Ngày 29-11-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tỉnh thức đợi chò Chúa đến
Lm Jude Siciliano OP
00:17 29/11/2014
Chúa Nhật I VỌNG –B
Isaia 63: 16b-17, 19b; 4: 2b-7; Tvịnh 79; 1Côrintô 1: 3-9; Mark 13: 33-37

HÃY TỈNH THỨC ĐỢI CHỜ CHÚA ĐẾN

Vào ngày 3 tháng 11 khi đang ở khu mua sắm, tôi thấy ở ngay lối vào cửa hàng có một chiếc bàn và thùng thư đặt sẵn đó. Ở đấy, bọn trẻ đang viết thư cho ông già Noel, liệt kê những món quà mà chúng muốn có vào ngày lễ Giáng Sinh. Những lối ra vào chính của khu mua sắm được bày biện trang trí với những dây treo và vòng hoa Giáng Sinh. Hôm đó, tôi nghe bài hát Giáng Sinh đầu tiên - hơn một tháng rưỡi trước lễ Giáng Sinh ! Bài hát nói lên sự vội vã của mùa này !

Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, chúng ta bắt đầu năm phụng vụ mới. Mùa này giúp chúng ta sống chậm lại và có được cái nhìn Kitô giáo về thời gian. Lưy ý rằng các bài đọc hôm nay không nói về việc Đức Kitô đến lần thứ nhất, tức là việc Người sinh ra ở Bêlem, nhưng về việc Đức Kitô đến lần thứ hai, nghĩa là ngày Chúa quang lâm. Chúa Nhật thứ hai và thứ ba Mùa Vọng sẽ tập trung nói về thánh Gioan Tẩy Giả và sứ điệp của thánh nhân mời gọi dọn đường cho Chúa. Rồi đến Chúa Nhật thứ tư, chúng ta sẽ tập trung vào biến cố Đức Giêsu giáng sinh, bắt đầu bằng lễ Truyền Tin.

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng cũng là ngày cuối cùng của tháng 11, đồng thời là khởi đầu của tháng 12. Thời điểm này báo hiệu không phải việc Đức Kitô ngự đến, mà là sự khởi đầu của các ngày lễ lạc, tiệc tùng và tặng quà cho nhau. Trong thế giới chúng ta đang sống, Mùa Vọng xem ra là mùa Giáng Sinh rồi và mức lợi nhuận mùa Giáng Sinh đã được công bố trên báo chí trang mục kinh doanh rồi. Chúng ta sẽ nghe thấy tiếng chuông Giáng Sinh vui tai nhưng rồi cũng trở nên nhàm chán trong các cửa tiệm hay khu mua sắm. Trong khi đó ở nhà thờ, không khí của mùa này lại khác hẳn: những bài thánh ca trang nghiêm, các bài đọc Sách Thánh, các băng rôn và sắc màu phụng vụ, giúp chúng ta “dọn đường cho Chúa đến”.

Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta về những việc Thiên Chúa đã làm xưa kia, không phải để hoài niệm, nhưng để giúp chúng ta hướng đến tương lai với niềm hy vọng. Tương lai không có nghĩa là ta kéo dài tình trạng hiện tại; những gì đang diễn ra lúc này không cho ta biết được tương lai sẽ ra sao. Những hoàn cảnh hiện tại chưa chắc bảo đảm được sự thành toàn tương lai. Suốt Mùa Vọng, chúng ta học cách “trông cậy khi không còn gì để cậy trông” (Rm 4,18).

Dân Israel khi lưu đày đã không còn hy vọng được phục hưng và trở về quê hương. Thời kỳ lưu đày Babylon kéo dài khoảng 50 năm và trong hoàn cảnh ấy, những người lưu đày này chẳng có lý do gì để hy vọng. Dù họ tội lỗi (“tội chúng con phạm tựa cơn gió cuốn chúng con đi”), thì lời cầu nguyện của dân Israel gợi nhớ việc Thiên Chúa sáng tạo con người (“Lạy Đức Chúa, Ngài mới là Cha, là Đấng cứu chuộc chúng con, danh Ngài thật bền vững”) và việc Thiên Chúa giải thoát họ khỏi kiếp nô lệ thế nào. Lời cầu nguyện đó cho thấy rằng không phải những người nô lệ cũng không phải chúng ta có thể tự cứu mình khỏi tình trạng hiện tại của mình. Ngày nay còn nhiều người đang phải chịu đau khổ khắp nơi. Thế giới không thể tự trở nên tốt hơn được. Chúng ta cần Thiên Chúa can thiệp: chúng ta cần Mùa Vọng để hy vọng và cần Đức Kitô ngự đến. Chúng ta không thể “chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh” mà lại không cần những điều trên. Chúng ta cần cầu xin Thiên Chúa đến trợ giúp. Chúng ta cần Đấng Mêsia.

Bài Tin Mừng cảnh tỉnh chúng ta và khẳng định chắc chắn rằng ông chủ sẽ trở về để đòi lại quyền hành của ông. Đoạn này nằm trong phần được gọi là “Tiểu Khải Huyền”, nghĩa là một “mạc khải” được thu nhỏ. Bản văn Kinh Thánh giúp chúng ta sống Mùa Vọng. Không phải chúng ta đang chờ Hài Nhi Giêsu lại sinh ra cho bằng mong đợi Người quang lâm. Người chính là ông chủ bất ngờ đến với cuộc đời ta vào giữa đêm khuya lúc ta còn đang mê ngủ. Các công việc thường ngày của chúng ta bị đảo lộn khi Thiên Chúa đi vào thế giới chúng ta. Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta đã đặt quá nhiều sự an ổn vào những gì có trong tầm tay và xem nó là chắc chắn. Nhưng thế giới quen thuộc ấy của chúng ta có thể dễ dàng sụp đổ, tựa như Mỹ kim thời suy thoái kinh tế vậy. Mùa Vọng chất vấn xem mảnh đất ta đang đứng vững chắc đến mức nào? Khi Thiên Chúa bước vào đời ta, tính tự phụ của ta sẽ không còn đất đứng.

Chẳng phải là chúng ta đang cảm thấy thế giới suy tàn này không phải là điều Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta sao? Thiên Chúa có kế hoạch thiết lập một thế giới khác nhờ Đức Giêsu Kitô. Ai sẵn sàng và tỉnh thức thì biết khi nào Thiên Chúa đến và biết cách đáp trả trước sự hiện diện của Người. Mùa Vọng thức tỉnh chúng ta để nhận ra rằng chúng ta đã đầu tư của cải của mình không đúng chỗ và sẽ không dẫn ta đến ngõ cụt. Ông chủ, người mà chúng ta phục vụ, đang đến để giúp chúng ta tỉnh dậy khỏi cơn ngủ mê, ngõ hầu có thể gạt bỏ thế giới sai lạc này sang một bên và kiến tạo căn nhà của chúng ta trên nền móng đá tảng. “Thiên Chúa là Đấng trung tín” - đó là lời thánh Phaolô sẽ đồng hành với chúng ta khi chúng ta muốn thay đổi hay điều chỉnh nếp sống mình. Đây chính là Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia hoạ lên khi ông hình dung chúng ta như đất sét được Thiên Chúa, người thợ gốm, nặn hình, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta là công trình do tay Chúa tác tạo”.

Đoạn Tin Mừng theo thánh Máccô hôm nay nói về thời buổi khó khăn. Đoạn này hoàn toàn đúng với hoàn cảnh cộng đoàn mà thánh Máccô viết cho. Chúng ta có thể kể ra vài khó khăn mà cộng đoàn Kitô hữu thời sơ khai phải đối diện: Giêrusalem bị phá hủy năm 70, các Kitô hữu bị các nhà cầm quyền chính trị và tôn giáo bách hại, niềm tin mới lạ chia rẽ các gia đình, các ngôn sứ giả tiên báo việc trở lại của Đức Kitô sắp xảy ra. Ai có thể trách được những Kitô hữu tiên khởi khi họ đặt những câu hỏi: “Giờ này Đức Giêsu ở đâu, chúng con đang cần Người? Người đã quên chúng con rồi sao? Khi nào Người trở lại?”

Những tín hữu thời nay như chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi này khi nền tảng của thế giới chúng ta bị lung lay bởi cái chết, ly dị, bệnh dịch, con cái nghiện ngập, thất nghiệp kéo dài ... Bài Tin Mừng hôm nay củng cố đức tin người tín hữu đang đối diện với những khó khăn. Dẫu có biết bao khó khăn họ gặp phải, dụ ngôn này khẳng định chắc chắn với họ rằng Đức Giêsu sẽ trở lại và chấm dứt đau khổ của họ. Lời cảnh báo “phải coi chừng! phải tỉnh thức!” sẽ tác động họ mỗi ngày. “Có lẽ hôm nay là ngày Đức Giêsu trở lại”. Sự mong đợi và niềm hy vọng đó sẽ gia tăng sức mạnh cho họ “trong thời điểm hiện tại.”

Còn chúng ta, tất cả những tháng năm còn lại thì sao? Sống trong đất nước phát triển, chúng ta có thể không phải trải qua những gì mà cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi phải đối diện vào thời thánh Máccô. Nhưng một số cộng đoàn trên thế giới và một vài cá nhân chúng ta chắc chắn đang rơi vào tình trạng đó. Rất nhiều Kitô hữu và những người thiện chí đang phải vật lộn với bao hoang mang và đau khổ.

Chúng ta cùng cầu nguyện với những người đang tuyệt vọng trên thế giới ngày nay. Chúng ta cũng gắn bó với niềm hy vọng mà Mùa Vọng mang đến và tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn ấp ủ tất cả mọi người trong vòng tay yêu thương của Người. Không có gì nằm ngoài sự chăm sóc của Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể đến bất cứ lúc nào để trợ giúp chúng ta. Có nhiều thứ cản trở cuộc sống thường nhật của chúng ta và có thể làm chúng ta vô cảm trước nỗi đau của tha nhân. Vâng theo lệnh truyền của Đức Giêsu “phải coi chừng! phải tỉnh thức!” sẽ giúp chúng ta giữ vững được niềm tin vào tình yêu Thiên Chúa và tỉnh thức với sự can thiệp của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Tỉnh thức giúp chúng ta trưởng thành về đời sống tâm linh. Chúng ta sẽ cảm thông hơn với nỗi đau của tha nhân khi chúng ta bắt đầu để ý tới điều làm họ đau lòng. Với thái độ tỉnh thức và lưu tâm đến thế giới xung quanh, chúng ta có thể tỉnh thức về việc Đức Kitô đã và đang đến.

Mùa Vọng giúp chúng ta luôn tỉnh thức đợi chờ ngày Đức Kitô trở lại. Tuy nhiên, Mùa Vọng vẫn phải là mùa của khoảnh khắc hiện tại, vì Thiên Chúa đã ở giữa chúng ta và còn tiếp tục ở lại với chúng ta. Khi Mùa Vọng kết thúc, chúng ta sẽ cử hành việc Đức Kitô mặc lấy xác phàm và ở giữa chúng ta. Lúc này đây, bí tích Thánh Thể giúp chúng ta dọn đường cho Đức Kitô, và với Lời Chúa, chúng ta có thể mở rộng cặp mắt đôi tai mình để nhận ra sự hiện diện của Người đã ở giữa chúng ta.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp



1st SUNDAY OF ADVENT (B)
Isaiah 63: 16b-17, 19b; 4: 2b-7; Psalm 80; 1Corinthians 1: 3-9; Mark 13: 33-37

On November 3rd, I was in a shopping mall and at the entrance to a department store a desk and imitation mailbox were set up. At the desk children were writing letters to Santa listing the gifts they wanted for Christmas. The central passageways of the mall were decorated with Christmas hangings and wreaths. On that day I heard my first Christmas carol – more than a month and a half before Christmas! Talk about rushing this season!

Here at church today we begin a new liturgical year, it is the first Sunday of Advent. This season attempts to slow us down and help us put a Christian focus on the times. Notice that the readings today are not about the first coming of Christ, his birth in Bethlehem, but about his second coming, his return. The second and third Sundays of Advent will focus on John the Baptist and his message of preparation. Then, on the fourth Sunday, our attention will to shift to Jesus’ birth as it began with the Annunciation.

It is the first Sunday of Advent and the last day of November, but the start of December will also herald, not the coming of Christ, but the beginning of the feastings, parties and gift exchanges. In our secular world Advent seems to begin the season of Christmas and the measuring of Christmas-time profits in the business sections of our newspapers. We will hear happy, silly jingles in stores and malls. While here at church, this season’s sounds will be contradictory – sober hymns that, with the Scriptures, liturgical banners and colors, will help us "Prepare the way of the Lord."

Advent recalls the past acts of God, not for the sake of nostalgia, but to help us look to the future with hope. We don’t just extend our present condition into the future; the way things are now doesn’t control how they will be. Present circumstances may offer no evidence of future fulfillment; but during Advent we learn to, "hope against hope" (Romans 4:18).

The Israelites in exile had no hope for their recovery and return to Israel. The Babylonian captivity lasted for about 50 years and, judging from their present situation, the exiles had no concrete reason to hope. Despite their sins ("our guilt carries us away like the wind"), Israel’s prayer recalls that God created the people ("You, Lord, are our father, our redeemer who are named forever.") and how once God deemed them from slavery. The prayer articulates that neither the enslaved people, nor we, can save ourselves from our present situation. The present is a period of suffering for large populations around the globe. The world can’t get better on its own. We need divine intervention: we need Advent hope, we need the coming of Christ. We can’t merely "prepare for Christmas" without that help. We need and pray for an intervention by God. We need a Messiah.

The gospel is sober and leaves little doubt that the master is returning to the house to assert his authority. This passage is part of a section called "the Little Apocalypse," i.e. a miniature "revealing." The text sets up Advent for us. We are not yet expecting the birth of the little baby Jesus, but the coming of Jesus, the master, who unexpectedly breaks into our routine in the middle of the night when we may be dozing off, or fully asleep. Our usual routine is shattered when God enters our world. In our lives we may have placed too much security on what was close at hand and seemed secure. But our accustomed world can easily collapse, like the dollar in recession. Advent asks how secure is the ground we stand on? When God enters our lives our self-sufficiency will not be enough for us.

Don’t we sense that our weary and battered world is not what God has in mind for us? God has plans to bring about another world through Jesus Christ. Those who are ready and awake will know when God comes and how to respond to God’s presence. Advent awakens us to realize we have invested our treasure in the wrong places and that world must end. The master, whom we serve, is coming to help us awaken from sleep so we can put aside our false world and rebuild our house on rock. "God is faithful" – Paul’s words will accompany us through any change or adjustment we must make in our lives. This is the God Isaiah evokes as he imagines us as clay to be formed by our God, "the potter," and reminds us, "we are all the work of your hands."

Today’s selection from Mark is a gospel for hard times. This was certainly true for the community for whom Mark wrote. To name just a few problems the early Christian community faced: Jerusalem was destroyed in the year 70; Christians were persecuted by both religious and political authorities; the new faith had torn families apart; false prophets were predicting Christ’s imminent return. Who could blame these early Christians for asking, "Where is Jesus now that we need him? Has he forgotten us? When is he going to return?"

These questions we modern believers might ask when the foundations of our world are shaken by death, divorce, catastrophic illness, a child on drugs, extended unemployment etc. Hearing today’s gospel would have strengthened the faithful undergoing hard times. As difficult as their days might have been the parable would have assured them that Jesus was going to return, and would put an end to their suffering. The admonition "Be watchful! Be alert!"would influence them each day. "Perhaps this is the day Jesus is returning." That expectation and hope would strengthen them "in the meanwhile."

What about us, all these years later? In the developed world we may not be going through what the early Christian community did in Mark’s time. But some communities in the world and individuals among us, certainly are. So many Christians and people of goodwill are experiencing uprooting with the consequent confusion and pain.

We pray with the many distressed of the world today. We cling to Advent hope and trust that God holds all people in loving hands. Nothing is outside God’s concern and God can come at any moment to help us. We have a lot that distracts us in daily life and can numb us to the pain of others. Following Jesus’ mandate to "Be watchful! Be alert!" helps us stay in touch with our faith in God’s love and alert to God’s intervention in our daily lives.

Staying alert helps us grow spiritually. We grow in sensitivity to the pain of others when we begin to notice what grieves them. Our staying awake and attentive to the world around us can alert us to the already-arrived and still-coming of Christ.

This season has us keep watchful for Christ’s future return. Still, Advent is very much a season of the present moment because God is already in our midst and continues to stay with us. When Advent has ended we will celebrate Christ’s taking flesh among us. In the meanwhile this Eucharist helps us prepare for Christ and, with the Word, can open our eyes and ears to his presence already among us .
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:33 29/11/2014
LỰA CHỌN SÁNG SUỐT
N2T

Có một phú ông bị bệnh nặng hết thuốc chữa, mà đưa con duy nhất giờ này lại ở nơi một làng khác rất xa. Khi ông ta biết ngày giờ chết của mình sắp đến và sợ đầy tớ chiếm đoạt gia tài, bèn viết một tờ di chúc mà người khác không hiểu được ý nghĩa: “Con trai tôi có quyền chọn lựa trước trong tài sản một hạng mục, còn dư ra thì tặng cho đầy tớ.”
Sau khi phú ông chết thì đầy tớ vui vẻ cầm tờ di chúc đi tìm con trai của ông chủ, con trai của phú ông coi xong tờ di chúc, suy nghĩ một chút rồi nói với đầy tớ:
- “Tôi quyết định lựa chọn như thế này, chính là bác đấy”.
Đứa con trai thông minh lập tức được tất cả tài sản của cha mình.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có nhiều việc phải lựa chọn và có nhiều cách để lựa chọn: có người lựa chọn cái lợi trước mắt mà không biết cái hại sau lưng; có người lựa chọn cái đẹp nhất thời mà không thấy cái xấu lâu dài của nó; lại có người lựa chọn vẻ dáng đẹp bên ngoài mà xem nhẹ cái đẹp bên trong tâm hồn...
Lựa chọn bằng lý trí thì buồn trước vui sau, lựa chọn bằng tình cảm thì vui trước buồn sau, nhưng nếu lựa chọn bằng cả lý trí và tình cảm thì sẽ có hạnh phúc. Và các thánh đã làm như vậy khi lựa chọn: các thánh ẩn tu đã lựa chọn nơi tĩnh mịch ở chốn hoang vu và các ngài đã gặp được Chúa; các thánh tử đạo đã chọn Chúa là niềm vui và sự sống của mình, nên các ngài đã được sự sống vĩnh cữu...
Người Ki-tô hữu lựa chọn Chúa bằng lý trí và con tim, nên họ đã được tất cả, đó là hạnh phúc và đau khổ: hạnh phúc để chia sẻ với tha nhân và đau khổ để liên kết với Chúa Giê-su.
Ai hiểu được thì vui mừng lựa chọn, vì đó là một lựa chọn thông minh và khôn ngoan của Đức Chúa Thánh Thần.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 1 MV B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:36 29/11/2014
Chúa Nhật 1 MÙA VỌNG

Tin Mừng: Mc 13, 33-37
"Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em
không biết khi nào thời ấy đến."


Anh chị em thân mến,
Trong cuộc sống của con người, có nhiều cái để tỉnh thức: tỉnh thức để rình ăn trộm, tỉnh thức để đánh bài đánh bạc, tỉnh thức để học bài thi, tỉnh thức để làm thơ tình, để đợi người yêu, để đợi nghe điện thoại của người thân từ nước ngoài gọi về...

Tỉnh thức để nghe điện thoại của người thân vì có hẹn trước, tỉnh thức để học bài thi là vì sợ trượt vỏ chuối, hoặc là để đợi người yêu.v.v... thì cũng đều có giao hẹn trước…

Mùa vọng là mùa sống trong hy vọng, trong chờ đợi, do đó mà cần phải tỉnh thức, người Ki-tô hữu tỉnh thức là để chờ đón Chúa đến, Ngài đã báo trước cho chúng ta là Ngài sẽ đến lại, báo là sẽ đến chứ không báo ngày nào giờ nào Ngài đến, do đó, cần phải tỉnh thức để đợi Ngài.

Có nhiều người đợi hoài đợi mãi mà không thấy Chúa đến nên lơ là ngủ say trong tội lỗi hoặc là bỏ luôn đạo của mình; có người vẫn thức để đợi Chúa, nhưng thức mà không tỉnh, cho nên cuộc sống của họ dở dở ươn ươn, giữ đạo theo thói quen đi lễ ngày Chúa Nhật, mà cuộc sống thì như là người ngoại đạo không biết Chúa; lại có người tỉnh thức chờ Chúa đến bằng cách sống thật đúng Tin Mừng Chúa dạy: yêu thương người thân cận như chính mình, đó chính là cách hay nhất để tỉnh thức chờ đón Chúa đến với chính mình.

Nhân loại cần phải tỉnh thức và chờ đợi ngày Thiên Chúa đến, ngày mà chúng ta gọi là hồng phúc, là bình an.

Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa cũng vậy, tuy Ngài không cần tỉnh thức, nhưng Ngài chờ đợi, chờ đợi là thái độ của bao dung và của tình yêu. Ngài vì yêu thương chúng ta nên sẵn sàng chờ đợi chúng ta trở về với Ngài, Ngài chờ đợi nơi chúng ta sự sám hối để bày tỏ lòng bao dung của Ngài đối với chúng ta.

Mùa vọng, cũng là mùa tha thứ cho nhau những lỗi lầm, bởi vì không ai chờ đợi Chúa đến mà trong lòng lại còn chất chứa hận thù với người anh em, bởi vì không ai chờ đợi tình yêu của Chúa mà lại đem lòng ghen ghét người thân cận của mình.

Tha thứ cho nhau những lỗi lầm chính là món quà đẹp nhất mà chúng ta trao tặng cho Chúa khi Ngài đến với chúng ta. Mùa vọng của người Ki-tô hữu chính là yêu thương, chờ đợi và thứ tha.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 29/11/2014
N2T

14. Bố thí thì không kể nhiều hay ít, bởi vì người có lòng yêu mến thì không tính toán so đo.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:40 29/11/2014
BÌNH ĐẲNG
Ông trùm giáo xứ nói với cha sở, là có cha sở giáo xứ nọ khi có lễ an táng của giáo dân bình thường thì quan tài của họ phải để cuối cửa nhà thờ, chỉ có đám tang ông bà cố của các linh mục hoặc của các tu sĩ nam nữ thì quan tài của những người ấy mới được để gần bàn thờ mà thôi...
Cha sở nghe xong thì cười nói:
- “Giáo Hội không có luật lệ nào như thế cả, tất cả mọi người đều là con của Chúa và Ngài cũng không đối xử phân biệt ai là giáo dân bình thường hoặc ai là ông bà cố, trước mặt Chúa họ đều bình đẳng như nhau. Không biết ai đã đặt ra cái luật kỳ quặc như thế...”
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đã xin Thượng Phụ Bartholomaios chúc lành
Bùi Hữu Thư
17:01 29/11/2014
Ngài đã cúi đầu trước thượng phụ trong buổi canh thức đại kết cầu nguyện với Thánh Anrê

ROME, 29 tháng 11, 2014 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã cúi đầu trước Thượng Phụ đại kết Constantinople, Bartholomaios I ngày 29 tháng 11, 2014, vào ngày thứ hai của chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài nói: “Tôi xin ngài ban phép lành cho tôi và cho Giáo Hội Rôma.”

Vào buổi tối hôm nay, Đức Thánh Cha và Thượng Phụ đã cùng tham dự một buổi cầu nguyện đại kết tại nhà thờ chánh tòa Thánh Georges thành Phanar, trụ sở của Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople, tại Istanbul. Đức Thánh Cha đã được đón chào bằng tiếng chuông đại lễ rộn ràng để đánh dấu biến cố này.

Buổi lễ được soạn thảo đặc biệt cho dịp này, dưới hình thức các lời cầu xin cho Đức Thánh Cha, cho Thượng Phụ và cho sự hiệp nhất của các Giáo Hội, được hát bằng tiếng La Tinh và Hy Lạp, và đã khởi sự ngay trước lúc 18:00 giờ (17:00 tại Rôma) đánh dấu khởi đầu của nghi thức phụng vụ mừng lễ Thánh Anrê, bổn mạng của Tòa Thượng Phụ (30 tháng 11).

Thượng Phụ Bartholomaios và Đức Thánh Cha mỗi người đã đọc một diễn từ: “Tối nay tâm hồn tôi tràn đầy niềm tri ân Thiên Chúa cho phép tôi có mặt tại đây để cùng cầu nguyện với Thượng Phụ và với Giáo Hội chị em, vào cuối một ngày viếng thăm tông đồ bận rộn.” Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Ý như vậy.

Ngài tiếp: “Tôi cảm nhận rằng niềm vui của chúng ta còn to lớn hơn vì nguồn vui đến từ xa xôi hơn; không phải bên trong chúng ta, không phải trong việc chúng ta tụ họp hay cố gắng – dù đã có như vậy, và phải như vậy – nhưng là niềm tin có chung vào sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng đã đặt nền tảng cho Đền Thánh của Người là Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng, như Anrê và Phêrô, các tín hữu Chính Thống và Công Giáo là “những anh em trong hy vọng”: “Thưa ngài, thật là một ân sủng lớn lao được là anh em trong niềm hy vọng vào Chúa Kitô Phục Sinh! Ân sủng lớn lao nhưng trách nhiệm cũng to lớn vì được cùng đồng hành trong niềm hy vọng này, được nâng đỡ bởi sự cầu bầu của hai Thánh Tông Đồ anh em Anrê và Phêrô!”

Vào cuối diễn từ, ngài đã chúc mừng các thành viên của Tòa Thường Phụ về ngày lễ Thánh bổn mạng, rồi ngài cúi đầu trước Thượng Phụ và nói: “Tôi xin ngài một đặc ân là ban phép lành cho tôi và cho Giáo Hội Rôma.”Thượng phụ đã hôn lên trán Đức Thánh Cha thay cho phép lành.

Vào cuối buổi lễ, sau kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha và Thượng Phụ đã ban phép lành cho những người tham dự, rồi họp riêng với nhau trong khoảng ba mươi phút.

Ngày mai, Đức Thánh Cha sẽ tham dự một nghi thức phụng vụ ngày Chúa Nhật cho Thánh Lễ mừng kính Thánh Anrê, và sẽ cùng ký một tuyên cáo chung với Thượng Phụ.
 
Đại sứ Nga cạnh Tòa Thánh: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gây cho tổng thống Gorbachev những ấn tượng mạnh
Lã Thụ Nhân
17:09 29/11/2014
Hai mươi lăm năm trước, thế giới có rất nhiều khác biệt. Bức tường Berlin đã chia cắt Âu Châu và số phận của chủ nghĩa cộng sản vẫn chưa chắc chắn. Ngày 01 tháng Mười Hai năm 1989, cựu Tổng thống Mikhail Gorbachev của Cộng sản Liên Xô đã đến Vatican để hội kiến với Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo hoàng người Ba Lan đã có trải nghiệm trực tiếp về những ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.

Ông Alexander Avdeed, Đại sứ Nga cạnh Tòa Thánh cho biết: "Tổng thống Gorbachev đã rất vui mừng sau khi gặp Đức Gioan Phaolô II. Thực vậy, ông đã đánh giá rất cao về ngài. Sự hiểu biết của Đức Giáo Hoàng, đức độ của ngài cũng như lời khích lệ người dân Liên Xô đã để lại trong tổng thống những ấn tượng sâu xa."

Vài tháng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mikhail Gorbachev và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, Tòa Thánh và Liên Xô đã tái cam kết trao đổi quan hệ ngoại giao. Bức tường Berlin đã sụp đổ và Liên Xô đã sẵn sàng để mở toang cánh cửa.

Đại sứ Alexander Avdeed cho biết thêm: "Đối với chúng tôi, chuyến thăm này mang ý nghĩa đầy hứa hẹn về quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Vatican, trung tâm tâm linh và tôn giáo quan trọng nhất thế giới. Ngay từ đầu, quan hệ ngoại giao của chúng tôi và sự đối thoại giữa hai vị lãnh đạo đã mang đến cho chúng tôi niềm hy vọng. Có vẻ như chúng ta có thể giải quyết các vấn đề của thế giới bằng các cuộc đàm phán và tinh thần của Đức Gioan Phaolô II".

Vào năm 2009, Nga đã quyết định cải thiện quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican bằng một vị đại diện thường trực. Ông Alexander Avdeed, người từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nga, đã trở thành đại sứ đầu tiên của Nga cạnh Tòa Thánh.

Một biến cố then chốt khác đã xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đại sứ Alexander Avdeed cho biết: "Tôi đã trò chuyện với Tổng thống sau cuộc hội kiến giữa hai vị và Tổng thống nói rằng ông hài lòng. Trí tuệ, kiến thức và sự minh bạch của Đức Giáo Hoàng và vai trò của ngài trong bối cảnh quốc tế để lại trong tổng thống những ấn tượng sâu xa. Tôi nghĩ chuyến thăm lần này đã củng cố các mối quan hệ chính trị và văn hóa giữa Nga và Vatican".

Có nhiều thay đổi đã diễn ra trong thế kỷ qua. Giờ đây, vị Đại sứ nói rằng nước này sẵn sàng đón tiếp một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng và nhiều hơn thế nữa.

Mặc dù Tòa Thánh Vatican và chính phủ Nga giữ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, nhưng Giáo Hội Chính Thống Nga vẫn còn giữ thái độ xa cách với Tòa Thánh. Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Hiện nay, dân số nga Nga khoảng 146 triệu người, trong đó chỉ có một phần trăm là người Công Giáo.
 
Ngày thứ hai cuộc viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô
Vũ Van An
19:26 29/11/2014
Ngày đầu tiên viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Phanxicô nhận được hai món quà có ý nghĩa. Món quà đầu tiên Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan tặng ngài là sắc chỉ của hoàng đế Ottoman Mehmed II, ban hành trong thế kỷ 15, nhằm bảo vệ quyền lợi các giáo sĩ Kitô Giáo tại Bosnia.

Món quà thứ hai là bộ từ điển hai cuốn Thổ Nhĩ Kỳ - Đức gồm các từ ngữ Hồi Giáo và Kitô Giáo do Đại Học Ankara xuất bản. Ta biết Đức Phanxicô nói thông thạo tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức.

Đáp lễ, Đức Phanxicô tặng TT Erdogan một bức tranh ghép mô tả Sông Tiber nhìn từ Lâu Đài St Angelo.

Ngoài ra Ông Mehmet Gormez, Giám Đốc Tôn Giáo Sự Vụ, tặng Đức Phanxicô bản sao các lá thư Đức GH Piô X gửi Hoàng Đế Ottoman Abdulhamid II đầu thế kỷ 20.

Thứ Bẩy hôm nay, Đức Phanxicô đã rời Ankara lên đường đi Istanbul. Thống đốc Istanbul và Thượng Phụ Đại Kết Báctôlômêô I đã đón tiếp ngài tại phi trường Ataturk. Nơi đầu tiên ngài viếng thăm ở đây là Đền Thờ Xanh (Blue Mosque). Được Ông Hoàng Ahmed I xây trên địa điểm từng là dinh Constantinople vĩ đại, ngôi đền thờ này trở thành nơi thờ phượng quan trọng nhất của Đế Quốc Ottoman. Biệt danh “Đền Thờ Xanh” phát xuất từ 21,043 viên gạch mầu ngọc lam gắn trên tường và mái vòm. Các viên gạch hoa phủ tường, cột và các vòm trong đền thờ lấy từ Iznik thuộc Nixêa xưa, có mầu sắc biến chuyển từ lam qua xanh.

Đức Phanxicô cúi đầu chắp tay cầu nguyện chừng 2 phút bên cạnh đại giáo sĩ Istanbul, Rahmi Yaram. Trước đó, Đại GS Yaram đã thuyết trình cho ngài về lịch sử ngôi đền và có trích dẫn các câu trong Kinh Kôrăng nói về Mẹ Maria. Đức Phanxicô tươi cười và thán phục chiêm ngưỡng những viên gạch mầu lam công phu và những chiếc vòm tròn cao vút nối tiếp nhau của ngôi đền. Chính ngài sau đó đã xin phép được cầu nguyện và hai người đã im lặng cầu nguyện.

Đại GS Yaram nói với ngài “chúng ta rất cần cầu nguyện” trước khi tặng ngài viên gạch Iznik, giống viên gạch trang trí Đền Thờ Xanh, mang hình hoa tulip, một biểu tượng quan trọng của người Thổ Nhĩ Kỳ và của Hồi Giáo.

Đức GH Phanxicô làm các nhà báo đang đứng chờ ngài ở ngoài Đền Thờ Xanh bằng cách tới đây bằng một xe dân sự không có bảng số. Trước đó, có tin cho rằng nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, vì lý do an ninh, đã bác bỏ lời yêu cầu của ngài muốn có một chiếc xe khiêm nhường hơn.

Tưởng cũng nên biết: Đức GH Bênêđíctô XVI đã thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006, giữa lúc có những căng thẳng giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo và cũng đã cầu nguyện tại đền thờ vĩ đại này bằng điệu bộ của người Hồi Giáo là quay mặt về hướng Mecca, nên đã được nhiều người Thổ đánh giá cao. Vatican đã thêm cuộc viếng thăm này vào phút chót để tỏ lòng tôn kính Hồi Giáo của Đức Bênêđíctô XVI.

Đức GH Phanxicô sau đó đã viếng thăm Hagia Sofia gần đấy. Đây là ngôi vương cung thánh đường dâng kính Đức Khôn Ngoan Thiên Chúa, được HĐ Constantine xây dựng lần đầu năm 360 trên địa điểm trước đây là một đền ngoại giáo. Sau đó, đền thờ bị hai trận hỏa hoạn năm 404 và 532 thiêu hủy. Sau đó, nó được HĐ Justinian tái thiết với mục đích biến nó thành “công trình lộng lẫy nhất từ thời tạo thiên lập địa”. Ông ra lệnh mọi tỉnh trong đế quốc phải cung cấp những đá hoa cương đẹp nhất và các vật liệu đắt giá nhất. Hagia Sofia được khánh thành lần thứ ba năm 537. Thời thập tự chính năm 1204, nó bị cướp phá tan tành và năm 1453, khi rơi vào tay người Ottoman, nó bị Mehmet II ra lệnh biến thành đền thờ Hồi Giáo đầu tiên của Istanbul. Suốt trong 3 thế kỷ tiếp theo, nó được các ông hoàng Hồi Giáo dâng tặng rất nhiều tặng phẩm qúy giá, cho tới thế kỷ 18, khi các tranh ghép bị vữa che phủ hết. Năm 1847, ông hoàng Abdulmegid thuê hai kiến trúc sư Thụy Sĩ, Gaspare và Giuseppe Fossati hồi phục lại các tranh ghép. Năm 1935, theo yêu cầu của Ataturk, Hagia Sophia biến thành một bảo tàng viện cho tới nay. Các Đức GH Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI đều đã viếng cơ sở này.

Tại đây, Đức GH Phanxicô đã được giám đốc Bảo Tàng Viện tiếp đón và hướng dẫn đi thăm trong nửa tiếng đồng hồ. Khi ký vào sổ vàng lưu niệm, ngài viết bằng tiếng Hy Lạp trước: Αγία Σοφία του Θεού (Đức Khôn Ngoan Thánh Thiêng Của Thiên Chúa) rồi bằng tiếng La Tinh: “Quam dilecta tabernacula tua Domine (Lạy Chúa vui thay lều tạm nhà Chúa, Tv 38).

Một ít người ủng hộ đứng bên ngoài Hagia Sophia vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ và cờ Tòa Thánh. Một biển ngữ mang hàng chữ “Ngài là Phêrô”.

Hayrullah Cengiz, Giám Đốc Viện Bảo Tàng, khi thuyết trình cho ngài về lịch sử của Hagia Sophia, đã thưa với ngài: “tôi luôn thích nói về phần này” vì tại đây nhiều tranh ghép Kitô Giáo lâu hàng mấy thế kỷ chen lẫn với các chữ viết Hồi Giáo đầy tính lịch sử.

Sau khi ký lưu niệm, Đức GH Phanxicô đã rời Hagia Sofia mà không cầu nguyện. Theo chương trình, đáng lẻ Hagia Sofia là nơi đầu tiên ngài viếng tại Istanbul, nhưng vào phút chót đã có sự thay đổi.

Sau khi rời Hagia Sophia bằng Cửa Đẹp, Đức Phanxicô đã tới tòa đại diện Tòa Thánh nơi ngài được các cộng đồng Công Giáo của Istanbul (La Tinh, Ácmêni, Syria và Canđê) chờ đợi đón tiếp. Tại đây, ngài cũng được Chủ Tịch HĐGM Thổ Nhĩ Kỳ, Đức TGM Ruggero Franceschini, O.F.M. Cap. đón tiếp.

Sau đó, ngài đã cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Thánh Thần ở Istanbul. Trong bài giảng lễ, ngài nói về việc Kitô hữu phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Đấng có thể kích thích sự đa dạng, tính đa nguyên nhưng đồng thời vẫn đem lại sự hợp nhất. Ngài cảnh cáo tín hữu đừng rơi vào cơn cám dỗ cưỡng lại Chúa Thánh Thần vì Người muốn đưa ta ra khỏi vùng êm ái bản thân và gây bất ổn cho ta. Ta phải vứt bỏ thái độ phòng thủ, phòng ngừa, cứ khư khư bám lấy các ý niệm của mình, các cách hành động bất biến của mình, phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn ta.

Cả bài giảng của ngài đều tập trung nói về Chúa Thánh Thần. Mọi sự đều do Người linh hứng. Cả khi ta phá vỡ cái vòng luẩn quẩn lấy ta làm trung tâm, bước ra ngooài, gặp gỡ người khác, lắng nghe họ, giúp đỡ họ đều cũng do Chúa Thánh Thần thúc đẩy...

Ngài cho rằng tính đa dạng nơi các chi thể cũng như các đặc sủng đều được hòa hợp trong Thần Khí Chúa Kitô, Đấng được Chúa Cha sai tới và tiếp tục sai tới để thực hiện sự hợp nhất giữa các tín hữu. Chúa Thánh Thần đem hợp nhất lại cho Giáo Hội: hợp nhất trong đức tin, hợp nhất trong tình yêu, hợp nhất trong cuộc sống nội tâm. Giáo Hội và các Giáo Hội cũng như các cộng đồng Giáo Hội khác đều được kêu gọi để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và luôn cởi mở, ngoan ngoãn và vâng lời.

Ngài nhấn mạnh rằng trong hành trình đức tin và sống huynh đệ của ta, càng khiêm nhường để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ta càng thắng vượt được hiểu lầm, chia rẽ, bất đồng và trở thành dấu chỉ khả tín của hợp nhất và hòa bình.

Cuối bài giảng, ngài cám ơn sự hiện diện của TP Báctôlômêô và nhiều đại diện các Giáo Hội anh em.

Cuối ngày, Đức Phanxicô đã tới Tòa Thượng Phụ Đại Kết để tham dự buổi cầu nguyện đại kết với TP Báctôlômêô I tại Nhà Thờ Thánh George ở Istanbul. Sau buổi cầu nguyện, hai vị hội kiến riêng. Nhân dịp này, Đức Phanxicô cho hay: “tâm hồn tôi đầy tâm tình biết ơn Thiên Chúa vì đã cho phép tôi ở đây để cùng cầu nguyện với Đức TP và với Giáo Hội chị em này sau một ngày đầy biến cố nhân dịp chuyến tông du của tôi”.

Ngài nhắc tới hai thánh Phêrô và Anrê, vốn là biểu tượng của hai Tòa Rôma và Constantinople, và nhấn mạnh rằng “Các ngài là anh em ruột, ấy thế nhưng cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô đã biến các ngài thành anh em trong đức tin và đức ái. Trong buổi tối hân hoan hôm nay, tại buổi canh thức cầu nguyện này, tôi muốn nhấn mạnh điều này: các ngài đã trở thành anh em trong đức cậy. Thưa Đức Thượng Phụ, quả là một ơn thánh được làm anh em trong đức cậy vào Chúa Kitô Phục Sinh! Quả là một ơn thánh, và cũng là một trách nhiệm, phải đi với nhau trong niềm cậy trông này, một lòng cậy trông luôn được nâng đỡ bởi hai Tông Đồ anh em là Thánh Anrê và thánh Phêrô! Và phải biết rằng niềm cậy trông chung này không làm ta thất vọng vì nó được đặt cơ sở, không trên ta hay trên các cố gắng của ta, mà đúng hơn trên sự trung tín của Thiên Chúa”.

Đức Phanxicô, sau đó, chúc mừng lễ quan thầy của Giáo Hội Chính Thống Constantinople và xin Đức TP chúc lành cho ngài và cho cả Giáo Hội Rôma!
 
Đức Giáo Hoàng họp báo trên chuyến bay trở lại Rôma sau chuyến thăm Strasbourg
Lã Thụ Nhân
20:42 29/11/2014
Chuyến viếng thăm Strasbourg, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc hai bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu, đã diễn ra rất ngắn ngủi. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng đã tổ chức một cuộc họp báo trên chuyến bay trở lại Rôma.

Liên quan đến thông điệp được đưa ra trong bài phát biểu của ngài, một ký giả đã hỏi liệu Đức Thánh Cha có nghĩ ngài theo khuynh hướng "dân chủ xã hội" hay không.

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: "Tôi không dám xác định bản thân mình thuộc về phe này hay phe khác. Nhưng tôi dám nói rằng điều này xuất phát từ Tin Mừng: đó là sứ điệp của Tin Mừng, là nền tảng của học thuyết Xã hội Công Giáo".

Để trả lời một câu hỏi khác, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng ngài cảm thấy một lòng sùng kính mạnh mẽ với Thánh Giuse, và nói thêm rằng bất cứ khi nào ngài dâng lời nguyện xin thánh nhân, những lời cầu nguyện của ngài đều được nhậm lời.

Các ký giả đã chuyển hướng sang một vấn đề nghiêm trọng hơn khi hỏi Đức Thánh Cha về một cuộc điều tra lạm dụng tính dục đang diễn ra tại Granada, Tây Ban Nha. Nạn nhân đã viết một bức thư gửi cho Đức Giáo Hoàng, chia sẻ rằng anh đã bị các linh mục lạm dụng vào thời niên thiếu và các linh mục này vẫn còn hoạt động trong giáo xứ.

Đức Thánh Cha trả lời: "Tôi đã biết tin này. Bức thư gửi đến cho tôi, tôi đã đọc, tôi đã gọi điện thoại cho người đó và nói ‘Ngày mai anh phải đến gặp Đức Giám Mục’. Tôi đã viết thư cho vị giám mục yêu cầu ngài tiến hành điều tra. Tôi đã tiếp nhận tin tức ra sao? Rất đau đớn, rất buồn rầu. Nhưng sự thật là sự thật, chúng ta không thể che giấu nó".

Sau đó ngài được hỏi giờ đây ngài có cảm giác giống như là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Argentina nơi quê hương ngài không. Đức Giáo Hoàng trả lời giờ đây nó là một phần của quá khứ của ngài và của những kỷ niệm trìu mến của ngài. Khi nói đến Âu Châu, ngài cho hay rằng ngài lo lắng, và nói thêm các chính trị gia từ Cựu lục địa có thể học được rất nhiều từ các thế hệ trẻ hơn.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Tôi đã nhìn thấy điều này, khi tôi nói chuyện với các chính trị gia trẻ ở Vatican, từ các đảng phái và các nước khác nhau. Họ nói chuyện với một cung giọng khác hướng đến giao điểm. Điều này rất có giá trị! Họ không sợ vượt ra bên ngoài và tham gia vào đối thoại, trong khi vẫn sống đúng với bản thân. Họ can đảm! Tôi nghĩ chúng ta phải bắt chước điều này dựa trên một cuộc đối thoại giữa các thế hệ".

Liên quan đến chuyến tông du của ngài tại Thổ Nhĩ Kỳ, những bách hại tôn giáo và thậm chí có thể nói thẳng ra là chủ nghĩa khủng bố đã được đề cập đến. Đức Giáo Hoàng được hỏi ngài có tin rằng có thể đối thoại với các phần tử cực đoan về tôn giáo được không.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời: "Tôi không bao giờ xem một điều gì đó là vô phương cứu vãn, không bao giờ. Có lẽ đối thoại là không thể, nhưng đừng bao giờ đóng kín cửa. Có thể là khó đấy, người ta có thể nói là gần như không thể được, nhưng cánh cửa phải luôn rộng mở".

Chuyến tông du quốc tế cuối cùng của Đức Giáo Hoàng trong năm nay sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 2015, ngài sẽ bắt đầu năm mới bằng chuyến tông du Sri Lanka và Philippines vào giữa tháng Giêng.
 
Một Giám mục Chính Thống Giáo Syria hy vọng chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha làm Kitô hữu dễ thở hơn
Lã Thụ Nhân
21:31 29/11/2014
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quê hương mới của hơn một triệu rưỡi người tị nạn Syria và Iraq. Gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, những chiến binh người Kurd đang chiến đấu để bảo vệ thành phố Kobane của Syria bị bao vây bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS từ tháng Tám cho tới nay.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cận kề vùng Trung Đông đau thương này trong chuyến tông du tới Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 28 đến 30 tháng 11. Người Công Giáo không phải là những người duy nhất đón mừng chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Các Giáo Hội Kitô khác ở đất nước này hy vọng rằng sự hiện diện của ngài sẽ khích lệ sự chung sống giữa các tôn giáo.

Đức Tổng Giám Mục Philoxenus Saliba Özmen của Giáo Hội Chính Thống Syria ở Antiôkia cho biết: "Tôi hy vọng đó sẽ là một cơ hội tốt cho hòa bình ở Trung Đông giữa các tôn giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và các tôn giáo khác và nhất là cơ hội hòa bình cho khắp thế giới. Tôi hy vọng đó sẽ là phúc lành cho Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả các Giáo Hội ở Thổ Nhĩ Kỳ: các Giáo Hội Chính thống nghi lễ Byzantine, các Giáo Hội Chính thống Đông Phương, Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Tin lành ở Thổ Nhĩ Kỳ".

Giáo Hội Chính Thống Syria của Antiôkia nằm chính ngay tại tâm địa chấn của những thảm kịch gần đây tại Trung Đông. Họ có các cộng đoàn ở Libăng, Syria, và miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia với 99% dân số là người Hồi giáo.

Đức Tổng Giám Mục Philoxenus Saliba Özmen nói thêm: "Trong những năm gần đây, tình hình của các cộng đoàn khá hơn. Chúng tôi có thể nói về lịch sử của chúng tôi, Kitô giáo của chúng tôi, diễn tả cuộc sống và đức tin của chúng tôi. Và cố nhiên là bên cạnh đó, do những khó khăn ở Trung Đông, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, do những vấn đề gây nên bởi quân khủng bố IS, có rất nhiều vấn nạn được nổi lên trong và xung quanh khu vực Trung Đông".

Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần nói rằng ngài đau buồn trước hoàn cảnh của các Kitô hữu bị bách hại vì đức tin của họ. Vì vậy, ngài đã kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ những người bị bách hại ở Trung Đông. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hàng ngàn người tị nạn đang chờ đợi một lời an ủi, khi những người này buộc phải trốn chạy trước các cuộc tấn công của những kẻ cực đoan.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền chức Linh Mục tại giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
11:17 29/11/2014
GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG - THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

Thời tiết cuối năm thật là dễ chịu. Khu vực tỉnh Bình Dương, những giọt nắng vàng như xuyên thủng tán lá của hàng cây cao, cùng những làn gió mát mang theo hương sắc của các loại hoa, hòa quyện với nhau, tạo thành một bầu khí thật trong lành.

Dọc theo hàng rào khuôn viên, những cành bông giấy, đủ màu, nương theo ngọn gió nhẹ như đang vẫy chào đoàn người gần xa đang tiến về khuôn viên nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Phú Cường để tham dự Thánh lễ Truyền Chức Linh Mục cho 9 thầy phó tế.

Xem Hình

Đúng 9 giờ sáng ngày 28/11/2014, trong tiếng kèn đồng trỗi lên khúc nhạc thánh “Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca…) là đoàn đồng tế có: Quý tân chức (9 thầy), quý linh muc (160 cha), đi sau cùng là Đức Cha Phêrô và Đức Cha Giuse.

Ước khoảng có 200 tu sĩ nam nữ và 1000 giáo dân hiện diện trong ngôi nhà thờ, chỗ ngồi tuy chật nhưng không nóng.

Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức truyền chức linh mục.

Khi nghe đọc tên, quý tiến chức, bước ra giữa cung thánh, trước mặt Đức Giám Mục.

Danh sách quý tiến chức:

1/ Phaolô Hoàng Mạnh Huy.

2/ Antôn Nguyễn Sĩ Quân.

3/ Giuse Đỗ Văn Hùng.

4/ Phaolô Nguyễn Phú Cường.

5/ Phêrô Nguyễn Chí Công.

6/ Phanxicô Xavie Phạm Quốc Việt.

7/ Giuse Nguyễn Anh Tuấn.

8/ Giuse Maria Phạm Tường Thành.

9/ Phaolô Nguyễn văn Phán.



Thánh lễ đã diễn ra khoảng 2 giờ đồng hồ nhưng mọi người không cảm thấy nóng lòng. Ngược lại, khi nhìn mọi người chung quanh ai cũng thành tâm hướng về cung thánh, lắng nghe Đức Cha chủ tế diễn giải, dâng lời nguyện, như nuốt từng lời. Bên cạnh đó là những vị khách phương xa (Hàn Quốc). Họ đã không quản ngại đường xa, mà đến đây cùng hiệp thông cầu nguyện. Chắc rằng Thiên Chúa rất vui khi nhìn xuống đàn chiên của Ngài biết yêu thương và bao bọc cho nhau.

Được biết: Trong 9 tân chức có 2 vị đã tu học ở Hàn Quốc.

Sau lời cảm ơn của các cha mới mà cha phêrô Nguyễn Chí Công đại diện. Đức Cha Giuse có đôi lời nhắn nhủ tới các cha mới.

Chúc mừng các cha mới. Phàm cái gì mới rồi cũng sẽ cũ. Mới thì nhớ, cũ mau quên. Các cha mới phải luôn sống trong tâm tình mới mỗi ngày, bởi vì, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói: “Chính Đức Giêsu Kitô đã yêu thương tôi”. Chính Đức Giêsu đã yêu thương tuyển chọn các cha mới đây, và bổn phận chúng ta là phải sống xứng đáng với ơn ấy.

Linh mục cũng bất toàn và đôi khi bất xứng nữa. chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho các linh mục, để các ngài, qua ơn Chúa, luôn hoàn thành tốt sứ vụ được giao cho và là tấm gương cho nhiều người noi theo.

Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30, nhiều người ở lại xin các cha mới đặt tay cầu nguyện và chụp hình lưu niêm với các cha.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Giáo xứ VN Paris chầu Thánh Thể suy nghĩ về Chúa Giêsu Kitô Vua
Trần Văn Cảnh.
11:12 29/11/2014
Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua: Giáo xứ VN Paris chầu Thánh Thể suy nghĩ về Chúa Giêsu Kitô Vua

Mỗi cuối tuần, trong hai ngày thứ bảy và Chúa Nhật, sinh hoạt của giáo xứ Việt Nam Paris thật là sầm uất. Thứ bảy, từ 14 đến 19 giờ, trên dưới 350 thiếu nhi Thánh thể sinh hoạt nhộn nhịp qua 4 hoạt động căn bản: học tiếng và văn hóa Việt, sinh hoạt đoàn thể xã hội, học giáo lý và dự thánh lễ chung với cha mẹ và giáo xứ. Ngày Chúa Nhật, từ 9 đến 18 giờ, không kể ba lễ 10 giờ, 11g30 và 17 giờ trong nhà nguyện, trên dưới mươi mười lăm hội đoàn, ban nhóm khác nhau trong giáo xứ sinh hoạt liên tục và thay phiên nhau, trong các phòng khác nhau : gặp gỡ trong thư viện, hay trong phòng bán sách báo, họp hay sinh hoạt trong phòng kế thư viện, gặp gỡ trong phòng xã hội, tập hát hay sinh hoạt nhóm nhỏ trong ba phòng cơm, chầu mình thánh nhóm nhỏ trong phòng các thánh tử đạo Việt nam, họp trong phòng mặc áo, sinh hoạt trong hội đường lớn, họp hay sinh hoạt nhóm trong 4 phòng họp nhỏ sát nhà nguyện.

Chúa Nhật 23.11.2014, tôi được may mắn tham dự ba sinh hoạt mục vụ : hát lễ 10 giờ trong một ca đoàn, chầu Thánh Thể chung với cộng đoàn giáo xứ từ 13g30 đến 14g30 tại nhà nguyện và sau cùng hội nhóm trong hội đường lớn, chia sẻ về cảm nghiệm “Mến Chúa Yêu người” theo bài phúc âm (Mt 25, 31-46) lễ Chúa Giê Su Kitô Vua, bổn mạng của một hội đoàn mục vụ. Ấy là, vì những hẹn khác, tôi đã phải bỏ ba việc là tập hát sau lễ trong ca đoàn hát lễ 10 giờ, tham dự thánh lễ bổn mạng 17 giờ tại nhà nguyện và tiệc Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua bổn mạng với hội đoàn mục vụ liên hệ trong hội đường lớn.

1. Mục vụ sầm uất với 14 trục sinh hoạt khác nhau, tại GXVN Paris

Xem qua như vậy, thì có lẽ ấn tượng đầu tiên mà mọi giáo hữu trong giáo xứ đều cảm nghiệm là sự sầm uất về sinh hoạt mục vụ. Mà đó là sự thực. Vì hiện nay, quan sát các sinh hoạt mục vụ, người ta nhận ra 46 đơn vị mục vụ khác nhau, thực hiện các sinh hoạt mục vụ xoay quanh 14 trục sinh hoạt chính :

1. Những sinh hoạt thiêng liêng giáo huấn : giáo lý, thánh kinh, thánh truyền, đức tin, giáo luật, tuyên xưng đức tin, hội học có mục tiêu truyền giáo,…. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : bài học, kể truyện, bài khảo, diễn tuồng, diễn thuyết, diễn nguyện, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…

2. Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá qua bí tích, từ rửa tội, thêm sức, thánh thể, thống hối, xức dầu bệnh nhân, truyền chức, đến hôn phối. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : học hỏi, cử hành, diễn tuồng, diễn thuyết, bài báo, ca hát, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm…

3. Những sinh hoạt thiêng liêng thánh hoá á phụng vụ và mộ đạo : giờ chầu thánh thể, kinh nguyện, cầu nguyện, cấm phòng, hành hương, thi hang đá Giáng Sinh, rước kiệu, ngày bệnh nhân, lộc Lời Chúa đầu năm, liên lạc, thăm viếng, truyền giáo, diễn nguyện thánh ca, hoạt cảnh Phục sinh, tuồng thương khó, bó hoa thiêng cho bệnh nhân mùa chay.

4. Những sinh hoạt thiêng liêng phúc âm hóa môi trường : rao giảng Lời Chúa, sống chứng nhân theo phúc âm trong những môi trường sống hằng ngày, như gia đình, sở làm, trường học, lối xóm, họ đạo.

5. Những sinh hoạt văn hoá tổng quát : báo chí của giáo xứ và của các đơn vị mục vụ, thuyết trình hội học ở mức giáo xứ và ở mức đơn vị địa phương hay ban nhóm, thư viện, mạng lưới tin học, sáng tác và dịch thuật, xuất bản và tu thư, các buổi văn nghệ ca nhạc kịch. Tìm học nơi người khác và giúp người khác học với mình.

6. Những sinh hoạt văn hóa giáo dục khởi đầu cho các lớp tuổi ấu nhi, thiếu nhi, giới trẻ ; về tổng quát, như giáo lý, tiếng việt, thánh lễ, sinh hoạt ; hoặc về chuyên biệt hay liên tục, như các lớp pháp văn, các lớp chuẩn bị hôn nhân, các lớp đàn tranh, các lớp ca trưởng, các ca đoàn,…

7. Những sinh hoạt văn hóa giáo dục liên tục trong các lãnh vực mục vụ khác nhau: khóa trình giáo dục liên tục tiếng Pháp; khóa trình giáo dục liên tục văn hóa Việt nam qua những thuyết trình văn hóa; khóa trình giáo dục liên tục về phụng vụ và thánh ca cho các ca đoàn, khóa trình giáo dục liên tục về gia đình và giáo dục cho các cặp vợ chồng trẻ, các cặp hôn nhân trưởng thành, các vị cao niên; giáo dục liên tục để huấn luyện cán bộ mục vụ trong các khóa học hay cấp phòng hằng năm của Hội đồng mục vụ, Ban Thường vụ, trưởng đơn vị mục vụ,…

8. Những sinh hoạt văn hóa phương pháp quản trị : xác định rõ rệt đường hướng Phúc Âm Kytô và 8 mối Phúc Thật, tìm ra những điểm chung : một dòng giống, một ngôn ngữ, một niềm tin, một hoàn cảnh ngoại kiều ; tìm hiểu những nguyên tắc quản trị tổng quát ISO 9000, và tổ chức mục vụ chung của Giáo Xứ là Hội Đồng Mục Vụ với văn bản Nội Quy Đơn Giản.

9. Những sinh hoạt xã hội tổng quát và vật chất : tiếp đón người việt tỵ nạn và giúp ổn định về công ăn việc làm, nhà ở ; cứu trợ Việt Nam trong các tai nạn chiến tranh, bệnh tật, lụt lội bão tố ; giúp các quĩ truyền giáo, các đại chủng viện, một số cơ quan giáo dục và xã hội của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ; các sinh hoạt xã hội truyền thống : tiếp và giúp đỡ các sinh viên mới từ Việt Nam qua, quán cơm, thăm viếng, chiến dịch giúp người nghèo mùa chay.. ; liên đới nghề nghiệp, hướng nghiệp, tư vấn luật pháp, tài chánh, gia đình, xã hội, sức khoẻ ; tìm kiếm và chỉnh trang cơ sở vật chất.

10. Những sinh hoạt Xã Hội Văn Hóa Việt Nam Công Giáo : các lễ hội dân tộc, các lễ hội Công Giáo, các lễ hội xã hội Pháp, các lễ hội giáo xứ.

11. Những sinh hoạt Xã hội Gia Đình : Khóa chuẩn bị Hôn Phối, Nhóm Gia Đình trẻ, Ngày Gia Đình Trẻ, Khánh nhật hôn nhân, Khánh nhật thượng thọ, lễ nghi cưới hỏi, tang chế, giỗ chạp, hội Tobia.

12. Những sinh hoạt xã hội quản trị cơ sở vật chất : vệ sinh và an toàn hàng ngày, bảo trì và chỉnh trang hàng tháng, hàng năm.

13. Những sinh hoạt xã hội quản trị tài chính : Sổ chi thu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, kiểm kê hàng năm và mỗi 3 năm, đồng thời dự án năm tới và ba năm tới, tiền giúp Giáo Hội, nguồn tài trợ. Không ỷ lại, nhưng tìm nguồn tài chánh. Đi đến và Giữ độc lập tài chánh, tự quản, tự lo, và có thể giúp Giáo Hội Paris, Pháp, Giáo Hội Việt Nam,…

14. Những sinh hoạt mục vụ hội nhập Tổng Giáo Phận Paris : tổng kết và báo cáo mục vụ và tài chánh hàng năm, tham dự những buổi họp và sinh hoạt mục vụ liên hệ, tham dự chương trình mục vụ hàng năm và ba năm.

2. Chầu Thánh Thể thuộc nhóm mục vụ thiêng liêng á phụng vụ, hay được thực hiện, với 33 mẫu khác nhau

Chầu Thánh Thể chung với cộng đoàn, là một trong những sinh hoạt thiêng liêng rất hay được cộng đoàn giáo xứ và các hội đoàn mục vụ thực hiện. Cùng với những sinh hoạt thiêng liêng khác, không thuộc phạm vi bí tích, cũng không phải là sinh hoạt thiêng liêng giáo huấn thuần túy, như đọc kinh, lần hạt, ngắm đàng thánh giá, tuồng thương khó, cấm phòng, hành hương, rước kiệu, thăm viếng, diễn nguyện thánh ca, hoạt cảnh tử đạo, bó hoa thiêng, viếng hang đá,… giờ chầu thánh thể tạo thành một nhóm sinh hoạt gọi chung là những sinh hoạt thiêng liêng thánh hóa á phụng vụ và mộ đạo.

Chầu Thánh Thể là một hành động mục vụ hay được thực hiện. Thậm chí có những nhóm mục vụ coi việc chầu Thánh Thể là một sinh hoạt quan trọng của mình, và họ chầu Thánh Thể mỗi tháng ít là một lần. Đó là các nhóm huynh trưởng thiếu nhi Thánh thể, phụ huynh thiếu nhi Thánh Thể, nhóm trẻ, Hội các bà mẹ Công Giáo, nhiều tiểu đội Đạo Binh Đức Mẹ, các nhóm Phong trào Cursillo, nhóm Taxi, …Các nhóm này chầu Thánh Thể một cách tự phát. Ai có ý tưởng gì, thì tự cầu nguyện to tiếng để chia sẻ chung với anh chị em.

Ở mức độ giáo xứ, mỗi tháng ít nhất một lần chầu Thánh Thể, thường là vào Chúa Nhật thứ ba trong tháng. Vì đông người, giờ chầu Thánh Thể giáo xứ thường theo một mẫu đã được Ban Giám Đốc dọn sẵn. Bốn tập « GIỜ THÁNH » đã được ấn hành, qui tụ 33 mẫu khác nhau.

Giờ Thánh tập I gồm 7 mẫu:

1. Đền tạ Chúa Thánh Thể

2. Đền tạ Thánh Tâm

3. Cầu cho sự hiệp nhất

4. Sống mùa Vọng

5. Suy niệm kinh mân côi

6. Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam

7. Cầu cho ơn gọi

Giờ Thánh tập II gồm 8 mẫu

8. Cầu cho quê hương

9. Cầu cho giới trẻ

10. Thánh hóa gia đình

11. Các bà mẹ Công Giáo

12. Cảm tạ Chúa sang tạo và quan phòng

13. Gẫm đường thánh giá

14. Ngắm đàng thánh giá

15. Bảy sự thương khó Đức Mẹ

Giờ Tháng tập III gốm 11 mẫu

16. Giáng Sinh an bình

17. Sống mùa chay

18. Hãy đến với Chúa Giêsu Thánh Thề

19. Một giờ với Chúa Giêsu Thánh Thể 1

20. Một giờ với Chúa Giêsu Thánh Thể 2

21. Chúa Giêsu Vua

22. Suy niệm mầu nhiệm ánh sang

23. Maria mẹ nguồn ơn phúc

24. Giờ cầu cho các đẳng

25. Cầu nguyện cho các đẳng

26. Suy gẫm đàng thánh giá

Giờ Thánh tập IV gồm 7 mẫu

27. Cầu cho bệnh nhân 1

28. Cầu cho bệnh nhân 2

29. Cầu cho gia đình và giới trẻ

30. Cầu cho các linh mục

31. Cầu cho sự sống

32. Suy tôn long thương xót của Thiên Chúa

33. Cầu nguyện cho giới trẻ theo sách huấn ca

3. Mỗi giờ chầu Thánh Thể là một giờ đọc lại và suy nghĩ về Lời Chúa, trước Thánh Thể

Chầu Thánh Thể là cầu nguyện trước Chúa Kitô, ẩn mình trong Mình Thánh. Bởi vậy, chầu Thánh Thể là một hành động á phụng vụ có sức giáo dục quan trọng về vai trò của Lời Chúa, của Phúc Âm, của Thánh Kinh trong đức tin. Chầu Thánh Thể vừa là một lời nguyện, mà cũng là một hành động học đạo, sống đạo, mộ đạo và truyền đạo.

Trong giờ chầu Thánh Thể về “CHÚA GIÊSU KITÔ VUA”, xen giữa những bài ca, kinh nguyện, ba tước hiệu vua Chúa Giêsu Kitô Vua đã được gợi ra từ thánh kinh, cựu ước và tân ước.

CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ VÀ MUÔN LOÀI

Đọc Thánh Vịnh 112; 116 :

Người sẽ được mệnh danh là Vua vũ trụ, muôn loài; Ngôi báu người bền vững thiên thu

Hỡi tôi tớ CHÚA, hãy dâng lời ca ngợi, Nào ca ngợi danh thánh CHÚA đi!

Chúc tụng danh thánh CHÚA, tự giờ đây cho đến mãi muôn đời!

Ca ngợi danh thánh CHÚA, từ rạng đông tới lúc chiều tà!

CHÚA siêu việt trên hết mọi dân, vinh quang Người vượt xa trời cao thẳm.

Ai sánh tày THƯỠNG ÐẾ Chúa ta, Ðấng ngự chốn cao vời, cúi xuống để nhìn xem bầu trời trái đất?

Kẻ mọn hèn, Chúa kéo ra khỏi nơi cát bụi, ai nghèo túng, Người cất nhắc lên từ đống phân tro,

Muôn nước hỡi, nào ca ngợi CHÚA, ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!

Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt, lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.

Đọc Thánh vịnh Tc Kh 4,11; 5,9,10,12

Đức Kitô nắm trọn uy thế, vinh dự và vương quyền,

Mọi dân nước, chi tộc và ngôn ngữ đều phụng sự Người đến thiên thu

Lậy Chúa là Thiên Chúa chúng con, Ngài xứng đáng lãnh nhận vinh quang, danh dự và uy quyền

Lậy Chúa Kitô, Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách trời và mở ấn niêm phong.

Nghe Lời Chúa Ep 1,20-23

Anh em than mến, Thiên Chúa đã làm cho Ðức Kitô chỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. Như vậy, Người đã tôn Ðức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Ðức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Ðức Kitô, là sự viên mãn của Người, Ðấng làm cho tất cả được viên mãn.

Cầu nguyện chung

CHÚA GIÊSU KITÔ VUA HÒA BÌNH NHÂN ÁI

Nghe Lời Chúa Is 11, 1-10

Từ gốc tổ Gie-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Ðức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Ðức Chúa. Lòng kính sợ Ðức Chúa làm cho Người hứng thú, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở. Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà. Ðai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành. Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Ðức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển. Ðến ngày đó, cội rễ Gie-sê sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang.

Đọc Thánh Thi lễ sang Chúa Giêsu Vua

Đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta, vì Người là Vua hòa bình, là vua toàn cõi địa cầu.

Chân dung của đấng toàn năng, hào quang tự chính hào quang khơi nguồn ;

Giêsu, lậy Chúa từ nhân, Tâu Vua vinh hiển, thần dân kính mừng….

Ôi Giêsu, Chúa hiển vinh, cùng ngôi Thánh Phụ, Thánh Linh muôn đời

Ngày nào đạt tới trước trời, ngàn thu hưởng phúc Vua tôi chẳng cùng.

Cầu nguyện chung

CHÚA GIÊSU KITÔ VUA UY QUYỀN VINH HIỂN

Đọc Thánh Thi, kinh chiều 2, Lễ Chúa Giêsu Vua

Muôn lạy Đức Kitô, đoàn tín hữu xưng tụng Ngài là Chúa Tể thời gian

Vua muôn dân trong khắp cả vũ hoàn, Ngài bá chủ muôn cõi long nhân thế

Trên thiên quốc, cả triều thần oai vệ, bái phục ngài và ca ngợi tán dương

Chúng con đây cũng cất tiếng reo mừng, hoan hô Chúa là Quân vương cao cả,…

Nghe Lời Chúa 1Cor, 15, 25-28

Thật vậy, Ðức Kitô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. (26) Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết, vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Ðức Kitô. Mà khi nói "muôn loài", thì dĩ nhiên không kể Ðấng đặt muôn loài dưới chân Ðức Kitô. Lúc muôn loài đã quy phục Ðức Kitô, thì chính Người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Ðấng bắt muôn loài phải quy phục Người; và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài.

Đọc Thánh vịnh 144

Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con, con nguyện tán dương Chúa và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời. Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng. Người cao cả khôn dò khôn thấu.

Ðời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa và truyền tụng những chiến công của Ngài, Tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển, kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công,

Bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ, oan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay! Nhắc nhở luôn: Ngài nhân ái vô cùng, hoan hô Ngài công chính.

CHÚA là Ðấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương. CHÚA nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.

Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài, nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển, xưng tụng Ngài là Ðấng quyền năng,

Để nhân loại được tường những chiến công của Chúa, và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang. Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu, vương quyền Ngài vạn đại trường tồn.

Cầu nguyện chung và kết thúc.

Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh và nguồn mạch của đời sống thiêng liêng. Chầu Thánh Thể là một hành động thiêng liêng á phụng vụ, thuộc « tu đức Thánh Thể », « tu đức Kitô », góp phần xây dựng « Dự án cuộc sống » của mỗi kytô hữu (Xin xem thêm « Văn kiện của Bộ Phụng Tự giải thích cho Tông thư về Năm Thánh Thể http://www.dongthanhthe.net/thanh-the/cac-mau-chau-thanh-the/356-thanh-th/kho-van-kien-thanh-the.html).

Chầu Thánh Thể, là dịp để kitô hữu lắng nghe Lời Chúa ; với tâm tình thống hối, hoán cải ; tưởng nhớ đến việc Chúa làm vào chiều trước ngày chịu thương khó và lời Ngài dặn « Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta » ; tưởng niệm về sự thương khó, cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô ; tưởng niệm đến việc hy tế của Ngài trên đồi Calvê ; bắt chước Ngài làm lễ, dâng lời « tạ ơn » ; ý thức lại sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội, trong giáo xứ, trong cộng đoàn ; nối kết, hiệp thông với mọi tín hữu trong Chúa Kitô và trong tình bác ái ; thưởng thức những giây phút thinh lặng mà an bình cầu nguyện, ca tụng, cảm tạ, xin ơn, kêu van, chia sẻ ; cảm nghiệm tâm tình tôn thờ, tôn phục và trung thành với Chúa ngự giữa chúng ta ; tham dự vào niềm vui kitô, một niềm vui khôn lường, vừa thần linh vừa nhân tính, vui lên với anh em, vui lên cùng Giáo Hội, vui lên trong Chúa Thánh Thể ; múc lấy sức mạnh thiêng liêng cần thiết để thực hiện sứ mạng truyền giáo mà Chúa Giêsu Kitô Vua đã trao phó.

Paris, ngày 23 tháng 11 năm 2014

Trần Văn Cảnh
 
Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Miami
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
11:29 29/11/2014
Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Mass) đầu tiên taị Gx. Đức Mẹ La Vang, Miami.

Tạ ơn (Thanksgiving) luôn là một hành động tuyệt vời con người dâng lên Thiên Chúa, cảm tạ Ngài về những hồng ân đã đón nhận trong cuộc sống: sức khoẻ, gia đình, con cái, sự nghiệp.......Hằng năm, người dân Hoa Kỳ tổ chức Lễ Tạ ơn vào Thứ Năm thứ tư của tháng 11. Lịch sử của ngày Lễ Tạ ơn được bắt nguồn từ thế kỷ 16-17, khi một số những người Công Giáo và Thanh giáo từ nước Anh, không tuân lệnh nhà vua bỏ đạo và muốn con cái được giữ đạo, đã vượt biển đến vùng đất Châu mỹ. Họ đặt chân đến thành phố Plymouth của New England và đối diện với một mùa đông khắc nghiệt và thiếu lương thực. Một số đã bỏ mạng. Khi mùa xuân đến và được những người dân da đỏ gần đó giúp đỡ và chỉ cho cách trồng trọt, họ đã được một mùa bội thu hoa màu để sống. Trong tâm tình tạ ơn Thuợng đế và những người da đỏ tốt bụng, những người hành hương này (pilgrims) đã tổ chức tiệc tạ ơn, ăn các thực phẩm họ trồng và vui chơi nhiều ngày.

Xem Hình

Hòa chung niềm vui với người dân Hoa Kỳ trong ngày Lễ Tạ ơn năm nay, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, cũng đã tổ chức Thánh Lễ Tạ ơn đầu tiên từ khi có nhà thờ riêng lúc 10:30am thứ Năm 27-11. Số người tham dự vượt ngoài điều mong ước lên đến khoảng 700 người. Cha chủ tế, trong bài giảng, đã nhấn mạnh đến tâm tình tạ ơn đối với Thiên Chúa và với những người đã giúp mình. Tạ ơn không chỉ dừng lại ở sự biết ơn vì những điều đã lãnh nhận, nhưng còn phải biết chia sẻ, cho đi điều mình có cho những người nghèo và bất hạnh.

Sau Thánh Lễ, mọi người được mời ra hội trường cùng chia sẻ bữa cơm tạ ơn là những món ăn do các gia đình mang tới và hát karokee tạo nên bầu khi vui tươi cho ngày lễ.

Tạ ơn Chúa về một ngày tràn đầy hồng ân và niềm vui.

Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
 
Cursillo Sàigòn kỷ niệm 5 năm tái lập
Micae Bùi Thành Châu
11:38 29/11/2014
CURSILLO SÀI GÒN KỶ NIỆM 5 NĂM TÁI LẬP

Sau 34 năm gián đoạn, phong trào Cursillo được tái lập. Ngày tháng mong đợi đã đến, ngày 9 tháng 8 năm 2009 phong trào Cursillo đã mở khóa tĩnh huấn Thủ Đức 1 dành cho nam và Thủ Đức 2 dành cho nữ tại Giáo phận Sài Gòn.

Thời gian thấm thoắt qua đi đã được 5 năm. Hôm nay, ngày 29 tháng 11 năm 2014, phong trào Cursillo Giáo phận Sài Gòn kỷ niệm dấu ấn 5 năm.

Dấu ấn kỷ niệm được tổ chức tại Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn chiều nay.

15 giờ 00, gia đình Cursillo Giáo phận Sài Gòn quây quần bên nhau trào tràn niềm vui, phấn khởi vì đã kín múc được "nhựa sống" sau khi tham dự những khóa tĩnh huấn. Đỉnh điểm của buổi họp mặt kỷ niệm hôm nay đó chính là những chia sẻ tận đáy lòng.

Mở đầu là chia sẻ cũng rất thực tế của anh Hùng. Anh chia sẻ tâm tình của anh qua những dòng thơ của Anh. 5 năm qua, anh thấm mối tình Giêsu hơn nhờ đến với phong trào Cursillo.

Trong nước mắt, cô Tường Vy đã chia sẻ cảm nhận của Cô. Năm nay 52 tuổi, giáo viên Anh Ngữ. Hiện cô vừa đi dạy vừa ở nhà chăm sóc người mẹ già bị chấn động tâm lý, mất trí nhớ. Cô đã nhắc chính mình là phải hoán cải, hồi tâm chính bản thân sau khóa tĩnh huấn của Cursillo. Cả hội trường lắng đọng với những chia sẻ rất thật của cô ...

Và, câu chuyện rất thực trong đời sống qua câu chuyện của anh. Anh kể về câu chuyện bác ái của một người anh biết đến. Người đó chuyên đi vận động xây nhà thờ, làm việc bác ái nhưng lại bỏ quên người cha già nằm bệnh tại nhà. Chia sẻ đó như nói lên tâm tình mình phải hoán cải chính đời sống của mình, mình giúp việc bác ái ngay chính trong gia đình mình ...

Kế đến, chia sẻ của một người khi coi Đức Giêsu là niềm hy vọng của thế giới ... chúng ta đem lời Chúa vào nhà một người bạn lương dâng, một người bạn trọ chung với chúng ta, vào môi trường sống của chúng ta.

16 g 00, Thánh Lễ đồng tế tạ ơn mừng kỷ niệm 5 năm tái lập phong trào Cursillo Giáo phận Sài Gòn được bắt đầu.

Chủ tế Thánh lễ tạ ơn do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cử hành. Đồng tế với Đức Tổng trong Thánh lễ chiều nay có cha Linh hướng Phaolô Nguyễn Quốc Hưng cùng một số cha thân quen.

Đặc biệt trong Thánh Lễ này, Đức Tổng chúc lành cho 25 "cặp đôi" gia đình tham dự phong trào Cursillo Sài Gòn.

Trong bài chia sẻ, Đức Tổng mời gọi cộng đoàn :

Hôm nay chúng ta bước vào mùa Vọng. Mùa Vọng không phải là mùa Chay, đừng băn khoăn về chuyện ăn chay. Mùa Vọng nhấn mạnh đến niềm hy vọng là niềm hy vọng của những con người tội lỗi. Kể cả tôi, kể cả Đức Thánh Cha cũng nhận rằng mình là kẻ có tội nhưng chúng ta hy vọng được cứu độ. Niềm hy vọng đó được xây dựng trên niềm tin của Thiên Chúa là Cha. Như ngôn sứ Isaia vừa nói : Ngài là Cha, Ngài là Chúa. Đó là danh xưng từ muôn thuở của Ngài. Từ muôn thuở, Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Chúng ta đặt hy vọng vào ai ? Chúng ta đặt niềm hy vọng vào Chúa ...

Mùa Vọng chính là đợi chờ là sự khao khát mong Chúa đến như trong Cựu Ước, Isaia đã nói. Và quan trọng hy vọng là trông cậy, tin tưởng và phó thác mọi sự cho Thiên Chúa bởi vì Ngài là tình thương như Thánh Gioan nói : Thiên Chúa là Tình Yêu. Không những thế, Ngài là Đấng Sáng Tạo Toàn Năng. Ngài là Đấng Tạo Hóa đó là tình thương toàn năng và chính Đấng Tạo Hóa là tình thương toàn năng nên ta đặt tất cả niềm hy vọng, trông cậy vào nơi Ngài. Niềm vui hạnh phúc của chúng ta không phải là hạnh phúc chóng qua ở đời này nhưng là hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc đích thực đó thánh Phao lô nói rõ cho chúng ta : Trong Đức Giê su Chúa ban cho chúng ta. Nếu chúng ta tin vào Chúa Giêsu thì chúng ta có tất cả, chúng ta không thiếu thốn gì cả. Chính vì thế, Ngài mời gọi chúng ta đến và hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô con của Ngài.

Ngài mời gọi mỗi người có nghe lời Thiên Chúa để đến với Chúa Giêsu hay không ? Thiên Chúa là Đấng Công Chính như lời Thánh Phaolô, Ngài trung thành với lời kêu gọi của Ngài. Ngài trung thành với chính tình yêu, lời hứa của Ngài.

Nếu chúng ta tin như vậy, chúng ta sẽ được hạnh phúc mà Ngài ban cho chúng ta. Ngài sẽ ban cho chúng ta hạnh phúc mãi mãi ...

Bài Tin Mừng nói đến trách nhiệm của chúng ta, của mọi thành phần trong gia đình của Thiên Chúa ... Ngài trao cho mỗi người chúng ta nhiệm vụ, trách nhiệm. Trách nhiệm của chúng ta là kho tàng ân huệ của Thiên Chúa chúng ta phải làm cho sinh hoa quả. Kho tàng nở hoa bằng chính sự siêng năng phục vụ của mỗi người chúng ta.

Chúng ta phải luôn tỉnh thức để đón nhận ân sủng của Ngài. Ngài ban cho chúng ta và chúng ta chia sẻ cho mọi người vì chúng ta là con cái của Ngài. Mỗi Kitô hữu chia sẻ khả năng và thậm chí khả năng yếu, chia sẻ đức tin, chia sẻ tinh thần cho anh chị em. Ước gì chúng ta sẵn sàng chờ đợi Chúa đến : Maranatha : Ngài ơi xin hãy đến !

Trước khi nhận phép lành cuối Lễ, đại diện Cursillo Giáo Phận Sài Gòn lên có đôi lời cảm ơn Đức Tổng Phaolô đã tiếp tục duy trì phong trào. Hai lẵng hoa tươi được dâng lên Đức Tổng Phaolô và cha Linh hướng Phaolô bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng.

Vị đại diện cũng không quên vì tiền nhiệm của Đức Tổng là Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã có công trong việc tái lập phong trào Cursillo.

Đáp lại lời cảm ơn của vị đại diện, Đức Tổng chia sẻ tâm tình của Ngài : Mục đích của Cursillo là kết nối đời sống với nhau. Ngài chia sẻ sự cô đơn ở những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản ... và ngay cả Sài Gòn này cũng đang rơi vào tình trạng cô đơn. Ngài ước mong phong trào Cursillo mở ra để giới thiệu, để kết nối giữa người với người và truyền giáo. Người Kitô hữu phải sùng đạo, học đạo, hành đạo ...

Sau Thánh lễ là bữa cơm thân mật cùng với những tiết mục văn nghệ bỏ túi.

Buổi họp mặt cũng như Thánh Lễ mừng kỷ niệm dấu ấn 5 năm tái lập Cursillo Giáo Phận Sài Gòn đã kết thúc nhưng phong trào Cursillo mở ra để hầu mong mọi người gắn kết với nhau hơn, đặc biệt trong đời sống loan báo Tin Mừng.

Micae Bùi Thành Châu
 
Thánh lễ kính Các Thánh TĐVN tại nhà nguyện thánh Mackillop, Sydney
Hoàng Việt Nam
18:33 29/11/2014
SYDNEY - Sáng thứ 2 ngày 24.11.2014, đúng ngày Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Mamberti, nguyên là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, và là Tân Bộ Trưởng Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh Vatican và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, nguyên là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Australia và là Tân Bộ Trưởng Bộ Ngọaị Giao Tòa Thánh Vatican, Ban Tổ Chức đã mời Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh phụng vụ Thánh Lễ trong Thánh Lễ trọng thể mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, được cử hành tại Nhà Nguyện Thánh Nữ MacKillop, trong đó có phần mộ của Thánh Nữ.

Đúng 8am, 2 chiếc xe bus chở anh chị em Liên Ca Đoàn từ vùng tây Sydney vùng Cabramatta và Marrickville lên tham dự Thánh Lễ đặc biệt này. Khoảng 50 anh chị em ca đoàn cùng với Quý Cha Phêrô Dương Thanh Liêm, Tuyên Úy Trưởng, Cha Paul Chu Văn Chi, Tuyên Úy Liên Ca Đoàn, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, và Cha Nguyễn Hoàng Dương được mời cùng đồng tế...Phái đoàn Việt Nam với những tà áo dài tha thướt trên 2 chiếc xe bus...

Xe bus ngưng lại tại phố Mount Street... Phái đoàn Việt Nam tiến vào Nhà Nguyện Thánh McKillop...Sơ Annie Bond đã đón chúng tôi vào Nhà Nguyện và dành riêng chỗ ngồi đặc biệt...

ĐTGM Mamberti và ĐTGM Paul Gallagher cùng quý Linh Mục đồng tế.

Thánh Lễ đặc biệt này do Đức Tổng Giám Mục Mamberti chủ tế. Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher cùng quý Linh Mục đồng tế trong Thánh Lễ đặc biệt này. Qua các phần bài đọc về Thánh Lễ Tử Đạo Việt Nam, phần phụng vụ Dâng Lễ Vật do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh phụ trách. Ca Đoàn Monica và Mt Pritchard phụng vụ dâng Lễ Vật theo truyền thống Việt Nam với những tà áo dài tha thướt.. Tiếng hát Lời Con Như Trầm Hương vang lên, Đoàn Phụng Vụ Dâng Lễ Vật tiến lên với những tà áo dài đỏ tha thiết, như hình ảnh biểu tượng cho những giọt máu đào của Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.

Lúc Rước Lễ, Ca Đoàn vang hát Khải Hoàn Ca uy nghi anh dũng như những dòng máu đào vinh quang của Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam kiên dũng. Sau Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục Mamberti, Tổng Trưởng Tối Cao Pháp Viện Vatican cùng Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Tân Bộ Trưởng Thánh Bộ Ngoại Giao Vatican đã cùng Quý Cha đồng tế tiến về bên phần mộ Thánh McKillop để làm phép những tấm thảm.

Sau Thánh Lễ, 2 Đức Tổng Giám Mục đã cùng chụp hình chung với Liên Ca Đoàn và Quý Cha Ban Tuyên Úy CĐCG Việt Nam cũng như những người Việt Nam tham dự Thánh Lễ.

2 Đức Tổng Giám Mục, Quý Sơ Josephites, cùng cộng đoàn Dân Chúa Úc tham dự Thánh Lễ đã cảm phục và ca ngợi Liên Ca Đoàn hát hay với những lời lẽ khích lệ:

“Dear Fr Paul, It was lovely to meet you this morning. While Sr Brigette thanked the Vietnamese community publically, could I also thank you so very much for coming to Mary McKillop chapel. The choir was really beautiful and the ladies who carried the gifts forward were also beautiful and graceful. I have had many comments on the contribution your community made to the celebration. Would you convey my thanks and appreciation to the choir and others who attended the Mass. Please also extend my thanks and appreciation to the priests who con-celebrated. I did not get to speak with each of them but did appreciate their presence with us. Blessings. Annie Bond.”

Quý ĐTGM Tân Bộ Trưởng Ngoại Giao và Tân Tổng Trưởng Tối Cao Pháp Viện Vatican chụp chung với Liên Ca Đoàn Sydney.

“Cha Paul thân mên, chúng tôi rất vui mừng gặp Cha sáng nay. Khi Sơ Brigette đại diện Hội Dòng cám ơn Cha và Cộng Đoàn một cách công khai, chúng tôi cũng muốn cám ơn Cộng Đoàn nhiều lắm đã đến tham dự tại Nhà Nguyện Thánh McKillop. Ca Đoàn rất đẹp và những phụ nữ Dâng Lễ Vật cũng rất đẹp và duyên dáng phúc hậu. Chúng tôi đã nghe rất nhiều những tâm tình tốt đẹp về sự đóng góp của Cộng Đoàn Cha cho Thánh Lễ này. Xin Cha chuyển những lời cám ơn và trân quý biết ơn đến Ca Đoàn và những người tham dự Thánh Lễ. Xin Cha cũng gửi lời cám ơn của chúng tôi đến Quý Cha đồng tế. Chúng tôi không có cơ hội nói trực tiếp với các ngài, nhưng chúng tôi rất trân quý và biết ơn sự hiện diện của các ngài với chúng tôi. Xin Chúa chúc lành. Sơ Annie Bond.”

Sau khi ăn bánh mì lót dạ sơ sơ cho bữa ăn trưa thanh đạm, 2 xe bus chở chúng tôi trở về địa điểm cũ, để mỗi người chuẩn bị cho các công việc riêng tư...Có những anh chị phải xin phép sở làm nghỉ việc hôm nay, để tham dự Thánh Lễ vinh danh các Thánh Tử Đạo Việt Nam...

Mặc dù mệt mỏi, nhưng ai cũng vui, vì đã góp phần công sức để vinh danh các Thánh Tử Đạo Việt Nam với cộng đòan Dân Chúa Úc Châu tại Nhà Nguyện Thánh McKillop nổi tiếng cùng với 2 Đức Tổng Giám Mục Bộ Trưởng của Tòa Thánh Vatican.
 
Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long dâng lễ bế mạc buổi Tĩnh Tâm Mùa Vọng
Trần Văn Minh
20:12 29/11/2014
Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long dâng lễ bế mạc buổi Tĩnh Tâm Mùa Vọng cùng Cộng đoàn Nhà thờ Corpus Christi.

Melbourne, vào lúc 4 giờ 30 Thứ Bảy 29/11/14. Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá TGP. Melbourne đã đồng tế Thánh lễ Chúa nhật Thứ Nhất Mùa Vọng, bế mạc buổi Tĩnh Tâm Mùa Vọng tại Nhà thờ Corpus Christi, Kingville.

Xem Hình

Cùng đồng tế với Đức cha là các Linh mục Vincent Trần Trí Tuệ DCCT, Joseph Trần Tấn Lực Địa phận Phú Cường, Augustine Lê Qúy Phi DCCT. Và Ca đoàn nhỏ bé Lòng Chúa Thương Xót của cộng đoàn được sự hướng dẫn đặc biệt của Seour Thiên Lan. Đức Cha Vincent đã long trọng đốt cây nến Thứ Nhất của Mùa Vọng, bắt đầu Năm Phụng vụ mới, Năm B.

Chương trình “Tĩnh Tâm Mùa Vọng Lòng Chúa Thương Xót” khai mạc lúc 10 sáng Thứ Bảy và kết thúc lúc 6 giờ với các chương trình thuyết giảng, mở đầu là đề tài:
1: “Các sứ điệp của Gioan Tiền Hô” do Linh mục Vincent Trần Trí Tuệ DCCT thuyết giảng.
2: “Thiên Chúa đến bên con người” do Linh mục Joseph Trần Tấn Lực thuyết giảng.
3: “Gia phả của Đức Giêsu và việc dọn đường cho Chúa đến” được Linh mục Augustine Lê Qúy Phi DCCT thuyết giảng sau khi cộng đoàn lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót lúc 3 giờ chiều.

Những bài thuyết giảng về các đề tài trên giúp cho cộng đoàn hiểu thêm về cuộc đời và dòng dõi Chúa Giêsu. Mọi người đã sốt sắng tham dự từ 10 giờ sáng cho đến sau lễ lúc 6 giờ chiều, nhờ vào các linh mục giảng thuyết, có nghệ thuật trình bày thật lôi cuốn, cộng thêm các kiến thức rộng rãi, khai mở đề tài hấp dẫn mọi người. Với một ngày trời đẹp, trong ngôi Thánh đường nhỏ bé, số người đông đảo, mà mọi người đã sốt sắng, chăm chú nghe, chúng tỏ các linh mục giảng thuyết đã thành công khi đưa lời Chúa đến với cộng đoàn.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa của Thánh Mác cô 13, 33-37. Đức Cha cũng nhắc lại cho cộng đoàn là chúng ta phài tỉnh thức và sẵn sàng để luôn sống theo lời Chúa dậy. Vui mừng đón Chúa Giáng Sinh xuống trần gian để cứu độ chúng ta.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui mừng của cộng đoàn, vì mọi người vừa được dự tiệc Thánh, no thỏa Lời Chúa, và được lãnh nhận Bí Tích Giao hòa cùng Chúa, nhờ các Linh mục đã ngồi tòa trong suốt buổi tĩnh tâm, để giúp mọi người có thiện tâm được dọn sạch tâm hồn mình, mừng đón Chúa đến trong Mùa Giáng Sinh đang tới.
Melbourne, 30/11/14.
Trần Văn Minh.
 
Văn Hóa
Đường nào cho Chúa đến
Trầm Thiên Thu
08:49 29/11/2014
ĐƯỜNG NÀO CHO CHÚA ĐẾN
(Is 40:3-11; Mc 1:3; Lc 3:4-6; Tv 85:11-14)

Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa
Và sửa lối cho thẳng để Người đi
Mọi thung lũng, phải lấp đầy cho vừa
Mọi núi đồi, phải bạt cho thấp xuống

Khúc quanh co, phải uốn cho ngay thẳng
Đường lồi lõm, phải san cho phẳng phiu
Mọi người phàm sẽ thấy Chúa tình yêu
Đấng Cứu Độ giải thoát ai khốn khổ

Tín nghĩa và Ân tình nay hội ngộ
Hoà bình và Công lý đã giao duyên
Từ đất thấp, cây tín nghĩa mọc lên
Tự trời cao, mắt công lý nhìn xuống

Muôn phúc lộc Thiên Chúa sẽ ban tặng
Đất trổ sinh những hoa trái thơm ngon
Trước mặt Chúa có Công lý tiền phong
Để mở lối Ngài xa giá ngự đến

Trèo lên cao và mở miệng nói lớn
Cất tiếng lên, đừng sợ hãi, người ơi!
Kìa Ngài đến, Thiên Chúa của mọi người
Ngài quang lâm trong vinh quang, hùng mạnh

Ngài uy quyền và Ngài là Đấng Thánh
Như mục tử, Ngài chăn giữ đoàn chiên
Lũ chiên yếu, Ngài vỗ về ủi an
Đám chiên ngoan, Ngài tận tình dẫn dắt

Ngài là Đấng bênh Công lý, Sự thật
Con đường nào xứng đáng bước Ngài qua?
Chắc hẳn là Đường yêu thương, thứ tha
Đường trong sáng, phẳng phiu, chẳng quanh co
Không gian dối, kiêu sa hoặc ích kỷ

Đường lòng con lâu nay đầy ô uế
Mùa Vọng này con chấn chỉnh cho ngay
Đường lòng con, xin rộng mở cho Ngài
Dẫu chật hẹp, không đẹp bằng ai hết!

Đường lòng con không hận thù, ghen ghét
Chỉ đơn giản như một nốt nhạc trầm
Để làm nền cho giai điệu nổi lên
Giai điệu đó chính là Con Thiên Chúa.