Ngày 08-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:39 08/11/2009
ÁO ĐẠO BÀO CỦA LỄ AN TÁNG

N2T


Nữ tu sĩ già mặc thử cái áo đạo sĩ mới may, cùng thảo luận với nữ viện trưởng về lễ án táng của mình, bà ta nói:

- “Tôi hy vọng mặc áo đạo bào cũ trong lễ an táng.”

Nữ viện trưởng trả lời:

- “Đó là chuyện đương nhiên, nếu bà cảm thấy thoải mái khi mặc như thế.”

(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Khi còn sống với biết bao là dự định cho lễ an táng của mình, dự định cho quan tài của mình phải bằng gỗ hay bằng thép, đem xác mình chôn trong lòng đất hay hỏa táng, nhưng khi chết đi thì không còn lo liệu cho mình được, những dự tính lo liệu ấy sẽ do những người còn sống lo liệu...

Đã tu luyện hết quảng đời rồi mà vẫn còn chưa từ bỏ những vinh hoa của thế gian, gần đất xa trời rồi mà vẫn chưa thể dứt bỏ được những gì là của thế gian, kể cả chiếc áo đạo sĩ phải mặc khi tẩm liệm, thì lòng vẫn còn quyến luyến thế gian.

Phải lo cho linh hồn mặc như thế nào để khi trình diện trước nhan thánh Chúa, thì linh hồn thêm đẹp đẽ: mặc chiếc áo khiêm cung để tẩm liệm, đem chiếc áo yêu thương để dâng tặng cho Thiên Chúa khi đối diện với Ngài, thì là có ích hơn là mặc chiếc áo đạo sĩ mới cho thân xác đã chết của mình.

Cần thảo luận với linh mục về đời sống tâm linh của mình, cần bàn hỏi với linh mục về cuộc sống mai sau của mình, thì tốt hơn là lo cho lễ an táng của mình nổi đình nổi đám, bởi vì cử hành lễ an táng cho thật trọng thể có kèn có trống, mời nhiều linh mục đồng tế, mà mất linh hồn thì có ích chi.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 08/11/2009
N2T


5. Người không có đức kiên nhẫn mà hành thiện, thì giống như người lính nơi chiến trường không có vũ khí, tất phải bị thương.

(Thánh Gregory)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 08/11/2009
N2T


282. Tình huống thì không ngừng biến hóa, nếu tư tưởng của mình thích tình huống mới, thì học tập thành tựu.

 
Nghệ thuật NÓI
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 08/11/2009
N2T


NGHỆ THUẬT NÓI



Việc gấp: từ từ mà nói.

Việc lớn: nên nói rõ ràng.

Việc nhỏ: nói cách tiếu lâm.

Chuyện chưa nắm vững: thận trọng mà nói.

Chuyện không phát sinh: không nên nói liều.

Chuyện không làm được: không nên nói càn.

Chuyện làm tổn thương người khác: không nên nói.

Chuyện không vui vẻ: tìm đúng đối tượng mà nói.

Chuyện vui vẻ: coi hoàn cảnh mà nói.

Chuyện thương tâm: không nên gặp người là nói.

Chuyện của người khác: cẩn thận mà nói.

Chuyện của mình: nghe người khác nói như thế nào.

Chuyện của bề trên: nghe ít nói ít.

Chuyện vợ chồng: thương lượng rồi nói.

Chuyện của con cái: nói lời khuyên bảo.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật y tế
BBC
08:55 08/11/2009
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật y tế

Ông Obama gọi việc thông qua dự luật 'có tính cách lịch sử'.

Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật cải tổ y tế, bước tiến gần đến cải cách mà tổng thống Obama hứa hẹn.

Tuy nhiên sự chống đối vẫn còn khá lớn.

Tỷ lệ bỏ phiếu là 220-215, và dự luật nhắm đến mở rộng bảo hiểm cho 36 triệu người Mỹ. Tới 96% dân Mỹ có thể sẽ có bảo hiểm y tế.

Dự luật nay được trình lên Thượng viện.

Một khi được thông qua, hai viện của Quốc hội sẽ điều chỉnh lần cuối để tổng thống ký thành luật.

Cải cách y tế là một trong những trọng tâm trong chính sách đối nội của ông Obama.

Gọi cuộc bỏ thăm tại Hạ viện hôm thứ Bảy là "mang tính lịch sử", ông Obama nói ông hoàn toàn tin tưởng Thượng viện sẽ thông qua dự luật.

Các phái viên cho hay dự luật cải tổ y tế sẽ tạo ra các thay đổi lớn trong ngành chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ nhiều thập kỷ nay.

Thỏa hiệp

219 dân biểu Dân chủ cùng 1 dân biểu Cộng hòa hậu thuẫn dự luật. Dân biểu Cộng hòa là ông Joseph Cao từ New Orleans. Bỏ phiếu chống gồm 176 Cộng hòa và 39 Dân chủ.

Các điểm chính

Nhắm đến cung cấp bảo hiểm cho 96% dân số

Cá nhân phải tự mua bảo hiểm, công ty cần giúp công nhân

Tạo ra một thị trường bảo hiểm cạnh tranh

Chính phủ sẽ có sản phẩm bảo hiểm riêng

Không được phép từ chối người đang có bệnh mua bảo hiểm

Ông Obama nói: "Thượng viện Hoa Kỳ cần theo bước và sớm thông qua dự luật. Tôi rất tin là Thượng viện sẽ làm điều này. Tôi chờ mong ngày ký cải tổ toàn diện về chăm sóc y tế tại Hoa Kỳ thành luật. Dự tính vào khoảng cuối năm.”

Cuộc thảo luận trước lúc bỏ phiếu đã tạo ra không khí sôi nổi tại nghị trường.

Đại diện của đảng Dân chủ, John Dingell nói: "Dự luật sẽ giúp tất cả mọi người, không phân biệt sức khỏe, thu nhập, có bảo hiểm vừa túi tiền.”

Tuy nhiên đại diện cho đảng Cộng hòa, Candice Miller nói: "Chúng ta thấy chính phủ sẽ nắm toàn bộ thị trường bảo hiểm y tế. Đây chính là điều người ta lo sợ nhất.”

Trước cuộc bỏ phiếu hôm thứ Bảy, ông Obama đã có chuyến thăm ít thấy tới Hạ viện nhằm thuyết phục các nghị viên Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ dự luật.

Ông nói đây là cơ hội “hiếm hoi” và lâu rồi mới có một dự luật như vậy trình quốc hội.

Sau cuộc bỏ phiếu, chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi, nói: "Tôi cám ơn tổng thống Obama, người có tài lãnh đạo xuất sắc, vì nếu không có ông Obama ở tòa Bạch ốc, điều này chưa chắc đã thành hiện thực.

Dự luật sẽ cho phép chính phủ bán bảo hiểm y tế, song hành cùng các công ty tư nhân. Các công ty này sẽ được yêu cầu bán bảo hiểm cho những người đang ở trong tình trạng bệnh tật.
 
Hạ viện thông qua Tu chính án Stupak-Pitts và dự luật Cải Tổ Y Tế
Trần Mạnh Trác
09:27 08/11/2009
Washington DC, ngày 8 tháng 11 năm 2009 / 02:43 (CNA). - Cuối đêm thứ Bảy, Hạ viện đã thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe với một cuộc bỏ phiếu 220-215. Dự luật này bao gồm Tu chính án Stupak-Pitts ngăn cấm tài trợ phá thai bằng tiền thuế.

Bình luận về việc thông qua dự luật, Giám đốc pháp luật cuả NRLC (National Right to Life) Doug Johnson nhắc lại rằng chính TT Obama và lãnh đạo quốc hội "trong nhiều tháng đã dấu diếm và bóp méo sự thật về một kế hoạch trực tiếp của chính phủ quy định quỹ phá thai, và trợ cấp bảo hiểm cho kế hoạch phá thai tư nhân."

Ông tiếp tục: "Hôm nay cuộc bỏ phiếu của lưỡng đảng tại Hạ Viện là một đòn sắc nét đến những hoạt động buôn lậu phá thai chuyên nghiệp của Toà Bạch Cung, Nhưng chúng ta biết rằng Toà Bạch Cung và nhà lãnh đạo quốc hội dân chủ ủng hộ phá thai sẽ tiếp tục cố gắng để tài trợ phá thai., Và sẽ tiếp tục thử để che giấu ý định thực sự của họ, do đó, còn có một trận chiến dài phía trước. "

CNN nhận định sự thông qua Tu chính án Stupak-Pitts là một chiến thắng lớn cho phe phò sự sống cuả đảng Dân chủ pro-life, và cho Hội Đồng các Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.

Sau khi thông qua Tu chính án, Hạ viện đã bỏ phiếu trên toàn bộ dự luật.

Dự luật được thông qua 220-215. Theo FOX News, 219 dân biểu Dân chủ và một Cộng hòa (dân biểu VN Joseph Cao) bỏ phiếu thuận; 39 Dân chủ và 176 Cộng hòa đã phản đối.

Bà Wendy Wright, Chủ tịch Concerned Women for America (CWA)(phò sự sống) ghi nhận rằng "Mặc dù một sửa đổi đã được thông qua để cấm tài trợ phá thai dùng quỹ liên bang, những lãnh đạo đảng Dân chủ đã từ chối để bảo đảm rằng nó sẽ ở trong đạo luật chung kết. Việc bỏ phiếu có thể chỉ là một mưu chước để đạt số phiếu cuả phe phò sự sống trong đảng Dân chủ cho dự luật này. "

"Luật này sẽ xói mòn hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới. Trong khi trao đổi bảo hiểm, chúng ta sẽ mất quyền truy cập đến những chăm sóc y tế thích hợp. Chúng ta sẽ mất nhiều chuyên viên Y tế vì nhiều người sẽ phải bỏ nghề.. CWA sẽ chiến đấu để bảo vệ người Mỹ tại Thượng viện để chống lại việc chính phủ âm mưu hủy diệt hệ thống y tế Mỹ. "

Dự luật bây giờ sẽ được thảo luận và biểu quyết tại Thượng viện.
 
Tòa Thánh yêu cầu chính quyền Cuba để Giáo Hội được dùng phương tiện truyền thông xã hội
Nguyễn Long Thao
10:26 08/11/2009
HAVANA 8/11/09 – Thứ Sáu vừa qua, một giới chức cao cấp của Tòa Thánh Vatican cho biết Ngài đã yêu cầu chính quyền cộng sản Cuba để cho Giáo Hội Công Giáo được sử dụng các phương tiện truyền thông công cộng vì dân chúng ở đây là những người đạo hạnh muốn được nghe lời chủ chăn.

Hiện Tại Giáo Hội Công Giáo Cuba không có đài phát thanh hay truyền hình nào vì giống như mọi quốc gia cộng sản khác, nhà nước độc quyền các phương tiện truyền thông.

Đức TGM Claudio Maria Celli, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nói trong cuộc viếng thăm của Ngài tại thủ đô La Havana “Chúng tôi mong mỏi Giáo Hội Cuba được dùng các phương tiện truyền thông bình thường”

Ngài nói thêm: “Tôi tin tưởng những người dân Cuba là các Kitô hữu và Công Giáo chiếm đa số muốn được nghe và nhìn thấy những vị chủ chăn của họ”

Đức TGM Claudio Maria Celli đã đến Cuba vào ngày thứ Tư trong một chuyến viếng thăm kéo dài 4 ngày. Ngài mô tả các cuộc gặp gỡ với các giới chức chính quyền là thân thiện.

Vào ngày thứ Sáu Ngài đã gặp Giám Đốc Sở Truyền Thanh /Truyền Hình Cuba và gặp Thứ Trưởng Bộ Thông Tin nhưng không có cuộc gặp gỡ vời Tổng Thống Raul Castro.

ĐGH Benedict XVI đã bổ nhiệm Đức TGM Celli làm Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông vào năm 2007.

Tưởng cũng nên nói thêm tại Cuba, vào dịp lễ Giáng Sinh hay trong một biến cố quan trọng nào khác của Giáo Hội như việc ĐGH sang thăm Cuba, chính quyền đã cho phép thực hiện những buổi phát thanh hoăc nhà nước trực tiếp truyền hình các buổi lễ do Đức Thanh Cha cử hành.
 
Đức Thánh Cha viếng thăm Brescia, quê hương của Đức Phaolô VI
Bình Hòa
17:09 08/11/2009
Đức Bênêđictô XVI đã dành Chúa Nhật hôm qua để viếng thăm thành phố Brescia, sinh quán của đức giáo hoàng Phaolô VI, nhân kỷ niệm 30 năm băng hà. Tại đây, ngài đã khánh thành trung tâm lưu trữ tài liệu và nghiên cứu về vị giáo hoàng của công đồng Vaticanô II, từ khóa họp thứ hai cho đến lúc kết thúc (1963-1965) và trong giai đoạn thực thi các quyết nghị.

Rời Vatican lúc 8 giờ sáng bằng phi cơ trực thăng, rồi sau đó chuyển sang máy bay quân sự tại phi trường Ciampino, Đức Thánh Cha đã đến phi trường Brescia lúc 9 giờ rưỡi. Sau khi viếng thăm nhà thờ chánh toà, ngài chủ sự thánh lễ đồng tế dành cho cộng đoàn giáo phận, được cử hành tại quảng trường ở trước mặt. Vào buổi chiều, ngài đến viếng thăm ngôi làng nơi sinh trưởng của vị tiền nhiệm, và tại đây khánh thánh trụ sở mới của trung tâm lưu giữ các tài liệu của đức Phaolô VI. Vào buổi tối, đức Bênêđictô XVI đã trở về Vaticanô. Bài tường thuật chú trọng đến Thánh lễ và kinh Truyền tin.

Trước cộng đoàn 15 ngàn người tụ tập trước nhà thờ chánh toà để tham dự Thánh lễ bất chấp trời mưa, đức thánh cha đã chú giải các bài đọc Sách Thánh của Chúa Nhật 32 Thường niên và dẫn vào sứ điệp của vị giáo hoàng của công đồng Vaticanô II bàn về mầu nhiệm Hội thánh.

Bài Tin mừng trưng bày mẫu gương của một bà goá bỏ 2 đồng xu vào kho bạc của đền thờ. Một cử chỉ nhỏ bé đã trở thành đề tài cho lời giảng dạy của Chúa Giêsu về lòng đạo đức chân thực. Sự đóng góp của bà tuy nhỏ bé nhưng gói ghém lòng quảng đại lớn lao bởi vì đã đóng góp tất cả tấm lòng, tượng trưng cho tâm tình tôn giáo mới mà Chúa Giêsu mang đến cho nhân loại. Đức Kitô là vị Thượng tế được nói đến trong bài đọc thứ hai, đã khai mạc một đền thờ mới, đền thờ sống động của Thiên Chúa. Hội thánh là đền thờ của Thiên Chúa, thân thể của đức Kitô: đây là một đề tài mà đức Phaolô đã trình bày trong nhiều văn kiện quan trọng, bắt đầu từ thông điệp thứ nhất Ecclesiam suam (6/8/1964), và nhất là đã hết tình yêu mến và phục vụ. Một tư tưởng gần với bài Tin mừng hôm nay là Giáo hội “nghèo khó và tự do”, điều kiện để có thể thi hành sứ mạng của mình trong thời đại hôm nay. Ngài nêu ra ba yêu sách để đạt tới lý tưởng đó: “ý thức, canh tân, đối thoại”. Trước hết, Giáo hội cần phải ý thức về bản tính của mình, biết đâu là nguồn gốc, sứ mạng, cứu cánh của mình. Kế đến, Giáo hội cần phải canh tân và thanh luyện bằng cách ngắm nhìn Chúa Kitô. Thứ ba, Giáo hội cần phải liên lạc với thế giới. Ba điều này vẫn còn giá trị trong thời đại hôm nay.

Hướng về các giám mục và các linh mục, đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh rằng việc ý thức về bản chất của Giáo hội không chỉ là câu chuyện lý thuyết thần học, nhưng nhất là cảm nghiệm sống động về tương quan với Thiên Chúa. Gíao hội cần phải đến với thế giới hôm nay như là một nguồn lực của sức sống tâm linh, chất chứa đời sống nội tâm, chiếu toả sinh lực của Thánh Linh. Nhân dịp năm dành cho hàng linh mục, đức đương kim Giáo hoàng trích dẫn thông điệp của vị tiền nhiệm bàn về đời sống độc thân (Sacerdotalis caelibatus) trong đó có đoạn viết: “Linh mục, được tình yêu Chúa Kitô chiếm đoạt, trở nên giống với Chúa Kitô ở tình yêu mà vị Thượng Tế đã yêu thương Hội thánh đến nỗi đã trao hiến đời mình cho Hội thánh. Sự trinh khiết thánh hiến của các thừa tác viên biểu lộ tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội, và sự phong phú phát sinh từ mối tình khăng khít ấy”. Trong một bài huấn dụ dành cho các chủng sinh Brescia vào năm 1968, ngài nói: “Vào những năm sau công đồng, người ta mong đợi nơi vị Giáo hoàng những cử chỉ chấn động, những hành động táo baọ. Nhưng Giáo hoàng không đi theo đường hướng nào khác ngoài việc đặt tin tưởng nơi Chúa Giêsu. Chính Chúa mới có khả năng dẹp tan những cơn bão tố. Hội thánh chờ đợi sự can thiệp của Chúa, trong tâm tình tỉnh thức cầu nguyện. Và chính giáo hoàng cũng cần đến lời cầu nguyện của anh chị em mình”. Những lời này đáng được các linh mục suy nghĩ. Tuy nhiên, giáo phận Brescia không chỉ cung cấp cho Hội thánh nhiều linh mục và tu sĩ, nhưng còn nổi tiếng về những phong trào giáo dân, các hội đoàn, các cơ quan bác ái xã hội. Dù sao, khi ngỏ lời với các tín hữu giáo dân, đức Phaolô VI không ngừng nhấn mạnh đến chiều kích chiêm niệm, nghĩa là địa vị tối thượng dành cho Thiên Chúa trong tất cả các hoạt động.

Thánh lễ kết thúc khi đã gần 13 giờ. Và trước khi ban phép lành, đức Bênêđictô XVI đã xưóng kinh Truyền tin kính Đức Mẹ. Trong những lời dẫn nhập, ngài nhắc đến lòng sùng kính của đức Phaolô VI đối với Đức Maria. Ngài đã dâng thánh lễ đầu tiên tại đền thờ kính Đức Mẹ, ra như muốn đặt tất cả sứ vụ linh mục trong tay của vị Thân Mẫu Chúa Cứu thế. Những trọng trách đảm nhận trong Giáo Hội đã khiến ngài ý thức mối liên hệ chặt chẽ giữa Đức Maria với mầu nhiệm Hội thánh. Trong viễn ảnh đó, vào lúc bế mạc khóa Ba của công đồng, khi ban hành hiến chế tín lý về Hội thánh, ngài công bố Đức Maria là “Mẹ của Hội thánh”, với niềm thâm tín rằng lòng sùng kính Mẹ Maria là một phương thế thông thường để hướng các linh hồn về với Chúa Kitô, và như vậy kết hiệp với Chúa Cha nhờ tình yêu của Thánh Thần. Bài huấn dụ được kết luận với lời khẩn nài như sau: “Ôi Trinh nữ Maria, là Mẹ của Hội thánh, chúng con xin ký thác cho Mẹ cộng đồng giáo hội và nhân dân Brescia. Xin hãy nhớ đến các con cái của Mẹ, xin chuyển những lời cầu của họ lên với Chúa. Xin gìn giữ đức tin của họ được kiên cường, xin củng cố lòng hy vọng, xin tăng gia lòng mến của họ, ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, trinh nữ Maria”

Vào buổi chiều, đức Bênêđictô XVI đã đến làng Concesio để thăm ngôi nhà nơi mà vị tiền nhiệm mở mắt chào đời. Tại đây ngài đã khánh thành trung tâm Phaolô VI, gồm văn khố, thư viện, phòng diễn thuyết. Nhân cơ hội này, ngài đã trao tặng giải thưởng văn hoá lần thứ 6 cho nhà xuất bản “Sources chrétiennes”, phát hành các tác phẩm của các giáo phụ. Trước đây giải thưởng đã được trao tặng cho Hans Urs von Balthasar (1984), Olivier Messiaen (1988), Oscar Culmann (1993), Jean Vanier (1997), Paul Ricoeur (2003).

Trước khi trở về Rôma, ngài đến viếng thăm ngôi nhà thờ giáo xứ nơi Giovanni Battista Montini lãnh bí tích rửa tội ngày 30/9/1897.
 
Lễ kỷ niệm lần thứ 20 bức tường Bá Linh sụp đổ: Những kỷ niệm của một hàn gắn
Hồng Lĩnh (lược dịch)
17:31 08/11/2009
Lễ kỷ niệm lần thứ 20 bức tường Bá Linh sụp đổ: Những kỷ niệm của một hàn gắn

Tác gỉa Sabine Syfuss-Arnaud, báo Le nouvel Observateur, mục Le Magsazine( 05/11/2009)

Đêm ấy, mọi việc đã có thể xảy ra. Trực diện với những lính gác ban đầu do dự nổ súng, đám đông ngơ ngác vượt qua bức màn sắt khoan khoái. Hai mươi năm sau, những ai, đã sống những khoảng khắc phi thường ấy, hôm nay vẫn còn rung động.

Nhân chứng Angela Merkel

Vào lúc 16 giờ 23 phút, màn đêm vừa rơi xuống. Thứ năm mồng 9 tháng 11 năm 1989; Angela, vật lý gia 35 tuổi dân Đức, rời phòng thí nghiệm của đại học đường khoa học Bá Linh. Về tới nhà, bà mở vô tuyến truyền hình. Khiếp đảm: một hào trưởng của Đông Đức tuyên bố trên màn ảnh, không thêm gì khác, từ nay trở đi không cần giấy phép nào nữa để qua Tây Đức. Thật khó tin: bức tường, cắt đôi Bá Linh từ 28 năm qua, không thể vượt qua được. Tất cả toan tính vựơt qua không có giấy phép đều được xem là tẩu thoát và có thể kết cục bằng các loạt súng bắn đi từ các vọng gác.

Khoa học gia này gọi điện thoại ngay cho mẹ đang sống tại Templin của Đông Đức, Templin cách bắc Bá Linh một trăm cây số. Mẹ và con đã hứa chia nhau một mâm sò huyết ở Tây Đức, ngay khi cánh cửa được thật sự mở ra. Như tất cả mỗi tối thứ năm, Angela sau đó đi tắm Sauna với mẹ. Vừa ra khỏi cửa, bà sửng sốt thấy một biển người dính liền với nhau gần trạm gác biên giới đường Bornholmer.Ngay lúc ấy bà đã nhận ra được là có thể vượt qua Tây Đức, và nhập ngay vào đám đông. Câu chuyện còn lại thời như ai đã biết. Vật lý gia trẻ tuổi, Angela Merkel, từ khi trờ thành thủ tuớng Đức quốc thống nhất, đã nhiều lần kể cho báo chí: "Ở phía bên bên kia, người ta cho phép chúng tôi gọi điện thoại miễn phí và cho chúng tôi uống bia. Không khí thật phi thường».

Thật thế, đêm mồng 9 rạng mồng 10 thật là phi thường. Chỉ trong vài giờ, Bá Linh, thủ đô của chíến tranh lạnh, bị khóa chặt từ 13 tháng 8 năm 1961, tự giải phóng, trước ngạc nhiên của tất cả mọi người. Cũng giống như Angela Merkel, hàng ngàn ngừơi Đông Đức nghe tin không thể nghĩ tới và, ngờ vực, tiến về bức tường. Trước làn sóng người lớn dần, một số lính gác biên giới ngần ngại nổ súng, rồi đồi ý không nổ súng.

Vào lúc 21.30 giờ, phép lạ: "Đường Bornholmer, một trong chín điểm qua lại của Bá Linh, chịu khuất phục trong bất bạo động. Rào cản tự nhấc lên và để cho các bộ hành đi qua với một con dấu đóng lên thông hành. Các giờ tiếp theo sau, các điểm qua lại tự mở ra, từ điểm nầy rồi tới điểm khác. Nửa đêm dân chúng Bá Linh nhảy múa trên bức tường, tại cửa Brandebourg, tựơng trưng của các tuợng trưng bức màn sắt. Vào đêm giá lạnh ấy, có cả hàng trăm người qua Tây Đức, một số với cái áo choàng lên bộ đồ ngủ.

"Die Mauer ist weg!": Bức tường đã đổ! (hay bức tường đã đi tàu suốt)! Bá Linh trở thành thủ đô của tự do. Chiến tranh lạnh hạ màn. Suốt cả đêm, đoàn người lả lướt bên nhau, ôm chồm lấy nhau, uống bia và rượu bọt (mousseux) qua la hét: "Wahnsinnig!" (ra điên rồi!).

Trên các đường phồ đông nghẹt, giữa đám đông, có hiện diện của một ông François Fillon (TT Pháp hiện nay, bí chú của người lược dịch), hôm ấy tới tham giữ một hội thảo bàn về OTAN. Trên Kurfurstendamm, đại lộ Champs-Elysées của phương Tây, có vô số đám nghẹt đường, giữa một hòa tấu tiếng còi Trabant inh ỏi, mang bảng số DDR (RDA) DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỨC. Những nhát búa đầu tiên dộng vào con quái vật cốt sắt xi măng (béton) chia cắt thành phố. Một nghề mới ra đời: Mauerspecht: Chim mỏ kiến bức tường (pivert du Mur).

Tại trạm kiểm soát Charlie, điểm qua lại nổi tiếng, tới lúc ấy dành cho người ngoại quốc, dân Đông Đức tràn ngập sau nửa đêm. Người nầy tới thở không khí của tự do, một nguời khác kiểm soát xem rạp chiếu bóng đã tới vào hôm trước của lúc bức tường đóng cựa luôn còn đó không Patron de l’Eden, một hộp đêm của tây Bá Linh, công tử củ (play-boy) Roif Eden tối hôm ấy đang dùng cơm tại Paris. Ông ta nhớ lại: "Tôi nhận được một cú điện thoại hoảng hốt của người quản lý của tôi". "Những đám đông tới từ phía Đông muốn vào. Tôi bảo ông ta đón tiếp tất cả và mời họ dùng bia". Hàng ngàn ngươi thợ mỏ tây Bá Linh, phần đông còn trẻ, cũng nhào tới bức tường, họ chỉ biết có lính tráng, tay cầm súng, và tiếng la hét chó má. Nhưng, trong một thành phố có tiếng ngủ sớm, phần đông những kẻ ở nhà, đã vào giường, hay dán vào màn truyền hình của họ. Sau nầy một tờ báo mỉa mai vai trò của cuộc đấu bóng tròn giữa Stuttgart-Bayern đuợc chiếu vào tối ấy.

Sống tại chân bức tường hay truớc màn ảnh, nỗi xúc động thật rộng lớn. Helmut Schmidt, cựu thủ tướng, khóc trong phòng khách của ông ta tại Hambourg. Tại Franfurt, nữ ca sĩ dễ hờn Nina Hagen nức nở sau khi ra khỏi buổi ca nhạc do cô ta vừa trình diễn xong. Đối với Roland Merstens, công chức cao cấp Đức cự ngụ tại Sarre, rất gần biên giới Pháp, sự sụp đổ của bức tường còn đảo lộn hơn nữa. Vào tháng 10 năm 1961, vào tuổi 19, ông ta đã trốn thoát khỏi Đông Đức, nấp trong một chiếc tàu lửa. Ngày mồng 9 tháng 11 năm 1989, ông khui chai Champagne, "biết bao nhẹ nhõm và không có đổ máu".

Dầu cho huyên náo tới đâu đi nữa, một số người không được chứng kiến biến cố này. Helmut Kohl, thủ tướng hồi ấy, đang thăm viếng Ba Lan, chỉ đuợc thông báo vào cuối bữa cơm chính thức, vào nửa đêm. Michael Gorbatchev, đã thiu thiu ngủ, chỉ được thông báo vào ngày hôm sau. Tại Moscow, một trong những nhà ngoại giao của tòa đại sứ Đức, Reinhard Schafers, hôm nay đại sứ tại Paris, cũng đi "bên cạnh cuộc đời". "Máy điện báo của hãng thông tấn Đức DPA bị hỏng, và hãng thông tấn Liên Xô không loan báo, lẽ đương nhiên, gì hết", ông ta bảo thế. Khoảng 23 giờ, ông ta tới tòa đại sứ Pháp cho một cuộc họp làm việc. "Tại chỗ ấy cũng không, không ai nói tới biến cố này. Tôi chỉ biết vào sáng mai. Nguời ta hội hè trên bức tường: tôi không tin lỗ tai của mình nữa"

Riêng về bộ tư lệnh của RPR (Rassemblement pour la République= Tập Hợp Cho Cộng Hòa)- với Chirac, Pasqua..- vào giờ phút lịch sử, họ hội họp tại Colombey-les-Deux-Eglises để tưởng niệm tuớng De Gaulle. "Chính những nhà báo, tò mò các phản ứng của chúng tôi, đã loan báo cho chúng tôi khi chúng tôi tới nhà ga xe lửa của phía Đông", Ông Jacques Toubon nhớ lại. "Chúng tôi sửng sốt". Ở cuối đường bên kia trái đất, nhà thực hiện Wim Wenders đang ở trong xe Bus Úc, không có tờ báo không có truyền hình, chỉ có một cái điện thoại-fax hay trở chứng. Tác giả của cuốn phim-phụng thờ: Những Cánh của ham muốn, tại Bá Linh chia cắt, cuối cùng nhận đuợc từ một ngừơi thân hai tấm ảnh mờ, trong đó người ta ngất ngưỡng trên bức tuờng.

Thứ 6 mồng 10 tháng 11, tại Bá Linh, các đám đông đổ ra từ Đông. Nhiều người lang thang bụi bờ, nhưng Angela Merkel không làm thế. Bà trờ về nhà vào lúc 2 giờ sáng. "Ngoan ngoãn", bà đính xác. Vào lúc 8 giờ, như thương lệ, Bà đã ngồi tại văn phòng. Đối với thế giới, thành phố đang hoan hỉ vui mừng này là cục nam châm. Các hãng hàng không bị quá tải. Simone Weil vào phút chót tìm được, nhờ một bạn nhà báo, một chỗ trong một máy bay tự nhân. Chính là trong chiếc phản lực cơ của ông bạn Antoine Riboud, chủ của Danone, mà Mstislav Rostropovitch cũng rời khỏi Paris, tại đó ông ta sống kiếp tha hương, để đi Bá Linh. Ông ta nhờ Taxi dẫn tới trạm kiểm soát Charlie, để chơi nhạc của Bach. "Chỉ có nhạc Bach để bày tỏ lời nguyện cám ơn ấy mà tôi muốn dâng lên Chúa". Ông ta, bị chiến tranh lạnh đuổi khỏi quê hương Nga của mình, vinh danh "Tự do được tìm lại", sau đó trở lại nước Lục Lăng (nước Pháp đuợc gọi là Hexagone = Lục Lăng). Ông ta chỉ ở lại trên đất Đức ba giờ.

Cùng ngày thứ sáu ấy, lối đi qua bức tường đầu tiên được đục ra, phiá bắc ngang với con đường Bernauer. Những máy ủi và cần cẩu mở một lỗ rộng cho bộ hành. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tất cả các dụng cụ đã có ở tại chỗ, vì sau một vụ đổi chác đất đai, được định đoạt vào năm 1988, giữa Tây và Đông, Cộng Hòa Dân Chủ Đức đang xây dựng một khúc tường mới - ông Gerhard Salter kể lại. Cái mà các thợ xây làm xong ngày mồng 9, họ lại phá sập vào ngày mồng 10. Trong ấn bản cuối tuần, nhật báo Berliner Zeitung, tiếng nói của RDA (CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỨC), tự đắc tại trang đầu: "Họ tới nhìn qua phía Tây và đã trở về". Sự đổ máu đáng sợ đã không xảy ra (CS luôn láo phét, bình phầm của người lược dịch).

Nhưng từ thứ sáu tới chủ nhật, hai triệu dân Đông Bá Linh vuợt qua ranh giới cho những cuộc ngao du cùng gia đình. Giống như Frank và Kerstin Rettig, một cặp tuổi 30 thuộc thành phần trung lưu: "Với các con còn nhỏ tuổi, chúng tôi do dự: cuộc đàn áp của những cộng sản Tàu, quảng truờng Thiên An Môn đã ám ảnh chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi đã qua đó, vì sợ cửa biên giới sẽ đóng lại".

Họ di chuyển trong những xe bus hoàng tráng mà Tây Bá Linh đã cung ứng. Ngày 11 tháng 11, một lối đi qua rộng rãi được đục trong cửa Brandebourg. Cửa nầy sẽ hoàn toàn đuợc mở vào một ngày trước lễ giáng sinh, đánh dấu sự biến mấy vĩnh viễn của bức tường mà người Đông Đức đã đặt ra biệt danh là bức tường của tự do.

Đi xe đạp dọc bức tường

Đựơc kiến tạo giữa 2002 và 2006, Mauerweg, con đường của bức tường, chạy dọc biên giới giữa hai Đức quốc. Trải dài 43.7 km trong Bá Linh và 111 kilomètres xung quanh Bá Linh.

Từng chặng, từ 7 tới 21 km, người ta có thể gặp những chỗ ghi nhớ, những mảnh hiếm hoi được giữ lại của bức tường, vài chòi gác, những Thánh giá và những tấm biển tưởng niệm các người Đông Đức bị tàn sát trong lúc chạy trốn. Trên đường, những tấm bảng lớn nhắc nhở những giai đoạn đáng lưu ý của bức màn sắt. Được đánh dấu bởi những công viên và những cánh rừng, Mauerweg không bao giờ xa một trạm của xe lửa hệ thống tốc hành vùng RER (Réseau Express Régional, S-Bahn) và cho phép về trung tâm thành phố với xe đạp bằng phương tiện chuyên chở công cộng.
 
Giáo Hội tôn vinh một công dân Hoa Kỳ tiên khởi được phong thánh ngày 13 tháng 11
Bùi Hữu Thư
17:49 08/11/2009
Ngày 8, tháng 11, 2009 (CNA).- Ngày 13 tháng 11, 2009, Giáo Hội hoàn vũ sẽ tôn kính Thánh Frances Xavier Cabrini, một nhà truyền giáo người Ý đã sống gần hết cuộc đời để làm việc với các di dân người Ý tại Hoa Kỳ. Mẹ Cabrini, là người rất sợ nước và chết đuối, đã vượt Đại Tây Dương trên 30 lần để phục vụ Giáo Hội và những người dân bà đang giúp đỡ.

Thánh Frances Cabrini ước muốn được đi truyền giáo bên Trung Quốc, nhưng Thiên Chúa đã có kế hoạch cho bà. Bà mồ côi tại Ý trước khi đủ 18 tuổi, bà gia nhập Dòng Các Nữ Tu Thánh Tâm và lấy tên “Xavier” để tưởng nhớ thánh Phanixicô Xavier, vị thừa sai nổi tiếng tại Miền Đông.

Theo lời khuyên của Đức Thánh Cha Leo XIII nói, “Không đi về phía Đông mà là phía Tây, bà đã chú tâm vào nỗ lực truyền giáo tại Hoa Kỳ. Chấp nhận lời mời của Đức Tổng Giám Mục Corrigan ở New York, bà đã đến Hoa Kỳ và trải qua gần 30 năm đi lại băng qua Đại Tây Dương cũng như khắp nơi trên đất Hoa Kỳ, bà đã thiết lập các viện mồ côi, các bệnh viện, và trường học cho những người di cư gốc Ý nghèo khó.

Rồi bà cũng trở thành công dân Hoa Kỳ. Bà qua đời năm 1917 và được phong thánh năm 1946, ngay trước khi một làn sóng người di cư Ý khác bắt đầu tới Hoa Kỳ.

Thánh Frances Cabrini là quan thầy của các người di cư.
 
Luật Cải Tổ Y Tế cuả Hạ Viện đang giẫy chết tại Thượng Viện?
Trần Mạnh Trác
23:06 08/11/2009
WASHINGTON (AP)- Những hào quang chiến thắng đã nhanh chóng phai mờ trong ngày Chuá Nhật khi Tổng thống Barack Obama và đảng Dân Chủ nhận ra là dự luật mà họ đã chiến đấu để thông qua đã không đi đến đâu tại Thượng viện.

Phát biểu từ Vườn Hồng khoảng 14 giờ sau khi bỏ phiếu vào cuối thứ bảy, TT Obama kêu gọi các thượng nghị sĩ hãy làm như những tay chạy đua tiếp sức là "hãy thay mặt cho người dân Mỹ mà nhận lấy baton và tiếp tục nỗ lực này đến lằn ranh cuối cùng."

Nhưng vấn đề là Thượng viện sẽ không chạy cuộc đua này. Chương trình bảo hiểm sức khỏe của chính phủ là không thể chấp nhận được cho một số ít những Thuợng nghị sĩ Dân Chủ ôn hoà đang giữ cán cân quyền lực tại Thượng viện.

Nếu kế hoạch (bảo hiểm) của chính phủ là một phần của thỏa thuận này, "thì vì lương tâm, tôi sẽ không cho phép dự luật này được bỏ phiếu", đó là lời tuyên bố cuả Thượng nghị sĩ độc lập Joe Lieberman, Connecticut, mà Đảng Dân chủ đang cần lá phiếu cuả ông để vượt qua filibusters cuả đảng Cộng Hoà. (filibusters = cách thức cản trở bằng cách đòi bàn luận không bao giờ kết thúc.)

"Dự luật Hạ viện đã chết khi đặt chân đến Thượng viện," Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Cộng Hoà S.C., nói một cách chế nhạo.

Đảng Dân chủ đã không dám thách thức ông (Lieberman). Lãnh đạo đa số Thượng viện Harry Reid, D-Nev., chưa xếp đặt lịch trình tranh luận tại sàn Quốc Hội và ám chỉ tuần trước rằng thượng viện có thể không hoàn thành dự luật chăm sóc sức khỏe trong năm nay.

Dù sao, cách bình chọn tại Hạ Viện cũng đã cung cấp một bài học quan trọng trong việc làm thế nào để thành công trong một hoàn cảnh không có sự thống nhất, và đây là điều mà đảng Dân chủ trong Thượng viện có khả năng thích ứng. Những dân biểu Dân chủ đã vượt qua các chia rẽ và đã phá vỡ bế tắc sau khi nhóm cấp tiến miễn cưỡng phải chấp nhận những yêu sách cuả đối thủ về hạn chế kinh phí phá thai.

Tại Thượng viện, cái rào cản là ý tưởng chính phủ sẽ cạnh tranh với các hãng bảo hiểm tư nhân. Phe cấp tiến có thể sẽ phải nuốt hận và chấp nhận một thỏa hiệp là bỏ kế hoạch bảo hiểm công để giữ cho dự luật sống được. Như tại Hạ Viện, thỏa hiệp đã đưa dự luật qua phiá bên phải của lưỡng cực chính trị.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Olympia Snowe của tiểu bang Maine, là người đã bỏ phiếu cho phiên bản dự luật của Thượng viện, đã đưa ra cho Đảng Dân chủ một lối thoát. Bà ấy đề nghị sẽ cho phép một kế hoạch bảo hiểm của chính phủ như là một phương sách cuối cùng, nếu sau một vài năm mà tiền đóng bảo hiểm vẫn leo thang và thị trường bảo hiểm y tế địa phương vẫn còn trong vòng kềm toả của một vài công ty lớn. Đây gọi là kích hoạt có điều kiện.

Cách tiếp cận này có sức quyến rũ theo như lời Thượng nghị sĩ Mary Landrieu, D-La. "Nếu thị trường tư nhân không cải cách, sẽ phải có một phương cách dự phòng," Landrieu cho biết tuần trước. "Nó sẽ được kích hoạt bởi sự lựa chọn và khả năng chi trả, không phải bởi ý thích chính trị."

Lieberman nói rằng ông phản đối các kế hoạch công vì nó có thể trở thành một chương trình ủy quyền rất lớn và tốn kém. "Tôi tin rằng số tiền nợ có thể phá vỡ nước Mỹ và đưa chúng ta vào một cuộc suy thoái còn tồi tệ hơn ngày nay", ông nói.

Hiện bây giờ, thì TNS Reid đang cố gắng tìm phiếu cho một cách tiếp cận khác: một kế hoạch công mà chính phủ mỗi tiểu bang có thể chọn để không tham gia.

Dù sao Thượng viện sẽ không có khả năng tiến tới trong tuần này. TNS Reid sẽ tiếp tục họp với các thượng nghị sĩ khác để xem ông ta có thể tìm ra một công thức chính trị mà ông sẽ không chỉ có 60 phiếu cần thiết để bắt đầu cuộc tranh luận, nhưng phải có 60 phiếu cần thiết để ngừng sự thảo luận và đưa dự luật vào cuộc bỏ phiếu cuối cùng.

Vào cuối tuần, Văn phòng Ngân sách Quốc hội có thể báo cáo lại với một dự toán chi phí và bảo hiểm về dự luật Reid, mà ông lắp ráp từ các dự luật được thông qua bởi các Uỷ ban Tài chính và Y tế, Giáo dục, Lao động và Ủy ban Hưu bổng. Phiên bản cuả Uỷ ban Tài chính không bao gồm một kế hoạch công của chính phủ.

Theo một phụ tá cuả ông tại Thượng viện thì TNS Reid đã cam kết với Obama rằng sẽ có dự luật vào cuối năm và nay vẫn cam kết là có thể sẽ thực hiện được.
 
Top Stories
Le 20e anniversaire de la chute du mur de Berlin
Le nouvel Observateur
17:28 08/11/2009
Le 20e anniversaire de la chute du mur de Berlin

Souvenirs d'une cicatrisation

Cette nuit-là, tout fut possible. Face à des gardes qui avaient d'abord hésité à tirer, une foule incrédule franchissait le rideau de fer dans l'euphorie. Vingt ans après, ceux qui ont vécu ces instants fous vibrent encore.

La nuit vient de tomber, à 16 h 23. Jeudi 9 novembre 1989, Angela, physicienne est-allemande de 35 ans, quitte son laboratoire de rAcadémie des sciences de Berlin. Arrivée chez elle, elle allume son téléviseur. Stupeur: un cacique de la RDA y déclare, sans plus de précisions, qu'aucune autorisation ne sera désormais nécessaire pour passer à l'Ouest Incroyable: le Mur, qui coupait Berlin en deux depuis vingt-huit ans, était infranchissable. Toute tentative de sortie non justifiée était considérée comme une fuite et pouvait se solder par des tirs

depuis les miradors.

La scientifique téléphone aussitôt à sa mère, qui vit aussi à l'Est, à Templin, à une centaine de kilomètres au nord de Berlin. La mère et la fille se promettent de partager un plateau d'huîtres à l'Ouest dès que l'ouverture sera effective. Comme tous les jeudis soir, Angela se rend ensuite à son sauna avec une amie. A la sortie, elle aperçoit, stupéfaite, une marée humaine s'agglutiner près du poste frontière de Bornholmer Strasse. Elle réalise alors que le passage à l'Ouest est déjà possible et se glisse dans le flot. La suite de l'histoire est connue. La jeune physicienne, Angela Merkel, devenue depuis chancelière de l'Allemagne réunifiée, l'a racontée de nombreuses fois à la presse: «De l'autre côté, je fus invitée par des familles de parfaits inconnus. On nous permit de téléphoner gratuitement et on nous offrit des bières. L'atmosphère était formidable.»

Formidable, en effet, que cette nuit du 9 au 10 novembre. En quelques heures, Berlin, capitale de la guerre froide, cadenassée depuis le 13 août 1961, se libère, à l'étonnement du monde entier. Comme Angela Merkel, des milliers de citoyens de RDA entendent l'impensable nouvelle et, incrédules, gagnent le Mur. Devant le flot qui grossit, certains gardes-frontières hésitent à tirer, puis se ravisent. A 21 h 30, miracle: Bornholmer Strasse, un des neuf points de passage berlinois, cède sans violence. La barrière se soulève et laisse passer les piétons, moyennant un simple coup de tampon sur leur passeport. Au fil des heures, les autres points de passage s'ouvrent l'un après l'autre. A minuit, les Berlinois dansent sur le Mur, à la porte de Brandebourg, symbole des symboles du rideau de fer. En cette nuit glaciale, ils seront des centaines de milliers à gagner l'Ouest, certains avec un simple manteau jeté sur

leur pyjama

«Die Mauer ist weg !»: le Mur est tombé ! Berlin devient capitale de la liberté. La guerre froide est terminée. Toute la nuit, la foule s'enlace, s'embrasse, boit bière et Sekt (mousseux), en hurlant «Wahnsinnig !» (c'est de la folie !). Dans les rues bondées, parmi la foule, il y a un certain François Fillon, qui assistait ce jour-là à un colloque sur l'Otan. Sur le Kurfurstendamm, les Champs-Elysées de l'Ouest, se forment d'immenses embouteillages, dans un assourdissant concert de Klaxon de Trabant, immatriculées DDR (RDA). Les premiers coups de marteau sont portés contre le monstre de béton qui divise la ville. Un nouveau métier est né:

Mauerspecht, pivert du Mur.

A Checkpoint Charlie, le plus célèbre point de passage, jusqu'alors réservé aux étrangers, les Allemands de l'Est déferlent après minuit. L'un «vient respirer l'air de la liberté», un autre vérifie que le cinéma où il s'était rendu la veille de la fermeture du Mur est toujours là Patron de l'Eden, une boîte de nuit de Berlin-Ouest, l'ancien play-boy Roif Eden dîne ce soir-là à Paris. «J'ai eu un coup de téléphone affolé de mon manager, se rappelle-t-il. Des foules venant de l'Est voulaient rentrer. Je lui ai dit de tous les accueillir et de leur offrir des bières.» Des miniers de Berlinois de l'Ouest, jeunes pour la plupart, se ruent eux aussi vers le Mur, dont ils ne connaissaient que les soldats, arme au poing, et les hurlements de chiens-loups. Mais, dans cette ville réputée couche-tôt, nombreux sont ceux qui restent chez eux, déjà au lit, ou bien calés devant leur télé. Un journal ironisera plus tard sur le rôle joué par le match Stuttgart-Bayern Munich diffusé ce soir-là.

Vécue au pied du Mur ou devant la télévision, l'émotion est immense. Helmut Schmidt, l'ancien chancelier, pleure dans son salon à Hambourg. A Francfort, la chanteuse punk Nina Hagen éclate en sanglots à la sortie du concert qu'elle vient de donner. Pour Roland Mertens, haut fonctionnaire allemand installé en Sarre, tout près de la frontière française, la chute du Mur est plus bouleversante encore. En octobre 1961, à 19 ans, il avait fui la RDA caché dans un train. Le 9 novembre 1989, il débouche le Champagne, «tellement soulagé qu'il n'y ait pas eu

d'effusion de sang».

Pour fracassant qu'il soit, l'événement échappe à certains. Helmut Kohi, le chancelier de l'époque, en visite en Pologne, n'en est averti qu'à la fin de son dîner officiel, vers minuit. Mikhaïl Gorbatchev, déjà endormi, n'est informé que le lendemain. A Moscou, un des diplomates de l'ambassade allemande, Reinhard Schafers, aujourd'hui ambassadeur à Paris, est également passé à côté. «Le téléscripteur de l'agence de presse allemande DPA était en panne, et l'agence soviétique Tass n'annonçait, évidemment, rien», explique-t-il. Vers 23 heures, il passe à l'ambassade de France pour une réunion de travail. «Là-bas non plus, personne n'en parlait. Je n'ai su que le matin suivant. Les gens faisaient la fête sur le Mur: je n'en

croyais pas mes oreilles !»

Quant à l'état-major du RPR - avec Chirac, Pasqua... -, au moment historique, il est réuni à Colombey-les-Deux-Eghses pour rendre hommage au général de Gaulle. «Ce sont les journalistes, curieux de nos réactions, qui nous ont informés à notre arrivée à la gare de l'Est, se rappelle Jacques Toubon. Nous étions abasourdis.» A l'autre bout de la terre, le réalisateur Wim Wenders se trouve dans le bush australien, sans journal ni télévision, avec seulement un téléphone-fax capricieux. L'auteur du film-culte Les Ailes du désir, sur Berlin divisé, finit par recevoir d'un proche deux photos floues, où des gens sont juchés sur le Mur. Depuis, il a souvent narré «l'émotion un peu naïve» avec laquelle il a rêvé sur ces clichés «de mauvaise qualité», en écoutant Bob Dylan sur son Walkman...

Le vendredi 10 novembre, à Berlin, les foules continuent de déferler de l'Est. Beaucoup font l'école buissonnière, mais pas Angela Merkel. Elle est rentrée chez elle à 2 heures du matin, «sagement», précise-t-elle. A 8 heures, comme d'habitude, elle est assise à son bureau. Pour le monde entier, la ville en liesse est un aimant. Les compagnies aériennes sont prises d'assaut. Simone Veil trouve in extremis, grâce à un ami journaliste, une place dans un avion privé. C'est dans le jet de son ami Antoine Riboud, le patron de Danone, que le violoncelliste Mstislav Rostropovitch quitte lui aussi Paris, où il vit en exil, pour Berlin. Il se fait accompagner en taxi à Checkpoint Charlie, pour jouer du Bach. «Il n'y avait que Bach pour exprimer cette prière de remerciement que je voulais adresser à Dieu.» Lui que la guerre froide a chassé de sa Russie natale rend hommage «à la liberté retrouvée», puis regagne l'Hexagone. Il sera

resté seulement trois heures sur le sol allemand.

Ce même vendredi est creusé dans le Mur le premier vrai passage, à la hauteur de Bernauer Strasse, au nord. Pelleteuses et grues ouvrent une large brèche pour les piétons. Concours de circonstances absurde, tout l'équipement est déjà sur place, car «à la suite d'un échange de terrain, décidé en 1988 entre l'Ouest et l'Est, la RDA était en train de construire une nouvelle portion du Mur», relate Gerhard Salter, historien au mémorial du Mur. Ce que les ouvriers montaient le 9, ils l'abattent le 10 ! Dans son édition du week-end, le quotidien Berliner Zeitung, porte- voix de la RDA, triomphe en une: «Ils sont allés jeter un coup d'oeil à l'Ouest et sont rentrés.» L'hémorragie tant redoutée n'a pas eu lieu. Mais, de vendredi à dimanche, les Berlinois de l'Est sont 2 rnillions à passer la frontière pour des balades en famille. Comme Frank et Kerstin Rettig, couple de trentenaires de la classe moyenne: «Avec des enfants en bas âge, nous avions hésité: la répression des communistes chinois, place Tian'anmen, nous hantait. Finalement, nous y sommes allés, de peur que la frontière ne se referme.» Ils font le déplacement dans un des nombreux autobus à impériale que Berlin-Ouest a spécialement affrétés. Le 11 novembre, un vaste passage est creusé dans la porte de Brandebourg. Celle-ci sera complètement ouverte à la veille de Noël, signant la disparition définitive de ce mur que les Allemands de l'Est surnommaient étrangement le Mur de la liberté.

LONGER LE MUR A VELO

Conçu entre 2002 et 2006, le Mauerweg, le chemin du Mur, longe l'ancienne frontière entre les deux Allemagnes. Il couvre 43,7 km dans Berlin et 111 autour.Chaque tronçon, de 7 à 21 km, permet de croiser des lieux de mémoire, de - rares - morceaux du Mur, quelques miradors, des croix et plaques en hommage aux Allemands de l'Est assassinés dans leur fuite. Sur la route, de grands panneaux rappellent les épisodes marquants du rideau de fer. Jalonné de parcs et de bois, le Mauerweg n'est jamais loin d'une station de RER (S-Bahn) et permet de regagner le centre-ville avec son vélo en transports en commun.

POUR FAIRE LE MUR

A lire

Parmi l'avalanche d'ouvrages édités en 2009...

Une saga

Le Mur de Berlin 1961-1989, Frederick Taylor, JC Lattes, 25 euros. La grande et la petite histoire, racontées comme un roman par Frederick Taylor, professeur d'histoire et de littérature à Oxford.

Un beau livre

Sans début ni fin, le chemin du mur de Berlin, Dominique de Rivaz, Les Editions Noir sur Blanc, 39 euros. La cinéaste suisse Dominique de Rivaz a parcouru les 155 kilomètres du Mur, immortalisant en 242 clichés les traces et restes du rideau de fer.

Un roman d'espionnage

Brandebourg, Henry Porter, Points, 563 pages, 8 euros.Novembre 1989, un homme pris au piège, entre Est et Ouest.

A consulter

Un site

www.berlin.de/mauer

Tout sur le Mur, son histoire, ses balades, ses vestiges, en plusieurs langues, dont le français.
 
Dominican Order grows fast in Vietnam
J.B. An Dang
03:47 08/11/2009
The population of the Dominican Family in Vietnam has reached to that of a medium-sized diocese. The “shocking” good news has been announced by the Order’s Provincial in Vietnam.

“The number of friars, nuns, sisters, and lay Dominicans in our family in Vietnam has increased substantially and already reached to the population of a diocese!” announced the proud Vietnam Dominican Provincial, Fr. Joseph Ngo Si Dinh, prompting thunderous applauses of attendants at the 2009 Dominicans’ Traditional Family Day held on Nov. 7 at St. Dominic Church (popularly known as ‘The Three-Bell Tower Church’) in Saigon, Vietnam.

“While the number of our members is still far from that of Saigon or Xuan Loc dioceses, it’s comparable to that of Da Nang or Hue,” he added, reporting that the Order now has 150 friars, and the number of nuns and sisters has steadily increased at the rate of 200 annually.

The main factor contributing to the fast grow of the order is the involvement of Lay Dominicans (known as Third Order Dominicans). It is reported that there can be up to 103,000 professed Lay Dominicans in the communist country.

Lay Dominicans in Vietnam reportedly not withdraw from their parishes, but involve even more actively in the liturgical and pastoral parish activities. They have their daily prayers from the Dominican prayer book in their parish churches. Their formation is also supported by local parish priests and diocesan bishops who recognize the importance of Lay Dominicans in the parish and diocese life. The effective cooperation - not only within different branches of the Dominican Family but also with diocesan structures - has been seen by many as the decisive factor for the rapid growth of the order under harsh conditions.

The presence of the Dominicans in Vietnam could be traced back to 1676 when Fathers John of the Holy Cross and John de Arjona, arrived in Vietnam. In spite of mishaps and persecutions, the Dominican missions developed surprisingly well. In 1702, Father Raymond Lezoli was consecrated the first Dominican Bishop of Vietnam. From the very beginning, the Dominicans of Vietnam encouraged the recruitment and formation of native clergy, diocesan and religious. The more capable ones were sent to Manila for their studies.

Vietnam Catholic Church history reports that during a period of 261 years, from 1625 to 1886, 53 "Edicts of Persecution of Christians" were signed by the Trinh, the Nguyen Lords and the Kings of Nguyen dynasty, one worse than the previous one. During that time, there were approximately 130,000 Christians were being victimized by these persecutions which were widespread all over the country.

In 1745, many Christians lost their lives, including Fathers Francis Gil de Federich and Matthew Alonso Liciniana, who were the first Dominican martyrs in Vietnam. Again in 1773, other Dominicans were martyred.

Among 117 Vietnamese martyrs (96 Vietnamese and 21 foreign missionaries) that the Church honors on November 24 every year, 60 of them were Dominicans. 27 of them were beatified by Pope Leo XIII on May 27, 1900. They were either beheaded, suffocated, burnt alive, mutilated, or died in prison as a result of torture in the period of 1838-1851. Six year later, on May 20, 1906, Pope Pius X beatified another group of 8 Dominicans who were martyred in the years 1745, 1773 and 1861. On April 29, 1951, Pope Pius XII beatified for the third group of 25 Dominicans who died for their faith during the years 1857-1862.

All three groups of martyrs were canonized by John-Paul II on June 19, 1988.

In the 19th century, the Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mang (1820-1840), the “Nero of Indochina”. In the last century and upto now, under the communist regime, it has suffered even more.

Most Dominican communities in the North Vietnam joined the massive refugee trek southward when the communists took over the North in 1957. Those who chose to remain had lived under extremely harsh condition set by the atheist regime. They were treated as second-class citizens, being subjected to constant harassment from public officials and non Catholics. A large number of Dominicans lost their lives and as a result Dominican communities ceased to exist.

In the South, the order continued to flourish. As the fruit of the sweat and hardship of many Dominican missionaries, in 1967, an autonomous Vietnamese Province called “Queen of Martyrs Province” was formed.

Unfortunately, soon after the communist takeover of South Vietnam in 1975, schools, social services centers, and the formation houses of Vietnamese Dominicans were seized. All foreign Dominicans were expelled. Most native Dominicans survived by working on local farms and their religious lifestyle had to be adjusted to the harsh living conditions. Many lost their lives under such conditions, while others returned to their families.

Under such conditions, the order struggled to exist. It has succeeded and continued to flourish in Vietnam. Also, outside the country, Vietnamese Dominicans, who for different reasons had been abroad and scattered over many countries outside Vietnam in order to safeguard their Dominican vocation and to support their brothers and sisters at home in their difficult time, formed overseas communities including a regional vicariate based in Calgary, Canada. These Vietnamese Dominican communities have actively been involving in the Church life at many Western countries.
 
Latest crackdowns on priests of Vietnam's Vinh diocese
Catholic World News
03:56 08/11/2009
About 170 priests of the Vinh diocese in Vietnam have gathered in Xa Doai for an annual retreat, at which they will discuss both their plans for a diocesan jubilee and their troubles in confrontations with the government.

Security concerns have been a significant issue for the priests of the Vinh diocese since two clerics, Father Paul Nguyen Dinh Phu and Father Peter Nguyen The Binh were brutally assaulted. Since that time other priests have reported clashes with government officials.

For example, Father John Nguyen Minh Duong of Ke Sat came into conflict with a local man who demanded that the priest officiate immediately at his wedding. After Father John Nguyen explained that the man and his intended spouse would be required to complete a marriage-preparation process, he began receiving death threats, which were traced to the man who had demanded the marriage ceremony. When the threats were reported to local police, officials ignored that offense and instead issued a citation to the priest for allegedly having assaulted the man.

In another recent incident, Father Peter Nguyen Van Huu, a pastor in Bau Sen, was taken into police custody for several hours while officials removed a statue of the Virgin Mary from a prominent spot in the parish cemetery. Local officials had objected to the location of the large statue, and eventually brought heavy equipment to the site to remove it, isolating the pastor in an effort to squelch local opposition to the move.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng kính các Thánh tử Đạo Hải Dương tại hạt Hố Nai GP. Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:20 08/11/2009
MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO HẢI DƯƠNG

Sáng chúa nhật mùng 08.11.2009 tại đền Thánh Hải Dương, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, Tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam, Cộng đoàn và giáo xứ Hải Dương đã tổ chức tuần Tam nhật mừng kính bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương. ( Thánh Linh mục Phero Bình, Thánh Giám mục Gieronimo Liêm, Thánh Giám mục Valentino Vinh, Thánh Giuse Khang thầy giảng )

Chủ sự thánh lễ, Đức cha Phero Trần Đình Tứ, Giám mục giáo phận Phú Cường, kiêm chủ tịch Ủy Ban Phụng Tự Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cùng đồng tế có cha Vinh sơn Nguyễn Văn Hòa, Bề trên Giám tỉnh Dòng Thánh Thể, cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản hạt Hố Nai, và 20 cha trong hạt và Dòng Thánh Thể.

Tham dự lễ, có rất đông Quý tu sĩ nam nữ của các Dòng, Quý Ban hành giáo, và rất đông Quý cộng đoàn gần xa về tham dự lễ, tham dự các giờ chầu Thánh Thể cũng như hôn kính xương Thánh.

Trước lễ, nhạc đoàn kèn đồng giáo xứ Thái Hiệp đã trổi lên những khúc nhạc oai hùng, làm tăng thêm bầu khí rộn ràng tươi vui trong ngày lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo.

Đoàn rước kiệu xương Thánh từ trong nhà xứ Hải Dương tiến ra lễ đài, đi giữa cộng đoàn, hòa quyện với tiếng chiêng, tiếng trống chậm rãi ngân vang, ca đoàn cất cao bài ca “ Chết Vì Giêsu “ Lời bài hát, điệu nhạc, chất giọng ca đoàn rất đều, trầm bổng ngân xa, mạnh mẽ: Kìa đoàn người anh dũng bao la, từ muôn phương dẫn lối, tiến ra pháp trường, lòng hân hoan hát ca. Đi giữa rừng gươm đao, muôn quân thù vây kín. Hy sinh liều mạng sống vì danh Chúa Ki Tô …Và có lẽ nghe lời bài hát “ Ai Gieo Trong Lệ ” dễ cảm thông và rung động: Ai gieo trong lệ, sẽ gặt trong vui. Người vừa đi vừa khóc, người vừa đi vừa khóc. Môi sẽ cất tiếng cười, môi sẽ cất tiếng cười. Ai gieo trong lệ, sẽ gặt trong vui …

Trong bài giảng lễ, Đức cha Phero đã nhắc đến hạnh tích của các Thánh Tử Đạo trên đất Hải Dương, ngài kêu gọi mọi người trong cộng đoàn hãy sống tinh thần của các Thánh Tử Đạo, ngài nói: “ Cha ông chúng ta là các Thánh Tử Đạo, đã bị tù đầy, hành hạ trăm điều, nhưng các Ngài đã không một lời than trách, không chút hận thù với Vua quan hay lý hình, trái lại các Ngài luôn tôn kính, yêu thương, khoan dung, tha thứ.

Chúng ta hãy nỗ lực sống khiêm nhường, yêu thương, hòa đồng và phục vụ đồng bào theo tinh thần Phúc Âm, mà thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 và những thư mới đây đã triển khai.

Máu các Thánh Tử đạo là hạt giống gieo vãi đức tin. Máu cha ông chúng ta đã thấm vào từng thớ đất hình chữ S này, nhờ vậy, hạt giống đức tin đã được gieo vào quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy góp phần vào việc làm cho hạt giống đức tin ấy nẩy mầm, mọc thành cây và sinh hoa kết trái cho mùa gặt Nước Trời.

Nói thể khác, chúng ta hãy trở thành những người loan báo Tin Mừng cho đồng bào, cho anh chị em chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta biết noi gương cha ông chúng ta, để chúng ta biết lấy lời nói việc làm, mà làm chứng cho Chúa.

Xin các Thánh Tử đạo Việt Nam giúp cho việc rao giảng Tin Mừng của chúng ta được kết quả mỹ mãn, nơi đồng bào Việt Nam yêu dấu của chúng ta ”.

Trước khi kết lễ, cha Anton Nguyễn Minh Thuấn, chánh xứ Hải Dương lên dâng lời cảm ơn Đức cha, cha Quản hạt, cha Giám tỉnh, Quý cha, Quý tu sỹ và các thành phần trong cộng đoàn gần xa, cũng như quý vị chính quyền các cấp, và đồng thời ngài mời gọi Quý cộng đoàn hãy sốt sáng tham dự các giờ chầu tiếp theo, hôn kính xương các Thánh.

Đặc biệt! Thánh lễ chiều nay chúa nhật, trước lễ sẽ có chương trình diễn nguyện, các vũ điệu do Quý hội dòng nữ và các bạn trẻ phụ họa, cùng góp phần biểu diễn của các Quái kiệt: Đoàn Dư, (đánh đàn ghi ta điện bằng răng), Lâm Văn Tới, (thổi sáo bằng mũi, thổi kèn bằng ống bô xe ), cùng các bài Thánh ca do các ca sỹ Thành phố Sài Gòn trình bày.

Nguyện xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam – bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương cầu bầu cùng Chúa cho chúng con.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Giáo xứ Thanh Đức Quảng Nam cứu trợ nạn nhân bão lụt
Loan Nguyễn
08:34 08/11/2009
Sự tàn phá của cơn bão ketsana vào tháng 10 đã làm miền Trung không thôi nghặt nghèo. Những hình ảnh và tin tức về hoàn cảnh tang thương của miền Trung đã làm cho nhiều tấm lòng phải xúc động.

Để sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh đó,một nhà hảo tâm ở Mỹ đã gởi đến anh chị em tín hữu thuộc giáo xứ Bình Phong - tỉnh Quảng Nam tấm lòng thương cảm.

Được sự ủy nhiệm, các anh chị em giáo xứ Thanh Đức đã chuyển 100 phần quà của nhà hảo tâm dành tặng cho các anh chị em tín hữu gặp nạn vì thiên tai thuộc giáo xứ Bình Phong, một trong những nơi bị tàn phá nặng nhất ở Quảng Nam.

Chuyến đi sau bão ngày 25/10 vẫn còn hơi vất vả, bùn vẫn còn đóng dày trên đường đi vì những đợt mưa nối tiếp sau bão,nhưng tấm lòng hướng về các anh chị em thì không thôi thổn thức.

Mỗi phần quà bao gồm: 10 kg gạo, 1 két mỳ ăn liền, 1 lit dầu ăn.

Ở đây, người công giáo không tập trung gần nhà thờ. Sự rải rác khiến cho việc cứu trợ phải đợi đến sáng ngày chủ nhật, lúc giáo dân đi lễ về mới có thể thực hiện được.Giáo dân có khi ở cách xa nhà thờ 6-7 km, đường đi ở đây không được thuận lợi. Có thể thấy được nỗi vất vả của những anh chị em nơi đây khi họ luôn phải thường xuyên trải qua những khó khăn để đến với Chúa.Đây cũng là một trong những giáo xứ thuộc diện nghèo nhất ở Quảng Nam.Nhận quà, các anh chị em đã phải chia nhau để nhận thay cho những người ở gần nhau. Một người phải chở đến 2 - 3 phần, thay cho những người trong giáo họ không thể đến được.

Khi chúng tôi chụp những tấm ảnh này, các anh chị em rất vui và niềm nở. Mọi người vừa đi lễ chủ nhật về, áo quần đẹp, miệng luôn nở những nụ cười thật tươi. Những niềm vui vì biết được vẫn còn có những tín hữu nhớ đến họ, sẻ chia với họ và đang cầu nguyện cho họ.
 
Sa mac giới thiệu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo phận Long Xuyên
Nguyễn Xuân
10:38 08/11/2009
Sa mac giới thiệu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo phận Long Xuyên

Vào ngày 5&6/11/2009, đáp lời mời của linh mục Giuse Trần Văn Toản, Giám đốc Trung tâm Mục vụ Long Xuyên, linh mục Giuse Phạm Đức Tuấn, tuyên úy, cùng các huấn luyện viên Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Anrê Phú Yên, giáo phận TpHCM đã đến Tu viện Phanxicô Cù Lao Giêng, giới thiệu những nét đại cương và cơ bản về phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.

Bấm vào đây để xem hình giới thiệu Thiếu Nhi Thánh Thể tại Long Xuyên

Sa mạc mang tên Vươn Lên I nầy được tổ chức theo ý chỉ của Đức Giám Mục Giáo phận Long Xuyên cùng sự quan tâm ưu ái của ngài. Và ý chỉ nầy đã được các linh mục quan tâm thực hiện, bằng chứng là sự hiện diện của 15 linh mục thuộc các hạt trong giáo phận. Điều này cũng nói lên ý hướng của các ngài về việc tạo bầu khí mới trong phương pháp giáo dục các thiếu nhi, tương lai của Giáo Hội.

Thật vậy nhìn các tu sinh và các tuyên úy tham gia tích cực trong sa mạc cho thấy các ngài đã “ nên như trẻ nhỏ” để dấn thân phục vụ các trẻ nhỏ.

Cha giám đốc cho biết định hướng tương lai của giáo phận như sau:

- Tái thành lập Phong trào TNTT trên toàn giáo phận.

- Biên soạn lại sách giáo khoa thống nhất về giáo lý và các sinh hoa: bài ca, băng reo, trò chơi

- Thành lập và huấn luyện đội ngũ huynh trưởng- giáo lý viên.

- Thăng tiến huynh trưởng để thành lập Ban Huấn luyện huynh trưởng cho giáo phận

- Tận dụng nguồn nhân lực giáo viên vào phong trào

Điểm son cho định hướng nầy là: tinh thần dấn thân và quyết tâm phục vụ thiếu nhi của đội ngũ tu sinh.

Với sự khởi đầu tốt đẹp nầy, chắc chắn định hướng của giáo phận sẽ sớm trở thành hiện thực. Ước mong rằng Đức Cha Cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ, nguyên Tổng tuyên úy đầu tiên của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể sẽ cầu thay nguyện giúp cho việc tái thành lập của phong trào.
 
Tĩnh Huấn Miền Trung Đông Hoa Kỳ
Bùi Hữu Thư
15:03 08/11/2009
Baltimore, MD, ngày 7/11/2009: Giáo Xứ Mẹ La Vang, Baltimore, MD đã là địa điểm Miền Trung Đông Hoa Kỳ tổ chức Khóa Tĩnh Huấn lần thứ Tư cho các giới chức trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Trung Đông.

Do sáng kiến của cha cố Đinh Công Huỳnh và sự chấp thuận của Đức Ông Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Miền Trung Đông, các khoá tĩnh huấn cho các giới chức trong Miền đã được liên tục tổ chức trong 4 năm qua. Năm thứ nhất vào năm 2006 tại Giáo Xứ St. Helena, Philadelphia, năm 2007 tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Siver Spring, MD và năm 2008 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA.

Năm nay 2009 là năm thành công nhất với con số trên 90 giới chức từ 21 cộng đoàn và giáo xứ trong Miền đã tham dự. Các cộng đoàn xa gần như Pittsburgh, Richmond, Philadephia, Harrisburg, Silver Spring, và Arlington đả kéo về tề tựu. Nhiều cộng đoàn phải khởi hành từ giờ sáng để đến cho kịp giờ.



Tinh Huan Trung Dong 09

Cha sở Francis Nguyễn Nhị, Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Mẹ La Vang Nguyễn Quang Vũ và các thành viên đã chuẩn bị phòng họp, hệ thống âm thanh và bữa ăn trưa do 2 vị trong nhà bếp là hai ông Phương và Phúc, khiến cho khoá tĩnh huấn thành công tốt đẹp. Mọi người được thưởng thức Món Bò Kho bánh mì cuả ông chủ nhà hàng điạ phương tên Phương.

Điểm son của chương trình là hai bài giảng của cha giáo Nguyễn Khắc Hy: Buổi sáng với đề tài Ơn Gọi Người Giáo Dân trong lịch sử và buổi chiều: Sứ Mạng Truyền Giáo Ngày Nay. Cha Hy thật là thông thái và hoạt bát đã khiến cử tọa hoàn toàn bị thu hút bởi hai bài giảng của ngài. Ngài có quá nhiều kinh nghiệm giảng huấn, nên bắt đầu và chấm dứt đúng giờ, khiến cho người giữ giờ bị thất nghiệp. Ngài dành 30 phút cuối cho các câu hỏi. Có tất cả 5 câu hỏi đã ngài giải đáp nhanh chóng ngắn gọn và thỏa đáng. Đúng 2:30 chiều cha phải ra về để đi thuyết trình một nơi khác. Cha luôn luôn hy sinh đến với các cộng đoàn, giáo xứ, các khóa tĩnh huấn của các cha, các sơ và giáo dân trong miền. Những ai được nghe giảng một lần thì lần sau nghe biết cha sắp giảng ở đâu họ cũng kéo nhau đi nghe.

Buổi chiều từ 2:30 đến 3:30 khoảng 25 giới chức trong miền đã họp riêng với Đức Ông Trịnh Minh Trí và ông Bùi Hữu Thư, chủ tịch giáo dân Miền để bàn về một số vần đề liên quan đến sinh hoạt trong Miền. Đặc biệt là vấn đề phân công cho cuộc hành hương ngày lễ Lao Động năm 2010 của Miền tại Emmitsburg. MD. Ông Phạm Viết Khiết, chủ tịch HĐMV giáo xứ CTTĐVN Richmond, VA đã giới thiệu một thảo chương điện toán rất hữu ích cho mọi cộng đoàn giáo xứ trong việc lưũ trữ và in ấn các chứng chỉ rửa tội, hôn phối và khai tử, đồng thời cũng có thể dùng cho việc kế toán tài chánh nữa. Software này không mất tiền và có thể lấy xuống từ mạng lưới toàn cầu do ông Khiết giới thiệu. Ngoài ra cử toạ cũng bàn về bức tượng Đức Mẹ La Vang của Miền sẽ được đặt tại Emmitsburg. Vì đã có bức tượng do một giáo dân dâng cúng cho Grotto of Lourdes, bức tượng cẩm thạch của Miền từ Việt Nam sẽ được thiết lập tại Vườn Cầu Nguyện sau khi Trung Tâm Hành Hương của Emmitsburg được hoàn tất. Cuối cùng mọi người đã đề nghị là Tĩnh Huấn Miền năm 2010 sẽ được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Harrisburg nếu được sự chấp thuận của cha sở Nguyễn Văn Hóa. Ông Bùi Hữu Thư cũng mời các cộng đoàn trong Miền về tham dự hành hương Mẹ La Vang tại Hoa Thịnh Đốn trong ba ngày 17, 18, và 19 tháng 6 năm 2010. Nhân dịp này giáo xứ Các ThánhTử Đạo Việt Nam Arlington dự trù tổ chức Lễ Khánh Thành Nhà Thờ mới sẽ được xây cất xong vào tháng Tư, 2010.

Sau khi phần đúc kết là Thánh Lễ Bế Mạc tại nhà thờ Mẹ La Vang, với sự chủ tế của Đức Ông Trịnh Minh Trí, và đồng tế của các cha Luyện Đấu, Đinh Công Huỳnh, Francis Nguyễn Nhị và Thầy Phó Tế Trần Công Huấn. Cha Nhị đã giảng thuyết trong thánh lễ, ngài cũng soạn các bài đọc cho thích nghi với khóa tĩnh huấn.

Trước khi giải tán, mọi người được mời chụp hình lưu niệm trước cung thánh. Ai nấy ra về lòng đầy hoan hỉ.
Hình chụp chung trước cung thánh
 
Giáo xứ Việt Nam Paris kế thúc ''năm ơn gọi'': Cộng Đoàn Là Vườn Ươm Ơn Gọi Tận Hiến
Trần Văn Cảnh
16:13 08/11/2009
GXVN PARIS KẾT THÚC « NĂM ƠN GỌI »

Nghe chia sẻ về đề tài:

« Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »


Paris- chủ nhật 08 tháng 11 năm 2009, Giáo xứ Việt Nam Paris đã kết thúc « Năm Ơn Gọi » mở ra từ chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008. Luật sư Lê Đình Thông, cựu chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ (2001-2008) cho chứng từ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến ».

1. Vướn ươm ơn gọi là gì ?

Sau phúc âm, cha chủ tế Đinh Đồng Thượng Sách đã mời Luật Sư Thông lên chia sẻ với cộng đoàn. Bốn điểm đã được diễn giả gợi ra. Trước nhất, xác định rằng các hoạt động của cộng đoàn giáo xứ nhằm khởi sinh và phát triển ơn gọi tận hiến đã được từ ngữ thần học mục vụ gọi là mục vụ ơn gọi, Ls Thông đã trích dẫn những văn kiện căn bản của Giáo Hội và kể ra một vài hành động cụ thể hầu giúp cộng đoàn hiểu rõ từ ngữ « Vườn ươm ơn gọi là gi ». Ông nói:

« Trong thông điệp Ad Catholici Saserdotii ban hành ngày 20-12-1935, Đức Piô XI cho rằng ‘‘Vườn ươm ơn gọi tận hiến có được là nhờ các gia đình sống đạo gương mẫu’’. Theo Công đồng Vaticanô II, mỗi ơn gọi đặc biệt là một khía cạnh đặc thù của ơn gọi đức tin (vocation à la foi). Công đồng Vatican dành một văn kiện quan trọng đề cập đến vai trò của các cộng đoàn giáo xứ trong việc làm triển nở ơn gọi tận hiến. Sắc lệnh Optatam totius về việc đào tạo linh mục đề cập đến sự đóng góp của các cộng đoàn giáo xứ trong sứ mạng chung này, được gọi là mục vụ ơn gọi (pastorales des vocations).

- Vườn ươm ơn gọi tận hiến của Giáo xứ tươi mát bốn mùa chính là nhờ mục vụ ơn gọi của các vị chủ chăn và toàn thể cộng đoàn, được tiến hành trước hết bằng các Thánh lễ, giờ chầu Thánh thể và các buổi cầu nguyện chung.

- Đức Gioan-Phaolô II cho rằng ‘‘cầu nguyện không phải là để xin Chúa hành động thay cho mình. Cầu nguyện là cậy trông vào Chúa, phó thác trong tay Chúa để hoàn thành các công trình của Thiên Chúa giao cho.’’

- Có công trình nào cao trọng hơn ơn gọi tận hiến ? