Ngày 18-12-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người phụ nữ Zuni nói việc biết đến Thiên Chúa nhân lành vô cùng giúp bà từ bỏ được mọi sợ hãi
Bùi Hữu Thư
00:53 18/12/2011


ZUNI, New Mexico (CNS) – Đối với bà Vivian Wato, một phụ nữ da đỏ thuộc bộ lạc Zuni Pueblo, đạo Công Giáo có ưu tiên trên các thói tục của bộ lạc của bà. Bà nói bà cảm thấy phải tranh đấu để có thể tham gia vào cả các nghi thức của bộ lạc lẫn các nghi thức Công Giáo, và bà cảm thấy phải lựa chọn.

Ngay khi còn là một con trẻ, bà nhớ rằng mình đã sợ hãi khi thấy các vũ công của làng đeo mặt nạ và nhẩy múa trong các dịp lễ. "Tôi rất hãi sợ (khi con là trẻ con). Chính khi được biết Thiên Chúa là một Chúa đầy lòng thương xót, đã giúp tôi rũ bỏ tất cả mọi sợ hãi của thời thơ ấu. Bà đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn bởi hãng thông tấn Catholic News Service.

Bà nói: "Đối với tôi... đạo Kitô giáo của tôi chiếm ưu tiên. Tôi nghĩ quý vị có thể nói rằng tôi đã từ bỏ tất cả mọi đường lối tín ngưỡng xa lạ của tôi để trở nên một môn đệ chính thật.

Bà tiếp: “Tôi yêu thích được sống như vậy. Tôi bị xâu xé. Nhưng tôi vẫn bình an với điều này. Tôi là một Kitô hữu. Tôi cũng hết sức biết ơn về ân sủng này đã được ban cho tôi để giúp tôi có thể lấy quyết định.”

Vào một ngày thứ bảy trong tháng 10, bà Wato đã hướng dẫn một phóng viên và một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn CNS viếng thăm thành phố Zuni, cách thị trấn Gallup khoảng từ 35 đến 40 miles về phía nam.

Điạ điểm tập trung bộ lạc da đỏ Zuni rộng 700 dặm vuông nằm trong giáo phận Gallup trong một thung lũng, nơi người Zuni đã chiếm giữ khoảng 1.300 năm.

Vào ngày này, một điệu vũ -- với mấy chục vũ công mặc các trang phục cổ truyền sặc sỡ -- đã được tổ chức tại quảng trường ở trung tâm của thị trấn, nơi các gia đình Zuni đã sống qua nhiều thế hệ.

Một "pueblo" là một chung cư cao ít nhất cũng hai tầng, gồm có các căn nhà nối tiếp nhau có mái bằng phẳng. Các gia đình khác sống trong những căn nhà tân tiến hơn nằm rải rác quanh thị trấn.

Gần pueblo là Nhà Thờ của giáo xứ truyền giáo Zuni xưa cổ, được xây cất vào năm 1629. Nhà thờ này đã đổ nát và không còn được sử dụng như một thánh đường, và chỉ được mở cửa cho các chuyến thăm viếng của khách du lịch được hướng dẫn bởi nhân viên trong văn phòng du lịch của bộ lạc.

Chính quyền của bộ lạc phỏng định có chừng 10.000 người đang sống trong trại tập trung này, và 80 phần trăm là người Zuni.
 
Mỹ: Sút giảm kỷ lục về kết hôn do các thay đổi xã hội
Nguyễn Trọng Đa
08:42 18/12/2011
Mỹ: Sút giảm kỷ lục về kết hôn do các thay đổi xã hội

Washington – Sự việc số lượng người Mỹ kết hôn ở mức thấp kỷ lục là do các thay đổi trong giá trị của xã hội, các quyết định chính sách công và yếu tố kinh tế, Tiến sĩ xã hội học W. Bradford Wilcox nói.

Ông đã trả lời cho cuộc phân tích Nghiên cứu Pew ngày 14-12, vốn cho thấy tỉ lệ kết hôn ở Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục, vì các đôi lứa trẻ đang trì hoãn hôn nhân lâu hơn bao giờ hết.

Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew về các dữ liệu điều tra dân số Mỹ, chỉ có 51% người lớn ở Mỹ đã kết hôn, so với 72% vào năm 1960. Ngoài ra, các cuộc kết hôn mới ở Mỹ giảm 5% giữa năm 2009 và 2010.

Trong khi sự sút giảm trong kết hôn đang diễn ra trong tất cả các nhóm tuổi, sự sút giảm là quyết liệt nhất ở người lớn trẻ tuổi. Cuộc phân tích nhận xét rằng chỉ có 20% người trong độ tuổi 18-29 đã lập gia đình, giảm từ 59% vào năm 1960.

Một phần của việc sút giảm nơi người kết hôn hiện tại có thể được gắn kết với người lớn trẻ tuổi trì hoãn kết hôn, theo báo cáo. Cả đàn ông và đàn bà đều nhiều hơn 5 tuổi khi họ đi vào kết hôn lần đầu, so với tuổi các đôi lứa cách đây 50 năm.

Sự phân tích gợi ý rằng ly dị là một yếu tố trong tỉ lệ phần trăm sút giảm của người lớn hiện đã kết hôn. Tuy nhiên, sự phân tích lưu ý rằng tỉ lệ ly dị đã chững lại trong 20 năm qua, sau khi leo lên trong các thập kỷ trước.

Theo báo cáo, một sự sút giảm tương tự trong hôn nhân đã được nhận thấy trong hầu hết các "xã hội hậu công nghiệp tiên tiến", và trong một số quốc gia kém phát triển, điều này chứng tỏ xu hướng tiếp tục trong cả hai nền kinh tế tốt và xấu.

Ông Wilcox gán sự sút giảm trong kết hôn cho nhiều thay đổi xã hội trong các thập niên gần đây.

Ông nói với hãng tin CNA, các khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định có thể dẫn các đôi lứa sống chung hoặc trì hoãn kết hôn.

Ngoài ra, nền văn hóa đã thay đổi, trở thành cá nhân hơn và chấp nhận các lựa chọn thay thế cho hôn nhân, trong đó có quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống chung.

Ông Wilcox cũng nêu ra cách thức hôn nhân không còn là ưu tiên trong nhiều chính sách công, và thậm chí đôi khi bị xử phạt tài chính theo pháp luật, tạo ra một khuyến khích cho các đôi lứa khoan kết hôn.

Ông nói, tôn giáo cũng tạo ra sự khác biệt, khi nhắc đến một báo cáo năm 2010 về hôn nhân ở Mỹ, mà Dự án Hôn nhân Quốc gia là đồng tác giả.

Báo cáo nhận thấy rằng những người không tôn giáo "là nhiều khả năng ly hôn hơn là các người có đạo", và sự chung sống là phổ biến hơn nơi các người không tôn giáo.

Ông Wilcox nhận xét, người Mỹ đã ngày càng trở nên không ràng buộc với các tổ chức, kể cả các Giáo hội, vốn báo cáo số lượng thành viên giảm sút trong các thập kỷ gần đây.

Ông nói, sự giảm sút trong các đôi lứa kết hôn có thể gây tổn hại cho xã hội Mỹ.

Theo thống kê, các cặp vợ chồng là hạnh phúc hơn và con cái sống tốt hơn, khi con cái được nuôi dạy bởi các cha mẹ kết hôn, ít khả năng bị trầm cảm hơn hoặc ít sử dụng ma tuý hơn. (CNA / EWTN News 16-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ukraine, ngã tư của các nền văn hóa và linh đạo
Phạm Kim An
08:43 18/12/2011
Ukraine, ngã tư của các nền văn hóa và linh đạo

Cây Giáng sinh, và đoàn đại biểu Ukraine đến Vatican

ROMA - Ukraine là một "ngã tư" của các nền văn hóa và linh đạo, ĐTC Biển Đức XVI nhận xét khi Ngài tiếp kiến vào sáng thứ Sáu, ngày 16-12, một đoàn đại biểu khoảng 500 người Ukraine đến Roma, để dự lễ khánh thành cây Giáng sinh tại quảng trường Thánh Phêrô.

Thượng phụ Giáo chủ của Giáo hội Hilạp-Công giáo ở Ukraine, Tổng Giám mục Sviatoslav Schevchuk, Đức Tổng Giám mục Chính thống giáo Philippe của tổng giáo phận Poltava và Myrhorod, và Phó Thủ tướng Ukraine Kolesnikov Borys, dẫn đầu đoàn đại biểu.

ĐTC Biển Đức XVI chúc cho Ukraine duy trì ơn gọi làm "ngã tư của các nền văn hóa khác nhau, và điểm gặp gỡ giữa các sự phong nhiêu tinh thần của Đông phương và Tây phương".

ĐTC chúc rằng các "gốc rễ Kitô giáo" của văn hóa Ukraine sẽ tăng cường sự thống nhất quốc gia.

Việc chiếu sáng cây thông do vùng Transcarpathia tặng, đã được chủ toạ buổi chiều bởi Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Bertello, Chủ tịch Phủ Thống đốc Vatican. (ZENIT.org 16-12-2011)

Phạm Kim An
 
Trung Quốc: Cộng đồng Công giáo cố gắng làm lan toả các giá trị Giáng sinh trong xã hội
Nguyễn Trọng Đa
08:44 18/12/2011
Trung Quốc: Cộng đồng Công giáo cố gắng làm lan toả các giá trị Giáng sinh trong xã hội

Bắc Kinh - Tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thạch Gia Trang (thủ phủ của tỉnh Hà Bắc) và nhiều thành phố khác, lớn và nhỏ, người Công Giáo Trung Quốc đang chuẩn bị buổi hòa nhạc Giáng sinh truyền thống, một cấp độ cao của di sản nghệ thuật và văn hóa, để chào đón mùa Giáng sinh, và truyền giáo cho xã hội bằng cách lan toả các giá trị Giáng sinh thông qua âm nhạc.

Thật vậy, cộng đồng Công giáo Trung Quốc sống cuộc hành trình chuẩn bị hướng tới lễ Giáng sinh bằng cách củng cố đức tin, truyền giáo, làm từ thiện, sống linh đạo và tình đoàn kết. Hãng tin Fides nhận được nhiều thông tin về các sáng kiến và các sự kiện trong mấy ngày qua, vốn vẽ một bức tranh đầy màu sắc về cách thức người Công giáo sống ở Trung Quốc đang chờ đợi Chúa đến. Ví dụ, sự hòa giải của các gia đình Kitô giáo và ngoài Kitô giáo là chủ đề chính của giáo phận Phần Dương (Fen Yang), tỉnh Sơn Tây.

Như mọi năm, tổ chức từ thiện Công giáo Trung Quốc, Hội từ thiện Jinde, tổ chức sự kiện từ thiện Giáng sinh, để hỗ trợ việc phục vụ xã hội, vốn cổ vũ sự dấn thân và tinh thần Kitô giáo. Nhiều giáo phận đã công bố trên trang web của họ thời giờ và chi tiết của thánh lễ Giáng sinh và lễ hội trong thời kỳ này. (Agenzia Fides 17-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐTC viếng thăm nhà tù Rebibbia, vùng ngoại ô Rôma
Đặng Thế Nhân
12:37 18/12/2011
Sáng hôm qua, Chúa nhật thứ IV Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có chuyến viếng thăm nhà tù Rebibbia, vùng ngoại ô Rôma. Đây là chuyến viếng thăm thứ hai đến một nhà tù sau lần thứ nhất ngài thực hiện vào ngày 18 tháng ba năm 2007 ở trại giam cho người vị thành niên Casal del Marmo. Tiếp đón Đức Thánh Cha trong nhà nguyện Padre Nostro có khoảng 300 người gồm các nhân viên và phạm nhân, những người đang mong đợi chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha. Sở dĩ như thế là bởi những năm gần đây tình trạng cuộc sống trong trại giam trở nên tệ hơn do quá đông đúc, thiếu các nhân viên phục vụ, do có quá nhiều ngoại kiều và những người đến từ giai tầng thấp trong xã hội, do thiếu trợ cấp và cung cách ứng xử nơi các nhà giam. Trả lời phỏng vấn, vị tuyên uý nhà tù, Linh mục Pier Sandro Spriano, cho biết ý nghĩa chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

Theo quan điểm của tôi, cũng như quan điểm của các phạm nhân và nhân viên, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi trong thời điểm hiện tại, các phạm nhân dường như bị bỏ rơi, xã hội không ai quan tâm đến họ; đồng thời cũng tồn tại nhiều vấn đề khác. Giáo Hội, đặc biệt là Đức Thánh Cha, đã đến và nói rằng "chúng tôi ở với các bạn". Điều này thực sự có ý nghĩa. Nghĩa cử này cũng có thể là một khởi đầu cho những sáng kiến nhằm thuyết phục các nhà hành pháp thực hiện một điều gì đó khẩn cấp để giải toả tình trạng chen chúc không thể tưởng tượng nổi nơi đây. Tình trạng sống như vậy chắc chắn hạ thấp phẩm giá của con người. Do đó việc Đức Thánh Cha ghé thăm nói lên rằng Giáo Hội ở gần mọi người.

Mọi người đã chuẩn bị cho sự kiện này thế nào thưa Cha?

Đặc tính cuộc sống trong trại giam thường phân tán thành nhiều hướng và không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Tuy vậy, trong trường hợp này chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi từ phạm nhân, từ đó một số được chọn để trình bày với Đức Thánh Cha. Có rất nhiều câu hỏi thuộc lãnh vực thiêng liêng và do đó tôi cho rằng đây là sự chuẩn bị tốt nhất. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phạm nhân cộng tác với chúng tôi trong công việc, trong việc tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn. Tất cả cũng là để cho sự kiện này.

Sau chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha trở về Vatican và chủ sự Kinh Truyền Tin như thường lệ vào khoảng 12 giờ trưa. Với khách hành hương tại quảng trường thánh Phê-rô, ngài ngỏ lời:

Anh chị em thân mến,

Trong Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu cho chúng ta trình thuật truyền tin cho Đức Maria. Chiêm ngắm dung nhan tuyệt diệu của Đức thánh Đồng Trinh, trong giây phút nhận thánh ý Thiên Chúa, chúng ta lại được ánh sáng chân lý chiếu toả trong tâm hồn luôn luôn theo một cách thức mới mẻ. Cách đặc biệt, tôi muống dừng lại ở tầm quan trọng của đặc tính trinh nguyên của Mẹ Maria, ở việc Mẹ thụ thai Chúa Giê-su nhưng vẫn đồng trinh.

Đàng sau biến cố truyền tin ở Nazaret, ngôn sứ Isaia đã loan báo: "Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu:Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai,và đặt tên là Em-ma-nu-en." (Is 7,14). Lời hứa thuở xưa này được hoàn tất cách trọn vẹn trong biến cố Nhập thể của Con Thiên Chúa. Thực ra, không chỉ Mẹ Maria cưu mang Chúa Giê-su nhưng là do quyền năng của Chúa Thánh Thần, do bởi Chính Thiên Chúa. Thân phận con người của Thiên Chúa bắt đầu sự sống trong cung lòng Mẹ Maria nhưng hiệu hữu của Ngài khởi đi hoàn toàn từ Thiên Chúa. Do đó, Chúa Giê-su hoàn toàn là con người, nói theo ngôn ngữ biểu tượng của Kinh thánh là tạo nên từ đất; nhưng Ngài đến từ trên cao, từ Trời. Do vậy, sự việc Đức Maria thụ thai nhưng đồng trinh là nền tảng cho việc nhận biết Chúa Giê-su và cho đức tin của chúng ta. Bởi sự kiện này chứng tỏ rằng sáng kiến đến từ Thiên Chúa và đặc biệt chỉ ra rằng ai là người được thụ thai. Tin Mừng đã kể lại: "Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Lc 1,35). Trong ý nghĩa này, sự đồng trinh của Đức Maria và thần tính của Chúa Giê-su bảo đảm cho nhau.

Bởi lẽ đó, chúng ta thấy tầm quan trọng trong câu hỏi của Đức Maria, đang khi "rất bối rối", dành cho sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! (Lc 1,34). Trong sự đơn sơ của mình, Mẹ Maria thật sáng suốt. Mẹ không hoài nghi quyền năng của Chúa nhưng muốn hiểu hơn ý định của Người hầu theo trọn ý định nhiệm mầu của Chúa. Mầu nhiệm Thiên Chúa vượt xa trí hiểu của Mẹ Maria tuy nhiên Mẹ đã hoàn thành trọn vẹn vai trò được trao phó. Tâm trí của Mẹ tràn đầy khiêm tốn, và chính do lòng khiêm tốn này, Thiên Chúa trông chờ tiếng "Xin vâng" từ Mẹ để thực hiện công trình của Người. Tiếng "Xin vâng" của Mẹ Maria bao hàm cả tình mẫu tử lẫn sự đồng trinh. Mẹ đã mong muốn để vinh quang Thiên Chúa hiện thực nơi mình và Người Con sẽ sinh ra hoàn toàn là quà tặng ân sủng.

Anh chị em thân mến,

Sự đồng trinh của Đức Maria là độc nhất nhưng ý nghĩa thiêng liêng của sự kiện này hướng đến từng người tín hữu. Sự kiện này, trong căn tính, gắn liền với đức tin. Thực vậy, ai tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu Thiên Chúa, người đó đón nhận Chúa Giê-su nơi mình, đón nhận cuộc sống thánh thiêng của Ngài do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Đây chính là mầu nhiệm Giáng Sinh! Tôi cầu chúc anh chị em sống mầu nhiệm đó với niềm vui sâu xa trong lòng.

Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc đến sự kiện hôm thứ bảy, 17 tháng 12, tại Madrid, có lễ phong chân phước cho 22 nhà truyền giáo thuộc Tu hội Mẹ Maria Vô Nhiễm. Trong số các vị truyền giáo có một giáo dân. Tất cả đều hy sinh mạng sống ở Tây Ban Nha năm 1936 vì nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng. Nhờ những hy sinh của các nhà truyền giáo, nhiều hoa trái phong phú trong tiến tình hoà giải và hoán cải còn trổ sinh cho đến ngày hôm nay.

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự quan tâm đến người dân vùng nam Philippin, những người đang gánh chịu hậu quả do trận bão vừa qua. Đức Thánh Cha sẽ hiệp thông với mọi người qua lời cầu nguyện, đặc biệt cho các trẻ em, người bị mất nhà cửa và phải đi lánh nạn.
Với khách hành hương nói tiếng Anh, Đức Thánh Cha mời gọi họ chiêm ngắm Mẹ Maria, người đã cưu mang và hạ sinh Chúa Giê-su. Như Đức Nữ Đồng Trinh đã đưa Chúa đến cho chúng ta, ước gì mỗi người cũng không ngần ngại để Mẹ đưa chúng ta đến với Chúa.

Với khách hành hương nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người, trong khi tiến gần đến đại lễ Giáng Sinh, biết lắng nghe Lời Chúa với thái độ như Mẹ Maria: tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay Chúa để cùng với Mẹ thưa lên với Chúa rằng: "Xin cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Ước gì những náo nhiệt bên ngoài không cản trở chúng ta nhìn thấy và nghiệm ra rằng Thiên Chúa đến cứu độ dân Người.

Sau cùng Đức Thánh Cha ban phép lành cho mọi người.
 
Top Stories
Pope: God's justice is not that of men
AsiaNews
17:34 18/12/2011
Benedict XVI visits the prisoners in a Roman prison. The dignity of the person must always be respected. The significance for the faith in Mary's virginity. Prayers for the victims of the storm that hit the Philippines.

Vatican City (AsiaNews) - "Human and divine justice are very different": the first aims or should aim to protect society and rehabilitate the offender, the second "gives to each his own, and also comprises mercy and forgiveness ". From this truth comes the need to always respect the person, even those in jail, which was the focus of Pope Benedict XVI’s visit this morning to the Roman prison of Rebibbia (pictured).

The love of God and for God, of which the Pope spoke to the prisoners, was evoked again in reflections before the Angelus prayer, centered on motherhood and virginity of Mary, which is "unique and unrepeatable; but its spiritual significance concerns every Christian. It, in essence, is tied to faith: in fact, those who trust deeply in God, welcomes Jesus and his divine life within, through the action of the Holy Spirit. This is the mystery of Christmas”. The recitation of the Marian Prayer also gave the Pope an opportunity to express his concern for "the people of the southern Philippines hit by a violent tropical storm. Pray - the Pope said - for the victims, mostly children, the homeless and the many missing”.

Earlier speaking to the prisoners, he had said: "I have simply come to tell you that God loves you with an infinite love. The very Son of God, the Lord Jesus, experienced prison, was subjected to a trial before a court and suffered the most cruel death sentence. "

Benedict XVI, who also answered some questions from the prisoners, repeated what he had said during his recent trip to Benin, that "independent judicial and prison systems need to be urgently adopted, so as to restore justice and rehabilitate offenders. Instances of errors of justice and the bad treatment of prisoners, the numerous occasions of the non-application of the law that correspond to a human rights violation and incarcerations that which sometimes to late, or never, result in a trial. The Church recognizes its prophetic mission in the face of those affected by crime and their need for reconciliation, justice and peace. The prisoners are human beings who deserve despite their crime, to be treated with respect and dignity. They need our care ".

"Justice and mercy, justice and charity, pillars of the social doctrine of the Church, are two different realities only for us men, that we distinguish carefully a just act from an act of love. Justice for us is 'what is due to another', while mercy is what is given out of goodness. And one thing seems to exclude the other. But God is not so: in Him justice and charity coincide: there is no just action that is not also an act of mercy and forgiveness and at the same time, there is no merciful action that is not perfectly just. How far is God’s logic from our! And how different his way of acting is from our own! The Lord invites us to understand and observe the true spirit of the law, to give it fulfillment in love for those in need. " Love Fulfills the Law," writes St. Paul (Romans 13:10): the more our justice is animated by love for God and neighbor, the more perfect it will".

Pope paid particular attention to the theme of respect for the person. Also responding off the cuff to prisoner’s questions, the Pope said that "it is important to promote the development of a prison system which, while respecting justice, is increasingly tailored to the needs of the human person, even with recourse to non-custodial detention or different custodial modes. " On a personal note he also spoke of how some members of “my pontifical family" have friendships with inmates and pray for them, with the Pope.

