Ngày 25-11-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bái phục Chúa Kitô Vua
Lm. Nguyễn Xuân Trường
02:44 25/11/2023

BÁI PHỤC CHÚA KITÔ VUA

Một số vị vua khiến chúng ta khâm phục, ngưỡng mộ sự khôn ngoan, đức độ của họ. Nhưng Chúa Giêsu Kitô vua vũ trụ khiến nhân loại phải tâm phục khẩu phục, phải nghiêng mình bái phục Ngài. Vì sao?

1. Phục vụ: Vua các nước luôn có đông đảo kẻ hầu người hạ phục vụ mình. Ngược lại, Chúa Kitô vua lại đi phục vụ môn đệ đến độ hy sinh thân mình để cứu độ loài người. Chúa phục vụ như người mục tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên từng ly từng tí từ ăn uống ngủ nghỉ đến tìm kiếm chữa lành (Bài đọc 1). Sự phục vụ ân cần tận tình chu đáo của Chúa khiến chúng ta phục sát đất.

2. Phục sinh: Vua các nước băng hà là nằm im ở đấy, dù có đủ thứ thuốc ướp xác, dù có lăng mộ đồ sộ đến mấy thì cũng không trỗi dậy được. Ngược lại, Chúa Kitô vua đã trỗi dậy từ cõi chết, Ngài đã phục sinh. Chúa phục sinh mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu mà liên đới với Ngài thì cũng được sống lại (Bài đọc 2). Như vậy, Chúa không chỉ là vua cả đời, mà là vua muôn đời.

3. Phục tùng: Một đặc tính quan trọng của thần dân bề tôi là trung thành, phục tùng vua. Thế nên, nếu chúng ta tôn nhận Chúa Kitô là vua, thì tất nhiên chúng ta phải hết lòng phục tùng Ngài. Phục tùng Chúa chính là lắng nghe và thực hành những lời Chúa dạy, nhất là giới luật yêu thương. Vì sau cùng, Chúa căn cứ vào yêu thương phục vụ để xét xử loài người.

Mỗi nước có những bộ quốc phục khác nhau. Bộ quốc phục của vương quốc Chúa Kitô chính là tình tình yêu phục vụ, chăm lo cho người khác. Trong ngày phán xét chung, ai làm phúc giúp người thì được Chúa thưởng phúc thiên đàng, ai làm lơ không giúp đỡ thì bị Chúa loại ra ngoài. Thế nên, hãy phục tùng Vua Giêsu phục sinh bằng đời sống phục vụ. Amen.
 
Chỉ về tình yêu
Lm. Minh Anh
14:40 25/11/2023

CHỈ VỀ TÌNH YÊU
“Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê”.

“Thách thức của Tin Mừng là nó vẫn dang dở mà chúng ta được mời gọi viết ra bằng những việc bác ái. Chúa Kitô muốn Giáo Hội luôn là một Giáo Hội đi ra như Ngài đã đi ra, bỏ trời xuống thế. Ngài hướng chúng ta đi vào con đường một chiều, không có vé khứ hồi: “Đi ra từ chính mình!”. Hy sinh mạng sống vì người khác và bắt đầu con đường tự hiến. Đó là tình yêu! Vì Ngài sẽ luận thưởng mỗi người chỉ về tình yêu!” - Đức Phanxicô.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ngài sẽ luận thưởng mỗi người chỉ về tình yêu!”. Tin Mừng lễ Chúa Kitô Vua nói với chúng ta về cuộc phán xét cuối cùng. Với hình ảnh sống động của dụ ngôn chiên đứng bên hữu, dê đứng bên trái, Chúa Giêsu cho thấy đó sẽ là cuộc xét xử ‘chỉ về tình yêu!’.

Gioan Thánh Giá nói, “Vào buổi chiều của cuộc đời, chúng ta sẽ bị phán xét chỉ về tình yêu!”. Ignatiô Loyola thì nói, “Tình yêu được thể hiện nhiều bằng việc làm hơn là lời nói!”. Mỗi việc bác ái chúng ta làm ‘là làm’ cho Chúa Kitô, “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống…”. Và còn hơn thế, “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta!”.

Vương quyền của Chúa Kitô hoàn toàn khác vương quyền thế gian. Nó đơn giản là thực tại căn bản của mọi sự tồn tại: “Tình yêu!”. Tình yêu sẽ là tiếng nói cuối cùng, cũng là tiếng nói đầu tiên. Với Chúa Kitô, vương quyền đó lên tiếng từ một chiếc nôi khiêm tốn, máng cỏ; và sau cùng, từ một ngai vàng rất khó chịu, thập giá! Vậy mà, trên đó ghi: “Giêsu Nazareth, Vua Do Thái”. Chúa Kitô hiển trị từ thập giá tự hiến nên Ngài cũng luận thưởng chúng ta bằng mức độ ‘thập giá tự hiến’ của mỗi người, nghĩa là ‘chỉ về tình yêu!’.

Vì thế, những con chiên được cứu là những ai đã giúp đỡ kẻ khác. Chúa Giêsu không khen ngợi họ vì họ cầu nguyện nhiều mà vì việc lành họ làm. Cầu nguyện là quan trọng, nhưng ngần ấy không đủ! Ngài muốn tình yêu dành cho Ngài phản ánh qua tình yêu dành cho tha nhân. Điều kỳ lạ là nhiều người trong số những người được cứu lại không nhận ra rằng, họ thực sự đang giúp đỡ chính Ngài. Ngài đang ở nơi những ai cần giúp đỡ, nơi các thành viên trong gia đình tôi, nơi các đồng nghiệp; nơi ông chủ khó tính hoặc các bạn cùng lớp của tôi hoặc ngay cả nơi những người ăn xin hôi hám.

Thật đáng sợ khi nghĩ rằng những con dê hư mất không nhất thiết là “người xấu”. Họ không bị khiển trách vì đã làm điều ác. Chúa không buộc tội họ gây chiến tranh, buôn người hay khủng bố; đúng hơn, Ngài trách họ về tội thiếu sót, những điều họ không làm, “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn…”. Bạn và tôi có thể nghĩ mình là những Kitô hữu tốt vì không gian lận, không xem phim xấu hay bỏ lễ Chúa Nhật; nhưng việc bác ái từ thiện cũng rất quan trọng. Hãy làm những việc này mà không bỏ bê những việc khác.

Anh Chị em,
“Như mục tử tách biệt chiên với dê”. Bênêđictô XVI nói, “Nếu thực hành tình yêu thương người lân cận theo sứ điệp Tin Mừng, chúng ta sẽ nhường chỗ cho quyền thống trị của Chúa Kitô và Vương Quốc Ngài được hiện thực hoá giữa chúng ta. Thay vào đó, nếu mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình thì thế giới sẽ chỉ có thể sụp đổ!”. Hãy giàu có không chỉ về của cải mà còn về lòng đạo đức; không chỉ bằng vàng mà còn cả đức hạnh!

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con kết thúc đời mình với lũ dê trong ngày phán xét. Giúp con đi vào con đường một chiều yêu thương ngay hôm nay mà không cần vé khứ hồi!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:43 25/11/2023

21. Người nghèo khó dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện thuần khiết, mà người tham tiền tài trong khi cầu nguyện thì chỉ biết xin cho được nhiều của cải thế gian.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:49 25/11/2023
11. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG

Thái giám phòng bị ở Nam kinh tên là Cao Long, có người dâng cho ông ta một bức hoạ nổi tiếng, trên bức hoạ nổi tiếng ấy có một chỗ trống.

Cao Long không hiểu ý nghĩa của chỗ trống ấy nên chỉ chỗ trống ấy mà nói:

- “Tốt, tốt lắm, chỗ này có thể vẽ thêm bức “Tam chiến Lữ Bố”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 11:

Có những bức hoạ người ta chỉ vẽ có một dấu phẩy mà bức hoạ rất có giá trị, có những bức hoạ người ta vẽ cả trăm con ngựa phi nước đại mà vẫn còn chỗ trống, hoặc có bức tranh vẽ cả trăm con chim đang bay mà vẫn còn không gian để điểm vài áng mây rất đẹp; có bức tranh vẽ kín không chừa một chỗ trống, có bức tranh vẽ chừa nhiều chỗ trống nhưng vẫn có nét hài hoà, đó là do bàn tay và trí sáng tạo của hoạ sĩ.

Có chỗ trống chết người và chỗ trống làm cho con người thoải mái hạnh phúc.

Con người là một bức hoạ tuyệt vời của Thiên Chúa, đời sống của con người được Thiên Chúa vẽ đầy những yêu thương với yêu thương nên không còn chỗ trống cho sự ghét ghen, nhưng ma quỷ đã lợi dụng những chỗ trống do con người tạo ra để phá hoại bức tranh ấy của Thiên Chúa, chỗ trống chết người nơi con người là sự rảnh rỗi không muốn làm việc, là để cho thời gian qua đi mà không làm một việc gì có ích cho tha nhân, cũng như cho đời sống tâm linh của mình:

- Các linh mục để trống thời giờ thì sẽ là mối lợi lớn cho ma quỷ tung hoành, bởi vì linh mục là người ban phát ân sủng của Thiên Chúa mà lại ăn không ngồi rỗi, không làm việc thì ma quỷ chẳng từ một việc xấu xa nào mà không làm nơi các ngài, cũng như nơi công việc truyền giáo của các ngài.

- Các tu sĩ nam nữ để trống thời giờ thì ma quỷ sẽ “vẽ” vào chỗ trống ấy những nét xấu xa thô lỗ tục tằn, làm mất đi vẽ đẹp bức tranh quý hiếm của Thiên Chúa là chính bản thân của mình.

- Giáo dân để trống thời giờ không chịu làm việc, không lợi dụng giờ rảnh rỗi để làm sáng danh Thiên Chúa, thì ma quỷ sẽ ngày ngày “đi uống cà phê” thưởng thức thành quả mà nó đã làm nơi giáo dân, đó là rảnh rỗi để ghét ghen, rảnh rỗi để tìm khuyết điểm của anh chị em mà nói xấu, rảnh rỗi để hưởng thụ, rảnh rỗi để hại người...

“Điền vào chỗ trống” bằng những hành vi bác ái yêu thương là việc làm khôn ngoan đầy ân sủng Thánh Thần của người Ki-tô hữu trong mọi thời đại...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo kêu gọi mở án phong thánh cho ông từ nhà thờ bị thánh chiến Hồi Giáo sát hại tại phòng thánh ở Tây Ban Nha
Đặng Tự Do
05:08 25/11/2023


Giáo phận Cádiz và Ceuta ở miền nam Tây Ban Nha đã bắt đầu nhận được yêu cầu từ người Công Giáo yêu cầu giáo phận thúc đẩy quá trình phong thánh cho Diego Valencia, người coi phòng thánh đã bị một kẻ cực đoan Hồi giáo sát hại vào Tháng Giêng năm ngoái.

Valencia bị trọng thương vào ngày 25 Tháng Giêng sau khi bị Yassinne Kanjaa, một công dân Maroc, dùng dao rựa tấn công. Chiến binh thánh chiến đã tiến vào Nhà thờ Đức Mẹ La Palma ở Algeciras và dùng dao rựa tấn công các bức tượng, nến và các đồ vật khác.

Valencia, 65 tuổi, người đã làm ông từ nhà thờ trong 16 năm, đã đối đầu với kẻ tấn công. Tên này mặc chiếc djellaba màu đen là trang phục đặc trưng của Maroc. Sau khi bị Kanjaa tấn công bằng thứ mà một nhân chứng gọi là “một con dao rựa lớn màu xanh” và những người khác mô tả là một “con dao” hay “một loại katana”, một thanh kiếm cong của Nhật Bản, ông từ bỏ chạy ra ngoài nhà thờ, nơi chiến binh thánh chiến đuổi kịp, và kết liễu cuộc sống của ông bằng lưỡi kiếm dài của mình.

Hiệp hội Enraizados en Cristo y la Sociedad đã từng phát động nỗ lực bắt đầu quá trình phong thánh cho Cha Juan José Marina, đã yêu cầu giám mục giáo phận Cádiz và Ceuta, là Đức Cha Rafael Zornoza, mở giai đoạn cấp giáo phận trong tiến trình phong thánh.

Giáo phận cho biết người giữ phòng áo quá cố “được nhiều người yêu mến trong giáo xứ và trong thành phố vì sự cống hiến và niềm nở của ông với mọi người”.

Hiệp hội Enraizados nhấn mạnh trong một tuyên bố trên trang web của mình rằng “Kẻ giết người đã kết liễu cuộc đời Valencia. Chúng ta sẽ không để thời gian chấm dứt ký ức và hành động can đảm phi thường của Valencia, chắc chắn là do Chúa Thánh Thần thúc đẩy.”

Theo điều tra tư pháp, chiều ngày 25/1, Kanjaa đã tấn công hai nhà thờ ở Algeciras với động cơ là hận thù tôn giáo. Lần đầu tiên anh ta đến Nhà thờ Chúa Cứu Thế, nơi anh ta làm bị thương Cha Antonio Rodríguez, dòng Salêdiêng. Vị linh mục sống sót sau vụ tấn công, mặc dù ngài qua đời vài tháng sau đó do một căn bệnh được chẩn đoán là xuất phát từ vụ tấn công.

Tiếp theo, hắn ta đến Giáo xứ Đức Mẹ La Palma, nơi anh ta sát hại Valencia. Cha sở của nhà thờ tình cờ không có mặt vì lúc đó ngài đang làm công việc mục vụ khác. Khi cuộc tấn công xảy ra, Đức Cha Rafael Zornoza, đang ở gần đó trong một chuyến thăm mục vụ và ngài nhanh chóng đến hiện trường sau đó.

Cả Cha Lucena và Ông Valencia đều đã được truy tặng huân chương “Pro Ecclesia Gadilance et Septense” do giáo phận trao tặng.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha kêu gọi diệt trừ cỏ độc bạo lực đối với phụ nữ
Thanh Quảng sdb
16:30 25/11/2023
Đức Thánh Cha kêu gọi diệt trừ 'cỏ độc' bạo lực đối với phụ nữ

Nhân Ngày Quốc tế Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em, Đức Thánh Cha nói bệnh dịch này phải được loại trừ tận gốc khỏi xã hội và kêu gọi hành động bằng giáo dục đặt phẩm giá con người làm trung tâm.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Trong ngày Thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (VAWG) của Liên hợp quốc, ngày 25 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi cấp thiết của ngài về hành động cụ thể để xóa bỏ tai họa này, đặc biệt thông qua việc giáo dục.

Một loại cỏ độc

“Bạo lực chống lại phụ nữ là một loại cỏ độc đang hoành hành xã hội, phải được nhổ tận gốc rễ”, Đức Thánh Cha viết trong một bài đăng trên trang X (trước đây là Twitter) vào hôm thứ Bảy (25/11/2023).

ĐTC viết: “Những cội rễ này mọc lên trong cuộc sống là thành kiến và bất công; chúng phải được chống lại bằng hành động giáo dục đặt con người, với phẩm giá của nó, làm trung tâm.”

Kêu gọi hành động toàn cầu để ngăn chặn bạo lực

Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ được tổ chức hàng năm kể từ 1981. Lễ kỷ niệm này đánh dấu sự khởi đầu của 16 ngày hoạt động toàn cầu, kêu gọi hành động toàn cầu nâng cao nhận thức, thúc đẩy vận động chính sách và tạo cơ hội thảo luận về những thách thức và các giải pháp.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những hành động vi phạm nhân quyền phổ biến và lan rộng nhất trên thế giới. Nó thường xảy ra trong gia đình; ước tính cho thấy cứ 11 phút lại có một phụ nữ bị người tình hoặc thành viên gia đình sát hại.

Theo dữ liệu gần đây của Liên Hợp Quốc, trên toàn cầu, hơn 700 triệu phụ nữ - gần 1/3 - đã bị bạo lực thể lý hoặc tình dục do người tình gây ra, bạo lực tình dục không phải do người tình hoặc cả hai, xảy ra ít nhất một lần trong đời.

Hiện tượng này ngày càng gia tăng ở nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả nơi làm việc và không gian trực tuyến, đồng thời ngày càng trở nên trầm trọng hơn do các tác động, xung đột và biến đổi khí hậu sau đại dịch.

Phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương trong các cuộc xung đột vũ trang, nơi bạo lực tình dục được xử dụng như vũ khí chiến tranh và tràn lan trong các trại tị nạn.

Trách nhiệm mục vụ của Giáo Hội

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Bảy, Chủ tịch Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, Đức Hồng Y Kevin Farrell, đã nhắc lại cam kết của Giáo hội trong việc chống lại và ngăn chặn bạo lực tính dục cũng như cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân.

Ngài nói: “Giáo hội có nhiệm vụ gần gũi với những phụ nữ, nạn nhân của bạo lực và bóc lột, và sự gần gũi như vậy có thể được thể hiện bằng nhiều cách: từ việc cung cấp nhà ở an toàn cho các nạn nhân của bạo lực, đến hỗ trợ tâm lý và tinh thần để giúp đỡ các nạn nhân vượt qua những tổn thương và trình báo các hành vi lạm dụng.”

Giáo dục tình cảm và sự tôn trọng

Nhắc lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Farrell lưu ý rằng một khía cạnh quan trọng là giáo dục hướng tới sự tôn trọng phụ nữ, “bắt đầu bằng việc nhận ra vấn đề trong gia đình cũng như trong các cộng đồng Kitô giáo.

Ngài nói: “Việc giáo dục mọi người về tình cảm, tình yêu thương, sự tôn trọng người khác và trước hết là cuộc sống của chính họ, là điều rất cần thiết trong việc ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ, có nguồn gốc mạnh mẽ và sâu sắc từ Tin Mừng”.

Do đó, Đức Hồng Y Farrell kêu gọi tất cả các Giáo hội trên khắp thế giới hãy cùng hành động “để cung cấp cho các gia đình, giới trẻ, các cặp đính hôn và cộng đồng những đường lối giáo dục nhằm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ”.

Đức Hồng Y kết luận: “Đây là một trách nhiệm mục vụ, trong đó ơn gọi của Giáo hội trở thành công cụ hòa bình được thể hiện”.
 
Các phụ tá bảo vệ Đức Giáo Hoàng khỏi những cáo buộc đánh đồng sai lầm về cuộc chiến ở Gaza
Vũ Văn An
17:08 25/11/2023

Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 25 tháng 11 năm 2023, tường trình rằng một nhóm giáo sĩ Do Thái người Ý và các nhà lãnh đạo Do Thái nổi tiếng khác đã phản đối việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza hôm thứ Tư là “chủ nghĩa khủng bố”, khẳng định rằng ngài đánh đồng những kẻ xâm lược với các nạn nhân một cách sai lầm, trong khi các phụ tá của Đức Giáo Hoàng khẳng định ngài không “bỏ qua” cuộc tấn công của Hamas đã gây ra xung đột.



Trong một tuyên bố sau bài phát biểu mới nhất của Đức Giáo Hoàng hôm thứ Tư, Noemi Di Segni, chủ tịch Liên minh các Cộng đồng Do Thái ở Ý, cho biết: “Đức Giáo Hoàng đặt mọi người vào cùng một bình diện khởi hành và đến nơi. Nhưng khởi hành là khủng bố thực hiện kế hoạch tiêu diệt người Do Thái trên toàn thế giới.”

Bà nói, cuộc chiến ở Gaza “cần thiết để bảo vệ Israel và người dân của nó. Nó liên quan đến đau khổ nhưng các nạn nhân phải được liên kết với những người thực sự phải chịu trách nhiệm.”

Tương tự như vậy, một tuyên bố từ Hội đồng Giáo sĩ Do Thái ở Ý cho biết nhận xét của Đức Giáo Hoàng đã đặt “những người vô tội bị tách khỏi gia đình của họ ngang hàng với những người thường xuyên bị giam giữ vì các hành vi khủng bố rất nghiêm trọng”.

Họ nói: “Ngay sau đó, giáo hoàng đã công khai cáo buộc cả hai bên về chủ nghĩa khủng bố. Những quan điểm này được đưa ra ở mức cao nhất tiếp theo những tuyên bố có vấn đề của những người giải thích nổi bật của Giáo hội, trong đó không có dấu vết nào lên án hành vi xâm lược của Hamas, hoặc, nhân danh điều được cho là vô tư, họ đặt kẻ xâm lược và người bị thiệt hại ngang hàng nhau.”

Hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tổ chức các cuộc gặp với cả phái đoàn gồm 12 người thân của các con tin Israel bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7 tháng 10 của họ nhằm vào Israel, trong đó 1,400 người thiệt mạng và 240 người bị bắt cóc, lẫn 10 người thân của các tù nhân Palestine ở Israel.

Trong bài phát biểu của ngài trong buổi tiếp kiến chung ngày hôm đó, Đức Phanxicô đề cập đến các cuộc gặp gỡ của ngài với cả hai phái đoàn, nói rằng người dân ở cả hai bên “đã phải chịu đựng rất nhiều, và tôi đã nghe cả hai bên đều phải chịu đựng như thế nào: Chiến tranh làm điều này, nhưng ở đây chúng ta đã vượt quá chiến tranh, đây không phải là tiến hành chiến tranh, đây là chế độ khủng bố.”

Trong tuyên bố của họ, Hội đồng Giáo sĩ Do Thái ở Ý lưu ý rằng cuộc gặp gỡ của Giáo hoàng với các thành viên gia đình các con tin “đã được yêu cầu một thời gian và luôn bị trì hoãn”, vì một nỗ lực đã được thực hiện để sắp xếp cuộc gặp trong thời gian diễn ra Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10 về tính đồng nghị, nhưng những người tổ chức được thông báo rằng Đức Giáo Hoàng quá bận rộn với các công việc của Thượng hội đồng.

Hội đồng cho biết, cuộc gặp gỡ hôm thứ Tư cuối cùng đã diễn ra “bởi vì nó được tiếp sau bởi cuộc gặp gỡ với thân nhân của các tù nhân Palestinian ở Israel,” một cuộc gặp gỡ họ cho đã đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với các nạn nhân của nó.



Họ nói, “Chúng tôi tự hỏi mục đích của cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Do Thái trong nhiều thập niên qua khi nói về tình bạn và tình anh em là gì nếu sau đó, trên thực tế, khi có những người cố gắng tiêu diệt người Do Thái, thay vì nhận được những biểu thức gần gũi và hiểu nhau, đáp ứng lại là hành động nhào lộn ngoại giao, hành động cân bằng và giữ khoảng cách băng giá, chắc chắn là có khoảng cách nhưng không công bằng”.

Các thành viên gia đình của các con tin đã gặp Đức Giáo Hoàng hôm thứ Tư cũng bày tỏ sự thất vọng với những lời của ngài, trong đó có một người dường như đã nói: “Không thể có sự đánh đồng giữa Hamas, một tổ chức khủng bố và sử dụng thường dân làm lá chắn, và Israel, tổ chức bảo vệ dân thường.”

Một thành viên khác trong gia đình của con tin cũng bày tỏ sự thất vọng vì Đức Phanxicô “không nêu tên Hamas và ngài không gọi tổ chức này là một tổ chức khủng bố. Ngài chỉ nói rằng chiến tranh phải kết thúc”.

Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận, một số phụ tá hàng đầu đã đứng ra bảo vệ ngài, nói rằng Vatican đã có chính sách trung lập lâu đời và quan tâm của Đức Giáo Hoàng là tác động lâu dài của một cuộc xung đột kéo dài.

Phát biểu với truyền thông Ý, Đức Hồng Y Matteo Zuppi của Giáo phận Bologna và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý (CEI), cho biết việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến chủ nghĩa khủng bố hôm thứ Tư “không đặt mọi người trên cùng một bình diện”.

“Ngày 7 Tháng 10 là một bi kịch. Đó là một bi kịch. Và do đó, sự chú ý, sự lên án. Sau đó là những gì đang xảy ra ở Gaza,” ngài nói thế, đồng thời cho biết Đức Phanxicô nghĩ đến việc ngừng bắn vì “có sự đau khổ khủng khiếp”.

Đức Hồng Y Zuppi nói thêm “Nhìn về phía trước, đối với tôi, có vẻ như ngài đang thúc đẩy một giải pháp khác để chống khủng bố thực sự, loại bỏ mọi điều mà, một cách nào đó, có thể biện minh cho nó một cách nghịch lý. Đây là quan điểm của Đức Giáo Hoàng và không phải ngài không hiểu động cơ của chính phủ Israel.”

Tương tự như vậy, Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, cũng có quan điểm tương tự khi phát biểu với các nhà báo bên lề Thánh lễ kỷ niệm 90 năm nạn đói Holodomor, còn được gọi là “Nạn đói lớn ở Ukraine”, trong đó hàng triệu người Ukraine chết đói do lệnh của Liên Xô trong giai đoạn 1932-1933.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Parolin nói rằng những cáo buộc cho rằng Đức Giáo Hoàng đang đặt mọi người trên cùng một bình diện trong cuộc chiến ở Gaza “là vô nghĩa” và những sự kiện gần đây “chắc chắn” không khiến cuộc đối thoại với cộng đồng Do Thái và “những thành tựu của những năm này” lâm vòng nguy hiểm.

Đúng hơn, ngài nói “chúng tôi quan ngại sâu xa về làn sóng bài Do Thái đang bùng phát khắp nơi” sau khi chiến tranh bùng nổ.

Đề cập đến cuộc tấn công bất ngờ ngày 7 tháng 10 của Hamas, Đức Hồng Y Parolin cho biết “đã có lập trường rõ ràng” từ Tòa thánh về cuộc tấn công và “không phải chúng tôi đã bỏ qua nó”.

Ngài nói, “Đối với tôi, có vẻ như Tòa Thánh cố gắng bằng mọi cách để tỏ ra công bằng, tính đến nỗi đau khổ của mọi người. Ngoài ra, trong trường hợp này, những điều khủng khiếp mà Israel phải gánh chịu cần phải bị lên án”.

Tuy nhiên, đồng thời, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng “chúng ta cũng không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở phía bên kia…nơi đã có nhiều người chết, nhiều người bị thương và rất nhiều sự tàn phá”.

Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng muốn đến gần với nỗi đau khổ của tất cả những người đang đau khổ”, đồng thời cho biết đây là lý do Giáo Hoàng muốn gặp gỡ cả hai bên trong cuộc xung đột.

Khi được hỏi về những điểm tương đồng trong việc chỉ trích lập trường của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về cuộc chiến ở Gaza và những lời chỉ trích về cách ngài xử lý cuộc chiến Nga-Ukraine liên quan đến việc từ chối phân biệt giữa những kẻ xâm lược và những người bị xâm lược, Đức Hồng Y Parolin cho biết các câu trả lời đã được đưa ra và “Trong trường hợp Ukraine, chúng tôi đã nói 'đó là một cuộc chiến tranh xâm lược'”.

Ngài nói, “Chúng ta có thể nói gì hơn thế nữa? Từ ngữ phải được đọc kỹ mới hiểu được ý chúng muốn nói. Sau đó, nếu ai đó muốn nhiều hơn, chúng tôi cũng có lập trường của mình, chúng tôi cân nhắc và đưa ra quyết định của mình.”

Parolin nhấn mạnh rằng không có sự tương đồng giữa kẻ xâm lược và các nạn nhân, và “Những gì cần nói, chúng tôi đã nói, ngay cả dưới những hình thức phù hợp với Tòa Thánh… những gì Đức Giáo Hoàng nói, ngài nói rõ ràng. Tất nhiên, đó không phải là cách họ muốn.”

Ngài lưu ý rằng những lời chỉ trích về lập trường trung lập của Tòa thánh không có gì mới, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV đã phải đối diện với sự phản kháng tương tự trong Thế chiến thứ nhất.

Ngài nói, “Tôi xin lỗi, nhưng tôi không ngạc nhiên. Định mệnh là phải biết cách nói với mỗi người những gì phải nói, nhưng tôi quay trở lại với việc nói điều đó theo cách của Tòa Thánh”.

Đức Hồng Y Parolin cho biết trọng tâm chính lúc này là việc thả các con tin bị Hamas bắt cóc, và vào lúc này, “không có nhiều khả năng khác” cho sự can thiệp của Vatican.

Ngài cho biết, quyết định của Đức Phanxicô gặp gỡ các thành viên gia đình của các con tin tại Vatican “có thể giúp giải quyết vấn đề theo nghĩa này”.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm thành phố Verona - Ý ngày 18/5/2024
Thanh Quảng sdb
19:34 25/11/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm thành phố Verona - Ý ngày 18/5/2024

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm thành phố Verona bắc Ý vào ngày 18 tháng 5 năm 2024 để tham dự Đại hội về Học thuyết Xã hội của Giáo hội lần thứ 14.

(Tin Vatican)

Đức Giám Mục Domenico Pompili đã thông báo hôm thứ Bảy (25/11/2023) rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm thành phố Verona, Ý vào ngày 18 tháng 5 năm 2024.

Chuyến viếng thăm của ngài vào đúng dịp Đại hội lần thứ 14 về Học thuyết Xã hội của Giáo hội, cũng như kỷ niệm 1.650 năm ngày qua đời của Thánh Zeno thành Verona, một giám mục địa phương sống vào thế kỷ thứ 4 và là vị thánh bảo trợ của thành phố.

Chương trình của chuyến viếng thăm

Theo Đức Giám Mục Verona, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ tập chú vào ba sự kiện quan trọng.

Ngài sẽ tham gia Đại hội tại “Đấu trường Hòa bình”, nơi quy tụ các nhà lãnh đạo Giáo hội và dân sự để bàn thảo về các chủ đề như giải trừ quân bị và di cư.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm nhà tù Montorio để gặp gỡ các tù nhân và chia sẻ bữa ăn với họ.

Cuối cùng trong cùng ngày, ĐTC sẽ chủ sự Thánh lễ cho các tín hữu tại Sân vận động Bentegodi.

Verona: 'điểm gặp gỡ của các dân tộc'
Đức Giám Mục Pompili (phải) thông báo chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Verona

Đức Giám Mục Pompili giải thích rằng Đức Thánh Cha Phanxicô coi Verona là “điểm gặp gỡ của các dân tộc, nơi đối thoại, trao đổi có ý nghĩa để đóng góp cho hòa bình, đặc biệt là trong thời điểm đầy thử thách ngày hôm nay”.

Thông báo này được đưa ra trong một cuộc họp báo được tổ chức vào giữa Đại hội về Học thuyết Xã hội lần thứ 13 đang diễn ra, bắt đầu từ thứ Sáu (24/11) và kết thúc vào Chủ nhật (26/11).
 
VietCatholic TV
Kêu gọi phong thánh cho ông từ anh dũng bị HG sát hại. Đồng nghị: Giáo dân bầu Giáo Hoàng nên chăng?
VietCatholic Media
05:06 25/11/2023


1. Người Công Giáo kêu gọi mở án phong thánh cho ông từ nhà thờ bị thánh chiến Hồi Giáo sát hại tại phòng thánh ở Tây Ban Nha

Giáo phận Cádiz và Ceuta ở miền nam Tây Ban Nha đã bắt đầu nhận được yêu cầu từ người Công Giáo yêu cầu giáo phận thúc đẩy quá trình phong thánh cho Diego Valencia, người coi phòng thánh đã bị một kẻ cực đoan Hồi giáo sát hại vào Tháng Giêng năm ngoái.

Valencia bị trọng thương vào ngày 25 Tháng Giêng sau khi bị Yassinne Kanjaa, một công dân Maroc, dùng dao rựa tấn công. Chiến binh thánh chiến đã tiến vào Nhà thờ Đức Mẹ La Palma ở Algeciras và dùng dao rựa tấn công các bức tượng, nến và các đồ vật khác.

Valencia, 65 tuổi, người đã làm ông từ nhà thờ trong 16 năm, đã đối đầu với kẻ tấn công. Tên này mặc chiếc djellaba màu đen là trang phục đặc trưng của Maroc. Sau khi bị Kanjaa tấn công bằng thứ mà một nhân chứng gọi là “một con dao rựa lớn màu xanh” và những người khác mô tả là một “con dao” hay “một loại katana”, một thanh kiếm cong của Nhật Bản, ông từ bỏ chạy ra ngoài nhà thờ, nơi chiến binh thánh chiến đuổi kịp, và kết liễu cuộc sống của ông bằng lưỡi kiếm dài của mình.

Hiệp hội Enraizados en Cristo y la Sociedad đã từng phát động nỗ lực bắt đầu quá trình phong thánh cho Cha Juan José Marina, đã yêu cầu giám mục giáo phận Cádiz và Ceuta, là Đức Cha Rafael Zornoza, mở giai đoạn cấp giáo phận trong tiến trình phong thánh.

Giáo phận cho biết người giữ phòng áo quá cố “được nhiều người yêu mến trong giáo xứ và trong thành phố vì sự cống hiến và niềm nở của ông với mọi người”.

Hiệp hội Enraizados nhấn mạnh trong một tuyên bố trên trang web của mình rằng “Kẻ giết người đã kết liễu cuộc đời Valencia. Chúng ta sẽ không để thời gian chấm dứt ký ức và hành động can đảm phi thường của Valencia, chắc chắn là do Chúa Thánh Thần thúc đẩy.”

Theo điều tra tư pháp, chiều ngày 25/1, Kanjaa đã tấn công hai nhà thờ ở Algeciras với động cơ là hận thù tôn giáo. Lần đầu tiên anh ta đến Nhà thờ Chúa Cứu Thế, nơi anh ta làm bị thương Cha Antonio Rodríguez, dòng Salêdiêng. Vị linh mục sống sót sau vụ tấn công, mặc dù ngài qua đời vài tháng sau đó do một căn bệnh được chẩn đoán là xuất phát từ vụ tấn công.

Tiếp theo, hắn ta đến Giáo xứ Đức Mẹ La Palma, nơi anh ta sát hại Valencia. Cha sở của nhà thờ tình cờ không có mặt vì lúc đó ngài đang làm công việc mục vụ khác. Khi cuộc tấn công xảy ra, Đức Cha Rafael Zornoza, đang ở gần đó trong một chuyến thăm mục vụ và ngài nhanh chóng đến hiện trường sau đó.

Cả Cha Lucena và Ông Valencia đều đã được truy tặng huân chương “Pro Ecclesia Gadilance et Septense” do giáo phận trao tặng.


Source:Catholic News Agency
 
Binh biến: Lữ Đoàn 26 Nga phía Đông Dnipro từ chối chiến đấu. Tay sai của Putin đang lái xe nổ tung
VietCatholic Media
17:01 25/11/2023


1. Quân Nga làm binh biến, từ chối chiến đấu ở phía Đông sông Dnipro

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Troops Claim Commander Wants Them Dead to Cover Up Battle Failures”, nghĩa là “Quân đội Nga tuyên bố chỉ huy muốn họ chết để che đậy thất bại trong trận chiến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một nhóm binh sĩ Nga đóng quân ở Ukraine mới đây đã tung ra một đoạn video trong đó họ cáo buộc chỉ huy quân sự của họ đã giao cho họ một nhiệm vụ với hy vọng rằng điều đó sẽ giết chết họ.

Những người lính cáo buộc động cơ muốn họ chết của người chỉ huy là để che đậy những sai lầm trong quá khứ của anh ta khiến các binh sĩ khác thiệt mạng.

Những người lính ban đầu đăng video của họ trên Telegram, nhưng WarTranslation, một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến Nga-Ukraine sang tiếng Anh, đã chia sẻ đoạn clip này trên X vào hôm thứ Sáu.

Hôm thứ Hai, dự án truyền thông này đã đăng một đoạn video ghi lại cảnh một người lính Nga đang cầu xin cá nhân Putin để đảo ngược mệnh lệnh đưa anh ta trở lại tiền tuyến Ukraine sau khi anh ta đã mất hoàn toàn thị lực ở một mắt trong khi chiến đấu.

Bài đăng hôm thứ Sáu của WarTranslation cho thấy các binh sĩ phản chiến đang đích thân kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho họ thời gian nghỉ phép. Một người lính đã phát biểu thay mặt nhóm trong video và xác định vị trí của họ là Krynky.

Krynky là một thị trấn nhỏ ở miền nam Ukraine, bên bờ đông sông Dnipro. Khu định cư và khu vực xung quanh là nơi giao tranh dữ dội trong những tuần gần đây, và hồi đầu tháng này, Kyiv tuyên bố rằng lực lượng của họ đã thiết lập một tiền đồn trên bờ biển trong một chiến thắng chiến lược quan trọng trước lực lượng Nga.

“Chúng tôi được triển khai mà không có đạn,” anh ta nói, theo chú thích trên màn hình của WarTranslation. “Một số không có áo giáp.”

Người lính xác định chỉ huy đơn vị là Trung tá Aleksandr Petrovich Zladko với bí danh là “Zmey”.

Người đứng đầu nhóm binh lính Nga nói: “Hôm qua, Zmey đã buộc chỉ huy tiểu đoàn của chúng tôi triển khai chúng tôi đến quần đảo. Hiện tại, các hòn đảo đang bị quân đội Ukraine chiếm giữ, chỉ có thể bị đánh bại họ bằng bom FAB.”

Ông nói thêm rằng Zmey muốn gửi họ đến quần đảo Dnipro nhưng đáng lẽ ra họ phải được “rút quân sau bốn tháng để nghỉ ngơi”.

Người lính tiếp tục cáo buộc người chỉ huy đưa ra những báo cáo sai sự thật về tình hình ở Krynky, bao gồm cả việc quân đội Nga đã thành công trong các hoạt động ở đó.

“Anh ta đã báo cáo láo ngay từ ngày đầu rằng mọi thứ ở đây thực sự tốt. Anh ta nói rằng chúng tôi còn nguyên vẹn, nhưng trên thực tế, từ ba đại đội, chúng tôi chỉ còn lại 50 người”, người lính nói.

Quay lại chủ đề bị triển khai chiến đấu trên các hòn đảo nằm trên sông Dnipro, người quân nhân cho biết đơn vị của anh không chịu đi mà mời Zmey hộ tống họ đến đó.

“Nếu muốn, anh ta có thể đến đây, lên thuyền với tư cách là một sĩ quan cao cấp, và chúng tôi sẽ đi đến quần đảo,” anh nói.

Sau đó, người lính nói rằng người chỉ huy muốn gửi họ đến những hòn đảo nơi họ chắc chắn sẽ thất bại vì ông ta muốn khỏa lấp trách nhiệm về cái chết của nhiều binh sĩ.

“Hắn muốn giết 50 người còn lại của chúng tôi để che giấu dấu vết của hắn,” người lính nói trên WarTranslation. “Việc này sẽ không hiệu quả. Một lần nữa, chúng tôi đang yêu cầu luân chuyển, luân chuyển ngay!”

2. Quan chức Ukraine trở cờ đón gió thiệt mạng trong vụ nổ xe ở Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Turncoat Ukraine Official Killed in Car Explosion in Russia”, nghĩa là “Quan chức Ukraine trở cờ đón gió thiệt mạng trong vụ nổ xe ở Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một quan chức Ukraine phản quốc thiệt mạng trong một vụ nổ xe trên đất Nga. phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết như trên hôm Thứ Bẩy, 25 Tháng Mười Một.

Oleksandr Slisarenko, cựu phó lãnh đạo chính quyền do Nga áp đặt ở tỉnh Kharkiv bị tạm chiếm, đã chết sau khi qua đời vì vết thương nặng sau khi xe của ông phát nổ ở Belgorod, Nga, vào ngày 16/11.

Theo báo cáo của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, chiếc xe mà Slisarenko đang lái đã va chạm với một chiếc xe khác, gây ra vụ nổ khiến anh tử vong. Tuy nhiên, các blogger quân sự Nga cho rằng Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đứng sau vụ việc. Chiếc xe phát nổ trước khi đâm vào một chiếc xe khác. Hai chiếc xe hơi đâm vào nhau gây ra một vụ nổ là điều hơi khó tưởng tượng.

Slisarenko trước đây từng làm việc trong các cơ quan nội vụ của Ukraine nhưng là người tích cực tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Nga năm 2014 ở Kharkiv, nhằm đáp trả việc lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người được coi là thân Nga.

Vào năm 2021 và 2022, tên phản bội đã chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine với tư cách là một phần của đơn vị đặc biệt Rys của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk. Ông ta được bổ nhiệm làm phó giám đốc cơ quan quản lý xâm lược khu vực Kharkiv về chính sách nội bộ vào mùa hè năm 2022.

“SBU tuyên bố Slisarenko bị nghi ngờ phản quốc, nhưng anh ta không xuất hiện trước tòa. Đó là lý do tại sao chính tòa án lại tìm đến anh ta”, Yusov nói. “Chính quyền Nga vẫn im lặng về vụ Slisarenko cho đến tận ngày nay.”

Một ngày trước khi tin tức được tung ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã khêu gợi sự tò mò về “một báo cáo của nhà lãnh đạo SBU”.

“Có kết quả mới trong việc chống lại hoạt động và cộng tác của địch. Kết quả quan trọng,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu trước quốc dân đồng bào.

Zelenskiy cho biết trong bài đăng rằng có “sự chú ý tối đa” đến các khu vực Donetsk, đặc biệt là khu vực Kharkiv. Ông cảm ơn “mọi người lính, mọi trung sĩ, mọi chỉ huy” đã giúp đỡ Ukraine trên chiến trường cũng như “tất cả những người quan tâm đến đất nước của chúng tôi”.

Ông nói: “Những người chiến đấu chắc chắn sẽ đứng vững. Niềm tự hào cho Ukraine!”

Cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục kéo dài gần hai năm sau khi Nga phát động cuộc tấn công toàn diện vào nước láng giềng vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Putin đổ lỗi cho Ukraine về việc thiếu đàm phán hòa bình vào hôm thứ Tư, một động thái mà các nhà phân tích cho rằng nhằm gây áp lực lên Phương Tây buộc Ukraine phải trở lại bàn đàm phán với Nga

Tuần trước, có thông tin cho rằng ba sĩ quan Nga của Cơ quan An ninh Nga, gọi tắt là FSB, và một người khác đang được chăm sóc đặc biệt sau khi bị đầu độc khi gọi đồ ăn mang đi tại nhà hàng ở thành phố Melitopol bị Nga tạm chiếm. Một nhóm kháng chiến người Ukraine có trụ sở tại Zaporizhzhia bị nghi ngờ chịu trách nhiệm cho thêm thạch tín và thuốc diệt chuột vào thức ăn.

Thị trưởng lưu vong của Melitopol, Ivan Fedorov, cho biết trong một chương trình truyền hình: “Hôm qua, có một nhóm đối phương khác bị loại bỏ, cụ thể là những kẻ bị đầu độc. Các kênh Telegram của đối phương thậm chí còn viết về nó – họ gọi đồ ăn trong một quán cà phê và sau khi ăn xong, tất cả đều bị nhiễm độc và một số người trong số họ đã chết.”

Fedorov nói: “Đây là sự phản kháng hiệu quả tiếp tục được thực hiện ở Melitopol ngay cả khi bị tạm chiếm”.

3. Ukraine Nga mất 30 xe tăng, hơn 1.000 binh sĩ chỉ trong một ngày

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 30 Tanks, Over 1,000 Soldiers in a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine Nga mất 30 xe tăng, hơn 1.000 binh sĩ chỉ trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Quân đội Kyiv cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Sáu rằng Nga đã mất 30 xe tăng và hơn 1.000 binh sĩ chỉ trong một ngày, khi các cuộc đụng độ gia tăng ở thị trấn Avdiivka của Donetsk ở miền đông Ukraine.

Lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 322.900 chiến binh kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và 1.100 sĩ quan và binh lính trong 24 giờ qua, theo số liệu do Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine công bố.

Bản cập nhật cho biết Nga cũng đã mất tổng cộng 5.496 xe tăng và 7.833 hệ thống pháo binh trong cuộc chiến đang diễn ra.

Vào tháng 10, Putin nói rằng tổn thất của Ukraine trong cuộc phản công cao gấp 8 lần so với Nga, vô tình tiết lộ rằng tổn thất của Nga kể từ tháng 6 cho đến tháng 10 đã vượt quá 11.000 quân nhân.

Nga được cho là đang chịu tổn thất lớn về trang thiết bị trong bối cảnh trận chiến đang diễn ra tại Avdiivka, nơi được coi là cửa ngõ vào thành phố Donetsk.

Chỉ huy Ukraine Alexander Tarnavsky cho biết trên kênh Telegram hôm thứ Năm rằng quân đội Nga đã bắt đầu đợt tấn công thứ ba vào Avdiivka. Ukraine cho biết Nga gần đây đã huy động khoảng 40.000 quân cho một cuộc tấn công mới vào thị trấn.

Hãng tin độc lập Pravda của Nga đưa tin hôm thứ Năm rằng các lực lượng Nga đã cho nổ một quả bom nặng 500 kg trong một đường hầm dưới vị trí của Ukraine. Theo Kyiv, đây là chiến thuật mà quân đội của Vladimir Putin đã sử dụng kể từ tháng 10.

4. Nga phải đối mặt với tổn thất lớn vì các cuộc tấn công tầm xa

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Faces 'Acute Dilemma' Over Long-Range Strikes: UK”, nghĩa là “Vương Quốc Anh cho biết Nga phải đối mặt với 'tình thế tiến thoái lưỡng nan' về các cuộc tấn công tầm xa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đang phải đối mặt với thương vong hàng loạt do hỏa tiễn tầm xa của Ukraine bắn trúng phía sau phòng tuyến của đối phương.

Trong bản cập nhật tình báo mới nhất, Bộ này cho biết hàng loạt binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong các cuộc không kích khi các chỉ huy của Vladimir Putin nỗ lực phân tán quân đội. Trong một sự việc, bản cập nhật trích dẫn một cuộc tấn công vào ngày 10 tháng 11, trong đó hơn 70 quân của Mạc Tư Khoa đã thiệt mạng.

Ukraine bắn vào một đoàn xe tải cách đối phương 24,3 dặm ở làng Hladkivka, vùng Kherson. Một cuộc tấn công khác do Ukraine tiến hành đã đạt tới phạm vi 37,3 dặm bên trong lãnh thổ bị Nga tạm chiếm vào ngày 19 tháng 11, bản cập nhật cho biết, với thêm 19 binh sĩ bị tiêu diệt. Họ đang tham dự một “lễ trao giải hay buổi hòa nhạc” ở Kumachove ở vùng Donbas phía đông Ukraine.

Nữ diễn viên sân khấu người Nga Polina Menshikh cũng thiệt mạng trong vụ tấn công, được cho là khi đang biểu diễn trên sân khấu, theo báo cáo của Al Jazeera, trích dẫn nhà hát mà cô làm việc. Báo cáo cho biết Menshikh đang biểu diễn cho các binh sĩ thuộc Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 810 thì một hỏa tiễn HIMARS bắn trúng sự kiện.

Ukraine đưa tin số người chết trong vụ việc là 25 người và hơn 100 người bị thương, Al Jazeera đưa tin. Những con số này vẫn chưa được xác minh độc lập.

Bản cập nhật của Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh cho biết Ukraine cũng chịu tổn thất theo cách tương tự, với “một hỏa tiễn đạn đạo của Nga đã giết chết 19 thành viên của Lữ đoàn tấn công sơn cước số 128 của Ukraine tại lễ trao huy chương vào ngày 3 tháng 11 năm 2023”. Chỉ huy quân đội Ukraine Robert Brovdi nói trên mạng xã hội rằng cuộc tấn công ở Kumachove là “sự trả thù cho vị tướng thứ 128”.

“Những người lính được triển khai thường nhận thức rõ về phạm vi hệ thống vũ khí của đối phương. Tuy nhiên, đối mặt với thực tế là phải triển khai chiến đấu trong thời gian rất dài, các chỉ huy phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan”, bản cập nhật viết.

“Họ phải cân bằng giữa biện pháp tốt nhất để giữ quân đội phân tán, ít bị tấn công hơn và yêu cầu hàng ngày phải tập hợp các đơn vị lại với nhau để tiến hành điều hợp và duy trì tinh thần.”

Kyiv cho biết 322.900 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc tấn công vào ngày 22 tháng 2 năm 2022. Trong bản cập nhật mới nhất hôm thứ Sáu, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết 1.100 người đã bị tiêu diệt trong 24 giờ qua. Newsweek không thể xác minh độc lập những số liệu này.

Liên Hiệp Quốc ước tính cho đến nay đã có 10.000 dân thường thiệt mạng do chiến tranh, trong đó khoảng một nửa số người chết này diễn ra ở xa chiến tuyến của đối phương. Việc Nga sử dụng hỏa tiễn tầm xa được cho là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết và thương tích cho dân thường.

5. Bộ trưởng Hà Lan hy vọng viện trợ Ukraine sẽ tiếp tục nhưng 'lo ngại' về lập trường của Đảng cực hữu vì Tự do

Kajsa Ollongren, người đang giữ chức bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ sắp mãn nhiệm của Hà Lan, cho biết cô hy vọng hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ tiếp tục, Reuters đưa tin.

Đảng cực hữu vì Tự do, gọi tắt là PVV, dưới sự lãnh đạo của Geert Wilders đã giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc tổng tuyển cử hồi đầu tuần.

Ollongren hôm nay cho biết “ở Hà Lan có sự ủng hộ rộng rãi đối với sự giúp đỡ của chúng tôi đối với Ukraine”.

Cô ấy nói thêm:

Tôi hy vọng điều này sẽ không thay đổi ở quốc hội mới. Nhưng PVV hiện là đảng lớn nhất và họ chưa bao giờ nhiệt tình hỗ trợ Ukraine. Thậm chí có lúc họ còn thân Nga. Vì thế điều đó làm tôi lo lắng.

6. Phó Thủ tướng nói việc một nước phủ quyết nguyện vọng của Ukraine 'sẽ là sự vô trách nhiệm với các nước khác'

Ủy ban Âu Châu đã khuyến nghị Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu mở các cuộc đàm phán gia nhập với Kyiv và mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào hội nghị thượng đỉnh quan trọng của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 12. Nhưng có lo ngại rằng Hung Gia Lợi sẽ chặn quyết định này.

Trong bài phát biểu của mình tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, Phó thủ tướng Ukraine Olha Stefanishyna đã đề cập đến vấn đề này:

Đó là nói chuyện với nhau, thuyết phục lẫn nhau và giúp đỡ những người vẫn còn nghi ngờ hoặc những người đang cố gắng phủ quyết tương lai của Âu Châu, nói chuyện với họ và làm rõ rằng họ chịu trách nhiệm về quyền phủ quyết này.

Bởi vì nói về quyền phủ quyết của một quốc gia vào ngày 15/12 thì đây sẽ không phải là quyền phủ quyết của một quốc gia. Đây sẽ là sự vô trách nhiệm của những người khác - những người không xây dựng sự đồng thuận này, những người không nỗ lực tập trung vào một bức tranh lớn hơn về tương lai của Âu Châu. Vì vậy, tôi đoán tất cả chúng ta đều hiểu những gì tôi đang đề cập đến và đây là cách chúng ta đọc nó, đây là cách chúng ta giải quyết nó.

7. Putin đưa những tên tội phạm kinh khủng nhất sang chiến đấu ở Ukraine

Ký giả Veronika Melkozerova của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Putin sends cannibals to fight in Ukraine”, nghĩa là “Putin đưa những kẻ ăn thịt người sang chiến đấu ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Truyền thông Nga đưa tin tổng thống đã ân xá cho hai kẻ ăn thịt người bị kết án vì họ đã chiến đấu trong cuộc chiến của ông.

Nga cần thịt tươi cho máy xay thịt trong cuộc chiến ở Ukraine. Cho nên, Putin đang sử dụng những kẻ ăn thịt người.

Theo truyền thống tốt nhất của cố lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin, Điện Cẩm Linh sử dụng mọi loại tội phạm bị kết án làm binh lính và ân xá cho những người chiến đấu trong cuộc chiến chống lại Ukraine với tư cách là “Những anh hùng của Chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Hai kẻ giết người bị kết án, những kẻ ăn thịt nạn nhân, gần đây đã gia nhập đội quân anh hùng và được chính quyền Nga ân xá và thả ra, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin.

Sibir.Realii, chi nhánh của Radio Liberty ở Nga, đưa tin Denis Gorin, một kẻ ăn thịt người đến từ Sakhalin, kẻ đã giết 4 người và bị kết án 22 năm tù, hiện đã được tự do và đang được điều trị tại một bệnh viện ở Yuzhno-Sakhalinsk.

Gorin – người đã đăng lên mạng những bức ảnh mặc quân phục có chữ Z, biểu tượng cho sự xâm lược của Nga chống lại Ukraine – đã bị kết tội giết người và cắt xẻo thi thể vào năm 2003, và được tạm tha vào năm 2010. Sau đó, anh ta đã giết thêm ít nhất ba người nữa và bị bắt lại vào năm 2012 và bị kết án 22 năm tù. Các công tố viên cho biết anh ta đã ăn thịt một trong những nạn nhân của mình.

Một tên tội phạm được ân xá khác, Nikolay Ogolobiak, cựu thành viên của một nhóm theo chủ nghĩa Satan, đã giết hai phụ nữ trẻ, sau đó cùng bạn bè nấu chín và ăn một số nội tạng của họ vào năm 2008. Anh ta được cử đi chiến đấu cho Nga và trở về sau cuộc chiến ở Ukraine vào ngày 12/11.

Ogolobiak lẽ ra phải ở tù đến năm 2030 nhưng được ân xá vì từng chiến đấu ở Ukraine. Cha của anh nói với trang web 76.Ru của Nga rằng con trai ông hiện đang sống với mẹ ở Yaroslavl.

Giống như nhiều tội phạm người Nga bị kết án khác, Ogolobiak phục vụ trong Storm Z - một tiểu đoàn tội phạm của Nga. Gần đây, binh sĩ Ukraine cho biết họ đang chiến đấu chống lại cơn bão Z gần Avdiivka, một trong những điểm nóng nhất của cuộc chiến.

“Tôi thích tin tức về những kẻ giết người hàng loạt, những kẻ điên và bây giờ cả những kẻ ăn thịt người vội vã trở về nhà sau chiến tranh. Tôi hy vọng rằng họ sẽ ăn thịt thêm một số đồng bào của họ nữa”, Maksym Zhorin, một người Ukraine, nói.

8. Tuyên truyền viên Nga cũng bị giam trong 'hố trừng phạt' như các binh lính khác

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Propagandist Sent to Ukraine Front Being Held in 'Punishment Pit'“, nghĩa là “Tuyên truyền viên Nga bị đưa tới Mặt trận Ukraine và bị giam trong 'hố trừng phạt'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ilya Andreev, một cựu phóng viên tin tức nhà nước Nga đã nghỉ việc để tránh phải làm công tác tuyên truyền sai sự thật, đang bị giam trong một “hố trừng phạt” sau khi bị đưa ra tiền tuyến trong cuộc chiến Ukraine. Vợ anh cho biết như trên với kênh Telegram Astra của Nga.

Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 22 tháng 2 năm 2022, tuyên bố tìm cách “phi Quốc Xã hóa” chính phủ quốc gia Đông Âu này và hy vọng giành được chiến thắng nhanh chóng. Gần hai năm sau, nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ hơn dự đoán của Ukraine đã chặn bước tiến của Nga và cả hai bên tiếp tục chiến đấu để giành quyền kiểm soát lãnh thổ phía đông Ukraine.

Quân đội Nga đã phải đối mặt với vô số thách thức trong bối cảnh xung đột, bao gồm cả những khó khăn trong việc tuyển dụng và duy trì quân đội được huấn luyện tốt, có kỷ luật. Các nhà phân tích quân sự lưu ý rằng quân đội của Putin thiếu động lực và các câu hỏi về cách đối xử với quân đội đã được đặt ra sau khi một đoạn video xuất hiện trên mạng cho thấy các binh sĩ bị ném xuống hố vì từ chối chiến đấu.

Vợ anh nói với kênh Telegram Astra của Nga rằng Andreev nằm trong số những người lính được cho là đã bị đưa đến “hố trừng phạt”.

Andreev là cựu phóng viên của kênh truyền thông nhà nước Channel One, cơ quan đã ủng hộ quan điểm của Putin về cuộc chiến. Theo báo cáo của Astra, anh ta đã từ bỏ vị trí này để tránh phải đưa ra những luận điệu tuyên truyền sai sự thật. Nhưng vì chuyện này anh ta có hồ sơ đen và không thể tìm được công việc khác.

Đối mặt với khó khăn tài chính do thiếu việc làm, Andreev gia nhập quân đội Nga nhưng vợ anh nói rằng “ngay lập tức” anh được đưa ra tiền tuyến trong cuộc chiến Ukraine.

Ngày 8/11, anh xin nghỉ phép để hoàn thành một số giấy tờ cá nhân. Việc nghỉ phép đã được đơn vị quân đội của anh chấp thuận, nhưng cấp trên đã từ chối và tống anh “xuống hố”. Khi anh ta cố gắng trốn thoát, anh ta bị trói vào một cái cây.

Vợ anh biết chuyện vào ngày 17/11 và đến giúp đỡ anh. Nhưng họ đã bị giam giữ tại trạm kiểm soát quân sự Rovenki ở miền đông Ukraine. Theo báo cáo, từ đó, anh ta được gửi đến một nơi giam giữ.

“Sau đó, người đàn ông được đưa đến một tầng hầm bất hợp pháp ở Zaitsevo. Anh ta đã không liên lạc hai ngày nay rồi,” Astra đưa tin. Cơ quan truyền thông độc lập của Nga Meduza mô tả tầng hầm là một “hố trừng phạt”.

Astra đưa tin, quân đội Nga được cho là đang giam giữ ít nhất 17 binh sĩ khác trong tầng hầm và mô tả đây là “nơi bất hợp pháp để giam giữ những người Nga và các quân nhân 'vi phạm'.” Vào năm 2022, khoảng 300 binh sĩ bị đưa vào hố và bị cho là “không cho ăn”, “đe dọa” “không được đi vệ sinh” và “bị gọi là đồ lợn”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.

WarTranslation, một dự án truyền thông độc lập chuyên dịch các tài liệu về cuộc chiến Nga-Ukraine sang tiếng Anh, trước đó đã đưa tin về một đoạn video cho thấy các binh sĩ bị ép xuống hố sau khi bị lột quần áo vì từ chối chiến đấu. Họ được cho là đã thông báo rằng họ sẽ phải trả 400.000 rúp (khoảng 4.483 Mỹ Kim) nếu muốn ra khỏi đó.

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh quân đội Nga được cho là đang phải đối mặt với nhiều sự kháng cự hơn từ binh lính của mình.

Vào tháng 10, Astra đưa tin rằng ngày càng nhiều quân đội Nga từ chối mệnh lệnh từ các nhà lãnh đạo của họ, đặt ra câu hỏi về một cuộc binh biến tiềm tàng.Binh biến: Lữ Đoàn 26 Nga phía Đông Dnipro từ chối chiến đấu. Tay sai của Putin đang lái xe nổ tung