Ngày 29-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dọn đường
Lm Vũđình Tường
03:28 29/11/2011
Chúa Nhật II Mùa Vọng Năm B
Mc 1, 1-8


Hàng năm chính phủ địa phương thông báo dọn đường một vài lần. Gọi là dọn đường vì trước đó mấy tuần có thông báo gia đình nào muốn bỏ đồ phế thải cần mang ra bờ đường và sẽ có xe dọn đồ phế thải. Dọc hai bên đường có đủ vật dụng từ trong nhà ra đến ngõ. Thứ nào cho là vô dụng được khuân ra đường chờ xe đến lấy.

Gọi là dọn đường mà thực sự không phải là dọn đường; đúng ra là dọn rác ngoài đường. Có những đồ vật người này cho là rác, đồ phế thải, vô dụng; người khác lại cho là hữu dụng, còn tốt, nhặt lấy mang về nhà dùng. Phế thải hay hữu dụng do hoàn cảnh người xử dụng nó. Người biết dùng, cần dùng cho là tốt, cần giữ lại; người không biết dùng, cho là vô dụng, để chật chỗ, quẳng ra đường cho người nhặt rác dùm. Kẻ quăng ra, người nhặt vào. Rác rưởi đồ dùng trong nhà là thế. Xã hội nào cũng có rác. Người ta gọi rác xã hội là tệ đoan xã hội. Tương tự như rác ngoài đường. Có những tệ đoan xã hội người này cố gắng vứt bỏ, quyết tâm chừa, đến trung tâm cai nghiện nhờ giúp; kẻ khác lại tìm tòi, kiếm cho được những tệ đoan đó.

Tội lỗi làm cho con người ra xấu xa, gây đau khổ tang thương cho người khác được gọi là rác tâm linh. Tương tự như đồ dùng phế thải ngoài xã hội. Có những tội người lành thánh cố tránh, chiến đấu sinh tử để khỏi làm nô lệ chúng; lại có những Kitô hữu buông thả, chiều theo chúng, đi tìm tòi, tìm được dâng mình làm nô lệ cho tội. Tiên Tri Isaiah có thời cất tiếng vừa cảnh báo, vừa kêu gọi, đồng thời loan báo thời kì nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi được ân xá. Đừng phạm tội nữa hãy mau chạy đến cùng Thiên Chúa toàn năng xin xá tội để hưởng ân xá. Thời đó có nhiều người thống hối ăn năn. Tiếng kêu của tiên tri ngàn năm trước đây, hiện tại vẫn vang vọng và vẫn có người từ chối lắng nghe. Thời nô lệ đã qua tại sao vẫn còn có người cố bám víu, níu kéo cuộc sống nô lệ. Họ không muốn được tự do sao. Họ không muốn được ân xá sao.

Các bài đọc hôm nay đều dùng hình ảnh dọn đường để được ân xá, đón mừng Chúa Cứu Thế. Dọn con đường tâm linh cho ngay thẳng để thoát cảnh nô lệ tội lỗi, thói hư tật xấu, tính tình man dại, ham đam mê phù phiếm biến con người thành nô lệ cho chính mình và xã hội mình đang sống.

Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng Is 40, 3-4

Thư thứ hai của thánh Phêrô tông đồ dậy cách thức thoát mình khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi. Tự mình không thể vùng vẫy thoát khỏi vòng cương toả, ràng buộc của tội và mọi thứ đam mê. Muốn thoát ra được cần trông cậy vào ơn Chúa. Thánh nhân dùng hình ảnh dọn đường đón Chúa bằng đời sống thánh thiện. Muốn người đổ rác dùm cần phải chọn lựa vất nó ra đường. Muốn dọn đường tâm linh cũng cần xin ơn Chúa soi sáng để biết loại tật xấu, liệt kê lỗi hư. Cần sống thánh thiện mới có thể và xứng đáng đón trời mới, đất mới khi Chúa xuất hiện. Để sống trong trời mới, đất mới, con người cũ không thích hợp, cần con người mới. Để trở thành con người mới cần phải lối sống mới bắt đầu từ tâm linh. Thay vì chạy theo ý riêng; thay vì làm nô lệ cho tội lỗi, thay vì làm nô lệ cho của cải, vật chất. Hãy thay đổi, chọn sống theo ánh sáng chân lí của Chúa, công lí và thánh thiện. Thánh Gioan không nói rõ bằng lời nhưng bằng hành động của ông.

Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần Mc1,7

Thánh nhân kêu gọi sống khiêm nhường. Không phải khiêm nhường bằng lời nói nhưng bằng hành động. Hành động khiêm nhường Gioan tự nhận là ông không xứng đáng cởi dây giầy cho Người đến sau ông. Đấng đó thì lớn lên, còn ông thì nhỏ đi, biến ra sau hậu trường cho Đấng đó lớn lên. Cởi dây giầy cho ai đó hẳn phải là hành động khiêm hạ tột bực. Gioan không ngại tuyên bố điều đó, rõ ràng, mạch lạc, vang dội nơi công cộng, giữa chốn đông người. Hành động khiêm nhường đó Gioan kêu gọi Kitô hữu học đòi, bắt chước. Chỉ những tâm hồn khiêm hạ như thế mới có thể thay đổi trở thành con người mới. Chỉ có con đường thống hối nhận ơn tha tội mới thay đổi biến ta thành con người mới, xứng đáng vào sống trong trời mới, đất mới.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:30 29/11/2011
TRẢ NỢ TRÔNG MỘNG
N2T

Con nợ nói với chủ nợ:
- “E rằng tôi sống không lâu, bởi vì tối hôm qua nằm mơ thấy mình chết !”
Chủ nợ nói:
- “Âm dương trái ngược nhau, nếu nằm mơ thấy mình chết thì ngược lại là trường thọ đó !”
Con nợ bèn nói: “Còn có một giấc mơ khác”.
Chủ nợ hỏi: “Giấc mơ gì ?”
Con nợ cười nói: “Đó là năm mơ thấy chưa trả nợ cho ông !”

Suy tư:
Âm dương thì trái ngược nhau, bởi vì âm là tối mà dương là sáng, âm là chết mà dương thì sống, âm là đời sau mà dương là đời này.
Nhưng có một lý lẽ quan trọng hơn chết sống và tối sáng của âm dương, đó là dương là nhân mà âm là quả, nhân tốt thì quả tốt và nhân xấu thì quả xấu, lý lẽ này ít người để ý đến nên cuộc sống vẫn còn nhiều đau khổ và bất công…
Trong tám mối phúc thật (hiến chương Nước Trời) Chúa Giê-su đã lý giải rất rõ ràng dương và âm, đời này và đời sau, nhân và quả:
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
- Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp.
- Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa an ủi.
- Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
- Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
- Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
- Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao . (Mt 5, 2-12)

Mỗi mối phúc có hai vế: vế trước là dương (đời này, là nhân), vế sau là âm (đời sau, là quả).
Ai hiểu thì hiểu !
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:32 29/11/2011
N2T

21. Thiên đàng mới là nhà của con, vật chất và những thứ của thế gian thì con nên coi nó là những thứ qua đường.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàn Quốc: Giáo Hội báo động và cam kết bảo vệ sự sống
Phạm Kim An
08:47 29/11/2011
Hàn Quốc: Giáo Hội báo động và cam kết bảo vệ sự sống

Daejeon – “Hàn Quốc cần một nền văn hóa mới của sự sống. Giáo Hội Công Giáo luôn luôn nêu ra điều này, nhưng đối với người Hàn Quốc chúng tôi, đây là một thách thức lớn trên cơ sở. Chúng tôi phải phấn đấu để thay đổi các thái độ xã hội bằng gương tốt, giáo dục và sự giúp đỡ cụ thể", - Đức Cha Lazarus You Heung-sik, Giám mục Giáo phận Daejeon, và là Chủ tịch Ủy ban Giám mục về chăm sóc mục vụ cho người di cư, nói.

Các lo ngại của Đức Cha You được hỗ trợ bởi các dữ liệu: trong tổng số 222 quốc gia trên thế giới, Hàn Quốc xếp thứ 217 về tỉ lệ sinh thấp nhất hàng năm. Tỉ lệ này đã trượt xuống trong bảng xếp hạng một lần nữa, và Hàn Quốc được xếp trong các nước có tỉ lệ sinh thấp nhất, với trung bình 1,2 con trong mỗi hộ gia đình, và con số này là tương tự như ở Đài Loan, Nhật và Ma Cao, vốn là các lãnh thổ có một mức độ sống rất cao, nhưng bị đe dọa bởi một dân số lão hóa và sự phân hoá xã hội.

Đức Giám mục You là rất quen thuộc với vấn đề này: "Vấn đề sinh sản và tôn trọng sự sống là trung tâm sự sống còn của xã hội chúng tôi. Nhưng có nhiều yếu tố đe dọa chúng: lẽ tất nhiên có một yếu tố văn hóa, tuy nhiên, nó là phần thêm vào cho một hệ thống kinh tế và lao động, vốn trừng phạt việc sinh con. Sự tăng trưởng trong các tiêu chuẩn cuộc sống được đi kèm bởi sự tự động hóa gia tăng của sản xuất công nghiệp, và điều này loại bỏ công ăn việc làm: mọi người đều sợ hãi, và nghĩ rằng nên ít có con".

Đức Cha You nói tiếp: “Có con cái là cơ sở của giáo huấn Công Giáo. Tình yêu vợ chồng phải đi qua việc thụ thai để làm cho gia đình được trọn vẹn. Lúc ấy tình yêu của Chúa sẽ làm phần còn lại. Nếu bạn quên yếu tố này, thì sẽ vô ích để nói đến bất cứ điều gì khác. Người Công giáo Hàn Quốc biết điều này, nhưng chúng tôi đang cố gắng cải thiện độ nhạy cảm của họ đối với việc này".

Sự kích thích này không chỉ thông qua việc giáo dục tốt: "Chúng tôi nhận ra rằng chi phí sinh hoạt là một giới hạn cho việc sinh con, và trong khoảng 10 năm trong giáo phận của tôi, chúng tôi đã cố gắng để giúp đỡ các gia đình đông con về vấn đề vật chất. Mỗi năm, vào ngày lễ Thánh Gia, chúng tôi trao phần thưởng cho năm gia đình đông con nhất của giáo phận".

Giải thưởng này gồm có: "Một học bổng 5 triệu won (khoảng 4.365 USD) cho mỗi người chiến thắng. Quỹ này được thu thông qua một sự quyên góp giữa tất cả các tín hữu, và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục thu thập hào phóng số tiền đóng góp này. Sự sống là một quà tặng cần được cổ vũ bằng mọi giá, và là một thách thức lớn mà chúng tôi có ý định giành chiến thắng”. (AsiaNews 28-11-2011)

Phạm Kim An
 
Sri Lanka: Một nữ tu của Mẹ Teresa bị bắt giữ vì bị cáo buộc ''bán'' trẻ em
Nguyễn Trọng Đa
08:48 29/11/2011
Sri Lanka: Một nữ tu của Mẹ Teresa bị bắt giữ vì bị cáo buộc "bán" trẻ em

Colombo – Nữ tu Maria Eliza, Dòng Thừa Sai Bác Ái, đã ngồi tù kể từ đêm 25-11, vì bị buộc tội “bán” trẻ em. Kể từ khi Dòng này được thành lập, nữ tu là người đầu tiên bị bắt giữ.

Một thông tin nặc danh thông báo với cảnh sát, sau đó tin được đưa đến Prem Nivesa ở Moratuwa, một lưu xá cho các bà mẹ trẻ chưa kết hôn, do Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa điều hành, và bắt giữ nữ tu ấy. Lưu xá bị tạm ngưng.

Nữ tu Eliza, bề trên nhà của Prem Nivesa, đang ngồi tù trong nhà tù phụ nữ ở Welikada, và đã chưa thể gặp được luật sư. Ngày 28-11, một thẩm phán sẽ chính thức cáo buộc nữ tu buôn bán bất hợp pháp trẻ em.

Ngày 24-11, một nhóm người được dẫn đầu bởi ông Anoma Dissanayake, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Trẻ Em Toàn Quốc (NCPA), đến lưu xá Prem Nivesa để kiểm tra tình hình của trẻ em và các bà mẹ sống sống trong cơ sở của các Nữ tu.

Một nữ tu nói với hãng tin AsiaNews: "Cảnh sát và các quan chức Cơ quan Bảo vệ Trẻ Em Toàn Quốc (NCPA) đã xông vào nhà khoảng 11 giờ sáng, gây hoảng loạn. Họ kiểm tra tất cả các ngóc ngách trong lưu xá chúng tôi, và lấy đi mọi hồ sơ của chúng tôi”.

Hai ngày sau, vào tối 26-11, cảnh sát đã dẫn nữ tu Eliza và hai nữ tu khác đến nhà của một thẩm phán. Nữ tu Eliza đã được chở bằng xe hơi đến nhà tù Welikada, trong khi hai nữ tu kia đã được đưa trở lại tu viện.

Nữ tu Eliza cho biết trước khi bị bắt: "Cảnh sát, các quan chức Cơ quan Bảo vệ Trẻ Em Toàn Quốc (NCPA) và các phương tiện truyền thông đổ xô đến cơ sở của chúng tôi. Họ kiểm tra hồ sơ của các bà mẹ trẻ, và lấy đi nhiều tài liệu".

Nữ tu nhắc lại: “Chúng tôi đã không bao giờ dính dáng đến việc buôn bán trẻ em. Điều này trái với đức tin của chúng tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là chăm sóc các bà mẹ trẻ không chồng và con cái. Chúng tôi không bao giờ lấy tiền cho công việc của mình. Các trẻ em được nhận làm con nuôi theo đúng quy định của pháp luật".

Những tình tiết xung quanh việc bắt giữ nữ tu Eliza vẫn là không rõ ràng. Một số phương tiện truyền thông địa phương cáo buộc các Nữ tu "bán tương lai của đất nước cho người nước ngoài với vài ngàn rupee".

Tuy nhiên, các Nữ tu Thừa Sai Bác Ái tin rằng mẹ bề trên của họ ngồi tù, bởi vì lưu xá đã mở cửa đón một thai phụ vị thành niên, mà không thông báo cho cảnh sát, và bởi vì số lượng trẻ em trong lưu xá là nhiều hơn số báo cáo trong giấy tờ đăng ký, vốn chưa kịp cập nhật.

Sự nhầm lẫn này càng phức tạp bởi sự im lặng của Giáo Hội, vốn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ bắt giữ nữ tu Eliza.

Có gần 760 tu viện của Mẹ Têrêsa trên toàn thế giới, với hơn 5.000 nữ tu Thừa ai Bác ái. Lưu xá Prem Nivesa có 75 trẻ em, 20 phụ nữ mang thai và 12 bà mẹ mới sinh con.

Cơ quan Bảo vệ Trẻ Em Toàn Quốc (NCPA) là một tổ chức độc lập, trực thuộc Phủ Tổng Thống. (AsiaNews 28-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc muốn ''ăn có'' trong vụ tấn phong Giám Mục.
Nguyễn Long Thao
10:19 29/11/2011
Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc muốn "ăn có" trong vụ tấn phong Giám Mục Lã Tuệ Cương.

Như VietCatholic đã loan tin, linh mục Phêrô Lã Tuệ Cương (Peter Luo Xuegang) được sự chấp thuận của Tòa Thánh và chính quyền cộng sản Trung Quốc, sẽ được tấn phong giám mục phó của giáo phận Nghi Tân vào ngày mai, thứ Tư 30/11/2011. Để tránh việc chính quyền Trung Quốc dùng một ngụy Giám Mục bị vạ tuyệt thông chủ sự lễ tấn phong nên Tòa Thánh đã chỉ định Đức Giám Mục Gioan Trần Sư Trung (Chen Shizhong), 95 tuổi, chủ phong giám mục cho cha Lã tại nhà thờ chánh tòa ở thành phố Nghi Tân.

Phát ngôn viên Tòa Thánh, LM Federico Lombardi, tuyên bố ngài hy vọng không có Giám Mục bất hợp thức nào tham dự buổi lễ tấn phong này. Tuy nhiên, nguồn tin tại Nghi Tân cho biết ít nhất có một ngụy Giám Mục là Phaolô Lôi Thế Ngân (Lei Shiyin) - giám mục được tấn phong bất hợp thức ở Lạc Sơn hôm 29 Tháng Sáu, bị vạ tuyệt thông - sẽ tham gia lễ tấn phong. Ngụy Giám Mục Lôi Thế Ngân nói ông nhận được giấy mời của ban tổ chức để tham dự lễ tấn phong.

Giới chức Công Giáo địa phương cũng đang lo ngại Chủ Tịch Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc đã bị vạ tuyệt thông cũng sẽ tham dự buổi lễ.

Được biết cha Lã Tuệ Cương năm nay 47 tuổi, là cháu trai của Đức Cha Mátthêu Lã Đốc Hy (Luo Duxi) - Giám mục Lạc Sơn, ngài đã qua đời hồi năm 2009. Cha Lã được thụ phong linh mục thuộc giáo phận Lạc Sơn vào ngày 30 Tháng Mười Một năm 1991, và đã được sai đến phục vụ giáo phận Nghi Tân hồi Tháng Năm 2009. Điều đáng nói là Cha Lã Tuệ Cương được đề cử làm giám mục phó giáo phận qua cuộc bầu cử với 14/17 phiếu thuận của đại diện giáo sĩ, giáo dân địa phận

Cha Lã Tuệ Cương hiện giữ chức chủ tịch Hội Công Giáo Yêu Nước ở thành phố Nghi Tân và phó chủ tịch của Ủy Ban Giáo Hội tỉnh Tứ Xuyên.
 
30.000 người Kitô giáo Ấn độ tham gia cầu nguyện giữa đàn áp
Trầm Thiên Thu
11:51 29/11/2011
ẤN ĐỘ (UCANews, 29-11-2011) – Hơn 30.000 người Kitô giáo vẫn tham gia buổi cầu nguyện ở Hubli, Karnataka, mặc dù nhóm người ủng hộ Hindu muốn phá.

Những người Hindu quá khích đã chặn những con đường, đốt vỏ xe và ném đá vào xe cộ trong 2 ngày đầu của buổi cầu nguyện 3 ngày để làm người Kitô giáo nản lòng, nhưng vô ích.

Lễ hội Chúa Giêsu Kitô Chúc Lành từ 25 tới 27-11-2011 được tổ chức tại khu Kiều dân Đường xe lửa Chelli ở Hubli, có nhiều giáo phái Kitô giáo ở in Hubli và Dharavad tham dự.

Ngày 26-11-2011, một buổi họp giữa các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hindu được tổ chức, dẫn đầu là nghị sĩ Pralhad Joshi và Jagadish Shettar, thành viên quốc hội.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo chắc chắn rằng họ “không coi thường đạo Hindu hoặc cố gắng đối thoại, còn các nhà lãnh đạo Hindu đồng ý chấm dứt phản đối”.

Giáo sĩ Cedrik Jacob nói: “Trò hề của họ đã thu hút nhiều người tới buổi cầu nguyện”. Giáo sĩ Cedrik Jacob là thư ký Hiệp hội Thiểu số Kitô giáo Hubli- Dharavad, người tổ chức buổi cầu nguyện này.

Giáo sĩ Cedrik Jacob nói thêm: “Ngày đầu có khoảng 25.000 người, ngày thứ hai có gần 30.000 người và ngày cuối cùng có hơn 30.000 người kéo đến đây. Họ đã phạm tới thần thánh”.

Anil Kumar, con rể của cựu giáo trưởng Andhra Pradesh Y.S. Rajshekar Reddy, là người giảng chính trong buổi cầu nguyện này.
 
Bảo vệ các tạo vật
Bùi Hữu Thư
17:21 29/11/2011
Đức Thánh Cha kêu gọi phải kính trọng đời sống con người

VATICAN, ngày 28 tháng 11, 2011 (Zenit.org).- Hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến một nhóm đông các sinh viên người Ý, thành viên hội "Em Gái Thiên Nhiên" (Sister Nature), một hiệp hội được cộng đồng Phanxicô ở Assisi cổ võ.

Buổi gặp gỡ này xẩy ra một hôm trước ngày kỷ niệm việc Chân Phước Gioan Phaolô II tuyên xưng Thánh Phanxicô thành ASssisi là thánh quan thầy của môi sinh năm 1979.

Đức Thánh Cha nhắc đến ca vịnh nổi tiếng "Ca Vịnh của Anh Mặt Trời" (Canticle of Brother Sun,) do thánh Phanxicô thành Assisi viết. Ngài nói, ca vịnh "đề cao vị trí chính đáng của Đấng Tạo Hóa, là đấng mời gọi sự hiện diện hòa điệu của các tạo vật."

Đức Thánh Cha tiếp, Thánh Phanxicô mời gọi chúng ta cảm nhận được nơi thiên nhiên như một cuốn sách nói với chúng ta về Thiên Chúa, và về sự huy hoàng và thiện hảo của Người.

Ngài nói, Giáo Hội, chưa hề ngưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn kính dấu hiệu của Đấng Tạo Hóa trong mọi tạo vật, trong khi cũng đồng thời công nhận tầm quan trọng của những nghiên cứu và khám phá khoa học.

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh, điều thiết yếu là giới trẻ phải luôn luôn nhớ rằng họ đang cộng tác với Thiên Chúa trong khi họ phát triển các tài năng và chuẩn bị cho đời sống chức nghiệp.

Cũng như nhiều lần trước mỗi khi ngài đề cập đến các vấn đề môi sinh, Đức Thánh Cha nối kết việc tôn trọng tạo vật với phẩm giá của con người.

"Ngày nay hơn bao giờ hết, dường như rõ ràng là việc tôn trọng môi trường không thể bỏ quên việc công nhận giá trị của con người và tính chất bất khả xâm phạm trong mọi giai đoạn của đời sống và trong bất cứ tình trạng nào."

Ngài nói: "Tôn trọng con người và tôn trọng thiên nhiên là cùng một điều duy nhất, nhưng cả hai có thể tăng trưởng và có tầm mức chính đáng nếu chúng ta tôn trọng con người và thiên nhiên, Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Người."

Sau đó, nói với các giáo sư và các giới chức hiện diện, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của nền giáo dục để giúp giới trẻ tôn trọng môi trường và theo đuổi những đường lối sống có trách nhiệm.

Đức Thánh Cha nói: "Hơn nữa, hiển nhiên là sẽ không có một tương lai tốt lành cho nhân loại trên trái đất này nếu chúng ta không giáo dục tất cả mọi người tìm kiếm một lối sống có trách nhiệm hơn khi đối phó với thiên nhiên."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh từ ngữ "tạo vật" khi ngài nói "cây sự sống cao trọng và tuyệt vời không phải là kết quả của một sự tiến hoá mù quáng và phi lý, nhưng sự biến hóa này phản ảnh thánh ý của Đấng Tạo Hóa và sự huy hoàng và thiện hảo của Người."
 
Kỷ niệm 30 năm công bố Tông huấn về gia đình ”Familiaris consortio”
Linh Tiến Khải
13:18 29/11/2011
Phỏng vấn Đức Hồng Y Ennio Antonelli, về Tông huấn ”Familiaris consortio” nhân kỷ niệm 30 năm công bố và thành lập Hội Đống Tòa Thánh về Gia Đình”

Trong các ngày 29-11 tới 1-12 năm 2011 Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình triệu hội nghị khoáng đại tại Roma, nhân dịp kỷ niệm niệm 30 năm Đức Gioan Phaolô II công bố Tông huấn ”Familiaris consortio” và thành lập Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình.

Ngoài ra, mục đích của khóa họp cũng là chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ quốc tế gia đình lần thứ VII sẽ diễn ra tại Milano, bắc Italia, trong các ngày từ 30-5 tới 3-6 năm tới 2012; đồng thời duyệt xét lại việc thực thi các đường nét hướng dẫn của Tông huấn. Với lời mời gọi ”Hỡi gia đình hãy trở thành điều ngươi là”, Tông huấn là một ”tuyên ngôn” về giá trị và vai trỏ của gia đình trong Giáo Hội và xã hội ngày nay.

Giáo Hội muốn nâng đỡ và trợ giúp các gia đình để chúng có thể thực hiện ơn gọi duy nhất của chúng trong xã hội. Chính trong gia đình mà con người học yêu thương mà không nghĩ tới các lợi lộc riêng tư, học tinh thần liên đới và trao ban ý nghĩa cho các tương quan giữa con người với nhau.

Trong số các thuyết trình viên tại khóa họp cũng có Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi, nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Milano. Đức Hồng Y sẽ nói về đề tài ”Gia đình cộng đồng được cứu độ và cộng đồng cứu độ để tái truyền giảng Tin Mừng. Linh đạo và trách nhiệm thừa sai dưới ánh sáng Tông huấn Familiaris consortio”.

Tại hội nghị cũng có phần tường trình về tình hình gia đình tại các châu lục trên thế giới. Trưa thứ năm 1-12-2011 các tham dự viên sẽ được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Ban chiều cùng ngày Đức Hồng Y Ennio Antonelli sẽ thuyết trình về đề tài: ”Những đường hướng của Tông huấn Familiaris consortio và những nhu cầu mục vụ cấp thiết ngày nay”.

Ngay trong phần dẫn nhập Tông huấn, Đức Gioan Phaolô II đã ghi nhận các thay đổi sâu rộng và mau chóng của xã hội và nền văn hóa ngày nay, khiến cho nhiều gia đình gặp khủng hoảng vì rơi vào các bất ổn, nghi hoặc, và lạc hướng. Bên cạnh đó là các tình trạng bất công đã ngăn cản gia đình chu toàn nhiệm vụ của mình và thực hiện các quyền căn bản của nó. Vì ý thức được rằng gia đình là một trong các thiện ích qúy báu nhất của nhân loại, Giáo Hội muốn góp tiếng và cống hiến sự trợ giúp cho những ai bất an và lo âu tìm kiếm chân lý, và bị ngăn cản một cách bất công trong việc sống dự án gia đình của họ.

Khi nâng đỡ những người trung thành sống ơn gọi hôn nhân và soi sáng cho những ai nghi hoặc âu lo, Giáo Hội phục vụ mọi người ưu tư cho các vận mệnh của hôn nhân và gia đình. Cách riêng Giáo Hội hướng tới các người trẻ bắt đầu bước vào con đường dẫn tới hôn nhân và gia đình, để mở ra cho họ các chân trời mới, bằng cách trợ giúp họ khám phá ra vẻ đẹp và sự cao cả trong ơn gọi của tình yêu và phục vụ sự sống.

Trong số 76 Tông huấn ngỏ lời với giới truyền thông nắm giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội ngày nay; vì các phương triện truyền thông có các ảnh hưởng sâu rộng đối với con người trên bình diện trí thức cũng như tình cảm, trên bình diện luân lý đạo đức cũng như tôn giáo. Chính vì thế chúng có thể gây ảnh hưởng tốt trên đời sống và phong hóa của gia đình và việc giáo dục con cái. Nhưng đồng thời các phương tiện truyền thông cũng chứa đựng các phỉnh gạt và nguy hiểm không thể coi thường, và chúng có thể trở thành phương tiện chuyển tải các ý thức hệ phá hoại và các quan niệm lệch lạc về cuộc sống của gia đình, của tôn giáo và luân lý, mà không tôn trọng phẩm giá và ước muốn đích thật của con người, bị lèo lái một cách có hệ thống, như đã xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguy hiểm đó lại càng thật hơn nữa, đặc biệt trong các nước kỹ nghệ phát triển kiểu sống ngày nay rất thường dẫn đưa các gia đình tới chỗ tháo bỏ trách nhiệm giáo dục của mình bằng cách để cho các trẻ em và người trẻ giải trí hay sinh hoạt với truyền hình và các loại ấn loát nào đó...

Vì ảnh hưởng rộng lớn của các phương tiện truyền thông trên việc đào tạo giới trẻ, các bậc cha mẹ phải nắm phần tích cực trong việc sử dụng các phương tiện này một cách chừng mực, với óc phê bình, thức tỉnh và thận trọng. Họ cũng phải tìm cách gây ảnh hưởng trên việc lựa chọn và sản xuất các chương trình truyền hình, làm sao để chúng thông truyền cho người trẻ các giá trị nền tảng thuộc kho tàng thiện ích chung của xã hội... Mỗi một xúc phạm đến các giá trị nền tảng của gia đình - dù đó là chủ trương khiêu dâm, hay bạo lực, bênh vực ly dị, hay các thái độ bài xã hội của người trẻ - đều là một xúc phạm đến thiện ích đích thật của con người.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Ennio Antonelli, về các đề tài và sự độc đáo của Tông huấn “Familiaris consortio”.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, đâu là sự độc đáo của Tông huấn ”Familiaris consortio” đã được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Giona Phaolô II công bố cách đây 30 năm?

Đáp: Sự độc đáo của Tông huấn có thể được nhận ra trong nhiều khía cạnh trên bình diện giáo thuyết và nhất là trên bình diện mục vụ. Trên bình diện giáo thuyết tôi thấy cần ghi nhận xác tín gia đình là một hình ảnh đặc biệt ý nghĩa, và diễn tả chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Một gia đình thành công một cách nhân loại, và còn hơn thế nữa một gia đình kitô, là một sự tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, là một sự hiệp thông các bản vị ”rất toàn hảo”. Như thế ơn gọi của gia đình, của gia đình đơn thuần nhân loại, là sống tình yêu thương dâng hiến, là sống tình yêu thương hiệp thông, và như vậy là trở thành một hình ảnh của Thiên Chúa trên trái đất này, một mạc khải của Thiên Chúa trên trần gian này. Đó là ơn gọi của mọi gia đình, thế rồi bí tích hôn nhân, bí tích của giao ước mới đã hoàn hảo hóa gia đình.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã nhắc tới chiều kích nhân bản của gia đình và sự kiện gia đình có thể diễn tả sự thực hiện tràn đầy của một người nam và một người nữ. Tuy nhiên, ngày nay, trái lại mô thức gia đình bị coi như là một tư tưởng của Giáo Hội, làm như thể nó chỉ là một mô thức tôn giáo, chứ không phải là một mô thức tự nhiên. Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Trong một cách thức nào đó, mọi người đều trực giác được rằng sống một mình thì không tốt, có đúng thế không nào? Mọi người đều trực giác được rằng sự cô đơn là một nỗi đau lớn và là nguồn gốc của các nỗi đau khổ. Nhưng rồi phải xem đâu là bản chất đích thật của gia đình và không coi nó ngang hàng với các hình thái tình bạn và sự chung sống khác. Gia đình mà Giáo Hội đề nghị là sự kết hiệp ổn định giữa một người nam và một người nữ, rộng mớ cho sự sống mới, rộng mở cho con cái. Nói cho cùng, đây là mẫu gia đình không chỉ hiện diện trong Kitô giáo, mà cũng hiện diện trong tất cả mọi nền văn hóa nữa.

Hỏi: Trong ba mươi năm qua, kể từ khi Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố Tông huấn về gia đình và thành lập Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, người ta nhận thấy gia đình bị khủng hoảng về phía đời cũng như về phía đạo, và cả bên trong cộng đoàn kitô. Như là linh mục và Giám Mục, Đức Hồng Y chắc chắn đã lắng nghe nhiều cặp vợ chồng thổ lộ các khó khăn và các khổ đau của họ. Đức Hồng Y có cho rằng mô thức mà Giáo Hội đề nghị đã thất bại hay không, và mô thức thề hứa trung thành với nhau suốt đời có phải là một mô thức không thể thi hành được hay không?

Đáp: Không, mô thức Giáo Hội đề nghị không phải là một thất bại. Chính vì thế mà trước hết cần phải thăng tiến các gia đình gương mẫu, để khi trông thấy các gia đình gương mẫu ấy trong mọi giáo xứ, trong các phong trào, trong các hiệp hội, người ta thấy rằng hôn nhân do Giáo Hội đề nghị, hôn nhân kitô, là một hôn nhân xinh đẹp, là một cuộc sống xinh đẹp, trao ban niềm vui. Dĩ nhiên là cũng có các hy sinh nữa, bởi vì không thể có điều gì xinh đẹp mà lại không có hy sinh; và tự nó, nó trao ban hạnh phúc. Hôn nhân kitô, hôn nhân một vợ một chồng trung thành với nhau suốt đời xinh đẹp, có thể sống và có thể thực hiện được.

Hỏi: Đối với Tông huấn “Familiaris Consortio” hoạt động của gia đình không bị đóng kín trong lãnh vực riêng tư, vì thế Tông thư nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp hội gia đình và vai trò chúng có thể có bên trong lòng xã hội, có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Đúng thế, có một điều nền tảng đó là các gia đình gặp gỡ nhau, trao đổi các kinh nghiệm, tạo thành các mạng lưới tình bạn, mạng lưới tu đức gia đình, mạng lưới trợ giúp nhau một cách cụ thể, kể cả việc ăn uống và chung vui với nhau. Thật là quan trọng, khi các gia đình cùng nhau sống các kinh nghiệm cụ thể, không phải chỉ trong gia đình riêng rẽ, mà trong một ”gia đình của các gia đình”. Thế rồi còn có các hiệp hội khác nhau, có khi là cùng các hiệp hội ấy, có khi chúng là các hiệp hội khác, giúp dấn thân trong lãnh vực dân sự, nhằm thăng tiến các quyền của gia đình trong xã hội dân sự. Các hiệp hội và đoàn thể này cần thiết, và mục vụ bình thường của Giáo Hội phải huy động và khích lệ các gia đình gia nhập và tham gia vào các hiệp hội hay phong trào ấy, bởi vì khi hiệp nhất và kết đoàn như thế, các gia đình có thể bảo vệ các quyền lợi của mình một cách mạnh mẽ và hữu hiệu hơn. (RG 24-11-2011)
 
Hoa Kỳ mang đến cho thế giới một sứ điệp của hy vọng
Bùi Hữu Thư
18:59 29/11/2011
Các giám muc Hoa Kỳ viếng thăm "ad limina" tại Rôma
Cuộc viếng thăm "ad limina" của các giám mục

ROME, Thứ ba 29 tháng 11, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích Giáo Hội Bắc Mỹ hãy mang đến cho thế giới một sứ điệp của hy vọng. Ngài khuyến khích "những nỗ lực chú tâm" của các giám mục Hoa Kỳ trong việc hành xử "thảm trạng" của các vụ vi phạm tính dục.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp kiến riêng những giám mục trách nhiệm của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Miền I-II-III), vào cuối chuyến viếng thăm "ad limina Apostolorum" của họ sáng thứ bẩy ngày 26 tháng 11.

Gương sáng trong cuộc khủng hoảng

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc nhở các giám mục là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ngài năm 2008 có mục đích khuyến khích người Công Giáo Hoa Kỳ, đang trong cơn khủng hoảng về các vụ vi phạm tính dục. Đức Thánh Cha đã giải thích là chuyến viếng thăm này đã giúp ngài đích thân nhận biết "những nỗi đau đớn các nạn nhân phải gánh chịu" cũng như "những nỗ lực chân thành để đảm bảo an toàn cho trẻ em của chúng ta" và hành xử các vụ vi phạm "một cách trong sáng và thích nghi."

Ngài tâm sự: "Tôi hy vọng là những nỗ lực chú tâm của Giáo Hội để đối phó với thực tại này sẽ giúp cho cộng đồng nói chung nhận định rõ hơn những nguyên nhân, nhịp độ xẩy ra, và các hậu quả của những vụ bạo hành tính dục, và để tranh đấu một cách hữu hiệu hơn chống thảm trạng đang ảnh hưởng đến xã hội trên mọi tầng lớp."

Đức Thánh Cha ngoài ra đã ghi nhận là Giáo Hội không phải là cơ quan duy nhất phải lo âu. "Nếu người ta buộc Giáo Hội phải tuân theo những tiêu chuẩn khắt khe về việc này," thì cũng phải áp dụng cho "các cơ cấu khác, không có ngoại lệ."

Tiếng nói của Giáo Hội trong xã hội

Đức Thánh Cha Benedict XVI sau đó đã nhấn mạnh "sự cấp bách" và "cần thiết" của việc tân Phúc Âm hóa trước những xáo trộn trong xã hội và tôn giáo đương thời. Ngài tiếp, Phúc Âm hóa không chỉ là một sứ mệnh ad extra, "Tất cả chúng ta đều có nhu cầu phải là những người đầu tiên được tái Phúc Âm hóa."

Theo ý hướng này, Đức Thánh Cha đã bầy tỏ rằng ngài cảm thấy "đáng ghi nhận" là những người nam và nữ càng ngày càng lo lắng hơn về tương lai của các xã hội dân chủ. Họ thấy có sự sụp đổ của các nền tảng trí tuệ, văn hòa, và luân lý của đời sống xã hội," và một "cảm nghĩ ngày càng gia tăng về sự bất an, nhất là trong giới trẻ."

Giáo Hội còn có một vai trò mạnh mẽ vì "nhiều người có thiện chí vẫn tiếp tục hướng về Giáo Hội" đáng chú ý là qua "sự khôn ngoan, cách hành xử công bằng và sáng suốt."

Đức Thánh Cha khuyên phải nắm lấy cơ hội của thời đại hiện nay để "hành xử chiều kích tiên tri" của sứ vụ của các giám mục bằng cách bầy tỏ "một cách khiêm tốn nhưng kiên trì," để bảo vệ chân lý luân lý, và nói lên một lời nói có hy vọng, có thể mở lòng và tinh thần của mọi người cho chân lý sẽ giải thoát họ."

Đức Thánh Cha đã tuyên bố là ngài sẽ đề nghị một "loạt những suy niệm" về vấn đề này trong các tháng sắp tới. Những suy niệm này, sẽ "có ích cho việc nhận định" và kêu gọi các giám mục trong "trách vụ dẫn dắt Giáo Hội về tương lai mà Chúa Kitô đang mở ra cho chúng ta."

Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên với các giám mục Hoa Kỳ kể từ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI thắm viếng quốc gia này năm 2008.

Trong số các giám mục có mặt trong buổi hội kiến này, có tổng giám mục Timothy Dolan, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ

.
 
Tại sao giới trẻ bỏ nhà thờ?
Trần Mạnh Trác
23:44 29/11/2011
Tại sao giới trẻ bỏ nhà thờ?

Theo Lm John Flynn, LC.

(Zenit.org) Một cuốn sách tổng kết các dữ kiện của sở nghiên cứu Barna Group mới được xuất bản với một nhan đề rất dài "You Lost Me: Why Young Christians are Leaving the Church. .. and Rethinking Faith," (Hiểu không nổi: Tại sao giới trẻ bỏ Giáo Hội. .. suy nghĩ lại về vấn đề Đức Tin) đã phân tích ra nhiều lý do tại sao giới trẻ trong lứa tuổi mới lớn đã thôi không đi nhà thờ nữa.

Trong sách, ông giám đốc David Kinnaman cùng với nhà văn Aly Hawkins đã đúc kết các dự kiện thống kê thành ra một danh sách các vấn đề.

Trong phần nhập đề, cuốn sách nêu lên ba thực tại cần phải lưu ý trong khi phân tích giới trẻ.

1. Giáo Hội tuy tích cực tham gia sinh hoạt với thanh thiếu niên, nhưng nhiều người trẻ khi lớn lên đã không còn trung thành giữ đạo.

2. Lý do bỏ đạo thì rất nhiều, do đó, điều quan trọng là không nên đưa ra một khái niệm tổng quát đơn giản về cả một thế hệ.

3. Giáo Hội không chuẩn bị giới trẻ một cách đầy đủ để tiếp tục theo chân Chúa trong bối cảnh văn hóa thay đổi nhanh chóng.

Vấn đề, Kinnaman giải thích, không phải là thanh thiếu niên ít tham gia các hoạt động trong nhà thờ so với các thế hệ trước. Trong thực tế, khoảng bốn phần năm thanh thiếu niên ở Mỹ đã có kinh nghiệm sống trong một cộng đoàn Kitô hữu trong lúc thơ ấu hoặc lúc vị thành niên. Vậy thì điều gì đã xảy ra để các sinh hoạt này biến mất ở độ tuổi đôi mươi.

Ở độ tuổi này, ở bên Công Giáo cũng như bên Tin Lành, ít có người trẻ nào còn dám nói rằng họ vẫn cam kết với Chúa Kitô, mặc dù họ đã từng có nhiều kinh nghiệm sống đạo trước đó.

Vấn đề không đơn giản chỉ là ngưng đi nhà thờ. Thậm chí vấn đề còn phức tạp hơn cả một khủng hoảng về niềm tin. Vấn đề là những người trẻ này ngưng hẳn việc tham gia vào mọi cơ cấu tổ chức.

Đây quả là một vấn đề khác hẳn với những gì xảy ra trong quá khứ.

Một yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến giới trẻ hôm nay là bối cảnh văn hóa mà họ đang sống. Kinnaman khẳng định rằng, khác với các thế hệ Kitô hữu trước, thế hệ này đã phải sống qua các thay đổi văn hóa sâu sắc và nhanh chóng.

Trong vài thập kỷ qua, những thay đổi lớn lao về truyền thông, kỹ thuật, tình dục và kinh tế đã đưa đến một xã hội lưu động, phức tạp và bất an lớn hơn trước rất nhiều.

Để giải thích khái quát những thay đổi đã xảy ra, Kinnaman gộp chung vào ba khái niệm chính: khả năng Truy Cập, sự Tha Hóa và Quyền Bính.

Thứ nhất về khả năng Truy cập, ông chỉ cho thấy sự xuất hiện của thế giới kỹ thuật số đã tạo ra một cuộc cách mạng trong sự giao tiếp với nhau và khả năng có được những thông tin một cách dễ dàng mau chóng hơn. Điều này dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cách thức mà thế hệ hiện tại đặt mối liên hệ, làm việc và suy nghĩ.

Nhìn về mặt tích cực, Internet và các công cụ kỹ thuật số đã mở ra một cơ hội to lớn để truyền bá những sứ điệp Kitô giáo. Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là người ta có thể truy cập vào các quan điểm và các giá trị văn hóa khác và đặt ra nhiều câu hỏi về niềm tin.

Trong khi đó, những cách suy nghĩ thẳng thắn và hợp lý đã không được cổ võ đúng mức.

Thứ hai là sự Tha Hóa, theo Kinnaman, có nghĩa là giới trẻ cảm thấy lạc lõng với gia đình, với cộng đồng và với các tổ chức. Mức độ cao của ly hôn và có con ngoài hôn nhân đã dẫn tới hậu quả là có nhiều người lớn lên ở bên ngoài cơ cấu gia đình truyền thống.

Theo Kinnaman, thời gian để đạt tới trưởng thành đã bị kéo ra lâu dài hơn, người ta kết hôn và sinh con muộn hơn. Nhưng mà nhiều nhà thờ lại không có các chương trình mục vụ để giúp những người trẻ sống bên ngoài truyền thống được trưởng thành môt cách có hiệu quả.

Nhiều người trẻ ngày nay tỏ ra nghi ngờ về những tổ chức xã hội trong quá khứ. Các phong trào bình dân và sự đóng góp tập thể thì được đánh giá cao hơn là những định chế có đẳng cấp.

Thái độ hoài nghi với các định chế như thế đã đưa tới sự mất lòng tin với Quyền Bính, đó là khái niệm thứ ba của Kinnaman. Đây là một xu hướng đa nguyên, thậm chí sự nuôi dưỡng những ý tưởng dị đồng được coi là có ưu tiên cao hơn sự tin tưởng vào Kinh Thánh và vào các quy tắc đạo đức.

Một nền văn hóa luôn luôn đặt câu hỏi có thể dẫn con người đến sự thật, và sự căng thẳng giữa đức tin và văn hóa cũng có thể đưa đến những kết quả tích cực, tuy nhiên, Kinnaman ghi nhận, nó đòi hỏi các nhà thờ phải có cách tiếp cận mới.

Làm thế nào để nối lại mối dây liên lạc?

Kinnaman thừa nhận ông thất bại trong nỗ lực tìm ra một hoặc hai lý do lớn về lý do tại sao người trẻ cắt đứt liên hệ với nhà thờ của họ.

Thực tế cho thấy những người đó bỏ cuộc vì rất nhiều lý do.

Một số coi nhà thờ của họ là một trở ngại cho sự sáng tạo và phát biểu cá tính. Một số khác cảm thấy những lời giảng dậy là hời hợt và vô vị. Và một số nữa bỏ đạo vì nghĩ rằng đức tin không tương thích với khoa học.

Một lý do làm cho nhiều người trẻ bỏ nhà thờ vì cho rằng các quy tắc của nhà thờ là áp bức, đặc biệt là về khía cạnh tình dục. Xu hướng hiên nay của văn hóa là nhấn mạnh đến sự khoan dung và chấp nhận các ý kiến khác mình cũng có giá trị, xu hướng này rõ ràng xung đột với lời tuyên xưng rằng chân lý của Kitô giáo là phổ quát. Sự xung đột này là một trở ngại đối với một số người.

Một số Kitô hữu trẻ nói rằng nhà thờ của họ không cho phép họ bày tỏ nghi ngờ và nói rằng phản ứng của giáo hội trước những nghi vấn là không đầy đủ.

Kinnaman cũng tìm thấy nhiều trường hợp trong đó nhà thờ không dậy dỗ giới trẻ tuổi một cách đầy đủ và sâu sắc. Một đức tin thiếu chiều sâu ở tuổi vị thành niên và thanh niên làm cho niềm tin của họ trở thành mơ hồ và cắt đứt sự liên kết giữa đức tin và cuộc sống hàng ngày của họ. Do đó, nhiều người trẻ coi Kitô giáo là nhàm chán và không thích hợp.

Phần cuối của cuốn sách Kinnaman đưa ra một số lời khuyên trong lúc đi tìm những giải pháp ngăn chặn sự mất mát của giới trẻ:

- Các thế hệ cũ trong các nhà thờ cần phải thay đổi cách xử sự liên quan đến giới trẻ.

- Nên có những nghiên cứu thần học mới về khái niệm ơn gọi để khuyến khích giới trẻ có thể đào sâu hơn những gì mà Thiên Chúa yêu cầu họ làm trong cuộc sống của họ.

- Cuối cùng, chúng ta cần phải đặt sư khôn ngoan làm ưu tiên trên những tài liệu thông tin. Sự khôn ngoan, ông giải thích, có nghĩa là khả năng thấy được một cách đúng đắn sự liên hệ giữa một sự việc với Thiên Chúa, với người khác, và với văn hóa.

Tìm được những giải pháp mới là vấn đề cần phải làm sớm. Đối phó với vấn đề sống còn này là một việc làm cấp bách không thể nghi ngờ được nữa.
 
Top Stories
Nepal: Un nouvel attentat àla bombe contre les chrétiens ravive les craintes des minorités pour leursécurité
Eglises d'Asie
08:30 29/11/2011
Dimanche 27 novembre, vers 18 h00, les forces de sécurité népalaises ont désamorcé une bombe de fortepuissance, déposée à l’entrée d’une église protestante de Katmandou.

L’engin explosif, enveloppé d’un plastique blanc, avait été placé dans un sac en tissu, et abandonné près dela porte d’entrée, ce qui avait alerté le gardien de l’église. Appartenant à lamouvance pentecôtiste des Assemblées de Dieu, l’église de Navajiwan, est situéeen plein cœur de la capitale.

Après avoir fait évacuer lequartier, la police a mis l’engin meurtrier hors d’état de nuire par une suited’explosions à distance. Selon les analyses d’un spécialiste du désamorçagepour l’armée appelé sur les lieux, le sac contenait trois bombes àtrès haut potentiel de destruction, qui auraient causé d’énormes dégâts tanthumains que matériels si elles n’avaient pas été découvertes.

Le Rév. Suman Gurung, pasteur del’église de Navajiwan, a assuré les fidèles que la sécurité des offices et des activitésecclésiales serait renforcée : « Nouscontinuerons à prier, mais tout en restant vigilants. Nous allons désormais contrôlerles sac de tous ceux qui viendront participer aux assemblées ».

Cettetentative d’attentat s’est produite quelques jours à peine après l’explosiond’une bombe devant les locaux de l’UnitedMission to Nepal (UMN), une ONG chrétienne qui gère en partenariat avecl’Etat, des programmes de lutte contre la pauvreté. Labombe, de fabrication artisanale, a explosé en plein midi, le mardi 22 novembre,sans faire de victimes et n’occasionnant que peu de dégâts matériels. Très bienperçu par la population locale, qui bénéficie de ses programmes dedéveloppement, ainsi que de ses hôpitaux et ses écoles, cet organisme chrétieninternational fondé en 1954 n’avait jamais fait l’objet de menaces.

Les deux attentats ont été revendiqués par la Nepal Defence Army (NDA), un groupehindouiste nationaliste qui prône le retour à la monarchie et à la religion hindoues (1).Le groupe armé extrémiste est responsable de la plupart des attaques contre les chrétiens etmusulmans au Népal depuis la proclamation de la laïcité de l’Etat par laConstituante en 2006. La NDA, entre autres attaques, assassinats et autresactes terroristes, a revendiqué les attentats à la bombe meurtriers de 2008dans la mosquée de Birantnagar et de 2009 dans l’église catholique del’Assomption à Katmandou (2). Selon son procédé habituel, la NDA alaissé sur les lieux du crime des tracts demandant le départ des chrétiens etdes musulmans du Népal, accusant de plus l’UMN d’effectuer des conversionsforcées d’hindous au christianisme.

Le P. Pius Perumana, pro-vicaire catholique du Népal etdirecteur de la Caritas locale, a pressé les autorités d’agir rapidement etfermement pour protéger les chrétiens : « J’espère que le gouvernement a bien pris conscience de ce quis’est passé, et pris les mesures nécessaires contre les responsables de ces crimesainsi que des autres attaques qui se produisent [actuellement] à l’encontre des minorités du Népal ».

Après ces deux incidentsrapprochés, le Rév. Gurung, accompagné d’autres responsables de communautéschrétiennes dont deux catholiques, a rencontré le 28 novembre les forcesde police afin de mettre en place un dispositif de sécurité à l’approche desfêtes de Noël. « Nouscraignons que d’autres attaques se produisent à cette occasion,confirme Chirendra Satyal, porte-parole de l’église catholique de l’Assomption.Les célébrations rassembleront beaucoupplus de croyants et nos Eglises n’ont pas les moyens d’assurer leur sécurité. »

Quant à la NationalChristian Federation of Nepal, qui regroupe plusieurs dénominationsprotestantes, ellea remis au Premier ministre Baburam Bhattarai, leader maoïstefraîchement élu, un memorandum recensant les dernières attaques antichrétiennes.Parmi elles, l’attentat à la bombe contre l’UMN ainsi que celle, ce même 22novembre, menée par tout un village contre deux chrétiens évangéliques du districtde Sindhupalchowk, situé dans la partie nord-est du pays (3).

« Bien que leNépal ait été déclaré Etat laïque il y a cinq ans, la persécution envers leschrétiens en cesse de croître », constate le Rév. Chandra Shrestha,pasteur de la Nepali Evangelical Church à Bhaktapur, une ville proche dela capitale. Le mois dernier, lors de la grande fête de Dasain (4), l’un des lieux de culte de son Eglise établi dans un district du centre du Népal, a été détruit par une fouled’hindous en colère. Les assaillants, rapporte le pasteur, ont molesté unedemi-douzaine de chrétiens dont le pasteur qui sortait d’une grave opération.Le prétexte invoqué lors de l’émeute était que les chrétiens avaient refusé departiciper aux festivités hindoues, préférant se rassembler pour deux jours desession. Selon les témoins, ni la police ni les autorités locales ne sontintervenues. « Les ennuis [deschrétiens] ont commencé quand plusieurs personnes sont devenues chrétiennesaprès avoir cessé de boire grâce à la prière, explique le Rév Shrestha (…) C’est un village très pauvre, avec un fort taux d’analphabétisme et lamafia qui gère le trafic d’alcool y est très puissante ». Pour le pasteur, l’attaque a « de fortes chances d’avoir étémanigancée par ces trafiquants, avec la complicité des autorités locales quitraitent les chrétiens comme des citoyens de seconde zone ».

Un avis partagé parl’ensemble des chrétiens mais aussi des autres minorités religieuses, quis’inquiètent de l’influence grandissante des mouvements extrémistes au sein desinstitutions d’Etat, alors que le Népal est toujours dans l’attente de saConstitution, dont le délai de remise par la Constituante vient d’être repousséà six mois supplémentaire, pour la quatrième fois (5).

« Il est évident que leaNDA tire avantage del’instabilité politique du pays »,analyse le P. Perumana, qui rappelle que, sous la pression des hindouistes, uneloi anti-conversion a failli être votée cet été en plein débat sur la laïcité de l'Etat au Parlement, un principe pourtant acquis depuis 2006, tandis que semultipliaient les attaques et les menaces envers les minorités religieuses (6).

En apprenant que legouvernement avait entamé des négociations avec la NDA, lui proposant debénéficier d’une amnistie si le groupe terroriste rendait les armes, leschrétiens avaient vu leurs craintes redoubler (7). A la lumière des deuxrécents attentats, cette impunité suscite l’indignationdes Eglises. « En proposantl’amnistie aux membres du NDA, le gouvernement choisit délibérément desacrifier les vies de citoyens népalais », a déclaré le P. ChirendraSatyal, le 28 novembre.

(1) Jusqu’en 2006, l’hindouisme était lareligion officielle du royaume du Népal. Avec l’établissement d’un Etat laïqueen 2006, le droit à la liberté de religion et de culte a été reconnu par laConstituante, en attendant d’être régularisé officiellement par la Constitutiondéfinitive.
(2) L’attentat à la bombedans l’église catholique de l’Assomption à Katmandou en 2009 avait fait troismorts et des dizaines de blessés. Voir EDA 508 et 530.
(3) Le 22 novembredernier, les habitants de Danchhe, un village tamang majoritairementbouddhiste, ont attaqué deux frères appartenant à une Eglise évangélique, lorsd’une célébration se tenant à leur domicile. Armés de poignards et de bâtons,les villageois ont pris d’assaut la maison et tenté de lapider Panchman Tamang,45 ans, instituteur dans le district et Buddhiman, paysan d’une cinquantained’année. Si Panchman a réussi à s’enfuir, son frère aîné, a été laissé pour mort,baignant dans son sang. Il a pu être emmené inconscient à l’hôpital par sonfrère revenu le chercher plus tard dans la nuit.
(4) Dasain, fête laplus importante du Népal, célébre la victoire de la redoutable déesseDurga-Kali sur les forces du mal, faisant pendant une dizaine de jours alternersacrifices sanglants et festivités familiales.
(5)Le dernier délaide restitution des travaux de la Constituante avait été fixé au 30 novembreprochain. Le Premier ministre nouvellement élu, Baburam Bhattarai, s’était engagépersonnellement à ce que cette fois, il n’y ait plus de nouveau report. Voirdépêche 4 nov 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/nepal/les-maoistes-deposent-enfin-les-armes-les-chretiens-partages-entre-le-soulagement-et-l2019incertitude?SearchableText
(6) La proposition d’amendement ducode pénal (article 160) prévoyait de sanctionner toute tentative de conversionou de détournement de la religion hindoue « par quelque moyen que ce soit » par uneamende de 50 000 roupies (soit 485 euros) et cinq ans de prison. La mêmesanction était prévue pour tout abattage de bovin afin d'en consommer la viande, une pratiqueinterdite par l’hindouisme. Les minorités religieuses s’étaient mobilisées pourempêcher le vote, avant la date butoir de remise dela constitution, prévue alors pour le 31 août 2011. Leurs leaders avaientrappelé au gouvernement qu’ils’apprêtait à violer les fondements constitution provisoire sur laquelles’appuyait la république népalaise, dont la liberté religieuse et la laïcité del’Etat. Voirdépêche EDAdu 22 août 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/nepal/chretiens-musulmans-bouddhistes-et-baha2019is-se-mobilisent-contre-un-projet-de-loi-anti-conversion
(7) Début 2011, lapolice s’était aperçue que le chef de la NDA, Ram Prasad Mainali poursuivaitson activité criminelle depuis la prison où il était incarcéré depuisl’attentat de 2009. Plusieurs de ses complices avaient été arrêtés et avaientavoué préparer des attentats de grande envergure selon les instructions de leurleader. A la même époque, la NDA s’était mis à menacer les chrétiens de nouvelles attaques, se déclarantprotégée par le gouvernement qui l’avait autorisé à se constituer en partipolitique légal et menait des négociations avec lui. Dans une déclaration le 29août, Mgr Anthony Sharma avait fortement réagi : « Nous avons été très patients (…) mais aveccette mauvaise nouvelle [les négociations entre l’Etat et la NDA], nous nous sentons vraiment une minorité de‘sans-voix’ ». Voir dépêche EDA du 30 août 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/nepal/l2019eglise-attend-du-nouveau-premier-ministre-qu2019il-tienne-sa-promesse-de-defendre-la-laicite-de-l2019etat-et-de-proteger-les-minorites?SearchableText.


(Source: Eglises d'Asie, 28 novembre 2011 )
 
Chine: A la veille de l’ordination épiscopale de l’évêque coadjuteur de Yibin
Eglises d'Asie
11:47 29/11/2011
A la veille de l’ordination épiscopale de l’évêque coadjuteur de Yibin, Mgr Paul Lei Shiyin, sous le coup d’une peine d’excommunication, annonce sa participation à la cérémonie

Le 28 novembre dernier, Mgr Paul Lei Shiyin, ordonné évêque sans mandat pontifical le 29 juin dernier et de ce fait sous le coup d’une peine d’excommunication (1), a confirmé des informations qui circulaient jusqu’ici sous forme de rumeurs (2), à savoir qu’il participerait bien le 30 novembre à la messe d’ordination du futur évêque coadjuteur de Yibin, le P. Paul Luo Xuegang, ...

... qui, lui, a reçu du Saint-Siège le nécessaire mandat pontifical. Des informations non confirmées à ce jour mais crédibles indiquent que Mgr Lei Shiyin sera l’un des deux évêques co-consécrateurs à se tenir aux côtés de l’évêque consécrateur, Mgr Chen Shizhong, qui, à l’âge de 95 ans, est l’évêque en titre du diocèse de Yibin.

Interrogé sur le fait que la présence d’un évêque excommunié à une cérémonie d’ordination épiscopale d’un candidat ayant reçu l’assentiment du pape pourrait représenter une difficulté pour l’Eglise de Chine, Mgr Lei Shiyin, dont le diocèse de Leshan, au Sichuan, jouxte celui de Yibin, a répondu que « les Eglises sœurs devaient se soutenir et développer une compréhension mutuelle » (3). Il a ajouté : « Nous agissons de manière rationnelle en fonction de ce que nous pensons bénéfique au développement de l’Eglise. Notre Eglise est adulte et n’est pas – contrairement à ce qui est dit à l’étranger – manipulée. »

Le même jour, à Rome, en réponse à la question d’un journaliste au sujet de l’ordination épiscopale du P. Luo Xuegang, le directeur de la Salle de presse du Saint-Siège, le P. Federico Lombardi, a déclaré que cette ordination serait « un encouragement pour la communauté catholique » (4). Il ajoutait aussi : « Si l’ordination a lieu, je souhaite évidemment que les normes de l’Eglise catholique soient respectées, c’est-à-dire que les fidèles soient informés de l’approbation du candidat par le Saint-Siège et qu’aucun évêque illégitime ne participe à la célébration liturgique. »

Demain, le 30 novembre, l’église Sainte-Marie à Yibin verra donc, selon toute vraisemblance, se dérouler une cérémonie d’ordination épiscopale en présence d’un évêque illégitime. Face à une telle perspective, on peut s’interroger sur l’attitude que les uns et les autres adopteront. Au sein de la province du Sichuan et ailleurs dans le pays, des évêques font savoir qu’ils renoncent à faire le voyage de Yibin pour participer à la messe d’ordination ; d’autres déclarent qu’ils iront. Selon des observateurs proches des réalités ecclésiales chinoises, il se pourrait que l’on assiste à la répétition de ce qui s’est produit le 29 juin dernier dans le diocèse de Handan, au Hebei (5). Là aussi, un nouvel évêque coadjuteur devait être ordonné en communion avec Rome et les autorités voulaient imposer la présence d’un évêque illégitime à la célébration d’ordination, Mgr Guo Jincai, ordonné sans mandat pontifical pour le diocèse de Chengde (Hebei) le 20 novembre 2010. Afin de contourner la difficulté, les membres du diocèse de Handan avaient fait en sorte de maintenir « en lieu sûr » le vieil évêque en titre, âge de 89 ans, ainsi que le futur évêque, « en retraite spirituelle » durant les jours précédant l’ordination. Et celle-ci fut menée dans la plus grande discrétion, loin des yeux de la police et des autorités, peu avant le jour et l’heure prévus pour la cérémonie elle-même. Le même type de scénario pourrait donc se répéter à Yibin, à ceci près que les autorités chinoises ont, depuis, fait savoir que toute ordination menée en catimini serait considérée comme nulle et non avenue et devrait être « recommencée » en public à la date et dans les lieux prévus.

Sur les blogs et les réseaux sociaux fréquentés par les catholiques en Chine, les commentaires vont bon train au sujet de ce qu’il pourra se passer le 30 novembre à Yibin. Certains écrivent que la présence de Mgr Lei Shiyin à l’ordination du P. Luo Xuegang est un geste voulu par Pékin qui n’a pas apprécié pas de voir l’évêque excommunié. D’autres citent une déclaration de juin dernier du Conseil pontifical pour les textes législatifs relative au canon 1382, à propos du fait qu’une personne excommuniée devrait s’abstenir de célébrer les sacrements, « sous peine de perpétuer un acte moralement illicite et donc sacrilège ». De l’étranger, un commentateur écrit que, si Pékin était désireux de renouer le dialogue avec Rome, Mgr Lei Shiyin devrait s’abstenir de participer à la cérémonie de Yibin.

Plus fondamentalement, des catholiques chinois s’interrogent sur la solidité ecclésiale de certains des prêtres de l’Eglise de Chine d’aujourd’hui. Ils mettent en avant le fait que peu d’éléments permettent de distinguer entre des personnalités comme Mgr Lei Shiyin et le P. Luo Xuegang. Certes, soulignent-ils, la candidature à l’épiscopat de Mgr Lei a été refusée par le Saint-Siège « pour des raisons très graves et attestées » et il ne semble pas que le dossier du P. Luo soit entachée de telles « fautes », mais les deux hommes partagent tous deux une forte proximité avec les instances « patriotiques » qui permettent à Pékin d’exercer son contrôle sur l’Eglise. Ces catholiques notent ainsi que, le mois dernier à Pékin, le P. Luo a pris part à un programme de formation destiné à quelque 160 cadres des instances patriotiques et qu’il y a prononcé un discours nettement en faveur de l’autonomie de l’Eglise de Chine dans le choix et l’ordination de ses futurs évêques. Ces catholiques s’interrogent sur le fait de savoir si le P. Luo approuvait véritablement le contenu de ses propos ou ne cherchait qu’à donner le change aux autorités afin de s’assurer que, près de deux ans après son élection comme évêque de Yibin en janvier 2010, son ordination épiscopale aurait bien lieu le 30 novembre 2011.

Quelle que soit la tournure que prendra la cérémonie d’ordination du P. Luo, des observateurs font remarquer qu’au cas où la messe ne se déroule pas conformément « aux normes de l’Eglise », le Saint-Siège pourra toujours s’abstenir de faire parvenir au futur évêque coadjuteur de Yibin l’anneau épiscopal et la croix pectorale que Rome envoie en pareille occasion. Ces dernières années, des évêques en Chine n’ont reçu cet anneau et cette croix que plusieurs années après leur ordination épiscopale, signe pour le Saint-Siège qu’ils n’étaient pas jusqu’à cette date-là en pleine communion avec le Saint Père.

(1) Voir dépêche EDA du 4 juillet 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/le-saint-siege-excommunie-le-p.-lei-shiyin-ordonne-illicitement-eveque-du-diocese-de-leshan
(2) Voir dépêche EDA du 24 novembre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/le-30-novembre-prochain-une-ordination-episcopale-aura-lieu-au-sichuan-la-premiere-depuis-les-excommunications-de-cet-ete
(3) Ucanews, 28 novembre 2011.
(4) I-Media, 28 novembre 2011.
(5) Voir dépêche EDA du 20 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/hebei-le-diocese-de-handan-prepare-l2019ordination-de-son-futur-eveque-coadjuteur-ab-officiel-bb-en-depit-des-objections-formulees-par-les-autorites.

(Source: Eglises d'Asie, 29 novembre 2011)

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐTGM Leopoldo Girelli thăm giáo xứ Lào Cai và Sapa, giáo phận Hưng Hóa
BTT Hưng Hóa
08:58 29/11/2011
Thăm giáo xứ Lào Cai

Ngày 27.11.2011, ĐTGM Leopoldo Girelli - Đại diện Tòa Thánh tới thăm mục vụ giáo xứ Lào Cai, Giáo phận Hưng Hóa. Cùng đi với ĐTGM, ngoài Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, cha thư kí riêng, cha thông dịch, quí cha văn phòng Toà Giám Mục, còn có quí cha liên giáo hạt Hà – Tuyên – Hùng và Lào Cai.

Sau một ngày tăm viếng và một đêm nghỉ ngơi tại giáo xứ Sapa, hôm nay ĐTGM đi thăm giáo xứ Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Có thể nói đây là một giáo xứ trung tâm của cùng tây bắc này. Giáo xứ được thành lập từ năm 1912. Mặc dù mới được tách ra làm 3 xứ mà số lượng giáo dân vẫn còn khá đông, nhưng họ sống không tập trung.

Theo chương trình, đại diện giáo xứ Lào Cai đón ĐTGM và đoàn tại nhà thờ Sapa lúc 7g30 phút. ĐTGM chào tạm biệt cha xứ, HĐGX và giáo dân giáo xứ Sapa để trở về Lào Cai. Đoạn đường từ Sapa về Lào Cai dài 37 km nhưng lại có tới 27 km là đường dốc và khó đi nên phải mất 1 tiếng đồng hồ đi bằng xe hơi.

Giáo xứ Lào Cai tập trung đón ĐTGM cách nhà xứ 10 km. Đoàn đón gồm xe máy, xe ôtô điện và xe hơi. Tay cầm cờ vàng trắng trên tay vẫy đi vẫy lại như muốn nói với ĐTGM: “Chúng con yêu mến ĐTGM Leopoldo Girelli, đại diện của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI”.

Khi ĐTGM về cách nhà xứ 200m, đội kèn, đội trống và mọi thành dân Chúa đón ngài cách trọng thể. Ai cũng vui vì tận mắt nhìn thấy vị đại diện của Tòa Thánh. Miệng cười tươi. Tay ban phép lành cho mọi người. Chắc ĐTGM sẽ ngạc nhiên khi thấy tại một giáo xứ xa xôi như thế này mà kiếm đâu được nhiều người như vậy!

Tất cả mọi người đều hướng về bàn thờ và cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, bởi ngài là người phải gánh trọng trách quá nặng nề.

Cha quản hạt Giuse Nguyễn Thái Hà, đại diện cho giáo hạt Lào Cai tặng hoa ĐTGM và có lời chào mừng. Những bông hoa vàng và tươi nói lên tấm lòng yêu mến và đơn sơ của người miền sơn cước.

Cha quản hạt chào mừng: “Trọng kính Đức Tổng, Giáo xứ Lào Cai chúng con đón nhận Tin Mừng từ năm 1880 do các vị thừa sai Paris truyền giáo. Đến năm 1897 ngôi nhà thờ thứ nhất đã được xây cất nơi đây, nhưng vì chiến tranh nên đã bị tàn phá bình địa. Hơn nữa, từ năm 1947 đã thiếu vắng các linh mục coi sóc, đoàn chiên tan tác, giáo dân chạy đây đó sinh sống. Mãi tới năm 1999 Đức Cha Gioan Maria của chúng con đây đã lên làm mục vụ, nhờ ơn Chúa thương cách lạ thường, Ngài đã lo liệu xây dựng lại cho giáo xứ chúng con ngôi nhà thờ thứ hai này. Tạ ơn Chúa (Deo gratias)”.

Sau những nghi thức chào xong, Thánh lễ Chúa nhật I Mùa vọng bắt đầu. ĐTGM chủ tế, và có Đức cha Gioan Maria và 16 cha đồng tế. Tham dự Thánh lễ còn có quí Thầy, quí Dì và khá đông giáo dân đến từ các giáo xứ trong giáo hạt.

Trong bài giảng, ĐTGM nói: “Hôm nay chúng bước vào Mùa Vọng: Mùa chuẩn bị sẵn sàng để đón Chúa đến. Thánh Marcô miêu tả hình ảnh người canh cửa luôn tỉnh thức để chờ đón người Chủ trở về “bất chợt”. Đây là hình ảnh mà chúng ta cần bắt chước trong suốt mùa Vọng này. Người gác cổng luôn thức tỉnh để nhận biết và chào đón Chủ khi Người trở về. Người chủ nhà là Thiên Chúa. Đức tin biến đổi chúng ta thành những con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa và sẵn sàng đón rước Người”.

Sau Thánh lễ, ĐTGM ngỏ lời cám ơn cha xứ và mọi người đã tổ chức đón tiếp ngài cách trọng. Ngài hi vọng có ngày trở lại để dâng lễ và gặp gỡ anh chị em tại giáo xứ Lào Cai.

Thánh lễ được dâng hết sức sốt sáng. Mọi người cả vui mừng vì lần đầu tiên một vị TGM đại diện cho Đức Thánh Cha tới thăm Lào Cai. Sự hiện diện này như là bức thông điệp gửi đến toàn thể mọi người về sự hiệp thông sâu xa trong Giáo Hội. Hơn nữa, một số người Công giáo “thầm lặng” đang làm công chức hay đã nghỉ hưu sẽ suy nghĩ lại về nguồn gốc của mình.

Sau bữa tiệc trưa, ĐTGM và đoàn trở về giáo xứ Hà Thạch để tiếp tục gặp gỡ và dâng Thánh lễ theo chương trình đã sắp xếp. Dự kiến đoạn đường dài 250km, đoàn phải mất 6 tiếng đi xe hơi. Kết thúc chuyến viếng thăm tại giáo hạt Lào Cai.

Thăm giáo xứ Sapa

Ngày 26.11.2011, ĐTGM Leopoldo Girelli - Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam tới thăm mục vụ giáo xứ Sapa, Giáo phận Hưng Hóa.

Sau ngày thứ nhất thăm nhà thờ Chính tòa và giáo xứ Nỗ Lực, hôm nay ĐTGM đi thăm giáo xứ Sapa, thị trấn Sapa - thị trấn trong sương, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Sapa là một giáo xứ dân tộc người H’Mông. Số giáo dân khoảng 2300 người. Có 4 họ giáo: Sapa, Hầu Thào, Lao Chải và Thôn Lý. Giáo họ Hầu Thào có 800 nhân danh hoàn toàn là người dân tộc H’Mông sinh sống chủ yếu bằng ghề làm nương rẫy. Nhân dịp này, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất muốn ĐTGM tới thăm giáo họ Hầu Thào và một số gia đình người H’Mông vừa là để động viên tinh thần vừa là để ĐTGM hiểu hơn về người H’Mông tại vùng tây bắc.

6g00 đoàn khởi hành từ thành phố Việt Trì qua tỉnh Yên Bái tới Lào Cai để đến Sapa. Với đoạn đường khoảng 300 km, đoàn phải mất rất nhiều thời gian ngồi xe hơi. Vì là đường dài và đèo dốc nên đoàn phải nghĩ nhiều chặng. Chặng thứ nhất từ Việt Trì đến giáo họ Trúc Lâu (thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái). Chặng thứ hai từ giáo họ Trúc Lâu đến giáo xứ Lào Cai (thuộc thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Tại đây, đoàn dùng cơm trưa và nghỉ ngơi tại giáo họ Cốc Lếu, giáo xứ Lào Cai (nơi ngài sẽ thăm chính thức và dâng Thánh lễ sáng chủ nhật).

14g30 phút, ĐTGM tới thăm chính quyền tỉnh Lào Cai, tại trụ sở UBND tỉnh. ĐTGM và đoàn đã được bà Hà Thị Nga, phó chủ tịch tỉnh Lào Cai cũng các ban ngành của tỉnh tiếp đón cách trọng thể. Ngài đã hỏi thăm tình hình kinh tế chính trị và đời sống của người dân địa phương. Ngài cũng muốn người Công giáo tiến xa hơn nữa trong việc thăng tiến xã hội. Ngài nói: “Giáo Hội sẵn sàng cộng tác tích cực với chính quyền trong lãnh vực giáo dục và bác ái từ thiện”. Bà phó chủ tịch cũng cám ơn ĐTGM và mời ngài tới thăm khi có dịp.

14g15 phút, ĐTGM đi Sapa và thăm giáo họ Hầu Thào, cách trung tâm thị trấn Sapa 7km. Thời tiết rất đẹp. Nhờ thiên nhiên ưu đãi cộng với sự đơn sơ của người H’Mông, Hầu Thào đã gây được chú ý rất nhiều với du khách trong và ngoài nước. ĐTGM cũng không ngoại lệ. Ngài thấy vui thích vì chính ngài cũng sinh ra tại vùng núi phía bắc nước Italia. Ngài tới đây như ngài đang ở nhà mình vậy.

16g30 phút, ĐTGM quay trở về Sapa để gặp gỡ và chia sẻ với giáo dân giáo xứ Sapa. Ngài đã nhân danh Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho tất cả những người hiện diện và vắng mặt.

17g45 phút, ĐTGM dâng Thánh lễ cho cộng đồng. Một Thánh bằng 5 thứ tiếng: chào đầu lễ bằng tiếng Việt và tiếng Ý, bộ lễ hát tiếng H’Mông, chia sẻ Lời Chúa bằng tiếng Anh (có dịch), lời cám ơn bằng tiếng Pháp. Đây là một sự giao thoa khá phong phú và đa dạng giữa các ngôn ngữ. Thánh lễ diễn ra rất trang trọng. Mọi người dự lễ cảm thấy sốt sáng.
 
Cung hiến thánh đường giáo xứ Lai Tê, Bắc Ninh
Thomas Nguyễn Văn Phùng
09:56 29/11/2011
BẮC NINH - Trong niềm vui của Giáo xứ Lai Tê ngày 29/11/2011 được Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, vị chủ chăn của Giáo Phận về dâng Thánh Lễ Cung Hiến Thánh Đường, làm phép Tượng đài nơi Thánh địa và mừng Thánh Phanxicô Xaviê bảo trợ.

Xem hình ảnh

Đúng 8 giờ Đức Cha, quý Cha, quý Tu sỹ và đông đảo giáo dân đã tập trung nơi Thánh địa để Đức Cha làm phép tượng đài, sau đó trở về Nhà thờ ổn định.

8g45 đoàn nghi lễ từ nhà xứ tiến ra Nhà thờ, đoàn đồng tế hôm nay gồm có 27 Linh Mục trong cũng như ngoài Giáo phận, đi trước đoàn đồng tế là hài cốt của Thánh Đaminh Cẩm, Ngài sẽ được đặt dưới Bàn Thờ trong nghi thức cung hiến. Thánh Đaminh Cẩm là người con của Giáo xứ Lai Tê, Ngài đã được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19/6/1988.

Lai Tê ngày xưa gọi là Lai Xá sau đổi thành Lai Tây, Tổng Lường Xá, Lang Tài, Bắc Ninh. Hiện nay được mang tên là Lai Tê - Trung Chính- Lương Tài-Bắc Ninh.

Lai Tê được đón nhận Đức tin từ năm 1802 đời Gia Long. Do 2 cụ tổ họ Bùi ở Hải Dương mang con cháu về lập nghiệp. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhất là qua các thời đại vua quan cấm đạo dưới triều Tự Đức, Lai Tê đã có 16 vị đầu mục trong 100 vị đầu mục tử đạo ở cổng thành Bắc Ninh. Hài cốt của 16 vị hiện nay vẫn còn nguyên vẹn trong lòng Nhà thờ Lai Tê.

Sau biến cố 54 bà con giáo dân di cư vào Nam hơn 2/3 làng. Hiện nay số giáo dân sở tại là 1400, miền nam là 3000 người.

Bà con sở tại chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, đồng ruộng và ao cá. Bên cạnh đó 1 số người có nghề phụ như chài lưới, đan lát, chăn nuôi. Sinh hoạt đời sống hàng ngày nhìn chung ổn đinh, các gia đình vẫn luôn tạo điều kiện cho con em đi học. Số Sinh Viên hiện nay khoảng 60 em. Dân làng đã có 1 tiến sỹ, 9 thạc sỹ và 50 cử nhân.

Lai Tê đã trải qua 4 lần xây dựng Nhà thờ, Nhà thờ sau cùng được xây từ năm 1930 mà hôm nay đã được cung hiến.

81 năm đối với một đời người thì tương đối dài, nhưng 81 năm đối với một ngôi Thánh Đường thì chưa phải là dài. Sau 81 năm xây dựng, hôm nay sau bao nhiêu năm mong đợi của bà con giáo dân, Đức Cha Cosma giáo phận đã đem tình thương đến cho Giáo xứ bằng việc Cung Hiến Thánh Đường.

Trong Thánh Lễ Đức Cha đã chia sẻ: Nhà thờ Lai Tê là một trong những ngôi Nhà thờ đẹp nhất của Giáo phận, đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài, đẹp nhưng nếu chúng ta không cẩn thận thì hậu quả của một đời sống mà chỉ có cái vỏ bề ngoài đó sẽ làm cho người ta trở nên kiêu căng, hãnh diện quá mức vì có Nhà thờ "oai", khoe khoang, hãnh diện, nhiều khi là cớ để cho một số người lợi dụng để tự tâng bốc.

Điều mà Đức Cha nhấn mạnh mỗi người trong chúng ta phải là ngôi nhà sống động, ngôi Nhà thờ có đẹp đến mấy cũng chỉ là hình thức bên ngoài, cái quan trọng nhất là chính tâm hồn bên trong của mỗi người chúng ta đối với Chúa”.

Nếu Nhà thờ đẹp mà không có ai thăm viếng, không có ai đến cầu nguyện, sinh hoạt thì thật là ảm đạm. Xin cho mọi người biết xây dựng đền thờ thiêng liêng là chính tâm hồn mình, để đền thờ của Chúa Thánh Thần đó mỗi ngày thêm vững chắc, đẹp đẽ và là nơi để chính chúng ta và Thiên Chúa gặp gỡ nhau.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Liên Đoàn CGVN Tây Nam HK mời thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà
LM Mai Khải Hoàn
18:33 29/11/2011
LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM MIỀN TÂY-NAM HOA KỲ
P.O. Box 2131, Westminster, CA. 92684


THÔNG CÁO

Kính gởi:
- Quí vị lảnh đạo tinh thần các tôn giáo,
- Quí vị lảnh đạo cộng đồng, đoàn thể và tổ chức,
- Quí cơ quan truyền thông và báo chí,
- Quí Cụ, quí ông bà và toàn thể quí đồng bào.

Kính thưa quí vị,

Với mục đích cùng hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà, cho tự do tôn giáo, cho công lý và cho nhân quyền tại Việt Nam,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây-Nam Hoa Kỳ qua sự hợp tác với các đoàn thể và tổ chức trong cộng đồng sẽ cùng đứng ra tổ chức

“ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN VỚI GIÁO XỨ THÁI HÀ, CHO
TỰ DO TÔN GIÁO, CÔNG LÝ VÀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM”


Từ: 6:00 giờ chiều đến 9:00 giờ tối
Ngày: Thứ Bảy, 10 tháng 12 năm 2011
Tại: BOLSA GRANDE HIGH SCHOOL
9401 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92844


Trân trọng kính mời toàn thể quí vị đến tham dự:

Thay mặt Ban Tổ Chức
Trưởng Ban Tổ Chức
 
Thánh lễ tại Cộng đồng CGVN Portland cầu nguyện cho Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương
Phan Hoàng Phú Quý & Phạm Cảnh
08:46 29/11/2011
PORTLAND, Oregon - Thứ Bảy ngaỳ 26 tháng 11 năm 2011 vào lúc 6 giờ chiều Giáo xứ Đức Me La Vang đã tổ chức thánh lễ và nghi thức thắp nến câu nguyện cho giáo xứ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và quê hương Việt Nam được sớm hưởng một nền độc lập, tự do dân chủ và nhân quyền , cho mọi người con dân Việt được sống trong thanh bình và hạnh phúc.

Xem hình ảnh

Thánh lễ hôm nay được cử hành bởi linh mục Bartôlômêô Phạm Hữu Đạt chánh xứ và quý linh mục phụ tá Phanxicô Xavie Bùi Văn Quyết, Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, Giuse Nguyễn Đúc Hậu, Anthony Lê Quang Trình, Thầy Sáu Phêrô Nguyễn Ngọc Rạng, cùng với sự tham dự của quý nữ tu dóng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland, quý vị đại diện thuộc BCH/HĐGX La Vang, quý vị đại diện thuộc BCH/Cộng Đồng người Việt tại Oregon và rất đông quý giáo dân tham dư.

Trước thánh lễ linh mục chủ tế cũng đã kêu gọi mọi người hiện diện hướng lòng về quê nhà đạc biệt là giáo xứ Thái Hà nơi mà quý linh mục, quý giáo dân đã va đang bị đe dọa, bị khủng bố về tinh thần lẩn thể xác, cũng như đang bị chiếm đoạt những cơ sở sinh hoạt tôn giáo, chúng ta cùng nhau hiệp ý chung lời cấu nguyện, xin Chúa ủi an và khẳng định quyền năng của Chúa trên giáo xứ Thái Hà, để mọi người được nếm hưởng những ân huê và hồng ân cho bất cứ ai bị bách hại vì Danh Chúa .

Trong phần chia sẽ Lời Chúa linh mục Đoàn Hoàng Anh Khôi cũng đã khẳng định :( Tất cả mọi sự tự do của con người đều đến từ Thiên Chúa). Không ai có quyền cất đi sự tự do đó ngoài Thiên Chúa,. Truyền thống của người Việt Nam chúng ta là truyền thống hào hùng, bất khuất, không bao giờ khiếp nhược lùi bước trước kẻ thù xâm lăng, chúng ta hãnh diện, chúng ta vui sướng, chúng ta kiêu hảnh với những truyền thống tốt đẹp đó. Do đo’ Tự do là khát vọng của 90 triệu đống bào Việt Nam, Hởi nhà cầm quyền cọng sản VN hãy cho chúng tôi một niềm tin, một sự kiêu hảnh và một Việt Nam Tụ Do, Dân Chù và Nhân Quyền.

Nghi Thức thắp nến cấu nguyện cũng rất trang nghiêm va thành khẩn , vị chủ tế cũng xin mọi người hiệp ý cầu cho nhà cầm quyền tại VN sớm ý thức trách nhiệm, biết quay về với con đường lẽ phải, điều ngay, biết thương dân, mến dân và lo cho hạnh phúc của người dân, nhất là trong lãnh vực tự do tôn giáo và nhân quyền, cầu cho những người đang bị bách hại vì tôn giáo, bị bắt bớ, tù đày, đánh đập tra tấn và khủng bố về tinh thần, được hồn an xác mạnh.

Kinh Hoà Bình cũng được ca đoàn và mọi người hát lên với cả một tấm lòng đầy cảm xúc :

Lạy Chúa Tứ Nhân
Xin cho con biết mến yêu va phụng sự Chúa trong mọi người
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Để con đem yêu thương vào nơi oán thù
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục
Đem an hòa vào nơi tranh chấp
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm.


Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng
Để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu

Được biết đây không phải là lần đầu tiên giáo xứ Thái Hà bị bách hại, nhưng trong nhiều năm qua giáo xứ này đã từng bị nhà cầm quyền cọng sản Việt Nam bố ráp, đe dọa, bắt bớ và đánh đập cũng như cưỡng chiếm nhiếu tài sản của giáo phận Hà Nội nói chung và giáo xứ Thái Hà nói riêng, điển hình là Toà Khâm Sứ Hà Nội nay bị chiếm đoạt và trờ thành Công Viên Xanh.

Câu hỏi được đặt ra là : Tại sao Thái Hà bị tấn công liên tục, phải chăng chỉ vi họ không khuất phục trước bạo quyền ?

Lạy Mẹ La Vang. Mẹ Maria
Mẹ là Nữ Vương Công Lý Hòa Bình
Xin Mẹ ủi an giáo xứ Thái Hà
Là những anh em nước Việt chúng con

Lạy Mẹ La Vang. Mẹ Maria
Mẹ là Nữ Vương Công Lý Hòa Bình
Xin Mẹ đỡ nâng giáo xứ Thái Hà
Chúng con thật lòng trông cậy nơi Mẹ

Lạy Mẹ La Vang. Mẹ Maria
Mẹ là Nữ Vương Công Lý Hòa Bình
Xin Mẹ dẫn đưa giáo xứ Thái Hà
Về bến yêu thương, sống đời an bình.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyễn Trường Tộ - người công giáo yêu nước và là triết gia lớn ở Việt Nam thế kỷ XIX
TS. Phạm Huy Thông
12:02 29/11/2011
Nguyễn Trường Tộ là người Công giáo yêu nước

Đã có nhiều bài nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) và khẳng định ông là người có tư duy vượt thời đại, một người Công giáo yêu nước. Điều này không còn tranh cãi nữa vì có những điều ông viết cách đây 150 năm rồi mà vẫn nóng bỏng tính thời sự như chống tham nhũng, buôn lậu, mở cửa đầu tư với nước ngoài, về việc cải cách giáo dục…Ông canh cánh bên lòng suy tư làm sao cho nước thịnh đủ sức đánh đuổi thực dân Pháp trong khi triều đình có chính sách hà khắc với đạo Công giáo mà ông lại là tín hữu. Trong bài viết này, nhân ngày m?t thứ 140 của ông, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác: ông là một triết gia lớn ở Việt Nam thế kỷ XIX .

Nguyễn Trường Tộ thông minh, học giỏi nhưng ông không theo đuổi nghiệp quan trường. Cũng có thể, ông biết rõ dù có học giỏi cũng không được dự thi vì ông là người Công giáo. Bởi theo chỉ dụ của vua lúc bấy giờ, dân theo đạo không được phép đi thi. Cũng có thể ông bị ảnh hưởng tư tưởng coi thường công danh của các thày dạy như Tú Giai, Cống Hữu nên đã đoạn tuyệt được với những “ cạm bẫy “ của người đời như chính ông viết trong “ Bài trần tình” rằng: “Từ bé tôi đã thận trọng trong việc giao du, thích yên tĩnh đối với tất cả những sự cầu danh, lấn lướt, giành công tham lợi, tôi đều coi như mây bay nước chảy. Vả lại, tôi không ham thích kinh doanh, không thích chuyện vợ con, đoạn tuyệt với hai cạm bẫy tài sắc” (1).Ông là người Công giáo đạo hạnh. Đang dạy học, trò theo rất đông nhưng khi cha xứ yêu cầu ông sang dạy tiếng Việt cho Giám mục Ngô Gia Hậu ( Gauthier), ông xếp lớp đi ngay, không hề tính toán thiệt hơn. Vì ai cũng biết, đi làm việc nhà chung xưa nay nào có công xá gì. Được giáo xứ cho ăn là tốt rồi. Triều đình cấm đạo gắt gao, ông không sợ liên luỵ mà táo bạo gửi điều trần cho vua can gián. Lời lẽ thật mềm dẻo nhưng sắc sảo khôn ngoan: “Xét ra đạo Công giáo vào nước ta từ thời Lê…lúc bấy giờ giáo dân và những người trong ba đạo ( Phật , Lão, Khổng), tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn ân ái tiếp đón nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nươc nhà mà thôi. Từ khi ban hành lệnh nghiêm cấm thì mới sinh ra ghen ghét kỳ thị nhau, do ghen ghét mới sinh ra tội lệ. Từ đấy giáo dân bị phiền nhiễu đến nỗi phải lưu ly thất sở mà mắc vào hình phạt. Nước vốn trong, có quấy lên mới bị đục, nếu ngừng thì chốc lát sẽ trở lại trong” (2). Theo chúng tôi, Nguyễn Trường Tộ là người đầu tiên đưa ra khái niệm “ đồng hành” trong bài “ Bàn về tự do tôn giáo” viết ngày 29-3-1863. ở đây, ông cũng đưa ra những quan niệm đúng đắn mà đến hôm nay các nhà làm luật liên quan đến tôn giáo cũng vẫn phải tuân theo như những nguyên tắc để vừa đảm bảo được tự do tín ngưỡng tôn giáo vừa chống được sự lợi dụng tôn giáo làm những điều sai trái. Ông viết : “Giáo dân cũng do tạo vật sinh dưỡng và đạo giáo cũng do tạo vật bảo dưỡng huống chi giáo dân cũng là một thành phần của nhân dân trong nước. Trong số đó, nếu có kẻ bội nghịch chẳng qua chỉ là một phần nghìn, phần trăm mà thôi… Bất kỳ trong đạo giáo nào, hễ ai phản nghịch loạn thường đều là người đắc tội trong tôn giáo, cứ áp dụng hình phạt không tha để cho tôn giáo được trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên, có gì hại đâu? Đồng hành mà không nghịch nhau là được” (3). Ông luôn có ý thức về bổn phận công dân rất cao. Nhiều lúc, vấn đề quốc gia, dân tộc được ông đặt lên trên cả các lợi ích tôn giáo thông thường. Chẳng hạn, có những việc, ông đề nghị đừng cho các Giám mục, linh mục biết, hoặc tranh thủ cả Vatican để tạo lợi thế cho nước ta. Cũng chính ông đưa ra một ý tưởng hoàn toàn mới mẻ là giáo hội Việt Nam phải giao cho người Việt Nam cai quản. Điều này, mãi đến những năm sau cách mạng tháng 8-1945 mới được nhắc lại và đến năm 1960 mới thành hiện thực khi Đức Gioan XXIII ra sắc chỉ thiết lập hàng giáo phẩm nước ta. Ông viết: “Năm trước, tôi đã bẩm miệng với quan Thượng thư Bộ binh và Bộ Hộ, muốn nhân lúc đi Tây mà xin với Giáo hoàng, rút giáo sĩ Pháp về và chỉ giao cho giáo sĩ nước ta trông nom hoàn toàn việc đạo giáo. Tôi nói như thế, không phải là phản đạo mà chính là để bảo vệ đạo” (4).

Đọc 58 Di thảo của ông, chúng ta phải thật sự kinh ngạc vì sự am hiểu sâu sắc rất nhiều lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến công nghệ máy móc, từ khoa học xã hội đến quốc phòng, ngoại giao. Ông xứng đáng được coi là người sáng lập hay người phác thảo những ý tưởng khai sinh ra rất nhiều ngành khoa học ở nước ta như nông nghiệp, thiên văn- địa lý, luật học, ngoại giao, thương mại, giáo dục…Ví dụ nghành nông nghiệp mà ông gọi là ngành nông chính, sau khi đã xác định tầm quan trọng của nông nghiệp với kinh tế xã hội, ông đưa ra một loạt kiến nghị như xuất bản một bộ sách “Nông chính toàn thư” ghi chép tất cả những kinh nghiệm hay trong dân gian cũng như ở các nước về trồng cấy, chăn nuôi, chế tạo công cụ. Rồi đào tạo quan lại chuyên trách về nông nghiệp đi khắp nước khảo cứu toàn bộ đất đai để xem đất nào trồng cây gì, nuôi vật gì thì thích hợp, nơi nào cần khai hoang, nơi nào cần tưới, tiêu . Ông đề nghị thành lập Bộ canh nông chăm lo phát triển nông nghiệp, cử người đi học ở nước ngoài, tính lại thuế ruộng cho phù hợp với đất và đặc biệt phải dạy cho dân biết trồng cấy, chăn nuôi không để phó mặc cho tự nhiên như bấy giờ. Rồi ông đề nghị phải lo trồng rừng để chống lũ lụt và phải giao đất cho dân trồng cấy, chăm sóc để chỗ nào cũng có chủ, không để cảnh tự do chặt phá bừa bãi. Những điều này chúng ta cũng mới tiến hành gần đây và vẫn đang tiếp tục phải hoàn thiện.

Là người theo Nho học nhưng ông lại rất muốn học những cái hay, cái tiến bộ của xứ người đưa về áp dụng trong nước chứ không bảo thủ. Ông đề nghị dùng cách học gắn với thực tế, dùng phương pháp đánh giặc bằng cả quân sự, chính trị, ngoại giao, dùng kế hoà hoãn để nuôi lực lượng, liên minh với Anh, ý để đánh Pháp, mở cửa mời nước ngoài vào làm ăn khai thác và dùng cả mật kế nội gián để đánh Pháp từ trong vùng Pháp chiếm đóng do chính ông vạch kế hoạch và thực hiện. Có một thời gian khi theo Giám mục Hậu vào Sài Gòn từ năm 1859 đến năm 1862, vì có mong muốn được ra nước ngoài học hỏi nhưng bị kẹt lại, ông nhận làm phiên dịch cho Pháp nhưng ông luôn tận dụng mọi thời cơ để theo dõi tình hình địch, làm sai lạc các tài liệu có liên quan đến nghĩa quân hoặc chỉnh lại lời văn trong các văn thư của triều đình nhằm giữ được thể diện quốc gia…Một số người cho rằng ông theo Tây làm ông rất đau khổ, mặc dù chính ông đã từ chối nhận chức Bộ Hộ của Pháp để trở về chấp nhận cảnh nghèo khó. Cho đến tận cuối đời, dù bao kiến nghị bị xếp xó nhưng khi bị bệnh nặng, ông vẫn còn gửi nhiều bản điều trần nữa vẫn với hy vọng nó giúp ích cho nước nhà. Điều đó chứng tỏ lòng yêu nước trong ông nồng thắm đến mức nào!

Nguyễn Trường Tộ không chỉ là người Công giáo yêu nước, ông còn là một triết gia lớn của Việt Nam thế kỷ XIX.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, thật ít người thể hiện tư tưởng triết học rõ ràng như ông. Không ít người ca ngợi K.Mark là nhà triết học vĩ đại của chủ nghĩa Mac xít. Nguyễn Trường Tộ có thể coi là người sinh cùng thời với K.Mark (1818), và F.Engel (1820). Không rõ ông có được tiếp xúc với các tác phẩm của Mark, Engel không, nhưng đọc Di thảo của ông, chúng ta bắt gặp rất nhiều luận điểm triết học tương đồng. Ông viết : “Bởi vì có đủ cơm ăn, áo mặc rồi mới nói đến chuyện vinh hay nhục mà muôn việc ở đời cơ bản là sự nuôi sống. Nếu không đủ nuôi sống, bản thân còn không bảo tồn được nói gì đến chuyện khác ngoài bản thân…Nếu bị cái nghèo đói thúc bách thì lo kiếm sống cũng không xong còn đâu mà bàn lễ nghĩa”(5). Đây chính là quan niệm duy vật lịch sử mà Mark đã chỉ ra.

F.Engel viết: “Mark là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn, trước hết con người cần phải ăn uống, mặc trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo” (6). Như vậy, nếu Nguyễn Trường Tộ không đọc Mark mà ông có được luận điểm như trên thì ông thật sự là một triết gia duy vật lớn. Chính ông cũng phát hiện ra yêu cầu khách quan của sự sinh tồn trong xã hội. Ông viết: “Tôi thiết nghĩ, trong ngũ phúc, phú đứng đầu, triệu dân trước tiên lo ăn. Sách Luận ngữ nói, làm giàu có rồi mới giáo dục. Mọi việc trên đời hễ việc gì có công dụng lớn thì rất khó làm. Công việc của con người không gì lớn hơn là làm ra của cải để nuôi sống” (7).

Ông nhận ra thế giới vô cùng phong phú, đa dạng: “Trời đất sinh ra muôn vật không chỉ sinh một khuôn mẫu nào, không thiếu một bên nào, một chức phận nào hay một sinh vật nào mà sinh ra vô số hình thù khác nhau, xu hướng khác nhau để thu phục thống trị chúng, do đó mới thấy được cái phong phú, vĩ đại tinh xảo, kỳ diệu của trời đất” (8). Rõ ràng, thế giới quan của ông là thế giới quan tôn giáo vì ông là người Công giáo mộ đạo nhưng khi nhìn nhận xã hội, xem xét một vấn đề cụ thể, ông lại có cái nhìn biện chứng duy vật. Ông khẳng định, không có sự vật tồn tại một mình, cô lập, chỉ có các sự vật tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác. Trong bài “ Tế cấp bát điều”, ông viết: “Mọi vật sinh ra trên đời, vật gì cũng có phần thụ hưởng và phần cống hiến của nó. Chưa từng có một vật nào tồn tại một mình không có quan hệ dính dáng vào đâu cả” (9).

Xem ra đức tin của ông không cản trở việc ông tiếp thu các tri thức khoa học cũng như những năm tháng theo Nho học không gò bó được tư duy của ông phải khuôn mẫu theo quan điểm Khổng- Mạnh. Lúc đó, giáo hội không đồng tình với thuyết nhật tâm của Copecnic nhưng ông lại say sưa chứng minh cho nó là đúng đắn bằng những lập luận rất hùng hồn trong “Bài tựa sách Đàm thiên luận” và đưa ra nhận định rất táo bạo và có vẻ ngược đời với trình độ dân trí ở ta lúc bấy giờ khi cho rằng : “ânh sáng cũng là vật chất trong vũ trụ”(10). Nguyễn Trường Tộ tiếp thu tư tưởng triết học biện chứng của Lão Tử để vận dụng vào xem xét các hiện tượng xã hội. Ông viết : “Hơn nữa, việc đời thường thường chưa có việc gì hoàn toàn có lợi mà không có hại, chỉ do con người biết tuỳ cơ ứng biến mà thôi. Trí lực không bao giờ cùng, trong lợi có hại” (11). Lão Tử nói rằng, trong vạn vật, không vật nào không cõng âm và bồng dương, nhân chỗ xung nhau mà hoà với nhau (chương 42, Hà thiên, Đạo đức kinh).Thế nhưng trong khi Lão Tử chủ trương “vô vi” thì Nguyễn Trường Tộ lại cho rằng “ trên thế gian lẽ nào có chuyện không làm mà tự trên trời rơi xuống cho đâu?” (12). Ông còn đi xa hơn khi khẳng định thế giới này là có thật chứ không phải tưởng tượng và khả năng nhận thức của con người (cụ thể ở đây là các nhà khoa học) là vô tận. Ông viết:

“Phàm nhà khoa học thì bụng phải bao hết những việc xưa nay, mắt trông khắp trời đất, tinh thần chu du tận cõi xa xăm, tâm hồn thấu đến chỗ u huyền. Như vậy mới sáng suốt mà tâm đắc được những gì người xưa không thể nói hết, mắt trông thấy hiện tượng mà tâm trí bao trùm sự hiểu biết ngoài hiện tượng đó. Bởi vì trời tuy cao, đất tuy xa nhưng đều có sự thực chứ không chìm vào hư vô…Tuy nói sự thực nhưng nó cao dày, thâm thuý vô cùng, thấy như gần nhưng thực là xa, thấy như nhỏ mà thực là lớn, thấy như tĩnh mà thực sự là động, thấy như nghịch mà thực sự là thuận, thấy như không có nguyên tắc mà thực sự là có nguyên tắc, thấy như trừu tượng mà thực sự là cụ thể” (13).

Nói như ngôn ngữ triết học ngày nay thì Nguyễn Trường Tộ đã nhận ra sự thống nhất của các mặt đối lập, ông có tư duy biện chứng. Mặc dù không đưa ra khái niệm lượng- chất, nhưng ông đã thấy những mặt đối lập tồn tại trong nhau, cùng nhau và có thể biến đổi cho nhau nữa nếu vượt quá “độ”. Trong bản “ Thảo gửi Tây soái”, ông đã phân tích lợi hại khi Pháp chiếm Nam Kỳ: “Cái thay vì để nuôi người giờ trở thành cái làm hại người. Cho dẫu có quyết định đánh lấy người ta cho được thì cũng chỉ tạm thời mà thôi và cái được cũng bù vào cái mất. Người bị hại nhưng ta đâu chỉ có lợi mà không hại? Cuối cùng cái gì quá cực độ của nó cũng sẽ phản ngược trở lại” (14).

Nguyễn Trường Tộ dùng tư duy logic để xem xét , phân tích các mối quan hệ của những sự vật, hiện tượng phức tạp trong xã hội để tìm ra cái cơ sở hưng thịnh của quốc gia đó là của cải. Dĩ nhiên không chỉ có của cải vật chất vì theo ông “hiền tài là sinh lực của quốc gia, sinh lực con người ta mà mạnh thì gân cốt trong người đều mạnh”. Còn cơ sở để thúc đẩy con người hành động lại là “tài lợi”. Đây là quan niệm duy vật. Ông cũng cho rằng, mặc dù các hiện tượng xã hội muôn hình muôn vẻ nhưng chúng cũng hoạt động tuân theo những quy luật nhất định mà ông gọi là “lý”. Ví dụ quy luật gia tăng dân số tự nhiên, ông viết: “Phàm con người sinh ra nhiều ít, nên, hư đều theo một trật tự do tạo vật xếp đặt, chủ trì. Xem trong một nhà. một làng thấy có đầy vơi, hư , thực không bằng nhau. Nhưng tính chung trong toàn tỉnh hay cả nước thì cứ thấy có một thế kỷ, số người lại tăng gấp đôi. Đó là lý nhất định” (15).

Về thuật cai trị, ông chủ trương phải dùng luật pháp “quan dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn”. Tuy nhiên, ông cũng không hoàn toàn theo phái Pháp gia thiên về luật để trị nước nhưng cũng không dựa hẳn vào “đức trị “ như Nho gia chủ trương mà dung hoà mềm dẻo hơn : “Phàm dùng lý chỉ dùng trong việc xử đoán hình phạt mà khi nào không dùng tình được mới dùng đến lý. Lý là mệnh lệnh gắt gao. Tình là cái đôn hậu hoà dịu…Người trị nước quý hồ chỗ thấu suốt tình dân, có tình mới có dân” (16).

Dĩ nhiên, quan điểm của ông cũng có chỗ sai lầm, cực đoan khi ông nhận xét về các chủng tộc người trên trái đất. Ông cho rằng có giống “có phúc” và có giống “vô phúc”. Giống có phúc như các nước phương Tây và nước ta thì mỗi ngày một thịnh, còn “giống vô phúc như một số dân da đen ở phương Nam, dân Thổ nhĩ kỳ, dân Mã Lai, Cao Miên, Chiêm Thành… thì ngày một điêu tàn nay đã dừng lại không phát triển nữa” (17). Đây là luận điểm duy tâm, cực đoan mà về sau chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa Apacthai đã khai thác và gây ra thảm hoạ cho nhân loại. Thật ra, những dân tộc thiểu số không phát triển được, đi tới chỗ tiêu vong có một nguyên nhân là do chính sách kỳ thị chủng tộc chứ không phải họ là giống vô phúc.

Về vai trò của vua quan , ông cũng đề cao quá mức thành duy tâm khi nhận định rằng: “Người xưa có nói, dân là gốc của nước. Nói như vậy cũng chưa đúng. Tôi cho rằng vua quan là gốc của nước. Vì không có vua quan thì chẳng bao lâu dân sẽ loạn, tranh giành nhau làm trưởng, giành giật lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau, oán thù lẫn nhau. Cho nên nước có vua bạo ngược vẫn hơn không có vua” (18). Chỗ này Nguyễn Trường Tộ đã nhầm lẫn, chính chức năng cai trị xã hội của vua quan cũng do nhân dân giao phó cho họ. Từ lập luận trên, ông cũng phản đối sự thay đổi trật tự xã hội hiện hành mà muốn duy trì lâu dài ngôi vua, “ một họ cầm quyền, đời đời truyền nối”. Rõ ràng, lòng trung quân của ông đã đưa ông đến những kết luận đi ngược với sự phát triển của xã hội.

Chắc sẽ có ý kiến cho rằng, Nguyễn Trường Tộ là tín hữu Công giáo, làm sao có thể có tư tưởng triết học biện chứng được? Rằng những trích dẫn trên đây chỉ là những lời nói, suy nghĩ không hệ thống, không thể chứng minh cho tư tưởng triết học của ông… Xin thưa, chẳng lẽ cứ là tín đồ các tôn giáo thì không thể trở thành triết gia duy vật hay sao? Lịch sử triết học và khoa học đã có biết bao tín đồ tôn giáo vẫn là những nhà triết học duy vật và khoa học nổi tiếng . G.W Leibnit (1646-1716) là một ví dụ. Ông là người Công giáo mộ đạo nhưng vẫn là nhà toán học, vật lý học và triết học lớn ở Đức và cả thế giới nữa . Thế giới quan tôn giáo của ông chỉ chi phối khi ông bàn về Thượng đế mà thôi. Còn xét tư tưởng của một người, chúng ta chỉ có thể xét qua lời nói, tác phẩm của họ. Người ta vẫn nhắc và còn dẫn ra nhiều lần nữa để minh chứng cho quan điểm biện chứng của triết gia trường phái triết học Milê là Hêraclit (544- 483 tr.CN) qua một câu nói: “ Anh không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông vì nước chảy trên mình anh luôn luôn là nước mới”.

Bệnh tật đã làm cho con người tài ba này yểu mệnh. Nguyễn Trường Tộ mất ngày 22-11-1871, thọ 41 tuổi. Đây là mất mát lớn với gia đình ông. Còn sự nhu nhược, hèn kém của triều đình nhà Nguyễn lúc đó đã bỏ qua các bản kiến nghị đầy nhiệt huyết của ông không chỉ là nỗi bất hạnh với ông mà còn là thiệt thòi với cả toàn thể dân tộc. Những công trình kiến trúc do ông thiết kế, thi công có thể sẽ mai một theo năm tháng nhưng tấm lòng kính Chúa, yêu nước của ông thì còn lại mãi với non sông như câu đối trên mộ của ông ở làng Bùi Chu: “Kính Chúa, yêu người hằng tạc dạ. Trung quân, ái quốc vốn ghi lòng”.

Chú thích:
1- Trương Bá Cần: Nguyễn Trường Tộ , con người và di thảo, Nxb T.p HCM 1988, tr.120. Các trích dẫn sau đều dẫn theo sách này.
2- tr.116,
3- tr.118,
4- tr.325,
5 –tr.191,
6- Mác-Angghen, tuyển tập, tập 2, ST. 1971, tr.198.
7- tr.394,
8- tr.324,
9- tr.243,
10- tr. 419,
11- tr.411- 412,
12- tr. 406,
13- tr.417,
14- tr. 168,
15- tr.268,
16- tr.269-270,
17- tr.268,
18- tr.175.
 
Thông Báo
Tang lễ Thân mẫu của Nữ tu Maria Trần Thu Hà tại nhà thờ cổ San Gabriel, California
Tang gia kính báo
18:44 29/11/2011
CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh
Gia đình chúng tôi kính báo tin cùng quí Cha, qúi Sơ, thân bằng quyến thuộc và bạn hữu:
Vợ, Mẹ, Bà Nội của chúng tôi:

Bà Cố Maria Lê Thị Tuất
(thân mẫu Nữ tu Maria Trần Thu Hà)
sinh ngày 31.12.1935 tại làng Lưu Thanh, Kim Sơn, Ninh Bình, VN
đã được Chúa gọi về Nhà Cha trên Trời 8g45' sáng ngày 19.11.2011
tại San Gabriel Medical Center, California.
hưởng thọ 76 tuổi.

Chương trình Cầu nguyện:

Thứ Năm (24.11.2011) tại Nhà Quan Universal Chung Wah Funeral
225 N. Garfield Ave, La Hambra, CA 91801, ĐT 626 281-7887
2:00-3:00 pm: Gia đình và thân hữu thăm viếng và cầu nguyện
3:00- 4:30pm: Nghi thức làm phép xác và phát tang
4:30-6:30pm: Các Hội Đoàn cầu nguyện

Thứ Sáu (25.11.2011) tại Nhà Quan Universal Chung Wah Funeral
4:00- 6:00pm: Giờ Kinh của gia đình và thân hữu

Thứ Bảy lúc 9g sáng ngày 26.11.2011: Thánh lễ An táng
tại San Gabriel Mission: 428 S. Mission Dr, San Gabriel, CA 91776
Sau đó tiễn đưa Bà Cố Maria an nghỉ
tại nghĩa trang Resurrection: 966 N. Potrero Grand Dr, Montebello, CA 90640

Chồng: Ông Cố Trần Đình Đương, USA
Trưởng nam: Trần Quang Trị cùng Vợ và các con, các cháu, USA
Thứ nam: Trần Đình Cường cùng Vợ và các con, USA & VN
Trưởng nữ: Trần Thị Thủy, USA
Thứ nữ: Trần Thị Nguyệt cùng Chồng, USA
Thứ nữ: Trần Thu Hường, USA
Thứ nữ: Sơ Trần Thu Hà, USA
Thứ nam: Trần Trung Dung cùng Vợ và các con, USA
Út nam: Trần Đình Dưỡng cùng Vợ, USA
Cháu Đích Tôn: Trần Anh Tài cùng Vợ và các con, VN
Cháu: Trần Kim Nhung cùng Chồng và con, VN
Cháu: Trần Kim Duyên, VN
Cháu: Trần Đình Ngọc Tú, VN
Cháu: Trần Đình Ấn, VN
Cháu: Trần Đình Tân, VN
Cháu: Nguyễn Thị Màu cùng Chồng và các con, USA
Cháu: Trần Ngọc Phú cùng Vợ và các con, USA
Cháu: Nguyễn Văn Hồng cùng Vợ và các con, USA
Cháu: Nguyễn Văn Quân cùng Vợ và các con, USA
Cháu: Đỗ Duy Nghĩa cùng Vợ và các con, USA

Các con đở đầu:
Nguyễn Quang Duy, USA
Nguyễn Thị Ngọc, VN
Sơ Nguyễn Thùy Trang, VN
Nguyễn Thị Thu, VN
Nguyễn Thị Loan, VN

TANG GIA & NỮ TU TRẦN THU HÀ ĐỒNG KÍNH BÁO


Cũng xin đặc biệt kính báo đến Quí Cha, Quí Nam Nữ Tu Sĩ trong dòng họ Huyết Tộc:
- Lm. Phạm Năng Trí, VN
- Đ.Ô. Trần Văn Khả, Ý Đại Lợi
- Lm. Trần Bình Trọng, Mĩ quốc
- Lm. Phạm Hữu Thiết, VN
- Lm. Trần Công Nghị, Mĩ quốc
- Lm. Trần Xuân Lãm, Gia Nã Đại
- Lm. Lưu Đình Vinh, Mĩ quốc
- Lm. Trần Thanh Xuân, VN
- Nt. Trần Thị Hường, Mĩ quốc
- Nt. Phạm Thị Tám, VN
- Nt. Phạm Thị Dự, VN
- Nt. Phạm Thị Thục, Pháp quốc
- Nt. Phạm Thị Châu Vy, VN
- Nt. Trần Thị Thiên Hương, VN
- Nt. Nguyễn Thị Huê,VN
- Nt. Hoàng Thị Lan, VN
- Nt. Trần Thị Thu Hương, VN
- Nt. Vũ Thị Bích Thảo, VN
- Nt. Trần Thùy Trang, VN

Được tin bà cố Maria đã được Chúa gọi về, Đại gia đình Linh tông xin hiệp ý cầu nguyện
xin Chúa thương cho Bà cố sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

Thành Kính Phân Ưu:
- Cha cố cố Nicola Đinh Quang Điện
- Cha cố ông Phanxicô Trần Hòa
- Cha cố Giuse Lê Vinh Hiển, Gx. Kim Thượng
- Lm. Giuse Phạm Sơn Lâm, Gx. Tân Phú
- Lm. Giuse Đỗ Đức Chính, Gx. Núi Đô
- Lm. Giuse Cao Đức Long, Gx. Thuận An
- Lm. Giuse Đỗ Mạnh Dũng
- Lm. Gioan B. Trần Quốc Dũng, Gx. Mỹ Hội
- Lm. Phêrô Phạm Đức Thuấn, Gx. Lộc Lâm
- Lm. Phaolô Đinh Châu Khảm, Gx. Minh Hòa
- Lm. Giuse Lê Trọng Tiến, Gx. Thái Hòa
- Lm. Phêrô Nguyễn Huy Hoàng, Gx. Ngọc Lâm

Các nữ tu:
- Sr Maria Thúy Nga,
- Sr Emanuen Thu Hiền,
- Sr Têrêsa Vân,
- Sr Cecilia Thúy Vân,
- Sr Têrêsa Thanh Hằng
- Sr Têrêsa Thùy Dung,
- Sr Maria Ngọc Hạ,
- Sr Maria Thùy Trang.
________________________________________________

Tiểu Sử Bà Cố Maria Lê Thị Tuất:

Sinh ngày 31 tháng 12 năm 1935 tại Làng Lưu Thanh, Huyện Kim Sơn Tỉnh Ninh Bình - Việt Nam.
Con của Ông Bà Lê Văn Cẩn và Lê Thị Hiền. Bà cố gồm có 8 anh chị em.
Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam.
Năm 1956 bà lập gia đình với ông cố Trần Đình Đương và hạ sanh được 8 người con (gồm 4 trai và 4 gái).
Bà là một người mẹ gương mẫu và đạo đức, trong gia đình luôn luôn nêu gương sáng cho con cháu.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông phải đi tù cũng như bao nhiêu Sĩ Quan của QL/VNCH.
Một mình bà ở nhà xoay sở và quán xuyến mọi sự, cũng như biết bao người vợ lính của QL/VNCH.
Đến năm 1983 ông bà mới được đoàn tụ.
Đến năm 1993. Ông bà và gia đình mới được đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO và sinh sống tại Giáo Xứ San Gabriel
thuộc Tiểu Bang California cho tới nay.
Khi ông bà rời Việt Nam để lại 3 người con ở lại quê nhà
và hiện nay 3 gia đình của ông bà đã được đoàn tụ cùng qua sự bảo lãnh của gia đình.
Bà bị bệnh tiểu đường và cao áp huyết trong nhiều năm qua, nhưng bà vân tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa,
luôn luôn vui vẻ cùng con cháu và những người chung quanh.
Ngày 4 tháng 11 năm 2011 bà trở bệnh năng và phải vào nhà thương,
vào lúc 8 giờ 45 phút sáng ngày 19 tháng 11 năm 2011 bà đã được Chúa gọi về.
Sau khi lãnh nhận các phép Bí Tích cuối cùng do Cha Anthony Nguyễn Quyền Linh hướng Cộng đoàn.

XÁ MẸ LẦN CUỐI

Kính lạy mẹ muôn vàn thương mến
Con cháu Mẹ đã đến nơi đây
Trong giây phút biệt ly này
Con xin thay mặt tỏ bày thân thưa
Đố ai kiếm điều gì sánh ví
Xứng với lòng tuyệt mỹ Mẹ tôi
Than ôi nay Mẹ thác rồi
Chúng con mới thấy rối bời tâm can.
Nhớ hồi nhỏ bình an bên Mẹ
Mẹ ôm con thỏ thẻ bên tai
Mong con mau lớn thành tài
Học hành tấn tới kẻo hoài nghe con
Để nuôi cho con khôn con lớn
Mẹ tần tảo hôm sớm ngược xuôi
Đi làm tối tít mới thôi
Về nhà dọn dẹp chẳng ngơi tay gầy
Lúc còn nhỏ con nhiều lần thấy
Mẹ chỉ ăn cơm cháy mà thôi
Cơm ngon nhường hết con rồi
Phần thiệt Mẹ nhận phần lời dành con
Đến khi con ra đời khôn lớn
Mẹ vẫn thường khuya sớm bảo ban
Rằng con phải cố chu toàn
Giữ tròn luật Chúa thập toàn mười phân
Sớm tối luôn phải lo cầu khấn
Xin Chúa thương chứng nhận lòng thành
Sống sao để Chúa vinh danh
Chết rồi phần thưởng Chúa dành cho sau.
Những lời Mẹ xưa khuyên quí báu
Đã trở thành tri bảo đời con
Chúng con nguyện mãi giữ tròn
Sớm hôm nhắc nhở cháu con thi hành.
Nay Chúa đã để dành cho Mẹ
Phúc Thiên Đàng vui vẻ ngàn thu
Nguyện xin Thiên Chúa nhân từ
Thưởng công cho Mẹ thiên thu Nước Trời.
Lúc này đây bầu trời tang tóc
Trộn lẫn vào tiếng khóc Mẹ yêu
Từ nay chắc chắn một điều
Chẳng được gọi tiếng Mẹ yêu nữa rồi
Xin gọi Mẹ một lần sau cuối
Mẹ! Mẹ ơi thấu nỗi lòng con
Mẹ là Mẹ của chúng con
Chúng con nguyện mãi là con hiếu tình.
Giờ đây để tỏ lòng thành kính
Lệ trào dâng đạt đỉnh tiếc thương
Xá Mẹ lần cuối nơi này
Tiễn Mẹ về bến yêu thương trên trời.

Con của Mẹ Nữ Tu Trần Thu Hà

LỜI CẢM ƠN TRONG THÁNH LỄ AN TÁNG MẸ

Thánh lễ an táng Mẹ của chúng con đã gần kết thúc, con xin thay lời cho Ba của con, và tất cả các anh, các chị, cac em xin dâng lời cảm tạ

Gia Đình chúng con xin chân thành tri ân quý cha, đã đến kính viếng, cầu nguyện dâng thánh lễ moi ngay tai gia dinh de cau nguyen cho Me chung con và hôm nay cac Cha con hien dien de dâng lễ đồng tế cầu nguyện cho Mẹ của chúng con.

Chúng con xin chân thành cám ơn bề trên và chị em Hội Dòng MTG Tan Lap, gia dinh chung con xin cam on Be Tren va Chi em Hoi Dong MTG Los, HD MTG Nha trang, gia dinh chung con xin cam on quy chuc trong cong doan phuc Sinh va cac hoi doan trong cong doan, ca doan tin mung, cac hoi bao tro, on Dong Chua Cuu The, Dong Don bosco, Dan vien Chau Son.va toan the quy ban be xa gan da goi dien email chia buon va hom nay con gui dai dien den tham du le an tang cua Me chung con

Chúng con xin chân thành cám ơn bà con thân thuộc linh tộc, huyết tộc xa gần, đã vì tình thương mến đến tham viếng, cầu nguyện và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Mẹ của chúng con.

Gia đình chúng con xin đa tạ Cha Anthony Nguyễn Quyền, linh huong cong doan phuc sinh đã luôn dành cho gia đình chúng con sự ưu ái của vị chủ chăn, cha đã viếng thăm khi Mẹ chúng con còn đang nằm trên giường bệnh, Ban các bí tích khi Mẹ con bệnh nặng, và đặc biệt hôm nay còn tổ chức lễ an táng và tiễn đưa Mẹ con đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Chúng con xin chân thành cám ơn Cha Gioan Trần Công Nghị và Cha Trần Bình Trọng là họ hàng huyết tộc của chúng con, khi nghe tin Mẹ chúng con đau, dù đường xá xa xôi Cha không đến được, Cha cũng luôn emaihỏi thăm sức khỏe của mẹ con, và hôm nay Cha đến chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho Mẹ của chúng con.

Kính thưa quý cha và quý vị,

MẸ của con, sẽ chẳng có ngôn từ nào diễn tả cho hết những sự hi sinh vất vả của những bậc làm cha mẹ dành cho những đứa con của mình. Nay Mẹ con về với Chúa, xin cho con mượn hai câu ca của Y Vân để diễn tả lại vẻ đẹp tuyệt mỹ về tình mẫu tử ấy.

“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào”


Năm nay Mẹ chung con 76 tuổi, cái tuổi mà người ta gọi là “đẹp lão” thì Mẹ con lại khắc khổ, đôi mắt hằn sâu dấu chân chim, đôi bàn tay chai sần, đôi bàn chân nứt nẻ, duy chỉ có nụ cười của Mẹ lúc nào cũng hiền hậu, bao dung và cam chịu. Cuộc đời Mẹ cơ cực lắm, khong được di hoc phai o nha để phụ việc đồng áng vì nhà ngoại nghèo, bà ngoại lại mất sớm để Mẹ mồ côi lúc 6 tuổi. Nhiều lúc Mẹ tủi thân lắm, nhưng rồi Mẹ cũng nguôi ngoai vì cho rằng cuộc đời Mẹ là như vậy. Tuổi thơ của Mẹ quá cơ cực, mất mát nên Mẹ đã dành trọn mong ước của mình cho chúng con. Mẹ là một người mẹ tuyệt vời đã chăm lo cho 8 anh chị em con từng miếng ăn, giấc ngủ, lo lắng cho chúng con những lúc ốm đau, một tay Mẹ chăm sóc trong lúc Ba chúng con bận thi hành nghĩa vụ người quân nhân trong lúc chiến tranh.

Thật là là lòng Mẹ bao la quá, tình Mẹ tha thiết quá!

Sau biến cố lịch sử năm 1975, đất nước Việt Nam rơi vào thời kỳ đặc biệt khó khăn gian khổ: đói ăn, thiếu mặc, tinh thần căng thẳng, con xa cha, vợ xa chồng! Gia đình của con cũng không tránh khỏi điều đó, nên Mẹ đã quyết định dắt díu 8 đứa con về Gia Kiệm sống trong vườn cao su để “bán mặt cho đất và bán lưng cho trời" chờ cho qua thời kỳ khủng hoảng lo sợ. Đôi tay của Mẹ đã chai sần vì những nhát cuốc vỡ vụn, như sự vụn vỡ của cuộc đời. Và đôi vai gầy của Mẹ gầy guộc bởi đôi quang gánh trĩu nặng vì miếng cơm manh áo của những đứa con đang tuổi mới lớn...

Năm 1993, Mẹ con cùng Ba của chúng con đi định cư tại Mỹ theo diện HO. Mẹ con lại một lần nữa dứt bỏ tất cả để ra đi! Ở bên kia quả địa cầu, Mẹ con luôn mong ngóng về những đứa con, đứa cháu còn ở Việt Nam, Mẹ đã chắt chiu từng đồng kiếm được để gởi về, vì Mẹ biết rằng ở quê nhà còn khổ lắm. Thế rồi sau nhiều năm xa cách, gia đình chúng con mới được đoàn tụ cùng nhau thì nay Chúa lại gọi Mẹ về với Người trên quê trời.

Nay anh chị em chúng con lại xa Mẹ, người Mẹ thân yêu là chỗ dựa duy nhất mà chúng con những tưởng phải nhiều năm nữa mới tổ chức lề như thế này. Vì thề khi được tin Mẹ mất,anh Chị em chúng con đều cảm thấy chơi vơi hụt hẫng đau buồn và mất mát. Nhưng ngay sau đó chúng con nhận ra rằng Chúa đã là chỗ dựa cho chúng con, Người luôn đồng hành nâng đỡ chia sẻ với chúng con qua sự ủi an thăm hỏi của quý cha, quý tu sĩ, quý thân bằng quyến thuộc, gia đình linh tộc, huyết tộc xa gần. Chúng con xin chân thành cám ơn và nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành cho quý cha và quý vị. Xin thương tiếp tục cầu nguyện cho Mẹ của con được chóng về hưởng Nhan Thánh Người.

Trong lúc tang gia bối rối, dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, xin quý cha và quý vị thương tình lượng thứ cho chúng con.

Toàn thể gia đình chúng con xin cúi đầu bái tạ.

Nữ tu Maria Thu Hà
 
Văn Hóa
Đời vọng
Trầm Thiên Thu
11:52 29/11/2011
Trăm năm khao khát Tình Trời
Giêsu cứu độ kiếp người trầm luân
Chiều mưa từng hạt trần gian
Mong Mưa Thiên Tử chứa chan Thánh Tình
Đợi chờ ngày Chúa giáng sinh
Đợi chờ ngày Chúa công bình quang lâm
Giúp con vững chí bền tâm
Không mê ngủ giữa tháng năm cuộc đời
Giúp con sống trọn kiếp người
Dẫu bao gian khó chơi vơi sớm chiều
Nhưng xin giữ trọn Tin Yêu
Sống đời Mùa Vọng không nao núng lòng.

Chiều mưa, 29-11-2011
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hàng Quà Bên Đường
Nguyễn Ngọc Liên
22:31 29/11/2011
HÀNG QUÀ BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Hàng bấc thì quên, hàng quà thì đến.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền