Ngày 27-11-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha muốn đến nơi chưa Giáo Hoàng nào tới tại Pháp
Bùi Hữu Thư
08:17 27/11/2014
Cuộc tiếp xúc với giới truyền thông trên máy bay từ Strasbourg về Rome

Rome, 27 tháng 11, 2014 (Zenit.org)

Trong chuyến tông du Pháp Quốc năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ghé Paris, và Lộ Đức, và ngài muốn ghé thăm một thành phố nơi chưa có Giáo Hoàng nào đến, một thành phố miền Nam...

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời năm câu hỏi trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông trên máy bay từ Strasbourg về Rome ngày thứ ba 25 tháng 11.

Giáo dục xã hội Công Giáo

Trả lời câu hỏi về chương trình tông du bên Pháp đã xác định vào năm 2015, Đức Thánh Cha trả lời là ngài sẽ đến Paris, và cũng có đề nghị ngài sẽ đến Lộ Đức. Nhưng phần ngài, ngài cũng muốn đến một thành phố mà dân chúng ở đây chưa bao giờ có cơ hội chào đón một Giáo Hoàng. Ngài nói chương trình của ngài chưa chính thức.

Sau khi nghe hai bài diễn từ của ngài, một phóng viên đã hỏi xem ngài có phải là một nhà “dân chủ xã hội” không. Đức Thánh Cha đã cười và phản đối: “Tôi dám nói là điều đó đến từ phúc Âm. Theo học thuyết xã hội của Giáo Hội, cũng như cụ thể trong nhiều điều khác – xã hội hay chính trị - tôi đã nói là tôi không thờ ơ đối với học thuyết xã hội của Giáo Hội. Học thuyết xã hội của Giáo Hội đến từ Phúc Âm và truyền thống Kitô. Điều tôi đã nói – căn tính của các dân nước – không phải là một giá trị Phúc Âm sao? Chính tôi đã nói trong ý nghĩa đó. Nhưng các bạn đã làm cho tôi phải tức cười, cám ơn các bạn!"

Về một đối thoại hàng ngang giữa các trường phái

Về những lới ngài nói về một “thỏa ước giữa các thế hệ” và về “đối thoại hàng ngang” – trong diễn từ của ngài trước Hội Đồng Âu Châu - Đức Thánh Cha trả lời: “Vấn đề giao dịch hàng ngang rất quan trọng. Tôi đã thấy trong các cuộc đối thoại với các chính trị gia trẻ tuổi tại Vatican, nhất là từ các đảng phái và quốc gia khác nhau: họ đã nói với một âm thanh khác về đối thoại hàng ngang. Đây là một giá trị! Họ không sợ biểu lộ ra bên ngoài, cũng không chối từ. Họ rất can đảm! Tôi nghĩ chúng ta cần bắt chước họ; cũng như về việc đối thoại giữa các thế hệ. Việc “vươn ra” để tìm kiếm những người thuộc các “trường phái khác” và đối thoại với họ: Ngày nay Ậu Châu cần làm điều này."

Trước Hội Đồng Âu Châu- 47 quốc gia, 900 triệu dân -, Đức Thánh Cha đã nói: “Thách đố khác tôi muốn đề cập đến là sự giao dịch hàng ngang. Tôi nói với kinh nghiêm bản thân: trong các cuộc gặp gỡ với các chính trị gia thuộc các quốc gia khác nhau tại Âu Châu, tôi đã có thể ghi nhận là các chính trị gia trẻ tuổi đã có thể đối phó với thực tại bằng một viễn cảnh khác so với các đồng nghiệp lớn tuổi hơn.Ngài nói có thể là bề ngoài các sự việc dường như giống nhau, nhưng đường lối tiếp cận lại khác nhau. Điều này có thể thấy nơi các chính trị gia trẻ tuổi thuộc các đảng phái khác nhau. Điều này biểu hiệu một thực tại về Âu Châu hiện đại chúng ta không thể chối từ trên hành trình kết hợp toàn thể lục địa và tương lai của Âu Châu: cần chú ý đến sự liên hệ song hành này đang hiện diện trong mọi lãnh vực. Điều này không thể thực hiện nếu không có đối thoại, ngay cả đối thoại giữa các thế hệ. Ngày nay nếu chúng ta muốn định nghĩa một lục địa, chúng ta phải nói đến một Âu Châu đang đối thoại, làm sao cho sự giao lưu song hành về các ý kiến và các suy tư có thể giúp đỡ cho việc liên kết các dân tộc trong sự hòa điệu."

Ngài tiếp: “Việc mượn lối truyền thông song hành không những chỉ cần đến một sự cảm thông giữa các thế hệ mà còn cần đến một phương thức lịch sử về sự tăng trưởng. Trong thế giới chính trị tại Âu Châu hiện nay, các đối thoại nội bộ của các tổ chức (chính trị, tôn giáo, văn hóa) giữa những thành viên không phong phú, và không kết quả.

Lịch sử ngày nay đòi hỏi trong sự gặp gỡ phải có khả năng thoát ra khỏi các cấu trúc “kìm hãm” căn tính riêng để làm cho vững mạnh và phồn thịnh hơn trong những đối chất huynh đệ hàng ngang. Một Âu Châu chỉ đối thoại giữa các nhóm đồng loại sẽ bị khép kín nửa chừng; chúng ta cần có tinh thần trẻ trung để chấp nhận thách đố của sự đối thoại hàng ngang."

Sự khủng bố, bắt làm nô lệ và tình trạng vô chính phủ

Một câu hỏi khác trên máy bay từ Strasbourg đi Rome, về sự khủng bố quốc tế, Đức Thánh Cha nói với Hội Đồng Âu Châu: “Hòa bình đã bị thử thách bởi các hình thức tranh chấp khác, như khủng bố tôn giáo và quốc tế, đang nuôi dưỡng một sự coi thường đời sống nhân loại và sai nhầm bất kể đến các nạn nhân vô tội. Tiếc thay hiện tượng này thường được nuôi dưỡng bởi việc buôn lậu vũ khí cách thản nhiên." Ngài đã tiếp về vấn đề bắt làm nô lệ: “Hòa bình cũng đã bị vi phạm vì việc buôn người, đây là hình thức bắt làm nô lệ của thời đại chúng ta và biến con người thành các món hàng đổi chác, bóc lột mọi phẩm giá con người. Nhiều khi, chúng ta cũng ghi nhận là các hiện tượng này thường có sự liên kết với nhau.” Vần đề là cần có sự đối thoại với những nhóm quá khích.

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: “Tôi chưa hề bao giờ coi vấn đề này như hết thuốc chữa. Có thể là chưa đối thoại được, nhưng xin đừng đóng cửa rút cầu. Đúng là khó khăn, các bạn có thể nói là “hầu như không thể thực hiện” nhưng cánh cửa cần luôn mở rộng. Các bạn đã hai lần dùng từ ngữ “đe dọa”: đúng vậy, khủng bố là một thực tại đe dọa... Nhưng việc bắt người làm nô lệ đã là một thực tại gắn liền vào xã hội hôm nay, và từ bao lâu nay! Nô lệ lao động, việc đối xử tàn ác đối với con người, việc buôn bán trẻ em… là một thảm kịch! Xin đừng nhắm mắt trước tệ trạng này! Bắt làm nô lệ là một thực tại ngày nay, một sự khai thác con người... Rồi còn có sự đe dọa của quân khủng bố... Và con nhiều đe dọa khác nữa, và đó là sự đe dọa của quốc gia. Khi người dân vươn lên, vươn lên, và mỗi quốc gia tự cho có quyền tàn sát quân khủng bố thì khi quân khủng bố bị tiêu diệt thì cũng có nhiều người vô tội bị giết chết. Đây là một tình trạng vô chính phủ cao cấp nhất và hết sức nguy hiểm. Cần phải chống bọn khủng bố, nhưng tôi nhắc lại: khi cần phải ngăn chặn một hành vi bạo động bất công, chúng ta cần phải làm với sự thỏa thuận của quốc tế."

Tội lỗi của những con cái của Giáo Hội

Một phóng viên đã đặt câu hỏi về việc lạm dụng trẻ em tại Grenada (Argentina), Đức Thánh Cha trả lời: “Có một lá thư gửi cho tôi, tôi đã đọc và đã gọi điện thoại cho người gửi và nói rằng: “Ngày mai anh hãy đến gặp Đức Giám Mục.” Và tôi đã viết cho Giám Mục phải khởi sự việc điều tra.” Tôi đã tiếp nhận tin tức này thế nào? Tôi hết sức đau buồn. Nhưng thực tế là thực tế. Chúng ta không thể che dấu."

Trong diễn từ Đức Thánh Cha đã nói: “Chân Phước Phaolô VI đã định nghĩa Giáo Hội là: “chuyên gia về nhân loại”. Trong thế gian, bắt chước Chúa Kitô, mặc dầu con cái có tội lỗi, hãy đừng tìm kiếm gì khác ngoài việc phục vụ và làm nhân chứng cho sự thật. Không có gì ngoài tinh thần này có thể hướng dẫn chúng ta trong việc hỗ trợ cho hành trình của nhân loại.”

Trong diễn từ trước Hội Đồng Âu Châu, Đức Thánh Cha cũng đã nói về tội lỗi: “Một lịch sử hai ngàn năm đã liên kết Âu Châu với Kitô giáo. Một lịch sử không tránh khỏi các tranh chấp và sai lầm, và ngay cả tội lỗi nữa, nhưng luôn luôn được thúc đẩy bởi ước muốn xây dựng cho ích lợi chung."
 
Đức Thánh Cha khuyến khích các dòng tu canh tân
LM. Trần Đức Anh OP
10:48 27/11/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 27-11-2014, dành cho 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ các Dòng tu, ĐTC khuyến khích các tu sĩ can đảm canh tân các tập quán và cơ cấu không còn đáp ứng những điều Chúa yêu cầu ngày nay nữa.

Trong số các tham dự viên có 19 HY, GM và Bề trên tổng quyền thành viên của Bộ. Khóa họp khoáng đại này tiến hành từ ngày 25 đến 29-11-2014 về chủ đề rút từ Tin Mừng theo thánh Marco: ”Rượu mới trong các bầu mới”, nhắm lắng nghe những hành trình của Thánh Linh để phân định và hướng dẫn đời sống thánh hiến trong niềm trung thành sáng tạo.

Đi từ đề tài này, ĐTC khẳng định rằng ”chúng ta đừng sợ từ bỏ các bầu rượu cũ, nghĩa là cần đổi mới những thói quen và cơ cấu trong đời sống Giáo Hội, cũng như trong đời sống thánh hiến, mà chúng ta nhận thấy không còn tương ứng với những gì Thiên Chúa yêu cầu chúng ta ngày nay, để mở rộng Nước Chúa trong trần thế: đó là những cơ cấu mang lại cho chúng ta một sự bảo vệ giả tạo và ảnh hưởng tiêu cực tới năng động bác ái; đó là những tập quán làm cho chúng ta xa lìa đoàn chiên mà chúng ta được sai đến và ngăn cản không cho chúng ta tiếng kêu của những người đang chờ đợi Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô”.

ĐTC cũng nhắc đến những nhược điểm có thể gặp thấy trong đời thánh hiến ngày nay, như sự kháng cự của một số thành phần chống lại sự thay đổi, sự suy giảm sức thu hút, nhiều người bỏ tu, sự mong manh của một số hành trình đào tạo, những cơ cực vất vả vì thi hành các công tác và thừa tác vụ làm thương tổn đời sống thiêng liêng, sự khó hội nhập vào các môi trường và thế hệ khác, sự thiếu quân bình trong việc thực thi quyền bính và sử dụng của cải. ĐTC ghi nhận sự kiện Bộ các dòng tu muốn lắng nghe các dấu hiệu của Thánh Linh đang mở ra những chân trời mới và thúc đẩy tiến vào những con gười mới, luôn khởi hành từ qui luật tối thượng là Tin Mừng và lấy hứng từ sự táo bạo sáng tạo của các vị sáng lập dòng”. (SD 27-11-2014)
 
Đức Thánh Cha tiếp các tham dự viên Hội nghị mục vụ các thành phố lớn
LM. Trần Đức Anh OP
10:48 27/11/2014
VATICAN. ĐTC kêu gọi thay đổi não trạng, đối thoại với các nền văn hóa, tôn trọng lòng đạo đức bình dân và quan tâm đến người nghèo trong tiến trình mục vụ tại các thành phố lớn.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 27-11-2014, dành cho các tham dự viên Hội nghị quốc tế về mục vụ tại các thành phố lớn. Hội nghị khởi sự giai đoạn hai và là giai đoạn chót từ hôm 24-11 vừa qua tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, sau giai đoạn thứ I từ ngày 20 đến 22-5 năm nay. Tham dự Hội nghị có các chuyên gia về xã hội học,mục vụ và thần học. Đặc biệt trong giai đoạn thứ hai này có đông đảo các vị HY và TGM đến từ các thành phố lớn trên thế giới. Hội nghị kết thúc 25-11 vừa qua tại Vương cung thánh đường Thánh Gia, công trình của kiến trúc sư Antoni Gaudí, cũng ở thành Barcelona, và sáng 27-11, 25 Hồng Y, TGM của các thành phố lớn ở 5 châu, tham dự Hội nghị, đã được ĐTC tiếp kiến tại Vatican.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đã kể lại kinh nghiệm mục vụ của ngài khi còn làm TGM giáo phận Buenos Aires, Argentina, họp với 11 giáo phận lân cận thành một khu vực mục vụ với 13 triệu người.

ĐTC đã đề nghị với các vị mục tử 4 khía cạnh trong việc mục vụ tại các thành phố lớn:

- Trước tiên là thực hiện một sự thay đổi trong não trạng mục vụ. Tại các thành phố, chúng ta cần có những ”bản đồ”, những mô hình khác, giúp chúng ta điều chỉnh tư tưởng và thái độ. Ngày nay tại các thành phố lớn, chúng ta không phải là những người duy nhất sản xuất văn hóa, cũng chẳng phải là những người đứng đầu, hoặc là những người được lắng nghe nhiều nhất. Vì thế chúng ta cần thay đổi não trạng mục vụ, nhưng không rơi vào một thứ mục vụ tương đối hóa. ĐTC nhấn mạnh rằng:

”Cần có can đảm thực hiện một nền mục vụ loan báo Tin Mừng can đảm, không sợ sệt, vì người nam, người nữ, các gia đình và các nhóm ở thành thị đang chờ đợi chúng ta, và họ cần Tin Mừng là Chúa Giêsu và Phúc Âm của Chúa cho đời sống của họ. Bao nhiêu lần tôi nghe nói là người ta cảm thấy xấu hổ khi xuất hiện, trình bày. Chúng ta phải làm việc để không hổ thẹn hoặc nhút nhát khi loan báo Chúa Giêsu Kitô”.

- Thứ hai là cần đối thoại đa văn hóa, đối thoại mà không tương đối hóa, không thương lượng về căn tính Kitô của mình, nhưng muốn đi tới tâm hồn người khác, những người khác với chúng ta, để gieo vãi Tin Mừng. Cần có một thái độ chiêm niệm, không từ khước sự đóng góp của các khoa học khác nhau để biết về hiện tượng thành thị..
- Thứ ba là để ý đến lòng đạo đức của dân chúng. Thiên Chúa ở trong thành thị, cần đi tìm Chúa và dừng lại tại nơi Chúa đang hoạt động. Đừng thực hiện những cuộc thẩm định vội vã và tổng quát.. Cần nhận ra những hạt giống Lời Chúa được Thánh Linh gieo vãi.. Từ đó chúng ta có thể bắt đầu cuộc đối thoại loan báo Tin Mừng như Chúa Giêsu đã làm với người phụ nữ xứ Samaria.

Sau cùng, ĐTC kêu gọi nhân viên mục vụ của Giáo Hội đừng quên những người nghèo ở các thành thị.. Giáo Hội không thể làm ngơ không nghe tiếng kêu của họ, và không thể chiều theo các chế độ bất công, đầy vụ lợi, tìm cách làm cho những người nghèo không được người khác nhận thấy. (SD 27-11-2014)
 
Ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ
Medom
18:26 27/11/2014
Happy Thanksgiving

Thanksgiving là một ngày lễ tổ chức tại khu vực Bắc Mỹ, thường được coi là dịp để bày tỏ lòng biết ơn. Nguồn gốc của Lễ Tạ ơn là để cảm ơn Chúa đã ban cho vụ mùa bội thu. Tại Mỹ, ngày lễ này được tổ chức vào thứ 5 của tuần thứ tư tháng 11. Tại Canada, dịp này được tổ chức vào ngày thứ 2 tuần thứ hai của tháng, còn gọi là Ngày Columbus.

NGÀY LỄ TẠ ƠN Ở HOA KỲ

Tỏ lòng biết ơn là một hành vi đạo đức cao quý của con người có văn hóa tốt. “Thank You” là câu nói phải có của những người lịch sự. Từ thuở xa xưa chưa có lịch sử, loài người đã cử hành các cuộc tế, lễ để tỏ lòng biết ơn về những gì mà Trời đất ban cho con người. Phong tục này có trên khắp hoàn cầu và bộ tộc lâu đời nào cũng cử hành ít nhất là một lần trong năm với những tiệc thịnh soạn để ăn mừng mùa màng đã thu hoạch tốt.

Sử chép rằng giống nòi Việt vốn dòng dõi Vua Thần Nông (vị vua giúp dân phát triển việc trồng lúa để giải quyết vấn đề thực phẩm cho dân chúng mà dân số càng ngày càng tăng theo cấp số nhân) hàng năm tổ chức nhiều ngày hội hè ăn mừng được mùa. đặc biệt là ngày Tết Nguyên đán, nhà vua cử hành lễ Tế Trời đất và dân gian nấu bánh chưng và bành dày làm lễ Cúng Trời đất.

Những bộ lạc da đỏ ở Châu Mỹ cũng có truyền thống tạ ơn đấng Tạo Hóa về tất cả những gì họ có. Hàng năm họ tổ chức ăn mừng 4 lần hoặc 6 lần với thịt hươu chứ không phải là gà lôi (turkey).

Ở Âu Châu, truyền thống tạ ơn Chúa về những thu hoạch mùa màng đã được thực hiện rất phổ biến tại nhiều nơi với những tiệc tùng, khiêu vũ, và đốt pháo bông vào Mùa Thu từ Những Thời Trung Cổ.

Ở Anh Quốc, Ngày Lễ Tạ Ơn xưa kia có tên là Harvest Festival (Hội Mừng được Mùa) được các nhà thờ cử hành trên khắp nước vào ngày Chúa Nhật để đánh dấu mùa gặt hái tại địa phương chấm dứt. Tập tục này lan qua Mỹ Châu bởi những di dân đầu tiên và tới năm 1863, Harvest Festival được đổi tên là Thanksgiving hay Thanksgiving Day được tổ chức vào thời điểm công việc mùa màng đã xong.

Hiện nay, ở Canada, Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào Thứ Hai của tuần lễ thứ nhì trong Tháng Mười. Ở Mỹ, Thanksgiving được chính thức cử hành trên toàn quốc vào Thứ Năm của tuần thứ tư trong Tháng Mười Một.

Thanksgiving Day còn có tên là Turkey Day và được Tổng Thống Roosevelt ký thành luật vào ngày 26 tháng Mười Một năm 1941.

Nguồn Gốc Khác Nhau về Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ

Trước đây, dân chúng Hoa Kỳ mỗi tiểu bang đều có một ngày cử hành Lễ Tạ Ơn Trời và cũng để nhớ ơn những thổ dân đã chỉ cách trồng trọt cho những người di dân tới Mỹ Châu.

Ngày nay, hàng năm cứ đến Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng Mười Một, dân chúng Hoa Kỳ lại cử hành Thanksgiving Day hay Thanksgiving. đó là Ngày Lễ Tạ Ơn vào dịp mùa màng chấm dứt tại Hoa Kỳ.

Có nhiều nhân vật thời di dân ghi chép lại những ngày lễ tạ ơn ở Mỹ Châu. Trải qua thời gian dài xây dựng Hợp Chủng Quốc, các vị tổng thống đã ấn định những ngày Lễ Tạ Ơn vào những ngày khác nhau và thường với mục đích là để hàn gắn vết thương của Cuộc Nội Chiến. Mãi đến năm 1941, Ngày Lễ Tạ Ơn mới được áp dụng chung trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Nhóm Hành Hương Tị Nạn Tôn Giáo: The Pilgrims

Vào thời gian đầu mới tới Mỹ Châu, Nhóm Hành Hương (The Pilgrims) dành riêng một ngày để ăn mừng sau mùa gặt hái vào năm 1621 tại Plymouth Plantation, Massachusetts.

Sự tích là vào ngày 6 tháng Chín năm 1620, từ thị trấn Plymouth, Anh Quốc, 44 người ly khai Giáo Hội Anh Cát Lợi dẫn một nhóm 66 người di tản sang Tân Thế Giới Mỹ Châu) trên con tầu tên là The Mayflower. Bốn mươi bốn người ly khai tự mệnh danh là “Thánh” (Saints), còn những người khác thì họ gọi là “Người Lạ” (Strangers). Cuộc hành trình vất vả, có nhiều bất đồng, và kéo dài tới 65 ngày. Khi trông thấy đất liền vào ngày 10 tháng Mười Một thì đã có một người chết. Lúc sắp sửa cặp bến, họ ký kết với nhau một bản hợp đồng gọi là Mayflower Compact bảo đảm sự bình đẳng và thống nhất hai nhóm. Họ kết hợp lại và tự mệnh danh là The Pilgrims.

Họ dự tính định cư tại Virginia, nhưng sau đó, vì bão tố, họ phải đổ bộ lên một nơi nay gọi là Plymouth, Massachusetts và định cư ở đó. Mùa đông năm ấy, nhờ sự giúp đỡ của thổ dân Wampanoag cho thức ăn và chỉ dẫn cách trồng trọt và săn bắt nên đoàn người mới sống sót.

Năm sau, vào Mùa Thu, 1621, mùa màng thu hoạch tốt, Thống đốc William Bradford tuyên bố một ngày tạ ơn. Khoảng 50 di dân tổ chức Harvest Festival (Hội Mùa Gặt) đầu tiên kéo dài ba ngày và họ mời khoảng 90 thổ dân Wampanoag tới cùng chung vui và bày tỏ lòng biết ơn.

Ngày Thanksgving đầu tiên:

Tranh của Jean Louis Gerome Ferris (1863-1930)
Thống đốc William Bradford ghi lại ngày ăn mừng này trong tập Of Plymouth Plantation và dưới đây là vài hàng trích dẫn:

Bấy giờ mọi người bắt đầu thu hoạch số hoa màu nhỏ đem chất chứa trong nhà hay kho để dành cho mùa đông. Tất cả mọi người đều đã phục hồi sức khỏe và mọi thứ đã có đủ. Một vài người đi xa; số ở lại thì đi câu cá và chia phần cho mọi nhà. Suốt mùa hè đó, họ không có thiếu thốn gì. Và bây giờ thì họ kiếm thêm chim chóc chứa vào kho vì mùa đông sắp tới và nơi này thì chim chóc có rất nhiều. Ngoài chim chóc, còn có rất nhiều gà rừng và nai v.v. Hơn nữa, họ lại có một số lượng thực phẩm thu hoạch như là bắp (Indian corn).

Edward Winslow viết Mourt’s Relation và vài hàng trích dẫn sau:

Mùa màng của chúng tôi đang được thu hoạch, vị thống đốc của chúng tôi phái bốn người đi bắt chim chóc để chúng tôi ăn mừng sau mùa thu hoạch do công lao của chúng tôi. Nhóm bốn người đã bắt được chim chóc thật là nhiều có thể dùng hầu như cả tuần cho mọi người. Vào lúc đó, trong những trò giải trí, chúng tôi thực tập bắn súng và có khoảng 90 thổ dân được mới tới tham dự trong đó có cả Vua Massasoit. Chúng tôi vui chơi ăn uống suốt ba ngày; một nhóm thổ dân ra ngoài săn bắt 5 con hươu (deer) đem về tặng cho thống đốc và các đội trưởng.. .

Nói tới buổi Lễ Hội được Mùa năm 1621 này, cũng nên nhắc lại chuyện một thổ dân tên là Tisquanto hay còn gọi là Squanto. Có lẽ Squanto là một trong số ít người đầu tiên được tiếp xúc với văn minh Âu Châu. Rồi, sau khi trở về quê hương để làm gạch nối giữa người da trắng và da đỏ, thì anh lại bị đồng bào anh coi là kẻ thù vì không chấp nhận sự hợp tác của anh với người da trắng. Tuy nhiên, anh vẫn kiên trì với thiện chí làm bớt đi những cuộc chém giết giữa người di dân và người da đỏ.

Khi người Âu Châu mới tìm ra Mỹ Châu, đoàn thám hiểm đã tổ chức bắt cóc một vài trẻ em bản xứ trong đó có Squanto đem về Anh quốc với mục đích để dạy dỗ cho nói tiếng Anh làm thông dịch viên sau này. Squanto được trao cho một giáo sĩ nuôi rồi được theo các tầu buôn trở về Mỹ Châu.

Trở về Mỹ Châu, Squanto đã tìm cách vượt trốn khỏi vòng tay người da trắng, nhưng rồi bị bắt và bị bán làm nô lệ trôi nổi khắp đó đây kể cả Tây Ban Nha và các bến cảng Châu Phi. định mệnh xui khiến, một ngày nào đó Squanto lại xuất hiện ở quê hương của mình. Khi đoàn người di dân đổ bộ lên Plymouth, Massachusetts và đang sắp bị chết đói thì Squanto xuất hiện cùng với một số thổ dân người Wampanoag. Họ mang theo thức ăn cho người di dân và dạy người di dân cách trồng trọt và săn bắt. Nhờ đó mà đoàn di dân đã sống sót qua mùa đông băng giá năm đó và có thu hoạch tốt vào Mùa Thu năm sau. Chẳng bao lâu sau đó, Squanto bị lây bịnh sốt rét và qua đời. Hiện nay người da trắng và da đỏ vẫn còn nhớ ơn Squanto.

Những Buổi Tiệc Tạ Ơn Khác Trên Mỹ Châu

Ngày 23 tháng Năm, 1541, Francisco de Vásquez de Coronado cùng thổ dân Tejas tổ chức Hội Tạ Ơn tại Palo Duro Canyon, Texas để ăn mừng cuộc hành trình của Francisco đi tìm thấy thực phẩm. Trong ý nghĩa tiệc mừng của người Âu Châu tạ ơn Chúa, ngày này cũng được nhiều người cho là đích thực Ngày Lễ đầu Tiên Tạ Ơn Chúa ở Bắc Mỹ.

Một tiệc mừng kế là tiệc mừng do Pédro Menéndez de Avilés tổ chức tại St. Augustine, Florida, ngày 8 tháng Chín, năm 1565. Tiệc mừng này cũng được cho là Thanksgiving đầu tiên tại Mỹ.

Một buổi tiệc khác cũng được cho là Lễ Tạ Ơn đầu Tiên ở Mỹ Châu là bữa tiệc của Don Juan de Onate tổ chức ngày 30 tháng Tư năm 1598 tại gần San Elizario, Texas.

Quốc Hội và Tổng Thống Ấn định Ngày Tạ Ơn

Đêm Thứ Tư trước ngày Thansgiving là một trong những đêm bận rộn nhất cho các quán ăn và quán nhậu bởi vì đó là đêm đầu tiên của các sinh viên trở về tỉnh nhà trong học kỳ.

Ngoài tiệc tùng, nhiều thành phố như New York, Philadelphia, Houston, Detroit có tổ chức các trận đấu túc cầu (footblall) và các toán diễn hành thường kết thúc bằng toán diễn hành của các Ông Già Noel cho biết là Lễ Chrismas đã khởi đầu.

Trong Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu (Cuộc chiến chống Anh Quốc để thành lập ra Hoa Kỳ), theo thường lệ, Quốc Hội hàng năm ấn định một hay nhiều ngày lễ tạ ơn. Riêng tháng 12 năm 1777, George Washington đã tuyên bố một ngày tạ ơn nhằm vinh danh trận đánh thắng Anh Quốc ở Saratoga.

Vào những năm lên làm Tổng Thống, Goerge Washington ấn định lại những Ngày Lễ Tạ Ơn.

Tổng Thống John Adams ấn định Thanksgivings vào các năm 1798 và 1799

Tổng Thống Madison ấn định Thanksgiving vào lúc kết thúc cuộc chiến, 1812.

Tại bang New York, thanksgiving hàng năm được Thống đốc ấn định kể từ năm 1817.

Có một số tiểu bang ở miền nam không nhìn nhận những ngày tạ ơn như các tiểu bang khác. Tới năm 1858 mới có 25 bang và 2 lãnh thổ nhìn nhận Ngày Lễ Tạ Ơn.

Trong Cuộc Nội Chiến, Tổng Thống Abraham Lincoln tuyên bố ngày Thứ Năm cuối cùng trong Tháng 11 năm 1863 là Thanksgiving cho toàn quốc. Từ 1863, hàng năm toàn quốc Hoa Kỳ đều cử hành Lễ tạ Ơn vào ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng Mười Một. Nhưng tới năm 1939 thì T.T. Roosevelt lại tuyên bố rằng Thanskgiving nên là ngày kế ngày Thứ Năm cuối cùng trong tháng 11 hơn là ngày cuối cùng với mục đích giúp cho thời gian mua sắm vào dịp Christmas được kéo dài hơn. đề xuất này không có tính bắt buộc nên chỉ có 23 bang theo khuyến cáo này còn 22 bang khác không theo. Còn các bang khác, như Texas, đã ấn định cả hai tuần lễ là ngày Tạ Ơn.

Tới năm 1941 thì Quốc Hội HK quyết nghị lấy ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11 là ngày Thanksgiving. Ngày 26 tháng 11 năm 1941, T.T. Roosevelt ký ngày Tạ Ơn toàn quốc đó thành luật.

Tổng Thống Truman nhận một gà lôi biếu tại trước Tòa Bạch Ốc

Khi Lễ Tạ Ơn chấm dứt thì mùa nghỉ lễ mùa đông truyền thống lại bắt đầu. đó là mùa mua sắm cho Lễ Giáng sinh được khởi sự vào ngày Thứ Sáu đen "Black Friday" ngay sau Ngày Lễ Tạ Ơn. Truyền thống này được thành lập ít nhất là vào những năm 1930. Trong khi ngày nhộn nhịp nhất về mua sắm vẫn là ngày Thứ Sáu sau ngày Thanksgiving thì ngày có số lượng hàng bán ra lớn nhất là ngày Thứ Bẩy hay là ngày 23 Tháng 12. Hầu hết các cửa hàng đều tăng số hàng tồn kho cho mùa nghỉ tháng Mười Hai vào ngay sau Ngày Halloween, thậm chí có khi còn trước cả ngày vui đùa đó. Thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn hay là Black Friday còn được coi như là ngày Không Mua Gì Hết mà những người phản đối không mua sắm gì vì họ cho đó là những thói quen tiêu thụ phí phạm của những nước Số Một trên Thế Giới.

Dầu sao thì Lễ Tạ Ơn mở ra ở Mỹ Châu vẫn mang đầy ý nghĩa biết ơn Thượng đế và Những Thổ Dân đã cứu giúp những vị Tiền Bối Hành Hương "The Pilgrim Fathers" những người đã đặt nền móng cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Những hoạt động trong ngày Tạ ơn

Lễ Tạ ơn là một dịp để những người trong gia đình và bạn bè gặp gỡ, cùng chia sẻ niềm vui. Ở Mỹ, đây là một ngày lễ quan trọng của gia đình và mọi người có thể đi từ đông sang tây để gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Kỳ nghỉ Tạ ơn thường rơi vào "4 ngày" cuối tuần. Dịp này phần lớn được tổ chức ở phạm vi gia đình, không giống như ngày 4/7 hay lễ Noel, tổ chức rầm rộ với sự tham gia của công chúng.

Ở Canada, lễ Tạ ơn diễn ra trong 3 ngày cuối tuần và không được coi trọng như ở Mỹ. Vào dịp này, các gia đình Canada khó có thể tụ họp với nhau, thay vì thế họ coi ngày Noel là dịp để thành viên trong gia đình đoàn tụ. Thêm vào đó, lễ Tạ ơn tại Canada lại rơi vào ngày thứ 2, nên người Canada có thể ăn bữa tối Tạ ơn vào bất kỳ ngày nào trong số 3 ngày cuối tuần trước đó. Điều này có nghĩa, họ sẽ ăn tối cùng một nhóm họ hàng trong 1 ngày và một bữa khác với nhóm khác vào ngày hôm sau.

Bóng hình ngôi sao in dòng chữ của tập đoàn siêu thị Macy's.

Một hoạt động không thể thiếu vào dịp Tạ ơn là mua sắm. Bắt đầu từ những năm 1930, mùa mua sắm nhân dịp Giáng sinh bắt đầu khi lễ Tạ ơn kết thúc. Tại thành phố New York, cuộc diễu hành nhân ngày Tạ ơn của Tập đoàn Macy's được tổ chức hàng năm tại khu trung tâm Manhattan. Cuộc tuần hành được tổ chức theo các chủ đề đặc biệt nào đó, hoặc mô phỏng các cảnh trong những vở kịch trên sân khấu Broadway kèm theo những chùm bóng lớn vẽ nhiều nhân vật hoạt hình hoặc diễn viên truyền hình nổi tiếng. Diễu hành nhân dịp Tạ ơn cũng diễn ra ở một số thành phố khác như Plymouth, Houston, Philadelphia và Detroit.

Dù ngày mua sắm lớn thứ hai trong năm tại Mỹ là ngày Thứ Sáu đen tối sau lễ Tạ ơn, hầu hết các cửa hàng đã bắt đầu dự trữ hàng ngày sau lễ Halloween, đôi khi từ trước nữa.

Một hoạt động chính khác trong dịp lễ Tạ ơn tại Mỹ là đá bóng. Theo truyền thống, hai đội chuyên nghiệp sẽ giao đấu vào ngày Tạ ơn, song đến gần đây, các trận bóng được tổ chức vào ngày trong tuần, không phải vào Chúa Nhật.

(Medom tổng hợp từ internet)
 
Hiện tình Kitô Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ
Vũ Văn An
21:43 27/11/2014
Ngày 28 này, Đức Phanxicô sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ, gặp gỡ nhà cầm quyền nước này và thăm người anh em trong Chúa Kitô là TP Báctôlômêô I, được mệnh danh là Thượng Phụ Đại Kết.

Thổ Nhĩ Kỳ vốn là một quốc gia Hồi Giáo và tuy đây là giáo đô tinh thần của thế giới Chính Thống Giáo gồm gần 3 trăm triệu tín đồ, nhưng số tín hữu Kitô Giáo nói chung chỉ trên dưới 100,000 người. Đó là con số ước lượng của Đức Cha François Yakan, đại diện thượng phụ Canđê tại Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số Thổ hiện lên tới 76 triệu người, đại đa số theo Hồi Giáo Sunni. Trước đây, dân số Kitô Giáo lớn hơn thế rất nhiều, nhưng sau vụ diệt chủng người Ácmêni và thảm sát tín hữu Chính Thống Syria giữa các năm 1895 và 1915 với số nạn nhân lên tới hàng triệu, con số đã giảm sút một cách thảm hại. Ngày nay, vẫn còn cả hàng nghìn ngôi nhà thờ và đan viện rải rác khắp xứ trong tình trạng tan hoang và bị bỏ rơi.

Đức Cha Yakan nhận định rằng các Kitô hữu ngày nay tại Thổ Nhĩ Kỳ bị coi như người ngoại quốc trên ngay xứ sở của họ, dù quyền tự do thờ phượng được hiến pháp thừa nhận. Trong những năm gần đây, một số giáo sĩ Công Giáo và Thệ Phản bị giết và trong năm 2007, Hrant Dink, một nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ gốc Ácmêni, bị ám sát. Ông là người tích cực vận động cho việc xứ này nhìn nhận tội diệt chủng người Ácmêni và là nhà tranh đấu cho quyền lợi thiểu số tại Thổ Nhĩ Kỳ. Một số khá đông người Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay vẫn còn tin rằng người Kitô hữu muốn tạo bất ổn cho đất nước.

Mark Lowen của BBC tại Istanbul, một ngày trước cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô, đã cho chạy hàng tít: “Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Các Kitô Hữu Thổ Nhĩ Kỳ Phải Đối Diện Với Những Thời Kỳ Căng Thẳng”. Theo ông, tại Thổ Nhĩ Kỳ, không có biểu tượng nào cho thấy cuộc va chạm giữa các nền văn minh rõ ràng hơn Hagia Sophia. Trong cả gần một ngàn năm trước đây, tòa nhà này vốn là ngôi nhà thờ chính tòa quan trọng nhất của thế giới Chính Thống Giáo, vì nó vốn là trái tim tôn giáo của đế quốc Kitô Giáo Byzantine với thủ đô mang tên Constantinople. Nhưng năm 1453, thành phố rơi vào tay người Ottomans, và Hagia Sophia trở thành một đền thờ Hồi Giáo và Kitô Giáo bắt đầu suy giảm ở đây.

Việc suy giảm ấy càng gia tăng với sự sụp đổ của Đế Quốc Ottoman. Ngày nay, khi Đức Phanxicô tới Thổ Nhĩ Kỳ, ngài sẽ chứng kiến một đất nước trước đây 100 năm người Kitô Giáo chiếm 20% dân số, nay chỉ còn chừng 0.2%.

Sử gia Cengiz Aktar cho rằng: “không một quốc gia nào ở trong vùng, kể cả Iran, lại thuần nhất theo nghĩa Hồi Giáo như Thổ Nhĩ Kỳ. Nó là một quốc gia một mầu, mầu Hồi Giáo”.

Sau khi ra đời năm 1923, Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện việc trao đổi dân số với Hy Lạp để tạo ra một thứ nhất quán nhiều hơn về sắc tộc và tôn giáo. Hơn một triệu người Hy Lạp buộc phải rời Thổ Nhĩ Kỳ trong khi 300,000 người Hồi Giáo từ Hy Lạp hồi hương về Thổ.

Thoạt đầu, những người Hy Lạp tại Istanbul được tha, nhưng sau đó, vì thuế má quá nặng và vì những cuộc sát phạt (pogrom) năm 1955 và tống xuất người Hy Lạp hàng loạt năm 1964, cộng đồng Hy Lạp quả rơi vào tình thế tả tơi. Và do đó, cả Kitô Giáo Chính Thống mà họ thực hành nữa.

Aktar cho rằng cuộc thanh trừng các nhóm thiểu số sắc tộc không phải Hồi Giáo này nhằm làm cạn chất sám. Vì quả tình khi hành động như thế, người Thổ đã triệt hạ cả một giai cấp tư sản vì những người Hy Lạp này không những giầu có mà còn là những thợ thủ công lành nghề. Hậu quả: di sản Hy Lạp và Do Thái biến khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Không phải chỉ có người Hy Lạp, người Kitô Hữu gốc Ácmêni cũng cùng chung số phận. Hàng trăm ngàn người thuộc sắc tộc này bị tống xuất năm 1915. Họ bị giết hay chết vì đói và bệnh tật. Nhãn hiệu “diệt chủng” bị nhà nước Thổ bác bỏ. Từ một dân số 2 triệu, hiện chỉ còn 50,000 người Ácmêni tại Thổ mà thôi.

Hrant Dink đã nói ở trên chính là một người gốc Ácmêni và là chủ bút tờ tờ tuần báo Ácmêni tại Istanbul. Việc sát hại ông năm 2007 đã để lại một cảm giác luôn cảm thấy bị đe dọa nơi cộng đồng Ácmêni. Đến nỗi, người kế nghiệp ông là Robert Koptas cho hay: “Người Ácmêni sợ không dám nói ra căn tính tôn giáo của mình ở đây. Phần lớn các tín hữu phải dấu Thánh Giá bên trong áo mặc. Họ không thể trưng nó ra và tự do bước trên hè phố vì sẽ gặp phản ứng ngay tức khắc. Tôi không muốn nói mọi người Thổ đều chống Kitô Giáo nhưng chủ nghĩa duy quốc gia đang dâng cao đến nỗi người ta sợ không dám nói ra căn tính của mình”.

Cộng đồng Kitô Giáo thiểu số ở đây rất lo ngại trước việc chủ nghĩa duy quốc gia Hồi Giáo của Thổ càng ngày càng lớn mạnh dưới chính phủ gốc gác Duy Hồi Giáo của ông Recep Tayyip Erdogan, thủ tướng trong 11 năm qua và năm ngoái được bầu làm tổng thống.

Ông Erdogan đã có những động thái nhằm hỗ trợ người Kitô Giáo như thông qua các đạo luật hoàn trả các tài sản đã trưng thu của họ và cho phép mở các lớp dạy Kitô Giáo tại các trường. Nhưng ông luôn nhấn mạnh tới căn tính Hồi Giáo của mình, nền tảng ủng hộ ông vốn là người Hồi Giáo bảo thủ và ông kích thích các người chủ trương duy quốc gia, làm họ cứng cỏi thêm trong thái độ chống Kitô Giáo.

Người Công Giáo, cộng đồng Kitô Giáo nhỏ nhất tại Thổ, chịu ảnh hưởng hơn hết. Mấy năm qua, việc sát hại các nhà truyền giáo và linh mục Công Giáo khiến cộng đồng này hết sức ngỡ ngàng. Linh mục Iulian Pista của nhà thờ chính tòa CG Istanbul cho hay: “Hiện nay, là người Thổ có nghĩa bạn phải là người Hồi Giáo. Trong quá khứ, người ta coi thường những người Hồi Giáo đạo hạnh. Hiện nay, các buổi cầu kinh hôm thứ Sáu được khuyến khích. Xã hội ở đây đã bị Hồi Giáo hóa. Gần đây, tôi thấy bọn thiếu niên ỉa đái ngay trong nhà thờ này. Họ vừa làm vừa hô 'Allahu akbar' [Thiên Chúa là Đấng Cao Cả]. Tôi cũng tin Thiên Chúa là Đấng Cao Cả vậy, nhưng cách họ nói câu ấy đáng sợ quá”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Tòa Thánh vừa cho công bố các số liệu thống kê về Công Giáo tại Thổ. Theo đó, dân số Thổ hiện là 76,140,000 người, trong đó, 53,000 người là Công Giáo, chiếm 0.07% dân số, rải rác trong 7 giáo phận, 54 giáo xứ và 13 trung tâm mục vụ. Về nhân sự, Giáo Hội Thổ Nhĩ Kỳ có 6 vị giám mục, 58 linh mục, 7 nam tu sĩ và 54 nữ tu, 4 đại chủng sinh và 2 phó tế vĩnh viễn. Về giáo dân, hiện có 2 tu sĩ đời, 7 nhà truyền giáo giáo dân và 68 giáo lý viên. Giáo Hội Thổ có 23 trung tâm giáo dục gồm các lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học đệ nhất và đệ nhị cấp và 6 trung tâm giáo dục đặc biệt. Về các cơ sở y tế, GHCG có 3 bệnh viện, hai bệnh xá và năm nhà cho người cao niên và khuyết tật.

Những con số trên thật là khiêm nhường. Khi thành lập Cộng Hòa Thổ vào năm 1923, Hồi Giáo không được đưa vào hiến pháp. Tuy nhiên, từ ngày đó, nó đã trở thành một phần của bản sắc quốc gia Thổ, điều này càng gia tăng hơn nữa dưới sự lãnh đạo của Erdogan.
Thực vậy, dưới thời ông, nhiều đền thờ mới đã được xây dựng, trong khi trường thần học Halki gần Istanbul, nổi tiếng thế giới, của Chính Thống Giáo, thì vẫn bị đóng cửa từ năm 1971 dưới áp lực của người duy quốc gia Thổ.

Trước tình thế ấy, John Allen tự hỏi không biết Đức Giáo Hoàng có thách thức Thổ Nhĩ Kỳ về khuynh hướng bài Kitô Giáo hay không.
Khuynh hướng trên được tóm tắt trong lời nhận định của TP Báctôlômêô I với chương trình “60 Minutes” năm 2009: ngài cảm thấy như “bị đóng đinh” bởi một nhà nước muốn thấy Giáo Hội của ngài chết cho xong.

Nhận định trên không quá đáng. Bill Wunner của CNN, ngày 27 tháng Tám năm 2010, từng thắc mắc phải chăng TP Báctôlômêo I là vị thượng phụ Chính Thống Giáo sau cùng tại Thổ. Lý do đầu tiên: cộng đồng Chính Thống Giáo mà đa số gốc Hy Lạp đang dần dần biến đi. Lý do nữa: liên hệ giữa chính phủ thế tục và tòa thượng phụ hết sức căng thẳng.

Bill Wunner cho rằng nếu luật lệ, các yếu tố dân số và thái độ người Thổ không thay đổi, TP Báctôlômêô I chắc chắn sẽ trở thành vị thượng phụ cuối cùng của Constantinople. Hiện nay, chính phủ Thổ có quyền phủ quyết bất cứ ứng viên nào cho chức vụ thượng phụ này. Họ đòi vị này phải là công dân Thổ. Đức TP Báctôlômêô I có quốc tịch này, nhưng đa số những người có cơ kế nhiệm ngài không phải là công dân Thổ.

Tuy chính phủ Thổ sẵn sàng cho các vị TGM ngoại quốc được nhập tịch Thổ, nhưng một số đơn đang bị “ngâm tôm” không biết đến chừng nào.

Chính phủ Thổ cũng không thừa nhận tước hiệu Thượng Phụ Đại Kết hoặc vai trò của TP Báctôlômêô như là nhà lãnh đạo tôn giáo quốc tế. Ngài chỉ được coi như một giám mục sở tại của một cộng đồng địa phương với số thành viên vài ngàn người.

Trở ngại lớn nữa trong thực tế là việc đóng cửa trường thần học Halki từ năm 1971, như trên đã nói. Đây là nơi duy nhất đào tạo hàng giáo sĩ của GH Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ. Không có trường đào tạo giáo sĩ, tương lai Giáo Hội này sẽ ra sao?

Điều đáng quan tâm hơn là não trạng duy quốc gia nơi người dân Thổ. Năm 2001, nhà báo Ergun Poyraz, trong cuốn Sáu Tháng Bên Cạnh Các Nhà Truyền Giáo, viết rằng: “một đạo quân truyền giáo lớn đang xâm lặng đất nước ta” và cảnh cáo rằng “Lãnh thổ này đã là của người Thổ cả hàng nghìn năm nay. Giá của nó đã được trả bằng máu. Những ai mơ mộng muốn lấy lại các lãnh thổ này nên dự trù phải trả cùng một cái giá ấy”.

Ilker Cinar, người tự cho đã trở lại Kitô Giáo và từng lãnh đạo một sứ bộ Thệ Phản trong 10 năm trước khi trở về với Hồi Giáo, trong cuốn Tôi Đã Là Một Nhà Truyền Giáo, Mật Mã Đã Được Giải Mã ấn hành năm 2005, viết rằng các Kitô hữu đang âm mưu “tái chiếm” Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách liên minh với người Kurd qua nhóm PKK.

Có thể nói, thiên kiến bài Kitô Giáo không những được chấp nhận mà còn được coi là thời thượng nữa.

Tưởng cũng nên nhắc lại: tháng Sáu năm 2010, Đức Cha Luigi Padovese, Đại Diện Tông Tòa Anatolia và là chủ tịch HĐGM Thổ bị chính người tài xế sát hại. Nhân chứng kể lại: khi giết Đức Cha, người tài xế đã hô lớn: “Allahu Akbar, tôi đã giết tên Satan vĩ đại nhất!”

Hiện tượng trên khiến một nhà bỉnh bút của nhật báo Zaman tại Istanbul lên tiếng cho rằng “Vatican không làm gì cả” để buộc người ta phải điều tra vụ sát hại Đức Cha Padovese. Nếu Vatican có thái độ cương quyết hơn, họ sẽ góp phần gia tăng phúc lợi của mọi người không phải là Hồi Giáo và đóng góp lớn lao cho việc cổ vũ nhân quyền và tự do tôn giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ.

John Allen nghĩ rằng Đức Phanxicô rất có cảm tình với thế giới Hồi Giáo, một phần nhờ các tình bằng hữu của ngài với người Hồi Giáo ở Á Căn Đình, một phần khác nhờ cử chỉ thân hữu tại Đất Thánh lúc ngài ngừng lại bên bức tường phân cách West Bank, một động thái được thế giới Hồi Giáo chào đón như một cử chỉ liên đới với người Palestine đau khổ, và nhất là sự can thiệp thành công của ngài ngăn chặn Tây Phương khỏi tấn công Syria.

Người ta hy vọng ngài sử dụng vốn liếng ấy tại Thổ để thúc giục TT Erdogan chống lại các khuynh hướng bài Kitô Giáo.
 
Top Stories
Pope visits Turkey amid Christian-Muslim tensions
Nicole Winfield and Suzan Frazer /AP
17:05 27/11/2014
VATICAN CITY (AP) — When a pope last visited Turkey — Benedict XVI in 2006 — Muslim-Catholic tensions were so high that the Vatican added a stop at Istanbul's famed Blue Mosque at the last minute in hopes of showing Benedict's respect for Islam.

Pope Francis travels to Turkey this weekend amid new Muslim-Christian tensions and war next door, with Islamic State militants seizing chunks of Iraq and Syria and sending 1.6 million refugees across the border into Turkey.

Francis is expected to tread lightly during his three-day visit, sensitive to the delicate diplomatic tensions at play between Turkey and the international coalition fighting the Islamic State.

But Vatican officials say he will not shy from denouncing violence in God's name and voicing concern for Christians being targeted by the extremists. Remarkably, though, Francis will not meet with any groups of refugees as he has done on previous trips to the region, a clear sign of the Vatican's unwillingness to wade too deeply into the conflict.

Here are five things to look for during Francis' visit, which begins Friday.

TO PRAY OR NOT TO PRAY

When Pope Paul VI made the first-ever papal visit to Turkey in 1967, he fell to his knees in prayer inside Haghia Sophia, the 1,500-year-old site in Istanbul that was originally a Byzantine church and was turned into a mosque after the Muslim conquest of Istanbul — then known as Constantinople — in 1453. The Turks were not pleased. They staged protests, claiming Paul had violated the secular nature of the domed complex, which is now a museum.

Asked if Francis would pray when he visits the massive complex on Saturday, the Vatican was noncommittal. "We'll see what he does," spokesman the Rev. Federico Lombardi said. "If while there the pope personally experiences a moment of spiritual meditation, we'll have to see."

Some Islamic groups in Turkey want Haghia Sophia to be converted back into a mosque, and they have prayed outside the complex on the anniversary of the conquest of Istanbul to push their demand. The government says it has no plans to change Haghia Sophia's status.

AND THE BLUE MOSQUE?

Benedict became only the second pope to step foot in a Muslim house of worship when in November, 2006 he visited the 17th century Sultan Ahmet Mosque in Istanbul, Turkey's most important.

There, he took off his shoes, bowed his head and closed his eyes for nearly a minute in prayer alongside an Islamic cleric in a dramatic gesture of outreach to Muslims.

The mosque visit was added late to Benedict's schedule in a bid to soothe Muslim anger over his now-infamous speech in Regensburg, Germany linking violence to the teachings of the Prophet Muhammad.

Asked if Francis would pray in the mosque as Benedict did, Lombardi took pains to stress the difference between a formal, ritualistic prayer that a Catholic might recite in church and a respectful "spiritual meditation" in a place of worship of another faith.

Turkey's ambassador to the Holy See, Mehmet Pacaci, said the tensions that overshadowed Benedict's visit are "mostly a forgotten issue."

Yet there are some fresh issues with Francis. In September, the head of the government-run Religious Affairs Directorate and Turkey's top cleric called on Francis to take action to stem attacks on mosques in Europe, saying that as many as 70 Muslim places of worship were attacked in Germany this year, compared to 36 last year.

"This can't happen through acts such as washing a young girl's feet or arranging inter-religious football matches and tournaments," Mehmet Gormez said, referring to two of Francis' interfaith initiatives.

The two men meet on Friday in private.

ARMENIAN 'GENOCIDE?'

Francis also provoked Turkish anxiety when in June 2013 he told a visiting delegation of Armenian Chrisitans that the massacre of Armenians in Turkey last century was "the first genocide of the 20th century."

The former Cardinal Jorge Mario Bergoglio was particularly close to the Armenian community of Buenos Aires, such that his successor as archbishop recently announced that Francis would celebrate a Mass on April 12, 2015 in St. Peter's Basilica to commemorate the centenary of the start of the massacre.

Historians estimate that up to 1.5 million Armenians were killed by Ottoman Turks around the time of World War I, an event widely viewed by scholars as the first genocide of the 20th century. Several European countries recognize the massacres as such.

Turkey, however, denies that the deaths constituted genocide, saying the toll has been inflated and that those killed were victims of civil war and unrest.

Lombardi, the Vatican spokesman, said the pope's genocide remarks were "in no way a formal or public declaration" and therefore didn't constitute a public assertion that genocide took place.

PALACE DISPUTE

Francis will be walking straight into another controversy when he visits Turkish President Recep Tayyip Erdogan's huge new palace on once-protected farm land and forest in Ankara, becoming the first foreign dignitary to be hosted at the lavish, 1,000-room complex.

The palace, which dwarfs the White House and other European government palaces, was built at a cost of $620 million. It has drawn the ire of opposition parties, environmentalists, human rights activists and architects who say the construction is too extravagant, destroyed important forest land and went ahead despite a court injunction against it.

Erdogan brazenly dismissed the court ruling saying: "Let them knock it down if they have the power."

The Ankara branch of the Turkish Chamber of Architects sent a letter to the pope this month, urging him not to attend the welcoming ceremony on Friday at the "illegal" palace.

Lombardi brushed off the request, saying Francis was invited to visit by the Turkish government and will go where the Turkish government wishes to receive him.

CATHOLIC-ORTHODOX

Technically speaking, the real reason for the visit is for Francis to visit the spiritual leader of the world's Orthodox Christians, Patriarch Bartholomew I.

The two major branches of Christianity represented by Bartholomew and Francis split in 1054 over differences in opinion on the power of the papacy, and the two spiritual heads will participate in an ecumenical liturgy and sign a joint declaration in the ongoing attempt to bridge the divide and reunite the churches.

Ties are already warm: Bartholomew became the first ecumenical patriarch to attend a papal installation since the schism when Francis took over as pope in March 2013. The two have met since on several occasions, including during a visit in Jerusalem in May to commemorate the 50th anniversary of the landmark encounter there of Pope Paul VI and Bartholomew's predecessor, Patriarch Athenagoras.

(Source: https://news.yahoo.com/pope-visits-turkey-amid-christian-muslim-tensions-113108187.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
GP Phú Cường sẽ tấn phong linh mục cho 9 tân chức
Tôma Đỗ Lộc Sơn
11:32 27/11/2014
GP Phú Cường sẽ tấn phong linh mục cho 9 tân chức


9 giờ sáng ngày 28/11/2014, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường sẽ dâng thánh lễ Tạ Ơn và truyền chức linh mục cho 9 thầy phó tế.

Danh sách các thầy gồm:
1/ Phaolô Hoàng Mạnh Huy.
2/ Antôn Nguyễn Sĩ Quân.
3/ Giuse Đỗ Văn Hùng.
4/ Phaolô Nguyễn Phú Cường.
5/ Phêrô Nguyễn Chí Công.
6/ Phanxicô Xavie Phạm Quốc Việt.
7/ Giuse Nguyễn Anh Tuấn.
8/ Giuse Maria Phạm Tường Thành.
9/ Phaolô Nguyễn văn Phán.

Xin quý bạn đọc hiệp thông cầu nguyện cho quý tân chức được Ơn Bền Đỗ đến cùng.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Mùa Tạ ơn: Gia Đình Đa Minh ở Hoa Kỳ hướng nhìn về cố hương Việt Nam.
Têrêsa Thu Lan
21:44 27/11/2014


Để trả lời câu hỏi về hoàn cảnh cuả những cư dân trong viện Dưỡng Lão Suối Tiên, các Sơ, dòng Đa Minh Tam Hiệp, mới từ Việt Nam qua, cho biết:

"Có khi sáng sớm, ở ngay trước cổng, đã có ai bỏ một cụ bà nằm cuốn chiếu ở đó rồi... "

Vào những dịp Giáng Sinh ở bên Hoa Kỳ, mọi người hầu như đã quen thuộc với một hoạt cảnh thường được TV khai thác: Trong một đêm tuyết rơi lạnh lẽo, một đưá bé sơ sinh còn nằm trong nôi bị một ai đó bỏ rơi trước cửa một căn nhà...

Những hoạt cảnh như thế liệu có thật hay đó chỉ là những tưởng tượng màu mè cuả Hollywood?

Trên thực tế thì ở tại cái xứ gọi là giàu nhất Thế Giới là Hoa Kỳ này, trẻ con bị bỏ rơi cũng không phải là ít. Tuy không có thống kê chính thức, nhưng theo tài liệu năm 2005 cuả University of California, Berkeley, thì năm 1992 có 65 vụ trẻ sơ sinh bị bỏ nơi thùng rác, năm 1997, có 105 vụ. Vào năm 1998, tổng số trẻ bị bỏ rơi trên toàn quốc đếm được là 17400.

Nhiều đến nỗi Tiểu Bang Texas đã ra luật (Texas Safe Haven law) là những bậc cha mẹ sẽ không bị truy tố nếu bỏ con dưới 60 ngày tuổi ở một nơi AN TOÀN như sở cảnh sát, nhà thương, phòng cấp cứu, sở cứu hoả...

Nhưng dù sao, và dù rất thảm thương, trong tâm khảm cuả những người bàng quan, người ta vẫn hy vọng rằng những đưá bé bị bỏ rơi như thế vẫn có cơ may tìm được một mái ấm tình thương, chúng còn có một đời sống lâu dài, và có một tương lai. Cho nên chuyện đời cuả chúng vẫn còn là có hậu.

Còn những bà lão bệnh tật không nơi nương tựa như ở Việt Nam? như 80 bà ở Suối Tiên thì sao?

Đâu là tương lai? Thế nào là hy vọng ? Vào lúc cuối đời, câu chuyện của họ rõ ràng kết thúc bằng hai chữ thất bại. Chỉ còn là những câu chuyện đời không có hậu!

Cho nên cái bầu không khí trong gian phòng khách cuả nhà dòng Đa Minh ở Garland TX, tối 23 tháng 11 vừa qua, bỗng trở nên im lặng và nặng nề. 50 người hiện diện là những hội viên tiên khởi cuả một nhóm mới vừa thành lập có tên là Gia Đình Đa Minh ở Hoa Kỳ với mục đích ủng hộ các công cuộc truyền giáo cuả các sơ dòng Đa Minh Tam Hiệp tại Việt Nam.

Phần lớn họ là những giáo dân cuả 2 giáo xứ lân cận cuả nhà dòng Garland, đó là các Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland và Gx Thánh Tâm ở Carrollton. Nhưng trong danh sách cuả khoảng 100 hội viên thì còn thấy có những địa chỉ ở những nơi xa hơn như ở Arlington, Houston và thậm chí từ tiểu bang rất xa như Washington.

Mục đích ban đầu chỉ là đóng góp 5 đô la một tháng để giúp trang trải chi phí cho cơ sở cuả nhà dòng Garland. Nhưng các sơ cho biết, tuy túng thiếu, họ vẫn có thể xoay sở được, bằng nghề giữ trẻ và dậy học. Do đó các sơ đề nghị sử dụng số tiền đóng góp trên vào những mục đích có ý nghĩa hơn, là những công việc từ thiện bác ái cuả hội dòng Đa Minh Tam Hiệp ở Việt Nam.

Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp đang điều hành 28 công cuộc từ thiện trải dài trên 8 giáo phận ở VN. Viện Dưỡng Lão Suối Tiên chỉ là một.

"Chính quyền chính thức cho phép hoạt động năm 2010, cho nên chúng em đã dựng lên tấm bảng ở cổng."

Và với một giọng đầy vui tươi các sơ giải thích thêm về những hình ảnh cuả viện dưỡng lão, như cảnh các bà đang tập thể dục, làm rau, đi chơi phố, coi muá lân.

Có 5 sơ lo cho 80 bà. Các Sơ cho biết: "chúng em không có tiền để thuê người ngoài, có gì thì san sẻ cho các bà tất cả"

San sẻ nghiã là lao động trên 4 chiếc ao nuôi cá để tự túc, cộng thêm những công việc khác như nuôi gà, vịt và nuôi heo.

"Thỉnh thoảng chúng em giết heo rồi giữ đông lạnh cho các bà ăn dần".

Vẫn với một giọng đầy lạc quan, các sơ luôn gọi những cư dân cuả viện dưỡng lão bằng hai chữ tôn kính là 'các bà.' Các Sơ nói tiếp:" có nhiều bà sau khi ở đây một thời gian thì thuần tính lại."

Nhận thấy có người ngạc nhiên về hai chữ 'thuần tính', các sơ vội giải thích: "Như quí ông bà cũng biết, các bà từng có một đời sống khó khăn ở bên ngoài, như không có gia đình, nhà cửa, có người còn mắc những tật say sưa hay nghiện ngập, cho nên các bà có thái độ tranh sống. Sau khi ở trong viện một thời gian thì các bà thay đổi tính nết rõ rệt."

Các Sơ không hề đề cập đến những chiụ đựng khi phải sống chung với những bậc 'anh chị một thời' nói trên, nhưng dù không nói ra thì nhiều người chắc cũng ngầm hiểu.



Chỉ một lần, các sơ cho biết là đã buồn, 'lòng buồn rời rợi' khi phải mất căn nhà ở Kontum.

"Trước đó chúng em có một căn nhà bằng gạch" Các Sơ vừa nói vừa chỉ vào một căn chòi tôn rỉ sét, chỉ lớn hơn chiếc cầu tiêu một chút, là nơi ở và cũng là nơi thờ phượng bí tích Thánh Thể cuả 2 sơ.

Căn nhà gạch cũ đã bị xập, nhưng các sơ đã không đi, họ nhặt tôn làm vách và tiếp tục ở lại.

Nhà dòng tiếp tục ở lại để giúp những người 'dân tộc' nghèo khổ, từ việc phân phát quần áo cũ từ Saigon đưa lên, cho đến việc đưa nước uống từ xa về cho họ. Các sơ cũng giúp việc sinh hoạt và giáo dục các em thiếu nhi ở một nhà thờ ở xa, trong một vùng có phép hoạt động tôn giáo.

Nhưng ở Saigon có lẽ các sơ đã được may mắn hơn, các viên chức ở viện Ung Bướu cho phép các sơ tới giúp.

"Họ cho phép chúng em vào vì thấy rằng chúng em không nhằm vào việc giảng đạo, nhưng đã giúp cho bệnh nhân cuả họ lên tinh thần nhiều hơn, và do đó họ cũng đỡ phải cực khổ khi chăm lo cho những người giống như là đã bị 'kết án tử hình' như vậy."

Một bàn thờ Đức Mẹ Fatima Khiết Tâm đã được phép dựng lên để cho các bệnh nhân đến tìm sự an ủi tâm hồn.

Vì những hình ảnh về bệnh tật thì trông rất thảm thương cho nên ban tổ chức cuả buổi họp mặt không chiếu lên trên màn ảnh lớn và cũng không khuyến khích mọi người đến xem, tuy nhiên ngoài hoạt động về dưỡng lão và truyền giáo thì các sơ cũng trình bày nhiều hính ảnh khác như cuả trường nội trú hay cuả 'mái ấm Matinô' là những nơi nuôi các bà mẹ 'lở lầm' và những đứa con côi. Vì lý do tôn trọng danh tính cá nhân cuả những người trong cuộc, những hình ảnh được trình bày trong trang album dưới đây sẽ không có những người trong cuộc nói trên.

Xem hình ảnh

...



Trở lại bên Hoa Kỳ, hội Gia Đình Đa Minh chỉ là một nhóm từ thiện nhỏ bé, mới mẻ và không có một chương trình họat động cụ thể nào ngoài việc đóng góp tự nguyện cuả các hội viên.

Họ cũng không có tham vọng sẽ trở thành một tổ chức có qui mô hay lớn lao, ngoài việc sinh hoạt trong tình gia đình trong vòng tay nối kết với môt đại gia đình lớn hơn là hội dòng Đa Minh Tam Hiệp.

Do đó mọi liên lạc xin gưỉ về nhà dòng Đa Minh ở Garland như sau:

Sr. Teresa Nguyen Minh Chau, OP.

Dominican Sisters

2934 Landershire Ln.

Garland, TX 75044.

DT: 972-530-5068
 
Văn Hóa
Sự kỳ diệu của ngôn ngữ
Giuse Nguyễn Vĩnh
11:36 27/11/2014
SỰ KỲ DIỆU CỦA NGÔN NGỮ CON NGƯỜI

Nhìn ngắm vũ trụ thiên nhiên, ta thấy có biết bao điều kỳ diệu mà chúng ta không thể hiểu, không thể giải thích được được. Cũng vậy, khi suy gẫm về chính mình, mỗi người cũng nhận thấy nơi mình có rất nhiều điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã ban cho. Một trong những điều kỳ diệu nơi con người là ngôn ngữ. Trong giới hạn của bài viết này, mời các bạn cùng với người viết tìm xem ngôn ngữ của con người kỳ diệu như thế nào.

Trước hết, ta phải nhìn nhận rằng, ngôn ngữ trên thế giới này thật phong phú. Không ai biết được thế giới này có bao nhiêu thứ ngôn ngữ. Có người nói rằng: “Có bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu ngôn ngữ”. Nhưng thử hỏi, chỉ tại Việt Nam thôi, ngôn ngữ cũng đã phong phú rồi. Mỗi tộc người có một ngôn ngữ riêng. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, tương đương với 54 ngôn ngữ. Mỗi miền có một cung giọng khác nhau, Bắc – Trung – Nam. Mỗi địa phương lại có phương ngữ khác nhau. Cung giọng của người Huế khác với cung giọng của người Quảng Trị. Cung giọng của người Quảng Nam thì khác với cung giọng của người Nam Định, cung giọng của người Hà Nội khác với cung giọng của người Sài Gòn…. Đó là chưa nói tới tất cả các nước, các vùng miền, các tộc người trên thế giới này. Thêm vào đó, mỗi người lại sở hữu một âm giọng khác nhau. Con nít thì có âm giọng khác với người lớn. Nam với nữ cũng khác nhau. Tuy mỗi người có cung giọng khác nhau là thế, nhưng khi ta quen và thân thiết với ai thì ta có thể nhận ra người thân của mình qua giọng nói cách dễ dàng.

Không nói thì ai cũng biết, ngôn ngữ là phương tiện để diễn tả, truyền đạt ý tưởng. Thế nhưng ngôn ngữ không thể diễn tả hết ý tưởng. Vì thế mà con người có nhiều cách thức để diễn tả ý tưởng của mình. Ngoài hình thức chính là tiếng nói, chữ viết thông thường, con người chúng ta còn có nhiều cách thức khác rất phong phú. Khi nói chuyện, giao tiếp, chúng ta có thể dùng ngôn ngữ của cơ thể như: khua tay múa chân để nhấn mạnh đến nội dung, điều ta muốn diễn tả. Điều này thường thấy nơi những nhà hùng biện, thuyết giảng. Có người thì gật đầu, lắc đầu, nheo mày, nhăn mặt hay nháy mắt thì người kia cũng hiểu được. Với những người khiếm thính thì khác. Họ phải dùng ngôn ngữ ký hiệu hay còn gọi là thủ ngữ. Tuy diễn tả hơi khó khăn nhưng họ vẫn có thể hiểu nhau được.

Một khía cạnh khác mà ta cũng nên lưu ý về ngôn ngữ của con người. Đó là giá trị mà nói mang lại quả là lớn lao. Bởi vì một lời nói có thể đem lại hạnh phúc, tăng thêm niềm vui cho người nghe, nhưng nó cũng có thể làm cho người nghe phải buồn và thất vọng. Có người khi nói ra tạo cho người nghe sự thân thiện, tin tưởng. Nhưng cũng có người khi nói ra thì khiến cho người nghe phải khó chịu. Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra hay những mối tương giao thân thiện giữa nước này với nước khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác đều do lời nói mang lại. Tình cảm bạn bè thêm thân thiết hay không, một phần cũng do lời nói mang lại. Trong gia đình cũng thế, gia đình có đầm ấm, hạnh phúc hay không thì lời nói có vai trò rất lớn trong việc này. Vì thế mà dân gian mới có câu tục ngữ: “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”.

Qua những điểm vừa chia sẻ, hy vọng chúng ta sẽ luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác với những lời nói của mình. Nếu mỗi người đều tìm cách để mang lại niềm vui cho người khác thì thế giới này không còn ai phải buồn khổ nữa. Như Đức Hồng Y Thuận đã nói: “mỗi người một việc tốt, mỗi ngày một việc tốt thì thế gian này không còn việc xấu để chen chân”.

Giuse Nguyễn Vĩnh

Khóa 6 ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 20/11-26/11/2014 - Câu chuyện “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:31 27/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha nói ngày nay Chúa Giêsu vẫn đang khóc

Hôm nay, Chúa Giêsu đang khóc khi cánh cửa trái tim của chúng ta, của các vị mục tử trong Giáo Hội, đóng lại trước mặt Ngài không nhận ra Đấng mang lại hòa bình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét như trên trong thánh lễ buổi sáng thứ Năm 20 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.

Nhận xét về bài Tin Mừng trong ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa Giêsu khóc vì Giêrusalem, vì dân thành này đã không nhận ra Đấng mang lại hòa bình. Chúa khóc vì dân tộc mà Chúa đã chọn đã "đóng cửa con tim" mình. Họ không có thời gian để mở cửa. Họ đã quá bận rộn, quá tự mãn. Và ngày nay, Ngài vẫn tiếp tục gõ cửa như đã từng gõ cửa trái tim của Giêrusalem. Ngài gõ cửa tâm hồn anh chị em; tâm hồn chúng ta, tâm hồn của Giáo Hội. Người dân thành Giêrusalem quá hài lòng với lối sống của họ và không cần đến Chúa: họ không nhận ra rằng họ cần sự cứu rỗi. Đây là lý do tại sao họ đã đóng cửa trái tim lòng mình với Chúa Giêsu. Vì thế, Chúa đã khóc vì thành Giêrusalem, như Ngài đang khóc vì Giáo Hội của Ngài, vì chúng ta ngày nay "

Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

"Tại sao thành Giêrusalem không chào đón Chúa. Bởi vì dân thành ấy hài lòng với những gì họ có, và không muốn có bất kỳ rắc rối nào. Nhưng, như Chúa nói trong Phúc Âm – ‘Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm’. Thành này đã lo sợ được Chúa viếng thăm, và sợ cả những ân sủng nhưng không của Ngài. Dân thành này cảm thấy an toàn trong mớ kiến thức mà nó có thể hiểu được, chúng ta cảm thấy an toàn vì những điều chúng ta thủ đắc được ... nhưng cuộc thăm viếng của Chúa, và những ngạc nhiên mà Ngài mang đến là những điều chúng ta không muốn tiếp nhận"

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm: "Giêrusalem sợ điều này: đó là sợ được cứu rỗi bởi những bất ngờ của Chúa. Người ta sợ Chúa, là vị hôn phu của mình, là người yêu dấu của mình. Và vì thế Chúa khóc. Khi Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài, Ngài mang lại niềm vui, Ngài dẫn chúng ta đến sự hoán cải. Tất cả chúng ta đều sợ hạnh phúc là niềm vui mà Chúa mang đến, bởi vì chúng ta không thể kiểm soát nó. Chúng ta lo sợ sự hoán cải có nghĩa là để cho Chúa dẫn dắt chúng ta theo thánh ý Ngài chứ không phải theo ý muốn của chúng ta.

"Giêrusalem, hài lòng, hạnh phúc vì đền thờ hoạt động mạnh. Các tư tế thực hiện những lễ toàn thiêu, người hành hương tấp nập, các thầy thông luật đã sắp xếp tất cả mọi thứ, đâu vào đó ... Và tất cả những điều răn đã là quá rõ ràng! Tất cả những điều này đã đóng cửa con tim Giêrusalem". Thập tự giá, là "giá của từ chối" - cho chúng ta thấy tình yêu của Chúa Giêsu và những gì khiến Chúa "thường khóc ngày hôm nay cho Giáo Hội Ngài".

"Tôi tự hỏi: Hôm nay, chúng ta là những người Kitô hữu hiểu biết về đức tin, về Giáo Lý, là những người đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật, phải chăng những Kitô hữu chúng ta, những mục tử của chúng ta đã quá hài lòng với chính mình, với sự sắp xếp tất cả mọi thứ đâu vào đó và chúng ta không cần một chuyến viếng thăm mới của Chúa? Trong khi Chúa tiếp tục gõ cửa mỗi người chúng ta, các mục tử trong Giáo Hội của Ngài. Cánh cửa con tim chúng ta, Giáo Hội chúng ta, các mục tử của chúng ta không chịu mở ra. Và Chúa khóc, thậm chí cả ngày hôm nay ".

Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người kiểm điểm lương tâm của mình, "chúng ta hãy suy nghĩ về bản thân, như thể ngay lúc này đây chúng ta đang đứng trước mặt Thiên Chúa".

2. Hoán cải là một ân sủng

Trong tuần cuối cùng của năm phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta phải suy nghĩ rất nghiêm túc về đời sống Kitô hữu của chúng ta. Trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta về sự băng hoại, về thói giả hình và ngài kêu gọi chúng ta hoán cải. Chúng ta cần nhận thức rằng hoán cải là một ân sủng, "Đó là một cuộc viếng thăm của Thiên Chúa".

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong Thánh lễ sáng thứ Ba 18 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài đã trình bày những suy tư của ngài dựa trên các bài đọc trong ngày trích từ Chương 3 sách Khải Huyền và Tin Mừng theo Thánh Luca mô tả lúc Chúa Giêsu gặp gỡ người thu thuế Giakêu.

Trong bài đọc thứ nhất, Chúa đòi hỏi các Kitô hữu ở Laodicea phải hoán cải bởi vì họ đã trở thành "thờ ơ". Họ sống trong một "sự thoải mái về tinh thần". Họ nghĩ:. "Tôi làm những gì có thể, nhưng tôi cảm thấy an bình và không muốn bị quấy rầy với những điều lạ" Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo những người "vui sống, những người nghĩ rằng không có gì đáng chê trách: tôi đi lễ Chúa Nhật, tôi cầu nguyện một vài lần, tôi cảm thấy tốt lắm, tôi sống trong ân sủng của Thiên Chúa, tôi giàu có" và "tôi không cần bất cứ điều gì, tôi ok lắm. "Điều này là trạng thái tâm lý của tình trạng tội lỗi.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cảm thấy thoải mái về tinh thần là một trạng thái của tội lỗi." Chúa đã đưa ra những lời rất nặng nề cho những ai như thế "Ta muốn nhổ ngươi ra khỏi miệng Ta"

Đức Thánh Cha nói tiếp:

"Cũng có một lời gọi thứ hai" cho "những người sống bằng ngoại hình, cho các Kitô hữu chỉ có ngoại hình." Đó là những người tin rằng họ vẫn còn sống nhưng thực ra họ đã chết. Và Chúa đòi hỏi họ phải thận trọng. "Những tín hữu ngoại hình - Đức Thánh Cha nói - là những Kitô hữu khăn liệm: họ đã chết." Và Chúa "kêu gọi họ hoán cải".

"Có phải tôi cũng chỉ là một trong những Kitô hữu ngoại hình? Tôi còn sống bên trong, tôi có còn một đời sống tâm linh nữa không? Tôi còn nghe Chúa Thánh Thần nói không, tôi có tiến về phía trước không? Nếu tất cả mọi thứ có vẻ tốt, không có gì đáng chê trách bản thân, tôi có một gia đình tốt, mọi người không nói xấu tôi, tôi có tất cả mọi thứ cần, thì hãy coi chừng”.

Lời gọi hoán cải thứ ba dành cho Giakêu "lãnh đạo những người thu thuế, và giàu có. Ông ta tham nhũng, làm việc cho người nước ngoài, cho những người La Mã, và đã phản bội quê hương của mình".

"Ông ấy giống như nhiều nhà lãnh đạo chúng ta đã biết:.... Những người tham nhũng, thay vì phục vụ nhân dân, lại coi người dân như đối tượng để phục vụ bản thân. Có một số người như thế và trên thế giới người ta không thích những hạng người như thế. Tuy ông ta tham nhũng nhưng tâm hồn ông đã không chết. Ông cảm thấy một cái gì đó bên trong và Chúa Thánh Thần đã làm việc bên trong con người ấy. Lời của Thiên Chúa đi vào trái tim ông và hoán cải con người tham nhũng này ngay lập tức. Vì vậy, Giakêu hứa hẹn trả lại bốn lần những gì ông đã đánh cắp của người khác”

Đức Thánh Cha kết luận rằng: trong tuần cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo Hội muốn tất cả chúng ta "suy nghĩ nghiêm túc về sự hoán cải của chúng ta, để chúng ta có thể di chuyển về phía trước trên con đường đời sống Kitô của chúng ta".

3. Hãy chăm sóc các chiên của Thầy

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Lúc 10h sáng Chúa Nhật 30 tháng 11, là Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến với Thánh Lễ đại trào tại Đền Thờ Thánh Phêrô. 5 năm trước đây vào ngày 19 tháng 6 năm 2009, ngày cầu nguyện cho sự thánh hiến hàng giáo sĩ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cũng đã khai mạc Năm Linh Mục kéo dài cho đến ngày 11 tháng 6 năm 2010.

Nhận định về biến cố này, Đức Hồng Y Cláudio Hummes nói:

“Thực sự là, dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhoi, một vài linh mục đã phạm phải tội ác nghiêm trọng và đáng ghê tởm là lạm dụng tình dục trẻ em, những việc mà chúng ta phải lên án và trách cứ cách dứt khoát, không nhân nhượng. Những người này phải trả lẽ về hành động của mình trước mặt Chúa và trước toà án, kể cả toà án dân sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng cầu nguyện cho họ để họ được ơn hoán cải thiêng liêng và đón nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa. Về phần mình, Giáo Hội quyết tâm không che giấu cũng không giảm thiểu những tội ác như thế. Trên hết mọi sự, chúng ta đứng về phía các nạn nhân và muốn hỗ trợ việc chữa trị cho họ cũng như những quyền lợi họ bị xúc phạm.

Đàng khác, tuyệt đối không thể chấp nhận việc sử dụng tội ác của một số ít để nhục mạ toàn thể hàng linh mục. Tất cả những ai đang làm như thế là đang phạm bất công nghiêm trọng. Trong Năm Linh mục, Giáo Hội tìm cách ngỏ lời với xã hội về vấn đề này. Bất cứ ai có lương tri và thiện ý đều thấy rõ đây là sự thật.”

Năm Đời Sống Thánh Hiến là thời gian thuận tiện để chúng ta quan tâm, nhìn nhận và gắn bó cách đặc biệt với hàng linh mục cao quý cũng như hết thảy những người sống đời thánh hiến đã tận tuỵ thực hiện lệnh truyền của Chúa: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”.

Ðức Giêsu hiện ra với các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria.

Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Ðiđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon nói với các ông: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông đáp: "Chúng tôi cùng đi với anh". Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

Khi trời đã sáng, Ðức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Ðức Giêsu. Người nói với các ông: "Này các chú, không có gì ăn ư?" Các ông trả lời: "Thưa không". Người bảo các ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá". Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến nói với Phêrô: "Chúa đó!" Vừa nghe nói "Chúa đó!", ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.

Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Ðức Giêsu bảo các ông: "Ðem ít cá mới bắt được tới đây!" Ông Simon Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Ðức Giêsu nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các môn đệ dám hỏi "ông là ai?", vì các ông biết rằng đó là Chúa. Ðức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Ðó là lần thứ ba Ðức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi chết.

Khi các môn đệ ăn xong, Ðức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy". Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn".

Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy".

4. Đức Thánh Cha nói: Đừng tạo ra những nhóm đặc quyền trong Giáo Hội

Trong thánh lễ sáng thứ Hai 17 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã cảnh cáo các tín hữu chống lại việc hình thành một Giáo Hội đóng kín xa cách với dân Chúa.

Đức Thánh Cha nói rằng từng nơi từng lúc xảy ra trường hợp là chúng ta hình thành nên một não trạng ưa chuộng những môi trường đóng kín, trong đó xem ra chỉ có một nhóm người được chọn có thể đến gần Chúa trong khi những người khác thì không thể được. Chúa là để dành riêng cho một ít người ưu tuyển, không phải cho mọi người.

Thái độ này làm con người xa lìa Thiên Chúa, vì họ không biết làm thế nào để nhận ra Chúa nơi những người khác.

Đức Thánh Cha giải thích như sau:

"Con người bị gạt ra ngoài lề này không thể đạt đến Chúa, vì nhóm này - với một ý ngay lành, nhắc nhở anh chị em rằng: cánh cửa đã đóng lại. Điều này xảy ra thường xuyên, giữa các tín hữu chúng ta khi chúng ta tìm thấy Chúa, mà không nhận ra, chúng ta đang tạo ra một loại Giáo Hội đóng kín. Không chỉ có các linh mục, hay các giám mục, nhưng cả các tín hữu cũng thường nói với chính mình 'chúng tôi là những người đang ở với Chúa,' mặc dù trong suốt con đường tìm về với Ngài, chúng ta không nhìn thấy nhu cầu của Ngài, chúng ta không tìm Chúa, là Đấng đang đói khát, đang tù tội, đang phải nằm nhà thương."

Ngài cảnh cáo rằng:

"Khi trong Giáo Hội, các tín hữu, các mục tử, trở thành một nhóm như thế này ...thì đó không phải là Giáo Hội - 'ecclesial', nhưng là một giáo chúng - 'ecclesiastical' gồm những người được hưởng đặc quyền gần gũi với Chúa, những người bị cám dỗ để quên đi tình yêu đầu tiên của họ - một tình yêu thật đẹp mà Chúa dành cho tất cả chúng ta, bất kể chúng ta là ai, khi Chúa kêu gọi chúng ta, và cứu rỗi chúng ta. Đây là một cám dỗ dành cho tất cả các môn đệ: đó là quên đi tình yêu đầu tiên, quên đi xuất xứ của chúng ta, và xấu hổ về nó."

"Chúng ta hãy nài xin Chúa ban cho chúng ta ơn sủng này là không bao giờ tách ra khỏi Giáo Hội của Ngài. Xin cho chúng ta đừng bao giờ gia nhập vào giáo chúng các môn đệ đặc quyền, là những người đã ngoảnh mặt lại với Giáo Hội của Thiên Chúa, đang đau khổ, đang cầu xin ơn cứu độ, đang cầu xin cho có được đức tin, đang khao khát lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta hãy xin ân sủng để trung thành với Thiên Chúa, mà không đòi hỏi Chúa phải ban cho chúng ta những đặc quyền, là những thứ tách chúng ta ra khỏi dân Chúa."

5. Ơn gọi nên thánh của tất cả mọi tín hữu.

Tiếp tục loạt bài huấn giáo về Giáo Hội, hôm thứ Tư 19 tháng 11, Đức Thánh Cha đã nói về ơn gọi nên thánh của tất cả các tín hữu.

Lấy ý từ bài đọc ngắn trích từ thư thứ Nhất của thánh Phêrô tông đồ nhắn nhủ các tín hữu hãy nên thánh trong mọi hành động và cách cư xử, theo lời Chúa dạy “các ngươi hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh”, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng một món quà lớn của Công đồng chung Vatican 2 là đã phục hồi quan niệm về Giáo Hội dựa trên tình hiệp thông và cũng đã đặt lại nguyên tắc quyền bính và phẩm trật trong viễn tượng ấy. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng tất cả mọi Kitô hữu, trong tư cách là những người đã chịu phép rửa, đều có cùng phẩm giá trước mặt Chúa và có chung cùng một ơn gọi đó là ơn gọi nên thánh (Xc LG 39-42). Giờ đây chúng ta tự hỏi: ơn gọi tất cả mọi người nên thánh hệ tại điều gì? và làm sao chúng ta thực hiện ơn gọi ấy?

Trước tiên chúng ta phải ý thức rõ rằng sự thánh thiện không phải là cái gì chúng ta tự tìm cho mình, hoặc là điều chúng ta đạt được nhờ những đức tính và khả năng của chúng ta. Sự thánh thiện là một hồng ân, là món quà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, khi Chúa nhận lấy chúng ta, làm cho chúng ta được mặc lấy Ngừơi, cho chúng ta được trở nên như Người. Trong thư gửi tín hữu Ephêso, thánh Phaolô Tông Đồ khẳng định rằng ”Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và đã hiến mình vì Giáo Hội, để làm cho Giáo Hội nên thánh” (Ep 5,25-26). Quả thực sự thánh thiện là khuôn mặt đẹp đẽ nhất của Giáo Hội: đó là sự tái khám phá mình trong tình hiệp thông với Thiên Chúa, trong cuộc sống và tình yêu sung mãn của Chúa. Vì thế, chúng ta hiểu rằng sự thánh thiện không phải chỉ là đặc quyền của vài người: sự thánh hiện là một hồng ân đưcơ trao tặng cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai, và qua đó tạo nên đặc tính nổi bật của mỗi Kitô hữu.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh như sau:

Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta hiểu rằng, để nên thánh, không nhất thiết phải là Giám Mục, linh mục, hay tu sĩ.. Tất cả chúng ta được kêu gọi nên thánh! Bao nhiêu lần chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành những người có khả năng xa rời những công việc thường nhật, để hoàn toàn chuyên chăm cầu nguyện. Nhưng không phải như vậy! Có người nghĩ thánh thiện là nhắm mắt, nét mặt như trên tấm ảnh các thánh. Nhưng không phải như thế, thánh thiện là điều cao cả, sâu xa hơn mà Thiên Chúa ban cho chúng ta! Đúng hơn, chính nhờ sống chứng tá Kitô của mình, trong những công việc bận bịu hằng ngày với tình yêu thương và chứng tá Kitô mà chúng ta được mời gọi nên thánh. Và mỗi người, trong hoàn cảnh và bậc sống của mình. Nếu là người thánh hiến, thì hãy nên thánh bằng cách vui sống sự tận hiến và sứ vụ của mình. Nếu bạn là người kết hôn, thì hãy nên thánh trong sự yêu thương và chăm sóc chồng hoặc vợ mình, như Chúa Kitô đã làm với Giáo Hội. Nếu bạn là tín hữu không kết hôn, thì hãy nên thánh bằng cách chu toàn công việc của mình trong sự lương thiện và khả năng chuyên môn và dành thời gian để phục vụ anh chị em mình.

Có người vặn lại: “Nhưng thưa cha, con làm việc trong một hãng xưởng.. con làm kế toán viên, với toàn những con số, ở đó con không thể nên thánh được...”. Có chứ, bạn có thể nên thánh tại nơi bạn đang làm việc. Thiên Chúa ban cho bạn ơn nên thánh. Thiên Chúa hiệp thông với bạn”. Mỗi ngày ta có thể nên thánh, nghĩa là cởi mở đón nhận ơn thánh, biến đổi chúng ta từ bên trong và dẫn đưa chúng ta đến sự thánh thiện.

Nếu bạn là người cha mẹ hoặc là ông bà nội ngoại, thì hãy nên thánh bằng cách hăng say dạy cho các con các cháu biết và theo Chúa Giêsu. Và điều này đòi nhiều kiên nhẫn, để trở thành cha mẹ tốt, ông bà tốt, và việc nên thánh đến trong sự kiên nhẫn ấy, thực thi đức kiên nhẫn. Bạn là giáo lý viên, là nhà giáo dục hay người thiện nguyện ư? Hãy nên thánh bằng cách trở thành dấu chỉ hữu hình về tình thương của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài cạnh chúng ta. Vì thế, mỗi bậc sống đều dẫn đến sự thánh thiện. Ở nhà, trên đường, trong công việc, tại nhà thờ. Anh chị em đừng nản chí trên con đường nên thánh. Chính Thiên Chúa ban ơn thánh cho bạn. Điều duy nhất mà Chúa yêu cầu, đó là chúng ta ở trong tình hiệp thông với Chúa và phục vụ anh chị em mình.

Về điểm này, mỗi người chúng ta có thể xét mình một chút, để xem cho đến nay ta đã đáp lại lời mọi gọi nên thánh của Chúa như thế nào? Khi Chúa mời gọi chúng ta nên thánh, Ngài không gọi chúng ta thi hành cái gì nặng nề, buồn thảm.. Thực tế hoàn toàn khác hẳn! Đó là lời mời gọi chia sẻ niềm vui của Chúa, sống và vui mừng dâng hiến mỗi lúc trong cuộc sống chúng ta, đồng thời biến nó thành một món quà yêu thương cho những người ở cạnh chúng ta. Nếu chúng ta hiểu điều đó, thì tất cả đều thay đổi và có một ý nghĩa mới, bắt đầu bằng những điều nhỏ bé mỗi ngày.

Một bà đi chợ để mua đồ ăn và thấy một bà láng giếng và họ bắt đầu nói chuyện, và rồi đến những điều nói hành nói xấu. Bà ấy nói: “Không, không, tôi không thể nói xấu một ai cả”. Đó là một bước tiến về sự thánh thiện, điều ấy giúp bạn nên thánh hơn. Rồi về nhà, đứa con xin bạn nói chuyện một chút về những chuyện tưởng tượng. Bạn nói: ”Ba mệt lắm, hôm nay ba đã làm việc nhiều lắm”. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn lắng nghe con, thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Rồi đến cuối ngày ai cũng mệt, nhưng nếu bạn nói: chúng ta hãy cầu nguyện! thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Chúa Nhật, chúng ta đi lễ và rước lễ, và thỉnh thoảng xưng tội, thanh tẩy chúng ta, đó là một bước tiến đến sự thánh thiện! Rồi lòng kính mến Đức Mẹ, tôi đọc kinh mân côi và cầu nguyện. Đó là một bước tiến đến sự thánh thiện.. Có bao nhiêu bước tiến nho nhỏ để nên thánh.. Mỗi bước tiến về sự thánh thiện, làm cho chúng ta trở thành những người tốt lành hơn, được giải thoát khỏi tính ích kẻ và thái độ khép kín vào mình, cởi mở đối với các anh chị em và những nhu cầu của họ.

Đức Thánh Cha kết luận rằng:

“Các bạn thân mến, trong thư thứ I của Thánh Phêrô, có lời nhắn nhủ này được gửi đến chúng ta: ‘Mỗi người hãy sống theo ơn thánh đã nhận lãnh, dùng ơn ấy để phục vụ tha nhân, như những người quản lý tốt đối với ơn thánh đa dạng của Thiên Chúa. Ai nói thì hãy nói với những lời của Thiên Chúa, ai thi hành một chức vụ, thì hãy chu toàn với nghị lực đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, để trong mọi sự Thiên Chúa được tôn vinh nhờ Đức Giêsu Kitô” (4,10-11).

Đó là lời mời gọi nên thánh! Chúng ta hãy vui mừng đón nhận lời mời ấy và nâng đỡ nhau, vì con đường dẫn đến sự thánh thiện chúng ta không đi một mình, mỗi người lo cho mình, nhưng chúng ta cùng nhau tiến bước, trong một thân thể duy nhất là Giáo Hội, được Chúa Giêsu yêu thương và làm cho trở nên thánh thiện”.

 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/11 – 27/11/2014 : Đức Thánh Cha tại Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:39 27/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha tôn phong 6 vị tân hiển thánh

Từ ngày 23 tháng 11, Giáo Hội Công Giáo đã có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ do ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.

Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ có 60 Hồng Y, Giám Mục và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện có khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.

Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước Đức Thánh Cha và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi Đức Hồng Y trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước. Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.

Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina, Giám Mục giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm. Tiếp đến là chân phước linh mục Kuriakose Elias Chavara, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này. Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria, linh mục thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth. Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi, tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi) Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm, người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô. Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi.

2. Đức Thánh Cha nói chuyện tại Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu

Lúc 8h sáng thứ Ba 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đến phi trường Fiumicino của thành Roma để đáp máy bay đi Strasbourg cách đó 828 cây số về hướng bắc. Trong đoàn tùy tùng của ngài, có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục phụ tá Angelo Becciu.

Strasbourg hiện nay là thành phố có 1 triệu 145 ngàn dân cư, giáp giới với nước Đức, và được coi như thủ đô của Liên hiệp Âu Châu với nhiều tổ chức quốc tế tại đây.

Đông đảo anh chị em giáo dân đã tụ tập tại nhà thờ chính tòa thành phố để theo dõi chuyến viếng thăm của ngài. Nhiều người đã rất cảm động vì sau hơn ¼ thế kỷ mới có một vị Giáo Hoàng đến thăm thành phố này. Lần cuối cùng thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến đây vào ngày 11 tháng 10 năm 1988 ở một thời điểm mà ngài vui mừng gọi là “thời điểm lịch sử của lục điạ này” khi cộng sản lần lượt sụp đổ và các nước châu Âu đang xích lại gần nhau. Tiếc là chuyến viếng thăm quá ngắn ngủi chỉ có 4 giờ nên ngài không thể ghé thăm anh chị em giáo dân tại đây.

Đến phi trường Strasbourg lúc 10 giờ sau hai giờ bay từ Rôma, Đức Thánh Cha đã được giáo quyền và đại diện chính quyền địa phương tiếp đón, cùng với hai vị Hồng Y chủ tịch Ủy ban Giám Mục Liên hiệp Âu Châu cũng như Đức Hồng Y Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu và liền đó ngài tiến về trụ sở của Nghị viện Âu Châu.

Trong diễn văn, Đức Thánh Cha đã nhắc lại sự kiện cách đây 26 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã viếng thăm nghị viện Âu Châu. Trong thời gian qua, thế giới đã thay đổi rất nhiều, trở nên lệ thuộc nhau và hoàn vũ hơn, “bớt qui hướng về Âu Châu như trung tâm”. Bên cạnh một Liên hiệp Âu Châu mở rộng và ảnh hưởng hơn, dường như có hình ảnh về Âu Châu già nua và thu hẹp lại hơn.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói:

“Khi ngỏ lời với quí vị ngày hôm nay, từ ơn gọi mục tử của tôi, tôi muốn gửi đến các công dân Âu Châu một sứ điệp hy vọng và khích lệ. Một sứ điệp hy vọng dựa trên lòng tín thác rằng những khó khăn có thể trở thành động cơ mạnh mẽ thăng tiến sự hiệp nhất, để chiến thắng mọi sợ hãi mà Âu Châu cùng với thế giới đang trải qua. Niềm hy vọng nơi Chúa, Đấng biến sự ác thành điều thiện và biến sự chết thành sự sống”.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng sau 2 cuộc thế chiến kinh hoàng các vị sáng lập liên hiệp Âu Châu đã muốn đặt con người ở trung tâm dự án của mình “không phải như một công dân, và càng không phải như một chủ thể kinh tế, nhưng trong tư cách là một nhân vị có phẩm giá siêu việt”.

Nhưng ngày nay vẫn còn có quá nhiều tình huống trong đó con người bị đối xử như đồ vật, và người ta có thể xếp đặt chương trình khi nào thụ thai, khi nào con người có thể bị vứt bỏ đi khi không còn hữu ích nữa, vì họ trở nên yếu nhược, bệnh tật hoặc già nua. Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Thứ phẩm giá nào con người có thể tìm được khi mà họ không có lương thực hay điều tối thiểu để sống, và tệ hơn nữa khi họ không có công ăn việc làm xứng với phẩm giá con người?”.

Đức Thánh Cha cũng nói đến những mơ hồ nảy sinh từ sự hiểu lầm ý niệm về quyền con người. Càng ngày người ta càng ráo riết đòi hỏi các quyền không kèm theo các nghĩa vụ, không để ý đến bối cảnh xã hội của con người, trong đó các quyền lợi và nghĩa vụ thực ra phải gắn liền với các quyền của người khác và công ích của chính xã hội... Nếu quyền của mỗi người không được hướng về thiện ích lớn hơn một cách hài hòa thì rốt cục nó bị coi như không có giới hạn và trở thành nguồn mạch sinh ra những xung đột và bạo lực”.

Đức Thánh Cha cũng đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu Châu Âu phải ý thức căn tính Kitô Giáo của mình. Ngài nói:

Một lịch sử hai ngàn năm liên kết Âu Châu với Kitô giáo, nhưng lịch sử này phần lớn vẫn còn phải viết lên, để cùng nhau xây dựng một Âu Châu không xoay quanh kinh tế, nhưng quanh sự thánh thiêng của con người, và các giá trị bất khả nhượng. Đã đến giờ để chúng ta xây dựng một Âu Châu can đảm ấp ủ quá khứ của mình và tin tưởng nhìn về tương lai để sống trọn vẹn và sống hiện tại trong hy vọng. Đã đến lúc từ bỏ ý tưởng một Âu Châu sợ hãi và co cụm vào mình để khơi dậy một Âu Châu nắm vai chính, mang khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, các giá trị nhân bản và cả đức tin. Âu Châu nhìn, bảo vệ, bênh đỡ con người; Âu Châu tiến bước trên trái đất chắc chắn và vững chãi, là điểm tham chiếu quí giá cho toàn thể nhân loại”.

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha bị ngắt quãng nhiều lần vì các tràng pháo tay hưởng ứng của các đại biểu. Ông chủ tịch Martin Schulz đã đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha vì bài diễn văn “chỉ đường” của ngài và ông gọi đó cũng là hướng đi trong tương lai của Liên hiệp Âu Châu này.

Rời Nghị viện, Đức Thánh Cha tiến sang trụ sở Hội đồng Âu Châu chỉ cách đó 700 mét để viếng thăm. Bên ngoài Hội đồng có hàng ngàn người đứng chào mừng ngài. Tổ chức này được thành lập cách đây 65 năm và gồm các vị đại sứ của 47 nước và 150 thành viên thuộc nghị viện, 100 thành viên của hội đồng chính quyền địa phương và miền, 47 vị thẩm phán của tòa án Âu Châu về nhân quyền.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Ông Tổng thư ký, Đức Thánh Cha nhắc đến sự tàn bạo của thế chiến thứ 2, và sự chia rẽ Âu Châu thành hai khối, hai bên bức màn sắt, từ đó ngài nói đến tiến trình xây dựng thống nhất và hòa bình, bắt đầu từ sự giáo dục về hòa bình, loại trừ nền văn hóa xung đột, loại bỏ những người không nghĩ hoặc sống như mình.

Đức Thánh Cha đặc biệt lên án sự khủng bố tôn giáo và trào lưu khủng bố quốc tế coi rẻ sinh mạng con người, nạn buôn bán khí giới mà không bị ngăn trở. Hòa bình cũng bị đe dọa vì những hình thức nô lệ mới, nạn buôn người, biến con người thành hàng hóa trao đổi.

Sau cuộc viếng thăm tại tổ chức này, Đức Thánh Cha giã từ Strasbourg để đáp máy bay trở về Roma lúc quá 4 giờ chiều cùng ngày.

3. Âm mưu mới của Hội Công Giáo Yêu Nước Trung quốc

Chính phủ Trung Quốc nói đã đề xuất một thỏa thuận hợp tác với Vatican trong việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo.

Chế độ Bắc Kinh đã nhiều lần gây ra những căng thẳng với Tòa Thánh về việc bổ nhiệm giám mục. Tòa Thánh luôn nhấn mạnh rằng tất cả các giám mục phải được bổ nhiệm với chuẩn y của Tòa Thánh, và đã công bố vạ tuyệt thông cho các giám mục quốc doanh Trung Quốc được tấn phong trái phép.

Trung Quốc, mặt khác, tuyên bố rằng Hội Công Giáo Yêu nước được đảng cộng sản hậu thuẫn phải có quyền bổ nhiệm giám mục.

Trong bức thư năm 2007 về Giáo Hội tại Trung Quốc, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khẳng định rằng Giáo Hội hoàn vũ không thể chấp nhận một tổ chức chính trị được thành lập để khống chế Giáo Hội như Hội Công Giáo Yêu nước Trung quốc và nhiều lần kêu gọi Trung quốc giải tán hội này.

Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung quốc nói rằng các quan chức Trung Quốc hy vọng có thể vượt qua những bế tắc trong các cuộc đàm phán với Vatican. Một mặt, Trung Quốc sẽ không chấp nhận yêu cầu của Tòa Thánh là giải tán Hội Công Giáo Yêu nước, nhưng đồng ý thay đổi vai trò của tổ chức này. Mặt khác, Trung Quốc lại muốn mọi bổ nhiệm Giám Mục của Tòa Thánh phải được sự chấp thuận của Hội Công Giáo Yêu nước.

Tân Hoa Xã nói chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ nhận được hồi đáp của Vatican đối với đề nghị này vào đầu năm 2015.

Hiện nay, Bắc Kinh không công nhận các giám mục Công Giáo "hầm trú" là Giáo Hội trung thành với Tòa Thánh, trong khi Vatican không công nhận các giám mục được Hội Công Giáo Yêu nước đơn phương chỉ định. Trong thực tế hầu hết các giám mục Trung Quốc, kể cả những người đã được chỉ định bởi Hội Công Giáo Yêu nước, đã âm thầm tìm kiếm sự chuẩn y của Tòa Thánh và nhiều người nhận được sự chấp thuận của Vatican.

Các quan sát viên cho rằng nếu Tòa Thánh phải bàn bạc với Hội Công Giáo Yêu nước trong việc bổ nhiệm Giám Mục thì tổ chức này thực sự khống chế mọi hoạt động của Giáo Hội tại Trung Hoa.

4. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân: Nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách, chúng ta không thể mong đợi điều gì

Hồng Kông hiện có khoảng 375.000 người Công Giáo. Gần đây, tình hình của khu vực này đã trở nên càng lúc càng căng thẳng cả trên hai bình diện xã hội và tôn giáo. Xã hội đang lên tiếng kêu gọi dân chủ và các vị lãnh đạo tôn giáo khác nhau cũng đang cùng nhau yêu cầu sự thay đổi.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục Hiệu Tòa của Hồng Kông cho biết: "Anh chị em có thể xem tin tức hằng ngày rằng chính phủ đã tăng cường đàn áp. Gần đây họ đã phá hủy các nhà thờ và lấy đi hầu hết các thánh giá từ các tòa nhà này. Và vì vậy chúng ta không có nhiều hy vọng về những cải thiện trước mắt".

Tình hình không dễ dàng. Theo Đức Hồng Y, mặc dù số lượng các Kitô hữu đang gia tăng ở Trung Quốc, nhưng mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền Trung Quốc và Vatican hầu như không tồn tại.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói thêm: "Là tín hữu, chắc chắn chúng ta phải lạc quan. Nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể hy vọng vào những thành công trước mắt bởi vì mọi quan hệ đều phụ thuộc vào hai bên. Bây giờ nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách, chúng ta không thể mong đợi điều gì".

Ngài cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô mở ngỏ cho việc cải thiện quan hệ ngoại giao, nhưng ngài nói nó sẽ chỉ tốt đẹp khi có sự thay đổi. Đức Hồng Y nói: "Tôi thấy Đức Thánh Cha rất thận trọng. Ngài kiên nhẫn, ngài không chỉ sẵn sàng làm việc nhiều hơn mà còn sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh lâu dài".

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã dấn thân nhằm thúc đẩy kêu gọi dân chủ. Gần đây, ngài đã đến Rôma để tham dự một hội nghị Quốc tế của hãng thông tấn AsiaNews. Đây là một hãng thông tấn Công Giáo chuyên đưa tin về những câu chuyện đàn áp tôn giáo thường bị bỏ qua tại Á Châu.

5. Đức Thánh Cha Phanxicô than phiền các nước luôn luôn có tiền để mua vũ khí nhưng không có tiền để tạo ra công ăn việc làm

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video đến các tham dự viên Hội Nghị Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo lần thứ tư đang diễn ra tại Verona. Ngài lên án việc nhiều nước đã và đang viện dẫn cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay như là một cái cớ để không có hành động nào chống đói nghèo.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Sự thờ ơ đang dẫn đến nguy cơ là chúng ta mù, điếc và câm. Trước một tấm gương mà chúng ta chỉ thấy có mỗi một mình chúng ta, chúng ta đang xa rời những thực tại đang xảy ra xung quanh. Con người khép kín trong chính bản thân mình. Có một con người như vậy tên là Narcissus. Đừng đi theo con đường của ông ta”. (Narcissus là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp say đắm vẻ đẹp của chính mình khi ngắm mình trong hồ nước ngày này qua ngày khác cho đến chết).

Đức Thánh Cha cũng suy tư về việc phân bố tài nguyên hiện nay. Ngài than phiền rằng các nguồn tài chính thường được tập trung vào một số chi tiêu trong khi những chi tiêu cần thiết khác không được để ý đến.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Nước nào cũng có tiền để mua vũ khí, để gây ra chiến tranh, để dùng vào các hoạt động tài chính không chút đắn đo. Người ta thường im lặng về điều này. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh đến việc thiếu tiền để tạo ra công ăn việc làm, để đầu tư vào kiến thức, tài năng, để phác thảo một phúc lợi xã hội mới, để bảo vệ cho môi trường".

Trước tình trạng này, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu những người tham gia hội nghị đưa ra các sáng kiến giúp phát huy tài năng của mỗi người, nhất là người trẻ.

6. Ca sĩ Steve Angrisano yêu cầu giới trẻ "tạo ra sự khác biệt"

Steve Angrisano là ca sĩ người Mỹ rất nổi tiếng với nhiều bài như Daylight's Ending, Go make the difference.

Trong bài "Daylight's Ending (Tắt nắng)", ca sĩ Mỹ Steve Angrisano nhắc nhở khán giả rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi họ. Ông lấy cảm hứng từ Phụng Vụ Giờ Kinh để viết nên lời bài hát của mình.

Ngoài ca hát, Angrinaso cũng rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ vì sự dấn thân của mình trong các hội nghị về giới trẻ.

Ông sống ở Texas với vợ và ba người con. Ông đã trình diễn tại một số Đại hội Giới trẻ Thế giới và nhận ra sự phối hợp độc đáo của mình giữa âm nhạc và khiếu hài hước. Ông đã phát hành năm album và bản mới nhất mang tên "Ngày mới" trong đó có bài Go make the difference - "Hãy đi để tạo sự khác biệt", trong đó ông yêu cầu những người trẻ hãy thay đổi thế giới.

Angrisano còn sử dụng những kiến thức âm nhạc của mình để dạy các khóa học về âm nhạc phụng vụ.

7. Đức Thánh Cha Phanxicô nói về người di dân: Đối với Kitô hữu, "không ai là một người lạ"

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người di dân không đặt ra một mối đe dọa cho xã hội, thay vào đó đóng góp cho các quốc gia tiếp nhận họ.

Trong diễn từ với các tham dự viên Hội nghị Thế giới về Chăm sóc Mục vụ Di dân, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có quyền mưu tìm việc cải thiện cuộc sống của họ. Vì lý do này, ngài nói di dân là một cánh cửa hy vọng đối với nhiều người không có cơ hội trên đất nước của họ.

Ngài nói: "Trên tất cả mọi thứ, ở những miền đang gặp khó khăn trên thế giới, những nơi thiếu công việc làm, cản trở các cá nhân và gia đình của họ không thể có một cuộc sống đúng phẩm giá con người, ở những nơi ấy luôn có khát vọng mạnh mẽ mưu tìm một tương lai tốt đẹp hơn ở bất cứ nơi nào mà họ có thể đến được, bất kể nguy cơ thất vọng và thất bại. Điều này xảy ra phần lớn vì cuộc khủng hoảng kinh tế".

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đối với Giáo Hội "không ai là người lạ". Ngài giải thích rằng phẩm giá con người không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc, hoặc năng lực làm việc của họ.

Để kết thúc diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nói rằng người di dân là "một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải loại trừ sự bất bình đẳng, bất công và ngược đãi".

8. Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh lên tiếng kêu gọi các quốc gia giúp đỡ những người di dân

Theo ước tính, có khoảng 232 triệu người di dân trên toàn cầu, trong đó có cả những trẻ em phải di dân một mình. Khi rời quê hương của mình, một số người đã chết trong cuộc hành trình di dân, những người khác sống sót, nhưng một khi họ đến nơi, tất cả những gì họ tìm thấy là những cánh cửa đóng kín.

Đức Cha Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva nói: "Trên thế giới, cộng đồng quốc tế phải nhận lãnh một số trách nhiệm. Liên Hiệp Quốc đang cố gắng hình thành một số cơ chế để tạo cơ hội di dân một cách an bình, không nguy hiểm đến tính mạng".

Đó là lý do tại sao Tòa Thánh Vatican đã tổ chức một hội nghị để suy tư về vấn đề này. Trong ba ngày hơn 300 tham dự viên từ 93 quốc gia đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc chăm sóc thể chất và tinh thần cho người di dân.

Đức Cha Nicholas DiMarzio, Giám mục giáo phận Brooklyn, Hoa Kỳ cho biết: "Chủ đề của hội nghị là gia đình và di dân để xem xét cách thức chúng ta có thể giúp đỡ cho các gia đình di dân, nhất là để họ hội nhập vào các quốc gia tiếp nhận”.

Đức Cha Patrick Christopher Pinder, Giám mục giáo phận Nassau, Bahamas thì cho hay: "Chúng tôi bàn đến những lợi ích, những thành quả hỗ tương của sự di dân đối với những người rời đất nước của mình và đất nước mà họ đến cư ngụ "

Trong hội nghị, các tham dự viên cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thay đổi quan điểm của các chính phủ.

Đức Cha Nicholas DiMarzio, Giám mục của Brooklyn (Hoa Kỳ) nói về điều này: "Trước tiên họ là con người, chúng ta không thể quên rằng họ là con người. Họ không phải là những người xâm nhập, họ không phải là những người xâm lược, họ là những người mưu tìm một cuộc sống tốt hơn".

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi nói thêm: "Nếu chúng ta nghĩ đến việc một đứa trẻ mới lên bảy tuổi đã phải một người di dân, lang thang một mình trong nước, hoặc là đến một quốc gia khác, chúng ta có thể thấy rằng đó là một thực tại nhức nhối của hầu hết các gia đình trên thế giới".

Đức Tổng Giám Mục Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva dự định sẽ phát biểu tại cuộc họp kế tiếp của Hội đồng Liên Hiệp Quốc về di dân. Ngài sẽ đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động dứt khoát hơn và giúp đỡ những người di dân.

9. Biến cố thảm sát tại hội đường Do Thái làm gia tăng các thứ chủ nghĩa cực đoan

Moshe Ma'oz, giáo sư và chuyên gia về Hồi giáo và Trung Đông cho biết: "Người Do Thái ở Jerusalem đang rất lo lắng vì vụ thảm sát ở hội đường Do Thái tại Har Nof. Mười năm trước, một vụ việc tương tự đã diễn ra, khi Baruch Goldstein, đi vào đền thờ Hồi giáo ở Hebron, và bắn chết 29 tín hữu Hồi. Lần đó cũng như hiện nay, có một sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan ở cả hai bên – cả người Hồi giáo lẫn người Do Thái, đặc biệt là tại Núi Đền và đền thờ Al-Aqsa.

Một cuộc chiến về chủ quyền quốc gia hoặc lãnh thổ có thể được giải quyết, nhưng một cuộc chiến tranh tôn giáo, có thể là không thể giải quyết được, nó rất khó giải quyết, vì vụ việc này lại tạo nên những vụ việc khác. Nó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tôn giáo, Hồi giáo chống lại người Do Thái, trên toàn thế giới, không chỉ ở Trung Đông. "

10. Những tòa nhà cao nhất trên thế giới thi đua mọc lên trong năm 2014

Tòa nhà chọc trời đầu tiên được xây dựng tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19. Xu hướng nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới.

Cho tới thậo niên 1990, các tòa nhà cao nhất trên thế giới đều thuộc về thế giới Tây phương. Tuy nhiên, tình trạng đã thay đổi rất nhiều.

Đáng chú ý là tòa nhà Petronas Towers của Mã Lai Á cao 452 mét được khánh thành vào năm 1998. Đài Loan vượt qua Mã Lai Á với tòa nhà 508 mét Đài Bắc 101 vào năm 2004 và năm 2009, Ả rập Saudi vượt qua Đài Loan với tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai – cao đến mức chóng mặt là 828m với 162 tầng.

Ngày nay, Đông Á và khu vực vùng Vịnh đang nắm giữ các kỷ lục thế giới mới, với Trung Quốc và Ả rập Saudi là hai đối thủ gay gắt.

Cho đến cuối năm 2014, thế giới chứng kiến tòa nhà Nakheel ở Dubai cao 1,200 m và tháp Bionic ở Thượng Hải cao 1,128m - cả hai đều cao hơn tòa nhà 1,001m gọi là Kingdom Tower đang được xây dựng tại Jeddah.

Châu Âu trở nên khiêm tốn hơn nhiều với tòa nhà Messeturm ở Frankfurt cao 257m được xây từ thập niên 1990, Torre de Cristal của Madrid cao 249m, khánh thành vào năm 2008, và trong năm 2013, Anh quốc khánh thành tòa nhà ở Luân Đôn cao 306m.

11. Giáo Hội tại Colombia làm trung gian đàm phán trao trả vị tướng bị phiến quân cộng sản Colombia bắt giữ

Khoảng 1,500 binh sĩ, 10 phi cơ và máy bay trực thăng, cũng như các thuyền bè và xe cộ đã được triển khai tại khu vực rừng rậm Choco để tìm kiếm tướng Reuben Alzate, là quan chức quân sự cao cấp bị lực lượng vũ trang cộng sản Colombia bắt giữ trong vòng 50 năm qua.

Tướng Alzate, 55 tuổi, đã bị mất tích hôm Chúa Nhật 16/11 cùng với hai thuộc hạ khi họ di bằng thuyền để đến thăm một dự án năng lượng dân sự tại Choco, nơi vị tướng này là tư lệnh một lực lượng đặc nhiệm chịu trách nhiệm tấn công các phiến quân và các băng nhóm buôn bán ma túy đang lan tràn.

Hôm thứ Ba, 18/11, phiến quân cộng sản Colombia, gọi tắt là FARC xác nhận đã bắt giữ tướng Alzate.

Vụ bắt cóc đã khiến Tổng thống Juan Manuel Santos đình chỉ các cuộc đàm phán hòa bình với FARC ở Havana. Đây được kể là nỗ lực có triển vọng nhất nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài 50 năm qua tại Colombia.

Bộ trưởng Quốc phòng Juan Carlos Pinzon đã hủy bỏ một cuộc họp với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại New York để kinh lý Quibdó, thủ phủ của Choco, nhằm phối hợp các nỗ lực tìm kiếm ba con tin.

Chính quyền địa phương và Giáo Hội Công Giáo tại Quibdó đã thiết lập ba cái ghế trống ở trung tâm thành phố để tưởng nhớ ba con tin.

Hôm thứ Sáu, Đức Cha Juan Carlos Barreto, là Giám Mục Quibdó cho biết ngài đã làm trung gian thương thuyết với phiến quân cộng sản FARC và trong vài ngày tới tướng Alzate sẽ được trả tự do.

12. Đức Hồng Y Robert Sarah được cử làm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Sáng thứ Hai 24 tháng 11, Đức Thánh Cha đã chủ toạ cuộc họp với các viên chức cao cấp trong giáo triều Rôma để thảo luận về những cải tổ trong giáo triều. Cuộc họp đã kéo dài trong 3 giờ.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc họp đã quy tụ hầu hết các vị tổng trưởng và các chủ tịch của các Hội Đồng Tòa Thánh.

Đức Giám Mục Marcello Semeraro, thư ký của Hội đồng các Hồng Y, đã mở đầu cuộc thảo luận. Ngài đưa ra những thay đổi đã được đề xuất liên quan đến cấu trúc của các cơ quan tại Vatican.

Trong một diễn biến có liên quan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum (Đồng Tâm), làm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum, Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hoà Bình được tin là sẽ được sát nhập vào các cơ quan khác.

Đức Hồng Y Sarah là người Guinea sẽ thay thế Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera, là người đứng đầu bộ này từ tháng 8 năm 2008 cho đến khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Valencia, Tây Ban Nha.

Đức Hồng Y Sarah, 69 tuổi, được thụ phong linh mục vào năm 1969 và đã trở thành vị giáo sĩ cao nhất tại Guinea vào năm 1979.

Năm 2001, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng thư ký của Thánh Bộ Truyền giáo. Năm 2009, ngài đã tiến hành một cuộc thanh tra tông tòa tại Cộng hòa Trung Phi dẫn đến việc tái cấu trúc lại hàng giáo phẩm tại quốc gia này.

Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum, là cơ quan cung cấp viện trợ nhân đạo thay mặt cho Đức Giáo Hoàng. Với chức năng đó, Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh tầm quan trọng của một căn tính Công Giáo mạnh mẽ trong viễn tượng Phúc âm hóa của các tổ chức bác ái Công Giáo.

13. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 12

– Ý chung: Cầu xin sự ra đời của Đấng Cứu Thế mang lại ơn an bình và niềm hy vọng cho mọi người thành tâm thiện chí.

– Ý truyền giáo: Cầu cho các bậc làm cha mẹ trở nên những nhà truyền giáo đích thực, truyền thông đức tin là món quà quý giá nhất cho con cái mình.

14. Diễn văn của Đức Thánh Cha tại Tổ chức Lương Nông quốc tế

Trong bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Giáo Hội luôn quan tâm và ân cần đối với tất cả những gì có liên quan đến an sinh tinh thần và vật chất của con người, nhất là những người sống ngoài lề và bị loại trừ, để mọi người được bảo đảm an ninh và phẩm giá.

Ngài bày tỏ nỗi buồn trước tình trạng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng bị cản trở bởi “những ưu tiên thị trường” và “vai trò tối thượng của lợi nhuận”, biến lương thực thành một loại hàng hóa như những thứ khác, thành đối tượng bị đầu cơ, kể cả đầu cơ tài chánh dẫn đến tình trạng kẻ ăn không hết người lần không ra.

Đức Thánh Cha nói:

Vận mệnh của các quốc gia hơn bao giờ hết đang gắn liền với nhau, như các phần tử của cùng một gia đình, lệ thuộc nhau. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời đại trong đó các quan hệ giữa các dân nước quá nhiều khi bị tàn phá bởi những nghi kỵ lẫn nhau, đôi khi biến thành những hình thức gây hấn chiến tranh và kinh tế, làm thương tổn tình thân hữu huynh đệ, phủ nhận hoặc gạt bỏ những người đã bị loại trừ ra ngoài lề xã hội. Những người thiếu cơm bánh thường nhật và công ăn việc làm xứng đáng biết rõ điều đó. Đó là khung cảnh của thế giới trong đó người ta phải nhìn nhận giới hạn của những xếp đặt dựa trên chủ quyền của mỗi quốc gia, được hiểu như một điều tuyệt đối, và trên những lợi lộc quốc gia, thường bị ảnh hưởng của những nhóm nhỏ nắm quyền lực. Chương trình nghị sự của quí vị giải thích rõ điều đó, một chương trình nhắm đề ra những qui luật mới và những cam kết mạnh mẽ hơn để nuôi sống thế giới. Trong viễn tượng này, tôi hy vọng rằng khi đề ra những cam kết dấn thân như thế, các quốc gia sẽ lấy hứng từ xác tín rằng quyền có lương thực chỉ được bảo đảm nếu chúng ta quan tâm đến chủ thể thực sự của quyền ấy, nghĩa là con người đang chịu những hậu quả của tình trạng đói và suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nói nhiều về các quyền, nhưng lại hay quên các nghĩa vụ; có lẽ chúng ta quá ít quan tâm đến những người đang bị đói. Ngoài ra thật là đau lòng khi nhận thấy rằng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng bị cản trở vì “ưu tiên thị trường”, và vì “tính tối thượng của lợi nhuận”, biến lương thực thành một thứ hàng hóa nào đó, bị đầu cơ, kể cả về mặt tài chánh. Và trong khi người ta nói về các quyền mới, thì người đói đứng đó ở góc đường, và xin quyền được là công dân, quyền được coi trọng trong thân phận của họ, quyền được lương thực cơ bản lành mạnh. Họ xin chúng ta phẩm giá, chứ không xin của bố thí.

Những tiêu chuẩn ấy không thể ở trong bóng tối của lý thuyết. Các cá nhân và các dân tộc đang yêu cầu thực thi công lý; không những công lý về mặt luật pháp, nhưng cả công lý trong việc đóng góp và phân phối. Vì thế, các kế hoạch phát triển và công việc của các tổ chức quốc tế phải để ý đến ước muốn rất thông thường của người dân, mong được thấy các quyền cơ bản của con người được tôn trọng trong mọi trường hợp, và trong trường hợp chúng ta ở đây, đó là các quyền cơ bản của người bị đói. Khi điều ấy xảy ra, thì cả những can thiệp nhân đạo, những chiến dịch cứu trợ và phát triển khẩn cấp, sự phát triển thực sự toàn diện, sẽ được đẩy mạnh nhiều hơn và mang lại những thành quả mong muốn.

Sự quan tâm đến việc sản xuất, có lương thực sẵn sàng và sự đạt được lương thực ấy, sự thay đổi khí hậu, việc buôn bán nông sản chắc chắn phải theo những qui luật và những biện pháp kỹ thuật chuyên môn, nhưng quan tâm đầu tiên phải là chính con người, những người đang thiếu lương thực hằng ngày và không còn nghĩ đến cuộc sống, các quan hệ gia đình và xã hội, mà chỉ chiến đấu để sống còn. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, tại hội trường này, khi khai mạc Hội nghị quốc tế đầu tiên về dinh dưỡng hồi năm 1992, đã cảnh giác cộng đồng quốc tế hãy chống lại nguy cơ “mâu thuẫn của sự sung túc”: đó là lương thực có đủ cho tất cả mọi người, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cái mà ăn, trong khi sự phung phí, sự gạt bỏ, tiêu thụ thái quá và sử dụng lương thực vào những mục tiêu khác đang diễn ra trước mắt chúng ta. Rất tiếc là điều “mâu thuẫn” ấy tiếp tục là điều thời sự. Ít có những đề tài nào người ta áp dụng bao nhiêu thứ ngụy biện như đề tài nạn đói; trong những ngụy biện ấy, người ta lèo ái những dữ kiện và những con số thống kê, theo đòi hỏi của an ninh quốc gia, hoặc vì tham ô hay làm bộ nại đến lý do khủng hoảng. Đó là thách đố đầu tiên cần vượt qua.

Thách đố thứ hai cần phải đương đầu là tình trạng thiếu liên đới. Các xã hội chúng ta có đặc tính là ngày càng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và chia rẽ; và điều này rốt cục làm cho những người yếu thế nhất không được một cuộc sống xứng đáng và tạo nên sự nổi loạn chống lại các tổ chức công quyền. Khi thiếu tình liên đới trong một nước, thì tất cả mọi người đều cảm thấy. Thực vậy, tình liên đới là thái độ làm cho con người có khả năng đi gặp người khác và thiết lập các quan hệ của mình trên tâm tình huynh đệ, vượt lên trên những khác biệt và giới hạn, thúc đẩy tìm kiếm công ích.

Con người, theo mức độ họ ý thức mình là thành phần trách nhiệm trong kế hoạch tạo dựng, thì có khả năng tôn trọng nhau, thay vì đánh nhau, gây thiệt hại là làm cho trái đất trở nên nghèo nàn. Cả các quốc gia, cũng như các cá nhân và các dân tộc, đều được yêu cầu hành động đồng thuận với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau qua những nguyên tắc và qui luật của công pháp quốc tế. Một nguồn mạch vô tận soi sáng chính là luật tự nhiên, được ghi khắc trong tâm hồn con người, nói một thứ ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu, đó là tình thương, công lý, hòa bình, những yếu tố không thể tách rời nhau. Trong tư cách là những con người, cả các Quốc gia và các tổ chức quốc tế được kêu gọi đón nhận và vun trồng các giá trị ấy, trong tinh thần đối thoại và lắng nghe nhau. Như thế, mục tiêu nuôi dưỡng gia đình nhân loại trở thành điều có thể đạt tới được.

Mỗi người nam, nữ, trẻ em, người già ở các nơi phải được lương thực đúng đắn. Và nghĩa vụ của mỗi Nhà Nước là quan tâm đến an sinh của các công dân, chấp nhận các bảo đảm đó và quan tâm áp dụng chúng. Điều này đòi phải có sự kiên trì và nâng đỡ. Trong lãnh vực này, Giáo Hội Công Giáo cũng cố gắng công hiến phần của mình, qua sự liên lỷ chú ý đến đời sống của người nghèo ở các nơi trên thế giới; theo cùng đường hướng đó Tòa Thánh dấn thân hoạt động trong các tổ chức quốc tế và qua nhiều văn kiện và tuyên ngôn của mình. Qua đó Tòa Thánh muốn góp phần xác định và chấp nhận các tiêu chuẩn phải thực hiện sự phát huy một hệ thống quốc tế công chính. Đó là những tiêu chuẩn, trên bình diện luân lý đạo đức, dựa trên những cột trụ như sự thật, tự do, công lý và liên đới, đồng thời trong lãnh vực pháp lý, chính những tiêu chuẩn ấy bao gồm quan hệ giữa quyền được lương thực và quyền sống, và một cuộc sống xứng đáng, quyền được luật pháp bảo vệ, không luôn luôn gần thực tại của người đang chịu đói, và nghĩa vụ luân lý chia sẻ sự phong phú kinh tế của thế giới. Nếu ta tin nơi nguyên tắc gia đình nhân loại là một, dựa trên tình phụ tử của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, và tình huynh đệ của con người, thì không ta không thể chấp nhận để cho việc có lương thực phải chịu những điều kiện về chính trị và kinh tế. Hơn nữa, không chế độ kỳ thị nào, - về mặt thực tế hoặc trên pháp luật, - trong việc đặt tới thị trường lương thực, có thể được được coi như kiểu mẫu trong việc thay đổi các qui luật quốc tế nhắm loại trừ nạn đói trên thế giới.

Trong khi chia sẻ những suy tư này với quí vị, tôi cầu xin Đấng Toàn Năng, Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chúc lành cho tất cả những người, với trách nhiệm khác nhau đang phục vụ những người bị đói và biết giúp đỡ họ bằng những cử chỉ gần gũi cụ thể. Tôi cũng cầu nguyện để cộng đồng quốc tế biết lắng nghe lời kêu gọi của Hội nghị này và coi đó như một diễn đạt ý thức chung của nhân loại: cho kẻ đói ăn để cứu vãn đời sống của trái đất.

Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã tiến sang một phòng nhỏ hơn để ký sổ vàng và chào thăm một số vị khách được mời, rồi ngài tiến vào một hội trường khác để chào thăm các nhân viên của tổ chức Fao.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: qua công việc âm thầm nhưng quí giá, anh chị em tiếp xúc với nhưng biến cố khác nhau, thường nhật và ngoại thường, nhắm thăng tiếng các chính sách sản xuất trong lãnh vực nông nghiệp và chiến đấu chống nạn suy dinh dưỡng. Đặc biệt anh chị em có thể đến gần những vấn đề và những đau khổ của các dân tộc có quyền được thấy điều kiện sống của họ được cải tiến.

Đức Thánh Cha cũng mời gọi các nhân viên của FAO hãy ân cần và liên đới với những người yếu thế nhất, theo gương Chúa Giêsu đã gánh lấy những đau khổ và tai ương của nhân loại. Ngài xin họ đứng nản chí đứng trước những khó khăn, và luôn sẵn sàng nâng đỡ nhau, hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng.

15. 4 người Pakitan bị tử hình vì ném đá một phụ nữ đến chết

Hôm thứ Tư 19 tháng 11, tòa án tối cao tại Lahore đã tuyên án tử hình 4 người tham gia vào vụ ném đá một phụ nữ Pakitan cho đến chết. Các Giám Mục Pakistan quan ngại rằng những án tử hình này chỉ gây thêm đau khổ cho gia đình nạn nhân và chính quyền Pakistan chỉ muốn xoa dịu quần chúng chứ tuyệt nhiên không có ý sửa đổi luật Hồi Giáo “giết người vì danh dự” là nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thảm của nạn nhân và nhiều phụ nữ khác.

Tưởng cũng nên nhắc lại là sáng ngày 27 tháng 5, cô Farzana Parveen, 25 tuổi, đã bị gần 20 thành viên trong gia đình ném đá đến chết vì tội đã dám kết hôn với người đàn ông mà cô yêu thương, trái với sự dàn xếp của gia đình mình.

Làn sóng phẫn nộ trong xã hội dâng cao vì cảnh sát đã thản nhiên đứng nhìn biến cố bi đát này diễn ra ngay trước tiền đình của tòa án tối cao Lahore.

Ông Mohammad Azeem là cha của nạn nhân đã ra trình diện cảnh sát và yêu cầu được miễn truy tố dựa theo luật Hồi Giáo “giết người vì danh dự”. Luật Umdat al- Salik chương 1, triệt 1 và triệt 2, quy định “người cha hay người mẹ có quyền giết chết con cái hay cháu chắt mình vì danh dự gia đình”.

Tuy nhiên, cảnh sát nói tham gia trong vụ giết người này không chỉ có ông Mustafa mà còn có những người khác và họ phải bị trừng phạt. Các nhân chứng cho hay ngoài ông Mustafa, các con ông và người bà con đã có hôn ước với cô cũng đã tích cực tham gia vào việc đánh đập và ném đá cô đến chết.

Cô Farzana Parveen đang mang thai 3 tháng đã kết hôn với Mohammad Iqbal, người mà cô yêu thương trong nhiều năm và đã bỏ nhà ra đi chung sống với Iqbal.

Iqbal, 45 tuổi, đã có 5 đứa con với người vợ trước khai là gia đình cô Farzana Parveen đã làm tiền anh ta nhưng anh ta không đưa tiền và đã dắt cô Farzana Parveen bỏ trốn sau khi đã làm giấy hôn thú trước tòa.

Ông Mohammad Azeem đã thưa Iqbal ra tòa vì tội bắt cóc con gái ông. Hôm 27 tháng 5, khi Iqbal và vợ ra tòa để trả lời những cáo buộc của ông Mohammad Azeem thì họ bị tấn công. Iqbal đã chạy thoát và kêu cứu với cảnh sát nhưng không nhận được sự can thiệp kịp thời.

Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, cho biết là trong năm 2013 đã có 869 phụ nữ bị giết vì danh dự gia đình. Tuy nhiên, hình thức ném đá đến chết vẫn là họa hiếm. Thông thường, những người phụ nữ phạm tội ngoại tình, hay có thai trước hôn nhân, hay không theo những hôn ước đã được dàn xếp bị xem là làm mất mặt gia đình và bị buộc uống thuốc độc chết.

Tổ chức Jihad Watch nói người Hồi Giáo phải chịu trách nhiệm đến 91 phần trăm các vụ giết người vì danh dự trên toàn thế giới .

Sau cái chết của Farzana Parveen hàng chục cuộc biểu tình đã nổ ra đòi thay đổi luật “giết người vì danh dự” của Pakistan. Như các quốc gia Hồi Giáo xây dựng luật theo luật Sharia, Pakistan không trừng phạt những kẻ giết người vì danh dự.

Trước sự bất mãn dâng cao của dân chúng, các nhà cầm quyền Pakistan đã tuyên án tử hình 4 người gồm ông Mohammad Azeem cùng với hai anh trai của nạn nhân, và người được gia đình cô hứa gả là những người đã tích cực ném đá cô cho đến chết.

Một người bà con của cô Farzana Parveen cũng bị kết án 10 năm tù giam.

Người đau khổ nhất trong vụ này là mẹ cô Farzana Parveen là người vừa chịu tang con vào tháng 5 lại chịu thêm 3 cái tang nữa.

16. Đức Thánh Cha đến Philadelphia, người ta mong đợi gì ở Hội nghị Thế giới các Gia đình?

Đức Thánh Cha tuyên bố rằng ngài sẽ tông du đến Philadelphia vào năm 2015 để tham dự Hội nghị Thế giới các Gia đình, câu hỏi đặt ra là người ta mong đợi gì ở Hội nghị này? Đức Tổng Giám Mục Philadelphia đã cân nhắc khi nói đến điều này.

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia (Hoa Kỳ) cho biết: "Trong phần đầu tiên, là bốn ngày thảo luận của hội nghị, chúng tôi hy vọng sẽ có 10,000 người tham dự. Chúng tôi sẽ có những bài phát biểu quan trọng và chúng tôi sẽ có rất nhiều nhóm hội thảo dành cho mọi người. Sau đó trong hai ngày cuối cùng, Đức Thánh Cha sẽ đến và chúng ta sẽ có một số sự kiện lớn. Chúng tôi mong đợi sẽ có hơn một triệu người tham dự phần này của hội nghị".

Trong 3 ngày từ 17 đến 19/11 vừa qua, hội nghị liên tôn với chủ đề 'Humanum' ở Vatican nhằm thăng tiến đời sống gia đình và vai trò bổ túc của người nam và người nữ trong hôn nhân, đã mang lại cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội và các tôn giáo khác, một chỉ dẫn về những chủ đề sẽ được nêu bật ở Philadelphia.

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput nói thêm:

"Phát triển các cuộc hội thảo là cách thức để giúp người ta làm tốt hơn vai trò làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ và làm con cái".

Cách tốt nhất để đẩy mạnh sứ điệp này là hành động chứ không chỉ nói suông mà thôi. Một phần của những hành động này là Giáo Hội giáo dục các tín hữu sống Tin Mừng trong đời sống hàng ngày, và làm cho họ hiểu lý do tại sao hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là kết cấu hình thành nên xã hội.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của Tổng Giáo Phận San Francisco Hoa Kỳ nói thêm: "Ngày nay rất nhiều người hiểu điều này là đúng, nhưng họ không biết làm sao nói lên điều đó. Họ không biết làm sao bênh vực điều đó theo một cách có thể làm động lòng trắc ẩn những người bất đồng và những người đang cổ súy cho việc định nghĩa lại hôn nhân"

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput thì cho rằng: "Ngay cả những người không đồng ý với định nghĩa hôn nhân của chúng ta, họ cũng thừa biết rằng mối tương quan giữa một người nam và một người nữ có một giá trị đáng trân trọng thế nào".

Hội nghị 'Humanum' diễn ra ba ngày tại Vatican quy tụ hàng trăm người từ 23 quốc gia và 13 tôn giáo, từ các tín hữu đến các vị lãnh đạo các cộng đoàn và các đại diện tôn giáo, một số người sẽ đến Philadelphia vào năm 2015 để tham dự Hội nghị Thế giới các Gia đình

17. Đức Thánh Cha chào đón khách hành hương Ấn Độ về Rôma tham dự lễ Phong Thánh

Hôm thứ Hai 24 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón khách hành hương từ Ấn Độ đến Rôma nhân dịp phong thánh cho Cha Elijah Kuriakose Chavaria và Chị Euphrasia Eluvathingal.

Đức Thánh Cha nói. "Cha Elijah Kuriakose Chavaria là một tu sĩ tích cực trong các hoạt động xã hội, đồng thời chìm đắm trong việc chiêm niệm, là người đã quảng đại dâng hiến cuộc sống mình cho Giáo Hội Syro-Malabar, theo châm ngôn 'thánh hóa bản thân cho phần rỗi của những người khác. Về phần mình, chị Euphrasia sống trong sự hiệp nhất sâu xa với Thiên Chúa đến nỗi cuộc sống thánh thiện của chị là một tấm gương và là một sự khích lệ cho người dân, người ta gọi chị là ‘Mẹ cầu nguyện’"

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã cám ơn đặc biệt sự nhiệt thành tông đồ của các tín hữu Ấn bang Kerala.

Cuối cùng Đức Thánh Cha nói:

“Anh chị em thân mến, cầu xin những vị Thánh mới giúp anh chị em biết trân trọng những bài học của các ngài về việc rao giảng Tin Mừng sống động. Hãy tiến theo những bước chân của các ngài và bắt chước các ngài, cách riêng, là lòng yêu mến Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và lòng yêu mến Giáo Hội. Khi đó anh chị em sẽ tiến dọc theo con đường nên thánh. Với niềm hy vọng này và việc bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi, tôi trìu mến ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em. Cảm ơn anh chị em!

18. Đức Thánh Cha viếng thăm Tổ chức Lương Nông quốc tế

Trong cuộc viếng thăm tổ chức Lương Nông quốc tế, gọi tắt là FAO, sáng 20 tháng 11, Đức Thánh Cha kêu gọi các tổ chức quốc tế và các chính quyền đặt con người ở trung tâm mọi nỗ lực và đừng lấy lợi lộc và tiền bạc làm tiêu chuẩn quyết định mọi chính sách của mình.

Đức Thánh Cha phát biểu tại Hội nghị quốc tế kỳ 2 về dinh dưỡng, diễn ra tại trụ sở của Tổ chức Lương nông quốc tế ở Roma, từ ngày 19 đến 21tháng 11 về đề tài “Một sự dinh dưỡng tốt hơn, làm cho cuộc sống tốt hơn”.

FAO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc và cũng là một tổ chức liên chính phủ được thành lập cách đây 69 năm, ngày 16-10-1945 tại thành phố Québec, Canada, và 6 năm sau, 1951, được di chuyển từ Washington Hoa Kỳ, về Roma. FAO hiện có 194 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia đóng góp tùy theo khả năng của mình. Với các ngân khoản này, FAO hoạt động cho các nước thành viên. Một số quốc gia đóng góp thêm để nâng đỡ các dự án tại chỗ.

Sứ mạng của tổ chức FAO là bảo đảm cho mọi người trên thế giới có đầy đủ lương thực, được an ninh về lương thực và tiến tới ngày mà không ai còn phải lo lắng vì nạn đói và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, FAO cũng ngăn cản sự phá hủy môi sinh nơi chúng ta sinh sống.

Vị Tổng giám đốc của tổ chức FAO hiện nay là Ông Jose Graziano da Silva, 65 tuổi, một nhà canh nông học người Brazil sinh tại Mỹ. Ông đảm nhận chức vụ này từ đầu tháng giêng năm 2012 và là người Mỹ la tinh đầu tiên làm Tổng giám đốc FAO.

Theo ông Tổng Giám đốc tổ chức Fao, José Graziano da Silva, trên thế giới hiện có hơn 840 triệu người suy dinh dưỡng, và tình trạng thiếu ăn như thế là nguyên nhân dân ra khoảng một nửa tất cả những vụ trẻ em chết yểu trước 5 tuổi, tức là mỗi năm có 3 triệu trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Trong cùng thời gian đó, có 500 triệu người trên thế giới bị bệnh mập phì.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 viếng thăm tổ chức Fao. Vị đầu tiên là Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô Đệ Lục ngày 16-11 năm 1970 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức quốc tế này. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã đến thăm tổ chức Fao hồi tháng 11 năm 2012 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực.

19. Tòa án Tối cao Pakistan kêu gọi chính phủ điều tra vụ người Hồi Giáo thiêu sống của một cặp vợ chồng Công Giáo.

Tòa án Tối cao Pakistan đã yêu cầu chính quyền nước này mở một cuộc điều tra nhanh chóng về vụ giết người tàn bạo đã xảy ra hôm 2 tháng 11. Tòa cũng đòi nhà cầm quyền phải điều tra về trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc thi hành một án lệnh của tòa đưa ra vào tháng Sáu nhằm bảo vệ các cộng đồng thiểu số.

Hai vợ chồng anh chị Shahzad Masih và Sharma đã bị vu cáo là đốt kinh Qu'ran trước khi bị một đám đông giận dữ đánh què chân và quăng vào một lò nung gạch để thiêu sống.

Kitô hữu ở Pakistan hoan nghênh lệnh này của tòa án, và cảm ơn những người Hồi Giáo đã tham gia với các nhóm Kitô hữu kháng cáo lên Tòa.

Tuy nhiên, trong bản tin đánh đi hôm thứ Hai 24 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết thân nhân của anh chị Shahzad Masih và Sharma đang chịu những áp lực rất lớn từ những nhóm Hồi Giáo quá khích phải bãi nại nếu không họ sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

20. Đại sứ quán Ba Lan hiện tọa lạc tại trụ sở đầu tiên của Dòng Tên ở Rôma

Hơn 500 năm trước, dinh thự Delfini, là tòa nhà hiện nay được dùng làm Đại sứ quán Ba Lan cạnh Toà Thánh, là nhà của một số vị rất đặc biệt. Từ 1538 - 1541, các thành viên đầu tiên của Dòng Tên, Thánh Inhaxiô Loyola, Thánh Phanxicô Xavier và Thánh Peter Fabre, đã sinh sống ở đây.

Hiện tại, có một tấm bảng ghi nhớ được đặt tại dinh thự để nhắc nhớ những năm tháng hình thành nên một trong những dòng tu quan trọng nhất của Giáo Hội.

Ông Piotr Nowina Konopka, Đại sứ Ba Lan cạnh Tòa Thánh cho biết: "Nơi đây là nơi các ngài đã nhận được sắc lệnh thiết lập Dòng Tên của Đức Thánh Cha. Ngoài ra, 450 năm trước các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đã từ đây khởi hành đi Ba Lan để mở mang các hoạt động giáo dục, tạo ra những ảnh hưởng rất quan trọng cho Ba Lan thời bấy giờ".

Sau khi có được sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha, thời kỳ tổ chức và mở rộng Dòng Tên được bắt đầu. Các ngài đã ra đi khắp thế giới và giờ đây dòng Tên là một trong những dòng tu lớn của Giáo Hội Công Giáo.

Đại sứ Piotr Nowina Konopka nói thêm: "Tôi nghĩ rằng các ngài có những lý do rất mạnh để đặt bảng ghi nhớ ở đây. Tất cả những người Rôma và du khách đi ngang qua Dinh thự Delfini này sẽ biết rằng đó là nơi mà người Ba Lan rất tích cực và là nơi mà các linh mục dòng Tên đầu tiên được được khai sinh".

Dòng Tên được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1540. Cho dù đây là một đại sứ quán hay là một nơi trú ngụ, người ta không chút nghi ngờ khi co rằng dinh thự Delfini là một yếu tố quan trọng trong việc thành lập Dòng Tên.

21. Đức Thánh Cha cổ võ giúp đỡ những người bị bệnh tự kỷ

Sáng 22 tháng 11, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 7 ngàn tham dự viên Hội nghị quốc tế về bệnh tự kỷ (autisme), và ngài khuyến khích mọi nỗ lực của cá nhân, các tổ chức và chính quyền gia tăng các phương thức giúp đã các bệnh nhân tự kỷ và gia đình họ.

Đây là Hội nghị quốc tế lần thứ 29 do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế tổ chức tại Vatican, từ ngày 20 đến 22 tháng 11, và có chủ đề là “Linh hoạt những hy vọng cho người bị bệnh tự kỷ:”.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Cần có sự dấn thân của tất cả mọi người để cổ võ sự tiếp đón, gặp gỡ, liên đới, qua một hoạt động cụ thể nhắm nâng đỡ và tái cổ võ niềm hy vọng, góp phần phá vỡ sự cô lập, và cả sự kỳ thị đio với những người bị bệnh tự kỷ”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng:

“Trong việc trợ giúp những người bị bệnh này, điều đáng mong ước là kiến tạo trên lãnh thổ liên hệ một mạng trợ giúp và các dịch vụ đầy đủ và dễ dàng, với sự can dự của cha mẹ, ông bà, bạn hữu, các nhân viên trị liệu, các nhà giáo dục và nhân viên mục vụ. Các nhân vật ấy có thể giúp đỡ các gia đình vượt thắng cảm tưởng về sự không thích hợp, thiếu hiệu năng và bất mãn”.

“Tôi khuyến khích nỗ lực của các học giả và các nhà nghiên cứu, nhắm sớm khám phá được những phương thức trị liệu và các thể thức nâng đỡ, chữa trị, và nhất là phòng ngừa bệnh tự kỷ. Tất cả những điều đó cần thực hiện trong sự quan tâm đến các quyền của bệnh nhân, các nhu cầu và tiềm năng của họ, luôn bảo tồn phẩm giá của họ”.

Đức TGM Zimowski, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, cho biết Hội nghị này nhắm đáp ứng một cách tốt đẹp hơn những thách đố do bệnh tự kỷ đề ra cho việc mục vụ sức khỏe, cũng như cho khoa học, y khoa, các gia đình, các cơ cấu giáo dục và từ thiện, và nói chung là cho xã hội và các chính quyền.

22. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị thế giới kỳ 3 các Phong Trào Giáo Hội

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các phong trào và cộng đoàn mới của Giáo Hội hãy duy trì vẻ tươi mát của đoàn sủng, tôn trọng tự do của con người và luôn tìm kiếm sự hiệp thông.

Trên đây là nội dung bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi tiếp sáng thứ Bẩy 22 tháng 11 dành cho 360 tham dự viên Hội nghị thế giới kỳ 3 các Phong trào Giáo Hội và Cộng đoàn mới nhóm tại Roma từ ngày 20 đến 22 tháng 11 về chủ đề “Niềm vui Phúc Âm: một nhiều vui truyền giáo”. Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân triệu tập với sự tham dự của các đại biểu của các Phong trào và Cộng đoàn mới trên thế giới, vẫn luôn đối thoại với Hội đồng Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha mời gọi các Phong trào và cộng đoàn này hãy duy trì vẻ tươi mát của đoàn sủng, luôn canh tân “mối tình đầu” (Xc Kh 2,4). Thực vậy, với thời gian càng ngày người ta càng bị cám dỗ tự mãn, trở nên cứng nhắc trong các khuôn khổ tuy an ninh nhưng không còn sinh hoa kết trái nữa. Đức Thánh Cha nói: “Tuy sự định chế hóa đoàn sủng, một cách nào đó, là cần thiết cho sự sống còn của đoàn sủng, nhưng không được nuôi ảo tưởng theo đó các cơ cấu bên ngoài có thể bảo đảm hoạt động của Chúa Thánh Linh. Sự mới mẻ trong các kinh nghiệm của anh chị em không hệ tại các phương pháp và hình thức, dù chúng là quan trọng, nhưng hệ tại sự sẵn sàng đáp ứng tiếng gọi của Chúa với một niềm hăng say được đổi mới”.

Điểm thứ hai Đức Thánh Cha nhắn nhủ, đó là các phong trào Giáo Hội và Cộng đoàn mới hãy chống lại cám dỗ muốn thay thế tự do của con người, điều khiển những tự do ấy mà không đợi chúng thực sự trưởng thành. Một sự tiến bộ luân lý hoặc tinh thần đạt được bằng cách dựa trên sự thiếu trưởng thành của con người, chỉ là một thành công bề ngoài và nó sẽ bị chìm đi. Trái lại nền giáo dục Kitô đòi một sự tháp tùng kiên nhẫn, biết chờ đợi thời điểm của mỗi người, như Chúa đang làm với mỗi người chúng ta; kiên nhẫn là con đường duy nhất để thực sự yêu mến và dẫn đưa con người đến một quan hệ chân thành với Chúa”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các Phong trào Giáo Hội và Cộng đoàn mới đừng quên một thiện ích quí giá nhất, dấu ấn của Chúa Thánh Linh, đó là tình hiệp thông. Đây là ơn thánh tột đỉnh Chúa Giêsu đã chinh phục cho chúng ta trên thập giá. Đức Thánh Cha nói: ”Để thế gian tin rằng Đức Giêsu là Chúa, thì họ cần thấy tình hiệp thông giữa các Kitô hữu. Nếu họ thấy những chia rẽ, cạnh tranh và nói hành nói xấu nhau nơi các tín hữu, vì bất kỳ lý do nào đi nữa, thì làm sao có thể loan báo Tin Mừng được? Anh chị em hãy nhớ một nguyên tắc khác: “Hiệp nhất trổi vượt trên xung đột” (Evang. gaudium, 226-230), vì người anh em giá trị hơn nhiều so với những lập trường và địa vị bản thân của chúng ta; Chúa Kitô đã đổ máu vì người anh em ấy.

Đức Thánh Cha cảnh giác rằng: “Tình hiệp thông đích thực không thể hiện hữu trong một phong trào hay trong một cộng đoàn mới, nếu nó không được hội nhập trong tình hiệp thông lớn hơn đó là Giáo Hội Phẩm Trật Mẹ của chúng ta.. Đặc biệt các Phong trào và cộng đoàn được kêu gọi cộng tác để góp phần chữa lành những vết thương do một não trạng phổ biến trên hoàn cầu đặt sự tiêu thụ ở trung tâm gây ra, mà quên Thiên Chúa và các giá trị thiết yếu của cuộc sống”
 
Cách làm video News
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:03 27/11/2014
VietCatholic Video Template




Sau khi đã cài đặt VietCatholic Template trên máy.

Trong Windows Explorer, chúng ta vào trong directory VietCatholic Template.

Click vào file VietCatholic.exe để kích hoạt chương trình.

Chúng ta sẽ đặt tên cho project, chẳng hạn là News.

Rồi chúng ta chỉ định chỗ muốn save cái project này ở đâu.

Chúng ta cũng chỉ định ngày muốn publish video này lên Net. Những chi tiết này về lâu dài giúp chúng ta tìm kiếm rất nhanh các videos.

Sau đó, nhấn nút Create là xong.

Chương trình sẽ tạo ra sub-directory từ cái tên và ngày tháng mà chúng ta chỉ định.

Trong Windows Exporer, chúng ta sẽ thấy, chương trình tạo ra những sub-directories là Audios để chúng ta bỏ những files âm thanh, Backgrounds để chúng ta bỏ những hình ảnh làm nền đàng sau người xướng ngôn viên. Đôi khi chúng ta trình bày một câu chuyện nhưng không có video cho câu chuyện đó, chỉ có mấy tấm hình thì những tấm hình đó sẽ được bỏ vào trong sub-directory Pics. Những videos cố nhiên chúng ta bỏ vào sub-directory Videos và cuối cùng những đoạn thu hình các xướng ngôn viên thì chúng ta bỏ vào sub-directory Talents.

Với cấu trúc chung nhất như vậy thì rất dễ hỗ trợ khi có vấn đề.

Sau khi chúng ta đã bỏ các hình ảnh, audios và videos vào những sub-directories.

Bước tiếp theo là nhấn vào cái project file để khởi động Adobe Premiere.

Cái Template đã sắp đặt mọi thứ để chúng ta có thể edit được ngay.

Chúng ta cần đặt tên lại cho phù hợp. Cái tên này sẽ được dùng khi chúng ta render thành video.

Giờ đây trong sub-directory Talents chúng ta đưa một file vào Adobe Premiere để edit.

Nói chẳng hạn như chúng ta muốn đặt cái file đó ở sau cái clip Start.

Chúng ta sẽ nhấn vào cái clip Start để làm cho nó active.

Giữ phím Shift xuống và nhấn vào nút End để di chuyển đến cuối cái clip ấy.

Chúng ta sẽ drag cái clip 459_001_01 vào vị trí đó, trong khi giữ phím Ctrl xuống để insert, nghĩa là chèn vào vị trí của cursor.

Chúng ta cần cắt đi một đọan trong đó người nữ xướng ngôn viên chưa bắt đầu nói.

Để cursor ở vị trí muốn cắt. Chúng ta chọn con dao lam tức là Razor tool rồi nhấn vào chỗ nó.

Click vào cái đoạn cần bỏ, right click để hiện ra menu, chúng ta sẽ chọn Ripple Delete để xóa đoạn đó đi.

Bước tiếp theo là chúng ta sẽ thay cái màn mầu xanh bằng một background khác.

VietCatholic Template đã setup sẵn một số Presets.

Đầu tiên, chúng ta chọn trong Presets cái Four Point Garbage Matte Preset, drag nó vào cái clip đang edit.

Một đôi khi chúng ta phải chỉnh lại các tọa độ để khỏi cắt phạm vào người xướng ngôn viên.

Sau đó, chúng ta drag tiếp một cái Preset nữa là Ultra Key Preset.

Chúng ta cần kiểm tra lại xem cái background có bị bóc hoàn toàn hay không. Chọn Alpha Channel nếu chúng ta thấy một mầu trắng không có những đốm đen như thế này là OK. Nếu có những đốm đen thì ta chỉnh cái Transparent, Highlight và Shadow cho đến khi không còn đốm đen là được.

Bước tiếp theo chúng ta drag vào trong Adobe Premiere một cái file background.

Nâng cái video clip lên một layer khác để chèn cái background bên dưới.

Sắp xếp lại chút đỉnh nữa là được.

Audio




Video




Chuyển đổi từ 4:3 sang 16:9




Render thành videos