Video bắt đầu lúc 7g tối thứ Tư 16/12/2020
TIN MỪNG Lc 7:24-30
Ông Gioan là sứ giả dọn đường cho Chúa đến.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi những người ông Gio-an sai đến đã ra về, Đức Giê-su bắt đầu nói với đám đông về ông Gio-an rằng: "Anh em đi xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Hẳn là không! Thế thì anh em đi xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Nhưng kẻ áo quần lộng lẫy, đời sống xa hoa thì ở trong cung trong điện. Thế thì anh em đi xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết: đây còn hơn cả ngôn sứ nữa! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến! "Tôi nói cho anh em biết: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gio-an; tuy nhiên kẻ nhỏ nhất trong Nước Thiên Chúa còn cao trọng hơn ông. Nghe ông giảng, toàn dân, kể cả những người thu thuế, đều nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Công Chính và đã chịu phép rửa của ông. Còn những người Pha-ri-sêu và các nhà thông luật thì khước từ ý định của Thiên Chúa về họ, và không chịu phép rửa của ông.
Đó là lời Chúa.
6. Thiên Chúa rất kỳ vọng chúng ta trở thành người hoàn hảo giống như Ngài vậy, chúng ta cần phải mau mau xét mình, coi mình còn thiếu những gì chưa giống với Thiên Chúa.
(Thánh Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người đàn ông rất sợ vợ.
Một hôm, vì làm cho vợ một việc nhỏ mà sinh chuyện, thế là bà ta lại muốn kẹp ngón tay của ông ta, ông ta nói:
- “Trong nhà không có hình cụ”. (1)
Vợ bèn ra lệnh cho ông ta qua nhà hàng xóm mượn, khi ông ta ra khỏi nhà thì nói lầm bầm, bà vợ vội vàng kêu ông ta trở lại, lớn tiếng hỏi:
- “Ông vừa lẩm bẩm gì trong miệng đó?”
Ông ta vội vàng đáp:
- “Tôi nói tốt nhất là nhà mình cũng nên mua một cái dụng cụ tra tấn như thế để trong nhà”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 10:
Vợ chồng giúp nhau làm việc thì có gì là phải “trừng trị” nhau chứ, không có hình cụ nào ghê gớm cho bằng hình cụ “vợ luôn đay nghiến chồng”, đây là thứ hình cụ làm cho gia đình tan nát, hình cụ làm tình yêu của chồng chết dần chết mòn, hình cụ làm cho giá trị làm vợ và làm mẹ tụt xuống con số không trong tâm hồn của chồng và con cái.
Tra tấn bằng hình cụ thì thân xác đau đớn đẫm máu và có khi nguy đến tính mạng, nhưng người sống mà tâm hồn bất an thì hơn cả tra tấn bằng những cực hình...
Đời sống vợ chồng của người Ki-tô hữu thì có sự hài hòa cách đặc biệt trong cá nhân của hai người, vì họ đã được ân sủng do bí tích hôn phối mang lại trong ngày thành hôn trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cho nên họ đều nhìn thấy được mình nơi người bạn trăm năm của mình, để những “tra tấn” không có chỗ đứng trong gia đình cũng như trong đời sống hôn nhân của họ.
Đừng nhìn cái vụng về bếp núc của chồng khi họ giúp mình làm việc nội trợ để rồi “tra tấn”, nhưng hãy vui vẻ nhìn thấy cái cố gắng nhưng vụng về của họ để yêu thương và đồng cảm, đó là bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình mà bất cứ người vợ nào cũng phải thấy rõ.
Mà những bà vợ công giáo thì hiểu rõ hơn ai hết, vì họ có ơn sủng đặc biệt bởi bí tích hôn phối mà Thiên Chúa đã ban cho họ.
(1) Dụng cụ tra tấn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tuần lễ cuối cùng của Mùa Vọng. Năm nay lễ Vọng Giáng Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật cho chúng ta về câu chuyện Sứ Thần Truyền Tin. Đây là mấu chốt quan trọng nhất trong toàn chương trình của Thiên Chúa quan phòng về Đấng Mêssia sẽ đến.
Điều Thiên Chúa hứa với Dân Riêng của Ngài sẽ được kiện toàn nơi hai tiếng XIN VÂNG của Đức Trinh Nữ Maria và bắt đầu từ đây, Thiên Chúa sẽ ở mãi mãi với Dân Ngài, qua việc Ngôi Lời Nhập Thế, Nhập Thể và đặc biệt hơn nơi Bí Tích Thánh Thể. Tất cả các bài đọc hôm nay chuẩn bị giúp chúng ta sống lại bối cảnh của thời tổ phụ Đavít, những điều mà Thiên Chúa hứa với vị Thánh Vương nầy và không còn mấy ngày nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Vậy, hãy cùng với Mẹ Maria, sửa soạn một máng cỏ cho Chúa Hài Đồng ngự đến viếng thăm trong Đêm Cực Thánh.
Hy vọng Anh Chị Em trong Cộng Đoàn Giáo Xứ sẽ gặp gỡ được Chúa qua bí tích hòa giải. Ước gì hồng ân Chúa qua bí tích nầy sẽ biến đổi chúng ta trở nên người mới, những con cái mới của Chúa và Giáo Hội trong Mùa Giáng Sinh năm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Vua Đavít có ý định xây một Đền Thờ để tôn kính Giavê. Điều nầy đã được đẹp lòng Chúa. Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế, Đấng đó sẽ xuất hiện từ dòng dõi Ngài.
TRƯỚC BÀI II:
Mầu nhiệm cứu chuộc đã được thánh kinh tiên báo từ ngàn xưa. Muôn dân mòn mỏi đợi chờ. Đã đến lúc Thiên Chúa thực hiện lời hứa. Bài đọc mà thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Rôma sẽ trình bày cho chúng ta rõ lời hứa ấy.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh sử Luca thuật lại câu chuyện Truyền Tin: Maria sẽ thụ thai, đó là miêu duệ của nhà Đavít. Thiên Chúa đã thực hiện điều Ngài hứa với tổ phụ Đavít.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô đã sửa soạn tâm hồn dân Dothái để đón nhận Đấng Cứu Thế. Mẹ Maria, sửa soạn cung lòng để đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, qua hai tiếng Xin Vâng của Mẹ. Qua lời Mẹ cầu bầu, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh năm nay sẽ là những ngày của ơn thánh. Với ơn Chúa ban, chúng ta sẽ gìn giữ những ơn thánh chúng ta sẽ nhận lãnh qua bí tích giải tội. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những người cô đơn, không bà con thân nhân, già cả, ốm đau, liệt lào, đang chuẩn bị đón Chúa trong cô đơn bệnh hoạn. Xin cho chúng ta biết bắt chước gương Mẹ Maria đến viếng thăm, ủi an trong Mùa Giáng Sinh, như Mẹ đã đến với người chị họ là Isave. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho tinh thần lời Chúa và bài chia sẻ của linh mục trong thánh lễ hôm nay sẽ ăn sâu và tâm hồn chúng ta. Với ơn Chúa giúp, chúng ta sẽ biến đổi con người cũ trong Mùa Giáng Sinh năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Qua gương nhiệt tình của Mẹ Maria đối với người chị họ là Bà Thánh Isave trong tinh thần phục vụ không cần đòi hỏi, sẽ là những điểm son cho các chị em phụ nữ trau dồi cho những nhân đức gia đình Công Giáo Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin Chúa gìn giữ cộng đoàn xứ đạo chúng ta luôn bình an, gia đình được đầm ấm xum vầy trong mùa Giáng Sinh. Xin cho các con em trong cộng đoàn xứ đạo có được những ngày vui bên mái ấm gia đình. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
6. Xin Chúa ban ơn an nghỉ cho các linh hồn chúng con cần nhớ đến cách riêng trong tuần lễ nầy, đặc biệt những linh hồn mồ côi, những nạn nhân của Covid-19 đã và đang qua đời trên toàn thể giới... Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, lời mời gọi của Giáo Hội nhắc nhở mỗi người trong chúng con phải sẵn sàng tâm hồn để chờ đón Chúa đến. Xin cho chúng con biết đón nhận Chúa trong tâm hồn và đem Chúa đến cho tha nhân trong tinh thần phục vụ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Sứ thần cho biết Thiên Chúa chọn Đức Maria trở thành mẹ Đấng Cứu thế, nhưng điều quan trọng hơn cả chính là Đấng Cứu Thế được sinh ra. Ngài xuống trần gian, và nước của Ngài không bao giờ tận. Ngài coi sóc dân Ngài bằng tình thương và lòng thương xót. Đấng mà Thánh Gioan Tiền Hô có lần long trọng thông báo ' Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần Mk 1,8.
Đức Maria dù không hiểu trọn vẹn điều sứ thần loan báo. Với lòng tin và tâm tình phó thác Đức Maria thưa 'Xin Vâng' khi Đức Maria thưa: 'Vâng, tôi đây là nữ tì của Thiên Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần phán'. c.38. Qua lời xác nhận trên, Đức Maria trở thành mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa. Đức Maria trở thành mẫu mực của lòng tin cho các môn đệ Đức Kitô, và cho toàn thể Giáo Hội trần thế. Đức Maria đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa và qua đó cuộc đời Đức Maria từ đó thay đổi hoàn toàn, và thay đổi muôn đời.
Phong tục cưới hỏi thời đó bắt đầu bằng nghi thức hứa hôn. Trong nghi thức này có việc trao đổi nhẫn cưới và quà tặng, tương tự như phong tục hỏi ngày nay. Người con gái đó đã có chỗ và trong những tháng tiếp theo là việc chuẩn bị cho ngày hôn lễ. Trinh nữ Maria hứa tuân theo điều sứ thần phán mang lại niềm hy vọng lớn lao và tâm tư lo lắng. Niềm hy vọng lớn lao được Đức Trinh Nữ diễn tả qua bài ca Magnificat:
'Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi hớn vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tì hèn mọn, Ngài đoái thương nhìn tới'. Lk 1,47-48.
Lo lắng là một phần của cuộc sống. Người có trách nhiệm luôn lo lắng làm sao hoàn thành sứ mạng trao ban một cách tốt đẹp. Sứ thần biết Đức Trinh Nữ lo lắng về trách nhiệm được trao phó. Sứ thần yên ủi, cổ võ, đừng lo: 'Mừng vui lên, Đấng đầy ân sủng Chúa, Đức Chúa ở cùng bà c.28'.
Đức Trinh Nữ lo lắng, bối rối bởi làm sao phàm nhân không lo lắng khi biết Đức Chúa cùng chung mái nhà. Với ơn Chúa, Đức Trinh Nữ chắc chắn sẽ hoàn thành trách nhiệm trao ban cách tốt đẹp vì có Chúa ở cùng.
TiengChuong.org
The Annunciation
God took the initiative when God sent the angel Gabriel to Mary asking her to fulfil, what God had promised long ago, to rescue the human race from the power of sin and death. The sudden announcement troubled Mary greatly, since it wasn't part of her plan. Mary responded, 'How can this come about, since I am a virgin?v.35'. This was not the question of doubt or rejection, but rather a question of faith, and clarification. The angel told her, 'Nothing is impossible to God' v.37. God could create life, sustain life and exercise God's power over it. Mary seemed to say through her response, that her present plan was to be a single person, but would do whatever God asked of her. She fully had faith in God. She would choose to do God's will over her own. She believed God could do amazing things, that no one else could understand, but God alone. We humans had better place our trust in God, and that is what she chose to do. The angel went one step further confirming to her the amazing work God had done for her cousin, Elizabeth, whom people called 'barren'. God had removed this shame from her by giving her a child in her old age.
The angel explained, that God had chosen Mary for the Incarnation of God's only Son. The Annunciation was to Mary, God had chosen her to be mother of God, but the most important message was about the birth of Jesus; Who was God Incarnate. He would rule His messianic kingdom with love, and mercy. He was the One, Whom John the Baptist once proclaimed, would baptise you with the Spirit and Fire (Mk 1,8). Mary couldn't fully understand the angel's message, and yet she responded not with reason, but with firm faith in God when she said, 'I am the handmaid of the Lord, let what you have said be done to me' v.38. Saying 'yes' to the angel, Mary became mother of the Lord. She became a model of faith for all Jesus' disciples. She trusted God whole heartedly. She allowed God's grace to change her life once, and forever.
Betrothal in the ancient world was the initial part of marriage. There were rings and gifts exchanged, and parties between the two families, like we today do at engagement celebrations. The future bride will be the groom's wife in the months to come. Mary followed God's will with little understanding what that would involve, and yet she chose to do God's will, to be mother of the Lord, with both hope and fear. She won God's favour because of her humility and faith, as we heard from her song 'The Magnificat' 'My soul proclaims the greatness of the Lord, and my spirit exults in God my saviour; because he has looked upon his lowly handmaid' Luke. 1,46'. Hope and fear were parts of life. Mary lived in hope, and also was afraid of what sacrifices would be involved. Her new life would be challenged by something new, and sudden. She responded to her first surprise the Annunciation - by having faith in God. The angel told her: 'Rejoice, so highly favoured! The Lord is with you v.28'. She knew the Lord was with her, she would certainly respond to new challenges with fervent faith.
Video bắt đầu lúc 7g tối thứ Năm 17/12/2020
TIN MỪNG Ga 5:33-36
Ông Gio-an là ngọn đèn cháy sáng.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với người Do Thái rằng: "Chính các ông đã cử người đến gặp ông Gio-an, và ông ấy đã làm chứng cho sự thật. Phần tôi, tôi không cần lời chứng của một phàm nhân, nhưng tôi nói ra những điều này để các ông được cứu độ. Ông Gio-an là ngọn đèn cháy sáng, và các ông đã muốn vui hưởng ánh sáng của ông trong một thời gian. Nhưng phần tôi, tôi có một lời chứng lớn hơn lời chứng của ông Gio-an: đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi.
Đó là lời Chúa.
ĐHY George Pell, cựu bộ trưởng Kinh tế của Đức Thánh Cha Phanxicô, là một trong các vị Hồng Y có thế lực của Giáo triểu, đã viết như sau : ‘‘Nước Pháp chịu ơn Đức cố Hồng Y Lustiger. Ngài cho rằng Hội thánh có thể tồn tại trong một thê giới tục hóa. Đức TGM Michel Aupetit xuất thân là bác sĩ y khoa, luôn tuân theo truyền thống của Giáo Hội. Tôi hy viọng ngài sẽ trở nên Hồng Y. Với kinh nghiệm lãnh đạo Giáo phận Paris, ngài có triển vọng trở thành Giáo Hoàng. ‘’
Đức TGMMichel Aupetit sinh ngày 23/03/1951 tại Versailles. Ngài là TGM Paris từ ngày 07/12/2017. Thân phụ là công nhân hỏa xa, người mẹ rất ngoan đạo. Sau khi học y khoa tại Bichar và Necker, ngài tốt nghiệp bác sĩ y khoa và hành nghể từ 1979 đến 1990 tại Colombes. Ngài thực hiện ý nguyện trở thành y sĩ để chia sẻ tứ khổ ‘‘sinh, lão, bệnh tử’’ nhân sinh.
Sau đó, ngài nhập đại chủng viện Paris, tốt nghiệp Cử nhân Thần học. Năm 44 tuổi, ngày được ĐHY Lustiger truyền chức linh mục và là cha phó Saint-Paul-Saint-Louis từ 1998 đến 2001. Từ 2001-2006, ngài là chính xứ Notre-Dame-de-l’Arche-d’Alliance. Năm 2006, ngài là giám mục, tổng đại diện tổng giáo phận Paris. Ngày 02/02/2013, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI bổ nhiệm ngài là Giám Mục Phụ Tá Paris. Ngày 04/04/2014, ngài được Đức Thánh Cha Pnanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Nanterre.
Nếu sau này, lời tiên đoán của ĐHY George Pell trở thành sự thực, ngài sẽ là vị giáo hoàng người Pháp thứ 17, kể từ thế kỷ XIV, kế nhiệm :
Sylvestre II (Gerbert d'Aurillac), 999-1003.
Saint Léon IX (Brunon, évêque de Toul), 1048-1054.
Nicolas II (Gérard, né en Savoie), 1058-1061.
Urbain II (Eudes, né à Châtillon-sur-Marne), 1088-1099.
Calixte II (fils du comte de Bourgogne), 1119-1124.
Urbain IV (Jacques Pantaléon), 1261-1264.
Clément IV (1265-1268).
Innocent V (1276).
Martin IV (1281-1285).
Clément V (12305-1314).
Jean XXII (1316-1334).
Benoît XII (1334-1342).
Clément VI (1342-1352).
Innoncent VI (1352-1362).
Chân phước Urbain V (1365-1370).
Grégoire XI (1370-1378).
---
Lê Đình Thông
Đức Cha Rubén Tierrablanca González, Giám Quản Tông Tòa Istanbul và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, đã được đặt máy thở trong khoa chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Istanbul vì COVID-19.
Theo các nguồn tin Công Giáo địa phương, sau khi xét nghiệm dương tính với loại coronavirus mới cách đây khoảng 10 ngày, vị Giám Mục gốc Mexico nhanh chóng thấy mình trong tình trạng nguy kịch và hiện đang chiến đấu giành giật mạng sống với những triệu chứng tồi tệ nhất của coronavirus.
Sức khỏe của ngài suy giảm nhanh chóng đến mức người phải được đưa đến Bệnh viện Đại học Koç ở Istanbul, nơi các bác sĩ đã đặt ngài vào máy thở.
Đức Cha Rubén Tierrablanca González sinh ngày 24 tháng 8 năm 1952 tại Cortazar, miền trung Mễ Tây Cơ. Ngài sang Thổ Nhĩ Kỳ truyền giáo vào năm 2003 và vào năm 2016, ngài trở thành Giám Quản Tông Tòa tại thủ đô kinh doanh của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giám quản tông tòa tại Constantinople cho người Hy Lạp. Năm 2018, ngài được bầu làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời trẻ, ngài theo học tại tiểu chủng viện dòng Phanxicô và nhập tập viện ngày 22 tháng 8 năm 1970. Ngài khấn trọn vào ngày 2 tháng 8 năm 1977, sau đó được thụ phong linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn vào năm sau.
Kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần 1.8 triệu trường hợp đã được báo cáo ở nước này. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn vì trong nhiều tháng, các cơ quan y tế đã không đếm các trường hợp dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng nghiêm trọng.
Chỉ riêng ngày Chúa Nhật 13 tháng 12, số người chết vì COVID-19 đã tăng đến 220 người trong một ngày, nâng tổng số người chết liên quan đến COVID-19 lên 15,751 người.
Source:Asia News
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, 55 tuổi, là Tân Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 10 vừa qua, cho biết ngài và 5 vị khác trong Tòa Thượng Phụ đã nhiễm coronavirus. Cho đến nay, ngài có các triệu chứng nhẹ, trong khi 5 vị kia có những vị không hề có triệu chứng gì đặc biệt.
Trong bối cảnh này, Đức Thượng Phụ cho biết Giáo hội ở Thánh Địa Giêrusalem đang chuẩn bị cho “một Lễ Giáng sinh được thu nhỏ, rất nhỏ”.
Hiện tại, “tình hình kinh tế không cho phép tổ chức lễ lớn”. Ngài giải thích thêm rằng việc khóa cửa vì coronavirus, và thiếu người hành hương đã làm cho khu vực này lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, đặc biệt là đối với các gia đình có công việc phụ thuộc vào người hành hương, chẳng hạn như hướng dẫn viên du lịch, tài xế taxi và chủ cửa hàng.
Những tác động này đang được cảm nhận đặc biệt ở Bethlehem, nơi có khoảng 7,000 người hoạt động trong ngành du lịch hiện đang thất nghiệp do hậu quả của đại dịch.
Đức Thượng Phụ Pizzaballa cho biết: Thánh lễ Giáng sinh năm nay tại Nhà thờ Chúa giáng sinh, nơi theo truyền thống là hang Bêlem khi xưa, sẽ được “thu nhỏ lại”, và cũng sẽ giới hạn trong “vòng thân mật gia đình”.
Cho đến nay thời gian chính xác của Thánh lễ đêm Giáng sinh và ngày lễ Giáng sinh vẫn còn là vấn đề tranh luận. Theo truyền thống, mọi người đến nhà thờ vào cùng một thời điểm, tuy nhiên, trong thời gian đại dịch, Tòa Thượng Phụ đang thảo luận về khả thể cử hành nhiều Thánh lễ khác nhau trong cố gắng giảm bớt số người tham dự trong một Thánh lễ cho phù hợp với yêu cầu của xã hội về phòng dịch.
Ngài cho biết Tòa Thượng phụ Latinh đang cố gắng bảo đảm rằng các đại diện của từng cộng đồng và cơ sở sẽ có thể tham dự các nghi lễ chính thức, nhưng cho biết chính quyền dân sự, những người theo truyền thống luôn tham dự các nghi lễ Giáng sinh, có khả năng sẽ không tham dự vì nguy cơ lây lan.
Vì thế, ngài nói: “Năm nay, chúng tôi sẽ có Thánh lễ trong vòng thân mật gia đình mà thôi”
Được bổ nhiệm vào tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa là Thượng phụ Latinh đầu tiên không phải là người Ả Rập kể từ năm 1987. Ngài đã hoạt động mục vụ tại Thánh Địa từ năm 1993, chỉ ba năm sau khi được thụ phong linh mục trong dòng Phanxicô.
Trước khi được bổ nhiệm Thượng Phụ, ngài là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa từ năm 2004 và được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của Tòa Thượng Phụ Latinh vào năm 2016.
Source:Crux
Trong buổi yết kiến chung ngày 16 tháng 12, được trực tiếp phát tuyến từ Thư Viện Tông Tòa, Đức Phanxicô tiếp tục nói về việc cầu nguyện, nhấn mạnh đến hình thức chuyển cầu tức hình thức cầu nguyện cho người khác. Theo ngài, đã cầu nguyện, ta phải cầu nguyện cho người khác: vì người năng cầu nguyện không thể quay lưng lại thế giới.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, căn cứ vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Những người cầu nguyện không bao giờ quay lưng lại với thế giới. Nếu không thu thập các niềm vui và nỗi buồn, hy vọng và lo lắng của con người, lời cầu nguyện trở thành một hoạt động “trang trí”, một cách hành xử hời hợt, đóng kịch, đơn độc. Tất cả chúng ta đều cần có nội tâm tính: rút lui vào một không gian và một thời gian dành riêng cho mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Nhưng điều này không có nghĩa chúng ta trốn tránh thực tại. Trong lời cầu nguyện, Thiên Chúa “tiếp nhận chúng ta, ban phước cho chúng ta, rồi bẻ bánh và ban cho chúng ta”, để thỏa mãn cơn đói của mọi người. Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi trở nên bánh ăn, được bẻ ra và chia sẻ trong bàn tay Thiên Chúa. Đó là, đó là lời cầu nguyện cụ thể, đó không phải là một việc trốn tránh.
Vì vậy, những người nam nữ cầu nguyện tìm kiếm sự thanh vắng và im lặng, không phải để khỏi bị quấy rầy, nhưng để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa cách tốt hơn. Đôi khi họ rút lui hoàn toàn khỏi thế giới, trong cảnh bí mật của căn phòng riêng của họ, như Chúa Giêsu vốn khuyến cáo (x. Mt 6:6). Nhưng dù ở đâu, họ vẫn luôn giữ cho cánh cửa tâm hồn họ rộng mở: cánh cửa rộng mở cho những ai cầu nguyện mà không biết phải cầu nguyện ra sao; cho những người không cầu nguyện gì cả nhưng mang trong mình một tiếng kêu ngột ngạt, một lời khẩn cầu tiềm ẩn; cho những người lầm đường lạc lối… Bất cứ ai gõ cửa người cầu nguyện đều thấy một tấm lòng nhân ái không loại trừ một ai. Lời cầu nguyện xuất phát từ trái tim và tiếng nói của chúng ta và mang trái tim và tiếng nói lại cho rất nhiều người không biết cách cầu nguyện hoặc không muốn cầu nguyện hoặc không thể cầu nguyện: chúng ta là trái tim và tiếng nói của những người này, vươn lên tới Chúa Giêsu, vươn lên tới Chúa Cha như những người chuyển cầu. Trong cảnh yên tĩnh của những người cầu nguyện, cho dù sự yên tĩnh này kéo dài một thời gian lâu hay chỉ nửa giờ, để cầu nguyện, những người cầu nguyện tách mình ra khỏi mọi sự và khỏi mọi người để tìm thấy mọi sự và mọi người trong Thiên Chúa. Những người này cầu nguyện cho cả thế giới, gánh trên vai những nỗi buồn và tội lỗi của họ. Họ cầu nguyện cho mỗi người và mọi người: họ giống như những chiếc “ăng-ten” của Thiên Chúa trong thế giới này. Người cầu nguyện nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô nơi mọi người nghèo đến gõ cửa, nơi mọi người đã đánh mất ý nghĩa của sự vật. Trong Sách Giáo Lý chúng ta đọc: “việc chuyển cầu, tức cầu xin cho người khác (…) là đặc điểm của một tấm lòng cùng rung nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa”. Điều này thật đẹp đẽ. Khi cầu nguyện, chúng ta cùng rung nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa; có lòng thương xót đối với tội lỗi của chúng ta, thương xót với chính chúng ta, nhưng cũng thương xót với tất cả những người đã yêu cầu được cầu nguyện, những người mà chúng ta muốn cầu nguyện cho cùng nhịp với trái tim của Thiên Chúa. Đây là lời cầu nguyện đích thực: cùng nhịp với lòng thương xót của Thiên Chúa, với trái tim thương xót của Người. “Trong thời đại của Giáo hội, sự chuyển cầu của Kitô hữu tham dự vào sự chuyển cầu của Chúa Kitô, như một biểu thức của sự hiệp thông các thánh” (n. 2635). Tham dự vào sự chuyển cầu của Chúa Kitô nghĩa là gì? Khi tôi chuyển cầu cho ai đó hoặc cầu nguyện cho ai đó: thì Chúa Kitô ở trước mặt Chúa Cha, Người là Đấng chuyển cầu, Người cầu nguyện cho chúng ta, Người cầu nguyện, cho Chúa Cha thấy những vết thương trên tay của Người, thì Chúa Giêsu hiện diện trước mặt Chúa Cha với nhiệm thể của Người. Và Chúa Giêsu là người chuyển cầu của chúng ta và cầu nguyện là giống như Chúa Giêsu một chút: chuyển cầu trong Chúa Giêsu cùng Chúa Cha, cho những người khác. Điều này rất đẹp đẽ.
Trái tim con người hướng về việc cầu nguyện. Điều này hoàn toàn nhân bản. Ai không yêu thương anh chị em mình thì không cầu nguyện nghiêm túc. Ai đó có thể nói: người ta không thể cầu nguyện khi chìm đắm trong hận thù; người ta không thể cầu nguyện khi chìm đắm trong sự dửng dưng. Lời cầu nguyện chỉ được dâng lên trong tinh thần yêu thương. Những người không yêu chỉ giả vờ cầu nguyện, họ tin họ đang cầu nguyện, nhưng họ không cầu nguyện vì họ thiếu tinh thần thích hợp, đó là tình yêu. Trong Giáo hội, những người quen với nỗi buồn và niềm vui của người khác đào sâu hơn những người điều tra “hệ thống chủ yếu” của thế giới. Vì thế, kinh nghiệm của con người hiện diện trong mọi lời cầu nguyện, vì bất kể người ta có thể đã phạm phải những lỗi lầm nào, họ không bao giờ bị bác bỏ hoặc bị gạt sang một bên.
Khi các tín hữu, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, cầu nguyện cho những người tội lỗi, họ không được lựa chọn, không được phán xét hay lên án ai: họ cầu nguyện cho tất cả mọi người. Và họ cầu nguyện cho chính họ. Lúc đó, họ biết rằng họ không khác những người được họ cầu nguyện cho. Họ nhận ra mình là những kẻ tội lỗi giữa những kẻ tội lỗi và họ cầu nguyện cho mọi người. Bài học của dụ ngôn người Pharisiêu và người thu thuế luôn sống động và có liên quan (xem Lc 18: 9-14): chúng ta không tốt hơn ai hết, tất cả chúng ta đều là anh chị em, những người mang thân phận mong manh, đau khổ và tội lỗi chung.
Vì vậy, một lời cầu nguyện chúng ta có thể thưa với Chúa là: “Lạy Chúa, không ai công chính trong tầm mắt Chúa” (xem Tv 143: 2), đây là lời một trong các Thánh vịnh nói: “Lạy Chúa, không ai đang sống mà công chính, trong tầm mắt của Chúa, không ai trong chúng con: tất cả chúng con đều là những kẻ có tội - tất cả chúng con đều mắc nợ, mỗi người đều có món nợ phải trả; không ai không có tội trong mắt Người. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!" Và với tinh thần này, lời cầu nguyện sinh hoa trái vì chúng ta khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa và cầu nguyện cho mọi người. Thay vào đó, người Pharisiêu cầu nguyện cách tự đắc: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì con không giống như những người khác, các kẻ tội lỗi: Con công chính, luôn luôn làm… ”. Đấy không phải là cầu nguyện: đấy là nhìn chính mình trong gương, không phải là nhìn vào thực tại của chính mình, không. Nó giống như việc anh chị tự trang điểm mình trong gương vì sự kiêu ngạo của anh chị em.
Thế giới tiếp tục tiến bước nhờ vào chuỗi những người cầu nguyện này, những người chuyển cầu, và là những người phần lớn không được biết đến … nhưng không phải Thiên Chúa không biết đến! Có nhiều Kitô hữu vô danh, trong thời gian bị bách hại, đã lặp lại lời của Chúa chúng ta: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ; vì họ không biết việc họ đang làm”(Lc 23:34).
Vị Mục Tử Nhân Lành vẫn trung thành ngay khi biết tội lỗi của dân Người: Vị Mục Tử Nhân Lành tiếp tục làm Cha ngay cả khi con cái của Người tách ra xa và bỏ rơi Người. Người kiên trì trong việc phục vụ như chủ chăn ngay cả với những người đã vấy máu tay Người; Người không đóng cửa trái tim của Người với những người thậm chí đã làm cho Người phải đau khổ.
Trong tất cả các chi thể của mình, Giáo Hội có sứ mạng thực hành lối cầu nguyện chuyển cầu: chuyển cầu cho người khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những người thực thi các vai trò trách nhiệm: cha mẹ, giáo viên, thừa tác viên thụ phong, cấp trên của các cộng đồng… Giống như Ápraham và Môsê, đôi khi họ phải “bênh vực” dân đã được giao phó cho họ trước mặt Thiên Chúa. Trên thực tế, chúng ta đang nói về việc bảo vệ họ bằng đôi mắt và trái tim của Thiên Chúa, bằng lòng từ bi và sự dịu dàng bách chiến bách thắng của Người. Cầu nguyện cho người khác một cách âu yếm.
Thưa anh chị em, chúng ta đều là những chiếc lá trên cùng một thân cây: mỗi chiếc rơi xuống nhắc nhở chúng ta về lòng đạo đức cao cả cần được nuôi dưỡng trong lời cầu nguyện, cho nhau. Vì vậy, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Nó sẽ mang lại điều tốt cho chúng ta và cho mọi người. Cảm ơn anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp video yểm trợ cho một dự án được gọi là “Sứ mệnh 4.7 và Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục”.
(Tin Vatican)
“Giáo dục luôn là một tác động của hy vọng, mở ra từ hiện tại tới tương lai,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong lời kêu gọi mở đầu của đoạn video thông điệp của ngài gửi cho Đại Hội nghị Giới trẻ Vatican, những người đang thực hiện chương trình của “Sứ Mệnh 4.7 và Hiệp Ước toàn cầu” về giáo dục.
Sứ Mệnh 4.7
Sứ mệnh 4.7 (lấy tên từ Mục tiêu 4.7 của SDG, tập chú vào kiến thức và giáo dục) qui tụ các nhà lãnh đạo từ chính phủ, đại học, xã hội dân sự và doanh nghiệp để đẩy nhanh việc thúc đẩy Giáo dục nhằm phát triển lâu bền cho toàn thế giới và nêu bật tầm quan trọng của giáo dục nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).
Đại Hội Giới trẻ Vatican thường niên, diễn ra vào ngày 16-17 tháng 12 dưới hình thức trực tuyến được tổ chức tại Trung tâm Giáo hoàng Pio IV, Đại hội này tập chú vào nhu cầu có một loại hình giáo dục mới, “một nền giáo dục vượt lên trên toàn cầu hóa hiện nay trước sự thờ ơ và văn hóa xa thải."
Hậu quả của đại dịch đối với nền giáo dục
Năm 2020 là một năm nhiều thương đau bất thường do bệnh dịch Covid-19 gây ra - làm cô lập và hủy hoại, gây đau khổ về tinh thần và cướp đi nhiều sinh mạng con người - trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha cho biết đại dịch cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng giáo dục chưa từng có.
ĐTC nói: “Hơn một tỷ trẻ em đã phải đối diện với sự gián đoạn trong việc học hành. Hàng trăm triệu trẻ em đã bị thụt lùi không có các cơ hội phát triển xã hội và tri thức. Và ở nhiều nơi, còn bị khủng hoảng về sinh học, tâm lý và kinh tế một cách trầm trọng hơn cả các cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội nữa!”
Đức Thánh Cha cám ơn các tham dự viên đã cùng nhau đề ra những hoạt động chống lại “hận thù, gây hấn, gây chia rẽ và thiếu cảm thông”, những hành động cụ thể để vượt qua nhờ “những chương trình giáo dục dựa trên công bằng xã hội và tình yêu thương hỗ tương”: Một Hiệp ước Toàn cầu mới về Giáo dục đã được đề ra vào tháng 10.
Trên tất cả, ĐTC cho hay, “Cha cảm ơn các bạn đã đến với nhau trong những ngày này để cùng gom sức nhóm lên hy vọng và đề ra các kế hoạch chung nhằm xây dựng một nền giáo dục mới phát triển 'tính siêu việt của con người, một sự triển nở con người toàn diện và bền vững, đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta qua các cuộc trao đổi vì hòa bình và mở ra những chân trời hướng tới Thiên Chúa.”
Vai trò và trách nhiệm của LHQ
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng vai trò và sự đóng góp của Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất để các chính phủ và xã hội dân sự trên thế giới đoàn kết lại với nhau trong hy vọng và xây dựng một nền giáo dục mới.
ĐTC trích dẫn thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI gửi Liên Hiệp Quốc, năm 1965, trong đó Ngài đánh giá rất cao về LHQ như sau: “Thưa quý vị, quý vị đã hoàn thành và đang trong quá trình hoàn tất một công việc vĩ đại: quý vị đang loan truyền hòa bình cho mọi người. Liên Hợp Quốc là trường học tuyệt vời, nơi cống hiến cho mọi người một nền giáo dục quí giá."
ĐTC cũng nhắc nhớ lại bản Hiến pháp được UNESCO thông qua năm 1945, lúc cuộc chiến thế giới thứ hai vừa kết thúc. Trong phần Mở đầu, Hiến pháp thừa nhận rằng “kể từ khi chiến tranh bùng nổ, trong tâm thức con người, cũng như trong tâm trí con người, một xác tín bảo vệ hòa bình phải được xây dựng”. Và ĐTC tiếp tục, cách đây bảy mươi lăm năm, những người sáng lập UNESCO đã kêu gọi phải cung cấp những "cơ hội giáo dục đầy đủ và bình đẳng cho tất cả mọi người, trong khi theo đuổi công lý và kiến tạo tự do lý tưởng và khoa học... để mọi người có thể hiểu biết nhau nhiều hơn và có được những kiến thức chân thành hơn và hoàn hảo hơn về cuộc sống của nhau. "
Trong thời đại của chúng ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, khi hiệp ước về giáo dục toàn cầu được bùng nổ, “Tôi vui mừng được biết nhiều chính phủ đã cam kết áp dụng những ý tưởng này vào cuộc sống thực tế bằng cách thông qua những chương trình nghị nhắm hoàn thành vào năm 2030, hầu Phát triển Bền vững theo chương trình và kế hoạch của Liên hiệp quốc, cùng với Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục.”
ĐTC cũng nhấn nhấn mạnh tới trọng tâm của giáo dục, là nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), là công nhận một nền giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người, đó là nền tảng cần thiết để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta và nuôi dưỡng tình huynh đệ nhân loại.
'Đừng quên người già'
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách bày tỏ sự ủng hộ sự hợp tác giữa Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục và Sứ mệnh 4.7, nên ĐTC mời gọi tất cả hãy cùng nhau làm việc “vì nền văn minh tình yêu, nét đẹp và sự thống nhất.” ĐTC nói: “Đừng quên những người già cả và lớn tuổi, họ là những chứng nhân mang đầy những giá trị nhân văn quan trọng của xã hội chúng ta…”
Xem Hình
Tuần Đại phúc do các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế thực hiện. Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong làm Bề trên Tuần Đại Phúc. Cùng với ngài còn có 12 cha khác và một thầy thuộc các Cộng đoàn khác nhau của Dòng Chúa Cứu Thế: Hà Nội, Nà Phặc (Bắc Ninh), Hải Dương, Thái Bình.
Giáo xứ Tuỵ Hiền toạ lạc tại xã An Tiến, huyện Mỹ Ðức, Tp. Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 Km về phía Nam.
Giáo xứ có 4.800 nhân danh, với 1.200 hộ gia đình trong 7 Giáo họ. Giáo xứ Tuỵ Hiền là quê hương của thánh tử đạo Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng (1802-1856).
Được biết, khi đến Việt Nam năm 1925, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đã thực hiện các tuần đại phúc cho các xứ đạo. Thông thường, đại phúc được tổ chức vào các dịp lễ quan trọng của các giáo xứ, như ngày chầu lượt, dịp lễ bổn mạng hay khánh thành các cơ sở vật chất của giáo xứ, nhất là vào hai mùa quan trọng trong năm là Mùa Vọng và Mùa Chay. Mỗi kỳ Đại phúc sẽ kéo dài ba giai đoạn: tiền phúc, đại phúc và hậu phúc.
Gx. Tụy Hiền
1. 1,700 giáo sư đã ký kháng thư bảo vệ danh tiếng Thánh Gioan Phaolô II
Trong một tuyên bố vào ngày 7 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã chua chát nhận xét rằng:
“Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta lại đang phải chứng kiến những vụ tấn công chưa từng có vào bản thân ngài.”
Tuy nhiên, cũng “chưa từng có” là lời kêu gọi đã được ký kết bởi 1,700 giáo sư làm việc tại các trường đại học Ba Lan và các viện nghiên cứu. Những người ký kết bao gồm cả Hanna Suchocka, nữ thủ tướng đầu tiên của Ba Lan, cựu ngoại trưởng Adam Daniel Rotfeld, các nhà vật lý Andrzej Staruszkiewicz và Krzysztof Meissner, và đạo diễn phim Krzysztof Zanussi.
“Một danh sách dài đầy ấn tượng về những công lao và thành tích của Đức Gioan Phaolô II đang bị thách thức và xóa bỏ ngày nay,” các giáo sư nói trong kháng cáo.
“Đối với những người trẻ, những người được sinh ra sau khi ngài qua đời, hình ảnh bị biến dạng, giả dối và bị xem thường của vị Giáo hoàng có thể trở thành hình ảnh duy nhất mà họ biết.”
“Chúng tôi kêu gọi tất cả những người thiện chí hãy tỉnh táo lại. Đức Gioan Phaolô II, giống như mọi người khác, xứng đáng được nói đến một cách trung thực. Khi phỉ báng và phủ nhận Đức Gioan Phaolô II, chúng ta gây tổn hại lớn cho chính chúng ta, chứ không phải cho ngài.”
Các giáo sư cho biết họ đang phản ứng trước những cáo buộc chống lại Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là mục tử toàn thể Hội Thánh từ năm 1978 đến 2005, sau khi Tòa Thánh công bố một báo cáo vào tháng trước về cựu Hồng Y Theodore McCarrick, là người đã bị cho huyền chức. Vị Giáo Hoàng Ba Lan bị chỉ trích vì đã bổ nhiệm McCarrick làm tổng giám mục Washington vào năm 2000 và phong ông ta trở thành Hồng Y một năm sau đó.
Các giáo sư cho biết: “Trong vài ngày gần đây, chúng ta đã chứng kiến một làn sóng cáo buộc chống lại Đức Gioan Phaolô II. Ngài bị cáo buộc che đậy các hành vi ấu dâm trong các linh mục Công Giáo và có những lời kêu gọi dỡ bỏ các đài tưởng niệm công khai của ngài. Những hành vi này nhằm biến hình ảnh của một người đáng được kính trọng nhất thành một kẻ đã đồng lõa với những tội ác ghê tởm.”
“Một lý do để đưa ra những yêu cầu cấp tiến là do Tòa Thánh công bố ‘Phúc trình về Nhận thức Thể chế và Việc ra Quyết định của Tòa Thánh liên quan đến Cựu Hồng Y Theodore Edgar McCarrick’. Tuy nhiên, việc phân tích kỹ bản báo cáo không chỉ ra bất kỳ sự kiện nào có thể tạo thành cơ sở để biện minh cho những cáo buộc nói trên đối với Đức Gioan Phaolô II.”
Các giáo sư nói tiếp: “Có một khoảng cách rất lớn giữa việc thăng chức cho một trong những kẻ có hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và việc đưa ra các quyết định nhân sự sai lầm do không đủ kiến thức hoặc do nhận được các thông tin hoàn toàn sai lệch.”
“Nhân vật Theodore McCarrick được đề cập đến được nhiều người lỗi lạc, bao gồm cả các tổng thống Hoa Kỳ, tin tưởng. Ông ta lại có khiếu che giấu kỹ lưỡng mặt trái tội lỗi đen tối trong cuộc đời mình”.
“Tất cả những điều này dẫn chúng tôi đến lập luận rằng những lời vu khống và các cuộc tấn công không có nguồn gốc rõ ràng nhắm vào ký ức về Đức Gioan Phaolô II đang được thúc đẩy bởi một lý thuyết đầy định kiến, là điều đã làm chúng tôi đau buồn và lo lắng sâu sắc”.
Các giáo sư thừa nhận tầm quan trọng của việc điều tra cẩn thận cuộc đời của các nhân vật lịch sử quan trọng. Nhưng họ kêu gọi một “suy tư cân bằng và các phân tích trung thực”, thay vì những chỉ trích “cảm tính” hoặc “có động cơ ý thức hệ”.
Họ nhấn mạnh rằng Thánh Gioan Phaolô II đã có một “ảnh hưởng tích cực đến lịch sử thế giới”. Trích dẫn vai trò của ngài trong việc làm sụp đổ khối Cộng sản, bảo vệ sự thánh thiện của cuộc sống, và những “quyết định mang tính đột phá” của ngài như chuyến thăm năm 1986 tới một giáo đường Do Thái ở Rôma, hội nghị thượng đỉnh liên tôn tại Assisi cùng năm đó, và lời kêu gọi của ngài, vào năm 2000, xin tha thứ cho các tội lỗi đã phạm nhân danh Giáo hội.
Các giáo sư viết tiếp: “Một cử chỉ quan trọng khác, đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi, là việc phục hồi danh dự cho Galileo, là điều mà Đức Giáo Hoàng đã trông đợi rất sớm từ năm 1979 trong một lễ tưởng niệm trọng thể về Albert Einstein nhân một trăm năm ngày sinh của ông”.
“Việc phục hồi này, được thực hiện theo yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II bởi Học viện Khoa học của Tòa Thánh 13 năm sau đó, là một sự công nhận mang tính biểu tượng về quyền tự chủ và tầm quan trọng của các nghiên cứu khoa học”.
Lời kêu gọi của các giáo sư đã diễn ra sau một sự can thiệp vào đầu tháng này của Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan. Trong một tuyên bố ngày 7 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Gądecki phàn nàn về điều mà ngài gọi là “ các cuộc tấn công chưa từng có” nhắm vào Thánh Gioan Phaolô II. Ngài nhấn mạnh rằng đối với vị Giáo Hoàng Ba Lan “ưu tiên cao nhất” là chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và bảo vệ thanh thiếu niên.
Hồi tháng 11 vừa qua, hiệu trưởng trường Đại học Công Giáo John Paul II ở Lublin cũng nói rằng những lời chỉ trích chống lại Đức Gioan Phaolô II là không có cơ sở thực tế, và than thở về “những lời buộc tội đầy ngụy biện, vô lý và vu khống nhắm vào vị thánh quan thầy của chúng ta gần đây”.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của trường đại học ở miền đông Ba Lan nhận xét: “Các luận điểm chủ quan được một số giới đưa ra không được chứng minh bằng các sự kiện và kết quả khách quan - như những gì đã được trình bày trong báo cáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về Theodore. McCarrick”.
Trong lời kêu gọi của mình, 1,700 giáo sư lập luận rằng, nếu việc phủ nhận Đức Gioan Phaolô II không bị phản đối, thì một bức tranh “sai lầm sâu xa” về lịch sử Ba Lan sẽ được hình thành trong tâm trí của những người Ba Lan trẻ tuổi.
Họ nói rằng hậu quả nghiêm trọng nhất của việc này sẽ là “niềm tin của thế hệ sau rằng không có lý do gì để duy trì một cộng đồng có quá khứ như vậy”.
Các nhà tổ chức sáng kiến này mô tả kháng thư này là “một sự kiện chưa từng có, một sự kiện đã tập hợp các cộng đồng học thuật lại với nhau và vượt quá sự mong đợi của chúng tôi.”
Source:Catholic News Agency
2. Nhà hoạt động Công Giáo vì dân chủ Jimmy Lai có thể bị xử tù chung thân
Hôm 11 tháng 12, cảnh sát đã công bố các cáo buộc chính thức, đồng thời cho biết thêm rằng người chủ sở hữu 72 tuổi của tờ Apple Daily - một tiếng nói chỉ trích giới lãnh đạo thành phố và Bắc Kinh - sẽ phải ra trước tòa vào ngày thứ Hai 14 tháng 12. Ông là người đầu tiên bị xét xử vì tội “thông đồng” với các thế lực nước ngoài, có thể phải đối mặt với bản án chung thân, theo như truyền thống “dằn mặt” của các bọn cầm quyền cộng sản.
Đối với các bạn bè và cộng tác viên của ông, chiêu thức này của chính quyền bù nhìn ở Hương Cảng và bọn cầm quyền Trung Quốc là nhằm bịt miệng Lai. Ông là công dân Hương Cảng thứ tư chính thức bị buộc tội theo các biện pháp hà khắc, được phê duyệt vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Luật mới trừng phạt các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và hợp tác với các lực lượng nước ngoài. Bắc Kinh áp đặt nó để ngăn chặn các cuộc phản đối từ phong trào dân chủ. Hơn 30 người đã bị bắt theo luật này.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 2020, luật an ninh quốc gia mới dành cho Hương Cảng đã được quốc hội Trung Quốc ban hành, thông qua Hội đồng Lập pháp Hương Cảng. Trước khi luật được ban hành, ông Lai gọi đây là “hồi chuông báo tử cho Hương Cảng” và cáo buộc rằng nó sẽ phá hủy nền pháp quyền của lãnh thổ này.
Ngày 10 tháng 8 năm 2020, ông Lai bị bắt tại nhà riêng vì cáo buộc cấu kết với lực lượng nước ngoài. Các nhân viên khác của Next Digital cũng bị bắt, và cảnh sát khám xét nhà của cả ông Lai và con trai ông. Cuối buổi sáng, khoảng 200 cảnh sát Hương Cảng đã đột kích vào văn phòng của Apple Daily ở Khu công nghiệp Tseung Kwan O, thu giữ khoảng 25 hộp tài liệu. Ngân hàng HSBC, dưới áp lực của bọn cầm quyền, đã phong tỏa tài khoản ngân hàng của anh ta.
Sau khi Lai bị bắt, giá cổ phiếu của Next Digital đã tăng cao tới 331% vài ngày sau đó. Tiền tại ngoại hầu tra được đặt ở mức 300,000 đô la Hương Cảng (khoảng 38,705 Mỹ kim). Ngày hôm sau, Apple Daily cho biết hơn 500,000 tờ báo đã được in ra, gấp 5 lần con số thông thường. Trên trang nhất của Apple Daily là hình ảnh ông Lai bị còng tay với dòng tiêu đề: “Apple Daily phải tiếp tục chiến đấu”.
Văn phòng các vấn đề về Hương Cảng và Macao, một cơ quan của Trung Quốc đại lục, hoan nghênh vụ bắt giữ và kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc Lai. Hiệp hội Nhà báo Hương Cảng mô tả cuộc đột kích là “khủng khiếp” và chưa từng có ở Hương Cảng. Đảng Dân chủ cáo buộc nhà cầm quyền bù nhìn của Hương Cảng đang cố tạo ra một nỗi khiếp sợ trong ngành truyền thông Hương Cảng. Trên báo chí Hương Cảng, cựu thống đốc Chris Patten gọi các sự kiện này là “cuộc tấn công quá đáng nhất từ trước đến nay”. Người đứng đầu khoa báo chí Đại học Hương Cảng gọi cuộc đột kích là một “cuộc tấn công cực đoan, đáng xấu hổ đối với tự do báo chí”.
Các nhân vật ủng hộ dân chủ khác cũng bị bắt vì các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia cùng ngày, bao gồm Agnes Chow, Wilson Li, Andy Li, và ít nhất bốn người khác.
Vào ngày 2 tháng 12, Lai đã đến trình diện với đồn cảnh sát theo một điều kiện khi được tại ngoại hầu tra sau khi bị bắt vào tháng 8 nhưng ngay lập tức anh bị cảnh sát bắt giữ vì tội lừa đảo. Trong vòng 48 giờ tiếp theo, tòa án đã từ chối mọi đơn xin tại ngoại và cho biết ông Lai bị giam cho đến tháng 4 năm 2021 vì bị “cáo buộc đã vi phạm các điều khoản thuê mướn địa ốc liên quan đến văn phòng Next Digital”.
Vào ngày 11 tháng 12, ông Lai trở thành nhân vật cấp cao đầu tiên bị buộc tội theo luật an ninh quốc gia mới với cáo buộc âm mưu và cấu kết với các lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Các công tố viên đã đưa ra cáo buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài với lý do là ông Lai đã trả lời các cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông nước ngoài. Ông cũng kêu gọi các chính phủ nước ngoài trừng phạt chính quyền bù nhìn Hương Cảng vì những hành động chống lại mặt trận dân chủ.
Source:Asia News
1. Cần có sự châu phê của Tòa thánh đối với các Dòng Tu mới trong các Giáo hội Phương Đông
Trong một Tông thư được ban hành dưới dạng Tự sắc - 'motu proprio', Đức Thánh Cha Phanxicô sửa đổi điều luật trong giáo luật nói về sự phê chuẩn của Tòa thánh đối với các dòng tu trong các Giáo hội Phương Đông, cần phải có sự chấp thuận của Tòa Thánh về việc nhìn nhận cách hợp pháp các Hội Dòng và Tu Hội mới theo pháp luật của các Thượng phụ của các Giáo hội Đông Phương.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô, với Tông thư ban hành Tự sắc "Ab Initio", đã sửa đổi các điều luật 435 §1 và 506 §1 liên quan đến việc Giáo Hội châu phê các Hội dòng hoặc các Tu đoàn mới theo luật của các Thượng phụ cai quản các Giáo hội Phương Đông.
Những sửa đổi mới về Giáo luật là các Giám mục Thượng phụ phải nhận được văn bản châu phê của Tòa Thánh như là một phán quyết cuối cùng, trong việc thành lập một Hội Dòng hay một Tu đoàn theo luật của các Thượng phụ cai quản các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.
Tông thư được công bố sau Tự sắc “Authenticum charismatis” được ban hành vào ngày 4 tháng 11 năm 2020, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉnh sửa lại phần giáo luật của Giáo hội Lamã, đòi hỏi phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Tòa thánh trong việc thành lập các Dòng Tu.
Các chỉnh sửa này được ban hành trên tờ L’Osservatore Romano và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 8 tháng 12. Sau đó, những luật mới này được xuất bản chính thức trong một Văn thư của Tòa Thánh.
Mở rộng các Gia đình Hội Dòng
Tông thư ghi nhận rằng ngay từ những ngày đầu của Giáo hội, một số tín hữu đã được kêu gọi “dâng hiến cuộc đời mình cách đặc biệt cho Thiên Chúa và phục vụ anh chị em mình, các chứng nhân này đã rời bỏ cuộc sống xã hội ồn ào mà sống nếp sống đan tu, sau này trở thành các tu sĩ sống theo những lời khuyên Phúc âm, với lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.” Như Tông thư diễn tả tất cả được bắt đầu bằng những kinh nghiệm cá nhân trong các giáo hội phương Đông, và sau đó được lan tỏa ra ở phương Tây bằng đời sống chung được qui định bằng những Hiến luật và Quy chế và sự tuân phục bề trên.
Vì thế như cây được trồng trong cánh đồng của Chúa, “nhiều hình thức Tu đoàn và đời sống cộng đồng, như các gia đình tu sĩ đã được nẩy sinh một cách kỳ diệu và đa dạng, đáp ứng những nhu cầu của các thành viên trong các gia đình cộng đoàn khác nhau nhằm giúp thăng tiến và mưu ích cho toàn thể Giáo hội Chúa Kitô ”(Hiến chế Tín lý Vui mừng và Hy vọng “Lumen Gentium’’ §43).
Tòa thánh và các Hội Dòng mới
Tông thư nhấn mạnh thêm rằng Giáo hội chào đón các hình thức khác nhau của đời sống thánh hiến như là một “biểu hiện của sự phong phú các hồng ân của Chúa Thánh Thần”. Tuy nhiên, thẩm quyền của Giáo hội - đặc biệt là các vị chủ chăn của các Giáo hội địa phương cần giải thích cho các Tu Đoàn chấn chỉnh các cách sống của họ và từ đó, kiến tạo thành các hình thức sống ổn định, tránh được tình trạng đáng tiếc như “sự chào đời các Tu đoàn không có lợi hoặc không có một đoàn sủng thực sự!” (Quy chế về Đời sống Thánh Hiến - Perfectae caritatis số §19).
Về vấn đề này, Tòa Thánh có trách nhiệm đồng hành với các vị mục tử trong quá trình phân định, dẫn đến việc Giáo hội châu phê một Tu đoàn mới hoặc một Tu hội mới theo luật của các Thượng phụ Đông Phương. Tòa Thánh cũng là người thẩm định cuối cùng để kiểm tra tính xác thực của ơn đoàn sủng của vị sáng lập.
Tiến trình luật pháp tương tự như trên cũng được áp dụng cho toàn thể Giáo hội.
Trong một cuộc phỏng vấn của đài Vatican, ký giả Gabriella Ceraso phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Giorgio Demetrio Gallaro, Thư ký của Thánh Bộ đặc trách về Giáo hội Đông phương, ngài thích rằng qua Tông thư ngày 4 tháng 11 về “Ơn Đoàn Sủng Chân chính”, “Authenticum Charistmatis” và những chỉnh sửa mới, Đức Thánh Cha Phanxicô đang đặt ra một luật pháp tương tự cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo, cả phương Đông lẫn phương Tây.
Đức Tổng Giám Mục cho hay thêm rằng kể từ Công đồng Vatican II, đã phát sinh nhiều hình thức mới cho đời sống thánh hiến và các Hội Dòng, đôi khi có những sự trùng lắp giống nhau…
Để tránh những trường hợp trùng lắp như vậy, cần phải có văn bản cho phép của Tòa Thánh đối với các Tu Đoàn trong Giáo hội Latinh và Phương Đông về các Tu Đoàn và Tu hội cho Đời sống Thánh hiến tu trì và các Tu Hội Đời cho các việc Tông đồ, cũng như cho các Tu đoàn tương tự trong các Giáo hội Phương Đông.
2. ĐTC Phanxicô kỷ niệm 51 năm linh mục
Được thụ phong linh mục ngày 13 tháng 12 năm 1969, vị Giáo hoàng tương lai đã khám phá ra ơn gọi của mình mười sáu năm trước đó, vào ngày 21 tháng 9 năm 1953, vào ngày lễ Thánh Mátthêu.
(Tin Vatican)
Năm mươi mốt năm trước, ngày 13 tháng 12 năm 1969; chỉ vài ngày trước ngày sinh nhật thứ ba mươi ba của mình, thầy Jorge Mario Bergoglio đã được thụ phong chức linh mục.
Mười một năm trước đó, ngày 11 tháng 3 năm 1958, ngài đã vào nhà tập Tu hội Dòng Tên, và chưa đầy bốn năm sau, ngài được khấn dòng, và đã tuyên khấn trọng thể vào ngày 22 tháng 4 năm 1973.
Một kinh nghiệm gặp gỡ
Vị Giáo Hoàng tương lai đã khám phá ra ơn gọi của mình vào năm 1953, vào ngày 21 tháng 9 - lễ thánh Mátthêu. Vào ngày đó, cậu thanh niên 17 tuổi, Jorge Bergoglio đi ngang qua một giáo xứ mà cậu theo học khi còn ở Buenos Aires, cậu cảm thấy cần phải đi xưng tội. Cậu thấy một linh mục mà cậu không biết, và lần hòa giải đó đã thay đổi cuộc đời của cậu.
Đức Thánh Cha Phanxicô sau này kể lại: “Đối với tôi, đây là một kinh nghiệm gặp gỡ.” Phát biểu trong thánh Lễ Vọng Hiện Xuống ngày 18 tháng 5 năm 2013, Đức Thánh Cha nói về chuyến viếng thăm một nhà thờ cách đây rất lâu, “Tôi cảm thấy như có ai đó đang đợi tôi. Tuy nhiên, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, tôi không thể nhớ, tôi không biết tại sao vị linh mục đó lại ở đó! hoặc tại sao tôi cảm thấy muốn đi xưng tội, dường như, sự thật là có ai đó đang đợi tôi. Người đó đã đợi tôi lâu rồi. Sau khi xưng tội, tôi cảm thấy có điều gì đó đã thay đổi tôi. Tôi không còn là tôi trước đó nữa! Tôi nghe văng vẳng một cái gì đó như một giọng nói, hoặc một lời mời gọi… và tôi đã bị thuyết phục mình phải nên trở nên một linh mục”.
Chàng Jorge Bergoglio đã cảm nghiệm được một sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa trong cuộc đời mình, cảm thấy trái tim mình rung động và cảm nhận được sự tuôn tràn của lòng thương xót Chúa, với ánh nhìn đầy trìu mến dịu dàng, Chúa đã gọi ngài bước vào đời tu, theo gương Thánh Ignatiô thành Loyola. Chính trong giai đoạn này, ngài đã cảm hứng lựa chọn một phương châm sống mà sau này đã trở thành huy hiệu Giám mục, và Giáo hoàng của ngài là “Miserando atque eligendo” (Chúa nhìn âu yếm và gọi) được trích từ bài giảng của Chân phước Bede (Hom. 21; CCL 122, 149-151), khi Ngài đề cập đến đoạn Tin Mừng viết về ơn gọi của Thánh Matthêu, như ngài viết: “Vidit ergo lesus publicanum et quia misrando atque eligendo vidit, ait illi sequere me” (Chúa Giêsu đã nhìn thấy người thu thuế và vì đã nhìn thấu thánh nhân qua ánh mắt thương xót và chọn thánh nhân khi Chúa nói: “Hãy theo Ta”).
Các linh mục trong trái tim của Vị Giáo Hoàng
Đức Thánh Cha Phanxicô thường tâm sự với các linh mục trong các bài giảng và phát biểu của mình. Đặc biệt, trong năm nay, ngài đã đề cập đến các linh mục nhiều lần liên quan đến cơn đại dịch hiện tại và những dấn thân của các ngài với tín hữu, trong các tình huống nguy ngập về sức khỏe.
Trong Thánh lễ “Truyền Dầu” (Chrism) bị hoãn lại trong năm nay, vì những hạn chế của cơn dịch Covid-19, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một Tâm thư gửi các linh mục của Giáo phận Rôma, trong đó Đức Thánh Cha nồng nhiệt ngỏ lời với các mục tử của dân Chúa, những người đã “tận tay đụng chạm tới nỗi đau của dân chúng,” luôn ở gần họ, chia sẻ với họ và giúp họ trong bước đường hành trình của niềm tin yêu hy vọng... “Là một cộng đoàn các linh mục,” ĐTC Phanxicô viết, “chúng ta không xa lạ gì trước những tình huống này; chúng ta đã không nhìn chúng qua cánh cửa sổ! mà vượt qua mọi thử thách, chúng ta tìm cách để hiện diện và đồng hành với cộng đoàn của mình; khi sói đến, chúng ta không bỏ chạy hay bỏ bầy chiên”.
Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục hãy khôn ngoan, nhìn xa trông rộng mà dấn thân; hãy nhìn về tương lai, ĐTC đề cập tới các thách đố của các linh mục “phát triển khả năng lắng nghe một cách chú ý nhưng với niềm hy vọng, thanh thản nhưng kiên cường, kiên trì nhưng không hãi sợ.”
ĐTC kết thúc lá thư của mình, bằng lưu ý rằng "Là các linh mục, thuộc dòng tộc tư tế, chúng ta phải có trách nhiệm về tương lai và kế hoạch cho dân chúng như những người anh chị em của chúng ta."
Tinh thần tông đồ của các linh mục
Sau đó, khi nói với các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế của miền Lombardy ở Pháp, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại “lòng nhiệt thành mục vụ và sự chăm sóc sáng tạo”, người đã “giúp mọi người tiếp tục hành trình đức tin, chứ không giam mình trong nỗi đau và hãi sợ."
ĐTC nói: “Cha rất ngưỡng mộ tinh thần dấn thân tông đồ của rất nhiều linh mục, những người đã khích lệ anh chị em mình qua điện thoại, hoặc đi gõ cửa từng nhà và hỏi han: ‘Anh chị em có cần gì không? Tôi sẽ mua cho... '. “Những linh mục này đã sát cánh cùng đoàn chiên của mình, để quan tâm, chia sẻ cuộc sống hàng ngày: Các ngài là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện ủi an của Chúa.” Sau đó, ĐTC nói thêm: “Đáng tiếc một số các linh mục trong số đó đã tử vong, các bác sĩ và các nhân viên y tế cũng thiệt mạng”; và ĐTC nhớ đến nhiều linh mục đã bị nhiễm bệnh, nhưng “cám ơn Chúa” các ngài đã được chữa lành. ĐTC cám ơn tất cả các giáo sĩ ở Ý, "những người đã hiên ngang làm chứng cho lòng dũng cảm và tình yêu dành cho đoàn chiên."
1. Xả súng thảm sát các Kitô hữu hát mừng Chúa Giáng Sinh tại New York
Tiếng súng bắt đầu ngay trước 4 giờ chiều ngày Chúa Nhật 13 tháng 12 tại Nhà thờ Saint John the Divine (Thánh Gioan Thiên Chúa), là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Anh Giáo New York.
Một buổi hòa nhạc kéo dài 45 phút được tổ chức trên các bậc thềm của nhà thờ vừa kết thúc và khi đám đông vài trăm người đang đứng dậy để về nhà thì tay súng này bắt đầu nổ súng, khiến nhiều người chạy xuống Đại lộ Amsterdam la hét trong kinh hoàng và nằm xuống vỉa hè tránh đạn.
Ủy viên cảnh sát New York Dermot Shea cho biết một thám tử, một trung sĩ và một cảnh sát có mặt tại sự kiện này đã bắn 15 phát đạn, giết chết tên hung thủ.
“Nhờ ơn Chúa mà ngày hôm nay không ai bị hề hấn gì ngoài tay súng bị bắn hạ”, ông nói.
Tay súng mặc đồ đen với khuôn mặt che khuất bởi chiếc mũ bóng chày màu trắng và khẩu trang. Hắn cầm một khẩu súng lục được xi bạc trong tay và một tay kia cầm một khẩu súng màu đen khi bước ra từ phía sau một cột đá ở đầu cầu thang.
Các nhân chứng nói với cảnh sát rằng người đàn ông đã la hét trong khi nổ súng, Shea nói. Tên của người đàn ông không được công bố ngay lập tức.
Shea cho biết, người đàn ông này có một tiền án lâu năm và đang mang một chiếc ba lô chứa một can xăng, dây thừng, dây kẽm, băng keo, dao và một cuốn Kinh Thánh cũ kỹ. Ủy viên cảnh sát gọi hành động của các viên chức cảnh sát là “anh hùng.”
Không rõ tay súng đang nhắm vào người dân đang chạy tán loạn hay chỉ mới bắn chỉ thiên.
Một video được đăng tải trên mạng xã hội bởi một người đứng gần đó cho thấy các viên chức cảnh sát đang cúi mình nấp sau một thùng rác và hét lên “bỏ súng xuống!” và bắn những phát súng nhắm cẩn thận vào người đàn ông trong ít nhất một phút rưỡi khi anh ta lao vào và lao ra từ phía sau một cây cột.
Một số thường dân sợ hãi nằm sấp ở dưới bậc thang, ôm chặt lấy nhau trong tiếng súng. Những người khác thu mình lại sau cột đèn. Họ đã chạy tìm nơi an toàn sau khi tay súng bị hạ gục bởi một phát đạn của một cảnh sát.
Phát ngôn viên của nhà thờ, Lisa Schubert, nói với The New York Times: “Kẻ xả súng có thể đã giết rất nhiều người. Có hàng trăm người ở đây và hắn đã bắn ít nhất 20 phát”.
Một phát ngôn viên khác của nhà thờ là Iva Benson cho biết qua email: “Thật là kinh khủng khi món quà mà dàn hợp xướng của chúng tôi dành cho Thành phố New York, một buổi chiều khi chúng ta rất cần có những bài hát và sự đoàn kết, đã bị kinh hoàng bởi hành động bạo lực gây sốc này”.
Nhà thờ chính tòa Anh Giáo ở New York là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1892 và vẫn chưa hoàn thành. Nhà thờ đã được kết nối với nhiều danh lam thắng cảnh ở New York và các sự kiện đáng chú ý trong lịch sử lâu đời của nó. Tổng thống Franklin Delano Roosevelt từng là một thành viên trong quản trị.
Source:AP
2. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thổ Nhĩ Kỳ đang trong tình trạng nghiêm trọng
Đức Cha Rubén Tierrablanca González, Giám Quản Tông Tòa Istanbul và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, đã được đặt máy thở trong khoa chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Istanbul vì COVID-19.
Theo các nguồn tin Công Giáo địa phương, sau khi xét nghiệm dương tính với loại coronavirus mới cách đây khoảng 10 ngày, vị Giám Mục gốc Mexico nhanh chóng thấy mình trong tình trạng nguy kịch và hiện đang chiến đấu giành giật mạng sống với những triệu chứng tồi tệ nhất của coronavirus.
Sức khỏe của ngài suy giảm nhanh chóng đến mức người phải được đưa đến Bệnh viện Đại học Koç ở Istanbul, nơi các bác sĩ đã đặt ngài vào máy thở.
Đức Cha Rubén Tierrablanca González sinh ngày 24 tháng 8 năm 1952 tại Cortazar, miền trung Mễ Tây Cơ. Ngài sang Thổ Nhĩ Kỳ truyền giáo vào năm 2003 và vào năm 2016, ngài trở thành Giám Quản Tông Tòa tại thủ đô kinh doanh của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giám quản tông tòa tại Constantinople cho người Hy Lạp. Năm 2018, ngài được bầu làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời trẻ, ngài theo học tại tiểu chủng viện dòng Phanxicô và nhập tập viện ngày 22 tháng 8 năm 1970. Ngài khấn trọn vào ngày 2 tháng 8 năm 1977, sau đó được thụ phong linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn vào năm sau.
Kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần 1.8 triệu trường hợp đã được báo cáo ở nước này. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn vì trong nhiều tháng, các cơ quan y tế đã không đếm các trường hợp dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng nghiêm trọng.
Chỉ riêng ngày Chúa Nhật 13 tháng 12, số người chết vì COVID-19 đã tăng đến 220 người trong một ngày, nâng tổng số người chết liên quan đến COVID-19 lên 15,751 người.
Source:Asia News
3. Tuyên bố của ĐTGM Salvatore J. Cordileone của TGP San Francisco: Không thể cho Joe Biden rước lễ
Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington DC, người vừa được tấn phong Hồng Y hôm 28 tháng 11, đã gây ra những phản ứng mạnh khi tuyên bố rằng ngài sẽ cho ông Joe Biden được rước lễ trong tổng giáo phận của ngài; và sẽ đối thoại trực tiếp với Joe Biden. Trước đó, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho biết về việc thành lập một ủy ban đặc nhiệm về các vấn đề liên quan đến Joe Biden.
Theo Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, tuyên bố này từ vị Hồng Yda đen đầu tiên của Hoa Kỳ có thể “gây ra tai tiếng cho các Giám Mục và các linh mục, và cho nhiều người Công Giáo đang quyết tâm trung thành với giáo huấn của Hội Thánh. Nó gây thiệt hại cho Hội Đồng Giám Mục, cho ý nghĩa của tính đồng đoàn, và cho kết quả công việc vận động của Hội Đồng với chính quyền tương lai”.
Viện dẫn sách giáo lý Công Giáo, và quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cũng bác bỏ khả năng có thể cho ông Joe Biden được rước lễ.
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã lên tiếng công khai ủng hộ tuyên bố này của Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput.
Ngày 14 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco đã ra tuyên bố sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong một bài báo gần đây được đăng trên tờ First Things (tiếng Anh, tiếng Việt), Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Philadelphia, đã đưa ra một giải thích minh bạch rất có giá trị về một số nguyên tắc đạo đức và giáo lý nền tảng đang được đặt ra rất nhiều trong thời đại của chúng ta, đó là, tệ nạn phá thai cực kỳ nghiêm trọng, giáo huấn nhất quán của Giáo Hội Công Giáo về sự xứng đáng để rước lễ, và trách nhiệm của người Công Giáo trong đời sống công cộng.
Ngoài bản ghi nhớ vào tháng 7 năm 2004 của Bộ Giáo lý Đức tin (Sự xứng đáng để Rước lễ: Các Nguyên tắc Chung) và Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo mà ngài trích dẫn trong bài báo của mình, chính các giám mục Hoa Kỳ cũng đã khẳng định lại những giáo lý vượt thời gian này trong thư mục vụ năm 2006, “Hạnh phúc cho những ai được gọi đến bữa ăn tối của Ngài”: Chuẩn bị đón nhận Chúa Kitô một cách xứng đáng trong Bí tích Thánh Thể. “
Tôi đồng ý tối đa với Đức Tổng Giám Mục Chaput khi ngài nói, “Đây không phải là vấn đề ‘chính trị’, và những người mô tả nó như vậy hoặc là không hiểu biết hoặc cố tình gây ngộ nhận về vấn đề này. Đây là vấn đề thuộc trách nhiệm duy nhất của các giám mục trước Chúa về tính toàn vẹn của các bí tích”. Đặc biệt đáng quan ngại là hoàn cảnh của những người Công Giáo, những người nổi bật trong đời sống công cộng, chính vì ảnh hưởng to lớn của họ đối với việc hình thành các thái độ văn hóa và các giá trị đạo đức của xã hội chúng ta. Đó là nguyên nhân của một vụ tai tiếng không nhỏ khi những người này tự xưng là những người Công Giáo giữ đạo trong khi lại vận động cho những căn nguyên trực tiếp vi phạm phẩm giá vốn có của đời sống con người, và là một trong những chân lý tự nhiên cơ bản không thể thiếu trong giáo lý cốt lõi của đức tin Công Giáo.
Tôi cầu nguyện rằng bài báo kịp thời và sâu sắc này của Đức Tổng Giám Mục Chaput sẽ thúc đẩy một cuộc thảo luận và giải quyết những vấn đề này một cách thẳng thắn và trung thực hơn giữa các mục tử của Giáo hội và những giáo dân nổi bật trong đời sống công cộng ở đất nước chúng ta.
+ Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone
Tổng Giám Mục San Francisco.
Source:Archdiocese of San Francisco