Benedict XVI also spoke of dignity and freedom before the Angelus, about the encounter of Mary with the angel, stressing the importance of "that one question that Mary, 'very upset', addresses the Angel ' How can this be, since I have no relations with a man? '(Lk 1.34). In her simplicity, Mary is wise: She does not doubt the power of God, but wants to better understand his will, to fully comply with this will. Mary is infinitely surpassed by the mystery, yet perfectly occupies the place that, at the very heart of it, she was assigned. Her heart and mind are fully humble, and, because of her singular humility, God expects the "yes" of this young girl to achieve His purpose. He respects her dignity and freedom. Mary's "yes" means both motherhood and virginity, and her wish that her everything be for the glory of God and that the Son who will be born to Her may be a gift of grace for all".

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-God's-justice-is-not-that-of-men-23470.html)
 
Tin Đáng Chú Ý
Vaclav Havel, biểu tượng đấu tranh nhân quyền tại Đông Âu, qua đời
Hoàng Nguyễn/Trong Nghiã
08:58 18/12/2011
Vaclav Havel, biểu tượng đấu tranh nhân quyền tại Đông Âu, qua đời

Theo tin của Ðài Truyền hình Quốc gia Czech, Vaclav Havel, nhà soạn kịch, nhà hoạt động nhân quyền có tầm ảnh hưởng lớn lao trên thế giới, cựu tổng thống Tiệp Khắc, cựu tổng thống Cộng hòa Czech, đã từ trần vào Chủ nhật 18-12-2011, hưởng dương 75 tuổi.

Từ nhiều năm nay, sức khỏe của Havel đã suy giảm. Trong vòng nửa năm gần đây, hầu như ông phải hoãn mọi kế hoạch. Cách đây một tuần, ông xuất hiện lần cuối trước công luận, trong dịp gặp gỡ Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tại Praha.

Václav Havel là kiến trúc sư của những sự kiện trọng đại thập niên 70 và 80 thế kỷ trước tại Tiệp Khắc, dẫn đến Cuộc cách mạng nhung 1989, đưa Tiệp Khắc trở thành một quốc gia dân chủ đa nguyên. Hiến chương 77, hay “Vài câu” 1989 là những chặng chói lọi trong sự nghiệp chính trị và xã hội của ông, nâng ông lên tầm đứng đầu của đội ngũ những trí thức yêu nước và có tầm nhìn xa của quốc gia này.

Cách đây 2 năm, trong phiên họp của Nghị viện châu Âu, khi các dân biểu hồi tưởng lại các sự kiện của "Mùa thu Ðông Âu" hai thập niên trước, ông Jerzy Buzek, cựu thủ tướng Ba Lan, chủ tịch Nghị viện châu Âu, đã tôn vinh Václav Havel là “người bạn của những chiến sĩ đấu tranh cho tự do và nhân quyền”.

Ông Buzek có nói thêm rằng, “chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh đổ bởi những con người bình thường: những nhà văn, công nhân, viện sĩ, tức hàng triệu người sống sau Bức màn sắt và không bao giờ chấp nhận sự áp bức”.

Những nhận định của ông Buzek đặc biệt đúng với trường hợp Vaclav Havel, một nhân vật kỳ vĩ của Tiệp Khắc thế kỷ XX. Không đơn thuần là một nhà ly khai, rồi một chính khách lớn, ông là sự tổng hòa những nét tinh hoa của một trí thức Đông Âu: yêu tự do và công bằng xã hội, sự minh triết trong các vấn đề lớn lao và trong cuộc sống hàng ngày.

Cuộc đời của Havel rất điển hình cho hình mẫu một trí thức vùng Đông Trung Âu với những hệ lụy của lịch sử. Ra đời trong một gia đình khá giả, nên tại nước Tiệp Khắc cộng sản, ông không được vào đại học vì lý lịch “tư sản”. Vừa làm trợ lý trong một phòng thí nghiệm, vừa lái taxi, ông vẫn cố theo học Đại học Kỹ thuật Prague hệ buổi tối.

Từ năm 1960, ông làm việc tại một nhà hát và được diễn vở kịch đầu tiên năm 1963. Trong thời gian ấy, ông đã không giấu giếm quan điểm Tiệp Khắc phải trở về với những truyền thống dân chủ và tự do giữa hai cuộc Thế chiến.

Sau thất bại của Mùa xuân Praha 1968, ông bị cấm viết và phải kiếm sống bằng lao động chân tay. Trở thành một nhân vật ly khai, phát ngôn viên của Hiến chương 77, ông bị tù 5 năm rưỡi.

Trong các biến cố 1989, ông là người phát ngôn của phe dân chủ và đấu tranh cho quyền con người ở Tiệp Khắc, và có vai trò hàng đầu trong Cách mạng nhung.

Là tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc, và Cộng hòa Czech dân chủ sau năm 1990, nhưng Vaclav Havel vẫn giữ những quan điểm về công bằng xã hội của mình, và phản đối việc tư bản hóa rừng rú trong nền kinh tế Đông Âu.

Không chỉ là một nhà văn, ông còn là một nhà tư tưởng với tác phẩm nổi tiếng “Quyền lực của không quyền lực” viết năm 1978, một tiểu luận có tầm ảnh hưởng lớn lao đến các phong trào chống toàn trị ở Đông Âu, góp phần tạo ra một làn sóng đương đại về xã hội dân sự mà ông vừa là lý thuyết gia, vừa là một tác nhân tích cực với hoạt động trong Hiến chương 77 và Diễn đàn Dân sự sau này.

Cái vĩ đại của Havel là không chỉ mô tả cơ chế của hệ thống cộng sản tại Đông Âu mà ông gọi bằng cái tên “hậu toàn trị”, mà Vaclav Havel còn chỉ ra sự tàn lụi tất yếu của nó, khi ý thức công dân của mỗi người dân đưọc nâng cao và thể hiện để đòi chính quyền phải thực hiện những quyền lợi và nhu cầu cá nhân và xã hội của họ.

Được coi như lương tâm và đạo đức xã hội của đất nước, uy tín cá nhân của Vaclav Havel đã góp phần đáng kể để Cộng hòa Czech có được thiện cảm và vai trò trên trường quốc tế. Đồng thời, ông cũng có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng một hình mẫu mới của nền văn hóa và tư tưởng Liên Hiệp Châu Âu, trong đó, những tinh hoa Cộng hòa Czech và các quốc gia Đông - Trung Âu được để tâm và đánh giá đúng mực.

Trong hơn một thập niên cuối đời, khi không còn tham gia tích cực trên chính trường, Vaclav Havel vẫn là gương mặt nhân sĩ rất nổi tiếng của thế giới, luôn hướng sự quan tâm vào những vấn đề nhân quyền mang tính toàn cầu, và là người bảo vệ, bênh vực, nói lên tiếng nói của những nạn nhân các thể chế độc tài, toàn trị và quân phiệt.

Chắc chắn, ông sẽ đi vào lịch sử thế giới như một trong những cái tên sáng giá nhất và đáng trân trọng của thế kỷ XX đầy khói lửa chinh chiến, biến động và khổ đau.
 
Văn Hóa
Sứ Điệp Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương Ngự Trị
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
23:08 18/12/2011
Sứ Điệp Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương Ngự Trị

Giáng Sinh đã trở thành đại lễ chung cho mọi người. Ý nghĩa thâm sâu nhất của lễ Giáng Sinh không chỉ biểu hiện ở giá trị văn hoá, mà đặc biệt hơn, nó chứa đựng chiều kích tâm linh cao cả mà Ngôi Hai Thiên Chúa đem đến trần gian. Sự kiện Giáng Sinh nguyên khởi nói cho chúng ta về nét đặc trưng nhất của Đêm Hồng Ân mà muôn người nô nức mong chờ.

1. Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương Ngự Trị

Giữa đêm Bê-lem hiu quạnh năm xưa, chính Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người, được “đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2, 7b) khiến cho nhiều người thời nay khó lòng tin nổi. Nhưng đó là sự kiện có thực, nói lên hoàn cảnh mà Đấng Cứu Độ đã hạ mình sinh xuống trần gian để cảm thông với nỗi khó khăn bần cùng của con người. Ngài muốn đồng cảm với nhân loại ngay từ tiếng khóc đầu tiên, với muôn ngàn nỗi éo le đặt ra cho một đời người.

Tuy nhiên, chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện qua Ngôi Hai thể hiện rõ chiều hướng lạc quan ngay từ thời khắc Hài Nhi Giêsu chào đời. Chính những con người “bần cùng áo rách” là đối tượng đầu tiên được nhận biết “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ sợ hãi kinh hoàng” (Lc 2, 9b). Trong nỗi bất thần sợ hãi ấy, sứ thần Chúa đã trấn an và báo cho họ tin vui:

“Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2, 9-12).

Như vậy, chính trong cái lạnh lẽo u tối của không gian và ngay trong chính lòng người, ánh sáng tình thương từ Trời cao đã xuất hiện, chiếu giãi, lan toả trên những con người bần hàn, cơ cực và trên toàn dân. Ánh sáng ấy không còn giới hạn trong phạm vi Bê-lem nhỏ bé, mà phổ quát trên hết thảy “đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng” (Is 9, 1). Chính do bởi tình thương, mà Con Thiên Chúa đã không ngại sinh xuống làm người, hầu cứu nhân loại khỏi “vùng bóng tối” tội lỗi và sự chết; làm cho họ “ tăng thêm nỗi vui mừng” (Is 9, 2) về ngày được giải thoát nhờ cuộc tận hiến diệu kỳ của Đức Kitô trên Thánh giá.

Đêm Bê-lem năm xưa đã mở ra triều đại của Công Lý ngự trị đến muôn đời.

“Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Ma-di-an” (Is 9, 3).

“Thủ Lãnh hoà bình” được Isaia loan báo đã được hiện tỏ nơi Hài Nhi Giêsu. Nền công lý mà Ngài thiết lập không phải là thứ ‘công lý” của kẻ mạnh dùng để trấn áp những người thấp cổ, bé họng; nhưng đây là công lý của “Người gánh vác quyền bính trên vai”, công lý dựa “trên nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời” (Is 9, 5 – 6).

Như vậy, đêm Giáng Sinh không còn là đêm lễ hội bình thường như bao lễ hội văn hoá khác. Tham dự thời khắc trọng đại mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh làm người, chúng ta cảm nghiệm được tình thương của Hài Nhi Giêsu nằm trong máng cỏ. Chính Ngài sẽ đồng hành cùng chúng ta trên nẻo đường truân chuyên cuộc sống với bao đắng cay, thử thách đang đặt ra. Trong đêm hồng phúc Giáng Sinh, mỗi người có thể hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn nhờ Tin Mừng Tình Thương và Công Lý của Con Thiên Chúa Nhập Thể đem đến trần gian.

2. Giáng Sinh: Công Lý – Tình Thương nối dài

Đến nay, đã hơn hai ngàn năm kể từ đêm đầu tiên thiêng liêng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần “nằm trong máng cỏ” nghèo hèn, đơn sơ, bé nhỏ. Tình thương và công lý của Đấng Nhập Thể “đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” (Tt 2, 11). Chúng ta không đón nhận ân sủng ấy một cách thụ động, mà phải thể hiện thái độ tiếp nhận bằng nỗ lực sống sứ điệp Giáng Sinh.

Tình thương của Thiên Chúa làm người hướng chúng ta tới việc đồng cảm, sẻ chia với những phận người bần cùng, nhỏ bé quanh ta. Đêm Giáng Sinh sẽ nối dài vô tận khi mỗi người tự hoá thân thành những “Hài Nhi Giê Su”, biết nhìn tha nhân với ánh mắt thương cảm, và sẵn sàng cho đi phần đang có riêng mình, vì sự sống và nhân phẩm của anh em.

Hơn thế nữa, sứ điệp tình thương từ đêm Giáng sinh mà chúng ta kín múc được sẽ thật sinh động khi chúng ta biết vận dụng nó như nền tảng cho việc thực thi công lý và tình thương. Vì không thể có một nền công lý đích thực khi nền “công lý” ấy thiếu vắng tình thương.

Một xã hội mà người ta còn chủ ý không tôn trọng niềm tin và quyền lợi chính đáng của đồng bào mình thì đừng vội nói đến “công bằng” hay “hoà nhập” trong dịp Giáng Sinh.

Đêm Giáng Sinh thực sự là đêm tình thương - công lý nối dài, khi mỗi người biết đem sứ điệp Giáng Sinh vào trong cuộc sống đời thường để kiến tạo hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Điều này đòi hỏi nơi chúng ta một tinh thần hy sinh, dấn thân cao độ theo gương Đấng đã vì yêu thương mà chấp nhận sinh làm một trẻ nhỏ nơi máng cỏ đơn nghèo năm xưa.

ĐCV Vinh Thanh Giáng Sinh 2011

J.B. Nguyễn Quốc Tuấn

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngọn Nến Mùa Vọng
Lê Trị
22:18 18/12/2011
NGỌN NẾN MÙA VỌNG
Ảnh của Lê Trị
Cuối tuần này xin đốt một ngọn nến
Soi tâm hồn đưa đến người chung quanh
Thắp sáng lên hỡi các chị, các anh
Đưa Ánh Sáng đến thành tình yêu mới..
(Trích thơ của Thanh Sơn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền