Ngày 22-12-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:02 22/12/2016
Lễ Giáng Sinh Lễ Đêm

Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm

Lc 2, 14

Cứ mỗi Giáng Sinh về, chúng ta lại cảm nghiệm sâu xa tình thương của Thiên Chúa đối với nhân loại, đối với mỗi con người.Con Thiên Chúa làm người, đã sinh ra trong một hoàn cảnh thật tầm thường, giản dị và ít ai có thể ngờ. Một Vị Vua Cứu Tinh nhân loại lại sinh ra nơi hang đá, máng cỏ nghèo nàn, sinh ra nơi cánh đồng hoang vắng và như thế cuộc đản sinh của Chúa Giêsu quả tương phản với những gì con người vẫn thường mơ ước…Chỉ khi các thiên thần với muôn vàn cơ binh hát vang trên không trung trong ánh hào quang sáng ngời của thiên quốc thì tin vui Con Thiên Chúa giáng trần mới được loan báo cho các mục đồng là những trẻ chăn chiên, chăn cừu thất học. Do đó, các mục đồng mới vội vã chạy đi tìm gặp Đấng Cứu Thế Giêsu.Nét tương phản của một Vị Vua Vũ Trụ với một trẻ con tầm thường mới thật rõ nét và nhân loại sẽ từ từ nhận ra rằng đây là một Hài Nhi kỳ diệu, và con nhân loại sẽ hân hoan ca ngợi Thiên Chúa…

Sự kỳ diệu và lạ lùng là Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người trong một hoàn cảnh xem ra rất khác lạ. Bởi vì, các hoàng tử, công chúa được sinh ra trong cung điện nguy nga, trong bầu khí ấm áp và sáng ngời lung linh của các cung điện. Nhưng Vua Giêsu, Con Thiên Chúa làm người lại sinh ra nơi đồng không mông quạnh. Cái lạ lùng và huyền diệu là Hài Đồng Giêsu: Đấng Cứu Độ lại nằm trong một máng cỏ của chiên lừa. Giữa cánh đồng hoang vu, hang lừa nằm cho vơ giữa đồng vắng lạnh : Mẹ Maria và thánh Giuse quỳ gối bái chầu Con Thiên Chúa làm người. Tin Mừng cho hay chỉ có những con bò lừa thổi hơi, sưởi ấm Chúa Giêsu. Tuy nhiên, Hài Đồng Giêsu được Mẹ Maria sinh ra vào một nơi, một lịch sử rõ rệt. Ngài được sinh ra vào thời kỳ Xêda Augustinô ra lệnh tổng kiểm tra dân số. Việc nhắc đến vai trò của Xêda Augustô có một ý nghĩa đặc biệt vì lúc đó Ông là vị chúa tể thống trị thế giới Địa Trung Hải, trong đó có Pale1ttina. Nhắc lại Ông để nói lên tính cách lịch sử của biến cố Chúa giáng trần, nhưng nó lại còn nêu lên cách biểu tượng : Hoàng đế Roma thần thánh ( Auguttô ) tương phản với Đấng Kitô Đức Chúa ( Lc 2, 11 ). Như thế, rõ ràng cho thấy Chúa Giêsu, Cứu Chúa duy nhất đã được sinh ra trong một lịch sử rõ rệt, trong một địa phương, một nơi hoàn toàn có trong bản đồ, có trong sổ sách vv…Mẹ Maria và thánh Giuse như bao người dân khác đều phải quy phục cuộc kiểm tra dân số này. Maria và Giuse phải về quê quán của mình sinh ra để đăng ký hộ khẩu. Bêlem là thành nguyên quán của vua Đavít. Giuse thuộc dòng tộc vua Đavít nên đã trở về quê quán của mình để khai lại tên tuổi của mình theo lệnh tổng kiểm tra của Auguttô. Điều này cho thấy việc qui chiếu về Đấng Mêsia mà muôn dân mong đợi có liên hệ tới Bêlem và vua Đavít. Maria mang thai là bởi Chúa Thánh Thần. Việc Mẹ Maria sinh ra nơi hang đá Bêlem là do Thiên Chúa muốn. Chính vì thế, việc Mẹ Maria vấn tã bọc Hài Đồng Giêsu đặt trong máng cỏ để nói lên Chúa chọn sự khó nghèo để khởi sự cuộc hành trình cứu độ của Ngài nơi trần thế. Gia đình thánh đã không tìm được một con đường nào khác, nhưng đã tìm chính hang đá là sự khó nghèo để sinh ra…Thật là diệu kỳ, thật lạ lùng !

Máng cỏ là dấu chỉ của sự khó nghèo, là biểu hiệu của tình thương. Con Thiên Chúa đ nơi trần thế. Gia đình thánh đã không tìm được một con đường nào khác, nhưng đã tìm chính hang đá là sự khó nghèo để sinh ra…Thật là diệu kỳ, thật lạ lùng !

Máng cỏ là dấu chỉ của sự khó nghèo, là biểu hiệu của tình thương. Con Thiên Chúa đa chấp nhận sinh ra trong cảnh khó nghèo để gần gũi với những người nghèo, để cảm thông với nếp sống mong manh của những con người không nhà không cửa, của những con người, Đó là lý do sâu xa của mầu nhiệm Giáng Sinh. Vâng, Đức Giêsu thực sự đã đem lại cho thế giới, cho nhân loại một tin mừng :” Thiên Chúa chính là Cha của chúng ta, còn chúng ta là anh chị em với nhau trong một đại gia đình “.

Và để hiểu được ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm Giáng Sinh, một thi sĩ vô danh đã viết những lời sau :

“ Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,
khi ngôi sao trên bầu trời đã đi khỏi,
khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,
khi các mục đồng đã cùng đàn súc vật trở về,
thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu :

“để tìm lại những gì đã mất
để hàn gắn những gì đã gãy,
để người đói được ăn no,
để tù nhân được giải phóng,
để các nước xây dựng lại,
để đem lại hòa bình đến với mọi người,
để hòa nhạc bằng trái tim “.

Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, xin ban cho chúng con niềm vui, sự hạnh phúc và sự an bình vì Chúa đã đến ở giữa nhân loại, ở giữa chúng con. Như thế, sự an bình sẽ đến với chúng ta và hòa bình thật sự sẽ đậu lại nơi mỗi tâm hồn chúng ta. Amen.
 
Tại sao Thiên Chúa làm người ?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:44 22/12/2016
Tại sao Thiên Chúa làm người?

Suy Niệm Lễ Ban Ngày

(Ga 1, 1-18)

Trong Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh chúng ta được nghe đọc : Khi Chúa Giêsu giáng sinh có Thiên Thần báo tin cho các mục đồng : "Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt… Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Vua Ðavít" (Lc 2,10-11).

Câu "Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi ", gợi lên cho chúng ta những câu hỏi: Con người là gì và làm sao mà phải cứu độ? Tại sao Thiên Chúa làm người? Tại sao Thiên Chúa làm điều đó? Tôi nhớ đến câu bổn, hỏi vì lẽ nào mà Ngôi Thứ Hai ra đời? (Sách bổn Địa Phận Hà Nội tr. 13)

Con người là gì?

Có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng : Con người là con vật thượng đẳng đã đạt tới chặng cuối cùng trong quá trình tiến hóa ( Đác- Uyn). Có ý kiến khác cho rằng: Con người là cây sậy biết suy tư. Trước sự bao la của vụ trụ, sức mạnh của thiên nhiên, thân phận con người chỉ như một cây sậy, nhưng là một cây sậy có lý trí. Thiên nhiên có thể đè bẹp con người, nhưng không biết mình thắng, ngược lại con người bị thiên nhiên quật ngã, nhưng con người ý thức được mình thua. Những ý kiến đó không nói lên đầy đủ về phẩm giá và định mệnh con người theo kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng sáng tạo con người giống hình ảnh Chúa (St 1, 26).

Vì không biết đầy đủ về giá trị con người nên nhiều kẻ sống không xứng đáng với phẩm giá của mình, và xúc phạm đến phẩm giá người khác một cách bất công và tàn bạo, quyền con người bị tước đoạt, kể cả quyền sống, người nô lệ trở thành con vật trong tay chủ nhân ông. Ngày nay chế độ nô lệ được bãi bỏ, nhưng cảnh người bóc lột người vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức khác nhau, mà nạn nhân luôn là kẻ yếu người thua. Mãi đến năm 1948, Liên Hiệp Quốc mới công bố bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, trong đó nói : "Mọi người sinh ra đều bình đẳng có quyền bất khả xâm pham: như quyền sống, quyền cư trú, quyền làm việc, quyền đi lại, quyền tự do tôn giáo…" Tuyên ngôn thì như thế, nhưng trong thực tế thì nhân phẩm và nhân quyền luôn bị chà đạp ở nhiều nơi và dưới nhiều hình thức.

Con người cần được cứu độ

Để cứu con người ra khỏi tình trạng đó, Thiên Chúa đã thân hành xuống thế làm người nơi Đức Giêsu mà hôm nay cả thế giới kỷ niệm ngày sinh nhật của Người. Nhất là vì tôi lỗi loài người đã mất lòng Đức Chúa Trời, cho nên Ngôi thứ Hai đã ra đời mà lập công chuộc tội (Sách bổn Địa Phận Hà Nội tr. 13).

Trẻ Giêsu nằm trong máng cỏ chưa biết đi biết nói, nhưng đã mang cho loài người một bài học nhân sinh quan đầy đủ và sâu sắc nhất đúng theo kế hoạch của Thiên Chúa Tạo Hóa, kế hoạch mà tội lỗi con người đã làm sai lệch đi.

Noel, Thiên Chúa làm người, đã đảm nhận lấy nơi mình thân phận con người với mọi chi tiết đặc thù của nó để bất kỳ ai dù ở địa vị nào, gặp hoàn cảnh nào cũng tìm được nơi Chúa một người bạn đồng hành và một tấm gương sống cho xứng đáng với phẩm giá con người.

Chúa đã giáng sinh làm con trẻ và sống đời thơ ấu để dạy cho ta biết con trẻ dù còn là thai nhi trong dạ mẹ, cũng có một nhân phẩm như người lớn cần được tôn trọng và kẻ nào làm hư hỏng một trẻ em đó thì đáng chúc dữ và buộc cối đá vào cổ mà quăng xuống biển còn hơn.

Noel, Thiên Chúa làm người, đồng hóa mình với tất cả mọi người, để cứu độ con người. Nhưng con người chỉ được cứu độ với điều kiện là có thiện tâm, như lời Thiên Thần hát mừng đêm Giáng Sinh: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Lc 2, 14). Thiện tâm là tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và hăng say thực hiện những điều Chúa truyền dạy tóm lại: Kính mến Thiên Chúa như Cha, yêu thương nhau như là anh em. Ngày nào con người thực hiện được hai điểm đó, cảnh thái bình sẽ xuất hiện trên mặt đất như lời các thiên thần cầu chúc đêm Chúa Giáng Sinh.

Thiên Chúa đã làm người vì yêu

Để trả lời cho câu hỏi tiếp theo được đặt ra xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử kitô giáo : Tại sao Thiên Chúa đã làm người? Tại sao Thiên Chúa đã làm như vậy?

Thưa vì yêu thương con người, tất cả vì yêu, tình yêu là lý do cuối cùng Thiên Chúa Nhập Thể. Về điểm này, H.U. von Balthasar đã sau: "Thiên Chúa, trước hết, không phải là một quyền lực tuyệt đối, nhưng là tình yêu tuyệt đối, mà chóp đỉnh của tình yêu đó không được thể hiện trong việc giữ lại cho mình những gì thuộc về mình, mà trong việc từ bỏ những điều đó" (Trích Mầu nhiệm Vượt Qua I,4). Thiên Chúa mà các mục đồng gặp thấy nằm trong máng cỏ, có Mẹ Maria và thánh Giuse ấy là Thiên Chúa Tình Yêu (x. Lc 2, 16). Vì yêu thương nhân loại : "Người đã đến nhà các gia nhân Người" (Ga 1,11).

Trong Mầu nhiệm Giáng Sinh, Thiên Chúa đã đến sống giữa chúng ta; Người đến và ở lại với chúng ta, vì yêu chúng ta như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn đọc “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta "; " Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14) ban cho những ai tiếp nhận Người "quyền trở nên con cái Thiên Chúa"(Ga 1,12).

Hiện nay, con người đã lên tới Mặt Trăng và Sao Hoả, sẵn sàng chinh phục vũ trụ. Con người đang không ngừng khám phá những bí mật của thiên nhiên và giải mã thành công cả những điều kỳ diệu nơi tế bào "gen", đi vào trong đại dương ảo của internet, nhờ những kỹ thuật truyền thông tân tiến, biến trái đất, ngôi nhà chung to lớn thành một làng nhỏ toàn cầu, Thử hỏi Ðấng Cứu Thế có còn cần thiết cho con người nữa hay không?

Chúng ta phải khẳng định rằng: trong thời đại hiện hôm nay, thời hậu tân tiến, con người có lẽ cần đến Ðấng Cứu Thế hơn bao giờ hết, bởi vì xã hội trong đó con người sinh sống đã trở thành phức tạp hơn, và những hăm dọa xúc phạm đến sự toàn vẹn bản thân và luân lý. Ai có thể bênh vực con người, nếu không phải Ðấng yêu thương con người cho đến mức độ trao ban chính Con Một làm giá chuộc muôn người.

Thiên Chúa đã làm người trong Chúa Giêsu Kitô, sinh ra bởi Ðức Trinh Nữ Maria, mang đến cho chúng ta tình yêu, bình an và hạnh phúc của Chúa Cha trên trời gửi tặng nhân loại nhân ngày mừng Sinh nhật Con Chúa. Chính Người là Ðấng cứu độ chúng ta. Chúng ta hãy mở rộng con tim để Chúa ngự vào, và hãy đón tiếp Người, ngõ hầu Vương Quốc tình yêu và an bình của Người ngự trị trên toàn thế giới.

Xin chúc tất cả Giáng Sinh an lành!

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Sự say sưa điềm tĩnh của Thánh Thần
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:51 22/12/2016
Sự say sưa điềm tĩnh của Thánh Thần

Bài giảng III của cha Cantalamessa cho Phủ Giáo Hoàng Mùa Vọng 2016

1- Hai loại say sưa

Thứ Hai sau lễ Hiện Xuống năm 1975, nhân dịp kết thúc Đại Hội Quốc Tế lần thứ nhất của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Chân Phước Phaolô VI phát biểu với mười ngàn tham dự viên tụ họp tại Đền Thờ thánh Phêrô, trong bài phát biểu đó, ngài định nghĩa Phong Trào Cân Tân Đặc Sủng như là “một cơ may cho Giáo Hội.” Khi kết thúc bài phát biểu chính thức của mình, Đức Giáo Hoàng ngẫu hứng thêm những lời này:

“Trong thánh thi mà chúng ta đọc buổi sáng nay trong Kinh Nhật Tụng, do thánh Ambrôsiô sáng tác vào thế kỷ thứ tư, có một câu đơn sơ nhưng khó dịch: Laeti nghĩa là với niềm vui, bibamus nghĩa là “chúng ta hãy uống,” sobriam nghĩa là “không say” hoặc “điều độ,” profusionem Spiritus, nghĩa là “sự dồi dào Thánh Thần.” Laeti bibamus sobriam profusionem Spiritus. Có lẽ đây là câu khẩu hiệu in dấu trên phong trào: một chương trình và một sự thừa nhận về chính phong trào. Điều quan trọng phải lưu ý ngay lập tức là những lời trong thánh thi này ngay từ đầu chắc chắn không phải được viết cho Phong Trào Đặc Sủng. Chúng đã luôn là một phần của Phụng Vụ Giờ Kinh của Giáo Hội hoàn vũ. Bởi vậy, đây cũng là một sự khích lệ gửi đến cho mọi tín hữu và vì thế, tôi muốn giới thiệu nó trong suy niệm này, như là lời chúc mừng khiêm tốn gửi tới Đức Thánh Cha nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của ngài.

Nói đúng hơn, trong bản văn nguyên thủy của thánh Ambrôsiô, thay vì dùng từ “profusionem Spiritus - sự dồi dào Thánh Thần,” chúng ta thấy từ “ebrietatem Spiritus,” nghĩa là “sự say sưa Thánh Thần.”

Truyền thống sau đó đã coi sự diễn tả nguyên thủy này là quá tạo bạo và đã thay thế nó với một từ nhẹ hơn và dễ chấp nhận hơn. Tuy nhiên, khi làm như thế, ý nghĩa của phép ẩn dụ cổ xưa và tính Kitô giáo đã bị đánh mất. Bởi vậy, trong bản dịch tiếng Italia của Kinh Nhật Tụng, nguyên văn câu nói của thánh Ambrôsiô được phục hồi một cách chính xác. Một đoạn thánh thi của Kinh Sáng tuần thứ Tư của bộ Thánh Vịnh nói:

“Đức Kitô hãy là của ăn,

Đức Kitô hãy là nước hằng sống:

Trong Người chúng ta niếm hưởng

Niềm say sưa tỉnh táo của Thánh Thần.”

Điều đã thúc đẩy các Giáo Phụ lấy lại chủ đề về “niềm say sưa điềm tĩnh,” đã được phát triển bởi Philô thành Alexandria, từ một bản văn mà thánh Tông Đồ khuyến khích các Kitô hữu ở Êphêsô rằng:

“Chớ có say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới trụy lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thánh Thần. Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thánh Thần linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” (Eph 5,18-19).

Bắt đầu từ Origênê, người ta không thể tính được vô số bản văn của các Giáo Phụ đã trình bày về chủ đề này, khi thì đề cập đến sự giống nhau, khi thì đề cập đến sự trái nghịch của sự say sưa thể lý và sự say sưa tinh thần. Sự giống nhau hệ tại trong sự kiện là cả hai hình thức say sưa đầy tràn niềm vui; chúng làm cho quên đi những phiền muộn và làm cho chúng ta ra khỏi chính mình. Sự trái nghịch hệ tại trong sự kiện trong khi sự say sưa vật chất (từ rượu, ma túy, tình dục, thành công) làm cho con người run rẩy và loạng choạng, thì sự say sưa tinh thần làm cho con người vững vàng trong điều thiện. Sự say sưa thứ nhất làm cho con người ra khỏi mình để sống ở dưới mức độ của lý trí; sự say sưa thứ hai làm cho con người ra khỏi mình để sống trên mức độ của lý trí. Cả hai đều sử dụng từ “xuất thần – ecstasy” (danh từ gần đây dùng cho một loại thuốc phiện chết người!), nhưng sự xuất thần thứ nhất thuộc hạ đẳng và sự xuất thần thứ hai thì hướng thượng.

Thánh Cirillô thành Giêrusalem viết: những người nghĩ các Tông Đồ đã đầy rượu trong ngày lễ Hiện Xuống là chính xác; họ chỉ sai lầm khi gán cho sự say sưa này là do uống rượu thường, trong khi đó là do thứ “rượu mới” được ép từ “ thứ rượu đích thực” là Chúa Kitô. Vâng, các Tông Đồ đã say sưa, nhưng sự say sưa điềm tĩnh này làm chết đi tội lỗi và mang lại sự sống cho linh hồn.

Khi chú giải trích đoạn về dòng nước chảy ra từ tảng đá trong sa mạc (x. Xh 17,1-7) và giải thích của thánh Phaolô về điều này trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (“Tất cả cùng một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ… tất cả chúng ta đã được tràn đầy một Thánh Thần duy nhất” (1 Cr 10,4; 12,13), thánh Ambrôsiô viết:

“Chúa Giêsu đổ nước ra từ tảng đá và mọi người đã uống nước đó. Những ai uống nước này trong hình bóng, sẽ được thỏa mãn; những ai uống nước trong sự thật, thì được hoàn toàn say sưa. Thật là tốt đẹp vì sự say sưa này đổ tràn niềm vui. Thật tốt đẹp vì sự say sưa này cũng cố những bước đi của lý trí điềm tĩnh… Bạn hãy uống Đức Kitô, vì Người là rượu; bạn hãy uống Đức Kitô, vì Người là tảng đá từ đó nước vọt ra… Bạn hãy uống Đức Kitô, vì uống Lời Người… Kinh Thánh phải được uống, Kinh Thánh được nghiền gẫm, khi nước cốt của Lời hằng hữu đi qua các tĩnh mạch của lý trí và trong những năng lực của tâm hồn.”

2- Từ sự say sưa đến sự điềm tĩnh

Làm sao chúng ta lấy lại lý tưởng này về sự say sưa điềm tĩnh và nhập thể nó trong tình hình lịch sử và Giáo Hội hiện tại? Quả thật, người ta nói rằng các Giáo Phụ và những thời sơ khai của Giáo Hội là sự đặc thù độc nhất về cách thức kinh nghiệm Thánh Thần một cách mạnh mẽ như thế, nhưng sao nó không còn nữa đối với chúng ta?

Hồng ân Chúa Giêsu không giới hạn cho một thời đại đặc biệt nào nhưng được ban cho từng thời đại. Kho tàng của ơn cứu độ Người có đủ cho hết mọi người. Một cách chính xác đó là vai trò của Chúa Thánh Thần làm cho ơn cứu độ Chúa Kitô có tầm mức hoàn vũ, sẵn sàng cho từng người, trong từng thời điểm và không gian.

Trong quá khứ, nói chung trật tự được ghi lòng tạc dạ là điều đến từ sự điềm tĩnh tới sự say sưa. Nói cách khác, người ta nghĩ rằng con đường để đạt tới sự say sưa thiêng liêng, hoặc sự nhiệt thành, là sự điềm tĩnh, nghĩa là nhờ sự kiêng khem từ những điều xác thịt, chay tịnh khỏi thế gian và khỏi ước muốn của mình – nói cách khác, đó là sự khắc khổ. Theo nghĩa này, quan niệm về sự điềm tĩnh được đào sâu cách đặc biệt bởi nền tu đức đan tu của Chính Thống, được gọi là “lời cầu của Chúa Giêsu.” Trong đó, sự điềm tĩnh chính là một “phương pháp tu đức” được thực hiện nhờ “sự chú tâm sống tỉnh thức” để giải thoái mình khỏi những đam mê và lời nói tội lỗi, giải thoát và bỏ lại đằng sau mọi thỏa mãn xác thịt, và chỉ còn lại hoạt động là sám hối vì tội lỗi và cầu nguyện.”

Dưới tên gọi khác nhau – sự dứt bỏ, sự thanh luyện, sự khổ chế - đây chính là học thuyết khổ chế mà chúng ta gặp nơi các thánh và các thầy dạy Giáo Hội La Tinh. Thánh Gioan Thánh Giá nói về nhu cầu của linh hồn cần “dứt bỏ và trút bỏ vì Chúa tất cả những gì không phải là Chúa.” Những giai đoạn của cuộc sống tu đức này được gọi là thanh luyện và giác ngộ. Trong đó, linh hồn giải thoát mình cách khó nhọc khỏi những thói quen tự nhiên để chuẩn bị cho sự kết hiệp với Thiên Chúa và cho sự thông ban ân sủng của Người. Những điều này thiết lập nên giai đoạn thứ ba, “con đường nhiệm hiệp” mà những tác giả Hy Lạp gọi là “sự thần hóa.”

Chúng ta là những người thừa kế một nền tu đức quan niệm về con đường hoàn thiện theo chuỗi liên tiếp này: Trước hết, chúng ta cần ở trong giai đoạn thanh tẩy trong một thời gian dài trước khi bước vào giai đoạn nhiệm hiệp; chúng ta cần thực hành lâu dài sự điềm tĩnh trước khi sẵn sàng cho kinh nghiệm về sự say sưa. Mỗi sự nhiệt thành được bày tỏ trước thời gian này được coi là ngờ vực. Với tất cả những ý nghĩa của nó, như thế, sự say sưa tâm linh được thực hiện ở giai đoạn cuối và được dành riêng cho “những người hoàn hảo.” Những người khác, là “những người tài giỏi” phải chú tâm cách đặc biệt trong việc khổ chế, mà không có đòi hỏi một kinh nghiệm trực tiếp và mạnh mẽ về Thiên Chúa và về Chúa Thánh Thần trong khi họ vẫn còn phải vật lộn với những yếu đuối của mình.

Có một sự khôn ngoan và kinh nghiệm ẩn dưới tất cả điều này, và có lẽ là sai lầm khi coi những điều này là lỗi thời. Tuy nhiên, cần phải nói rằng một lộ trình cứng nhắc như thế cũng cho thấy một sự chuyển đổi chậm chạp và tiệm tiến của việc tập trung vào ân sủng tới việc tậm trung vào cố gắng con người, một sự thay đổi từ đức tin tới những công việc, đôi lúc rất giống với chủ thuyết Pelagianism. Theo Tân Ước, có một sự tuần hoàn và đồng thời giữa hai sự việc: sự điềm tĩnh là cần thiết để đạt tới sự say sưa của Thánh Thần, và sự say sư của Thánh Thần được thực hiện nhờ sự điềm tĩnh.

Một sự khổ chế được thực hành mà không có một sự thúc đẩy mạnh mẽ ban đầu của Chúa Thánh Thần, có lẽ là sự cực nhọc chết người và không mang lại kết quả gì cả, ngoài “sự khoe khoang trong thân xác.” Theo thánh Phaolô, chúng ta “phải chết đi cho những việc làm của xác thịt” “với sự trợ giúp của Thánh Thần” (Rm 8,13). Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta để chúng ta có thể chết đi chính mình hơn là được ban như là một phần thưởng cho việc chết đi chính mình.

Theo các Giáo Phụ của Giáo Hội sơ khai, một đời sống Kitô hữu đầy những cố gắng khổ chế và khắc khổ nhưng không có sự đụng chạm làm cho sống động của Thánh Thần có thể giống như một Thánh Lễ trong đó có nhiều bài đọc, nhiều nghi thức cử hành, và nhiều lễ vật dâng lên, nhưng trong đó không được linh mục thánh hiến các thứ này. Mọi thứ vẫn cứ như trước đó. Các Giáo Phụ kết luận điều này:

“Tương tự như thế đối với người Kitô hữu. Nếu họ đã thực hiện tuyệt hảo việc ăn chay, canh thức, hát thánh vịnh và chu toàn những việc khổ chế cũng như luyện tập các nhân đức, nhưng không hoàn tất chúng nhờ ân sủng, trên bàn thờ con tim mình, công trình huyền nhiệm của Chúa Thánh Thần, cũng như tất cả quá trình khổ chế này sẽ không có hiệu quả và không sinh ra hoa trái nhân đức, vì niềm vui của Chúa Thánh Thần không hoạt động cách huyền nhiệm trong trái tim họ.”

Đây là con đường thứ hai – từ say sưa tới điềm tĩnh – là con đường mà Chúa Giêsu đã hướng dẫn các Tông Đồ của Người theo đuổi. Mặc dầu họ đã có Chúa Giêsu như là thầy và là người hướng dẫn thiêng liêng, trước Lễ Hiện Xuống, họ chưa có khả năng để thực hành bất cứ giáo huấn nào của Tin Mừng. Nhưng khi họ được rửa tội với Thánh Thần, lúc bấy giờ, họ thấy mình được biến đổi và có khả năng chịu đựng mọi hình khổ vì Chúa Kitô, cả việc tử đạo. Chúa Thánh Thần là nguyên nhân lòng nhiệt thành của họ, hơn là hiệu quả của nó.

Có một lý do khác thúc đẩy chúng ta tái khám phá con đường này từ say sưa tới sự điềm tĩnh. Đời sống Kitô hữu không chỉ là vấn đề lớn lên cá nhân trong sự thánh thiện, nó còn là một tác vụ, sự phục vụ và loan báo. Để hoàn thành những nhiệm vụ này, chúng ta cần đến “sức mạnh từ trên cao,” những đặc sủng hay nói cách khác, cần một kinh nghiệm mạnh mẽ, thuộc Hiện Xuống (pentecostal) của Chúa Thánh Thần.

Chúng ta cần sự say sưa điềm tĩnh của Chúa Thánh Thần, còn hơn cả những gì các Giáo Phụ nói. Thế giới đã trở nên quá thù địch với Tin Mừng, quá tự tin vào chính mình, chỉ còn một thứ “rượu mạnh” này của Chúa Thánh Thần mới có thể giúp chiến thắng sự cứng lòng của con người và đưa con người ra khỏi sự điềm tĩnh hoàn toàn nhân bản và duy lý trí mà người ta gọi đó là “tính khách quan khoa học.” Chỉ những khí giới tinh thần như thánh Tông Đồ nói, mới “có sức đánh đổ các đồn lũy. Chúng tôi đánh đổ các kiểu lý luận và mọi thái độ kiêu căng chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa. Chúng tôi bắt mọi tư tưởng phải đầu hàng để đi tới chỗ vâng phục Đức Kitô” (2 Cr 10,4-5).

3- Phép Rửa trong Thánh Thần

Đâu là những nơi mà ngày hôm nay Thánh Thần hoạt động theo cách thế của lễ Hiện Xuống? Chúng ta hãy lắng nghe một lần nữa lời của thánh Ambrôsiô, một thi sĩ tuyệt vời giữa những Giáo Phụ La Tinh, về sự say sưa điềm tĩnh của Thánh Thần. Sau khi đã lưu ý hai “nơi” kinh điển để đón nhận Thánh Thần – đó là Thánh Thể và Kinh Thánh – ngài nhấn mạnh đến một khả năng thứ ba, khi nói:

“Cũng có một sự say sưa khác được thực hiện nhờ sự tuôn đổ bên trong của Thánh Thần. Đây là trường hợp mà trong Công Vụ Tông Đồ, những người nói được tiếng khác nhau, đối với những thính giả, như là những người đã đầy rượu rồi.”

Sau khi lưu ý đến những cách thế “bình thường” của việc say sưa nhờ Thánh Thần, thánh Ambrôsiô thêm một cách thế khác biệt với những lời này, “một cách thế ngoại thường,” theo nghĩa nó không được quy định trước, cũng không phải là cái gì được thiết lập. Nó hệ tại trong việc tái sống lại kinh nghiệm của các Tông Đồ đã làm trong ngày lễ Hiện Xuống. Ambrôsiô hiển nhiên không có ý chỉ ra khả năng thứ ba này để nói với cử tọa của ngài rằng nó không được dành cho họ vì chỉ được dành riêng cho các Tông Đồ và thế hệ đầu tiên của các Kitô hữu. Ngược lại, ngài có ý gợi hứng cho các tín hữu của mình thực hiện kinh nghiệm về “Phép Rửa của Thánh Thần” như đã xảy ra trong ngày lễ Hiện Xuống. Cũng với thánh Ambrôsiô, Hiện Xuống không phải là một biến cố đóng kín, nhưng là một khả năng luôn mở ra trong Giáo Hội.

Vì thế, khả năng này được mở ra với chúng ta để kín múc Thánh Thần cho một con đường mới mẻ này, nó hoàn toàn phụ thuộc bởi sự khởi xướng tối cao và tự do của Thiên Chúa. Chúng ta đừng có rơi vào sai lầm của những Pharisêu và Luật Sĩ khi họ nói với Chúa Giêsu rằng: “Có sáu ngày để chúng ta làm việc, vậy tại sao lại chữa bệnh và làm phép lạ trong ngày thứ Bảy?” (Lc 13,14). Chúng ta có thể bị cám dỗ để nói với Chúa hoặc suy nghĩ trong lòng: “Có bảy bí tích để thánh hóa và ban Thánh Thần, tại sạo lại phải hành động ở ngoài chúng, theo những cách thức mới mẻ và bất thường?”

Một trong những cách thức mà ngày hôm nay Chúa Thánh Thần đang hoạt động, ngoài những kênh thuộc định chế của ân sủng, đó là Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Nhà thần học Yves Congar, trong bài phát biểu của mình với Công Nghị Quốc Tế về Thánh Linh Học tại Vatican vào năm 1981 nhân dịp kỷ niệm bảy thế kỷ Công Đồng Đại Kết Constantinople, khi nói về những dấu chỉ của sự thức dậy về Chúa Thánh Thần trong thời đại chúng ta, ngài nói:

“Làm sao chúng ta lại tránh đề cập ở đây “dòng suối đặc sủng,” đúng hơn được gọi là Phong Trào Canh Tân trong Thánh Thần? Nó được lan tỏa như một ngọn lửa cháy trên những bụi rậm. Nó còn tốt hơn là một mốt thời trang… Trước hết, theo một phương diện, nó tương tự như một phong trào của sự phục hưng: vì tính chất công cộng và xác thực của hoạt động, nó thay đổi đời sống nhiều người… Nó như là sự trẻ trung, sự tươi trẻ và những khả năng mới cho lồng ngực già nua của Giáo Hội, mẹ chúng ta. Quả thật, trừ những sự ngoại lệ hiếm hoi, Phong Trào Canh Tân có vị trí trong Giáo Hội và các cơ chế kinh điển không còn đưa ra để tranh luận nữa, phong trào làm hồi sinh các cơ chế.”

Phương tiện chính yếu mà Phong Trào Canh Tân trong Thánh Thần “thay đổi đời sống của nhiều người” là bí tích Rửa Tội trong Thánh Thần. Tôi nói điều này ở đây dĩ nhiên không có ý định chiêu mộ người theo, nhưng bởi vì tôi nghĩ rằng thật là phải đạo nếu chúng ta nhận biết trong lòng của Giáo Hội có một thực tại liên quan đến hàng triệu người Công Giáo trên thế giới.

Thành ngữ “Phép Rửa trong Thánh Thần” trực tiếp đến từ Chúa Giêsu. Trước khi lên trời, trong khi đề cập đến lễ Hiện Xuống sắp xảy ra, Người nói với các Tông Đồ: “Ông Gioan thì làm Phép Rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu Phép Rửa trong Thánh Thần” (Cv 1,5). Đây là một nghi lễ không có gì là huyền bí cả nhưng đúng hơn nó được cử hành bằng những cử chỉ rất đơn giản, bình an và niềm vui, được đồng hành bởi những thái độ khiêm tốn, ăn năn, và sẵn sàng trở nên những trẻ thơ là điều kiện để vào Nước Trời.

Nó là một sự canh tân và hiện tại hóa không chỉ bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, nhưng còn là toàn bộ đời sống Kitô hữu: đối với những cặp vợ chồng, là sự canh tân bí tích hôn phối; đối với các linh mục, là sự canh tân bí tích truyền chức của họ; đối với những người thánh hiến, là sự canh tân cho những lời khấn dòng của họ. Đương sự được chuẩn bị ngoài việc xưng thú tốt tội lỗi, tham dự học hỏi giáo lý, trong đó họ được đặt mình trong cuộc gặp gỡ sống động và vui tươi với những chân lý nền tảng và những thực tại của đức tin: tình yêu của Thiên Chúa, tội lỗi, ơn cứu độ, đời sống mới, sự biến đổi trong Đức Kitô, các đặc sủng, và hoa quả của Thánh Thần. Hoa quả thông thường nhất và đẹp đẽ nhất là khám phá “tương quan cá vị” với Chúa Giêsu phục sinh và sống động có nghĩa là gì. Theo sự hiểu biết Công Giáo, Phép Rửa trong Thánh Thần không phải là một điểm đến, nhưng là một điểm bắt đầu hướng tới sự trưởng thành Kitô giáo và phục vụ Giáo Hội.

Mười năm sau phong trào Canh Tân Đặc Sủng xuất hiện trong Giáo Hội Công Giáo, Karl Rahner viết: “Chúng ta không thể phản đối rằng con người có thể có những kinh nghiệm dưới đây về ân sủng, nhờ đó chúng ban cho họ một ý nghĩa về tự do, mở ra cho họ những chân trời hoàn toàn mới, được dìm mình trong Người, chúng biến đổi họ khi nhào nặn thái độ nội tâm Kitô giáo trong một thời gian dài. Không gì cấm chúng ta gọi những kinh nghiệm như thế là Phép Rửa trong Thánh Thần.”

Nhưng có đúng để ước ao rằng tất cả mọi người phải trải qua kinh nghiệm này không? Nó có phải là cách thế duy nhất khả thể để kinh nghiệm ân sủng của Lễ Hiện Xuống không? Nếu nhờ “Phép Rửa trong Thánh Thần” chúng ta muốn nói một nghi thức nào đó, trong một bối cảnh nào đó, chúng ta phải trả lời là không; chắc chắn không phải chỉ có một cách thế duy nhất để có kinh nghiệm sâu xa về Thánh Thần. Đã có và đang có vô số Kitô hữu có những kinh nghiệm tương tự, mà không cần biết gì về Phép Rửa trong Thánh Thần, khi họ nhận được sự gia tăng hiển nhiên ơn sủng và một sự xức dầu mới mẻ của Thánh Thần khi tham dự một cuộc tĩnh tâm, một cuộc gặp gỡ, một việc đọc sách hoặc theo thánh Tôma Aquinô, khi ai đó được mời gọi tới những sứ vụ mới mẻ và đòi hỏi hơn trong Giáo Hội.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nói rằng “Phép Rửa trong Thánh Thần” được mặc khải như là một phương thế đơn giản và quyền năng để canh tân đời sống hàng triệu tín hữu ở trong hầu hết các Giáo Hội Kitô Giáo. Cả một khóa linh lao có thể được coi là một sự cầu xin đặc biệt Chúa Thánh Thần, nếu người hướng dẫn có kinh nghiệm về nó và những người tham có lòng khao khát nó. Tôi đã có kinh nghiệm này từ năm ngoái. Giám mục của một giáo phận ở Nam London có sáng kiến triệu tập một cuộc tĩnh tâm đặc sủng, nó cũng đã được mở ra cho giáo sĩ của những giáo phận khác. Khoảng một trăm linh mục và phó tế vĩnh viễn hiện diện, và khi kết thúc họ đã cầu xin và đón nhận ơn tuôn đổ của Thánh Thần, với sự trợ giúp của một nhóm giáo dân từ Phong Trào Canh Tân đã đến nhân dịp này. Nếu những hoa trái của Thánh Thần là ‘tình yêu, niềm vui và bình an” (Ga 5,22) thì khi kết thúc, hầu hết họ có thể được đụng chạm bằng tay ơn thánh giữa những người hiện diện.

Chúng ta không đề cập đến việc gia nhập vào một thay vì vào nhiều phong trào khác trong Giáo Hội. Cũng không phải là nói về một phong trào riêng biệt, nhưng là nói về một “trào lưu ân sủng” mở ra cho mọi người, hướng tới việc quên mình trong Giáo Hội giống như một bóng điện trong một thánh lễ và rồi tự biến mất sau khi đã hoàn tất nhiệm của mình.

Thánh Gioan XXIII nói về “một ngày lễ Hiện Xuống mới;” chân phước Phaolô VI còn đi xa hơn, khi nói về một “lễ Hiện Xuống vĩnh viễn.” Đây là điều ngài nói trong lần yết kiến chung vào năm 1972:

“Giáo Hội cần Lễ Hiện Xuống vĩnh viễn; Giáo Hội cần lửa trong trái tim mình, những lời trên môi miệng mình, ngôn sứ trên tầm nhìn mình… Giáo Hội cần tái khám phá sự say mê, hương vị và tính xác thực về chân lý của mình… và rồi Giáo Hội cần cảm nghiệm tuôn vào mọi khả năng nhân loại mình một làn sóng tình yêu, làn sóng này được vọt ra và đổ vào trong trái tim chúng ta “nhờ Thánh Thần, Đấng được ban cho chúng ta” (Rm 5.5).”

Chúng ta hãy kết luận với những lời của thánh thi phụng vụ được nhắc ở ban đầu:

“Đức Kitô hãy là của ăn,

Đức Kitô hãy là nước hằng sống:

Trong Người chúng ta niếm hưởng

Niềm say sưa tỉnh táo của Thánh Thần.”

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương

Chuyển dịch

Thư mục

[1] See “Pope Paul Addresses the Charismatic Renewal,” New Covenant, July 1975, p. 25.

[2] Sancti Ambrosii, Opera 22: Hymni, Inscriptiones, Fragmenta (Rome: Città Nuova, 1994), p. 38. The Latin stanza: “Christusque nobis sit cibus, / potusque noster sit fides; / laeti bibamus sobriam /ebrietatem Spiritus.”

[3] St. Ambrose’s hymn “Splendor paternae gloriae” [“O Splendor of the Father’s Glory”], in Brian P. Dunkle, Enchantment and Creed in the Hymns of Ambrose of Milan (Oxford, UK: Oxford University Press, 2016), p. 222.

[4] See, among many examples, On the Creation of the World in Philo: Philosophical Writings, ed. Hans Lewy (Oxford: East and West Library 1946), p. 55. See Legum allegoriae 1, 84, “methe nefalios.”

[5] See St. Cyril of Jerusalem, The Catechetical Letters of St. Cyril of Jerusalem, 17, 18-19, reprint of Nicene and Post- Nicene Fathers, Second Series, vol. 7 (N.p.: Veritatis Splendor, 2014), p. 592; see PG 33, p. 989.

[6] St. Ambrose, Commentary on Twelve Psalms, 1, 33, trans. ĺde M. NíRian (Dublin: Halcyon Press, 2000), p. 21; see also PL 14, pp. 939-940.

[7] See Hesychius, “On Watchfulness and Holiness: Written for Theodolus,” in The Philokalia, vol. 1 (London: Faber and Faber 1979), pp. 162-198.

[8] Saint John of the Cross, Ascent of Mount Carmel II, 5, 7, trans. E. Allison Peers (New York: Image Books, 1958), p. 96.

[9] Macarius of Egypt, “Love,” 113, in Philokalia, vol. 3, trans. and ed. G. E. Palmer et al. (London: Faber and Faber, 1984), pp. 334-335.

[10] See Saint Ambrose, Commentary on Twelve Psalms, 35, 19, p. 47.

[11] See Yves Congar, “Actualité de la pneumatologie,” in Credo in Spiritum Sanctum, ed. José Saraiva Martins, vol. 1 (Vatican City: Libreria Editrice Vaticana, 1983), p. 18, republished as “Pneumatology Today,” in American Ecclesiastical Review 167, no. 7 (1973): pp. 435-449.

[12] Karl Rahner, The Spirit in the Church, trans. John Griffiths (New York: Seabury Press, 1979), pp. 10-11.

[13] See St. Thomas Aquinas, S.Th. I,q.43,a.6 ad 2.

[14] Insegnamenti di Paolo VI, vol X, Tipografia Poliglotta Vaticana, p. 1210 s. (Discourse of 29 Nov.1972); translation in E. O’Connor, Pope Paul and the Spirit, Ave Maria Press, Notre Dame, Indiana 1978, p.183).
 
Chúa Giáng Sinh
Lm Jude Siciliano OP
19:17 22/12/2016
Giáng Sinh (Nữa Đêm) -A-
Isaia 9: 1-6; T.vịnh 95; Titô 2: 11-14; Luca 2: 1-14

Chúa Giáng Sinh

Lại một mùa Giáng Sinh đầy bận rộn cho việc sắm sữa ăn lễ. Chắc chúng ta đã làm xong mọi việc mua và gói quà cuối cùng. Tiệc tùng ỏ̉ trủỏ̀ng và sỏ̉ làm cũng đã xong. Các thụ̉c phẫm, nào thịt, đồ ăn ngọt. nủỏ́c uống và các đồ vật trang hoàng bàn ăn chắc cũng đã sẵn sàng, chỉ đọ̉i đến ngày mai khi gia đình và bạn bè đến dụ̉ bủ̃a ăn lễ Giáng Sinh. Chúng ta sẽ không ngủ đủọ̉c ngon giấc sau khi đi lễ nủ̉a đêm về, và sẽ cố gắng hoàn tất công việc cho ngày mai đến khi mọi việc đã xong xuôi. Sau đó một tuần chúng ta sẽ bắt đầu dọn dẹp cây thông Giáng Sinh, các giấy gói quà và xếp lại đèn và đồ vật trang hoàng đọ̉i đến năm sau. Rồi độ vài ngày sau, chúng ta lại vội đi mua thiệp Giáng Sinh bán hạ giá để chuẩn bị cho năm tỏ́i. Lẽ cố nhiên còn phải lo việc trả tìền mua sắm các vật dụng vỏ́i thể tín dụng. Nhủng rồi sau hết mọi sụ̉, chúng ta tụ̉ nhũ mọi việc đã hoàn tất. Chúng ta mệt đủ̀, nhủng khi đã qua một lễ Giáng Sinh vỏ́i bao nhiêu sủ̉a soạn. Rồi chúng ta chuẩn bị công việc để trỏ̉ lại đỏ̀i sống bình thủỏ̀ng. Thật đó là việc thủỏ̀ng ngày phải không?

Có lẽ đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i ỏ̉ ngân hàng, các thủỏng gia, các ngủỏ̀i làm đồ chỏi cho trẻ con và các tín hủ̃u thủỏ̀ng tình thì mọi sụ̉ qua nhủ thế. Nhủng, đối vỏ́i chúng ta thì không nhủ vậy vì chúng ta chú trọng đến phụng vụ các thánh lễ. Chúng ta vủ̀a qua xong một Mùa Vọng, sủ̉a soạn đón Chúa trỏ̉ lại và mủ̀ng lễ Giáng Sinh của Ngài. Lễ Giáng Sinh không kết thúc ngày 26. Trái lại, hôm nay chúng ta bắt đầu mùa lễ Giáng Sinh trong vòng hai tuần chủ́ không phải một ngày. Không phải mùa lễ vỏ́i các đồ vật trang hoàng óng ánh, nhủng vỏ́i ý thủ́c thiêng liêng, và đáp lại nhủ̃ng gì Thiên Chúa đã thực hiện và còn đang thực hiện một lần nủ̃a cho chúng ta và toàn thế giỏ́i. Mùa lễ Giáng Sinh không kết thúc sau lễ nủ̉a đêm hôm nay. Lễ nủ̉a đêm chỉ là bắt đầu và sẽ kéo dài trong tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta nhìn thấy ánh sáng Thiên Chúa trong bao sụ̉ việc trên thế giỏ́i.

Mùa lễ Giáng Sinh sẽ là lúc Thiên Chúa tỏ mình Ngài cùng với bao nhiêu hồng ân cho đến 2 tuần tiếp theo là tủ̀ hôm nay đến lễ Chúa Giêsu chịu phép rủ̉a. Lỏ̀i của Thiên Chúa sẽ đi vỏ́i chúng ta trong 2 tuần tiếp theo này. Và, qua nhãn quan của Lỏ̀i Chúa, nội tâm chúng ta sẽ đủọ̉c sống trong mầu nhiệm chí thánh của Chúa Kitô giáng sinh và hiện diện trong thế giỏ́i chúng ta.

Đêm nay ngôn sủ́ Isaia nhắc chúng ta là Thiên Chúa đã chiếu rọi qua bóng tối âm u của chúng ta. Chúng ta đã cố gắng đi qua thỏ̀i gian vỏ́i nhủ̃ng ánh sáng khác đã làm chúng ta chán nãn. Chúng ta đã bị lạc lối vỏ́i nhủ̃ng gì chúng ta nghĩ là đã làm chúng ta hài lòng nhủ: quyền uy quân sự, tài sản, các máy vi tính đời mới vỏ́i bao vật dụng, nhà củ̉a rộng rãi, xe lỏ́n và chạy nhanh, sụ̉ an toàn, chia cắt sụ̉ sống yên hàn của chúng ta. Cuộc bầu củ̉ vủ̀a qua ò̀ Hoa Kỳ đã cho chúng ta thấy sụ̉ chia rẻ trầm trọng trong đất nủỏ́c. Chúng ta cảm thấy đất nủỏ́c này nhủ lỏ̀i ngôn sủ́ Isaia đã nói là "mảnh đất u tối".

Điều chúng ta nghĩ là đã làm cho chúng ta hạnh phúc và tụ̉ do, ngôn sủ́ cho là "một ách nặng đè trên mình... và ngồi trên vai " chúng ta. Thế giỏ́i chúng ta không có tiếng bình an nhẹ nhàng. Trái lại, tiếng chúng ta tiếp tục nghe là tiếng "gót giày chiến tranh đạp lên". Ai nói là ngôn sủ́ đã sống trong quá khủ́ vỏ́i "tiếng nghe lạ lùng" đó?. Chúng ta không cần tủỏ̉ng tủọ̉ng nhiều đễ nhận thấy, trong thế giỏ́i ngày nay và cả trong đỏ̀i sống riêng tủ của chúng ta điều ngôn sủ́ Isaia trông thấy và nghe trong thỏ̀i gian của ông ta. Nhủng, ngôn sủ́ biết chúng ta cần phải đủọ̉c nhắc nhỏ̉ là chúng ta không có thể tụ̉ chúng ta tránh khỏi nhủ̃ng biến đổi này. Chúng ta cần "một Đấng Cố Vấn Kỳ Diệu, Thần Anh Dũng, Cha Đỏ̀i Đỏ̀i, Vua Bình An".

Là Đấng "có quyền bính bao la, bình an vô tận", Thiên Chúa đã trông thấy nhu cầu của chúng ta và Ngài đã đến đễ củ́u chúng ta. "Vì yêu thương nồng nhiệt của Đức Chúa, là Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều ấy", Nhủng, không theo đủỏ̀ng lối nhủ chúng ta mong đọ̉i. Nếu không có ánh sáng Thiên Chúa chiếu rọi chúng ta sẽ không nhận thấy lỏ̀i Thiên Chúa đáp lại cho "bóng tối âm u của thế giỏ́i này". Thật ra hầu nhủ toàn thế giỏ́i và đôi khi cả chúng ta không nhận ra Thiên Chúa đến, nên chọn bóng tối âm u mà tủỏ̉ng là ánh sáng. Chúng ta "không nhận ra được ánh sáng đó", vì khi Thiên Chúa đến thật sụ̉ nhủ "Thần Anh Dũng" thì không có kèn trống rình rang, không có xe ngụ̉a, không có ánh sáng chiếu lòa, không có hỏa tiển và vi tính nỗi dậy vỏ́i cỏ̀ hoa. Thánh Phaolô nói vỏ́i chúng ta là "ân sũng của Thiên Chúa đã đủọ̉c biễu lộ, đem ỏn củ́u độ đến cho mọi ngủỏ̀i ". Và thánh Luca nói rõ hỏn là sụ̉ biễu lộ của Thiên Chúa đã đến giủ̃a chúng ta nhủ thế nào. Thiên Chúa mỏ̉ mắt chúng ta đễ chúng ta có thể nhận thấy hôm nay Vua Bình An ỏ̉ giủ̃a chúng ta nhủ thế nào, và Ngài sẽ đến trỏ̉ lại mãi mãi.

Bài phúc âm hôm nay nghe nhủ quá quen thuộc. Ai trong chúng ta lại không biết câu chuyện đó trong lòng? Theo chiếu chỉ hoàng đế, thánh Giuse và Đủ́c Maria đang mang thai lên đủò̀ng đi Bêlem. "Ông bà không tìm đủọ̉c chỗ trọ trong quán"v.v... Thật là một câu chuyện quá quen thuộc nên chúng ta có thể không nhận thấy tin mủ̀ng đủa đến cho chúng ta là nhủ̃ng ngủỏ̀i đang "ỏ̉ trong bóng tối âm u, sống trong xủ́ âm u". Đó là một câu chuyện quá ủ quen thuộc mà chúng ta chỉ hiểu chút ít thôi. Tệ hỏn nủ̃a là chúng ta có thể đễ câu chuyện đó thành câu chuyện tình cảm.

Hoàng đế Caesar cũng nhủ nhủ̃ng vị có quyền uy khác không để ý đến dân chúng dủỏ́i quyền cai trị của ông ta. Ông ta muốn kiểm tra "toàn thế giỏ́i" không liên hệ gì đến ông ta. Ông ta muốn biết rõ số dân chúng trong đế quốc của ông ta đễ thu thuế. Ông ta cần tiền đễ củng cố quân đội chiếm giủ̃ đất đai trong đế quốc để dân chúng đủọ̉c hài lòng. Điều trái ngủọ̉c là Thiên Chúa có chủỏng trình khác và Thiên Chúa sẽ dùng hoàng đế Caesar đễ thi hành chủỏng trình của Ngài. Phúc âm cho chúng ta thấy rõ sụ̉ thật của nhủ̃ng ̣điều đã xãy ra là "Thiên Chúa có đủỏ̀ng lối mầu nhiệm của Ngài". Trong lúc vấn đề chính trị xáo trộn thỏ̀i đó, Thiên Chúa có lỏ̀i và hành động đễ thi hành chủỏng trình của Ngài cho sụ̉ hủ̃u ích của chúng ta.

Về cuộc điều tra dân số được thánh Luca ghi chép trong phúc âm. Là mốc thời gian Thiên Chúa nhập thể và nhập thế như một người bình thường trong chúng ta. Các sủ́ thần không thuộc về quyền uy của hoàng đế Caesar, nên đã loan báo là Thiên Chúa uy quyền đã đến vỏ́i chúng ta, và đã ỏ̉ giủ̃a chúng ta. Ngài ỏ̉ đâu? Trong một thành phố nhỏ, một dấu chấm nhỏ trên bản đồ của đế quốc La Mã. Ngôn sủ́ Isaia hủ́a Đấng Cố Vấn Kỳ Diệu sẽ ỏ̉ đâu? Trong một thành phố nhỏ gọi là Bêlem. Đấng ấy sống ỏ̉ đâu? Ỏ̉ Galilê nỏi mà các lãnh đạo tôn giáo ỏ̉ Giêrusalem cho là bán ngoại giáo, là nỏi không có tôn giáo nào hoạt động. Một môi trường đầy ô uế, nơi Thiên Chúa từ chối mọi hành vi chúc phúc?

Thật ra, theo dân chúng trong Kinh Thánh, thì thành phố nhỏ Bêlem là “thành phố của vua David", vị Vua tốt nhất của dân Israel, vị vua chăn chiên, dẫn dắt dân chúng theo đủỏ̀ng lối của Thiên Chúa là đủỏ̀ng bình an và công chính. Dủỏ́i đỏ̀i vua David, ngủỏ̀i nghèo đủọ̉c tôn trọng, ngủỏ̀i bị áp bủ́c đủọ̉c lấy lại quyền tụ̉ do, goá phụ và trẻ mồ côi đủọ̉c che chỏ̉. Các ngủỏ̀i chăn chiên nghe đủọ̉c tin mủ̀ng là Thiên Chúa đã đễ ý đến nhủ̃ng ngủỏ̀i bị loại bỏ, và Ngài đến đễ chăn dắt họ vỏ́i ánh sáng soi dẫn mỏ́i. Không có bóng tối âm u trong thế giỏ́i do Thiên Chúa cai trị. Không ai bị loại ra khỏi tầm mắt yêu thủỏng của Thiên Chúa. Mọi ngủỏ̀i đều đủọ̉c Thiên Chúa đễ ý đến, vỏ́i tin mủ̀ng là Đấng Củ́u độ đã sinh ra, không chỉ cho một nhóm ngủỏ̀i đã đủọ̉c chọn trong cung điện hoàng đế. Không, sủ́ thần Chúa loan báo tin mủ̀ng là Đấng Củ́u độ sẽ đem đến sụ̉ vui mủ̀ng cho "toàn dân thiên hạ".

Không phải chúng ta mủ̀ng Đấng Củ́u độ sinh ra chỉ trong đêm nay mà suốt mùa lễ Giáng Sinh. Chúng ta cũng vui mủ̀ng sụ̉ sinh ra của chúng ta nủ̃a. Hôm nay chúng ta mủ̀ng là chúng ta đủọ̉c sinh ra trong Lỏ̀i của Thiên Chúa. Lỏ̀i của Thiên Chúa đã nhập thể trong tin mủ̀ng của Thiên Chúa cho chúng ta. Đêm nay, qua các sủ́ thần Chúa, chúng ta sẽ nghe "tin mủ̀ng trọng đại cho toàn dân". Một dân chúng đang đi trong bóng tối âm u đã trông thấy ánh sáng chiếu lòa. Chúng ta đang bị tù đày trong "xủ́ sỏ̉ âm u", nhủng Thiên Chúa đã làm ngủỏ̀i ỏ̉ vỏ́i chúng ta, và không nhủ̃ng cho chúng ta thấy một ánh sáng khác đễ soi đủỏ̀ng lối cho chúng ta, mà Ngài đã cùng đi vỏ́i chúng ta. Đỏ̀i sống Chúa Kitô là một sụ̉ tỏ lòng yêu thủỏng của Thiên Chúa cho chúng ta.

Vậy chúng ta phải làm gì để đáp lại? Chúng ta hãy đáp lại bằng cách sống đỏ̀i sống mà đêm nay bắt đầu chỉ cho chúng ta: hãy tránh xa nhủ̃ng quyền uy của thế gian, tránh sụ̉ ích kỷ, tránh tham danh vọng, và ủỏ́c muốn đặt Thiên Ch́a trên hết mọi sụ̉ trong đỏ̀i sống chúng ta. Hãy thỏ̀ phủọ̉ng "Đấng Cố Vấn Kỳ Diệu" bằng cách sống trong sụ̉ khôn ngoan mà Chúa Kitô ban cho chúng ta. Hãy noi gủỏng "Thần Anh Dũng" bằng cách chọn yêu thủỏng ngủỏ̀i nghèo khó và ngay cả kẽ thù của chúng ta. Hãy hoà nhập bản thân chúng ta vào "Vua Bình An" và tránh xa bạo lực trong hình thủ́c lỏ̀i nói và thân thể. Hãy chọn không phải như sụ̉ kiểm tra của hoàng đế Caesar, nhủng như con cái của Thiên Chúa, toàn dân của thế giỏ́i, trong ánh sáng của một triều đại khác.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



CHRISTMAS MIDNIGHT
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14


Another busy Christmas season is about to end. We probably just got in under the wire – the last gifts purchased and wrapped; the school and office parties over; the groceries, meats, sweets, drinks and table decorations purchased and ready for the final touches tomorrow, when family and friends arrive for the Christmas dinner. We won’t get enough sleep tonight, after our Eucharist, but we will push on till tomorrow evening when it will all be over. Later, in a week or so, we will dispose of the Christmas tree and wrappings and pack away the decorations for another year. In a couple days we might run out and buy Christmas cards on sale so we will have them for next year. Of course, there are still the credit card bills to arrive in the mail that will have to be paid. But, all in all, we pat ourselves on the back for a job well done. We are exhausted, but we got through another Christmas with all its frenetic preparations and we are ready, even eager, for things to get back to "normal." That’s the way it is, isn’t it?

Maybe for the bankers, merchants, toy manufacturers and secular Christians; but not for us who take our feasts and liturgical seasons seriously. We just spent four full Advent weeks preparing for the return of the Lord and for the celebration of his birth. Christmas isn’t over on the 26th, instead, today begins our Christmas season. It lasts more than one day. It is two weeks of celebration—not the frivolous, tinsel kind, but with spiritual awareness and response to what God has done and is doing again for us and our world. This Christmas season isn’t ending at tonight’s Mass, it is just beginning and it will carry our spirits and help us see God’s light in its many manifestations in the world.

The Christmas season will be a time of God’s multiple and gracious manifestations, right up to the season’s culmination two weeks from now on the feast of the Baptism of the Lord. God’s Word will accompany us these next two weeks and, through the lens of that Word, we will be enabled to enter more deeply into the sacred mysteries of Christ’s birth and appearances in our time.

Isaiah reminds us tonight that God has shone in our darkness. We have tried to navigate through the world guided by other lights – and have been disappointed. We have gotten lost because of what we thought would give us light and satisfaction – military power, possessions, the latest computers and gadgets, too large houses, too fast and large cars, our own security, isolation and independence. Our recent elections have shown the deep divisions in our country Now our nation and we find we are in, what Isaiah describes as, a "land of gloom".

What we thought would make us happy and free, the prophet describes as a "yoke that burdened...the pole on their shoulder." Our world has not followed the gentle sound of peace, instead, what we continually hear is the sound of the "boot that tramped in battle." Who says that the prophets are outdated and "quaint sounding?" It doesn’t take much imagination to spot, both in our modern world and our personal lives, what Isaiah saw and heard in his. But the prophet knew what we need to be reminded of: we can’t get ourselves out of this mess on our own, we need a "Wonder-Counselor, God-hero, Father Forever, Prince of Peace".

Someone whose "dominion is vast and forever peaceful." God has seen our need and has come to rescue us. "The zeal of the Lord of hosts will do this." But not in the way we look for, or expect! Without the light that God provides, we would miss God’s response to the world’s "darkness" and "gloom." In fact, most of the world and, at times, we too, miss God’s coming and choose the darkness that we think is light. We don’t "get it" – because when God does come as "God-Hero," it is not with trumpet and kettle drums; horse and chariot; laser and flashing light; missiles and internet pop-up banners. Paul tells us, "The grace of God has appeared, saving all...." And Luke is more explicit, telling us how the appearance among us took place. He opens our eyes so we can continue to see today how the Prince of Peace is among us – and still comes to us again and again.

Today’s gospel risks over familiarity. Who among us doesn’t know the story almost by heart? Caesar’s decree; Joseph and the pregnant Mary’s journey to Bethlehem; "no room in the inn," etc.? It is such a familiar tale we could miss the good news it has for those of us in "darkness...who dwelt in the land of gloom." It’s an oft-told and too-familiar tale about which we may understand little. Worse still, we risk reducing the story to sentimentality.

Caesar, like many ruling powers, has no regard for the people under his thumb. His plan to enroll "the whole world" is impersonal. He wants a head count so he can more effectively levy taxes on the members of the Roman empire. He will need the funds to keep his world-wide military funded and his homeland content in its power. The paradox is that God has another plan and will use Caesar’s scenario to help get it going. The gospel lends credence to the old saw, "God works in mysterious ways." During the political disturbances of the times, God will have a say and will work out a plan for our benefit. No puny human power will be able to obscure or suppress it.

There is another census happening in Luke’s account. God has come to take flesh and be counted as one of us. The angels are not on Caesar’s side of domination and rule by force; they announce that the almighty God has come to be with us and walk among us. Where? In an insignificant town, a dot on one of the maps Caesar keeps in his chart room. Where is Isaiah’s promised Wonder-Counselor to be found? In the backwater called Bethlehem. Where will he live? In Galilee, the place Jerusalem’s religious elite considered semi-pagan, the land of the religious unwashed. What is God doing is such ignominious surroundings?

Well, for biblical people, the mention of Bethlehem, "the city of David," stirs up memories of the best king Israel ever had; the shepherd king, who guided the people in God’s way of peace and justice. Under David the outcast counted; the abused got their rights and the widow and orphaned were protected. The lowly shepherds hear the good news that God has noticed those without status and has come to shepherd them by a new guiding light. There is no gloom in a world ruled by such a God. No one is beyond God’s loving gaze, everyone counts in God’s eyes for the news of the savior’s birth isn’t for just a few hand-picked castle elites in Caesar’s courts. No, the angel announced that the good news will bring great joy for "all the people."

It isn’t just the birth of the savior we celebrate this night and throughout the Christmas season. It is our birth as well, for today we celebrate that we have been born in the Word of God. That Word has put flesh and blood on God’s good news for us. Tonight, through the angel, we have heard "good news of great joy" – all of us! A people who had opted to walk in darkness have seen a great light. We were in exile, in the "land of gloom," but God has become on of us and, not only showed us another light to guide our steps, but has walked the very way we are to follow. Christ’s life has been an outpouring of God’s love on us.

What shall we do in return? Respond by living the life this night begins to show us. Turn away from worldly power, selfishness, ambition, and desires and put God first in our lives. Worship the "Wonder-Counselor" by living the wisdom given us in Christ. Imitate the "God-Hero" by choosing to love the poor and even our enemies. Commit ourselves to the "Prince of Peace" and eschew violence in all its forms, verbal and physical. Choose to be counted, not in Caesar’s worldly census, but among God’s children; citizens of the world guided by the light of another kingdom.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Lễ Vọng Giáng Sinh A - 24.12.2016
Lm Francis Lý văn Ca
21:10 22/12/2016
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Đêm nay, cùng với những người Tin Vào Mầu Nhiệm Chúa đã Giáng Sinh Làm Người, chúng ta long trọng Mừng Kính Trọng Thể Năm Hồng Ân - Năm Cứu Chuộc 2016
Lễ Giáng Sinh đêm nay, đối với người tín hữu chúng ta phải được hiểu với 3 ý nghĩa rõ rệt: Thứ nhất, kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh làm người; kế đến, mỗi người chúng ta phải sống mầu nhiệm Giáng Sinh trong thế giới hôm nay. Sau cùng, mong chờ ngày Chúa đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nói một cách khác, đó là mầu nhiệm CHÚA KITÔ HÔM QUA, HÔM NAY và MÃI MÃI hiển trị.
Mừng lễ Chúa Giáng Sinh làm người, là kỷ niệm ngày Chúa mang ơn cứu rỗi vào thế gian. Mừng lễ Giáng Sinh là nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại: Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Do đó, Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu; tình yêu của Thiên Chúa đã được mạc khải.
Chúng ta sẽ không thấu hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, nếu chúng ta còn chôn giấu con người mình trong bức tường ích kỷ. Nói cách khác, chính những cái vị kỷ sẽ hạn hẹp chúng ta trong biên giới của xiềng xích và bất an bình.
Hai chữ bình an mà Thiên Thần đã báo tin ngày giáng sinh của Hài nhi Giêsu đêm nay chỉ thể hiện được nơi những tâm hồn đơn sơ. Hãy phá đổ những bức tường ích kỷ, hãy đến với anh em đồng loại trong tinh thần chia sẻ như Chúa đã đến để chia sẻ kiếp người với chúng ta. Đó là sứ điệp của Mùa Giáng Sinh - mùa yêu thương. Đó cũng là chủ đề mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta trong Mùa Sao mỗi năm.
Giờ đây, cùng với ca đoàn…. chúng ta bắt đầu thánh lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2016 với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Tiên tri Isaia đã loan báo về ánh sáng đã bừng lên trong đêm tối - Ánh Sáng đó chính là Đức Kitô đã giáng trần.

TRƯỚC BÀI II:
Ân sủng của Đức Kitô - qua việc nhập thể và nhập thế - đã mang đến cho nhân loại sự sống thật. Chúng ta lãnh nguồn sống thật đó từ Đức Kitô. Cho nên, trong cuộc sống phải làm cho nguồn sống đó phát triển cách sung mãn.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Bài Tin Mừng hôm nay đã xác định cách rõ rệt biến cố nhân loại mừng kính mỗi năm là một biến cố có thật; về thời gian và nơi chốn Đức Kitô đã giáng trần.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng liên kết với những người tin vào biến cố lịch sử của đêm nay, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam: Hồng Y, Giám mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và Cộng Đồng Dân Chúa đang mừng lễ Chúa Giáng Sinh với tinh thần sống đạo kiên cường. Xin cho chúng ta, biết noi gương sống đức tin kiên cường giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta đang vui hưởng giáng sinh an bình, thì trên thế giới còn biết bao quốc gia đang có những cuộc chiến tương tàn, khủng bố đã và đang xảy ra hằng ngày vì bạo lực… Xin Chúa ban cho thế giới chúng ta đang sống, được sự bình an, mà Chúa đã đem xuống trần gian trong đêm cực thánh. Chúng ta cùng nguyện xin. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa giúp chúng ta biết chia sẻ cho tha nhân, những gì có thể chia sẽ được, để niềm vui, sự an bình Chúa đã mang đến cho nhân loại, không phải chỉ hạn hẹp nơi cá nhân hay một số ít người, nhưng là cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Trong đêm nay, chúng ta cùng hiệp thông trong lời kinh, trong tiếng hát, trong lời nguyện cầu cho Quê Hương và Giáo Hội. Xin cho tinh thần hiệp thông được thể hiện cách cụ thể, trong sự chia sẻ trách nhiệm, và giúp nhau sống đạo giữa đời. Chúng ta cùng nguyện xin. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng con phải nhớ đến cách riêng trong Mùa Giáng Sinh năm nay, xin cho các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Đêm nay, chúng con hướng đến đồng anh chị em đồng loại đang đau khổ vì chiến tranh, khủng bố, bạo lực, nghèo đói… Xin Chúa ban cho quê hương được luôn an bình và nhân loại được hưởng những điều may mắn trong năm mới sắp đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Giáng Sinh A - 25.12.2016
Lm Francis Lý văn Ca
21:16 22/12/2016
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta gặp gỡ nhau, để dâng lên Thiên Chúa - Ngày Con Chúa Giáng Sinh Làm Người, bằng những tâm tình biết ơn và cầu xin những ơn cần thiết cho chính mình, hay gia đình hoặc Cộng Đoàn Xứ Đạo.
Thánh lễ của Ngày Sinh Nhật hôm nay là âm vang của Tin Mừng Giáng Sinh đêm qua. Chúng ta tiếp tục dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ vì Chúa đang ở giữa nhân loại. Cám ơn Ngài vì muôn ơn lành Ngài đã ban xuống cho nhân loại, cho cá nhân hay gia đình.
Trong niềm vui chứa chan của Ngày Lễ Sinh Nhật năm 2016, chúng ta cùng chung tiếng xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh mà Isaia loan báo về những sứ giả đi rao truyền Tin Mừng và sự bình an, đó không ai khác hơn là chân dung của Đấng Thiên Sai.

TRƯỚC BÀI II:
Trước thời Chúa Kitô ra đời, Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến nhắc nhở dân chúng kiên tâm chờ đợi ngày Chúa hứa. Khi đến thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai chính Con Ngài giáng trần để đem Tin Mừng Cúu độ cho nhân loại.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm và đã làm người, và hiện đang ở giữa chúng ta. Chính Ngài là Đấng mang ánh sáng chiếu soi vào thế gian u tối.

LỜi NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Trong ngày đặc biệt hôm nay, chúng ta đặt hết niềm ước vọng vào đôi tay Chúa Hài Đồng, qua sự cầu bầu của Mẹ Thánh Maria và Dưỡng Phụ Giuse của Ngài, những tâm tình sau đây:

1. Chúng ta dâng lên Chúa tâm tình cảm tạ, của toàn thể cộng đoàn xứ đạo, vì Chúa đã ban cho chúng ta vui trọn niềm vui Giáng Sinh. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả những ai đã đóng góp công sức tổ chức Đêm Canh Thức và ngày lễ Giáng Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Qua những chủ đề và chiến dịch mà cộng đoàn xứ đạo đã phát động trong Mùa Vọng cũng như Mùa Giáng Sinh, sẽ đem lại cho mỗi gia đình hay cá nhân tâm tình huynh đệ, mỗi ngày thêm thân thiện trong giao tế hằng ngày. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, sự sáng suốt, để các ngài dẫn đưa thế giới đi đúng tinh thần của sứ điệp của Con Chúa Xuống thế làm người đã đem đến trần gian. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta đã nghe tiếng thiên thần hoan chúc: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Xin cho lời chúc nầy đến với mỗi người, mỗi gia đình, để tất cả chúng ta được an vui và bình yên. Chúng ta cùng nguyện xin. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Trong lúc nhân loại đang mừng lễ Giáng Sinh, Lễ của Sự An Bình thì có những nơi trên thế giới đang xáo trộn vì chiến tranh, giặc giã, khủng bố. Xin cho các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn kíêm tìm một giải pháp hữu hiệu để cúu thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con đã đón mừng sứ điệp Chúa làm người. Xin cho tinh thần của ngày lễ hôm nay thấm nhập vào tâm hồn chúng con qua những cách thức thực thi Tin Mừng Giáng Sinh trong cuộc sống thực tế. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Lễ đêm Giáng Sinh : Loan báo tin mừng cho toàn dân
Lm. Đan Vinh
22:54 22/12/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH ABC

Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14.

LOAN BÁO TIN MỪNG CHO TOÀN DÂN

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 2,1-14.

(1) Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. (2) Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri-a. (3) Ai nấy phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. (4) Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét miền Ga-li-lê, lên thành Bê-lem miền Giu-đê, là thành vua Đa-vít, vì ông thuộc về nhà và gia tộc vua Đa-vít. (5) Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. (6) Khi hai người đang ở đó thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. (7) Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (8) Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. (9) Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. (10) Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: (11) “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. (12) Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. (13) Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: (14) “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.

2. Ý CHÍNH:

Bài tin mừng hôm nay nhằm trình bày việc Chúa Giê-su giáng sinh là một tin vui cho nhân loại. Ta có thể chia làm 2 phần chính như sau:

- Phần thứ nhất (1-7): Cuộc kê khai nhân khẩu là nguyên nhân khiến hai ông bà Giu-se Ma-ri-a phải lên đường trở về Giê-ru-sa-lem là quê hương của vua Đa-vít. Tại đây bà Ma-ri-a tới ngày sinh. Bà đã phải sinh con trong cảnh nghèo khó tột cùng vì hai ông bà quá nghèo không tìm được chỗ nơi nhà trọ.

- Phần thứ hai (c. 8-14): Một sứ thần của Chúa đã hiện đến báo tin vui cho các mục đồng ở ngoại ô Bê-lem. Sứ thần cũng cho biết dấu chỉ để họ nhận ra Đấng Thiên Sai là “Một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Rồi có rất nhiều thiên thần đến hợp lời ngợi khen Thiên Chúa.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đa-vít. Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHÚA CỨU THẾ ĐÃ GIÁNG SINH CHO CHÚNG TA:

Ở nước Nga thời trung cổ, có một hoàng tử tên là A-lếch-xích (Alexis) rất yêu quí những người nghèo khổ bệnh tật. Mỗi ngày chàng ta bỏ nhiều thời giờ đến nhà thăm họ và sẵn sàng giúp đỡ những ai cần được trợ giúp. Có điều là hoàng tử thấy dân chúng vẫn dửng dưng thờ ơ khi chàng đến với họ. Rồi hoàng tử để tâm tìm hiểu lý do thì được biết sở dĩ dân chúng không mấy phấn khởi khi gặp gỡ chàng vì chàng không đáp ứng được các nhu cầu thực tế của họ. Từ đó hoàng tử A-lếch-xích âm thầm học hỏi chuẩn bị giúp dân một cách thiết thực hơn.

Sau một thời gian, một hôm dân chúng lại thấy một người ăn mặc đơn sơ đến thăm họ. Anh ta thuê một túp lều trong hẻm sâu làm nơi trú ngụ. Hàng ngày anh đến từng nhà và khám bệnh bốc thuốc miễn phí chữa bệnh cho các người nghèo. Chẳng bao lâu sau, anh ta gây được thiện cảm của mọi người chung quanh. Uy tín anh ngày một gia tăng khiến nhiều người nghe tiếng tìm đến nhờ anh giúp đỡ giải quyết những khó khăn họ đang gặp phải. Hôm nay anh dàn xếp được một cuộc tranh chấp đất đai giữa hai gia đình. Hôm sau, anh lại làm cho một đôi vợ chồng sắp ly hôn làm hòa với nhau và yêu thương nhau như trước. Anh động viên mọi người tương trợ lẫn nhau và nhờ đó ai cũng mến anh vì anh đã hy sinh giúp đỡ cho họ.

Thật ra ông thầy lang ấy chính là hoàng tử A-lếch-xít. Hoàng tử đã rời bỏ cung điện phú quí, đến sống giữa đám dân nghèo đói dốt nát, và sống hòa mình với họ. Về nhau khi biết thầy lang chính là hòang tử A-lếch-xít thì dân chúng càng quý trọng hòang tử hơn rất nhiều.

Hoàng tử A-lếch-xít trong câu chuyện trên là hình ảnh của Đức Giê-su Đấng Cứu Thế. Người đã giáng sinh trong cảnh nghèo hèn để chia sẻ cảnh nghèo khó với lòai người chúng ta. Người đã yêu thương chúng ta và tình nguyện xuống trần gian để ban cho chúng ta sự sống đời đời.

2) NGƯỜI VỐN DĨ VÔ TỘI NHƯNG ĐÃ TRỞ THÀNH TỘI NHÂN VÌ CHÚNG TA:

Một vị quan lớn gửi thiệp mời các người thân quen đến dự tiệc mừng sinh nhật thất tuần của ông. Tất cả quan khách đến dự buổi liên hoan đều ăn mặc sang trọng và có xe hơi đưa đón. Một vị quan cao tuổi là bạn chí thân của chủ tiệc cũng đến dự. Do già yếu nên khi bước xuống xe, ông bị trượt chân té xuống một vũng nước dơ khiến các gia nhân gần đó cười ồ lên. Trước tình trạng quần áo bị hoen ố nước dơ, vị quan cảm thấy xấu hổ trước trăm con mắt nhạo cười và quyết định lên xe ra về. Các gia nhân hiện diện đã năn hỉ hết cách mà vị quan kia nhất định không vào nhà dự tiệc. Bấy giờ chủ nhà được gia nhân cấp báo liền vội vàng chạy tới. Khi ngang qua vũng nước, ông lại cố tình té ngã vào vũng nước và quần áo ông cũng vấy bẩn không khác vị quan khách kia bao nhiêu. Lần này bọn gia nhân không ai dám cười nữa. Sau đó chủ nhà đã nắm tay vị khách quý kia mời vào phòng dự tiệc, và ông này không còn viện lý do gì để từ chối nữa.

Việc làm của chủ nhà trong câu chuyện trên là một hành động tế nhị và đầy tình người, khiến chúng ta hiểu được phần nào lý do tại sao Đức Giê-su vốn là Con Thiên Chúa mà lại hạ mình xuống làm một người phàm. Người muốn trở nên giống như chúng ta để ban ơn cứu độ cho chúng ta.

3) CHÚA ĐẾN BAN HÒA BÌNH CHO NHÂN LOẠI:

Vào ngày lễ vọng Giáng sinh năm 1914, những quân lính Đức và Anh đối đầu với nhau, tại các hào chứa đầy bùn lầy và chuột cống. Tại các hào của quân Anh, những lá thư và tấm thiệp được gửi đến từ gia đình, và anh em binh lính khá vui vẻ. Đến nửa đêm, một số người trong bọn họ bắt đầu ca hát. Thế rồi đột nhiên, một người lính gác la lên một cách đầy phấn khích : “Anh em hãy lắng nghe đi !”. Họ lắng nghe, và nhận thấy những quân lính Đức cũng đang ca hát. Một lúc sau, hai người lính can đảm, do mỗi phe cử một người, đến gặp nhau tại bãi đất trống. Thêm nhiều quân lính khác đi theo họ. Theo quan điểm quân đội, điều này không có ý nghĩa gì cả. Với tư cách là những người lính, người ta cho rằng họ đến đánh nhau. Đột nhiên ngừng lại và trở nên bạn bè không tạo nên ý nghĩa. Nhưng trong đêm hôm đó, có sức mạnh còn lớn lao hơn cả quân đội tại nơi chiến trường.

Khi ngày lễ Giáng sinh bắt đầu ló rạng, với gương mặt tươi cười, các binh lính đi dạo chung quanh vùng Đất Không Người. Người ta không nhìn thấy một dấu vết nào của sự hận thù. Họ trao đổi với nhau lương thực, đồ kỷ niệm và thuốc lá. Khoảng giữa trưa, khi tình thân thiện đang gia tăng, thì lại có một trận đấu bóng đá giữa hai phe. Nhưng trận đấu này không kéo dài lâu. Tin này đã lan tới tai các vị tướng đôi bên, và họ đã ban bố những mệnh lệnh gay gắt phải chấm dứt ngay mọi chuyện. Các sĩ quan dồn binh lính trở lại vào chiến hào. Tất cả mọi chuyện đều kết thúc. Sau lễ Giáng Sinh, cuộc giao chiến lại bắt đầu trở lại.

Khi Đức Giêsu sinh ra, các thiên sứ hát rằng “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”. Đây là một câu, trong số những lời nói đầy yêu thương nhất ở Tin Mừng. Bạn sẽ làm gì để đem sự bình an cho gia đình và nơi bạn đang sống?

3. SUY NIỆM:

- ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG:

Vào dịp lễ Giáng Sinh, chúng ta lại được nghe những bài hát du dương thánh thót có khả năng đánh động lòng người, nhất là bài SAI-LÂN NAI, HÔ-LI NAI (Silent Night, Holy Night), lời Việt là “Đêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng”. Quả thực, đêm Giáng Sinh thật là một Đêm thiêng liêng, vì là giờ phút thiêng liêng, đất trời hòa hợp nhờ việc Con Thiên Chúa giáng sinh làm người. Mùa Vọng là thời gian trông mong Đấng Cứu Thế mau đến. Hôm nay, Thiên Chúa đã đáp lại sự mong mỏi của lòai người bằng việc sai Con Một Ngài xuống thế làm người, đầu thai trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a, trở thành một người giống như chúng ta mọi đàng, chỉ trừ không có tội.

Làm sao hiểu được chuyện đó ? Làm sao Thiên Chúa lại trở thành một phàm nhân yếu đuối nghèo nàn ? Làm sao Đấng Vô Cùng lại có thể trở thành một con người hữu hạn ? Làm sao Đấng siêu thời gian lại đi vào trong thời gian và chịu sự chi phối của thời gian ? Làm sao Đấng Tạo Hóa hằng sống lại phải trở thành một loài thụ tạo hay chết ? Tóm lại: Tại sao Thiên Chúa lại giáng sinh làm người ? Chúng ta chỉ có thể trả lời rằng: Tất cả là do TÌNH THƯƠNG.

Vì yêu thương loài người chúng ta và vì muốn cứu độ chúng ta, Con Thiên Chúa đã xuống thế để ở cùng chúng ta, để dạy loài người chúng ta nhận biết Đấng tạo dựng nên mình và mở ra cho loài người một con đường sống, để về trời hưởng hạnh phúc với Chúa Cha. Chúa Giê-su đã thể hiện tình thương của Thiên Chúa bằng việc thiết lập một Nước Trời là Hội Thánh, và đã chịu chết trên cây thập giá để đền tội thay cho loài người, rồi sống lại để trả lại sự sống cho loài người. Tóm lại đêm nay kỷ niệm “Con Thiên Chúa giáng trần làm con loài người, để con loài người được nên Con Thiên Chúa”.

Như thế, lễ Giáng Sinh là lễ của tình thương. Tin mừng trong ngày lễ Giáng Sinh hôm nay công bố sứ điệp: Thiên Chúa yêu thương loài người nên đã sai Con Một xuống thế để công bố cho loài người biết tình thương bao la của Thiên Chúa. Người muốn chúng ta đáp lại tình thương của Ngài bằng việc yêu mến Ngài và yêu thương nhau.

- NGHÈO KHÓ LÀ DẤU CHỈ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ:

Chúa Giáng Sinh là một Tin mừng cho mọi người thiện tâm trên trần gian. Các mục đồng sau khi được thiên thần báo tin đã lập tức lên đường tìm kiếm Hài Nhi và cuối cùng đã gặp được Người. Rồi họ lại đi loan Tin mừng cho kẻ khác. Đấng Cứu Thế đã chọn mang thân phận nghèo hèn đến với nhân loại, để chia sớt nỗi khổ đau với những người nghèo. Dấu chỉ để các mục đồng nhận ra Người là “Một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Trước dấu chỉ nghèo khó này, các chủ quán ở Bê-lem đã xua đuổi hai ông bà Giu-se Ma-ri-a khỏi nhà trọ của họ đang khi các mục đồng nghèo khó lại vui mừng đón nhận Tin mừng về sự giáng sinh của Người.

Ngày nay Chúa Giê-su vẫn tiếp tục đến với chúng ta qua những dấu chỉ khiêm tốn và nghèo hèn. Người trở thành một tấm bánh với vẻ bề ngoài tầm thường, Người hiện thân trong những kẻ tàn tật què quặt đui mù, Người đến trong những người nghèo khó bị người đời hắt hủi bỏ rơi. Đây là lúc chúng ta phải xác định lập trường, để biết mình thuộc hàng người nào: Là chủ quán giàu có khi thiếu lòng từ tâm xua đuổi người nghèo ? Hay là các mục đồng tuy nghèo khó, nhưng sẵn sàng đón nhận Tin mừng Chúa Giáng Sinh và quyết tâm đi tìm kiếm Chúa ?

4. THẢO LUẬN:

1) Giáng Sinh là lễ của tình thương. Vậy bạn đã làm gì để đáp lại tình thương của Thiên Chúa trong những ngày qua ? 2) Tặng quà là một hình thức biểu lộ tình thương cụ thể, vậy trong mùa Giáng Sinh này bạn sẽ tặng gì cho những người thân trong gia đình, những bè bạn, những người làm ơn cho bạn suốt trong năm qua, và hết những ai nghèo khổ cô đơn, những bệnh nhân liệt giường không tiền thuốc thang chữa trị… là hiện thân của Chúa Giê-su ?

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU, Cách đây hơn 20 thế kỷ, Chúa đã giáng sinh làm người trong âm thầm lặng lẽ giữa đêm khuya, khi người đời đang chìm trong giấc điệp. Chúa đã đến với chúng con để ban ơn cứu độ cho chúng con. Chúa đến để dạy loài người con đường lên trời là đường chật hẹp, gai chông và ít người chịu đi, nhưng lại là đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời. Chúa đến để nối kết mọi người trên trần gian lại với nhau, trở thành anh chị em của nhau vì cùng có chung một Thiên Chúa là Cha. Hôm nay lại bắt đầu một mùa Giáng Sinh nữa. Trần gian rực sáng, cờ xí giăng đầy, người người nô nức mừng Chúa giáng sinh trong những bữa tiệc vui vẻ sang trọng, rượu thịt ê hề. Nhưng những người lữ hành năm xưa vẫn còn đang lỡ bước và đang tiếp tục bị xua đuổi ra đầu đường xó chợ trong đêm nay, vì các chủ quán năm xưa vẫn còn đó: Những ai đi xe hơi và ăn mặc bảnh bao sẽ được chủ nhà ân cần đón tiếp vào trong khách sạn sang trọng, còn người nghèo khó thì lại bị đuổi ra lề đường ngủ qua đêm ! Xin cho chúng con biết luôn nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó, những cụ già neo đơn không ai chăm sóc, những trẻ em mồ côi bụi đời… để chúng con ân cần thăm hỏi và sẵn sàng khiêm nhường phục vụ giúp đỡ họ như phục vụ chính Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ trở nên môn đệ đích thực của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Lễ ban ngày Giáng Sinh : Hãy thắp lên ngọn lửa yêu thương nơi tha nhân
Lm. Đan Vinh
22:56 22/12/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ BAN NGÀY GIÁNG SINH

Is 52,7-10; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18

HÃY THẮP LÊN NGỌN LỬA YÊU THƯƠNG NƠI THA NHÂN

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 1,1-18

1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. 2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành. 4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. 5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. 6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. 7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. 9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 10 Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. 11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. 12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa. 13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. 14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. 15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: "Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi." 16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. 18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa

và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

2. CÂU CHUYỆN VÀ SUY NIỆM:

1) TẠI SAO Thiên Chúa PHẢI NHẬP THỂ TRỞ THÀNH EMMANUEN ?

Hôm nay chúng ta cử hành biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại: “Chúa Giêsu Ngôi Lời Nhập Thể đã xuống thế làm người”. Người là Con Một của Chúa Cha, vì yêu thương nhân loại, đã từ trời cao xuống đầu thai thành một người phàm, “nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không phạm tội” (Dt 4,15). Tin mừng Gio-an đã diễn tả mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập thể trong lời tựa mở đầu sách Tin Mừng Thứ Tư như sau: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14). Đức Giê-su là Đấng “Em-ma-nu-en - Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Người đã đến cắm lều ở giữa chúng ta để cứu chuộc chúng ta. Tại sao Chúa lại phải đích thân xuống thế làm người như vậy ? Câu chuyện sau đây của Sadhu Sundar Singh, một nhà huyền bí Ki-tô giáo người Ấn độ trả lời cho vấn nạn ấy:

Xưa kia một ông vua đã chọn một ông quan thông thái và thánh thiện tên là The Vizier để luôn đi theo làm bầu bạn và giải đáp các thắc mắc của nhà vua. Một hôm trên đường đi hành hương thánh địa Palestine, The Vizier đã bị xúc động mãnh liệt khi được nghe biết câu chuyện của Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, tuy là Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân loại tội lỗi, nên đã nhập thể làm người để ban ơn cứu chuộc cho loài người. Sau đó ông ta đã xin theo đạo Công Giáo. Khi trở về triều, nhà vua thắc mắc hỏi quan The Vizier rằng: “Nếu trẫm muốn làm bất cứ điều gì, trẫm sẽ không cần đích thân làm, mà chỉ cần ra lệnh cho quần thần là việc đó sẽ lập tức được thi hành. Vậy tại sao Chúa Giê-su là vua các vua, là Thiên Chúa quyền năng, có thể cứu rỗi nhân loại chỉ bằng một lệnh truyền, nhưng người lại phải nhập thể làm người, trở thành Đấng “Emmanuen - Thiên Chúa ở cùng chúng ta” như vậy làm chi?” Bấy giờ quan cố vấn The Vizier xin nhà vua cho thời gian suy nghĩ một ngày trước khi trả lời cho nhà vua. Ngay sau đó, ông ta cho người nhờ một người thợ mộc tài giỏi trong nước làm gấp một con búp bê và cho mặc quần áo giống y như hoàng tử một tuổi con trai của nhà vua. Ông cũng căn dặn hôm sau phải mang búp bê đó đến cho ông.

Sáng hôm sau, khi vua và quan cố vấn đang chèo thuyền dong chơi trong hồ lớn bên trong hoàng cung, vua đã yêu cầu quan cố vấn hãy trả lời cho câu hỏi của vua hôm trước. Bấy giờ quan cố vấn ra hiệu cho người thợ mộc đang có mặt ở bờ hồ, trên tay bế con búp bê giống hệt hoàng tử một tuổi con trai của nhà vua. Nhà vua trông thấy hoàng tử con trai của mình trên tay người lạ thì tưởng là thích khách. Nhất là khi thấy tên thích khách kia ném hoàng tử xuống hồ nước, nhà vua liền nhảy xuống hồ bơi nhanh đến để kịp thời cứu hoàng tử sắp bị chết chìm, mà không ra lệnh cho quần thần chung quanh. Sau khi quan quân đưa được nhà vua và hình nộm búp bê hoàng tử kia lên thuyền, quan cố vấn liền hỏi: “Tâu đức vua, thần nghĩ là đức vua không cần phải nhẩy xuống hồ nước, mà chỉ cần ra lệnh cho quần thần làm việc ấy không được hay sao ? Tại sao chính đức vua lại phải nhẩy xuống hồ để cứu hình nộm hoàng tử vậy?” Nhà Vua suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Trẫm nghĩ có lẽ việc trẫm vừa làm là câu trả lời của khanh muốn nói cho trẫm biết lý do tại sao, để cứu nhân loại khỏi chết, Thiên Chúa toàn năng lại phải đích thân nhập thể làm người, thay vì ra lệnh cho ai khác làm điều đó”.

2) THẮP LÊN NGỌN LỬA TIN YÊU NƠI THA NHÂN BẰNG SỰ THĂM VIẾNG VÀ PHỤC VỤ:

Một ngày kia, tại Melbourne nước Úc, mẹ Tê-rê-sa đến thăm một người đàn ông lớn tuổi nghèo khó và cô độc, đang sống dưới tầng hầm của một chung cư. Căn phòng của ông tối tăm và bề bộn, và ít khi ông bước ra khỏi phòng. Thái độ của ông không mấy phấn khởi khi thấy có người đến thăm. Sau mấy lời chào hỏi, mẹ Tê-rê-sa bắt đầu đi thu dọn và sắp xếp lại căn phòng. Lúc đầu, ông ta tỏ ý không muốn qua câu nói: “Bà cứ để mọi sự như cũ cho tôi. Tôi đã quen với cảnh này rồi”. Mặc dù thế, mẹ vẫn cứ xúc tiến công việc của mình. Mẹ vừa dọn dẹp, vừa nói chuyện với ông ta ngồi trên nệm kê ở góc phòng. Dưới một đống rác cạnh tường, mẹ phát hiện ra một cây đèn dầu phủ đầy bụi bặm, liền lấy ra lau chùi. Nhận thấy cây đèn khá đẹp, mẹ liền nói với ông ta: “Ông có một cây đèn dầu rất đẹp, vậy ông có thường thắp sáng nó lên hay không?” Ông ta đáp: “Tôi có hay thắp sáng cây đèn đó lên hay không ư ? Có ai đến thăm tôi đâu !” Mẹ nói: “Thế ông có bằng lòng cho chúng tôi thường xuyên đến thăm ông để có dịp thắp sáng cây đèn này lên hay không?” Ông ta trả lời “Vâng, nếu tôi nghe thấy một giọng nói của người nào, thì tôi sẽ thắp đèn lên”.

Từ ngày đó hai nữ tu dòng của mẹ Têrêxa đã thường xuyên đến thăm viếng ông lão. Mọi sự đã dần dần được cải thiện. Mỗi lần các nữ tu đến thăm, ông ta đều thắp sáng cây đèn lên. Thế rồi một ngày nọ, ông đã nói với các nữ tu: “Thưa các sơ, kể từ bây giờ, tôi đã có thể tự xoay xở mọi việc được rồi. Xin các sơ nói với mẹ bề trên đã đến thăm tôi cách đây ít lâu là: ánh sáng mà bà đã thắp sáng trong tôi từ đó đến nay vẫn đang cháy sáng trong tôi”.

Chính lòng nhân ái thể hiện qua hành động thăm viếng và thái độ đầy tình người của mẹ Têrêxa và các chị em nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái đã thắp sáng lên ngọn lửa tin yêu trong tâm hồn người đàn ông nghèo khó cô đơn nói trên.

3. LỜI CẦU:

Lạy Chúa. Mầu nhiệm Chúa giáng sinh hôm nay mời gọi mỗi người chúng con biết nghĩ đến những người chung quanh, nhất là những người đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, cô độc và những đôi vợ chồng bất hạnh. Xin cho chúng con ý thức Chúa đang hiện thân nơi họ để mời gọi chúng con thăm viếng, động viên an ủi, sẻ chia tinh thần vật chất, để thắp sáng lên ngọn lửa tin yêu vẫn đang còn âm ỉ trong tâm hồn họ. Xin Chúa cũng giúp chúng con biết nhìn thấy Chúa nơi những người thân trong gia đình chúng con như: chồng vợ, cha mẹ, anh chị em trong cùng một mái nhà, để cảm thông, tha thứ và sẵn sàng chia sẻ lời chúc bình an hạnh phúc cho họ. Nhờ đó, Chúa là tình thương sẽ có thể hiện diện nơi bản thân, gia đình, khu xóm và nơi làm việc của chúng con.- AMEN.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
buổi tiếp kiến chung với ĐTC ngày 21/12/2016: “Chúa Giêsu giáng sinh đem niềm hy vọng vào lòng thế giới”
VietCatholic Network
02:02 22/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Hôm nay thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 21 tháng 12 năm 2016, với 8000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô 6. ĐTC nói:

Với việc nhập thể của Con Thiên Chúa niềm hy vọng đã bước vào trong thế giới. Qua tiếng “xin vâng” Đức Maria đã mở cửa thế giới cho Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuẩn bị lễ Giáng Sinh của Chúa. Sẽ là một lễ đích thực, nếu chúng ta tiếp đón Chúa Giêsu, hạt giống hy vọng mà Thiên Chúa gieo vào lòng đất của lịch sử cá nhân và cộng đoàn chúng ta.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã suy tư về đề tài: lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu là suối nguồn của niềm hy vọng. Với biến cố Con Thiên Chúa nhập thể niềm hy vọng đã bước vào thế giới. Chính ngôn sứ Isaia đã báo trước biến cố Đức Messia giáng sinh trong vài đoạn kinh thánh: “Này đây Trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Emmanuel” (Is 7,14), và “Một nhánh nhỏ sẽ nảy sinh từ gốc Giêssê, từ cội rễ ấy sẽ mọc lên một mầm non” (Is 11.1). Trong các văn bản này tỏ lộ ý nghĩa của lễ Giáng Sinh: Thiên Chúa thành toàn lời hứa bằng cách trở thành người; Ngài không bỏ rơi dân Ngài, Ngài đến gần họ đến độ lột bỏ thiên tính của mình. Trong cách thế đó Thiên Chúa chứng minh cho thấy sự trung thành của Ngài và khai mào một Vương Quốc mới, trao ban một niềm hy vọng mới cho nhân loại. Niềm hy vọng này là niềm hy vọng nào? “đó là sự sống vĩnh cửu”. Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:

Khi nói tới hy vọng, người ta thường quy chiếu điều không nằm trong quyền bính của con người và không trông thấy được. Thật ra, điều chúng ta hy vọng vượt ngoài các sức lưc và cái nhìn của chúng ta. Nhưng lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô khai mào việc cứu độ nói với chúng ta về một niềm hy vọng khác, một niềm hy vọng có thể tin cậy được, trông thấy được và hiểu được, bởi vì nó được xây dựng trên Thiên Chúa. Thiên Chúa bước đi với chúng ta trong Đức Giêsu, và việc bước đi cùng Ngài hướng về cuộc sống tràn đầy trao ban cho chúng ta sức mạnh hiện hữu một cách mới mẻ trong hiện tại, mặc dù mệt nhọc. Như thế, đối với kitô hữu hy vọng có nghĩa là chắc chắn bước đi với Chúa Kitô để tiến về với Thiên Chúa Cha đang chờ đợi chúng ta. Niềm hy vọng không bao giờ dừng lại, niềm hy vọng luôn luôn tiến bước và làm cho chúng ta tiến bước.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Niềm hy vọng này mà Hài Nhi Bethlehem ban cho chúng ta, cống hiến một đích điểm, một số phận tốt lành trong hiên tại, ơn cứu rỗi cho nhân loại, diễm phúc cho ai tín thác nơi Thiên Chúa từ nhân. Thánh Phaolô tóm tắt tất cả những điều này với một kiểu nói “Trong niềm hy vọng chúng ta đã được cứu thoát” (Rm 8,24). Nghĩa là khi bước đi trong thế giới này với niềm hy vọng chúng ta được cứu độ. Và ở đây chúng ta, mỗi người, có thể nêu lên câu hỏi: tôi có bước đi với niềm hy vọng, hay cuộc sống nội tâm của tôi dừng lại, đóng kín? Trái tim tôi là một hộc bàn đóng kín hay là một hộc bàn rộng mở cho niềm hy vọng khiến cho tôi bưóc đi, không một mình, nhưng với Chúa Giêsu?

Trong nhà của các kitô hữu trong mùa Vọng người ta chuẩn bị hang đá máng cỏ theo truyền thống có từ thời thánh Phanxicô thành Assisi. Trong sự đơn sơ của nó hang đá máng cỏ chuyển đạt niềm hy vọng; mọi nhân vật đều chìm đắm trong bầu khí hy vọng.

Trước hết chúng ta ghi nhận nơi Chúa Giêsu sinh ra là Bethlehem. Một thôn xóm nhỏ vùng Giuđêa nơi đã sinh ra một nghìn năm trước đó Đavít, mục đồng nhỏ đã được Thiên Chúa tuyển chọn như vua của dân Israel. Bethlehem đã không phải là một thủ đô, và vì thế nó đã được Thiên Chúa ưa thích; Ngài là Đấng thích hành động qua những người bé nhỏ và khiêm tốn. Tại đó sinh ra “con của vua Đavít”, được chờ đợi biết bao, là Đức Giêsu, nơi Người niềm hy vọng của Thiên Chúa và niềm hy vọng của loài ngưòi gặp gỡ nhau.

Thế rồi chúng ta hãy nhìn Đức Maria Mẹ của niềm hy vọng. ĐTC nói về Mẹ như sau:

Với tiếng “vâng” Mẹ đã mở cửa thế giới cho Thiên Chúa: con tim thiếu nữ của Mẹ tràn đầy niềm hy vọng và hoàn toàn được linh hoạt bởi đức tin, và như thế Thiên Chúa đã tuyển chọn Mẹ trước, và Mẹ đã tin vào lời Ngài. Đấng trong suốt chín tháng đã là hòm bia của Giáo Ước mới và vĩnh cửu, trong hang đá chiêm ngắm Hài Nhi và trông thấy nơi Ngài tình yêu thương của Thiên Chúa, là Đấng đến cứu rỗi dân Ngài và toàn nhân loại. Bên cạnh Mẹ Maria là thánh Giuse, xuất thân từ dòng tộc Giesse và Đavít, cả người nữa cũng đã tin vào các lời của thiên thần, và khi nhìn Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ, người suy gẫm rằng Hài Nhi ấy đến từ Chúa Thánh Thần, và chính Thiên Chúa đã truyền gọi Ngài là Giêsu. Trong tên gọi này có niềm hy vọng cho mọi người, bởi vì qua người con của phụ nữ Thiên Chúa sẽ cứu nhân loại khỏi cái chết và tội lỗi. Vì thế ngắm nhìn hang đá máng cỏ thật quan trọng!

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Và trong máng cỏ cũng có các mục đồng nữa, đại diện cho những người khiêm tốn và nghèo nàn chờ đợi Đấng Messia, “niềm an ủi của Israel” (Lc 2,25), và “sự cứu rỗi của Giêrusalem” (Lc 2,38). Trong Hài Nhi đó chúng ta trông thấy việc thực hiện các lời hứa và hy vọng rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa sau cùng đến với từng người trong họ. Ai tin tưởng nơi các an ninh của mình, nhất là các an ninh vật chất, thì không chờ đợi sự cứu rỗi từ Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ kỹ điều này: các an ninh của chúng ta sẽ không cứu được chúng ta; an ninh duy nhất cứu chúng ta là an ninh của niềm hy vọng nơi Thiên Chúa. Nó cứu thoát chúng ta, bởi vì nó mạnh mẽ và làm cho chúng ta tiến bước trong đời với niềm vui, với ý muốn làm việc thiện, với ý muốn được hạnh phúc đời đời. Các người bé nhỏ, các mục đồng, trái lại, tín thác nơi Thiên Chúa, hy vọng nơi Ngài, và vui mừng khi nhận ra nơi Hài Nhi dấu hiệu mà các thiên thần đã chỉ cho họ (Lc 2,12).

Và chính ca đoàn các thiên thần loan báo từ trên cao chương trình vĩ đại mà Hài Nhi thực hiện: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời cao và bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14). Niềm hy vọng kitô được diễn tả ra trong lời chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa, là Đấng đã khai mào Vương Quốc tình yêu, công lý và hoà bình của Ngài.

Anh chị em thân mến, trong các ngày này, khi chiêm ngắm hang đá, chúng ta hãy chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Sẽ là một ngày lễ đích thật, nếu chúng ta tiếp đón Chúa Giêsu, hạt giống của niềm hy vọng mà Thiên Chúa gieo vào các luống của lịch sử cá nhân và cộng đoàn chúng ta. Mỗi một tiếng “vâng” với Chúa Giêsu đến là một chồi lộc của niềm hy vọng. Chúng ta hãy tin tưởng nơi chồi lộc này của niềm hy vọng, trong tiếng “vâng”: Vâng, lạy Chúa Giêsu Chúa có thể cứu con, Chúa có thể cứu con”. Xin chúc tất cả anh chị em lễ Giáng Sinh tốt lành.

ĐTC đã chào tín hữu đến từ các nước nói tiếng Pháp, đặc biệt các bạn trẻ đến từ Paris, Saint Cloud và Reims. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ Australia, Nhật Bản và Hoa Kỳ, cũng như các nhóm hành hương đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Ngài khích lệ mọi người noi gương Mẹ Maria thánh Giuse và các mục đồng mở rộng cửa tâm lòng cho Chúa Giêsu và tiếp đón nơi Ngài tất cả tình yêu Thiên Chúa Cha có đối với từng người.

ĐTC cũng đưa ra lời kêu gọi cho Cộng hòa dân chủ Congo. Ngài nói: Dưới ánh sáng của một cuộc gặp gỡ mới đây với ĐC chủ tịch và phó chủ tịch HĐGM nước này tôi xin tái lên tiếng kêu mời tất cả mọi người dân Congo trong thời điểm tế nhị của lịch sử đất nước, hãy là các tác nhân của hòa giải và hòa bình. Ước chi những người có trách nhiệm chính trị lắng nghe tiếng nói của lương tâm, biết trông thấy các khổ đau tàn khốc của các người đồng hương và lưu tâm tới thiện ích chung. Tôi xin bảo đảm sự ủng hộ và tình thương mến của tôi đối với nhân dân thân yêu của quốc gia này, và mời gọi mọi người hãy để cho ánh sáng của Đấng Cứu Độ thế giới hướng dẫn, và tôi cầu nguyện cho lễ Giáng Sinh của Chúa mở ra cho họ các con đường của niềm hy vọng.

ĐTC cũng chào nhiều đoàn hành hượng Italia đặc biệt Hiệp hội phụ huynh ngôi sao do ĐC Pietro Santoro GM Avezzano hướng dẫn; phái đoàn tỉnh Bolsena và các thành viên Hiệp hội các người làm bánh mì Roma, đoàn rước đuốc lấy lửa từ hang đá Bethlehem, cộng đoàn Ốc đảo Mẹ Maria Betania Alvito và các sinh viên học sinh.

Chào các bạn trẻ ĐTC khích lệ họ chuẩn bị đón mừng Chúa đến với thái độ vâng phục và khiêm tốn của đức tin như Mẹ Maria. Ngài chúc các anh chị em bệnh nhân biết kín múc nơi Mẹ sức mạnh và lòng sốt mến đối với Chúa Giêsu. ĐTC nhắn nhủ các đôi tân hôn chiêm ngưỡng gương sống và thực thi các nhân đức của Thánh Gia trong cuộc sống thường ngày.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Một phụ nữ đầu tiên làm Giám Đốc Viện Bảo Tàng Vatican
Nguyễn Long Thao
11:34 22/12/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm bà Barbara Jatta làm Giám Đốc Bảo Tàng Viện Vatican. Bà Barbara năm nay 54 tuổi, có văn bằng Tiến Sĩ, hiện đang là Phó Giám Đốc và đến 1 tháng Giêng năm 2017 sẽ chính thức là Giám Đốc Viện Bảo Tàng Vatican.

Với chức vự Giám Đốc viện bảo tàng, bà Barbara trở thành phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ cao cấp của Tòa Thánh mà thường những chức vụ này được dành cho các Hồng Y hay Giám Mục.

Viện Bảo tàng Vatican bao gồm cả nguyện đường Sistine là nơi có rất nhiều cổ vật qúy giá và được rất nhiều người biết tới. Trong năm 2015, có 6 triệu du khách thăm bảo tàng viện, đem lại nguồn tài chánh quan trọng cho Vatican.

Tiến Sĩ Barbara sẽ thay thế ông Antonie Paolucci là người làm Giám Đốc Bảo Tàng Viện Vatican từ năm 2007. Chính ông Paolucci đã trông coi việc đặt hệ thống kiểm soát khí hậu trong nguyện đường Sistine để bảo trì các tác phẩm nghệ thuật.

Bà Barbara là giáo sư lịch sử nghệ thuật tranh tại đại học Naples và đã làm việc với Tòa Thánh từ năm 1996.
 
Trung Quốc lùi bước trước phản ứng cuả Vatican về các hành vi 'trái phép'?
Xavier Nguyễn Đông
11:40 22/12/2016

Vatican (AsiaNews, 22/12/2016) - Trung Quốc đã có một luận điệu "nhẹ nhàng" đáng ngạc nhiên khi phản ứng trước lời tuyên bố vài ngày trước đây bởi Văn phòng báo chí Vatican.

Lời tuyên bố cuả Vatican đã được đưa ra bởi ông giám đốc Văn phòng báo chí Vatican Greg Burke liên quan đến quan điểm cuả Tòa Thánh về việc tấn phong giám mục ở Thành Đô và Tây Xương, nơi mà một giám mục bất hợp pháp và bị rút phép thông công của Lạc Sơn là Shiyin đã tham dự các lễ tấn phong nhờ vào lực lượng cảnh sát can thiệp.

Tuyên bố cuả Vatican cũng đề cập đến đại hội sắp tới của đại biểu Công Giáo Trung Quốc, sẽ diễn ra tại Bắc Kinh từ 26 đến 30 Tháng 12. Có vẻ nói rằng đại hội là trái nghịch với giáo lý Công Giáo, nhưng Vatican dành quyền "phán đoán dựa theo những thực tế sẽ được chứng minh."

Theo tuyên bố cuả Vatican, những buổi hội trước đây, nhiều giám mục đã bị ép buộc phải tham gia. Tuy nhiên Tòa Thánh vẫn hy vọng có được một số "tín hiệu tích cực" từ phía chính phủ để "đặt niềm tin của họ trong cuộc đối thoại giữa chính quyền dân sự và Tòa Thánh và hy vọng cho một tương lai của hiệp nhất và hòa hợp" không vi phạm tự do tôn giáo.

Trong buổi họp báo hàng tuần ngày hôm qua tại Bắc Kinh, một số nhà báo đã hỏi phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh về "tín hiệu tích cực" gì có thể có, để "cải thiện mối quan hệ với Vatican?"

Bà ta đã phản ứng rất lịch sự "Chính phủ Trung Quốc duy trì một nguyên tắc nhất quán và rõ ràng trong việc xử lý mối quan hệ với Vatican", bà nói.

"Phía Trung Quốc luôn luôn chân thành về việc cải thiện quan hệ với Vatican, và đã làm việc không ngừng để đạt được hiệu quả. Chúng tôi muốn làm việc với Vatican hướng tới mục tiêu chung và thúc đẩy các tiến bộ mới trong việc cải thiện quan hệ song phương và thúc đẩy các cuộc đối thoại mang tính xây dựng. "

Cảm tưởng từ các viên chức ở Vatican ghi nhận rằng có lẽ đây là lần đầu tiên mà một quan điểm cuả Tòa Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc đã không gây ra những "biểu hiện giận dữ" và không lặp lại những luận điệu điển hình của chính phủ về vấn đề Giáo Hội, là phải tôn trọng các nguyên tắc về một hàng giám mục "tự chủ", "tự bầu cử" và "tự phong".

Các vấn đề về quan hệ với Đài Loan cũng không được nhắc đến nữa.

"Chúng tôi hy vọng rằng đây là một dấu hiệu cải thiện," một viên chức giấu tên cuả Vatican cho biết.

Tuy nhiên, một số giáo sĩ Trung Quốc lưu ý rằng những giai điệu nhẹ đáng ngạc nhiên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao có lẽ là một nỗ lực của Trung Quốc không muốn mở một mặt trận mới trong khi còn nhiều căng thẳng quan hệ với các nước khác.
 
Sứ điệp Giáng sinh của ĐHY Chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ
Hồng Thủy
13:23 22/12/2016
Washington – Hôm 19/12, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo của Tổng giáo phận Galveston-Houston, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, đã gửi sứ điệp Giáng sinh Video đến người Công Giáo Hoa kỳ. Trong sứ điệp, ĐHY DiNardo khuyến khích các tín hữu Công Giáo viếng các hang đá và suy tư về cách thế trao tặng chính mình trong Năm Mới.

“Anh chị em thân mến, như các đạo sĩ và mục đồng trước chúng ta, chúng ta đang làm cuộc hành trình Giáng sinh đến nhìn xem Đấng cứu thế mới sinh. Cách đây hàng thế kỷ, các quà tặng vàng, nhũ hương và mộc dược đã chào kính Hài nhi Giê-su. Những người thiếu thốn tình yêu của Thiên Chúa đã vui mừng về tin Người giáng sinh và dâng tặng các lễ vật của lòng biết ơn. Giáng sinh này chúng ta cũng hãy viếng các hang đã và dâng tặng lễ vật là chính bản thân chúng ta. Lễ vật này xuất phát từ những ao ước và sự tìm kiếm hòa bình luc này và tại nơi này của chúng ta.

Chúng ta khám phá ra sự ngây thơ vô tội mỏng manh của niềm hy vọng trong đôi mắt của hài nhi mới sinh, được bọc trong khan. Mẹ Maria và thánh Giuse chào đón niềm hy vọng trẻ trung này, vì Chúa Giê-su bày tỏ, nơi Ngôi vị của Người, lời hứa “niềm vui vĩ đại cho tất cả mọi dân.” Ngày nay chúng ta có thể nuôi dưỡng cùng niềm hy vọng này. Chúng ta làm điều này bằng cách chào hỏi nhau trong tình yêu và bác ái, ôm ấp sự văn minh và đừng để sự khác biệt của chúng ta che mất phẩm giá và vẻ đẹp Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta là con cái của Ngài.

Cho phép tôi nói một lời đặc biệt với các anh chị em, những người thấy mình là người nhập cư và di dân vào ngày Giáng sinh. Nơi anh chị em, chúng tôi nhìn thấy sự vất vả của gia đình Thánh gia. Từ sứ thần của Thiên Chúa, Giuse đã nghe lời kêu gọi “hãy trỗi dậy và trốn đi” để gìn giứ Mẹ Maria và Chúa Giê-su an toàn khỏi bạo lực ở quê nhà. Giáo Hội Công Giáo Hoa kỳ đang cầu nguyện cho anh chị em và đang hoạt động để đón tiếp anh chị em như chúng tôi sẽ nên làm với Thánh gia.

Chúng ta vẫn là một dân tộc cần tình yêu của Thiên Chúa trong mùa Giáng sinh này, đặc biệt những đứa trẻ chưa sinh của những người thất nghiệp, người đau khổ và bệnh tật, người cô đơn và đang than khóc. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần đến trên chúng ta như Người đã che phủ Mẹ Maria trong ngày Truyền Tin để khi được tràn đầy tình yêu của Con Mẹ, chúng ta sẽ “công bố sự cao cả của Thiên Chúa.” Chúc mừng Giáng sinh! (CNS 20/12/2016)
 
Tại sao các thiếu nhi Công Giáo ở độ tuổi 10 lại bỏ đạo – và các bậc phụ huynh có thể làm gì?
Giuse Thẩm Nguyễn
18:39 22/12/2016
Tại sao các thiếu nhi Công Giáo ở độ tuổi 10 lại bỏ đạo – và các bậc phụ huynh có thể làm gì?

(EWTN News/CNA)- Tiến sĩ Mark Gray, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Tông Đồ ( viết tắt là CARA) tại Đại Học Georgetown cho hay tuổi trẻ Công Giáo hiện nay đang bỏ đạo ngay vào tuổi thiếu niên, độ tuổi 10 và lý do không phải vì sự buồn chán trong thánh lễ, nhưng vì những lý do sâu xa hơn. Đa số các em cho mình là vô thần hay không tin và muốn mọi việc phải mang tính khoa học, nghĩa là cần bằng chứng cụ thể.”

Gray nói với EWTN rằng “Đây là một cuộc khủng hoảng về đức tin. Những thế hệ trước đây, không hề có việc phải đối mặt với vấn đề đức tin như hiện nay ở thời đại chúng ta.”

Gray vừa mới cho xuất bản kết quả hai cuộc nghiên cứu của CARA , trong đó tiến hành nghiêu cứu khoa học xã hội về Giáo Hội có đăng trong tờ Our Sunday Visitor (tạm dịch là Khách thăm Chúa Nhật). Một nghiên cứu được thực hiện với những con em gia đình Công Giáo nhưng đã không còn cho mình là Công Giáo nữa có độ tuổi từ 15 đến 25. Cuộc nghiên cứu thứ hai được thực hiện với những người tự cho là Công Giáo, có độ tuổi từ 18 trở lên.

Những người trẻ bỏ đạo nói rằng đức tin “ không phù hợp với những gì họ học được ở trường học, cả ở cấp phổ thông và đại học”. Đối với tuổi trẻ thì trong trận chiến nhận thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Khoa học, Giáo Hội đang mất dần. Giáo Hội mất dần ở các thiếu niên. Những cuộc phỏng vấn các thanh thiếu niên và các người trưởng thành bỏ đạo cho thấy rằng đa số người ta bỏ đạo vào lứa tuổi 13.

Gray viết rằng “Gần hai phần ba những người được phỏng vấn, khoảng 63 phần trăm nói là họ bỏ đạo vào độ tuổi 10 và 17. Còn 23 phần trăm khác nói là họ bỏ đạo trước khi lên tuổi 10.” Cũng theo Gray thì trong số những người đã bỏ đạo, “chỉ có 13 phần trăm là có thể trở lại. Nếu không có những thay đổi lớn trong cuộc đời của họ thì dường như họ sẽ không trở lại.”

Lý do họ bỏ đạo là, một trong năm người trả lời, họ không còn tin vào Thiên Chúa hay tôn giáo nữa. Đây là bằng chứng về “sự mong muốn có những chứng cớ về những gì họ học về tôn giáo hay về Thiên Chúa”.

Đây là xu hướng trong nền văn hóa hiện nay, coi chủ nghĩa vô thần là “ thông minh” và coi đức tin như là “chuyện hoang đường.”

Vì thế Giáo Hội cần đặt thành vấn đề trong nền văn hóa hiện nay và Giáo Hội cần lưu tâm nhiều hơn về lịch sự của mình cùng sự liên hệ với khoa học.

Tuổi trẻ Công Giáo chỉ đến nhà thờ một lần vào Chúa Nhật để nghe về đức tin trong khi cả tuần lại được học về đức tin như là một sự “ngờ nghệch.

Nếu học sinh được dạy về thuyết tiến hóa hay thuyết Big Bang (truyền hình Mỹ tạm dịch Vụ Nổ Lớn) tại cùng một trường họ học về tôn giáo và được dạy bởi các thày cô cũng có niềm tin tôn giáo thì “dĩ nhiên là không có sự xung khắc gì và các em hiểu được Giáo Hội và lịch sử Giáo Hội và sự liên hệ giữa đức tin và khoa học.”

Các thế hệ trước đây thì cả hai môn đức tin và khoa học đều có trong giáo trình và nền giáo dục đó giúp chúng ta giải quyết những vấn nạn về đức tin này và hẳn nhiên khoa học và tôn giáo đi đôi với nhau.

Cha Matthew Schneider, LC, làm mục vụ cho giới trẻ nhấn mạnh rằng chúng ta phải cho giới trẻ hiểu được là đức tin và khoa học luôn hài hòa với nhau. Đức tin và khoa học liên quan với nhau qua triết học và thần học. Trong khi khoa học hướng về những “gì có thể quan sát và đo đếm được”, thì “thế giới cần một cái gì đó phi vật chất là nguồn gốc của nó và đó là cách để hiểu Thiên Chúa cùng với khoa học. Chính đức tin Kitô giáo là nơi sinh ra khoa học. Không có sự đối chọi giữa đức tin và khoa học , cũng cần nên hiểu mỗi thứ theo lãnh vực riêng của nó.

Các bậc phụ huynh có thể làm gì để giúp con mình vững mạnh trong đức tin? Cha Schneide đưa ra nghiên cứu của Christian Smith, một Giáo Sư xã hội học, tại Đại Học Notre Dame, đã tổng hợp ba yếu tố giúp tới 80 phần trăm giới trẻ duy trì đức tin. Đó là:

Nếu trong giáo xứ, chúng ta có sinh hoạt hằng tuần như là học giáo lý, học Kinh Thánh, sinh hoạt thanh thiếu niên; Nếu chúng ta có những người lớn, nhưng không phải là phụ huynh, nói với các em về đức tin; và nếu chúng ta có những “cảm nghiệm sâu xa về thần khí Chúa” thì con em của chúng ta đa phần sẽ giữ vững được đức tin.

Phụ huynh nên biết về niềm tin của con cái mình bởi vì có nhiều phụ huynh không hề biết là con mình đã bỏ đạo từ lâu rồi.

Giáo Hội mở rộng với khoa học, có sự hợp tác giữa các nhà khoa học không Công Giáo và Giáo Hoàng Học Viện Khoa học, gồm cả nhà vật lý Stephen Hawking.

Không có sự xung khắc thực sự giữa đức tin và khoa học. Ngay từ thời Thánh Augustino vào thế kỷ thứ năm, Giáo Hội đã đứng vững giữa vấn đề đức tin và lý luận.

Giáo Hội rộng tay ôm giữ các thanh thiếu niên Công Giáo và đang làm nhiều hơn để chấn chỉnh lại những huyền thoại về lịch sử Giáo Hội trong lãnh vực khoa học. Giáo Hội tiếp tục hỗ trợ khoa học vì hầu như phần lớn các sản phẩn ban đầu của khoa học từ hằng trăm năm trước đều được thực hiện bởi các trường đại học Công Giáo.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Cảnh sát Nam Dương mở cuộc tấn công chống lại các mưu toan khủng bố trong lễ Giáng Sinh tại Jakarta
Đặng Tự Do
18:51 22/12/2016
Cảnh sát Nam Dương đã giết chết ba nghi can khủng bố trong một cuộc đột kích vào ngày 21 tháng 12.

Các quan chức nói rằng cuộc đột kích của cảnh sát là một phần trong kế hoạch phòng ngừa một mưu toan khủng bố các nhà thờ tại Jakarta, thủ đô của Nam Dương. Hàng chục người khác cũng đã bị bắt giữ trong các cuộc hành quân của cảnh sát.

Cảnh sát đã tỏ ra thẳng tay với các thành phần Hồi Giáo cực đoan sau khi Hội Đồng Hồi Giáo Tối Cao Indonesia (Indonesian Ulema Council) tung ra một Fatwa, nghĩa là một sắc lệnh của Hồi Giáo, cấm mọi trang phục Giáng Sinh.

Tướng Tito Karnavian, tư lệnh cảnh sát Nam Dương nói Fatwa này “không có cơ sở pháp lý và cả cảnh sát lẫn người dân không cần phải coi nó như là một luật phải thi hành”. Sau khi Hội Đồng Hồi Giáo Tối Cao Indonesia tung ra Fatwa này, làn sóng cực đoan đã gia tăng. Tướng Tito khẳng định rằng cảnh sát Nam Dương sẽ không để cho biến cố khủng bố đêm Giáng Sinh năm 2000 có thể tái diễn. Trong biến cố bi thảm này, hàng chục nhà thờ Kitô đã bị đốt phá và 18 người đã bị giết trong đêm 24/12/2000.

Source: Catholic World News - Indonesian police launch offensive against suspected terrorists before Christmas
 
Lời Chúc Mừng Giáng Sinh của Đức Thánh Cha cho một chương trình truyền hình của Ý
Đặng Tự Do
19:05 22/12/2016
Đức Thánh Cha nói biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô lật ngược các giá trị của thế giới. Ngài đã nói như trên trong một cuộc điện đàm hôm thứ Năm 22 tháng 12 với các nhân viên trong một chương trình TV của đài RAI 1.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện qua điện thoại với các biên tập viên và những người dẫn chương trình Unomattina, một chương trình buổi sáng trên đài RAI 1. Chương trình này đang đánh dấu 30 năm hoạt động của mình.

Đức Thánh Cha đã gởi những chúc tốt đẹp của ngài đến tất cả những ai tham gia vào việc sản xuất chương trình này và chúc các khán giả “một mùa Giáng Sinh Kitô”, nghĩa là, một mùa Giáng Sinh gợi lên các tâm tình của Giáng Sinh đầu tiên, khi Thiên Chúa trở thành “nhỏ bé trong một chuồng gia súc, với những người nhỏ bé, những người nghèo, và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.”

Đức Thánh Cha nói:

“Trong thế giới này, nơi mà thần tài được tôn thờ rất nhiều, biến cố Giáng Sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa giúp chúng ta biết chiêm ngắm sự bé nhỏ của vị Thiên Chúa đã lật ngược các giá trị của thế gian.”

Source: Catholic World News - In call to TV show, Pope says Christ’s birth overturned the world’s values
 
Đức Thánh Cha thiết lập Ủy ban giáo hoàng để điều tra các bất hòa trong Hội Hiệp Sĩ Malta
Đặng Tự Do
19:58 22/12/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Hội Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Chưởng Ấn.

Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, là Fra Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của hội, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.

Trong khi đó, vị Hiệp Sĩ Tối Cao Fra Matthew Festing nói rằng ông không có lựa chọn nào khác hơn là loại bỏ Boeselager vì một “tình huống vô cùng nghiêm trọng và không thể chấp nhận được.”

Theo điều lệ của Hội Hiệp Sĩ Malta, vị Chưởng Ấn (Chancellor) có thẩm quyền như một vị bộ trưởng ngoại giao.

Các ủy ban điều tra Vatican sẽ có năm thành viên là Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nguyên đặc sứ của Vatican tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva; Cha Gianfranco Ghirlanda, một luật sư dòng Tên chuyên về giáo luật; và ba thành viên của các Hiệp sĩ Malta.
 
Buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha dành cho các viên chức làm việc tại Tòa Thánh
Đặng Tự Do
21:19 22/12/2016
Sau buổi gặp gỡ chúc mừng Giáng Sinh giữa Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma tại điện Clêmentê từ 10h30 đến 11h30 sáng thứ Năm 22 tháng 12, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhân viên làm việc tại Vatican trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục.

Thể hiện tâm tình tri ân các viên chức làm việc tại Tòa Thánh, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi cám ơn mỗi một người trong anh chị em vì các nỗ lực hàng ngày trong công việc và những cố gắng của anh chị em để thực hiện tốt những công việc đó”.

Đức Thánh Cha bày tỏ sự vui mừng có dịp gặp gỡ với các nhân viên cùng với gia đình của họ. Ngài yêu cầu họ chuyển lời chào của ngài đến con em của họ, những người cao niên và những người đau yếu.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Công ăn việc làm là điều cực kỳ quan trọng, cho cả người lao động và gia đình của người ấy ấy”. Ngài nhấn mạnh thêm là công việc tại Vatican còn đặc biệt quan trọng hơn vì qua công việc ấy, anh chị em có cơ hội cổ vũ các giá trị của Tin Mừng. Thành ra, công việc này phải được thực hiện phù hợp với giáo huấn xã hội của Giáo Hội. “Tôi không muốn những công việc không phù hợp với điều đó, tôi không muốn thấy những công việc bất hợp pháp, và những công việc có chút gian lận.”
 
Các số thống kê mới về tình trạng người trẻ Mỹ rời bỏ Giáo Hội
Vũ Văn An
21:51 22/12/2016
Một cuộc thăm dò mới của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng (Public Religion Research Institute, viết tắt là PRRI) tựa là “Exodus: Why Americans are Leaving Religion—and Why They’re Unlikely to Come Back” (Ra Đi: Tại Sao Người Mỹ Rời Bỏ Tôn Giáo – Và Tại Sao Khó Lòng Họ Trở Về) vừa được công bố. Cuộc thăm dò này được tiến hành hồi tháng Tám năm nay với sự phối hợp của Sở Tin Tức Tôn Giáo (Religion News Service), dựa trên một mẫu thăm dò tình cờ 2,201 người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Dù không thấu đáo như các cuộc thăm dò của PEW là những cuộc thăm dò dựa trên hơn 30,000 người, nhưng kết quả thăm dò này khá hữu ích.

Ít nhất nó cũng củng cố thêm hình ảnh không mấy sáng sủa mà các thăm dò trước đây đã thu lượm được: người trẻ Mỹ rời bỏ tôn giáo hàng loạt và những người không tự nhận diện mình với một tôn giáo nào (nones) càng ngày càng đông thêm. Cuộc thăm dò của PRRI cũng xác nhận rằng người trẻ Công Giáo rời bỏ đức tin của họ với một tỷ lệ cao hơn bất cứ nhóm tôn giáo nào khác.

Sau đây là một số con số thống kê mới của PRRI và của một số cuộc thăm dò khác:

Những người cựu Công Giáo và “nones” là những ai?

1. 10% người trưởng thành Mỹ nay là cựu Công Giáo

2. Khi người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội, họ trở thành:

a. 49% – “None” (tức không thuộc tôn giáo nào)
b. 25% – Thệ Phản Tin Lành
c. 13% – Thệ Phản Chính Dòng
d. 13% – Hệ phái khác: Mormon, Chứng Nhân Giêhôva, Do thái Giáo, Hồi Giáo.

3. 25% người Mỹ tự nhận mình không thuộc tôn giáo nào.

a. Đây là bách phân cao nhất xưa nay: lơ lửng giữa 4-6% (thập niên 1970s-1980s), rồi thập niên 1990 tăng lên 14% (1999), 20% (2012), và nay tăng tới 25% (2016).
b. Nay là nhóm tôn giáo đông nhất ở Hoa Kỳ.
c. Điều đáng lưu ý: 21% những người cho rằng mình không thuộc tôn giáo nào được dưỡng dục như những người không thuộc tôn giáo nào, trong khi 28% được dưỡng dục như những người Công Giáo.

4. 39% người trẻ trưởng thành (18-29 tuổi) nay không thuộc tôn giáo nào (gấp 3 lần những người trưởng thành cao niên hơn [trên 65 tuổi] tự cho mình không thuộc tôn giáo nào):

Những người trẻ trưởng thành ngày nay có cơ trở thành không thuộc tôn giáo nào 4 lần nhiều hơn người trẻ trưởng thành của thế hệ trước.

5. Người trẻ trưởng thành ngày nay

a. 39% = “không thuộc tôn giáo nào”
b. 15% = Công Giáo
c. 9% = Thệ Phản Tin Lành Da Trắng
d. 8% = Thệ Phản Chính Dòng Da Trắng
e. 7% = Thệ Phản Da Đen
f. 11% = Thệ Phản khác không Da Trắng
g. 7% = tôn giáo không phải Kitô Giáo

6. Đại đa số (64%) người trẻ trưởng thành không thuộc tôn giáo nào ngày nay trước đây vốn được dưỡng dục trong tôn giáo, nhưng rồi rời ỏ nó.

7. Ba loại người “không thuộc tôn giáo” nào

a. Chủ trương từ bỏ (58%) – Tôn Giáo không quan trọng đối với bản thân, và gây hại nhiều hơn gây ích.
b. Dửng dưng với thần thánh (apatheist) (22%) – Tôn giáo không quan trọng đối với bản thân, nhưng nói chung hữu ích cho xã hội.
c. Những người có đức tin nhưng không nối kết (Unattached Believers) (18%) – Tôn giáo là điều quan trọng đối với bản thân, và nói chung hữu ích cho xã hội.

Họ rời bỏ khi nào?

1. 79% những người cựu Công Giáo rời bỏ Giáo Hội trước tuổi 23 (PEW)

2. 50% những người ‘thiên niên kỷ’ được dưỡng dục như người Công Giáo nay không tự nhận mình là Công Giáo nữa (nghĩa là, phân nửa các trẻ sơ sinh mà bạn thấy được rửa tội trong vòng 30 năm qua, phân nửa những người bạn thấy được thêm sức, phân nửa những người trẻ Công Giáo bạn thấy đã thành hôn)

3. Chỉ có 7% những người ‘thiên niên kỷ’ được dưỡng dục như người Công Giáo nay vẫn tích cực thực hành đức tin của họ (dự Lễ hàng tuần, cầu nguyện nhiều lần trong tuần, cho biết đức tin của họ “cực kỳ” hay “rất” quan trọng).

4. 90% những người Mỹ không thuộc tôn giáo nào đã rời bỏ tôn giáo trước tuổi 29 (PRRI)

a. 62% rời bỏ trước 18 tuổi
b. 28% rời bỏ từ lúc 18-29 tuổi
c. 5% rời bỏ từ lúc 30-49 tuổi
d. 5% rời bỏ lúc hơn 50 tuổi

Tại sao họ rời bỏ?

1. Cuộc thăm dò của PRRI (2016) – phần trăm những người không thuộc tôn giáo nào nói lý do sau đây là lý do quan trọng khiến họ rời bỏ tôn giáo:

a. 60% – tôi ngưng tin các giáo huấn tôn giáo
b. 32% – gia đình tôi không bao giờ trưởng thành về tôn giáo
c. 29% – Các giáo huấn tiêu cực của tôn giáo về hay cách cư xử với người đồng tính nam nữ
(a). 40% đối với phụ nữ, 20% đối với nam giới
(b). 39% đối với các người thiên niên kỷ, 12% đối với người cao niên
(c). 39% được giáo dục như người Công Giáo, 29% được giáo dục cách khác.
d. 19% – Tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục
Một cách đáng lưu ý, điều này 26% đối với phụ nữ và 13% đối với nam giới
e. 18% – Biến cố gây chấn thương trong đời
f. 16% – Giáo Hội hay cộng đoàn của tôi trở nên quá chú tâm tới chính trị.

2. Cuộc thăm dò của Pew – “Đức Tin Đang thay đổi” (Faith in Flux) (2009) – phần trăm những người cựu Công Giáo nói lý do sau đây đóng vai trò trong việc rời bỏ của họ

a. 71% – Dần dần trôi giạt khỏi tôn giáo
b. 65% – Thôi không tin các giáo huấn tôn giáo
c. 43% – Các nhu cầu tâm linh không được thỏa mãn
d. 29% – Không vui vì các gioá huấn nói về Thánh Kinh
e. 26% – Không hài lòng với bầu khí của các buổi thờ phượng
g. 18% – Không hài lòng với hàng giáo sĩ tại cộng đoàn
h. 10% – Tìm thấy một tôn giáo họ thích hơn

3. Cuộc thăm dò của Giáo Phận Springfield (năm 2014) – phần trăm các người cựu Công Giáo nói lý do dưới đây đóng một vai trò trong việc họ rời bỏ:

a. 68% – Các nhu cầu tâm linh không được thỏa mãn.
b. 67% – Mất hứng thú với thời gian
c. 56% – Yêu cầu quá nhiều tiền
d. 48% – Không tin nữa
e. 47% – Không hài lòng với bầu không khí.
f. 38% – Qúa vụ nghi lễ Too ritualistic
g. 36% – Quá trịnh trọng
h. 36% – Âm nhạc không tốt

Các số thống kê khác

• 66% những người không tự nhận mình thuộc tôn giáo nào nhất trí rằng “tôn giáo gây nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng".
• 60% những người tự nhận mình không thuộc tôn giáo nào tin vào Thiên Chúa, cả như một người họ có thể có liên hệ với hay như một sức mạnh phi ngã.
 
Top Stories
The Church in Vietnam today
Bishop Hòang đức Oanh & Bishop Dominic Lương
11:02 22/12/2016
The Church In Vietnam today

There is no doubt the Catholic Church in Vietnam today is recognized and respected by many as a Church of serving and heroism. The same Church, however, is facing a tremendous challenge to survive in a country imperiled by both internal and external foes.

A Heroic Church

Let's the fact speak its volume. After 401 years of missionary (1615-2016), we have gained numerous new believers in the Catholic faith.

As how heroism is defined, the Good News taught by the Lord Jesus has been contributing so much to the country from political to cultural, social to scientific, educational and medical aspects of life. Specifically, the communist government nowadays is still using the maps drawn by Catholic missionaries to prove Vietnam's territorial and maritime sovereignty. The Catholic missionaries were credited for inventing the Vietnamese National Language with 27 Latin alphabets which successfully replaced the 224 Sino-Vietnamese characters without much difficulty and is currently being used exclusively by all countrymen. Unarguably, this effort has provided such precious opportunity for the Vietnamese people to break themselves free from the Chinese assimilation after thousands of years. This remarkable milestone was well documented in history and the Vietnamese people forever grateful. The (Latin) alphabets have also been instrumental in helping the Church in Vietnam spreading the Good News effectively from the day it was developed!

The Vietnamese Catholics from time to time have been labelled as “traitors” and “disloyal” as in defecting to the French colonists and refusing to worship ancestors. The fact is that only a small number of foreign missionaries, those either bearing the mentality of “my motherland comes first” or just simply being fearful of persecution chose to cooperate with the French invaders so they can keep on going with their missionary. With these two labels, those who chose to be faithful to their Catholic belief had been looked down upon as second or third class citizens with their civil rights stripped off, put in segregation and persecuted for hundreds of years. This has continues as of today. Despite all that, the Catholics have been committed to living our life as both good citizen and good faithful as we believe a true Christian must be a pious and patriotic citizen. To put it simply, “to worship God and to love people must be combined as ONE character”.

Question is, how could a Church with such unity and wonderful faith, under such experienced leadership be on the decline in a land that God has used the “Communist whip” to prepare for the past 70 years? Could the 1954 and 1975 events be how God would send the message “The Church in Vietnam has to LEAVE?”

The Church on the decline

The statistic has it, the Church in Vietnam has been called the Eldest Daughter in Asia. From 8% of population being followers in 1950's it's now ranked 5th with only 6.8%, trailing behind the Church in the Philippines, Korea, East Timor, and Lebanon. Being fully equipped with a system of committees including Committee for Evangelical Ministry from central authorities to parish level, but the results still a disappointment. How could it be? Because of a disorganized or non-effective operation?

Looking at religious organizations, we would see many groups operating within the church premises, focusing more on structures erecting and festive celebration than on prayers and evangelical mission. The young, the poor, the non-catholics, the pagan, the social and cultural media are less of an interest to us, it seems.

In terms of personnel, particularly the clergy, a large number of students is being educated in various seminaries and institutes but the trainers or educators are still in shortage. There seems to be more of a need to fill in the gap of personnel for parish activities rather than for evangelical mission. In Vietnam today, priests are being educated more on Western's culture and norms while straying from Oriental culture and values. Many lack basic knowledge on cultures, languages, history, and even Vietnam's history. Thus, the gap between clergymen and laymen - both Catholic and non-Catholic alike- in terms of language and behavior has been created. Many priests have neither confidence in their parishioners nor give them credit they deserve. Other clergymen's luxurious lifestyle has been a hindrance to the Good News in Vietnam!

Throughout history, the attitude of Catholic community has undoubtedly been the decisive factor for the growth of the Church in Vietnam. During the French colonial as well as the nationalist periods, this seemed to be quite positive, even a little too far at times. On the contrary, in communist era while the country struggling with Chinese territorial appropriation as well as cultural and economic manipulation, while the people are at their wit's end with plagues of moral, socio-economic chaos and take it to the streets to vent out their anger and frustration, the Vietnamese Catholic Bishop Conference remains in an eerie, frightening silence. This very attitude would potentially become not the hindrance for those who want to learn more about Catholic faith, but also a force to drive practicing Catholics away from the Church.

The Holy See has also inflicted pain and puzzlement to the situation. Is the Apostolic See's actions as a result of her assessment of the Vietnamese Catholics as being sub-standard or perhaps due to the pressure the French colonists and later the communists set upon her? The appointment of the first bishops at key positions had been too slow regardless the fact that Vietnam had many believers with high academic and virtuous standard. It took 318 years (1615-1933) for a Vietnamese national to be appointed as bishop. It took 355 years for Hanoi the capital to witness the first Vietnamese be installed as bishop in 1950 and five years later in 1955 another one in Saigon, the capital of South Vietnam. A cardinal was installed only after the communist took over South Vietnam in 1976. In the nutshell, the Church in Vietnam was recognized as mature in 1960 but only under the sponsorship of the Congregation for the Evangelization of Peoples after 345 years of evangelization (1615- 1860).

In contrary, the Holy See's appointments from 1975 on were viewed by many as hasty. The transfers however were perplexing and confusing! The case of Bishop Peter Nguyen Van Hoa is the shining example of how perplexing it can be at the time. When arriving at the diocese to start his duty as Phan Thiet bishop, he discovered that the position had been filled by bishop Nicholas Huynh Văn Nghi, who later got dispatched to Saigon archdiocese. Nevertheless, the communist authorities rejected the transfer. Could it be "someone" had secretly planted their mole(s) into Vatican's diplomatic branch or the diplomats had fallen into a Communist's labyrinth? History will soon reveal the painful truth.

How could it be that in 1972 His Holiness Pope Paul VI refused to receive president Nguyen Van Thieu of Republic of Vietnam, yet agreed to meet with special envoy Xuan Thuy of North Vietnam? On Jan 30, 2008, the Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone personally signed Letter No. 915/08/RS/FAX which directly interfered with the event going on at Hanoi Nunciature when in fact Archdiocese of Hanoi was very capable of handling the issues at hand on its own. More regrettably were what happened after 1975, when the Church had made numerous concessions to the communist regime in Vietnam, especially in the process of selecting bishop candidates. Over and over again, hassles were created to cause problems and damages to the Church, her independence, her freedom and her reputation. It seems the Holy See is applying the same policy of appeasement in mainland China. We pray that what we fear is not happening in reality.

The bloody experience provided by many of high ranking communist officers from Vietnam or any other country, as well as by those who awaken from the communist nightmares can be helpful for the Holy See's diplomats to gain knowledge and insights from when working with Vietnamese communist authorities, particularly when exchanging ideas on establishing diplomatic relationship between the Vatican and Vietnam. Russian Vladimir Putin had once said: “Those who believe in what the communists said have no brain. Those who listen to the communists have no heart”. And Mikhail Gorbachev, once General Secretary of the Communist Party of the former Soviet Union said: “I've devoted half my life to the communist ideal. Today it's painful to say that the Communist party only spreads propaganda and lies”. Hopefully, what happened to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet will not repeat in the case of bishop Paul Nguyen Thai Hop of Vinh diocese. Let us hope that the Holy See would not seek diplomacy at any cost of her flocks and faithful people in Vietnam.

The Bishop Conference of Vietnamese should courageously undertake the responsibility of navigating the Church in a more proactive approach, and timely provide experts of both profession and loyalty to work side by side with the Vatican.

Above was our take on the Church's current situation in a country where the people are suffering from a party-controlled, totalitarian communist regime. This country is also being threatened by Chinese invasion by wicked yet sophisticated means. Our assessment may be imperfect or needs modification, but it is written with sincerity and prompted by the love for the Church and beloved country Vietnam. Our conviction: follow the path of missions (x. NvTm No. 120) in the spirit and by means of Queen Esther and the Israelites. The path to repentance and evangelization will help the Church to move forward and contribute to the liberation of the Vietnamese people from internal and external enemies.

Orange County, November 25, 2016



+ Most Reverend Micae Hòang Đức Oanh, D.D., Retired Bishop of Kontum Diocese.
+ Most Rev. Dominic Mai Thanh Lương, D.D., Retired Auxiliary Bishop of Orange Diocese.

Co-signatories:
Monsignor Francis Phạm Văn Phương, Riverdale, GA, USA.
Rev. John Trần Công Nghị, VietCatholic, Garden Grove, CA, USA.
Rev. Michael Mai Khải Hoàn, Garden Grove, CA, USA.
Rev. Stephano Bùi Thượng Lưu, DanChua Magazine Stuttgard, Germany.
Rev. Paul Văn Chi, Sydney, NSW, Australia.
Rev. Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, Brunswick, VIC, Australia.
Rev. Barth. Nguyễn Đình Phước, CSsR, San Diego, CA, USA.
Sr. Thùy-Linh Nguyễn FMA, Melbourne, Australia.
Mr. Nguyễn Long Thao, San José, CA, USA.
Mr. Trần Mạnh Trác, Houston, Texas, USA.
Mr. Đặng Minh An, Perth, Australia.
Rev. Joseph Phạm Minh Văn, Geneve, Suisse.
Rev. Jean Hoàng Ngọc Thanh, Lausanne, Suisse.
Mr. Trần Kim Ngọc, Liege, Belgique.
Mr. Paul Nguyễn Văn Tánh, Bruxelles, Belgique.
Rev. JB. Đinh Xuân Minh, Münster, Germany.
Rev. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, Saigòn, Vietnam.
Rev. Phạm Trung Thành, CSsR, Saigòn, Vietnam.
Rev. Anton Lê Ngọc Thanh, CSsR, Saigòn, Vietnam.
...
 
Vietnam: L’Eglise du Vietnam aujourd’hui : l’analyse au scalpel de deux évêques vietnamiens
Eglises d'Asie
11:18 22/12/2016
Le présent exposé de la situation actuelle de l’Eglise catholique au Vietnam nous a été remis, lors de son voyage en Europe, par l’un de ses deux cosignataires, Mgr Michel Hoang Duc Oanh, 78 ans, évêque de 2003 à 2015 de Kontum, diocèse des Hauts Plateaux du Centre-Vietnam. Le second signataire est Mgr Dominic Mai Thanh Luong, 76 ans, évêque auxiliaire émérite du diocèse d’Orange (Orange County, Californie), aux Etats-Unis. Le texte
est suivi d’un certain nombre de signatures de soutien, parmi lesquelles celle du P. Jean Trân Công Nghi, directeur de l’importante agence de presse VietCatholic News, dont le siège est en Californie, et celle du P. Etienne Bui Thuong Luu, directeur du magazine catholique Dân Chua (‘Peuple de Dieu’), destiné à la diaspora vietnamienne en Europe.

Au premier abord, ce texte se présente comme un portrait, on pourrait presque dire une photographie instantanée de la communauté catholique au Vietnam d’aujourd’hui. Le portrait est illustré par les références aux événements survenus au cours de ces dernières années. Cependant, le présent de l’Eglise catholique décrit dans cet exposé est sans cesse confronté aux quatre siècles de l’histoire connue de l’Eglise au Vietnam (1615-2016).

Si, pour les deux auteurs, le caractère « héroïque » de cette histoire du catholicisme au Vietnam ne fait pas de doute, les problèmes auxquels l’Eglise du Vietnam est affrontée n’en sont pas moins réels. Ils tiennent pour une part, selon eux, à la situation des catholiques vivant à l’intérieur d’un pays où un parti communiste détient le pouvoir, mais aussi à un certain type de rapport entretenu tout au long de l’histoire avec le Saint-Siège, puis, enfin, encore et surtout, à la présence de la menace millénaire d’un pays voisin agressif.

La traduction française présentée ici est de la rédaction d’Eglises d’Asie.

L’Eglise catholique au Vietnam
par Mgr Michel Hoang Duc Oanh et Mgr Dominic Mai Thanh Luong

L’Eglise catholique au Vietnam a été véritablement héroïque et glorieuse, mais il semble qu’aujourd’hui, on assiste à un certain déclin de cette Eglise au sein d’un pays lui-même en danger, bouleversé de l’intérieur par un ennemi venant de l’étranger.

Une Eglise héroïque

Une Eglise exceptionnellement héroïque et glorieuse ! Après seulement 401 années d’histoire, la foi a été propagée à de très nombreuses personnes qui ont cru et ont adhéré au christianisme.

L’Eglise s’est montrée héroïque à cause de l’Evangile, de sa vérité et de l’amour du Seigneur Jésus. Elle a contribué à accomplir au sein de notre peuple de très nombreuses œuvres dans des domaines comme la culture, la politique, la société, les sciences, l’éducation, la santé ! Pour parler concrètement, aujourd’hui même, les détenteurs du pouvoir communistes du Vietnam sont obligés de passer par les documents historiques rédigés par les missionnaires et les cartes géographiques dessinées par eux afin de faire la preuve de la souveraineté du Vietnam sur les archipels de la mer de Chine méridionale et de connaître son territoire. Mais plus particulièrement, les missionnaires se sont servis de l’alphabet latin pour créer l’écriture nationale (quôc ngu) avec seulement 27 lettres alors que l’écriture « Nôm » inspirée des caractères chinois en comportait 224. Il s’agit là d’une œuvre extrêmement précieuse pour notre peuple puisqu’elle lui a permis d’échapper à une étroite dépendance à l’égard de la Chine que toute l’Histoire nous rappelle. Cette belle œuvre a aidé le Vietnam à se développer et à se dépasser. Elle a aussi permis à l’évangélisation d’être plus efficace.

Malgré cela, deux fautes ont été reprochées aux catholiques : ils auraient manqué de « piété filiale » à l’égard des ancêtres et de loyauté à l’égard de la patrie. Ils portaient atteinte à la piété filiale en adhérant à une religion qui ne vénère pas les ancêtres. Ils n’auraient pas été loyaux vis-à-vis de leur patrie parce qu’ils ont suivi les envahisseurs français ! En réalité, il n’y a eu qu’un petit nombre de missionnaires étrangers qui, en partie à cause d’un patriotisme étroit, en partie parce qu’ils étaient en butte à la persécution, se sont attachés aux troupes des envahisseurs pour échapper à la mort.

A cause de ces deux fautes qu’on leur attribuait injustement, les Vietnamiens adhérant au catholicisme ont été considérés comme des citoyens de seconde ou de troisième classe. On les a traités de réactionnaires, de traîtres à la patrie. On les a dépouillés de leurs droits civiques. Ils ont été dispersés, persécutés pendant des centaines d’années jusqu’à présent ! Malgré cela, les catholiques continuent avec persévérance de vivre en accord avec leurs convictions : « en harmonisant leur vie profane et leur vie religieuse » parce qu’ils sont convaincus qu’« un chrétien authentique fait preuve de la piété filiale la plus intense et qui aime avec le plus d’authenticité ses compatriotes et sa patrie ! ». En termes simples : « L’amour de Dieu et l’amour des autres sont une seule et même chose ! »

Mais alors pourquoi donc une Eglise vivant dans l’harmonie et l’unité, bénéficiant d’effectifs missionnaires éprouvés, est-elle en train de décliner dans un pays pour lequel le Seigneur a choisi le « fouet » du communisme, au pouvoir dans le pays depuis soixante-dix ans ? Des événements comme l’exode de 1954 et le mouvement des boat people de 1975 ne seraient-ils pas une façon pour le Seigneur de proclamer à l’Eglise du Vietnam : « Il faut te mettre en marche ! » ?

Une Eglise sur une pente déclinante…

Selon les données statistiques de 2015, l’Eglise du Vietnam, qui fut autrefois appelée « la fille aînée de l’Eglise en Asie », avec une moyenne de 8 % de catholiques pour la décennie 1950, n’est plus aujourd’hui qu’au cinquième rang derrière les Philippines, la Corée du Sud, le Timor-Oriental et le Liban. Les catholiques ne représentent plus aujourd’hui que 6,50 % de la population. L’Eglise catholique du Vietnam bénéficie d’une organisation structurée, de l’intégralité des commissions épiscopales, y compris les commissions missionnaires mises en place depuis le sommet de l’Eglise jusqu’à la moindre des paroisses. Malgré cela, les résultats se font attendre… Pourquoi donc? Serait-ce parce que l’organisation n’est pas assez serrée, parce que l’activité des commissions n’est pas encore effective ?

Nos associations, pour l’essentiel, mènent leurs activités dans le cadre de l’Eglise. Les apparences sont imposantes : on célèbre les cérémonies religieuses ; on construit des églises, des maisons pour les activités catéchétiques. Mais la pratique religieuse pèse moins lourd si l’on considère le domaine de la prière ou encore de la mission. La jeunesse, les pauvres, les non-chrétiens, les communications sociales, les livres et journaux, autant de domaines dont on se préoccupe très peu.

En ce qui concerne le personnel d’Eglise, plus particulièrement les religieux et le clergé diocésain, ils sont formés dans des établissements comme les séminaires, les instituts de formation « où il y a beaucoup d’enseignants et peu de formateurs ». La formation des clercs se fait en fonction des besoins des paroisses et non pas dans la perspective de leur envoi en mission ! Nos prêtres et les religieux sont formés en référence à la culture européenne ou américaine, beaucoup plus qu’en fonction de la culture de l’Asie orientale. Les étudiants manquent de connaissances sur leur propre langue, sur la culture, l’histoire du Vietnam, de telle sorte qu’il y a un écart dans le langage et le comportement entre les pasteurs et la population, qu’elle soit non chrétienne ou chrétienne. A cause de leur cléricalisme et de leurs goûts occidentaux, beaucoup de pasteurs ne font pas confiance aux laïcs. Par ailleurs, la richesse apparente affichée par certains clercs et religieux constitue un véritable obstacle à la propagation de l’Evangile.

L’attitude des masses catholiques à l’égard de leur pays a joué un rôle décisif dans le développement de l’Eglise. A l’époque de la domination française, puis durant la période de dite du nationalisme (époque de la République du Sud-Vietnam, 1954-1975), il y a eu des éléments relativement positifs, souvent trop positifs. Dans la période communiste que nous vivons, notre pays est menacé par la Chine, qui s’empare de nos archipels et bouleverse tous nos domaines d’activité. A l’intérieur, une très grande pauvreté rend la population insatisfaite. Elle se soulève, elle manifeste, elle fait entendre ses plaintes un peu partout. L’ensemble des catholiques et plus particulièrement la Conférence des évêques du Vietnam gardent un silence redoutable, une attitude qui pourrait bien être une barrière empêchant de nombreux non-chrétiens de rejoindre l’Eglise…, mais qui pourrait aussi écarter d’elle de nombreux catholiques.

Dangers pour la liberté de l’Eglise

Si l’on se tourne du côté du Saint-Siège, on s’aperçoit qu’il y a aussi de nombreuses situations compliquées. Est-il vrai que le Saint-Siège classe les catholiques vietnamiens à un niveau peu élevé ? Cela tient-il à l’influence du colonialisme français ou au communisme ? Concrètement, les nominations des premiers évêques vietnamiens aux postes importants ont été très tardives alors qu’au Vietnam, il y avait de nombreux croyants cultivés et généreux. Il a fallu attendre 318 années, de 1615, date de l’arrivée des premiers jésuites, jusqu’à 1933, pour qu’un Vietnamien soit ordonné évêque. Il a fallu 335 ans pour que la capitale, Hanoi, obtienne son premier évêque vietnamien ; c’était en 1950. Ensuite, Saigon, alors capitale de la République du Sud-Vietnam, dut attendre cinq ans de plus pour être dirigée par un évêque vietnamien (1955). Pour bénéficier du premier cardinal, le Vietnam dut patienter jusqu’à 1976, après que les communistes se soient emparés du Sud, en 1975. La reconnaissance de l’âge adulte de l’Eglise du Vietnam n’a eu lieu qu’en 1960, date de la proclamation de la hiérarchie. Malgré cette reconnaissance, elle est restée sous le patronage de la Congrégation de la propagation de la foi…, cela après 345 années de prédication de l’Evangile (1615-1960).

Au contraire, en 1975, les nominations du Saint-Siège furent, semble-t-il, trop hâtives et les changements de postes embrouillés et difficiles à comprendre. (…). On peut citer le cas de Mgr Paul Nguyên Van Hoa, qui avait été nommé évêque du diocèse de Phan Thiêt. Mais, arrivé sur place, il constate que Mgr Nicolas Huynh Van Nghi est déjà sur les lieux pour occuper ce poste. Un peu plus tard, Mgr Nghi a été appelé à l’archevêché de Saigon, où il est l’objet d’un refus.

En 1972, pourquoi le pape Paul VI a-t-il refusé de recevoir le président de la Républiques du Sud-Vietnam, Nguyên Van Thiâu, alors qu’il recevait Xuân Thuy, envoyé spécial de la République démocratique du Nord-Vietnam ?

En 2008, le 30 janvier, pourquoi donc le cardinal secrétaire d’Etat Tarcisio Bertone a lui-même signé la lettre N° 915/08/RS/FAX, intervenant directement dans l’affaire de la Délégation apostolique de Hanoi alors que la Conférence épiscopale du Vietnam pouvait très bien résoudre le problème elle-même ? Mais ce qui est le peut-être le plus regrettable, c’est le grand nombre de concessions auxquelles a dû se résoudre l’Eglise après 1975, face au régime communiste, en particulier en ce qui concerne le choix des candidats à l’épiscopat ! Ce choix est à l’origine de multiples ennuis. Il a causé et causera dans le futur de grands dommages pour l’indépendance, la liberté et le prestige de l’Eglise. Il semble que l’on soit en train d’appliquer cette politique de concessions en Chine continentale. Souhaitons qu’elle ne se réalise pas !

L’expérience ressentie au plus profond d’eux-mêmes par de nombreux membres du parti communiste de haut niveau, dans le monde comme au Vietnam, ou par les personnes qui se sont laissées fasciner par la doctrine communiste et qui se sont réveillées, devrait être soigneusement méditée par les diplomates du Saint-Siège lorsqu’ils travaillent avec les dirigeants communistes vietnamiens, particulièrement dans les négociations en vue de l’établissement de relations diplomatiques entre le Vietnam et le Saint-Siège. Comme l’a dit le président actuel de la Russie, Vladimir Poutine : « Celui qui croit à ce que disent les communistes n’a pas de tête ! Celui qui fait ce qu’ils ordonnent n’a pas de cœur ! ». Quant à Mikhaïl Gorbatchev, ancien secrétaire général du Parti communiste soviétique, il a déclaré : « J’ai consacré la moitié de ma vie à l’idéal communiste. Aujourd’hui, je dois dire avec tristesse que le parti communiste ne connaît que la propagande et le mensonge ! » Espérons qu’il n’arrivera rien à Mgr Paul Nguyên Thai Hop, du diocèse de Vinh, rien de semblable à ce qui s’est passé pour Mgr Ngô Quang Kiêt il y a quelques années. Espérons aussi que le Saint-Siège ne recherchera pas à établir des relations diplomatiques à n’importe quel prix !

La Conférence des évêques du Vietnam a besoin de courage pour assumer la responsabilité de l’orientation du navire qu’est l’Eglise du Vietnam d’une façon plus positive, plus énergique et fournir en temps opportun des spécialistes capables et fidèles auprès du Saint-Siège.

Nous avons énuméré ci-dessus une série de considérations sur la situation de l’Eglise dans un pays où la population vit pauvrement sous un régime communiste dictatorial, menacée par les multiples formes de l’expansionnisme de la Chine. Mais ces considérations émanent d’un cœur qui aime l’Eglise ainsi que la patrie, le Vietnam, (…) l’Eglise au Vietnam.

Prenons la route de la mission dans l’esprit et à la manière d’Esther et du peuple juif autrefois. C’est un chemin qui permettra à l’Eglise au Vietnam de dépasser toutes les vicissitudes et les épreuves pour proclamer dans l’enthousiasme la bonne nouvelle de la vérité et de l’amour et de contribuer à l’édification d’un pays développé et prospère.

A Orange County, le 25 novembre 2016.

+ Mgr Michel Hoang Duc Oanh, évêque émérite de Kontum
+ Mgr Dominic Mai Thanh Luong, évêque auxiliaire émérite de Orange County.

Co-signatories:
Monsignor Francis Phạm Văn Phương, Riverdale, GA, USA.
Rev. John Trần Công Nghị, VietCatholic, Garden Grove, CA, USA.
Rev. Michael Mai Khải Hoàn, Garden Grove, CA, USA.
Rev. Stephano Bùi Thượng Lưu, DanChua Magazine Stuttgard, Germany.
Rev. Paul Văn Chi, Sydney, NSW, Australia.
Rev. Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, Brunswick, VIC, Australia.
Rev. Barth. Nguyễn Đình Phước, CSsR, San Diego, CA, USA.
Sr. Thùy-Linh Nguyễn FMA, Melbourne, Australia.
Mr. Nguyễn Long Thao, San José, CA, USA.
Mr. Trần Mạnh Trác, Houston, Texas, USA.
Mr. Đặng Minh An, Perth, Australia.
Rev. Joseph Phạm Minh Văn, Geneve, Suisse.
Rev. Jean Hoàng Ngọc Thanh, Lausanne, Suisse.
Mr. Trần Kim Ngọc, Liege, Belgique.
Mr. Paul Nguyễn Văn Tánh, Bruxelles, Belgique.
Rev. JB. Đinh Xuân Minh, Münster, Germany.
Rev. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, Saigòn, Vietnam.
Rev. Phạm Trung Thành, CSsR, Saigòn, Vietnam.
Rev. Anton Lê Ngọc Thanh, CSsR, Saigòn, Vietnam.
...

(Source: Eglises d'Asie, le 22 décembre 2016)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nước Mỹ đã sang trang - Việt Nam cứ ì ra đấy
Phạm Trần
10:00 22/12/2016
NƯỚC MỸ ĐÃ SANG TRANG-VIỆT NAM CỨ Ì RA ĐẤY

Nước Mỹ đã sang trang chiều ngày 19 tháng 12 năm 2016 khi Donald Trump được 304 Đại Cử Tri Đòan (Electoral Votes) Cộng Hòa bầu làm Tổng thống thứ 45 của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng lãnh đạo Việt Nam Cộng sản lại cứ ì ra đấy để loay hoay trong mối bòng bong phá sản của tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và tình trạng “tự diễn biến-tự chuyển hoá” trong cán bộ đảng viên đang đe dọa sự sống còn của chế độ.

Trước hết hãy nói về chuyện nước Mỹ. Kết qủa cuộc bầu chọn Donalds Trump đã vượt qúa số 270 phiếu cần thiết theo quy định của Hiến pháp, trong tổng số 538 Cử Tri Đòan của 50 Tiểu bang và Quận hạt Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (District of Columbia).

Ứng cử viên Dân chủ Bà Hillary Clinton, mặc dù thắng hơn Donald Trump gần 3 triệu phiếu cử tri trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016 nhưng chỉ được 227 phiếu Cử Tri Đòan trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/12/2016. Bà mất 5 phiếu Dân chủ khi những cử tri đòan này bầu cho người khác

Nhưng con số 538 lấy ở đâu ? Đó là tổng số Đại cử tri đòan được 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ tại mỗi Tiểu bang và quân hạt Washington D.C. bầu ra, trong số những đảng viên kỳ cựu và nổi tiếng trong sinh họat đảng địa phương. Số này, theo hiến định, phải ngang bằng với 100 Nghị sỹ, 435 Dân biểu của Quốc hội liên bang và 3 phiếu dành cho cử tri quân hạt Washington D.C. (District of Columbia) đã được một Tu chính Hiến pháp cho phép.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/12/2016, ông Trump cũng mất 2 phiếu Cộng hòa tại Tiểu bang Texas khi một Đại Cử tri bầu cho Thống đốc Cộng hòa Ohio, John Kasick và người thứ hai bỏ cho Dân biểu Cộng hòa Ron Paul. Nếu hai người này bỏ cho Donald Trump thì số phiếu sẽ là 306, bằng với số ông ta đã dành được trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016.

Một phiên họp khóang đại của lưỡng viện Quốc hội Mỹ (Thượng và Hạ viện) sẽ được tổ chức ngày 6/1/2017, dưới quyền chủ tọa của đương kim Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Jose Biden để kiểm phiếu bầu của Cử tri đòan và hợp thức hoá chuyện thắng cử của liên danh Donald Trump-Mike Pence trước khi họ tuyên thệ nhận chức ngày 20/01/2017.

ĐỐI NỘI NGỘT NGẠT

Nhưng chiến thắng khá bất ngờ của nhà tỷ phú Donald Trump, một người chưa bao giờ được coi là một chính trị gia chuyên nghiệp hay có kinh nghiệm về ngọai giao, quốc phòng và chính quyền cũng đã đặt ra nhiều dấu hỏi về khả năng lãnh đạo của ông ta.

Một trong những lý do khiến dân Mỹ chưa yên tâm vì trong thời gian tranh cử, ông Trump đã có những lời nói và hành động tiền hậu bất nhất, đôi khi không bình thường, xúc phạm cử tri phụ nữ và gây chia rẽ giữa các sắc dân ở Hoa Kỳ. Vì vậy viễn ảnh một nước Mỹ phải đối đầu với tình trạng chia rẽ trong dân dưới chính quyền Donald Trump là điều khó tránh khỏi.

Về đối nội, ông Trump sẽ gặp khó khăn trong lời hứa sẽ dẹp Obama Care vì đảng Cộng hòa và chính quyền tương lai Trump chưa có kế họach nào thay thế. Cộng hòa cũng chưa biết làm thế nào để ngăn chặn xáo trộn trong dân khi gần 30 triệu người Mỹ sẽ mất Obama Care khi họ chưa có lối thoát.

Ngoài ra Donald Trump cũng sẽ phải đương đầu với lời hứa sẽ trục xuất ra khỏi nước Mỹ khỏang từ 6 đến 8 triệu di dân Nam Mỹ bất hợp pháp đang sống ở Hoa Kỳ. Cũng khó khăn cho Donald Trump là lời hứa sẽ xây bức tường ngăn chặn di dân xâm nhập nước Mỹ dọc theo biên giới Mexico vì khó thực hiện và tốn phí cao.

Chính quyền Trump cũng khó tránh khỏi rắc rối khi áp dụng những biện pháp “theo dõi ” người Mỹ hay di dân hợp pháp gốc Hồi giáo đang sống trên đất Mỹ, hoặc hạn chế tối đa hay cấm di dân Hồi giáo vào Hoa Kỳ.

THẾ GIỚI VÀ TRUMP

Đối với thế giới, sau đây là những lo âu của nhiều nước:

-Khối các nước đồng minh lâu đời NATO của Mỹ (North Atlantic Treaty Organization, Liên phòng Bắc Đại Tây Dương) và Liên hiệp Châu Âu (European Union, EU) rất hoang mang khi thấy ông Donald Trump tỏ ra thân thiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người bị chính quyền Obama và Châu Âu phong tỏa kinh tế để trừng phạt Nga đã xâm lăng chiếm vùng đất Crimea của Ukraine năm 2014. Và trong khi cả Châu Âu lo ngại Putin sẽ xua quân tái chiếm các nước cựu Cộng sản Đông Âu thì ông Trump lại khen ông Putin là nhà lãnh đạo giỏi.

-Ông Trump cũng đã thúc hối nhóm tin tặc Nga chui vào hệ thống Computer của Đảng Dân Chủ để khui ra những tin bất lợi cho ứng cử viên Hilarry Clinton. Nhưng ông ta lại không tin nước Nga hay Tổng thống Putin đã nhúng tay gây xáo trộn cuộc bầu cử để giúp ông ta thắng cử, mặc dù cơ quan tình báo Hoa Kỳ (CIA) nói là có nhiều dấu vết như thế.

-Cũng liên quan đến chuyện này, Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh cho CIA kiểm điểm và tập trung hồ sơ để báo cáo với Quốc hội và công khai những tài liệu có thể công bố được cho dân biết.

Việc làm này sẽ diễn ra trước ngày ông Obama rời Bạch Ốc và trước khi Dobnald Trump tuyên thệ nhận chức ngày 20/01/2017.

Sau ngày ông Trump nhận chức thì ông phải đối phó với 2 cuộc điều tra của các Ủy ban liên quan đến tình báo, an ninh, ngọai giao và quốc phòng của cả Thượng và Hạ viện về vai trò của nước Nga và của ông Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Hai cuộc điều tra này sẽ kéo dài bao lâu chưa ai biết, nhưng có thể cả năm trời nếu các chi tiết đòi hỏi phải điều tra thêm của Quốc hội.

-Đối với Trung Đông, chắc chắn ông Trump sẽ bị các nước Ả Rập, đặc biệt là dân Palestine chống đối nếu ông ta thi hành lời tuyên bố di dời Tòa Đại sứ Mỹ hiện nay ở Tel Aviv về Jerusalem theo ý muốn của Do Thái. Bởi vì người Pakestine cũng có quyết tâm dành lại phần lãnh thổ phía đông Jerusalem làm Thủ đô khi họ có thể lập quốc sống bên cạnh Do Thái.

Cuộc tranh chấp Jerusalem và vùng lãnh thổ West Bank mà Do Thái chiếm và cai trị từ sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967 giữa Do Thái và các nước Ả Rập đã đổ rất nhiều máu, trong đó có phần lớn của người Palestine ở trên phần đất này.

-Ông Trump cũng sẽ nhức đầu với quân khủng bố nhà nước Hồi giái, ISSIS, hãy còn đang hòanh hành ở Iraq và Syria cũng như đối với lực lượng theo Al Qaida ở Phi Châu. Bởi vì lập trường chống ISSIS của ông Trump không rõ rệt. Một mặt ông hứa sẽ thanh toán sạch bằng các viện pháp quân sự mạnh, kể cả ném bom và đem quân tác chiến Hoa Kỳ vào Syria. Nhưng mặt khác, ông ta lại khen nước Nga và Syria đang tấn công quân ISSIS trong khi các nhóm quân kháng chiến chống chính quyền độc tài Bashar Hafez al-Assad đã tố cáo ông Putin cho máy bay Nga đã ném bom và giúp vũ khí cho quân của Chính phủ tàn sát dân lành và lực lượng đối lập với al-Assad.

-Đối với Iran (Ba Tư) thì ông Trump muốn duyệt lại thỏa hiệp kiểm soát nguyên tử với nước này do chính phủ Obama, Liên hiệp Quốc và Liên hiệp Châu Âu đạt được sau nhiều năm thương thuyết. Nhưng chính phủ Iran đã đe dọa sẽ không dễ dàng hợp tác với Donald Trump.

-Đối với Á Châu, dư luận lo sợ ông Trump sẽ phát động chiến tranh mậu dịch với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Các nước trung bình như Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Việt Nam, Mã Lai Á v.v… cũng sẽ bị vạ lây nếu chính quyền Donald Trump phát động cuộc tranh chấp với chủ trương “America first” (đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết) như ông ta nói khi tranh cử.

-Vế tình hình tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, kể cả Việt Nam thì ông Trump có vẻ như thờ ơ, không quan tâm bằng quan hệ kinh tế giữa Mỹ và khu vực Á Châu và Thái Bình Dương. Nhưng ông ta lại nói sẽ rút Mỹ ra khỏi nhóm 12 nước trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương ( Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP), trong 100 ngày đầu bắt tay vào việc.

Nếu Mỹ rút thi TPP còn lại 11 nước gồm Úc, Brunei, Gia Nã Đại (Canada), Chí Lợi (Chile), Nhật (Japan), Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Tân Gia Ba (Singapore), Tân Tây Lan (New Zealand), Peru và Việt Nam.

VIỆT NAM CỨ Ì RA

Nhưng Việt Nam lại chưa biết phải xoay xở ra sao. Chỉ mới thấy Tổng Thư Ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói với báo chí ở Hà Nội ngày 23/11/2016 rằng:”Nếu Mỹ không tham gia thì các nước còn lại sẽ bàn với nhau. Tôi nghĩ rằng Việt Nam tham dự cũng rất tốt với các nước thành viên."

Lời nói lạc quan tếu của ông Phúc đã lạc hậu so với tuyên bố của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/12/2016.

Ông Huệ nói: “Cho đến giờ khó có thể nói tương lai TPP thế nào”.

Báo Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG) viết:”Ông giải thích, ngày 20-1-2017, Tổng thống mới của Mỹ sẽ nhậm chức. Lúc đó, mới có thể nói chính sách thương mại, đối ngoại của Mỹ ra sao. Còn hiện nay, Nhật Bản đã phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương. Tới đây, Thủ tướng Nhật sang Việt Nam, một trong các mục tiêu là vận động Việt Nam sớm phê chuẩn TPP, để các nước phê chuẩn, cùng gia tăng áp lực với Mỹ.”

Như vậy, TPP đối với Việt Nam là con đường đầy chông gai trước mắt để định hướng nền kinh tế Quốc gia. Bởi vì khi không còn TPP thì hàng xuất cảng của Việt Nam sẽ giảm và các nước đầu tư vào Việt Nam cũng không nhiều. Thị trường bất động sản, đòn bẩy của kinh tế cũng bấp bênh. Nếu có TPP thì 18,000 loại hàng hóa trao đổi trong khối sẽ được giảm thuế và nhiều công ty nước ngoài sẽ vào Việt Nam làm ăn để hưởng giá lao động rẻ và chịu khó.

Khó khăn cho Việt Nam là khi không còn kinh tế đầu tầu của Mỹ thì TPP rất khó tồn tại. Bởi vì, theo báo Kinh tế Sài Gòn Online phải có “quốc hội của ít nhất 6 quốc gia thành viên thông qua TPP, và GDP của 6 thành viên này phải chiếm ít nhất 85% tổng GDP của 12 thành viên, thì TPP mới có hiệu lực.” (GDP, Gross Domestic Product, sản lượng quốc gia hay sức mạnh kinh tế)

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế thì Mỹ chiếm 62% tổng GDP, và Nhật Bản chiếm chiếm 17% tổng GDP trong TPP. Như vậy nếu Mỹ rút thì rất khó cho Nhật Bản có thể cứu TPP.

Ông Trump từng tuyên bố sẽ thương thuyết “song phương” với các nước để có một thỏa hiệp mậu dịch tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ, thay vì chỉ nhắm giúp cho các nước trong nhóm TPP giầu thêm mà quyền lợi Mỹ thì thiệt thòi.

Don đó ông ta chống nhưng chưa ai biết Donald Trump sẽ thương thuyết cái gì, ở đâu và khi nào.

Chính sách kinh tế và mậu dịch tương lai của chính quyền Trump sẽ khó tránh làm cho kinh tdế thế giới, đặc biệt kinh tế nhỏ như Việt Nam không bị chao đảo.

Từ viễn ảnh kinh tế không sáng sủa sẽ đưa đến những khó khăn cho người dân và đội ngũ bảo vệ đảng và chế độ rường cột và quan trọng nhất là quân đội.

Nhưng thay vì biết thức thời để cứu dân và cứu nước thoát khỏi những hệ lụy sẽ đến với nhiều thay đổi của nước Mỹ thời chính quyền Donald Trump thì lãnh đạo của đảng Cộng sàn Việt Nam từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở xuống chỉ biết hô hào tiếp tục kiên định Chủ nghĩa lạc hậu Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản chậm tiến của ông Hồ Chí Minh.

Họ cũng gia tăng tuyên truyền để đổ lỗi cho điều được gọi là “các thế lực thù đich” đang tìm mọi cách gây ra tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ đảng viên để xóa vai trò lãnh đạo của đảng.

Nhưng lãnh đạo Việt Nam lại quên rằng, những điều ông Hồ nói để cho đảng viên làm theo đã bị chính đảng viên phản bác bằng hành động như không thèm kiên định chủ nghĩa Cộng sản đã gây thảm họa cho dân tộc.

Họ cũng thấy nếu cứ nghe theo đảng để kiên định thứ chủ nghĩa phá sản thì giữ làm gì cho hại thân, nhất là khi thấy lãnh đạo không làm gì mà cứ mỗi ngày một giầu sang phú qúy thì phải kiểm điểm để “sáng mắt sáng lòng” mà tìm đường sống.

Trong khi đó thì đa số đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền và số không nhỏ lãnh đạo, lại tôn thờ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền và lợi ích nhóm là cứu cánh để được giầu sang phú qúy. Cán bộ, đảng viên ngày nay cũng đã tự xóa đi lời thề tuyệt đối trung thành với đảng. Và thay vì phải là đầy tớ và công bộc của dân như ông Hồ mong muốn thì đảng viên lại chỉ muốn là những người chủ gian ác, tham lam và coi dân như tôi đòi bắt phải phục vụ.

Hãy nghe ông Trọng loanh quanh với tập thể cán bộ Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng ngày 19/12/2016:”Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hoà bình", tăng cường sử dụng các biện pháp "mềm", tập trung làm chuyển hoá về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", kích động, chia rẽ, đòi phi chính trị hoá quân đội, hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, đối với quân đội; hòng xoá bỏ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.”

Ông nhấn mạnh:”Tất cả tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo, cảnh giác, không ngừng chăm lo, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.” (VOV, Voice of Vietnam –Đài Tiếng nói Việt Nam)

Trong khi đó thì Lương Cường, Thượng tướng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã cảng cổ lên bảo :” Hệ tư tưởng Mác - Lê-nin luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của Quân đội.” (Tạp chí Cộng sản, 15/12/2016)

Ông tướng này còn nói như vòi nước chảy rằng:” Quan điểm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng là sự kế thừa và phát triển quan điểm xây dựng Quân đội cách mạng trong quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hơn 70 năm qua, đồng thời dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng quân đội kiểu mới; xuất phát từ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội cách mạng.”

Nhưng dù có vòng vo tam quốc chí diễn nghĩa đến đâu chăng nữa, cuối cùng rồi cũng quay về chuyện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang diễn ra trong hàng ngũ vẫn thường khoe khoang là “anh bộ đội cụ Hồ”.

Tướng “tuyên giáo” phóng loa của Quân đội hô hào:”Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Quân đội phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch…”

Nhưng nếu cứ ì ra để đi tìm những kẻ nội thù như thế khi nước Mỹ đã sang trang với chính sách đối ngọai mới sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam và tình hình Biển Đông của chính quyền Cộng hòa Donald Trump thì ngồi đó có ích gì cho dân ? -/-

Phạm Trần

(12/016)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Giáng Sinh
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:06 22/12/2016
ĐÊM GIÁNG SIMH
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Đêm Giáng Sinh,
đêm đó hài nhi hạ sinh
và thân mẫu đặt ngài nằm trong máng cỏ,
đêm đó đêm nghèo nàn!
đêm đó đêm cực thánh!
(NTT).
 
VietCatholic TV
buổi tiếp kiến chung với ĐTC ngày 21/12/2016: “Chúa Giêsu giáng sinh đem niềm hy vọng vào lòng thế giới”
VietCatholic Network
02:00 22/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Hôm nay thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 21 tháng 12 năm 2016, với 8000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô 6. ĐTC nói:

Với việc nhập thể của Con Thiên Chúa niềm hy vọng đã bước vào trong thế giới. Qua tiếng “xin vâng” Đức Maria đã mở cửa thế giới cho Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuẩn bị lễ Giáng Sinh của Chúa. Sẽ là một lễ đích thực, nếu chúng ta tiếp đón Chúa Giêsu, hạt giống hy vọng mà Thiên Chúa gieo vào lòng đất của lịch sử cá nhân và cộng đoàn chúng ta.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã suy tư về đề tài: lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu là suối nguồn của niềm hy vọng. Với biến cố Con Thiên Chúa nhập thể niềm hy vọng đã bước vào thế giới. Chính ngôn sứ Isaia đã báo trước biến cố Đức Messia giáng sinh trong vài đoạn kinh thánh: “Này đây Trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Emmanuel” (Is 7,14), và “Một nhánh nhỏ sẽ nảy sinh từ gốc Giêssê, từ cội rễ ấy sẽ mọc lên một mầm non” (Is 11.1). Trong các văn bản này tỏ lộ ý nghĩa của lễ Giáng Sinh: Thiên Chúa thành toàn lời hứa bằng cách trở thành người; Ngài không bỏ rơi dân Ngài, Ngài đến gần họ đến độ lột bỏ thiên tính của mình. Trong cách thế đó Thiên Chúa chứng minh cho thấy sự trung thành của Ngài và khai mào một Vương Quốc mới, trao ban một niềm hy vọng mới cho nhân loại. Niềm hy vọng này là niềm hy vọng nào? “đó là sự sống vĩnh cửu”. Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:

Khi nói tới hy vọng, người ta thường quy chiếu điều không nằm trong quyền bính của con người và không trông thấy được. Thật ra, điều chúng ta hy vọng vượt ngoài các sức lưc và cái nhìn của chúng ta. Nhưng lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô khai mào việc cứu độ nói với chúng ta về một niềm hy vọng khác, một niềm hy vọng có thể tin cậy được, trông thấy được và hiểu được, bởi vì nó được xây dựng trên Thiên Chúa. Thiên Chúa bước đi với chúng ta trong Đức Giêsu, và việc bước đi cùng Ngài hướng về cuộc sống tràn đầy trao ban cho chúng ta sức mạnh hiện hữu một cách mới mẻ trong hiện tại, mặc dù mệt nhọc. Như thế, đối với kitô hữu hy vọng có nghĩa là chắc chắn bước đi với Chúa Kitô để tiến về với Thiên Chúa Cha đang chờ đợi chúng ta. Niềm hy vọng không bao giờ dừng lại, niềm hy vọng luôn luôn tiến bước và làm cho chúng ta tiến bước.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Niềm hy vọng này mà Hài Nhi Bethlehem ban cho chúng ta, cống hiến một đích điểm, một số phận tốt lành trong hiên tại, ơn cứu rỗi cho nhân loại, diễm phúc cho ai tín thác nơi Thiên Chúa từ nhân. Thánh Phaolô tóm tắt tất cả những điều này với một kiểu nói “Trong niềm hy vọng chúng ta đã được cứu thoát” (Rm 8,24). Nghĩa là khi bước đi trong thế giới này với niềm hy vọng chúng ta được cứu độ. Và ở đây chúng ta, mỗi người, có thể nêu lên câu hỏi: tôi có bước đi với niềm hy vọng, hay cuộc sống nội tâm của tôi dừng lại, đóng kín? Trái tim tôi là một hộc bàn đóng kín hay là một hộc bàn rộng mở cho niềm hy vọng khiến cho tôi bưóc đi, không một mình, nhưng với Chúa Giêsu?

Trong nhà của các kitô hữu trong mùa Vọng người ta chuẩn bị hang đá máng cỏ theo truyền thống có từ thời thánh Phanxicô thành Assisi. Trong sự đơn sơ của nó hang đá máng cỏ chuyển đạt niềm hy vọng; mọi nhân vật đều chìm đắm trong bầu khí hy vọng.

Trước hết chúng ta ghi nhận nơi Chúa Giêsu sinh ra là Bethlehem. Một thôn xóm nhỏ vùng Giuđêa nơi đã sinh ra một nghìn năm trước đó Đavít, mục đồng nhỏ đã được Thiên Chúa tuyển chọn như vua của dân Israel. Bethlehem đã không phải là một thủ đô, và vì thế nó đã được Thiên Chúa ưa thích; Ngài là Đấng thích hành động qua những người bé nhỏ và khiêm tốn. Tại đó sinh ra “con của vua Đavít”, được chờ đợi biết bao, là Đức Giêsu, nơi Người niềm hy vọng của Thiên Chúa và niềm hy vọng của loài ngưòi gặp gỡ nhau.

Thế rồi chúng ta hãy nhìn Đức Maria Mẹ của niềm hy vọng. ĐTC nói về Mẹ như sau:

Với tiếng “vâng” Mẹ đã mở cửa thế giới cho Thiên Chúa: con tim thiếu nữ của Mẹ tràn đầy niềm hy vọng và hoàn toàn được linh hoạt bởi đức tin, và như thế Thiên Chúa đã tuyển chọn Mẹ trước, và Mẹ đã tin vào lời Ngài. Đấng trong suốt chín tháng đã là hòm bia của Giáo Ước mới và vĩnh cửu, trong hang đá chiêm ngắm Hài Nhi và trông thấy nơi Ngài tình yêu thương của Thiên Chúa, là Đấng đến cứu rỗi dân Ngài và toàn nhân loại. Bên cạnh Mẹ Maria là thánh Giuse, xuất thân từ dòng tộc Giesse và Đavít, cả người nữa cũng đã tin vào các lời của thiên thần, và khi nhìn Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ, người suy gẫm rằng Hài Nhi ấy đến từ Chúa Thánh Thần, và chính Thiên Chúa đã truyền gọi Ngài là Giêsu. Trong tên gọi này có niềm hy vọng cho mọi người, bởi vì qua người con của phụ nữ Thiên Chúa sẽ cứu nhân loại khỏi cái chết và tội lỗi. Vì thế ngắm nhìn hang đá máng cỏ thật quan trọng!

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Và trong máng cỏ cũng có các mục đồng nữa, đại diện cho những người khiêm tốn và nghèo nàn chờ đợi Đấng Messia, “niềm an ủi của Israel” (Lc 2,25), và “sự cứu rỗi của Giêrusalem” (Lc 2,38). Trong Hài Nhi đó chúng ta trông thấy việc thực hiện các lời hứa và hy vọng rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa sau cùng đến với từng người trong họ. Ai tin tưởng nơi các an ninh của mình, nhất là các an ninh vật chất, thì không chờ đợi sự cứu rỗi từ Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ kỹ điều này: các an ninh của chúng ta sẽ không cứu được chúng ta; an ninh duy nhất cứu chúng ta là an ninh của niềm hy vọng nơi Thiên Chúa. Nó cứu thoát chúng ta, bởi vì nó mạnh mẽ và làm cho chúng ta tiến bước trong đời với niềm vui, với ý muốn làm việc thiện, với ý muốn được hạnh phúc đời đời. Các người bé nhỏ, các mục đồng, trái lại, tín thác nơi Thiên Chúa, hy vọng nơi Ngài, và vui mừng khi nhận ra nơi Hài Nhi dấu hiệu mà các thiên thần đã chỉ cho họ (Lc 2,12).

Và chính ca đoàn các thiên thần loan báo từ trên cao chương trình vĩ đại mà Hài Nhi thực hiện: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời cao và bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14). Niềm hy vọng kitô được diễn tả ra trong lời chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa, là Đấng đã khai mào Vương Quốc tình yêu, công lý và hoà bình của Ngài.

Anh chị em thân mến, trong các ngày này, khi chiêm ngắm hang đá, chúng ta hãy chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Sẽ là một ngày lễ đích thật, nếu chúng ta tiếp đón Chúa Giêsu, hạt giống của niềm hy vọng mà Thiên Chúa gieo vào các luống của lịch sử cá nhân và cộng đoàn chúng ta. Mỗi một tiếng “vâng” với Chúa Giêsu đến là một chồi lộc của niềm hy vọng. Chúng ta hãy tin tưởng nơi chồi lộc này của niềm hy vọng, trong tiếng “vâng”: Vâng, lạy Chúa Giêsu Chúa có thể cứu con, Chúa có thể cứu con”. Xin chúc tất cả anh chị em lễ Giáng Sinh tốt lành.

ĐTC đã chào tín hữu đến từ các nước nói tiếng Pháp, đặc biệt các bạn trẻ đến từ Paris, Saint Cloud và Reims. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ Australia, Nhật Bản và Hoa Kỳ, cũng như các nhóm hành hương đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Ngài khích lệ mọi người noi gương Mẹ Maria thánh Giuse và các mục đồng mở rộng cửa tâm lòng cho Chúa Giêsu và tiếp đón nơi Ngài tất cả tình yêu Thiên Chúa Cha có đối với từng người.

ĐTC cũng đưa ra lời kêu gọi cho Cộng hòa dân chủ Congo. Ngài nói: Dưới ánh sáng của một cuộc gặp gỡ mới đây với ĐC chủ tịch và phó chủ tịch HĐGM nước này tôi xin tái lên tiếng kêu mời tất cả mọi người dân Congo trong thời điểm tế nhị của lịch sử đất nước, hãy là các tác nhân của hòa giải và hòa bình. Ước chi những người có trách nhiệm chính trị lắng nghe tiếng nói của lương tâm, biết trông thấy các khổ đau tàn khốc của các người đồng hương và lưu tâm tới thiện ích chung. Tôi xin bảo đảm sự ủng hộ và tình thương mến của tôi đối với nhân dân thân yêu của quốc gia này, và mời gọi mọi người hãy để cho ánh sáng của Đấng Cứu Độ thế giới hướng dẫn, và tôi cầu nguyện cho lễ Giáng Sinh của Chúa mở ra cho họ các con đường của niềm hy vọng.

ĐTC cũng chào nhiều đoàn hành hượng Italia đặc biệt Hiệp hội phụ huynh ngôi sao do ĐC Pietro Santoro GM Avezzano hướng dẫn; phái đoàn tỉnh Bolsena và các thành viên Hiệp hội các người làm bánh mì Roma, đoàn rước đuốc lấy lửa từ hang đá Bethlehem, cộng đoàn Ốc đảo Mẹ Maria Betania Alvito và các sinh viên học sinh.

Chào các bạn trẻ ĐTC khích lệ họ chuẩn bị đón mừng Chúa đến với thái độ vâng phục và khiêm tốn của đức tin như Mẹ Maria. Ngài chúc các anh chị em bệnh nhân biết kín múc nơi Mẹ sức mạnh và lòng sốt mến đối với Chúa Giêsu. ĐTC nhắn nhủ các đôi tân hôn chiêm ngưỡng gương sống và thực thi các nhân đức của Thánh Gia trong cuộc sống thường ngày.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
 
Thời Sự Tuần Qua 23/12/2016: Đón Giáng Sinh tại Bethlehem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:47 22/12/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bethlehem, nơi Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người, nằm trên đỉnh một ngọn đồi từ đó khách du lịch có thể thấy một quang cảnh ngoạn mục của Bờ Tây và Biển Chết. Chỉ cách Jerusalem 7 cây số, nhưng Bethlehem bị tách biệt hẳn môi trường xung quanh. Các bức tường, công sự, các trạm kiểm soát và những chướng ngại khác được thiết lập bởi Israel đã biến Bethlehem thành một hòn đảo trôi dạt giữa trung tâm của khu vực Tây Ngạn sông Jordan, thường được gọi tắt là khu Bờ Tây hay West Bank.

Bất chấp những chướng ngại như thế, Bethlehem là nơi gặp gỡ, tụ họp hàng năm cho lễ hội Giáng Sinh. Tại quảng trường Máng Cỏ, một cây thông Giáng Sinh lớn được thắp sáng trong một buổi lễ rất “hoành tráng” quy tụ đông đảo các chính trị gia và các nhóm khác nhau trong xã hội Palestine.

Trong không khí miền núi lạnh và nhiều gió, những người Palestine và các khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với nhau để ăn mừng, và tạm thời quên đi những ưu phiền trong cuộc đời của họ. Thật vậy, quý vị và anh chị em có thể thấy những hình ảnh rất tưng bừng trong cuộc rước Giáng Sinh truyền thống diễn ra chỉ một vài ngày trước đây.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quay trở lại những năm 1990, khi niềm hy vọng cho tiến trình hòa bình vẫn còn sống động, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về thành phố này trong suốt hàng mấy tháng trước lễ Giáng Sinh. Người ta háo hức đến thăm các thánh tích của Kitô giáo, và biến Bethlehem thành một trung tâm du lịch tưng bừng với hàng trăm ngàn khách hành hương tấp nập dạo quanh Bờ Tây và Jerusalem. Việc xây dựng các bức tường ngăn cách của Israel và hơn 300 trạm kiểm soát khét tiếng đã tách biệt Bethlehem khỏi Jerusalem và đặt dấu chấm hết cho sự bùng nổ du lịch này.

Hôm nay, thành phố đang bị đè bẹp bởi tỷ lệ thất nghiệp cao và một tương lai không có chút gì là sáng sủa. Thành phố được bao quanh bởi 22 khu định cư của Israel - một số có thể sẽ trở thành một phần của Israel dưới thời chính phủ cánh hữu hiện nay trong một ma trận phức tạp của các trạm kiểm soát và rào cản do Israel dựng lên. Cùng với một ngành du lịch càng ngày thu hẹp lại, triển vọng của Bethlehem và cũng là triển vọng của cộng đoàn Kitô bé nhỏ tại đây không mấy tươi sáng.

Tuy thế, thực tế nghiệt ngã này không làm nản tinh thần Giáng Sinh. Trong hai tuần đầu tiên của tháng Mười Hai năm nay, người ta vẫn thấy các du khách dũng cảm vượt qua các trạm kiểm soát, các phòng khách sạn gần đầy và mọi người lại tưng bừng thưởng thức không khí lễ hội tại quảng trường Máng Cỏ. Trong nhiều năm qua, chính quyền Palestine đã thiếu kinh phí để dựng cây cây Giáng sinh to lớn tại quảng trường này. Các doanh nghiệp địa phương và tất cả các tôn giáo đã cùng góp công, góp của với chính quyền Palestine tài trợ cho lễ kỷ niệm này trong một cử chỉ ấm áp của tình đoàn kết.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thế giới đang hướng nhìn về Bethlehem trong dịp Giáng sinh này. Đối với nhiều người, ký ức về Bethlehem chỉ thu gọn trong quá khứ. Bethlehem là nơi Thiên Chúa đã giáng trần hơn 2000 năm trước trong một chuồng gia súc sau khi con người đã đóng chặt cửa không tiếp rước Người.

Hoàn cảnh hiện tại của Bethlehem không được biết đến hoặc chỉ nhạt nhòa trong tâm trí của họ. Nhưng điều rất quan trọng phải nhớ đó là thành phố này đã phải chịu đựng nhiều năm dưới sức nặng làm tê liệt của sự chiếm đóng của Israel. Khi chính phủ Israel càng ra sức tìm cách kiểm soát Bethlehem, sự hiện diện của các tín hữu Kitô trong miền đất nơi Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần càng lúc càng khó khăn hơn.

Suốt hơn 2,000 năm qua, người dân Bethlehem đã tổ chức kỷ niệm biến cố Chúa giáng thế làm người với hy vọng và một thông điệp hòa bình. Nếu người dân Bethlehem có thể đến với nhau trong sự hiệp nhất và hòa bình dưới những điều kiện bị áp bức như thế, thì vẫn còn có chút hy vọng cho thế giới.