Ngày 18-12-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mở Rộng Tâm Hồn Đón Chúa Giáng Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:21 18/12/2018
Mở Rộng Tâm Hồn Đón Chúa Giáng Sinh

Suy niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng - C

(Lc 1, 39-45)

Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, thôi thúc chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Con Chúa ra đời.

Lời của ngôn sứ Mikha lôi kéo chúng ta hướng nhìn về Belem, châu thành bé nhỏ của nước Giuđê, chứng tá của một biến cố vĩ đại : “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thuỷ, từ muôn đời” (Mk 5,1). Một ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, Bêlem đã là sinh quán của Ðavít đại vương, mà Kinh Thánh trình bày như là tổ tiên của đấng Mêsia. Tin Mừng thánh Luca thuật lại rằng, Chúa Giêsu đã sinh ra tại Bêlem bởi vì ông Giuse, chồng của bà Maria, “thuộc dòng dõi Ðavít” phải trở về nơi ấy để kiểm tra dân số, và chính vào lúc đó Maria đã hạ sinh Hài Nhi Giêsu (x. Lc 2,1-7).

Hôm nay thánh Luca tiếp tục giới thiệu cho chúng ta hai nhân vật là Đức Maria và người chị họ là Isave như hai mẫu gương tiêu biểu cho người thủ đắc niềm vui vì có Chúa, đồng thời mời gọi chúng ta cần phải có thái độ nội tâm xứng đáng giống hai bà với đức tin năng động, để chiêm ngắm sự kiện nhập thể và giáng sinh của Con Một Chúa.

Isave, với sự khiêm tốn chân thành, “được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?” (Lc 1,41-43). Nhờ tin mà Isave được Chúa Thánh Thần mách bảo cho biết, Maria người em họ mình là mẹ Thiên Chúa của bà. Bà cũng không ngần ngại tuyên xưng niềm vui của đức tin với Đức Maria : “Phúc cho Bà là kẻ đã tin” (Lc 1,45).

Đây là một thái độ đức tin mà chúng ta phải sống trong những ngày này. Noi gương Đức Maria và bà Isave, với một đức tin năng động. Chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn và niềm vui có đức tin của chúng ta. Giống như Đức Maria, chúng ta phải thể hiện bằng việc chúng ta làm. “Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Isave” (Lc 1,39-40), để chúc mừng và giúp đỡ người chị họ (Lc 1,56).

Thật là hữu ích cho những ngày này, chúng ta suy tư về trình thuật cuộc găp gỡ lịch sử giữa hai bà mẹ đang mang thai là Đức Maria và bà chị họ là Isave. Hai bà mẹ tràn ngập niềm vui. Niềm vui của Đức Maria là niềm vui có Thiên Chúa ở cùng. Niềm vui ấy lan tỏa sang bà Isave. Bà Isave vui với niềm không ai có được là Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm. Chính lời chào của Mẹ Maria, kẻ đã tin, làm cho Isave ngập tràn vui sướng, đến hài nhi cũng nhảy mừng trong lòng bà (x. Lc 1, 39-45).

Quả là một mầu nhiệm tuyệt vời! Gioan chưa sinh ra, ông đã cất lời tiên báo; thậm trí ông còn chưa thể cất tiếng khóc chào đời, ông đã bắt đầu nghe bằng hành động; sống đời rao giảng về Thiên Chúa; chưa thấy ánh áng, ông đã chỉ cho người ta thấy mặt trời; ông còn chưa lọt lòng mẹ đã nhanh nhẹn thi hành sứ mạng tiền hô, đi trước Chúa và loan báo cho mọi người biết: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội của trần gian (Ga 1, 29).

Có người hỏi : Thưa ông Gioan, hãy nói cho chúng tôi biết, lúc ông còn trong dạ mẹ, làm thế nào để ông thấy được và nghe được? Làm thế nào để ông nhìn thấy mọi sự của Thiên Chúa? Làm thế nào ông có thể nhảy mừng trong dạ mẹ vì vui sướng? Gioan trả lời : đây là mầu nhiệm vĩ đại được hoàn thành, là hành động vượt quá sự hiểu biết của con người. Luật tốt hảo tôi phải đổi mới trong trật tự thiên nhiên vì người phải đổi mới trong trật tự siêu nhiêu. Tôi đã thấy, ngay cả khi tôi chưa sinh ra, vì tôi cám thấy chứa đựng Mặt Trời công chính (Ml 3, 20). Tôi cảm nhận được bằng thính giác, bởi vì đi vào thế giới. Tôi là tiếng kêu trước của Ngôi Lời. Tôi kêu lên, vì tôi thấy Đấng tạo dựng vũ trụ nhận thấy thân phận con người. Tôi nhảy mừng,vì tôi nghĩ rằng Đấng Cứu Chuộc thế gian đã mặc lấy xác phàm. Tôi là Tiền Hô đi trước Người và làm chứng cho Người.

Đức Maria với niềm vui diễm phúc ngập tràn, vì Mẹ đã tin, đức tin của Mẹ hệ tại việc lắng nghe Lời Chúa để phó thác cho Lời của Chúa trong thái độ hoàn toàn sẵn sàng trong tâm trí. Qua lời thưa “Xin vâng” tràn đầy niềm tin, Mẹ ý thức rằng, chính Thiên Chúa yêu cầu và Mẹ hoàn toàn tín thác nơi Chúa và phó thác cho tình yêu Chúa.

Biết bao lần Chúa đi qua cuộc đời chúng ta và bao nhiêu lần Chúa gửi một thiên thần đến với chúng ta : bao nhiêu lần chúng ta không ý thức điều đó, vì chúng ta quá bận rộn và chìm đắm trong những công việc của mình.

Ngày hôm nay, cũng như vào thời Chúa Giêsu, lễ Giáng sinh là lời đáp trả của Thiên Chúa cho nhân loại đang cầu mong hòa bình. Ngôn sứ nói về đấng Mesia như là “Người sẽ đem lại hòa bình cho chúng ta”. Phần chúng ta, chúng ta hãy mở rộng cửa để đón tiếp Người. Chúng ta hãy học hỏi Ðức Maria và thánh Giuse cũng như bà Isave : nhờ đức tin, chúng ta hãy phục vụ kế hoạch Thiên Chúa. Mặc dù không hiểu biết tường tận kế hoạch ấy, nhưng chúng ta hãy ký thác cho Thiên Chúa là Ðấng khôn ngoan và tốt lành. Tiên vàn chúng ta hãy tìm Nước Chúa, và Chúa Quan phòng sẽ giúp đỡ chúng ta. Chúng ta hãy sửa soạn tâm hồn để có một chỗ xứng đáng, nơi Chúa Giêsu Hài Ðồng cảm thấy mình được đón tiếp với đức tin và tình thương!

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Suy Niệm Chúa Nhật

Suy niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng - Năm C

(Lc 1, 39-45)

"Tiếng người tôi yêu văng vẳng đâu đây, kìa chàng đang tới, nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi" (Dc 2, 8).

Chúa Nhật I Mùa Vọng, Giáo hội thắp lên một ngọn nến màu tím tượng trưng cho sự tha thứ của Adam và Evà, đồng thời cùng với con cái mình vươn tâm hồn lên tới Chúa (Ad Te levavi).

Chúa Nhật II Mùa Vọng, Giáo hội mặc lấy tâm tình của dân Sion, tâm tình của người trong tư thế nghênh đón chờ Chúa đến (Populus Sion ) và thắp lên ngọn nến thứ hai, tượng trưng cho Đức tin của của Áp-ra-ham và các tổ phụ, là những người đã tin rằng có những món quà Thiên Chúa dành cho trong vùng Đất Hứa.

Sang Chúa Nhật III Mùa Vọng, niềm vui trào dâng, màu sắc Phụng vụ từ tím chuyển sang hồng, nhất là bài Ca nhập lễ lấy lại lời của Thánh Phaolô gửi tính hữu Philipphê : Vui lên anh em - Gaudete ... Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa...vì Chúa dã gần kề. Giáo hội thắp lên một ngọn nến hồng, tượng trưng cho niềm vui của David có dòng dõi ông sẽ trường tồn vạn kỷ. Điều này đã chứng minh cho giao ước của Thiên Chúa

Và đây là Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng, sự nóng lòng mong chờ Chúa đến được thể hiện thật rõ nét. Có lẽ dân chúng không thể nén lòng mà trông đợi được nữa, nên đã cất cao giọng, mong rằng tiếng họ kêu được thấu tời Trời : Rorate ... Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa, mưa Đấng Công Chính. Giáo hội thắp lên ngọn nến thứ tư, tượng trưng cho giáo huấn của các tiên tri đã loan báo một triều đại của công lý và hòa bình. Phụng vụ Lời Chúa diễn tả niềm vui của dân Chúa : " Tiếng người tôi yêu văng vẳng đâu đây, kìa chàng đang tới, nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi "(Dc 2, 8).

" Này đây Đức Vua đang ngự đến, nào chúng ta mau đến trước nhan Đấng Cứu Độ chúng ta " (Phụng vụ Mùa Vọng). Vua Sa-lô-môn cũng đã nói rõ : " Tựa nước mát khi cổ họng ráo khô. Nước bị đục, suối bị dơ, chính nhân bị kẻ gian ác làm nghiêng ngửa.(Cn 25,25). Quả thật, những lời trên loan báo Đấng Cứu Thế đến, Ngài đến để đem bình anh cho nhân loại, Ngài đến làm cho nhân loại hoà giải với Thiên Chúa Cha, quốc gia hòa giải quốc gia, người người hòa giải người người. Đúng như lời ngôn sứ Isaia loan báo : " Bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Xi-on rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị "(Is 52,7) ...

Giống như những sứ giả, loan báo dòng suối mát trong lành tuôn đổ xuống trên những tâm hồn khát của tc. Họ loan tin Thiên Chúa đến, Ngài là nguồn nước uống của chúng ta " Các bạn sẽ vui mừng múc nước tận nguồn ơn cứu độ." (Is 12:3).

Chính vì thế mà dường như người mang tin như Đức Maria, tâm hồn Mẹ tràn ngập niềm vui khi nhận lại được những lời của bà Elisatbét ,và người nhận được tin là bà Elisabét cũng có niềm vui khôn tả siết, nên đã thốt lên Thần : "Bởi đâu tôi được Thiên Chúa Mẹ Thiên Chúa tôi đến với tôi thế này? Lý do là cả người nhận lẫn người đưa tin đều vui mừng khôn sách, là vì cả hai đều đã được tưới gội bởi cùng một nguồn suối mát là chính Chúa Thánh Thần : Lúc đó, những tiếng vọng lên bên tai Mẹ Marai, thần trí tôi nhảy mừng trong Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi. "

Vì thế, ngày nay nhân loại hân hoan vui mừng khôn tả siết khi sắp được gặp gỡ Chúa Kitô, và lấy lời Thánh Vịnh mà kêu lên với nhau rằng : " Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn, xót xa phận mình mãi làm chi? Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người, Người là Ðấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi ! (Tv 42,5)

Ước gì tâm hồn chúng ta ngày hôm nay, khi đang nô nức mừng kỷ niệm ngày sinh nhật của Con Một Chúa, và đón chờ Chúa đến làn thứ hai trong vinh quang của Thiên Chúa là Cha. Chúng ta cũng nhảy mừng hân hoan trong niềm vui của Chúa, và nô nức đến gặp Thiên Chúa niềm vui của lòng chúng ta và thân thưa với Ngài với những lời này:" Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ. Lạy Chúa, xin thương giúp thành công. (Tv 117,25-26).

Lễ Giáng Sinh đã gần kề, chắc chắn tâm hồn mỗi người tín hữu chúng ta cũng cảm nếm được niềm vui linh thiêng ấy khi thai nhi Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ vì nghe lời chào của Đức Maria. Cuộc gặp gỡ diệu kỳ của một Vì Thiên Chúa và thánh Gioan Tiền Hô diễn ra trong cung lòng của hai bà mẹ. Đây quả là Tin Vui cho những ai mong đợi ngày cứu độ của Thiên Chúa.

Xin cho nhân loại khắp hoàn cầu cảm nhận được niềm vui ơn cứu độ khi cử hành lễ sinh nhật Con Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật IV Mùa Vọng C 23.12.2018
Lm Francis Lý văn Ca
17:44 18/12/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những ngày của tháng 12, chân dung của Mẹ Maria nổi bậc nhất trong 2 tuần cuối cùng nầy. Giáo Hội đã dành ra một ngày lễ đặc biệt để tôn kính Mẹ, đó là NGÀY LỄ KÍNH MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, chúng ta đã mừng vào ngày 8.12 vừa qua.

Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, hình ảnh của Mẹ thêm một lần hiện rõ trong vai trò người tôi tớ của Thiên Chúa. Đây là hình ảnh đặc biệt và cuối cùng của Mẹ trong thời gian chuẩn bị Chúa Giáng Sinh. Mẹ đã đem tình thương của Thiên Chúa đến chia sẻ với người chị họ là Bà Isave. Chính vì thế, Bà Isave đã ca tụng Mẹ là người diễm phúc trong muôn ngàn người nữ.

Tinh thần của Mẹ là phục vụ, tinh thần nầy chúng ta có thể học hỏi và áp dụng vào cuộc sống thường nhật. Mỗi người, mỗi gia đình có thể dùng thời gian chuẩn bị trong Mùa Vọng đến viếng thăm những người già lão, đơn côi... Nếu mỗi người, mỗi gia đình thực hiện được những nghĩa cử cao đẹp như thế, thì đấy là những sự chuẩn bị tuyệt hảo trong lộ trình của Mùa Vọng năm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Mikêa xuất hiện trong lúc tinh thần của dân Dothái bắt đầu chán nản, khủng hoảng vì niềm mong đợi của họ gần rơi vào tuyệt vọng. Tiên tri đã an ủi họ vững tin vào lời hứa.

TRƯỚC BÀI II:
Tinh thần vâng phục được thánh Phaolô nhắc nhở trong lá thư có một giá trị cao vượt trên bất cứ của lễ nào chúng ta dâng lên Thiên Chúa. Qua gương của Đức Kitô, Ngài đã vâng lời cho đến chết.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Mẹ Maria đã đến và chia sẻ niềm vui vì được cưu mang Đấng Cứu Thế, đồng thời cũng để giúp đỡ người chị họ sắp sinh con. Mùa Giáng Sinh là dịp để chúng ta chia sẻ niềm vui Giáng Sinh, năm nay, chúng ta sẽ mời ai là người đến chung vui giáng sinh trong gia đình mình?

Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Thánh nữ Isave và Mẹ Maria biết rất rõ về sức mạnh của lời cầu nguyện. Cả hai đã dâng lên Chúa những lời ngợi khen và cảm tạ hồng ân Chúa đã ban cho. Giờ đây, qua Mẹ chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô và triều đại Gíáo Hoàng của Ngài luôn được khang an để tiếp tục dẫn đưa con thuyền Giáo Hội Lữ Hành đến bến bờ bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu xin Chúa, cho những ngày cuối cùng chuẩn bị mừng Chúa đến, sẽ là những ngày hồng phúc cho chúng con, vì chúng con sẽ lãnh nhận bí tích hòa giải và chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với những anh chị em sống xung quanh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta biết chia sẻ niềm vui giáng sinh với tha nhân, mời một người hay gia đình mà chúng ta vừa quen biết đến gia đình của chúng ta chung vui giáng sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta đang chuẩn bị đón giáng sinh trong những tiên nghi đầy đủ, trong khi nhiều quốc gia đang đói kém. Xin cho tâm hồn chúng con luôn rộng mở, đóng góp cho chiến dịch tình thương mà Giáo Hội đang kêu mời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.


5. Xin cho mỗi người, mỗi gia đình, cộng đoàn xứ đạo biết dùng thời gian của những ngày cuối cùng của Mùa Vọng múc lấy nguồn ân sủng dồi dào trong bí tích hòa giải đó là món quà tinh thần đẹp nhất dâng cho Chúa Hài Đồng, Mẹ Thánh Maria và Thánh Giuse trong Mùa Giáng Sinh đang đến. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Chúng ta cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Xin ban cho họ được an nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, Con Cha đã giáng trần, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Qua cái chết trên thập giá, Ngài đã ban cho chúng con cuộc sống vĩnh cửu. Xin nhậm lời chúng con cầu xin hiệp với lễ tế linh mục dâng trên bàn thờ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Chúa Nhật IV Mùa Vọng C
Lm. Jude Siciliano
21:10 18/12/2018
Mikha 5: 1-4; T. Vịnh 83; Do Thái 10: 5-10; Luca 1: 39-45

Tôi muốn tập trung nói về bài Phúc âm hôm nay. Nhưng, trước hết, chúng ta hãy dành một chút thời giờ xem lại những điều trước đó để giúp chúng ta hiểu rõ thêm về Tin mừng trong Chúa Nhật này. Phúc âm thánh Luca bắt đầu với đề tài về thế giới phụ nữ. So sánh với Phúc âm thánh Mátthêu khởi đầu với dòng dõi của Đức Giêsu qua thánh Giuse. Còn Phúc âm thánh Máccô thì bắt đầu với ông Gioan Tẩy Giả. Phúc âm thánh Gioan mở đầu nói về Ngôi Lời. Thánh Luca bắt đầu nói về một cặp vợ chông của một vị tư tế, ông Dacaria và bà Elisabét không có con.

Trong mở đầu, Phúc âm thánh Luca không nói gì nhiều về bà Elisabét, có lẻ vì ông Dacaria bị câm không nói được, và ông Gioan Tẩy Giả là người đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta cũng được biết tên bà Elisabét, vì thường trong Kinh Thánh chúng ta không biết tên của các phụ nữ. Họ được gọi là mẹ, con gái, vợ hay bà, khi nói đến người đàn ông liên hệ dến họ (Thí dụ: chúng ta không hề biết tên mẹ vợ ông Phêrô, mặc dù bà ta đã được Chúa Giêsu chữa lành; nên bà ấy chỉ được gọi là mẹ vợ của thánh Phêrô). Trong Kinh Thánh tên một người được nói rõ ý Chúa muốn người đó là ai. Thí dụ Elisabét có nghĩa là "Đức Chúa cúa tôi là Đấng tôi thuộc về", hay có nghĩa là "Thiên Chúa là viên mãn cho tâm hồn tôi". Thế nên bây giờ chẳng phải là thời gian tốt để dâng lên lời cầu nguyện cho lễ Giáng Sinh chăng? Như dùng tên bà Elisabét để bày tỏ niềm hy vọng là chúng ta sẽ trung thành với chỉ mình Thiên Chúa thôi, hay là chúng ta cảm nghiệm ơn của của Chúa đã tràn đày trong mùa Giáng Sinh.

Có những sự kiện trong Thánh kinh nói về các phụ nữ không thể có con. (Vào thời điểm đó, những người dân không bao giờ nghĩ đến việc người phụ nữ không thể có con là do người đàn ông bị vô sinh). Thế nên chức năng chính của người phụ nữ thời đó là có bổn phận phải có con, và con cái không phải là ơn huệ của Thiên Chúa. Nên người phụ nữ không có con có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của họ. Người đó sẽ bị dèm pha và chỉ trích. Không có con, đôi khi cũng có thể bị xem là bị Thiên Chúa trừng phạt do tội lỗi họ đã phạm. Nhưng thánh Luca đã nói rõ ông Dacaria và bà Elisabét là hai người công chính trước mặt Thiên Chúa (1: 6). Đây là điều cần chú ý, vì Kinh Thánh ít dùng từ "công chính", hay "không ai chê trách" để tả một phụ nữ. Cho dù bà Elisabét không làm điều gì sai trái trước mặt Thiên Chúa, nên khi biết mình có thai, bà đã cám tạ Thiên Chúa đã thương cất nỗi khổ nhục mà bà phải chịu trước mặt người đời (1:25).

Trong Phúc âm hôm nay, sự kiện bà Maria viếng thăm bà Elisabét là một câu chuyện độc đáo. Chúng ta nên nhớ là lúc đó ông Dacaria đã bị câm vì nghi nghờ lời sứ thần nói với ông ta về tin bà Elisabét sẽ có thai. Bà Elisabét không như ông Dacaria. Bà ta nhìn thấy ngay hồng ân của Thiên Chúa ban xuống cho bà trong thời gian bà sống ẩn mình theo năm tháng(1:24). Thánh Luca nói bà Elisabét là người có phản ứng mau lẹ với ơn Thiên Chúa trong đời bà. Bà cảm nhận được ý định Thiên Chúa đã ban cho bà không còn phải chịu sự ô nhục. Bà đã không than trách Thiên Chúa. Trái lại, bà đã nhận được Thiên Chúa là Đấng đã giải thoát bà khỏi sự ức chế. Thiên Chúa mà bà Elisabét và bà Maria ca ngợi là Đấng cứu độ muôn dân. Ngài đã đưa dân Israel ra khỏi cảnh lưu đày ở Ai Cập và ở Babylon.

Bà Maria ca ngợi Thiên Chúa trong bài Magnificat (1:46-55). Bài ca ngợi khen quan trọng đó không được đọc trong những ngày Chúa Nhật trong năm Phụng vụ, và chỉ được đọc lên trong ngày 22 tháng 12 (có lời chỉ trích đối với người sắp các bài đọc theo năm phụng vụ đã không trích dẫn cựu ước và tân ước nói đến phụ nữ). Bà Elisabét nói lên được những điều Thiên Chúa đã làm cho bà, và để bà ta sống ẩn mình, và bà đã sẵn sàng chờ đón bà Maria đến viếng thăm. Nên khi bà Elisabét đã nghe lời Chúa đã khiến khởi động được sức sống trong lòng bà.

Bây giờ chúng ta sẵn sàng cho sự xuất hiện của Bà Maria trong sự thăm viếng Bà Elisabét. Đây là một câu chuyện độc đáo xãy ra từ khi ông Dacaria bị câm không nói được, vì thế lời nói của hai người phụ nữ mang đậm tính hiện diện của Thiên Chúa. Trong phúc âm và sách Công Vụ Tông Đồ của thánh Luca, Chúa Thánh Thần xuất hiện ở đâu? Trong câu chuyện giữa hai người phụ nữ trong nhà riêng. Trong nơi tầm thường này, hai người phụ nữ ca ngợi việc Thiên Chúa làm cho muôn loài. Và việc hai phụ nữ đều có thai bởi hành vi thương xót của Thiên Chúa. Ở đây, chúng ta, các nam nhân, nhất là những người không có gia đình thiếu kinh nghiệm. Đây là cách Phúc âm nhắc chúng ta phải nhìn qua nhản quan của phụ nữ, nhất là phụ nữ đã có thai. Có thể, chúng ta nên hỏi những bạn nữ nào đã có con để họ nói rõ ý nghĩa những điều gì đang xãy ra giữa Bà Maria và Bà Elisabét.

Các phụ nữ có thai nói là họ cảm thấy an lòng khi họ gặp nhau, chia sẻ nỗi niềm hy vọng và lo sợ với nhau, giúp nhau hiểu về việc thai nghén và cơ thể họ đang thay đổi. Cả hai người, Bà Maria và Bà Elisabét có nhiều chuyện chia sẻ với nhau vì cả hai đều rất ngạc nhiên được ơn huệ của Thiên Chúa. Bà Elisabét nghĩ mình có thể sống cho đến khi già lão và chết cũng vẫn không có con! Bà Maria còn trẻ, việc có thai sẽ gây khó khăn cho ông Giuse và gia đình bà! Cả hai người đều không bao giờ nghĩ câu chuyện sẽ xãy ra như thế. Bà Elisabét nói lên điều gì đang xãy ra, là bà được tràn đầy Thánh Thần khi bà vừa nghe tiếng Bà Maria chào hỏi. Ngôi Lời của Thiên Chúa đã được "ứng nghiệm". Bà Elisabét 3 lần báo Tin mừng là Thiên Chúa đã ban "ơn phúc" cho Bà Maria và cho toàn thể nhân loại. Thời giờ viên mãn đã đến.

Cả hai phụ nữ bày tỏ sự liên hệ với nhau qua qua đấng cao cả trong đức tin. Họ không tranh chấp với nhau về thứ bậc trong chương trình thực hiện ơn cứu độ cho loài người. Trái lại, Bà Elisabét và Bà Maria ca ngợi việc Thiên Chúa đã tác thành trong họ (1:46-55). Đức tin đã đem họ đến với nhau trong sự nâng đở, khuyến khích và hổ trợ lẫn nhau. Trong Phúc âm thánh Luca có nhiều câu chuyện phụ nữ cộng tác với nhau. Như các phụ nữ người Galilea giúp Chúa Giêsu trong sứ vụ của Ngài (8:1-3) Các phụ nữ ra mộ để ướp xác Chúa Giêsu (25: 26), và chính các phụ nữ này đã báo tin cho các môn đệ về việc Chúa Giêsu sống lại (22:24).

Vì bà Elisabét lớn tuổi hơn nên quý cha giảng có thể nhân dịp này nói đến các phụ nữ lớn tuổi trong giáo xứ. Thường, những người lớn tuổi được xem là những người yếu đuối, không còn minh mẩn và cần được giúp đở. Nhưng, Bà Elisabét không như vậy, cũng không như các phụ nữ lớn tuổi thường giúp đở các công việc trong giáo xứ: như họ lo công việc nhà thờ, trong văn phòng, thăm viếng các người ốm đau và dạy dỗ các người trẻ. Họ san sẻ sự khôn ngoan của họ cho thế hệ sau như Bà Elíabét đã làm trong câu chuyện này. Các phụ nữ lớn tuổi có thể chăm sóc tré em trong lúc cha mẹ chúng phải đi làm việc hay không có ở nhà. Họ nghe câu chuyện của những người cần được giúp đở, người bị xúc phạm, người bị khổ đau như "bà nội ngoại". Họ đón tiếp niềm nỡ và lắng nghe những câu chuyện chúng ta âu lo. Kinh nghiệm sống của họ đã làm cho họ trông thấy mọi sự kiện với sự am hiểu mà người trẻ chưa biết và kể chuyện tào lao. Vì các người lớn tuổi có nhiều thái độ lạc quan, họ có thể dạy chúng ta không nên quá bi quan và phải chăng đó là ơn huệ Thiên Chúa ban hay không?

Các người lớn tuổi có thể giúp chúng ta không nên quá bận tâm về sự chết, và như thế họ giúp chúng ta giãm bớt sự lo lắng. Thật vậy, họ trình bày cho những người tré đang sợ hãi bằng một quan điểm hãy hình thành nên một niềm vui xuất phát từ đức tin luôn tin cậy vào Thiên Chúa. Bà Elisabét vui vẻ hớn hở đón chào Bà Maria. Tôi nghĩ cử chỉ của Bà Elisabét đã nâng đở được tinh thần Bà Maria, vì sự thai nghén của người phụ nữ mang đến nhiều khó khăn cho một phụ nữ chưa có gia đình. Bà Elisabét vui mừng nói lên việc Thiên Chúa đã làm. Theo lời thánh Luca, Bà ta nói lời ngôn sứ như: "Bà ta được tràn đây Thánh Thần". Bà ta báo tin hớn hở vui mừng ngay trong hòan cảnh đáng lo sợ cho Bà Maria. Trong câu chuyện này, chính Bà Elisabét cho chúng ta biết là các người lớn tuổi giúp đở các phụ nữ trẻ mới có thai, ngay cả các người không có gia đình, những người bị hà hiếp và những người có con cái bị nghiện, những người mồ côi và những ra khỏi nhà. Các phụ nữ lớn tuổi có thể giúp những người trẻ tìm việc làm, hay học tập lại, làm việc ở nhà hay ở văn phòng. Các phụ nữ lớn tuổi như Bà Elisabét đã sống đức tin lâu năm có thể giúp các người trẻ thấu hiểu lời Chúa và tin mừng cứu rổi.

Chuyuển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SD OF ADVENT C
Micah 5: 1-4; Psalm 84; Hebrews 10: 5-10; Luke 1: 39-45

I would like to focus on today's gospel, but before we do, let's back up for a moment so we can better appreciate the good news in the reading. The beginning of Luke's gospel brings us into the world of women. Compare that with: Matthew, whose story opens with the genealogy, tracing Jesus' lineage through Joseph; Mark, who begins with John the Baptist; John, who gives us the Prologue about the Word. Luke starts with the story of the aged couple, Zechariah, a priest, and Elizabeth, whom we are told was "sterile."

