Ngày 10-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Martin Tour - người lính trở thành Giám mục
Jos. Tú Nạc, NMS
07:24 10/11/2011
DENVER, COLO (CAN/EWTN News) – ngày 11 tháng Mười Một, Giáo Hội Công Giáo tôn vinh Thánh Martin Tour, người mà đã rời bỏ địa vị của mình trong quân đội La Mã để trở thành “người lính của Đức Ki-tô.”

Martin sinh khoảng năm 316 ở Hungary thời kỳ đen tối. Gia đình ngài đã rời miền đất này đế đến Ý khi cha ngài, một sỹ quan quân đội của Đế quốc La Mã, phải đổi tới đó. Cha mẹ của Thánh Martin là người vô thần, nhưng ngài đã cảm nhận được sức thu hút trước đức tin Công Giáo, điều mà đã trở nên hợp pháp suốt thời kỳ đế chế từ năm 313. Ngài đã lãnh nhận sự dạy dỗ tôn giáo lúc 10 tuổi, và thậm chí được xem như trở thành một nhà tu khổ hạnh trong sa mạc.

Tuy nhiên, hoàn cảnh đã buộc ngài phải gia nhập quân đội La Mã năm 15 tuổi, khi ngài chưa được lãnh nhận phép rửa. Martin đã phấn đấu để sống một cuộc đời khiêm nhường và chính trực trong quân đội, ngài đã cho người nghèo hầu hết lương của mình. Lòng khoan dung của ngài đã dẫn đến biến cố đổi đời, khi ngài gặp một người đàn ông lạnh cóng không áo ấm gần cổng thành Amiens ở Gaul.

Khi những đồng đội của ngài thản nhiên đi qua người đàn ông này, Martin dừng lại và lấy kiếm cắt áo choàng của mình ra làm hai, cho người ăn mày tê cóng kia một nửa. Đêm hôm ấy, người lính chưa chịu phép rửa này thấy Đức Ki-tô trong giấc mơ, mặc một nửa chiếc áo choàng mà ngài đã cho người đàn ông nghèo khó kia. Chúa Giê-su phán: “Này Martin, người cải đạo được tiếp nhận trước khi rửa tội, đã cho ta chiếc áo này.”

Martin biết rằng thời điểm ngài tham gia cùng Giáo Hội đã đến. ngài vẫn tại ngũ tới hai năm sau ngài mới được chịu phép rửa, nhưng ngài khao khát dâng đời mình cho Chúa tràn đầy hơn điều mà tuyên bố về sau. Nhưng cuối cùng khi ngài yêu cầu được giải ngũ, là lúc quân đội Đức xâm lược, Martin bị buộc tội là hèn nhát.

Ngài đã đáp lại bằng việc ra giá đứng trước sức mạnh kẻ thù và không mang vũ khí. “Nhân danh Chúa Giê-su, và không một chiếc mũ bảo hiểm và cái mộc để bảo vệ, nhưng bằng Dấu Thánh Giá, tôi sẽ tự bắt tôi vào những đơn vị đông đúc của đối phương không khiếp sợ.” Nhưng việc tuyên xưng đức tin này bất thành vì thay vào đó quân đội Đức tuyên bố hòa bình, và Martin đã lãnh giấy chứng nhận giải ngũ.

SAu khi trở thành người Công Giáo một thời gian, Martin đã đến gặp Giám mục Hilary của Poitiers, một nhà thần học uyên bác về sau được phong thánh. Sự hiến dâng đức tin của Martin đã gây ấn tượng cho vị giám mục này, người mà đã yêu cầu người cựu quân nhân này trở lại giáo phận của mình sau khi ngài nhận trách nhiệm một chuyến hành trình về Hungary thăm cha mẹ. Trong thời gian ở đó, Martin thuyết phục mẹ ngài – dù không gặp cha, gia nhập Giáo Hội.

Tuy nhiên, giữa lúc ấy, Hilary đã kich động sự giận dữ của những người phái Arian. Một nhóm mà phủ nhận Chúa Giê-su là Chúa. Sự kiện này đã gây hậu quả giám mục bị trục xuất, để Martin không thể quay về với giáo phận như ý định. Thay vào đó, Martin đã dành thời gian sống một cuộc sống phục vụ khổ hạnh, điều mà hầu như dẫn đến cái chết của ngài. Lần gặp lại nhau sau hai năm vào năm 360, khi thời gian trục xuất của Giám mục Hilary kết thúc.

Sau cuộc hội ngộ này, Giám mục Hilary đã cấp cho Martin một miếng đất để xây dựng những gì mà có thể là một tu viện đầu tiên ở Gaul. Trong một thập niên dâng hiến là một thầy tu, Martin đã văng tiếng tăm của mình về những lời cầu nguyện của ngài đã làm hai người chết sống lại. Sự kiện thiêng liêng này của ngài đã ưu tiên sự chỉ định ngài với tư cách là giám mục thứ ba của Tour ở Pháp hiện nay.

Martin không muốn trở thành giám mục, và thực không muốn phải rời tu viện của ngài, nơi đầu tiên bởi những người đã muốn ngài dẫn dắt giáo hội địa phương. Cùng lúc được bổ nhiệm, ngài tiếp tục sống như một thầy tu, ăn mặc giản dị và chẳng có gì là của cá nhân. Cùng với tinh thần tận hiến ấy, ngài đi khắp giáo phận của mình, chỗ nào người ta cũng nói ngài lèo lái người vô thần làm việc.

Cả hai, Giáo Hội và Đế quốc La mã đã trải qua thời kỳ biến động đột ngột vào thời gian Martin làm giám mục, thuyết Priscillian, một dị thuyết đã liện quan đến sự cứu độ của tri thức hệ bí ẩn, và đã gây ra những vấn đề vô cùng nghiêm trọng ở Tây Ban Nha và Gaul mà những nhà cầm quyền dân sự đã kết án những người theo dị giáo này phải chết. Nhưng Martin cùng với Đức Giáo hoàng và Thánh Ambrose Milan đã phản đối cái chết cho những người này.

Thậm chí lúc tuổi già, Martin vẫn tiếp tục một cuộc sống khắc khổ, tập trung chăm sóc những linh hồn. Nhưng môn đệ và người viết tiểu sử, Thánh Sulpicius Severus, đã lưu ý rằng vị giám mục này đã giúp đỡ tất cả mọi người với những vấn đề đạo đức, trí năng và tâm linh của họ. Ngài cũng giúp đỡ những giáo dân khám phá ơn gọi của họ đối với cuộc đời hiến dâng nghèo khó, đơn sơ và chịu lụy.

Martin đã biết trước cái chết của mình và đã nói với các môn đệ của ngài về điều này. Nhưng lúc cơn bệnh cuối cùng đến với ngài trong một chuyến đi mục vụ, vị giám mục này đã cảm thầy không đành về việc rời bỏ giáo dân của mình.

Ngài đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu con vẫn là sự cần thiết đối với dân Người, con không chối từ vất vả, sự thiêng liêng của Người sẽ được hoàn thành.” Ngài đã lên cơn sốt, nhưng không ngủ, suốt những đêm cuối cùng của ngài trong sự hiện diện của Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện.

Thánh Martin Tour là một trong những vị thánh được yêu quí nhất trong lịch sử Âu châu. Trong một buổi chủ sự kinh Truyền Tin năm 2007, ĐTC Benedict XVI đã nhấn mạnh hy vọng của Ngài “rằng tất cả mọi Ki-tô hữu có thể giống Thánh Martin, những chứng nhân độ lượng của Tin Mừng về tình yêu và là những người xây dựng không mệt mỏi tham gia vào sự chia sẻ với tinh thần trách nhiệm.”

(Lễ Thánh Martin 11/ 11/ 2011)
 
Tử đạo là làm chứng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:28 10/11/2011
Từ thế kỷ 16, Tin mừng Chúa Giêsu được loan truyền trên quê hương Việt Nam. Ngay từ lúc còn phôi thai, Giáo Hội Việt Nam đã gặp phải những cấm cách bách hại, đúng như lời Chúa Giêsu: “Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”. Cuộc bách hại khởi đầu từ thời Hậu Lê, qua nhà Tây sơn, rồi tới triều Nguyễn và đặc biệt trở nên gắt gao dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Suốt ba trăm năm, Giáo Hội Việt Nam đã chịu những cuộc bách hại và cấm cách đẫm máu, khiến cho hàng vạn người đã bị mất mát tài sản, hàng ngàn người đã ngã gục ngoài pháp trường, biết bao nhiêu người đã phải rời bỏ làng mạc thân yêu trốn chạy vào những nơi rừng thiêng nước độc. Hơn 130 ngàn người đã ngã gục dưới những cực hình dã man để trở thành những chứng nhân bất khuất cho Đức Kitô. Trong đó, 117 vị đã vị đã được tôn phong lên hàng hiển thánh, gồm 8 giám mục, 50 linh mục, 16 thầy giảng, 1 chủng sinh và 42 giáo dân.

Đọc lại hạnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tôi nhận thấy, các ngài can đảm phi thường, vì yêu mến Chúa Kitô nên coi nhẹ mọi cực hình đau đớn, một lòng trung thành giữ vững đức tin. Dòng máu tử đạo ấy đã trở thành những hạt giống Tin mừng, đem lại cho Giáo Hội Việt Nam những mùa gặt bội thu.

1.Trung thành với đức tin.

Đối với các Thánh Tử Đạo, Thiên Chúa là trên hết. Thiên Chúa là tất cả. Lập trường của các ngài là: “Thà chết chứ không thà bỏ đạo, bỏ Chúa”. Các ngài đã trung thành giữ vững đức tin trước mọi thử thách gian lao. Các ngài đã dám đánh đổi điều cao quí nhất là mạng sống của mình để làm chứng cho niềm tin vào Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Xin kể ra đây một vài chứng từ về lòng trung thành (x.Thiên Hùng Sử).

- Thánh Anê Thành, một người mẹ của 6 đứa con. Trong cơn đau đớn vì bị tra tấn đã nhắn nhủ cô con gái đến thăm người trong tù rằng: “Con chuyển lời mẹ nói với các anh chị em con : Hãy coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, đọc kinh sáng tối, dâng lễ mỗi ngày, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Nước Thiên Đàng”. Lời sau cùng của bà là: “Giêsu Maria Giuse, con phó thác hồn con và thân xác con trong tay Chúa, xin ban cho con trọn niềm tin ở Chúa.”

- Thánh Luca Thìn, 39 tuổi, cai tổng. Người đã viết khi bị bắt bước qua thánh giá: “Tôi là một Kitô hữu. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ”.

- Thánh Giuse Lựu, trùm họ Mặc Bắc (Vĩnh Long) đã tâm sự với một linh mục bạn tù rằng: “Xin cha cầu Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho con. Con sắp phải đi đày. Con xin trao cho Chúa tất cả mọi sự thuộc về con. Con bằng lòng dâng cho Người hy sinh lớn lao hơn hết là gia đình, vợ con của con”.

- Thánh Matthêu Gẫm, 34 tuổi, một thương gia giàu có, dù bị hành hạ, bị gông xiềng nhưng vẫn luôn bình tĩnh vui tươi. Ngài nói: “Tôi có ăn trộm, ăn cướp gì đâu mà buồn. Được chết vì đạo là điều tốt lắm”.

- Thánh Laurensô Ngôn, 22 tuổi, một nông dân, đã trả lời khi các quan bắt ngài bước qua thánh giá: “Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa tể trời đất. Thánh giá là phương thế Chúa dùng để cứu độ nhân loại. Tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Tôi sẵn lòng chịu chết vì đức tin vào Thiên Chúa của tôi”.

- Thánh Matthêu Phượng, trùm họ, đã nói với các con mình rằng: “Các con của cha ơi! Đừng khóc, đừng buồn làm chi vì cha đang gặp được vận hội may mắn”.

- Thánh Đaminh Ninh, 21 tuổi, nông dân, đã hiên ngang phát biểu: “Nếu làm con cái không được phép sỉ nhục cha mẹ mình, thì làm sao người Kitô hữu lại có thể chà đạp hình ảnh của Đấng tạo thành trời đất? Xin các quan thi hành điều các quan muốn. Còn tôi không bao giờ xúc phạm thập giá Chúa tôi đâu”.

- Thánh Phêrô Dũng yên ủi vợ: “Hãy vui mừng vì tôi được hy sinh mạng sống cho Chúa Kitô”.

- Thánh Emmanuel Phụng, trùm họ, trước khi bị siết cổ đã trao cho con gái một ảnh thánh giá và nói: “Con hãy nhận lấy kỷ vật của cha. Đây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ảnh này quí giá hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé”.

2. Can đảm phi thường.

Vì đức tin, các ngài đã phải chịu đủ mọi thứ cực hình dã man. Bị gông cùm, bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói, bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng,bị chặt đầu, bị thắt cổ, bị thiêu sống, bị phân thây ra từng mảnh… Có 79 vị bị trảm quyết (bị chặt đầu); 18 vị bị xử giảo (bị thắt cổ); 8 vị chết rũ tù; 6 bị thiêu sinh; 4 bị lăng trì (phân thây ra từng mảnh); 1 bị tử thương và 1 bị bá đao.

-Lòng lang dạ sói của con người nghĩ ra mọi thứ hình phạt tàn ác, thật kinh hoàng sởn tóc gáy khi nghe kể về cái chết của Cha Cố Du theo kiểu bị xử bá đao: “Ngày 30.11.1835, họ chọn Thợ Đức làm pháp trường để xử ngài.Sáng sớm hôm đó, họ điệu ngài đến nơi hành hình. Bên một lò than đang cháy đỏ rực có 5 tên lính cầm 5 chiếc kìm sắt đã được nung đỏ.Nghe lệnh, cùng một lúc cả 5 tên kẹp kìm nung đỏ vào mình ngài kéo ra những miếng thịt khét lẹt.Họ vu cho ngài móc mắt trẻ con khi rửa tội. Làm điều ám muội khi cử hành lễ cưới và cho ăn thịt người khi rước lễ. Sau đó họ tiếp tục gây thêm những thương tích nữa cho đến khi ngài bất tỉnh thì họ mới hành quyết. Họ cột chân tay ngài vào cây cột. Hai bên lính cầm kìm chờ sẵn. Cha Du ngửa mặt lên trời cầu nguyện dâng mạng sống mình cho Chúa. Sau hồi trống báo hiệu, hai tên lính cầm kìm kẹp vào ngực ngài kéo ra 2 miếng thịt nơi vú liệng xuống đất, một tên lính khác cầm dao xẻo thịt phía sau hông, rồi đến bắp đùi thì chúng lấy kìm kéo ra rồi lấy dao xẻo đứt từng miếng… làm cha rất đau đớn. Không được bao lâu thì ngài ngất đi, đầu rũ xuống và ngài về chầu Chúa lúc 17g ngày 30.11.1835. Cha Du chết rồi bọn lính còn chặt đầu ngài cho vào một chiếc thùng đầy vôi, cởi trói lật xác úp xuống rồi phân thây ra từng khúc bỏ tất cả vào thùng vôi. Đầu ngài họ đem treo 3 ngày ở giữa chợ rồi xay nát, bỏ chung với thùng vôi đựng xác ngài đoạn quăng cả xuống biển cho mất tích".

-Thánh Giám mục Xuyên, chân tay bị trói vào bốn cọc. Năm lý hình cầm 5 cái rìu, sẵn sàng nghe lệnh quan án sát. Vừa nghe lệnh, hai lý hình chặt hai chân, hai lý hình chặt hai tay, đến lượt lý hình thứ năm chặt đầu. Rồi họ mổ bụng ngài cắt lấy ruột gan.

-Hai Cha Điểm và Khoa bị trói chân tay vào cột, lý hình tròng dây vào cổ. Nghe hiệu lệnh, lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi hai vị nghẹt thở và lịm dần.

-Sáng ngày 5.6.1862, trước sự chứng kiến của rất đông người, hai giáo dân: Thánh Toại và Thánh Huyên bước vào cũi tre để bị thiêu sinh. Những người hiện diện đều xúc động khi nghe rõ các ngài cất tiếng nguyện cầu thật lớn, trong khi ngọn lửa hồng phừng phực bốc cao, thiêu đốt hai ngài.

-Sau ba tháng tù tại Bình Định, ông Anrê Nguyễn Kim Thông nhận được án phát lưu vào Vĩnh Long. Đường từ Bình Định vào Nam xa xôi, ông Thông cùng với bốn chứng nhân khác. Vì tuổi già sức yếu, lại phải mang gông siềng, ông bước đi một cách rất khó khăn, mệt nhọc. Mỗi ngày chỉ đi được bảy tám dặm, dưới ánh nắng gay gắt. Tối đến, đoàn tù nhân được tạm giam trong các đòn quan, hay nhà tù địa phương. Được vài ba ngày, lính thấy ông Thông đuối sức quá, sợ không thể đi tới nơi, thì thương tình tháo gông xiềng cho ông. Đến Chợ Quán, thấy tình trạng sức khỏe của ông quá tàn tạ, Cha Được đã đến ban phép xức dầu cho ông. Sau đó ông lại phải mang gông xiềng tiếp. Khi ông đặt chân lên đất lưu đày, ông chỉ kịp đọc kinh ăn năn tội, vài kinh kính mừng, rồi tắt thở. Hôm đó là ngày 15 tháng 5 năm 1855.

3. Coi thường sự đau đớn.

Là con người, ai mà không sợ đau khổ, ai mà không tham danh tranh lợi, ai mà không tham sống sợ chết! Nhưng với ơn Chúa, các vị tử đạo đã thắng vượt những khổ hình dã man. Lòng yêu mến Chúa đã giúp các ngài vượt thắng tất cả: thắng vũ lực, thắng quyền bính vua chúa trần gian, thắng ma quỉ, và thắng chính mình. Vì thế các ngài xem nhẹ khổ hình, vui mừng và hãnh diện vì được chết cho đức tin.

-Trước khi bị chém, Thánh Giám mục An nói với viên quan chỉ hay:“Tôi gửi quan 30 quan tiền để xin một ân huệ: Đừng chém tôi một nhát nhưng 3 nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi, và dẫn tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ sinh thành ra tôi. Nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí chết vì đức tin, theo gương vị chủ chăn. Và như thế họ đáng hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên trời”.

-Năm vị: Đaminh Nhi, Đaminh Mạo, Đaminh Nguyên, Anrê Tường, Vinhsơn Tưởng, bị xử chém đầu, thì trừ ông Đaminh Nhi, còn bốn vị đều yêu cầu lý hình, thay vì chém một nhát, thì xin được chém 3 nhát để tỏ lòng tôn kính Chúa Ba Ngôi.

-Thánh Hồ Đình Hy bị chém đầu, nhưng trước khi đem đi xử, giữa kinh thành Huế, trong ba ngày 15,18 và 21 tháng 5 năm 1857, thân mình ngài đầy thương tích, quần áo tả tơi, dính đầy máu, đi đứng lảo đảo như muốn té nhào, bị điệu qua các đường phố, những khu chợ và quanh thành nội. Lính mở đường đi trước rao tên tử tội, mỗi khi tới ngã ba đường, phố, chợ và công trường, người tử tội bị đánh 30 trượng, lính vác loa rêu rao:“Thằng theo tà đạo, đứa ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ, cưỡng lại luật pháp triều đình. Vì thế bị kết án tử hình. Bọn Gia Tô tin rằng chết vì đạo sẽ lên Thiên đàng. Điều đó có đúng hay sai, không cần biết. Gia Tô của nó ở đâu? tại sao thấy nó khổ mà không đến cứu?”.

-Sau một năm tù giam, Anrê Trọng vẫn cương quyết tuyên xưng đức Tin, các quan quyết định ngày xử là thứ bảy ngày 28.11.1835. Sáng hôm đó, ngài gặp lại người anh họ. Người anh họ hỏi Thánh nhân có muốn ăn gì không? Anrê Trọng trả lời: “Em muốn giữ chay để dọn mình tử đạo”, rồi nói tiếp: “Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em, cầu chúc mẹ mãi mãi thánh thiện và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa cho đến chết.”. Nhưng người anh họ chưa kịp về nhắn tin, bà mẹ của Anrê Trọng đã đến đón con và theo con đến tận đầu chợ An Hòa, nơi Anrê sẽ bị xử. Gặp con, bà chỉ nói một câu: “Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù, con có nợ nần gì ai không? Nếu có thì cho mẹ biết, mẹ sẽ trả thay con”. Khi được con cho biết là không vướng mắc gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh nói với con những lời đầy khích lệ. Đến nơi xử, khi quân lính tháo gông xiềng, Thánh Trọng đón lấy, đưa cho anh lính cạnh bên và căn dặn: “Xin nhờ anh đưa giùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm.”. Mẹ anh đứng gần bên nghe rõ, bà nhận lấy kỷ vật đó và chưa cho là đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa. Bà can đảm, bước ra xin viên quan chỉ huy trao thủ cấp con trai cho bà. Bọc trong vạt áo rồi ghìm chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lập đi lập lại:“Ôi con trai yêu quí của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ.”. Rồi bà đem về an táng trong nhà.

Các Thánh Tử Đạo coi thường đau đớn với lòng can đảm lạ lùng là vì các ngài trung thành với đức tin. Do đó, các ngài vui mừng được chết vì Chúa Kitô. Các ngài đã chết dưới ngọn đao phủ là chết cho Chúa Kitô như chính Chúa Kitô đã chết cho các ngài. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang vì đã đáng được chịu đau khổ cho Chúa Kitô. Các ngài chẳng màng chi đến việc nhân loại trao tặng huy chương, huân chương, chiến công. Các ngài chết tử đạo là chết vì Chúa Kitô, đơn thuần và tinh khiết, trong sáng và huyền diệu, can trường và khiêm nhu (x.Thiên Hùng Sử, trang 4). Chết vì Chúa Kitô là niềm hạnh phúc “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao” (Mt 5,10-12; x.Lc 6,22). Chính trong ánh sáng của Chúa Kitô, Vị Tử Đạo tiên khởi mà chúng ta có thể nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bằng câu Phúc âm : “Đầy tớ không lớn hơn chủ” (Ga 15,20); “Nếu chúng đã bách hại Thầy, chúng sẽ bách hại các con...Đây Thầy sai các con như con chiên đi vào giữa sói rừng… Hãy coi chừng người đời, họ sẽ nộp các con nơi toà án. Khi họ bắt bớ, các con đừng lo phải nói thế nào, vì không phải các con, nhưng Thánh Linh của Thầy sẽ nói trong các con… Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.”. (Mt 10,16-25). Các Thánh Tử Đạo không tìm đến cái chết mà chỉ trung thành với đức tin cho dù phải chịu muôn vàn gian truân đau đớn. Các ngài tìm cách nên giống đời sống của Thầy Giêsu, nhất là giống cử chỉ yêu thương tột cùng đã đưa Thầy đến cái chết.

Chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được tô điểm bằng muôn ngàn vạn nét. Nét căn bản nhất chính là Niềm Tin Phục Sinh. Tin vào Chúa Kitô đã chết và đã sống lại nên các ngài đã chấp nhận tất cả mọi cực hình, vượt thắng mọi truân chuyên. Yêu mến Chúa Kitô và bước theo Người nên các ngài luôn sống niềm tín thác, lạc quan. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát mãi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị gì, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là tình yêu với tất cả những gì cao thượng và chân thật. Tình yêu đó bừng lên mãnh liệt trong mầu nhiệm tự huỷ và hiến dâng. Chết là mất tất cả, nhưng 117 hiến tế tình yêu cũng là 117 chứng từ niềm tin của những con người xác tín rằng: chết vì Đức Kitô, chết đi là sống lại trong cuộc sống muôn đời; chết là chiến thắng; chết là để đi về sự sống vĩnh cửu; chết là cánh cửa im lìm được mở ra để về với Đấng là Sự Sống vĩnh hằng.

4. Kế thừa dòng máu hào hùng để tiếp nối sứ vụ loan Tin mừng.

Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.

Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.

Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó, những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.

Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người Kitô hữu sống giữa lòng đời và chia sẽ đời sống của anh chị em chung quanh mình. Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng. (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu. (x. Ga 15,13).

Các Thánh Tử Đạo là những chứng nhân can trường dám chết cho niềm tin, sống cho tình yêu, và loan báo chân lý Tin Mừng. Làm chứng cho Chúa, nếu không phải đổ máu thì cũng phải chấp nhận mất mát thiệt thòi. Làm chứng đòi trả giá. Giá càng cao thì lời chứng càng đáng tin.

Các Thánh Tử Đạo đã làm chứng bằng cái chết. Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống. Các Thánh Tử Đạo đã làm chứng trong thời bị bách hại. Là con cháu các ngài, chúng ta được mời gọi làm chứng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay. Làm chứng chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
 
Những ấn tượng ban đầu
Lm Jude Siciliano, OP
16:14 10/11/2011
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN A
Châm ngôn 31:10-13, 19-20, 30-31; I Thêxalonica 5: 1-6;
Matthêu 25: 14-30


Chúng ta đang dần tiến đến ngày Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Tuần tới là lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Để chuẩn bị, tuần trước và hôm nay các bài đọc Tin Mừng của chúng đã đề cập đến ngày giờ tận thế và trách nhiệm của chúng ta với việc chàng rể đến trễ (tuần trước) và ông chủ vắng nhà lâu ngày (hôm nay). Chúng ta cũng đang nghe thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Thánh Phaolô viết cho tín hữu Thêxalônica về ngày tận thế và việc Đức Giêsu trở lại. Hôm nay, có vẻ như ngài đang giải đáp cho vấn đề “ngày giờ và thời kỳ”. Có lẽ có người đã hỏi về ngày Quang Lâm. Giáo Hội sơ khai mong Đức Giêsu mau đến và điều này có thể là thánh Phaolô đã rao giảng trước đó. Những ngày này, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe có người giảng về một ngày gần kề và một số đám đông lên núi để chào đón Đức Giêsu trở lại. Có lẽ họ nên đọc thư gửi tín hữu Thêxalônica (1 Tx 5,1-6) trước khi bỏ dở công việc của mình để leo lên các ngọn đồi.

Thánh Phaolô không biết đích xác ngày nào Đức Giêsu trở lại, nhưng ngài chắc chắn rằng ngày đó sẽ đến – và sẽ đến bất thình lình. Thánh Phaolô dùng một hình ảnh gây bất ngờ để diễn tả Đức Giêsu sẽ trở lại cách nào: “như kẻ trộm ban đêm”. Đó cũng là một hình ảnh xuất hiện trong các sách Tin Mừng (Mc 13,35; Lc 12,39). Thánh Phaolô nhắc các tín hữu Thêxalônica rằng điều họ bận tâm không phải là việc suy đoán về “ngày giờ và thời kỳ”, nhưng là cần sống sẵn sàng, vì Đức Giêsu sẽ đến bất cứ lúc nào.

Mặt khác, thánh Phaolô nói với tín hữu Thêxalônica, họ phải sống sao cho xứng hợp, như thể ngày tận thế đã đến. Đức Kitô đã ở với chúng ta và chúng ta là “con cái ánh sáng, con cái của ban ngày”. Vì chúng ta đã được Đức Kitô giáng phúc, ánh sáng của Người chiếu rọi trong chúng ta, chúng ta phải chiếu tỏa ánh sáng đó cho thế giới bằng lối sống của mình. Chúng ta không quan tâm khi nào Đức Giêsu sẽ trở lại cho bằng việc chúng ta đang sống ở đây và được làm cho nên mạnh mẽ bằng tương lai mà chúng ta đã cảm nghiệm qua Bí tích rửa tội.

Qua dụ ngôn, Tin Mừng cũng nói đến thời gian chúng ta sẽ chờ đợi Đức Kitô là “rất lâu”. Người ta mong rằng cả ba đầy tớ được ông chủ trao cho các yến bạc sẽ đều ý thức về vai trò quan trọng của họ. Quý vị có nghĩ thế không? Sau hết, họ được ông chủ “giao phó” của cải. Đó chẳng phải là ân huệ khi ai đó trao những gì có giá trị cho chúng ta sao?

Các bậc thầy tôn giáo thời Đức Giêsu được ví như các đầy tớ trong dụ ngôn. Họ được trao cho luật lệ và truyền thống tôn giáo và phải giúp cộng đoàn sống sẵn sàng để Thiên Chúa đến trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên, các kinh sư lại cứng nhắc trong những giáo lý của họ nên Đức Giêsu kết án họ không được thấy vương quốc trong Ngài, đang ở giữa họ. Giống như đầy tớ thứ ba trong dụ ngôn, họ hiểu sai những gì đức Giêsu mong chờ nơi họ.

Cả ba đầy tớ dường như có năng lực và tài phán đoán khác nhau về việc ông chủ của họ phân phát tiền bạc. Một “yến” tương đương với số tiền một người nghèo có thể sống khoảng từ 15 đến 25 năm. Vì thế, mỗi đầy tớ, ngay cả người đã nhận một yến, cũng đã được ông chủ trao cho một số tiền đáng kể. Chúng ta tìm thấy nguồn gốc khái niệm mà chúng ta dịch là “yến” (ân ban tự nhiên) trong dụ ngôn này. Nhưng trong dụ ngôn này, “ân ban tự nhiên” là số tiền được ông chủ đầu tư, rồi mong thu lại cả vốn lẫn lãi. Đây là cơ hội cho mỗi đầy tớ để chứng tỏ rằng điều ông chủ trao phó cho mình là chính đáng.

Người đầy tớ thứ ba đã không thất bại vì đầu tư sai chỗ, mà vì anh đã không đầu tư gì cả - đã không cố gắng. Dụ ngôn không nói về những ân ban riêng của người đầy tớ, nhưng nói về sự lười biếng và nhát đảm của anh. Có lẽ anh sợ dù chỉ là một chút mạo hiểm gửi tiền vào ngân hàng cũng sẽ liên lụy đến mình. Giải pháp của anh là không nên mạo hiểm và chôn tiền dưới đất.

Dụ ngôn không đề cập đến những tài khéo cụ thể chúng ta sẽ được ban cho và chúng ta sử dụng chúng như thế nào. Đó là tất cả những gì chúng ta có. Ông chủ mong số tiền cần được đầu tư, tích trữ chỉ là lãng phí. Với chúng ta cũng thế. Đức Giêsu khích lệ chúng ta đặt tất cả cuộc đời của mình một cách dứt khoát trong việc phục vụ Ngài – không chỉ là những tài năng cụ thể. Chúng ta phải đầu tư cả bản thân mình vì danh Thiên Chúa, phục vụ Thiên Chúa bằng việc phục vụ tha nhân. Vấn đề không phải là chúng ta nghĩ mình đã được ban cho bao nhiêu. Mỗi chúng ta đã được Rửa tội trong Đức Kitô thì cần dấn thân vào thế gian, ý thức rằng Đấng đã giao phó cho chúng ta thì cũng sẽ ở với chúng ta khi chúng ta đương đầu với cuộc sống và những thử thách của nó như là những Kitô hữu đích thực.

Trong dụ ngôn, Thiên Chúa không phải là ông chủ bủn xỉn và khắt khe. Đây cũng không phải là chuyện ngụ ngôn. Nhưng rõ ràng, cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa khởi đi từ đây và ngay lúc này. Lúc này, sống mà không phục vụ Thiên Chúa nghĩa là chọn “bóng tối bên ngoài”. Sống phục vụ Thiên Chúa, bất cứ nơi đâu chúng ta được mời gọi, là một sự liều lĩnh, nhưng chúng ta được khuyến khích đón nhận sự liều lĩnh đó và không chọn lấy một sự an toàn ảo tưởng và hình thức dễ chịu nào trong mối tương quan môn đệ. Đức Giêsu nói với rằng chúng ta tìm thấy sự sống của mình bằng việc mất nó vì danh Ngài.

Những dịp để nói hay hành động dựa vào niềm tin của chúng ta có xảy ra thường xuyên không? Là những Kitô hữu, chúng ta có dám tiến bước để đầu tư chính mình vì danh Đức Kitô không? Hay chúng ta có nghĩ mình sẽ chỉ cố gắng để “giữ đức tin” giản dị và trong sạch cho tới khi Đức Kitô đến gọi chúng ta thanh toán? Tôn giáo tàn lụi khi nó bám chặt vào quá khứ và sẽ không thấy Thiên Chúa hiện diện và hoạt động theo những cách thức mới trong mỗi thế hệ. Một lời nói tử tế, một cử chỉ yêu thương, một lập trường ủng hộ lẽ phải – bất cứ gì được đòi hỏi nơi chúng ta đều được Đức Kitô đáp ứng, Người đã thắt chặt cuộc sống của mình với cuộc sống chúng ta trong thế gian này. Ông chủ phê bình người đầy tớ được trao một nén vì anh là một đầy tớ nhát đảm và đã không làm gì cả. Tốt hơn là hãy cứ liều, như có vẻ thế, rồi hãy cẩn thận sau! Chúng ta dám mạo hiểm biết bao trong Chúa, Đấng mong đợi mỗi chúng ta đầu tư chính mình trong những thách đố chúng ta phải đối diện!

Chẳng thú vị sao khi những người đầy tớ đã nắm bắt thời cơ và đã gây lời để cho ông chủ nhưng ông đã không nói với họ là “hãy thoải mái và vui hưởng sự thanh thản”? Thay vì vậy, họ được trao nhiều trách nhiệm hơn! Trong các giáo xứ, tôi luôn gặp gỡ những người kiên quyết “nhúng chân vào” một số việc tông đồ cần thiết như: dạy các lớp giáo lý cho trẻ em; huấn luyện những người đọc sách; quyên góp cho việc từ thiện; đan mền cho những bà mẹ mới sinh con và đơn thân; gia nhập nhóm Kinh Thánh; thành lập ủy ban công lý xã hội cấp giáo xứ.v.v. Sẽ chẳng bao giờ thất bại. Tất cả họ đều nói rằng họ bị cuốn hút nhiều hơn điều họ mong đợi – và họ yêu thích công việc đó! Đây là những đầy tớ đã nghe Chúa nói với họ “Khá lắm, hỡi tôi tớ tài giỏi và trung thành” – và họ cũng nghe rằng “Tôi sẽ giao nhiều cho anh”.

Điều ngạc nhiên là những đầy tớ này có vẻ thích được làm giao nhiều việc hơn. Họ tin vào tình yêu bao bọc và nâng đỡ của Thiên Chúa khi họ dám dấn mình vào sự rủi ro nguy hiểm trong tương quan môn đệ. Họ sẵn lòng chia sẻ với niềm vui của chủ. Các đầy tớ “tài giỏi và trung tín” này không xem Thiên Chúa như Đấng đưa ra các nguyên tắc chung chung rồi mong con người tuân theo một cách chính xác. Nhiều người có vẻ tưởng tượng Thiên Chúa là như thế. Thay vào đó, họ cất bước đến những phần khác của vườn nho mà trước kia họ chưa từng đặt chân đến để bắt đầu làm việc. Họ tin tưởng vào những trách nhiệm họ được trao và tin vào Đấng Ban Ơn nâng đỡ họ.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

33rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Proverbs 31: 10-13, 19-20, 30-31; I Thessalonians 5: 1-6; Matthew 25: 14-30

We are approaching the last Sunday of the liturgical year. Next week is the feast of Christ the King. In preparation, last week and today our gospel readings have been about the end times and our accountability to the late-coming bridegroom (last week) and long-absent master (today). We have also been hearing from Paul’s First Letter to the Thessalonians.

Paul is writing to the Thessalonians about the end times and Jesus’ return. Today he seems to be answering a question about "times and seasons." Someone must have asked about the date of the Parousia. The early church expected Jesus’ quick return and previously that seems to have been Paul’ preaching. These days we occasionally still hear of a preacher giving an imminent date and some congregation going to a mountaintop to greet Jesus upon his arrival. Perhaps they should first read I Thess. 5: 1-6 before they quit their jobs and head out for the hills..

Paul may not have known the exact the date of Jesus’ return, but he is sure it will happen – and it will be sudden. He uses a startling image to describe how Jesus will return, "like a thief in the night." It is an image that also appears in the gospels (Mark 13:35, Luke 12:39 ff). Paul reminds the Thessalonians that their main concern is not the speculation about "times and seasons," but the need to live in readiness, as if Jesus might come at any moment.

On the other hand, Paul tells the Thessalonians, they must live in a fitting manner, as if the end has already come. Christ is already with us and we are "children of the light and children of the day." Since we are already blessed by Christ, whose light shines within us, we must show that light to the world by the way in which we live. We are not as concerned about when Jesus will return as we are about living here and now empowered by the future we have already come to experience through our baptism.

Through a parable the gospel also addresses the "long time" we are waiting for Christ. One might have expected that the three servants entrusted with the talents by their master would have a sense of their importance. Don’t you think? After all, they are "entrusted" with their master’s possessions. Isn’t it a gift when someone entrusts what they value to us?

The religious teachers in Jesus’ time were like the servants in the parable. They were entrusted with the religious law and tradition and were to help the community live preparing for God’s advent into their lives. But they became rigid in their teachings and Jesus accused them of not perceiving the kingdom’s presence among them in himself. Like the last of the servants in the parable, they misunderstood what God expected of them.

The three servants seemed to be of different competence, judging from their master’s distribution of money. The "talent" was equivalent to what a poor person could live on for 15 or 20 years. So, each servant, even the one who received the one talent, was given a considerable amount by his master. We derive our current notion of "talent" (a natural gift) from this parable. But in the parable the talent is money invested by a master who then expects a return on his investment. Here is a chance for each servant to prove that his master’s trust in him was justified.

The third servant didn’t fail because he invested foolishly, but because he didn’t invest at all – he didn’t try. It’s not a parable about the servant’s own gifts, "talents," but about his laziness and fear. Perhaps he was even afraid of the slight risk putting the money in the bank would involve. His solution: take no risk and bury the money.

The parable isn’t concerned with specific talents we might have been given and how we use them. It’s about all that we have. The master expected the money to be invested, hoarding it was a waste. So too for us. Jesus is encouraging us to put all of our lives on the line in his service – not just specific talents. We are to invest ourselves in God’s name, serving God by serving others. It doesn’t matter how much we think we have been given. Each of us baptized into Christ needs to engage in the world, conscious that the One who has entrusted us will be with us as we face life and its challenges as full-fledged Christians.

God is not the mean and demanding master in the parable. This is not an allegory. But it is clear that our life with God starts here and now. Not to live in service to our God is to choose "the darkness outside" now. Living in God’s service, wherever we are called, is a risk, but we are urged to take that risk and not choose a fictional safe and comfortable form of discipleship. We find our life, Jesus tells us, by losing it in his name.

How often does the occasion to speak or act on our faith arise? Dare we step forward as Christians to invest ourselves in Christ’s name? Or, do we think we should just do our best to "keep the faith" neat and clean until Christ comes to call us to an accounting? Religion dies when it clings to the past age and fails to see God present and active in new ways in each generation. A kind word, a loving act, a stand for what is right – whatever is asked of us will also be supplied by Christ who joins his life to our ours in this world. The master criticized the one-talent servant for being a fearful servant and doing nothing. Better to risk, it would seem, then play it safe! What a Risk-Taker we have in our God, who expects each of us to invest ourselves in the challenges we face!

Isn’t it interesting that the servants who did take chances and had profits to show their master weren’t told to "take it easy and enjoy a rest"? Instead, they are given even greater responsibilities! I keep meeting people in parishes who decided to "dip their feet" in some needed ministry: teaching religion classes to teenagers; training lectors; raising funds for a soup kitchen; knitting blankets for new, single mothers; joining a Scripture group; forming a parish social justice committee, etc. It never fails. They all say they are much more involved than they expected – and they love it! These are servants who have already heard the Lord say to them, "Well done, my good and faithful servant" – and they have also heard, "I will give you great responsibilities."

The wonder is that these servants seem to relish the extra labors they have been given. They trust in the enveloping and supportive love of God as they throw themselves in the risks of discipleship. They already share in their master’s joy. These "good and faithful" servants don’t view God as a general issuing orders and expecting exact obedience. Some people seem to imagine God that way. Instead, they stepped out into a part of the vineyard they had never been before and set to work. They trusted the responsibilities they had been given and the Gift-Giver who backed them up.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Suy gẫm của ĐTC Bênêđíctô khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 6/11/2011
Lm. Phan Du Sinh
11:41 10/11/2011
Anh chị em thân mến,
Bài đọc Kinh Thánh phụng vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta tiếp tục suy tư về đời sống vĩnh cửu mà chúng ta đã bắt đầu nhân dịp tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời. Về điểm này, có một sự khác biệt rõ ràng giữa những người tin và những người không tin, hoặc người ta có thể nói, giữa những người hy vọng và những người không hy vọng.
Thánh Phao-lô đã viết cho các tín hữu Thê-xa-lo-ni-ca: “Anh chị em thân mến, chúng tôi không muốn để anh chị em chẳng hay biết gì về những người đã yên giấc ngàn thu, hầu anh chị em không buồn phiền như những người còn lại, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4,13). Niềm tin vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô trong vũ trụ này cũng là một phân rẽ quyết định. Thánh Phao-lô luôn nhắc nhở các tín hữu thành Ê-phê-xô rằng trước khi chấp nhận Tin Mừng, họ đã “bị tách biệt khỏi Đức Kitô, không được hưởng quyền công dân Ít-ra-en, xa lạ với các giao ước dựa trên lời hứa của Thiên Chúa, không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Quả vậy, tôn giáo của người Hy Lạp, việc cúng bái và thần thoại của người ngoại không chiếu toả ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết; vì thế một câu khắc ghi trên bia đá cổ đã nói: “In nihil ab nihilo quam cito recidimus,” nghĩa là “Nhanh chóng làm sao khi chúng ta rơi vào từ hư vô này đến hư vô khác”. Nếu chúng ta lìa bỏ Thiên Chúa, nếu chúng ta loại trừ Đức Kitô, thế giới này sẽ rơi vào sự hư không và bóng tối. Hơn thế nữa, điều này cũng được khẳng định trong các diễn tả của thuyết hư vô, thường vô thức và thật đáng tiếc, tiêm nhiễm trên một số đông người trẻ.
Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng, nói về mười trinh nữ được mời dự đám cưới, biểu tượng của vương quốc trên trời và của đời sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đó là một hình ảnh đẹp, tuy nhiên qua đó, Đức Giê-su dạy một chân lý để chất vấn chúng ta. Quả thế, năm trong số mười trinh nữ được đón nhận vào tiệc cưới bởi vì khi chú rể đến, họ có dầu để thắp đèn, trong khi đó năm người kia bị bỏ ở bên ngoài bởi vì họ khá đần độn, không biết mang theo dầu. Thứ dầu này là gì, một điều kiện tiên quyết và thiết yếu để được cho vào đám cưới phải không?
Thánh Âu-tinh (Discourses, 93, 4) và những tác giả cổ đại khác đã xem đó như một biểu tượng của tình yêu, thứ mà ta không thể mua được, nhưng được lãnh nhận như một món quà, được giữ gìn trong chính mình, và được sử dụng qua các việc làm của chúng ta. Sự khôn ngoan đích thực kiếm lợi ở mức cao nhất trong cuộc sống hay chết qua các công việc bác ái, bởi vì sau khi chết, điều đó không thể thực hiện được nữa. Khi chúng ta được chỗi dậy vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng, nó sẽ được đặt trên căn bản của tình yêu mà chúng ta đã thực hiện ở đời sống trần gian này (x. Mt 25, 31-46). Và tình yêu này là quà tặng của Đức Ki-tô, tuôn đổ trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần. Những ai tin vào Thiên Chúa - Tình Yêu mang trong mình một niềm hy vọng không thể bị đánh bại, giống như một ngọn đèn để đốt lên trên con đường đi qua đêm tối vượt qua cái chết để đi vào bữa tiệc vĩ đại của sự sống.
Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ Maria, Ngai Tòa Khôn Ngoan, dạy chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã trở thành xác phàm trong Chúa Giê-su. Người là Đường để dẫn đưa từ cuộc đời này tới Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống. Người cho chúng ta biết dung nhan của Chúa Cha, và như vậy ban cho chúng ta niềm hy vọng tràn đầy tình thương. Vì lý do này mà Giáo Hội gọi Mẹ Thiên Chúa bằng những từ này: “Vita, dulcedo, et spes notra” (sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con). Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết cách sống và chết trong niềm hy vọng mà không bao giờ thất vọng.
 
Đề nghị đưa ra tại Vatican về tế bào gốc
Jos. Tú Nạc, NMS
07:18 10/11/2011
VATICAN- (FWTN News) – Tại Vatican, ông Tommy G. Thompson, Nguyên Thư ký Bộ Y tế và Sức khỏe Hoa Kỳ, đã đề nghị TT. Obama thành lập một nghị quyết đề ủng hộ việc nghiên cứu tế bào gốc.

“Tôi muốn TT. Obama mang tất cả việc nghiên cứu tế bào gốc này lại với nhau,” ông thmpson đã nói CNA ở Roma vào ngày 7/ 11.

Ông Thompson nói ông muốn một số lượng được chế ra trong Viện Y tế Quốc gia sẽ “có thể được dùng, nguồn tài nguyên mà chúng ta có ở Mỹ để thực sự đầu tư cải tạo y tế hàng đầu về phương pháp tri liệu, tạo ra sự tiến bộ bất ngờ trong kỹ thuật về việc kiềm chế bệnh tật.”

Ông Thompson dự cuộc hội thảo ba ngày ở Roma được tham gia tổ chức của Hội đồng Văn hóa Giáo hoàng Vatican và U.S-based Stem for Life foundation thúc đẩy việc nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành. Ông sẽ cùng tham dự với hơn 350 đại biểu gồm các chính khách, các chuyên gia y tế, các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo tôn giáo.

Sự vụ này sẽ cùng mang “những nhà lãnh đạo thuộc thành phần nhiệm vụ khác nhau” cùng ngồi lại, những người mà “định giá tất cả mọi nỗ lực tổng hợp để hình thành vấn đề xoay quanh việc cải tạo y tế,” ông nói. Nhóm này cũng đưa ra “những đề nghị chi tiết tớ tổng thống của chúng tôi về cách làm thế nào để chúng tôi có thể hợp tác tốt hơn những nỗ lực này và thống nhất với cố gắng mạnh dạn đảm nhận công việc khó khan cá nhân.” Tuy nhiên, ông lưu ý rằng “để hình thành, chẳng có gì được hình thành,” bởi chính quyền Obama.

Ý tưởng của Thompson được đón nhận nhiệt liệt với hàng loạt tiếng vỗ tay của cử tọa tham gia hội thảo, cả Ts. Robin Smith, Chủ tịch “ Stem for Life Foundation.” Bà nói nói với CAN rằng bà nhận thấy ý tưởng “thật hấp dẫn.”

“Tôi cho đó là một điều rất quan trông để đưa đến Quốc Hội và các chính khách khác cũng như TT. Obama hiểu được tế bào gốc trưởng thành” để “chúng ta có thống nhất đưa ra một kết quả tác động hơn, làm giảm sự đau khổ không đáng của con người bởi có được cách chữa trị trong các dưỡng đường,” bà nói.

Giáo Hội Công Giáo phê chuẩn việc nghiên cứu tế bào nhưng không chấp nhận những tế bào được tuyển chọn từ sự hủy diệt một phôi hoặc bào thai. Những tế bào “gốc” được lấy từ những tế bào tồn tại của bệnh nhân hoặc từ nhau (đàn bà đẻ), hoặc từ dây rốn (trẻ sơ sinh) lúc sinh ra.

Ông Thompson nói: “Cuộc hội thảo này sẽ xua tan những truyền thuyết cổ xưa và đem lại nhiều sự phát triển khả năng trí tuệ, nhiều nhà khoa học mới và nhiều báo cáo mới được đem ra thảo luận, điều đó sẽ giúp cho thế giới bàn bạc về tế bào gốc trưởng thành bằng sự nhận thức tốt hơn.”

Ts. Smith nói: “Đó là lúc khơi dậy không ngờ để mang những quốc gia khác nhau, những nhà lãnh đạo chính trị khác nhau cùng ngồi lại giúp chúng ta dùng cách điều trị bằng tế bào gốc trưởng thành tới quần chúng.”

Bà tin rằng cuộc hội thảo này sẽ giáo dục xã hội, nâng cao sự hiểu biết của quần chúng và khả năng xuất hiện trong tương lai công trình nghiên cứu phải thay đổi nền văn hóa, thay đổi cuộc sống và làm giảm khổ đau của nhân loại.
 
Pakistan: Trường công lập dạy sự bất khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo
Nguyễn Trọng Đa
09:10 10/11/2011
Pakistan: Trường công lập dạy sự bất khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo

Islamabad - Các sách giáo khoa, được sử dụng trong trường công lập và trường tư thục ở Pakistan, dạy cho học sinh nước này có thành kiến và bất khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo ngoài đạo Hồi: đây là kết quả của một nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này, được thực hiện bởi Ủy ban Mỹ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) và được công bố ngày 9-11 tại Washington, Mỹ.

Phúc trình, được gửi đến hãng tin Fides, bởi Ủy ban Mỹ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF), một tổ chức độc lập lưỡng đảng của chính phủ liên bang Mỹ, cho biết hệ thống trường học ở Pakistan là gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo rộng rãi, và giúp giải thích lý do tại sao việc chiến đấu thường được hỗ trợ, khoan dung và biện minh trong đất nước.

Nghiên cứu, có tựa đề "Kết nối các dấu chấm: giáo dục và sự phân biệt đối xử tôn giáo ở Pakistan", xem xét lại hơn 100 sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 10 thuộc bốn tỉnh của Pakistan. Hồi tháng 2-1011, các nhà nghiên cứu đã đến thăm 37 trường công lập, phỏng vấn 277 học sinh và các giáo viên, và 19 trường Hồi giáo (madrase), nơi họ đã phỏng vấn 226 học sinh và giáo viên.

Phúc trình nói: “Các nhóm thiểu số tôn giáo thường được mô tả như những công dân thấp kém hoặc công dân hạng nhì, được ban các quyền lợi và đặc quyền hạn chế bởi các người Hồi giáo Pakistan quảng đại, do đó họ cần phải biết ơn. Người Ấn giáo bị liên tục mô tả như là các phần tử cực đoan, và những kẻ thù truyền kiếp của Hồi giáo". Phúc trình nói tiếp: “Nền văn hóa và xã hội của họ dựa trên sự bất công và tàn ác, trong khi Hồi giáo đưa ra một thông điệp hòa bình và tình huynh đệ, các khái niệm được mô tả như là xa lạ với người Ấn giáo”. Một số sách giáo khoa chứa nhiều tham chiếu đặc biệt đến các Kitô hữu, “vốn thường là tiêu cực, vẽ ra một bức tranh chưa đầy đủ về nhóm thiểu số tôn giáo lớn nhất ở Pakistan". Phúc trình nói đến một sự mô tả tiêu cực có hệ thống về các nhóm thiểu số tôn giáo, người Ấn giáo (chiếm 1% ở Pakistan), Kitô hữu ( 3%), người đạo Sikh và các Phật tử.

Các sách giáo khoa tránh các qui chiếu về vai trò của người Ấn giáo, người đạo Sikh và Kitô hữu trong đời sống văn hoá, quân sự và dân sự của Pakistan. Trong hầu hết các trường hợp, "chủ nghĩa xét lại lịch sử dường như được thiết kế để minh oan hay tôn vinh nền văn minh Hồi giáo, hoặc bôi nhọ văn hóa của các nhóm thiểu số tôn giáo". Phúc trình gợi ý các sự thay đổi khẩn cấp, "nhằm trình bày một lịch sử không có các tuyên bố giả tạo hoặc không đúng, vốn có thể chứa các sự thiên vị tôn giáo".

Các sách giáo khoa cũng cổ vũ ý tưởng rằng "bản sắc Hồi giáo của Pakistan đang bị đe doạ liên tục", và rằng "các lực lượng chống Hồi giáo luôn cố gắng để kết thúc sự thống trị Hồi giáo trên thế giới", như được đọc thấy từ một bài học khoa học xã hội đang được giảng dạy cho học sinh lớp 4 trong tỉnh Punjab.

Các văn bản và giáo lý Hồi giáo đều có trong sách giáo khoa bắt buộc, chứ không chỉ trong sách Hồi giáo, điều này có nghĩa là các Kitô hữu, người Ấn giáo và các nhóm thiểu số tôn giáo khác Pakistan đã được dạy nội dung Hồi giáo: và thực tế này vi phạm Hiến pháp của Pakistan, vốn nói rằng các học sinh không nên học một giáo lý khác so với giáo lý của họ.

Các giáo viên cũng là một vấn đề: theo nghiên cứu, hơn một nửa của các giáo viên trường công lập thừa nhận quyền công dân của đồng bào các nhóm thiểu số tôn giáo, nhưng đa số tin rằng các nhóm thiểu số tôn giáo không được phép giữ các vị trí quyền lực, "nhằm bảo vệ Pakistan và người Hồi giáo". Hơn nữa, 80% giáo viên xem các giáo viên nào không theo Hồi giáo là các "kẻ thù của Hồi giáo". (Agenzia Fides 9-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Mỹ: Phương châm ''In God We Trust: Chúng tôi tín thác vào Chúa” được tái khẳng định
Nguyễn Trọng Đa
09:15 10/11/2011
Mỹ: Phương châm "In God We Trust: Chúng tôi tín thác vào Chúa” được tái khẳng định

Nguồn gốc của phương châm này

ROMA - Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết tái khẳng định việc sử dụng phương châm của Mỹ "Chúng tôi tín thác vào Chúa” (In God We Trust), được in trên tất cả các tờ giấy bạc của ngân hàng quốc gia.

Các dân biểu Hạ Viện Mỹ, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số, đã thông qua nghị quyết với 396 phiếu thuận và 9 phiếu chống, theo nhật báo L'Osservatore Romano của Toà thánh.

Bản văn, do nữ dân biều Cộng hoà Virginia Randy Forbes đề xuất, "ủng hộ và cổ vũ việc trưng công khai phương châm này, trong các trường học, các tổ chức và các trụ sở công cộng".

Một năm trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, biện pháp này không khỏi tạo ra thêm các cuộc tranh cãi mới giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Đảng Dân chủ đã chỉ trích mạnh mẽ sáng kiến này của Đảng Cộng hòa, mà họ xét là vô ích, - nhật báo L'Osservatore Romano bình luận. Theo họ, sáng kiến này là việc lãng phí thời giờ cho Quốc Hội, khi Quốc hội Mỹ cần quan tâm đến nhiều vấn đề cấp thiết hơn.

Nadeam Elsham, phát ngôn viên của thủ lĩnh đảng Dân chủ trong Hạ viện Nancy Pelosi, nói mỉa mai: “Theo tin mới nhất, phương châm “Chúng tôi tín thác vào Chúa” (In God We Trust) là phương châm của Mỹ được chọn vào năm 1956".

Đó là sự xác nhận phương châm, vốn xuất hiện trên các đồng bạc xanh của Mỹ kể từ cuộc nội chiến năm 1861. Và sau sự xác nhận phương châm hồi năm 1956, phương châm lại được khẳng định lần nữa bởi một đạo luật năm 2002, vốn ngăn cấm bất kỳ sự thay đổi nào trong qui định trước đó. Và rồi cách đây năm năm, năm 2006, Thượng viện đã tái khẳng định phương châm.

Ngoài mọi cuộc tranh cãi, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa cho rằng nghị quyết, vốn kêu gọi một sự tín thác vào Chúa, có thể là một vectơ "của ‘hy vọng và sự cảm hứng’ cho dân Mỹ, trong thời kỳ có các khó khăn kinh tế lớn", nguồn tin kết luận. (Zenit.org 8-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Indonesia: Nhà lãnh đạo Công Giáo trở thành anh hùng dân tộc
Phạm Kim An
09:19 10/11/2011
Indonesia: Nhà lãnh đạo Công Giáo trở thành anh hùng dân tộc

Jakarta – Nhà lãnh đạo Công Giáo Ignatius Joseph Kasimo Hendrowahjono nay là một anh hùng dân tộc.

Với một buổi lễ đặc biệt được tổ chức tại dinh tổng thống, Tổng thống Indonesia Yudhoyono bổ sung tên của nhà lãnh đạo Kitô giáo, người đã qua đời năm 1986, vào danh sách các nhân vật vĩ đại của đất nước.

Tổng cộng có sáu người trong những năm qua đã nhận được vinh dự này. Trong số đó có Idham Chalid, người sáng lập Nahdlatul Ulama, tổ chức Hồi giáo ôn hòa lớn nhất của Indonesia.

Sinh ra tại Jakarta vào năm 1900, Ignatius Joseph Hendrowahjono Kasim, được biết đến là Ông Kasim, là một trong những người có ảnh hưởng nhất, trong và sau khi Indonesia độc lập vào ngày 17-8-1945. Là người thuộc gia đình nghèo, Kasim đã học tại trường truyền giáo Dòng Tên ở Muntinal (Java). Trong những năm ở đây, ông quyết định trở thành người Công giáo.

Dưới thời nhà độc tài Sukarno (1945 - 1966), ông là chủ tịch Đảng Công Giáo quốc gia, chính đảng duy nhất của Kitô giáo vào thời ấy. Trong cái mà ngày nay được gọi là “Trật tự cũ”, ông Kasim giữ nhiều vai trò chính trị hàng đầu để trở thành một bộ trưởng nội các.

Tuy nhiên, hình ảnh ông đứng vững, không chỉ nhờ các công tác hoàn thành, nhưng đặc biệt nhờ đức tin mạnh mẽ và chứng tá với tư cách là người Công Giáo. Năm 1955, đảng của ông là đảng duy nhất cùng với đảng Masyumi Hồi giáo chống lại cộng sản, khi ông Sukarno thành lập Nasakom, có nghĩa là: Dân tộc, tôn giáo và cộng sản.

Ông Hari Tjan Silalahi, một nhà phân tích chính trị và người thành lập Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), mô tả ông Kasim là "một thiên thần của thời đại ông”, vì trong những năm của chế độ ấy, ông không hề chấp nhận tham nhũng.

Ông Hari Tjan Silalahi nói tiếp: “Ông ấy là một con người rất giản dị, nhưng có một tầm nhìn mạnh mẽ. Đặc biệt là kể từ khi ông quan niệm rằng chính phủ là một công cụ để phục vụ nhân dân, không phân biệt giai cấp hoặc tôn giáo”. (AsiaNews 9-11-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC chuẩn bị thăm viếng Cuba và Mêhicô
LM. Trần Đức Anh OP
11:40 10/11/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 đang cứu xét một dự án cụ thể viếng thăm hai nước Cuba và Mêhicô đáp lại lời mời từ hai nước này.

Trả lời câu hỏi của giới báo chí, hôm 10-11-2011, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết trong những ngày qua, các vị Sứ Thần Tòa Thánh tại Mêhicô và Cuba đã được ủy nhiệm thông báo cho các vị lãnh đạo tôn giáo và dân sự cấp cao nhất về việc ĐTC đang cứu xét một dự án cụ thể để viếng thăm hai nước.

Dự án này sẽ được đào sâu trong những tuần lễ tới đây và dựa theo đó, ĐTC quyết định chung kết và sẽ thông báo theo thể thức và thời gian ngài thấy là thuận tiện nhất.

Thời điểm dự kiến cho cuộc viếng thăm là vào mùa xuân năm tới, vì thế, thời gian để quyết định chung kết về chương trình và việc chuẩn bị tương đối đã đến gần.

Về lý do cuộc viếng thăm, Cha Lombardi cho biết sự mong đợi của nhân dân Mêhicô là điều ai cũng biết, ĐTC để ý đến điều đó và ngài vui mừng vì có thể đáp lại mong đợi ấy. ĐTC đã đến Brazil, nhưng các nước Mỹ châu la tinh nói tiếng Tây ban nha mong muốn một cuộc viếng thăm cho họ và Mêhicô là dân tộc đông đảo nhất trong số các nước này.

Cuba cũng là một nước rất mong được thấy ĐGH, Người không bao giờ quên cuộc viếng thăm lịch sử của Đức Gioan Phaolô 2, trong đó Giáo Hội và toàn dân sống thời kỳ quan trọng trong lịch sử; cuộc viếng thăm của ĐGH sẽ là một khích lệ lớn, đặc biệt là trong năm kỷ niệm 400 năm tìm được ảnh Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng.

Cha Lombardi nói thêm rằng: ”Chỉ cần nhìn bản đồ là đủ thấy Cuba và Mêhicô ở cùng một hướng so với Roma, và vì thế điều hợp lý là gộp hai nước trong một chuyến viếng thăm duy nhất, thay vì 2 cuộc viếng thăm riêng rẽ, sẽ đòi một hành trình dài và phức tạp hơn.

Dầu sao đi nữa, đây là một cuộc du hành dài và không thể có nhiều giai đoạn, nhưng rất ít, và có nhiều giá trị tượng trưng và mục vụ. Cũng cần để đến độ cao, vì thế người ta khuyên ĐTC không nên đến thành phố Mêhicô. Một trong những vấn đề đó sẽ được mau lẹ cứu xét và tìm một giải pháp khác tốt đẹp hơn.

Sau cùng, LM Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết về mục tiêu cuộc viếng thăm: sau Đại hội các GM toàn Mỹ châu la tinh ở Aparecida bên Brazil ĐTC đã tham dự cách đây 4 năm, Đại lục này dấn thân trong chương trình đại truyền giáo cho đại lục, và ĐTC sẽ có dip khích lệ toàn thể Giáo Hội trong công tác lớn lao này, và cả trong
tiến trình chuẩn bị Năm Đức Tin (SD 10-11-2011)
 
ĐTC Bênêđictô XVI - Suy Niệm Thánh Vịnh 119
Phaolô Phạm Xuân Khôi
23:45 10/11/2011
“Con vui thú với thánh chỉ Ngài, con sẽ chẳng quên lời Ngài”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười bảy về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI, được ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Thứ Tư ngày 9 tháng 11, năm 2011. Hôm nay, ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài nói về Thánh Vịnh 119.




Anh chị em thân mến,

Trong những bài giáo lý trước chúng ta đã suy niệm về một số Thánh Vịnh là những thí dụ điển hình cho các loại cầu nguyện: than thở, tin tưởng và ngợi khen. Trong bài giáo lý hôm nay, tôi muốn tập trung vào Thánh Vịnh 119 theo truyền thống Do Thái, hay Thánh Vịnh 118 theo truyền thống La-Hy: một Thánh Vịnh rất đặc biệt và độc đáo. Trước hết là chiều dài của nó: gồm 176 câu được chia thành 22 đoạn thơ bát cú. Rồi đến nét đặc biệt là được cấu trúc theo “thể thơ chữ đầu mẫu tự,” có nghĩa là, theo mẫu tự Do Thái, trong đó có 22 chữ cái. Mỗi đoạn thơ tương ứng với một chữ cái của mẫu tự, và với chữ cái này từ đầu tiên của đoạn thơ bát cú bắt đầu. Đây là một cách cấu trúc văn chương rất khó và độc đáo, trong đó tác giả Thánh Vịnh đã phải vận dụng tất cả các tài năng của mình.

Nhưng điều quan trọng hơn đối với chúng ta là chủ đề chính của Thánh Vịnh: đó là một bài ca hùng tráng và trang nghiêm về Ngũ Kinh (Torah) của Chúa, tức là Lề Luật của Ngài, một thuật ngữ mà, nếu chúng ta hiểu cách rộng rãi và đầy đủ nhất, thì có nghĩa là giáo huấn, giáo dục, chỉ thị hướng dẫn cuộc đời, Ngũ Kinh là một mặc khải; nó là Lời Thiên Chúa chất vấn con người và tạo nên trong người ấy một đáp trả vâng phục tin tưởng và tình yêu quảng đại.

Và tình yêu đối với Lời Chúa đã tràn ngập Thánh Vịnh này, là Thánh Vịnh tán dương vẻ đẹp, quyền năng cứu độ cùng khả năng đem lại niềm vui và sự sống của Lời Chúa. Bởi vì Lề Luật của Thiên Chúa không phải là ách nô lệ nặng nề, nhưng là một món quà nhưng không của ân sủng dẫn đến hạnh phúc. Tác giả Thánh Vịnh nói: “Con vui thú với thánh chỉ Ngài, con sẽ chẳng quên lời Ngài” (câu 16), và sau đó: “Xin dẫn con đi theo đường giới luật Chúa, vì đó là đường con vui thích” (câu 35); và lần nữa: “Luật pháp của Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, là điều suốt ngày suy gẫm!” (câu 97). Luật của Chúa, Lời của Ngài, là trung tâm của cuộc sống con người, họ tìm thấy sự an ủi trong ấy, họ biến Lời Chúa thành đối tượng để suy niệm và giữ trong lòng mình: “Con ấp ủ Lời Chúa hứa trong lòng, để không bao giờ phạm tội chống lại Ngài” (câu 11), và đó là bí quyết hạnh phúc của tác giả Thánh Vịnh; ông lại tiếp: “Quân vô đạo đặt điều bôi nhọ con, nhưng huấn lệnh Ngài con hết lòng bảo giữ” (câu 69).

Lòng trung thành của tác giả Thánh Vịnh được phát sinh từ việc lắng nghe Lời Chúa, từ việc giữ Lời ấy trong lòng, suy niệm và yêu thương Lời Chúa, như Đức Mẹ Maria, là Đấng “giữ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng” những lời mà Thiên Chúa đã nói với Mẹ và những biến cố tuyệt vời mà trong đó Thiên Chúa mặc khải, và yêu cầu sự ưng thuận bằng đức tin của Mẹ (x. Lc 2,19.51). Và nếu Thánh Vịnh của chúng ta bắt đầu từ câu thứ nhất bằng việc công bố “phúc thay cho” “những người noi theo luật pháp của Chúa” (câu 1b), và “những người tuân giữ giáo huấn của Ngài” (c. 2a), lại một lần nữa Đức Trinh Nữ Maria đã làm trọn hình dung hoàn hảo của người tín hữu được mô tả bởi tác giả Thánh Vịnh. Và thật ra, Mẹ là Đấng thật sự “diễm phúc”, bà Elizabeth công bố rằng bởi vì “Mẹ tin vào những gì Chúa đã phán” (Lc 1:45). Chính cho Mẹ và niềm tin của Mẹ mà Chúa Giêsu đã làm chứng khi có người phụ nữ la lên “Phúc thay lòng đã cưu mang Ngài,” Người trả lời: “những ai nghe và giữ Lời Thiên Chúa còn có phúc hơn” (Lc 11:27-28). Tất nhiên, Đức Mẹ Maria được chúc phúc vì cung lòng Mẹ đã cưu mang Đấng Cứu Thế, nhưng trên hết vì Mẹ đã đón nhận Lời loan báo của Thiên Chúa, vì đã lắng nghe và yêu thương gìn giữ Lời Ngài.

Cho nên Thánh Vịnh 119 được đan kết hoàn toàn chung quanh Lời ban sự sống và hạnh phúc này. Nếu chủ đề chính của nó là “Lời” và “Lề Luật” của Chúa, thì ngoài những thuật ngữ này còn xuất hiện trong hầu như tất cả các câu những từ đồng nghĩa như “điều răn”, “thánh chỉ”, “mệnh lệnh”, “giáo huấn”, “lời hứa”, “phán quyết”; và rồi còn nhiều động từ liên quan đến chúng như quan sát, bảo tồn, hiểu biết, biết, yêu mến, suy niệm, để sống. Toàn bộ mẫu tự được trải ra qua 22 đoạn của Thánh Vịnh này, cũng như toàn thể ngữ vựng về mối liên hệ giữa tín hữu và việc tin tưởng vào Thiên Chúa; trong đó chúng ta tìm thấy lời chúc tụng, tạ ơn, tin tưởng, và cũng tìm thấy lời cầu khẩn và than van, nhưng luôn thấm nhuần niềm xác tín về ân sủng của Thiên Chúa và quyền năng của Lời Chúa. Ngay cả hầu hết những đoạn được đánh dấu bởi sự đau đớn và cảm giác tối tăm về hy vọng cũng vẫn mở ra cho hy vọng và thấm nhuần đức tin. “Linh hồn con hạ thấp xuống bụi tro; xin hồi phục con như lời Ngài đã phán” (câu 25), tác giả Thánh Vịnh cầu nguyện cách tin tưởng: “Dù có như bầu da nằm trong khói bếp, con cũng chẳng hề quên thánh chỉ của Ngài” (câu 83) là tiếng kêu của người tín hữu. Lòng trung tín của họ mặc dù phải trải qua thử thách, vẫn tìm thấy sức mạnh trong Lời Chúa: “Con sẽ đối đáp với những kẻ nhục mạ con, vì con tin cậy ở Lời Ngài” (câu 42), họ xác tín tuyệt đối; và ngay cả khi phải đương đầu với viễn cảnh khổ đau của cái chết, giới luật của Chúa vẫn là điểm quy chiếu và hy vọng chiến thắng của họ: “Một chút nữa là chúng diệt con trên mặt đất, nhưng huấn lệnh Ngài con đã không từ bỏ” (câu 87).

Luật của Thiên Chúa, đối tượng của tình yêu nồng nàn của tác giả Thánh Vịnh và của mọi tín hữu, là nguồn mạch sự sống. Lòng mong muốn hiểu biết nó, tuân giữ nó, định hướng toàn thể con người về nó là đặc tính rõ ràng của người công chính luôn trung thành với Chúa, “suy niệm nó ngày đêm”, như đã viết trong Thánh Vịnh 1 (câu 2); nó là một Lề Luật, Lề Luật của Thiên Chúa, để được giữ “trong lòng”, như bản văn nổi tiếng Shema trong Đệ Nhị Luật nói:

“Nghe đây,hỡi Israel ... Hãy ghi lòng tạc dạ những lời mà tôi truyền cho anh em hôm nay; hãy cẩn thận dạy dỗ con cháu anh em các điều ấy, và phải nói về chúng khi anh em ngồi trong nhà hay đi ngoài đường, và khi anh em nằm xuống hay đứng lên (Đnl 6:4;6-7).

Như là trung tâm của đời sống, Lề Luật của Thiên Chúa đòi hỏi trái tim phải lắng nghe, một sự lắng nghe được thể hiện trong vâng phục, không phải vâng phục như nô lệ nhưng như con thảo, tin tưởng và ý thức. Lắng nghe Lời Chúa là một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa sự sống, một cuộc gặp gỡ phải được biến thành các lựa chọn cụ thể cùng trở nên một con đường và sự nối tiếp. Khi được hỏi phải làm gì để có sự sống đời đời, Chúa Giêsu chỉ đến con đường tuân hành Lề Luật, nhưng Người làm thế bằng cách cho biết phải sao để hoàn thành nó: “Con còn thiếu một điều; hãy về, bán tất cả những gì con có và cho người nghèo, con sẽ được một kho tàng trên trời; rồi đến mà theo Thầy” (Mc 10,21). Việc làm tròn Lề Luật là theo Chúa Giêsu, là đi trên con đường của Chúa Giêsu, là đồng hành với Chúa Giêsu.

Cho nên Thánh Vịnh 119 đưa chúng ta đến một cuộc gặp gỡ với Chúa và hướng chúng ta về phía Tin Mừng. Trong đó có một câu mà giờ đây tôi muốn anh chị em ngừng lại để suy nghĩ, đó là câu 57: “Phần của con là Chúa, con hứa giữ Lời Ngài.” Trong các Thánh Vịnh khác cũng thế, Tác giả Thánh Vịnh nói rằng Chúa là “phần”, gia nghiệp của ông, Thánh Vịnh 16 nói rằng “Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con, là chén phần phúc dành cho con” (c. 5a); Người trung tín công bố trong Thánh Vịnh 73: “Thiên Chúa là đá tảng của lòng con và là phần phúc của con muôn đời” (câu 23 b), và một lần nữa, trong Thánh Vịnh 142 Tác giả Thánh Vịnh kêu lên cùng Chúa: “Chúa là nơi trú ẩn của con, Chúa là phần của con trong đất người sống” (câu 6b).

Thuật ngữ “phần” gợi lại biến cố phân chia Đất Hứa cho các chi tộc Israel, khi người Lêvi không được trao cho bất kỳ phần nào của lãnh thổ, bởi vì “phần” của họ là Chính Chúa. Hai văn bản của Ngũ Kinh nói rõ về điều này, và dùng thuật ngữ nói trên, Sách Dân Số công bố: “Chúa nói với Aaron: ‘Ngươi sẽ không có gia nghiệp trong đất của dân Israel; và ngươi sẽ không có phần giữa chúng; Ta sẽ là phần của ngươi, và là gia nghiệp của ngươi ở giữa dân Israel’” (Ds 18:20), và Sách Đệ Nhị Luật nhắc lại, “Vì lý do đó mà người Lêvi không được chia phần gia nghiệp cùng với anh em mình; chính Chúa là cơ nghiệp của họ như Chúa Thiên Chúa của họ đã phán với họ” (Đnl. 10:9, x. Đnl 18:2; Gs 13:33 Ed 44:28).

Các tư tế, là những người thuộc chi tộc Levi, không được phép sở hữu đất đai trong Đất mà Thiên Chúa đã ban cho dân Ngài làm gia nghiệp, như thế thực hiện lời hứa với ông Abraham (xem St 12:1-7). Việc sở hữu đất, một yếu tố cơ bản của sự ổn định và khả năng sống còn, là một dấu chỉ của phúc lành, bởi vì nó ám chỉ việc có thể cất nhà, nuôi dạy con cái, canh tác đất đai và sống nhờ những hoa quả của đất. Người Lêvi, là trung gian của phúc lành thánh thiện của Thiên Chúa, không có quyền sở hữu, như những người Do Thái khác, vì sở hữu là dấu chỉ bề ngoài của phúc lành và nguồn mạch nâng đỡ đời sống này. Đã hoàn toàn dâng hiến cho Chúa, họ phải sống nhờ một mình Ngài, phó thác cho tình yêu quan phòng của Ngài và lòng quảng đại của anh em, mà không có gia nghiệp vì Thiên Chúa là gia nghiệp của họ, Thiên Chúa là đất của họ, làm cho họ được sống trong sung mãn.

Và giờ đây, người cầu nguyện Thánh Vịnh 119 áp dụng thực tại này cho chính mình: “Phần của con là Chúa.” Tình yêu của người ấy đối với Chúa và Lời Chúa dẫn người ấy đến sự lựa chọn triệt để là chọn Chúa như mong ước duy nhất của mình, và giữ Lời Ngài như là một món quà quý giá, quý hơn mọi gia nghiệp, hơn mọi sở hữu ở đời. Thực ra, câu của chúng ta có thể được dịch hai cách, nên cũng có thể được dịch như sau: “Phần của con, Lạy Chúa, con đã nói, là giữ Lời Ngài.” Hai cách dịch không mâu thuẫn mà còn bổ túc cho nhau: Tác giả Thánh Vịnh xác quyết rằng phần của mình là Chúa, mà việc giữ Lời Chúa cũng là gia nghiệp của mình, như ông sẽ nói sau đó trong câu 111: “Thánh chỉ Ngài là gia nghiệp con muôn đời, chúng là hoan lạc của lòng con.” Đây là hạnh phúc của tác giả Thánh Vịnh: đối với ông, cũng như với những người Lêvi, Lời Chúa đã được ban cho như phần gia nghiệp của ông.

Anh chị em thân mến, những câu này cũng rất quan trọng đối với tất cả chúng ta trong thời đại này. Trước hết và trên hết là đối với các linh mục, là những người đã được gọi để chỉ sống nhờ Chúa và Lời của Ngài, không có một đảm bảo nào khác, có Ngài như mong muốn duy nhất và nguồn sống thật duy nhất. Trong ánh sáng này mà chúng ta có thể hiểu được sự tự do lựa chọn sống đời độc thân vì Nước Trời, là điều đáng được tái khám phá trong vẻ đẹp và sức mạnh của nó. Tuy nhiên, những câu này cũng rất quan trọng cho mọi tín hữu, Dân Thiên Chúa là những người chỉ thuộc về một mình Ngài, “một vương quốc tư tế” dành cho Chúa (x. 1 Pr 2:9; Kh 1:6; 5:10), được mời gọi đến sự triệt để của Tin Mừng, trở thành nhân chứng cho cuộc sống mang lại bởi Đức Kitô, “Vị Thượng Tế” mới và dứt khoát hiến Mình làm hy lễ để cứu độ thế gian (x. Dt 2:17, 4:14-16; 5:5-10; 9,11 tt). Chúa và Lời Ngài: là “đất” mà ở đó chúng ta sống trong sự hiệp thông và trong niềm vui.

Vì thế, chúng ta hãy để cho Chúa đặt trong quả tim chúng ta lòng yêu mến Lời Ngài, và nguyện xin Ngài ban cho chúng ta luôn luôn có Ngài và Thánh ý Ngài ở trung tâm cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin cho Lời Chúa chiếu sáng lời cầu nguyện của chúng ta và toàn thể cuộc đời chúng ta, để nó trở thành đèn soi bước chân chúng ta và ánh sáng soi đường chúng ta, như Thánh Vịnh 119 nói (x. câu 105), để con đường của chúng ta được an toàn, trong đất của loài người. Và nguyện xin Mẹ Maria, Đấng đã đón nhận và sinh ra Ngôi Lời, thành Đấng hướng dẫn và an ủi chúng ta, thành ngôi sao chỉ cho chúng ta con đường hạnh phúc.

Rồi chúng ta cũng thế, trong lời cầu nguyện của mình, như tác giả Thánh Vịnh 16, có thể vui mừng vì những món quà bất ngờ của Chúa và vì gia tài nhưng không rơi vào tay chúng ta:

Chúa là phần gia nghiệp và là chén của con;

chính Ngài nắm giữ phần của con.

Giây đo đất cho con đã rơi vào một nơi tuyệt mỹ;

gia tài ấy thật tốt đẹp cho con.

(Tv 16:5-6).
 
Bản dịch Anh ngữ mới dùng trong Thánh Lễ từ Tân Niên Phụng Vụ 2012
Nguyễn Kim Ngân
23:45 10/11/2011
BẢN DỊCH ANH NGỮ MỚI DÙNG TRONG THÁNH LỄ TỪ TÂN NIÊN PHỤNG VỤ 2012

Ngày 27 tháng 11, năm 2011, nhằm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng—được coi là ngày Tết của Tân Niên Phụng Vụ của Hội Thánh Công Giáo--một bản dịch Anh Ngữ mới về phụng vụ Thánh Lễ sẽ được chính thức công bố và đem ra sử dụng.

Anh bạn hay đi lễ Mỹ nêu lên thắc mắc: Tại sao lại có bản dịch mới này? Liệu có lợi ích gì chăng? Thắc mắc đó cũng chính là của người viết. Qua tìm hiểu, xin tạm đúc kết lời giải đáp cho hai câu hỏi nêu trên, và hân hạnh chia sẻ với quý vị nào có cùng thắc mắc.


Tại sao lại có bản dịch mới này?

Theo lịch sử của Hội Thánh Công Giáo, từ bao thế kỷ nay, trong nghi thức Rôma, Thánh Lễ đã được cử hành bằng La ngữ, hay tiếng Latinh. Sau Công Đồng Chung Vaticanô II vào thập niên 1960, các kinh nguyện phụng vụ được dịch sang tiếng các nước để cổ võ việc tham dự tích cực của mọi người. Bản văn Thánh Lễ chính thức bằng La ngữ chứa đựng trong cuốn sách goị là “Thánh Lễ Rôma” được coi như bản nền tảng hầu các giám mục khắp thế giới dựa vào để dịch sang các ngôn ngữ địa phương.

Khi Công Đồng Chung Vaticanô II cho phép “sử dụng rộng rãi tiếng mẹ đẻ trong Thánh Lễ” (Sacrosanctum Concilium, số 53), thì các nhóm khác nhau đã nhanh chóng bắt tay vào việc làm ra một bản dịch chính thức bằng Anh ngữ hầu đem ra sử dụng lần đầu tiên trong việc thờ phượng. Cũng do đó mà một sách lễ bằng Anh ngữ đã được phát hành vào năm 1973. Phương pháp dịch được sử dụng vào dịp đó được gọi là ‘dynamic equivalence’ (tạm dịch là ‘nguyên tắc tương đương năng động’) nhắm mục đích thông đạt ý nghĩa chung của bản văn gốc bằng La ngữ, hơn là nhằm cung ứng một bản dịch sát từng chữ.

Sau hơn 40 năm cử hành Thánh Lễ bằng bản văn Anh ngữ hiện tại, Hội thánh đã nhận thấy một vài chỗ cần được cải tiến. Một số người nhận xét rằng, khi chuyển sang Anh ngữ, một số những ẩn dụ và hình ảnh thiêng liêng phong phú hàm chứa trong bản La ngữ đã bị thất thoát đi. Lại nữa, các ý niệm thần học quan trọng đã không còn được diễn tả rõ ràng, và các kiểu nói ám chỉ trong thánh kinh đã không được lột tả trung thực.

Thế là vào năm 2001, Toà thánh Vaticăng đã kêu gọi việc phải có một bản dịch Anh ngữ chính xác hơn nhằm đem lại cho các tín hữu một cảm nhận tinh tế hơn về nét phong phú của bản văn La ngữ--một bản dịch “không hề thêm bớt về mặt nội dung, không chú giải dài dòng cũng không chau chuốt bóng bẩy” (Liturgiam Authenticam, số 20). Theo sát phương pháp này, bản dịch mới duy trì đầy đủ hơn truyền thống thần học được tích lũy qua các thế kỷ trong phụng vụ. Nó cũng thông đạt rõ ràng hơn những kiểu ám chỉ của thánh kinh và các ý niệm thần học căn cốt được diễn đạt trong bản La ngữ nguyên thủy.

Đâu là những lợi ích của bản dịch mới?

Nếu dựa trên phương pháp ‘tương đương năng động,’ mà bản dịch cũ đã làm vuột mất những hình ảnh và những ẩn dụ thánh kinh rất phong phú, thì khi dựa trên phương pháp ‘formal equivalence’ (xin tạm dịch là ‘tương đương mô thức’), bản dịch mới này đã lột tả được, và phơi bầy rõ ràng những chi tiết bị thất thoát vừa nói.

Ngoài ra, bản dịch mới còn cố gắng duy trì những hạn từ thần học truyền thống, tỉ như Chúa Giêsu “đồng bản thể với Đức Chúa Cha” và “nhập thể” trong lòng Trinh Nữ Maria—là những hạn từ quan trọng cần được biểu lộ trong việc thờ phượng.

Thêm nữa, bản dịch mới nói chung sử dụng một lối hành văn “cao sang,” bớt đi tính cách đối thoại nhưng lại có âm điệu tao nhã hơn. Lối hành văn này gần với bản La ngữ hơn, và giúp ta biểu lộ tâm tình cung kính đậm đà và một tấm lòng khiêm nhường sâu xa hơn đang khi cầu khẩn với Chúa trong Thánh Lễ.

Những thay đổi này thật đáng trân trọng. Cách thức thờ phượng biểu tỏ rất nhiều về điều ta tin kính và cũng nói lên nhãn quan về mối liên hệ ta có với Chúa. ‘Lex orandi, lex credendi’ là như thế: cách ta cầu nguyện uốn nắn điều ta tin kính; và điều ta tin kính thì ảnh hưởng việc ta sống mối liên hệ ta có với Chúa.

Tỉ như khi cầu nguyện, nếu sử dụng một thứ ngôn ngữ không có tính nghi thức, ta sẽ dễ có tư cách thong dong khi hướng vọng về Chúa. Nhưng khi Thánh Lễ sử dụng thứ ngôn ngữ cao sang hơn, nhằm nhấn mạnh đến lòng từ ái, uy quyền và vinh quang của Chúa, thì ta sẽ dễ nhận ra rằng mình đang diện kiến một vị Thiên Chúa cực linh trong phụng vụ thánh, và như thế ta sẽ đến với Chúa trong tư cách khiêm nhường, tôn kính và tri ân sâu đậm và chân thành hơn. Quả vậy, ngôn từ ta sử dụng khi tôn thờ Thiên Chúa thì biểu lộ cách thức ta sống mối liên hệ với Ngài. Chính vì thế mà Hội Thánh đã có thái độ cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng đối với bản dịch mới này.

Cuối cùng, bản dịch mới có một điểm tích cực nữa là nó đem lại cho Hội Thánh tại những vùng nói tiếng Anh một khoảnh khắc độc nhất để đào sâu giáo lý về một trong những khía cạnh căn bản của niềm tin, điều mà rất tiếc các tín hữu thường không am hiểu thấu đáo—đó là Thánh Lễ.

Với những thay đổi dễ nhận thấy trong các phần của Thánh Lễ, ta sẽ phải tập quen với những lời đáp mới, (rồi đây sẽ được lồng trong những nền nhạc mới), cũng như làm quen với những lời kinh phụng vụ linh mục đọc lên nghe khác với những gì ta đã nghe quen suốt hơn 40 năm qua. Thời kỳ chuyển tiếp này có thể là một cơ hội, không chỉ để ta tập cho quen với những câu đáp mới, mà còn đào sâu giáo lý về ý nghĩa phụng vụ--điều có thể giúp ta hiểu hơn về Thánh Thể như là tưởng niệm hy lễ Chúa Giêsu hiến dâng trên thập giá, sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và sự kết hiệp thân mật với Người khi hiệp lễ. Đó cũng là dịp giúp ta thấu hiểu ý nghĩa kinh nguyện và nghi thức phụng vụ. Càng hiểu ý nghĩa những gì ta đọc và làm trong Thánh Lễ, ta càng có khả năng kết hiệp với Chúa trong phụng vụ, và gặp gỡ được Người trong các mầu nhiệm thánh.

Thử tìm hiểu Ý Nghĩa đàng sau một vài Thay Đổi

Câu chào: “Dominus vobiscum--Chúa ở cùng anh chị em”

Một trong những điều dễ nhận thấy nhất là câu đáp lại lời chào trên là “Et cum spiritu tuo.” Hiển nhiên, bản gốc Latinh vẫn như cũ, nhưng bản dịch Anh ngữ mới đã thay đổi: ‘And with your spirit’—xin tạm dịch ‘Và ở cùng tâm linh Cha.” Câu đáp này phản ảnh trung thực bản văn La ngữ và ngôn ngữ thánh kinh của Thánh Phaolô (xem Galata 6:18; Philipphê 4:23; 2 Tim 4:22).

Phân tích câu đáp cũ: “And also with you--Và ở cùng Cha,” ta có cảm tưởng rằng đó chỉ là câu đáp lại lời chào hỏi mang tính cá nhân, như thể bảo rằng: “Xin Chúa cũng ở cùng Cha nữa!”

Thực ra câu đáp này hàm nhiều ý hơn nữa. Khi một người lãnh nhận chức linh mục, thì Chúa Thánh Thần đến với vị ấy một cách độc nhất vô nhị, ban cho ngài năng quyền cử hành Thánh Lễ và truyền phép Thánh Thể. Do đó, khi đáp lại: “Và ở cùng tâm linh Cha,” ta thừa nhận tác động của Chúa Thánh Thần qua bản thân linh mục cử hành phụng vụ. Chính Chúa Giêsu Kitô là đầu cộng đoàn đang họp mừng Thánh Lễ, và chính Thánh Thần của Người là tác nhân chính trong phụng vụ, bất kể bản thân vị linh mục cử hành Thánh Lễ là cá nhân như thế nào.

Tới đây, người viết tự hỏi, không biết Việt Nam ta sẽ tính thế nào, vì bản Anh ngữ đã công nhiên làm giấy khai tử cho câu đáp ‘Và ở cùng Cha’ rồi? Bởi ý nghĩa sâu xa như vừa khai triển ở trên, thật khó cho Việt Nam ta có đủ lý giải để tiếp tục duy trì câu thưa này, mà không tìm cách đi theo xu hướng ‘về nguồn’ mà bản Anh ngữ đã nhận ra và sửa đổi. Vấn đề xin dành lại cho Ủy Ban Phụng Tự và các vị hữu trách của Hội Thánh quê nhà.

Nói vậy chứ phải công minh và khách quan mà khẳng định rằng—ngoài câu đáp vừa nói mà ta đặt vấn đề ở trên--điều mà bản Anh ngữ vừa mới sửa đổi nhằm theo sát và trung thành với bản gốc Latinh, thì bản dịch Việt ngữ của ta đã làm từ…khuya rồi. Sau đây là các dẫn chứng.

Kinh Cáo Mình

Bản cũ: ..”that I have sinned through my own fault”

Bản mới: …”through my fault, through my fault, through my most grievious fault…”

Phải nói thật rằng, câu đấm ngực ba lần của VN mình thật tuyệt. Người viết trộm nghĩ rằng thật khó có thể tìm được một lối nói nào đơn giản, ngắn gọn, mà lại lột tả được hết ý nghĩa của ‘mea culpa, mea culpa, mea maxima culpa,’ bằng câu ‘lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng’ (hình như đã được các cố tây diễn dịch từ bao đời nay rồi!).

Các phần còn lại

Điều vừa nói có thể áp dụng tương tự với các phần sửa đổi khác như trong kinh Vinh Danh (trong đó bản VN cho thấy rõ nét trung thành với bản Latinh), hay trong kinh Tin Kính (trong đó VN từ lâu đã sử dụng câu “Tôi tin kính…” mà bản Anh ngữ bây giờ mới sử dụng (“I believe”—thay cho ‘We believe.”). Đó là chưa nói đến những câu như “đồng bản thể với Đức Chúa Cha,” hay “Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria” mà bản Anh ngữ lần đầu tiên mới đem ra sử dụng.

Còn một số khác nữa, như bài “Holy, Holy, Holy Lord God of Hosts---Thánh, Thánh,Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh” và câu đáp “Lord, I am not worthy that you should enter under my roof--Lậy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con” theo sau câu xướng ‘Blessed are those called to the supper of the Lamb’ thay cho ‘Happy are those who are called to his supper.’ Những câu này xem ra mới mẻ với lễ…Mỹ, nhưng với VN ta thì chẳng có gì mới lạ cả! Cũng có những thay đổi khác nữa mà bản dịch Anh ngữ mới cho thấy trong các bản văn linh mục đọc riêng (Kinh Nguyện Thánh Thể, lời Truyền Phép (‘chalice’ thay cho ‘cup’, ‘for many’ thay cho ‘for all’…) mà việc phân tích vượt quá phạm vi của bài viết này. Tất cả đều quy về một điểm là bản Anh ngữ mới đã trở về sát với bản văn gốc Latinh.

Thời điểm canh tân thiêng liêng

Đây chính là kết luận nhân việc sử dụng bản Anh ngữ mới, nhất là cho quý vị nào hay đi lễ Mỹ. Đã bao nhiêu năm qua, trong Thánh Lễ Anh ngữ, ta đã thuộc lòng như…cháo những câu đối đáp, có khi từ tấm bé (cho qúy vị nào trên dưới 40). Nay đã đến lúc phải khựng lại vì một vài câu đáp nghe lạ tai và ngượng miệng. Vấn đề là tìm hiểu xem đâu là ý nghĩa của những câu đáp mới ấy. Khi nghe lạ tai và đọc ngượng miệng, ta cần ý thức ngay rằng đây chính là thời điểm quý báu độc nhất để thoát ra khỏi cái lề thói máy móc hằng ngày (tiếng Anh gọi là ‘mechanical’), hầu nắm lấy cơ hội mà suy niệm sâu xa hơn về ý nghĩa của Thánh Lễ, về những gì ta thường làm và đọc khi tham dự Lễ. Phải nắm lấy cơ hội, bởi vì cái gì cũng thế, trước lạ sau quen--“lâu rồi đời mình cũng quen” ấy mà!. Khi đã quen rồi thì mình cũng mất luôn cái trớn hiếm quý để canh tân tinh thần (spiritual) và đào sâu giáo lý (catechetical).

Cầu mong người bạn hay đi lễ Mỹ, và chính người viết đây, nhân dịp sử dụng bản dịch phụng vụ Thánh Lễ Anh ngữ mới, biết thoát ra khỏi cái máy móc cũ kỹ hàng ngày, để đi vào chiều sâu của đạo lý và canh tân đời sống thiêng liêng mình.

(Viết theo Dr. Edward Sri, “A Guide to the New Translation of the Mass,”Ascension Press, West Chester, PA, 2011)

Một ngày thật hi hữu

11/11/11

Nguyễn Kim Ngân
 
Top Stories
Sri Lanka: L’archidiocèse catholique de Colombo demande au gouvernement d’établir un comité interreligieux destiné à contrôler les Eglises évangéliques
Eglises d'Asie, 10 novembre 2011
08:52 10/11/2011
Le cardinal Malcolm Ranjith, archevêque catholique de Colombo, s’inquiétant de la confusion qui pourrait être faite entre les catholiques et les protestants évangéliques aux méthodes d’évangélisation plus controversées, a demandé au gouvernement sri-lankais de former un comité interreligieux afin de surveiller les activités des Eglises évangéliques et d’« éviter [ainsi] des conflits potentiels entre bouddhistes et chrétiens »...

... Comme dans de nombreux pays d’Asie, les Eglises évangéliques sont aujourd’hui en pleine expansion au Sri Lanka. Organisant de grands rassemblements de prière et des séances de guérison collective réunissant des milliers de personnes, elles se livrent également, selon le diocèse de Colombo, à un prosélytisme intensif. Partant du constat de l’augmentation des attaques d’églises ainsi que des accusations de conversions forcées dont les chrétiens doivent se défendre de façon récurrente, le cardinal a souligné le fait que les bouddhistes, majoritaires au Sri Lanka, « ne faisaient pas de distinction entre les différentes branches du christianisme ». De cet amalgame qui selon lui est la cause de l’augmentation des violences antichrétiennes sur l’île, Mgr Ranjith ne veut plus. Pour ce faire, il demande au gouvernement de mettre sur pied une commission ad hoc.

« Certaines Eglises évangéliques soudoient financièrement des bouddhistes ou des catholiques pour qu’ils se convertissent », a accusé Mgr Ranjith lors d’une réunion à l’archevêché le 8 novembre dernier à laquelle étaient conviés des hommes politiques, des responsables religieux et des journalistes. « [La création] d’un comité interreligieux pourrait permettre de prévenir des conflits prévisibles [en] surveillant les activités de ces Eglises évangéliques et en décidant si elles peuvent être poursuivies ou encore si elles peuvent construire des lieux de culte », a préconisé le cardinal.

Le Vénérable Kamburugamuwe Wajira Thero, chancelier de l’Université de Sabaragamuwa, a déploré de son côté les nombreuses conversions de bouddhistes au christianisme menées au sein de ces nouvelles Eglises. Déclarant partager le point de vue du cardinal, il a ajouté que « le pays avait besoin d’une institution de ce type ».

Face à ces accusations de prosélytisme, le Rév. Rohan de Silva Ekanayake, secrétaire général de la National Christian Fellowship of Sri Lanka (un regroupement d’Eglises évangéliques) et pasteur de la Margaya Fellowship Church, a tenu à rappeler que chaque chrétien avait pour mission de répandre la Bonne Nouvelle, mais a démenti formellement l’usage de pots-de-vin pour obtenir des conversions. « Nous ne parlons pas de religion lorsque nous aidons quelqu’un dans le besoin. Nos pasteurs n’offrent jamais d’argent à qui que ce soit pour l’amener à l’église », a-t-il affirmé.

La querelle entre l’archidiocèse de Colombo et les évangéliques, désignés sous le terme de « fondamentalistes » par les catholiques sri-lankais, n’est pas récente. Elle remonte à la fin des années 1980, époque où les nouvelles Eglises protestantes, et en particulier les évangéliques, ont commencé leur essor, transformant rapidement le paysage religieux de l’île et la perception du christianisme, pourtant d’implantation ancienne (1).

Leur reprochant leurs techniques d’évangélisation « à l’occidentale » comme la pratique du porte-à-porte la Bible à la main, certains catholiques craignent aujourd’hui que l’engouement que suscitent ces nouvelles Eglises ne touche également leur propre communauté.

En octobre dernier, le cardinal avait invité ses fidèles à la méfiance vis-à-vis des groupes évangéliques. « Il existe une forte opposition aux sectes chrétiennes fondamentalistes dans notre pays, et nous avons du mal à expliquer que les catholiques sont bien différents de ces sectes. Pourtant, les soi-disant « offices de louange » semblent ressembler davantage à ces exercices religieux fon¬damentalistes qu’à ceux de l’Eglise catholique », avait-il notamment déclaré.

Cette mise en garde, son prédécesseur Mgr Oswald Gomis, l’avait déjà faite quelques années auparavant, comme l’attestent des tracts distribués en 2007 dans les églises du diocèse de Colombo enjoignant les catholiques à ne pas frayer avec les « fondamentalistes » chrétiens. « N’entrez pas dans leurs églises, ne prenez pas part à leurs activités, évitez d’accepter de l’aide ou des présents de leur part », spécifiaient les documents qui visaient l’ensemble des dénominations protestantes d’implantation récente, qu’il s’agisse de l’Eglise apostolique, des Témoins de Jéhovah ou encore des Assemblées de Dieu.

En février 2009, la force du mouvement évangélique avait été particulièrement visible lors de la grande manifestation contre le projet de loi anti-conversion alors débattu au Parlement, qui avait réuni plusieurs milliers d’entre eux au Vihara Maha Devi Park, à Colombo (2). A la suite des évêques catholiques, les leaders des différentes dénominations évangéliques avaient demandé au gouvernement de créer une commission interreligieuse afin de représenter les chrétiens du Sri Lanka et de contrer l’hégémonie du Jathika Hela Urumaya (JHU), parti bouddhiste nationaliste, à l’origine du projet de loi (3).

Ce dernier prévoyait une peine de sept ans de prison et des amendes pouvant aller jusqu’à 500 000 roupies (3 400 euros) sanctionnant le fait d’offrir un cadeau, une somme d’argent ou un don quelconque « en vue de convertir ou tenter de convertir une personne d’une autre religion ». Le flou entourant la définition de la « conversion non éthique », terme retenu par les rédacteurs du projet de loi, avait particulièrement alarmé les chrétiens. Comme l’avaient souligné les évêques catholiques du Sri Lanka dans leur déclaration lors de la première présentation du projet en 2004, de simples actes de charité ou de solidarité pouvaient alors être compris comme des actes de prosélytisme passible de poursuites judiciaires.

L’opposition massive des chrétiens (catholiques, anglicans, évangéliques et autres obédiences confondues) avait finalement eu raison du projet de loi qui avait été rejeté par une commission parlementaire spéciale. Malgré l’opposition du JHU, la commission avait conclu à l’incompatibilité d’une loi anti-conversion avec la Constitution, laquelle reconnaît la liberté religieuse.

La création d’un comité interreligieux nommé par le gouvernement sri-lankais et sanctionnant les activités de certaines Eglises chrétiennes pourrait remettre à l’ordre du jour la question d’une loi anti-conversion, font valoir des observateurs locaux.

(1) L’introduction de la religion chrétienne au Sri Lanka serait bien antérieure à l’arrivée des colons catholiques portugais au XVIème siècle puis à celle des protestants hollandais au XVIIème siècle. Selon les dernières études archéologiques, des chrétiens nestoriens venus d’Iran et des chrétiens de Saint Thomas venus de l’Inde, auraient introduit dans l’île la foi chrétienne vers le Vème siècle, voire selon certains historiens, au Ier siècle. Aujourd’hui, au sein d’une population bouddhiste à 70 %, les chrétiens, essentiellement catholiques, représentent près de 8 % de la population. Voir EDA 377 (Dossier) et EDA 381.
(2) Voir EDA 501 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/sri-lanka/plusieurs-milliers-de-chretiens-evangeliques-ont
(3) Le Jathika Hela Urumaya (JHU, Parti de l’héritage national) est étroitement lié au pouvoir en place et majoritaire au Parlement. A l’origine du projet de loi anti-conversion, lequel visait essentiellement les chrétiens, il a tenté plusieurs fois depuis 2004 de le faire voter par l’Assemblée, sous des formes différentes.
(4) Voir EDA 503 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/sri-lanka/face-a-lopposition-des-chretiens-le-parlement

(Source: Eglises d'Asie, 10 novembre 2011)
 
Japon: Les évêques catholiques demandent au gouvernement de sortir du nucléaire
Eglises d'Asie
11:03 10/11/2011
A l’issue de leur assemblée plénière, les évêques catholiques du Japon ont appelé leur gouvernement à fermer sans délai les centrales nucléaires du pays. Le 10 novembre, lors d’une conférence de presse tenue près de la cathédrale Motoderakoji de Sendai, le diocèse le plus touché par la catastrophe de Fukushima, ils ont rendu public un document intitulé : « Mettre fin à l’énergie nucléaire aujourd’hui : ...

... de la nécessité de prendre en compte la catastrophe provoquée par le tragique incident de [la centrale] de Fukushima Daiichi ».

Tandis que le gouvernement japonais tergiverse sur l’avenir de l’électricité d’origine nucléaire, affirmant avoir renoncé à augmenter la part du nucléaire de 30 % à 50 % d’ici à 2030 dans la production d’électricité tout en autorisant, le 1er novembre dernier, le redémarrage d’une centrale nucléaire dans le Kyushu, le geste des évêques se veut définitif. Lors de la conférence du 10 novembre, les cinq évêques présents devant les journalistes ont cité un document publié par leur Conférence épiscopale en 2001. On pouvait y lire au sujet de l’électricité d’origine nucléaire la préconisation suivante : « De manière à éviter une tragédie, nous devons développer des moyens alternatifs sûrs de produire de l’énergie. »

Dans le document publié à Sendai, les évêques expliquent que la « tragédie » évoquée il y a dix ans « est devenue réalité avec l’incident de Fukushima Daiichi ». Ils ne cachent pas qu’en cas de sortie du nucléaire, le Japon devra trouver des sources d’énergie alternatives, mais ils soulignent également que le pays arrive déjà à vivre avec très peu de centrales en fonctionnement. En effet, sur les 54 réacteurs installés, seuls dix sont actuellement en activité et une partie d’entre eux devra prochainement être mis à l’arrêt pour des travaux de maintenance. Les évêques se disent également conscients que, dans un pays quasi dépourvu de sources domestiques d’énergie, un recours accru aux énergies fossiles empêchera sans doute le Japon d’atteindre les objectifs fixés par le protocole de Kyoto en matière d’émission de CO².

Mais, insistent-ils, l’homme est comptable de ses actes et se doit de protéger « la nature et toute vie, qui sont l’œuvre de Dieu ». L’homme d’aujourd’hui doit transmettre aux générations de demain un « environnement sain », écrivent-ils encore. Le Japon possède « une culture, une sagesse et une tradition pour lesquelles vivre en harmonie avec la nature » est un élément central. Le shintoïsme et le bouddhisme ont contribué à diffuser dans la société cet état d’esprit, « et dans le christianisme, nous avons également la volonté de vivre avec tempérance ». C’est pourquoi, poursuivent les évêques, chacun au Japon est appelé à changer radicalement son style de vie : « Le point essentiel est d’adapter nos comportements, qui sont excessivement dépendants de l’énergie nucléaire. C’est tout le Japon et les Japonais qui doivent repenser leur manière d’être. »

Selon Mgr Kikuchi Isao, évêque de Niigata, qui figurait parmi les cinq évêques ayant présenté à la presse le document épiscopal, « après la catastrophe de Fukushima, une réflexion s’imposait. Nous demandons à nos concitoyens de changer et de simplifier leur style de vie. Aujourd’hui, la majorité de la population partage les craintes concernant les effets négatifs du nucléaire. D’autres pensent que changer la vie d’un pays dans son ensemble est impossible et que l’on ne peut donc pas arrêter les centrales. Nous avons discuté de cela entre nous, évêques. Peut-être recevrons-nous des critiques mais la réalité est que le bien le plus grand est la protection de la vie et la sauvegarde de la Création. Nous avons le devoir de le dire ». Dans un entretien accordé à l’agence Fides (1), il a conclu en ces termes : « Nous demandons au gouvernement d’investir davantage dans les nouvelles sources d’énergie comme l’énergie solaire. Notre document ne se veut pas politique mais plutôt de nature religieuse et sociale ; nous comptons sur le soutien des croyants de toutes les religions. »

L’engagement de l’Eglise catholique du Japon – qui rassemble une petite minorité de 0,4 % la population – en faveur de l’arrêt des centrales nucléaires est bien antérieur à l’accident de la centrale de Fukushima, consécutif au tremblement de terre et au tsunami du 11 mars dernier. Outre le document de 2001, en octobre 1999, la Commission ‘Justice et Paix’ de l’épiscopat se prononçait déjà pour un abandon de l’énergie nucléaire et pour le développement de sources d’énergie alternatives (2). A l’époque, l’appel de l’Eglise n’avait pas été entendu et le programme nucléaire poursuivi. Aujourd’hui, face à l’impopularité de l’énergie nucléaire dans l’opinion japonaise, l’appel des évêques pourrait amener des responsables d’autres religions à se prononcer eux-aussi en ce sens.

Dans l’immédiat toutefois, les responsables politiques ne semblent pas décidés à se prononcer. Le gouverneur de Tokyo, personnalité connue pour son franc-parler et ses idées nationalistes, a déclaré en juillet dernier que les décideurs nippons ne devraient pas tenir compte des « réactions hystériques » post-Fukushima et que le Japon ne pouvait se permettre de renoncer à ses centrales (3). De son côté, le gouvernement cherche à préserver la filière industrielle nucléaire japonaise, notamment à l’exportation, tout en temporisant par ailleurs sur la scène domestique, affirmant vouloir revoir « fondamentalement la politique énergétique à long terme ».

(1) Fides, 11 novembre 2011.
(2) Voir dépêche EDA du 1er novembre 1999 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/japon/la-commission-justice-et-paix-de-lepiscopat
(3) AFP, 11 juillet 2011.

(Source: Eglises d'Asie, 10 novembre 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Huế chủ tế Thánh lễ tạ ơn tái thành lập giáo xứ Nam Tây
Trương Trí
08:48 10/11/2011
QUẢNG TRỊ - Giáo xứ Nam Tây thuộc hạt Quảng Trị, giáo phận Huế. Tọa lạc trên địa bàn các xã Gio Sơn, Hải Thái, Linh Hải và Gio Hòa thuộc huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Cách tòa Tổng Giám Mục Huế gần 100km về phia Tây Bắc.

Xem hình ảnh

Được đón nhận Đức tin từ trên 300 năm, năm 1865 đã có cha sở chính thức. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, từ những cuộc bách đạo dưới thời Tây Sơn, rồi Văn Thân, giáo xứ đã nhiều lần ly tán, nhà thờ bị đốt cháy.

Sau nhiều lần tái thiết, giáo dân Nam Tây vẫn một lòng trung kiên với Chúa. Thế nhưng cuộc chiến tranh hai miền Nam Bắc khiến cho không còn ai ở lại với giáo xứ. Sau năm 1975, một số giáo dân quay trở về quê hương, một số gia đình giáo dân từ những vùng đất Quảng Trị lên lập kinh tế mới. Không có nhà thờ và cha sở, giáo dân vẫn ngày đêm đọc kinh cầu nguyện. Những ngày lễ Chúa Nhật và lễ trọng, nhiều người phải đi bộ hàng mấy chục cây số về các nhà thờ La Vang, Trí Bưu, Đại Lộc để dự lễ. Từ khi giáo xứ Phước Tuyền (Cam Lộ ) có cha sở thì việc giữ đạo có phần thuận lợi hơn, giáo xứ Nam Tây chỉ cách Phước Tuyền chưa đầy 10 km.

Qua nhiều năm ngược xuôi liên hệ chính quyền, giờ đây giáo xứ Nam Tây được chính thức tái lập. Sáng ngày 10.11, sau những ngày mưa gió và lụt lội tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế đã đến dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp tái thành lập giáo xứ, cùng đồng tế có Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng, cha nguyên bề trên tổng quyền hội Thừa Sai Paris J.B. Etcharren và chừng 70 linh mục đồng tế cùng đông đảo tu sĩ nam nữ và đại diện các giáo xứ. Cũng trong thánh lễ này, đại diện chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, huyện Gio Linh, các xã trên địa bàn giáo xứ cũng đến dự.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã cảm ơn sự hiện diện của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, các vị khách quý đã về dự ngày tái thành lập giáo xứ. Mong rằng giáo xứ sẽ sớm được xây dựng ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng Chúa. Ngài cũng đặc biệt mời gọi mọi người cầu nguyện và tri ân các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng giáo xứ Nam Tây này, thế hệ con cháu hôm nay phải hết sức gìn giữ những di sản quý báu mà ông cha để lại.

Trong bài giảng lễ, Ngài nhắc lại lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “ Các con hãy yêu thương nhau “. Giáo luật cũng dạy mọi người hãy yêu thương nhau. Càng gần gủi với Chúa thì lại càng yêu mến nhau hơn. Chúa Giêsu đã yêu thương nhân laoị đến nổi hiến mạng sống mình cho nhân loại. Ngài cũng ôn lại lịch sử của giáo xứ Nam Tây là một giáo xứ đã có truyền thống đạo đức lâu đời, được đón nhận Đức Tin từ hơn 300 năm. Nay được tái thành lập. Là một cộng đoàn Kitô hữu bền vững, có linh mục quản xứ coi sóc mục vụ dưới quyền của Đức Tổng Giám Mục giáo phận. Giáo xứ Nam Tây là một giáo xứ cổ kính, từ lâu đã cống hiến cho giáo hội nhiều linh mục. Qua nhiều năm không có linh mục trực tiếp coi sóc, giáo dân vẫn bền lòng giữ đạo. Ngày nay, đời sống vật chất khá hơn, thanhthiếu niên được học hành tử tế, giáo xứ có nhiều người theo học đại học, việc học giáo lý cũng được chăm lo chu đáo. Hiện nay giáo xứ có 543 giáo dân luôn một lòng đoàn kết thương yêu tương trợ lẫn nhau, đặt nhiều kỳ vọng vào giáo xứ này. Ngài cũng mời gọi mọi người hãy chung sức với cha quản xứ, sự giúp đở của chính quyền các cấp đang hiện diện nơi đây, hy vọng giáo xứ sẽ sớm có được ngôi nhà thờ.

Sau thánh lễ, cha quản xứ F.X. Nguyễn Đức Hòa đã thay mặt giáo xứ cảm ơn Đức Tổng, Đức Giám Mục phu tá, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa đã về dự thánh lễ chung niềm vui tạ ơn nhân ngày tái thành lập giáo xứ Nam Tây này, đồng thời cũng cảm ơn chính quyền đã tạo mọi điều kiện để có ngày lễ tạ ơn thành lập giáo xứ hôm nay. Cha quản xứ cũng nhắc lại quá trình hình thành của giáo xứ trải qua biết bao thăng trầm của biến cố lịch sử, giáo dân Nam Tây vẫn một lòng sắt son giữ đạo, là chứng nhân Đức Tin.

Trong bữa tiệc mừng, Đức Tổng Giám Mục đã ân cần đi từng bàn thăm hỏi bà con giáo dân, nhất là những người già cả. Nét xúc động hiện lên trên khuôn mặt của những cụ già.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xin đừng vô cảm với Thái Hà
Hà Minh Thảo
13:52 10/11/2011
Ngày 04.11.2011, vâng ý Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội, Linh mục Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn, gửi cho Cha Giuse Nguyễn văn Phượng DCCT, Chính xứ, và, qua Cha, đến các Cha và giáo dân Giáo xứ Thái Hà:

Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn khẳng định và tôn trọng quyền sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế trên khu đất 61.455m2 của tu viện tại 180 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, bao gồm cả cơ sở và những phần đất mà các cơ quan nhà nước đang sử dụng trên diện tích này.

Tổng Giáo Phận Hà Nội không chấp nhận những hành vi thiếu văn hóa và vi phạm pháp luật của nhóm người đã xâm nhập khuôn viên nhà thờ và tu viện Thái Hà với những lời lẽ xúc phạm, gây hấn và bạo lực trên.

Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn hiệp cầu nguyện với tu viện và giáo xứ Thái Hà để nhờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Alphongsô chuyển cầu, xin Chúa là Cha nhân từ ban cho tu viện và giáo xứ được bình an, mọi quyền lợi chính đáng được tôn trọng, những vấn đề tài sản đất đai sớm được giải quyết trong công bình, sự thật và yêu thương
.”

Lý do của bức thư là để trả lời thư ngày 03.11.2011 mà Cha Phượng đã gởi cho Đức cha để trình Người sự kiện ‘một toán người chừng 100 dân ùa vào sân Nhà thờ Thái Hà cầm loa tay chửi bới các tu sĩ, linh mục. Họ đã xô xát với các linh mục, tu sĩ và giáo dân’.
Từ ngày Đất Nước bị phân đôi Bắc Nam, các chính quyền cộng sản liên tiếp đàn áp các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) và giáo dân Giáo xứ Thái Hà, nhưng, nơi đây, luôn vẫn có những thế hệ can đảm tiếp nối nhau để bảo vệ tài sản của Giáo hội và cũng là của chính mình. Do sự phát triển kinh tế và dân số Hà nội tăng, nên những quan tham muốn chiếm đất của Nhà Dòng và Giáo xứ, bất chấp nhu cầu phục vụ số giáo dân và người nghèo ngày càng gia tăng trên phần đất mà DCCT là sở hữu chủ hợp pháp. Rất tiếc, người cộng sản, bất chấp Hiến pháp và luật pháp Việt Nam, cứ làm sai trái hay cải bướng. Khi thua lý, họ dùng vũ khí hay côn đồ để khủng bố tu sĩ và giáo dân.

1.- Sở hữu chủ hợp pháp.

Vào năm 1928, Đức cha Francois Chaize, Giám quản Tông toà Giáo phận Hà Nội, đứng tên mua giúp Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) khu đất nằm trên quốc lộ 6, nay là phố Nguyễn lương Bằng, với tổng diện tích 61.455m2.

Năm 1943, DCCT đã có bản vẽ và giấy phép xây dựng của Thành phố Hà Nội để cất Giáo đường trên khu đất này, nhưng, từ năm 1943-1946, chiến tranh lan tràn và nhất là nạn đói 1945, việc hình thành nhà thờ đã không thể thực hiện. Ngày 22.05.1944, Đức cha Francoise Chaize đã làm giấy nhượng quyền sở hữu đất đai và toàn bộ bất động sản trên khu đất này cho các tu sĩ.

Từ đó và liên tục, DCCT, dưới danh xưng ‘Les Pères Rédemptoristes’, đứng tên sở hữu hợp pháp do Bằng khoán Điền thổ số 42, ngày 16.08.1944 (xin xem sơ đồ của Consevation de la Propriété Foncière de Ha Noi – Sở Quản thủ Điền thổ Hà Nội).

Trên mảnh đất này, Nhà Dòng đã xây dựng Tu viện, Học viện, Nhà đệ tử, Nhà thờ và các cơ sở mục vụ và xã hội khác.

2.- Thời kỳ bách hại dã man.

Ngày 20.07.1954, Hiệp định Genèvre đình chỉ chiến sự ở Việt-Nam, ký giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chia đôi Quê Hương thành hai quốc gia. Do đó, đa số các tu sĩ DCCT Thái Hà di chuyển vào miền Nam đất Việt. Các Cha Giuse Vũ ngọc Bích, Denis Paquette và Thomas Côté, cùng các Thầy Clément Phạm văn Đạt và Marcel Nguyễn tấn Văn còn lưu lại. Họ sống dưới sự đối xử khắc nghiệt của nhà nước vô thần. Hai Thầy Văn và Đạt bị bắt và đã qua đời trong ngục tù cộng sản. Hồ sơ phong Chân Phước cho Thầy Marcel Văn đã được mở tại Tòa Thánh. Cha Côté bị trục xuất và Cha Bích phải điều hành Giáo xứ một mình.

3.- Mượn hay chiếm đoạt.

Bất chấp những phản đối của Cha Bích, nhà cầm quyền Hà nội đã chiếm đoạt từng bước miếng đất này, từ 61.455 m2 giờ đây chỉ còn 2.700 m2. Họ đổi Tu viện thành bệnh viện Đống Đa và bán bất hợp pháp nhiều phần khác cho các công ty, các viên chức nhà nước và tư nhân.

Ngày 18.08.1996, Linh mục Vũ ngọc Bích đã gửi đơn khiếu nại tới Chính quyền. Những năm sau đó, DCCT và Giáo xứ Thái Hà tiếp tục gửi đơn khiếu nại tới các cấp chính quyền đề nghị tôn trọng quyền sở hữu và giao lại khu đất cho Nhà Dòng và Giáo xứ, nhưng đã không nhận được một trả lời về việc giải quyết.

4.- Tai họa đến cho Thái Hà năm 2008.

Ngày 05.01.2008, giáo dân nhận thấy Công ty cổ phần May Chiến Thắng vi phạm trên khu đất đang tranh chấp bằng làm đường và tiến hành xây dựng, nên phản đối. Công an hứa sẽ buộc Công ty này dừng thi công. Tin lời công an, giáo dân ra về. Sáng Chúa Nhật 06.01.2008, giáo dân phát hiện các cảnh sát, với roi điện, súng cắm lưỡi lê bảo vệ việc thi công trái phép. Ý thức đây là tài sản chung của Giáo hội, tức tốc bà con giáo dân điện báo cho nhau kéo ra khu đất bị chiếm dụng để bảo vệ và phản đối bằng cách dựng lều bạt, treo ảnh tượng và cầu nguyện bên ngoài khu đất này. Do đó, ngày 07.01.2008, Ủy ban Nhân dân (UBND) Hà Nội quyết định lập Đoàn Thanh tra Liên ngành, để ‘kiểm tra, xác minh làm rõ và thông báo kết quả tới nhà thờ’. Như vậy, dù với tư cách là một chủ thể có liên quan quyền lợi và trách nhiệm, Giáo xứ Thái Hà đã không được có đại diện trong Đoàn Thanh tra Liên ngành và cũng không được họ gặp gỡ, trao đổi.

Ngày 11.04.2008, Đoàn Thanh tra mời đại diện Giáo xứ ra Sở Tài nguyên-Môi trường để thông báo kết luận tạm thời. Các đại diện này đã mạnh mẽ phản bác khi Đoàn Thanh tra cho rằng:

- Ngày 24.10.1961, Linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao đất cho nhà nước quản lý và việc Giáo xứ đòi lại/xin lại đất đai mà Công ty Chiến Thắng đang quản lý là không có cơ sở để giải quyết.

Đại diện Giáo xứ Thái Hà hỏi lại:

- Chính quyền nói ngày 24.10.1961 Cha Bích mới giao đất cho nhà nước, tại sao ngày 30.01.1961 chính quyền đã có quyết định giao đất cho Xí nghiệp Dệt Thảm Len Đống Đa, tức là 10 tháng trước khi cho rằng Cha Bích đã ký giấy bàn giao? Chính quyền đã chiếm đất của Giáo xứ mà không hề có giấy tờ, và, giấy bàn giao do Cha Vũ ngọc Bích ký là giả mạo. Cho đến khi qua đời, Cha không bao giờ ký giấy hiến phần đất này cho nhà nước quản lý và nhà nước cũng chưa bao giờ có quyết định trưng thu khu đất nầy, nên nó vẫn thuộc quyền sở hữu của DCCT và Giáo xứ Thái Hà.

Thật vậy, Đoàn Thanh tra, lúc đầu, không chịu trưng giấy bàn giao do Cha Bích ký vì cho rằng đó là ‘tài liệu mật’. Ngày 26.08.2008, UBND TP.Hà Nội đã gửi công văn số 680/UBND-NNĐC về việc cung cấp tài liệu giải quyết khiếu nại và gửi kèm 4 bản phóng ảnh để chứng minh cơ sở cho việc chiếm đoạt đất đai của mình. Do đó, trong phiên họp giữa các linh mục và giáo dân Thái Hà với các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 17.09.2008, khi phía DCCT và Giáo xứ đề cập đến tính bất nhất của những giấy tờ mà phía nhà nước đưa ra để nói là Cha Vũ ngọc Bích đã ký (có tới 4 giấy bàn giao đất đai cho nhà nước quản lý, trong khi chỉ có một miếng đất), thì ông Vũ hồng Khanh, phó chủ tịch UBND Thành phố nhắc bảo thuộc cấp của mình: “Thôi thì các đồng chí xem xét bốn giấy tờ ấy, rồi thống nhất chọn lấy một thôi”.

Ngoài ra, nếu ngày 24.10.1961, ‘Linh mục Bích’ ký bàn giao toàn khu đất (trừ nhà thờ) cho nhà nước quản lý thì họ không đem biên bản này trước bạ theo qui định của Sắc lệnh số 85-SL ngày 29.02.1952 của Phủ Chủ tịch nước VNDCCH và sang tên trong địa bộ và sổ thuế.

Vì các cán bộ Thành phố dối trá và thua lý, nên khuya ngày 21.09.2008, đêm kinh hoàng đầy bạo lực, ma quỷ và bóng tối, ‘chánh quyền’ huy động đông đảo đám ‘quần chúng nhân dân tự phát’ gồm côn đồ và xã hội đen, đến bao vây Tu viện DCCT và Giáo xứ Thái Hà. Công an đứng canh cho chúng ném gạch đá vào trong khuôn viên nhà thờ và tu viện. Chúng còn hô hào những khẩu hiệu đầy bạo lực: “Giết giết giết Kiệt*, giết giết giết Phụng”. Chúng hò la kéo đổ cổng Đền Thánh Giêrađô để cố ý kích động bạo lực lên tới cực điểm.

[*‘Kiệt’ là Đức cha khả kính Giuse Ngô quang Kiệt, Tổng Giám mục ‘từ chức’ Hà nội và ‘Phụng’ là Cha Vũ khởi Phụng, DCCT, Bề trên Tu viện Hà nội, cựu Chính xứ Thái Hà.]

(Còn tiếp)
 
Văn Hóa
Mừng kính 117 các thánh tử đạo Việt Nam
Nguyễn thanh Trúc
08:58 10/11/2011
117, Đây chỉ là con số tượng trưng
Cho hơn 130 ngàn vị tiền nhân đã tử đạo
Các Ngài chết trong các cơn cấm đạo
Máu các Ngài chảy hòa vào, lòng đất Mẹ dấu yêu

Các Ngài chết không phải vì chống đối
Với quan quyền hay thế lực triều đình
Các Ngài chết vì không chịu thỏa hiệp
Với thế gian để giữ trọn mối tình

Tình Thập Giá bước qua thì được khỏi
Muôn cực hình và mệt mõi đau thương
Sẽ lãnh được ân thưởng tước Vua ban
Và trở lại với xóm làng vui sướng

Nhưng không,
Không vì thế mà các Ngài chối Chúa
Vứt bỏ niềm tin, ham héo úa gian trần
Thà chịu đựng, muôn ngàn lần tủi nhục
Đổ máu đào lòng không chút phân vân

Thà chịu tử hình hy sinh mạng sống
Để lãnh triều thiên Thiên Chúa hứa ban
Vinh quang sáng lạng Thiên Đàng cao sang
Về với Chúa suối nguồn đời hạnh phúc

Các Ngài đã cùng nhau khuyên nhủ
Hãy vui lòng chịu mọi sự khốn cùng
Dẫu đớn đau lòng vẫn cứ ung dung
Xác chết đi hồn bay về với Chúa

Bao dụ dỗ ngọt ngào từ nhiều phía
Đạo trong lòng không phải đạo bên ngoài!!!
Hãy bước qua Thập Giá, về giữ đạo như xưa
Chỉ chối Chúa một lần nhưng được sống???

Xưa Phêrô đã ba lần chối Chúa
Nhưng Chúa thứ tha và cất nhắc cuộc đời
Làm thủ lãnh dẫn đưa đàn chiên Chúa
Còn các ông sao sánh với Phê rô?

Nhưng các Ngài vẫn một lòng dứt khoát
Thà bị chém đầu, còn hơn phủ nhận Đức Kitô
Các Ngài đứng, vững vàng trong bão tố
Thân nát tan, máu đỏ tưới chan hòa

Là con cháu các tiền nhân hiển thánh
Ta tự hào về nhân chứng niềm tin
Nhưng hỏi rằng, ta có dám trung kiên?
Khước từ thỏa hiệp, với trần gian quyến rũ

Có những lúc chúng ta thà bỏ Chúa
Theo cuộc tình, lầm lỡ bước chân hoang
Theo lợi danh, xưng tụng rất huy hoàng
Theo tiền bạc, từng đêm say hốt hoảng

Có những lúc chúng ta bỏ Giáo Hội
Theo tà thần những chủ thuyết buông lơi
Hiểu Thánh Kinh theo trí hiểu riêng tôi
Dần dần tách xa rời khỏi Giáo Hội

Càng tự hào ta nên càng cố gắng
Gắng sống đời đạo đức rất ngay lành
Làm gương sáng với cuộc đời lành thánh
Thắp sáng muôn nơi bằng nhịp sống tin yêu

Tử Đạ okhông chỉ là đổ máu
Nhưng dám chết đi cho ích kỷ riêng mình
Nhưng dám chết đi cho mù quáng sân si
Cho nhục dục đam mê và tội lỗi

Tử Đạo là dám sống vì Tin Mừng mà thua thiệt
Dù bản thân mất mát biết bao lần
Tử Đạo là yêu cho đến cùng và sống trọn
Đi thi hành lề luật Chúa trao ban

Nếu hạt lúa mì nằm im trong lòng đất
Không thối đi thì trơ trọi một mình
Không hữu ích dù cuộc đời hiện hữu
Sống cuộc đời tẻ nhạt trong ao tù

Hạt lúa mì chỉ trở thành cao quý
Khi bỏ mình để phục vụ cuộc đời
Hạt lúa mì khi không còn ích kỷ
Lúc xả thân theo tiếng Chúa gọi mời

Máu các Thánh hạt lúa mì mục nát
Đã nảy sinh trăm hạt mới cho đời
Đã nảy sinh nhiều tín hữu Kitô
Đã tiếp nối ân tình cây Thập Tự

Lạy các Thánh Tử ĐạoViệt Nam,
Ngàu xưa đó các Ngài anh dũng chọn
Dùng máu đào để bảo vệ đức tin
Giúp chúng con chê lợi thú thế gian
Để làm chứng cho Nước Trời vinh hiển

Lạy các Thánh Tử ĐạoViệt Nam,
Xin các Ngài giúp, giúp chúng con ca ngợi
Can gợi Chúa Trời, bằng chứng tá phúc âm
Sống cuộc sống, thuần tình Trời cao vợi
Yêu Chúa yêu người gieo Tin Mừng khắp nơi.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bến Cạn
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
22:31 10/11/2011
BẾN CẠN
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Sông cạn buồn trông nhớ những ngày
Bến cũ vẫn mơ dòng chảy xiết
Thuyền xưa còn đợi phía chân mây..
Ngơ ngẩn tiếc dòng xưa đã cạn
Xót xa dâng cả ước mơ đầy.
(Trích thơ của HoaTiNa)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Gặp gỡ Đức Thánh Cha - Yêu mến lề luật Thiên Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:41 10/11/2011
Buổi triều yết chung thứ Tư 9 tháng 11

Chúng ta được mời gọi để đặt Thiên Chúa và thánh ý Ngài là trung tâm đời chúng ta, đặc biệt là các linh mục, là những người “được mời gọi để sống Lời Chúa là nguồn mạch của sự sống không cần thiết phải có những bảo đảm nào khác. Trong ánh sáng ấy, chúng ta có thể hiểu được sự lựa chọn tự do đời sống độc thân linh mục cho nước thiên đàng, tái khám phá ơn gọi này trong tất cả vẻ đẹp và sự viên mãn nhất của nó”. Lời mời gọi dâng hiến tất cả cho Tin Mừng đã được Đức Thánh Cha đưa ra trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 9 tháng 11 trước 20,000 anh chị em tín hữu.

Đức Thánh Cha đã dành buổi tiếp kiến thứ Tư tuần này để bàn đến Thánh Vịnh 119, một kinh nguyện “độc đáo” cả về chiều dài và nội dung vì Thánh Vịnh này diễn tả vẻ đẹp và tầm quan trọng của Torah, là lề luật, là Lời Chúa. Đối với Vịnh Gia, Lời Chúa là “gia nghiệp” và là niềm hạnh phúc.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng luật Chúa cần phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất và đầy đủ nhất vì lề luật là sự mạc khải của Ngôi Lời, Đấng nói với con người và kêu mời một sự đáp trả trong niềm vâng phục tín thác và trong tình yêu. Tình yêu dành cho Lời Chúa tràn ngập trong Thánh Vịnh này, là bản văn ca ngợi vẻ đẹp, quyền năng cứu độ của Lời Chúa cũng như khả năng của Lời Chúa mang lại cho cuộc sống niềm vui và sức sống. Lời Chúa không phải là cái ách nô lệ nhưng là hồng ân giải phóng chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến hạnh phúc.

Đức Thánh Cha kết luận rằng Luật Chúa là “đối tượng cho tình yêu nồng nhiệt của Vịnh Gia và của tất cả mọi tín hữu, là nguồn mạch sự sống. Ao ước hiểu được Luật Chúa, tuân giữ, và định hướng đời ta là đặc trưng cho sự trung tín đúng nghĩa với Thiên Chúa của các tín hữu những người chiêm niệm đêm ngày “đây là lề luật của Thiên Chúa mà1 chúng ta ghi khắc trong tim”.

Đức Thánh Cha đã nhân dịp này hướng các tín hữu đến những miền trên thế giới “từ Trung Mỹ tới Đông Nam Á” đang bị ảnh hưởng bởi những trận lụt và đất chuồi gây ra cơ man những cái chết, bên cạnh những người bị mất tích và mất nhà cửa.

“Tôi bày tỏ sự gần gũi với những ai đang chịu đau khổ vì thiên tai và kêu gọi anh chị em cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình; cũng như bày tỏ tình liên đới vớiu họ để các tổ chức và những người thiện chí có thể hoạt động chung với một tinh thần quảng đại để trợ giúp cho hàng ngàn người đang điêu linh vì thiên tai”.

Buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 6 tháng 11.

Loại bỏ Thiên Chúa thế giới lại rơi vào trống rỗng và tối tăm, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã khẳng định như trên trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 6 tháng 11. Ngài nói:

Các bài đọc Kinh Thánh trong Phụng Vụ Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta kéo dài suy tư về cuộc sống vĩnh cửu, đã bắt đầu nhân ngày lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời. Về điểm này có sự khác biệt rõ ràng giữa người tin và người không tin, hay cũng có thể nói giữa người hy vọng và người không hy vọng. Thật thế, thánh Phaolô viết cho tín hữu Thêxalônica: “Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những người không có niềm hy vọng” (1 Tx 4, 13). Cả trong lãnh vực này nữa, niềm tin nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu ghi dấu một sự phân định rõ rệt. Thánh Phaolô cũng nhắc cho tín hữu Êphêxô biết rằng trước khi đón nhận Tin Mừng, họ đã “không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa ở trần gian này” (Ep 2,12). Thật vậy, tôn giáo của người Hy lạp, các việc phụng tự và huyền thoại ngoại giáo, đã không thể ném ánh sáng trên mầu nhiệm sự chết, đến độ có một bảng khắc cổ xưa nói rằng: “Trong hư vô và từ hư vô chúng ta lại rơi vào một cách nhanh chóng biết bao”. Nếu loại bỏ Thiên Chúa, nếu loại bỏ Chúa Kitô, thì thế giới lại rơi vào trống rỗng và tăm tối. Và đây là điều gặp thấy trong các kiểu diễn tả của chủ thuyết hư vô ngày nay, một chủ thuyết hư vô đáng tiếc gây truyền nhiễm cho biết bao nhiêu người trẻ thường khi một cách vô ý thức.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn nổi tiếng đề cập tới mười trinh nữ được mời dự lễ cưới, biểu tượng cho Nước Trời, biểu tượng cho cuộc sống vĩnh cửu (Mt 25,1-13). Đây là một hình ảnh ý nghĩa, qua đó Chúa Giêsu dậy chúng ta một chân lý, khiến cho chúng ta phải thảo luận. Thật vậy, trong mười trinh nữ ấy có năm cô vào dự lễ cưới, vì khi chàng rể tới các cô có dầu để thắp đèn của mình; trong khi năm cô khác ở ngoài, bởi vì khờ dại không mang dầu theo. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa dầu cần thiết để được nhận vào tiệc cưới như sau:

Thánh Agostino và các tác gỉa cổ xưa khác đọc hiểu dấu chỉ đó như biểu tượng của tình yêu, không thể mua được, mà chỉ nhận được như món qùa, cần giữ gìn trong nội tâm và thi hành trong các công viêc của lòng thương xót. Sự khôn ngoan đích thực là biết lợi dụng cuộc sống phải chết để chu toàn các việc thương xót, bởi vì sau khi chết thì không còn làm được nữa. Khi chúng ta sẽ được đánh thức vào ngày phán xét sau hết, sự phán xử sẽ được dựa trên nền tảng tình yêu thương mà chúng ta thực thi trong cuộc sống dương thế này (x. Mt 25,31-46). Và tình yêu thương ấy là ơn của Chúa Kitô, được Chúa Thầnh Thần đổ tràn đầy trong chúng ta. Ai tin nơi Thiên Chúa Tình Yêu, thì mang trong mình một niềm hy vọng không thể không thể chiến thắng được, như một ngọn đèn mang theo trong đêm tối vượt qua cái chết để đạt tới đại lễ của sự sống.

Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Ngai Tòa Khôn Ngoan, dậy cho chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã nhập thể nơi Đức Giêsu. Người là Sự Sống dẫn đưa chúng ta từ cuộc sống này tới với Thiên Chúa, tới với Đấng Vĩnh Cửu. Người đã cho chúng ta biết gương mặt của Thiên Chúa Cha, và như thế đã ban cho chúng ta một niềm hy vọng tràn đầy tình yêu. Vì thế Giáo Hội hướng về Mẹ Chúa với các lời này: ”Ôi sự sống, sự dịu ngọt và niềm hy vọng của chúng con”. Chúng ta hãy học nơi Mẹ để biết sống và chết trong niềm hy vọng không gây thất vọng.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.