Ngày 23-12-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Lễ Giáng Sinh Nửa Đêm - The Nativity of Our Lord Jesus Midnight Mass
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
04:15 23/12/2013
 
Christmas Eve: Are We Significant?
Nguyễn Trung Tây, SVD
05:03 23/12/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Christmas Eve: Are We Significant?


I was fortunate to be in Bethlehem on Christmas Eve 2008 for the Vigil Mass at the location that tradition believes the angels appeared to the shepherds to inform them of the good news. Bethlehem that night was very cold, actually freezing. With about twenty students from the Bible Class of Yarra Theological Union, Melbourne, we attended the Christmas Vigil in the Cave of the Shepherds. The cave was small in size quickly filled with our students from Melbourne and the other pilgrimages. More people create more heat! And yet still I experienced the freezing cold that perhaps the infant Jesus experienced when he for the very first time burst into tears (presuming that Jesus was born on December 25). I enjoyed the Vigil Mass on that night for many reasons’ one of them is that while meditating on the mystery of the Incarnation after the communion, again I felt God’s love for me, it was so real, so tangible; and again, I felt I a m significant in God’s eyes.

Psychologically speaking, one of the questions that human beings unconsciously or consciously ask themselves is, “Am I significant?”. Believe it or not, being insignificant in someone’s eyes is listed as a common concern or fear of human beings.

People define love in different ways. For some, love means to sacrifice for the one whom I love. For some, love means to live for the rest of my life with the one whom I become crazy for. For Erich Segal, love means “never having to say you are sorry.” For Trịnh Công Sơn, a famous Vietnamese composer, “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ/I love you so much that my heart suddenly becomes merciful.”

But for God, love means to be born for the ones whom God loves. Theologians of all ages attempt to search for the possible answer for the theological quest, “Why did the mystery of the Incarnation ever take place in Bethlehem?” To put it in a simple way, if God did not incarnate in the human form, human beings would never have a glimpse of the love that God always has for sinful human beings. Since human beings are significant in God’s eyes, God’s only Son was born for them. Full stop! The moment the holy baby was born in manger, that moment God spelled out for us the meaning of heaven-everlasting love for earthly human beings.

Christmas therefore illustrates a heaven and yet human reality: a baby was born and his mother placed Him in a manger.

Christmas has arrived! I wish you a peaceful and joyful Christmas.

May the celebration of Jesus’ birth renew our spirit and grant us happiness.

May the New Year bring you many more health and success.

Merry Christmas and Happy New Year!


□ Tôi Có Là Chi?

Tác giả may mắn đã từng có mặt tại phố nhỏ Bêlem đêm Vọng Giáng Sinh 2008 tại nguyện đường được xây ngay nơi truyền thống tin rằng thiên thần đã từng xuất hiện thông báo Tin Mừng tới các mục đồng. Bêlem đêm đó giá rét, phải nói là lạnh cóng. Cùng với khoảng hai mươi sinh viên Lớp Kinh Thánh của trường Đại Học Yarra Theological Union, Melbourne, cả lớp tham dự Thánh Lễ Vọng ngay tại hang đá Mục Đồng. Hang đá nhỏ nhanh chóng chật nghẹt sinh viên Melbourne và khách hành hương. Nhiều người, nhiều thân nhiệt! Nhưng tác giả vẫn cảm nhận được cái buốt thấu xương tủy, cái buốt giá có lẽ hài nhi Giêsu đã từng cảm nhận ngay khi bật tiếng khóc chào đời (cho là Đức Giêsu đã sinh ra đêm 24 tháng 12). Tối hôm đó, rước lễ xong, trong khi suy niệm về tình yêu cao vời của Trời Cao thể hiện qua mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, tác giả lại một lần nữa cảm nhận sâu sa về tình yêu Thiên Chúa dành riêng cho riêng mình, cảm giác được yêu quá thật, thật tưởng như chạm được; và lại thêm một lần, tác giả biết mình được Trời Cao nâng niu giữ gìn.

Một trong những câu hỏi nhân loại hay tự hỏi, “Tôi có là chi trong đôi mắt của ai đó hay không?” Câu hỏi, “Tôi có là chi?”, là một trong câu hỏi phổ thông, thật ra đây chính là một nỗi lo khá phổ biến của nhân loại…

Chữ yêu được định nghiã từ nhiều lăng kiếng khác nhau. Có người nghĩ yêu là hy sinh cho người mình yêu. Có người nghĩ yêu là sống với người mình yêu cả một đời. Với Erich Segal, yêu có nghiã là “không bao giờ phải nói lời hối tiếc!” Với Trịnh Công Sơn, “yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ.” Nhưng với Chúa, yêu có nghiã là giáng sinh cho người mình yêu. Thần học gia của nhiều thế hệ đặt câu hỏi, “Tại sao mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể đã từng trở thành một hiện thực tại phố nhỏ Bêlem?” Một cách ngắn gọn, nếu Thiên Chúa không hạ sinh trong hình dạng con người, trần gian sẽ không bao giờ cảm nghiệm được tình yêu thiên đàng dành cho con người. Bởi con người được Chúa trân trọng nâng niu, Con Trời đã hạ sinh cho đất thấp. Giây phút hài nhi thánh hạ sinh tại máng cỏ, giây phút đó, chữ yêu vời vợi dành cho trần gian được Trời Cao giải nghiã.

Đêm Giáng Sinh do đó minh họa một thực thể thiên đàng nhưng lại rất trần gian: một trẻ thơ hạ sinh và mẹ hài nhi đặt Ngài nằm trong máng cỏ.

Mùa Giáng Sinh đã tới! Kính chúc một mùa Giáng Sinh rộn ràng niềm vui và tràn đầy bình an.

Nguyện cầu sinh nhật của hài nhi Giêsu hồi sinh tâm hồn của riêng từng người và mang tới nhiều niềm vui cho nhân loại.

Mong ước rất nhiều Năm Mới 2014 ban tặng thêm nhiều sức khỏe và thành công cho mọi người trong chúng ta.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Gợi ý mở đầu giờ canh thức Giáng Sinh
Một Linh Mục
10:36 23/12/2013
GỢI Ý MỞ ĐẦU GIỜ CANH THỨC GIÁNG SINH

Lễ Đêm Giáng sinh có đôi người ngoài Công Giáo nhưng giờ canh thức trước đó thường ở đâu cũng khá đông anh chị em lương dân đến dự. Đây là lúc thuận tiện để chia sẻ cho họ về Tin mừng cứu rỗi. Thời tiết lạnh lẽo năm nay khiến thông điệp Giáng sinh dễ đi vào lòng người. Xin được gợi ý lời mở đầu và lời kết thúc ngắn gọn sau đây để giờ diễn nguyện canh thức của các giáo xứ năm nay thêm hiệu năng truyền giáo.

LỜI MỞ ĐẦU

Mùa đông năm nay rét lạnh hơn mọi năm. Mười hôm trước đây, miền Bắc rét dưới mười độ. Cả ở miền Nam cũng lạnh khác thường. Thị trấn Sapa tỉnh Lào Cai ngập dưới lớp tuyết phủ dày. Đường lên Sapa quanh co, khúc khuỷu nhưng rất nhiều người bất chấp giá lạnh, rủ nhau đi Sapa ngắm tuyết rơi và tuyết phủ. Lắm người lên đó đã khám phá ra có nhiều người nghèo rét lạnh cần giúp đỡ. Có những người con vội vã đem về cho cha mẹ và anh chị em trong mái tranh nghèo khổ những tấm áo, tấm mền để người thân đỡ lạnh.

Đêm nay, dưới trời sương lạnh, chúng ta cùng cử hành kỷ niệm Chúa Cứu Thế giáng sinh. Thay lời cho cộng đồng tín hữu, chúng tôi xin chào đón tất cả quý vị và các bạn như Sapa chào đón du khách. Du khách đến Sapa và khám phá ra ở đó có những người nghèo cần hơi ấm thế nào, chúng tôi cũng ước mong quý vị và các bạn khám phá ra giữa cái lạnh đêm nay chính Chúa Cứu Thế đang đến chia sẻ thân phận nghèo hèn của chúng ta. Hài nhi Giêsu trong máng cỏ Bêlem đang run rẩy cảm kích khi quý vị và các bạn cùng đến đây đem cho Ngài chút hơi ấm. Vâng, trẻ sơ sinh này chính là con Thiên Chúa Tạo Hóa tối cao và chí thánh, đã sinh ra làm người vì chúng ta. Cúi xin Ngài tuôn đổ trên quý vị, các bạn và gia đình muôn phúc lành cùng một mùa Giáng sinh vui tươi thánh thiện và một Năm Mới an lành hạnh phúc.

LỜI KẾT

Xin chân thành cám ơn quý vị và các bạn đã đến chung vui, đem lại cho nhau hơi ấm tình người giữa đêm đông giá lạnh. Kết thúc buổi diễn nguyện, nhiều người trong quý vị và các bạn sẽ rời nơi đây, không tham dự phần thánh lễ. Chúng tôi xin kính chúc quý vị và các bạn ra về trong bình an, sum họp với gia đình trong một đêm Giáng sinh thật ý nghĩa. Nếu quý vị và các bạn thích ở lại tham dự thánh lễ, cộng đồng tín hữu chúng tôi rất hoan hỉ tiếp đón. Việc tham dự thánh lễ rất giản dị. Chỉ cần quý vị khóa máy điện thoại và giữ thinh lặng. Riêng phần rước lễ là lúc các tín hữu lên đón nhận Thánh Thể Chúa vào lòng, là phần chỉ dành riêng cho những người đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Hội Thánh Công Giáo, xin quý vị và các bạn cứ ở tại chỗ, đừng lên theo. Xin chân thành cám ơn.

Và giờ đây chúng ta cùng hồi tâm chuẩn bị thánh lễ.

Một linh mục
 
Powerpoint Lễ Ngày Giáng Sinh - The Nativity of Our Lord Jesus Day Mass
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
17:19 23/12/2013
 
Powerpoint Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất Năm A - Sunday of the Holy Family Year A
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
17:48 23/12/2013
Mừng lễ Chúa giáng sinh

Hằng năm người Công Giáo mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu sinh ra làm người ngày 25. Tháng 12. Đó là theo niên lịch phụng vụ của Giáo Hội đã đặt ra trong dòng thời gian lịch sử suốt hơn hai ngàn năm Hội Thánh.

Hằng năm không chỉ người tín hữu Công gíao mừng lễ Chúa giáng sinh, nhưng cả những người Kitô giáo như Tin lành, cũng mừng ngày lễ này nữa. Riêng Chính Thống giáo, theo niên lịch riêng của họ, mừng lễ Chúa giáng sinh muộn hơn vào ngày 06.01. hằng năm.

Ngày lễ mừng Chúa giáng sinh, tuy là ngày lễ tôn giáo của Công Giáo, nhưng nhiều nơi trên thế giới trong đời sống xã hội, không phân biệt tôn giáo mầu sắc niềm tin tín ngưỡng, người ta cũng mừng ngày lễ này. Nhưng họ mừng lễ này với chủ đích khác hơn tôn gíao.

Mùa mừng lễ Chúa giánh sinh đã đang trở thành một mùa lễ hội cho nhu cầu thương mại buôn bán, cùng thuận tiện cho nghỉ ngơi dịp cuối năm cũ và đón mừng năm mới Dương lịch.

Dịp mừng lễ Chúa giáng sinh cùng những ngày cận kề cuối năm cũ thuận tiện cho việc xum họp gia đình.

Dịp mừng lễ Chúa giáng sinh theo phong tục tập quán văn hóa xã hội Âu châu, Mỹ châu, cha mẹ tặng qùa cho con cháu, con cháu tặng qùa cho cha mẹ, vợ chồng tặng qùa cho nhau, bạn bè người quen thân cũng trao tặng nhau qùa vừa mừng lễ và cũng vừa chúc tuổi mừng năm mới.

Mùa mừng lễ Chúa giáng sinh khắp nơi từ trong thánh đường ra tới ngoài đời sống xã hội và ở cả gia đình ánh sáng đèn điện, ánh sáng những cây nến được bật thắp chiếu sáng rợc rỡ lung linh vào lúc ban chiều, ban đêm tối trời.

Theo lịch sử và phong tục nếp sống văn hóa thì như thế. Nhưng lễ mừng Chúa giáng sinh còn mang chiều kích ý nghĩa đạo giáo tinh thần sâu rộng hơn nữa.

Đức Thánh Cha Phanxico đã có suy tư: „ Lễ mừng Chúa giáng sinh còn sâu rộng nhiều hơn nữa: chúng ta đi ra ngoài đường để gặp gỡ Chúa bằng trái tim tâm hồn, bầng đời sống. Cuộc gập gỡ như thế là cuộc gặp gỡ bầng đức tin. Và không dễ dàng sống bầng đức tin.

Hình ảnh Viên đại đội trưởng trong Kinh Thánh thuật lại đã gây ngạc nhiên cho Chúa Giêsu rất nhiều.Ngài sửng sốt bỡ ngỡ về đức tin của ông ta. Viên đại đội trưởng này đã đi ngược trở lại con đường để đến gặp được Chúa Giêsu. Ông ta làm như vậy với lòng tin.Ông ta làm như thế không chỉ để gặp Chúa Giêsu, nhưng ông ta đã cảm nhận được niềm vui mừng trong cuộc gặp gỡ này ới Chúa.. Và đó chính là cuộc gặp gỡ mà chúng ta mong muốn: Cuộc gặp gỡ của đức tin.“

Mừng lễ Chúa giáng sinh là thời gian niềm vui trào dâng từ trong trái tim tâm hồn. Đây là quãng thời gian suy nghĩ nhìn ngược trở lại qúa khứ với tâm tình lòng biết ơn những gì đã lãnh nhận được trong quãng thời gian vừa qua do từ Trời cao ban cho đời sống.

Lễ mừng Chúa giáng sinh là thời gian mang đậm nét tình yêu thương. Thiên Chúa tình yêu thương đã đến trong trần gian với con người.

Lễ mừng Chúa giáng sinh là lễ khởi đầu mới, mà Thiên Chúa thực hiện nơi trần gian: Thiên Chúa làm người sống chung giữa trần gian.

Lễ mừng Chúa giáng sinh là lễ sinh nhật Chúa Giêsu, đấng là con Thiên Chúa sinh ra làm người mang ánh sáng ơn cứu độ cho con người.

Khi hài nhi Giesu sinh ra trên trần gian, Thiên Thần báo tin cho các mục đồng: „ Ta báo tin vui trọng đại cho anh em, hôm nay vị cứu tinh đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kito.“.

Chúa Giêsu không sinh ra làm người hôm qua, nhưng hôm nay, dù ngài đã sinh ra trên hơn hai ngàn năm rồi. Vì ngài sinh ra trong tâm hồn con người, khi gặp gỡ Ngài trong đức tin.

Chúa Giêsu xuống thế làm người không chỉ có một lần ngài sinh ra trong máng cỏ Bethlehem ngày hôm qua. Nhưng Ngài sinh ra hôm nay trong tâm hồn con người, mỗi khi con người đến gặp gỡ Ngài trong tình yêu mến.

Chúa Giêsu được sinh ra làm người từ cung lòng đức mẹ Maria ngày hôm qua cách đây hơn hai ngàn năm. Nhưng ngày hôm nay Ngài vẫn hằng sinh ra trong cung lòng con người, khi con người tin nhận đón tiếp Lời Ngài cùng những ân đức Ngài ban cho trong đời sống làm người.

Mừng lễ Chúa giáng sinh 2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:49 23/12/2013
CON CÁ NHỎ.
N2T

Có một con cá biển nói với một con cá khác: “Xin lỗi, làm phiền bạn chút xíu. Bạn lớn tuổi hơn tôi, có kinh nghiệm hơn, có lẽ có khả năng giúp tôi, xin cho tôi biết đi đường nào thì có thể đến biển, tôi tìm khắp nơi mà tìm không được”.
Con cá khá lớn tuổi trả lời: “Chỗ anh bạn đang bơi đây chính là biển”.
Con cá nhỏ nói: “Thật chứ ? Chỉ là nước không hà. Cái tôi muốn tìm là biển cơ mà”. Sau đó nó rất thất vọng bơi đi chổ khác để tìm biển.
Nó đi đến trước mặt đại sư Tu-o-bo, dùng tiếng địa phương nói: “Tôi đi tìm Thiên Chúa đã nhiều năm, rời bỏ quê hương để tìm Ngài khắp nới. Có người nói – trên núi cao, trong sa mạc, trong sự yên tịnh của tu viện, trong khu vực của người nghèo”.
Đại sư hỏi: “Con đã tìm ra Ngài chưa ?”
- “Giả sử con nói con đã tìm được Ngài, như thế thì con là một người tự đại mà lại nói láo. Con chưa tìm ra Ngài, còn thầy, thầy tìm ra Ngài chứ ?”
Vị đại sư ấy có thể nói gì với con cá nhỏ ?
Ánh tịch dương chiếu vào trong phòng, bầy chim én trên ngọn cây đa bên cạnh vui vẻ líu lo mãi không thôi, có thể nghe được tiếng vọng từ xa của xe cộ trên đường cao tốc, tiếng muỗi kêu vo ve bên tai, giống như cảnh cáo –sẽ phát sinh bãi công. Người đàn ông đó còn có thể ngồi ở đây nói ông ta không tìm được Thiên Chúa, cần tiếp tục tìm Ngài hay sao ?
Không bao lâu, nó ỉu xìu rời khỏi căn phòng của đại sư, lại đi tìm Thiên Chúa khắp nơi.

Suy tư :
Con người ta, có người suốt đời đi tìm Thiên Chúa trong tu viện khắc khổ, có người đi tìm Thiên Chúa trong sa mạc tịch mịch, có người tìm Thiên Chúa giữa xã hội bon chen, lại có người đi tìm Thiên Chúa trong các nhà chứa gái.v.v...Tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa ban cho mỗi người, ai có ân sủng tìm Ngài ở đâu thì đó là quyền Ngài ban cho.
Thiên Chúa không ở đâu xa, Ngài đang ở trong tâm hồn của mỗi người; Thiên Chúa không ở đâu xa, Ngài đang hiện diện nơi người anh em mà chúng ta tiếp xúc gặp gỡ hàng ngày ấy, chúng ta đưa tay ra là có thể với tới Ngài, chúng ta chỉ cất chân bước là có thể đến bên Ngài.
Người ta có thể chỉ cho bạn cách đi tìm Thiên Chúa nơi này nơi nọ, nhưng nếu chúng ta không cảm nhận được Ngài đang hiện diện trong bản thân mình, thì dù cho chúng ta lên trời tim thì cũng không gặp được Ngài.
Chúng ta đang ở trong Chúa và Chúa ở trong chúng ta mà chúng ta không gặp Ngài, thì giống như con cá nhỏ tìm kiếm biển ở đâu bây giờ ?
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 23/12/2013
N2T

2. Các thiên thần mỗi ngày đem lời cầu nguyện của các tín hữu dâng lên Thiên Chúa toàn năng.

(Thánh Silas)
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Lễ Vọng Giáng Sinh (Lễ Đêm)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:37 23/12/2013
LỄ VỌNG GIÁNG SINH

(Lễ Đêm)

Tin mừng: Lc 2, 1-14.

“Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em”.


Anh chị em thân mến,

Chúng ta vừa nghe thánh Lu-ca thuật lại cuộc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su, chúng ta hãy nhìn vào hang đá thì sẽ thấy được sự khó nghèo của Con Thiên Chúa giáng trần làm người: chỉ có một vài mục đồng đến viếng thăm, và một vài con lừa hà hơi sưởi ấm cho hài nhi Giê-su, tất cả chỉ có thế, nghèo nàn khổ cực hơn cả người cùng cực thế gian, nhưng đó chính là niềm vui của những tâm hồn thiện chí và đó là sự cứu độ của toàn thể nhân loại.

Đêm nay, chúng ta hân hoan long trọng mừng Đấng Cứu Độ của chúng ta là Đức Chúa Giê-su đã giáng trần, đó là một tin vui trọng đại, tin vui cho muôn người, tin vui này được các thiên thần của Thiên Chúa loan báo cho các mục đồng: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa”.

Đêm nay được gọi là “Đêm Thánh” vì Con Thiên Chúa là Đấng Thánh đã giáng trần cứu độ nhân loại khỏi tội lỗi; đêm nay cũng được gọi là “Đêm Bình An”, vì chính sự giáng trần của Con Thiên Chúa là sự bình an cho mọi tâm hồn thiện chí biết xây dựng hòa bình cho anh em.

Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.


Lời ca khen hát mừng của các thiên thần trong ngày Đức Chúa Giê-su giáng sinh vẫn còn đó, vang lên trong mọi tâm hồn của người tín hữu, và biến thành lời ca vang chúc bình an trên môi miệng của chúng ta với ước mong rằng, tất cả mọi người đều làm sáng danh Thiên Chúa và đem bình an cho tha nhân trong cuộc sống của mình.

Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.


Lời ca chúc mừng này biến chúng ta trở thành những mục đồng đi đến thăm viếng Đức Chúa Giê-su khó nghèo nơi các trại mồ côi, an ủi những người bị tù ngục và những tâm hồn đau khổ vì bị bạc đãi trong xã hội này.

Đêm nay, ngoài đường vắng bóng người mặc áo quần lụa là, vì họ đang quây quần vui vẻ nâng ly rượu với bạn bè trong những nhà hàng sang trọng; nhưng đây đó dưới gầm cầu, bên góc xó hàng hiên của ngôi nhà to lớn bên đường, có những em bé Giê-su đang nằm co ro vì lạnh vì đói và không nhà để trở về vì không có hộ khẩu thường trú, vì căn nhà đã bị lũ lụt cuốn trôi mất rồi...

Anh chị em thân mến,

Đức Chúa Giê-su đã giáng trần cách đây hơn hai ngàn năm, và hôm nay, mỗi ngày Ngài đều giáng sinh trong tâm hồn của chúng ta, để qua chúng ta, Ngài được an ủi nơi những người bất hạnh, như sứ điệp hòa bình mà các thiên thần đã loan báo: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.

Sứ điệp này đang ở trước mặt anh chị em, trong hang đá lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lóe tia hy vọng, như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng lên tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống của mỗi người, bởi vì Con Thiên Chúa giáng trần không phải như ánh sao xẹt ngang bầu trời rồi tắt ngúm, nhưng là “ánh sao sáng vĩnh cửu” đầy hy vọng, soi sáng tâm hồn người thất vọng, chiếu sáng người đang ở trong bóng đêm tội lỗi để họ thấy đường và quay về với sự thiện vốn có của mình...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Lễ Giáng Sinh (Lễ Ban Ngày)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:40 23/12/2013
LỄ GIÁNG SINH (Lễ Ban Ngày)

Tin mừng: Ga 1, 1-18.

"Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta".


Anh chị em thân mến,

Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta, đó là lời rao giảng đầy xác tín của thánh Gioan tông đồ mà chúng ta vừa nghe trong bài tin mừng hôm nay.

Ngôi Lời ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng mà tối hôm qua chúng ta long trọng, hân hoan và phấn khởi mừng kỷ niệm ngày Ngài giáng trần và ở giữa chúng ta, nhưng với đức tin Ki-tô giáo, chúng ta đi xa hơn nữa để nhìn thấy và chiêm ngắm Đấng vì Yêu mà trở thành xác phàm như chúng ta.

1. Chiêm ngắm Ngôi Lời trong hang đá.

Không ai thấy được Thiên Chúa cũng như không ai được đưa tay đụng chạm đến Ngài, nhưng nhờ Ngôi Lời mà chúng ta biết được Thiên Chúa Cha là Đấng đã yêu thương nhân loại là dường nào.

Hôm nay chúng ta chiêm ngắm em bé Giê-su nhỏ xíu đang nằm trong hang đá, em bé Giê-su tội nghiệp ấy chính là hình ảnh của Thiên Chúa Cha là Đấng vô hình, và là hình ảnh tuyệt đẹp của con người hữu hình. Trẻ Giê-su đang nằm đó, chúng ta nhìn và suy nghĩ đến hang đá Bê-lem xưa kia, trời lạnh cực điểm mà không có mảnh chiếu che thân, chúng ta tội nghiệp cho Đức Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se là một gia đình nghèo đáng thương.

Đấng tạo dựng đất trời đang nằm trong hang đá đó chính là Đấng mà muôn dân trông đợi, Ngài đã đến nhưng người nhà không chấp nhận, xua đuổi Ngài ra nơi chuồng bò, và chỉ có những người vô danh tiểu tốt đến thờ lạy Ngài là vua vũ trụ...

2. Chiêm ngắm Ngôi Lời nơi Thánh Thể.

Ngôi Lời là Thiên Chúa mà chúng ta đang ngắm nơi hang đá được trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt ấy, chút xíu nữa đây trên bàn thờ, trong hình bánh rượu sẽ trở thành Bánh Thánh Máu Thánh nuôi sống linh hồn chúng ta.

Một Thiên Chúa làm người nằm trong hang đá Bê-lem cũng là Thiên Chúa đang ngự trên bàn thờ nơi bí tích Thánh Thể, đã trở thành tình yêu dâng hiến và chia sẻ: dâng hiến chức phận Thiên Chúa và chia sẻ thân phận làm người với nhân loại tội lỗi...

Chiêm ngắm Đức Chúa Giê-su Thánh Thể để nhìn thấy được tình yêu không bến bờ mà Ngài đã dành cho chúng ta, trong suốt cuộc sống của Ngài ở trần gian và sau khi về trời, chính tình yêu ấy đã làm cho gia đình hòa thuận yêu thương, chính tình yêu ấy đã làm cho xã hội phát triển trong hòa bình, chính tình yêu ấy là mẫu gương đại đồng nhân loại sống hợp tác và tương trợ lẫn nhau...

Đức Chúa Giê-su vẫn cứ khiêm tốn và nghèo mãi nơi hang đá Bê-lem và trong cuộc sống đời thường của chúng ta; không có hang đá Bê-lem nghèo nàn thì cũng không có đồi Can-vê trơ trọi thê lương, nhưng chính cái nghèo khó và thê lương ấy, đã trở nên nguồn sống cho những ai tin vào Ngài nơi bí tích Thánh Thể, đó chính là mầu nhiệm mà hôm nay chúng ta mừng kính: mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa làm người và mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc...

3. Ngắm nhìn Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân.

Mừng lễ Chúa Giê-su giáng sinh, là mừng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại qua Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su, ngắm nhìn Hài Nhi trong hang đá chúng ta nhớ đến những em bé nghèo khó trên khắp thế giới sống trong cảnh khó nghèo; chúng ta cũng nhớ đến những người phải lìa xa quê hương ruột thịt để lánh nạn chiến tranh cường hào ác bá; chúng ta cũng suy nghĩ đến biết bao Giê-su đang bị bạc đãi trên khắp thế giới vì chính kiến, vì hận thù và vì đức tin...

Ngắm nhìn Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân là cốt lõi của tình yêu và giáo huấn của Ngài để lại cho nhân loại -qua Giáo Hội- bởi vì chúng ta không thể sống mầu nhiệm tình yêu bằng cách thờ ơ với tha nhân, và chúng ta cũng không thể trở nên một chứng nhân cho tình yêu, nếu tâm hồn chúng ta vắng bóng Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.

Anh chị em thân mến,

Lễ giáng sinh rồi cũng qua đi nhưng ơn cứu độ vẫn tồn tại cho đến tận thế; hang đá lộng lẫy rồi cũng được cất vào kho, nhưng những người nghèo khó bất hạnh vẫn còn đó, trước mắt chúng ta, đó là một thực tại không thể làm ngơ, là người Ki-tô hữu chúng ta phải làm gì để Đức Chúa Giê-su tiếp tục mỗi ngày sinh ra trong tâm hồn những con người bất hạnh ấy, đó chính là sứ điệp giáng sinh của mỗi người trong chúng ta.

Câu hỏi gợi ý:

- Bạn có thói quen tặng thiệp, quà Noel cho người nghèo không ?

- Mỗi lần Noel đến, bạn có nghĩ rằng bạn sống tốt hơn Noel năm ngoái không ?

- Mỗi lần tặng thiệp, tặng quà Noel cho bạn bè, bạn có nghĩ rằng mình là một thiên thần đem tin vui cho mọi người không ?


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

--------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Giáng Sinh là ngày lễ của niềm hy vọng, sự công bằng và tình huynh đệ
Linh Tiến Khải
11:24 23/12/2013
Ước gì mỗi gia đình có một căn nhà để ở. Ước chi quyền này và các quyền nền tảng khác đối với sự sống được bảo vệ, mà không dùng bạo lực. Ước chi Giáng Sinh sắp tởi là một ngày lễ của niềm hy vọng, sự công bằng và tình huynh đệ cho tất cả mọi người.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời cầu chúc trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng hôm qua. Chúa Nhật hôm qua cũng được gọi là Chúa Nhật của Chúa Hài Đồng, vì các trẻ em Roma có thói quen đem tượng Chúa Hài Đồng đến để cho Đức Thánh Cha làm phép, rồi đặt vào trong máng cỏ ở nhà.

Trước đó trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cao gương mặt của thánh Giuse và nói: Phúc Âm kể lại các sự kiện xảy ra trước biến cố Chúa Giêsu giáng sinh, và thánh sử Mátthêu trình bầy chúng từ quan điểm của thánh Giuse, người chồng đã được hứa của Trinh Nữ Maria. Giuse và Maria sống tại Nagiarét và chưa ở chung với nhau, bởi vì cuộc hôn nhân chưa hoàn tất. Giữa lúc đó, thì Đức Maria mang thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần, sau khi nghe Sứ thần truyền tin. Khi ông Giuse nhận ra sự kiện đó, thì ngạc nhiên. Phúc âm không giải thích đâu là các tư tưởng của người nhưng nói cho chúng ta biết điều nòng cốt: thánh nhân tìm thi hành ý muốn của Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận một sự từ bỏ triệt để nhất. Thay vì tự bảo vệ và làm cho các quyền của mình thắng thế, thánh Giuse lựa chọn một giải pháp diễn tả một sự hy sinh vĩ đại đối với người. Phúc Âm viết: ”Vì là người công chính và không muốn tố giác bà, ông nghĩ tới việc bỏ bà cách kín đáo” ” (Mt 1,19). Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Câu ngắn gọn này tóm tắt một thảm cảnh nội tâm đích thật, nếu chúng ta nghĩ tới tình yêu thương mà thánh Giuse đã có đối với Đức Maria! Nhưng cả trong một trạng huống như vậy nữa thánh nhân cũng cố ý thực thi ý muốn của Thiên Chúa, và quyết định, chăc chắn với nỗi đớn đau lớn, từ giã Đức Maria trong bí mật. Cần phải suy gẫm về các lời này, để hiểu đâu đã là thử thách mà thánh Giuse đã phải chịu đựng trong các ngày trước khi Chúa Giêsu sinh ra. Một thử thách giống như sự hy sinh của tổ phụ Abraham, khi Thiên Chúa xin ông người con là Igiaác (St 22): khước từ điều qúy báu nhất, người được yếu thương nhất.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Nhưng như trong trường hợp của tổ phụ Abraham, Chúa can thiệp: Người đã thấy niềm tin Người tìm kiếm, và mở ra một con đường khác, một con đường của tình yêu và hạnh phúc. Chúa nói: ”Hỡi Giuse, đừng sợ đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng của Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).

Bài Phúc Âm này cho chúng ta thấy tất cả tâm hồn cao cả của thánh Giuse. Người đang theo đuổi một chương trình cuộc sống tốt đẹp, nhưng Thiên Chúa đã dành cho người một dự án khác, một sứ mệnh cao cả hơn. Đức Thánh Cha định nghĩa thánh nhân như sau:

Thánh Giuse là một người đã luôn luôn lắng nghe tiếng Chúa, vô cùng nhậy cảm đối với ý muốn bí mật của Chúa, một người chú ý tới các sứ điệp đến từ nơi sâu thẳm của con tim và từ trời cao. Người đã không lì lợm theo đuổi dự án đời mình, không cho phép thù hận đầu độc tâm hồn, nhưng đã sẵn sàng đặt mình dưới sự mới mẻ được giới thiệu với thánh nhân một cách kinh ngạc. Và như thế thánh nhân là người tốt lành, không thù ghét và không để cho thù hận đầu độc tâm hồn. Có biết bao lần chán ghét, không thiện cản, thù hận đầu độc linh hồn chúng ta! Và điều này gây ra sự ác. Nhưng thánh Giuse là một gương mẫu, người không cho phép điều đó xảy ra. Và như vậy thánh nhân lại còn trở thành tự do và cao cả hơn nữa. Khi tự chấp nhận theo chương trình của Thiên Chúa, thánh Giuse tìm lại chính mình một cách tràn đầy, vượt qúa chính mình. Sự tự do khước từ những gì là của mình, khước từ chiếm hữu đời mình, và sự hoàn toàn sẵn sàng nội tậm đối với ý muốn của Thiên Chúa, mời gọi chúng ta và chỉ đường cho chúng ta.

Vì vậy chúng ta hãy chuẩn bị cử hành lễ Giáng Sinh, bằng cách chiêm ngưỡng Đức Maria và thánh Giuse: Đức Maria, người phụ nữ tràn đầy ơn phước, đã có can đảm tín thác hoàn toàn nơi Lời của Thiên Chúa; thánh Giuse, người trung thành và công chính, đã thích tin nơi Chúa thay vì lắng nghe các tiếng nói của nghi ngờ và kiêu căng của con người. Với các ngài chúng ta hãy cùng nhau tiến bước về Bếtlehem.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đoc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh truyền Tin, chỉ một băng rôn tín hữu cầm ở quảng trường, Đức Thánh Cha nói: Tôi đọc thấy hàng chữ lớn viết ”Người nghèo không chờ đợi được”. Thật là đẹp! Điều này khiến tôi nghĩ tới Chúa Giêsu đã sinh hạ trong một chuồng bò, chứ không phải trong môt căn nhà. Sau đó Người đã phải trốn sang Ai cập để cứu mạng sống, rồi trở về nhà mình tại Nagiarét. Và hôm nay khi đọc hàng chữ này, tôi nghĩ tới biết bao nhiệu gia đình không có nhà ở, vì đã mất nhà hay vì biết bao nhiêu lý do khác. Gia đình và nhà ở đi liền với nhau. Thật rất khó khăn đưa một gia đình tiến tới mà không ở trong một căn nhà. Trong các ngày lễ Giáng Sinh này tội mời gọi tất cả mọi người: các cá nhân, các cơ cấu xã hội và các chính quyền, làm tất cả những gì có thể để cho mỗi gia đình có thể có một căn nhà ở.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chào mọi người hiện diện, các đoàn thể, giáo xứ, các gia đình, xứ đạo, đặc biệt là các tham dự viên cuộc chạy đua từ Alessandria tới Roma để làm chứng cho dấn thân thăng tiến hòa bình tại Somalia bên Phi châu. Đối với các tín hữu Italia tụ tập tại quảng trường để bầy tỏ dấn thân xã hội Đức Thánh Cha cầu chúc họ góp phần xây dựng, bằng cách khước từ xung đột và bạo lực, nhưng luôn theo con đường đối thoại. Ngài chúc mọi người một lễ Giáng Sinh của niềm hy vọng, sự công bằng và tình huynh đệ.
 
Trùng tu Vương cung thánh đường Giáng Sinh ở Bethlehem
Lm. Trần Đức Anh OP
11:52 23/12/2013
BETHLEHEM. Vương cung thánh đường Giáng Sinh ở Bethlehem đang được tu bổ mái và các cửa kính màu.

Năm nay, khi đến thánh đường này, tín hữu hành hương và du khách sẽ thấy nhà thờ này có gì khác lạ: với những dàn ráo được bố trí để tu bổ lại mái và các cửa kính mầu. Đây là công trình tu bổ đầu tiên từ 200 năm nay được thực hiện cho nhà thờ quan trọng này, để đối phó với những vấn đề cấp thiết nhất và đã được khởi sự từ tháng 9 năm 2013. Vương cung thánh đường Giáng Sinh đã có từ 1.700 năm nay, được xây tại chính nơi Chúa Giêsu sinh ra. Mỗi năm có tới 2 triệu rưỡi tín hữu hành hương đến kính viếng thánh đường này.

Ngày 29 tháng 6 năm 2012, Đền thờ Chúa Giáng sinh đã được tổ chức Unesco của LHQ ghi vào danh sách gia sản của thế giới. Quyết định của Unesco bị Israel phản đối. Đây là đền đài đầu tiên ở lãnh thổ của Palestine được coi là gia sản của thế giới, và trong tư cách này, Đền thờ Giáng Sinh có thể được hưởng tài trợ quốc tế. Cùng với Vương cung thánh đường Đức Mẹ truyền tin ở Nazareth và Đền thờ Mộ Thánh ở Jerusalem, Đền thờ Giáng Sinh là một trong những đối tượng chính và không thể thiếu được trong các cuộc hành hương tại Thánh Địa.

Trước đó, vào năm 2008, một tổ chức tên là ”World Monuments Fund” (Quỹ các đền đài thế giới), chuyên bảo tồn các di tích lịch sử, đã ghi thánh đường Chúa Giáng Sinh vào danh sách 100 đền đài của thế giới bị nguy cơ hư hỏng, và một tổ hợp các chuyên gia người Ý đã duyệt xét thánh đường để thiết lập danh sách những sửa chữa cấp thiết nhất.

Ông Ziad al-Bandak Said, Cố vấn của tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, về Kitô giáo vụ, cho biết ”chính quyền địa phương tài trợ phần lớn công việc tu bổ, với 1 triệu mỹ kim, trong khi 800 ngàn mỹ kim khác đến từ các tư nhân. 3 triệu mỹ kim khác đến từ các nước Âu châu như Pháp, Vatican, Hungari, Nga và Hy Lạp. Hiệp định về việc tu bổ đã được ký kết giữa đại diện của 3 Giáo Hội Kitô coi sóc thánh đường. Đại diện cho Công Giáo là Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa. Hiện diện trong buổi ký kết cũng có thủ tướng Rami Hamdallah của Palestine, Đức TGM Giuseppe Lazzarotto, Khâm sứ Tòa Thánh tại Jerusalem, và Đức Cha William Shomali, GM Phụ tá của Đức Thượng Phụ Fouad Twal, cùng một số quan chức đạo đời khác.

Ngoài những khó khăn trong việc bảo trì thánh đường này, việc tu bổ còn phải để ý đến những quan hệ tế nhị giữa 3 hệ phái Kitô có nơi thờ phượng riêng trong nhà thờ, đó là Giáo Hội Công Giáo la tinh, Giáo Hội Chính Thống Hy lạp, và Giáo Hội Arméni Tông truyền. 3 Giáo Hội quản lý thánh đường Giáng Sinh theo một qui luật có từ thế kỷ 19 quen gọi là ”Status Quo” về việc sở hữu và sử dụng thánh đường.

Giai đoạn thứ nhất trong công trình tu bổ kéo dài 1 năm và được ủy thác cho công ty của gia tộc Piacenti ở thành phố Prato, trung Italia, chuyên tu bổ các di tích đền đài lịch sử. Trước tiên, hãng này sửa chữa hàng trăm xà gỗ của mái nhà thờ, từng xà một. Ông Giammarco Piacenti đương kim chủ tịch công ty này cho biết: ”Mái Đền thờ Giáng Sinh đã được các thợ mộc người Venezia, thuộc miền đông bắc Italia, tu bổ tốt đẹp hồi năm 1478, tức là cách đây đã 535 năm. Dự án tu bổ của chúng tôi tìm cách duy trì đại đa số những phần nguyên thủy, bao nhiêu có thể, và chúng tôi chỉ thay thế những xà không còn sử dụng được nữa”.

Ngoài mái và các cửa sổ của Thánh Đường, trong tương lai các phần khác cũng cần được sửa chữa như mặt tiền nhà thờ, quét vôi ở bên trong nhà thờ, tu bổ các tranh khảm trên tường, sơn sửa và tu bổ các công trình khác bằng gỗ. Nếu có đủ tài chánh thì chương trình trùng tu sẽ kết thúc trong 5 năm. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng việc tu bổ hiện nay không bao gồm các nơi được các tín hữu hành hương chiếu cố nhiều nhất, đó là Hang đá Giáng Sinh, theo tương truyền chính tại nơi đó, Chúa Giêsu đã sinh ra.

Giám đốc công trình tu bổ tại chỗ là Ông Marcello Piacenti, 53 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ truyền đi ngày 11-12-2013, ông nói: ”Giúp sửa lại mái Nhà Thờ Giáng Sinh giống như chạm đến phần khởi đầu của lịch sử Kitô giáo. Tôi không phải là một người sùng đạo, nhưng thi hành công việc tu bổ tại thánh đường này làm cho tôi rất cảm động. Tôi đã từng trùng tu nhiều nhà thờ cổ kính trên thế giới, nhưng khi tôi đến đây, tôi biết mình đang đi tới trung tâm của mọi sự”.

Ông Marcello Piacenti cho biết trước khi bắt đầu công trình này đã trải qua 5 năm kế hoạch hóa và nghiên cứu.

Còn kỹ sư Imand Nasser, đại diện kỹ thuật thuộc Ủy ban quốc gia Palestine đặc trách trùng tu Nhà Thờ Giáng sinh, cho biết việc tu bổ mái nhà thờ bằng chì và các xà bằng gỗ cũng như 38 cửa sổ mầu của thánh đường này là giai đoạn đầu của một công trình to lớn. Cách đây 2 năm, phí tổn ước lượng là 15 triệu mỹ kim, không kể những phí tổn điều hành việc xây cất. Việc tu bổ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, khi kiếm được tiền. Ưu tiên dành cho việc sửa mái. Giai đoạn đầu tiên này còn thiếu 2 triệu 700 ngàn mỹ kim.

Tuy các vị hữu trách về công trình tu bổ tránh gây phiền toái cho các du khách, các tín hữu hành hương và chính nhà thờ, nhưng những ai viếng thăm thánh đường Chúa Giáng Sinh vào dịp này vẫn thấy các dàn ráo bằng kim loại trong và ngoài nhà thờ, và các gỗ bọc quanh các cột bằng cẩm thạch ở bên trong thánh đường.

Công ty Piacenti đã chở các dàn ráo bằng kim loại từ Italia đến đây cho công việc sửa chữa. Làm việc trong giai đoạn này có 10 người Ý và 5 công nhân người Palestine. Trong thời gian qua, các công nhân đã tháo gỡ các khung gỗ của các cửa sổ kính màu có từ 50 năm nay. Một số khung đã có những lỗ đạn bắn vào đây trong thời kỳ cách mạng Intifada khi các chiến binh Palestine chạy vào nhà thờ và bị các binh sĩ Israel bao vây. Các khung cửa sổ này sẽ được thay thế bằng gỗ trắc bá, và những kiếng đặc biệt chặn các tia tử ngoại sẽ được dùng cho các cửa sổ này để bảo vệ các bức bích họa và tranh khảm bên trong thánh đường.

Ông Piacenti cho biết các cửa sổ hiện nay của Đền thờ Giáng Sinh được làm bằng máy và không phải bằng vật liệu tốt. Một số gỗ đã bị mục. Sau khi thợ sửa chữa các xà bằng gỗ có từ thế kỷ 15, một mái mới bằng chì sẽ thay thế mái chì hiện thời vì nhiều chỗ đã bị hư hại, khiến cho nước mưa đổ xuống, làm hư hại các xà gỗ, cũng như tạo nên những vũng nước ở nền nhà thờ, đe dọa nền cổ kính của thánh đường.

Một trong những điều quan trọng mà các thợ chuyên môn phải để ý là làm sao bảo vệ 5 tranh khảm có từ thời đạo binh thánh giá ở trên tường gần mái nhà thờ, che các bức tranh này bằng loại vải bông đặc biệt để tránh các mảnh của bức tranh này khỏi bị rơi hoặc bị hư hại vì công việc sửa chữa các xà nhà và mái. Tuy các thợ cũng sẽ sửa chữa phần nào các miếng nhỏ của các tranh khảm này, nhưng việc tu bổ toàn bộ các bức tranh sẽ được thực hiện trong các giai đoạn sau này.

Trong cuộc phỏng vấn, Ông Piacenti cho biết trước khi đến đây, ông đã được báo trước về quan hệ căng thẳng giữa các đan sĩ người Arméni, Chính Thống Hy Lạp và Phanxicô tại thánh đường này về vấn đề chủ quyền đền thờ, tuy nhiên, ông ngạc nhiên về những quan hệ thân tình mà ông chứng kiến giữa các đan sĩ thuộc các hệ phái Kitô với nhau. Ông nói: ”Đối với tôi, không có vấn đề gì với các đan sĩ, họ rất hiếu kỳ về công việc chúng tôi đang làm và họ xin tôi giải thích. Họ rất hài lòng về công việc”.

Hầu hết công việc tu bổ được thực hiện vào ban chiều và ban đêm, để tránh làm xáo trộn nhịp sinh hoạt của thánh đường, và các công nhân cũng được biết thêm về cuộc sống ban đêm ở thánh đường. Chẳng hạn “Các đan sĩ Chính Thông đến thắp đèn cho thánh lễ, các tu sĩ Phanxicô tu tập để chuẩn bị dầu thánh. Ít có người có thể chứng kiến những hoạt động đó, vì cuộc sống ban đêm của thánh đường vẫn tiếp tục, dù là 3, 4, hay 5 giờ sáng”. (CNS 11-12-2013)
 
Top Stories
At the Vatican in 2013: A year unlike any other
Francis X. Rocca /CNS
13:17 23/12/2013
In terms of Vatican news, 2013 was surely one of the most eventful years in living memory. Here are the highlights at a glance:

— Feb. 11: Pope Benedict XVI announces that he will become the first pope in more than 600 years to resign.

— Feb. 25: Cardinal Keith O'Brien of Scotland, under accusation of "inappropriate conduct" with priests, announces that he will not vote in the upcoming papal conclave.

— Feb. 28: On his last day in office, Pope Benedict flies to the papal summer residence at Castel Gandolfo in a spectacular helicopter ride televised around the world.

— March 13: Cardinal Jorge Mario Bergoglio of Buenos Aires, Argentina, is elected pope. The first pope from the Americas and the first Jesuit to hold the office, he is also the first to take the name Francis.

— March 26: The Vatican announces that Pope Francis will not move into the papal apartments in the Apostolic Palace but remain in the Vatican guesthouse, where he stayed during the conclave.

— April 13: The Vatican announces that Pope Francis has named an international group of eight cardinals to advise him on governance of the universal church and reform of the Vatican bureaucracy. (The pope formally establishes the body as the Council of Cardinals in September.)

— May 2: Retired Pope Benedict returns from Castel Gandolfo and moves into a refurbished monastery within the Vatican walls.

— June: Leaked notes from Pope Francis' private June 6 meeting with leaders of religious orders in Latin America describe the pope referring to a "gay lobby" in the Vatican.

— July 5: The Vatican announces that Pope Francis has cleared the way for the canonizations of Blessed John XXIII and Blessed John Paul II. The same same day, the Vatican publishes Pope Francis' first encyclical, "Lumen Fidei" ("The Light of Faith"), which he acknowledges to have been written mostly by Pope Benedict.

— July 8: Pope Francis visits the southern Mediterranean Island of Lampedusa, a major entry point for immigrants without permission to enter Europe, where he decries hostility and indifference to the immigrants' plight.

— July 22-28: Pope Francis visits Brazil for World Youth Day. His modest car is mobbed on the streets of Rio de Janeiro, he visits a notorious "favela" slum and celebrates Mass for more than 3 million people on Copacabana beach.

— July 28: On his flight back to Rome, the pope takes questions from the press on such controversial topics as homosexuality in the priesthood, divorced and remarried Catholics, the ban on female ordination and corruption in the Vatican.

— August: Pope Francis works through the summer at the Vatican, breaking with his predecessors' summertime practice of relocating to the cooler climate of Castel Gandolfo.

— Sept. 7: Pope Francis leads a prayer vigil for peace in Syria, drawing 100,000 people to St. Peter's Square.

— Sept. 19: Jesuit Father Antonio Spadaro publishes a wide-ranging interview with the pope, in which Pope Francis lays out his missionary vision and says the church "cannot insist only on issues related to abortion, gay marriage and the use of contraceptive methods."

— Oct. 1: Italian journalist Eugenio Scalfari publishes an article based on a private meeting with Pope Francis, whom he quotes saying that the church should be less "Vatican-centric." The Vatican later announces that the article is not based on a transcript of the conversation and should not be considered a record of the pope's exact words.

— Oct. 1-3: Pope Francis meets with the Council of Cardinals for the first time, and the Vatican announces the body will work toward an overhaul of the Vatican bureaucracy.

— Oct. 4: Pope Francis celebrates the feast of St. Francis of Assisi by visiting the saint's hometown, meeting with the poor and disabled, with Franciscan friars and Poor Clare nuns, and celebrating an outdoor Mass.

— Oct. 8: The Vatican announces that an extraordinary session of the Synod of Bishops will meet in October 2014 to discuss the "pastoral challenges of the family in the context of evangelization." The pope has already told reporters the synod will explore a "somewhat deeper pastoral care of marriage," including the question of the eligibility of divorced and remarried Catholics to receive Communion.

— Nov. 24: At a Mass in St. Peter's Square to conclude the Year of Faith, Pope Francis venerates the bones of St. Peter, the first time the relics have ever been exposed for public veneration.

— Nov. 26: In his first apostolic exhortation, "Evangelii Gaudium" ("The Joy of the Gospel"), Pope Francis lays out a vision of the Catholic Church dedicated to evangelization in a positive key, with a focus on society's poorest and most vulnerable, including the aged and the unborn.

— Dec. 5: Pope Francis, during his second round of meetings with the Council of Cardinals, accepts their proposal for an international commission dedicated to protecting children against sexual abuse.
 
Why nonChristians are drawn to Christmas
Christian Science Monitor
15:17 23/12/2013
One curious trend in the global economy is how many countries with few Christians now enjoy aspects of Christmas – the giving of gifts, an exchange of cards, even singing “Last Christmas” by Exile. What other religion has had its holiday traditions transcend so many borders?

Christmas has become the world’s most widely celebrated religious holiday, even if it is more commercially exploited than religiously observed in nonChristian countries – and even if the Santa Claus fantasies overshadow the day’s real meaning: the coming of Christ to humanity.

To be sure, the spread of Christmas is driven in large part by retailers – and governments – trying to find new reasons to drum up consumer spending. (Halloween and Valentine’s Day are becoming popular, too.) In many Muslim countries, it is this materialistic aspect that is often decried by Islamic preachers.

And sometimes, the Christian part gets lost in translation: Foreigners in Japan tell the tale of a Tokyo department store that once decorated a window with a Santa Claus on a cross.

But not all imports of Christmas are purely secular or for profit. In Pakistan, where Christians comprise less than 2 percent of the population, Muslim families welcome Christian carolers singing door to door. In mainly Hindu India, where Christmas Day is a state holiday, many schools hold Christmas celebrations and people give sweets to neighbors.

The most explosive growth in celebrating a secular Christmas has been in China. Since the 1990s, the Communist Party has loosened its control over this “Western holiday.” Urban youth have embraced it, seeing Christmas as an opportunity to give gifts, celebrate with friends, and tie up a romance with a wedding. Stores often record their biggest sales around Christmas. Many Chinese can be seen wearing reindeer antlers or Santa hats. Some give specially wrapped apples as gifts (the Chinese word for apple sounds like “Silent Night.”)

As long as Chinese see only the commercial aspects, the government may not worry about the religious meaning. Still, in 2006 a group of university students started an online petition to boycott Christmas, claiming it is a Western plot to erode Chinese culture.

The Santa-esque commercialism may achieve that. But certainly not the universal message of Christmas as seen in its practice. The giving of gifts, for example, serves as a reminder to think of others rather than be thought well-of. The lights, sounds, and colors of Christmas are symbols of universal joy. Joining with family and friends at Christmas provides a moment to celebrate tenderness, kindness, and forgiveness. However crudely Christmas is exported around the world, its practices can sometimes put its eternal meaning into action. Who doesn’t want to be merry and bright?

(Source: http://news.yahoo.com/why-nonchristians-drawn-christmas-164836995--politics.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hạt Phước Lý: Liên hoan thánh ca mừng Chúa Giáng Sinh
Phước Lý
10:48 23/12/2013
HẠT PHƯỚC LÝ- LIÊN HOAN THÁNH CA MỪNG CHÚA GIÁNG SINH năm 2013:

“CA VANG TIN MỪNG”

Tối ngày 22-12-2013, Chúa Nhật áp lễ Giáng sinh, hàng ngàn người khắp nơi trong giáo hạt Phước Lý quy tụ về Giáo xứ Cha quản hạt- Giáo xứ Bắc Thần cùng tham dự đêm liên hoan hát thánh ca mừng Chúa Giáng sinh lần đầu tổ chức tại Giáo hạt. Khuôn viên giáo xứ Bắc Thần vốn thường ngày khá rộng, nay dường như không còn khoảng trống.

Xem Hình

Đêm Thánh nhạc Giáng sinh với chủ đề: “Ca Vang Tin Mừng” với 530 ca viên thuộc 13 Ca đoàn các Giáo xứ trong hạt, cùng nhiều ca sĩ Công Giáo như Thanh Sử, Như Ý, Quyết Thắng, Mỹ Hạnh…

Đặc biệt, Đêm Thánh ca Mừng Chúa Giáng Sinh có sự hiện diện của cha Trưởng ban, cha Phó Ban Thánh Nhạc cấp Giáo Phận: đông đảo quý cha, quý tu sĩ nam nữ và mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo hạt…. Rất đáng trân trọng về sự hiện diện của các cấp lãnh đạo chính quyền xã Vĩnh Thanh (Nhơn Trạch).

Đúng 19 giờ, cha Đaminh Nguyễn Văn Lượng, Quản hạt Phước Lý có lời phát biểu khai mạc. Trước khi cha tuyên bố khai mạc, ngài có đôi lời cám ơn hai Đức Cha Giáo Phận, Đức ông Vinh Sơn… Ngài chúc mừng Giáng sinh và Năm mới. Cha Hạt Trưởng nhấn mạnh, đêm Liên hoan Thánh ca Mừng Chúa Giáng sinh, hát để cho Chúa nghe, cho vinh danh Thiên Chúa chứ không phải tranh đua hơn thấp, do đó hát với tất cả tâm hồn…Cha cảm ơn những nỗ lực của mọi người làm nên buổi Liên hoan Thánh Ca này, trong đó cách đặc biệt là của quý Ca đoàn các Giáo xứ.

Ngay sau lời tuyên bố khai mạc của chúa Quản hạt, cha nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Huệ, Phó Ban Thánh Nhạc Giáo Phận có lời phát biểu ngắn gọn. Cha chuyển tâm tình của hai Đức Cha Giáo Phận đến buổi Liên hoan thánh Ca, đến từng người. Ngài cho biết, quý Đức Cha rất ao ước hiện diện nơi đây song vì lý do mục vụ nên không hiện diện cụ thể được song tâm trí quý Đức Cha, nhất là trong giờ cầu nguyện luôn nhớ và hiện diện với chúng ta. Cha nhấn mạnh, đêm nay, các ca viên, nhạc công sẽ có vai trò của các Thiên thần “ca vang Tin Mừng” Đấng Cứu Thế Giáng sinh; như các Thiên thần, đánh thức các Mục đồng đến thờ lạy Chúa, các ca viên kêu mời mọi người đến với Chúa, mở rộng lòng đón Chúa Giêsu…

Mở đầu liên hoang Thánh nhạc là vũ khúc chào mừng của các em thiếu nhi giáo xứ Bắc Thần. tiếp đên 13 ca đoàntrình diễn 13 bài thánh ca Giáng sinh nổi tiếng. Với ý thức đây không phải buổi trình văn nghệ mà là đêm ca nguyện tôn vinh Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng sinh làm người nên các ca viên đã hát bằng tất cả tâm hồn, đã làm cho người nghe sống lại với nhiều cung bậc thánh thiện: sâu lắng, da diết, hào hùng, hân hoan; vừa truyền thống, vừa hiện đại…

Cụ thể, 13 ca đoàn trình diễn 13 bản thánh ca nổi tiếng:

01. Trang Sử Tình Mùa Cứu Thế - Văn Chi - Ca đoàn Giáo xứ Bắc Thần.

02. Vị Cứu Tinh - Kim Long - Ca đoàn Giáo xứ Vĩnh Phước.

03. Cao Cung Lên - Hoài Đức - Ca đoàn Giáo xứ Phước Khánh.

04. Tiếng Chuông Sinh Nhật – Chính Trung-Xuân Thu - Ca đoàn Giáo xứ Đại Điền.

05. Đêm Huyền Diệu – Thu An – Ca đoàn Giáo xứ Thiết Nham.

06. Nửa Đêm Mừng Chúa Ra đời – Phaolô Đạt - Ca đoàn Giáo xứ Mỹ Hội.

07. Lời Mẹ Ru Đêm Thánh – Ngọc Linh - Ca đoàn Giáo xứ Nghĩa Mỹ.

08. Ca Vang Lên Nào – Kim Long – Ca đoàn giáo họ Long Thọ.

09. Ngài Là Thiên Chúa – Hải Linh – Ca đoàn Giáo xứ Bắc Minh.

10. Ca Vang Mừng Chúa Giáng Sinh – Ngọc Linh - Ca đoàn Giáo xứ Nghĩa Yên.

11. Đêm Noel – Xuân Thảo-Xuân Ly Băng - Ca đoàn Giáo xứ Phước Lý.

12. Mùa Đông Năm Ấy – Hoài Đức – Ca đoàn Giáo xứ Thị Cầu.

13. Kinh Cầu Giáng Sinh – Viết Chung - Ca đoàn Giáo xứ Nghĩa Hiệp.

Tiết mục nào cũng để lại những dấu ấn riêng. Đêm ca Giáng sinh càng thêm đa dạng, phong phú khi đan xen giữa ca khúc bất hủ là những tiết mục đơn ca, song ca do các ca sĩ Công Giáo; những tiết mục hoạt cảnh, múa của các em thiếu nhi…

Trước khi kết thúc Đêm ca Giáng sinh, cha Đaminh Trần Công Hiển, Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận lên phát biểu. Ngài đánh giá cao thành công buổi liên hoan Thánh ca Mừng Chúa Giáng sinh của hạt Phước Lý, đã góp phần làm “tất cả nâng tâm hồn lên tới Chúa, xích lại gần nhau”. Ngài cảm ơn cha Quản hạt, cho đặc trách Thánh nhạc hạt, quý cha, quý tu sĩ nam nữ…, nhất là các ca viên của ca đoàn các giáo xứ đã hết mình đáp trả lời kêu mời của hai Đức Cha Giáo Phận làm cho đêm Thánh ca Mừng Chúa Giáng sinh thành công không chỉ về phần trình diễn nghệ thuật mà quan trọng hơn đã là lột tả được tâm tình Mừng Chúa Giáng sinh. Qua buổi liên hoan này, chắc chắn các ca viên học hỏi được nhiều điều, nhiệt tình phục vụ Tông đồ hơn… Để biểu lộ cụ thể tấm lòng Mục tử, hai Đức Cha đã trân gởi đến mỗi ca đoàn giáo xứ những món quà tinh thần.

Cha Vinh Sơn Dương Đức Chiến, đặc trách Thánh Nhạc hạt Phước Lý, chánh xứ Nghĩa Hiệp có lời cám ơn kết thúc, trong đó ngài nhấn mạnh “một chữ yêu se một chữ đồng” mà Con Thiên Chúa xuống thế làm người và hôm nay, cũng một chữ yêu ấy, hôm nay mọi người đã ‘đồng lao cộng khổ’ góp phần cho sự thành công của đêm liên hoan Thánh nhạc giáo hạt.

Đêm ca Giáng sinh kết thúc với bản “Đêm Thánh vô cùng” do hai ca sĩ Thanh Sử - Quyết Thắng cùng tất cả ca viên càng làm cho buổi liên hoan thêm thiêng thánh, thêm tình hiệp nhất yêu thương.

Phước Lý

BÀI CÁM ƠN CỦA CHA TRƯỞNG BAN THÁNH NHẠC HẠT PHƯỚC LÝ

Kính thưa cha Quản hạt, kính thưa quý cha, quý tu sĩ...

Vì một chữ “Yêu” Thiên Chúa đã sai Con của Người đến ở cùng nhân loại, Ngài đã xuống trần giữa đêm khuya giá lạnh, trong bần hàn, cơ cực, trong âm thầm và lặng lẽ mặc lấy thân phận kiếp người, sống như người trần thế, để cùng với con người “se một chữ đồng” (đồng cam, cộng khổ), những mong đem lại cho con người bình an và hạnh phúc.

Và cũng vì một chữ yêu mà hôm nay Cha quản hạt, quý cha, quý soer, quý BHG, quý khách và cộng đồng dân Chúa trong giáo hạt Phước Lý, đã cùng với chúng con “se một chữ đồng” đồng cam, cộng khổ trong những ngày vừa qua, những mong đem lại cho đêm liên hoan thánh ca của giáo hạt chúng ta hôm nay có được những thành công nhất định.

Chúng con xin hết lòng cám ơn cha quản hạt đã hỗ trợ chúng con từ mặt tinh thần đến vật chất. Có được ngày hôm nay cũng là nhờ sự ân cần chu đáo của cha dành cho chúng con.

Chúng con xin cám ơn quý cha trong giáo hạt, vì tình thương dành cho chúng con cách riêng và cho giáo hạt của chúng ta cách chúng. Quý cha đã hỗ trợ và nâng đỡ chúng con rất nhiều.

Chúng con xin cám ơn quý cha đặc trách thánh nhạc giáo phận. Ngoài việc cất cao lời ca tiếng hát ngợi khen Thiên Chúa với một tâm hồn yêu mến, thì chúng con còn hạn chế về nhiều mặt. Sự hiện diện của quý cha hôm nay là một sự động viên rất lớn cho ban thánh nhạc chúng con cách chung và cho từng anh chị ca viên chúng con cách riêng.

Chúng con xin cám ơn quý Soer, đã cộng tác nhiệt tình với chúng con để buổi liên hoan thánh ca hôm nay có được những tiết mục tốt đẹp.

Xin cám ơn các sỹ Công Giáo Như Ý, Thanh Sử, Quyết Thắng, Mỹ Hạnh... Mặc dù ngày Chúa Nhật chúng ta có nhiều show hấp dẫn hơn, nhưng vì tình thương mến quý anh chị đã đáp lại lời mời gọi của chúng tôi để có mặt trong đêm nay.

Chúng tôi xin cám ơn quý khách, cách này cách khác đã ủng hỗ chúng tôi nhiều mặt. Sự hiện diện của quý khách trong ngày hôm nay là sự nâng đỡ, kích lệ không nhỏ cho ban thánh nhạc chúng tôi.

Xin cám ơn BHG các giáo xứ đã nhiệt tình ủng hộ các anh chị em ca viên chúng tôi. Lời cám ơn cách đặc biệt xin gởi đến BHG giáo xứ Bắc Thần, dưới sự hướng dẫn của Cha Quản hạt, quý vị đã vất vả rất nhiều về mọi mặt để ban thánh nhạc có được một buổi liên hoan thật tốt đẹp hôm nay.

Lời cám ơn xin gởi đến cộng đoàn dân Chúa trong giáo hạt Phước lý đã đến chia sẻ niềm vui với chúng tôi hôm nay. Sự hiện biện của cộng đoàn dân Chúa trong giáo hạt đã góp phần làm nên sự thành công cho đêm liên hoan này.

Xin cám ơn chính quyền các cấp huyện Nhơn Trạch, xã Vĩnh Thanh và ấp Hòa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đêm liên hoan thánh nhạc được diễn một cách thành công tốt đẹp.

Xin cám ơn ban âm thanh ánh sáng đã làm cho lời ca tiếng hát của chúng tôi trọn vẹn và lunh linh hơn.

Lời cám ơn chân thành cuối cùng xin gởi đến tất cả các anh chị em ca viên của 13 giáo xứ trong giáo hạt. Một cánh én không làm nên mùa Xuân và vì thế những cánh én này đã làm nên một mùa xuân đầy yêu thương và hiệp nhất trong đêm hôm nay. Cám ơn các anh chị đã vất vả thu xếp công việc để tập dợt cho buổi thánh ca này.

Một lần nữa chúng con xin cám ơn cha QH, quý cha, quý khách. Trong niềm vui đón mừng con Thiên Chúa xuống thế làm người, chúng con kính chúc Cha qh, quý cha, quý khách một mùa giáng sinh tràn đầy ân sủng và bình an của Chúa Hài Đồng.


Lm. Vinh Sơn Dương Đức Chiến

(đặc trách Thánh Nhạc hạt Phước Lý
 
Khám Bệnh và Phát quà Noel tại Giáo xứ Bình Khánh
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:55 23/12/2013
Sáng Chúa Nhật 22.12.2013, tại Giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc, đoàn từ thiện hội chữ thập đỏ Phường Hố Nai và phòng khám An Bình Biên Hoà đến khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho bà con không phân biệt lương giáo và phát 30 phần quà noel cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ.

Hình ảnh

Cha xứ Bình Khánh Phêro Phan Khắc Giữa cho biết: “Đặc biệt trong đó có gia đình anh chị Phúc Xuân, Anh Phúc mới theo Đạo Công Giáo còn chị bị liệt cách đây 2 năm vì hái trái cây chôm chôm và ngã thang bị chấn thương. Anh Phúc là lao động chính đi làm thuê mướn và phụ hồ, hiện anh chị có 2 cháu, cháu gái học lớp 7 và cháu trai học lớp mẫu giáo vì cháu bị bệnh down. Cha xứ giúp cho 1 cháu mỗi tháng 100 ngàn để cháu tiếp tục đến trường”.

Mùa Giáng Sinh đang đến với không khí nhộn nhịp tưng bừng được bày tỏ qua những trang hoàng trên khắp phố phường, nơi những giáo đường vùng Hố Nai…trong các cửa hiệu. Người người nô nức chuẩn bị thiệp Giáng Sinh, quà Noel cho những người thân, người bạn hay những người mà mình liên hệ hàng ngày trong đời thường.

Sự trao tặng nào cũng là một hy sinh, hy sinh một chút tiền của, hy sinh một chút thời giờ.v.v.. Mời bạn cùng xây dựng niềm vui cho người khác nhất là những người thân yêu trong gia đình bé nhỏ, gia đình giáo họ, giáo xứ …chúng ta trọn niềm vui Mùa Giáng Sinh Emmanuel.
 
Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng Sinh Năm 2013 tại Portland
Phan Hoàng Phú Quý
10:59 23/12/2013
(Portland-Oregon) Trong bầu không khí linh thiêng đón mừng kỷ niệm ngáy Thiên Chúa Giáng Sinh, Ban Chấp hành Giáo xứ và quý linh mục đã tổ chức tuần lễ tĩnh tâm Mùa Vọng do linh mục Giuse Nguyễn Viêt Hưng, ICM. Bề trên Tu Hội Tận Hiến Nhập Thể thuyết giảng với Chủ đề: Dòng Máu Tử Đạo Việt Nam

Hình ảnh

Đề tài I: Tìm Về Cội Nguồn: Hạt giống Đức Tin đã được các Thừa Sai gieo vãi trên quê hương Việt Nam. “Hạt giống rơi vào đất tốt”( Mt 13.8)
Đề tài II: Chứng Nhân Đức Tin. Không gì dập tắt được Đức Tin của các ngài. “Chuyện một hạt cảI” (Lc 13.18)
Đề tài III: Nối Gót Tiền Nhân. Sứ mệnh người Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại là duy trì và phát huy những nét đẹp của truyền thống Công Giáo Việt Nam. “ Hỡi Giáo Đoàn Việt Nam …. Đức Tin vẫn tiêp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai”. (Trích bài giảng của ĐGH Gioan Phaolo II ngày 19/6/88 tai Roma).

Kết thúc tuần lễ Tĩnh Tâm Mùa Vọng là chương trình Diễn Nguyện Thanh Ca Giáng Sinh vớI sự thăm dự của các ca đoàn trong tiểu bang Oregon qua chủ đề: Gloria Giáng Sinh Hy Vọng.

Linh mục chánh xứ Barthôlômêô Phạm Hữu Đạt đã ngõ lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thê cọng đoàn dân Chúa, đồng thời cũng dâng lời nguyện mỡ đầu và chúc bình an của Chúa Giáng Sinh đến với mọi người hiện diện cũng như mọi gia đình.

1- Ca đoàn Thánh Linh trình bày: Truyện Đêm Mùa Đông – Noel Về
2- Ca đoàn TêRêXa An Rê Dũng Lạc trình bày” Nhìn Xem Trẻ Bé Giàng Dinh Nghèo Hèn – Noel Đêm Thần Thánh
3- Ca Đoàn Cecilia trình bày: Say Noel - Cao Cung Lên
4- Mục Vụ GiớI Trẻ trình bày: Vũ Khúc Giàng Sinh - Felize Navidad
5- Ca đoàn La Vang trình bày: Vinh Danh Chúa - LờI Mẹ Ru
6- Ca đoàn Thiếu Nhi trình bày; Gloria KHúc hát Giao Hòa 9 The Little Drummer Boy
7- Ca đoàn Cecilia Beaverton trình bày: Xanh TrờI Noel
8- Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình bày: Nhạc kịch: Nhật Ký Của Mẹ
9- Ca đoàn Abba trình bày: Nữa Đêm Mừng Chúa Ra Đời - Vinh Danh Thiên Chúa
10- Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền PortLand trình bày: Khúc Ca Tạ Ơn
11- Ca đoàn Hồng Ân trình bày: Ave Maria - Rộn Ràng Niềm Vui
12- Ca Đoàn Tổng Hợp trình bày: Adeste Fideles.
 
Giáo phận Vinh: “Đêm Ánh Sáng III – Đêm An Bình” mừng Chúa Giáng Sinh
PM Lê Hùng
11:03 23/12/2013
VINH - An bình, hạnh phúc là khát vọng khôn nguôi của con người, là chung cuộc ẩn tàng sâu xa của những kiếm tìm khắc khoải. Tuy nhiên, dường như nó vẫn mãi là tiếng vọng xa xăm, là vực thẳm mong ước... Khi thời gian chầm chậm lê bước, khi nhân loại đang nặng nề tiến dần về những ngày cuối niên lịch 2013 đầy ảm đạm. Dư âm của bất công và giả dối, ích kỷ và vô cảm, bạo lực và chiến tranh, hận thù và ghen ghét, thất nghiệp và đói nghèo như những mảng vỡ u tối, phủ bóng trên bức tranh kinh tế - xã hội của một năm qua…

Xem Hình

Tuy nhiên, trong bóng đêm tưởng chừng như mịt mờ ấy, niềm hy vọng vẫn đợi chờ để bừng lên, niềm hy vọng vào Đức Kitô - Ánh Sáng Đích Thực, chiếu rọi vào những góc khuất u tối, phá tan băng giá đang vây bủa lấy con người, và khoả lấp những khát mong kiếm tìm niềm hạnh phúc tròn đầy. Người là Hoàng Tử Bình An, Đấng đến để nối kết những gì chia rẽ, tiêu diệt sự tội và hận thù, làm bừng thức trong nhân loại ơn gọi làm con Thiên Chúa và anh chị em với nhau.

Đó chính là thông điệp sâu sắc mà chương trình Đêm Ánh Sáng III - ĐÊM AN BÌNH, diễn ra tại giáo xứ Yên Đại, tối ngày 21.12.2013 đã gợi lên.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đã đến tham dự, cùng với quý cha, quý chủng sinh, tu sỹ nam nữ và sự hiện diện đông đảo của bà con lương giáo.

Ngay từ chiều tối, các ngả đường tiến về nhà thờ Yên Đại đã rộn rã khí thế phấn khởi, mọi người như đang mong chờ một niềm vui lớn lao phía trước. Và quả thực, Đêm Ánh Sáng III đã làm no thoả những mong chờ ấy, với một bức tranh sống động, lung linh sắc màu, được kết tinh từ những khúc ca tri ân, những vũ điệu mượt mà, những tiết mục độc đáo, những loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc quê hương, với sự sinh động và hấp dẫn của 2 M.C Minh Quân (ĐCV Vinh Thanh) và Phương Dung (Trang Nứa). Tất cả đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc.

Đó là phút sôi động, phấn khởi như dục giã cho niềm mong đợi phía trước của vũ điệu "Đường con theo Chúa" do 60 bạn trẻ Con Đức Mẹ Yên Đại mang đến, hay chút sâu lắng nhẹ nhàng như khẽ chạm vào khát vọng bình an khi nhạc phẩm "Đêm Thánh vô cùng" bất hủ được các các ca sỹ đến từ Sài Gòn cất lên và bài Ave Maria (Lệ Thu & tốp múa Mỹ Yên) được tấu vang với cung điệu da diết, đắm say lòng người.

Đó là tâm tình rộn ràng của mùa Giáng sinh qua tiết mục "Khúc nhạc giáng sinh" của ca sỹ Lê Trần Nhật Tiến (9 tuổi, xứ Trung Nghĩa, quán quân Đồ-Rê-mí 2012) hay liên khúc "Thế giới mừng Giáng sinh" do Tốp ca Trái Tim Yêu & tốp múa Mỹ Yên phụ hoạ. Và "Lời cầu đêm thánh" (Khắc Tiến & Hồng Phúc - Cầu Rầm) như một nguyện ước tha thiết vang lên trong đêm tối, khỏa lấp đi những âu lo sợ hãi của kiếp người dương thế, tấu lên nhạc khúc của niềm hy vọng trong Hài Nhi Chí Thánh, khơi nguồn an bình cho muôn dân.

Đó là khắc khoải gợi lên mỗi độ Giáng sinh về, cho lòng ai đó ngược về miền ký ức… nơi lời nguyện ước không vẹn tròn, khi lời ca nhẹ nhàng mà da diết, mộc mạc mà thẳm sâu của "Bài Thánh ca buồn" (Dương Quyết Thắng & Tốp múa phụ họa), "Hai mùa Noel" (Diệu Hiền & Nguyễn Quang - Sài Gòn) và "Tà áo đêm Noel" (Nguyễn Sang & Lệ Hằng) đong đầy những nỗi niềm Giáng Sinh. Mỗi một ca từ, giai điệu là tiếng lòng thổn thức, chở nặng những giọt tình thế thái.

Đó là cảm giác được sống trong khung cảnh Bêlem của hơn 2000 năm trước nhờ sự tái diễn sống động của quý Soeur dòng Mến Thánh Giá Vinh qua "hoạt cảnh Giáng sinh". Từ trời cao thẳm Chúa đã nhập thể và nhập thế, trở thành Đấng Emmanuel để ôm lấy tất cả thực tại của trần gian. Có một cái gì thật linh thiêng thúc giục lòng người đi tìm Hài Nhi Chí Thánh để chiêm ngắm Người. Hang đá Bêlem hôm nào đã trở thành điểm gặp gỡ, giục giã một hành khúc lên đường. Và nhạc phẩm "Em bé Giêsu" do ca sỹ Phi Nguyễn thể hiện như một lời gọi mời: hãy về bên máng cỏ đơn hèn để cởi bỏ hận thù, để cùng nắm tay nhau cất lên khúc du ca hòa bình, để chia sẻ một ngọn lửa ấm áp của tình thương và để vinh quang của Nước Trời chiếu rọi trong tâm hồn nhân thế.

Đó là cảm nhận sâu sắc sự mong manh của kiếp người và tình yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa, qua hoạt cảnh “Vườn địa đàng" của quý Soeur Dòng Thừa sai Bác ái Vinh hay những phút trải lòng với nỗi day dứt khôn nguôi giữa những phiên chợ đời với dòng người ngược xuôi bôn tẩu, khắc khoải kiếm tìm một chốn neo đậu cho con thuyền đời giữa cảnh ba đào qua tiểu phẩm "Góc khuất" do quý Thầy TCV Xã Đoài mang đến. Những tiếng cười đã vang lên nhưng sao vẫn thấy nặng nề như lắng lại chút gì của đắng cay, xót xa trước những nghiệt ngã của thực tại cuộc sống!

Giữa những chênh vênh của thời đại, nhân loại vẫn đang trăn trở tiếng vọng của khúc du ca tình yêu, đang tìm kiếm một điểm tựa của sự an bình, hạnh phúc. Đó là khát khao được ca sĩ Thanh Hoan (Cầu Rầm) gợi lên qua nhạc phẩm “Cho con nhận ra Chúa”. Để rồi, một khi nhận ra Chúa, được Chúa dẫn đưa, mỗi người cảm nhận được rằng: “Tựa nương vào Chúa mà thôi, lòng con mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 62,2 ). Đó là thông điệp mà các bạn Sinh viên Công Giáo Vinh muốn chuyển tải qua nhạc phẩm: “You raise me up”, dựa trên phong cách ca kịch hình thể.

Âm thầm nhưng mạnh mẽ, sứ điệp của Đấng Emmanuel từ trời cao vẫn không ngừng âm vọng trong cõi sâu thẳm của người tín hữu để luôn sẵn lòng dấn thân quả cảm cho sự sống và tình yêu của Đức Kitô được trở nên dũng khí linh nhiệm nhằm cảm hóa và biến đổi thế giới này. Ý nghĩa sâu xa đó được cảm nghiệm qua "Tổ khúc Dân Ca" mà các diễn viên của giáo xứ Yên Đại phổ theo các làn điệu dân ca xứ Nghệ.

Đặc biệt, trên chiếc xe tuần lộc rực rỡ, tiến lên từ cuối nền nhà thờ, Đức Cha Phaolô trong trang phục sinh động của Ông già Noel đã giơ tay chào chúc mọi người như trao gửi sứ điệp bình an của Hoàng Tử Giêsu. Những tiếng vỗ tay hạnh phúc như biểu tỏ niềm cảm xúc dâng trào của đông đảo khán giả hiện diện.

Thay lời cho Ban tổ chức, Vị chủ chăn giáo phận đã gửi những món quà thật ý nghĩa tới những cá nhân và tập thể đã góp phần làm nên điều kỳ diệu của đêm diễn. Cùng với các diễn viên, nghệ sỹ, ngài đã hát lên bài "We wish you a Merry Christmas" như một lời cầu chúc Giáng Sinh an lành tới tất cả mọi người, khép lại một đêm đầy ý nghĩa, mang đậm dấu ấn ĐÊM BÌNH AN, đêm mà Ánh Sáng Đức Kitô được chiếu toả rạng ngời trong lòng mỗi người, đúng như lời cha Phêrô Lê Nam Cao, phó Ban Văn Hoá Giáo phận trong lời khai mạc.

Kết thúc để lại bắt đầu. Dư âm của đêm nay sẽ mãi mãi được mở ra, vút cao và lắng sâu như một lời kinh. “Đêm Thánh Vô Cùng” đã đi vào thời gian của nhân thế. Ánh sáng chói loà của nó không ngừng tràn ngập cõi lòng. Đêm hồng phúc, đêm tỏa ngát hơi ấm và ánh sáng, đêm vĩ diệu, khơi gợi nguồn cảm hứng bất tận của tình yêu, làm nên những bản tình ca bất hủ, những khúc nhạc Giáng Sinh êm đềm.
 
Hòa Bình và Tình Huynh Đệ ở Việt Nam thông điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình của Đức Giáo Hoàng
Hà Minh Thảo
18:31 23/12/2013
THÔNG ĐIỆP HÒA BÌNH VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ Ở VIỆT NAM

I.- LỜI Đức Thánh Cha.

Ngày 08.12.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô ký ban hành Sứ điệp Hòa Bình đầu tiên, nhân dịp Giáo Hội Công Giáo cử hành 01.01.2014, với chủ đề ‘Tình Huynh Đệ, Nền Tảng và là Con Đường Dẫn Tới Hòa Bình’. Người ước ao gửi lời chúc đến từng cá nhân một đời sống sung mãn, tràn đầy niềm vui và hy vọng, mang trong mình trái tim khao khát tình huynh đệ thúc đẩy chúng ta đến với người khác và đối xử với họ như là anh chị em đáng được đón nhận và thương giúp. Sống trong một hữu thể tương quan, tình huynh đệ là một tính chất thiết yếu mỗi người phải có để đối xử với nhau như là anh chị em đích thực hầu cùng xây dựng một xã hội công bình và một nền hòa bình bền vững và viên mãn.

Tình huynh đệ được học biết từ gia đình, nhờ vào vai trò trách nhiệm của người cha và người mẹ và sự giúp đỡ thuận hòa giữa các thành viên. Do đó, gia đình là nền tảng và là con đường đầu tiên dẫn đến hòa bình, vì Ơn Gọi gia đình chính là thông truyền Tình Thương cho thế giới xung quanh. Từ nền tảng này, các mối liên hệ nối kết những gia đình với nhau thành xã hội, tức quốc gia. Kế tiếp, trong sự năng động lịch sử và sự đa dạng các nhóm chủng tộc, xã hội và văn hóa, những hạt giống là Ơn Gọi hợp thành một cộng đoàn toàn cầu gồm những anh chị em biết đón nhận và chăm sóc lẫn nhau. Nhưng Ơn Gọi này thường bị khước từ và lờ đi trong một thế giới bị ghi dấu bởi ‘sự toàn cầu hóa dửng dưng’, làm cho người ta quen dần với sự đau khổ của người khác và khép mình lại. Tại nhiều nơi trên thế giới, những tội ác chống lại những quyền nền tảng của con người dường như không kết thúc, đặc biệt là quyền sống và quyền tự do tôn giáo. Các thảm cảnh về tệ nạn buôn bán người, trong đó đời sống và nỗi tuyệt vọng của người khác là miếng mồi ngon của những kẻ vô đạo đức. Những cuộc chiến về kinh tế và tài chính, tuy ít thấy rõ, cũng tàn ác như các xung đột vũ trang, đang phá hủy đời sống công nhân, gia đình cũng như doanh nghiệp.

Sự toàn cầu hóa, như Đức Biển Đức 16 nhận định, làm cho chúng ta trở thành ‘hàng xóm’ chứ không giúp chúng ta trở thành anh chị em với nhau (Caritas in veritate ‘Bác ái trong Chân Lý’, số 19). Nhiều tình cảnh bất bình đẳng, nghèo đói và bất công vừa thiếu tình huynh đệ mà còn là sự vắng mặt một nền văn hóa liên đới, đặc trưng bởi sự lan tràn chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tiêu thụ vật chất, làm nảy sinh não trạng ‘thải bỏ’, loại trừ những người yếu đuối nhất bị xem là ‘vô dụng’. Kết quả, sự cùng tồn tại của con người ngày càng có xu hướng trở thành một hành vi ‘có qua có lại’ đầy thực dụng và ích kỷ. Cùng lúc, đời sống đạo đức ngày nay không có khả năng tạo ra những mối tương quan huynh đệ đích thực vì không muốn tham chiếu vào một Cha Chung là nền tảng tối hậu giúp nó tồn tại nhờ vào và đòi hỏi một Tình Phụ tử siêu vượt. Nhờ đó, mỗi người trở thành một ‘bạn hữu’ để chăm lo cho người khác.

Sách Sáng Thế ký tường thuật tất cả con người có nguồn gốc từ một cha mẹ, Adam và Evà, đôi bạn được Thiên Chúa sáng tạo theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài (x. St 1,26), từ họ, Cain và Abel được sinh ra. Qua gia đình đầu tiên này, chúng ta nhìn thấy nguồn gốc xã hội và sự tiến triển các mối tương quan giữa các cá nhân và dân tộc. Abel đi chăn cừu, Cain trồng trọt. Việc Cain đã giết Abel, em mình, cho thấy một thảm kịch của sự khước từ triệt để ơn gọi làm anh em của Cain. Câu chuyện đó (x. St 4,1-16) cho thấy nhiệm vụ khó khăn mà mọi người nam và nữ được mời gọi, để sống hiệp nhất, mỗi người phải quan tâm đến người khác. Cain vì không chấp nhận việc Thiên Chúa khen Abel hơn vì Abel đã dâng cho Ngài lễ vật tốt nhất và đã giết em vì ghen tị. Như vậy, ông từ chối sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa bằng không thực thi trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ người khác, thông đồng với sự dữ ‘tội lỗi đang nằm phục ở cửa’ bằng ‘xông đến giết Abel, em mình’ (St 4,8), tức xem thường kế hoạch Thiên Chúa: trở nên con cái Ngài và sống trong tình huynh đệ. Khi Ngài hỏi Cain ‘Em ngươi đâu?’ vì muốn Cain giải thích điều đã làm. Ông trả lời: ‘Con không biết. Con là người giữ em con hay sao?’. Sau đó, ‘Cain đi xa khuất mặt Thiên Chúa’ (St 4:16). Qua câu chuyện này, Đức Thánh Cha nhắc chúng ta cũng có một lời mời gọi huynh đệ, nhưng nó cũng có thể trở thành thảm kịch khi mình phản bội lại lời mời gọi này do những hành động ích kỷ hàng ngày, chúng là nguồn gốc của chiến tranh và bất công.

Trích Tin Mừng Đức Kitô: « Phần anh em, đừng để ai gọi mình là ‘rápbi’ vì anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. » (x. Mt 23, 8-9), Đức Thánh Cha viết: « Nền tảng tình huynh đệ được đặt trên tình phụ tử với Thiên Chúa. Đây không nói về tình phụ tử đầy mơ hồ và bất toàn, nhưng là một tình yêu cụ thể siêu việt Thiên Chúa dành cho mỗi người nam và nữ (x. Mt 6, 25-30). Do đó, tình phụ tử này làm nảy sinh tình huynh đệ, vì tình yêu Thiên Chúa, một khi được đón nhận, trở thành một phương cách hữu hiệu biến đổi đời sống chúng ta và các mối tương quan chúng ta với người khác, giúp tiến mình tới tình liên đới và sự chia sẻ đích thực. Tình huynh đệ nhân loại được tái tạo trong và qua Đức Kitô, mặc lấy thân phận con người, yêu mến Chúa Cha, để cứu độ họ bằng chết trên Thập Giá (x. Pl 2,8) và đã phục sinh hầu biến thành một nhân loại mới, hiệp thông trọn vẹn Thánh Ý Chúa, hợp kế hoạch Người trong Ơn Gọi huynh đệ. Ngài là Giao ước để chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa và với nhau như anh chị em. Ngài đã tạo nên nơi chính mình một dân, một con người mới, một nhân loại mới (x. Pl 2,14-16). Tất cả người nam và nữ chung hưởng một phẩm giá như nhau và không ai có thể xâm phạm được. Mọi người đều được Thiên Chúa yêu mến.

Để ‘Tình huynh đệ, nền tảng và là con đường dẫn đến hòa bình’, Đức Thánh Cha giới thiệu hai thông điệp xã hội hữu ích cho định nghĩa về hòa bình:
- Populorum Progressio (Phát triển các Dân tộc) của Đức Phaolô VI giúp chúng ta biết rằng sự phát triển hội nhất của các dân tộc là một danh xưng mới của nền hòa bình ‘Trong tình bạn và trong sự hiểu biết lẫn nhau, trong sự hiệp thông thánh này, chúng ta cũng phải… cùng nhau lao tác để xây dựng tương lai chung cho nhân loại’ ;
- Sollicitudo Rei Socialis (Vấn đề xã hội) của Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II chỉ chúng ta biết hòa bình là thành quả của sự liên đới (Opus solidaritatis pax).

Tình huynh đệ, một yêu cầu cho sự tranh đấu chống đói nghèo. Trong Thông điệp ‘Bác ái trong Chân lý’, Đức Biển Đức 16 đã nhắc nhở thế giới về sự thiếu hụt tình huynh đệ giữa các dân tộc và giữa người nam và nữ là một nguyên nhân quan trọng của nghèo đói và đưa đến bệnh tật. Sự nghèo khó này chỉ có thể xóa đi bởi việc tái khám phá và tôn trọng các mối tương quan huynh đệ trong con tim các gia đình và cộng đoàn, biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, những thất bại cùng thành công, vốn là một phần đời sống con người. Về tình trạng nghèo đói tương đối, tức những bất công giữa những người và giữa các nhóm cùng chung sống trong một vùng hay trong một bối cảnh văn hóa lịch sử. Các chính sách hiệu quả cần thăng tiến nguyên lý huynh đệ, nhằm đảm bảo cho con người, bình đẳng trong phẩm giá và nhân quyền, có thể tiếp cận đến các nguồn vốn, các dịch vụ, hệ thống giáo dục, sức khỏe và kỹ thuật để mỗi người có cơ hội diễn tả và thực thi dự án đời sống mình và có thể phát triển một cách trọn vẹn như một con người.

Tái khám phá tình huynh đệ trong nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng trong thời gian qua có nguồn gốc là con người xa dần Thiên Chúa và tha nhân, do việc theo đuổi những của cải vật chất và sự bần cùng hóa các mối tương quan liên vị và cộng đoàn, thúc đẩy họ tìm kiếm sự thỏa mãn, hạnh phúc và an toàn trong việc tiêu thụ và lợi lộc từ tất cả những gì liên quan đến các nguyên lý của một nền kinh tế vững mạnh. Để vượt qua những thời khắc khó khăn, con người cần tập luyện các nhân đức khôn ngoan, tiết độ, công bình và can đảm hầu tái lập tình huynh đệ nối kết chúng ta với người khác, con người cần và có khả năng đạt được điều gì lớn hơn là sự tối đa hóa lợi ích cá nhân. Trên hết, các nhân đức này cần thiết để xây dựng và giữ gìn một xã hội hợp với phẩm giá con người.

Tình huynh đệ dập tắt chiến tranh. Trong năm qua, nhiều người trong chúng ta phải gánh chịu sự hủy hoại của chiến tranh, gây nên một vết thương sâu và nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình huynh đệ. Nhiều cuộc xung đột đang diễn ra giữa sự thờ ơ chung. Giáo Hội có sứ mạng mang tình yêu Chúa Kitô đến với những nạn nhân không có khả năng tự vệ, bị lãng quên bởi chiến tranh bằng lời cầu nguyện cho sự hòa bình, qua sự phục vụ cho những người bị thương, đói kém, di dân,.. đang sống trong sợ hãi. Giáo Hội cũng lên tiếng để giúp các vị lãnh đạo lắng nghe được tiếng khóc than của những người đang gặp đau khổ và đặt một dấu chấm hết cho mọi hình thức của hận thù, lạm dụng và bạo lực đối với các quyền nền tảng của con người. Do đó, Đức Thánh Cha khuyến cáo những ai gieo rắc bạo lực và cái chết bằng sức mạnh vũ khí: Người mà bạn chỉ coi là một kẻ thù bị đánh đập, hãy nhớ lại rằng họ là anh chị em của bạn, và hãy ôm họ vào vòng tay bạn! Hãy từ bỏ những con đường của vũ khí để gặp gỡ họ trong đối thoại, tha thứ và hòa giải, để tái xây dựng hòa bình, tin tưởng và hy vọng xung quanh bạn!

Tham nhũng và tội ác có tổ chức đe dọa tình huynh đệ. Tình này là điều cần thiết cho sự hoàn thiện mỗi người nam hay nữ. Những ước vọng thăng tiến hợp lý của họ, đặc biệt nơi người trẻ, không thể bị cản trở vì không thể lẫn lộn nó với sự lạm quyền hay mua chức. Khi gặp bất đồng trong cuộc sống, chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta là anh chị em và, do đó, cần khuyên nhủ nhau để đừng xem tha nhân là kẻ thù cần bị loại trừ. Tình huynh đệ tạo ra bình an cho xã hội vì nó tạo ra sự quân bình giữa tự do và công bình, giữa trách nhiệm cá nhân và liên đới, giữa lợi ích cá nhân và công ích. Do đó, nhà nước cần hoạt động trong một cách thức rõ ràng và trách nhiệm để hỗ trợ cho điều này. Nhờ đó, con người vượt qua sự ích kỷ cá nhân, sống trong tự do và hòa hợp. Sự ích kỷ cò thể phát triển về mặt xã hội, dưới nhiều hình thức tham nhũng, rất phổ biến ngày nay, hay trong các tổ chức tội ác, từ những nhóm nhỏ đến những nhóm được tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Chúng phá tan luật lệ và công bình, chống lại Thiên Chúa và vi phạm phẩm giá con người.

Tình huynh đệ giúp giữ gìn và nuôi dưỡng thiên nhiên (nature). Đây là quà tặng chung từ Đấng Sáng Tạo cho gia đình nhân loại nhằm đem lại lợi ích và cần thực thi với tinh thần trách nhiệm hệ sinh thái. Thường xuyên, do lòng tham, khao khát thống trị và sở hữu, nhà cầm quyền lạm dụng khai thác làm của riêng thay vì phải sử dụng để phục vụ cho đồng bào, kể cả các thế hệ tương lai.

Chủ nghĩa duy thực tế cần thiết cho chính trị và kinh tế không thể giảm thiểu những bí quyết kỹ thuật đầy lý tưởng mà không quan tâm đến chiều kích siêu việt của con người. Khi thiếu sự hướng về Thiên Chúa, mỗi hoạt động của con người trở nên nghèo nàn và con người bị giản lược thành đối tượng có thể bị khai thác. Các thể chế chính trị và kinh tế cần chuyển động trong một không gian rộng lớn hướng về Đấng Duy nhất yêu mến mỗi người nam và nữ, chỉ khi ấy mới có thể đạt được một trật tự đặt nền tảng trên tinh thần Bác Ái đích thực và trở nên những khí cụ hữu hiệu trong việc phát triển cá nhân và hòa bình của nhân loại. ‘Quả vậy, Thiên Chúa sai Con Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của người, mà được cứu độ.’ (Ga 3,17).

Xin Mẹ Maria giúp con hiểu và sống hàng ngày tình huynh đệ xuất phát từ trái tim Con Mẹ, để chúng con mang Bình An tới mỗi người trên trái đất thân yêu.

II. TÌNH HUYNH ĐỆ TRÊN QUÊ HƯƠNG.

Ngày 20.07.1954, cộng nô Việt và thực dân Pháp, qua Hiệp định Genève, đã đập vỡ tình Huynh đệ Dân tộcViệt thành hai mảng, phân ly bởi sông Bến hải. Chế độ cộng sản được áp đặt tại Miền Bắc, dưới sự chỉ đạo của các đồng chí Nga Hoa. Việc chia để trị và bách hại Kitô hữu (tù oan cho đến chết như Cha Chính Vinh, mời đọc ‘Thằng khùng’ tại
http://www.vietcatholic.net/News/Html/86237.htm, hai Tu sĩ Marcel Văn và Clément Đạt…) làm trở ngại kế hoạch Thiên Chúa cho Tình thương huynh đệ với người xung quanh. Gần một triệu người ở đã di cư vào Nam để tiếp xây chủ nghĩa truyền thống Dân tộc. Chí sĩ Ngô Đình Diệm yêu cầu người Pháp rời khỏi Việt Nam, được tượng trưng bằng việc hạ cờ Pháp và thượng Quốc Kỳ theo nhịp trổi Quốc Ca. Từ đó, toàn dân Việt thu hồi Chủ Quyền quốc gia tức Độc Lập (một dân tộc phải có Độc Lập mới có thể nói đến Tự Do và Dân Chủ). Xây dựng trên Tình Huynh đệ, Việt Nam Cộng hòa tuy nghèo, nhưng mực sống người dân đã không cách biệt quá xa. Thời đó, Miền Nam so sánh ngang bằng với Đại Hàn, cũng bị chia đôi. Ngày nay, đời sống người dân hai nơi là một trời một vực.

Ngày 02.11.1963, nhà nước Hoa kỳ thuê người giết Tổng thống dân cử Ngô Đình Diệm để họ đổ quân vào Miền Nam khiến Việt Nam mất Chủ Quyền, leo thang chiến tranh, gia tăng mối thù dân tộc. Tuy nhiên, vì Tự do Tôn giáo còn được tôn trọng, Hội đồng Giám mục vẫn độc lập với chính quyền, nên Tình Huynh đệ được duy trì. Tết Mậu Thân 1963, đảng Cộng sản đã xua nhiều ngàn lính trẻ ‘sinh Bắc, tử Nam’ để tàn sát dân Việt. Trong khi các nhà thờ được mở rộng cửa để đón nạn nhân nhà bị chúng đốt, Đức Khâm sứ Angelô Palmas, Đại diện Đức Thánh Cha tại Sài gòn đã đi ủy lạo nạn nhân này lẫn các công quân bị bắt giam.

Ngày 30.04.1975, cộng quân chiếm Dinh Độc lập và, sau đó, dinh này được mang tên Thống nhất để ghi công họ đã chia đôi Đất Nước và nay đã nối liền, nhưng không còn Độc lập vì lệ thuộc Cộng sản quốc tế do Liên xô lãnh đạo. Không Độc lập thì làm gì còn Tự do (cách riêng Tự do Tôn giáo) và Dân chủ (quyền bầu cử để chọn người tài đức cầm quyền bị tước đoạt). Khi Liên xô tan rả, tại Hội nghị Thành đô tháng 09.1990, đảng Cộng sản đưa Việt Nam trở về với Trung quốc. Hậu quả, Công hàm 1958 Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai từ bỏ chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đương nhiên có giá trị pháp lý (luật kẻ mạnh). Do đó, các cuộc biểu tình ‘Hoàng sa Trường sa Việt Nam’ bị giải tán và người yêu nước tham gia bị công đánh đập dã man và, do tình huynh đệ bị cùn mòn, không còn được thương hại hay thông cảm.

Dù tình trạng nhân quyền tồi tệ trong nước, ngày 12.11.2013, 184/193 quốc gia hội viên Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hiệp quốc bầu, với số phiếu cao nhất, Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền trong 3 năm từ ngày 01.01.2014. Hôm đó, nhà nước hồ hởi mừng thắng lợi trước các tổ chức phi chính phủ chống việc Việt Nam vì vi phạm nhân quyền. Nhưng hôm 10.12.2013, ngày Nhân quyền Quốc tế, họ đã sai côn(g) an hành hung những người tham dự các cuộc họp mặt tôn vinh nhân quyền tâi Nha trang, Hà nội, TP. Hồ chí Minh. Cùng ngày, ‘Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam’ tổ chức buổi họp mặt thân mật tại chùa Giác Hoa, Sài gòn, đã thành công tuy cũng bị chúng đánh phá.

Thời gian gần đây, nhiều tổ chức dân sự được hình thành để đòi nhân quyền và bảo vệ lẫn nhau đối kháng những hành vi phi nhân của cường quyền. Video http://cuicac.blogspot.fr/2013/12/gui-nguoi-can-bo-thanh-oan-thac-sy.html cho thấy cán bộ Thành đoàn Thanh niên cộng sản, Thạc sĩ ngành Quản lý Hành chánh công ở San Jose (Hoa kỳ), ngày 08.12.2013, khi chị Nguyễn Hoàng Vi tặng anh một bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền, đã xô ngã chị để cướp xấp giấy trên tay và bỏ chạy thoát thân nhờ sự cản trở của ‘đồng bọn’. Một lần nữa, cho thấy sự sai lầm của chánh phủ Mỹ khi cấp học bổng sang học tại Hoa kỳ với hy vọng các ‘con ông cháu cha’ mang lại nhân quyền cho người dân Việt.

Thực thi những điều Đức Thánh Cha viết trong Thông điệp này, chúng ta có quyền hy vọng Tình Huynh đệ giữa những anh chị em, con cùng một Thiên Chúa là Cha toàn năng. Đừng bi quan cho là chưa tới lúc, chờ hành động chung. Xin đừng trách những linh mục ‘làm chính trị’ khi các giáo sĩ này đang thực thi Tình Huynh đệ bằng sát cánh với các thanh niên dấn thân cho Sự thật và Hòa bình cho Việt Nam cùng sự tồn vong của Tổ quốc, hãy tự trách mình không thông Học thuyết xã hội Công Giáo, đặc biệt Chương 8. Cộng đồng chánh trị. Chúng ta phải nhớ rằng chỉ có người dân Việt biết đoàn kết dành quyền lợi cho nhau, chớ nên chờ Mỹ vì họ chỉ hành động vì quyền lợi của họ mà thôi. Hãy tin tưởng Tiền đồ Dân tộc sẽ có những cá nhân cầm quyền có khả năng hơn những đảng viên cộng sản hiện tại nếu có bầu cử công bình. Biết thế, bạo quyền bắt và bỏ tù họ, rồi ép cung để họ phải nhận tội họ không phạm. Xin mời đọc lại văn kiện ‘Các Giám mục Công Giáo nhận định và góp ý Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992’ ngày 01.03.2013.
 
GP Thanh Hóa thăm làng phong Cẩm Bình dịp lễ Giáng Sinh
BBT
23:53 23/12/2013
GP. Thanh Hóa thăm làng phong Cẩm Bình dịp lễ Giáng Sinh

Làng phong Cẩm Bình, hay còn được gọi với cái tên “Trại Phong Cẩm Bình” thuộc khoa điều trị phong của Bệnh Viện Da Liễu Thanh Hóa, nằm trên vùng núi hẻo lánh của xã Cẩm Bình huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa, tách biệt với khu dân cư cách giáo xứ Phong Ý khoảng 12 km. Đối với giáo phận Thanh Hóa, làng phong Cẩm Bình đã trở thành địa chỉ quen thuộc và là nơi không thể thiếu được trong chương trình chia sẻ niềm vui trong các dịp lễ lớn.

Xem Hình

Cứ “đến hẹn lại lên”, hôm nay, đoàn thăm viếng chia sẻ niềm vui Chúa Giáng sinh với bà con mắc chúng bệnh phong, dẫn đầu là vị Cha chung của giáo phận, cha chủ tịch UB Bác ái Giáo phận Anton Trịnh Đình Thiệu, cha chính xứ Phong Ý Giuse Phạm Văn Nhân, quý cha, nữ tu Dòng Mến Thánh Gía Thanh Hóa, ứng sinh Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh, đông đảo các bạn sinh viên và một số giáo dân giáo xứ Chính Tòa.

Trước vạch xuất phát tại hang đá chính của Tòa Giám Mục, Đức Cha đã phổ biến chương trình của ngày thăm viếng và căn dặn đoàn: thăm viếng những bệnh nhân phong là một trong những hoạt động bác ái nói lên căn tính kitô hữu của chúng ta. Nên chúng ta đến với những người anh em phong cùi, không đơn thuần là phát quà mà là đem niềm vui của Chúa Giáng sinh đến với những người anh em kém may mắn của chúng ta. Và cũng từ việc bác ái này, chúng ta tìm gặp Chúa trong những anh em phong cùi của chúng ta. Chúng ta cần tập cho quen với những hoạt động bác ái như thế này.

Đức Thánh Cha Phanxico được tờ Time bầu chọn là nhân vật của năm. Tờ báo này chọn Ngài không những vì Đức Thánh Cha can đảm cải tổ giáo triều mà còn vì Ngài yêu mến bênh vực người nghèo, người bệnh tật. Chúng ta lấy Ngài làm mẫu gương cho các hoạt động bác ái của chúng ta. Chúng ta hãy yêu người nghèo, yêu người phong như Chúa Gêsu đã làm trong Kinh Thánh. Đây cũng là cơ hội để các thành phần dân Chúa trong giáo phận gặp gỡ nhau, cùng nhau cộng tác trong hoạt động bác ái”.

Đức Cha cũng cho biết thêm: những món quà chúng ta mang tới cho những người phong cùi là công trình cộng tác không những của giáo phận Thanh hóa mà còn có sự ủng hộ quảng đại của những tấm lòng hảo tâm ở nước ngoài: Nhóm làm từ thiện của bác Phan Đức Thông, thuộc thành phố Munich, nước Đức; UB Bác ái giáo xứ Saint Patrick, San Jose, nước Mỹ.

Tại làng phong, Đức Cha giáo phận đã dẫn đoàn đến chào, thăm, chúc mừng Giáng sinh, tặng quà Ban lãnh đạo trại phong. Sau đó chính Đức Cha đến gặp gỡ, chia sẻ, chúc mừng Giáng và phát quà tới tận tay từng bệnh nhân, cùng với đoàn ở lại chung chia bữa trưa, tham dự vui văn nghệ mừng Giáng sinh do các soeur, các chú và các bạn sinh viên đóng ghóp trong bầu khí ấm tình gia đình với làng phong.

Ngồi trò truyện với một bệnh nhân phong, bà Đặng Thị Nha, 65 tuổi, đã chuyển về làng phong từ 15 năm nay tâm sự: “Với mức trợ cấp 300.000/ tháng, không thể đủ để chi tiêu, may nhờ những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ mới có thể cải thiện được đời sống. Bà chỉ cho thấy chiếc áo ấm đang mặc trên người, đôi tất dưới chân, chiếc khăn trên đầu đều là quà từ thiện. Bà nói: chúng con ở đây tình cảm thiếu thốn. Mặc cảm bệnh tật gặp được tình thương của Đức Cha, các cha và mọi người chúng con cảm thấy rất vui”. Bà cũng chia sẻ, bà sống với chồng. Hiện chồng bà ốm đã tám tháng. Ba tháng liệt giường.

Ông Hà Văn Thiệp 63 tuổi nói: “cảm thấy phấn khởi vì trước ngày lễ Chúa Giáng sinh không những được hưởng “lộc” mà còn được quý cha đem niềm tin đến cho. Bà con luôn biết ơn và ghi nhờ lòng tốt của Đức Cha, quý cha và mọi ngời hảo tâm xa gần đã thương đến. Cầu chúc Chúa ban phước lành cho mọi người!”.

Nhìn vùng núi đá Cẩm Thủy nơi làng phong leo teo mấy mái nhà nhỏ bé nép mình trong mùa đông lạnh khiến người ta dễ liên tưởng đến một đêm giá băng của hơn 2000 năm trước, môt trẻ thơ cũng đã sinh ra trong cái rét cắt da nơi một máng cỏ nhỏ trong hang đá Belem. Cái lạnh của hơn 2000 năm trước và cái lạnh của hôm nay đều cần hơi ấm của những tấm lòng nhân hậu để đốt lên ngọn lửa hy vọng cho những con tim đang héo hắt vì cô đơn vì bệnh tật và đói nghèo.

BTT
 
Văn Hóa
Qùa Giáng Sinh
Đoàn Thị
10:19 23/12/2013
Quà Giáng Sinh

Nghi thức đêm Giáng Sinh bao giờ cũng bắt đầu với hoạt cảnh Thánh Guise và Đức Mẹ lang thang tìm nơi ngã lưng dưới màn đêm lạnh giá, theo chân đôi uyên ương này là đám mục đồng và các thiên thần đang bước vào nhà thờ mờ tối. Giọng ai đó kể lể gia đình Chúa đêm đông đang tìm nơi trú ẩn, đoàn người lầm lũ bước vào giáo đường, trong tiếng nhạc đệm như dìu bước giáo dân trở về hang Bê Lem hơn hai ngàn năm về trước.

Tôi biết đêm nay cũng là đêm huyền diệu với mấy em đang tham gia hoạt cảnh này và gia đình các em, vì khi đoàn người tiến dần lên cung thánh, đèn flash mấy ảnh nháy sáng cả một góc nhà thờ.

Trên màn hình lớn sau cung thánh, chuổi sao băng xuất hiện lấp lánh qua bài thánh ca du dương, rồi gia đình Chúa tiến vào hang vắng, Chúa hài đồng được đặt vào máng lừa, đèn nhà thờ bật sáng, giáo dân tắt nến.

Nhà thờ sáng tỏa, chật cứng người, mấy hàng băng ghế tăng cường sát cửa chánh cũng không chứa hết giáo dân đi trẩy hội đêm nay, đông vui, nhộn nhịp đến hơi náo nhiệt vì tiếng con nít cười, khóc, í ớ gọi nhau.

Người cẩn thận thủ sẳn bánh kẹo chực chờ cán họng đám thiếu nhi hiếu động để trả lại « thanh bình cho đêm Thanh Bình ». Một bí kíp tuyệt vời, vì vào giờ này bố mẹ có trừng mắt, tát nhẹ vào mông tụi con nít vẫn không sợ, thôi thì ngọt mật cho đám ruồi ngồi yên.

Chờ mọi người an vị, con nít ngậm kẹo, nhà thờ yên lặng, dàn nhạc trổi lên bài ca nhập lễ, thế là người lớn được dịp hát hò thỏa chí coi như bù lại từ nẩy giờ chịu trận đám con nít la hét mà mình không được lên tiếng la mắng chúng nó, tôi cũng hát hết ga vì bài hát quá hay.

Sau bài phúc âm, cha khách cầm micro không dây đứng trước cung thánh mở lời, hôm nay tôi nói ngắn gọn để quý vị ra về sớm, đón Chúa vào nhà và cùng gia đình ăn tiệm đêm, mở quà và vui chơi đến sáng.

Tuần trước, các bạn trẻ hỏi tôi, Chúa giáng trần hơn hai ngàn năm rồi, cũ xì, mắc chi mà thiên hạ nhắc hoài, bộ trên đời này không còn gì mới mẻ để nói sao ? »

Để hạ nhiệt cơn sốt ruột của các bạn, tôi hỏi, thế các bạn sống hơn mười mấy năm trên đời, sao mỗi năm cứ phải tổ chức sinh nhật ?

Bọn trẻ suy tư ú ớ, sướng chưa, nãy giờ hùng hổ lắm, bi chừ bí tỉ, tôi nói khích, sao các bạn đã tìm ra giải đáp rồi chứ.

Có đứa ngoan cố, Chúa chết rồi, tụi con còn sống nên tổ chức sinh nhật, đúng quá đi chứ.

Chính xác, sinh nhật là dịp nhắc lại ngày bạn chào đời, và bạn sống sót đến ngày hôm nay, nên phải ăn mừng và tạ ơn Chúa, bạn là niềm vui của bố mẹ, bạn là quà tặng của thượng đế.

Mỗi năm Chúa chết một lần trong Thánh Kinh, nhưng Chúa chưa bao giờ chết, Người đang đồng hành với chúng ta cho đến Ngày Sau Cùng.

Còn chuyện cũ xì hơn hai ngàn năm mà sao mọi người ai cũng thích nhắc lại hàng năm, đó là cái cớ để các bạn được nhận quà, để mọi người có dịp ăn chơi, và tôi cũng được chung vui với quý vị hiện diện trong thánh lễ này.

Đó là chuyện đời, chuyện đạo là thế này, ngài cầm micro đi tới đi lui, giọng trầm ấm như đưa mọi người vào cuộc.

Mấy hôm trước có hai bà gõ cửa nhà xứ, tôi mở cửa và thầm nghĩ chắc hai giáo dân muốn được giải tội đây.

Trăm lần không quý vị ạ, hai bà tự giới thiệu là nhân chứng đạo Jehovah.

Tôi bèn đính chính, quý bà gõ nhầm cửa rồi.

Lại trăm lần không đúng, hai bà chắc mẫm phán, chúng ta cùng đạo nhưng khác phái, vì thế chúng tôi chỉ nhờ cha nhắn với giáo dân của ngài đêm Giáng Sinh, Chúa xuống trần mang thông điệp Tình Yêu đến cho nhân gian, dù quý vị là ai, chọn tôn giáo gì đi nữa, hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta.

Các bạn trẻ hiểu Giáng Sinh là gì rồi nhe, đừng thắc mắc nữa, mùa Noël ngoài cuộc vui trần thế, đoàn tụ gia đình, chúng ta đừng quên chúng ta là phiên bản của Chúa, nên chúng ta cũng sẽ mang Tình Yêu đó chia sớt với anh em đồng loại.

Nhưng Giáng Sinh đôi khi chưa chắc là ngày vui đối với những người cô đơn, đau ốm, vô gia cư, bất hạnh vì vừa mất người thân trong gia đình, chúng ta dâng lời cầu nguyện cho họ.

Nghe đến đây chắc quý vị sẽ thấy mình còn may mắn hơn khối người, vậy mà có một ông thật ấm ớ than phiền, thưa cha Noël năm nay cứ như cơn ác mộng.

Tôi trợn mắt, ông vừa bị mất trộm hay vừa chia tay với một người thân ?

Ông lắc đầu, chưa tệ đến thế, nhưng con muốn điên đầu vì tìm mãi không ra món quà thằng cháu ngoại xin ông già Noël, lục tung hết bao nhiêu tiệm bán đồ chơi mà vẫn chưa mua được món quà theo đơn đặt hàng.

Hú viá, tôi thở phào nhẹ nhỏm, an ủi ông, dù có gặp gì đi nữa, ông chưa bị mất một thứ gì quí giá trước đêm Noël đã là hạnh phúc rồi, sao không tạ ơn Chúa mà lại rên rỉ.

Ông lắc đầu thểu não, đúng là con chưa bị mất mác cái gì, nhưng con sợ làm mất niềm tin với thằng cháu.

Đấy quý vị thấy chưa, tình yêu mãnh liệt có thể đánh gục ông lão hai thứ tóc vượt bao sóng đời, vậy mà ông lại « thất thế » trước một đứa bé. Không biết ông đã vượt cơn ác mộng này chưa, xin Chúa soi sáng để ông tìm một món quà khác có sức hấp dẫn hơn thứ thằng bé yêu cầu.

Thấy ông già siễng niễng vì mối tình ông cháu, chưa đến độ điên cuồng như tình yêu trai gái, chưa thâm sâu như tình nghĩa lứa đôi, nhưng tình nào cũng có thể làm chúng ta đau khổ, rây rứt, hoang mang.

Vậy mà mấy khi chúng ta thấy Chúa chơi vơi, rồ dại vì yêu chúng ta, bởi vì con người đến với Chúa cũng chỉ để vòi quà. Đấy Chúa cũng rơi vào cơn ác mộng như ông ngoại kia, vì chúng ta đòi những thứ mà Chúa không có trong kho, mặt hàng của thế gian trần tục, tiền tài danh vọng, mà Chúa chỉ có loại hàng độc nhất « Tình Yêu ».

Hai bà Jéhovah kia tự nhận là khác phái, nhưng chính tông là con Chúa, vì đạo của Chúa nằm gọn trong chữ « Yêu ».

Nhân gian có câu, khi yêu người ta mù lòa và không biết toan tính, biết ngay mà, yêu là mù quáng, cả tin, rồ dại …những tỉnh từ bi quan nói lên sự thua thiệt của kẻ chịu chơi, dám yêu dám chịu thiệt.

Chúa là thế đó quý vị, đêm nay chúng ta mừng vui đón Chúa, hay mừng vui ăn chơi với gia đình bạn bè, cuộc vui qua đi đâu lại vào đấy, hết lễ hết Chúa, cuộc sống lại quay cuồng với cơm áo gạo tiền.

Chúng ta chạy theo cơm áo cũng đúng thôi, vì những thứ đó có rơi từ trên trời xuống đâu, phải bỏ công sức làm lụng mới có của ăn, nhưng cũng đừng vì thế mà quên của ăn thiêng liêng, vì ai trong chúng ta đã mua được linh hồn của mình trước mặt Chúa chưa ?

Câu giải đáp quý vị tùy nghi thích ứng, tôi chỉ muốn nhắn với quý vị, thiên đàng không hẳn ở bên kia thế giới, nó đang ở bên ta nếu mình chấp nhận « thánh giá » trong đời, và cũng đừng nói Chúa gửi thập giá đến cho chúng ta, có oan cho Người không, nếu thánh giá đó, đôi khi do ta tự tạo.

Để kết thúc bài giảng đêm nay, đêm Giáng Sinh, đêm An Bình, xin quý vị mở lòng đón nhận tình yêu Chúa và mang đi san sẻ với mọi người, và hãy tiếp tục chia sẻ đến mùa Noël năm sau.

Hy vọng quý vị sẽ hài lòng về những ý tưởng vụng vặt của tôi, ai còn thắc mắc xin hẹn sau thánh lễ này chúng ta cùng hàn huyên. Hẹn thì cứ hẹn, chứ tôi biết quý vị đang sốt ruột trở về nhà, hâm nóng con gà quay, khui chai rượu, mở gói quà, sum họp gia đình, quý vị cứ thế mà vui mà sống nhe.

Sau thánh lễ tôi sẽ nhập tiệc với các cha và một số bạn trẻ ở lại chung vui với chúng tôi đêm nay.

Linh mục chúng tôi, đêm Giáng Sinh không có cơ hội sum họp với gia đình, không sao vì cuộc đời linh mục theo nguyên tắc là « vô gia đình » nhưng không hề cô đơn, vì gia đình của chúng tôi là Giáo Hội, giáo dân và lúc nào cũng có Chúa đồng hành.

Giời ạ, những ý tưởng vụng của cha khách làm tôi suy tư miêng mang, bài giảng của ngài là quà tặng đêm nay, sao có thể gọi là « vụng » được, có chăng là chúng ta vụng tính, mờ mắt trước đèn hoa mà quên sự kiện « Chúa đến » đã là quà rồi, chớ có dại dột mà vui theo kiểu ông ngoại kia để phải lở hẹn với ngày vui Chúa xuống trần vì chúng ta.

Có phải tại cụ sân si quá đà mới ra nông nổi, ở tuổi này được sống sum vầy với con cháu là phúc lớn, nhưng lớn hơn nữa nếu cụ biết phần phúc của mình là có Chúa trong ta, những thứ phù vân kia rồi cũng sẽ qua.

Ai biết được cụ cất công tìm món quà cả tháng, thằng bé chơi vài phút rồi vứt vào xó, chi bằng cụ tặng cháu một quyễn sách hoạt hình nói về đêm Noël để thằng bé hiểu ra, đêm nay, mùa này là mùa Yêu Thương và Chia Sẻ, niềm vui sẽ lớn hơn nếu có nhiều người cùng chung vui với mình.

Đang chìm lắng suy tư chuyện đời, dàn nhạc trẻ kéo tôi về với thánh lễ, tiếng kèn đồng, đàn dây, dương cầm …hòa tấu bài « Chú bé đánh trống » khiến thánh lễ rộn hẳn lên.

Lòng tôi cũng rộn lên theo tiếng nhạc, thánh lễ Giáng sinh đầu tiên gia đình ba thế hệ chúng tôi đến nhà Chúa để chiêm nghiệm tình yêu của Chúa đang tràn ngập nhân gian.

Thánh lễ kết thúc với bài « Đêm Thánh Vô Cùng », trước khi ra về người ta kéo đến hang đá cầu nguyện, đám con nít thi nhau sờ mó mấy tượng đất trang hoàng máng cỏ.

Nhà thờ lại rộn lên như hội chợ, con nít tung tăng chạy nhảy, bố mẹ đang tay bắt mặt mừng bạn bè hàng xóm nên có đứa bị lạc đàng khóc như mưa, ông từ nhà thờ phải vào vai vú em, vừa dổ em và dắt em đi tìm mẹ, đêm nay vui thiệt.

Hai bên cửa chính nhà thờ, các cha tiếp khách, giáo dân tha hồ tâm tình, mặc cho người đứng sau lưng mòi mõi chờ đến phiên mình bắt tay cha, thăm hỏi cha.

Tôi cũng không ngoại lệ, muốn gặp cha khách để nói lời cảm ơn, nhưng nhìn hàng người chờ ngài, nhìn thằng cháu nội trong xe đẩy, tôi đành hẹn ngài dịp khác.

Chúng tôi đi bộ về nhà, trời đen mịt không một ánh sao, Noël thường được gọi là « Mùa sao sáng », đêm Giáng Sinh cũng được đặt tên là « Đêm sáng sao », những danh từ hoa mỹ đôi khi không chính xác như bầu trời đêm nay, có sáng chăng là lòng ta có Chúa ngự đến, ngôi sao sáng của riêng ta.

Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta sống qua một năm, buồn vui có đủ, nhưng điều dư đầy trong ta không phải là quà bánh lễ hội, mà như cha khách nói, « Tình Yêu » ta nhận từ Chúa và mang đi san sẻ với anh em, món quà Giáng Sinh mà chúa đem cả sinh mạng mình để hiến tặng chúng ta.

Déc. 2013 / Đoàn Thị
 
Chuyện bên lề và không bên lề chung quanh ngày sinh của Đấng Cứu Thế
Vũ Văn An
17:47 23/12/2013
Cứ mỗi 14 năm, người Rôma lại tổ chức một cuộc kiểm tra dân số trên toàn đế quốc nhằm đánh thuế đủ để trả tiền cho quân đội, cho cuộc sống xa hoa của họ, và cho “cơm bánh cùng trò xiếc” của dân. Cuộc kiểm tra dân số được Thánh Luca nhắc tới có lẽ diễn ra giữa năm 10 và năm 7 trước CN, dưới thời Hoàng Đế Augustus. Vì cuộc kiểm tra dân số này, Thánh Giuse buộc phải trở về Bêlem, nơi sinh quán và là thành của nhà Đavít.

Đưa một thiếu nữ gần ngày sinh đứa con đầu tiên của mình đi một hành trình gian khổ 4, 5 ngày trên lưng lừa xem ra khùng điên làm sao. Nhưng đối với người thiếu nữ Maria này, sự trùng hợp giữa cuộc kiểm tra và ngày sinh của con mình hẳn phải là một “xác nhận” nữa; nó làm nên trọn lời tiên tri xưa của Mica rằng Bêlem chính là sinh quán của Đấng Được Xức Dầu.

Nhiều thế kỷ sau, một đan sĩ Rôma, Dionysius Exiguus, nẩy ra ý tưởng phân chia lịch sử thành hai thời đại, phân cách bởi việc ra đời của Chúa Kitô, nhưng ngày nay, ta biết năm 1 A.D của niên lịch hiện thời có thể không phải là ngày Chúa Giêsu sinh ra, vì Người sinh ra dưới thời Vua Hêrốt, một người bệnh sắp chết và quả đã chết năm 4 trước CN. Khi Ba Chiêm Tinh Gia tới thăm ông, không có dấu hiệu gì ông bệnh nặng cả. Nên có lẽ Hài Nhi Giêsu sinh ra khoảng năm 7 trước CN, một niên hiệu có lẽ trùng hợp với một hay hai lời giải thích của các nhà thiên văn học về ngôi sao của Ba Chiêm Tinh Gia.

Thánh Giuse và Đức Mẹ có thể đã du hành dọc theo thung lũng Giócđan, lúc ấy không nóng, khô và lởm chởm như ngày nay; bởi lúc ấy, vẫn còn nhiều vết tích mầu mỡ và rừng thưa của Palestine. Các vị có thể băng qua Giêricô để từ đó leo dốc lên các ngọn đồi Giêrusalem, và tiếp tục thêm 5 dặm nữa để tới Bêlem.

Cũng có thể các vị đi một mình. Vì hình như Thánh Giuse muốn tránh cho Đức Mẹ những con mắt tò mò. Và nếu thế, thì đây quả là một quyết định táo bạo, vì nhiều băng cướp sẵn sàng nhẩy bổ ra từ những khe đồi hóc hiểm. Lừa đã trở thành một phần rất lớn của bức tranh đến nỗi ta coi là chuyện đương nhiên. Còn Đức Maria, vì gần tới ngày sinh, không thể nào cuốc bộ được.

Về đêm, có lẽ các vị phải tìm an toàn nơi các quán xá hay nhà trọ dọc đường. Có thể là một căn nhà nhỏ 1 lầu, có sân vây tường, một chiếc giếng ở giữa, những vòng dây giữ thú vật, và nhiều chỗ để nổi lửa, làm bằng đất xét hay đào lỗ xuống đất.

Lừa thường mang một cuộn đồ giường, và Đức Maria hẳn mang theo nhiều tã lót, những chiếc khăn vải hẹp mà thời ấy người ta dùng để cột tứ chi em bé sơ sinh cho khỏi động đậy nhiều quá. Và cứ thế, các vị tới Bêlem Ephrathah, một thị trấn đồi núi giữa những hàng ôliu xanh.

Ephrathah, một khu tại Bêlem, có nghĩa “nhiều trái”, còn Bêlem có nghĩa “nhà bánh”; Chúa Giêsu sau này sẽ nói Người là “cây nho đích thực”, “bánh hằng sống”; và hàng triệu Kitô hữu tin rằng Người xuất hiện hàng ngày dưới hình bánh và rượu, trên bàn thờ khắp mọi ngõ ngách trên thế giới. Nhưng đêm đó, tại Bêlem, như ta biết, chẳng ai đón Người cả, không có chỗ nào dành để Người sinh hạ một cách xứng đáng cả. Máng chiên bò, có lẽ của một quán xá, có thể là một cái hang vì ở vùng đồi núi Bêlem, đó là nơi người ta giữ trâu bò cùng các gia súc.

Đức Maria có thể sinh con một mình; nhưng một ngụy thư cho hay Thánh Giuse đi tìm một bà đỡ và bỗng nhiên trời đất lặng thinh.

“Lúc ấy, Giuse tôi đang đi, và bỗng dừng lại… Nhìn lên trục trời, tôi thấy nó đứng im; nhìn lên chim trời, tôi thấy chúng bất động. Nhìn xuống trái đất, tôi thấy chiếc đĩa nằm đó, mấy người thợ nằm bên, tay trong chiếc đĩa: và những người đang nhai ngừng nhai, người đang nâng thức ăn lên ngừng nâng, còn những người đang cho thức ăn vào miệng cũng nửa chừng ngưng lại, mọi khuôn mặt đều hướng lên trời. Và kìa có những con cừu bị lùa, nhưng chúng không đi mà đứng im tại chỗ, còn người chăn cừu thì giơ tay lên định lấy gậy đánh chúng nhưng tay ông ta lơ lửng trên không. Nhìn xuống giòng sông tôi thấy miệng những con dê non đang uống nước nhưng chúng không uống được. Rồi bỗng nhiên, mọi sự lại chuyển động lại như thường.
… và kìa, một đám mây sáng bỗng bao phủ chiếc hang. Và… đám mây cũng tự rút lui… và một ánh sáng vĩ đại xuất hiện trong hang… rồi từ từ ánh sáng ấy cũng tự rút lui cho tới lúc hài nhi xuất hiện…”

Quả là một bức tranh tuyệt vời mô tả toàn vũ trụ nín thở.

Sự hiện diện của bò lừa đã ứng nghiệm lời tiên tri. Habacúc từng viết “giữa hai sinh vật, ngài tự làm mình được biết đến”. Còn Isaia thì viết “bò biết chủ, lừa biết máng cỏ chủ mình”. Ở Phương Đông, máng cỏ được làm bằng đất sét hay có lẽ bằng cả chiếc chậu đá, và dù Đức Maria có trải cỏ khô lên, thì nó vẫn rất lạnh. Nên truyền thuyết cho rằng bò lừa đã thổi hơi ấm cho Hài Nhi.

Tại Palestine, ta khó có thể đi một quãng mà không gặp một người chăn chiên, đôi khi với một con chiên hay một con cừu bị thương trên vai. Người này có thể khoác bên ngoài chiếc áo dài của mình một áo khoác bằng da cừu kiểu người Bedouin, bên trong là lông cừu; ông cầm gậy trong tay để hướng dẫn đoàn vật, nói với chúng bằng một giọng như ca. Mục tử là những người rất nổi trong Thánh Kinh, từ Ápraham với đoàn chiên của ông, rồi Đavít, được kêu gọi lúc đang chăn chiên để được sức dầu làm vua, tới chính Chúa Kitô. “Chúa là mục tử tôi, tôi chẳng còn thiếu thốn gì” có lẽ là thánh vịnh đáng yêu hơn cả của chúng ta và nhiều lần Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nhắc đến việc Người là Đấng Chăn Chiên Lành. Thành thử còn điều gì chính đáng hơn khi những người bên ngoài đầu hết được thấy Người mới sinh cho bằng những người chăn chiên?

Nhưng cũng chính vì thế mà có cuộc tranh luận bất tận. Một số thần học gia nói Chúa Giêsu không thể sinh trong mùa đông được vì Bêlem vào tháng 12 lạnh đến không độ nên đoàn vật ở trong hang cả. Bởi thế, họ cho rằng Chúa Giêsu có lẽ sinh trong mùa xuân, vì đây là mùa chăn chiên, lúc các người chăn chiên canh chừng ban đêm, chứ vào dịp khác, họ để mặc các con chiên. Tranh luận gì thì tranh luận, các sách Tin Mừng xác nhận: các người chăn chiên của Giáng Sinh sống ở ngoài đồng, do đó, dường như họ là người Bedouin hay những người du mục khác; tận ngày nay, chung quanh Bêlem, vẫn có những chiếc lều thấp bằng vải đen của người Bedouin bất chấp đông hay hạ, và những tia lửa ban đêm.

Ngày nay, vào dịp Lễ Giáng Sinh, Bêlem chật ních du khách, đông đến nỗi các Kitô hữu địa phương không vào để dự lễ nửa đêm của họ được. Chiếc hang sinh nhật nằm dưới nhà thờ vĩ đại kiểu Rôma; hai hàng bậc thang dẫn xuống chiếc hang nhỏ xíu chỉ rộng dài chừng vài thước; nó nực mùi hương và được trang trí cầu kỳ, với hơn 50 chiếc đèn; nhưng dưới sàn có gắn một ngôi sao bằng bạc, đã mòn đi dưới nụ hôn của muôn vàn tín hữu trong các thế kỷ qua, đánh dấu địa điểm Chúa Kitô ra chào đời, vừa để nhắc tới dòng Đavít vừa để nhắc tới ngôi sao của Ba Chiêm Tinh Gia.

Ba Nhà Chiêm Tinh đã tạo nên sôn sao đến thế nào cho phố xá Bêlem khi họ cỡi lạc đà tới địa điểm nó dừng lại! Tin Mừng Mátthêu nói rằng nó dừng lại một căn nhà, như thế là Thánh Gia đã dọn ra khỏi hang.

Không ai biết Ba Chiêm Tinh Gia từ đâu tới, nhưng cứ căn cứ vào sự giầu có trong các cống phẩm của họ và lòng tôn kính đối với họ tại cung đình Hêrốt, thì chắc chắn họ là những người tiếng tăm. Hiển nhiên họ từ phương xa mà đến. Có thể đã vượt cả sa mạc vì cỡi lạc đà! Theo ánh sao, hẳn nhiên họ du hành phần lớn trong đêm.

Các sử gia và các thiên văn gia hàng thế kỷ qua đã tranh luận xem ngôi sao tạo ấn tượng này là loại sao gì. Sao chổi chăng? Một ngôi được nhìn thấy vào năm 17 trước CN, sớm quá! Một ngôi khác, như điềm báo hiệu cái chết của Nêrông năm 66 CN, quá trễ! Người Trung Hoa, rất thành thạo trong quan sát thiên văn, ghi nhận rằng một sao chổi lúc ẩn lúc hiện suốt 70 ngày vào năm 5 trước CN. Hay ngôi sao này là một tân tinh (nova), không hẳn ngôi sao mới, cho bằng một ngôi sao chợt rực sáng do nổ tung từ bên trong; độ sáng của tân tinh hết sức lớn. Người Trung Hoa nhận ra một ngôi vào năm 4 trước CN; họ gọi sao chổi này là “sao chổi không có đuôi”, ngôn ngữ thiên văn chỉ vẻ đẹp của bầu trời.

Có một trùng hợp khác được cả khoa thiên văn lẫn khoa chiêm tinh ủng hộ, đó là việc nghiên cứu ảnh hưởng của các vì sao và các hành tinh đối với con người và mọi vụ việc của họ; các hành tinh chuyển vần trong thái dương hệ, đôi khi đến gần nhau đến độ đối với con mắt cách xa cả hàng triệu dặm của ta, chúng gần như đụng vào nhau. Năm 1603, thiên văn gia vĩ đại người Đức là Johannes Kepler nhờ kính hiển vi khi nhận ra sự đến gần nhau của Sao Mộc (Jupiter) và Sao Thổ (Saturn) trong chùm Song Ngư (Pisces), bèn nhớ tới một điều đã đọc, đó là các chiêm tinh gia ngày xưa vẫn tin rằng việc đến gần nhau của các hành tinh này là dấu chỉ đêm, thậm chí cả giờ, Đấng Được Xức Dầu xuất hiện, vì Song Ngư, với hai “cá” trời nối đuôi nhau chính là dấu hiệu của Người; Jupiter vốn là hành tinh vương giả và may mắn, còn Saturn vốn được coi là người bảo vệ Israel.

Tính toán cẩn thận, Kepler thấy rằng hiện tượng lạ lùng này từng xẩy ra một lần trước đây vào năm 6 hoặc 7 trước CN. Khám phá của ông bị coi thường nhiều năm cho tới tận năm 1925, khi người ta tìm thấy nhiều tài liệu cổ xưa tại Trường Chiêm Tinh Học nổi danh tại Sippar thuộc Babylon; và trong các tài liệu này, bằng hình thức chữ nêm (cuneiform) của Babylon, một vụ đến gần đã được ghi nhận rõ ràng và được quan sát suốt 5 tháng vào năm 7 trước CN: giữa Jupiter và Saturn trong chòm Song Ngư!

Xem ra không thể chối cãi được, ấy thế nhưng… vẫn có một chỗ khó hiểu: mọi người ở Babylon và ở cả Phương Đông, gồm luôn cả Trung Hoa đều nhìn thấy nó, vậy mà tại Palestine, xem ra không ai thấy nó cả, ngay các thượng tế và luật sĩ của Hêrốt, hay bất cứ ai ở Giêrusalem, cũng đều không thấy. Thậm chí lúc các Chiêm Tinh Gia cho họ hay, họ vẫn tỏ ra hết sức bỡ ngỡ. Tại sao?

Trong cuốn Thánh Kinh Giêrusalem, lời bình luận về các Tin Mừng hết sức thận trọng loại bỏ bất cứ chi tiết tưởng tượng nào, rất quan tâm tới việc tách sự thật ra khỏi dã sử, ấy thế mà vẫn có ghi chú này: “hiển nhiên, Tin Mừng Gia (sử gia thận trọng Mátthêu) nghĩ tới ngôi sao lạ; nên tìm các giải thích tự nhiên là điều vô ích”. Và yếu tính một thị kiến há không chỉ được nhìn thấy bởi những ai thị kiến muốn cho thấy đó sao? Không thấy có ghi chép nào cho thấy ngoài Gioan Tẩy Giả ra có ai khác thấy chim bồ câu đậu xuống Chúa Giêsu lúc Người chịu phép rửa; trên đường Đamát, nào có khác ngoài Thánh Phaolô thấy chi ấy thế nhưng ngài vẫn đã chịu mù vì ánh sáng. Mọi thị kiến khác đều thế cả.

Thành thử điều thực sự lạ lùng là chỉ có Ba Chiêm Tinh Gia thấy nó mà thôi. Với Đức Maria, sự tôn kính của họ chẳng có tính trần đời chút nào, những người khách vĩ đại đến từ tận những phương xa ngài chưa bao giờ thấy, nay qùy gối phủ phục trước Hài Nhi của mình, nhưng các cống phẩm của họ có tính trần đời rõ ràng, dù khá lạ lùng đối với một hài nhi. Tuy nhiên, quả họ có óc tinh tường nhìn thấu tương lai: vì vàng chỉ vương hiệu của Người; nhũ hương chỉ thần tính của Người và mộc dược chỉ cái chết và sầu khổ đắng đót của Người.

Sự sầu khổ này đến ngay sau đó. Trong tất cả các lịch sử, không có quái vật nào khủng khiếp hơn Hêrốt, người mà Flavius Josephus từng viết về: “Ông ta không hề là vua mà là một bạo chúa tàn ác nhất từng lên ngôi. Ông ta cướp bóc chính dân của ông, tra tấn trọn các cộng đồng; gần như ngày nào, cũng có một ai đó bị kết án tử hình, thậm chí trong hàng bạn hữu, tư tế và chính gia đình ông ta, cả vợ con ông ta nữa”. Tuy nhiên, không còn gì khủng khiếp hơn việc sát hại cả hàng trăm bé trai dưới hai tuổi tại và xung quanh Bêlem. Chúa Giêsu được hành động mau lẹ và sự vâng theo lời thần sứ Thiên Chúa của Thánh Giuse cứu thoát, thậm chí không chờ tới hừng đông; nhưng còn Đức Maria thì sao, lên đường trốn qua Ai Cập để lại đàng sau cảnh máu đổ thịt rơi hết sức đau lòng?

Cuộc lữ hành dưới bóng hãi hùng quả là dài, dài hơn cuộc hành trình từ Nadarét tới Giuđêa mấy hôm trước nhiều, hai trăm năm mươi dặm, theo con đường thương nhân phía nam Hebron, tây Gaza và dọc theo duyên hải, phần lớn phải băng qua những vùng sỏi đá, đến lừa có khi cũng phải chết dọc đường.

Bên kia biên giới và chỉ cách bắc Cairo ít dặm là làng El Matariya, ngày nay toạ lạc giữa những vườn trồng mía, và đây là nơi Thánh Giuse, theo truyền thuyết, đã đem Đức Maria và Chúa Giêsu tới. Khách hành hương ngày nay vẫn tuôn tới đó để chiêm ngắm Nhà Thờ Thánh Gia và thân cây rỗng ngày xưa mà theo tương truyền, Đức Maria cùng Chúa Giêsu đã được dấu trong đó khi bị lính tráng và kẻ cướp rượt chạy.

Khi Hêrốt băng hà và Thánh Giuse được một thần sứ Thiên Chúa cho hay gia đình có thể trở về Palestine, ngài đã qui hồi Nadarét, nơi Chúa Giêsu lớn lên.

Trong Thánh Kinh, Giáng Sinh đến đây chấm dứt và điều khó hiểu đối với chúng ta ngày nay là trong suốt 4 trăm năm sau đó, nó không hề được tưởng nhớ. Nó bị dấu kín như phần lớn cuộc đời trên dương thế của Chúa Giêsu. Trong ba năm ngắn ngủi, Người dạy dỗ và chữa bệnh, lay động tâm trí người ta, bị đóng đinh vì thế như là đấng xức dầu giả, rồi được chôn cất. Những người duy nhất theo Người chỉ là một nhóm nhỏ đàn ông lẫn đàn bà, phần lớn là những người hèn mọn chưa bao giờ ra khỏi Palestine.

Ánh sáng của Người cháy thấp đến độ xem như đã tắt; ấy thế mà sử gia Suetonius cho chúng ta hay chỉ 15 năm sau vụ đóng đinh, đã có một phái Kitô hữu tại Rôma. Trong vòng 3 trăm năm, chính hoàng đế Rôma, Constantinô Đại Đế, đã đặt Thánh Giá lên thuẫn khiên binh sĩ làm dấu chỉ niềm tin của ông và trở thành người bảo vệ Thế Giới Kitô Giáo. Giáo huấn của tiên tri Amos đã trở thành sự thật: Thiên Chúa không chỉ thuộc người Do Thái.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bình An Từ Trời
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:12 23/12/2013
BÌNH AN TỪ TRỜI
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Ngôi Lời nhập thể cứu đời
Đem ngàn phước lộc từ Trời tặng ban,
Bình an cho khắp nhân gian…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)