Elizabeth's story in the beginning of Luke has been overlooked, probably because of the dramatic silencing of Zechariah and the role John the Baptist plays as Jesus' precursor. At least we are told Elizabeth's name; many women in the bible are not even named. They are called mother, daughter, wife or woman, that is, they are identified in relation to a male character. (For example, we never learn the name of Peter's mother-in-law, though she was cured by Jesus. She is just called Peter’s mother-in-law.) A biblical person's name tells something about her or him. Elizabeth's name means, "my God is the one by whom I swear," or, it could mean, "God is my fullness." Now wouldn't that make a good prayer from now till Christmas? Use the name of Elizabeth to express our prayerful hope that we be faithful to God alone; or that we experience God's fullness at Christmas.

There is biblical background that relates to women who can’t have children. (At that time, it never would occur to them that the reason a couple was childless might be due to the man's infertility.) Bearing children was seen as women's main function, children were most prized as a blessing from God. Not having a child affected the status and security of a woman; blame and disdain were placed on her. Not being able to have children was sometimes even seen as a punishment on the woman for some sin committed. But Luke has already described both Elizabeth and Zechariah as just, or righteous (1:6). This is remarkable since the bible rarely uses the adjective "righteous," or "just," to describe a woman. Nevertheless, though she had done nothing wrong before God, when she realized that she was pregnant Elizabeth thanked God for removing "my reproach among men" (1:25).

The visitation scene in today's gospel is a very unique story. Remember that Elizabeth's husband has been struck mute for doubting the angel's message about Elizabeth's pregnancy. She, unlike her husband, is quick to recognize God's gracious action on her behalf and goes into seclusion (1:24). Luke portrays Elizabeth as more responsive to God's unexpected intercession. She senses that God's intention is that a person should not have to carry the burden she has had to bear. She does not blame God for the humiliation she has had; indeed she sees God as one who delivers people from all oppression. The God Elizabeth and Mary praise is the God who delights in liberating oppressed people. This is the God who brought the Israelites out of slavery from Egypt and again from Babylon.

Mary proclaims this liberating God in her Magnificat (1:46-55), but this powerful and prophetic statement by Mary does not appear on any Sunday in the year, and only once during the weekday liturgies – December 22nd. (One of the criticisms of the lectionary is its lack of significant accounts from both the Old and New Testaments about women.) Elizabeth professes what God has done for her and from her seclusion, her quiet reflective place, she is prepared for Mary when she comes. Elizabeth has heard the Word, taken it within and nurtured it.

Now we are ready for Mary's arrival. This is a unique narrative since the male voice, Zechariah, is silent, thus giving dramatic emphasis to the women’s conversation. Where does the Holy Spirit show up in Luke's Gospel and Acts? Well, in this story the Spirit comes to two women in a domestic setting. In this seeming-insignificant place the women proclaim what God is doing in the world; and their pregnancies give bodily witness to God's merciful acts. Here is something we men, especially celibate men, lack in experience. This is a moment in the gospel we need to see through the eyes of women, especially those who have borne children. Perhaps we could contact our women friends who have had children and ask their input on what is happening between Mary and Elizabeth.

Pregnant women say they find comfort in being with one another, sharing hopes and fears, gaining practical information about pregnancy and their changing bodies. Both Elizabeth and Mary have much to share, both have experienced blessings – both are surprised. Elizabeth expected to go to her grave without having children. Mary is young, but her pregnancy will pose problems for her, Joseph and her family. Neither woman planned these events to happen in this way. Elizabeth proclaims what is happening: the Spirit of God is present and acting on behalf of humanity. The Word of God is being "fulfilled." Three times Elizabeth announces the good news; God is doing a "blessed" thing for Mary and also for all humanity. A time of fulfillment has begun.

These two women show a great partnership in their faith. They are not rivaling each other for the first position in any hierarchy of favorites, or blessed. Rather, Elizabeth here, and Mary immediately afterwards ( 1:46-55), both announce the good thing God has done in them. Their faith is what unites them in mutual encouragement and support. In Luke's Gospel there are wonderful examples of collaboration among women: Galilean women are among those who assist in Jesus' mission (8:1-3); women are at the tomb to embalm his body (25: 56) and they announce the resurrection to the disciples (22:24).

Since Elizabeth is an older woman, the preacher has an opportunity to acknowledge the older women in the congregation and the world. The elderly are often cast as frail, needy and with diminished mental acuity. But Elizabeth is not like that; nor are the older women who form the backbone of most parishes. They serve in the sanctuary and work in parish offices; visit the sick and train the young. They pass on their wisdom to the next generation, as Elizabeth is doing in this story. Older women care for children when parents are at work or absent; they listen with compassion to the stories of the needy, humiliated and wounded. Women "of an age," like grandmothers, often are the ones who greet us with a smile and listen to our troubles. Their life experience gives them perspective and many older women I know do not, as we would say in Brooklyn, "put up with boloney." Thanks to their humor they can teach us not to take everything so seriously – and isn't that a gracious gift from God?

The elderly can teach us not to be preoccupied with death; they can relieve our anxieties. Indeed, they present to the young and fearful, a prophetic disposition of joy that comes from trust in God. Elizabeth is joyful and energized and she greets Mary. I imagine her ebullience was uplifting for Mary, whose pregnancy would have been awkward for a young, single girl. Elizabeth enthusiastically names the work that God is doing. In her proclamation to Mary, Luke describes Elizabeth in terms reserved for the prophets, she is "filled with the Holy Spirit." Elizabeth announces joy, even in a situation that, at first, may seem frightening and confusing to Mary. In particular Elizabeth, in this story, reminds us of those of older women who mentor and support new mothers, including unwed young mothers; abused women and their children; alcohol and drug-addicted girls; the orphaned and runaway children. Older women also help young women find jobs, learn new skills in the home and office. Like Elizabeth, older women, long practiced in their faith, help younger ones interpret God's Word and hear the Good News of salvation.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam họp tại Hà Nội.
Giuse Thẩm Nguyễn
00:49 18/12/2018


Vào ngày 19 tháng 12, Nhóm Làm Việc Chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam sẽ có cuộc họp lần thứ bẩy nhằm củng cố và phát triển quan hệ song phương. Trong khi chờ đợi sự quan hệ ngoai giao với một đại diện “không thườn trực”, những vấn đề liên quan đến tài sản của giáo hội và tự do tôn giáo cũng là hết sức tế nhị.

Tin Vatican: Những cuộc họp của Nhóm Làm Việc Chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam vẫn tiếp tục và cuộc họp lần thứ bẩy này sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 12 tại Hà Nội.

Giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, Greg Burke, hôm nay cho biết “cuộc họp này nhằm đào sâu và phát triển những mối quan hệ song phương, theo sau những thỏa thuận đã đạt được vào cuộc họp thứ sáu của Nhóm Làm Việc tại Tòa Thánh vào tháng 10, 2016. Tiếp theo là cuộc thăm Tòa Thánh của Thứ Trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hà Kim Ngọc vào tháng 6, 2017 và cuộc thăm Hà Nội của đức ông Camilleri vào tháng 1, 2018. Mới đây Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình đã đến thăm Tòa Thánh vào cuối tháng 10 và đã được ĐGH Phanxicô tiếp kiến.

“Trong thời gian lưu lại Việt Nam từ 18 đến 20 tháng 12, phái đoàn Tòa Thánh sẽ gặp các giám mục Việt Nam tại Hà Nội để cùng tham dự lễ nhậm chức của Tân Tổng Giám Mục Hà Nội là Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên.”

Tòa thánh không cho biết những vấn đề nào sẽ thực sự được bàn thảo. Một thỏa thuận không chính thức đã tồn tại qua nhiều năm giữa Tòa Thánh và Việt Nam về việc bổ nhiệm các giám mục: Tòa thánh chỉ định các ứng viên và chính quyền chỉ định những người mà họ thích. Trong quá khứ, phái đoàn Tòa Thánh được dẫn đầu bởi HY Pietro Parolin, hiện là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Điều này đang chờ những quan hệ ngoại giao, hiện nay giải pháp là một đại diện tòa thánh “không thường trực”. Nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến tài sản của giáo hội mà chính quyền không công nhận, vì theo luật của Việt Nam thì mọi đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vấn đề nhạy cảm khác nữa là tự do tôn giáo.

Những người Công Giáo Việt Nam có những quan ngại vào năm mới khi mà luật an ninh mạng sẽ có hiệu lực. Thực ra với chiêu bài này, có những luật lệ đòi hỏi những nhà cung cấp mạng như là Google và Facebook phải nhượng lại dữ kiện của người dùng cho máy chủ của chính quyền Việt Nam. Hơn nữa, người xử dụng mạng internet bị cấm cái gọi là “chống nhà nước”, xử dụng ngôn ngữ “bóp méo lịch sử “ hay“chối bỏ những mục đích cách mạng của nhà nước.” Trong viễn cảnh như thế, có một sự quan ngại mạnh mẽ về những nội dung Công Giáo có nguy cơ bị cấm vì chúng không ca ngợi “cái thành quả chinh phục” của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cha Paul Van Chi, phát ngôn viên của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam truyền thông đại chúng nói với tờ AsiaNews rằng “người xử dụng phải giảm bớt các hoạt động của họ trên mạng vì sợ bị kết án”. Khoản luật An Ninh Mạng thực ra chỉ tao dễ dàng cho nhà cầm quyền nhận diện và truy tố người dân vì những hoạt động hòa bình trên mạng của họ.”

Tại cuộc thăm viếng Việt Nam vào đầu năm nay của một đại diện Tòa Thánh là Đức ông Camilleri, Phụ Trách Quan Hệ với các Quốc Gia, đã đến chào Thủ Tướng Việt Nam và mang những lời chúc tốt đẹp nhất của ĐGH Phanxicô đến với đất nước và nhân dân Việt Nam, chia sẻ ấn tượng tốt đẹp của ĐGH về cuộc đối thoại giữa đức tin và văn hóa Việt Nam.

“Tòa Thánh cam kết tăng cường mối quan hệ với chính quyền Việt Nam để đóng góp hơn nữa cho đời sống xã hội của đất nước, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, sức khỏe và bác ái. Tôi khẳng định rằng Đức Thánh Cha luôn quan tâm đặc biệt tới Việt Nam. ĐGH Phanxicô cũng muốn Giáo hội Việt Nam luôn đồng hành và đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước. Tòa Thánh bày tỏ lòng biết ơn chính quyền Việt Nam đã tạo điều kiện cho đại diện không thường trú của giáo hoàng được làm việc ở Việt Nam.”

Vào tháng Ba vừa qua, 32 vị giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (CBCV) đã có chuyến viếng thăm (ad limina) tại Tòa Thánh.

.
Source: Asianews 'Vatican-Vietnam: Holy See delegation meetings in Hanoi'
 
Lời kêu gọi yểm trợ những người di cư: Đức Thánh Cha kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy dấn thân
Thanh Quảng sdb
05:04 18/12/2018
Lời kêu gọi yểm trợ những người di cư: Đức Thánh Cha kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy dấn thân:

Ngày 17/12/2018, Đức Thánh Cha kêu gọi Cộng đồng quốc tế hãy lãnh trách nhiệm với những người di cư.
Đức Thánh Cha đã kêu gọi như vậy, vào đêm trước ngày Ngài mừng sinh nhật lần thứ 82, sau khi Ngài đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 16 tháng 12 năm 2018, tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nhắc lại những cam kết gần đây đã được bàn luận về di dân an toàn, được nhóm họp tại nước Ma-rốc trong những ngày 10-11 / 12/2018 vừa qua.
Để có những cuộc di cư an toàn, xảy ra trong trật tự, mà Đại hội Quốc tế về Di dân đã phê duyệt vào tuần trước tại ERICesh, Morocco. Nó là mẫu số chung cho Cộng đồng quốc tế tham chiếu.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh làm thế nào để điều này không những được thực hiện một cách có trách nhiệm, mà còn kiến tạo được sự đoàn kết giữa người Hồi giáo và thế giới trong tình thương xót lấn tuất.
Do đó, tôi hy vọng nhờ vào nguyên tắc đó, Cộng đồng quốc tế sẽ có thể hành động với trách nhiệm, đoàn kết và lòng trắc ẩn đối với những người, vì những lý do khác nhau, buộc phải rời bỏ đất nước của họ, và tôi cầu nguyện cho tất cả sẽ nỗ lực thực hiện được quyết tâm này.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 2018, Chủ tịch của Bộ Ngoại giao Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, người đứng đầu phái đoàn Vatican, đã phát biểu trong Đại hội Di dân tại ERICesh. Đức Hồng Y cho hay Đức Thánh Cha có thể sẽ thực hiện một chuyến Tông du nếu Ngài được mời… Thật vậy, Đức Phanxicô đã chấp nhận lời mời của Giáo hội và chính phủ đến thăm Ma-rốc vào những ngày 30-31 tháng 3 năm 2019.
 
Hai bổ nhiệm quan trọng trong ngành truyền thông của Tòa Thánh.
Nguyễn Long Thao
10:55 18/12/2018
Hai bổ nhiệm quan trọng trong ngành truyền thông của Tòa Thánh.

Ông Andrea Tornielli và Andrea Monda
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm nay, thứ ba, 18 tháng 12 năm 2018 loan báo Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm nhà báo người Ý Andrea Tornielli làm Giám đốc Bộ Truyền Thông và ông Andrea Monda làm chủ bút tờ báo Osservatore Romano của Tòa Thánh.

Ông Andrea Tornielli là ký giả của nhiều tờ báo khác nhau ở Ý, chuyên theo dõi tin tức ở Vatican, đồng thời trong hơn 20 năm qua ông đã viết nhiều tác phẩm. Năm nay 54 tuổi, ông có gia đình và 3 con. Ông là chuyên viên về Vatican và là nhà bỉnh bút của tờ La Stampa từ năm 2011, đồng thời là điều hợp viên của mạng lưới Nội Tình Vatican ( Vatican Insider) xuất bản bằng ba thứ tiếng: Ý, Anh ngữ và Tây Ban Nha

Tornielli là tác giả của blog Sacri Palazzi, nơi cung cấp những thông tin chuyên sâu về Vatican. Ông đã xuất bản hơn 50 đầu sách và tiểu luận về lịch sử Giáo hội.

Thông cáo của Tòa Thánh cũng nói khi bổ nhiệm Andrea Monda làm chủ bút tờ Oservatore Romano, Đức Giáo Hoàng cũng đã trao tặng danh hiệu Giám đốc danh dự cho Giovanni Maria Vian, người đã lãnh đạo cơ quan truyền thông này trong 11 năm qua.

Andrea Monda là một tác giả và giáo sư đại học 52 tuổ, đã lập gia đình và có một con. Ông có văn bằng Luật và văn bằng Tôn giáo học.

Ông viết nhiều thể loại cho các báo chí, như tờ Avvenire và La Civiltà Cattolica, ông dạy môn tôn giáo, điều khiển các cuộc hội thảo về Kitô giáo và Văn học tại các trường Đại Học Giáo Hoàng.

Nguyễn Long Thao
 
Cuộc họp Tháng Hai về Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên
Giuse Thẩm Nguyễn
12:21 18/12/2018


Cần phải đối phó toàn diện với khủng hoảng lạm dụng tình dục, nếu không, sứ mệnh của Giáo hội trên thế giới sẽ gặp nguy hiểm.

Ủy Ban Tổ Chức cuộc họp vào Tháng Hai về Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên gởi thư đến các thành viên tham dự

Ủy ban tổ chức cuộc họp Tháng Hai từ ngày 21-24, tại Tòa Thánh về “Bảo vệ các trẻ vị thành niên trong Giáo Hội” đã công bố trong một lá thư gởi cho các thành viên tham dự, yêu cầu thông tin, minh bạch và ghi nhận mọi người trong Giáo Hội đều phải có trách nhiệm. Lá thư cũng cho rằng thiếu vắng sự đối phó chung và toàn diện, chúng ta sẽ không những thất bại trong việc chữa lành những nạn nhân còn sống sót, mà uy tín của Giáo Hội trong việc thi hành sứ mạng của Chúa Kitô cũng bị đe dọa trên toàn thế giới.

Lá thư được ký tên bởi Đức Hồng Y Blasé J. Cupich, Tổng Giám Mục Chicago, Hoa Kỳ; ĐHY Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, Ấn Độ, và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ; Tổng Giám Mục Charles Scicluna, Tổng Giám Mục Malta và Vụ Phó Bộ Giáo Lý Đức Tin; và cha Hans Zollner, Dòng Tên, Chủ tịch Trung tâm Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên của Đại Học Giáo Hoàng Gregorian, thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên và được chỉ định là đại diện cho ủy ban.

Lá thư mở đầu bằng việc khuyến khích người đọc hãy ra đi gặp các nạn nhân bị lạm dụng để thấu hiểu mức độ nghiêm trọng của vụ việc và có đầy đủ thông tin sẵn sàng trước khi đến họp. Các giám mục cũng được hướng dẫn để trả lời bản câu hỏi đính kèm trong lá thư.

Ủy ban cho biết rằng bản câu hỏi là để cung cấp một công cụ cho tất cả các thành viên tham dự cuộc họp Tháng Hai nhằm “bày tỏ quan điểm của họ một cách xây dựng và phê bình phân tích khi chúng ta tiến về phía trước, để nhận ra nơi nào cần giúp đỡ hầu mang lại sự đổi mới hiện tại và trong tương lai, và giúp cho chúng ta có một bức tranh toàn diện về tình hình của Giáo Hội.”

Ủy ban giải thích rằng, Đức Thánh Cha nhờ họ cám ơn tất cả các giám mục đã đọc lá thư này cũng như giúp hoàn tất bản câu hỏi đính kèm để có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc họp và “khẩn thiết kêu mời quý vị cùng nhau bước vào con đường này. Đức Thánh Cha tin tưởng rằng qua sự hợp tác của mọi người, những thách đố mà Giáo Hội đang phải đối diện sẽ được đáp ứng.”

Bức thư viết tiếp “Nhưng mỗi người chúng ta cần sở hữu sự thử thách này, đến với nhau trong tình đoàn kết, khiêm nhường và sám hối để sửa chữa những thiệt hại đã gây ra, chia sẻ một sự cam kết chung để cho mọi việc được rõ ràng, minh bạc, và mọi người trong Giáo hội đều có trách nhiệm.”

Sau khi đưa ra lá thư, Giám đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Greg Burke, đã có những lời bình phẩm như sau: “Các nhà tổ chức đang thúc giục các thành viên tham dự gặp những nạn nhân còn sống sót trong nước của họ trước khi đến tham dự cuộc họp vào Tháng Hai. Đó là một cách cụ thể đặt các nạn nhân lên trước tiên và thừa nhận sự kinh hoàng về những việc đã xảy ra.”

“ Cuộc họp về bảo vệ thanh thiếu niên sẽ tập trung vào ba đề tài chính: trách nhiệm, nghĩa vụ và minh bạch.

Dưới đây là nguyên văn lá thư bằng tiếng Anh.

================================

Dear Brothers in Christ,

“If one member suffers, all suffer together with it” (1 Cor 12:26). With these words Pope Francis began his Letter to the People of God (August 2018) in response to the abuse crisis facing the Church. Those abused by clerics were also damaged when “We showed no care for the little ones; we abandoned them.” And so, “If, in the past, the response was one of omission, today we want solidarity, in the deepest and most challenging sense, to become our way of forging present and future history.”

Absent a comprehensive and communal response, not only will we fail to bring healing to victim survivors, but the very credibility of the Church to carry on the mission of Christ will be in jeopardy throughout the world.

The first step must be acknowledging the truth of what has happened. For this reason, we urge each episcopal conference president to reach out and visit with victim survivors of clergy sex abuse in your respective countries prior to the meeting in Rome, to learn first-hand the suffering that they have endured.

Additionally, we ask you to answer the questionnaire attached to this letter. It provides a tool for all the participants of the meeting in February to express their opinions constructively and critically as we move forward, to identify where help is needed to bring about reforms now and in the future, and to help us get a full picture of the situation in the Church.

With this in mind, the Holy Father has asked us to thank you for your support in completing the attached questionnaire to better prepare for the meeting, and to urgently invite you to take up this road together. The Holy Father is convinced that through collegial cooperation, the challenges facing the Church can be met.

But each of us needs to own this challenge, coming together in solidarity, humility, and penitence to repair the damage done, sharing a common commitment to transparency, and holding everyone in the Church accountable.

Please note that we would be grateful to have your responses as soon as possible, but no later than January 15.

God bless in this Advent season,

Cardinal Blase J. Cupich

Cardinal Oswald Gracias

Archbishop Charles J. Scicluna

Fr. Hans Zollner SJ


.
Source: Zenit.org 'Comprehensive Response to Sexual Abuse Crisis Needed, Otherwise Mission of Church in the World Will Be in Jeopardy, Stress Vatican Meeting to Protect Minors’ Organizers'
 
Ủy Ban Tổ Chức Cuộc Họp Thượng Đỉnh về Lạm Dụng Tình Dục: Phải Có Một Đáp Ứng Toàn Diện
Vũ Văn An
19:37 18/12/2018
Theo tin Zenit ngày 18 tháng 12, Ủy Ban Tổ Chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Tháng Hai năm 2019 về Lạm Dụng Tình Dục, vừa gửi thư cho các tham dự viên yêu cầu thông tin và minh bạch và yêu cầu mọi người trong Giáo Hội chịu trách nhiệm.



Ủy Ban cho rằng thiếu một đáp ứng toàn diện và có tính cộng đoàn, không những ta sẽ không hàn gắn được các vết thương của nạn nhân, mà tính khả tín của Giáo Hội trong việc thi hành sứ mệnh của Chúa Kitô cũng sẽ lâm nguy khắp nơi trên thế giới.

Lá thư trên được ký bởi Đức Hồng Y Blase J. Cupich, Tổng Giám Mục Chicago; Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, Đức Cha Charles Scicluna, Tổng Giám Mục Malta và Cha Hans Zollner, Dòng Tên, Chủ Tịch Trung Tâm Bảo Vệ Vị Thành Niên của Đại Học Gregorian.

Bức thư bắt đầu bằng việc khuyến khích các tham dự viên gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng, hiểu rõ sự trầm trọng của tình huống và thu lượm thông tin trước khi dự họp. Các giám mục cũng được yêu cầu trả lời 1 bản câu hỏi đính kèm.

Ủy Ban cho rằng bản câu hỏi này là để cung cấp phương thế giúp các tham dự viên “bày tỏ ý kiến của họ một cách xây dựng và có phê phán..., nhận diện chỗ nào cần được giúp đỡ để có thể đem lại cải tổ ngay bây giờ và trong tương lai, và giúp chúng ta có được một bức tranh toàn diện về tình hình của Giáo Hội”.

Bức thư giải thích rằng Đức Giáo Hoàng yêu cầu họ cám ơn mọi giám mục tham dự về sự hỗ trợ của các ngài trong việc trả lời bản câu hỏi đính kèm để chuẩn bị tốt hơn cho Hội Nghị, và ‘khẩn thiết yêu cầu qúy vị cùng đi con đường này với nhau. Đức Thánh Cha xác tín rằng qua việc hợp tác có tính hợp đoàn, các thách thức mà Giáo Hội đang đương đầu sẽ được vượt qua”.

Lá thư viết tiếp: “nhưng mỗi chúng ta cần phải nhận thách thức này làm của riêng, đến với nhau trong tình liên đới, khiêm nhường, và thống hối để sửa chữa các thiệt hại đã làm, chia sẻ cam kết chung đối với sự minh bạch, và làm cho mọi người trong Giáo Hội cùng chịu trách nhiệm”.

Sau khi cho công bố lá thư, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Greg Burke, đưa ra nhận định sau đây: “các nhà tổ chức thúc giục các tham dự viên gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng tại đất nước mình trước khi dự họp vào tháng Hai. Đây là cung cách cụ thể muốn đặt nạn nhân lên trên hết, và nhìn nhận sự khiếp đảm của những gì đã xẩy ra”.

“Hội Nghị về bảo vệ vị thành niên sẽ tập chú vào 3 chủ đề: trách nhiệm, qui lỗi và minh bạch”.

Sau đây là nguyên văn lá thư theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:

Anh em thân mến trong Chúa Kitô,

Nếu một chi thể đau khổ, tất cả cùng đau khổ với nó” (1 Cr 12:26). Với những lời này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu Lá Thư của ngài gửi dân Chúa (tháng 8 năm 2018) để đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng mà Giáo hội phải đối đầu. Những người bị giáo sĩ lạm dụng cũng bị thiệt hại khi “ chúng ta tỏ ra không quan tâm đến những người bé nhỏ; chúng ta bỏ rơi họ”. Và do đó, “nếu, trong quá khứ, đáp ứng chỉ là bỏ sót, thì ngày nay chúng ta muốn tình liên đới, theo nghĩa sâu sắc và thách thức nhất, phải trở thành cách chúng ta tạo lịch sử hiện tại và tương lai”.

Thiếu một đáp ứng toàn diện và có tính cộng đoàn, không những ta sẽ không hàn gắn được các vết thương của nạn nhân, mà tính khả tín của Giáo Hội trong việc thi hành sứ mệnh của Chúa Kitô cũng sẽ lâm nguy khắp nơi trên thế giới.

Bước đầu tiên phải thừa nhận sự thật của những gì đã xảy ra. Vì lý do này, chúng tôi thúc giục mỗi chủ tịch hội đồng giám mục tiếp cận và thăm hỏi với các nạn nhân sống sót nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục ở các quốc gia tương ứng của qúy vị trước khi tới họp ở Rôma, học hỏi tận mắt những đau khổ họ phải chịu đựng.

Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu qúy vị trả lời bảng câu hỏi đính kèm lá thư này. Nó cung cấp một phương thế cho mọi tham dự viên Hội Nghị vào tháng Hai bày tỏ ý kiến của họ một cách xây dựng và có phê phán khi chúng ta tiến lên phía trước, nhận diện chỗ nào cần được giúp đỡ để có thể đem lại cải tổ ngay bây giờ và trong tương lai, và giúp chúng ta có được một bức tranh toàn diện về tình hình của Giáo Hội.

Với các ý nghĩ trên, Đức Thánh Cha đã yêu cầu chúng tôi cảm ơn qúy vị đã hỗ trợ qua việc trả lời bản câu hỏi đính kèm để chuẩn bị tốt hơn cho Hội Nghị, và khẩn thiết yêu cầu qúy vị cùng đi con đường này với nhau. Đức Thánh Cha xác tín rằng qua việc hợp tác có tính hợp đoàn, các thách thức mà Giáo Hội đang đương đầu sẽ được vượt qua.

Nhưng mỗi chúng ta cần phải nhận thách thức này làm của riêng, đến với nhau trong tình liên đới, khiêm nhường, và thống hối để sửa chữa các thiệt hại đã làm, chia sẻ cam kết chung đối với sự minh bạch, và làm cho mọi người trong Giáo Hội cùng chịu trách nhiệm.

Xin qúy vị lưu ý: chúng tôi sẽ rất biết ơn khi có được câu trả lời của qúy vị càng sớm càng tốt, nhưng không muộn hơn ngày 15 tháng 1.

Xin Thiên Chúa chúc lành trong mùa Vọng này,

Hồng Y Blase J. Cupich
Hồng Y Oswald Gracias
Tổng Giám Mục Charles J. Scicluna
Cha Hans Zollner Dòng Tên
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý nghĩa Hang đá Bê lem.
Linh mục Giuse Nguyễn Tất Thắng, O.P.
09:38 18/12/2018
Ý nghĩa Hang đá Bê lem.

H. Tin mừng ghi lại việc Chúa Giêsu giáng sinh như thế nào?

T. Tin mừng Mát-thêu và Lu-ca đều ghi lại việc Chúa Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê (Mt 2,1-12; Lk 2,1-7; Ga 7,42). Thánh Lu-ca tường thuật việc Chúa Giê-su giáng sinh như sau: Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (Lc 2,4-7).

H. Hang đá Bê lem muốn diễn lại cảnh Chúa giáng sinh với mục đích gì?

T. Hang đá trình bầy biến cố lịch sử Chúa Giêsu ra đời cách đây hơn 2000 năm. Theo quan điểm con người, hang đá Bê lem diễn tả lại việc Chúa Giêsu giáng sinh hoàn cảnh bất ngờ, thấp hèn và nghèo nàn. Theo quan điểm Thiên Chúa, hang đá Bê lem diễn tả ý nghĩa sâu xa của việc Thiên Chúa nhập thể và nhập thế theo ý định quan phòng của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng đã muốn làm người và sống với con người dưới trần thế. Đó là ý nghĩa danh xưng của Chúa Giêsu là Emmanuel– nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14; Mt 1,23).

Mầu nhiệm nhập thể vượt hẳn suy nghĩ của con người nên con người chỉ biết chiêm ngắm và tôn thờ Đấng đang ở giữa chúng ta. Hang đá biểu lộ tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Người là Đấng Tạo Dựng vũ trụ đến sống với thụ tạo mình,

Người là Đấng cao cả đã trở nên rất nhỏ bé,

Người là Đấng toàn năng đã trở nên mỏng dòn và bị đe dọa,

Người là Sự sống, nhưng chịu chết vì yêu thương chúng ta,

Người là Một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, trở nên một người như chúng ta.

H. Các giáo xứ và các gia đình Kitô thường làm hang đá vào dịp lễ Chúa Giáng Sinh. Tục lệ làm hang đá bắt đầu từ khi nào?

T. Để cỗ võ lòng yêu mến Chúa Giêsu sinh ra trong khó nghèo, thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226) đã sáng tạo hang đá sống động vào năm 1223 tại làng Greccio. Thánh Phanxicô muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa tôn thờ Chúa Giêsu Kitô thay vì tặng quà vật chất trong mùa lễ Giáng Sinh. Hang đá do thánh Phanxicô sáng tạo được thánh Bonaventura ghi lại trong cuốn sách Cuộc đời thánh Phanxicô, viết vào khoảng năm 1260. Thánh Phanxicô đi hành hương tại Đất Thánh, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ngài cũng đến hành hương tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Roma. Chính ngài được cảm hứng bởi mảnh gỗ của máng cỏ trưng bầy tại hầm dưới bàn thờ chính. Theo tài liệu của Thomas da Celano (1185-1265), thánh Phanxicô đã muốn rằng vẻ đẹp và ân sủng của lễ Chúa Giáng Sinh có thể được chiếm ngắm cách hữu hình, trong cách thức mà mọi người có thể vui mừng vì Chúa Giêsu đến trong khiêm tốn, để xóa bỏ khoảng cách giữa Thiên Chúa và nhân loại. Hang đá mời chúng ta đón tiếp Thiên Chúa với trọn tấm lòng yêu mến. Thánh nhân sống ẩn dật trong hang núi tại Greccio một thời gian. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1223, thánh nhân đã xin một thầy cùng Dòng sửa soạn cho ngài một máng cỏ, một con bò, một con lừa. Trên máng cỏ là bàn thờ di động, nơi cử hành Thánh Thể. Không có tượng ảnh, không có Hài Nhi Giêsu bởi vì bánh và rượu được thánh hiến trên bàn thờ sẻ trở thành Thiên Chúa hiện diện thực sự giữa con người. Mọi người được sống lại giây phút lịch sử quan trọng như những mục đồng và dân chúng tại làng Bê lem thuở xưa. Trong thị kiến, thánh nhân được thấy Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ tự nhiên thức giấc. Thomas de Celano kết luận: Trong đêm đó, mỗi người và mọi người trở về nhà trần ngập niềm vui.” Đức Giáo Hoàng Honorius III chúc lành cho cuộc mừng lễ này. Từ lễ Giáng Sinh năm sau, các giáo xứ bắt đầu làm hang đá để mừng lễ Chúa Giáng Sinh.

H. Theo truyền thống, hang đá Chúa Giáng Sinh phải có những nhân vật nào?

T. Hang đá thường trưng bầy Hài Nhi Giêsu, Đức Mẹ Maria, thánh Giuse, những người chăn chiên đến viếng thăm Chúa Giê-su ra đời, các nhà chiêm tinh đến bái lạy Chúa Giê-su Hài Nhi (Mt 2, 1-12), các thiên thần hát mừng ngợi khen Thiên Chúa, con bò và con lừa bên Hài Nhi Giê-su nằm trong máng cỏ.

H. Ba chiêm tinh là những nhân vật có thật hay chỉ là huyền thoại được thêm vào để làm cho quang cảnh hang đá thêm thú vị?

T. Thánh Mát thêu ghi lại việc các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giêsu Hài Nhi trong Tin Mừng: “Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." (Mt 2, 1-2) Thánh Mát thêu kể tiếp: “Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình”. (Mt 2, 7-12).

H. Các món quà vàng, nhũ hương và mộc dược có mang ý nghĩa gì?

T. Các Giáo Phụ thường giải thích rằng các chiêm tinh dâng 3 lễ vật lên Chúa Giêsu Hài Nhi mang ý nghĩa tượng trưng: vàng chỉ Hài Nhi Giê-sulà Vua; nhũ hương chỉ Hài Nhi Giê-su là Thiên Chúa; mộc dược chỉ về nhân tính Hài Nhi Giêsu.

H. Ba chiêm tinh là ai? Họ từ đâu tới thờ lậy Chúa Giêsu mới giáng sinh?

T. Chiêm tinh là những người học thức và quí phái. Chắc chắn họ phải hiểu biết Thánh Kinh Cựu Ước vì chứa đựng nhiều mạc khải về Quân Vương dân Do thái ra đời. Sách Dân số viết: “một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17). Ngôn sứ Mikka ghi chép: “Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.” (Mk 5,2; Mt 2, 4-6). Họ biết về thiên văn nên nhận ra vua dân Do Thái sinh ra. Chính trong đêm Hài Nhi Giê-su sinh ra, trên bầu trời xuất hiện một ánh sáng huyền diệu trở thành như ngôi sao của Vương Quân (Mt 2,1-2) Thánh Mát thêu kể tiếp: “Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ quyết tâm tìm kiếm và gặp gỡ Đấng Thiên Sai. Tin mừng Mát-thêu và Luca không nhắc đến tên ba vị chiêm tinh nhưng các nguồn khác cho biết họ là ông Melchior từ Ba Tư, Caspar từ Ấn Độ và Balthazar từ Babylonia. Họ đến bằng ngựa, voi và lạc đà.

H. Con lừa và con bò cũng được xuất hiện được gần Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ. Phúc âm có nói đến bò và lừa không?

T. Tin mừng Mát-thêu và Lu-ca không nói đến bò và lừa. Maria đang mang thai vào thòi kỳ cuối nên khó có thể đi bộ quãng đường 150 cây số từ Na-gia-rét xuống Bê lem. Do đó, thánh Giuse có thể đã dùng con lừa để giúp Maria và Hài Nhi trong lòng Mẹ. Con bò là con vật ăn cỏ giúp ấm hài nhi trong đêm đông lạnh giá. Theo truyền thống, con bò diễn tả sự kiên nhẫn, biểu tượng cho Dân Israel. Trong khi con lừa diễn tả sự khiêm tốn, biểu tượng cho Dân Ngoại. Bò và lừa được ngôn sứ Isaia ghi chép: “Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì.” (Is 1:3). Chúa Giê-su nằm giữa con bò và con lừa mang ý nghĩa Thiên Chúa đã đến giữa chúng ta nhưng Người không được đón tiếp. Sách Ordo Paginarum xuất bản vào năm 1415 ghi chú rằng Chúa Giêsu nằm giữa bò và lừa. Từ đó, bò và lừa trở thành hai con vật chính thức trong hang đá truyền thống.

H. Hang đá luôn có các mục đồng cùng với các con chiên nữa, phải không?

T. “Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: "Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết." Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.” ( Lc 2,1-20). Các mục tử cũng có thể mang theo các chiên con khi đến gặp Hài Nhi Giê-su. Do đó, hang đá cũng trưng bầy các con chiên nằm trong tay các mục tử hoặc các con chiên đang lang thang giữa cách đồng.

H. Hang đá phải có các thiên thần hát ca nữa, đúng không?

T. Các thiên sứ từ trời xuống báo tin vui cho các người chăn chiên. Ngoài ra, con có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương." (Lc 2,13-14). Cả triều thần thiên quốc hát mừng Thiên Chúa nhập thể làm người. Trước đây, Thiên sứ Gáp-rien cũng được Thiên Chúa sai đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. (Lc 1,26-27). Các thiên sứ là những sứ giả loan tin của Thiên Chúa đến với con người và đồng hành với con người tiến về Thiên Chúa.

H. Chúa Giêsu sinh ra trong tăm tối nhưng sao hang đá lại được trang trí với nhiều mầu sắc và ánh sáng?

T. Thánh Hippolyptus ở Rome (170-235) trong bài chú giải về ngôn sứ Daniel viết khoảng năm 204, là người đầu tiên nói rằng Chúa Giê-su sinh vào ngày 25 tháng 12. Cựu Ước nhắc lại rằng vào ngày 25 tháng 12 năm 165 trước Công Nguyên, do công của Judas Macabeus, Đền Thờ Giêsusalem được lấy lại và được thánh hiến hiến lại sau nhiều năm bị tục hóa. Trong dịp cử hành này, các ngọn nến ở gần bàn thờ được thắp sáng trong 8 ngày và đêm. Vào đêm giáng sinh, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, đã vào Đền Thờ và trở thành một người như chúng ta. Những ánh sáng của hang đá và những ánh đèn Giáng Sinh trong thành phố và thị xã diễn tả cách biểu tương về sứ điệp của ơn cứu rỗi. Mọi gia đình và mọi thành phố đều thắp đèn sáng để đón tiếp Đấng Cứu Thế đến thăm viếng Dân Người.

H. Hang đá có cần phải làm phép không?

T. Việc làm phép hang đá giáo xứ có thể tổ chức tại lễ vọng Chúa Giáng Sinh hoặc trong thời gian thuận tiện. Hang đá gia đình có thể được cha mẹ hoặc một người trong gia đình đọc lời cầu nguyện sau: Thiên Chúa của mọi dân nước, từ lúc khởi đầu của sáng tạo Chúa đã bầy tỏ tình yêu của Chúa: khi chúng con rất cần có Vị Cứu tinh, Chúa đã sai Con Chúa sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria. Người đã mang niềm vui và bình an, công bình, thương xót và tình thương. Lạy Chúa, xin Chúa chúc phúc cho mọi người chiêm ngưỡng hang đá này để nhớ đến việc Đức Giêsu sinh ra trong khiêm tốn và hướng tâm trí chúng con về Người. Người là Thiên Chúa ở cùng chúng con và Đấng Cứu Chuộc của mọi người, Người hằng sống và hiển trị đến muôn đời. Amen.

Theo truyền thống, nhiều trẻ em đã làm hang đá để trưng bầy trong nhà thờ hoặc hội trường giáo xứ. Các em cũng mang hang đá cá nhân để được làm phép tại nhà thờ. Sau đó, các em sẽ mang về nhà để chiêm ngưỡng và cầu nguyện trước hang đá. Kể từ năm 1968, Đức Thánh Cha chủ sự nghi lễ tại Quảng trường thánh Phêrô vào Chúa Nhật Vui Mừng gồm việc làm phép hàng trăm hang đá và các Hài Nhi Giêsu cho trẻ em tại Roma. Vào năm 1978, có 50 ngàn học sinh tham dự nghi lễ làm phép hang đá và Hài Nhi Giêsu. Tục lệ này vẫn còn bảo tồn cho đến ngày nay.

H. Phải trình bầy và trang hoàng hang đá thế nào cho đúng?

T. Hang đá diễn tả sự nghèo hèn và khiêm tốn của Đấng Cứu Thế đến trần gian. Việc làm hang đá quan trọng nhưng việc chiêm ngưỡng hang đá quan trọng hơn. Giải thích về sự nghèo hèn của Chúa Giêsu, thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô như sau: “Quả thật, anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cor 8, 9). Đức Thánh Cha Phanxicô viết: Chúng ta hãy để mình được chạm đến sự dịu dàng mang lại ơn cứu rỗi. Chúng ta hãy đến gần với Chúa là Đấng đã đến gần chúng ta. Chúng ta hãy đứng ngắm nhìn hang đá.” Ngài kết luận: “Giêsu. Trong tên ấy có hy vọng cho mỗi người nam và nữ. Đó là lý do tại sao chiêm ngưỡng hang đá là việc quan trọng.”

H. Con người phải có thái độ nào khi chiêm ngưỡng hang đá Bê-lem?

T. Hang đá không diễn tả một biến cố quá khứ nhưng muốn làm sống lại ý nghĩa Chúa Giáng Sinh trong hiện tại. Tin mừng thánh Gioan mời gọi mỗi người đáp lại và đón nhận Ngôi Lời là Thiên Chúa đã làm người mọi người: “ Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại…Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.” (Ga 1, 1-4, 9-12)

Linh mục Giuse Nguyễn Tất Thắng, O.P.

Vatican ngày 17.12.2018
 
Giải đáp phụng vụ: Hát hoặc đọc Alleluia như thế nào? Lại nói về “Thánh lễ chữa lành”
Nguyễn Trọng Đa
09:52 18/12/2018
Giải đáp phụng vụ: Hát hoặc đọc Alleluia như thế nào? Lại nói về “Thánh lễ chữa lành”

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Khi làm độc viên trong Thánh lễ ngày thường, liệu tất cả chúng con có nên tuân theo cùng một trật tự như nhau không? Một người hát Alleluia, người khác đọc Alleluia. Liệu Alleluia phải được hát trong các Thánh lễ ngày thường không? - R. L., East Hartford, Connecticut, Hoa Kỳ
.

Đáp: Theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):

“62. Sau bài đọc đi liền trước bài Tin Mừng thì hát A-lê-lu-ia, hay bài hát khác, theo luật chữ đỏ, như mùa phụng vụ đòi hỏi. Lời tung hô này được thực hiện ở tư thế đứng, vì cộng đoàn tín hữu chào đón Chúa sẽ nói với mình trong Tin Mừng và biểu lộ đức tin bằng bài ca. Mọi người đứng cùng hát, được ca đoàn hoặc một ca viên khởi xướng, hoặc lặp lại câu ca đoàn hay một ca viên đã hát.

“a. A-lê-lu-ia được hát trong các mùa ngoài Mùa Chay. Câu thì lấy ở sách Bài Ðọc, hay sách Graduale.

“b. Trong Mùa Chay, thì thay vì A-lê-lu-ia, hát câu trước Tin Mừng ghi trong sách Bài Ðọc. Cũng có thể hát một thánh vịnh khác cũng gọi là ca liên tục (tractus), như có trong sách hát Graduale.

