Ngày 14-12-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Em-ma-nu-en, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta
LM Inhaxiô Trần Ngà
08:24 14/12/2010
Chúa Nhật thứ tư mùa Vọng (Mt 1, 18-25)

Việc đặt tên cho con là việc quan trọng đối với các đôi vợ chồng. Khi có con sắp chào đời, hai vợ chồng bàn bạc với nhau để chọn cho con mình một cái tên thật ý nghĩa, thật đẹp, thật hay.

Qua việc đặt tên, cha mẹ gửi gắm ước vọng của mình vào đó. Tỷ như khi đặt tên cho con là Phúc, Đức, Tài, Lộc… cha mẹ cầu mong cho con mình sau nầy đạt được những điều tốt đẹp y như tên gọi của các em.

Trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mat-thêu trong Chúa Nhật thứ tư mùa Vọng nầy đề cập đến tên gọi mà Thiên Chúa Cha đã chọn cho Ngôi Lời nhập thể trước khi Người đầu thai trong lòng Mẹ Maria. Tên gọi nầy đã được ngôn sứ I-sai-a tiên báo từ hơn bảy trăm năm trước: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta." (Mt 18,23)

Đây là một tên gọi thật ý nghĩa; tên gọi nầy nói lên ước vọng của Thiên Chúa là muốn ở mãi với loài người khắp mọi nơi, suốt mọi thời cho đến tận cùng thời gian.

Đức cha Gaillot có nhận định rất hay:

“Sống rộng lượng là tốt, nhưng sống-với tốt hơn; công việc từ thiện là cần thiết, nhưng hiện-diện-bên-cạnh cần thiết hơn.”

Đúng thế, dù chúng ta có rộng lượng với người nghèo khổ bao nhiêu cũng không bằng đến sống-với họ, chia sẻ buồn vui cay đắng với họ. Dù chúng ta có làm bao nhiêu việc từ thiện để giúp cho người đau khổ cũng không bằng đến hiện-diện-bên-cạnh họ trong những lúc đau thương.

Vì yêu thương loài người quá đỗi nên Thiên Chúa muốn sống-với con người, muốn hiện-diện-bên-cạnh con người mọi lúc mọi nơi. Danh hiệu Em-ma-mu-en gói trọn ước vọng của Thiên Chúa muốn ở mãi với loài người.

Ước vọng nầy cũng được Chúa Giê-su khẳng định lại khi Người sắp từ giã các môn đệ:

«Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. » (Mt 28, 20)

Để thực hiện ước muốn ở với loài người, Ngôi Hai Thiên Chúa đã vượt qua khoảng cách gần như vô tận giữa trời và đất để ở cùng chúng ta, đã mang thiên tính cao cả của Thiên Chúa hòa chung với nhân tính hèn yếu của con người, để chia sẻ thân phận đau thương của kiếp người.

Ngay cả khi Chúa Giê-su được Chúa Cha vinh thăng trên các tầng trời, chấm dứt sự hiện diện hữu hình bị giới hạn bởi không gian và thời gian ở trên mặt đất, thì Người vẫn tiếp tục hiện diện cách thiêng liêng trong tâm hồn của các tín hữu và trong Hội Thánh.

Chúa Giê-su tiếp tục ở với chúng ta qua Lời của Người: chính Thiên Chúa ngỏ lời với ta khi Giáo Hội công bố Lời Chúa.

Chúa Giê-su tiếp tục ở với chúng ta khi chúng ta họp nhau nhân danh Người: « Khi có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, Thầy sẽ ở giữa những người đó.»

Chúa Giê-su cùng với Chúa Cha và Thánh Thần thường xuyên cư ngụ trong lòng những kẻ yêu mến và tuân giữ Lời Người: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. » (Gioan 14, 23)

Thế nhưng bấy nhiêu cũng chưa thoả lòng yêu thương nên Chúa Giê-su còn lập nên bí tích Thánh Thể, hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu để cho chúng ta được rước Chúa vào lòng, để chúng ta được trở nên đồng huyết nhục với Chúa, được sống trong Chúa và Chúa sống trong chúng ta.

Nguyện vọng tha thiết nhất của Thiên Chúa là ở với loài người mọi ngày cho đến tận thế. Và điều đau lòng nhất của Thiên Chúa là bị nhân loại từ khước như thánh Gioan nhận định trong Tin Mừng thứ tư. “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” (Gioan 1, 10-11)

Mỗi ngày, chúng ta đang giáp mặt với nhiều hạng người, kẻ xa, người gần, đang đến với chúng ta. Họ là hiện thân của Đức Em-ma-nu-en. Ước gì chúng ta biết mở rộng trái tim để đón tiếp Người và dành cho Người một chỗ đứng quan trọng trong lòng chúng ta.
 
Lời cầu nguyện cho những người bạn HIV/AIDS
LM F.X Trần An-OSB
08:46 14/12/2010
Kính thưa cộng đoàn. Hôm nay nhân Ngày Cầu Nguyện Cho Những Người Bạn HIV/AIDS, chúng ta qui tụ về đây trong một bầu khí rất trang trọng, đầy linh thánh và ngập tràn yêu thương. Trước hết, chúng ta được mời gọi nhìn lên Chúa Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành đầy xót thương đối với những con người bất hạnh. Quả thật, Chúa Giêsu giáng sinh làm người không gì khác là để đem yêu thương, đem an hoà, đem sự sống cho con người. Vì yêu thương chúng ta, Người đã mặc lấy xác phàm, giáng sinh trong thân phận một trẻ thơ yếu đuối, trong một hoàn cảnh đầy đau thương bi đát, nghèo hèn, trơ trụi, và bị người đời ruồng rẫy khinh chê. Có lẽ chính vì thế mà Chúa Giêsu thấu hiểu và cảm thông sâu xa với kiếp phận con người của chúng ta hơn ai hết. Sau này trong cuộc đời rao giảng, dường như Người là Đấng Cứu Độ đặc biệt những con người bất hạnh tội lỗi, mối ưu tư lớn nhất của Người là làm cho những ai đau khổ được hạnh phúc, bảo vệ bênh vực những mảnh đời cô thế cô thân, bị xã hội lên án khinh chê: người phong cùi, kẻ bất toại, kẻ mù loà, bại liệt, phụ nữ, trẻ em, gái điếm, thu thuế…tất cả đó là đối tượng được Chúa ưu tiên, yêu thương và nâng đỡ hàng đầu. “Ta đến để chúng được sống và sống dồi dào (Ga 10, 10). Người đúng là Đấng Bảo Vệ Nhân Quyền mẫu mực!

Chúng ta cảm tạ lòng thương xót vô biên của Chúa, và giờ đây, hoà với niềm khát mong Chúa đến của toàn thể Giáo Hội đang sống tâm tình Mùa Vọng, chúng ta khiêm tốn và tha thiết cầu xin Chúa đến lắng nghe và chúc lành cho những tâm tư ước nguyện của cộng đoàn chúng ta.

(Hát điệp khúc: Ma-ra-na-tha, Chúa ơi, xin ngự đến. Ma-ra-na-tha, nguyện đến cứu độ chúng con!)



1/ Giờ đây, trước hết, chúng ta hãy cầu nguyện cho những Người Bạn của chúng ta đang chiến đấu với căn bệnh thế kỷ HIV/ AISD.

Có một Người Bạn kia, khi biết mình bị nhiễm bệnh và không còn sống được bao lâu, Người Bạn ấy đã tình nguyện vào làm việc tại một Trung Tâm HIV/ AISD trong những ngày cuối đời để hiến thân phục vụ những anh chị em đồng cảnh ngộ, một cách đầy yêu thương chân thành, và người đó đã ra đi một cách an bình và ý nghĩa. Ai cũng một lần chết, và Người Bạn đó quả là đã có một cái chết thật đẹp, chết trong tình yêu thương, chết đang khi chăm sóc phục vụ người anh em khốn cùng.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho những Người Bạn đang đau khổ tuyệt vọng vì căn bệnh hiểm nghèo được luôn bình an phó thác, luôn đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa tình yêu, xin cho những Người Bạn của chúng con được biết vượt lên chính mình, vượt lên số phận, đế sống những ngày đời của mình sao cho có ý nghĩa, như tâm tình Người Bạn trên kia.

(Hát điệp khúc: Ma-ra-na-tha, Chúa ơi, xin ngự đến. Ma-ra-na-tha, nguyện đến cứu độ chúng con!)



2/ Chúng ta hãy cầu nguyện cho con người hôm nay biết tôn trọng phẩm giá con người, không kỳ thị xa lánh đối với những Người Bạn không may mắn.

Một Người Bạn tâm sự khi em từ Trung Tâm HIV về thăm người bà con, nhưng không ai dám tiếp xúc, hay cho vào nhà, em buồn bã thốt lên: mình là một con người chứ đâu phải quái vật mà người ta đối xử với mình như thế. Một em nhỏ khác đến trường, bị thầy cô bạn bè xa lánh…

Lạy Chúa Giêsu, những Người Bạn vốn đã đau khổ trong thân xác bởi căn bệnh, lại càng đau khổ hơn trong tinh thần bởi sự kỳ thị xa lánh của người đời, vì thiếu sự hiểu biết đúng đắn. Xin ban cho con người hôm nay và chúng con đây, có được trái tim yêu thương cảm thông của Chúa, xin cho họ có được sự hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này để họ biết cách yêu thương tôn trọng phẩm giá con người một cách tế nhị, không kỳ thị xa lánh những Người Bạn của chúng con.

(Hát điệp khúc: Ma-ra-na-tha, Chúa ơi, xin ngự đến. Ma-ra-na-tha, nguyện đến cứu độ chúng con!)



3/ Chúng ta hãy cầu nguyện cho con người hôm nay biết vun đắp xây dựng nền văn minh tình thương.

Trong một chương trình truyền hình, một tình nguyện viên chuyên giúp những Người Bạn, khi được hỏi, có kỷ niệm nào khó quên và để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong những năm phục vụ những Người Bạn của chị. Chị tâm sự rằng, lần đó chị thăm một em học sinh giai đoạn cuối, chị hỏi em ước mơ điều gì nhất trong lúc này, em thều thào bảo rằng: con ước mơ có được một cái bánh trung thu giống như các bạn. Hôm đó là ngày 13, chị nghĩ rằng, để sang ngày 14, áp lễ mua bánh cho em mới ý nghĩa, thế rồi, chiều ngày 14 chị hân hoan đem bánh trung thu đến cho em, thì chị đã không còn nghe tiếng nói của em nữa, em đã ra đi vĩnh viễn. Thông điệp mà câu chuyện chị muốn gửi đến tất cả chúng ta là làm được gì tốt đẹp cho cuộc đời, nhất là cho những Người Bạn bất hạnh, thì hãy làm ngay mà đừng đợi đến ngày mai, kẻo mất cơ hội.

Lạy Chúa Giêsu, khi xưa Chúa đã không đợi đến ngày khác, mà đã chữa lành ngay cho người bất toại cả trong ngày sabat là ngày luật cấm, để cứu giúp con người. Xin Chúa cũng cho con người hôm nay, cũng như cho mỗi người chúng con đây, biết nhạy cảm và đầy nhiệt huyết trong những hành động yêu thương giúp đỡ những người đau khổ bất hạnh. Và ước mong sao sau buổi cầu nguyện hôm nay, có thêm nhiều bạn trẻ trong cộng đoàn chúng con quyết định dấn thân sống cho lý tưởng phục vụ những Người Bạn bất hạnh trong các Trung Tâm HIV, Trung Tâm Cai Nghiện hay một môi trường khác tương tự, hầu xoa dịu bớt nỗi đau nhân thế.

(Hát điệp khúc: Ma-ra-na-tha, Chúa ơi, xin ngự đến. Ma-ra-na-tha, nguyện đến cứu độ chúng con!)



4/ Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà khoa học, cho những Người Bạn đã qua đời

Chúng ta biết rằng, mỗi năm trên thế giới tiêu phí hàng chục tỉ USD, đã có hàng triệu con người phải giã từ cuộc đời vì căn bệnh, trong đó có cả những trẻ thơ vô tội, để lại bao đau khổ tang thương cho người thân, cho gia đình và xã hội. Trong khi đó các nhà khoa học thiện chí đang vẫn ngày đêm miệt mài tìm ra phương dược để cứu giúp những Người Bạn của chúng ta, chúng ta cầu xin Chúa ban ơn Thánh Thần cho họ để họ mau sớm tìm được phương thuốc đặc trị cho căn bệnh hiểm nghèo này, để phần nào đem niềm vui và hạnh phúc cho những Người Bạn xấu số và bao tâm hồn tan nát khác.

Và cuối cùng, chúng ta cũng không quên dâng lên Chúa tất cả những Người Bạn của chúng ta đã qua đời, xin cho họ được hưởng ơn cứu độ và ánh sáng ngàn thu của Chúa. Amen.

(Giờ đây chúng ta hãy nắm tay nhau giơ cao ngọn nến, biểu tượng của ánh sáng đức tin và tình yêu, và hãy cùng nhau dâng lên Chúa lời Kinh Hoà Bình của thánh Phanxico)



- Chữ “Người Bạn” ở đây có nghĩa là những người nhiễm HIV/AISD, cách dùng để tránh gây tổn thương người bị nhiễm HIV.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:30 14/12/2010
NĂM MƯƠI BƯỚC CƯỜI MỘT TRĂM BƯỚC

N2T


Một hôm, Lương Huệ vương thỉnh giáo việc nước với Mạnh tử, ông ta dụng tâm an dân trị quốc so với nước láng giềng thì tốt hơn nhiều, nhưng tại sao dân số nước láng giềng không thiếu hụt, mà dân của ông ta cũng không có tăng ?

Mạnh tử đáp: “Ngài thích chiến tranh thì tôi dùng chiến tranh để ví dụ. Khi ngài khởi đánh trống trận dẫn đầu binh sĩ xông về phía địch quân, khi hai bên giao chiến, quân đội của ngài vứt bỏ áo giáp binh khí mà chạy lui phía sau, có người chạy một trăm bước thì dừng lại, có người chạy năm mươi bước thì dừng, người chạy lui năm mươi bước cười nhạo người chạy một trăm bước, ngài cho rằng nói như thế có được không ?

Lương Huệ vương nói: “Đương nhiên là không được rồi, bởi vì chạy chưa đến một trăm bước cũng đều là chạy trốn như nhau mà thôi !”

(Mạnh tử, Lương Huệ vương)

Suy tư:

Khi thua trận thì chạy một trăm bước hay năm mươi bước thì cũng đều là chạy làng cả, có gì mà cười nhau.

Ăn trộm tài sản của người khác và thụt két công quỷ của công ty thì cũng đều là tội nhân, có gì mà cười nhau.

Đi làm gái điếm chuyên nghiệp và làm gái gọi, thì cũng là làm gái như nhau, có gì mà cười nhau.

Tham nhũng và hối lộ thì giống như anh em với nhau, có gì mà cười nhau chứ.

Người Ki-tô hữu đều biết rằng tất cả mọi người đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa thì có gì là cười nhau, cho nên họ không lên mặt dạy đời người khác, không kiêu ngạo với anh em, không phê bình người khác, bởi vì họ cũng là những người tội lỗi cần đến lòng thương xót của Chúa như những anh chị em khác mà thôi.

Nguy hiểm nhất trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu là: không nhận ra những yếu đuối và khuyết điểm của mình.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:31 14/12/2010
N2T


2. Không muốn xem xét lời nói và hành vi của mình, thì giống như người nhắm mắt khi đi ngoài đường, nhất định là phải đi lạc hướng, tự mình cũng không biết.

(Thánh Gregory)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng tỷ đô la đổ vào Nga để cấp tiến hoá Hồi Giáo: vô dụng
Đặng Tự Do
07:42 14/12/2010
Trong vòng 20 năm qua, hàng tỷ đô la từ nước ngoài đã được đổ vào Nga nhằm “cấp tiến hóa” Hồi Giáo tại nước này nhưng chỉ là vô dụng. Nhà xã hội học Roman Silantyev và cũng là chuyên gia về Hồi Giáo tại Nga đã nhận định như trên trong một bài báo đăng trên mạng Journalist Against Terror.

“Tạ ơn Chúa, hơn 90% số tiền tài trợ cho việc lan tràn chủ nghĩa Hồi Giáo thuần tuý (Wahhabism – lấy theo tên của Muhammad ibn Abdul Wahhab một người Hồi Giáo sống vào thế kỷ thứ 18 chủ trương diễn giải Hồi Giáo theo nghĩa đen của lời nói và việc làm của Muhammad theo nghĩa quá khích) đã được dùng cho những việc khác. Thay vì dùng số tiền nói trên vào việc hình thành hàng trăm các trung tâm huấn luyện khủng bố, vào việc thành lập những tờ báo và các trang mạng quá khích, các chức sắc trong đạo đã dùng tiền đó để tậu mãi các trung tâm du lịch và các biệt thự, mua sắm các căn hộ và các loại xe hơi sang trọng,” ông Silantyev, người cũng nguyên là Tổng Thư Ký Điều Hành của Vụ Tôn Giáo Nga.

“Xét đến sự lan tràn của các nhóm Hồi Giáo cực đoan trên đất nước này, thật là không tưởng tượng nổi những chuyện gì sẽ xảy ra nếu những số tiền tài trợ cho các nhóm thân al-Qaeda tại Nga không bị xài phung phí”, nhà xã hội Silantyev bình luận thêm.

Theo các thông tin của tình báo Nga, hiện có khoảng 60 tổ chức Hồi Giáo cực đoan đang hoạt động mạnh tại Nga. Khoảng 100 công ty, và 10 ngân hàng ngoại thương tài trợ cho các nhóm này. Trong số các nhóm Hồi Giáo khét tiếng tại Nga, những nhóm nổi danh như cồn là Al-Haramain, Islamic Relief, Taiba, Al-IGAS, Assembly of Muslim Youth, Revival of Islamic Heritage, Social Reform Society, và Qatar Charitable Society.
 
Tính dục và việc dùng túi cao su
Linh Tiến Khải
07:47 14/12/2010
Một số nhận định của Đức Ông Livio Melina, thần học gia luân lý, Giám đốc Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về hôn nhân và gia đình, về việc dùng túi cao su trong cuốn sách phỏng vấn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Sáng 23 tháng 11 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo giới thiệu cuốn sách phỏng vấn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tựa đề ”Ánh sáng thế gian. Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội và các dấu chỉ thời đại. Cuộc nói chuyện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với ký giả Peter Seewald”.

Sách gồm các câu Đức Thánh Cha trả lời cho 90 câu hỏi của ký giả Peter Seewald, người Đức, nêu lên rất nhiều vấn đề, kể cả đời tư của ngài. Sách dầy 284 trang và chia thành 13 chương. Hiện diện tại buổi họp báo, ngoài ký giả Peter Seewald, còn có ký giả người Ý Luigi Accattoli, nguyên là phái viên kỳ cựu tại Vaticăng của báo ”Người Đưa Tin Chiều” ở Italia và Linh Mục Costa, dòng Don Bosco, Giám đốc Nhà xuất bản Vaticăng. Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết địa bàn cuộc phỏng vấn rất bao quát, kể cả các ngõ ngách đời sống riêng tư của Đức Giáo Hoàng và trong những vấn đề lớn của nền thần học ngày nay cũng như các biến cố chính trị. Đức Giáo Hoàng không tránh né câu hỏi nào, ngài muốn làm sáng tỏ mọi sự bằng một ngôn từ đơn sơ, nhưng không vì thế mà kém phần sâu sắc, ngài sẵn sàng chấp nhận sự khiêu khích mà bao nhiêu câu hỏi chứa đựng.

Hướng đi chung của cuốn sách đó là Giáo Hội được kêu gọi trở thành Ánh Sáng cho trần thế, trở thành dấu chỉ hiệp nhất của toàn thể nhân loại và là phương thế để đón nhận cốt tủy của cuộc sống.

Liên quan tới vấn đề tính dục, Ông Seewald đã hỏi tại sao trong chuyến công du Phi châu hồi tháng 3 năm 2009, Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng giáo lý truyền thống của Giáo hội đã vén mở cho thấy nó là phương thế chắc chắn duy nhất giúp chặn đứng sự lan tràn của bệnh Sida, trong khi tại nhiều nước Phi châu như Lesotho có tới 40% dân số bị bệnh Sida. Những người phê bình chỉ trích, kể cả bên trong Giáo Hội, coi việc cấm dùng túi sao su là chuyện điên khùng.

Đức Thánh Cha trả lời rằng chuyến viếng thăm Phi châu đã bị quan điểm truyền thông che tối bởi một câu nói duy nhất của ngài. Người ta hỏi ngài tại sao Giáo Hội lại có lập trường không thực tế và không hữu hiệu đối với bệnh Sida như vây. Đức Thánh Cha cảm thấy bị thách đố bởi vì Giáo Hội hoạt động cho các bệnh nhân Sida hơn tất cả mọi người khác. Giáo Hội là cơ cấu duy nhất thực sự đến gần các người bệnh một cách rất cụ thể trong việc phòng ngừa cũng như giáo dục, trợ giúp, cố vấn, và ở bên cạnh họ. Và hơn bất cứ ai khác, Giáo Hội săn sóc biết bao nhiêu bệnh nhân liệt kháng, đặc biệt là các trẻ em bị bệnh.

Đức Thánh Cha cho biết ngài đã thăm một trong các trung tâm cho người bệnh Sida, gặp gỡ các bệnh nhân và họ đã nói với ngài rằng: Giáo Hội hoạt động hơn mọi người khác vì không chỉ nói, mà trợ giúp các anh chị em bệnh nhân. Trong dịp này ngài đã không đưa ra lập trường liên quan tới túi cao su, và chỉ nói rằng không thể giải quyết vấn đề bệnh Sida với việc phân phát túi cao su. Cần phải làm nhiều hơn nữa. Cần phải gần gũi các bệnh nhân, hướng dẫn họ và trợ giúp họ, và phải làm như thế cả trước khi họ mắc bệnh.

Sự thật đó là không có các túi cao su ở khắp nơi đễ hễ ai muốn là có thể tìm thấy ngay. Nhưng một mình điều này không thể giải quyết vấn đề. Cần làm nhiều hơn nữa. Trong khi chờ đợi cả trong lãnh vực học đường cũng đã phát triển thuyết ABC là các từ tiếng Anh viết tắt: Tiết dục Abstinence, Chung thủy Be faithful và dùng tùi cao su Condom. Khi thiếu hai yếu tố kia thì túi cao su chỉ là một lối tẩu thoát. Điều này có nghĩa là chỉ tập trung nơi việc dùng túi cao su có nghĩa là tầm thường hóa tính dục và chính việc tầm thường hóa đó diễn tả lý do nguy hiểm, qua đó biết bao nhiêu người không trông thấy trong tính dục kiểu diễn tả tình yêu hiến dâng nữa, mà chỉ trông thấy một loại ma túy mà người ta tự dùng. Vì thế cả việc chống lại sự tầm thường hóa tính dục ấy cũng là một phầàn của nỗ lực lớn, để cho tính dục được đánh giá một cách tích cực và có thể thực thi hiệu qủa tích cực của nó trên bản vị con người trong sự toàn vẹn của nó.

Có thể có các trường hợp riêng rẽ được biện minh, chẳng hạn khi một người nam mại dâm dùng túi cao su và điều này có thể là bước đầu tiên của việc luân lý hóa, một hành động có trách nhiệm đầu tiên giúp phát triển ý thức mới của sự kiện không phải mọi sự đều được phép, và một người không thể làm tất cả những gì mình muốn... Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp đích thật để vượt thắng sự truyền nhiễm của vi trùng HIV. Cần phải nhân bản hóa tính dục một cách thực sự.

Ký giả Seewald hỏi tiếp: như thế điều này có nghĩa là, một cách nền tảng, Giáo Hội công giáo không chống lại việc dùng túi cao su? Đức Thánh Cha trả lời: Dĩ nhiên là Giáo Hội không coi túi cao su như là giải pháp đích thực và luân lý. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng như trong trường hợp kia, với chủ ý giảm sự nguy hiểm của việc lây bệnh, nó có thể diễn tả một bước đầu tiên trên con đường dẫn tới một tính dục được sống một cách khác, nhân bản hơn.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Ông Livio Melina, thần học gia luân lý, Giám đốc ”Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về hôn nhân và gia đình”, về lập trường của Đức Thánh Cha trong cuộc chiến chống bệnh Sida, được trình bầy trong sách, như vừa tóm lược trên đây.

Hỏi: Thưa Đức Ông Melina, các câu Đức Thánh Cha trả lời ký giả Seewald liên quan tới việc dùng túi cao su để phòng ngừa bệnh Sida, có phải là một điều mới mẻ trong lập trường của Giáo Hội như được trình bầy trong thông điệp ”Sự sống con người - Humanae vitae” hay không?

Đáp: Qua các điều báo chí đã đăng tải trước khi sách được giới thiệu, chúng ta thấy rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI muốn thắng vượt việc tầm thường hóa tính dục, và giúp tiếp nhận ý nghĩa đích thực của nó. Trong đường hướng đó, giáo lý đo Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đưa ra trong thông điệp ”Humanae vitae” hoàn toàn được xác nhận. Luật luân lý định nghĩa việc ngừa thai là điều xấu trong nội tại, là tiếng ”không” nhằm chỉ cho thấy một cách tích cực các điều kiện, qua đó hành động giao hợp giữa vợ chồng thực sự diễn tả sự trao hiến trọn vẹn chính mình và rộng mở cho việc truyền sinh. Trong các năm qua, huấn quyền Giáo Hội, và đặc biệt là nền thần học tình yêu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cho thấy các lý do nhân bản, luân lý đạo đức và thần học của giáo huấn này, mà học viện của chúng tôi cũng đã đặc biệt đào sâu trong các năm qua.

Hỏi: Đức Thánh Cha đã ám chỉ một trường hợp rất hạn hẹp, nhưng qua sự đơn sơ hóa của giới truyền thông, người ta nghĩ rằng Giáo hội đã thay đổi tư tưởng. Nhưng mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã muốn nói điều gì thưa Đức Ông?

Đáp: Trong cuộc sống của Giáo Hội, khoa ”giải nghi học” đã luôn luôn giúp hiểu rõ hơn điều liên quan tới các thảm cảnh cuộc sống. Từ những gì đã nói về bệnh liệt kháng Sida, Đức Thánh Cha không chỉ cho thấy sự lo lắng mục vụ đối với những con người, mà còn cống hiến một ánh sáng cho lộ trình hoán cải nữa.

Hỏi: Đức ông muốn nói rằng: như là một tiêu chuẩn chung cần phải xem xét từng trường hợp một, có phải thế không?

Đáp: Đối tượng luân lý của một hành động - như nói trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý” - được tiếp nhận trong viễn tượng của chủ thể hành động. Và đôi khi việc xem xét các hoàn cảnh cụ thể có thể cho thấy rằng chúng ta đang đứng trước một trường hợp khác với trường hợp do luật thấy trước. Trong tình trạng được miêu tả trong đoạn phỏng vấn, Đức Thánh Cha không nói tới hành động giao hợp của vợ chồng, mà nói tới việc mại dâm, tự nó đã là một thái độ hành xử hạ nhục con người và khiến cho con người xuống cấp về mặt luân lý rồi. Trong hành động này, việc dùng túi cao su không thêm gì vào ác ý luân lý của hành động, nhưng có thể điễn tả một yếu tố tối thiểu của tinh thần trách nhiệm, để không truyền bệnh nguy hiểm cho cuộc sống của các người khác, như bệnh Sida. Vì thế nó là một sự dữ - mặc dù là thực thể nhỏ hơn - bên trong một hành xử vô trật tự, mà chắc chắn là Đức Giáo Hoàng không khuyến khích thi hành rồi.

Hỏi: Cũng nảy sinh ra vấn đề liên quan tới việc dịch từ ”phụ nữ mại dâm” hay trong văn bản gốc tiếng Đức là ”người nam mại dâm”, Đức Ông nghĩ sao?

Đáp: Xem ra nó ám chỉ liên hệ buôn bán kiểu đồng phái, là trường hợp tương tự như trường hợp giả thiết phụ nữ mại dâm. Tuy nhiên, trên bình diện cuôc sống nói chung, bối cảnh của khoa ”giải nghi học” không phải là bối cảnh của việc giảng dậy công khai của Giáo Hội liên quan tới ý nghĩa nhân bản sâu thẳm của tính dục. Khoa ”giải nghi học” đã luôn luôn tìm ra nơi chốn riêng

trong các sách cẩm nang luân lý dành cho các linh mục giải tội, hay trong cuộc đối thoại giữa cha giải tội và hối nhân, vì một cách đương nhiên nó bao gồm việc duyệt xét rất chi tiết các trường hợp riêng rẽ. Việc các phương tiện truyền thông trình bầy vấn đề ngoài các bối cảnh tự nhiên, đối với tôi, xem ra là điều chủ quan gây ra rất nhiều mập mờ.

Hỏi: Điều Đức Thánh Cha nói trong một cuộc phỏng vấn có được coi như là một hành động giáo huấn không thưa Đức Ông?

Đáp: Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha đã muốn cống hiến cho chúng ta một ánh sáng mới mà không liên lụy tới nhiệm vụ giáo huấn của ngài. Vì thế thách đố mà hành động can đảm của ngài đòi hỏi nơi chúng ta, đó là tháp nhập chính mình vào trong chính sự lo lắng của ngài đối với vấn đề của con người, liên quan tới ý nhgĩa của tính dục.

Hỏi: Câu hỏi của người phỏng vấn đặt để câu trả lời của Đức Thánh Cha vào trong bối cảch chính xác của nó: đó là bệnh dịch liệt kháng lan tran bên Phi châu. Người ta đã thảo luân nhiều về việc có nên hay không nên dùng túi cao su. Riêng Đức Ông, thì Đức Ông nghĩ sao?

Đáp: Trước tình trạng các bệnh dịch lan tràn qua ngã tính dục, quan điểm luân lý không là điều duy nhất: thật thế, vì có việc phòng ngừa trên bình diện y khoa được giao cho các giới chức lãnh đạo chính trị. Mỗi người phải chu toàn nhiệm vụ riêng trong lãnh vực của mình, bằng cách tôn trọng các viễn tượng khác biệt. Trong trường hợp của bệnh liệt kháng Sida, chúng ta đang đứng trước sự lan tràn của một căn bệnh, gắn liền với việc sử dụng sự tự do trong một lãnh vực rất tế nhị của cuộc sống cá nhân như lãnh vực tính dục. Yêu sách giải quyết vấn đề với các phương tiện kỹ thuật, khi nó liên quan tới sự tự do và các giá trị nền tảng, có nghĩa là hạ nhục con người, đáng lý ra phải được tôn trọng trong các giá trị của nó và phải được giáo dục hướng dẫn. Có chế độ thực dân mới của các công ty đa quốc chế tạo dược phẩm, và nó tìm thấy ở đây dịp áp đặt trên các dân tộc nghèo hơn một ý thức hệ chống lai gia đình và chống lại sự sống. Con đường giáo dục không chỉ được tôn trọng mà cũng phải hữu hiệu trên quan điểm thăng tiến sức khỏe công cộng cho người dân nữa.

Hỏi: Chiến thuật ABC tức là Tiết dục, Chung thủy, và dùng Túi cao su đề nghị việc dùng túi cao su như là lý lẽ tột cùng. Phán quyết luân lý liên quan tới sáng kiến này như thế nào thưa Đức Ông?

Đáp: Giáo Hội không có bổn phận xen mình vào trong cái luận lý của sự dữ, dù xem ra nó ít có hại hơn đi nữa, bằng cách giảm thiểu các hậu qủa tiêu cực mà chính sự dữ đó gây ra. Cả khi có các lý do nghiêm trọng đi nữa, không bao giờ được phép làm sự dữ để từ đó phát xuất ra sự thiện. Không kể sự thái qúa của cái an ninh giả dối, nó gây ra hậu qủa trái ngược với điều người ta muốn có được.

Hỏi: Thần học gia luân lý nghĩ gì trước một ”trường hợp” nảy sinh từ một câu nói của Đức Thánh Cha?

Đáp: Biết bao nhiêu lần tôi có cảm tưởng là cuộc tranh luận hiện nay - qua đó người ta tìm cách lôi cuốn Giáo Hội và một cách đặc biệt là lôi kéo Đức Thánh Cha vào - giống như cuộc tranh luận của các kinh sư và biệt phái xưa kia muốn lôi kéo Chúa Giêsu vào cuộc: họ đặt ra các câu hỏi nhằm gài bẫy Ngài, mà không muốn thực sự lắng nghe sứ điệp của ơn cứu độ. Vì thế, theo tôi, cần phải ra khỏi chân trời nhỏ hẹp của của các câu hỏi này, để rộng mở cho chân trời rộng rãi và tích cực hơn của một đề nghị lớn liên quan tới ý nghĩa của tính dục, của thân xác, là bí tích dấu chỉ của bản vị con người, là nơi chốn của ơn gọi trao ban chính mính, của sự hiệp thông và việc thông truyền sự sống, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói với các Giám Mục Thuy Sĩ bằng cách trích lời thánh Ignatio thành Antiokia: ”Kitô giáo không phải là vấn đề thuyết phục, mà là vấn đề của sự cao cả”.

(Avvenire 23-11-2010)
 
Trung Quốc, giải Nobel, các giám mục và Vatican: ai thắng ai thua?
+ ĐHY Trần Nhật Quân
08:17 14/12/2010
Bài viết này của ĐHY Trần Nhật Quân từ Hồng Kông gửi cho AsiaNews ngày 14 Tháng Mười Hai 2010. -- Tiền Hô chuyển ngữ

(AsiaNews) - Chiếc ghế trống trên sân khấu hội trường thành phố Oslo làm tôi nhớ lại hai chiếc ghế trống tại hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục, đó là vào năm 1998, khi lần đầu tiên tôi tham dự Thượng Hội Đồng: một chiếc dành cho Đức Giám mục Duan Ying Ming của Tây An, và một chiếc cho Đức Giám mục phó của ngài. Mãi cho đến Thượng Hội Đồng hai năm về trước, cũng không có một phái đoàn nào từ Trung Quốc được chấp thuận, bởi vì người ta cứ khăng khăng đòi đưa nhóm giám mục bất hợp thức đi dự. Tại Thượng Hội Đồng năm 1998, tôi có nói rằng: "Ở Trung Quốc không có tự do tôn giáo thực sự". Và thật không may, tại Công nghị ngày 19 Tháng Mười Một vừa qua, tôi cũng phải đưa ra một tin xấu đến cho các vị Hồng Y anh em của tôi rằng: "Ở Trung Quốc vẫn không có tự do tôn giáo".

Đại hội lần thứ VIII của các đại biểu Công giáo Trung Quốc "thành công thắng lợi", khi đã ngăn chặn được ông Lưu Hiểu Ba đến nhận giải Nobel Hòa Bình. Các vị lãnh đạo của chúng ta cũng thực sự tự hào về một "thắng lợi" tương tự? Có thực là Trung Quốc đã trở thành một quyền lực kinh tế, nên tự cho phép họ bỏ qua những xấu hổ về nhân quyền hay không? Những ai mời mọc những lợi ích kinh tế cho bạn, họ có tôn trọng bạn trong trái tim của họ hay không? Hãy tỉnh đi! Xin hãy gìn giữ một chút quốc thể của chúng ta, vốn đã nổi tiếng về nền văn minh cổ đại và nghi lễ tinh hoa của mình.

Đức Giáo Hoàng, trong thư gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc năm 2007, đã nhẹ nhàng giải thích bản chất của Giáo Hội Công Giáo, vốn được công nhận bởi tất cả các quốc gia văn minh trên thế giới (xem thư của Đức Giáo Hoàng, Chương 9, đoạn 3). Giáo hội Công giáo được thành lập bởi Chúa Giêsu trên nền tảng là các Tông Đồ, đứng đầu là Thánh Phêrô, và ngày nay phải được hướng dẫn bởi Đức Giáo Hoàng, người kế vị Thánh Phêrô và các giám mục, người kế vị các Tông Đồ. Vì vậy, có thể gọi rằng, các lãnh đạo dân sự của Giáo Hội này, thông qua một hiệp hội đứng trên cả các giám mục, là trái với bản chất của Giáo Hội (xem Thư của Đức Giáo Hoàng, Chương 7, đoạn 1, 3, 5, 6, 7). Dù vậy, một số học giả ở Trung Quốc lại có ý kiến rằng, cần thời gian để uốn nắn hệ thống Giáo Hội đặc biệt tại Trung Quốc nên nó thường không đồng bộ so với Giáo Hội hoàn vũ, vì vậy Giáo Hội tại Trung Quốc có thể có những đặc thù so với Giáo Hội hoàn vũ (xem Báo cáo thường niên về tôn giáo năm 2010 của Học viện Khoa học xã hội tại Trung Quốc).

Thật không thể hiểu là làm thế nào mà Chính phủ Trung ương lại cho phép những gì đừng nên xảy ra lại xảy ra thêm một lần nữa. Hành động phá hoại này chỉ có thể tạo ra một sự bế tắc và để lại những hậu quả để chúng ta chịu đựng chúng. Cảnh sát phải bảo vệ sự an toàn của nhân dân, nhưng họ đã sử dụng bạo lực để hạn chế quyền tự do tôn giáo và hạn chế quyền tự do cá nhân. Đây là một sự ô nhục cho đất nước chúng ta. Cách làm phátxít này và những cách cư xử lưu manh đã đi ngược với chính sách tuyên bố về một xã hội hài hòa. Vì vậy, những gì đã xảy ra là một thất bại đối với Chính quyền của chúng ta.

Giáo Hội có thất bại nào hay không, khi mà có nhiều giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân tham gia vào đại hội này? Chúng ta không thể trả lời là không. Chúng ta không phải như giáo sĩ của Thánh bộ Truyền Giáo, hay như là cha Jeroom Heyndrickx, ngay cả sau vụ việc ở Thừa Đức mà vẫn còn nói rằng các giám mục tham dự cuộc tấn phong bất hợp thức là những anh hùng, là những người chiến thắng.

Tất nhiên, chúng ta đều biết rằng đã có áp lực rất lớn. Nhưng thực tế là lá thư của Đức Giáo Hoàng đã không được họ tôn trọng và các thông cáo báo chí của Sứ Vụ Giáo Hội tại Trung Quốc đã không được đếm xỉa. Sức mạnh của đức tin đã đi về đâu? Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận thất bại tạm thời, để duy trì đức tin mà không được thỏa hiệp, chấp nhận đau khổ vì đức tin sẽ dẫn đến chiến thắng thực sự. Những lời nói của Đức Thánh Cha đã bị lãng quên rồi sao?

Ngày 1 Tháng Mười Hai, có nghĩa là sau sự kiện ở Thừa Đức và trước đại hội đại biểu Công giáo, trong Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng nói rằng, chúng ta phải nguyện xin Đức Mẹ trợ giúp các Kitô hữu, trợ giúp cho các giám mục tại Trung Quốc, để họ có thể mạnh dạn làm chứng cho đức tin và đặt niềm hy vọng của họ trong Đấng Cứu Độ mà chúng ta mong đợi. Đấng Cứu Độ mà chúng ta mong đợi không chỉ đề cập đến Lễ Giáng Sinh sắp tới trong năm nay, mà còn cho Đấng Cứu Độ sẽ đến giữa đám mây trên trời để phán xét nhân loại. Nhưng có lẽ các giám mục và linh mục của chúng ta đã không có được cơ hội để nghe những lời này. ..

Lúc này đây, giáo sĩ của Thánh Bộ Truyền giáo và Cha Heyndrickx sẽ nói với tôi rằng: "Ngài ngồi thoải mái trên ghế sofa của ngài mà dám tự cho phép mình lớn tiếng đọc bản kết án anh em mình". Không, đó không phải là sự thật. Tôi biết tôi thay mặt cho vô số các linh mục và tín hữu ở Trung Quốc, giám chức của cả hai bên và của các cộng đồng hầm trú. Họ bị sốc, buồn bã và hoang mang. Họ tự hỏi: "Điều gì đã xảy ra với Giáo Hội của chúng ta thế này?". Có một linh mục đã bày tỏ trên Internet: "Cha Heyndrickx, chúng tôi không phải là người chiến thắng. Chúng tôi là người đau khổ. Cha cứ giữ cho mình những mong muốn đẹp đẽ. Tôi, một linh mục đi trước, tôi thấy sự đau khổ ở khắp mọi nơi. Mong muốn của cha được xây dựng trên những linh mục đau khổ như chúng tôi. Mong muốn của cha càng lớn, chúng tôi phiền muộn càng nhiều. Nó chỉ là như thế".

Trong tình thế mà cảnh sát đã tung ra lực lượng độc ác của mình và thông tin bị bưng bít, chúng ta không biết khi nào thì Tòa Thánh sẽ phạt vạ thực sự và sẽ đưa ra một bản án. Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện, xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan. Trong bất kỳ trường hợp nào, làm ơn, đừng làm điều gì tương tự như trường hợp bổ nhiệm Giám mục Phanxicô An Xin Shu của Bảo Định, khi mà qua việc đó thì vẫn không có gì được nói ra.

Trong cuốn sách "Ánh Sáng Thế Gian" của Đức Giáo Hoàng vừa được công bố vào hôm 23 Tháng Mười Một, một đoạn trong đó có thể giúp chúng ta nhìn nhận lại chúng ta. Khi phóng viên hỏi Đức Thánh Cha: "Khi Cha đi sâu về lịch sử, Cha có cảm giác sốc và buồn khi nghĩ đến việc Giáo Hội nhiều lúc đã đi chệch khỏi con đường mà Con Thiên Chúa đã vạch ra không?". Đức Giáo Hoàng trả lời: "Tại thời điểm được đánh dấu bởi các vụ bê bối, chúng ta đã trải nghiệm được cái cảm giác về nỗi buồn bã và đau khổ, khi thấy Giáo Hội đáng thương đến dường bao, và làm thế nào mà các thành viên trong Giáo Hội lại có thể dễ dàng thất bại đang khi đi theo Chúa Giêsu Kitô. Thứ nhất, chúng ta đã cảm nghiệm ra sự hổ thẹn của mình là yếu kém thực sự. Thứ hai, mặc dù vì điều này, Chúa vẫn không từ bỏ Giáo Hội. Ngài bất chấp sự yếu kém thể hiện trong Giáo Hội qua các thành viên, nhưng gia tăng cho Giáo Hội ơn nên Thánh và đó là biểu hiện về sự hiện hữu của Ngài".

Trong mầu nhiệm của Nhiệm Thể, chúng ta hãy cùng chia sẻ gánh nặng của sự thất bại. Có lẽ chúng ta nên nhận ra rằng, chúng ta đã không cầu nguyện đầy đủ cho anh chị em chúng ta khi họ có những khó khăn nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta hãy làm việc đền bù với họ!

Lạy Chúa, xin ngự đến và đừng chờ thêm nữa!
 
Quan hệ Trung Quốc với Tòa Thánh ngày càng xa?
BBC
10:09 14/12/2010
Quan hệ Trung Quốc với Tòa Thánh ngày càng xa?

Ủy viên Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm chụp hình với các tân lãnh đạo của giáo hội Thiên Chúa giáo Yêu nước

Đại hội lần thứ 8 của Hội Thiên Chúa giáo Ái quốc ở Trung Quốc đã bầu ra các tân lãnh đạo của hai tổ chức Công giáo Trung Quốc không thần phục Tòa Thánh Vatican.

Cuối tuần qua, Giám mục Phòng Hưng Diệu được bầu làm Chủ tịch Hội Thiên Chúa giáo Ái quốc (CCPA), còn Giám mục Mã Anh Lâm nhậm chức tân Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thiên Chúa giáo Trung Quốc (BCCCC).

Trước đó, việc Trung Quốc tự tấn phong tu sĩ Mã Anh Lâm lên làm giám mục ở Côn Minh hồi 2006 đã không được Vatican công nhận.

Theo báo chí Trung Quốc, đại hội toàn quốc kết thúc hôm 9/12 cũng chọn ra các vị phó chủ tịch và cố vấn cao cấp.

Các nhân vật lãnh đạo của giáo hội 'chính thức' tại Trung Quốc đã chụp ảnh với Ủy viên Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm, người được Tân Hoa Xã gọi là "cố vấn chính trị tối cao", phụ trách cả vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc.

Nhưng hành động họp đại hội gồm 64 giám mục, 162 linh mục, 24 nữ tu và 91 thành viên không thuộc hàng giáo phẩm này đặt ra các câu hỏi về hướng đi của Bắc Kinh trong quan hệ với Tòa Thánh Vatican.

Theo AP, trích lời ông Anthony Lam, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Chúa Thánh thần ở Hong Kong thì "tư cách pháp lý của ông Mã vẫn còn cả một câu hỏi, nên việc phong chức cho ông khiến một số người ngạc nhiên".

Một chuyên gia khác từ chính Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc thì được AP trích dẫn xác nhận vụ việc "sẽ làm quan hệ với Vatican thêm khó khăn".

"Việc để một giám mục không được công nhận làm chủ tịch Hội đồng Giám mục sẽ khiến quan hệ khó khăn hơn".

Hồi cuối tháng 11 năm nay, Vatican đã lên án việc một nhà thờ của nhà nước Trung Quốc tấn phong một vị giám mục và gọi đây là sự vi phạm nghiêm trọng luật lệ của Thiên Chúa giáo.

Từ một vài năm qua, việc tấn phong giám mục thường diễn ra theo mô thức hai bên ngầm thỏa thuận về thân thế ứng viên trong bối cảnh Vatican và Bắc Kinh không có quan hệ ngoại giao.

Nhưng thông cáo hôm 22/11/2012 của Vatican cho biết việc tấn phong Đức cha Joseph Quách Tấn Tài ở Thừa Đức, vùng Đông Bắc Trung Quốc được thực hiện bất chấp sự phản đối của Đức Giáo hoàng Benedict XVI.

Hiện tượng Trung Quốc có hai giáo hội, một do Đảng Cộng sản lập ra và ủng hộ, một thần phục Vatican nhưng chỉ hoạt động ngầm là vấn đề đã có từ sau cuộc cách mạng cộng sản tại Trung Hoa lục địa năm 1949.

Lời kêu gọi năm 2007 của Đức Giáo hoàng có mục đích hàn gắn hai khối Công giáo ở Trung Quốc và nói người Công giáo không nên né tránh Giáo hội của nhà nước.

Tuy thế, báo chí Phương Tây cho rằng nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo La Mã ở Trung Quốc vẫn e ngại tổ chức này vốn nằm dưới sự chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Hướng đi riêng?

Năm 1951, chính quyền Mao đã buộc giáo dân và hàng giáo phẩm Trung Quốc cắt quan hệ với Vatican.

Hồi 2007, Đức Giáo hoàng đã gửi thư cho tín đồ và giáo phẩm của mọi giáo hội Công giáo ở Trung Quốc, công nhận tín ngưỡng của họ.

Nhưng về mặt tổ chức, việc tự ý phong các giám mục của Trung Quốc bị phê phán là "bất hợp pháp", theo lời Hồng y Trần Nhật Quân (Joseph Zen) của Hong Kong hiện đã nghỉ hưu.

Truyền thông ở bên ngoài Trung Quốc trích lời Hồng y Trần nói về sự "vi phạm nặng nề" mà Trung Quốc gây ra.

Điều khiến những giới Công giáo không chỉ ở Trung Quốc bất bình còn là chỗ công an bắt buộc một số giám mục và tu sĩ thần phục Vatican phải tới dự lễ ở Thừa Đức hôm 20/11.

Nhưng sau vụ Thừa Đức, Trung Quốc vẫn cho mở đại hội của Giáo hội thần phục Đảng Cộng sản và bầu chọn ra các nhân vật không theo Vatican đặt câu hỏi liệu đây có phải là hướng đi nhằm tách hẳn Công giáo ở Trung Quốc khỏi Tòa Thánh.

Về đối ngoại, các nhà quan sát cũng chỉ ra rằng bằng vụ tẩy chay kịch liệt lễ tặng Nobel Hòa Bình cho tù nhân Lưu Hiểu Ba, Trung Quốc càng tỏ ra muốn đề cao các giá trị khác với Phương Tây và còn ép một số nước khác theo mình.

Báo Anh, tờ Bấm The Economist số 9/12/2010 có bài trích lời giới quan sát cho rằng quan hệ với Vatican luôn là điểm giằng co giữa hai phái 'diều hâu' và 'bồ câu' tại Bắc Kinh.

Hiện nay, phái 'diều hâu' không hề thấy có lợi lộc gì trong việc tiến tới lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh và để một vị khâm sứ (nuncio) của Giáo hoàng đến đóng ṭai Bắc Kinh.

Tiến trình xử lý các vấn đề trong quan hệ Bắc Kinh với Vatican được cho là có ảnh hưởng tới Việt Nam, nơi hơn 8 triệu người Công giáo có Giáo hội của mình.

Giáo hội ở Việt Nam thần phục Vatican nhưng Tòa Thánh vẫn chưa có quan hệ ngoại giao với Hà Nội, dù hai bên đã liên tục có các chuyến thăm cao cấp từ hơn 10 năm qua.

Sau vụ Việt Nam trở thành quốc gia Đông Á duy nhất không cử người tới dự lễ Nobel ở Oslo như Trung Quốc muốn, câu hỏi đặt ra là liệu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Vatican của Hà Nội cũng sẽ theo chân Trung Quốc hay là không.
 
Một linh mục Dòng Tên người Ý được tuyên dương là “Người Công Chính trong các Dân Nước”
Bùi Hữu Thư
15:31 14/12/2010
Trước sự hiện diện của hai người sống sót được cha cứu vớt

ROME, Thứ Hai, ngày 13 tháng 12, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Huy chương “Người Công Chính trong các Dân Nước” sẽ được Viện YadVaShem tại Giêrusalem trao tặng ngày mai tại Rôma – với tư cách hậu táng – cho linh mục Dòng Tên Raffaele de Ghantuz Cubbe.

Phần thưởng này sẽ được đại sứ Do Thái tại Tòa Thánh, Ông Mordechay Lewy trao tặng trước sự hiện diện của Bà Livia Link, cố vấn về các vấn đề công cộng và chính trị tại tòa đại sứ Do Thái tại Ý, cho người cháu của linh mục Dòng Tên người Ý Francesco de Ghantuz Cubbe.

Trong Đệ Nhị Thế Chiến, với sự giúp đỡ của các bạn hữu, và không sợ nguy hiểm đến tính mạng, cha Cubbe đã che dấu ba đứa trẻ Do Thái trong số các học sinh trường Mondragone: là Marco Pavoncello, cũng như Mario và Graziano Sonnino. Ngài không hề có dự tính là bắt các trẻ em này theo đạo Công Giáo.

Marco Pavoncello và Graziano Sonnino sẽ có mặt trong nghi lễ ngày mai. Còn Mario Sonnino thì đã qua đời gần đây.

Cha Raffaele de Ghantuz Cubbe, “Padre Cubbe”, sanh tại Orciano Pisano, Ý năm 1904. Ngài qua đời tại Rôma năm 1983.

Ngài là con thứ tư trong một gia đình rất ngoan đạo. Cha ngài là hầu tước Riccardo là một trong các phụ tá bí mật của các Đức Giáo Hoàng từ Benedict XV đến Piô XII. Gia đình cha đã kết thân mật thiết với linh mục Salêsiêng Don Michele Rua (bây giờ là chân phước) là người đã có tiên đoán về ơn gọi tu trì của Raffaele, và cha đã vào tu Dòng Tên khi còn rất trẻ.

Cha đã trở nên hiệu trưởng (1942-1947) trường Trung Học nổi tiếng Mondragone, gần Frascati, phía nam Rôma, và phó chủ tịch Công Trình Trợ Giúp Giáo Triều 'Œuvre d'assistance pontificale’ (POA) theo ý muốn của Đức Giáo Hoàng Piô XII để giúp đỡ các nạn nhân của Thế Chiến thứ Hai.
 
WikiLeaks về Vatican: Một chuyện đầu voi đuôi chuột
Trần Mạnh Trác
17:19 14/12/2010
Ngược với sự dự đóan về những chuyện động trời, những tiết lộ WikiLeaks mới nhất có liên hệ đến Tòa Thánh Vatican đã là những câu chuyện 'ba xàm' vô bổ.

"Những rì rỏ trên thực tế là 'chẳng có gì cả'", tờ La Stampa của Ý cho biết.

Còn ông Giovanni Maria Vian, chủ bút tờ báo L'Osservatore Romano của Tòa Thánh, phát biểu: "Nếu có gì đáng nói, thì các tiết lộ trên chỉ thể hiện những sáng kiến nghèo nàn của một số người đả lựa lọc và tung tin, nhưng dù với lòng nhiệt thành quá đáng như thế, những tin đó chỉ phản ảnh những ý kiến cũ kỹ đã từng được lưu hành trong báo chí của nước Ý từ lâu"

Chính vì vậy mà các quan chức của Vatican đã có phản ứng quá ư là 'bình thản'?

Trong một tuyên bố chính thức ngày 11 Tháng 12, phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi, cho biết các 'tiết lộ' chỉ phản ánh "nhận thức và ý kiến" không mấy sâu sắc của các cá nhân. Tuy nhiên Cha cũng khuyên mọi người hãy cẩn trọng khi đọc những tin như thế này.

L'Osservatore Romano đã cố ý và dè dặt tránh bình luận về các tiết lộ từ WikiLeaks. Và các phóng viên chuyên theo dõi tình hình Vatican, mà người ta thường gọi bằng một tên lóng là "Vaticanistas," phần lớn cũng chỉ 'ầm ừ cho qua chuyện' khi đề cập đến những tin gọi là 'bí mật' này.

Họ thường mô tả các 'tiết lộ' là không 'sốt dẻo,' chỉ là tin cũ được đóng hộp cho có vẻ mới. Giá trị của chúng, các nhà quan sát đồng ý, là chúng cung cấp một cái nhìn thú vị về phía bên trong của các giới chức Hoa Kỳ khi nghĩ về Vatican.

Phân tích gia Andrea Tornielli đã mượn lời của Đức cố Hồng Y Domenico Tardini, cố ngoại trưởng Vatican, mô tả trạng thái của môi trường ngoại giao trên thế giới.

Khi có người nêu ý kiến với Đức Hồng y rằng ngọai giao đòan của Vatican là 'số Một', ngài đã 'diễu' lại: "Thế à? vậy thì hãy tưởng tượng những phái đòan khác thì như thế nào?" (ý nói rằng ngọai giao đòan của Tòa Thánh cũng có nhiều khuyết điểm mà được đứng nhất, thì quả rằng các nước khác phải là tệ đến như thế nào?)

Tornielli viết vào blog trên tờ báo Il Giornale rằng quan điểm nhẹ nhàng nhưng hiện thực của vị cố Hồng Y "trở thành chính xác, sau sự kiện WikiLeaks."

Tornielli cho biết, những tiết lộ chỉ chiếu sáng chút ít về nền ngoại giao của Vatican. Nhưng lại nói rất nhiều về những sai lầm ngớ ngẩn của nền ngoại giao Hoa Kỳ, nhất là việc thất bại bảo mật để các thông tin lộ ra ngòai công cộng.

Một số các ý kiến của nhà ngoại giao Mỹ đã làm nhiều người phải 'nhướng mày.'

Có một ý kiến mô tả Bộ trưởng Ngoại giao Vatican ĐHY Tarcisio Bertone là một "nghị gật," không bao giờ dám chống lại giáo hoàng, hay là chống lại chính sách của Giáo Hội.

Dĩ nhiên cái ý kiến cho rằng một ông bộ trưởng phải 'chống' lại Tổng Thống hay đi ngược lại chính sách của quốc gia thì mới xứng danh là 'bộ trưởng,' làm cho ĐHY Bertone phì cười, ngài tuyên bố với thông tấn xã Ý Adkronos:

"Tôi rất tự hào được mô tả là một 'nghị gật' như thế. Lời mô tả đầy màu sắc này phản ánh rất trung thực sự hỗ trợ của tôi cho công việc mục vụ của Đức Giáo hoàng. "

Nhưng một Vaticanista tên là Massimo Franco, viết cho tờ nhật báo Corriere della Sera ở Milan, thì chỉ trích phản ứng hấp tấp của Vatican.

Ông cho rằng những lời tuyên bố của Vatican, kêu gọi "'cẩn trọng' là thừa và đồng thời có tính cách tự vệ. "

Dù cho Vatican có nói gì chăng nữa, thì các tin tức bị rò rỉ đã rõ ràng "gây xúc động và siêu nhạy cảm."

Cha Lombardi phát ngôn viên của Vatican nhấn mạnh rằng nhiều ý kiến bày tỏ bởi các quan chức Vatican không thể được quy cho là của Tòa Thánh, và cũng không nhất thiết là chính xác.

Franco cho biết nỗ lực trên của cha Lombardi, đặt khoảng cách giữa các quan chức Vatican và nội dung của những tiết lộ, là một hành động đáng nghi ngờ, nó tạo ra cảm tưởng rằng "Vatican đang cố gắng 'trừ tà' những nghi vấn, đã phổ biến rộng rãi, rằng những lời phê bình (Tòa Thánh) được phát xuất ra từ bên trong (Tòa Thánh)."

Một số nhà phân tích khác chỉ quan tâm sơ sài đến nét đại cương. Thí dụ ông Vittorio Messori, một nhà báo chuyên biện hộ cho Công giáo và là phóng viên của tờ Corriere della Sera, cho biết nền ngoại giao của Mỹ là đầy "lỗ hổng."

Ông lưu ý rằng rất nhiều ý tưởng là những sao chép lại từ "những lời nghe ngóng, các cuộc hội thoại với nhà báo, những lời bâng quơ không chỉ rõ nguồn tin, và một chút những tin đồn."

Tuy nhiên ông Messori đã tìm thấy một câu đáng gọi là "một viên ngọc quí."

Trong một thông báo trước chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Israel và Jordan vào tháng 5 năm 2009, một nhà ngoại giao đã viết: "Đức Giáo Hoàng Benedict đôi khi làm những chính trị gia và phóng viên phải ngỡ ngàng vì sự quyết tâm theo đuổi những gì mà ĐGH tin là có lợi ích tốt nhất cho Giáo Hội, như tha thứ cho phe Le Febvre hoặc xem xét việc phong thánh cho ĐGH Pius XII."

Messori nói rằng ông "không thể tưởng tượng được một lời khen nào tốt hơn cho vị Giám mục Roma" là làm hết sức trong nhiệm vụ của mình.
 
Đức Mẹ Guadalupe chấm dứt cuộc du hành 9 tháng tại nhà thờ Chánh Tòa Westminter
Pt Huỳnh Mai Trác
20:00 14/12/2010
London, ngày 5 tháng 12 năm 2010 (Zenit) - Bản sao cùng kích tất với bản chính Đức Mẹ Guadalupe đã kết thúc cuộc du hành 9 tháng quanh nước Anh và Wales, tại nhà Thờ Chánh Tòa Westminter.

Bức hình đến London vào ngày 12 tháng 12, ngày lễ chính thúc của Đức Mẹ Guadalupe, kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Mexico với thánh Juan Diego vào năm 1531.

Đức Tổng Giám mục Vincent Nichols ở Westminter sẽ đón tiếp bức tượng và hướng dẫn buổi đoc kinh cầu nguyện vào trưa thứ bảy tại Nhà Thờ Chánh Tòa.

Bản sao bức hình được in ra 220 bản vào năm 2004 với dấu ấn chính thức của Đức Hồng Y Noberto Rivera Carrera, Tổng Giám mục Thành phố Mexico. Bức hình được sao ra từ bản chính là chiếc áo choàng của thánh Juan Diego.

Toàn thể 220 bức ảnh sao được làm phép để phân phối cho toàn thế giới để hoàn tất lời báo trước cuộc viếng thăm Mexico của Đức Gioan Phao lồ II vào năm 1979: “Vương Cung Thánh đưòng Đức Mẹ Guadalupe sẽ là Trung tâm hành hương và là Ánh sáng của Chúa Kitô sẽ chiếu dọi khắp hoàn cầu nhờ vào bức ảnh phép lạ của Mẹ Ngài.”

Những bức ảnh sao này được xem như di tích thánh. Đức Giáo Hoàng Pius XII tuyên bố là Đức Mẹ Guadalupe là “Nữ Vương xứ Mexico và Hoàng Hậu toàn Châu Mỹ vào năm 1945, và là Đấng Bảo Trợ của Châu Mỹ vào năm 1946, Đức Phao lồ II xác nhận lại tước vị trên vào năm 1999 và ấn định ngày lễ trọng vào ngàỳ 12 tháng 12.

Đức Mẹ Guadalupe là chính là nguồn gốc đã đem lại hơn 9 triệu người thổ dân Aztecs trở lại trong vòng 10 năm sau cuộc hiện ra từ năm 1531.

Vương Cung thánh đường của Mexico City nơi có cất giữ chiếc áo choàng của Thánh Juan Diego với hình của Đức Mẹ Guadalupe là thánh đường có đông người đến thăm viếng hành hương trên toàn thế giới.

Nước Anh và xứ Wales đã làm tuần cửu nhật bắt đầu từ tháng 3 năm 2010 ở Nhà thờ Chánh tòa Westminter. Ở đó Đức Tổng Giám mục Nichols giao cho Ông Edmund Adamus tạm thời quản lý bức tượng và xin phép các giáo phận để trưng bày bức tượng tại địa phận của mình hòng tôn sùng với mục đích là nêu cao Phúc Âm của Sự Sống, bảo vệ các thai nhi, thánh hóa gia đình và đem lại an bình cho xứ sở.
 
Top Stories
China, the Nobel, the bishops and the Vatican: Who won, who lost
+ Card. Joseph Zen Zekiun, sdb
10:44 14/12/2010
Resistance to the Liu Xiaobo Nobel, the Patriotic Assembly of Catholic Representatives, celebrated as a victory, are a humiliation for China, a major economic power that shamefully ignores human rights. But the participation of bishops and priests in an act against the pope is also a defeat for the Vatican and the Church. A passionate analysis by the emeritus bishop of Hong Kong.

(AsiaNews) The empty chair onstage in the Oslo municipal hall makes me remember the two empty chairs in the Synodal Hall, when in 1998, for the first time, I participated in the Synod of bishops: one was for Bishop Duan Ying Ming of Wan Xian, the other for his Coadjutor Bishop. Still for the Synod of two years ago, a delegation from China was not possible, because someone had insisted to include in the group an illegitimate bishop. In the Synod of 1998 I said: "In China there is no real religious freedom." Unfortunately, last month at the Consistory of November 19, I had to give the same bad news to my brethren Cardinals: "In China there is still no religious freedom."

The Eighth Assembly of the Representatives of the Chinese Catholics was "victoriously" successful, as “victoriously successful” was the preventing of Liu Xiaobo from going to receive the Nobel Peace Prize. Are our leaders are truly proud of similar "victories"? The fact that China has become an economic power, allows them to ignore so shamefully the human rights? Those who bow to you for business interests, do they respect you in their hearts? Wake up! Please, save a little the dignity of our great nation, famous for its ancient civilization and its refined etiquette.

The Pope, in his letter to the Church in China in 2007, has gently explained the nature of the Catholic Church, which is recognized by all civilized nations of the world (see Letter of the Pope, Chapter 9, Paragraph 3). The Catholic Church is founded by Jesus on the Apostles headed by Saint Peter and today must be guided by the Pope, the successor of Peter and by the bishops, the successors of the Apostles. Therefore, the so-called democratic leadership of this Church through an Assembly that stands above the bishops is contrary to the nature of the Church (see Letter of Pope, Chapter 7, Paragraphs 1, 3, 5, 6, 7). Even some academics in China are of the opinion that it is time to correct this peculiar Chinese Church system so unusual in the complex of the universal Church, so that the Church in China can have those characteristics enjoyed by the universal Church (see the Annual Report on the Religions of the year 2010 by the Academy of Social Sciences in China).

It is incomprehensible how the Central Government has allowed to happen what should not have ever happened again. This destructive action can only create an impasse and so leave those with benefits gained to continue to enjoy them. The police, that should defend the safety of the people, has used violence to curb religious freedom and restrict personal freedom. This is a disgrace to our country. This fascist style and these brigand manners are diametrically opposed to the declared policy of a harmonious society. Therefore, what happened was a defeat for our Government.

Was there also a defeat for the Church since so many bishops, priests, nuns and faithful took part in the Assembly? We cannot say no. We are not like that clerk of the Congregation for the Evangelization of Peoples or like Fr. Jeroom Heyndrickx who, even after the Chende episode, still says that those bishops who attended the illegitimate ordination of a bishop are heroes, are winners.

Of course, we all know that there has been enormous pressure. But the fact is that the Letter of the Pope was not respected and that the Press Release of the Commission for the Church in China has not been taken into account. Where did the strength of faith go? The Holy Father has repeatedly said that we must be ready to accept the provisional defeat, to maintain the faith without compromises, and that the suffering accepted for faith will lead to real victory. These words of Holy Father have been forgotten?

On December 1, that is, after the events of Chengde and before the Assembly, during the Angelus, the Pope said that we must pray Our Lady Help of Christians... to support the bishops in China, so that they may bravely testify to the faith and put their hope in the Savior whom we expect. The Savior whom we expect not only refers to the coming Christmas this year, but also to the Savior who will come on the clouds of heaven to judge humankind. But perhaps our bishops and priests did not have the opportunity to hear these words...

At this point that clerk of the Congregation for the Evangelisation of peoples and Fr. Heyndrickx will say to me: "You, sitting comfortably on your sofa, you allow yourself to solemnly pronounce judgment on these your brethren." No, it is not true. I know I represent countless priests and faithful in China, of both the official and the underground communities. They are shocked, saddened, and bewildered. The wonder: "What has become our Church?" There is a priest who expressed himself thus on Internet: "Father Heyndrickx, we are not winners. We are sufferers. Keep to yourself your beautiful desires. I, as a priest in the front-line, I find suffering everywhere. Your wishes are built on us suffering priests. The larger your desires, the bigger our sorrows. It’s just like that."

In this situation where the police unleashed its wicked force and the news are hermetically closed, we do not know when the Holy See will have purged the truth and will pronounce a judgment. We can only pray that the Lord give us wisdom. In any case, please, do not do the same as in the case of the installation of Bishop Francis An Shu Xin of Baoding, when on which still nothing hasn't been said.

In the Pope’s book The Light of the World, published on 23 November, there is a passage that can help us in our reflection. When the reporter asked the Holy Father: "When you go deep into history, is not there a feeling of shock and sadness at the thought of how much and how often the Church has deviated from the main road, indicated to her by the Son of God?" The Pope answers: "At this time marked by scandals, we did experience this feeling of sadness and pain, seeing how miserable is the Church and how easily its members can fail in the following of Jesus Christ. The first thing is that this we have to experience this for our mortification, for our genuine humility. The second thing is that, despite this, He does not abandon the Church. He, despite the weakness shown in the Church by her members, raises up in her the Saints and thus manifests His presence."

In the mystery of the Mystical Body, let us share the burden of defeat. Perhaps we should recognise that we have not supported sufficiently with prayer our brothers and sisters in so serious difficulties. Then, let us do penance with them!

Lord, come and do not delay!

(Source: http://www.asianews.it/news-en/China,-the-Nobel,-the-bishops-and-the-Vatican:-Who-won,-who-lost-20246.html)
 
New wave of harassment against Redemptorists in Vietnam
Joseph Dang
16:59 14/12/2010
Local authority summoned Redemptorist provincial superior of Vietnam after repeated raids on the monastery’s church.

The preparation for Christmas at the Church of Our Lady of Perpetual Help in Saigon has been repeatedly interrupted by raids from local officials who have been insisting that Redemptorists who are in charge of the church must remove from their bulletin boards what the authorities had described as “anti-regime" articles, and stop delivering homilies calling for justice.

On Dec. 8, local officials of the third district of Ho Chi Minh city abruptly raided the church, the second largest one in Saigon, interrupting scheduled liturgical celebrations and ongoing Christmas’ preparations. The next day, local officials backed by security police in plain clothes raided the church again taking photos and filming with video cameras in a threatening tactic. Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, Chief of the Secretariat of the Redemptorist Province, reported in a letter dated Dec. 13 sent to “all Redemptorists in Vietnam”.

Fr. Joseph Dinh lamented that the harassment did not stop there; on next day, local authorities even summoned Fr. Vincent Pham Trung Thanh, the provincial superior for "working sessions" at their local office.

At the meeting, representatives of state administration for religious affairs and local officials took turn to spell out “unjust accusations against Saigon’s Redemptorists of being ‘preaching anti-government sentiment, instigators of disorder, inciting riots, falsely accusing the government, violating law on social media...’” wrote the Secretariat.

Also at the same "working session" the provincial superior was told that he himself was liable for “homilies of Redemptorists and articles posted on bulletin boards relating to land disputes at the Hanoi nunciature, Thai Ha; waves of persecution at Tam Toa, Con Dau, Dong Chiem... and the government plan to mine bauxite deposits in Vietnam's Central Highlands”. From the government’s point of view, they are “non-religious issues” that priests are not allowed to mention. Any violation would result in charges of conducting anti-government activities.

Fr. Vincent Pham rejected all accusations saying that his orders have always been working for the good of all people, praying and living in service to the Gospel, and calling for the reconciliation among sections in the society, and the respect of justice and truth.

In respond to his refutation, Mrs. Nguyen Thi Le, the chairwoman of the District's People Committee vowed “more raids” on the church in next days.

The Redemptorist Province in Vietnam is the largest order in Asia. Over the past twenty years, the Province has grown in size from 179 professed brothers in 1983 to 278 people today, including 168 priests who live in about 20 houses scattered throughout the country, in North, Central, and South Vietnam. There are also 222 postulants. The growth of vocations represents a great hope for the entire Church in Vietnam.

There has been a general crackdown on dissent in Vietnam ahead of the ruling Communist Party congress which is set for early next year. Prominent lawyers, journalists and activists have been arrested and jailed in recent months, while others remain under government surveillance.

As this article is being written, the Vietnamese Mennonite Church in Saigon is issuing an emergency appeal on the government's violence against their Church leaders and followers when the victims refused to let them destroying the church in second district.

In that context, the wave of harassment against Redemptorists in Vietnam may harbinger for imminent crackdowns.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh Mục tiên khởi của địa sở Cù-Và 125 tuổi
PM Cao Huy Hoàng
08:41 14/12/2010
XUÂN LỘC - Được phép của Cha Chính Xứ Trung Ngãi, GP Xuân Lộc, hôm nay, ngày 14-12-2010, Tân Linh Mục Gioan Baotixita Võ Quang Viễn,, dâng thánh lễ Tạ Ơn vì Chúa đã thương chọn một người con gốc địa sở Cù-và lên chức Linh Mục - Linh Mục Tiên Khởi của Địa Sở Cù-và 125 tuổi.

Xem hình ảnh

Tân Linh Mục, 33 tuổi, thuộc Giáo Phận Nha Trang, được Đức Cha Giuse Võ Đức Minh truyền chức ngày 3-12-2010 tại nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang, là con của cựu chủng sinh Matthêu Võ Quang Dũng và bà Luxia Bùi Thị Dung, và là cháu nội của cựu chủng sinh Phaolô Võ quang Binh, thuộc địa sở Cù-và, GP Qui Nhơn.

Bà con đồng hương địa sở Cù-và đang sinh sống tại GX Trung Ngãi GP Xuân Lộc và các nơi, rất đỗi vui mừng vì sau 125 năm lập Địa sở, nay được Chúa thương chọn một người con trong địa sở mình làm linh mục.

Niềm vui khôn kể xiết. Từ 4g sáng ngày 14-12, giáo dân Cù-và và Trung Ngãi đã hân hoan tập trung về nhà thờ để cùng Tân Linh Mục dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Đồng tế với Tân Linh Mục, có Cha Chánh Xứ và Phó xứ GX Trung Ngãi, cùng linh mục nghĩa Phụ của Tân Lm từ Nha Trang vào.

Cha chính xứ Trung Ngãi đã giảng lễ thật xuất thần về cuộc đời linh mục. “Chúa chọn con không vì tài năng, học vấn, đạo đức hay thân thế, nhưng vì Chúa yêu con. Chúa muốn con làm Linh Mục của Chúa. Chúa muốn con đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Cứu Thế, Chúa Kitô chịu đóng đinh. Vì thế, nhận lãnh chức linh mục, không phải là nhận lãnh một vinh quang trần thế, mà là nhận lãnh một sứ vụ đến với những người đau khổ, bạn hữu của Thiên Chúa, đến với những người cùi đầy bất hạnh… Sứ vụ lớn lao, nhưng thân phận linh mục mỏng dòn như chiếc bình sành dễ vỡ, như tâm tình của Tuyết Mai Texas trong bài thơ tặng các Tân Linh Mục, Qui Nhơn và Nha Trang

Con là chiếc bình sành dễ vỡ
Đựng cả trần gian, cả trời cao
Đựng cả tình yêu, ơn tha thứ dạt dào
Và đựng cả núi mê lầm thiên hạ
…….
Xin giữ con đừng để vỡ tan tành
Cho con nên chiếc bình sành cứu thế.


Cùng tạ ơn với Tân Linh Mục, với gia đình, với Địa sở Cù-và, với Giáo Phận Nha Trang, với Giáo hội, nhưng cũng đồng thời từ nay, đồng hương Cù-và và mọi người chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Tân Linh mục chu toàn sứ vụ cứu thế.”

Thánh lễ tiếp tục sốt sắng. Lần đầu tiên Giáo dân Cù-và được tân mắt thấy một người con, người cháu của mình tế lễ mình hiệp với lễ tế của Chúa Giêsu trên bàn thờ. Thật thánh thiện khi tân linh mục nâng cao tấm bánh Mình Thánh Chúa Giêsu, nâng cao chén rượu Máu Thánh Chúa Giêsu. Thật xúc động khi Tân Linh Mục cầu nguyện cho linh hồn ông nội và tất cả những giáo dân Cù-và đã qua đời.

Cuối thánh lễ, một vị Đại Diện Giáo Dân Cù-và, đọc lời chúc mừng, ngắn gọn, súc tích mà cảm động quá. Mọi người không cầm được nước mắt sung sướng, tạ ơn.

Một vòng hoa cho tân linh mục. Một vòng hoa đỏ màu Hoa Thập Tự.

Tân linh mục nghẹn lời. Rất ngắn. Con chỉ biết Tạ ơn Chúa, Tạ ơn những chứng nhân Đức Tin tại địa sở Cù-và và tạ ơn mọi người…

Buổi tiệc liên hoan mừng Tân Linh Mục hôm nay, thiết nghĩ, khác hẳn với những buổi tiệc, vì nét riêng độc đáo thật lạ.

Khách mời đa số là người đồng hương Cù-và, có người đã 80, 90 đầu bạc trắng, có người ở khắp các tỉnh, có cả những người dân tộc thuộc địa sở Cù-và cũ, và nhất là có những người hiện đang bám trụ tại quê hương Cù-và Quảng Ngãi cũng đến tham dự. Một cơ hội tuyệt vời Chúa ban cho để mọi người nhớ về quê hương, tri ân các bậc tiền nhân, và tưởng niệm một thời vàng son của một địa sở bề thế.

Theo lời kể của cụ Trần, 85 tuổi, Địa sở Cù-và nằm ở hướng tây Quận Sơn Tịnh, cách quận lỵ khoảng 22cs, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Giáo phận Qui Nhơn được các thành lập khoảng năm 1885, qua các đời Cố Nhã, Cố Dõng, Cố Gioan rồi đến Các Linh Mục bản xứ: Cha Luận, Cha Phận, Cha Sánh, Cha Long…

Những ngày đầu đời của Địa sở, là những ngày đầy gian khổ thử thách. Những hạt mầm đức tin của Cha Ông bị Văn Thân của triều đình Tự Đức thảm sát tàn bạo. Những người theo đạo bị bắt tập trung trên bến sông Giang, gọi là Bến Pháp Trường, nay còn đó địa danh “Bến Trường”, nơi các trẻ em bị quân Văn Thân đập đầu vào đá, những bà mẹ khóc lóc thảm thiết kêu la bị đâm chết tại chỗ, đàn ông trai tráng bị trói và đánh đập máu chảy đầm đìa cho đến chết… Tất cả xác chết đều quăng xuống dòng sông Giang… dòng sông đẫm máu. Một số khác bị lôi xử trên những gò đất cao, bị đánh, đâm chết rồi chôn, hoặc chôn sống tập thể mỗi hầm vài ba chục người. Nay còn đó những khu Mả Thánh, nơi các chứng nhân vì đức tin đã anh dũng chết để bảo vệ đức tin đến cùng.

Vì thế, mỗi lần được tin quân Văn Thân kéo đến từ xa, bà con giáo dân dùng chiếc tù và bằng sừng trâu để thúc lên báo hiệu mọi người chạy vào núi trốn tránh. Vì thế địa sở có tên gọi là Cù Và, đọc trại hai từ Tù và, để nhắc nhớ một thời đẫm máu của những chứng nhân đức tin anh dũng.

Sau những ngày gian nan, Địa sở Cù-và phát triển mạnh, số Giáo dân lên đến vài ngàn. Địa Phận đã mua được một số khá lớn đất ruộng tại Cù và để làm Ruộng Nhà Chung. Hằng năm, thu nhập của ruộng nhà chung Cù Và đóng góp khả quan cho ngân quỹ Giáo Phận, cho việc đào tạo các học sĩ bổn trường ở Chủng Viện.

Năm 1964, Địa sở Cù và thuộc vùng mất an ninh trầm trọng, bà con giáo dân phải bỏ quê hương mà ra đi tứ tản bốn phương trời….. Đến nay, Cù-và là một trong 10 địa sở của Giáo Phận Qui Nhơn bị xóa tên do hoàn cảnh đất nước. Số gần 200 giáo dân nay còn bám trụ tại Địa sở Cù-và quyết tâm không ra đi vì vẫn còn đó hằng dãy mồ chôn của những chứng nhân, trong đó có khi cả một họ tộc, có khi là những nấm mồ của tổ tiên họ, của cha ông họ. Họ vẫn trung thành giữ vững đức tin. Họ vẫn tập trung đọc kinh cầu nguyện, xin Cha sở Địa Sở Phú Hòa về dâng lễ và ban các Bí Tích. Một Địa sở bề thế, kỳ cựu bỗng trở nên một điểm nóng tái truyền giáo đáng kể, và nguyện vọng lớn nhất của bà con nơi đây là được tái dựng lại Địa Sở đầy kỷ niệm tử đạo nầy.

Suốt 125 năm lịch sử của Địa sở Cù-và, như một 125 mùa vọng được tính bằng năm tháng. Máu các Thánh Tử Đạo đã trổ sinh bao hoa trái đức tin, và con dân Cù-và đang tứ tản bốn phương để làm chứng cho Thiên Chúa.

Nay, Tân Linh Mục Tiên Khởi của Địa sở Cù-và như một tín hiệu từ trời cao Chúa đã đoái thương nhìn đến đoàn chiên lưu lạc của Ngài.

Xin chúc mừng Tân Linh Mục. Xin chúc mừng Địa sở Cù-và. Xin Tạ ơn Chúa muôn đời. Và xin Chúa xây dựng lại Ngôi Nhà của Chúa trên vùng đất đã nhuộm thắm máu các chứng nhân đức tin là cha ông chúng con.
 
Hội Ái Hữu Bùi Chu Hải Ngoại tổ chức khánh thành Nhà Hưu Linh Mục Bùi Chu
Bình Sa
11:06 14/12/2010
GARDEN GROVE (Bình Sa)- - Sáng Thứ Bảy 11 tháng 12 năm 2010 tại ngôi nhà số 10421 Orangewood Ave, Garden Grove CA 92840, một buổi lễ khánh thành ngôi nhà hưu Linh Mục được long trọng tổ chức với sự tham dự chủ lễ của Đức Cha Mai Thanh Lương, Linh Mục Vũ Hân Linh Hướng (Hội Aùi Hữu Bùi Chu), Linh Mục Nguyễn Kim Long Phó Linh Hướng, Linh Mục Đinh Viết Thục (đại diện Đức Cha Hoàng Văn Tiệm Giáo Phận Bùi Chu) lo việc cai quản nhà hưu dưỡng, linh Mục Mai Khải Hoàn Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị ngôi nhà hưu và nhiều vị Linh Mục và giáo dân thuộc Giáo Phận Bùi Chu cùng thân hữu tham dự.

Xem hình ảnh

Mở đầu, Linh Mục Vũ Hân lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn Đức Giám Mục Mai Thanh Lương cùng các vị Linh Mục cũng như quan khách, giáo dân đến tham dự, cầu phước lành cho căn nhà hưu Linh Mục Giáo Phận Bùi Chu tại địa chỉ mới nầy. Tiếp theo trong phần phát biểu Linh Mục nói:.. . Ngôi nhà nầy có nhiều đặc điểm rất dể mến. Nguyên thủy nhà hưu Giáo Phận Bùi Chu là nhà hưu do Cha Vũ Đình Trác có ý kiến sáng tạo lập một nhà hưu cho Linh Mục tọa lạc trên đường Louise thuộc Thành Phố Garden Grove. Trước khi lìa đời cha đã có nhã ý dâng cho Giáo Phận Bùi Chu để làm nhà hưu Linh Mục, qua sự giúp đở của Hội Aùi Hữu Giáo Phận Bùi Chu bất động sản đó đã được Giám Mục Bùi Chu Đức Cha Hoàng Văn Tiệm chấp nhận và người đã đến thăm và chúc phúc cho ngôi nhà đó ngày 11 tháng 12 năm 2003. Nhưng ngôi nhà cũ không còn thích hợp nữa nên cần phải tìm một ngôi nhà khác thích hợp hơn. Nên Hội Đồng Quản Trị Hội Aùi Hữu đã nhờ Cha Đinh Viết Thục lo việc bán nhà cũ và mua nhà mới. Sau thời gian nhờ các Linh Mục, các ân nhân góp sức để bù thêm vào số tiền bán nhà và tạo được căn nhà mới ngày hôm nay với số tiền là $ 462,000 ngàn không vay mượn ngân hàng chỉ nhờ vào hội ái hữu Giáo Phận Bùi Chu... Tại ngôi nhà nầy còn là nơi đặt văn phòng hội Aùi Hữu Giáo Phận Bùi Chu. Hôm nay Nhà Hưu Linh Mục của Giáo Phận Bùi Chu nhờ sự bảo trợ rất qúy của hội Aùi Hữu Giáo Phận Bùi Chu kính mời Đức Cha, qúy cha, qúy tu sỹ qúy thân hữu đến đây cầu phúc lành ban xuống cho ngôi nhà nầy. Chúng con chân thành cảm tạ. Cầu cho chúng con thể hiện được sự Ý Nghĩa Của Đời Sống Hưu..."

Tiếp theo là lễ cắt băng khánh thành, Đức Cha Mai Thanh Lương cùng tất cả các Linh Mục đồng cắt băng khánh thành qua những tràng pháo tay chúc mừng, sau đó mọi người cùng vào nhà để nghe Đức Giám Mục Mai Thanh Lương cảm ơn và nói qua về ý nghĩa thành lập ngôi nhà, Đức Giám Mục kêu gọi sự đoàn kết, sống hòa thuận yêu thương. Tiếp theo ngài chủ tế thánh lễ làm phép nhà, đọc lại những đoạn kinh thánh. Linh Mục Mai Khải Hoàn đọc lời cầu nguyện và sau đó Đức Giám Mục cùng các Linh Mục đi vòng quanh ngôi nhà để làm phép cầu nguyện.

Cuối cùng mọi người cùng dùng cơm trưa do ban tổ chức khoản đải, mọi người cùng vui với niềm vui chung của các vị Linh Mục hiện diện trong ngày lễ khánh thành.
 
Đại hội Sinh viên Công giáo ''Si-khem 2010''
Dom. Nhật Trường
21:44 14/12/2010
Nếu bạn là một sinh viên công giáo thì chắc hẳn không ít thì nhiều bạn sẽ nghe nói hoặc biết đến một đại hội mang tên “Si-khem”... Si-khem là một đại hội được tổ chức định kỳ 2 năm một lần dành cho các bạn trẻ, các nhóm sinh viên công giáo, các lưu xá nam nữ trong và ngoài thành phố giao lưu và khám phá những giá trị của cuộc sống, khám phá lại bản thân, định hướng lại con đường mà mình đang hướng tới và một điểm quan trọng là xác tín niềm tin nơi Giêsu bằng chính con người thật của mình...

Xem hình ảnh

Đại hội được thực hiện qua sự đề xướng của Ban Mục vụ Sinh viên Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam với sự tham gia tổ chức của 7 nhóm sinh viên: Sinh viên Mai Khôi, sinh viên Nữ Vương Hòa Bình, sinh viên Thiên Ân, sinh viên Thiện Nguyện Thăng Tiến, Giới Trẻ Chí Hòa, Giới Trẻ Mân Côi, sinh viên Lưu xá Đaminh. Với một lực lượng ban tổ chức “hùng hậu”, Đại hội Sikhem 2010 đã quy tụ gần 700 bạn trẻ từ các nhóm sinh viên và các lưu xá trong và ngoài thành phố đến tham dự như: SV Mai Khôi, Nữ Vương Hòa Bình, Thiện Nguyện Thăng Tiến, Thiên Ân, Martin Biên Hòa, GT Mân Côi, GT Chí Hòa, Lưu Xá Đa Minh, Lưu Xá Bình Minh, Lưu Xá Thiên Phước, Lưu Xá Ái Linh, Nhạc Thánh.net, Gia Đình Truyền Tin, Xã hội Nhân văn, Thánh Linh, Thông Xanh, Đại diện Lớp Sedes Sapientiae, Sư Phạm Kỹ Thuật.

Khoảng 13g00 thứ bảy ngày 11 tháng 12 năm 2010, Tu viện Rất Thánh Mân Côi thuộc Tỉnh Dòng Đaminh như muốn vỡ tung khi đón tiếp hàng trăm lượt bạn trẻ sinh viên đến tham dự Đại hội Sikhem 2010. Bằng con tim và sức trẻ của mình, các bạn không quản ngại đường xá xa xôi giữa buổi trưa nóng bức, ngột ngạt giữa khói bụi của Sài Gòn và các bạn đã đến, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy sự thành công của Đại hội.

Khác với các kỳ đại hội trước đây, các nhóm sinh viên và các lưu xá không còn sinh hoạt co cụm theo đơn vị của mình nữa, nhưng trong Đại hội Si-khem năm nay các thành viên đến tham dự Đại hội được chia đều và phân bổ vào 10 tổ khác nhau theo sự xắp xếp của Ban tổ chức, đây là một cơ hội để các bạn giao lưu và biết thêm nhiều bạn mới ngoài nhóm sinh viên và lưu xá của mình, tình thân giữa các bạn qua đó được trau dồi và ngày càng gắn kết.

14g00 Đại hội được khai mạc rất đơn giản nhưng thật ý nghĩa. Tiếp đó là lời chúc lành của Cha Gioan Lê Quang Việt, Đặc trách Giới trẻ Tổng Giáo phận càng làm cho Đại hội trở nên long trọng và ý nghĩa hơn. Và thế là Đại hội Sikhem 2010 chính thức được bắt đầu.. .

Phần một là phần sinh hoạt giao lưu theo tổ. 10 tổ được xắp xếp theo hướng dẫn của Ban tổ chức ngay từ ban đầu. Giữa một buổi trưa nóng bức mà còn phải chạy nhảy, hò hét đủ mọi kiểu chắc là một điều không thể đối với các bạn sinh viên khác nếu không dám nói là một “cực hình”. Thế nhưng đối với từng thành viên của Đại hội Si-khem 2010 thì điều đó dường như ngược lại, họ cảm thấy được sinh hoạt, được “chảy mồ hôi”, được “khan cổ” vì hò hét là điều làm cho họ được hạnh phúc, họ nghĩ rằng đến nơi đây mà không cống hiến sức trẻ và sự năng động của mình thì “hơi phí”.. .

Đó mới chính là Sikhem, và Sikhem ấy đã biến đổi và khơi dậy nơi các bạn trẻ sức sống mãnh liệt của mình, dường như đây là cơ hội để các bạn thể hiện những gì mình đã và đang khao khát bấy lâu nay, những nụ cười thật tươi đầy vẻ thỏa mãn, những tiếng hò hét vang trời và những giọt mồ hôi tuôn rơi như mưa đã khiến cho tôi phải đặt ra một câu hỏi: “Giới trẻ của chúng ta ngày nay thực sự cần điều gì? Và làm thế nào để giữ cho ngọn lửa hăng say, cháy bỏng mà các bạn đang đốt lên trong Đại hội Sikhem 2010 này luôn được cháy mãi trong suốt hành trình cuộc đời của mỗi người?” Đây có lẽ là một trong số những băn khoăn của những người có trách nhiệm và cũng là một câu hỏi mà các bạn trẻ đang đặt ra và mong muốn tìm được đáp án.. . Thật vậy, chỉ với một vài tiếng sinh hoạt với nhau vào buổi chiều đã làm cho các bạn trở nên những người thân của nhau trong đại gia đình Si-khem, mọi người đều cảm nhận được sự thân thương, ấm cúng và khám phá nơi những người bạn xung quanh mình những giá trị tốt đẹp của cuộc sống...

Bước vào phần hai của chương trình đó là phần thuyết giảng của Cha Laurenxô Bùi Công Huy, OP. Qua phần thuyết trình này, rất nhiều vấn đề được nêu ra nhưng tất cả đều được xoay quanh về vấn đề “Bạn Trẻ, Với Các Giá Trị Nhân Sinh”. Mọi vấn đề được Cha chia sẻ một cách cặn kẽ và vui tươi. Thật vậy, sống trong một xã hội phát triển, hiện đại hóa, con người nói chung và đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang dần dần đánh mất đi những giá trị nhân sinh mà chúng ta được thừa hưởng từ Giáo hội và từ cha ông chúng ta là các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giá trị đạo đức của giới trẻ ngày càng bị suy thoái như: bạo lực học đường, phá thai, sống thử.. . và các tệ nạn nguy hiểm khác, dường như giới trẻ ngày nay không còn biết đến niềm tin là gì? Và cũng không còn biết tin vào ai? Sống một cuộc sống buông thả, hưởng thụ.. . họ để mặc cho vòng xoáy của xã hội cuốn họ đi mà không cần suy nghĩ ngày mai sẽ ra sao?

Qua đây tôi nhớ lại như in lời giảng của linh mục Giuse Trần Vinh Hà, OP phụ tá đặc trách mục vụ sinh viên tỉnh dòng Đaminh, ngài ví lối sống của giới trẻ trong thời đại ngày nay như sau: “Giới trẻ ngày nay coi cuộc sống như một điếu thuốc lá, và cứ thế họ rít và rít cho đã rồi khi nào điếu thuốc tàn thì họ quăng vào sọt rác...” phải chăng đó là điều mà mỗi người trẻ chúng ta cần phải suy nghĩ?... Trong phần trao đổi và chia sẻ này, có rất nhiều vấn đề và băn khoăn mà các bạn trẻ đã và đang gặp phải được nêu lên và chia sẻ hết sức chân tình, và mọi người đều cảm thấy thỏa mãn với những mong đợi của mình, họ như khám phá ra được những chân lý nào đó cho riêng mình.. . “Si-khem” ơi! Cám ơn bạn rất nhiều vì đã giúp cho những người trẻ lấy lại được niềm tin và giữ lại được sự thăng bằng trong cuộc sống của mình.. .

Sau phần giao lưu chia sẻ là Thánh lễ đồng tế, một không khí long trọng trang nghiêm bao trùm khắp Đại hội, đoàn đồng tế có các Cha thuộc tỉnh dòng Đaminh Việt Nam: Cha Giuse Nguyễn Cao Luật, OP - Phụ tá Giám tỉnh Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, Cha Giuse Phạm Hưng Thịnh, OP - Bề trên tu viện Mai Khôi, Cha Albertô Nguyễn Lộc Thọ, OP - Đặc trách mục vụ sinh viên Tỉnh dòng Đaminh, Cha Vinh sơn Nguyễn Duy Nam, OP - Linh hướng nhóm Sinh viên Nữ Vương Hòa Bình, Cha Giuse Trần Vinh Hà, OP - Phụ tá đặc trách mục vụ sinh viên Tỉnh dòng Đaminh, và thầy phó tế Phanxicô Xaviê Trần Kim Ngọc, OP - Phụ tá đặc trách mục vụ sinh viên vùng Biên Hòa. Với sự hiện diện của quý Thầy Học Viện Đaminh, quý Thầy, quý Sơ, quý anh chị đồng hành các nhóm cũng làm cho thánh lễ trở nên trang trọng và ý nghĩa, đồng thời khích lệ tinh thần cho các bạn sinh viên trong Đại hội Sikhem 2010 này... Tạ ơn Chúa!

Dường như, vắt kiệt sức cho Đại hội suốt mấy giờ vừa qua làm cho các bạn thấm mệt, ban ẩm thực đã bố trí và có mặt kịp thời để vực dậy sức sống của các bạn bằng những phần ăn hết sức hoành tráng, các bạn vừa “tiếp thêm nhiên liệu” vừa được thư giãn và thoải mái với những tiết mục văn nghệ góp vui từ các nhóm, mỗi nhóm mang đến một phong cách khác nhau và làm cho Đại hội Si-khem 2010 như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Dường như sau khi “tiếp thêm nhiên liệu” các bạn đã lấy lại sức và tiếp tục hô vang những câu sologan, những biểu ngữ để cổ vũ cho nhóm mình và cho Đại hội.

Trời đã sập tối, cái nóng bức dường như cũng dịu hẳn, cái không khí tĩnh lặng, thánh thiện của Tu viện làm cho mọi người cảm thấy nơi đây giống như một thiên đường.. . và cái thiên đường ấy chuẩn bị diễn ra một đêm thi “Sinh Viên Idol” hay còn viết tắt là “SV-IDOL”.. . Những tiết mục văn nghệ mà tôi đã nói với các bạn trên đây chỉ là những “món ăn nhẹ” trong buổi “đại tiệc âm nhạc” mà Sikhem 2010 dành cho các bạn vì các “món ăn chính” mới chính là những điều mà các bạn quan tâm và đó chính là phần thi SV-IDOL. Với một hình thức thi đặc trưng không nhầm lẫn với bất kỳ đại hội nào mà các bạn đã từng tham gia đó là đến với SV-IDOL các bạn sẽ: Thi hát song ca, khuyến khích các tiết mục song ca nam nữ với thể loại là các ca khúc nhạc đạo lời việt. Chương trình hoành tráng và quy mô với thành phần Ban giám khảo gồm có: Thầy Phêrô Phạm Duy Khánh, OP làm chủ khảo, Sơ Maria Phạm Thị Bích Chi, OP, Ca sĩ Kim Cúc, Kỹ thuật viên Hòa Âm Phối Khí anh Quang Anh, và sự góp mặt của 10 nhóm sinh viên và lưu xá trong phần dự thi của mình.

Đan xen vào phần dự thi của các nhóm là những câu hỏi dành cho khán giả, những câu hỏi và những câu trả lời rất vui tươi hồn nhiên. Và rồi giây phút hồi hộp kết thúc phần thi đã đến, phần công bố giải thưởng, giây phút hồi hộp như càng làm cho không khí căng thẳng, mọi con tim dường như hướng mắt về phía ban giám khảo như mong ước một kết quả tốt đẹp cho các đội thi.. . Sau một vài phút tổng kết, Sơ Maria Phạm Thị Bích Chi, OP đã công bố hai đội đăng quang trong đêm SV-IDOL tại Đại hội Sikhem 2010 này đó là nhóm Sinh viên Mai Khôi, và nhóm Sinh viên Lưu xá Martinô thuộc Lưu học xá Đaminh của Dòng Đaminh. Cả khán phòng như muốn nổ tung trước những tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt từ các bạn và tôi nhận thấy được nụ cười rạng rỡ của mọi người vì dường như ai cũng thỏa mãn khi cảm thấy rằng: “tôi đã thể hiện hết bản lĩnh và khả năng của tôi”.

Thầy Phêrô Phạm Duy Khánh, OP, vị chủ khảo đã nhận định hai ca khúc này rất xứng đáng để nhận giải trong đêm SV-IDOL này. Ca khúc thứ nhất đoạt giải thuộc về cặp thí sinh nam – nữ đến từ Nhóm sinh viên Mai Khôi, Nhật Trường và Bảo Chiến với ca khúc Dọn Đường Chúa Đến do Linh mục Mạnh Hùng, OP sáng tác, một không khí im lặng bao trùm cả hội trường như cùng lắng đọng và thả hồn mình với ca khúc, hai bạn đã thể hiện rất thành công kết hợp với những vũ điệu thướt tha uyển chuyển và không kém phần chuyên nghiệp của nhóm múa SVMK (sinh viên Mai Khôi) đã mang đến cho các bạn những phút giây lắng đọng hết sức ý nghĩa. Tiếp theo là Ca khúc thứ hai đoạt giải là phần trình bày của Lưu xá Martinô với hai bạn nam Hoàng Thái và Quang Nhật khá điển trai với ca khúc Sám Hối, mở đầu là những pha “cascadeur” ngoạn mục làm cho khán giả một phen “đứng tim” và rồi ca khúc cũng được thể hiện khá thành công.

Sau phần trao giải là nghi thức kết thúc, một hình trái tim xuất hiện trên sân khấu với những ngọn nến lung linh cháy sáng từ những đôi tay của các bạn như nhắc nhở chúng tôi rằng: “Hãy giữ cho ngọn lửa ấy sáng mãi trong Đức Kitô và lan tỏa đến mọi người. Hãy can đảm chấp nhận dành một chỗ cho Giêsu ngự đến trong cuộc đời và chọn Giêsu làm điểm tựa cho mỗi chúng ta, hãy can đảm lên đường cùng người và trao ban cho Người tất cả những gì thuộc về chúng ta. Hãy nâng dậy những giá trị nhân sinh đang “tuột dốc” và nuôi sống nó bằng chính sức trẻ của những con người mang trong tim ngọn lửa của Giêsu.. ."

Chúng con xin cám ơn Tỉnh dòng Đaminh, Quý Cha đặc trách mục vụ sinh viên, quý cha linh hướng, quý Sour, quý thầy đồng hành của các nhóm sinh viên và các lưu xá đã khởi xướng, xây dựng nên Đại hội Sikhem 2010 và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng con có cơ hội tham gia. Qua đó chúng con có cơ hội khám phá chính bản thân của chúng con, nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống, thức tỉnh lại con người mà chúng con đã đánh mất bấy lâu nay, và nhờ đó chúng con có một định hướng vững chắc trong tương lai. Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, Thánh Phụ Đaminh, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Toàn thể Các Thánh trên Thiên Quốc ban tràn đầy hồng ân xuống trên Quý Cha, quý Thầy và Quý Sơ và tất cả mọi người.

Nào các bạn trẻ, khi các bạn thấy buồn chán trong cuộc sống, hãy nhớ tới Sikhem và Sikhem sẽ biến nỗi buồn của bạn thành niềm vui, khi các bạn thấy hạnh phúc vui tươi, hãy chia sẻ niềm vui ấy cho Sikhem và Sikhem sẽ làm cho niềm vui của các bạn được thăng hoa... Còn bây giờ, đối mặt với cuộc sống xã hội đầy nhiễu nhương, mỗi người chúng ta hãy cùng với Sikhem, hãy cùng nhau “chiến đấu và nâng dậy” những giá trị nhân sinh.. .
 
Caritas Hải Phòng thăm trại phong Chí Linh
Caritas Hải Phòng
22:17 14/12/2010
Mùa Giáng Sinh, mùa của niềm vui, của hy vọng, hãy làm cho người khác cảm nghiệm được niềm vui và hy vọng ấy giống như Mẹ Maria mau mắn lên đường thăm Bà Elisabet để cho bà cảm nghiệm được tình thương của Chúa.

Xem hình ảnh

Cũng vậy, Đức Cha Giuse giáo phận đã quan tâm một cách đặc biệt tới các bệnh nhân tại Trại Phong - Chí Linh Hải Dương.

Ngày 11.12.2010 Ngài đã gửi tấm lòng của mình vào Cha giám đốc Caritas Hải Phòng, nhân viên, tình nguyện viên trong nhóm Ve Chai Nhân Ái HP và một số ân nhân (vợ chồng ông Khái việt kiều Anh Quốc là người đã cộng tác rất nhiều trong công tác bác ái xã hội của giáo phận Hải Phòng) tới thăm và tặng quà cho bệnh nhân phong tại Chí Linh - Hải Dương ước mong, “mang Chúa đến cho những bệnh nhân nơi đây” như Mẹ Maria năm xưa.

Thời tiết mùa đông giá lạnh, nhưng hôm nay, trong hội trường lại trở lên ấm áp, không còn cảm giác lạnh lẽo của mùa đông nữa. Niềm vui của các bệnh nhân phong được thể hiện rất rõ trên từng khuôn mặt khi tham dự buổi giao lưu văn nghệ với Đoàn Caritas Hải Phòng, Cha và các tình nguyên viên không chỉ mang tặng anh chị em nơi đây những món quà vật chất nhưng còn mang tặng họ những món quà tinh thần với hết cả tấm lòng được thể hiện qua từng bài hát cất lên và đỉnh điểm của sự hiệp nhất, sẻ chia, là cùng hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho những bệnh nhân đã qua đời, đồng thời cầu nguyện xin ơn Chúa ban cho những bệnh nhân đang phải đối đầu với những khó khăn của bệnh tật có thêm lòng tin, và sự can đản chịu đựng những đau đớn mỗi khi căn bệnh hoành hành và những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày vì thiếu đi một bộ phận nào đó trong cơ thể.

Dù phải chịu những khó khăn, mất mát nhưng qua chuyến thăm của Đoàn Caritas Hải Phòng đã đem lại cho những bệnh nhân nơi đây niềm hy vọng, sự tin tưởng vào tình thương của Chúa, đặc biệt mọi người đều cảm nghiệm được Mùa Giáng Sinh mùa của tình yêu, niềm vui và hy vọng, cảm nghiệm được Chúa đã và đang đến với chúng ta thực sự, khi mỗi người trao cho nhau cái bắt tay, chúc bình an trong Thánh Lễ.

Qua chuyến thăm những bệnh nhân nơi đây, các thành viên Caritas Hải Phòng đều cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình thật nhiều. Vì vậy, mọi người không chỉ tạ ơn Chúa bằng môi bằng miệng, mà chuyển thành hành động, quyết tâm sẽ tích cực tham gia nhiều hơn nữa trong hoạt động bác ái của giáo phận (qua bài lượng giá chuyến thăm).

Nguyện xin Chúa Ban cho những bệnh nhân nơi đầy những ơn cần thiết đề sống vui, sống khỏe, và luôn dâng lời ngợi ca Thiên Chúa.

Xin Chúa Hài Đồng hãy ban cho chúng con có lòng yêu mến để luôn biết sưởi ấm những người nghèo khổ, khó khăn cùng với những tâm hồn băng giá. Để đem tình yêu Chúa đến cho mọi người, như tình yêu của Chúa đã trao ban cho chúng con. Amen.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cha Giám Tỉnh DCCT VN gặp UBND Quận 3
LM Giuse Đinh Hữu Thoại, CSsR
15:28 14/12/2010
Ngày 7/12/2010 cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT VN nhận được thư mời số 879 của chủ tịch UBND Quận 3 ra làm việc vào ngày 10/12/2010. Nội dung thư nói rằng: làm việc về những vi phạm của một số linh mục DCCT tại 38 Kỳ Đồng, quận 3.

Đúng ngày giờ trong thư mời (14g00 ngày 10/12/2010) cha Giám tỉnh cùng đi với cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Thư ký HĐQT Tỉnh và thầy Phêrô Phạm Công Thuận. Con xin ghi lại những nội dung chính của buổi làm việc này để thông tin với quý cha, quý thầy và anh chị em.

Tiếp phái đoàn DCCT là bà Nguyễn Thị Lệ, chủ tịch UBND Q.3, ông Nguyễn Anh Xuân nhân viên UBND Q.3, ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Ban Tôn giáo – Dân tộc TP, ông Nguyễn Đức Hạnh, Chánh VP UBND Q.3 và một thanh niên không được giới thiệu danh tánh cũng như chức vụ và vai trò trong buổi làm việc.

Trước tiên, ông Nguyễn Đức Hạnh, chánh VP UBND Q.3 tuyên bố lý do: “Trong thời gian vừa qua, một số linh mục, tu sĩ DCCT VN có một số hoạt động vi phạm Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, vi phạm Nghị định 22/2005, Nghị định 97/2008. UBND Q3 đã có công văn số 1258 gửi cho linh mục Phạm Trung Thành, Bề trên Giám tỉnh DCCT VN. Những hoạt động của các linh mục DCCT gắn liền với trách nhiệm của linh mục Giám tỉnh DCCT VN. Vì những lẽ đó, hôm nay UBND Q.3 mời linh mục Giám tỉnh lên làm việc theo tinh thần của thư mời số 789 ngày 6/12/2010.

Xin giới thiệu: bà chủ tịch UBND Q.3, Nguyễn Thị Lệ; cùng làm việc với bà chủ tịch là ông Nguyễn Hoàng Giang, phó ban Tôn giáo – Dân tộc TP và một số cán bộ, chuyên viên của văn phòng Ủy ban, và tôi là Nguyễn Đức Hạnh, chánh văn phòng UBND Q.3 làm thư ký của buổi họp hôm nay…

Chúng ta làm việc trên tinh thần công khai, cởi mở nhưng có một số quy định. Vì trong thư bà Lệ chủ tịch UBND Q.3 chỉ mời linh mục Phạm Trung Thành làm việc, nên những vị đi cùng với linh mục Giám tỉnh chỉ được phát biểu khi có sự đồng ý của bà chủ tịch.”

Sau đó bà chủ tịch UBND Q.3, Nguyễn Thị Lệ nói: “Trong thời gian vừa qua, một số các hoạt động sai phạm của một số linh mục DCCT tại 38 Kỳ Đồng. Những sai phạm này gắn liền với trách nhiệm của Bề trên Giám tỉnh DCCT. Hôm nay chúng ta làm việc trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn. Thứ nhất là lợi dụng các vụ việc xảy ra như ở 42 Nhà Chung, giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, Tam Tòa ở Quảng Bình, chủ trương khai thác Bô-xít ở Tây nguyên, cũng như xử lý của nhà nước đối với các phần tử lợi dụng tự do dân chủ để chống đối chế độ,… trang web tại DCCT đã đăng tải các bài viết của các linh mục, tu sĩ của Dòng cũng như một số phần tử có tư tưởng chống đối khác ở trong cũng như ngoài nước, có nội dung xuyên tạc và nói xấu chế độ cũng như chính sách của đảng và nhà nước. Đồng thời bảng tin đặt tại DCCT đã công khai dán những bài viết gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân.

Vấn đề thứ hai là lợi dụng những sự việc trên, DCCT đã đưa lên mạng những thư kêu gọi, tổ chức những buổi cầu nguyện hiệp thông với quy mô lớn, tập trung rất nhiều tu sĩ, linh mục và giáo dân từ các địa phương khác mà không đăng ký với chính quyền địa phương. Đồng thời nội dung cầu nguyện vượt quá quy định của pháp luật cho phép.

Và gần đây, có lẽ linh mục Thoại nắm rõ vấn đề nhất, ngày 8/12 đoàn kiểm tra về các hoạt động thông tin văn hóa trong quận đã tiến hành kiểm tra bảng tin tại DCCT đã được linh mục Thoại tiếp. Trên bảng tin có tất cả 18 nội dung, trong đó có 8 nội dung không thuần túy tôn giáo. Chiều hôm qua (9/12) đoàn lại đến kiểm tra xem đã thực hiện tháo gỡ những nội dung đó xuống chưa, nhưng rất tiếc là không gặp linh mục Thoại và linh mục cũng không cử ai tiếp đoàn. Đoàn đã tiến hành làm biên bản và yêu cầu tháo gỡ những nội dung đó và đã gửi lại biên bản ấy cho linh mục Thoại. Sáng nay chúng tôi chưa quay trở lại để xem, và chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra hoạt động của bảng tin tại đây.”

Cha Giám tỉnh đáp lời: “Cám ơn bà chủ tịch và ông chánh VP đã mời tôi đến đây. Cùng đi với tôi có linh mục Đinh Hữu Thoại, thư ký của tôi và tu sĩ Phạm Công Thuận, quản lý của Tu viện. Nhưng nếu quý vị không cho hai người cùng đi với tôi phát biểu thì tôi không biết phải nghĩ thế nào. Cám ơn bà chủ tịch đã cho chúng tôi biết các nội dung vừa rồi. Tôi sẽ về bàn bạc với anh em tôi và sẽ phản hồi cho quý vị xem chúng tôi đã vi phạm những gì và vi phạm tới mức độ nào. Chúng ta sống làm sao đó, chúng ta trao đổi với nhau thế nào đó để cùng nhau xây dựng đất nước, dân tộc và quê hương này. Là một tu sĩ, một công dân của nước VN, tôi yêu đất nước này, yêu dân tộc này. Tôi đã chọn đất nước này và ở lại đây phục vụ. Tôi cũng đã đi qua giai đoạn làm công nhân của xã hội này. Quý vị nắm lý lịch tôi thì biết, tôi đã tham gia biết bao nhiêu công trình xây dựng của thành phố này. Công trình cuối cùng tôi tham với tư cách một kỹ sư xây dựng chính là nghĩa trang liệt sĩ thành phố. Tôi hãnh diện về điều đó. Cho nên nếu quý vị cho rằng chúng tôi chống đối đảng và nhà nước, tôi cho rằng đó là một sự quy chụp hơi vội. Có lẽ chúng ta cần một bầu khí nói chuyện thân mật hơn để chúng ta hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau nhiều hơn.

LM Đinh Hữu Thoại, LM Phạm Trung Thành và TS Phạm Công Thuận
Bản thân tôi đã nhiều lần bị xúc phạm, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là cách hành xử của một vài cá nhân hoặc là một nhóm nào, chứ tôi không vội cho rằng chính quyền đã xúc phạm đến tôi. Tôi đơn cử một thí dụ, cách đây hai tháng, tôi được mời đến dâng thánh lễ kết thúc cho một khóa học hội ở số 4 Tôn Đức Thắng, thì chính Ban Tôn giáo TP đến giờ phút cuối ra lệnh cho ban tổ chức không cho tôi lên làm lễ. Đó là một sự xúc phạm. Tôi là linh mục, tôi là bề trên, tôi là một vị lãnh đạo tôn giáo, tại sao lại cấm cản tôi làm lễ? Nhưng không, tôi cho đó là một sự xúc phạm cá nhân và tôi đã bỏ qua chuyện đó. Có lẽ anh Giang nắm rõ chuyện đó. Khi Ban Tôn giáo làm chuyện đó tôi cho rằng quý vị đã bị mất lợi thế trước nhân dân. Vì chương trình ghi rõ ràng: bề trên Giám tỉnh DCCT chủ tế. Thế mà giờ phút cuối tôi lại ngồi ở dưới. Lúc ấy tôi không muốn làm xáo trộn buổi lễ và cuối cùng một linh mục khác dâng lễ thay tôi. Các anh chị có thấy thiện chí của tôi không?

Còn trong quá khứ, mấy lần anh Hữu (tiền nhiệm của bà chủ tịch) viết giấy mời tôi, tôi vẫn lịch sự photo vé máy bay gửi cho anh Hữu, vì tôi đã sắp đặt công việc trước đó rồi. Sau đó tôi đã dành hẳn một tuần để anh Hữu có thể đến gặp tôi bất cứ lúc nào, nhưng có lẽ vì anh chuyển công tác nên đã không đến.”

Bà chủ tịch là người mới nhận công tác nên có lẽ không biết và không dám bàn đến những chuyện khác, bà nói hôm nay chỉ bàn đến những vấn đề bà nêu ban đầu. Bà lặp đi lặp lại nào là những việc tổ chức cầu nguyện không đăng ký, nào là trang web và bảng tin đăng những nội dung chống chế độ…

Ông Nguyễn Anh Xuân, cán bộ UBND Q.3 bắt đầu lên tiếng. Nội dung ông nói cũng chỉ là việc quy chụp những lần tổ chức cầu nguyện hiệp thông là vi phạm pháp luật. Ông định nghĩa cầu nguyện chỉ là những việc liên quan đến giáo lý, giáo luật và đạo đức cho giáo dân. Ông cho rằng: trong những lần DCCT tổ chức cầu nguyện, có một số linh mục DCCT đã nói trước hàng ngàn giáo dân rằng “chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy bất công và áp bức”, đây là những nội dung vượt quá chức năng tôn giáo! Ông còn thêm: nói về việc đất đai, cái này lệ thuộc chính sách của đảng và nhà nước rồi. Ví dụ, chúng tôi thừa nhận trường học và hồ bơi Kỳ Đồng trước đây là của DCCT. Nhưng từ sau ngày giải phóng, thực hiện chính sách cải tại công thương nghiệp phía Nam, những cơ sở này đã do nhà nước quản lý. Đến ngày 26/11/2003 ủy ban thường vụ quốc hội đã có Nghị quyết 23, tức là không đặt vấn đề trả lại các cơ sở này nữa. Ai cũng phải chấp hành nghị quyết này. Thế mà những giáo dân ở Thái Hà đã đập phá tường rào, đó là sai. Thế thì không cớ gì mà lại tổ chức cầu nguyện cho những người này…

Cha Giám tỉnh đáp lời: “Liên quan đến việc ông nói rằng có một số linh mục chúng tôi đã nói ‘chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy bất công và áp bức’, tôi hỏi ông: có bất công thật không?”

Đến đây, ông Nguyễn Anh Xuân ú ớ không biết nói thế nào thì cha Giám tỉnh nói tiếp: “Có chứ! Đại biểu quốc hội đã nói rất nhiều. Chúng ta phải giúp nhau làm sao cho đất nước mình càng ngày càng bớt đi những điều đó. Những câu nói như thế tôi cho là không sai.

Ông vừa nhắc lại vấn đề trường học và hồ bơi Kỳ Đồng, xin lỗi ông, tôi rất đau lòng. Chính sách của nhà nước thì chúng tôi không còn cách nào khác là phải chấp hành, vì chúng tôi đang sống trong đất nước này mà. Thế nhưng miếng đất đó giá bây giờ không dưới hai ba chục cây vàng một mét vuông, tới tám ngàn mấy trăm mét vuông. Thế mà quý vị vô tư khai thác, kinh doanh lấy tiền, trong khi đó đất ấy là của chúng tôi. Giả như ông có một chiếc xe máy trong nhà, tự nhiên có người vào lấy đi làm ăn kiếm tiền, ông có chịu được không? Giá mà làm cơ sở từ thiện hay giáo dục như trường Kỳ Đồng, chúng tôi không nói tới (chỗ này ông Nguyễn Anh Xuân dạ dạ). Nhưng rõ ràng đây là kinh doanh. Thật sự ngay hồ bơi Kỳ Đồng chúng tôi cũng chưa lên tiếng. Lẽ ra chúng tôi góp đất, quý vị khai thác kinh doanh, chúng ta làm thành một công ty cổ phần, lãi ra chia đều cho đề huề, vui vẻ, thí dụ vậy.”

Đến đây bà chủ tịch tiếp tục nói lại 2 điểm bà muốn trao đổi là nội dung và quy mô các buổi cầu nguyện, mà theo bà những cái này nằm ngoài chương trình, không xin phép.

Sau đó linh mục Đinh Hữu Thoại bắt đầu lên tiếng: “Theo lời ông Hạnh lúc đầu là không cho hai người đi theo linh mục Giám tỉnh phát biểu với lý do là chỉ mời linh mục Giám tỉnh. Vậy tôi hỏi: chỉ có mình bà chủ tịch mời linh mục Giám tỉnh đến đây, thì những lời ông Nguyễn Anh Xuân vừa phát biểu là với tư cách nào? Ông là người cộng tác của bà chủ tịch, đúng không? Tôi cũng là người cộng tác của linh mục Giám tỉnh. Cho nên tôi đề nghị ông Chánh VP UBND rút lại cái lệnh lúc nãy đi và tất cả chúng tôi đều có quyền lên tiếng.

Đây là ý kiến của tôi: tôi đã đọc hết Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo và Nghị định 22/2005 thì không có chỗ nào cấm chúng tôi cầu nguyện và tổ chức cầu nguyện cả. Không cấm thì chúng tôi có quyền làm. Liên quan đến nội dung cầu nguyện thì đó là một vấn đề lớn, ví dụ như vụ việc ở Thái Hà như ông Nguyễn Anh Xuân nói tôi thấy là sai hết. Tôi có đủ chứng cứ pháp lý (quý vị có thể theo dõi trên mạng trong thời gian xảy ra vụ việc) và quý vị không đủ lý lẽ để nói rằng việc làm của 8 giáo dân Thái Hà là sai. Quý vị không đủ bằng chứng để kết tội 8 giáo dân đó…”

Đến đây thì bà chủ tịch cắt ngang: “Vấn đề Thái Hà không liên quan đến nội dung bàn ở đây”. Linh mục Thoại nói tiếp: “Tôi đang nói đến vấn đề cầu nguyện mà. Chính vì chị đã nói đến việc tổ chức cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà nên tôi mới đề cập chứ. Chị có nói đến vấn đề cầu nguyện cho Thái Hà, cầu nguyện cho Tòa Khâm sứ, thì tôi chứng minh việc cầu nguyện đó là đúng. Ngay cả nếu 8 giáo dân Thái Hà có tội đi nữa, thì chúng tôi vẫn có thể tổ chức cầu nguyện chứ. Cầu nguyện cho họ ăn năn để trở thành người tốt nếu đúng là họ có tội. Tuy nhiên, việc chứng minh họ có tội, quý vị cũng không làm được.

Về vấn đề trang web và bảng tin, chúng tôi thấy không có chỗ nào trong Nghị định 97/2008 cấm chúng tôi đặt bảng tin đó cả. Về trang web cũng vậy, trang web của chúng tôi không thuộc diện phải đăng ký. Qúy vị cứ về xem lại Nghị định 97 đi. Về bảng tin mà ngày 8/12 vừa qua đoàn kiểm tra của quận đã xuống, thì tôi đã ghi rõ trong phần ý kiến của mình nơi biên bản làm việc: Tôi xác nhận có 18 bài trên bảng tin. Còn nhận định của đoàn kiểm tra là ý kiến riêng của đoàn. Tôi không đồng ý với nhận định đó. Rồi tự nhiên hôm qua quý vị đường đột xuống bảo chúng tôi tháo gỡ xuống là tháo cái gì? Căn cứ trên biên bản làm việc nào để buộc chúng tôi tháo xuống?

Tôi nhận thấy tinh thần làm việc của buổi hôm nay, của bà chủ tịch cũng như của ông Nguyễn Anh Xuân phát biểu, tất cả quý vị đang đứng ở ghế của quan tòa để phán xét chúng tôi. Chúng ta cần làm việc trên tinh thần tôn trọng sự thật, chứ không phải tùy tiện quy chụp. Tôi nghĩ quý vị nên thay đổi thái độ làm việc, gợi lên vấn đề và cùng suy nghĩ, chứ không phải cứ khẳng định chúng tôi có tội thì làm sao làm việc được?”

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Ban Tôn giáo – Dân tộc TP lên tiếng: “Lời lẽ của ông chánh VP UBND về việc không cho hai vị đi cùng linh mục Giám tỉnh phát biểu có vẻ hơi cứng ngắc. Thực ra nghe câu đó thì hơi nặng nề, nhưng tôi nghĩ ý của ông chánh VP UBND là chúng ta cần trao đổi trên tinh thần cởi mở và rõ ràng. Không xen ngang khi người khác phát biểu mà cần lắng nghe cho hết ý…

Căn cứ theo Pháp lệnh tôn giáo, Nghị định 22 và Thông tư 14 về vấn đề thông tin thì tôi có ý kiến thế này: trong thời gian qua, từ cuối năm 2008 đến nay, như linh mục Thoại đã nói và tôi đồng ý là Pháp lệnh tôn giáo không cấm cầu nguyện, và các cấp chính quyền cũng không thể cấm các tôn giáo cầu nguyện. Nhưng làm gì cũng có quy định của pháp luật. Ở đây, tôi xin trích dẫn điều 2 của Pháp lệnh tôn giáo quy định rõ: cầu nguyện là giáo dục tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, ý thức chấp hành pháp luật. Như vậy xin thưa:

- Nếu như có những linh mục đứng trên tòa giảng mà nói những câu như ‘Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy bất công’. Đồng ý xã hội nào cũng có bất công, nhưng ‘một đất nước đầy dẫy bất công’ thì vấn đề lại khác. Nhà nước vẫn thừa nhận nguồn gốc các tài sản là của quý vị. Dân gian thường nói “của đau con xót”, nên quý vị bức xúc cũng là lẽ thường của con người thôi. Nhưng bức xúc đó nên thể hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có gì không phải về đất đai chúng ta cứ việc khiếu kiện vì chúng ta có luật khiếu nại tố cáo, có luật đất đai. Nhưng tập trung cầu nguyện đông người, truyền giảng vấn đề nọ vấn đề kia sẽ gây nên một làn sóng tác động lên xã hội không lành mạnh. Còn về nội dung rao giảng, tôi nhớ có một lần, một linh mục DCCT trên tòa giảng đã nói những lời rất khó nghe…

- Tôi đồng ý rằng người có tội hay không có tội là do tòa án quy định bằng một vụ án cụ thể. Vậy 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà khi chưa xử phúc thẩm hay chưa xử sơ thẩm, thì DCCT mà cụ thể là tu viện 38 Kỳ Đồng lấy tư cách gì khẳng định là họ vô tội khi rao giảng?

- Tôi có trao đổi với một số người am hiểu về thánh nhạc, thì tôi biết bài “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam” của Hải Linh sáng tác trước 30/4/1975 trong bối cảnh đất nước chiến tranh. Từ sau ngày giải phóng, không còn cảnh đó nữa thì giáo hội cũng mặc nhiên không sử dụng bài đó nữa. Thế nhưng các vị đã hát bài hát đó thường xuyên trong các buổi cầu nguyện hiệp thông và còn sửa lời từ “trời u ám chiến tranh điêu tàn” thành “trời u ám bất công lan tràn”. Khi làm như thế là quý vị đã có biểu hiện về mặt pháp lý là chống chế độ rồi đấy.

- Điều cuối cùng tôi xin thưa là cổng thông tin điện tử DCCT (trang web) và bảng tin ở DCCT: như linh mục Thoại vừa mới nêu ‘đề nghị các cấp chính quyền đọc lại luật vì không có quy định nào cấm’, thì tôi xin thưa, tại khoản 1 điều 10 Thông tư 14 của Bộ Thông tin Truyền thông quy định rõ: tổ chức tôn giáo hợp pháp trên lãnh thổ VN sử dụng mạng internet trên lãnh thổ VN phải đăng ký. Và phải đăng ký với Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. Nên không thể nói trang web DCCT không phải đăng ký. Có lẽ linh mục Thoại chưa biết thông tin này nên có thể điều chỉnh lại và đi đăng ký sau. Tôi không quy chụp gì cả mà chỉ muốn nói là nếu như linh mục không biết thì có thể liên hệ với Sở Thông tin Truyền thông TP để được hướng dẫn. Về bảng tin tại DCCT, linh mục Thoại nói với đoàn kiểm tra của Phòng Văn hóa Thông tin Q.3 rằng những bài viết đăng trên đó là tải từ internet xuống cho những người không có điều kiện đọc thông tin trên mạng được biết. Giả như như thế thì các bài viết ấy phải: thứ nhất không cắt xén, ghi rõ xuất xứ, tên tác giả, thứ hai không bình luận, và thứ ba: các thông tin đó phải là các thông tin từ các cơ quan đảng và nhà nước hoặc các tổ chức đã được nhà nước cho phép cung cấp thông tin đó. Nghiêm cấm những nội dung tuyên truyền phản động chống chế độ.”

Cha Giám Tỉnh phát biểu: “Đọc báo Tuổi Trẻ hôm nay tường thuật lại buổi họp của HĐND TP chúng ta, thì các đại biểu phát biểu rất mạnh đó chứ, mạnh hơn cả các linh mục trên tòa giảng nữa là khác. Các đại biểu nói rằng ra đường đụng công an một tí là lót tay, lót tay, lót tay. Đó là cái gì? Và ông Phó Giám đốc Sở Công an TP nhìn nhận là có. Và quả thật như vậy, trong đời sống hàng ngày, chúng ta đi taxi, hở một tí là lót tay cho công an năm chục, một trăm… Chúng tôi đề nghị các anh chị nhìn cách phản biện xã hội của chúng tôi dưới một cái nhìn nhẹ nhàng hơn để thấy được sự chân thành của chúng tôi. Phản biện xã hội chứ không phải chống đối.”

Bà chủ tịch ra dấu mời linh mục Thoại phát biểu. Linh mục đã nói như sau: “Anh Giang có nói chúng tôi không chống chế độ trong tư tưởng nhưng chống bằng việc làm. Tôi không biết anh căn cứ vào đâu mà nói như thế. Thật ra thì tất cả những gì chúng tôi làm là chúng tôi đang giúp nhà nước chống tham nhũng, chống những hành vi cố ý lợi dụng chức vụ và quyền hạn, cố ý làm trái pháp luật. Chúng tôi lên tiếng trong những vụ việc cụ thể, liên quan đến một nhóm người cụ thể. Nếu anh nói như thế là chống chế độ là anh đã cường điệu hóa vấn đề.

Có hai vấn đề anh Giang đã nói, đó là tư cách linh mục trên tòa giảng và việc sử dụng bài hát Thánh ca. Tôi nghĩ các vấn đề này hoàn toàn không thuộc chức năng của cơ quan quản lý về tôn giáo như Ban Tôn giáo của anh. Cùng lắm là anh có thể góp ý với chúng tôi là anh có biết những điều đó. Thế thôi. Chứ cái này nằm ngoài chức năng của cơ quan quản lý về tôn giáo.

Vấn đề web và bảng tin cũng vậy. Vấn đề này sẽ do chính Bộ TTTT làm việc với chúng tôi nếu chúng tôi vi phạm. Anh có trích dẫn khoản 1 điều 10 Thông tư 14 gì đó, nhưng thật ra vì anh chưa biết gì về trang web DCCT, chúng tôi không thuộc diện phải đăng ký.

Anh có nói rằng “DCCT lấy tư cách gì khẳng định là 8 giáo dân Thái Hà vô tội?” Đây là lãnh vực của ngành luật. Một người làm luật phải biết nguyên tắc “suy đoán vô tội”, tức là trước khi anh có đầy đủ bằng chứng là người ta có tội thì đương nhiên phải xem là người ta vô tội.

Rồi bà chủ tịch nói lời phát biểu kết thúc. Cha Giám tỉnh nêu lên một nhận xét: “Thưa bà chủ tịch, tôi thấy những lời phát biểu của bà lúc đầu giờ và lúc kết luận này chỉ là một. Xem ra những gì chúng tôi nói không đi vào được con tim của quý vị.”

Bà chủ tịch đề nghị nghe ông Chánh VP đọc biên bản và mọi người cùng ký tên vào, nhưng cha Giám tỉnh nói: “Tôi nghĩ điều đó không cần thiết và chỉ mất thời gian. Quý vị cứ việc đọc biên bản rồi rự ký vào và giữ lấy, chứ chúng tôi không cần.”

Sau khi nghe ông Hạnh đọc xong biên bản, phái đoàn DCCT đứng lên chào ra về sau buổi làm việc kéo dài khoảng 90 phút.

Nhận định

Con nhận thấy bà chủ tịch không nắm vững các vấn đề xảy ra từ năm 2008 đến nay nên từ đầu đến cuối buổi họp bà chỉ lo sao cho nội dung không đi ra ngoài những gì mà bà đã chuẩn bị. Hình như ai đó đã soạn sẵn (viết tay trong vở học sinh, chỗ chữ xanh, nơi chữ đỏ), bà chỉ việc theo đó trình bày. Điều này cũng dễ hiểu vì bà là người mới vào vị trí chủ tịch thôi.

Như con đã nói, có một thanh niên ngồi bên một chiếc laptop chăm chú ghi chép, mặc dù không phải là thư ký buổi họp và không được giới thiệu trong thành phần tham dự. Nhiều khả năng người này là an ninh chìm.

Đề nghị

Qua buổi làm việc này con thấy chính quyền quận 3, ngay cả Ban Tôn giáo – Dân tộc TP, đều chưa thật sự hiểu biết về cơ cấu các Dòng tu trong Giáo hội Công giáo. Có lần con đã từng phát biểu với chính quyền rằng linh mục Giám tỉnh là người có quyền hành trên toàn quốc đối với một Dòng tu. Vì thế, cấp liên hệ và làm việc với vị Giám tỉnh phải là cấp Trung ương, chứ không thể là cấp nhỏ hơn, cho dẫu trụ sở nhà chính của Dòng tu đó nằm trên một địa bàn cụ thể. Chính kiểu làm việc chồng chéo này sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt.

Cha Giám tỉnh nhận lời mời đi họp lần này là để chứng tỏ thiện chí với chính quyền địa phương, chứ đây không phải là một tiền lệ.

Saigon, ngày 13/12/2010

Thư ký – Chánh VP DCCT VN
 
Thông Báo
Phân Ưu đến Lm. Bùi Xuân Mỹ
Jos. Vĩnh SA
22:18 14/12/2010
PHÂN ƯU

Thân phụ của Linh Mục Phêrô Bùi Xuân Mỹ tuyên úy CĐCGVN thủ đô Canberra, Úc Châu là ông Cố

Phaolô BÙI CHÍ THANH

Từ trần vào Thứ Hai 13/ 12/ 2010,

Hưởng thọ 86 tuổi.

Đại diện Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam Úc Châu, tôi xin chân thành chia buồn cùng Cha Mỹ và tang quyến.

Xin Thiên Chúa Toàn Năng và Từ Ái đón nhận linh hồn Phaolô vào chốn trường sinh.

Đ.Ô. Phaolô Nguyễn Minh-Tâm

Chủ Tịch

 
Văn Hóa
Canh tân đan tu
Hai Tê Miệt Vườn
08:18 14/12/2010
Với danh hiệu Gioan Thánh Giá,
Giúp thánh nhân khám phá tình thương,
Chính nhờ luôn sống can trường,
Theo Thầy Chí Thánh trên đường Can-vê.

Đời ngài gặp trăm bề khốn khó,
Bị anh em chối bỏ, khinh khi.
Nhưng ngài vẫn cứ thực thi,
Những gì Chúa muốn không gì cản ngăn.

Suốt đời chỉ băn khoăn một việc,
Phải làm sao cải thiện đan tu.
Bỏ đi thói xấu, tật hư,
Đam mê dục vọng loại trừ đến nơi.

Mọi đan sĩ sống đời hoàn thiện,
Cùng giúp nhau thực hiện điều lành.
Cuối đời tất cả chung phần,
Vinh quang phúc lộc trong thành thiên cung.

Lễ thánh Gioann Thánh Giá 14/12/2010
 
Đêm Đông giá lạnh
Trầm Thiên Thu
08:22 14/12/2010
Núi đá và thành luỹ bảo vệ con chính là Chúa. Vì danh dự Ngài, xin dẫn đường chỉ lối cho con (Tv 31:4).

Tôi làm xong ca chiều và muốn về nhà ngay. Tôi cởi giầy và thấy thoải mái. Tôi chào mọi người và ra về.

Trời lạnh. Tôi có thể nhìn thấy những tuyết rơi trên trời. Khi ra đến xe, tôi thấy một đồng nghiệp đứng chờ xe buýt. Tôi nghĩ chỉ mất vài phút để cho cô ấy quá giang về nhà, vả lại trời quá lạnh khi phải đứng chờ xe như vậy. Tôi không biết nhà cô ấy ở đâu nhưng tôi có thể đưa cô ấy về nhà.

Chúng tôi nói chuyện với nhau khi tôi lái xe, không lâu sau đã đến nhà cô ấy. Xuống xe, cô ấy quay lại nói với tôi: “Chị biết từ đây về nhà chị bằng lối nào không?”. Tôi nói: “Tôi trở lại lối cũ”.

Tôi lái xe đi. Quang cảnh nhìn có vẻ lạ, nhưng tôi nghĩ không sao. Tôi tiếp tục lái xe đi, và tôi cảm thấy mọi thứ rất lạ. Tôi không nhận ra gì cả, thậm chí cả tên đường cũng lạ. Tôi tự nhủ hãy bình tĩnh. Tôi chắc tôi sẽ tìm ra đường quen và sớm về nhà chui vô chăn để ngủ.

Tôi cứ lái xe đi. Càng đi tôi thấy càng lạ. Tôi đi qua hai chiếc cầu. Đường chỉ có một xe của tôi. Tôi hơi lo. Sao tôi lại ngớ ngẩn vậy nhỉ? Chồng tôi sẽ rất lo cho tôi và không biết tôi đi đâu. Tôi nhìn đồng hồ thấy 2:30 sáng. Mà tôi lên xe về từ 23:30. Tôi lạc đường quá xa. Sao tôi lú lẫn vậy kìa?

Tôi dừng xe và tắt đèn xe. Đêm rất lạnh. Tôi nên làm gì? Lái xe đi tiếp trong tình huống này? Tôi ra dấu hiệu nhờ giúp đỡ. Ttôi thành tâm cầu nguyện tự đáy lòng: “Lạy Chúa, xin giúp con thoát cảnh này”. Tôi ngước lên và thấy chiếc bóng phía trước. Tôi bật đèn trước. Có một chiếc xe. Nó không chạy mà đậu bên đường. Tôi lái xe tới gần. Có bóng người trong xe. Xe này đậu ở đây làm gì? Hay đó là hiệu quả lời cầu nguyện của tôi?

Lưỡng lự một chút rồi tôi xuống xe, đến gõ cửa xe kia. Một người đàn ông từ từ quay kính xe xuống. Ông ấy không nói gì. Tôi nói: “Tôi bị lạc và không biết lối về lại thành phố”. Ông ấy không nói gì và quay kính xe lên, mở đèn và lái xe đi. Tôi vừa chạy xe theo vừa cầu nguyện.

Cuối cùng tôi nhận ra đường quen. Khi tôi quay xe vào hướng về nhà, tôi không thấy thiên thần bản mệnh của tôi nữa. Tôi biết đó là một phép mầu. Vừa về đến nhà thì xe cũng vừa hết xăng.

Đây là một trải nghiệm lạ đối với tôi, rất riêng tư, mà nhiều năm qua tôi chưa nói cho ai biết. Chuyện lạ này đã cho tôi hy vọng, sức mạnh, và xác định với tôi đó là phép mầu đã xảy ra. Sau việc này, tôi cầu nguyện thường xuyên hơn và tin rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu trong cuộc đời tôi. Tôi chỉ cần “xin” thì sẽ được. Cuộc đời là một vòng tròn, người này giúp người kia…

(Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: A Book of Miracles)
 
Hàn Mạc Tử, Người Kitô Hữu Trẻ Trên Lối Vào Nội Tâm
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
09:32 14/12/2010
Hàn Mạc Tử, Người Kitô Hữu Trẻ Trên Lối Vào Nội Tâm

Bài chia sẻ của linh mục TRĂNG THẬP TỰ
nhân kỷ niệm 70 năm nhà thơ Hàn Mạc Tử qua đời


Lời thưa

Trong cuộc gặp gỡ các tác giả văn thơ Công giáo tại Tòa giám mục Phan Thiết, 20-01-2010, đã nổi cộm nỗi bức xúc về tình trạng Việt văn suy kém của sinh viên học sinh hiện nay, một trở ngại lớn cho việc đào tạo người phục vụ Tin Mừng, và sự khan hiếm các cây bút trẻ Công giáo, là điều rất đáng lo khi nghĩ về công cuộc phúc âm hóa trong tương lai.

Để gây ý thức cho sinh viên, học sinh, cho phụ huynh và cả cho các mục tử, có ba đề xuất khả thi:

- Tổ chức thi sáng tác thơ văn cho học sinh giáo lý ở cấp giáo phận,
- Quy tụ các Câu lạc bộ Sáng tác Thơ văn Công giáo tại các Giáo hạt và Giáo phận để chăm sóc cho các em có năng khiếu,
- Nhân kỷ niệm 70 năm ngày nhà thơ Hàn Mạc Tử (HMT) qua đời, tổ chức tưởng niệm ở các cấp Giáo xứ, Giáo hạt và Giáo phận để học sinh lớn nhỏ đều biết đến nhà thơ này và từ đó thêm lòng yêu mến thơ văn nói chung và thơ văn Công giáo nói riêng.

Để thực hiện điểm thứ ba, một vài nơi đã bắt đầu chuẩn bị đêm thơ HMT hoặc ngày tưởng niệm HMT; hai ban biên tập chuyên san Đồng Xanh Thơ (dongxanhtho@gmail.com) và chuyên san Vườn Ôliu (vuonoliu@gmail.com) đã gom góp một số bài về HMT để cung cấp cho những nơi và những người có nhu cầu; cụ Phạm Đình Khiêm và nhà thơ Lê Đình Bảng đang chuẩn bị xuất bản một quyển sách nhân giỗ HMT.

Khi được cụ Phạm Đình Khiêm yêu cầu góp phần vào quyển sách đang thành hình, tôi đã tập trung ghi lại những điều tôi trực giác về đời sống tâm linh của Hàn Mạc Tử. Tôi ghi hết tất cả những điều đã và đang tìm kiếm được, cho nên bài viết quá dài, không thể đưa vào quyển sách, phải thay vào đó bằng một bài thơ nhỏ. Khi tôi gởi cho Thầy Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương xem, Thầy lại thêm nhận xét rằng bài viết thích hợp để nói với người Công giáo hơn là với người ngoài. Do đó, tôi tạm thời gởi đến một số bạn đọc Công giáo để cùng suy nghĩ nhân giỗ HMT lần thứ 70. Sau ngày giỗ này, tôi sẽ rút ngắn bài viết lại và trình bày hệ thống theo hướng nghiên cứu văn học để góp phần tưởng nhớ 100 năm ngày sinh của nhà thơ (22/9/1012 – 22/9/201).

Để thực hiện bài viết thư hai, tôi ước mong sẽ nhận được góp ý rộng rãi của bạn đọc. Xin gởi các góp ý về gopnhattho@yahoo.com và ghi rõ: góp ý cho bài viết về HMT.
Xin chân thành cám ơn.
Lm Trăng Thập Tự



VÀI NÉT VỀ HÀN MẠC TỬ

Hàn Mạc Tử tên thật là Phanxicô Assisi Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22.9.1912 tại Lệ Mỹ (thuộc giáo xứ Tam Tòa), tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, Đồng Hới, Quảng Bình. Cha Hàn là ông Vinh Sơn Phaolô Nguyễn Văn Toản và mẹ là bà Maria Nguyễn Thị Duy.
- Từ 1924-1926: Trí học tiểu học ở Quảng Ngãi
- Tháng 7-1926: ông Toản qua đời, Trí theo mẹ vào Qui Nhơn ở với anh là Nguyễn bá Nhân, xướng họa ký tên Minh Duệ Thị
- Từ 1928-1930: bắt đầu theo học trung học Pellerin ở Huế. Đến kỳ thi tháng 6, được cấp bằng Pháp Việt sơ học.
- 1931: làm thơ Đường đăng báo ký tên Phong Trần
- 1932: Hàn làm viên chức sở đạc điền ở Quy Nhơn, yêu Hoàng Cúc.
- 1933: lãnh bí tích Thêm Sức tại Nhà Thờ Chánh Tòa Qui Nhơn với tên thánh Phanxicô Xaviê
- Năm 1934, vào Sài Gòn làm báo – đổi bút danh là Lệ Thanh rồi Hàn Mạc Tử (nhiều bài ký Hàn Mặc Tử)
- 1935-1936: gặp gỡ Mộng Cầm
- 1936 in tập Gái Quê, về Quy Nhơn chữa bệnh
- 1937: Biết mình mắc bệnh phong, cắt đứt thư từ và xa lánh bạn bè.
- 1938: Hoàn thành tập Thơ Điên (Đau Thương)
- 1939: Viết Xuân Như Ý, Thượng Thanh Khí – quen biết Thương Thương, viết Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ Ngộ, Quần Tiên Hội
- 20/9/1940: Vào nhà thương Quy Hoà, mang số hiệu bệnh nhân 1134
- Qua đời vì bệnh kiết lỵ, tại Quy Hòa, lúc 05 giờ 45 phút ngày 11.11.1940.
Hàn Mạc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm bình dị, trong trẻo, chan chứa tình quê là các tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng, huyền bí...
(Theo Phan Cự Đệ - Nguyễn Toàn Thắng: Hàn Mặc Tử, Về Tác Gia Và Tác Phẩm, Nxb Giáo Dục, 2002, trang 36-39; Lê Đình Bảng, Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam, Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện, Nxb Phương Đông 2009, trang 175-177)

HÀN MẠC TỬ,
NGƯỜI KITÔ HỮU TRẺ
TRÊN LỐI VÀO NỘI TÂM


Mãi đầu những năm 1990, tôi mới được biết tác phẩm Lâu Đài Nội Tâm (LĐNT) của Thánh nữ Têrêxa. Khi đọc đến dãy cư xá thứ sáu, tôi chợt thấy một cái gì rất gần với những đau thương của Hàn Mạc Tử (HMT). Tôi đã trao đổi với cụ Võ Long Tê nhưng chưa có thêm ánh sáng.

Nay để đánh dấu giỗ lần thứ 70 của HMT, một người bạn của cụ Võ là cụ Phạm Đình Khiêm gợi ý tôi viết một bài giúp độc giả biết rằng HMT không chỉ là một nhà thơ lỗi lạc mà lắm đau thương nhưng còn là một Kitô hữu trẻ đã tiến xa trên đường nên thánh.

Đề nghị của cụ Phạm là dịp tốt cho tôi viết lên điều mình trực giác về HMT để giúp các bạn trẻ Công giáo biết một khía cạnh rất bất ngờ nơi nhà thơ trẻ tài hoa này: đời sống tâm linh. Xin được dành một phút tưởng niệm giáo sư Phan Cự Đệ (1933-2007). Tôi đã có thể viết bài này rất nhanh chính là nhờ tham khảo công trình sưu tập xếp đặt rất khoa học của ông, với hai quyển: “Hàn Mặc Tử – Tác Phẩm, Phê Bình Và Tưởng Niệm, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2002” (sẽ viết tắt là PCĐ-1) và quyển hai, soạn chung với ông Nguyễn Toàn Thắng: “Hàn Mặc Tử – Về Tác Gia Và Tác Phẩm, Nxb Giáo Dục, 2002” (sẽ viết tắt là PCĐ-2).
Năm 1970 tác giả Đặng Tiến đã có bài viết rất sâu sắc về đức tin trong hồn thơ HMT. Có một đôi điểm tôi không đồng ý nhưng dù sao bài viết của tôi có phần tiếp nối bài viết của ông. Nhà nghiên cứu này phân tích nội dung thơ HMT theo mầu nhiệm tử nạn phục sinh của Chúa và lịch sử ơn cứu rỗi. Ông dựa trên trình tự sáng tác của nhà thơ. Tôi cũng dựa trên trình tự ấy nhưng không phải để nói về nội dung thơ mà nói về những biến chuyển nội tâm của nhà thơ theo một quan điểm huyền học Kitô giáo.

Câu hỏi nêu ra là tại sao có sự đột biến trong thơ HMT? Tại sao trước khi biết rõ mình bị bệnh phong (1937), HMT làm thơ rất hay, và sau khi biết điều ấy anh lại làm thơ cực hay? Tại sao trước đó anh chỉ làm thơ đời là chính còn sau đó anh lại nghiêng về thơ đạo? Tôi sẽ lý giải theo quan điểm của các vị thánh Dòng Cát Minh Têrêxa. Độc giả sẽ hiểu sâu hơn khi dấn thân thực hiện quan điểm này cho chính mình, vì thế ở cuối tôi sẽ viết một phần mang tính thực tập cho các bạn trẻ Công giáo, cách riêng là những bạn trẻ dấn thân theo ơn gọi tận hiến và những bạn trẻ thích viết văn, làm thơ.

1. ĐƯỜNG VÀO NỘI TÂM

Trước hết xin trình bày giáo huấn về ơn hiệp nhất theo Thánh nữ Têrêxa Avila.

Thánh nữ Têrêxa Avila hay Têrêxa Chúa Giêsu (1515-1582), người Tây Ban Nha, là nữ tu Cát Minh. Khi 7 tuổi đã được ơn yêu mến Chúa đến độ rủ người anh trốn nhà tìm đường chịu tử vì đạo, bởi vì muốn “chết để được thấy Chúa”. Đến 14 tuổi, mồ côi mẹ, cô quên lãng tình Chúa, chạy theo tình đời phù phiếm. Ông bố buộc lòng phải gởi con vào nội trú trường các nữ tu. 17 tuổi, cô bị bệnh kỳ lạ. Cô được soi sáng nhờ vài quyển sách về tâm linh và có dịp đào sâu kinh nghiệm. Khỏi bệnh, trốn bố vào Dòng sống đời tu Cát Minh. Ít lâu sau, bệnh tái phát, ngày càng nặng, tưởng chết, sắp đưa vào quan tài thì tỉnh dậy. Chị nhiều lần được ơn xuất thần, nhìn thấy Chúa. Thế nhưng cuộc sống tu viện ở đó không đủ nghiêm túc, chị lại phai nhạt tình Chúa, chạy theo tình đời. Chúa Giêsu xuất hiện, đứng sau lưng người đàn ông, nghiêm khắc nhìn chị. Chị hoàn toàn được ơn đổi mới đời sống. Chị xin phép Bề Trên thực hiện cuộc cải cách đời tu và lập ra Dòng Cát Minh Têrêxa ngày nay. Tác phẩm: Đời Tôi, Đường Hoàn Thiện, Ký Sự Lập Các Đan Viện, Lâu Đài Nội Tâm (1577), những bài thơ và nhiều thư tín.
Lâu Đài Nội Tâm: Năm 62 tuổi, tác giả được yêu cầu viết thêm về việc cầu nguyện. Bà đã dựa theo một thị kiến để viết nên quyển này. Bà nhìn thấy các mức độ linh hồn tín hữu được ở với Thiên Chúa như những dãy cư xá nhiều tầng nhiều lớp trong một lâu đài hình quả cầu. Bên ngoài quả cầu là tăm tối với đủ thứ rắn rít và muông thú hung dữ. Bên trong là bình an. Tại tâm điểm, chính Thiên Chúa vinh quang cao cả và đầy yêu thương ngự trị. Càng vào sâu, ta càng được gần Thiên Chúa. Càng vào những dãy bên trong, các phòng ốc càng được vinh quang Thiên Chúa từ tâm điểm tỏa ra chiếu sáng. Mỗi người đều được mời gọi tiến vào gặp gỡ và sống thân mật (hiệp nhất) với Thiên Chúa tại tâm điểm lòng mình. Trên mỗi thời điểm của hành trình cuộc sống, mỗi chúng ta ở tại một mức độ nào đó trong lâu đài hiệp nhất. Nếu chạy theo thụ tạo, không quan tâm tới Thiên Chúa, ta có thể lọt ra bên ngoài tòa lâu đài. Lúc ấy dù Thiên Chúa vẫn ở trong sâu thẳm lòng ta, ta không hưởng được sự thân mật với Ngài.

Tác phẩm LĐNT là sách giáo khoa dạy đàng tâm linh, cụ thể là đời sống cầu nguyện cao độ, viết cho các đan nữ chiêm niệm. Để độc giả dễ hình dung, tôi xin trình bày giản lược, gần như phiến diện. Độc giả nào quan tâm, có thể có thể tìm đọc chính văn của LĐNT. Tình trạng hiệp nhất giữa Thiên Chúa và linh hồn được tác giả mô tả như một tòa lâu đài có bảy lớp cư xá hay bảy mức độ ở lại. Cửa vào lâu đài là sự cầu nguyện, đem lại mức độ ở lại thứ nhất, mức độ này đòi phải vượt thắng các tội trọng; mức độ thứ hai đòi phải vượt thắng các tội nhẹ; mức độ thứ ba đòi phải bỏ mình và ra khỏi chính mình (thoát khỏi chủ quan, không tự hào về sự hoàn thiện luân lý). Mức độ thứ tư là đón nhận hiện tại, chu toàn bổn phận với lòng yêu mến. Cả hai mức độ ba và tư là nhịp cầu để tiến vào những mức độ sâu xa hơn: Hiệp nhất cùng một lòng một ý với Chúa (mức độ thứ năm), nên giống Chúa Kitô trong thử thách đau thương (mức độ thứ sáu) và hiệp nhất trọn vẹn với Thiên Chúa (mức độ thứ bảy).

7 - Hiệp nhất trong tình yêu
6 – Đêm tâm linh
5 – Hiệp nhất một lòng một ý với Chúa
4 – Ra khỏi mình - Vui nhận ý Chúa trong hiện tại
3 – Hoàn thiện luân lý (nguy cơ chủ quan)
2 – Thắng tội nhẹ
1 – Thắng tội trọng

Ta có thể hình dung lộ trình ấy như những vòng tròn đồng tâm có cửa từ ngoài vào trong, hoặc thành đường xoắn ốc của hoàng thành Cổ Loa hoặc, hướng về hôn lễ tâm linh giữa Thiên Chúa và linh hồn, cũng có thể hình dung đó như những vành khăn của cô dâu và chú rể trong ngày cưới.

Trên 7 vòng tiến của đường vào nội tâm, chính Thiên Chúa đích thân hành động và mời gọi con người hưởng ứng hành động của Ngài. Mỗi người vừa được mời gọi vươn lên vừa được Thiên Chúa kéo lên. Cùng lúc, vừa có công cuộc của Thiên Chúa vừa có nỗ lực của con người

2. NÉT ĐỒNG DẠNG GIỮA HOẠT ĐỘNG VÀ CHIÊM NIỆM

Quyển Lâu Đài Nội Tâm là sách giáo khoa dạy kinh nghiệm cầu nguyện sâu xa cho các nữ đan sĩ. Tác giả là một nữ đan sĩ đã miệt mài hoạt động lo thiết lập các đan viện Cát Minh cải tổ. Khi trình bày về những người bị dừng lại ở dãy cư xá thứ ba, tác giả minh họa bằng hai nhân vật ngoài đời. Chi tiết này cho thấy, trong mắt tác giả, quyển sách không dành riêng cho các nữ đan sĩ nhưng chung cho mọi tín hữu muốn tiến bước trên đường tâm linh, không phân biệt nam nữ, già trẻ, chiêm niệm hay hoạt động. Để dễ hiểu, ta hãy đi từ kinh nghiệm thuần nhân loại của Đức Khổng Tử.

1. KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ

Đức Khổng Tử (551-479 tcn) đã kể lại những bước tiến của mình như sau: “Ta mười lăm tuổi đã để chí vào việc học; ba mươi, đã vững; bốn mươi, chẳng còn nghi hoặc; năm mươi, biết mệnh Trời; sáu mươi, vâng theo mệnh Trời; bảy mươi, tâm ta có muốn điều gì cũng chẳng hề sái phép.” (Ngô thập hựu ngũ, nhi chí vu học; tam thập nhi lập; tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri Thiên mệnh; lục thập nhi nhĩ thuận; thất thập nhi tòng tâm, sở dục bất du củ).

70: tòng tâm/ hòa nhịp với trời
60: vâng mệnh trời
50: biết mệnh trời
40: hòa với khách quan
30: có lập trường
15: học

Đức Khổng Tử đã có một cái nhìn nào đó về Thiên Chúa. Ông đón nhận mệnh Trời cách bình an (ở tuổi 50 và 60) và đã đạt tới chỗ đồng cảm với ý Trời (tuổi 70). Tuy nhiên, khi viết lời ấy có thể Đức Khổng Tử chưa biết đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa trong yêu thương hạnh phúc. Cũng có thể rằng ông đã được ơn hiệp nhất này nhưng vì sợ làm rối lòng người nghe, chưa đủ sức hiểu nổi, nên ông không nói ra. Khi lập ngôn, ông cân nhắc từng chữ, phần không nói mênh mông gấp bội phần nói ra, ta khó đoán được.

7 – Hiệp nhất trong tình yêu
6 – Đêm tâm linh
5 – Hiệp nhất một lòng một ý với Chúa


70: tòng tâm/ hòa nhịp với trời
60: vâng mệnh trời
50: biết mệnh trời
4 – Vui nhận ý Chúa trong hiện tại
40: hòa với khách quan
3 – Ra khỏi mình
30: có lập trường
2 – Thắng tội nhẹ
15: học 1 – Thắng tội trọng

Khoảng trống ở hai ô trên cùng phía Đức Khổng Tử cho thấy sự khác biệt nơi cái nhìn của hai bên về Thiên Chúa. Với kinh nghiệm chia sẻ trên đây, Đức Khổng Tử chỉ mới trực giác thấy một Thiên Chúa có ngôi vị đang điều hành vũ trụ. Do đó sự hiệp nhất ông vươn tới với Ngài là hiệp nhất trong một lòng muốn. Chia sẻ cùng một ý muốn với Thiên Chúa, ông trở thành bậc thầy của muôn đời, thành một nhà giáo vĩ đại chứ không thể là nhà thơ. Còn Thánh nữ Têrêxa Avila đã được ơn nhận biết Thiên Chúa của Kinh Thánh, Đấng yêu nhân loại và mỗi người chúng ta hơn cha mẹ yêu con (x. Is 49,15), hơn chồng yêu vợ (x. Hs cc. 1-3), cho nên còn được lôi kéo vào ơn hiệp nhất với Thiên Chúa trong tình yêu và đã là một nhà thơ của Giáo hội Công giáo.

Để tiến vào hiệp nhất, cần biết có tiếng gọi hiệp nhất. Nho Giáo chỉ mới biết đến sự đồng cảm (thiên nhân tương dữ) giữa trời và người nhưng chưa biết đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Sự hiệp nhất với Thiên Chúa không chỉ ở đời sau, trong cõi đời đời, mà đã khởi sự ngay ở đời này: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,4-5). “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). “Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một” (Ga 17,23)

Ơn hiệp nhất với Thiên Chúa chí thánh cũng đòi thụ tạo phải được gội sạch hết mọi bất toàn, bất xứng. Hiểu như thế, những vòng tròn nội tâm tiến vào hiệp nhất với Thiên Chúa cũng là những đợt thanh tẩy từ ngoài vào trong, càng lúc càng triệt để.

Đức Khổng Tử mỗi ngày xét mình ba lần để tự thanh luyện mình. Nỗ lực thanh tẩy chủ động (tự nguyện) đã giúp ông đạt tới một trong những đỉnh cao nhất mà sức người có thể đạt tới.

3. TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ TÂM LINH

1. Từ thiên nhiên đến Thiên Chúa

Nhiều nhà thơ có một cuộc sống hiệp nhất chan hòa với thiên nhiên vũ trụ. Họ chưa cảm nhận được Thiên Chúa nhưng đã say mê với những bóng dáng của Ngài nơi các thụ tạo muôn hình muôn vẻ. Cụ thể như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa hay như Trịnh Công Sơn gần đây. Nếu Trịnh Công Sơn được ơn cảm nhận Thiên Chúa Tuyệt Đối, hẳn chúng ta đã có thêm được những tác phẩm có nội dung như Rabidranath Tagore. Nhà thơ Ấn này trực giác thấy Thiên Chúa Tuyệt Đối Chí Thánh như một vị vua nhân ái và vị chủ nhân đời đời đáng kính mến, và thơ ông toát ra sự hiệp nhất ở mức độ ấy.
Phần HMT, đã được lãnh bí tích thánh tẩy để trở nên con cái Thiên Chúa và ngay từ tấm bé, nhờ học giáo lý Kinh Thánh, đã nhận biết Thiên Chúa đầy yêu thương là Thiên Chúa duy nhất trong ba ngôi vị phân biệt là Cha, Con và Thánh Thần. Vì thế, khi anh được lôi cuốn vào ơn hiệp nhất với Thiên Chúa, thì ấy không phải là Thiên Chúa của Khổng Tử hay của Tagore nhưng là Thiên Chúa của Kinh Thánh, cũng như Têrêxa Avila.
Trong bài “Quan niệm thơ”, HMT viết: “Người tri kỷ của thi sĩ phải là một bậc cao quý, toàn tài, toàn năng, một Đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết cả mọi sự – Đấng ấy là Đức Chúa Trời. Thi sĩ chỉ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm đau thương với Người, dâng cho Người những bài thơ sáng láng, anh hoa, thế mới là mãn nguyện. Vì Đức Chúa Trời đã tạo ra thơ ở thế gian này, nhưng thi sĩ là người khao khát vô tận, cứ nhất định hưởng cái thơ trên mọi cái thơ khác nữa. Chỉ có Đức Chúa Trời mới làm vừa lòng thi sĩ. Cho nên tất cả thi sĩ ở trong đời phải quy tụ, phải đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời.” (PCĐ-1, tr. 180)

2. Biên thùy huyền học giữa tâm linh và nghệ thuật

Về tương quan giữa thi ca với huyền học tự nhiên cũng như huyền học Kitô giáo, Giáo sư Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương chia sẻ như sau:

Trong giáo trình về duy thức luận, tôi cũng đi từ tri giác lên tri thức thần hiệp. Khởi sự là tri giác rồi đến tri thức khoa học thực nghiệm, tới trực giác của nhà nghệ sĩ, thần bí tự nhiên ngoại giáo (Hy Lạp, Ấn Độ), cho tới thần bí Kitô giáo.
Đây không đặt vấn đề hơn thua cao thấp, nhưng nếu hỏi ai là người am hiểu được bản chất của vũ trụ hơn, thì theo tôi, cao nhất là các nhà thần hiệp Kitô giáo, rồi đến các nhà thần hiệp ngoài Kitô giáo, tiếp đến là các nghệ sĩ, rồi mới đến các triết gia, các nhà khoa học và thấp nhất là tri giác.

Tâm hồn các bậc thi hào, khi thốt lên tiếng tơ lòng của họ trước cái đẹp, đều nói lên được phần nào bản chất của nhân sinh cũng như của vũ trụ. Họ mon men tới biên thùy của cái biết tự nhiên và cái biết huyền học giữa con người với vũ trụ, với tha nhân, với nhân loại.

Khi được mời tham gia thực hiện cuốn phim đời mình, nhạc sĩ Văn Cao đã xin một cảnh quỳ dưới chân thập giá nhưng người ta không chấp thuận. Cụ bảo: “Nếu tôi không hiểu alleluia nghĩa là gì, thì đã không có bài Làng Tôi”, nói cách khác, nhạc của cụ chịu ảnh hưởng âm nhạc và đức tin Công giáo.

Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, nhan nhản những hình ảnh rõ là mấp mé biên thùy huyền học. Huy Cận cũng thế. Huống hồ những người như Tagore.

Ngược lại, một cách rất tự nhiên, nhà huyền học (Kitô giáo hoặc ngoài Kitô giáo) luôn có nét của tâm hồn thi sĩ. Như với thánh Phanxicô thì trong cả vũ trụ, hình như nhìn bất cứ vật gì Ngài cũng đều thấy thấp thoáng bóng dáng Chúa Giêsu. Ví dụ thấy tảng đá thì Ngài nghĩ đến Tảng Đá Góc Tường, thấy con sâu bị chà đạp thì Ngài nghĩ đến Chúa Giêsu, được mô tả qua hình ảnh người tôi trung trong Isaia như một con sâu hèn mọn. Theo Giáo sư Cao Xuân Hạo, đoạn Tin Mừng về Chúa Giêsu và người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11) là một đỉnh cao không những về đạo lý Kitô giáo mà cả về cấu trúc văn chương và nghệ thuật.

Đạo Đức Kinh cũng vừa là một bài thơ vừa đầy tính huyền học. Bát phúc (x. Mt 5,3-11) cũng thế. Sách Isaia và một số sách tiên tri khác trong Cựu Ước đều đầy những bài thơ mang tầm vóc nghệ thuật. Đó là chưa nói tới Thánh vịnh hay Diễm ca

Nhà thần học Von Ur Balthasar có xu hướng lấy cái đẹp (Mỹ) làm dấu chỉ của Thiên Chúa hơn là cái thật và cái tốt (Chân và Thiện), nhất là nơi Kitô giáo. Về một Thiên Chúa dưới góc nhìn Chân và Thiện, có lẽ các tôn giáo khác và các nền minh triết khác đều đã nhìn thấy. Chỉ riêng Kitô giáo mới đào sâu Thiên Chúa là Tình yêu (x. 1Ga 4,8.16) và là Vẻ Đẹp. Tình yêu gắn liền với cái đẹp. Cả tình yêu lẫn cái đẹp (duyên dáng) đều mang tính cho không, vô vụ lợi.
Tóm lại, tâm hồn nghệ sĩ mon men tới thần bí, và tâm hồn thần bí mon men tới biên giới của nghệ thuật.

3. Bước tiến nơi các tác phẩm HMT

Có lần Thầy Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương bảo tôi rằng những thiên tài về thi ca nghệ thuật là những người chỉ xây một nửa cây cầu và tạo dịp giúp cho những kẻ hâm mộ họ xây tiếp nối nửa cây cầu còn lại, mỗi người mỗi vẻ khác nhau mà ai cũng có thể “mười phân vẹn mười”. Có người đã tiếp nối bằng nửa cây cầu mang dấu ấn của phân tâm học, có người tiếp một nửa cây cầu mang dấu ấn của Các Mác hay của Nietzsche, còn Thầy Thế Tâm, khi chia sẻ về nét đau và bể khổ, là tiếp nối nửa cây cầu của HMT với những suy niệm của sách Gióp. Hiểu như thế thì bất cứ ai hâm mộ thơ HMT đến độ sâu sắc nào đó đều có thể tiếp nối nửa cây cầu riêng, mang một dấu ấn riêng rất phong phú. Và như thế, bản thân tôi ở đây hình như đang tiếp nối rung động của nhà thơ bằng nửa cây cầu còn lại với dấu ấn của LĐNT. Phải chăng một sự giao duyên nào đó giữa hồn thơ của HMT với hồn tôi đang giúp tôi gần như lại sáng tạo ra một cái gì như là một bức minh họa dáng vóc thi ca của HMT với ngọn bút lông LĐNT.

Vâng, có lẽ HMT chưa đọc LĐNT nhưng chính hồn thơ được sự đau khổ cùng cực đánh lên như một phím đàn vọng lên những tiếng có gì như đồng thanh đồng khí với cái tứ huyền nhiệm của LĐNT.
Với những bài thơ còn lại quá ít của Hàn Mạc Tử, ta không dễ minh họa đầy đủ các chi tiết về hành trình tâm linh của anh. May thay, ta còn giữ được tên các tập thơ của anh và hướng đi chính của các tập ấy. Với 28 tuổi đời, sự nghiệp sáng tác văn thơ của anh trải dài mười năm cuối.

Dựa trên bảng niên biểu Hàn Mạc Tử và trình tự giới thiệu Thơ Hàn Mạc Tử, ta được biết thứ tự các tác phẩm và qua đó cũng có thể thấy được bước tiến rất nhanh của anh trên đường tâm linh (xin đọc từ dưới lên):

6. Tấm linh hồn thanh khiết (1940)
5. Cẩm Châu Duyên và Quần Tiên Hội (1939)
4. Xuân Như Ý và Thượng Thanh Khí (1939)
3. Đau Thương hay Thơ Điên (1938)
1937: Biết rõ mình mắc bệnh phong, cắt đứt thư từ và xa lánh bạn bè.
2. Gái Quê (1936)

1. Thơ đăng báo - Lệ Thanh thi tập (1931-1935)
Đem đối chiếu, ta có:
Khổng Tử Lâu Đài Nội Tâm Hàn Mạc Tử
7 - Hiệp nhất trong tình yêu Tấm linh hồn thanh khiết
6 – Đêm tâm linh Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội
70: tòng tâm/ hòa nhịp với trời 5 – Hiệp nhất một lòng một ý với Chúa Xuân Như Ý và Thượng Thanh Khí
60: vâng mệnh trời
50: biết mệnh trời 4 – Vui nhận ý Chúa trong hiện tại
40: hòa với khách quan 3 – Ra khỏi mình Đau Thương
30: có lập trường 2 – Thắng tội nhẹ Gái Quê
15: học 1 – Thắng tội trọng Thơ đăng báo - Lệ Thanh thi tập

Chỉ hơn ba năm, bước đường tâm linh của người giáo dân HMT 28 tuổi vượt xa một người 63 tuổi đã kinh qua 7 năm tiểu chủng viện, 8 năm đại chủng viện và gần 35 năm trong tác vụ linh mục, kể cả 7 năm giồi mài tâm linh trong các tu viện Cát Minh.

Có bí mật nào ở đây?

Xin thưa ngay, HMT đã có được bước tiến nhảy vọt không do sáng kiến hay sức riêng của anh nhưng do sức mạnh đào tạo của Thiên Chúa, Đấng ưu ái thanh luyện anh qua khổ đau thể xác và tinh thần; đồng thời cũng do bởi anh đã không hề hẹp hòi tí nào trước những gọt giũa của Ngài.

Bước nhảy vọt để ra khỏi mình không dễ tí nào. Phải nói là nó vượt quá sức người. Những nỗ lực tự nhiên thường không đủ sức thực hiện cuộc nhảy vọt, cần phải có ơn Chúa.
May thay, song song với sự thanh tẩy chủ ý và trước khi mỗi người nỗ lực tự thanh tẩy, chính Thiên Chúa đã có một chương trình giúp người ấy được thanh tẩy để có thể được đưa vào hiệp nhất với Ngài. Ngài thanh tẩy vượt hơn cả điều họ mong chờ. Tựa như người ta nấu chảy quặng, luyện sạch hết những tạp chất để hứng lấy quý kim tinh ròng. Cuộc thanh tẩy này là sáng kiến của Thiên Chúa nên được các tác giả huyền học Kitô giáo gọi là cuộc thanh tẩy thụ động (về phía con người), nổi rõ nơi hai vòng tròn thứ ba và thứ sáu của đường vào nội tâm.

Trên lộ trình tâm linh, bước nhảy vọt ở giai đoạn ba rất quan trọng, mang tính quyết định, tựa như thách đố vượt Vũ môn trong truyền thuyết cá hóa rồng. “Theo truyền thuyết, ở thượng lưu sông Hoàng Hà bên Trung Quốc, có một mỏm đá như hình cái cửa; khi vua Vũ nhà Hạ trị thuỷ, đã đục phá mỏm đá này cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ môn [cửa vua Vũ]. Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến đây thi vượt Vũ môn, con nào vượt qua được thì hoá rồng. Từ đó, cửa Vũ thường được chỉ chốn trường thi và ai thi đỗ được ví như cá vượt qua Vũ môn.” (http://tudien.xalo.vn).

4. BƯỚC NHẢY QUYẾT ĐỊNH Ở VŨ MÔN

Gương mẫu của các thí sinh, “vạn thế sư biểu”, bậc thầy của muôn thế hệ, đã vượt qua Vũ môn. Vì thế, ông luôn luôn có thái độ an nhiên, ung dung tự tại của một hiền nhân ngộ đạo chứ không nhắm gậm vị cay đắng của cuộc đời như nhắp rượu.
Có thể Đức Khổng Tử còn có những kinh nghiệm vượt trên tòng tâm mà không nói ra. Ông chỉ nói ông đã đạt tới tòng tâm nhưng không nói làm sao để đạt được. Rất có thể vì không nỡ để môn sinh nản lòng bỏ cuộc mà ông không chia sẻ.
Trong thực tế, tấm gương và lời dạy của ông đã giúp biết bao môn sinh, cả những người chân lấm tay bùn, đã khao khát hóa rồng và đã tìm đến Vũ môn. Có ước vọng biến thành rồng đã là điều rất đáng khích lệ. Tìm tới được Vũ môn để dự thi đã là một thành tựu rất đáng kể. Nếu đã tới được Vũ môn rồi lại tháo lui thì thật đáng tiếc.

Bí mật ở Vũ môn là con cá phải chết đi, phải lột xác, con rồng mới có thể hình thành. Đức Khổng Tử đã lặng lẽ đi qua một cái chết giữa đời thường, đã được ơn thanh tẩy thụ động của vòng thứ ba. Một đàng ông được các vua quan trọng vọng nhưng đàng khác, những đề xuất của ông chỉ được họ đón nhận nửa vời. Quả là một thất bại tinh tế mà hết sức sâu xa và não lòng. Thế nhưng ông đã vui lòng đón nhận thực tế ấy như mệnh Trời. Chính khi ông vui nhận để cho thiên mệnh phá vỡ kế hoạch của riêng ông thì kế hoạch Trời dành cho bản thân ông đã thành tựu. Dù chưa hề nhận biết Chúa Kitô, ông vẫn đáng được các Kitô hữu mến yêu và học đòi như một đại thánh. Không phải ông đã tìm thấy kho tàng rồi tự nguyện bán hết cơ nghiệp để mua thửa ruộng có kho tàng ấy (x. Mt 13,44) nhưng ông bị ai đó giật mất mẩu bánh thừa trên tay rồi thay vào đó bằng khối ngọc (x. Mt 13,45-46), chỉ vì ông bằng lòng khi bị giật mất mà không hề than trách. Khi nhìn sững khối ngọc trên tay là chính sự sống mới của mình, hẳn ông đã tự nhủ: “Được lời lãi cả thế gian mà hỏng mất chính mình, nào ích lợi gì?” (Mt 16,26)

Đưc Khổng Tử đã đi qua cái chết lặng lẽ nhiều năm trước khi nhắm mắt xuôi tay. Có thể ông cũng biết đó là chìa khóa của Vũ môn nhưng không vội nói tới cái chết để môn sinh không rời khỏi Vũ môn. Ông muốn họ yên ổn ở lại đó, “an phận thủ thường”, và rồi đến một lúc bất ngờ, nhờ cái chết, họ sẽ được ai đó ẵm qua Vũ môn, không cần nhảy.

Những ai chưa tới Vũ môn hay đã đào thoát khỏi Vũ môn, không còn khao khát hóa rồng, thì cái chết thể lý vẫn chưa đủ. Bên kia cái chết ấy họ còn phải được thanh luyện hết mọi vấn vương để đạt được nỗi khao khát duy nhất và hết sức nồng nàn là khao khát nên giống Thiên Chúa để hiệp nhất với Ngài.

2400 năm sau Đức Khổng Tử, một thiếu nữ hoàn tất cuộc đời lúc 24 tuổi (Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu) đã không ngần ngại mách cho cuộc đời biết chiếc chìa khóa đơn giản để vượt Vũ môn: một cái chết hằng ngày. Nghiã là, Chúa Giêsu Kitô đã cứu chuộc nhân loại bằng cuộc Vượt Qua mới, tức là cái chết và sự sống lại của Ngài, và cho người Kitô hữu được nên giống Ngài không chỉ nơi cái chết cuối đời mà còn cả nơi những cuộc vượt qua nho nhỏ giữa đời thường, tức là chết đi từng chút về ý riêng, vui nhận mọi bất ngờ và trái ý hằng ngày
.
Cái chết hằng ngày giúp hoàn tất giai đoạn thứ ba và đưa nhanh tới giai đoạn thứ sáu. Chết hằng ngày, tức là sẵn lòng để cho Thiên Chúa tước lột từng chút một trong hiện tại. Ngày lại ngày, con sâu chuyển mình và một lúc nào đó sẽ hoàn toàn trút bỏ được hình hài cũ để trở thành con bướm. Nếu cứ ẩn nhẫn ở cửa Vũ môn, chết rồi ta sẽ hóa rồng. Nếu đảm nhận được cái chết hằng ngày, ta sẽ có cơ may của HMT, hưởng được Xuân Như Ý ngay trên cõi đời này. Và rồi, giữa vô vàn cuộc thi rất nhỏ của đời thường, bất chợt một đáp án đúng nào đó (có thể là một lần tha thứ, một lần từ bỏ ý riêng) đã thành giọt nước đầy ly, khiến người ta được hóa rồng ngay bên này cửa Vũ môn.

5. KINH NGHIỆM HÀN MẠC TỬ

Trước khi đảm nhận cái chết hằng ngày của giai đoạn thứ ba, HMT đã hoàn tất giai đoạn thứ nhất và thứ hai.
Cuộc thanh tẩy ở giai đoạn một và hai
Ở vòng thứ nhất, những người thiện chí tự thanh tẩy những tội lỗi sống sượng; sang vòng thứ hai, họ tự thanh tẩy những tội lỗi nhẹ. HMT đã vượt khỏi vòng thứ hai như thế nào? Nhắc đến nhận định của Vũ Ngọc Phan và Hoài Thanh cho rằng tập Gái Quê của HMT thiên về dục tính, Đặng Tiến phản bác:
“Một người chỉ xin hoa đền ngự và lòng ni cô thì dục tính … đi tới đâu? Tôi xin giải thích thêm về điểm này:
Mới lớn lên trăng đã thẹn thò,
Thơm như tình ái của ni cô.
Tại sao trăng lại phải thẹn thò? Thẹn thò là cái cảm giác của Ađam và vợ khi đóng khố che thân lánh mặt Đức Chúa Trời (St 3,7-8) sau khi ăn trái cấm. Ađam thẹn thò vì đã phạm tội. Còn trăng việc gì phải thẹn thò nhất là khi mới lớn lên? Sự thẹn thò của thân thể đó, chúng ta đã thừa kế của Ađam, cho nên tôi mới nói không khí rạo rực trong Gái Quê là di sản của nguyên tội…
HMT nhắc đến tình ái của ni cô hay da thịt của nàng dâu để gợi lên cái vô tội của mình trong một thế giới đã hư hỏng vì nguyên tội mà mình phải gánh chịu.” (PCĐ-1, tt 406-407)
Ta hãy nghe lời HMT tâm sự với Bùi Tuân: “Bao giờ tôi cảm thấy mình đau đớn, trong xác thịt và trong tâm hồn, và nhất là tôi thấy mình bình tĩnh trong sạch thì mới làm ra những bài thơ đạo hạnh. Không phải lúc nào mình cũng làm được lối thơ ấy.”

Cuộc vượt thoát ở giai đoạn ba
Tới dãy cư xá thứ ba của LĐNT, những người thiện chí tự thanh tẩy cả những khuyết điểm và bất toàn nho nhỏ. Đang khi họ nỗ lực như vậy, Thiên Chúa đẩy cuộc thanh tẩy đi xa hơn. Ngài gởi đến những điều bất ngờ và trái ý, những thử thách lớn. Chẳng hạn một người vừa viết xong một quyển sách dày thì bị hỏa hoạn hủy sạch, cả bản in thử cuối cùng lẫn những phác thảo và tư liệu nhặt nhạnh từ bao năm. Thử tưởng tượng khoảng cách và tác dụng của hai phản ứng trái ngược. Điều gì xảy ra nếu người ấy than trời trách đất, phẫn uất phản kháng Thiên Chúa? Và ngược lại, điều gì xảy ra nếu sau một phút thoáng buồn, người ấy tự nhủ: Có lẽ thế lại hay, có thế mình mới chịu viết lại quyển sách cho thật ngắn gọn, vừa xuyên suốt vừa sáng rõ dễ hiểu hơn. Bao năm ông cứ phải níu lấy khuôn khổ cũ, không thoát ra được, nay nhờ công trình bị hủy diệt, ông mới thật sự tự do để viết được quyển sách thật mới, gọn nhẹ và thanh thoát, đem so với quyển cũ khác nào bướm sánh với sâu. “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” (Ga 12,24)
Thái độ trước chỉ đem lại đắng cay thất vọng. Thái độ sau mở ra một chân trời hoàn toàn mới. Tác giả không thể nào hân hoan trước sự mất mát quá lớn nhưng cùng lúc ông cảm nghiệm được một an ủi lớn: nhất định quyển sách viết lại sẽ hay hơn trước nhiều. Đây cũng là điều Thánh nữ Têrêxa Avila nhắc đến khi mô tả vòng thứ ba trên đường vào Lâu Đài Nội Tâm (3Cư 2,10): ơn an ủi là điều khác với sự hoan lạc tâm linh, người ta có thể được an ủi cả khi không hề cảm thấy ngọt ngào hoan lạc.

Đừng nghĩ rằng người thứ hai là một kẻ bi quan: cam lòng, đành phận. Thái độ “cũng đành” hay “cam chịu” che tối chân trời, khiến cuộc đời thành ảm đạm, ngược với thái độ của Đức Khổng Tử là “thuận theo ý Trời”, mở ra một chân trời tươi sáng.

Đây cũng là thái độ của HMT. Tác giả Trọng Miên viết: “Cuộc đời của HMT là cả một bài thơ ghê gớm rùng rợn, có một không hai trong những thi sĩ đông tây. Thần tai họa đã gieo vào chàng một chứng bệnh tàn ác trong lúc thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng.” (PCĐ-1, t. 357). Thế nhưng, xin hãy mở PCĐ-2 và đọc dòng chữ ngay chính giữa trang 38, thật gãy gọn nhẹ nhàng nhưng hết sức quảng đại khiến ta lặng người đi nếu không bật khóc. “1937:… biết rõ mình mắc bệnh phong, cắt đứt thư từ và xa lánh bạn bè”. Mãi sau khi anh chết, phần lớn tác phẩm của anh mới thành mây khói nhưng ở đây còn kinh khủng hơn ngàn lần: bệnh phong ở nửa đầu thế kỷ 20! Chẳng khác gì mấy với bệnh phong thời Cựu Ước và thời Chúa Giêsu, kinh khủng đến nỗi bị coi là dấu hiệu của sự bị kết án và khai trừ.

Thêm vào đó còn có thử thách sâu thẳm đối với một người trẻ là ngõ cụt trong tình yêu đôi lứa. Độc giả có thể xem phần tác giả Đặng Tiến nói về đau thương trong cuộc đời HMT (PCĐ-1, tt. 409-415).
Trong bài “Hàn Mạc Tử và sứ điệp của nhà thơ”, Bùi Tuân viết: “Bàn về HMT trong loạt bài “Thi ca cận đại và nỗi lòng thành thực”, ông Lê Tuyên – giáo sư trường Đại học Sư phạm Huế – tự hỏi, nếu đau thương là hiện thực của cuộc đời, nếu đau thương gắn bó với chúng ta trong từng nhịp sống, lay động chúng ta trong những cơn thức tỉnh xót xa thì phải chăng đau thương đã hàm chứa một ý nghĩa huyền nhiệm. Ông cho rằng sở dĩ chúng ta chưa bao giờ lĩnh hội được ý nghĩa huyền nhiệm của đau thương là vì “chúng ta chưa bao giờ hưởng thú đau thương mà trái lại chỉ là những kẻ chạy trốn đau thương. Vì chạy trốn cho nên mới bị vây, vì trốn đi đâu cho thoát khỏi cuộc đời đau khổ. Cho nên vấn đề của con người, không phải là trốn khổ mà phải tìm trong sự thống khổ ý nghĩa của đời mình. Thấy được đau thương và sống hạnh phúc trong đau thương, tôi nghĩ chỉ có Hàn Mạc Tử”.
Mai Đình chỉ là người bên cạnh nhưng đã phản ứng trước những chuyện ấy bằng những lời “căm giận”:

Em muốn phá tan cả đất trời
Cho lòng nhẹ bớt nỗi bi ai
Thương Anh càng thấy căm trời đất
Gieo bệnh nan y để hại người. (PCĐ1, t. 366)

Đang khi đó suốt tập Đau Thương, 48 bài thơ, ta không hề thấy HMT thốt ra một từ nào mang ý nghĩa phiền trách. Anh quảng đại vui nhận mệnh trời. Anh ra khỏi mình. Anh không giấu diếm bạo bệnh, không lừa dối người khác để níu kéo cuộc sống thừa thêm chốc lát. Anh lập tức tự loại mình khỏi xã hội để khỏi gây hại cho người xung quanh. “Những phút sáng láng như hôm nay, soi sáng linh hồn tôi, và giải thoát cái “ta” của tôi ra khỏi nơi giam cầm của xác thịt…” (Chơi giữa mùa trăng).

Và phút chốc, ta thấy xảy ra phép lạ của sự từ bỏ: thơ của an bình và là thơ gieo an bình. Đang khi mọi người chỉ nhìn thấy mặt trái nham nhở của tấm thảm, nhà thơ được ơn vượt khỏi thế giới này, nhảy vào một cõi khác, nhìn thấy tuyệt tác phía mặt phải tấm thảm. Anh được ơn nhìn mọi sự từ cõi vĩnh hằng và kể lại cho chúng ta, những người đang sống ở cõi đời tạm bợ. Xem lời tựa “Đau Thương” (PCĐ1, 159-160).
70 năm qua, không thiếu người đã mô phỏng ngôn từ, âm điệu và hình ảnh của HMT, lắm khi hết sức tài tình, nhưng chưa thấy ai có câu nào tồn tai với thời gian. Đang khi đó, sau ba phần tư thế kỷ, thơ HMT cả lời lẫn ý vẫn không một chút cũ mòn. Vì đâu? Vì mấu chốt để để hoàn tất giai đoạn thứ ba là sự khiêm nhường. Trong hồi ký về những ngày cuối đời HMT, ông Nguyễn Văn Xê viết: “Trên đường trở về nhà thương, vừa đi tôi vừa suy nghĩ về Trí, về sự khiêm nhường của Trí là từ ngày vô cho đến chết, Trí chưa hề nói một tiếng Pháp với bất cứ mẹ nào. Lúc nào tôi cũng là người thông ngôn” (PCĐ-1, tt. 380-381).
Khiêm nhường đây không phải là vẻ từ tốn bên ngoài nhưng là sự “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29). Học khiêm nhường với Chúa Giêsu là học sự xóa mình triệt để đến mức độ tự hủy (x. Pl 2,6-8). Như thế, giai đoạn ba gắn liền với giai đoạn sáu. Để hoàn tất giai đoạn ba, ta cần hướng tới giai đoạn sáu, khao khát nên giống Chúa Giêsu trong nghèo hèn, bị cô đơn, bị bỏ rơi, bị sỉ nhục. Làm như thế là ta đang đong cho Chúa những đấu thật đầy và Chúa sẽ trả lại những đấu tràn đầy gấp bội (x. Mc 4,24). Theo hướng ấy, với chút kinh nghiệm hướng dẫn các linh hồn qua sứ vụ linh mục, tôi có thể xác quyết rằng: bất cứ thi sĩ nào càng thêm khiêm nhường thì thơ sẽ càng hay, cái hay từ ơn Chúa.
Quả như lời Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (Mc 10,29-30)

Đón nhận thử thách và sẵn sàng từ bỏ tất cả để dấn thân theo Chúa, nhà thơ HMT của chúng ta được gấp trăm và còn hơn gấp trăm, bởi lẽ anh được lôi lên một tầm cao hoàn toàn mới. Chẳng hạn, từ tuyển tập Đau Thương trở đi, HMT vẫn nhắc nhiều đến phụ nữ nhưng cái nhìn của anh hoàn toàn thanh thoát: Khác với Beaudelaire, “trong khi làm thơ, Trí đã tận hưởng những phong vị của nhạc, của hoa, của trăng, của gái một cách vô tội… Tình cảm là sự thanh bạch hồn nhiên, không một chút gì bợn nhơ, tội lỗi; còn dục tình là cả một sự ham muốn phi thường, ngoài điều răn của Đức Chúa Trời…” (Quan Niệm Thơ).
Càng vô tội, người thơ càng có cảm thức sâu xa về tội:

Tôi van lơn thầm nguyện Chúa Giêsu
Ban ơn xuống cho mùa xuấn hôn phối.
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng.
(Đêm xuân cầu nguyện)

Nghe hai tiếng “tội lỗi”, những đầu óc vụ luân lý dễ vẽ vời ra những chuyện gì đó có lẽ xấu xa ghê gớm lắm. Họ khó mà hiểu được tâm thức một người đã đạt tới chỗ tận hưởng phong vị của mọi sự một cách vô tội. Phải là những ai đã rung động mãnh liệt trước tình yêu của Chúa Cứu Thế Giêsu và tha thiết khát khao đáp lại mới hiểu được cái tế nhị của tình yêu, chỉ một sơ suất rất nhỏ cũng vô cùng áy náy với Đấng mình hết sức yêu mến.
Trong Cựu Ước, ngôn sứ Isaia đã có một cảm nghiệm kinh hoàng về sự thánh thiện của Thiên Chúa (x. Is 64,5). Với tâm hồn Tân Ước, khi đã yêu mến Thiên Chúa cách tế nhị, người tín hữu không kinh hoàng trước sự thánh thiện nhưng khổ đau vì những điều nhỏ mọn xúc phạm đến Tình Yêu.

Nói về cuộc vượt thoát của HMT, Nguyễn Mộng Giác viết: “Giêsu Christ đã chịu đau khổ, đã chịu chết để cứu chuộc tội lỗi của nhân loại. HMT đã chịu đau khổ để hiểu ý nghĩa của đau khổ, từ đó vươn lên cõi đạo.”
Tuy nhiên, không chỉ có thế. Hàn Mạc Tử đã tâm sự với Bùi Tuân: “Tôi dự định viết ra nhiều tập thơ về tôn giáo. Trong thi giới nước ta chưa ai nghĩ đến việc đem chuyện Sinh Nhựt, truyện Phục Sinh để làm thi đề. Đó là những tài liệu không còn gì thú vị bằng.” Hồi nhỏ tôi rất ngạc nhiên khi đọc lời ấy, tự hỏi tại sao nhà thơ nhắc tới mầu nhiệm Giáng sinh và Phục sinh mà không nhắc tới sự Thương khó và cái Chết của Chúa? Nay thì tôi mới hiểu: một khi đã đi quá nửa đêm, ta không còn nghĩ đến bóng tối vây phủ mà chỉ hướng tới hừng đông.

Câu trả lời của chính nhà thơ

Để độc giả không nghĩ rằng tôi đang tìm cách chứng minh một học thuyết, tôi xin phép được trích dẫn bút tích của chính HMT. Nhà thơ vừa rao: “ai mua trăng tôi bán trăng cho” thì đã vội vàng đính chính: “không, không, không, tôi chẳng bán hòn trăng… trăng vàng trăng ngọc bán sao đang.” Nhà thơ đã từng ghép tên những phụ nữ mình yêu mến vào các câu thơ cách thật tài tình, thì ở đây thủ thuật của anh cũng tương tự. “Hòn” và “ngọc” cộng với ý tưởng nơi triệt thứ hai của bài thơ cho thấy anh đang nói về hòn ngọc Nước Trời: “Nöôùc Trôøi laïi cuõng gioáng nhö chuyeän moät thöông gia ñi tìm ngoïc ñeïp. Tìm ñöôïc moät vieân ngoïc quyù, oâng ta ra ñi, baùn taát caû nhöõng gì mình coù maø mua vieân ngoïc aáy.” (Mt 13,44-46) HMT đã gặp được ngọc quý của Nước Trời và trả mọi giá để mua cho bằng được. Ngọc quý vô cùng vô tận, trả giá nào đi nữa vẫn rẻ, dù đó là giá của “lời phụ rẫy” hay của bệnh phong cùi. Nguồn thơ anh bắt gặp là “Thơ mầu nhiệm”, vượt trên mọi thứ thơ, là chính Con Thiên Chúa nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ để ra đời làm người (x. Ave Maria, câu 35). Để mua sắm Thơ mầu nhiệm cho đời, anh sẵn sàng trả giá đau thương: “Máu tim ta tuôn ra làm bể cả” (Biển Hồn Ta, câu 1).

Trong bài Quan Niệm Thơ gởi Trọng Miên, HMT viết: “Đức Chúa Trời đã tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy chiêm nghiệm lẽ mầu nhiệm, phép tắc của Đấng Chí Tôn. Vì thế trừ hai loài trọng vọng là thiên thần và loài người ta, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: Loài thi sĩ. Loại này là những bông hoa quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mệnh rất thiêng liêng: Phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã gây nên, ca ngợi những quyền phép của Người và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho, rất tinh sạch. Bởi muốn cho loài thi sĩ làm trọn nhiệm vụ ở thế gian này, nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời, Người bắt chúng mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình…” (Trích theo PCĐ-1, tt. 178-180)
“Loài người hãy cám ơn thi nhân đã đổ ra biết bao nhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng cay trong khi miệng vẫn tươi cười sốt sắng…” (Lời tựa Xuân Như Ý: PCĐ-1, tr. 161-162).
Những lời trên đây của chính HMT giúp ta hiểu rõ tại sao trước khi biết rõ mình bị bệnh phong (1937), anh làm thơ rất hay, và sau khi biết điều ấy anh lại làm thơ cực hay, tại sao trước đó anh chỉ làm thơ đời là chính còn sau đó anh lại nghiêng về thơ đạo.

6. CHIÊM NIỆM GIỮA ĐỜI THƯỜNG


Khi đã biết mệnh Trời và vâng mệnh Trời, HMT khiêm nhường lui về lo bổn phận hằng ngày. Bổn phận trước mắt của anh lúc ấy là lo tìm cách chạy chữa. Dù rất vô vọng, bệnh nhân và người nhà vẫn tìm đủ mọi cách, còn nước còn tát. Nỗi mất mát ở giai đoạn ba cộng với cái công dã tràng ở giai đoạn bốn này có thể đưa tới sự chán ngán mệt mỏi, tương đương với tình trạng khô khan trong cuộc sống cầu nguyện của người đan sĩ. Thế nhưng, theo Thánh Gioan Thánh Giá, cuộc thử thách ở chặng thứ ba (sự thất bại, đêm khô khan hay đêm giác quan thuận tình) là điều cần thiết để đạt tới bậc chiêm ngưỡng, đây là bước chuyển tiếp từ suy niệm lên chiêm niệm, là lúc đứa bé phải cai sữa để tập ăn (2Lên, cc. 13-14; 2Đêm, cc. 8-9; Lửa 3,32-37). Các bài thơ trong tập Đau Thương cũng phần nào cho thấy những thử thách đã đem lại cho HMT ơn chiêm niệm:

- thích cầu nguyện thinh lặng,
- cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa,
- không còn suy niệm theo chủ đề, không cần đến những phương tiện như ý tưởng, lời nói, chỉ tập trung vào sự gặp gỡ Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chính HMT kể lại một ngày bệnh tật của mình: “Lại đọc kinh, lại ngâm thơ, lại làm thơ, lại nhớ, lại nằm. Buổi tối khi ăn xong, cũng vừa đi bộ vừa ngâm thơ một cách sung sướng nhất đời. Cả ngày chỉ ngâm thơ và đọc kinh là nhiều hơn cả. Ngày nào cũng như ngày ấy, không thấy buồn lắm, và ngày nào cũng mong mỏi một cái gì…” (PCĐ-1, t. 413)

Trong bài “Quan Niệm Thơ”, HMT viết: “Thi sĩ đã ngất ngư trong khi nuốt hết khí vị thanh tao của mùa xuân ấm, của tất cả những lương thực ngọt ngào mỹ vị làm bằng hương báu, làm bằng nhạc thiêng, làm bằng rượu say, làm bằng châu lệ. Song le miệng lưỡi của thi sĩ ra như vẫn còn nóng ran, vẫn còn khát khao thèm thuồng những vật lạ muôn đời. Của thế gian nếm mãi chưa bưa, chưa ớn, chưa hả hê chút nào. Thi sĩ vẫn đi tìm mãi, vẫn còn kêu rên thảm thiết, để đi đến cõi ước mơ hoàn toàn. Trong đời thi sĩ, thi sĩ đã sống cô độc, những người con gái rất xinh đẹp cũng không làm cho thi sĩ vui đặng, vì thi sĩ nhận thấy ở người con trai cũng như người con gái, đều có một tâm thuật nhỏ nhoi, tầm thường không hợp với tính tình thanh cao của thi sĩ. Vì thế thi sĩ cứ kêu rên thảm thiết là để tìm một người tri kỷ. Mà than ôi, không bao giờ thi sĩ tìm đặng. Người tri kỷ của thi sĩ phải là một bậc cao quý, toàn tài, toàn năng, một đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết mọi sự - Đấng ấy là Đức Chúa Trời. Thi sĩ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm đau thương với Người, dâng cho Người những bài thơ sáng láng, anh hoa, thế mới là mãn nguyện. Vì Đức Chúa Trời đã tạo ra thơ ở thế gian này, nhưng thi sĩ là người khao khát vô tận, cứ nhất định muốn hưởng cái thơ trên cái thơ khác nữa. Chỉ có Đức Chúa Trời mới làm vừa lòng thi sĩ. Cho nên tất cả thi sĩ ở trong đời phải quy tụ, phải đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời. Thi sĩ không phải là một người thường.” (Trích theo PCĐ-1, tt. 179-180)

Trong bài Say Thơ, ba lần HMT lặp lại:
Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã.
(Câu 13, 25, 48)

Chiêm niệm không phải là tưởng tượng nhưng là cảm nghiệm của cầu nguyện trong thinh lặng và chiêm ngưỡng. Chiêm niệm là ra khỏi mình để tập trung tất cả vào Thiên Chúa. Cũng theo Thánh Gioan Thánh Giá, chiêm niệm là lãnh nhận.
Qua tuyển tập Đau Thương, ta thấy ơn chiêm niệm không đi đôi với việc làm thơ đạo. Ở giai đoạn này HMT vẫn viết thơ tình là chính. HMT là một Kitô hữu giáo dân và là một Kitô hữu trẻ. Anh ý thức trách nhiệm Kitô hữu của mình nhưng anh không thể hiện trách nhiệm ấy như kiểu một linh mục. Những vấn đề của anh là của một bệnh nhân và của một người trẻ (tình yêu lứa đôi) – và anh sống các thực tế của mình trong cái nhìn Kitô giáo. Cũng đừng quên rằng, trong cái nhìn Kitô giáo, tình yêu lứa đôi là điều thánh thiện.

Trong tiểu phẩm cuối cùng, bài “Hồn Thanh Khiết”, HMT viết: “Tôi những muốn tắm gội trong Đại dương ánh sáng và tình yêu Thiên Chúa.”
HMT chiêm niệm để chiêm ngưỡng Thiên Chúa và bắt gặp chính mình chứ không phải để làm thơ. Nếu ai làm thơ đang khi cầu nguyện thì sẽ lạc đường và chỉ thâu lượm được những bài thơ rất dở. Sau khi chiêm ngưỡng Thiên Chúa, HMT về lại với đời thường và có khả năng nhìn những vấn đề nổi cộm của anh – bệnh tật và tình yêu – với cái nhìn từ một thế giới khác. Từ đó, anh viết nên những bài thơ khiến muôn đời kinh ngạc. Cũng vì thế, sang Xuân Như Ý và Thượng Thanh Khí mới có nhiều thơ đạo.

“Cho mau lên! Dồn ánh nguyệt vào đây… Lời thơ ta sẽ sáng trưng như thất bảo. Tình cảm ta sẽ nóng ran như mặt trời. Ý ta sẽ cao cường hơn ngọn núi. Lạy Chúa Trời tôi! Hãy ban cho tôi hằng hà sa số là ơn lành, ơn cả… Thơ tôi sẽ rất no, rất ớn, rất nư, trọng vọng như tài hoa, cao sang như nhân đức, chói chang vô vàn phước lộc… Ôi! Trời hạo nhiên đây không phải là công trình châu báu của Người sao? Lòng vô lượng đây không phải là do phép tắc mầu nhiệm của Đấng Vô thỉ Vô chung?

Đưa ra nào là nhạc thơm, hương gấm, mộng ngọc và hoa trinh bạch, đàn ly tao, tranh tuyệt phẩm…
Đưa ra nào là gió chia biệt, trăng đoàn viên, chim tứ chiếng, mây giang hồ, và nào là trời thanh sắc, lòng nhũ hương, niềm mộc dược…
(Lời tựa Xuân Như Ý: PCĐ-1, tr. 161)

Đưa ra… đưa ra… Tựa như là Thiên Chúa phán khi tạo ra muôn loài: Hãy có … Hãy có … (St 1,1-2,4). Từ trong vườn Êđen, con người đã có sinh mệnh trở nên như Tạo Hóa. Con người được ban khả năng lao động để góp phần vào công cuộc sáng tạo vũ trụ, khả năng sinh sản để góp phần sáng tạo nên những con người khác. Nhà thơ thì góp phần sáng tạo ra toàn người đẹp:
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan
Ta nhả ra đây một nàng.

Tác giả Phan Cự Đệ bảo rằng “thi nhân đang cạnh tranh với Thượng Đế về vai trò Sáng thế” (PCĐ-2, t. 328), nhưng không phải thế. Chính Chúa Kitô đã hứa: “Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm được những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (Ga 14,12). Linh hạnh Dòng Cát Minh triển khai ý tưởng con hơn cha là nhà có phúc này dựa trên kinh nghiệm truyền thống từ thời các tổ phụ tinh thần của họ khi Êlisa được ơn thừa kế Êlia: “Con muốn xin Thầy cho con được gấp đôi về thần khí của Thầy” (2V 2,9). Chính vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi HMT thốt lên:

Ta chắp hai tay lạy quỳ hoan hảo
Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian
Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế
(Đêm xuân cầu nguyện).

Nhà thơ cao hứng thì viết vậy nhưng tự thâm tâm ông biết mình là thụ tạo thấp hèn giới hạn, cho nên ông tiếp liền sau những chữ đưa ra, đưa ra:
“Vẫn chưa bưa, chưa đã, chưa nguôi được chí muôn sao…!
Phải mời cho được Xuân thiêng ra đời…
Bình an cả và thiên hạ…
Vì chưng muôn xuân là lương thực ngon ngọt, mỹ vì, ánh xuân là nguồn tơ tưởng thơm tho, tinh khiết, khí xuân là mạch trường sinh bất tử, tình xuân là cung cầm nguyệt mê ly, tuổi Xuân là Ngọc như ý, tên xuân là Dạ lan hương.
Và xuân là phong thái hòa của năm muôn năm, trời muôn trời, châu lưu trên thượng tầng không khí, bàng bạc dải cát Hà sa, chen lấn vô tận hồn tạo vật…. Loài người hãy tận hưởng một hơi cho đã ngán và cao rao danh Cha cả sáng. Và loài người hãy cám ơn thi nhân đã đổ ra biết bao nhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng cay trong khi miệng vẫn tươi cười sốt sắng…
Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió,
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao…
Thi nhân sẽ vừa say sưa, vừa điên cuồng, ọc ra từng búng thơ sáng láng, phương phi như một mùa XUÂN NHƯ Ý.
(Lời tựa Xuân Như Ý: PCĐ-1, tr. 161-162)

Như ý là chặng thứ năm trên đường vào nội tâm, là được ơn hiệp nhất một lòng một ý với Thiên Chúa. Nhĩ thuận và tòng tâm. Ta chiều theo ý Trời và Trời chiều theo ý ta. Như một tác giả minh triết trong Cựu Ước: “Trong tay Chúa, lòng Đức Vua tựa dòng nước chảy” (Cn 21,1). Hoàn toàn tự do. Chúa muốn gì, mình muốn nấy; và mình muốn gì, Chúa muốn nấy, bởi một lẽ rằng mình chỉ còn muốn những điều Chúa muốn. Từ đó mà có Xuân như ý, cả một mùa xuân, cả một trời hạnh phúc trong ý muốn của Thiên Chúa.

7. CHIÊM NIỆM VÀ THƠ

Khi cầu nguyện thinh lặng ta không làm thơ nhưng chỉ cảm nghiệm Thiên Chúa. Chỉ sau khi cầu nguyện rồi, một lúc nào đó cảm hứng mới đến và ta sẽ vận dụng những chất liệu tốt nhất có được để diễn tả cái sâu xa phong phú đã cảm nghiệm.
Ở đây tôi xin được chia sẻ một chút kinh nghiệm. Qua suy niệm cũng như qua chiêm niệm trong tĩnh nguyện hay giữa cuộc sống, nhiều lúc trong “tâm tư có một điều rất thích, không nói ra vì sợ bớt say sưa” (Ra đời, c. 20). Phản xạ bình thường là thích giữ lấy niềm riêng giữa mình với Chúa (x. Biển Hồn Ta, c. 9; Say Thơ, c. 69), không thích diễn thành thơ vì ngôn từ thật giới hạn. Cũng có khi muốn viết lên để chia sẻ với mọi người mà không có giờ. Còn nếu như có điều kiện ngồi viết, thì sẽ thế nào? Điều đã cảm nhận sẽ cùng lúc lôi kéo về một hình ảnh trội vượt, phát xuất từ Kinh Thánh hoặc cuộc sống, và một câu thơ tâm đắc (có thể sẽ nằm ở giữa hoặc cuối bài, không phải lúc nào cũng là câu đầu), rồi nhiều hình ảnh và ngôn từ phụ họa tuôn ra từ vốn sống sẵn có, có thể là từ điển tích Kinh Thánh, kinh nguyện Phụng vụ, từ sinh hoạt Dân Chúa, từ lịch sử Giáo hội và cả từ ca dao, điển tích đời, lịch sử, địa lý, phong tục cho đến những hình ảnh đẹp của các tôn giáo khác hoặc của tín ngưỡng bình dân. Tất cả là những chất liệu ùa đến cho tôi có thể vận dụng để trình bày điều mình cảm nhận. Chọn lựa của tôi sẽ chính xác và trong trẻo hay sẽ mơ hồ hỗn độn là tùy mức độ thinh lặng của cõi lòng. Bận tâm của người linh mục cũng góp phần kiểm duyệt, giúp tôi tránh bớt những gì có thể gây ngộ nhận cho những người đọc đang mở lòng ra với ơn Chúa. Dù là một giáo dân, HMT vẫn có ý thức mục vụ. Ý thức ấy sẽ kiểm duyệt thơ anh phần nào nhưng không phải là tất cả, vì anh “đã phát tiết hết tinh lực của hồn, của máu, bằng những câu thơ ngất đi vì khoái lạc” (Quan niệm thơ, PCĐ-1, t. 178). Do đó lắm lúc anh diễn tả rất tự do, dùng đủ mọi thứ để lột được điều anh cảm nhận, và như thế cũng là chấp nhận bị hiểu lầm, mặc cho người đọc đoán mò về điều anh đã cảm nhận thâm sâu.

Với chút kinh nghiệm ấy, tôi cho rằng có lẽ nhiều bài thơ của HMT chưa được đánh giá đúng lắm. Khi anh đưa thơ cho bạn bè, họ rất thích nhưng “không có lấy được một người hiểu mình” (Quan niệm thơ). Do đó, khi họ hỏi thì anh rất khó diễn giải; anh phải tìm cách này cách kia để giúp họ hiểu được phần nào, và vì thế vô tình để lại những chứng từ gây ngộ nhận như trường hợp lời kể của Quách Tấn trong PCĐ-1, t. 95 về hai bài Cuối Thu và Cô Liêu. Xin thử đối chiếu với những cước chú nơi hai bài này ở phần Tuyển Thơ trong tập này.

Thiên Chúa chẳng có cách nào khác để diễn tả Ngài là Tình Yêu (x. 1Ga 4,8.16) nên đành dùng tình yêu của cha mẹ trần gian đối với con cái, tình chồng đối với vợ, tình của người tình với người tình, tình của người mục tử với bầy chiên để diễn tả phần nào. HMT khi phải diễn tả những thực tại trời cao anh cảm nhận được cũng lúng túng như thế. Anh phải vận dụng đủ thứ. Khi vận dụng cả những hình ảnh và khái niệm Phật giáo để diễn tả đức tin của anh, một cách rất tự do, HMT đã có phần đi trước thời đại, đã áp dụng vào thơ anh những điều mà hơn 25 năm sau Công Đồng Vaticanô II mới nêu rõ.

8. CHẤT TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ

Trong bài “Thế giới nghệ thuật độc đáo của HMT”, giáo sư Phan Cự Đệ trình bày thơ tượng trưng như tột đỉnh của thơ HMT (PCĐ-2, tt. 315-328). Thế nhưng ông chỉ mới nói theo hướng thơ tượng trưng Pháp thế kỷ 19. Để hiểu hơn về Thơ Đạo của HMT, ta còn phải biết đến một hướng tượng trưng xa xưa hơn của Thánh Gioan Thánh Giá thế kỷ 16 và của sách Diễm Ca cũng như các thánh vịnh trong Cựu Ước (thế kỷ 2 tcn) – xin đọc bài “Dẫn vào các bài thơ của Thánh Gioan Thánh Giá” của Lucien Marie de Saint Joseph và bản dịch sách Diễm Ca. Trong thơ Thánh Gioan Thánh Giá, sách Diễm Ca hay các Thánh vịnh, ta thấy nhiều yếu tố thiên nhiên mang tính tượng trưng, chẳng hạn trong các Thánh vịnh, người tín hữu gọi Thiên Chúa là núi đá, là dòng suối, là người mục tử, vv…

Ở đâu đó trong Tứ Thư Ngũ Kinh có nói: “đối với trời thì đàn ông là âm mà đối với đất thì đàn bà là dương”. Nhận Thánh Phanxicô Assisi làm bổn mạng, HMT không thể nào không biết đến bài ca các thụ tạo Thiên Chúa của thánh nhân, trong đó muôn loài muôn vật đều là anh chị em của loài người, kể cả “em trăng buông ánh trăng thề, những em sao ngỡ lập lòe đóm bay” (bản dịch TTT). Trong thơ thì các tầng lớp ý nghĩa còn chồng chéo lên nhau, khi thì trăng là một yếu tố cám dỗ (trăng nằm sóng soãi trên cành liễu), khi thì trăng sao là thụ tạo cho ta chiêm ngưỡng phép tắc của Đấng Chí Tôn (hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao), khi thì trăng là thụ tạo đang thờ phượng Đấng Tạo Hóa (bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quì - sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu), khi thì trăng sao là hiện thân của Tuyệt Đối (chỉ có trăng sao là bất diệt, ci gì khc nữa thảy qua đi). Trăng còn là Đức Kitô chết trên thập giá mà người tín hữu cảm thương:
“Thình lình vùng mộng của chúng tôi bớt vẻ sáng lạn. Chị tôi liền chỉ tay về phía bến đò thôn Chùa Mo và bảo tôi rằng: “Thôi rồi! Trí ơi! Con trăng nó bị vướng trên cành trúc kia kìa, thấy không? Nó gỡ mãi mà không sao thoát ra được, biết làm thế nào, hở Trí”. Tôi cười: “Hay là chị em ta cho thuyền đỗ vào bến này, rồi ta trèo lên động cát với tay gỡ hộ cho trăng thoát nạn” (Chơi giữa mùa trăng).

Và trăng cũng còn là phẩm giá tuyệt vời của người Kitô hữu, đã được nên giống Đức Kitô:
“Ánh sáng tràn trề, ánh sáng tràn lan, chị tôi và tôi đều ngả vạt áo ra bọc lấy, như bọc lấy đồ châu báu… Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đức Bà Maria là đấng tinh tuyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quỳ lạy mong ơn bào chữa. Nhưng trời ơi, sao đêm nay chị tôi đẹp đẽ đến thế này. Nước da của chị tôi đã trắng, mà vận áo quần bằng hàng trắng nữa, trông thanh bạch quá đi.
Tôi nắm tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu hỏi tức cười làm sao: “Có phải chị không hở chị?”. Tôi run run khi tôi có cái ý nghĩ: chị tôi là một nàng Ngọc nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: “A ha, chị Lễ ơi, chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa!”.
Ngó lại chị tôi và tôi, thì quả nhiên là trăng thiệt.” (Chơi giữa mùa trăng)
Đi xa hơn, chất tượng trưng nằm cả nơi bản thân hai nhân vật đang tình tự và nơi chính tình yêu của họ. Tùy từng Thánh vịnh, khi cầu nguyện người tín hữu có thể mặc lấy những tâm tình khác nhau, nhập vào những vai trò khác nhau: Dân Chúa trong thử thách đau thương, tội nhân thống hối, người được Chúa yêu thương, chăm sóc và tha thứ, Đức Kitô trong cuộc Thương khó hoặc trong vinh quang Phục sinh.
Hiểu như thế, đọc HMT, ta sẽ thấy có khi anh nhập vai thành Giáo Hội, hiền thê của Chúa:
Chàng ơi, chàng ơi, sự lạ đêm qua
Mùa xuân tới mà không ai biết cả. (Ra Đời)

Có khi anh nhập vai vào chính Chúa Kitô:
Máu tim ta tuôn ra làm bể cả
Mà sóng lòng rần rật như mây trôi
….
Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện
Trong lòng và đang tắm máu sông ta.
(Biển Hồn Ta, 1-2. 9-10)
Ngay giữa cuộc sống quay cuồng, chất tượng trưng vẫn cần thiết. Những ca từ của tuổi trẻ hiện nay đang trở thành suôn đuột, hoàn toàn đơn nghĩa, chẳng còn gì lý thú. Không sớm thì muộn, người ta sẽ thấy cần có cái gì đó sâu xa hơn, ý nhị hơn, thâm trầm hơn, khám phá mãi không hết ý nghĩa.

9. ĐƯỢC NÊN GIỐNG ĐỨC KITÔ

“Rồi ánh sáng đêm nay sẽ tan đi, ta sẽ buồn thương và nhớ tiếc. Em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm thôi…” (Chơi giữa nùa trăng).
Giữa những thử thách ở giai đoạn thứ ba, linh hồn tín hữu vẫn nhận được bình an và an ủi nhưng thiếu vắng những hoan lạc tâm linh. Còn giữa mùa Xuân Như Ý của ơn tòng tâm ở giai đoạn thứ năm thì có nhiều hoan lạc ngọt ngào. Vị Chúa của linh hồn là vị Chúa bị đóng đinh tức tửi nhục nhã trên thập giá và bị ruồng rẫy đến tận cùng, thế nhưng linh hồn tín hữu cứ say đắm yêu Ngài trong hân hoan. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể dẫn đến một sự mập mờ mới. Họ say sưa yêu Chúa vì Chúa hay vì những ngọt ngào hoan lạc? Làm sao để linh hồn có thể khẳng định mình yêu Chúa chỉ vì Chúa chứ không vì những hoan lạc và ủi an? Với thân phận thụ tạo, linh hồn biết mình rất yếu đuối. Dù có quyết gỡ mình khỏi những hoan lạc ngọt ngào, có quyết khước từ chúng, để tự chứng minh một tình yêu tinh ròng thanh khiết, linh hồn không sao thực hiện được. May thay, Thiên Chúa thấu suốt nỗi khắc khoải thầm kín ấy của linh hồn nên chính Ngài sẽ đích thân can thiệp. Chính Ngài sẽ tước đoạt hết mọi ngọt ngào hoan lạc trong một thời gian và để mặc cho linh hồn điêu đứng khốn khổ. Nếu linh hồn ấy là một kẻ chuyên cầu nguyện giữa tu phòng cô tịch, vùi sâu sau các bức tường nội cấm, nó sẽ bị để cho rơi vào chỗ hoài nghi chẳng biết có đời sau hay không (Têrêxa Hài Đồng Giêsu), Thiên Chúa có thương xót thư tha hay không (Têrêxa Margaret Thánh Tâm Chúa Giêsu). Nếu linh hồn là một nhà truyền giáo bôn ba rong ruổi chân trời góc biển hay một mục tử luôn nằm giữa tầm nhắm của dư luận khen chê, nó sẽ bỗng chốc bị vùi sâu giữa muôn vàn sỉ nhục bất công; truyền thông đa chiều bỗng dưng nhất loạt kết án, đòi khử trừ nó khỏi cuộc đời như xưa đám đông người Do Thái chuyển từ chỗ công kênh Chúa làm vua đến chỗ đồng thanh đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Chân phước Têrêxa thành Calcutta, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, cảm thấy Thiên Chúa vắng mặt những năm dài. Cha Damien, tông đồ người phong, những tháng cuối đời tưởng như mất đức tin, mãi đến những ngày chót mới được bình an trở lại.

Dù giữa nội cấm lặng im hay giữa lòng đời náo động, lúc ấy linh hồn kẻ Chúa yêu vẫn rơi vào thảm cảnh của Gióp trong Cựu Ước.

Đó là đêm tâm linh, đêm tâm linh giữa chiêm niệm hay giữa cuộc đời hoạt động, là cơ hội ngàn vàng để linh hồn được minh oan trước mọi gièm pha vu khống, để linh hồn có cơ may tự tỏ rõ rằng nó yêu Chúa chỉ vì Chúa chứ không vì một hoan lạc ủi an nào. Đặng Tiến viết: “Mâu thuẫn tâm cảm của nhà thơ là vừa yêu bóng đêm – vũ trụ Hàn Mạc Tử là một vũ trụ về đêm – vừa yêu ánh sáng và vươn tới một nguồn chói lọi” (PCĐ-1, tr. 419). Ghi nhận của tác giả Đặng Tiến khá trùng khít với học thuyết của Thánh Gioan Thánh Giá, theo đó, đêm có ba phần: đầu hôm (cuộc thanh tẩy từ ngoài vào trong), nửa đêm (thách đố đức tin) và hừng đông (hướng về hiệp nhất trong ánh sáng). Bởi yêu hừng đông để hiệp nhất trong ánh sáng chính ngọ, linh hồn tín hữu khao khát vượt qua những thử thách lớn nhất của phần nửa đêm.

Nơi trường hợp HMT, cuộc thử thách ở giai đoạn thứ sáu đã khởi sự ngay từ giai đoạn thứ ba. Cả trong bầu khí Kinh Thánh lẫn trong tâm thức người Việt nửa đầu thế kỷ 20, cùi hủi là một điều đáng ghê tởm. Không lâu sau khi biết mình bị bạo bệnh, HMT đã hiểu mình được ơn nên giống Đấng đã tự hủy ra không (Pl 2,5-11) để cứu chuộc nhân loại, như được báo trước trong sách ngôn sứ Isaia:

“Ngài bị khinh khi, và là đồ phế bỏ của người đời, con người đớn đau và những ốm o xo bại, như một kẻ có gặp chúng tôi thì lo giấu mặt, bị khinh bỉ, và chúng tôi đã chẳng thèm đếm xỉa. Trái lại, chính các bệnh tật của chúng tôi, Ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi, Ngài đã vác. Còn chúng tôi, chúng tôi lại kể Ngài như kẻ bị trời đánh, bị Thiên Chúa trừng phạt và đày đọa. Nhưng Ngài đã bị đâm vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội vạ của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán. Đã giáng xuống Ngài hình phạt đổi lấy an bình cho chúng tôi, và nhờ những vết hằn Ngài chịu, chúng tôi có phương được chữa lành. Chúng tôi hết thảy đã xiêu lạc, như chiên cừu mỗi người quay mỗi ngả, nhưng Thiên Chúa lại để Ngài phải lụy vì chúng tôi. Bị tra tấn, Ngài đã chịu đựng, và không mở miệng, như cừu bị dẫn đến lò sát sinh, như chiên mẹ ngậm câm, không hề mở miệng. Bị bắt giam và lên án, Ngài đã bị đem đi. Nào ai màng nghĩ đến vận mạng của Ngài? Ngài đã bị chặt phăng khỏi đất người sống, chính vì sự ngỗ nghịch của dân Ngài, Ngài đã bị sát phạt” (Is 55,3-8).

Sâu xa hơn những khổ nhục bên ngoài, còn có cả sự phụ bạc, phản bội, ruồng rẫy. Chúa Giêsu tin cậy bạn hữu mình là các Tông đồ nhưng chính họ đã lìa bỏ, phủ nhận và cả đến dùng cái hôn để bán nộp Ngài (Mt 27,48-49; Mc 14,44-45; Lc 22,47-48). Mỗi lần tưởng niệm cuộc Thương Khó Chúa Kitô, Giáo Hội lại thốt lên bài ca của Đavít khóc người con phản bội:

Giả như tên địch thù phỉ báng, thì tôi cũng cam lòng,
hay kẻ ghét ghen lên mày lên mặt, tôi có thể lánh đi.
Nhưng đây lại là bạn, người đồng vai đồng vế,
chỗ thân tình tâm phúc với tôi,
đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi,
trong đền Thiên Chúa, giữa hội vui cùng sánh bước.
Tv 54/55,13-15.

HMT đã phó thác đứa con tinh thần của mình cho ba người mà anh yêu mến tin cậy nhưng có hai người đã xử hết sức tệ với thơ anh. Một người ít học đã xé bỏ thơ anh đem gói hành gói tỏi hoặc dùng làm giấy vệ sinh (PCĐ-1, tt. 383-384). Còn người kia là bạn thân, chẳng biết vô tình hay cố ý, đã biến di sản đã được phó thác thành hư không.

Từ cõi trời cao nhìn xuống, thấy những chuyện ấy, nhà thơ của chúng ta có buồn không? Thưa không, một lần nữa đang lúc lẽ ra phải buồn thì anh lại rất vui, vui như các Tông đồ, “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41). Vâng, Đấng yêu thương anh là Con Thiên Chúa đã si mê loài người đến độ trở nên giống hẳn con người và chịu chết vì con người, đã bị loại trừ cách tàn bạo, thì anh phải vui biết bao khi được chia sẻ cùng số phận với Ngài.

Trong trích đoạn Isaia trên đây, Đấng thụ nạn ngậm câm không mở miệng, chẳng phải vì bất cần đời, chẳng phải vì bất lực không thể làm gì, nhưng Ngài câm lặng với cuộc đời để liên lỉ đối thoại với Thiên Chúa tận cõi lòng. Người thơ của chúng ta cũng thế:

Đây phút thiêng đã khởi đầu…
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu…
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
(Đà Lạt trăng mờ)

Từ giai đoạn thứ ba đến giai đoạn thứ sáu, thử thách nơi HMT tăng nhanh cả bên ngoài (sau khi tự cô lập nơi lều tranh, anh đã xin vào bệnh viện phong Qui Hòa), lẫn bên trong (gia đình Thương Thương yêu cầu ngưng viết kịch bản Quần Tiên Hội ). Một tác giả đương thời, nhà phê bình văn học Hoài Thanh chỉ nhìn bằng con mắt thường cũng đủ nhận ra tình cảnh ấy: “Tôi nghĩ đến người đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư và giấy nhựt trình che mái nhà cho đỡ dột. Mỗi bữa cơm đưa đến với người không sao nuốt được, vì ăn khổ quá. Cảnh cơ hàn ấy và chứng bệnh kinh khủng đã bắt người chịu bao nhiêu phũ phàng, bao nhiêu ruồng rẫy. Sau cùng người bị vứt hẳn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hết thảy mọi người thân thích. Tôi nghĩ đến bao nhiêu năm người bó tay nhìn thể phách lẫn linh hồn cùng tan rã…”
Ô không. Không sao. Không sao đâu. Mọi thử thách đều phải chào thua người tín hữu trẻ đã nồng nàn yêu Chúa. Anh vẫn không ngừng ca hát, không ngừng viết để ngợi mừng tình yêu cũng như ngợi mừng ơn hiệp nhất, và gọi đó là Cẩm Châu Duyên, là Duyên Kỳ Ngộ, là Quần Tiên Hội. Kìa muôn dân thiên hạ, sao lại xót thương, hãy vỗ tay reo mừng Thiên Chúa vì Ngài đã sắm được cho mình một anh hùng của tình yêu, một tấm linh hồn thanh khiết đang ngợi ca những tấm linh hồn thanh khiết khác.

10. DẠO ĐẦU KHÚC LINH CA

Hẳn một số Kitô hữu khó chịu khi thấy các tác phẩm Cẩm Châu Duyên, Duyên Kỳ Ngộ và Quần Tiên Hội được đặt vào dãy cư xá thứ sáu của Lâu Đài Nội Tâm. Có lẽ họ quên rằng hai chữ tiên tri trong Kinh Thánh không có nghĩa là người biết trước tương lai nhưng chỉ là ngôn sứ của Thiên Chúa, là người diễn đạt thông điệp của Thiên Chúa bằng chính cuộc sống bản thân trước khi giải thích bằng lời. (x. Giêrêmia và chiếc đai lưng, Gr13,1-11; Êzêkiel được lệnh không than khóc khi vợ chết, Êd 24,15-24; cuộc hôn nhân của Hôsê, Hs 1,1-3,5).

Tiến vào cảm nhận tâm linh, các tầng lớp ý nghĩa có thể chồng chéo lên nhau… Một đàng nhà thơ có thể thấy mình là thụ tạo mọn hèn nhưng lại được tiến dâng lên làm bạn lòng của Ngôi Lời Thiên Chúa (x. 2Cr 11,2)… Một đàng khác, nhà thơ lại có thể dùng chuyện tình yêu đôi lứa của mình để diễn tả cuộc tình của Thiên Chúa đối với nhân loại. Câu chuyện Quần Tiên Hội có thể là phiên bản Diễm Ca riêng của nhà thơ…
Nhiều người dễ chấp nhận cái nhìn của Phan Cự Đệ, tách đôi HMT thành một nhân vật thi sĩ và một nhân vật tín đồ đi bên cạnh nhau, và tưởng rằng: “HMT nghệ sĩ bao giờ cũng phóng túng hơn, hào hoa hơn Nguyễn Trọng Trí tín đồ” (PCĐ-2, tr. 17). Những người ấy sẽ không nghĩ như thế, nếu họ biết rằng vị thánh nữ đan sĩ tôi trích dẫn đây khi làm thơ về Chúa thì nhiều bài đọc qua ta cứ ngỡ là thơ tình của những bạn trẻ đang yêu đương đắm đuối. Hoặc nếu như họ biết rằng Thánh Gioan Thánh Giá, một linh mục khất sĩ, có bốn tác phẩm giáo khoa dạy đường tâm linh và cả bốn đều chỉ minh giải những bài thơ đắm đuối yêu thương.

Tác phẩm thứ nhất và thứ hai minh giải bài thơ có đoạn như sau:
Ôi đêm ! Ngươi đã hướng dẫn ta !
Ôi đêm ! Đáng yêu hơn rạng đông !
Ôi đêm ! Ngươi đã phối hợp
Đức Tình-Quân với tình-nương
Một tình-nương đã được biến đổi nên Tình-Quân !
Trên lòng tôi đầy hoa,
Được giữ vẹn cho một mình Chàng,
Chàng lưu lại đó, say ngủ,
Và tôi vuốt ve Chàng,
Và quạt mát cho Chàng bàng quạt bá hương.
Bài thơ cho tác phẩm thứ ba mở đầu:
Người ẩn nơi nao, Hỡi người Yêu Dấu,
Mà bỏ em rên rỉ?
Như một con nai, Người trốn biệt,
Sau khi đã làm cho em bị thương,
Em chạy ra, gọi với theo Người, thì Người đã đi.
Bài thơ cho tác phẩm thứ tư mở đầu:
Ôi ngọn lửa tình nồng
Thì ra Người đã
Đốt giữa lòng em
Vết phỏng thật êm ái.
Ôi ngọn lửa tình nồng
Ngủ quên sao chớ
Xé nốt giùm em
Tấm thân này lụa đào.

Chẳng phải là Gioan Thánh Giá khi làm thơ thì phóng túng, bởi lẽ đây là những bài thơ được ông dùng để triển khai thành những giáo trình dạy đường tâm linh! Vị thánh viết nên những sự thật mà người ngoài cuộc không hiểu được.
Đơn giản hơn, những người viết về HMT tách đôi tình yêu với đức tin vì họ không biết rằng một trong những sách làm nên bộ Cựu Ước là Diễm Ca, là một chuỗi thơ tình với những câu như:

1 Hỡi bạn lòng, em đẹp biết bao,
Đôi mắt như bồ câu.
Sau lớp khăn choàng mỏng,
Làn tóc em mơn mởn
Như bầy dê bên sườn Galaát tung tăng.
2 Và hàm răng,
Hàm răng em tựa chiên mới tắm,
Không lẻ loi, toàn sinh đôi bụ bẫm.
3Môi thắm chỉ hồng, miệng mới xinh sao.
Đôi má em, hai nửa quả đào,
Dưới khăn choàng e ấp.
4 Cổ em như bảo tháp
Của Đavít tiên vương
Được xây làm kho tàng
Treo muôn thuẫn khiên của ngàn dũng sĩ.
5 Tuyết lê em như nai tơ,
Một cặp sinh đôi của linh dương mẹ
Đang gặm cỏ non bên khóm huệ.
(Diễm Ca 4.1-5)

Làm sao quan niệm được Thánh Kinh lại viết như thế nếu chưa một lần hiểu rằng Thiên Chúa là Tình Yêu và là nguồn mạch của mọi tình yêu trong lịch sử.
Xin đan cử tác phẩm Quần Tiên Hội. Khi chiều theo yêu cầu của gia đình Thương Thương, ngưng viết kịch bản này, HMT viết thư chia sẻ với Trần Thanh Địch như sau:

“Ba đoạn sau mà tôi tính viết, nó như thế này: bọn tiên xúm lại vây hai người trong vòng vây mà bảo rằng “người con trai” ấy là của trời cho, là “của chung” chứ không phải riêng gì của Thương Thương. Nếu không bằng lòng, phải “chia” ra. Chia ra chín phần cả thảy, thế thì còn chi người ta nữa! (Nguyên văn của HMT). Thế rồi bọn tiên nổi ghen lên. Hai người ấy phải rủ nhau đi trốn. Bọn tiên hay được liền hè nhau đang đêm “hạ san” tìm bắt cho kỳ được cặp uyên ương ấy, nghĩa là bọn tiên chạy theo tình yêu, trở về thế gian, bỏ lại những động mây bây giờ thành ra hoang vu cô độc. Và những động ấy tủi thân than kể không biết bao nhiêu mà nói. Với lại, ở động tiên con trai hay tin bọn tiên con gái về thế gian lấy chồng, chúng hẳn cũng đâm buồn bực rồi cùng trở lại đời cả. Và vì thế người ta mới hiểu rằng tại làm sao bây giờ, ngày nay còn dấu tích tiên động mà tiên đực, tiên cái thì đi mô hết cả thảy. Ha! Ha!”. (PCĐ-1, tt 333-334)
Ha! Ha! Những tình tiết ấy cộng với kết luận hết sức diễu cợt của HMT phải chăng ngược hẳn 180o với điều tôi đang viết? Thưa không, cần hiểu rằng trong đầu óc người tín hữu Kitô, chỉ có Thiên Chúa đã ngỏ lời với loài người trong Kinh Thánh là Thiên Chúa thật, còn mọi thần thánh của các dân tộc đều chỉ là trò đùa giả trá do con người nghĩ ra hoặc do con người phong thần, bất cứ ai thờ phượng các thứ giả trá ấy đều mắc tội chống lại Thiên Chúa. Như thế, trong đầu óc của tín hữu HMT, cõi trần giá trị hơn cõi tiên, vì cõi tiên là cõi giả, cõi trần là cõi thật. Khi nhà thơ lồng chuyện tình của bản thân vào đó, nếu anh muốn dùng nó để diễn tả quan hệ tình yêu giữa anh và Thiên Chúa, câu chuyện sẽ mang thêm một tầng ý nghĩa mới mà người bạn Trần Thanh Địch của anh không sao ngờ được.

Huyền Tiên giả gái hòa mình vào đám tiên nữ. Ngôi Lời, Con Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô nhập thể làm người ở giữa chúng ta.
Bọn tiên đòi xé xác Huyền Tiên mỗi đứa giành một phần. Loài người giết chết Chúa Giêsu – Ngài trở thành tấm bánh bẻ ra đến vô tận để nuôi sống mọi người.
Quỳnh Tiên theo Huyền Tiên bỏ cõi giả về cõi thật. Linh hồn nhà thơ yêu mến Ngôi Lời Thiên Chúa và theo Ngài bỏ cõi tạm về quê thật đời đời.
Bọn tiên cũng theo chân bỏ cõi giả về cõi thật. Mọi người cũng theo chân, bỏ cõi tạm về quê thật đời đời.


Chuyện thật cứ như đùa. Tôi chợt nhớ câu nói Chúa Giêsu thường lặp đi lặp lại: “Ai có tai để nghe, hãy nghe” (Mt 11,15; 13,9; 13,43, vv…)

11. RÚT BÀI HỌC CHO CHÍNH MÌNH

Giờ đây tôi muốn chia sẻ với người Kitô hữu trẻ, cách riêng là người cầm bút và người tận hiến.
Qua kinh nghiệm HMT, ta thấy văn thơ nghệ thuật là cơ may dẫn tới biên thùy thần hiệp, thế nhưng biết bao người làm văn thơ Công giáo đã bỏ cuộc, đào thoát khỏi Vũ môn, quay lại với ao tù nước đọng. Đáng tiếc hơn nữa là có nhiều tâm hồn, một cách rất ý thức, đã từng chọn con đường lên Núi Thánh của ơn hiệp nhất mà rồi đã thỏa hiệp, vất bỏ lương thực thiên thần để quay về với những cặn bã của thế gian.
Điều cần học với HMT là cuộc vượt thoát của anh ở tuổi 25, tại giai đoạn ba trên đường vào nội tâm, để rồi từ đó được đưa vào những mức ở lại với Chúa thật sâu thẳm. Điều này hết sức quan trọng vì, lắm Kitô hữu, dù đã cao niên, thậm chí còn là linh mục tu sĩ, đã vào tới chặng thứ ba nhưng rồi cứ loay hoay mãi với cuộc thi và lắm khi bị thoái hóa rồi cuối cùng bị lọt ra ngoài.

1. Hoàn tất bước thứ hai
Bao lâu tác giả chưa vượt khỏi giai đoạn hai, thơ của họ hoặc nặng tính đạo đức luân lý hoặc chỉ là thương vay khóc mướn, còn nếu có vẻ thần bí thì cũng chỉ là thứ thần bí giả tạo và lệch lạc.
Bạn sẽ kẹt mãi ở giai đoan hai, nếu bạn:
- Không triệt để làm chủ giác quan
- Nhỏ nhen, không biết tha thứ
- Gian lận, lỗi công bằng
- Giả dối, thiếu chân thật
- Ghen ghét, kèn cựa
- Còn tìm cầu danh lợi
2. Bị kẹt ở bước thứ ba
Theo Thánh nữ Têrêxa Avila, dãy cư xá thứ ba hay mức ở lại thứ ba có nguy cơ là một ngả rẽ đau thương. Ngài trình bày vấn đề này ở chương II của “Cư xá thứ ba” trong Lâu Đài Nội Tâm. Chương này được Kieran Kavanaugh và Carol Lisi tóm tắt như sau:

1. (số 1-9). Thánh nữ tiếp tục đánh giá về những người ở dãy cư xá thứ ba. Ngài bảo rằng những người này, đã từng có cuộc sống mực thước và đã thực hành nhân đức nhiều, nhưng lại có thể đau đớn phiền muộn chỉ vì những thử thách nhỏ. Chỉ vì bị mất của cải, vì muốn có thêm của cải, hoặc vì bị tai tiếng là đủ để khiến họ bị hoảng loạn. Thánh nữ nêu rõ rằng những người này rất quân bình, không chỉ trong nếp sống mà cả trong việc hy sinh hãm mình. Họ luôn hành động theo lý trí, tình yêu của họ chưa đạt tới mức thắng vượt lý trí. Thánh nữ kết luận rằng đây là một trong những bước tiến tuyệt vời nhất nếu như người ta biết khiêm nhường. Thiếu khiêm nhường, ta chẳng bao giờ tiến được. Ở đây Chúa không ban nhiều sự vui thỏa thiêng liêng nhưng Ngài ban những ơn an ủi.

2. (số 10-12) Thánh nữ Têrêxa giải thích rằng ơn an ủi và những sự ngọt ngào thiêng liêng (hoan lạc tâm linh) là hai chuyện khác nhau và ngài sẽ bàn kỹ hơn khi trình bày về các cư xá thứ tư. Ngài cũng cẩn thận nhắc ta phải có thái độ đúng đắn trước các đặc ân. Linh hồn nào được các đặc ân thì điều rất quan trọng là phải khiêm nhường. Họ nên cảm tạ nếu nhận được các đặc ân ấy, mà nếu không nhận được cũng hãy ngợi khen Thiên Chúa đã rộng lòng ban các đặc ân cho những người khác. Thánh nữ nghĩ rằng đối với những nữ tu đã được vào tới bậc này thì điều quan trọng là chuyên chăm vâng phục. Những người không thuộc các dòng tu thì nên cố gắng tìm một ai đó làm cố vấn để không rơi vào chỗ làm theo ý riêng. Ngài bảo thường thì việc chạy theo ý riêng bao giờ cũng có hại. Ngài khuyên nên tìm hỏi ý kiến nơi những người không bị những chuyện phù phiếm thế gian chi phối. Ngài cũng cảnh báo một khi đã vào tới bậc này thì cần cẩn thận tránh những dịp có thể xúc phạm đến Thiên Chúa, bởi vì sức mạnh của họ chưa có được nền móng vững chắc. Họ vẫn còn mấp mé với những cư xá ngoài cùng.

3. (số 13) Để kết luận, thánh nữ bảo chúng ta nên nhìn thẳng vào những lầm lỗi khiếm khuyết của bản thân và đừng bận tâm tới lầm lỗi của kẻ khác. Ngài khuyên ta sống trong thinh lặng và hy vọng, vững tin rằng chính Thiên Chúa sẽ chăm sóc cho những linh hồn có vẻ chưa hoàn thiện bằng chúng ta.

Có những người suốt một đời ăn ngay ở lành đến độ mẫu mực nhưng không bao giờ tự hỏi khi Thiên Chúa ưu ái tạo dựng nên họ, Ngài đã ước mong cho họ điều gì? Họ ghê tởm điều xấu, chỉ chạy theo điều tốt nhưng không biết rằng có những điều tốt mang tác dụng phá hoại. Không riêng những người chưa tin mà cả những người Công giáo đạo nòi.

22Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” 23Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác! ” (Mt 7,22-23)

Họ đã nói tiên tri, trừ quỷ và làm nhiều phép lạ nhưng bị Chúa nguyền rủa, bởi vì họ đã chạy trốn bổn phận để làm điều họ thích chứ không làm những điều Chúa muốn. 21“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” đều được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7,21)

Có những người làm thơ viết văn và những người nắm trong tay những phương tiện truyền thông đầy quyền lực nhưng đã phung phí tài năng vào những cái chủ quan vô bổ. Họ quên rằng Đấng làm chủ lịch sử cũng chính là Đấng sẽ xét xử mọi dân tộc và mọi người. Chính Ngài kiên trì thanh luyện từng hữu thể người cho tới lúc nó biết thật sự khao khát nên giống Ngài để được Ngài nhận vào cuộc sống hiệp nhất với Ngài trong tình yêu.
Có những mục tử trong Giáo Hội được Thiên Chúa chọn để chăm sóc bước tiến tâm linh các tín hữu nhưng đã phung phí hồng ân vào những chuyện khoa trương phù phiếm. Nếu chính họ còn không quan tâm tới cùng đích hiệp nhất với Thiên Chúa thì làm sao đám con chiên của họ tránh khỏi dậm chân tại chỗ ở những chặng đường tâm linh hời hợt?

Không đâu xa, chính bản thân bạn và bản thân tôi, từ xưa đến nay đã chẳng đắm chìm mãi trong chủ quan lệch lạc đó sao? Chúng ta đã chẳng say sưa với một vài chút tốt lành cỏn con để bắt hụt những kho tàng vô tận Thiên Chúa đang dọn sẵn đó sao?

Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy mọi người cũng như bạn và tôi, ai cũng đều dễ bị kẹt ở dãy cư xá thứ ba. Tự theo dõi mình, tôi thấy khi còn bị kẹt ở đó, mình nặng tự ái, dễ cau có, hay phê phán và xen vào chuyện người khác. Tôi dễ tự hào tự phụ với những thành tựu bên ngoài, với chút hoàn thiện luân lý, để rồi vọng động chạy theo cái phụ tùy, hời hợt, tôi vô tình kẹt vào những thành kiến, xét đoán, tham vọng. Tôi tự đặt mình làm trung tâm và chuẩn mực mà không ngờ. Tới lúc được ơn ra khỏi chính mình, tôi thấy mình vui tươi, rộng mở, dễ dãi với mọi người, vui vẻ lắng nghe những ý kiến khác mình và mau mắn phục vụ, không bắt người khác phải chờ. Thật ra, lúc còn trẻ như bạn, ở tuổi 20 – 35, tôi đã có được loạt tính cách thứ hai này … và tới một lúc nào đó thì bị mất đi và chỉ mới được phục hồi khoảng năm năm trở lại đây. Chi tiết tôi chia sẻ đây có thể quan trọng với bạn. Bạn đã vào tới vòng thứ ba. Bạn đã có những tính cách thật tốt lành thì xin hãy cẩn thận để không vất vả loay hoay ở đó mãi và, hệ trọng hơn nữa, để khỏi bị thoái hóa và lọt ra ngoài. Nhất là khi bạn đã có một chút chỗ đứng trong cuộc sống.

(A) Haønh trình Laâu Ñaøi Noäi Taâm
(B) Haønh Trình Khoång Töû
(C) Ngaû reõ chuû quan
3. Bị lừa vì những điều tốt giả
Để có được thinh lặng nội tâm và tiến sâu vào đường hiệp nhất với Thiên Chúa, không những phải vượt khỏi những xu hướng xấu mà còn phải vượt thắng những điều tốt chủ quan.
Hơn ba mươi năm đời linh mục, do nghiệm xét bản thân và qua hướng dẫn người khác, tôi thấy nhận định của Thánh Gioan Thánh Giá hết sức đúng. Theo ngài, có những những người thiếu thiện chí, thích ở lại trong tội lỗi và những người thiện chí, luôn gắng sức tiến bước trên đường lành. Quỷ dữ cám dỗ cả hai nhóm. Đối với những người thiếu thiện chí, quỷ dữ chỉ cần đề nghị họ làm điều xấu. Đối với những người thiện chí, ma quỷ biết sẽ thất bại ngay nếu đề nghị họ làm điều xấu, cho nên nó đổi chiến thuật, đề nghị toàn điều tốt, những điều tốt hết sức hào hứng, có vẻ tốt hơn những điều tốt Thiên Chúa dạy rất nhiều. Thế là những người thiện chí thiếu kinh nghiệm tâm linh rất dễ bị lừa… Quỷ dữ rót vào tai họ những lời đường mật, dạy họ ngụy biện để tự châm chước tránh né những lời mời gọi triệt để của Chúa Kitô (x. Mt cc. 5-7). Cứ nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy không thiếu những trường hợp người ta tự châm chước để “hòa đồng” với mọi người, để “chỉ nói một nửa sự thật”, người ta không còn dám gióng lên tiếng nói ngôn sứ… Tuy nhiên, thưa bạn trẻ, bạn đừng vội chê trách các thế hệ đàn anh. Cả bạn nữa, quỷ dữ cũng chẳng tha đâu, chỉ cần thiếu khiêm nhường và tỉnh thức là lập tức bạn ôm phải đủ thứ điều tốt giả…

Cám dỗ làm điều tốt dẫn dụ ta chạy theo điều phụ quên mất điều chính, mải hái hoa bắt bướm dọc đường, quên mất chuyện phải kiếm tìm Người Yêu Dấu.

Cám dỗ làm điều tốt cũng có thể ở một dạng ngược lại và cũng nguy hiểm không kém, được Thánh Gioan Thánh Giá nói tới ở Ngọn Lửa Tình Nồng với hình ảnh người khư khư giữ chặt mẩu bánh (ví dụ: cố khẳng định những thành công ảo), không chịu buông, cho nên không rảnh tay để đón nhận những món quà đáng giá gấp bội.

Chính vì từ trong nội tâm đã bị dính mắc vào những điều tốt lệch lạc như thế, ta bị kẹt mãi ở giai đoạn thứ ba. Trong Đường Lên Núi Cát Minh quyển 2 và 3, Thánh Gioan Thánh Giá nói rõ: để thanh tẩy nội tâm khỏi những điều ấy, cần phát huy đức tin, đức cậy và đức mến. Trong Ngọn Lửa Tình Nồng, ngài nhấn mạnh đức khiêm nhường và từ bỏ. Thánh nữ Têrêxa Avila cũng nhấn mạnh yêu thương, khiêm nhường và từ bỏ. Thánh nữ còn bảo cứ chí thú vào khiêm nhường, từ bỏ và yêu thương, rồi ta sẽ thực hiện được những góc thiên đường trên trần gian. Nếu bạn chưa hiểu thế nào là phát huy ba nhân đức hướng thần tin, cậy, mến – thì hãy cứ bắt đầu bằng ba nhân đức căn bản: khiêm nhường, từ bỏ và yêu thương – rồi ba nhân đức này sẽ dẫn bạn vào sâu trong tin, cậy, mến.

4. Khẳng định lại mục tiêu và lộ trình
Mục tiêu của Kitô giáo không phải là sự hoàn thiện luân lý nhưng là ơn hiệp nhất với Thiên Chúa. Dù sống đời hoạt động hay chiêm niệm, chúng ta đều có chung một cùng đích là hiệp nhất với Thiên Chúa. Người Công giáo nói chung, cũng như nhiều linh mục và tu sĩ nói riêng, bị cuốn trôi theo dòng đời chính vì khi học giáo lý cũng như trong việc đào tạo ở dòng tu và chủng viện, họ không được nhấn mạnh đủ tới mục tiêu duy nhất và cuối cùng ấy.
Sau khi khẳng định lại mục tiêu, còn phải khẳng định lại lộ trình. Khoa sư phạm Công giáo chưa thành công cũng còn vì người ta chưa dạy cho ứng sinh biết lộ trình cần đi để tiến đến sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Người ta cũng chưa chỉ dẫn những cách thế thực tập cần thiết để tiến bước trên lộ trình hiệp nhất. Họ có thể chồng chất đủ thứ thực hành đạo đức nhưng thiếu hẳn thực tập. Có thể họ đã đọc rất nhiều kinh nhưng chẳng có tiến bộ nào về cầu nguyện.
Trong sưu tập PCĐ-1, bài “Xuân Như Ý” in ở trang 212, thuộc về phần thơ đăng báo, không thấy ghi xuất xứ và thời điểm sáng tác. Nó không thuộc về tập “Xuân Như Ý”, in ở các trang 288-306. Sự kiện này có thể là dấu hiệu cho thấy HMT đã đọc về học thuyết tâm linh và có ý niệm về dãy cư xá thứ năm của Lâu Đài Nội Tâm trước khi được ơn đạt tới dãy cư xá này ở thời kỳ sáng tác tập Xuân Như Ý. Nói cách khác, anh đã biết đến Xuân Như Ý trước và khao khát nó nên mới nhận được nó.

Phần bạn, nếu bạn muốn biết cái tuyệt vời của Xuân Như Ý, bạn nên đọc Khúc Linh Ca và Ngọn Lửa Tình Nồng của Thánh Gioan Thánh Giá trước đã rồi mới thấy háo hức với những cuộc thanh tẩy chủ động được ngài bàn tới ở Đường Lên Núi Cát Minh và Đêm Dày.

5. Quảng đại đón nhận ơn thử thách
Cái đáng thương của con người, cá nhân cũng như tập thể, là ở chỗ đề cao mình, tập trung tất cả vào mình, luôn coi mình là trung tâm và luôn đòi quyền ưu tiên. Ta đã vào tới dãy cư xá thứ ba và đòi lấn trước mọi người để vào những dãy cư xá bên trong, gần với Đức Vua, nhưng vì không dám ra khỏi mình, ta bị mắc kẹt ở dãy cư xá thứ ba. Để cứu ta ra khỏi chủ quan lệch lạc và giúp ta ra khỏi mình, Thiên Chúa gởi đến cho ta những điều bất ngờ và trái ý. Thế nhưng, mãi bám lấy lý trí thay vì dấn thân theo đức tin, ta không chấp nhận thử thách. Người ngoài cuộc thấy rõ cái dở của ta, tìm cách ủi an và gợi ý, nhưng ta đã từng là nhà mô phạm, ta tự cho mình đã nắm chân lý, chẳng còn nghe ai. Thế là ta rơi vào trầm uất. Tệ hơn nữa, ta có thể bị lọt ra ngoài. Do tự cho mình đã “hoàn thiện”, đã vượt trên chuyện thị phi, ta có nguy cơ tự tha thứ, tự định lấy tốt xấu, và vì thế ta bị đánh gục lúc nào không hay.
Bạn còn trẻ, xin hãy xem đó mà rút ra bài học. Trên quan điểm hữu thể học, mọi con sâu đều đẹp, tuy nhiên đó chỉ là cái đẹp của con sâu. Cái mệnh của con sâu là phải chết đi để thành con bướm thanh cao và xinh đẹp hơn bội phần. Con sâu đẹp nhất trong thế giới loài sâu, dù có đẹp tới đâu cũng không cao quý bằng cánh bướm nhỏ nhất và giản dị nhất đang tự do tung tăng trong không trung và nắng gió. Tương tự, những nỗ lực nhân loại và những cái chủ quan của ta dù hay đẹp tới đâu vẫn chỉ như loài sâu, cần phải để cho Thiên Chúa lột xác thành loài bướm mới thật tuyệt vời.

Điều vô cùng khó cho ta là nhận ra được sự chủ quan của mình. Tự sức riêng, ta có ra khỏi mình tới đâu thì vẫn còn kẹt nơi mình. Chỉ Thiên Chúa mới có thể lôi ta ra khỏi ta. Hãy giao con sâu nô lệ của ta vào tay Ngài và Ngài sẽ đổi cho ta con bướm tự do. Muốn vậy, hãy tập trung tất cả vào Thiên Chúa, hướng về Ngài với trọn niềm tin, cậy và yêu mến.

Những cái nhìn thường tình thì cho rằng phải hoàn tất cuộc hoán cải luân lý rồi mới bắt đầu các bước tiến hướng thần tin, cậy, mến. Thế nhưng các thánh Dòng Cát Minh có một kinh nghiệm vượt hẳn: Chỉ khi nào vươn xa trên đường tin, cậy, mến, ta mới được ơn hoàn tất cuộc hoán cải luân lý.

6. Quảng đại tự nguyện

Trước cơn suy đồi đạo lý của thời mạt pháp hiện nay, vẫn có những đạo hữu Phật tử sống lý tưởng Phật giáo giữa trần thế cách rất xác tín và vững vàng. Nhờ đâu họ không bị cuốn trôi? Chính là nhờ họ đã khởi đi bằng những thực hành hoàn toàn tự nguyện và lấy sự thực tập làm phương châm để tiến bước.

Rất đông người Công giáo không giữ nổi việc kiêng thịt ngày Thứ Sáu và ăn chay hai lần một năm! Họ vất vả với những chuyện cỏn con ấy vì coi đó là luật buộc! Nếu lấy tự nguyện làm phương châm thì có lẽ mọi sự đã khác. Rất đông Phật tử tự nguyện ăn chay lạt mỗi tháng một lần, rồi từ cái tối thiểu ấy họ tiến dần lên. Họ không coi đó là luật buộc nhưng coi là những giá phải trả để chiếm được điều họ cho là kho tàng và bảo ngọc.
Bạn đã biết đâu mới thực sự là kho tàng và bảo ngọc. Hãy chọn lựa như HMT. Trước mọi thách đố lớn nhỏ trong cuộc sống, hãy biết phản ứng như HMT năm 1937, ra khỏi mình vì yêu mến Thiên Chúa và đồng loại.

7. Coi chừng bị thoái hóa

Như đã nói, giai đoạn ba đã là một thành tựu, là phòng đợi vào thi chung khảo, chỉ cần kiên trì đến cùng là thi đậu (x. Mt 10,22; 24,13), vì đây là cuộc thi mà vị chánh chủ khảo vừa ra đề thi vừa tự giải đề thi giúp thí sinh, hoặc qua đêm tâm linh ở đời này hoặc qua ngưỡng cửa đêm sâu của sự chết. Sự kiên trì cần thiết ở đây là kiên trì lột bỏ con người cũ để sẵn sàng đón nhận con người mới. Kiên trì như người đầy tớ thức đợi chủ về, như phù dâu đợi cung nghinh chàng rể, đôi khi có thể chợp mắt vì mệt mỏi nhưng lòng phải tỉnh thức (x. Dc 5,2). Mối nguy ở đây là sự chểnh mảng, chủ quan, tự hào (x. Mt 24,48-51) khiến cho con người cũ dần dần lấy lại sức, lẻn ra bên ngoài, tự chích ngừa chống lại chất men của con người mới và tái bố trí để không bị khuất phục nữa (x. Mt 12,43-45).

Này người đang ngày chờ đêm đợi ở Vũ môn, có bao giờ bạn thử so sánh cấp bậc hiện hữu giữa một cái hoa nhựa và một bông hoa thật? Một bông hoa sống, dù là bông hoa hèn kém nhất giữa các loài hoa, há chẳng vượt xa vời vợi so với chùm hoa nhân tạo không có sự sống? Xin đừng để mình bị đánh lừa vì vẻ hào nhoáng của chùm hoa nhân tạo.

Bạn đã vất vả tới được Vũ môn đợi ngày khảo thí, bạn cần biết rõ những triệu chứng dẫn đến nguy cơ đào thoát, để tỉnh thức đề phòng.
- Nếu bạn thiếu lòng biết ơn
- Nếu bạn sợ sự thật
- Nếu bạn ích kỷ, vơ vét, không coi trọng ích chung,
- Nếu bạn xem nhẹ công bằng, không tôn trọng quyền lợi người khác,
- Nếu thay vì ưu tiên cho người đến trước, người đủ điều kiện, người nghèo, người yếu ớt và người có tài đức, bạn lại dành ưu tiên cho người có nhiều tiền,
- Nếu bạn nhẫn tâm, thiếu lòng thương xót,
- Nếu bạn thường xuyên chạy theo điều mình thích, không chịu làm ngay những việc phải làm,
- Nếu bạn vv …,
Này người đang đuối sức với cuộc thức canh, nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng đại loại như trên đây, hãy gọi điện ngay tức khắc cho phòng cấp cứu, hãy giành lại thinh lặng, trao đổi với Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần sẽ đến ngay lập tức, sẽ soi sáng, ủi an và nâng đỡ bạn.

Dù bạn đã lỡ thiêu rụi danh dự và uy tín vì một điều ngu xuẩn nào đó, hãy thẳng thắn thú nhận sự thật trước Chúa, phó thác tất cả cho Ngài, Ngài sẽ tạo cho bạn một cơ hội mới vào lúc Ngài muốn. Trong lúc chờ đợi, bạn hãy kiên quyết làm tròn mọi bổn phận hiện tại với lòng yêu mến. Đồng thời, bạn hãy vươn theo những chỉ dẫn dưới đây để hoàn tất giai đoạn thứ ba.

8. Để hoàn tất giai đoạn ba

Để trung thành suốt đời, cần trung thành trong mọi điều nhỏ. Biết ơn và quảng đại nơi những điều nhỏ trong hiện tại, chu toàn những bổn phận nhỏ với lòng yêu mến lớn:
- Dành ưu tiên cho Thiên Chúa: Thức dậy hãy để lòng thanh tịnh, trong đối thoại hiệp nhất với Thiên Chúa; đừng ngồi ngay vào máy vi tính, cần ghi chú điều gì, hãy dùng giấy bút. Khóa ĐTDĐ khi cầu nguyện và suốt thời gian tĩnh tâm. Nếu thấy mình có vấn đề, hãy quảng đại sống tinh thần Tin Mừng trong từng giây phút hiện tại, liên tục một tuần liền, mọi sự sẽ bắt đầu thay đổi…
- Nuôi mình bằng Lời Chúa và Thánh Thể: Đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, dự lễ và rước lễ mỗi khi có thể được.

- Tỉnh táo làm chủ các giác quan và trí tưởng tượng, không tự tha thứ hay chước miễn trong điều nhỏ: từ mắt nhìn, tai nghe, miệng nói, mũi ngửi, tay sờ, thịt da đụng chạm. Bạn sẽ có một lương tâm ngay thẳng với một tấm lòng trong sạch, và bạn sẽ “được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8). Cần triệt để. Hễ còn tự châm chước điều gì thì chưa thể hoàn tất giai đoạn ba. Bạn sẽ hỏi: như thế thì mấy người đạt được? Vâng, các ngôn sứ thời Cựu Ước đã báo trước rằng Dân Chúa sẽ xiêu lạc đức tin, chỉ còn lại một “số sót” ít oi. Ý tưởng “số sót” không hề bi quan nhưng rất hùng tráng, để mời gọi mỗi người chúng ta. Chính Chúa Giêsu cũng đã nói: “Nhưng khi Con Người đến, liệu Ngài còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng” (Lc 18,8b), và: “Vì tôi ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi, nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24,12-13).

- Giành lại sự thinh lặng bên trong và cả bên ngoài: sống giản dị, nghèo khó, tránh mọi kích thích. Hãy xét lại những đam mê vô ích, những cái không cần thiết: rượu, thuốc lá, video, TV, chat, text, game, thời trang… Không mở TV trong giờ cơm, chỉ xem những chương trình hết sức cần thiết. Bạn hãy nhặt ra tất cả những câu thơ HMT liên hệ đến sự thinh lặng, rồi đang khi suy tư tìm cách sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó, bạn sẽ khám phá ra sự thinh lặng quyền năng đến mức nào và bạn sẽ yêu mến nó hết lòng. Thinh lặng cả trong việc sắp xếp đồ vật. Dọn bàn giấy và phòng ở, dẹp bỏ hết những gì không cần thiết, sắp xếp phần còn lại thật gọn gàng, gỡ bỏ những việc phụ, những bận rộn âu lo vô ích. Đang khi làm như thế, hãy nghĩ đến linh hồn mình và bạn sẽ dần dần khám phá ra phải làm gì…

- Vâng lời, khiêm nhường lắng nghe và tôn trọng quan điểm người khác. Khiêm nhường là gì? Theo Thánh nữ Têrêxa Avila, khiêm nhường là bước đi trong sự thật, là phản ứng như HMT năm 1937: bình tĩnh đối mặt với sự cùi hủi tinh thần của mình và bước đi trong lòng thương xót của Thiên Chúa. Kinh nghiệm cho thấy lắm người giàu tài năng nhưng đã tự phá hỏng vì ích kỷ và cao ngạo. Phải chi họ đừng tự coi mình là chuẩn mực, thì đã vượt lên chính mình và tiến rất xa. Nếu bạn được ơn làm thơ, viết văn, hãy tiếp nối kinh nghiệm HMT, hãy làm tông đồ về văn học nghệ thuật bằng cách xóa mình đi và đề cao người khác.

Cần kiểm tra xem mình thường thiếu quảng đại ở lúc chuẩn bị, lúc thực hiện hay lúc kết thúc. Sự quảng đại thật phải là quảng đại trong hiện tại. Hãy làm ngay tất cả những gì cần làm ngay. Khi thoáng thấy Chúa mời gọi hy sinh một điều gì rất nhỏ, hãy lắng lòng xuống để dâng lên Ngài hy sinh ấy với tất cả lòng mến, đừng quay nhìn đi nơi khác. Chị Thánh Têrêxa kể lại: “Từ ngày lên ba tuổi, con không từ chối Chúa điều gì.” Làm như thế là bạn đang vươn tới mức ở lại thứ 4: quảng đại và biết ơn vui nhận hiện tại, và mức ở lại thứ 5: hiệp nhất một lòng một ý với Chúa. Vượt được những cuộc thi nho nhỏ, lắm khi ta tạo nên dây chuyền một chuỗi phản ứng của men và của hạt cải Nước Trời. Tuy nhiên, nó thường rất bất ngờ và thầm lặng, có giải sai đề chỉ mình Chúa và ta biết. Nếu vì thiếu tỉnh táo mà giải sai đề, hãy khiêm nhường thú nhận với Chúa trong bình an, rồi chính Chúa sẽ điều chỉnh.

Tiếp đến, hãy vươn tới mức ở lại thứ 6, bằng cách khao khát chia sẻ mọi sự với Đức Kitô. Tập vui mừng tạ ơn khi bị hiểu lầm, bị sỉ nhục và bị quên lãng. Hãy hết sức quảng đại nơi mọi cuộc thi rất nhỏ giữa đời thường. Giữa tất cả những chuyện trái ý và đau thương bạn đang đón nhận để chứng tỏ một tình yêu lớn lao cho Chúa Cứu Thế, bất chợt một hôm, dù chính bạn hay các thiên thần cũng không sao ngờ tới, một giọt hy sinh rất nhỏ nào đó sẽ là giọt nước tràn ly để Chúa biến chum nước lã thành rượu cứu rỗi cực ngon và đem chiêu đãi cả nhân gian và lịch sử.

LỜI KẾT

Thưa bạn, cuộc sống thật cao quý và vô cùng nghiêm túc. Bạn sẽ chỉ sống ở đời này một lần, không hề có cơ hội sống nháp hết kiếp này sang kiếp khác. Hãy quảng đại và dễ uốn nắn trong tay Thiên Chúa như thỏi đất sét trong tay người thợ gốm. Hãy để Thiên Chúa hoàn thành nơi bạn tuyệt tác Ngài hằng ước mơ.
Đừng thoái thác rằng bạn còn trẻ. HMT đã đạt tới ơn tòng tâm ở tuổi 25. Chị thánh Têrêxa hoàn tất hành trình ở tuổi 24. Vâng, “đừng để ai xem thường tuổi trẻ của bạn”, nhất là khi bạn đang dấn thân trên đường tận hiến. “Trái lại, bạn hãy nên gương mẫu cho các tín hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, về đức ái, đức tin và lòng trong sạch” (1Tm 4,12). Hãy dấn thân hưởng ứng cuộc thanh tẩy bởi trời ngay hôm nay, khi năng lực tự nhiên của bạn còn sung dật và mới mẻ. Anh hoa đã phát tiết nơi HMT và chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chính là vì họ đã quảng đại hưởng ứng ơn trời ngay giữa tuổi thanh xuân. Đợi đến một tuổi muộn màng mới đầu phục Chúa, có toát ra thơ thì cũng nặng phần nghiêm trang đạo mạo, khó có được nét xanh tươi bao la và rực rỡ.
Sau cùng, cần phải dám thực hành điều mình biết. Đó cũng là một điều được Thánh nữ Têrêxa nhấn mạnh trong phần nói về dãy cư xá thứ ba, như lời Chúa Giêsu nói: “Bạn hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10,37)
Qui Nhơn, 14-09-2010
Lm Trăng Thập Tự


TRÍCH TUYỂN
THƠ HÀN MẶC TỬ



THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA

Như song lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên Đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể.
Và Tổng lãnh Thiên thần quỳ lạy Mẹ 05
Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa
Hương xông lên lời ca ngợi sum hoà
Trí miêu duệ của muôn vì rất thánh.
Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run như run thần tử thấy long nhan. 10
Run như run hơi thở chạm tơ vàng…
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
Lạy Bà là Đấng tinh truyền thanh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi.
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy 15
Cơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế.
Tôi cảm động rưng rưng hai dòng lệ
Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ.
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị… 20
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí,
Và trong tay nắm một nạm hào quang…
Tôi no rồi, ơn võ lộ hoà chan.
Tấu lạy Bà, Bà rất nhiều phép lạ,
Ngọc Như Ý vô tri còn biết cả, 25
Huống chi tôi là Thánh Thể kết tinh,
Tôi ưa nhìn Bắc Đẩu rạng bình minh,
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới…
Sáng nhiều quá cho thanh âm vời vợi,
Thơm dường bao cho miệng lưỡi khong khen. 30
Hỡi Sứ thần Thiên Chúa Gabriel,
Khi người xuống truyền tin cho Thánh Nữ,
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú?
Người có nghe náo động cả muôn trời?
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời 35
Để ca tụng – bằng hoa hương sáng láng
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng
Một đêm xuân là rất đỗi anh linh?
Đây rồi! Đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinh,
Thơ cầu nguyện là thơ quân tử ý, 40
Trượng phu lời và tông đồ triết lý.
Là nguồn trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh,
Là nguồn đau chầu lụy Nữ Đồng Trinh.
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập 45
Cả Hàn Giang, cả màu sắc thiên không
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyện ước…
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước,
Cho tình tôi nguyên vẹn tơ trăng rằm, 50
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu!
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu,
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương.
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng. 55
Lòng vua chúa cũng như lòng thê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu, 60
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang?

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây, 05
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra… 10
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng! Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ. 05
Không, không, không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng! 10
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
15
ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ!
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều, 05
Để nghe dưới đáy nước hồ reo,
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Hàng thông lấp loáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm. 10
Hư thực làm sao phân biệt được!
Sông Ngân hà nổi giữa màn đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trăng,
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.
Không một tiếng gì nghe động chạm, 15
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…

ĐÊM XUÂN CẦU NGUYỆN
(Tặng cả thiên hạ)
Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch,
Đường trăng xa, ánh sáng tuyệt vời bay…
Đây là hương quý trọng thấm trong mây
Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm,
Câu tán tạ, khong khen long cả phiếm: 05
Bút xuân thu mùa nhạc đến vừa khi
Khắp mười phương điềm lạ trổ hoài nghi:
Cây bằng gấm, và lòng sông toàn ngọc!
Và đầu hôm một vì sao liền mọc
Ở phương Nam mầu nhiệm biết ngần mô! 10
Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo
Ta chấp hai tay quỳ hoan hảo
Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian
Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân 15
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế.
Đã no nê, đã bưa rồi, thế hệ
Của phường trai mê mẩn khí thanh cao;
Phượng hoàng bay trong một tối trăng sao
Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa. 20
Đương cầu xin ọc thơ ra đường sữa
Ta ngất đi trong khoái lạc của hồn đau…
Trên chín tầng, diêu động cả trân châu
Dường sống lại muôn ngàn hoa phẩm tiết.
Nhịp song đôi: này đây, cung cầm nguyệt 25
Ướp lời thơ thành phước lộc đường tu.
Tôi van lơn, thầm nguyện Chúa Giêsu
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối,
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng 30
Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng.

ĐIỀM LẠ

Đức tin thơm hơn ngọc
Thơ bay rồi thơ bay…
Mau gò giai âm lại
Sót bớt nghĩa đương say.
Có tin thôn xa đến 05
Có điềm lạ đêm nay:
Đóng cửa mười phương lại
Dồn ánh sáng vào đây.
Ngoài không gian rất mát
Chim thanh tước ra đời 10
Nêu cao hơn tiếng nhạc
Mùa hát sẽ xanh tươi.
Năm nay tôi thương tuổi,
Sai hẹn với người xa
Năm nay xuân nhắc mãi 15
Nước mắt liền ứa ra.

NHỮNG GIỌT LỆ

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi ?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?
Họ đã xa rồi khôn níu lại, 05
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ? 10
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?

NGUỒN THƠM

Trí đương no và khí xuân đương khỏe,
Nhạc đương say và rượu vẫn còn thơm.
Nên muôn cánh thủy tiên chưa dám hé
Trong phút giây trân trọng của linh hồn.
Tiếng pháo đi: bao nhiêu kinh cầu nguyện 05
Đều dâng lên cho đến chín từng mây
Hơi xuân ấm mĩ vì hơn dạ yến,
Ta đem ươm trong ý vị đêm nay.
Ta cho ra một dòng thơ rất mát,
Mới tinh khôi và thanh sạch bằng hương. 10
Trời như hớp phải hơi men ngan ngát,
Đắm muôn ngôi tinh lạc xuống mười phương.
Cả trời bỗng diêu diêu như báu vỡ:
Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,
Mà ta ngỡ đấng Tiên Tri muôn thuở 15
Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.
Tứ thời xuân! Tứ thời xuân non nước!
Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang,
Thiên hạ bình, và trời tuôn ơn phước.
Như triều thiên vờn lượn khắp không gian. 20
Ta há miệng cho nguồn thơm trào vọt:
Đường thơ bay sáng láng như sao sa…
Trên lụa trắng mười hai hàng chữ ngọc
Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa.
Ta cao ngâm giọng vô cùng thanh thoát 25
Khiến châu thân rung động thể tơ trăng.
Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc,
Mẹ dấu yêu liền vội đến tay nâng…
“- Đây thi sĩ của đạo quân Thánh giá,
Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô, 30
Để sớt cho cả xuân xuân thiên hạ
Hương mến yêu là lộc của lời thơ”.

RA ĐỜI

Một chiều xanh, một chiều xanh huyền hoặc,
Sáng bao la vây lút cõi thiên không.
Xuất thế gian chưa có tại trong lòng,
Muôn ý tứ say chìm nơi bất giác.
Hương cám dỗ mê người trong khoái lạc. 5
A! A! A!
Thiên địa đắm hoang mang…
Là đương khi thờ lạy cả thiên đàng
Bay những tiếng tung hô thánh đức,
Muôn thần phẩm trong lâng lâng chầu chực,
Ánh hào quang chan chói ngất lưu ly. 10
Ôi cao sang khôn ví, trọng ai bì…
Trên nước cả có vô vàn châu báu,
Trí rất ngớp, bởi chưng xuân hồn hậu
Đã ra đời theo lệnh của Ngôi Hai…
Ôi! Thánh tai, thánh tai và thánh tai 15
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc
Rất trọng vọng, rất thơm tho man mác,
Rất phương phi, trên hết cả anh hoa.
Xuân ra đời,
Điềm ngọc ấm như ngà,
Thơ có tuổi và chiêm bao có tích, 20
Và tâm tư có một điều rất thích,
Không nói ra vì sợ bớt say sưa!
- “Chàng ơi! Chàng ơi, sự lạ đêm qua!
Mùa xuân tới mà không ai biết cả…” 24

SAY THƠ

Bốn mùa thơ xanh xanh như cẩm thạch,
Chim ngàn trăng đem tiếng lạ về ca.
Ca, cầm ca, tơ đồng vọng dang ra
Cho thêm ý, nguồn hương thêm đầy dẫy.
Màu như ru, sóng âm thanh xô đẩy. 5
Bao hương thơm trong lời nguyện chiều nay,
Lên bốc lên và ân huệ dường bay.
Ôi! khí hậu lọc bao nguồn ánh sáng.
Chưa no sao? Nhân từ êm vô hạn
Do bàn tay Thiên Chúa chảy tuôn ra. 10
Ca, cầm ca, tơ đồng vọng dang ra.
Đức ân ái dồn lên muôn trượng cả.
Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã,
Cả lòng thơ say tới khí linh thiêng.
Nhạc nồng say mà tình tự còn nguyên. 15
Cơn sốt sắng xinh hơn cầu vàng diệp,
Ngửa tay thôi, ơn trời đà xuống hiệp.
Trăng và trăng cho thấm hết mọi nơi.
Người thế gian, ôi miệng lưỡi đâu rồi?
Và tán tạ và khong khen nức nở. 20
Trăng tờ mờ một trời mơ sớm nở
Bao hoa hồng mầu nhiệm Nữ Vương xưa.
Ôi! đây là đền cao ngự nhà vua
Dòng Đa vít thuở xưa trời sáng cả.
Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã, 25
Quê hương thơ đằm thắm biết dường nào.
Đây là vườn nên hoa lá xôn xao.
Gió đổi mới thêm hương cho ánh sáng.
Mùa rộng rãi, trái trăng chao vô hạn,
Ngon thơm hơn thái tảo bữa hôm nay. 30
Điệu đàn xưa không sánh kịp bường dây
Bởi huyền diệu in như màu nguyệt bạch,
Bởi ước ao tuôn tràn vô pho sách,
Bởi Thánh Kinh no chán nghĩa sâu xa
Ca, cầm ca, tơ đồng vọng dang ra. 35
Lần hít trí khôn ngoan người thế.
Người đã khấn say sưa vô cùng để
Hiệp hòa thơ cho yêu mến bâng khuâng,
Bao nhiêu lòng ai trút sạch lâng lâng.
Đây tất cả, hỡi ôi! Mình Thánh Chúa, 40
Của tế lễ là nguồn ơn chan chứa,
Đáng trọng thiên và rất đáng mong ơn.
Ly Tao rằng đàn ngọc cũng theo đờn
Bởi đạo hạnh rung muôn dây tình cảm.
Không mê chi kỳ trân người vàng chạm, 45
Trời cỏ bồng bay thú vị tiêu dao,
Rượu nồng thơm say hoa nguyệt hồng đào.
Đây chỉ mới xe vấn vương lòng dạ.
Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã,
Không gì tiên cho sánh kịp bường thơ. 50
Tính chất thanh mà phẩm vật không ngờ,
Rất yêu chuộng màu nhơn đức sạch sẽ.
Hồn vốn ưa phiêu diêu trong gió nhẹ,
Bay giang hồ không sót một phương nào.
Càng lên cao dây đồng vọng càng cao, 55
Quyến rũ biết bao kinh cầu nguyện
Và kết tinh thành hào quang kim tuyến
Theo tràn về cho đến cõi vô biên.
Hân hoan thôi! Thơ dường gặp hương nguyền
Làm sum hiệp với muôn vì cả Thánh. 60
Tôi là kẻ đi đường đêm gió lạnh,
Không mong gì hơn kêu gọi tấm lòng thơ.
Bởi chưng đây là xuân trước đợi chờ,
Hơi ấm áp như một nguồn an ủi.
Trời mở rộng và không ai hờn tủi, 65
Lượng bao dong tha thiết cánh tay êm.
Chao! Tràn trề là phúc hạnh ban đêm,
Và đây chính là cao lương mỹ vị
Của nguồn đạo mà ngày xưa Thánh khí
Thơ với lòng ai phối hiệp nên duyên. 70
Mà ai đâu cầm được nỗi niềm riêng.

CÔ LIÊU

Gió lùa ánh sáng vô trong bãi
Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai
Buồm trắng phất phơ như cuống lá
Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai.
Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ, 05
Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ,
Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng,
Rung tầng không khí bạt vi lô.
Ai đi lẳng lặng trên làn nước,
Với lại ai ngồi khít cạnh tôi ? 10
Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng
Không nói không rằng nín cả hơi ?
Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởng,
Một vũng cô liêu cũ vạn đời!
Chao ôi ghê quá! Chao ghê quá! 15
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi!

CUỐI THU

Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ, 5
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ. 10
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô ?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ ? 15
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ ?

BIỂN HỒN TA

Máu tim ta tuôn ra làm bể cả
Mà sóng lòng rần rật như mây trôi
Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ
Dâng cao lên, cao tột tới trên trời.
Ôi ta đã mửa ra từng búng huyết 05
Khi say sưa với lượn sóng triền miên
Khi nhận lấy trong thâm tâm cay nghiệt
Giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng.
Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện
Trong lòng và đang tắm máu sông ta 10
Ta muốn vớt ai ngoài sóng điện
Để nhìn xem sắc mặt với làn da.
Ôi ngông cuồng! Ôi rồ dại rồ dại!
Ta đi thuyền trên mặt nước lòng ta
Ôi ngông cuồng, ôi rồ dại, rồ dại 15
Ta cắm thuyền chính giữa vũng hồn ta.

XUÂN ĐẦU TIÊN

Mai sáng mai, trời cao rộng quá
Gió căng hơi và nhạc lên mây
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm
Chỉ có áo xuân trắng trẻo thay!
Mai này thiên địa mới tinh khôi 05
Gió căng hơi và nhạc lên trời
Chim khuyên hót tiếng đầu tiên hết
Hoa lá hồ nghi sự lạ đời
Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm
Còn mặt trời kia tợ khối vàng 10
Có người trai mới in như nguyệt
Gió căng hơi và nhạc lên ngàn
Thuở ấy càn khôn mới dựng nên
Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên
Người thơ phong vận như thơ ấy 15
Nào đã ra đời ngọc biết tên
Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời
Mùi thơm ngây dại sóng con ngươi
Hãy hoan hô, lời cao như sấm
- Vạn tuế, bay ơi! Nắng rợp trời! 20

TRÍCH TUYỂN VĂN HÀN MẠC TỬ

LỜI TỰA ĐAU THƯƠNG

Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói đến mộng là nói bến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo. Trên đầu Người là cao cả, vô biên và vô lượng; xung quanh Người là mơn trớn với yêu đương vây phủ bởi trăm dây quyến luyến - làm bằng êm dịu, làm bằng thanh bai… Gió phương mô đẩy đưa Người đến bờ xa lạ, đầy trinh tiết và đầy thanh sắc. Người dừng lại để hái những lá tinh hoa. Người nín lặng để mà nghe tiếng trăng reo vang vang như tiếng châu báu vỡ lở. À ra Người cũng dại dột, hốt vàng rơi bọc trong vạt áo. Trí Người đã dâng cao và thơ Người dâng cao hơn nữa. Thì ra Người đang say sưa đi trong Mơ Ước, trong Huyền Diệu, trong Sáng Láng và vượt hẳn ngoài Hư Linh….
Tôi làm thơ ?
- Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng…
Anh sẽ thấy hơi đàn lả lướt theo hơi thở của hồn tôi, và chiều theo những sóng điện nóng ran trút xuống bởi năm đầu ngón tay uyển chuyển.
Anh sẽ run theo khúc ngân nga của tơ đồng, sẽ để mặc cho giai âm rền rĩ nuối không ngưng.
Và anh sẽ cảm giác lạ, nhìn không chớp mắt khi một tia sáng xôn xao tại có vì sao vỡ. Những thứ ấy là âm điệu của thơ tôi, âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rền vang dưới ngòi bút.
Tôi làm thơ ?
- Nghĩa là tôi yếu đuối quá. Tôi bị cám dỗ. Tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên. Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú… Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi ?
+
Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống.
+
- Thôi, mời cô cứ vào….
Ánh sáng lạ trong thơ tôi sẽ làm cho gò má cô đỏ gấc. Và một khi cô đã vào là cô sẽ lạc, vì vườn thơ rộng rinh không bờ bến. Càng đi xa càng ớn lạnh…….
(1938)

LỜI TỰA “XUÂN NHƯ Ý”

Cho mau lên! Dồn ánh nguyệt vào đây… Lời thơ ta sẽ sáng trưng như thất bảo. Tình cảm ta sẽ nóng ran như mặt trời. Ý ta sẽ cao cường như ngọn núi. Lạy Chúa Trời tôi! Hãy ban cho tôi hằng hà sa số là ơn lành, ơn cả… Thơ tôi sẽ rất no, rất ớn, rất nư, trọng vọng như tài hoa, cao sang như nhân đức, chói chang vô vàn phước lộc…
Ôi! Trời hạo nhiên đây không phải là công trình châu báu của Người sao? Lòng vô lượng đây không phải do phép tắc mầu nhiệm của Đấng Vô thỉ Vô chung?
Đưa ra nào là nhạc thơm, hương gấm, mộng ngọc và hoa trinh bạch, đàn ly tao, tranh tuyệt phẩm…
Đưa ra nào là gió chia biệt, trăng đoàn viên, chim tứ chiếng, mây giang hồ, và nào là trời thanh sắc, lòng nhũ hương, niềm mộc dược.
Vẫn chưa bưa, chưa đã, chưa nguôi được chí muôn sao…!
Phải mời cho được Xuân thiêng ra đời…
Bình an cả và thiên hạ…
Vì chưng muôn xuân là lương thực ngon ngọt, mỹ vì, ánh xuân là nguồn tơ tưởng thơm tho, tinh khiết, khí xuân là mạch trường sinh bất tử, tình xuân là cung cầm nguyệt mê ly, tuổi xuân là Ngọc Như Ý, tên xuân là Dạ Lan Hương.
Và xuân là phong thái hòa của năm muôn năm, trời muôn trời, châu lưu trên thượng tầng không khí, bàng bạc dải cát Hà sa, chen lấn vô tận hồn tạo vật…
Loài người hãy tận hưởng một hơi cho đã ngán và cao rao danh Cha cả sáng. Và loài người hãy cám ơn Thi nhân đã đổ ra biết bao nhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng cay trong khi miệng vẫn tươi cười sốt sắng…
Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió,
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao…
Thi nhân sẽ vừa say sưa, vừa điên cuồng, ọc ra từng búng thơ sáng láng, phương phi như một mùa XUÂN NHƯ Ý.
Sau Thiên Chúa giáng sinh năm 1939
Viết tại Quy Nhơn trong một ngày
rất say, rất dại và rất nhớ, rất thương.

CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG

Trăng là ánh sáng ? Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm, và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xé rách lả tả… Và rơi đến đâu, chạm vào thứ gì là chỗ ấy, thứ ấy vang lên tuy chẳng một ai thấy rõ sức rung động. Nghĩa là trăng rằm trung thu: một đêm siêu hình, vô lượng, tượng trưng của một mùa ao ước, xây bằng châu lệ, làm bằng chia ly, và hơn nữa, hiện hình của một nguồn khoái lạc chê chán…Phải không hở chàng Ngưu và ả Chức?

Sông? Là một dải lụa bạch, không, là một đường trăng trải chiếu vàng, hai bên bờ là động cát và rừng xanh và hoang vu và thanh tịnh. Chị tôi và tôi đồng cầm một mái chèo con, nhẹ nhàng lùa những dòng vàng trôi trên mặt nước.
Chị tôi cười nả nớt, tiếng cười trong như thủy tinh và thanh khiết lạ thường, luôn luôn cứ hỏi tôi và đố tôi cho kỳ được: “Này chị đố em nhé, trăng mọc dưới nước hay mọc trên trời, và chúng mình đi thuyền trên trời hay dưới nước?”. Tôi ngước mắt ngó lên trời rồi ngó xuống nước và cũng cười đáp lại” “Cả và hai chị ạ”. Sướng quá, chao ôi, hai chị em lại thỉnh thoảng rú lên cười làm náo động luồng tinh khí của hạo nhiên.

Vây chúng tôi bằng ánh sáng, bằng huyền diệu chưa đủ, Ngưu lang và Chức nữ, chúa của đêm trung thu còn sai gió mang lại gần chúng tôi một thứ mùi băng phiến: trong ấy biết đâu lại không phảng phất những tiếng kêu rên của thương nhớ xa xưa… Thuyền đi êm ái quá, chúng tôi cứ ngờ là đi trong vũng chiêm bao, và say sưa ngây ngất vì ánh sáng, hai chị em như đê mê, không còn biết có mình và nhận mình là ai nữa. Huyền ảo khởi sự. Mỗi phút trăng lên mỗi cao, khí hậu cũng tăng sức ôn hòa lên mấy độ, và trí tuệ, và mộng, và thơ, và nước, và thuyền dâng lên, đồng dâng lên như khói… Ở thượng tầng không khí, sông Ngân Hà trinh bạch đương đắm chìm các ngôi sao đi lạc đường. Chị tôi bỗng reo to: “Đã gần tới sông Ngân rồi! Chèo mau lên em! Ta cho thuyền đậu ở bến Hàn Giang!”.

Đi trong thuyền chúng tôi có cái cảm tưởng lý thú là đương chở một thuyền hào quang, một thuyền châu ngọc, vì luôn luôn có những vì tinh tú hình như rơi rụng xuống thuyền…
Trên kia, phải rồi, in hình có một vì tiên nữ đang kêu thuyền để quá giang.

Thình lình vùng mộng của chúng tôi bớt vẻ sáng lạn. Chị tôi liền chỉ tay về phía bến đò thôn Chùa Mo và bảo tôi rằng: “Thôi rồi! Trí ơi! Con trăng nó bị vướng trên cành trúc kia kìa, thấy không? Nó gỡ mãi mà không sao thoát ra được, biết làm thế nào, hở Trí”. Tôi cười: “Hay là chị em ta cho thuyền đỗ vào bến này, rồi ta trèo lên động cát với tay gỡ hộ cho trăng thoát nạn”. Hai chị em liền giấu thuyền trong một bụi hoa lau bông vàng phơi phới, rồi cùng lạc vào một đường lối rất lạ, chân dẫm lên cát mà cứ ngỡ là bước trên phiến lụa. Nước suối chảy ở hang đá trắng, tinh khiết như mạch nước ngọc tuyền, chồm lên những vừng lá, hễ trông đến là kinh hãi vì ngó giống con bạch hoa xà như tạc…
Sao đêm nay kiều diễm như bức tranh linh động thế này? Tôi muốn hỏi xem chị tôi có thấy ngọt ngào trong cổ họng như vừa uống xong một ngụm nước lạnh, mát đến tê hết cả lưỡi và hàm răng? Chị tôi làm thinh – mà từng lá trăng rơi lên xiêm áo như những mảnh nhạc vàng. Động là một thứ hòn non bằng cát trắng quá, trắng hơn da thịt của người tiên, của lụa bạch, hơn phẩm giá của tiết trinh – một màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng, muốn kề môi hôn, hay áp má lên để hưởng sức mát rượi dịu dàng của cát…

Hai chị em đồng dang tay níu áo gượng vào nhau dấn bước lên cao… Thỉnh thoảng mỏi hai đầu gối quá, cả chị liền em đồng ngã lăn ra. Lại một dịp cho tiếng cười của chị tôi được nở ra giòn tan trong không khí. Lên tới đỉnh là hao mòn đi một ít. Nhưng mà ngợp quá sáng quá, hứng trí làm sao? Đây có phải là nước Nhược non Bồng, động phủ thần tiên ngàn xưa còn sót lại? Nhìn xuống cát cố tìm dấu tích gì lưu lại một vết chân của Đào Nguyên Tiên nữ, nhưng tấm cát phẳng lờ của lụa căng, trinh bạch làm sao.

Bất tri thử địa quy hà xứ
Tu tựu Đào Nguyên vấn chủ nhân?

Bây giờ chúng tôi đương ở giữa mùa trăng, mở mắt cũng không thấy rõ đâu là chín phương trời, mười phương Phật nữa. Cả không gian đều chập chờn những màu sắc phiêu diêu đến nỗi đôi đồng tử của chị tôi và tôi lờ đi vì chói lói… ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sáng cả, tưởng chừng như cả bầu thế giới chở chúng tôi đây cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trôi nổi bình bồng đến một địa cầu nào khác.

Ánh sáng tràn trề, ánh sáng tràn lan, chị tôi và tôi đều ngả vạt áo ra bọc lấy, như bọc lấy đồ châu báu… Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đức Bà Maria là đức tinh tuyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quỳ lạy mong ơn bào chữa. Nhưng trời ơi, sao đêm nay chị tôi đẹp đẽ đến thế này. Nước da của chị tôi đã trắng, mà vận áo quần bằng hàng trắng nữa, trông thanh bạch quá đi.
Tôi nắm tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu hỏi tức cười làm sao: “Có phải chị không hở chị?”. Tôi run run khi tôi có cái ý nghĩ: chị tôi là một nàng Ngọc nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: “A ha, chị Lễ ơi, chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa!”.

Ngó lại chị tôi và tôi, thì quả nhiên là trăng thiệt. Chị tôi hí hửng như xuân, chạy nhảy xênh xang cơ hồ được dịp phát triển hết cả ngây thơ của người con gái mười lăm tuổi, tôi ngắm mãi chị tôi, và tự vui sướng trong làng vô hạn. Có lúc tôi đã kiêu ngạo thay cho sắc đẹp nhu mì ấy, mà chỉ dưới trời thu đêm nay tôi mới biết thưởng thức. Những phút sáng láng như hôm nay, soi sáng linh hồn tôi, và giải thoát cái “ta” của tôi ra khỏi nơi giam cầm của xác thịt… Tôi bỗng rú lên một cách điên cuồng, và chực ngửa tay hứng một vì sao đang rụng. Chị tôi đằng xa chạy lại bảo tôi:

- Em la to quá, chị sợ âm thanh rung động đến khí trời, rồi những ánh trăng sẽ tan ra bọt mất…
- Không, không, chị ơi! Rồi ánh sáng đêm nay sẽ tan đi, ta sẽ buồn thương và nhớ tiếc. Em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm thôi…

QUAN NIỆM THƠ

Gửi Trọng Miên
Miên có hỏi Trí về quan niệm thơ. Đối với Trí, quan niệm rất khác thường, không giống Baudelaire lắm. Theo Baudelaire thì va lấy passion làm hứng vị cho thơ. Trước kia nếu Miên lấy tập Thơ Điên của Trí ra, Miên sẽ thấy nhiều bài thấm thía những tình cảm rất nồng và rất say sưa… Trí đã phát tiết hết tinh lực của hồn, của máu, bằng những câu thơ ngất đi vì khoái lạc. Chỗ ấy hơi đồng một quan niệm với Baudelaire. Trí nói hơi đồng thôi, vì trong khi làm thơ, Trí đã tận hưởng những phong vị của nhạc, của hoa, của trăng, của gái một cách vô tội. Chứ đối với Baudelaire, va đã nói “ la pasion est chose naturelle”… nghĩa là va đã hiểu lầm chữ passion rồi vậy.

Tình cảm – hay cảm hứng (enthousiasme) – với dục tình (passion) khác nhau nhiều. Tình cảm là sự thanh bạch hồn nhiên, không một chút gì bợn nhơ, tội lỗi, còn dục tình là cả một sự ham muốn phi thường, ngoài điều răn của Đức Chúa Trời … Đức Chúa Trời đã tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ (éléments de la poésie) nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy chiêm nghiệm lẽ mầu nhiệm, phép tắc của Đấng chí tôn. Vì thế trừ hai loài trọng vọng là thiên thần và loài người ta, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: Loài thi sĩ. Loại này là những bông hoa quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mệnh rất thiêng liêng: Phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã gây nên, ca ngợi những quyền phép của Người và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho, rất tinh sạch (but de poésie). Bởi muốn cho loài thi sĩ làm trọn nhiệm vụ ở thế gian này, nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời, Người bắt chúng mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình:
“Không rên siết là thơ vô nghĩa lý.”
Hay:
“Ta hiểu chi trong ánh gió nhiệm mầu
Những hạt lệ của trích tiên đày đọa.”

Cho nên thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt. Thi sĩ rơi xuống cõi đời, bơ vơ, ngỡ ngàng và lạ lùng. Không có lấy một người hiểu mình. Thi sĩ đã ngất ngư trong khi nuốt hết khí vị thanh tao của mùa xuân ấm, của tất cả những lương thực ngọt ngào mỹ vị làm bằng hương báu, làm bằng nhạc thiêng, làm bằng rượu say, làm bằng châu lệ (genèse d’un poème). Song le miệng lưỡi của thi sĩ ra vẫn còn nóng ran, vẫn còn khát khao thèm thuồng những vật lạ muôn đời (génie créateur, aimant toujours le nouveau). Của thế gian nếm mãi chưa bưa, chưa ớn, chưa hả hê chút nào. Thi sĩ vẫn đi tìm mãi, vẫn còn kêu rên thảm thiết, để đi đến cõi ước mơ hoàn toàn. Trong đời thi sĩ, thi sĩ đã sống cô độc, những người con gái rất xinh đẹp cũng không làm cho thi sĩ vui đặng, vì thi sĩ nhận thấy ở người con trai cũng như người con gái, đều có một tâm thuật nhỏ nhoi, tầm thường không hợp với tính tình thanh cao của thi sĩ. Vì thế thi sĩ cứ kêu rên thảm thiết là để tìm một người tri kỷ. Mà than ôi, không bao giờ thi sĩ tìm đặng. Người tri kỷ của thi sĩ phải là một bậc cao quý, toàn tài, toàn năng, một đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết mọi sự - Đấng ấy là Đức Chúa Trời. Thi sĩ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm đau thương với Người, dâng cho Người những bài thơ sáng láng, anh hoa, thế mới là mãn nguyện. Vì Đức Chúa Trời đã tạo ra thơ ở thế gian này, nhưng thi sĩ là người khao khát vô tận, cứ nhất định muốn hưởng cái thơ trên cái thơ khác nữa. Chỉ có Đức Chúa Trời mới làm vừa lòng thi sĩ. Cho nên tất cả thi sĩ ở trong đời phải quy tụ, phải đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời. Thi sĩ không phải là một người thường. Với một sứ mệnh của Trời, thi sĩ phải biết đem tài năng ra ca ngợi Đấng Chí tôn và làm cho người đời thấy rõ vẻ đẹp của thơ, để đua nhau nhìn nhận và tận hưởng. Những thi sĩ nào không biết đem tài ứng dụng vào chỗ tốt đẹp thì sẽ bị Đức Chúa Trời lấy tài lại một cách nhãn tiền!

Miên ơi, như thế là Miên đã hiểu thế nào là quan niệm của Trí về thơ. Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt. Câu này ăn ý với câu: thơ là những tiêng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ cảnh chiêm bao, giải thích bằng hai mặt lạc quan và bi quan.

Trí đã tóm tắt những ý đã nói. Có điều này nữa, Trí khác hẳn với Baudelaire. Baudelaire nói: thơ văn không thể dung hòa với khoa học hay luân lý (hoặc tôn giáo cũng thế) và thơ văn không thể lấy chân lý làm chủ đích được, thơ chỉ là thơ (La poésie ne peut pas sous peine de mort ou de déchéance, s’assimiler à la science ou à la molale. Elle n’a pas la vérité pour objet, elle n’a qu’elle même). Baudelaire nói trái nghịch với lẽ tự nhiên. Sở dĩ thơ văn được phong phú, dồi dào, pháp triển hết cả anh hoa, huyền bí và vượt lên những tầng biên giới tân kỳ, mới lạ, cũng nhờ khoa học điểm chuyết cả. Còn luân lý là tiêu chuẩn cho văn thơ, không có nó thì thơ văn chẳng còn ra cái mùi mẫn gì nữa. Nếu để thơ trơ trọi một mình, thơ sẽ lạt lẽo vô duyên, không có phong vị gì nữa. Baudelaire thuộc về phái vô thần, nên không tin Chân lý, không nhận Chân lý làm tiêu chuẩn cho thơ văn. Còn Trí phải lấy Đức Chúa Trời làm chân lý, làm tiêu chuẩn cho văn thơ. Văn thơ không phải bởi không mà có.
Quy Nhơn, juin, 1939

HỒN THANH KHIẾT

1 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, xin mang xuống cho tôi một triều thiên.
2 Tôi những muốn tắm gội trong Đại dương ánh sáng và tình yêu Thiên Chúa.
3 Vì nơi dương thế đã thể hiện những phép lạ khiến con người ngất ngây thán phục công trình huyền nhiệm của Đấng Tối Cao.
4 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, kìa các vị thấy chăng, hào quang đang rạng tỏ… màu tuyết trắng tinh…, hình hài trinh nguyên vô nhiễm…, hồn thiêng hiển hiện chốn dương trần… Thoạt nhìn, tưởng là hồn các thánh, là chất thơ, là tinh hoa kinh nguyện, đáng lẽ tỏa thành thanh hương, thanh khí, nhưng lại khiêm tốn nhận thân phận làm người!
5 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, xin vỗ tay mừng: Vì đấy là các Mẹ và các Chị dòng Phan Sinh, vào đời để thoa dịu những đau thương sầu khổ của người trần yếu đuối, người bệnh hoạn và cả những người phong cùi như chúng tôi.
6 Tôi muốn ca lên bài ca tán tụng, muốn uống thỏa thích những lời ngọt ngào khi các bà hát: Hosanna! Hosanna! (Hoan hô Chúa! Hoan hô Chúa!)
7 Tôi muốn đời đời cảm mộ vẻ trong trắng tinh tuyền và tươi mát ấy, hào quang ấy, chất thơ ấy, vì tất cả đấy là biểu hiệu của
HỒN THANH KHIẾT.
8 Hỡi các thiên thần trên trời, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an hoan lạc, xin cùng nhau tung lên những hoa hồng, hoa súng, cất lên những khúc hát du dương, tấu lên những điệu nhạc thơm, và hãy tuôn đổ chan hòa các nhân đức, lòng dũng cảm và nguồn hạnh phúc giữa các nữ tì của Chúa ”.
Phanxicô Trí
Deo gratias! (Tạ ơn Chúa!)
Đêm thứ tư, 24 tháng Mười 1940

(Bản Việt ngữ của Phạm Đình Khiêm)


NỘI DUNG

VÀI NÉT VỀ HÀN MẠC TỬ 5

HÀN MẠC TỬ, NGƯỜI KITÔ HỮU TRẺ TRÊN LỐI VÀO NỘI TÂM 1
1. ĐƯỜNG VÀO NỘI TÂM 9
2. NÉT ĐỒNG DẠNG GIỮA HOẠT ĐỘNG VÀ CHIÊM NIỆM 13
1. KINH NGHIỆM CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ 13
3. TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT VÀ TÂM LINH 16
4. BƯỚC NHẢY QUYẾT ĐỊNH Ở VŨ MÔN 22
5. KINH NGHIỆM HÀN MẠC TỬ 24
6. CHIÊM NIỆM GIỮA ĐỜI THƯỜNG 34
7. CHIÊM NIỆM VÀ THƠ 39
8. CHẤT TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ 43
9. ĐƯỢC NÊN GIỐNG ĐỨC KITÔ 46
10. DẠO ĐẦU KHÚC LINH CA 51
11. RÚT BÀI HỌC CHO CHÍNH MÌNH 56
LỜI KẾT 71

TRÍCH TUYỂN THƠ HÀN MẶC TỬ 72
THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA 73
ĐÂY THÔN VĨ DẠ 75
TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌC 75
ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ 76
ĐÊM XUÂN CẦU NGUYỆN 77
ĐIỀM LẠ 78
NHỮNG GIỌT LỆ 78
NGUỒN THƠM 79
RA ĐỜI 80
SAY THƠ 81
CÔ LIÊU 84
CUỐI THU 85
BIỂN HỒN TA 86
XUÂN ĐẦU TIÊN 87

TRÍCH TUYỂN VĂN HÀN MẠC TỬ 88
LỜI TỰA ĐAU THƯƠNG 88
LỜI TỰA “XUÂN NHƯ Ý” 89
CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG 91
QUAN NIỆM THƠ 95
HỒN THANH KHIẾT 98


 
Người đã can trường lên tiếng
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
09:44 14/12/2010
(Kính tặng Cha Giám Tỉnh, Cha Thoại và thầy Thuận DCCT)

.

Tự ngàn đời Cha nhìn và thấy rõ,

Ở công đường họ sẽ hỏi gì con.

Nên Yêsu bảo, “Con đừng lo điều gì mình phải nói

Hãy lắng nghe Thần khí ở trong lòng”

.

Nơi dinh Philatô, Yêsu lặng thinh không đáp

Trước những lời ngạo mạn của thế gian.

Nhưng nhiều lúc Yêsu đã cất cao lời dõng dạc:

“Các ngươi là những nấm mộ tô vàng”

.

Môn đệ Yêsu nơi công đường can đảm:

“Nói cho tôi: công lý có hay không?”

Thế gian gian thế nên lặng im lẩm bẩm

“Nói làm gì công lý, chỉ hoài công”

.

Thế gian bảo tại sao khi cầu nguyện

Lại thưa Ngài về sông núi hôm nay?

Lời cầu xin phải tùy cơ ứng biến

Phải tuân theo kiểm duyệt để không sai (!)

.

Nhưng Yêsu bảo lời cầu xin chân thật

Chỉ mình Cha nghe con nói ngọt ngào

Thế gian không hiểu vì lăn hoài trên đất

Mà tâm hồn con thì ở một tầng cao.

.

Ngày nay không thấy nữ hoàng phương Nam nữa

Để Salomon giữa đời nặng lắm những ưu tư.

Nhưng một điều muôn đời thế gian cần biết rõ:

“Môn đệ Yêsu thì nghe và nói tiếng Yêsu”
 
Xin Vâng
Trúc Nguyên
13:08 14/12/2010
Mẹ ơi Mẹ nói “xin vâng” thật dễ

Nhưng lòng con chống đối tiếng “xin vâng”

Nhưng lòng con cứ mãi mãi phân vân

Không chấp nhận “xin vâng” như con nói

.

Sao lòng con phủ đầy bao bực tức

Dù bao lần con nói tiếng “xin vâng”

Sao lòng con cay đắng mãi trào dâng

Con mến Chúa nhưng yêu người sao khó?

.

Xin Mẹ giúp, con trở về thống hối

Nói ‘xin vâng’ thì lòng cũng ‘xin vâng’

Nói yêu người thì mãi mãi thứ tha

Dù bội bạc dù lòng người thay đổi

.

Xin Mẹ giúp con làm hơn là nói

Sống yêu thương bằng hành động thương yêu

Nói ‘xin vâng’ thì lòng cũng ‘xin vâng’

Không buông nói những lời đầy trách móc

.

Để đêm xuống con quay đầu nhìn lại

Tâm bình an lòng thư thái tươi vui

Con sẵn sàng chờ Chúa gọi con đi

Mùa Vọng Thánh ơn Trời con gặt hái
 
Lời Cầu Đêm Giáng Sinh
Trầm Thiên Thu
18:10 14/12/2010
Sheryl Smith-Rodgers, Texas
Sheryl Smith-Rodgers, tác giả bài này, đang trên bờ vực thẳm ly hôn, nhưng sức mạnh của lời cầu nguyện đã kéo chị đến dự Thánh lễ đêm Giáng sinh.

Lễ đêm Giáng sinh bắt đầu vào lúc tôi cho xe vô bãi gởi xe. Tôi nghĩ: “Vậy là tốt”. Tôi vô nhà thờ khi ca đoàn hát: “Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng…”. Tôi cúi đầu, hy vọng không ai chúc mừng Giáng sinh với tôi. Hôn nhân của tôi không hạnh phúc và tôi cảm thấy thật rắc rối.

Tôi đã không muốn tới nhà thờ, không muốn nói chuyện với ai, nhưng trong đầu tôi cứ vang lên tiếng nói bắt tôi phải đi. Tôi đi thẳng tới một góc cung thánh. Có một ghế ở hàng sau trống để tôi quỳ một mình, và rồi khi lễ xong tôi cũng sẽ đi ra mà không ai thấy. Nhưng khi tôi vô ghế thì đã có một phụ nữ ở đó!

Khi ngồi xuống, tôi nghĩ: “Lạy Chúa, nếu Chúa thực sự muốn con tham dự hết Thánh lễ này thì con cần Ngài giúp đỡ. Có thể làm cho mọi người không nhìn thấy con không?”

Tôi cứ nhìn xuống đất suốt Thánh lễ. Rồi khi linh mục nói: “Chúng ta hãy chúc bình an cho nhau”. Tôi quay sang phụ nữ kia, chị ôm tôi và nói: “Chúc mừng Giáng sinh”. Nhưng khi tôi đưa tay bắt tay chị, tôi thấy mắt chị ánh lên nét đau khổ, giống như nỗi đau của tôi khi tôi nhìn vào gương sáng nay. Tôi hỏi: “Chị có sao không?”. Cố nén nỗi đau và nước mắt, chị nói ngắn gọn về hôn nhân rắc rối của con trai chị, và chị làm khổ con cháu... Chúng tôi cầu nguyện cho nhau.

Sau Thánh lễ, tôi ôm chào người bạn mới đó. Chị nói: “Hầu như tôi không muốn đến nhà thờ hôm nay, nhưng có điều gì đó cứ lôi kéo tôi đến đây”.

Có điều gì đó cũng đã lôi kéo tôi đến nhà thờ đem nay. Tôi đã đến gặp một con người mà chính người đó cũng cần gặp tôi.

(Chuyển ngữ từ Guideposts)
 
Niềm tín thác
Trầm Thiên Thu
18:12 14/12/2010
Ngày đêm con vẫn nguyện cầu

Không phút giây nào con dám lãng quên

Cuộc đời con quá vô duyên

Rủi nhiều, may ít, ưu phiền không nguôi

Con luôn tín thác Chúa Trời

Lòng Thương Xót Chúa đời đời không phai

Cuộc đời con lắm chua cay

Xin tha thứ, bớt đọa đày, Chúa ơi!

Mặc dù khóc, mặc dù cười

Giúp con kiên vững tin Ngài dẫn đưa
 
Để kính tặng ông Lưu Hiểu Ba: Chiếc Ghế Trống
Trương Đình Hiền
18:53 14/12/2010
CHIẾC GHẾ TRỐNG

(Để kính tặng ông Lưu Hiểu Ba, người được lãnh giải Nobel Hòa Bình năm 2010)

Một chiếc ghế trống mà không trống,
Vì nơi đó đang hiện diện đầy ắp
một con người,
một nhân cách,
một biểu tượng.

Một con người can đảm,
một nhân cách tự do,
một biểu tượng của hòa bình, nhân văn và sự thăng tiến của nhân loại.
Cũng chính vì sự hiện diện vô hình nhưng cao cả và quyền uy đó,
mà những sự "có mặt" đáng xấu hổ của độc tài, phi nhân, khiếp nhược và nô lệ phải cuối mặt ra đi.

Ôi, đẹp thay ! Một chiếc ghế trống mà không trống !


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mưa Đêm Mùa Giáng Sinh
Nguyễn Bá Khanh
10:23 14/12/2010
MƯA ĐÊM MÙA GIÁNG SINH

Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Hồn du mục theo đèn đường lấp lánh

Thấy đời mình là chiếc bóng bơ vơ

Nhớ Noel nhớ sài gòn ngày cũ

Tim bềnh bồng bao kỷ niệm nên thơ …

(Trích thơ của Ngô Thiên Tú)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Đẹp Mùa Giáng Sinh
Thérésa Nguyễn
22:11 14/12/2010
NGÀY ĐẸP MÙA GIÁNG SINH

Ảnh của Thérésa Nguyễn

Dưới bầu trời đẹp ngóng chờ ngày Chúa Giáng Sinh

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền