Ngày 23-11-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Để Thiên Chúa nên mọi sự trong mọi sự
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:04 23/11/2008
Chú giải Thư Thánh Phaolô, Chúa Nhật 34 TN – A (1 Cr 15, 20-26. 28)

Như chúng ta đã thấy trong những tuần trước, đối với Thánh Phaolô Mầu Nhiệm Phục Sinh là chìa khoá mở cửa cho ơn cứu độ, là lý do của niềm hy vọng của chúng ta (x. 1 Cor 15:12-19). ĐTC Bênêđictô XVI cho rằng biến cố Phục Sinh “là điểm then chốt của Kitô học theo Thánh Phaolô: Mọi sự đều xoay quanh điểm trọng tâm này. Toàn thể giáo huấn của thánh Phaolô khởi hành từ và luôn luôn trở về với mầu nhiệm của Đấng mà Chúa Cha đã cho sống lại từ cõi chết. Biến Cố Phục Sinh là một sự kiện cơ bản, và hầu như là một tiền đề (x. 1 Cor 15:12), dựa vào đó mà Thánh Phaolô có thể đưa ra một công thức loan báo Tin Mừng tổng hợp: Đấng đã Chịu Đóng Đinh, và là Đấng đã biểu lộ tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với loài người, đã sống lại và đang sống giữa chúng ta” (Bài Giáo Lý về Thánh Phaolô 5/11/2008).Phục Sinh xác nhận tất cả những gì chính Ðức Kitô đã làm và đã dạy. Khi Phục Sinh, Ðức Kitô chứng tỏ Người có thẩm quyền của một vị Thiên Chúa, nên toàn thể các chân lý kể cả những chân lý mà lý trí loài người khó chấp nhận, đều đáng tin” (GLCG 651). Trong Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ, Thánh Phaolô liên kết sự Phục Sinh của Đức Kitô với ngày Chung Phán. Việc Chúa Phục Sinh cho chúng ta niềm hy vọng để chịu đựng tất cả đau khổ trên đời hầu được sống lại với Người trong ngày sau hết này.

Câu 20 - Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc.

Thánh Phaolô gọi Đức Kitô Phục Sinh là hoa quả đầu mùa của những kẻ đã yên giấc vì Người là Đấng đầu tiên đã thật sự sống lại từ cõi chết để không bao giờ phải chết nữa. Trước đó Chúa cho con trai bà góa thành Nain (Lc 7:11-16) và ông Ladarô sống lại (Ga 11:1-43). Trong Cựu Ước, ngôn sứ Êlida cũng đã cho con trai người phụ nữ Sumen sống lại (2 Vua 4:8-37). Nhưng những người này sống lại tạm thời rồi lại chết. Còn Chúa Giêsu thì sống lại vĩnh viễn, sống lại trong vinh quang, trong đời sống siêu nhiên. Vì thế Người trở nên hoa quả đầu mùa của những kẻ đã yên giấc.

Đức Kitô đã được gieo vào lòng đất như hạt giống và chết đi, để rồi sống lại và sinh nhiều hoa trái (x. Ga 12:24). Chính Thân Xác Phục Sinh vinh hiển của Người là hoa quả đầu mùa (x. Lev 2:12-14; Ds 15:21; 28:26) mọc lên từ hạt giống ấy. Người trở thành lý do làm cho chúng ta cũng được sống lại với Người, nếu chúng ta cùng chịu chết và mai táng với Người.

Câu 21 và 22 - Vậy sự chết bởi một người, thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người.  Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy.

Khi viết câu này cũng như câu “vì một người, mà tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian, và sự chết gây ra bởi tội lỗi; như thế, sự chết đã lan tràn tới tất cả mọi người, vì tất cả đều có tội” (Rm 5:12), Thánh Phaolô không có ý quy tội cho Ađam, nhưng nói lên sự tương phản giữa Ađam cũ và Ađam mới, là Đức Kitô. Trong Ađam cũ, toàn thể nhân loại trở nên tội lỗi và phải chết. Trong Ađam mới chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa. “Ðức Kitô chết để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, và phục sinh để mở đường vào cuộc sống mới. Cuộc sống mới này bao hàm trước tiên là sự công chính hóa, nghĩa là đặt chúng ta lại trong ân sủng của Thiên Chúa (x. Rm 4,25), để ‘cũng như Ðức Kitô đã được sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng được sống đời sống mới’ (Rm 6,4)” (GLCG 664).

“Phục Sinh là khởi điểm của việc loan báo Tin Mừng của Đức Kitô cho mọi dân tộc - mở đầu Nước Đức Kitô, Nước này không biết một quyền năng nào khác ngoài quyền năng của chân lý và tình yêu” (ĐTC Bênêđictô Bài Giáo Lý 5/11/2008). “Cuối cùng, sự phục sinh của Ðức Kitô, cũng như chính Ðức Kitô Phục Sinh, là nguyên lý và nguồn mạch sự sống lại của chúng ta mai sau…‘để những ai đang sống, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Ðấng đã chết và sống lại vì mình’ (2 Cr 5,15)” (GLCG 655).

Việc Thánh Phaolô nói rằng “mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy” không có nghĩa là tất cả mọi người đều được cứu độ. Hội Thánh khẳng định rằng: “Mọi người đã chết đều sẽ phục sinh: ‘Ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại để được sống, ai đã làm điều dữ thì sẽ sống lại để bị kết án’ ( Ga 5,29; x. Ðn 12,2)” (GLCG 998). Điều kiện để được sống lại với Đức Kitô là phải cùng chết và mai táng với Người (x. Rm 6:4,8; 2 Tim 2:11), “con người cũ của chúng ta phải chịu đóng đinh vào thập giá với Người, để thân xác tội lỗi bị huỷ diệt, và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rm 6:6).

Câu 23 - Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế:

Theo Giáo Lý thì “Ðức Kitô đã Phục Sinh với chính thân xác mình…. Nhưng Người không trở về với đời sống trần thế. Cũng vậy, trong Người, ‘mọi người sẽ sống lại với thân xác của mình, thân xác họ đang có bây giờ’ (x. Cđ Latran IV: DS 801), nhưng thân xác đó ‘sẽ biến đổi thành thân xác vinh hiển’ (Pl 3:21), ‘thân xác có thần khí’ (1 Cr 15:44)” (GLCG 999). Theo Thánh Phaolô thì chúng ta sẽ phục sinh theo thứ tự của mình. Không ai biết rõ thứ tự ấy là gì, nhưng có một điều chắc chắn là Đức Kitô đã sống lại trước hết, và sau đó là Đức Mẹ, và nếu chúng ta trung thành với Người thì “Ðức Kitô sẽ cho chúng ta sống lại ‘ngày sau hết’. Nhưng có thể nói, chúng ta đã phục sinh với Ðức Kitô rồi. Thật vậy, nhờ Chúa Thánh Thần, cuộc đời Kitô hữu đã dự phần vào cái chết và sự Phục Sinh của Ðức Kitô ngay từ đời này” (GLCG 1002). “Ðược kết hiệp với Ðức Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy, các tín hữu thật sự tham dự vào đời sống trên trời của Ðức Kitô Phục Sinh (x. Pl 3:20), nhưng sự sống này còn "ẩn tàng với Ðức Kitô trong Thiên Chúa" (Cl 3,3).... Ðược nuôi dưỡng bằng Mình Máu Ðức Kitô, chúng ta đã thuộc về Thân Thể Người. Khi chúng ta được phục sinh vào ngày sau hết, chúng ta sẽ ‘xuất hiện với Người và cùng Người hưởng phúc vinh quang’ (Cl 3:4).” (GLCG 1003).

Câu 24 - rồi đến tận cùng khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực.

"‘Ðức Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết’ (Rm 14,9). Ðức Kitô lên trời cùng với cả nhân tính, thông phần vào quyền năng và uy quyền của chính Thiên Chúa. Ðức Giêsu Kitô là Chúa: Người nắm mọi quyền bính trên trời dưới đất. Người ‘vượt trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được’ vì Chúa Cha ‘đã đặt tất cả dưới chân Người’ (Ep 1:20-22). Ðức Kitô là Chúa vũ trụ (x. Ep 4”10; Cr 15:24,27-28) và lịch sử. Nơi Người, lịch sử loài người cũng như toàn thể công trình sáng tạo ‘được thu tóm’ (Ep 1:10) và ‘hoàn tất một cách siêu việt’ (GLCG 668). Đó chính là tận cùng. Khi Mầu Nhiệm Cứu Độ được hoàn tất thì Người trao vương quyền lại cho Chúa Cha như chúng ta vẫn đọc trong Vinh Tụng Ca.

“Vinh Tụng Ca ‘Vì Vương Quyền, Uy Lực và Vinh Quang là của Chúa đến muôn đời’ lặp lại ba lời nguyện đầu tiên dâng lên Cha trên trời: danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện. Nhưng câu lặp lại này mang hình thức thờ lạy và tạ ơn, như lời cộng đoàn chư thánh trên trời. Xatan là ‘thủ lãnh thế gian này’ đã dối gạt người đời, tự gán cho mình ba tước hiệu: Vua, quyền năng và vinh quang. Ðức Kitô là Ðức Chúa, Người hoàn lại các tước hiệu này về cho Cha của Người cũng là Cha của chúng ta, cho tới ngày Người trao Vương Quốc lại cho Cha, khi mầu nhiệm cứu độ được hoàn tất chung cuộc, khi ‘Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài’” (x. 1Cr 15:24-28 )” (GLCG 2885)..

Các chữ “mọi đầu mục, quyền năng và thế lực” ở đây đáng lẽ phải được dịch là “mọi quản thần, quyền thần và dũng thần”. Đó là tước hiệu của những đạo binh Thiên Thần. Vì ma quỷ cũng là Thiên Thần, nên sau khi sa ngã, chúng giữ nguyên những khả năng của chúng, nhưng chúng dùng những quyền năng này để chống lại Thiên Chúa và phá công trình của Ngài. Thánh Phaolô thường dùng các từ này để chỉ các quyền lực của Xatan (x. Eph 1:21; 2:2; 6:12; Col 2:15). Trước khi Đức Kitô đến thì chúng tự do hoành hành. Giờ đây chúng chỉ có quyền cám dỗ người ta theo chúng và xúi dục người ta làm điều dữ, nhưng chúng không có quyền trên bất cứ ai, nếu người ấy không tình nguyện làn theo lời xúi dục của chúng.

Câu 25 - Nhưng Người còn phải cai trị cho đến khi Người đặt mọi quân thù dưới chân Người.

Trước khi Đức Kitô về trời, Người đã trao cho Thánh Phêrô sứ vụ coi sóc Hội Thánh cùng với các Thánh Tông Đồ (x. Ga 21:15-17). Đồng thời Người truyền cho các ông đi rao giảng cho muôn dân để thiết lập Nước Thiên Chúa khắp nơi (x. Mt 28:18-20; Mc 16:15-16). Hiện thân của Nước Thiên Chúa ấy là Hội Thánh. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng trong thời hiện tại, Hội Thánh vẫn còn phải chiến đấu với thế gian và tà thần. Không những thế, Hội Thánh còn là “bí tích” hay “dấu chỉ” của Đức Kitô trên thế gian vì Hội Thánh chính là Nhiệm Thể Đức Kitô. Đức Kitô vẫn còn phải cai trị Hội Thánh cho đến khi tất cả quân thù phải tùng phục Người. Càng gần ngày Chúa chiến thắng thì quân thù càng tấn công Hội Thánh và những người theo Chúa một cách mãnh liệt (x. Kh 12:17).

Ðức Kitô đang hiển trị qua Hội Thánh... vì ‘Ðức Kitô là Chúa và cũng là Ðầu Hội Thánh, Thân Thể của Người’ (x. Ep 1:22). Sau khi chu toàn sứ mạng, Ðức Kitô được đưa lên trời và được tôn vinh, nhưng vẫn lưu lại trần thế trong Hội Thánh. Công trình cứu chuộc là nguồn mạch quyền bính mà Ðức Kitô thực thi trên Hội Thánh bằng sức mạnh Thánh Thần (x.Ep 4:11-13). ‘Triều Ðại của Ðức Kitô hiện diện một cách bí nhiệm trong Hội Thánh’, ‘mầm mống và khởi điểm Nước Trời tại thế’ "(Lumen Gentium 3,5)” (GLCG 669).

“Tuy đã hiện diện trong Hội Thánh, nhưng triều đại của Ðức Kitô chưa được hoàn tất ‘một cách đầy quyền năng và vinh hiển’ (Lc 21:27) ( x.Mt 25:31), vì Người chưa ngự giá mây trời mà đến. Triều đại này còn bị các thế lực sự dữ tấn công (x. 2 Th 2:7), cho dù cơ bản chúng đã bị chính Ðức Kitô đánh bại. Cho đến khi muôn loài qui phục Người (x.1Cr 15:28), ‘cho tới khi có trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị, Hội Thánh lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc thời đại này. Và Hội Thánh vẫn sống giữa các thụ tạo tới nay còn rên siết và quằn quại trong cơn đau đớn lúc sinh nở, và mong đợi con cái Thiên Chúa xuất hiện’ (LG 48).Vì vậy, các tín hữu cầu xin Ðức Kitô mau trở lại (2Pr:11-12) nhất là trong cử hành Thánh Thể (1Cr 11:26): ‘Lạy Chúa, xin ngự đến!’ (1 Cr 16:22; Kh 22:17-20)” (GLCG 671)

Câu 26 - Kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết.

Sự chết sẽ tiếp tục cai trị thế gian và thân xác con người, kể cả các Thánh cho đến ngày Quang Lâm của Chúa. Khi ấy Người sẽ cho tất cả mọi người sống lại và tiêu diệt sự chết. Sự chết là kẻ thù cuối cùng của chúng ta. Kẻ thù đầu tiên của Đức Kitô và chúng ta là ma quỷ như đã đề cập đến ở trên. Kẻ thù thứ hai là tội lỗi mà chúng ta có thể chiến thắng nhờ ân sủng Chúa ban. Kẻ thù cuối cùng là sự chết sẽ bị Chúa đánh bại trong ngày Người trở lại. Trong ngày ấy, những ai sống lại trong ân sủng sẽ được hưởng phúc đời đời, còn những ai sống lại trong tội sẽ chịu chung số phận với ma quỷ. Vì Chúa đã toàn thắng nên chúng sẽ bị kiềm toả vĩnh viễn (Kh 20:10), và tất cả những ai theo chúng đều phải chịu cùng một số phận như chúng (Kh 20:15).

Câu 28 - Khi mọi sự đã suy phục Người, bấy giờ chính Con cũng sẽ suy phục Đấng đã bắt mọi sự suy phục mình, để Thiên Chúa nên mọi sự trong mọi sự.

“Đức Kitô đã vâng lời cho đến chết, và vì thế Người được Chúa Cha tôn vinh (x. Ph 2:8-9), và đã vào trong vinh quang nước Người. Mọi vật đều suy phục Người, cho đến khi Người cùng với mọi tạo vật suy phục Chúa Cha, để Thiên Chúa nên tất cả mọi sự (x. 1Cor 15:27-28). Người cũng thông ban cho các môn đệ quyền bính đó để họ được hưởng sự tự do vương giả, và chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi họ, bằng một đời sống từ bỏ và thánh thiện (x. Rm 6:12), hơn nữa để, khi phụng sự Đức Kitô nơi tha nhân, họ khiêm nhường và kiên nhẫn dẫn đưa anh em mình đến cùng Ðức Vua, Ðấng mà phụng sự Người là thống trị. Thực thế, Chúa cũng muốn nhờ cả giáo dân để mở rộng nước Người, nước của chân lý và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của công lý, tình yêu và hòa bình; trong nước này, chính tạo vật cũng được hưởng tự do rạng ngời của con cái Thiên Chúa (x. Rm 8:21). Lời Chúa hứa thật trọng đại và lệnh Người truyền cho các môn đệ thật lớn lao: ‘Thực vậy, tất cả mọi sự đều thuộc về anh em, còn anh em thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa’ (1Cor 3:23)” (Lumen Gentium, 36).

Đức Kitô tuy là Thiên Chúa, có cùng quyền năng như Đức Chúa Cha. Nhưng Người đã tự nguyện suy phục Đức Chúa Cha để giao hoà chúng ta lại với Thiên Chúa. Khi mặc lấy nhân tính, Người đã tự đồng hóa Mình với nhân loại. Không những thế, Người nhận Hội Thánh là Nhiệm Thể Người và chúng ta là những phần tử của Nhiệm Thể ấy. Đến ngày sau hết, Người kéo toàn thể Nhiệm Thể Người lên cùng Chúa Cha. Khi ấy Người suy phục Đức Chúa Cha không phải với vai trò Thiên Chúa của Người mà với vai trò Đầu Hội Thánh. Người sẽ suy phục và hiến dâng Chính Mình Người với tất cả Hội Thánh để muôn đời chúc tụng Thiên Chúa, và dự phần vào sự tốt lành, quyền năng và vinh quang của Ngài.

Nhiều người cho rằng trong người chúng ta đã có sẵn bản tính Thiên Chúa vì chúng ta là một phần tử nhỏ của Thiên Chúa. Nếu tu luyện đến nơi đến chốn thì chúng ta sẽ trở về làm một với Thiên Chúa, như một giọt nước trở về với biển nước mênh mông. Họ cho rằng bản chất của chúng ta là Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong chúng ta theo nghĩa ấy. Đây là một sai lầm của nhiều người, nhất là những người bị ảnh hưởng của Ấn Độ Giáo và Phật Giáo. Thực ra Thiên Chúa là Thiên Chúa, và loài người là loài người. Trừ Đức Kitô ra thì không ai có thể thành Thiên Chúa cả, dù có tu luyện đến đâu đi nữa. Qua Đức Kitô, chúng ta được thông phần vào bản tính Thiên Chúa, nhưng chúng ta vẫn là loài người. Thiên Chúa ở trong chúng ta qua ân sủng, là chính sự sống của Ngài. Và hồng ân này là ân huệ của Thiên Chúa chứ không phải do công lao tự mình tuy tuyện của chúng ta.

Thiên Chúa sẽ có quyền năng trên mọi sự, và Ngài là tất cả đối với những ai được tuyển chọn. Ngài là sự sống, ơn cứu độ, quyền năng, sự sung mãn, vinh quang, bình an và tất cả mọi sự, và là cùng đích và sự thỏa mãn mọi ước vọng của chúng ta. Cho nên cuối cùng Thiên Chúa sẽ cai trị mọi sự và trong mọi sự.

Kết Luận

Hôm nay Hội Thánh nhắc cho chúng ta về ngày sau hết. Chúng ta không biết khi nào ngày ấy sẽ đến. Nhưng là Kitô hữu, chúng ta biết rằng “trong khi chờ đợi ngày ấy, xác và hồn của tín hữu đã được vinh dự ‘thuộc về Ðức Kitô’. Vì thế, phải tôn trọng thân xác của mình cũng như của kẻ khác, nhất là khi thân xác phải chịu đau đớn: ‘Thân xác là để phụng sự Thiên Chúa vì Chúa là chủ thân xác. Thiên Chúa đã làm cho Ðức Kitô sống lại, cũng sẽ cho chúng ta sống lại. Nào anh em chẳng biết thân xác anh em là chi thể của Ðức Kitô sao ?... Anh em đâu còn thuộc về mình nữa... Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em’” (x. 1 Cr 6:13-15, 19-20). (GLCG 1004). Đến ngày ấy, Chúa sẽ cho chúng ta sống lại, nhưng để được hưởng phúc trường sinh hay để bị luận phạt muôn đời là tùy theo cách chúng ta đối xử với thân xác của chúng ta và của anh chị em chúng ta ngày hôm nay (x. Mt 25:31-46).

Lạy Chúa, xin dạy cho con biết khiêm nhường vâng phục Thánh Ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời con để lúc nào Chúa cũng là mọi sự trong mọi sự của con. Amen.

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận:

1. Nếu không tin rằng có sự sống lại thì bạn sẽ sống ra sao?

2. Bạn liên kết Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô với đời sống hằng ngày của bạn thế nào?

3. Nếu biết rằng hôm nay là ngày tận thế thì bạn nghĩ bạn đang làm gì? Tại sao?

4. Điều gì là điều an ủi nhất cho bạn khi nghĩ về cái chết? Tại sao?

5. Trong đời sống hằng ngày, bạn thấy mình hành động giống ông Ađam hay giống Đức Kitô? Hai cách hành động khác nhau thế nào?

6. Bạn muốn mọi người sống lại với tình trạng thể lý của họ khi họ chết hay với tình trạng được biến đổi trong Đức Kitô? Theo bạn thì hai tình trạng ấy khác nhau thế nào?

 
Chúa Giêsu, Vua Tình Yêu
LM Hồng Phúc
11:41 23/11/2008
CHÚA GIÊSU, VUA TÌNH YÊU

Hình ảnh Chúa Giêsu phác hoạ về ngày phán xét thế giới trong Tin Mừng hôm nay cho thấy tính nghiêm trọng trong ngày xử án của vị vua vũ trụ. Đó là ngày tách chiên ra khỏi dê, tách ánh sáng ra khỏi bóng tối, tách sự sống ra khỏi sự chết.

Quan trọng như thế mà tất cả cán cân công lý của ngày phán xét chỉ dựa trên có một điều luật duy nhất. Lạ lùng hơn nữa là chính cả chiên lẫn dê đều sửng sốt không biết mình đã thi hành hay không thi hành điều luật ấy khi nào. Đến nỗi vua vũ trụ phải giải thích “Điều gì các ngươi đã làm cho một người anh em nhỏ nhất của Ta đây, là đã làm cho chính Ta” (Mt 25, 40)

Điều luật đó chính là Đức Ái

Nhưng tại sao vua vũ trụ lại chỉ sử dụng có một khuôn vàng thước ngọc duy nhất ấy? Là vì động lực thúc bách Thiên Chúa tạo dựng trời đất cũng xuất phát duy nhất bởi tình yêu. Đã xuất phát điểm bởi tình yêu thì chung cuộc cũng trở về duy nhất bởi tình yêu. Ta nhận ra dung mạo của vị vua vũ trụ trong một chân dung được khắc hoạ là vị vua tình yêu!

Không ai khác, đó chính là “Giêsu Nazareth - vua Do Thái.”

Danh hiệu này bằng chữ viết, dưới danh nghĩa một bản án do Philatô cho đóng phía trên đầu Đức Giêsu. Người Do Thái đã tẩy chay danh hiệu trên vì họ không chấp nhận một bản án tố cáo tội họ đóng đinh giết vua của mình. Họ đề nghị công thức: “Người này xưng mình...” nhưng Philatô đâu có tự ý, chính ông đã hỏi Chúa Giêsu “Ông là Vua ư?” và Đức Giêsu đã xác nhận “Ông nói đúng tôi là Vua” (Mt 27,11) thế nên Philatô đã đanh thép như chính Đức Giêsu đã xác nhận để khẳng khái trả lời cho người Do Thái rằng: “Điều ta đã viết là viết” (Ga 19,22).

Với những sự kiện trên, chứng tỏ người Do Thái đã bị tước bỏ mọi quyền chọn lựa. Không phải họ phủ nhận mà bản án không có giá trị, ngược lại dù họ đã từng muốn tôn vinh Chúa Giêsu lên làm vua vì lý do duy vật chất, sau khi được chứng kiến Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, thì Chúa cũng đã bỏ họ để lên núi một mình (x. Ga 6, 5-27).

Đặc quyền bị tước bỏ là do sự suy thoái của chính họ. Dân tộc Do Thái là một dân được chính Yavê Thiên Chúa tuyển chọn. Họ cũng chọn chính Yavê là Vua độc tôn duy nhất. Vậy mà sau những năm sống trong sa mạc hoang vắng, tâm hồn của họ cũng cằn cỗi dần theo. Sự kiện đòi thiết lập vua trên dân Israel đời tiên tri Samuel, là một biểu hiện khai mào cho tình trạng suy thoái xa rời tối thượng quyền của Thiên Chúa, sự suy thoái sẽ trượt dốc từ Saul qua các triều đại kế tiếp và cao trào suy thoái là vào chính thời Đức Giêsu, khi mà một Dân riêng được Thiên Chúa tuyển chọn lại không một chút nhục nhã lớn tiếng tuyên bố với Philatô, kẻ trị vì trên tự do của họ rằng, “Chúng tôi chỉ có một vua là vua Xêda mà thôi” (Ga 19, 15).

Khước từ vua tình yêu, họ chỉ còn vua chính trị. Cách tuyên bố của họ vì chính trị, để khai trừ Đức Giêsu Nazareth mà họ thù ghét hơn, nhưng chính vì thế mà bản án Philatô viết cũng chính trị và họ phải lãnh nhận hậu quả cũng chính trị!

Bản án trở thành bản tố cáo thái độ thù ghét của thế hệ Do Thái quá khích cực đoan nhưng diễn tả một tình yêu lớn nhất của người dám chết cho người mình yêu.

Ý thức sống trong Tình Yêu

Mới đây, tôi đã giải thích ý nghĩa tượng Chúa Giêsu chịu khổ nạn cho một nhà văn quân đội khi ông về thăm Nhà thờ chính toà Phát Diệm: “Quan niệm Phật giáo muốn mưu cầu hạnh phúc chúng sinh phải tránh tham, sân, si và diệt dục. Còn Công giáo thì khác, Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, không tránh mà còn nhập thể vào thân xác tham, sân, si của con người. Sau tham, sân, si là cái chết của chính Ngài, sau cái chết của Ngài là tình yêu lớn nhất: chết cho người mình yêu.”

Mọi thách đố, chướng ngại không thể trở thành rào cản. Đức Giêsu tuyên bố: “Tôi sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì nghe tôi” (Ga 18,37).

“Khi những người được mời không xứng đáng thì những kẻ qua đường được mời vào đầy phòng cưới dự tiệc” (x. Mt 22,2-10). Vua tình yêu vẫn mở tiệc cưới, phòng tiệc vẫn đầy người dự, nhưng là người mới, áo cưới mới.

Ý thức vua tình yêu trao ban ân huệ cách nhưng không, Dân mới của Thiên Chúa hiểu rằng chỉ có tình yêu đáp đền tình yêu, hàng ngày trong lời Kinh Lạy Cha - lời Kinh trọng nhất - Hội Thánh lớn tiếng xin cho Nước Cha trị đến trong tâm hồn và trong mỗi gia đình - Nước tình yêu, Nước công bình, Nước sự sống, Nước ơn phúc, Nước hoà bình.
 
Đức Tin trong máu tử đạo
LM Hồng Phúc
11:44 23/11/2008
ĐỨC TIN TRONG MÁU TỬ ĐẠO

Trong sách Khải Huyền của thánh Gioan, có đoạn viết:

Tôi đã thấy một trăm bốn mươi bốn ngàn người
gồm đủ các chi tộc, quốc gia, mọi ngôn ngữ.
Họ từ đau khổ lớn lao mà đến,
họ giặt áo và tẩy áo trong máu Con Chiên
” (x. Kh 7,4 và Kh 7,9).

Con số một trăm bốn mươi bốn ngàn người tượng trưng cho số các thánh đông đảo không thể đếm được trên trời. Nhưng điều quan trọng nhất là họ tẩy áo và giặt áo mình trong máu của Con Chiên. Hình ảnh đó thật đẹp, thực xứng đáng dành ưu tiên cho các thánh tử đạo. Giáo Hội của chúng ta đã khai sinh như thế trong suốt ba thế kỷ đầu. Máu đào của các vị tử đạo, của các thánh tử đạo đã đổ ra tại Roma, để xây nên một Giáo Hội trên nền của máu đào tử đạo các thánh suốt ba trăm năm.

Vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam của chúng ta. Khởi đầu từ năm 1586 với hai cha Thừa sai Luis de Fonseca (Bồ Đào Nha) và Grégoire de la Motte (Pháp). Hai ngài, một cha bị chém chết tại bàn thờ, một cha trên đường trở về thì bị chết dọc đường. Các ngài đã mở đầu cho cuộc bách hại tử đạo suốt từ thế kỷ thứ XVI cho đến thế kỷ XIX cũng suốt ba trăm năm như Giáo Hội Roma. Và vì thế, Giáo Hội Việt Nam đã sản sinh hơn 100.000 các vị tử đạo, trong số đó, vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam có 117 vị được nâng lên hàng hiển thánh. Trong số 117 vị thánh Tử Đạo Việt Nam thì có 96 vị là người Việt Nam.

Ngoại quốc gồm có: Pháp có 2 Giám mục và 8 Linh mục; Tây Ban Nha gồm có 6 Giám mục và 5 Linh mục.

Việt Nam gồm có: 37 Linh mục, 44 giáo dân, 14 thầy giảng và 1 chủng sinh.

Như vậy, con số mà Giáo Hội Việt Nam đã sản sinh ra những vị hiển thánh là con số đã làm cho Giáo Hội Việt Nam, sau khi phong số vị hiển thánh, đã khiến cho Giáo Hội Việt Nam vẻ vang đứng vào hàng thứ 6 trong số các nước có đông các thánh trên thế giới.

Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn, thì trong số 117 vị thánh tử đạo, các ngài đã chịu nhiều hình phạt tra tấn và tử hình một cách khác nhau:
- 6 vị bị thiêu sống;
- 9 vị chết rũ tù;
- 75 người bị xử trảm;
- 22 người bị xử giảo (dây thừng thắt cổ cho chết dần);
- 5 vị bị lăng trì (xẻo toàn thân) rồi vứt xuống sông.

Một điều chúng ta cảm phục sâu sắc, tất cả những gì là hình thức tra tấn cũng như tử hình càng nghiệt ngã bao nhiêu thì những lời ca tiếng hát, đặc biệt là Alleluia và Tedeum được vang vọng nơi pháp trường bấy nhiêu. Đó là những tiếng của Chúa Thánh Thần vì lời Chúa dạy: "Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói. (Mc 13,11). Đúng là Chúa Thánh Thần đã nói bằng ngôn ngữ của tình yêu, những lời Kinh Tedeum và Alleluia vang lên ở pháp trường là những tiếng yêu thương của Chúa Thánh Thần. Còn có một tiếng của Chúa Thánh Thần mà chúng ta cảm nghiệm sâu sắc đó là tiếng nói từ trong sâu thẳm của tâm hồn khiến cho tâm hồn được chinh phục.

Mở đầu cuộc bách hại chỉ có 5.000 tín hữu, vậy mà sau 300 năm hơn 100.000 vị tử đạo mà con số còn lại vẫn còn 500.000 người. Như vậy, một sinh trăm, một sinh nghìn. Đúng như Tertullian (160-225) đã nói: “Máu các thánh Tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có Đạo”. Bí quyết trên là tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Một người ngã xuống, tiếng Thánh Thần vang lên khiến cho mười người từ đáy lòng thao thức được chinh phục và công khai tuyên xưng đạo. Tiếng nói của Chúa Thánh Thần là tiếng nói của sức mạnh, của sự hiệp nhất và tiếng nói của tình yêu bất diệt. Vì vậy, khi mà ngôn ngữ còn bất cập, khi mà giáo lý còn chưa in ấn thì tiếng của Chúa Thánh Thần vẫn nói mọi thứ tiếng trong mọi dân tộc. Ai cũng có thể hiểu được tiếng đó và tiếng đó mạnh mẽ đến nỗi ngấm vào máu, khi máu đổ ra ngấm vào đất, và từ mặt đất lại trổ sinh các Kitô hữu. Như vậy, dòng máu các thánh tử đạo Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng trong Giáo hội. Các ngài đã gieo trồng Hội Thánh Việt Nam bằng máu đào tử đạo.

Giáo phận Phát Diệm chúng ta vui mừng và vinh dự đóng góp năm vị thánh. Trong đó có Cha Thánh Khoan quê ở Bồng Hải; Cha Thánh Đạt quê ở Hảo Nho còn gọi là Thần Phù – khi đó là Cửa biển được mang tên Thần Phù:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.


Và Cửa Thần Phù khi ấy đã vinh dự được cha Alexander de Rhodes đặt chân lên, ngài chờ đợi thời gian mấy tháng vì chúa Trịnh đem quân vào dẹp Đàng Trong của chúa Nguyễn, khi trở về qua, cha Alexander de Rhodes mới theo chân chúa Trịnh xin được rao giảng Tin Mừng tại miền Bắc. Trong mấy tháng chờ đợi ấy, ngài đã cắm một cây thánh giá trên mỏm núi và ngày nay, đương nhiên là cây thánh giá gỗ đó không còn, nhưng cây thánh giá bằng cimang đã được dựng nên thay thế. Hy vọng đến năm 2027 những thế hệ hậu sinh sẽ tha thiết với lịch sử, khi về với Cửa Bạng (Ba Làng - Thanh Hoá) họ cũng sẽ hành hương về Thần Phù - Hảo Nho để kỷ niệm tròn 400 năm Tin Mừng đã được loan truyền trên mảnh đất Bắc kỳ và chứng kiến mảnh đất Thần Phù đã được cắm cây Thánh Giá đầu tiên.

Chúng ta trở lại với ba vị thánh nữa của Phát Diệm là Thầy Thánh Thanh quê ở Nộn Khê. Nộn Khê là tên các cụ đặt cho tên làng, “Khê” là con suối, “Nộn” là non trẻ. Một con suối tràn đầy sức sống, một con suối tràn trề mạch nước. Đó là sự thể hiện mảnh đất mà ngày nay trở thành làng Văn hoá như là những dòng văn chương lai láng tràn tuôn. Giáo họ đã giữ lại chữ “Khê” và thay thêm một chữ nữa, đổi là “Nuốn Khê” một giáo họ thuộc xứ Quảng Phúc, giáo phận Phát Diệm ngày nay. Thầy Thánh Thanh quê họ Nuốn Khê và Thầy Thánh Tự quê ở Bình Hoà.

Đặc biệt, trong 117 vị thánh Tử Đạo thì có một vị duy nhất là phụ nữ đó là bà thánh Đê quê ở Phúc Nhạc. Chính bà quê ở Bái Điền – Thanh Hoá, nhưng khi lấy chồng thì ra Phúc Nhạc. Người con cả tên là Đê, theo thói quen địa phuương thì khi con cái đã trưởng thành, bố mẹ gọi theo tên con, cho nên người dân gọi là bà thánh Đê. Bà đã cho các cha Thừa Sai ẩn ở mương cạn sau vườn. Khi bị chỉ điểm, lính bắt được, bắt luôn cả oa gia tức là gia chủ dám trái pháp luật giấu ẩn những người bị truy nã. Bà bị bắt tù, tra tấn máu đào thấm đẫm cả áo đến nỗi con cái vào thấy mẹ, thương quá, khóc lên. Bà nói:
- “Con ơi, đây là hoa hồng Chúa ban cho mẹ, tại sao con lại khóc.”
Bà chết rũ tù, nhưng đúng là người phụ nữ “liễu yếu đào tơ” lại có thể chiến thắng những gông cùm, sự chết. Như vậy, chúng ta có 5 vị Tử Đạo, góp phần làm nên những trang sử hào hùng cho Giáo Hội Việt Nam.

Cha Thánh Khoan là người khi ra trước quan toà. Quan rất cảm phục, lại thấy ngài có tuổi nên muốn tha, khuyên cha hãy quá khoá nghĩa là bước qua Thánh Giá thì sẽ được tha. Nhưng ngài đã nói:
- “ Tôi đã suy nghĩ rất kỹ, và càng suy nghĩ, tôi càng thấm thía cuộc đời đức tin của chúng tôi dù chết cũng không có bao giờ hết được.”
Quan lại hỏi:
- “Thế cụ không muốn cho mình sống nữa ư?”
Cha Thánh Khoan bình tĩnh trả lời:
- Đã là con người thì ai trả quý trọng mạng sống. Thế nhưng, người Kitô hữu nhìn nhận rằng: khi chết vì danh Chúa Kitô, họ sẽ lại được sống vĩnh viễn trên Thiên Đàng.
Quan ngắt lời:
- Nhưng ai khẳng định điều đó được?
Ngài giải thích cho quan:
- Đó là đạo luật suy thì càng thấy thôi. Vua trần thế còn biết ban thưởng cho bề tôi. Chẳng lẽ Vua Vũ trụ này lại không ban thưởng cho người Kitô hữu tín trung hay sao?
Quan hỏi tiếp:
- Thế nhưng ai đã dạy cụ rằng có Chúa Trời đất để mà tin?
Cha Thánh Khoan trả lời:
- Thưa quan, nhìn vào vũ trụ này là cuốn sách mở để dạy cho ta trăm nghìn lời khuyên. Một công trình kỳ diệu thiên nhiên dạy cho ta biết có Chúa tạo thành và Ngài tốt lành. Chúng tôi thờ kính, chúng tôi tuyên xưng danh Ngài.
Biết không thể đối lý và cũng không thể đổi ý được Cha Thánh Khoan cho nên quan đưa án vào Kinh, song sau ba năm trùng trình thì án đã khép tử hình. Cha bước ra pháp trường với lời hát Tedeum vang lên như là thánh lễ trọng, mà đó đúng là một thánh lễ trọng bởi lẽ thánh lễ ấy là thánh lễ cha dâng mình cùng với Đức Giêsu Kitô, hy tế đời đời trên Thập giá.

Chúng ta hôm nay nhắc lại những trang Tin Mừng của các thánh Tử đạo Việt Nam cũng là để nhắc nhở chúng ta sống sao xứng đáng những ân huệ từ trời và sống sao không hổ ngươi với những di sản đức tin bằng máu đào, bằng mạng sống mà cha ông chúng ta đã đổ ra. Hãy nói như thánh Augustine: “Ông nọ bà kia làm thánh được, tại sao tôi không làm thánh được?”.

- Nên thánh không phải là một cao vọng hay là một ước muốn xuông;
- Nên thánh là luật buộc của Đức Kitô: “Các con hãy nên thánh vì cha các con là Đấng Thánh”;
- Chúng ta có thể nên thánh bằng tử đạo khi chúng ta có điều kiện để hy sinh, để hiến dâng mạng sống. Nhưng không phải thời đại nào cũng có và ai cũng được, song từng giọt máu, ngày mỗi ngày đổ ra là những hy sinh chúng ta có thể đạt tới một cuộc tử đạo xuyên suốt cuộc đời.
- Hoặc là chúng ta nên thánh bằng những chứng tá đời sống Tin Mừng giữa thời đại mới của chúng ta.

Ông cha chúng ta đã gieo cho chúng ta máu đào tử đạo để ngày hôm nay, Giáo Hội Việt Nam sau khi trải qua rất nhiều thăng trầm, tiếng nói của Thánh Thần, tiếng nói của Tình yêu, tiếng nói của chứng nhân Tin Mừng vẫn vang vọng và chiến thắng để cho chúng ta có được một bức tranh sinh hoạt như hôm nay. Chúng ta có được những thành quả máu đào các thánh tử đạo, vậy chúng ta tiếp tục gieo gì cho thế hệ tương lai. Phải chăng là một đời sống duy kinh tế, duy vật chất, duy thực nghiệm, hưởng thụ như giới trẻ ngày nay nhiều người, nhiều nơi đã mắc phải. Hãy nhìn vào các thánh Tử Đạo Việt Nam để nhắc nhủ mình rằng: Tôi đã được gặt hái máu đào của các thánh tử đạo thì ngày hôm nay, tôi cũng phải gieo gì cho thế hệ tương lai. Và ngước nhìn lên các thánh Tử Đạo Việt Nam chúng ta hãy cầu nguyện:

Đoàn con thành kính hỷ hoan
Mừng thánh Tử đạo Việt Nam sáng ngời
Xin cầu ơn Đức Chúa Trời
Cho toàn Giáo hội sống đời đức tin.
Tìm về cõi phúc trường sinh
Bằng đời hiến lễ hy sinh mỗi ngày.
Khổ đau, Thập giá đời nay
Trở thành quà tặng sau này lĩnh công
Qua đêm tới ánh hừng đông
Vượt qua sự chết cậy trông Thiên đàng
Máu đào Tử đạo vẻ vang
Xin tô đậm nét chữ vàng tin yêu.
Tin trong mỗi sáng, mỗi chiều
Yêu trong cuộc sống dẫu nhiều gian nan.
Nhờ Thập giá tới vinh quang
Xứng danh con cháu Việt Nam Lạc Hồng.
Đời này vững dạ cậy trông
“Nở hoa mến Chúa đơm bông yêu người”
(Thánh thi PV)
Đời sau hưởng phúc Nước Trời
Hiệp cùng các thánh muôn đời. Amen.
 
Lễ Đức Giêsu Kitô Vua - Hãy loan báo Tin Mừng – Hãy mở mang Nước Chúa!
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
14:50 23/11/2008
Cảm nghiệm Sống # 70:

LỄ ĐỨC GIÊU KITÔ VUA VŨ TRỤ

Hãy loan báo Tin Mừng – Hãy mở mang Nước Chúa!

Mỗi năm Chúa nhật thứ 34 Thường niên tới, Giáo hội mừng Lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ trụ, lại thôi thúc tôi nhớ tới Lời Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên như sau: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” (Mc 1, 17). Là người Kitô hữu bước theo Thầy, tôi phải làm gì bây giờ?

1- Noi gương Giáo hội Đại Hàn: Đức Hồng Y Stephen Kim đã đưa ra thực hiện bằng việc làm, năm 1992 khi ngài coi sóc Tổng giáo phận Seoul đưa ra thực hiện Phong Trào Cộng Đoàn Kitô Nhỏ. Phong trào này này lan rộng khắp Hàn Quốc, và các Nhóm sinh hoạt của phong trào là những hạt nhân cốt cán của việc rao giảng Tin Mừng hôm nay. Trong Phong Trào này, các Tín hữu có thể đóng góp tích cực bằng việc cầu nguyện, hăng say học hỏi Kinh Thánh và chia sẻ kinh nghiệm Sống Lời Chúa, giúp nhau sống những Tông huấn, Giáo huấn của Giáo hội. Họ tích cực truyền giáo trong xã hội, môi trường mình sinh sống, thực hiện Giáo hội giữa trần thế.

2- Hội Đồng Mục Vụ Các giáo xứ: đều đưa ra chỉ tiêu giúp anh em ngoại giáo trở về với Chúa, một con số rõ ràng phải đạt cho bằng được, như phân công cho Giáo xứ này tám chục, giáo xứ kia một trăm… Để phân chia cho các Đoàn thể cùng cộng tác thuyết phục nhiều người trở về, chứ không chỉ họp hành, tổ chức này nọ. Mọi người đều phải làm việc tích cực để đạt kết qủa mong muốn, chỉ tiêu đã đề ra. Điều đặc biệt ta cần phải bắt chước họ là mỗi buổi sáng từ 6 giờ sáng, Tín hữu đã tới nhà thờ để cầu nguyện rất đông, xin Chúa Thánh thần dẫn dắt, rồi sau 7 giờ sáng, họ đã ra đi, lên đường phục vụ, làm việc, làm chứng cho Chúa trong gia đình và xã hội.

Nói tới đây, tôi thấy mình còn tiêu cực, thiếu tích cực trong việc mở mang Nước Chúa, giữ đạo còn vụ lợi và còn ích kỷ.

3- Tinh thần Đại hội Giới Trẻ miền Bắc 2007: Đại hội lần VI này được tổ chức tại trung tâm Triễn lãm Quốc tế Hải phòng. Hai bài Tin Mừng đươc chọn lựa trong lễ Khai mạc: Đức Giêsu kêu gọi các Môn Đệ đầu tiên là Các anh hãy theo tôi. (Mc 1, 16-18) và trong lễ Bế mạc là: Các anh hãy đi loan báo Tin Mừng…” (Mc 16, 15-18). Tất cả Lời Chúa được vạng dội lên: “Anh hãy theo Thầy”. Như vậy, trách nhiệm của tôi là phải theo Chúa Kitô bằng hành động cụ thể: học hỏi, loan báo Phúc âm và Sống theo Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, chứ không chỉ bằng hình thức tổ chức trọng thể bên ngoài rồi thôi, mà cần chạy dài trong đời sống của mình nữa...

4- Đức Cha Văn văn Thiên, Giám mục Hải phòng đã trăn trở và thao thức chia sẻ với các chủng sinh vào thăm ngài như sau: “Tinh thần truyền giáo người Công giáo Việt nam nói chung và giớí trẻ nói riêng còn rất thấp. Ngài muốn dùng Đại hội giới trẻ để hun đúc tinh thần truyền giáo nơi mọi người. Nhìn vào những năm qua, nếu tính theo tỷ lệ dân số thì số người Công giáo bị giảm dần. Một tỷ lệ làm chúng ta phải suy nghĩ. Nhìn chung người Công giáo chỉ có tinh thần giữ đạo, chứ ít có truyền đạo. Quay sang tình thần truyền giáo của anh em Hàn Quốc mà chúng ta thấy xấu hổ. Nhìn sang anh em Tin Lành, chùng ta tuy có khác nhau về một số quan điểm thần học, nhưng tinh thần truyền giào của họ, thì chúng ta phải học tập rất nhiều. Có thể quả quyết rằng: mỗi người Tin Lành là một nhà Truyền giáo, một khi đất nước cởi mở hơn, thì số Tín hữu Tin lành có khả năng vượt số Tín hữu Công giáo không phải là điều phóng đại.”

5- Lễ Chúa Kitô vua và lễ kính các thánh Tử Đạo VN đang đến, nhìn vào cách sống đạo của mình còn lười biếng và chậm chạp, chưa dám thực hiện mạnh mẽ Lời Chúa mời gọi: “Lúa chín đầy đồng, mà gặt lại ít.” (x.Mt 9, 37: Lúa chín: ngụ ý nói thời sau hết đã đến. Thợ gặt lại ít: Chúa muốn thay thế các mục tử bất lực, chưa chu toàn công cuộc Người mong muốn). Chỗ khác Chúa nói: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.” (Lc 12, 49), hoặc lời thánh Phaolô đã nhiệt tình nói lên: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.” (1 Cor 9,16)

Để kết luận bài này, tôi xin viết lại bài hát mà ai cũng thuộc:

Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán:

Lúa chín đầy đồng, mà thiếu thợ gặt.

Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt tình,

Để Nước Chúa rộng lan khắp nơi,

Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên,

Tông đồ nhiệt thành mở Nước Chúa Trời.

Phó tế GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Đây Bài Ca Ngàn Trùng
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
14:54 23/11/2008
“ĐÂY BÀI CA NGÀN TRÙNG”

Hôm nay lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam. Một bầu khí đại lễ thật hào hùng. Phụng vụ trổi lên lời hoan ca chúc tụng: “Đây bài ca ngàn trùng. Dâng về Thiên Chúa. Bài ca thắm đượm máu hồng. Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu”.

Vâng, cuộc đời các thánh tử đạo là một bài ca dâng về Thiên Chúa. Các ngài ca ngợi Thiên Chúa khi bình an, khi gian nan, khi dòng đời êm trôi và cả khi sóng gió ba đào. Các ngài ca ngợi Chúa trong bổn phận thường ngày, khi đầu hôm sớm mai nơi ruộng vườn, nơi phố xá chợ thị. Các ngài còn ca ngợi Chúa khi đối đầu với sự bách hại vì tin mừng. Các ngài ca ngợi Chúa trong mọi nơi, trong mọi lúc. Đỉnh cao của lời ca ngợi là bài ca vinh thắng thắm đượm máu đào. Các ngài đã chiến thắng gian nan, cùm gông, tù đầy. Các ngài đã vượt lên trên sự sợ hãi của đe doạ đến cả tính mạng để tôn vinh Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Các ngài đã dùng cả cuộc đời để ca ngợi Chúa. Cho dù cuộc sống có nổi trôi, bất định, các ngài vẫn trung kiên tin thờ Thiên Chúa.

Cuộc đời các ngài là một bài ca, thế nên các ngài cũng đáng được ca ngợi. Ca ngợi hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Vì chưng các ngài là những người có phúc vì dám sống triệt để trang tin mừng yêu thương của Chúa trong cuộc sống của mình.

Các ngài dám nói lời tha thứ ngay trong những xúc phạm mà người đời đang tuôn đổ lên các ngài.

Các ngài đã có thể nhìn thấy hoa hồng nở rộ ngay trong đau đớn của cực hình.

Các ngài dám đi ngược lại với thế gian, vì phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người ta.

Nhìn vào cuộc đời các ngài, ta thấy, đó là một cuộc đời thật đẹp. Đẹp trong cuộc sống thường ngày luôn chu toan bổn phận của mình, luôn sống chan hoà tình bác ái với mọi người. Như bà thánh Đê là mẹ của sáu người con. Tất cả những người con, cô Nụ, cô Mận khi làm nhân chứng đều nói rằng: “Mẹ tôi rất đạo đức, luôn dạy con cái ăn ngay ở lành, tối sớm kinh nguyện…”.

Đẹp trong cả những gian nan khi bị người đời ghét bỏ, các ngài vẫn thương yêu, vẫn thứ tha, vẫn ôn hoà để làm chứng cho lời tin mừng yêu thương, đế nỗi mà những người hành quyết các ngài vẫn cảm phục yêu mến đức hạnh các ngài. Như trong vụ án linh mục Gioan Đạt, viên cai ngục nói: "Tôi thấy cụ khôn ngoan đạo đức thì muốn kết nghĩa huynh đệ lắm, ngặt vì cụ sắp bị án tử rồi. Tôi xin hứa biếu cụ một cỗ quan tài để biểu lộ lòng tôi quý cụ ".

Đẹp trong cả cái chết luôn một mực nói lời yêu thương. Như trường hợp ông Cai Tả thì yêu thương để xứng với tình Chúa yêu, ông thường châm chước cho những người mắc nợ và nói: "Mình quên nợ người, Chúa quên tội mình ". Với ông Năm Quỳnh thì bác ái rõ rệt là hoa quả của đức tin, ông từng nói với gia đình: "Bà và các con không đồng ý cho tôi lấy của nhà để giúp người nghèo, tôi sẽ đi vay mượn hoặc làm thuê kiếm tiền giúp đỡ họ ". Vì ông nói: "Tôi chưa thấy ai hay giúp người nghèo khó lại túng bấn bao giờ. Kinh Thánh chẳng dạy chúng ta coi họ như chi thể của Chúa đó sao? Chúa đã cho chúng ta sống, tất sẽ quan phòng cho ta đủ dùng ".

Như vậy, tử đạo không chỉ là đổ máu. Tử đạo là dám chết đi con người ích kỷ của mình, chết đi cho thói đời tham sân si mù quáng. Chết đi những đam mê nhục dục để hèn. Tử đạo là dám sống vì tin mừng mà chịu thua thiệt, chịu mất mát. Tử đạo là yêu cho đến cùng và sống trọn vẹn những đòi hỏi của luật yêu thương.

Mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam, xin cho chúng ta là con cháu biết noi gương các ngài để tiếp tục là bài ca ca ngợi Thiên Chúa. Ca ngợi Ngài bằng cả cuộc sống thắm đượm tình Chúa tình người. Ca ngợi Ngài mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Nguyện xin các thánh Tử đạo Việt Nam dẫn dắt chúng ta luôn bước đi trong tình yêu Chúa. Amen
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 23/11/2008
TỰ TRỌNG

N2T


- “Làm thế nào để có thể trở thành một người vĩ đại, giống như ngài vậy ?”

- “Tại sao phải trở thành vĩ đại ?”
đại sư nói: “Trở thành một người, thì đã là một thành tựu rất vĩ đại rồi.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Con người ta ai cũng có ước mơ muốn mình trở thành người vĩ đại, hay ít nữa, cũng là người nổi tiếng trên thế giới, hoặc ít nữa là nổi tiếng trong đám bạn bè của mình, bởi vì đó là “dư âm” còn lại của tội nguyên tổ.

Được làm người là một hạnh phúc vĩ đại của con người, bởi vì họ được chia sẻ vào công cuộc tạo dựng và yêu thương của Thiên Chúa, và chính con người cũng có trách nhiệm bảo vệ sự sống của đồng loại mình.

Thế nhưng, có những đứa con bị cha mẹ mình giết chết ngay khi còn trong bào thai, họ đã tàn ác cướp đi mạng sống của con mình với lý do duy nhất: để rảnh tay hưởng thụ nhục dục và vật chất, đó là ích kỷ tột cùng của những cha mẹ vô lương tâm; có những thai nhi sắp đến ngày góp mặt với đời, đã bị kềm kẹp, kéo cắt, móc ra khỏi lòng mẹ tàn nhẫn hơn cả người bán thịt ngoài chợ. Chính cha mẹ -dù với lý do gì chăng nữa- cũng đã trực tiếp giết chết con mình. Tội ác này trời không dung, đất không tha.

Được làm người và sống cho ra người thì đã là một thành quả vĩ đại rồi, nếu Chúa ban cho tài năng gì, thì hãy khiêm tốn đón nhận và thưa với Ngài: Con chỉ là đầy tớ vô dụng.

Cho nên, người có lòng tự trọng thì không bao giờ nghĩ hay muốn mình sẽ là một người vĩ đại của nhân loại, hay của một nhóm người nào đó, nhưng họ luôn tâm niệm rằng: sống cho nên người, thì quả là một việc làm vĩ đại rồi vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 23/11/2008
N2T


13. Vàng thật thì không sợ lửa, càng luyện càng tinh, vàng giả thì không chịu được lửa.

(Thánh Gregory)
 
Đời người có là bao ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 23/11/2008
ĐỜI NGƯỜI CÓ LÀ BAO ?


Chỉ cần 44 chữ thì đã nói xong cuộc đời của con người và nắm vững nhân sinh. Cho nên giữa con người với nhau thì có gì là phải so đo phân bì chứ ?

Khi 1 tuổi XUẤT HIỆN MẶT MÀY.

Khi 10 tuổi HỌC HÀNH TRƯỚC HẾT.

Kkhi 20 tuổi TÌNH DỤC BẬP BỀNH.

Khi 30 tuổi ĐỐI KHÁNG CHỨC VỤ.

Khi 40 tuổi THÂN THỂ PHÁT PHÌ..

Khi 50 tuổi HAM MÊ CỜ BẠC.

Khi 60 tuổi CÀNG GIÀ CÀNG DẺO.

Khi 70 tuổi THƯỜNG THƯỜNG HAY QUÊN.

Khi 80 tuổi RUNG RINH CHỰC ĐỔ.

Khi 90 tuổi QUÊN MẤT PHƯƠNG HƯỚNG.

Khi 100 tuổi TREO Ở TRÊN TƯỜNG.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa.

-------------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Huấn Từ Trước Kinh Truyền Tin của ĐTC Benêđictô XVI: Về Ngày Chung Phán
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
23:50 23/11/2008
Dưới đây là bản dịch huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI đọc tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 23/11/2008 trước Kinh Truyền Tin.

* * *


Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Lễ Trọng Kính Đức Chúa Giêsu Kitô làm Vua. Chúng ta biết rằng trong Tin Mừng Chúa Giêsu đã không nhận tước hiệu vua khi tước hiệu này được hiểu theo nghĩa chính trị, giống như "các nhà cai trị các dân" (X. Mt 20:24). Thay vào đó, trong cuộc Khổ Nạn, trước mặt Philatô, Chúa đã nhận cho mình một loại vương quyền khác. Philatô đã hỏi thẳng Chúa Giêsu, "Ông có phải là vua không?" Chúa Giêsu trả lời. "Ông đã nói điều đó; Tôi là vua" (Ga 18:37). Tuy nhiên, chỉ một vài giây phút trước đó Người công bố: "Vương quốc của Tôi không thuộc về thế gian này" (Ga 18:36).

Quả thật, vương quyền của Đức Kitô là việc mặc khải và thể hiện vương quyền của Thiên Chúa Cha, là Đấng cai quản mọi sự bằng tình yêu và công bằng. Đức Chúa Cha đã trao cho Chúa Con một sứ mệnh là ban cho loài người sự sống đời đời, là yêu họ đến hy sinh cuối cùng, và đồng thời Ngài đã ban cho Người quyền năng để xét xử họ, từ giây phút Người làm Con Người, giống chúng ta trong mọi sự (x. Ga 5:21-22, 26-27).

Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến chính loại vương quyền phổ quát của Đức Kitô, Vị Thẩm Phán, bằng một dụ ngôn cảm động về ngày chung phán, mà Thánh Matthêu trình bày ngay trước câu chuyện Khổ Nạn của Người (25:31-46). Các hình ảnh thật đơn sơ, ngôn ngữ phổ thông, nhưng sứ điệp thì rất quan trọng: đó là chân lý về số phận chung cuộc của chúng ta và đưa ra những tiêu chuẩn mà dựa theo đó chúng ta sẽ bị xét xử. "Ta đói và các con đã cho Ta ăn, Ta khát và các con đã cho Ta uống, Ta là khách lạ, các con đã đón chào Ta" v.v.... (Mt 25:35).

Có ai không biết đoạn này không? Nó trở thành một phần của nền văn minh của chúng ta. Nó đã đánh dấu lịch sử của các dân tộc thuộc nền văn hóa Kitô giáo: các nấc thang giá trị, các cơ chế, và nhiều tổ chức từ thiện và xã hội của chúng. Thưc thế, Nước Thiên Chúa không thuộc về thế gian này, nhưng nhờ ơn Chúa, nó đem tất cả những điều tốt hiện hữu trong con người và lịch sử đến hoàn thành. Nếu chúng ta thực hành việc yêu người lân cận, theo sứ điệp của Tin Mừng, thì chúng ta đang dọn chỗ cho việc Thiên Chúa làm chủ, và vương quốc của Ngài sẽ thể hiện giữa chúng ta. Còn nếu mỗi người chúng ta chỉ biết nghĩ đến tư lợi, thì thế giới chỉ còn cách là bị hủy diệt.

Bạn thân mến, Nước Thiên Chúa không phải là vấn đề danh dự hay vẻ bề ngoài, nhưng, như Thánh Phaolô viết, nó là "công bình, bằng an và niềm vui trong Chúa Thánh Thần" (Rm 14:17). Thiên Chúa giữ điều tốt của chúng ta trong lòng, nghĩa là, mọi người đều có đời sống, và đặc biệt là "những người yếu kém nhất" trong số con cái Ngài được vào dự tiệc, là bữa tiệc đã dọn cho mọi người. Vì điều này mà Ngài không cần những kẻ giả hình, là những kẻ thưa "Lạy Chúa, Lạy Chúa", nhưng coi thường các giới răn của Ngài (x. Mt 7:21).

Thiên Chúa sẽ nhận vào Vương Quốc vĩnh cửu của Ngài nhưng ai mỗi ngày cố gắng thực hành Lời Ngài. Đó là lý do tại sao Đức Trinh Nữ Maria, người khiêm nhường nhất trong mọi tạo vật, lại là người cao cả nhất trước mắt Ngài và được ngồi như Nữ Vương ở bên phải của Vua Kitô. Chúng ta một lần nữa, lại mong ước phó thác chính mình cho sự bầu cử trên Trời của Mẹ với niềm tin tưởng của con thảo, để chúng ta có thể thực hiện được sứ vụ Kitô hữu của mình trong thế gian.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thần học truyền thông của đức Gioan Phaolô II
Vũ Văn An
01:09 23/11/2008
Thần học truyền thông của Đức Gioan Phaolô II

Nhân dịp lễ giỗ ba năm của Đức Gioan Phaolô II, Christine Anne Mugride đã cho xuất bản cuốn “Đức Gioan Phaolô II: Khai triển Nền Thần Học Truyền Thông” (John Paul II: Development of a Theology of Communication.) do nhà Libreria Editrice Vaticana ấn hành. Mugridge là một nhà thần học và là thành viên giáo dân của Hội Đức Bà Chúa Ba Ngôi (Society of Our Lady of the Trinity). Nữ tu dòng Salêdiêng, Marie Gannon, giáo sư tại Đại học Giáo hoàng Salêdiêng và tại Phân khoa Khoa học Giáo dục “Auxilium” đã cung cấp các tư liệu nghiên cứu cho cuốn sách.

Truyền thông trước nhất là gặp gỡ Chúa Kitô

Theo Mugridge, mặc dù Đức Gioan Phaolô không minh nhiên đưa ra một nền thần học về truyền thông, nhưng các tư tưởng của ngài trong suốt gần 27 năm trong ngôi vị giáo hoàng đủ để diễn dịch ra một nền thần học như thế, một nền thần học đã lên công thức, đã thành hiện thực và nhất là đã đem ra sống trên thực tế bằng chính các cố gắng của ngài.

Nền thần học này, theo Mugridge, không phải chỉ là việc sử dụng các kỹ thuật truyền thông xã hội để truyền bá sứ điệp Kitô giáo. Nó còn là một cái gì cao hơn thế. Thực vậy, Đức Gioan Phaolô II từng cho rằng ngày nay, lương tâm đạo đức của con người đã đi trệch hướng. Cho nên, nền thần học truyền thông phải phục hồi các truyền thông xã hội theo nghĩa phải liên kết việc hiểu cũng như các sinh hoạt truyền thông với cuộc sống luân lý của tín hữu. Qua thần học truyền thông, Đức Giaon Phaolô II dạy ta rằng muốn đi vào sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô, trước hết ta phải gặp gỡ Người. Thiên Chúa tự mặc khải mình qua ngôn từ truyền thông, tức Lời Hằng Sống, không phải chỉ để miêu tả điều Người thực hiện trong Mạc Khải, nhưng quan trọng hơn còn là để miêu tả Người là ai, Thiên Chúa là ai.

Nhờ gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, không những ta được soi sáng trong cái hiểu mình đang làm gì, mà còn hiểu rõ mình là ai trong tư cách người truyền thông, nghĩa là một con người nhân bản trong truyền thông với nhau và trong truyền thông với Thiên Chúa Ba Ngôi. Như thế, cấu trúc nền tảng của nền thần học truyền thông này bắt đầu với sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô như một hồng ân, và “cuộc gặp gỡ với Lời Nhập Thể”. Cuộc gặp gỡ này chỉ hoàn toàn nên trọn theo nghĩa bản thân trong Phép Thánh Thể.

Thành thử, nền thần học truyền thông là một ngành học được lên công thức theo hướng liên khoa (interdisciplinary). Ngành này sẽ giúp Giáo Hội cũng như các các nhà truyền thông Kitô giáo đối thoại với nền văn hóa của truyền thông cũng như các nền văn hóa đang được truyền thông chuyên chở trong thế giới hiện nay. Nhưng đồng thời, phải nhớ nó không hẳn chỉ là một nghiên cứu khoa bảng; mà đúng ra, như phương pháp của thần học vẫn chứng tỏ, ta phải cảm nghiệm nó như một dụng cụ thần học hữu cơ giúp ta hiểu các hoạt động truyền thông rõ hơn, cả trong phương diện liên bản ngã lẫn phương diện xã hội, nhất là trong tương quan thông đạt với Chúa Kitô cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng Kitô giáo.

Khai triển quan trọng này sẽ cải thiện việc sử dụng truyền thông theo nghĩa kỹ thuật cũng như tăng cường việc nối kết các quan điểm luân lý và đạo đức về truyền thông xã hội nơi các khoa thần học và khoa học đời; nhờ thế sẽ mang lại cho Giáo Hội cơ may truyền đạt được sứ điệp của mình cách có ý nghĩa hơn. Nhờ bí tích Rửa Tội, tất cả chúng ta đều được mời gọi sống sứ mệnh truyền đạt Phúc Âm. Sứ mệnh này thực ra là sứ mệnh truyền thông Chúa Kitô. Cho nên, đây không phải là việc áp dụng kỹ thuật cho bằng việc trước hết phải chiêm niệm Mạc Khải Thiên Chúa trong Ngôi Lời Nhập Thể.

Giáo Hội tại Mỹ Châu

Mugridge dựa một phần vào tông huấn “Giáo hội tại Mỹ Châu” để hiểu nền thần học truyền thông của Đức Gioan Phaolô II. Mỹ Châu đây được hiểu bao gồm toàn bộ Mỹ Châu từ Bắc chí Nam. Theo Mugridge, tài liệu này quả là một điển hình cho thấy sự hiện diện của nền thần học hữu dụng (working theology) về truyền thông vốn là đặc điểm triều đại Đức Gioan Phaolô II. Đó là một tài liệu khá lý thú ở điểm trong đó, Đức Gioan Phaolô II vừa mở rộng vừa cụ thể hóa cái hiểu của ta về việc phải sống sấu sắc ra sao bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội qua chiến lược truyền thông đối với việc Tân Phúc Âm Hóa, hiểu như “Cuộc Gặp Gỡ Chúa Giêsu Kitô Hằng Sống”.

Đức Gioan Phaolô II cố gắng dạy thế giới rằng: về bản chất, ta phải coi Giáo Hội như một hiệp thông sống động của con người với Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh; và về sứ mệnh, ta phải coi sự hiệp thông ấy như một hiệp thông được mang đến cho toàn thể nhân loại trong và nhờ Giáo Hội. Trong thời đại ta, thiên mệnh sai đi này được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ giáo huấn của Đức Thánh Cha về sứ mệnh truyền thông Chúa Kitô như đã được phát biểu qua việc Tân Phúc Âm Hóa. Đặc biệt, Đức Gioan Phaolô II đề cập tới toàn bộ Mỹ Châu như một dân tộc thống nhất từ Bắc chí Nam. Ngài đặt dân tộc này dưới sự hồ phụ của Đức Mẹ Guadalupe trong tước hiệu Ngôi Sao Sáng của Tân Phúc Âm Hóa, Mẹ của hy vọng. Sau cùng, trong “Giáo Hội tại Mỹ Châu”, Đức Gioan Phaolô II mời gọi mọi người dân Mỹ Châu hãy mở rộng tâm hồn bước vào việc Tân Phúc Âm Hóa. Về phương diện này, nhân chuyến tông du vừa qua, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã thúc giục Mỹ Châu sống thực tại trên một cách sâu sắc hơn bắng cách hợp nhất với nhau trong và nhờ “Chúa Kitô, nguồn hy vọng của chúng ta”.

Tác dụng

Mugridge cho rằng hiểu được nền thần học truyền thông sẽ giúp ta ơn biến cải, giống như đối với các ngành thần học áp dụng khác. Một cách đặc biệt, nền thần học này giúp con người hiểu một cách trọn vẹn hơn tiềm năng truyền thông mà Chúa quan phòng đã đặt để và chân lý sâu sắc cũng như bản chất thực tại truyền thông của con người.

Chìa khóa đơn giản hay “Cuộc Gặp Gỡ với Chúa Giêsu Kitô Hằng Sống” được Đức Gioan Phaolô khai triển trong chiến lược truyền thông của ngài đối với sứ mệnh của Giáo Hội quả là một quà tặng dễ hiểu và dễ áp dụng vào kinh nghiệm truyền thông trên bình diện bản thân, xã hội và giáo hội. Nhờ thế nó có thể biến cải các chi thể Giáo Hội trên cả hai bình diện bản thân và đoàn thể. Hiểu được nền thần học này, những ai có liên quan với truyền thông xã hội và những ai có liên quan với sứ mệnh của Giáo Hội đều cảm nhận được một cuộc hồi tâm có tính bản thân và liên tục nhờ đó, Chúa Kitô trở nên một hiện diện sống động làm mẫu mực tuyệt hảo cho bất cứ hoạt động truyền thông nhân bản nào. Hiểu biết và áp dụng được cái nhìn có tính thần học này về hữu thể nhất thiết sẽ tác động lên cuộc sống hàng ngày của ta.

Nói một cách thực tiễn, nền thần học truyền thông này cần được áp dụng ở cấp giáo phận, ở các chủng viện và các cơ sở truyền thông. Về phương diện này, Mugridge cho rằng hiện nay Giáo Hội đã chính thức yêu cầu mỗi giáo phận phải thiết lập một văn phòng đảm trách công tác truyền thông cũng như phải khai triển một kế hoạch truyền thông cấp giáo phận và học hỏi nền thần học truyền thông. Từ việc học hỏi nghiên cứu này, ta sẽ tạo được những chân trời mới làm khung hội tụ cho việc đào tạo bản thân, cho cuộc đối thoại liên khoa và cho các sáng kiến mục vụ, dùng chúng như điểm giao thoa giữa Giáo Hội và giới truyền thông, điều mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hết sức khuyến khích, một thứ tân “đạo đức học thông tin” (info-ethics). Trong lãnh vực đào tạo linh mục, nền thần học truyền thông được áp dụng, giúp các ngài phát triển bản thân và mục vụ; tại các cơ sở truyền thông, áp dụng nền thần học ấy sẽ giúp các nhân viên liên tiếp trưởng thành, hiểu rõ và hiểu đầy đủ các tiềm năng truyền thông của chính họ. Nói chung hiện nay, nhiều khóa hội thảo đã được tổ chức giúp các nhà lãnh đạo Giáo Hội hiểu rõ sự phát triển của nền thần học này.

Ngã ba đường

Mugridge cũng cho rằng thực ra, cơ cấu nền tảng của nền thần học này không có chi mới mẻ cả, nó vốn là một phần chủ yếu trong gia tài hiện nay của Giáo Hội. Có mới lạ chăng thì chỉ là một hiểu biết mới đối với cả nhu cầu lẫn sự hiện hữu của nền thần học truyền thông này cũng như vai trò chủ chốt của nó trong việc giải đáp “vấn đề nhân học đang xuất hiện như một thách thức chủ yếu trong thiên niên kỷ thứ ba”, một điều đã được Đức Bênêđíctô XVI nhắc tới trong thông điệp Ngày Truyền Thông năm 2008.

Đức Giáo Hoàng giải thích thêm: “Nhân loại ngày nay đang ở ngã ba đường… Nên cả trong lãnh vực truyền thông xã hội, cũng đang có những chiều kích chủ yếu về con người nhân bản và chân lý liên quan tới con người nhân bản ấy nữa…Chính vì vậy, điều chủ yếu là truyền thông xã hội phải hết lòng bênh vực con người và kính trọng phẩm giá con người một cách trọn vẹn… Nền truyền thông mới … đang thay đổi chính bộ mặt của truyền thông; có lẽ đây là cơ hội đáng giá để ta tái lên khuôn nó, làm cho các yếu tố chủ chốt và không thể nào miễn chước của chân lý về con người nhân bản được hữu hình hơn, như vị tiền nhiệm đáng kính của Ta là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng chủ trương”.

Mugridge cho hay theo Đức Gioan Phaolô II, các phương tiện của truyền thông xã hội phải trở thành phương cách truyền đạt sự viên mãn trong chân lý về con người như đã được mạc khải nơi Chúa Kitô, vì điều này là nền tảng chân chính duy nhất của tình liên đới và của việc thể hiện sự phát triển toàn bộ nhân loại căn cứ vào các tiềm năng và nhân phẩm của con người nhân bản như đã được Thiên Chúa an bài xếp đặt. Việc áp dụng nền thần học này như một chiến lược truyền thông đối với Sứ Mệnh của Giáo Hội thật hết sức chủ yếu trong việc bắc cầu dẫn ta tới một nền đạo đức học thông tin, một nền đạo đức xã hội ngày nay rất cần.

Theo Carrie Gress, hãng tin Zenit, 3-6-2008
 
Ca Sĩ Tenor Plácido Domingo thâu đĩa hát phổ nhạc các bài thơ của ĐTC Gioan Phaolô II
Bùi Hữu Thư
17:27 23/11/2008

Ca sĩ Plácido Domingo thâu đĩa hát phổ nhạc các bài thơ của ĐTC Gioan Phaolô II



Rôma, ngày 23 tháng 11, 2008:
(CNA).- Ca sĩ hát giọng tenor người Tây Ban Nha Plácido Domingo đã phát hành một đĩa hát phổ nhạc các bài thơ của ĐTC Gioan Phaolô II. Đĩa mang tên “Tình Yêu Vô Biên, Infinite Love,” sẽ được trình bầy tại Vatican thứ sáu tới.

Điã hát được hãng đĩa Đức Deutsche Grammophon phát hành, có 12 bài hát, kể cả các bài song ca với ca sĩ Phúc Âm Vanessa Williams và con trai ông là Plácido Domingo Jr.. Điã hát sẽ được bán tại Ý ngày thứ sáu tuần tới.

Ông Domingo, 67 tuổi, đã nói là các bài thơ của Đức Thánh Cha “có giá trị văn chương cao quý,” và sau khi đọc, ông đã yêu cầu con ông viết các giòng nhạc dựa trên lời thơ.

Ca sĩ tenor này đã từng hát trước hai ĐTC Gioan Phaolô II Benedict XVI.

Các bài thơ của Đức Cố Giáo Hoàng đã được cơ quan truyền thông Vatican xuất bản với nhan đề “Chiêm Niệm,” và “Thi Phẩm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.” Một ấn bản năm 1994 do nhà xuất bản Random House phát hành cũng thu thập các bài thơ của Đức Thánh Cha với nhan đề “Nơi Chốn Nội Tâm: Thi Phẩm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.”

Theo Hãng Thông Tấn ANSA, một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ĐTC Gioan Phaolô II hình dung ra quang cảnh trong Nguyện Đường Sistine khi người kế vị ngài sẽ được bầu lên.

Ca Sĩ Tenor Plácido Domingo
Ca Sĩ Tenor Plácido Domingo hình mới nhất
 
Nhìn lại quá khứ đau thương của Kitô giáo tại Nhật bản
Phụng Nghi
19:54 23/11/2008
Nagasaki, Nhật (AFP) – Khi những tiếng chuông thánh đường reo vang và bóng dáng những người nữ tu trong tu phục mầu xám hối hả đi tham dự thánh lễ tại thành phố hải cảng của Nhật bản này ngày 24 tháng 11 sắp tới, đó là lúc một chương sách đen tối của quá khứ được mở ra cùng với lễ tôn phong chân phước cho 188 vị tử vì đạo đã bị bách hại vì đức tin của mình.

Giáo hội Công giáo hy vọng rằng nghi lễ đặc biệt tưởng niệm những người Kitô hữu đã bị sát hại hồi thế kỷ 17 này sẽ khơi động thêm mối quan tâm về lịch sử của một tôn giáo đã từ lâu không thể bám rễ trong một đất nước thống trị bởi Phật giáo và Thần đạo.

Lm Isao John Hashimoto thuộc Trung tâm Công giáo Nagasaki nói: “Chúng tôi có một lịch sử bách hại tôn giáo không giống với những nơi khác ở cả Nhật bản cũng như trên thế giới.” Trung tâm này phụ trách tổ chức lễ tôn phong chân phước ngày 24 tháng 11.

Ngài nói tiếp: “Chúng tôi muốn đây sẽ là cơ hội để nước Nhật và chính phủ đào sâu vào quá khứ của chúng tôi và học hỏi phần lịch sử đã trải qua này. Nhật bản có khuynh hướng xóa bỏ những câu chuyện nào làm hoen ố khuôn mặt của mình.”

Đã có tới khoảng 30 ngàn người theo Kitô giáo chết vì đạo kể từ khi tôn giáo này bị chính quyền cấm cản chỉ thời gian ngắn sau khi một linh mục Dòng Tên, thánh Phanxicô Xaviê, người nước Bồ đào nha, truyền giáo tại đây vào năm 1549.

Nhiều người phải che dấu đức tin của mình, bỏ trốn ra các hải đảo xa xăm để bí mật giữ đạo suốt 250 năm cấm cách. Việc cấm đạo chỉ được bãi bỏ vào năm 1873 sau khi súng đại bác trên tầu chiến Mỹ buộc Nhật bản hủy bỏ chính sách bế quan tỏa cảng, gây thành cuộc canh tân dười thời vua Minh Trị, cùng với việc bảo đảm tự do tôn giáo.

Những người Kitô hữu thời đó đã có những sáng kiến độc đáo để duy trì đức tin, chẳng hạn khắc hình Đức Mẹ tương tự như hình Phật Quan âm, hoặc chạm một hình thánh giá phía sau lưng tượng, hay làm những mặt gương bằng đồng, khi nhìn ở một góc độ nào đó, lộ ra hình cây thánh giá.

Có những trường hợp toàn bộ gia đình – gồm cả những trẻ em mới có 12 tuổi đầu - bị hành hình cho đến chết. Trong số những người tuẫn đạo có linh mục Dòng Tên Peter Kibe.

Đóng đinh và chém đầu là những cách hành hình thông dụng. Có khi người ta còn nghĩ ra cách treo ngược các vị tử đạo trong hố, cắt phía sau tai để cho họ chết vì mất hết máu.

Những vị khác bị đem bỏ vào “suối địa ngục” tại núi lửa Unzen, trong Quận hạt Nagasaki, để nước sôi nơi đây làm cho chết. Địa điểm này nay là một khu giải trí có suối nước nóng được nhiều người đến vui chơi.

Không có viên chức chính quyền nào, kể cả Thủ tướng Taro Aso, một nhà lãnh đạo Nhật bản đầu tiên theo Kitô giáo, được mời tới tham dự Lễ tuyên phong chân phuớc, là một hành động công khai tuyên dương những người đã bị bách hại vì đức tin.

Tuy lịch sử về cuộc bách hại Kitô giáo không phải là điều không được ai biết đến ở Nhật bản – nhờ ở cuốn tiểu thuyết trúng giải thưởng nhan đề “Silence” của nhà văn Shusaku Endo - nhưng các nhà viết sử cho biết rằng ý thức của đông đảo quần chúng về sự việc này tương đối rất thấp.

Ngày nay có khoảng từ một đến hai triệu người Kitô hữu tại Nhật, trong số này có nửa triệu người theo Công giáo.

Akiko Inuzuka cảm thấy mối liên hệ giữa đầy sóng gió giữa Kitô giáo và Nhật bản chảy trong huyết quản của bà.

Bà rất đỗi ngạc nhiên khi khám phá thấy trong dòng dõi của mình có những người Kitô hữu đã bị bách hại, cũng như có những người trước kia theo Kitô giáo nhưng sau bỏ sang hàng ngũ kẻ đã chống lại họ.

Bà nói: “Tôi thật bị choáng váng giống như trải qua một cú sốc về văn hóa. Nếu tôi thuộc dòng dõi những người đã theo đạo, tôi chắc có nhiều người khác cũng đã có liên hệ với Thiên Chúa giáo nhưng hoàn toàn không hay biết gì.”

Không phải chỉ có một mình bà Akiko Inuzuka nghĩ như thế. Các viên chức chính quyền địa phương nhận thấy bỗng nhiên có một trào lưu quan tâm đến lịch sử và đang cố gắng biến nó thành một mối lợi cho nền kinh tế địa phương, một nền kinh tế đang không ngừng tùy thuộc vào lợi tức do ngành du lịch đem lại.

Năm ngoái, thành phố Nagasaki đệ trình một danh sách các thánh đường và địa danh Công giáo để xin cơ quan UNESCO chấp nhận là Di sản của Thế giới.

Chính quyền địa phương đã bắt đầu một loạt những dự án nhằm xây dựng ngành du lịch dựa trên lịch sử củai Nagasaki, coi như đây là “thành phố Roma của Nhật bản”.

“Có một mối quan tâm đang lớn mạnh dần, không nhiều nơi những người Công giáo nhưng nơi những người khác yêu thích lịch sử và muốn hiểu biết thêm nữa. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế.” Đó là lời của Toshikazu Yokoura,viên chức tại văn phòng du lịch ở địa phương này.

Giáo hội Công giáo đã phải chờ đợi suốt một phần tư thế kỷ mới được Tòa thánh Vatican chấp nhận thỉnh cầu xin tuyên phong chân phước cho các vị tử vì đạo.

Năm ngoái, Đức giáo hoàng Bênêđictô đã ban sắc lệnh, và Đức hồng y Jose Saraiva Martins sẽ đại diện ngài tại buổi lễ cử hành tại Nagasaki.

Như một cử chỉ tượng trưng để triển dương hòa bình, nghi lễ này sẽ thực hiện bên dưới địa điểm nơi trái bom nguyên tử của Mỹ được thả xuống tại đây hôm 9 tháng 8 năm 1945, giết hại 80 ngàn người.
 
Top Stories
Vietnam: plans to establish state-run Catholic Church flounder
Independent Catholic News
16:28 23/11/2008
Plans to establish a Chinese-style state-run Catholic Church in Vietnam have failed.

After many postponements, a meeting of the 'Vietnam Committee for Solidarity of Catholics' designed to establish a state-approved Patriotic Church' took place in Hanoi on November 19-20.

A report on the state-run Vietnam News Agency a week ahead of the meeting, said organisers were expecting 425 delegates, including 145 priests to take part. In fact it seems that far fewer people attended and at least some of the clergy who were there had been pressed into taking part.

One priest who was forced to attend, described the atmosphere as sombre, and said: "only a few dozen attended."

No pictures were allowed, he said, as this would have revealed the true facts of the meeting.

The committee decided that it would be impossible to establish a Church directed by the Party rather than the Vatican. State-run media reported that the committee agreed to focus more on "calling upon Vietnamese Catholics at home and abroad to actively participate in a wide range of social activities in a myriad of areas, from work, study and business to production and humanitarian acts, and to continue working for national socio-economic development."

In fact the Church in Vietnam has actively participated for years in social activities. Moreover, bishops have repeatedly asked the government to allow the Church to participate more on some specific areas, such as education, and health care. So far their requests have been ignored.

The Vietnamese communist government has tried for many years to set up a Chinese-style state-controlled Catholic Church.

The first attempt was the 'Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics' established in March 1955. When this failed the government began a repressive policy of persecuting clergy and laypeople, and confiscating church property.

In 1975 after communists seized the whole country, thousands of Catholic priests, including the then Auxiliary Bishop of Saigon, Francis Nguyen Van Thuan, (who later became Cardinal and chaired the Vatican Pontifical Council for Justice and Peace). were imprisoned. In this climate of fear the government set up the 'Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics'.

At first a significant number of Catholics joined this committee. But when the Prayer for the Pope was left out during a special Mass, in December 1976, the Holy See See wrote a letter advising clergy who had taken part to withdraw.

Fr Joseph Nguyen said: "Most bishops in Vietnam explicitly asked their priests not to join the committee." While some might have joined with good intentions of improving relations between the Church and State, Fr Joseph said: " With recent open persecutions against the Church, they now realizetheir presence in the committee does not help Communists to overcome their prejudices against Catholics."
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
CGVN tại Birmingham Anh quốc cầu nguyện cho Công Lý & Sự Thật tại Việt Nam
John Minh
13:35 23/11/2008
Liên Tu Sĩ tại Anh Quốc cùng với Cộng Ðoàn Việt Nam tại Birmingham và các vùng phụ cận cầu nguyện cho Công Lý & Sự Thật tại Việt Nam

LONDON - Nhân dịp lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam năm nay, được sự hỗ trợ tinh thần của Liên Tu Sĩ tại Anh Quốc, Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Birmingham và các vùng phụ cận đã tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho Công Lý và Sự Thật tại Việt Nam. Buổi lễ cầu nguyện lần này có lẽ là long trọng nhất trong số những buổi cầu nguyện thường xuyên của Cộng Ðoàn trong suốt gần một năm qua để hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam đang bị bách hại, chèn ép, và lăng nhục bởi chính quyền Cộng Sản. Trong mấy tháng gần đây, để giúp cho Cộng Ðoàn hiểu rõ tình hình tại Việt Nam, Cha Tuyên Uý Phêrô Nguyễn Tiến Ðắc cùng với lời cầu nguyện và giảng thuyết, đã cho chiếu những hình ảnh sinh động được cập nhật thường xuyên của Giáo Hội Việt Nam. Ðiều này giúp cho những tín hữu xa quê hương cảm nhận và hiệp thông với tinh thần hăng say sống đạo, yêu dân tộc đất nước, và can đảm đứng lên đòi công lý của Giáo Hội tại quê nhà.

Buổi cầu nguyện trọng thể lần này được bắt đầu vào lúc 1.30 chiều Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, 23 tháng 11 năm 2008, tại Nhà Thờ Thánh Phanxicô Assisi, Handsworth, Birmingham. Ðúng 2.00 giờ, Ðức Tổng Giám Mục Birmingham Vincent Nichols đã cùng với linh mục đoàn và quý phụ lão trong Cộng Ðoàn kiệu hài cốt các Thánh Tử Ðạo Việt Nam tiến vào nhà thờ giữa tiếng nhạc vang lừng. Sau nghi thức dâng hương kính nhớ các bậc tổ tiên đã anh dũng hy sinh vì Ðức Tin, Ðức Tổng Giám Mục đã long trọng cử hành thánh lễ. Năm nay lễ kính các Thánh Tử Ðạo Việt Nam tại Anh Quốc có phần đặc biệt hơn vì có sự hiện diện của vị chủ chăn đáng kính của Tổng Giáo Phận Birmingham. Ngài đang rất bận rộn với nhiều nghi lễ không kém phần quan trọng trong Tổng Giáo Phận. Khi nghe tin Cộng Ðoàn quyết định mời Ðức Tổng Giám Mục đến chủ lễ, Ðức Ông Thomas Fallon, Chính Xứ Thánh Phanxicô, đã không nghĩ rằng ngài có thể đến được. Thế nhưng vì tình thương yêu của người cha đối với những giáo dân Việt Nam, ngài đã trao cho Cha Thư Ký Martin Pratt sứ mệnh thu xếp thời gian để ngài có thể hiện diện với Cộng Ðoàn trong Thánh Lễ đặc biệt năm nay. Toàn thể Cộng Ðoàn đã rất vui mừng được sự ưu ái của Ðức Tổng Giám Mục nói riêng, cũng như Tổng Giáo Phận Birmingham, trong thời điểm đặc biệt này.

Trong bài giảng, Ðức Tổng Giám Mục Vincent Nichols đã ca ngợi Ðức Tin của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được minh chứng qua dòng máu anh dũng của các vị tử đạo. Ngày nay, Ðức Tin này vẫn đang được tiếp tục sống động qua sự lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam, bất chấp những khó khăn nghịch cảnh. Cũng nên nhắc lại rằng khi nghe tin chính quyền Việt Nam có những hành động khủng bố đối với giáo hữu Việt Nam tại nhiều nơi, đặc biệt tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, Ðức Tổng Giám Mục Vincent đã viết thư cho Cha Tuyên Uý Phêrô Nguyễn Tiến Ðắc, và kêu gọi các linh mục tu sĩ trong Tổng Giáo Phận Birmingham hiệp lời cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam. Có lần trong buổi họp của linh mục trong Tổng Giáo Phận, ngài đã long trọng nhắc lại lời kêu gọi này, và yêu cầu mọi người có mặt dâng một lời nguyện cầu tha thiết cho Giáo Hội Việt Nam. Chính những cử chỉ ưu ái này của Ðức Tổng Giám Mục Vincent đã chứng tỏ tính hoàn vũ của Giáo Hội Công Giáo. Dù chưa một lần đặt chân đến Việt Nam, nhưng chỉ qua sự hiện diện của những linh mục, tu sĩ, và giáo dân Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Birmingham, ngài đã luôn luôn quan tâm đến Cộng Ðoàn Việt Nam cũng như quê hương nguồn gốc của những người ngài đang chăn dắt.

Cuối Thánh Lễ, Ðức Ông Thomas Fallon đã nhắc lại kỷ niệm được cùng Ðức Ông Phêrô Ðào Ðức Ðiềm tham dự buổi lễ phong thánh 20 năm về trước tại Rôma. Ngày đó, không một Giám Mục nào từ Việt Nam được phép nhà cầm quyền Cộng Sản cho phép đến tham dự. Ngày nay, tình hình xã hội Việt Nam tuy có thay đổi đôi chút nhờ nhiều yếu tố khách quan, nhưng bản chất của chế độ Cộng Sản vẫn không thay đổi, đường lối và chủ trương của chính quyền Cộng Sản vẫn trước sau như một đối với các tôn giáo, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Ðiều này có nghĩa rằng các tín hữu Việt Nam vẫn chịu những bách hại như các bậc tiền nhân của mình, Giáo Hội Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chịu đau khổ dưới chế độ Cộng Sản vô thần, nhưng lịch sử hai ngàn năm qua đã minh chứng rằng cũng chính dòng máu tử đạo sẽ tiếp tục sản sinh những Kitô hữu.
 
Tin Đáng Chú Ý
Cuộc chiến vé máy bay tại Úc đến hồi gay cấn – Nhanh tay thì còn
Nguyễn Việt Nam
00:24 23/11/2008
“Cám ơn VietCatholic. Nhờ VietCatholic loan tin, gia đình chúng tôi tiết kiệm được hơn 3,000 tiền vé máy bay về thăm mẹ già. Rời Việt Nam hơn 20 năm nay, chúng tôi chưa lần nào về thăm nhà. Nay Mẹ tôi đã quá già yếu mong mỏi trông thấy chúng tôi lần cuối cùng. Chúng tôi đã định mua 3 vé với giá AUD 1650 một vé, nhờ VietCatholic đưa tin chúng tôi đã mua được vé với giá chỉ có AUD 436 một vé. Mua ba vé chưa tới số tiền mua một vé theo giá bình thường. Vô cùng cám ơn quý vị.” Một vị độc giả đã vừa email cho chúng tôi như thế và chúng tôi rất vui mừng vì đã giúp được gia đình này.

Cuộc chiến vé máy bay tại Úc đang tới hồi gay cấn với những chuyện không thể tin được. Tuần qua, công ty Tiger Airways tung ra một cú sấm sét khi tuyên bố chở “free” cho hành khách đi xuyên tiểu bang cho tất cả các thủ phủ trừ ra Perth, miền Tây Úc Đại Lợi. Hành khách Úc đi từ Melbourne, chẳng hạn, sang Sydney sẽ không phải đóng tiền vé máy bay mà chỉ đóng tiền thuế phi trường khoảng AUD 20. Công ty này chịu lỗ ít nhất 2 triệu Úc Kim trong suốt thời gian từ tháng Hai đến tháng Sáu năm 2009.

Hoảng kinh hồn vía, Qantas, công ty hàng không lớn nhất của Úc phải tuyên bố 50% OFF cho những cặp vé đi từ Melbourne đến Los Angeles hay sang London. Những ai mua một lượt 2 vé thì trả tiền một vé thôi. Rob Gurney, giám đốc Thương Mại Quantas thừa nhận rằng “thà 50% OFF vẫn còn tốt hơn bay máy bay trống.”

Trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, tiền Úc xuống giá ào ạt khiến người dân Úc ngày nay không tha thiết gì đến chuyện đi du lịch nữa. Cú quảng cáo 50% OFF của Quantas đã có hiệu quả với hơn 10,000 vé được bán ra trong một ngày.

Quantas đang suy tư về những đòn sấm sét khác cho thị trường hàng không quốc nội.

Jetstar một công ty hàng không mới của Úc cũng tung vào cuộc chiến những đòn sấm sét khác có liên quan nhiều hơn đến thị trường hàng không đi các nước Á Châu.

Từ Perth về Sàigòn
Cuộc chiến giữa các hãng đang còn ác liệt. Bạn nên nhân cơ hội này đi một vòng cho biết đó biết đây. Nay mai họ hết đánh nhau, có khi lại không đi nổi.

Muốn mua những vé gần như free hay chỉ có 30% giá bình thường, bạn cần biết những điều sau:

1) Bạn phải có credit card để trả tiền trên Internet. Khi trả tiền bằng credit card, người ta sẽ tính thêm lệ phí từ 5-20 tùy theo hãng máy bay. Nếu gia đình có nhiều người đi, bạn phải mua vé một lượt để chỉ mất tiền lệ phí một lần thôi.

2) Bạn không được đi trong thời gian học sinh nghỉ hè (school holiday), vì trong thời gian đó bạn phải trả như bình thường.

3) Bạn không được đổi ngày giờ bay.

4) Vé loại Light Saver rẻ hơn vé Saver từ AUD 10 đến AUD 20 nhưng bạn không được ký gởi hành lý, chỉ được mang theo một túi xách trên tay. Với vé Saver thì bạn có thể mang theo 20Kg hành lý.

5) Nếu bạn quyết định lên đường thì bạn nên cân nhắc giữa hai hãng máy bay đang đánh nhau ác liệt là JetStar và Tiger Airways để chọn xem chỗ nào rẻ nhất. Chênh lệch có khi lên đến vài trăm đô la.

Muốn mua vé với JetStar thì bạn vô đây: http://www.jetstar.com/au/cheap-flights/sales.html

Muốn mua vé với Tiger Airways thì bạn vô đây: http://www.tigerairways.com/home/index.php

Một chi tiết quan trọng xin mách bạn: Nếu muốn mua vé máy bay của hãng JetStar rẻ hơn nữa thì mỗi chiều thứ Sáu từ 17h-20h (giờ Đông Bộ Úc Châu) bạn vào JetStar sẽ có giá rẻ mạt.