Ngày 09-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa đến mang lại niềm vui
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
08:29 09/12/2011
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG B
+++
A. DẪN NHẬP

Người ta thường nói : Đời là bể khổ hoặc đời là thung lũng nước mắt. Đối với chúng ta đời không hẳn là như thế, mà ta có thể nói : cuộc đời có rất nhiều đau khổ, đầy gian nan thử thách, và chúng ta có thể biến tất cả thành niềm vui nếu chúng ta biết đặt niềm tin vào Chúa, Đấng là nguồn vui bất tận.

Qua các bài đọc Chúa nhật hôm nay, Giáo hội mời gọi ta sống trong niềm vui chờ đợi Giáng sinh. Chúa sẽ đến cứu chúng ta, ngày giờ Chúa đến không được xác định. Trong thời gian chờ đợi có lẽ chúng ta lo âu, buồn phiền và nghĩ rằng hy vọng của mình có thể là ảo tưởng, niềm tin của mình xem ra hão huyền.

Không, chúng ta hãy vững tin, đừng thất vọng. Thánh Phaolô thúc giục chúng ta :”Anh em hãy vui mừng luôn mãi”(bài đọc 2). Tuy trên bước đường chờ đợi có gặp nhiều khó khăn, nhiều gian nan thử thách, nhưng chúng ta là Kitô hữu, hãy cứ mạnh tiến, với tâm hồn tin tưởng và phấn khởi. Đức Kitô đang ở đó, vẫn âm thầm hiện diện, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ gặp gỡ Ngài ở cuối đường. Sống trong Mùa Vọng, chúng ta hãy sống với tư tưởng này : Chúa đã gần đến, nên ta hãy trút mọi phiền sầu và hãy vui lên.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Is 61,1-2a.10-11

Dân Israel bị bắt đi lưu đầy ở Babylon 70 năm trường. Vài năm trước khi kết thúc cuộc lưu đầy, tiên tri Isaia đã loan tin mừng cho dân, báo cho họ biết là sắp được giải thoát, họ sẽ không còn bị đè nén, ức hiếp bởi kẻ thù nữa.

Họ sẽ được trở về quê cha đất tổ của mình, tuy còn là những người nghèo khổ, đụng phải những khó khăn nghiêm trọng, hoàn toàn thiếu phương tiện vật chất, bị những người lân cận sách nhiễu và thù ghét, nhưng trước mặt Thiên Chúa, họ không còn là những người bị ruồng rẫy, trái lại, họ mới là chính đối tượng Thiên Chúa dành cho mối tình âu yếm.

Như vậy, tiên tri Isaia đã đem đến cho những người khốn khó này một sứ điệp hy vọng, nhằm an ủi họ và cũng khơi dậy niềm vui trong họ, là những kẻ được Thiên Chúa yêu hơn cả :”Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao” (Is 61,10) . Sau này, trong bài Magnificat, Đức Maria đã lấy lại tâm tình này, và Đức Giêsu, tại hội đường Nazareth, cũng áp dụng ý tưởng này cho bản thân mình.

+ Bài đọc 2 : 1 Tx 5,16-24

Trong thư gửi cho tín hữu Thessalonica, thánh Phaolô nhắc nhở họ hãy vui tươi vì đã được Thiên Chúa cứu độ :”Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng”. Nhưng dù sao, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải quan tâm đến ngày Quang lâm hay ngày Chúa trở lại. Phải chuẩn bị cho ngày đó .

Phải chuẩn bị bằng cách nào ? Theo thánh Phaolô, phải chuẩn bị bằng cách sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần, trong bình an và vui tươi nhờ cầu nguyện, theo đuổi điều thiện hảo, tin tưởng nơi Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Nếu làm được như thế là chúng ta đã sẵn sàng đón tiếp Đức Kitô, cho dù không biết ngày nào Ngài trở lại.

+ Bài Tin mừng : Ga 1,66-8.19-28

Trong bài Tin mừng tuần trước, thánh Gioan Tẩy giả đã hô hào dân chúng dọn đường cho Chúa đến, hôm nay, Ngài tự giới thiệu cho người Do thái Ngài chỉ là người làm chứng và sửa soạn cho Chúa đến. Gioan đi rao giảng phép rửa thống hối, từng đoàn người tấp nập kéo đến bờ sông Giorđan xin chịu phép rửa. Việc này chứng tỏ ảnh hưởng của Gioan đã lan rộng khắp vùng, làm cho các nhà chức trách phải thắc mắc : Ông này là ai ? Ông có ý đồ gì không ?

Vì thế, nhà chức trách gửi một số tư tế và mấy Lêvi đến điều tra xem Gioan là ai ? Câu hỏi chỉ xoay quanh tư tưởng chủ chốt : “Ông có phải là Đấng Messia không” ? Gioan đã trả lời thẳng thắn : Ông không phải là Đấng Messia, cũng không phải là Elia, thậm chí cũng không phải một trong các tiên tri thời xưa trở lại. Ông chỉ khẳng định : Ông là sứ giả có trách nhiệm dọn đường cho Chúa thôi. Còn phép rửa của ông làm chỉ là dọn đường mở lối cho phép rửa chính thức của Đấng Cứu thế. Nhưng ông nhấn mạnh cho họ tư tưởng này : Đấng Cứu thế đang ở giữa họ, mà họ không biết.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Làm chứng cho Chúa

I. GIOAN, ÔNG LÀ AI ?

Đã từ 400 năm, tiếng nói tiên tri đã im bặt, bây giờ với Gioan, tiếng nói ấy lại vang lên. Qua đó một số người đã ngưỡng mộ ông Gioan Tẩy giả đến độ dành cho ông địa vị cao hơn địa vị thích đáng, còn cao hơn cả Đức Giêsu. Tiếng nói của Gioan đã vang dội và đánh động nơi nhiều người.

Cấp lãnh đạo Do thái sợ Gioan chiếm mất địa vị của mình, đã sai mấy tư tế và Lêvi đến điều tra xem Gioan là ai. Họ sợ ông là Êlia sống lại, người đã thiêu sống hơn 500 tư tế của hoàng hậu Giêzabel thời vua Achab. Họ sợ ông là một tiên tri, như bao tiên tri của Thiên Chúa, đến đe dọa họ, đưa những tin làm đảo lộn thời thế, làm mất quyền lợi địa vị của họ. Họ phải đề phòng, kiểm soát, canh chừng mọi bất trắc xẩy ra. Họ đã biết có nhiều người được dân coi là Đấng Cứu thế, nổi lên chống ngoại bang, làm cho bao nhiêu người phải chết lây, nhất là tầng lớp lãnh đạo tôn giáo lại càng sợ đế quốc tiêu diệt.

Vì vậy, cấp lãnh đạo tôn giáo sai tư tế và Lêvi đến đặt câu hỏi, yêu cầu Gioan phải trả lời cho ho biết : Ông là ai ?

1. Gioan là Đấng Messia ?

Tâm lý chung của các nước các dân bị trị đều mong có một vị cứu tinh nào đến giải phóng họ khỏi cảnh kìm kẹp của ngoại bang. Dân Do thái đang sống trong tâm trạng đó. Họ tin rằng họ là dân tuyển chọn của Giavê, họ không nghi ngờ gì về việc chẳng chóng thì chầy Thiên Chúa sẽ can thiệp để cứu dân Ngài. Không phải chỉ có một quan niệm về Đấng Messia : có người tin rằng Đấng Messia sẽ đem lại hòa bình cho cả thế giới. Có người trông chờ Ngài sẽ cai trị đất nước bằng sự công chính. Có người trông chờ có một siêu nhân đến từ Thiên Chúa. Nhưng đa số trông mong một vị tướng lãnh vô địch sẽ cầm đầu quân đội quốc gia Do thái đi chinh phục cả thế giới.

Trước câu hỏi đó, Gioan hoàn toàn bác bỏ danh xưng Messia, nhưng lại tiết lộ một phần khác. Trong tiếng Hy lạp có vẻ như Gioan muốn nói : “Tôi không phải là Đấng Messia, nhưng Đấng Messia đang có mặt ở đây mà các ông không biết”.

2. Gioan là tiên tri Êlia ?

Người Do thái tin rằng tiên tri Êlia và ông Hênốc đã được đưa về trời trên chiếc xe bằng lửa, và khi Đấng Messia giáng lâm, Êlia sẽ trở lại để loan báo trước, và chuẩn bị cho thế gian tiếp rước Ngài. Họ tin rằng Êlia sẽ đến sắp xếp lại mọi công việc cho người Do thái : dàn xếp những bất hòa, đem lại sự đoàn kết và nối lại các gia đình. Niềm tin rằng Êlia phải đến trước Đấng Messia bắt nguồn từ Malakia 4,5. Người ta còn tin rằng chính Êlia xức dầu cho Đấng Messia làm vua cũng như cho tất cả các vị vua được xức dầu. Nhưng Gioan tẩy giả đã bác bỏ mọi vinh dự đó.

3. Gioan là một tiên tri nào đó ?

Nhiều người Do thái tin Isaia và đặc biệt là Giêrêmia hoặc một trong các vị anh hùng cứu nước như Samuel, Maisen... sẽ có ngày trở lại. Niềm tin đó dựa vào sách Đệ nhị luật (18,15) nói có vị tiên tri sẽ xuất hiện. Đó là lời hứa dân Do thái không khi nào quên. Họ chờ đợi sự xuất hiện của một nhân vật sẽ là tiên tri vĩ đại nhất. Họ hỏi Gioan có phải là một trong các vị tiên tri được hứa trong sách Đệ nhị luật không ? Một lần nữa, Gioan Tẩy giả trả lời là “không”. Sự thực ngài cũng là tiên tri, nhưng không phải là tiên tri theo sách Đệ nhị luật nói.

4. Gioan là người làm chứng ?

Để trả lời cho họ, Gioan không trả lời trực tiếp : Tôi là Tiền sứ của Chúa Cưu thế vì ông khiêm tốn nhưng ông mượn lời tiên tri Isaia :”Tôi chỉ là tiếng hô trong hoang địa : hãy dọn đường cho Chúa.

Muốn hiểu rõ câu nói đó của Gioan Tẩy giả, ta nên nhớ rằng những con đường ngày xưa chỉ có một ít là trải sỏi hoặc đá, còn đa số là những con đường lầy lội. Khi một vị vua muốn đi thăm một tỉnh nào đó trong vương quốc của mình, ông sẽ sai một người “tiền hô” tới đó trước để báo cho dân chúng lấp đầy những hố, những vũng bùn, và làm cho những con đường thẳng thắn lại. Người “tiền hô” còn một điều nữa phải làm là dạy cho dân chúng những nghi thức tiếp tân thích hợp để đón nhà vua tới. Gioan Tẩy giả cũng lưu ý tới thái độ tiếp tân cần phải có để đón Chúa tới. Ông nói :”Hãy ăn năn hối cải tội lỗi mình và hãy lãnh nhận phép rửa”.

Tóm lại, chúng ta có thể diễn đạt toàn bộ sứ điệp của Gioan như sau :”Tôi không phải là Đấng Cứu thế, nhưng tôi là người “tiền hô” cho Ngài. Hãy chuẩn bị vì Ngài sắp đến”. Gioan đã làm những gì mà mọi vị lãnh đạo tôn giáo đích thực phải làm. Ông không để cho người ta chú ý tới ông, mà hướng mọi sự chú ý của họ vào Đức Giêsu.

Còn một điều khác làm cho phái đoàn Do thái thắc mắc : Gioan lấy quyền gì mà làm phép rửa ? Nếu ông là Đấng Messia, là Êlia hay là một tiên tri thì ông mới có quyền làm ! Nhưng bằng một giọng thản nhiên, Gioan nói rõ : ông là tiên tri dọn đường Chúa Cứu thế thì cố nhiên phép rửa của ông cũng chính là phép dọn đường mở lối cho phép rửa chính thức của Đấng Cứu thế. Và ông nhấn mạnh thêm : Chúa Cứu thế đã đến rồi và hiện nay đang ở giữa họ, thế mà họ đã không nhận ra Ngài.

II. KITÔ HỮU, NGƯỜI LÀ AI ?

1. Là chứng nhân của Chúa

Kitô hữu là người được mang danh Chúa Kitô, danh hiệu này đã được thánh Phaolô lần đầu tiên gọi các tín hữu ở Antiochia. Kitô hữu là người thuộc về Chúa Kitô, được đồng hoá với Chúa Kitô đang sống giữa chúng ta. Chúng ta không như người Do thái phải mất mấy thế kỷ mong đợi Đấng Cứu thế đến. Hơn nữa, cũng không phải sống lại những biến cố đã qua. Đức Kitô đã đến. Ngài đang có đó. Liên tục hiện diện giữa chúng ta để loan báo Tin mừng cho người nghèo, để chữa lành các tâm hồn bị tan vỡ và giải thoát những kẻ bị xiềng xích.

Tuy Chúa Cứu thế đã đến rồi và ở giữa chúng ta, nhưng trong thực tế , chúng ta có nhận ra sự hiện diện của Ngài không ? Phải chăng lời khiển trách của Gioan Tẩy giả lại không nhằm đến chúng ta, cũng như những người Do thái đời ông :”Giữa các ngươi có một Đấng , mà các ngươi không biết”. Do đó, lời mời gọi khẩn thiết được trao gửi cho ta, giúp chúng ta dễ chấp nhận những nỗ lực và hy sinh cần thiết, để từ bỏ mọi kiêu căng, thoát khỏi những lố lăng trần thế, hầu nhận biết Đức Kitô.

Truyện : Tình nghĩa vợ chồng.
Tại một trung tâm bài phong, đa số các bệnh nhân đều buồn chán, vì cảm thấy bị bỏ rơi và bị mọi người xa lánh. Tuy nhiên, có một người vẫn còn biết cười và vẫn còn tiếp tục tạ ơn khi được giúp đỡ. Vị nữ tu coi sóc trung tâm muốn tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân của phép lạ này. Sau nhiều ngày theo dõi, vị nữ tu mới khám phá rằng, xuyên qua một lỗ nhỏ trên vách tường ngăn cách trung tâm với thế giới bên ngoài, ngày ngày có một người đàn bà đến nhìn vào và mỉm cười rất trìu mến. Đó là tất cả sức mạnh và niềm hy vọng của người đàn ông xấu số. Mỗi ngày ông chờ đợi nụ cười ấy, khuôn mặt người đàn bà khi xuất hiện, mỉm cười và biến mất. Người đàn ông duy nhất còn biết cười nơi trung tâm bài phong đó đã giải thích cho vị nữ tu đó như sau :

“Người đàn bà ấy chính là vợ tôi ; trước khi tôi đến đây, nàng đã tìm đủ mọi cách để chữa chạy cho tôi. Mỗi ngày nàng lau chùi một khoảng nhỏ trên khuôn mặt tôi và đặt lên đó một cái hôn. Nhưng cuối cùng nàng không thể giữ tôi lâu hơn, người ta đã đến đưa tôi vào trung tâm này, nhưng vợ tôi đã không bỏ tôi, mỗi ngày nàng đến nhìn qua vách tường và mỉm cười với tôi. Nhờ nàng, tôi biết rằng tôi vẫn còn sống, nhờ nàng, tôi vẫn còn muốn sống”.

Người vợ đã làm sống lại niềm tin của chồng. Ông ta không còn thất vọng, không bi quan, không chán đời và còn muốn sống vì đã được tình thương của người vợ ấp ủ. Chính tình yêu của người vợ đối với chồng đã làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa đối với loài người.

Người Kitô hữu cũng là chứng nhân của Đức Kitô trong cuộc sống. Về điểm này, nhà Thần học, linh mục Teilhard de Chardin đã ví von rất sống động :”Ánh sáng xuyên qua những đám mây, người ta đoán là có mặt trời trên đó. Nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người cũng đoán được có Đức Kitô”.

Người vợ trong câu chuyện kể trên phản ảnh một tấm gương sáng ngời về lòng thương người, luôn quan tâm tới người khác, sẵn sàng hy sinh cho tha nhân vì tình yêu Đức Kitô như thánh Phaolô nói :”Caritas Christi urget me” : Tình yêu Đức Kitô thúc đẩy tôi.

Mục sư Martin Luther King nói :”Chúng ta không làm chứng chỉ bằng lời nói, mà còn làm chứng bằng cả cuộc sống của mình”, đúng như người ta nói :

Lời nói như gió lung lay,
Gương bày như tay lôi kéo.

Có những tâm hồn dần dần được cải hóa nhờ việc làm của ta, nhưng chính ta lại không ngờ.

J. Basquin nói :”Sống chứng nhân không phải là đuổi theo các tâm hồn, mà là sống làm sao để các tâm hồn chạy theo ta”.

Ước gì nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người có thể nói như đã nói về thánh Gioan Vianney :”Tôi đã thấy Thiên Chúa trong một người”.

2. Chờ đợi ngày Chúa trở lại

Người Kitô hữu luôn nhớ lời Chúa hứa mà phấn khởi trong cuộc sống :”Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến, và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó” (Ga 14,3).

Trong suốt Mùa Vọng, Giáo hội hướng lòng chúng ta về Chúa Kitô như một điểm qui chiếu. Giáo hội hành động giống như vị “tiền hô” của Ngài. Và cuối cùng Giáo hội giải thích cho chúng ta phải chuẩn bị đón Ngài như thế nào.

Mùa Vọng nói với chúng ta về việc Đức Giêsu đến. Ngài không phải chỉ đến trong dòng lịch sử như chúng ta vẫn mừng và kỷ niệm ngày lễ Giáng sinh, mà còn đến lần chót vào cuối dòng lịch sử nữa, để lúc ấy sẽ có trời mới đất mới.

Và việc Chúa sẽ trở lại lần thứ hai với loài người trong ngày chung thẩm, Tin mừng thánh Matthêu còn ghi rõ :”Khi con người đến với tư cách là vị Vua, Ngài sẽ ngồi trên ngai vàng của Ngài, và toàn dân thiên hạ đều qui tụ trước mặt Ngài. Lúc đó Ngài phân chia họ ra thành hai nhóm, y như người chăn tách chiên ra khỏi dê... Nhà Vua sẽ nói với những người ở bên phải : Hãy đến, hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc ! Hãy đến và lãnh lấy Nước Trời làm cơ nghiệp... Rồi Ngài nói với những người ở bên trái : Hãy đi khỏi mặt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25,34-41).

3. Chờ đợi trong niềm vui

Đối với Kitô hữu, cuộc sống ở trần gian này là thời gian chờ đợi Chúa đến. Chúa đến trong ngày chung thẩm và Chúa đến với ta trong ngày sau hết của đời mình. Đời là một cuộc lữ hành đi về trời. Trong cuộc lữ hành đó có buồn vui sướng khổ xen lẫn nhau. Nhưng trong bài Thánh thư hôm nay, thánh Phaolô khuyên tín hữu Thessalonica :”Anh em hãy vui mừng luôn mãi”(Tx 5,16).

Tại sao Ngài khuyên chúng ta “hãy vui mừng luôn mãi” ? Ngài bảo chúng ta hãy vui mừng vì chúng ta đã được Thiên Chúa cứu độ :”Linh hồn tôi nhảy mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”. Ngoài ra, chúng ta là con cái Chúa, con cái Chúa thì phải vui luôn, vui trong lúc buồn, vui trong lúc khổ, vui trong thất bại vì tất cả nằm trong thánh ý Thiên Chúa.
Làm sao chúng ta mang một nét mặt buồn rầu khi chúng ta đến gần Chúa là nguồn vui, như lời thánh vịnh nói :”Tôi sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa, Đấng làm cho tuổi thanh xuân tôi được vui tươi”. Chúa là nguồn vui, tại sao gần nguồn vui mà lại buồn ? Ta hãy bắt chước thánh nữ Têrêsa Hài đồng mà chấp nhận trong vui tươi :

Vâng, con sẽ hát, con còn hát mãi
Dù trăm gai con vẫn hái hoa hồng.
Gai càng nhọn, tiếng con hát càng trong
Gai càng dài, lời ca càng thánh thót.
(Têrêsa Hài đồng)

Truyện : Kịch sĩ hài lại buồn
Người ta cho biết tại một thành phố kia có một kịch sĩ nổi tiếng vì tài nhạo cười. Ai buồn đến đâu, khó tính đến mấy nếu nghe kịch sĩ này pha trò thì thế nào cũng phải bật cười.
Cũng trong thành phố ấy có một nhà tâm lý nổi tiếng chữa được hầu hết mọi tâm bệnh. Ngày nọ một người đàn ông đứng tuổi, mặt mày rầu rĩ đến xin gặp nhà tâm lý.
Được nhà tâm lý hỏi nguyên do, ông trả lời :
- Thưa bác sĩ, tôi là một người thiếu hạnh phúc, cuộc đời tôi quá buồn khổ. Bác sĩ có cách nào làm cho tôi vui được không ?
Nhà tâm lý hỏi :
- Ông có quá túng thiếu về tiền bạc không ?
Ông đáp :
- Thú thật với bác sĩ, tôi là người khá giầu.
Nhà tâm lý hỏi tiếp :
- Thế vợ con ông ra sao ?
Ông ta gật đầu nói :
- Tôi có một người vợ vừa hiền vừa đẹp và mấy đứa con rất dễ thương.
Sau khi hỏi thêm một vài điều khác, nhà tâm lý đề nghị :
- Tôi nghĩ ông nên đến nghe kịch sĩ nổi tiếng trong thành phố chúng ta. Thế nào ông cũng quên đi được nỗi buồn chán và tìm lại được niềm vui.
- Thưa bác sĩ, tôi xin cám ơn lời khuyên của bác sĩ. Nhưng... Tôi lại chính là kịch sĩ đó !

Nghe câu chuyện có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế là vậy. Một con người có biệt tài làm cho người khác dù buồn chán đến đâu cũng phải vui lên được mà chính mình lại là nạn nhân của sự buồn rầu. Cái mâu thuẫn đó dễ hiểu vì kịch sĩ đó ngay trong tâm hồn không có nguồn vui thì làm sao mình cảm thấy vui được ? Niềm vui đích thực chỉ đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là chính niềm vui vĩnh cửu cho chính Ngài và từ nơi Ngài, niềm vui ấy được trao ban cho con người.

Chúa Giêsu chính là hiện thân niềm vui của Thiên Chúa. Từ cung lòng Chúa Cha, Ngài đến báo tin vui cho nhân loại và giải thoát con người khỏi mọi sầu khổ đau thương gây nên bởi tội lỗi và sự chết. Ngài đã đem niềm vui đó đến với nhân trần trong đêm Giáng sinh tại Belem : Vinh danh Thiên Chúa tên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương.

Trong Mùa Vọng này, chúng ta hãy đến với Chúa. Gặp gỡ Chúa là đến với nguồn vui bất tận, có niềm vui Thiên Chúa trong lòng mình, chúng ta sẽ làm cho người khác hưởng được niềm vui chân thật và bền vững.

Chúng ta hãy nhớ một câu trong bản nhạc rất hay của nhạc sĩ trứ danh Sebastian Bach :“Lạy Chúa Giêsu su, xin cho niềm vui của con luôn tồn tại, để niềm vui đó đem lại niềm vui cho những người khác”.

Lạy Chúa, xin hãy đến : Maranatha, xin viếng thăm và ban cho chúng con niềm vui Giáng sinh bất tận.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:14 09/12/2011
TUỔI CHÓ
N2T

Người nọ cùng với người bạn vào quán rượu để uống rượu, nhìn thấy bạn không những biết uống rượu mà còn có sức ăn, anh ta cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi thì mới biết bạn mình là tuổi con chó.
Anh ta tự nói một mình:
- “May là hắn ta tuổi chó, nếu hắn ta tuổi con cọp thì không phải mình cũng bị hắn xơi tái sao ?”

Suy tư:
Không phải người tuổi con khỉ thì chỉ thích ăn trái cây, nhưng ai cũng có thể ăn trái cây; không phải những người tuổi con chó mới có sức ăn sức uống, nhưng những người khỏe mạnh làm việc nặng nhọc thì cũng có sức ăn sức uống. Cũng vậy, làm việc bác ái thì ai cũng làm được, nhưng làm vì Chúa Giê-su thì dễ có mấy ai ?
Có rất nhiều người mời bạn bè ăn uống, nhưng có mấy ai mời những người nghèo khó đến ăn với mình như Chúa Giê-su đã dạy: “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”. (Lc 14, 13-14)
Không phải ai được mời dự tiệc cũng đều vui vẻ thật tình, nhưng thấy bạn bè ăn uống thật tình khi chúng ta mời họ thì chúng ta nên vui vẻ, bởi vì không những họ ăn những thức ăn vật chất chúng ta mời, mà còn ăn cả tấm lòng yêu mến và thành thật của chúng ta nữa.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 MV B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 09/12/2011
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG

Tin Mừng: Ga 1, 6-8; 19-28
“Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết”.


Anh chị em thân mến,
Sự thật vẫn luôn là sự thật, dù cho anh chối bỏ nó, tẩy chay nó, thì nó vẫn là sự thật. Thánh Gioan Tiền Hô đến để làm chứng cho sự thật, sự thật mà thánh Gioan Tiền Hô làm chứng, không phải là một sự thật như nhiều người hiểu là sự thật của phải trái. Chứng của thánh Gioan Tiền Hô là sự thật, khi ông nói : "Tôi không phải là Đấng mà anh chị em trông đợi, tôi không phải là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là sẽ đến, nhưng là người khác, người này đến sau tôi, nhưng có trước tôi, tôi, ngay cả cởi dây giày cho Ngài cũng không xứng". Đó là sự thật, sự thật đã được loan báo từ ngàn xưa, sự thật một trăm phần trăm, Đấng ấy là Mes-si-a, là Đấng Cứu Thế, là Thiên Chúa làm người, Ngài chính là Đức Giê-su Ki-tô.

Làm chứng, đó là trách nhiệm của người chứng kiến từ đầu đến cuối một sự việc; làm chứng là nói sự thật mình đã thấy, đã tin và đã sống. Trách nhiệm của thánh Gioan Tiền hô là làm chứng cho Chúa Ki-tô, trách nhiệm của ông đã hoàn tất khi Chúa Giê-su xuất hiện công khai, và ông đi vào bóng tối của ngục tù, và cuối cùng chết cho sự thật.

Làm chứng, đó cũng là trách nhiệm của chúng ta –người Ki-tô hữu- hay nói cách khác, trách nhiệm của thánh Gioan Tiền hô, ngày hôm nay được trao lại cho chúng ta, những người đã tin và đã sống cho niềm tin của mình vào Đức Ki-tô, chúng ta làm chứng rằng: có một Thiên Chúa, vì yêu thương nhân loại mà giáng sinh làm con người như chúng ta, đang ở giữa chúng ta, đã sống đã chết và đã sống lại hiển vinh, tất cả vì yêu thương chúng ta, đó là sự thật mà chúng ta đã, đang rao giảng và làm chứng.

Lời chứng này, không những chúng ta vui mừng loan báo cho mọi người biết, chia sẻ cho mọi người biết bằng miệng lưỡi của mình, nhưng tuyệt vời hơn, hiệu quả hơn đó là làm chứng bằng chính cuộc sống của chúng ta: hi sinh, khiêm tốn và phục vụ trong yêu thương của Chúa Giê-su.

Không một lời chứng nào mạnh mẽ và hữu hiệu cho bằng lấy chính đời sống của mình để làm chứng. Thánh Gioan Tiền Hô đã rơi đầu vì làm chứng cho sự thật; các thánh tông đồ đã tan xương nát thịt vì làm chứng cho niềm tin của mình, các thánh tử đạo cũng như thế, thà chết chứ không phản bội sự thật để làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Ki-tô, Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã không mắc cỡ khi ông tự hạ mình xuống trước công chúng và tuyên bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”.

Ngày hôm nay, lời chứng cần phải được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa, bởi vì nhân loại đang sống trong “văn hóa sự chết” của sự hưởng thụ, họ không biết và không nhìn thấy một sự thật sẽ đến, đó là Đấng Mes-si-a sẽ đến lại lần thứ hai trong vinh quang. Người Ki-tô hữu hiểu điều đó hơn ai hết, cho nên chính chúng ta cần phải lấy chính đời sống của mình để làm chứng cho mọi người biết rằng: Đấng sẽ đến và đang đến không ai xa lạ chính Đức Giê-su trong hang lừa máng cỏ năm xưa ở Bê-lem, và cũng là Đấng đã chết trên đồi Calvê thảm sầu ngày nọ.

Nhưng hôm nay, Ngài không đến trong hang lừa máng cỏ ở Bê-lem và Ngài cũng không còn chết ở đồi Calvê nữa, nhưng Ngài đang đến nơi em bé không nhà cửa, Ngài đang đến nơi người già neo đơn tay chân run rẩy đang chờ chúng ta giúp đỡ, Ngài đang chết dần chết mòn trong những trại tập trung, trong những nơi u tối của xã hội, Ngài đang chết dần mònn trong những trại cai ma tuý cô đơn không đủ phương tiện chăm sóc...

Làm chứng, là mạnh dạn nói lên sự thật mà không mắc cỡ rằng: tôi vẫn còn những khuyết điểm cần phải sửa chữa, tôi cần phải học hỏi nơi anh chị em nhiều điều, tôi cần phải trở nên người tốt hơn, đó chính là làm chứng cho niềm tin của mình vậy.

Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật III Mùa Vọng là Chúa Nhật của hi vọng, hi vọng vào Đấng sẽ đến sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta, nhưng muốn được như vậy, chúng ta cần phải đem hi vọng của niềm tin cho người anh em chúng ta trước, hi vọng và ước mơ của họ rất đơn sơ, chúng ta rất dễ đáp ứng: họ hi vọng đêm nay có chén cơm ăn cho khỏi đói, họ hi vọng ngày mai có một cái áo mới cho con cái họ mừng lễ Giáng Sinh, họ hi vọng ai đó cho họ một nụ cười thông cảm sau những giây phút lỡ lầm.v.v... đó cũng là hi vọng của chính thánh Cả Giu-se và Mẹ Ma-ri-a ngày xưa, khi hai ngài đi tìm nhà trọ để sinh hạ Chúa Giê-su, nhưng không có một ai giúp đỡ để cho các ngài trú tạm qua đêm...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 09/12/2011
N2T

26. Hoặc là đời này chịu khổ để được hạnh phúc vĩnh viễn; hoặc là đời này hạnh phúc để chịu đau khổ đời đời, tất cả là do sự lựa chọn của con.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 09/12/2011
NGUYÊN TẮC CỦA CHA SỞ

Anh ở Sài gòn lấy vợ miền quê cách xa ba bốn trăm cây số, đi lại khó khăn, lại thêm hai người đều bận việc ở công ty tại thành phố.

Cha sở miền quê bắt buộc đôi bạn trẻ từ Sài gòn ra trước một ngày để tập nghi thức hôn phối, đôi bạn trẻ…méo mặt vì phải tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc đi lại, chỉ vì tập một nghi thức đơn giản chỉ có ba mươi phút theo nguyên tắc của cha sở.

Nếu cha sở đặt mình vào hoàn cảnh của đôi bạn trẻ ấy, thì chắc ngài cũng méo mặt nói: Cha cố gì quá khó chịu, chỉ có nguyên tắc mà không có đức ái của người mục tử !

Đức Ái mới làm cho thánh lễ hôn phối tốt đẹp hơn là nguyên tắc cứng nhắc và sự khó chịu của cha sở.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kitô hữu là những người hạnh phúc nhất Âu châu
Trầm Thiên Thu
02:09 09/12/2011
Ngày 8-12-2011, UCANews đưa tin: Để phân tích kinh nghiệm về nỗ lực của tôn giáo đối với hạnh phúc, chúng tôi dùng dữ liệu từ 3 đợt (2002/2003, 2004 và 2006) của tổ chức Nghiên cứu Xã hội Âu châu (ESS – European Social Survey) đối với 114.019 cá nhân ở 24 quốc gia.

Các dữ liệu này cung cấp thông tin về đặc tính cá nhân như giới tính, tuổi tác, thu nhập, sức khỏe tổng quát theo quan điểm cá nhân, tình trạng hôn nhân, hoạt động chính, số con và trình độ học vấn, và những phương diện khác,…

Khi chúng tôi trắc nghiệm thống kê tìm các mối tương quan các biến số giữa hạnh phúc và tôn giáo, kết quả chủ yếu là:

1. Có hệ quả quan trọng thuộc về tôn giáo đối với hạnh phúc. Những người theo một tôn giáo nào đó sẽ sống hạnh phúc hơn những người không có tôn giáo.

2. Tôn giáo hoặc giáo phái có hệ quả quan trọng đối với hạnh phúc. Người Tin Lành, các tín đồ Kitô giáo khác và người Công giáo cho biết họ hạnh phúc hơn người theo Chính thống giáo và các Giáo hội Đông phương.

3. Dường như có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tôn giáo ở một người đối với hạnh phúc: Càng sùng đạo càng hạnh phúc. Tuy nhiên, những người tự coi mình là “không có tôn giáo” (0) có mức hạnh phúc tương đối so với những người có mức 5 về tỷ lệ sùng đạo.

4. Thường xuyên tham dự các nghi lễ tôn giáo cũng tương quan với hạnh phúc: những người hàng ngày tham dự các nghi lễ tôn giáo thì hạnh phúc hơn những người không tham dự.
 
ĐTC thắp sáng cây Noel lớn nhất nhờ máy tính bảng
Nguyễn Trọng Đa
13:10 09/12/2011
ĐTC thắp sáng cây Noel lớn nhất nhờ máy tính bảng

Vatican – Ngày 7-12, ĐTC Biển Đức XVI đã thắp sáng cây Noel lớn nhất thế giới, từ căn hộ của Ngài trong Dinh Tòa Thánh Vatican. Ngài đã chạm ngón tay vào màn hình của máy tính bảng Sony với hệ điều hành Android, qua đường truyền Internet, vốn truyền lệnh để nối dòng điện thắp sáng cụm lắp đặt các bóng đèn khổng lồ ở Gubbio, Ý, thường được gọi là "cây Noel lớn nhất thế giới".

Cây Noel này được thắp sáng mỗi năm vào ngày 7-12, trong một buổi lễ truyền thống có sự tham dự của đại diện thế giới văn hóa, kinh doanh và chính trị.

ĐTC nói: “Tôi hy vọng đây sẽ là ánh sáng trong đêm tối".

Cây Noel này được tạo thành từ 400 bóng đèn màu lớn, được bố trí trên một sườn đồi phía trên thị trấn Gubbio thời trung cổ đẹp như tranh vẽ, và cao 750 mét và rộng 450 mét.

Ngôi sao chỗi trên đỉnh đồi gồm có 250 bóng đèn và phủ một diện tích hơn 1.000 mét vuông.

Thị trấn Gubbio trong vùng Umbria, miền bắc Ý, cũng có các mối liên quan lịch sử với Thánh Phanxicô thành Átxidi (Assisi), bắt đầu làm cụm đèn Noel lớn nhất thế giới này từ năm 1981.

Việc kết nối các đèn ở Gubbio đã được thực hiện thông qua một máy chủ web. Thị trưởng Gubbio, ông Diego Guerrini nói: "Đây là một thông điệp hòa bình".

Hồi tháng 6 qua, trông kinh ngạc và được sự trợ giúp của các Hồng y bên cạnh Ngài, Đức Giáo Hoàng 84 tuổi đã gửi tweet đầu tiên của Ngài bằng cách sử dụng một máy tính bảng, để khởi động một cổng web thông tin đa phương tiện mới của Vatican.

"Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Với lời cầu nguyện và chúc lành của tôi, Benedictus XVI", Đức Thánh Cha viết, sử dụng tên chính thức của Ngài trong tiếng Latinh – vốn là ngôn ngữ chính thức của Toà thánh Vatican. (www.mid-day.com, Zenit.org 8-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Kênh Youtube của ĐTC mở phiên bản tiếng Pháp
Phạm Kim An
13:11 09/12/2011
Kênh Youtube của ĐTC mở phiên bản tiếng Pháp

Kênh KTO tham gia các nỗ lực Vatican

VATICAN - Tòa thánh Vatican đang mở rộng sự hiện diện của mình trên YouTube với các video tiếng Pháp, ngoài các ngôn ngữ khác.

Kênh Youtube bằng tiếng Pháp là một bổ sung cho Đài phát thanh Vatican và Truyền Hình Vatican, vốn đã có sẵn bằng tiếng Ý, tiếng Anh, Tây Ban Nha, và Đức.

Kênh truyền hình Công giáo Pháp KTO, vốn quản lý phiên bản tiếng Pháp của tin tức video ngắn hàng ngày về các hoạt động công khai của ĐTC Biển Đức XVI, đã tham gia sáng kiến của Vatican.

Với dự án này, theo một thông cáo của Vatican ngày 7-12, Giáo Hội Công Giáo "một lần nữa cho thấy cam kết của mình trong việc sử dụng các công nghệ mới, để cho phép các tín hữu tới gần tiếng nói và lời dạy của ĐTC, hơn bao giờ hết”. (Zenit.org 7-12-2011)

Phạm Kim An
 
Nam Úc: ĐTGM Philip Wilson chủ tịch HĐGM Úc Châu Kỷ Niệm 10 Năm Nhận Chức TGM Giáo Tỉnh Adelaide.
Jos. Vĩnh SA
17:53 09/12/2011
ĐTGM Philip Wilson, Tổng Giám Mục giáo tỉnh Adelaide, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, kỷ niệm 10 năm nhận chức Tổng Giám Mục giáo tỉnh Adelaide.

Giáo tỉnh Adelaide gồm có 3 giáo phận: GP Darwin phía Bắc Úc Châu, thuộc lãnh thổ Northern Territory, GP Port Pirie phía Tây Bắc thuộc tiểu bang South Australia và GP Adelaide trung tâm tiểu bang South Australia.

ĐTGM Philip Wilson đã chọn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc để tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn, mừng kỷ niệm 10 năm đảm nhận chức vụ Tổng Giám Mục giáo tỉnh Adelaide.

Thánh Lễ được cử hành vào lúc 07 giờ 00 tối, thứ Sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011 tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân - Việt Nam, vùng Pooraka, trong thành phố Adelaide thủ phủ của tiểu bang Nam Úc. Cùng đồng tế với ĐTGM Philip Wilson có ĐTGM Giuseppe Lazzarotto Khâm sứ toà thánh Vatican tại Úc Châu, Đức Ông David Cappo và Lm. Philip Marshall là hai cha chính, đại diện hội đồng linh mục giáo phận Adelaide, Đức Ông Paul Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc và khoảng 20 linh mục đang phục vụ trong các giáo xứ và các cộng đồng sắc tộc của giáo phận Adelaide.

Bài giảng trong Thánh Lễ, ĐTGM Wilson đã chia sẻ về những ưu tư lo lắng trước khi Ngài đến nhận nhiệm sở tại Adelaide và những khó khăn, những vui mừng trong suốt thời gian 10 năm phục vụ Tổng Giáo Phận Adelaide, Úc Châu.

Sau Thánh Lễ Đức Ông David Cappo đã đại diện hội đồng linh mục giáo phận Adelaide, tặng Đức Cha món quà đặc biệt là một chiếc nhẫn kỷ niệm 10 năm phục vụ.

Đức Ông Minh Tâm cũng đại diện CĐCGVN – Nam Úc tặng quà ĐTGM.

Thứ đến là Bà đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo phận Adelaide lên chúc mừng và tặng quà ĐTGM.

Sau Thánh Lễ hai Đức Tổng Giám Mục Wilson và ĐTGM Khâm Sứ Lazzarotto ra ngoài hội trường, lên sân khấu trong khu vực nghỉ mát Cánh Buồm bên cạnh Hội Trường cắt bánh kỷ niệm 10 năm.

Đại diện các giáo xứ và các cộng đồng sắc tộc tiếp tục lên tặng quà Đức Tổng Giám Mục và sau đó Ngài cùng dùng cà phê, trà đàm với giáo dân.

Xem Hình Click Nơi Đây

Giúp vui cho ngày Lễ Tạ Ơn có ban kèn sắc tộc của cộng đồng Samoa Nam Thái Bình Dương trình diễn.

Có khoảng gần 1,000 giáo dân các giáo xứ và các cộng đồng sắc tộc trong giáo phận Adelaide đến tham dự. Buổi lễ chấm dứt vào lúc 9 giờ tối cùng ngày.







 
Top Stories
Myanmar: Centennial celebrations for St Mary Cathedral focus on religious freedom and education
Yaung Ni Oo
13:14 09/12/2011
Opposition leader Aung San Suu Kyi and government officials attend the service marking the centennial of Myanmar’s main Christian place of worship. The pope’s blessing and best wishes for the country’s development are read out. Mass and homily are read in English, Burmese and ethnic minority dialects.

Yangon (AsiaNews) – Celebrations for the centennial of the Cathedral of Saint Mary in Yangon, Myanmar’s most important Christian place of worship, provide an opportunity to stress the universal principles of religious freedom and education as foundations of human development. The service was held in the presence of Card Renato Raffaele Martino, who performed the service and delivered a message from Benedict XVI, Yangon Archbishop Charles Bo, local and foreign bishops as well as a hundred co-celebrating priests from around the country. The building itself has undergone three years of renovation, which restored it to its original glory. Pro-democracy opposition leader Aung San Suu Kyi, as well as government representatives attended the service, including an official from the Religious Affairs Ministry.

In order to facilitate comprehension, the homily was read in English and Burmese. During the religious service, local dialects were also used to reflect the country’s linguistic and ethnic mosaic.

Speaking to AsiaNews, Fr John Paul Zaw Min Aye, procurator of the Archdiocese of Yangon, confirmed the joy experienced by the faithful on this day of celebration, which he describes “as an important step for our Church”. For this reason, “let us thank God for the grace and gift we have received.”

“We welcome with happiness the pope’s blessing, as well as his best wishes for Burma’s Catholics and for people of other faiths, that the country’s well-being may improve,” said a priest who was visibly moved by the pope’s message. Burma’s Catholic community, he added, is getting ready this Christmas to “receive the spirit of Jesus among us”.

On the sidelines of the ceremony, the Nobel Prize laureate Aung San Suu Kyi (pictured) met Card Martino and Mgr Bo. Local sources told AsiaNews that many government officials present at the event also met Catholic leaders to pay their respect. A top official from the Religious Affairs Ministry urged Christians “to participate as much as possible to the country’s development,” stressing the importance of their contribution.

Yangon cathedral is Myanmar’s main Christian place of worship and one of the most important in all of Asia. Built in the Gothic style, it has undergone major renovation in the past three days. The ravages of time, the 1930 earthquake, World War 2 bombs and cyclone Nargis of 2008 had made renovation a must. The work that was just completed entailed among things the replacement of 88 stained glass windows made by Thai artists. Some show the 12 apostles and the life of Christ. A light was also placed behind the statue of the Immaculate to make it visible at night.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Centennial-celebrations-for-St-Mary-Cathedral-focus-on-religious-freedom-and-education-23397.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Nghi Nam - xứ Nghi Lộc mừng lễ quan thầy Mẹ Vô Nhiễm
Nghi Lộc
02:08 09/12/2011
VINH - Trong bầu không khí se lạnh của những ngày đầu mùa vọng và chuẩn bị đón mừng Đại lễ Giáng Sinh. Tối 07/12/2011 giáo họ Nghi Nam - xứ Nghi Lộc đã long trọng tổ chức thánh lễ mừng kính Mẹ Vô Nhiễm quan thầy giáo họ.

Xem hình ảnh

Chủ sự thánh lễ là cha quê hương Antôn Nguyễn Thanh Đương. Đồng dâng thánh lễ với cha có cha quản xứ Jos Nguyễn Đăng Điền cùng với các cha quê hương. Tuy bận rộn với công việc mục vụ nhưng trong ngày đại lễ của giáo họ, các cha vẫn thu xếp công việc của mình để cùng về và đồng dâng thánh lễ, làm cho thánh lế thêm phần long trọng và sốt sắng. Đến hiệp dâng thánh lễ với giáo họ hôm nay còn có HĐMV giáo xứ, các giáo họ, các hội đoàn cùng đông đảo bà con giáo dân trong toàn giáo xứ. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt sắng và trang nghiêm.

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi qua lời chuyển cầu của Mẹ Vô Nhiễm quan thầy tuôn đổ muôn phúc lành xuống trên quý cha cùng toàn thể bà con trong và ngoài giáo họ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
CĐ Người Việt Liên Bang Đức mời tham dự Thánh Lễ và thắp nến hiệp thông với Thái Hà và Giáo phận Vinh
Nguyễn Thanh Văn
09:51 09/12/2011
Kính thưa Quý lãnh đạo tinh thần tôn giáo,
Quý đồng hương,


Trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền CSVN đã gia tăng hành vi „ác với dân“ qua việc bắt giam tùy tiện một số thanh niên công giáo có tinh thần yêu nước, phần lớn thuộc Giáo phận Vinh, Nghệ An; sách nhiễu, đàn áp Giáo
xứ Thái Hà; và mới đây nhất vào ngày 30.11.2011 đã khủng bố Giáo điểm Con Cuông, thuộc Giáo phận Vinh bằng bom tự chế, sau một thời gian sách nhiễu thô bạo.

Tuy nhiên những hành vi khủng bố đó đã không khuất phục được tinh thần cương quyết đấu tranh hòa bình cho Công lý và Sự thật của các linh mục, tu sĩ, giáo dân tại Giáo xứ Thái Hà và Giáo phận Vinh.

Để hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà và Giáo phận Vinh, cũng như để lên tiếng trước dư luận thế giới về những gì đang xảy ra tại Việt Nam, Cộng đồng Người Việt tự do tại CHLB Đức gồm: Hội NV Tự Do tại Köln, Cộng Đồng NVTNCS tại Mönchengladbach&Niederrhein; Liên Hội Người Việt TNCS tại CHLB Đức, Tổ Chức Sinh Hoạt NVTN tại CHLB Đức, Tập thể CCSVNCH tại CHLB Đức, Ủy Ban Điều Hợp Cộng Đồng tại Đức, sẽ tổ chức:

1- Một Thánh Lễ vào ngày 17.12.2011, từ 14 đến 16 giờ, tại nhà thờ St. Antonius, Tiefentalstrasse - 51063 Köln. Thánh Lễ sẽ do Linh mục Nguyễn Đức Minh làm chủ lễ.

2- Mahnwache từ 17 giờ đến 19 giờ tại Domplatte (am Römerbogen) - 50667 Köln.

Trong tinh thần và mục đích nêu trên, chúng tôi thiết tha kính mời Quý vị tham dự đông đảo.

Trân trọng.

Đức quốc, ngày 6.12.2011.

TM/Ban Tổ Chức
Nguyễn Thanh Văn

Liên lạc Ban Tổ Chức:
• Hội NVTD tại Köln: Ô. Nguyễn Hữu Dõng (0221-6160581)
• Cộng Đồng NVTNCS tại Mönchengladbach và Niederrhein: Ô. Nguyễn Văn Rị (02166-340153)
• Tổ Chức Sinh Hoạt NVTN: Ô. Phạm Công Hoàng (04182-959819)
• Ủy Ban Điều Hợp Cộng Đồng: Ô. Trần Văn Các (0421-421606); Ô. Nguyễn Thanh Văn (02151-7597169)
• TTCCSVNCH tại CHLB Đức : Ô. Hoàng Tôn Long (069-5074216)
• Liên Hội NVTNCS: Ô. Lưu Văn Nghĩa (06181-9544079), Ô. Trịnh-Đỗ Tôn-Vinh (06321-34496)

Xin lưu ý:
* Vì Don-Bosco-Strasse bị ngăn ở giữa, nên xin chỉ vào Tiefentalstrasse để đến nhà thờ (A) dễ dàng hơn).
* Mọi chi tiết đến nhà thờ St. Antonius hoặc địa điểm Mahnwache tại Köln xin liên lạc 0160-63 07 585
* Xử dụng Straßenbahn để đến nhà thờ Dom: Xin xuống Hauptbahnhof Köln (Dom nằm sát Hauptbahnhof).
 
Ðòi hỏi quá găng, Việt Nam lỡ nhiều dịp bang giao với Mỹ
Nguười Việt
10:42 09/12/2011
Cựu đại sứ Việt Nam Lê Văn Bàng thú nhận



HÀ NỘI (NV) - Nhất định buộc Mỹ phải bồi thường chiến tranh rồi mới chịu thiết lập bang giao. Mỹ không chịu. Tới khi muốn quá, nài nỉ xin được bang giao vô điều kiện thì bị lờ đi vì nước Mỹ có những tính toán khác.



Cựu đại sứ Lê Văn Bàng (Hình: Tuần Việt Nam)
Ðây là những điều được ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn sau lên làm thứ trưởng Ngoại Giao, nghỉ hưu năm 2010, kể lại qua cuộc phỏng vấn của ký giả Huỳnh Phan trên báo điện tử Tuần Việt Nam.



Lỡ quá nhiều dịp vì các tính toán sai lầm của đám lãnh tụ Hà Nội cộng với hoàn cảnh của một nước nhỏ trên bàn cờ quốc tế, bởi vậy, đàm phát từ sau khi chiến tranh chấm dứt, mãi 20 năm sau Việt Nam mới thiết lập được bang giao với Mỹ.



Cuộc phỏng vấn ông Bàng được Tuần Việt Nam phổ biến trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2011. Ông là một nhà ngoại giao có cơ hội tham dự từ đầu các cuộc đàm phán cho tới khi trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hoa Thịnh Ðốn.



Bắt đầu đàm phán bang giao từ năm 1977 dưới thời Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter, Lê Duẩn là tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Văn Bàng nhìn nhận việc Việt Nam nhất định đòi Mỹ $3.25 tỉ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng $1 tỉ USD đến $1.5 tỉ USD viện trợ lương thực và hàng hóa “không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ.”



Phía Hà Nội “kiên quyết đòi” khi viện dẫn điều 21 của bản Hiệp Ðịnh Paris và cả công hàm Tổng Thống Nixon gửi cho Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1973 đề cập đến viện trợ. Nhưng không ngờ lại bị ông Nixon “gài” ngược bằng lời rào đón trong công hàm là viện trợ “theo những quy định của hiến pháp” của mình.



Tổng Thống J. Carter thuộc đảng Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, muốn thiết lập bang giao với Việt Nam nhưng “ông ta vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng Hòa trong Quốc Hội,” ông Bàng nói.



“Từ đầu tháng 5, 1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hóa ở Paris, Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam,” ông nói.



Sau đó, tình hình khu vực biến chuyển nhanh chóng và dồn dập.



“...nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Ðỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao”, ông nói. Cũng thời gian này, Việt Nam quyết định bám vào Nga hoàn toàn “chuẩn bị ký hiệp ước liên minh với Nga, cho phép hải quân của họ sử dụng Cam Ranh. Ðổi lại Liên Xô tăng viện trợ cho Việt Nam.” Ông nói Việt Nam chuyển hướng chiến lược nên nhu cầu đòi tái thiết từ viện trợ Mỹ “không còn quan trọng như trước nữa.”



Trước sức ép quá nóng từ phương Bắc, Hà Nội cử một phái đoàn đi Hoa Thịnh Ðốn vì “nếu không có luồng gió ôn hòa từ phía Tây thì căng lắm.”



Ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc này là thứ trưởng Ngoại Giao, được cử đi “sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hóa vô điều kiện.”



Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với ông Holbrooke rồi, “ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.” Ông Bàng kể lại rằng: “Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.”



Ông Bàng xác nhận phía Việt Nam quá thèm bang giao với Mỹ đến độ cử vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thời đó là Trần Quang Cơ sang New York từ tháng 9, 1978 và “cố chờ” câu trả lời nên ở đó đợi đến tháng 1, 1979 (gần tới lúc Việt Nam bị Trung Quốc đánh dọc 6 tỉnh biên giới), hy vọng Mỹ thỏa thuận xong với Trung Quốc thì sẽ tính tới chuyện bang giao với Việt Nam nhưng vẫn không thấy gì.



Ông Bàng cho biết phía Việt Nam đã chuẩn bị người để mở đại sứ quán “đâu vào đấy” để mở sứ quán ngay sau khi ký kết bình thường hóa.



Theo ông Bàng, Mỹ tập trung vào “con bài” Trung Quốc, “dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.” Bởi vậy, “đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hóa ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.”



Ông Bàng cho rằng, trong nỗ lực thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, “Việt Nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị ‘dập’ bất cứ lúc nào.”



Rồi đến cuối năm 1978 Việt Nam tấn công chiếm đóng Campuchia, thì “mọi mối tiếp xúc (đàm phán bang giao) hầu như bị cắt đứt,” ông nói.



Nước Mỹ tức giận nên “ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.”



Mãi tới khi kiệt quệ kinh tế, năm 1985 lạm phát lên tới 430% (theo tài liệu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), chế độ Hà Nội thấy không còn con đường nào khác ngoài việc “đổi mới” kinh tế để tự cứu mình khỏi thế bị bao vây, cô lập,” Mỹ mới có ý đối thoại trở lại.



Năm 1986, lạm phát Việt Nam là 453.5%, cuối năm, hai Nghị Sĩ Gary Hart và Richard Lugar đến Hà Nội, gặp ông Nguyễn Cơ Thạch.



“Hai điều kiện họ đưa ra để nối lại đàm phán bình thường hóa là giải quyết vấn đề POW/MIA và Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.” Ông Bàng kể. Việt Nam vội vàng đồng ý nhưng “cho dù Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân vào tháng 9, 1989, đến tận năm 1991, phía Mỹ vẫn chưa tin. Họ bảo rằng biết đâu Việt Nam rút ở đầu này, nhưng lại vào Campuchia ở đầu khác.”



Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng không tin phía Việt Nam thành thật trong việc hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Thậm chí phải đưa một phái đoàn Mỹ tới một nhà tù ở Thanh Hóa bị nghi là còn giữ tù binh Mỹ để kiểm soát.



Tới thời TT Clinton, khi Mỹ đồng ý bỏ cấm vận Việt Nam năm 1993, lại “rộ lên chuyện tài liệu Nga.” Thời gian này, vì có tin tung ra từ Nga là tù binh Mỹ được CSVN gửi sang Nga, lại còn được đại tá tình báo Nga Kalugin xác nhận. Hà Nội phải giải thích, chứng minh vất vả mãi đến năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận hoàn toàn thì năm sau mới thiết lập được bang giao.



Bây giờ, sau những bước đi chậm chạm, Việt Nam đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.



Khi gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp Liên Hiệp Quốc ngày 26 tháng 9, 2011, bà ngoại trưởng Mỹ vẫn đòi hỏi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền để hai nước có thể tiến xa hơn nữa trong mối bang giao nhiều mặt. (TN)

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=141323&z=1)
 
Việt Nam Hải Ngoại thành hình
Vi Anh
10:44 09/12/2011
Việt Báo - Một bất ngờ đầy thích thú. Theo thông lệ cuối năm thử xem coi cái gì nổi bật nhứt. Lại trùng vào cơ hội hỉ hữu, 36 năm mới có một lần, dân biểu, nghị sĩ Việt Nam Cộng Hòa lần đầu tiên họp mặt trong 2 ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật 10 và 11 Tháng 12 Năm 2011, tại Little SàiGòn, thủ đô tinh thần của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Một cuộc tái tập họp quá trễ. Nhưng trễ còn hơn không để chinh mắt được nhìn thấy, để ngưỡng mộ và tri ân tận đáy lòng trước một thành quá lớn lao, một thành tích vượt bực - đó là Việt Nam Hải ngọai.

Đó là một thực thể ít ai tưởng tượng được khi rơi nước mắt rời đất nước ra đi tỵ nạn CS. Một kỳ công do chính quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã làm trên đường lưu vong tỵ nạn CS sau khi Việt Nam Cộng hòa vì chiến lược tòan cầu của Mỹ thay đổi, Việt Nam Cộng hòa bị văng miễng, thua một trận 30-4-1975 – nhưng không thua cuộc chiến tranh, Chiến Tranh Quốc Cộng.

Việt Nam Hải Ngọai tuy không có tuyên bố, tuyên ngôn như Pháp Quốc Hải Ngọai - France d’Outre Mer- do Tướng De Gaulle đã làm sau khi lưu vong để từ điểm tựa đó kết họp, điều họp công trình tranh đấu và chiến đấu phục quốc trở về Mẫu Quốc - France.

Người Việt tỵ nạn CS làm mà không nói, Bằng nhiều phương tiện, qua nhiều giai đọan, tứ nhiều nơi, nhiều nước định cư đông nhứt ở ba châu Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc Châu, không phân biệt tôn giáo, địa phương, giới tính,v.v,.. từ con tim và khối óc VN, từ lịch sử VN 4000 năm, từ tinh thần bất khuất 1000 năm chống giặc Tàu, 100 năm chống giặc Tây, mấy chục năm chống Cộng sản từng ngày, người Việt tỵ nạn CS cảm thấy thuộc về nhau (sense of belonging) cùng liên kết, hòa hợp nhau thành một Việt Nam hải ngọai.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại Tin Học biến Trái Đất thành xóm nhà, các dân tộc thành láng giềng càng giúp cho người Việt Hải Ngọai tuy ở xa ngàn dặm mà tình đồng bào gần nhau trong gang tấc. Và nguồn gốc, căn cước tỵ nạn CS làm cho người Việt Hải Ngọai đứng chung trong một thể chế tự do, dân chủ, nhân quyền, và dưới một quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ dù ở Úc, ở Pháp, ở Mỹ hay Canada, v.v... để có một Việt Nam Hải Ngọai đối kháng với Việt Nam Cộng sản đang bị Đảng Nhà Nước CS độc tài đảng trị tòan diện, tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho hơn 80 triệu đồng bào còn kẹt nằm trong gọng kềm CS.

Đó là vốn quí nhân tài vật lực mà Tổ Quốc VN “mong cho mai sau” để khôi phục, tái thiết, phát triển nước nhà VN khi CS Hà nội sụp đổ. Các nước CS Đông Âu, Nga không có đối lực, tiềm năng này nên công cuộc giải trừ cộng sản, dân chủ hóa, phục hồi kinh tế đất nước chậm.

Còn Cộng Đồng hải ngoại Trung Hoa, Ấn Độ, Cuba, nhứt là Do Thái ở Mỹ đã giúp cho nước nhà vô vàn tiến bộ. Cái mộng của Nguyễn Trường Tộ, của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Tây Du, Đông Du đã thành hiện thực.

Không phải dễ gì cho một quốc gia nào đó có thể có được một cộng đồng ở hải ngoại trong lòng văn minh Tây Phương. Nhứt là ở Mỹ bởi vì cơ hội được cho nhập cư hàng loạt rất hiếm. Trong khi thực tế đòi hỏi cần phải có một số lượng đông đủ nào đó mới thành một cộng đồng được. Thí dụ ở Mỹ phải trên một hay hai triệu người, nên anh chị em đi trước trong cuộc di tản sau 30-4-75 ở Mỹ đã nỗ lực vận động nhiều Tổng Thống Mỹ tăng số lượng cho thuyền nhân, cho HO, cho ODP người Việt để đạt được túc số trở thành cộng đồng đủ số, đủ thế và lực để phát triển.

Tuy bây giờ các cộng đồng người gốc Việt thành tố của Việt Hải Ngoại tại nhiều nơi chưa tổ chức “thống nhứt” kim tự tháp như nhiều người mong mỏi, nhưng đã “thuần nhứt” qua liên kết theo chiều ngang trong nhiều vấn đề, nhứt là trong các lễ hội truyền thống, đấu tranh chánh trị chống CS, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Cộng đồng này đang hoạt động liên kết với nhau như liên bang của Mỹ. Đó là một Việt Nam Hải Ngọai về hình thức và nội dung.

Đáng kính phục thay những người dành công của, sức lực và thì giờ, “ăn cơm nhà ra vác ngà voi hành tổng” để phục vụ cộng đồng, thành tố của VN hải ngọai. Được khen thì ít, bị chê lại nhiều, nhưng tinh thần cộng đồng trong tim óc vẫn mạnh hơn những tiếng bấc tiềng chì ra vào vốn phải có trong sinh hoạt quần chúng.

Quốc tế vận của các cộng đồng Việt Nam Hải ngọai rất lớn và hữu hiệu. Liên Âu đưa CS vào nhốt chung với Đức Quốc Xã. Vấn để nhân quyền VN, tự do tôn giáo VN đi vào Quốc Hội và Ngọai Giao Mỹ. Vấn đề Trung Cộng và Việt Cộng đồng lõa cuớp biển đảo của VN trở thành vấn đề quốc tế.

Tại Mỹ tính đến năm thứ 36 đã có cả chục tiểu bang, cả trăm quận hạt, và thành phố chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ được treo ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ tại các cơ quan hành chánh, trong các trường học, cũng như trong các lễ hội. Số đơn vị chánh quyền tiểu bang và địa phương này nằm trong lãnh thổ của hơn 25 tiểu bang – với dân số hơn phân nửa dân số nước Mỹ.

Chính CS Hà nội còn phải than. Thứ Trưởng Ngoại Giao CS Hà Nội, Nguyễn Đình Bin, mấy năm trước đã từng than van, nói tại trụ sở Ngân Hàng Thế Giới, “Hiện nay có hai vấn đề nổi cộm và xúc phạm không thể chấp nhận được, và đã cản trở sự phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Đó là dự luật Nhân Quyền và sự kiện một số thành phố hay thị trấn của Hoa Kỳ đã đưa ra nghị quyết công nhận cho treo cờ 3 sọc của chế độ thân Mỹ từ 28 năm qua vẫn còn tồn tại”.

Và bây giờ “hai vấn đề “ đó công thêm vấn đề đất và biển CS Hà nội triều cống cho Trung Cộng trở thành vấn đề kẹt lớn cho CS Hà nội. Ngọai Trưởng Mỹ gần đây còn tuyên bố đại ý Hà nội muốn hợp tác chiên lược với Mỹ điều thiết yếu là cải thiện nhân quyền. Các nước cấp viện cho VNCS mới đây đòi hỏi CS Hà nội phải cải thiện nhân quyển.

Được như thế là nhờ nhiều cộng đồng VN gộp lại như một Việt Nam Hải Ngoại vận dụng một cách khéo léo và hữu hiệu việc hội nhập vào dòng chánh kinh tế, chánh tri, quân sự, văn hóa, giáo dục, xã hội. Tại Mỹ nơi đông người Việt định cư nhứt thế giới, chiếm phân nửa tổng số người tỵ nạn CS trên thế giới, kinh tế tài chánh sở hữu của người Việt thừa sức phục hồi nền kinh tế nước nhà khi CS sụp đổ. Người Việt đã đi vào Quốc Hội tiểu bang, liên bang, ngồi ghế Thứ Trưởng Bộ Liên bang, chủ nhiệm bộ môn đại học, đứng chỉ huy điều động chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến thiện chiến và Hạm trưởng Hải Quân. Lá phiếu người Việt chưa tự làm ra được một tổng thống, một nghị sĩ, dân biểu liên bang nhưng đã biết liên kết làm thành giọt nước tràn thắng cử cấp liên bang. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học Mỹ ngang hàng với người Mỹ Trắng. Kiến thức khoa học kỹ thuật người Việt qua dư thừa để tái thiết nước nhà.

CS Hà Nội khan cổ kêu gọi đầu tư, mời mọc chất xám, dùng quá thừa mỹ từ để tuyên truyền chiêu dụ “khúc ruột ngàn dặm của quê hương”. Nhưng uổng công vô ích, về chơi thì có, bỏ chút tiền giúp cho bà con trong cơn ngặt hay giúp cho bà con làm ăn thì có, chớ làm việc cho CS thì không. Vì đại đa số đều nhớ nguồn gốc, thân phận, căn cước của mình, của gia đình, của công dồng mình là Việt Hải Ngoại tỵ nạn CS, là người Quốc Gia yêu tự do, dân chủ vốn là khắc tinh của CS Hà Nội độc tài, đảng tri toàn diện. Mục tiêu cuối cùng, cứu cánh sau rốt vẫn là giành lại tự do, dân chủ cho đồng bào trong nước.

(Nguồn: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-66_4-184322_15-2/)
 
14 dân biểu Australia kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền
Trà Mi - VOANews
11:59 09/12/2011
14 thành viên của nghị viện bang New South Wales của Australia đồng ký tên trong thỉnh nguyện thư gửi tới Thủ tướng Việt Nam bày tỏ quan ngại và thất vọng về các vi phạm nhân quyền do chính quyền cộng sản Việt Nam gây ra.

Lá thư sẽ được gửi tới ông Nguyễn Tấn Dũng đúng vào ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12 năm nay.

Dân biểu John Barilaro, người khởi xướng thỉnh nguyện thư, cho biết nhiều thành viên trong Viện Lập Pháp tiểu bang New South Wales lo ngại trước chiến dịch đàn áp của chính quyền Hà Nội đối với các cuộc tuần hành ôn hòa và những người bày tỏ ý kiến bất đồng một cách ôn hòa.

Dân biểu Barilaro nói các quyền tự do mà Australia hết sức tôn trọng lại bị chà đạp tại Việt Nam. Ông viện dẫn việc các giáo dân, tu sĩ, trí thức, và sinh viên hoạt động bị Hà Nội bắt bớ và sách nhiễu vì họ đã tham gia tuần hành, viết blog, hay phát biểu ý kiến trái với quan điểm của nhà nước.

Các vị dân biểu Australia đặc biệt lưu ý tới bản án của linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, và trường hợp của 15 nhà hoạt động Công giáo trẻ thuộc Dòng Chúa Cứu thế bị bắt giam suốt mấy tháng qua mà không đưa ra xét xử.

Thỉnh nguyện thư nói thực tế những gì đang diễn ra khiến quốc tế đặt nghi vấn về cam kết tôn trọng nhân quyền và cam kết cải tổ của Việt Nam. Đoạn kết của bức thư viết rằng rõ ràng là Việt Nam rất muốn được tôn trọng trên trường quốc tế, nhưng Việt Nam sẽ không được hoan nghênh nồng nhiệt khi vẫn tiếp tục vi phạm các quyền con người cơ bản của công dân.

Lá thư của các dân biểu nghị viện bang New South Wales, Australia, là một trong số rất nhiều các thỉnh nguyện thư trên toàn cầu gần đây kêu gọi chính phủ Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.
 
Văn Hóa
Chúa là Chân-Thiện-Mỹ (ngày Nhân quyền)
Lm Vũđình Tường
07:17 09/12/2011
Nhân quyền gắn liền với cuộc sống. Những quyền này hữu ích cho cuộc sống và cần thiết cho cuộc sống. Chẳng hạn quyền sống cho ra người. Tù nhân cũng sống, nhưng không có tự do. Bệnh nhân cũng sống, nhưng không sống mạnh khoẻ. Vì có quyền sống nên tính ích kỷ của một số kẻ mạnh đàn áp kẻ dưới. Họ vẽ ra không biết bao thứ luật. Luật lệ đáng lý phải được dùng để giúp con người, bảo vệ quyền sống của con người. Đàng này, họ lợi dụng quyền thế, nhân danh này nọ áp bức dân lành, để mưu tìm lợi ích cho một số lãnh đạo. Những điều này không mới mẻ gì. Chúng ta sẽ lượt thuật một vài chi tiết ghi lại trong Kinh Thánh thời Chúa Giêsu. Người đả phá những người mệnh danh là Luật sĩ, thông thạo luật pháp. Những người lợi dụng quyền thế cá nhân để đàn áp dân chúng. Họ cấm dân chúng đủ thứ, nào là hội họp, cấm ăn, cấm nói, cấm theo đạo và còn nhiều thứ cấm đoán khác.

Về ăn uống

Môn đồ Chúa bứt bông lúa ăn họ kết án là vi phạm ngày hưu lễ.

Tự do ăn nói

Thánh Máccô kể lại việc Gioan bị chém đầu vì dám nói sự thật. Ông ngăn cản Hêrôđê làm điều sai trái là cưới anh chồng. Họ biết điều Gioan làm đúng, nhưng cậy vào quyền thế giết ông bằng cách chém đầu.

Ngày nay nhiều nhóm lợi dụng sức mạnh, muốn giết ai thì giết, không tòa án, muốn bắt ai thì bắt, đặt dân chúng trong lo sợ. Họ nói là làm cho dân mà dân lo xanh con mắt. Họ lợi dụng danh từ để đè bẹp nhân quyền. Họ lợi dụng đủ thứ, đến ngay cả việc gầy dựng gia đình họ cũng xía vào. Thiên Chúa dạy:

“Điều gì Thiên Chúa liên kết, con người không được phân ly”.

Họ bày vẽ cho phép ly dị, phá thai. Họ cấm cản sinh sản, giết trẻ em vô tội bằng hình thức phá thai, luật Chúa đâu cho phép. Chúng ta không tìm lỗi lầm cũ, chúng ta nhắc lại để từ đó tìm ra bài học yêu thương. Chúa Giêsu dạy: “Sỉ mắng anh em là ngốc thì bị án phạt” chứ đừng nói đến chửi rủa, chém giết. Quyền sống là của Thiên Chúa không ai có quyền lấy đi, không nhân danh nào được giết người, dù là người đó có tội, dù là người đó nhỏ đến mấy đi nữa.

Về tài sản

Thí dụ tá điền vườn nho còn rành rành. Họ mưu mô giết đầy tớ ông chủ, tìm cách hại con ông để tịch thu tài sản. Họ nói với nhau: kẻ thừa tự tới, mau giết quách nó đi cho rồi và cơ nghiệp sẽ về tay ta.

Với dân nghèo họ thu thuế đến tận xương tủy, đủ các thứ thuế từ ngọn cỏ lá rau. Chúa Giêsu bảo: "Khốn cho các ngươi, các ngươi đặt ra trăm luật cho dân nghèo còn các ngươi thì không đụng một ngón tay vào. "

Với người biết thương dân nghèo thì họ cấm không cho làm. Họ hạch sách quyền hành. Ai cho quyền ông làm điều đó. Chúa Giêsu hỏi họ: Còn ai cho quyền các ông? Họ không trả lời. Chúa Giêsu chữa bệnh ngày cuối tuần, họ cho là ngày cấm không được làm. Ngày nay nhiều vị lương y từ tâm chữa bệnh thì họ cho là thiếu vệ sinh. Họ không giúp dân mà người khác giúp thì không cho, họ lấy cớ này, cớ kia, làm khó dễ để những người tốt sợ đừng làm. Họ vi phạm nhân quyền như thế đó nhưng họ mạnh miệng rao giảng về đạo đức, về nhân quyền để bào chữa cho việc làm xấu, và Chúa Giêsu diễn tả họ như là mồ mả tô vôi.

Về tôn giáo

Họ giết tôn giáo để thay vào đó những giáo điều họ thích. Thánh Gioan thuật truyện một người được chữa khỏi mù để cả gia đình mang vạ. Bố mẹ không dám nhận con vì sợ: chúng tôi không biết, nó là con chúng tôi... xin các ông hỏi nó, nó lớn đủ để nói về nó. Cha mẹ nói thế vì sợ người Do thái, người sẽ trục xuất khỏi nhà thờ những ai nhìn nhận Đức Kitô. Vì lẽ đó, cha mẹ nó nói: nó khôn lớn đủ, xin các ông hỏi nó.

Quyền tự do đi lại, ăn nói, tự do thư tín, tự do nhóm họp, tự do ăn uống, tự do theo đạo… Xin những điều ghi trong Hiến Pháp được áp dụng triệt để. Xin Hiến Pháp không còn là bình phong lừa gạt thế giới mà là dụng cụ mang lại ích lợi cho mọi người. Trong ngày nhân quyền, chúng ta xin Chúa cho chúng ta biết dùng tình thương để yêu mến nhau, biết quên đi cái quá khứ, học hỏi từ sai lầm để mỗi chúng ta luôn tiến bước trên đường đạo đức. Chúng ta xin cho mọi người biết tôn trọng lẫn nhau, biết nhìn thấy giá trị của con người. Mỗi người là một quà tặng của Thiên Chúa và quà tặng đó có giá trị. Chúng ta cũng cầu xin cho các nhà lãnh đạo đất nước luôn thương dân trị nước để mọi người sống trong yêu thương và cùng nhau xây dựng một thế giới trong đó đầy tình thương và lòng nhân đạo.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 02/12 - 09/12/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:37 09/12/2011


1. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 4 tháng 12

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 4 tháng 12, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những suy tư sâu xa nội tâm và những thay đổi sâu sắc trong tâm hồn là những điều cần thiết để mừng lễ Giáng Sinh. Đức Thánh Cha nói:

“Khi chúng ta chuẩn bị lễ Giáng Sinh, điều quan trọng là chúng ta tìm ra thời gian để tự suy niệm và thực hiện một đánh giá chân thực về đời mình. Cầu xin cho chúng ta được soi sáng bởi một tia sáng đến từ Bethlehem, ánh sáng của Đấng là ‘Vĩ Đại Nhất’ nhưng đã tự biến thành bé nhỏ, ‘Đấng Uy Lực Nhất’ nhưng lại trở nên yếu đuối”

Cùng với hàng ngàn người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho hàng triệu di dân trên thế giới, và những người trợ giúp họ hàng ngày.

Trong tuần này Cao Ủy Di Dân và Công Ước về Tư Cách Di Dân tròn 60 tuổi. Trong khi đó, Công Ước về việc giảm thiểu những người vô quốc gia cũng cử hành 50 năm được công bố. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện như sau.

“Tôi phó thác cho Thiên Chúa tất cả những ai phải lìa bỏ quê hương, thường khi là do bị bó buộc, hay những ai vô quốc gia. Trong khi khích lệ tình liên đới với họ, tôi cầu nguyện cho những ai đang thực hiện công việc cao cả của họ là bảo vệ và trợ giúp những anh chị em này trong những hoàn cảnh khẩn cấp”.

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến vai trò của Đức Mẹ và Thánh Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Chúa đến. Ngài nói:

“Lối sống của ông Gioan Tẩy Giả nhắc nhở cho tất cả mọi tín hữu kitô biết lựa chọn kiểu sống thanh đạm, đặc biệt để chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, trong đó, như thánh Phaolô nói ‘từ giầu sang phú qúy Chúa đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của Người mà làm cho anh em trở thành giầu có”

Tiếp tục, Đức Thánh Cha nhận xét rằng lời mời gọi của thánh Gioan Tẩy Giả đi xa hơn và sâu hơn kiểu sống thanh đạm: nó kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình.

2. Buổi triều yết chung thứ Tư 7/12/2011

Để gặp gỡ Thiên Chúa chúng ta phải có con tim của những người bé mọn, của những người có tinh thần nghèo khó, để nhận ra rằng chúng ta cần Thiên Chúa, cần gặp gỡ Người, lắng nghe Người và thân thưa với Người.

Với ơn Thánh Thần chúng ta cũng có thể hướng về Thiên Chúa trong lời cầu nguyện với sự tin tưởng của con cái và gọi tên Người là “Abba”. Nhưng chúng ta phải có con tim của những người bé mọn, của những người có tinh thần nghèo khó, để nhận ra rằng chúng ta không tự đủ, chúng ta không thể xây dựng cuộc sống một mình, nhưng cần đến Thiên Chúa, cần gặp gỡ Người, lắng nghe Người và thân thưa với Người. Lời cầu nguyện rộng mở con tim chúng ta cho ơn của Thiên Chúa, cho sự khôn ngoan của Người, là chính Chúa Giêsu Kitô.

Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi người sống Mùa Vọng sốt mến, noi gương Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội gắn bó với thánh ý của Thiên Chúa và để cho Thiên Chúa uốn nắn cuộc sống như ý Ngài muốn.

3. Khủng bố tại Afghanistan.

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 7 tháng 12, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cũng đã bày tỏ sự đau buồn tột độ của ngài trước vụ tấn công do tổ chức khủng bố Al Qaeda gây ra tại Kabul và Mazar-e-Sharif hôm thứ Ba.

Tại Kabul, một thành viên Al Qaeda đã nổ bom tự sát tại ngôi đền Hồi Giáo Abul Fazel giữa lúc đông đảo các tín hữu Hồi Giáo hệ phái Shiite đang tụ tập đông đảo mừng lễ Ashura. 55 người bị thiệt mạng trong đó có một du khách Hoa Kỳ. Đa số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

Tại Mazar-e-Sharif, một vụ nổ tương tự cũng đã diễn ra giết chết 4 người nữa.

Tổng cộng có hơn 160 người bị thương.

Nhóm Lashkar-e-Jhangvi al-Alami là nhóm khủng bố tại A Phú Hãn nằm trong tổ chức khủng bố Al Qaeda đã tự xác nhận là thủ phạm trong cả hai vụ đánh bom.

4. Tĩnh tâm Mùa Vọng tại Vatican.

Hôm thứ Sáu 2/12 Đức Thánh Cha đã dự ngày đầu tiên trong kỳ tĩnh tâm Mùa Vọng. Biến cố này đã diễn ra trong nhà nguyện “Redemptoris Mater” của Vatican. Cha Raniero Cantalamessa, thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã chia sẻ các bài suy niệm. Theo truyền thống, từ đây đến Lễ Giáng Sinh, các vị trong giáo triều Rôma sẽ nghe 4 bài suy niệm trong 4 tuần lễ để tĩnh tâm mừng ngày đại lễ.

Năm nay các bài suy niệm sẽ nhìn lại lịch sử Giáo Hội, tập trung vào các kinh nghiệm Phúc Âm Hóa.

5. Số các vị Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng chỉ còn 110 vị.

Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin-suk của Nam Hàn vừa tròn 80 hôm thứ Tư 7 tháng 12. Số các vị Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng do đó chỉ còn 110 vị.

Hiện nay có tất cả 193 vị Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo trong đó 83 vị từ 80 tuổi trở lên.

Đức Hồng Y Cheong Jin-Suk đã là Tổng Giám Mục Hán Thành từ năm 1998. Ngài được phong Hồng Y trong công nghị Hồng Y do Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 triệu tập vào năm 2006.

6. Đường hành hương nối liền Tây Ban Nha và Pháp

Trước sự gia tăng khách hành hương trong khu vực phía Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp, các vị giám đốc các trung tâm hành hương trong vùng đã cùng nhau mở con đường Thánh Mẫu nối liền các trung tâm hành hương tại đây.

Trước sự gia tăng khách hành hương, các vị giám đốc các trung tâm hành hương el Pilar, Torreciudad, và Lộ Đức đã cùng nhau mở con đường Thánh Mẫu nối liền 3 trung tâm hành hương này.

Ông Joaquin Bellido, thuộc hiệp hội Đường Thánh Mẫu phía Tây Ban Nha cho biết:

“Ý tưởng đầu tiên về con đường này đã được manh nha vào năm 2008, trong một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Zaragoza. Ba vị giám đốc các trung tâm hành hương Pilar, Torreciudad, và Lộ Đức đã gặp gỡ nhau. Họ ghi nhận khuynh hướng của các nhóm hành hương từ Zaragoza đến Lộ Đức sẽ đi qua Torreciudad, là lộ trình tiêu biểu nhất”.

Ước lượng con số người sử dụng Đường Thánh Mẫu sẽ là 12 triệu người mỗi năm. Phần đông sẽ là những khách hành hương nhưng cũng có thể có những người sử dụng con đường này để du lịch đến những danh lam thắng cảnh trong vùng.

Lộ Đức, một trong những đền thánh được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới, toạ lạc gần Công Viên Quốc Gia Pyrenees. Trong khi đó, đền thánh Đức Mẹ Montserrat nổi tiếng với một ngôi nhà thờ và một tu viện rất đẹp nơi mỗi năm có đến 2 triệu người thăm viếng.

Torreciudad được coi là “Cung Thánh của Các Gia Đình” nơi các tín hữu hành hương có thể ngắm những cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Đền thánh el Pilar có một tượng đài rất lớn và được xem là biểu tượng của thành phố Zaragoza, Tây Ban Nha.

6. Ngày thế giới chống bệnh liệt kháng

Ngày 1 tháng 12 hàng năm được chọn là ngày Thế Giới Chống Bệnh Liệt Kháng. Ngày này được cử hành như một cách thế thể hiện tình liên đới với những ai đang mắc căn bệnh hiểm nghèo này.

Ngày Thế Giới Chống Bệnh Liệt Kháng đã được cử hành lần đầu tiên vào năm 1988.

Ước lượng có đến 33 triệu người trên thế giới đang phải sống với căn bệnh hiểm nghèo này, đa số sống trong vùng Sa Mạc Sahara. Con số những người nhiễm căn bệnh này tăng rất đáng kể trong các năm qua nhưng nhờ có các tiến bộ y khoa nên những người mắc bệnh có thể kéo dài tuổi thọ hơn trước đây rất nhiều.

Từ năm 1981 đến 2007, hơn 25 triệu người trên thế giới đã chết vì căn bịnh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử y khoa này.

7. Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Ủy Ban Thần Học Quốc Tế.

Theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, Ủy Ban đang nghiên cứu 3 vấn đề gồm có: thuyết độc thần, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội và phương pháp thần học của học thuyết này. Liên quan đến thuyết độc thần, Đức Thánh Cha nói rằng đó không thể là nguồn gốc của bạo lực, nhưng của hòa bình cá nhân và phổ quát. Ngài nhận xét:

“Kỳ họp này trùng với Tuần thứ Nhất Mùa Vọng, thời điểm nhắc nhớ rằng một mỗi thần học gia phải là một con người của Mùa Vọng, một nhân chứng của sự trông đợi trong tỉnh thức, là điều soi sáng những cách thế để hiểu mầu nhiệm Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể”.

Đức Thánh Cha nói thêm là để đạt được một mối quan hệ mạnh mẽ giữa đức tin và lý trí, Giáo Hội cần những thần học gia được chuẩn bị và trung tín.

Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã được thành lập sau Công Đồng Vatican 2 như một cách thế để mở rộng những kết quả của các chuyên gia.

Ủy Ban cố vấn cho Đức Thánh Cha về những vấn đề khác nhau theo yêu cầu của Đức Thánh Cha. Đức đương kim Giáo Hoàng trước đây đã từng là một thành viên trong ủy ban cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Munich.

8. Khoá họp khoáng đại của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình

Sáng ngày 1 tháng 12, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các tham dự viên của khoá họp khoáng đại của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình nhân kỷ niệm 30 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thành lập Hội Đồng và cũng là 30 năm công bố Tông Huấn Familiaris consortio

Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đã kết thúc khóa họp toàn thể hôm 1-12-2011 sau 3 ngày tiến hành tại Roma, dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Chủ tịch Ennio Antonelli và với sự tham dự của hơn 100 người, trong đó có 21 Hồng Y và 8 Giám Mục, 20 đôi vợ chồng thành viên do Đức Thánh Cha bổ nhiệm và được chọn từ các nước, tiếp đến là gần 40 vị cố vấn, đa số là giáo dân, nhưng cũng có các Giám Mục, linh mục và tu sĩ. Ngoài ra có gần 10 viên chức của Hội Đồng. Đức Thánh Cha nói Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập ủy ban “như dấu chỉ tầm quan trọng của mục vụ gia đình trên thế giới và ủy ban cũng là khí cụ để đề cao gia đình ở mọi lãnh vực”.

Trong suốt buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đề cập đến gia đình như trung tâm của Tân Phúc Âm Hóa.

“Khủng hoảng của gia đình ngăn cản việc nhận ra Thiên Chúa, vì thế Tân Phúc Âm Hoá không thể tách rời khỏi gia đình”.

Đức Thánh Cha đã kêu gọi tất cả các gia đình Công Giáo hãy dấn thân trong việc giáo dân yêu thương, chuẩn bị cho hôn nhân đầy đủ, cũng như thực thi các hoạt động bác ái và giáo dục.

Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến Đại Hội Thế Giới về Gia Đình là một biến cố lớn trong đời sống Giáo Hội. Tòa Thánh và thành phố Milan của Italia đang có những chuẩn bị gấp rút cho biến cố này sẽ diễn ra từ 30 tháng 5 đến mùng 3 tháng 6 năm 2012.

9. Đoàn đại biểu Illinois đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến

Sau một thời gian tranh luận lâu dài, thống đốc Pat Quinn của bang Illinois đã ký thông qua dự luật 3539 để hủy bỏ án tử hình tại tiểu bang này. Những vị có công giúp cho dự luật này được thông qua đã đến Rôma để có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha.

Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha nói:

“Tôi bày tỏ hy vọng rằng lập luận của quý vị sẽ khích lệ các sáng kiến của các nhà chính trị và các nhà lập pháp để tăng thêm con số các quốc gia bãi bỏ án tử hình”.

Đoàn đại biểu của bang Illinois cũng đã có những cuộc gặp gỡ với các nhà hoạt động từ cá quốc gia khác để chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc vận động bỏ án tử hình. Nhiều người lầm rằng án tử hình giúp tiết kiệm tiền thuế của dân vì chi phí cho án tử hình thấp hơn chi phí giam cầm chung thân một tội nhân nguy hiểm. Tuy nhiên, bang Illinois cho đến nay đã tiết kiệm được 7 triệu đô la sau khi bỏ án tử hình vì án phí và các chi phí tư pháp khác để dẫn đến án tử hình rất cao. Ông Jeremy Schroeder trong đoan đại biểu cho biết thêm:

“Một lý do quan trọng khác tại sao chúng ta phải quan tâm đến chuyện này là vì án tử hình được thực hiện nhân danh chúng ta. Mỗi người bị giam cầm và hành quyết trong một tiểu bang đều trên danh nghĩa là vì mỗi người trong tiểu bang đó”.

Chánh án Aviva Futorian, một vị cũng trong đoàn đại biểu nói thêm:

“Án tử hình không ngăn chặn nổi tội ác, không cần thiết, nó tốn kém lắm. Anh có thể giam cầm những người nguy hiểm trong tù với chi phí rẻ hơn rất nhiều, và thật khó mà bảo người ta rằng giết người là sai khi anh cứ tiếp tục giết họ”

Laura Kunard, một nhà tội phạm học nói:

“Tôi nghĩ là cái cảm giác tràn ngập trong tôi là hy vọng, tại Hoa Kỳ việc hủy bỏ án tử hình còn rất gay go nhưng tôi có cảm giác là thế giới đang quan sát và hy vọng rằng chiều hướng đang thay đổi”.

Khoảng 139 quốc gia đã bỏ án tử hình. Trong khi đó tại Hoa Kỳ có đến 34 tiểu bang vẫn còn giữ án này.

10. Cuốn CD nhạc Giáng Sinh của nam ca sĩ Michael Bublé

Cuốn CD nhạc Giáng Sinh của nam ca sĩ Michael Bublé đã được coi là một CD thành công nhất trên Billboard Charts của Hoa Kỳ. Anh nói:

“Tôi không muốn làm một CD tốt về lễ Giáng Sinh. Tôi muốn thực hiện một CD hay nhất về lễ Giáng Sinh”.

Những bài hát mà Michael Bublé chọn đều là những bài cổ điển như “Jingle Bells,” “Silent Night,” và “Have yourself a Merry Little Christmas”.

Bublé hợp tác với một vài ca sĩ lừng danh khác trong cuốn CD này như Shania Twain trong bài "White Christmas". Anh cũng hát tiếng La Tinh với Thalía.

“Lễ Giáng Sinh và âm nhạc là những điều gây hứng khởi cho tôi khi tôi trưởng thành tôi muốn thực hiện CD này hơn bất cứ album nào khác trong đời”.