Ngày 14-12-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục thế giới hành động sau khi đạt được thỏa ước về thay đổi khí hậu
Vũ Văn An
02:13 14/12/2015
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật hôm qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi các nhà lãnh đạo thế giới vì đã đạt được một thoả hiệp trong các cuộc thương thảo mới đây về thay đổi khí hậu tại Paris, và thúc giục cộng đồng quốc tế mau chóng đem thỏa hiệp vào hành động. Ngài phát biểu: “Hội nghị về khí hậu vừa kết thúc tại Paris, với việc chấp nhận một thỏa hiệp, được nhiều người xác định là có tính lịch sử”.

Một trong những người đó là Hãng Tin Reuters. Theo Hãng này, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hoàn cầu tại Paris đã tạo được một thỏa hiệp hết sức chủ yếu vào hôm Thứ Bẩy, định hướng đi cho việc biến đổi có tính lịch sử đối với nền kinh tế lệ thuộc nhiên liệu hóa thạch chỉ trong vòng mấy thập niên, nhằm chặn đứng việc hâm nóng địa cầu.

Sau bốn năm thương thuyết gay go dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, trong đó quyền lợi các nước giầu và các nước nghèo thường chạm trán nhau một cách nẩy lửa, Ngoại Trưởng Pháp Laurent Fabius đã tuyên bố rằng một thỏa ước đã được chấp thuận, giữa tiếng vỗ tay và húyt còi inh ỏi của đại diện gần 200 quốc gia trên thế giới.

Thỏa ước nói trên được chào đón như là thỏa ước khí hậu thứ nhất thực sự có tính hoàn cầu, buộc cả các nước giầu lẫn các nước nghèo phải hạn chế việc thải khí cácbon mỗi ngày mỗi gia tăng vào khí quyển. Nó đặt ra mục tiêu sâu rộng, dài hạn là loại bỏ, ngay trong thế kỷ này, công xuất thuần của khí nhà kính do con người tạo ra.

Nó cũng tạo ra một hệ thống nhằm khuyến khích các quốc gia tự nguyện đưa ra các cố gắng trong nước nhằm hạn chế việc thải khí, và cung cấp nhiều tỷ Mỹ Kim hơn nữa (mỗi năm100 tỷ mỹ kim) giúp các nước nghèo đương đầu với việc chuyển sang một nền kinh tế “xanh” hơn, dựa vào các nguồn năng lượng có thể đổi mới được.

Ngoại Trường Pháp gọi đây là một thoả hiệp “có tham vọng và quân bình”, tạo nên một “bước ngoặc lịch sử” trong các cố gắng ngăn cản các hậu quả thảm hại của một hành tinh quá bị hâm nóng.

Thỏa hiệp cuối cùng chủ yếu giữ nguyên dự thảo đã được công bố đầu ngày thứ Bẩy, 12 tháng 12, kể cả mục tiêu táo bạo là hạn chế mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ bách phân so với mức tiền kỹ nghệ, mà nếu quá mức này, thì các khoa học gia cho rằng thế giới sẽ bị khóa cứng vào một tương lai đầy thảm họa: mực nước biển dâng cao, hạn hán và lụt lội trầm trọng, thiếu thực phẩm và nước uống khắp nơi và nhiều trận bão tàn phá hơn nữa. Hiện nay đó là mục tiêu trước mắt, và lý tưởng sẽ cố gắng đạt mức 1.5 độ bách phân.

Người ta từng tiên đoán sẽ đạt được thỏa hiệp trên ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, vì 187 quốc gia từng đã đệ nạp các kế hoạch chi tiết của họ cho thấy họ cương quyết hãm đà gia tăng việc thải khí nhà kính, vốn là mục tiêu cốt lõi của thỏa hiệp.

Dù vẫn để mỗi quốc gia tự ý đưa ra các biện pháp riêng của họ, nhưng thỏa ước đã xác định ra một viễn kiến và kế hoạch hành động chung sau rất nhiều năm tranh cãi về việc phải diễn tiến ra sao.

Các viên chức hy vọng rằng lập trường chung trên đây sẽ là một biểu tượng mạnh mẽ đối với mọi công dân của thế giới và là một dấu hiệu có uy lực thúc đẩy các nhà quản trị và các nhà đầu tư an tâm trong việc chi tiêu hàng ngàn tỷ mỹ kim vào việc thay thế năng lượng than đốt bằng các tấm thu năng lượng mặt trời (solar panels) và cối xay gió (windmills), phi cácbon hóa nền kinh tế hoàn cầu ngay trong đời nhiều người hiện sống hôm nay.

Cũng cần ghi nhận rằng dù một số nhà tranh đấu Hoa Kỳ về thay đổi khí hậu có tỏ ra hoài nghi đối với thoả hiệp, nhưng đối với gần 30,000 viên chức, các nhà khoa bảng và các nhà vận động cắm trại gần địa điểm hội nghị ở Paris, thì đây là bước ngoặc có tính lịch sử mà họ hằng chờ mong xưa nay.

Sáu năm sau khi hội nghị thượng đỉnh trước đây về thay đổi khí hậu tại Copenhagen kết thúc trong thất bại chua cay, thỏa ước Paris xem ra đã tái dựng được phần lớn niềm tin tưởng cần để hoàn cầu phối hợp các cố gắng của mình nhằm chống lại việc thay đổi khí hậu.

Chính vì thế, phần lớn các nhà tranh đấu chống việc hâm nóng địa cầu phản ứng một cách tích cực, vì thỏa ước đạt được các mục tiêu dài hạn hơn họ tưởng. Tuy nhiên, họ coi đây cũng chỉ mới là bước đầu. Vả lại, không giống như Nghị Định Thư Kyoto năm 1997, thỏa ước Paris không hoàn toàn có tính các bắt buộc về luật pháp.

Michael Levi, một chuyên gia về năng lượng và thay đổi khí hậu, cho rằng “vấn đề thỏa ước này có trở thành một bước ngoặc thực sự cho thế giới hay không còn tùy thuộc chủ yếu ở các nước có thi hành nghiêm chỉnh hay không”.

Đơn giản vì một số khía cạnh của thỏa ước có tính trói buộc như việc buộc phải đệ trình mục tiêu giảm thiểu việc thải khí và việc thường xuyên phải duyệt lại mục tiêu này. Nhưng chính mục tiêu do các quốc gia đưa ra thì không bị trói buộc.

Nên các kế hoạch của từng quốc gia là điều tự nguyện. Và biện pháp chế tài chỉ là “nêu danh và chuốc nhục” (name-and-shame) để làm áp lực mà thôi, hy vọng các nước sẽ không muốn bị coi là những tên lạc hậu quốc tế.

Chính vì thế Miguel Arias Canete, Tổng Ủy Trưởng Khí Hậu Âu Châu, đã nói lên sự thật này: “Hôm nay ta mừng vui, ngày mai ta phải làm việc”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người hiểu điều trên hơn bất cứ ai khác. Ngài cho rằng thi hành kế hoạch đòi “một cam kết có phối hợp và quảng đại của mọi người”. Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Trong khi hy vọng rằng phải bảo đảm có sự lưu tâm đặc biệt đối với các nước yếu thế, tôi khuyên toàn thể cộng đồng quốc tế hãy tiến theo con đường đã chọn nhân danh tình liên đới mỗi ngày mỗi trở nên hữu hiệu hơn”.
 
Đức Thánh Cha cổ võ sáng kiến giúp giới trẻ thất nghiệp
LmTrần Đức Anh OP
09:44 14/12/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích các sáng kiến giúp người trẻ vượt thắng tình trạng thiếu công ăn việc làm.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 14-12-2015, dành cho 2 ngàn tham dự viên dự án ”Policoro” của HĐGM Italia, thành lập cách đây 20 năm sau đại hội Công Giáo toàn quốc ở thành phố Palermo, nhắm giúp người trẻ tiến từ tình trạng thất nghiệp đến tình trạng quan tâm săn sóc cuộc sống.

ĐTC nhận xét rằng dự án này thực là một sáng kiến lớn, thăng tiến giới trẻ, và là một cơ hội thực sự để phát triển địa phương theo chiều kích quốc gia. Hướng đi mạnh mẽ của sáng kiến này thành công trong nhiều lãnh vực như huấn luyện người trẻ, đẩy mạnh các hợp tác xã, kiến tạo những vai trò trung gia như những người linh hoạt cộng đoàn và một loại các cử chỉ cụ thể khác.

ĐTC cũng lấy làm tiếc vì ”ngày nay bao nhiêu người trẻ còn là nạn nhân của nạn thất nghiệp! Khi không có việc làm thì phẩm giá cũng bị lâm nguy.. Nhiều người trẻ không còn đi tìm việc làm nữa, họ đành cam chịu tình trạng tiếp tục bị từ chối không được thu nhận làm việc, hoặc họ tỏ ra lãnh đạm đối với một xã hội chỉ ưu đãi những người được đặc ân và ngăn cản những người đáng được thành đạt. Công ăn việc làm không phải là một quà tặng dành cho một thiểu số được tiến cử, nhưng là một quyền của tất cả mọi người!

ĐTC khích lệ tổ chức ”Policoro” tiếp tục nâng đỡ các năng lực mới dành cho công ăn việc làm, cổ võ một lối sáng tạo tận dụng trí tuệ và sức lực, cùng nhau suy tư, đề ra dự phóng, đón nhận và trao ban sự giúp đỡ. Đó là những hình thức hữu hiệu nhất để biểu lộ tình liên đới như một hồng ân.

Sau cùng, ĐTC đề cao khía cạnh loan báo Tin Mừng trong các hoạt động của tổ chức Policoro và nói rằng: ”Công tác của anh chị em không phải chỉ là giúp người trẻ tìm được việc làm, nhưng còn là một trách nhiệm loan báo Tin Mừng, qua giá trị thánh hóa của lao công. Nhưng đây không phải là bất vì công việc nào, không phải là thứ lao công bóc lột, đè bẹp, hạ nhục, gây đau khổ, trái lại là lao công làm cho con người thực sự được tự do, theo phẩm giá cao thượng của mình!”

ĐTC cám ơn tổ chức Policoro vì sự dấn thân giúp giới trẻ. Tôi rất quan tâm đến công việc của anh chị em, vì tôi đau khổ khi thấy bao nhiêu người trẻ không có việc làm. Anh chị em hãy nghĩ rằng tại Italia này, từ 25 tuổi trở xuống, tức là gần 40% người trẻ thất nghiệp. Một người trẻ không có việc làm thì họ làm gì? Họ ngã bệnh và phải đi bác sĩ phân tâm, hoặc lâm vào vòng nghiện ngập hoặc tự tử. Các thống kê về những vụ tự tử của người trẻ không được công bố và có những tránh né để khỏi công bố thống kê ấy.. Anh chị em hãy nghĩ: những người trẻ ấy là thân mình của chúng ta, là thân mình của Chúa Kitô, vì thế chúng ta phải tiếp tục làm việc để tháp tùng họ... (SD 14-12-2015)
 
Chủ Tịch Nghị Viện Châu Âu: Trên lục địa của chúng ta, những Kitô hữu không được an toàn nữa.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:03 14/12/2015
Chủ Tịch Nghị Viện Châu Âu: Trên lục địa của chúng ta, những Kitô hữu không được an toàn nữa.

(CNSNews.com). “Châu Âu không thể tiếp tục lơ là bỏ qua số phận của những Kitô hữu là những người rõ ràng đang bị đàn áp nhất trên thế giới,” Chủ Tịch nghị viện Liên Hiệp Âu Châu, Martin Schulz, đã phát biểu như vậy tại hội nghị về đàn áp tôn giáo ở Brussels vào đầu tháng này.

Với tư cách là đại diện cho nước Đức, Schulz đã nói rằng “Chúng ta phải thay đổi cách nhìn vì trên lục địa này những Kitô hữu không được an toàn nữa,”

Phó Chủ Tịch Nghị Viện Âu Châu, Antonio Tajani, có cùng quan điểm với Schuls đã nói thêm rằng “ Không có cộng đồng tôn giáo nào lại bị thù ghét, bạo lực và tấn công có hệ thống như cộng đồng Kitô hữu”

Các lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã có cuộc họp vào ngày 2 tháng Mười Hai và kêu gọi phương Tây hãy phá vỡ sự yên lặng của mình đối với số phận của những Kitô hữu, đặc biệt là những người đang bị đàn áp tại Trung Đông.

Schulz đã nói rằng các cuộc đàn áp các Kitô hữu đã bị các chính phủ Âu Châu “coi thường” và “chưa được lưu tâm đúng mức,”

ÔngTajani, người đại diện nước Ý đã nhấn mạnh rằng “Phương Tây phải lên tiếng về những cuộc đàn áp người Kitô hữu trên thế giới và Châu Âu phải thúc đẩy một mô hình xã hội đối lập với chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và các kế hoạch tội phạm tàn bạo như lập nhà nước Hội Giáo ở Iraq và Syria, rồi sau đó lan tràn sang Libya,”.

Ông nói tiếp rằng Âu Châu đôi khi “ đã thoái thác và cho rằng việc bảo vệ các Kitô hữu bị đàn áp không phải là nhiệm vụ của mình.”

Trong số những người tham dự hội nghị có Giám Mục Anh Giáo Christopher Hill, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Châu Âu; Antony Gardner, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Châu Âu, và Helen Berhane, một phụ nữ người Eritria đã bị tra tấn và nhốt tù trong 30 tháng vì đã không chịu từ bỏ đức tin Kitô của mình.

Những diễn giả đã trưng dẫn một bản tường trình bởi một nhóm (Open Doors) đã theo dõi các cuộc đàn áp các Kitô hữu. Họ đã ước tính có khoảng 150 triệu Kitô hữu trên khắp thế giới đã bị hãm hiếp, tra tấn và bỏ tù vô cớ.

“Bọn Hồi Giáo cực đoan là một cỗ máy đàn áp nguy hiểm nhất cho ngươi Kitô hữu ngày nay.” Nó đã buộc hơn 70 phần trăm Kitô hữu Iraq phải chạy nạn đến các quốc gia khác từ năm 2003 và 700 ngàn Kitô hữu phải rời Syria từ khi cuộc nội chiến bùng nổ tại đây.

Ông Tajani vạch rõ rằng “Mỗi tháng có khoảng 200 nhà thờ và các nơi thờ phụng trên thế giới bị tấn công và phá hủy. Mỗi ngày và trong mọi miền của thế giới, đã luôn có những vụ đàn áp mới xảy ra cho người Kitô hữu,”

Giám Mục phụ tá Jean Kocherols của Buressels nhắc nhở các vị đại diện Liên Hiệp Âu Châu rằng các Kitô hữu đã có mặt trong các nước Hồi Giáo từ nhiều thế kỷ trước khi kinh Koran được loan truyền, cho nên quan điểm cho rằng các Kitô hữu đã xâm phạm lãnh thổ của Hồi Giáo là sai.

Ông Tajani quả quyết rằng nguyên nhân thật sự sâu xa của việc đàn áp là vì những giá trị rất thật của Kitô Giáo, nó hoàn toàn đi ngược lại trong mọi chiều kích với niềm tin căn bản Hồi Giáo và các chế độ độc tài khác. Những giá trị thật này thách thức các chế độ độc tài như Bắc Hàn hay những hệ thống chính trị độc tài.”
 
Triển lãm Giáng Sinh 2015 tại Roma
Phạm Đình Ngọc, S.J.
11:06 14/12/2015
Triển lãm Giáng Sinh 2015 tại Roma

Những cảnh Hang Đá rất khác nhau: một số theo truyền thống, số khác theo hiện đại. Một vài hang đá rất đơn giản, số khác rất phức tạp. Có tác phẩm ở một vài chi tiết được đắp bằng cát và vài chỗ chuyển động được.

Đây là những cảnh Giáng sinh được đưa đến Rome để dự cuộc triển lãm: “100 Presepi” ở Piazza del Popolo. Dự kiến có hơn 30.000 khách sẽ thăm quan cuộc triển lãm này.

Đây là dịp kỷ niệm lần thứ 40 của cuộc triển lãm và thậm chí có cảnh Giáng sinh còn hơn số này. Sau cuộc cạnh tranh gay gắt giữa 450 ứng viên, năm nay có 167 Hang đá đến từ 33 quốc gia. Lúc đầu chỉ có 10 Hang đá đến từ các vùng của Ý là Rome và Naples.

Mariacarla Menaglia chia sẻ: “Trong cảnh Giáng sinh, bạn có thể thấy truyền thống và văn hóa của các vùng miền mà họ đưa đến. Một số máng cỏ đầy màu sắc, có cái làm bằng gỗ rất tinh tế, và có một số phản ánh truyền thống của người xứ Naples, vốn rất nổi tiếng trên toàn thế giới.”

Những cảnh Giáng sinh như thế này rất nổi tiếng trên thế giới. Được làm theo phong cách của thế kỷ 18, các nhân vật được đúc từ đất nung, đeo mắt kính, và mặc bộ váy lụa.

Và trẻ em luôn ấn tượng với cảnh giáng sinh này.

Mariacarla Menaglia chia sẻ: “Con cái sẽ nhờ cha mẹ làm những gì chúng muốn làm, vì vậy chúng tôi tổ chức một hội thảo cho năm này là: ‘Gameshow Giáng Sinh’; nơi đây, trẻ em có thể làm một nhân vật Giáng sinh bằng bột nhão để chúng mang về nhà. “

Những cảnh Giáng sinh này thay đổi từ cơ bản nhất, chỉ có thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu, đến một loạt các nhân vật khác mà họ muốn xếp thêm vào. Cuộc triển lãm này cho thấy truyền thống Giáng sinh không chỉ mang tính cổ điển của nhiều thế kỷ qua, mà còn thể hiện sức sống của thời nay.

(Romereports, 14-12-2015)

Chuyển ngữ: Phạm Đình Ngọc, S.J
 
Top Stories
Pope Francis: ''hope in God's mercy gives us freedom''
Vatican Radio
10:05 14/12/2015
2015-12-14 Vatican Radio - Pope Francis says that it is hope in God’s mercy that opens up horizons and gives us freedom.

The Pope was speaking on Monday during the homily at morning Mass in Casa Santa Marta.

Reflecting on the first reading of the day from the Book of Numbers which tells of Balaam, a prophet hired by a king to curse Israel, Pope Francis said “Balaam had his faults, and he had sins as well, because we all have sins. We are all sinners”.

But reassuring the faithful and telling them not to panic, the Pope said: “God is greater than our sins”.

At a certain point – he continued - Balaam meets the angel of the Lord and has a change of heart. He sees what error is and what truth is and “he says what he sees: the People of God dwell in tents in the desert and beyond the desert he fruitfulness, beauty and victory."

Balaam opens his heart, he "repents" and "sees the truth", because "with good will one always sees the truth. Truth that gives hope" the Pope said:

“Hope is a Christian virtue that is a great gift from God and that allows us see beyond problems, pain, difficulties, beyond our sins. It allows us to see the beauty of God".

Pope Francis said that those who possess this virtue of hope also have the freedom and the strength to see beyond the bad times whether they are to do with bad health or family problems.

And reflecting on the fact that in the Gospel the chief priests question Jesus and ask with which authority does he act, the Pope said: "they have no horizons, they are men who are locked in their calculations, they are slaves to their rigidity”

“Human calculations “– the Pope said – “close hearts and shut out freedom", whilst “hope gives us levity".

Pope Francis remarked on the beauty of freedom, of the hope of men and women of the Church.

On the other hand, he denounced the rigidity of men and women of the Church: “that clerical stiffness that contains no hope”.

“In this Year of Mercy – the Pope said - there are these two paths: one of those who hope in God’s mercy and know that God is the Father; and then there are those who take refuge in the slavery of rigidity and know nothing of God's mercy”.

Pope Francis concluded his homily by recalling an event which took place in Buenos Aires in 1992 during a Mass for the sick.

He said he had been confessing for many hours when he received a very old woman "with eyes that were full of hope":

"I said: 'Grandma, are you coming to confession?' Because I was about to leave. ‘Yes’ she answered and I said: ‘you have not sinned’. She said: 'Father: we have all sinned – But God forgives all’. ‘How do you know?' I asked, and she said: 'Because if God did not forgive all, the world would not exist'.”

So – Pope Francis said: “before these two persons - the free one, the one with hope who brings God's mercy, and the closed, legalistic slave of his own rigidity, let us remember the words of the old lady and the lesson she gave me: God forgives all, He is just waiting for you to get close to Him."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của đức tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai tại quê hương xứ Thạnh Phú
Người La mã
11:24 14/12/2015
Thánh lễ tạ ơn của đức tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai tại quê hương xứ Thạnh Phú

"Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca danh Người"

Đó chính là tâm tình mà cộng đoàn dân Chúa họ đạo Thạnh Phú cất lên trong Thánh Lễ tạ ơn của Đức Tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai hôm nay.

Xem Hình

Từ sáng sớm hôm nay, 14 tháng 12 năm 2015, cộng đoàn dân Chúa không chỉ thuộc giáo phận Vĩnh Long mà còn ở những giáo phận khác đã quy tụ lại tại ngôi thánh đường nhỏ bé Thạnh Phú thân thương.

Phải nói rằng Thạnh Phú quá nhỏ bé hôm nay vui mừng đón nhận hồng phúc quá lớn. Thạnh Phú hôm nay vui hơn mọi ngày bằng những chiếc bong bóng, hoa tươi, cờ xí thật đẹp.

Tâm tình thận dễ thương được gợi lên cho cộng đoàn: "Từ ngàn xưa Thiên Chúa đã yêu thương và để mắt trông coi đoàn dân của Người. Nhìn lại chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã thực hiện qua nhiều cuộc lựa chọn: từ đám đông du mục của vùng lưỡng hà địa, Thiên Chúa đã tuyển chọn Ápraham; từ những người con của ông Isaac, Thiên Chúa đã chọn ông Giacóp; từ giữa đám dân nô lệ, Thiên Chúa đã chọn ông Môsê; từ giữa những người con của Giêsê, Thiên Chúa đã chọn Davít; và hôm nay đây, từ giữa những người con trong Giáo Phận Vĩnh Long, Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai làm chủ chăn cho đoàn chiên trong Giáo Phận.

Quả thật, đây là một hồng ân mà Chúa đã dành cho Giáo Phận Vĩnh Long sau hơn 2 năm vắng bóng chủ chăn, và đây cũng là niềm tự hào cách riêng cho Họ Đạo Thạnh Phú. Một người con trong Họ Đạo được cất nhắc lên trong trọng trách chủ chăn của Giáo Phận, một niềm vinh dự cho mảnh đất vùng sâu được Chúa để mắt trông và một niềm hy vọng "hãy ra khơi" cho tương lai của Giáo Phận.

Mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa bao la vô cùng vô tận. Trong sự quan phòng sếp đặt, trong sự yêu thương cất nhắc, trong sự đồng hành nâng đỡ và trong sự yêu thương gìn giữ. .. biết nói sao hết những ân tình mà Thiên Chúa đã ban và sẽ ban cho Giáo Phận, cho Họ Đạo và cách riêng cho Đức Cha Phêrô.

Cùng với tâm tình đó, cộng đoàn bước vào Thánh Lễ tạ ơn hôm nay.

10 giờ, cộng đoàn dân Chúa hướng về đoàn rước cất bước từ ngôi nhà xứ thân thương của họ đạo và cùng nghe một chút về cuộc đời của tân Đức Cha Phêrô.

Với 61 năm của cuộc đời là 61 năm trong hành trình ơn gọi, giờ đây tại ngôi thánh đường trên mảnh đất quê hương, Đức Tân Giám Mục hợp đoàn cùng anh em thân hữu và cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

Khi cộng đoàn an vị, cộng đoàn được nghe Cha sở giới thiệu thành phần tham dự Thánh lễ hôm nay gồm có Đức Tân Giám Mục Phêrô, cha Tổng Đại Diện giáo phận Mỹ Tho, Cha Tổng Đại Diện giáo phận Sài Gòn, Cha G.B. Huỳnh Công Minh - Quản Đốc nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn - quý cha bề trên, quý bề trên các dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, Mến Thánh Giá Cái Nhum, Phaolô. .. và cộng đoàn dân Chúa từ nhiều nơi trong và ngoài giáo phận.

Sau lời giới thiệu của Cha sở họ đạo Thạnh Phú, cộng đoàn bắt đầu bước vào Thánh Lễ.

Bài Tin Mừng theo Thánh Luca được công bố và sau đó là lời chia sẻ của Đức Tân Giám Mục Phêrô.

Kính thưa quý cha và tất cả anh chị em, có thể nói đây là lần thứ hai tôi giảng tại nhà thờ Thạnh Phú. Lần đầu tiên năm 1994, hôm nay 2016 tôi có dịp giảng. Lần thứ nhất đâu có 5, 7 người; lần này khá khá hơn.

. .. Thiên Chúa có sáng kiến. .. Thiên Chúa chọn mỗi người theo ơn gọi của mình. .. Tôi, tôi là người đáp trả tiếng gọi. Nhờ đó tôi có ngày hôm nay, tôi được chọn làm giám mục và Ngài sai tôi đi. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em đó là: Không phải các con đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn các con. Chúa đã chọn tôi làm giám mục. .. Chúa chọn lựa như thế có thể đưa câu hỏi. Chúa có thể chọn hết và không loại bỏ người nào. .. chúng ta chọn theo sở thích, theo ý tưởng. Thiên Chúa đã chọn Israel làm dân tộc của mình. Qua Tân Ước, Chúa chọn các môn đệ theo Chúa. Các môn đệ nghe Chúa, Chúa chọn 72 và sau đó Chúa chọn 12 Thánh Tông Đồ. .. Thiên Chúa có quyền chọn lựa.

Thiên Chúa đã chọn các tông đồ để các tông đồ đi thả lưới. Các tông đồ đi thả lưới và chúng ta có Hội Thánh. Các thánh tử đạo lên đến hàng triệu người. .. Ngày hôm nay ra chỗ nước sâu có nghĩa là gì ? có nhiều nghĩa. Vùng sâu là vùng các Kitô hữu đối diện với sự phát triển kinh tế. .. của đời sống xã hội. ..

Đức Cha mời gọi cộng đoàn cùng với Đức Cha và cùng với nhau ra khơi cũng như đến những chỗ nước sâu để loan báo Tin Mừng. ...

Lời nguyện hiệp Lễ được cất lên và sau đó là lời chúc mừng của vị đại diện họ đạo Thạnh Phú. Thay lời muốn nói, cộng đoàn gửi đến Đức Tân Giám Mục Phêrô chút quà mọn và lẵng hoa tươi gói gém tất cả tấm lòng của giáo dân Thạnh Phúc.

Đức Tân Giám Mục Phêrô đáp lời bằng lời cảm ơn của Đức Cha gửi đến quý cha, quý cộng đoàn, quý chức sắc tôn giáo bạn, chính quyền. .. đã thương đến dự Thánh Lễ cũng như không quên cảm ơn cha Sở họ đạo Thạnh Phú và ban tổ chức đã vất vả tổ chức Thánh Lễ tạ ơn này. Đức Cha cũng không quên xin cộng đoàn cầu nguyện nhiều cho Đức Cha.

Sau lời cảm ơn là phép lành của Đức Tân Giám Mục.

Lời bài hát kết lễ khép lại và những tấm hình chung kỷ niệm được lưu lại ngày hồng phúc hôm nay.

Nhiều và rất nhiều người muốn có những tấm hình lưu lại với Đức Cha.

Sau những tấm hình lưu niệm, cộng đoàn cùng nhau chia sẻ với nhau bữa cơm gia đình do cộng đoàn dân Chúa Thạnh Phú khoản đãi.

Niềm vui lớn của giáo dân Thạnh Phú cũng như Vĩnh Long còn lan tỏa nơi hồng ân của Đức Tân Giám Mục Phêrô. Kèm theo lời tạ ơn của cộng đoàn dân Chúa là lời xin ơn Chúa để Chúa gìn giữ Đức Tân Giám Mục Phêrô trong sứ vụ mới đầy trọng trách này.

Người La Mã
 
Văn Hóa
Đời truyền giáo: Kỳ nghỉ 2015
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
11:39 14/12/2015
KỲ NGHỈ 2015 THÚ VỊ

Sau khi kết thúc niên học với lễ tốt nghiệp cho các em học sinh vào tuần thứ hai của tháng 12 năm 2015, chúng tôi thu xếp chuyến nghỉ phép sau 3 năm1 tháng từ ngày trờ về tang mẹ tháng 11 năm 2012.

Chuyến đi nghỉ phép lần này chỉ được hơn 2 tháng vì niên học mới 2016 ở Nam Mỹ sẽ bắt đầu vào trung tuần tháng 2 năm 2016. Bởi thế chúng tôi phải tranh thủ ghé thăm một vài nơi trước khi về Việt Nam ăn Tết Nguyên Đán.

Chuyến dừng chân đầu tiên là ở Amsterdam, Hòa Lan. Chúng tôi đã đặt chân đến phi trường xứ Hoa Tu-líp này và trưa ngày 10 tháng 12 năm 2016 sau một chuyến hành trình dài từ Paraguay-Brazil-Holland. Vào dịp này người ta đi nghỉ Đông cũng khá nhộn nhịp nên khi đến Phi trường Amsterdam phải đợi nhiều giờ để làm thủ tục để vào xứ sở phồn vinh này.

Cách đây gần 4 năm, trong một khóa tu học ngắn hạn ở Rôma cho các giám đốc đào tạo của Dòng Ngôi Lời trên thế giới, chúng tôi đã có dịp ghé Hòa Lan và Đức vài ngày, và đã được một số bạn bè và đồng hương tiếp đón cách chân tình và ấm cúng dù thời tiết khá lạnh. Lần này cũng vậy, những bạn bè và đồng hương người Việt cũng đã ân cần đón nhận chúng tôi, một anh hai lúa miệt vườn vùng Nam Mỹ trong một bầu khí vô cùng thân thương dù mới từ Nam Mỹ bay qua với nhiệt độ 40 độ C vào mùa Hè, trong khi đó ở Hoà Lan lúc này thời tiết bắt đầu vào mùa Đông se lạnh.

Đêm đầu tiên đến Hòa Lan đã được bà con đón tiếp với việc mời dâng lễ giỗ cho một gia đình của một góa phụ trẻ vì người chồng của chị qua đời đột ngột cách đây 4 năm. Sau đó là những buổi trò chuyện thâu đêm với những món ăn thuần việt rất ngon. Rôi ngày kế đó lại được mời dâng lễ cho một gia đình khác trong một dưỡng viện để mừng sinh nhật 65 tuổi của một phụ nữ người Việt trong bầu khí ấm cúng gia đình. Vào ngày cuối tuần, với sự cho phép của cha quản nhiệm cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Hòa Lan, chúng tôi đã dâng thánh lễ cho anh chị em người Việt sống xung quanh vùng thủ đô để tạ ơn Chúa và cầu bình an trong dịp Chúa Nhật III mùa Vọng năm C và cũng để cầu nguyện cho những người
thân yêu đã qua đời. Dù sống xa quê hương đã nhiều năm, người Công Giáo Việt Nam ở đây vẫn còn giữ những truyền thống tốt đẹp qua những lời kinh, tiếng hát mà khó có dân tộc nào sánh được. Họ luôn gắn kết với nhau và có một điều mà chúng tôi rất khâm phục là con cái của họ vẫn còn nói tiếng Việt dù sinh ra ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này. Chúng tôi có dịp đi đây đó và quan sát thấy rằng những sắc dân khác khi sống ở một sứ sở khác thì lập tức họ quên mất gốc gác của họ và con cái của họ cũng không nói được tiếng mẹ đẻ nữa khiến họ ngày càng xa rời với văn hóa nguyên thủy của mình. Chúng tôi không biết mình có là người quá bảo thủ hay không, nhưng theo thiển ý của mình thì một dân tộc mà quên đi hay cố quên đi nguồn gốc của mình là một dân tộc không sớm thì chầy sẽ bị tuyệt chủng.

Trở lại cuộc hội ngộ trong thánh lễ cuối tuần. Dù mấy ngày qua thời tiết khá lạnh và mưa phùn, các anh chị em Việt Nam vẫn đến tham dự đông đủ và tay bắt, mặt mừng vì dù sống gần nhau nhưng ít có dịp gặp gỡ nhau. Chúng tôi nói đùa rằng cũng chỉ vì anh hai lúa Nam Mỹ này đến mà anh chị em phải khổ sở lo lắng về thánh lễ, về ẩm thực… thì anh chị em lại nói rằng nếu khổ sở mà đem lại niềm vui thì sẽ chấp nhận khổ để được chia sẻ với nhau. Chúng tôi lại được thưởng thức các món ăn thật ngon và mấy đấng mày râu được dịp ngồi lai rai để nói chuyện vì một số anh em sống rất xa và chưa biết nhau thì dịp này lại hàn huyên tâm sự với nhau. Các chị em thì cũng ngồi tám chuyện và mời chúng tôi hát Karaoke tại gia với tất cả các bản nhạc Việt-Anh-Tây Ban Nha. Sau nhiều năm không được dâng lễ và hát tiếng Việt thì giờ đây được dịp trỗ tài năng và hát lại những bài hát mình yêu thích. Chúng tôi đã trò chuyện với nhau đến khuya vì ngày hôm sau là Chúa Nhật mọi người được ngủ nghỉ thoải mái nên không phải lo gì. Nhiều anh chị em có những thắc mắc lâu nay muốn hỏi nhưng không có dịp, thì nay với anh hai lúa này họ được trút bầu tâm sự. Cũng may la những vấn đề họ hỏi không mấy hóc búa và liên quan nhiều đến giáo luật nên nằm trong khả năng của anh ‘’hai lúa Nam Mỹ’’ và phần nào giải tỏa được những ưu tư, lo lắng của anh chị em sống xa quê hương với việc thiếu vắng chăm sóc mục vụ dù bên này cũng có một cha quản nhiệm nhưng phải coi sóc cả một nước Hòa Lan cho cộng đồng người Việt.

Ngày Chúa Nhật, chúng tôi cũng được dâng thánh lễ tại một giáo xứ khá nhỏ ở Hoorn với cộng đồng người Việt. Một số anh chị em chia sẻ rằng trước đây họ tham dự ở các giáo xứ rất lớn nhưng vì quá ít giáo dân tham dự nên không đủ kinh phí để trả tiền thuế, điện, nước và bảo quản nhà thờ nên nhà thờ đành phải bán đi và phải xây các nhà thờ nhỏ hơn để ít tốn kém. Tuy nhà thờ cũng đã khá khiêm tốn, người tham dự lại càng khiêm tốn hơn vì chỉ khoảng 100 người tham dự. Nghĩ lại thấy thương cho người Việt ở quê nhà, nhất là những nhà thờ ở thôn quê và vùng Tây Nguyên vì người tham dự đông mà nhà thờ lại bé tí tẹo. Cũng giống như ở các xứ Nam Mỹ, sau thánh lễ thì linh mục cùng với giáo dân gặp nhau để uống cà phê, thăm hỏi nhau. Chúng tôi cũng được gặp gỡ những người Việt xa xứ như mình và cũng nhau trò chuyện dù không hề biết nhau.

Dù chỉ mới mấy ngày đầu ở đây nhưng chúng tôi cám thấy ấm lòng với những người đồng hương dù không hề có họ hàng gì với mình. Những ngày tới đây chúng tôi sẽ đến Oslo, Nauy để giúp tĩnh tâm với một số linh mục khác cho người Việt ở vùng Bắc Âu này. Chúng tôi cũng đã có dịp đến đó trong chuyến đi vội vã 3 ngày cách đây nhiều năm, nhưng lần này có lẽ sẽ khám phá nhiều điều đẹp đẽ hơn ở thủ đô có biệt danh là phát thưởng cho các giải Nobel Hòa Bình. Hi vọng sẽ được gặp những người đồng hương xa xứ và được dịp trò chuyện để hiểu thêm kinh nghiệm của những người sống xa quê hương vì nhiều lý do khác nhau để từ đó chúng tôi có thêm được những kinh nghiệm quí giá trong đời sống mục vụ truyền giáo của mình.

Năm nay Giáo Hội Công Giáo vừa khai mạc Năm Thánh về Lóng Chúa Thương Xót. Với Tông Sắc "Dung mạo Lòng Thương Xót" ( Misericordiae Vultus ), Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố mở Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót của Chúa. Vẫn với phong cách bình dị, đơn giản và đầy nhiệt huyết, Tông Sắc của vị Giáo Hoàng người Nam Mỹ cho người nghèo chuyển tải đến chúng ta những gợi ý đầy cảm xúc về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa xuyên qua các câu chuyện trong Tin Mừng, đặc biệt là các dụ ngôn.

Tin Mừng Chúa Nhật thứ III mùa Vọng năm C vừa qua thánh Gioan Tây Giả đã hướng dẫn cho những người đến hỏi ngài cần phải làm gì để thay đổi cuộc sống. Và Đức Thánh Cha khuyên bảo chúng ta cũng phải sống cụ thể, không lý thuyết viễn vông.

Đức Thánh Cha khuyên chúng ta đọc lại những câu kinh trong suy niệm mà trước đây chúng ta chỉ đọc cho có lệ, nhắc chúng ta sống và khuyên bảo chúng ta phổ biến tinh thần về Lòng Thương Xót cách cụ thể. Chắc chắn chúng ta phải thực hiện, và khi thực hiện chúng ta sẽ phải đối đầu với một đại dịch vô cảm và nhẫn tâm của thời đại hôm nay, đối đầu ngay trong chính tâm hồn chúng ta.

Là những linh mục, tu sĩ trong Năm Đời Sống Thánh Hiến sẽ kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 2016 sắp đến, chúng ta được mời gọi sống đúng ơn gọi của chúng ta và sống như Chúa đã dạy chúng ta trong Hiến chương nước trời ‘’Phúc cho những ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương’’ (Mt 5,7). Xin chúc tất cả mọi người một mùa Giáng Sinh 2015 an bình và Năm Mới 2016 nhiều may mắn.

Hòa Lan, ngày 14 tháng 12 năm 2015

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tát Nước Bên Đường
Nguyễn Ngọc Liên
21:37 14/12/2015
TÁT NƯỚC BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)