Ngày 23-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:33 23/12/2014
CHĂM SÓC CỦA ANH EM
N2T

Ở nước Do Thái có hai anh em, hai người cùng cày chung một thửa ruộng, nhưng tất cả thu hoạch thì chia đôi, của ai thì bỏ vào kho của người ấy, anh cả đã có vợ con mà em út thì chưa lập gia đình.
Một đêm nọ, người em nghĩ rằng anh cả đã có vợ con và gánh gia đình nặng hơn nên lấy lúa của mình giúp cho anh một ít, thế là người em út tự mình vào trong kho lúa lấy một phần đem qua đổ vào kho lúa của anh cả.
Người anh cả thì nghĩ rằng mình đã có vợ con, cuộc sống về già thì chẳng có vấn đề gì, nhưng thằng em út vẫn còn độc thân cần phải lo đến chuyện tương lai, do đó anh ta lợi dụng đêm tối âm thầm lấy lúa thu hoạch của mình đem qua đổ vào kho của em út.
Sáng sớm ngày hôm sau, bên này nhìn kho lúa của bên kia không có thêm bớt gì cả, thế là trong đêm cả hai lại chuyển lúa thêm lần nữa, liên tục ba đêm đều làm như thế, cho đến đêm thứ tư thì cả hai anh em không hẹn mà gặp.
Lúc này mới biết là mỗi người đều nghĩ đến nhau, cả hai anh em thả bao lúa trong tay xuống và ôm chầm lấy nhau mà khóc.

Suy tư:
Chúng ta thường nhìn đến người này giàu có nhà cao cửa rộng, người kia chức tước cao để khen chê phân bì; chúng ta thường nhìn đến những nỗi bất hạnh của người khác qua báo chí truyền hình để quyên góp giúp đỡ, nhưng có lúc nào chúng ta nhìn thấy nỗi đau khổ thiếu thốn của người thân trong gia đình chưa ?
Có những người cứ về đến nhà thì xuýt xoa nói người này sao tội nghiệp, người kia sao bất hạnh quá rồi đi giúp đỡ họ, nhưng chưa hề xót xa nhìn đến hoàn cảnh túng thiếu của anh chị em mình trong nhà đang cần sự quan tân giúp đỡ của mình.
Quan tâm đến anh chị em trong nhà trước, là điểm tựa căn bản cho sự quan tâm đến tha nhân khi làm việc bác ái.
Không quan tâm đến anh chị em trong nhà khi họ thiếu thốn mà chỉ quan tâm đến người xa lạ, thì sự quan tâm đó chỉ là giả dối mà thôi, bởi vì chính anh em ruột thịt trong nhà mình chưa thương thì lấy gì đi thương người xa lạ chứ !
Có những đứa con giàu có thích đi làm việc thiện quan tâm đến người già cả trong viện dưỡng lão, nhưng lại để cho cha mẹ già của mình sống trong thiếu thốn tủi nhục...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:36 23/12/2014
N2T

28. Thật vậy, Thiên Chúa ẩn tàng bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người của Ngài, duy chỉ có tình yêu vô hạn của Ngài là tỏ hiện mà thôi.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Giáng Sinh (Lễ Đêm)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:40 23/12/2014
LỄ GIÁNG SINH
Thánh Lễ Đêm

N2T

Tin mừng : Lc 2, 1-14.
“Hôm nay, Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em.”


“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người Chúa thương”.

Lễ đêm Giáng Sinh, người Công Giáo Trung Quốc gọi là Đêm Bình An, tên gọi rất có ý nghĩa, và quả thật là như vậy, vì đêm Bình An chính là đêm mà Con Thiên Chúa đã làm người vì yêu thương nhân loại.

Đêm nay được gọi là Đêm Bình An, vì là đêm đánh dấu một kỷ nguyên mới cho nhân loại: kỷ nguyên của tình yêu.

Đêm Bình An có các thiên thần bởi trời xuống hát mừng và loan báo tin vui cứu độ cho người nghèo, người công chính và những người có một tâm hồn lương thiện...

Đêm Bình An có ánh sao lạ dẫn đường cho muôn dân nhận biết dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người.

Đêm Bình An là đêm mà trời hoan ca và đất hát mừng, vì tất cả đều được đổi mới bởi Đấng Làm Người là Đức Chúa Giê-su.

Đêm Bình An người người vui mừng, vì ơn cứu độ đã đến...

Đêm nay, toàn thể nhân loại, không phân biệt màu da tín ngưỡng đều hoan ca vui vẻ và hát mừng Thiên Chúa Giáng Sinh, từ các cửa hàng sang trọng cho đến các sạp buôn bán nhỏ, chúng ta đều thấy được không khí của Bình An, của Hoà Bình, người người chen chúc mua sắm mùa giáng sinh, trên khuôn mặt mỗi người đều rạng lên nét hân hoan và nếu quan sát kỷ thì chúng ta sẽ thấy hình như tâm hồn của họ đổi thay, mà cái đổi thay dễ thấy nhất chính là họ rất dễ dàng thông cảm bỏ qua những lỗi lầm cho nhau, bởi vì tâm hồn họ tràn ngập sự bình an của ngày giáng sinh của Con Thiên Chúa.

Đêm nay là Đêm Bình An, là đêm của Hoà Bình, bởi vì như lời tiên tri Ê-li-a nói: “Một trẻ thơ chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta, danh hiệu Người là Cố Vấn kì diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, thủ Lãnh hoà bình” (Is 9, 5). Trẻ thơ ấy chính là Đức Chúa Giê-su, Ngài là ánh sáng chiếu soi đêm tối, đem lại cho đêm tối một sự bình an và hy vọng.

Bóng tối là tội lỗi, là chết chóc, là thù hận; ánh sáng là bình an, là sự sống, là tình yêu; đi trong ánh sáng chúng ta sẽ thấy anh chị em mình cũng có những ưu điểm hơn mình; đi trong ánh sáng, chúng ta cũng rất dễ dàng nhìn thấy những thói hư tật xấu của chúng ta, vì ánh sáng chiếu soi cho cả người tốt cũng như người không tốt. Ánh sáng đã chiếu soi trần gian từ rất lâu rồi, nhưng vì cứ mãi mê trong những ánh đèn mờ của hưởng thụ và thích những nơi tăm tối, nên nhân loại vẫn chưa nhận ra được ánh sáng đích thực đang chiếu soi trên trần thế, ánh sáng ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, một hài nhi bé nhỏ đang nằm trong máng cỏ.

Đêm nay là Đêm Bình An, là đêm mà ma quỷ và mọi thế lực của nó đều sững sờ kinh ngạc, vì ánh sáng đã đến, vị cứu tinh nhân loại đã đến để xua tan bóng đêm thống trị địa cầu, ánh sáng ấy chính là Đức Chúa Ki-tô.

Mừng Chúa Giáng Sinh cũng có nghĩa là mừng Ơn Cứu Độ đã đến, chúng ta –những người Công Giáo- đã chuẩn bị cho việc giáng trần của Con Thiên Chúa trong những ngày tháng của mùa vọng, chúng ta chuẩn bị tâm hồn theo lời mời gọi của thánh Gioan Tiền Hô: sửa đường lối cho ngay thẳng, tức là sửa đổi cuộc sống của minh cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm; chúng ta cũng chuẩn bị tâm hồn như Đức Trinh Nữ Ma-ri-a: sống phục vụ người thân cận với tất cả tâm tình khiêm tốn. Và giờ đây chúng ta đang vui mừng hân hoan kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa làm người đang chọn tâm hồn của mình thành nơi sinh hạ của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Đêm Bình An rồi cũng sẽ qua đi, và con người sẽ trở lại với công việc thường ngày của mình, nhưng chúng ta quyết tâm biến mỗi giây phút của mình trở thành đêm Bình An, nghĩa là chúng ta sống thật hoà bình với người thân cận của chúng ta. Sống thật hoà bình tức là diễn tả lại việc Con Thiên Chúa làm người cho mọi người thấy, đó chính là lòng khiêm hạ của một tâm hồn đầy ắp tình yêu thương của Thiên Chúa...
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin mừng Giáng Sinh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:03 23/12/2014
LỄ CHÚA GIÁNG SINH năm B
Lc 2, 1-14

TIN MỪNG GIÁNG SINH

Đêm nay cách đây hơn hai ngàn năm, Con Thiên Chúa đã sinh ra nơi hang đá Bêlem. Đọc Tin Mừng của thánh Luca 2, 1-14, chúng ta cảm nhận được Hài Đồng Giêsu năm xưa cũng đang hiện diện với thế giới, với loài người, với con người lúc này và mãi mãi. Muôn thiên thần đang rập ràng hòa nhịp một khúc ca :” Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương “. Sứ điệp của các thiên thần vẫn là lời mời gọi nhân loại “ Hãy sống yêu thương, ngay thẳng, hòa bình “. Mùa Đông ngày Chúa sinh ra gợi cho chúng ta về cái giá lạnh và hơi ấm của bò lừa thở hơi cho Chúa…

Đêm đông gợi cho chúng ta cảm giác lạnh căm. Cái buốt giá của đêm đông như làm xôn xao cả màn đêm, làm xôn xao đàn súc vật và làm nôn nao cả lòng người. Tin Mừng của thánh Luca thuật lại cuộc Giáng Sinh của Chúa Giêsu rất chi tiết và rõ ràng: ” …ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ “( Lc 1, 4-7 ) Rõ ràng, Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã được Chúa Cha định liệu có mẹ có cha để Ngài được lớn lên trong một mái ấm gia đình. Chúa Giêsu đã chia sẻ kiếp sống làm người với những con người bị bỏ rơi nhất. Ngài sinh ra trong một hang súc vật. Do đó, cái giá lạnh đêm đông lại càng có ý nghĩa nhiều hơn nữa. Cái xôn xao của một đêm đông không trăng, không sao làm rõ nét số phận của Con Thiên Chúa đến trần gian để sống với, sống vì, sống cho nhân loại. Chúa Giêsu sẻ chia số phận với những con người nghèo khổ, bơ vơ tất bạt, không nhà không cửa, bị bỏ rơi bên lề xã hội. Hài Đồng Giêsu đêm năm ấy đã cho nhân loại thấy một Vị Vua Hòa Bình, Vị Vua Nhân Ái và Tình Thương đã đến để cứu chuộc loài người.

Con Thiên Chúa, Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta đã không được ai đón tiếp trong đêm đông lạnh giá,chỉ có các mục đồng mà Tin Mừng thánh Luca ghi :” Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ :” Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa “ ( Lc 1, 8-11 ). Và sứ thần còn căn dặn các mục đồng :” Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người : anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ “ ( Lc 1, 12 ). “ Các mục đồng liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên “ ( Lc 1, 16-18 ). Các mục đồng là những người đầu tiên đã đón nhận Tin Mừng . Họ đã nhận ra Hài Đồng Giêsu, Con Thiên Chúa đã muốn trở nên nghèo vì loài người, vì mỗi người để cho con người và nhân loại được sự giàu có của Chúa Giêsu. Thế giới và nhân loại, con người, ngay những con người ở trong vùng ấy đang chìm đắm trong giấc ngủ, đang hưởng sự ấm cúng của chăn bông, lò sưởi thì chỉ có vài người chăn chiên đã nhìn thấy Thiên Chúa. Họ đã được sứ thần báo tin và mời tới hang đá máng cỏ bởi vì Thiên Chúa muốn tỏ mình ra cho họ là những người nghèo. Mẹ Maria và thánh Giuse, chắc chắn đã có niềm vui vì được chia sẻ với các mục đồng một phần nào bí mật của các ngài.

Biến cố Giáng Sinh là một Lời của Thiên Chúa ngỏ cho nhân loại, ngỏ cho con người. Tin Mừng thánh Luca viết :” Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng “ ( Lc 2, 19 ). Mẹ Maria đã kinh ngạc, thán phục, nhưng không ngỡ ngàng bởi việc Chúa Giêsu sinh ra, Mẹ đã được mạc khải, do đó, lòng tin của Mẹ Maria không hề nao núng chút nào cả. Sự kiện Giáng Sinh được trình bày cho thế giới, cho nhân loại với dấu chỉ là một Lời để nhìn, để chiêm ngắm, để loan báo cho người khác, một Lời để suy niệm và giữ mãi trong lòng để suy đi nghĩ lại trong cuộc đời. Giáng Sinh là một Lời, một biến cố rõ ràng, một sự kiện tràn đầy ý nghĩa. Giáng Sinh đang tiếp tục nói với nhân loại, nói với mỗi người chúng ta.

Hài Đồng Giêsu nằm trong máng cỏ là Đấng Cứu Thế. Ngài đến trần gian không như một nhân vật lịch sử, một vĩ nhân hay là một người lạ lùng theo nghĩa con người, nhưng Ngài là Vị Cứu Tinh, là Đấng Cứu Độ. Ngài đến để cho người què đi được, người điếc nghe được, người mù thấy được và người nghèo được nghe loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu ở với Thiên Chúa cha từ trước muôn đời. Trong Chúa Giêsu, nhân loại và mỗi người chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và qui tụ. Chúa đến cho chiên được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Chính vì thế, Hài Đồng Giêsu, Con Thiên Chúa đã đến để xua tan nỗi thất vọng, chiến thắng thần chết, sự dữ bị khuất phục. Tất cả những ai đón nhận Hài Đồng Giêsu như các mục đồng đã làm cũng sẽ hưởng được niềm vui tràn đầy và nhận được ơn giải thoát của chính Thiên Chúa.

Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương “ ( Lc 2, 14 ) vẫn luôn là lời ngợi khen, chúc tụng và lời hứa ban Hòa Bình, Tình Thương và An Bình cho mọi người đón nhận Con Thiên Chúa.

Lạy Thiên Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn đón nhận Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ. Xin giúp chúng con biết chia sẻ niềm tin và giới thiệu Tin Mừng Giáng Sinh cho nhiều người. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Giêsu được ai sinh ra và sinh ra ở đâu ?
2.Tin Mừng Giáng Sinh là gì ?
3.Ai đã được phúc gặp gỡ Hài Đồng Giêsu trước hết ?
4.Các Mục Đồng là ai ?
5.” Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm “ có ý nghĩa gì ?
 
Chúa đem ánh sáng cứu độ đến trần gian
Lm Jude Siciliano OP
18:11 23/12/2014
LỄ GIÁNG SINH B Lễ ngày
Isaia 52: 7-10; Tvịnh 97; Do Thái 1: 1-6; Gioan 1: 1-18

CHÚA ĐEM ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ ĐẾN TRẦN GIAN

Nhiều người, nhất là trẻ con dự lễ Giáng Sinh buổi sáng sẽ bị thất vọng vì bài phúc âm. Sao không thấy các thiên thần, các mục đồng, bé hài nhi và cha mẹ bé hài nhi đâu cả? Và cũng không nghe nói đến hang đá, máng cỏ với các chiên lừa đâu cả? Trái lại chúng ta chỉ nghe đoạn phuc âm thánh Gioan nói về Ngôi Lời Nhập Thể , không đủ để trình bày trong thiệp Giáng Sinh.

Chắc các bạn còn nhớ lễ sinh nhật các bạn vừa dự xong. Không kể dến tuổi tác người mừng lễ sinh nhật, người đến dự không mừng lễ sinh nhật như thuở họ còn bé, nhủng là một ngủỏ̀i lỏ́n đến mủ̀ng lễ sinh nhật. Với Chúa Giêsu lễ sinh nhật không như thế. Mỗi lần đến lễ Giáng Sinh chúng ta mừng lễ Chúa Hài Nhi theo thánh Luca và thánh Mathêu để gây bối cảnh cho câu chuyện. Cả hai phúc âm này nói đến nhủ̃ng sụ̉ việc khó khăn về tủỏng lai của bé Hài Nhi, nhủng chúng ta không bỏ qua và tìm xem phần ấm cúng của hai phúc âm đó.

Phúc âm thánh Máccô không có câu chuyện Chúa sinh ra và cũng không có bối cảnh về Chúa Giêsu. Trái lại, phúc âm thánh Máccô bắt đầu vỏ́i lỏ̀i rao giảng của Gioan Tẩy Giả. Phúc âm thánh Gioan không bắt đầu vỏ́i truyền thống nói về Chúa Hài Nhi. Phúc âm thánh Gioan mỏ̉ đầu theo chúng ta nghe ngày hôm nay có thể làm chúng ta rúng động về ý kiến và hình ảnh theo tình cảm.

Tôi còn nhỏ́ một hình ảnh Chúa Giêsu trẻ trong xủỏ̉ng thọ̉ mộc vỏ́i thánh Giuse. Trong hình ảnh đó Chúa Giêsu và thánh Giuse đang bào hai cây gỗ. Hai cành gỗ làm thành cây thập giá. Trong cảnh yên tĩnh đó ngủỏ̀i cha dạy ngủỏ̀i con làm thọ̉ mộc, có ý đủọ̉m điều gì sẽ xãy ra cho ngủỏ̀i con là cây thập giá. Bài phúc âm hôm nay đủọ̉m cảnh trầm lặng đó về điều gì sẽ xãy ra cho ngủỏ̀i nghe phúc âm thánh Gioan. "Ngủỏ̀i ỏ̉ giủ̃a thế gian, và thế gian đã nhỏ̀ Ngủỏ̀i mà có nhủng lại không nhận biết Ngủỏ̀i. Ngủỏ̀i đã đến nhà mình, nhủng ngủỏ̀i nhà chẵng chịu đón nhận" (Ga1: 10).

Liệu chúng ta có giống ngủỏ̀i hà tiện trong bủ̉a tiệc Giáng Sinh trong sách chuyện của Charles Dickens hay chăng? Nhủng chúng ta nhỏ̀ thánh Gioan giúp chúng ta để ý, và nhận thấy rõ ngủỏ̀i mà chúng ta mủ̀ng lễ sinh nhật hôm nay. Bé Hài Nhi trong nôi là cảnh đẹp của thiệp lễ Giáng Sinh, và làm trẻ con mủ̀ng vui. Nhủng chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i đọc phúc âm này đang sống đỏ̀i rối loạn. Vỏ́i đỏ̀i sống lộn xộn đó, chúng ta ngủỏ̀i lỏ́n cần nhỏ́ lại món quà và sụ̉ thách đố của Ngôi Lỏ̀i Nhập Thể đem đến cho đỏ̀i sống chúng ta.

Hôm nay chúng ta mủ̀ng sụ̉ sinh ra và sụ̉ hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong thế gian. Ngài không phải là một Bé Hài Nhi, nhủng là một Chúa Phục Sinh ỏ̉ giủ̃a chúng ta. Thánh Gioan nhắc chúng ta nhỏ́ là còn có ngủỏ̀i chủa đón nhận Ngài, ngay cả nhủ̃ng ngủỏ̀i trong dân tộc Ngài. Họ đang chỏ̀ đọ̉i nhủ ngôn sủ́ Isaia đã hủ́a một Người lãnh đạo sẽ khôi phục nước Zion. Trong lời mở đầu thánh Gioan cho chúng ta biết trước Vị ấy đã ở giữa chúng ta, sống giữa chúng ta, đi trước chúng ta đến sự chết, và bây giờ cho chúng ta một đời sống mới. "Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác..." (Ga 1: 16)

Chúng ta mừng ngày Chúa Giêsu Kitô và đời sống Ngài không đi đến ngôi mộ. Ngài đã phục sinh từ cõi chết. Bây giờ Ngài ban cho chúng ta "Ân huệ và sự thật" bằng cách cho chúng ta biết tình thương của Thiên Chúa đến với chúng ta. Chúng ta vui mừng Chúa Kitô đã sinh ra. Chúng ta vui mừng Ngài đã nhập thể loài người với chúng ta, và Ngài trung thành với Thiên Chúa và với chúng ta cho đến cùng. Hôm nay chúng ta mừng vui vì Đấng đang ỏ̉ giủ̃a chúng ta đã cho chúng ta sống đỏ̀i sống của Ngài, đỏ̀i sống đầy thông cảm và nhân hậu đối vỏ́i kẻ yếu hèn. Ngài đã dạy chúng ta hãy thương yêu nhau, và đã giúp chúng ta thụ̉c hiện , vì " tủ̀ nguồn sung mãn của Ngủỏ̀i , tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ỏn này đến ỏn khác..."

Chúng ta là những người đã đón nhận ánh sáng đến giữa thế gian, và chúng ta cảm tạ những điều Người đã làm và cho chúng ta có thể làm được. Người đã cho chúng ta hy vọng và đã hứa là sẽ còn nhiều sự sống để san sẻ với chúng ta, nhiều thách đố cho chúng ta, và nhiều điều tốt ành chúng ta có thể làm được, vì " Ngôi Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta".

Bé Hài Nhi nằm trong máng cỏ đã lớn lên và đã thách đố bao nhiêu giá trị của thế giới chúng ta. Chúng ta sẽ phải đối phó, và sẽ cố gắng sống đời sống mới Ngài ban cho chúng ta, hay chúng ta chỈ vì tình cảm giữ Ngài mãi mãi trong máng cỏ như một bé hài nhi đáng yêu chỉ có chút ảnh hưởng trên chúng ta và trên thế giới hay sao?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



CHRISTMAS DAY (B) -
Isaiah 52: 7-10; Psalm 98; Hebrews 1: 1-6; John 1: 1-18


Aren’t people, especially children who come to Mass on Christmas Day, going to be disappointed when they hear today’s gospel? Where are the angels, the shepherds, the newborn, with his mother and father? And let’s not forget the stable with the animals? Instead, we get a rather abstract-sounding passage from St. John’s gospel about the Word becoming flesh. Hardly the making of a Christmas card!

Remember the last birthday party you went to? No matter the age of the person whose life you were celebrating, those gathered for the occasion did not celebrate the person as they once were, an infant, but as the person they were on the day of the birthday party. Not so for Jesus. Each Christmas we replay his infancy and we call on Luke and Matthew to provide some backdrop for the story. Both of these gospels have dark hints of future troubles for the new-born, but we brush over them and look at the warm features of the these two gospels.

Mark doesn’t have the birth narrative, nor does he provide background material for Jesus. Instead, his gospel begins with the preaching of John the Baptist. John doesn’t begin with traditional-sounding infancy narratives either. His introduction to the gospel narrative, which we hear today, might shake up some of our sentimental thoughts and images.

I remember a painting of the young Jesus in the carpentry shop with Joseph. They were shown working on two pieces of wood. The two pieces formed a cross. Even in this seeming-tranquil setting of a father teaching his son his trade, there were hints of what waited the boyish carpenter – the cross. Today’s gospel presents a similar sober view of what lies ahead for the reader of John’s Gospel. "He was in the world and the world came to be through him, but the world did not know him. He came to his own, but his own people did not accept him."

We risk being a Scrooge at a Christmas party here. But we need John’s help to catch our attention and clear up our vision of the one whose birth we celebrate today. The infant in the crib makes for lovely Christmas cards and delights children. But we readers of this gospel have lives that are sometimes gritty and messy. For these lives we adults need to be reminded of the gift and the challenge the Word-made-flesh offers our lives.

We celebrate the birth and the presence in the world of Jesus Christ today. He is not an infant, but is the Risen Lord in our midst. John reminds us that there were those who did not accept him, even among his own people who were waiting, as the prophet Isaiah promised, for the restoration of Zion. In the opening verses John anticipates the one who came among us, lived our life, preceded us in death and now offers us new life – "from his fullness we have all received, grace in place of grace…."

We are celebrating the birth of Jesus Christ whose life did not end in the tomb. He was raised from the dead. Now he offers us "grace and truth" by revealing the love God has for us. We are happy Christ was born. We are happy he bore our life and was faithful to God and to us to the end. Today we rejoice for the One who is among us now, enabling us to live his life of compassion and kindness to the least. He has commanded us to love one another has made it possible for us because, "From his fullness we have all received, grace in place of grace…."

We are among those who have accepted the light that has come into the world and are thankful for what he accomplished and made possible for us. He holds out hope and the promise that there is more life for us to share, more challenges for us to face and more good we can do, because the "Word became flesh and made his dwelling among us."

The baby in the crib has grown up and challenges many of our world’s values. Will we face and attempt to live the new life he offers us, or will we sentimentalize him and keep him forever in the crib, a lovable child who has little influence on us and our world?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:42 23/12/2014
MÌNH TRONG TẤM GƯƠNG
N2T

Có một phú ông rất bủn xỉn với mọi người do đó mà mọi người không có thiện cảm với ông ta. Một hôm, ông ta tố khổ với một người bạn là tại sao thái độ của người khác đối với ông ta xấu xa như thế chứ ?
Người bạn kéo ông ta đến bên cửa sổ, hỏi ông ta nhìn thấy gì ? Người ấy trả lời:
- “Tôi nhìn thấy có nam có nữ đang đi lui đi tới trên đường”.
Người bạn lại kéo ông ta đến trước tấm gương, hỏi:
- “Bây giờ anh lại nhìn thấy gì ?”
- “Bây giờ tôi chỉ nhìn thấy tôi”, ông phú hộ đáp mà không giải thích được.
- “Đây là một đạo lý rất đơn giản”, người bạn ấy nói tiếp: “Cửa sổ của anh là kính trong suốt cho nên có thể nhìn thấy người khác, mà tấm gương của anh phía sau lại phết lên một lớp thủy ngân, cho nên chỉ nhìn thấy được mình, nếu trong lòng chúng ta chỉ có tiền, đương nhiên là chỉ nhìn thấy mình mà thôi, đến nỗi không coi ai ra gì cả nên nhìn không thấy người khác.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có người nói mục đích sống ở đời là để hưởng thụ những của cải vật chất mà mình làm ra, cho nên họ không thấy gì khác ngoài tiền bạc và sự hưởng thụ; có người nói sống ở đời là phải chơi cho xả láng, vì chết rồi thì không còn gì để mà chơi, thế là họ sống như những người không biết có trời có đất...
Người Ki-tô hữu thì nói rằng: sống ở đời này là để cùng nhau thờ phượng một Đức Chúa Trời, yêu thương tha nhân, và cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp như ý của Thiên Chúa, để sau này hưởng hạnh phúc đời đời với Ngài trên thiên đàng, do đó, mà họ luôn nhìn thấy Đức Chúa Giê-su ở trong tha nhân, nhìn thấy Ngài đang đau khổ nơi người đau khổ, thấy Ngài đang vui tươi nơi người vui tươi, để chia sẻ niềm vui nổi buồn với họ.
Người có tâm hồn trong sáng không bị đồng tiền vật chất làm lu mờ, thì sẽ nhìn thấy tha nhân như nhìn thấy mình, do đó mà rất dễ dàng thông cảm và chia sẻ với họ, ngược lại, người chỉ có biết hưởng thụ vật chất thì sẽ không nhìn thấy tha nhân để mà cảm thông và chia sẻ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Giáng Sinh (lễ ban ngày)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:54 23/12/2014
LỄ GIÁNG SINH (lễ ban ngày)
N2T

Tin Mừng: Ga 1, 1-18
“Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, và cư ngụ giữa chúng ta.”


Thiên Chúa đã trở thành con người, có nghĩa là Thiên Chúa đã trở nên con người như chúng ta, Ngài đã trở thành anh em, chị em của chúng ta, ở giữa chúng ta mà chúng ta không nhận ra Ngài như lời của thánh Gioan Tông Đồ nói: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”.

Chúng ta không nhận ra Ngài, bởi vì chúng ta cứ tưởng Ngài là một vị Thiên Chúa cao xa không với tới được; chúng ta không nhận ra Ngài ở giữa chúng ta, bởi vì chúng ta cứ mãi mê tìm kiếm Ngài trong những nhà thờ tráng lệ nguy nga đồ sộ vào những ngày Chúa Nhật hay lễ trọng; chúng ta không nhận ra Ngài, vì chúng ta cứ tưởng Ngài chỉ đến lại lần thứ hai của ngày tận thế mà thôi...

“Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, và cư ngụ giữa chúng ta” . Ngài cư ngụ giữa chúng ta khi chúng ta dư sức nhận ra và đón tiếp Ngài nhưng chúng ta lại không đón tiếp Ngài, Ngài ở đó bơ vơ không nơi nương tựa vì những bất công chiếm đoạt đất đai ruộng vườn của họ bởi những ích lợi của tập đoàn này nhóm lợi ích nọ ; Ngài đang đứng đó, nơi các cửa hàng sang trọng có rất nhiều người giàu có đi vào đi ra mua sắm, trong đó có tôi, mà tôi không nhận ra Ngài, tôi chỉ thấy có rất nhiều người ăn xin nghèo nàn rách rưới đang ngữa tay xin bố thí mà thôi; Ngài đang đi đến với tôi, với anh và với chị, nhưng chúng ta đều xua đuổi Ngài, vì hôm qua tôi bận lu bù cho việc trang hoàng nhà thờ để đón Ngài nên không có thời giờ để đón tiếp Ngài, vì hôm qua anh và chị bận đi mua sắm quà giáng sinh để tặng người thân nên không có thời gian để chào đón Ngài...

Ngài đứng đó, ở giữa chúng ta, nhưng chúng ta không thèm để ý đến Ngài đang cần chúng ta bố thí cho vài đồng bạc lẻ để mua củ khoai ăn trong đêm Ngài giáng trần, nhưng chúng ta có thể bỏ tiền ra hằng trăm triệu đồng hoặc cả tỷ đồng bạc để làm hang đá xa hoa hoặc cây thông vô hồn; Ngài ở giữa chúng ta khi chúng ta mãi mê chuẩn bị làm cho Ngài những hang đá lộng lẫy tốn kém tiền bạc mà không nghĩ rằng, Ngài đang cần cơm ăn áo mặc hơn là những thứ ấy...

Nhân loại ngày càng văn minh, thì những hang lừa máng cỏ sẽ trở thành hiện đại và vui mắt, nhưng tâm hồn của con người thì càng xa Chúa hơn, bởi vì người ta thường hay gán cho Ngôi Lời đã trở thành xác phàm một hình hài bên ngoài sang trọng, mà quên mất rằng, Ngài đã trở nên xác phàm như chúng ta, Ngài cũng đang cần cơm ăn áo mặc, Ngài cũng đang cần có công ăn việc làm, Ngài cũng đang cần một xã hội công bằng hơn, Ngài chính là tất cả những ai có tâm hồn công chính, Ngài chính là tất cả những ai đang bị người anh em chị em mình áp bức, Ngài là những người đang lang thang đầu đường xó chợ để kiếm ăn... Ngài đã đến, nhưng chúng ta đã từ chối Ngài...

“Lạy Đức Chúa Giê-su, chúng con đang tưng bừng chào đón mừng kỷ niệm ngày Chúa giáng trần, trong nhà thờ, bên ngoài nhà thờ chúng con trang hoàng rất đẹp, nơi hang đá thì càng đẹp lộng lẫy hơn, ai cũng khen chúng con có tài trang hoàng hang đá, ai cũng khen chúng con có con mắt nghệ thuật... chúng con rất vui.
Nhưng thánh lễ đêm vừa kết thúc, ai nấy ra về vui đêm giáng sinh với người thân của họ, thì hang đá lộng lẫy chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả, ngày mai người ta sẽ không còn háo hức đi lễ để coi hang đá nữa.
Và con nghe Chúa nói với con rằng: “Hang đá mà Ta ưa thích nhất chính là tâm hồn của mỗi người, tại sao con không dạy các tín hữu của con hãy đem tâm hồn của mình trở thành hang đá cho Ta sinh ra, bởi vì những hang đá ấy đã được thánh hiến trong bí tích Rửa Tội, nếu tâm hồn họ trở thành hang đá cho Ta sinh ra, thì gia đình họ cũng sẽ trở thành những hang đá rất dễ thương, rất đẹp đẽ, đó là điều mà Ta muốn nơi họ... ?”
Lạy Chúa, xin làm cho tâm hồn của mỗi người chúng con trở thành những hang đá sống động cho Chúa sinh ra và cư ngụ. Amen.


Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:57 23/12/2014
N2T

29. Con người được đức ái thành toàn, thì trong tất cả mọi việc chỉ vì vinh quang của Thiên Chúa mà không cầu lợi ích cho mình.

(Sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
15 căn bệnh của giáo triều Roma cần chữa trị
Lm. Trần Đức Anh OP
04:06 23/12/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-12-2014 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, ĐTC Phanxicô liệt kê 14 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo triều Roma.

Khoảng 60 Hồng Y và 50 GM cùng với nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.

Mở đầu, ĐHY Angelo Sodano, 87 tuổi, niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc mừng ĐTC và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng tác hoàn toàn với ĐTC trong việc phục vụ tình hiệp nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. ĐHY cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ ĐTC và Giáo Hội.

Diễn từ của ĐTC

Lên tiếng trong dịp này, sau khi gửi lời chúc mừng và cám ơn sự cộng tác của mọi người trong giáo triều Roma, ĐTC nhấn mạnh sự kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng Sinh, ĐTC đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:

”Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng ”danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng Sinh.

1. Trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ là những kiểm điểm cần thiết và thông thường. Một giáo triều không tự phê bình, không canh tân, không tìm cách cải tiến, thì đó là một cơ thể đau yếu. Một cuộc viếng thăm bình thường tại các nghĩa trang có thể giúp chúng ta nhìn thấy tên của bao nhiêu người, của vài người mà chúng ta nghĩ họ là bất tử, miễn nhiễm, và không thể thay thế được! Đó là bệnh của người giàu có trong Phúc Âm nghĩ rằng mình sống vĩnh viễn (Xc Lc 12,13-21) và cả những người trở thành chủ nhân ông, cảm thấy mình cao trọng hơn mọi người, chứ không phải là người phục vụ tất cả mọi người. Bệnh này thường xuất phát từ bệnh quyền bính, từ mặc cảm là những người ưu tuyển, từ thái độ tự yêu mình, say mê nhìn hình ảnh của mình mà không nhìn thấy hình ảnh của Thiên Chúa in nơi khuôn mặt của những người khác, đặc biệt là những người yếu đuối và túng thiếu nhất. Thuốc chữa bệnh dịch này là ơn thánh, ơn cảm thấy mình là người tội lỗi và thành tâm nói rằng: ”Chúng ta chỉ là những đầy tớ vô dụng. Chúng ta đã làm những gì chúng ta phải làm” (Lc 17,10).

2. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên Marta, làm việc thái quá: tức là những người chìm đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi bên chân Chúa Giêsu (Xc Lc 10,38). Vì thế Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ của Ngài ”hãy nghỉ ngơi một chút” (Xc Mc 6,31), vì lơ là việc nghỉ ngơi cần thiết sẽ đi tới tình trạng căng thẳng và giao động. Thời gian nghỉ ngơi, đối với những người đã chấm dứt sứ mạng của mình, là điều cần thiết, cần phải làm, và cần phải sống thanh thản: khi trải qua một chút thời gian với những người thân trong gia đình và tôn trọng các kỳ nghỉ như những lúc bồi dưỡng tính thần và thể lý; cần học điều mà sách Qohelet đã dạy: ”Có thời gian cho mỗi điều” )3,1-15).

3. Cũng có thứ bệnh ”chai cứng” tâm trí và tinh thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai đá, ”cứng cổ” (Cv 7,51-6); bệnh của những người đang đi trên đường, đánh mất sự thanh thản nội tâm, mất sức sinh động và táo bạo, và ẩn nấp sau các giấy tờ, trở thành ”chiếc máy hồ sơ” chứ không còn là ”những người của Thiên Chúa” nữa (Xc Dt 3,12). Họ có nguy cơ đánh mất sự nhạy cảm nhân bản cần thiết để khóc với những người khóc và vui với những người vui! Đó là bệnh của những người mất ”tâm tình của Chúa Giêsu” (Xc Pl 2,5-11), vì con tim của họ, qua dòng thời gian, đã trở nên chai đá và không có khả năng yêu mến Chúa Cha và tha nhân vô điều kiện (Xc Mt 22,34-40). Thực vậy, là Kitô hữu có nghĩa là ”có cùng những tâm tình như Chúa Giêsu Kitô” (Pl 2,5), những tâm tình khiêm tốn, và hiến thân, không dính bén và quảng đại.

4. Bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng. Khi tông đồ kế hoạch mọi sự một cách tỷ mỉ và tưởng rằng khi thực hiện việc kế hoạch hóa hoàn toàn thì mọi sự sẽ thực sự tiến triển, như thế họ trở thành một kế toán viên hay một nhà tư vấn kinh doanh. Chuẩn bị mọi sự là điều tốt và cần thiết, nhưng không bao giờ được rơi vào cám dỗ muốn đóng kín và lèo lái tự do của Chúa Thánh Linh, Đấng luôn luôn lớn hơn, quảng đại hơn mọi kế hoạch của con người (Xc Ga 3,8). Người ta lâm vào căn bệnh này vì ”ở lại thoải mái trong các lập trường tĩnh và bất biến của mình thì vẫn là điều dễ dàng và ung dung hơn. Trong thực tế, Giáo Hội tỏ ra trung thành với Chúa Thánh Linh theo mức độ Giáo Hội không chủ trương điều hành và thuần hóa Thánh Linh. Thánh Linh là sự tươi mát, sáng tạo và mới mẻ!”

5. Bệnh phối hợp kém. Khi các chi thể mất sự hiệp thông với nhau thì thân thể đánh mất hoạt động hài hòa và chừng mực của mình, trở thành một ban nhạc chỉ tạo ra những tiếng ồn ào, vì các thành phần của ban không cộng tác với nhau, không sống tinh thần hiệp thông và đồng đội. Khi chân nói với tay: ”Tôi không cần anh”, hoặc tay nói với đầu: ”Tôi điều khiển”, thì tạo nên sự khó chịu và gương mù.

6. Cũng có thứ bệnh ”suy thoái não bộ tinh thần”, hay là quên đi ”lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản thân với Chúa, quên đi mối tình đầu (Kh 2,4). Đó là sự suy thoái dần dần các khả năng tinh thần trong một khoảng thời gian dài ngắn hơn kém, tạo nên tình trạng tật nguyền trầm trong cho con người, làm cho nó không còn khả năng thi hành một số hoạt động tự lập, sống trong tình trạng hoàn toàn tùy thuộc những quan niệm thường là tưởng tượng. Chúng ta thấy điều đó nơi những người không còn nhớ cuộc gặp gỡ của họ với Chúa, nơi những người hoàn toàn tùy thuộc hiện tại của họ, đam mê, tính thay đổi nhất thời, và những thứ kỳ quặc khác; ta thấy nơi những người kiến tạo quanh mình những bức tường và những tập quán, ngày càng trở thành nô lệ cho các thần tượng mà họ tay họ tạo nên.

7. Bệnh cạnh tranh và háo danh. Khi cái vẻ bề ngoài, những mầu áo và huy chương trở thành đối tượng ưu tiên của cuộc sống, quên đi lời thánh Phaolô: ”Anh em đừng làm gì vì cạnh tranh hoặc háo danh, nhưng mỗi người với tất cả sự khiêm tốn, hãy coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm tư lợi, nhưng hãy tìm lợi ích của người khác nữa” (Pl 2,1-4). Đó là căn bệnh đưa chúng ta trở thành những con người giả dối và sống một thứ thần bí giả hiệu, một chủ thuyết yên tĩnh giả tạo, Chính thánh Phaolô đã định nghĩa họ là ”những kẻ thù của Thập Giá Chúa Kitô” vì họ ”kiêu hãnh về những điều mà lẽ ra họ phải hổ thẹn và chỉ nghĩ đến những điều thuộc về trần thế này” (Pl 3,19)

8. Bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống. Đó là bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp khác không thể lấp đầy được. Một thứ bệnh thường xảy ra nơi những người bỏ việc mục vụ, và chỉ giới hạn vào những công việc bàn giấy, đánh mất sự tiếp xúc với thực tại, với những con người cụ thể. Như thế họ tạo cho mình một thế giới song song, trong đó họ gạt sang một bên tất cả những gì họ nghiêm khắc dạy người khác, và bắt đầu sống một cuộc sống kín đáo và thường là tháo thứ. Sự hoán cải là điều rất cần thiết và không thể thiếu được đối với thứ bệnh rất nặng này (Xc Lc 15,11-32).

9. Bệnh 'ngồi lê đôi mách', lẫm bẩm và nói hành. Tôi đã nói nhiều về bệnh này và không bao giờ cho đủ. Đó là một bệnh nặng, thường bắt đầu bằng những cuộc chuyện trò, và nó làm cho con người thành người gieo rắc cỏ lùng cỏ dại như Satan, và trong nhiều trường hợp họ trở thành người ”điềm nhiên giết người”, giết hại danh thơm tiếng tốt của đồng nghiệp và anh em cùng dòng. Đó là bệnh của những người hèn nhát không có can đảm nói thẳng, mà chỉ nói sau lưng. Thánh Phaolô đã cảnh giác: ”Anh em hãy làm mọi sự mà đừng lẩm bẩm, không do dự, để không có gì đáng trách và tinh tuyền” (Pl 2,14-18). Hỡi anh em, chứng ta hãy giữ mình khỏi những nạn khủng bố nói hành nói xấu!

10. Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo. Đó là bệnh của những kẻ dua nịnh cấp trên, hy vọng được ân huệ của họ. Họ là nạn nhân của công danh sự nghiệp và của thái độ xu thời, tôn kính con người chứ không tôn kính Thiên Chúa (Xc Mt 23,8-12). Đó là những người khi phục vụ chỉ nghĩ đến điều mà họ phải đạt được chứ không tới điều mà họ phải làm. Những người bủn xỉn nhỏ nhặt, bất hạnh, và chỉ hành động vì ích kỷ (Xc Gl 5,16-25). Bệnh này có thể xảy ra cho cả các cấp trên khi họ chiêu dụ vài cộng tác viên để được sự tuân phục, trung thành và tùy thuộc về tâm lý, nhưng kết quả cuối cùng là một sự đồng lõa thực sự.

11. Bệnh dửng dưng đối với người khác. Khi mỗi người chỉ nghĩa đến mình và đánh mất sự thành thực và quan hệ nồng nhiệt với nhau. Khi người giỏi nhất không đặt kiến thức của mình để phục vụ đồng nghiệp yếu kém hơn. Khi người ta biết được điều gì và giữ riêng cho mình thay vì chia sẻ tích cực với những người khác, Khi vì ghen tương và tinh ranh, họ cảm thấy vui mừng khi thấy người khác ngã xuống, thay vì nâng người ấy dậy và khích lệ họ!

12. Bệnh có bộ mặt đưa đám. Tức là những người cộc cằn và hung tợn, cho rằng để tỏ ra là nghiêm minh, cần có bộ mặt âu sầu, nghiêm khắc và đối xử với những người khác, nhất là những người cấp dưới, một cách cứng nhắc, cứng cỏi và kiêu hãnh. Trong thực tế, sự nghiêm khắc đóng kịch và thái độ bi quan vô ích thường là triệu chứng của sự sợ hãi và bất an về mình. Tông đồ phải cố gắng là một người nhã nhặn, thanh thản, nhiệt thành và vui tươi, thông truyền niềm vui tại bất kỳ nơi nào. Một con tim đầy Thiên Chúa là một con tim hạnh phúc, chiếu tỏa và làm lan rộng niềm vui cho tất cả những người quanh mình, người ta nhận thấy ngay điều đó.. Chúng ta đừng đánh mất tinh thần vui tươi, tinh thần hài hước, thậm chí tự cười mình, làm cho chúng ta trở thành những người dễ mến, cả trong những hoàn cảnh khó khăn”. Một chút tinh thần hài hước thật là điều tốt cho chúng ta dường nào. Thật là điều tốt nếu chúng ta thường đọc kinh của Thánh Thomas More: tôi vẫn đọc kinh đó hằng ngày và điều này mang nhiều ích lợi cho tôi.

13. Bệnh tích trữ. Khi tông đồ tìm cách lấp đầy khoảng trống trong con tim của mình bằng cách tích trữ của cải vật chất, không phải vì cần thiết nhưng chỉ vì để cảm thấy an ninh. Trong thực tế không có gì vật chất có thể mang theo mình vì ”khăn liệm không có túi” và mọi kho tàng vật chất của chúng ta, dù có thực đi nữa, không bao giờ có thể lấp đầy khoảng trống, trái lại càng làm cho nó khẩn trương và sâu đậm hơn. Chúa lập lại với những người ấy: ”Ngươi bảo: nay tôi giầu có, đã đầy đủ của cải rồi, tôi chẳng cần gì nữa. Nhưng ngươi không biết mình là kẻ bất hạnh, khốn nạn, một kẻ nghèo, mù lòa và trần trụi.. Vậy ngươi hãy nhiệt thành và hoán cải” (Kh 3,17-19). Sự tích trữ của cải chỉ làm cho nặng nề và làm cho hành trình trở nên chậm hơn! Và tôi nghĩ đến một giai thoại: trước kia các tu sĩ dòng Tên Tây Ban Nha mô tả dòng như một đoàn ”kỵ binh nhẹ nhàng của Giáo Hội”. Tôi nhớ cuộc dọn nhà của một tu sĩ dòng Tên trẻ, trong khi chất lên xa vận tải bao nhiêu đồ đạc: hành lý, sách vở, vật dụng, quà tặng, thì một tu sĩ dòng Tên cao niên quan sát và mỏỉm cười nói: đây có phải là kỵ binh nhẹ của Giáo Hội không?”. Những cuộc dọn nhà của chúng ta là một dấu hiệu về bệnh ấy.

14. Bệnh những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về chính Chúa Kitô. Cả căn bệnh này cũng luôn bắt đầu bằng những ý hướng tốt là tiêu khiển với các bạn bè, nhưng với thời gian nó trở nên xấu, thành bệnh ung thư đe dọa sự hài hòa của thân thể và tạo nên bao nhiêu điều ác, gương mù, nhất cho cho những anh em bé nhỏ hơn của chúng ta. Sự tự hủy diệt, hay là ”những viên đạn của bạn đồng ngũ” chính là nguy hiểm tinh tế nhất. Đó là sự ác đánh từ bên trong, và như Chúa Kitô đã nói, ”nước nào chia rẽ bên trong thì sẽ bị tàn lụi” (Lc 11,17).

15. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương. Khi tông đồ biến việc phục vụ của mình thành quyền lực, và biến quyền lực của mình thành hàng hóa để kiếm được những lợi lộc phàm tục và được nhiều quyền thế hơn. Đó là bệnh của những người tìm cách gia tăng vô độ quyền lực và để đạt được mục tiêu đó, họ vu khống, mạ lỵ và làm mất thanh danh của người khác, thậm chí trên cả các nhật báo và tạp chí, dĩ nhiên để biểu dương và chứng tỏ mình có khả năng hơn người khác. Cả thứ bệnh này cũng gây hại rất nhiều cho thân mình, vì nó làm cho con người đi tới độ biện minh việc sử dụng bất kỳ phương thế nào để đạt tới mục tiêu ấy, thường là nhân danh công lý và sự minh bạch. Và ở đây tôi nhớ đến một linh mục đã gọi các ký giả đến để kể cho họ - một điều mà LM này bịa đặt - về những chuyện riêng tư của những linh mục khác và của giáo dân. LM ấy chỉ muốn được xuất hiện trên những trang nhất của báo chí, và như thế cảm thấy mình quyền năng và chiến thắng, nhưng tạo ra bao nhiêu đau khổ cho những người khác và cho Giáo Hội! Thật là kẻ đáng thương!

ĐTC nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn.

Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy sống theo chân lý trong sự thật, nhất là trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và giáo triều để tất cả được lành mạnh, thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.

Sau bài diễn văn, ĐTC đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp đến, các GM cũng như các giám chức, các LM khác và các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước ĐTC để chúc mừng và bắt tay ngài.
 
Đức tin có thể di chuyển cả núi đồi
Bùi Hữu Thư
09:05 23/12/2014
Đức Thánh Cha nói: sự hiện diện của Thiên Chúa mang lại niềm vui

VATICAN ngày 22 tháng 12, 2014 (Zenit.org) – Khi Giáng Sinh sắp đến, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định là đức tin thực sự có thể “di chuyển cả núi đồi.”

Trong diễn từ trước 8.000 thành viên của Cộng Đồng Thánh Gioan XXIII ngày Thứ Bẩy tại Vatican, Đức Thánh Cha lưu ý họ là ở đâu có đức tin thì ở đó có thể chống lại sự thờ ơ và đau khổ.

Cộng đồng này được công nhận hiện nay là một hiệp hội giáo dân, đã được Linh Mục Oreste Benzi thuộc giáo phận Rimini thành lập năm 1968. Cộng đồng này đã rất thành công trong việc đến với giới trẻ, mời chào họ trở về với Giáo Hội và khuyến khích họ sống đời sống Chúa Kitô. Ngoài ra, các công trình của họ cũng giúp đỡ những người tật nguyền và bị lọai ra ngoài lề xã hội.

Hiện nay cộng đồng có mặt tại 34 quốc gia, và được coi là một hiệp hội giáo dân được Tòa Thánh chính thức công nhận năm 1998.

Đức Thánh Cha nói với các thành viên: “Sự hiện diện của Thiên Chúa giúp chúng ta thực hiện được các công trình tốt đẹp, cảm nghiệm được một “niềm vui khôn tả”, và “còn tỏa chiếu niềm vui này tới những ai ở gần bên chúng ta."

Suy tư về những chứng tá đã được các thành viên hiện diện nêu lên về nạn bắt người ta làm nô lệ và khai thác người khác, Đức Thánh Cha ngợi khen sự quảng đại của cộng đồng trong việc giúp đỡ các cá nhân phục hồi sau “những thiệt hại nặng nề về vật chất và tinh thần.”

Ghi nhận là suy tư này đề cao nhiều hình thức nghèo khó đang gây nguy hại cho thế giới, Đức Thánh Cha nói: “Điều này cũng biểu hiệu “một hình thức nguy hiểm nhất của sự khó nghèo”: xẩy ra khi chúng ta xa cách Thiên Chúa và tự cho là chúng ta có thể làm mọi sự không cần đến Chúa.

Đức Thánh Cha lưu ý: “Điều này đặc biệt xẩy ra khi người ta quá chú tâm đến việc tìm kiếm tài sản, quyền bính và vui thú, và sẵn sàng dùng người khác làm nô lệ để đạt được các mục tiêu này."

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta công nhận là nhân loại có nhiều yếu đuối mỏng dòn, nhưng cần nhớ là có Thiên Chúa ở với chúng ta, khiến cho chúng ta có thể làm nhiều việc lành và giúp cho đời sống những người ở xung quanh chúng ta sáng sủa hơn.”

Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận: "Sự hiện diện của Thiên Chúa mở rộng các chân trời, chữa lành các tư tưởng và cảm xúc, và ban cho chúng ta sức mạnh để vượt thắng các khó khăn và thử thách.”
 
Thư Đức Thánh Cha gửi các tín hữu Kitô Trung Đông
Lm Trần Đức Anh OP
10:53 23/12/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô tái bày tỏ sự gần gũi, tình liên đới và khích lệ các tín hữu Kitô tại Trung Đông, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Trong thư công bố hôm 23-12-2014, gửi các tín hữu Kitô Trung Đông, nhân dịp lễ Giáng Sinh, ĐTC nhắc đến những đau khổ các tín hữu Kitô ở miền này phải chịu trong quá khứ gần đây, đặc biệt là những nạn nhân của tổ chức khủng bố ở mức độ không thể tưởng tượng được, với những lạm dụng đủ loại và những hành động không xứng đáng với con người. ĐTC không quên nhiều nhóm tôn giáo và chủng tộc thiểu số khác cũng chịu bách hại và những hậu quả tương tự của các cuộc xung đột. Ngài viết:

”Đau khổ này kêu thấu tới Thiên Chúa và kêu gọi mọi người hãy dấn thân, trong kinh nguyện và mọi sáng kiến khác.. Anh chị em thân mến, tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục gắn bó với Chúa Giêsu, như ngành gắn liền với thân cây nho, với xác tín mạnh mẽ rằng dù sầu muộn, lo âu hay bách hại cũng không thể tách rời anh chị em ra khỏi Chúa” (Xc Rm 8,35). Ước gì thử thách anh chị em đang trải qua củng cố niềm tin và lòng trung thành của tất cả anh chị em!”.

ĐTC cũng cầu xin Chúa cho các tín hữu Kitô Trung Đông có thể sống tình hiệp thông huynh đệ theo gương cộng động Kitô đầu tiên ở Jerusalem. ”Sự hiệp nhất như Chúa chúng ta mong muốn là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong những lúc khó khăn này; đó là một hồng ân của Thiên Chúa, đang gọi hỏi tự do và chờ đợi câu trả lời của chúng ta. Ước gì Lời Chúa, các bí tích, kinh nguyện, tình huynh đệ, nuôi dưỡng và liên tục đổi mới các cộng đoàn của anh chị em”.

ĐTC cũng nhận định rằng ”Tình trạng anh chị em đang sống là một lời kêu gọi mạnh mẽ hãy sống thánh thiện, như các thánh và các vị tử đạo thuộc mọi hệ phái Giáo Hội làm chứng”. Trong bối cảnh này, ĐTC nhắc đến một số GM Chính Thống và LM thuộc các nghi lễ khác nhau đã bị bắt cóc và cầu mong các vị sớm được trở về nhà và cộng đoàn của mình bình an vô sự”.

Trong thư, ĐTC tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu giúp và đáp ứng nhu cầu của các tín hữu Kitô và các cộng đồng thiểu số khác đang chịu đau khổ. Ngài viết: ”Trước tiên cần cổ võ hòa bình nhờ thương thuyết và hoạt động ngoại giao, tìm cách ngăn chặn bạo lực càng sớm càng tốt đang gây ra quá nhiều thiệt hại. Tôi tái lên án nạn buôn bán võ khí. Đúng hơn, chúng ta đang cần những dự án và sáng kiến hòa bình để thăng tiến một giải pháp toàn diện cho các vấn đề của vùng Trung Đông. Cho đến bao giờ Trung Đông còn phải chịu đau khổ vì thiếu hòa bình? Chúng ta không thể cam chịu những cuộc xung đột như thể đó là điều không thể thay đổi được!.. Ước gì việc cứu trợ nhân đạo được gia tăng, đặt thiện ích của con người và mỗi quốc gia ở vị thế trung tâm, trong niềm tôn trọng căn tính của họ, không đặt những lợi lộc khác lên trên. Ước gì toàn thể Giáo Hội và Cộng đồng quốc trể ngày càng ý thức về tầm quan trọng của anh chị em Kitô ở vùng Trung Đông!” (SD 23-12-2014)
 
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Vatican
Lm Trần Đức Anh OP
10:54 23/12/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi các nhân viên Tòa Thánh và Vatican chăm sóc đời sống thiêng liêng, gia đình, tương quan với tha nhân, công việc làm và các anh chị em yếu đuối.

Đây là những lời nhắn nhủ ngài đưa ra trong buổi tiếp kiến khoảng 2 ngàn nhân viên cấp thừa hành của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican trưa ngày 22-12-2014, sau buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Hiện diện tại Đại thính đường Phaolo 6 trong buổi cũng có con cái và gia đình của các nhân viên. ĐTC nói: ”Trước tiên anh chị em cần chăm sóc đời sống thiêng liêng, quan hệ với Thiên Chúa, vì ”đây là cột sống của tất cả những gì chúng ta làm, và toàn thể cuộc sống của chúng ta. Một Kitô hữu không nuôi dưỡng mình bằng kinh nguyện, các bí tích và Lời Chúa, thì chắc chắn sẽ suy nhược và khô cằn”.

Tiếp đến cần chăm sóc đời sống gia đình, không phải chỉ dành tiền bạc cho con cái và những người thân yêu, nhưng nhất là dành thời gian, sự quan tâm và tình yêu thương. ĐTC nhấn mạnh rằng ”gia đình là một kho tàng quí giá, con cái là kho tàng. Một câu hỏi mà các cha mẹ trẻ có thể đặt ra cho mình: ”Tôi có thời giờ để chơi với con cái tôi hay không, hay là tôi luôn bận rộn, không có giờ cho con cái của tôi?”.

Thứ ba là chăm sóc quan hệ với người khác, ”biến đức tin trong cuộc sống và lời nói thành những việc lành, nhất là đối với những người túng thiếu nhất”. Cần chăm sóc lời nói, ”thanh tẩy miệng lưỡi mình khỏi những lời xúc phạm, những lời phàm tục, sa đọa”. ”Chữa trị những vết thương tâm hồn bằng dầu tha thứ, tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta và chữa lành những vết thương chúng ta đã gây ra cho người khác”.

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican hãy chăm sóc công việc làm, chu toàn với tất cả sự hăng say, lòng khiêm và khả năng chuyên môn, với tâm hồn biết ơn Thiên Chúa. Tiếp đến cần chữa trị tính ghen tương, tham lam, ghen ghét, những tâm tình tiêu cực hủy hoại an bình nội tâm khiến chúng ta thành những người bị hủy hoại và tạo nên sự hủy hoại cho người khác”.

ĐTC kêu gọi các nhân viên hãy chữa trị sự oán hận đưa chúng ta đến sự trả thù, sự lười biếng khiến chúng ta làm cho cuộc sống tàn lụi, thái độ chỉ tay chỉ trích đưa chúng ta đến sự kiêu hãnh, thái lộ luôn than phiền đưa chúng ta đến tuyệt vọng. ĐTC nói:

”Tôi biết nhiều khi để bảo vệ công ăn việc làm, người ta nói xấu người khác, để tự vệ. Tôi hiểu những tình trạng ấy, nhưng con đường này không đưa tới điều tốt lành, rốt cuộc tất cả chúng ta đều bị tổn hại”.

ĐTC nhắn nhủ mọi người hãy chăm sóc những anh chị em yếu đuối. Ngài nói: ”Tôi đã thấy bao nhiêu gương tốt lành nơi anh chị em. Tôi khen ngợi và cám ơn anh chị em. Nghĩa là chăm sóc ngừơi già, người bệnh, người đói, những người vô gia cư và những người ngoại kiều, vì vào cuối đời chúng ta sẽ bị xét xử về đức bác ái”.

Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh chăm sóc lễ Giáng Sinh, để lễ này không bao giờ trở thành dịp để tiêu thụ thương mại, chỉ có vẻ bề ngoài, hoặc là dịp mua sắm những món quà vô ích, dịp để phung phí, nhưng là lễ an vui, đón nhận Chúa trong máng cỏ và trong tâm hồn” (RG 22-12-2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Lai Ổn tổ chức Hội Giáng Sinh cho các em khuyết tật
Laurenso Hoàng Bá Quý
09:40 23/12/2014
GP XUÂN LỘC - Sáng thứ bẩy,vào lúc 8g ngày 20-12-2014 tại khuôn viên Thánh Đường Giáo Xứ Lai Ổn, giáo hạt Hòa Thanh, Giáo Phận Xuân Lộc, hơn 430 các em khuyết tật và các em có hoàn cảnh cơ nhỡ đã tập họp về đây dự Ngày Hội Giáng sinh do Ban Bác Ái-Xã Hội CARITAS Giáo phận Xuân Lộc tổ chức.

Từ 8g sáng,dưới sự sắp xếp tổ chức của Caritas Giáo Hạt-đặc biệt là sự quan tâm của Cha Đặc Trách Caritas Giáo Phận Giuse Nguyễn Văn Uy và Ban Caritas giáo Phận, các em từ các giáo hạt: Biên Hòa, Hòa Thanh, Tân Mai, Hố Nai dưới sự hướng dẫn của Ban Caritas Giáo Hạt, Giáo Xứ, các em Mái Ấm Phan Sinh-GX Bùi Chu (30), Khuyết Tật Bé Thơ -Phường Long Bình(65), Cơ Sở La Vang-GX Lộ Đức (24)cùng các trường Khiếm Thính Hoa Hồng do các dì Đa Minh Thánh Tâm, Khiếm Thính Hoa Lan -Phường Bình Đa (65) do các dì Nữ Tì Thánh Thể đã hiện diện đông đủ tại khuôn viên GX Lai Ổn để vui chơi tham dự Ngày Hội Giáng Sinh

Lúc mới đến, các em được các anh chị Giáo lý Viên, các anh chị Giới Trẻ, Ca Đoàn GX Lai Ổn hướng dẫn và sinh hoạt những trò chơi ngoài trời đầy sôi động, náo nhiệt và vui tươi.

Kế đến, các em được nhận vé chơi trò chơi tại các gian hàng. Sự phấn khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt các em trong từng bước đi của đôi chân, khéo léo của đôi tay, vượt qua những giới hạn của bản thân để hòa vào niềm vui của ngày hội

Sau những giây phút vui tươi sôi động, các em được hướng dẫn vào Thánh Đường tham dự Chầu Thánh Thể do Cha Đặc Trách Giáo hạt Hố Nai phụ trách. Cộng đoàn và các em dâng lên Chúa những tâm tình dơn sơ, hồn nhiên và cả những khiếm khuyết của bản thân, xin Chúa chúc lành và luôn chở che gìn giữ. Cùng lúc các em cũng được nhận quà từ những ông già Noel vui vẻ và thân thiện.

Các em được tham dự tiệc liên hoan với chương trình văn nghệ đặc sắc do chính các em phụ trách và ca nhạc, ảo thuật do các nghệ sĩ thiện nguyện đã tạo cho không khí Ngày Hội Giáng Sinh của Caritas Giáo Phận thật vui tươi và bổ ích cho các em.

Trước đó,Cha Giuse Đặc Trách Caritas Giáo Phận đã cám ơn các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ cùng tất cả những hội đoàn, cá nhân đã cộng tác cùng Caritas Giáo phận tổ chức cho các em có ngày hội vui tươi này.
 
Công an không cho đoàn thiện nguyện phát quà Noel tại Làng Chài
Minh Khang
10:41 23/12/2014
NGHỆ AN - Chính quyền huy động rất nhiều công an giao thông, an ninh mật vụ đến Làng Chài thuộc giáo xứ Phù Long, hạt Cầu Rầm, giáo phận Vinh để ngăn cản các bạn trẻ đến phát quà Noel tại nơi đây.

Hình ảnh

Dân Làng chài, ở xứ Phù Long, Hưng Long, Hưng Nguyên, Nghệ An hầu hết là người từ Thái Lan, Cam Pu Chia, bị nhà nước lừa về nước bảo sẽ cấp nhà, cấp đất cho ở. Thế nhưng về nước bao nhiêu năm, đến giờ họ vẫn không có 1 mảnh đất để cắm dùi. Cái thuyền lênh đênh trên sông muốn đậu vào bãi đất hoang ven sông cũng bị chính quyền gây khó dễ, bắt đẩy ra sông. Bao nhiêu năm qua (từ 1975) họ sống khốn khổ, bị chính quyền bỏ rơi, cả xóm không ai được học hành, mù chữ, không hề được chính quyền quan tâm đến.

.

Ngày Noel gần kề, các bạn trẻ tại khu vực Nghệ An đã khuyên góp quần áo ấm cũ, góp tiền mặt từ chính các thành viên và bạn bè gần xa, để lên thăm hỏi và chúc mừng Giáng Sinh tới 25 hộ gia đình sống trên vùng sông nước. Tuy nhiên, khi đoàn đến địa điểm Làng Chài thì bị rất đông lực lực công an, từ giao thông, hình sự, chủ tịch xã,…ngăn cản không cho phát quà cho bà con. Được biết nơi đây là những hộ gia đình được di cư từ Thái Lan về, nhưng hiện tại vẫn chưa có nổi một ngôi nhà để trú thân, gần cả 30 chục năm rồi.

.

Lý do mà ông chủ tịch xã đưa ra: Chưa đăng kí lên chính quyền nên không được phép phát quà, các bạn trẻ đã tranh luận rất lâu, vì công việc này chính chủ tịch xã khẳng định là tốt và nên khích lệ, nhưng tại sao không cho phát? Sau nhiều lần tranh luận, công an đã dùng lực lượng ngày càng đông để ngăn cản, mặc cho đoàn thiện nguyện nói hết lý hết tình. Văn bản hiện trường để đăng kí phát quà tại đây cũng được nêu lên nhưng cán bộ UBND xã vẫn không đồng ý. Sau đó bắt buộc đoàn thiện nguyện phải về địa điểm nhà xứ để nhờ cha trao quà lại cho bà con. Hai bạn nữ đã khóc trong uất ức vì lần đầu tiên thấy cảnh như thế này sau nhiều lần đi thiện nguyện.

.

Điều đáng buồn là các chú công an giao thông và theo đó là các công an hình sự bắt ngặt đoàn khi trở về nhà. Họ chỉ bắt xe của chúng tôi để kiểm tra hành chính trong khi chỉ có lệnh bằng mồm. Sau nhiều can thiệp của cha xứ thì chính quyền huyện Hưng Nguyên đã cho chúng tôi đi, nhưng với văn bản nguội.

.

Đến với người nghèo và trao yêu thương của đồng loại cho nhau là nghĩa cử cao đẹp, tuy nhiên hình ảnh các chú công an ngăn cản không cho phát quà đã đập vào tâm tưởng ba em nhỏ theo đoàn hình ảnh thật xấu và khó quên.
 
Tổ Ấm Huynh Đệ Vui Giáng Sinh 2014
Tổ Ấm
10:44 23/12/2014
BÌNH THUẬN - Toàn thể nhân loại đang chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Đây là một dịp đặc biệt để mọi người trải rộng tình thương với nhau cách ấm áp!

Hình ảnh

Rộn rã của bầu khí Giáng Sinh đang rất gần.Trang trí Noel đã thành niềm vui của mọi nhà, cây thông, hang đá, nhiều cửa hàng phô rực sắc màu, long lanh đèn dây điện nhấp nháy.

Với Cơ Sở khuyết tật Tổ Ấm Huynh Đệ năm nào cũng vậy, lễ Giáng Sinh là một niềm vui lớn với các em và gia đình của các em. Trong số 110 em chỉ có 03 em là Công Giáo nhưng cha mẹ các em cũng nhiệt tình ủng hộ, cộng tác với Tổ Ấm để tổ chức cho các em vui lễ Giáng Sinh ấm cúng. Phần văn nghệ đã được các lớp tập dợt nghiêm túc đâu vào đó, nhưng có một điều là tập thì tập nhưng khi lên diễn thì ta tùy hứng của ta diễn hết mình khỏi cần nhịp nhàng theo tiếng nhạc hay theo hình đội, vậy mà cũng xong phần trình diễn phấn khởi.

Tổ Ấm Huynh Đệ có những diễn viên xuất sắc đó nhé. Năm nay tổ chức tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ I tại Hà Nội. Sở Lao Động Tỉnh Bình Thuận chọn các em Tổ Ấm đi thi. Vòng chọn từ 16 tỉnh phía Nam thi ở Thành Phố HCM ngày 16 tháng 11 năm 2014 vừa qua, các diễn viên của Tổ Ấm đã giúp đoàn của Tỉnh lãnh 02 huy chương Vàng 01 Bạc và lọt vào top 4/16 Tỉnh vào chung kết ở Hà Nội. Thế rồi ra Hà Nội cũng mang về cho Tĩnh Bình Thuận những huy chương Vàng và những tấm bằng khen nữa chứ!!! Tuy các em có năng khiếu văn nghệ nhưng công sức tập luyện của các em cũng như người đạo diễn thật vất vả và kiên nhẫn lắm vì các em thuộc dạng thiểu năng đó mà.

Như đã được thông báo, năm nay Tổ Ấm Huynh Đệ tổ chức sinh hoạt vui đón mừng Chúa Giáng Sinh, tại bãi biển đồi dương. Ngày Chúa Nhật là ngày các em ngủ thoái mái, ì èo không dậy. Thế mà hôm nay, tự dậy sớm để đi chơi, tuy chưa đến giờ mà các ngã đường về đồi dương các em trong bộ đồ ông già Noél được cha mẹ chở đến với nét mặt vui tươi phấn khởi, chào hỏi nhau. Sau đó các em được hướng dẫn chơi các trò chơi như ép bóng, nghe nhạc dành ghế …

Đúng 10 giờ phần văn nghệ được bắt đầu với 10 tiết mục chủ đề về Giáng Sinh. Tất cả mọi em đều là diễn viên múa khá chuyên nghiệp với cá tính của mình. Đông đảo khán giả cỗ vũ và trầm trồ khen ngợi, ngoài sự tưởng tượng của nhiều người vì nghĩ rằng các em này sống tùy hứng, thích thì làm mà sao nay dễ thương quá, lại nghiêm túc tự tin ca múa hát, hòa đồng với các bạn và mọi người.

Bữa cơm trưa, với cơm Dương châu và Lagu bánh mì hợp với khẩu vị các em lại thêm bầu khí ấm cúng thân thương trong vòng tay mọi người. Đến 12giờ30, các em hớn hở ra về với hai gói quà trên tay.

Tình thương nối kết tình thương. Buổi sinh hoạt dã ngoại mừng Noel hôm nay là món quà của Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ Tịch Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas Việt Nam chia sẻ cho các em. Ngài đã đến thăm và gặp gỡ thân tình. Ngài khen các em ngoan, dễ thương và động viên cô giáo phục vụ tốt, ngài bảo rằng, chúng con chăm sóc các em là chăm sóc Chúa.

Là người trực tiếp cùng đồng hành với các em cũng như cha mẹ các em cảm nhận được nỗi khổ đau lớn của gia đình có con bệnh tật, các Nữ Tu, các cô giáo luôn phục vụ hết mình, chia sẻ cả tinh thần lẫn vật chất cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có con em học trong Tổ Ấm cũng như những gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ trong đại phương.

Giáng Sinh đã cận kề. Kính chúc mọi người chan hòa ơn bình an của Chúa Hài Nhi. Xin Chúa cho chúng con biết đem niềm vui Giáng Sinh đến cho mọi người, đặc biệt những người có phận đời kém may mắn. Amen.
 
Ngày Hội Giáng Sinh của Các em Khuyết Tật tại Gx Lai Ổn
Laurenso Hoàng Bá Quý
10:37 23/12/2014
GP XUÂN LỘC - Sáng thứ bẩy,vào lúc 8g ngày 20-12-2014 tại khuôn viên Thánh Đường Giáo Xứ Lai Ổn, giáo hạt Hòa Thanh, Giáo Phận Xuân Lộc, hơn 430 các em khuyết tật và các em có hoàn cảnh cơ nhỡ đã tập họp về đây dự Ngày Hội Giáng sinh do Ban Bác Ái-Xã Hội CARITAS Giáo phận Xuân Lộc tổ chức.

Xem hình

Từ 8g sáng,dưới sự sắp xếp tổ chức của Caritas Giáo Hạt-đặc biệt là sự quan tâm của Cha Giám đốc Caritas Giáo Phận Giuse Nguyễn Văn Uy và Ban Caritas giáo Phận, các em từ các giáo hạt: Biên Hòa, Hòa Thanh, Tân Mai, Hố Nai dưới sự hướng dẫn của Ban Caritas Giáo Hạt, Giáo Xứ, các em Mái Ấm Phan Sinh-GX Bùi Chu (30), Khuyết Tật Bé Thơ -Phường Long Bình(65), Cơ Sở La Vang-GX Lộ Đức (24)cùng các trường Khiếm Thính Hoa Hồng do các dì Đa Minh Thánh Tâm, Khiếm Thính Hoa Lan -Phường Bình Đa (65) do các dì Nữ Tì Thánh Thể đã hiện diện đông đủ tại khuôn viên GX Lai Ổn để vui chơi tham dự Ngày Hội Giáng Sinh

Lúc mới đến, các em được các anh chị Giáo lý Viên, các anh chị Giới Trẻ, Ca Đoàn GX Lai Ổn hướng dẫn và sinh hoạt những trò chơi ngoài trời đầy sôi động, náo nhiệt và vui tươi.

Kế đến, các em được nhận vé chơi trò chơi tại các gian hàng. Sự phấn khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt các em trong từng bước đi của đôi chân, khéo léo của đôi tay, vượt qua những giới hạn của bản thân để hòa vào niềm vui của ngày hội

Sau những giây phút vui tươi sôi động, các em được hướng dẫn vào Thánh Đường tham dự Chầu Thánh Thể do Cha Đặc Trách Giáo hạt Hố Nai phụ trách. Cộng đoàn và các em dâng lên Chúa những tâm tình dơn sơ, hồn nhiên và cả những khiếm khuyết của bản thân, xin Chúa chúc lành và luôn chở che gìn giữ. Cùng lúc các em cũng được nhận quà từ những ông già Noel vui vẻ và thân thiện.

Các em được tham dự tiệc liên hoan với chương trình văn nghệ đặc sắc do chính các em phụ trách và ca nhạc, ảo thuật do các nghệ sĩ thiện nguyện đã tạo cho không khí Ngày Hội Giáng Sinh của Caritas Giáo Phận thật vui tươi và bổ ích cho các em.

Trước đó,Cha Giuse Đặc Trách Caritas Giáo Phận đã cám ơn các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ cùng tất cả những hội đoàn, cá nhân đã cộng tác cùng Caritas Giáo phận tổ chức cho các em có ngày hội vui tươi này.
 
Bí tích khai tâm tại trụ sợ GP Vinh tại Sàigòn : Kỳ diệu những nẻo đường đức tin
Antôn Hùng Mạnh
12:20 23/12/2014
CỬ HÀNH CÁC BÍ TÍCH KHAI TÂM Ở TRỤ SỞ GIÁO PHẬN VINH TẠI MIỀN NAM: KỲ DIỆU NHỮNG NẺO ĐƯỜNG ĐỨC TIN

“Chúng con cảm tạ Chúa đã thương chúng con cách lạ lùng. Chúa không ngừng bày tỏ lòng nhân hậu của Chúa cho mỗi người chúng con. Nhìn lại cuộc đời mình, chúng con cảm thấy rõ ràng có bàn tay kì diệu của Chúa luôn chở che và mời gọi chúng con tin nhận Chúa Thật. Và hôm nay, mười lăm người chúng con, mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều chính thức được làm con Chúa qua bí tích Rửa tội. Chúng con không thể diễn tả hết niềm vui của mình lúc này”. Đó là xác tín và tâm tình đầy xúc động của ông đại diện cho các tân tòng sau Thánh lễ ban các Bí tích Khai tâm Kitô giáo vừa được diễn ra sốt sắng và nhiều cảm xúc tại nhà nguyện Trụ sở Giáo Phận Vinh, 32 – Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đakao – Q.1 – Sài Gòn, chiều Chúa Nhật IV Mùa Vọng, 21/12/2014.

Phải! mười lăm người, mỗi người một hoàn cảnh độc đáo. Đọc lại những dòng tâm sự các dự tòng khi chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, ta không khỏi kinh ngạc về những nẻo đường đưa họ đến cùng Chúa.

Xem Hình

Ông Nguyễn Ngọc Giao (65 tuổi, quê gốc Ninh Bình, hiện ở P.12, Q. Tân Bình) vốn là cựu chiến binh, tâm sự: “Năm 1972, con chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Đồng đội của con hầu như chết hết, còn lại 5 người. Hoãng loạn, chúng con mỗi người chạy một hướng. Con và một người bạn quyết định chạy về La-vang. Chạy liên tục 14 cây số mới đến La vang. Đến đó, con kêu cùng Mẹ: “Xin Bà cứu con”. Đi thêm một đoạn, đêm đã khuya, mệt quá, chúng con ngủ bên đường. Đang ngủ, con như cảm thấy có ai vỗ vai mình và nói “Hãy tránh sang nơi khác!”. Tỉnh dậy, chúng con chạy khỏi đó khoảng 100 mét. Chừng 10 phút sau, một toán lính của giặc đi qua ngay chổ chúng con vừa tránh. Con kinh hồn kinh vía, đội ơn Đức Mẹ đã cứu con thoát chết. Sau này nhiều lần trong đời, con luôn cảm nghiệm có Chúa thật, có Mẹ thật. Con xin điều gì, Chúa và Mẹ đều nhậm lời. Con cứ muốn theo Đạo. Kết hôn với vợ, gia đình bên Vợ theo Phật giáo nhưng không ngờ bà cũng thường xuyên cầu nguyện cùng Đức Mẹ”.

Vợ ông Giao, bà Nguyễn Thị Giang (47 tuổi, quê gốc Quảng Nam) tâm sự: “Khi có thai đứa đầu, nằm ngủ, con thường xuyên thấy một người đàn bà mặc áo xanh, bồng đứa con, trông bà rất hiền và đẹp lắm. Nhiều lần như thế, con đem tâm sự với mự của con (người Công Giáo). Mự bảo, thế là cháu được thấy Đức Mẹ rồi. Từ đó, con hay đi Trà Kiệu để cầu xin Đức Mẹ. Sau này khi gia đình có chuyện gì khó tháo gỡ, con đều cầu xin Đức Mẹ. Chúa và Mẹ thương con lắm. Trong nhà con luôn có thuốc Đức Mẹ La-vang”.

Vợ chồng ông Giao, bà Giang hiện có hai người con là Bảo Vân (nữ, 14 tuổi) và Bảo Phúc (nam, 10 tuổi). Trước khi học lớp Giáo lý Dự tòng, cả gia đình đã thuộc nhiều kinh, bổn và thường xuyên đi lễ tại Giáo xứ Vân Côi – Hạt Tân Sơn Nhì – TGP Sài Gòn. Riêng Bảo Phúc, em hiểu biết nhiều về Kinh Thánh và tiểu sử các Thánh, có thể nói không nhiều trẻ em Công Giáo cùng trang lứa biết được như em.

Các chị Hoàng Thị Oanh (SN 1987, quê Hà Giang), Lê Thị Vinh (SN 1975, quê Hà Tĩnh) và chị Trần Thị Hương Lan (SN 1979, ở Q.9 – Sài Gòn), có hoàn cảnh tương tự nhau. Lấy chồng Công Giáo, ngày xưa, các anh chị về ở cùng nhau, chưa có thủ tục đạo – đời nào. Tâm sự cùng chúng tôi, anh Phaolô Dương Văn Hùng (chồng chị Vinh) kể: “Nói thật, hai mươi năm nay con không xưng tội, rước lễ gì. Hai vợ chồng chưa thống nhất theo Đạo nào nên con cứ để vậy. Con cứ tưởng là mọi chuyện xuôi chèo, mát mái. Ai ngờ, khi đứa con đầu của con lớn (nay đã 17 tuổi), nó không chịu nghe bố mẹ, nhưng cho nó đi nhà thờ học Giáo Lý với các Sơ thì nó lại ngoan ngoãn nghe theo. Con nghĩ, rồi thằng thứ hai cũng vậy thôi. Nay gặp dịp thuận lợi, hai vợ chồng con quyết định cả nhà cùng một Tôn giáo”.

Chị Huỳnh Thị Mến (SN 1990, quê Gia lai), chị Trịnh Thị Bình (SN 1990, quê Bến Tre) và chị Trần Thị Thảo (SN 1991, quê Nghệ An) sắp kết hôn với người Công Giáo. Chị Mến kể: “Thời học sinh, con có người bạn thân theo Đạo. Các dịp lễ lớn như No-en con hay đến nhà bạn chơi và cùng đi nhà thờ. Con thích lắm. Bốn năm học đại học ở Sài Gòn, trọ gần nhà thờ nên con đi lễ thường xuyên hơn. Hai năm qua, con gặp và yêu anh Gio-an Trần Minh Dương (quê Yên Lý – Gp Vinh). Con cảm thấy có sức mạnh lôi cuốn thực sự để học Lớp dự tòng và theo Đạo Chúa”.

Giảng trong Thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Đoài – Giám đốc Trung tâm Mục vụ Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam, nhấn mạnh: “Nếu chúng ta cộng tác, kế hoạch của Chúa sẽ được thực hiện, nhưng phải đến thời đến buổi. Vua Đa-vít muốn xây nhà cho Chúa, đó là điều tốt. Nhưng không, Chúa chưa muốn ông làm điều đó mà là con của ông. Cũng vậy, bác Giao muốn đi Đạo bốn mươi năm rồi, nhưng bây giờ ước mơ đó mới thành hiện thực. Không những riêng bản thân bác mà nay được cả vợ, cả con nữa. Chúa luôn mời gọi con người đến với Người nhưng Người cũng tôn trọng tuyệt đối tự do của chúng ta. Người kiên nhẫn để chờ đợi. Trường hợp gia đình anh Hùng, anh Phát, anh Điệp là một ví dụ. Hai mươi năm, mười ba năm, tám năm qua, trong nhà các anh chị, ai giữ đạo nấy, nay mới thống nhất theo Chúa. Chúa vẫn luôn sẵn sàng giang rộng vòng tay đón các anh chị”.

Trong mười lăm tân tòng có mười người được ban bí tích Thêm sức. Dịp này, cha Phêrô Nguyễn Đoài cử hành bí tích Hôn phối cho ba đôi vợ chồng. Chứng kiến cảnh các con quấn quýt bên bố mẹ lúc trao nhẫn cưới cho nhau, cả nhà nguyện chật kín người lặng thinh: vui mừng, xúc động.

“Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại

Ta thấy mình chan chứa một niềm vui” (Tv 125,3)

Với những người tân tòng, trải qua Mùa Vọng dài: ước mong, thao thức, đấu tranh, chờ đợi, nay Chúa đã thực sự đến với họ. Từ đây, cuộc đời của họ bước sang trang mới. Chuyện đời họ là một xác tín: trên mọi nẻo đường, Chúa vẫn luôn chăm sóc đồng hành cùng ta và không ngừng mời gọi ta nhận biết và yêu mến Người, vì Người là Cha Yêu Thương, “ muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết Chân lý” (1Tm 2,4)

Antôn Hùng Mạnh
 
Lễ hội Giáng Sinh cho 3148 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại TGP Sàigòn
Anna Thanh Tuyền
13:58 23/12/2014
ĐẾN ĐỂ YÊU THƯƠNG 2014

LỄ HỘI GIÁNG SINH CỦA TRẺ CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT


Caritas Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh đón tiếp 3.148 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, hội tụ về Trung Tâm Mục vụ, số 6 bis Tôn Đức Thắng, Quận 3 để tham dự Lễ hội Giáng Sinh với chủ đề Đến Để Yêu Thương năm 2014.

Ngày 20/12/204, khi mặt trời chưa kịp chiếu những tia nắng đầu tiên xuống trên những ngọn cây, thì tại Trung Tâm Mục vụ và Đại Chủng Viện Thánh Giuse, mạng lưới Caritas TGP từ Cha Giám Đốc, quý tu sĩ, ban cố vấn Caritas, quý vị phục vụ trong văn phòng cũng như các thành viên Caritas của 14 giáo hạt, Ban Hướng Đạo, ban Mục vụ giới trẻ TGP, đã bắt đầu hiện diện. Mỗi người mỗi việc trong trách nhiệm của mình, nhanh nhẹ thực hiện hoàn tất những chi tiết cuối cùng, chuẩn bị sẵn sàng chào đón các trẻ về tham dự Lễ Hội.

Đón tiếp các trẻ em

Đón tiếp hơn ba ngàn trẻ về trong thời gian ngắn ngủi trước lễ hội, là công việc mà tiểu ban đón tiếp do cô Thu Trinh và ban Hướng Đạo TGP phụ trách, là những người có kinh nghiệm đã lên kế hoạch chi tiết và đã diễn ra khá ổn định, từng em từng em được hướng dẫn vào vị trí trong sân cách trật tự an toàn, từng chiếc xe đưa đón các em được vào đúng vị trí như kế hoạch. Các em ríu rít đi bên nhau, dưới sự chăm sóc của các vị đại diện trong mái ấm và các thành viên Caritas được phân công phụ giúp, qua những cử chỉ chăm sóc nhỏ như bẻ lạị cổ áo, vuốt giúp các em mái tóc bị rối, nắm tay đưa các em vào vị trí của mình, là những yêu thương làm cho bầu khí và hình ảnh lễ hội mang đậm tính chất yêu thương phục vụ. Bước vào vị trí ổn định xong, các em được trao các loại vé để tham dự suốt chương trình, và nhận một giỏ đeo vai để đựng những thứ mình sẽ được sở hữu. Những em đến trước, được tham dự những tiết mục hoạt náo do anh Minh Khoa phụ trách, được tham dự các trò chơi do các bạn trẻ phục vụ.

Phục vụ ẩm thực

Ngay từ sáng sớm, khu vực ẩm thực đã trắng sáng mầu áo đồng phục của các thành viên Caritas phục vụ cho 52 quầy hàng ăn uống, đang lăng xăng và khá vất vả để chuẩn bị những món ăn theo đúng yêu cầu của ban tổ chức: Cách chế biến phải đúng quy trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến nóng tại chỗ, và phải ngon bổ. Bên cạnh đó, 10 quầy hàng lưu niệm cũng được chuẩn bị với những món hàng khá bắt mắt. Đây là khu vực đông vui và ồn ào nhất, được bố trí rộng rãi ngay tại khu vực sân của Đại Chủng viện, những giọt mồ hôi thấm trên trán, trên áo các thành viên Caritas như thông điệp của tình yêu thương muốn trao về cho các trẻ em, vốn dĩ từ bé đến nay luôn thiếu thốn mọi bề từ tình cảm lẫn vật chất. Thời gian đón tiếp phục vụ ẩm thực từ 12g15 cho đến 16g00, sau đó các em được mời trở về khu vực lễ đài chuẩn bị cho chương trình văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh.

Chào đón Đức Tổng Giám mục và Đức Hồng Y.

Lúc 16g30. Chương trình tạm ngưng và bầu khi trở nên sống động để chào đón vị Cha chung, Đức Tổng Giám Mục Phaolô đang tiến về hàng ghế danh dự, sau khi đã được linh mục giám đốc Caritas Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng hướng dẫn đi tham quan chung quanh khu vực diễn ra lễ hội, thăm khu ẩm thực, thăm hỏi, động viên đoàn con cái đang hăng say phục vụ. Trong lễ hội còn có sự hiện diện của Đức Hồng Y, quý ân nhân và một số khách mời khác nữa.

Khai mạc chương trình văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh.

Trong phần khai mạc, sau khi tạo bầu khí vui, sinh động trong phần chào hỏi các trẻ em, hướng các em đến lòng biết ơn những người đã yêu thương chăm sóc mình, đồng thời cũng nhắc nhở các em phải học nơi Chúa Giêsu luôn yêu thương giúp đỡ mọi người nhất là những người nghèo. Linh mục giám đốc Caritas còn cho biết: Lễ hội Giáng Sinh là một cơ hội không chỉ đơn thuần là mang lại niềm vui mừng Chúa Giáng Sinh cho các trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, nhưng còn là nhịp cầu nối kết nhiều đoàn, nhiều nhóm, nhiều thành phần trong Tổng Giáo phận, làm thành một liên kết để sống bác ái, nâng cao tinh thần phục vụ, dưới sự hướng dẫn của vị Cha chung, cho tình yêu thương được thể hiện như lòng Chúa mong ước. Cách riêng đây cũng chính là cơ hội xây dựng sự hiệp thông trong mạng lưới Caritas TGP.

Sau phần tuyên bố khai mạc mọi người đã đón Đức Tổng Giám mục Phaolô (TGM) hiện diện trên sân khấu. Trong phần huấn từ của Đức TGM, bầu khí càng thêm vui khi ngài nói với các em với từ ngữ dí dỏm vui tươi và chất giọng bình dị ngài đã nói về 5 bí quyết của Đức Thánh Cha: Đừng buông xuôi, ngài hướng đến những em cho dù khiếm thính, khiếm thị, hay khuyết tật cũng không buông xuôi đầu hàng nhưng phải cố gắng hết khả năng của mình để sống hữu ích. Ngài mời gọi các em tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng cũng sống tinh thần bác ái, giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Đồng thời ngài nhắc nhở các em phải biết yêu mến Giáo Hội, siêng năng cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Giêsu, Đức TGM nhấn mạnh: “Điều cuối cùng cha muốn nói với chúng con, những người có hoàn cảnh đặc biệt như chúng con sẽ là sứ giả của Hòa bình, của Bình an, của tình thương Thiên Chúa”.

Phần văn nghệ được trình diễn với sự góp mặt của các mái ấm: (Xin Sr Như Lai gởi thông tin), và những nghệ sĩ như:...................... đồng thời xen kẽ với phần rút số may mắn, chương trình càng sôi động hơn qua nghệ thuật dẫn chương trình của MC Minh Quân.

Trong chương trình văn nghệ còn đan xem phần thi làm hang đá của các mái ấm tham dự, và phần thưởng thuộc về..............

Phần vỗ tay lớn hơn nữa, khi Lm Nguyễn Sang “Chương trình Tiếng hát vì người nghèo” xuất hiện, và ân cần nói với các em về món quà cha sẽ tặng cho mỗi em, là một con gấu bông, các em đã biểu hiện niềm vui thật rõ trong từng cử chỉ. Có lẽ được lớn lên trong hoàn cảnh như các em, thì việc được sở hữu, được ôm con gấu bông trong tay, là điều không tưởng đối với đa số các em. Thật trân trọng biết bao những món quà phát xuất từ tấm lòng yêu thương, không chỉ là của Lm Nguyễn Sang, nhưng phần quà sẽ trao cho các em cuối chương trình là của cô Đỗ Thị Nguyệt, đại diện Công ty thép Pomina trao tặng, kèm theo phần bánh của anh Thể trao cho mỗi em thưởng thức, khi chương trình kết thúc.

Phần kết thúc và trao quà

Trong phần cuối chương trình, sau khi ông Thanh Liêm đại diện cho ban tổ chức có lời cám ơn và chào tạm biệt. Thì trên sân khấu 50 thành viên Caritas trong vai ông bà già Noel đã đúc kết chương trình bằng một điệu múa giáng sinh và chia nhau vác bao quà đến từng đơn vị, trao cho những vị phụ trách, tặng mỗi em một phần quà. Vẫn trong sự trật tự, lần lượt từng đơn vị được tiểu ban đón tiếp hướng dẫn lên xe ra về.

Trong Lễ hội, có những tiểu ban phục vụ thật âm thầm, nhưng không thể thiếu trong lễ hội là tiểu ban xếp ghế, trật tự và bảo vệ môi trường, do các bạn trẻ trong Tổng Giáo phận trực tiếp phục vụ. Được biết trong lễ hội từng chi tiết nhỏ thật nhỏ cũng được ban tổ chức lưu tâm và cắt đặt người phụ trách, giúp các em nhất là các em khuyết tật được phục vụ chu đáo, nói lên tấm lòng yêu thương của mọi người dành cho các em. Ban Tổ chức ước mong những cố gắng tỉ mỉ trong mọi việc sẽ giúp “các thiên thần bé nhỏ” được thoải mái, đồng thời chung tay giúp các vị phụ trách các đơn vị bớt đi những lo lắng khi chăm sóc các em.

Lễ hội diễn ra và hoàn thành tốt đẹp. Cha giám đốc Caritas trong lúc dọn dẹp cuối chương trình đã chia sẻ niềm vui với anh chỉ huy lễ hội Đặng Văn Tưởng và mọi người chung quanh: “Thực sự lễ hội diễn ra mới thấy được sức mạnh và nét đẹp của sự phối hợp cộng tác”.

Trời đã về khuya, 20 giờ, mọi việc đã dọn dẹp tam ổn, Mọi người chia tay ra về sau khi dùng chén cháo nóng do ban tổ chức thiết đãi.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: ''Đây là Mầu nhiệm Đức tin'' có nghĩa gì?
Nguyễn Trọng Đa
18:45 23/12/2014
Giải đáp phụng vụ: "Đây là Mầu nhiệm Đức tin" có nghĩa gì?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Sau bài giải đáp của chúng tôi ngày 7-10-2014 về "Đây là Mầu nhiệm Đức tin", một độc giả ở New Jersey, Mỹ, hỏi một câu thú vị như sau.

"Trước khi cha trả lời lần vừa qua, con đã nghĩ rằng con đã nhận thức một cách chính xác một sự song song giữa câu "Đây là Mầu nhiệm Đức tin" và câu "Đó là Lời Chúa," cả hai đều là câu xướng của thừa tác viên, không có cú pháp, nói lên một phương thức hiện diện của Chúa trong Thánh Lễ vừa được thực hiện, và qua đó cung cấp cho cộng đoàn một cơ hội để tung hô Chúa Giêsu. Thưa cha, cả hai thời điểm này có được nghĩ như là song song với nhau không?"


Đáp: Từ lịch sử của câu văn được trình bày trong bài báo đó của tôi, tôi không nghĩ rằng có một ý định cố tình để tạo ra một sự song song như thế.

Tương tự như vậy, như tôi đã đề cập đến, câu "Đây là Mầu nhiệm Đức tin" không chỉ nhắc đến sự Hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể, nhưng còn là sự Hiện diện của toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua.

Một phần khó khăn phát sinh từ việc sử dụng từ ngữ "mầu nhiệm". Trong thần học "mầu nhiệm" có nhiều sắc thái của ý nghĩa. Một ý nghĩa thông thường là ý nghĩa của một thực tại đức tin, vốn vượt ra ngoài khả năng của một sự hiểu biết đầy đủ nơi con người, và vì vậy chúng ta nói về mầu nhiệm Ba Ngôi, mầu nhiệm Nhập Thể… Trong một số trường hợp, điều này cũng được áp dụng cho Bí Tích Thánh Thể, chẳng hạn trước mầu nhiệm biến thể (transubstantiation).

Một ý nghĩa khác là ý nghĩa mà trong đó mầu nhiệm là đồng nghĩa trong thực hành với bí tích, và đây là khả năng của ý nghĩa trong biểu thức "Đây là Mầu nhiệm Đức tin". Thật vậy, trong một bản dịch chính thức tiếng Tây Ban Nha, người ta đọc "Đây là bí tích đức tin chúng ta". Ở đây, biểu thức nói lên toàn bộ lịch sử cứu độ, vì đối với Thánh Phaolô, một mầu nhiệm là không phải cái gì ẩn giấu, nhưng là cái gì ẩn giấu tới mức nó được mặc khải. Mầu nhiệm Chúa Kitô là mặc khải kế hoạch bí mật của Chúa Cha để cứu độ chúng ta, qua việc nhập thể, cái chết, sự Phục sinh và Lên trời của Chúa Con, đồng thời thực hiện kế hoạch cứu độ này.

Bí tích Thánh Thể, như là mầu nhiệm đức tin, là việc làm cho hiện diện toàn bộ kế hoạch cứu độ này, thông qua việc cử hành Thánh lễ, vốn làm cho hy tế muôn đời hiện tại ở đây và ngay bây giờ. Trong một cách nào đó, mỗi Thánh lễ là thời điểm gần đây nhất trong lịch sử cứu độ.

Do đó, mặc dầu một số độc giả đã nhấn mạnh rằng biểu thức "Đây là Mầu nhiệm Đức tin" chủ yếu nói đến sự Hiện diện thật, tôi xin phép nói khác hơn. Sự Hiện Diện Thật là một chân lý đức tin, nhưng nó không hiện hữu cho chính nó. Chúa Kitô hiện diện – Mình, Máu, linh hồn và thiên tính – như là một điều kiện cần thiết cho việc thực hiện toàn bộ mầu nhiệm cứu độ, vốn là trung tâm của đức tin chúng ta, và mầu nhiệm này hiện diện trong mỗi Thánh Lễ.

Mặc dù sự Hiện diện thật vẫn còn trong mỗi bánh thánh, sau khi hy tế đã được hoàn tất, Thánh Lễ được cử hành vì giá trị vô biên của nó, chứ không chỉ để có sự Hiện diện thật.

Nói như thế, tôi không muốn gợi ý rằng lòng tôn sùng sự Hiện diện thật nên được làm cho yếu đi. Tôi chỉ đơn giản đề nghị rằng thực tại tuyệt vời và cao cả này nên luôn được nhìn trong viễn tượng riêng của nó và tương quan không thể tách rời khỏi trung tâm thực sự, đó là việc cử hành hy tế đời đời của Chúa Kitô. Thật vậy, khi làm như thế, lòng tôn sùng Chúa Kitô trong nhà tạm hay trong hào quang được phong phú và củng cố thêm thật nhiều. (Zenit.org 21-10-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Lá thư Paraguay : Một năm nhìn lại
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
10:50 23/12/2014
PARAGUAY – MỘT NĂM NHÌN LẠI

Giáo Hội Công Giáo Paraguay vừa có thêm 2 Giám Mục mới được thụ phong vào hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật vừa qua để thay thế cho một vị Giám mục về hưu ở tuổi 79 tại một Giáo phận miền Nam của Paraguay giáp với Argentina, và vị kia thay thế cho vị Giám mục bị bãi chức hồi tháng 9 tại một Giáo phận miền Đông giáp với Brazil. Cả hai Tân Giám mục đều là tu sĩ truyền giáo không phải là người bản xứ. Với sự bổ nhiệm mới này thì Giáo Hội Paraguay hiện giờ có đến 5 vị Giám Mục người nước ngoài cùng chăm sóc mục vụ trong số 11 Giáo Phận Chính Tòa, 2 Giáo Phận Tông Tòa và một Giáo Phận Tòng Nhân.

Thời đại thông tin bùng nổ rất nhanh làm cho đất nước nghèo và lạc hậu đứng thứ 2 Nam Mỹ như Paraguay này cũng đi vào quỹ đạo của sự thay đổi. Còn nhớ ngày nào chúng tôi mới đặt chân đến Paraguay thì người dân còn chưa biết nhiều về Internet hay những kỹ thuật thông tin hiện đại, mà nay Internet đã đi vào từng ngõ ngách và giới trẻ đã dùng các mạng xã hội cách thuần thục mà không cần học qua trường lớp nào. Nhiều người dùng đến 5 cái điện thoại chưa kể vi tính, Ipad… Công nghệ hiện đại đã làm cho con người từ thành thị đến nông thôn thay đổi cách chóng mặt, và cũng nhờ công nghệ hiện đại này mà trước đây những điều được cho là cấm kỵ, bị che giấu thì nay phơi bày mỗi ngày cách công khai trong một quốc gia dân chủ và đa phần người dân chưa biết chọn lọc thông tin và chưa trưởng thành đủ trong cách đón nhận thông tin.

Trong khi các quốc gia vùng Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada và các quốc gia Âu châu và Á châu đang là mùa Đông và người ta đang chuẩn bị tưng bừng đón Giáng Sinh, thì ở Paraguay và các nước Nam Mỹ đang làm mùa Hè nắng nóng nên nhiều gia đình khá giả đã có những chuyến đi du lịch ở Cancun, Mexico hay São Paolo, Brazil để tắm biển vì Paraguay không có biển. Bởi thế bên này chẳng có một chút gì không khí Giáng sinh vì các linh mục người bản xứ thường về với gia đình để nghỉ Hè vì đây là phong tục của họ nên các linh mục ngoại quốc thường phải ở lại với đoàn chiên và cùng họ tổ chức mùa Giáng sinh dù không nhộn nhịp nhưng phần nào giúp họ hiểu thêm về Mậu Nhiệm Con Chúa Giáng Trần.

Những ngày cuối năm cũng là dịp hè ở các trường học, công sở nên người ta có thời gian nghỉ hè và được nhận lương tháng 13 (lương phụ trội). Những nhân viên làm việc trong các cơ sở tôn giáo như Dòng Tu, Giáo xứ, Tòa Giám mục… thì được nghỉ một tháng và nhận được gấp đôi lương, cộng thêm quà Giáng sinh để vui vẻ với người thân và cũng là dịp để đi đây đó thưởng thức kỳ hè của họ. Chúng tôi nhận thấy đây là một việc rất công bằng dù có nhiều người so sánh rằng làm việc nhà Chúa thì không phải trả lương! Chúng tôi có nghe đâu đó ở Việt Nam một số chị giúp việc cho nhà Xứ hay một vài tu viện không được trả lương tương xứng, chẳng được nghỉ ngày nào trong tuần và nếu có đau yếu cũng chẳng có bảo hiểm y tế gì cả. Chúng ta không thể nói đến bác ái nếu chưa thực thi đức công bằng. Nhiều người Công Giáo Việt Nam rất hảo tâm và cho rằng được phục vụ các cha, phục vụ nhà Xứ, nhà Dòng là một ân huệ lớn. Điều đó đúng, nhưng những vị hữu trách cũng cần có sự công bằng với người làm công vì những người phục vụ trong nhà Xứ như các bà nội trợ, nhiều khi phải bỏ tiền túi để mua thức ăn và nấu ăn thật ngon để khỏi phật lòng cha, trong khi cha lại không hề quan tâm đến gia đình họ sống chết thế nào. Ở bên này tuy so với Việt Nam thì còn thua kém nhiều thứ, nhưng khi chấp nhận một người làm việc trong Giáo xứ hay trong Tu Viện thì phải làm hợp đồng đàng hoàng và phải trả bảo hiểm hàng tháng cho họ. Họ cũng được nghỉ vào các thứ Bảy, Chúa Nhật và những ngày lễ của quốc gia. Họ cũng được nghỉ khi đau ốm và có giấy của bác sĩ. Nhiều khi lúc mình rất cần vì có nhiều khách hay các lễ lạc nhưng phải thuê người. Lúc đầu chúng tôi cũng cảm thấy khó chịu vì lúc mình cần thì họ lại không đến và so sánh với giáo dân Việt Nam và cho rằng giáo dân ở đây coi thường người đi tu nhưng chúng tôi quên mất một điều là sự công bằng.

Ở Việt Nam thật là may mắn vì có nhiều Dòng Tu Nam, Nữ và các Dòng Tu thuộc Giáo Phận thường xem việc giúp Giáo xứ là một đặc ân. Chúng tôi thấy các cộng đoàn Nữ tu thật năng nổ giúp các cha xứ nào là lo phòng Thánh, giặt ủi đồ lễ, cắm hoa, dạy giáo lý, giúp ca đoàn… một cách vô tư và không hề nhận bất cứ một đồng lương nào. Trong khi đó, nếu chẳng may không hiểu ý cha xứ hay có điều gì không làm vừa lòng ngài thì còn bị la rầy và thậm chí bị cho về khi cha xứ “mách” với bề trên. Ở bên này thì không như thế vì mỗi Dòng Tu đều có một đặc sủng riêng và dĩ nhiên đều phục vụ, nhưng nếu cha xứ nào cần thì liên hệ trực tiếp với bề trên và làm hợp đồng có thời hạn. Chúng tôi biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng nhưng cứ xem những sứ điệp và những bài chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô gần đây thì sẽ thấy Ngài luôn nhấn mạnh đến đức công bằng, bác ái và nhạy cảm trước những thống khổ của người khác. Người tu trù không nên dửng dưng đối với người khác. Trước khi nói đến bác thì thì người tu trì phải thực thi đức công bằng và những người làm công cho mình là những người mình phải thực thi công bằng trước hết.

Chúng tôi còn nhớ vào năm 2010, trong chuyến đi Mỹ thăm người thân và cùng đồng tế với các linh mục Việt Nam tại nhà thờ St. Mary của Giáo phận Oakland, trước khi tiến ra bàn thờ, vị chủ tế có nói mỗi cha nên chuẩn bị một phong bì có tiền, không quan trọng là nhiều hay ít để khi đến phần “xin cảo” thì các cha sẽ là những người đầu tiên bỏ vào cảo để làm gương cho người khác. Lúc đầu chúng tối thấy hơi lạ nhưng dần rồi cũng quen vì nhiều khi những người đi tu cứ nghĩ rằng giáo dân mới là những người phải đóng góp vì người đi tu đã từ bỏ tất cả rồi thì không phải đóng góp gì cả. Thật vậy, trên đời này không ai nghèo đến nỗi không có gì để chia sẻ với người khác. Nói người đi tu nghèo thì sao nhiều người có điện thoại xịn, có xe hơi, có vi tính, Ipad… Nhìn lại chính bản thân mình thấy mình giàu lắm nhưng lại thờ ơ, dửng dưng trước những thống khổ của người khác và nhiều khi lỗi đức công bằng.

Mấy ngày nay tiếp đón và tâm sự với một em tu sĩ trẻ người Paraguay đi thực tập truyền giáo ở Ghana, châu Phi trở về. Chỉ mới hai năm ở châu Phi nhưng em đã bị sốt rét Malaria hành hạ và phải đưa em đi xét nghiệm tổng quát để điều trị vì căn bệnh này không thể khỏi hẳn và sẽ hành hạ suốt cuộc đời còn lại của người có căn bệnh này.

Anh em tu sĩ trẻ này đã tâm sự rằng sau hai năm thực tập truyền giáo ở châu Phi trước khi trở về tiếp tục việc học và chịu chức linh mục, mới thấy thấm thía ơn gọi truyền giáo và em thú nhận rằng ngày chúng tôi mới đến Paraguay, lúc đó em là chú đệ tử mới vào Dòng, em vẫn không hiểu gì mấy về các nhà truyền giáo và không quí mến, trân trọng họ và luôn luôn kỳ thị với người nước ngoài. Nhưng đến giờ em mới cảm thấy phục sát đất những người đã từ bỏ quê hương, phong tục, tập quán để đến sống và làm việc cách tự nguyện với một nơi hoàn toàn xa lạ với mình. Em kể rằng hai năm ở Ghana, châu Phi mà em cứ ngỡ rằng như 20 năm vì ngôn ngữ, khí hậu, thức ăn… quá khác với quê hương mình. Em bộc bạch rằng dù người dân ở đó rất thân thiện và yêu mến những người đi tu nhưng em vẫn cảm thấy xa lạ dù đã cố gắng hội nhập. Tuy nhiên em cũng nhận ra một điều là nếu mình cứ ngồi đó mà than vãn thì sẽ chẳng giải quyết được gì mà lại còn khổ tâm hơn nên em đã viếng thăm mọi người dù không hiểu thổ ngữ của họ nhưng bằng cử chỉ yêu thương, phục vụ nên em đã dần lấy được cảm tình của họ và đối với em trong hai năm thực tập ấy là kinh nghiệm quí giá cho đời sống truyền giáo trong tương lai của em.

Một vị kinh lý Tổng quyền của Dòng từ Rô-ma khi viếng thăm các quốc gia châu Phi nơi các nhà truyền giáo Dòng Ngồi Lời làm việc đã tâm sự rằng ở châu Phi không cần những nhà truyền giáo có bằng cấp cao hay thông minh xuất chúng, nhưng ở đó cần những nhà truyền giáo có cái tâm, biết yêu mến người nghèo và nhất là biết dấn thân phục vụ là lời giảng hùng hồn nhất như một câu ngạn ngữ đã nói: “El corazón es más feliz cuando late para los demás” (Con tim sẽ hạnh phúc hơn khi nó giúp người khác cùng đập).

Chỉ còn một ngày nữa là thế giới sẽ đón mừng Giáng Sinh. Ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới nơi có cộng đồng người Việt sinh sống thì mọi người rất náo nức đón mừng Giáng Sinh. Bên Paraguay cũng có một sốt nhà truyền giáo người Việt nhưng lại đón Giánh sinh rất âm thầm vì “Đêm Hè, trời nóng Chúa Sinh ra đời…”. Xin chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới tất cả mọi người. Feliz Navidad y Bendecido Año Nuevo 2015. (https://www.youtube.com/watch?v=ycc2Psszg-Y&feature=youtu.be)

Paraguay, 23 tháng 12 năm 2014

Lm. Antôn trần Xuân Sang, SVD.
 
Nghe bài hát Dâng Chúa Hài Nhi
Nhạc:Tuấn Kim, tiếng hát: Việt Tuấn
17:48 23/12/2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Thần Hát Mừng
Vũ Đình Huyến, Lm
22:08 23/12/2014
THIÊN THẦN HÁT MỪNG
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Ôi người dương thế lặng nghe cung đàn
Mau tìm cho tới thờ kính Vua giáng trần.
(Trích ca khúc của Nguyễn Khắc Xuyên, Hoài Đức)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 18/12-24/12/2014: Câu chuyện Ba Vị Đạo Sĩ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:36 23/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Giáo Hội là người mẹ chứ không phải con buôn

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng có nhiều trường hợp ‘vô sinh’ trong Giáo Hội và nơi dân Chúa, một loại vô sinh xuất phát từ quyền lực và tự ái. Giáo Hội là một người mẹ chứ không phải là một con buôn. Đó là những ý chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ sáng thứ Sáu, 19 tháng 12, tại nguyện đường Santa Marta.

Suy tư của Đức Thánh Cha về ý tưởng vô sinh và thiên chức làm mẹ được gợi hứng từ các bài đọc trong ngày kể về việc hạ sinh kỳ diệu của Samson và Gioan Tẩy Giả, cả hai đều được sinh ra từ những người mẹ bị mang tiếng hiếm muộn. Theo Kinh Thánh những ai bị hiếm muộn bị coi là dấu hiệu của một con người không có khả năng tiến về phía trước. Do đó Giáo Hội mời gọi chúng ta suy tư về vấn đề vô sinh nơi dân Chúa.

Từ việc vô sinh, Thiên Chúa có thể tái tạo một dòng dõi mới, một cuộc sống mới. Và đó là sứ điệp cho ngày nay. Khi nhân loại kiệt sức và không còn khả năng tiến về phía trước thì ân sủng Chúa đến, Con Chúa Trời đến để cứu độ chúng ta. Và đó chính là một cuộc Tạo Thành mở đường cho một cuộc sáng tạo mới.

Sứ điệp hôm nay là một cuộc sáng tạo thứ hai xảy đến khi mà trái đất đã ra kiệt sức. Chúng ta đang chờ đợi sự mới mẻ của Thiên Chúa và đó là những gì Giáng sinh đem đến. Các bà mẹ của Samson và Gioan Tẩy Giả chỉ có thể sinh con nhờ tác động của Thần Khí Chúa. Và chúng ta tự hỏi rằng, sứ điệp Thánh Kinh muốn chuyển tải điều gì từ 2 câu chuyện này? Câu trả lời là chúng ta phải mở lòng ra cho Thánh Thần Chúa vì chúng ta không thể tự mình làm được điều gì cả.

Điều này làm cho tôi nghĩ đến Mẹ Giáo Hội của chúng ta, đến những trường hợp ‘vô sinh’ trong Giáo Hội vì trong xương tủy chúng ta vẫn có những kỳ vọng nặng nề nơi việc tuân giữ lề luật để nên công chính thay vì vào ân sủng của Thiên Chúa. Giáo Hội là một người mẹ và chỉ trở thành mẹ cách đúng nghĩa khi Giáo Hội mở ra cho chúng ta sự mới mẻ của Thiên Chúa, và sức mạnh của Thánh Thần. Khi Giáo Hội nói với chính mình: “Tôi đã làm tất cả mọi thứ xong xuôi nhưng tôi không thể tiến về phía trước được nữa thì Chúa Thánh Thần sẽ đến”.

Đức Thánh Cha suy tư tiếp về sự vô sinh trong Giáo Hội và sự cởi mở cần thiết để trở nên một người mẹ qua đức tin của mình.

“Và hôm nay cũng là một ngày để cầu nguyện cho Mẹ Giáo Hội chúng ta, bởi vì còn nhiều trường hợp ‘vô sinh’ trong dân Chúa. Sự vô sinh xuất phát từ tự ái, từ quyền lực … khi Giáo Hội tin rằng mình có thể làm tất cả mọi thứ, Giáo Hội có thể tự mình chăm sóc lương tâm của dân Chúa, khi đó Giáo Hội đang đi theo con đường của những người Biệt phái, của phái Sa-đốc, theo lối mòn đạo đức giả. Lúc ấy Giáo Hội trở nên vô sinh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội. Giáng sinh này là thời điểm cho Giáo Hội mở ra đón nhận ân sủng của Thiên Chúa và ngạc nhiên trước những hoạt động của Chúa Thánh Thần để từ đó Giáo Hội sinh con, và là Mẹ Giáo Hội. Nhiều lúc tôi nghĩ rằng ở một số nơi, Giáo Hội dường như là một con buôn hơn là một người mẹ.”

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của mình bằng cách khẩn nài Thiên Chúa ban ân sủng để Giáo Hội có khả năng sinh sản và làm mẹ như Đức Maria.

2. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta trong lịch sử và thay đổi lịch sử

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu phải tin tưởng vào Thiên Chúa, ngay cả trong những giờ khắc đen tối nhất, cho dù đôi khi chúng ta không hiểu đường lối của Ngài, bởi vì Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với chúng ta trong lịch sử cứu rỗi

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Năm 18 tháng 12 tại nguyện đường Santa Marta.

“Thiên Chúa hằng luôn cứu độ chúng ta trong lịch sử. Ơn cứu độ không diễn ra trong điều kiện thuần khiết của một phòng thí nghiệm. Không! Nó diễn ra trong lịch sử. Thiên Chúa đồng hành xuyên suốt lịch sử với dân của Ngài! Không có ơn cứu rỗi xa rời với lịch sử. Điểm chính là điều này: Thiên Chúa đồng hành với dân của Ngài trong một lịch sử lâu dài.

Và như vậy, từng bước một, lịch sử được hình thành. Thiên Chúa làm nên lịch sử, chúng ta làm nên lịch sử. Và khi chúng ta thất bại, Thiên Chúa lại điều chỉnh và tái tạo lịch sử. Ngài đồng hành với chúng ta qua những thời kỳ. Nếu chúng ta không hiểu về lịch sử mà Thiên Chúa đồng hành với dân Ngài, chúng ta sẽ không hiểu về mầu nhiệm Giáng sinh. Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Không bao giờ! Giáng sinh là một câu chuyện xảy ra đúng thời điểm. ‘Thưa cha, có phải là lịch sử đã kết thúc với câu chuyện Giáng Sinh?’ Không! Thiên Chúa vẫn đang cứu chúng ta trong lịch sử. Và đồng hành với dân Ngài.

Trong câu chuyện này, Thiên Chúa tuyển chọn những người, để giúp dân Ngài tiến về phía trước như Abraham, Môsê và Êlia. Đôi khi có những lúc, các nhân vật này cũng cảm thấy chán nản, đen tối, khó chịu và hoang mang. Có lẽ họ là những người chỉ muốn sống một cách bình thường, lặng lẽ nhưng Chúa lay tỉnh họ để mời gọi họ làm nên lịch sử! Vì vậy, thường Thiên Chúa cũng đặt chúng ta bước vào nẻo đường mà chúng ta không muốn đi. Như nhiều lần Môsê và Êlia cũng có những muốn buông xuôi, ngã quỵ nhưng sau đó họ lại tin tưởng vào Chúa.

Tin Mừng kể cho chúng ta về một thời điểm đen tối trong lịch sử cứu độ. Đó là khi Giuse phát hiện ra vị hôn thê của mình là Maria đang mang thai. Giuse đã đau khổ khi nghe những lời xì xầm từ những phụ nữ khác trong làng về cái thai vô chủ của Maria. Và Giuse suy gẫm rằng: Mình biết cô ấy mà. Cô ấy là một người đạo hạnh! Cô ấy là người của Thiên Chúa mà! Nếu Giuse buộc tội Maria, cô sẽ bị ném đá. Nhưng đó không phải là điều mà Giuse muốn ngay cả khi Giuse chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Giuse biết con người của Maria không như vậy, Mẹ không phải là một người phụ nữ bất trung. Trong thời điểm khó khăn đó, Thiên Chúa chọn những người như vậy để làm nên lịch sử. Ngài trao cho họ sứ mạng, dù họ chưa hiểu biết điều gì. Thiên Chúa sẽ làm nên lịch sử.

Đây là những gì Giuse làm: trong thời điểm tồi tệ nhất của cuộc đời mình, mơ hồ nhất, nhiều vấn đề đè nặng trên mình, Giuse đã chấp nhận sự khinh miệt của người khác để bảo vệ cho người bạn đời của mình. Một nhà phân tâm học có thể sẽ lý giải giấc mơ của Giuse là sự ngưng tụ của những lo lắng khi cố tìm cách giải gỡ vấn đề … Hãy để họ nói những gì họ muốn. Nhưng Giuse đã làm gì sau đó? Sau khi tỉnh giấc ngài đã đón Maria về làm vợ. Tôi không hiểu, nhưng Chúa nói với tôi rằng: Cô ấy sẽ sinh một con trai và tôi phải đặt tên cho con của tôi!

Để làm nên lịch sử, Thiên Chúa đã đồng hành với dân Ngài tuyển chọn và thử thách họ. Cuối cùng Ngài sẽ cứu họ: Chúng ta hãy luôn nhớ rằng, với đức tin, thậm chí trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, thậm chí trong lúc bệnh tật, trong những lúc không còn lối thoát, chúng ta thưa với Chúa: Lạy Chúa, con không làm nên lịch sử và con không có quyền kết thúc lịch sử! Xin Ngài hãy đi trước con, con sẵn sàng bước theo Ngài. Và chúng ta trao phó đời mình trong tay Chúa. Còn lại Chúa sẽ thực hiện cho chúng ta.

Đó là cách Thiên Chúa cùng đồng hành với chúng ta. Chính Thiên Chúa mới là Đấng làm nên lịch sử. Thiên Chúa chọn, thử thách và chính Ngài sẽ cứu chúng ta trong những lúc vô vọng nhất, vì Ngài là Cha của chúng ta. Theo thánh Phaolô tông đồ dạy, Thiên Chúa là cha của chúng ta.

Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng hiểu được điều bí nhiệm này là Ngài đang đồng hành với dân Ngài trong lịch sử, tuyển chọn và thanh luyện họ, để tâm hồn họ nên vững mạnh hầu có thể đương đầu với những vấn đề, thậm chí chịu đựng những nghi kỵ Chúng ta hãy tiến về phía trước cùng với Chúa Giêsu qua lịch sử.”

3. Gia đình là ơn lớn lao Thiên Chúa ban cho thế giới

Lễ Giáng Sinh gần tới thắp lên một ánh sáng lớn trên mầu nhiệm ơn gia đình. Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong một gia đình tại Nagiarét. Cũng như Mẹ Maria và Cha thánh Giuse, mọi gia đình có thể tiếp đón Chúa Giêsu, lắng nghe Người, nói chuyện với Người, giữ gìn Người, che chở Người, lớn lên với Người và như thế cải thiện thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 17 tháng 12 tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình vừa được cử hành đã là chặng đầu tiên của một lộ trình sẽ kết thúc vào tháng 10 năm tới với một Hội nghị về đề tài “Ơn gọi và sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới”. Lời cầu nguyện và suy tư phải đồng hành với lộ trình này liên quan tới toàn Dân Chúa. Tôi cũng muốn rằng các suy tư thường lệ của các buổi tiếp kiến ngày thứ tư được lồng vào trong lộ trình chung này. Vì thế tôi đã quyết định cùng anh chị em trong năm này suy tư về gia đình, về ơn lớn lao mà Chúa đã ban cho thế giới ngày từ đầu, khi trao phó cho Ađam và Evà sứ mệnh sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy trái đất (St 1,28). Ơn đó Chúa Giêsu đã minh xác và đóng ấn trong tin mừng của Người.

Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:

Lễ Giáng Sinh đến gần thắp lên một ánh sáng lớn trên mầu nhiệm này. Sự nhập thể của Con Thiên Chúa mở ra một khởi đầu mới trong lịch sử đại đồng của người nam và người nữ. Và khởi đầu mới này xảy ra trong một gia đình tại Nagiarét. Chúa Giêsu đã sinh ra trong một gia đình. Ngài đã có thể đến một cách đặc biệt như một chiến sĩ, một hoàng đế… Nhưng không, Ngài đến như con của một gia đình, trong một gia đình. Đây là điều quan trọng. Hãy nhìn vào hang đá, cảnh này đẹp biết bao!

Thiên Chúa đã chọn sinh ra trong một gia đình nhân loại, mà chính Người đã thành lập. Người đã thành lập nó trong một làng quê hẻo lánh vùng ngoại biên của đế quốc Roma. Không phải tại Roma, là thủ đô của Đế quốc. không phải trong một thành phố lớn, nhưng trong một vùng ngoại biên, hầu như vô hình, hơn thế nũa còn mang tiếng xấu. Các Phúc Âm cũng nhắc tới điều này, như thể là một kiểu để nói rằng: “Đời nào từ Nagiarét lại có thể phát xuất điều gì tốt lành sao?” (Ga 1,46). Có lẽ trong nhiều phần đất trên thế giới chúng ta cũng còn nói như vậy, khi nghe tên của vùng ngoại ô nào đó của một thành phố lớn. Thế nhưng chính từ đó, từ vùng ngoại biên của Đế quốc vĩ đại, đã khởi đầu lịch sử thánh thiện và tốt lành nhất: lịch sử của Chúa Giêsu giữa loài người! Và ở đó có gia đình Nagiarét.

Chúa Giêsu đã sống trong vùng ngoại biên ấy 30 năm. Thánh sử Luca tóm tắt giai đoạn này như sau: Chúa Giêsu “vâng phục các Ngài” nghĩa là Mẹ Maria và Cha thánh Giuse.

Có người có thể hỏi: Vì Thiên Chúa này đến cứu chúng ta mà đã mất đi 30 năm ở dó, trong vùng ngoại biên mang tiếng xấu sao? Người đã mất 30 năm. Và Người đã muốn điều này. Con đường của Chúa Giêsu là trong gia đình ấy.

Và mẹ giữ gìn mọi sự ấy trong tim, và Chúa Giêsu đã “lớn lên trong khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh trước mặt Thiên Chúa và loài người” (Lc 2,51-52). Người ta không nói tới các phép lạ hay các chữa lành - Người đã không làm phép lạ nào – người ta không nói tới các giảng dậy và đám đông chạy tới với Người. Tại Nagiarét mọi sự xem ra xảy ra “một cách bình thường” theo các thói quen của một gia đình do thái đạo hạnh và cần mẫn: làm việc, người mẹ nấu nướng, làm mọi việc nhà, ủi áo, mọi việc mà một bà mẹ làm. Người cha thợ mộc làm việc, dậy con làm việc. Ba mươi năm: cha ơi, uổng phí qúa! Nhưng chúng ta đâu có biết. Các con đưòng của Thiên Chúa nhiêm mầu. Nhưng điều quan trọng ở đó là gia đình! Và đó đã không phải là uổng phí nhé. Các vị đã là các đại thánh: Đức Maria là ngưòi phụ nữ thánh thiện nhất, vô nhiễm nhất, và thánh Giuse là người công chính nhất… Gia đình.

Chắc chắn chúng ta sẽ cảm động vì câu chuyện kể lại Chúa Giêsu thiếu niên đương đầu với các buổi hội họp của cộng đoàn tôn giáo và các bổn phận của cuộc sống xã hội; khi biết Người đã làm việc như thế nào với thánh Giuse như là người thợ trẻ; và rồi kiểu Người tham dự việc lắng nghe Thánh Kinh, cầu nguyện với các Thánh vịnh và tham dự biết bao sinh hoạt quen thuộc khác của cuộc sống thường ngày. Các Phúc Âm, trong sự giản dị, đã không kể lại gì về tuổi thanh niên của Chúa Giêsu và để nhiệm vụ đó cho việc suy niệm yêu mến của chúng ta. Chắc chắn không khó tưởng tượng cảnh các bà mẹ có thể học hỏi nơi các quan tâm của Mẹ Maria đối với Người Con ấy! Và các người cha có thể rút tỉa ra từ gương của thánh Giuse, người công chính tận hiến đời mình để nâng đỡ và bảo vệ con trẻ và vợ, bảo vệ gia đình mình trong những giai đoạn khó khăn! Để không nói rằng các người trẻ có thể được khích lệ bởi Chúa Giêsu thanh niên hiểu sự cần thiết và vẻ đẹp của việc vun trồng ơn gọi sâu xa hơn của mình, và mộng ước lớn lao!

Và Chúa Giêsu đã vun trồng trong 30 năm đó ơn gọi của Người mà vì nó Thiên Chúa cha đã gửi Người xuống thế, đúng không? Thiên Chúa của Cha. Chúa Giêsu đã không bao giờ chán nản trong thời gian ấy, nhưng đã can đảm lớn lên để tiến tới với sứ mệnh của mình.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ như sau:

Mỗi gia đình kitô – như Mẹ Maria và Cha thánh Giuse đã làm – có thể trước hết tiếp đón Chúa Giêsu, lắng nghe Người, nói chuyện với Người, gìn giữ Người, che chở Người, lớn lên với Người, và như thế cải tiến thế giới. Chúng ta hãy dành chỗ trong trái tim và ngày sống cho Chúa. Mẹ Maria và Cha thánh Giuse cũng đã làm như thế, và điều này không dễ: các ngài đã phải vượt thắng biết bao nhiêu khó khăn! Đó đã không phải là một gia đình gỉa tạo, đó đã không phải là một gia đình không thật. Thánh gia Nagiarét khiến cho chúng ta dấn thân tái khám phá ra ơn gọi và sứ mệnh của gia đình, của mỗi gia đình. Và cũng như đã xảy ra tại Nagiarét, có thể xảy ra cho chúng ta: khiến cho tình yêu trở thành bình thường chứ không phải hận thù, làm cho sự trợ giúp nhau trở thành điều chung, chứ không phải sự thờ ơ hay thù nghịch. Như vậy không phải tình cờ mà Nagiarét có nghiã là “Người canh giữ”, như Phúc Âm nói Đức Maria “giữ gìn mọi điều ấy trong tim mình” (Lc 2,19.51) Kể từ đó, mỗi khi có một gia đình giữ gìn mầu nhiệm này, cả khi có ở ngoại biên của thế giới đi nữa, thì mầu nhiệm của Chúa Giêsu đến cứu chúng ta hoạt động. Và Người đến để cứu rỗi thế giới. Và sứ mệnh lớn của gia đình là ở đó: dành chỗ cho Chúa Giêsu đến, tiếp nhận Chúa Giêsu trong gia đình, nơi con người của con cái, của chồng vợ, của ông bà, Chúa Giêsu ở đó. Tiếp đón Người ở đó để Người lớn lên trong gia đình, trong tinh thần. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này trong các ngày cuối cùng trước lễ Giáng Sinh.

4. Câu chuyện ba nhà đạo sĩ

Khi Ðức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Ðông đến Giêrusalem, và hỏi: "Ðức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Ðấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:

Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời".

Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Ðông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngay trong ngày lễ vui mừng này, câu chuyện ba nhà đạo sĩ đã chúng ta thấy tính bi đát của cuộc đời Chúa Cứu Thế khi thực hiện chương trình cứu độ, đó là điều mà thánh Gioan đã nói ngay ở đầu sách Phúc Âm của ngài: "Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà đã chẳng tiếp nhận" (Ga 1,11). Ngôn sứ Isaia tỏ ra rất lạc quan, phấn khởi về Giêrusalem vào ngày Đấng Cứu Thế xuất hiện; thế nhưng khi Con Thiên Chúa giáng sinh thì mọi sự lại diễn ra khác hẳn. Trong câu chuyện về các nhà chiêm tinh, những kẻ thù của Người đã ló dạng. Đó là vua Hêrôđê, các thượng tế và các kinh sư. Nghe nói tới tân vương dân Do-thái mới sinh, họ hoảng sợ cho địa vị của mình. Rồi đây Hêrôđê sẽ cho giết tất cả con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các nhà chiêm tinh. Còn các thượng tế và kinh sư, họ là những người sẽ kịch liệt chống đối Đức Giê-su và sẽ cho đóng đinh Người trên thập tự. Như thế, những kẻ "ở ngoài" – là các nhà chiêm tinh phương Đông -- nhận ra ánh sáng trong lúc những người "ở trong", tức các nhà lãnh đạo Dân Chúa và dân thành Giêrusalem vẫn tiếp tục ngồi trong bóng tối. Phần chúng ta thì sao? Chúng ta có mở lòng mình ra đón Chúa hài đồng vào tâm hồn mình không?

5. Giáng Sinh là thời điểm Chúa gõ cửa tâm hồn chúng ta

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21 tháng 12, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài dựa trên những bài đọc trong Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng trong đó kể lại biến cố Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ và cách thức đáp lại đơn giản và khiêm nhường của Đức Mẹ - với một thái độ phó thác hoàn toàn nơi Chúa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền "(Lc 1, 38).

Đức Maria không biết những gì đang chờ đón mình trong tương lai, Mẹ không biết những đau đớn và rủi ro sẽ phải đối diện. Nhưng Mẹ đã nhận thức được rằng Chúa đang yêu cầu Mẹ một điều gì đó và Mẹ tin tưởng hoàn toàn nơi Ngài. Đó là đức tin của Mẹ Maria!

Một khía cạnh khác đáng lưu ý là khả năng của Đức Maria "nhận ra thời điểm của Thiên Chúa."

Mẹ dạy chúng ta phải nhận thức được thời điểm thuận lợi khi Chúa Giêsu đi ngang qua cuộc sống của chúng ta và yêu cầu chúng ta một câu trả lời sẵn sàng và quảng đại.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh:

Và Chúa Giêsu đang đi ngang qua cuộc sống của chúng ta. Vào dịp Giáng Sinh này Ngài gõ vào trái tim của mỗi Kitô hữu và mỗi người chúng ta được mời gọi để đáp lại, như Đức Maria, nghĩa là với một một tiếng xin vâng chân thành và cá vị, đặt mình nơi sự sai khiến của Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài.

Quá thường khi chúng ta chết ngộp trong những suy nghĩ và những mối quan tâm của riêng mình, có lẽ trong những ngày này đó là những ưu tư làm sao chuẩn bị lễ Giáng sinh cho tưng bừng, đến mức giờ đây chúng ta thậm chí không nhận ra đó chính là Chúa đang đến gõ cửa trái tim chúng ta, mong chờ nơi chúng ta một lời chào đón, và một tiếng "xin vâng".

Nhắc lại lời của một vị Thánh đã từng nói "Tôi sợ đó Chúa sẽ đi ngang qua tôi mà tôi không hay biết" Đức Giáo Hoàng giải thích rằng thánh nhân đã thực sự sợ hãi ngài sẽ không nhận ra sự hiện diện của Chúa và không sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi. Thái độ này và nỗi sợ hãi này làm cho chúng ta cảm thấy trong lòng mình "thực sự là Chúa đang gõ cửa" và điều đó làm cho chúng ta muốn được trở nên tốt hơn, và gần gũi hơn với người khác và với Thiên Chúa.

"Nếu đây là những gì anh chị em cảm thấy trong lòng, thì hãy dừng lại. Chính là Chúa đó! Hãy cầu nguyện, hãy đi xưng tội, thanh tẩy tâm hồn .... Hãy nhớ rằng nếu Chúa đang gõ cửa tâm hồn anh chị em, đừng để Ngài ra đi! "

Và Đức Thánh Cha kết luận những suy tư của ngài với lời mời gọi các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô hãy nhớ đến hình ảnh im lặng, và cầu nguyện của Thánh Giuse, trong máng cỏ Chúa giáng sinh.

Gương của Đức Mẹ và Thánh Giuse là một lời mời gọi tất cả chúng ta mở lòng mình ra để đón nhận Chúa Giêsu; Ngài đến để mang lại ân sủng bình an: "Bình an dưới thế cho người Chúa thương" ((Lc 2, 14).

Như các thiên thần đã loan báo cho các mục đồng ân sủng quý giá của Giáng sinh là hòa bình, và Chúa Kitô là hòa bình đích thực của chúng ta: "Đức Kitô đang đến gõ cửa trái tim của chúng ta để trao ban cho ta sự bình an của Ngài. Chúng ta hãy mở cửa tâm hồn chúng ta cho Chúa Kitô! "
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Ánh Sáng Đã Đến - Trình bày: Tố Hằng
VietCatholic Network
18:30 23/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây