Ngày 26-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Làm theo Lời Chúa trong mọi việc: để đón Chúa quang lâm
Lm. Jude Siciliano, OP
06:05 26/11/2009
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG (C)

Gr 33:14-16, 19b; Tv 25; 1 Tx 3: 12-4:2; Lc 21: 25-28, 34-36

Mỗi khi chúng ta không trả lời được một câu hỏi nào thì chúng ta thường nói “Chỉ có Chúa mới biết!”. Như câu hỏi “đội banh nào sẽ thắng?” hay “chừng nào anh John mới bỏ hút thuốc?”.

Bây giờ vào mùa Vọng, chúng ta có biết bao câu hỏi về đủ thứ chuyện. Như: “Bao giờ công bình sẽ đến trên mặt đất này?” hay “bao giờ chiến tranh mới chấm dứt, và bao giờ người ta mới từ chối vủ khí chiến tranh để làm dụng cụ nông nghiệp?” hoặc “bao giờ Chúa Kitô mới trở lại trần gian này để mở rộng Nước Trời?”. Rồi chúng ta sẽ trả lời “chỉ có Chúa mới biết!”. Chúng ta không có những câu trả lời cho các câu hỏi này. Nhưng, Thiên Chúa biết Người sẽ làm gì để sự dữ không còn xuất hiện. Thế giới tránh khỏi tính bạo lực độc ác.

Phúc âm hứa là Chúa Giêsu sẽ trở lại. Có người đã tìm cách dùng toán học, hay các phương tiện khác để tiên đoán ngày Chúa Giêsu sẽ trở lại. Những người đó chắc đọc phúc âm ngày hôm nay, và họ nghĩ đến những hiện tượng xảy ra như: động đất, sóng thần, dịch cúm, mặt trời mặt trăng có nhật thực và nguyệt thực v.v… rồi chắc họ tiên đoán ngày Chúa Giêsu trở lại trần gian này. Họ sai lầm, vì chúng ta vẫn còn chờ đợi. Sách Kinh Thánh tả ngày Chúa Giêsu trở lại trần gian không bởi tiên đoán dựa vào toán học. Trái lại, sự trở lại của Chúa Giêsu tả trong Kinh Thánh là để cho chúng ta niềm hy vọng, và chúng ta phải làm gì trong lúc chờ đợi ngày đó.

Giáo hội tiên khởi của thánh Luca sống những ngày bắt bớ đau khổ trong đức tin, và các tín hữu mong mỏi ngày Chúa Giêsu trở lại trần gian này. Nhưng họ thất vọng. Nếu Chúa Giêsu trở lại, có lẽ các tín hữu thời đó sẽ nói với những người khác là “đấy các bạn thấy không, chúng tôi đã nói với các bạn rồi mà”. Và họ sẽ không có vẻ sống đức tin một cách ngây ngô nữa. Họ phải kiên trì trong đức tin vượt qua bao nhiêu thử thách, như bắt đạo, chế dễu, và ngay cả những khi họ bị mất niềm tin.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta vẫn còn chờ đợi. Đức tin của chúng ta có vẻ ngây ngô đối với một thế giới thiếu đức tin? Còn đối với các đồng nghiệp, bạn bè láng giềng, và gia đình chúng ta thì sao? Nếu Chúa Giêsu không trở lại sớm thì chúng ta làm sao làm chứng đức tin chúng ta đối với kẻ khác? Ngay khi Chúa Giêsu chưa trở lại trần gian để chấm dứt mọi sự, thì chúng ta còn có một dấu chỉ minh chứng là Chúa Giêsu đang ở với Giáo Hội Ngài. Đó là mỗi khi các đồ đệ Ngài thực hiện những hành vi đặc biệt như: tha thứ cho kẻ khác, dâng hiến đời họ để săn sóc người nghèo khổ và tật nguyền, thách đố quyền uy trong thế gian để xây dựng hòa bình, chia sẻ của cải mình với kẻ khác, xây dựng một gia đình trong những điều kiện khó khăn, lên tiếng kêu gọi giới chức cầm quyền thực hiện luật pháp công bằng, hay đấu tranh để thành lập quỷ bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo v.v….

Chúng ta có thể sống theo những điều Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc âm hôm nay: “Anh em hãy đứng thẳng, ngẩng đầu lêu… Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn…” cho đến ngày Chúa Giêsu trở lại. Và đó là dấu hiệu sự hiện hữu của Ngài trong thế giới này qua thành quả của các đệ tử của Ngài. Và như lời Chúa Giêsu đã dạy, chúng ta hãy tỉnh thức trong cách sống đức tin sao cho giống với lời rao giảng đức tin trong nhà thờ ngay hôm nay.

Sự chờ đợi đó có làm cho chúng ta chán nản, hay cảm thấy bị bỏ rơi không? Đâu là những dấu chỉ làm rõ về sự trở lại của Chúa Giêsu? Chúng ta hãy mở mắt đức tin để nhìn chung quanh chúng ta như: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị, bà Dorothy Day lập phong trào bênh vực giới lao động ở Nữu Ước, Đức Tổng Romero bênh vực người nghèo ở Trung Mỹ, các nữ tu Maryknoll bị giết ở Nam Mỹ v.v… (thêm vào đấy đời sống Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Cha Lý, Đức Tổng Kiệt v.v…). Đó là đời sống của vài Kitô Hữu, như những dấu chỉ đã mô tả trong Phúc âm về sự trở lại của Chúa Giêsu. “Và rồi sau đó, thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến”.

Hằng ngày các Kitô Hữu sống chứng nhân trong yên lặng mà vẫn đầy “vinh quang”, về sự hiện hữu của Chúa Giêsu trong Giáo Hội. Chúng ta sống ơn gọi làm đệ tử, mong sao lối sống của chúng ta chứng tỏ Nước Trời đang ở giữa chúng ta. Nếu tất cả chúng ta sống trung thành với đức tin, và với ơn gọi làm đệ tử Chúa Giêsu trong đời sống hàng ngày thì nó sẽ trở nên một sức mạnh làm thay đổi thế giới này. Và sự trở lại của Chúa Giêsu sớm hơn chăng? “Chỉ có Chúa mới biết!” Nhưng, điều đó chứng minh Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta.

Chúa Giêsu đã nói “…các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển”. Ngay cả những vật trong vũ trụ mà chúng ta nghỉ là vững chắc, cũng bị lay chuyển. Như những điều chúng ta biết chắc là ngày rồi đến đêm, rồi lại ngày trở lại v.v… sự luân chuyển chắc chắn ấy cũng sẽ bị lay chuyển. Những người gặp những kinh nghiệm khủng khiếp trong đời họ thường cho biết là họ cảm thấy lộn xộn như: không ngủ ban đêm được, cứ cảm thấy lo lắng tận trong xương tủy họ nên họ lẫn lộn ngày và đêm. Thánh Luca cho chúng ta biết là sự lộn xộn lay chuyển ấy sẽ đến trong toàn vũ trụ “người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu”. Nhất là một địa cầu làm “muôn dân sẽ lo lắng hoang mang…”. Vũ trụ sẽ không còn có thứ tự nữa, và sự lo lắng hoang mang sẽ bao trùm tất cả chúng ta và làm chúng ta không trông thấy “Con Người đến” và đang ở giữa chúng ta.

Thế giới có thể bị sụp đổ như Chúa Giêsu đã nói, nhưng có lẽ không vì những tai họa, nhưng vì sự điên rồ của loài người như: càng ngày càng có nhiều nước tìm vũ khí hạt nhân để thách đố nhau, sự thách đố của những kẻ khủng bố; tầng ozon ngày càng bị mỏng đi; nước sông hồ ngày càng ô nhiễm, và cá biển bị chết bớt đi v.v… Chúng ta có thể biết trước chương trình Thiên Chúa dự trù cho ngày cùng tận, mặc dù chúng ta tìm mọi cách để phân tích những bài văn cùng tận trong Kinh Thánh. Nhưng mỗi cá nhân chúng ta, mỗi đoàn thể chúng ta có thể giúp chặn đứng sự hủy diệt xã hội loài người. Chúng ta có thể cùng nhau chung sức với tất cả những người có thiện tâm bảo vệ sự sống của muôn loài vật trên địa cầu này.

Những gì Phúc âm báo trước rõ ràng là, cá nhân hay vũ trụ rồi sẽ đến ngày cùng tận. Chúng ta hãy tỉnh thức “đứng thẳng, ngẩng đầu lên trước Con Người”. Chúng ta phải bền vững trong đức tin và luôn hướng về Chúa Kitô. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa nắm mọi quyền uy trong vũ trụ, không phải chỉ ngày cùng tận mà thôi, nhưng Ngài nắm quyền uy trong từng ngày chúng ta sống cho đến ngày “Con Người trở lại”. Và đến ngày đó lòng tin của chúng ta vào Thiên Chúa sẽ được chứng tỏ. Trong khi chờ đợi, chúng ta không bị sự dữ đánh bại, hoặc các điềm lạ trong vũ trụ làm lay chuyển chúng ta như ngôn sứ Giêrêmia đã bảo. Có lẽ vì thế thánh Luca không nói nhiều đến phần tiêu cực, nhưng nói nhiều đến sự ving quang của ngày Chúa Kitô trở lại.

Hôm nay Thánh Luca giúp chúng ta hướng về tương lai khi lời hứa của Thiên Chúa sẽ được thực hiện và Chúa Giêsu sẽ trở lại. Nhưng chúng ta không nên sống trong tương lai, mặc dù các ngày trước lễ Chúa Giáng Sinh là những ngày làm chúng ta phải bận rộn vì sửa soạn mừng lễ. Trái lại, chúng ta phải hy vọng về tương lai, mỗi ngày chúng ta hãy hành động hướng về sự trở lại của Chúa Giêsu trong mọi việc, mọi thử thách trong cuộc sống của chúng ta.

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP
 
Tỉnh thức và cầu nguyện
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:07 26/11/2009
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C

Lc 21, 25-28.34-36

Vẫn như có một cái gì đó thật lạ lùng, kỳ diệu và hết sức thực tế khi mùa Vọng lại trở về, năm Phụng vụ cứ vần xoay như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Tuy nhiên, mùa Vọng nhắc nhớ nhân loại, nhắc nhớ mỗi người chúng ta về việc Con Thiên Chúa đến lần đầu tiên, đồng thời mời gọi chúng ta chuẩn bị lần đến cuối cùng của Người. Ngày ấy chúng không biết lúc nào, giờ nào. Nó đến thật bất ngờ như “ Chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất “ ( Lc 21, 35 ). Vâng, giữa hai lần Chúa đến, đã có biết bao lần Người đến bất ngờ: đó là ngày tận cùng của mỗi người chúng ta.

Sống trên trần gian, chúng ta cứ lầm tưởng Chúa đến phải có những hiện tượng kinh hãi, phải có thiên tai, động đất, sóng thần, giông tố, bão bùng, giặc giã thì Chúa mới đến. Nhiều lần chúng ta cứ nghĩ rằng Chúa đến, tinh tú, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao phải thay đổi, thì lúc đó chúa mới đang đến! Xưa nay trên thế giới, con người vẫn thường lạm dụng những thị kiến, những điềm thiêng dấu lạ để minh chứng Chúa đang đến. Có những giáo phái dùng những dấu lạ, những điều hì hỡm để dọa nạt, để chứng minh Chúa đang đến. Người ta cứ lầm tưởng Chúa đến như thời Cựu ước: Ngài đến trong cột mây, cột lửa; Ngài đến trong bão táp, giông tố vv…Chẳng thiếu gì Kitô hữu tưởng rằng tin là sợ hãi, tin vì sợ Chúa phạt, Chúa gửi tai ương, hoạn nạn đến để giáng phạt con người, giáng phạt loài người vì con người đã quên Ngài vv và vv…Con người cứ lầm tưởng Chúa thích gây thù, gây oán. Do đó, họ đâm ra sợ sệt trước tình thương vô biên của Chúa giầu lòng xót thương. Thực tế, Chúa là nguồn mạch sự sống. Ngài không tru diệt, không tàn sát, không giáng phạt theo sự suy nghĩ thô thiển của chúng ta. Ngài không cần phải làm thế mới chứng tỏ Ngài đang có mặt. Con người nhiều khi cứ tưởng rằng Chúa hiện ra trong những biến cố hãi hùng và họ chỉ có thể nhận ra Ngài trong lo âu sợ hãi. Chúa Giêsu đã mượn những hình ảnh tai ương, hoạn nạn trong nền văn chương thế mạt, cánh chung không phải để Ngài loan báo ngày tận cùng của thế giới, của muôn loài muôn vật nhưng là để loan báo, công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Chúa mời gọi mọi người “hãy đứng thẳng và ngẩng cao đầu", tỉnh thức trước cửa nhà mình để đón Chúa đến bởi vì Ngài đang đến một cách bất ngờ, không ai biết, không ai đoán trước được.

Chúa bảo con người phải luôn chuẩn bị sẵn sàng.Chúa nói rõ ba việc phải làm: giữ mình, tỉnh thức và cầu nguyện. Khi thực hiện ba điều trên, ngày Chúa đến lần thứ hai cũng là ngày tận thế, ngày chung thẩm, ngày Thiên Chúa biểu dương quyền uy của ngài, đồng thời cũng là ngày Thiên Chúa phán xét, phân xử cách hết sức công minh về cuộc sống của mỗi người ở trần gian này. Do đó, mỗi người phải chuẩn bị cho mình một sự nghiệp xứng đáng ở đời này. Nếu, mọi người luôn “ Tỉnh thức và cầu nguyện”( Lc 21,36 ), luôn sẵn sàng, thanh thản, thanh thoát, thì việc Chúa Kitô đến lại sẽ là một bất ngờ thú vị. Ngày đó, khi đã sẵn sàng, tỉnh thức, chúng ta sẽ không phải lo lắng, hoang mang, sợ hãi trước cảnh biển gào sóng vỗ, gió thét ( Lc 21,25 ), con người sẽ không sợ hãi đến nỗi hồn phiêu phách lạc ( Lc 21,26 ), nhưng thực tế, con người sẽ đứng thẳng và ngẩng cao đầu ( Lc 21, 28 ), vì con người sắp được Thiên Chúa ban ơn cứu rỗi, ban hạnh phúc nước Trời.

Mùa vọng giúp chúng ta kiểm điểm lại cuộc sống của mỗi người, đánh động lương tâm của mỗi người để mỗi người biết hồi tưởng suy nghĩ, quay về với lòng mình, quay về với con người của mình nhìn vào Chúa mà bắt chước noi theo, nhìn lên Chúa để nhận ra Chúa đang đến với mình.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tỉnh thức và cầu nguyện để khi Chúa đến bất ngờ chúng con nhận ra Chúa. Amen.
 
Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình
LM Inhaxiô Trần Ngà
06:53 26/11/2009
Chúa Nhật I Mùa Vọng năm C (Luca (21, 25-28. 34-36)

Theo Kinh Thánh, Sam-son là vị thủ lãnh của Dân Do-thái, có sức mạnh phi thường, trở thành nỗi kinh hoàng cho quân Phi-li-tinh.

Ngày nọ, với hai bàn tay không, Sam-son anh dũng chống cự lại một con sư tử gấm và xé xác nó ra khi nó bất thần lao vào tấn công ông.

Có lần bị quân Phi-li-tinh vây chặt tư bề, trong tay không một tấc sắt, Sam-son may mắn chộp lấy một chiếc xương hàm của con lừa gần đó và dùng vật nầy như khí giới quật chết rất nhiều đối thủ xông vào tấn công ông. Sức mạnh kinh hồn của Sam-son làm cho quân Phi-li-tinh vô cùng khiếp sợ.

Khi không thắng được Sam-son bằng sức mạnh, người Phi-li-tinh tìm cách diệt ông bằng mưu kế. Một chiếc bẫy được giương ra: đó là nàng Đa-li-đa, một thiếu nữ Phi-li-tinh có nhan sắc mặn mà và đầy lôi cuốn. Cô nàng đến với Sam-son và chiếm lấy trái tim anh. Đa-li-đa gạn hỏi Sam-son do đâu anh có sức mạnh phi thường. Được Sam-son tiết lộ cho biết sức mạnh có liên hệ đến mái tóc, khi nào tóc bị cắt đi thì sức lực anh không còn.

Biết thế, Đa-li-đa lén cắt tóc Sam-son trong khi anh ngủ rồi báo tin cho các thủ lĩnh Phi-li-tinh. Quân Phi-li-tinh xông đến tóm lấy anh, xiềng anh lại bằng những sợi xích đồng, tàn nhẫn khoét đôi mắt anh và bắt anh ngày ngày kéo cối xay (xay lúa) như một con trâu ngoan.

Một Sam-son vạm vỡ với sức mạnh kinh hồn tay không quật ngã và xé xác con sư tử gấm to lớn, một thủ lãnh bách chiến bách thắng từng làm cho quan quân Phi-li-tinh phải táng đởm kinh hồn, giờ đây trở thành một tù nhân mù loà, tay chân phải mang xiềng xích, trở thành một tên nô lệ ngày ngày cúi đầu làm thân trâu ngựa nhẫn nhục thay trâu bò kéo cối xay!

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! Chỉ vì không sáng suốt tỉnh táo trước mưu độc của quân thù, vì thiếu tỉnh thức nên Sam-son đã sa vào cạm bẫy và lãnh lấy hậu quả vô cùng đau thương.

Cá thì dễ ươn, thây ma mau thối, con người dễ hư!

Một thực tế đau lòng là so với các đồ vật khác, thì con người dễ bị hư hỏng suy sụp hơn nhiều. Một ngôi nhà xây dựng sơ sài cũng có thể đứng vững trước giông tố và tồn tại đến cả chục năm. Một con thuyền mong manh ọp ẹp cũng thách thức được với sóng gió suốt nhiều năm tháng dài. Một cái bàn, cái tủ được sử dụng cả năm chục năm vẫn còn tốt, có khi càng lâu năm thì càng lên nước và đáng quý hơn. Trong khi đó, con người tuy là tạo vật thượng đẳng nhưng rất mỏng dòn yếu đuối, dễ thối dễ hư!

Thảm kịch Sam-son tuy đã xưa nhưng cho đến hôm nay vẫn mang tính thời sự vì nó vẫn tiếp diễn trong cuộc đời con người dưới nhiều dạng thức khác nhau. Hằng ngày báo chí và truyền hình thuật lại vô số cảnh đời sa đoạ dưới nhiều hình thức: người thì suy sụp vì ma tuý, người thì sa đoạ vì gian dâm, vì men rượu, vì lợi, vì tiền, vì nhiều hình thức đồi truỵ khác...

Mọi lứa tuổi, mọi thành phần, ngay cả một số những cây cao bóng cả trong xã hội cũng như trong các tôn giáo vì thiếu tỉnh thức nên cũng bị sa ngã, bị lún sâu xuống bùn.

Người ta thường bảo: "khôn ba năm, dại một giờ", nhưng có khi khôn đến năm mươi năm, bảy mươi năm rồi cũng hoá dại trong một giờ! Cá thì dễ ươn, thây ma mau thối, con người dễ hư. Đáng sợ thay!

Lời Chúa hôm nay nhắc bảo chúng ta: "Anh em hãy tỉnh thức và hãy cầu nguyện luôn!. .. hãy đề phòng, đừng để cho lòng trí mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em". Còn thánh Phao-lô thì cảnh báo: "những ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã" trong nay mai. (I Corinto 10,12)

Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình.

Con người trở nên cao quý là do phẩm chất cao đẹp của mình. Một người dù nghèo xác nghèo xơ, nhưng có tâm hồn cao thượng và phẩm chất tốt, thì vẫn là người có giá trị cao, đáng được mọi người mộ mến. Chỉ có tội lỗi và chỉ có tội lỗi mà thôi mới có thể làm tiêu tan giá trị và phẩm chất cao đẹp của con người.

Mỗi người chúng ta quý giá hơn những viên kim cương đắt giá nhất trần gian, nhưng có khác với kim cương là con người lại có thể bị thoái hoá, biến chất, trở thành như một viên sỏi tầm thường bất cứ lúc nào.

Vì lúc nào con người cũng mê muội và dễ chìm đắm, thế nên lời nhắn nhủ "hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn!... Hãy đề phòng chớ để lòng mình ra nặng nề u tối... là một tiếng chuông cảnh tỉnh luôn luôn cần.

Lạy Chúa, biết đến bao giờ Lời Chúa mới cảnh tỉnh được con và lôi con ra khỏi vũng lầy êm ái?
 
Thơ: Mưa Giêsu
Trầm Thiên Thu
06:56 26/11/2009
MƯA GIÊSU

Mưa không của riêng ai
Tưới mát cho tất cả
Dù thân quen hay lạ
Vĩ đại hoặc thấp hèn

Mảnh đất con khô cằn
Khát khao Mưa tưới gội
Đời mang nhiều vết tội
Xin rửa sạch, Mưa ơi!

Thiếu một giọt Mưa Trời
Cả đời con hạn hán
Rửa sạch mọi thù oán
Là giọt Mưa Giêsu

LỜI NGUYỆN MÙA ĐÔNG

Lạy Thiên Chúa, Đấng muôn trùng cao cả
Ngài vĩnh viễn chí thiện và chí minh
Suốt thiên thu vẫn nhất mực công bình
Và thấu suốt nỗi lòng con trăn trở

Ngài nghèo khó để con được giàu có
Ngài lạnh lẽo để con được ấm lòng
Con hạnh phúc chan hoà giữa đêm đông
Dù đường đời vẫn còn nhiều gian khó

Những nỗi lo cứ đè nặng tim nhỏ
Lời hoàng hôn sao buồn quá, Chúa ơi!
Bình minh qua, đời con xế chiều rồi
Nặng hai vai: bên thơ và bên nhạc

Nửa đời qua là những bước lưu lạc
Nửa còn lại là hoài vọng thiên thu
Con dõi tìm chỉ một lối đi về
Nhưng, Chúa ơi, con tìm mà chưa gặp

Xin dẫn con đi về hướng sự thật
Gặp được Ngài là gặp được chính con
Để đời con: một viên-đá-cuội-mòn
Được nghỉ ngơi sau khi lăn nhiều dốc.

TUỔI TIN YÊU

Gieo lời vào chốn trầm luân
Nảy mầm cứu rỗi ai buồn thương đau
Phúc âm thu hoạch ngọt ngào
Tình xanh mượt đỉnh non cao muôn đời
Hồng ân ngời sáng khắp nơi
Xóa sạch lầm lỗi – Lòng người nhẹ lâng
Quên ngày nghiệt ngã bàng hoàng
Từng bước thăng trầm đoàn tụ tin yêu
Niềm vui toàn xá cao siêu
Ngụ ngôn dẫn nhập sớm chiều ca dao
Trái tim thanh thoát vút cao
Xác hồn hòa hợp cao rao Danh Ngài
Thánh ca vọng mãi tương lai
Suối nguồn thánh hóa mát ngày ăn năn
Đôi tay bác ái bình an
Vai choàng thánh thiện trắng ngần ttâm tư

NỖI LÒNG

Nguyện cầu liên lỉ ngày đêm
Mà sao Chúa vẫn lặng im, không lời?
Nhân sinh yếu đuối phận người
Vẫn tin-cậy-mến Chúa Trời chí nhân
Đôi khi lòng chợt phân vân
Xác hồn ray rứt bần thần giằng co
Sớm chiều trĩu nặng nỗi lo
Ngước trông xin Chúa độ trì mà thôi
Bỏ Ngài con biết theo ai?
Dù con bất xứng – Xin Ngài xót thương!

Mùa Vọng 2009
 
Thơ: Đường Tình Yêu
Lâm Huyền Vi
07:02 26/11/2009
Tuổi thơ ơi! Sao cỏ mực nhọ nồi?
Nở ven rừng, đứng ngồi rồi đi chơi
Cuộc đời cỏ hoa, đất cát hiền hòa
Áo quần từ thiện, nụ cười ngô khoai

Một hai, hai một, hai một, một hai…..
Bàn chân không, em chậm bước tương lai
Như chim non trong bụi gai xoải cánh
Con bò cười trong bát ngát mộng lành

Nuba ơi! Sao Nuba không mầu? (*)
Hoa vẫn tươi hương trời xanh cỏ lá
Dòng nước trôi xuôi cổ thác đầu gềnh
Định mệnh nào phủ sóng dạt bờ đau

Chốn ngậm ngùi lạc miền đất lạ xa
Giữa đồng không mất hút chòi rơm rạ
Vài chiếc ghế, cái bàn, cây có tuổi
Bụi thời gian rơi lặng cõi lụi tàn

Lòng tự hỏi mây ngàn sông núi biển
Lũ chim muông, khe suối, truông rẫy nương
Từng hạt sa, đám cỏ lót đường mòn
Đã bao đời hoang lãnh chốn hư không?

Mục tử ơi! Khôn cùng ơn Chúa Cả
Nghìn trùng xa ngày cũ phố quán nhà
Hồn tận hiến hành trình thân lúa miến
Tìm lạc chiên tản mác khắp mọi miền

Chúa Là Đường ánh dương soi chiếu rạng
Vạn sự nan khai mở lối tinh khôi
Nguyện nắng thơm để đồi hoa kết trái
Cha mẹ về tay nặng bé ngủ êm

Nuba ơi! Sao Baboa một bóng? (**)
Buồn tịch liêu để vui hội trùng phùng
Đời cỏ úa nuôi mầm đầu nhiên hậu
Đường tình yêu là dấu chỉ nhiệm mầu.

Ngày 25-11-2009

(*) Nuba: tên một vùng đất thuộc Phi Châu
(*) Baboa: cây cổ thụ ở Phi Châu
 
Chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ lịch sử
Pm. Cao Huy Hoàng
10:13 26/11/2009
Suy niệm CN I Vọng C 2009

Cuộc gặp gỡ lịch sử có một, chưa có hai, trong trần gian là cuộc gặp gỡ của Con Thiên Chúa thánh thiện vô cùng gặp nhân loại trầm luân tội lỗi.

Nhân loại ra u mê ám muội vì bị tội lỗi chế ngự, bị Satan khống chế. Và khi bị Satan đọa đày trầm luân trong tội lỗi, thì không dễ gì con người nhận ra tín hiệu về việc có một Thiên Chúa, hay có một Con Thiên Chúa nào cả.

Vì thế, để chuẩn bị cho cuộc gặp tận mắt, nghe tận tai, tận tay sờ đụng nầy, Thiên Chúa đã dày công và kiên trì biết bao để chuyển hóa lòng dạ con người. Khởi đi từ những mạc khải cho con người biết có Thiên Chúa là Cha toàn năng và yêu thương. Rồi đến mạc khải mở lòng mở trí cho nhân loại biết ý định của Thiên Chúa muốn cứu chuộc con người. Tuy nhiên, dễ gì chuyển hóa! Vì con người thích sống trong u mê, hơn khôn ngoan, thích tăm tối hơn ánh sáng, thích dìm mình trong bất công gian dối, hơn là sống trong công lý, trong sự thật. Nhưng, Thiên Chúa toàn năng không bao giờ chào thua mưu lược của Satan ma quỉ. Sáng kiến tuyệt hảo của tình yêu Thiên Chúa là thành lập một Dân Riêng cho Ngài. Từ đó, Ngài chuyển hóa tâm trí con dân của Ngài từ u mê tăm tối luôn hướng về điều gian ác bất chính bất công thành lòng khát khao điều công chính thiện hảo; chuyển hóa từ cái vô tri về Thiên Chúa đến lòng dạ ngưỡng vọng Đấng Thần Linh, và nhất là, chuyển thành lòng khát khao, nỗi mong chờ một Đấng Cứu Thế.

Lòng khát khao, nỗi mong chờ ấy làm thành một mùa vọng kéo dài trong thời gian. Không ai dám biết thế nào là đủ, tới bao giờ mới đủ. Nhưng có thể biết là sẽ đến ngày “Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít; Người sẽ trị nước theo lẽ công bình chính trực”. Và ngày ấy: “Giu-đa sẽ được cứu thoát, Giê-ru-sa-lem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: "ĐỨC CHÚA là-sự-công-chính-của-chúng-ta! (Gr 33,15-16).

Chỉ có Thiên Chúa, và lòng yêu của Ngài mới định được lúc nào là thời gian viên mãn để gọi được là “lúc thuận tiện, giờ cứu độ”.

Và cuối cùng, cuộc gặp gỡ lịch sử, cuộc gặp gỡ được mong đợi – cả từ hai phía, trời cao và đất thấp- đã diễn ra, khi:

“Công Lý nở hoa từ mặt đất,
Hòa Bình ngó xuống tự trời cao!”

Như vậy, điều kiện để con người được sống trong nền hòa bình vĩnh cửu của Thiên Chúa, là, con người phải sống trong công lý.

Mùa vọng của Dân riêng Thiên Chúa trong cựu ước đã mở ra với việc chuyển hóa tâm trí, để lòng khát khao nên công chính của nhân loại và mùa vọng ấy trở thành mùa chuyển tiếp giữa Cựu ước và Tân ước với ơn Hòa Bình của Thiên Chúa Giáng Sinh- Cuộc gặp gỡ lịch sử, lần thứ nhất.

Mùa vọng của Giáo Hội Công Giáo hôm nay lại là mùa chuyển tiếp giữa cuộc lữ hành trần gian với việc Chúa Kitô lại đến, làm thành cuộc gặp gỡ thứ hai – cuộc gặp gỡ mà con người phải trình diện với Thiên Chúa.

Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai, Thánh Phaolô khuyên các tín hữu gia tăng tính tích cực của đời sống công giáo: “Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giê-su, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người”. (1 Tx 3,12)

-Còn Chúa Giêsu, Ngài cảnh báo về những “điềm lạ…, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang…, Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc…, Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến”. Ngài khuyên “hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc." “đừng quá bám víu vào những thực tại trần gian, nhưng hãy hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Lc 21,25-28.34-36)

Cũng như trong thời Cựu ước, không ai có thể định được thời gian cho Thiên Chúa lại đến, và rõ ràng càng không định được cuộc trình diện lịch sử của đời mình trước Thiên Chúa. Nhưng để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp gỡ ấy, Chúa Giêsu bảo: “hãy tỉnh thức và cầu nguyện”.

Nếu điều kiện của lần gặp gỡ thứ nhất là sống công chính, thì điều kiện của lần thứ hai cũng vậy. Đời sống công chính phải được thực hiện cách triệt để. Để sống công chính, phải tỉnh thức trước những nguy cơ chia cắt con người ra khỏi Thiên Chúa, ra khỏi vòng tay và ánh mắt của Ngài, ra khỏi sự công chính của Đức Chúa. Mà muốn được như thế, chắc chắn con người phải kết hợp từng ngày, từng giờ, kết hợp liên lỉ với Đấng Sẽ Đến- Đấng đã soi Đường Công Lý, Đấng là Sự Thật- ngay trong lúc nầy, không chờ đợi một lúc nào khác. Sự kết hợp dần dần nên toàn vẹn, làm thành một cuộc tỉnh thức và cầu nguyện chuẩn bị chu đáo cho lần gặp gỡ thứ hai chắc chắn sẽ xảy ra. Thánh Phaolô nói: “ Anh em đừng lo lắng gì hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hãy trình những ước vọng lên cùng Thiên Chúa, bằng kinh nguyện với lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ”. (Pl 4,16).

Chung quanh mỗi chúng ta, người bán hàng rong, em bán vé số, người già trên giường bệnh, kẻ túng thiếu kẻ nợ nần, kẻ bị nhục mạ, oan sai, người bị chỉ trích, chê bai, hoặc người bị cách ly, khai trừ, tẩy chay….. họ đang âm thầm trình lên Thiên Chúa những ước vọng, nhưng cũng không quên tín thác khẩn cầu và chân thành cảm tạ. Họ đang sống trong một mùa vọng của đời mình bằng sự kết hợp toàn vẹn với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.

Ngay từ sáng sớm, họ thầm nguyện:

“Lạy Chúa Giêsu
Một ngày mới đang mở ra trước mắt con. Mỗi ngày là một bất ngờ. Con không rõ những gì sẽ xảy đến cho con, nhưng con biết chắc mình được sống trong vòng tay yêu thương của Chúa, nên con thấy vui tươi và bình an.
Mỗi ngày là một quà tặng của Chúa. Cả niềm vui lẫn nỗi buồn, cả thành công và thất bại, tất cả là quà tặng của tình yêu, tất cả đều dưa con tới gần Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, con muốn dang tay chào đón ngày mới. Con muốn tận dụng từng giây trong ngày đẻ tôn vinh Chúa, để phuc vụ tha nhân và phát triển con người mình.
Ước gì con luôn sống dưới ánh mắt Chúa và để Chúa làm chủ mọi tư tưởng, lời nới việc làm của con. Và ước gì khi đêm về, con có thể tự hào mình đã biến hôm nay thành quà tặng để dâng lại cho Chúa. A men. (Kinh sáng - Rabbouni)

Và bất cứ giờ nào trong ngày, họ cũng có thể kính cẩn dâng hiến cho Thiên Chúa như một lời cảm tạ, như của lễ tạ ơn:

Lạy Cha, con phó mình con trong tay Cha.
Xin hãy làm nơi con mọi sự đẹp ý Cha.
Cha làm chi mặc lòng, con cũng cảm ơn Cha.
Con sẵn sàng luôn luôn.
Con nhận lãnh tất cả,
miễn ý Cha được làm trọn nơi con, nơi tất cả mọi loài Cha tạo dựng.
Con chẳng mong chi khác nữa.
Lạy Cha là Chúa Trời con,
con phó thác linh hồn con trong tay Cha.

Lạy Cha với tất cả Tình Yêu của lòng con
Vì con mến Cha
Và vì mến Cha,
nên con thấy cần phải hiến thân con,
phó trót mình con trong tay Cha,
không do dự đắn đo,
song, vô cùng tin cậy,
vì Cha là Cha của con.
(Kinh dâng hiến - Charles de Foucauld)

Lạy Chúa, Mùa Vọng lại đến với chúng con. Xin cho chúng con biết tỉnh thức và cầu nguyện bằng việc sống kết hợp từng phút giây với Chúa Giêsu, để nên xứng đáng trong cuộc gặp gỡ chính Ngài, Đấng Sẽ Đến, trong lần gặp gỡ lịch sử lần thứ hai. A men.
 
Chúa đến
Lm JB Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
10:16 26/11/2009
Chúa Nhật I Mùa Vọng C (Dn 33, 14-16; 1Th 3, 12-4, 2; Lc21, 25-28. 34-36)

Mỗi khi dâng Thánh lễ, người tín hữu tuyên xưng: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho đến khi Chúa đến”.

Rất có thể, lời tuyên xưng vừa nêu được lập đi lập lại nhiều lần sẽ thành thói quen.

Mùa Vọng chính chính là dịp người tín hữu được nhắc nhở chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến. Nhờ vậy họ sẽ ý thức hơn việc tuyên xưng đức tin của mình.

I. CHÚA ĐÃ ĐẾN

Từ xa xưa ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã loan báo trước ngày Chúa đến:

“Trong ngày ấy, vào thời đó Ta sẽ cho mọc lên một mần non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít. Người sẽ trị nước theo lẽ công bình chính trực. Trong ngày ấy Giu-đa sẽ được cứu thoát, Giê-ru-sa-lem sẽ an cư lạc nghiệp” (Bài đọc I: Gr 33, 15-16).

Quả thật, lời ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã được ứng nghiệm. Khi thời gian tới hồi viên mãn Thiên Chúa đã sai Con của Người đến thế gian sinh làm con người đàn bà và cứu chuộc những ai dưới lề luật, hầu cho họ nhận được ơn làm nghĩa tử (x. Gl 4, 4).

Vào trần gian Chúa Giê-su Con Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ con người cách toàn diện. Người làm cho: người chết sống lại, người bị quỉ ám được giải thoát, người què đi được, người mù xem thấy, người phong hủi được sạch, người điếc được nghe,… người nghèo được đón nhận Tin Mừng cứu độ.

Chúa đã đến thế gian, chia sẽ thân phận kiếp con người. Khi tình yêu đến đỉnh điểm Người đã bước lên thập giá, hy sinh thân mình và đã phục sinh trở nên nguồn ơn cứu độ.

Chuyện không dừng lại ở đấy, trước khi rời thế gian về với Cha, Người đã hứa với các môn đệ: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20).

Vậy là, Chúa vẫn đang đến với con người.

II. CHÚA ĐANG ĐẾN

Chúa vẫn đang đến với con người qua nhiều cách thế quyền năng. Lòng tin mách bảo, Chúa vẫn đang đến qua lời Chúa và qua những bí tích.

Ngày ngày qua Hội Thánh, Chúa ban lời của Người cho nhân loại: Lời Chúa là ánh sáng, là ngọn đèn chiếu soi dẫn lối tâm linh (x. Tv 118, 105); Lời Chúa sửa dạy, giáo dục người tín hữu trở nên công chính (x. 2Tm 3, 16)… Thánh Giê-rô-ni-mô kinh nghiệm: “Không biết Kinh Thánh cũng không biết uy lực của Thiên Chúa. Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki-tô”.

Ngày ngày, qua những bí tích Hội Thánh cử hành, Chúa vẫn đang đến với nhân loại để: ban ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa, ban ơn Chúa Thánh Thần thêm sức mạnh cho sống đời tín hữu, ban Thánh Thể nuôi dưỡng tâm hồn, giao hòa con người với Thiên Chúa và với nhau, chữa lành bệnh tật thân xác và tâm linh, hiến thánh để thi hành tác vụ thánh, lập hôn ước để trở thành gia đình làm nên dân Thiên Chúa.

Lãnh nhận lời Chúa và những bí tích, người tín hữu tìm được nguồn sức mạnh để hoạt động, được an ủi trong lúc cô đơn, được chia sẻ khi gặp đau khổ, được bênh vực khi bị ngược đãi, được nâng đỡ khi gặp gian truân, được soi sáng khi bị bế tắc, được thêm sức khi gặp thử thách, được bình an khi phải hy sinh, được cảnh tỉnh khi yếu đuối, được tha thứ khi bị vấp ngã, được hoán cải để biết thứ tha…

Chúa vẫn đang đến với con người qua muôn nẻo đường. Người sẽ đến trong ngày quang lâm.

III. CHÚA SẼ ĐẾN

Trước đây, người ta kháo nhau năm 2000 tận thế. Thời khắc ấy qua rồi. Bây giờ có người lại dự đoán năm 2012 sẽ tận thế với những tai ương khủng khiếp tàn phá nhân loại.

Trí tưởng tượng của con người thật kỳ lạ.

Thực ra, ngày Chúa đến “như chiếc lưới bất thần chụp xuống” (Lc 21, 34).

Ý Chúa thẳm sâu nhiệm mầu con người không tài nào suy thấu. Thiên Chúa quyền năng, không ai có thể làm quân sư chỉ vẽ cho Người.

Phần mình, người tín hữu trở về với lời Chúa để suy gẫm về thời gian của Thiên Chúa hầu vững vàng trước mọi tình huống xảy ra với đời mình. Từ đó, họ chọn cách sống tốt nhất là phải luôn sẵn sàng. Cách sống này thể hiện qua khiêm tốn và chân thành: “đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đặm đà thắm thiết” (Bài đọc II. 1Th 3, 12) “sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa” (Bài đọc II. 1Th 4, 1), dìm mình trong “tỉnh thức và cầu nguyện” (Lc 21, 38), hiên ngang trong sáng “đứng thẳng và ngẩng đầu” (Lc 21, 28).

Rõ ràng Thiên Chúa không hù dọa con người về ngày Chúa đến. Có chăng là do con người tự gây hoang cho chính mình bằng trí tưởng tượng về một ngày tận thế tai ương.

Thiên Chúa muốn con người đón nhận ngày Chúa đến với tư thế “đứng thẳng và ngẩng đầu”, bởi ngày ấy là ngày hồng phúc, ngày Thiên Chúa “cứu độ”. Xác tín như vậy, người tín hữu sẽ không bị một mãnh lực nào làm cho “hồn xiêu phách lạc”. Trái lại, họ sẽ được mạnh mẽ trong đức tin, phấn khởi trong đức cậy, sốt sắng bởi lòng mến, nung nấu lòng nhiệt thành…

Ngày Chúa đến là ngày cứu độ.

Trong quá khứ Chúa đã đến để giải thoát con người khỏi sự chết do họ gây ra.

Chúa vẫn đang đến để dẫn dắt con người bước đi theo đàng ngay nẻo chính.

Trong quyền năng và vinh quang Thiên Chúa sẽ đến để hoàn tất lịch sử. Phúc cho ai đứng thẳng và ngẩng đầu đón nhận ơn cứu độ.
 
Đợi Trông
Lm Vũđình Tường
14:50 26/11/2009
Người ta thường hiểu chờ đợi hoặc là đứng hay ngồi chờ mà không làm gì hết. Không phải thế. Có hai cách chờ. Một là tích cực. Hai là tiêu cực. Cả hai đều phải làm việc.

Chờ tiêu cực khi ngày đêm lo vật lộn với cuộc sống mà quên phần tâm linh.

Chờ tích cực khi biết chuẩn bị cho cả hồn lẫn xác. Nghiêng hơn về tâm linh, phần hồn, nghĩa là dành nhiều thời gian, công sức cho phần linh hồn hơn phần xác.

Nhìn chung đại đa số thích chuẩn bị trang trí bên ngoài mà ít chú tâm, hay không quan tâm đến tâm linh. Số khác luôn chờ phút chót nên hấp tấp, vội vã.

Thương gia mong Giáng Sinh đến bán hàng, kiếm thêm lợi nhuận. Đi trước phụng vụ Giáo Hội, quảng cáo quà Giáng Sinh.

Công nhân chờ Giáng Sinh đến hưởng những ngày nghỉ dài cuối tuần và các bữa tiệc linh đình.

Học sinh mong Giáng Sinh đến vì đó là kì nghỉ dài nhất trong năm. Thi cử không còn là mối lo. Hè đến tha hồ vui chơi. Hơn nữa các em còn nhận nhiều quà Giáng Sinh.

Tích cực

Ngày xưa dân Chúa chờ mong Đấng Cứu Thế sinh ra vì đó là dấu chỉ ơn cứu độ đến gần. Chúa thực hiện lời hứa khi Đức Trinh Nữ Maria nói hai tiếng xin vâng. Từ giờ phút đó Đấng Thiên Sai đến cư ngụ giữa dân Ngài.

Kitô hữu có vẻ sống bình thường như mọi người. Thực ra họ trông chờ ơn đặc biệt. Món quà bình an nội tâm Chúa ban cho tâm hồn thiện tâm. Câu ca vang dậy không trung của thiên thần mừng Chúa Giáng Sinh loan báo món quà thiên quốc.

Học biết mình

Kitô hữu chuẩn bị đón Giáng Sinh, không phải chỉ bề ngoài, vật chất mà chú trọng nội tâm, uốn nắn tâm hồn ngay thẳng. Thiện tâm đón nhận bình an. Nhờ chuẩn bị kĩ, Kitô hữu học hỏi, nhận biết thêm về chính mình, mục đích cuộc đời, mối liên hệ mình với tha nhân và với Chúa. Học có lúc đúng, khi sai, thành công pha lẫn thất bại. Học cách sống khiêm nhường.

Con người khao khát và vui thích đào sâu kiến thức vũ trụ quanh mình; trái lại rất sợ học biết về chính mình. Một số kinh hoàng khi biết chân tướng thật của mình. Họ tìm cách chối bỏ, bao che, khỏa lấp con người bé nhỏ, tầm thường, tài mọn. Chối bỏ sự thật nên sống trong ảo vọng, xa vời thực tế. Trái lại tâm hồn thiện tâm chấp nhận sự thật đời mình. Chọn lối sống khiêm nhường đón nhận cái nhỏ bé, yếu đuối, tiến lên. Đức Maria gương mẫu khiêm nhường. Kinh Magnificat, Mẹ tự nhận nữ tì hèn mọn.

Chúa chờ ta

Lòng người thay đổi bất thường. Xưa kia tổ phụ, cha ông chúng ta mòn mỏi, mong chờ Chúa đến. Đáp lại lòng mong đợi. Chúa đến, sinh nơi hang lừa, làm người ngự giữa chúng sinh, ban bình an và đón nhận toàn dân. Do kiêu ngạo con người đã chối Chúa còn đòi thoái ngôi, đổi vị.

Chúa từ trời cao, xuống thế, nhận thân phận con người.

Loài người lánh mặt, từ chối Chúa.

Chúa đến sanh nơi đồng hoang, hèn mọn, bé thơ, nghèo nàn.

Loài người ra tay, xua đuổi. Đón kẻ nghèo, hèn không được danh cũng chẳng có lợi.

Khi lòng người hướng về lợi danh, sẽ coi trọng lợi danh.

Khi lòng người hướng về vật chất, sẽ coi trọng vật chất.

Khi lòng người hướng về tinh thần, sẽ coi trọng tinh thần.

Khi lòng người hướng về thần linh, sẽ coi trọng thần linh

Đức Kitô

Đức Kitô ngồi đồng bàn với người thu thuế. Người ta kết án Ngài ham ăn. Ngài mở mắt người mù. Người ta nói Ngài phạm luật. Ngài trừ quỉ. Người ta nói Ngài là tướng quỉ ngụy trang.

Xưa kia Ngài giảng dậy trong đền thờ. Người ta hỏi ai cho phép trước khi đuổi khỏi đền thờ. Ngày nay nhân danh tự do tín ngưỡng. Người ta cấm đọc kinh, treo ảnh tượng Ngài nơi công cộng. Cá nhân đuổi Ngài ra khỏi tâm hồn. Trong gia đình hình mỹ nhân, tài tử thay ảnh Ngài.

Đức Kitô mong chờ con người nghĩ lại, đổi mới, nhận ơn Ngài ban.

Đức Kitô kiên nhẫn chờ ta quay về, nhận ra Ngài ở giữa chúng ta.

Người ta không nhìn nhận Con Chúa hạ sanh nơi máng cỏ hèn mọn. Người ta không muốn tất cả mọi người được hưởng ơn cứu độ. Người ta muốn ơn cứu độ dành riêng cho một dân tộc, cho dân riêng Ngài tuyển chọn. Ngài, trái lại, ban ơn cứu độ, tha tội, mời gọi mọi người làm con Chúa, anh chị em với nhau. Vì thế người ta coi thường ơn Ngài ban. Những gì mình có mà thiên hạ khát khao không được người ta mới hãnh diện, khoe ra. Ai cũng có, cũng được ban cho thì cái hãnh diện kia với họ, không còn giá trị to lớn nữa.

Loài người ơi

Loài người ơi, đừng coi thường giá trị ơn Chúa ban. Con người không thể định giá trị cao thấp ơn Chúa. Loài người chỉ biết lãnh nhận và dâng lời tạ ơn. Thiên Chúa là Đấng duy nhất tạo tác ơn, ban phát ơn.

Một mình Ngài xác định sức mạnh, giá trị, uy quyền ơn Ngài tác tạo. Người khiêm nhường luôn coi trọng ơn Chúa. Ơn vượt trên trí hiểu nên vui mừng đón nhận trong tâm tình cảm tạ, tri ân.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 26/11/2009
BẢN VĂN CẦU NGUYỆN BẰN MẪU TỰ

N2T


Một chiều nọ trời sắp tối, có một anh nông phu nghèo từ ngoài chợ đi về nhà, trong lòng bực bội vì mình không mang theo bản kinh để cầu nguyện. Lúc ấy chiếc xe đẩy của anh ta đã đi qua một mảng rừng rậm, anh ta nghĩ đến hôm nay sẽ qua đi mà anh ta thì vẫn chưa cầu nguyện nên trong lòng khó chịu.

Thế là anh ta cầu nguyện như sau:

- “Lạy Chúa, con thật là một thằng ngu đần, buổi sáng ra khỏi nhà mà không mang theo bản kinh cầu nguyện, trí nhớ của con lại quá tồi, ngay cả một bản kinh cầu nguyện mà cũng không nhớ nổi. Bây giờ chỉ có cách như thế này: con đem tất cả các chữ cái đọc chầm chậm năm lượt, dù sao thì tất cả các lời cầu nguyện Chúa đều biết, Chúa có thể đem tất cả các chữ cái này xếp thành nhóm, làm thành một bản cầu nguyện mà con không nhớ nổi.”

Thiên Chúa bèn nói với các thiên thần:

- “Hôm nay trong tất cả các lời cầu nguyện mà Ta nghe được, thì lời cầu nguyện này là hay nhất không nghi ngờ gì cả, bởi vì nó phát xuất từ một tấm lòng đơn sơ và chân thành.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Con người ta thường đem Thiên Chúa biến thành ông chủ khó tính, hoặc có khi đem Thiên Chúa biến thành một mạnh thường quân khó tính và thích sĩ diện, cho nên khi cầu nguyện họ thường trau chuốt câu văn, làm điệu làm bộ và thích phô trương lời cầu nguyện và thái độ cầu nguyện của mình...

Thiên Chúa là Cha mà là Cha rất nhân từ, cho nên lấy tình con thảo để cầu nguyện với Ngài; Thiên Chúa là tình yêu, cho nên phải lấy tình yêu thương chân thành để cầu nguyện với Ngài; Thiên Chúa là Đấng hay thương xót, cho nên khi cầu nguyện thì phải luôn tin tưởng và sám hối...

Cầu nguyện –dù trong hoàn cảnh nào- thì cũng phải có những yếu tố này: tin tưởng, yêu mến, phó thác và chân thành, cảm tạ.

Đó là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa nhất.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 26/11/2009
N2T


23. Nên biết đức kiên nhẫn thì khiến cho chúng ta đạt tới sự bảo đảm hoàn mỹ nhất.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 26/11/2009
N2T


301. Người không thể phục vụ tha nhân, thì không thể chỉ huy người khác.

 
Chúa sẽ đến giải thoát
Đinh lập Liễm
19:30 26/11/2009
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG C

CHÚA SẼ ĐẾN GIẢI THOÁT

+++

A. DẪN NHẬP

Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng của năm Phụng vụ mới. Theo ý của Hội thánh: “Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng sinh, là lễ kính nhớ Con Chúa đến lần thứ nhất với loài người, vừa là mùa mà qua cuộc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng mong đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi”(Những qui luật tổng quát về năm Phụng vụ và niên lịch, số 39).

Chúa nhật I Mùa Vọng mở đầu cho năm Phụng vụ mới. Mở đầu mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi, Lời Chúa hôm nay nhắc lại lời hứa của Thiên Chúa là ban Đấng Công chính cho Israel. Bốn tuần lễ Mùa Vọng tượng trưng cho 4000 năm dân Do thái mong đợi Đấng Cứu thế. Lời hứa ấy đã được thực hiện trong lịch sử cách đây hơn 2000 năm, khi Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người và được Đức Maria sinh ra tại hang đá Be lem. Hằng năm chúng ta vẫn mừng biến cố vĩ đại này: Lễ Chúa giáng sinh.

Lời Chúa hôm nay còn mời gọi người tín hữu hãy tỉnh thức và cầu nguyện, hãy tấn tới hơn nữa trong đời sống Đức ái đối với Chúa và tha nhân để đón chờ ngày Chúa Kitô “lại đến” trong vinh quang. Ước gì trong ngày Chúa đến, chúng ta “hãy đứng thẳng và ngẩng cao đầu lên”, vì ơn cứu rỗi chúng ta đã đến.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Gr 33,14-18

Giêrêmia là một tiên tri chứng kiến cảnh tang thương của đất nước mình: vì dân bất trung với Chúa nên Ngài để cho quân thù đến vây hãm thành thánh, Giêrusalem bị phá hủy và dân chúng bị phân tán và đi lưu đầy.

Nhưng trong khi dân chúng đang sống trong tuyệt vọng trong cảnh lưu đầy thì Giêrêmia lại loan báo rằng Thiên Chúa không quên lời Ngài đã hứa. Ngài sẽ ban một “Đấng Công chính” để giải thoát dân Ngài: ”Trong những ngày ấy… Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công chính… Giuđa sẽ được cứu thoát… Giêrusalem sẽ được an cư lạc nghiệp”.

Rõ ràng đây là lời hứa về lần đến lần thứ nhất của Đấng Messia. Lời loan báo này làm cho dân Chúa xưa cũng như chúng ta hôm nay có thể chỗi dậy và tiến bước.

+ Bài đọc 2: 1Tx 3,12-4,2

Thánh Phaolô phải rời Thessalonica trước khi kịp dạy bảo những điều thiết yếu. Vì vậy Ngài lo lắng cho sự tăng trưởng về đức tin và đức ái trong cộng đoàn còn non trẻ này.

Ngài nhắc bảo họ hãy tin và chờ đợi Chúa sẽ trở lại trong vinh quang. Niềm tin này sẽ định hướng cuộc đời của mọi người. Trong khi chờ đợi Chúa sẽ đến trong vinh quang, mọi người phải thực hiện giới răn của Chúa là thi hành đức bác ái đối với nhau: ”Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đặm đà thắm thiết… Có như thế thì… anh em mới được bền tâm vững chí không có gì đáng trách… trong ngày Chúa Giêsu quang làm”.

+ Bài Tin mừng: Lc 21,25-27.34-36

Luca mô tả sự sụp đổ của Giêrusalem như một tai hoạ toàn cầu: trong thế giới tôn giáo của người tín hữu, thành Giêrusalem chiếm địa vị quan trọng đến nỗi khi tưởng tượng đến sự sụp đổ của thành thì không thể không nghĩ đến ngày tận thế.

Đoạn Tin mừng này nằm trong diễn từ chung luận, trong đó Đức Giêsu nói về những sự việc sẽ xẩy ra vào những ngày cuối cùng của thế giới. Vì thế, sống trong thế giới văn minh ngày nay, chúng ta đừng quên rằng cuộc sống của chúng ta không hoàn toàn thuộc về chúng ta, mà chúng ta còn phải trả lẽ với Đấng là chủ tể toàn năng về cuộc sống của mình. Chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện để luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Đứng thẳng và ngẩng đầu lên.

I. Ý NGHĨA MÙA VỌNG

1. Mùa Vọng

Ngày xưa ta gọi mùa này là Mùa At, có lẽ do chữ Adventus của tiếng La tinh có nghĩa là việc Chúa đến. Ngày nay ta gọi mùa này là Mùa Vọng. Mùa vọng có nghĩa là thời gian trông mong, hướng về, chờ đợi Chúa đến.

* Cả Cựu ước là Mùa Vọng

Sau khi nguyên tổ loài người phạm tội, Thiên Chúa không nỡ bỏ rơi con người, Thiên Chúa không nỡ bỏ rơi con người dưới ách thống trị của tội lỗi và sự chết. Ngài đã hứa ban Đấng Cứu thế (St 2,15). Ai tin vào Thiên Chúa Tình yêu và sống trong tình yêu là sống trong Vương quốc của Ngài. Trong lịch sử dân Israel, Thiên Chúa đã nhiều lần lặp lại lời hứa này với các tổ phụ và tiên tri. Niềm hy vọng này đã nâng đỡ dân Chúa sống niềm tin tưởng phó thác qua giòng lịch sử.

* Cả cuộc sống Giáo hội là một Mùa Vọng

Lời hứa của Chúa đã được thực hiện, Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Giêsu đã giáng trần,

sống trong kiếp người, đã chịu chết và sống lại, về trời cùng Thiên Chúa Cha và loan báo sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Do đó, toàn thể đời sống của Giáo hội hướng về ngày Quang lâm của Đức Giêsu. Vì thế, Giáo hội thường xuyên kêu lên: Maranatha, Lạy Chúa Kitô, xin ngự đến.

* Cả cuộc sống từng người cũng là một Mùa Vọng

Chúng ta cùng Giáo hội đón chờ ngày Chúa đến lần thứ hai. Nhưng Chúa có thể đến riêng với chúng ta lần thứ hai trước ngày tận thế, nghĩa là đến gọi chúng ta ra đi trong ngày kết thúc cuộc đời mình. Chúng ta được mời gọi sống tinh thần Mùa Vọng trong mỗi giây phút của cuộc đời.

2. Mùa Vọng đối với chúng ta

Hôm nay chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng. Mùa Vọng là thời gian để chúng ta hướng lòng về ngày Chúa đến. Chúa đến thế gian này hai lần: lần thứ nhất đã đến rồi, và lần thứ hai chưa đến, nhưng chắc chắn sẽ đến. Vì thế Mùa Vọng có 2 ý nghĩa:

- Nhìn về phía sau: chuẩn bị đón mừng kỷ niệm biến cố trọng đại lần thứ nhất cách đây 2000 năm, Ngày Chúa giáng trần.

- Nhìn về phía trước: chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai. Ta không biết khi nào Chúa đến, có thể là còn lâu, có thể là đến nơi rồi vì Ngài đã nói giờ đó đến bất ngờ như kẻ trộm, hoặc như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất (Lc 21,35). Giữa hai lần ấy, có biết bao lần Ngài bất ngờ đến. Đó là ngày tận cùng của mỗi người chúng ta.

II. CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN

1. Chúa đến lần thứ nhất

Thực sự, Chúa đã đến với nhân loại lần thứ nhất tại hang đá Be lem, nghĩa là Chúa nhập thể làm người cách đây 2000 năm. Lúc này đây chúng ta đang sống trong mầu nhiệm làm người của Đức Giêsu. Tất nhiên chúng ta không thể sống một tâm tình như thể Chúa chưa giáng trần. Nhưng chúng ta sống lại những tâm tình của dân Do thái mong đợi Chúa đến, để lúc này đây công cuộc nhập thể cứu chuộc của Chúa ăn sâu vào đời sống của ta, việc này đòi nhiều thời gian và ta sẽ phải làm suốt đời.

Trong suốt năm, chúng ta sẽ được sống trở lại toàn bộ những câu chuyện của Ngài. Nhưng chúng ta đã nghe kể về những câu chuyện đó nhiều lần. Do đó, có nguy cơ là chúng ta có thể xem những câu chuyện đó là cũ rích, nhàm chán. Hãy cố gắng và nhìn nhận rằng đó là những câu chuyện vẫn còn mới mẻ, hiện đang tồn tại và sống động. Điều này không giống như việc xem một cuốn băng video cũ. Việc cử hành mỗi ngày lễ mang từng sự kiện trở lại, trong sự sáng tỏ và sinh động của nó, không bao giờ chúng ta được mặc cho ngày lễ đó trở nên lạnh lẽo, mất sức sống, hoặc chìm vào quên lãng.

Ngoài ra, chúng ta không phải là khán giả, nhưng là những tác nhân trong toàn bộ ngày lễ này. Những mầu nhiệm về cuộc đời của Đức Kitô được trình bầy theo cách thế khiến chúng ta được lôi cuốn, và trở nên những nguời tham dự vào những mầu nhiệm đó. Điều này làm cho ngày lễ mang tính cách đòi hỏi hơn, nhưng cũng phong phú hơn và đem lại phấn khởi hơn. Thiên Chúa không phải chỉ là một Thiên Chúa của quá khứ, nhưng còn là của hiện tại và tương lai nữa

(Flor McCarthy).

2. Chúa đến lần thứ hai

Hôm nay các bài đọc đều tập trung vào ngày Đức Kitô đến lần thứ hai và là ngày tận thế. Các Kitô hữu tiên khởi tin rằng ngày Đức Kitô đến lần thứ hai đã gần kề, và sẽ được báo trước bằng những dấu hiệu về thiên văn. Chúng ta không biết chắc chắn về điều đó. Nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng, khi lịch sử kết thúc, Đức Giêsu sẽ đến trong vinh quang để đến phán xét kẻ sống và kẻ chết trong ngày chung thẩm.

Trước lời hứa trở lại của Chúa, người ta đem ra nhiều lý luận và suy đoán viển vông. Khi nào nó xẩy đến, xẩy đến như thế nào, chúng ta không đuợc biết. Nhưng một điều chân thật lớn lao sẽ phát xuất là lịch sử đang tiến tới một chỗ nào đó. Có một số người – các triết gia phái Khắc kỷ coi lịch sử là một vòng tròn. Họ tin rằng cứ mỗi 3000 năm hoặc khoảng như thế, vũ trụ lại một lần bị thiêu đốt, rồi sau đó bắt đầu lại, lịch sử lại tái diễn. Có nghĩa là lịch sử chẳng đi đến đâu cả và loài người cứ bước đi loanh quanh như một cối xay vĩnh cửu. Còn người Kitô hữu chúng ta tin rằng lịch sử có cùng đích và tại cùng đích đó Chúa Cứu Thế Giêsu sẽ làm chủ tể mọi sự mọi loài.

Đức Giêsu đã nói rõ ngày tận thế sẽ xẩy ra bất ngờ như “chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất”(Lc 21,35), như chiếc lưới chụp xuống đàn chim đang ăn mồi, như chiếc lưới chụp xuống đàn cá đang nhởn nhơ trên mặt hồ. Nhưng có những người lại dám tự mình cho mình biết rõ ngày tận thế, ấn định ngày tận thế và loan báo cho tín đồ của họ phải chuẩn bị cho ngày đó.

Truyện: Tận thế ở Đại hàn.

Hồi cuối tháng 10 năm 1992, hàng chục ngàn người Hàn quốc thuộc một giáo phái đã tụ tập tại hơn 150 nhà thờ ở nhiều nơi trong nước để chuẩn bị đón Chúa Kitô tái lâm và phán xét thế gian. Theo giới lãnh đạo của giáo phái này: ngày tận thế sẽ xẩy ra vào đúng nửa đêm 28.10.1992. Các tín đồ của giáo phái này trưng nhiều biểu ngữ với câu: ”Chúng ta sẽ gặp lại nhau trên trời”. Trong khi đó, hàng ngàn cảnh sát Hàn quốc được đặt trong tình trạng báo động trên toàn quốc để phòng ngừa một cuộc tự sát tập thể, nếu tận thế không xẩy ra. Một cuộc tự sát như thế có thể xẩy đến, bởi vì nhiều người đã bỏ tài sản, gia đình để chuẩn bị cho biến cố này. Thế nhưng, cuối cùng tận thế đã không xẩy ra, nên giáo phái này đã tự động giải tán (Phạm văn Phượng, Chia sẻ Tin mừng C, tr 4).

3. Chúa đến giữa hai lần: giờ chết

Chúa lại đến để đưa lịch sử loài người đến cùng đích và tất cả loài người đều phải trình diện trước Thiên Chúa, nhưng cũng có thể mỗi người phải trình diện Thiên Chúa khi kết thúc cuộc đời lữ hành trên trần gian này.

a) Cuộc đời chóng qua

Cuộc đời con người rất bấp bênh giống như con tầu đi trên mặt biển. Tuy con tầu có vẻ to lớn và rất chắc chắn, không gì có thể làm cho nó chìm được, nhưng con tầu sánh đâu được với biển cả. Số phận con người cũng thế, thật mỏng manh: ”Đời sống con người giống như cây cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích (đáp ca lễ an táng)..

Truyện: chiếc tầu Titanic.

Con tầu vĩ đại Titanic dài 271 mét, rộng 28 mét, cao 22 mét, có 8 tầng lầu với đủ các tiện nghi, có phố chợ, hồ tắm, sân chơi, rạp hát, vườn bông, khách sạn. Con tầu chỉ chở những nhân vật tai to mặt lớn: những ông hoàng, bà chúa, những đại phú gia. Nó đi từ Southampton, hải cảng Anh quốc, vượt Đại tây dương để đến New York là thành phố lớn nhất, giầu nhất thế giới hồi đó. Họ tưởng đi trên con tầu đó sẽ an toàn vững chắc như trên mặt đất, nhưng nó vừa khởi hành được mấy ngày thì đụng vào băng sơn gẫy đôi chôn sống hơn 1500 người vào ngày 14.04.1912 (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, C, tr 6).

Cái chết thường đến đột ngột bất ngờ. Trong bài Tin mừng này, Đức Giêsu đã nói rõ điều ấy: ”Các con hãy tỉnh thức vì các con con không biết ngày nào giờ nào”. Đành rằng có nhiều người bệnh một thời gian khá lâu rồi mới chết, nhưng chẳng ai ngờ mình sẽ chết vào giờ này, ngày này. Tuy bất ngờ nhưng không phải hoàn toàn bất ngờ, vì Chúa thương chúng ta, Chúa luôn ban cho chúng ta nhiều tín hiệu báo trước trước cái chết để chúng ta kịp chuẩn bị. Ví dụ: mỗi khi chúng ta thấy một người khác chết, đó là một tín hiệu; mỗi khi chải đầu thấy mái tóc mình bạc hơn… Đó là những tín hiệu mà Chúa gửi trước cho chúng ta vì Chúa thương chúng ta. Vì thế chúng ta đừng giả mù, giả điếc trước những tín hiệu tình thương ấy. Tốt nhất là đón nhận chúng, nhận ra ý nghĩa của chúng và chuẩn bị.

b) Chuẩn bị cho tương lai

Sống ở trên đời, mỗi người phải đặt ra những thắc mắc, những ưu tư và phải tìm ra câu giải đáp. Ưu tư của chúng ta là khi rời bỏ thế gian này rồi sẽ ra sao ? Chính vì vậy cổ nhân đã đưa ra cho chúng ta 3 câu hỏi và phải tìm ra câu giải đáp:

+ Nhân sinh hà tại: con người bởi đâu mà đến ?

+ Tại thế hà như: đến để làm gì ?

+ Hậu thế như hà: sau này sẽ ra sao ?

- Con người bởi đâu mà đến ? Thánh kinh viết: ”Ta hãy dựng nên loài người giống hình ảnh Ta”(St 1,26). Do đó chúng ta biết con người do Thiên Chúa mà đến.

- Đến để làm gì ? Thánh kinh đáp: ”Con phải kính mến Thiên Chúa hết lòng và thương yêu đồng loại như mình”. Do đó, chúng ta lại biết con nguời đến để phụng thờ Thiên Chúa và giúp đỡ lẫn nhau.

- Sau này sẽ đi đâu ? Thánh kinh lại minh chứng: ”Ai nấy sẽ về nhà đời đời của mình”(Kn 12,5) và ở đó sẽ được thưởng theo công trạng mình đã lập được”(x. Mt 10,19; Lc 10,7).

c) Hãy học với thần chết

Có câu chuyện về một người tên Cataneda tìm thầy học đạo, chàng đến với đạo sư Don

Juan. Đạo sư chỉ cho anh một bí quyết: học với thần chết. Dĩ nhiên, chàng đệ tử không muốn nghĩ đến sự chết, anh chỉ muốn học hỏi những kiến thức kỳ lạ, những pháp thuật, nên đạo sư tỏ ra khó chịu, bèn bảo anh: ”Con chớ nên bắt chước mọi người cứ nghĩ rằng mình chẳng bao giờ chết mà đòi làm những việc vĩ đại, kinh thiên động địa, vá trời lấp biển mà nên ý thức rằng Thần Chết là vị khôn ngoan nhất mà con sẽ gặp.

Truyện: Kinh nghiệm về sự chết.

Một vị đan tu tên là Mésique. Bất trung với ơn gọi, ông đã sống một cuộc đời không mấy tốt đẹp trong nhiều năm. Đột nhiên ông bị bệnh nặng. Thiên Chúa cho ông rơi vào tình trạng hôn mê trong một tiếng đồng hồ. Khi tỉnh dậy ông không nói gì về những điều đã cảm thấy trong thời gian một tiếng đồng hồ ấy. Ông xin người ta cho ông ở một mình trong một căn phòng xây kín, và ông đã ở đó suốt 12 năm trời. Hằng ngày, qua một cửa sổ nhỏ người ta đem đến cho ông một chút bánh mì và nước uống. Một hôm người ta tưởng ông đã chết nên đập phòng đi vào thì thấy ông đang hấp hối. Trước mặt các tu sĩ đang vây quanh, ông nói với họ những lời cuối cùng trước khi ra đi:

- Anh em thân mến của tôi, người nào luôn khắc ghi vào tâm khảm ý tưởng về sự chết, người đó sẽ không bao giờ phạm tội.

Nói thế rồi, ông tắt thở, để cho mọi người một ấn tượng sâu đậm. (Góp nhặt)

III. THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA

1. Hãy đứng thẳng và ngẩng cao đầu lên

Ngày tận thế và ngày mỗi người phải ra đi khỏi trần thế này là một điều chắc chắn. Ngày đó là ngày đáng sợ cho mọi người, nhưng Chúa bảo chúng ta đừng sợ vì ơn cứu rỗi của chúng đã đến. Ngược lại, chúng ta còn phải phấn khởi và chờ đợi trong tư thế đứng thẳng và ngẩng cao đầu lên.

* Hãy đứng thẳng là tư thế của con người can đảm. Đúng thế, đức tính can đảm là một điều kiện cần thiết để có sức mạnh mà đối phó với mọi nghịch cảnh, khó khăn và quyết liệt dứt khoát từ bỏ mọi quyến rũ bất chính. Thử hỏi một người hay lười biếng, nhát đảm, yếm thế cầu an thì làm sao lướt thắng được mọi khó khăn, chu toàn bổn phận và giữ vững luơng tri giữa bao thử thách cám dỗ !

* Hãy ngẩng đầu lên là tư thế của con người lạc quan, hy vọng. Bởi vì, ai biết sống lạc quan, hy vọng không những tăng thêm sức mạnh cho mình, mà còn giảm thiểu được những sai phạm. Và sống mà không có hy vọng lạc quan để nhắm tới mục đích thì không thể nào ra sức phấn đấu và cố gắng vươn tới được. Nhưng chúng ta hy vọng gì và hy vọng vào ai ? Tất nhiên ngoài Chúa ra và hạnh phúc đời đời thì tất cả mọi hy vọng khác chỉ là tạm bợ mau qua hoặc hão huyền mây khói mà thôi.

Vậy khi sống trên cõi đời này đầy bất trắc và lắm thử thách, chỉ có những ai biết tin tưởng phó thác nơi Chúa, chắc chắn họ sẽ có đủ can đảm vượt thắng gian nan và hy vọng được hưởng hạnh phúc đời đời giúp họ bền đỗ đến cùng.

Truyện: Hãy đứng thẳng

Mới đây các nhà khảo cổ đã tìm ra một thành phố cổ xưa đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng ngàn năm, do núi phun lửa làm cho nham thạch bất ngờ ập xuống thành phố. Rất nhiều người đã bị chôn vùi trong lớp nham thạch nóng bỏng và chết lập tức. Nhiều xác chết đã được đào thấy bị chết khi đang ở trong những tư thế khác nhau: có người chết khi đang ngủ trên giường, người khác chết đang khi ngồi bàn ăn uống. Đặc biệt người ta đào được xác của một người lính bị chết trong tư thế đang đứng gác và đang cầm một cây giáo dài trong tay.

2. Hãy giữ lòng kẻo ra nặng nề

Chúa dạy chúng ta: ”Các con hãy giữ mình kẻo lòng chúng con ra nặng nề”. Chúa nhắc nhở ta phải canh chừng và đề phòng những lôi cuốn của thế gian nó làm cản trở tâm hồn bay lên. Ba điều cản trở được nhắc ở đây là: ăn uống thái quá, chè chén say sưa, lo lắng sự đời quá mức.

Truyện: Ham mê ăn uống.

Câu chuyện ngụ ngôn kể về một con chim ưng. Đang khi đói, nó bay qua một nông trại, nhìn xuống thấy biết bao nhiêu giun dế. Nó thèm lắm, nhưng lại sợ chết nên nó phải hạ cánh bay xuống sát mặt đất của nông trại để thương lượng với ông nông dân. Con chim ưng sẵn sàng đổi cho ông cứ mỗi cái lông lấy một con giun. Vì háu ăn, con chim đã ăn quá nhiều giun, và như thế nó cũng mất đi rất nhiều lông cánh tới độ nó không còn có thể bay lên cao được nữa. Dù nó nhận biết rằng thân phận của nó là phải bay trên bầu trời cao, nhưng những con giun đã làm cho nó mê muội rồi quên đi khung trời cao xanh ở trên, mà chỉ biết tới những con giun dưới đất.

3. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện

Chúng ta hãy tỉnh thúc và cầu nguyện để đón chờ Chúa đến. Chủ đề này được lặp đi lặp lại trong Tin mừng dưới nhiều cách thức. Chẳng hạn ở một đoạn Tin mừng khác, Đức Giêsu nói:”Hãy coi chừng ! Hãy tỉnh táo ! Các con không biết được ngày nào giờ nào Con Người sẽ đến, vào buổi tối, nửa đêm, lúc gà gáy hay vào buổi sáng… Điều Ta nói với các con cũng là điều Ta muốn nhắn nhủ mọi người đó là “Hãy tỉnh thức”(Mc 13,33.35-36)

Nếu chúng ta luôn tỉnh thức và cầu nguyện (Lc 21,36), luôn sẵn sàng và thanh thoát, thì việc Ngài đến sẽ là một thú vị bất ngờ. Ngày đó chúng ta không phải “lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét”(Lc 21,25), chúng ta sẽ không “sợ hãi đến hồn xiêu phách lạc”(Lc 21,26), nhưng sẽ “đứng thẳng và ngẩng cao đầu lên”(Lc 21,28), vì chúng ta sắp được lãnh ơn cứu độ.

4. Hãy sống đúng tinh thần Mùa vọng

Sống mùa Vọng không những là hy vọng và chờ đợi Chúa đến; mà còn sẵn sàng nhận ra sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta, dù không trông thấy những dấu lạ lùng nơi mặt trời, mặt trăng và các tinh tú. Sống mùa vọng trong thế giới chúng ta là chuẩn bị ngẩng đầu lên mặc dù quyền uy và vinh quang của Con Người không hiện diện ở đó. Sống Mùa Vọng là hy vọng rằng Thiên Chúa luôn luôn được tỏ hiện trong đời chúng ta, không phải chỉ vào ngày tận thế, hoặc vào ngày phán xét cuối cùng, nhưng ngay hôm nay. Nhưng điều này đòi hỏi chúng ta phải biết đọc những dấu chỉ của Chúa và sự hiện diện của Ngài ngày hôm nay, nơi bản thân và chung quanh chúng ta. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết Ngài và quan tâm đến Ngài hơn nữa.

Dấu lạ là cần thiết khi sự chú ý yếu đi. Nhưng chúng ta lại chẳng thấy trong đời mình những dấu lạ ấy, những biến cố làm chúng ta chú ý đó sao, và đôi khi chúng ta tránh vì sợ ý nghĩa và sự thách thức của những dấu lạ đó, hoặc tầm thường hóa chúng vì ta đã thấy nhiều quá rồi. Vậy nên ta phải cùng nhau nghe lại Lời Chúa trong Cựu ước và Tân ước, cùng nhau ý thức lại sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu là như thế nào đến nỗi Ngài đã hiến mạng sống mình để cho thế gian được sống (Jean-Guy-Nadeau).

Phúc cho những ai nói lên được lời này khi Chúa đến:”Lạy Chúa, sau bao năm trung thành với việc tỉnh thức và cầu nguyện, giờ đây con vui mừng được diện kiến Ngài”. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện đó chính là sứ điệp Giáo hội truyền dạy chúng ta trong Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng này. Vậy, chúng ta hãy lo tỉnh thức và cầu nguyện để khi Chúa đến, Ngài sẽ nói với chúng ta: ”Hãy đến, hỡi các con yêu dấu của Ta. Sau bao năm tháng xa cách, Ta thật hết sức vui mừng được gặp lại các con”.

Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, chúng ta hãy đọc lời cầu nguyện của một tác giả vô danh thuộc một trường dành cho dân da đỏ là Red Cloud miền Pine Ridge tiểu bang South Dakota. Tư tưởng của lời cầu nguyện này có liên quan đến chủ đề phụng vụ hôm nay là Hãy tỉnh thức và cầu nguyện:

“Kính lạy Thần Trí cao vời, hơi thở Ngài đem đến nguồn sống cho thế gian, con đang nghe tiếng Ngài thì thầm trong gió thổi.

Xin hãy lắng nghe con là kẻ bé mọn yếu hèn đang khẩn cầu Ngài đây.

Xin cho con bước đi trên đường thiện mỹ, đôi mắt lúc nào cũng chiêm ngắm cảnh hoàng hôn mầu tím, cho đôi tay con biết kính trọng mọi tạo vật của Ngài, và đôi tai con luôn nhạy bén nghe lời Ngài nói.

Xin cho con ơn khôn ngoan để thấu hiểu những lời giáo huấn của Ngài; cho con biết khám phá ra bài học Ngài nhắn nhủ chúng con trong từng lá cây, viên đá.

Xin ban cho con sức mạnh không phải để con chế ngự anh chị em con, mà để con chế ngự kẻ thù hung hãn nhất là chính bản thân mình.

Xin cho con luôn sẵn sàng đến gặp Ngài với đôi tay thanh sạch và đôi mắt thẳng ngay, và khi cuộc đời xế tàn tựa bóng hoàng hôn lịm tắt, tâm hồn con không phải hổ thẹn khi đi diện kiến Ngài”. Amen (Mark Link).

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên Ngôn Manhattan: Một Lời Kêu Gọi Lương Tâm Kitô Hữu
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
07:04 26/11/2009
Soạn thảo ngày 20 tháng 10, năm 2009. Phát hành ngày 20 thánh 11, năm 2009

Mở Đầu

Các Kitô hữu là những người thừa kế 2.000 năm truyền thống của việc công bố Lời Chúa, theo đuổi công bằng trong xã hội, chống lại bạo tàn, và giúp đỡ những người nghèo, những người bị áp bức và đau khổ với lòng trắc ẩn.

Trong khi hoàn toàn nhận thức đuợc những sự bất toàn và những thiếu xót của những cơ chế và cộng đồng Kitô giáo trong mọi thời đại, chúng tôi nhận được di sản của những Kitô hữu đã bảo vệ sự sống của những người vô tội qua việc cứu những em bé bị bỏ vào thùng rác trong những thành phố của Đế Quốc Rôma, và công khai tố giác việc cho phép giết trẻ em của Đế Quốc. Chúng tôi tưởng nhớ và tôn kính những tín hữu đã hy sinh mạng sống qua việc ở lại các thành phố của Đế Quốc để chăm sóc những người bệnh tật và đang chờ chết trong những cơn dịch, và những người can trường chịu chết trong những hý trường thay vì chối bỏ Chúa của mình.

Sau khi những bộ lạc man di chiếm Âu Châu, các tu viện của Kitô giáo không những bảo toàn sách Thánh Kinh mà còn cả văn chương và nghệ thuật của nền văn hóa Tây Phương. Chính các Kitô hữu đã đấu tranh chống lại sự dữ của nạn nô lệ: các sắc lệnh của Giáo Hoàng trong những thế Kỷ thứ 16 và 17 đã làm giảm bớt việc thực hành nô lệ, và trước hết ra vạ tuyệt thông cho bất cư ai liên quan đến việc buôn bán nô lệ; các Kitô hữu thuộc phái Tin Lành Phúc Âm ở Nước Anh, dẫn đầu bởi John Wesley và William Wilberforce, đã làm chấm dứt việc buôn bán nô lệ ở nước ấy. Các Kitô hữu dưới sự lãnh đạo của ông Wilberforce cũng họp thành hàng trăm hội đoàn để giúp người nghèo, tù nhân, và các trẻ em làm lao động bị xích vào các máy móc.

Ở Âu Châu, các Kitô hữu đã thách đố việc các vua chúa tự nhận là thần linh và đã thành công trong việc tranh đấu để thiết lập nền pháp trị cùng cân bằng quyền bính của chính phủ, làm phát sinh nền dân chủ tân thời. Còn ở Mỹ Châu, các phụ nữ Kitô giáo đã tiền phong trong phong trào đòi quyền đi bầu. Cuộc tranh đấu vĩ đại đòi quyền công dân thập niên 50 và 60 được dẫn đầu bởi các Kitô hữu dựa vào Thánh Kinh và xác tín hình ảnh vinh quang của Thiên Chúa trong mỗi con người bất kể mầu da, tôn giáo, tuổi tác và giai tầng xã hội.

Cùng một sự tôn trọng nhân phẩm này đã khiến các Kitô hữu trong thập niên qua hoạt động để chấm dứt nạn buôn người và nô lệ tính dục bất nhân, đem lại những săn sóc đầy nhân ái cho những người bị bệnh AIDS tại Phi Châu, và trợ giúp vô số những công tác nhân quyền - từ cung cấp nước sạch trong các quốc gia đang mở mang đến nhà ở cho hàng chục ngàn trẻ em bị mồ côi vì chiến tranh, bệnh tật, và kỳ thị phái tính.

Cũng như những người đã đi trước chúng tôi trong đức tin, các Kitô hữu ngày nay được mời gọi để rao giảng Tin Mừng của ân sủng đắt giá, để bảo vệ phẩm giá cố hữu của con người và bênh vực công ích. Vì trung thành với ơn gọi của mình, ơn gọi làm môn đệ, Hội Thánh qua việc phục vụ tha nhân đã đóng góp sâu xa vào ích lợi công cộng.

Tuyên Ngôn

Chúng tôi, như những Kitô hữu Chính Thống, Công Giáo và Tin Lành Phúc Âm, đã họp nhau lại, bắt đầu ở New York vào ngày 28 tháng 9 năm 2009, để đưa ra tuyên ngôn dưới đây, mà chúng tôi ký tên như những cá nhân, chứ không thay mặt cho các tổ chức của chúng tôi, nhưng chúng tôi nói với và nói từ những cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau hành động vì vâng phục Một Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất, Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh và Tình Yêu, Đấng đã hoàn toàn làm chủ cuộc đời chúng tôi và vì việc làm chủ này mà Ngài kêu gọi chúng tôi cùng các tín hữu trong mọi thời đại và mọi dân tộc tìm cách bảo vệ sự tốt lành của tất cả những ai mang hình ảnh Ngài. Chúng tôi đưa ra tuyên ngôn này dưới ánh sáng chân lý được đặt nền tảng trên Thánh Kinh, trên lý trí của bản tính con người (mà theo chúng tôi thì chính nó cũng là quà tặng của một Thiên Chúa từ tâm), và trong chính bản tính con người. Chúng tôi kêu gọi mọi người thiện tâm, có tín ngưỡng cũng như không có tín ngưỡng, hãy cân nhắc cẩn thận và suy nghĩ chín chắn về những vấn đề mà chúng tôi trình bày ở đây, như chúng tôi, cùng với Thánh Phaolô, gửi lời kêu gọi này đến lương tâm của mỗi người trước Nhan Thiên Chúa.

Trong khi toàn thể phạm vi của quan tâm về luân lý Kitô giáo, kể cả quan tâm đặc biệt về những người nghèo, những người cô thế, được chúng tôi chú ý tới, chúng tôi đặc biệt lo âu rằng trong quốc gia chúng ta ngày nay sự sống của những người chưa được sinh ra và những người già cả đang bị đe dọa trầm trọng; rằng cơ chế hôn nhân, đang khi bị vùi dập vì sự chung sống bừa bãi, sự thiếu chung thủy và ly dị, lại còn có nguy cơ bị tái định nghĩa để thích nghi với những tư tưởng thời trang; rằng quyền tự do tôn giáo và quyền làm theo lương tâm đang bị nguy hiểm trầm trọng bởi những kẻ muốn dùng công cụ cưỡng bách để buộc những người có đức tin phải làm tổn thương đến những xác tín thầm kín sâu xa nhất của họ.

Bởi vì tính thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá của hôn nhân như một sự kết hợp giữa một người chồng và một người vợ, cùng quyền tự do làm theo lương tâm và tôn giáo là những nguyên tắc nền tảng của công lý và công ích, chúng tôi vì đức tin Kitô giáo bắt buộc phải nói và hành động để bảo vệ chúng. Trong tuyên ngôn này, chúng tôi xác nhận rõ ràng: 1) Phẩm giá thâm sâu, cố hữu, và bình đẳng của mọi con người như tạo vật được tạo dựng theo chính hình ảnh Thiên Chúa, được thừa hưởng những quyền lợi bình đẳng về phẩm giá và sự sống; 2) hôn nhân là một sự kết hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ, được Thiên Chúa xắp đặt từ thủa tạo dựng, và được những người có tín ngưỡng cũng như không có tín ngưỡng hiểu như thế trong lịch sử, là một cơ chế căn bản nhất trong xã hội; 3) tự do tôn giáo, được căn cứ vào đặc tính của Thiên Chúa, gương của Đức Kitô, và sự tự do cùng phẩm giá cố hữu của con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa.

Chúng tôi là những Kitô hữu đã cùng liên kết với nhau từ những lằn ranh giáo hội khác nhau trong lịch sử để xác định quyền của chúng tôi – và, quan trọng hơn nữa, để nắm chặt lấy nhiệm vụ của chúng tôi - để nói lên và hành động bảo vệ những chân lý này. Chúng tôi thề hứa với nhau, và với những tín hữu đồng đạo của chúng tôi, rằng không có quyền lực nào trên thế gian, dù là văn hóa hay chính trị, sẽ có thể đe doạ làm cho chúng tôi im lặng hay phục tùng. Bổn phận của chúng tôi là rao giảng Tin Mừng của Chúa và Đấng Cứu Độ chúng tôi, là Đức Chúa Giêsu Kitô, trong sự trọn vẹn, khi thuận tiện cũng như khi không thuận tiện. Nguyên xin Thiên Chúa giúp chúng tôi để không thất bại trong nhiệm vụ này.

Sự Sống

Vậy Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của chính Ngài, giống hình ảnh Ngài, Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Sáng Thế 1:27

Ta đến để chúng được sống, và được sống sung mãn. Gioan 10:10

Mặc dầu cảm tình của quần chúng đã di chuyển về phiá phò sự sống, chúng tôi đau buồn mà ghi nhận rằng ngày nay tư tưởng phò phá thai đã thắng thế trong chính phủ của chúng ta. Chính phủ hiện tại được lãnh đạo và điều hành bởi những kẻ muốn hợp phá hóa việc phá thai ở bất cứ giai đoạn phái triển nào của bào thai, và họ còn muốn dùng tiền thuế của dân mà tài trợ cho việc phá thai. Đa số ở lưỡng viện Quốc Hội có quan điểm phò phá thai. Tối Cao Pháp Viện, trong quyết định ô nhục Roe v. Wade năm 1973 đã tước quyền bảo vệ theo luật pháp của các trẻ em chưa được sinh ra, tiếp tục coi việc phá thai do chọn lựa như quyền căn bản theo hiến pháp, mặc dù cơ quan này duy trì một số hạn chế về phá thai như được phép theo hiến pháp. Tổng Thống nói rằng ông muốn giảm thiểu “nhu cầu” phá thai - một mục tiêu đáng ca ngợi. Nhưng ông cũng đã thề hứa sẽ làm cho việc phá thai dễ dàng hơn và thuận tiện cách rộng rãi hơn qua việc bãi bỏ những luật cấm tài trợ của chính phủ, luật đòi hỏi những phụ nữ tìm cách phá thai phải chờ đợi một thời gian, và luật thông báo cho phụ huynh khi thực hiện việc phá thai trên trẻ em vị thành niên. Chúng ta không thể kỳ vọng cách hợp lý là việc bãi bỏ những luật phò sự sống quan trọng và có hiệu quả như trên sẽ làm được điều gì khác ngoài việc gia tăng hơn nữa số lượng phá thai theo chọn lựa, mà qua đó sự sống của vô số trẻ em bị dập tắt trước khi sinh ra. Quyết tâm của chúng tôi đối với tính thánh thiêng của sự sống không phải là vấn đề trung thành với đảng phái, vì chúng tôi ý thức rằng trong 36 năm từ Roe v. Wade, các nhà dân cử và những người được chỉ định của cả hai đảng chính trị chính đã đồng lõa trong việc thỏa thuận theo luật pháp điều mà ĐYC Gioan Phaolô II gọi là "nền văn hóa sự chết." Chúng tôi kêu gọi tất cả các viên chức trong quốc gia chúng ta, dân cử cũng như được chỉ định, hãy bảo vệ và phục vụ từng phần tử xã hội, kể cả những người bị đẩy ra ngoài lề, không có tiếng nói, và yếu thế nhất giữa chúng ta.

Một nền văn hóa sự chết không tránh được việc coi rẻ sự sống ở mọi giai đoạn và điều kiện của nó bằng cách quảng bá niềm tin rằng những sự sống không hoàn hảo, chưa trưởng thành, hay bất tiện đều có thể loại bỏ được. Như nhiều người có óc tiền liệu đã tiên đoán, việc coi rẻ sự sống bắt đầu bởi việc phá thai giờ đây đã chuyển hóa. Thí dụ, việc nghiên cứu bằng cách huỷ diệt phôi thai của con người, và việc tài trợ nó bằng công quỹ được quảng bá nhân danh khoa học và phát triển các cách trị liệu cùng chữa bệnh và vết thương. Tổng Thống và nhiều vị trong Quốc Hội đang ủng hộ việc mở rộng nghiên cứu phôi thai bao gồm việc dùng tiền thuế nhân dân đóng góp để tài trợ cho cái gọi là “sao người để chữa bệnh (therapeutic cloning).” Hậu quả của việc này là sẽ có một kỹ nghệ sản xuất hàng loạt những phôi thai người để giết đi nhằm mục đích tạo ra những loại tế bào gốc và bắp thịt được biệt chế theo di truyền học. Ở một thái cực khác, có một phong trào càng ngày càng mạnh mẽ hơn đang phổ biến việc trợ tử và “tình nguyện” chết êm dịu, là điều đe dọa đời sống của những người già cả và tàn tật. Khái niệm về ưu sinh (eugenic) như thuyết lebensunwertes Leben ("đời sống không đáng sống") đầu tiên được đưa ra vào thập niên 1920 bởi những nhà trí thức trong những cuộc họp mặt của giới thượng lưu ở Mỹ Châu và Âu Châu. Tuy đã bị chôn vùi trong ô nhục sau những kinh hoàng của giữa thế kỷ thứ hai mươi, giờ đây chúng đã bật mồ mà trở lại. Chỉ có điều khác biệt là hiện nay môn ưu sinh (việc nghiên cứu cách thăng tiến di truyền của nhân loại bằng cách chọn lựa dòng giống) được hóa trang bằng những ngôn từ của “tự do”, “tự trị”, và “chọn lựa.”

Chúng tôi sẽ đoàn kết và không ngừng cố gắng tìm cách rút lại cái giấy phép giết người bắt đầu từ việc bỏ mặc các trẻ em chưa sinh ra cho việc phá thai. Chúng tôi sẽ làm việc, để đem lại sự trợ giúp, an ủi, và săn sóc cho những phụ nữ túng thiếu đang mang thai, và những người đang là nạn nhân của phá thai, chúng tôi cũng đứng lên quyết tâm chống lại quan niệm băng hoại và đê hèn rằng việc cố tình giết chết những đứa con chưa sinh ra của các phụ nữ một cách nào đó là điều có lợi nhất cho họ. Sứ điệp của chúng tôi là, và sẽ mãi mãi là, câu trả lời công bằng, nhân bản, và thật sự Kitô giáo cho vấn đề mang thai là tất cả chúng ta phải thương yêu cùng săn sóc cho cả người mẹ lẫn đứa con.

Một nhân chứng Kitô giáo ngôn sứ thật sự sẽ nhất quyết kêu gọi những người được Thiên Chúa trao phó cho quyền bính thế tục phải chu toàn bổn phận cai trị đầu tiên là bảo vệ những người yếu đuối và cô thế chống lại những tấn công tàn bạo, và làm điều ấy một cách không thiên vị, bè phái, hay kỳ thị. Thánh Kinh chỉ thị cho chúng ta phải bảo vệ những người không có khả năng tự vệ, phải nói thay cho những người không thể tự mình nói được. Vì thế chúng tôi bảo vệ và nói thay cho những trẻ em chưa sinh ra, những người tàn tật, và những người lệ thuộc vào người khác. Điều gì mà Thánh Kinh và ánh sáng của lý trí nói rõ thì chúng tôi phải làm cho sáng tỏ. Chúng tôi phải sẵn lòng bảo vệ sự sống của anh chị em chúng tôi ở bất cứ giai đoạn nào trong sự phát triển và ở bất cứ điều kiện nào, ngay cả khi làm điều ấy nguy hiểm và thiệt hại đến chúng tôi và các cơ chế của chúng tôi.

Mối ưu tư của chúng tôi không chỉ giới hạn trong quốc gia của chúng ta. Vòng quanh thế giới, chúng ta đang chứng kiến những trường hợp diệt chủng và “làm sạch chủng tộc,” sự thất bại trong việc giúp đỡ những người đang phải chịu đau khổ vả những nạn nhân vô tội vì chiến tranh, việc bỏ rơi và lạm dụng trẻ em, việc bóc lột những người lao động cô thế, việc buôn bán trẻ em và phụ nữ để mại dâm, việc bỏ rơi những người gia cả, việc đàn áp và kỳ thị chủng tộc, việc bắt bớ những người có niềm tin của mọi tôn giáo, và thất bại trong việc đưa ra nhưng biện pháp cần thiết để chặn đứng việc lan tràn của những bệnh có thể tránh được như bệnh AIDS. Chúng tôi coi những sự méo mó này như phát nguồn từ cùng một sự mất ý thức về nhân phẩm và tính thánh thiêng của sự sống con người, là điều làm động lực cho kỹ nghệ phá thai và phong trào trợ tử, giết chết êm dịu, và sao người với mục đích nghiên cứu sinh y. Và như thế giải pháp của chúng tôi là, như nó phải là, một nền đạo đức của tình yêu thật sự kiên định đối với sự sống của tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh.

Hôn Nhân

Người đàn ông nói rằng, “Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra! Nàng sẽ được gọi là ‘người nữ”, vì nàng bởi người nam mà ra”. Vì thế nên người nam sẽ lìa xa cha mẹ mà kết hợp vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một xương thịt. Sáng Thế 2:23-24

“Ðây là một mầu nhiệm thật cao cả. Tôi nói về Ðức Kitô và Hội Thánh. Tuy nhiên, riêng mỗi người trong anh em hãy yêu vợ mình như chính mình, và vợ hãy kính trọng chồng.” Ephêxô 5:32-33

Trong Thánh Kinh, việc tạo dựng người nam va người nữ, và việc kết hợp nên một thân xác như vợ chồng, là thành quả tột đỉnh của việc tạo dựng của Thiên Chúa. Trong việc truyền sinh và nuôi nấng con cái, người nam và người nữ kết hợp với nhau như vợ chồng và được Thiên Chúa ban cho vinh dự lớn lao là làm những người hợp tác với Chính Thiên Chúa. Như thế hôn nhân là cơ chế đầu tiên của xã hội loài người - quả thật, nó là cơ chế nền móng mà trên đó tất cả những cơ chế khác của loài người được dựng xây. Trong truyền thống Kitô giáo, chúng tôi gọi hôn nhân là “hôn nhân thánh” để ám chỉ sự kiện là nó được Thiên Chúa thiết lập, và được Đức Kitô chúc phúc qua việc Người dự tiệc cưới Cana ở Galilêa. Trong Thánh Kinh. Chính Thiên Chúa đã chúc phúc cho hôn nhân và rất quý trọng nó.

Kinh nghiệm bao la của nhân loại xác nhận rằng hôn nhân là cơ chế nguyên thủy và quan trọng nhất để duy trì sứ khoẻ, giáo dục, và hạnh phúc của mọi người trong một xã hội. Ở đâu hôn nhân được tôn trọng, thì ở đó nền văn hóa hôn nhân được thăng hoa, và mọi người đều được ích lợi – chính hai vợ chồng, con cái họ, cộng đồng va xã hội mà trong đó họ sống. Ở nơi nào mà nền văn hóa gia đình bắt đầu bị xoi mòn, đủ mọi loại căn bệnh xã hội xuất hiện cách nhanh chóng. Đáng tiếc là trong vài thập niên qua, chúng ta đã chứng kiến một sự xoi mòn trầm trọng của nền văn hóa hôn nhân trong chính quốc gia của chúng ta. Có lẽ dấu chỉ rõ ràng và đáng lo ngại nhất là số trẻ em sinh ra ngoài hôn nhân. Trước đây gần 50 năm qua, con số này dưới 5 phần trăm. Ngày nay nó lên trên 40 phần trăm. Xã hội của chúng ta - đặc biệt là thành phần nghèo nhất và cô thế nhất, lại là thành phần mà việc có con ngoài hôn nhân cao hơn mức trung bình của quốc gia nhiều – đang phải trả một giá khổng lồ cho nạn phạm pháp, xì ke ma túy, tội ác, ngồi tù, vô vọng, và tuyệt vọng. Những dấu chỉ khác với việc chung sống ngoài hôn nhân quá thịnh hành, và số lượng ly dị tàn hại.

Chúng tôi đau buồn mà thú nhận rằng các Kitô hữu và những cơ chế của chúng tôi đã thường làm gương mù vì không nâng đỡ cơ chế hôn nhân và làm gương cho thế gian về ý nghĩa chân chính của hôn nhân. Chúng tôi hối hận vì việc chúng tôi đã dễ dàng chấp nhận nền văn hóa ly dị và tiếp tục im lặng về những cách sống trong xã hội làm hạ phẩm giá của hôn nhân, và mời gọi mọi Kitô hữu cũng làm như thế.

Để củng cố gia đình, chúng ta phải chấm dứt việc tán dương tình trạng sống chung bừa bãi và thiếu chung thủy, cùng phục hồi giữa dân của chúng ta một ý thức về vẻ đẹp sâu xa, mầu nhiệm, và thánh thiện của tình yêu chung thủy trong hôn nhân. Chúng ta phải sửa đổi những chính sách sai lạc đang góp phần vào việc làm kiệt quệ cơ chế hôn nhân, kể cả tư tưởng về ly dị một chiều không còn giá trị nữa. Chúng ta phải hoạt động trong các lãnh vực luật pháp, văn hóa, và tôn giáo để truyền đạt cho những người trẻ một sự hiểu biết vững chắc rằng hôn nhân là gì, đòi hỏi những gì, và tại sao đáng cho các vợ chồng chung thủy với nhau phải quyết tâm và hy sinh.

Thôi thúc tái định nghĩa hôn nhân để nhìn nhận những liên hệ đồng tính là một triệu chứng, chứ không phải là nguyên nhân, của việc hao mòn của nền văn hóa hôn nhân. Nó phản ảnh việc đánh mất sự hiểu biết về ý nghĩa của hôn nhân như được hiện thân trong luật dân sự và tôn giáo của chúng ta, cùng trong truyền thống triết lý đã góp phần vào việc hình thành luật ấy. Nhưng điều cấp thiết là chúng ta phải chống lại thôi thúc này, vì nhượng bộ nó có nghĩa là bỏ rơi việc có thể phục hồi sự hiểu biết chắc chắn về hôn nhân, và cùng với nó, niềm hy vọng xây dựng lại một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh. Nó sẽ khóa tại chỗ niềm tin sai lầm và nguy hại rằng hôn nhân chỉ hoàn toàn liên quan đến sự lãng mạng và những thỏa mãn của người trưởng thành, mà tự bản chất của nó không liên quan gì đến việc sinh sản con cái, cùng tính chất và giá trị đơn thuần của những hành động và những mối liên hệ, mà ý nghĩa của chúng được hình thành vì chúng thích hợp cho việc phát sinh, khuyến khích và bảo vệ sự sống. Trong việc hiệp thông vợ chồng và dưỡng dục con cái (là những món quà từ Thiên Chúa, là kết quả của tình yêu vợ chồng), chúng ta khám phá ra những lý do sâu xa và những ích lợi của giao ước hôn nhân.

Chúng tôi nhìn nhận rằng có những người có khuynh hướng thiên về cách cư xử và những liên hệ đồng tính và đa thê, cũng như có những người có khuynh hướng thiên về những hình thức cư xử vô luân khác. Chúng tôi thương cảm cho những người có khuynh hướng như thế; chúng tôi tôn trọng họ như những con người có phẩm giá sâu xa, cố hữu, và bình đẳng; chúng tôi ngưỡng phục những người nam cũng như nữ, là những người cố gằng, thường thì không mấy được giúp đỡ, để chống lại cám dỗ đầu hàng những ước muốn mà chính họ cũng như chúng ta coi là bất thường. Chúng tôi ủng hộ họ, ngay cả khi họ thất bại. Chẳng thua gì họ, chúng tôi cũng là những người tội lỗi, đã không làm trọn những điều Thiên Chúa dự liệu cho cuộc đời chúng tôi. Chẳng hơn gì họ, chúng tôi cũng luôn cần sự kiên nhẫn, tình yêu và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Chúng tôi mời gọi toàn thể cộng đồng Kitô hữu hãy chống lại sự vô luân về phái tính, và đồng thời tránh kết án cách khinh khi những người chịu thua nó. Viêc chúng ta từ bỏ tội lỗi, dù cương quyết, không bao giờ được trở thành từ bỏ những người tội lỗi. Vì mọi người tội lỗi, bất kể tội gì, đều được Thiên Chúa yêu thương. Ngài là Đấng không tìm tiêu diệt chúng ta nhưng hoán cải tâm hồn chúng ta. Chúa Giêsu mời gọi tất cả những ai lạc xa đường nhân đức hãy trở về “một con đường tuyệt vời hơn.” Là các môn đệ của Người, chúng ta sẽ nới vòng tay trong tình yêu để giúp đỡ tất cả những ai nghe và đáp trả lời mời gọi ấy.

Chúng tôi cũng nhìn nhận thêm rằng có những người chân thành nhưng không đồng ý với chúng tôi, và với giáo huấn của Thánh Kinh cùng truyền thống Kitô giáo về vấn đề luân lý tính dục và bản chất của hôn nhân. Có một số người đi vào những liên hệ đồng tính cùng đa thê và chắc chắn coi sự kết hợp của họ như là hôn nhân chân chính. Họ không hiểu rằng hôn nhân chỉ có thể có được nhờ sự bổ túc về phái tính giữa một người nam và một người nữ, và việc chia sẻ cuộc đời một cách toàn diện và đa cấp của hôn nhân bao gồm việc kết hợp thân xác theo kiểu kết hợp vợ chồng cách sinh lý như một đơn vị truyền sinh. Điều ấy xảy ra bởi vì thân xác không phải chỉ là một dụng cụ nằm ở ngoài con người, nhưng thật sự là một phần của thực thể cá nhân của con người. Con người không phải chỉ là trung tâm của ý thức và tình cảm, hay trí khôn, hoặc tinh thần, nằm ở những thân xác không có cá tính. Con người là một sự kết hợp năng động của thân xác, trí khôn, và tinh thần. Hôn nhân là điều mà một người nam và một người nữ thiết lập khi họ bỏ tất cả những người khác và thề hứa chung thủy với nhau suốt đời, họ đã tìm thấy một sự chia sẻ đời sống ở mọi mức độ của cuộc đời - thể lý, tình cảm, chuẩn bị, lý luận, tinh thần – trên một quyết tâm được đóng ấn, hoàn tất, và được thể hiện qua việc yêu thương ăn nằm trong đó hai vợ chồng nên một thân xác, không theo nghĩa ẩn dụ, nhưng bằng cách cùng nhau làm tròn những điều kiện ăn ở để truyền sinh. Đó là lý do tại sao truyền thống Kitô giáo, và luật Tây Phương trong lịch sử, những hôn nhân đã được hoàn thành thì không thể thao gỡ hay vô hiệu hóa được vì không có con, dù bản chất của liên hệ vợ chồng được hình thành và cấu trúc bởi việc tự bản chất của nó là hướng về sự tốt lành cao quý của việc truyền sinh.

Chúng tôi hiểu rằng nhiều đồng bào của chúng tôi, kể cả một số Kitô hữu, tin rằng định nghĩa theo lịch sử của hôn nhân như là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ là chối từ sự bình quyền hay quyền công dân. Họ thắc mắc phải nói gì để trả lời lý luận cho rằng chẳng hại gì cho họ cũng như cho bất cứ ai nếu luật lệ của cộng đồng ban cho hai người nam hay hai người nữ cùng chung sống trong sự chung thân về tính dục một tình trạng pháp lý gọi là “kết hôn.” Chung cuộc, nó chẳng ảnh hưởng gì đến hôn nhân của họ, có đúng không? Tuy nhiên, xét kỹ lại, lý luận rằng luật lệ áp dụng trên một loại hôn nhân này không ảnh hưởng gì đến loại khác là lý luận không thể đứng vững được. Nếu nó có thể chứng minh được điều gì thì nó chứng minh quá nhiều: sự thừa nhận rằng tình trạng pháp lý của một loại liên hệ hôn nhân không ảnh hưởng gì đến loại khác có thể được dùng không những chỉ để biện minh cho việc chung thân đồng tính, mà còn có thể được dùng một cách chắc chắn ngang hàng như thế cho việc chung sống đa thê, cho các gia đình đa thê, ngay cả cho anh chị em sống chung cách loạn luân. Chúng ta có thể chấp nhận những điều trên là hôn nhân hợp pháp vì bình quyền hay quyền công dân, và chúng thật sự không ảnh hưởng gì đến những liên hệ khác không? Thưa không [chấp nhận được]. Sự thật là hôn nhân không phải là điều gì trừu tượng hay trung lập mà luật pháp có quyền định nghĩa hay tái định nghĩa để làm vừa lòng những người quyền thế hay có ảnh hưởng.

Không ai có một quyền công dân để làm cho một liên hệ không phải là hôn nhân được coi là hôn nhân. Hôn nhân không phải là một sự thể chủ quan – nhưng là một kết hợp giao ước giữa chồng và vợ - và nhiệm vụ của luật pháp là nhìn nhận và nâng đỡ nó vì công lý và công ích. Nếu luật pháp thất bại trong nhiệm vụ ây, thì sẽ đưa đến những thiệt hại thật sự cho xã hội. Trước hết, quyền tự do tôn giáo của những người coi vấn đề này là vấn đề luơng tâm sẽ bị tổn thương. Thứ đến, quyền của cha mẹ bị lấn át khi mà những chương trình giáo dục về đời sống gia đình và tính dục ở nhà trường được dùng để dạy trẻ em rằng việc nhìn nhận chung sống đồng tính như “hôn nhân” là một sự hiểu biết sáng suốt, mà việc này lại là điều mà nhiều phụ huynh tin rằng tự bản chất không phải hôn nhân và là vô luân. Thứ ba, công ích của xã hội dân sự bị thiệt hại khi mà chính luật lệ, trong chức năng sư phạm tối quan trọng của nó, trở thành công cụ cho việc làm tổn thương sự hiểu biết chắc chắn về hôn nhân, mà trên đó sự thăng hoa của nền văn hóa hôn nhân của bất cứ xã hội nào đều lệ thuộc vào một cách sống còn. Đau buồn thay, ngày nay chúng ta không còn có một nền văn hóa hôn nhân thịnh vượng nữa. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu tiến trình quan trọng cấp thời để cải tổ luật pháp và tập tục của chúng ta ngõ hầu tái thiết một nền văn hóa như thế, thì điều cuối cùng mà chúng ta có thể làm là tái định nghĩa hôn nhân cách nào đó để biểu hiện trong luật pháp của chúng ta một công bố sai lầm về hôn nhân là gì.

Và như thế chính vì yêu (chứ không phải “ý định”) và sự khôn ngoan lo lắng cho công ích (chứ không phải “thành kiến”), mà chúng tôi thề hứa sẽ làm việc không ngừng để bảo tồn định nghĩa theo pháp lý của hôn nhân là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, cùng xây dựng lại nền văn hóa hôn nhân. Là những Kitô hữu chúng tôi làm sao có thể làm gì khác được? Thánh Kinh dạy chúng tôi rằng hôn nhân là một phần chính yếu của giao ước tạo dựng của Thiên Chúa. Quả thật, sự kết hợp của hai vợ chồng phản ảnh mối dây liên kết giữa Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người. Và như Đức Kitô vì yêu mà sẵn sàng hiến mạng sống Người vì Hội Thánh trong một hy sinh trọn vẹn, chúng tôi cũng sẵn lòng, vì yêu thương, mà làm bất cứ những hy sinh nào cần thiết vì kho tàng hôn nhân vô giá này.

Tự Do Tôn Giáo

Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân. Isaia 61:1

Hãy trả cho Xêsarê những gì thuộc về Xêsarê, và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Matthêu 22:21

Cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo trải qua nhiều kỷ nguyên là một cuộc tranh đấu trường kỳ và cam go, nhưng không phải là một tư tưởng mới lạ hay một sự phát triển mới đây. Bản chất của tự do tôn giáo được dựa trên đặc tính của chính Thiên Chúa, Một Thiên Chúa được biết một cách đầy đủ nhất trong cuộc đời và việc làm của Đức Chúa Giêsu Kitô. Quyết tâm theo Chúa Giêsu một cách trung tín trong khi sống và chết, các Kitô hữu tiên khởi nại vào cách thế mà trong đó việc Nhập Thể xảy ra: “Có phải Thiên Chúa đã gửi Đức Kitô xuống, như một số người cho rằng, như một bạo chúa tung ra sợ hãi và khủng bố không? Không phải thế, nhưng trong sự hòa nhã và hiền lành..., vì cưỡng bách không phải là thuộc tính của Thiên Chúa” (Thu gửi Diognetus 7.3-4). Như thế quyền tự do tôn giáo đặt nền tảng trên gương của chính Đức Kitô và trên chính phẩm giá của con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa - một phẩm giá, như các nhà lập quốc của chúng ta đã công bố, vốn có trong mọi người, và có thể được mọi người nhận ra trong việc thực hành lẽ phải.

Các Kitô hữu tuyên xưng rằng chỉ có Thiên Chúa là Chúa của lương tâm. Việc được miễn khỏi cưỡng bách về tôn giáo là viên đá góc của một lương tâm không bị ràng buộc. Không thể cưỡng bách bất cứ ai theo một tôn giáo nào trái với ý muốn của họ, và cũng không được cấm đoán những người có tín ngưỡng phụng thờ Thiên Chúa theo mệnh lệnh của lương tâm, hay tự do diễn tả cách công khai những xác tín thầm kín của họ. Những điều nào đúng cho cá nhân thì cũng đúng khi áp dụng cho các cộng đồng như thế.

Thật là mỉa mai khi những người đòi quyền giết các trẻ em chưa sinh ra, người già cả và tàn tật cùng đòi quyền thực hành những điều vô luân về tính dục, và ngay cả quyền có những liên hệ được tạo thành quanh những thực hành ấy, lại được luật pháp nhìn nhận và chúc lành - những người như thế, là những người đòi hỏi những “quyền” này, thường lại là những người đi tiền phong trong số những kẻ chà đạp quyền tự do diễn tả những quyết tâm về tôn giáo và luân lý của của người khác về tính thánh thiêng của sự sống cùng phẩm giá của hôn nhân như sự kết hợp phối ngẫu giữa hai vợ chồng.

Thí dụ chúng ta thấy điều này trong cố gắng làm yếu đi hay loại bỏ những điều khoản liên quan đến việc làm theo lương tâm, và như thế bắt buộc những cơ sở phò sự sống (kể cả những bệnh viện và bệnh xá liên quan đến tôn giáo), các y sĩ, các bác sĩ giải phẫu, các y tá, và những chuyên viên ý tế khác phò sự sống, phải giới thiệu việc phá thai, và trong một số trường hợp, phải tham gian vào việc phá thai. Chúng tôi thấy điều ấy trong việc áp dụng những đạo luật chống kỳ thị để bắt buộc các cơ quan, các cơ sở thương mại, và những cơ sở cung cấp dịch vụ đủ loại của tôn giáo phải tuân hành những hoạt động mà họ phán đoán là vô luân sâu xa hay phải đóng cửa. Thí dụ như sau việc áp đặt luật “hôn nhân đồng tính” ở Massachusetts, Catholic Charities đã rất do dự phải chọn chấm dứt công việc mà cơ quan đã làm cả một thế kỷ để giúp các trẻ em mồ côi tìm được những gia đình tốt, thay vì tuân theo đòi hỏi của luật pháp là cho các em vào những gia đình đồng tính vi phạm giáo huấn về luân lý của Công Giáo. Ở New Jersey, sau khi thiết lập một hệ thống gần giống như hôn nhân gọi là “kết hợp dân sự”, một cơ sở cùa phái Methodist bị tước mất tình trạng miễn thuế khi cơ quan này dựa theo lương tâm tôn giáo từ chối không cho sử dụng cơ sở mà họ làm chủ để cử hành nghi lễ chúc lành cho những cuộc kết hợp đồng tính. Ở Gia Nã Đại và các quốc gia Âu Châu, các giáo sĩ Kitô đã bị ngược đãi vì giảng những tiêu chuẩn của Thánh Kinh chống lại việc thực hành đồng tính. Luật mới về tội ác thù ghét (hate-crime laws) ở Mỹ đang đưa đến cùng một nguy cơ như thế ở đây.

Trong những thập niên gần đây, có nhiều vụ tố tụng càng ngày càng gia tăng đi song song với việc giảm bớt sự kính trọng những giá trị tôn giáo của các cơ quan truyền thông, các đại học và những nhà lãnh đạo chính trị, đưa đến hậu quả là việc hạn chế quyền tự do thực thi tôn giáo. Chúng tôi coi điều này như một sự phát triển đáng ngại, không phải chỉ vì nó đe doạ quyền tự do cá nhân được [luật pháp] đảm bảo cho mỗi người, bất kể niềm tin của họ, nhưng bởi vì chiều hướng này cũng đe dọa hạnh phúc chung và nền văn hóa tự do mà trên đó hệ thống chính phủ cộng hoà của chúng ta được thiết lập. Thí dụ, những việc hạn chế tự do làm theo lương tâm hay khả năng thuê mướn nhân viên có cùng một niềm tin hoặc cùng một xác tín luân lý như mình của các cơ quan tôn giáo phá hoại khả năng đứng vững của những cơ cấu trung gian của xã hội, là một cái đệm quá cần thiết để chống lại quyền bính quá tự phụ của quốc gia, mà kết quả là một chế độ chuyên chế mềm dẻo mà Tocqueville đã cảnh giác một cách tiên tri.[1] Sự tan rã của xã hội dân sự là một sự mở đầu cho một chính thể bạo tàn.

Là những Kitô hữu, chúng tôi đặt nặng lời khuyên của Thánh Kinh là tôn trọng và tuân phục những người có quyền bính. Chúng tôi tin vào luật pháp và việc cai trị theo luật pháp. Chúng tôi công nhận bổn phải tuân theo luật pháp dù thích hay không thích, trừ khi luật pháp trở nên bất công cách trầm trọng, hay đòi hỏi những người dưới quyền chúng phải làm những điều bất công hoặc vô luân. Theo Thánh Kinh thì mục đích của luật pháp là giữ gìn trật tự và phục vụ công lý cùng công ích; nhưng những luật lệ bất công – và nhất là những luật lệ nhằm bắt các công dân phải làm những điều bất công – thì phương hại đến công ích, thay vì phục vụ nó.

Trở lại những ngày rất sơ khai của Hội Thánh, các Kitô hữu đã từ chối không chịu làm tổn thương đến việc rao giảng Tin Mừng của họ. Trong Chương 4 của Tông Đồ Công Vụ, người ta đã ra lệnh cho Thánh Phêrô và Gioan ngừng giảng dạy. Câu trả lời của các ngài là: “Các ông hãy tự xét xem nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa có phải là điều đúng trước mặt Thiên Chúa không? Vì chúng tôi không thể không nói ra những gì chúng tôi đã nghe và đã thấy.” Qua các kỷ nguyên, Kitô giáo đã dạy rằng bất tuân chính quyền không phải là không được phép, nhưng đôi khi còn là điều bắt buộc. Không có một bào chữa nào cho quyền lợi và nhiệm vụ làm theo lương tâm tôn giáo hùng biện hơn lời bào chữa của Martin Luther King, Jr. viết trong thư gửi từ một nhà tù ở Birmingham. Viết hoàn toan theo quan điểm Kitô giáo, và trích dẫn các tác giả Kitô giáo như Thánh Augustinô và Aquinô, mục sư King đã dạy rằng những luật lệ công chính nâng cao và làm cho con người nên cao quý bởi vì chúng bắt nguồn từ luật luân lý mà nguồn gốc tối hậu của chúng là Chính Thiên Chúa. Những luật bất công hạ giá con người. Vì chúng không dựa vào quyền bính nào ngoài ý muốn của con người, chúng không có quyền ràng buộc lương tâm chút nào. Việc mục sư King sẵn sàng vào tù chứ không chịu tuân theo luật pháp bất công, là gương sáng và điều truyền cảm.

Bởi vì tôn trọng công lý và công ích, chúng tôi sẽ không tuân theo bất cứ sắc lệnh nào nhằm mục đich bắt buộc các cơ quan của chúng tôi phải tham gia vào việc phá thai, nghiên cứu bằng cách hủy diệt phôi thai, trợ tử và giết chết êm dịu, hay bất cứ hành động nào chống lại sự sống; chúng tôi cũng không chịu khuất phục trước bất cứ luật lệ nào nhằm bắt buộc chúng tôi chúc lành cho những đôi bạn đồng tính vô luân, coi chúng như hôn nhân hay tương tự như hôn nhân, hoặc tránh rao giảng chân lý về luân lý hay vô luân lý và về hôn nhân cùng gia đình như chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ trả cho Xêdarê đầy đủ và không tiếc xót những gì thuộc về Xêdarê. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng sẽ không trả cho Xêdarê những gì thuộc về Thiên Chúa.

[1] Alexis de Tocqueville, Democracy in America

________________________________________

Ủy Ban Soạn Thảo

• Robert George, Professor, McCormick Professor of Jurisprudence, Princeton University

• Timothy George, Professor, Beeson Divinity School, Samford University

• Chuck Colson, Founder, The Chuck Colson Center for Christian Worldview (Lansdowne, Va.)

Ký Tên (tính đến ngày 19 tháng 11, 2009)

1. Dr. Daniel Akin, President, Southeastern Baptist Theological Seminary (Wake Forest, N.C.)

2. Most Rev. Peter J. Akinola, Primate, Anglican Church of Nigeria (Abika, Nigeria)

3. Randy Alcorn, Founder and Director, Eternal Perspective Ministries (EPM) (Sandy, Ore.)

4. Rt. Rev. David Anderson, President and CEO, American Anglican Council (Atlanta)

5. Leith Anderson,President of National Association of Evangelicals (Washington, D.C.)

6. Charlotte K. Ardizzone, TV Show Host and Speaker, INSP Television (Charlotte, N.C.)

7. Kay Arthur, CEO and Co-founder, Precept Ministries International (Chattanooga, Tenn.)

8. Dr. Mark L. Bailey, President, Dallas Theological Seminary (Dallas)

9. Most Rev. Craig W. Bates, Archbishop, International Communion of the Charismatic Episcopal Church (Malverne, N.Y.)

10. Gary Bauer, President, American Values; Chairman, Campaign for Working Families

11. His Grace, The Right Reverend Bishop Basil Essey, The Right Reverend Bishop of the Diocese of Wichita and Mid-America (Wichita, Kan.)

12. Joel Belz,Founder, World Magazine (Asheville, N.C.)

13. Rev. Michael L. Beresford,Managing Director of Church Relations, Billy Graham Evangelistic Association (Charlotte, N.C.)

14. Ken Boa,President, Reflections Ministries (Atlanta)

15. Joseph Bottum, Editor of First Things (New York)

16. Pastor Randy & Sarah Brannon, Senior Pastor, Grace Community Church (Madera, Calif.)

17. Steve Brown, National Radio Broadcaster, Key Life (Maitland, Fla.)

18. Dr. Robert C. Cannada, Jr., Chancellor and CEO, Reformed Theological Seminary (Orlando, Fla.)

19. Galen Carey,Director of Government Affairs, National Association of Evangelicals (Washington, D.C.)

20. Dr. Bryan Chapell, President, Covenant Theological Seminary (St. Louis)

21. Most Rev. Charles J. Chaput,Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Denver

22. Timothy Clinton, President, American Association of Christian Counselors (Forest, Va.)

23. Chuck Colson, Founder, The Chuck Colson Center for Christian Worldview (Lansdowne, Va.)

24. Most Rev. Salvatore Joseph Cordileone,Bishop, Roman Catholic Diocese of Oakland, Calif.

25. Dr. Gary Culpepper, Associate Professor, Providence College (Providence, R.I.)

26. Jim Daly,President and CEO, Focus on the Family (Colorado Springs, Colo.)

27. Marjorie Dannenfelser, President, Susan B. Anthony List (Arlington, Va.)

28. Rev. Daniel Delgado, Board of Directors, National Hispanic Christian Leadership Conference; Pastor, Third Day Missions Church (Staten Island, N.Y.)

29. Patrick J. Deneen,Tsakopoulos-Kounalakis Associate Professor and Director, The Tocqueville Forum on the Roots of American Democracy, Georgetown University (Washington, D.C.)

30. Dr. James Dobson,Founder, Focus on the Family (Colorado Springs, Colo.)

31. Dr. David Dockery,President, Union University (Jackson, Tenn.)

32. Most Rev. Timothy Dolan, Archbishop, Roman Catholic Diocese of New York, N.Y.

33. Dr. William Donohue, President, Catholic League (New York)

34. Dr. James T. Draper, Jr., President Emeritus, LifeWay (Nashville, Tenn.)

35. Dinesh D'Souza, Writer and Speaker (Rancho Santa Fe, Calif.)

36. Most Rev. Robert Wm. Duncan, Archbishop and Primate, Anglican Church in North America (Ambridge, Pa. )

37. Dr. Michael Easley, President Emeritus, Moody Bible Institute (Chicago)

38. Dr. William Edgar, Professor, Westminster Theological Seminary (Philadelphia)

39. Brett Elder, Executive Director, Stewardship Council (Grand Rapids, Mich.

40. Rev. Joel Elowsky, Drew University (Madison, N.J.)

41. Stuart Epperson, Co-Founder and Chariman of the Board, Salem Communications Corporation (Camarillo, Calif.)

42. Rev. Jonathan Falwell, Senior Pastor, Thomas Road Baptist Church (Lynchburg, Va.)

43. William J. Federer,President, Amerisearch, Inc. (St. Louis)

44. Fr. Joseph D. Fessio,Founder and Editor, Ignatius Press (Ft. Collins, Colo.)

45. Carmen Fowler, President and Executive Editor, Presbyterian Lay Committee (Lenoir, N.C.)

46. Maggie Gallagher, President, National Organization for Marriage (Manassas, Va.)

47. Dr. Jim Garlow,Senior Pastor, Skyline Church (La Mesa, Calif.)

48. Steven Garofalo, Senior Consultant, Search and Assessment Services (Charlotte, N.C.)

49. Dr. Robert P. George, McCormick Professor of Jurisprudence, Princeton University (Princeton, N.J.)

50. Dr. Timothy George, Dean and Professor of Divinity, Beeson Divinity School at Samford University (Birmingham, Ala.)

51. Thomas Gilson, Director of Strategic Processes, Campus Crusade for Christ International (Norfolk, Va.)

52. Dr. Jack Graham, Pastor, Prestonwood Baptist Church (Plano, Texas)

53. Dr. Wayne Grudem, Research Professor of Theological and Biblical Studies, Phoenix Seminary (Phoenix)

54. Dr. Cornell "Corkie" Haan, National Facilitator of Spiritual Unity, The Mission America Coalition (Palm Desert, Calif.)

55. Fr. Chad Hatfield, Chancellor, CEO and Archpriest, St. Vladimir's Orthodox Theological Seminary (Yonkers, N.Y.)

56. Dr. Dennis Hollinger, President and Professor of Christian Ethics, Gordon-Conwell Theological Seminary (South Hamilton, Mass.)

57. Dr. Jeanette Hsieh, Executive Vice President and Provost, Trinity International University (Deerfield, Ill.)

58. Dr. John A. Huffman, Jr., Senior Pastor, St. Andrews Presbyterian Church (Newport Beach, Calif.); Chairman of the Board, Christianity Today International (Carol Stream, Ill.)

59. Rev. Ken Hutcherson, Pastor, Antioch Bible Church (Kirkland, Wash.)

60. Bishop Harry R. Jackson, Jr., Senior Pastor, Hope Christian Church (Beltsville, Md.)

61. Fr. Johannes L. Jacobse, President, American Orthodox Institute; Editor, OrthodoxyToday.org (Naples, Fla.)

62. Jerry Jenkins,Chairman of the Board of Trustees, Moody Bible Institute (Black Forest, Colo.)

63. Camille Kampouris, Editorial Board, Kairos Journal

64. Emmanuel A. Kampouris, Publisher, Kairos Journal

65. Rev. Tim Keller, Senior Pastor, Redeemer Presbyterian Church (New York)

66. Dr. Peter Kreeft, Professor of Philosophy, Boston College (Mass.) and at the Kings College (N.Y.)

67. Most Rev. Joseph E. Kurtz, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Louisville, Ky.

68. Jim Kushiner, Editor, Touchstone (Chicago)

69. Dr. Richard Land, President, The Ethics and Religious Liberty Commission of the SBC (Washington, D.C.)

70. Jim Law, Senior Associate Pastor, First Baptist Church (Woodstock, Ga.)

71. Dr. Matthew Levering, Associate Professor of Theology, Ave Maria University (Naples, Fla.)

72. Dr. Peter Lillback, President, The Providence Forum (West Conshohocken, Pa.)

73. Dr. Duane Litfin, President, Wheaton College (Wheaton, Ill.)

74. Rev. Herb Lusk, Pastor, Greater Exodus Baptist Church (Philadelphia)

75. His Eminence Adam Cardinal Maida, Archbishop Emeritus, Roman Catholic Diocese of Detroit

76. Most Rev. Richard J. Malone, Bishop, Roman Catholic Diocese of Portland, Maine

77. Rev. Francis Martin, Professor of Sacred Scripture, Sacred Heart Major Seminary (Detroit)

78. Dr. Joseph Mattera, Bishop and Senior Pastor, Resurrection Church (Brooklyn, N.Y.)

79. Phil Maxwell, Pastor, Gateway Church (Bridgewater, N.J.)

80. Josh McDowell, Founder, Josh McDowell Ministries (Plano, Texas)

81. Alex McFarland, President, Southern Evangelical Seminary (Charlotte, N.C.)

82. Most Rev. George Dallas McKinney,Bishop, Founder and Pastor, St. Stephen's Church of God in Christ (San Diego)

83. Rt. Rev. Martyn Minns, Missionary Bishop, Convocation of Anglicans of North America (Herndon, Va.)

84. Dr. C. Ben Mitchell,Graves Professor of Moral Philosophy, Union University (Jackson, Tenn.)

85. Dr. R. Albert Mohler, Jr., President, Southern Baptist Theological Seminary (Louisville, Ky.)

86. Dr. Russell D. Moore, Senior Vice President for Academic Administration and Dean of the School of Theology, Southern Baptist Theological Seminary (Louisville, Ky.)

87. Most Rev. John J. Myers, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Newark, N.J.

88. Most Rev. Joseph F. Naumann, Archbishop, Roman Catholic Diocese of Kansas City, Kan.

89. David Neff, Editor-in-Chief, Christianity Today (Carol Stream, Ill.)

90. Tom Nelson, Senior Pastor, Christ Community Evangelical Free Church (Leawood, Kan.)

91. Niel Nielson, President, Covenant College (Lookout Mt., Ga.)

92. Most Rev. John Nienstedt, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Saint Paul and Minneapolis

93. Dr. Tom Oden, Theologian, United Methodist Minister; Professor, Drew University (Madison, N.J.)

94. Marvin Olasky, Editor-in-Chief, World Magazine; Provost, The Kings College (New York)

95. Most Rev. Thomas J. Olmsted, Bishop, Roman Catholic Diocese of Phoenix

96. Rev. William Owens, Chairman, Coalition of African-American Pastors (Memphis, Tenn.)

97. Dr. J.I. Packer, Board of Governors' Professor of Theology, Regent College (Canada)

98. Metr. Jonah Paffhausen, Primate, Orthodox Church in America (Syosset, N.Y.)

99. Tony Perkins, President, Family Research Council (Washington, D.C.)

100. Eric M. Pillmore, CEO, Pillmore Consulting LLC (Doylestown, Pa.)

101. Dr. Everett Piper, President, Oklahoma Wesleyan University (Bartlesville, Okla.)

102. Todd Pitner, President, Rev Increase

103. Dr. Cornelius Plantinga, President, Calvin Theological Seminary (Grand Rapids, Mich.)

104. Dr. David Platt,Pastor, Church at Brook Hills (Birmingham, Ala.)

105. Rev. Jim Pocock, Pastor, Trinitarian Congregational Church (Wayland, Mass.)

106. Fred Potter, Executive Director and CEO, Christian Legal Society (Springfield, Va.)

107. Dennis Rainey,President, CEO, and Co-Founder, FamilyLife (Little Rock, Ark.)

108. Fr. Patrick Reardon, Pastor, All Saints' Antiochian Orthodox Church (Chicago)

109. Bob Reccord, Founder, Total Life Impact, Inc. (Suwanee, Ga.)

110. His Eminence Justin Cardinal Rigali, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Philadelphia

111. Frank Schubert, President, Schubert Flint Public Affairs (Sacramento, Calif.)

112. David Schuringa, President, Crossroads Bible Institute (Grand Rapids, Mich.)

113. Tricia Scribner, Author (Harrisburg, N.C.)

114. Dr. Dave Seaford, Senior Pastor, Community Fellowship Church (Matthews, N.C.)

115. Alan Sears, President, CEO, and General Counsel, Alliance Defense Fund (Scottsdale, Ariz.)

116. Randy Setzer, Senior Pastor, Macedonia Baptist Church (Lincolnton, N.C.)

117. Most Rev. Michael J. Sheridan, Bishop, Roman Catholic Diocese of Colorado Springs, Colo.

118. Dr. Ron Sider, Director, Evangelicals for Social Action (Wynnewood, Pa.)

119. Fr. Robert Sirico, Founder, Acton Institute (Grand Rapids, Mich.)

120. Dr. Robert Sloan, President, Houston Baptist University (Houston)

121. Charles Stetson, Chairman of the Board, Bible Literacy Project (New York)

122. Dr. David Stevens, CEO, Christian Medical and Dental Association (Bristol, Tenn.)

123. John Stonestreet, Executive Director, Summit Ministries (Manitou Springs, Colo.)

124. Dr. Joseph Stowell, President, Cornerstone University (Grand Rapids, Mich.)

125. Dr. Sarah Sumner, Professor of Theology and Ministry, Azusa Pacific University (Azusa, Calif.)

126. Dr. Glenn Sunshine, Chairman of the History Department, Central Connecticut State University (New Britain, Conn.)

127. Joni Eareckson Tada, Founder and CEO, Joni and Friends International Disability Center (Agoura Hills, Calif.)

128. Luiz Tellez, President, The Witherspoon Institute (Princeton, N.J.)

129. Dr. Timothy C. Tennent, President, Asbury Theological Seminary (Wilmore, Ky.)

130. Michael Timmis, Chairman, Prison Fellowship and Prison Fellowship International (Naples, Fla.)

131. Mark Tooley, President, Institute for Religion and Democracy (Washington, D.C.)

132. H. James Towey, President, St. Vincent College (Latrobe, Pa.)

133. Juan Valdes, Middle and High School Chaplain, Florida Christian School (Miami, Fla.)

134. Todd Wagner, Pastor, WaterMark Community Church (Dallas)

135. Dr. Graham Walker, President, Patrick Henry College (Purcellville, Va.)

136. Fr. Alexander F. C. Webster, Ph.D., Archpriest, Orthodox Church in America; Professorial Lecturer, The George Washington University (Ashburn, Va.)

137. George Weigel, Distinguished Senior Fellow, Ethics and Public Policy Center (Washington, D.C.)

138. David Welch, Houston Area Pastor Council Executive Director, US Pastors Council (Houston)

139. Dr. James Emery White, Founding and Senior Pastor, Mecklenburg Community Church (Charlotte, N.C.)

140. Dr. Hayes Wicker, Senior Pastor, First Baptist Church (Naples, Fla.)

141. Mark Williamson, Founder and President, Foundation Restoration Ministries/Federal Intercessors (Katy, Texas)

142. Parker T. Williamson, Editor Emeritus and Senior Correspondent, Presbyterian Lay Committee

143. Dr. Craig Williford, President, Trinity International University (Deerfield, Ill.)

144. Dr. John Woodbridge, Research Professor of Church History and the History of Christian Thought, Trinity Evangelical Divinity School (Deerfield, Ill.)

145. Don M. Woodside, Performance Matters Associates (Matthews, N.C.)

146. Dr. Frank Wright, President, National Religious Broadcasters (Manassas, Va.)

147. Most Rev. Donald W. Wuerl, Archbishop, Roman Catholic Archdiocese of Washington, D.C.

148. Paul Young, COO and Executive Vice President, Christian Research Institute (Charlotte, N.C.)

149. Dr. Michael Youssef,President, Leading the Way (Atlanta)

150. Ravi Zacharias, Founder and Chairman of the Board, Ravi Zacharias International Ministries (Norcross, Ga.)

151. Most Rev. David A. Zubik, Bishop, Roman Catholic Diocese of Pittsburgh

152. James R. Thobaben, Ph.D., M.P.H., Professor, Bioethics and Social Ethics, Asbury Theological Seminary (Wilmore, Ky)
 
Đức lùng soát gián điệp của cộng sản Tàu tại thành phố Munich
Hà Long
07:45 26/11/2009
- Cộng sản Tàu gia tăng gián điệp tại Hoa Kỳ

Sự phát triển mạnh mẽ của cộng sản Tàu liên quan với nhiều động thái gián điệp tại hải ngoại: ăn cắp tài liệu kinh tế, quốc phòng, kiểm soát những thành phần chống đối, v.v…

Mới đây theo BBC, Mỹ đã báo động về tình báo của cs Tàu gia tăng tại Hoa Kỳ. Ủy ban Nghiên cứu An ninh và Kinh tế Mỹ - Tàu cho rằng gián điệp Tàu đang trở nên ráo tiết và tinh vi hơn tại Koa Kỳ.

Tòa lãnh sự Tầu ở Munich
Col Gary McAlum, một quan chức quân đội cấp cao, trả lời Uỷ ban rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hiện 54.640 trường hợp tấn công bằng máy tính vào các hệ thống của họ trong năm 2008, tăng 20% từ đầu năm.

“Một số lượng lớn cả bằng chứng pháp lý và gián tiếp cho thấy Trung Quốc dính líu vào các hoạt động đó”, Ủy ban cho biết trước Quốc hội qua 367 trang báo cáo.

Tàu chú ý đẩy mạnh vào “việc thu thập tình báo chống lại các mục tiêu của Mỹ và các nhóm chống đối Tàu ở nước ngoài”.

Theo báo cáo, không phải tất cả các tấn công đó từ Tàu, nhưng cộng sản Tàu là thủ phạm lớn nhất.

- Đức lùng soát gián điệp của cộng sản Tàu

Tại Đức vào thứ ba, ngày 24/11/2009 Công tố viện liên bang đã khám xét lùng soát nhà ở và các cửa tiệm của 4 người Tàu, tuổi từ 24 đến 60 vì lý do hành động gián điệp trong nội địa Đức. Theo Công tố viện liên bang những người này theo dõi cộng động Tân Cương đang sinh sống tại München.

Vào tháng 7/2009 toà lãnh sự cs Tàu tại München bị đánh bom. Một kẻ lạ mặt đã ném 3 bom xăng vào tòa lãnh sự, tuy nhiên không gây thương tích cho người dân và chỉ gây ra vết cháy tại bờ tường.

Cuộc lùng soát hôm 24/11 không dẫn đến việc giam giữ tội phạm, nhưng Công tố viện liên bang tìm kiếm và niêm phong các văn bản tài liệu, máy computer, bộ cứng giữ các dữ liệu của 4 người Tàu tình nghi hoạt động gián điệp.

Báo „Spiegel Online“ tường thuật rằng theo sự thu thập của Công tố viện liên bang thì các hoạt động gián điệp này được điều khiển từ một viên chức ngoại giao Tàu xuất phát từ toà lãnh sự của Tàu ở thành phố München. Mục đích của các gián điệp là gài người vào cộng đồng người Tân Cương để thu thập các tin tức về hoạt động chính trị của nhóm người Tân Cương hải ngoại.

Người Tân Cương tại Erumtschi
Đầu não của hệ thống gián điệp Tàu tại Đức nằm trong toà lãnh sự của Tàu tọa lạc trên con đường Romanstraße trong một ngôi biệt thự to lớn. Theo „Spiegel Online“ thì chính người đại diện lãnh sự tại đây điều khiến mạng lưới gián điệp. Người này nhận lệnh trực tiếp từ ông chủ Peking. Công tố viện liên bang không được đụng chạm đến vị lãnh sự vì quyền đặc miễn cho ngoại giao đoàn, nhưng các nhà điều tra Đức đã theo dõi trong tuần vừa qua thì thấy người lãnh sự Tàu đã gặp gỡ nhiều lần với 4 gián điệp Tàu. Bốn tên gián điệp này không được hưởng quyền ngoại giao và đã bị lùng soát.

Sự lùng soát này có thể gây ra những khó khăn về ngoại giao cho phía Đức và cộng sản Tàu. Cách đây 2 năm với sức ép của chính phủ Đức nhà ngoại giao Tàu tên Ji Wumin đã phải rời khỏi nước Đức vì các hành vi gián điệp nơi cộng đồng người Tân Cương.

Hôm thứ ba, 24/11/2009 ở thành phố München đang có một phiên tòa xử án một người Tàu về hành động gián điệp trong kỹ thuật công nghiệp. Người Tàu bị đưa ra tòa, tuổi 42 đã quay phim lén trong một hãng xưởng chế tạo lớp vỏ bọc cơ khí đặc biệt tại Kolbermoor. Đoạn phim này được đưa vê Tàu để tạo ra các sản phẩm lậu. Tên gián điệp này đã bị Đức giam giữ từ tháng 9 vừa qua.

Thế giới lại một lần ngỡ ngàng và hoảng sợ nhìn về nước Tàu. Chiếc vòi bạch tuột của họ đang nối dài ra thế giới tự do nhằm kiểm soát khối người Tân Cương. Tại thành phố München từ lâu đã trở thành thủ đô tỵ nạn của người Tân Cương và Tổ Chức Hội Đồng Tân Cương Thế Giới (WUC) đang đặt trụ sở tại đây.

Tại München, qua đài tiếp vận truyền thanh tự do của Mỹ (US- Sender Radio Liberty) đã truyền thanh bằng tiếng Tân Cương từ năm 1991 cho tới ngày nay. Từ đó Hội Đồng Tân Cương Thế Giới được thành lập vào năm 2004 và có quan hệ chặt chẽ với nữ chủ tịch Rebiya Kadeer đang sống tại Hoa Kỳ có liên kết rộng lớn với các người Tân Cương trên 20 quốc gia Tây phương. Chủ trương của người Tân Cương Hải ngoại là „thực hiện Dân Chủ, Nhân Quyền và Tụ Do Tôn Giáo cho tất cả người Tân Cương“

Từ lý do này nhiều người Tân Cương khi vượt thoát khỏi Tàu đã đến định cư tại München. khoảng 600 người Tân Cương đang sống tại Đức thì khoảng 500 người định cư chung quanh thành phố München.
 
Một ký giả Công Giáo bị sát hại trong vụ thảm sát Maguindanao, Phi Luật Tân
Nguyễn Hoàng Thương
08:09 26/11/2009
Manila (Agenzia Fides) - Một ký giả Công Giáo, một tình nguyện viên của một đài phát thanh giáo phận, là một trong số 12 ký giả bị sát hại trong vụ thảm sát Maguindanao.Theo thông tin mới nhất từ cảnh sát địa phương số nạn nhân đã vượt quá con số 60. Vụ thảm sát nhắm vào đoàn người gồm các ký giả, luật sư, và những người ủng hộ một ứng viên đang trên đường đăng ký tranh cử cho cuộc bầu cử thống đốc vào năm tới.

Neneng Montano là một ký giả trẻ làm việc cho đài DXCP, ở Giáo phận Marbel. Cha Angel Buenavides, Giám đốc Đài cho hay: "Các cộng đoàn Công Giáo địa phương đau buồn và sốc bởi sự kiện này". Radio DXCP thuộc Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo (CMN), một mạng lưới các đài phát thanh Công Giáo - một số thuộc sở hữu của Giáo phận, một số khác thuộc tư nhân do các tín hữu Công Giáo điều hành - trong đó bao gồm 54 đài phát thanh và 3 đài truyền hình trên khắp Phi Luật Tân, nhiều đài tọa lạc ở miền Nam. Mạng lưới này có liên hệ mật thiết với Hội đồng Giám Mục Phi Luật Tân, dù nó vẫn là một mạng lưới độc lập. Chủ tịch CMN, Cha Francis Lucas, cũng là Thư ký điều hành của Ủy ban Giám mục về Truyền thông Xã hội. Trong một cuộc phỏng vấn với Fides, Cha Francis cho hay: "Neneng là một cộng tác viên can đảm Chúng tôi lên án vụ thảm sát và chúng tôi đang kêu gọi Tổng thống Arroyo đem những người chịu trách nhiệm ra ánh sáng công lý... Vụ thảm sát không thể vẫn không bị trừng phạt. Cần phải bảo đảm các nguyên tắc của pháp luật và tôn trọng nhân quyền tại Mindanao. Đây là trách nhiệm của chính phủ".

Cha Lucas lưu ý thêm: "Chúng tôi thúc giục bảo vệ đặc biệt cho phụ nữ, luật sư và các ký giả, những người thường là nạn nhân của bạo lực, hành hung, giết người. Mạng lưới của chúng tôi đang phục vụ xã hội và an sinh xã hội ở Mindanao. Chúng tôi có các đài phát thanh tại các khu vực đa số là dân bản xứ hoặc người Hồi giáo, hoặc tại các khu vực rất nguy hiểm như Jolo, Tawi-Tawi và các tỉnh khác của Mindanao. Công việc của chúng tôi là công bố sự thật và để được gần gũi với người dân. Đôi khi đó là một công việc nguy hiểm, như được nhìn thấy trong vụ thảm sát Maguindanao. Chúng tôi đang lo lắng, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục: đó là một phần trong sứ mạng của chúng tôi để phục vụ Tin Mừng và người nghèo. Chúng tôi cầu nguyện cho Neneng và gia đình anh".

Theo Liên minh Quốc gia các Ký Giả Phi Luật Tân, với cái chết của 12 ký giả trong vụ Maguindanao, cả nước đã trải qua "ngày tồi tệ nhất trong lịch sử báo chí quốc gia". Với hơn 60 ký giả thiệt mạng trong 20 năm qua, Phi Luật Tân nằm ở cuối danh sách xếp hạng của Tổ Chức Ký Giả Không Biên Giới về cho tự do báo chí".

Ông Sheila Coronel, Giám đốc Trung tâm Điều Tra Báo chí Phi Luật Tân cho hay: "Một nền văn hoá không bị trừng phạt lan rộng biến Phi Luật Tân trở thành một trong những nước nguy hiểm nhất trên thế giới trong tác nghiệp báo chí". Trung tâm này là nơi trong suốc 20 năm qua tố cáo bạo lực và tham nhũng ở Phi.
 
Trung Quốc: Các nữ tu phải nhập viện vì ăn chay cầu nguyện đòi trao trả tài sản
Nguyễn Hoàng Thương
08:11 26/11/2009
Trung Quốc: Các nữ tu phải nhập viện vì ăn chay cầu nguyện đòi trao trả tài sản

Thiên Tân, Trung Quốc (UCAN) - Bảy nữ tu ở Thiên Tân đã phải nhập viện trong tình trạng mất nước sau năm ngày ăn chay để đòi hỏi chính quyền trả lại tài sản của Giáo Hội.

Khoảng 20 thành viên của Dòng Nữ Tử Bác Ái đã tham gia vào "cuộc ăn chay cầu nguyện" tại Khu Nhà Bác Ái, tài sản trong cuộc tranh chấp, gần Nhà thờ Wanghailou.

Chính quyền huyện Nam Khai đã bán Khu Nhà Bác Ái, với một lịch sử Giáo Hội đã sử dụng lâu đời, cho một nhà phát triển bất động sản bốn năm trước đây. Kể từ đó, các nữ tu đã khiếu nại chính quyền trong nỗ lực ngăn chặn công trình xây dựng mới. Vào tháng Chín, một nữ tu đã bị thương trong một cuộc xô xát với các công nhân xây dựng đến toà nhà với những chiếc xe ủi đất.

Hôm 24/11, các nguồn tin Giáo Hội cho hay rằng các nữ tu bị nhập viện đã bắt đầu ăn súp và những người Công Giáo địa phương đã kêu gọi các nữ tu còn lại dừng cuộc ăn chay. Một người bên trong Giáo Hội cho hay: "Tôi như muốn khóc khi nhìn thấy họ quỳ trên hai đầu gối tiếp tục ăn chay cầu nguyện trong thời tiết giá lạnh".

Theo tin tức nhận được, hôm 24/11, khi các nữ tu được đưa đến bệnh viện, Nữ tu Yang, Bề trên của Dòng đã gặp các quan chức chính quyền để đàm phán. Chính quyền đã đề xuất một lô đất 400 mét vuông và một toà nhà 200 mét vuông mới xây dựng để đổi Khu Nhà Bác Ái, nhưng các nữ tu đã từ chối đề nghị đó. Họ chỉ ra rằng tài sản đang tranh chấp chiếm khoảng 6.000 mét vuông.

Một số trang web Công giáo đại lục đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện cho các nữ tu cũng đã bị chặn.

Khu Nhà Bác Ái, nơi các nữ tu Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn Phaolô điều hành một trại trẻ mồ côi từ thế kỷ 18, là một trong những nhà thờ lâu đời nhất tại Thiên Tân. Tòa nhà ban đầu đã bị thiêu rụi vào năm 1870 bởi một đám đông giận dữ trong sự việc được gọi là Vụ Việc Giáo Hội Thiên Tân. Tức giận bởi tin đồn rằng các nữ tu đã lạm dụng trẻ em tại nơi chăm sóc của mình, các đám đông xông vào nơi ở, giết chết 10 nữ tu, người những nước ngoài khác và hàng chục trẻ mồ côi.

Tòa nhà thay thế cũng đã bị phá hủy vào năm 1900 trong Cuộc nổi dậy Boxer, cũng nhắm vào những người nước ngoài. Tòa nhà hiện nay có từ năm 1903 và đã được Giáo Hội sử dụng từ đó cho đến những năm 1950, khi chính quyền Cộng sản trục xuất tất cả nhà truyền giáo nước ngoài. Nó bị rơi vào quên lãng cho đến khi một tờ báo địa phương đề cập đến nó vào năm 2003. Các nữ tu Dòng Nữ tử Bác Ái chuyển vào tòa nhà năm 2005, cùng năm mà chính quyền bán nó. Nhà cầm quyền cắt điện và nước vào năm 2006, nhưng các nữ tu đã ở lại, nước uống được mang từ một nhà thờ gần đó và sử dụng đèn pin vào ban đêm.
 
Lễ Tạ Ơn Thanksgiving
Nguyễn Quý Đại
08:18 26/11/2009
Hơn bốn trăm năm trước vùng Bắc Mỹ là nơi mà những người cùng khổ khắp năm Châu đến tìm cơ hội tái lập cuộc sống mới, hy vọng thoát khỏi những khó khăn về kinh tế hay chạy trốn vì lý do tôn giáo. Miền đất hứa của những người lao động nhọc nhằn, đầy dẫy những hiểm nguy, bất công, bóc lột, kỳ thị… Họ phải chiến đấu để bảo vệ sự sống còn và vượt qua nhiều khó khăn để thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mà ngày nay trở thành một quốc gia độc lập, dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới. Hàng năm Canada và Hoa Kỳ có lễ tạ ơn Thanksgiving để cám ơn Thượng Đế và cảm tạ vùng đất mới và nhớ lại nguồn gốc tổ tiên.

Tạ ơn là truyền thống của mỗi dân tộc, từ thời xa xưa người ta tin Thượng Đế và Ơn Trên đã làm cho mùa màng được tươi tốt, gia súc sinh sản nhiều đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dân tộc Việt Nam ở vùng nông thôn cũng thường tổ chức ngày hội tế lễ Kỳ Yên, cúng Thần Hoàng, đầu vụ mùa gặt có cúng cơm lúa mới...“lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày“.

Các đời Vua có tục tế lễ Nam Giao để tạ ơn trời đất, nhờ mưa thuận gió hòa đem lại no cơm, ấm áo cho toàn dân. Thanksgiving là ngày tạ ơn Trời vừa tạ ơn Đời, ơn Người. Tục ngữ, ca dao VN nói lên lòng biết ơn người:

-Ơn ai một chút chớ quên

-Một miếng khi đói bằng một gói khi no

-Uống nước, nhớ nguồn

-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

-Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng..

Năm 1879 Quốc Hội Canada chọn ngày 06 tháng 11 làm Thanksgiving. Tới 1957 Canada căn cứ vào lịch sử ấn định ngày Thứ Hai thứ nhì của tháng 10 là ngày lễ Thanksgiving. Người Mỹ nghỉ lễ vào thứ Năm cuối của tháng 11 để họp mặt đại gia đình, quây quần trong bữa tiệc Lễ Tạ Ơn.

Nguồn gốc lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa được tổ chức ở Âu Châu từ hai ngàn năm trước. Theo tài liệu thì những người Âu Châu di cư đầu tiên tại Bắc Mỹ được tổ chức ở Newfoundland và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578. Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4.12.1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và làm lễ tạ ơn. Trước đó, cũng có một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado cùng với nhóm người da đỏ Teya, ngày 23.5.1541 tại Texas ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau vào ngày 8.9.1565 tại St. Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền, ông và những người trên thuyền đã tổ chức một bữa tiệc Tạ ơn có gà Tây nướng trộn đậu que, bí đỏ với người bản xứ.

Ngày 16 Tháng 9 năm 1620 tàu buồm Mayflower khởi hành từ Plymouth với 101 người Anh di cư do thuyền trưởng Christopher Jones (1570-†1622) cùng với thuỷ thủ đoàn 34 người đàn ông, 31 trẻ em. Trong đoàn có 35 người đã bị vua Jacques đệ nhất đuổi ra khỏi xứ. Họ đặt tên là nhóm Cha hành hương Pilgrim (Pilgrim Fathers) theo đạo Tin Lành cải cách ly khai / Puritan separatists đã rời Anh quốc sống ở Leyden Hòa Lan, thuê tàu để vượt Đại Tây Đương tìm vùng đất hứa. Thời gian đó có bão mùa thu, tàu buồm có đầy đủ ánh sáng, phòng chứa hàng hóa dài 9,15 m. Nơi trú ẩn dành cho hành khách vào ban đêm và lúc biển động thời tiết xấu, trần rất thấp, người lớn không thể đứng. Thời tiết tốt hành khách ở trên boong tàu và nấu ăn với chảo than nhỏ được để trong hộp cát. Cuộc hành trình lênh đênh 65 ngày dài trên biển qua 2750 hải lý, Mayflower đã traỉ qua nhiều cơn bão nặng, thành tàu bị vỡ nước tràn vô tàu khiến mọi người sợ hãi, hành khách phải ở dưới hầm tàu ói mửa, say sóng…Một hành khách và một thủy thủ chết vì bệnh, bà Elizabeth Hopkins sinh con trai đặt tên là Oceanus

Lúc đầu họ muốn đến Jamestown, Virgina nơi đã có người di dân từ trước, nhưng tàu Mayflower bị bão giạt lên phía Bắc và đến Cape Cod Bay ngày 21.11.1620 là một bờ biển chưa ai đặt chân tới (sau này là Massachusetts). Họ xuống tàu qùy gối tạ ơn Thiên Chúa, nhưng trên vùng đất cằn cỗi này bắt đầu giá lạnh và tuyết rơi. Dưới sự lãnh đạo của Capt Miles Standish họ phải tiếp tục thực hiện những cuộc thám sát để tìm đến vùng đất mà trên đó họ có thể trồng trọt, sinh sống. Ngày 15 Tháng 12 'Mayflower' đến Plymouth Rock. Trong suốt mùa đông hành khách vẫn ở trên Mayflower. bị bệnh viêm phổi, bệnh lao, rất nhiều người chết vì bệnh truyền nhiễm, chỉ 53 người còn sống. Trước hoàn cảnh khốn cùng, như một phép lạ họ gặp thổ dân da Đỏ láng giềng (Narranganset và Wampanoag) đã cho họ bí rợ, thịt gà, giúp họ sống qua mùa đông, họ tự xây dựng những ngôi lều vào mùa xuân. May mắn thay, họ đã gặp thổ dân Squanto/Tisquanto một người
tốt bụng nói tiếng Anh, hết lòng giúp đỡ họ làm thế nào để săn thú rừng, bắt cá ở sông và chỉ cách trồng ngô, gieo hạt giống do chính ông mang lại. Trong mùa thu, những người di dân thu hoạch được thực phẩm. Nhóm dân di cư Pilgrim mở tiệc ăn mừng, tạ ơn Thượng Đế "uống nước nhớ nguồn " với người bản xứ (thổ dân da Đỏ) đã giúp họ những ngày đầu khó khăn trên đất Mỹ. Từ đó trở đi Thanksgiving thành một tập quán của Hoa Kỳ. Thanksgiving mang ý nghĩa đặc biệt là một truyền thống từ những nhà lập quốc cho đến các người định cư lập nghiệp trên đất nước này. Thanksgiving vừa bày tỏ tinh thần tín ngưỡng, cảm tạ Thượng Đế, vừa thể hiện tinh thần hợp tác giữa các dân tộc chung sống hòa bình.

Tổng thống Washington George (1732-†1799) chọn ngày 26.11.1789. Thời Nam Bắc phân tranh các tiểu bang miền Bắc chọn ngày lễ Thanksgiving riêng. Năm 1830 bà Sarah Josepha Buell Hale (1788-†1879) là nhà văn tác giả của cuốn "Mary Had a Little Lamb." Bà viết trên Boston Ladies’ Magazine và Godey’s Lady’s Book và đi vận động khắp các tiểu bang để có chung một ngày lễ trọng đại nầy. Mãi cho đến năm 1863 Tổng thống Abraham Lincoln (1809-†1865) thống nhất chọn ngày thứ Năm cuối của tháng 11 làm lễ thanksgiving để nhắc đến công ơn của các di dân đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ. Đến đời T.T. Frank Delano Roosevelt năm 1940 đã biểu quyết ngày thứ Năm tuần lễ thứ 4 của tháng 11 chung cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cho đến ngày nay. Mọi người được nghỉ bốn ngày cuối tuần vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó.

Thanksgiving thể hiện truyền thống sinh hoạt của Pilgrims các cư dân đầu tiên trên đất Mỹ, người lớn, trẻ con mặc y phục kiểu Pilgrim trong lễ hội hay diễn hành. Ngoaì ra còn có các hình thức khác xuất xứ từ những cổ tục lâu đời hơn của các dân tộc về lễ hội ngày mùa như cornucopia, chiếc mỏ hình cái sừng cong tràn đầy trái cây, rau quả, một biểu trưng đặc biệt về Thanksgiving. Những hình ảnh đẹp trang trí trong dịp lễ cũng là trái củ, hoa lá, bông lúa mì..

Tiệc tùng thường có gà Tây quay vàng, bí rợ (thức ăn chính mà người da Đỏ đã mang tới cho di dân) với những thứ rau như đậu que, khoai lang, bắp, nấu nướng theo lối cổ truyền, rau xà lách và bánh nhân bí ngô hoặc nhân hạt pecan và mứt dâu cranberry loại bánh cổ truyền đặc thù của Mỹ là bánh nhân bí đỏ và bánh nhân hạt pecan.

Người di cư Pilgrim khởi đầu của những cuộc hải hành nối tiếp đến vùng đất mới bao la, trù phú với nhiều hứa hẹn cho một tương lai rực rỡ …Năm 1630 có thêm 17 tàu chở người di dân đến với 'Thế giới mới/ Neuen Welt'. Trong 250 năm sau các thuyền buồm tiếp tục vượt Đại Tây Dương, đó là những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đến cuối Thế kỷ 19 có khoảng 11.000.000 người đã đến đất Mỹ. Nay dân số của Hiệp Chủ Quốc Hoa Kỳ hơn 300 triệu người.

Sau biến cố ngày 30.4.1975 người Việt Nam phải từ bỏ quê hương giống như những người di dân đầu tiên đến nước Mỹ. Trong những thập niên qua hơn 1.267.510 người Việt cùng đón mừng Thanksgiving trọng đại nầy, tạ ơn Thượng Đế đã ban cho đời sống hội nhập tốt đẹp sung trúc trên đất nước tự do dân chủ, phú cường ….

(Tài liệu: The History of thanksgiving & hình trên Internet - Lễ Tạ ơn đã nhiều tác giả dịch tài liệu từ bản tiếng Anh, tiếng Đức… không tránh khỏi trường hợp giống nhau. Trân trọng kính chào)
 
Chân dung linh mục Hoa Kỳ - một Vị Đại Ân Nhân của Người Việt Tị Nạn
Phú Quý & Đoàn Thoại
11:06 26/11/2009
Chân dung một linh mục Hoa Kỳ: Morton Park (1925-2009)

PORTLAND, Oregon - Thứ Hai ngày 23-11-2009 vào lúc 10 giờ sáng, quý linh mục và giáo dân Việt Nam tại thành phố Portland và các vùng phụ cận đã tập trung về Nhà Thờ Chánh Toà thuộc Giáo Phận Portland để viếng xác, đọc kinh cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ an táng và tiễn đưa Cố Đức Ông Morton Park đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Báo Sentinel của giáo phận Portland viết về Cha Park như sau: "Chúng ta đi mang theo quê hương. Người Việt Nam trên bốn phương trời luôn phải cố gắng thật nhiều để giữ lại quê hương đã mất. Đó là tiếng Việt yêu dấu, phong tục tập quán lễ nghĩa di sản văn hóa ngày càng bị mai một nơi các thế hệ trẻ đang lớn lên. Đối với người Công giáo quê hương còn là điều quý giá nhất mà bởi máu đào tử đạo của tổ tiên chúng ta mới có được: Đức Tin. Bước đầu nào mà chẳng gian nan. Khi mới đến lạ nước lạ cái, tiếng tăm chưa thông, đường xá chưa quen, chỗ ăn chỗ ở công ăn việc làm chưa ổn định, rồi lại phải chắt chiu giúp đỡ người thân ruột thịt ở quê nhà, kẻ phải tù đầy cải tạo, người long đong nơi các vùng kinh tế mới rừng thiêng nước độc thiếu thốn từng lon gạo, từng viên thuốc cảm, từng manh áo mặc...

Nhưng ở khắp nơi khắp chốn trên quê hương mới người Ki-tô hữu vẫn hăng hái sắn tay áo lên dựng lại nhà cho Chúa để có được nơi thờ phượng duy trì Đức Tin vì như thế chính là dựng lại quê hương cho mình. Trong khi người Công giáo tại Việt Nam chỉ là 6% dân số thì người Công giáo lại chiếm đến 30% trong tổng số người gốc Việt tại Hoa Kỳ. Con số đó nói lên điều gì nếu không phải tình thương ưu ái của Chúa dành cho đàn chiên của Ngài.

Vào tháng 6-1975 đã có 200 gia đình Công giáo trong tổng số 500 gia đình Việt Nam đến định cư tại Portland, Oregon và ngay lập tức họ đã khởi công dựng lại nhà cho Chúa. Nhưng không có bột thì làm gì gột được nên hồ. Linh mục Morton Park là một trong nhiều vị ân nhân lớn đã đóng một vai trò chủ chốt giúp hình thành nên Giáo xứ Đức Mẹ La Vang.

Cha Morton thiết lập các trung tâm tạm dung cho người tỵ nạn Việt Nam, Cuba, Somali, Kosovo trước khi họ tìm được chỗ ở mới.

Một giáo dân của giáo xứ Đức Mẹ La Vang, anh Nguyễn Phan kể lại việc cha Morton đã kéo anh ra khỏi tình trạng vật vờ suy sụp của một người tỵ nạn mới đến, cứ nằm chết dí ở một xó phòng vì không biết đi đâu và cũng không dám đi đâu: “Một bữa nọ cha Morton đến gõ cửa phòng tôi và nói: Con hãy đứng lên, hãy đi ra khỏi nhà và hãy đi tìm việc làm.”

Dennis Keenan, giám đốc Catholic Charities, cho biết cha Morton đã cứu vớt được nhiều ngàn người.

Bà Cecelia Baricevic, từng làm việc lâu năm tại Catholic Charities nói rằng cha Morton không chỉ giúp đỡ những người túng thiếu về vật chất mà thôi nhưng cha còn thật sự tỏ là một người bạn chân tình của họ."

Thật vậy, người Đông Nam Á nói chung và người Việt nói riêng, trong những ngày đầu của cuộc đời tị nạn, nhiều người ta đã đến Portland với 2 bàn tay trắng, và gặp rất nhiều trở ngại về thời tiết, về phong tục tập quán, về ngôn ngữ và nhất là về phương tiện đi lại, Cha Park là người đứng ra bảo trợ hang ngàn người từ các trại tị nạn đưa về định cư tại Portland, không phân biệt tôn giáo, ngoài các dịch vụ được cơ quan USCC trợ giúp buổi ban đầu, ngài đã tận tâm giúp đỡ về nơi cư trú, chổ sinh hoạt vể phần tâm linh và nhất là tìm kiếm công ăn việc làm cho mọi người. một trong những nơi có đông người Việt tị nạn cư ngụ nhất vào trong giữa thập niên 70 và 80 đó là khu Hallsey-Square nằm trên đường NE Broadway và NE 67th gần Siêu thị Thái Bình Dương hiện nay, chúng tôi còn nhớ những nụ cười vui tươi và những lời chào đón cũng như những cái bắt tay thật chân tình thân thương của cha Park mổi buổi sáng đến khu Hallsey-Square để đưa chúng tôi đi làm, và những bưổi chiều đón chúng tôi về từ những công tư sở xa xôi không tiện cho các tuyến đường xe Bus đi qua, văn phòng cha luôn luôn mỡ cửa tiếp đón mọi người.

Khi đợt sóng những người tỵ nạn Somali tràn đến vào thập niên 1990 cha Morton đã cung cấp cho họ một nguyện đường Hồi giáo trải thảm quay mặt về hướng đông là nơi có thánh địa Mecca. Người ta vẫn thường thấy cha dù tuổi đã ngoài 70 vẫn khệ nệ khiêng giường, nệm, tủ… lên các cầu thang để trao tặng cho các người tỵ nạn mới đến.

Để tôn vinh công lao của cha đối với giáo phận vào năm 2008 Đức TGM John Vlazny được phép của Tòa Thánh phong cho cha tước Đức Ông.

Cha Morton còn là một cha xứ nhiệt tâm. Cha đã phục vụ tại các giáo xứ St. Thomas More, Madeleine, St. Peter’s, St. Pius X. Cha làm chánh xứ tại St. Frederic Parish tại St. Helens, St. Anthony’s tại Portland, St. Mary Parish tại Rockaway Beach, Sacred Heart tại Tillamook, St. Stephen’s tại Portland. Giáo dân được lôi cuốn đến nhà thờ rất đông vì lòng nhiệt thành của cha. Khi trường St. Stephen School gặp khó khăn lớn về tài chánh dùng chính tiền tiết kiệm của cha để duy trì hoạt động của nhà trường.

Khi về hưu dưỡng tại Maryville Nursing Home cha vẫn còn làm việc mục vụ tại Assumption Village. Ở đó không những cha cử hành các thánh lễ nhưng còn hướng dẫn các khóa học hỏi về Kinh Thánh.

Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam được đặc ân đọc lời cầu nguyện cho vị đại ân nhân, người tôi trung linh mục của Chúa Giê-su vào đầu thánh lễ an táng của cha Morton Park tại St. Mary Cathedral vào ngày 23-11-2009.

Cha Morton là anh cả trong 7 anh chị em của một gia đình nông dân. Thưở nhỏ cha phải phụ giúp cha mẹ làm việc ngoài đồng. Sau khi tốt nghiệp trung học cha theo học tại trường đại học Công giáo University of Portland và nhận ra ơn gọi linh mục của mình. (Notre Dame và University of Portland đều do Dòng Thánh Giá - Holy Cross điều hành). Cha Morton được thụ phong linh mục bởi Đức TGM Edward Howard vào ngày 30-4-1952. Sau đó cha dạy học tại Central Catholic High School trong 2 năm rồi đến học tại Catholic University of America. Năm 1956 cha gia nhập Hội Bác Ái Công Giáo – Catholic Charities và luôn nhiệt tâm lo cho người tỵ nạn.

Cha Park và Gia đình OB Cầm được bảo trợ
Trong tâm tình thương yêu và tiếc nhớ một ngưòi cha hiền, một vị mục tử tốt lành, gương mẫu và phúc hậu đã được Chúa gọi về, Đức Tổng Giám Mục và Đức Giám Mục phụ tá với trên 50 linh mục trong giáo phận và cùng vơí 400 giáo dân hiệp dâng thánh lễ an táng, cầu nguyên và tiễn đưa Đức Ông Morton Park đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Trong tuần này, chúng ta mừng Lễ Tạ Ơn, một dịp để gia đình chúng ta quay quần bên nhau dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban muôn hồng ân xuống cho mọi người, cho gia đình cho con cháu, chúng ta cũng không quên nhắc bảo nhau nhớ về những công ơn mà Đức Ông Morton Park đã giúp đỡ chúng ta từ những ngày tháng bơ vơ lạc lỏng thuở ban đầu, để nhờ vào những sự giúp đỡ ấy chúng ta mới được hội nhập vào xã hội mới một cách tốt đẹp và vững mạnh đến hôm nay.

Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta thành tâm cầu nguyện cho linh hồn cha Morton và cũng tin rằng cha hằng cầu bầu cho tất cả chúng ta, những người tỵ nạn Việt Nam mà cha luôn thương mến, trên hành trình gian khó mang theo quê hương và giữ vững Đức Tin của mình.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha Nhân từ và đầy lòng nhân ái, xin thương tha nhẹ phần phạt cho cố Đức Ông Morton Park bởi vì sự yếu đuối của kiếp sống con người khi còn ở thế gian này đã phạm tội làm mất lòng Chúa, và xin Chúa sớm đưa linh hồn cố Đức Ông Morton Park về hưởng Thánh Nhan Chúa. Amen.
 
Nữ tu được phong chân phước có thể làm cho kitô hữu tại Đất Thánh được phấn khởi
Bùi Hữu Thư
14:14 26/11/2009
NAZARETH, Israel (CNS) – Vị thượng phụ La Tinh tại Giêrusalem cho hay: một nữ tu từ Đất Thánh mới được phong chân phước có thể làm cho các kitô hữu còn ở lại tại đây được phấn khởi.

Nữ Tu Mân Côi Marie-Alphonsine được phong chân phước
Thượng phụ La Tinh Fouad Twal nói về Á Thánh Soultaneh Maria Ghattas, vị sáng lập Dòng Các Sơ Đa Minh Mân Côi tại Giêrusalem: “Việc phong chân phước ngày 22 tháng 11 thổi trên chúng tôi một luồng thần khí mới, canh tân giáo hội chúng tôi và mời gọi chúng tôi hân hoan hy vọng rằng chúng tôi cũng có thể được nên thánh như bà.”

Ngài tiếp khi giảng trong thánh lễ phong chân phước, một bước tiến quan trọng trước khi được phong thánh: "Những gì giáo hội cần nhiều nhất là nhân chứng của các thánh. Thánh thiện là dấu chỉ của sự đáng tin cậy của giáo hội.”

Thượng phụ Twal phong chân phước cho Mẹ Marie-Alphonsine, tên gọi của bà, trong một thánh lễ có trên 3.000 người tham dự, tại Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin tại Nazareth. Họ đã kéo đến đây gần hai giờ trước lúc nghi lễ khởi sự. Một hệ thống truyền hình giúp cho khách hành hương đứng chật ních trong tầng hầm của thánh đường có thể theo dõi.

Vào lúc thánh lễ khởi sự, chỉ còn chỗ đứng cả trong hai tầng của thánh đường, dân chúng đứng chật cả các lối đi, và lấn tới sát hàng rào sắt ngăn chánh điện với bàn thánh, nơi các nữ tu Mân Côi ngồi cùng với các quan khách, kể cả bà Helen Zananiri, người đã cầu nguyện cho con mình với lời cầu bầu của Mẹ Marie-Alphonsine, và nhờ vậy việc phong chân phước cho Mẹ đã được tiến hành.

Zananiri đã cầu nguyện cho sự che chở cho con gái của bà ngay sau một sự tiên báo vài giờ trước khi một nhóm trẻ gái bị rơi vào một hầm cầu tiêu ngoài trời bị sập sáu năm về trước. Tất cả các trẻ gái, kể cả Natalie Zananiri, đã bị ngâm trong nước dơ bẩn và nhiễm độc ít nhất cũng 5 phút theo lời nhân chứng trong vụ xin phong thánh, đều được cứu cấp và sống sót.

Bà Helen Zananiri nói: "Đây là một biến cố quan trọng đối với chúng tôi, những kitô hữu gốc Palétin tại đất này. Biến cố này cho thế giới thấy là có những kitô hữu nói tiếng Ả Rập. Chúng tôi rất hãnh diện được sinh sống tại đất thánh này."

Natalie Zananiri, bây giờ đã 23 tuổi, cho hay trước khi được cứu sống, cô chưa hề nghe nói đến Mẹ Marie-Alphonsine và chưa từng “thực sự tin vào các phép lạ. Bây giờ cô đã tin.”

Len vào vương cung thánh đường chỉ vài phút trước thánh lễ, Habib Sabbara, 35 tuổi, nói ông đã đến Nazareth từ miền Đông Giêrusalem với vợ và hai con nhỏ để vinh danh một công dân của chính thành phố của mình.

Ông nói: "Các dấu chân của Chúa Giêsu Kitô vẫn còn sống động. Biến cố này thúc đẩy các cộng đồng kitô địa phương phải theo bước chân Người. Mặc dầu chúng tôi, người kitô chỉ có 1 phần trăm của dân số ở đây, chúng tôi lại hùng mạnh nhất, vì chúng tôi như là muối. Một chút muối có thể làm thay đổi rất nhiều. Muối làm cho mảnh đất này có ý nghiã. Không có kitô hữu ở đây, thì mảnh đất này không có ý nghiã."

Nadia Tadros, 16 tuổi, một học sinh trường Trung Học của các Sơ Mân Côi tại khu Beit Hanina, phía đông Giêrusalem, được chứng kiến việc phong chân phước từ một trong các ghế quỳ mà em và các bạn đã chiếm giữ ngay từ buổi sáng.

Sơ Hortense Nakhleh, hiệu trưởng trường Trung Học nói, mặc dầu bà trông đợi nghi lễ này, những gì sẽ xẩy đến sau việc phong chân phước sẽ còn có ý nghĩa nhiều hơn.

Sơ nói, "Từ đây sứ vụ của tôi là phải làm đúng như vị sáng lập dòng chúng tôi. Chúng tôi phải sống y như Mẹ; vì Mẹ là gương mặt sáng láng của Chúa Giêsu, chúng tôi cũng phải được giống như vậy trong xã hội chúng tôi đang sống. Đối với tôi điều đó mới quan trọng hơn.”

Có khoảng 23 nữ tu Mân Côi từ Lebanon và 50 từ Giođan, cùng với một số đông người Công Giáo từ Giođan, đã làm thủ tục xin chiếu khán thông hành vào Israel từ tháng Tám và chỉ nhận được giấy phép di chuyển vài ngày trước ngày lễ.

Sơ Aline Barakat, hiệu trường một trường Trung Học Mân Côi tại Jbeil, Lebanon, nói là ngoài việc xin Mẹ Marie-Alphonsine "giúp cho có hòa bình và ân sủng… và được trở nên giống Mẹ,” các sơ cũng xin cho có nhiều ơn gọi..

Chuông nhà thờ reo vang khi Thánh Lễ khởi sự và một cảm giác xúc động lan tỏa trên khắp mọi giáo dân. Họ hăng hái vỗ tay khi một em gái nhỏ mặc tu phục Mân Côi đại diện cho dòng tu và đấng sáng lập, cùng đi với mẹ em tới ngồi vào khu vực của các sơ Mân Côi, được nhiều sơ ôm và hôn.

Mọi người đứng dậy vỗ tay và cố vươn lên để thấy Đức Giám Mục Phụ Tá Giacinto-Boulos Marcuzzo ở Giêrusalem đọc xong bản văn tiếng Ả Rập bức tông thư của Đức Thánh Cha Benedict XVI, đã được Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, bộ trưởng Thánh Bộ Phong Thánh đọc bằng tiếng Ý.

Trong khi tiếng chuông nhà thờ vang lên mạnh mẽ, và tấm màn che bức ảnh của Mẹ Marie-Alphonsine cao nhiều thước được kéo ra, nhiều nữ tu Mân Côi bắt đầu khóc và dơ tay vẫy vẫy về phía bức ảnh được treo trên ban công. Các phụ nữ trong các ghế qùy bắt đầu reo la theo kiểu chúc mừng truyền thống của Ả Rập.

Vì người ta chen chúc trên lối đi khiến mình không thấy được, một nữ tu lớn tuổi ngồi tại khu vực chính của chánh điện, đã nhấc chiếc ghế nhựa của mình và di chuyển gần tới phiá trước.
 
Tội ác chống lại người Công giáo tại Hoa Kỳ tăng gần 25 phần trăm
Trần Mạnh Trác
22:20 26/11/2009
Washington DC, ngày 26 tháng 11 2009 / 4:13 (CNA). - Thống kê mới cuả FBI về tội phạm do thù hận (hate crimes) cuả năm 2008 gia tăng chín phần trăm nhắm vào các tôn giáo và tăng gần 25 phần trăm nhắm vào người Công giáo.

Năm ngoái xảy ra 1519 vụ. Những tấn công chống người Do Thái tăng gần hai trong mỗi sáu vụ, nhưng có tới 75 tội ác nhắm vào người Công giáo, tăng từ 61 vụ trong năm 2007.

Bill Donohue của Catholic League for Religious and Civil Rights (liên minh Công Giáo bảo vệ các Tôn giáo và Dân quyền) đã nói rằng ông không bao giờ thấy văn hóa đất nước chia rẽ và phân cực như thế này.

Cụ thể hơn, ông nhận xét rằng các lời tuyên bố bôc trực từ các giám mục và giáo dân Công giáo gia tăng trong năm qua có thể đã gây ra một số trả thù.

"Giáo dân Công giáo đi theo đà cuả các giám mục, mà các ngài thì ngày càng trở nên mạnh bạo hơn bình thường", ông nhận xét.

Theo quan điểm cuả ông, những vấn đề như "kết hôn đồng tính" phá thai, và bảo vệ lương tâm là những vấn đề dễ gây tranh cãi công cộng.

"Proposition 8 tại California cuối tháng mười một đã dẫn đến nhiều bạo lực đối với người Công giáo – Nhất là đối với người gốc Latin (Mể Tây Cơ)," Donohue nhận xét khi đề cập đến cuộc bỏ phiếu thành công ở California nhằm phục hồi định nghĩa của hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ.

"Bạn phải chấp nhận rằng những điều khó chịu sẽ xẩy ra, nhưng bạn đừng nên sợ hãi vì những sự việc đó. Mục đích cuả họ là đe dọa những người có đức tin."

Donohue nói ông nghĩ rằng nền văn hóa đang đi tới "một bước ngoặt." (đang đi vào một trạng thái mới một cách nhanh chóng)

"Tôi nghĩ chúng ta không có cách nào hơn là tiếp tục mạnh dạn bầy tỏ quan điểm cuả mình ra."
 
Top Stories
Vietnam: Bishops protest in vain Collegium Pontificium’s demolition
J.B. An Dang
08:27 26/11/2009
President of the Episcopal Conference of Vietnam has reported that the Church in Vietnam once again is losing another piece of its properties. This time, it is a dearest one to the heart of many bishops and priests in Vietnam.

In the interview with the Episcopal website, right after the grand opening ceremony in So Kien on Nov. 24, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam, disclosed that a group of Vietnamese bishops including archbishops of Hanoi, Hue, Saigon and he himself were unable to stop the demolition of the Dalat Collegium Pontificium which the local government is trying to convert into a public park.

In 1956, bishops in South Vietnam petitioned to Rome for the establishment of a Collegium Pontificium in Dalat, a town in the Central Highlands of Vietnam. The Collegium Pontificium was inaugurated on Sep. 13, 1958. It had served as a central seminary for the Church in Vietnam until being seized by the communist government in 1980.

“The Collegium Pontificium is so dear to the heart of bishops and priests in Vietnam. It’s a living memoir of many,” said Bishop Peter Nguyen. “14 priests who had graduated from here were ordained as bishops. With the exception of Bishop Peter Nguyen Van Nho, who passed away, others are still governing dioceses in Vietnam,” he added.

In the era of open markets, land values have increased at an impressive rate. As corruption gets more and more pervasive, local authorities get bolder and bolder in seeking illegitimate, personal gain. They have come up with unfeasible projects just to have an excuse to confiscate farmland from peasants or buy it at a very low cost. Once the owners have been kicked off their land, state officials resell it at higher values, or build hotels, restaurants, and night clubs as financial resources for government officials.

In a letter to the president and the prime minister of Vietnam in July 2008, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum wrote: “In this country many farmers and poor people have for years pleaded for the return of their properties but all in vain, as the authorities chose prosecuting the victims rather than taking care of them!”

As authorities reassessing the values of Church properties they had seized years before, some stand out as having great economic potential which they would have to find ways to keep it, even at high cost of public opinion and adverse reactions from the owner. This is the case of Church-owned land in Thai Ha, the nunciature in Hanoi, and numerous schools and monasteries throughout South Vietnam. In that context, the huge area of 79,200m2 of the Dalat Collegium Pontificium did not escape the greed of local authorities.

A year before, on Nov. 22, 2008, part of the seminary was demolished for a privatization plan. Bishop Peter Nguyen protested. His protest along with rising tensions between Catholics and the government in other parts of the country had slowed down the plan.

Nowadays, following the same trick that has been successfully applied in Hanoi nunciature, Thai Ha and the monastery of the Sisters of Saint Paul of Chartres in Vinh Long, local authorities have opted to build another “public park” while waiting for a better chance to resume their privatization scheme.

Summarizing the history of the bishops’ dialogue with the government on the seminary, the prelate said: “In 1993, the Episcopal Conference of Vietnam made a petition to Vietnam government asking for the requisition of the premise. Since then, at every annual Episcopal Conference, we have reiterated our appeal. But it’s all in vain.”

“I, myself, have repeatedly petitioned to the local authorities of Lam Dong province,” said Monsignor Peter Nguyen. “But they have asked me to donate the seminar for them!” he revealed citing the government letter No. 8860/UBND-ĐC on Dec. 4, 2008 as a typical example.

“On Nov. 2, 2009, once again, I wrote a petition to the prime minister and the chairman of Lam Dong province,” the prelate added.

After almost a month, he has not received any responses from the authorities while the construction for a park at the site keeps speeding up.

It seems to Catholics in Vietnam that their bishops have not yet been able to find out an effective and comprehensive plan to protect Church properties. Churches, monasteries, seminaries, schools, hospitals, and other social centres have taken their turn to lose for local authorities. This results in growing criticisms in Catholic circles.

“Being a bishop in Vietnam is very challenging now,” Fr. Joseph Nguyen from Hanoi remarked in an effort to defence bishops. “In the wake of robbing Church’s land, if you protest weakly, you fail to protect your Church and receive strong criticisms from your faithful,” he explained.

On the contrary, “Should you fight back with courage and persistence in order to protect your Church and your faithful then the state media insult against you for months, pro-government thugs hang around your house yelling death threats and cursive language, recruitment of seminarians is severely restricted, severe restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests are applied, and there emerge enormous obstacles in carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives. The pressure keeps mounting up until you, yourself, believe that you should go for the benefit of your Church,” he warned.
 
COREE DU SUD: L’Eglise catholique voit dans les mesures de relance économique « une politique au service des riches »
Eglises d'Asie
10:48 26/11/2009
Alors que le plan de relance du gouvernement pour sortir le pays de la crise économique produit ses effets, avec, pour le deuxième trimestre 2009, une croissance du PIB de 10 % en rythme annuel, le président du Comité ‘Justice et Paix’ de la Conférence des évêques catholiques de Corée dénonce une politique « au service des riches et des puissants, conduite au détriment des pauvres ».

Mgr Boniface Choi Ki-san, évêque d’Incheon et président de ‘Justice et Paix’, intervenait en prévision de la tenue du 28ème « Dimanche des droits de l’homme », le 6 décembre prochain. Dans le communiqué publié à ce sujet, l’évêque a particulièrement dénoncé « les projets de développement menés à marche forcée qui se traduisent systématiquement par l’expulsion de citoyens économiquement défavorisés ». Il a notamment pris pour cible le projet présidentiel de « Réhabilitation de quatre grands fleuves », récemment lancé.

Ce projet, qui prévoit le dragage et la construction de plusieurs barrages sur le cours de quatre des principaux fleuves du pays, a pris la suite du grand projet de canal qui devait rallier Séoul à la ville portuaire de Busan (Pusan). Face aux multiples oppositions soulevées par cette entreprise pharaonique, le président Lee Myung-bak avait fait machine arrière, pour finalement présenter le projet de « réhabilitation » de quatre fleuves. Ses adversaires politiques dénoncent ce nouveau plan comme une continuation déguisée du grand canal initialement envisagé.

Dans son communiqué, Mgr Boniface Choi a joint sa voix aux multiples oppositions que le projet de réhabilitation des fleuves suscite. « Parce qu’il entraînera la destruction des écosystèmes en place, il aura pour conséquence une atteinte irrémédiable à l’environnement », a dénoncé le prélat, mettant en avant le coût très élevé du projet (22,2 trillions de wons, soit 13 milliards d’euros). Il a aussi fait remarqué que ce plan bénéficiera en premier lieu aux plus grandes entreprises coréennes, onze d’entre elles ayant déjà été retenues pour construire les 16 barrages prévus. Les grands noms de l’économie coréenne y figurent: Hyundai, Daewoo, Samsung ou encore POSCO. En filigrane, Mgr Boniface Choi souligne la permanence des liens supposés proches entre le président Lee, qui est l’ancien PDG de la branche construction du géant Hyundai, et le monde des affaires (1).

Dans son communiqué, le président de ‘Justice et Paix’ est également revenu sur l’affaire connue sous le nom de « l’incident de Yongsan », qui s’est produit en janvier de cette année. A Yongsan, un quartier de Séoul, l’expulsion de locataires d’un immeuble promis à la destruction dans le cadre d’un programme de rénovation urbaine avait mal tourné; des échauffourées avaient eu lieu entre, d’un côté, des locataires et des militants et, de l’autre, les forces de l’ordre; un incendie avait éclaté et cinq occupants de l’immeuble ainsi qu’un policier y avaient trouvé la mort. Selon Mgr Boniface Choi, les autorités ont fait preuve d’« une attitude irresponsable » à l’égard des victimes, « brûlées vives au cours d’une intervention violente de la police ». L’incident de Yongsan, qui avait provoqué d’importantes manifestations anti-gouvernementales au printemps 2009 (2), est revenu au premier plan de l’actualité en octobre dernier lorsqu’un tribunal de Séoul a prononcé des peines de prison ferme contre des locataires de l’immeuble en question, accusés d’avoir blessé des policiers par des lancers de cocktails Molotov. « Dans bien des cas, les projets de rénovation ou de réhabilitation (…) ne sont menés que dans le seul intérêt des riches et des puissants, sans considération pour les pauvres », écrit encore Mgr Boniface Choi.

En appui aux déclarations du président de ‘Justice et Paix’, l’évêque émérite du diocèse de Suwon, Mgr Paul Choi Deog-ki, a célébré une messe en plein air, le 24 novembre, sur les rives de l’un des quatre fleuves concernés par les futurs grands travaux gouvernementaux. Quelque 400 prêtres, religieux et militants associatifs des diocèses de Séoul, Incheon, Suwon et Uijeongbu l’entouraient.

Du côté du gouvernement, les autorités répondent aux critiques qui leur sont faites en affirmant que le projet des quatre fleuves présente toutes les garanties nécessaires en matière de protection de l’environnement. A la municipalité de Séoul, on explique que le programme de rénovation urbaine à Yongsan vise justement à revitaliser un quartier marqué par la pauvreté. « Les tensions sont apparues entre les propriétaires des immeubles et leurs locataires qui, expulsés, réclament des indemnités plus élevées. La ville, quant à elle, a toujours pris en considération les droits des locataires », explique, sous le sceau de l’anonymat, un haut fonctionnaire de la métropole (3).

(1) La fille de Lee Myung-bak s’est ainsi marié à un neveu de Cho Suck-rai, le patron de la Fédération des industries coréennes, équivalent coréen du MEDEF.

(2) Voir EDA 510

(3) Ucanews, 26 novembre 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 26 novembre 2009)
 
Pope: in Vietnam a missionary Church committed to building a just society
Asia-News
17:12 26/11/2009
In a message for the anniversary of Catholicism in the country, Benedict XVI recalled the testimony of the 117 martyrs and urges the faithful to take advantage of this time to promote reconciliation and to bring the Gospel values of charity, truth, justice and honesty to the nation.

Vatican City (AsiaNews) - The Jubilee for the Church in Vietnam is a time of reconciliation, of deepening of ecclesial communion and of building "a just and fair society in conformity with the principal of solidarity, through genuine dialogue, mutual respect and healthy collaboration". That was the hope that Benedict XVI to the President of the Vietnam Bishops' Conference, Msgr. Pierre Nguyen Van Nhon in a message for the opening of the Jubilee year (pictured) to celebrate the 350th anniversary of the creation of two apostolic vicariates and the 50th anniversary of the creation of the Catholic hierarchy in the country.

The document, released today by the Vatican, stresses the choice made by the Vietnamese episcopate to begin the jubilee year on November 24th, the feast of the 117 martyr saints of that nation. "The memory of their noble testimony - writes the Pope - will help the whole people of God in Vietnam to act out His charity, to increase His hope and strengthen His faith which, at times, everyday puts to the test."

"For the opening of your celebration - continues the message - you have chosen So Kien, in the Archdiocese of Hanoi, a symbolic place that speaks particularly to your hearts. It was the first seat of the Apostolic Vicariate of Vietnam and still retains vestiges of your precious holy martyrs and also of their noble relics. In this jubilee year may this place that is so dear to the heart be a place of profound evangelization that will bring the Gospel values of charity, truth, justice and honesty to all of Vietnamese society. "

"The jubilee - continues the pope - is a time of grace for reconciliation with God and neighbour. To this end, we must recognize the wrongs of the past and present committed against our brothers in faith and against fellow compatriots and ask forgiveness. At the same time, we must also make the decision to deepen and enrich ecclesial communion and to build a just society and fair society in conformity with the principal of solidarity through genuine dialogue, mutual respect and healthy collaboration. The Jubilee - concludes the message – is also a special time to renew the proclamation of the Gospel to fellow citizens and to increasingly become a Church that is communion and mission".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Đức Tánh tổ chức thi Giáo lý mừng Năm Thánh Tà Pao
LM Giacôbe Tạ Chúc
07:20 26/11/2009
PHAN THIẾT - Hòa cùng dòng chảy của Giáo Hội, trong những ngày đầy ắp dấu ấn: Ngày khai mạc mừng Năm Thánh Giáo Hội Việt nam, ngày khai mạc Năm Thánh của các Giáo phận. Và riêng với Giáo phận Phan Thiết, các tín hữu đang sống những ngày cuối của Năm Thánh Mẹ Tàpao.

Sáng nay, ngày 25 tháng 11 năm 2009, tại Giáo xứ Võ Đắt, Giáo hạt Đức Tánh, dưới sự hướng dẫn của cha Hạt trưởng và Quý cha, đã tổ chức thi đua học tập về Đức Mẹ, để chuẩn bị cho ngày Hội thi của Giáo phận, vào Chúa nhật I Mùa vọng. Anh chị em của các Giáo xứ đã tham dự tích cực và đầy nhiệt thành. Dự định cuộc thi sẽ diển ra trong hai ngày. Ngày đầu tiên dành cho các giới: Gia trưởng, Hiền mẫu và giới trẻ. Ngày tiếp theo sẽ là dành cho các em thiếu nhi.

Kết quả của ngày thi đầu tiên đã chọn được 9 thí sinh đại diện cho Giáo Hạt Đức Tánh để lên đường cùng tham gia dự thi tại Giáo phận Phan Thiết. Trong đó giới Gia Trưởng gồm có các Giáo xứ: Võ Đắt, Mẹ Vô Nhiễm và Tư Tề. Giới Hiền Mẫu: Nghị Đức, Hà Văn và Võ Đắt. Giới trẻ là các xứ: Vũ Hòa, Võ Đắt và Hà Văn.

Mến chúc các thí sinh của Giáo hạt Đức Tánh trong ngày dự thi sắp tới sẽ mang về nhiều kết quả tốt đẹp.
 
Khai trương VP Caritas - Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng GP Lạng Sơn
Dominic Vũ
07:30 26/11/2009
LẠNG SƠN – Ngày 25 tháng 11 năm 2009, đúng vào ngày Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Giáo phận Lạng Sơn, Văn phòng Caritas và Phòng Tư Vấn Sức Khỏe Cộng Đồng giáo phận Lạng Sơn được khai chương và chính thức đi vào hoạt động. Vậy, Lạng Sơn đã là Giáo phận thứ ba thuộc giáo tỉnh Miền Bắc chính thức có sự hiện diện của Caritas sau Hà Nội và Vinh. Chủ trì buổi khai mạc là Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản nhân dịp ngài viếng thăm giáo phận Lạng Sơn, cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Đức Hạnh, một số cha trong giáo phận và các nữ tu Dòng Đaminh Lạng Sơn và Phaolô Đà Nẵng. Ngoài ra còn co sự tham dự của đại diện Ban Tôn Giáo Sở Nội Vụ tỉnh Lạng Sơn, chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Tỉnh Lạng Sơn và đông đảo anh chị em cộng tác viên của Caritas Giáo phận Lạng Sơn.

Sau lời chào mừng và giới thiệu của Soeur Maria Đào Thị Hiến, thư ký thường trực văn phòng Caritas Lạng Sơn, cha Phêrô Đỗ Văn Tín, trưởng ban Caritas Giáo phận Lạng Sơn đã chia sẻ đôi nét về đường hướng, tôn chỉ và nhiệm vụ của Caritas. Caritas Lạng Sơn muốn hiện thực hóa đường hướng chung của Caritas Việt Nam tại Giáo hội địa phương nhằm thăng tiến và phát triển con người toàn diện, sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc, phát huy tình yêu thương bác ái, liên đới giữa mọi người trong xã hội và cuối cùng là giúp đỡ khẩn cấp khi có thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, cha trưởng ban còn chia sẻ hoạt động truyền thông cũng như việc thăm viếng, chăm sóc những anh chị em bị nhiễm HIV trong giáo phận với 2 tiêu chí chính: truyền thông về kiến thức HIV & giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H trong cộng đồng và thăm viếng những người có H, đi tới bệnh viện và về tại gia đình.

Được mời gọi chia sẻ trong buổi khai mạc, đại diện chính quyền Tỉnh cũng bày tỏ niềm vui khi văn phòng Caritas hiện diện tại tỉnh nhà. Điều này nói lên sự hiện diện sống động và thiết thực của đạo Công Giáo trên mảnh đất Lạng Sơn cũng như sự chung tay với các thành phần trong xã hội và những người thành tâm thiện chí trong việc bảo vệ nhân phẩm: sự sống con người, nhất là những người nghèo khổ, yếu kém trong xã hội.

Trong phần chia sẻ của mình, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân nhấn mạnh: “Caritas không phải là nơi thật nhiều tiền để giúp đỡ bác ái mà nói đến Caritas là nói đến cái đức, đó là sự phục vụ, đó là sự liên đới mời gọi mọi người cùng cộng tác với nhau để nơi đó người đói ít giúp đỡ người đói nhiều, người rách ích đùm bọc người rách nhiều trong chiếc lá của tình yêu…”. Đức cha còn nói đén trách nhiệm rất nặng nề của Caritas, nặng nề ở chỗ dám lội ngược dòng trong dòng chảy tự nhiên của các trào lưu sống của xã hội, dám xả thân, dám yêu thương, dám đồng hành và đến những thành phần bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề xã hội. Thật ra đây là những điều mà các mục tử, các tu sỹ nam nữ và một số anh chị em giáo dân đã và
đang làm nhưng nay lại được khơi dậy mạnh hơn khi có sự hiện diện của Caritas.

Quả vậy, Caritas, theo nguyên ngữ Latinh, có nghĩa là bác ái, yêu thương cách quảng đại, hoạt động từ thiện. Việc yêu thương và liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ vẫn là gương sống và lệnh truyền của Thầy Chí Thánh từ xưa. Không những thế đây còn là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Mong sao sự hiện diện của Caritas Lạng Sơn như một lời loan báo Tin Mứng sống động nơi cánh đồng truyền giáo miền núi biên cương. Vùng đất còn nhiều đổ vỡ cần được hàn gắn, còn nhiều vết thương cần được băng bó và xoa dịu và còn nhiều tâm hồn đang khao khát để được đón nhận Tin Mừng.
 
Vài cảm nghĩ nhân Ngày Khai Mạc Năm Thánh trong mấy ngày vừa qua
Gia Ngọc
07:40 26/11/2009
Chào anh Gioan Vĩnh

Hôm qua và hôm nay ngồi nhà theo dõi các nghi thức khai mạc năm thánh, nhất là đêm diễn hoạt cảnh truyền đạo, bắt đạo... mặc dù chỉ thấy hình ảnh qua mạng thôi mà cảm giác cũng thấy hết sức là 'đã mắt' rồi anh, nếu mà được tham dự tại chỗ không biết còn phấn khởi đến đâu? Ngẫm nghĩ thấy cũng hơi thiệt thòi cho con Chúa nhiều nơi quá anh nhỉ, nhất là những vị không biết xài internet chẳng biết gì sất càng tội nghiệp hơn. Mà mình cũng không hiểu vì sao trước một sự kiện quan trọng sắp diễn ra như vậy mà Chúa Nhật vừa rồi đi lễ chẳng hề nghe cha xứ đề cập gì đến, mặc dù cái logo năm Thánh thì đã thấy treo 'tòng teng' trong nhà thờ ngay từ hồi đầu năm!? Không hiểu công tác tổ chức truyên truyền về Năm Thánh của "bộ truyền thông" giáo hội, giáo phận Saigòn làm việc ra sao nhỉ?

Anh Vĩnh chắc là không thể vắng mặt tại buổi lễ hôm qua 23/11 và sáng nay 24/11, vậy xin hỏi nhỏ anh chuyện này, đó là anh có thấy đài truyền hình nhà nước nào đến quay phim sự kiện quan trọng này không nhỉ? Mình hỏi để muốn biết xem họ đánh giá tầm vóc của sự kiện này như thế nào, qua đó phần nào cũng có thể hiểu được nhà nước còn 'giận hờn' căm ghet gì dân công giáo mình sau các vụ TKS, Thái Hà, Tam Tòa và nhất là sự hiện diện của đức TGM Ngô Quang Kiệt trong vai trò chủ nhân chính của buổi lễ...?

Mình cũng đã nghe hết bài phát biểu của ông đại diện chính phủ phó ban tôn giáo thì không thấy ông này có phàn nàn gì cả. Cùng lúc trên một số trang mạng có đăng bài viết của linh mục Tạ Xuân Hòa "Ước mơ cho Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam 2010" như muốn kêu gọi hai bên cùng hòa giải "Tôi ước mong Giáo Hội Việt Nam sẽ thực sự có một chỗ đứng trong lòng dân tộc Việt Nam. Giáo Hội đã chủ trương đồng hành với dân tộc thì đây quả là cơ hội thuận tiện để hiện thực hóa chủ trương ấy. Bao nhiêu năm chung sống với chế độ cộng sản, chúng ta vẫn chưa có một tiếng nói nhất định. Chúng ta mới chỉ có tiếng nói trên phạm vị nội bộ tôn giáo của mình. Chúng ta chưa có được tầm ảnh hưởng trên toàn thể xã hội. Đã đến lúc Giáo Hội tạm quên đi quyền lợi của riêng mình và chăm lo cho quyền lợi của mọi người dân Việt Nam. Giáo Hội hãy đặt lợi ích của Quốc Gia và dân tộc lên trên lợi ích của nhóm mình. Để làm được việc đó, Giáo Hội hãy sống quảng đại và cho đi. Giáo Hội hãy tạm ngưng việc đòi lại cho mình đất đai và các cơ sở tôn giáo bị Nhà Nước tịch thâu. Nhưng, Giáo Hội hãy lên tiếng chính thức đòi Nhà Nước phải sử dụng tất cả những cơ sở đó vào mục đích công ích phục vụ hạnh phúc của nhân dân. Hãy công khai cho mọi người biết tất cả các cơ sở hiện đang bị chiếm dụng và được dùng cho tư nhân. Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà Nước biến tất cả những cơ sở đó phục vụ hạnh phúc của người dân nghèo. Giáo Hội hãy đứng về phía người dân lên tiếng bênh vực cho sự thật. Biết bao những người dân nghèo khổ đang bị tước đoạt, bị chèn ép, họ đang cần tiếng nói nâng đỡ của Giáo Hội. Giáo Hội hãy lên tiếng bênh vực họ."

Ý kiến này thoạt nghe qua thì có vẻ rất có lý nhưng khi nhìn lại thực tế, ai hiểu biết đều dễ thấy đó là chuyện không hề đơn giản, dễ làm chút nào mà nguyên nhân chính đó là do sự thiếu thiệt lòng của nhà nước. Bấy lâu nay, trong mọi cách giải quyết các sự việc lớn bé họ rất thường hay ' nói một đàng nhưng lại làm một nẻo khác'. Với những người thiếu thiện tâm, thiện ý như vậy rất khó mà có thể 'noí chuyện' với họ.

Nói như vị Linh mục này như thế có nghĩa là những vụ việc vừa qua đơn giản chỉ là chuyện Giáo hội chăm chăm đi đòi quyền lợi vật chất mà vị này không thấy (hay không muốn thấy?) Cái nguyên nhân sâu thẳm bên trong, đó là tình trạng bất công đang tràn lan khắp nơi trên đất nước, trong xã hội hôm nay. Sống trong một xã hội như thế, việc hy sinh quên mình đi để lo cho người nghèo nói thật nhìn không khác gì cảnh đi đổ vỏ ốc cho những kẻ ăn nhậu rồi xả ra, mà nếu không tìm cách ngăn chận thói hư ấy lại thì có mà "hy sinh, quên mình" để "đồng hành" cùng họ đến hết đời cũng chẳng làm được việc thiện gì có ý nghĩa. Và mình cũng tin răng Chúa cũng chẳng bao giờ muốn nhìn thấy con cái Ngài ăn chay hãm mình để đi 'làm mọi' cho thế gian theo kiểu như thế, phải không anh?

Chúng ta cầu chúc để ảnh hưởng những ngày vui của giáo hội dịp này thật trọn vẹn.
 
Phỏng vấn ĐC Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN về cơ sở Giáo Hoàng Học Viện Piô X
PV WHĐ
10:33 26/11/2009
WHĐ (26.11.2009) – Giáo Hoàng Học Viện Piô X (GHHV) là nơi đào tạo linh mục cho các giáo phận của Giáo Hội Công giáo tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975. Tuy nhiên Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt lại đang được xây dựng trên phần đất này. Để tìm hiểu vấn đề và cung cấp thông tin cho độc giả, trong dịp Lễ Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, Hà Nội (24-11-2009), Ban biên tập Trang tin điện tử của HĐGMVN (WHĐ) có dịp gặp Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt và Chủ tịch HĐGMVN, và đã phỏng vấn ngài về cơ sở Giáo Hoàng Học Viện Piô X.

Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn.

Giáo hoàng học viện Đà Lạt
WHĐ: Kính thưa Đức cha, mới đây có dịp đến Đà Lạt, khi đi ngang qua Giáo Hoàng Học Viện, chúng con thấy rất nhiều công nhân đang thi công trên phần đất này. Hỏi ra thì biết một ngày rất gần đây sẽ đưa Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt vào sinh hoạt trên phần đất này. Xin Đức cha cho biết ý kiến về vấn đề này. Trước hết, xin Đức cha cho biết nguồn gốc của Giáo Hoàng Học Viện (GHHV) như thế nào?

Đức cha Chủ tịch: Cách đây một năm, vào đầu tháng 12 năm 2008, anh em cựu học viên GHHV đã quy tụ về Đà Lạt để mừng kỷ niệm 50 năm hiện diện. Chúng tôi vui mừng được gặp mặt và chia sẻ với nhau biết bao kỷ niệm trong tình huynh đệ và thầy trò, vì cũng trong dịp này chúng tôi có cơ may đón tiếp cha linh hướng Paul Deslierres, là người đã hiện diện liên tục từ những năm đầu của GHHV cho đến ngày rời Việt Nam vào cuối tháng 8/1975. Cơ sở GHHV vẫn là ký ức sống động trong biết bao tâm hồn.

Các giám mục miền Nam Việt Nam đã xin Tòa Thánh thiết lập một Đại chủng viện tại Việt Nam, có khả năng cấp văn bằng tương đương với Đại học. Tòa Thánh chấp nhận và trao cho Dòng Tên thực hiện chương trình này. Ngày 13/9/1958, lớp đầu tiên có 24 chủng sinh thuộc 8 giáo phận đã quy tụ tại một ngôi nhà được Viện Đại học Đà Lạt nhường lại và mang tên là Giáo Hoàng Chủng Viện Mẫu Tâm Vô Nhiễm. Ban Giám đốc gồm 4 vị thuộc 4 quốc tịch khác nhau: Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Canada. Năm sau, trường được đổi tên là “Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X”.

WHĐ: Vậy từ khi nào cơ sở Giáo Hoàng Học Viện được xây dựng, thưa Đức cha ?

Đức cha Chủ tịch: Sang thập niên 60, một cơ sở mới được xây dựng với toà nhà cao tầng bề thế, khang trang, do kiến trúc sư Tô Công Văn thiết kế, và được xây dựng dưới sự giám sát của cha De Lauzon sj. Đức Khâm sứ Mario Brini đặt viên đá đầu tiên ngày 01.8.1961 và được Đức Ông Francesco De Nittis, Đại diện Tòa Khâm sứ, khánh thành ngày 23.4.1964.

WHĐ: Xin Đức cha cho biết tính cách pháp lý khi xây dựng cơ sở này ?

Đức cha Chủ tịch: Ngày 21/9/1964 Nghị định số 604-BCTNG/NĐ/HC.TC.3 đã “cấp quyền sở hữu vĩnh viễn cho Tòa Khâm mạng Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam” trên lô đất số 54, tờ 20 thành phố Đà Lạt, diện tích cơ sở này là 79.200 m2.

WHĐ: Xin Đức Cha cho biết sinh hoạt của Giáo Hoàng Học viện từ sau khi khánh thành.

Đức cha Chủ tịch: Tại đây hằng năm đón nhận các đại chủng sinh được chọn trong các giáo phận miền Nam Việt Nam, để đào tạo trong Phân khoa Thần học. Các chủng sinh phải theo chương trình 8 năm: 1 năm dự bị, 3 năm Triết và 4 năm Thần học. Đã có 18 khóa được đào tạo và từ năm 1967 hằng năm đều có lớp linh mục ra trường.

WHĐ: Xin Đức Cha cho biết số giám mục và linh mục xuất thân từ đây?

Đức cha Chủ tịch: Đã có 14 linh mục xuất thân từ đây được tấn phong giám mục. Trong số đó, trừ Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nho đã qua đời, còn lại 13 giám mục đang phục vụ cho Giáo Hội Việt Nam và 306 linh mục (227 triều và 79 dòng).

WHĐ: Xin Đức cha cho biết cơ sở này ngưng hoạt động khi nào và tại sao?

Đức cha Chủ tịch: Trong bối cảnh chính trị chung của Đất Nước sau ngày 30/4/1975 cũng như hoàn cảnh chung của các Đại chủng viện tại Việt Nam, Giáo Hoàng Học Viện ngưng hoạt động vào mùa hè năm 1977 và vào đầu năm 1980, cơ sở này được bàn giao cho Nhà Nước.

WHĐ: Nhưng trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, khối ASEAN và đang có những tiến trình bang giao giữa Vatican và Nhà Nước Việt Nam, HĐGM VN có dự phóng gì?

Đức cha Chủ tịch: Khi Đất Nước đi vào thời kỳ đổi mới và để đáp ứng nhu cầu đào tạo hàng linh mục có trình độ cao trong Giáo Hội, thì từ cuối năm 1993 HĐGMVN đã có kiến nghị đề nghị Nhà Nước Việt Nam trao lại cơ sở GHHV cho Giáo Hội, và từ đó mỗi khi có dịp, HĐGM cũng như giáo phận Đà Lạt vẫn nhắc lại với Chính quyền về đề nghị trên.

WHĐ: Phản ứng của HĐGMVN khi thấy một phần diện tích của cơ sở này đang biến thành Công viên văn hóa và đô thị ?

Đức cha Chủ tịch: Khi thấy một phần diện tích thuộc GHHV đang và sẽ thi công để xây dựng Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt, ngày 22/11/2008, thay mặt HĐGMVN, Tòa giám mục Đà Lạt gửi kiến nghị lên các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng đề nghị dừng lại công việc. Sau đó, Tịa giám mục Đà Lạt nhận được Văn thư số 8860/UBND-ĐC ngày 4/12/2008 của UBND Tỉnh Lâm Đồng đề nghị Tòa giám mục ủng hộ công trình xây dựng công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt.

Tiếp theo, thay mặt HĐGMVN, ngày 19/12/2008, tôi đã gửi thư đến Cụ Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ để nói lên nhu cầu của Giáo Hội và báo cho Ban Tôn giáo biết về Kiến nghị ngày 22/11/2008 của Tòa giám mục Đà Lạt gửi các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng đề nghị dừng lại công việc đang và sẽ thi công để xây dựng Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt trên phần đất thuộc GHHV và Văn thư số 8860/UBND-ĐC ngày 4/12/2008 của UBND Tỉnh Lâm Đồng đề nghị Tòa giám mục ủng hộ công trình xây dựng Công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt.

Mới đây, khi thấy có việc thi công rầm rộ trên diện tích cơ sở GHHV thì, thay mặt HĐGMVN, ngày 02/11/2009, tôi đã gửi Kiến nghị lên Thủ Tướng Chính Phủ để đề nghị Thủ Tướng xem xét một lần nữa nguyện vọng của HĐGMVN là được sử dụng lại cơ sở này cho việc đào tạo linh mục. Và vì cơ sở GHHV nằm trên phần đất Tỉnh Lâm Đồng, nên tôi cũng đã gửi thư đến ông Chủ tịch UBND Tỉnh Lâm Đồng nói về Kiến nghị trên để ông Chủ tịch quan tâm đến nguyện vọng chính đáng này.

Chúng tôi rất tha thiết đến việc đào tạo linh mục tương lai cho Giáo Hội. Trong những năm qua, Chính quyền đã tạo điều kiện để các Đại chủng viện trên toàn quốc được sinh hoạt bình thường trở lại. Chúng tôi trân trọng những nỗ lực đó. Tuy nhiên, ngoài các Đại chủng viện, một cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện vẫn rất cần thiết cho Giáo Hội, vì theo ý hướng của Hội đồng Giám mục Việt Nam, nơi đây sẽ là nơi nâng cao mức độ nghiên cứu chuyên môn ngang tầm với các đại học lớn của Giáo Hội trên toàn thế giới. Tôi thiết nghĩ khi đất nước chúng ta chuyển mình, mở rộng cánh cửa ra thế giới với ước mong phát triển về mọi mặt, thì việc tạo điều kiện cho Giáo Hội phát triển cũng là điều hoàn toàn hợp lý.

Chính vì thế, theo đề nghị của Ban Thường vụ HĐGM và ba Tổng giám mục Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ tiếp tục đệ trình lên Thủ tướng Chính Phủ nguyện vọng rất tha thiết này của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Tôi hy vọng đã trả lời câu hỏi của Ban biên tập.

WHĐ: Xin cám ơn Đức Cha.

(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org)
 
Mừng Năm Thánh 2010, Xem Lịch Sử Truyền Giáo Việt Nam (2)
Trần Văn Cảnh
11:51 26/11/2009
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM

« Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa ». (Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009)

Trong chiều hướng nhìn lại quá khứ lịch sử ấy, để MỪNG NĂM THÁNH 2010, mời bạn đọc lùi về dĩ vãng, « XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM », từ năm 1659.


BÀI 2:

SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659

THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN

Ngày 09.09.1659, ÐTC Alexandre VII ban sắc chỉ « Super Cathedram » bổ nhiệm hai đức cha François PALLU và Pierre LAMBERT DE LA MOTTE làm Đại Diện Tông Tòa và thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam.

ÐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngoài, với quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào.

ÐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.

Sắc chỉ bổ nhiệm hai đức cha viết giống nhau, chỉ khác tên và nhiệm sở tông tòa. Các nhà làm sử hay gọi sắc chỉ này là Sắc Chỉ Super Cathedram, vì nó được bắt đầu với hai chữ la tinh Super cathedram.

Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam: thời kỳ thiết lập hàng giáo phẩm TÔNG TÒA. Sắc chỉ cho đức cha François Pallu được viết như sau.

Kính gởi Ngài rầt cao trọng

Giám mục thành Héliopolis,

Tôi là Alexandre VII, Giáo Hoàng

Thưa hiền huynh rất đáng kính,

Xin kính chào ngài và xin chúc ngài bình an tông tòa,

(Venerabilis Frater salutem et apostolicam benedictionem).

Từ khi mà, trong những ý định huyền nhiệm của mình, Chúa Quan Phòng đã đặt Ta lên Ngai Tòa thủ lãnh các tông đồ, Ta không ngừng nới rộng tầm nhìn trên toàn thể thế giới kytô, để lo lắng hết sức mà Ta có thể trong ơn Chúa, hầu hướng dẫn và săn sóc tinh thần cho hết các tín hữu trên khắp các quốc gia.

(Super cathedram Principis Apostolorum inscrutabili divinae Providentiae arcano collacati, mentis nostrae aciem per universas christiani orbis partes jugiter circumferimus, ut spirituali christifidelium directioni et curae, quantum Nobis ex Alto conceditur, salubriter consulamus)

Bởi vậy, muốn ban một Giám Quản Tông Tòa cho các tín hữu Đàng Ngoài và những xứ lân cận, là Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, và Ai Lao, Ta, rất tin tưởng vào lòng nhiệt thành của ngài đối với đạo công giáo, vào kiến thức của ngài, vào sự khôn ngoan của ngài, vào sự liêm khiết của ngài, vào lòng bác ái của ngài và vào những nhân đức khác của ngài, Ta giải trừ cho ngài, và Ta coi ngài như người được giải trừ nếu như ngài đã bị vướng mắc, khỏi mọi vạ tuyệt thông, mọi treo chức, mọi cấm đoán và mọi bản án khác của giáo hội, mọi kiểm duyệt và mọi hình phạt, mà có lẽ chẳng may ngài đã có thể phải chịu, mang đến do luật pháp, hay do con người, trong bất cứ hoàn cảnh nào hay vì bất cứ lý do nào, hầu cho những văn thơ này được có giá trị. Theo lời tư vấn của các hiền huynh đáng kính của Ta, là các Hồng Y của Hội Thánh Rôma, nhân viên Thánh Bộ Truyền Giáo, do quyền tông tòa của Ta, qua những văn thơ này, ít là cho đến khi mà Doàn Hồng Y nói trên truyền dậy hay quyết định khác đi, Ta tạo dựng ngài, đặt để ngài và đề cử ngài, làm Đại Diện Tông Tòa trong nước Đàng Ngoài nói trên, với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu lên ở trên.

Ta ban cho ngài chức năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác, gần với tông tòa của ngài, trong trường hợp mà một trong những Hiền Huynh đáng kính khác của ngài sẽ có thể tử vong hay khiếm khuyết, là Phêrô Lambert, giám mục thành Béryte, do Ta đặt làm giám quản tông tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả những quần đảo lân cận khác, hay là giám mục mà ta sẽ gởi sang Tông Tòa Nam Kinh ở Trung Quốc, với quyền cai quản những tỉnh Bắc Kinh, Chan-si, Chen-si, Chan-tong, Đại Hàn và Tartarie.

Ta còn cho phép ngài được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử, cho đến khi mà Đoàn Hổng Y nói trên có quyết định khác, Đoàn Hồng Y mà ngài sẽ phải lập tức báo tin. Để cho việc phong chức cho các linh mục bản xứ được dễ dàng hơn, và để cho đạo công giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn, với sự chúc lành của Chúa, với uy tín và nội dung của sắc lệnh này, Ta cho phép và nhượng quyền cho ngài, với tư cách là Đại Diện Tông Tòa, chỉ trong vòng bảy năm, được miễn trừ cho các giáo sĩ nói trên trong giáo phận của ngài khỏi cần phải hiểu biết tiếng latinh, miễn là họ phải biết đọc tiếng latinh và biết giải thích của Giáo Luật về thánh lễ và về các thể thức của các phép bí tích trong Giáo Hội.

Trong những điều kiện trên, những giáo sĩ địa phương sẽ có thể được tiến chức vào mọi chức thánh, kể cả chức linh mục, ngoài ra họ phải biết chấp hành mọi luật định; Ngài sẽ có thể tha hồ cải giảm việc đọc các nghi lễ thánh, nghĩa là vào những giờ giáo luật có thể đọc những lời nguyện bằng ngôn ngữ địa phương; miễn là những điều đó không hại đến uy quyền của Đoàn Hồng Y nói trên và mặc dầu đã có những hiến chế và những huấn lệnh chung và riêng tông tòa, được ấn hành trong các công đồng chung và miền, hay tất cả những điều khoản khác ngược lại.

Làm tại Rôma, cạnh đền thờ Đức Bà Cả,

Ngày 09 tháng 09 năm 1659

Năm thứ năm triều ttại ta.

Alexandre, Giáo hoàng (1)


Có thể bảo răng Sắc chỉ « Super cathedram » là SỰ VỤ LỆNH mà Đức Thánh Cha Alexandre VII đã ban cho hai Giám Mục Tông Tòa. Ba ý tưởng chính đã được ghi rõ:

Mục tiêu: « nới rộng tầm nhìn trên toàn thể thế giới kytô, để lo lắng hết sức có thể trong ơn Chúa, hầu hướng dẫn và săn sóc tinh thần cho hết các tín hữu trên khắp các quốc gia »

Sứ mệnh và Công việc: « Ta tạo dựng ngài, đặt để ngài và đề cử ngài, làm Đại Diện Tông Tòa trong nước Đàng Ngoài nói trên, với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu lên ở trên. Với khả năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác. Được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử ».

Phương tiện: « Để cho việc phong chức cho các linh mục bản xứ được dễ dàng hơn, và để cho đạo công giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn, với sự chúc lành của Chúa, với uy tín và nội dung của sắc lệnh này, Ta cho phép và nhượng quyền cho ngài, với tư cách là Đại Diện Tông Tòa, chỉ trong vòng bảy năm, được miễn trừ cho các giáo sĩ nói trên trong giáo phận của ngài khỏi cần phải hiểu biết tiếng latinh, miễn là họ phải biết đọc tiếng latinh và biết giải thích của Giáo Luật về thánh lễ và về các thể thức của các phép bí tích trong Giáo Hội ».

Và « Trong những điều kiện trên, những giáo sĩ địa phương sẽ có thể được tiến chức vào mọi chức thánh, kể cả chức linh mục, ngoài ra họ phải biết chấp hành mọi luật định; Ngài sẽ có thể tha hồ cải giảm việc đọc các nghi lễ thánh, nghĩa là vào những giờ giáo luật có thể đọc những lời nguyện bằng ngôn ngữ địa phương »

Ngày 24/11/2009, trong sứ điệp gửi Dức cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010, ĐTC Benêđictô XVI đã nhắc lại việc thành lập hai Địa Phận Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ngài bày tỏ lòng hiệp thông với niềm vui và lời kinh nguyện tạ ơn. Ngài mời gọi hoà giải, hiệp thông và làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng. Phải chăng đó là cách Ngài dùng để lập lại hướng truyền giáo « để cho đạo công giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn, với sự chúc lành của Chúa » của sắc chỉ « Super Cathedran » ? Ngài viết:

« Kính thưa Đức Cha, vào lúc khởi đầu cuộc cử hành năm thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt nam, Tôi hết lòng hiệp thông với niềm vui và lời kinh nguyện tạ ơn của các Đức Giám mục trên đất nước của Đức Cha – những vị mà tôi đã gặp gỡ trong hân hoan vào tháng 6 vừa qua, và của toàn thể các tín hữu thuộc các giáo phận do các ngài đứng đầu…..

Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ. Đồng thời, chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong giáo hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.

Năm Thánh cũng là một thời gian đặc biệt dành cho chúng ta để làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh em đồng bào, và để chúng ta ngày càng trở nên một giáo hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ ».

Paris, ngày 01 tháng 06 năm 2009

Cập nhật ngày 26/11/2009

Trần Văn Cảnh

(1). Tài liệu trích dịch: LAUNAY Adrien, Histoire générale de la Socìté des Missions-Etrangères, T. I, Paris: MEP, 2003, p. 41-42; và LAUNAY Adrien, Histoire de la Mission de Cochinchine: Documents historiques I, 1659-1728, Paris: MEP, 2000, p. 9-10
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Đi gặp Mác - Ănghen hay lên thiên đàng?
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
08:54 26/11/2009
Đi gặp Mác - ănghen hay lên thiên đàng?

Bác Hồ đi gặp “Bác Mác-ănghen” hay Bác lên thiên đàng? Câu hỏi thật ngộ nghĩnh. Bác là Cộng sản vô thần, vì Bác là dân Cộng sản Việt Minh, Đảng của Cộng sản. Đảng dựa trên duy vật chủ nghĩa, làm gì có thần thánh. Không tin có thần thánh, hơn nữa đi phá tôn giáo là nhiệm vụ căn bản, là sách lược của Đảng. Theo họ, Đảng chỉ có thể tiến được khi nào loại trừ được tôn giáo. Tôn giáo là “thuốc phiện mê hoặc quần chúng” (lời của Mác); như thế cần thiết phải đánh đổ nó như người ta chống ma tuý và hơn thế nữa. Bao lâu còn có cái làm “mê hoặc”, thì không thể có giác ngộ, không thể có cách mạng. Và khi nói đến Cộng sản thì ai cũng nghĩ ngay đến phá đạo, cấm đạo, dù cấm đạo cách khoa học.

Không phải chỉ tôn giáo bị triệt hạ, hạ thấp khi chưa triệt hạ được. Mà cả cái gì là “tinh thần” cũng bị hạ thấp. Vì theo thuyết duy vật, thì vật chất đẻ ra tinh thần. Vật chất là hạ tầng cơ sở, là cái căn bản, còn tinh thần là thượng tầng cơ sở, cái phụ thuộc. Hạ tầng cơ sở biểu lộ ở kinh tế mà thay đổi, thì thượng tầng cơ sở là tinh thần cũng thay đổi. Bởi đó, không có chân lý bất biến, chỉ là tương đối, có thể nay thế này mai thế khác. Như vậy bảo là duy vật hay duy tâm? Tôn giáo được coi thuộc duy tâm. Bác có chủ trương chống duy tâm, và bắt mọi người theo Đảng, mà thành duy vật?

Kỳ Hội nghị Fontainbleau ở Pháp, Bác có mặt ở Pháp. Có người hỏi: “Ông có định lập nước Việt Nam thành Cộng sản?”. Ông đáp: “Chúa Giêsu giảng đạo hai ngàn năm nay mà người ta có theo đạo cả đâu”. Ngụ ý làm sao mà một sớm một chiều nước Việt Nam trở thành Cộng sản. Không phải là vì khiêm tốn mà nói thế. Trong đầu óc người Cộng sản lúc đó là, Cộng sản là chặng đường cuối cùng của thế giới. Thế giới đang thay đổi, nhưng đến Chủ nghĩa Cộng sản là chặng cuối cùng, không thể thay đổi nữa. Đảng Cộng Sản là tất thắng, không gì có thể cản nổi (xem ra lúc đó những người không Cộng sản cũng có thể tin như thế).

Bác có vẻ khiêm tốn, là vì Bác biết rằng, người Việt Nam không ưa, và vẫn sợ Cộng sản, nhất là Công giáo. Cho nên Bác phải úp úp mở mở. Cả đến cái tên Nguyễn ái Quốc, tên mà ai cũng biết là người trong Quốc Tế Cộng Sản. Người ta không dám đồng hoá, cả chính Bác cũng còn ngại rằng đội tên đó.

Cho đến chết, cũng không có văn bia chính thức nào đồng hoá đồng chí Hồ Chí Minh với đồng chí Nguyễn ái Quốc. Vì sao? Vì Bác Hồ chưa dám công khai nhận là Cộng sản. Còn Nguyễn ái Quốc thì ai cũng biết là Cộng sản.

Người ta thấy dân Việt Nam chưa thuận với Cộng sản, nên sau ngày Cách Mạng Tháng Tám, Đảng Cộng Sản giả vờ rút lui với danh hiệu Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lê. Sau hiệp định Geneve 1954, Đảng chắc chắn nắm quyền cai trị miền Bắc tiến tới thống nhất miền Nam, Đảng mới rụt rè ra mắt “Đảng Lao Động”. Cho tới Việt Nam thống nhất hai miền Bắc Nam sau 1975, Đảng mới xuất đầu lộ diện nguyên hình Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thì Bác cũng xuất hiện mập mờ như người Cộng sản.

Có lời đồn Bác đã chịu phép rửa tội Công giáo, khi bị bắt ở Hồng Kông, lời đồn đó có thể đúng. Vì với những người Cộng sản, họ có kiêng nể sự gì đâu. Perfas et nefas. Đó là phương châm hành động của họ. Họ khai thác triệt để châm ngôn: “Mục đích biện minh cho phương tiện” (La fin justifie les moyens). Có thể làm bất cứ cái gì, chịu phép rửa tội đôi ba lần cũng được, miễn là đạt mục đích mong muốn. Chịu phép rửa tội để ra khỏi tù, chứ đâu là trở nên tín hữu Công giáo.

Đời ông không thấy nói đến phu nhân chủ tịch nào cả. Sau này, người ta đồn ông năm bảy vợ. Điều đó có gì ngạc nhiên. Nhà cách mạng như ông bôn ba khắp nơi mà không có vợ mới là điều ngạc nhiên (Sau này người ta đồn ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc Hội từ 1992-2001) là con của ông. Mọi giới đều im lặng, không một lời cải chính, không một phản ứng trái ngược bất cứ từ phía nào. Điều ngạc nhiên là trong tờ di chúc của ông, ông nói từ biệt nhân dân Việt Nam để đi gặp Bác Mác, Bác Lê. Thế hai Bác là đầu sỏ duy vật mà chết rồi vẫn “ngự” ở nơi nào đó. Và Bác Hồ, đồ đệ tích cực của hai Bác, cũng tin là mình chưa chết hết để còn đi gặp hai sư phụ.

Sau này, khi ông Nguyễn Văn Linh đưa ra phong trào “đổi mới” vào năm 1986, Đảng dám đưa ra xem xét lại bản di chúc, và dám “ấn định” lại ngày Bác đi về chầu Mác - Lê vào ngày 2-9-1969, ngày mà Đảng đã dịch sang 4-9-1969. Ngày 2-9 là ngày Quốc Khánh, ngày Bác Hồ tuyên ngôn độc lập ở vườn hoa Ba Đình Hà Nội. Ngày 2-9-1945, thì oái oăm thay, Bác lại nhắm mắt lìa đời vào chính ngày 2-9, ngày Quốc Khánh. Ngày mà người ta cho là Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Đảng vô thần, thế mà rất mê tín: Sợ sự trùng hợp đó là điềm gở, nên đã “tự tiện trái mệnh trời” dịch ngày tử của Bác sang ngày khác, lấy lý do là để nhân dân khỏi chịu tang vào hôm đó, và vui vẻ “ăn tết độc lập”. Lúc này nhân dân được “ưu ái” chăm sóc đến thế!

Cũng trong thời gian đó, nhân dân được nghe, được chứng kiến sự ngay thẳng, sự thành thật của Đảng, khi Đảng tự phê bình, đi “xưng tội” với nhân dân. Đảng cũng cởi mở ra mặt, khi cho xem xét những văn kiện vô cùng đáng kính của nước, có dị bản di chúc của Hồ Chủ Tịch. Bản di chúc đó có nhiều điều khác với bản di chúc Đảng đã đưa ra trước đây. Chẳng hạn, Bác chết rồi, thì đem xác đi thiêu và chia nắm tro tàn ra từng phần đem đi rắc ở Trung – Nam - Bắc. Cử chỉ thật đầy ý nghĩa và gắn bó với dân tộc, về thống nhất quốc gia. Thế mà Bác vừa khuất, chẳng biết xác có còn không, và hiện nay xây một cái lăng ở giữa thủ đô Hà Nội, để mọi người đến kính viếng. Liệu có đúng ý Bác, và nếu Bác chỗi dậy bây giờ, thì liệu Bác có tha thứ cho các đồ đệ của mình, đã đi ngược lại lòng “khiêm tốn” của Bác? Với cái lăng đồ sộ, được thêu dệt thêm bằng nhiều huyền thoại: nào râu Bác vẫn mọc lên, nào phải sửa móng tay cho Bác, v.v… Bác không thể tha thứ cho công việc làm của bọn đồ đệ. Vừa tốn kém, vừa nhiêu khê phức tạp, ngược với tôn chỉ của Đảng, hành động tập thể, không tôn sùng cá nhân. Đàng này dựng nên một cái xác chết (chẳng biết có thật là xác chết) để mà ngợi khen cầu khẩn: “Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc”.

Nhưng Đảng vẫn ngay thẳng cho xem bản di chúc, dù đây là không tuân theo. Các hội nghị còn được tổ chức trong đại bộ phận quần chúng nhân dân để học tập bản di chúc. ở Mặt Trận Tổ Quốc Nam Định, trước cửa nhà thờ, có hội nghị của các linh mục tỉnh Hà Nam Ninh. Gần một trăm linh mục của ba địa phận: Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nội đến họp và đem bản di chúc ra xem lại, ca ngợi, “mổ xẻ”. Các linh mục cho nhiều ý kiến, thường là chung chung, không được lòng ai, mà cũng không mất lòng ai. Khi mọi người cho bản di chúc là đầy đủ, hoàn hảo, thì một cha già - Cha Phêrô Nguyễn Văn Huấn, lên tiếng cho rằng bản di chúc của Bác còn thiếu. Mọi người bỡ ngỡ hỏi: “Thiếu điều gì?”. Cha Huấn đáp: “Không thấy xin cầu nguyện”. Mọi người đều ngơ ngác, vừa cười một lời ngộ nghĩnh, ngược chiều, bởi một người có vẻ mát mát.

Một ông đứng đầu một nước Cộng sản, mà di chúc còn xin cầu nguyện làm sao? Thế nhưng trong di chúc Bác đi gặp Mác - Lê kia mà! Chứ có tin chết là hết chuyện đâu. Nếu đúng là Bác luôn luôn khiêm tốn giản dị, thì lời bổ sung của cha Huấn rất đúng. Khi chứng minh một điều hiển nhiên, thì người ta cho là dở hơi. Trong đầu óc cha Huấn, có lẽ vẫn có xác tín này: “Bác đã chịu phép rửa tội, Bác có đạo”. Thế thì xin cầu nguyện cho mình là phải lẽ quá rồi. Câu chuyện sau chứng minh điều đó.

Vào năm 1986, có cuộc họp của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Không hiểu sao cha Huấn cũng có mặt ở Hà Nội. Cha già Huấn là người già lão, đã trăm tuổi, mặc dù rất tinh khôn, nhưng người ta vẫn cho ngài là lẩm cẩm, lẩn thẩn, ngài lại hay đi sâu vào các vấn đề huyền bí. Những người đến hỏi về số phận người nhà đã qua đời, lên thiên đàng hay ở luyện ngục, thì ngài có câu trả lời ngay lập tức: thường là đang ở luyện ngục, và nói cả thời gian ở luyện ngục. Hỏi về người đi xa vắng, như bộ đội còn sống hay chết: ngài cũng chỉ cho họ biết người đó đang ở đâu, sắp về, v.v… Rất nhiều người đến xin khấn để tìm thấy của đã mất. Ngài cho biết hiện của lạc mất đang ở đâu.

Ở Hà Nội vào lúc gặp một số Giám Mục, trong đó có cả Đức Tổng Bình, ngài tuyên bố một cách rành rẽ, xác tín và đầy phấn khởi: “Các Đức Cha có biết Bác Hồ lên thiên đàng rồi không?”. Các Đức Cha nghe thế, đâu có ngỡ ngàng, vì đã biết cha già Huấn là người thế nào rồi. Cha rành mạch kể việc Bác lên thiên đàng:

“Một hôm, con làm lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non (nơi ngài đang ở, vừa làm việc, vừa hưu) chợt thấy Bác Hồ hiện ra, nét mặt ủ rũ, nói với con: “Cụ quên tôi rồi à? Tôi là Hồ Chí Minh, tôi đã được rửa tội. Cụ không cầu nguyện cho tôi à?”. Sáng hôm sau, con làm lễ cho người. Lễ xong, ra đến đầu nhà thờ Kẻ Non, lại thấy Bác Hồ hiện ra, mặt mày vui vẻ, người sáng láng, cám ơn con rồi lên thiên đàng”.

Câu chuyện đúng là trong cái dòng tư tưởng của cha Huấn. Trước đó ngài đã bổ sung một điều thiếu sót trong di chúc: “Không thấy xin cầu nguyện”. Thì hôm nay Bác đến xin cha cầu nguyện thật.

Các Đức Cha nghe thấy cũng không tỏ vẻ phản ứng nào. Cho là câu chuyện tầm phào. Cha kể chuyện đó nhiều lần, với nhiều người khác nhau. Cũng không ai nói gì. Cả về phương diện chính trị cũng không thấy có phản ứng nào cả. Câu chuyện nếu mà chính xác, thì đáng được ghi vào câu chuyện thánh tích trong sách Tháng Các Linh Hồn Luyện Ngục. Nói Bác lên thiên đàng thì cũng là tốt. Chứ người Cộng sản thường có mặc cảm, cho rằng người ta cho bọn họ là quỉ, là satan. Vì thế mà mỗi khi nói đến quỉ, thì lại phải nói gốc tích ma quỉ, để cho biết ma quỉ là có thật, chứ không phải ám chỉ các ông ấy. Mỗi lần nhắc lại lời hứa bỏ satan, là phải giải thích trước satan là ai, kẻo họ cho rằng ám chỉ họ.

Cũng theo chiều hướng đó, mà nhiều lúc tránh được những khó khăn. Chẳng hạn làm lễ cho cụ Hồ khi cụ qua đời. Phải lý luận thế nào để không phải làm lễ. Người ta đòi chúng tôi làm lễ như bên Phật Giáo. Chúng tôi trả lời: “Lễ bên chúng tôi làm cho người qua đời là để xin Chúa tha tội cho họ để họ sạch tội và lên thiên đàng. Còn Bác, thì ai dám bảo cụ có tội để làm lễ cho cụ”. Và thế là không ai nói gì nữa.

Câu chuyện cha Huấn làm lễ cho Bác là vì Bác yêu cầu. Bây giờ Bác ở đâu? Xác ở lăng có thật không? Còn linh hồn ở với Mác-ănghen hay ở trên thiên đàng? Chỉ có Chúa biết. Nếu ở trên thiên đàng thì phúc cho dân tộc Việt Nam, bởi trước sau Bác có ý đưa dân tộc đến điều lành. Nhưng nếu với Mác- ănghen, thì là tai họa cho dân tộc khổ sở này, đem những thái quá của Mác-ănghen đến gây muôn vàn tai họa cho Việt Nam.
 
Văn Hóa
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Lời Cám Ơn
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:52 26/11/2009
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Lời Cám Ơn

Sáng thứ Năm cuối tháng Mười Một, Lễ Tạ Ơn tới, ông Tư tâm sự,

— Hồi nọ lúc về bên Việt Nam thăm bà con xóm làng sau gần ba mươi năm không gặp mặt, ta nói cứ yên lặng thì không sao, nhưng cứ hở miệng ra một cái là người bển biết là mình từ bên Mỹ mới về.

Dì Tư xỉa xỉa trầu thuốc, giọng điệu mỉa mai,

— Thì cái tật của ông, ai còn lạ gì, cứ mở miệng ra một cái là tiếng tây tiếng u rổn rảng rộn ràng, hỏi sao người ở bển không biết là ông từ bên Mỹ mới về.

Ông Tư càm ràm,

— Mần chi mà bà phải lên giọng bỉ thử với tui như thế! Bà biết tui đâu có phải là hạng người áo gấm về làng rồi là huênh hoang tự đắc lên mặt song tàn với bà con chòm xóm. Ta nói thiệt tình là tui cũng cố gắng hết sức không chêm một câu tiếng Anh, không bớt một chữ tiếng Việt trong khi nói chuyện với chòm xóm láng giềng. Cho nên nhiều người cứ ngạc nhiên trợn tròn mắt nhìn hỏi, “Ủa, lạ hén! Chú Tư, ổng ở bên Mỹ cả gần ba chục năm nay rồi, nhưng giọng nói nghe không ngòng ngọng lơ lớ như tuồng bị rắn lục mổ cắn ngay bắp chân hén!”. Nghe họ nói, tui mới cười hề hề đáp, “Cái mặt này nhìn là biết dân nhậu thịt rắn Tháp Mười với đế đen Gò Công, hỏi sao mà nói tiếng Việt lơ lớ cho đặng”.

Dì Tư dừng tay cuộn tròn miếng trầu xanh, nhìn chồng,

— Rồi, thì ông nói đi, làm sao mà ông mở miệng ra là người ta biết là ông ở bên đây mới về?

— Thì cũng có chi đâu. Cũng tại tui quen cái tật ghé vào chợ quận mua đôi dép Thái với cái áo thun ba lỗ cũng nói cám ơn, xẹt ngang qua chợ làng làm tô hủ tíu với ly càfe bạc xỉu cũng lại lập cập mở miệng nói lời cám ơn. Cho nên ta nói dấu đầu rồi cũng lại lòi đuôi là như thế đó.

Dì Tư cự nự,

— Ông ăn nói không e dè kiêng nể, không sợ người bên Việt Nam họ giận, họ nói ông lên mặt song tàn coi thường người ở bển cho coi.

— Bà, tôi không có cái ý đó. Tôi chỉ muốn nói là người ở bên Mỹ họ quen miệng hay nói cám ơn. Thế thôi.

Ông Tư phân trần,

— Bà có thấy ở bên đây vô nhà hàng ăn uống, mình cũng phải móc bóp trả tiền đàng hoàng, chứ đâu có phải là ăn đồ cúng trên chùa hay là gặp ngày rằm hương thôn phát chẩn. Nhưng khi người ta bưng cơm đưa ra, mình cũng mở miệng nói lời cám ơn đàng hoàng tử tế. Rồi khi đứng dậy ra quầy trả tiền, tay mình móc bóp, miệng mình cũng lại lập cập mở lời nói cám ơn. Mình ở bên đây lâu rồi, riết rồi lời cám ơn nhập vào trong bụng lúc nào cũng không hay.

Dì Tư góp ý,

— Tui thì cũng không muốn bàn thêm, nhưng cũng có một số người họ nói, coi chừng nói cám ơn nhiều quá, lại hóa ra tuồng khách sáo...

Ông Tư nhíu mày,

— Sao lại nói là khách sáo? Bộ bà không thấy ông bà mình có câu, “Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, hoặc là tôi nhớ đâu đó trong đạo Phật cũng có câu, “Tâm Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật”. Lòng mình có đầy tràn tâm tình tri ân thì mình mới thốt ra được những lời tri ân cho những nghĩa cử tử tế của hàng xóm láng giềng chứ.

Ông Tư hớp một ngụm trà rồi tiếp tục,

— Ta nói thiệt tình là tui thích cái tinh thần của người Mỹ ở chỗ đó. Chính phủ cám ơn dân chúng. Con cái cám ơn bố mẹ. Hàng xóm ngỏ lời cám ơn hàng xóm. Đi vô chợ vào thương xá, mình mua một món hàng, người bán hàng tay trao món hàng, miệng họ cũng nhã nhặn nói cám ơn. Ai ai cũng cám ơn nhau, bởi người ta biết sống trên đời này ai cũng mắc nợ ai ít ra là một món nợ…

Dì Tư hỏi,

— Ông nói mắc nợ, mà mắc nợ như thế nào?

— Bộ bà không nhìn thấy hay sao? Nhà nước nợ dân chúng những lời cám ơn, bởi nếu không có những lá phiếu của dân chúng, thì đã không có nhà nước. Con cái nợ bố mẹ những lời cám ơn, bởi nếu không có bố mẹ, thì đã không có con cái. Hàng xóm nợ nhau những lời cám ơn, bởi nếu không có những căn nhà sát bên tối lửa tắt đèn thì đã không có phố phường. Thương gia nợ khách hàng những lời cám ơn, bởi nếu không có người mua, cửa tiệm đã phải đóng cửa. Cho nên, ta nói tui là tui thích những ca sĩ, khi gặp những người ái mộ tiếng hát của mình, lúc nào họ cũng nhã nhặn nói lời cám ơn khán thính giả; bởi thật tình mà nói dù hát hay như chim sơn ca hoặc là thổi sáo mê hồn như Trương Chi, nhưng nếu không có khán thính giả, thì làm sao có ca sĩ sân khấu với tài tử màn bạc.

Ông Tư dừng lại chiêu vào trong miệng một ngụm trà xanh, rồi nho nhỏ giọng lại,

— Bà biết chi không? Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay có cái điều này tôi cũng muốn tâm sự với bà từ lâu rồi.

Dì Tư dừng lại cục thuốc rê, nhìn chồng chòng chọc,

— Ông muốn nói cái chi thì cứ nói đi, sao lại tự nhiên xuống giọng thì thào tuồng như sợ ăn trộm rình nhà không bằng...

Ông Tư chép miệng,

— Thì tôi nhớ đâu có lần bà có nói với tôi là thấy con cái của hai vợ chồng được Chúa thương, ban cho học hành tới nơi tới chốn, rồi trong nhà có thằng Hai làm bác sĩ mở phòng mạch ở dưới phố, con Tư làm dì phước dòng truyền giáo ở bên Phi Châu cũng được gần mười năm rồi; bởi thế, có nhiều người gặp bà ở ngoài phố cứ hay lớn miệng gọi bà là “Bà Cố”. Bà thì cứ lúng ta lúng túng không biết phải đối đáp ra sao, bởi không hiểu là họ đang thật tình hay là có ý chi đây. Cho nên thôi, nhân tiện hôm nay cũng là ngày Lễ Tạ Ơn, tôi đề nghị với bà như thế này, nếu lần sau có ai gọi bà là “Bà Cố”, thì bà cũng không phải mất công cất tiếng thanh minh thanh nga làm chi. Những lúc người ta gọi bà là “Bà Cố”, thì bà chỉ việc nói, “Tạ ơn Chúa” như người người đang sống ở Mỹ trong bữa ăn Tạ Ơn tối nay. Mà bà nghĩ thử coi, thiệt tình đúng là như vậy. Nếu không có ơn Chúa hướng dẫn cho con tàu của mình được tàu Mỹ vớt, làm sao mà nhà mình đặt chân lên vùng đất mới với bầu trời mới để mà bắt đầu một cuộc sống mới tinh?

Ông Tư dừng lại, uống thêm một miếng trà Bảo Lộc,

— Lần trước về thăm lại quê hương họ hàng, thấy những người thành công với công ăn việc làm, trong bụng tôi cũng mừng cho họ lắm. Nhưng cũng có những người tôi thấy đời sống cũng còn cực nhọc. Trông người lại nghĩ tới ta. Hồi năm 75 mình mà không được vớt mang tới đảo Guam, thì bây giờ dám tôi cũng đang rảo rảo ở chợ quận, miệng rao, “Trà đá không?”, còn bà thì cũng dám đang te te bê cái rổ, chào hàng, “Mía ghim hôn?” ở bến xe của chợ huyện. Cứ như vậy thì làm sao trong nhà mình có nổi một ông Bác Sĩ và một bà dì Phước… Bà nghĩ tôi nói có đúng hay không?
 
Tỉnh Thức Trong Yêu Thương
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:17 26/11/2009
Giữa bóng đêm cuộc đời, lạy Chúa !
Bao dục lạc làm mê mẩn hồn con
Lối ngày xanh khát vọng như sóng cồn
Tim chơi vơi giữa vùng muôn lựa chọn

Con như chìm trong cơn say mộng tưởng
Muốn bước theo trên lề dặm thói đời
Muốn tự mình tìm thú vui tận hưởng
Cho thuê thoả, cho đầy ắp cái tôi

Đã bao lần con chơ vơ lạc lối
Giữa bóng đêm của toan tính riêng mình
Rồi lo sợ thân lữ khách trường chinh
Ai đưa dẫn trên viễn hành tăm tối

Và chợt nghe Lời Yêu Thương mời gọi:
Giữa đêm đen biết thức tỉnh sẵn sàng !
Để nhận lãnh đời tận hiến trao ban
Đem ánh sáng tin yêu vào thế giới

Đời có Chúa, con đi trong ngày mới
Xin cho con luôn biết ngẩng cao đầu
Nhìn về Chúa qua nhân loại thương đau
Như dấu chỉ Đấng quyền năng đang đến

Xin cho con một quả tim thánh thiện
Luôn thức tỉnh bằng đời sống yêu thương !

(Cảm hứng Tin Mừng Lc 21, 25 – 36 )
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Yosomite - Hương Sắc Bốn Mùa
Nguyễn Ngọc Danh
12:55 26/11/2009

YOSEMITE - HƯƠNG SẮC MÙA THU



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Yosemite là một công viên mà vẽ đep kỳ ảo của nó

thay đổi theo từng giờ (hòang hôn trên El Capitan), từng ngày, từng mùa trong Năm..

(Ngọc Danh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Đưa Đi Học
Lê Trị
23:11 26/11/2009

MẸ ĐƯA ĐI HỌC



Ảnh của Lê Trị

Đến trường mẹ dắt con đi

Vượt qua cầu khỉ hiểm nguy trăm phần

Con ơi ! Gắng học tiến thân

Gian lao khó nhọc có phần mẹ lo.

(Lê Trị)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền