Ngày 28-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống tỉnh thức và sẵn sàng
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:40 28/11/2013
SỐNG TỈNH THỨC VÀ SẴN SÀNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A.

Một năm Phụng Vụ lại đến. Thời gian cứ thế trôi đều theo nhịp dường như chẳng có gì mới dưới trần gian này. Đông qua, xuân đến, hạ đi, thu lại về. Hết mùa thường niên, đoàn tín hữu Kitô bước vào mùa Vọng, mùa Giáng Sinh. Tuy nhiên vẫn có đó cái gì mới lạ khi ta bước vào một điểm mốc của thời gian, cho dù đó chỉ là sản phẩm có tính quy ước của con người. Bắt đầu một chu kỳ mới, được gọi là năm dựa trên vòng xoay của vũ trụ nói chung, của thái dương hệ mặt trời và trái đất chúng ta nói riêng hay khởi đầu một chu kỳ lịch sử ơn cứu độ theo niên lịch Phụng vụ Kitô giáo, hẳn nhiên vẫn tiềm tàng một khao khát, ước mơ, hy vọng nào đó. Chắc chắn đó là những hy vọng, mơ ước về nhiều điều tốt đẹp, có thể là hợp lý, phải đạo, cũng có thể là không và không thể loại trừ những ước vọng cao cả.

Bước vào một chu kỳ mới của niên lịch Phụng vụ, Hội Thánh mẹ, trong năm Phụng vụ năm A này có vẻ hơi lạ thường khi mời gọi chúng ta hướng cái nhìn đến ngày chung cục của thế giới, của đời người chúng ta. Bài tin mừng theo thánh Matthêu tường thuật những lời cảnh báo của Chúa Giêsu về tính bất ngờ, đột ngột của cái ngày chung cục ấy. Đồng thời Người kêu gọi các khán thính giả lúc bấy giờ cũng như chúng ta hôm nay rằng hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Quy luật tự nhiên giúp ta thêm xác tín rằng sự gì khi đã có khởi đầu thì hẳn có lúc kết thúc.

Vòng đời “thành, trụ, hoại, không” của nhiều vật, nhiều loài hữu hình trước mắt chúng ta là một dấu chứng cho sự kết thúc của vạn vật nói chung và của đời người chúng ta nói riêng. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh là tính bất ngờ. Hình ảnh cơn lụt đại hồng thủy thời Noe hay hình ảnh hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người bị đem đi, một người bị để lại, tất thảy đều muốn mô tả sự bất ngờ. Khi nói đến sự bất ngờ người ta thường nói đến hệ quả của nó là sự mất mát, sự thiệt hại hơn là sự may mắn hay là được lợi, cho dù thỉnh thoảng nhiều sự may mắn có xảy đến cách bất ngờ như chuyện trúng số độc đắc. Để tránh những hệ quả xấu, di hại cho hạnh phúc chúng ta đời này, nhất là cho hạnh phúc vĩnh cửu mai sau, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại là hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Vậy thế nào là thái độ biết sẵn sàng và tỉnh thức? Hội Thánh, qua bài đọc thứ nhất trích Sách Tiên tri Isaia và bài đọc thứ hai trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Roma, muốn trình bày hai phương thế sống tỉnh thức sẵn sàng, xét theo phương diện tiêu cực và tích cực.

1. Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tiêu cực: Hãy loại bỏ những việc làm đen tối. Hãy dứt khoát với việc chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng, cãi cọ ghen tương. Không chìu theo tính tự nhiên mà thỏa mãn các dục vọng bất chính, đê hèn. Những hành vi bất chính, những thái độ bất xứng, những việc làm ám muội thường là những thái độ, hành vi, việc làm mà ta ít dám thể hiện công khai và thường không muốn cho ai hay, ai biết, ngoại trừ người đồng lõa, người tòng phạm.

Để sống tỉnh thức sẵn sàng theo nghĩa này thì xin hãy nhớ rằng không có sự gì mà sẽ không bị tỏ lộ. Chúng ta có thể che giấu một người nhiều lần. Chúng ta cũng có thể che giấu nhiều người một vài lần. Nhưng chúng ta khó mà che giấu mọi người nhiều lần. Nhất là chúng ta không thể nào che giấu được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can con người, từn người và mọi người (x.Tv 139)

Để sống sẵn sàng tỉnh thức theo ý hướng này không gì hơn hãy minh bạch hóa các việc làm của ta. Một người không ngần ngại công khai hóa các lời nói, tâm tư và hành động của mình thì sẽ tránh được nhiều sai sót, lỗi lầm. Và nếu có lỡ lầm hay sai sót thì cũng sẽ dễ có cơ hội khắc phục, sữa sai nhờ tha nhân góp ý, nhận định, phê bình.

2. Sống tỉnh thức sẵn sàng theo phương diện tích cực: Lấy gươm đao rèn thành cuốc thành cày; lấy giáo mác đúc thành liềm, lưỡi hái. Một động thái tích cực thật tuyệt vời. Đó là quay ngược 180 độ các xu hướng xấu xa, các việc làm ám muội, các hành vi gian ác. Một ngày kia, người ta hỏi văn hào Bernard Shaw, một văn hào rất thông minh và dí dỏm trong lối ứng xử: Nhờ đâu, và bằng cách nào ngài có được những câu ứng xử vừa thông minh vừa dí dỏm như thế? Có gì đâu. Tôi cứ tưởng tượng ra một câu nói thật ngu ngốc và nhạt nhẽo, rồi tôi tìm cách nói ngược lại.

Ai trong chúng ta lại không có những điểm yếu, những nghiêng chiều bất chính, những thói quen không tốt, chẳng hay, nếu chưa muốn nói là xấu xa? Ai trong chúng ta lại không có những tội lỗi mà nếu công khai ra thì thật ngượng ngùng? Ai trong chúng ta lại không có nhũng lầm lỗi hay tái phạm nhiều lần, khó chữa, khó chừa? Cứ vạch rõ chúng ra rồi hãy làm điều ngược lại. Giả như tôi có tật xấu hay bủn xỉn, keo kiệt về tiền bạc thì ước gì tôi tích cực tập chia sẻ cho tha nhân cách cụ thể bằng những đồng tiền rút từ hầu bao của tôi.

Kinh “Cải tội bảy mối, có bảy đức” chúng ta dường như thuộc nằm lòng. Kinh ấy có ra không phải là để chỉ đọc trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng mà là để chúng ta sống. Có thể nói một cách chắc chắn rằng những ai sống nội dung kinh “Cải tội bảy mối…” là đang thật sự tỉnh thức và sẵn sàng.

Người đang sẵn sàng và tỉnh thức thì không có gì là đột ngột hay bất ngờ mà là luôn trong tư thế chuẩn bị và đón chờ. Người biết đón chờ trong tư thế chuẩn bị thì hẳn sẽ gặp nhiều may lành khi giờ Chúa đến. Nói đến giờ Chúa gọi thì có thể có người cho là còn xa. Nhưng chắc chắn người biết chuẩn bị và đón chờ thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp trong dịp kỷ niệm Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất là Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mùa vọng: Người đến để con tim được vui trở lại
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:45 28/11/2013
Người đến để con tim được vui trở lại

(Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm A)

1. Bỏ quá khứ lại sau lưng để tiến về phía trước :

Ý nghĩa đầu tiên của Mùa Vọng gần như được diễn tả ngay trong tên gọi của tiếng la tinh : Adventus, Mùa “Đến, mùa Quang lâm”. Vâng, Mùa Vọng chính là thời điểm thích hợp để chúng ta sống tâm tình và thái độ đức tin đón chào cuộc viếng thăm của Thiên Chúa, hay sống với nỗ lực dấn thân thực hiện cuộc canh tân và hoán cải tâm hồn theo những lời mời gọi của Phúc Âm.

Vâng, Lời Chúa chúng ta vừa nghe công bố gần như hết lòng hổ trợ ý tưởng nầy và lôi kéo chúng ta tập chú suy tư và cầu nguyện theo ý hướng đó :

Bài đọc 1 đã trình bày : giữa một hoàn cảnh éo le và đầy tăm tối thất vọng của kiếp sống nô lệ, mất nước, lưu đày, Sứ Ngôn I-sa-i-a loan báo cho dân Ít-ra-en một viễn tượng huy hoàng ở cuối chân trời lịch sử : “Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi…Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái”.

Tin Vui đó, viễn tượng một thế giới hòa bình an lạc đó chắc chắn không phải là một thứ “tuyên truyền ngẫu hứng” của một tay “thần kinh bất ổn” mà là của chính Thiên Chúa mặc khải qua miệng của vị sứ ngôn được Ngài ra tay tuyển chọn. Và 600 năm sau lời tiên tri đó, Đấng là Em-ma-nu-en, là Hoàng tử Bình An, là Đấng Cứu thế, là Thiên Chúa Làm Người đã xuất hiện, Ngài đến để giải phóng toàn diện lịch sử con người, là qui tụ toàn nhân loại trong một Vương Quốc bao la vĩnh cửu.

Hôm nay, bước vào Mùa Vọng, khai mạc một Năm Phụng vụ mới, Lời Chúa cũng muốn nhắn gởi chúng ta qua chính lời tiên tri ấy. Cũng như dân Ít-ra-en đang sống trong nổi ê chề thất vọng của kiếp phận lưu đầy được nhà sứ ngôn loan tin giải thoát với niềm hy vọng một ngày mai tươi sáng đang đến gần, cộng đoàn chúng ta hôm nay đang được Lời Chúa mời gọi hãy vứt bỏ đi những nổi chán chường, thất vọng của một lối diễn tả đức tin mang đầy dấu vết của nô lệ, của lưu đầy, của sự lựa chọn biếng lười, ích kỷ và vô trách nhiệm. Hãy vứt bỏ đi lối sống buông trôi, lờ lững, không biết tới ngày mai, không dám đối diện với tương lai. Hãy vứt bỏ đi cuộc sống chỉ có biết bon chen, cặm cụi với cái lãi cái lời vật chất, cặm cụi đầu tư bất kể cho những thứ chóng qua mà chẳng tính gì đến chuyện vĩnh hằng tối hậu. Và cũng vứt bỏ đi cái lối sống đạo và hành xử đức tin vụ hình thức, giả tạo, biệt phái và kiêu căng.

Một cuộc vứt bỏ như thế để làm lại cuộc đời trong thánh thiện yêu thương phải chăng là tiêu đích của Hành trình Mùa Vọng, của đức tin Kitô, mà theo theo cách nói của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Rôma trong bài đọc 2 đó là một cuộc “bừng mắt dậy sau đêm dài của giấc ngủ tội lỗi đen tối” : “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những hành vi đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu…”

2. Một cuộc hạnh ngộ để đổi đời.

Nếu “Thiên Chúa của chúng ta không bao giờ cũ", thì cuộc gặp gỡ Ngài, chọn lựa Ngài, đến với Ngài phải luôn là một cuộc “hạnh ngộ” đầy hoan vui và hy vọng, một cuộc hạnh ngộ để làm lại cuộc đời.

Trong trích đoạn Tin mừng hôm nay, Thánh Mát-thêu đã thuật lại một bài giáo lý của Đức Kitô mà nội dung cốt lỏi cũng chính là thể hiện niềm tin bằng lối sống luôn là “sắp sẳn, tỉnh táo như người đang đón đợi khách quí, như kẻ đang nai nịt hành trang lên đường hay như ngôi nhà đang thắp sáng với đầy đủ những con người đang tỉnh thức canh phòng đến độ không còn chỗ hở nào để kẻ trộm thâm nhập”. Đây không phải là chuyện dễ ợt, mà là một cuộc phấn đấu nhọc mệt, là cả một cuộc hành trình cam go và mạo hiểm, một cuộc sống khôn ngoan biết tiên liệu và tỉnh táo đối diện với những “bất trắc đột xuất”, như hình tượng Noe trong biến cố “Nạn Đại Hồng Thủy”, hay hình ảnh canh chừng kẻ trộm trong đêm khuya mà Đức Kitô đã diễn tả.

Câu chuyện vui sau đây là một minh họa cho ý nghĩa trên của Mùa Vọng :

Một người dân thuộc một bộ lạc miền núi được đưa đi thăm một đô thị. Ngay đêm đầu tiên ông đã giật mình thức giấc vì tiếng trống vang cùng khắp đô thị. Người ta cho anh biết đó là tiếng trống báo động về một cuộc hoả hoạn vừa xảy ra tại một khu phố. Chẳng bao lâu cuộc hoả hoạn được dập tắt. Trở về làng, ông đã báo cáo với các chức sắc trong làng như sau : người thành thị có một hệ thống chữa cháy rất kỳ diệu : khi có hỏa hoạn, người ta chỉ cần đánh trống là ngọn lửa được dập tắt ngay tức khắc. Nghe thế, các chức sắc liền sai người đi mua đủ loại trống phát cho dân làng. Không bao lâu sau đó, hỏa hoạn xảy đến trong làng, mọi người đều đem trống ra khua inh ỏi vì tin chắc tiếng trống sẽ xua đuổi được thần lửa. Thế nhưng ngọn lửa vô tình cứ thiêu rụi từ căn nhà này đến căn nhà khác trước cái nhìn ngỡ ngàng thất vọng của mọi người.

Tình cờ ghé thăm bộ lạc và được nghe kể lại, một người dân thành thị giải thích : Các người tưởng tiếng trống có thể dập tắt ngọn lửa ư ? Không phải thế. Người ta đánh trống để đánh thức dân chúng và kêu gọi họ tích cực tham gia chữa cháy chứ không phải ngồi đó mà chờ ngọn lửa tắt đâu.

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói đến sự tỉnh thức. Nhưng tỉnh thức không có nghĩa là ngồi đó khoanh tay mà chờ đợi. ("Mỗi ngày một tin vui")

Mùa Vọng khơi gợi lên một cuộc chiến đấu của đức tin, một hành trình sống đạo năng động, ra sức đẩy lùi mọi biểu hiện tiêu cực, tầm thường, máy móc, vụ lợi, vụ hình thức. Chính trong chiều kích tích cực đó mà chúng ý thức rằng :

- Mỗi một lời kinh tôi đọc hôm nay phải là một đối thoại tuyệt vời, thực sự với Thiên Chúa.

- Mỗi một Thánh lễ tôi dâng phải là một cử hành sống động lễ Vượt Qua của chính Chúa Kitô mà tôi được diễm phúc cọng tác và kết hợp với Ngài.

- Mỗi một khi bước tới tòa Giải tội là một lần hoán cải thực sự, một cuộc đổi đời.

- Mỗi một việc bác ái tôi làm, một công tác mục vụ tôi đảm trách, phải là một biểu lộ thực sự của tình yêu, một tình yêu vô vị lợi và quảng đại.

- Mỗi một việc làm cho nhau trong đời thường giữa vợ chồng, con cái, anh em, bạn hữu…không còn là chuyện đải bôi môi mép, lạm dụng và ích kỷ, nhưng tất cả phải là những nghĩa cử của tinh thần trách nhiệm, phục vụ và yêu thương.

Nếu mọi Kitô hữu đều xác tín và hành động như thế, thì Mùa Vọng trở về thật ý nghĩa và cần thiết biết bao ! Khi ấy, Giáo Hội không còn là một tổ chức kềm kẹp sự tự do của tôi, Ngày Chúa Nhật không còn là một bận rộn ngán ngẩm, Tòa Giải tội không còn là một tòa án tàn nhẫn và đáng sợ, và ngay cả bệnh tật chết chóc cũng sẽ trở thành cơ hội để tôi tìm thấy giá trị và niềm vui, như lời chứng sống động của Elena Frings :

Elena Frings là một thiếu nữ mới 20 tuổi nhưng đau tim nặng. Các bác sĩ cho biết cô chỉ còn sống được 6 tháng. Cô bỏ việc làm ở sở để đi làm việc xã hội trong một tổ chức thiện nguyện ở Nam Mỹ. Cô làm việc rất đắc lực và có hiệu quả đến nỗi cô được mời đến New York để thuyết trình. Tại New York cô may mắn gặp một bác sĩ giỏi. Ông này giải phẫu cho cô và chữa cô khỏi bệnh tim. Sau khi khỏi bệnh, cô không quay lại sở làm nhưng quay lại Nam Mỹ với những công việc hàng ngày phục vụ những người khốn khổ, bởi vì điều đã ban cho đời cô có ý nghĩa và đã định hướng cho đời cô không phải là cuộc giải phẫu mà là cảm nghiệm về cái chết gần kề (Christopher Notes).

Vâng, sống Mùa Vọng là sống như thế đó. Bởi chưng Mùa Vọng của Phụng vụ cũng chính là Mùa Vọng của cuộc đời. Đức tin không cho phép chúng ta đầu hàng hay tìm một lối mòn dễ dãi ; cũng không có quyền nhắm mắt đưa chân mặc tới đâu thì tới, hay tìm lãng quên trong hưởng thụ, trong bon chen trong trác táng thả buông…Nhưng đức tin gọi mời chúng ta ngẫng cao đầu tiến về phía trước trong một con tim mới, cõi lòng mới như bài hát của nhạc sĩ Đức Huy : “và con tim đã vui trở lại” :

Và con tim đã vui trở lại, Tình yêu đến cho tôi ngày mai. Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời. Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi. Và con tim đã vui trở lại. Và niềm tin đã dâng về người. Trọn tâm hồn, Nguyện yêu mãi riêng người mà thôi...

Giờ đây, một cuộc gặp gỡ kỳ diệu đang và sắp xảy ra : Đức Kitô một lần nữa đang đến với chúng ta trong bàn tiệc Tạ ơn nầy : Đức Kitô hôm, qua hôm nay và tận cùng vẫn là Đức Kitô của một Mùa Xuân bất diệt, Đức Kitô mới mãi, trẻ mãi, sinh động và đầy ắp yêu thương. Ngài là Mục Tử nhân lành hôm nay trở về để đưa ta vào đồng xanh suối mát. Chúng ta vui mừng cử hành ngày “Tân Niên Phụng Vụ” trong tâm tình hân hoan, tin tưởng, trong thái độ khiêm tốn tạ ơn. Chúng ta hãy cùng nhau nắm tay mà bước đi trên hành trình Mùa Vọng để tiến vể Đại Lễ Giáng Sinh với tất cả niềm hăng say phấn khởi và nỗ lực đổi mới cuộc đời cho đẹp hơn, thánh hơn, hiệp nhất hơn, yêu thương hơn . Nói cách khác, đây là giờ phút không phải chúng ta hát mà là thực sự sống chính cái ý nghĩa của lời ca Nhập Lễ vừa vang lên lúc khởi đầu : “Con vươn linh hồn lên tới Chúa”. Amen.

Giuse Trương Đình Hiền
 
Canh Thức Giáng Sinh Năm 2013
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
15:23 28/11/2013
CANH THỨC GIÁNG SINH NĂM 2013


Và Lời đã thành xác phàm, và đã lưu trú nơi chúng tôi, và chúng tôi đã được ngắm vinh quang của Ngài, vinh quang như của Con một tự nơi Cha, tràn đầy ân nghĩa và sự thật ( Ga 1, 14 ).

PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

I.KHAI MẠC

1.Bài ca dẫn nhập : Trời cao

Người dẫn ( có thể Linh mục chủ sự, hoặc một Sơ hay một hướng dẫn viên ) : Đêm nay toàn thế giới của những người có niềm tin hân hoan mừng lễ Giáng Sinh. Trong niềm vui của năm đức tin vừa khép lại, niềm tin đã bừng sáng nơi nhiều người, chúng ta hãy để tâm hồn lắng đọng, xua tan mọi lo âu, buồn phiền, mọi xôn xao, giao động, bận rộn của cuộc sống đời thường, hướng lòng về giờ đại lễ, hướng về Hang đá Bêlem chiêm ngắm Ngôi Hai giáng thế làm người “ Ngôi Lời làm người và ở giữa chúng ta “ ( Ga 1, 14 ).

Kính thưa cộng đoàn, đêm nay, đêm an bình, đêm hồng phúc, đêm đã biến cái rủi thành cái phúc,sự hận thù trở thành yêu thương, đêm đất trời se kết, đêm Con Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người gặp gỡ Đấng Cứu Thế :” Ngôi Lời là sự sáng đích thật, sáng soi mọi người “ ( Ga 1, 9).Con Thiên Chúa giáng sinh làm người, Ngài là EMMANUEN, Thiên Chúa-ở-với-con người. Đêm nay là đêm huyền diệu, chúng ta không chỉ mường tượng hay tưởng tượng theo óc phiêu lưu ký, nhưng là trở về Bêlem, trở về nơi Đức Giêsu Kitô, Con-Thiên-Chúa-làm-người đã đản sinh nơi cung lòng Đức trinh Nữ Maria bởi phép Chúa Thánh Thần. Trở về Bêlem với lòng tin sống động để chiêm ngưỡng Hài Đồng Giêsu như các mục đồng năm xưa. Vâng, các mục đồng đã nghe lời các Thiên sứ và đã vội vã, hối hả đi đến Bêlem và nơi đây, họ đã gặp Maria và Giuse cùng Hài nhi đặt trong máng cỏ. Đây là việc lạ lùng, kỳ diệu, các mục đồng vẫn nghe đâu đây lời ca hát của các Thiên thần :” Vinh quang Thiên Chúa trên trời cao thẳm và dưới đất bình an cho kẻ Người thương “ ( Lc 2, 14 ).

2.Hát. Trông đợi với vũ điệu nhẹ nhàng của các em thiếu nhi

3.Lời nguyện ( Chủ tế )

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, đầy lòng nhân từ yêu thương, trong đêm cực thánh này, chúng con tụ tập nơi đây để cảm tạ tri ân tình thương của Chúa vì muôn vàn ân phúc Chúa đã dổ xuống trên thế giới, trên quê hương đất nước, trên Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ, Giáo họ của chúng con, đặc biệt trong đêm thánh này, chúng con chuẩn bị cho năm “ Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa qui định năm 2014 dành riêng cho việc “Phúc-âm-hóa gia đình “. Xin cho đêm thánh này, đêm mà Thiên Chúa đã sai Con của Người là Đức Giêsu Kitô xuống trần gian để sống với, sống vì và sống cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người đễ cứu chuộc chúng con.Xin cho mỗi người chúng con, mỗi gia đình chúng con được mặc lấy tâm tình của Đức Trinh Nữ Maria, thánh cả Giuse và các mục đồng, để mau mắn, nhiệt thành đón Chúa và tôn thờ Con -Thiên –Chúa giáng sinh làm người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Đ. Amen.

II. LỜI CHÚA ( Hướng dẫn viên )

1.Lời Chúa trong sách ngôn sứ Isaia ( Is 7, 13-14 )

Isaia mới nói với Vua Akha :” Hỡi nhà Đavít, nghe đây ! Các ngươi làm phiền lòng thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền lòng cả Thiên Chúa nữa ? Vì vậy, chính Chúa sẽ cho các người một dấu chỉ : Này đây Trinh Nữ sẽ thụ thai, và sinh hạ con trai, đặt tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.

2.Suy niệm : Thiên Chúa yêu thương nhân loại, đến nỗi khi Tổ tông phạm tội, sa ngã, phản nghịch lại Ngài, đáng lẽ Thiên Chúa bỏ rơi con người. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã không bỏ mặc con người, Ngài yêu thương đến nỗi đã sai chính Con-Một-Của-Ngài, có cha có mẹ để sinh ra.Cha của Chúa Giêsu là thánh Giuse và Mẹ của Người là Đức Trinh Nữ Maria. Đây là cách thức giáng sinh của Chúa. Thiên Chúa không muốn cho Con-Của-Ngài từ trời xuống trần hay từ đất đi lên, làm thế có nghĩa xa rời nhân loại. chính vì thế, Thiên Chúa đã chọn cho Con-Của-Ngài một gia đình và như thế gia đình quả thực có một ý nghĩa cao vời, thiêng liêng. Ngài chọn gia đình cho Con-Của-Ngài là để nhân loại hiểu rằng gia đình là nền tảng của xã hội loài người, gia đình là nền tảng của Giáo Hội, gia đình là cái nôi yêu thương để cho con người được nuôi dưỡng và lớn lên. Do đó, gia đình có một ý nghĩa thật cao quý, bởi vì gia đình là trường học đầu tiên của con người, là nơi con người được được biết Chúa. Gia đình là nơi đào tạo đức tin cho con người.
Năm “ Phúc-Âm –hóa đời sống gia đình là năm khơi lại đức tin cho gia đình, là năm giúp gia đình khám phá lại những nét đẹp của gia đình mà chính Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích hôn phối.

3. Vũ điệu : Màn Đêm Lung Linh để nói lên đời sống đạo đức, thánh thiêng của gia đình ( các em thiếu nhi tay cầm bong bóng dưới ánh đèn mầu ca tụng đời sống gia đình ).

4.Tin Mừng Lc 2, 8-18 ( Chủ tế )

Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh Luca. Trong vùng ấy có mục đồng đóng ở ngoài trời và đêm khuya thức canh để giữ đàn cừu. Thiên thần Chúa bỗng hiện đến bên họ và vinh quang Chúa rạng ngời bao quanh họ, làm họ kinh khiếp hãi hùng.Nhưng Thiên thần nói với họ : “ Đừng sợ ! Này Ta đem tin mừng cho các ngươi về một niềm vui to tát, tức là niềm vui cho toàn dân : là hôm nay, đã sinh ra cho các ngươi vì Cứu Chúa, tức là Đức Kitô Chúa “, trong thành của Đavít. Và sự này làm dấu cho các ngươi : các ngươi sẽ gặp thấy một hài nhi mình vấn tã, đặt nằm trong máng cỏ “.
Và bỗng đâu đến hợp đoàn với Thiên thần, có đoàn lũ cơ binh trên trời ngợi khen Thiên Chúa rằng : “ Vinh quang Thiên Chúa trên trời cao thẳm và dưới đất bình an cho kẻ Người thương ! “.
Và khi các Thiên thần đã từ giã họ mà về trời, mục đồng bảo nhau :” Chúng ta hãy qua Bêlem mà xem điều đã xẩy ra, và Chúa đã khấng tỏ cho ta biết “. Họ hối hả đi đến và đã gặp Maria và Giuse cùng Hài nhi đặt trong máng cỏ. Thấy rồi, họ nói ra cho biết điều họ đã được phán dạy về Hài nhi. Và mọi người nghe đều kinh ngạc về các điều mục đồng đã thuật lại cho mình.

5.Ca đoàn hát : Đêm Thánh Vô Cùng ( Silent night )
Các em thiếu nhi vũ tưng bừng với bong bóng trên tay và nhộn nhịp vì Chúa đã Giáng sinh.


6.Suy niệm : ( Hướng dẫn viên )

Chúa Giêsu được sinh ra trong Hang đá máng cỏ tại Bê Lem, bởi vì Thiên Chúa đã chọn cho Con-Của-Ngài một Gia đình : có cha, có mẹ. Đức Giêsu đã sinh ra nơi Hang đá, một khung cảnh khó nghèo của đêm đông lạnh giá. Chúa chấp nhận kiếp làm người khó nghèo để cảm thông với đại đa số nhân loại đang sống trong sự khó nghèo. Gia đình thực là cái nôi của hòa bình, là trường học đầu tiên của tình yêu, của đức tin. Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2013 mời gọi mọi người Kitô hữu “ Tân Phúc Âm Hóa “. Đặc biệt Hội Thánh Việt Nam kêu gọi Dân Chúa thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm ( 2014-2016 ) :

-Năm 2014 : Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;
-Năm 2015 :Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;
-Năm 2016 :Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.

Thư Chung viết :” Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “ Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hóa “. Thư Chung Hậu Đại Hội dân Chúa 2010 cũng nhấn mạnh :” Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận “.

Lạy Hài Đồng Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết noi gương bắt chước Gia Đình Thánh :” Chúa Giêsu, Mẹ Maria vả Thánh Giuse “ để chúng con và mọi gia đình biết thắp sáng tình yêu của Chúa, và thông truyền đức tin cho mọi người.

7. Linh mục chủ tế và đoàn lễ sinh, ca đoàn rước Chúa Hài Đồng đặt trong máng cỏ. Mọi người hát :” Chúa Sinh Ra “ ( Hải Linh )

8. Thánh lễ Giáng Sinh năm 2013.
 
Đức Giêsu không phải kẻ trộm đến để lấy cắp
Lm. Jude Siciliano, OP
15:32 28/11/2013
Chúa Nhật I VỌNG - A-
Isaia 2: 1-5; T,vịnh 122; Rôma 13: 11-14; Mátthêu 24: 37-44

ĐỨC GIÊSU KHÔNG PHẢI KẺ TRỘM ĐẾN ĐỂ LẤY CẮP

Mùa Vọng đã đến. Hai tuần đầu của mùa Vọng không hướng đến lễ Giáng Sinh – chưa phải lúc này. Vì hai tuần đầu mùa Vọng, chúng ta suy nghĩ về những hoàn cảnh cá nhân, đất nước và thế giới. Quá nhiều người đang bị tổn thương và chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau của họ, nhưng chúng ta hãy cùng nhau ngồi quây quần trên vạt áo của ông già Noel để đưa ra những ước muốn của mình. Tất nhiên, đây chưa phải là lúc những thành viên trong gia đình và nhóm bạn bè chúng ta gặp cảnh khốn cùng. Thời gian này lại không phải các gia đình trong giáo xứ, nơi tôi đang rao giảng hiện nay, nằm trong giai đoạn chưa khôi phục sau cơn bão cát cách đây hơn một năm. Đây cũng không phải là lúc tôi cầm tờ báo lên đọc từng mục ở trang bìa, để rồi nhìn vào bức tranh những người Syria đang đói, hay những người Philippines bị bão lớn tàn phá.

Vào thứ Sáu, ngày 25 tháng 10, nhật báo New York Times đã đăng lên trang nhất một bản tin khiến tôi ớn lạnh và đau buồn. Ở đầu bài báo là một bức hình được chụp từ bên trong một lò bánh mì Damascus. Bức hình cho thấy một vài ổ bánh mì mỏng dính, vài công nhân đang chăm chú nhìn qua những cửa sổ nhỏ hẹp, và dân chúng đang nhìn vào kho dự trữ bánh mì ít ỏi. Trẻ em và các bậc cha mẹ thì nơm nớp lo âu không biết liệu mình có lấy được chút bánh mì nào từ những kho dự trữ đang cạn kiệt đó không.

Bài báo còn giải thích rõ ràng những chi tiết ác nghiệt hơn nữa: “Có đến năm triệu người Syria là những người tị nạn trong chính đất nước của họ, đang sống cảnh “làm ngày nào xào ngày ấy” trong những toà nhà bỏ không, trường học, nhà thờ Hồi giáo, công viên và những ngôi nhà chật hẹp của những người bà con thân thuộc”. Những người khác bị mắc kẹt trong khu xóm của họ do sự xung đột, họ sợ phải lìa bỏ gia đình. Các nguồn cung cấp y tế thì thiếu thốn. Thêm vào đó, cuộc nội chiến dai dẳng đã khiến cho hai triệu người Syria phải rời bỏ đất nước của họ. Khi mùa đông đến, những khó khăn đó càng trở nên tồi tệ hơn.

Chúng ta cần có mùa Vọng trước khi chúng ta lồng vào những bài hát mừng Giáng Sinh. Chúng ta cần sự thực tế mùa Vọng kiểm thảo lại; thế gian đang đau đớn, và quá nhiều người có tương lai trông mờ mịt. Sẽ đến lúc mọi người đứng chung quanh hang đá Giáng Sinh và chiêm ngắm Ngôi lời nhập thể, niềm hy vọng của chúng ta, nhưng chưa phải lúc này.

Ngôn sứ Isaia là sứ giả khai mở mùa Vọng cho chúng ta. Cho dù cảnh tượng tối tăm và tinh thần chúng ta mệt mỏi, vị ngôn sứ vẫn đi cùng chúng ta lên ngọn núi cao để chúng ta có thể nhìn thấy rõ về hiện tại và tương lai của mình.

Ngôn sứ Isaia sống trong thời buổi hỗn loạn, rất giống với mỗi người chúng ta. Đất nước Israel (vương quốc phía Bắc) đã rơi vào tay những người Syria, và chẳng bao lâu nữa, miền Giuđa cũng chung số phận. Dân chúng đã đánh mất lòng tin vào Thiên Chúa và quay trở lại khối liên minh cùng với các dân tộc khác. Lúc này, ngôn sứ Isaia ra sức thuyết phục họ rằng, Thiên Chúa chính là sự an toàn đích thực của họ. Hôm nay, chúng ta lắng nghe về niềm hy vọng và sự an toàn mà ngôn sứ Isaia muốn diễn tả cho dân được biết. Giêrusalem sẽ là trung tâm về sự chỉ dẫn của Thiên Chúa, và là nơi quy tụ tất cả các dân tộc. Sẽ không còn chiến tranh nữa, “họ cũng sẽ thôi học nghề chinh chiến”.

Có ai lại không muốn hoà bình? Hoà bình là điều chúng ta cầu nguyện cho chính mình, cho gia đình và thế giới. Chúng ta mong muốn hoà bình, nhưng chúng ta có tạo cho những lời nói và hành động của mình mang lại hoà bình hay không? Chúng ta có thể đọc sách ngôn sứ Isaia hôm nay như một lời cầu nguyện: Cầu xin Thiên Chúa tạo cho tâm hồn chúng ta thành những lời của vị ngôn sứ, ngõ hầu chúng ta có thể vứt bỏ mọi gươm đao và giáo mác đang mang vác trên người. Ngôn sứ Isaia kêu gọi chúng ta chú ý thay đổi tâm hồn và hiến thân cho một lối sống mới.

Chúng ta mong muốn mọi chiến tranh ngừng lại. Liệu chúng ta có nhận ra mùa Vọng này rằng, mình có thể góp phần trong việc xây dựng vương quốc thái bình mà ngôn sứ Isaia đã được thấy hay không? Cùng với thị kiến của mình, ngôn sứ Isaia còn thêm vào một lời hứa rằng, Thiên Chúa sẽ đồng hành và ở cùng chúng ta cho tới khi thị kiến ấy được hoàn trọn. “Nhà Giacóp hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường”.

Trong mùa Vọng, nhiều giáo xứ sẽ tháo dỡ tấm thảm xanh nơi cung thánh và những bức màn trang trí. Thay cho chủ đề lễ hội sẽ là một sự bố trí tựa như sa mạc – những hòn đá, cát, những nhánh cây không lá… Khi bước vào nhà thờ, người ta sẽ lập tức cảm thấy rằng mình đang ở trong một tâm trạng, hay một bầu khí đặc biệt dành cho mùa Vọng. Có điều gì đó đã kết thúc, nhưng cũng có điều gì đó đang bắt đầu. Lối đi được phát quang để gợi lại sự suy tư và tự vấn.

Tin Mừng đưa ra một thông điệp về sự cấp bách. Xin đừng trì hoãn những điều quý vị cần phải sửa đổi. Thời gian ít ỏi nên chúng ta phải hành động mau lẹ. Chúng ta không được để cho những tư tưởng yếu đuối lừa gạt – “Ăn uống, cưới vợ lấy chồng”. Những kiểu mẫu sống đó có thể nhanh chóng thay đổi, thậm chí tan rã. Liệu chúng ta có sẵn sàng cho những thay đổi đột ngột như thế hay không?

Đức Giêsu dùng một thí dụ khác thường để thức tỉnh chúng ta. Người tự ví mình đến với cuộc đời chúng ta như kẻ trộm đột nhập vào nhà. Quý vị có từng nghe thấy một âm thanh lạ dưới tầng hầm nhà quý vị, hay có ai đó đang lay mạnh vào quả đấm cửa phòng của quý vị hay chưa? Nếu quý vị đã đề phòng thì chẳng có chi phải sợ hãi. Còn nếu không, quá trễ rồi, kẻ xâm nhập có thể đã ở sẵn trong nhà!

Ai lại không thích một khuôn mẫu chuẩn mực trong cuộc sống của mình? Thức dậy cho con cái ăn sáng và đưa chúng đến trường; đi làm đúng giờ; khởi đầu một ngày làm việc hiệu quả; trở về nhà sau khi mua sắm; thức ăn nấu trên bếp lò, hay hâm nóng trong lò vi ba. Đức Giêsu căn dặn chúng ta không được để cho cả đời mình chìm vào cơn mộng du. Người sẽ can thiệp vào thời điểm thuận tiện và bất ngờ nhất.

Nhưng quý vị có tin rằng Người không phải là kẻ trộm đến để lấy cắp không? Thay vào đó, Người là kẻ xâm nhập đột ngột, không gây nguy hại, nhưng để giải thoát chúng ta khỏi chính mình. Quý vị có tin rằng Người phá bỏ tính tự mãn để thức tỉnh ta, giúp ta nhận ra mình cần thay đổi và rồi Người ở với ta, và cho ta có khả năng thực hiện những thay đổi quan trọng sẽ đem lại cho ta sự sống hay không?

Lời căn dặn của Đức Giêsu không chủ ý khiến chúng ta sợ hãi hay lo âu. Chúng ta không giống như một số người mong đợi Đức Giêsu trở lại vào một lúc nào đó, để rồi đi vào sa mạc hay tới một ngọn núi để ăn uống, cầu nguyện và hướng về tận cuối chân trời mà mong chờ Người. Thay vào đó, Đức Giêsu cho chúng thấy một thực tại mới, đó là sự xâm nhập vào vương quốc của Người.

Khi tỉnh mộng, Người sẽ cho chúng ta trở lại với cuộc sống thường ngày. Có thể chúng ta sẽ cảm thấy “vẫn như cũ”. Nhưng lúc bấy giờ chúng ta sẽ thấy rõ sự hiện diện của Người, và thấy rõ triển vọng của một thực tại mới: sự công chính và nền hoà bình đang ngự trị. Đó là điều Thiên Chúa mong muốn cho thế gian và cho chúng ta; chúng ta được mời gọi để giúp mang lại những niềm hy vọng trên. Tự ví mình như kẻ trộm, Đức Kitô đã đột nhập vào tâm hồn chúng ta, và nhờ đó, mọi thứ được biến đổi, biến đổi tất cả trở nên điều thiện hảo.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp



1st SUNDAY OF ADVENT - A-
Isaiah 2: 1-5; Psalm 122; Romans 13: 11-14; Matthew 24: 37-44

It is Advent. These first weeks of the season aren’t looking ahead to Christmas – not yet. For these first weeks we consider our personal, national and global situations. Too many people are hurting and we can’t close our eyes to their pain and collectively sit on Santa’s lap with our wish lists. Not when members of our family and circle of friends are distressed. Not when families in the parish, where I am currently preaching, still haven’t recovered from hurricane Sandy, over a year ago. Not when I pick up the newspaper and read the front page story and look at a picture of hungry Syrians or typhoon-devastated Filipinos.

On Friday, October 25, the New York Times had a front-page report that chills and saddens me. At the top of the article was a photo taken from the inside of a Damascus bakery. It showed a few loaves of flatbread, some workers and, peering in through the narrow windows, people looking at the scant supply of bread. Children and parents anxiously hoping to get some bread from the dwindling supplies.

The article spells out the grim details further. "Some 5 million Syrians are refugees in their own country, living hand-to-mouth in vacant buildings, schools, mosques, parks and the cramped homes of relatives." Others are trapped in their neighborhoods by the conflict, they are afraid to leave their homes. There is a shortage of medical supplies. In addition, the long civil war has caused 2 million Syrians to leave their country. As winter approaches things are only going to get worse.

We need Advent before we slip into Christmas carols. We need its reality check; the world is aching and too many people’s futures look grim. There will be time to stand around the crib and gaze at our hope-made-flesh – but not yet.

Isaiah is our herald opening the season for us. Despite the gloom and our weary spirits he walks us up a high mountain so we can get a good view of our present and future.

Isaiah lived in troubled times, much like our all. Israel (the northern kingdom) had fallen to the Syrians and, before long, it looked like Judah would too. The people lost confidence in God and turned to alliances with other nations. Isaiah tried to convince them that God was their true safety. Today we hear about the hope and security Isaiah offered the people. Jerusalem will be the focus of God’s instruction, and a gathering place for all peoples. There will be war no more, "nor shall they train for war again."

Who doesn’t want peace? It’s our prayer for ourselves, our families and our world. We want peace, but do we fashion our words and actions to bring about that peace? We might read Isaiah today as a prayer: asking God to fashion our hearts to the prophet’s words, so that we can put down whatever swords and spears we are carrying. Isaiah calls us to attention, a change of heart and a commitment to a new way of living.

We want wars to cease. Do we realize this Advent that we can play a part in building the peaceable kingdom Isaiah envisions? Along with his vision, Isaiah adds a promise, that God will accompany and stay with us until the vision comes to fulfillment. "O house of Jacob, let us walk in the light of the Lord."

For Advent many parishes will strip the sanctuaries of greenery and decorative hangings. Replacing the festive motif will be a desert-like setting – rocks, sand, leafless branches, etc. People entering church will sense immediately that we are in a different mood or atmosphere for Advent. Something has ended – something is beginning. The way is cleared to evoke reflection and self-examination.

The gospel has a message of urgency. Don’t put off the change and alterations you must make. Time is short and we must act quickly. We mustn’t be fooled into lackadaisical thinking – "eating and drinking, marrying and giving in marriage." Those life patterns can swiftly change, even fall apart. Are we ready for such sudden shifts?

Jesus uses an unusual example to wake us up. He likens his coming into our lives to a thief’s breaking into our homes. Have you ever heard a strange sound in your basement, or someone rattling the knob of your apartment door? If you have taken precautions you have nothing to fear. But if not, it’s too late, the intruder may already be in the house!

Who doesn’t like a regular pattern in our life? Getting up with time to feed the children their breakfast and get them ready for school; going to work on time; putting in a good day’s work; arriving home with the shopping done; food cooking on the stove, or heating in the microwave. Jesus warns us not to be lulled into sleepwalking through life. He will break in at the most inconvenient and surprising time.

But suppose he is not a thief who has come to take away? Instead, he is an unexpected intruder who comes, not to do harm, but to rescue us from ourselves. Suppose he breaks into our complacency to shake us awake, help us realize we need to change and then stays with us to bless us and enable us to make those important changes that will give us life?


Jesus’ warning isn’t meant to make us fearful and anxious. We are not like some people who expect Christ’s return at any moment and so go off to the desert, or a mountain to eat, pray and look to the distant horizon for him. Instead, Jesus gives us a vision of a new reality – the in-breaking of his kingdom.

Awakened by the vision, he would have us return to our daily lives. It may feel like the "same old, same old." But now we will see the over-familiar charged with his presence and the possibility of a new reality, one of justice and peace. It’s what God wants of the world and us; what we are called to help bring about. Christ, the thief, has broken in and everything is changed – for the good.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mười lý do mọi người Công Giáo nên đọc Niềm Vui Tin Mừng
Vũ Văn An
08:29 28/11/2013
Marcel Lejeune, trên http://marysaggies.blogspot.com.au/2013/11/10-reasons-every-catholic-should-read.html, nêu lên mười lý do khiến bất cứ người Công Giáo nào cũng nên đọc Niềm Vui Tin Mừng là tài liệu huấn quyền ông ưa thích hơn cả:

Thứ nhất, ngôn ngữ của Đức Phanxicô rất đơn giản và dễ hiểu, khiến người Công Giáo trung bình nào cũng đọc được và hiểu nó. Như câu này chẳng hạn đâu có chi là nặng nề?

“Nếu ta đã tiếp nhận thứ tình yêu phục hồi được ý nghĩa cho đời ta, làm sao ta lại không biết chia sẻ tình yêu ấy cho người khác?”

Thứ hai, Đức Giáo Hoàng rất tếu! Thật thế, quý vị thử thì biết.

“Họ (giáo dân) và các thừa tác viên thụ phong của họ cùng khổ vì các bài giảng: giáo dân khổ vì phải lắng nghe chúng còn giáo sĩ thì khổ vì phải giảng chúng!”

Thứ ba, ngài luôn tràn trề hy vọng và thách thức Giáo Hội sống và hành động với hy vọng:

“Một trong các cám dỗ trầm trọng hơn cả vốn làm tê liệt mọi mạnh dạn và hăng hái là chủ nghĩa đầu hàng; nó biến ta thành những người yếm thế, ưa càu nhàu và vỡ mộng, mặt mày cau có khó thương (sourpusses). Không một ai có thể lên đường ra trận trừ phi tin chắc ở chiến thắng trước mặt. Khởi diễn mà thiếu niềm tin, ta đã thua nửa cuộc chiến rồi và do đó, chôn vùi mọi tài năng của ta”.

Thứ bốn, Đức Phanxicô không muốn ta dừng lại ở hiện trạng, ngài muốn điều Chúa Giêsu muốn nơi ta: thánh thiện và truyền giáo.

“Ta phải nhìn nhận rằng nếu một phần những người đã chịu phép rửa của ta thiếu cảm thức thuộc về Giáo Hội, thì điều này cũng tại vì một số cơ cấu nào đó và bầu khí đôi lúc bất thân thiện của một số giáo xứ và cộng đoàn, hay tại cung cách bàn giấy khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống người ta, bất kể là đơn giản hay phức tạp. Tại nhiều nơi, phương thức bàn giấy đang trổi vượt hơn phương thức mục vụ, cả sự tập trung vào việc ban các bí tích nữa cũng đang tách biệt khỏi các hình thức phúc âm hóa khác”.

Thứ năm, ngài muốn hoạt náo mọi việc và không muốn ta làm một việc gì đó chỉ vì trong quá khứ nó đã được làm như thế:

“thừa tác mục vụ trong bí quyết truyền giáo tìm cách từ bỏ thái độ tự mãn, là thái độ nói rằng: ‘chúng tôi đã làm như thế rồi’. Tôi mời gọi mọi người hãy mạnh dạn và có óc sáng tạo trong trách vụ suy nghĩ lại các mục tiêu, các cơ cấu, cung cách và phương pháp phúc âm hóa trong các cộng đồng liên hệ của mình”.

Thứ sáu, Ngài nhìn nhận rằng một số cơ cấu và thực hành trong sinh hoạt Giáo Hội không giúp ích gì cho việc truyền bá Tin Mừng. Do đó, việc cải tổ nghiêm chỉnh những điều này rất có thể gay cấn nhưng thật cần thiết:

“Ta phải nhìn nhận rằng nếu một phần những người đã chịu phép rửa của ta thiếu cảm thức thuộc về Giáo Hội, thì điều này cũng tại vì một số cơ cấu nào đó và bầu khí đôi lúc bất than thiện của một số giáo xứ và cộng đoàn, hay tại cung cách bàn giấy khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống người ta, bất kể là đơn giản hay phức tạp. Tại nhiều nơi, phương thức bàn giấy đang trổi vượt hơn phương thức mục vụ, cả sự tập trung vào việc ban các bí tích nữa cũng đang tách biệt khỏi các hình thức phúc âm hóa khác”.

Thứ bẩy, ngài biết cách làm cho bạn hăng hái với công việc trước mắt!

“Các thách thức có đó để ta thắng vượt! Ta hãy là những người thực tiễn, nhưng không được đánh mất niềm vui, sự mạnh dạn và dấn thân đầy hy vọng của ta. Ta đừng để mình bị tước mất niềm hăng say truyền giáo!”

Thứ tám, ngài hiểu rằng sứ điệp cần bám vào những điều căn bản. Tin Mừng được Chúa Giêsu công bố không hề phức tạp và cả sứ điệp được Giáo Hội công bố cũng thế không bao giờ nên quên các điều căn bản:

“Trên môi miệng giáo lý viên, công bố đầu tiên phải là hô tới hô lui lời này: ‘Chúa Giêsu Kitô yêu thương bạn; Người hiến mạng sống Người để cứu rỗi bạn; và giờ đây, Người đang sống bên cạnh bạn mỗi ngày để soi sáng, củng cố và giải thoát bạn’”.

Thứ chín, đọc tông huấn này sẽ có ích cho bạn! Đây là một suy tư có tính hết sức bản thân về những điều quan trọng nhất; Đức Phanxicô mời gọi bạn hồi tâm!

“Chúa không làm thất vọng những ai tiếp nhận sự rủi ro này; bất cứ lúc nào ta dám bước một bước về phía Chúa Giêsu, ta đều khám phá ra: Người đã ở đó rồi, đang chờ đợi ta với đôi tay rộng mở. Nay là lúc ta nói với Người: ‘Lạy Chúa, con đã để mình bị lừa dối; con đã chạy trốn tình yêu của Chúa hàng trăm nghìn cách, ấy thế nhưng, này con đây, con có mặt lần nữa để đổi mới giao ước của con với Chúa. Con cần Chúa. Lạy Chúa, xin cứu vớt con một lần nữa, hãy ôm con một lần nữa trong vòng tay cứu chuộc của Chúa’. Tốt lành xiết bao được trở về với Người mỗi lần ta sa ngã!”

Thứ mười, ngài rao bán niềm vui, ai mà không muốn! Tin Mừng giả thiết phải là điều biến đổi ta và đem lại niềm vui cho ta, ngay cả lúc mọi việc đều khó khan. Đây là dấu chỉ dứt khoát một điều gì đó đã thay đổi đời ta!

“Niềm vui Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và đời sống tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Những ai tiếp nhận đề xuất cứu rỗi của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống rỗng và cô đơn nội tâm. Với Chúa Kitô, niềm vui luôn luôn trổ sinh như mới”.
 
Muốn Phúc Âm hóa thì phải đối phó với kẻ thù bên trong chúng ta
Bùi Hữu Thư
11:36 28/11/2013
VATICAN (CNS)

Khi viết tông huấn Evangelii Gaudium, Đức Thánh Cha không theo thông lệ là xử dụng bản sao do Thượng Hội Đồng Giám Mục cung cấp. Kết quả là một tông huấn với nội dung rõ ràng là của ngài, và tập trung vào những ưu tư đặc biệt của ngài. Một trong những khác biệt lớn nhất của "Evangelii Gaudium" với bản văn của Thượng Hội Đồng là sự kiện thượng hội đồng không chú trọng đến vấn đề trần thế hóa.

Đức Thánh Cha chỉ trích xã hội và nền văn hóa đương thời, nhất là các quốc gia giầu mạnh nhất, về việc họ “thờ tiền bạc” và có một “nền kinh tế đưa người nghèo ra ngoài lề và bất bình đẳng.” Nhưng ngài chỉ đề cập sơ qua về sự bất bao dung “quá lộ liễu và hời hợt” của những người không tin và nguy cơ của một tình trạng đa văn hóa bị bóp méo đối với tự do tôn giáo.

Ngược lại, Đức Thánh Cha Phanxicô chú trọng đến những thiếu sót của chính Giáo Hội. Ngài than phiền về tình trạng “quá tập trung tại Vatican”, mà ngài thấy là ngăn cản sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội. Ngài phàn nàn về những thành viên của các dòng tu đã tỏ ra “qúa ưu tư về sự tự do và thoải mái của chính cá nhân họ,” và về các linh mục “quá lo lắng cho việc bảo vệ thời gian họ được tự do xử dụng cho cá nhân của mình."

Đức Thánh Cha chỉ trích những người quá “chú ý đến nghi thức phụng vụ, học thuyết và uy thế của Giáo Hội, mà không lo rằng Phúc Âm có ảnh hưởng đích thực tới các tín hữu của Chúa và những nhu cầu thực tiễn của thời đại chúng ta." Ngài gán cho người Công Giáo là có một “não trạng kinh doanh, luôn bận rộn về việc điều hành, thống kê, thiết kế và lượng giá, và người thụ hưởng không phải là Dân Chúa mà là Giáo Hội như một cơ cấu." Và ngài tiếc rằng phụ nữ vẫn chưa được đóng những vai trò quan trọng trong việc lấy những quyết định trong Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng than phiền về sự phân hóa giữa các đẳng cấp, ngài viết: “Tôi luôn luôn buồn phiền khi khám phá rằng một số các cộng đồng Kitô, và ngay trong các người đã được thánh hiến, vẫn còn dung thứ những hình thức thù nghịch, chia rẽ, nói xấu, hạ nhục, trả thù, ghen tị và muốn áp đặt một số tư tưởng trên người khác bằng đủ mọi giá, và ngay cả việc đàn áp giống y như là chuyện săn phù thủy. Làm sao chúng ta có thể truyền giáo nếu đây là cách thức chúng ta xử sự?"

Đáng chú ý hơn cả là Đức Thánh Cha dành gần một phần mười tông huấn cho những đề nghị để cải tiến các bài giảng của các linh mục, theo ngài thì thường có vẻ là giảng luân lý, thiếu học thức, bố cục lộn xộn và dài giòng văn tự.

Những vấn đề này rất quan trọng, Đức Thánh Cha bầy tỏ là chúng ngăn cản các nỗ lực giúp cho cấu trúc của Giáo Hội “chú trọng nhiều hơn về sứ mệnh, khiến cho việc mục vụ tại mọi tầng lớp được cởi mở rộng rãi cho tất cả mọi người, và để thúc đẩy mọi tác viên mục vụ luôn có ước muốn tiến bước, và bằng cách này mới có thể đạt được một đáp ứng tích cực nơi tất cả mọi người mà Chúa Giêsu mời gọi kết bạn."

Do đó điều đáng ngạc nhiên là ngoại trừ việc nhắc đến “nỗi đau buồn và xấu hổ chúng ta cảm nhận về tội lỗi của một số thành viên của Giáo Hội chúng ta,” Đức Thánh Cha Phanxicô không đề cập đến sự kiện là đa số những người bên trong và bên ngoài Giáo Hội đã coi là thảm trạng to lớn nhất trong những năm vừa qua là: việc các linh mục lạm dụng tính dục các trẻ vị thành niên. Thảm trạng này không là một vấn đề truyền giáo. Nhưng như Đức Thánh Cha Benedict XVI viết cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan tháng Ba năm 2010, là sự thiếu sót của các lãnh đạo Giáo Hội trong việc ngăn ngừa và trừng phạt các linh mục lạm dụng tính dục đã “làm lu mờ ánh sáng Phúc Âm tới một mức độ tệ hại hơn là nhiều thế kỷ Giáo Hội bị đàn áp đã gây nên."

Trong thập niên vừa qua, các hội đồng giám mục tại nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã có những biện pháp để bảo vệ trẻ em khỏi bị đe dọa, và Vatican đã chỉ thị cho các giám mục khác trên thế giới cũng làm như vậy. Nhưng thể thức này vẫn còn lâu mới hoàn tất. Thực hiện điều này có lẽ sẽ là một ưu tiên đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, như một thành phần của chiến dịch cải tổ và thanh tẩy Giáo Hội tại mọi tầng lớp cho mục đích thiết yếu là sứ mệnh truyền giáo.
 
Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại liên tôn
Lm. Trần Đức Anh OP
11:41 28/11/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi thăng tiến đối thoại liên tôn trong tinh thần xây dựng, tôn trọng xác tín và căn tính tôn giáo của nhau.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-11-2013, dành cho 50 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, nhóm tại Vatican từ ngày 25 đến 28-11-2013 về đề tài ”Các thành phần của các truyền thống tôn giáo khác nhau trong xã hội dân sự”. Trong số các thành viên của hội đồng Tòa Thánh tham dự khóa họp này có Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên GM Phú Cường.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc lại điều ngài đã viết trong Tông Huấn ”Niềm Vui Phúc Âm” (Evangelii gaudium) mới công bố, theo đó ”một thái độ cởi mở trong sự thật và yêu thương phải là đặc tính của cuộc đối thoại với các tín đồ các tôn giáo không Kitô, tuy có những chướng ngại và khó khăn, đặc biệt là những trào lưu cực đoan trong cả hai phía” (250).

ĐTC minh xác rằng ”Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ căn tính của mình khi đi gặp người khác, và cũng không phải là chiều theo những thỏa hiệp về đức tin và luân lý Kitô. Trái lại ”sự cởi mở chân thực bao hàm sự giữ vững những xác tín sâu xa nhất của mình, với một căn tính rõ ràng và vui tươi” (ibid. 251), nhờ đó, biết cởi mở tìm hiểu những lý do của tha nhân, có khả năng có được những quan hệ tôn trọng lẫn nhau, với xác tín rằng cuộc gặp gỡ người khác biệt chúng ta có thể là cơ hội để tăng trưởng trong tình huynh đệ, được phong phú hơn và là dịp để làm chứng tá”.

ĐTC cũng khẳng định rằng ”đối thoại liên tôn và loan báo Tin Mừng là hai điều không loại trừ nhau nhưng nuôi dưỡng nhau. Chúng ta không áp đặt điều gì cả, chúng ta không sử dụng chiến lược tinh quái để thu hút tín đồ, nhưng chúng ta làm chứng trong niềm vui, với tinh thần đơn sơ, về những gì chúng ta tin và về thực tính của mình.”

ĐTC phê bình những cuộc gặp gỡ trong đó mỗi bên gạt qua một bên điều mình tin, giả vờ từ bỏ những gì là quý giá của mình. Một cuộc gặp gỡ như thế chắc chắn là không chân chính, và chỉ là một thứ tình huynh đệ giả dối.
Ngài nhấn mạnh rằng ”Trong tư cách là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải nỗ lực khắc phục sợ hãi, sẵn sàng đi bước đầu, không để cho mình nạn chí trước những khó khăn và hiểu lầm”.

Sau cùng ĐTC nói: ”Cuộc đối thoại xây dựng giữa những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau cũng giúp vượt thắng một thứ sợ hãi khác mà chúng ta thấy đang gia tăng trong những xã hội ngày càng bị tục hóa nặng nề hơn: đó là sự sợ hãi đối với các truyền thống tôn giáo khác và chính chiều kích tôn giáo nói chung. Tôn giáo bị coi như một cái gì vô ích, và thậm chí là nguy hiểm. Nhiều khi người ta đòi các tín hữu Kitô phải từ bỏ các xác tín tôn giáo và luân lý của họ trong khi thi hành nghề nghiệp. Nhiều người ngày nay nghĩ rằng chỉ có thể sống chung trong xã hội nếu mỗi người che đậy tôn giáo củamình, bước vào một không gian gọi là trung lập, không có tham chiếu nào đề siêu việt.”

ĐTC đặt câu hỏi: ”Cả trong trường hợp này, làm sao có thể kiến tạo những tương quan chân thực, xây dựng một xã hội thực sự là căn nhà chung, khi người ta bị buộc phải gạt bỏ điều mà mỗi người coi là phần thâm sâu nhất trong con người của họ? Không thể nghĩ tới một thứ tình huynh đệ ”trong phòng thí nghiệm” (SD 28-11-2013)
 
Tổng Lược Tông Huấn “Niềm Vui của Tin Mừng”
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:17 28/11/2013
Vatican, ngày 26 tháng 11 năm 2013 (VIS) - “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu”; đó là lời mở đầu của Tông Huấn “Evangelii Gaudium” mà trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày chủ đề về công bố Tin Mừng trong thế giới hiện đại, được rút ra từ, trong số các nguồn khác, sự đóng góp của việc làm của Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Vatican từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 10 năm 2012 về chủ đề “Tân Phúc Âm hóa để truyền thụ đức tin”. Văn bản mà Đức Thánh Cha trao cho một nhóm ba mươi sáu tín hữu sau Thánh Lễ bế mạc Năm Đức Tin hôm Chúa Nhật vừa qua là tài liệu chính thức đầu tiên của triều đại giáo hoàng của ngài, từ khi thông điệp “Lumen Fidei” được viết với sự hợp tác với đấng tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Đức Thánh Cha nói tiếp “Tôi muốn khuyến khích các tín hữu Kitô giáo, để mời họ vào một giai đoạn mới của việc truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui trong khi vạch ra những con đường mới cho cuộc hành trình của Hội Thánh trong những năm tới”. Đó là một lời mời gọi chân thành gửi đến tất cả những ai đã được rửa tội để đem tình yêu của Đức Kitô đến cho những người khác, “hãy thường trực ở trong tình trạng truyền giáo”, chinh phục “nguy cơ lớn trong thế giới ngày nay” là sự “tàn phá và đau khổ” gây ra bởi cá nhân chủ nghĩa.

Đức Thánh Cha mời gọi độc giả “phục hồi sự tươi mát ban đầu của Tin Mừng”, tìm “những con đường mới” và “những đường lối mới của óc sáng tạo”, mà không giam hãm Chúa Giêsu trong “những loại mô hình nhàm chán” của chúng ta. Có một nhu cầu cho một “chuyển hướng trong mục vụ và truyền giáo, mà không thể để sự thể như hiện nay”, và một “sự canh tân” những cơ cấu của Hội Thánh để chúng có thể “quy hướng về truyền giáo hơn”. Đức Thánh Cha cũng kể đến “một sự chuyển hướng của chức vụ giáo hoàng”, để làm cho tác vụ này “trung thành hơn với ý nghĩa mà Đức Chúa Giêsu Kitô muốn ban cho nó và với các nhu cầu hiện đại của việc Phúc Âm hóa”. Ngài nói ngài hy vọng rằng các Hội Đồng Giám Mục có thể đóng góp vào việc “thực hiện cụ thể tinh thần Giám Mục Đoàn” là điều “chưa được thực hiện cách đầy đủ”. Một sự “phân quyền lành mạnh” là điều cần thiết. Trong việc cánh tân này, Hội Thánh không nên sợ phải xét lại “một số tục lệ không liên hệ trực tiếp với trọng tâm của Tin Mừng, ngay cả một số trong những tục lệ ấy có nguồn gốc lịch sử sâu xa”.

Một dấu hiệu của sự cởi mở của Thiên Chúa là “cánh cửa nhà thờ của chúng ta lúc nào cũng phải rộng mở” để những người tìm kiếm Thiên Chúa “sẽ không tìm thấy một cánh cửa đóng kín”; “cũng không nên đóng các cánh cửa Bí Tích đơn thuần vì bất cứ lý do nào”. Bí Tích Thánh Thể “không phải là một giải thưởng cho những người hoàn hảo nhưng một liều thuốc mạnh và lương thực cho người yếu đuối”. Những xác tín này có những hậu quả mục vụ mà chúng ta được mời gọi để xem xét với sự thận trọng và táo bạo”. Ngài lặp đi lặp lại rằng ngài thích “một Hội Thánh bị bầm tím, bị tổn thương và nhơ bẩn vì ra ngoài các đường phố, hơn là một Hội Thánh... chỉ quan tâm đến việc nằm ở trung tâm và cuối cùng bị vướng vào một mạng lưới của những cố chấp và thủ tục. Nếu có một điều gì làm cho chúng ta lo âu một cách chính đáng... đó là một thực tại rằng nhiều người trong anh chị em của chúng ta đang sống mà không có... tình bằng hữu của Đức Chúa Giêsu Kitô”.

Đức Tháhn Cha vạch ra rằng “những cám dỗ ảnh hưởng đến những người làm mục vụ” là “chủ nghĩa cá nhân, một cuộc khủng hoảng về căn tính và làm cho lòng nhiệt thành bị nguội đi”. Mối đe dọa lớn nhất là “chủ nghĩa thực dụng màu xám của cuộc sống hàng ngày của Hội Thánh, trong đó tất cả có vẻ tiến hành bình thường, mà trên thực tế đức tin đang bị mệt mỏi”. Ngài cảnh báo chống lại “tinh thần chủ bại”, thôi thúc các Kitô hữu trở thành những dấu chỉ của niềm hy vọng, mang lại một “cuộc cách mạng của dịu hiền”. Cần phải tìm cách loại bỏ “hạnh phúc tâm linh... bị tách ra khỏi trách nhiệm đối với anh chị em của mình” và đánh bại “tinh thần thế tục” bao gồm “việc tìm kiếm vinh quang và hạnh phúc của con người mà không phải vinh quang của Chúa”. Đức Thánh Cha nói về nhiều người “cảm thấy trổi vượt hơn những người khác” vì “ họ còn khăng khăng trung thành với một kiểu Công Giáo riêng biệt trong quá khứ”, theo đó “thay vì rao giảng Tin Mừng, người ta phân tích và xếp loại những người khác” và những người có “một bận tâm phô trương về phụng vụ, về học thuyết và uy tín của Hội Thánh, mà không một chút quan tâm đến việc Tin Mừng có tác động thực sự” đến nhu cầu của dân chúng hay không. Đây là “một sự hủ hóa vĩ đại ngụy trang như một điều tốt lành.... Xin Thiên Chúa cứu chúng ta khỏi một Hội Thánh thế tục với tinh thần bề ngoài và những cạm bẫy mục vụ!”

Ngài kêu gọi các cộng đồng Hội Thánh đừng rơi vào tình trạng ghen ghét và ganh tỵ: “Có bao nhiêu cuộc chiến tranh diễn ra giữa dân của Thiên Chúa và trong những cộng đồng khác nhau của chúng ta!”. “Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai nếu đây là cách chúng ta hành động?” Ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cổ võ cho sự phát triển trách nhiệm của giáo dân, là những người thường không được tham gia “vào việc đưa ra những quyết định” vì “một chế độ giáo sĩ trị quá đáng”. Ngài nói thêm rằng có một nhu cầu cho “những cơ hội còn rộng lớn hơn cho sự hiện diện sâu sắc hơn của phụ nữ trong Hội Thánh”, đặc biệt “trong những khung cảnh khác nhau mà ở đó những quyết định quan trọng được đưa ra”. “Những đòi hỏi rằng quyền lợi chính đáng của phụ nữ phải được tôn trọng... không được thể nhẹ nhàng tránh né”. Những người trẻ phải “đóng vai trò lãnh đạo quan trọng hơn”. Đối với tình trạng khan hiếm ơn gọi ở nhiều nơi, ngài nhấn mạnh rằng “các chủng viện không thể chấp nhận các ứng viên dựa trên bất kỳ động lực nào”.

Đối với chủ đề hội nhập văn hóa, ngài nhận xét rằng “Kitô giáo không chỉ đơn thuần là một cách diễn tả văn hóa” và rằng khuôn mặt của Hội Thánh là khuôn mặt “đa dạng”. “Chúng ta không thể đòi hỏi dân chúng của tất cả các châu lục, trong việc diễn tả đức tin Kitô giáo của họ, phải bắt chước cách diễn tả mà các nước châu Âu khai triển ở một thời điểm nhất định trong lịch sử của họ”. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “việc đạo đức phổ thông cơ bản... là một sức mạnh tích cực của việc truyền giáo” và khuyến khích việc nghiên cứu của các nhà thần học, nhưng nhắc nhở họ rằng “Hội Thánh và thần học hiện hữu để rao giảng Tin Mừng” và thôi thúc họ đừng “mãn nguyện với một nền thần học bàn giấy”.

Ngài tập trung “hơi tỉ mỉ vào bài giảng”, vì “có nhiều quan tâm về tác vụ quan trọng này mà chúng ta không thể đơn thuần bỏ qua”. Bài giảng “cần phải ngắn gọn và không giống hình thức của một bài diễn văn hoặc một bài thuyết trình”, phải là một “sự truyền thông giữa hai tâm hồn” và tránh giảng “thuần túy về luân lý hay giáo điều”. Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuẩn bị: “một nhà thuyết giảng không chuẩn bị thì không phải là người 'có đời sống tâm linh’, người ấy bất lương và vô trách nhiệm”. Bài giảng phải luôn luôn tích cực để luôn “đem lại hy vọng” và “không để chúng ta bị mắc kẹt trong sự tiêu cực”. Phương pháp loan báo Tin Mừng cần phải có đặc điểm tích cực: “có thể đến gần được, sẵn sàng đối thoại, kiên nhẫn, ấm áp và chào đón mà không xét đoán”.

Trong tương quan với những thách đố của thế giới hiện đại, Đức Thánh Cha lên án hệ thống kinh tế hiện nay là “bất công tận gốc”. “Một nền kinh tế như thế giết chết” vì luật “ai thích hợp nhất thì sống sót” đang chiếm ưu thế. Văn hóa hiện tại của việc “có thể bị bỏ đi” đã tạo ra “một điều gì mới” là “những người bị loại ra không phải là 'những người bị khai thác' nhưng là những người bị ruồng bỏ, là đồ thừa”. “Như thế vừa phát sinh một chế độ chuyên chế, vô hình và thường tiềm ẩn”, một “sự tự động của thị trường”, trong đó “việc đầu cơ tài chính” và “tham nhũng tràn lan” và “việc trốn thuế vì ích kỷ cai trị”. Ngài cũng lên án “cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo” và “cuộc bách hại mới chống lại các Kitô hữu.... Ở nhiều nơi, là vấn đề lan tràn của sự thờ ơ và thuyết tương đối”. Đức Thánh Cha tiếp tục rằng gia đình “đang trải qua một cuộc khủng hoảng văn hóa trầm trọng”. Khi nhắc đến những đóng góp không thể thiếu được của hôn nhân đối với xã hội, ngài nhấn mạnh rằng “ cá nhân chủ nghĩa của thời đại hậu hiện đại và toàn cầu hóa của chúng ta cổ võ một lối sống... bóp méo mối liên hệ gia đình”.

Ngài lại nhấn mạnh đến “mối dây liên hệ sâu đặm giữa việc truyền giáo và thăng tiến con người” và quyền của các mục tử “để đưa ra những ý kiến về tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc sống con người”. “Không ai có thể đòi buộc tôn giáo phải rút lui vào nơi thiêng liêng bên trong của đời sống cá nhân, mà không có quyền đóng góp ý kiến về những biến cố có ảnh hưởng đến xã hội”. Ngài trích lời ĐTC Gioan Phaolô II, khi nói rằng Hội Thánh “không thể và không được tiếp tục đứng ngoài lề cuộc đấu tranh cho công lý”. “Đối với Hội Thánh, việc chăm lo cho người nghèo chủ yếu là một loại thần học” chứ không phải là một loại xã hội học. “Đó là lý do tại sao tôi muốn có một Hội Thánh nghèo và cho người nghèo. Họ có nhiều điều để dạy chúng ta”. “Bao lâu mà những vấn đề về người nghèo không được giải quyết cách triệt để... thì sẽ không tìm thấy giải pháp nào cho những vấn đề của thế giới này”. Ngài khẳng định rằng “Chính trị, mặc dù thường bị miệt thị, vẫn là một ơn gọi cao cả và một trong những hình thức cao nhất của việc bác ái”. Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta thêm các chính trị gia thực sự biết lo lắng cho... đời sống của những người nghèo!” Ngài thêm một lời khuyên: “Bất kỳ cộng đồng Hội Thánh nào”, nếu tin rằng nó có thể quên người nghèo, thì sẽ có nguy cơ “bị xụp đổ”.

Đức Thánh Cha kêu gọi người ta chăm sóc cho các thành viên yếu đuối nhất của xã hội: “những người vô gia cư, nghiện ngập, tị nạn, thổ dân, những người già cả đang ngày càng bị cô lập và bị bỏ rơi” và những người di cư, mà đối với họ Đức Thánh Cha khuyên rằng chúng ta phải có “một tinh thần cởi mở đại lượng”. Ngài nói về những nạn nhân của nạn buôn người và các hình thức mới của chế độ nô lệ: “Mạng lưới tội ác khét tiếng hiện nay cũng được thành lập ở các thành phố của chúng ta, và nhiều người có những bàn tay bị dính máu là kết quả của sự đồng lõa qua việc không quan tâm và im lặng của họ”. “Nghèo gấp đôi là những phụ nữ đang chịu đựng hoàn cảnh bị loại trừ, ngược đãi và bạo lực”. “Trong số những người yếu thế mà Hội Thánh muốn chăm sóc bằng tình yêu và quan tâm đặc biệt là những trẻ em chưa sinh ra, những người không có chút khả năng tự vệ và vô tội nhất giữa chúng ta. Ngày nay có những nỗ lực được thực hiện để khước từ nhân phẩm của các em”. “Đừng mong Hội Thánh thay đổi lập trường của mình về vấn đề này.... Hội Thánh không “cấp tiến” để cố gắng giải quyết những vấn đề bằng cách loại bỏ một mạng sống của con người”. Đức Thánh Cha đưa ra một lời kêu gọi tôn trọng mọi tạo vật: chúng ta “được mời gọi để chăm sóc và bảo vệ thế giới mong manh mà chúng ta đang sống”.

Đối với chủ đề của hòa bình, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “phải nói lên một tiếng nói ngôn sứ” chống lại các nỗ lực hòa giải giả tạo để “im lặng hoặc xoa dịu” những người nghèo, trong khi những người khác “từ chối từ bỏ đặc quyền của họ”. Để xây dựng một xã hội “trong hòa bình, công lý và tình huynh đệ”, ngài đưa ra bốn nguyên tắc: “Thời gian lớn hơn không gian” có nghĩa là làm việc “chậm nhưng chắc chắn, không bị ám ảnh với kết quả ngay lập tức”. “Hiệp nhất phải trên xung đột” có nghĩa là “một sự hiệp nhất ban sự sống và đa dạng”. “Thực tại quan trọng hơn những ý tưởng nghĩa là tránh né giảm chính trị hay đức tin xuống thành thuật hùng biện”. “Toàn thể lớn hơn từng phần” nghĩa là đem “sự toàn cầu hóa và địa phương hóa” lại với nhau.

Đức Thánh Cha tiếp tục, “Việc Phúc âm hóa cũng liên quan đến con đường đối thoại”, là điều mở Hội Thánh ra để hợp tác với tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, tôn giáo và văn hóa. Đại kết là “một con đường không thể thiếu để rao giảng Tin Mừng”. Phong phú hóa lẫn nhau là điều quan trọng: “chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ nhau!”, chẳng hạn “trong cuộc đối thoại với anh chị em Chính Thống của chúng ta, chúng ta, người Công Giáo có cơ hội để tìm hiểu thêm về ý nghĩa của Giám Mục Đoàn và kinh nghiệm của họ về Thượng Hội Đồng Giám Mục”; “cuộc đối thoại và tình bằng hữu với con cái Israel là một phần của cuộc sống của các môn đệ của Chúa Giêsu”; “đối thoại liên tôn”, là điều phải được thực hiện “một cách rõ ràng và vui vẻ trong bản sắc riêng của mình”, là “điều kiện cần thiết cho hòa bình trên thế giới” và không làm lu mờ việc rao giảng Tin Mừng; trong thời đại chúng ta, “mối quan hệ của chúng ta với những người theo Hồi Giáo có một tầm quan trọng vĩ đại”. Đức Giáo Hoàng “khiêm tốn” xin các quốc gia theo truyền thống Hồi Giáo đảm bảo sự tự do tôn giáo cho các Kitô hữu, cũng “trong ánh sáng tự do mà những người Hồi Giáo vui hưởng ở các quốc gia phương Tây!”. “Đối diện với những cảnh rối loạn về bạo lực do chủ nghĩa cơ bản gây ra”, ngài thúc giục chúng ta “tránh hận thù một cách tổng quát, vì Hồi Giáo chân chính và bài đọc của kinh Koran chống lại mọi hình thức của bạo lực”. Và chống lại nỗ lực tôn giáo tư nhân trong một số hoàn cảnh, ngài khẳng định rằng “Việc tôn trọng vì sự bất khả tri hay vì một thiểu số những kẻ không tin, không được độc đoán áp đặt một cách nào đó để im lặng những xác tín của đa số những người tin, hoặc bỏ qua sự phong phú của truyền thống tôn giáo”. Rồi ngài lặp đi lặp lại tầm quan trọng của việc đối thoại và liên minh giữa các tín hữu và người không tin.

Chương cuối cùng được dành cho “những người rao giảng Tin Mừng đầy thần khí”, họ là những người “mở lòng ra cho tác động của Chúa Thánh Thần một cách không sợ hãi” và những người có “can đảm để công bố tính mới mẻ của Tin Mừng với sự táo bạo (parrhesía) ở mọi nơi và mọi lúc, ngay cả khi bị chống đối”. Đây là những “nhà truyền giáo cầu nguyện và làm việc”, trong sự hiểu biết rằng “truyền giáo cùng một lúc là một nhiệt tình đối với Chúa Giêsu và nhiệt tình đối với dân của Người” : “ Chúa Giêsu muốn chúng ta chạm đến sự đau khổ của con người, chạm vào da thịt đau khổ của tha nhân”. Ngài giải thích rằng “Trong việc giao dịch của chúng ta với thế giới, chúng ta được dạy là hãy đưa ra lý do của niềm hy vọng của mình, nhưng không như một kẻ thù phê phán và lên án”. “Chỉ có những người cảm thấy hạnh phúc khi tìm kiếm những điều tốt lành của người khác, khi mong muốn hạnh phúc cho họ, mới có thể là một nhà truyền giáo”, “nếu tôi có thể giúp đỡ ít nhất một người có một cuộc sống tốt hơn, điều ấy đã biện minh cho việc hy sinh cuộc đời của tôi”. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta đừng nản lòng trước những thất bại hay không mấy kết quả, vì “việc sinh hoa kết quả thường vô hình, khó nắm bắt và đo lường”; chúng ta phải biết “chỉ quyết tâm dấn thân của mình là điều cần thiết”. Tông Huấn kết thúc bằng một lời cầu nguyện với Đức Mẹ Maria, “Mẹ của Phúc Âm hóa”. “Có một kiểu Maria cho việc truyền giáo của Hội Thánh. Mỗi khi chúng ta nhìn lên Đức Mẹ Maria, chúng ta một lần nữa lại tin vào bản chất cách mạng của tình yêu và sự dịu hiền”.

• Tải Tông Huấn “ Evangelii Gaudium “ trên trang web Vatican:

http://www.vatican.va/holy_father/francesco/apost_exhortations/documents/papa-francesco_esortazione-ap_20131124_evangelii-gaudium_en.html

• Tải phiên bản PDF, cũng từ trang web Vatican:

http://www.vatican.va/holy_father/francesco/apost_exhortations/documents/papa-francesco_esortazione-ap_20131124_evangelii-gaudium_en.pdf

http://giaoly.org/vn
 
Mười lý do mọi người Công Giáo nên đọc Niềm Vui Tin Mừng
Vũ Van An
17:20 28/11/2013
Tại Công Đồng

Kể từ thời Trung Cổ, người ta không thể quan niệm được một công đồng mà lại không có sự tham dự của các nhà thần học, những người hành xử như cố vấn cho các giám mục. Vatican II cũng thế. Tuy nhiên, việc các chuyên viên cá nhân khuôn định đường hướng của Công Đồng chính xác ra sao, họ ảnh hưởng thế nào đối với ý kiến các giám mục và nhất là đối với nội dung các văn kiện sau cùng là điều không dễ xác định. Ở đây, sử gia buộc phải dựa hoàn toàn vào các tường thuật của chính các chuyên viên hay của các cá nhân khác có mặt tại Công Đồng. Trong trường hợp Rahner, các phân tích của Karl Heinz Neufeld, Günther Wassilowsky và Herbert Vorgrimmler cung cấp cho ta nhiều cái nhìn thấu suốt về các hoạt động của ngài không những tại Công Đồng mà còn trong giai đoạn chuẩn bị nó cũng như trong lúc Công Đồng không nhóm họp.

Về phần Ratzinger, các đóng góp đặc thù của ngài cho Công Đồng còn đợi những nghiên cứu chi tiết hơn, nhưng một số vẫn có thể được tái dựng nhờ các trước tác của chính ngài cũng như các nguồn đệ nhị đẳng về Công Đồng. Ở đây, chúng ta chủ yếu tập chú vào (a) sự can dự của Rahner và Ratzinger vào các công trình của Công Đồng về mối tương quan giữa Giáo Hội và thế giới, và (b) sự tương tác thực tế giữa họ với nhau tại các nhóm làm việc hay trong lúc Công Đồng không nhóm họp. Bất chấp các khó khăn trước đó với giáo triều và việc Đức HY Ottaviani miễn cưỡng tiếp nhận ngài, Karl Rahner vẫn đã trở thành một thành viên của Ủy Ban Thần Học và can dự một cách tích cực và có ý nghĩa vào việc chuẩn bị các văn kiện Lumen Gentium, Dei Verbum, Gaudium et Spes, và Perfectae Caritatis .

Nhưng ảnh hưởng của ngài vượt quá Ủy Ban Thần Học. Ngài thực hiện nhiều buổi diễn giảng và thường tham dự các cuộc đối thoại với các nhà thần học và giám mục của nhiều ủy ban khác.

Chắc chắn, việc trên không thể có được, nếu không có mối liên hệ thân hữu giữa các giám mục và các chuyên viên, một mối liên hệ đã có ngay từ những ngày đầu. Chính cha cho hay: “Có lẽ người ta sẽ bảo nếu, không những tôi, mà một số nhà thần học không có được sự hiểu biết thân ái với các giám mục ngay từ buổi đầu của Công Đồng, thì Công Đồng hẳn đã đi theo một đường hướng hoàn toàn khác với đường hướng nó đã chọn”.

Nhưng ngoài liên hệ tốt đẹp giữa các giám mục và các chuyên viên ra, cũng còn yếu tố rất thực tiễn đối với mối liên hệ này. Số giám mục thách thức các sơ đồ do ủy ban chuẩn bị soạn thảo muốn có những bản văn thay thế cũng như các lời phê bình vững chắc về thần học đối với các sơ đồ này. Thành thử nhiều chuyên viên rút cục đã phải soạn thảo các bản văn thay thế để trình cho các nghị phụ. Việc làm của Rahner đối với Lumen Gentium bao gồm cả công việc tại ủy ban thần học lẫn các buổi đàm đạo với các giám mục, các buổi diễn thuyết, các phát biểu viết cho Đức HY König để ngài trình bày tại Phòng Công Đồng (aula).

Khi đã thuyết phục được các giám mục Đức và Áo tin rằng sơ đồ Depositum Fidei có vấn đề, ngài bèn lập tức bắt đầu cùng Ratzinger chuẩn bị cách đáp ứng. Rahner thường không tới phòng họp khoáng đại, vì ngài cho các thảo luận ở đấy, trong căn bản, chỉ mất thì giờ. Thay vào đó, ngài bắt tay vào sơ đồ. Về sự hợp tác với Ratzinger này, Rahner có viết trong sổ tay của mình như sau: “tôi rất ăn ý với Ratzinger. Và ngài có tiếng tăm tốt với (Đức HY) Frings”.

Xét chung, việc can dự của Rahner chủ yếu thuộc lãnh vực Giáo Hội học. Ngài tham dự tích cực vào việc lên khuôn cho sơ đồ De Ecclesia, cố gắng bao gồm vấn đề chức phó tế vào sơ đồ Giáo Hội, vận động để Thánh Mẫu Học được lồng vào văn kiện về Giáo Hội học của Công Đồng, cổ vũ tính hợp đoàn và ủng hộ nền thần học về các Giáo Hội địa phương. Từ tháng Chín năm 1963 trở đi, sự can dự của Rahner chủ yếu vẫn thuộc lãnh vực Giáo Hội học. Ngài tham dự việc soạn thảo sơ đồ XIII, sau này được biết dưới tên Gaudium et Spes .

Theo Đức HY König, Rahner đặc biệt lưu ý đến việc khai triển Lumen Gentium, nhưng Yves Congar nhớ rằng ảnh hưởng của ngài đối với Gaudium et Spes cũng không kém phần quan trọng. Sơ đồ này được đề xuất và chịu ảnh hưởng của đội tiền phong trong nền thần học Pháp. Rahner cố gắng làm dịu nền nhân học hơi quá lạc quan này bằng ngữ cảnh nền thần học thánh giá.

Tuy thế, nền thần học của ngài vẫn là nền thần học nhập thế và tập chú vào quan tâm mục vụ đối với con người nhân bản hiện đại trong thế giới. Giống Rahner, Ratzinger không đơn giản chỉ là một trong khá nhiều chuyên viên chỉ biết thầm lặng làm việc cho các giám mục liên hệ của mình mà thôi. Suốt thời Công Đồng, ngài thực hiện nhiều buổi diễn thuyết về các đề tài có liên quan với Rôma cũng như Đức khi Công Đồng không nhóm họp. Ngài tổ chức các buổi thuyết trình cho các nghị phụ và cho công bố một loạt nhận định nổi iếng về Công Đồng. Như John Allen từng viết: “Dù Ratzinger không lên tiếng tại phòng khoáng đại, ngài vẫn là khuôn mặt công cộng bằng mọi cách khác”.

Như trên đã thấy, sự can dự của ngài cũng bao gồm việc làm đối với các văn kiện, như văn kiện thay thế cho văn kiện về mạc khải, một văn kiện ngài soạn thảo với Rahner. Ngày 25 tháng Mười năm 1962, Đức HY Frings gặp các Đức HY Alfrink, Suenens, Liénart, Döpfner, Siri, và Montini, và yêu cầu Ratzinger trình bày với các ngài các gợi ý của hội đồng giám mục nói tiếng Đức.

Nói chung, phản ứng khá tích cực, và lúc đó, hẳn Ratzinger đã gây được ấn tượng sâu sắc nơi các nghị phụ, nhất là Đức HY Montini, người sau này, trong tư cách Đức Phaolô VI, đã cử Ratzinger làm Tổng Giám Mục Munich và cuối cùng nâng ngài lên hàng Hồng Y. Trong khi ấy, Ratzinger cũng lưu tâm không kém tới các vấn đề mục vụ như Rahner. Ngài thực sự quan tâm đến con người, nhưng lưu ý chính của ngài không phải là làm cách nào đem Giáo Hội lại gần thế giới hơn mà đúng hơn là làm cách nào khiến thế giới can dự vào sứ điệp Kitô Giáo. Nên không lạ gì trong các văn kiện của Vatican II, Dei Verbum là văn kiện trực tiếp chịu ảnh hưởng của Ratzinger hơn cả.

Sau Công Đồng

Điều làm ta khó đo lường được tác dụng của Công Đồng đối với đời sống Giáo Hội không những chỉ là tính mơ hồ của các văn kiện và các cách khác nhau trong việc thực thi nội dung của chúng, mà còn vì khối lượng khổng lồ các văn bản, các buổi diễn thuyết, các cuộc đàm đạo và thư từ không được bao gồm trong các văn kiện cuối cùng. Như Rahner có lần nói về công đồng: “Nó như việc sản xuất chất radium. Người ta phải làm việc với cả tấn quặng mới sản xuất ra được 0.14 gram radium. Tuy nhiên, vẫn rất đáng công”.

Chịu khó lục lọi qua hàng tấn chất quặng này, tức các câu truyện và khai triển bản thân của các nhà tư tưởng chính của Công Đồng, ta mau chóng thấy rằng cách này hay cách khác, Công Đồng quả đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với tất cả các nhân vật này. Bất kể họ tới Rôma với ý nghĩ nào, hầu như ai trong số họ cũng đều đã biến đổi quan điểm của mình qua suốt 4 năm của Công Đồng, nhờ rất nhiều cuộc thảo luận và trao đổi. Có thể nói: Công Đồng đã đánh dấu một cuộc hồi tâm nơi phần đông, nếu không muốn nói là tất cả, những người tham dự nó, trong đó có Ratzinger và Rahner. Cả hai đều nhiều lần nói tới trải nghiệm của họ tại Công Đồng và về ý nghĩa của nó đối với chính họ và đối với Giáo Hội nói chung. Khi các thành quả của Vatican II dần dần được thực thi và khi thế giới sống qua những thời khắc xáo trộn, các lượng giá của họ không hẳn về chính Công Đồng, mà về tình trạng Giáo Hội ngày nay đã có những khuôn hình khác hẳn. Chỉ 3 năm sau khi Vatican II kết thúc, sự dị biệt này đã trở thành rõ rệt. Thử hỏi việc gì đã xẩy ra? Muốn trả lời, thiển nghĩ, ta nên đặt câu hỏi vào ngữ cảnh lịch sử.

Cả hai nhà thần học này đều là người Đức, sống trong một bối cảnh xã hội đặc thù, được trang bị với những phương thế lượng giá hoàn cảnh và đáp ứng nó do văn hóa lên khuôn, và do đó, điều chủ yếu là phải làm sáng tỏ hoàn cảnh đặc thù của họ mới hòng giải thích được các kết luận của họ. Tại Đức cũng như tại những nơi khác ở tây bán cầu, các năm sau Vatican II là các năm được đánh dấu bằng nhiều bất ổn xã hội. Nhưng không giống ở Hoa Kỳ, nơi sinh viên chĩa mũi dùi tức giận của họ trước nhất vào việc chống lại cuộc chiến tranh mau chóng leo thang tại Đông Nam Á, các sinh viên Đức đối diện với một vấn đề khác hẳn, thuộc lịch sử gần đó của Đức. Thực vậy, sau Thế Chiến II, rất nhiều người trước đây từng giữ các chức vụ quan trọng trong chế độ cai trị tàn bạo của Hitler nay lại một lần nữa len lỏi vào bộ máy chính quyền, nắm giữ các chức vụ quan trọng không kém, như viện trưởng đại học chẳng hạn.

Trước hoàn cảnh ấy, phong trào sinh viên được đà và mau chóng mang hình thức bạo động. Một phần cũng vì ngày 2 tháng Sáu, 1967, trong một cuộc biểu tình chống quốc vương Ba Tư đến thăm Bá Linh, Benno Ohnesorg, 26 tuổi, đã bị một cảnh sát viên bắn chết. Từ đó, các cuộc biểu tình gần như xẩy ra hàng ngày; các sinh viên tẩy chay lớp học, chiếm giữ các giảng đường khiến việc giảng dạy hoàn toàn ngưng trệ. Đối với các giáo sư vốn được sinh viên trọng kính, tình thế này hoàn toàn không có tiền lệ và thật là khó xử. Một số tham gia thảo luận, cố gắng trình bày quan điểm chống lại các sinh viên biểu tình, một số khác tỏ ý ủng hộ nội dung biểu tình nhưng không nhất thiết ủng hộ phương thế thực hiện. Cuộc xáo trộn này ảnh hưởng đến cả phân khoa thần học tại đại học Tübingen, nơi Ratzinger giảng dạy lúc ấy. Herman Häring, một cựu sinh viên tại Tübingen, mô tả tình thế lúc ấy như là mau chóng dẫn tới phân hóa.

Trong một bài báo gần đây, Ronald Modras cho rằng không nên lẫn lộn “cuộc bất ổn của sinh viên” tại Tübingen với cảnh bạo động từng xẩy ra ở Paris và Chicago cùng một năm. Còn các sinh viên dự các lớp của Ratzinger thì không giống chút nào với những người theo Mao từng phá phách các lớp học tại các phân khoa khác ở Tübingen.

Tuy thế, các vụ đập phá, ngăn chặn lớp học hay ngồi lỳ trong đó chắc chắn có gây ấn tượng. Năm 1968, các sinh viên thần học có ra một tuyên cáo đòi thần học phải được tự do; bản tuyên cáo này có chữ ký của 1,322 sinh viên. Một năm sau, các sinh viên thần học Tübingen có công bố một lá thư đòi các giám mục phải được bầu chọn và nhiệm kỳ của các ngài tối đa chỉ nên kéo dài 8 năm. Phân khoa đã đáp ứng khác nhau đối với các đòi hỏi của sinh viên. Hans Küng, chẳng hạn, cũng ngỡ ngàng như Ratzinger trước các đòi hỏi của sinh viên, nhưng đã chống đối thẳng thừng bằng cách tham gia thảo luận với các sinh viên. Tuy nhiên, rất may, tiếng tăm ông không hề hấn gì. Những vị khác, như Ernst Käsemann thuộc phân khoa Thệ Phản, thì xử lý tình thế này cách tinh tế hơn và nhờ thế cũng không bị sinh viên công kích gì. Ratzinger, vốn là người trầm lặng và dè dặt hơn, nên đã rút lui và tránh mọi cuộc đàm đạo. Thay vào đó, ngài đã chú tâm vào việc viết lách. Nhờ thế, trong năm 1968, đã cho xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là cuốn Einührung in das Christentum (Dẫn Nhập vào Kitô Giáo).

Dựa vào các bài diễn giảng trong năm 1967, cuốn sách trên giúp ta nhìn thấu nền thần học của Ratzinger cũng như quan điểm của ngài về tình hình lúc ấy; ngay lời nói đầu cũng đã cho thấy cuốn sách này phải được đọc trong ngữ cảnh đương thời. Ratzinger viết: “Vấn đề nội dung và ý nghĩa thực sự của đức tin Kitô Giáo ngày nay bị chìm vào trong màn sương mù không chắc chắn như chưa từng có trước đây trong lịch sử Kitô Giáo”.

Không như những người ngốc nghếch, mù quáng chấp nhận bất cứ những gì mới lạ chỉ vì chúng mới lạ, những ai từng ưu tư theo dõi sự phát triển trong Giáo Hội suốt thập niên qua được nhắc nhở phải nhớ câu truyện “Hans Gặp May” của Anh Em Nhà Grimm. Anh chàng này đổi cả thỏi vàng có được bằng mồ hôi nước mắt lấy những vật càng ngày càng trở nên vô giá trị, cho tới lúc chẳng còn gì khác ngoài miếng đá mài. Khi mất cả miếng đá này, Hans thấy mình hoàn toàn tự do, chẳng còn vướng mắc chi và rất hạnh phúc. Đối với Ratzinger, sự phấn khích trong thái độ tín hữu tiếp nhận Vatican II nhắc người ta nhớ tới niềm hạnh phúc của Hans; mỗi giải thích mới, đối với ngài, giống như một trao đổi trong đó Kitô Giáo đích thực bị thiệt thòi. Người cựu chuyên viên đã trình bày cái hiểu của mình về Kitô Giáo như thế và đã sẵn sàng duy trì điều những người mê say thay đổi sẵn sàng vứt đi. Hans Küng nhận định: “Joseph Ratzinger sợ. Và giống như viên điều tra vĩ đại của Dostoyevsky, ông không sợ điều gì hơn là tự do”.

Điều cuốn sách trên cho biết nhiều hơn cả là: suốt trong nó, Ratzinger đã trình bày một nền triết lý theo văn hóa Hy Lạp nằm dưới nền thần học của ngài. Trong một bài điểm sách, Walter Kasper nhận diện được nhiều dấu vết của thuyết nhị nguyên Hy Lạp, xuyên suốt tác phẩm như một sợi chỉ hồng. Ratzinger cảnh giác trước thuyết tân duy sử học (new historicism), trong đó, sự kiện là nhất và chỉ những sự kiện nào ta có thể giải thích được nguyên nhân mới được nhận là kiến thức, giống hệt gợi ý của Descartes trong khi bóp méo Aristốt.

Theo Ratzinger, điều tiếp theo đó nhất định là quay về với thuyết duy khoa học (scientism) và với nó là “quay về với thực tại bao lâu nó là điều có thể làm được”. Ngài tiếp tục nói rằng thần học từng cố gắng trả lời chủ nghĩa duy sử học đầy tính giản lược này bằng cách tái dựng đức tin theo lịch sử, một động thái thoạt đầu khá hứa hẹn nhưng chẳng bao lâu sụp đổ do chính sức nặng của nó và do việc khoa học hạ bệ lịch sử. Và do đó, thay vì sự kiện, thần học cậy nhờ tới điều cần làm (faciendum) và nhập đức tin thành một với hành vi chính trị, như các công trình của những người như Moltmann và Metz đã chứng tỏ. Đối với Ratzinger, cả sự kiện lẫn điều cần làm không hẳn là phi Kitô Giáo; trái lại, chúng là phần thiết yếu đối với mọi Kitô hữu. Nhưng, ở đây, trọn sự sâu sắc trong chủ trương nhị nguyên của ngài ló dạng, vì cuối cùng, chủ trương này cho rằng, dựa vào đức tin, con người chẳng phải là sự kiện mà cũng chẳng phải là điều cần làm. Chủ trương này chỉ có thể dựa vào sự thật để nói lên, nếu không nó sẽ vô nghĩa.

Rốt cục, chính việc hiểu mới quan trọng, chứ không phải việc biết, và việc hiểu không phát sinh từ kiến thức khoa học kỹ thuật, mà lớn lên từ một mình đức tin mà thôi. Từ đó, ngài kết luận: “Đó là lý do tại sao thần học, một khoa nói về Thiên Chúa một cách có hiểu biết, theo cung cách logos (=thuần lý, hữu lý và hiểu biết) là sứ mệnh hàng đầu của Kitô Giáo. Quyền lợi bất hủy tiêu của văn hóa Hy Lạp trong Kitô Giáo đã đặt cơ sở trên sự kiện này. Tôi xác tín rằng trên bình diện sâu sắc nhất, không phải là chuyện tình cờ khi, trong đà hình thành của nó, sứ điệp Kitô Giáo đã đi vào thế giới Hy Lạp trước nhất và tại đây nó hòa hợp với vấn đề hiểu biết và sự thật”.

Như Hermann Häring đã chỉ rõ, ở đây, Ratzinger biến văn hóa Hy Lạp thành viên đá thử vàng cho một Giáo Hội lúc ấy đang trở nên phổ quát. Nhưng cùng một lúc, chủ trương này cũng làm cho việc hội nhập văn hóa (inculturation) trở nên khó khăn, một việc chắc chắn được Vatican II vổ vũ, ít là một cách mặc nhiên, và càng ngày càng được thảo luận chung trong Giáo Hội. Đối với Ratzinger, sự thật không phải là chức năng của văn hóa. Như Lieven Boeve từng viết: “Ratzinger cố gắng chứng tỏ rằng có thứ chân lý mãi mãi là chân lý bất chấp mọi giao tiếp văn hóa, chỉ vì nó chân thật”.

Đối với một số người, chủ trương có phần tân Platông này là điều lên đặc điểm cho một Ratzinger mới cũng như viễn tượng thần học và Giáo Hội học cứng rắn của ngài. Nhưng dấu vết của việc say mê đối với triết lý Hy Lạp và ảnh hưởng của nó trên Giáo Hội sơ khai đã hiển nhiên ngay trong các trước tác đầu tiên của ngài. Điều làm ngài thất vọng đối với tình hình mới trong Giáo Hội không hẳn là các sinh viên biểu tình cho bằng việc mở cửa hướng ra thế giới, một việc, theo ngài, sẽ làm hại tới các giá trị Kitô Giáo chân thực. Ngay vào năm 1966, hai năm trước khi các cuộc nổi loạn của sinh viên lên tới cao điểm, Ratzinger đã trình bày một số nhận định không mấy lạc quan về thành quả của Vatican II tại Ngày Công Giáo Đức họp ở Bamberg. Ngài than phiền khuynh hướng phát triển hậu Công Đồng về phụng vụ một là bị tê liệt bởi “một số thực hành cổ xưa” hai là bị đẩy quá xa theo tinh thần hiện đại hóa.

Đối với Karl Rahner, cuối thập niên 1960 đánh dấu một thời kỳ quan trọng không kém với đặc điểm tích cực dấn thân vào việc canh tân Giáo Hội, một việc được ngài theo đuổi trong các buổi đàm đạo với những người ngoài Giáo Hội.

Qua các cuộc đối thoại liên khoa, ngài tìm tòi các cách thế mới để giải thích các học lý truyền thống sao cho chúng hoà hợp được với các cái nhìn thấu suốt của các khoa khác, và nhờ thế, trở thành có nghĩa đối với những người vô thần và những ai không phải là Kitô hữu. Điều lên đặc điểm cho phương thức của ngài trong khoảng thời gian này là sự cởi mở, được người viết tiểu sử của ngài mô tả như sau: “Sự cởi mở và sinh khí trong một hạn tuổi mà người khác thì đã về hưu rồi, lòng can đảm đối với những phác thảo mới, những tìm tòi xa hơn, đi vào nhiều khoa và nhiều lãnh vực mới mẻ vốn không quen biết… tất cả những công việc này khiến ngài được ca ngợi và biết ơn, vì nó mang lại cho người ta sự can đảm ở một thời điểm trong đó các phương tiện hướng dẫn cổ truyền đang trên đà thoái hóa”.

Hai ấn phẩm vào thời gian này làm điển hình cho sự cởi mở đối với thế giới. Trong một bài báo đồng tác giả với J.B. Metz vào năm 1968, Rahner nhận diện 3 vấn đề chính đặt ra cho Giáo Hội sau Vatican II. Thứ nhất là vấn đề Thiên Chúa đối diện với chủ nghĩa vô thần trong lúc có hiện tượng tục hóa gia tăng. Thứ hai, Rahner thấy các phát triển trong Kitô học là nguồn gây ra nhiều nan đề, trong đó sự cân bằng đúng đắn giữa Kitô học “từ bên dưới” và Kitô học “từ bên trên” cần phải được thương thảo. Sau cùng, là vấn đề cứu rỗi cần được dẫn giải qua câu hỏi: “đối với tôi, trong cuộc hiện sinh độc đáo và cụ thể, có chăng một Thiên Chúa nhân hậu?” Tuy nhiên, đối với Metz, việc này chỉ tạo ra một thứ hộ giáo hướng ngoại (Apologia ad extra); bối rối trước hiện tượng xã hội hiện đại phần lớn tin theo chủ nghĩa nhân bản hậu vô thần, là chủ nghĩa ít khi đặt câu hỏi về Thiên Chúa, ông nhấn mạnh tới sự quan trọng của nền hộ giáo hướng nội (apologia ad intra). Rahner đồng ý, nhất là vì nền hộ giáo hướng nội này giúp ngăn ngừa các tân lạc giáo khỏi xuất hiện trong Giáo Hội, một việc ngài cho là khó tránh trong diễn trình canh tân. Hơn nữa, đây cũng là phương thế mang lại tính đa nguyên cho thần học và đời sống Giáo Hội, một điều rất khẩn thiết. Dù cho rằng tính đa nguyên là điều quan trọng, và do đó sự thật cần được thương thảo, Rahner vẫn chủ trương rằng một số sai lạc cần được tuyên bố như thế. Thí dụ, trong trường hợp một nền Kitô học nào đó quá nhấn mạnh tới nhân tính của Chúa Giêsu mà sao lãng thần tính của Người, thì Giáo Hội có trách nhiệm phải can thiệp. Ý muốn thương thảo một cái hiểu về Thiên Chúa và Giáo Hội nhưng không rơi vào thuyết duy tương đối quả là rất khác với cuộc tìm kiếm chân lý tuyệt đối và vô tận của Ratzinger.

Trong một tiểu luận khác, Rahner gọi Vatican II là công đồng đầu tiên của Giáo Hội Thế Giới và tìm hiểu các hệ luận của biến cố này. Hiển nhiên hạn từ Giáo Hội Thế Giới này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ý niệm “hội nhập văn hóa” mà theo Rahner đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau Vatican II. Không điều gì phản ảnh khai triển này cho bằng phụng vụ. Đối với Rahner, phụng vụ không hẳn chỉ được phiên dịch từ tiếng La Tinh qua tiếng phổ thông mà đúng hơn đã trở thành một phát biểu địa phương về việc thờ phượng do các nền thần học địa phương lên khuôn.

Rahner cũng cho rằng dù tính đa nguyên Kitô Giáo, vốn hàm nghĩa trong các văn kiện của Vatican II, được xem như một cố gắng tha thiết muốn thỏa hiệp với thế giới thế tục hiện đại, nhưng chiều hướng hạn chế lạm quyền vốn đã nằm sẵn ngay trong bản chất của Giáo Hội rồi. Rất có thể một số giám mục hay giáo dân bị cám dỗ muốn áp đặt lên người khác, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, các quan điểm của họ về chân lý bất biến. Nhưng sau Vatican II, các khuynh hướng “phátxít giáo sĩ” này, nhằm hạn chế tự do của tín hữu nhân danh thứ chân lý do một mình chính thống chủ trương không còn khả hữu nữa. Với Công Đồng, Giáo Hội đã tự ý và bất phản hồi từ bỏ quyền lực tuyệt đối để ủng hộ tính đa nguyên không thể tránh né vì đây chính là bản chất đích thực của Giáo Hội. Rahner thừa nhận rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin thường hay đáp ứng thay đổi bằng một nền thần học chống chế (defensive theology) nhằm “cảnh cáo và ngăn cấm”. “Nhưng” theo ngài “Bộ không nên hành xử mãi mãi như hiện nay, và nhờ thế, toàn thể Giáo Hội khỏi bị kéo lui trở lại phía sau các hạn chế từng bị vượt qua tại Vatican II”.

Thần học sẽ biến hóa và từ từ biến đổi từ việc xuất cảng các ý niệm của Âu Châu qua một nền thần học thế giới thực sự, như thần học giải phóng chẳng hạn. Rahner không coi các nền thần học phi Âu châu của địa phương này như một nguy cơ đối với trách vụ thần học của Cựu Thế Giới; trái lại, tình thế hiện thời đòi ta phải hướng về những người đang từ bỏ đức tin ở Phương Tây, đang ra xa lạ với Kitô giáo. Điều cần chấp nhận là các quan tâm của Giáo Hội không còn như nhau khắp trên thế giới nữa. Sau cùng, Rahner hướng về đại kết và nhấn mạnh rằng Giáo Hội đã tiến một bước thật xa ra khỏi quan niệm “massa damnata” (trầm luân hàng loạt) của Thánh Augustinô. Thay vào đó, ơn cứu rỗi có tính phổ quát và ơn thánh Chúa được đề xuất cho mọi con người nhân bản tự do, cho dù họ quyết định không chấp nhận nó. Với Rahner, ơn cứu rỗi đã thắng thế.

Kết luận

Mục đích bài này muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa Karl Rahner và Joseph Ratzinger cũng như sự thay lòng đổi dạ mà vị sau bị coi là đã kinh qua sau thời Vatican II. Nó cố gắng chứng minh rằng dù Đức Bênêđíctô chắc chắn chịu ảnh hưởng của Công Đồng và các thay đổi do nó tạo nên, nhưng các quan điểm về sau của ngài, trong yếu tính, không khác bao nhiêu so với những quan điểm ngài có trước Công Đồng. Rhaner và Đức Bênêđíctô chắc chắn có chung nhiều quan tâm đối với ý nghĩa của Công Đồng, vai trò của hàng giám mục, và mối lo lắng trước nền thần học quá thiên tri thức của chủ nghĩa tân kinh viện. Nhưng cuối cùng, họ khác nhau trong các quan điểm về mối liên hệ của Giáo Hội với thế giới ngày nay. Sau Công Đồng, các dị biệt này đã xác định ra hướng đi đối nghịch nhau trong các khai triển sau này của hai người. Trong khi Rhaner nhấn mạnh tới nhu cầu Giáo Hội phải thay đổi để hướng tới việc cởi mở với thế giới và những ai “muốn tin nhưng nghĩ mình không thể tin”, thì Đức Bênêđíctô đòi hỏi phải đem Giáo Hội trở về với ý nghĩa chân thực của Kitô Giáo. Đối với Đức Bênêđíctô, cách nhiều người giải thích Công Đồng thật khác xa với ý hướng chân thực của Công Đồng, là phục hưng Giáo Hội đích thực. Việc hiện nay, người ta giải thích sự hợp tác của hai người tại Công Đồng như là một đồng điệu hoà hợp toàn diện chỉ là hậu quả phát sinh từ quan điểm thơ mộng về Công Đồng. Người ta dễ rơi vào chỗ coi Chúa Thánh Thần đã biến Công Đồng thành một mặt trận thống nhất ngay từ đầu, động viên được đa số tham dự viên dấn thân vào việc cùng nhau thay đổi Giáo Hội từ căn cội. Tuy nhiên, cả Rahner lẫn Ratzinger đều cảm thấy không thoải mái với cái nhìn này, bởi họ thấy Công Đồng chỉ đóng vai phụ trợ chứ không hẳn là nơi mà mọi đặc sủng của Giáo Hội đều hoạt động. Ngày nay, khi ta cố gắng tìm hiểu sức sinh động tại Công Đồng, ta cần tới một trình độ nào đó trong ý thức lịch sử và cảm giới và nên nhớ rằng ta làm thế là dựa vào lời của chính các nghị phụ. Các vị này, trong suốt thời gian Công Đồng, cho thấy các ngài cảm nghiệm được điều có thể giải thích là Thần Khí nội tại (immanence of the spirit). Rahner và Ratzinger là hai nhà thần học Đức Tại Vatican II. Chính hậu cảnh văn hóa này đã tiền định để họ có những đáp ứng đặc thù đối với Công Đồng và các vấn đề của nó. Hình như Rahner rất ý thức được chủ trương giải thích đặc thù này, trong khi Đức Bênêđíctô, cho tới nay, vẫn nhấn mạnh tới tính thượng đẳng của nền thần học La Tinh, phần lớn chịu ảnh hưởng của Thánh Augustinô.

Về phương diện này, Đức Bênêđíctô rất đúng; không phải ngài là người thay đổi. Điều thúc đẩy nền thần học của ngài không phải là lòng can đảm và tín thác rất đặc trưng nơi Rhaner, mà đúng ra là mối lo ngại, lo ngại rằng Giáo Hội có thể lâm vào một hướng đi sai lầm, quá thiên về trần thế. Ratzinger, vì thế, đã đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt để duy trì nguyên trạng và trở về với một Giáo Hội tâm linh hơn. Các biến cố năm 1968 có thể đóng một vai trò xúc tác nào đó, nhưng chắc chắn không phải nguồn gốc cho chủ trương hậu công đồng của ngài. Rahner, ngược lại, coi thay đổi như điều cốt yếu của bất cứ truyền thống liên tục nào. Thành thử, các quan điểm của ngài về Giáo Hội học vẫn kinh qua việc tái lên khuôn không ngừng. Người ta chỉ cần nhớ trước Công Đồng, dù vẫn quả quyết tính hợp đoàn, nhưng tính dân chủ trong Giáo Hội là điều Rhaner chưa bao giờ nghĩ tới. Tuy nhiên, sau này, ngài rất thích ý niệm dân chủ, cho dù chỉ là một ý niệm, và rất sẵn sàng đi quá những gì ngài vốn suy nghĩ hồi năm 1962.

Nếu một trong hai người đã kinh qua một hồi hướng sâu xa và thay đổi đáng kể, thì người đó hẳn là Rahner. Và con đường Đamát của ngài chính là Công Đồng Vatican II. Dù sao, thiển nghĩ sẽ không công bằng nếu ta giản lược Ratzinger, một nhà thần học sâu sắc và thông minh, chỉ còn là một chính khách ham quyền. Các quan tâm của ngài rất chân thực và phát xuất tận đáy lòng. Nhưng việc họ đối nghịch nhau về những gì phát xuất từ Vatican II thực ra vẫn chưa phải là một tận điểm, như chính Rahner nhấn mạnh, mà chỉ là một quá độ hướng tới một điều gì mới mẻ. Công Đồng có lẽ cũng không dự ứng được đâu là phản ứng đối với các quyết định của mình và chính nó cũng làm cho việc nhận định đúng sai của hậu thế khó khăn hơn. Nhưng xét cho cùng, nó đã giúp Giáo Hội một lần nữa bước mạnh vào thế giới và tích cực dấn thân cho Nước Trời.

Viết theo Oliver Putz, “I Did Not Change; They Did!” Joseph Ratzinger, Karl Rahner and the Second Vatican Council, http://www.academia.edu/470398/
 
Top Stories
Vietnam: L’hégémonie du Parti communiste encore renforcée par la nouvelle Constitution
Eglises d’Asie
11:12 28/11/2013
L’ensemble de la presse officielle a annoncé dans la matinée du 28 novembre, l’adoption d’une nouvelle Constitution par l’Assemblée nationale du Vietnam. Sur les 488 députés siégeant au Parlement pour leur sixième session, 486 ont voté pour l’adoption. Les deux députés restants ne se sont pas exprimés.

Après le vote, le président de l’Assemblée nationale, Nguyên Sinh Hung, s’est déclaré satisfait et a affirmé : « La Constitution démontre l’esprit de changement qui nous anime ; elle met en œuvre la volonté du Parti. » Il a précisé ensuite que la volonté du Parti qui venait de s’exprimer dans le texte de la loi fondamentale était en totale harmonie avec les souhaits et les aspirations du peuple (1).

Les sites internet et les blogs indépendants ont en revanche un tout autre ton pour exprimer leur jugement sur la nouvelle Constitution. Un site de l’opposition, le Dân Lam Bao, affirme : « L’adoption de la Constitution manifeste clairement l’appartenance de l’Assemblée nationale au Parti communiste. Un refus aurait signifié son appartenance au peuple. Mais, depuis longtemps, le peuple vietnamien sait à qui appartient l’Assemblée nationale. Il savait avec certitude que la Constitution serait adoptée à une grande majorité. Mais cette majorité est un aveu, elle est une marque honteuse laissée par l’Assemblée dans l’Histoire. »

Un article publié dans plusieurs sites catholiques est ainsi intitulé : « La nouvelle Constitution conduira le Vietnam à l’abîme » (2). L’article conclut ainsi : « Le 28 novembre 2013 est considéré par le président de l’Assemblée nationale comme un beau jour pour l’adoption de la nouvelle Constitution. Mais ce beau jour est source de désespoir pour les millions de Vietnamiens angoissés par l’avenir de leur patrie. »

S’il est trop tôt pour faire une analyse des changements, peu nombreux, apportés par cette Constitution, on peut noter cependant que le rôle dirigeant du Parti communiste au sein de l’Etat et de la société, affirmé dans l’article 4 de l’ancienne Constitution, est souligné et davantage renforcé dans le texte de la nouvelle Constitution, publié ce matin (3), dont voici la traduction :

« 1.) Le Parti communiste vietnamien – avant-garde de la classe ouvrière, avant-garde du peuple travailleur et de la nation vietnamienne, représentant authentique des intérêts de la classe ouvrière, du peuple travailleur et de l’ensemble de la nation –, adoptant le marxisme-léninisme et la pensée de Hô Chi Minh comme fondement de son idéologie, est la force dirigeante de l’Etat et de la société.
2.) Le Parti communiste vietnamien est intimement associé au peuple, il est à son service, se soumet à son contrôle et est responsable devant lui de ses décisions.
3.) Les organisations du Parti et ses membres mènent leurs activités dans le cadre de la Constitution et de la loi. »

La sixième session de l’Assemblée nationale, qui s’était ouverte le 21 octobre et s’achèvera le 30 novembre, avait été précédée par une consultation populaire soigneusement organisée et contrôlée par les autorités centrales et locales. Celle-ci portait sur un projet de Constitution préparée par le Bureau permanent de l’Assemblée nationale. Dans l’esprit de ses organisateurs, seuls quelques détails pouvaient être corrigés. Cependant, au cours de la consultation qui avait débuté en janvier 2012, divers groupes d’opinions ont refusé le cadre de discussion préparée à l’avance pour présenter leurs propres projets ou procéder à une critique globale du projet gouvernemental.

Le 19 janvier 2013, un groupe de 72 intellectuels présentait une requête pour la refonte de la Constitution. Il demandait en particulier que le Parti communiste devienne un parti politique en concurrence et à égalité avec d’autres partis. Cette requête avait recueilli de très nombreuses signatures et avait été remise au Bureau permanent de l’Assemblée nationale chargée de la rédaction de la Constitution.

Une autre contribution avait également retenu l’attention ; celle de la Conférence épiscopale du pays. Elle démontrait entre autres que le monopole du Parti communiste entrait en contradictoire avec l’existence des libertés proclamées par la Constitution de 1992 ainsi que par le projet actuel. Cette contribution fut accueillie avec enthousiasme dans les milieux catholiques et libéraux mais n’eut aucun impact sur les intentions du gouvernement, qui ne la mentionna jamais.

D’autres initiatives indépendantes n’eurent pas plus de succès. On peut citer par exemple la déclaration rédigée le 5 mars 2013 par le patriarche du bouddhisme unifié, le vénérable Thich Quang Do, ou encore celle du dirigeant du bouddhisme Hoa Hao originel ou celle d’autres personnalités dissidentes. (eda/jm)

(1) Voir le Tin Moi du 28 novembre 2013
(2) Voir VietCatholic News du 27 novembre 2013
(3) On peut trouver le texte vietnamien de la Constitution dans le Hanoi Moi du 28 novembre 2013.

(Source: Eglises d’Asie, 28 novembre 2013)
 
Pope on Interreligious dialogue: Foster respect and friendship
Vatican Radio
20:05 28/11/2013
2013-11-28 Vatican - Pope Francis on Thursday met with participants from the plenary assembly of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, who are exploring the theme, “Members of different religious traditions in civil society”.

Speaking to the participants of the plenary assembly of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Pope Francis underlined the importance of friendship and respect between men and women of different religious traditions.He noted that due to increasing movement of peoples because of phenomena such as migration, Christians are being challenged to be more open to different cultures, religions and traditions.

Quoting from his recently published Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, the Pope said "an attitude of openness in truth and love must prevail in dialogue with believers of non-Christian religions, despite the various obstacles and difficulties, particularly fundamentalism on both sides "Recognizing the fact that there are situations in the world where coexistence is difficult due to fear, the Holy Father underlined that the one way to overcome this fear, was to foster dialogue.

Dialogue, he went on to say, does not mean giving up your identity as a Christian. On the contrary, the Pope stressed "true openness means remaining firm in ones deepest convictions, and therefore being open to understanding others.

Constructive dialogue between people of different religious traditions, Pope Francis continued, also serves to overcome another fear, which, unfortunately we find on the increase in a more heavily secularized society. It is, he said, the fear of different religious traditions and as such the religious dimension. In his concluding comments, the Holy Father said the future for interreligious dialogue lies in the coexistence of respectful diversity, and the fundamental right to religious freedom, in all its dimensions.

The Plenary Assembly concludes November 28th
 
In Vietnam, weary apparatchiks launch quiet revolution
Martin Petty /Reuters
20:34 28/11/2013
HANOI (Reuters) - The Vietnam of today wasn't what Le Hieu Dang had hoped for when he joined the Communist Party 40 years ago to liberate and rebuild a country reeling from decades of war and French and U.S. occupation.

The socialist system of the late revolutionary Ho Chi Minh has been corrupted, he says, by a shift to a market economy tightly controlled by one political party that has given rise to a culture of graft and vested interests.

"I fought in the war for a better society, a fair life for people. But after the war, the country has worsened, the workers are poor, the farmers have lost their land," Dang told Reuters.

"It's unacceptable. We have a political monopoly and a dictatorship running this country."

Opinions like this might be normal in many countries. But in Vietnam, where politics is taboo, free speech is stifled and the image of unity in the Communist Party of Vietnam (CPV) sacrosanct, analysts say the significance of comrades speaking out publicly cannot be understated.

The CPV-dominated National Assembly on Thursday approved amendments to a 1992 constitution that, despite a public consultation campaign, entrench the party's grip on power at a time when discontent simmers over its handling of land disputes, corruption and an economy suffocated by toxic debt amassed by state-run firms.

Dang is vehemently against the amendments, and not alone in his views, which are of the kind that have landed dozens of people in jail as part of a crackdown that's intensified as dissent has risen and internet usage soared to a third of the 90 million population.

Draconian cyber laws were tightened further on Wednesday, when the government announced a 100 million dong ($4,740) fine for anyone who criticizes it on social media.

But what has jolted the party is that the loudest voices calling for a more pluralist system are coming not from the general public, but from within its own ranks, an open act of mutiny not seen since the CPV took power of a reunified Vietnam in 1975, after the communists' triumph over U.S. forces.

"Vietnam has entered a new phase. The existence of rivalries within the party is already known, but it's now more transparent in a way never seen in the past," said Jonathan London, a Vietnam expert at City University in Hong Kong.

"The rise of this group and its advice will influence the tenor of party discussion. What's clear is this is a period of uncertainty and competition."

CRISIS AND DEADLOCK

This year, Dang and 71 others, among them intellectuals, bloggers and current and former CPV apparatchiks, drafted their own version of the constitution, in response to a routine public feedback campaign ostensibly aimed at placating people and boosting the party's dwindling legitimacy.

Their draft was posted online and 15,000 people signed an accompanying petition calling for the scrapping of Article 4, which enshrines the CPV's political monopoly.

But lawmakers did the opposite and redrafted the article to expand the CPV's leadership role and the military's duty to protect it. In a summary of 26 million public opinions on the draft, a commission of the National Assembly said the majority of Vietnamese supported one-party rule.

"Theoretically, democracy is not synonymous with pluralism," the commission said in a report in May. "No one can affirm that multiple political parties are better than one party."

On Thursday, not a single lawmaker rejected the new draft, which expanded Article 4 to state the party is "the vanguard of the Vietnamese workers, people and nation".

A draft of the amendments, published weeks ago, outraged opponents.

The initial 72 democracy advocates were joined by others and 165 of them, including retired government officials, published a statement on the Internet two weeks ago warning lawmakers to reject the amendments.

They said if National Assembly members passed the amendments, they would be complicit in a "crime against the country and its people" and would "only push the country deeper into crisis and deadlock".

'BRIDGING ROLE'

Many of the party's open critics took part in the wars to liberate Vietnam from Western powers in the 1950s, '60s and '70s and have become new revolutionaries of sorts, confronting issues that most Vietnamese are afraid to discuss.

Nguyen Quang A was once part of an advisory think-tank which disbanded itself after the government introduced laws that limited the scope of its work five years ago.

It included former CPV members, diplomats, businessmen and academics. But they stay in touch at monthly meetings to debate social, economic and political issues, some of which they address in commentaries posted online.

"We want to create an environment to facilitate the emergence of other political forces and put forward a process to transition from dictatorship to democracy," he told Reuters.

"We hope some of our members can play a bridging role to make the party listen to us. It takes time, but we have to pressure them to change and convince people not to be afraid."

Dang and his CPV allies are going a step further. They plan to remain in the party so they can drum up support from disenchanted members to set up an opposition party to scrutinize the CPV's policies and keep it in check.

Despite their fierce rhetoric, they insist the plan to set up the Social Democratic Party is not an attempt to overthrow the ruling party but an attempt to create a more liberal coexistence between parties that would benefit the country.

Ho Ngoc Nhuan, vice chairman of the Ho Chi Minh City branch of the Fatherland Front, the CPV's umbrella group that manages big organizations under Marxist-Leninist principles, said the feedback campaign and constitution amendments were a "tragic comedy" that showed the party was out of touch with the people.

It was time, he said, to shake up Vietnamese politics.

"We face many problems in Vietnam, big crises, so how can we solve it with one all-powerful party? We have to get their attention, so we're calling comrades in the party to join us so we can break this chain," Nhuan said, admitting that it was proving difficult to convince them.

"The new generation can't explain socialism to us anymore. They're called the Communist Party, but they no longer believe in their own ideology."

(Source: http://news.yahoo.com/vietnam-weary-apparatchiks-launch-quiet-revolution-211543792.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh hoạt tại giáo xứ Mẹ Thiên Chúa, Phan Thiết
Pet. Nguyễn Anh Tuấn
08:09 28/11/2013
Tuần lễ từ 17- 25/11 là một tuần lễ sôi động và tràn đầy niềm vui, với bốn sự kiện đã diễn ra tại Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa: đêm cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, và các nạn nhân trong bảo Haizan tại Phillippine; thánh lễ cầu nguyện cho các giáo viên và các anh chị em giáo lý viên trong giáo xứ nhân ngày nhà giáo Việt Nam; mừng lễ bổn mạng ca đoàn Cecilia (ca đoàn Hiệp Nhất); và mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Hội Đồng Mục Vụ trong giáo xứ.

Trước hết, hòa cùng nhịp sống của Giáo Hội trong tháng 11, vào tối Chúa Nhật 17/11, Giáo xứ đã tổ chức buổi đọc kinh để cầu nguyện cho các linh hồn ông bà tổ tiên trong Giáo xứ đã qua đời. Đồng thời, cũng cầu nguyện cho Giáo Hội Philippines được bình an và sớm vượt qua những khó khăn sau “siêu bão Haiyan” đã làm cho khoảng 2000 – 2500 người thiệt mạng và gây ảnh hưởng nặng nề đến đến đời sống kinh tế cũng như tinh thần của người dân.

Thứ đến, vào tối ngày thứ 4 (20/11), Cha xứ và Cộng đoàn đã hiệp dâng thánh lễ để cầu nguyện cho các Thầy cô giáo trong và ngoài giáo xứ, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam. Trong bài chia sẻ của mình, Cha xứ đã mời gọi các thầy cô hãy trở nên những mẫu gương giáo dục, không chỉ là nhà giáo dục kiến thức cho các học sinh, nhưng còn là nhà giáo dục đức tin bằng gương sống chứng nhân hằng ngày của mình.

Tiếp đến, vào tối ngày thứ 6 (22/11), Cha xứ và Cộng đoàn lại tiếp tục hiệp dâng thánh lễ mừng kính thánh Cêcilia, Bổn mạng các Ca đoàn trong Giáo xứ. Gọi là ca đoàn Hiệp Nhất: ca đoàn giới hiền mẫu, gia trưởng, giới trẻ và ca đoàn giáo họ Giuse. Trong phần giảng lễ, Cha xứ đã mời gọi các thành viên trong Ca đoàn hãy noi theo các nhân đức của thánh Cêcilia. Đặc biệt là tinh thần liên kết giữa con người với Thiên Chúa và với nhau, như thánh nữ Cecilia đã liên kết người chồng và người em trai của chồng từ những người ngoại giáo đã được rửa tội, và 400 người khác cũng đã được rửa tội. Đó là mẫu gương cao quý của thánh nữ Cecilia. Đồng thời, cũng biết dùng lời ca tiếng hát của mình để phục vụ Giáo Hội, Giáo xứ, và góp phần làm cho các buổi cử hành phụng vụ được thêm phần trang nghiêm và sốt sắng.

Niềm vui cuối cùng đó là vào tối ngày thứ 2 (25/11), toàn thể Giáo xứ đã cùng hiệp dâng thánh lễ kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ. Trong bài chia sẻ của mình, Cha xứ đã mời gọi các thành viên Hội Đồng Mục Vụ hãy thực hành “đạo yêu thương” mà Thầy Giêsu truyền dạy, để biết làm chứng về Chúa cho những người xung quanh, bằng những hy sinh, bằng tinh thần trách nhiệm và bằng việc sống đức tin bình dị giữa đời.

Ước mong tuần lễ hồng phúc vừa qua tại Giáo xứ sẽ là động lực và là niềm khích lệ cho tất cả mọi người biết sống yêu thương và đồng cảm với từng biến cố xảy ra trong Giáo Hội và Giáo xứ. Nhờ vậy, những ngày còn lại của Năm Phụng vụ 2013 sẽ là cơ hội thích hợp để mỗi người chuẩn bị lòng mình sẵn sàng để bước vào Mùa mong đợi Đấng Cứu Thế sẽ giáng trần.
 
CĐCGVN tại Đài Loan tham dự lễ bế mạc Năm Đức Tin
Lm. Joseph Trương Văn Phúc
10:02 28/11/2013
Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðài Loan sốt sắng tham dự Ðại Lễ Bế Mạc năm Ðức Tin 2012-2013

Cùng với Giáo Hội địa phương nơi đang lao động, Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðài Loan sốt sắng tham dự Ðại Lễ Bế Mạc năm Ðức Tin 2012-2013.

Ðài Bắc, Ðài Loan (CGVN TW 23-11-2013) - Sau gần một năm chuẩn bị, chiều ngày 23 tháng 11 năm 2013, Giáo Hội Công Giáo Ðài Loan đã long trọng tổ chức Ðại lễ bế mạc Năm Ðức Tin tại Sân Vận Ðộng Ðiền Kinh Ðài Bắc. Ðể hiệp thông với Giáo Hội địa phương là nơi các công nhân đang lao động, Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðài Loan đã sốt sắng tham dự Ðại Lễ Bế Mạc năm Ðức Tin.

Từ sáng ngày 23 tháng 11 năm 2013, các công nhân Việt Nam từ khắp nơi đã tập trung về Giáo Xứ Trái Tim Ðức Mẹ ở Thành Phố Ðào Viên và chuẩn bị cùng với đoàn xe buýt tiến về Thành Phố Ðài Bắc tham dự Ðại Lễ.

Mở đầu Ðại Lễ là một vũ khúc đón chào được trình diễn bởi 300 em thiếu nhi cùng với 100 thanh niên thuộc Giáo Phận Ðài Bắc cầm những lá cờ lớn phất phới tung hô và chào đón mọi người. Vũ khúc được kết thúc với những dàn chào xếp thành một lối đi ở giữa để 2 em thiếu nhi với trang phục Thiên Thần dẫn Ðức Tổng Giám Mục Ðài Bắc John Hung Shan Chuan tiến vào khán đài và đọc bài diễn văn chào mừng mọi người đến với Ðài Bắc. Tiếp đến là một vũ khúc của những người dân tộc Amey được trình diễn bởi 200 giáo dân Giáo Phận Hua Liên. Cuối phần biểu diễn là một vũ khúc nhộn nhịp của 200 thanh niên Giáo Phận Tân Trúc kêu gọi mọi người cùng nhau Tung Hô và Tán Tụng Thiên Chúa. Ðặc biệt làm cho mọi người cảm động là bài chia sẻ của Ðức Giám Mục Tân Trúc nói về một thanh niên dị tật nhưng rất sốt sắng và nhiệt thành trong mọi công việc của giáo xứ đã đánh động bao nhiêu thanh niên khác và lôi cuốn được nhiều người cùng tham gia và trở thành đoàn thanh niên Công Giáo đông đảo hiện nay trong Giáo xứ Hsinwu của Linh Mục chánh xứ Nguyễn Văn Ðức dòng Thánh Gioan Tẩy Giả.

Sau những phần biểu diễn và những chia sẻ của các giáo phận, vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, đoàn đồng tế bắt đầu tiến vào sân vận động nơi chuẩn bị dâng Thánh Lễ. Ðoàn đồng tế gồm khoảng 300 linh mục (trong đó có khoảng gần 40 linh mục Việt Nam) và 9 Giám Mục của các giáo phận cùng với sự hiện diện của Ðức Ông Paul Russell Ðại Biện Tòa Thánh tại Ðài Loan. Mở đầu Thánh Lễ, sau lời chào của Ðức Tổng Giám Mục Ðài Bắc John Hung chủ tế thánh lễ, Ðức Ông Paul Russell Ðại Diện Tòa Thánh tại Ðài Loan đọc thư Của Ðức Thánh Cha Phanxicô gửi Giáo Hội Ðài Loan nhân dịp Bế Mạc Năm Ðức Tin với nội dung như sau:

Ðức Tổng Giám Mục Ðài Bắc, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Ðài Loan John Hung Shan Chuan khả kính.

Ðức Thánh Cha rất vui mừng khi nhận được tin Ðại Lễ Bế Mạc Năm Ðức Tin của Ðài Loan sẽ được cử hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2013. Ngài chân thành gửi đến quý Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân tại Ðài Loan lời chào thân ái. Cùng với sự Thánh Hiến trong Thánh Lễ Misa, Giáo Hội Ðài Loan dâng lời chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn vàn hồng ân trong suốt một năm qua. Ðức Thánh Cha đặc biệt chúc mừng và khuyến khích mọi người hãy cố gắng tiếp tục xây dựng một đời sống đức tin vững bền và thánh thiện qua những lời cầu nguyện nhiệt thành để giữ vững đời sống hiệp nhất cùng với sứ mệnh truyền giáo ở Giáo Hội Ðài Loan. Nhờ thế sẽ làm cho nhiều người khác tìm thấy được sự Thiện Mỹ và Tình Yêu bao la của Thiên Chúa qua những nhiệt thành phục vụ của Giáo Hội để "chia sẻ sự hiệp nhất nên một với Ðức Giêsu trong tình thân thương như anh chị em với nhau" (Ánh Sáng Ðức Tin Lumen Fidei, No 54). Với những ý tưởng như thế, việc cử hành Ðại Lễ của Giáo Hội Ðài Loan, cùng với sự chuyển cầu của Ðức Trinh Nữ Maria, Ðức Thánh Cha vui mừng ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả những người hiện diện tham dự đại lễ như một bảo chứng để nhận lãnh niềm vui và bình an của Thiên Chúa.

Ðức Hồng Y Tarcisio Bertone

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh


Thánh Lễ được tiếp tục cử hành long trọng cùng với sự tham dự của 15,000 giáo dân đến từ khắp nơi trên toàn Ðài Loan.

Cuối Thánh lễ là nghi thức Sai Ði. Ðức Tổng Giám Mục John Hung, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Ðài Loan, trao cho các đại diện của các Giáo Phận mỗi người một cây nến cao để đem ánh sáng Ðức Tin về cùng với Giáo Phận và rọi chiếu Ánh Sáng Chúa Kitô đến với mọi người anh em. Thánh Lễ được kết thúc bởi Phép Lành Toàn Xá của Ðức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt ban phát cho Giáo Hội Ðài Loan.

Sau khi kết thúc Ðại Lễ, cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðài Loan rất trật tự lên xe búyt trở về Giáo Xứ Trái Tim Ðức Mẹ ở Thành Phố Ðào Viên, và trở lại với những công việc lao động hằng ngày. Ðược biết, các công nhân lao động Việt Nam tại Ðài Loan càng ngày càng đông, nâng số giáo dân Công Giáo Việt nam tại Ðài Loan cũng càng ngày càng gia tăng. Mỗi Chúa Nhật, có khoảng trên 500 giáo dân Việt Nam đến với Nhà Thờ Giáo Xứ Trái Tim Ðức Mẹ tại Thành Phố Ðào Viên để tham dự Thánh Lễ. Mỗi dịp Tháng Năm hay Tháng Mười, tháng kính Ðức Mẹ, các giáo dân Việt Nam tại Ðài Loan lại tổ chức các cuộc rước kiệu và dâng hoa. Vào ngày 17 tháng 11 năm 2013, cộng đoàn cũng đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam quan thầy của cộng đoàn, và đã biểu diễn những hoạt cảnh Tử Ðạo của các giáo dân cha ông của dân tộc Việt nam. Những sinh hoạt sốt sắng của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðài Loan cũng đem lại sức sống mới đặc biệt cho các giáo dân Ðài Loan, giúp cho việc truyền giáo của các Linh Mục Việt Nam tại Ðài Loan được gặt hái nhiều kết quả hơn.

Rev. Joseph Trương
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam không có hiến pháp chỉ có cương lĩnh của đảng
Phạm Trần-Trần Thanh Hiệp
13:22 28/11/2013
Luật sư Trần Thanh Hiệp: VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIẾN PHÁP-CHỈ CÓ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG

Lời người Phỏng vấn: Sáng ngày 28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến gỉa hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần 100%. Có 2 Đại biểu không bỏ phiếu, nhưng danh tính không được tiết lộ.

Không có phiếu nào chống Hiến pháp mới cũng là điều dễ hiểu vì hầu hết người bỏ phiếu là đảng viên Cộng sản.

Hiến pháp mới có 11 Chương, 120 Điều, giảm 1 Chương và 27 Điều so với Hiến pháp 1992, nhưng vì Hiến pháp làm ra chỉ để thi hành Cương lĩnh của đảng Cộng sản nên quyền quyết định Hiến pháp của người dân đã không được tôn trọng.

Nội dung bài Phỏng vấn của chúng tôi (Phạm Trần) với Luật sư Trần Thanh Hiệp, một chuyên gia Pháp luật và Hiến pháp thời Việt Nam Cộng hòa là nhằm đưa ra ánh sáng những âm mưu tăm tối ghi trong Hiến pháp mới của đảng CSVN.

Cuộc phỏng vấn được phổ biến trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam” của Đài Truyền hình SBTN ngày 29/11/2013, vào lúc 8:00 PM giờ miền Tây Hoa Kỳ, hay 11:00 PM giờ Đông bộ nước Mỹ.

Phạm Trần


Sau đây là tòan văn cuộc phỏng vấn:

H: Một cách tổng qúat, xin ông cho biết sự khác biệt quan trọng nhất giữa Hiến pháp cũ 1992 và Hiến pháp mới 2013 ?

TTH: Theo tôi, cái gọi là Hiến pháp cũ 1992 với cái gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới 2013 vừa rất giống nhau lại vừa rất khác nhau. Tại sao rất giống nhau ? Tại vì cả hai văn bản này đèu là hai tài liệu xuất phát từ một nguồn gốc chung, đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (sửa đổi và bổ sung năm 2011)”. Và cả hai đều được dung để áp dụng cương lĩnh ấy. Thế tại sao lại còn khác nhau? Tại vì cái gọi là bản dự thảo mới, năm 2013 đã sửa lại rất nhiều tài liệu cũ, đến mức tổng cộng đã sửa trên 100 điều cũ và còn thêm vào 12 điều mới nữa. Điều rất ngộ nghĩnh là tuy sửa và thêm quá nhiều như vậy mà rút lại cũng chỉ để thực hiện đường lối cai trị cũ là bản Cương lĩnh tòan trị nói trên của Đảng. Tôi rất tiếc đã phai trả lời một cách không bình thường có vẻ như chọc cười như thế, nhưng có nói như vậy mới đúng với cách nói và cách làm “vẫn như cũ” của những người cầm quyền cộng sản ở trong nước.

H: Tại sao Hiến pháp mới phải dựa vào “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa”(bổ sung và phát triển năm 2011) để viết hầu bảo vệ cho bằng được quyến lãnh đạo độc tôn cho đảng như quy định trong Điều 4 trong khi Hiến pháp mới là bộ “luật cơ bản” và “có hiệu lực pháp lý cao nhất” của nhà nước Việt Nam ?

TTH: Tại vì đối với những người cầm quyền cộng sản thì chỉ có “Cương Lĩnh” mà thôi, không có Hiến pháp. Cái mà họ gọi tên là Hiến pháp là chỉ để cho người dân trong nước cũng như dư luận quốc tế lầm tưởng rằng ở Việt Nam đã có những bản Hiến pháp theo đúng nghĩa của Luật Hiến Pháp phương Tây. Kỳ thực chưa hề bao giờ có lọai Hiến pháp”đồ ngọai” này, chỉ có những văn bản mang tên Hiến pháp nhưng, như Stalin, Mao Trạch Đông đã nói, là để thể chế hóa đường lối cầm quyền của Đảng cộng sản, không khác gì ngày xưa vua chúa ban hành Hiến Chương để tuyên bố cho dân biết dân được cai trị theo luật lệ nào. Chứ không phải là để cam kết tôn trọng, thực hiện và bảo vệ nguyện vọng, ý chí của dân, như tại các nước dân chủ hiện nay trên thế giới. Nói cách khác và nói một cách dễ hiểu thì chuyện ban hành, sửa đổi Hiến pháp dưới nhưng chế độ cộng sản là những màn ảo thuật để biến hóa độc tài thành dân chủ. Không phải chỉ ở trên sân khấu tuồng kịch mà ở trong xã hội. Ngày xưa thì nhờ vào bưng bít, khủng bố tập đòan cộng sản đã lừa được dân. Nhưng này nay dân đã trưởng thành nên các chế độ độc tài đảng trị cộng sản đã lần lượt nối tiếp nhau sụp đổ như những lâu đài trên bãi cát. Chỉ còn lại dăm ba chế độ tàn dư còn hấp hối trên giường bệnh chờ đợi giây phút lìa đời.

NHỮNG MÂU THUẪN VÀ HẠN CHẾ

H: Theo ông, có hay không có sự “mẫu thuẫn” trong Điều 53 mới, viết rằng: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” ?

TTH: Đương nhiên là có mâu thuẫn vì nếu tòan dân là chủ sở hữu thì không thể đồng thời lại còn thuộc quyền sở hữu của bất cứ người chủ nào khác nữa. Ở đây, những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội lập luận rằng Nhà nước do họ thiết lập và áp đặt bằng luật pháp đảng tri, tòa án, công an, nhà tù đã “đại diện” dân để “quản lý”. Nhưng thử hỏi dân đã ủy cho họ quyền “đại diện” hồi nào ? Nếu bảo là do bầu cử thì chỉ có bầu cử gian lận kiểu “Đảng cử dân bầu” nghĩa là tập đoqàn cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã tự phong cho mình quyền “đại diện” dân để lấy công làm tư, tự quyền hưởng dụng tài nguyên, tài sản của quốc gia thậm chí còn đem bán và cầm cố cho nước ngòai để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và phe đảng. Cho nên họ đã đặt ra điều 53 trong Hiến pháp 2013 là để hợp pháp hóa việc họ đã trắng trợn tiếm quyền, đúng ra là tước đọat quyền sở hữu riêng và chung của dân

H:Trong Chương quy định về “Quyền con người”, tôi thấy có rất nhiều “mâu thuẫn” và “suy thoái” hơn Hiến pháp 1992 chẳng hạn như họ viết trong Điều 14 mới rằng:“ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Hay trong Điều 15 ghi rằng: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Là một Nhà Luật học và đấu tranh cho quyền con người Việt Nam trong nhiều năm, ông giải thích như thế nào về những “hạn chế” này ?


TTH: Như ở trên tôi đã trình bày, đối với những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội thì không có Hiến Pháp của dân mà chỉ có Cương Lĩnh của Đảng. Vậy thì tất nhiên là Đảng phải hạn chế tối đa quyền của dân để độc tài. Tôi không coi việc tôi phát biểu về một số điều khỏan trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 là những trao đổi về Luật Hiến Phap mà là những nhận định vể đường lối cầm quyền của Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Từ góc độ nhìn này, tôi có mấy nhận xét sau đay: Một, khi họ nói “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” họ đã lập luân một cách rất vụng về để hạn chế quyền của dân. Vì họ đã đưa ra một lọat những lý do rất mơ hồ như lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng là những lý do vu vơ, không có tiêu chuẩn, để giới hạn,hay đúng hơn, tước đọat một cách thô bạo quyền làm người của dân. Tức, à một cách để tùy tiện cấm đóan. Rồi lại còn nói đãi bôi rằng Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Họ quên rằng khi họ tìm cách hạn chế một cách độc đóan như đã được ghi trong các điều 14, 15 kể trên là họ đã xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

MẬP MỜ -KHUẤT TẤT

H: Cũng trong Chương này tôi thấy Quốc hội đã “lạm dụng” và “chủ tâm” sử dụng Pháp luật để “điều chỉnh ” những Quy định trong Hiến pháp theo ý muốn của Nhà nước, bằng chứng như họ viết trong 2 Điều quan trọng:

Điều 23: ”Công dân có quyền. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Ông có thấy như thế không ?


TTH: Theo chỗ tôi biết, các chuyên gia của nhả cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã phải đổi nhóm chữ “theo luật định” trước đây vẫn đọc thấy trong các bản Hiến pháp cũ của họ bằng nhóm chữ mới “do pháp quy định:” như nhà báo Phạm Trần vừa nêu lên qua các điều 23 và 25. Ý hẳn họ muốn người dân cũng như dư luận quốc tế hiểu lầm rằng nếu phải có hạn chế thì đó sẽ chỉ có thể là những hạn chế của “pháp luật” (tiếng pháp là droit) chứ không phải của những đạo luật (loi) do họ đặt ra. Nhưng phải hỏi rằng “pháp luật” mà họ muốn qui chiếu là “pháp luật” nào? Đương nhiên là sẽ không phải là thứ pháp luật dân chủ, văn minh, tiến bộ của nhân lọai mà là thứ pháp luật riêng do những người cộng sản Việt Nam sáng chế ra, với quyền hạn phi nhân quyền mà họ gọi là “pháp quyền”. Tức là trước sau cũng vẫn chỉ là những hạn chế phi pháp, phi nhân quyền, nếu nhìn đưới ánh sáng của luật quốc tế và phổ biến về nhân quyền, dân quyền. Tức là người dân trong tương lai gần nhất, vẫn chưa có các quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Đúng là những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã mượn cách nói khéo để che đậy vụng về chủ ý của họ là tước đọat quyền làm người của dân.

H: Câu hỏi cuối cùng của tôi trong Cuộc phỏng vấn này là: Ông có bi quan về tương lai Chính trị của nhân dân Việt Nam khi Bản Hiến pháp mới mới chỉ do Quốc hội chấp thuận mà không do dân biểu quyết ?

TTH: Tôi sẽ có hai câu trả lời và một câu hỏi trước câu hỏi của nhà báo Phạm Trần.. Trước hết, tôi không bi quan hay lạc qua mà chỉ kinh ngạc và phẫn nộ. Kinh ngạc vì những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội vẫn không chịu tìm học những bài học lịch sử của Liên Xô, Đông Âu cũ và nhất là của Trung Đông, Bắc Phi hiện nay để kịp thời thay đổi đường lối cầm quyền đảng trị đã lỗi thời. Phẫn nộ vì họ vì quyền lợi riêng của mình, của Đảng mà giam hãm mãi gần trăm triệu đồng bào trong áp bức nghèo đói, tụt hậu. Họ còn muốn hy sinh bao nhiêu thế hệ người dân nữa ?

Ngòai ra, nói chung, bất cứ một Hiến Pháp nào cũng phải do dân biểu quyết dưới hình thức này hay hình thức khác. Lại còn có trường hợp cũng không cần đến cả Hiến Pháp nữa như tại Anh Quốc. Nhưng ở Việt Nam thì dân phải được quyền biểu quyết Hiến pháp vì nếu dân không được quyền làm Hiến Pháp thì Đảng Cộng Sản sẽ chỉ đặt ra “Cương Lĩnh” thay vì Hiến Phap để cầm quyền. Trên nguyên tắc là như vậy nhưng cũng cần phải hỏi là đến bao giờ và bằng cách nào dân mới đưôc làm Hiến Pháp?

Phạm Trần-Trần Thanh Hiệp

(11/013)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Karl Rahner, Joseph Ratzinger và Vatican II (1)
Vũ Văn An
16:22 28/11/2013
Với việc tham gia của họ vào Công Đồng Vatican II, hai nhà thần học Đức đã trở thành chủ yếu trong việc lên khuôn Đạo Công Giáo hiện đại, ít có ai sánh bằng. Đó là Karl Rahner và Joseph Ratzinger. Cả hai cộng tác với nhau trong nhiều vấn đề quan trọng về thần học và Giáo Hội học, nhưng sau Công Đồng, họ đã như thể anh đi đường anh tôi đi đường tôi và không thiếu người cho rằng người thay dạ đổi lòng chính là Joseph Ratzinger, Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tương lai. Sự thay đổi này không ngừng làm người Công Giáo ngày nay bỡ ngỡ và đáng để ta khảo sát. Trong bài này, chúng ta thử xét xem sự phát triển tư duy của hai nhà thần học này trước, trong và sau Vatican II diễn tiến ra sao và có thực là thần học gia Joseph Ratzinger thay dạ đổi lòng như có người nghĩ không.

Bảo thủ và cấp tiến

Từ những ngày đầu của Vatican II, khi các nghị phụ từ chối không chịu thảo luận các sơ đồ phần lớn do Giáo Triều soạn thảo, người ta đã có cảm tưởng chung là tại Công Đồng có hai khối đối nghịch nhau trong quan niệm về tương lai Giáo Hội. Theo tương truyền, khối bảo thủ đã thất bại trong cố gắng duy trì nguyên trạng chỉ vì sự đoàn kết áp đảo của khối cải cách cấp tiến.

Tuy có đúng một phần, nhưng ý niệm cho rằng phe cải cách cấp tiến nhất trí với nhau về mọi vấn đề thiết tưởng chỉ là một cường điệu. Vì xét cho cùng, các văn kiện của Công Đồng vẫn còn rất lưỡng nghĩa: người ta tiếp tục sử dụng cùng một sắc lệnh để biện luận cho những chủ trương hoàn toàn trái ngược nhau. Sự kiện ấy chứng tỏ những nhất trí tổng quát tại Công Đồng khó có thể diễn dịch thành những nhất trí chung trong mọi chi tiết. Những lá phiếu nhất trí ở bên này hay bên kia đường ranh vẫn cho thấy nhiều ý kiến dị biệt trong số 2,500 nghị phụ tại Vatican II. Quan niệm dai dẳng về một mặt trận đồng nhất gồm các giám mục và thần học gia cố gắng dẫn đưa Giáo Hội vào thời hiện đại chống lại các vị bảo thủ gan lì chỉ càng làm ta khó có thể lượng giá được các tranh cãi sau Công Đồng giữa những đồng minh cũ tại cùng một Công Đồng này. Người ta có thể thắc mắc: làm thế nào một vị trước đây chủ trương cải cách bỗng nhiên lật ngược thế cờ, đi ủng hộ những quan điểm mà Đức HY Ottaviani từng hết lòng bảo vệ? Tất nhiên, chỉ có sự thay đổi là không thay đổi mà thôi, nhưng phản bội các xác tín trước đây của mình để ủng hộ các đối thủ cũ là điều ít thấy. Ấy thế mà người ta đã cay đắng bảo rằng đó là tác phong của thần học gia Joseph Ratzinger, người từng tham gia Công Đồng Vatican II trong tư cách chuyên viên và đã góp phần lên khuôn Giáo Hội Công Giáo trong suốt hơn 40 năm qua.

Đối với Đức Bênêđíctô, Vatican II chắc chắn đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp vốn đã sáng chói của ngài. Lúc Công Đồng bắt đầu nhóm họp, ngài mới 35 tuổi, nhưng đã giữ hai ghế giáo sư tại hai đại học danh tiếng của Đức. Tuy nhiên, với Công Đồng, ngài nổi tiếng khắp thế giới, mau chóng trở thành người hỗ trợ mạnh mẽ nhất của phong trào về nguồn (ressourcement) và hợp tác với các tên tuổi vốn được coi là đồng nghĩa với nền thần học mới (nouvelle théologie).

Một trong các tên tuổi ấy chính là Karl Rahner, hơn Ratzinger tới 23 tuổi, lúc tới Công Đồng làm chuyên viên đã nổi tiếng giữa các giới Công Giáo khắp thế giới. Phương thức mới mẻ của nhà thần học này, nói chung, được nhiều người ủng hộ, nhưng đối với Giáo Triều vốn theo khuynh hướng bảo thủ, thì ngài không được hoan nghinh bao nhiêu. Trong suốt hơn bốn năm tại Công Đồng, cả hai nhà thần học này đều xuất hiện như những tiếng nói gây ảnh hưởng, để lại dấu ấn nơi nhiều văn kiện chính của Công Đồng. Họ tiếp tục việc hợp tác vốn đầy hiệu quả với nhau, một việc hợp tác từng bắt đầu trước khi có Công Đồng và đã cùng nhau viết nhiều bài vở và cuốn sách về các chủ đề cấp thiết của thần học và Giáo Hội học. Ấy thế nhưng, dù việc đích thân can dự của họ mật thiết liên kết với nền thần học aggiornamento của Vatican II, đường họ theo đuổi thời hậu công đồng chưa bao giờ lại phân rẽ đến thế. Với Rhaner, đối tượng hàng đầu của mọi thần học sau Vatican II phải là tìm cách chuyên chở Kitô Giáo, được coi như có ý nghĩa, đến những người lớn lên trong một thế giới bị kiến thức thực nghiệm thống trị. Mãi mãi là nhà thần học và thầy dạy mục vụ, Rahner theo đuổi mục đích đối thoại với những người ở bên ngoài Giáo Hội và tái lên khuôn tín lý Kitô Giáo qua các trước tác của mình.

Trái lại, Ratzinger càng ngày càng thấy khó chịu trước hiện tượng bị ngài coi là giải thích sai các ý hướng của Vatican II. Lo âu rằng Giáo Hội có thể đi quá xa theo chiều hướng nhượng bộ thế giới hiện đại và do đó làm hại tới căn tính Kitô Giáo đích thực của mình, ngài tìm cách duy trì đặc điểm nguyên thủy của nó. Kết cục, ngài đã trở thành giám mục Munich, nhận mũ Hồng Y, và sau đó không lâu đáp lời mời của Đức Gioan Phaolô II tới Vatican đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong chức vụ này, một chức vụ ngài nắm giữ trong hơn 20 năm, ngài đã đưa ra nhiều quyết định không được ưa chuộng, khiến thế giới và những ai quen biết ngài ở Vatican II hết sức ngạc nhiên. Thế là hai người có tham vọng tạo nên một Đạo Công Giáo mới đã trôi dạt ra xa nhau, và xem ra một thay đổi lớn đã diễn ra nơi người trẻ tuổi hơn là Ratzinger. Nhiều người cho rằng các cuộc nổi loạn của sinh viên năm 1968 đã gây ra sự thay đổi này; luận chứng này xem ra có nhiều thuyết phục nếu ta để ý tới nồng độ bạo động của chúng.

Thế nhưng, khó có thể tin được rằng chỉ một vài tháng bạo động như thế đủ gây đe dọa nặng nề cho các xác tín tôn giáo của một người có tầm cỡ như Ratzinger. Hans Küng, người, vào năm 1966, đã mạnh mẽ hỗ trợ và giúp Ratzinger chiếm được ghế giáo sư tại phân khoa thần học nổi tiếng của Tübingen, thì cho rằng chủ nghĩa bảo thủ mỗi ngày một lớn mạnh nơi Ratzinger là hậu quả của lòng ham chức quyền. Cả hai lối giải thích này chỉ cung cấp các giải đáp tiện lợi cho bài toán khó hiểu là Joseph Ratzinger, nhưng chắc chắn không công bằng đối với nhà tư tưởng phức tạp này. Đúng là Ratzinger tiến thân rất nhanh và đảm nhiệm một chức vụ nhiều quyền thế trong tư cách người cố vấn thân cận nhất của Đức Gioan Phaolô II. Nhưng liệu bối cảnh lịch sử cùng với quyền hành hết sức trùng hợp với nhau ấy có thực sự hủ hóa được Ratzinger và biến ngài thành một viên chức giáo quyền cổ hủ chăng? Hay có lẽ Ratzinger đúng khi được Vittorio Messori hỏi liệu việc ngài tham gia tập san Concilium có phải là một tội không, đã trả lời rằng “Tuyệt đối không. Tôi không thay đổi; chính họ mới thay đổi”?

Trong bài này, mục đích của chúng tôi là nhìn lại mối tương quan phức tạp giữa Joseph Ratzinger và Karl Rahner bằng cách đặt câu hỏi: phải chăng Ratzinger đã thay đổi một cách triệt để, trong khi Rahner vẫn luôn trung thực với chính mình. Nhờ xem sét thời gian trước khi, trong khi và sau khi có Vatican II, bài này muốn cố gắng làm sáng tỏ sự diễn biến trong tư tưởng Ratzinger và muốn chứng minh rằng tiểu sử của ngài cho thấy nhiều liên tục hơn người ta chịu thừa nhận. Và trong khi cả hai đều có thay đổi, thì sự thay đổi sau Công Đồng nơi Rahner có tính triệt để hơn. Phần Ratzinger, các biến cố chung quanh làm ngài trở nên cứng rắn hơn, càng ngày càng chứng tỏ: ngài muốn trở về với các quan điểm giáo phụ, những quan điểm mà ngài luôn luôn duy trì trong cố gắng muốn cứu Giáo Hội khỏi nguy cơ đánh mất tinh thần đích thực của mình.

Trước Công Đồng

Tháng Giêng, năm 1959, khi Đức Gioan XXIII tiết lộ cho một nhóm phụ tá thân cận kế hoạch của ngài về công đồng chung, thì đề xuất của ngài bị chạm trán với một im lặng nặng nề. Các viên chức giáo triều không phải là những người duy nhất phản ứng một cách khá ngỡ ngàng bối rối. Mà cùng với họ là toàn thể Giáo Hội. Sau khi khóa nhất đã kết thúc, Joseph Ratzinger vẫn nhớ lại các do dự còn phảng phất đâu đó trong quyết định dấn thân vào Công Đồng của mình: “Khi nhìn trở lui để cố gắng nhớ lại các biến cố từng xẩy ra, phải thú thực nói rằng khởi đầu của Công Đồng đã bị chi phối bởi một cảm giác khó chịu nào đó, một mối lo là toàn bộ sự việc rút cục sẽ trở thành lời xác nhận đối với các quyết định đầy thiên kiến, và do đó, trong khi làm thất vọng nhiều người, khiến họ mất can đảm, làm tê liệt tính năng động của người tốt, và để các vấn đề mà thời hiện đại đang đặt ra cho Giáo Hội vẫn y nguyên không được giải đáp, nó sẽ gây hại cho Giáo Hội nhiều hơn là làm lợi”.

Karl Rahner cũng không lạc quan gì hơn. Ngài từng phát biểu nhiều dự cảm tiêu cực trong một bài nói chuyện với các sinh viên tại Innsbruck năm 1959. Tựa đề bài nói chuyện cũng đủ nói lên những dự cảm ấy “Về Công Đồng Đầy Đe Dọa và Sắp Diễn Ra”. Nó quả có giọng hoài nghi, nhất là liên quan đến tính thực tiễn của Công Đồng, nội dung của nó, và bản chất nói là đại kết của nó: “Các bạn hãy tưởng tượng Công Đồng sẽ khó khăn ra sao khi có sự tham dự của hai nghìn giám mục; và khi mời cả các các giám mục hiệu tòa nữa, thì các bạn hẳn mau chóng đụng tới một chiều kích hầu như không thể xoay trở được về phương diện kỹ thuật”.

Giống nhiều người trước ngài, Rahner nghĩ tới các hình thức khác có thể thay thế cho một công đồng theo nghĩa truyền thống, như hình thức sử dụng các câu hỏi trên giấy giống như cách các Đức Piô IX và Piô XII đã sử dụng trước khi công bố các tín điều về Đức Mẹ. Vì chưa hiểu rõ nội dung của Công Đồng, nên Rahner không hiểu nổi nỗi hân hoan của công chúng đối với tin tức này. Thay vào đó, ngài do dự không dám tham gia vào các đồ đoán, và chỉ hạn chế vào việc nhấn mạnh tới sự kiện mình ít biết nhiều về vấn đề này.

Sau cùng còn vấn đề đại kết nữa, một vấn đề ngài rất quan tâm. Ngài hoài nghi Công Đồng này không có được tiềm năng hợp nhất như các Công Đồng Lyon năm 1274 hay Công Đồng Florence năm 1438-1445. Thay vào đó, ngài chỉ dám nghĩ Vatican II có tiềm năng tự lượng giá về chính mình, giúp làm sáng tỏ vị trí của Giáo Hội Công Giáo trong tương quan với các Giáo Hội khác.

Nhìn trở lui, người ta dễ quên sự kiện này: không phải phe bảo thủ tỏ ra ngờ vực, mà cả những người sau này góp phần chủ yếu vào việc lên khuôn cho Công Đồng cũng ngờ vực không kém. Tuy nhiên, việc công bố về Công Đồng đã làm sống dậy một quan tâm chung đối với nền thần học về công đồng từng dẫn tới các khảo luận có tính hệ thống và lịch sử của nhiều thần học gia, trong đó có Rahner và Ratzinger. Trong tiểu luận năm 1962 “Về Nền Thần Học Các Công Đồng”, một tiểu luận ngài dựa nhiều vào bài nói chuyện tại Innsbruck trên đây, Rahner cố gắng làm dịu các hoài mong quá trớn của nhiều người lúc ấy. Đối với Rahner, Công Đồng chủ yếu chỉ là bộ phận cai trị không đại diện cho các đặc sủng của Giáo Hội.

Theo ngài, Giáo Hội Công Giáo là một định chế được cấu trúc theo phẩm trật, dưới sự lãnh đạo của hàng giám mục và Đức Giáo Hoàng, một phẩm trật ngài cho rằng chính Chúa Giêsu đã thiết lập. Về phương diện này, chủ trương của Rahner hoàn toàn có tính truyền thống và phù hợp với giáo huấn huấn quyền. Nhưng rồi ngài tìm hiểu ý niệm hợp đoàn (collegiality) và các hệ luận của nó đối với quyền bính sau cùng trong Giáo Hội. Ngài mạnh mẽ quả quyết tính hợp đoàn và dựa trên viễn tượng này duyệt lại mối liên hệ giữa hàng giám mục và Đức Giáo Hoàng. Đối với ngài, cả ý niệm coi Đức Giáo Hoàng như thẩm quyền pháp chế tối hậu lẫn việc dị biệt hóa không thoả đáng giữa công đồng và Đức Giáo Hoàng đều không đứng vững; dẫn khởi từ tính hợp đoàn, thẩm quyền sau cùng phải thuộc công đồng cùng với Đức Giáo Hoàng như một cơ chế (body). Hiểu như thế, “quyền giáo huấn không thuộc toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng trong lúc có công đồng mà thôi, khi cả hai tạo thành một cơ thể, hay thuộc Đức Giáo Hoàng khi công đồng không họp, mà đúng ra luôn luôn và ở mọi thời phải thuộc toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng, ngay cả lúc công đồng không hội họp”.

Lúc có công đồng, cơ chế cai trị hợp đoàn tối cao này của Giáo Hội, một cơ chế luôn hiện hữu, đã tụ về với nhau. Lý do của việc tụ họp này chỉ đơn giản là nhu cầu bức thiết; vì toàn thể hàng giám mục dưới và cùng với Đức Giáo Hoàng có thề hành động một cách đầy đủ hoàn toàn dù công đồng không họp, nên muốn triệu tập công đồng, cần có một lý do đặc thù. Tuy nhiên, chính lý do này không rõ ràng đối với Rahner, vì nội dung của Vatican II vẫn khá mù mờ.

Tuy thế, tiểu luận của Rahner đánh dấu một cái hiểu quan trọng về công đồng; coi nó như một tiếp diễn có tính hợp đoàn các hoạt động của hàng giám mục và của Đức Giáo Hoàng trong tư cách cơ chế cai trị Giáo Hội.

Ratzinger thì trình bày nền thần học của ngài về công đồng để trả lời Hans Küng. Trong cuốn Strukturen der Kirche, Kung coi công đồng là đại biểu của Giáo Hội. Giống Rahner, Ratzinger cổ vũ tính hợp đoàn và tìm hiểu xem nó tác động ra sao tới ý niệm coi công đồng là “đại biểu” của Giáo Hội. Ngài khai triển ý niệm vô ngộ, đưa ra chủ trương khá phù hợp với đường hướng của Vatican I, dù không theo lối giải thích cực bảo thủ. Theo ngài, vô ngộ không thuộc một mình Đức Giáo Hoàng, mà đúng hơn thuộc cơ chế thống nhất của toàn thể Giáo Hội. Do đó, Đức Giáo Hoàng chỉ có thể nói một cách vô ngộ khi ngài nói điều được toàn thể Giáo Hội chấp nhận là vô ngộ. Hiểu như thế, người giáo dân cũng dự phần vào tính vô ngộ trong đức tin của toàn thể Giáo Hội.

Công đồng cùng với Đức Giáo Hoàng tạo thành cơ chế pháp quyền tối cao của Giáo Hội, được triệu tập bất cứ khi nào cần. Theo Ratzinger đó là trường hợp khi Giáo Hội chia rẽ về một vấn đề đặc thù nào đó. Như thế, trách nhiệm riêng biệt của công đồng là trách nhiệm ngăn ngừa và bảo vệ. Sau này, ngài viết: “Các công đồng bắt nguồn từ mục tiêu bảo vệ Giáo Hội khỏi các tư tưởng sai lạc (Falschgeist) và bắt nguồn từ nhu cầu cần thiết phải so sánh và hợp nhất hóa các truyền thống, trật tự tập thể của Giáo Hội, và nhu cầu giúp đỡ nhau để đạt dược sự hướng dẫn thích đáng”.

Như thế, Công Đồng là một hội nghị tư vấn và quyết định, trong khi Giáo Hội còn hơn thế nữa. Đặc sủng, chẳng hạn, là khía cạnh chủ yếu của Giáo Hội, nhưng không là thành phần của Công Đồng. Chính sự khác nhau ấy làm Công Đồng thành synedrion (thượng hội đồng) chứ không thành ekklesia (Giáo Hội).

Năm 1961, Rahner và Ratzinger cùng xuất bản chung cuốn Episkopat und Primat , trong đó, họ cố gắng hòa hợp cái hiểu thần học của họ về mối tương quan giữa công đồng và Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, có nhiều dị biệt tuy nhỏ mà khá quan trọng giữa họ với nhau, họ chỉ nhất trí trong các đặc điểm đệ nhị đẳng của Công Đồng mà thôi. Công trình này, tuy thế, vẫn đã lọt vào mắt hai vị Hồng Y, đều là thành viên của ủy ban chuẩn bị Công Đồng. Cuối cùng hai vị Hồng Y này đã đem cả hai nhà thần học tới Rôma làm chuyên viên cho mình.

Ratzinger từng gặp Đức Hồng Y Frings cuối thập niên 1950 qua một người bạn cũ, lúc đó là thư ký riêng của Đức HY Frings, Hubert Luthe. Cảm kích trước giảng khóa thần học công đồng do Ratzinger trình bày tại viện hàn lâm Công Giáo tại Bensberg, Đức HY Frings yêu cầu Ratzinger đọc hộ ngài tất cả các sơ đồ và đưa ra các cải tiến. Ở đây, ta thấy nhiều tầm nhìn rất thông suốt của Ratzinger về công đồng sắp tới. Ngài viết: “Dĩ nhiên, tôi cảm thấy các sơ đồ vẫn còn (thiếu) nhiều điều đáng ước ao, nhưng không thấy cơ sở nào để hoàn toàn bác bỏ như lời yêu cầu của nhiều người ở Công Đồng. Chắc chắn việc canh tân về Thánh Kinh và giáo phụ, một đặc điểm của các thập niên trước đây, chỉ in được những dấu ấn khá khiêm tốn lên các sơ đồ này, do đó đã biến chúng thành cứng ngắc và hẹp hòi đôi chút, quá gần với nền thần học khoa bảng, quá là suy nghĩ của học giả và không đủ là suy nghĩ của mục tử. Tuy nhiên, người ta phải nhìn nhận rằng chúng tuyệt đối chắc chắn và được soạn thảo cẩn thận”.

Dù những dòng ký ức trên được viết sau Vatican II 30 năm, người ta vẫn cảm nhận được cách nhận định về các sơ đồ đầu tiên của Ratzinger và ngài đã dự kiến ra sao về đường hướng tương lai của Công Đồng. Hiển nhiên, ngài quan tâm tới việc tích hợp các thành quả do các nghiên cứu trước đây của khoa chú giải Thánh Kinh và các trước tác về giáo phụ đem lại. Tuy nhiên, ngài không lưu tâm nhiều tới các hoài mong muốn hướng Giáo Hội về các vấn đề trần thế.

Cùng lúc ấy, Đức Hồng Y König của Vienna, người mà Rahner gặp lần đầu trong chiến tranh, yêu cầu Rahner đọc và phê phán dùm ngài các sơ đồ. Không như Ratzinger, Rahner tỏ ra không thân thiện với các sơ đồ này bao nhiêu, dù một số vấn đề chủ yếu được ngài lưu tâm cũng tương tự như các vấn đề từng làm đồng nghiệp trẻ tuổi hơn của mình tại Bonn bận tâm. Trong một lá thư gửi Đức Hồng Y, Rahner viết: “các tác giả [của các sơ đồ này] chắc chắn chưa bao giờ phải chịu các cơn ghiền của người vô thần hay người không phải là Kitô hữu, tức những người muốn tin nhưng lại nghĩ mình không thể nào tin”.

Và trong một thư khác, ngài viết: “Không, những sơ đồ này không làm mọi chuyện chúng có thể làm được; chúng là các khai triển chi tiết của những người an tâm thư thái lẫn lộn sự tự tin của mình với tính chắc chắn của đức tin... Đây là các khai triển chi tiết của các giáo sư tốt lành và đạo đức... quên mình, nhưng thiếu khả năng nắm lấy cơ may của thời hiện tại”.

Như thế, rõ ràng, cả Rahner lẫn Ratzinger đều nhìn thấy nhu cầu thích ứng và duyệt lại, nhất là vì bản chất quá cao về tri thức và thiếu âm sắc về mục vụ trong các sơ đồ, nhưng họ khác nhau trong việc đánh giá điều thực sự cần phải làm. Trong khi với Ratzinger, vấn đề nằm ở chỗ thiếu sự lãnh đạo thiêng liêng, thì Rahner lại quan tâm sâu sắc tới những ai thấy khát vọng đức tin chân chính của họ không hoà hợp được với thế giới ngày nay. Trong khi Ratzinger thấy các văn kiện của công đồng chắc chắn và được soạn thảo cẩn thận, thì Rahner tuy cũng thấy chúng có nghĩa, nhưng lại cho rằng chúng không đi đến đâu cả. Ta không nên đánh giá thấp các dị biệt xem ra không đáng kể về tập chú và cả về ngôn từ này; vì chúng phản ảnh các nền thần học nằm ở bên dưới, vốn điều hướng hai nhà thần học này trong lúc họ đọc các bản văn chuẩn bị và sẽ lên khuôn phần lớn việc họ tham dự vào Công Đồng. Ngay trong các công trình đầu tiên của mình, Rahner vốn đã khai triển ra các điểm chính yếu cho phương pháp tiên nghiệm (transcendental method) của mình, một phương pháp nhằm phối hợp việc tìm hiểu lịch sử các kinh nghiệm cụ thể với việc suy tư tiên nghiệm (transcendental reflection) về các điều kiện khả hữu của nó. Nguyên ý niệm cho rằng ta có thể cảm nghiệm được Thiên Chúa một cách trực tiếp hay ý niệm cho rằng cảm nghiệm về mọi vật hữu hạn sẽ đẩy ta hướng về chân trời vô hạn của mầu nhiệm tối hậu là Thiên Chúa, đã cho thấy: đối với Rahner, ta không thể tách biệt hữu thể lịch sử và hiện hữu trong đời ra khỏi hữu thể nhân bản.

Trái lại, Ratzinger từ sớm đã tiếp nhận một nền thần học nhiều xuất thế (world-denying) hơn; nền thần học này chịu ảnh hưởng nền nhân học tân Platông, không khác bao nhiêu so với nền thần học của bậc thầy vĩ đại từng là tập chú cho việc nghiên cứu tiến sĩ của ngài là Thánh Augustinô.Ngài viết luận án để được nhận ghế giáo sư (Habilitationsschrift) về Thánh Bonaventura, người chưa biết gì tới bước ngoặt nhập thế (world-affirming) trong thế giới quan của những vị như Thánh Albertô Cả hay Thánh Tôma Aquinô. Thành thử không ngạc nhiên gì khi Ratzinger luôn nhấn mạnh tới sự quan trọng của nền thần học giáo phụ và thần khí học (pneumatology) của Giáo Hội Đông Phương.

Thuyết cực duy tri thức (hyper-intellectualism) của tân kinh viện, một lý thuyết hết sức đặc trưng trong Giáo Hội sau Vatican I (nhất là sau Đức Lêô XIII) đối với ngài, một người theo Thánh Augustinô, luôn luôn đáng hoài nghi, vì thánh Augustinô chuyên đi tìm sự hồi hướng tâm linh hơn là thuyết lý khoa bảng. Bằng nhiều cách, Ratzinger coi nền thần học giải thích của duy tri thức như một biện giáo không cần thiết, vì phía sau khoa biện giáo này, Giáo Hội “dấu diếm chứ không tin tưởng sự thật vốn sống trong tự do tự tại mà không cần dấu diếm”.

Với những dị biệt căn bản giữa hai chủ trương triết học và thần học ấy, người ta rất ngạc nhiên, khi thấy Rahner và Ratzinger hợp tác với nhau một cách hết sức thành công tại Vatican II.

Còn 1 kỳ
 
Karl Rahner, Joseph Ratzinger và Vatican II (2)
Vũ Van An
17:28 28/11/2013
Tại Công Đồng

Kể từ thời Trung Cổ, người ta không thể quan niệm được một công đồng mà lại không có sự tham dự của các nhà thần học, những người hành xử như cố vấn cho các giám mục. Vatican II cũng thế. Tuy nhiên, việc các chuyên viên cá nhân khuôn định đường hướng của Công Đồng chính xác ra sao, họ ảnh hưởng thế nào đối với ý kiến các giám mục và nhất là đối với nội dung các văn kiện sau cùng là điều không dễ xác định. Ở đây, sử gia buộc phải dựa hoàn toàn vào các tường thuật của chính các chuyên viên hay của các cá nhân khác có mặt tại Công Đồng. Trong trường hợp Rahner, các phân tích của Karl Heinz Neufeld, Günther Wassilowsky và Herbert Vorgrimmler cung cấp cho ta nhiều cái nhìn thấu suốt về các hoạt động của ngài không những tại Công Đồng mà còn trong giai đoạn chuẩn bị nó cũng như trong lúc Công Đồng không nhóm họp.

Về phần Ratzinger, các đóng góp đặc thù của ngài cho Công Đồng còn đợi những nghiên cứu chi tiết hơn, nhưng một số vẫn có thể được tái dựng nhờ các trước tác của chính ngài cũng như các nguồn đệ nhị đẳng về Công Đồng. Ở đây, chúng ta chủ yếu tập chú vào (a) sự can dự của Rahner và Ratzinger vào các công trình của Công Đồng về mối tương quan giữa Giáo Hội và thế giới, và (b) sự tương tác thực tế giữa họ với nhau tại các nhóm làm việc hay trong lúc Công Đồng không nhóm họp. Bất chấp các khó khăn trước đó với giáo triều và việc Đức HY Ottaviani miễn cưỡng tiếp nhận ngài, Karl Rahner vẫn đã trở thành một thành viên của Ủy Ban Thần Học và can dự một cách tích cực và có ý nghĩa vào việc chuẩn bị các văn kiện Lumen Gentium, Dei Verbum, Gaudium et Spes, và Perfectae Caritatis .

Nhưng ảnh hưởng của ngài vượt quá Ủy Ban Thần Học. Ngài thực hiện nhiều buổi diễn giảng và thường tham dự các cuộc đối thoại với các nhà thần học và giám mục của nhiều ủy ban khác.

Chắc chắn, việc trên không thể có được, nếu không có mối liên hệ thân hữu giữa các giám mục và các chuyên viên, một mối liên hệ đã có ngay từ những ngày đầu. Chính cha cho hay: “Có lẽ người ta sẽ bảo nếu, không những tôi, mà một số nhà thần học không có được sự hiểu biết thân ái với các giám mục ngay từ buổi đầu của Công Đồng, thì Công Đồng hẳn đã đi theo một đường hướng hoàn toàn khác với đường hướng nó đã chọn”.

Nhưng ngoài liên hệ tốt đẹp giữa các giám mục và các chuyên viên ra, cũng còn yếu tố rất thực tiễn đối với mối liên hệ này. Số giám mục thách thức các sơ đồ do ủy ban chuẩn bị soạn thảo muốn có những bản văn thay thế cũng như các lời phê bình vững chắc về thần học đối với các sơ đồ này. Thành thử nhiều chuyên viên rút cục đã phải soạn thảo các bản văn thay thế để trình cho các nghị phụ. Việc làm của Rahner đối với Lumen Gentium bao gồm cả công việc tại ủy ban thần học lẫn các buổi đàm đạo với các giám mục, các buổi diễn thuyết, các phát biểu viết cho Đức HY König để ngài trình bày tại Phòng Công Đồng (aula).

Khi đã thuyết phục được các giám mục Đức và Áo tin rằng sơ đồ Depositum Fidei có vấn đề, ngài bèn lập tức bắt đầu cùng Ratzinger chuẩn bị cách đáp ứng. Rahner thường không tới phòng họp khoáng đại, vì ngài cho các thảo luận ở đấy, trong căn bản, chỉ mất thì giờ. Thay vào đó, ngài bắt tay vào sơ đồ. Về sự hợp tác với Ratzinger này, Rahner có viết trong sổ tay của mình như sau: “tôi rất ăn ý với Ratzinger. Và ngài có tiếng tăm tốt với (Đức HY) Frings”.

Xét chung, việc can dự của Rahner chủ yếu thuộc lãnh vực Giáo Hội học. Ngài tham dự tích cực vào việc lên khuôn cho sơ đồ De Ecclesia, cố gắng bao gồm vấn đề chức phó tế vào sơ đồ Giáo Hội, vận động để Thánh Mẫu Học được lồng vào văn kiện về Giáo Hội học của Công Đồng, cổ vũ tính hợp đoàn và ủng hộ nền thần học về các Giáo Hội địa phương. Từ tháng Chín năm 1963 trở đi, sự can dự của Rahner chủ yếu vẫn thuộc lãnh vực Giáo Hội học. Ngài tham dự việc soạn thảo sơ đồ XIII, sau này được biết dưới tên Gaudium et Spes .

Theo Đức HY König, Rahner đặc biệt lưu ý đến việc khai triển Lumen Gentium, nhưng Yves Congar nhớ rằng ảnh hưởng của ngài đối với Gaudium et Spes cũng không kém phần quan trọng. Sơ đồ này được đề xuất và chịu ảnh hưởng của đội tiền phong trong nền thần học Pháp. Rahner cố gắng làm dịu nền nhân học hơi quá lạc quan này bằng ngữ cảnh nền thần học thánh giá.

Tuy thế, nền thần học của ngài vẫn là nền thần học nhập thế và tập chú vào quan tâm mục vụ đối với con người nhân bản hiện đại trong thế giới. Giống Rahner, Ratzinger không đơn giản chỉ là một trong khá nhiều chuyên viên chỉ biết thầm lặng làm việc cho các giám mục liên hệ của mình mà thôi. Suốt thời Công Đồng, ngài thực hiện nhiều buổi diễn thuyết về các đề tài có liên quan với Rôma cũng như Đức khi Công Đồng không nhóm họp. Ngài tổ chức các buổi thuyết trình cho các nghị phụ và cho công bố một loạt nhận định nổi iếng về Công Đồng. Như John Allen từng viết: “Dù Ratzinger không lên tiếng tại phòng khoáng đại, ngài vẫn là khuôn mặt công cộng bằng mọi cách khác”.

Như trên đã thấy, sự can dự của ngài cũng bao gồm việc làm đối với các văn kiện, như văn kiện thay thế cho văn kiện về mạc khải, một văn kiện ngài soạn thảo với Rahner. Ngày 25 tháng Mười năm 1962, Đức HY Frings gặp các Đức HY Alfrink, Suenens, Liénart, Döpfner, Siri, và Montini, và yêu cầu Ratzinger trình bày với các ngài các gợi ý của hội đồng giám mục nói tiếng Đức.

Nói chung, phản ứng khá tích cực, và lúc đó, hẳn Ratzinger đã gây được ấn tượng sâu sắc nơi các nghị phụ, nhất là Đức HY Montini, người sau này, trong tư cách Đức Phaolô VI, đã cử Ratzinger làm Tổng Giám Mục Munich và cuối cùng nâng ngài lên hàng Hồng Y. Trong khi ấy, Ratzinger cũng lưu tâm không kém tới các vấn đề mục vụ như Rahner. Ngài thực sự quan tâm đến con người, nhưng lưu ý chính của ngài không phải là làm cách nào đem Giáo Hội lại gần thế giới hơn mà đúng hơn là làm cách nào khiến thế giới can dự vào sứ điệp Kitô Giáo. Nên không lạ gì trong các văn kiện của Vatican II, Dei Verbum là văn kiện trực tiếp chịu ảnh hưởng của Ratzinger hơn cả.

Sau Công Đồng

Điều làm ta khó đo lường được tác dụng của Công Đồng đối với đời sống Giáo Hội không những chỉ là tính mơ hồ của các văn kiện và các cách khác nhau trong việc thực thi nội dung của chúng, mà còn vì khối lượng khổng lồ các văn bản, các buổi diễn thuyết, các cuộc đàm đạo và thư từ không được bao gồm trong các văn kiện cuối cùng. Như Rahner có lần nói về công đồng: “Nó như việc sản xuất chất radium. Người ta phải làm việc với cả tấn quặng mới sản xuất ra được 0.14 gram radium. Tuy nhiên, vẫn rất đáng công”.

Chịu khó lục lọi qua hàng tấn chất quặng này, tức các câu truyện và khai triển bản thân của các nhà tư tưởng chính của Công Đồng, ta mau chóng thấy rằng cách này hay cách khác, Công Đồng quả đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với tất cả các nhân vật này. Bất kể họ tới Rôma với ý nghĩ nào, hầu như ai trong số họ cũng đều đã biến đổi quan điểm của mình qua suốt 4 năm của Công Đồng, nhờ rất nhiều cuộc thảo luận và trao đổi. Có thể nói: Công Đồng đã đánh dấu một cuộc hồi tâm nơi phần đông, nếu không muốn nói là tất cả, những người tham dự nó, trong đó có Ratzinger và Rahner. Cả hai đều nhiều lần nói tới trải nghiệm của họ tại Công Đồng và về ý nghĩa của nó đối với chính họ và đối với Giáo Hội nói chung. Khi các thành quả của Vatican II dần dần được thực thi và khi thế giới sống qua những thời khắc xáo trộn, các lượng giá của họ không hẳn về chính Công Đồng, mà về tình trạng Giáo Hội ngày nay đã có những khuôn hình khác hẳn. Chỉ 3 năm sau khi Vatican II kết thúc, sự dị biệt này đã trở thành rõ rệt. Thử hỏi việc gì đã xẩy ra? Muốn trả lời, thiển nghĩ, ta nên đặt câu hỏi vào ngữ cảnh lịch sử.

Cả hai nhà thần học này đều là người Đức, sống trong một bối cảnh xã hội đặc thù, được trang bị với những phương thế lượng giá hoàn cảnh và đáp ứng nó do văn hóa lên khuôn, và do đó, điều chủ yếu là phải làm sáng tỏ hoàn cảnh đặc thù của họ mới hòng giải thích được các kết luận của họ. Tại Đức cũng như tại những nơi khác ở tây bán cầu, các năm sau Vatican II là các năm được đánh dấu bằng nhiều bất ổn xã hội. Nhưng không giống ở Hoa Kỳ, nơi sinh viên chĩa mũi dùi tức giận của họ trước nhất vào việc chống lại cuộc chiến tranh mau chóng leo thang tại Đông Nam Á, các sinh viên Đức đối diện với một vấn đề khác hẳn, thuộc lịch sử gần đó của Đức. Thực vậy, sau Thế Chiến II, rất nhiều người trước đây từng giữ các chức vụ quan trọng trong chế độ cai trị tàn bạo của Hitler nay lại một lần nữa len lỏi vào bộ máy chính quyền, nắm giữ các chức vụ quan trọng không kém, như viện trưởng đại học chẳng hạn.

Trước hoàn cảnh ấy, phong trào sinh viên được đà và mau chóng mang hình thức bạo động. Một phần cũng vì ngày 2 tháng Sáu, 1967, trong một cuộc biểu tình chống quốc vương Ba Tư đến thăm Bá Linh, Benno Ohnesorg, 26 tuổi, đã bị một cảnh sát viên bắn chết. Từ đó, các cuộc biểu tình gần như xẩy ra hàng ngày; các sinh viên tẩy chay lớp học, chiếm giữ các giảng đường khiến việc giảng dạy hoàn toàn ngưng trệ. Đối với các giáo sư vốn được sinh viên trọng kính, tình thế này hoàn toàn không có tiền lệ và thật là khó xử. Một số tham gia thảo luận, cố gắng trình bày quan điểm chống lại các sinh viên biểu tình, một số khác tỏ ý ủng hộ nội dung biểu tình nhưng không nhất thiết ủng hộ phương thế thực hiện. Cuộc xáo trộn này ảnh hưởng đến cả phân khoa thần học tại đại học Tübingen, nơi Ratzinger giảng dạy lúc ấy. Herman Häring, một cựu sinh viên tại Tübingen, mô tả tình thế lúc ấy như là mau chóng dẫn tới phân hóa.

Trong một bài báo gần đây, Ronald Modras cho rằng không nên lẫn lộn “cuộc bất ổn của sinh viên” tại Tübingen với cảnh bạo động từng xẩy ra ở Paris và Chicago cùng một năm. Còn các sinh viên dự các lớp của Ratzinger thì không giống chút nào với những người theo Mao từng phá phách các lớp học tại các phân khoa khác ở Tübingen.

Tuy thế, các vụ đập phá, ngăn chặn lớp học hay ngồi lỳ trong đó chắc chắn có gây ấn tượng. Năm 1968, các sinh viên thần học có ra một tuyên cáo đòi thần học phải được tự do; bản tuyên cáo này có chữ ký của 1,322 sinh viên. Một năm sau, các sinh viên thần học Tübingen có công bố một lá thư đòi các giám mục phải được bầu chọn và nhiệm kỳ của các ngài tối đa chỉ nên kéo dài 8 năm. Phân khoa đã đáp ứng khác nhau đối với các đòi hỏi của sinh viên. Hans Küng, chẳng hạn, cũng ngỡ ngàng như Ratzinger trước các đòi hỏi của sinh viên, nhưng đã chống đối thẳng thừng bằng cách tham gia thảo luận với các sinh viên. Tuy nhiên, rất may, tiếng tăm ông không hề hấn gì. Những vị khác, như Ernst Käsemann thuộc phân khoa Thệ Phản, thì xử lý tình thế này cách tinh tế hơn và nhờ thế cũng không bị sinh viên công kích gì. Ratzinger, vốn là người trầm lặng và dè dặt hơn, nên đã rút lui và tránh mọi cuộc đàm đạo. Thay vào đó, ngài đã chú tâm vào việc viết lách. Nhờ thế, trong năm 1968, đã cho xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là cuốn Einührung in das Christentum (Dẫn Nhập vào Kitô Giáo).

Dựa vào các bài diễn giảng trong năm 1967, cuốn sách trên giúp ta nhìn thấu nền thần học của Ratzinger cũng như quan điểm của ngài về tình hình lúc ấy; ngay lời nói đầu cũng đã cho thấy cuốn sách này phải được đọc trong ngữ cảnh đương thời. Ratzinger viết: “Vấn đề nội dung và ý nghĩa thực sự của đức tin Kitô Giáo ngày nay bị chìm vào trong màn sương mù không chắc chắn như chưa từng có trước đây trong lịch sử Kitô Giáo”.

Không như những người ngốc nghếch, mù quáng chấp nhận bất cứ những gì mới lạ chỉ vì chúng mới lạ, những ai từng ưu tư theo dõi sự phát triển trong Giáo Hội suốt thập niên qua được nhắc nhở phải nhớ câu truyện “Hans Gặp May” của Anh Em Nhà Grimm. Anh chàng này đổi cả thỏi vàng có được bằng mồ hôi nước mắt lấy những vật càng ngày càng trở nên vô giá trị, cho tới lúc chẳng còn gì khác ngoài miếng đá mài. Khi mất cả miếng đá này, Hans thấy mình hoàn toàn tự do, chẳng còn vướng mắc chi và rất hạnh phúc. Đối với Ratzinger, sự phấn khích trong thái độ tín hữu tiếp nhận Vatican II nhắc người ta nhớ tới niềm hạnh phúc của Hans; mỗi giải thích mới, đối với ngài, giống như một trao đổi trong đó Kitô Giáo đích thực bị thiệt thòi. Người cựu chuyên viên đã trình bày cái hiểu của mình về Kitô Giáo như thế và đã sẵn sàng duy trì điều những người mê say thay đổi sẵn sàng vứt đi. Hans Küng nhận định: “Joseph Ratzinger sợ. Và giống như viên điều tra vĩ đại của Dostoyevsky, ông không sợ điều gì hơn là tự do”.

Điều cuốn sách trên cho biết nhiều hơn cả là: suốt trong nó, Ratzinger đã trình bày một nền triết lý theo văn hóa Hy Lạp nằm dưới nền thần học của ngài. Trong một bài điểm sách, Walter Kasper nhận diện được nhiều dấu vết của thuyết nhị nguyên Hy Lạp, xuyên suốt tác phẩm như một sợi chỉ hồng. Ratzinger cảnh giác trước thuyết tân duy sử học (new historicism), trong đó, sự kiện là nhất và chỉ những sự kiện nào ta có thể giải thích được nguyên nhân mới được nhận là kiến thức, giống hệt gợi ý của Descartes trong khi bóp méo Aristốt.

Theo Ratzinger, điều tiếp theo đó nhất định là quay về với thuyết duy khoa học (scientism) và với nó là “quay về với thực tại bao lâu nó là điều có thể làm được”. Ngài tiếp tục nói rằng thần học từng cố gắng trả lời chủ nghĩa duy sử học đầy tính giản lược này bằng cách tái dựng đức tin theo lịch sử, một động thái thoạt đầu khá hứa hẹn nhưng chẳng bao lâu sụp đổ do chính sức nặng của nó và do việc khoa học hạ bệ lịch sử. Và do đó, thay vì sự kiện, thần học cậy nhờ tới điều cần làm (faciendum) và nhập đức tin thành một với hành vi chính trị, như các công trình của những người như Moltmann và Metz đã chứng tỏ. Đối với Ratzinger, cả sự kiện lẫn điều cần làm không hẳn là phi Kitô Giáo; trái lại, chúng là phần thiết yếu đối với mọi Kitô hữu. Nhưng, ở đây, trọn sự sâu sắc trong chủ trương nhị nguyên của ngài ló dạng, vì cuối cùng, chủ trương này cho rằng, dựa vào đức tin, con người chẳng phải là sự kiện mà cũng chẳng phải là điều cần làm. Chủ trương này chỉ có thể dựa vào sự thật để nói lên, nếu không nó sẽ vô nghĩa.

Rốt cục, chính việc hiểu mới quan trọng, chứ không phải việc biết, và việc hiểu không phát sinh từ kiến thức khoa học kỹ thuật, mà lớn lên từ một mình đức tin mà thôi. Từ đó, ngài kết luận: “Đó là lý do tại sao thần học, một khoa nói về Thiên Chúa một cách có hiểu biết, theo cung cách logos (=thuần lý, hữu lý và hiểu biết) là sứ mệnh hàng đầu của Kitô Giáo. Quyền lợi bất hủy tiêu của văn hóa Hy Lạp trong Kitô Giáo đã đặt cơ sở trên sự kiện này. Tôi xác tín rằng trên bình diện sâu sắc nhất, không phải là chuyện tình cờ khi, trong đà hình thành của nó, sứ điệp Kitô Giáo đã đi vào thế giới Hy Lạp trước nhất và tại đây nó hòa hợp với vấn đề hiểu biết và sự thật”.

Như Hermann Häring đã chỉ rõ, ở đây, Ratzinger biến văn hóa Hy Lạp thành viên đá thử vàng cho một Giáo Hội lúc ấy đang trở nên phổ quát. Nhưng cùng một lúc, chủ trương này cũng làm cho việc hội nhập văn hóa (inculturation) trở nên khó khăn, một việc chắc chắn được Vatican II vổ vũ, ít là một cách mặc nhiên, và càng ngày càng được thảo luận chung trong Giáo Hội. Đối với Ratzinger, sự thật không phải là chức năng của văn hóa. Như Lieven Boeve từng viết: “Ratzinger cố gắng chứng tỏ rằng có thứ chân lý mãi mãi là chân lý bất chấp mọi giao tiếp văn hóa, chỉ vì nó chân thật”.

Đối với một số người, chủ trương có phần tân Platông này là điều lên đặc điểm cho một Ratzinger mới cũng như viễn tượng thần học và Giáo Hội học cứng rắn của ngài. Nhưng dấu vết của việc say mê đối với triết lý Hy Lạp và ảnh hưởng của nó trên Giáo Hội sơ khai đã hiển nhiên ngay trong các trước tác đầu tiên của ngài. Điều làm ngài thất vọng đối với tình hình mới trong Giáo Hội không hẳn là các sinh viên biểu tình cho bằng việc mở cửa hướng ra thế giới, một việc, theo ngài, sẽ làm hại tới các giá trị Kitô Giáo chân thực. Ngay vào năm 1966, hai năm trước khi các cuộc nổi loạn của sinh viên lên tới cao điểm, Ratzinger đã trình bày một số nhận định không mấy lạc quan về thành quả của Vatican II tại Ngày Công Giáo Đức họp ở Bamberg. Ngài than phiền khuynh hướng phát triển hậu Công Đồng về phụng vụ một là bị tê liệt bởi “một số thực hành cổ xưa” hai là bị đẩy quá xa theo tinh thần hiện đại hóa.

Đối với Karl Rahner, cuối thập niên 1960 đánh dấu một thời kỳ quan trọng không kém với đặc điểm tích cực dấn thân vào việc canh tân Giáo Hội, một việc được ngài theo đuổi trong các buổi đàm đạo với những người ngoài Giáo Hội.

Qua các cuộc đối thoại liên khoa, ngài tìm tòi các cách thế mới để giải thích các học lý truyền thống sao cho chúng hoà hợp được với các cái nhìn thấu suốt của các khoa khác, và nhờ thế, trở thành có nghĩa đối với những người vô thần và những ai không phải là Kitô hữu. Điều lên đặc điểm cho phương thức của ngài trong khoảng thời gian này là sự cởi mở, được người viết tiểu sử của ngài mô tả như sau: “Sự cởi mở và sinh khí trong một hạn tuổi mà người khác thì đã về hưu rồi, lòng can đảm đối với những phác thảo mới, những tìm tòi xa hơn, đi vào nhiều khoa và nhiều lãnh vực mới mẻ vốn không quen biết… tất cả những công việc này khiến ngài được ca ngợi và biết ơn, vì nó mang lại cho người ta sự can đảm ở một thời điểm trong đó các phương tiện hướng dẫn cổ truyền đang trên đà thoái hóa”.

Hai ấn phẩm vào thời gian này làm điển hình cho sự cởi mở đối với thế giới. Trong một bài báo đồng tác giả với J.B. Metz vào năm 1968, Rahner nhận diện 3 vấn đề chính đặt ra cho Giáo Hội sau Vatican II. Thứ nhất là vấn đề Thiên Chúa đối diện với chủ nghĩa vô thần trong lúc có hiện tượng tục hóa gia tăng. Thứ hai, Rahner thấy các phát triển trong Kitô học là nguồn gây ra nhiều nan đề, trong đó sự cân bằng đúng đắn giữa Kitô học “từ bên dưới” và Kitô học “từ bên trên” cần phải được thương thảo. Sau cùng, là vấn đề cứu rỗi cần được dẫn giải qua câu hỏi: “đối với tôi, trong cuộc hiện sinh độc đáo và cụ thể, có chăng một Thiên Chúa nhân hậu?” Tuy nhiên, đối với Metz, việc này chỉ tạo ra một thứ hộ giáo hướng ngoại (Apologia ad extra); bối rối trước hiện tượng xã hội hiện đại phần lớn tin theo chủ nghĩa nhân bản hậu vô thần, là chủ nghĩa ít khi đặt câu hỏi về Thiên Chúa, ông nhấn mạnh tới sự quan trọng của nền hộ giáo hướng nội (apologia ad intra). Rahner đồng ý, nhất là vì nền hộ giáo hướng nội này giúp ngăn ngừa các tân lạc giáo khỏi xuất hiện trong Giáo Hội, một việc ngài cho là khó tránh trong diễn trình canh tân. Hơn nữa, đây cũng là phương thế mang lại tính đa nguyên cho thần học và đời sống Giáo Hội, một điều rất khẩn thiết. Dù cho rằng tính đa nguyên là điều quan trọng, và do đó sự thật cần được thương thảo, Rahner vẫn chủ trương rằng một số sai lạc cần được tuyên bố như thế. Thí dụ, trong trường hợp một nền Kitô học nào đó quá nhấn mạnh tới nhân tính của Chúa Giêsu mà sao lãng thần tính của Người, thì Giáo Hội có trách nhiệm phải can thiệp. Ý muốn thương thảo một cái hiểu về Thiên Chúa và Giáo Hội nhưng không rơi vào thuyết duy tương đối quả là rất khác với cuộc tìm kiếm chân lý tuyệt đối và vô tận của Ratzinger.

Trong một tiểu luận khác, Rahner gọi Vatican II là công đồng đầu tiên của Giáo Hội Thế Giới và tìm hiểu các hệ luận của biến cố này. Hiển nhiên hạn từ Giáo Hội Thế Giới này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ý niệm “hội nhập văn hóa” mà theo Rahner đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau Vatican II. Không điều gì phản ảnh khai triển này cho bằng phụng vụ. Đối với Rahner, phụng vụ không hẳn chỉ được phiên dịch từ tiếng La Tinh qua tiếng phổ thông mà đúng hơn đã trở thành một phát biểu địa phương về việc thờ phượng do các nền thần học địa phương lên khuôn.

Rahner cũng cho rằng dù tính đa nguyên Kitô Giáo, vốn hàm nghĩa trong các văn kiện của Vatican II, được xem như một cố gắng tha thiết muốn thỏa hiệp với thế giới thế tục hiện đại, nhưng chiều hướng hạn chế lạm quyền vốn đã nằm sẵn ngay trong bản chất của Giáo Hội rồi. Rất có thể một số giám mục hay giáo dân bị cám dỗ muốn áp đặt lên người khác, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, các quan điểm của họ về chân lý bất biến. Nhưng sau Vatican II, các khuynh hướng “phátxít giáo sĩ” này, nhằm hạn chế tự do của tín hữu nhân danh thứ chân lý do một mình chính thống chủ trương không còn khả hữu nữa. Với Công Đồng, Giáo Hội đã tự ý và bất phản hồi từ bỏ quyền lực tuyệt đối để ủng hộ tính đa nguyên không thể tránh né vì đây chính là bản chất đích thực của Giáo Hội. Rahner thừa nhận rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin thường hay đáp ứng thay đổi bằng một nền thần học chống chế (defensive theology) nhằm “cảnh cáo và ngăn cấm”. “Nhưng” theo ngài “Bộ không nên hành xử mãi mãi như hiện nay, và nhờ thế, toàn thể Giáo Hội khỏi bị kéo lui trở lại phía sau các hạn chế từng bị vượt qua tại Vatican II”.

Thần học sẽ biến hóa và từ từ biến đổi từ việc xuất cảng các ý niệm của Âu Châu qua một nền thần học thế giới thực sự, như thần học giải phóng chẳng hạn. Rahner không coi các nền thần học phi Âu châu của địa phương này như một nguy cơ đối với trách vụ thần học của Cựu Thế Giới; trái lại, tình thế hiện thời đòi ta phải hướng về những người đang từ bỏ đức tin ở Phương Tây, đang ra xa lạ với Kitô giáo. Điều cần chấp nhận là các quan tâm của Giáo Hội không còn như nhau khắp trên thế giới nữa. Sau cùng, Rahner hướng về đại kết và nhấn mạnh rằng Giáo Hội đã tiến một bước thật xa ra khỏi quan niệm “massa damnata” (trầm luân hàng loạt) của Thánh Augustinô. Thay vào đó, ơn cứu rỗi có tính phổ quát và ơn thánh Chúa được đề xuất cho mọi con người nhân bản tự do, cho dù họ quyết định không chấp nhận nó. Với Rahner, ơn cứu rỗi đã thắng thế.

Kết luận

Mục đích bài này muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa Karl Rahner và Joseph Ratzinger cũng như sự thay lòng đổi dạ mà vị sau bị coi là đã kinh qua sau thời Vatican II. Nó cố gắng chứng minh rằng dù Đức Bênêđíctô chắc chắn chịu ảnh hưởng của Công Đồng và các thay đổi do nó tạo nên, nhưng các quan điểm về sau của ngài, trong yếu tính, không khác bao nhiêu so với những quan điểm ngài có trước Công Đồng. Rhaner và Đức Bênêđíctô chắc chắn có chung nhiều quan tâm đối với ý nghĩa của Công Đồng, vai trò của hàng giám mục, và mối lo lắng trước nền thần học quá thiên tri thức của chủ nghĩa tân kinh viện. Nhưng cuối cùng, họ khác nhau trong các quan điểm về mối liên hệ của Giáo Hội với thế giới ngày nay. Sau Công Đồng, các dị biệt này đã xác định ra hướng đi đối nghịch nhau trong các khai triển sau này của hai người. Trong khi Rhaner nhấn mạnh tới nhu cầu Giáo Hội phải thay đổi để hướng tới việc cởi mở với thế giới và những ai “muốn tin nhưng nghĩ mình không thể tin”, thì Đức Bênêđíctô đòi hỏi phải đem Giáo Hội trở về với ý nghĩa chân thực của Kitô Giáo. Đối với Đức Bênêđíctô, cách nhiều người giải thích Công Đồng thật khác xa với ý hướng chân thực của Công Đồng, là phục hưng Giáo Hội đích thực. Việc hiện nay, người ta giải thích sự hợp tác của hai người tại Công Đồng như là một đồng điệu hoà hợp toàn diện chỉ là hậu quả phát sinh từ quan điểm thơ mộng về Công Đồng. Người ta dễ rơi vào chỗ coi Chúa Thánh Thần đã biến Công Đồng thành một mặt trận thống nhất ngay từ đầu, động viên được đa số tham dự viên dấn thân vào việc cùng nhau thay đổi Giáo Hội từ căn cội. Tuy nhiên, cả Rahner lẫn Ratzinger đều cảm thấy không thoải mái với cái nhìn này, bởi họ thấy Công Đồng chỉ đóng vai phụ trợ chứ không hẳn là nơi mà mọi đặc sủng của Giáo Hội đều hoạt động. Ngày nay, khi ta cố gắng tìm hiểu sức sinh động tại Công Đồng, ta cần tới một trình độ nào đó trong ý thức lịch sử và cảm giới và nên nhớ rằng ta làm thế là dựa vào lời của chính các nghị phụ. Các vị này, trong suốt thời gian Công Đồng, cho thấy các ngài cảm nghiệm được điều có thể giải thích là Thần Khí nội tại (immanence of the spirit). Rahner và Ratzinger là hai nhà thần học Đức Tại Vatican II. Chính hậu cảnh văn hóa này đã tiền định để họ có những đáp ứng đặc thù đối với Công Đồng và các vấn đề của nó. Hình như Rahner rất ý thức được chủ trương giải thích đặc thù này, trong khi Đức Bênêđíctô, cho tới nay, vẫn nhấn mạnh tới tính thượng đẳng của nền thần học La Tinh, phần lớn chịu ảnh hưởng của Thánh Augustinô.

Về phương diện này, Đức Bênêđíctô rất đúng; không phải ngài là người thay đổi. Điều thúc đẩy nền thần học của ngài không phải là lòng can đảm và tín thác rất đặc trưng nơi Rhaner, mà đúng ra là mối lo ngại, lo ngại rằng Giáo Hội có thể lâm vào một hướng đi sai lầm, quá thiên về trần thế. Ratzinger, vì thế, đã đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt để duy trì nguyên trạng và trở về với một Giáo Hội tâm linh hơn. Các biến cố năm 1968 có thể đóng một vai trò xúc tác nào đó, nhưng chắc chắn không phải nguồn gốc cho chủ trương hậu công đồng của ngài. Rahner, ngược lại, coi thay đổi như điều cốt yếu của bất cứ truyền thống liên tục nào. Thành thử, các quan điểm của ngài về Giáo Hội học vẫn kinh qua việc tái lên khuôn không ngừng. Người ta chỉ cần nhớ trước Công Đồng, dù vẫn quả quyết tính hợp đoàn, nhưng tính dân chủ trong Giáo Hội là điều Rhaner chưa bao giờ nghĩ tới. Tuy nhiên, sau này, ngài rất thích ý niệm dân chủ, cho dù chỉ là một ý niệm, và rất sẵn sàng đi quá những gì ngài vốn suy nghĩ hồi năm 1962.

Nếu một trong hai người đã kinh qua một hồi hướng sâu xa và thay đổi đáng kể, thì người đó hẳn là Rahner. Và con đường Đamát của ngài chính là Công Đồng Vatican II. Dù sao, thiển nghĩ sẽ không công bằng nếu ta giản lược Ratzinger, một nhà thần học sâu sắc và thông minh, chỉ còn là một chính khách ham quyền. Các quan tâm của ngài rất chân thực và phát xuất tận đáy lòng. Nhưng việc họ đối nghịch nhau về những gì phát xuất từ Vatican II thực ra vẫn chưa phải là một tận điểm, như chính Rahner nhấn mạnh, mà chỉ là một quá độ hướng tới một điều gì mới mẻ. Công Đồng có lẽ cũng không dự ứng được đâu là phản ứng đối với các quyết định của mình và chính nó cũng làm cho việc nhận định đúng sai của hậu thế khó khăn hơn. Nhưng xét cho cùng, nó đã giúp Giáo Hội một lần nữa bước mạnh vào thế giới và tích cực dấn thân cho Nước Trời.

Viết theo Oliver Putz, “I Did Not Change; They Did!” Joseph Ratzinger, Karl Rahner and the Second Vatican Council, http://www.academia.edu/470398/
 
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Phêrô Đặng Xuân Thành qua đời tại Hà Nội
Tang gia
07:59 28/11/2013
Cáo phó:
Trong niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chúng tôi trân trọng kính báo:

Linh mục Phêrô ĐẶNG XUÂN THÀNH
Sinh ngày 23.9.1954, tại Hải Phòng
đã được Chúa gọi về lúc 19 giờ,
thứ Tư, ngày 27.11.2013, tại Hà Nội
hưởng thọ 60 tuổi, sau 31 năm thi hành tác vụ linh mục.

Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự Thánh lễ đưa chân
tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, lúc 9 giờ sáng thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2013
Sau Thánh lễ, linh cữu được đưa về Sài Gòn,
quàn tại địa chỉ: 9C/12A Chánh Hưng (Phạm Hùng) P. 4 - Quận 8

Thánh lễ an táng do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự
lúc 8g30 thứ Hai, ngày 2 tháng 12 năm 2013,
tại nhà thờ Giáo xứ Nam Hải, Số 277 Phạm Hùng, Phường 4 - Quận 8, Tp.HCM
Sau đó, linh cữu được an táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Khiết Tâm, Thủ Đức.

Tang quyến đồng khấp báo,
Đại diện gia đình: Ông Giuse Đặng Xuân Hiếu
 
Văn Hóa
Việt Tộc và Kinh Tạ Ơn
Nguyễn Trung Tây, SVD
04:43 28/11/2013
Nguyễn Trung Tây, SVD
Việt Tộc và Kinh Tạ Ơn


Ăn Lễ Tạ Ơn tháng 11 năm 2005 tại phố Louis xong, đầu năm 2006 tôi bỏ đi, lần này bay đi xa, xa ngàn dặm. Vậy là không còn dịp ăn thịt gà tây cho một ngày Lễ Tạ Ơn nữa. Ngoài trừ năm 2010 (?), tại vùng đất sa mạc nắng nung đốt cháy (đủ sức hoán đổi mầu đen tóc phương Đông), một gia đình Mỹ cùng hoàn cảnh xa xứ lái xe "thổ mộ" bám đỏ đất bụi ghé vào, mời tác giả tới nhà ăn mừng Thanksgiving với thổ sản thịt Kangaroo chiên vàng... Nói ra thì sợ thiên hạ mắng tác giả dạo này dở chứng, cám lợn dở hơi (!), bỏ nghề cũ, nhặt việc mới, vác lên đôi vai gánh than, mang đi rao bán khắp cùng thiên hạ, "Ai mua than!". Nhưng không nói thì ấm ách no hơi, bởi tối hôm đó, bữa ăn Tạ Ơn vẫn không được trọn vẹn; nó vẫn nhàn nhạt đầu lưỡi sao sao đó (!!!), cứ như cơm nguội thiếu nước mắm. Thì đấy, ba mặt một nhời, Úc Châu không phải Bắc Mỹ, tháng 11 mùa hè, nắng trời đổ từng gầu than lửa, đốt cháy cư dân sa mạc... Giời ạ! Thanksgiving mà không có thịt gà tây chiên vàng, không có bầu không khí giá rét lạnh run lẩy bẩy, không có lò sưởi cháy đỏ, nổ văng than hồng thì hỏng bét, rách việc (!), "đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi"...

Dòng thời gian đẩy tới, 2013, tính cho tới ngày hôm nay, chỉ còn mấy bữa nữa thôi, Lễ Tạ Ơn 28/11 lại ghé về thăm hỏi cư dân Hoa Kỳ. Ngồi trong văn phòng, nhìn ra khung cửa, nhận ra nắng hè đỏ lửa chói chang (như thường lệ), tác giả biết năm nay lại một lần nữa sẽ không ăn Lễ Tạ Ơn. Ngồi quởn quởn, không biết mần chi (hôm nay day-off), tác giả lôi một đống kỷ niệm bầy hầy mấy năm xa xứ ôn cố tri tân.

Năm 2006, khi đó trên vùng đất lạ, một mình một góc trời Mỹ, lạ lẫm với bầu không khí hè cuối năm Úc Châu, người xa xứ không ăn Lễ Tạ Ơn, nhưng lại no lời đồng nghiệp mắng cho mấy mắng. Khổ! Chuyện là như thế này, chiều hôm trước ngày Lễ Tạ Ơn 2006, vừa mới họp ban với đồng nghiệp Úc Châu xong, Mỹ con ngứa miệng nói (chia sẻ?), "Biết chi không... Ngày mai, người Mỹ tụi tớ mừng Lễ Tạ Ơn/You know... Tomorrow, we, Americans, celebrate the Thanksgiving..." Nói chưa hết ý, môi chưa kịp mở ra tròn đều cho chữ "ving", đồng nghiệp Úc Châu, chân mày nhăn nhăn, mở miệng cự nự, "You...You re really confused... The Thanksgiving is for Americans!" Ôi chu choa! Dễ thương quá! Mỹ con thế là tắt đài tựa "laptop" hết pin!!! Tối hôm đó, về tới nhà, không biết bởi no lời mắng mỏ hay bởi đời sống tha hương một mình một bóng trong khi Lễ Tạ Ơn đang về, xa xứ tự nhiên nhớ Mỹ da diết; nhớ bầu không khí mùa Lễ Hội lành lạnh cuối tháng Mười Một; nhớ gà tây chiên vàng nhồi thịt heo bằm công thức Việt Nam; nhớ chú gà tây được tha mạng tại tòa nhà Bạch Ốc; và đương nhiên nhớ nhất ý nghiã tuyệt vời của ngày Lễ Tạ Ơn...

Khởi đi từ những ngày đầu tiên khi di dân phương xa đặt chân tới bờ biển phiá đông, bản xứ Da Đỏ hào hoa mở cửa chào đón di dân. Bản xứ còn chỉ dẫn khách lạ cách thức trồng trọt trên vùng đất mới. Tạ ơn Ông Trời Bắc Mỹ, năm đó trúng mùa! Thế là bản xứ và di dân ngồi xuống bên nhau ăn ba ngày (?) bữa tiệc Tạ Ơn (có thể gọi là) đầu tiên vào năm 1621. Tiệc hôm đó, di dân dâng cao lời Kinh Tạ Ơn Ông Trời đã mang những chuyến tàu phương xa tới đất mới, tạ ơn Ông Trời cho tấm lòng hiếu khách của di dân, và tạ ơn Ông Trời cho trúng mùa. Dòng thời gian lịch sử trôi qua, người Mỹ quyết định tổ chức Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm cuối cùng của tháng Mười Một hằng năm. Cứ thế, tới ngày Lễ Tạ Ơn, từ bản xứ Da Đỏ cho tới con cháu của cả hai, di dân rễ mọc sâu và di dân mới tinh khôi, đều ngồi xuống bàn ăn tối cho bữa ăn Thanksgiving với lời Kinh Tạ Ơn,

- We give thanks to God for all the blessings of the past year/Xin dâng lời tạ ơn cho những hồng ân của một năm qua.

Bởi tinh thần đặc biệt của ngày Lễ Tạ Ơn, dù là di dân nhập lậu hay hợp pháp, dù là đến từ Á Châu huyền bí xa xôi, hay Phi Châu thủy tổ nhân loại, hay Âu Châu văn hóa tây phương, hay Nam Mỹ hàng xóm sát bên, nếu đã có mặt ở Mỹ vào ngày Lễ Tạ Ơn, mọi người đều có quyền ăn mừng Thanksgiving, và nhập gia tùy tục, đều có bổn phận phải dâng lời Kinh Tạ Ơn trước khi thò ngón tay bốc, hay cầm đũa mộc gắp, hay nắm xiên sắt nhặt miếng thịt gà tây chiên vàng đưa vào miệng. Và nếu hiểu theo tinh thần tạ ơn như thế, Việt Tộc trên vùng đất mới dư thừa lý do để ngồi xuống quây quần bên nhau cho bữa ăn Thanksgiving hằng năm...

Tương tự như di dân của những năm 1621, Việt Tộc, từ phương trời xa xôi của những ngày 1975, ngơ ngác đặt chân lên vùng đất mới. Cũng những bỡ ngỡ với văn hóa lạ và thời tiết mới; cũng được bản xứ hiếu khách giúp đỡ, cũng những nhanh chóng hòa mình vào vòng quay nhanh nhanh của xã hội mới. Tháng ngày trôi qua, Việt Tộc mọc rễ; một nắng hai sương, hạt nẩy mầm, sau cùng vươn vai lớn mạnh. Từ những bàn tay trắng, hốt hoảng bỏ đi ngày nào, hôm nay là thương xá Việt Nam mọc lên tại Little Saigon Quận Cam, Thung Lũng San Jose, và Houston, Texas. Con cái di dân Việt nói song ngữ, tiếng Việt tiếng Anh, thành công vẻ vang tại học đường và công sở. Di dân Việt Nam trên vùng đất mới có (dư) nhà cửa, có việc làm, có tài chánh, có sức khỏe, và hơn hết có niềm tin, niềm tin vào mình và niềm tin vào tương lai. Với một vài điểm son vừa nhắc đến ở trên, di dân Việt Tộc trên khắp 50 tiểu bang, ngày Tạ Ơn tới, đều ngồi xuống, gia đình quây quần xum họp dâng lên Ông Trời lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho bầu không khí đầm ấm trong căn nhà mới tinh, kiếng cửa sổ còn bóng lộn. Tạ ơn cho chiếc xe mới nằm trong nhà xe còn đang thơm mùi sơn mới. Tạ ơn cho tiếng cười tiếng nói trong những căn phòng khách thơm tho mùi thảm mới... Tạ ơn cho gạo trắng cơm ngon. Tạ ơn cho những bữa cơm thơm nồng được nấu bởi bàn tay của ông của bà, của bố của mẹ, của chị của anh, và của cả những người em, em trai và em gái" (Và Lễ Tạ Ơn Tới, NTT).

Và đương nhiên, để có những thành công trên vùng đất mới, di dân Việt Tộc không thể quên lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho những con thuyền, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới, trời mới" (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Bởi vững vàng niềm tin vào tương lai, Việt di dân cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho những thân hình lực lưỡng của những đứa con, con trai, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên với những sợi râu mọc lưa thưa trên mép. Tạ ơn cho những đứa con, con gái, ngày nào tóc còn ngắn ngang vai, giờ này tóc dài đen nhánh êm đềm bước đi những gót hài sen đầu tiên của tuổi thanh xuân, tuổi của đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp huy hoàng..." (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Vững vàng niềm tin vào chính mình, vào văn hóa riêng biệt, Việt Tộc dâng lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Văn Lang quây quần xum họp. Tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở. Tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm..." (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Đặc biệt nhất, Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn, cũng là ngày Việt Tộc dâng lời Kinh Tạ Ơn tới Ông Trời của một nền văn hóa riêng biệt, văn hóa Việt Nam,

"Tạ ơn Ông Trời cho một năm vừa trôi qua, trôi qua trong hạnh phúc, trôi qua trong thanh bình, trôi qua trong an lạc, trôi qua trong hồng ân" (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Những lời Kinh Tạ Ơn cứ thế tựa như hương trầm toả ngát bay cao vươn tới trời xanh.

Nguyễn Trung Tây
Thanksgiving 28/11/2013 (Source: VietBao, http://www.vietbao.com/D_1-2_2-372_4-217284_15-2)

 
Thánh André Tông Đồ
Lm Vũđình Tường
05:16 28/11/2013
André là người đầu tiên Chúa chọn làm tông đồ. Ngài đóng vai giới thiệu Đức Kitô cho người khác. Con ông Giona và bà Gioanna và em là Phêrô. Sanh tại Bethsaida, 30 dặm đông Nazareth. Gia đình André sống nghề chài lưới như mọi người trong làng. André muốn làm việc gì khác hơn. Ngoài giờ chài tôm, vớt cá André đi theo Gioan. Được ông nhận làm môn đệ phụ giúp rửa tội cho những ai tin và chịu thanh tẩy, từ bỏ nếp sống cũ bước theo đời mới, đường hy vọng và bình an.

Nghe Gioan nói về Chúa Giêsu André ước ao được gặp con người này. Ông trông đợi Đấng mà Gioan loan báo,
‘một người đến sau tôi và tôi không xứng đáng cởi giây giầy cho Ngài’.
‘Tôi rửa anh em trong nước nhưng Đấng đến sau tôi rửa anh em trong Thánh Thần’.


Được Gioan giới thiệu André đáp lại lời Chúa mời gọi, từ giã Gioan đi theo Đức Kitô và sau này trở thành môn đệ đầu tiên của Đức Kitô (Gioan 1,29-30). Ngay sau khi gặp Chúa Giêsu André giới thiệu Ngài cho em mình là Phêrô. Sau đó André giới thiệu Đức Kitô cho Phillip.

Thời gian này Đức Kitô chưa nhận môn đồ nhưng nhận người đi theo. Chúa chính thức nhận môn đệ sau khi Ngài chịu phép rửa tại sông Giođan và sau 40 ngày chay tịnh. Đức Kitô cùng các ông André, Phêrô, Phillip và Gioan tham dự tiệc cưới Cana. Từ Cana đến Nazareth cách nhau 6 dặm đường. Tại Cana các ông chứng kiến phép lạ đầu tay Chúa biến nước thành rượu. Sau đó các ông theo Chúa đi giảng tại các miền Galilee và Jerusalem. Tại Jerusalem Chúa dùng giây thừng đuổi kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ.

Sau biến cố này các ông về quê sống nghề cũ, nghề đánh cá. Chúng ta không biết bao lâu sau nhưng ngày kia Chúa đi bên bờ biển Galilee đến Capernaum Ngài gặp André và Phêrô. Ngài mời hai ông thành ngư phủ chài lưới người ta. Từ đó các ông chính thức trở thành Tông Đồ. Các ông hiện diện tại phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và hai con cá. Không ai khác nhưng chính André giới thiệu cậu nhỏ có 5 chiếc bánh và 2 con cá cho Chúa. Sau Phục Sinh André có mặt tại Jerusalem một thời gian không biết bao lâu rồi biệt tăm khỏi vùng truyền giáo này.

Đường truyền giáo

Theo thánh sử Eusibius thì André đi truyền giáo tại Scythia, phía Nam Liên Sô vùng Black Sea (Hắc Hải) và ngài là bổn mạng Liên Bang Sô Viết. Thánh nhân chịu tử vì đạo tại Liên Sô qua việc chịu trói vào thập giá và cuối cùng bị ném đá chết.

Truyền thống hai cho rằng André truyền giáo bên Hy Lạp. Bà Maximilla vợ tòan quyền Aegeates theo đạo ông li dị bà. Chưa đã tức ông bắt André cầm tù trói người vào khung vuông chân tay giang rộng thành hình chữ X. Từ đó thập giá hình chữ X mang tên thập giá André cho đến ngày nay. Dorman Newman ghi lại là André không bị đóng đinh nhưng bị trói vào thập giá hình chữ X để kéo dài nỗi khổ nhục và đớn trước khi chết. Mặc dù bị trói vào thập giá André không ngừng kêu gọi Aegeates thống hối để cứu lấy linh hồn mình; trong khi đó Aegeates khuyên nhủ André bỏ đạo cứu lấy mạng sống mình. Lời Chúa ghi: ‘Ai cứu mạnng mình thì sẽ mất còn ai liều mất mạng mình vì Thầy và vì Phúa Âm thì sẽ được sống muôn đời. André đã chọn mất mạng để được sống muôn đời.

Truyền thống thứ ba cho biết thánh André đi truyền giáo tại Ephesô, vùng Scythia phía bắc Black Sea, Hy Lạp và vùng Macedonia. Truyền thống này xuất hiện khỏang năm 260.

Truyền thống nào

Khó xác định chính xác thánh nhân truyền giáo tại đâu. Rất có thể ngài truyền giáo chung với bạn thân là thánh Gioan – Tác giả Phúc Âm - tại vùng Tiểu Á và Scythia. Vùng Tiểu Á nằm giữa Hy lạp và Liên Sô. Cũng có thể ngài truyền giáo tại Ephesô và những ngày cuối đời sang Hy lạp và tử đạo tại đó. Thực ra các vùng truyền giáo này đều nằm gần nhau nên việc di chuyển từ vùng này qua vùng khác có khó khăn nhưng không phải không thể thực hiện được. Thực tế thì quân Rôma làm bá chủ tòan vùng nên việc đi lại đối với họ là việc dễ dàng. Hơn nữa một vài truyền thống viết lịch sử hơn hai trăm năm sau đó nên biên giới giữa các nước có thể bị tái phân chia. Thật khó xác định chính nơi thánh nhân đã truyền giáo và địa điểm qua đời. Các sử gia chấp nhận năm 69 là năm ngài qua đời.

Dưới thời vua Justin xương thánh André tìm thấy tại Constantinople. Thành có đại sảnh cất năm 356 lưu trữ thánh tích sưu tầm từ Liên Sô, Tiểu Á và Hy Lạp. Để bảo vệ thánh tích không lọt vào tay con buôn và tàn phá bởi giặc giã, chiến tranh nên việc di tản thánh tích từ nơi này đến nơi khác thường xảy ra. Đôi khi thánh tích được chia ra làm nhiều phần cất dấu ở nhiều nơi khác nhau. Đó là lí do tại sao thánh tích thường chia năm, xẻ bảy, nơi nào cũng nhận là lịch sử thánh tích xảy ra tại đó. Thế kỉ thứ năm Regulus mang một ít xương thánh André về Tô Cách Lan chôn cất gọi là mộ thánh André. 1210 thánh tích bị ăn cắp đưa về vương cung thánh đường Amalfi gần Naples. 1462 Giáo Hòang Piô II dời đầu thánh nhân về đền thánh Phêrô bên Rôma. 1964 đáp lại lời yêu cầu của giáo chủ Chính Thống bên Hy Lạp. Đầu thánh André lại chuyển về Patras, Hy Lạp vì xứ này cho rằng thánh André chết tại đây nên cần lưu trữ xác thánh nơi ngài qua đời. Tại Patras còn ít tài liệu cổ xưa ghi nhận thánh André đi bộ đến núi Caucasus (Liên Xô) giảng đạo rồi đến Scythia gần biển Caspian. Đến Byzantium, ngày nay là Istanbul truyền chức giám mục cho Stachys. Sau đó ngài đi Hy Lạp, Thrace, Macadonia và Patras. Tại Patras tòan quyền Aegeates bắt ngài giam, trói vào thập giá 3 ngày trước khi xử.

Lời ngài nguyện cuối đời:
Hãy nhận con chúa ơi, Chúa Kitô Đấng con nhìn thấy, Đấng con yêu mến, trong Ngài con hiện hữu. Xin đón nhận linh hồn con; đi bình an về Nước Hằng Sống.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Nhân Lễ Tạ Ơn: cảm nhận vài nét văn hóa của người Paraguay
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
08:29 28/11/2013
Cách đây 3 năm, cũng trong dịp Thanksgiving, chúng tôi có chia sẻ một số phong tục tập quán của người Nam Mỹ nói chúng và người dân Paraguay nơi chúng tôi đang sống nói riêng. Hôm nay chúng tôi cũng muốn chia sẻ thêm một số nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi mình đang sống và làm việc như là một lời tri ân nhân ngày Lễ Tạ Ơn mà người Nam Mỹ gọi là “Acción de Gracias”.

Trước đây người ta thường nói những người thực dân đem văn minh cho các dân tộc mê muội, hồng hoang. Tuy nhiên cách giải thích đó ngày nay không còn hợp thời nữa vì nhiều nhà khoa học ngày nay cho rằng chưa có một quốc gia, một chủng tộc nào dám tự cho mình là văn minh hơn dân tộc khác bởi vì văn hóa và văn minh không chỉ hệ tại ở bằng cấp cao hay có một nền công nghệ hiện đại nhưng còn giúp cho con người biết sống vui, sống khỏe và hạnh phúc.

Chúng tôi rất thích bộ phim hài hước của Nam Phi và Botswana thực hiện cách đây trên 20 năm với tựa đề “Đến Thượng Đế Cũng Phải Cười – The Gods Must Be Crazy” do anh chàng diễn viên ốm nhách N!xau thủ vai. Trong bộ phim hài đầy tính nhân văn ấy chúng tôi mới nhận ra một điều rằng chưa chắc thế giới văn minh chúng ta đang sống thực sự hạnh phúc hơn những người thổ dân Sho trong hoang mạc Kalahari. Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi lên án nền văn minh hiện đại hay ủng hộ nền văn minh thời hồng hoang nhưng là dịp để nhận ra giá trị đích thực của mỗi nền văn hóa, văn minh mà các dân tộc đang sống.

Trở lại dịp Lễ Tạ Ơn. Có lễ mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, vùng miền có cách tạ ơn khác nhau. Dân Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada có ngày Thanksgiving vào thứ Năm tuần thứ 4 của tháng 11 để tạ ơn đất trời đã ban cho hoa màu tươi tốt và các ơn lành trong cuộc sống. Người Phật giáo ở các quốc gia châu Á có ngày Vu Lan báo hiếu vào rằm tháng Bảy, người Công Giáo có tháng 11 để nhớ đến các linh hồn đã khuất và còn dành ra 3 ngày Tết Âm Lịch để tri ân Thiên Chúa và kính nhớ ông bà tổ tiên. Người dân Nam Mỹ nói riêng và người Paraguay nói chung họ không có những ngày đặc biệt như dân Bắc Mỹ hay các nước ở châu Á nhưng do tương tác văn hóa, họ cũng có những cách thế riêng để nói lên lòng biết ơn của mình.

Trong những tháng ngày làm việc ở Paraguay, chúng tôi quan sát và nhận ra rằng dù người dân vùng Nam Mỹ có số phầm trăm Công Giáo chiếm đến 90% và rất ít thực hành tôn giáo, nhưng mỗi khi họ tham dự thánh lễ hay các nghi thức tôn giáo là họ thường ghi ý lễ tạ ơn như tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, tạ ơn ông thánh này bà thánh nọ… Ít ra là từ trong sâu thẳm họ vẫn biết ơn dù ngôn ngữ Guarani của họ không hề xuất hiện từ cảm ơn nhưng thay vào đó là bằng cách nói “Xin Thượng Đế trả công – Aguyje”. Nói đến đây chúng tôi mới nhớ là cách đây lâu lắm rồi chúng tôi có học ngôn ngữ dấu hiệu, hay ngôn ngữ không lời của một số bộ tộc khi họ muốn trả lời đồng ý thì họ lắc đầu và không đồng ý thì họ gật đầu. Lúc đầu mình tưởng là dân này bị khùng vì theo ngôn ngữ không lời thông thường thì khi chúng ta muốn diễn tả “say yes” thì ta gật đầu và “say no” thì ta lắc đầu. Hay người Âu châu khi họ muốn chào nhau thì họ bắt tay trước và gập mình sau nhưng người Á châu, nhất là người Nhật thì họ lại gập mình chào trước rồi sau đó mới bắt tay. Do đó nếu chúng ta chưa hiểu biết gì mà vội vàng kết luận thì thật là đáng tội.

Càng ở Paraguay chúng tôi lại càng quí mến đất nước này dù họ chẳng cho tôi điều gì ngoài sự thân thiện, đơn sơ, quảng đại, rất độc lập chủ quyền và dân chủ. Một quốc gia chỉ vỏn vẹn chưa đến 7 triệu dân và nằm lọt thỏm giữa hai cường quốc lớn vùng Nam Mỹ là Brazil và Argentina nhưng không vì thế mà lép vế trước những anh nước láng giềng hùng mạnh. Dù Paraguay đã từng thua trận trong cuộc chiến không cân sức giữa ba quốc gia liên minh giáp biên giới là Brazil, Argentina và Uruguay và thiệt hại về nhân mạng cũng như lãnh thổ nhưng dân tộc nhỏ bé này lại là một dân tộc không dừng bước và nhục chí. Sau chiến tranh, họ đã cam đảm đứng lên bằng chính đôi chân của mình khi sau trận chiến đẫm máu đó họ còn rất ít đàn ông để duy trì nòi giống nên một người đàn ông có thể có đến 7, 8 người phụ nữ. Cũng từ đó ở đất nước nhỏ bé này người đàn ông rất hãnh diện khi mình có rất nhiều vợ dù là quốc gia Công Giáo và não trạng đó vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay nên việc mục vụ gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến dân chủ thì chúng tôi phải nhìn nhận rằng Paraguay là một quốc gia có nền dân chủ rất cao đứng hàng Top Ten thế giới dù tính theo GDP thì Paraguay vẫn còn là một nước nghèo. Ở đây người dân có thể chỉ trích tổng thống hay các nhà chức trách cách công khai mà không hề sợ bị bắt hay trả thù. Và nếu những nhà lãnh đạo vô trách nhiệm hay làm sai thì người dân có thể luận tội hay lật đổ ngay tức khắc. Một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng tam quyền phân lập nên quyền con người được bảo vệ tuyệt đối và ai sai thì trị đến nơi đến chốn.

Một điểm nữa mà chúng tôi cảm thấy yêu mến nền dân chủ của quốc gia này là một khi mình được công nhận quyền cư trú hợp pháp dù là người nước ngoài thì không còn phải sợ sệt hay lo lắng chuyện gì vì đã có pháp luật bảo hộ. Chúng tôi là những nhà truyền giáo nước ngoài, và khi vị bề trên hợp hiến của chúng tôi cũng là người nước ngoài bổ nhiệm chúng tôi đến một nơi nào đó phục vụ, chỉ cần thông báo cho vị giám mục sở tại ở đó biết mà không cần thông qua chính quyền vì đây là chuyện nội bộ của giáo quyền. Nhiều năm trời ở đây chúng tôi chưa bao giờ bị rắc rối về giấy tờ hay cản trở về mục vụ nếu chúng tôi không làm gì sai trái.

Trong tháng 10 vừa qua chúng tôi được chứng kiến một sự việc mà đôi khi mình suy nghĩ không biết bao giờ nước Việt Nam thân yêu của mình mới có được như thế dù Việt Nam mới được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Số là anh Nick Vujivic- 31 tuổi, một diễn giả khuyết tật nổi tiếng người Úc gốc Serbia có chuyến viếng thăm Paraguay. Anh có đến Tòa Nhà Quốc Hội Paraguay để chào thăm các Thượng Nghị Sĩ. Trước khi ngỏ lời với các nhân vật cao cấp trong Quốc Hội, anh đã mời mọi người quì gối cầu nguyện và phần đông các Thượng Nghị Sĩ cả Công Giáo lẫn Tin Lành đã cùng quì gối cầu nguyện với nhà diễn thuyết người Tin Lành này. Chính anh Nick này đã từng thăm Việt Nam và nói chuyện ở cả hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, nhưng khi chúng tôi có xem lại băng Video trên Youtube về bài nói chuyện của anh thì hình như nhân viên thông dịch người Việt đã cố tình quên hay không dịch những từ ngữ khi anh nói về Chúa của anh.

Paraguay cũng là một quốc gia tham nhũng của Nam Mỹ nhưng những năm gần đây mọi chuyện đang thay đổi. Quốc Hội đang bạch hóa tất cả những ai dính líu đến tham nhũng và ra trát bắt ngay những ai có dính dáng đến chuyện này. Chuyện con ông cháu cha chúng tôi cũng được thấy tại đây và khi người dân phát hiện ra thì họ đã biểu tình và dù người đó là ai cũng bị pháp luật trừng trị. Hầu như ngày nào đọc tin tức, báo chí và xem Tivi chúng tôi cũng được nghe và thấy xử lý những vụ tham nhũng của những ông lớn. Thế kỷ XXI này người ta không còn sống trong sợ sệt nữa vì mọi sự rõ như ban ngày thì làm sao có thể lấy tay che được mặt trời. Hai giáo dân thuộc hai xứ mà chúng tôi từng phục vụ vừa mới đắc cử vào vị trí rất cao trong chính quyền mới, một người làm Nghị Sĩ Quốc Hội còn người kia làm Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia và thỉnh thoảng chúng tôi có gặp nhau để trao đổi những chuyện xưa nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không dám nhờ đỡ hay xin xỏ chuyện gì để khỏi làm khó những những giáo dân của mình khi thi hành nhiệm vụ nhưng chỉ khuyến khích họ chú tâm làm tốt công việc của họ cho những thiện ích chung.

Trong tháng 11 này Paraguay cũng có một sự kiện lớn mang tính tôn giáo là họ kỷ niệm 25 năm ngày Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thăm Paraguay và phong thánh cho vị tử đạo Dòng Tên người Paraguay là thánh Roque González de Santacruz. Đây là vinh dự lớn cho người Pargauay dù nếu so với người Công Giáo Việt Nam với 117 vị Thánh Tử Đạo nhưng chưa một lần được Đức Thánh Cha đặt chân đến dù Ngài từng ước muốn. Trong dịp này Đức Giáo Hoàng Phanxico cũng là vị tu sĩ Dòng Tên đã đích thân cử Đức Hồng Y người Brazil Claudio Hummes thuộc Dòng Phanxico, Bộ Trưởng Bộ Giáo Sĩ làm Đặc Phái Viên của Ngài để cử hành dịp ngân khánh của vị Thánh duy nhất của dân tộc Paraguay.

Trong những ngày viếng thăm Paraguay, vị Đặc Sứ của Đức Thánh Cha đã có dịp chia sẻ và viếng thăm một vài Giáo Phận của Paraguay để ngài hiểu rõ hơn về quốc gia láng giềng của ngài trước khi về lại Rôma để trình bày với Đức Thánh Cha.

Chúng tôi thật may mắn được tham dự buổi thuyết trình của ngài do Hội Đồng Giám Mục và Liên Tu Sĩ Paraguay tổ chức. Lần đầu tiên được tiếp xúc với một vị cao cấp trong Giáo Triều Rôma và từng được xem là ứng cử viên giáo hoàng sáng giá trong Mật Nghị Hồng Y tháng 3 vừa qua nhưng trông ngài thật đơn sơ bình dị. Cung cách nói chuyện rất hấp dẫn khi ngài bắt đầu bài nói chuyện và xin phép cử tọa để được ngài nói tiếng Portuñol (Porturgués và Español, đây là ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) khiến cả thính phòng đều cười vang. Cách ăn mặt giản dị của ngài và sự gần gũi với tất cả mọi người nên ai nấy đều cảm thấy dễ chịu. Ở đây không cần ai thông dịch, không cần chưởng nghi vì đây đơn thuần chỉ là một cuộc nói chuyện hay đúng hơn là một cuộc tâm sự giữa tâm tình cha con nên trong phần vấn đáp, bất cứ ai muốn hỏi ngài đều được phép lên diễn đàn. Trên phần cử tọa chỉ có 2 vị ngồi bên cạnh ngài là Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Paraguay và vị Vị Sứ Thần Tòa Thánh. Những vị còn lại đều ngồi phía dưới như những tham dự viên khác. Đây là phong cách rất Nam Mỹ mà chúng tôi thấy nên học hỏi vì ngay cả Đức Giáo Hoàng đương kim cũng là người Nam Mỹ đang dần dần loại bỏ những chi tiết rườm rà không cần thiết. Chính cung cách đơn sơ, chân thành, gẫn gũi của vị đại diên Đức Thánh Cha khiến chúng tôi cảm phục hơn là những bài nói chuyện dù rất hay nhưng rồi mọi người sẽ quên đi.

Hôm nay chúng tôi bắt đầu đi vào tuần tĩnh tâm cuối cùng trong năm cho các em ứng sinh trước khi vào Chủng Viện Truyền Giáo Ngôi Lời trong niên khóa tới. Chúng tôi sẽ cố gắng lồng vào trong các bài nói chuyện về lòng biết ơn của những người con Chúa để các em mỗi ngày hiểu rõ và sống tốt hơn khi được làm con Chúa và cũng để nhắc nhở các em biết nhớ đến cội nguồn, những ân nhân, thân nhân đã từng cưu mang, giúp đỡ. Xin cầu chúc mọi người Thanksgiving vui vẻ, bình an và xin tri ân những ai đã từng quan tâm, giúp đỡ chúng tôi. Feliz Día de Acción de Gracias. Que Dios les bendiga.

Paraguay, Dịp lễ Thanksgiving 28 tháng 11 năm 2013
 
Nhạc phẩm: Tạ Ơn Ngài
Thiện Bản
08:22 28/11/2013
Tạ Ơn Ngài
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Câu Chuyện Đầu Ngày
Nguyễn Hùng
22:18 28/11/2013
CÂU CHUYỆN ĐẦU NGÀY
Ảnh của Nguyễn Hùng
Họ nói gì với nhau trên bãi biển sớm mai?
Họ nói về những điều họ không biết chắc,
Thường tình tựa bọt sóng lăn tăn xô bờ.
Nhưng họ không nói với nhau về điều họ biết rõ:
họ đang đứng giữa biển trời bao la,
hít thở nguồn khí dư dật trong lành,
đắm mình trong cõi ngập tràn ánh sáng,
và trong lòng đang khép lại những vết thương.
(Pleiksor nth)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22/11 -28/11/2013 - Bế Mạc Năm Đức Tin, Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:07 28/11/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Công bố Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sáng thứ Ba 26 tháng 11 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo giới thiệu Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề là Evangelii Gaudium, nghĩa là Niềm Vui Phúc Âm. Tài liệu dày 224 trang này phác thảo tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng về một Giáo Hội truyền giáo, một Giáo Hội "lúc nào cũng phải mở cửa". Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến nhiều chủ đề, bao gồm truyền giáo, hòa bình, thuyết giáo, công bằng xã hội, gia đình, tôn trọng sáng tạo, đức tin và chính trị, phong trào đại kết, đối thoại liên tôn, và vai trò của phụ nữ và của giáo dân trong Giáo Hội.

Hiện diện trong cuộc họp báo có Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hoá, Đức Tổng Giám Mục Claudio, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông xã hội, Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri, tân tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và cha Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hoá nhận định như sau: “Nếu chúng ta muốn tóm tắt Tông Huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một vài từ, chúng ta có thể nói rằng đó là một Tông Huấn chung quanh chủ đề niềm vui Kitô giáo để Giáo Hội có thể tái khám phá cội nguồn của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới đương đại. Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra tài liệu này như một bản đồ và một hướng dẫn cho việc mục vụ truyền giáo của Giáo Hội trong tương lai gần. Đó là một lời mời gọi để phục hồi một tầm nhìn tiên tri và tích cực về thực tại mà không bỏ qua các thách thức hiện nay. Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta hãy can đảm nhìn về phía trước bất chấp cuộc khủng hoảng hiện nay, để thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô một lần nữa là ‘ngọn cờ chiến thắng’ của chúng ta”.

2. Một số điểm chính trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thông qua Tông huấn này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức phác họa những gì ngài muốn tập trung trong triều đại giáo hoàng của mình. Ngài khích lệ tất cả người Công Giáo hãy chia sẻ thông điệp Tin Mừng với niềm vui và lòng thương xót. Nêu ví dụ cụ thể, Đức Thánh Cha nói triều Giáo hoàng phải trải qua một cuộc chuyển đổi, để trung thành hơn với "ý nghĩa mà Chúa Giêsu Kitô mong muốn cũng như cho các nhu cầu hiện tại của việc loan báo Tin Mừng . "

Đây là một số trong những điểm quan trọng của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm mà Đức Thánh Cha nói, phải đem lại “những hệ quả quan trọng”

1. HÀNH ĐỘNG

Đức Giáo Hoàng không quan tâm nhiều đến việc thay đổi học thuyết Giáo Hội, nhưng là trong việc thay đổi cách Kitô giáo được trình bày với thế giới. Ngài nói rằng đề cập về Thiên Chúa, "không phải là áp đặt niềm tin, mà là chia sẻ niềm vui của đức tin."

2 . GẦN GŨI

Nhân tính của Giáo Hội Công Giáo là một trong những điểm nổi bật mà ngài muốn làm rõ, bao gồm cả việc thể hiện "lòng thương xót với các tội nhân". Ngài cũng kêu gọi ' tìm kiếm hạnh phúc của người khác như Cha trên trời vẫn làm". Ngài mời gọi người Công Giáo rao giảng Tin Mừng trên cơ sở cụ thể từng cá nhân.

3 . KHÔNG NHẮM MẮT LÀM NGƠ

Trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu đừng nhắm mắt làm ngơ, đừng tỉnh bơ trước những bất công xã hội. Ngài đặc biệt kêu gọi chống lại nền kinh tế “loại trừ và bất bình đẳng” của “bọn độc tài” thị trường và nền văn hóa tôn thờ tiền bạc. Ngài cũng đề cập đến chế độ nô lệ mới thời hiện đại như việc ép buộc mại dâm và lao động trẻ em, bao gồm cả việc bắt buộc trẻ em đi ăn xin.

4 . PHỤ NỮ

Vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ là chuyện không thể được, nhưng Đức Giáo Hoàng viết rằng phụ nữ nên được giao những vai trò cụ thể hơn trong Giáo Hội. Ngài cũng nói thêm rằng, thừa tác vụ linh mục là một vai trò phục vụ chứ không phải là một danh dự. Khi nói đến bảo vệ sự sống , Đức Thánh Cha nói Giáo Hội sẽ không bao giờ thay đổi lập trường của mình về việc phá thai, và giải thích rằng loại bỏ cuộc sống không phải là 'tiến bộ.' Tuy nhiên, ngài cũng đặt câu hỏi liệu Giáo Hội đã làm đủ chưa để giúp những phụ nữ đơn thân đang mang thai.

Tài liệu này là dành cho tất cả người Công Giáo, không chỉ cho những cấp lãnh đạo trong Giáo Hội trong đó Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng tất cả các tín hữu cần phải thể hiện niềm vui đức tin và phải cảm thấy được trách nhiệm chia sẻ đức tin mình với tha nhân.

3. Buổi triều yết chung thứ Tư 27 tháng 11: Đức Thánh Cha nói đừng sợ chết vì cái chết mở cửa thiên đàng cho chúng ta

Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư 27 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về ý nghĩa của cái chết. Ngài giải thích rằng mặc dù cái chết thường bị hiểu nhầm, sợ hãi và khước từ, con người được sinh ra để khao khát sự vô hạn, là điều chỉ có thể tìm thấy chính xác trong cuộc sống vĩnh cửu.

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng những ai sống thân mật với Thiên Chúa, có thể giã từ cuộc sống này "bình thản và tự tin trong tay Chúa tại thời điểm cái chết". Chúng ta không cần phải sợ cái chết, nhưng trái lại hân hoan chào đón nó như là cánh cửa mở ra thiên đàng và niềm vui của sự sống đời đời.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta hãy suy nghĩ về "xác sống lại". Đức tin Kitô soi sáng những bí ẩn của cái chết và mang lại hy vọng về sự phục sinh. Cái chết thách thức tất cả chúng ta: nếu không có niềm tin vào Thiên Chúa và một nhãn quan vượt qua cuộc sống dương thế, thì cái chết xuất hiện như một bi kịch quá bi thảm, khiến chúng ta hiểu lầm cái chết, sợ hãi và từ chối nó.

Tuy nhiên, con người đã được sinh ra cho một cái gì đó lớn hơn cuộc sống dương thế này, chúng ta khao khát sự vô hạn, sự vĩnh cửu. Phục Sinh của Chúa Kitô không những chỉ cho chúng ta thấy sự chắc chắn của cuộc sống đời sau, nhưng cũng mở mắt cho chúng ta hiểu được ý nghĩa thực sự của cái chết.

Chúng ta chết như chúng ta đang sống: nếu cuộc sống của chúng ta đã được kết hiệp trong yêu thương với Thiên Chúa, chúng ta sẽ có thể từ bỏ cõi đời này bình thản và tự tin trong tay Chúa vào thời điểm cái chết đến với chúng ta. Chúa thường xuyên cảnh giác chúng ta là phải thận trọng, phải biết rằng cuộc sống của chúng ta trong thế giới này chỉ là một sự chuẩn bị cho cuộc sống mai sau.

Nếu chúng ta giữ sự gần gũi với Ngài, đặc biệt là thông qua các công việc bác ái cho người nghèo và tình liên đới với những ai đang quẫn bách, chúng ta không cần phải sợ cái chết, nhưng trái lại hân hoan chào đón nó như là cánh cửa mở ra thiên đàng và niềm vui của sự sống đời đời."

4. Thánh Lễ Bế Mạc Năm Đức Tin

Sáng Chúa Nhật 24 tháng 11, lễ Chúa Kitô Vua, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Bế Mạc Năm Đức Tin trước hơn 60,000 tín hữu và khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô.

Thánh lễ đã bắt đầu lúc 10 giờ rưỡi sáng. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 80 Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và 1,200 linh mục. Đảm trách phần thánh ca có ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, ca đoàn của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Nhạc và ca đoàn Mater Ecclesiae cũng như dàn nhạc hòa tấu của tỉnh Bari nam Italia.

Hàng trăm người thiện nguyện đã đi quyên tiền trợ giúp các nạn nhân bão lụt Hayan bên Phi Luật Tân. Từ 15 năm qua đây là lần đầu tiên có việc quyên tiền trong thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Số tiền này sẽ được Đức Thánh Cha chuyển tới các nạn nhân trong những ngày tới.

Lúc 9 giờ 45 hòm đựng xương Thánh Phêrô đã được rước ra và để trên đế cao phía bên trái bàn thờ. Hòm xương thánh bằng đồng dài 30 cm rộng 10 cm có 8 mảnh xương, mỗi mảnh dài 2-3 cm. Trên hòm thánh tích có viết hàng chữ: “Từ các xương tìm thấy trong lòng đất của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được coi là của Tông Đồ Phêrô Diễm Phúc”. Thánh tích này đã được trao tặng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1971, và từ đó được giữ trong Nhà nguyện riêng của Đức Giáo Hoàng trong Dinh Tông Tòa. Trong các năm qua Thánh tích được trưng bầy trong nhà nguyện này mỗi ngày 29 tháng 6 là lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Hôm Chúa Nhật 24 tháng 11 là lần đầu tiên thánh tích được trưng bầy tại quảng trường Thánh Phêrô cho tín hữu tôn kính.

Các bài Sách Thánh đã được đọc bằng các thứ tiếng Anh, Tây Ban Nha và Ý. Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay lễ trọng Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, là triều thiên của năm phụng vụ, cũng đánh dấu sự kết thúc Năm Đức tin đã được khai mạc bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, là người mà giờ đây chúng ta hướng đến với tình cảm trìu mến và lòng biết ơn. Nhờ sáng kiến được Chúa quan phòng này, ngài đã mang đến cho chúng ta một cơ hội để khám phá vẻ đẹp của hành trình đức tin đã bắt đầu từ ngày chúng ta chịu phép Rửa Tội, nhờ bí tích này chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và anh chị em với nhau trong Giáo Hội. Đây là một cuộc hành trình với đỉnh cao tối hậu là cuộc gặp gỡ trọn vẹn của chúng ta với Thiên Chúa, là cuộc lữ hành mà trong suốt thời gian ấy Chúa Thánh Thần không ngừng thanh tẩy chúng ta, nâng chúng ta lên và thánh hóa chúng ta, để chúng ta có thể tiến vào hạnh phúc mà con tim chúng ta hằng mong đợi.

Tôi gởi lời chào thân ái đến các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương hiện diện nơi đây. Lời chúc bình an mà tôi sẽ trao đổi với các vị trước hết là một dấu hiệu của lòng mộ mến của vị Giám Mục Roma dành cho các cộng đoàn đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô với một lòng trung thành gương mẫu, mà thường là phải trả một giá rất cao. Với cử chỉ này, thông qua các vị, tôi muốn hướng đến tất cả những Kitô hữu đang sống ở Thánh Địa, ở Syria và trong toàn thế giới Đông Phương, với lời cầu chúc ân sủng của bình an và hòa hợp.

Các bài đọc Kinh Thánh được công bố cho chúng ta hôm nay có cùng một chủ đề chung là vị trí trung tâm của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm của sáng thế, là trung tâm của dân Ngài và là trung tâm của lịch sử.

1. Thánh Tông đồ Phaolô, trong bài đọc thứ hai, trích từ thư gửi tín hữu Côlôxê, cho chúng ta một tầm nhìn sâu sắc về vai trò trung tâm của Chúa Giêsu. Ngài trình bày với chúng ta Chúa Kitô như là nguyên ủy của tất cả các thụ tạo: trong Người, nhờ Người và với Người, muôn vật được tạo thành. Ngài là trung tâm của tất cả mọi thứ, là sự khởi đầu. Thiên Chúa đã ban cho Người sự viên mãn, tổng thể, nhờ đó trong Người tất cả mọi thứ có thể được giao hòa (x. Col 1:12-20) .

Hình ảnh này cho thấy Chúa Giêsu là trung tâm của sáng tạo, và như vậy thái độ phải có của người tín hữu thật sự là phải nhận biết và chấp nhận trong cuộc sống của chúng ta vị thế trung tâm của Chúa Giêsu Kitô, trong suy nghĩ của chúng ta, trong lời nói và trong các việc làm của chúng ta. Khi vị thế trung tâm này không còn nữa, khi nó được thay thế bằng cái gì khác, thì khi đó tác hại xảy đến cho tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta và cho chính chúng ta.

2. Không chỉ là trung tâm của sáng tạo, Chúa Kitô còn là trung tâm của dân Thiên Chúa. Chúng ta thấy điều này trong bài đọc thứ nhất trong đó mô tả thời điểm khi các chi tộc Israel tìm kiếm và xức dầu tấn phong David là vua của Israel trước mặt Chúa (x. 2 Sam 5:1-3). Khi tìm kiếm một vị vua lý tưởng, con người cũng đang tìm kiếm chính Thiên Chúa: một Thiên Chúa sẽ gần gũi với họ, sẽ đồng hành với họ trong cuộc lữ hành, và sẽ là một người anh em với họ.

Chúa Kitô, hậu duệ của vua David, là người "anh em" mà dân Chúa vây quanh. Người là Đấng chăm sóc cho dân mình, cho tất cả chúng ta, ngay cả với giá là cuộc đời Người. Trong Người chúng ta nên một; hiệp nhất với Ngài, và chia sẻ cùng một cuộc hành trình duy nhất, một vận mệnh duy nhất.

3. Cuối cùng, Đức Kitô là trung tâm của lịch sử loài người và của mỗi người nam nữ. Chúng ta có thể mang đến với Ngài niềm vui và hy vọng, những nỗi buồn và khó khăn trong cuộc sống của chúng ta. Khi Chúa Giêsu là trung tâm, ánh sáng bừng lên ngay cả trong lúc đen tối nhất của cuộc sống chúng ta, Ngài mang đến cho chúng ta hy vọng, như Ngài đã làm với người trộm lành trong Tin Mừng hôm nay.

Trong khi tất cả những người khác đối xử với Chúa Giêsu với thái độ khinh thị - "Nếu ông là Đấng Kitô, là Đấng Mêsia, thì hãy cứu mình đi và xuống khỏi cây thập tự!" – Người trộm đã lạc lối trong cuộc sống của mình nhưng bây giờ ăn năn, bám víu vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh, và cầu xin Ngài: "Khi vào nước của ông, xin nhớ đến tôi nhé" (Lc 23:42 ) . Và Chúa Giêsu đã hứa với anh: "Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên nước thiên đường" (câu 43). Chúa Giêsu chỉ nói một lời tha thứ, không chỉ trích, bất cứ khi nào có ta có đủ can đảm để thỉnh cầu sự tha thứ này, Chúa không để một lời thỉnh cầu như vậy không được nghe đến.

Hôm nay, tất cả chúng ta có thể nghĩ tới lịch sử của mình, con đường của mình. Mỗi người trong chúng ta có lịch sử của mình: mỗi người trong chúng ta, cả khi có các sai lầm, tội lỗi, các lúc sung sướng và tối tăm. Trong ngày này, thật là ích lợi, khi nghĩ tới lịch sử của chúng ta và nhìn lên Chúa Giêsu, và từ tận đáy lòng, mỗi người trong chúng ta hãy lập lại với Người biết bao lần, nhưng với con tim thinh lặng, rằng: “Lậy Chúa, xin nhớ tới con, bây giờ Chúa đang ở trong Nước Chúa. Lậy Chúa Giêsu, xin nhớ tới con vì con muốn sống tốt lành, con muốn trở thành người tốt lành, nhưng con không có sức mạnh, con không thể, con là kẻ tội lỗi. Nhưng lậy Chúa Giêsu, xin nhớ tới con. Chúa có thể nhớ tới con, bởi vì Chúa ở trung tâm, Chúa ở trong Nước Chúa”. Thật đẹp biết bao! Hôm nay tất cả chúng ta hãy làm điều đó, mỗi người trong con tim mình, lập lại thật nhiều lần: “Lậy Chúa, xin nhớ tới con, Chúa là trung tâm, Chúa ở trong Nước Chúa!”

Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành đem lại cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao: nó cho thấy ân sủng Chúa luôn luôn lớn hơn lời cầu xin. Chúa luôn luôn ban cho chúng ta phong phú hơn nhiều những gì chúng ta xin: anh chị em hãy xin Ngài nhớ đến anh chị em, và Ngài sẽ đưa anh chị em vào Vương quốc của Ngài!

Chúng ta hãy xin Chúa nhớ đến chúng ta, trong niềm xác tín rằng lòng thương xót của Ngài sẽ cho chúng ta được thông phần trong vinh quang thiên quốc. Amen!

5. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin

Hôm thứ Hai 25 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến tổng thống Nga ông Vladimir Putin. Hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế trong đó có chiến tranh Syria.

Đây là lần thứ tư tổng thống Vladimir Putin viếng thăm Tòa Thánh. Hai lần đầu vào năm 2000 và 2003 dưới thời Đức Gioan Phaolô II, lần thứ ba năm 2007 dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

Trong phần trao quà lưu niệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tặng tổng thống Putin một khảm gốm sứ cảnh khu vườn Vatican. Đáp lại, tổng thống Putin đã tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh Đức Mẹ của danh họa Vladimir, một biểu tượng tôn giáo quan trọng đối với Chính Thống giáo dân Nga.

Sau khi trao đổi những món quà, tổng thống Putin hỏi cho Đức Giáo Hoàng có thích bức ảnh không, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết Ngài rất thích. Tức thì Putin tiến lên và hôn lên bức ảnh Đức Mẹ. Đức Giáo Hoàng cũng hôn bức ảnh và làm dấu thánh giá.

Trong buổi họp báo sau đó, cha Federico Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cũng giống như các lần gặp các vị Giáo Hoàng trước đây, ông Putin đã không đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Nga. Đây là dấu chỉ cho thấy quan hệ giữa Tòa Thánh và Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu.

Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa hiện nay là Kirill. Dưới thời Đức Thượng Phụ Alexy Đệ Nhị, ngài giữ chức bộ trưởng ngoại giao của Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nên ngài thường xuyên có mặt tại Vatican. Tuy nhiên, từ sau khi kế vị Đức Alexy Đệ Nhị vào ngày 1 tháng Hai năm 2009, tiếp tục truyền thống của vị tiền nhiệm ngài đặt ra những điều kiện tiên quyết cho một cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng:

Ba vấn đề thường được Chính Thống Giáo Nga nêu ra để phàn nàn Giáo Hội Công Giáo là vấn đề “chiêu dụ tín đồ”, vấn đề trả lại các tài sản của Giáo Hội Công Giáo mà cộng sản đã tịch thu giao cho Chính Thống Giáo quản lý, và vấn đề các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương.

6. Đức Giáo Hoàng kêu gọi Ukraina Hy Lạp Công Giáo xây dựng các nhịp cầu với các Giáo Hội khác

Hơn 3.000 người hành hương từ Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine đã chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô giữa những tràng pháo tay dồn dã tại Đền Thờ Thánh Phêrô hôm 25 tháng 11 trong buổi lễ đánh dấu 50 năm di hài của Thánh Josaphat, vị tử đạo người Ukraine, được đưa về Đền Thờ Thánh Phêrô.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp – Ukraine đã chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô bằng tiếng mẹ đẻ của Đức Thánh Cha.

Một phái đoàn Công Giáo Hy Lạp nhỏ hơn đến từ Belarus cũng tham dự buổi lễ này. Đức Thánh Cha đã đề cập đến Thánh Josaphat như là một mẫu gương về tình hiệp thông giữa các thánh.

Ngài nói:

"Ký ức về vị thánh tử đạo này nói với chúng ta về sự hiệp thông của các thánh, về sự hiệp thông trong cuộc sống giữa tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô."

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng cách tốt nhất để tôn vinh Thánh Josaphat là hãy yêu thương và phục vụ trong tình hiệp nhất của Giáo Hội. Ngài kêu gọi Giáo Hội tại Ukraine hãy xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Giáo Hội khác.

Sau khi Liên Sô chiếm Lviv vào năm 1944, Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp đã bị lãnh tụ Stalin đàn áp thẳng tay và bị xóa sổ hoàn toàn. Các linh mục và giáo dân bị buộc theo Chính Thống Giáo. Nhiều linh mục từ chối theo Chính Thống Giáo đã bị giết, hoặc bị lưu đày; trong số bị lưu đày nầy, có cả các vị Giám Mục như Đức Tổng Giám Mục Josyf Slipyj. Hiện nay, sau sự tan rã của chế độ Sô Viết, những người Công Giáo Hy Lạp đang được phục hồi dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Lubomir Husar, và quyết liệt đòi phải được trả lại những nơi thờ phượng của họ. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa chống lại việc trao trả nầy và gây nhiều áp lực lên chính quyền Ukraine. Chính vì thế quan hệ giữa Chính Thống Giáo Nga và các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương rất căng thẳng.

Liên quan đến vấn đề này, Đức Thánh Cha nói:

"Tôi hy vọng rằng sự hiệp thông sâu xa mà anh chị em muốn tăng cường mỗi ngày trong Giáo Hội Công Giáo, sẽ giúp anh chị em xây dựng những nhịp cầu trong tình huynh đệ với những Giáo Hội khác và các cộng đồng Giáo Hội trên mảnh đất Ukraine, và bất cứ nơi nào có sự hiện diện của cộng đồng anh chị em"

Thánh Josaphat là một giám mục Công Giáo Hy Lạp Ukraine từ thế kỷ 17, được phong chân phước vào năm 1643, và được Đức Piô IX phong thánh vào năm 1867.

7. Đức Thánh Cha nói với người Phi Luật Tân: Đừng ngại hỏi Thiên Chúa tại sao?

Cộng đồng người Phi Luật Tân tại Rôma đã tập trung tại Đền Thờ Thánh Phêrô chiều hôm thứ Năm 21 tháng 11 để cầu nguyện cho quê hương và các nạn nhân của trận bão Haiyan tàn khốc.

Đức Hồng Y Antonio Tagle Luis của tổng giáo phận Manila đã không dằn được cảm xúc khi ngài đề cập đến các nạn nhân của cơn bão Haiyan ở Phi Luật Tân.

"Quá nhiều những mất mát xung quanh chúng tôi... Ngay cả trong đêm đen này... Chúng tôi đã chứng kiến một sự can đảm rất lớn trong dân chúng khi cố gắng cứu gia đình của mình. "

Đức Thánh Cha Phanxicô, đã lắng nghe những lời của Đức Hồng Y với một niềm cảm thông sâu xa. Ngài đã trìu mến ôm Đức Hồng Y.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói với anh chị em hiện diện trong đền thờ. Ngài nói rằng họ không nên sợ hỏi Chúa tại sao Ngài lại để cho tất cả các đau khổ này có thể xảy ra.

Đức Thánh Cha nói:

"Tại sao những điều này xảy ra? Không thể giải thích được. Có rất nhiều điều chúng ta không thể hiểu được. Trong những giây phút đau khổ, anh chị em đừng né tránh câu hỏi 'Tại sao?' như trẻ em thường hỏi. Anh chị em sẽ thu hút ánh mắt của Cha chúng ta trên anh chị em. Anh chị em sẽ thu hút sự dịu dàng của Cha chúng ta trên Trời"

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng khi trẻ em hỏi ' Tại sao?' với cha mẹ chúng, những gì chúng thực sự muốn xin là tình yêu. Đó là lý do tại sao, người lớn nên làm như thế trong những bi kịch như cơn bão vừa qua.

Ngài nói:

"Trong những giây phút đau khổ, có lẽ đây là lời cầu nguyện hữu ích nhất. Đó là hỏi tại sao trong lời cầu nguyện. "

Đức Thánh Cha sau đó đã làm phép một bức ảnh Thánh Pedro Calungsod tử đạo, là vị đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 phong thánh vào năm 2012. Sau đó, Đức Hồng Y Tagle đã cử hành Thánh Lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

8. Đức Thánh Cha thăm đan viện dòng Camaldolese của Thánh Antôn

Trong khuôn khổ chương trình Bế Mạc Năm Đức Tin, hôm thứ Năm 21 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đến thăm đan viện dòng Camaldolese của Thánh Antôn tại Rôma. Ngày 21 tháng 11 được gọi là ngày Pro Orantibus để vinh danh những người sống đời chiêm niệm.

Trong diễn từ với các nữ đan sĩ, Đức Thánh Cha đã mô tả Đức Trinh Nữ Maria là "Mẹ của hy vọng", là người đã lấp đầy ngôi mộ của Chúa Giêsu với ánh sáng. Suy tư về mẫu gương Đức Maria, Đức Thánh Cha nói:

"Ánh sáng duy nhất trong ngôi mộ của Chúa Giêsu là hy vọng của một người mẹ và trong giờ khắc đó, hy vọng của Mẹ cũng là hy vọng của toàn thể nhân loại. Tôi hỏi bản thân mình và tôi cũng đặt câu hỏi với chị em: Những tu viện nào tiếp tục giữ sáng niềm hy vọng trên? Có phải các tu viện đang chờ đợi ‘Thiên Chúa của ngày mai không?’"

Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng Đức Maria hiểu rằng ý muốn của Thiên Chúa vượt trên mọi thứ luật tự nhiên khi suy tư về tình yêu và sự tin tưởng vô điều kiện của Đức Maria, và mô tả Mẹ như gương mẫu cho tất cả các Kitô hữu.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Chúng ta nợ Đức Mẹ khá nhiều. Mẹ liên tục có mặt trong suốt lịch sử cứu rỗi. Trong Mẹ, chúng ta thấy một bằng chứng mạnh mẽ của niềm hy vọng. Mẹ là Mẹ của một niềm hy vọng nâng chúng ta lên trong những khoảnh khắc của bóng tối. "

Sau buổi kinh chiều, Đức Thánh Cha đã cùng Chầu Thánh Thể với các nữ tu dòng kín. Chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến đan viện này đánh dấu những ngày cuối của "Năm Đức Tin" đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 công bố từ 11 tháng 10 năm ngoái và sẽ chính thức kết thúc vào ngày Chúa Nhật 24 tháng 11, lễ Chúa Kitô Vua.

9. Không thể để xảy ra tình trạng một Trung Đông không còn Kitô hữu nào.

Hôm 21 Tháng 11 là lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp riêng với các nhà lãnh đạo của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự trị trong tình hiệp thông trọn vẹn với Rôma.

Đức Thánh Cha đã khích lệ các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương hãy gia tăng tình hiệp trong các Giáo Hội thuộc quyền và làm sao để chứng tá của mình luôn đáng tin.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng, là những thủ lãnh của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, nhân dịp các vị về Rôma tham dự khóa họp toàn thể của Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương từ ngày 19 đến 22-11.

Đức Thánh Cha nói:

"Để chứng tá chúng ta đáng tin cậy, chúng ta được mời gọi để luôn luôn tìm kiếm công lý, đạo đức, đức tin, đức ái, sự kiên nhẫn và khoan dung. "

Sau đó, Đức Thánh Cha đã lắng nghe những mối quan tâm từ các đại diện của các Giáo Hội tại Đông Âu, Ấn Độ và Trung Đông.

Hiện nay có 21 Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương tự quản, với khoảng 15 triệu tín hữu, trong đó đông nhất là Giáo Hội Công Giáo Ucraine với gần 4 triệu 350 ngàn tín hữu, tiếp đến là Giáo Hội Syro-Malabar bên Ấn độ và Maronite, mỗi Giáo Hội có hơn 3 triệu 380 ngàn tín hữu. Đứng thứ tư là Giáo Hội Công Giáo Melkite với 1 triệu 650 ngàn tín hữu. Các Giáo Hội nhỏ nhất chỉ có vài chục ngàn tín hữu như tại Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Albani

Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể buông xuôi chấp nhận một Trung Đông không còn một tín hữu Kitô nào. Ngài nói:

"Từ Đông sang Tây, toàn thể Giáo Hội phải làm chứng cho Con Thiên Chúa. Giáo Hội, như đã được đề cập trong cùng văn bản của công đồng ‘hiện diện trong mọi quốc gia trên trái đất, trên thực tế, hiện diện nơi tất cả các tín hữu trên toàn thế giới trong tình hiệp thông với Chúa Thánh Thần."

Ngài nói rằng mọi người Công Giáo nên cám ơn các Giáo Hội tại Thánh Địa và cầu nguyện cho tất cả các Kitô hữu trong khu vực này.

Trong khi tất cả các Giáo Hội Đông Phương tự trị, và theo truyền thống Byzantine hay Hy Lạp, tất cả họ đều công nhận quyền bính của Đức Giáo Hoàng. Đây là cuộc họp thứ hai của các nhà lãnh đạo của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tại Vatican. Cuộc họp đầu tiên đã diễn ra vào năm 2010 dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

10. Một cựu Tổng Giám Mục Canterbury cảnh báo rằng đức tin Kitô giáo có thể tuyệt chủng tại Anh.

Chỉ một thập niên trước đây, những ai kêu gọi áp dụng luật Hồi Giáo Sharia tại Anh chắc chắn sẽ bị xem là điên rồ hay ngu xuẩn. Nhưng ngày nay đó đã là một thực tế với những cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi Giáo. Tại nhiều nơi trong thành phố Luân Đôn, nhiều người bị những nhóm Hồi Giáo tấn công khi lai vãng đến các quán bia.

Trong khi những đền thờ Hồi Giáo mọc lên như nấm và các buổi cầu kinh ngày thứ Sáu thu hút đông đảo các tín đồ Hồi Giáo, báo cáo, nộp cho Thượng Hội Đồng chung của Anh Giáo và thượng tuần tháng 11 năm nay cho thấy chỉ có 1,5% tín hữu Anh Giáo tham dự các nghi lễ ngày Chúa Nhật.

Lên tiếng về báo cáo này Lord Carey, cựu Tổng Giám Mục thành Cantebury, là người lãnh đạo Anh Giáo từ 1991 đến 2002, nói rằng ông đã nhìn thấy một "cảm giác thất bại" trong hàng ngũ các giáo sĩ Anh Giáo, và thêm rằng trừ khi có một "bước đột phá đáng kể" trong việc thu hút những người trẻ, Anh Giáo sẽ ngừng tồn tại như một định chế quốc gia.

11. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các cầu thủ bóng bầu dục: Hãy sống cuộc đời anh em như đang chơi trên sân cỏ

Đức Thánh Cha Phanxicô là người yêu thích thể thao, đặc biệt trên phương diện là thể thao có thể giúp xây dựng tinh thần và tính cách của các thể tháo gia. Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu 22 tháng 11 với các thành viên hai đội bóng bầu dục của Ý và Á Căn Đình, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến các giá trị của thể thao nói chung, và đặc biệt là của môn bóng bầu dục.

Đức Thánh Cha nói:

"Đó là một môn thể thao khó khăn, rất nhiều va chạm thể lý, nhưng không chỗ cho bạo lực. Trong môn này nổi lên lòng trung thành tuyệt vời, và sự tôn trọng lẫn nhau. Chơi bóng bầu dục rất mệt mỏi. Đó không phải là môn dễ dàng. Và tôi nghĩ rằng nó rất hữu ích để tăng cường tính cách, và ý chí con người. "

Trong thể thao, cũng như trong cuộc sống, người ta phải chiến đấu để đạt được mục tiêu. Đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng kêu gọi tất cả cầu thủ phải chiến đấu trong cuộc sống của họ với cùng một tinh thần như trên sân cỏ.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh:

"Tất cả cuộc sống của chúng ta dẫn đến một mục tiêu. Việc tìm kiếm mục tiêu này rất mệt mỏi, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, và cố gắng. Nhưng điều quan trọng không phải là chạy một mình. Để đạt được điều đó chúng ta cần phải chạy cùng với nhau, và bóng phải được giao từ tay này đến tay kia, và cứ như cho đến khi chúng ta đạt đến mục tiêu. Sau đó, chúng ta vui mừng."

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các đội tuyển quốc gia Á Căn Đình. Lần cuối cùng là vào tháng Tám với hai đội tuyển túc cầu của hai nước.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha yêu cầu các cầu thủ hãy cầu nguyện cho ngài và tất cả các cộng tác viên của ngài, để họ cũng có thể là các cầu thủ xuất sắc trong tình đồng đội.

Ngài nói:

"Tôi cầu nguyện cho anh em, và cầu chúc cho anh em những điều tốt nhất. Nhưng cũng cầu nguyện cho tôi, để cả tôi, cùng với các cộng tác viên của mình, có thể là một đội bóng tốt và có thể đạt tới đích."

Hai vị đội trưởng của hai đội bóng đã tặng Đức Giáo Hoàng chiếc áo của đội bóng của mình, và một nhánh cây ô liu mà họ sẽ trồng tượng trưng trong sân vận động, trước khi bắt đầu trận đấu vào hôm thứ Bảy 23 tháng 11. Sau đó, cây ôliu sẽ được chuyển đến Vườn Vatican.

12. Chủ tịch FIFA tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một món quà độc đáo

Hôm thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2013, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, nhưng cuộc gặp với chủ tịch FIFA có một nét đặc biệt vì túc cầu là môn thể thao Đức Thánh Cha rất ưa thích.

“Chào đón ngài, tôi vui mừng gặp ngài ở đây"

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với ông Joseph Blatter, chủ tịch FIFA, cơ quan lãnh đạo các liên đoàn túc cầu thế giới. Trong cuộc họp đầy hào hứng của hai vị, ông Joseph Blatter đã giới thiệu với Đức Giáo Hoàng một số quan chức FIFA cùng đi.

"Anh ta cần phải chơi thể thao nhiều hơn một chút."

Ông Blatter đã chuẩn bị một loạt các quà tặng cho Đức Giáo Hoàng.

Ông cũng mang theo hai áo cầu thủ, một cái màu đen và một cái màu xanh, với tên của Đức Giáo Hoàng và số 10 ở phía sau. Số 10 thường được dành cho các đội trưởng. Ông cũng tặng Đức Giáo Hoàng một huy chương, và một biểu tượng cho World Cup 2014 sẽ diễn ra tại Brazil.

Nhưng có lẽ là món quà độc đáo nhất là bản sao của tạp chí FIFA, có một bài viết về đội bóng yêu quý của Đức Giáo Hoàng, San Lorenzo di Almagro.

Đức Giáo Hoàng tặng chủ tịch FIFA và các quan chức khác mỗi người một huy chương triều đại Giáo Hoàng của ngài.

13. Đức Thánh Cha đặt câu hỏi phải chăng chúng ta đã đánh mất đi ý nghĩa của việc thờ phượng?

Trong Thánh lễ buổi sáng thứ Sáu 22 Tháng Mười Một tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến đền thờ, cả về cấu trúc và lẫn ý nghĩa biểu tượng. Ngài giải thích rằng bất cứ khi nào một nhóm anh chị em tín hữu tập hợp tại một giáo xứ, Thiên Chúa phải luôn luôn là trọng tâm.

Đức Giáo Hoàng nói:

"Tôi nghĩ rằng, và tôi nói điều này một cách khiêm nhường, có lẽ Kitô hữu chúng ta đã phần nào đánh mất đi cảm thức của chúng ta về thờ phượng. Chúng ta thường nói: ‘Hãy đến giáo xứ và gặp gỡ tất cả mọi người ở đó.’ Điều này là tốt đẹp, nhưng trọng tâm cốt lõi phải là Thiên Chúa. Chúng ta đến để thờ phượng Thiên Chúa. "

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng một giáo xứ phải là một nơi mà tất cả mọi người được mời gọi cùng nhau cầu nguyện, ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa.

14. Đức Thánh Cha nói cha mẹ phải bắt chước các vị tử đạo để đưa ra các gương sáng đức tin cho con em.

Trong Thánh lễ sáng thứ Hai 25 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy tín thác nơi Thiên Chúa, ngay cả trong gian truân. Ngài đã đề cập đến các vị tử đạo thời hiện đại, những người lựa chọn đi theo Chúa Giêsu với đầy đủ ý thức, và cả những bậc cha mẹ làm chứng cho đức tin truớc mặt con cái.

Ngài nói:

"Khi chúng ta đọc những câu chuyện về các Kitô hữu bị bách hại trên báo chí, chúng ta nghĩ đến những anh chị em của chúng ta đang vượt qua những giới hạn, những người đã can đảm thực hiện những lựa chọn dứt khoát. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nghĩ đến những người mẹ và những người cha, là những người có những lựa chọn đức tin mỗi ngày tuy nhỏ mọn nhưng dứt khoát trong cuộc sống với gia đình và con cái họ."

Đức Giáo Hoàng sau đó đã cầu nguyện cho anh chị em giáo dân được ơn can đảm để sống đức tin Công Giáo của mình, trong cuộc sống hàng ngày và trong các trạng huống khó khăn.

15. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Tổng thống Paraguay

Sáng thứ Hai 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp Tổng thống Paraguay Horacio Cartes tại điện Tông Tòa của Vatican. Hai vị đã đàm đạo riêng trong khoảng 20 phút .

Hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến quan hệ song phương và hợp tác của Vatican và Paraguay trong việc giải quyết nghèo đói và tham nhũng tại đất nước Nam Mỹ này.

Sau cuộc họp, Tổng thống đã giới thiệu với Đức Thánh Cha đoàn tùy tùng của mình gồm người chị ruột và hai cô con gái của mình. Cả hai cô con gái của tổng thống đã từng được gặp Đức Giáo Hoàng tại Brazil khi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Đức Thánh Cha hỏi họ:

- Các con có khoẻ không?

- Cám ơn Đức Thánh Cha, chúng con rất tốt.

- Chuyến đi Brazil thế nào?

- Rất tốt ạ.

- Ngủ trên sàn nhà các con thấy thế nào?

- Rất đáng giá ạ.

Tổng thống đã tặng Đức Thánh Cha một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ hình Đức Mẹ Caacupé, là Quan Thầy nước Paraguay. Ông cũng đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách nói về việc truyền giáo của Dòng Tên tại nước này. Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất vui khi nhận được cuốn sách ấy.

Món quà thứ ba là một cuốn sách với bút tích của thánh Roque Gonzalez, người Paraguay. Đức Giáo Hoàng đã tặng lại cho tổng thống một huy chương triều giáo hoàng của ngài, và một bản sao tài liệu Aparecida.

Đức Thánh Cha cũng tặng các cỗ tràng hạt cho các thành viên trong gia đình.

Tổng thống Cartes vừa nhậm chức vào tháng Tám. Ông là nhà lãnh đạo mới nhất của châu Mỹ Latinh.

16. Đức Giáo Hoàng nói với các dự tòng: Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta, ngay cả khi bị từ chối và bị phản bội

Trong khuôn khổ của chương trình bế mạc Năm Đức Tin, chiều thứ Bẩy 23 tháng 11, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ hơn 500 dự tòng đến từ 47 quốc gia trên thế giới. Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã chào đón từng người trong số 35 người được chọn ở lối vào của Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trước những anh chị em đang chuẩn bị để gia nhập Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha đã nói về Bí Tích Rửa Tội, và nhấn mạnh rằng Thiên Chúa tạo ra con người chính vì muốn có một cuộc gặp gỡ với con người.

Ngài nói:

"Thiên Chúa không tạo nên chúng ta cô đơn, hoặc đóng kín vào chính mình. Ngài đã tạo ra chúng ta để chúng ta có thể gặp Ngài, và qua Ngài, chúng ta được dẫn dắt đến với những người khác. Đầu tiên Thiên Chúa đến với chúng ta. Đây là điều khó tin! Ngài đến với chúng ta!"

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh rằng Thiên Chúa luôn luôn trung thành và kiên nhẫn, ngay cả khi bị từ chối và bị phản bội.

Đức Thánh Cha nói:

"Thiên Chúa bước ra và tìm kiếm. Ngài thường tìm kiếm chúng ta chính vào lúc chúng ta đang trải qua những kinh nghiệm cay đắng và bi thảm là phản bội Ngài và chạy trốn khỏi Ngài. Thiên Chúa không chờ đợi . Ngài bắt đầu tìm kiếm chúng ta ngay lập tức. Cha chúng ta ở trên trời rất kiên nhẫn."

Cuối cùng, Đức Thánh Cha khích lệ các dự tòng sống đức tin với niềm vui. Ngài đã tặng cho họ mỗi người một cuốn Tin Mừng.

17. Đức Thánh Cha gặp gỡ Thủ tướng nước Bosnia và Herzegovina

Hôm thứ Sáu 22 Tháng Mười Một, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp Thủ tướng Bosnia và Herzegovina, là ông Vjekoslav Bevanda, tại Điện Tông Tòa của Vatican. Trong cuộc họp hai vị đã nói về các vấn đề như khủng hoảng kinh tế và các thỏa thuận song phương đã ký kết vài năm trước đây, được gọi là “Hiệp định cơ bản năm 2006”

Tài liệu này phác thảo các vấn đề liên quan đến các hoạt động của các trường Công Giáo và sự hỗ trợ tinh thần Giáo Hội có thể mang lại cho bệnh nhân, các tù nhân và các thành viên của quân đội.

Trong nhiều năm người Hồi giáo, Chính thống giáo và Công Giáo đã sống chung hòa bình với nhau tại quốc gia này, nhưng sau chiến tranh Bosnia vào năm 1992, trước làn sóng bất khoan dung tôn giáo, dân số Công Giáo đã giảm đáng kể từ khoảng 1 triệu đến nay chỉ còn khoảng 460,000.

Sau khi gặp gỡ các thành viên trong đoàn cùng đi với thủ tướng, Đức Giáo Hoàng đã làm phép nhiều cỗ tràng hạt. Sau đó, hai vị đã trao đổi quà tặng. Thủ tướng đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một phiến đá có từ thế kỷ 13, trên đó khắc bằng các ký tự Bosnia Cyrillic tên các vị vua Bosnia và những tham chiếu đến Thiên Chúa Ba Ngôi.

"Điều này cho thấy người Công Giáo đã hiện diện tại quốc gia này trước người Hồi Giáo."

Đức Giáo Hoàng cũng đã tặng Thủ tướng một bức ảnh khắc hình Thánh Phêrô. Vào cuối cuộc họp, Đức Thánh Cha cám ơn chuyến viếng thăm của Thủ tướng và như thường lệ, ngài nói:

“Và hãy cầu nguyện cho tôi.”