăn và lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói.

”Cùng nhau chúng ta hãy cầu xin Chúa cứu giúp các dân tộc ở Vùng Sừng bên Phi châu đang chịu nạn đói và hạn hán, nhiều khi bị nặng thêm vì tình trạng bất an kéo dài. Ước gì Cộng đồng quốc tế không quên trợ giúp cho đông đảo những người tị nạn từ miền ấy, đang bị thử thách cam go trong phẩm giá của họ.

”Xin Chúa ban ơn an ủi cho các dân tộc ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Philippines, vẫn còn ở trong tình trạng khó khăn trầm trọng vì những vụ lụt mới đây.

”Xin Chúa cứu giúp nhân loại bị thương tích vì bao nhiêu cuộc xung đột còn làm cho Trái Đất bị rướm máu hiện nay. Chúa là vị Vua Hòa Bình, xin ban an bình và ổn định cho Trái Đất; Ngài đã chọn đến trền thế này, xin khích lệ việc mở lại đối thoại giữa người Israel và Palestine. Xin Chúa chấm dứt tình trạng bạo lực tại Syrie, nơi mà bao nhiêu máu đào đã đổ ra rồi. Xin Chúa tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa giải hoàn toàn và ổn định tại Irak và Afganistan. Xin ban sức mạnh mới mẻ cho mọi thành phần của xã hội tại các nước Bắc Phi và Trung Đông để việc xây dựng công ích.

”Ước gì việc Chúa Giáng Sinh nâng đỡ những viễn tượng đối thoại và cộng tác tại Myanmar, trong việc tìm kiếm những giải pháp được sự đồng thuận. Ước gì sự giáng sinh của Đấng Cứu Chuộc bảo đảm sự ổn định chính trị cho các nước ở Vùng Đại Hồ bên Phi Châu và nâng đỡ quyết tâm của dân chúng ở miền Nam Sudan trong việc bảo vệ các quyền của mọi công dân.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, chúng ta hãy hướng nhìn về Hang Đá Bêlem: Hài Nhi mà chúng ta chiêm ngưỡng chính là ơn cứu độ chúng ta! Ngài đã mang đến cho thế giới một sứ điệp phổ quát hòa giải và an bình. Chúng ta hãy mở rộng con tim cho Ngài, chúng ta hãy đón tiếp Ngài vào trong cuộc sống của chúng ta. Trong niềm tín thác và hy vọng, chúng ta hãy lập lại cùng Ngài: ”Veni ad salvandum nos! Xin đến cứu độ chúng con!”.

Sau sứ điệp, ĐTC đã đọc những lời chúc mừng giáng sinh bằng 65 thứ tiếng. Bắt đầu bằng tiếng Ý, ngài nói: Chúc mừng lễ Giáng Sinh tốt đẹp cho dân Roma và Italia! Ước gì sự giáng trần của Chúa Kitô Cứu Thế và sự đón nhận Tin Mừng cứu độ của Chúa trong vui tươi đổi mới tâm hồn các tín hữu, mang lại hòa bình trong các gia đình, niềm an ủi cho những người đau khổ và trợ giúp dân chúng toàn quốc tăng trưởng trong sự tín nhiệm lẫn nhau để cùng nhau xây dựng một tương lai hy vọng, huynh đệ và liên đới hơn.

Sau tiếng Hoa, tiếng Nhật và Hàn quốc, ĐTC đã cầu chúc bằng tiếng Việt: ”Chúc mừng Giáng Sinh”. Và ngài kết thúc bằng tiếng la tinh: ”Lạy Chúa xin đến cứu vớt chúng con!”

Ban Phép lành với ơn Toàn Xá

Phần cuối của buổi đọc sứ điệp giáng sinh trưa hôm qua là nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho Roma và toàn thế giới. Phép lành này được ban cho các tín hữu mỗi năm hai lần vào dịp lễ giáng sinh và phục sinh. ĐHY Tauran trưởng đẳng Phó Tế nhắc nhở rằng: Tất cả mọi tín hữu đều có thể được lãnh nhận, kể cả những người theo dõi qua các đài phát thanh và truyền hình, miễn là giữ các điều kiện thường lệ là: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý ĐTC.

Ngài đã đọc lời nguyện với kinh xá giải: Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen. Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen. Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa thánh thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen. Và tiếp theo là phép lành của ĐTC.

Khánh thành hang đá

Cũng nên nói thêm rằng: Lúc gần 5 giờ chiều ngày 24-12-2011, hang đá khổng lồ cạnh cây tháp bút giữa Quảng trường thánh Phêrô đã được Đức TGM Giuseppe Bertello, Thống đốc Quốc gia thành Vatican, khánh thánh.
Thói quen thiết lập Hang đá khổng lồ này tại quảng trường Thánh Phêrô có từ năm 1982 do ý muốn của Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Đặc biệt năm nay có kèm theo một buổi hòa nhạc giáng sinh Italia và quốc tế.
Hang đá năm nay có đặc tính hoàn toàn là ”Thánh Mẫu” để ghi dấu năm phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 với khẩu hiệu ”Totus tuus” của Ngài ”Toàn thân con thuộc về mẹ”, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ, sự hiện diện của Mẹ trong đời sống của Chúa Con và sự bảo trợ của Mẹ đối với Giáo Hội sơ khai.

Cảnh tượng trung tâm của hang đá mang những sắc thái kiến trúc và quang cảnh miền Palestine với những cảnh sinh hoạt của đời sống thường nhật, trong khi hai bên hai đá trình bày những cảnh về đời sống của Mẹ Maria: bên trái có cảnh đền thờ và vài căn nhà, trong đó có một căn nhà gợi lại biến cố thiên thần Truyền Tin như được trình thuật trong Tin Mừng theo thánh Luca. Bên phải là một xưởng chế tạo dụng cụ dùng trong gia đình, với hai tượng phụ nữ diễn tả cuộc thăm viếng của Mẹ Maria nơi nhà bà chị họ Elisabeth.

Nơi trung tâm của hang đá vẫn có những tượng diễn tả các nhân vật truyền thống, đến từ hang đá do thánh Vincenzo Pallotti bố trí trong Nhà thờ thánh Andrea della Valle ở Roma. Y phục của các tượng này do các nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ ở nội thành Vatican thực hiện. Từ 85 năm nay (1926) các chị phụ trách xưởng tu bổ các bức thảm nghệ thuật của Bảo tàng viện Vatican.

Buổi hòa nhạc và trình diễn thánh ca sau khi hang đá được khánh thánh do 100 ca viên trẻ em và người lớn đảm trách, với sự phụ họa của ban nhạc thính đường Parco della Musica ở Roma, dưới sự điều khiển của nhạc sĩ Ambrogio Sparagna. Đặc biệt có một bài ca giáng sinh truyền thống của miền Bavière bên Đức, để tặng ĐTC.
ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, kiêm tổng đại diện của ĐTC tại thành Vatican, đã chủ sự kinh nguyện kết thúc, và vào cuối buổi lễ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài và thắp lên ”ngọn nến hòa bình”.
 
Đức Giáo Hoàng xin Hài Đồng Giêsu biểu lộ quyền phép của Người
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
18:19 25/12/2011
Đức Thánh Cha nói về Quyền phép của Thiên Chúa trong Bài Giảng Vọng Giáng Sinh)
VATICAN (Zenit. Org ). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thốt lên một kinh nguyện trong bài giảng của ngài trong Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh: “Ôi lạy Thiên Chúa toàn năng, Chuá đã xuất hiện như một em bé” và “chúng con yêu thương tình trạng bé bỏng của Ngài, sự yếu kém của Ngài,” nhưng con cũng xin Chúa, “hãy tỏ ra quyền phép của Ngài.”
Trong Vương Cung Thánh Đường Phêrô thắp sáng, Đức Giáo hoàng đọc kinh này, khi Người nhắc lại rằng cả ba Thánh Lễ Giáng Sinh trình bày một trích dẫn từ Isaiah trích dẫn này diễn tả sụ hiển linh xảy ra trong lễ Giáng Sinh với chi tiết lớn hơn:’ Một Hài Nhi được sinh ra cho chúng ta ‘. Một con trai được ban cho chúng ta và sự cai trị được đặt lên vai Người; và đây là tên họ tặng cho Người: Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Quyền Phép, Cha Muôn Đời, Hoàng Tử- Hòa Bình. Quyền cai trị của Người mở rộng trong một nền hòa bình vô tận.”
Đức Thánh Cha nói không biết tiên tri có một người con riêng trong trí không từ thời kỳ lịch sử của ông, nhưng, ngài nói , “”điều đó xem ra không thể được. Đó là bản văn duy nhất trong Cựu Ước trong đó có nói về một con trẻ , về một con người: TÊN em bé ấy sẽ là Chúa-Quyền Phép, Cha Muôn Đời. Chúng ta được giới thiệu với một thị kiến trải dài xa bên kia thời buổi lịch sử vào trong sự mầu nhiệm, vào trong tương lai.”
“Một em bé, trong tất cả sự yêu đuối của em, là Thiên Chúa Toàn Năng,” Đức GiáoHoàng tuyên bố. “Một em bé, trong tất cả sự túng thiếu và sự tùy thuộc của em ấy, là Cha Muôn Đời. Và hòa bình của Người ‘là vô tận.”
Suy tư về sự hòa bình này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng Thiên Chúa như một hài nhi “ thử tài với mọi sự bạo động và mang đến một sứ điệp hòa bình.”
“Trong giờ này,” ngài nói tiếp, “ khi thế giới liên tục bị đe dọa bởi bạo động trong nhiều nơi và bằng nhiều cách, và hơn nữa có những gậy của những kẻ áp bức và những áo choàng đẫm máu, chúng con kêu thấu lên tới Chúa: Ôi Lạy Chúa toàn năng, Chúa đã xuất hiện như một hài nhi và Chúa đã mạc khải Chúa cho chúng con như là Đấng yêu thương chúng con, Đấng mà tình yêu sẽ thắng. Và Chúa đã tỏ cho chúng con lá chúng con phải nên những kẻ xây dựng hòa bình với Chúa.
“Chúng con yêu tình trạng hài nhi của Chúa, tình trạng yếu kém của Chúa, nhưng chúng con đau khổ từ sự hiện diện liên itếp sự bạo động trong thế giới. và như vậy chúng con cũng xin Chúa tỏ bày quyền phép của Chúa, Ôi lạy Chúa. Trong thời gian chúng con sống, trong thế giới này của chúng con, xin hãy làm cho roi gậy những kẻ áp bức, những áo choàng dính máu và giày chiến bị đốt cháy, hầu hòa bình của Chúa có thể chiến thắng trong thế giới này của chúng con.”
 
Top Stories
Pope Benedict's Urbi et Orbi Message
+ Pope Benedict XVI
06:23 25/12/2011
Dear Brothers and Sisters in Rome and throughout the world! Christ is born for us! Glory to God in the highest and peace on earth to the men and women whom he loves. May all people hear an echo of the message of Bethlehem which the Catholic Church repeats in every continent, beyond the confines of every nation, language and culture. The Son of the Virgin Mary is born for everyone; he is the Saviour of all.

This is how Christ is invoked in an ancient liturgical antiphon: “O Emmanuel, our king and lawgiver, hope and salvation of the peoples: come to save us, O Lord our God”. Veni ad salvandum nos! Come to save us! This is the cry raised by men and women in every age, who sense that by themselves they cannot prevail over difficulties and dangers. They need to put their hands in a greater and stronger hand, a hand which reaches out to them from on high. Dear brothers and sisters, this hand is Christ, born in Bethlehem of the Virgin Mary. He is the hand that God extends to humanity, to draw us out of the mire of sin and to set us firmly on rock, the secure rock of his Truth and his Love (cf. Ps 40:2).

This is the meaning of the Child’s name, the name which, by God’s will, Mary and Joseph gave him: he is named Jesus, which means “Saviour” (cf. Mt 1:21; Lk 1:31). He was sent by God the Father to save us above all from the evil deeply rooted in man and in history: the evil of separation from God, the prideful presumption of being self-sufficient, of trying to compete with God and to take his place, to decide what is good and evil, to be the master of life and death (cf. Gen 3:1-7). This is the great evil, the great sin, from which we human beings cannot save ourselves unless we rely on God’s help, unless we cry out to him: “Veni ad salvandum nos! – Come to save us!”

The very fact that we cry to heaven in this way already sets us aright; it makes us true to ourselves: we are in fact those who cried out to God and were saved (cf. Esth [LXX] 10:3ff.). God is the Saviour; we are those who are in peril. He is the physician; we are the infirm. To realize this is the first step towards salvation, towards emerging from the maze in which we have been locked by our pride. To lift our eyes to heaven, to stretch out our hands and call for help is our means of escape, provided that there is Someone who hears us and can come to our assistance.

Jesus Christ is the proof that God has heard our cry. And not only this! God’s love for us is so strong that he cannot remain aloof; he comes out of himself to enter into our midst and to share fully in our human condition (cf. Ex 3:7-12). The answer to our cry which God gave in Jesus infinitely transcends our expectations, achieving a solidarity which cannot be human alone, but divine. Only the God who is love, and the love which is God, could choose to save us in this way, which is certainly the lengthiest way, yet the way which respects the truth about him and about us: the way of reconciliation, dialogue and cooperation.

Dear brothers and sisters in Rome and throughout the world, on this Christmas 2011, let us then turn to the Child of Bethlehem, to the Son of the Virgin Mary, and say: “Come to save us!” Let us repeat these words in spiritual union with the many people who experience particularly difficult situations; let us speak out for those who have no voice.

Together let us ask God’s help for the peoples of the Horn of Africa, who suffer from hunger and food shortages, aggravated at times by a persistent state of insecurity. May the international community not fail to offer assistance to the many displaced persons coming from that region and whose dignity has been sorely tried.

May the Lord grant comfort to the peoples of South-East Asia, particularly Thailand and the Philippines, who are still enduring grave hardships as a result of the recent floods.

May the Lord come to the aid of our world torn by so many conflicts which even today stain the earth with blood. May the Prince of Peace grant peace and stability to that Land where he chose to come into the world, and encourage the resumption of dialogue between Israelis and Palestinians. May he bring an end to the violence in Syria, where so much blood has already been shed. May he foster full reconciliation and stability in Iraq and Afghanistan. May he grant renewed vigour to all elements of society in the countries of North Africa and the Middle East as they strive to advance the common good.

May the birth of the Saviour support the prospects of dialogue and cooperation in Myanmar, in the pursuit of shared solutions. May the Nativity of the Redeemer ensure political stability to the countries of the Great Lakes Region of Africa, and assist the people of South Sudan in their commitment to safeguarding the rights of all citizens.

Dear Brothers and Sisters, let us turn our gaze anew to the grotto of Bethlehem. The Child whom we contemplate is our salvation! He has brought to the world a universal message of reconciliation and peace. Let us open our hearts to him; let us receive him into our lives. Once more let us say to him, with joy and confidence: “Veni ad salvandum nos!”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Huế Dâng Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Giáng Sinh.
Trương Trí
10:20 25/12/2011
Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế Dâng Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Giáng Sinh.

Trao Sắc Phong Và Huân Chương Hiệp Sĩ Đại Thánh Gia Cho Thầy Gioachim Đổ Trinh Huệ.

Mưa dầm và giá rét kéo dài trong suốt gần một tháng qua, khiến bầu không khí Giáng Sinh tại thành phố Huế thêm ảm đạm. Suốt cả ngày 24 mưa càng lúc càng nặng hạt, giá lạnh càng lúc càng đậm hơn. Đến đêm chuẩn bị giờ Đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh mưa càng to hơn và buốt giá hơn nữa. Trên các sân nhà thờ không còn cảnh chen chúc nhau để chiêm ngắm máng cỏ, mừng Chúa Giáng Sinh.

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn kín chổ, sau khi đón tiếp phái đoàn chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế đến thăm và viếng Máng Cỏ. Giáo xứ khởi đầu Đêm Thánh Mừng Chúa Giáng Sinh với những hoạt cảnh nêu lại sự kiện Đức Maria đón nhận và xin vâng theo ý Thiên Thần Gabriel báo tin sẽ thụ thai con Thiên Chúa bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu được sinh ra trong máng cỏ hang lừa dưới một đêm đông giá rét. Các Thiên Thần múa hát mừng Chúa sinh ra và báo tin cho các mục đồng trong vùng đến thờ lạy Con Thiên Chúa vừa mới giáng trần.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế long trọng do cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh chủ tế cùng với hai cha phó và cha Giuse Trần Văn Lộc, một người con của giáo xứ.

Sáng ngày 25, thánh lễ Đại Triều do Đức Tổng Giám Mục chủ tế, cùng đồng tế có Đức Giám Mục phụ tá, Đức Ông Giêrôm Nguyễn Ngọc Hàm cùng các linh mục hạt Thành Phố Huế. Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh đã long trọng lại càng tăng phần trọng thể vì cũng trong thánh lễ này, Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Huế trao Sắc Phong và Huân Chương Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá của tòa Thánh cho thầy Gioakim Đổ Trinh Huệ, một người con của giáo xứ chính tòa. Đây là lần thứ ba Tổng Giáo Phận Huế tổ chức lễ trao Sắc Phong và Huân Chương Tòa Thánh, cả ba lần đều là giáo dân thuộc giáo xứ chính tòa Phủ Cam, đó là cụ Tađêô Nguyễn văn Ấm thân phụ của cố Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, và cụ Phaolô Nguyễn Văn Lộc ông ngoại của Đức Ông F.X. Cao Minh Dung.

Trước đây những lớp người chứng kiến lễ trao tặng Huân Chương Tòa Thánh có lẽ chẳng còn mấy ai, mà chỉ nghe truyền miệng nhau. Do đó đó, nghi thức trao Sắc Phong và Huân Chương Tòa Thánh hôm nay là một sự kiện trọng đại mà có lẽ đời người mấy ai được tham dự.

Mở đầu nghi thức, cha Antôn Dương Quỳnh quản xứ chính tòa kiêm Chưởng Ấn tòa Tổng Giám Mục Huế tuyên đọc sắc phong của Tòa Thánh bằng tiếng Latinh, lời dịch bằng tiếng Việt như sau: “Đức Giáo Hoàng Benêđictô 16. Vì Cha được biết con đã cống hiến xuất sắc cho Hội Thánh, nên Cha sẵn lòng tiếp nhận lời thỉnh cầu, Cha công khai bày tỏ lòng từ tâm của Cha đối với con, Cha chọn con, cắt đặt và tuyên bố : Con, Gioakim Đổ Trinh Huệ, thuộc Tổng Giáo phận Huế, làm Hiệp Sĩ Đại Thánh Giá theo phẩm trật Grêgôriô Cả thuộc hạng dân sự. Do đó, Cha cũng ban cho con quyền mang trên ngực, ở bên trái Huân chương bằng bạc cỡ cực lớn và tất cả những đặc ân gắn liền với tước vị nầy.

Sau đó, Đức cha phụ tá trao dây Huân chương và choàng vào vai cho thầy Gioakim Đổ Trinh Huệ. Đức Tổng Giám Mục gắn Huân chương cho thầy đầy uy nghi và trang trọng. Cộng đoàn vỗ tay chúc mừng nồng nhiệt. Hiền thê của thầy là chị Anna Nguyễn Thị sang và tất cả con cháu vui mừng xen lẫn bao xúc động vây quanh thầy để đón nhận vinh dự cao quý nhất mà Đức Thánh Cha đã trao ban.

Trong bài diễn từ cảm ơn, thầy GioaKim Đổ Trinh Huệ hết sức khiêm tốn tự nhận mình là Giakêu, tự nhận mình không cao lớn nên phải trèo lên cây nơi Chúa Giêsu sẽ đi qua để được chime ngắm Chúa, người mà mình hết lòng quý trọng. Thầy tự nhận mình bất xứng để đón nhận sự cao quý mà Tòa Thánh ban tặng. Nhưng môi trường chủng viện Phú Xuân, nơi mà thầy đã theo học từ năm 1953 đến năm 1957 đã đóng một ấn sâu xa về nhân bản, một nếp sống khắt khe khép vào khuôn khổ, cụ thể là cả lớp có 69 chủng sinh thì chỉ được Chúa chon 6 người làm linh mục, trong đó có Đức Cha phụ tá và Đức Ông Giêrôm Nguyễn Ngọc Hàm đang hiện diện. Thầy tự cho mình bất xứng nhưng giáo xứ chính tòa Phủ Cam qua bao đời linh mục quản xứ, bao thế hệ Hội Đồng Giáo Xứ với nhiều vị tha, với bao gương lành trong suốt những năm tháng qua trải đủ nước mắt và nụ cười, với biết bao thăng trầm. Thầy khiêm tốn cho rằng họ xứng đáng hơn. Tổng Giáo phận Huế với bao hy sinh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Đức Tổng Giám Mục với nhiệm kỳ dài nhất trải qua bao lo toan trăn trở, bao thử thách gian khó. Tất cả công đức của giáo phận đã góp phần làm nên tấm Huân Chương mà hôm nay thầy được mang trên ngực.

Với tất cả cảm xúc tràn trào của một con người đã bước qua tuổi thất thập, với con đàn cháu đống, vẫn phải ngậm ngùi xúc động vì vinh dự qua lớn lao mà thầy được đón nhận. Thầy dâng lời cảm tạ và tri ân Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục giáo phận, Đức Giám Mục phụ tá và quý cha cùng cộng đoàn. Thầy đã ngõ lời: Lạy Chúa, con bất xứng nhưng Cộng Đoàn Dân Chúa thì rất xứng đáng, và con mang trên người chính phần thưởng của họ.”

Sau cùng, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, chủ tịch HĐGX chính tòa Phủ Cam, thay mặt toàn thể cộng đoàn dâng lên Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá và quý cha đồng tế lời chúc mừng Đại lễ Giáng Sinh. Đồng thời cũng chúc mừng ngày lễ Thánh Bổn mạng Stêphanô của Đức Tổng vào ngày mai. Ông chủ tịch cũng nêu lên biết bao lao nhọc và bao gian nan thử thách mà Đức Tổng đã phải trải qua trong suốt 50 năm linh mục, mà Đức Tổng chuẩn bị mừng lễ vào ngày 6.1 sắp đến. Các em thiếu nhi dâng lên Đức Tổng, Đức Cha phụ tá và quý cha đồng tế những bó hoa tươi thắm với đầy hứa hẹn khởi sắc của giáo phận trong thời gian tới.

Đôi dòng sơ lược về tiểu sử thầy Đổ Trinh Huệ:

Thầy GioaKim Đổ Trinh Huệ sinh năm 1943 tại giáo xứ Phường Tây thuộc Tổng giáo phận Huế. Là chủng sinh chủng viện Phú Xuân từ năm 1953 đến năm 1957,

Trước năm 1975, thầy là giáo sư Đại học Huế: giảng viên chuyên nghành Văn Học Pháp và Ngữ Âm Đại học Sư phạm. Phụ tá Khoa trưởng Đại học Văn Khoa Huế. Trưởng khoa Pháp căn.

Sau năm 1975, thầy vẫn tiếp tục là giáo sư pháp văn Đại học Sư phạm Huế. Đồng thời thầy còn tham gia dạy môn pháp văn tại Đại chủng viện Xuân Bích Huế và các dòng tu.

Thầy là một người rất có uy tín với các đồng nghiệp cũng như với các thế hệ sinh viên.

Ngoài ra, thầy còn là:

- Đại diện hội Aide à l’ Enfance du Vietnam.

- Trưởng đại diện Tổ chức Khoa học và Giáo dục Rencontres du Vietnam.

- Trưởng ban điều phối Quỹ Học bổng Vallet toàn quốc.

Trong các vai trò ấy, thầy đã đóng góp nhiều công sức cho xã hội và nhất là cho các thế hệ sinh viên.

Đặc biệt, trong vai trò là một giáo hữu, thầy Gioakim Đổ Trinh Huệ đã dấn thân phục vụ giáo xứ và giáo phận trong suốt 50 năm qua trong cương vị ca trưởng. Thầy đã dìu dắt ca đoàn Cecilia là ca đoàn chủ lực phục vụ các thánh lễ Đại Triều và các dịp lễ trọng của giáo phận. Thầy cũng phụ trách ca đoàn tổng hợp của Giáo phận trong các cuộc lễ lớn và nhất là các dịp Hành hương tại La vang.

TRƯƠNG TRÍ.
 
Thánh lễ và Dạ tiệc Giáng Sinh của Công chức Công giáo Miền Bắc Nghệ An
BTT Nghệ An
18:05 25/12/2011
Thánh lễ và Dạ tiệc Giáng Sinh của Công chức Công giáo Miền Bắc Nghệ An.

Giáo Phận Vinh 25/12/2011. Vào ngày lễ Giáng sinh hằng năm, Công chức Công giáo Phía Bắc Nghệ An, gồm các huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành tổ chức gặp mặt và Dạ tiệc Noel.

Dạ tiệc năm nay được tổ chức tại giáo xứ Yên Lý, hạt Đông Tháp – Giáo Phận vinh. Do Cha Phêrô Trần Đình Lai, linh mục Quản xứ Yên Lý và Ban Điều hành Công chức Công giáo huyện Diễn Châu tổ chức.

17h 15. Anh chị em đã có mặt đông đủ.

17h 30. Thinh lặng, viếng Thánh Thể.

17 h 45 Thánh Lễ.

Cha Phêrô Trần Đình Lai đã chủ sự thánh lễ với sự đồng tế của Cha Phêrô Trần Văn Thanh, Giám đốc trường Tiền Chủng viện Xã Đoài.

Bài giảng trong Thánh lễ. Cha Thanh đã chia sẽ về ý nghĩa Ánh sáng và quà tặng của Thiên Chúa. Từ ý nghĩa của ánh sáng và Tình yêu vĩ đại trong Phúc âm lễ Giáng sinh năm nay (Ga 1,1-18) Cha Thanh đã nhắn gửi tới anh chị em Công chức Công giáo sứ mệnh trao ban tình yêu và khả năng của mình để phục vụ tha nhân. Xây dựng một xã hội Bác ái, dân chủ và văn minh hơn. Cha Thanh cũng lưu ý thêm rằng: “ Tất cả những hi sinh của anh chị em Công chức Công giáo chỉ thực sự đem lại hoa trái đúng nghĩa khi các bạn biết trao ban chính Chúa Giêsu Hài đồng cho tha nhân qua công việc và nghề nghiệp của mỗi người”.

Thánh lễ Kết thúc lúc 18h30 và sau đó là Dạ Tiệc Giáng Sinh.

19h00. Làm việc kính Hang đá và khai tiệc Giáng sinh.

Một bữa tiệc Buffe thịnh soạn đã được ban tổ chức sắp xếp chu đáo và bố trí ngay trước tiền sảnh nhà thờ bên cạnh hang đá, đã làm cho Dạ tiệc Giáng Sinh thêm rộn ràng và náo nhiệt. Những chum Rượu Cần được anh chị em Công chức Công giáo mang tới từ các những bản mường xa xôi của Miền tây xứ Nghệ đã góp thêm niềm vui và thắm nồng tình liên đới, tình huynh đệ cho đêm hội ngộ.

Bên bếp lửa hồng với những vũ khúc Giáng Sinh, hàng trăm khuôn mặt Tri thức trẻ của xứ Nghệ đã quy tụ bên người Cha đồng hành trẻ trung, người anh thân thương, tay cầm tay nhau hát lên những bài hát của một thời Sinh viên đầy kỷ niệm Giáng Sinh. Họ đã chia sẻ với nhau những khoãnh khắc Giáng Sinh nồng ấm đầy tình người, tình Chúa và tình quê hương đất nước Việt Nam yêu dấu.

Thánh lễ và Dạ tiệc Giáng Sinh năm nay có sự hiện diện và giúp đỡ nhiệt tâm của Thầy Phêrô Dương Sĩ Nho đang Giúp xứ Yên Lý, Thầy Thành Ngữ, Chủng sinh trường Đại Chủng viện Vinh –Thanh. Đội kèn giáo xứ Xuân Phong, Anh Fx Nguyễn Trung Thành và một số Doanh nhân Công giáo của Huyện Diễn Châu và huyện Anh Sơn. Quý ban ngành, các Thầy cô Giáo lý viên và giới trẻ Giáo xứ Yên Lý cùng tham dự.

Dạ tiệc kết thúc lúc 22h. Mọi người quây quần bên Hang đá, cùng nhau dâng lên Chúa Giêsu Hài đồng những ước nguyện thiêng liêng cho mình, cho đại gia đình Công chức Công giáo. Cho hai Đức Giám mục của Giáo phận, cho 16 Thanh niên Công giáo đang bị Bộ Công an giam giữ sớm được tự do, cho Giáo hội và quê hương đất nước Việt Nam ngày thêm vững mạnh, tươi sáng hơn.

Ban Truyền thông Công chức Công giáo Nghệ An.

 
Nhà Thờ Họ Đạo Đức Mẹ La Vang Fresno Mừng Chúa Giáng Sinh
Magarita Nguyễn Phương Lan
18:05 25/12/2011
FRESNO - “Hài Đồng Giêsu yêu con đời đời, Hài Đồng Giêsu giáng sinh vì yêu. Hài Đồng Giêsu yêu người chúng con, Bỏ trời vàng son, chia cuộc đời gian khổ...” Trong tâm tình của bài hát Lời Cầu Bên Hang Belem của Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên do ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno hát trong ngày Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh đã cho con người chúng ta ý thức và cảm nhận sâu sắc tình yêu của Thiên Chúa và cái nhìn sâu xa hơn mầu nhiệm Đấng Cứu Thế.

Xem hình ảnh

Để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, cộng đoàn Họ Đạo Đức Mẹ La Vang Fresno đã sốt sắng chuẩn bị bằng cách dọn mình xưng tội và rước lễ. Cha Quản Nhiệm mời được Cha Vincent Nguyễn Quang Thế từ thành phố Santa Ana đến để giảng phòng cùng với Cha Giuse Victor Đinh Toàn thuộc Giáo Phận Fresno đến để ban phép Bí Tích Hòa Giải. Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con biết nhìn ra thân phận yếu đuối của chúng con, để mọi người biết cảm thông, an ủi để giúp nhau sống tốt trở thành con người mới mặc lấy Chúa Ki-Tô.

Sau Thánh lễ ngày 25/12, cộng đoàn đã có lời chúc mừng Giánh Sinh và quà đến Cha Quản Nhiệm Giuse Nguyễn Công Hoán, Cha khách Vincent Nguyễn Quang Thế và Thầy Phó Tế Giuse Nguyễn Phi Hùng. Và đặc biệt trong ngày Đại Lễ này cũng là ngày sinh nhật của Cha Quản Nhiệm. Xin chúc Cha nhiều niềm vui và ơn lành của Chúa Hài Đồng.

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương..”
 
Giáng Sinh tại giáo xứ Thánh Gioan Thánh Sử Melbourne
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
19:49 25/12/2011
Trong không khí nô nức mừng đón Chúa Giáng Sinh trên khắp toàn cầu, anh chị em nhà thờ Thánh Gioan Thánh Sử cũng chung với niềm vui ấy.

Được biết trước đây là họ đạo Thánh Gioan Thánh Sử East Melbourne, nằm sát ranh giới Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick’s Melbourne. Đến năm 2008, vì nhu cầu mục vụ và nhân sự, Đức Tổng Giám Mục Melbourne đã sữa đổi ranh giới các họ đạo vùng Richmond. Từ nay, nhà thờ Thánh Gioan họ đạo riêng rẽ nữa, mà thuộc Họ Đạo Chánh Tòa Melbourne. Đến năm 2009, vì người giáo dân Úc đi lễ Nhà Thờ Thánh Gioan còn quá ít, nên được hướng dẫn đi lễ Nhà Thờ Chánh, đi bộ chỉ cần 10 phút. Nên ở đây không còn lễ tiếng Anh nữa, và người Việt nghiễm nhiên được Đức Tổng Giám Mục Denis Hart dành cho ngôi thánh đường hơn 82 tuổi (1929) làm nơi thờ phượng. Chỉ còn lễ tiếng Việt ở Nhà Thờ Thánh Gioan lúc 5 giờ 30 mỗi chiều, và hai lễ (11 giờ trưa và 5 giờ chiều) vào ngày Chúa Nhật.

Đêm Giáng Sinh, nhà chờ chật không còn một chỗ ngồi, hơn 600 người đến chia sẻ niềm vui Giáng Sinh trong tâm tình Tạ Ơn và Cầu nguyện.

Diễn nguyện bắt đầu lúc 8 giờ tối với phần tạo dựng, hoạt cảnh Giuse bị bán sang Ai Cập. Giuse làm vinh danh cho dòng dõi được tuyển chọn trên đất khách Ai Cập. Hoạt cảnh dân mong chờ Vị cứu tinh xuất hiện và phần không thể thiếu là Đức Mẹ được sứ thần Gariel truyền tin cùng cảnh thánh Giuse dẫn Đức Mẹ về nơi chôn nhau cắt rốn để đăng ký lại sổ hộ tịch... và cảnh tượng Ấu Nhi chưa chào đời đã bị con người xua đuổi cùng vinh quang Người tỏ hiện giữa đồng không mông quạnh trong chốn hang lừa.

Hơn 40 diễn viên lớn nhỏ thuộc ba thế hệ của Cộng Đoàn đã “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” trên sàn tập ròng rã hơn hai tháng trời để cầu mong những phần diễn nguyện sẽ đem lại cho anh chị em tham dự đêm Giáng Sinh tâm hồn của sự chuẩn bị đón chờ Đấng Cứu Thế.

Mặc dù luyện tập mệt mỏi nhưng nét vui tươi của các em thiếu nhi trong giáo xứ vẫn ngời ngời trên gương mặt dễ thương làm cho anh chị em tham dự trong đêm Thánh có thêm lò không còn là ng sốt mến vì sự thánh thiện và dễ thương của các cô thiên thần nhỏ, của các chú mục đồng...

Trong bài giảng, cha Giacobe Võ Thanh Xuân chia sẻ: Giáng Sinh không chỉ là viếng hang đá mà còn là thăm viếng người đau bệnh, chia sẻ với người kém may mắn hơn mình... những ý nghĩa của Giáng Sinh có lẽ không chỉ đọng lại trong lòng của anh chị em giáo dân mà sẽ sinh hoa kết trái trong tình yêu mà mọi người muốn làm cho ngày lễ Giáng Sinh tròn đầy hơn nữa.

Đến tham dự thánh lễ, tôi thấy có Sr. Magaret…, OP, Bề Trên Nữ Tu Daminh miền Tây Melbourne, hai Sơ Dòng Đức Bà Truyền Giáo, kể cả các Sơ thuộc dòng Đaminh Rosa Lima đang giúp cộng đoàn Thánh Gioan và một số anh chị em đến từ các tiểu bang khác sang đoàn tụ gia đình. Ngay đầu lễ cha Giacobe Võ Thanh Xuân giới thiệu Sr. Magaret lên chào cộng đoàn. Trong lời chào Sơ nói rằng: Sơ rất vui khi được tham dự buổi diễn nguyện này. Buổi diễn nguyện nói lên một niềm tin vững mạnh của dân tộc Việt Nam truyền thống. Xin anh chị em tiếp tục làm cho niềm tin của mình vững mạnh hơn và người Úc chúng tôi phải học điều này nơi dân tộc Việt Nam. Sơ kết thúc bằng lời nói “ Chúc mừng Giáng Sinh” bằng tiếng Việt cách đột ngột làm cho cả nhà thờ bất ngờ. Thánh Lễ do Liên Ca Đoàn của Cộng Đoàn hát lễ.

Tạ ơn Chúa với những nỗ lực của mọi người làm cho danh Chúa cả sáng và Nước Cha được vinh hiển. Có lẽ trong phục vụ, ai cũng chỉ mong đó là kết quả cuối cùng của công việc mình làm.

Sau thánh lễ, một số anh chi em còn nán lại chụp hình hang đá truyền thống trong ngôi nhà thờ ấm cúng. Tiếng cười nói, chúc mừng Giáng Sinh nhộn nhịp, chưa ai muốn về... trẻ em thiên thần, mục đồng tung tăng chạy nhảy, í ới...Điều này làm cho người viết nhận thấy nhà thờ là một gia đình thực sự, một nơi tập trung để cầu nguyện, để chia sẻ Mình và Máu, để chia sẻ niềm vui, gặp gỡ và để cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

Xin cho niềm vui Giáng Sinh còn ngân mãi trong lòng mọi người và niềm vui như những vòng tròn lan rộng mãi cho mọi người anh chị em chung quanh.