“63. Khi chỉ có một bài đọc trước Tin Mừng thì:

“a. Trong mùa phải hát A-lê-lu-ia, có thể hát hoặc bài thánh vịnh có chữ A-lê-lu-ia, hoặc thánh vịnh và A-lê-lu-ia với câu tung hô.

“b. Trong mùa không phải đọc A-lê-lu-ia, có thể hát thánh vịnh với câu trước Tin Mừng, hoặc chỉ thánh vịnh thôi;

“c. A-lê-lu-ia hay câu trước Tin Mừng, nếu không hát thì có thể bỏ” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Số 62 khuyến nghị rõ ràng và cổ vũ việc hát cả Alleluia và câu thơ đi theo, và đưa ra một số giải pháp để chu toàn việc hát cả Alleluia và câu thơ tương ứng của nó.

Bởi vì Sách Lễ mong muốn rằng Alleluia và câu thơ đều được hát trong mọi Thánh lễ, lễ Chúa Nhật và các lễ trong tuần, nên bất kỳ trật tự nào, vốn ủng hộ mục tiêu này, đều có thể được sử dụng.

Nếu độc viên không có khả năng hát câu thơ của Alleluia, người ấy có thể được thay thế bởi một ca đoàn hoặc một ca viên, để hát câu thơ của Alleluia mà không cần bước tới giảng đải.

Mặc dù không phải là lý tưởng, và như là một phương sách cuối cùng, trong Thánh lễ ngày thường, Alleluia có thể được hát bởi cộng đoàn và câu thơ được đọc bởi độc viên.

Mặt khác, nếu mọi cách đều thất bại, Alleluia và câu thơ có thể được bỏ qua hoặc đọc bởi cộng đoàn và độc viên.

Tôi tin rằng khả năng này được ngụ ý trong số 63.c, khi nói rằng Alleluia có thể được bỏ qua nếu không được hát. Chữ “có thể” này bao hàm một khả năng, chứ không phải là sự bắt buộc.

Sau khi tôi trả lời ngày 11-12 về việc cử hành Bí tích xức dầu bệnh nhân trong cái gọi là “Thánh lễ Chữa lành”, một bạn đọc, cũng là một đại diện tư pháp (judicial vicar) trong giáo phận mình, đã đưa ra các nhận xét sau đây:

“Liên quan việc cử hành Bí tích Xức dầu bệnh nhân trong Thánh lễ, tôi hiểu rằng người ta không được xức dầu, trừ khi họ đáp ứng “các điều kiện bình thường” để lãnh bí tích này. Tuy nhiên, dường như chúng ta phải để cho cá nhân từng người đưa ra quyết định đó. Mặc dù chúng ta có thể giải thích cho “các người đủ điều kiện để lãnh nhận bí tích”, nhưng dường như không thể vấn nạn một người trong Thánh lễ về các “điều kiện bình thường” được.

“Ngoài ra, vì không lặp lại bí tích một tháng một lần, ngoại trừ một căn bệnh nghiêm trọng, vấn đề phát sinh là trong đó một người được xức dầu hôm nay, và sau đó là nguy tử vào ngày mai. Vì vậy, chúng tôi được yêu cầu ban các “nghi thức sau cùng”, như thể nó khác với bí tích được cử hành ngày hôm qua. Nói về mặt mục vụ, dường như không nên bắt đầu cuộc thảo luận về thần học bí tích với một người quẫn trí, hoặc gia đình của người đó. Trong khi tôi hoàn toàn đồng ý với các hướng dẫn, cũng có các trường hợp ngoại lệ, mà tôi tin rằng Chúa hiểu”.

Đáp: Tôi thực sự đồng ý với các nhận xết này. Nhưng bối cảnh ban đầu của câu trả lời của tôi là sự thực hành cử hành Bí tích Xức dầu bệnh nhân mỗi tháng một lần trong môi trường giáo xứ, và có lẽ cùng với các lời nguyện khác để chữa lành. Chính tình huống này có thể làm phát sinh việc ban phép bí tích cách bừa bãi.

Tôi cũng đồng ý rằng chúng ta không nên đưa ra các câu hỏi thiếu tế nhị cho các người đến lãnh bí tích Xức dầu trong Thánh lễ. Nhưng chúng ta phải cẩn thận trong các giải thích và chuẩn bị của mình, để Bí tích được lãnh nhận bởi các người thực sự có thể được hưởng lợi từ nó.

Bởi vì khả năng cử hành Bí tích này trong Thánh lễ đã được thiết định tốt, nên các mục tử đã học được cách tổ chức tốt nhất từ quan điểm mục vụ, để những ai cần nó có thể lãnh nhận, và những người có sức khỏe tốt có thể được hiệp nhất trong kinh nguyện với các người bị bệnh. (Zenit.org 18-12-2018)

Nguyễn Trọng Đa
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/12/2018: Nhìn lại các diễn biến nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2018
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:23 18/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Con số các nhà truyền giáo bị giết trong năm 2017 rất đáng quan ngại

Trong những năm vừa qua, thế giới chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo. Tuy nhiên, oái oăm thay, số các nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất không phải là ở các quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo hoặc ở các quốc gia Châu Á, nhưng chính là tại Mỹ châu Latinh nơi có một đa số rõ rệt dân chúng là người Công Giáo. Điều này không chỉ xảy ra trong năm nay 2017, nhưng là một thực tại liên tục trong suốt 8 năm vừa qua. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra nhận xét cay đắng như trên trong bản phúc trình về con số các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo bị thảm sát trong năm 2017 sắp kết thúc.

Trong năm 2017, 23 nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo đã bị giết trên toàn thế giới, trong đó có 13 linh mục, 1 sư huynh, 1 nữ tu, và 8 giáo dân truyền giáo.

Phân bố theo lãnh thổ, đây là năm thứ 8 liên tiếp Mỹ Châu Latinh (Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ và Nam Mỹ) là nơi có số lượng lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết chết với con số lên đến 11 vị trong đó có 8 linh mục, 1 sư huynh và 2 giáo dân truyền giáo. Kế đến là Phi Châu, nơi có 10 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết gồm 4 linh mục, 1 nữ tu, và 5 giáo dân truyền giáo. Tại Á châu, 1 linh mục, và 1 giáo dân truyền giáo đã bị giết. Cả hai đều bị giết tại Phi Luật Tân, là quốc gia duy nhất tại châu Á nơi đa số dân theo Công Giáo

Nếu chúng ta xét riêng từng quốc gia, thì trong năm 2017, Nigeria dẫn đầu với 5 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết, tiếp đến là Mễ Tây Cơ có 4 vị, Colombia và Phi Luật Tân mỗi nước có hai vị.

Với 4 linh mục bị giết, Mễ Tây Cơ tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”

Báo cáo của Fides cũng đề cập đến một giám mục bị giết tại giáo phận Bafia của Cameroon. Xác Đức Cha Jean-Marie Benoit Bala được tìm thấy trong dòng sông Sanaga vào ngày 2 tháng Sáu. Cơ quan tư pháp của Cameroon quyết liệt cho rằng Đức Cha tự tử, trong khi Hội Đồng Giám Mục kiên trì lặp lại rằng Đức Cha không tự sát, nhưng “đã bị sát hại tàn bạo” trước khi bị ném xuống giòng sông đang chảy xiết.

2. Bối cảnh Hội Nghị: “Đương đầu với bạo lực nhân danh tôn giáo”

Tháng 10 năm 2016, quân Iraq mở cuộc tấn công vào vùng bình nguyên Ninivê. Đầu tháng Giêng 2017, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bị vây chặt trong thành Mosul. Những biến chuyển ấy khiến nhiều người lạc quan tin rằng làn sóng bách hại các Kitô hữu trên thế giới sẽ phải chậm lại. Nhưng không, tổ chức Open Doors vừa công bố một báo cáo cho thấy 3,066 Kitô hữu đã bị giết vì niềm tin Kitô của mình trong năm ngoái 2017, nhiều gấp hai lần năm 2016.

Tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors. Dựa trên các dữ liệu về năm lĩnh vực của cuộc sống - cuộc sống riêng tư, gia đình, cộng đồng, quốc gia và Giáo Hội, Open Doors khẳng định rằng trên toàn thế giới có đến 50 quốc gia nơi sự bách hại các tín hữu Kitô đã lên đến mức cực đoan một cách đáng báo động.

Bắc Triều Tiên vẫn giữ vị trí số một trong việc khủng bố các Kitô hữu, theo sau là Afghanistan và Somalia, nơi mà các Kitô hữu thường xuyên phải gánh chịu những hình thái bạo lực của người Hồi giáo.

Báo cáo mới nhất của Open Doors nêu bật những mức độ bức hại chưa từng thấy ở Ai Cập, là nơi năm ngoái có hơn 200 Kitô hữu bị đuổi ra khỏi nhà và 128 người bị giết vì đức tin của họ. Ai Cập là nơi sinh sống của cộng đồng Coptic lớn nhất ở Trung Đông, phần lớn là người theo Chính Thống Giáo. Trong ngày Giáng sinh vừa qua, các Kitô hữu đã tham dự các nghi lễ cùng với những người lính giữa các hàng rào an ninh nghiêm nhặt. Lễ Phục Sinh năm ngoái hai vụ đánh bom nhà thờ đã giết chết 49 người.

Theo những tác giả của báo cáo này, việc bọn khủng bố Hồi giáo bị đẩy lùi khỏi Iraq và Syria đã góp phần làm gia tăng mức độ bạo lực ở các nước xung quanh.

Cựu Giám đốc điều hành của Open Doors tại Vương quốc Anh và Ái Nhĩ Lan là bà Lisa Pearce nói: “Kitô hữu ở Ai Cập đang phải đối mặt với một sự phân biệt và đe dọa nặng nề, nhưng họ quyết liệt không chối bỏ niềm tin của mình. Chúng ta những người sống ở Anh và Ái Nhĩ Lan khó tưởng tượng hết nổi những khía cạnh đau thương mà họ phải gánh chịu.”

Bà nói rằng các hình thức phân biệt đối xử bao gồm việc không có việc làm, bị từ chối giấy phép quy hoạch gia cư và là mục tiêu của các cuộc tấn công khi họ đi nhà thờ.

Danh sách của Open Doors cũng nhấn mạnh đến trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, là nước trong ba năm gần đây đã tăng đều đặn lên đến hạng 31 trong năm nay.

Các khu vực đáng quan tâm khác là chủ nghĩa cực đoan Hindu ở Ấn Độ và Nepal, cũng như xu hướng bách hại đang nổi lên ở Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Malaysia.

Theo báo cáo, cuộc bách hại tiếp tục gia tăng trên khắp châu Phi, với Sudan, Somalia, Eritrea và Libya là những quốc gia trong số 11 nước tồi tệ nhất.

3. Đức Hồng Y Vinko Puljić /vin-kô pu-líc/: 10,000 người Công Giáo di tản khỏi Bosnia mỗi năm vì bị kỳ thị

Bosnia và Herzegovina /bốt-nhi-a héc-sê-gô-vi-na/ đã từ lâu không được nhắc đến trên báo chí. Chính thức, cuộc nội chiến tàn bạo ở Nam Tư cũ đã kết thúc với Hiệp định Dayton năm 1995. Tuy nhiên, những vết thương của chiến tranh vẫn còn tiếp tục rỉ máu - đặc biệt là trong sự phân biệt đối xử đối với người Công Giáo. Khi cuộc xung đột đang diễn ra, ít nhất nửa triệu người Công Giáo đã bị xua đuổi khỏi quốc gia này.

Đức Hồng Y Vinko Puljic, là tổng giám mục Vrhbosna /vơ-bốts-nia/, đã lại báo động về số phận của người Công Giáo trong nước, phần lớn là người Croatia /krô-tsi-a/. Khoảng 10,000 người Công Giáo đang phải di tản ra nước ngoài mỗi năm.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Hồng Y cho biết như sau:

Thưa Đức Hồng Y, xin ngài cho biết khái quát về tình hình hiện tại của người Công Giáo ở Bosnia và Herzegovina

Trong chiến tranh và ngay sau đó, hầu hết người Công Giáo bị trục xuất khỏi nhà cửa của họ và có rất nhiều những vụ phá hoại và cướp bóc đã xảy ra. Sau chiến tranh, họ không nhận được sự hỗ trợ về mặt chính trị hay tài chính để quay trở lại. Các điều khoản của hiệp định Dayton đã không được thực hiện trong thực tế, và những người phải chịu đựng nhiều nhất là những người Công Giáo Croatia /krô-tsi-a/thiểu số. Họ gặp nhiều khó khăn để bảo vệ các quyền cơ bản của mình. Hiện nay tình trạng mất an ninh ngày càng đáng báo động, một số người Công Giáo Croatia đã phải rời khỏi đất nước vì lý do này. Họ quan tâm đến tương lai của con cái họ.

Điều gì làm họ hoảng sợ nhất, thưa Đức Hồng Y?

Không có quyền bình đẳng đối với họ trong những miền mà người Công Giáo là thiểu số so với đa số dân là người Hồi giáo hay Chính thống Serbia. Phân biệt đối xử được thể hiện rõ rệt trong các điều khoản chính trị và hành chính, nhất là ở nơi làm việc. Chúng tôi rất âu lo cho tương lai. Nếu không có người Croatia ở đó, thì người Công Giáo càng ít đi rất nhiều.

Đức Hồng Y có thấy bất kỳ dấu hiệu tích cực nào không?

Giáo hội ở Bosnia và Herzegovina đang cố gắng hoạt động như thể mọi thứ đều bình thường; chúng tôi đang cố gắng mang lại cảm giác tự tin và hy vọng cho tương lai. Điều này đang được thực hiện thông qua công việc mục vụ và bác ái của chúng tôi và cũng thông qua hệ thống trường học của chúng tôi. Chúng ta phải là muối đất trong tình huống bi thảm này và tiếp tục đứng thẳng lên trong các vấn đề về nhân quyền.

Các Kitô hữu đóng góp như thế nào để vượt qua những hậu quả của chiến tranh, thưa Đức Hồng Y?

Chúng tôi cho rằng thật là một ân sủng lớn lao để được sống đức tin của mình. Chúng tôi kín múc hy vọng và sức mạnh từ lời cầu nguyện cộng đồng và cá nhân. Thánh Lễ Chúa Nhật và các cuộc hành hương của chúng tôi là một nguồn sức mạnh quan trọng. Chúa Giêsu đã đến với chúng ta trong thực tại của con người, và do đó chúng ta nên trải nghiệm Giáng sinh trong mọi chiều kích thực tại của nó. Trước Hài Nhi Giêsu, chúng ta được kêu gọi để minh chứng rằng tình yêu của Thiên Chúa là nguồn vui đích thực của chúng ta. Vì tất cả chúng ta đều là những thụ tạo được Chúa yêu thương.

Cũng giống như Thiên Chúa đã đến và sống giữa chúng ta, Emmanuel là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, vì vậy chúng ta cũng phải gần gũi với nhau và gần gũi với Chúa hơn. Tôi thiết nghĩ chúng ta phải chữa lành các vết thương bằng cách tha thứ cho nhau và phó thác mọi sự cho sự quan phòng và tình yêu của Thiên Chúa.

4. Tuyên bố của Đức Cha Jacques Benoit-Gonin về phép lạ thứ 70 tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức

Một giám mục Pháp tuyên bố hôm Chúa Nhật 11 tháng 2 rằng Giáo Hội chính thức công nhận là phép lạ việc phục hồi không thể giải thích được về mặt Y khoa của một nữ tu bị liệt kinh niên đã nhiều năm.

Nữ tu Bernadette Moriau, sau nhiều năm bị liệt nặng, đã được chữa lành một cách “đột ngột, tức khắc, hoàn toàn và khỏi hẳn từ đó đến nay”. Đức Cha Jacques Benoit-Gonin, là Giám mục Giáo phận Beauvais đã tuyên bố như trên trong thánh lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Đây là phép lạ thứ 70 xảy ra ở Lộ Đức nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria.

Phép lạ này đã xảy ra gần 10 năm trước sau khi sơ Bernadette Moriau tham dự một buổi lễ sức dầu cho các bệnh nhân tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở miền Nam nước Pháp.

Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức là nơi Đức Mẹ đã hiện ra cách đây 160 năm với một cô gái 14 tuổi, được coi là một nơi linh thánh vì nhiều bệnh nhân đã được khỏi bệnh cách kỳ diệu. Nước chảy từ suối trong hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra có quyền năng chữa lành và hàng triệu người hành hương đến viếng thánh địa này mỗi năm.

Phép lạ xảy ra đối với sơ Moriau đã trải qua nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi của Ủy ban Y tế Quốc tế Lourdes trước khi Giáo Hội đưa ra quyết định cuối cùng liệu đó có phải là một phép lạ hay không.

Sơ Moriau đã phải trải qua 4 lần giải phẩu cột sống từ năm 1968 đến năm 1975 và đã bị tuyên bố là bại liệt hoàn toàn vào năm 1980. Một chân sơ bị xoắn vĩnh viễn, buộc sơ phải đeo nẹp và dùng xe lăn. Sơ cho biết đã phải dùng những liều morphine rất cao để giảm đau.

Người nữ tu giờ đây đã 79 tuổi nói: “Tôi chưa bao dám cầu xin một phép lạ,” khi kể lại cuộc hành hương vào tháng 7 năm 2008 của sơ đến Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức.

Sơ nói trong một video được đăng trên trang web của giáo phận Beauvais rằng sau khi trở về nhà dòng của mình ở gần thành phố Beauvais và đang khi cầu nguyện trong nhà nguyện “Tôi cảm thấy một luồng sinh lực mạnh mẽ chạy khắp cơ thể mình, một sự thư giãn, ấm áp ... Tôi về phòng của mình, và ở đó có một giọng nói với tôi “tháo nẹp con ra đi”, “Thật kinh ngạc, tôi có thể đi đứng như thường”

Sơ Moriau cho biết thêm ngay lập tức sơ quăng hết tất cả cả dụng cụ trợ giúp, từ cái nẹp sắt, đến cái xe lăn và cả những ống morphine - và đi bộ 5km một vài ngày sau đó.

Trong thông cáo của giáo phận Beauvais, Đức Cha Jacques Benoit-Gonin cho biết chi tiết như sau : “Chiều ngày 11/07/2008, khi sơ Moriau đang chầu Thánh Thể, sơ đã trải qua một khoảnh khắc ngoại thường khi hiệp thông với Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức và với cuộc hành hương mà sơ mới thực hiện. Khi sơ trở về phòng mình, sơ cảm thấy được thúc đẩy bỏ hết các bộ phận trợ giúp trên người mình: các máy móc y khoa và tắt cả máy kích thích thần kinh... Ngay lập tức sơ bắt đầu bước đi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, hoàn toàn độc lập. Sơ đã gọi các sơ cùng dòng đến chứng kiến và các sơ đó đã nhận thấy sự thay đổi.”

Đức Cha Jacques Benoit-Gonin nói sự thay đổi “đột ngột, tức khắc, hoàn toàn và khỏi hẳn từ đó đến nay” đã khiến ngài nhận ra đây có thể là một phép lạ. Ủy ban Y khoa Lourdes sau nhiều cuộc nghiên cứu đã khẳng định rằng những thay đổi này không thể giải thích được “trong tình trạng hiện tại của kiến thức khoa học của chúng ta”

Phép lạ trước đây ở Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức, tức là phép lạ thứ 69, đã được tuyên bố vào năm 2013. Một phụ nữ Ý đến thăm Lộ Đức năm 1989, bị cao huyết áp nghiêm trọng và nhiều vấn đề khác đã được chữa lành hoàn toàn.

Không phải mọi phép lạ đều được công bố tại Lộ Đức. Một nữ tu người Pháp, là sơ Marie Simon-Pierre, được tuyên bố là đã khỏi bệnh Parkinson sau khi cầu nguyện cùng cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Phép lạ này được công bố tại Vatican trong tiến trình tuyên thánh cho vị Giáo Hoàng Ba Lan vào năm 2014.

Ít nhất 7200 trường hợp khỏi bệnh đã được Ủy ban Y khoa Lourdes ghi nhận, đến nay Giáo Hội chỉ mới công nhận 70 phép lạ.

5. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói trong tâm tư tôi đang hành hương về Nhà.

Trong một lá thư gửi tiến sĩ Massimo Franco, một ký giả của tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Người Ðưa Tin Chiều, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã trả lời cho nhiều độc giả của tờ báo muốn biết về tình trạng sức khỏe của ngài.

Thư của Đức Bênêđíctô thứ 16 gửi cho Tiến sĩ Massimo Franco được gửi từ đan viện Mẹ Giáo hội ở nội thành Vatican và đã đến trụ sở báo ở Roma vào sáng ngày 06 tháng 02 vừa qua.

Trong thư Đức Bênêđíctô thứ 16 viết:

Tiến sĩ Franco thân mến,

Tôi cảm động khi nhiều độc giả của quý báo muốn biết về những ngày cuối đời tôi diễn ra thế nào. Tôi chỉ có thể nói về điều này là, khi sức khỏe thể lý đang dần suy giảm đi, thì trong nội tâm, tôi đang trong cuộc hành hương tiến về Nhà.

Thật là một ân phúc đối với tôi, trong đoạn đường cuối này, có khi hơi mệt mỏi, được bao bọc bởi một tình yêu và lòng tốt mà tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được.

Theo nghĩa này, tôi xem câu hỏi của các độc giả của quý báo như là một sự đồng hành. Vì điều này, tôi không thể làm gì hơn là cám ơn và về phần tôi, tôi đoan chắc là cầu nguyện cho tất cả các bạn.

Trân trọng kính chào.

Bênêđíctô thứ 16

6. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức KHÔNG tán thành việc chúc lành cho các cặp đồng tính

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức kêu gọi các linh mục chăm sóc mục vụ tốt hơn cho những người Công Giáo đồng tính, nhưng ngài nói: “Tôi nghĩ điều đó không đúng” khi được hỏi liệu ngài có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó Giáo Hội Công Giáo sẽ có một nghi thức để chúc lành cho các cặp đồng tính.

Đức Hồng Y Reinhard Marx của tổng giáo phận Munich và Freising, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào ngày 3 tháng Hai vừa qua.

Các phương tiện truyền thông Công Giáo Đức đã giải thích các nhận xét của Đức Hồng Y như một bước chống lại đề xuất của Đức Cha Franz-Josef Bode, là Giám mục giáo phận Osnabruck. Tháng Giêng vừa qua, Đức Cha Bode nói Giáo Hội Công Giáo nên tranh luận về khả thể hình thành một buổi lễ chúc phúc trong nhà thờ cho các cặp đồng tính người Công Giáo.

Tuy nhiên, có lẽ vì trở ngại ngôn ngữ, nên một số phương tiện truyền thông tiếng Anh và các blog đã giận dữ trước lời nhận xét của Hồng Y Marx, và cho rằng Đức Hồng Y Marx “tán thành” các buổi lễ chúc phúc như thế.

Căng thẳng dâng cao đến mức Đức Cha Charles J. Chaput, là Tổng Giám mục của Philadelphia lên tiếng kêu gọi các giám mục trên thế giới hãy lên tiếng minh định quan điểm của các ngài trước một viễn ảnh nguy hiểm cho đức tin như vậy.

Đức Tổng Giám Mục Chaput nói, “bất cứ nghi lễ chúc phúc nào như thế” sẽ là một sự hợp tác với một hành động vô luân, bất kể mức độ chân thành của những người muốn được chúc lành vì điều đó gây ra những nhầm lẫn và lừa dối các tín hữu, và sẽ làm tổn thương sự hiệp nhất của Hội thánh chúng ta. Chúng ta không thể lờ đi hoặc im lặng trước vấn đề này”.

Giáo Hội Công Giáo khẳng định hôn nhân chỉ có thể là giữa một người nam và một người nữ. Giáo Hội cũng dạy rằng mặc dù những người đồng tính đáng được tôn trọng và chăm sóc về tinh thần, nhưng hành vi tính dục đồng giới là một tội lỗi nghiêm trọng.

Trong cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Marx, người phỏng vấn nói rằng nhiều người tin rằng Giáo Hội nên chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính, phong chức phó tế cho phụ nữ và kết thúc sự độc thân linh mục trong Giáo Hội Latinh.

Theo bản dịch sang tiếng Anh do Hội Đồng Giám mục Đức vừa đưa ra nằm kết thúc vụ tranh luận sóng gió này, Đức Hồng Y Marx nói ngài không tin rằng những thay đổi này là những gì Giáo Hội cần nhất hiện nay. “Thay vào đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào Giáo Hội có thể đáp ứng được những thách thức do những hoàn cảnh mới của cuộc sống ngày nay, cũng như những hiểu biết mới trong công việc mục vụ, và việc chăm sóc mục vụ”.

Đức Hồng Y nói tiếp rằng theo giáo huấn và gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc chăm sóc mục vụ, “chúng ta phải xem xét tình hình của mỗi cá nhân, lịch sử cuộc đời, tiểu sử của họ, những khó khăn người ấy phải trải qua, những hy vọng phát sinh, những mối quan hệ của người ấy. Chúng ta phải nghiêm túc hơn và phải cố gắng hơn trong việc tháp tùng với mọi người trong hoàn cảnh sống của họ.”

Ngài nói thêm là những điều này cũng đúng trong việc mục vụ dành cho những người đồng tính luyến ái: “Chúng ta phải gần gũi về phương diện mục vụ với những người cần chăm sóc và cũng muốn được chăm sóc. Và chúng ta cũng phải khuyến khích các linh mục và các nhân viên mục vụ khích lệ mọi người trong những tình huống cụ thể. Tôi không thấy có vấn đề gì ở đây. Một vấn đề hoàn toàn khác là làm thế nào để được thực hiện trong bầu khí công cộng và theo đúng phụng vụ. Đây là những điều bạn phải cẩn thận và phải suy nghĩ một cách chín chắn”

Mặc dù loại trừ khả năng có thể đưa ra các “giải pháp chung” chẳng hạn như một nghi thức công cộng, Đức Hồng Y Marx nói, “điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra, nhưng tôi thực sự phải dành lại cho các mục tử tại chỗ trong việc đồng hành cùng các cá nhân với sự chăm sóc mục vụ. Trong lãnh vực này bạn có thể thảo luận các vấn đề, như hiện đang được thảo luận, và xem xét: Chẳng hạn như các nhân viên mục vụ nên đương đầu với vấn đề này như thế nào? Tuy nhiên, tôi thực sự muốn nhấn mạnh đến việc dành lại vấn đề này cho các linh mục tại chỗ và các cá nhân cụ thể, và xin đừng đòi hỏi bất kỳ những quy tắc nào nữa - Có những điều không thể điều chỉnh được.”

Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục cho hay Đức Hồng Y không muốn được phỏng vấn thêm.

7. Kinh cầu Đức Bà cứu các nữ tu Damascus thoát chết trong gang tấc

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây được thu hình vào ngày Chúa Nhật Giáng Sinh 25 tháng 12 năm 2016 khi tổng thống Syria là ông Bashar Al-Assad, cùng với vợ và các con đến thăm một ngôi làng Kitô giáo lâu đời tại Saydnaya, một vùng ven ở phía Bắc thủ đô Damascus.

Đây là những thời khắc thanh bình nhất của vùng này. Chẳng may, là trong vòng chỉ mới hơn một năm tình hình đã xấu đi rất nhanh.

Cuộc chiến tại Syria đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ trong suốt 7 năm qua. Từ đầu năm nay, chiến sự chung quanh thủ đô Damascus đã bùng lên dữ dội. Chẳng hạn như tại quận Đông Ghouta, nơi phiến quân dùng làm cứ điểm bắn hoả tiễn vào thủ đô Damascus, máy bay Nga và Syria đã ném bom vào cả thường dân vô tội trong một cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công của các nhóm phiến quân. Tính cho đến ngày 23 tháng Hai vừa qua, Liên Hiệp Quốc ước tính ít nhất đã có 541 thường dân vô tội bị thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Trong báo cáo đưa ra hôm 8 tháng Hai, Caritas Syria cho biết: “Hơn 200 quả đạn pháo đã rơi vào các khu phố phía đông của Damascus, khiến 28 người chết và 90 người bị thương. Các cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn”

Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, trong báo cáo hôm 22 tháng Hai cho biết thêm như sau: “Đạn pháo rơi dữ dội vào tu viện của nữ tu Annie Demerjian. Bà và những người khác trong tu viện đã thoát chết trong gang tấc. Quả bích kích pháo rơi trúng chỗ trú ẩn cùa họ nhưng không nổ.”

