Ngày 10-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mẹ Maria vội vã lên đường
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:26 10/12/2015
Chúa Nhật IV MÙA VỌNG, năm C
Lc 1, 39-45

MẸ MARIA VỘI VÃ LÊN ĐƯỜNG

Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật Mùa vọng, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa vọng. Chúa Nhật này có thể nói được là Chúa Nhật của Đức Mẹ. Bởi vì phụng vụ hôm nay, đặc biêt đoạn Tin Mừng của thánh Luca cho chúng ta thấy vai trò của Mẹ Maria. Sự xuất hiện của Mẹ khi Mẹ đang mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần làm nổi bật gương mặt của Mẹ. Mẹ đã vội vã lên đường thăm chị họ là bà Êlisabeth cũng đang mang thai lúc tuổi già. Sự có mặt của hai người phụ nữ đang có thai, đặc biệt Mẹ Maria cho thấy mầu nhiệm Con Thiên Chúa xuống thế làm người để ở giữa nhân loại, ở giữa con người đã thực sự diễn ra trong lịch sử.

Sự gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà Isave rất lạ lùng. Mẹ đã đem niềm vui cho bà chị họ, bởi vì Isave đã mang tiếng là son sẻ, khi bà và chồng đã cao niên. Quan niệm của người Do Thái lúc đó rất mù mờ về sự chết, nên họ chỉ muốn có con cái, cháu chắt nối dõi tông đường. Bà Êlisabeth mang thai cũng rất nhiệm lạ khi Giacaria được sứ thần loan báo về việc vợ ông sẽ mang thai. Ông đã không tin vì cho rằng ông đã già và vợ ông đã cao niên. Tuy nhiên, việc gì con người không thể làm được, Thiên Chúa làm được tất cả. Niềm tin thâm sâu Mẹ Maria đã đặt vào Thiên Chúa, giờ này càng được củng cố và khơi dậy vì bà Êlisabeth cũng đang mang thai con trong lúc tuổi già. Việc Mẹ Maria đến thăm bà chị họ là dịp để hai hài nhi gặp gỡ nhau trong niềm tin sâu xa. Gioan Tẩy Giả đã nhảy mừng trong lòng bà Êlisabeth bởi vì Gioan đã gặp gỡ chính Hài nhi là Đấng Cứu Độ. Maria đã hiểu rõ hơn việc Mẹ cưu mang Chúa Giêsu vả do tác động của Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria đã ngợi khen tung hô Thiên Chúa. Đàng khác, bà Isave đã chúc mừng Mẹ Maria và khen Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Mẹ được đầy ơn phúc vì chính Thiên Chúa đã chọn Mẹ và cắt nhắc Mẹ lên, Thiên Chúa đã ban cho những đặc ân cao quí mà không ai ở trần gian có thể có được. Mẹ Maria hiểu rõ, biết mình được diễm phúc vì Mẹ đã dám tin Lời Thiên Chúa :” Này tôi là nữ tỳ Thiên Chúa, sẽ hãy thực hiện cho tôi theo như lời thiên thần truyền “. Cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà Êlisabeth giúp Mẹ Maria vững tin hơn vào kinh nghiệm mình đã được gặp gỡ Thiên Chúa. Và cũng chính cuộc gặp gỡ này đã thực sự cho nhân loại hiểu, đây là cuộc gặp gỡ giữa Đấng Cứu Thế và Gioan Tẩy Giả là Đấng tiền hô. Gioan Tẩy Giả là Ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước, Ngài nối giữa Cựu Ước với Tân Ước.

Mẹ Maria đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm sâu thẳm. Mẹ đã cưu mang Đấng Cứu Thế và việc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà Êlisabeth cho thấy ơn cứu độ Mẹ đang mang cung lòng trinh khiết là Chúa Giêsu, Đấng Mêsia, đến để sống giữa con người, sống giữa loài người. Mẹ Maria đã tới và ở lại phục vụ bà chị họ. Ngược lại, chính Mẹ cũng nhận được sự phục vụ của bà chị họ và gia đình của bà chị họ. Sau này Chúa Giêsu khi dạy dỗ các môn đệ, Ngài đã cho họ biết :” Ngài đến để phục vụ, chứ không đến để được hầu hạ “. Bài học ấy Mẹ Maria và Con Thiên Chúa đã thực hiện ở đây, trong những giờ phút đầu tiên của mầu nhiệm nhập thể làm người của Con Thiên Chúa. Mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, chính là Con Thiên Chúa đến giữa nhân loại, đến giữa con người không phải để tìm vinh quang cho mình, nhưng là để phục vụ và phục vụ cho đến giọt máu cuối cùng trên thập giá.

Phụng vụ Mùa Vọng mời gọi chúng ta đến với Con Thiên Chúa làm người nơi hang đá Bêlem, đến với nguồn ơn cứu độ, tuy nhiên, mùa Vọng cũng mời gọi chúng ta đến gặp gỡ Đấng Cứu Thế như các mục đồng xưa. Bởi vì, Đấng Cứu Thế thi thố quyền năng của mình nơi những con người thấp cổ bé họng, nơi những người bị bỏ rơi, vất vưởng, bơ vơ. Bởi vì, chính Chúa đã đồng hóa mình với những con người khó nghèo, những con người bị hất hủi vv…Chính Con Thiên Chúa đã không chọn lầu son gác tiếc, đền đài nguy nga, đồ sộ để sinh ra nhưng Ngài đã chọn hang đá khó nghèo để sinh ra và gặp gỡ những trẻ mục đồng khó nghèo đầu tiên. Giáng sinh sắp tới, Giáo Hội mời gọi chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, trong Bí Tích Thánh Thể.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã nói lời xin vâng để cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng thanh khiết. Xin Mẹ giúp chúng con luôn biết nói lời xin vâng làm theo ý Chúa trong cuộc sống của mình. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Nhật IV Mùa Vọng có thể gọi là Chúa Nhật dành cho ai ?
2.Tại sao Mẹ Maria lại đi thăm viếng bà chị họ Êlisabeth ?
3.Cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà chị họ Êlisabeth nói lên điều gì ?
4.Mẹ Maria đã nói lời xin vâng để làm gì ?
5.Tâm tình của ÔBACE phải có trong Mùa Vọng ?
 
Mừng vui lên vì Thánh Thần Chúa giúp chúng ta đón nhận ơn Cứu chuộc
Lm Jude Siciliano OP
16:56 10/12/2015
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG (C)
Xôphônia 3: 14-18; T.vịnh 11; Philipphê 4: 4-7; Luca 3: 10-18

MỪNG VUI LÊN VÌ THÁNH THẦN CHÚA GIÚP CHÚNG TA ĐÓN NHẬN ƠN CỨU CHUỘC

Có gì hay và hào hứng để đọc trong lúc này, Mùa Vọng, hơn là bài thứ nhất của ngôn sứ Sophonia hay không? Thật là một đoạn văn đầy vui vẻ và tình yêu. Sophonia giúp chúng ta chú trọng đến sự nguyện ngẫm trong thinh lặng, nhưng trong lúc lại quá ư ồn ào náo nhiệt. (Còn bao nhiêu ngày nữa để mua sắm trước lễ Giáng Sinh?). Trước đoạn văn đọc hôm nay ngôn sứ than phiền về những áp bức và gian dối đối với người nghèo. Thiên Chúa sẽ đến và Ngài sẽ làm gì khi Ngài đến? Ngài sẽ đối xử với các người lãnh đạo không công chính trong dòng họ Giuda "Đức Chúa đã cất án phạt trên ngươi. Địch thù của ngươi, Ngài đã quay lưng". Qua các ngôn sứ như Sophonia, Thiên Chúa đã hứa với những người bị áp bức và đau khổ là Ngài sẽ săn sóc những nạn nhân của những lãnh đạo tàn bạo. Sau đó trong phúc âm thánh Luca, Đức nữ Maria ca ngợi trong kinh Magnificat, Thiên Chúa đã nâng cao mọi kẻ khiêm nhường, và hạ bệ những ai quyền thế (Lc 1:46-55).

Bài sách hôm nay nói về quá khứ khi Thiên Chúa hành động thay mặt cho dân Ngài, và nói về tương lai khi Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, Đấng Cứu Thế toàn năng. Dân chúng vui mừng hớn hở vì những việc Thiên Chúa đã làm cho họ: "Đức Chúa đã cất án phạt trên ngươi" Thiên Chúa cũng động lòng vì những việc Ngài đã làm "vì ngươi, Đức Chúa hân hoan vui sướng. Với ngươi, Người làm mới lại Tình Yêu của Người". Thiên Chúa hoan hỷ mừng trong tiếng reo vui vì chúng ta.

Khi chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa làm thế nào để cất khỏi vai chúng ta ách bạo lực của những người áp bức chúng ta, tình yêu chúng ta lại thêm đậm đà hơn với Thiên Chúa. Sophonia nói đến hoàn cảnh trong tương lai: sẽ không còn xung đột, lo sợ hay khổ nhục giữa chúng ta. Ngôn sứ sửa soạn chúng ta đón chào giáng sinh của Chúa Kitô, khuyến khích chúng ta đừng nên sợ sệt hay thất vọng bởi những gì hình như không thể khắc phục và chuyển dịch được trong cuộc sống của chúng ta. Thật thế, chúng ta có lý do để vui mừng hớn hở. Các Ngôn sứ sửa soạn cho chúng ta đón nghe phúc âm thánh Luca trong năm phung vụ mới này. Suốt phúc âm thánh Luca sẽ nói với những người lo sợ "đừng lo sợ". Vui mừng là một trong các đề tái chính trong phúc âm thánh Luca. Làm sao mà dân chúng lại không vui mừng được phải không? Chúng ta đã bị mắc kẹt và sa lầy và Thiên Chúa gởi Chúa Giêsu đến để cho chúng ta được tự do là điều thực hành lời hứa của ngôn sứ Sophonia "Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, ở giữa ngươi, Đấng Cứu Chuộc vạn thắng."

Ai có thể cần Đấng Cứu Chuộc hơn là những người đến với ông Gioan Tẩy Giả trong sa mạc phải không? Lễ Giáng Sinh sắp đến, tuy vậy, các nhân vật trong phúc âm hôm nay là: một ngôn sứ khuyến khích dân chúng, đám đông dân chúng, những người ghẻ lạnh trong cộng đoàn, và lính La mã. Còn 12 ngày nữa là lễ Giáng Sinh, nhưng chúng ta cần phải quên những gì phải mua sắm để nghĩ đến những điều ông Gioan Tẩy Giả nói, vì không thể nào tránh khỏi ông ta được.

Chúng ta sẽ đón chào một hài nhi vào lễ Giáng Sinh. Chúng ta phải xem có điều gì làm cho chúng ta không mở lòng trí đón nhận Đấng giáng sinh một cách niềm nở. Chúng ta có thể đặt câu hỏi như 3 nhóm người hỏi ông Gioan Tẩy Giả "chúng tôi sẽ phải làm gì?". Vấn đề chắc không phải là điều gì dân chúng cần suy nghĩ, hay nghĩ sẽ phải làm."Đấng Mesia" sẽ đến rất gần và phải hành động ngay bây giờ. Dân chúng sẽ phải làm gì và làm điều đó ngay bây giờ, không thể chờ đợi được.

Ông Gioan Tẩy Giả nói với đám đông quần chúng, những người thu thuế, lính La mã, nên làm việc gì cụ thể như lo lắng cho những người cần được giúp đở, và làm một cách công chính. Ông Gioan không bảo họ lên Đền Thờ cầu nguyện hay dâng của lễ lớn lao. Nghi lễ và lời kinh nguyện sẽ đến sau. Điều thứ nhất phải thay đổi là hãy lo lắng giúp đở những người láng giềng. Việc đó sẽ giúp họ và chúng ta sửa soạn đón Đấng Mesia.

Quần chúng sẽ phải chia sẻ những gì họ có với những tha nhân không có. Người thu thuế phải công bằng trong công việc của họ và tránh tham lam, "Đừng thu hơn mức quy định". Còn các người lính, những người ngoài cuộc thuộc đế quốc hay hà hiếp dân lại đến nghe một ngôn sứ Do thái. Ông ta bảo họ "hãy an phận với số lương của mình". Những người lính đó có quyền hành và họ có thể dùng quyền đó hà hiếp người dân thường. Trái lại, họ chỉ cần "an phận" với số lương của họ và như thế là đủ rồi.

Ông Gioan Tẩy Giả là một nhà truyền giáo mạnh mẽ. Ông ta là "thầy giảng thời nay". Ông ta chỉ dẫn những việc làm công chính. Ông đón nhận Đấng Mesia, và khuyên nhũ chuẩn bị bằng những lời cụ thể. Dân chúng cần phải dùng của cải họ có để giúp những người thiếu thốn. Đối với ông ta, không có gì lạ lùng từ trên đỉnh núi ban phát xuống cả. Trái lại, ông ta bảo dân chúng làm việc ngay thẳng trong đời sống hằng ngày của họ. Và nếu họ làm như thế họ có thể sẵn sàng “tột bực” khi Đấng Mesia đến.

Và điều "tột bực" đó là gì? Ông Gioan tiên đoán Triều Đại toàn diện sẽ đến. Ông sẽ làm phép rữa với nước và xoá tội cho họ. và ông Gioan nói, khi Đấng Mêsia đến và làm phép rữa. còn hơn nữa là Chúa Giêsu sẽ làm phép rữa trong "Thánh Thần và lửa". Chúng ta biết trong sách Công vụ tông đồ của thánh Luca là Chúa Thánh Thần xuống trên tất cả các tín hữu. Thánh Luca nói trước những điều gì sẽ xãy ra trong ngày lễ Thánh Thần Hiện Xuống khi Chúa Thánh Thần xuống dưới hình lưởi lửa trên các người có mặt. Ngôn sứ Isaia cũng nói trước sự việc đó (Is 4:4-5) "nhờ Thần khí công minh, nhờ Thần khí thanh luyện - khói với ánh lửa rực tỏa hào quang ban đêm", và ngôn sứ Êdêkien hứa Đấng Mêsia "sẽ ban cho Thần khí mới"(Ed 36:26)

Vậy thì "tin mừng" ông Gioan Tẩy giả rao giảng cho dân chúng là gì? Hình như không phải là điều mà Giáo Hội sau đó gọi là tin mừng. Ông Gioan kêu gọi dân chúng hãy xét đời sống họ lại và sửa soạn đón nhận sự xét đoán của Thiên Chúa. Ông Gioan không phải chỉ là một thầy giảng hô hào la lối cố gắng làm các người nghe ông ta sợ sệt. Cách nói đến việc sàng sảy của người cầm nia thảy thóc lép ra bỏ vào lửa không hề tắt, ông không nhấn mạnh đến việc trừng phạt; mà chỉ muốn nói đến việc Chúa thâu gom lúa thóc mẩy cho vào kho lẫm. Đó chính là tin mừng mà ông Gioan muốn nói với chúng ta.

Những người nghe ông Gioan Tấy Giả gồm đủ mọi thành phần,và họ lắng nghe ông ta và họ muốn biết họ phải làm gì để họ dọn đường đón Đấng Mêsia "chúng tôi phải làm gì?". Đó là câu hỏi mà chúng ta, những người đã chịu phép rữa phải tự hỏi trong Mùa Vọng. Trong phép rữa mà chúng ta đã lãnh nhận, những lời hứa của Ông Gioan Tẩy Giả đã được thực hiện "với Thánh Thần và lửa" đã hoàn tất.

Bây giờ, trong Mùa Vọng năm nay, chúng ta, những người đã được phép rữa trong Thánh Thần và lửa hỏi câu hỏi đó trong phép Thánh Thể "chúng con phải làm gì?". Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần cũng như những người nghe ông Gioan, chúng ta sẽ được hướng dẫn rõ ràng đến những điều gì chúng ta cần phải thay đổi trong đời sống chúng ta. Chúng ta hy vọng với sự hướng dẫn của lửa và của Chúa Thánh Thần chúng ta có thể thay đổi điều gì cần thiết mà chúng ta sẽ nhận được bởi Chúa Kitô khi Ngài đến vào lễ Giáng Sinh, và với Thần Khí Chúa như ông Gioan Tẩy Giả hứa sẽ đến với sự thanh luyện và đổi mới của lửa.

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF ADVENT -C-
Zephaniah 3: 14-18; Psalm 12; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18


Could there be a lovelier reading at this time in Advent than our first reading from Zephaniah? There’s a lot of joy and love in the passage. Zephaniah helps us focus during, what should be, a quiet and reflective time, but is mostly chaotic, noisy and hyperactive. (How many shopping days till Christmas?) Previous to today’s section the prophet railed against those who oppress and defraud the poor. God is coming and what will God do when God arrives? Deal with Judah’s unjust leaders. "The Lord has removed the judgment against you he has turned away your enemies." Through the prophets, like Zephaniah, God made promises to the suffering and oppressed. God will tend to the victims of those corrupt leaders. Later in Luke, Mary, in her Magnificat, will proclaim that God has lifted up the lowly and put down the powerful (Luke 1: 46-55).

Today’s passage speaks about the past: when God acted on behalf of the people, and the future: when "The Lord your God is in your midst, mighty Savior." The people are joyful because of what God has done for them: "removed the judgment against you." God is also moved by what God has done: "God will rejoice over you with gladness and renew you in his love." It gives God joy to act on our behalf.

When we experience how God has lifted the load of oppressors off our shoulders, we fall even more deeply in love with God. Zephaniah pictures that future – there will be no more conflict, fear or shame among us. He is preparing us for Christ’s birth, encouraging us not to be afraid or discouraged by what seems irreparable and unmovable in our lives. Indeed, we will have reason to rejoice. The prophet prepares us to hear Luke’s gospel during this new liturgical year. Throughout that gospel Luke will tell the frightened, "do not be afraid." Joy is another theme in Luke: how could people not be joyful? We were stuck and bogged down and God sent Jesus to set us free, fulfilling Zephaniah’s promise, "The Lord your God is in your midst, a mighty Savior."

Who could be in more need of that Savior than the ones who came to John the Baptist in the desert? We are getting closer to Christmas, yet the characters in today’s gospel are: a firebrand prophet, the crowds, the disreputable people in the community and Roman soldiers. We may be 12 days from Christmas, but we need to get our minds off our Christmas list and listen to what John tells them, because there is no avoiding him today.

If we are going to welcome the Christ child at Christmas we will need to face what will hinder our openness to him and dampen our welcome. We could ask the repetitious question the three groups asked John, "What should we do?" The issue at this point is not what people should ponder, or think about doing. The imminent coming of the Messiah requires action now. They are to do something and do it now. No putting off action.

John the Baptist tells the crowds, tax collectors and soldiers to do practical things: take care of the needy and act justly. He didn’t tell them to go to the Temple and pray more, or offer a large sacrifice. Ritual and prayer will come later. First things first: make practical changes by responding to the needs of your neighbor. That will prepare them and us for the coming Messiah.

The crowds are to share what they have with those who do not have. Tax collectors must be fair in their work and avoid greed. "Stop collecting more than is prescribed." Then, there are the soldiers. Who would have expected these outsiders, the enemy occupiers, to be listening to a Jewish prophet! He tells them, "Be satisfied with your wages." They had power and could use it to their advantage over their subjects. Instead, they were to be "satisfied" with what they had – that was enough.

John was a powerful preacher. He was a "this-world-preacher." He offered a practical work ethic. He anticipated the Messiah and advised very practical preparations. People were to use their resources for those in need. No fancy, esoteric, mountain-top preparations for John. Instead, he told people to do the right thing in their everyday lives. If they did, they would be ready for the "more" the Messiah would bring.

And what would that "more" be? John’s message anticipates the coming of the kingdom in its fullness. When the Messiah comes to baptize, John tells the people, he will do so with water – for purifying the recipients. Still more. John says that Jesus will baptize with "fire and the Holy Spirit." We know in Luke’s second book, the Acts of the Apostles, the Holy Spirit came upon all the believers. Luke anticipates that happening at Pentecost when the Spirit came and filled them with fire, in the form of tongues resting upon them. Isaiah foretold such a purification (4:4-5) and Ezekiel had promised the Messiah would give a new spirit (Ezekiel 36:26).

So what is this "good news" that John is preaching to the people? It doesn’t sound like what the later church will call good news. He calls the people to evaluate their lives and prepare for God’s coming judgment. John is not merely a ranting and raving preacher trying to stir up a response to his message by evoking fear. The reference to the winnowing separating wheat from chaff and the chaff burning in unquenchable fire, are less about punishment and more about saving the wheat. The burning chaff image can distract us from seeing the real purpose in the metaphor – to save the grain. That’s the good news in John’s message to us.

As diverse as John’s listeners were, they were open to his message and wanted to know what they should do to prepare for the Messiah’s coming. "What should we do?" It’s the question we, the baptized, should ask during Advent. In our baptism, the promise John made, that we would be baptized with "the Holy Spirit and fire" is fulfilled.

Now, this Advent, we who are baptized with the Holy Spirit ask the question at this Eucharist. "What should we do?" We pray to the Holy Spirit that like John’s audience, we might receive some specific directions for what we must change in our lives. We hope for the determination and drive of the fire, as well as the guidance of the Spirit, that we might be enabled to make the changes we must to receive Christ, when he comes this Christmas. And that Spirit, as John promised, will surely come with cleansing and renewing fire.
 
Điều phải làm để hối cải
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
17:08 10/12/2015
Chúa Nhật III MÙA VỌNG, năm C
Lc 3, 10-18

ĐIỀU PHẢI LÀM ĐỂ HỐI CẢI

Hôm nay bước vào Chúa Nhật III Mùa Vọng, nên bầu khí có vẻ rộn ràng hơn dù rằng những ngày này là những ngày bà con giáo dân đang xét mình để lãnh nhận bí tích giao hòa. Thực tế, có nhiều người sợ phải nhìn lại mình, sợ phải đến tòa giải tội bởi vì họ sợ phải quay về quá khứ. Tuy nhiên, những ngày này phải là những ngày vui hơn, rộn ràng hơn bởi vì màu tím không phải là màu ảm đạm như nhiều người lầm tưởng, nhưng giữa mùa tím lại có màu hồng gợi lên niềm hy vọng. Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật hồng giữa mùa tím vì giữa sự ảm đạm của chờ đợi, nhân loại lại bừng lên niềm vui hy vọng…

Các bài đọc Chúa Nhật III mùa vọng, đặc biệt là bài Tin Mừng của thánh Luca cho thấy sau khi Gioan Tẩy Giả rao giảng về việc ăn năn hối cải và cơn thịnh nộ của Thiên Chúa trong ngày chung thẩm thì mọi người, nhất là những người bị coi là tội lỗi đều thành tâm hỏi Gioan xem họ phải làm gì để gọi là hối cải theo lời Gioan Tẩy Giả kêu mời ?

Thánh Luca đã trình bầy cho chúng ta thấy Gioan đã đưa ra những việc làm cụ thể cho từng hạng người. Đối với mọi người, Gioan nói rằng họ phải chia sẻ. Chia sẻ là điều phải làm : chia sẻ cơm ăn, áo mặc là quan tâm tới những nhu cầu thực tế của những ai đang thiếu thốn, khó nghèo. Đối với những người làm nghề thu thuế, Gioan đòi hỏi họ không được thu thuế quá mức ấn định. Đọc Tin mừng, chúng ta nhận ra những người thu thuế thường không được người dân thiện cảm vì họ tiếp tay với ngoại xâm để bóc lột dân chúng, hà khắc, lợi dụng nghề để hái ra tiền làm giầu bất chính. Do đó, họ bị ghép vào hạng tội lỗi. Đối với các binh lính, Gioan buộc họ không được hiếp đáp, cáo gian cho dân, không được gian tham, ỉ quyền, ỉ thế vv... Rao giảng hối cải theo thánh Gioan là điều cần thiết, là ưu tiên để đi vào thời cứu chuộc, là thực hiện sự công bằng, tình huynh đệ giữa mọi người với nhau.

Thánh Luca trong phần hai của đoạn Tin mừng này đã cho các môn đệ của Ông hay rằng những việc làm của Ông chỉ để dọn đường cho Đấng Cứu Thế bởi vì Gioan Tẩy Giả là người của Cựu Ước. Ông đã trả lời cho các thắc mắc cho các môn đệ của Ông, đã từ lâu nay nghi ngờ trong lòng không biết Gioan Tẩy Giả có phải là Đấng Cứu Tinh hay không ? Đấng sẽ đến trong thời Tân Ước là Đấng đến đầy quyền uy, Ngài làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa, đồng thời lại là Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết : Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, là Đấng Mêsia.

Tuy nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa mới là nền tảng của sự sám hối, ăn năn. Bài đọc I trích sách ngôn sứ Sophonia cho hay :” Thiên Chúa là Đấng đầy lòng yêu thương, Ngài rút lại lời kết án và đẩy lui quân thù, đẩy lui sự dữ, Ngài là Đấng cứu độ và ở giữa dân Ngài với sức mạnh và tình thương vô biên của Ngài “. Đấng cứu độ chính là Đức Kitô Giêsu. Ngài đến để mạc khải tình thương của Ngài và chỉ cho con người cách thức đáp trả lại tình thương của Ngài.

Sám hối ăn năn chính là đi vào đường lối yêu thương của Chúa bởi vì Ngài đến để yêu thương, chỉ bảo con người sống yêu thương như Ngài. Chúa Giêsu đã yêu chúng ta, yêu thương nhân loại đến tận cùng. Hãy yêu thương như Chúa. Đó là toàn bộ giáo huấn của Chúa. Đó là nội dung xuyên suốt của toàn bộ Tin Mừng.

Giáo Hội đang đưa con người đi trên hành trình yêu thương để thực hiện lời Chúa dạy “ Anh em hãy yêu thương nhau…Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau “.

Chúa Giêsu đã sống và đã thực hiện yêu thương bằng cái chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại, cứu độ con người.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con biết chia sẻ, biết xây dựng tình huynh đệ hiệp nhất, yêu thương như lời Chúa dạy. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1. Gioan rao giảng gì ?
2. Phép rửa của Gioan Tẩy Giả khác với phép rửa của Chúa Gie6su thế nào ?
3. Chúa đòi gì nơi mọi người ?
4. Cốt lõi của Tin mừng là gì ?
5. Tại sao OBACE lại phải siêng năng lãnh nhận bí tích giao hòa ?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 10/12/2015
75. ĐỐI ĐÁP KỲ DIỆU VỚI HOÀNG ĐẾ.
N2T

Hai anh em Chung Dục và Chung Hội là người thông minh, lúc mười hai, mười ba tuổi đã nổi tiếng xa gần.
Một hôm, Ngụy Văn đế cho gọi hai anh em đến triệu kiến, Chung Dục chạy đến đổ cả mồ hôi.
Văn đế hỏi Chung Dục:
- “Mồ hôi ờ đâu mà trên mặt mày nhiều thế ?”
Chung Dục nói:
- “Tôi không biết mình phạm tội gì, vì hoang mang lo sợ nên mồ hôi ra như tương.”
Văn đế lại hỏi Chung Hội:
- “Tại sao mày không ra mồ hôi ?”
Chung Hội trả lời:
- “Tôi cũng không biết xảy ra chuyện gì, vì sợ sợ run run nên mồ hôi không dám chảy ra.”
Ngụy Văn đế cười ha ha.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)

Suy tư 75:
Đức Chúa Giê-su đã nói: “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói”. Các thánh tử đạo đã chứng minh cho chúng ta điều ấy, sự khôn ngoan của các ngài đã làm cho những kẻ bách hại các ngài phải ngạc nhiên.
Thời nay không còn cảnh tra tấn vì đạo, không còn phải bước qua thập giá để chối đạo, nhưng ngay trong cuộc sống đời thường của chúng ta, đã có rất nhiều lần chúng ta e ngại làm chứng cho đạo Chúa, cho niềm tin của chúng ta vào Đức Ki-tô phục sinh. Đi sinh hoạt chung với các bạn cùng lớp thì không dám làm dấu thánh giá khi ăn cơm; đi tham quan với tập thể, không dám chào Thánh Thể khi đi vào tham quan nhà thờ; khi bị các bạn hỏi về niềm tin của mình thì lại nói vòng vo tam quốc, vì sợ chúng bạn cười cho là mình tin dị đoan.
Cứ mạnh dạn nói về niềm tin của mình cho những người muốn nghe, Đức Chúa Thánh Thần đang đợi chúng ta nói về niềm tin của mình, chỉ cần chúng ta mở miệng tuyên xưng đức tin, thì Ngài sẽ nói thay cho chúng ta, chỉ cần chúng ta mở đầu là Ngài tiếp tục nói nơi miệng chúng ta...
Hai anh em Chung Dục và Chung Hội tuổi tuy nhỏ nhưng rất mạnh dạn đối đáp với hoàng đế vì trong lòng không sợ hãi. Khi chúng ta –người Ki-tô hữu- sợ hãi thế lực trần gian là chúng ta đã quên mất Đức Chúa Thánh Thần đang ở trong chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 10/12/2015
N2T

7. Mỗi ngày lập lại lời khấn, là phương pháp tốt nhất để xua đuổi những cám dỗ của ma quỷ.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Năm Thánh Thương Xót và Thay Đổi Khí Hậu
Vũ Van An
00:57 10/12/2015
Ngày khai mạc Năm Thánh Thương Xót, 8 tháng 12, ngoài việc trùng hợp với việc kỷ niệm năm thứ 50 ngày kết thúc Công Đồng Vatican II và Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, còn có liên hệ với một chủ đề rất thân thiết đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tác giả của Thông Điệp Laudato Si’, đó là môi trường. Nó diễn ra trong khi Hội Nghị Thượng Đỉnh về Thay Đổi Khí Hậu tại Paris sắp bước vào những ngày cuối cùng, trước khi một hiệp ước sẽ được ký kết giữa các vị nguyên thủ quốc gia của thế giới nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ hoàn cầu dưới mức 2 độ bách phân so với nhiệt độ trước cách mạng kỹ nghệ.

Chiếu hình môi trường tại Nhà Thờ Thánh Phêrô

Chính vì thế, biến cố lớn cuối cùng của ngày khai mạc Năm Thánh Thương Xót tại Vatican chính là màn biểu diễn ánh sáng lấy mặt tiền Nhà Thờ Thánh Phêrô làm phông chiếu hình. Buổi trình diễn này có tên là “Fiat Lux [hãy có ánh sáng]: Thắp Sáng Căn Nhà Chung Của Chúng Ta”, lấy hứng từ Thông Điệp Laudato Si’. Các hình ảnh thú vật (nhiều loài đang bị đe dọa diệt chủng), cảnh thiên nhiên và nhiều hình ảnh khác, của các nhiếp ảnh gia và các nhà làm phim chủ nhân ái và yêu thiên nhiên nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay, đã được chiếu lên cho thấy tính mỏng dòn của môi trường.

Buổi trình diễn kéo dài ba tiếng đồng hồ trên được sự bảo trợ của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới. Chủ Tịch của nhóm này, Jim Yong Kim, nhận định: “chúng tôi hân hạnh được làm việc với Vatican để gây ý thức đối với một vấn đề hết sức quan yếu liên quan tới mục tiêu chung của chúng ta là chấm dứt cảnh nghèo cùng cực. Các dân tộc nghèo nhất trên thế giới đang chịu ảnh hưởng một cách quá chênh lệch các hiệu quả của việc hâm nóng khí hậu và là những người dễ trở thành nạn nhân nhất của các thiên tai và khí hậu khắc nghiệt. Sáng kiến gây ấn tượng này sẽ làm thế giới lưu ý tới việc khẩn cấp phải giải quyết việc thay đổi khí hậu vì lợi ích các dân tộc và hành tinh ta”.

Nhận định về biến cố trên, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, cơ quan có nhiệm vụ điều hợp Năm Thánh Thương Xót, nói rằng biến cố này “nhằm trình bầy vẻ đẹp của sáng thế’ trong khi Hội Nghị Thứ 21 của Liên Hiệp Quốc về Thay Đổi Khí Hậu đang diễn ra tại Paris.

Cầu nguyện cho Hội Nghị Thượng Đỉnh Paris về thay đổi khí hậu

Cũng nên nhớ: trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm thứ Tư, 6 tháng 12, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện cho Hội Nghị Thượng Đỉnh về Khí Hậu tại Paris và lặp lại câu hỏi từng được ngài nêu lên nhiều lần: Ta muốn để lại cho con cháu ta loại thế giới nào? Ngài cho hay: “vì căn nhà chung của chúng ta và vì các thế hệ tương lai, mọi cố gắng cần được thực hiện ở Paris để giảm thiểu tác động của việc thay đổi khí hậu, và đồng thời, để giải quyết nạn nghèo đói và để nhân phẩm được nở rộ”.

Ngài quả quyết: “Hai chọn lựa sau đây luôn đi đôi với nhau. Ngưng thay đổi khí hậu và kiềm chế cảnh nghèo để nhân phẩm nở rộ”. Ngài yêu cầu mọi người cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho tất cả những ai đang được kêu gọi đưa ra các quyết định dứt khoát và ban cho họ “lòng can đảm biết luôn sử dụng thiện ích lớn hơn của gia đình nhân loại làm tiêu chuẩn quyết định”.

Đức Hồng Y Turkson lên tiếng tại Hội Nghị Thượng Đình Paris

Trong khi đó, tại Paris, ngày 9 tháng 12, hai ngày trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnh bế mạc, đại diện của ngài là Đức Hồng Y Peter Turkson lên tiếng thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới “phải hành động” và làm việc trong tinh thần liên đới để đạt cho được thỏa ước chống lại việc hâm nóng hoàn cầu trước khi quá trễ.

Đức Hồng Y nói rằng “hiện có nhiều nguy cơ đối với mọi quốc gia. Sự tiến bộ lâu nay quá dựa vào năng lượng hóa thạch, có hại cho môi trường. Đã đến lúc phải hành động”.

Ngài nhấn mạnh thêm rằng “như nhiều khoa học gia và kinh tế gia vốn cảnh cáo, càng chần chờ lâu hơn chúng ta sẽ càng khó khăn hơn trong việc chỉnh sửa các điều kiện của môi trường, và việc chần chừ này càng gây ra nhiều tai hại và đau khổ hơn nữa”.

Theo Đức Hồng Y Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, dù không ai có quyền tước đoạt khỏi các thế hệ tương lai cơ hội sống trên trái đất, nhưng “bất hạnh thay, việc này là một khả thể khủng khiếp và càng ngày càng thấy nó có thể xẩy ra hơn”. Lý do: “thay vì cẩn trọng đối với căn nhà chung, chúng ta đã rất bất cẩn. Tai hại phát sinh từ các quyết định kinh tế và chính trị vị kỷ, thiển cận. Hậu quả, tiếng kêu than của người nghèo và người bất hạnh nay đang hòa cùng tiếng rên rỉ của địa cầu. Những người bị nước biển dâng cao cuốn đi nhà cửa và kế sinh nhai, hay bị hạn hán biến thành tro bụi, họ sẽ đi về đâu?”

Các cuộc thảo luận cấp cao đang diễn ra bên lề các cuộc thương thuyết chính của 195 quốc gia, nhằm đạt được một thỏa ước hoàn cầu nhằm hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch và việc thải khí cácbon nhiều nguy hiểm.

Hội Nghị Thượng Đỉnh về Thay Đổi Khí Hậu tại Paris bắt đầu ngày 30 tháng 11 và sẽ kết thúc ngày 11 tháng 12 này. Các nhà tranh đấu ủng hộ một thỏa ước có thể giới hạn các nguồn năng lược hóa thạch trong khi bảo vệ người nghèo, nhưng họ tường trình rằng hiện có nhiều trở ngại đối với mục tiêu này, trong đó có vấn đề bồi thường các quốc gia nghèo chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc thay đổi khí hậu, và vấn đề nhân quyền.

Nhân cơ hội này, Đức Hồng Y Turkson trích dẫn Thông Điệp Laudato Si’ của Đức Phanxicô, là thông điệp phê phán chủ nghĩa tiêu thụ và các thiệt hại mà nó cũng như việc phát triển vô trách nhiệm gây ra cho môi trường và người nghèo. Thông điệp này kêu gọi việc thay đổi tâm hồn để bảo vệ trái đất và các cư dân của nó.

“Mọi sự đều được liên kết qua lại với nhau, và … ta không thể tách việc chăm sóc đích thực đối với đời sống ta và các mối liên hệ của ta với thiên nhiên ra khỏi tình bằng hữu, công lý và lòng trung thành với người khác”. Đức Hồng Y trích dẫn như thế, rồi liệt kê các thách đố khác nhau mà một thỏa ước công chính về khí hậu phải bao hàm, trong đó, có việc tổng hợp các nhận định dị biệt của các quốc gia có liên hệ với các cuộc thương thuyết ở Paris liên quan tới tài chánh, kỹ thuật, khả năng xây dựng và khoa học môi trường.

Ngài nói thêm: “Do đó, nhiệm vụ khoa học và ngoại giao của chúng ta rất lớn lao. Xin chúng ta đừng sa vào chỗ chỉ biết bảo vệ các quyền lợi hẹp hòi hiện nay”.

Ngài cám ơn mọi người từ trước tới nay từng lên tiếng, cầu nguyện và thúc đẩy cho nền công lý về khí hậu, đặc biệt là hàng chục ngàn người khắp thế giới từng tham gia các cuộc diễn hành và tụ tập về thay đổi khí hậu. Ngài nói: “Vì tất cả chúng ta đều có thể và quả thực phải cố gắng hơn nữa để biến đổi chúng ta bằng cách hoán cải môi trường… Điều cần hợp nhất mọi người là một khuôn khổ chung về ích chung và tình liên đới. Các đức tính này là điều không thể thiếu đối với bất cứ sự biến đổi nào, bất cứ cam kết hữu hiệu nào để thay đổi. Rất có thể việc thiếu sự hướng dẫn và động lực đạo đức này đã khiến cho các cuộc thương thuyết hiện nay trở thành khó khăn”.

Ngài đề nghị: các quốc gia thải nhiều khí nhà kính nhất và hưởng lợi nhiều nhất nhờ việc này nay nên dẫn đầu và đóng góp nhiều hơn vào việc giải quyết hơn là các quốc gia mà mức sống mới bắt đầu được gia tăng.

Dựa vào các tính toán của các chuyên gia, từng cho rằng các đầu tư khắp thế giới vào năng lượng sạch nên vào khoảng 2 ngàn tỉ một năm kể từ nay cho tới năm 2030, ngang với mức chi tiêu quân sự hàng năm của thế giới, Đức Hồng Y phỏng đoán rằng “rõ ràng, vấn đề không còn là ‘nền kinh tế có thể đài thọ được không?’ cho bằng ‘Các ưu tiên của chúng ta là gì?’”.

Theo ngài, điều ngài gọi là một tinh thần đối thoại chân chính và xây dựng là điều chủ yếu tại Hội Nghị Paris mới mong đạt được một thỏa ước công chính về khí hậu. Ngài nói rằng đối thoại là con đường biến cải: tái khám phá nhân phẩm và khởi đầu lại như là anh chị em. Nhờ việc tăng cuờng đối thoại, ta sẽ khám phá được cách ngăn ngừa tranh chấp và xây dựng hòa bình.

Dự thảo mới của thỏa ước đã được công bố

Các nhà thương thuyết vừa cho công bố một dự thảo mới và ngắn hơn của thỏa ước chống việc hâm nóng địa cầu. Dự thảo này cắt bỏ nhiều câu hỏi được nêu ra trước đây nhưng vẫn để nhiều vấn đề then chốt không được giải quyết.

Ngoại trường Pháp Laurent Fabius cho hay các nhà thương thuyết đã tiến tới chỗ thoả thuận được nhiều điểm bế tắc, trong đó, có việc phải xác định ra sao nghĩa vụ của các quốc gia trong các giai đoạn phát triển khác nhau của việc chống thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều việc vẫn còn cần được thực hiện.

Dự thảo không giải quyết vấn đề mục tiêu dài hạn của thoả ước: liệu nó có loại bỏ việc thải khí cácbon hoàn toàn khỏi nền kinh tế không hay chỉ giảm thiểu việc này mà thôi.

Nó cũng không giải quyết việc liệu các chính phủ có nhắm việc giảm nhiệt độ hoàn cầu ở mức 1.5 độ bách phân so với thời tiền kỹ nghệ hoặc gần mức 2% hơn hay không.

Dự thảo cũng không giải quyết việc phải áp dụng trên thực tế như thế nào các “trách nhiệm chung nhưng dị biệt hóa” của các nước. Các nước giầu như Mỹ thì nhấn mạnh tới chữ “chung” vì dù các nước phát triển gây ra việc hâm nóng địa cầu, nhưng hiện nay, các nước đang phát triển chịu trách nhiệm tới 2 phần 3 các vụ thải khí cácbon. Các nước nghèo thì nhấn mạnh tới chữ “dị biệt hóa” vì về phương diện lịch sử, họ không chịu trách nhiệm đối với vấn đề này. Vì thế, họ muốn thoả ước nhấn mạnh rằng họ cần nhiều trợ giúp về tài chánh và kỹ thuật để đạt được các mục tiêu.

Liên quan tới các năng lượng hóa thạch, mục tiêu dài hạn có nên “hoàn toàn không thải khí nhà kính”, “trung tính khí hậu” hay “phi cácbon hóa”? cũng chưa được giải quyết. Những nước sản xuất dầu như Saudi Arabia và Venezuela lẩn tránh hạn từ “phi cácbon hóa” vì chữ này hàm nghĩa phải vĩnh viễn và nhanh chóng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch nữa, dù các nhà khoa học nói chung nhất trí rằng nền kinh tế thế giới buộc phải hoàn toàn chuyển qua các nguồn năng lượng có thể đổi mới được.

Cả các biện pháp “đo lường được, tường trình được và kiểm chứng được” được Hoa Kỳ thúc đẩy rất mạnh cũng chưa được thỏa thuận. Và đây là điểm bế tắc chính. Thiếu một chính phủ hoàn cầu, thoả ước Paris lần này cũng chỉ biết dựa vào hệ thống danh dự mà thôi. Nhưng Ngoại Trưởng Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu muốn có một hệ thống theo dõi chặt chẽ, dựa vào cơ sở dữ liệu (data-based) đàng hoàng để thế giới biết nước nào không đạt mục tiêu. Nhiều nước khác phản đối phương thức này.

Người ta sợ rằng rồi ra thỏa ước Paris lần này cũng không khác bao nhiêu so với các thỏa hiệp trước đây về thay đổi khí hậu.
 
Công bố văn kiện mới về Do thái và Công Giáo
Lm Trần Đức Anh OP
09:56 10/12/2015
VATICAN. Hôm 10-12-2015, Ủy ban Tòa Thánh liên hệ với Do thái giáo đã công bố một văn kiện mới với tựa đề ”Vì những hồng ân và ơn gọi của Thiên Chúa không bao giờ bị hồi lại” (Rm 11,29). ”Những suy tư về các vấn đề thần học liên quan tới các quan hệ Công Giáo và Do thái giáo”.

Văn kiện được công bố nhân dịp kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn ”Nostra aetate” (Thời đại chúng ta) của Công đồng chung Vatican 2, về tương quan giữa Công Giáo và các tôn giáo không Kitô.

ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên hệ với Do thái giáo, đã giới thiệu Văn kiện này trong cuộc họp báo sáng hôm qua (10-12) tại Phòng báo chí Tòa Thánh, cùng với Rabbi David Rosen, Giám đốc đặc trách liên tôn thuộc Ủy ban Do thái Hoa Kỳ (American Jewish Committe, AJC), và ông Edward Kessler, chuyên gia người Anh về các quan hệ liên tôn.

Tài liệu dài 16 trang này không phải là một văn kiện của Huấn Quyền Hội Thánh hoặc là một giáo huấn đạo lý của Giáo Hội Công Giáo, nhưng là một suy tư do Ủy ban Tòa Thánh đặc trách liên hệ với Do thái giáo chuẩn bị, về những vấn đề thần học hiện nay, được khai triển kể từ Công đồng chung Vatican 2. Tài liệu này muốn là một điểm khởi hành để tiến tới sự đào sâu hơn về thần học, nhắm phong phú hóa và tăng cường chiều kích thần học trong cuộc đối thoại giữa Do thái và Công Giáo.

Trong số những suy tư được trình bày trong Văn kiện, có phần kiểm điểm với tâm tình biết ơn vì tất cả những gì đã có thể thực hiện được trong quan hệ giữa Công Giáo và Do thái những thập niên gần đây, đồng thời cung cấp một sự thúc đẩy mới cho tương lai.

- Văn kiện tái khẳng định vị thế đặc biệt của quan hệ giữa Do thái giáo và Công Giáo trong bối cảnh rộng lớn hơn của cuộc đối thoại liên tôn. Rồi đề cập đến những vấn đề thần học như tầm quan trọng của mạc khải, tương quan giữa Cựu và Tân Ước, quan hệ giữa đặc tính phổ quát ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô và xác tín theo đó giao ước của Thiên Chúa với Israel không bao giờ được thu hồi lại, và tiếp đó là nghĩa vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, so với Do thái giáo.

- Văn kiện trình bày suy tư của Công Giáo về những đề tài nói trên và đặt chúng trong một bối cảnh thần học, để ý nghĩa thần học của chúng có thể được đào sâu, mưu ích cho cả hai truyền thống đức tin.

- Văn kiện nói đến cuộc chiến đấu chung chống lại mọi hình thức kỳ thị chủng tộc chống người Do thái và mọi hình thức bài Do Thái. Lịch sử dạy chúng ta: những hình thức bài Do thái có thể dẫn tới đâu: tới thảm họa diệt chủng Do thái (Shoah) trong đó 2 phần 3 người Do thái Âu Châu bị tiêu diệt. Vì thế cả hai truyền thống, Kitô và Do thái, đều được kêu gọi cùng nhau duy trì sự cảnh thức và nhạy cảm, kể cả trong lãnh vực xã hội”.

Ngoài ra một điều có tầm quan trọng lớn trong cuộc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo là tình trạng các cộng đồng Kitô ở Israel, vì tại đó, khác với mọi nơi khác trên thế giới, thiểu số Kitô đứng trước một đại đa số Do thái”.

- Văn kiện nhìn nhận rằng ”Trong quá khứ, có thể xảy ra là các tôn giáo khác nhau, do xác tín mình nắm giữ chân lý, hiểu một cách hẹp và từ đó có sự bất bao dung, đã góp phần khơi dậy xung đột và đụng độ.. Ngày nay, các tôn giáo không được trở nên thành phần của vấn đề, nhưng phải góp phần giải quyết vấn đề.. Chỉ khi nào các tôn giáo thành công trong việc đối thoại với nhau, thì mới có thể góp phần vào hòa bình thế giới, hòa bình này cũng có thể thực hiện trên bình diện xã hội và chính trị. Điều kiện tiên quyết để có cuộc đối thoại và hòa bình như thế chính là tự do tôn giáo được chính quyền dân sự bảo đảm. Về vấn đề này, một trắc nghiệm cụ thể là cách thức đối xử với các nhóm tôn giáo thiểu số và những quyền mà họ được hưởng”.

- ”Các tín hữu Do thái và Kitô không thể chỉ chấp nhận nghèo đói và đau khổ của con người; đúng hơn họ phải tích cực dấn thân để khắc phục những vấn đề ấy.. Khi các tín hữu Do thái và Kitô, qua việc trợ giúp nhân đạo cụ thể, cùng nhau góp phần vào công lý và hòa bình trên thế giới, thì họ làm chứng về tình yêu thương ân cần của Thiên Chúa... Không còn thái độ đối nghịch nhau, nhưng cộng tác với nhau, Do thái và Kitô, để kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn”.

Trong cuộc họp báo, ĐHY Koch, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên lạc với Do thái giáo, nhận định rằng ”Kinh nguyện Ngày Thứ Sáu tuần thánh (1 trong 10 lời nguyện) cầu nguyện cho sự cứu độ người Do thái trong tương lai bị giải thích sai.. Đó là một văn bản được dự trù cho nghi thức ngoại thường. Người ta có thể sử dụng kinh nguyện của nghi thức thông thường không tạo nên sự hiểu lầm từ phía người Do thái” (Tổng hợp 10-12-2015)
 
Đức Giáo Hoàng ước mong Năm Thánh của Lòng Thương Xót sẽ dần làm biến đổi thế giới
Giuse Thẩm Nguyễn
10:25 10/12/2015
Đức Giáo Hoàng ước mong Năm Thánh của Lòng Thương Xót sẽ dần làm biến đổi thế giới một cách nhẹ nhàng.

VATICAN CITY (CNS). Khi lên chương trình tổ chức Năm Thánh của Lòng Thương Xót và mở cửa Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã không có ý định tạo ra làn sóng những người đổ về Roma hành hương.

Để có thể vững bước trên hành trình về quê hương vĩnh cửu, Đức Giáo Hoàng mời gọi mọi người hãy bước ra bắt đầu một hành trình tâm linh một năm dài để nhận ra một Thiên Chúa Yêu thương đã và đang gõ cửa nhà mình.

Ngài nói rằng ngài muốn Năm Thánh khai mở cho một “cuộc cách mạng của sự dịu dàng.”

Trong một cuộc phỏng vấn vài ngày trước ngày 8 tháng 11, bắt đầu Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng một khi một người nhận ra rằng “ Tôi là người xấu xa, nhưng Thiên Chúa yêu tôi vì tôi là như thế” thì “ Tôi cũng phải yêu những người khác theo cách như vậy,”

Sự khám phá ra tình yêu vô biên của Thiên Chúa làm trỗi sinh một chu kỳ nhân đức, “dẫn chúng ta đến hành động mang tính khoan dung hơn, kiên nhẫn hơn, nhẹ nhàng hơn và công bình hơn,” Đức Giáo Hoàng nói như thế.

Phát biểu với tờ tuần báo tiếng Ý “ Credere” của các cha dòng Phaolo, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao Ngài thấy nhu cầu cấp thiết để làm nổi bật lên Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

Đức Giáo Hoàng nói “ Thế giới cần biết rằng Thiên Chúa là Cha đầy lòng xót thương và vì thế sự tàn ác, sự lên án không phải đường lối của Ngài. Bởi vì Giáo Hội đã có lúc quá cứng rắn, nên đã rơi vào sự cám dỗ chiều theo sự vô tâm, chiều theo tính nguyên tắc duy đạo đức trong khi có rất nhiều người vẫn còn đứng ngoài Giáo Hội.”

Đức Giáo Hoàng nói rằng khi nghĩ về tất cả những con người này - người tội lỗi, người nghi nghờ, người bị thương tích, người bị loại bỏ - đã gợi lên một hình ảnh Giáo Hội mang tính biểu tượng “như là một bệnh viện dã chiến sau cuộc chiến.”

Ngài nói “ Những người bị thương cần được điều trị để chữa lành, không cần phải thử cholesterol” có nghĩa là sự soi mói quá chi tiết đã làm chậm lại việc ngăn chặn nhưng chứng bệnh khác nặng hơn như bệnh xung đột và bệnh thơ ơ. Có lần Ngài đã minh họa một khái niệm tương tự bằng cách vẽ ra bức tranh gồm những vị mục tử thích những bộ lông chiên và chải những bộ lông mềm mại ấy cho những con chiên nhỏ nằm trên băng ghế dài hơn là đi tìm những con chiên lạc hay đang bị nguy hiểm ngoài kia.

Trong cuộc phỏng vấn của một tạp chí, Đức Giáo Hoàng nói “ Tôi tin rằng đây là thời gian của lòng thương xót. Chúng ta đều là những tội nhân, đều mang những gánh nặng nột tại. Tôi cảm nhận được là Chúa Giesu muốn mở cửa trái tim của Người cho chúng ta.”

Việc mở cửa Năm Thánh tại Roma và các nơi khác trên thế giới sẽ là một dấu chỉ của việc Chúa Giesu mở rộng trái tim Người cho chúng ta.

Thực ra, tất cả các giáo phận đã được chỉ định để mở “ Cửa Lòng Thương Xót” của giáo phận mình tại một nhà thờ chánh tòa, một nhà thờ lớn hay một đền thánh. Đức Giáo Hoàng cũng đã gởi các linh mục trong đoàn “ các nhà truyền giáo của lòng thương xót” đến nhiều nơi trên thế giới để thể hiện sự kiên nhẫn và lòng thương trong xứ vụ truyền giáo của mình.

Qua việc làm này, Đức Giáo Hoàng như muốn khuyên các tín hữu nên tiết kiệm các tốn phí cho chuyến hành hương Roma, giống như sau khi được phong Giáo Hoàng, Ngài cũng đề nghị những người hâm mộ Ngài ở Argentica hãy cho người nghèo tiền thay vì dùng vào chi phí chuyến đi của họ.

Để giúp những người ở nhà có cảm tưởng “như mình đang ở Roma”, trung tâm truyền hình Vatican sẽ chiếu lên tất cả những nghi lễ quan trọng của Đức Giáo Hoàng trong Năm Thánh này với kỹ thuật tân tiến nhất “Ultra HD 4K” hay HD, 3D với độ phân giải cao.

Với các màn hình hiện đại như vậy, mọi người sẽ có thể xem các nghi lễ với màn ảnh ba chiều. Trong buổi lễ khai mạc Năm Thánh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero ngày 8 tháng 12 vừa qua, có tới 19 máy ảnh được dùng để có thể chụp được hình ảnh tại các góc độ khác nhau, đặc biệt là những hình ảnh của Đức Giáo Hoàng.

Tòa Thánh cũng sẽ đặt màn hình 4K tại một nhà tù ở Milan, một bệnh viện ở Roma và có thể tại Đất Thánh để cho những ai bị hạn chế về di chuyển cũng cảm thấy được dự phần vào lễ khai mạc.

Ngay từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxico đã cho thấy con đường của lòng thương xót.

Trong buổi đọc kinh truyền tin đầu tiên và trong những bài giảng của Đức Giáo Hoàng trong năm 2013 đều tập trung vào lòng thương xót, và như Ngài đã giải thích rằng Thiên Chúa luôn mong đợi ngày con người tỉnh thức và hoán cải để được tha thứ. Vấn đề là con người, chứ không phải Thiên Chúa, vì con người đã quên sự tha thứ, Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy.

Nhưng lòng thương xót thay đổi tất cả, Ngài nói “Lòng thương xót làm cho thế giới này bớt lạnh một chút và ấm thêm sự công bình,”

Chính những kinh nghiệm bản thân vững chắc về lòng thương xót đã là căn nguyên giúp Đức Giáo Hoàng đáp lại ơn gọi thánh hiến của Ngài, lúc ấy Ngài đang là một sinh viên ở tuổi 17, bước ra khỏi tòa giải tội với một tâm tình hoàn toàn khác, hoàn toàn thay đổi. Hôm đó lại là ngày lễ kính Thánh Mattheu và cũng giống như Thánh Mattheu, Ngài đã ngập tràn cảm giác “ Thiên Chúa đoái nhìn đến tôi với lòng thương xót” và Chúa mời gọi “ Hãy theo Ta.”

Nhận ra rằng Thiên Chúa biết tôi là kẻ có tội, nhưng Chúa vẫn giang tay ôm lấy tôi, đã là tâm điểm của tinh thần mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxico và câu châm ngôn của Ngài “Hãy cao rao lòng thương xót, hãy chọn lòng thương xót,” dựa vào “ Lời mời gọi của Thánh Mattheu.”

Đức Giáo Hoàng nói rằng vào một ngày Thứ Sáu trong mỗi tháng trong Năm Thánh Của Lòng Thương Xót “Tôi sẽ làm một cử chỉ khác” để cao rao lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài kêu gọi giới trẻ trên khắp thế giới hãy tái khám phá lòng thương xót của Chúa qua các việc làm như cho người đói ăn, an ủi những người nghi ngờ và chọn thực hiện một việc đạo đức nào đó mỗi tháng để chuẩn bị cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào tháng Bảy tới đây.

Tờ tuần báo “ Credere” đã tiết lộ qua một cuộc phỏng vấn rằng Đức Giáo Hoàng đã là người đi đầu cổ võ một Giáo Hội với lòng xót thương trong nhiều thập niên qua.

Trong một cuộc hội thảo nhóm nhỏ vào năm 1994, khi ấy đang họp Thượng Hội Đồng Chung của các Giám Mục bàn về đời sống thánh hiến và vai trò của đời sống ấy trong Giáo Hội và trên thế giới, Đức Giám Mục Phụ Tá Jorge Mario Bergoglio của giáo phận Buenos Aires, thuộc Argentina đã phát biểu rằng thật là cần thiết để “lập ra một cuộc cách mạng về sự dịu dàng”, lời phát biểu ấy đã bị một vị trong Thượng Hội Đồng phản đối với những lý luận rằng “ như thế là thế nào, xử dụng những ngôn từ như thế thì không tốt.”

Nhưng bây giờ sau hai thập niên, khi lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ và khai mạc Năm Thánh của Lòng Thương Xót, có thể đây là thời điểm Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ đưa “ cuộc cách mạng về sự dịu dàng” vào chuyển động.
 
Năm Thánh và Ơn Toàn Xá
Lm. PX. Ngô Tôn Huấn
10:27 10/12/2015
NĂM THÁNH VỚI ƠN TOÀN XÁ

Hỏi: Nhân dịp Năm Thánh 2016 kinh lòng thương xót Chúa sắp được mở ra trong toàn Giáo Hội, Xin Cha giải thích rõ về ơn toàn xá được hưởng nhân dịp này.

Trả lời : Đúng, Năm Thánh Lòng thương xót Chúa ( Divine Mercy) sẽ được mở ra trong toàn Giáo Hội vào ngày 8 tháng 12 năm nay (2015), nhằm ngày lễ kinh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception).Năm Thánh ( Jubilee Year) là dịp trọng đại cho giáo dân được hưởng nhờ ơn toàn xá (planery Indulgence) của Giáo Hội.

Nhưng trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi cần nói lại một lần nữa Giáo lý của Giáo Hội về vấn đề tha tội và đền tội như sau:

1. Giáo lý của Giáo Hội về vấn đề tha tội và đền tội

Theo giáo lý của Giáo Hội, thì sau khi các tội đã được tha qua bí tích hoà giải, hối nhân phải làm một việc gọi là “đền tội (penance)” để sữa chữa những xáo trộn của tội đã được tha nhưng hậu quả còn để lại trong trong tâm hồn hối nhân. Vì thế, những hậu quả này cần được thanh tẩy cho sạch để được vào Thiên Đàng ( đối với các linh hồn còn trong Luyện tội) (x. SGLCG, số 1459).

Các linh hồn này đang cần sự giúp đỡ của những người còn sống làm việc lành cầu nguyện cho để được mau chóng vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Một việc lành có giá trị tha hình phạt hữu hạn ( temporal punishment) là ơn toàn xá mà Giáo Hội ban trong những dịp đặc biệt như Năm Thánh để các tín hữu còn sống lãnh nhận và nhường lại cho các linh hồn đang còn được thanh luyện trong nơi gọi là Luyện tội, hay Luyện ngục (Purgatory).

Các linh hồn thánh ở nơi đây là những người đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thánh thiện đủ để vào ngay Thiên Đàng sau khi chết nên cần “ tạm trú” ở nơi đây một thời gian dài ngắn tùy theo mức hoàn hảo đòi hỏi.

Các linh hồn này đã hết thời giờ làm việc lành rồi, nên chỉ còn nhờ cậy các Thánh trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay cho, cũng như trông chờ thân nhân còn sống cứu giúp bằng những việc lành như cầu nguyện, xin dâng Thánh Lễ hay lãnh ơn xá để giúp cho họ được mau gia nhập hàng ngũ các Thánh đang vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Tuy không còn thì giờ để làm việc lành cho mình nữa, nhưng các linh hồn ở luyện ngục có thể cầu xin đắc lực cho các tín hữu còn sống trên trần gian. Đó là nội dung tín điều các thánh thông công nói về sự hiệp thông giữa các Thánh trên Thiên Đàng, các linh hồn thánh trong Luyện tội và các tín hữu còn sống trên trần gian.

Các Thánh trên trời không cần ai giúp mình nữa vì đã thánh thiện đủ để đang được hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng. Nhưng các Thánh có thề cứu giúp hữu hiệu cho các linh hồn còn trong Luyện tội và cho các tín hữu còn sống trên dương thế. Cứu giúp bằng lời nguyện giúp cầu thay trước Tòa Chúa cho các linh hồn và các tín hữu còn sống. Các linh hồn còn trong Luyện nguc không thể tự giúp mình được nữa, nên chỉ còn trông cậy vào các Thánh trên Trời và các tín hữu còn sống giúp họ bằng lời cầu nguyện và việc lành dành cho họ.

Các tín hữu còn sống có lợi điểm là còn thì giờ để lập công đền tội cho mình , và cứu giúp các linh hồn thánh trong Luyện tội.

Như thế, chung qui chỉ vì tội mà con người phải xa tránh để sống đẹp lòng Chúa ngay ở đời này và được cứu rỗi để vào Nước Trời mai sau.

Nói đến tội, thì tội nào cũng có thể được tha qua bí tích hòa giải , trừ tội phạm đến Đức Chúa Thánh Thần, tức tội chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn thì không thể tha được như Chúa Giêsu đã nói rõ trong Phúc Âm Thánh Marc-cô (Mc.3: 28-29).

Được tha qua ơn phép giải tội (absolution), nhưng mọi tội trọng hay nhẹ đều để lại những hậu quả lớn nhỏ trong tâm hồn hối nhân cũng như trong tương quan với người khác, nên cần được sửa chữa sau khi xưng tội. Thí dụ, tội lỗi phép công bằng (ăn cắp tiền, tài sản của người khác, vu cáo làm thiệt hại danh dự, đời tư của ai ) đòi buộc hối nhân phải đền bù thiệt hại tương xứng về vật chất hay tinh thần cho người mình đã làm thiệt hại nhiều hay ít. Cụ thể, ăn cấp tiền bạc hay tài sản của ai thì không thể đọc năm ba kinh hay lần chuỗi 50 để đền tội được, mà phải hoàn trả cho người ta số tiền mình đã lấy vì phép công bằng giao hoán đòi buộc. Lại nữa, công khai mạ lỵ ai, thì cũng phải công khai nhận lỗi và xin lỗi cá nhân hay tập thể mình đã xúc phạm chứ không thể âm thầm đọc vài kinh đền tội là xong. Các tội khác như bỏ lễ ngày Chúa Nhật hoặc lễ trọng, giận hờn, nói tục , phạm tội lỗi điều răn thứ sáu, thứ chín, v.v thì có thể làm những việc đền tội cách kín đáo hơn do cha giải tội giao. Đó là tất cả ý nghĩa của việc “đền tội” đòi hối nhân phải thi hành sau khi đã thành thật xưng các tội nặng nhẹ mình lỡ phạm vì cố ý hay vì yếu đuối con người và được tha qua bí tích hòa giải.

Mục đích của việc đền tội này là để được tha hình phạt hữu hạn (temporal punishment) tức là để sửa chữa những hậu quả của tội đã để lại trong tâm hồn hối nhân như đã nói ở trên. Hình phạt này khác với hình phạt đời đời (eternal punishment) dành cho những ai chết khi đang mắc tội trọng (mortal sin) mà không kịp ăn năn hay không muốn ăn năn để xin Chúa thứ tha.( x. SGLCG,số 1033, 1472).Hoặc những ai đã chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn để làm những sự dữ như giết người, giết thai nhi, trộm cướp, dâm ô thác loạn mà không hề ăn năn cho đến khi chết.Những người bị hình phạt đời đời thì không còn trông nhờ ai cứu giúp gì được nữa, vì đã vĩnh viễn xa lià Thiên Chúa là tình thương rồi.

Vả lại, cũng không có sự hiệp thông nào giữa các Thánh trên trời, các linh hồn trong Luyện tội và các tín hữu trên trần gian như Giáo Hội day ( X SGLGHCG số 1033-1037).Vì thế, các Thánh, các linh hồn và các tín hữu không thể giúp gì được nữa cho những ai đang xa lìa Chúa trong nơi goi là hỏa ngục.

Cũng cần phải nói thêm là Thiên Chúa không tiền định cho ai và cũng không muốn phạt ai xuống hỏa ngục vì Người là Cha đầy yêu thương, “Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” ( 1 Tm 2:4). Nhưng phải có hỏa ngục vì người ta đã tự ý chọn nơi này qua cách sống chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn để làm những sự dữ, sự tội mà không hề biết ăn năn sám hối để xin tha thứ. Con người có tự do chọn lựa và Thiên Chúa luôn tôn trọng cho con người xử dụng tự do đó để sống theo Chúa để được chúc phúc. hay theo thế gian và ma quỷ để bị luận phạt. Nghĩa là nếu chọn sống theo ma quỷ và thế gian thì phải chịu mọi hậu quả của chọn lựa này.

Ngược lại, với hình phạt hữu hạn, chúng ta có thể làm những việc lành để tự giúp mình sửa chữa những hậu quả của tội trong khi còn sống. Nếu không làm hoặc làm chưa đủ thì sau khi chết phải được thanh luyện trong nơi gọi là “Luyện tội” (Purgatory), tức là nơi thanh luyện cuối cùng để linh hồn được hoàn toàn thánh thiện hầu xứng đáng vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng..

Chính vì mục đích giúp các hối nhân còn sống hay các linh hồn đang chịu thanh luyện trong Luyện tội được khỏi hình phạt hữu hạn mà Giáo Hội ban một đặc ơn gọi là Ân xá.

2. Vậy Ân xá là gì ?

- Ân xá (Indulgence) là ơn sủng mà Giáo Hội lấy ra từ kho tàng công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, công nghiệp của Đức Mẹ và các Thánh để xin Chúa tha các hình phạt hữu hạn (temporal punishment ) cho hối nhân còn sống hay cho các linh hồn trong Luyện tội.Nói khác đi, Ân xá giúp thanh tẩy những hậu quả của tội đã được tha.

Các tín hữu còn sống hay đã qua đời đều có thể lãnh nhận ân xá để được tha hình phạt hữu hạn mình còn thiếu sót chưa đền đủ sau biết bao tội nặng nhẹ đã được tha qua bí tích hoà giải.Như thế, ân xá cũng là ơn tha thứ của Thiên Chúa mà Giáo Hội, -với tư cách là Người Quản Lý kho tàng Ơn Cứu Chuộc nhờ công nghiệp của Chúa Kitô - lấy ra để phân phát cho con cái mình.

“Ân xá có thể là từng phần (partial) hay toàn phần (plenary) tức ơn toàn xá để tha từng phần hay toàn phần hình phạt hửu hạn mà ta đáng phải chịu vì hậu quả của tội lỗi. Tín hữu có thể lãnh ân xá cho mình hay nhường lại cho các người đã qua đời (Sđd, số 1471),nhưng không thể nhường cho người đang còn sống trên trần gian này

Giáo Hội ban ơn toàn xá đặc biệt trong Năm Thánh (Jubilee Year) và trong những dịp đặc biệt khác như kỷ niệm thành lập Giáo Phận, Nhà Dòng, Tu Hội, hành hương kính Đức Me, viếng nghĩa trang trong dịp lễ cầu cho các linh hồn v,v.

Thí dụ, Năm Thánh 2010 được Tòa Thánh cho phép mở ra tại quê nhà để mừng kỷ niệm 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập (1960-2010), đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam trong Giáo Hội hoàn vũ.

Muốn hưởng ơn toàn xá trong Năm Thánh , các tín hữu phải sốt sắng chuẩn bị tâm linh cách chu đáo, như cầu nguyện, hãm mình, làm việc bác ái, đặc biệt suy niệm mầu nhiệm và sứ mang của Giáo Hội trong trần thế. Đồng thời cũng phải thành tâm thống hối mọi tội lỗi và quyết tâm cải thiện đời sống trong ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô. Cần đi xưng tội để được hòa giải với Chúa và với Giáo Hội . Dĩ nhiên sau đó là phải tham dự Thánh Lễ và rước Mình Máu Chúa Kitô và làm những việc lành qui định như đọc kinh Tin Kinh, kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng, Kinh Sáng danh để cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Sau hết phải đến viếng (hành hương) một Thánh Đường được chỉ định là nơi hành hương trong Giáo Phận, thay vì phải sang Rôma để viếng Đền Thánh Phêrô, quá xa xôi , tốn phí.

Tóm lại, ơn toàn xá là đặc ân mà Giáo Hội lấy từ kho tàng thiêng liêng của Chúa để ban cho tín hữu còn sống hay đang chịu thanh luyện trong nơi Luyện tội để được sạch mọi vết nhơ của tội hầu đạt mức thánh thiện hoàn toàn để hưởng Thánh Nhan Chúa trong Nước Hằng Sống.

Nhưng xin giải thích rõ thêm là ân xá, dù là từng phần hay tòan phần (tức ơn toàn xá hay còn gọi là ơn đại xá) đều không có mục đích tha bất cứ tội nặng hay nhẹ nào mà chỉ chỉ có công dụng tha hình phạt hữu hạn như đã giải thích ở trên. Nghĩa là, khi ta biết mình đã phạm tội năng hay nhẹ nào thì trước hết phải xin Chúa tha thứ qua bí tích hòa giải tức là phải đi xưng tội chứ không thể ở trong tình trạng “ có tội ” đó mà lãnh ơn toàn xá để xin tha tha tội được.Tóm lại, ai muốn hưởng ơn toàn xá, thì buộc phải đi xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và đọc các kinh qui định cùng viếng nhà thờ như đã nói ở trên.

Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.
 
Văn kiện mới của Tòa Thánh về liên hệ Do Thái - Công Giáo: cách mạng đã trở thành chuyện bình thường.
Vũ Van An
18:57 10/12/2015
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, để kỷ niệm 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II, Tòa Thánh đã cho công bố một văn kiện mới, nói về mối liên hệ giữa người Công Giáo và người Do Thái Giáo, tựa là “các ơn phúc và lời kêu gọi của Thiên Chúa là bất khả thu hồi”.

Chủ điểm là quả quyết rằng kế hoạch cứu rỗi dân Do Thái của Thiên Chúa không bị rút lại dù với sự xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, và do đó, không bị thay thế bởi Kitô Giáo. Và mặc dù con đường cứu rỗi duy nhất là qua Chúa Giêsu Kitô nhưng “người Do Thái không hề bị loại khỏi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa vì không tin Chúa Giêsu là Đấng Mêxia của Israel”.

Linh Mục Trần Đức Anh đã có bài tường thuật đầy đủ về văn kiện trên. Ở đây, chỉ xin thêm một vài chi tiết liên quan tới một số nhận định về văn kiện này.

Trình bầy văn kiện trên tại Rôma hôm Thứ Năm, Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, nói rằng văn kiện này cố gắng “đề cập và minh xác các vấn đề phát sinh từ cuộc đối thoại Do Thái Giáo và Công Giáo”.

Trong mấy tuần lễ gần đây, đã có nhiều hội nghị cũng như các buổi lễ được tổ chức để kỷ niệm Tuyên Ngôn Nostra Aetate. Trong đó, có buổi cử hành tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành buổi yết kiến chung hôm thứ Tư cho cuộc đối thoại liên tôn.

Ngài nói với các vị lãnh đạo tôn giáo rằng “thái độ ngờ vực hoặc lên án tôn giáo đã lan rộng do bạo lực và chủ nghĩa khủng bố”, thành thử điều cần là phải tập chú vào các giá trị tích cực của các tôn giáo.

Thứ Tư tuần tới, cũng để đánh dấu 50 năm Tuyên Ngôn Nostra Aetate, Ủy Ban Do Thái Quốc Tế về Tham Khảo Liên Tôn và Sứ Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc sẽ đồng tổ chức một nghi lễ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành Phố New York.

Văn kiện trên của Tòa Thánh được công bố chỉ ít ngày sau khi 25 giáo sĩ của Do Thái Giáo Chính Thống công bố một một tuyên ngôn thừa nhận rằng Kitô Giáo “không phải là một chuyện tình cờ hay một lầm lỡ, mà là một thành quả do Thiên Chúa muốn và là một hồng phúc của Người dành các dân tộc”.

Tài liệu công bố ngày 3 tháng 12 nói trên, tựa là “Thực Hiện Ý Cha Chúng Ta ở Trên Trời: Tiến Tới Sự Hợp Tác Giữa Người Do Thái Giáo và Người Kitô Giáo”, viết thêm rằng “khi phân chia Do Thái Giáo và Kitô Giáo, Thiên Chúa muốn một sự phân chia giữa những người hùn hạp (partners) có nhiều dị biệt thần học đáng kể, chứ không phải một sự phân chia giữa những kẻ thù”.

Ngồi cạnh Đức Hồng Y Kurt Koch trong buổi giới thiệu văn kiện của Tòa Thánh có Giáo Sĩ David Rosen, Giám Đốc Quốc Tế của Liên Tôn Sự Vụ thuộc Ủy Ban Do Thái Hoa Kỳ. Vị giáo sĩ này mô tả các nhận định trên như “một đáp ứng rất có ý nghĩa đối với công trình đáng lưu ý của Tòa Thánh” vì từ xưa tới nay, phần lớn các đáp ứng của Do Thái đối với cuộc đối thoại chỉ xuất phát từ phía các giáo sĩ cấp tiến.

Giáo Sĩ Tiến Sĩ Eugene Korn, giám đốc học thuật của Trung Tâm Hiểu Biết và Hợp Tác Do Thái Giáo Giáo/Kitô giáo tại Israel, cho rằng “điểm khai phá của tuyên bố này là các giáo sĩ Chính Thống thuộc mọi trung tâm sinh hoạt Do Thái Giáo, cuối cùng, đã thừa nhận rằng Kitô Giáo và Do Thái Giáo không còn dấn thân vào cuộc đọ kiếm thần học có tính chí tử nữa, trái lại đôi bên có nhiều điểm chung với nhau về tâm linh và thực hành… Trong bối cảnh lịch sử độc hại, đây là điều chưa từng có trong ngành Chính Thống”.

Dĩ nhiên, cả hai loại tuyên ngôn và tuyên bố trên đều chưa giải quyết hết mọi vấn đề vẫn còn lòng thòng trong mối liên hệ song phương.

Trong cuộc họp báo của Tòa Thánh, Giáo Sĩ David Rosen cho rằng văn kiện của Tòa Thánh vẫn chưa đi xa đủ để thừa nhận “tính trung tâm mà Lãnh Thổ Israel vốn đóng đối với đời sống tôn giáo trong lịch sử và hiện nay của dân tộc Do Thái” và để dẫn tới một thỏa ước ngoại giao giữa Vatican và Israel.

Còn Tiến Sĩ Kessler thì vẫn tỏ ra quan ngại trước ý niệm cho rằng Kitô Giáo “đã thay thế” Do Thái Giáo trong kế hoạch của Thiên Chúa, một ý niệm, trong nhiều thế kỷ qua, vốn là căn bản cho các thái độ nghiệt ngã của người Kitô Giáo đối với người Do Thái.

Có lẽ vì thế, John L. Allen Jr. cho rằng: thành thực mà nói, văn kiện 10,000 chữ của Tòa Thánh chẳng có gì gọi là khai phá cả. Nó là một tuyên bố có tính khá thông lệ, phần lớn lặp lại các điều đã được Nostra Aetate hoặc một văn kiện nào đó nói tới rồi, trong khi nhiều vấn đề được nó thừa nhận nhưng không giải quyết, những vấn đề vẫn còn nóng bỏng trong mối liên hệ song phương.

Tuy nhiên, điều trên lại là một điều quan yếu cần được lưu ý: nó cho thấy có những lúc, chuyện thường lệ tự nó có tính cách mạng, vì nó cho ta thấy ta đã tiến xa xiết bao!

Năm mươi năm trước, bảo mối liên hệ Công Giáo/Do Thái căng thẳng là đã nói quá nhẹ nhàng đấy. Vì làm gì có cuộc trao đổi thần học chính thức, cảm nhận của hai bên nặng trĩu chuyện lịch sử và về phương diện chính trị, Giáo Hội và Do Thái Giáo hoàn cầu đối đầu với nhau vì chuyện Israel.

Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thăm Đất Thánh vào năm 1964, ngài không bao giờ nói tới chữ “Israel” ở nơi công cộng. Đủ biết, cuộc đối thoại giữa đôi bên chưa thể diễn ra.

Ngày nay, chuyện trò và tình bạn Công Giáo/Do Thái đã trở nên bình thường đến độ được coi như chuyện đương nhiên giữa bạn bè. Họ chưa tới đích, nhưng đang cùng đi một con đường, trên đó, họ bàn đủ thứ chuyện, kể cả những chuyện xem ra tầm phào, chẳng có gì đáng nói!

Allen thuật lại có lần cùng Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York đi tìm dữ kiện cho một cuốn sách viết chung với ngài tựa là “Người Của Hy Vọng”. Hai người tới thăm Đền Emanu-El để đốt những cây nến đầu tiên cho ngày Lễ Hanukkah, theo lời mời của vị giáo sĩ thâm niên là David M. Posner. Họ tới hơi sớm, nên Đức Hồng Y Dolan và Giáo Sĩ Posner có dịp đứng “tán gẫu” với nhau tại một bục giảng của hội đường.

Nên nhớ lúc ấy Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vừa viếng một hội đường ở Rôma, một dịp được vị chủ tịch cộng đồng Do Thái ở Rôma sử dụng để lặp lại lời đả kích Đức Giáo Hoàng Piô XII. Còn tại Hoa Kỳ, các vị giám mục ở đây vừa bí mật loại bỏ một câu trong sách giáo lý nói về giá trị vĩnh viễn của Giao Ước giữa Thiên Chúa và người Do Thái. Ấy thế nhưng tất cả đều không phải là đề tài để hai giáo sĩ cao cấp này “tán gẫu”.

Thay vào đó, họ “tán gẫu” với nhau về chuyện tiền bạc. Họ trao đổi các nhận định liên quan tới các phương thức khác nhau nhằm “rút” hầu bao của tín hữu. Giáo Sĩ Posner cho hay: khác với thói quen của Công Giáo là chuyển đĩa xin tiền tại nhà thờ để tín hữu tùy hỉ đóng góp, phần lớn các hội đường gửi “bill” (hóa đơn) hàng năm cho các tín hữu đã đăng ký xin đóng góp. Giáo Sĩ than phiền về chi phí điều hành tòa nhà như hang động ở Fifth Avenue, một nỗi bận tâm mà ngài biết Đức Hồng Y Dolan hiểu rõ.

Cảnh tượng trên cho người ta cảm tưởng: giữa họ có những giả thiết không cần phải lớn tiếng. Có thể cả hai đã tới được điểm chung này: đúng là có những chuyện nhức đầu, nhưng chúng mình đã tiến xa đến độ những chuyện nhức đầu như thế hết làm chúng mình chia rẽ nhau được nữa rồi, chi bằng trong những lúc như thế này nói những vấn đề mà bạn bè quen nói với nhau có phải là thoải mái và xây dựng hơn không!
 
Khai mạc Năm Thánh của Lòng Chúa Thương Xót
Bùi Hữu Thư
19:34 10/12/2015
Rome, ngày 8/12/2012, (Zenit.org)

Ngày khai mạc Năm Thánh của Lòng Chúa Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu chúc rằng « Năm Thánh sẽ mang lại cho tất cả mọi người lòng nhân từ và dịu hiền của Thiên Chúa. »

Đây là nội dung chính của điện thư Tweet ngài đã gửi trên chương mục @Pontifex_fr của ngài ngày thứ ba 8 tháng 12.

Trong điện thư, Đức Thánh Cha cầu mong rằng lòng thương xót của Chúa có thể chạm đến mỗi người. Hôm nay thứ ba, ngài cũng bầy tỏ cùng một lời cầu chúc : « Xin cho Năm Thánh này sẽ mang lại cho tất cả mọi người lòng nhân từ và dịu hiền của Thiên Chúa ! »

Đức Thánh Cha viết trong Tweet : « Ước gì lời tha thứ và mời gọi việc cảm nhận lòng thương xót sẽ đến được với tất cả mọi người và không một ai sẽ thờ ơ ! » Ngài không chỉ gửi riêng tới các người Công Giáo, mà cả những đại diện của Hồi Giáo và Do Thái Giáo.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Các trang trong sách Cựu Ước thấm nhuần lòng thương xót Chúa, vì kể lại các công trình Thiên Chúa thực hiện cho Dân Chúa trong những lúc khó khăn nhất của lịch sử của họ. »

Đức Thánh Cha khẳng định : « Còn những người Hồi giáo, họ cũng mô tả ‘Đấng Tạo Hóa có những đức tính Nhân lành và Bao Dung. Họ cũng tin rằng không có gì có thể giới hạn lòng thương xót thiêng liêng, vì các cánh cửa của Người luôn luôn rộng mở. »

Đức Thánh Cha tuyên bố : « Giá trị của lòng thương xót vượt quá các ranh giới của Giáo Hội. » Ngài gửi gấm lời ngài « tới những ai đang xa lánh ân sủng của Thiên Chúa » vì lý do này hay lý do khác. « Đây là lúc tốt đẹp nhất để đổi đời ! Đây là lúc để cho lòng mình được đánh động ! » Đức Thánh Cha đã viết như thế khi ngài tuyên bố khai mạc Năm Thánh của Lòng Chúa Thương Xót : « Trong năm thánh này, chúng ta hãy để cho Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên. Chúa không bao giờ chán nản không mở rộng trái tim Người để lập lại rằng Chúa yêu thương chúng ta và muốn chia xẻ cuộc sống của Người với chúng ta. »
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Màn kịch múa rối cuối nhiệm kỳ
Phạm Trần
11:41 10/12/2015
MÀN KỊCH MÚA RỐI CUỐI NHIỆM KỲ

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng loan báo Đại hội đảng XII, sẽ diễn ra trong Qúy I năm 2016 (nội trong 3 tháng đầu năm ), nhưng nói rằng: “ Công tác nhân sự đang triển khai tích cực theo từng bước, từng khâu, chặt chẽ, bài bản, chắc chắn nhưng cũng rất khó khăn.”

Việc chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đã được chuẩn bị từ năm 2014, nhưng đến gần ngày Đại hội mà vẫn còn nhiều khó khăn, tại sao ?

Thứ nhất, vì tình trạng tham nhũng, lãng phí và kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo, những kẻ cơ hội và các nhóm lợi ích trong đảng chưa được làm rõ đã khiến đảng viên hoang mang, nhân dân ta thán.

Thứ hai, ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên suy thóai tư tưởng, đạo đức và lối sống khiến nhân dân bất bình, xa lánh đảng.

Thứ ba, tình trạng chia rẽ, chống đối, nói xấu nhau, gây bè, kết cánh để kèn cựa, tranh chức tranh quyền trong hệ thống cai trị đã khiến phát sinh tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ đe dọa sự sống còn của đảng.

Vì vậy, ông Trọng đã nói với cử tri hai Quận Ba Đình và Hòan Kiếm ngày 8/12 (2015) : “ Dân than phiền từ bộ phận hư hỏng đảng nên vì thế cán bộ phải gương mẫu, cơ sở phải vững chắc…Đây là những điều đặt ra tại Đại hội tới, làm sao có đội ngũ lãnh đạo kiên định, trình độ nhưng gắn với dân, được nhân dân ủng hộ. Như thế thì bản thân người đó phải trong sáng chứ tham nhũng hư hỏng thì dân có tin được không? Cho nên người dân lo là đúng. Vì thế xây dựng Đảng là then chốt, trong đó cán bộ là nhân tố quyết định như lời Bác Hồ đã nói “đức là gốc”; hay Nguyễn Du nói trong truyện Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vì vậy quan trọng chọn người phải có phẩm chất tốt, tuyệt đối trung thành với dân, với Đảng.” (trích báo Đại Đòan Kết/Mặt trận Tổ quốc)

Nhưng ông Trọng là người đứng đầu đảng. Ông cũng là người chịu trách nhiệm làm cho đảng trong sạch như đã quy định trong Nghị quyết Trung ương 4”Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ban hành ngày 16/01/2012.

Vậy tại sao ông Trọng lại phát ngôn như người ngoài ? Nhân dân cũng chưa thấy ông Trọng và các lãnh đạo chủ chốt khác gồm các ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết họ đã chống tham nhũng và xây dựng đảng như thế nào mà dân vẫn còn phải ta thán ?

BẰNG CHỨNG-TRƯƠNG TẤN SANG

Dân kêu vì chính Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã nhìn nhận trong bài viết tháng 11/2015: “ Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng, về đổi mới chỉnh đốn Đảng, về công tác cán bộ. Nhưng có một điều hết sức quan ngại là chúng ta đã tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, với nhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động nhưng kết quả vẫn còn khá khiêm tốn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi mà thậm chí có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng.” (trích báo Nhân Dân, 20/11/2015)

Sự mất lòng tin lớn nhất của dân vào đảng trước ngày Đại hội XII là tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi và phức tạp.

Điều này chứng tỏ cán bộ, đảng viên đã không coi lời dậy “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của ông Hồ Chí Minh ra gì. Họ đã tự do tham nhũng, nhưng lại thờ ơ trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc.

Trong suốt thời gian có cuộc khủng hoảng Trung Quốc đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014, Quốc hội không dám ra Nghị quyết lên án Trung Quốc. Các đảng bộ địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội của đảng trong Mặt trận Tổ quốc cũng không dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh.

Ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị (16 người) đã quyết định mọi việc nên trách nhiệm hòan hoàn thuộc về họ.

Cuộc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , trong tòan đảng, tòan dân bắt đầu từ ngày 03-02-2007, vì vậy đã như nước đổ đầu vịt.

Từ năm 2007, Đảng đã nâng cấp Tham nhũng từ “tệ nạn” lên “quốc nạn”. Mánh khóe tham nhũng càng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hang cùng ngõ hẻm nào trong hệ thống cũng có tham nhũng sống chung với dân. Chúng cười vào mũi Lãnh đạo và thách đố nhân dân đi tố cáo.

Kẻ tham nhũng không đơn độc mà đã được tổ chức thành các “nhóm lợi ích” để cùng nhau chia phần, có tổ chức, tập đòan bao che cho nhau và bảo vệ nhau.

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang là người bạo miệng than phiền về nạn tham nhũng hơn ba lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng.

Từ năm 2013, Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói nhiều câu ấn tượng về tình trạng tham nhũng lãng phí, nhưng giải quyết thì không thấy.

Đối với ông Sang thì cứ mỗi lần về Sài Gòn tiếp xúc với cử tri là cả nước được nghe ông ta thán tham nhũng như người đứng ngoài nhìn vào.

Từ tháng 10 năm 2014, ông Sang đã nói với cử tri : “Chúng tôi theo dõi cũng biết tham nhũng tinh vi, không phải một người riêng lẻ mà dây mơ rễ má, nó hình thành nhóm xâu chuỗi, bao che, bảo vệ cho nhau.” (báo Tiền Phong, 15/10/2014)

Một năm sau thì sao, hãy bắt đầu với phát biểu của ông Sang ngày 5/12/2015. Ông nói : “Nhà nước đã thực hiện rất nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng nhưng hiện vấn nạn này còn “hết sức nghiêm trọng”. Trước thềm đại hội Đảng, vấn đề này càng nóng bỏng và gay gắt….Trong phòng chống tham nhũng chúng tôi thấy chưa làm tròn trách nhiệm của mình".

“…. điều đáng buồn nhất là nhìn vào bảng xếp hạng tham nhũng của Việt Nam so với thế giới.

"Xấu hổ lắm!Tại sao nước mình anh hùng, oanh liệt trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua mấy ngàn năm mà tệ nạn tham nhũng thì đứng trên 100? Tôi cảm thấy không chấp nhận được".(Zing.VN, 5/12/2015)

Theo lời ông Sang thì khi ông tham gia 6 đại hội đảng bộ địa phương thì thấy “nơi nào cũng đánh giá là thành công rực rỡ nhưng tiếp xúc người dân ở đâu cũng kêu…Chúng ta không đến nỗi thất bại nhưng chúng ta cần nói sự thật cho người dân biết các mảng tối, yếu kém chưa phơi bày. Càng giấu thì người dân càng mất lòng tin”.

Nhưng “chúng ta” là ai ? Ông Chủ tịch nước có là một bộ phận của “chúng ta” không ? Hay là ông chỉ muốn ám chỉ đến trách nhiệm của người khác và những người đứng đầu các cơ sở đảng, tổ chức từ địa phương lên đến trung ương ?

Trách nhiệm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở đâu trong các “mảng tối” này ?

Chuyện dân mất niềm tin vào đảng thì đã có từ lâu ai cũng biết, nhưng ai trong Lãnh đạo phải có trách nhiệm nói thật với dân ? Chẳng nhẽ ông Chủ tịch nước cũng bị che giấu như dân nên ông mới đòi phải minh bạch ?

Một trong nhưng nơi phát sinh và nuôi dưỡng tham nhũng là các Tổng Công ty của Nhà nước. Báo điện tử Zing.VN tường thuật:” Về các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, Chủ tịch nước cho rằng dù những nơi này nhận được nguồn vốn lớn và có nhiều ưu đãi, đạt nhiều thành tựu, đóng góp ngân sách giải quyết việc làm... Tuy nhiên, một số nơi còn tình trạng hoạt động kém hiệu quả và còn tham nhũng, tiêu cực.”

Theo Zing.VN thì : “ Tổ chức Minh bạch Thế giới, năm 2014, chỉ số tham nhũng của Việt Nam đứng thứ 119/174 quốc gia, vùng lãnh thổ với 31 điểm (năm 2013 là 116/177). Tại Châu Á, Singapore là quốc gia đạt vị trí cao nhất là thứ 7 trong khi Đan Mạch, New Zealand và Phần Lan là ba nước đạt thứ hạng trong sạch nhất.”

Ngày 02/12/2014, ông Sang cũng đã nói với dân Sài Gòn: “Nghị quyết của Đảng, luật của Quốc hội về phòng chống tham nhũng đã có, nhưng trong thực tế rõ ràng chúng ta chưa ngăn chặn được nạn tham nhũng. Tôi mong các cô bác anh chị khi họp tổ dân phố, đoàn thể, các tổ chức khác cũng phải mạnh mẽ đấu tranh như ở hội trường này để tạo sự chuyển động thực sự. Thứ hai nữa, chúng ta nói về sức mạnh nhân dân thì vai trò giám sát phải thể hiện thực tế, phải tăng cường giám sát. Các cơ quan chức năng phải đeo đuổi đến cùng những vấn đề nhân dân đưa ra.”(báo Pháp Luật Thành phố online)

Ông Sang khuyến khích dân đấu tranh chống tham nhũng, nhưng ai bảo đảm người tố cáo không bị các quan chức trù dập ? Dân giám sát việc làm của cán bộ ư ? Đảng đã nói liên miên thông điệp “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo. Có cho ăn vàng dân cũng không dám xông mình lôi ra kẻ tham nhũng.

Ngay đến Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ), tổ chức quy tụ hàng trăm hội đòan chính trị và xã hội của đảng được pháp luật quy định có nhiệm vụ giám sát nhà nước và cán bộ, đảng viên mà còn không dám tổ chức điều tra tham nhũng thì người dân nhỏ bé ai dám hé răng ?

Không tin cứ hỏi nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch MTTQ Phạm Thế Duyệt thì biết ngay đã có bao nhiêu vụ tham nhũng được phanh phui thành công bởi Mặt Trận ?

Quốc hội cũng có vai trò giám sát của cơ quan lập pháp đấy mà có dám tổ chức đi điều tra tham nhũng đâu, nói chi đến dân ?

Vì vậy không lạ khi dân đã được nghe ông Trương Tấn Sang nhìn nhận trong lần gặp cử tri quận 1 và quận 3 ngày 14/10/2014: ““Bức xúc của dân là so với yêu cầu, thực tế vẫn chưa đạt. Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi nên chưa đạt yêu cầu”.

Một trong những cử tri dự buổi họp, bà Phạm Thị Cát (phường Cầu Kho, quận 1) nói với ông Sang:” Tôi tham gia cách mạng từ năm 1960, tố cáo chống tham nhũng rất nhiều và cũng mất rất nhiều. Mỗi lần nộp đơn, tôi như quả bóng, còn các cơ quan từ địa phương đến trung ương trở thành cầu thủ đá qua, đá lại.” (báo Tiền Phong, 15/10/2014)

Tại cuộc tiếp xúc này, ông Sang còn đưa ra sáng kiến: “ Tôi đề nghị trong những cuộc tiếp xúc như thế này hoặc cô bác cứ mạnh dạn viết thư, thường xuyên liên hệ với chúng tôi cung cấp thông tin về tham nhũng.

Chúng tôi sẽ bố trí người tiếp xúc với bà con và xác minh, xử lý, góp phần đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Để tình hình này lòng dân không yên. Kết quả chưa tốt, dân gay gắt là phải. Mong bà con hết sức kiên trì, nếu phát hiện những vấn đề gì liên quan đến tiêu cực, tham nhũng thì cộng tác với nhau góp phần đẩy lùi tiêu cực".

Sau một năm, chưa thấy bất cứ thông tin nào được Văn phòng Chủ tịch nước đưa ra xác nhận đã có hợp tác thành công giữa cử tri Sài Gòn với Chủ tịch Sang.

Ngược thời gian vào năm 2013, ông Sang thừa nhận với cử tri tham nhũng lãng phí “là một vấn đề hệ trọng”. Ông nói: “Nếu khắc phục không tốt, chống không tốt sẽ đe dọa tồn vong của chế độ, đe dọa đến sự lãnh đạo của Đảng, làm giảm sút lòng tin của người dân vào Đảng, vào chế độ”….Thật ra mà nói về văn bản đến giờ này có thiếu đâu, nhiều lắm rồi nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện không nghiêm minh.” (báo Thanh Niên,25/06/2013)

NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ THAM NHŨNG

Về phần ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì từ tháng 9/2013, ông đã nói nhiều câu ấn tượng với cử tri quận Ba Đình (Hà Nội).

Ông cũng hòa đồng bực tức với dân trước sự hòanh hành của tham nhũng:"Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng…Lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc..." (báo Người Lao Động, 27/09/2013)

Ông phân trần đảng “phải chống nhiều thứ như lợi ích nhóm, cục bộ, suy thoái và cả tham nhũng nhỏ”, rồi thừa nhận"Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu".

Nhắc đến chuyện Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi đi cơ sở về đã phải thốt lên rằng: “Tôi càng đi càng thấy buồn, người ta ăn của dân không từ một thứ gì”, ông Trọng đồng ý: “Đây là vấn đề nhức nhối. Cách đây vài chục năm, lãnh đạo ta đã nói là giặc nội xâm, quốc nạn rồi. Khi có quyền mà không kiểm soát dễ sinh ra hư hỏng. Tham nhũng là một bệnh, lãng phí cũng lớn lắm. Có những con số thống kê lãng phí còn lớn hơn cả tham nhũng”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng phải đặt câu hỏi: Phải chăng tham nhũng đã len lỏi vào ngay cả lực lượng chống tham nhũng của chúng ta ?”

Đến các cuộc tiếp xúc cử tri năm 2014 và 2015 thì cường độ than phiền tham nhũng của cử tri tuy vẫn y nguyên nhưng phản ứng của ông Trọng đã hạ nhiệt để tập trung vào công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng XII.

Tại cuộc gặp cử tri ngày 8/12/2015, ông Trọng nói: “Người dân bức xúc nhất là sự suy thoái của một bộ phận trong Đảng, mà không cẩn thận thì sẽ gây phá hoại từ trong ra, chứ không phải từ bên ngoài đâu. Cốt yếu là từng cơ sở Đảng phải vững chắc, Đảng phải trong sạch. Vậy nên băn khoăn của các cô, các bác rất đúng, mà Trung ương Đảng cũng rất lo việc đó.”

Nhưng trong cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng đã làm gì để có “từng cơ sở Đảng phải vững chắc, Đảng phải trong sạch” hay ông cũng chỉ biết nói cho xong ?

Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nhìn nhận hiện nay:”Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

Sau đó, chiến dịch học tập làm theo gương Hồ Chí Minh đã rầm rộ bung ta cùng với phong trào tự phê bình và phê bình trong nội bộ đảng. Nhưng ông Trọng đã tiếp tục thất bại tại Hội nghị Trung ương 6 (từ ngày 01-10 đến ngày 15-10-2012) khi ông không vận động được Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã bị Bộ Chính trị đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật vì đã có những sai phạm trong chức vụ Thủ tướng.

Từ đó, uy tín lãnh đạo của ông Trọng lu mờ .

CHỈ THỊ ĐÁNH THAM NHŨNG MỚI

Hình ảnh ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống Tham nhũng càng mờ nhạt hơn khi Bộ Chính trị, vào ngày 7/12/2015, vẫn còn phải ra Chỉ thị số 50-CT/TW để “nói về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.”

Chỉ thị này do Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký phổ biến ngày 9/12/2015 nói rằng : “Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm; thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trên trước hết là do người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng, chưa ý thức đầy đủ hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, sự tồn vong của chế độ; chưa thực sự coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Quy định pháp luật chưa hoàn thiện, có những nội dung chưa phù hợp, khó áp dụng; một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội còn sơ hở, chưa theo kịp tình hình thực tiễn. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, phương tiện làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp phát hiện, xử lý tham nhũng còn bất cập. Chưa phát huy tốt vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong phát hiện và xử lý tham nhũng. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng kết quả còn hạn chế.”

Để chữa cháy trước Đại hội đảng, Chỉ thị đặt ra 7 nhiệm vụ, theo đó tóm tắt đặt trọng tâm nhiệm vụ chống tham nhũng vào:

1-Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng….Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

Nếu để xẩy ra tham nhũng mà người đứng đầu “không chủ động phát hiện” thì sẽ bị “xử lý kịp thời …nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng.”

2- Sửa luật để làm rõ công tác phát hiện và xử lý “các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn” của Việt Nam và “phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

Việc này có liên quan đến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership) mà Việt Nam mới ký kết.

3- Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng cường trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của xã hội, nhất là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, ban thanh tra nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong phát hiện tham nhũng….

Trong phần này, Chỉ thị đưa ra điểm mới là sẽ: “ Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đối với cơ quan, đơn vị chức năng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.”

Điều này có nghĩa trong tương lai nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ công tác phát hiện và xử lý tham nhũng của các cơ quan, đơn vị, thay vì chỉ biết nhận báo cáo là xong.

4- Các thủ tục điều tra, xét xử tham nhũng sẽ nhanh hơn theo: “Nguyên tắc: Tích cực, khẩn trương; làm rõ đến đâu xử lý đến đó; không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.”

Bộ Chính trị cũng hứa sẽ :”Khắc phục tình trạng hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm, nhưng chỉ xử lý kỷ luật hành chính, kinh tế” như đã và đang xẩy ra theo kiểu giơ cao đánh khẽ khiến nhân dân bất bình.

Đối với việc điều tra tài sản của kẻ tham nhũng đã thất bại từ năm 2007, Chỉ thị đòi phải :”Xác minh rõ, chính xác tài sản của người có hành vi tham nhũng; áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.”

Đi xa hơn, “những cán bộ không tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm minh.”

5- Sẽ rà soát lại để điều chỉnh tổ chức và họat động của “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy” để “ấn định cụ thể hơn về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.”

Một “ mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ” sẽ được thành lập.

Sau cùng, Chỉ thị của Bộ Chính trị hưá sẽ :” Tăng cường hợp tác có hiệu quả với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong việc xử lý tội phạm tham nhũng. Chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước; thực thi công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo đúng lộ trình, phù hợp điều kiện, quy định của pháp luật Việt Nam.”

Đây là lần đầu tiên, Bộ Chính trị đã đưa ra Chỉ thị có nhiều điểm mới đế chống tham nhũng, trừng phạt người đứng đầu không làm tròn nhiệm vụ và muốn thành lập một cơ chế mới chuyên trách chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị. Nhưng đề xướng này đã công bố trước vài tháng kết thúc nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và khoá đảng XI thì chẳng đem lại lợi ích gì cho dân.

Hành động của Bộ Chính trị chỉ có giá trị như màn kịch múa rối vào cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và khoá đảng XI. Bộ Chính trị đã thất bại trong công tác chống tham nhũng trong suốt 5 năm, và ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã không làm tròn nhiệm vụ của một Trưởng ban Trung ương về Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng. -/-

Phạm Trần

(12/015)
 
Thông Báo
Thiệp mời tham dự lê tấn phong Giám Mục của Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai
Lm. Phêrô Dương Văn Thạnh
11:26 10/12/2015
 
Kênh Youtube chương trình Việt Ngữ Vatican
Ban Việt Ngữ Vatican
16:35 10/12/2015
Kênh Youtube chương trình Việt Ngữ Vatican

Kính thưa quý vị độc giả,

Bắt đầu từ ngày 8.12.2015, kênh Youtube của chương trình Việt Ngữ Đài Vatican chính thức đi vào hoạt động. Thông qua kênh này, chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị cách sinh động và xúc tích những sự kiện trong Giáo Hội như: Thánh lễ hằng ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta, Buổi Tiếp Kiến Chung vào sáng thứ Tư hằng tuần, Buổi Đọc Kinh Truyền Tin lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật…v.v. Quý vị có thể vào địa chỉ sau đây để theo dõi chương trình:

https://www.youtube.com/channel/UC1HuzI97H8M5bI3Wl6wKdvA

Đồng thời, quý vị có thể bấm “ISCRIVITI” hay “SUBSCRIBE” hay “ĐĂNG KÝ” kênh Youtube này để nhờ đó chương trình sẽ được đến gần với mọi người hơn.

Ban Việt Ngữ Vatican xin chân thành cảm ơn quý vị. Kính chúc quý vị Mùa Vọng nhiều ơn sủng và một Mùa Giáng Sinh an lành, thánh đức.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Êm
Lê Trị
21:33 10/12/2015
SUỐI ÊM
Ảnh của Lê Trị
Giòng suối hiền róc rách,
Như thì thầm bài ca,
Ngợi khen Ngài Chí Thánh,
Tụng danh Ngài cao xa.
(Trích thơ của Bùi Hữu Thư)