Ngày 10-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:04 10/12/2014
MẤT CHÌA KHÓA
N2T

Có một người đang tìm chìa khóa xe bên ngoài nhà, người hàng xóm thấy vậy thì cũng tìm giùm cho, nhưng tìm rất lâu mà cũng không thấy. Thế là hỏi:
- “Anh chắc chắn là nó rơi ở đây chứ ?”
Trả lời:
- “Không, tôi mất chìa khóa ở trong nhà.”
Người hàng xóm nói:
- “Vậy thì tại sao không tìm trong nhà mà lại ra tìm bên ngoài này ?”
Người ấy đáp:
- “Bởi vì bên ngoài nhà rộng và sáng hơn nhiều !!”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Ở đời, có một vài người Ki-tô hữu có những chuyện ngồ ngộ như thế này:
- Mất chìa khóa trong nhà nhưng ra ngoài nhà để tìm vì bên ngoài rộng và có ánh sáng, đó là lý luận của người có đầu óc “tưng tưng”.
- Nhà thờ ở sát bên nhà mà không đi lễ vì lý do là không có thời giờ, nhưng nhà hàng máy lạnh xa mấy cây số cũng cứ đi dù đang giờ làm việc, đó là lý luận của người chỉ có đạo trong giấy Rửa Tội.
- Nhà thờ giáo xứ mình cũng có đài Đức Mẹ Ma-ri-a nhưng không muốn đến cầu nguyện, mà chỉ thích đến tượng Đức Mẹ Fa-ti-ma ở Bình Triệu hoặc đài Đức Mẹ ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, với lý do...ngồ ngộ là Mẹ ở hai chỗ này linh hơn, đó là lý luận của người đức tin yếu kém lệch lạc.
- Trong gia đình anh em cháu chắt ruột thịt túng thiếu đói nghèo cần mình giúp đỡ nhưng lại không giúp, mà chỉ đem tiền đi ủng hộ đoàn thể này, giúp đỡ cho phái đoàn kia để lấy tiếng tăm vinh dự và hãnh diện với mọi người, đó là hành động của người Ki-tô hữu chỉ có bác ái trên mặt mà trong lòng thì không có.
Giữ vững đức tin, xin Chúa ban thêm đức tin và thực hành đức tin thì không có gì làm lay chuyển được tâm hồn của những người Ki-tô hữu, bởi vì đức tin là chìa khóa để họ tìm Chúa trong chính cuộc sống của mình, cho nên dù sống trong hoàn cảnh nào, đi lễ nhà thờ nào, viếng đài Đức Mẹ nào.v.v... thì đối với họ cũng như nhau mà thôi.
Bởi vì, chìa khóa cuộc sống của họ chính là đức tin vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:07 10/12/2014
N2T

19. Tất cả những gì mà Thiên Chúa ban cho thì tôi đều vui thích.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:38 10/12/2014
DƯA NGON CỦA NƯỚC LƯƠNG
N2T

Nước Lương và nước Sở là lân cận với nhau, cả hai nước đều sản xuất dưa, nhưng người nước Lương rất cần mẫn tưới ruộng dưa của mình cho nên dưa của họ vừa lớn vừa ngọt; trái lại, người nước Sở thì lại rất lười biếng, rất ít đi chăm nom ruộng dưa của mình, cho nên khi dưa lớn lên thì nhìn không đẹp và ăn không ngon.
Nhưng người nước Sở lại ghét nước Lương trồng dưa tốt, nên ban đêm thường qua phá hoại ruộng dưa của nước Lương làm hư hại rất nhiều; người nước Lương giận dữ nên yêu cầu huyện lịnh địa phương là Tống Tựu, cho phép họ đi qua phá hoại ruộng dưa của đối phương.
Tống Tựu nói:
- “Cùng nhau kết oán thì được cái gì, hà tất phải tính khí hẹp hòi đến như thế ?”
Thế rồi ông ta sai binh lính đêm đêm âm thầm qua tưới ruộng dưa của nước Sở.
Người nước Sở rất kinh ngạc vì có người tưới ruộng dưa cho mình, thế là truy tìm tung tích thì mới biết là người nước Lương đã làm như thế.
Huyện lịnh địa phương của nước Sở đem chuyện này báo cáo lại cho Sở vương, Sở vương vừa mắc cở chuyện của dân chúng vừa báo cáo, vừa rất khen ngợi cách làm đạo đức của người nước Lương, từ đó hai nước kết bang giao hữu nghị rất tốt.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Người lãnh đạo giỏi là người có tài đức và có một lương tâm biết thẹn khi mình hoặc thuộc cấp của mình làm sai...
- Nước Lương có quan huyện lịnh tài đức vẹn toàn nên tránh được cuộc xô xát với nước Sở; nước Sở có Sở vương biết thẹn với lương tâm thì nhất định sẽ có ngày dưa của nước Sở sẽ ngon như dưa của nước Lương...
- Cộng đoàn sẽ phát triển hơn khi có một lãnh đạo tài giỏi, và cộng đoàn sẽ sống có chiều sâu hơn khi lãnh đạo biết khiêm tốn nhận ra lỗi của mình.
- Giáo xứ sẽ đoàn kết và phát triển hơn khi cha sở có tài lãnh đạo, nhưng giáo dân sẽ sống đạo tốt hơn khi cha sở khiêm tốn hằng ngày thú nhận bất toàn mình với Thiên Chúa.
Người lãnh đạo sẽ ngày càng giữ được tính lãnh đạo hơn khi họ luôn tự biết mình là người bất toàn và chỉ là đầy tớ vô dụng của Chúa mà thôi. Bởi vì tất cả những tài năng mà người lãnh đạo có đều là bởi Thiên Chúa ban cho, không phải để họ chỉ dùng cho mình, nhưng là để mưu cầu sự thăng tiến, bình an và hạnh phúc cho mọi người.
Cộng đoàn và tập thể nào có người lãnh đạo tài đức với một lương tâm biết hổ thẹn, thì cộng đoàn và tập thể đó sẽ là những người hạnh phúc nhất...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:40 10/12/2014
N2T

20. Phàm nơi nào có yêu thương và trí huệ thì không sợ hãi, cũng không phải là không có trí thức.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy niệm: Tuần thứ ba Mùa Vọng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
22:00 10/12/2014
Chúa Nhật 3 MÙA VỌNG. B (Gioan 1, 6-8. 19-28)
Khiêm nhường


Chứng nhân sự sáng được sai,
Tiền hô mở lối, đóng vai mọn hèn.
Tiếng kêu hoang địa chong đèn,
Mở đường chiếu giãi, đêm đen vào đời.
Tiên tri cao trọng rạng ngời,
Ẩn thân khiêm nhượng, gọi mời dấn thân.
Vui mừng sứ vụ bình dân,
Dọn đường sửa lối, canh tân lòng người.
Không màng danh lợi ở đời,
Xả thân phục vụ, Chúa Trời Ngôi Hai,
Ngài là ánh sáng thiên thai,
Giê-su Chí Thánh, thiên sai từ trời.
Mở lòng đón nhận Vua Trời,
Thành tâm tôn kính, sống đời khiêm nhu.
Thực hành sống đạo luyện tu,
Nêu gương nhân đức, thiên thu sáng ngời.

Thánh Gioan Tẩy Giả là một nhân chứng khiêm nhường và can đảm. Ngài là vị tiền hô. Ngài xuất hiện để loan báo và dọn đường cho Chúa. Ngài không phải là sự sáng nhưng làm chứng cho sự sáng. Ngài nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa. Ngài đã hoàn tất sứ mệnh của người làm chứng cho Chân Lý qua cái chết của ngài.

Sống một đời ngắn ngủi nhưng từng bước chân đã ghi dấu niềm xác tín nơi Con Chúa. Qua cuộc sống khắc khổ nơi hoang địa, ngài chuẩn bị cho chính mình một tấm lòng đơn sơ và khiêm nhường. Ngài khơi dậy sự mong chờ và lòng khao khát ơn Cứu Độ. Ngài đã chuẩn bị lòng con người, kêu gọi sửa cho ngay đường Chúa đi. Ngài đã giới thiệu Chúa cho mọi người. Đã hiến mình làm chứng cho Sự Thật.

Chấp nhận thân phận người tiền hô, ngài không tìm vinh quang cho chính mình. Giống như Gioan, chúng ta được mời gọi chia xẻ sứ mệnh rao truyền chân lý của Chúa. Hãy học nơi thánh Gioan, tìm làm vinh danh Chúa. Dẫn dắt nhiều người về với Chúa. Trong sứ mệnh rao truyền Tin Mừng hôm nay, đôi khi vì sự háo thắng, chúng ta lại muốn rao truyền và tìm vinh danh cho chính mình. Muốn người ta biết về mình nhiều hơn. Thay vì giới thiệu Chúa cho người khác, chúng ta tìm giới thiệu chính mình và sự khôn ngoan thông thái của mình. Tìm giải thích Lời Chúa theo ý của mình và uốn nắn theo những sở thích của riêng mình.

Gioan đến làm chứng cho sự sáng. Chúa chính là ánh sáng soi dọi vào đêm tối. Chúng ta hãy truyền đạt ánh sáng mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Rửa Tội. Hãy để ánh sáng của Chúa chiếu tỏ qua cuộc sống của chúng ta. Cầu nguyện để mỗi người là chứng nhân trung thành. Chúng ta đã theo đạo, cần giữ đạo, sống đạo và thực hành đạo để xứng danh Kitô hữu.

Chúa Giêsu đã phán rằng: ‘Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống’. Bước theo Chúa, chúng ta sẽ không lạc lối vì có Chúa là Đường. Mọi sự đều quy về Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu là tâm điểm để mọi người xoay quanh. Càng đến gần tâm điểm là Chúa Giêsu, chúng ta càng được sưởi ấm trong tình yêu của Ngài.

THỨ HAI, TUẦN 3 VỌNG (Ds 24, 2-7.15-17a; Mt 21, 23-27).
PHÉP RỬA


Thi hành phép rửa gọi mời,
Ăn năn sám hối, đổi đời thẳng ngay.
Gio-đan xuất hiện lạ thay,
Gio-an thanh tẩy, phúc nay bởi trời.
Thực hành sứ mệnh cao vời,
Mọi người tuôn đến, nghe lời thánh ân.
Giê-su giảng dạy ân cần,
Quyền năng thiên phú, không cần chứng minh.
Ơn trên nhận lãnh quang vinh,
Thực hành phép lạ, thiên linh rạng ngời.
Tin mừng cứu độ tuyệt vời,
Ngôi Con Cứu Chúa, làm người thế nhân.
Lữ hành cuộc sống gian trần,
Ngước lên thượng giới, dự phần phúc vinh.
Ân thiêng tuôn đổ chúng sinh,
Thành tâm đón nhận, thiên linh diệu vời.

THỨ BA, TUẦN 3 VỌNG (Soph 3, 12.9-13; Mt 21, 28-32).
THỰC HÀNH


Hai con cùng ở một nhà,
Hoà chung gắn bó, cha già thương yêu.
Nghe lời cha dạy từng điều,
Cần lòng hiếu thảo, vâng chiều lòng cha.
Con ương cãi lại lời ba,
Dục tâm hối hận, con ra ngoài đồng.
Đứa ngoan tỏ dấu tương đồng,
Cứng lòng biếng nhác, ăn không ngồi rồi.
Ý cha chê chối thật tồi,
Tựa nương dựa dẫm, đền bồi được chi.
Thực hành lời dậy khắc ghi,
Chuyên tâm nhẫn nhục, thực thi công bình.
Cha con kết nối chân tình,
Tín trung hiếu nghĩa, thiên đình chúc an.
Thành tâm hối lỗi nài van,
Tin yêu phó thác, Chúa ban phúc lành.

NGÀY 17 THÁNG 12 (Stk 49, 2.8-10; Mt 1, 1-17)).
GIA PHẢ


A-bram tổ phụ niềm tin,
Lưu truyền dòng dõi, cả nghìn năm sau.
Đời con đời cháu bên nhau,
Trải qua gian khó, thương đau chẳng nề.
Trung trinh giữ vững lời thề,
Tôn thờ một Chúa, trọn bề tin yêu.
Đức tin dòng máu huyền siêu,
Cha ông tổ phụ, có nhiều đổi thay.
Vua quan quí chức dân này,
Nối dòng gia phả, tới ngày ân ban.
Giu-se diễm phúc muôn ngàn,
Cha nuôi Cứu Chúa, thiên nhan rạng ngời.
Chương trình cứu độ cao vời,
Thiên Sai xuống thế, làm người như ta.
Giu-se vinh dự làm cha,
Dưỡng nuôi chăm sóc, chung nhà thánh thiêng.

NGÀY 18 THÁNG 12 (Jer 23, 5-8; Mt 1, 18-24)
ĐÍNH HÔN


Thánh Thần quyền phép khôn lường,
Ma-ry Mẹ Chúa, tỏ tường phúc ân.
Xin vâng nhập thể xác thân,
Cung lòng trinh nữ, dự phần cứu sinh.
Giu-se công chính thương tình,
Định tâm kín đáo, tự mình rút lui.
Thiên thần soi tỏ tin vui,
Hạ sinh dấu lạ, tới lui bằng lòng.
Chương trình cứu độ hằng mong,
Mẹ sinh Con Chúa, tinh trong rạng ngời.
Ngôi Hai Chúa Cả cao vời,
Hạ sinh giáng thế, sống đời phàm nhân.
Yêu thương cứu độ gian trần,
Giu-se vâng ý, Chúa cần con theo.
Dù đời lắm nỗi cheo leo.
Hoàn toàn phó thác, vâng theo lời truyền.

NGÀY 19 THÁNG 12 (Judic 13, 2-7.24-25a; Lc 1, 5-25)
BÁO TIN


Lộc trời chiếu cố gia đình,
Hiếm con trễ muộn, bình sinh sống đời.
Thiên thần loan báo đôi lời,
Vợ chồng sớm có, một người con yêu.
Gia-ca tế lễ sớm chiều,
Tâm thần hoảng hốt, huyền siêu cõi trời.
Lặng câm không nói lên lời,
Ra về suy gẫm, hợp lời ngợi khen.
Thiên ân tràn đổ đài sen,
I-sa-ve mẹ, chúc khen danh Người.
Gio-an qúi tử vào đời,
Chu toàn thiên ý, rạng ngời mẹ cha.
Đoái thương bớt nhục tuổi già,
Chồi sinh nở nhụy, thật là qúi thay.
Ân thiêng chúc phúc tháng ngày,
Tạ ơn Thiên Chúa, ơn này khắc ghi.

NGÀY 20 THÁNG 12 (Is 7, 10-14; Lc 1, 26-38)
TRUYỀN TIN


Kính chào Trinh Nữ Ma-ry,
Tràn đầy ơn phúc, đại bi ơn trời.
Thánh Thần bao phủ cuộc đời,
Thụ thai Con Chúa, làm người cứu dân.
Giê-su cao cả bội phần,
Cung lòng êm ấm, hạ thân làm người.
Xin vâng tôi tớ gọi mời,
Trở thành thánh mẫu, Chúa Trời Ngôi Hai.
Uy quyền chí thánh thiên sai,
Muôn lời chúc tụng, thụ thai trong lòng.
Đất trời hòa hợp vô song,
Giao hòa thiên địa, ước mong bao đời.
Tình yêu Thiên Chúa cao vời,
Phú ban Con Một, rạng ngời phúc ân.
Tâm hồn chuẩn bị ân cần,
Mở lòng đón Chúa, chung phần vinh quang.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức GH kêu gọi chấm dứt vũ khí hạch nhân và nạn nô lệ
Vũ Van An
17:46 10/12/2014
Ngay từ đầu triều đại của ngài, Đức Phanxicô đã muốn trở thành vị giáo hoàng của hòa bình và trong hai sứ điệp quan trọng trong tuần này, ngài đã đưa ra lời yêu cầu tha thiết giải giới hạch nhân và chấm dứt nạn buôn bán nô lệ.

Giải giới vũ khí hạch nhân

Trong một sứ điệp được một phụ tá đọc lên giữa hội nghị tại Vienna, Áo, trong các ngày 8-9 tháng Mười Hai về chủ đề “Tác Dụng Nhân Đạo của Vũ Khí Hạch Nhân”, ngài viết: “Sự gián chỉ hạch nhân và nỗi đe dọa chắc chắn tiêu diệt lẫn nhau không thể là căn bản cho một nền đạo đức học huynh đệ và sống chung hòa bình giữa các dân tộc và quốc gia”

Hội nghị trên được chính phủ Áo tổ chức và điều khiển với sự cộng tác của nhiều tổ chức nhân đạo. Đây là hội nghị thứ ba thuộc loại này và trong quá khứ, bị nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạch nhân thẳng tay tẩy chay. Tuy nhiên, lần này, Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa đều tham dự, một cách dè dặt.

Trong sứ điệp của ngài, Đức Phanxicô kết án vũ khí hạch nhân như một “vấn nạn hòan cầu” đang tác động lên các quốc gia và gây nguy cơ cho cả các thế hệ tương lai lẫn hành tinh ta.

Ngài viết “Tôi xác tín rằng khát vọng hòa bình và huynh đệ vốn được khắc ghi sâu xa trong trái tim con người sẽ đem lại hoa trái một cách cụ thể để bảo đảm việc các vũ khí hạch nhân được ngăn cấm dứt khoát, vì lợi ích của đại gia đình chúng ta”.

Sứ điệp trên Đức TGM Silvano Maria Tomasi đọc tại Hội Nghị. Ngài là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ tại Genève.

Dù đây là tuyên bố đầu tiên của Đức GH Phanxicô về vũ khí hạch nhân, nhưng tuyên bố này phần lớn chỉ xác nhận lại quan điểm cố hữu của Tòa Thánh về việc giải giới hỗ tương có kiểm nghiệm.

Trong văn kiện tựa là Vui Mừng và Hy Vọng, ban hành năm 1965, Công Đồng Vatican II tuyên bố rằng “bất cứ hành vi chiến tranh nào nhằm hủy diệt bừa bãi toàn bộ các thành phố hay những khu vực rộng lớn cùng với dân cư của chúng là một tội ác chống lại Thiên Chúa và con người. Nó đáng bị kết án một cách không do dự”.

Trong lời tuyên bố của mình với Hội Nghị Vienna, Đức GH Phanxicô nói rằng các quốc gia có vũ khí hạch nhân phải hành động không phải chỉ bằng môi bằng mép đối với ý niệm bãi bỏ, đã được phát biểu trong Hiệp Ước năm 1970 về Phi Phổ Biến Vũ Khí Hạch Nhân, trái lại phải đưa ra các biện pháp nhằm biến thứ hứa hẹn môi mép ấy thành hiện thực.

Ngài nói: “các hậu quả nhân đạo của vũ khí hạch nhân là điều có thể tiên đoán và có tính hoàn cầu”.

Đại diện của hơn 150 quốc gia đã tham dự Hội Nghị Vienna, trong đó có Nhóm Hibakusha, gồm các người sống sót các cuộc dội bom nguyên tử tại Hiroshima and Nagasaki, Nhật Bản.

Đức Giáo Hoàng viết thêm: “Hòa bình phải được xây dựng trên công lý, phát triển kinh tế xã hội, tự do, [và] tôn trọng các nhân quyền căn bản”.

Chấm dứt nạn nô lệ

Các ý niệm trên cũng được nhắc tới trong sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới, được Tòa Thánh Công Bố hôm thứ Tư. Sứ điệp này có tựa là “Không còn nô lệ, chỉ còn anh chị em”, yêu cầu phải chấm dứt nạn nô lệ, trong đó, có việc buôn bán bộ phận người, cưỡng bách làm điếm, và tuyển dụng cưỡng chế các vị thành niên làm binh lính.

Đức Giáo Hoàng nói rằng việc buôn bán nói trên phát nguyên từ ý niệm biến con người thành đồ vật; ý niệm này dẫn tới việc “bác bỏ nhân tính nơi người khác” cùng với nghèo đói, kém phát triển, loại trừ, không được giáo dục, ít cơ hội làm việc, tranh chấp vũ trang, bạo lực, hành động phạm pháp, khủng bố, và tham nhũng.

Đối với Đức Phanxicô, người vốn đẩy mạnh cuộc tranh đấu chống nạn buôn người như một trong các cột trụ của triều giáo hoàng của mình, các chính phủ và các cơ quan liên chính phủ không phải là các cơ chế duy nhất có nhiệm vụ phải tận diệt “tội ác chống nhân loại” này.

Tài liệu dài 6 trang nhấn mạnh tới trách nhiệm xã hội của mọi người, chứ không gán mọi trách nhiệm lên các cơ quan chính phủ. Nó kêu gọi người tiêu thụ tránh, đừng mua các sản phẩm do các công nhân bị bóc lột sản xuất.

Đức Phanxicô viết: “mọi người phải ý thức được rằng mua bán là một hành vi luôn có tính luân lý chứ không chỉ có tính kinh tế”.

Ngài viết thêm: “ta phải thừa nhận rằng ta đang đối đầu với một hiện tượng hoàn cầu hiện vượt quá khả năng của bất cứ cộng đồng hay quốc gia nào”. Ngài nói: “để tận diệt nó, ta cần sự động viên có thể so sánh về tầm cỡ với chính hiện tượng này”.

Ngài kết luận: “Vì lý do này, tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người nam nữ có thiện chí, và mọi người xa gần, kể cả những vị ở cấp cao nhất của các định chế dân chính, những người vốn chứng kiến tai họa nô lệ hiện đại, đừng trở thành các kẻ đồng loã với tội ác này, đừng ngoảnh mặt trước các đau khổ của anh chị em ta, của các con người đồng nhân bản như ta, họ đang bị tước mất tự do và phẩm giá. Thay vào đó, ta hãy có can đảm rờ mó thân xác đau đớn của Chúa Kitô, được biểu lộ trên gương mặt của không biết bao nhiêu người vốn được Người gọi là “những kẻ bé nhỏ nhất trong anh em Ta” (Mt 25:40, 45).

“Ta biết rằng Thiên Chúa sẽ hỏi mỗi người chúng ta: Ngươi đã làm gì cho người anh em ngươi? (xem St 4:9-10). Hiện tượng hoàn cầu hóa lòng dửng dưng, một hiện tượng hiện đang đè nặng lên cuộc đời của không biết bao nhiêu anh chị em ta, đòi mọi người chúng ta phải rèn đúc một tình liên đới và một tình huynh đệ mới khắp trên thế giới có khả năng đem lại cho các anh chị em ta niềm hy vọng mới giúp họ tiến bước một cách can đảm giữa muôn vàn vấn nạn của thời ta và nhiều chân trời mới mà các vấn nạn này phát hiện ra và là những chân trời Thiên Chúa vốn đặt trong tay ta”.
 
Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2015
Lm. Trần Đức Anh OP
18:18 10/12/2014
VATICAN. Hôm 10-12-2014, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của ĐTC nhân ngày Hòa bình thế giới lần thứ 48, sẽ được cử hành ngày 1-1-2015 tới đây về đề tài: ”Không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh em”.

Đề tài này là một câu trích từ thư thán Phaolô gửi ông Philomeno (1,15-16). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu ĐTC nói về bao nhiêu khía cạnh của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi ”hiện tượng đáng kinh tởm”.

Phần thứ I mang tựa đề ”những khuôn mặt và nguyên nhân của nạn nô lệ”, trong đó ĐTC nhận xét rằng mặc dù tệ nạn nô lệ đã được chính thức bãi bỏ trên thế giới, và quyền của mỗi người không bị giữ trong tình trạng nô lệ cũng được công nhận, nhưng ngày nay hằng triệu người vẫn còn phải sống trong những điều kiện giống như nô lệ. ĐTC nhắc đến nhiều ví dụ bi thảm như những người phải làm việc như nô lệ, người di dân bị tước đoạt tự do và của cải, bị lạm dụng thể lý, bị giam cầm vô nhân đạo, bị chủ nhân lợi dụng tình trạng pháp lý bấp bênh, không có giấy tờ hợp pháp, để ép họ làm việc như nô lệ; có những người nô lệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ phải hành nghệ mại dâm, nhiều trẻ vị thành niên trở thành nạn nhân những vụ lấy cơ phận để buôn bán, các em cũng bị xung vào quân ngũ, bị em bán ma túy, vv..

Trong số các nguyên do của tệ này nạn, có nạn nghèo đói, không được giáo dục, không tìm được công ăn việc làm, nạn tham những nơi các nhân viên an ninh và công lực..

Phần thứ II của Sứ điệp có tựa đề: Bài trừ nạn nô lệ như một sự dấn thân chung và hoàn cầu hóa tình huynh đệ.
ĐTC nhận xét rằng nạn buôn người, buôn bán người di dân và bao nhiêu hình thức khác của nạn nô lệ diễn ra trong sự dửng dưng của bao nhiêu người, nhưng cũng có nhiều người làm việc âm thầm chống lại tệ nạn này và cứu giúp các nạn nhân, như nhiều dòng tu, nhất là các dòng nữ, đang làm; họ tìm cách phá vỡ xiềng xích vô hình liên kết giữa những kẻ bóc lột và các nạn nhân. Với sự kiên nhẫn, can đảm và kiên trì, các dòng tu đặt mình các nạn nhân bằng cách cứu giúp họ, phục hồi họ về tâm lý và giúp họ tái hội nhập vào xã hội.

ĐTC nhấn mạnh tới 3 nỗ lực cần thực hiện trong lãnh vực này, đó là phòng ngừa các tội ác bắt người làm nô lệ, bảo vệ các nạn nhân và truy tố những kẻ phạm pháp. Để bài trừ nạn nô lệ, cần có một hoạt động chung và hoàn cầu từ phía toàn thể xã hội. Các Nhà Nước cần canh chừng để luật lệ về di trú, lao động, nhận con nuôi, và di chuyển các xí nghiệp được thực thi trong sự tôn trọng phẩm giá con người. Cần có những đạo luật đúng đắn, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, và cần có những cơ chế kiểm soát hữu hiệu, không để kẽ hở cho sự tham những và phạm pháp mà không bị luật pháp trừng trị. (SD 10-12-2014)
 
Giải thưởng Nobel Hoà Binh năm 2014
Trầm Hương Thơ
19:00 10/12/2014
GIẢI THƯỞNG NOBEL HÒA BÌNH NĂM 2014

Sự vinh dự dành cho 2 nhân vật nổi tiếng tranh đấu cho quyền lợi của trẻ em đến từ Ấn Độ và Pakistan.

Giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay 2014 đã được trao tặng cho cô nữ sinh Malala Yousafzai 17 tuổi đến từ Pakistan, và ông Kailash Satyarthi 60 tuổi đến từ Ấn Độ. Cả hai đều là những nhân vật nổi tiếng thế giới chống lại sự áp bức bóc lột trẻ em lao động, và quyền được hưởng sự giáo dục từ học đường.

Giải Nobel Hòa bình năm nay 2014 vừa được ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Hội đồng Nobel Na Uy, công bố lúc 11h sáng nay theo giờ Âu Châu. ngoài vinh dự trên còn kèm theo 1,1 triệu USD.

Ông Thorbjørn Jagland chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy nói chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với trẻ em. Sáu mươi phần trăm dân số thế giới hiện nay là người trẻ dưới 25 tuổi.

"Ủy ban rất quan tâm tới sự phát triển toàn cầu cho hòa bình và quyền của trẻ em và thanh thiếu niên phải được tôn trọng" . Nhất là ở các khu vực xung đột dẫn đến việc vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng, và nếu không có hòa bình thì nó sẽ tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cô gái Malala Yousafzai.

- Cô Yousafzai, sinh năm 1997, đã từng là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm ngoái. Cô bị phe Taliban bắn trọng thương ở đầu vào tháng 10-2012 trên một chiếc xe bus vì tranh đấu đòi quyền cho các em gái được hưởng sự công bằng về giáo dục học đường.

Với giải thưởng này, Yousafzai, 17 tuổi, trở thành người trẻ tuổi nhất từ trước tới nay nhận được giải Nobel.

- Satyarthi, 60 tuổi, vô cùng can đảm khi dẫn đầu các đoàn biểu tình chống sự khai thác lao động trẻ em ở Ấn Độ.

"Ông Kailash Satyarthi người nổi tiếng tranh đấu cho sự phát triển quyền của trẻ em cho hợp với công ước quốc tế."

Ông đã tranh đấu trong nhiều năm trời chống lại việc lao động trẻ em ở Ấn Độ. Ông đã thể hiện lòng dũng cảm tuyệt vời! Đã tổ chức các cuộc biểu tình theo sự truyền thống của Mahatma Gandhi, và nhiều cách khác nhau đối với việc khai thác bóc lột sức lao động của trẻ em cho các mục tiêu kinh tế. Ông cũng đã góp phần rất nhiều vào sự phát triển của quyền trẻ em với quốc tế. Những nỗ lực không mệt mỏi của ông từ những năm 1980. Ông thành lập tổ chức "Bachpan Bachao Andolan" tạm gọi là: "Phong trào để cứu tuổi thơ" Nhiều lần ông đã xông vào các nhà máy, để giải thoát các trẻ em bị bắt làm việc qúa cực nhọc. Ông đã vận động không mệt mỏi để có luật cấm lao động trẻ em trong ngành công nghiệp dệt thảm.

Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng cho những nỗ lực tranh đấu của mình. Điển hình vào năm 1994 với giải thưởng Hòa bình ở Aachen. Năm 1999 với giải thưởng Nhân quyền của Friedrich-Ebert-Stiftung.

Đây là lần đầu tiên mà một người Ấn Độ đã giành được giải thưởng Nobel Hòa bình .."

Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao hàng năm kể từ năm 1901 của Ủy ban Nobel Na Uy ở Oslo. Có 278 ứng viên đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2014 - nhiều hơn tất cả những ứng cử viên từ trước tới nay. Trong số các đề nghị gồm cả 47 tổ chức.

Thanh Sơn 10.012.2014
Lược dịch từ Spiegel online Politik
 
Phiên họp khoáng đại để bầu lãnh đạo dòng Tên
Đặng Tư Do
23:09 10/12/2014

Dòng Tên sẽ tổ chức phiên họp khoáng đại để bầu lãnh đạo mới bắt đầu từ ngày 02 tháng 10 năm 2016.

Cha Adolfo Nicolas, tổng quyền hiện nay cuả Dòng , đã công bố hồi tháng Năm rằng ngài có kế hoạch về hưu vào cuối năm 2016, khi được 80 tuổi. Nhưng ngài đã không công bố một ngày chính xác cho phiên họp khoáng đại để bầu người kế nhiệm ngài.

Trong thông báo hôm 09 tháng 12, Cha Nicolas nhận xét rằng các tu sĩ dòng Tên trên toàn thế giới được chuẩn bị Năm Thánh Hiến Life, và khuyến khích anh em "tái khám phá niềm vui của đời sống thánh hiến, phục hồi chứng tá tiên tri của chúng ta để thức tỉnh thế giới. "
 
Đức Hồng Y Francis George được trao huy chương cao quý nhất của thành phố
Đặng Tư Do
23:21 10/12/2014
Thị trưởng Rahm Emanuel Chicago đã trao tặng Đức Hồng Y Francis George đã về hưu huy chương Chicago là vinh dự cao nhất của thành phố, tại một cuộc họp của hội đồng thành phố hôm 10 tháng 12.

Đức Hồng Y George đã được mời để cầu nguyện tại cuộc họp này, trong đó, các thành viên của thành phố đã có cơ hội nói về những đóng góp của vị Hồng Y trong suốt nhiệm kỳ của ngài tại Chicago. Đức Hồng Y George đã có một diễn từ cùng các thành viên hội đồng.

Đức Hồng Y George, đã nghỉ hưu vào tháng 9 vừa qua ở tuổi 77 vì ngài đang chiến đấu với bệnh ung thư.
 
Đức Hồng Y Vincent Nichols tham gia hội nghị chống nạn buôn người tại Anh
Đặng Tư Do
23:41 10/12/2014
Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, Anh quốc đã tham gia một hội nghị các quan chức tư pháp hình sự hàng đầu của Anh về phòng chống buôn bán người.

Bộ trưỏng Bộ Chống Nạn Nô Lệ và Tội Phạm Có Tổ Chức ước lượng có từ 10,000 đến 13,000 người ở Anh đã bị bắt làm nô lệ.

Đức Hồng Y Nichols nói: "Điều đánh động tôi là quy mô và hình thức cám dỗ và lạm dụng con người vẫn đang tiếp diễn tại Phi Châu"

"Ví dụ, có những trường đào tạo các ngôi sao bóng đá trong đó các cầu thủ trẻ được hứa hẹn có một sự nghiệp tại các câu lạc bộ trong Liên Đoàn Bóng Đá Anh, nhưng ngay sau khi đặt chân đến Anh, họ lập tức bị bắt làm nô lệ. Có vẻ hầu như không có mánh khoé cám dỗ nào không được sử dụng. Họ đi tìm một giấc mơ, nhưng tất nhiên không tìm thấy nó. "

Caritas Westminster đã mở một ngôi nhà an toàn cho các nạn nhân của nạn buôn người.
 
Tình trạng người tị nạn Iraq ngày càng tồi tệ
Đặng Tư Do
23:57 10/12/2014
Tờ The Guardian của Anh quốc hôm 10 tháng 12 cho biết hai triệu người trong tổng số 36 triệu dân Iraq đã phải rời bỏ nhà cửa của họ trước những tấn kích dai dẳng của quân khủng bố trong cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Một nửa trong số những người tị nạn đã tìm đường đến Kurdistan, khu vực tự trị phía bắc Iraq của người Kurd mà cho đến gần đây đã tăng lên đến 8,3 triệu người.

Quân khủng bố IS, bất chấp những cuộc tấn công bằng không quân của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, đã củng cố được quyền kiểm soát của chúng trên một nửa nước Iraq và 1/3 nước Syria.

"Thách thức hiện tại và cấp bách nhất là mùa đông đã bắt đầu", một đại diện của Anh tại Kurdistan nói: "Chúng ta cần phải cung cấp nơi trú ẩn thích hợp, hệ thống sưởi ấm, quần áo mùa đông và chăn màn. Chúng tôi vẫn đang tiếp nhận người di tản... Cuộc khủng hoảng chưa có chiều hướng ổn định. "
 
Top Stories
Chine: Noël en Chine, une fête populaire mais politiquement incorrecte ?
Eglises d'Asie
14:49 10/12/2014
Cette année ne fera pas exception : dans les grandes villes du pays, les magasins et les artères commerçantes seront pavoisés aux couleurs de Noël. Effigies du Père Noël, sapins de Noël et Christmas carols satureront l’espace. Démarche purement commerciale, diront les uns, attrait culturel pour une certaine modernité associée à l’Occident, diront les autres. Au sein des instances intellectuelles proches du pouvoir, cet attrait pour la fête de Noël est vu avec circonspection, voire une franche hostilité. Elle serait en effet contraire à l’esprit patriotique prôné par les dirigeants du pays. En mai dernier, l’Académie chinoise des sciences sociales publiait un Livre bleu détaillant les « défis les plus sérieux » se posant au pays. Quatre d’entre eux étaient listés, à savoir l’exportation par les nations occidentales des idéaux démocratiques, l’hégémonie culturelle occidentale, la dissémination de l’information via Internet et les infiltrations religieuses.

Dans l’article ci-dessous, on lira l’analyse que fait un groupe de dix doctorants de ce qu’ils dénoncent comme étant « la frénésie de Noël », et leur appel aux Chinois à prendre leur distance avec celle-ci. Selon eux, l’engouement pour Noël en Chine manifeste une perte de la primauté de « l’âme culturelle chinoise » et un naufrage de la subjectivité culturelle chinoise ; ils invitent leurs compatriotes à la plus grande vigilance face à ce qu’ils perçoivent comme « une nouvelle avancée de la ‘christianisation’ » de leur pays.

Intitulé « Notre point de vue sur la question de la ‘Fête de Noël’ », ce texte est paru en chinois sur le site Confucius 2000. Daté du 18 décembre 2006, il a été traduit en français par Sabine de Villoutreys et François Hominal pour Le Coin des penseurs (n° 36, décembre 2014), riche initiative de l’Institut Ricci de Paris pour amener à la connaissance du public francophone « quelques-unes des questions d’ordre culturel ou philosophique actuellement débattues en Chine ».

Notre point de vue sur la « Fête de Noël » :
Sortir de l’inconscient collectif culturel
Défendre fermement la subjectivité culturelle chinoise

La « frénésie de Noël » est la manifestation d’un inconscient collectif culturel (1)

« De brise légère et pluie fine », la culture occidentale (2) en Chine est devenue « vent violent et véritable déluge » ; le nec plus ultra de sa manifestation la plus directe et massive en est l’engouement d’abord subtil, puis de plus en plus grand de la « Fête de Noël ». Nous – dix chercheurs doctorants venant de différentes écoles supérieures et instituts de recherche de Chine (3) – voulons ici appeler solennellement nos compatriotes à réfléchir sérieusement à la « fête de Noël », à se libérer d’un inconscient collectif culturel et défendre la subjectivité culturelle chinoise (4).

A chaque approche de la « fête de Noël », les magasins, les restaurants, les hôtels dressent un « arbre de Noël », accrochent des banderoles « Bon Noël », leurs employés portent des « bonnets rouges », les enfants des écoles maternelles font la ronde et chantent devant les « arbres de Noël », espérant recevoir de leur maître un « cadeau de Noël » ; dans les écoles, des affiches bariolées de couleurs vives « Bal de Noël », « Fête de Noël » occupent les emplacements les plus en vue ; les réseaux sociaux, les journaux, la télévision, la radio débordent de toutes sortes de « messages de Noël » ; des dizaines de milliers de « cartes de Noël » et des centaines de millions de « SMS de Noël » virevoltent dans le ciel ; on ponctue les rencontres de « Joyeux Noël » ; la « nuit de paix », les gens se retrouvent pour se promener dans les rues et s’attardent en flâneries.

Nous soutenons la tolérance religieuse et respectons la liberté de croyance, nous n’avons pas l’intention d’exclure le « christianisme » (5). Nous éprouvons envers la question du christianisme en Chine une sympathie compréhensive : de très importantes populations marginalisées ou ayant peu de poids ont besoin d’un soutien moral pour recouvrer l’espérance d’une vie meilleure, tandis qu’une certaine élite sociale cherche à se servir du protestantisme pour « se donner de l’importance » ; la crise de confiance en la Chine, la perte de tout modèle éthique, la dégringolade de la moralité, le manque de sincérité, un niveau de culture insuffisant poussent les Chinois à rechercher un havre de paix pour leur corps et leur âme ; la perturbation mentale provoquée par une modernité qui « désenchante » à laquelle s’ajoute l’absence totale de valeurs ont également incité les gens à redécouvrir le sens d’une vie religieuse ; et par ailleurs, la Fête de Noël est orchestrée et utilisée par les fabricants et les commerçants comme un évènement commercial majeur pour les bénéfices.

Ainsi de multiples raisons font que le « protestantisme » est devenu un choix possible pour une partie de nos compatriotes, et la « Fête de Noël » est devenue un évènement culturel auxquels les Chinois ne peuvent échapper. C’est un fait, et nous n’avons pas l’intention d’accuser le « protestantisme » ni de blâmer les protestants chinois de célébrer la « Fête de Noël ». Au contraire, profitant de l’occasion de cette prochaine « Fête de Noël », nous voulons souhaiter à ces protestants sincères et patriotes de passer joyeusement cette fête qui est la leur.

Mais, nous avons noté que la plupart des Chinois, alors même qu’ils ne croient pas au « protestantisme », voire n’en ont aucune connaissance, utilisent sans même réfléchir des appellations qui n’ont de sens sacré que pour les fidèles chrétiens comme la « religion du Christ » (protestantisme) (6), le « saint Classique » (la Bible), la « Fête de la sainte Nativité » (fête de Noël), et sans même s’en rendre compte se joignent à la « frénésie de Noël ». Le plus déplorable est que dans les écoles maternelles, les écoles primaires et secondaires, les enseignants partagent avec les enfants la « fête de la sainte Nativité », dressent des « sapins de la naissance de Jésus », distribuent des « cadeaux de la naissance de Jésus », confectionnent des « cartes de vœux de la naissance de Jésus », et ainsi imperceptiblement ils sèment dans l’âme d’enfants dénuée de capacité de discernement entre différentes cultures et de choix religieux les graines d’une culture importée de l’extérieur et d’une religion allogène.

Nous pensons qu’il s’agit d’une sorte d’inconscient collectif culturel des Chinois, c’est-à-dire que, sans acquiescement à ses valeurs et sans appartenance religieuse à la « religion de Jésus », on glisse sur la pente de la « religion de Jésus », on se laisse porter par le courant de « la naissance de Jésus », et sans le vouloir on contribue à la propagation du « protestantisme » en Chine, on facilite sa pénétration, et son déferlement tempétueux sur la Chine, créant un environnement culturel à la « christianisation » de la Chine, accomplissant ainsi ce que les « missionnaires » avaient cherché à faire sans y parvenir.

La propagation du christianisme n’est pas seulement un problème culturel et de religion

La raison fondamentale pour laquelle les Chinois ont, du point de vue culturel, sombré dans cet inconscient collectif, réside dans le fait que la culture chinoise a perdu sa primauté et que sa subjectivité a sombré. Il faut dire également qu’après plus de cent ans durant lesquels les Chinois ont subverti le cours de leur propre histoire, violemment critiqué leur propre culture et dénoncé leurs propres traditions ; la culture chinoise, et particulièrement le confucianisme, se révèle avoir institutionnellement disparu et avoir totalement sombré, avec pour conséquence que la Chine n’a plus de valeurs fortes auxquelles croire, ni de forme propre de culture. Ce qui a abouti au désert et à la confusion de la culture chinoise contemporaine, ouvrant ainsi une voie facile au « souffle puissant du vent d’ouest » (7) et à « la folle danse de toutes les divinités ».

Autrement dit, le déferlement du christianisme en Chine n’est pas dû à ce qu’il aurait en lui-même une force incomparable, ni au fait que la tradition culturelle historique de la Chine ne puisse pas apporter à nos concitoyens un soutien spirituel efficace dans leur vie, leur survie, leur existence ; mais la cause en est la perte de la primauté de la culture et le naufrage de la subjectivité culturelle chinoise ; autrement dit, il manque à la Chine une culture et une croyance qui la rende à la fois confiante en elle-même et autonome, qui soit à la fois cohérente et de caractère national. Nous n’avons pas l’intention de réprimander nos compatriotes chinois pour leur inconscience culturelle collective mais nous les exhortons à s’en libérer, pour défendre la primauté de la culture chinoise, reconstruire un monde et une existence qui aient du sens pour les Chinois.

L’histoire et la réalité nous montrent aussi que la pénétration et la propagation du christianisme en Chine ne sont pas simplement un problème de culture et de religion, mais aussi une « puissance douce » (8) exercée par des pays occidentaux qui s’infiltrent et se répandent en Chine. Cela a amené, au sein même des pays occidentaux, certains pays européens à soulever la question du boycott d’un « Noël à l’américaine » et à lancer un appel pour que « Noël » soit célébré selon la vraie tradition européenne.

Nous pensons qu’il est nécessaire, du point de vue de la sécurité tant nationale que culturelle, de réfléchir profondément au problème du christianisme en Chine, d’affirmer, par l’édification en Chine d’une « souveraineté douce », d’une « puissance douce », d’une « frontière douce », la primordialité de la culture chinoise et d’inciter activement les Chinois à sortir de l’inconscient collectif culturel, à rester vigilant et en alerte face à une nouvelle avancée de la « christianisation ».

Affirmer la subjectivité culturelle chinoise

Comment aborder sérieusement la « fête de Noël » ? Comment sortir de l’inconscient collectif culturel ? Comment réaffirmer la subjectivité culturelle chinoise ? Nous nous permettons modestement de lister ces quelques exhortations et suggestions :

- Premièrement, que ceux qui n’adhèrent pas au « protestantisme » suivent l’exemple des années 1920-1930 et la méthode appliquée dans les territoires que sont maintenant Hongkong et Taiwan, à savoir de remplacer les termes tels que « Christ », « protestantisme », « Saintes Ecritures », « fête de la Sainte Nativité », « arbre de la Sainte Nativité », etc. qui n’ont un sens sacré que pour les protestants par des mots sans valeur affective ni connotation d’adoration religieuse comme : « Jésus », « religion de Jésus », « classique de Jésus », « arbre de la religion de Jésus », etc. ; ne fêter sous aucune forme – intentionnellement ou non – la « fête de la Sainte Nativité », ne pas envoyer de SMS, courrier, carte de vœux ou cadeau en rapport avec la « fête de la Sainte Nativité » ; ne pas organiser de fêtes, de bals en lien avec la « fête de la Sainte Nativité », ne pas aller dans une « église chrétienne » prier ou assister à une cérémonie, etc.

- Deuxièmement, les autorités concernées doivent, dans le respect de la liberté de religion et de croyance, et dans le cadre autorisé par la loi, réexaminer et normaliser de façon raisonnable la « frénésie de Noël » qui se répand de plus en plus de nos jours dans les activités et secteurs tels que les centres commerciaux, les restaurants et hôtels, les réseaux sociaux, les journaux, la télévision, les radios, les écoles, etc. Et plus particulièrement, nous pensons que lorsque des étudiants d’université, des élèves des écoles primaires et secondaires et des enfants d’école maternelle se réunissent, sans même réfléchir, juste pour suivre une mode, afin de passer ensemble la « fête de Noël », et que même des professeurs organisent une telle fête pour les enfants, cela va déjà à l’encontre du principe constitutionnel selon lequel la religion ne doit pas « porter atteinte au système éducatif national » et va à l’encontre du principe de la loi sur l’éducation selon lequel il doit y avoir séparation entre éducation et religion. Il est donc urgent que les autorités concernées y apportent la plus grande considération et la plus rigoureuse réglementation.

- Troisièmement, quant aux industriels et commerçants pour qui la mode de la « fête de Noël » a créé tout un effet de raz-de-marée, il faut exploiter à fond les énormes opportunités d’affaires que peuvent leur procurer les nombreuses fêtes traditionnelles chinoises, développer l’ambiance culturelle de ces cérémonies, renouveler de façon rationnelle les formes de célébrations des fêtes traditionnelles. En même temps, ce n’est pas parce qu’en Occident il y a la « fête de Noël » qu’il faudrait la contrebalancer en célébrant dans toute la Chine une grande « fête de la Nativité de Confucius ». Mais on peut envisager de faire de la naissance de Confucius la fête des enseignants chinois, et faire en sorte qu’elle ait à la fois l’atmosphère d’une fête sacrée, solennelle et imposante, et la forme d’une célébration plaisante pour tous ; cela pourrait peut-être devenir dans les écoles une démarche importante permettant de dissiper chez les jeunes l’influence de la « fête de Noël ».

- Quatrièmement, revenir sur les aspects traditionnellement méconnus de la question religieuse, comprendre sous son angle positif la valeur et la fonction de la religion, reconnaître la recherche chez les gens d’une préoccupation ultime, d’une transcendance, ainsi que la quête d’une vie de groupe, d’une vie religieuse, d’une vie spirituelle, d’une vie culturelle. Il faut respecter les croyances religieuses des fidèles chinois de religions occidentales comme par exemple les chrétiens ; et plus encore faut-il mettre raisonnablement en valeur le rôle des religions autochtones chinoises comme le bouddhisme et le taoïsme, et en particulier développer pleinement le rôle social et religieux du confucianisme qui a joué un rôle central dans la tradition historique et culturelle chinoise, et apporter la plus grande considération à l’appel et aux efforts de la société civile visant à restaurer le confucianisme, et donner une nouvelle impulsion à ce renouveau.

- Cinquièmement, briser le préjugé culturel selon lequel « le passé ne compte pas, seul compte le présent » et que « ce qui est chinois est mauvais, ce qui est occidental est remarquable » ; changer la mentalité selon laquelle, en matière de culture, « le présent rend le passé caduque » et « l’Occident est remarquable et admirable » ; lutter contre le culte de l’étranger; adopter envers la culture chinoise un point de vue de « compréhension et sympathie », « bienveillance et respect » ; revenir à la tradition, rester courtois ; renouveler, développer, recouvrer la grandeur et le rayonnement de la culture chinoise, affirmer la fierté des Chinois et leur confiance en la culture chinoise ; rebâtir un système de croyances et un monde qui ait un sens pour les Chinois. Ce sera une entreprise culturelle globale, de longue haleine, rude et qui nécessitera les efforts de toute la société et la participation de personnes de tous horizons et de tous bords. Tous les Chinois qui ont de l’audace et de la volonté doivent spontanément assumer cette mission culturelle sacrée.

Quoiqu’il en soit, le nœud du problème réside dans la question de savoir si les Chinois peuvent se réveiller, s’ils vont percevoir cet inconscient culturel collectif, et s’ils vont trouver en eux-mêmes la volonté d’en sortir ainsi que la détermination, le courage, le sens des responsabilités et de la mission de réaffirmer la subjectivité culturelle chinoise ; nous estimons que nous devons, nous Chinois, porter tous nos efforts dans cette direction ! Allons de l’avant !

Enfin, il nous faut enfin préciser que ceci ne reflète que le point de vue personnel des signataires et ne représente pas le point de vue de leurs universités respectives.

(1) Les guillemets tout au long de la traduction reflètent la ponctuation du texte original.
(2) Le terme traduit ici par « Occident » évoque l’époque de la fin XIXe- début du XXe siècle.
(3) Liste des signataires de ce texte :
LIU Cong Université de Nankin / LIU Bingxue Université des Sciences Politiques et Juridiques de Chine / ZHANG Lianwen Université Qinghua / YANG Ming Université du Peuple de Chine / CHEN Qiaojian Université de Wuhan /HOU Fengli Université de Pékin / MENG Xin Académie des Sciences de Chine / MENG Zhiguo Université Nankai / FAN Bihong Université Sun Yat-sen / ZHAO Ruiqi Université Normale de Pékin
签名(依姓氏笔画排序)刘聪 南京大学 / 刘冰雪 中国政法大学 / 张连文 清华大学 / 杨名 中国人民大学 / 陈乔 见 武汉大学 / 周锋利 北京大学 / 孟欣 中国科学院 / 孟志国 南开大学 / 范碧鸿 中山大学 / 赵瑞奇 北京师范大学
(4) Remplacer « subjectivité culturelle chinoise » par « âme de la culture chinoise » n’altèrerait pas le sens, mais le style.
(5) Le mot « christianisme » traduit ici un terme qui signifie caractère par caractère « religion de Jésus », un terme moins employé qu’autrefois au profit d’un terme dont le mot à mot est « religion du Christ » et signifie « protestantisme ». Le mot « catholicisme » est rendu par « religion du Seigneur du Ciel ».
(6) Dans les quelques paragraphes où les auteurs mettent l’accent sur le caractère sacré pour les croyants d’expressions communément utilisées dans la langue courante, nous traduisons ces termes mot à mot.
(7) Référence évidente à une phrase de Mao Zedong, affirmant à son époque que « le vent d’est l’emporte sur le vent d’ouest. »
(8) Nous traduisons ainsi ici l’équivalent cEglises d'Asiehinois de « soft power ».


(Source: Eglises d'Asie, le 10 décembre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ phong chức 16 Linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:10 10/12/2014
Linh mục là món qùa qúy giá Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Trung thành với thiên chức và ơn gọi Linh mục là món qùa nhân loại dâng tặng lại Thiên Chúa.

Hình ảnh

Hôm nay 10.12.2014, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức lễ phong chức Linh mục cho 16 Thầy Phó tế tại Nhà thờ Chính toà.

Thánh lễ do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế; đồng tế với ngài có cha Niên trưởng, quý cha Hạt trưởng, Đan viện phụ Châu thủy, cha Phó Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, cha Giám đốc Chủng viện Nicôla Phan thiết, và khoảng 150 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.

Đức Cha Giuse ban huấn từ.

Anh chị em thân mến, vì những Thầy này là con cái chúng tôi và là thân nhân bạn hữu của anh chị em sắp được cất nhắc lên chức linh mục, xin anh chị em hãy chú ý nhận định xem các Thầy sắp lãnh nhận thừa tác vụ nào trong Hội Thánh.

Thật ra, toàn thể dân thánh Chúa đều thực hiện chức tư tế vương giả trong Đức Kitô. Tuy nhiên, chính Vị Thượng tế chúng ta là Đức Giêsu Kitô, đã chọn một số môn đệ để nhân danh Người chính thức thi hành nhiệm vụ tư tế trong Hội Thánh thay cho nhân loại. Vì được Chúa Cha sai đi, chính Người đã sai các tông đồ đi khắp thế gian, để nhờ các ngài và những Giám mục kế vị các ngài, mà luôn luôn hoàn tất nhiệm vụ là thầy, là tư tế và mục tử. Còn các Linh mục là những người được kêu mời hợp tác với hàng Giám mục trong nhiệm vụ tư tế để phục vụ dân Thiên Chúa, trở thành cộng tác viên của hàng Giám mục.

Sau khi cân nhắc cẩn thận, chúng tôi thấy những anh em này đáng được phong lên chức linh mục, để phục vụ Chúa Kitô là Thầy, là Tư tế, là Mục Tử và là Đấng làm cho Hội Thánh, Nhiệm thể Người được thành hình và phát triển, để trở nên dân Thiên Chúa và Đền Thánh. Vì phải nên giống Đức Kitô Vị Thượng Tế muôn đời, phải liên kết với chức tư tế của Giám mục, các Thầy sẽ được thánh hiến thành tư tế thật sự của Tân Ước, để rao giảng Phúc Âm, chăn dắt dân Thiên Chúa và cử hành việc phụng tự, nhất là trong thánh lễ.

Còn các con thân mến! Các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm luật Chúa, các con tin và thi hành điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nuôi dân Thiên Chúa, hương thơm đời sống các con phải nên niềm vui cho các tín hữu Đức Kitô, để lời nói và gương lành của các con xây dựng Nhà Thiên Chúa là Hội Thánh. Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế trên bàn thờ. Vậy các con phải ý thức việc các con làm, phải noi theo điều các con thực hiện, nghĩa là khi cử hành mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại, các con cố gắng chế ngự thân xác khỏi nết xấu và tiến bước trong đời sống mới.

Khi rửa tội quy tụ người ta vào dân Thiên Chúa, khi nhân danh Đức Kitô và Hội Thánh ban phép giải tội, khi xức dầu thánh nâng đỡ bệnh nhân, khi cử hành các nghi lễ thánh, khi dâng lời ca ngợi tạ ơn và cầu nguyện trong các giờ kinh phụng vụ, không những thay cho dân Thiên Chúa mà còn thay cho toàn thế giới: những khi ấy, các con hãy nhớ mình được tuyển chọn giữa loài người, và được nhắc lên thay thế họ để lo những việc thuộc về Thiên Chúa. Vậy các con hãy luôn luôn vui vẻ chu toàn nhiệm vụ của Đức Kitô Thượng Tế trong đức mến chân thật, không tìm kiếm những gì thuộc về mình, nhưng tìm kiếm những gì thuộc về Đức Giêsu Kitô.

Sau hết, khi các con liên kết và vâng phục Giám mục thi hành nhiệm vụ thủ lãnh và mục tử của Đức Kitô, các con hãy cố gắng quy tụ các tín hữu thành một gia đình, để các con có thể hướng dẫn họ đến với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần. Các con hãy luôn luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phuc vụ, nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất.

Sau phần huấn dụ, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.

Đi vào phần nghi thức chính yếu nhất, Đức Cha Giuse đã đặt tay lên đầu 16 Phó tế. Với lời nguyện phong chức, các tiến chức đã trở thành Linh mục. Mỗi tân chức mặc áo lễ vàng, rồi đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ các giám mục và Linh mục đoàn. Với tư cách là Linh mục các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.

Từ hôm nay, Linh mục đoàn Giáo phận có tổng số 141 vị phục vụ trong cánh đồng truyền giáo.

Phong chức Linh mục vào dịp ngay sau lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo phận muốn dâng các tân Linh mục cho Đức Mẹ, xin Mẹ giữ gìn nâng đỡ, vì Mẹ là mẹ của các Linh mục.

Trong ngày Truyền Tin, Thiên Chúa sai Tổng lãnh Thiên thần Gabriel đến báo tin cho Đức Maria là Chúa muốn chọn Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Đây là một biến cố kỳ diệu cao cả. Có thể coi đây là một “Lễ Truyền Chức”.

Nếu gọi đó là một lễ truyền chức, thì lễ truyền chức này cao trọng hơn mọi lễ truyền chức khác. Thế mà, “Lễ Truyền Chức” này đã được thực hiện một cách hết sức âm thầm. Vẻ đẹp của ngày lễ được nhận ra ở thái độ Đức Mẹ tỏ vẻ bối rối ngỡ ngàng. Mẹ nhận mình chỉ là tôi tớ Chúa (x Lc 1,38). Chức cao quyền trọng Chúa trao là ơn hoàn toàn nhưng không. Mẹ chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Tâm hồn Mẹ đơn sơ khiêm tốn như một đoá hoa quý ẩn mình trong một đời thường bình dị.

Mẹ đón nhận lời truyền tin với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn. Mẹ trả lời Tổng lãnh Thiên thần cũng với tâm hồn khiêm tốn đơn sơ trong sáng “Xin vâng”. “ Xin vâng” là một lời khấn hứa. Mẹ “Xin vâng” với tất cả tâm tình phó thác, hoàn toàn sẵn sàng để Chúa dùng mình vào bất cứ chương trình nào.Thế là “Lễ Truyền Chức’ và “Khấn hứa” đã xong. Rất đơn sơ, rất khiêm nhường. Nhưng lại rất đẹp lòng Chúa. Từ đây một kỷ nguyên mới đã mở ra cho nhân loại.

Sau khi đón nhận hồng ân làm mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã đi thăm viếng bà Isave. Nếu gọi đây là một dịp Đức Mẹ tạ ơn Chúa, thì “Lễ Tạ Ơn” này rất đơn sơ, rất khiêm nhường.Vừa thấy Đức Mẹ, bà Isave được ơn Chúa soi sáng đã cất tiếng chào và khen ngợi Đức Mẹ vì ơn đặc biệt Chúa đã ban. Đức Mẹ rất xúc động và đã tạ ơn Chúa bằng những lời tán tụng rất đơn sơ khiêm nhường: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,Thần trí tôi hớn hở vui mừng,Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.Phận nữ tỳ hèn mọn,Người đoái thương nhìn tới…” (Lc 1,46-48). Đức Mẹ nhìn nhận mình chỉ là nữ tỳ hèn mọn, được Chúa đoái thương nhìn đến.Với thân phận nữ tỳ hèn mọn, Đức Mẹ chỉ biết vâng phục, chỉ biết làm những gì Chúa sai bảo, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Sau lễ tạ ơn này, Đức Mẹ lại tiếp tục sống ơn gọi một cách đơn sơ khiêm nhường với một cuộc sống cầu nguyện âm thầm.

Sau khi Chúa Giêsu trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ, thì Mẹ đã trở nên Mẹ của các Linh mục. Lễ tế đời Linh mục là cố gắng sống tinh thần khiêm tốn xin vâng của Đức Mẹ và tinh thần yêu thương phục vụ của Chúa Giêsu.

Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.

Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu. (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào trái tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều Linh mục đã dựa lòng mình vào trái tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.

Xin Đức Mẹ là mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
 
Văn Hóa
Những câu chuyện mùa Giáng Sinh: Một chuyện tình phụ tử rất Á Đông.
Trần Mạnh Trác
18:58 10/12/2014


Pearl Sydenstricker Buck (26 tháng 6 -1892 - 6 tháng 3 - 1973), có tên Tàu là Sai Zhenzhu (Trại Chân Châu,) là một nhà văn Mỹ đoạt giải văn chương Nobel 1938 nhờ ở những tác phẩm cổ võ sự cảm thông giữa các nền văn hoá, đặc biệt là giữa hai nền văn hoá Đông Phương và Tây Phương.

Là con gái của một mục sư Tin Lành, bà sống qua thời thanh thiếu niên ở Trung Quốc. Khi hoạt động xã hội, bà mở cô nhi viện ở Nam Hàn, đặt văn phòng xã hội ở Thái Lan, Phi Luật Tân và Việt Nam. Bà cho biết từng mê say đọc Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử và Hồng Lâu Mộng, và học viết văn theo cái nhìn nghệ thuật cuả người Trung Hoa.

Những câu chuyện cuả bà phát huy cái tinh thần mà bà mô tả khi nhận giải thưởng Nobel, bà nói " Ở Trung Quốc, quan niệm viết văn khác với nghệ sĩ phương Tây: 'viết cho nông dân, họ sẽ nói về đất, viết cho người lớn tuổi, nói về hòa bình, cho phụ nữ, nói về con trẻ, và cho thanh niên, nói về tha nhân' ".

Dù văn chương không 'hoa mỹ' như các tác giả Mỹ đương thời, bà vẫn là người Mỹ đầu tiên lãnh giải văn chương Nobel, bà kết luận khi nhận giải như sau: "Tôi được dạy để viết cho đại chúng. Nếu có hàng triệu người đọc một tờ báo, thì, tôi muốn câu chuyện của tôi in ở đó thay vì in ở trong một tạp chí thượng lưu chỉ có một vài người đọc."

Câu chuyện 'Buổi sáng Giáng sinh (Christmas Day in the Morning) ', sáng tác năm 1955, là một câu chuyện ấm cúng, đầy tính chất Á Đông, nói về một món quà cuả một đứa con trai tặng cho ông bố trong khung cảnh miền quê cuả Hoa Kỳ.


Buổi sáng Giáng sinh (Christmas Day in the Morning) Pearl S. Buck



Ông ta đột nhiên thức giấc và thấy mình tỉnh ngủ ngay lập tức. Mới chỉ có 4 giờ sáng thôi, là giờ mà cha cuả ông vẫn thường gọi ông dậy để giúp việc vắt sữa bò. Cái thói quen dậy sớm vẫn cứ bám theo ông ta mãi ! 50 năm rồi còn gì, và người cha cũng đã mất 30 chục năm qua, thế mà ông ta vẫn thức dậy vào lúc 4 giờ sáng. Thông thường thì ông ta sẽ xoay mình rồi ru giấc ngủ trở lại, nhưng hôm nay là buổi sáng Giáng sinh, ông không muốn ngủ nữa.

Tại sao ông ta cảm thấy mình tỉnh táo như thế? Dĩ vãng chợt trở về với ông, một việc dễ dàng vào lúc lớn tuổi như thế này. Lúc đó ông mới có 15 và còn sống trong trang trại với cha. Ông yêu cha cuả ông. Nhưng đó là điều mà ông không biết cho đến một ngày kia, một vài ngày trước lễ Giáng Sinh, ông tình cờ nghe ông bố nói chuyện với bà mẹ.

"Mary, tôi không muốn gọi thằng Rob dậy sớm như thế này. Nó đang ở tuổi lớn nhanh và cần ngủ nhiều. Bà thử nhìn nó mà xem, cứ để nó ngủ! Tôi sẽ cố làm một mình."

"Ôi, ông không làm được đâu, ông Adam." Giọng nói của bà mẹ có vẻ dứt khoát. "Nó không còn là một đứa bé nữa. Bây giờ là tới phiên nó lo việc gia đình."

"Ừa," người cha nói cách chậm rãi. "Nhưng tôi chẳng muốn đánh thức nó dậy tí nào."

Khi nghe vậy, một cái gì đó nói cho ông biết: cha cuả ông yêu ông lắm! Ông chưa hề nghĩ ra điều đó, thường cho rằng tình phụ tử là thường tình. Và cả hai người, cha và mẹ ông, cũng chẳng bao giờ nói lên sự yêu thương con cái của họ - Họ có thời giờ đâu mà nói. Ở trang trại thì luôn luôn có rất nhiều việc phải làm lắm.

Từ khi ông biết người Cha yêu thương mình, thì ông không còn ngập ngừng mỗi buổi sáng hoặc để gọi dậy lần thứ hai. Ông bật dậy ngay, dù ngã lên ngã xuống trong cơn ngái ngủ, và mặc quần áo vào, dù đôi mắt vẫn nhắm nghiền, nhưng đã thức.

Rồi sau đó vào một đêm trước Giáng sinh lúc ông đi ngủ, khi ông mới lên mười lăm, ông đã nằm suy nghĩ ít phút về việc cuả ngày hôm sau. Nhà ông nghèo, hầu như mọi sự vui nhộn thì chỉ quanh quẩn ở cái việc ăn thịt con gà tây mà họ đã nuôi và cái bánh nướng nhân thịt mà bà mẹ làm. Các cô em sẽ tặng vài món quà do họ tự đan lấy và bà mẹ và ông bố chỉ mua một cái gì đó mà họ cần, có lẽ là một chiếc áo ấm, nhưng cũng có thể là một cái gì khá hơn, như một cuốn sách chẳng hạn. Và ông thì cũng để dành cho mỗi người một cái gì đó.

Ông đã ước ao rằng, lúc Giáng Sinh 15 tuổi đó, là ông có một món quà tốt hơn cho cha mình. Thông thường thì, ông sẽ đi đến các cửa hàng tạp hoá bán những món đồ 10 xu và tìm mua một cái cà vạt. Và như vậy thì cũng đủ, cho đến lúc này, một đêm trước Giáng sinh, khi ông nằm suy nghĩ. Ông nhìn ra cửa sổ cuả chiếc phòng ở trên gác lửng dành cho con trai, các ngôi sao chiếu sáng thật là sáng.

"Bố à", ông nhớ đã từng hỏi hồi còn rất bé, "Máng cỏ là gì vậy?"

"Chỉ là một cái chuồng," Cha của ông trả lời, "giống như cuả nhà mình."

Chuá Giêsu đã sinh ra trong một cái chuồng, và đám mục đồng đã đến đó...

Tư tưởng về cái chuồng chợt xuyên qua trái tim ông giống như một lưỡi dao sáng bàng bạc. Tại sao ông không tặng cho cha mình một món quà đặc biệt, ngay tại cái chuồng? Ông có thể dậy sớm, sớm hơn bốn giờ sáng, và ông có thể lén vào cái chuồng và vắt hết sữa bò. Ông muốn làm điều đó một mình thôi, từ việc vắt sữa đến lau chùi, để sau đó, khi cha ông đi vắt sữa thì mọi việc đã xong xuôi rồi. Và cha ông sẽ biết là ai làm việc đó. Ông cười đắc ý một mình trong khi nhìn lên những vì sao. Quyết định như thế rồi, ông lại lo không để cho mình ngủ quên.

Ông thấp thỏm thức dậy tới 20 lần, mổi lần bật que diêm nhìn đồng hồ - nửa đêm, rồi 01:30, rồi 02:00 giờ.

Vào lúc 2:45g ông đứng dậy mặc quần áo. Rón rén xuống cầu thang, cẩn thận không đạp vào miếng gỗ thường kêu cót két, và lén ra khỏi nhà. Những con bò nhìn ông ta, mắt còn buồn ngủ nhưng ngạc nhiên. Bây giờ còn quá sớm cho cả chúng nữa.



Ông chưa hề vắt sữa một mình bao giờ, nhưng lần này sao mà dễ dàng thế. Ông cứ suy nghĩ về việc cha ông sẽ ngạc nhiên như thế nào. Này, ông ấy sẽ tới phòng ngủ gọi ông dậy, nói rằng ông ấy sẽ đi chuẩn bị trước trong lúc Rob mặc quần áo. Ông bố sẽ đi ra chuồng bò, mở cửa, và sau đó, đi tìm hai chiếc thùng rỗng. Nhưng những chiếc thùng không còn ở đấy và cũng không còn rỗng, chúng đã được đặt ở nhà sữa và đã đầy.

"Mèn đéc ơi... " ông ta sẽ nghe được ông bố kêu lên như thế.

Ông tủm tỉm cười và vắt sữa đều đặn, hai dòng suối sữa đổ xô vào thùng, xùi bọt và bốc mùi thơm.

Công việc trôi chảy một cách dễ dàng hơn ông nghĩ. Vắt sữa lần này không chỉ là một việc vụn vặt. Nó còn là một cái gì khác, một món quà cho người cha, người yêu ông. Ông kết thúc, hai thùng đã đầy, ông đậy nắp lại và đóng cửa căn nhà sữa cẩn thận, xem xét kỹ lưỡng cái chốt cửa.

Về đến phòng thì ông chỉ còn có ít phút để cưởi quần áo và nhảy vào giường trong bóng tối, ngay sau đó thì ông nghe tiếng chân người cha đi lên. Ông kéo chăn phủ lên đầu và cố nín những hơi thở dồn dập. Cánh cửa mở.

"Rob!" Cha ông gọi. "Thức dậy thôi, con, dù là Giáng sinh."

"Ơ ơ-phải," ông nói giọng ngái ngủ.

Cánh cửa đóng lại và ông vẫn cứ nằm im, cười một mình. Chỉ vài phút nữa thì cha ông sẽ biết. Tim cuả ông nhảy múa như muốn rớt ra khỏi lồng ngực.

Những giây phút trôi qua hầu như dài vô tận - mười, mười lăm, ông không biết là bao nhiêu - rồi ông nghe tiếng chân của cha một lần nữa. Cửa mở và ông vẫn nằm im.

"Rob!"

"Vâng, thưa bố--"

Cha ông cười, một tiếng cười thổn thức kỳ lạ.

"Bay tưởng Bay lừa được Ta hả?" Cha ông đã đứng cạnh giường, lục lọi tìm ông, kéo tấm chăn ra.

"Quà Giáng sinh mà bố!"



Ông cảm thấy cha ông ôm chặt lấy ông, da riết. Ông cảm thấy cánh tay của người cha vòng quanh ông. Trời tối nhưng họ vẫn nhìn thấy nhau.

"Con à, cảm ơn con. Không có ai làm một việc đẹp như vậy--"

"Oh, bố, bố phải biết - Con muốn tốt!" Những lời nói phát ra tự nhiên. Ông không biết nói gì. Trái tim cuả ông tràn trề thương yêu.

Ông đứng dậy và mặc quần áo một lần nữa và họ cùng đi xuống cây Giáng sinh. Thật là một Giáng sinh, và tim của ông lại gần như bùng nổ một lần nữa vì e thẹn và tự hào khi cha ông kể lại cho bà mẹ và các đứa em nghe rằng ông, Rob, đã tự dậy một mình.

"Đây là món quà Giáng sinh đẹp nhất cuả bố, bố sẽ nhớ mãi, con à, nhớ hằng năm vào sáng Giáng sinh, suốt đời."

Họ nhớ mãi, bây giờ thì cha ông đã chết, ông vẫn còn nhớ một mình: cái bình minh đầy ân sủng cuả ngày Giáng Sinh ấy, chỉ một mình với những con bò trong chuồng, ông đã tạo ra món quà đầu tiên cuả một thứ tình yêu đích thực.

Giáng sinh này, ông định viết một tấm thẻ cho vợ ông và nói với bà ấy là ông yêu bà ấy nhiều lắm, kể ra thì lâu lắm rồi ông chưa nói với vợ như vậy, mặc dù ông yêu vợ đặc biệt, còn nhiều hơn cả lúc còn trẻ. Ông cũng có cái may mắn là có bà vợ yêu thương ông. A, niềm vui đích thực của cuộc sống, khả năng yêu. Tình yêu vẫn còn sống trong ông, vẫn còn đó.

Đột nhiên ông khám phá ra rằng tình yêu cuả ông sống được bởi vì nó đã sinh ra trong cái ngày khi ông biết rằng cha mình yêu mình. Đúng thế: Chỉ tình yêu mới có thể đánh động được tình yêu. Và ông vẫn có thể tặng món quà tình yêu một lần nữa và một lần nữa. Vậy thì sáng hôm nay, buổi sáng Giáng sinh này, ông sẽ tặng quà cho người vợ yêu quý của ông. Ông sẽ viết nó xuống một lá thư cho bà ấy đọc và giữ mãi mãi. Ông đi đến bàn của ông và bắt đầu viết bức thư tình cho vợ ông: Em yêu quí của anh.. .

Thật là hạnh phúc, một Giáng Sinh hạnh phúc!

Hết.
 
Ơn gọi
Lm John A Hardon, SJ /Trầm Thiên Thu
21:54 10/12/2014
Ơn gọi

Không có gì lạ đối với bất cứ ai đã quen với quang cảnh ở các quốc gia như Hoa Kỳ, có hai khái niệm rất khác nhau về đời sống tôn giáo được thể hiện rộng rãi.

Một nhãn quan coi đời sống tu trì có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, tính từ những người sáng lập các cộng đoàn hiện có, qua các nhân vật quan trọng của Công Giáo như các Thánh Inhaxiô, Đa-minh, Phanxicô, Bênêđictô, Vinh-sơn Phaolô, Frances de Chantal và Angela Merici. Vẫn có sự nối tiếp về truyền thống nguyên vẹn của Kitô giáo Công Giáo, ngay từ các Tông đồ đầu tiên theo tiếng gọi của Đức Kitô để sống đức nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời.

Theo quan điểm này, rõ ràng đời sống tu trì có một quá khứ lâu dài, thích nghi với mọi thời đại. Sự hiện hữu hiện nay có một tương lai chắc chắn vì nó được xây dựng trên nền tảng suốt hơn 20 thế kỷ của Kitô giáo. Do đó, đời sống tu trì được nâng đỡ bởi cùng một tinh thần của Đức Kitô vẫn duy trì Giáo Hội của Ngài, dù ngày nay có canh tân nhưng vẫn là một, bất kể thời gian và mọi thứ tàn phá.

Một nhãn quan khác về đời sống tu trì không chỉ khác mà còn tương phản. Nó sẵn sàng chấp nhận quá khứ, và gọi là “quá khứ vinh quang”. Nhưng ngày nay, thời hoàng kim đó không còn, mà chỉ còn là điều mong ước.

Theo đó, đời sống tu trì thực sự không có quá khứ theo dạng kiểu mẫu của hiện tại, nhưng là tương lai tạm thời và không chắc. Đó là một phần của sự mặc khải liên tiếp mà Thần Khí Thiên Chúa mà ngày nay chỉ thấy mờ nhạt, và có thể sẽ dần dần “mở ra” khi thế giới ngày nay đi xuyên qua lớp sương mù của các ý thức hệ xung khắc đang bao phủ Tây phương như đám mây đen.

Theo tiền đề đó, không cần phải nói rằng khái niệm này vẫn có thể dùng thuật ngữ “đời sống tu trì”, và giữ lại nhiều từ ngữ mà ngày xưa đã dùng – nhưng ngữ nghĩa đã thay đổi.

Do đó, ý nghĩa của ơn gọi tu trì cũng thay đổi nhiều. Nếu mỗi ơn gọi (ơn thiên triệu, sự hướng nghiệp) là lời đáp lại tiếng gọi từ nội tâm, sự đáp lại đó được xác định bằng ý niệm của người đó về những gì được nâng đỡ. Chẳng hạn, sự đáp lại của tôi là muốn trở thành bác sĩ, hiểu theo cách nào đó là “nghề thuốc”. Theo cách này, đó là vấn đề tiêu chuẩn được các trường y dược đòi hỏi ở những người thỉnh cầu. Điều cuối cùng họ muốn là một con người chưa rõ về nghề nghiệp mà người đó mong muốn.

Có lợi khi biết các quan điểm đối lập về đời sống tu trì và ơn gọi. Sự phân tích sẽ cho thấy điều gì đó. Phía sau mỗi quan điểm đều có khái niệm khác về Giáo Hội. Điều đó cũng cho thấy những gì mà nhiều người vẫn không tin là thật, rằng chúng ta đối diện với những gì còn hơn là ngữ nghĩa học (semantics), thậm chí còn hơn là quen thuộc, và hiện nay, các tính từ có nghĩa xấu như “bảo thủ” và “phóng khoáng”, hoặc “tĩnh” và “động”, vẫn có điều gợi ý.

Mục đích của tôi đặc biệt hơn. Đó là nói thẳng ra rằng chỉ có một khái niệm xác thực về đời sống tu trì, nghĩa là khái niệm thứ nhất, có nguồn gốc là thiêng liêng, vì Đức Kitô đã thực hiện cách sống này, và ngày nay, Ngài vẫn mời gọi cả nam và nữ đi theo Ngài và sống như Ngài đã sống: Sống theo lời khuyên Phúc Âm (evangelical counsels).

Chúng ta trở lại vấn đề tảo luận: “Ơn gọi tu trì”. Kế hoạch của tôi là phản ánh các phương diện của vấn đề này: Điều này có ý nghĩa gì? Ngụ ý thần học là gì? Và điều gì là hệ quả thực tế, thậm chí là phê phán, khi thúc đẩy ơn gọi tu trì?

Ý NGHĨA. Khi chúng ta xác định ơn gọi tu trì phát xuất từ Thiên Chúa, về cơ bản, chúng ta nói rằng đời sống tu trì là sản phẩm của con người – các ơn gọi đáp lại.

Một số người bảo chúng ta tin rằng đời sống tu trì có trong Giáo Hội trễ hơn sự phát triển của văn minh Kitô giáo. Chúng ta được biết nhiều điều. Cuối thế kỷ II và III, một số Kitô hữu muốn thoát khỏi sự bách hại và sự vô luân của các thành phố ở Rôma, Alexandria và Antioch, nên họ đã trốn vào hoang địa và lập thành các cộng đoàn để họ sống an toàn, khỏi bị sự cám dỗ và sự đe dọa của chủ nghĩa ngoại giáo suy đồi. Chúng ta chắc rằng Thánh Bênêđictô đã làm điều tương tự khi trốn khỏi cuộc xâm lược man rợ trong thời của ngài. Cũng vậy, Thánh Phanxicô là một nhà thần bí (mystic) chống lại sự xa hoa phản Kitô giáo trong thời của ngài. Thế kỷ XVI, Giáo Hội cần người lãnh đạo quân đội để bảo vệ giáo hoàng và chống lại sự xâm nhập của Tin Lành. Ngay sau đó, cuộc Cải Cách Đối Lập (Counter Reformation) kêu gọi thành lập các trường học Công Giáo. Với sư hòa giải của Bắc Mỹ và Nam Mỹ, và mới đây là thuộc địa Á châu và Phi châu – người lao động nghèo ở các trại và các nhà cho người già, các nơi học tập và chăm sóc người khuyết tật.

Trong mỗi trường hợp, người lãnh đạo uy tín đã thành lập một tổ chức để thỏa mãn nhu cầu của thời đại. Chắc chắn được gợi hứng bởi đức ái Kitô giáo, các thành viên được tuyển mộ để đáp ứng nhu cầu hiển nhiên, và rồi một cộng đoàn khác được thành lập rất nhanh.

Chỉ có vậy thôi sao? Đúng, chỉ có vậy chứ không có gì hơn. Tôi không chối rằng trong nhiều trường hợp, đối với những gì ngày nay chúng ta đang trả giá mắc, các ngành nghề được tuyển chọn khi chính phủ tuyển mộ người cho quân đội để thỏa mãn chỉ tiêu nào đó về giáo viên, y tá, nhân viên từ thiện, người quản lý các tổ chức,...

Nhưng sự lạm dụng không là tiêu chuẩn để hiểu ý nghĩa. Khi Giáo luật được biên soạn năm 1917, và Bộ luật này đã chuẩn bị chi tiết về đời sống tu trì – để ngăn ngừa hoặc làm giảm các sai lỗi tương tự – không vạch ra tiêu chuẩn chính về ơn gọi tu trì. Tiêu chuẩn đã có trong Phúc Âm, và do đó phải theo nguồn gốc, như Hiến pháp Giáo Hội đối với “giáo huấn và mẫu gương của Chúa”.

Chúa Giêsu Kitô là Tu sĩ đầu tiên. Đời sống và giáo huấn của Ngài đã gợi hứng nhiều người từ khi Giáo Hội sơ khai, họ bán tất cả những gì họ có và cho người nghèo, rồi đi theo Chúa, họ khước từ quyền kết hôn và quyền thừa kế, vui vẻ vâng phục những người hướng dẫn họ nhận ra tiếng Chúa gọi.

Khoảng năm 100, không ai nói rằng có những dòng tu phát triển mạnh hơn so với ngày nay. Nhưng với cùng dấu hiệu, ngày nay không được diễn tả đầy đủ hoặc được hiểu rõ ràng. Cũng có điều tương tự khi phát triển giáo lý. Thánh Thể, quyền tối cao của Giáo hoàng, đời sống ân sủng sâu sắc và mức độ thích hợp không chỉ có hồi năm 100, năm 700, hoặc thậm chí là năm 1900.

Tuy nhiên, nói vậy không là vấn đề, điều đó xác nhận rằng bản chất và các yếu tố cần thiết của các mầu nhiệm chính trong Kitô giáo và chắc chắn được Đức Kitô mặc khải, do đó đã hiện hữu trong lòng Giáo Hội từ thời các Tông đồ.

NGỤ Ý THẦN HỌC. Khi chúng ta chân nhận rằng tinh hoa của đời sống tu trì là một phần trong sự mặc khải Kitô giáo, với vô số ngụ ý thần học theo sau, ở đây tôi chỉ chọn ba điều: Các ngụ ý về Kitô học, Giáo Hội học, và Thần học Khổ hạnh (Christology, Ecclesiology, Ascetical Theology). Trong các vấn đề cơ bản mà các nhà Kitô học đặt ra là vấn đề đã được tóm lược trong tác phẩm nổi tiếng của Thánh Anselmô, tác phẩm “Cur Deus Homo!” (Tại sao Thiên Chúa làm người).

Xin trả lời ngay lập tức rằng Thiên Chúa làm người để cứu độ nhân loại, giải thoát họ khỏi tội lỗi và kéo họ ra khỏi bóng tối. Nhưng nếu người ta chưa thỏa mãn, họ nói: “Thế thôi ư?”. Chúng ta phải nói rằng Thiên Chúa làm người không chỉ cứu độ thế giới bằng cách thánh hóa, không chỉ giải thoát các tội nhân chúng ta khỏi tội lỗi, mà còn dẫn chúng ta tới nguồn thánh thiện nhờ kết hợp với Ngài.

Tương tự, chúng ta phải nói rằng Đức Kitô đã thiết lập Giáo Hội không chỉ là phương cách cứu độ, mà còn là phương cách thánh hóa. Nói cách khác, Ngài muốn các tín hữu của Ngài không chỉ được giải thoát khỏi cái ác mà còn được nâng tới sự hoàn hảo. Qua Giáo Hội, Ngài cung cấp cho các tín hữu cách nên thánh trong đời sống riêng, để người khác thấy gương của họ mà theo, và người khác được giúp đỡ để đạt tới sự thánh thiện bằng cách thực hành các nhân đức.

Thánh Phaolô có lời khuyên mạnh mẽ: “Hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Đức Kitô” (1 Cr 11:1). Một mệnh lệnh ngắn gọn nhưng tóm lược đời sống tu trì, do đó động lực chính phải thu hút ơn gọi tu trì. Hơn nữa, ơn gọi không đưa tới sự thánh thiện bình thường, mà tới sự từ bỏ mình hoàn toàn, thề hứa suốt đời – gọi là khấn trọng hoặc vĩnh thệ. Đó là sự hy sinh hoàn toàn qua ba lời khấn (vâng lời, khó nghèo, khiết tịnh), phục vụ hoàn toàn vì người khác để thánh hóa thế giới.

Nếu chúng ta lầm lẫn ơn gọi nên thánh này với ơn gọi mọi Kitô hữu nên giống Đức Kitô, chúng ta quên bài học về ơn gọi tuyển chọn của Thiên Chúa, từ thời Tổ phụ Áp-ra-ham, đối với một số người được chọn làm khí cụ của ân sủng đối với những người khác. Từ chối sự tuyển chọn này là trở thành nạn nhân của chủ nghĩa quân bình cách mạng (revolutionary egalitarianism), tìm cách làm giảm các điều kỳ diệu và sự phụ thuộc lẫn nhau về xã hội (social interdependence) của những người trong thế giới của Thiên Chúa đối với sự không tưởng về xã hội không giai cấp của huyền thoại chủ nghĩa Mác-xít (classless Utopia of a Marxist mythology).

QUAN ĐIỂM Giáo Hội. Mọi thứ khác là phụ, như hiện nay chúng ta được biết, tệ hơn là không dùng khi thiếu quan tâm. Một tu sĩ có thể có các công việc khác và tham gia nhiều hoạt động tông đồ. Ơn gọi của người đó là NÊN THÁNH. Từ quan điểm Giáo Hội, nguồn gốc đời sống tu trì ngụ ý rằng sự duy trì và cách hiểu, sự phê chuẩn và quy tắc của đời sống này thuộc về Giáo Hội và Tòa Thánh.

Đây không là sự quan sát bình thường. Một công nghị mới đây nói: “Lời khuyên là tặng phẩm từ trời mà Giáo Hội đón nhận từ Thiên Chúa, luôn an toàn với sự giúp đỡ của ân sủng”. Sự bảo đảm của ân sủng này khi nuôi dưỡng và duy trì ơn gọi tu trì phải được chấp nhận về vấn đề này theo hướng dẫn của Giáo Hội. Chưa bao giờ có sự vâng lời đối với các chỉ thị của Giáo Hội lại rõ ràng và quan trọng hơn.

Các bề trên của các dòng tu được mời gọi có thể so sánh với trách nhiệm nặng nề như các giám mục trong Giáo Hội Công Giáo. Các bề trên cũng đang được thử thách, nhất là việc trung thành với Giáo Hội – nghĩa là phù hợp – đối với các nguyên tắc của Giáo Hội được Công đồng Vatican II đưa ra, và sự ủy thác mà Đức Giáo Hoàng dùng để hướng dẫn Giáo Hội. Điều đó không mới lạ hoặc bất thường, nghĩa là để làm chứng nhân trên thế gian về Thiên Chúa Ba Ngôi.

NHU CẦU HƯỚNG DẪN. Vì sự đa dạng hiệu quả này rất quý giá, cần có những người thề hứa để duy trì Giáo Hội. Cũng vậy, trong các cộng đoàn không có hai người giống nhau, và chính sự xác định của mỗi người là riêng biệt. Chúng ta cũng không phải chờ các tâm lý gia cho biết về điều đó.

Nhưng vì tính cá nhân rất quý giá, cần có những người thề hứa để tránh vị kỷ thái quá. Một điều mỉa mai ngày nay là Rôma có hơn một người người bảo vệ tính đa dạng trong các gia đình và các cộng đoàn, đó là người bảo vệ tính cá nhân.

Điều gì là nguồn gốc của đời sống tu trì ngụ ý trong lĩnh vực thần học khổ hạnh? Ngụ ý quan trọng nhất là ơn gọi trong tình trạng của đời sống. Thiên Chúa kêu gọi thì Ngài cũng ban ân sủng để duy trì ơn gọi. Nhiều người khởi hành từ tu viện và đời sống tu trì. Không có điều như vậy xảy ra, ít là từ thế kỷ XVI, và có thể không bao giờ có trong Kitô giáo trước đó.

Hình ảnh đó đã không còn trong đầu của hàng triệu người. Thay vì ổn định thì lại không ổn định. Thay vì vĩnh viễn, ấn tượng còn lại nơi các tín hữu là các lời khấn của các tu sĩ. Vấn đề quá phức tạp khi xem xét các chi tiết. Sự không vững bền này là khái niệm sai lầm cho rằng đời sống tu trì là sự lầm lẫn.

Thế giới ngày nay được mô tả bằng sự thay đổi nhanh đến chóng mặt. Ngay cả cách nói về “lối sống” cũng là triệu chứng của khuynh hướng chung. Lối sống thay đổi có lý do. Vì vậy, đời sống của con người cũng bất ổn, ai dám sống khác thì bị coi là “cấp tiến” hoặc “phản động”. Sự thật được Thiên Chúa mặc khải thì bất biến. Thực sự có những người được kêu gọi theo Thầy chí thánh Giêsu để sống theo các lời khuyên Phúc Âm.

Có một hệ lụy thực tế, hệ lụy tất yếu đối với đời sống tu trì có nguồn gốc linh thiêng, do đó ơn gọi tu trì đến từ Thiên Chúa, Đấng làm người để sống lời khuyên Phúc Âm và muốn những người khác cũng sống như vậy. Họ được tuyển chọn, được đào tạo để phục vụ chứ không để được phục vụ (Mt 20:28; Mc 10:45).

TUYỂN CHỌN. Chúa Giêsu xác định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi” (Ga 15:16). Đó là cách diễn tả bất ngờ về mầu nhiệm ơn gọi. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là chúng ta phải hiểu rõ hơn rằng chúng ta hành động theo lời mời gọi của Thiên Chúa, chính Ngài tuyển chọn những người sống theo cách này.

Dấu hiệu ơn gọi là có Đức Tin mạnh mẽ và đúng đắn – như Áp-ra-ham được Thiên Chúa kêu gọi. Đức Tin đó đơn giản và rõ ràng, được tôi luyện trong đau khổ, hoàn toàn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, và chỉ hành động theo Thánh Ý Ngài. Thay vì tìm kiếm những người có mức cao về Chỉ Số Thông Minh (I.Q. – Intelligence Quotient) cao, hãy tìm những người có mức cao về Chỉ Số Đức Tin (F.Q. – Faith Quotient).

Chỉ Số Đức Tin là tặng phẩm quý giá, sẵn sàng trung tín và hy sinh. Khi Thiên Chúa chọn, Ngài cũng ban ân sủng để có thể vác thập giá theo Đức Kitô.

ĐÀO TẠO. Chúa Giêsu đã quan tâm: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9:37). Tương quan với việc tìm kiếm điều đúng để nhận biết ơn gọi đích thực, cần có sự đào tạo về siêu nhiên để người được gọi sống đúng đời sống tu trì. Trong đó, đào tạo cầu nguyện là điều cơ bản nhất. Nhờ đó, chúng ta có thể hy vọng một tương lai tốt đẹp về ơn gọi.

Tuy nhiên, họ có môi trường cầu nguyện? Họ có thấy những tấm gương cầu nguyện? Họ có được hướng dẫn đúng cách cầu nguyện?

Cầu nguyện là nghệ thuật giao tiếp với Thiên Chúa, nói đơn giản là cách nói chuyện với Thiên Chúa. Không khí cầu nguyện là môi trường tĩnh lặng đủ để có thể tập trung, không bị chia trí. Nói theo văn hoa, đó là sự hiểu biết về đức ái. “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Gương sáng luôn rất quan trọng.

Có nhiều cách cầu nguyện, nhưng hướng dẫn phải đúng cách để giúp người ta biết cách tâm sự với Thiên Chúa một cách thân mật và hiệu quả. Cầu nguyện là một nhân đức. Cầu nguyện làm chúng ta nên thánh, phù hợp với Ý Chúa, vì Ngài muốn mọi người nên thánh (x. Mt 5:48).

CẤU TRÚC. Thoạt đầu, chúng ta thấy có vẻ không phù hợp để nói về “cấu trúc” trong việc liên kết ơn gọi tu trì, thậm chí còn có vẻ đối lập.

Quan điểm thứ nhất lưỡng lự cho rằng đời sống tu trì có nền tảng trong Phúc Âm, trong mọi thời của Giáo Hội, và là phần quan trọng trong truyền thống Kitô giáo. Quan điểm thứ hai xác định những gì quan điểm thứ nhất bác bỏ. Cả hai quan điểm đều cho rằng ơn gọi tu trì xuất phát từ Thiên Chúa. Đó có phải là một cộng đoàn có cấu trúc, có bề trên và tu luật?

Đời sống tu trì là một dạng vườn nho của Chúa, hữu hình, có tổ chức và có trận tự. Trong số các phụ nữ liễu yếu đào tơ vẫn có người hướng dẫn. Đó là các phụ nữ như Thánh Teresa Avila, Julie Billiart, Sophie Barat và Francesca Cabrini. Họ là những người sáng lập các viện cứu tế cho những người cần được quan tâm (thể lý và tâm linh). Chính họ đã tạo nên những kỳ công cho Giáo Hội Công Giáo.

PHỤC VỤ. Chúng ta có còn một phương diện nữa về hệ quả thực tế trong việc hiểu biết ơn gọi tu trì có nguồn gốc từ Phúc Âm. Đó là “sự phục vụ” và chính đặc tính của việc tông đồ của các cộng đoàn tu.

Mỗi người đều được Chúa Thánh Thần tác động hoặc linh hứng, được chuẩn bị bằng bản chất và ân sủng để tìm kiếm việc tông đồ và việc riêng, mọi việc đều vì lợi ích cho to dân Chúa.

Có thể kiểm nghiệm lý thuyết này trên nền tảng lý thuyết. Nhưng để thuyết phục hơn, có thể xem đặc tính của việc tông đồ từ thời các Thánh Tông Đồ, từ thời khai sinh Kitô giáo. Năm 1000, có 100 giáo phận đã được thành lập dọc duyên hải Địa Trung Hải. Khi vua Henry VIII áp bức các tu viện ở Anh quốc, hơn 2.000 trường học Công Giáo dành cho trẻ em cũng bị cấm hoạt động. Khi cộng sản chiếm Hungary và Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), mục đích đầu tiên của họ là phá hủy các cơ sở Công Giáo được các tu sĩ nam nữ điều hành.

KHÔNG AI “SAI” CHÍNH MÌNH. Sự thật cho biết rằng các giáo phận của Giáo Hội Công Giáo và các tổ chức trong thế giới Công Giáo không hiện hữu hoặ phát triển mạnh – hoặc là đối tượng đối lập với chủ nghĩa duy vật Mác-xít. Công Giáo Rôma có ý tưởng rất rõ ràng về bản chất ơn gọi là phục vụ Giáo Hội, dĩ nhiên được Đức Kitô ủy thác, nhưng sự ủy thác này bao gồm yếu tố “được sai đi”. Đó là nhận một sứ vụ từ những người có quyền nhân danh Đức Kitô, trừ phi chúng ta xuyên tạc ý nghĩa của từ ngữ, vì “không ai có thể tự sai mình”.

Do đó, mỗi ơn gọi tu trì đều bao gồm ân sủng của sự khiêm nhường vâng lời đối với những người đại diện Giáo Hội. Họ không phân công ngẫu nhiên hoặc bừa bãi, hoặc không quan tâm khả năng và sự ưu tiên của những người họ “giao nhiệm vụ”. Nhưng họ sai phái như mọi chứng cớ của Phúc Âm bảo đảm với chúng ta rằng Đức Kitô đã sai những người mà Ngài đã kêu gọi. Cũng như ơn gọi, sứ vụ có nguồn gốc Thiên Chúa.

VĨ NGÔN. Xin được khép lại bài viết ngắn này. Những năm sắp tới sẽ rõ ràng hơn bây giờ, tùy mức độ tin tưởng rằng ơn gọi tu trì do từ Thiên Chúa. Từ Thiên Chúa, Đấng làm người để trở nên linh mục và tu sĩ. Thiên Chúa làm người tiếp tục gợi hứng rất nhiều người theo con đường nên thánh của Ngài và phục vụ nhân loại. Từ Thiên Chúa làm người, ân sủng nâng đỡ những người nói sự thật khi rằng ơn gọi là “hạt giống từ trời”. Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng hạt giống này khả dĩ sinh hoa kết trái khi được tiếp nhận trong niềm tin và được hỗ trợ bằng tình yêu thương.

(Lược dịch từ TheRealPresence.org)
 
Mong chờ Chúa đến
Trầm Thiên Thu
21:56 10/12/2014
Mong chờ Chúa đến

Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị tâm hồn để mừng đón Con Thiên Chúa giáng trần làm người, đem Ơn Cứu Độ đến cho nhân loại. Mùa Vọng cũng là khoảng mong chờ Chúa đến riêng với mỗi người, đặc biệt là chung với mọi người: Ngài Chúa Giêsu tái lâm, Ngày Cánh Chung.

TƯƠNG LAI XA HAY GẦN?

Ngôn ngữ nhân loại khá mơ hồ, không chính xác, dù chỉ là tương đối chính xác. Ví dụ: Hẹn gặp nhau lúc 7 giờ, có ai đến đúng 7 giờ chưa? Thì tương lai có tương lai gần và xa, nhưng thế nào là xa hoặc gần? “Sẽ xảy ra” và “sắp xảy ra” đều là tương lai, nhưng “sẽ” và “sắp” là khi nào? Thật khó xác định!

Từ vài chục năm rồi, nhất là trong thời gian gần đây, có nhiều “lời tiên tri” về cuối thời. Người ta có nhiều cách “đồn thổi”, nhưng thường liên quan “ba ngày, ba đêm”. Khi nghe “tin đồn” về ba ngày tối thui, có người gởi mail cho biết: “Lo thì có lo, nhưng lo vẫn hơn. Điều dự đoán có thể xảy ra hoặc không, nhưng có thể thật đấy!”.

Đã có nhiều lần người ta rỉ tai nhau chuyện Chúa đến hoặc tận thế. Có người nói rằng nghe tin “biến động” mà người Maya dự báo xảy ra vào ngày 21-12-2012, hoặc đất trời tối đen vào các ngày 23, 24 và 25-12-2012, thì “toát mồ hôi hột”; có người lại cho đó là “tin vịt”, không đáng tin. Mỗi người mỗi vẻ, chẳng ai giống ai; kẻ nhát đảm thì chết khiếp, người gan lì thì coi trời bằng… nắp bia! Chắc hẳn cũng có người thở dài, bĩu môi, và nói: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.

Tôi đặt ra những cái “nếu”. Một thanh niên cho rằng người ta có những cái nuối tiếc, còn tôi thì “không có gì để mất”, ý nói tôi chỉ có cái “mạng cùi” thì có gì phải tiếc (sic!). Tôi biết, dù là “mạng cùi” thì người ta vẫn có loại “của cải riêng” khiến người ta vẫn nuối tiếc và sợ chết. Tại sao? Ai cũng biết mình không trường sinh bất tử, trước sau gì cũng chết, thế mà nghe nói đến sự chết thì người ta cho là “xui xẻo”, hoặc mới chợt “thấy” tử thần đứng nhìn từ xa mà người ta đã run còn hơn tử tội ra pháp trường. Chưa chết thật nhưng đã chết khiếp!

Thật ra người ta chưa thực sự hiểu đúng ý tôi. Giả sử “sự cố” xảy ra đúng như người ta dự báo thì sao? Đặc biệt nếu đúng là tận thế thì sao? Cứ nghĩ cho cùng thì tiếc có được không? Và như thế, chắc chắn người ta chỉ miễn cưỡng! Người ta chỉ tin cái gì “hợp” ý mình, còn cái “không hợp” ý mình thì họ cương quyết không tin.

Thông tin trên internet cũng có nhiều thứ “tạp pí lù”. Có những website đáng tin, nhưng có những website không đáng tin. Lướt web cũng cần có khả năng chọn lựa nhạy bén, vì nếu không khéo sẽ nguy hiểm! Kể cũng lạ, có những cái xạo thì người ta dễ tin, có những cái thật thì người ta lại không tin hoặc không muốn tin. Cũng có thể họ đang tự đánh lừa mình. Và rồi những lần “dự báo tận thế” đó lại qua đi, người ta lại “vô tư” như xưa!

Tất nhiên, điều dự báo hoặc tiên đoán thì có thể hoặc không thể xảy ra, không ai dám chắc chắn, dù chỉ 1%. Tuy nhiên, dù đó là “tin vịt” hay “tin gà”, nếu bạn tin (chứ không dị đoan hoặc cuồng tín) thì vẫn có lợi hơn là không tin (chứ không nhẹ dạ cả tin, thiếu suy xét). Tin không phải để dao động, hoang mang hoặc run sợ, mà tin để sẵn sàng “trực chiến”. Đó là mong chờ Chúa đến, chờ đợi cả đời chứ không chỉ trong mùa Vọng hoặc trong một khoảng thời gian nào đó.

Chúng ta cũng đã nghe Phúc Âm nhiều lần về lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Cũng như thời ông Nô-ê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu, và nạn hồng thủy ập tới, tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng xảy ra giống như vậy trong thời ông Lót: thiên hạ ăn uống, mua bán, trồng trọt, xây cất. Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Xơ-đôm, thì Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng sẽ xảy ra như thế, ngày Con Người được mặc khải. Ngày ấy, ai ở trên sân thượng mà đồ đạc ở dưới nhà, thì đừng xuống lấy. Cũng vậy, ai ở ngoài đồng thì đừng quay trở lại. Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót. Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình thì sẽ bảo tồn được mạng sống. Thầy nói cho anh em biết: đêm ấy, hai người đang nằm chung một giường, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại” (Lc 17:26-36).

Quá rõ ràng! Thế nhưng “nghe để mà nghe”, có “nghe” nhưng có “tin” hay không lại là chuyện khác, vì có “tin” thì người ta mới “hành động”.

Khi nghe Thầy mình nói vậy, các môn đệ cũng đã phải lên tiếng hỏi: “Thưa Thầy, ở đâu vậy?”. Ngài thản nhiên nói với các ông: “Xác nằm đâu, diều hâu tụ đó” (Lc 17:37). Có lẽ Ngài thấy người ta vẫn cứng lòng nên không thèm nói rõ nữa, vì có nói cũng như “nói với đầu gối”, chỉ là “nước đổ đầu vịt” hoặc “nước đổ lá môn” mà thôi.

Chúa vẫn thường nói: “Ai có tai thì nghe [ai có tai nghe thì (hãy) nghe] (Mt 11:15; Mt 13:9; Mt 13:43; Mc 4:9; Mc 4:23; Mc 7:16; Lc 8:8; Lc 14:35; Kh 13:9). Tùy mỗi người, Chúa không hề ép buộc bất kỳ ai!

TẠI SAO NGƯỜI TA VẪN CỨNG LÒNG?

Các tin đồn về “biến động” nọ hoặc “sự cố” kia, rốt cuộc không thấy gì xảy ra. Và đã nhiều lần như vậy. Rồi những lần Đức Mẹ hiện ra, điển hình là Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ em tại Fatima, nhưng rồi từ đó tới nay gần trăm năm rồi, thậm chí từ thời Chúa Giêsu đến nay hơn 2000 năm rồi, thế nên người ta lại cứ “vô tư”, và tất cả cũng chỉ là… “chuyện nhỏ”! Có lẽ người ta nghĩ Chúa và Đức Mẹ là những người thích đùa dai, chứ người ta có thể không nghĩ đó là sự nhẫn nại của Lòng Chúa Thương Xót, chỉ muốn mọi người được cứu độ, được Chúa Giêsu diễn tả qua hình ảnh người cha nhân hậu mong ngóng đứa con hoang đàng trở về (Lc 15:11-32).

Thiên Chúa biết chúng ta vừa yếu đuối vừa cứng lòng, nóng không nóng hẳn, mà lạnh cũng chưa nguội hẳn, chỉ dở dở ương ương (x. Kh 3:16), thế nên Ngài mới tiếp tục cho chúng ta cơ hội. Nước đến chân thì không ai nhảy kịp. Lửa đã bốc cháy thì chỉ có nước khóc. Tất cả đã muộn! Thật vậy, Thánh Phaolô nói: “Bạn lòng chai dạ đá, không chịu hối cải, và như vậy bạn càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu bạn, trong ngày Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và biểu lộ phán quyết công minh” (Rm 2:5). Gậy ông đập lưng ông. Tự mình hại mình mà thôi. Thánh Phaolô giải thích: “Tâm trí họ đã ra tối tăm, họ xa lạ với sự sống Thiên Chúa ban, vì lòng chai dạ đá khiến họ trở nên dốt nát” (Ep 4:8).

Nhiều lần Đức Mẹ hiện ra ở nhiều nơi với nhiều dạng, kể cả nhiều mặc khải tư, đều cho biết rằng thời đại của chúng ta hiện nay là “cuối thời”. Chủ đề chung của những lần Đức Mẹ hiện ra và các mặc khải tư: Thời của chúng ta sẽ chứng kiến Đức Kitô đến lần thứ hai.

Khi hiện ra ở Rwanda (Phi châu), các thị nhân nhận sứ điệp chuẩn bị cho lần đến thứ hai của Chúa Giêsu. Alphonsine cho biết: “Đức Mẹ nói phải cầu nguyện nhiều – hiện nay chúng ta phải chuẩn bị cho lần đến thứ hai của Chúa Giêsu”.

Chắc hẳn chúng ta không thể làm ngơ sứ điệp mà Chúa Giêsu đã trao cho Thánh Maria Faustina Kowalska (Ba Lan, 1905-1938) về Lòng Chúa Thương Xót: “Con chuẩn bị cho thế giới về lần đến cuối cùng của Ta… Hãy làm cho cả nhân loại nhận biết Lòng Thương Xót sâu thẳm khôn dò của Ta. Đó là dấu hiệu của thời cuối cùng, sau đó sẽ là ngày công lý”. Và chúng ta thấy trên cả thế giới, việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót càng ngày càng được lan rộng và được nhiều người dần dần nhận biết.

Khi hiện ra với nữ tu Agnes Katsuko Sasagawa ở Akita (Nhật Bản, 1973), Đức Mẹ cũng nhắc đến ngày giáng lâm của Con Thiên Chúa. Thị nhân Akita đã nói về “sự trừng trị dữ dội bằng lửa” sẽ xảy ra nếu nhân loại không ăn năn.

Chắc chắn Chúa Giêsu sắp đến thế gian lần thứ hai, nghĩa là sắp tận thế. Nhưng người ta không muốn tin đó là sự thật. Có tin cũng chỉ là môi miệng! Chúng ta không thể biện luận bằng cách nào vì động thái của phàm nhân đã và đang thể hiện rõ tư tưởng của mình. Chính miệng Chúa Giêsu nói mà chúng ta còn chưa tin thì chẳng ai có thể làm chúng ta tin. Đó là động thái cố chấp, mà cố chấp thì vô cùng nguy hiểm!

Qua lịch sử, Thiên Chúa luôn trao các sứ điệp qua các “mặc khải tư”. Bụi cây cháy với tiên tri Mô-sê, rồi từ các tiên tri Nô-ê, Đa-ni-en, tới Gioan Tông đồ (sách Khải Huyền), tất cả các mặc khải tư đó không hề khác với những gì đã và đang xảy ra ngày nay. Sự khác nhau giữa các mặc khải tư thời xưa và các mặc khải tư thời nay là các mặc khải tư thời xưa được ghi lại trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta làm ngơ các mặc khải tư, không chịu tìm tòi và không xin Chúa ban ơn hiểu biết, chúng ta sẽ chẳng khác những người trong thời ông Nô-ê. Người ta đã chế diễu ông Nô-ê và coi thường lời ông cảnh báo về Đại Hồng Thủy, cuối cùng thì họ phải “trả giá”.

Ngay cả cách đối xử của chúng ta với Lòng Chúa Thương Xót cũng vậy. Thật ra Lòng Chúa Thương Xót có từ xa xưa, vì chính Đức Maria đã nói: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1:50). Người ta không tin, rồi Chúa Giêsu lại mặc khải cho Thánh Margarita Maria Alacoque (1647-1690) về Thánh Tâm, đặc biệt là tháng 6-1675, nhưng rồi người ta cũng chỉ tin một thời gian, cuối cùng Chúa Giêsu lại đổi cách khác là mặc khải Lòng Thương Xót cho Thánh Faustina.

Khi mặc khải về Thánh Tâm với Trái Tim Chúa bị lửa và vòng gai quấn quanh, Chúa Giêsu truyền cho cách cầu nguyện vắn tắt: “Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài!”. Khi mặc khải về Lòng Chúa Thương Xót, Chúa Giêsu truyền cho cách cầu nguyện vắn tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài!”. Chúng ta thấy rất giống nhau, dù hai cách sùng kính mang tên gọi khác nhau. Mà Thánh Tâm Chúa hay Lòng Chúa Thương Xót cũng là MỘT, vì cũng vẫn là Thiên Chúa Tình Yêu như Thánh sử Gioan định nghĩa (1 Ga 4:8 và 16).

Vậy mà có những người vẫn cho rằng việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót là thế này, thế nọ, thậm chí là ngăn cản. Tôn vinh và chúc tụng Thiên Chúa là trách nhiệm và bổn phận, nghĩa là phải truyền bá (cũng như loan báo Tin Mừng và truyền giáo), chứ không phải vui thì cho, mà buồn thì cấm.

Trong sách nguyện “Hồng Ân và Lòng Thương Xót” (Graces and Mercy), ĐGH Urbanô VIII (1623-1644) đã viết: “Trong những trường hợp liên quan các mặc khải tư, nên tin hơn là không tin, vì nếu bạn tin thì điều đó được minh chứng, và bạn sẽ hạnh phúc vì bạn đã tin, vì Đức Mẹ đã yêu cầu như vậy. Còn nếu bạn tin mà điều đó sai, bạn vẫn được chúc lành như thể điều đó đã xảy ra, vì bạn tin điều đó là thật”. Quả thật, Chúa Giêsu đã xác định trong trường hợp đa nghi của Tông đồ Tôma: “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20:29).

Trường hợp mặc khải tư cho Lm Gobbi, các sứ điệp được loan truyền khắp thế giới, đó là Phong trào Đức Mẹ của các Linh mục và Giáo dân (Marian Movement of Priests and Lay People) mà ngày nay có hàng triệu hội viên trên khắp thế giới, trong đó có hơn 300 giám mục và 60.000 linh mục. Đức Mẹ gọi các linh mục của phong trào này là “Tông Đồ của Thời Cuối Cùng” (Apostles of the Last Times). Trong sứ điệp ngày 24-12-1990, Đức Mẹ cho Lm Gobbi biết rằng Đức Mẹ đặc biệt nhắc đến “cuộc trở lại của Chúa Giêsu trong vinh quang” đã gần: “Con đang đi vào thời cuối cùng. Như vậy, hãy nhận lấy những lời tiên báo được trao cho con là Lần Sinh Thứ Hai của Chúa Giêsu đã gần kề. Với tư cách là Mẹ của Mùa Vọng Thứ Hai, Mẹ đang chuẩn bị cho con về lần sinh mới này. Vì vậy, ở khắp nơi trên thế giới, Mẹ đang quy tụ những người con bé nhỏ của Mẹ, đó là những người nghèo khổ, những người khiêm nhường, và những người có lòng trong sạch để chuẩn bị chiếc nôi quý giá cho Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang”.

Trong thông điệp ngày 31-12-1992 trao cho Lm Gobbi, Đức Mẹ nói: “Mẹ đã nói nhiều lần rằng thời cuối cùng đang đến và việc Chúa Giêsu đến trong vinh quang cũng đã gần. Bây giờ Mẹ muốn con nhận biết các dấu chỉ đã được mô tả trong Kinh thánh, cho thấy việc trở lại trong vinh quang của Con Mẹ gần lắm rồi... Mẹ muốn dạy cho con biết các dấu chỉ mà Chúa Giêsu đã nói trong Phúc Âm, để chuẩn bị cho con về thời cuối cùng, vì các dấu chỉ này sẽ xảy ra trong thời của con”.

Dấu chỉ thứ nhất: LAN TRUYỀN SỰ LẦM LẠC.

Trong thư thứ hai gởi giáo đoàn Thêxalonica, Thánh Phaolô nói: “Nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được thần khí mặc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ. Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào” (2 Tx 2:2-3). Thánh nhân gọi đó là “mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành” (2 Tx 2:7), và nói về việc xuất hiện của tên bịp bợm: “Tên gian ác xuất hiện là do tác động của Satan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng, và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ” (2 Tx 2:9-10). Như vậy, “tất cả những kẻ không tin sự thật, nhưng ưa thích sự gian ác thì sẽ bị kết án” (2 Tx 2:12).

Những sai lầm về đức tin cũng đang lan tràn khắp thế giới, thậm chí ngay cả các thần học gia danh tiếng cũng bắt đầu lệch lạc về Giáo lý và Giáo huấn về sự hiện hữu của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, vai trò trung gian của Đức Mẹ, luật độc thân, và nhiều vấn đề khác. Hậu quả chung là mất đức tin ở nhiều người trên thế giới ngày nay. Đúng như Chúa Giêsu đã quan ngại: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8).

Dấu chỉ thứ nhì: CHIẾN TRANH, TAI ƯƠNG và HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN.

Chiến tranh, loạn lạc, cha mẹ và con cái đối nghịch nhau, anh chị em ruột hại lẫn nhau, nước này “gờm” nước kia, mọi người nghi ngờ lẫn nhau, nhìn nhau bằng ánh mắt mang hình viên đạn hoặc gươm giáo, chỉ là xích mích nhỏ mà người ta cũng có thể đâm nhau chết, tai ương hoành hành, bệnh dịch nan y,… Những chuyện đó đã và đang xảy ra từng ngày, thậm chí là “chiến tranh lạnh” ngay trong các gia đình và các cộng đoàn.

Dấu chỉ thứ ba: BÁCH HẠI CÁC KITÔ HỮU.

Chúa Giêsu nói cặn kẽ: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây là Đấng Kitô”, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã; coi chừng, đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là tận cùng. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những cơn đói kém, và những trận động đất ở nhiều nơi. Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn. Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau. Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 2:4-13).

Tại nhiều nước trên thế giới vẫn thường xảy ra những cuộc đàn áp tôn giáo, không chỉ là người vô thần ghét người có đạo, mà thậm chí là các tôn giáo vẫn đàn áp lẫn nhau. Trung quốc có hơn 1 tỷ người vô thần, Giáo Hội tại Trung quốc chủ yếu là Giáo Hội thầm lặng. Thậm chí Trung quốc còn có phe không hiệp thông với Tòa Thánh và bất tuân lệnh của giáo hoàng.

Dấu chỉ thứ tư: TỘI PHẠM THÁNH.

Đó là những người phản Kitô. Kinh Thánh đã nói trước về việc xuất hiện của những người xảo quyệt có quyền lực đối với thế giới, họ xuất hiện ngay trước khi Chúa Giêsu đến lần thứ hai, họ sẽ cai trị thế giới và lừa bịp nhiều quốc gia trên thế giới.

Thánh Phaolô cho biết: “Tên đối thủ tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa. Khi tôi còn ở với anh em, tôi đã từng nói những điều ấy, anh em không nhớ sao? Anh em biết cái gì hiện đang cầm giữ nó, khiến nó sẽ chỉ xuất hiện được vào thời của nó. Thật vậy, mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành. Chỉ đợi người cầm giữ nó bị gạt ra một bên, bấy giờ tên gian ác sẽ xuất hiện, kẻ mà Chúa Giêsu sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người, và sẽ tiêu diệt bằng ánh huy hoàng, khi Người quang lâm. Còn việc tên gian ác xuất hiện là do tác động của Xa-tan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng, và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ. Vì thế Thiên Chúa gửi đến một sức mạnh mê hoặc làm cho chúng tin theo sự dối trá; như vậy, tất cả những kẻ không tin sự thật, nhưng ưa thích sự gian ác, thì sẽ bị kết án” (2 Tx 2:4-12).

Con người dễ ảo tưởng, thậm chí là tự đánh lừa mình bằng những ảo giác. Thật thế, Thánh Phaolô nói: “Khi người ta nói: ‘Bình an biết bao, yên ổn biết bao!’ thì lúc ấy tai hoạ sẽ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến với người đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được” (1 Tx 5:3).

Kinh Thánh còn tiên tri sẽ có “sự hy sinh vĩnh viễn” bị hủy bỏ, tức là Thánh Lễ. Điều này có trong những lời tiên tri của Đa-ni-en, một trong những lời tiên tri về “thời cuối cùng” trong Kinh thánh: “Tiên tri Đa-ni-en nghe tiếng nói của người mặc áo vải gai đứng trên mặt sông. Người ấy giơ tay phải, tay trái lên trời mà thề nhân danh Đấng Hằng Sống: “Cho đến một thời, hai thời và nửa thời. Khi nào sức mạnh của dân thánh hết bị bẻ gãy, thì tất cả các điều ấy cũng sẽ hoàn tất”. Tôi nghe mà không hiểu. Tôi liền nói: “Thưa ngài, cuối cùng những điều ấy sẽ như thế nào?”. Người đáp: “Không sao, Đa-ni-en, những lời ấy được giữ kín và niêm phong cho đến thời cùng tận. Nhiều kẻ sẽ được thanh luyện, tẩy trắng và thử bằng lửa. Ác nhân tiếp tục làm điều ác và không ai trong họ sẽ hiểu, còn hiền sĩ thì sẽ hiểu. Từ thời lễ thường tiến bị bãi và đồ ghê tởm khốc hại được đặt lên, sẽ có một ngàn hai trăm chín mươi ngày. Phúc thay ai kiên tâm chờ đợi suốt một ngàn ba trăm ba mươi lăm ngày. Phần ngươi, hãy đi cho tới cùng. Ngươi sẽ được an nghỉ, rồi sẽ đứng lên lãnh phần dành cho ngươi khi thời gian chấm dứt” (Đn 12:7-12).

Đức Mẹ giải thích với Lm Gobbi rằng lời tiên tri trên đây về việc bỏ “Hy Lễ Hằng Ngày” bao gồm việc hủy bỏ Thánh Lễ bởi kẻ phản Kitô: “Bằng cách chấp nhận giáo lý phản nghịch, người ta sẽ cho rằng Thánh Lễ không là Hy Lễ mà chỉ là bữa ăn thánh, nghĩa là chỉ tưởng nhớ việc Chúa Giêsu làm trong Bữa Tiệc Ly. Như vậy, việc cử hành Thánh Lễ sẽ bị bỏ. Trong việc bỏ Hy Lễ hằng ngày như thế là tội phạm thánh của kẻ phản Kitô, việc này sẽ kéo dài khoảng ba năm rưỡi, tức là một ngàn hai trăm chín mươi ngày”. Điều này chưa xảy ra, nhưng khi nó xảy ra, chúng ta có thể chắc rằng các sự kiện dẫn tới việc Chúa Giêsu đến lần thứ hai đang dần tới cao điểm – phàm ngôn gọi là Giờ G.

Dấu chỉ thứ năm: DẤU LẠ.

Những hiện tượng lạ xuất hiện trên trời, chúng ta thường gọi là “điềm thiêng, dấu lạ”. Chúa Giêsu giải thích những gì sẽ xảy ra ngay trước khi Ngài đến lần thứ hai: “Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến” (Mt 24:30).

Dấu lạ Con Người xuất hiện là Dấu Thánh Giá xuất hiện trên trời mà Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Faustina được ghi trong Nhật Ký: “Trước ngày công thẳng sẽ có dấu lạ trên trời: Mọi ánh sáng trên trời sẽ tắt lịm, và sẽ có tối tăm bao trùm trái đất. Rồi Dấu Thánh Giá sẽ xuất hiện trên trời, từ những lỗ đóng đinh chân và tay Đấng Cứu Thế sẽ chiếu tỏa ánh sáng soi chiếu trái đất một lúc. Điều này sẽ xảy ra ngay trước ngày cuối cùng”.

KHI NÀO TẬN THẾ?

Chẳng ai biết trước: “Về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mt 24:36; Mc 13:32).

Trong sứ điệp trao cho Lm Gobbi ngày 15-9-1991, Đức Mẹ mô tả đó là tân kỷ nguyên (thời đại mới) của hòa bình và niềm vui xảy ra đồng loạt với thời cuối cùng: “Tân kỷ nguyên xảy ra đồng loạt với sự hoàn tất Ý Chúa... Từ việc hoàn tất Ý Chúa, cả thế gian đang trở nên mới, vì Thiên Chúa thấy đó là Vườn Địa Đàng Mới, nơi Ngài có thể cư ngụ trong tình yêu thương hài hòa với các thụ tạo... Tân kỷ nguyên mà Mẹ đang chuẩn bị cho con sẽ xảy ra đồng loạt với sự sụp đổ của Satan và triều đại của nó. Mọi quyền lực sẽ bị hủy diệt”.

Thánh Phaolô khuyên nhủ: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 4:6-7). Sau hàng loạt biến động xảy ra, “kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24:13). Và Chúa Giêsu kết luận: “Bấy giờ sẽ là tận cùng” (Mt 24:13-14).

TẬN THẾ – VUI HAY BUỒN?

Trước bất kỳ sự kiện nào đó đều có những cách nhìn và cảm nhận khác nhau. Có người vui, có người buồn, và cũng có người bàng quan – chẳng vui chẳng buồn. Trước sự kiện trọng đại Tận Thế cũng không tránh khỏi “lẽ thường” ấy. Người Việt chúng ta có câu: “Thà chết một đống hơn sống một mình”. Thế cũng hay đấy!

Dù biến động nào xảy ra thì chúng ta vẫn phải tiếp tục cuộc sống đời thường, nhưng có điểm khác: Cầu nguyện nhiều hơn và thành tâm hơn, tỉnh thức hơn và sẵn sàng hơn. Chúng ta tiếp tục sống theo cách sống của một Kitô hữu đích thực: Sống mỗi ngày như ngày cuối cùng. Nghĩa là phải hành động như mình bất tử, nhưng hãy sống như mình sắp chết. Chân thành yêu thương mọi người như thể mình không còn cơ hội để thể hiện nữa, và hãy cầu nguyện như thể mình cầu nguyện lần cuối với Chúa.

Chúng ta có sẵn những linh cụ là Ơn Chúa, Thánh Lễ, Bí Tích Hòa Giải, Chuỗi Mân Côi, Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, và Ơn Toàn Xá. Nếu chúng ta tận dụng các linh cụ đó thì ngày tận thế sẽ không làm chúng ta lo sợ, mà đó là lúc vui mừng tận hưởng hạnh phúc. Khi một người qua đời, chúng ta không nói là “hân hoan về Nhà Cha” đó sao? Về Nhà Cha sao lại buồn? Nếu về Nhà Cha mà cảm thấy buồn thì vậy là bạn thích đi hoang!

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ cách cầu nguyện khi một trong các tông đồ nói: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Và Ngài đã dạy lời cầu nguyện “tiêu chuẩn” nhất: Kinh Lạy Cha (Mt 6:7-13; Lc 11:2-4). Trong đó có mọi thứ con người mong muốn. Lương thực hằng ngày, sự tha thứ và sống tốt lành là những vấn đề “nóng” của cuộc sống, Thiên Chúa biết hết. Vì thế mà các Thánh luôn khôn ngoan: Phó thác cho Thiên Chúa quan phòng. Quả thật, “lòng có đầy, miệng mới nói ra” (x. Lc 6:43-45).

Dù có điều gì xảy ra, điều lớn hoặc nhỏ, điều bất thường hay bình thường, hãy noi gương Đức Mẹ “ghi nhớ và suy niệm trong lòng” (x. Lc 2:19 và 51). Vì người khôn là người nghe nhiều, nhìn nhiều và làm nhiều nhưng ít nói, không ngừng suy nghĩ và cân nhắc vấn đề cho thấu đáo.

Thiên Chúa đã “tính rất kỹ” khi tạo dựng con người: Hai con mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, hai tay, hai chân, thậm chí là hai bán cầu não, thế nhưng chỉ một miệng và một trái tim. Hai con mắt để nhìn nhiều, hai lỗ tai để nghe nhiều, hai lỗ mũi để “ngửi” nhiều (hiểu theo nghĩa bóng), hai tay để hành động nhiều, hai chân để đi nhiều, hai bán cầu não để suy nghĩ nhiều. Ngược lại, một miệng để nói ít, một trái tim để chung thủy: Kính mến Chúa hết lòng, hết sức và hết trí khôn, đồng thời cũng yêu thương mọi người như chính mình. Chúa quả là Đại Siêu Nhân. Bạn thấy kỳ diệu không?

Để không dao động và hoang mang trước mọi biến cố, hãy áp dụng “bí quyết” mà Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21:36). Thánh Phaolô cũng cầu chúc: “Chúa là nguồn mạch bình an, xin Người ban cho anh em được bình an mọi lúc và về mọi phương diện. Xin Chúa ở cùng tất cả anh em” (2 Tx 3:16). Chắc chắn Chúa luôn ở với chúng ta, vì Đức Kitô đã hứa: “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).

Nói cho cùng, có sợ cũng chẳng làm gì được, thế thì sợ làm gì cho “tổn thọ” chứ? Chuyện gì đến sẽ đến: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào, sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” (Lc 21:25-27).

Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết trước như vậy, và Ngài căn dặn: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21:28). Ai được chứng kiến giây phút tận thế là người diễm phúc. Không biết chúng ta có được diễm phúc đó hay không, nhưng chắc chắn một điều là ai cũng chứng kiến giây phút tận thế của chính cuộc đời mình: CHẾT. Đó là lúc tận thế thực tế nhất và minh nhiên nhất đối với mỗi chúng ta.

Mùa Vọng lại về, nhắc mọi người phải luôn tỉnh thức mà chờ Chúa Giêsu đến, đó là lúc Ngài gọi chúng ta ra khỏi thế gian để trình diện và báo cáo về cuộc đời mình với Thiên Chúa Cha. Hãy tập trung vào Chúa Giêsu và tín thác vào Ngài, đừng chú ý vào ngày tận thế, nếu “yếu bóng vía” sẽ hoang mang và có thể mất đức tin!

Lạy Thiên Chúa, xin Ngài nên như núi đá cho chúng con trú ẩn, và như thành trì để cứu độ chúng con (Tv 31:3). Xin thêm Đức Tin cho chúng con để chúng con an tâm, can đảm vững bước và kiên trì mong chờ Chúa đến. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lẻ Đàn
Thérésa Nguyễn
22:15 10/12/2014
LẺ ĐÀN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nước trong quá thì không có cá
Người câu nệ quá thì không có bạn.
(Kinh Dịch)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05/12 – 11/12/2014: Khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:09 10/12/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma

Hôm thứ Sáu 5 tháng 12, giáo triều Rôma đã bắt đầu chương trình tĩnh tâm Mùa Vọng với bài thuyết giảng của cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, tại nhà nguyện Redemptoris Mater của Dinh Tông Tòa ở Vatican.

Cha Cantalamessa nói ngài đã quyết định tập trung cả ba bài giảng thuyết mùa Vọng về chủ đề hòa bình, vì hòa bình là "tiếng kêu to nhất trong con tim của hàng tỷ người."

Bài giảng thuyết thứ nhất của ngài có chủ đề “Hòa bình là ân sủng của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô”. Bài thứ hai có chủ đề “Hòa bình là nghĩa vụ mà chúng ta phải ra sức”. Và bài cuối cùng vào ngày thứ Sáu 19 tháng 12 sẽ xem xét hòa bình như là hoa trái của Thánh Thần, chẳng hạn như sự bình an nội tâm.

2. Đức Thánh Cha tái bày tỏ tình liên đới với người tị nạn Iraq

Trong điện văn bằng video được một vị Hồng Y đưa sang thủ phủ Erbil của người Kurd tại Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái bày tỏ tình liên đới với các tín hữu Công Giáo Iraq tị nạn đã bị những kẻ khủng bố cực đoan đánh đuổi đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế góp phần giải quyết các cuộc xung đột đẫm máu tại Trung Đông.

Trên đây là nội dung sứ điệp Video của Đức Thánh Cha được Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon bên Pháp phổ biến chiều thứ Bẩy 6 tháng 12 nhân dịp ngài hướng dẫn một phái đoàn của tổng giáo phận Lyon đến thăm các tín hữu tị nạn tại thành phố Erbil thủ phủ miền Kurdistan bắc Iraq, trong vòng 48 tiếng đồng hồ từ ngày 5 tháng 12.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha cũng cho biết ngài rất muốn đến thăm các tín hữu Iraq tị nạn đang chịu đau khổ khôn tả. Ngài nói: “Tôi nghĩ đến những vết thương, những đau đớn của các bà mẹ với các con nhỏ, những người già và người phải di tản, các vết thương của các nạn nhân đủ loại bạo lực. Các tín hữu Kitô và những người Yazedi bị trục xuất khỏi gia cư của họ, phải bỏ lại mọi sự để thoát thân, và để khỏi phải chối bỏ tín ngưỡng của mình. Bạo lực cũng vùi dập các nhà thờ, đền đài, biểu tượng tôn giáo và gia sản văn hóa, hầu như muốn xóa bỏ mọi vết tích, mọi ký ức của người khác...

“Trong tư cách là các vị lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi có nghĩa vụ phải tố giác mọi sự vi phạm phẩm giá và các quyền con người!”

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Ngày hôm nay tôi muốn đến gần anh chị em là những người đang chịu đựng đau khổ ấy, gần gũi anh chị em.. Và tôi nghĩ đến Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Người đã nói rằng mình và Giáo Hội cảm thấy như một cây sậy: khi gió bão thổi tới, cây sậy gập mình nhưng không gẫy! Trong lúc này anh chị em là cây sậy ấy, anh chị em bị gập mình vì đau khổ, nhưng anh chị em có sức mạnh để tiếp tục niềm tin, là chứng tá cho chúng tôi. Anh chị em là cây sậy của Thiên Chúa ngày nay!..”

Trong thông cáo công bố trước khi lên đường Đức Hồng Y Philippe Barbarin cho biết cuộc viếng thăm này là một giai đoạn mới trong việc kết nghĩa giữa Tổng giáo phận Lyon và giáo phận Mossul ở miền bắc Iraq từ tháng 7 năm nay. Sự trợ giúp tài chánh của giáo phận Lyon giúp tái định cư hàng ngàn gia đình, không phân biệt là tín hữu Kitô hay không.

Phái đoàn gồm khoảng 100 người thiện nguyện, tự bỏ tiền túi, để tham gia cuộc viếng thăm ủy lạo này. Họ được Đức Thượng Phụ Louis Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê, tiếp đón tại thành phố Erbil.

Đức Hồng Y Barbarin cũng nói rằng: “Chúng tôi đi cầu nguyện, không những cho các anh chị em Iraq như chúng tôi đã làm từ nhiều tháng nay, nhưng còn cầu nguyện với họ. Đây là một cuộc hành hương trong đó chúng tôi đồng hành với nhau. Tôi biết chúng tôi sẽ được phong phú nhiều nhờ tham dự phụng vụ, truyền thống, linh đạo của các tín hữu Công Giáo Canđê và đón nhận chứng tá đức tin của họ”.

Trong chương trình, phái đoàn cũng viếng thăm khu nhà được xây cất nhờ tài trợ của Quỹ Thánh Irénée và Mérieux ở Lyon, cũng như của thành phố này và vùng Lyon.

3. Đức Hồng Y Jean Louis Tauran lạc quan về đối thoại với Hồi Giáo

Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo nói rằng ngài đã nhìn thấy những dấu hiệu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Hồi giáo, sau một cuộc họp diễn ra vào tuần này ở Rôma.

Đức Hồng Y Jean Louis Tauran nói với Đài phát thanh Vatican rằng cuộc họp thượng đỉnh Công Giáo-Hồi giáo lần thứ ba đã có đột phá mới vì "các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới."

Quan trọng hơn, Đức Hồng Y nói các tham dự viên là người Hồi giáo Shi'ite đã chấp nhận "sự cần thiết phải nghiên cứu kinh Qu 'ran trong bối cảnh của lịch sử." Đây là một bước rất quan trọng, vì các nhà lãnh đạo Hồi giáo thường tuyên bố rằng kinh Qu 'ran phải được xem như là một văn bản có thẩm quyền biệt lập, và không thể là đối tượng nghiên cứu lịch sử. Sự sẵn sàng để xem xét bối cảnh lịch sử, là "bước khởi đầu của thông diễn học – hermeneutics” - tức là khoa định ra các nguyên tắc diễn giải Kinh Thánh. Đây là một nét "rất mới và rất can đảm, đến từ người Hồi Giáo Shi'ite ở Iran."

Đức Hồng Y nói cuộc họp thượng đỉnh Công Giáo-Hồi giáo cũng tìm thấy một sự đồng thuận rõ ràng về tầm quan trọng trong việc giáo dục các nguyên tắc đạo đức cho thế hệ trẻ.

4. Điện toán hoá Văn Khố Tòa Thánh

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là văn khố Tòa Thánh, nơi chứa đựng các thư từ đã được phân mục hằng thế kỷ qua do các Đức Giáo Hoàng gửi hay nhận, các tài liệu của Nội vụ Tông tòa, các tài liệu ngoại giao của nhiều vị sứ thần và các phái bộ ngoại giao, cũng như tài liệu Công đồng và Thượng Hội đồng Giám mục, v.v

Xét về nội dung, những văn kiện này cũng có một giá trị khoa học, lịch sử và văn hóa vô giá đối với các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới.

Văn khố này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Ngũ thành lập vào năm 1611 và ban đầu chỉ có các bản chép tay từ triều Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Thất (1073-1085) còn lưu lại được sau thời ly giáo Avignon. Ban đầu các tài liệu lưu trữ được chứa trong các tủ kệ dài tổng cộng 400 mét, bây giờ đã là hơn 85 kilômét.

Người ta thường gọi đây là Văn Khố Mật hay có người còn gọi là Mật Khố của Tòa Thánh. Tuy nhiên, có lẽ do việc giải thích sai lầm tên gọi (từ “mật” hiểu theo đúng nghĩa tiếng Latinh là “riêng”). Văn khố chỉ là kho tư liệu của Tòa Thánh, từ “mật” là không chính xác. Thật thế, từ năm 1881, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đã mở Văn khố cho các nhà nghiên cứu tự do tham khảo.

Các hồ sơ lưu trữ được dành cho việc nghiên cứu của tất cả những ai có bằng đại học hoặc tương đương. Ðể truy cập tài liệu, cần viết một lá thư yêu cầu gởi đến Đức Hồng Y phụ trách, kèm theo sự chỉ dẫn của một học viện nghiên cứu khoa học hoặc một cá nhân hội đủ điều kiện trong lãnh vực nghiên cứu lịch sử.

Những nhà nghiên cứu dùng những tài liệu này sau đó phải nộp cho vị Quản Thủ Thư Viện Vatican một phiên bản của bài viết mà họ cho phát hành trên các tạp chí, hay tập sách, nếu họ đã trích dẫn từ những tài liệu của Tòa Thánh.

Theo nhà sử học người Đức Arnold Esch, “đây là Văn khố lớn nhất thế giới về thời Trung Cổ. Trên hết, đó là một Văn khố gồm các tư liệu có giá trị và tầm quan trọng toàn cầu”.

Sau lễ kỷ niệm bốn trăm năm Văn khố Vatican vào năm 2012, Tòa Thánh đã và đang xúc tiến việc điện toán hóa để có thể bảo quản lâu dài các tài liệu này.

Cuối tháng Ba vừa qua, Tòa Thánh đã hoàn tất việc điện toán hoá kho lưu trữ các bản ghi âm của tất cả các triều đại Giáo Hoàng từ thời Đức Piô XI đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong thông báo việc hoàn thành kho lưu trữ kỹ thuật số, Tòa Thánh cho biết nguồn tài nguyên mới sẽ cho phép bảo quản các bản ghi âm của các Đức Giáo Hoàng, và giúp các học giả truy cập dễ dàng các tài liệu này. Đồng thời, Đài phát thanh Vatican sẽ giữ lại quyền sở hữu đối với các bản ghi âm và quyền kiểm soát việc sử dụng tiếng nói của các vị Giáo Hoàng.

5. Mùa Giáng Sinh cô đơn và lạnh lẽo

21 người, trong đó có 5 trẻ em, đã chết vì cái lạnh cóng của mùa đông trong giáo phận Damascus chập chùng khói lửa. Đức Tổng Giám mục Samir Nassar của Giáo Hội Công Giáo Maranoite đã nói như trên với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Trong thư Mục Vụ Mùa Vọng có tựa đề “Giáng sinh cô đơn”, Đức Tổng Giám mục Samir cho biết: “Các Kitô hữu Đông Phương, một nhóm thiểu số đang sống trong các giao lộ nguy hiểm, đang đấu tranh để đi theo con đường chứng tá. Tình trạng gia tăng sự cuồng tín, bất an, thiếu hụt đủ thứ và phong tỏa, đe dọa sự hiện diện và làm giảm sút niềm hy vọng của họ. Bất chấp bầu khí căng thẳng này, đoàn chiên nhỏ bé ấy đã bày tỏ một đức tin vững vàng, dũng cảm và kiên định.”

“Một tương quan mới với Thiên Chúa được khẳng định trong lời cầu nguyện thinh lặng trước Thánh Thể. Họ có chuỗi Mân Côi trong tay và sẽ không dễ dàng bỏ Giáo Hội khi họ sống trong tình liên đới với người nghèo và với các vị tử đạo, những hạt giống của các Kitô hữu. Những anh hùng của đức tin này là sức mạnh của Giáo Hội và là một chân trời hy vọng.”

Đức Tổng Giám Mục nói rằng người dân Damascus cảm thấy bị kết án khi sống trong nguy hiểm và chết chóc. Ngài viết: “Những người Damascus trung thành của chúng tôi cảm thấy bị cô lập, bị kết án khi sống trong nguy hiểm, và chết trong một cái “hố”cắt đứt khỏi người thân và bạn bè ở Li Băng. Sự cô đơn này làm tăng thêm nỗi đau đớn, kinh nghiệm cay đắng mùa đông lạnh giá, cung nhạc buồn và cảm giác bị bỏ rơi.”

Đức Tổng Giám Mục cho biết đây là năm thứ Ba, “các Kitô hữu chúng tôi cử hành lễ Giáng sinh trong cái lạnh đóng băng nhưng ấm áp bởi đức tin dưới cái nhìn dịu dàng của Thánh Gia.”

6. Đức Hồng Y Parolin nói về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Anh Quốc và Tòa Thánh

Hôm thứ Tư 03 tháng 12, Đức Hồng Y Pietro Parolin, là Quốc vụ khanh Toà Thánh, đã chủ sự một Thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại thành đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày tái lập quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Anh và Tòa Thánh. Thánh lễ có sự tham dự của nhiều quan khách và một phái đoàn cao cấp của chính phủ Anh.

Năm 1529, vua Henry thứ Tám quyết định rằng ông ta không cần Tòa Thánh cho phép tái hôn với người khác và tự tuyên bố là thủ lãnh của một Giáo Hội ly khai là Anh Giáo, cắt đứt quan hệ với Vatican, và cấm các Giám Mục Anh giữ liên hệ với Tòa Thánh. Đi xa hơn, ông ta còn chặt đầu Thánh Thomas More là thủ tướng trong triều đình Anh quốc và Đức Hồng Y John Fisher, Giám Mục thành Rochester là những người cương quyết không chịu tuyên thệ trung thành với ông ta, và phản bội lại Tòa Thánh.

Giữa sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất, chính phủ Anh thừa nhận rằng Đức Giáo Hoàng là “một vị lãnh đạo có ảnh hưởng sâu rộng” và mưu tìm quan hệ trở lại với Vatican.

Nhận định về mối bang giao này hiện nay, Đức Hồng Y Parolin nói đây là một dịp kỷ niệm rất quan trọng để đối thoại và sử dụng các kênh truyền thông nhằm đối phó với các vấn đề của thế giới hôm nay.

Khi được hỏi về việc có những người vẫn thận trọng với sự “can thiệp” của Tòa Thánh vào các vấn đề của nước Anh, Đức Hồng Y Parolin nói rằng luôn luôn có những người lo sợ sức mạnh của Giáo Hội. Nhưng Đức Hồng Y đã trích dẫn Hiến chế Gaudium et Spes của công đồng Vatican II nói rõ rằng Giáo Hội và Nhà nước là “hai thực thể độc lập” nhưng hỗ trợ cho nhau vì lợi ích của con người.

Về những vấn đề gây tranh cãi như luật hôn nhân đồng tính ở Anh, Đức Hồng Y cho biết quan hệ ngoại giao không bị căng thẳng bởi những vấn đề này. Nhưng Tòa Thánh có thể bày tỏ quan ngại về những diễn biến liên quan đến vấn đề luân lý và điều quan trọng là cũng phải lắng nghe tiếng nói của Giáo Hội địa phương.

Về các lĩnh vực xã hội, Đức Hồng Y cho biết Toà Thánh luôn đẩy mạnh hợp tác với các chính phủ trong đó có cả Anh quốc. “Chúng tôi cũng sẵn sàng để duy trì và tăng cường sự hợp tác này”, ngài nói, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng ngừa xung đột và giải quyết, trong việc bảo vệ các quyền con người và trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Khi được hỏi về mức độ trầm trọng của chủ nghĩa hoài nghi ở Anh ngày nay, Đức Hồng Y Parolin nói thật không dễ dàng để thuyết phục mọi người, nhưng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Strasbourg đã chuyển tải các thông điệp đơn giản về tầm quan trọng của kế hoạch châu Âu, điều đã mang lại cho họ 60 năm hòa bình và phát triển. Điểm thứ hai, ngài lưu ý, Đức Thánh Cha cũng muốn mang lại niềm hy vọng và sự khích lệ cách đặc biệt cho các thế hệ trẻ hơn và đảm bảo với họ rằng nếu giải quyết một số nhược điểm đó thì có thể xây dựng một châu Âu hợp nhất.

Về khả năng có một chuyến công du khác của Đức Thánh Cha tới Anh, Đức Hồng Y cho biết Đức Thánh Cha có nhiều chuyến đi đã lên kế hoạch, đến châu Á trong năm nay, đến Philadelphia dự Hội nghị thế giới về Gia đình, sau đó ngài đang nghĩ về châu Phi, vì vậy thời điểm này không có gì chắc chắn cho việc thăm vương quốc Anh, mặc dù ngài nói rằng hy vọng một ngày nào đó một chuyến tông du như thế có thể được thực hiện để củng cố những thành quả tốt đẹp từ chuyến đi của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đến quốc gia này.

7. Hội nghị Hồi Giáo tại Đại Học Al-Azhar lên án bọn khủng bố Hồi Giáo IS

Trong một bước tiến đầy khích lệ, trong thông cáo chung được đưa ra hôm thứ Năm 4 tháng 12, 700 tham dự viên của cuộc họp thượng đỉnh các nhà khoa bảng Hồi Giáo tại Đại Học Al-Azhar đã đồng thanh lên án bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Đại học Al-Azhar tại thủ đô Cairo của Ai Cập, là tổ chức học thuật Hồi giáo hàng đầu trên thế giới học tập nơi đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai của Hồi Giáo.

Thông cáo viết:

"Chúng tôi lên án việc trục xuất cưỡng bức các Kitô hữu và các nhóm dân tộc, tôn giáo và các nhóm khác. Chúng tôi kêu gọi các Kitô hữu ở lại quê hương mà họ đã từng sống lâu dài và trong thời tiết sóng này của chủ nghĩa khủng bố tất cả chúng ta đều chịu đau khổ."

Đức Giám Mục Antonios Aziz Mina, là Giám Mục Công Giáo Coptic tại Giza, nói với hãng tin Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng hội nghị này là "một biến chuyển lịch sử."

"Đây là lần đầu tiên một tổ chức Hồi giáo có ảnh hưởng như vậy công khai chống lại lý thuyết đã được những kẻ khủng bố và cực đoan sử dụng để biện minh cho các hoạt động bạo lực. Cho đến nay các tổ chức và các học viện Hồi giáo trên thế giới đã luôn luôn tỏ ra e dè trong việc lên án những khuynh hướng cực đoan như vậy."

8. Đức Hồng Y George Pell bày tỏ lạc quan về cuộc cải cách tài chính Vatican

Trong một bài báo nhan đề “The days of ripping off the Vatican are over” – có thể dịch là “những ngày người ta có thể chỉ trích Tòa Thánh đã qua rồi” - đăng trên tờ The Catholic Herald, Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng bộ Kinh Tế Tòa Thánh bày tỏ hy vọng rằng những cải tổ trong guồng máy kinh tế Tòa Thánh được tiến hành trong năm qua đã có những thành công khả dĩ có thể bảo đảm rằng các cơ quan tài chính của Tòa Thánh từ nay sẽ không còn là đầu đề chỉ trích của giới truyền thông nữa.

Phân tích những vấn nạn trong quá khứ, Đức Hồng Y cho biết:

"Khi chúng tôi quay trở lại những năm cuối cùng trong triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô thứ 16, chúng tôi thấy những rắc rối đã quay trở lại với ngân hàng Vatican. Sau khi giám đốc ngân hàng, là tiến sĩ Ettore Gotti Tedeschi, bị một ủy ban điều hành của giáo dân sa thải, một cuộc đấu tranh quyền lực đã nổ ra và dẫn đến việc rò rỉ thông tin thường xuyên.”

Đức Hồng Y cho biết các cơ quan tài chính của Tòa Thánh đã là đầu đề chỉ trích của giới truyền thông sau khi “Paolo Gabriele, quản gia của Đức Giáo Hoàng, tán phát hàng ngàn trang photocopy các tài liệu của Vatican cho báo chí.”

"Phản ứng đầu tiên của tôi là tự hỏi làm thế nào một quản gia có thể truy cập mọi thứ, cả những thứ không dễ dàng truy cập, cho đến các tài liệu nhạy cảm. Một phần của câu trả lời nằm ở chỗ là ông ta làm việc chung trong một văn phòng lớn không được ngăn ra với hai vị bí thư của Đức Giáo Hoàng. Tất cả điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Tòa Thánh và là một cây thánh giá đè nặng lên vai Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. "

Nhìn về tương lai, Đức Hồng Y Pell nói "những cải cách gần đây được thiết kế để làm cho tất cả các cơ quan tài chính Vatican thành công cho bằng được, để họ không phải là tâm điểm chú ý của giới báo chí nữa.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y dè dặt cảnh cáo rằng các cơ quan của Tòa Thánh phải cảnh giác để tránh những vấn đề có thể vẫn xảy ra được trong năm tới hoặc lâu hơn.

9. Tổng giáo phận Dublin mở cửa cho những người vô gia cư

Phản ứng nhanh chóng trước cái chết của một người đàn ông vô gia cư đã chết vì lạnh cóng trước thềm một ngôi nhà ở thủ đô Dublin, Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin đã chỉ thị cho các cơ sở trong tổng giáo phận mở cửa đón những người vô gia cư vào trú ngụ tạm thời.

Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài tin rằng các toà nhà của Giáo Hội tại Dublin có thể cung cấp nơi tạm trú cho ít nhất 30 người vào cuối năm nay.

Một phát ngôn viên của toà giám mục nói rằng Đức Tổng Giám Mục "rất quan ngại sâu sắc về một Dublin chia rẽ sâu sắc với một số người tưng bừng mua sắm trong mùa Giáng sinh và một số người khác vô gia cư, đói rét. Số người vô gia cư sống ở Dublin đã tăng gấp ba lần kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới vào năm 2008.”

10. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ

Sáng 1 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến 11 Giám Mục của 6 giáo phận tại Thụy Sĩ và ngài kêu gọi Giáo Hội tại nước này nỗ lực duy trì đức tin sinh động tại quê hương mình.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có hai cha Bề trên của hai Đan viện biệt hạt cổ kính, Einsiedeln của dòng Biển Đức và Saint-Maurice của dòng Kinh sĩ thánh Augustino.

Trong bài huấn dụ trao cho các Giám Mục, Đức Thánh Cha nói đến sự kiện năm tới đây, 2015, Đan viện Saint-Maurice sẽ mừng kỷ niệm 1,500 năm đời sống tu trì liên tục, không hề bị gián đoạn, đây là một sự kiện ngoại thường trong toàn Âu Châu.

Ngài viết: “Anh em thân mến, anh em có trách nhiệm lớn lao và đẹp đẽ duy trì đức tin sinh động tại đất nước anh em. Nếu không có niềm tin sinh động nơi Chúa Kitô phục sinh, thì những thánh đường và đan viện đẹp đẽ sẽ dần dần trở thành bảo tàng viện, và tất cả những công trình đáng ca ngợi và các tổ chức sẽ mất hồn, và chỉ để lại mội trường chung quanh trống rỗng và những con người bị bỏ rơi”.

Ám chỉ đến một số vùng tại Thụy Sĩ, có những giáo dân chống đối Giám Mục và muốn điều khiển Giáo Hội, buộc các chủ chăn phải chiều ý họ, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Sứ mạng được ủy thác cho anh em là chăn dắt đoàn chiên, theo những hoàn cảnh, đi trước, đi giữa và đi sau họ. Dân Chúa không thể tồn tại mà không có các vị mục tử là các Giám Mục và linh mục; Chúa đã ban cho Giáo Hội hồng ân là sự kế truyền các Tông Đồ, để phục vụ sự hiệp nhất trong đức tin và để đức tin được thông truyền trọn vẹn (Xc LG 49). Đó là một hồng ân quí giá, với đoàn thể tính từ đó mà ra, nếu chúng ta biết làm cho hồng ân ấy trở nên hữu hiệu, để cao giá trị của nó để nâng đỡ nhau, để sống và dẫn dắt những người được ủy thác cho chúng ta đến cùng Chúa..”.

Trong bài huấn dụ trao cho các Giám Mục Thụy Sĩ, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các vị tiếp tục nỗ lực huấn luyện các chủng sinh, vì điều này có liên hệ tới tương lai Giáo Hội. Ngài viết: “Giáo Hội cần những LM ngày càng đạt được sự quen thuộc vững chắc với Truyền Thống và Giáo huấn của Hội Thánh, để cho mình được gặp Chúa Kitô, và trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, dẫn đưa con người trên những nẻo đường của Chúa (Xc Ga 1,40-42). Để được vậy, cần dạy cho các chủng sinh càng ngày càng ở trước mặt Chúa, đón nhận Lời Chúa, nuôi dưỡng mình bằng Thánh Thể, làm chứng về giá trị cứu độ của bí tích hòa giải và tìm kiếm những “điều thuộc về Chúa Cha” (Xc Lc 2,49).

Đức Thánh Cha viết thêm rằng: ”Trong đời sống huynh đệ các chủng sinh tìm được một sự nâng đỡ hữu hiệu đứng trước cám dỗ co cụm vào mình hoặc sống tiềm thể, và họ cũng tìm được thuốc giải độc chống lại sự cô đơn nhiều khi nặng nề. Tôi mời gọi anh em quan tâm đến các linh mục của mình, dành thời giờ cho họ, nhất là những LM đã rời xa hoặc quên ý nghĩa tình phụ tử của Giám Mục, hoặc nghĩ rằng mình chẳng cần Giám Mục. Một cuộc đối thoại khiêm tốn, chân thành và huynh đệ nhiều khi giúp một cuộc khởi hành mới”.

Trong số gần 8 triệu dân cư ở Thụy Sĩ, hiện có khoảng 43% là tín hữu Công Giáo, 33% theo Tin Lành và 1,8% theo Chính Thống giáo

11. Khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến tại Rôma

Năm Đời Sống Thánh Hiến đã được chính thức khai mạc tại Rôma vào dịp đầu năm phụng vụ mới, Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng. Thánh lễ khai mạc được Đức Hồng Y Braz de Aviz, Tổng Trưởng Bộ Tu Sĩ của Tòa Thánh, chủ tế tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào sáng Chúa Nhật ngày 30/11/2014. Trước đó, đêm canh thức đã được diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào buổi tối hôm Thứ Bảy 29/11/2014.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho tất cả bậc sống thánh hiến đã được đọc trong thánh lễ khai mạc. Trong đó, ngài bày tỏ niềm vui mừng đối với Năm Thánh Hiến và lấy làm tiếc vì không thể có mặt trong dịp trọng đại này. Đức Thánh Cha cũng ưu ái khích lệ đời sống thánh hiến qua việc đề cao dạng thức đặc biệt trong Giáo Hội của bậc sống thánh hiến, sẵn sàng “vất bỏ tất cả để bắt chước Đức Kitô”, bằng cách gợi lại điều mà ngài đã nói với các bề trên thượng cấp đã gần một năm : “Hãy lay động thế giới ! Hãy chiếu sáng thế giới bằng chứng tá ngôn sứ của mình”.

Đức Thánh Cha cũng đưa ra ba từ mấu chốt để sống trong năm này : vui tươi ; can đảm và hiệp thông. Vui tươi để cho thấy sự theo Chúa và thực hành Tin Mừng của Người tràn ngập tâm hồn. Can đảm trong việc yêu mến Chúa và gửi gắm nơi Ngài tất cả niềm tin tưởng của mình, giống như các Đấng sáng lập dòng đã làm. Hiệp thông trước hết phải được bén rễ trong mối tương quan giữa cá nhân với Thiên Chúa để trở nên những người xây dựng tình huynh đệ qua việc thực hành tình bác ái tương trợ xuất phát từ Tin Mừng đối với người nghèo khó.

Sau cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận : “Hãy chỉ cho thấy tình huynh đệ phổ quát không phải là sự ảo tưởng, nhưng chính là ước nguyện của Đức Giêsu đối với toàn thể nhân loại”.

Trong phần bài giảng, Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Tu Sĩ đặc biệt bày tỏ niềm vui mừng về buổi cảnh thức vào tối hôm trước tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, vốn đánh động nhiều người. “Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm, chúng ta muốn trao phó cho Đức Trinh Nữ Maria con đường và những hoa trái trong suốt Năm Thánh Hiến này”, Vị đứng đầu Bộ Tu Sĩ của Tòa Thánh biểu lộ.

Năm Thánh Hiến sẽ kết thúc vào ngày 02 tháng 02 năm 2016, nhân lễ Đức Mẹ Dâng Con trong đền thờ.

12. Tỷ lệ sinh sản ở phụ nữ Mỹ giảm đến mức thấp nhất chưa từng có

Tỷ lệ sinh sản ở phụ nữ ở Mỹ đã giảm đáng kể trong thời suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, và nay vẫn tiếp tục giảm. Một nghiên cứu mới đã cho biết như trên.

Tỷ lệ sinh sản ở Mỹ đã giảm tới mức thấp 1.86 - dưới mức sinh sản thay thế là 2.1, là mức duy trì sự cân bằng dân số.

The Wall Street Journal, khi báo cáo về xu hướng này, lưu ý rằng như thế Hoa Kỳ phải tăng con số nhập cư nếu không dân số Mỹ sẽ giảm xuống, với những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ có ít nhân công để thúc đẩy nền kinh tế và tiền thuế thu được không đủ để tài trợ cho người cao tuổi. Xu hướng này cũng sẽ làm giảm mức chi tiêu trong xã hội.

13. Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo xin Đức Thánh Cha hoãn cuộc tông du Sri Lanka

Một số nhà lãnh đạo Kitô giáo ở Sri Lanka đang yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoãn chuyến thăm đất nước của họ vào tháng Giêng, vì sợ rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha sẽ bị lợi dụng trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mahinda Rajapaksa.

Đại diện của phong trào Christian Solidarity đã viết thư cho Vatican, nói rằng các chính trị gia sẽ sử dụng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng như một "công cụ tranh cử". Trong thực tế, họ cho biết, hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xuất hiện trên các bích chương tranh cử của tổng thống Mahinda.

Tháng Mười vừa qua khi chính phủ công bố một cuộc bầu cử bất ngờ sẽ được tổ chức vào tháng Giêng, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Colombo đã đặt câu hỏi liệu chuyến thăm của Đức Thánh Cha đã lên kế hoạch vào tháng Giêng có nên được hoãn lại không. Thông thường Vatican cẩn thận không lên lịch tông du của Đức Thánh Cha đến một quốc gia sắp có bầu cử để tránh làm phức tạp thêm tình hình chính trị ở quốc gia đó.

14. Có rất ít tín hiệu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cởi mở hơn với Kitô giáo

Những bài nói chuyện của tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và giám đốc tôn giáo sự vụ, Mehmet Gormez trong các buổi tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy có rất ít tín hiệu là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cởi mở hơn với cộng đồng Kitô giáo tại nước này. Đó là nhận định của nhiều quan sát viên sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô từ 28 đến 30 tháng 11 vừa qua.

Tổng Thống Erdogan, trong bài diễn văn chào mừng Đức Phanxicô hôm thứ Sáu 28 tháng 11, nói rằng, đang có “một khuynh hướng rất nghiêm trọng và phát triển rất nhanh của chủ nghĩa chủng tộc, kỳ thị, và ghét bỏ người khác, nhất là kỳ thị Hồi Giáo, tại Tây Phương”.

Ông Mehmet Gormez cũng phát biểu cùng một quan điểm ấy. Ông nói: “chúng tôi cảm thấy lo lắng và ưu tư đối với tương lai khi bệnh hoang tưởng kỳ thị Hồi Giáo, một bệnh vốn rất thịnh hành trong công luận Tây Phương, đang được sử dụng làm cớ gây áp lực nặng nề, đe dọa, kỳ thị, tha hóa, và tấn công thực sự anh chị em Hồi Giáo của chúng tôi tại Tây Phương”.

Đây là lối nói phủ đầu để che dấu một thực tại vi phạm quyền tự do tôn giáo trầm trọng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một thế kỷ vừa qua với những biện pháp đa dạng như đóng cửa trường thần học duy nhất tại nước này, tịch thu các nhà thờ Kitô Giáo, trục xuất các tín hữu Kitô; Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong việc triệt tiêu dần sự hiện diện của Kitô Giáo tại nước này. Từ 20% dân số là các tín hữu Kitô, ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ người Kitô Giáo chỉ chiếm 0.2%.

Giáo Hội Công Giáo chống đối bất cứ thứ kỳ thị tôn giáo nào, dù nó đụng tới ai đi nữa. Và thực sự Đức Phanxicô cũng đã kêu gọi việc trợ giúp các di dân Hồi Giáo tại Tây Âu. Thế nhưng, không thể so sánh tình cảnh của các tín hữu Hồi Giáo tại Tây phương với những gì đang xẩy ra cho các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác tại các nước Hồi Giáo.

Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao hay cảm nghĩ bị cho ra rìa quả là những vấn đề thực sự, nhưng làm sao so sánh được với những đe dọa triệt hạ hàng loạt cộng đồng Kitô Giáo, những cuộc tấn công quy mô, trong một chương trình thanh trừng tôn giáo và diệt chủng thực sự.

Sử dụng “chiêu bài kỳ thị Hồi Giáo” làm cớ để trì hoãn không chịu hành động gì đối với chủ nghĩa cực đoan duy Hồi Giáo, nhẹ nhất, cũng bị coi là không trung thực. Mà tệ nhất, phải bị coi là đồng lõa vào việc gây ra đau khổ cho người khác.

Trên chuyến bay trở về Rôma, Đức Phanxicô cho các ký giả biết ngài đã nói với tổng thống Erdogan rằng sẽ tốt đẹp xiết bao “nếu mọi nhà lãnh đạo Hồi Giáo, kể cả các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các nhà khoa bảng, lên tiếng rõ ràng” chống lại chủ nghĩa quá khích Hồi Giáo.

Cũng trong cuộc họp báo trên, Đức Phanxicô cho hay: “tất cả chúng ta cần có sự lên án khắp thế giới, cả từ chính người Hồi Giáo, những người vốn cho rằng ‘chúng tôi không như thế. Kinh Kôrăng không như thế’”.

Ngài cũng cương quyết cảnh cáo trước tình thế của các Kitô hữu tại Trung Đông. “Thực sự, tôi không muốn dùng các từ ngữ bọc đường. Các Kitô hữu đang bị xua đuổi ra khỏi Trung Đông. Đôi khi, như ta thấy ở Iraq, khu vực Mosul, họ phải ra đi trong khi phải để lại mọi sự”.

15. Đức Thánh Cha kêu gọi xã hội phải cộng tác để tạo điều kiện cho người phụ nữ lo lắng cho gia đình

“Tương lai của nhân lọai là ở nơi gia đình”, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định như vậy khi ngài kêu gọi làm sao để cho “ phụ nữ không vì những lý do kinh tế mà phải chấp nhận những công việc quá khó nhọc và những giờ giấc quá khó khăn”, trong khi vẫn phải có trách nhiệm bên trong gia đình.

Ngài khẳng định : “Những công việc của phụ nữ trong mọi đẳng cấp của gia đình, cũng là những đóng góp không thể thiếu được cho tương lai của xã hội” .

Đức Thánh Cha đã gửi điện văn cho các tham dự viên của Đại Hội Gia Đình được tổ chức tại Riva del Garda từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 12 với chủ đề : "Hệ thống môi sinh của đời sống và việc làm. Phụ nữ lao động và sanh sản, sự an vui và tăng trưởng về kinh tế ".

Đại hội có mục đích cung ứng các đường lối họat động để cho gia đình “được bênh vực hơn trong khuôn khổ xã hội, văn hóa và chính trị” của nước Ý.

Trong điện văn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến “vai trò không thể thay thế và rất căn bản của gia đình trong xã hội dân sự và trong cộng đồng Giáo Hội” vì “tương lai của nhân lọai là ở nơi gia đình”.

Ngài khuyên các tham dự viên tìm kiếm các giải pháp cụ thể để “dung hòa các bổn phận đối với gia đình và xã hội, đặc biệt trong các mối tương quan giữa đời sống chức nghiệp và đời sống gia đình” : đó là “thực hành sự liên đới và hỗ trợ, nghĩa là một tương quan năng động giữa công cộng và tư nhân, giữa công sở và gia đình.”

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh về việc làm của phụ nữ : “nhiều phụ nữ yêu cầu xã hội cần phải biết nhiều đến quyền lợi của họ, đến những giá trị mà họ đem lại cho gia đình và xã hội”.

“Một số người cảm thấy mệt mỏi và bị đè nén bởi sức nặng của bổn phận và việc làm, mà không tìm được sự giúp đỡ và thông cảm.” Ngài kêu gọi “hành động để cho phụ nữ không bị bó buộc phải chấp nhận những việc làm quá nặng nề và giờ giấc khó khăn vì những lý do kinh tế”, trong khi họ “vẫn phải thực thi trách nhiệm của một người chủ gia đình và giáo dục con cái”

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi làm sao cho “các gia đình được hưởng trợ giúp thích nghi từ chính phủ và các cơ quan cho việc sinh sản và giáo dục con cái”.

Cuối cùng ngài bầy tỏ ưu tư về nạn thất nghiệp trong giới trẻ : “sự thất nghiệp làm cho con người mất tinh thần, họ cảm thấy mình sống vô ích, và làm cho xã hội nghèo nàn đi”. Não trạng trên hình thành vì thiếu sự hỗ trợ của các quyền lực hữu hiệu và có thiện chí.

16. Đức Thánh Cha tiếp kiến Ủy ban Thần học Quốc tế

Sáng thứ Sáu 5 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Ủy ban thần học quốc tế vừa kết thúc khóa họp toàn thể tại Vatican. 30 thần học gia quốc tế nhóm khóa họp đầu tiên trong nhiệm kỳ 5 năm, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, cũng là chủ tịch của Ủy ban.

Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã nêu bật những đặc tính mà nhà thần học Công Giáo phải có. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Nhà thần học trước tiên là một tín hữu lắng nghe Lời Chúa hằng sống và đón nhận Người trong tâm trí. Nhưng nhà thần học cũng phải khiêm tốn lắng nghe “điều mà Chúa Thánh Linh nói với các Giáo Đoàn” (Kh 2,7), qua những biểu thị khác nhau của đức tin được sống thực nơi dân Chúa.

Trong số các thành viên Ủy ban thần học quốc tế hiện nay có 5 phụ nữ, tức là gấp 5 lần so với trước đây. Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Sự hiện diện này trở thành một lời mời gọi suy tư về vai trò mà phụ nữ có thể và phải giữ trong lãnh vực thần học. Thực vậy, “Giáo Hội nhìn nhận đóng góp không thể thiếu được của phụ nữ trong xã hội, với một sự nhạy cảm, một trực giác, và một số khả năng đặc thù thường là những đặc tính riêng của phụ nữ hơn là của nam giới.. Tôi hài lòng vì thấy có nhiều phụ nữ cống hiến những đóng góp mới cho suy tư thần học” (Evangaudium, 103). Như thế, do thiên tài nữ giới, để mưu ích cho tất cả mọi người, các nữ thần học gia có thể nêu bật một số khía cạnh chưa được khai phá trong mầu nhiệm khôn lường của Chúa Kitô trong đó có giấu ẩn tất cả những kho tàng khôn ngoan và tri thức”

17. Đức Thánh Cha ký tuyên ngôn chung chống nạn nô lệ mới

Sáng ngày 2 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo khác, ký tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm cộng tác loại bỏ vĩnh viễn hình thức nô lệ mới trước năm 2020.

Cùng ký vào tuyên ngôn còn có Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo Justin Welby, các vị lãnh đạo Chính Thống, Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo đến từ nhiều quốc gia. Sáng kiến lịch sử này do tổ chức gọi là Global Freedom Network (Mạng tự do trên thế giới), đề xướng. Tổ chức này được hình thành để loại trừ nạn buôn người và các hình thức nô lệ mới trên thế giới ngày nay.

Lễ nghi ký tuyên ngôn chung diễn ra lúc 11 giờ 15 sáng tại trụ sở của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở Nội thành Vatican.

Lên tiếng trong dịp này, sau khi cám ơn tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo và những người hiện diện, Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

“Được sự tuyên xưng tín ngưỡng soi sáng, chúng ta họp nhau nơi đây do một sáng kiến lịch sử và để thực hiện một hành động cụ thể: tuyên bố chúng ta sẽ cộng tác với nhau để loại trừ tai ương kinh khủng là sự nô lệ tân thời dưới tất cả mọi hình thức của nó.

“Sự bóc lột thể lý, kinh tế, tính dục và tâm lý người nam, người nữ, trẻ em nam nữ, hiện đang xiềng đích hàng triệu người trong tình trạng vô nhân đạo và tủi nhục. Mỗi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình thương và tự do, Đấng hiến thân trong các quan hệ giữa con người với nhau... Bất kỳ quan hệ kỳ thị nào đều không tôn trọng xác tín cơ bản theo đó người khác cũng là người như chúng ta, và hành động đó là một tội ác. Và bao nhiêu lần có những tội ác kinh khủng!

Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Vì thế chúng ta tuyên bố nhân danh tất cả và từng người rằng nạn nô lệ tân thời, trong tương quan với nạn buôn người, cưỡng bách lao động, mại dâm và buôn bán cơ phận, là tội ác xúc phạm đến nhân loại. Các nạn nhân thuộc mọi giai tầng, nhưng nhất là những người nghèo khổ và dễ tổn thương nhất trong các anh chị em của chúng ta.

“Nhân danh họ chúng ta kêu gọi các cộng đoàn của chúng ta hãy hành động, để hoàn toàn loại bỏ mọi sự tước đoạt tự do của cá nhân với mục đích bóc lột con người và thương mai; nhân danh họ chúng ta đưa ra tuyên ngôn này.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng mặc dù có những cố gắng lớn của nhiều người, tệ nạn nô lệ tân thời tiếp tục là một tai ương kinh khủng trên thế giới, kể cả dưới hình thức du lịch.. Tội ác này nấp sau những thói quen bề ngoài và được chấp nhận, nhưng trong thực tế, các nạn nhân của chúng ở trong tình trạng mại dâm, buôn người, cưỡng bách lao động, làm việc như nô lệ, cắt chặt cơ phận, bán cơ phận và tiêu thụ ma túy, bắt trẻ em làm việc.

Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có tín ngưỡng, các vị lãnh đạo, chính quyền, xí nghiệp, mọi người nam nữ thiện chí, hãy quyết liệt hỗ trợ và tham gia các phong trào chống nạn nô lệ tân thời dưới mọi hình thức”

“Được sự nâng đỡ của các lý tưởng trong tín ngưỡng và các giá trị nhân bản chung, tất cả chúng ta có thể và phải giơ cao ngọn cờ các giá trị tinh thần.. . Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay ơn được hoán cải chính mình thành tha nhân của mỗi người không phân biệt ai, luôn tích cực giúp đỡ những người chúng ta gặp trên đường.”

18. Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng thống Mozambique

Hôm 04/12/2014, Tổng thống Mozambique Armando Emilio Guebuza đã hội kiến lần đầu tiên với Đức Giáo Hoàng tại Vatican. Trong cuộc hội kiến ngắn, hai vị đã thảo luận về bất bình đẳng xã hội, đói nghèo và giải trừ quân bị.

Hai vị lãnh đạo cũng thảo luận về vai trò của Giáo Hội trong việc thúc đẩy hòa bình và hòa giải, nhất là trong bối cảnh những bạo lực quá khứ trên đất nước này. Mozambique giành độc lập vào năm 1975, sau đó đã rơi vào cuộc nội chiến kéo dài 15 năm.

Sau khi giới thiệu đoàn tùy tùng của mình với Đức Giáo Hoàng, Tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một bức tranh đầy màu sắc mang tên "Tạ ơn mẹ", do nghệ sĩ André Macie thực hiện. Đức Giáo Hoàng đã trao tặng vị Tổng thống một bản sao Tông huấn Niềm vui Phúc Âm của ngài cùng với một huy chương Thánh Martin thành Tours.

Mozambique là một trong những nước nghèo nhất và có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất thế giới. Giáo Hội điều hành hàng loạt các tổ chức bác ái ở đất nước này để giúp những người nghèo. Theo ước tính, Mozambique có 28 phần trăm dân số là người Công Giáo.

19. Nạn buôn cơ phận người trên thế giới

Cũng trong buổi sáng ngày 2 tháng 12, tại trụ sở của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học ở Nội thành Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị lãnh đạo tôn giáo khác, cũng ký một tuyên ngôn chung khác chống lại nạn buôn cơ phận người.

Theo bản tường trình năm 2007 của các chuyên viên Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới hàng năm trên toàn cầu có 21,000 vụ ghép gan, 66,000 vụ ghép thận và 6,000 vụ ghép tim. Năm phần trăm các cơ phận phát xuất từ chợ đen với các lợi nhuận lên đến 1,2 tỷ mỹ kim. Và các vụ buôn bán cơ phận bất hợp pháp này ngày càng gia tăng tạo thành cả một siêu thị quốc tế buôn bán cơ phận người. Năm 2004 Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới đã kêu gọi các quốc gia thành viên có các biện pháp che chở các nhóm người yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất chống lại nạn du lịch cấy ghép cơ phận và bán các mô và cơ phận người, cũng như đề phòng nạn buôn bán cơ phận xuyên quốc gia.

Các quốc gia chính bán cơ phận người là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Philippines, và Colombia. Trong khi người mua cơ phận thuộc các các nước kỹ nghệ giầu tại Âu châu, Hoa Kỳ, các nước vùng Vịnh Ba Tư, Israel, Nhật Bản, Australia và Canada. Và đa số các nạn nhân của kỹ nghệ buôn bán cơ phận người là dân nghèo, thường khi gồm cả trẻ em, bị áp lực, hay bị dụ dỗ bán cơ phận để gia đình có thể sống còn. Họ chỉ nhận được một số tiền rất nhỏ nhoi, trong khi những kẻ ăn cắp cơ phận bán lại chúng với gía đắt hơn vàng.

Bên châu Mỹ Latinh người ta rao bán cơ phận trên báo chí. Bên Indonesia các nhà báo chụp được hình của một người cha cầm bảng rao bán cơ phận mình ngoài đường phố để có tiền cho con ăn học. Tại Ấn Độ và Pakistan hằng năm có 2.000 người bán cơ phận, thường là thận.

Tuy nhiên, trong thị trường buôn bán cơ phận người, Trung Quốc đứng hàng đầu. Điều tệ hại hơn nữa là đa số các cơ phận đều là các cơ phận ăn cướp từ các tù nhân. Theo bản tường trình của Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới trong năm 2005 Trung Quốc đã bán 12,000 trái thận và 900 lá gan của các tù nhân bị hành quyết cho các người Hoa giầu có, hay cho các người ngoại quốc không thể chờ đợi một cơ phận hợp pháp.