Nữ tu Annie nói: “Hôm qua, tức là ngày 21 tháng Hai, cảnh tượng ở đây giống như địa ngục. Hoả tiễn rơi xuống như mưa. Người bị thương nằm la liệt. Các sinh viên đang trốn trong tu viện và các nữ tu chúng tôi khiêng họ xuống hầm trong khi không ngớt đọc kinh cầu Đức Bà. Một trái hỏa tiễn rơi đúng vào căn hầm chúng tôi. May mắn, nó không nổ. Nó nổ có lẽ chúng tôi chết hết. Thật đúng là Đức Bà phù hộ các tín hữu.”

Cha Andrzej Halemba thành viên Caritas địa phương nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ:

“Bạo động đang gia tăng vì các nhóm liên quan đến al-Qaida muốn chiếm một căn cứ quân sự then chốt ở vùng này. Căn cứ này, được gọi là ‘Căn cứ ô tô’, chứa nhiều binh lính, quân xa cũng như các kho vũ khí lớn.”

“Hãy cầu nguyện cho chúng tôi ở Syria”, cha Andrzej Halemba nói.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cuộc chiến tại Syria trong những ngày này vẫn đang hết sức ác liệt. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các anh chị em trong đức tin của chúng ta.

Ðức Bà yên ủi kẻ âu lo. Cầu cho chúng con.

Ðức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.

8. Công bố Tông Huấn Gaudete et Exsultate

Tông huấn Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan) của Đức Thánh Cha Phanxicô về “ơn gọi thánh thiện trong thế giới hiện đại” đã được công bố vào sáng ngày thứ Hai 9 tháng Tư.

Tài liệu này đã được Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Roma trình bày tại một cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Tham dự cùng Đức Tổng Giám Mục còn có nhà báo Gianni Valente, một người Ý làm việc cho Fides, cơ quan thông tấn xã Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và Paola Bignardi, một nhà giáo dục và là cựu Chủ tịch Tổ chức Công Giáo Tiến Hành Italia.

Tựa đề của lời Tông huấn là cụm từ được sử dụng trong Phúc Âm Matthêu chương 5 câu 12, phần cuối của Tám Mối Phúc Thật “Anh em hãy mừng rỡ hân hoan, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”

Đức Thánh Cha Phanxicô, năm nay 81 tuổi, đã công bố trước đó hai Tông huấn, cả hai đều đưa ra những suy tư từ các cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục. “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Phúc Âm), được công bố vào năm 2013, tập trung vào việc công bố Tin Mừng trong thế giới hiện đại và bao gồm các đề xuất từ Thượng Hội đồng Giám mục 2012 về phúc âm hóa mới. Tông huấn “Amoris Laetitia” (Niềm vui Yêu thương), được công bố năm 2016 và tập trung vào việc mục vụ gia đình. Tông huấn này bao gồm các đề xuất thảo luận trong các phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 2014 và 2015.

9. Sau đại họa cộng sản, dân số Chính Thống Giáo tăng gấp đôi

Theo lịch sử, sự hiện diện của Chính Thống Giáo tại Trung và Đông Âu đã bắt đầu vào thế kỷ thứ 9, nhờ các nỗ lực truyền giáo cuả các thừa sai đến từ thủ đô Constantinople của đế chế Byzantine (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ). Chính Thống Giáo được truyền đầu tiên đến Bảo Gia Lợi, Serbia và Moravia (nay là một phần của Cộng hòa Tiệp), và sau đó, bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, được truyền sang Nga.

Sau cuộc Đại Ly Giáo vào năm 1054, hoạt động truyền giáo của các thừa sai Chính Thống Giáo được mở rộng khắp Đế chế Nga từ những năm 1300 đến những năm 1800.

Chẳng may là trong thế kỷ qua, nhiều vùng rộng lớn tại và Đông Âu và toàn bộ nước Nga rơi vào sự thống trị của cộng sản. Dân số Chính Thống Giáo sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ sau khi cộng sản sụp đổ tại Đông Âu và tại Nga dân số Chính Thống Giáo trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi và bây giờ đứng ở mức gần 260 triệu người. Riêng ở Nga, đã có hơn 100 triệu người xưng mình là tín hữu Chính Thống Giáo, một sự hồi sinh rất mạnh sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Mặc dù có sự gia tăng số lượng tuyệt đối, tỷ lệ tương đối các Kitô hữu Chính thống so với Công Giáo và các hệ phái Kitô đã giảm mạnh do sự tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều trong số những người theo đạo Tin Lành, và người Công Giáo. Ngày nay, chỉ có 12% Kitô hữu trên toàn thế giới là Chính thống, so với 20% cách đây một thế kỷ. Và 4% tổng dân số toàn cầu là Chính thống, so với ước tính 7% vào trước khi xảy ra cuộc Cách Mạng Bolshevik tại Nga.

Sự phân bố địa lý của Chính thống giáo cũng khác với các truyền thống Kitô giáo khác trong thế kỷ 21. Năm 1910 - ngay trước khi xảy ra các sự kiện gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga, và sự tan rã của một số đế quốc châu Âu - tất cả ba chi nhánh chủ yếu của Kitô giáo (Chính thống, Công Giáo và Tin Lành) đều chủ yếu tập trung ở châu Âu. Nhưng sau đó, người Công Giáo và Tin lành đã mở rộng ra bên ngoài lục địa này, trong khi Chính Thống Giáo vẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu. Ngày nay, 77% các tín hữu Chính Thống sống ở châu Âu. Ngược lại, chỉ có 24% người Công Giáo và 12% người Tin lành hiện đang sống ở châu Âu.

Trong khi Chính thống giáo lan truyền trên khắp lục địa Á-Âu, các nhà truyền giáo Tin Lành và Công Giáo từ Tây Âu đi ra các châu lục khác, qua Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, và những nước khác nữa, mang Kitô giáo phương Tây (Công Giáo và đạo Tin Lành) đến vùng cận Sahara Châu Phi, Đông Á và Châu Mỹ - những vùng mà trong thế kỷ 20 có sự tăng dân số nhanh hơn nhiều so với châu Âu.

Ngày nay, cộng đoàn Chính Thống Giáo lớn nhất bên ngoài Đông Âu là ở Ethiopia với khoảng 36 triệu tín hữu, chiếm gần 14% tổng dân số Chính thống trên toàn thế giới.

10. Phản ứng tại Pháp về lời kêu gọi của tổng thống Macron hàn gắn các quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham dự một cuộc họp của Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) tại trường đại học Bernardins ở Paris, vào ngày 9 tháng 4 năm 2018. Diễn biến này gây ngạc nhiên cho nhiều người. Đó là một vấn đề nhạy cảm trong một xứ sở nơi tôn giáo và nhà nước đã bị luật pháp tách biệt vào năm 1905. Bên cạnh đó, giờ đây Pháp cũng là nơi sinh sống của cộng đồng Hồi giáo và Do Thái lớn nhất châu Âu.

Ông Macron còn đi xa hơn thế khi kêu gọi có các mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo.

Tổng thống nhận xét rằng việc ông có mặt giữa các Giám Mục tự nó đã là một thành tựu quan trọng vì “chúng ta chia sẻ cảm giác rằng mối liên hệ giữa Giáo hội và Nhà nước đã bị hư hại, rằng đã đến lúc chúng ta, cả các vị và tôi, đều muốn sửa chữa điều đó”.

Lớn lên trong một gia đình chẳng theo tôn giáo nào, Macron đã tự mình xin được chịu phép Rửa Tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo khi lên 12 tuổi.

Lời kêu gọi của tổng thống đã được các đối thủ chính trị đón nhận một cách hằn học. Jean-Luc Melenchon, ứng cử viên tổng thống thất cử trong cuộc đua vào tháng Năm 2017 nói:

“Chúng ta mất ba thế kỷ nội chiến và đấu tranh để có được như ngày hôm nay, hoàn toàn không có lý do gì để vặn ngược đồng hồ quay trở lại... vì một ý tưởng bất chợt như thế của tổng thống”

Cựu Thủ tướng Manuel Valls và lãnh đạo Đảng Xã hội Olivier Faure nói rằng việc tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước phải là một trụ cột chính trị, ở một đất nước mà các công chức bị cấm không được đeo mạng che mặt Hồi giáo và những trang phục khác có ý nghĩa tôn giáo.

Chính phủ của tổng thống Macron hiện đang vất vả tìm cách xác định lại các quy chế và vai trò của Hồi Giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Pháp, sau một loạt các cuộc tấn công của các chiến binh Hồi giáo giết chết khoảng 240 người kể từ đầu năm 2015.

Các nhà lãnh đạo Công Giáo không coi nặng và chẳng kỳ vọng gì nhiều nơi các phát biểu của tổng thống Macron. Các ngài không nghĩ rằng một sớm một chiều các ngài có thể gây ảnh hưởng lên các quyết định của chính phủ.

Đức Hồng Y Georges Pontier, người đã gặp tổng thống vào tối thứ Hai, nói với đài truyền hình CNews rằng ông hiểu những nhận xét của tổng thống không có gì khác hơn là một lời mời gọi tham dự vào các cuộc đối thoại cởi mở hơn.

Ngài nói: “Một số người tưởng tượng Giáo Hội Công Giáo muốn áp đặt quyền hạn của mình trên tư duy của mọi người, và hơn thế nữa, nhưng điều đó không đúng”.

11. Các tổ chức phò sinh hoan nghênh quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bỏ quyền phá thai khỏi các nhân quyền

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã loại bỏ một phần nói về “quyền sinh sản” trong báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của mình và thay thế nó bằng các số liệu thống kê nói lên “sự ép buộc trong kiểm soát dân số”.

Báo cáo quốc gia năm 2017 về thực tiễn nhân quyền, được công bố tuần trước, đưa ra các thông tin về phá thai cưỡng bức, buộc triệt đường sinh sản và “các biện pháp kiểm soát dân số cưỡng chế khác”.

Mục này trước đây dưới thời Obama được gọi mục về “quyền sinh sản” mà trong thực chất là quyền phá thai, ngừa thai nhằm áp lực các quốc gia kém mở mang phải áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa trong sinh sản.

Ông Michael Kozak phát ngôn viên Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động cho biết sự thay đổi này là “không làm giảm các quyền của người phụ nữ” mà đúng hơn là “ngừng sử dụng một thuật ngữ có nhiều ý nghĩa khác nhau.”

Các nhóm phò sinh đã hoan nghênh sự thay đổi này. Lila Rose of Live Action cho biết: “Quyền sinh sản 'từ lâu đã là một thứ lộng ngôn xảo ngữ nhằm hủy hoại cuộc sống con người trong bụng mẹ.”

“Một cụm từ có vẻ như trao quyền cho người phụ nữ nhưng thực chất là buộc họ giết những đức con chưa chào đời.”

12. Tranh luận về vấn đề cho người Tin Lành rước lễ: Đức Thánh Cha khuyên các Giám Mục Đức tìm kiếm một sự đồng tâm nhất trí

Một nhóm các Giám mục Đức đã gặp nhau tại Vatican để có một cuộc thảo luận về đề xuất mục vụ liên quan đến việc cho phép người phối ngẫu Tin Lành của một người Công Giáo được Rước Lễ.

Trong cuộc họp diễn ra tại Vatican hôm thứ Năm 3 tháng 5, các quan chức cao cấp của Vatican và các thành viên của Hội Đồng Giám mục Đức đã tổ chức một cuộc thảo luận về một đề cương hướng dẫn mục vụ được Hội đồng Giám mục Đức công bố vào tháng Hai. Hội đồng Giám mục Đức vào thời điểm đó đã chuẩn y việc thảo ra các hướng dẫn, có khả năng mở rộng sự cho phép người phối ngẫu Tin Lành của một người Công Giáo được Rước Lễ.

Theo một tuyên bố từ Văn phòng báo chí Tòa Thánh, được phát hành sau khi cuộc gặp gỡ xảy ra, cuộc họp đã diễn ra trong một “bầu không khí thân ái và huynh đệ.”

Các Giám mục Đức đã được Đức Thánh Cha Phanxicô gọi đến Rôma sau khi “một số đáng kể” các Giám mục bày tỏ sự chống đối của họ đối với các hướng dẫn được đề xuất. Bảy Giám mục các giáo phận tại Đức đã lên tiếng kêu gọi Bộ Giáo lý Đức tin, Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo, và Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật làm sáng tỏ việc này.

Trong cuộc đối thoại, diễn ra bằng tiếng Đức, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “đánh giá cao sự dấn thân đại kết của các Giám mục Đức” và yêu cầu các ngài tìm kiếm “một dàn xếp có thể đồng tâm nhất trí với nhau được”.

Tuyên bố của phòng báo chí Tòa Thánh nói rằng trong cuộc họp, nhiều quan điểm khác nhau đã được thảo luận, liên quan đến, chẳng hạn như, việc mở rộng sự cho phép Rước Lễ này liên quan thế nào đến Đức tin và việc chăm sóc mục vụ; sự liên quan đối với Giáo Hội phổ quát; và các khía cạnh pháp lý khác nhau của vấn đề. “Đức Tổng Giám Mục Ladaria sẽ thông báo cho Đức Thánh Cha về nội dung của buổi thảo luận”. Tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói.

Cuộc họp hôm thứ Năm đã diễn ra tại trụ sở của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Các giám mục Đức sau đây đã có mặt trong cuộc thảo luận: Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức; Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Köln; Đức Giám Mục Felix Genn của Münster; Đức Giám Mục Karl Heinz Wiesemann, là Giám mục giáo phận Speyer và là chủ tịch ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Đức; Đức Giám Mục Rudolf Voderholzer, Giám mục Regensburg và là phó chủ tịch ủy ban giáo lý; Đức Giám Mục Gerhard Feige, Giám mục giáo phận Magdeburg và là chủ tịch Ủy ban Hội nghị đại kết Kitô Giáo; và Cha Hans Langendorfer, linh mục dòng Tên, thư ký Hội đồng Giám mục Đức.

Về phía Tòa Thánh, ngoài Đức Tổng Giám Mục Ladaria, còn có Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ vũ Hiệp Nhất Kitô Giáo; Đức cha Markus Graulich, Tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản lập pháp; và Cha Hermann Geissler, người đứng đầu văn phòng Bộ Giáo Lý Đức Tin.