Ngày 11-12-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:12 11/12/2023

13. Ăn năn hối cãi là việc làm của nội tâm, cần phải nổ lực suốt đời, việc này có được là bởi luôn luôn phục tùng đến chết mới thôi.

(Thánh Benedictus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:15 11/12/2023
24. CƯỜI ĐỂ NHẪN NHỤC

Lâu Sư Đức là người ôn thuận thận trọng, chưa một lần hiềm khích với người khác.

Năm nọ, đứa em trai được trao cho chức thích sứ ở Châu Đại, Sư Đức khuyên bảo em:

- “Đến Châu Đại, đừng có so đo phân bì với người khác về những chuyện nhỏ nhặt nhé”.

Em trai nói:

- “Từ nay về sau dù cho người ta có nhổ vào mặt em thì em cũng không tranh cãi, chỉ lau đi là xong chuyện”.

Sư Đức lắc đầu nói:

- “Đó chính là chuyện mà anh đang lo đó a ! Phàm có ai nhổ vào mặt em thì nhất định là họ hận em, nếu lúc ấy mà chùi đi thì hoá ra là làm cho họ coi em là kẻ thù sao? Nếu người ta nhổ vào mặt em, thì nên cười mà nhận, đợi chút xíu thì nó sẽ khô đi mà thôi !”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 24:

Nhẫn nhục là một đức tính không phải tự nhiên mà có, nhưng cần phải luyện tập và ước ao được sống nhẫn nhục mới có thể đạt được sự nhẫn nhục trong cuộc sống.

Chữ “nhẫn” viết theo tiếng Trung Quốc thì hai chữ “tâm và đao” ghép lại thành chữ “忍 nhẫn”, với ý nghĩa là khi chúng ta chịu nhẫn nhục thì giống như lưỡi đao đâm vào tim mình, rất đau và thống khổ, bởi vì khi im lặng trước một lời nhục mạ hoặc làm ngơ trước một cử chỉ nhạo báng mình, thì chẳng khác chi lấy đao đâm vào quả tim của mình vậy...

Chữ “nhẫn” được “viết” theo tinh thần của Phúc Âm thì là chữ “yêu nằm bên cạnh chữ thập giá”, với ý nghĩa là vì yêu Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân mà chúng ta chịu nhẫn nhục, vì yêu Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong cộng đoàn mà chúng ta nhẫn nhục.

Vì yêu thương nên người Ki-tô hữu mới nhẫn nhục anh chị em, chứ không phải vì sợ người khác hận mình, đó là tinh thần của Đức Chúa Giê-su đã dạy khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá vì yêu thương chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 12/12: Con Chiên Lạc – Lễ Đức Mẹ Gu-a-đa-lu-pê – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:48 11/12/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.”

Đó là lời Chúa
 
Cuộc xuất hành mới
Lm. Minh Anh
14:13 11/12/2023

CUỘC XUẤT HÀNH MỚI
“Lũ chiên con, Ngài ấp ủ vào lòng; bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”.

Trong “The Adversary”, “Kẻ Thù”, M. Bubeck viết, “Xác thịt, một hỏng hóc cố hữu, khiến con người tự nhiên không thể phụng sự Thiên Chúa hoặc làm vui lòng Ngài. Xác thịt sở hữu một nội lực hấp dẫn ‘thừa hưởng’ từ sự sa ngã; nên tự nó, luôn thể hiện một sự nổi loạn chống lại điều thiện và Thiên Chúa. Nó không thể được cải tạo hoặc cải thiện! Hy vọng duy nhất để khỏi sa ngã là thực hành và thay thế toàn bộ cuộc sống bằng một cuộc sống mới, một ‘cuộc xuất hành mới’ trong Chúa Kitô!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ khá bất ngờ khi hai bài đọc hôm nay soi rọi ý tưởng của M. Bubeck; nhất thiết cần có một khởi đầu mới trong Chúa Kitô! Isaia nói đến ‘cuộc xuất hành mới’ khi dân Chúa trở ‘về từ chốn lưu đày’; Chúa Giêsu nói đến ‘cuộc xuất hành mới’ của con chiên lạc.

Bài đọc “Sách An Ủi” mở đầu bằng những lời trấn an ngọt ngào từ miệng Thiên Chúa, “Hãy an ủi, an ủi dân Ta!”. Thời nô lệ đã mãn, Israel hồi hương! Việc trở lại Giêrusalem được coi là ‘cuộc xuất hành mới’; trong đó, Thiên Chúa đích thân “Ấp ủ vào lòng lũ chiên con; bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt”. Đây là cuộc ra đi mà Israel sẽ vĩnh viễn hồi hương, ‘về từ chốn lưu đày’, một cuộc lên đường mà mọi chướng ngại phải được loại, “Thung lũng được lấp đầy, núi đồi phải bạt xuống”, và “Mọi người sẽ thấy vinh quang Chúa!”. Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ, “Kìa Thiên Chúa chúng ta quang lâm hùng dũng!”.

Nếu thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã phát động ‘cuộc xuất hành mới’ để tái đoàn tụ dân, thì thời Tân Ước, điều tương tự được thực hiện trong Chúa Giêsu. Qua Tin Mừng hôm nay, Ngài ví mình như mục tử đi tìm tội nhân trong một nhân loại tội luỵ để đưa nó về. Ngài sẽ cứu cả nhân loại thương tích bằng chính mạng sống Ngài; qua đó, Ngài phục hồi cho mọi tội nhân phẩm tính con cái Thiên Chúa. Đó là lý do của lễ Giáng Sinh! Hình ảnh con chiên lạc biểu tượng cho cả nhân loại, trong đó có bạn và tôi. Ngài sẽ vác từng con chiên, nghĩa là từng tội nhân; Ngài sẽ rửa sạch mọi tội lỗi, chữa lành mọi thương tích, hầu nó có thể thực sự trải nghiệm ‘cuộc xuất hành mới!’.

Anh Chị em,

“Lũ chiên con, Ngài ấp ủ vào lòng”. Để có thể ấp ủ lũ chiên, Thiên Chúa nhất định thực hiện bằng được một cuộc xuất hành cho chúng! Xuất hành nào cũng có cái để xót xa, tiếc nuối; nhưng không cuộc xuất hành nào hạnh phúc hơn cuộc xuất hành trong Chúa Kitô. Đó là “thay thế toàn bộ cuộc sống bằng một cuộc sống mới”. Bản thân Ngài cũng đã trải qua loại hình xuất hành này, thập giá; để từ đó, nhân loại được tái sinh. Trên các bàn thờ, cuộc xuất hành này đang được tái diễn liên lỉ; và Giêsu Mục Tử vẫn đang rong ruổi đi tìm từng người. Mùa Vọng, mùa bỏ lại tất cả vướng bận để có thể chóng vánh rời khỏi hố sâu, bụi rậm, những vách đá tội lỗi khiến chúng ta không nghe tiếng Ngài. Từ nơi đã rơi vào, hãy thật im ắng bên trong lẫn bên ngoài hầu cho phép linh hồn được nghe tiếng Ngài. Hãy la lên, “Con đang ở đây!”. Ngài sẽ vội đến, vác lên vai; từ đó, bạn và tôi được “biến đổi toàn bộ bằng một cuộc sống mới”. Đó là cuộc xuất hành đáng đợi nhất!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con đang ở đây, hãy ùa đến, ẵm lấy con, hầu con có thể bắt đầu ‘cuộc xuất hành mới’ trên vai Ngài, ngay hôm nay!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chàng trai đẹp nhất nước Ý, giã từ sự nghiệp người mẫu để dũ áo đi tu
Thanh Quảng sdb
00:31 11/12/2023
Chàng trai đẹp nhất nước Ý, giã từ sự nghiệp người mẫu để dũ áo đi tu

(Aleteia - Cerith Gardiner)

Edoardo Santini chia sẻ trên mạng xã hội rằng chàng đã quyết định “bước theo tiếng gọi trở thành một linh mục”.

Ở tuổi 21, Edoardo Santini đã quyết định từ bỏ sự nghiệp người mẫu đầy vinh quang để gia nhập chủng viện với hy vọng trở thành linh mục.

Quyết định này gây thật nhiều bất ngờ vì Santini mới đoạt giải trong một cuộc thi quốc gia vào năm 2019, khiến chàng được mệnh danh là “người nam đẹp trai nhất nước Ý”. Với vẻ ngoài cao ráo và lôi cuốn, anh ấy dường như đã được sinh ra cho một cuộc sống của một người mẫu nổi tiếng. Tuy nhiên, Chúa có kế hoạch của Chúa.

Anh ấy chia sẻ những suy tư thật thú vị trên mạng xã hội qua một video ghi lại những chặng đường anh ấy đang dấn thân để “trở thành một linh mục theo ý Chúa”.

Quyết định của anh ấy được nâng đỡ bởi nhiều ngườ, giúp “cho anh thấy ý nghĩa của việc ‘trở thành một con người của Giáo hội’, cho anh sức mạnh để dấn thân theo ước mơ mà anh mơ ước từ nhỏ”. Một câu hỏi mà anh ấy “sợ không dám đào sâu…”

Chàng chia sẻ về đức tin của chàng và lời mời gọi tiềm tàng ấy trên mạng xã hội vào tháng 1 năm 2020, trong đó chàng giải thích:

"Sống trong Chúa không có nghĩa là nhốt mình trong nhà thờ mà là sống một cuộc đời một cách tròn đầy hơn”.

Quyết định của Santini được đưa ra sau khi đã cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng. Anh ấy chia sẻ về quyết định này đã khiến anh “run sợ!” Sợ vì bị từ chối, sợ vì bị gẫy cánh giữa đường!... Tuy nhiên, năm ngoái anh đã dành thời giờ sống với hai linh mục, các ngài giúp anh “trải nghiệm đẹp trong cuộc đời anh”, theo anh chia sẻ trên trang mạng “Thế Giới Công Giáo” Catholic World.

Trải nghiệm này đã giúp anh “khám phá ra trong cuộc sống có cả ngàn câu trả lời mà chàng hy vọng, và lời đáp trả của chàng đến từ trời cao”.

Hiện chàng người mẫu đang dùi mài Thần học, đồng thời phục vụ tại hai giáo xứ trong giáo phận Florence. Hy vọng ơn gọi của anh truyền cảm hứng và mời gọi nhiều chàng trai khác lắng nghe tiếng gọi tiềm tài và đón nhận nó với tâm hồn quảng đại tín thác… thay vì sợ hãi.
 
Các giám mục Đức chia rẽ sâu xa đến mức nào?
Vũ Văn An
16:56 11/12/2023

Luke Coppen, ngày 9 tháng 12 năm 2023, trên trang mạng The Pillar, cho biết: Trong bài phát biểu gần đây với các thành viên hội đồng tổng giáo phận Cologne, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã đưa ra một bức chân dung ảm đạm về Giáo Hội Công Giáo ở Đức.



Ngài nói, “Con đường đồng nghị” của đất nước đã được chứng minh là khác xa với tính đồng nghị, ít nhất là theo cách hiểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về thuật ngữ này. Ngài nói, thay vì lắng nghe một cách tôn trọng những ý kiến đối lập, những người tham gia đã giơ thẻ đỏ theo đúng nghĩa đen đối với những người mà họ không tán thành, khiến cho việc đối thoại thực sự là không thể thực hiện được.

Woelki nhận xét: “Tôi có ấn tượng rằng Giáo hội của chúng ta ở Đức đang bị phân cực hơn bao giờ hết. Trước đây đã có những căng thẳng, tất cả chúng ta đều biết điều đó. Nhưng bây giờ họ mạnh quá khiến tôi càng lo lắng hơn”.

Nhưng sự chia rẽ trong Giáo hội Đức sâu xa đến mức nào? Và liệu chúng có tệ hơn sự chia rẽ nội bộ của Công Giáo ở các quốc gia khác không?

Đồng nghị cái gì?

Để nắm bắt được tình hình hiện tại, cần xem xét ngắn gọn những diễn biến quan trọng nhất trong vài năm qua.

Vào năm 2019, các giám mục Đức và Ủy ban Trung ương giáo dân có ảnh hưởng của Công Giáo Đức (được biết đến với tên viết tắt tiếng Đức là ZdK) đã cùng tài trợ cho một sáng kiến mà họ gọi là der Synodale Weg (con đường hay con đường đồng nghị).

Trong ba năm tiếp theo, phương thức đồng nghị đã quy tụ các giám mục và chọn lọc giáo dân để thảo luận về những thay đổi căn bản đối với việc giảng dạy và thực hành của Giáo hội trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ làm mất tinh thần và việc rời hàng ngũ hàng loạt của người Công Giáo Đức.

Tại năm phiên họp đồng nghị từ năm 2020 đến năm 2023, những người tham gia đã đưa ra 150 trang nghị quyết kêu gọi, trong số nhiều điều, các nữ phó tế, xem xét lại luật độc thân linh mục, giáo dân thuyết giảng trong Thánh lễ, ban phép lành cho người đồng tính, sửa đổi Sách Giáo lý về đồng tính luyến ái và vai trò giáo dân lớn hơn trong việc lựa chọn giám mục.

Trong số những đề xuất táo bạo nhất của con đường đồng nghị là việc thành lập một “ủy ban đồng nghị” gồm các giám mục và giáo dân để đảm bảo việc các nghị quyết được ban hành trong các giáo phận ở Đức và dọn đường cho một cơ quan thường trực được gọi là “hội đồng đồng nghị” vào năm 2026.

Hội đồng đồng nghị đã được trình bày theo nghị quyết của con đường đồng nghị với tư cách là một “cơ quan cố vấn và ra quyết định” quốc gia sẽ “đưa ra các quyết định cơ bản có tầm quan trọng cấp giáo phận về kế hoạch mục vụ, quan điểm tương lai của Giáo hội và các vấn đề tài chính và ngân sách của Giáo hội” không được quyết định ở cấp giáo phận.”

Các viên chức Vatican cho biết vào tháng 1 rằng Giáo hội Đức không có thẩm quyền thành lập một hội đồng như vậy, mà theo họ là một “cơ cấu quản trị mới” sẽ “vượt trên thẩm quyền của hội đồng giám mục Đức và trên thực tế dường như sẽ thay thế nó."

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nghi ngờ về tính hợp pháp của cả ủy đồng nghị lẫn hội đồng đồng nghị trong một lá thư được công bố vào tháng 11 năm nay, trong đó ngài bày tỏ lo ngại rằng các thành phần trong Giáo hội Đức đang thực hiện các bước “để lèo lái nó ngày càng tránh xa khỏi con đường chung của Giáo Hội hoàn vũ.”

Trong khi đó, các nhân vật Công Giáo hàng đầu của Đức nhấn mạnh rằng kế hoạch cho con đường đồng nghị phải được tiếp nối bằng Ủy ban đồng nghị và sau đó hội đồng đồng nghị vẫn nguyên vẹn, bất cứ tín hiệu ngược lại nào đến từ Rome.

Vết nứt trong hội đồng Giám Mục Đức

Như Đức Hồng Y Woelki đã nói, nếu sự phân cực của Giáo hội Đức đã rõ ràng trong quá trình tiến hành đồng nghị, thì bây giờ người ta cho rằng điều đó thậm chí còn rõ ràng hơn với ủy ban đồng nghị.

Sau khi con đường đồng nghị kết thúc vào tháng 3, các nhà tổ chức đã tìm kiếm nguồn tài chính cho ủy ban. Nhưng nguồn tài trợ rõ ràng – Hiệp hội các Giáo phận Đức (VDD), một thực thể pháp lý của hội đồng giám mục – đòi hỏi phải có sự đồng thuận nhất trí của các giám mục.

Vào tháng 6, bốn trong số 27 giám mục giáo phận của Đức đã phủ quyết động thái này, khiến ủy ban đồng nghị phải vật lộn để đảm bảo sự ủng hộ cho đến cuộc họp đầu tiên vào tháng 11. (Nó có thể được tài trợ bởi một hiệp hội được bảo lãnh bởi các giáo phận Munich-Freising, Münster, Limburg và Würzburg.)

Bốn vị phản đối - Đức Hồng Y Woelki của Cologne, Giám mục Rudolf Voderholzer của Regensburg, Giám mục Stefan Oster của Passau, và Giám mục Gregor Maria Hanke của Eich-stätt - cũng từ chối thẳng thừng tham gia vào ủy ban đồng nghị.

Việc rút lui của các giám mục đã đặt ra một thách thức đối với tính hợp pháp của ủy ban. Rốt cuộc, cơ quan này được cho là có 74 thành viên: 27 giám mục giáo phận, 27 đại biểu được ZdK lựa chọn và 20 đại biểu được bầu chọn bởi những người tham gia con đường đồng nghị.

Nhưng cơ quan không còn có sự cân bằng về số lượng giữa các giám mục và các thành viên ZdK. Và cuộc họp đầu tiên cho thấy ZdK chiếm thế thượng phong. Cơ quan này đã loại bỏ tiêu chuẩn của đường lối đồng nghị định rằng các nghị quyết chỉ có hiệu lực khi có sự ủng hộ của 2/3 số giám mục, bằng cách ủng hộ quy tắc đa số 2/3 đơn giản. Điều này có nghĩa là 23 giám mục còn lại sẽ không thể tạo thành thiểu số cản trở.

Tổng cộng, 8 trong số 27 giám mục Đức đã không tham gia phiên họp đầu tiên của ủy ban. Bốn vị còn lại đã có những cam kết trước đó, nhưng điều đáng chú ý là họ không dành ưu tiên cho cuộc họp - một dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy ủy ban đang mệt mỏi hoặc các Giám Mục đang thờ ơ.

Các câu hỏi về tính hợp pháp

Chủ tịch hội đồng giám mục, Đức Cha Georg Bätzing và chủ tịch ZdK Irme Stetter-Karp đã bày tỏ sự lạc quan vào cuối cuộc họp khai mạc ủy ban đồng nghị. Nhưng những câu hỏi về tính hợp pháp của nó vẫn không biến mất.

Trong một bài suy tư dài 3,500 từ về tiến trình cải cách ở Đức, được công bố trên trang web của mình vào ngày 3 tháng 12, Đức Giám Mục Stefan Oster đã giải thích lý do tại sao ngài không muốn tham gia vào ủy ban đồng nghị. Vị giám mục của Passau ở Bavaria đã trình bày một giải trình tương tự về con đường đồng nghị với Đức Hồng Y Woelki, nói rằng nó được đánh dấu bằng “sự xúc động mạnh mẽ, những lời lăng mạ mang tính bút chiến và sự gián đoạn các bài phát biểu của các đại diện của các nhóm thiểu số bảo thủ”.

Đức Cha Oster gợi ý rằng việc rút lui của một số thành viên có tư tưởng bảo thủ khỏi con đường đồng nghị trước khi nó kết thúc, kết hợp với kết quả bầu cử 20 thành viên vào ủy ban đồng nghị, cho thấy “nhóm thiểu số có định hướng mạnh mẽ hơn đối với Huấn quyền và mong muốn một định hướng cải cách khác với xu hướng chủ đạo về cơ bản sẽ không còn được đại diện” trong cơ quan mới. Đức Cha Oster cũng lưu ý rằng ủy ban đồng nghị đã thông qua các quy chế và quy tắc thủ tục tại cuộc họp đầu tiên. Ngài viết: “Những tuyên bố này nói rằng hội đồng giám mục Đức, cùng với ZdK, chịu trách nhiệm về ủy ban đồng nghị. Ít nhất tôi muốn hỏi liệu điều này có đúng về mặt pháp lý hay không, vì trước đây Hội đồng Giám mục Đức chỉ là nhà tài trợ cho một mục đích chung nếu nó liên kết với Hiệp hội các Giáo phận Đức, nơi cung cấp các nguồn nhân sự và tài chính.”

“Vì vậy, nếu bốn giáo phận không tham gia vào việc tài trợ cho ủy ban đồng nghị và do đó Hiệp hội các Giáo phận Đức cũng không phải là nhà tài trợ của nó, thì làm sao ‘hội đồng giám mục Đức’ nói chung có thể là nhà tài trợ? Dựa trên cơ sở pháp lý nào?”

“Hơn nữa,” ngài nói tiếp. “Tôi được thông báo nhiều lần rằng tôi nghiễm nhiên là thành viên hoặc có ‘quyền trở thành thành viên’ của ủy ban đồng nghị do chức vụ giám mục giáo phận của tôi. Tuy nhiên, tôi đã tuyên bố rõ ràng rằng tôi không coi mình là thành viên cũng như không thực hiện ‘quyền’ được cấp cho tôi này (trên cơ sở pháp lý nào?).”

“Do đó, ‘quyền’ được cấp này đối với tôi dường như giống một sự chiếm đoạt hơn để duy trì tuyên bố rằng toàn thể hội đồng giám mục Đức thực sự là cơ quan chịu trách nhiệm về ủy ban đồng nghị. Theo ý kiến của tôi thì không, trừ khi ít nhất tất cả các giám mục giáo phận đều sẵn sàng đảm nhận việc tài trợ này.”

Để mắt đến Augsburg

Dubia [Nghi vấn] của Oster về ủy ban đồng nghị có thể được giải đáp vào tháng 2, khi các giám mục Đức tổ chức đại hội toàn thể tiếp theo, tại Augsburg (một thành phố người ta đã dùng tên của nó đặt tên cho một trong những tài liệu quan trọng nhất của cuộc Cải cách Thệ Phản). Ở đó, các giám mục dự kiến sẽ được yêu cầu phê chuẩn các quy chế của ủy ban đồng nghị, sau khi họ phê chuẩn tại cuộc họp toàn thể của ZdK vào tháng 11.

Phần lớn các giám mục Đức có thể sẽ ủng hộ các đạo luật. Rốt cuộc, họ đã làm như vậy với tư cách là thành viên của ủy ban đồng nghị. Nhưng thiểu số chắc chắn sẽ phản đối bước đi này.

Nhóm thiểu số có thể sẽ phản đối bất cứ tuyên bố nào nói rằng “hội đồng giám mục đã phê chuẩn quy chế của ủy ban đồng nghị”. Có lẽ, như họ đã làm trước đây liên quan đến hội đồng đồng nghị, họ sẽ yêu cầu Rome phân xử.

Nếu vậy, ủy ban sẽ phải đối mặt với một thử thách thực sự về tính hợp pháp của nó ngay khi nó vừa mới bắt đầu hoạt động.
 
Một Linh mục ở Nebraska, Hoa ký bị giết trong nhà xứ trong khi kẻ cướp đột nhập vào nhà xứ
Thanh Quảng sdb
17:51 11/12/2023
Một Linh mục ở Nebraska, Hoa ký bị giết trong nhà xứ trong khi kẻ cướp đột nhập vào nhà xứ.

(Aleteia - J-P Mauro)

Tổng giáo phận Omaha đã thông báo xin cầu các tín hữu cầu nguyện cho Cha Stephen Gutgsell và gia đình ngài trong thời khắc bi thảm này.

Một linh mục ở Nebraska bị đâm chết vào sáng Chủ nhật, ngày 10 tháng 12, khi nhà xứ bị kẻ lạ đột nhập. Mặc dù cảnh sát chưa công bố tất cả thông tin chi tiết về cuộc điều tra, nhưng họ cho hay một nghi phạm đang bị giam giữ.

Theo tờ Fox News, cảnh sát đã nhận một cú điện thoại gọi về một vụ đột nhập vào Nhà xứ Thánh Gioan Tẩy Giả (St. John the Baptist) vào khoảng 5 giờ sáng, nơi họ tìm thấy Cha Stephen Gutgsell, 65 tuổi, bị thương nặng và nghi phạm Kierre Williams, 43 tuổi, đang ở trong nhà xứ. Cha Gutgsell được đưa đến Trung tâm Y tế Đại học Nebraska, nhưng vì vết thương quá nặng cha đã qua đời và Williams đã bị bắt vì tội giết người.

Trong khi chưa có đầy đủ về các thông tin chi tiết, về động cơ đằng sau vụ đột nhập hoặc cướp này, đài ABC lưu ý rằng Williams sống ở Iowa, cách nhà thờ khoảng 85 phút. Các báo cáo cũng đề cập rằng nạn nhân, cha Gutgsell, trước đó đã bị cáo là biển thủ 127.000 đô từ nhà thờ trước đây mà ngài trông coi, vì tội này cha đã bị phạt và bị quản chế. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy vụ biển thủ đó có liên quan đến vụ việc ngày 10 tháng 12.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Omaha World Herald, một giáo dân tên là Mike Fitzgerald đã nói về Cha Gutgsell, về những công việc phục vụ cha làm cho cộng đoàn giáo xứ St. John the Baptist trong hơn một thập kỷ qua như sau:

Ông Fitzgerald nói: “Cha Gutgsell ở đây được 11 năm và tôi ghĩ ngài là một người tốt lành. “Cha đã làm rất nhiều điều cho cộng đồng. Cha luôn đảm bảo rằng bản tin (của nhà thờ) có tất cả mọi thông tin mà chúng tôi cần biết về những gì đang xảy ra cho giáo xứ.”

Tổng giáo phận Omaha yêu cầu tín hữu cầu nguyện cho Cha Gutgsell và gia đình của ngài trong thời khắc bi thương này:

“Tổng giáo phận Omaha cầu nguyện cho Cha Stephen Gutgsell, người đã bị hành hung trong một cuộc đột nhập vào giáo xứ St. John the Baptist ở Fort Calhoun vào sáng sớm Chủ nhật… Xin hiệp ý cùng Đức Tổng Giám Mục George Lucas cầu nguyện cho Cha Gutgsell được yên nghỉ, cho gia đình cha và cộng đồng giáo xứ Thánh Gioan Tẩy Giả trong thời điểm bi thương này.”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thắp đèn cháy sáng
Mai Đức Vinh
14:20 11/12/2023

THẮP ĐÈN CHÁY SÁNG

Giáng Sinh ngọn nến cháy sáng

Giáng Sinh là dịp ‘Thắp Đèn Cháy Sáng’ (Gardez vos lampes allumées, cf. Lc 12, 35) chiếu soi cho mọi người giữa đêm tối, theo và tìm về hướng có ánh sáng ở Belem, chiêm ngắm Chúa Hài Nhi. Ở đó Ánh Sáng Hài Nhi cho chúng ta hy vọng sống vươn lên trong đức tin. Đêm thánh Giáng Sinh huy hoàng tưng bừng đón Chúa Hài Đồng. Ánh sáng Thiên Chúa bao phủ mặt đất và tâm hồn người thế. Đêm nay Chúa Hài Đồng giáng trần giải thoát nhân loại khỏi vòng tội lỗi. Mong cho Ánh Sáng chiếu dõi muôn dân và lòng người

Chúa Kitô là Ánh Sáng

Đức Kitô là Ánh Sáng không chỉ là lời công bố của sứ ngôn Isaia (x. Is 9,1) hay tuyên xưng của Gioan Tiền Hô (x. Ga 1, 5 tt). Nhưng chính Chúa Giêsu quả quyết: Ta là ánh sáng thế gian (Ga 9, 5). Ai theo Ta không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng sự sống (Ga 8, 12).Ta là Ánh Sáng đến trong thế gian để ai tin vào Ta sẽ không đi trong tối tăm (Ga 12. 46)

Cuộc đời Chúa Giêsu là cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối. Thế gian đã không nhìn thấy ánh sáng mà còn dập tắt. Vì thế gian thuộc tối tăm. Như việc Giu Đa làm: Lúc đó, trời đã tối đêm (Ga 13, 30). Sau khi bị bắt Chúa tuyên bố: Bây giờ là giờ các ngươi và thời cơ của quyền lực tối tăm (Lc 22, 53). Tuy nhiên tối tăm không thể hủy diệt ánh sáng (Ga 1, 5)

Suốt đời ở trần gian của Chúa Giêsu, có những lần ánh sáng xuất hiện như trường hợp Chúa biến hình trên núi Tabore (x. Mt 17, 2 tt). Chúa hiện ra với Phaolô (x. Cv 9, 3). Chúa lên trời (x. Cv 1, 9) và sau náy đến ngày thẩm phán (x. Cv 1,11)

Ánh sáng của Thiên Chúa chiếu trên khuôn mặt Chúa Kitô (x. 2Cor 4,6). Thiên Chúa ngự trong ánh sáng cao thẳm (x. 1Tm 6, 16). Để chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Ánh Sáng (x. Gc 1, 17). Vì trong Ngài không có tối tăm (x. 1Ga 1, 5).

Ánh Sáng đức tin

Ánh sáng là tạo vật được Thiên Chúa dựng nên đầu tiên và tách biệt ngày và đêm Phải có ánh sáng, liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy áng sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. (St 1, 3-4). Ngày nay, người sống ở đô thị không nhìn ra sự tách biệt này. Có nhà để điện cả ngày đêm sáng trưng, trong phòng. May mắn, thành phố không còn chìm trong bóng tối, bởi ánh sáng tân kỳ

Trong đời thường, lời mời gọi đầu tiên là học cách thưởng thức ánh sáng. Ánh sáng đức tin, soi đường. Chiêm ngắm bầu trời, trăng sao giữa đêm tối mù mịt. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và chia sẻ thông cảm với anh chị em khiếm thị.

Những lời Kinh Thánh giúp suy nghĩ tìm ánh sáng đức tin soi đường đi :
Thiên Chúa là Ánh Sáng như thánh Gioan xác quyết: “Đây là lời loan của Đức Kitô, mà chúng ta đã nghe biết và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Người không có một chút bóng tối nào. Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. Nhưng chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta hiệp thông với Người và với nhau. Máu Đức Giêsun, Con của Người thanh tẩy chúng ta hết mọi tội lỗi.” (1Ga 1, 5-7)

Đi trong sa mạc, dân Do Thái được dẫn trong đêm tối bởi một cột lửa để soi sáng. Nên họ có thể đi cả ngày lẫn đêm. Ban ngày cột mây đi trước. Ban đêm cột lửa cũng vậy. (Xh 13, 21)

Luật của Chúa ban cho chúng ta là áng sáng :
-Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn
Thánh ý Chúa thật là vững chắc, cho người nên khôn
Huấn lệnh của Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng
Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời. (Tv 18, 8-9)

-Lời Chúa là ngọn đèn soi con bước
Là ánh sáng chỉ đường con đi. (Tv 118, 105)
Chúa là nguồn ánh sáng và Ơn Cứu Độ con người

-Chúa là nguồn ánh sáng và Ơn Cứu Độ tôi
Tôi còn sợ người nào?
Chúa là thành lũy bảo vệ đời tôi
Tôi còn khiếp gì ai? (Tv 26, 1)

-Ngài quả là nguồn sống
Nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng (Tv 35, 10)

-Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con
Xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời
Để chúng con được ơn cứu độ. (Tv 79, 4)

Thiên Chúa hứa ban ánh sáng cho chư dân. Chính người tôi tớ Chúa quang tỏa ánh sáng :
-‘Chư dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi
- ‘Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, người ta tuyển chọn và qúi mến hết lòng. Ta cho Thần Khí ngự trên người. Người sẽ là ánh sáng của Ta, trước mặt các dân tộc…’(Is 42,1)
- Ta sẽ đặt người là ánh sáng muôn dân, để người đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất (Is 49, 6)
- Lời hứa này đã thực hiện trong Đức Kitô: ‘Ánh sáng đã đến trong thế gian’. (Ga 1, 9). Chính ‘Ngài là ánh sáng thế gian’. (Ga 8, 12)

Chúa Hài Nhi đem Ánh Sáng xuống trần gian

Thánh Kinh Cựu Ước ghi TC hoàn tất lời hứa : ‘Ta là ánh sáng trần gian’. Theo phụng vụ cây nến Phục Sinh tiêu biểu Chúa Kitô sống lại. Từ sống lại chúng ta có hình ảnh Chúa Kitô Phục Sinh, chỗi dậy ra khỏi mồ. Để làm nổi sự kiện này, trong đêm Vọng Phục Sinh, lúc kiệu Nến Phục Sinh, chủ tế xướng ba lần ‘Ánh Sáng Chúa Kitô’, đòan rước đáp lại ‘Tạ Ơn Chúa’. Cũng trong Đêm Phục Sinh, Giáo Hội phấn khởi hát bài ‘Hãy Vui Lên’ (Exultet) : Hãy vui lên, hỡi ca đoàn Thiên Sứ, hãy vui lên hỡi những mầu nhiệm thánh. Tiếng loa cứu độ, hãy vang khúc nhạc, chúc mừng vua cả khải hoàn. Vui lên hỡi trái đất rực rỡ trong ánh sáng huy hoàng và trong ánh sáng huy hoàng của muôn thuở. Hãy vui mừng, vì được thoát vòng tối tăm vũ trụ. Vui lên, Mẹ Hội Thánh trong muôn ánh sáng lung linh và thánh đường, hãy vang lên lời ca hát của toàn dân. Bởi vậy đêm nay phá tan bóng tối tội lỗi bằng ánh sáng cột lửa. Này là đêm mà Sách Thánh đã chép : Đêm sẽ sáng như ban ngày, đêm sẽ chiếu sự hoan hỉ của ta. Bây giờ chúng con mới hiểu ý nghĩa cây nến sáp này đã thắp lên ánh sáng lung linh để tôn vinh Chúa. Dù lửa này có phân chia ra nhiều, ánh sáng cũng không hao hụt vì ngọn lửa này cũng không hao hụt. Vì ngọn lửa này cháy mãi trên ngọn nến qúi trọng bằng sáp do ong mẹ làm ra. Vậy, lạy Chúa, chúng con cầu Chúa cho cây nến này dâng lên kính danh thánh Chúa, được cháy không ngừng để phá tan bóng đêm nay. Và ước chi cây nến này được Chúa nhận như của lễ thơm tho được hòa hợp với ánh sáng trên trời. Và chính Đức Kitô, đã sống lại, ra khỏi mồ, để chiếu sáng huy hoàng cho nhân loại. Amen

Nhớ lại Lễ Phục Sinh, 7.4.1858, đã xảy ra phép lạ (miracle du cierge): Trong lúc ĐM hiện ra, Thánh Bernadette xuất thần và cây nến trong tay cháy dần tới lòng bàn tay, tới da. Mà Bernadette không cảm thấy đau. Mọi người đều thấyvà cho là phép lạ.

Dòng ánh sáng kiệu nến, mỗi chiều ở Lộ Đức. Khởi đầu từ hang đá. Ví như hành trình đức tin. Lộ trình phục sinh của đoàn dân Chúa khởi đầu từ Rửa Tội. Phép Rửa Tội cho tân tòng quen cử hành trọng thể vào lễ Phục Sinh. Các người được rửa tội đều ‘chiếu sáng’ (x. Dt 6, 4)
Người được rửa tội lãnh nhận áo trắng và nến cháy : Tỉnh giấc lên đi, hỡi người còn đang ngủ. Từ chốn tử vong, chỗi dậy đi nào. Đức Kitô sẽ chiếu sáng bạn. (Ep 5, 14)

Ơn của bí tích hòa giải bí tích Thánh Thể giúp chúng ta giữ sáng ngọn đèn này : Anh em là ánh sáng trần gian. Chẳng ai đốt đèn rồi để vào chỗ khuất hoặc dưới đáy thùng, nhưng đặt trên đế, để soi sáng cho mọi người chung quanh. Đèn của thân thể là con mắt anh em. Khi con mắt anh em sáng, thì toàn thân anh em sáng. Như khi mắt anh em xấu, thí thân anh ra xấu. Vậy hãy coi chừng đừng để ánh sáng nơi anh em biến thành bóng tối. Vậy anh em hãy coi chừng đừng để ánh sáng nơi anh em biến thành bóng tối. Nếu toàn thân anh em sáng không có phần nào tăm tối, thì toàn diện nó sẽ sáng, không có phần nào tối tăm, như khi ánh đèn tỏa ánh sáng chiếu soi anh em. (Lc 11, 33-36)

Hòa giải với chính mình là sống thành thực với chính mình. Người thành thật là trọng sự thật và không sợ sự thật. Chúa Giêsu không trả lời cho Philatô ‘sự thật là gì’ (Ga 18, 38). Nhưng Chúa đã khẳng định ‘Chúa là sự thật’ (Ga 14, 6), Lời Chúa là sự thật (Ga 17,17). Biết bao lần chúng ta tự dối mình, hay đổ lỗi, tự bào chữa phi lý cho mình, bẻ cong sự thật. Chúng ta không có can đảm nhìn sự thật. Ai cũng là quan án tốt cho mình. Phải tự trách mình nhiều mà trách người ít. Triết gia Socrate khuyên : Bạn hãy tự biết bạn (Connais-toi toimême). Ông Shakespeare bảo : Chỉ có người ngu mới tin mình là thánh. Chỉ các bậc thánh mới mới biết rõ cái ngu của mình? Mỗi tối hay khi xét mình xưng tội hay những lần tĩnh tâm là lần hồi tâm.
là chúng ta có dịp nhìn về con người và cuộc sống mình.

Sống theo lương tâm tốt, theo ơn soi sáng của Chúa trong lòng mình. Ai biết sống theo lương tâm, sẽ có bình an, niềm vui chan hòa. Thánh Phaolô nói mạnh mẽ : Lương tâm con người kính sợ Chúa trổi vượt hơn mọi lễ vật chúng ta dâng cho Thiên Chúa. (Dt 9, 9). Lương tâm ấy được thanh tẩy nhờ hy lễ tinh khiết của Chúa Kitô (Dt 9, 11). Thánh Phao lô đã liên kết lương tâm ngay thẳng với

Sống đơn sơ hiền lành là lời nói không cầu kỳ, cách xét đoán luôn ngay thẳng

Sống khiêm tốn

Giáo huấn của Thánh Kinh mời gọi chúng ta về lối sống của mình với Chúa và tha nhân.

Chính Chúa là gương sống thành thật, hiền lành và khiêm nhường *

Đời sống của Thánh GH Gioan 23 là lối sống mà Phúc Âm phác họa, như Ngài đã viết : Với nhiều năm kinh nghiệm tôi thấy b (Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. GXVN Paris, 2000, tr 303)

Chị Lucia ghi lại lời mời gọi của Sứ điệp Fatima : Chúa rộng lòng tha thứ qua giọt lệ của Marie Madeleine (x. Lc 7, 47). Chúa không kết án người đàn bà ngoại tình, vì bà có lòng tin (x. Ga 8, 10-11). Chúa khoan dung tha thứ với bất cứ ai nhận biết ‘lòng nhân từ’ của Chúa (x. Mt 9, 13) và chúng ta phải sẵn sàng tha nhiều lần cho anh em (x. Mt 18, 21-22) (Nữ tu Lucia, Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima. Regina. Mo.HK. 2004, ttr. 94-95)

Con cái ánh sáng

Giữa cảnh mung lung của vũ trụ bao la, Thiên Chúa dựng nên ánh sáng và tách biệt ngày đêm. Thì khi đến trần gian Ngài cũng tách biệt con ánh sáng với con cái tối tăm (x. Ga 16, 8). Những kẻ gian ác trốn ánh sáng che dấu việc mờ ám và tội lỗi. Còn những ai ngay lành theo sự thật, chạy đến với ánh sáng cũng như các mục đồng (Lc 2, 18). Cũng như các Tông Đồ, đi theo khắp nơi và ‘làm chứng ánh sáng giữa muôn dân’ (Cv 26, 23)

Chúng ta, trước kia mê muội (Ep 4, 18) đã được mời gọi vào ánh sáng huyền diệu (1P 2,9), được dự phần gia nghiệp dành cho các Thánh trong ánh sáng (Cl 1, 12). Ánh sáng Chúa Giêsu chiếu ngời trên chúng ta (Ep 5, 14) vạch ra con đường phải đi như con cái ánh sáng. (x.1Tm 5,5).
Đức Kitô dạy phải sống như con cái ánh sáng (x. Ga 12, 35 tt). Thánh Phaolô nài xin mặc lấy khí giới ánh sáng (x. Rm 13, 12) vì hậu quả tối tăm là hành vi tội lỗi bất chính tội lỗi (x. Ep 5, 9-14).

Giáo dân là ánh sáng giữa thế gian

Chúa muốn chúng ta trở thành áng sáng thế gian. Trong bí tích Rửa Tội khi linh mục trao cây nến cho người lãnh nhận phép rửa tội và nói : ‘Bạn đã trở thành ánh sáng Chúa Kitô, bạn hãy luôn sống như con cái sự sáng, để được bền vững trong đức tin. Khi Chúa đến, bạn xứng đáng ra nghinh đón Chúa toàn thể Các Thánh trên trời’. Lời nhắn nhủ này là âm vang lời của thánh Phaolô : ‘Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ trong Đức Kitô, anh em là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng. Ánh sáng đem tất lại tất cả những gì là thánh thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy tìm làm điều đẹp lòng Chúa, chứ đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối’ (Ep 5, 8-11)

Đời sống thường ngày chính là ơn gọi, sứ mệnh như Thánh Phaolô nhắn nhủ : Anh em hãy sống, hành động như con cái sự sáng. Cũng vậy, Chúa Giêsu đã tóm tắt vào hai điều răn căn bản là, gọi là giới răn tình yêu : Mến Chúa hết lòng và thương người khác, kể cả kẻ thù như chính mình. Nhìn thấy trước rằng bất trung với điều Thiên Chúa thương ban cho chúng ta. Nên Thiên Chúa căn dặn : ‘Các con là ánh sáng thế gian’. (Mt 5, 14). ‘Các con là muối đất, nếu muối nhạt đi thì lấy đi thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quang ra ngoài cho người ta chà đạp thô’i. (Mt 5, 13)

Ánh Sáng Phúc Âm đã trao cho chúng ta, có thể soi sáng thế gian hay cụ thể gần gũi hơn, là soi sáng hoàn cảnh sống con người chúng ta. Do đó, điều đáng làm là mỗi người tự hỏi : Chúng ta thực hiện lời Chúa như thế nào? Liệu khi nhìn thấy những việc làm của chúng ta, anh em chúng ta có thể nhận ra vinh quang của Chúa trên trời không? (Mt 5, 16) Vượt qúa hòa cảnh sống cá nhân, đâu là phạm vi xã hội, thế giới mà Phúc Âm chiếu sáng tới nhờ việc chúng ta trung thành với ơn phép Rửa Tội.

Cây nến sáng trong đám rước tại Lộ Đức không chỉ sáng cho mình mà phải dương cao soi sáng chung quanh. Ngày 14.8.1983, Thánh GH Gioan Phao lô II đã thốt lên : Trong đêm hòa dịu này, chúng ta thức tỉnh, cầu nguyện, không thầm kín mỗi người, nhưng như đoàn dân đông đảo đang tiến bước theo Chúa Phục Sinh. Chúng ta soi sáng lôi cuốn lẫn nhau, người này theo người khác, cùng tựa trên niềm tin vào Chúa Kitô, trên Lời Ngài là ánh sáng bùng lên trong trái tim chúng ta. Chính Chúa nói với các Môn Đệ và chúng ta : Các con hãy cầm nến sáng (Lc 12, 25). Nến sáng đức tin, của lời cầu nguyện. Ước chi lời cầu nguyện chung của anh chị em vang dội lên tới Thiên Chúa, như luồng sáng nến anh chị cầm trong tay. Hãy cầm nến sáng !’

“Thắp đèn cháy sáng’’ (x. Lc 12, 35, Gardez vos lampes allumées)
Ngày 25.3.1858, Thánh Bernadette đã nghe lời Đức Mẹ, ở lại hang đá, cấm nến cháy : Các con hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa tời vá cửa mở ng. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ đang thức thì thật có phúc cho họ. Thày bảo thật các con : Chủ sẽ thắt lưng đưa họ vào bàn ăn và đến bên phục vụ. ( Lc 12, 35-37).

Dụ ngôn trinh nữ khôn ngoan và khờ dại phù hợp với bài này : Các cô khôn ngoan đem theo dầu đốt đèn cháy sáng mãi. Còn các cô khờ dại thì đèn tắt, đèn hết dầu khi chú rể tới (x. Mt 25, 1-13).

Chiều kích này mở cho chúng ta hy vọng. Ánh sáng biến đổi lâu dài và giúp chúng ta kiên trì.

Thánh Phaolô nói: Ai quen chịu đựng thì kể là người trung kiên. Ai được công nhận là trung kiên thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế chúng ta không thất vọng. (Rm 5, 4-5)

Ngôn sư Isaia loan báo : Ánh sáng ban ngày của ngươi không còn là mặt trời nữa. Và ban đêm ngươi chẳng cần ánh trăng soi. Đức Chúa sẽ là ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi ngươi. Ánh quang huy hoàng của ngươi là Thiên Chúa ngươi thờ. Mặt trời của ngươi sẽ không bao giờ lặn. Mặt trăng của ngươi cũng chẳng hề tàn. Vì Đức Chúa sẽ là ánh sáng muôn đời cho ngươi. (Is 60, 19-20)

Và Sách Khải Huyền viết : Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ và chỉ cho tôi Thành Thánh Giêrusalem, từ trời, từ Thiên Chúa mà xuống chói lọi trong vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá qúi tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê. Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa tỏa rạng và Con Thiên Chúa là ngọn đèn chiếu soi. (Kh 21, 10 và 23). Lúc đó, những ai nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa, thánh danh Người sẽ ghi trên trán họ. Họ không còn ở trong đêm tối nữa. Họ sẽ không cần ánh sáng đêm, cũng như chẳng cần ánh sáng mặt trời. Vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ và họ hiển trị đến muôn đời. (Kh 22, 4-5)

Hướng về ánh sáng vĩnh cửu

Trở nên ánh sáng, sống làm con cái Chúa, trung thành chứng nhân cho ánh sáng. Chúng ta mong chờ Chúa đến cũng như khi lìa đời được hưởng ánh sáng vĩnh cửu : Cứu rỗi và hanh phúc muôn đời. Trong hai lời nguyện của Giáo Hội trong kinh phụng vụ, cầu xin:
-Lễ Giáng Sinh : Lạy Chúa đã làm cho ánh sáng chân thật chiếu soi đêm cực thánh này xin ban cho chúng con, sau khi hiểu biết mầu nhiệm ánh sáng. Con Chúa dưới đất, thì cũng được tận hưởng sự vui mừng của Người trên trời.
-Và lễ an táng van xin lần tiễn đưa một người: Lạy Chúa, xin đừng để linh hồn các tín hữu đã ly trần bị trầm luân trong tăm tối, nhưng xin cho Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đưa họ vào ánh sáng thánh thiện. Xin Chúa ban cho ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi trên các linh hồn, vì Chúa là Đấng xót thương

Sứ điệp dịp Giáng Sinh 2020 của ĐGH Phanxicô

Chúa nhật 20.12.2020, chuẩn bị Giáng Sinh, ĐGH kêu gọi bắt chước Đức Mẹ chuẩn bị Giáng Sinh qua các bước cụ thể :
- Lời thưa xin vâng của Đức Mẹ
- Là không trì hoãn chấp nhận ngay
- Xét mình: Bao lần chúng ta trì hoãn trong đời sống thiêng liêng
- ĐM can đảm sẵn sàng mang lại ơn cứu độ cho chúng ta
- Thay vì phàn nàn hãy nhớ đến những người thiếu thốn
- Đừng bị lôi cuốn bởi lối sống tiêu thụ
- Giáng Sinh không chạm đến cuộc sống thì trôi qua vô ích
- Hang đá là bài học giáo lý về cách Chúa giáng sinh
- Người đau khổ là hang đá sống động nơi chúng ta thật sự gặp Chúa

Ngày 25.12.2020, lúc 12g, tại phòng họp Benedizone, dinh Vatican, có ít người, ĐGH Phanxicô ban phép lành Urbi et Orbi cho Roma và thế giới. Ngài nhắc lại sứ điệp của Giáo Hội: “Một Hài Nhi sinh ra giữa chúng ta và một người Con được trao tặng cho chúng ta” (Is 9, 5).Hài Nhi này đem hy vọng, mầm mống sự sống, hứa hẹn cho tương lai. Hài Nhi sinh ra cho mọi người, không biên giới, không đặc quyền hay loại trừ. Tất cả hãy hướng về Thiên Chúa và gọi Ngài là ‘Cha’. Chúa Con đến thế gian để mạc khải cho thiên nhan Chúa Cha cho chúng ta. Như vậy chúng ta có thể gọi nhau là anh em. Bất kể ở đâu không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa. Trong thời buổi khủng hoảng sinh thái, mất cân bằng kinh tế xã hội nghiêm trọng này. Tình hình còn nghiêm trọng bởi đại dịch coronavirus, chúng ta cần tình huynh đệ hơn. ĐTC xin cầu nguyện cho VN và Phi Luật Tân bị tổn hại tàn phá nặn nề vì bão lụt.

Ngày 3.1. 2021, sau lễ Giáng Sinh, trong kinh truyền tin, ĐGH kêu gọi các tín hữu “Mời Chúa vào nhà, vào gia đình và chia sẻ với Chúa những yếu đuối lo âu để Chúa thay đổi cuộc đời chúng ta”. Trước khi sinh ra “Ngài là Sự Sống” (Ga 1, 4). ĐTC giải thích: Người Con của Thiên Chúa “muốn mạc khải cho chúng ta về vẻ đẹp làm con Thiên Chúa”. Ngài muốn đẩy lui bóng tối cho khỏi sự dữ chúng ta. Ngài biết rõ cuộc sống chúng ta và muốn nói với chúng ta: Ngài yêu chúng ta. Đức Kitô là Ngôi Lời, luôn nghĩ và muốn tiếp xúc với chúng ta. Ngài nhận lấy xác phàm, nói lên tình trạng con người chúng ta, yếu đuối và yếu hèn. Ngài sẽ cảm thông và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Ngài không bao giờ xa lìa chúng ta. Chúng ta hãy mở cửa đón vào và Ngài ở giữa sống thân mật với chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta chia sẻ niềm vui nỗi buồn, ước muốn, thân thưa mọi điều. Chúng ta im lặnbg dừng lại trước hang đá để cảm nhận nét dịu hiền của Thiên Chúa, trở nên gần gũi.

Lễ Hiển Linh 6.1.2021, Giảng lễ tại đền thờ thánh Phêrô, khoảng 100 người, ĐTC giải thích suy tư về các nhà Đạo Sỹ, với 3 giai đọan:
-Ngước mắt lên: “Hãy ngước mắt lên và nhìn chung quanh” (Is 60, 4)
- Lên đường: “Đức vua Do Thái mới sinh ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao xuất hiện bên phương đông, nên chúng tôi đến bái lạy Ngài” (Mt 2,1-2)
- Nhìn thấy: “Bước vào nhà, họ nhìn thấy Hài Nhi, với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người” (x. Mt 2, 10-11)

Kết luận cùng ý nghĩa “Thắp Đèn Cháy Sáng” của bài này, ĐTC viết trong Thông điệp Fratelli Tutti (3.10.2020. Tất cả là Anh Em) nghĩ tới người khác (như chiếu đèn sáng) bằng:
- Lòng bác ái xã hội làm chúng ta yêu công ích, lợi ích và hợp nhất... cho dân tộc và con người, qua lại. (x. số 182)
- Bác ái là ánh sáng sự thật mà chúng ta không ngừng tìm kiếm…Ánh sáng của lý trí và đức tin. (x. số 185)
- Bác ái là trái tim của chính trị, luôn là tình yêu thương ưu tiên hơn dành cho những người thiếu thốn nhất, nâng đỡ làm thay cho người khác (x. số 187)

Như vậy, cuộc sống qua nghệ thuật chúng ta có nền văn hóa mới là ‘văn hóa gặp gỡ” (x. số 215). Chữ văn hóa đã ăn sâu vào dân tộc…ước nguyện, cách sống người dân. ‘Văn hóa gặp gỡ’ là tìm kiếm, tiếp xúc, xây dựng cầu nối, lập kế hoạch, dự án. (x. số 216)
 
Church Documents
Thủy News 11 De 2023
VietCatholic Media
04:19 11/12/2023
1. Các nhà thờ tại Việt Nam của dòng Phanxicô nơi người Công Giáo có thể nhận được Ơn Toàn Xá trong Mùa Giáng Sinh năm nay

Theo sắc lệnh vừa được công bố của Tòa Ân Giải Tối Cao, năm nay, người Công Giáo sẽ có thể nhận được ơn toàn xá từ ngày 8 tháng 12, lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, đến ngày 2 tháng 2 năm 2024, lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, bằng cách cầu nguyện trước cảnh Chúa Giáng Sinh trong một nhà thờ dòng Phanxicô.

Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra.

Ơn Toàn Xá áp dụng cho những tội lỗi đã được tha thứ. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội.

Chúng ta có thể nhận được Ơn Toàn Xá trong dịp này nếu chúng ta hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi; đồng thời trong dịp này, chúng ta phải cầu nguyện trước hang đá trong một Nhà thờ dòng Phanxicô.

Dưới đây là danh sách đầy đủ các nhà thờ, nhà nguyện của dòng Phanxicô tại Việt Nam

01. GIÁO XỨ MƯỜNG KHƯƠNG

Số 15, Gốc Vải, Xã Mường

Khương, Huyện Mường Khương, Lào Cai

02. GIÁO XỨ VŨ LỄ - NGẢ HAI

Thị trấn Ngả Hai, Bình Gia, Lạng Sơn.

03. GIÁO XỨ GÒ MU – HÒA BÌNH

Gò Mu, Thanh Cao, Lương Sơn, Hòa Bình.

04. GIÁO XỨ TRUNG HIẾU

Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam

06. GIÁO XỨ YÊN LĨNH

Thôn 7, Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

07. GIÁO XỨ ĐÁ NỆN

Thanh Thạch, Tuyên Hóa, Quảng Bình

08. GIÁO XỨ TÂN ĐIỀN

Xã Đoàn Kết, Thành Phố Kontum

09. GIÁO XỨ K’LENG

K’leng, Thị trấn Sa Thầy, Kontum.

10. GIÁO XỨ CHƯ SAN

Làng Plơi Bô, IaYok, IaGrai, Gia Lai

11. GIÁO XỨ IA KHA

Ia Kha, Ia Grai, Gia Lai.

12. GIÁO XỨ ĐỨC BÀ BIỂN HỒ - SÊ ĐĂNG

Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai

13. GIÁO XỨ IA TÔ

Ia Tô, Ia Grai, Gia Lai.

14. GIÁO XỨ LỆ CẦN

Tân Bình, Đăk Đoa, Gia Lai

15. GIÁO XỨ PHAOLÔ H'NENG

H'neng, Đăk Đoa, Gia Lai.

16. GIÁO XỨ HIẾU ĐỨC

212 Huỳnh Thúc Kháng, PHƯỜNG Yên Đỗ, Thành Phố Pleiku, Gia Lai

18. Giáo Họ SÊ SAN

Làng Dăng, xã Ia O, Ia Grai, Pleiku, Gialai

19. GIÁO XỨ THÁNH ANTÔN - VĨNH PHƯỚC

Số 752, Hai 2/4, Vĩnh Phước,

Thành Phố Nha Trang

20. GIÁO XỨ CƯ THỊNH

Cư Thịnh, Suối Hiệp, Diên Khánh, Khánh Hòa

21. GIÁO XỨ SUỐI DẦU

Tân Xương I, Suối Cát – Cam Lâm – Khánh Hòa

22. GIÁO XỨ DIÊN TÂN

Diên Tân, Diên Khánh, Khánh Hòa,

24. GIÁO XỨ BẾN KHẾ

Thôn Hòn Lay, Khánh Hiệp, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

25. GIÁO XỨ KHÁNH PHÚ

Xã Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

26. GIÁO XỨ DU SINH

12B Huyền Trân Công Chúa, Du Sinh, PHƯỜNG5

Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng

27. GIÁO XỨ THÁNH TÂM

43 Trần Hưng Đạo, Khu phố 1, PHƯỜNG Hiệp Phú, Thủ Đức

28. GIÁO XỨ THÁNH PHANXICÔ - ĐAKAO

50 Nguyễn Đình Chiểu, PHƯỜNG Đakao, Quận 1, Sàigòn

29. GIÁO XỨ THÁNH ANTÔN - CẦU ÔNG LÃNH

18 Phan Văn Trường, PHƯỜNG Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Sàigòn

30. GIÁO XỨ CỒN TRÊN

Cồn Trên, Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang

31. GIÁO XỨ CỒN ÉN

Cồn Én, Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang

32. GIÁO XỨ ĐẠI TÂM

Ấp Đại Ân, X. Đại Tâm, HUYỆN Mỹ Xuyên, T. Sóc Trăng

33. NHÀ NGUYỆN THÁNH TÂM (FMM)

269 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh, Sàigòn

34. NHÀ NGUYỆN CÁC CHỊ EM FMM SUỐI DẦU

Tân Xương, Suối Cát, Diên Khánh, Khánh Hòa

2. Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, nói rằng sẽ là “tàn phá” đối với cả Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu nếu các nhà lãnh đạo trong khối không bật đèn xanh cho đất nước của ông tham gia vào các cuộc đàm phán thành viên tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần này.

“Tôi không thể tưởng tượng được, tôi thậm chí không muốn nói về những hậu quả tàn khốc sẽ xảy ra nếu Hội đồng Âu Châu không đưa ra quyết định này,” Kuleba nói với các phóng viên khi ông đến dự cuộc gặp với các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels.

Ủy ban Âu Châu đã khuyến nghị vào tháng 11 rằng các cuộc đàm phán chính thức về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu với Ukraine và Moldova nên bắt đầu, điều mà chủ tịch Ủy ban này, Ursula von der Leyen, mô tả là phản ứng trước “tiếng gọi của lịch sử”.

Liên Hiệp Âu Châu cho biết các cuộc đàm phán sẽ chính thức được khởi động sau khi Kyiv đáp ứng được các điều kiện còn lại liên quan đến đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, thông qua luật vận động hành lang phù hợp với các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Âu Châu và tăng cường các biện pháp bảo vệ dân tộc thiểu số.

3. Cựu tổng thống Ukraine nhận định rằng Mỹ sẽ 'mất mặt trước thế giới' nếu bỏ rơi Kyiv

Cựu tổng thống Ukraine Leonid Kuchma đã cảnh báo rằng Mỹ “sẽ mất mặt trước toàn thế giới” nếu nước này từ bỏ Kyiv, đồng thời cho rằng những sai lầm của phương Tây đã góp phần dẫn đến cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào năm ngoái.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với một ấn phẩm phương Tây kể từ năm 2015, Kuchma mô tả Putin là một đặc vụ KGB chuyên nghiệp. “Đó là nghề nghiệp của anh ta, với tất cả mọi thứ hệ lụy từ công việc đó,” ông nói và nhấn mạnh rằng: “Mọi người nói rằng nỗi ám ảnh của ông ấy với Ukraine là một dạng hưng cảm hoặc rối loạn tâm thần. Có thể đó là sự thật."

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Kuchma và vợ, Lyudmila, đang ở trung tâm Kyiv khi Nga tấn công. “Tôi chắc chắn Putin có khả năng xâm lược nhưng không chắc liệu ông ấy có quyết định xâm lược hay không”, ông nói. Sáng hôm đó họ thức dậy vì tiếng nổ. “Thật khủng khiếp, một cú sốc. Tôi nhìn thấy hai chiếc máy bay ném bom bay qua đầu tôi trên đường phố.”

Ông nói, mục tiêu của Putin không chỉ là chiếm đất mà còn phá hủy “khái niệm” về Ukraine, như một “sự thay thế cạnh tranh cho Nga”. Ông gợi ý: “Bằng chứng cho điều này là những tổn thất khủng khiếp về người và những hy sinh danh tiếng mà Putin sẵn sàng thực hiện cho việc này”.

Kuchma – một người nói tiếng Nga đến từ vùng công nghiệp phía đông nam Ukraine và là cựu giám đốc một nhà máy hỏa tiễn của Liên Xô – là tổng thống Ukraine từ năm 1994 đến năm 2005. Ông đã ký hai thỏa thuận lịch sử với Nga nhằm bảo đảm biên giới hậu Liên Xô của Ukraine: đó là Bản ghi nhớ Budapest năm 1995 và hiệp ước hữu nghị năm 1997, được đàm phán với Boris Yeltsin, người mà ông có quan hệ tốt, và hiệp ước ấy được Duma quốc gia Nga phê chuẩn.

Kuchma cho biết dấu hiệu đầu tiên về tham vọng của Mạc Tư Khoa muốn xét lại hiệp ước mà ông đã ký với Boris Yeltsin xuất hiện vào năm 2003. Putin, tổng thống mới của Nga, đã tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo nhỏ Tuzla ở Hắc Hải, giữa Crimea và đất liền Nga. Sau đó, Putin đã đã đưa ra thêm “những tín hiệu rõ ràng” về ý định mở rộng biên giới của Nga bằng vũ lực khi gửi quân vào nước láng giềng Georgia vào năm 2008. Ông ta tiếp tục điều này vào mùa xuân năm 2014 bằng cách chiếm Crimea.

“ Thật vô cùng khó chịu khi thế giới không phản ứng. Cả thế giới im lặng”, Kuchma nói. “Putin hiểu rằng ông ấy có thể làm bất cứ điều gì vì không có phản ứng mang tính nguyên tắc.” Ông giải thích rằng Nga đã có thể chiếm thêm lãnh thổ ở khu vực phía đông Donbas, bắt đầu cuộc chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài gần một thập kỷ.

Tuần trước Kuchma cho biết ông bật TV lúc 3 giờ sáng và theo dõi Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu bác bỏ gói hỗ trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Chính quyền Tổng thống Biden đã cảnh báo rằng nếu không có thêm viện trợ quân sự của Mỹ, Putin sẽ “chiếm ưu thế” trên chiến trường, nơi quân đội Ukraine đang thiếu đạn dược.

“Chúng ta phải hy vọng Tổng thống Biden có thể thông qua luật này. Mỹ đã mất Afghanistan. Thất bại đối với Ukraine đồng nghĩa với việc Mỹ mất mặt trước toàn thế giới”, Kuchma nói. Khi được hỏi liệu Kyiv có thể giành chiến thắng vào thời điểm mà tình đoàn kết quốc tế dường như đang suy yếu hay không, ông trả lời: “Tôi tin vào chiến thắng. Tôi không thể tồn tại theo bất kỳ cách nào khác.”

Cựu tổng thống cho rằng thật phi thực tế khi nghĩ Putin sẽ đồng ý đàm phán hòa bình. Ông ta đã tuyên bố rằng 4 tỉnh ở phía nam và phía đông Ukraine “thuộc về” Nga, mặc dù Nga chỉ kiểm soát một phần của các khu vực này.

Ông nói thêm: “Putin không thể ký một văn bản nói rằng ông ấy đã không đạt được điều mình muốn ở Ukraine. Ông ấy sẽ phải giải thích điều này với người dân Nga. Ông ấy là nhà lãnh đạo của nước Nga.”

Tháng trước Kuchma, 85 tuổi, đã xuất bản một ấn bản cập nhật của cuốn “Ukraine is Not Russia” nghĩa là “Ukraine không phải là Nga”, một cuốn sách ông viết năm 2003. Ấn bản gốc được gửi đến người Nga và người Ukraine. Phần lớn bây giờ có vẻ tiên tri. Ông phàn nàn rằng các chính trị gia Nga coi đất nước của ông là "một phần không thể chia cắt của Nga". Họ coi người Ukraine là “những người yokel” và “anh em họ quê mùa”, với một nền văn hóa “dân tộc học” kỳ lạ.

Phiên bản mới cuốn sách của Kuchma thừa nhận rằng những nỗ lực của ông nhằm khai sáng cho những người dân Nga bình thường là “vô ích”. Ông nói, họ hoàn toàn ủng hộ cái gọi là hoạt động đặc biệt “gây hấn” và “đế quốc” của Putin.

Khi được hỏi tại sao Ukraine chống lại Nga vào năm ngoái, trước sự ngạc nhiên của Điện Cẩm Linh, Kuchma trả lời: “Bởi vì người Nga không phải là người Ukraine. Họ có một tâm lý khác.” Ông cho biết lối suy nghĩ của người Nga bắt nguồn từ người Mông Cổ, những người cai trị Mạc Tư Khoa thời kỳ đầu. Ngược lại, Ukraine có nguồn gốc từ Kyivan Rus, vương quốc Chính thống giáo thế kỷ thứ 9 mà Putin đã nhận vơ làm di sản của mình. Thực ra, người Nga là người gốc Mông Cổ, không phải là người Âu Châu.

Kuchma nói: “Trong nhiều thế kỷ, phương Tây chỉ nhìn Ukraine qua lăng kính của Nga”, đồng thời cho biết thêm rằng Mạc Tư Khoa đã sử dụng quy mô và tài nguyên thiên nhiên của mình để “thôi miên” và “lừa gạt” các nhà lãnh đạo nước ngoài. Kuchma cho biết ông chưa bao giờ “chống Nga” với tư cách một con người và một chính trị gia. Ông đã cố gắng thiết lập các mối quan hệ thân thiện và bình đẳng. Điều này tỏ ra bất khả thi vì nước Nga dưới thời Putin muốn “hội nhập” hơn là hợp tác.

4. FSB Nga cho biết họ đã bắt giữ các đặc vụ Ukraine

Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã phá vỡ một mạng lưới đặc vụ Ukraine ở Crimea, những người có liên quan đến âm mưu ám sát các nhân vật thân Nga.

Họ cho biết các mục tiêu bao gồm nhà lãnh đạo Crimea do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm, Sergei Aksyonov, và một cựu thành viên quốc hội Ukraine thân Nga, Oleg Tsaryov.

Tsaryov sống sót dù bị bắn hai phát trong một cuộc tấn công vào tháng 10 ở Crimea, nơi Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

FSB cho biết mạng lưới của Ukraine cũng đã tấn công vào cơ sở hạ tầng hỏa xa và năng lượng trên bán đảo. Cơ quan này cho biết họ đã tìm thấy các kho vũ khí và chất nổ, đồng thời bắt giữ 18 "đặc vụ và đồng phạm của lực lượng đặc biệt Ukraine".

Họ nói rằng, về tổng thể, họ đã ngăn chặn được 18 “cuộc tấn công khủng bố” trong năm nay ở Crimea.

FSB là cơ quan kế thừa của KGB, hoạt động trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và từng được lãnh đạo bởi Putin trong giai đoạn những năm 1990.

5. Bản tin cập nhật của Lực Lượng Phòng Vệ Israel

Phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Tướng Daniel Hagari, cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Hai 11 Tháng Mười Hai, rằng vào buổi sáng cùng ngày còi báo động vang lên trong các cộng đồng Israel gần Dải Gaza.

Một số vụ phóng hỏa tiễn từ Li Băng về phía Israel đã được xác định. Sáu trong số các vụ phóng đã bị Hệ thống phòng thủ trên không IDF đánh chặn thành công. Pháo binh IDF đang tấn công các bệ phóng hỏa tiễn ở Nam Li Băng.

Ông cũng nhắc lại rằng Lực Lượng Phòng Vệ Israel và không quân nước này đã giết chết chỉ huy mới được thăng chức của Tiểu đoàn Shejaiya của Hamas, Emad Krikae. Chỉ huy trước đây của tiểu đoàn Hamas đã bị Lực Lượng Phòng Vệ Israel giết chết trước đó trong cuộc chiến. Sau khi loại bỏ chỉ huy Tiểu đoàn Shejaiya của Hamas trong chiến tranh, Krikae tạm thời đảm nhận vị trí chỉ huy tiểu đoàn, trước khi bị Lực Lượng Phòng Vệ Israel giết chết.
 
Bích Ngọc News 12 Dec 2023
VietCatholic Media
18:14 11/12/2023
1. Thủ tướng Đức Olaf Scholz /ô-láp shâu/ cho biết chính phủ có thể sớm hoàn tất dự thảo ngân sách cho năm 2024 và viện trợ dành cho Ukraine sẽ được tăng cường

Thủ tướng Đức cho biết: “Chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ đến mức chúng tôi có thể rất tự tin rằng chúng tôi sẽ có thể sớm thông báo kết quả cho các bạn”.

Ông nhấn mạnh rằng viện trợ cho Ukraine không phải là vấn đề cần tranh cãi. “Sẽ không có gì thay đổi về vấn đề này,” ông nói.

trước những dao động ở Hoa Kỳ, Thủ tướng Đức nhấn mạnh quan điểm của ông rằng:

“Ngày nay, có lẽ không ai ở Âu Châu mong muốn hòa bình nhiều như người Ukraine. Mỗi ngày, họ bảo vệ tự do, quê hương, mạng sống của mình trước sự say sưa quyền lực mù quáng và đế quốc của những kẻ thống trị Điện Cẩm Linh.Kế hoạch hòa bình mà Tổng thống Zelenskiy đang thúc đẩy trên toàn thế giới thể hiện rõ ràng niềm khao khát hòa bình này”. Đồng thời, “chúng ta phải đề phòng các giải pháp giả mạo chỉ có từ ‘hòa bình’ trong tên của chúng. Hoà bình mà không có tự do thì gọi là áp bức. Hòa bình không có công lý được gọi là độc tài.”

Vì lý do này, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi của Ukraine về một nền hòa bình công bằng, tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Điều đó tôn trọng các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và độc lập.” “Đây là lý do tại sao chúng tôi hỗ trợ những người đàn ông và phụ nữ Ukraine bảo vệ quê hương của họ. Chúng tôi cũng làm điều đó bằng cách cung cấp vũ khí cho họ.”

Ông nhấn mạnh rằng quan điểm của Đức là “luật pháp phải khắc phục bạo lực chứ không phải ngược lại. Bất kỳ quan điểm nào khác sẽ dẫn đến sự công nhận quy luật của kẻ mạnh nhất.” Và “chúng tôi đã biết rất rõ con đường này dẫn đến đâu qua nhiều thế kỷ bị khai thác thuộc địa và tàn phá do chiến tranh”.

“Đối với tôi, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine thực hiện quyền tự vệ của mình chừng nào còn cần thiết. Tôi cho rằng điều đó là cần thiết không chỉ từ quan điểm chính trị và chiến lược mà còn về mặt đạo đức hòa bình”. “Bởi vì việc bảo vệ sự tồn vong của mình trước kẻ xâm lược là điều kiện tiên quyết để một Ukraine độc lập và tự do tìm thấy hòa bình và để giới lãnh đạo Nga sẵn sàng đàm phán thực sự”.

2. Nga mở tấn công lớn bằng hỏa tiễn vào Thủ đô Kyiv

Sáng thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai, Nga đã mở một cuộc tấn công lớn vào Thủ đô Kyiv, các phóng viên của hãng thông tấn AP đã chứng kiến một số cảnh tàn phá ở quận Bortnychi, ngoại ô phía đông nam Kyiv.

Cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào thủ đô Ukraine được tường trình đã phá hủy một số ngôi nhà và khiến hơn 100 gia cư không có điện.

Một ngôi nhà đang được xây dựng bị xé toạc và các tòa nhà gần đó bị hư hại một phần, với những lỗ thủng lớn trên mái và tường.

Victor Demchenko, chủ sở hữu của ngôi nhà bị phá hủy, đang dọn dẹp các mảnh vụn khỏi tài sản của mình, bên cạnh một miệng núi lửa sâu khoảng 5 mét ở sân sau. Anh ta cho biết anh ta đang ở một khu vực khác của thành phố thì nghe thấy tiếng nổ.

“Sau đó, người hàng xóm gọi điện… và nói tất cả những gì còn lại của ngôi nhà tôi chỉ là một cái hố,” anh nói. “Tôi không tin anh ta nên lấy xe phóng về nhà, và tự mình nhìn thấy ngôi nhà chẳng còn gì cả.”

Tại một ngôi nhà khác cách đó khoảng một dặm, Nadia Matvienko may mắn thoát chết mà không bị thương khi nhà của cô bị hư hại trong vụ tấn công.

“Hình như tôi cảm nhận được điều gì đó. Cả đêm tôi không ngủ được, cứ trằn trọc trên giường. Sau đó ‘bang, bang’, chúng tôi lao ra hành lang. Điều tiếp theo chúng tôi nghe thấy là ngôi nhà bị xé toạc”, cô nói.

3. Lãnh đạo SBU lên tiếng về vụ ám sát Ilia Kyva

Các nguồn tin của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã chia sẻ đoạn phim độc quyền về hiện trường vụ hành quyết kẻ phản bội cao cấp nhất, cựu nghị sĩ Ilia Kyva.

Như đã đưa tin, ngày 6/12, thông tin về việc thanh lý cựu nghị sĩ Ilia Kyva đã được Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, xác nhận.

Vasyl Maliuk, nhà lãnh đạo SBU, đã lên tiếng xác nhận biệt kích SBU chịu trách nhiệm về vụ tấn công, sau khi có các báo cáo trên các phương tiện truyền thông Nga, và các mạng xã hội đưa ra các đồn đoán và các câu chuyện giật gân liên quan đến vụ hành quyết Ilia Kyva.

Các mạng xã hội Nga khai thác vụ này tối đa đến mức, hãng tin Baza của Nga cho biết Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã mời lên làm việc một số kênh Telegram của Nga đăng những câu chuyện giật gân, vì những câu chuyện mô tả các hành vi xuất quỷ nhập thần của biệt kích Ukraine có thể gây hoảng loạn trong xã hội Nga.

Ông Maliuk đã chia sẻ những hình ảnh cho thấy thi thể của Kyva nằm úp mặt trên tuyết, xung quanh có những vết máu. Ngoài ra, vị trí của vụ ám sát cũng được tiết lộ. Đó là một công viên nơi, Kyva thường quay các video chống Ukraine của mình để đăng trên mạng xã hội.

Kyva là một trong những mục tiêu ưu tiên và đã được giám sát từ lâu trước vụ tấn công. Lộ trình di chuyển, thói quen hàng ngày của anh ta đã được nghiên cứu chi tiết. Bất chấp các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được áp dụng, các đặc vụ SBU đã tìm ra các khe hở và tiêu diệt thành công mục tiêu tại một quận ngay ở Thủ đô Mạc Tư Khoa.

Maliuk bác bỏ nguồn tin của Nga cho rằng Kyva đã bị cắm một con dao vào thái dương. Cũng có một bức ảnh cho thấy một con dao và một cây súng được găm vào một cái cây. Maliuk cũng bác bỏ chi tiết này. Kyva là một nhân vật được Nga bảo vệ kỹ lưỡng, biệt kích chỉ đủ thời gian bắn hai phát súng, chụp hình hiện trường và rút lui.

“Đây là tín hiệu cho tất cả những kẻ phản bội và tội phạm chiến tranh đã quay sang phe địch. Hãy nhớ rằng: Nga sẽ không bảo vệ được các ngươi. Cái chết là viễn cảnh duy nhất đang chờ đợi đối phương của Ukraine”, Maliuk nói.

Các kênh Telegram của Nga cũng đăng một câu chuyện cho rằng có 2 phụ nữ đã tiếp cận với Kyva. Một cô đưa cho anh ta cái điện thoại di động để nhờ chỉ đường, trong khi đó một cô móc súng ra bắn vào trán anh ta. Người Ukraine cho rằng có lẽ không phải như vậy. Kyva là một võ sư, hành tung rất nhanh nhẹn. Tương truyền, anh ta đã tay không đánh bại 10 quân Nga Ukraine khi còn là một viên chức cảnh sát.
 
Thu Trinh News 12 Dec 2023
VietCatholic Media
20:19 11/12/2023
1. Ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris được lắp cây thánh giá mới

Cây thánh giá trên đỉnh chóp của nhà thờ Đức Bà Paris đã được thay thế 4 năm sau trận hỏa hoạn năm 2019 tàn phá tượng đài mang tính biểu tượng.

Cây thánh giá mới đã được cẩu vào vị trí vào chiều thứ Tư, đặt ở vị trí trên đỉnh của ngọn tháp, hình bóng của nó gần đây đã bắt đầu lộ ra từ phía sau giàn giáo.

Việc trùng tu diễn ra hai ngày trước chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Emmanuel Macron /em-ma-nu-en ma-krông/, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm dự kiến mở cửa lại nhà thờ để công chúng thờ phượng và hành hương tới kiệt tác Gothic được xây dựng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14.

Ngọn tháp được tái tạo giống hệt với ngọn tháp trước đây do kiến trúc sư thế kỷ 19 Eugène Viollet-le-Duc /vi-ô-lây lơ du/ thiết kế, đã bị sập trong trận hỏa hoạn. Trong vài ngày qua, nó đánh dấu sự tiến bộ của những nỗ lực phục hồi.

Điện Élysée /ê-li-giê/ giải thích hôm thứ Tư rằng ngọn tháp là một công trình bằng gỗ phức tạp được bao phủ bởi một tấm chì và trên cùng có vương miện, con gà trống và cây thánh giá, tạo nên một công trình cao 96 mét.

Theo Điện Elysée, con gà trống thường đội vương miện cũng sẽ được thay thế. Nó sẽ được làm phép trong một buổi lễ Công Giáo sắp tới được tổ chức riêng biệt với chuyến thăm của tổng thống vào thứ Sáu.

Con gà trống sống sót sau trận hỏa hoạn sẽ được trưng bày trong một bảo tàng trong tương lai, Điện Elysée cho biết.

Tuần trước, nhà lãnh đạo công trình tái thiết Philippe Jost /phi-líp-pê giót/, người kế nhiệm Tướng Jean-Louis Georgelin /giăng lu-y gioọc-lanh/ sau cái chết đột ngột của ông vào mùa hè này, đã thông báo rằng khi ngọn tháp đạt đến độ cao tối đa 96 mét, lớp vỏ chì sẽ được thêm vào.

Sau đó, giàn giáo hiện đang che khuất phần lớn ngọn tháp sẽ được tháo dỡ.

2. Putin chuẩn bị bắt lính hàng loạt, tung sắc lệnh ép nam giới nộp lại hộ chiếu

Một sắc lệnh mới có hiệu lực hôm 12 Tháng Mười Hai, cho một số người Nga 5 ngày để nộp lại hộ chiếu.

Nghị định của Nga nêu rõ các cơ quan chức năng có thể áp đặt lệnh cấm đi lại đối với lính nghĩa vụ, nhân viên của Cơ quan An ninh Liên bang, người bị kết án hoặc những người có quyền truy cập vào bí mật nhà nước hoặc “thông tin có tầm quan trọng đặc biệt”, cùng những người khác.

Sau khi được thông báo, mọi người có năm ngày để nộp lại tài liệu hộ chiếu của mình.

Hộ chiếu bị nộp lại sẽ được lưu trữ tại các cơ quan đã cấp nó, chẳng hạn như Bộ Nội vụ hoặc cơ quan của Bộ Ngoại giao.

3. Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu đã kêu gọi khối tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.

“Tôi hy vọng rằng sự đoàn kết của Âu Châu sẽ không bị phá vỡ, vì đây không phải là lúc để làm suy yếu sự ủng hộ của chúng ta đối với Ukraine”, ông Josep Borrell nói trước cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu.

27 nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ tổ chức một cuộc họp gay gắt vào thứ Năm, tại đó thủ tướng Hung Gia Lợi, Viktor Orbán, đe dọa sẽ chặn hàng tỷ Mỹ Kim viện trợ và trì hoãn các cuộc đàm phán tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu cho Kyiv.

Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen gọi quan điểm của Hung Gia Lợi là “rất, rất đáng trách”.

Cô nói: “Điều quan trọng là chúng ta tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong thời gian cần thiết, và điều đó không chỉ vì sự nghiệp của Ukraine mà còn vì sự nghiệp của chính chúng ta”.

Một số nhà ngoại giao Âu Châu cho rằng Orbán đang trì hoãn hỗ trợ Ukraine để gây áp lực buộc Brussels phải giải phóng hàng tỷ euro hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho Budapest đang bị đóng băng vì tranh chấp pháp quyền.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Gabrielius Landsbergis của Lithuania đi xa đến mức cho rằng Orbán đang hành động theo lệnh của Putin trong việc ngăn cản Thụy Điển gia nhập NATO, tìm mọi cách ngăn chặn Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và chặn đứng số tiền viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine.

Theo hai nhà ngoại giao, yêu cầu được giấu tên để có thể nói chuyện thẳng thắn, tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Hai 23 Tháng Mười, Bộ Trưởng Ngoại Giao Gabrielius Landsbergis của Lithuania đã hỏi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hung Gia Lợi Péter Szijjártó, rằng liệu các yêu cầu của Budapest đối với Liên Hiệp Âu Châu đến từ chính phủ Orbán của Hung Gia Lợi hay từ chính phủ của Putin ở Điện Cẩm Linh.”

Các nhà ngoại giao cho biết, Szijjártó đã đáp trả, lập luận rằng Hung Gia Lợi không nhận lệnh từ ai.
 
Ánh Tuyết News 12 Dec 2023
VietCatholic Media
20:22 11/12/2023
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng Cảnh Giáng Sinh ở Vatican nên gợi lên những lời cầu nguyện cho Thánh Địa

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng cảnh Giáng Sinh năm nay ở Vatican buộc mọi người phải nghĩ đến Thánh Địa – cả sự ra đời của Chúa Kitô tại Bêlem 2.000 năm trước cũng như cuộc xung đột hiện đang nhấn chìm khu vực.

“Trong khi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, nhỏ bé, nghèo khó, không có khả năng tự vệ, chúng ta không thể không nghĩ đến thảm kịch mà các cư dân Thánh Địa đang trải qua, đặc biệt là đối với trẻ em và cha mẹ của họ, và thực hiện sự gần gũi và sự hỗ trợ tinh thần của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói.

Là một phong tục hàng năm, máng cỏ Giáng Sinh Vatican năm nay đặc biệt tôn vinh hang đá Giáng Sinh đầu tiên được biết đến, do Thánh Phanxicô Assisi dựng lên tại thị trấn nhỏ Greccio của Ý cách đây 800 năm.

Thánh Phanxicô vừa trở về sau chuyến hành hương đến Thánh địa vào năm 1223 và có ấn tượng sâu sắc bởi sự giống nhau giữa các hang động ở Greccio với phong cảnh của Bêlem. Sự kết nối đã thúc đẩy thánh nhân kêu gọi cả tu sĩ và nam nữ địa phương cùng nhau tái hiện cảnh Chúa Giáng Sinh.

Trong ý hướng đó, hang đá Giáng Sinh ở Vatican năm nay sẽ giúp mọi người tạo nên sự kết nối với Thánh Địa, Đức Thánh Cha nói, đặc biệt là với hoàn cảnh của các gia đình bị vướng vào cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas.

“Đây là những người phải trả giá thực sự cho chiến tranh”, Đức Thánh Cha nói, đề cập đến cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 và đã dẫn đến cái chết của hơn 20.000 người và hơn 2 triệu người phải di tản.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng việc suy ngẫm trước mỗi cảnh Giáng Sinh sẽ “đánh thức trong chúng ta nỗi nhớ về sự thinh lặng và cầu nguyện, trong cuộc sống thường ngày quá bận rộn của chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng sự im lặng là khả năng “lắng nghe những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta từ máng cỏ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra Đức Maria là mẫu mực của kiểu tư thế cầu nguyện này trước hang đá Giáng Sinh.

“Mẹ không nói gì, nhưng Mẹ trầm ngâm và tôn thờ”

Đức Thánh Cha cũng bình luận về cây thông Noel năm nay ở Vatican. Cây linh sam được trang trí bằng hoa edelweiss được trồng trong vườn ươm, trái ngược với hoa edelweiss hoang dã được bảo vệ hợp pháp ở Ý.

“Đây cũng là một lựa chọn khiến chúng ta phải suy ngẫm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Những cử chỉ nhỏ rất cần thiết trong việc hoán cải sinh thái, những cử chỉ tôn trọng và biết ơn đối với những hồng ân của Thiên Chúa.”

Cộng đồng từ Macra, nằm trên dãy Alps ở phía tây bắc nước Ý, đã cung cấp cây thông Noel năm nay. Cảnh Giáng Sinh được tặng bởi Giáo phận Rieti, nằm ngay phía bắc Rôma và là quê hương của Greccio.

Hang đá và cây thông Noel sẽ được trưng bày ở Quảng trường Thánh Phêrô cho đến lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, ngày 7 Tháng Giêng năm 2024.
 
VietCatholic TV
Có tin vui giữa giờ hồi hộp: TT. Zelenskiy đến Hoa Kỳ. Quân Putin bỏ của chạy lấy người ở Avdiivka
VietCatholic Media
03:22 11/12/2023


1. Zelenskiy sẽ đến Washington như chặng cuối trong chuyến thăm Á Căn Đình để gặp Tổng thống Biden và thúc đẩy Quốc hội viện trợ

Hai ký giả Kelly Garrity Và Eugene Daniels của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Zelenskyy to make last ditch trip to D.C. to meet Biden and push Congress for aid”, nghĩa là “Tổng thống Zelenskiy thực hiện chặng cuối trong chuyến đi đến Washington để gặp gỡ Tổng thống Biden và thúc đẩy Quốc Hội về viện trợ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp đón Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Ba, khi các cuộc đàm phán về một thỏa thuận viện trợ cho nước này vẫn bị đình trệ tại Quốc hội.

Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết chuyến thăm của Tổng thống Zelenskiy sẽ “cho thấy cam kết không thể lay chuyển của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tự bảo vệ mình trước cuộc xâm lược tàn bạo của Nga”.

Cuộc họp là nỗ lực mới nhất của Tòa Bạch Ốc nhằm gây áp lực lên Quốc hội, nơi một thỏa thuận cung cấp viện trợ khẩn cấp cho Ukraine dường như đã đi vào bế tắc.

Theo một trợ lý lãnh đạo Thượng viện, Tổng thống Zelenskiy cũng sẽ nói chuyện trực tiếp với các thượng nghị sĩ vào sáng thứ Ba, một cơ hội quan trọng để ông cố gắng thuyết phục các thượng nghị sĩ gửi viện trợ cho ông trước cuối năm nay. Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang nỗ lực hoàn tất thỏa thuận thắt chặt an ninh biên giới để đổi lấy thêm nguồn tài trợ của Ukraine, và lưỡng viện dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào cuối tuần này.

Phát ngôn nhân của Johnson, Raj Shah, cho biết Zelenskiy cũng dự kiến sẽ nói chuyện với Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson.

Các trợ lý Tòa Bạch Ốc từ lâu đã nhận thấy rằng sự ủng hộ của công chúng dành cho Ukraine tăng lên sau một diễn biến lớn trong cuộc chiến hoặc một khoảnh khắc liên quan đến Zelenskiy khiến cuộc xung đột trở lại tiêu điểm.

Theo một quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc được giấu tên để mô tả các cuộc thảo luận riêng tư, chuyến thăm Washington của Zelenskiy có thể làm điều đó một lần nữa, đồng thời gây áp lực lên Đảng Cộng hòa. Nó cũng có thể thúc đẩy các đảng viên Cộng hòa chính thống đứng lên chống lại giới lãnh đạo và những người trong đảng của họ hiện không muốn ủng hộ Ukraine. Các trợ lý Tòa Bạch Ốc cho rằng nhiều đảng viên Cộng hòa vẫn ủng hộ việc giúp đỡ Kyiv, quan chức này cho biết, và chuyến thăm của Zelenskiy ngay trước Giáng Sinh có thể khởi động lại động lực.

Một quan chức chính quyền khác cũng được giấu tên cho biết: “Bất cứ khi nào ông ấy đến đây, đó là cơ hội để đưa tin lên trang nhất, nhắc nhở mọi người về chính xác những gì đang bị đe dọa, những gì đang xảy ra ở Ukraine ngay bây giờ, tại sao điều này vẫn quan trọng đối với người dân Mỹ”.

Quan chức này cho biết chuyến đi Washington diễn ra sau khi Tổng thống Zelenskiy quyết định tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống Á Căn Đình vào hôm Chúa Nhật.

Quan chức chính quyền cho biết: “Một khi ông ấy ra khỏi Ukraine, ông ấy sẽ đi đến những nơi khác dễ dàng hơn rất nhiều”. “Điều này thật hợp lý đối với cả Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Zelenksyy và văn phòng tổng thống Ukraine rằng đây là cơ hội tốt để ông ấy đến Hoa Kỳ.

Tòa Bạch Ốc vẫn chưa công bố kế hoạch tổ chức một cuộc họp báo trong chuyến thăm hôm thứ Ba, nhưng một cuộc họp báo có thể đang được thực hiện vì Zelenskiy đã nói chuyện với báo chí trong các chuyến thăm trước đây.

Trong một lá thư gửi các nhà lãnh đạo quốc hội vào tuần trước, giám đốc ngân sách Tòa Bạch Ốc Shalanda Young cảnh báo rằng việc không hành động trước cuối năm đối với một vòng tài trợ mới có nguy cơ “làm Ukraine kiệt sức trên chiến trường”.

Hôm Chúa Nhật, Young tiếp tục thúc đẩy hành động của quốc hội, vẽ ra một bức tranh thảm khốc về thất bại của Ukraine sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Hoa Kỳ.

“Điều gì xảy ra nếu Putin hành quân qua Ukraine, tiếp theo sẽ ra sao?” Young nói trong một cuộc phỏng vấn trên “Face the Nation” của CBS. “Các quốc gia NATO, con trai và con gái của chúng ta có nguy cơ trở thành một phần của một cuộc xung đột lớn hơn. Và không chỉ có Putin - những nhà độc tài khác cũng đang theo dõi những gì Quốc hội đang làm.”

2. Nga thành lập Sư đoàn Dù thứ năm Nó chưa sẵn sàng cho ngày tận thế của máy bay không người lái và pháo binh

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russia Formed A Fifth Airborne Division. It Wasn’t Ready For The Drone and Artillery Apocalypse.”, nghĩa là “Nga thành lập Sư đoàn Dù thứ năm. Sư đoàn vẫn chưa sẵn sàng cho ngày tận thế gây ra bởi máy bay không người lái và pháo binh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trước khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine 22 tháng trước, lực lượng Dù tinh nhuệ của Điện Cẩm Linh có 4 sư đoàn cộng với một số lữ đoàn riêng biệt: tổng cộng có khoảng 40.000 lính dù.

Nhưng rất nhiều binh sĩ trong số này đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine đến mức vào tháng 8, Điện Cẩm Linh tuyên bố sẽ thành lập một sư đoàn Dù mới, là sư đoàn 104, bằng cách mở rộng và tái vũ trang cho một lữ đoàn hiện có.

Về lý thuyết, lính dù Nga được huấn luyện nhiều hơn trong quân đội chính quy. Trên thực tế, Sư đoàn 104 đã tổ chức quá nhanh để có thể huấn luyện đáng kể. Bây giờ sư đoàn mới đang chiến đấu ở tả ngạn sông Dnipro—và đang gặp khó khăn.

Hai tháng trước, thủy quân lục chiến Ukraine đã di chuyển qua Dnipro và dưới sự yểm trợ của pháo binh, máy bay không người lái và gây nhiễu sóng vô tuyến, đã bảo vệ được đầu cầu tại khu định cư Krynky ở bờ trái do Nga nắm giữ.

Đó là một mặt trận mới trong cuộc chiến—mặt trận mà người Ukraine hy vọng khai thác để đẩy quân xâm lược của Nga ra khỏi miền nam Ukraine.

Thủy quân lục chiến Nga, được tăng cường bởi một trung đoàn cơ giới, đã không thể đánh bật được thủy quân lục chiến Ukraine. Vì vậy, sau một số đợt huấn luyện ngắn gọn vào tháng 9 và tháng 10, Sư đoàn 104 mới của lực lượng dù đã đến miền nam Ukraine - và dẫn đầu.

“Vụ đặt cược chính sẽ thuộc về chúng tôi và thủy quân lục chiến,” một binh sĩ Sư đoàn 104 viết trong một bức thư lan truyền trên mạng xã hội.

Đó không phải là một vụ cá cược an toàn. Có vẻ như cuộc tấn công ban đầu của Sư đoàn 104 hoặc đơn vị Dù lân cận đã kết thúc thất bại khi lực lượng Ukraine tấn công một số phương tiện chiến đấu BMD của quân xâm lược.

Rõ ràng là hiện nay Ukraine đã tập trung các máy bay không người lái, pháo binh, phòng không tốt nhất và các lực lượng hỗ trợ khác trong và xung quanh Krynky, mặc dù điều này đòi hỏi quân đội ở các khu vực khác - đặc biệt là Avdiivka và Bakhmut - phải giữ vị trí của họ với ít sự hỗ trợ hơn.

Người lính viết: “Điều đầu tiên khiến bạn chú ý là hoạt động của pháo binh ở cả hai bên, và khách quan mà nói, Đức Quốc xã đang làm tốt hơn nhiều”.

Tuyên truyền của Nga mô tả người Ukraine là “Đức Quốc xã” mặc dù Ukraine là một nước dân chủ và Nga là một nhà nước độc tài có lực lượng thường xuyên gây ra tội ác chiến tranh đối với dân thường ở những vùng lãnh thổ mà họ xâm lược.

Người lính viết: Xung quanh Krynky, pháo binh Ukraine bắn thường xuyên hơn và chính xác hơn pháo binh Nga. Đạn chùm của Ukraine đặc biệt nguy hiểm khi chúng trút mưa xuống “nơi quân đội của chúng tôi thỉnh thoảng hành quân”.

Máy bay không người lái mang theo chất nổ của Ukraine có mặt ở mọi nơi, mọi lúc. Người lính viết: “Máy bay không người lái Kamikaze tạo ra bán kính hủy diệt rất lớn. Mặc dù có thể chiến đấu chống lại đám máy bay không người lái nhưng việc cứu người bị thương sẽ khó khăn hơn nhiều. Người lính nhớ lại một người Nga bị thương nằm trên chiến trường hai ngày để chờ giải cứu.

Người lính này khẳng định lợi thế của Ukraine về pháo binh và máy bay không người lái không phải là vấn đề duy nhất. Anh ta cũng than phiền về sự thiếu lãnh đạo và phối hợp trong các lực lượng Nga xung quanh Krynky. “Bộ chỉ huy cao cấp không tìm được tiếng nói chung với một số đơn vị, điều này rất kỳ lạ”.

Nhưng nó không có gì lạ. Không một sư đoàn nào có thể mong đợi hoàn toàn sẵn sàng tham gia trận chiến lớn với một đối phương giàu kinh nghiệm chỉ sau vài tháng huấn luyện.

3. Quân Putin bỏ chạy ở thị trấn Avdiivka, Ukraine tịch thu 882 quả mìn.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 11 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong 24 giờ qua, 82 cuộc giao tranh đã diễn ra, 700 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến.

Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4 xe tăng và 10 xe thiết giáp.

Đặc biệt, tại chiến trường thị trấn Avdiivka, quân Nga đã bỏ chạy gần Stabove. Các đơn vị rà phá bom mìn của công binh Ukraine đã phát hiện, vô hiệu hóa, và tịch thu 882 quả mìn.

“Kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm ngoái, các đơn vị của chúng ta đã phát hiện, loại bỏ và vô hiệu hóa 89.531 quả mìn, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, nói

Một số quả mìn rải rác khắp đất nước do lực lượng Ukraine đặt để bảo vệ tuyến phòng thủ của họ, nhưng phần lớn là của Nga.

4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến làn sóng tấn công lớn do không quân Nga tiến hành nhằm vào Kyiv và miền trung Ukraine vào đêm 7/12. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh

Vào đêm ngày 7 tháng 12 năm 2023, Không quân Nga đã tiến hành một đợt tấn công lớn nhằm vào Kyiv và miền trung Ukraine bằng cách sử dụng phi đội máy bay ném bom hạng nặng của mình, lần đầu tiên kể từ ngày 21 tháng 9 năm 2023.

Những chiếc máy bay này, rất có thể là Tu-95 BEAR H, có khả năng đã phóng ít nhất 16 hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không từ khu vực hoạt động điển hình của chúng trên Biển Caspian.

Các hỏa tiễn rất có thể là AS-23a KODIAK, là các hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không hàng đầu của Nga. Nga gần như chắc chắn đã dự trữ những hỏa tiễn này để sử dụng trong chiến dịch mùa đông.

Đây có lẽ là sự khởi đầu cho một chiến dịch phối hợp chặt chẽ hơn của Nga nhằm làm suy giảm cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Tuy nhiên, các báo cáo ban đầu cho thấy phần lớn số hỏa tiễn này đã bị phòng không Ukraine đánh chặn thành công.

Mặc dù có ít nhất một thường dân thiệt mạng nhưng thiệt hại hiện tại dường như là rất nhỏ.

5. Nga cho rằng Israel làm ngập lụt địa đạo ở Gaza là 'Tội ác chiến tranh'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Warns Israel Over Flooding Tunnels in Gaza: 'War Crime'“, nghĩa là “Nga cảnh báo Israel về việc làm ngập lụt địa đạo ở Gaza: Đó là 'Tội ác chiến tranh'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga đã phản ứng trước những tuyên bố rằng Israel đang xem xét việc làm ngập các đường hầm ở Dải Gaza mà nước này coi là một phần của mạng lưới Hamas, đồng thời nói rằng động thái như vậy sẽ là một tội ác chiến tranh.

Hôm thứ Sáu, Mỹ đã phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức trong cuộc chiến đang nổ ra giữa Israel và Hamas ở Gaza, kể từ khi phiến quân Palestine phát động cuộc tấn công vào miền nam Israel vào ngày 7 tháng 10.

Nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đưa ra và nhận được sự ủng hộ của 13 thành viên khác. Anh đã bỏ phiếu trắng. Nó diễn ra sau lời cảnh báo của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres tới hội đồng gồm 15 thành viên về mối đe dọa toàn cầu từ cuộc chiến ở Trung Đông.

Dmitry Polyanskiy, đại biện Nga tại Liên Hiệp Quốc, cho biết Mạc Tư Khoa vô cùng thất vọng vì Hội đồng Bảo an đã không đưa ra quyết định mang tính ràng buộc mà chỉ kêu gọi các bên chấm dứt bạo lực.

Tuyên bố của Mạc Tư Khoa cũng lưu ý một báo cáo trong tuần này rằng Lực lượng Phòng vệ Israel đã lắp ráp một hệ thống máy bơm lớn. Theo các quan chức Mỹ được The Wall Street Journal trích dẫn, những thứ này có thể làm ngập mạng lưới đường hầm rộng lớn của Hamas dưới dải Gaza bằng nước biển. Tờ báo cho biết mỗi máy trong số ít nhất 5 máy bơm có thể lấy nước từ Biển Địa Trung Hải và mặc dù chiến thuật này có thể đẩy các chiến binh Hamas ra khỏi nơi ẩn náu dưới lòng đất của họ nhưng nó cũng có thể đe dọa nguồn cung cấp nước của dải đất.

Nga cho biết các báo cáo về đề xuất làm ngập đường hầm là gây sốc và cảnh báo “nếu thực hiện, đây sẽ là tội ác chiến tranh”.

“Lũ lụt như vậy có thể được coi là tương tự như lệnh 'không tha cho họ', nhưng nó không chỉ nói về điều đó và không chỉ về những thường dân có thể ở trong những đường hầm đó”, tuyên bố viết. “Tất nhiên, rất có thể sẽ có dân thường, vì họ sẽ đi đâu sau vụ đánh bom bừa bãi vào Gaza xảy ra.” Khi được liên hệ để yêu cầu phản hồi, IDF nói với Newsweek rằng họ “không có bình luận” về tuyên bố của Nga.

Trong hai tháng qua, Nga đã nhiều lần lên án các hành động của Israel ở Gaza, trong đó Vladimir Putin ban đầu đổ lỗi cho các cuộc tấn công của Hamas ở Israel là một “ví dụ rõ ràng về chính sách thất bại ở Trung Đông của Hoa Kỳ”.

Các nhà phân tích cho rằng Mạc Tư Khoa đang lợi dụng tình hình hỗn loạn để làm giảm bớt những chú ý chặt chẽ vào cuộc xâm lược toàn diện của Putin ở Ukraine. Cuộc xung đột ở Gaza cũng làm suy yếu lời kêu gọi cung cấp vũ khí của Kyiv khi Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự và tinh thần cho Israel.

Trong khi Nga chỉ trích cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc, với tư cách là thành viên thường trực, Mạc Tư Khoa cũng phủ quyết các nghị quyết lên án các khía cạnh của cuộc xâm lược Ukraine, một trong số đó là tuyên bố rằng họ đã sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

Tuần trước, đã có lệnh ngừng bắn, trong đó các con tin bị bắt từ Israel được trao đổi với các tù nhân Palestine và viện trợ được đưa vào dải đất này. Tuy nhiên, qua đêm thứ Sáu, chiến đấu cơ của Israel vẫn tiếp tục ném bom, hãng tin AP đưa tin, đồng thời cho biết thêm rằng số người chết ở Dải Gaza đã vượt quá 17.400.

Trước cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu, Ủy ban Cấp cứu Quốc tế đã cảnh báo về tình hình nhân đạo thảm khốc ở Gaza, mô tả việc cung cấp viện trợ gần như không thể và một số dịch vụ y tế còn lại đã hoàn toàn bị quá tải.

Trong bình luận gửi qua email cho Newsweek, Ủy ban Cấp cứu Quốc tế cho biết: “Từ quan điểm nhân đạo, ngừng chiến đấu là cách duy nhất để giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân ở Gaza, cả về viện trợ và bảo vệ”. Thực phẩm và nước uống “khan hiếm và ngày càng giảm” và “nhu cầu đang tăng lên từng giờ”.

6. Nhận định của phe đối lập Nga sau khi Putin tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống

Trong một diễn biến hết sức kệch cỡm, hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Mười Hai, Putin đã tổ chức cho một số người đại diện đủ mọi thành phần trong xã hội Nga xúm lại khẩn thiết xin ông ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Vladimir Putin cho biết ông sẽ tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 3 năm 2024, dựa trên lời thỉnh cầu của đồng bào.

Putin đã thống trị hệ thống chính trị và truyền thông Nga trong hai thập kỷ qua, bỏ tù các chính trị gia đối lập nổi tiếng, như Alexei Navalny, người đang thụ án hơn 30 năm tù.

Reuters đưa tin: Với việc Điện Cẩm Linh có toàn quyền kiểm soát truyền thông nhà nước và có thể quyết định ai có thể và không thể tranh cử, phe Navalny cho rằng đây không phải là một cuộc bầu cử thực sự.

Nhưng họ coi thời hạn 100 ngày tranh cử là cơ hội hiếm có để lôi kéo người Nga vào một cuộc đối thoại chính trị và thuyết phục họ rằng cuộc chiến Ukraine và những căng thẳng kinh tế mà nó mang lại là những vấn đề do Putin tạo ra.

“Tất nhiên là không thể đánh bại Putin trong 'cuộc bầu cử'“, trợ lý hàng đầu của Navalny, Leonid Volkov nói với Reuters. “Mục đích của chiến dịch của chúng tôi là thay đổi chương trình nghị sự chính trị ở Nga.”

Cho đến nay chỉ có ba người tuyên bố ý định ra tranh cử. Hai người là những nhân vật cấp thấp, Boris Nadezhdin và Yekaterina Duntsova, những người có thể gặp khó khăn trong việc thu thập 300.000 chữ ký cần thiết để có được tư cách ứng viên.

Người thứ ba, Igor Girkin, người theo chủ nghĩa dân tộc, đang ngồi tù chờ xét xử với tội danh kích động hoạt động cực đoan. Girkin coi như đã bị loại vì tòa án vừa tuyên bố gia hạn việc tạm giam anh ta thêm 6 tháng nữa, và như thế anh ta không có tư cách để tranh cử.

Trong tình hình vẫn chưa biết những ai sẽ ra tranh cử hay chỉ có một mình Putin độc diễn, phe Navalny đã phát động chiến dịch của mình bằng cách đơn giản kêu gọi người Nga bỏ phiếu chống lại người đương nhiệm.

“Chúng tôi không có ứng cử viên của riêng mình. Chúng tôi có một ứng cử viên, Navalny, và họ từ chối ghi danh anh ta, cố giết anh ta và tống anh ta vào tù. Có thể nói, bây giờ chúng ta có một ứng cử viên tập thể 'chống lại Putin',” Lyubov Sobol, một cộng sự thân cận của Navalny, cho biết.

7. Chỉ huy Nga khẳng định rằng Ukraine chỉ là 'điểm khởi đầu' trong cuộc chiến rộng lớn hơn nhiều

Theo tin tưởng chung của nhiều người chúng ta, Bí mật thứ ba của Fatima, trong đó Đức Mẹ cảnh báo rằng nước Nga sẽ gieo rắc lầm lạc và chiến tranh, đề cập đến thời kỳ cộng sản. Tuy nhiên, Cha Ioann Koval, một linh mục Chính Thống Giáo Nga, cho rằng không phải như thế.

Chủ nghĩa cộng sản phát sinh từ Đức chứ không phải là Nga, Hơn thế nữa, dù Nga là nước tiên phong trong khối cộng sản, nó không phải là nước duy nhất truyền bá chủ nghĩa cộng sản. Trung Quốc, Việt Nam, Cuba đều là những nước truyền bá chủ nghĩa cộng sản.

“Khái niệm cho rằng, trào lưu Satan đang thống trị thế giới, kể cả Vatican, và phải chiến đấu bằng quân sự để bảo vệ nước Nga và thế giới Nga, mới là một lầm lạc đặc thù của Nga,” vị linh mục nói.

Cha Ioann Koval hiện đang coi sóc một giáo xứ Chính Thống Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị Thượng Phụ Kirill huyền chức vì chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin, cho rằng Bí mật thứ ba của Fatima đề cập đến chính thời kỳ chúng ta đang sống, trong đó những lầm lạc đang được gieo rắc bởi chính Thượng Phụ Kirill và hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo Nga, những người ủng hộ cho một cuộc chiến kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người Nga, chưa kể những người Ukraine.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Is 'Starting Point' in War Against 'Satanism': Russian Commander”, nghĩa là “Chỉ huy Nga cho rằng Ukraine là 'điểm khởi đầu' trong cuộc chiến chống lại Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Chỉ huy Nga Apti Alaudinov gần đây đã nói với người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov rằng Ukraine là “điểm khởi đầu” trong cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa Satan”.

Solovyov là một nhà tuyên truyền người Nga, người dẫn chương trình truyền hình có tên gọi “Buổi tối với Vladimir Solovyov”, và là người ủng hộ trung thành cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin, gọi đây là một “hoạt động chính đáng”.

Trong một đoạn clip về chương trình của Solovyov được nhà báo Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russian Media Monitor đăng lên X, trước đây là Twitter, vào hôm thứ Bảy, Alaudinov chia sẻ quan điểm của mình về việc Nga sẽ thấy cuộc chiến sẽ diễn ra ở đâu.

Khi Solovyov hỏi về tình trạng chiến tranh, gần hai năm sau khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Đông Âu vào tháng 2 năm 2022, Alaudinov nói: “Cuộc chiến mà chúng ta hiện đang tiến hành ở Ukraine trên thực tế, đối với Nga, đây là một cuộc thánh chiến và không có gì khác”.

Alaudinov giải thích rằng Nga không tấn công Ukraine để giành đất đai của mình mà thay vào đó, “chúng ta đang bảo vệ lợi ích của người dân chúng ta về mặt tâm linh, đạo đức, giá trị thiêng liêng, giá trị nhân văn phổ quát”.

Chỉ huy Nga nói thêm: “Ở đó, chúng ta trở thành vùng đệm chống lại trào lưu Satan đang ngày càng tiến gần đến biên giới của chúng ta. Về cơ bản, nó hoàn toàn bao vây nước Nga. Trào lưu Satan này sẽ phá hủy đất nước chúng ta, tiêu diệt nó và chia nhỏ nó thành nhiều phần nhỏ. Cuộc chiến này sẽ là điểm khởi đầu.”

“Những gì chúng ta đang thấy hôm nay là sự khởi đầu. Tất nhiên, chiến dịch quân sự đặc biệt này sẽ kết thúc, nhưng đừng nghĩ sau đó họ sẽ để chúng ta sống yên bình. Chúng ta không thể thư giãn được!” Alaudinov nói. “Chúng ta còn một con đường rất dài để đến được chiến thắng khi chúng ta sẽ là quốc gia số một! Chúng ta đã làm được điều đó nhưng chúng tôi phải chứng minh điều đó với thế giới.”

Trong vài tuần qua, quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vào Avdiivka, một thị trấn ở vùng Donetsk phía đông Ukraine mà Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố là lãnh thổ của mình. Nó diễn ra sau một cuộc phản công lớn của Ukraine trong mùa hè và mùa thu. Kyiv đã giành lại được một số lãnh thổ, nhưng đã thất bại trong mục tiêu lớn hơn là tiến tới Hắc Hải, cắt đứt cây cầu đất liền của Nga với Crimea, khu vực mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014.

Ý tưởng cho rằng Nga có mục đích ngăn chặn sự lây lan của trào lưu Satan ở Ukraine không phải là một khái niệm mới. Vào tháng 10 năm 2022, Aleksey Pavlov, trợ lý thư ký hội đồng an ninh Liên bang Nga, đã kêu gọi “phi satan hóa” Ukraine, nói rằng có “hàng trăm giáo phái” ở quốc gia mà công dân đã từ bỏ các giá trị Chính thống giáo.

Vào thời điểm đó, Pavlov cho biết: “Tôi tin rằng, với việc tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt, việc thực hiện việc phi satan hóa Ukraine ngày càng trở nên cấp bách hơn”. “Sử dụng thao túng internet và công nghệ tâm lý, chế độ mới đã biến Ukraine từ một quốc gia có chủ quyền thành một quốc gia độc tài quá khích.”

Tháng trước, có thông tin tiết lộ rằng một người đàn ông Nga, Nikolai Ogolobyak, người bị kết án 20 năm tù vì giết 4 thiếu niên trong một nghi lễ với giáo phái Satan của mình, đã được Putin ân xá sau khi phục vụ trong quân đội Nga.

Cha của Ogolobyak nói với hãng truyền thông Nga 76.RU rằng Ogolobyak đã phục vụ trong sáu tháng với đơn vị “Storm Z”, đơn vị mà Nga đã sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công địa phương trên tiền tuyến ở Ukraine.

Theo cha anh, Ogolobyak trở về nhà vào ngày 2 tháng 11 và đang sống với mẹ ở quận Dzerzhinsky của Yaroslavl.

8. Tổng thống Zelenskiy điện đàm với Emmanuel Macron khi ông đến thăm Á Căn Đình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ông ở Á Căn Đình.

Zelenskiy cho biết ông đã cập nhật cho Macron về những diễn biến ở tiền tuyến trong cuộc chiến và cảm ơn ông vì viện trợ quân sự của Pháp.

“Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh #EUCO mở đầu các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine. Ukraine đã thực hiện tất cả các khuyến nghị cần thiết của Ủy ban Âu Châu,” Tổng thống Zelenskiy nói.

“Các quyết định của Hội đồng Âu Châu sẽ có tác động đáng kể đến động lực của xã hội và quân đội Ukraine.”

Tổng thống Zelenskiy đã tới Buenos Aires để chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống Á Căn Đình, Javier Milei, vào hôm Chúa Nhật.

9. Cuộc chiến của Nga với Ukraine “là một cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới”

Ủy viên nhân quyền của quốc hội Ukraine, Dmytro Lubinets, đã nói rằng cuộc chiến của Nga với Ukraine “là một cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới”.

Ông cho biết:

Sự vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, cũng như luật nhân đạo quốc tế mà Nga gây ra ở Ukraine, đe dọa hoạt động đúng đắn của hệ thống nhân quyền quốc tế.

Cuộc chiến do Nga phát động chống lại đất nước chúng tôi là cuộc chiến chống lại nhân quyền trên toàn thế giới.

10. Ukraine đã vận chuyển lô xe tải đầu tiên đến Ba Lan bằng hỏa xa, vượt qua sự tắc nghẽn biên giới đất liền giữa hai nước bởi các tài xế Ba Lan, công ty hỏa xa nhà nước Ukraine Ukrzaliznytsia cho biết hôm Chúa Nhật.

Các cuộc biểu tình của các tài xế xe tải Ba Lan đã bắt đầu vào tháng trước nhằm phản đối các điều khoản của Liên Hiệp Âu Châu dành cho xe tải Ukraine. Họ đã chặn các hành lang đường chính vào Ukraine, dẫn đến giá nhiên liệu và một số mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng như sự chậm trễ trong việc giao nguyên liệu làm máy bay không người lái cho quân đội Ukraine.

“Lô hàng xe tải đã đến Ba Lan bằng hỏa xa. Các bên Ukraine và Ba Lan đã đồng thanh về mọi vấn đề liên quan đến vận tải, hải quan và thủ tục biên giới”, Ukrzaliznytsia cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

“Các xe tải sẽ tiếp tục đến đích bằng đường bộ,” họ cho biết thêm rằng các chuyến hàng hỏa xa sẽ được thực hiện thường xuyên.

Trước đó, chính phủ Ba Lan đã bác bỏ thông tin cho rằng việc vận chuyển thiết bị quân sự tới Ukraine đang bị cản trở bởi các tài xế xe tải biểu tình.
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 10/12/2023
VietCatholic Media
04:34 11/12/2023


Chúa Nhật 10 Tháng Mười Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng.

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Máccô

Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa: Trong sách ngôn sứ Isaia có chép rằng : Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

Đúng theo lời đó, ông Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan.

Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.”

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng này, Tin Mừng nói với chúng ta về Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô của Chúa Giêsu (x. Mc 1:1-8), và mô tả ông là “tiếng người kêu trong sa mạc” (c. 3). Sa mạc, một nơi trống rỗng, nơi bạn không giao tiếp; và giọng nói, một phương tiện để nói – đây dường như là hai hình ảnh trái ngược nhau. Nhưng họ được hội tụ nơi Thánh Gioan Tẩy Giả.

Sa mạc. Thánh Gioan rao giảng ở đó, gần sông Giođan, gần nơi dân Chúa đã vào đất hứa nhiều thế kỷ trước đó (x. Giôsuê 3:1-17). Khi làm như vậy, giống như Thánh Gioan đang nói: để lắng nghe Thiên Chúa, chúng ta phải trở về nơi mà suốt bốn mươi năm Chúa đã đồng hành, bảo vệ và giáo dục dân Chúa trong sa mạc. Đây là nơi của sự im lặng và những điều thiết yếu, nơi mà con người không thể tập trung vào những thứ vô ích mà cần tập trung vào những thứ không thể thiếu để sống.

Và đây là một lời nhắc nhở luôn phù hợp: để tiếp tục cuộc hành trình cuộc sống, chúng ta cần phải lột bỏ cái “nhiều hơn”, vì sống tốt không có nghĩa là chứa đầy những thứ vô dụng, mà là giải thoát khỏi những thứ thừa thãi, đào sâu tìm hiểu trong chúng ta để giữ lấy những gì thật sự quan trọng trước mặt Thiên Chúa. Chỉ khi, qua sự thinh lặng và cầu nguyện, chúng ta dành không gian cho Chúa Giêsu, Đấng là Lời của Chúa Cha, thì chúng ta mới biết cách thoát khỏi sự ô nhiễm của những lời nói phù phiếm và huyên thuyên. Im lặng và tỉnh táo – từ lời nói, cách sử dụng đồ vật, phương tiện truyền thông và mạng xã hội – đây không chỉ là fioretti, tức là một thực hành phổ biến trong đời sống sùng đạo của người Ý, trong đó người ta dâng một hy sinh nhỏ, một giải pháp hoặc một đề nghị làm việc tốt cho Chúa hoặc Đức Mẹ, không chỉ là các nhân đức, chúng là những yếu tố thiết yếu trong đời sống Kitô hữu.

Và chúng ta đến với hình ảnh thứ hai, giọng nói. Đây là phương tiện để chúng ta thể hiện những gì chúng ta nghĩ và những gì chúng ta ấp ủ trong lòng. Do đó, chúng ta hiểu rằng nó hoàn toàn gắn liền với sự im lặng, bởi vì nó diễn tả những gì trưởng thành bên trong, từ việc lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý. Anh chị em ơi, nếu ai đó không biết cách im lặng thì khó có thể có điều gì hay để nói; trong khi đó, sự im lặng càng chăm chú, lời nói càng mạnh mẽ. Nơi Gioan Tẩy Giả, giọng nói đó được liên kết với tính xác thực trong trải nghiệm của ông và sự trong sạch của trái tim ông.

Chúng ta có thể tự hỏi: Sự im lặng có vai trò gì trong cuộc sống của tôi? Đó có phải là một sự im lặng trống rỗng, có lẽ là ngột ngạt? Hay đó là không gian để lắng nghe, cầu nguyện, để bảo vệ trái tim mình? Cuộc sống của tôi có tỉnh táo hay tràn ngập những điều thừa thãi? Ngay cả khi điều đó có nghĩa là đi ngược dòng, chúng ta hãy coi trọng sự im lặng, tỉnh táo và lắng nghe. Xin Mẹ Maria, Trinh Nữ thinh lặng, giúp chúng ta yêu mến sa mạc, trở thành những tiếng nói đáng tin cậy làm chứng cho Con của Mẹ đang đến.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Bảy mươi lăm năm trước, vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được ký kết. Nó giống như một kế hoạch tổng thể. Nhiều bước đã được thực hiện, nhiều bước vẫn cần phải được thực hiện, và thật không may, đôi khi, những bước lùi đã được thực hiện. Cam kết về nhân quyền không bao giờ kết thúc! Về vấn đề này, tôi ở gần tất cả những người, không phô trương, trong cuộc sống cụ thể hàng ngày, đấu tranh và đích thân trả giá để bảo vệ quyền lợi của những người không được tính đến.

Tôi hoan nghênh việc thả một số lượng đáng kể tù nhân Armenia và Azerbaijan. Tôi rất hy vọng vào dấu hiệu tích cực này giữa Armenia và Azerbaijan, vì hòa bình ở Nam Caucasus, và tôi khuyến khích các bên cũng như các nhà lãnh đạo của họ ký kết hiệp ước hòa bình càng sớm càng tốt.

Trong vài ngày nữa, công việc của COP28 về khí hậu đang diễn ra ở Dubai sẽ kết thúc. Tôi xin tất cả anh chị em cầu nguyện để có kết quả tốt đẹp cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bảo vệ mọi người.

Và chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang đau khổ vì chiến tranh. Chúng ta đang hướng tới Lễ Giáng Sinh: Với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, chúng ta có thể thực hiện những bước đi cụ thể cho hòa bình không? Nó không phải là dễ dàng; Chúng ta biết rằng một số xung đột có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Nhưng chúng ta cũng có chứng tá của những người nam nữ đã làm việc một cách khôn ngoan và kiên nhẫn để chung sống hòa bình. Hãy noi gương họ! Hãy nỗ lực hết sức để giải quyết và loại bỏ các nguyên nhân xung đột, đồng thời – nói về nhân quyền – bảo vệ thường dân, bệnh viện, nơi thờ phượng, giải phóng con tin và bảo đảm nhân quyền. Chúng ta đừng quên Ukraine, Palestine, Israel bị vùi dập.

Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ hỏa hoạn xảy ra hai ngày trước tại bệnh viện ở Tivoli.

Tôi chân thành chào tất cả anh chị em, những người hành hương từ Rôma, Ý, và các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là các tín hữu đến từ San Nicola Manfredi, các hướng đạo trưởng thành từ Scafati và các nhóm giới trẻ đến từ Nevoli, Gerenzano và Rovigo.

Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
 
Nga bỏ chạy trước thiết giáp Bradley. Chỉ huy mới của Hamas tử trận. Chiến tranh Đức-Nga khó tránh
VietCatholic Media
16:18 11/12/2023


1. Ukraine chia sẻ video kịch tính về hoạt động của xe Bradley Mỹ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Shares Dramatic Video of US Bradleys in Action”, nghĩa là “Ukraine chia sẻ video kịch tính về hoạt động của xe Bradley Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã chia sẻ một đoạn video gây ấn tượng về xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ đang chống lại lực lượng Nga.

Đoạn clip dài 22 giây được quay ở Avdiivka, miền đông Ukraine cho thấy một chiếc Bradley bắn vào các vị trí của Nga từ một khoảng cách xa đáng kể.

“Không, đây không phải là 'Chiến tranh giữa các vì sao'“, video được chú thích khi tải lên ngày 10 tháng 12 bởi tài khoản của Bộ Quốc Phòng Ukraine trên X. “Đây là chiếc Bradley do Mỹ sản xuất với pháo 25ly.”

Trong video, vụ nổ súng liên tục của xe chiến đấu bộ binh Bradley đã để lại dấu vết tàn phá trên khung cảnh bằng phẳng và đầy sương mù.

“Không có chỗ cho quân xâm lược trên đất Ukraine,” Bộ Quốc phòng Ukraine chú thích cho video “xe chiến đấu bộ binh Bradley giúp kẻ địch hiểu nó nhanh nhất có thể.”

Kyiv đã dựa vào viện trợ quân sự từ Mỹ và các đồng minh NATO kể từ khi nước láng giềng lớn hơn đáng kể, cả về mặt địa lý và dân số, là nước Nga phát động cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022.

Theo Military.com, một trang web cung cấp tin tức và thông tin thêm về quân đội Hoa Kỳ, Xe chiến đấu Bradley M2 và M3 là phương tiện vận tải bọc thép hạng nhẹ cung cấp “khả năng di chuyển xuyên qua các vùng lầy lội nông thôn, và bảo vệ khỏi pháo binh và hỏa lực vũ khí nhỏ”.

Phiên bản M2 cũng được trang bị pháo 25ly “có hiệu quả chống lại hầu hết các mục tiêu bọc thép” và với hỏa tiễn chống tăng TOW, nó có thể tàn phá các mục tiêu bọc thép nhẹ cách xa tới 2,3 dặm.

Kể từ khi chiến tranh bùng nổ, Washington là một trong những nước ủng hộ Ukraine lớn nhất và đã cung cấp hơn 75 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự và nhân đạo.

Viện trợ cho Ukraine đã trở thành vấn đề tranh chấp giữa 2 đảng tại Quốc hội, với nhiều đảng viên Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ vì nó làm tổn hại đến khả năng quân sự của Nga, thúc đẩy hơn nữa lợi ích an ninh của Mỹ.

Nhưng một số người bảo thủ tin rằng thay vào đó, hàng tỷ Mỹ Kim chi cho viện trợ quân sự của Ukraine nên được dùng để củng cố biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ.

Khi cuộc tranh luận về viện trợ của Ukraine tiếp tục diễn ra tại Quốc hội, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ Shalanda Young đã đưa ra cảnh báo rằng nguồn tài trợ cho cuộc chiến của quốc gia Đông Âu này sắp cạn kiệt.

“Tôi muốn nói rõ: nếu không có hành động của Quốc hội, đến cuối năm nay, chúng tôi sẽ cạn nguồn lực để mua thêm vũ khí và thiết bị cho Ukraine cũng như cung cấp thiết bị từ kho quân sự của Mỹ”, bà viết trong thư gửi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, Lãnh đạo thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries, Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell hôm thứ Hai.

“Không có nguồn tài trợ kỳ diệu nào có thể đáp ứng được thời điểm này. Chúng tôi đã hết tiền và gần như hết thời gian.”

2. Bản tin cập nhật của Lực Lượng Phòng Vệ Israel

Phát ngôn nhân của Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Tướng Daniel Hagari, cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Hai 11 Tháng Mười Hai, rằng vào buổi sáng cùng ngày còi báo động vang lên trong các cộng đồng Israel gần Dải Gaza.

Một số vụ phóng hỏa tiễn từ Li Băng về phía Israel đã được xác định. Sáu trong số các vụ phóng đã bị Hệ thống phòng thủ trên không IDF đánh chặn thành công. Pháo binh IDF đang tấn công các bệ phóng hỏa tiễn ở Nam Li Băng.

Ông cũng nhắc lại rằng Lực Lượng Phòng Vệ Israel và không quân nước này đã giết chết chỉ huy mới được thăng chức của Tiểu đoàn Shejaiya của Hamas, Emad Krikae. Chỉ huy trước đây của tiểu đoàn Hamas đã bị Lực Lượng Phòng Vệ Israel giết chết trước đó trong cuộc chiến. Sau khi loại bỏ chỉ huy Tiểu đoàn Shejaiya của Hamas trong chiến tranh, Krikae tạm thời đảm nhận vị trí chỉ huy tiểu đoàn, trước khi bị Lực Lượng Phòng Vệ Israel giết chết.

3. Đồng minh của Putin, Sergei Lavrov, cảnh báo 'sự thống trị thế giới của phương Tây sẽ sớm kết thúc' trong một luận điệu đe dọa đáng ngại.

Ngoại trưởng Nga đưa ra cảnh báo lạnh lùng đối với phương Tây, tuyên bố “500 năm thống trị thế giới” của phương Tây sắp kết thúc; và nhấn mạnh rằng chiến tranh đang 'củng cố' nước Nga. Ông ta đưa ra lập trường trên trong bối cảnh Nga đã mất hơn 300.000 quân.

Trong bài phát biểu được phát trực tuyến hôm Chúa Nhật 10 Tháng Mười Hai, tại Qatar, Sergei Lavrov, người thân cận với Putin, đã ví cuộc chiến ở Ukraine với những trận chiến trong quá khứ của Nga với quân đội của Hitler và Napoléon - và nói rằng đất nước của ông giờ đây mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Người đàn ông 73 tuổi, người đang bị Anh và Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt, đã mô tả cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine là “cuộc chiến tranh hỗn hợp” mà phương Tây đang tiến hành chống lại Nga nhằm “hủy bỏ văn hóa”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga đang giúp Nga thịnh vượng hơn bao giờ hết. Cũng một giọng điệu thách thức và phi thực tế như thế, Lavrov tuyên bố phương Tây sẽ sớm thấy Nga ngày càng hùng mạnh hơn nhờ cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông ta tuyên bố như trên bất kể một thực tại là trong 2 tháng qua, bắt đầu từ ngày 10 Tháng Mười, quân Nga đã tấn công thị trấn Avdiivka, thiệt mất gần một nửa trong số 40.000 quân tung vào chiến trường này mà vẫn chưa chiếm được Avdiivka, một thị trấn chỉ rộng bằng 1 phần 10 của Thủ Đức.

Lavrov nói: “Đầu thế kỷ 19, Napoléon đã tập hợp gần như toàn bộ Âu Châu để tấn công Nga và chúng tôi đã đánh bại ông ta và chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc xâm lược đó.”

“Vào giữa thế kỷ trước, Hitler cũng làm như vậy. Ông đặt dưới quyền chỉ huy của mình hầu hết các nước Âu Châu để phát động cuộc chiến chống lại Nga. Ông ta cũng bị đánh bại và chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau cuộc chiến đó.”

“Và kết quả của cuộc chiến do Hoa Kỳ phát động bằng cách sử dụng Ukraine chống lại Nga đã được nhìn thấy rồi… nhân tiện, kết quả chính đối với chúng tôi và những người khác, những người sẽ cảm nhận được kết quả sau này rằng Nga đã trở nên mạnh hơn rất nhiều so với trước đây.”

“Và điều này sẽ xảy ra sau khi chiến tranh kết thúc.”

Khi được hỏi về khả năng ngừng bắn hoặc hòa bình giữa các nước tham chiến, ông Lavrov nói rằng “tùy thuộc vào người Ukraine nhận ra rằng họ đã lún sâu đến mức nào trong cái hố mà người Mỹ đã đặt họ vào”.

Ông nói thêm: “Bạn sẽ phải gọi cho ông Zelenskiy vì cách đây một năm rưỡi, ông ấy đã ký sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán với Putin.”

Cuộc phỏng vấn bùng nổ của Lavrov với Al Jazeera diễn ra sau khi Hoa Kỳ hôm thứ Sáu phủ quyết một đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức trong cuộc chiến giữa Israel và nhóm chiến binh Palestine Hamas.

Đề cập đến cuộc xung đột Israel-Hamas, Lavrov nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố nhằm vào Israel vào ngày 7 tháng 10.”

“Đồng thời, chúng tôi không tin rằng việc sử dụng sự kiện này để trừng phạt tập thể hàng triệu người dân Palestine bằng việc pháo kích bừa bãi là điều có thể chấp nhận được.”

Ông nói rằng để có được “sự tạm dừng nhân đạo” ở Gaza “cần phải có một số hình thức giám sát trên thực địa”.

Trong khi đó, cựu tổng thống Nga và người thân cận của Putin, Dmitry Medvedev, đã dự đoán “những dòng sông máu mới sẽ chảy” và tuyên bố rằng thế giới chưa từng tiến gần đến Thế chiến thứ ba hạt nhân kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962.

Ông chỉ trích những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm buộc Quốc hội Mỹ phê duyệt thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine và nói: “Chưa bao giờ họ moi tiền nhiều đến vậy cho một quốc gia nhỏ như Ukraine đang trong quá trình sụp đổ.”

“Chưa bao giờ họ moi tiền một cách mạnh mẽ và trắng trợn như vậy cho một đất nước đã công khai làm hư hỏng Tổng thống hiện tại của Hoa Kỳ và các thành viên trong gia đình ông ấy.”

Người ta hiểu rằng tuyên bố cuối cùng có liên quan đến cáo buộc về các giao dịch kinh doanh mờ ám liên quan đến Hunter, con trai của Tổng thống Joe Biden, ở Kyiv.

4. Đức cảnh báo 'Putin hiếu chiến' sẽ lợi dụng tại Thế vận hội Paris

Ký giả Antoaneta Roussi của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Germany warns of ‘warmonger Putin’ pushing propaganda at Paris Olympics”, nghĩa là “Đức cảnh báo 'Putin hiếu chiến' đẩy mạnh tuyên truyền tại Thế vận hội Paris”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Bộ trưởng thể thao Đức, Nancy Faeser, đã kêu gọi Ủy ban Olympic quốc tế xem xét “rất cẩn thận” lý lịch của các vận động viên Nga và Belarus thi đấu tại Thế vận hội Olympic năm tới ở Paris.

Bình luận của Faeser được đưa ra một ngày sau khi IOC, đứng đầu là Thomas Bach của Đức, thông báo rằng người Nga và người Belarus sẽ có thể thi đấu ở Paris với tư cách là những người trung lập ngoài các sự kiện đồng đội, miễn là họ không tích cực ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine.

Nhưng Faeser, đồng thời là bộ trưởng nội vụ Đức, nói rằng điều quan trọng là IOC phải kiểm tra lý lịch của họ và loại trừ bất kỳ vận động viên nào bị phát hiện ủng hộ cuộc chiến của Vladimir Putin hoặc có bất kỳ mối liên hệ nào với chính phủ hoặc quân đội Nga.

Faeser cho biết trong một tuyên bố gửi tới POLITICO: “Kẻ gây chiến Putin trong mọi trường hợp không được phép sử dụng Thế vận hội Olympic ở Paris để tuyên truyền cho mình”.

Vào tháng 3, IOC khuyến nghị rằng thể thao quốc tế có thể phục hồi các vận động viên Nga và Belarus với tư cách cá nhân, dưới biểu ngữ trung lập, miễn là họ không ủng hộ chiến tranh và họ không có hợp đồng với quân đội hoặc các cơ quan an ninh quốc gia.

Theo IOC, 11 vận động viên – 8 người Nga và 3 người Belarus – cho đến nay đã đủ điều kiện tham dự Paris 2024.

Faeser cho biết việc các đội Nga bị loại và cờ cũng như biểu tượng bị cấm là “điều tối thiểu mà chúng tôi có thể mong đợi từ Ủy ban Olympic quốc tế”.

Cô nói thêm: “Việc các vận động viên Ukraine phải thi đấu với những người Nga ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược đất nước của họ là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”. “Ukraine - và thể thao Ukraine - phải tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và đoàn kết đầy đủ của thể thao thế giới.”

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Ukraine, Oleg Nikolenko, cho biết, các vận động viên Nga thường đại diện cho “các tổ chức thể thao liên kết với lực lượng vũ trang” và “một số người trong số họ đang tại ngũ trong quân đội Nga”.

Bộ Ngoại giao cho biết phán quyết của IOC có nghĩa là chào đón sự trở lại của các vận động viên và phụ nữ, những người “không chỉ thông cảm với vụ sát hại phụ nữ và trẻ em Ukraine mà còn có khả năng liên quan trực tiếp đến những tội ác khủng khiếp này”.

“Ủy ban Olympic quốc tế đã bật đèn xanh cho Nga trang bị vũ khí cho Thế vận hội một cách hiệu quả,” ông nói thêm.

5. Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, nói rằng sẽ là “tàn phá” đối với cả Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu nếu các nhà lãnh đạo trong khối không bật đèn xanh cho đất nước của ông tham gia vào các cuộc đàm phán thành viên tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tuần này.

“Tôi không thể tưởng tượng được, tôi thậm chí không muốn nói về những hậu quả tàn khốc sẽ xảy ra nếu Hội đồng Âu Châu không đưa ra quyết định này,” Kuleba nói với các phóng viên khi ông đến dự cuộc gặp với các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels.

Ủy ban Âu Châu đã khuyến nghị vào tháng 11 rằng các cuộc đàm phán chính thức về tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu với Ukraine và Moldova nên bắt đầu, điều mà chủ tịch Ủy ban này, Ursula von der Leyen, mô tả là phản ứng trước “tiếng gọi của lịch sử”.

Liên Hiệp Âu Châu cho biết các cuộc đàm phán sẽ chính thức được khởi động sau khi Kyiv đáp ứng được các điều kiện còn lại liên quan đến đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, thông qua luật vận động hành lang phù hợp với các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Âu Châu và tăng cường các biện pháp bảo vệ dân tộc thiểu số.

6. Cựu tổng thống Ukraine nhận định rằng Mỹ sẽ 'mất mặt trước thế giới' nếu bỏ rơi Kyiv

Cựu tổng thống Ukraine Leonid Kuchma đã cảnh báo rằng Mỹ “sẽ mất mặt trước toàn thế giới” nếu nước này từ bỏ Kyiv, đồng thời cho rằng những sai lầm của phương Tây đã góp phần dẫn đến cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào năm ngoái.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với một ấn phẩm phương Tây kể từ năm 2015, Kuchma mô tả Putin là một đặc vụ KGB chuyên nghiệp. “Đó là nghề nghiệp của anh ta, với tất cả mọi thứ hệ lụy từ công việc đó,” ông nói và nhấn mạnh rằng: “Mọi người nói rằng nỗi ám ảnh của ông ấy với Ukraine là một dạng hưng cảm hoặc rối loạn tâm thần. Có thể đó là sự thật.”

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Kuchma và vợ, Lyudmila, đang ở trung tâm Kyiv khi Nga tấn công. “Tôi chắc chắn Putin có khả năng xâm lược nhưng không chắc liệu ông ấy có quyết định xâm lược hay không”, ông nói. Sáng hôm đó họ thức dậy vì tiếng nổ. “Thật khủng khiếp, một cú sốc. Tôi nhìn thấy hai chiếc máy bay ném bom bay qua đầu tôi trên đường phố.”

Ông nói, mục tiêu của Putin không chỉ là chiếm đất mà còn phá hủy “khái niệm” về Ukraine, như một “sự thay thế cạnh tranh cho Nga”. Ông gợi ý: “Bằng chứng cho điều này là những tổn thất khủng khiếp về người và những hy sinh danh tiếng mà Putin sẵn sàng thực hiện cho việc này”.

Kuchma – một người nói tiếng Nga đến từ vùng công nghiệp phía đông nam Ukraine và là cựu giám đốc một nhà máy hỏa tiễn của Liên Xô – là tổng thống Ukraine từ năm 1994 đến năm 2005. Ông đã ký hai thỏa thuận lịch sử với Nga nhằm bảo đảm biên giới hậu Liên Xô của Ukraine: đó là Bản ghi nhớ Budapest năm 1995 và hiệp ước hữu nghị năm 1997, được đàm phán với Boris Yeltsin, người mà ông có quan hệ tốt, và hiệp ước ấy được Duma quốc gia Nga phê chuẩn.

Kuchma cho biết dấu hiệu đầu tiên về tham vọng của Mạc Tư Khoa muốn xét lại hiệp ước mà ông đã ký với Boris Yeltsin xuất hiện vào năm 2003. Putin, tổng thống mới của Nga, đã tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo nhỏ Tuzla ở Hắc Hải, giữa Crimea và đất liền Nga. Sau đó, Putin đã đã đưa ra thêm “những tín hiệu rõ ràng” về ý định mở rộng biên giới của Nga bằng vũ lực khi gửi quân vào nước láng giềng Georgia vào năm 2008. Ông ta tiếp tục điều này vào mùa xuân năm 2014 bằng cách chiếm Crimea.

“Thật vô cùng khó chịu khi thế giới không phản ứng. Cả thế giới im lặng”, Kuchma nói. “Putin hiểu rằng ông ấy có thể làm bất cứ điều gì vì không có phản ứng mang tính nguyên tắc.” Ông giải thích rằng Nga đã có thể chiếm thêm lãnh thổ ở khu vực phía đông Donbas, bắt đầu cuộc chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài gần một thập kỷ.

Tuần trước Kuchma cho biết ông bật TV lúc 3 giờ sáng và theo dõi Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu bác bỏ gói hỗ trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Chính quyền Tổng thống Biden đã cảnh báo rằng nếu không có thêm viện trợ quân sự của Mỹ, Putin sẽ “chiếm ưu thế” trên chiến trường, nơi quân đội Ukraine đang thiếu đạn dược.

“Chúng ta phải hy vọng Tổng thống Biden có thể thông qua luật này. Mỹ đã mất Afghanistan. Thất bại đối với Ukraine đồng nghĩa với việc Mỹ mất mặt trước toàn thế giới”, Kuchma nói. Khi được hỏi liệu Kyiv có thể giành chiến thắng vào thời điểm mà tình đoàn kết quốc tế dường như đang suy yếu hay không, ông trả lời: “Tôi tin vào chiến thắng. Tôi không thể tồn tại theo bất kỳ cách nào khác.”

Cựu tổng thống cho rằng thật phi thực tế khi nghĩ Putin sẽ đồng ý đàm phán hòa bình. Ông ta đã tuyên bố rằng 4 tỉnh ở phía nam và phía đông Ukraine “thuộc về” Nga, mặc dù Nga chỉ kiểm soát một phần của các khu vực này.

Ông nói thêm: “Putin không thể ký một văn bản nói rằng ông ấy đã không đạt được điều mình muốn ở Ukraine. Ông ấy sẽ phải giải thích điều này với người dân Nga. Ông ấy là nhà lãnh đạo của nước Nga.”

Tháng trước Kuchma, 85 tuổi, đã xuất bản một ấn bản cập nhật của cuốn “Ukraine is Not Russia” nghĩa là “Ukraine không phải là Nga”, một cuốn sách ông viết năm 2003. Ấn bản gốc được gửi đến người Nga và người Ukraine. Phần lớn bây giờ có vẻ tiên tri. Ông phàn nàn rằng các chính trị gia Nga coi đất nước của ông là “một phần không thể chia cắt của Nga”. Họ coi người Ukraine là “những người yokel” và “anh em họ quê mùa”, với một nền văn hóa “dân tộc học” kỳ lạ.

Phiên bản mới cuốn sách của Kuchma thừa nhận rằng những nỗ lực của ông nhằm khai sáng cho những người dân Nga bình thường là “vô ích”. Ông nói, họ hoàn toàn ủng hộ cái gọi là hoạt động đặc biệt “gây hấn” và “đế quốc” của Putin.

Khi được hỏi tại sao Ukraine chống lại Nga vào năm ngoái, trước sự ngạc nhiên của Điện Cẩm Linh, Kuchma trả lời: “Bởi vì người Nga không phải là người Ukraine. Họ có một tâm lý khác.” Ông cho biết lối suy nghĩ của người Nga bắt nguồn từ người Mông Cổ, những người cai trị Mạc Tư Khoa thời kỳ đầu. Ngược lại, Ukraine có nguồn gốc từ Kyivan Rus, vương quốc Chính thống giáo thế kỷ thứ 9 mà Putin đã nhận vơ làm di sản của mình. Thực ra, người Nga là người gốc Mông Cổ, không phải là người Âu Châu.

Kuchma nói: “Trong nhiều thế kỷ, phương Tây chỉ nhìn Ukraine qua lăng kính của Nga”, đồng thời cho biết thêm rằng Mạc Tư Khoa đã sử dụng quy mô và tài nguyên thiên nhiên của mình để “thôi miên” và “lừa gạt” các nhà lãnh đạo nước ngoài. Kuchma cho biết ông chưa bao giờ “chống Nga” với tư cách một con người và một chính trị gia. Ông đã cố gắng thiết lập các mối quan hệ thân thiện và bình đẳng. Điều này tỏ ra bất khả thi vì nước Nga dưới thời Putin muốn “hội nhập” hơn là hợp tác.

7. Tư Lệnh quân đội Đức e rằng chiến tranh trực tiếp với Nga là khó tránh

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Ally Fears Russian Invasion and Possible 'Defensive' War”, nghĩa là “Đồng minh NATO lo ngại cuộc xâm lược của Nga và chiến tranh 'phòng thủ' có thể xảy ra.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh

Carsten Breuer, Tư Lệnh quân đội Đức, quốc gia hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, nói với truyền thông Đức hôm thứ Bảy rằng ông lo ngại Nga có thể xâm lược Đức và một cuộc chiến tranh “phòng thủ” là có khả năng rất cao.

Đã gần hai năm kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Trong vài tuần qua, quân đội Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vào Avdiivka, một thị trấn ở vùng Donetsk phía đông Ukraine mà Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố là lãnh thổ của mình.. Nó diễn ra sau một cuộc phản công lớn của Ukraine trong mùa hè và mùa thu. Kyiv đã giành lại được một số lãnh thổ, nhưng đã thất bại trong mục tiêu lớn hơn là tiến tới Hắc Hải, cắt đứt cây cầu đất liền của Nga với Crimea, khu vực mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014.

Đức là đồng minh mạnh mẽ của Ukraine trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga. Vào tháng 10, Bộ Quốc phòng nước này đã công bố gói hỗ trợ mới cho Kyiv trị giá khoảng 1,1 tỷ Mỹ Kim để mua vũ khí, phương tiện và phòng không.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, Tướng Breuer, Tổng Tư Lệnh quân đội Đức, cho biết ông lo ngại về việc Nga đang “tái trang bị vũ khí vào thời điểm hiện tại”.

Ông nói thêm rằng Đức sẽ phải làm quen với khả năng “một ngày nào đó chúng ta có thể phải tiến hành một cuộc chiến tranh phòng thủ”.

Breuer cũng được hỏi liệu quân đội Đức có khả năng chống lại một cuộc tấn công của Nga vào NATO, mà Đức là một thành viên hay không, nếu Nga chiến thắng ở Ukraine. Breuer nói: “Đúng thế. Chấm hết. Chúng ta không có lựa chọn thay thế. Chúng ta có thể tự bảo vệ mình và chúng ta sẽ tự bảo vệ mình”.

Tuy nhiên, Breuer thừa nhận rằng quân đội Đức có những thiếu sót trong việc phòng thủ quốc gia và liên minh NATO sau khi tập trung vào quản lý khủng hoảng quốc tế trong nhiều năm.

Ông nói: “Bây giờ chúng ta thấy lực lượng vũ trang của Đức vẫn chưa được trang bị đầy đủ cho việc này”, đồng thời cho biết thêm rằng có “những cơ cấu đưa ra các quyết định nhanh chóng và có những mục tiêu gần như không thể thực hiện được”.

Vào tháng 10, nhà tuyên truyền truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov đã đe dọa trên chương trình của mình rằng nước Đức cuối cùng sẽ tồn tại “dưới lá cờ Nga”.

Solovyov chỉ trích Đức vì đã tăng số lượng hàng tiếp tế gửi đến Ukraine và nói: “Vì vậy, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng ta sẽ hoàn thành, chúng ta sẽ chiếm Berlin một lần nữa và lần này chúng ta sẽ không rời đi “.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Solovyov đã phát tán thông tin sai lệch từ Điện Cẩm Linh và viết trên trang web của Bộ này vào năm ngoái một danh sách xác định những nhân vật nổi tiếng liên quan đến hoạt động tuyên truyền của Nga rằng Solovyov “có thể là nhà tuyên truyền tích cực nhất của Điện Cẩm Linh hiện nay”.

Hiện NATO có 31 thành viên, trong đó có 29 nước Âu Châu, Mỹ và Canada. Ukraine đã và đang trong quá trình gia nhập kể từ trước khi bị Nga xâm lược.

NATO cho biết họ không thể coi Nga là thành viên vì “các chính sách và hành động thù địch” của nước này. Liên minh quân sự cũng cho biết họ “hoàn toàn ủng hộ” quyền tự vệ của Ukraine và lên án “cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và bất hợp pháp của Nga chống lại Ukraine”.

Ngay từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, Putin đã nhiều lần nói rằng việc mở rộng về phía đông của NATO là lý do khiến ông phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

8. Lãnh đạo phe đối lập dân chủ ở Belarus, Sviatlana Tsikhanouskaya, cho biết cô đang trên đường tới Brussels để phát biểu với các ngoại trưởng và tham gia cuộc họp nhóm tư vấn Liên Hiệp Âu Châu-Belarus.

“Chúng tôi sẽ thảo luận về các vấn đề về luật lệ, cuộc bầu cử giả mạo năm 2024 của Lukashenko, các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn để giúp trả tự do cho các tù nhân chính trị và các chiến lược chống lại Nga”.

Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus từ năm 1994, người bị phương Tây xa lánh, đã ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2/2022 bằng cách cho phép Mạc Tư Khoa sử dụng lãnh thổ của mình để phát động chiến tranh.

Brussels đã áp đặt các làn sóng trừng phạt đối với chế độ độc tài của Alexander Lukashenko ở Belarus sau cuộc bầu cử tổng thống giả tạo năm 2020, vụ cướp máy bay Ryanair và xúi giục cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2021. Lukashenko cũng ủng hộ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine kể từ năm 2022. Các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Belarus bao gồm từ tấn công vào lĩnh vực du lịch hàng không, tài chính và vũ khí cho đến xuất khẩu hydrocarbon, gỗ và kali.

Tuy nhiên, Tsikhanouskaya cho biết những biện pháp trừng phạt đó thường bị phá vỡ, bao gồm cả việc gỗ bạch dương Belarus bị trừng phạt được xuất khẩu sang Liên Hiệp Âu Châu do được dán nhãn là đến từ Kyrgyzstan. “Thật vô nghĩa, nhưng họ nhắm mắt lại,” cô nói, đề cập đến một cách giải quyết mà các nhà báo điều tra đã ghi lại.

Cô cáo buộc: “Đôi khi có vẻ như các quốc gia giữ chính sách định hướng kinh doanh chứ không phải chính sách định hướng giá trị”, đồng thời kêu gọi một cơ chế thực thi tốt hơn ở Liên Hiệp Âu Châu để có thể đánh bại những kẻ độc tài quỷ quyệt.

9. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng tùy thuộc vào người Ukraine để nhận ra rằng Mỹ đã đẩy họ vào cái hố sâu đến mức nào.

Phát biểu tại một hội nghị ở Doha, ông nói “cuộc chiến ở Ukraine không phải là cuộc chiến có lựa chọn, đó là cuộc chiến mà chúng tôi không thể tránh khỏi do nhiều năm Mỹ cố gắng làm suy yếu văn hóa và ngôn ngữ Nga ở miền đông Ukraine. Tất cả điều này đã bị hủy bỏ. Đó không phải là một cuộc chiến tranh lựa chọn khi người dân của bạn đang bị tiêu diệt về mặt thể xác và điều này đã được luật hóa.”

Ông cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã có cơ hội vào tháng 3 và tháng 4 năm 2022 để đạt được thỏa thuận trên cơ sở trung lập của Ukraine, nhưng Mỹ và Anh đã từ chối.

Ông cũng tuyên bố rằng việc bỏ phiếu chống lại Nga tại đại hội đồng diễn ra sau những lời đe dọa của Mỹ. Ông ta nói: “Các đại sứ đã được tiếp cận – ngân hàng của bạn ở Merrill Lynch và con bạn ở Stanford.”

Ông cho biết Nga đã hai lần đánh bại các cường quốc nước ngoài trong đó có Napoléon và Đức.

Ông khẳng định Nga đã trở nên mạnh hơn rất nhiều và sẽ mạnh hơn khi chiến tranh kết thúc.
 
Tĩnh tâm Mùa Vọng với Giáo triều Rôma: Bài 1: Cửa Đức Tin
J.B. Đặng Minh An dịch
16:50 11/12/2023



Hàng năm, vào Mùa Vọng và Mùa Chay, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng có bài giảng tĩnh tâm trước Giáo triều Rôma.

Năm nay, ngài đau yếu nên không có bài giảng tĩnh tâm Mùa Vọng. Vì thế, chúng tôi đăng lại bài giảng tĩnh tâm trước Giáo triều Rôma Mùa Vọng năm ngoái, 2022. Ta hãy cầu nguyện cho Đức Hồng Y.


Trong bài giảng đầu tiên cho Mùa Vọng 2022, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa nêu bật tầm quan trọng của nhân đức đối thần là đức tin trong hành trình Kitô hữu của chúng ta.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Thưa Đức Thánh Cha, các Cha đáng kính nhất, các anh chị em của Giáo triều Rôma, tôi đã nhiều lần tự hỏi ý nghĩa và sự hữu ích của những bài giảng trong Mùa Vọng và Mùa Chay này, những bài giảng làm gián đoạn hoặc trì hoãn các công việc khác và quan trọng hơn. Điều khích lệ tôi và khiến tôi không ngại lãng phí thời gian của các vị là niềm tin rằng người ta đến với những bài giảng này không phải để nghe ý kiến hoặc tìm giải pháp cho các vấn đề của Giáo Hội vào thời điểm này, mà để nhận được sức mạnh từ các chân lý đức tin và do đó đối mặt với mọi vấn đề một cách đúng tinh thần. Nói tóm lại, để tắm rửa – hay ít nhất là một sự sảng khoái – của niềm tin, hy vọng và lòng bác ái.

Đây là lý do tại sao tôi nghĩ đến việc chọn ba nhân đức đối thần làm chủ đề cho ba bài giảng Mùa Vọng này. Đức tin, đức cậy và đức mến là vàng, nhũ hương và mộc dược mà chúng ta, những Đạo sĩ ngày nay, muốn mang đến như một món quà dâng lên Thiên Chúa, Đấng “từ trên cao đến thăm viếng chúng ta”. Tận dụng truyền thống cổ xưa – thời giáo phụ và thời trung cổ – về các nhân đức thần học, tôi sẽ cố gắng đào sâu– càng nhiều càng tốt trong ba bài suy niệm ngắn – một đường lối hiện đại và hiện sinh, nghĩa là, đáp lại những thách thức, những sự phong phú và, đôi khi, những điều thay thế được đề xuất ngày nay đối với các đức tính thần học của Kitô giáo.

* * *

Trong lời cầu nguyện của Kitô giáo, một Thánh Vịnh luôn có âm vang lớn, có nội dung sau:

Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên,

cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính,

để Đức Vua vinh hiển ngự vào.

Đức Vua vinh hiển đó là ai?

Là Thiên Chúa mạnh mẽ oai hùng

Thiên Chúa oai hùng khi xuất trận.

(Tv 24, 7-8).

Theo cách giải thích thiêng liêng của các Giáo phụ và phụng vụ, những cánh cửa được nói đến trong Thánh Vịnh là những cánh cửa của trái tim con người: “Phúc cho ai được Chúa Kitô gõ cửa”, Thánh Ambrôsiô bình luận. “Cánh cửa của chúng ta là đức tin… Nếu bạn muốn nâng cánh cửa đức tin của mình lên, thì vua vinh quang sẽ đến với bạn”. Thánh Gioan Phaolô II đã biến những lời trong Thánh Vịnh thành bản tuyên ngôn cho triều đại giáo hoàng của mình. “Hãy mở rộng những cánh cửa cho Chúa Kitô!”, ngài đã hét lên với thế giới, vào ngày bắt đầu sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh của mình.

Cánh cửa lớn mà con người có thể mở hoặc đóng với Chúa Kitô là một và được gọi là tự do. Tuy nhiên, nó mở ra theo ba cách khác nhau, hay theo ba loại quyết định khác nhau mà chúng ta có thể coi là ba cánh cửa: đức tin, đức cậy và đức mến. Đây đều là những cánh cửa đặc biệt: chúng mở từ bên trong và bên ngoài cùng một lúc: bằng hai chìa khóa, một chiếc nằm trong tay con người, chiếc còn lại nằm trong tay Chúa. Con người không thể mở chúng nếu không có sự giúp đỡ của Chúa và Chúa không muốn mở những cánh cửa ấy nếu không có sự hợp tác của con người.

Đức Kitô, nguồn gốc và sự viên mãn của đức tin

Vì thế, chúng ta hãy bắt đầu suy tư từ cánh cửa đầu tiên trong ba cánh cửa: đó là đức tin. Chúng ta đọc trong Sách Tông Đồ Công Vụ rằng Thiên Chúa “đã mở cánh cửa đức tin cho dân ngoại” (Cv 14:27). Thiên Chúa mở cánh cửa đức tin theo nghĩa Người ban khả năng tin bằng cách sai đến những người rao giảng Tin Mừng; con người mở cánh cửa đức tin bằng cách chấp nhận khả thể này.

Với sự xuất hiện của Chúa Kitô, có một bước nhảy vọt về chất liên quan đến đức tin. Không phải trong bản chất của nó, mà trong nội dung của nó. Giờ đây, vấn đề không còn là niềm tin chung chung vào Thiên Chúa, mà là niềm tin vào Chúa Kitô đã xuống thế làm người, chết và sống lại vì chúng ta. Thư gửi tín hữu Do Thái liệt kê một danh sách dài những người tin Chúa: “Nhờ đức tin Aben… Nhờ đức tin Ápraham… Nhờ đức tin Isaác… Nhờ đức tin Giacóp… Nhờ đức tin Môise…” Nhưng Thánh Phaolô kết luận bằng cách nói: “Nhờ đức tin, tất cả các nhân vật đó đã được chứng giám, thế mà họ không đạt được những điều Thiên Chúa đã hứa” (Dt 11, 39). Thiếu cái gì ở đây? Thưa: Thiếu Chúa Giêsu Đấng – như Bức thư nói – là “Đấng khai mở và kiện toàn đức tin. “ (Dt 12:2).

Do đó, đức tin Kitô giáo không chỉ bao gồm việc tin vào Thiên Chúa; nó hệ tại ở việc tin vào Đấng mà Thiên Chúa đã sai đến. Trước khi làm phép lạ, Chúa Giêsu hỏi: “Anh có tin không?” và sau khi hoàn thành, Ngài khẳng định: “Đức tin của anh đã cứu anh”, Ngài không ám chỉ một niềm tin chung chung vào Thiên Chúa (điều này được coi là điều hiển nhiên ở mọi người Israel); nhưng đề cập đến niềm tin vào Người, vào sức mạnh thiêng liêng được ban cho Người.

Bây giờ đây, đức tin công chính hóa kẻ gian ác, đức tin sinh ra sự sống mới. Nó được đặt ở phần cuối của một quá trình mà trong chương thứ mười của Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô lần theo dấu vết, gần như trực quan, các giai đoạn khác nhau, vẽ chúng trên bản đồ cơ thể con người. Ngài nói, mọi sự bắt đầu từ đôi tai, từ việc nghe công bố Tin Mừng: “Đức tin đến từ việc lắng nghe”, fides ex auditu. Từ đôi tai, chuyển động đi đến trái tim, nơi quyết định cơ bản được đưa ra: corde creditur, “người ta tin bằng trái tim”. Từ trái tim, chuyển động quay trở lại miệng: “bằng miệng người ta tuyên xưng đức tin”: ore fit confessionio.

Quá trình không kết thúc ở đó, mà – từ đôi tai, trái tim và cái miệng – nó chuyển sang đôi tay. Vâng, bởi vì như Thánh Tông Đồ nói “đức tin hành động nhờ tình yêu” (Gl 5:6). Thánh Giacôbê Tông đồ có thể cảm thấy yên tâm. Cũng có chỗ cho “việc làm”: tuy nhiên, không phải trước, mà là sau đức tin (về mặt luận lý nếu không phải theo trình tự thời gian). Thánh Grêgôriô Cả nói: “Người ta không đạt đến đức tin bắt đầu từ các nhân đức, nhưng đạt đến các nhân đức bắt đầu từ đức tin”.

Lúc này, một câu hỏi rất thời sự được đặt ra. Nếu đức tin cứu rỗi là đức tin nơi Chúa Kitô, thì phải nghĩ sao về tất cả những người không có cơ hội tin nơi Ngài? Chúng ta đang sống trong một xã hội đa nguyên, kể cả về tôn giáo. Các nền thần học của chúng ta - Đông phương và Tây phương, Công Giáo cũng như Tin lành - đã phát triển trong một thế giới mà trên thực tế chỉ có Kitô giáo tồn tại. Tuy nhiên, sự tồn tại của các tôn giáo khác đã được biết đến, nhưng các tôn giáo ấy đã bị coi là sai ngay từ đầu, hoặc hoàn toàn không được xem xét. Ngoài cách hiểu khác nhau về Giáo Hội, tất cả các Kitô hữu đều chia sẻ một tiên đề truyền thống: “Không có ơn cứu độ bên ngoài Giáo Hội”: Extra Ecclesiam nulla salus.

Ngày nay điều này không còn đúng nữa. Trong một thời gian, đã có một cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và thừa nhận các giá trị hiện diện trong mỗi tôn giáo. Trong Giáo Hội Công Giáo, điểm khởi đầu là tuyên nguyên “Nostra aetate” của Công đồng Vatican II, và tất cả các Giáo Hội Kitô lịch sử đều chia sẻ một định hướng tương tự. Với sự công nhận này, có một xác tín đã bám rễ cho rằng ngay cả những người bên ngoài Giáo Hội cũng có thể được cứu.

Theo quan điểm mới này, liệu còn có thể duy trì vai trò cho đến nay được gán cho niềm tin “rõ ràng” vào Chúa Kitô hay không? Trong trường hợp này, phải chăng châm ngôn cổ xưa: “ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ” cuối cùng, tồn tại được trong định đề “ngoài đức tin không có ơn cứu độ”? Trên thực tế, trong một số giới Kitô Hữu, điều sau là học thuyết thống trị và nó là điều thúc đẩy sự dấn thân truyền giáo. Tuy nhiên, theo cách này, sự cứu rỗi ngay từ đầu đã bị giới hạn cho một thiểu số rất nhỏ người dân.

Điều này không thể khiến chúng ta hài lòng và nó có lỗi với Chúa Kitô, tước đoạt của Ngài một phần lớn nhân loại. Người ta không thể tin rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, rồi giới hạn sự liên quan thực sự của Ngài vào một phần rất hẹp duy nhất của nó. Chúa Giêsu là “Đấng Cứu Độ Thế Gian” (Ga 4:42); Chúa Cha đã sai Chúa Con “để thế gian nhờ Người mà được cứu độ” (Ga 3:17): thế gian, không phải là một tập hợp ít người trên thế giới!

Chúng ta hãy thử tìm câu trả lời trong Kinh Thánh. Kinh Thánh khẳng định rằng ai chưa biết Đức Kitô, nhưng hành động theo lương tâm của mình (Rm 2:14-15) và làm điều thiện cho người thân cận (Mt 25:3 tt.) thì được Thiên Chúa chấp nhận. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta nghe từ miệng Thánh Phêrô tuyên bố long trọng này: “Quả thật, tôi thấy Thiên Chúa không thiên vị ai. Trái lại, trong mọi nước, ai kính sợ Ngài và hành động ngay thẳng đều được Ngài chấp nhận” (Cv 10:34-35).

Ngay cả những người theo các tôn giáo khác nói chung cũng tin rằng “Thiên Chúa hiện hữu và ban thưởng cho những ai tìm kiếm Ngài” (Dt 11: 6); do đó, họ nhận ra điều mà Kinh thánh coi là dữ liệu cơ bản và chung của mọi niềm tin. Tất nhiên, điều này áp dụng theo một cách rất đặc biệt đối với những anh em Do Thái tin vào cùng một Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp mà Kitô hữu chúng ta tin.

Tuy nhiên, lý do chính cho sự lạc quan của chúng ta không dựa trên điều thiện mà những người theo tôn giáo khác có thể làm được, nhưng dựa trên “ân sủng muôn hình muôn vẻ của Thiên Chúa” (1Pr 4:10). Đôi khi tôi cảm thấy cần phải dâng hy tế Thánh Lễ chính xác nhân danh tất cả những người được cứu nhờ Chúa Kitô, nhưng không biết điều đó và không thể tạ ơn Người. Phụng vụ cũng thúc giục chúng ta làm như vậy. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể 4, ngoài lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục và tín hữu, một lời cầu nguyện được thêm vào “cho tất cả những ai thành tâm tìm kiếm Chúa”.

Thiên Chúa có nhiều cách để cứu rỗi hơn chúng ta có thể nghĩ đến. Ngài đã thiết lập các “kênh” ân sủng của mình, nhưng Ngài không tự ràng buộc mình với những kênh ấy. Một trong những phương tiện cứu rỗi “phi thường” này là đau khổ. Sau khi Đức Kitô đã mặc lấy và cứu chuộc, thì một cách nào đó, đau khổ cũng là một bí tích cứu độ phổ quát. Người đã xuống nước sông Giođan để thánh hóa nước trong mọi phép rửa, Người cũng xuống nước của khổ nạn và sự chết, biến chúng thành khí cụ cứu rỗi tiềm tàng. Một cách mầu nhiệm, mọi đau khổ – không chỉ đau khổ của các tín hữu –, theo một cách nào đó, hoàn thành “điều còn thiếu sót* trong những gian nan thử thách của Đức Kitô” (Cl 1:24) [Thánh Phaolô viết “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh]. Giáo Hội cử hành lễ Các Thánh Anh Hài; các thánh này cũng không biết rằng họ đang chịu khổ vì Chúa Kitô!

Chúng ta tin rằng tất cả những ai được cứu rỗi đều là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô: “Chẳng có sự cứu rỗi bởi đấng nào khác, cũng chẳng có danh nào khác dưới gầm trời ban cho loài người mà nhờ đó chúng ta được cứu.” (Công vụ 4:12). Tuy nhiên, khẳng định nhu cầu phổ quát của Chúa Kitô đối với ơn Cứu Độ là một chuyện, và khẳng định sự cần thiết phổ quát của đức tin nơi Chúa Kitô để được cứu rỗi lại là một chuyện khác.

Vậy có thừa không khi tiếp tục loan báo Tin Mừng cho mọi tạo vật? Còn cần hơn nữa! Cần phải thay đổi lý do truyền giáo, chứ không phải thay đổi việc truyền giáo. Chúng ta phải tiếp tục loan báo Chúa Kitô; không phải vì một lý do tiêu cực – là nếu không thì thế giới sẽ bị kết án – mà vì một lý do tích cực: vì ân sủng vô hạn mà Chúa Giêsu mang đến cho mỗi con người. Đối thoại liên tôn không đối lập với việc rao giảng Tin Mừng, nhưng nó xác định phong cách của việc rao giảng Tin Mừng. Cuộc đối thoại này – Thánh Gioan Phaolô II đã viết trong thông điệp “Sứ vụ của Đấng Cứu Chuộc” – “là một phần trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội”.

Mệnh lệnh của Đức Kitô: “Hãy đi khắp thế gian, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16:15) và “Làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19) vẫn có giá trị vĩnh cửu, nhưng phải được hiểu trong bối cảnh lịch sử của nó. Đây là những từ ám chỉ thời điểm chúng được viết ra, khi “cả thế giới” và “mọi dân tộc” là cách nói rằng thông điệp của Chúa Giêsu không chỉ dành cho dân Do Thái mà còn cho phần còn lại của thế giới. Chúng luôn có giá trị đối với tất cả mọi người, nhưng đối với những người đã thuộc về một tôn giáo thì cần có sự tôn trọng, kiên nhẫn và yêu thương. Thánh Phanxicô thành Assisi đã hiểu điều này và đem ra thực hành. Ngài dự tính hai cách để đi tới “người Hồi Giáo và những kẻ ngoại đạo khác”. Ngài viết trong Bản luật của mình:

Tuy nhiên, những anh em đi giữa những người Hồi Giáo và những người ngoại đạo khác có thể cư xử theo hai cách về mặt tinh thần giữa họ. Một cách là không tranh cãi hay tranh chấp; nhưng hãy để những người ấy là “chủ thể của sinh vật con người vì lợi ích của Chúa,” nhưng anh em vẫn tuyên xưng mình là Kitô hữu. Cách khác là khi họ thấy điều đó đẹp lòng Thiên Chúa, thì anh em công bố Lời của Thiên Chúa, để những người ấy có thể tin vào Thiên Chúa Toàn Năng, Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Đấng Tạo Hóa của muôn vật, Chúa Cứu Thế và Cứu Chuộc của chúng ta, ngõ hầu họ có thể được chịu phép rửa tội và trở thành Kitô hữu.

Thách thức của khoa học

Với trái tim rộng mở này, bây giờ chúng ta hãy trở lại với niềm tin Kitô giáo của mình. Thử thách lớn lao mà đức tin phải đương đầu trong thời đại chúng ta không đến từ triết học như trong quá khứ, nhưng đến từ khoa học. Có một tin tức giật gân cách đây vài tháng. Một kính viễn vọng được phóng lên vũ trụ vào ngày 25 tháng 12 năm 2021 và ở vị trí cách trái đất một triệu rưỡi km, đã gửi những hình ảnh phi thường về vũ trụ vào ngày 12 tháng 7 năm nay khiến giới khoa học phải say mê.

“Kính viễn vọng mới – chúng ta đọc trên tin tức – đã mở ra một cửa sổ mới về vũ trụ, có thể đưa chúng ta quay ngược thời gian, cho đến ngay sau vụ nổ lớn ban đầu của thế giới. Đó là cái nhìn chi tiết nhất về vũ trụ sơ khai từng có được. Nó đại diện cho hương vị đầu tiên của một ngành thiên văn học mới và mang tính cách mạng sẽ tiết lộ vũ trụ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây”.

Chúng ta sẽ thật ngu ngốc và vô ơn nếu không tham gia vào niềm tự hào chính đáng của nhân loại về điều này cũng đúng đối với bất kỳ khám phá khoa học nào khác. Như đã nói, nếu niềm tin được nảy sinh từ việc lắng nghe cũng như từ sự ngạc nhiên thì những khám phá khoa học này không nên làm giảm khả năng tin tưởng, mà phải làm tăng khả năng tin tưởng. Nếu sống ở thời nay, tác giả Thánh Vịnh sẽ còn nhiệt tình hát hơn nữa: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo kỳ công tay Người làm” (Tv 19:2) và Thánh Phanxicô Assisi: “Lạy Chúa, chúc tụng Chúa với muôn loài”.

Chúa muốn ban cho chúng ta một dấu hiệu hữu hình về sự vĩ đại vô tận của Ngài với sự bao la của vũ trụ và muốn ban cho chúng ta một dấu hiệu về “sự khó thấu hiểu” của Ngài với hạt vật chất nhỏ nhất mà vật lý học bảo đảm dù từng được biết đến vẫn có “sự không chắc chắn” của nó. Vũ trụ không tự tạo ra nó. Chất lượng của sự tồn tại là điều quyết định chứ không phải số lượng; và chất lượng của sự sáng tạo là… được tạo ra! Hàng tỷ thiên hà, cách xa hàng tỷ tỷ năm ánh sáng, không thay đổi chất lượng này.

Chúng ta đưa ra những suy tư về đức tin và khoa học này không phải để thuyết phục các nhà khoa học không có đức tin (không ai trong số họ ở đây để nghe hoặc đọc những lời này), mà là để củng cố chúng ta là những người tin vào đức tin của chúng ta và không bị quấy rầy bởi những tiếng nói trái ngược. Đó cũng là mục đích mà Thánh Luca nói với “Theophilô lừng lẫy” rằng ngài đã viết Tin Mừng của mình: “để anh em nhận ra sự chắc chắn của những lời anh em đã lãnh nhận” (Lc 1: 4).

Đối mặt với sự mở ra trước mắt chúng ta các chiều kích vô tận của vũ trụ, hành động đức tin lớn nhất đối với Kitô hữu chúng ta không phải là tin rằng tất cả những điều này được tạo ra bởi Thiên Chúa, mà là tin rằng “muôn vật được tạo dựng nhờ Chúa Kitô và cho Ngài. “(Cl 1:16), rằng “không có Người thì không có gì” (Ga 1:3). Kitô hữu có bằng chứng về Thiên Chúa thuyết phục hơn nhiều so với bằng chứng thu được từ vũ trụ: đó là con người và cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô.

Các tín hữu không phải là đà điểu. Chúng ta không giấu đầu trong cát để không nhìn thấy. Chúng ta chia sẻ với mỗi người sự hoang mang trước muôn vàn bí ẩn và mâu thuẫn của vũ trụ: của tiến hóa tự nhiên, của lịch sử, của chính Kinh thánh… Tuy nhiên, chúng ta có thể vượt qua sự hoang mang đó bằng một điều chắc chắn mạnh mẽ hơn mọi điều không chắc chắn: đó là sự khả tín của con người Đức Kitô, của đời sống và lời nói của Người. Sự chắc chắn trọn vẹn và vui mừng không đến trước mà đến sau khi đã tin.

Người công chính sẽ sống nhờ niềm tin

Đức tin là tiêu chí duy nhất có khả năng khiến chúng ta liên hệ đúng đắn, không chỉ với khoa học, mà còn với lịch sử. Khi nói về đức tin công chính hóa, thánh Phaolô trích dẫn lời sấm nổi tiếng Khabarúc: “người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình” (Ab 2:4). Thiên Chúa có ý gì qua lời tiên tri đó, vì chính Thiên Chúa đã thốt ra lời ấy?

Thông điệp mở đầu bằng lời than thở của nhà tiên tri, vì sự thất bại của công lý và vì Thiên Chúa từ trên cao dường như thản nhiên chứng kiến bạo lực và áp bức. Chúa trả lời rằng tất cả những điều này sắp kết thúc vì một tai họa mới sẽ sớm đến – người Chanđê – sẽ quét sạch mọi thứ và mọi người. Nhà tiên tri phản đối giải pháp này. Đây lại là câu trả lời của Chúa sao? Một sự áp bức thay thế cho một sự áp bức khác à?

Nhưng ngay tại đây, Thiên Chúa đang chờ đợi nhà tiên tri: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình” (Ab 2, 2-4). Nhà tiên tri được yêu cầu thực hiện bước nhảy vọt về đức tin. Thiên Chúa không giải quyết bí ẩn của lịch sử, nhưng yêu cầu chúng ta tin tưởng vào Ngài và công lý của Ngài, bất chấp mọi thứ. Giải pháp không nằm ở việc chấm dứt thử thách, mà nằm ở việc gia tăng đức tin.

Lịch sử là cuộc đấu tranh không ngừng giữa cái thiện và cái ác, kẻ ác chiến thắng và người chính nghĩa chịu đau khổ. Chiến thắng bền vững của cái thiện trước cái ác không được tìm thấy trong chính lịch sử, mà vượt ra ngoài lịch sử. Chúng ta hãy bỏ lại đằng sau tất cả các hình thức của chủ nghĩa thiên niên kỷ. Tuy nhiên, Thiên Chúa có quyền tể trị và kiểm soát mọi sự kiện đến nỗi ngay cả sự kích động của kẻ ác cũng phục vụ cho những kế hoạch bí ẩn của Ngài. Quả thật, Thiên Chúa viết thẳng bằng những đường cong! Các tình huống có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, nhưng với Chúa thì không.

Thông điệp của Khabacúc đặc biệt thích hợp cho chúng ta ngày nay. Nhân loại đã trải qua trong những năm cuối của thế kỷ sự giải phóng khỏi quyền lực áp bức của các hệ thống toàn trị cộng sản. Nhưng chúng ta không có thời gian để thở phào nhẹ nhõm vì những bất công và bạo lực khác đã phát sinh trên thế giới. Có những người, khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, đã ngây thơ tin rằng chiến thắng của nền dân chủ giờ đây sẽ dứt khoát khép lại chu kỳ của những biến động lớn và rằng lịch sử sẽ tiếp tục tiến trình của nó mà không có những cú sốc kinh hoàng. Chính xác là không có thêm “lịch sử” như thế. Luận điểm này đã sớm bị bác bỏ một cách đáng tiếc bởi các sự kiện, với sự xuất hiện của các chế độ độc tài khác và sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh mới, bắt đầu từ cuộc chiến “Vùng Vịnh”, cho đến cuộc chiến bất hạnh năm nay ở Ukraine.

Trong hoàn cảnh này, câu hỏi chân thành của vị tiên tri cũng được khuấy động trong chúng ta: “Lạy Chúa, cho đến khi nào? Chúa có đôi mắt quá trong sáng đến nỗi Chúa không thể nhìn thấy điều ác sao! Tại sao có quá nhiều bạo lực, quá nhiều xác người trơ xương vì đói, quá nhiều sự tàn ác trên thế giới mà Chúa không can thiệp?” Câu trả lời của Chúa vẫn thế: ai không có tấm lòng ngay thẳng với Chúa thì dễ bi quan và vấp phạm, còn người công chính sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình và tìm được câu trả lời trong đức tin của mình. Anh ta sẽ hiểu điều Chúa Giêsu muốn nói khi, trước mặt Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18:36).

Nhưng chúng ta hãy ghi nhớ kỹ điều đó trong đầu và nếu cần, hãy thông báo với thế giới: Thiên Chúa công minh và thánh thiện; Ngài sẽ không cho phép cái ác có tiếng nói cuối cùng và những kẻ bất lương thoát tội. Sẽ có một sự phán xét ở phần kết của câu chuyện, “một cuốn sách viết sẽ được mở ra, trong đó chứa đựng mọi thứ và theo đó thế giới sẽ được phán xét”: Liber scriptus proferetur – in quo totum continetur – und mundus judicetur.

Một sự phán xét đầu tiên, không hoàn hảo nhưng nằm trong tầm tay của tất cả mọi người, các tín hữu và những người không tin, hiện đã có sẵn, hơn nữa có cả trong lịch sử. Những ân nhân của nhân loại đã làm việc vì lợi ích thực sự của đất nước họ và vì hòa bình thế giới được ghi nhớ với sự vinh danh và chúc lành từ thế hệ này sang thế hệ khác; tên của bạo chúa và những kẻ bất lương tiếp tục qua nhiều thế kỷ đi kèm với sự ô nhục và bị trù dập. Chúa Giêsu đã mãi mãi đảo ngược vai trò. “Người chiến thắng vì là nạn nhân”, do đó, Thánh Augustinô định nghĩa Chúa Kitô: Victor quia victima. Dưới ánh sáng của sự vĩnh cửu – và cả của lịch sử – không phải những kẻ hành quyết mới là những người chiến thắng thực sự, mà là những nạn nhân của họ.

Điều mà Giáo Hội có thể làm, để không chứng kiến một cách thụ động lịch sử, là đứng về phía chống lại những kẻ áp bức và kiêu ngạo và luôn đặt mình, “đúng lúc cũng như toàn thời gian”, về phía người nghèo, người yếu thế, những nạn nhân, những người gánh chịu mọi bất hạnh và mọi cuộc chiến.

Những gì Giáo Hội có thể làm cũng là loại bỏ một trong những yếu tố luôn gây ra xung đột là sự cạnh tranh giữa các tôn giáo, những “cuộc chiến tôn giáo” khét tiếng. Một lực đẩy đạo đức có thể đến từ sự hiểu biết và sự hợp tác trung thành giữa các tôn giáo lớn đã ghi dấu ấn trong lịch sử chứ không phải tiến trình mới mà chúng ta mong đợi một cách vô ích từ các cường quốc chính trị. Theo nghĩa này, cần phải thấy được sự hữu ích của các sáng kiến cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các tôn giáo do thánh Gioan Phaolô II khởi xướng và được Đức Giáo Hoàng đương nhiệm thúc đẩy ngày nay.

Đức tin là vũ khí của Giáo Hội. Giáo Hội, giống như người công chính của Khabacúc, cũng “sống nhờ đức tin của mình”. Trong tiếng Ý, từ “đức tin” có nghĩa thứ hai, đó là chiếc nhẫn cưới mà vợ chồng trao nhau trong ngày cưới. Đức tin, nhân đức đối thần, là chiếc nhẫn cưới của Hiền Thê Chúa Kitô! Rôma từ lâu đã không còn là caput mundi, thủ đô của thế giới, nhưng nó phải là caput fidei, thủ đô của đức tin. Không chỉ có niềm tin đúng đắn, tức là chính thống, mà còn có cường độ tin tưởng.

Điều mà các tín hữu nắm bắt ngay lập tức nơi một linh mục và một mục tử là liệu họ có “tin vào điều đó” hay không, họ có tin vào những gì mình nói và những gì mình cử hành hay không. Ngày nay có rất nhiều việc sử dụng truyền dẫn không dây hay WiFi, như chúng ta nói trong tiếng Anh. Đức tin cũng được truyền đạt tốt hơn theo cách này: không ràng buộc, không nhiều lời nói và tranh luận, nhưng thông qua một luồng ân sủng được thiết lập giữa hai người.

Hành động đức tin lớn nhất mà Giáo Hội có thể làm – sau khi đã cầu nguyện và làm mọi điều có thể để tránh hoặc chấm dứt xung đột – là tuân phục Thiên Chúa với một hành động hoàn toàn tin tưởng và từ bỏ trong thanh thản, đồng thời lặp lại cùng với Thánh Tông đồ: “Tôi biết tôi tin vào ai!”: Scio cui credidi (2 Tim 1:12). Thiên Chúa không bao giờ rút lui để làm cho những ai lao vào vòng tay của Người sẽ rơi vào hư không.

Vì thế, chúng ta hãy đi gặp Chúa Kitô, Đấng đang đến, với một hành vi đức tin cũng như với một lời hứa của Thiên Chúa và do đó là một lời tiên tri: “Thế giới ở trong tay Thiên Chúa và khi lạm dụng tự do của mình, con người đã chạm đến đáy, Người sẽ can thiệp để cứu con người”. Vâng, Người sẽ can thiệp! Đây là lý do tại sao Người đến thế giới hai nghìn hai mươi hai năm trước.

1.Ambrôsiô thành Milano, Chú Giải Thánh Vịnh 118, XII, 14.

2.Gregory Đại đế, Bài giảng về tiên tri Edêkien, II, 7 (PL 76, 1018).

3. Bản luật không có sắc chỉ, XVI.

4. Sequence Dies irae.
Source:Cantalamessa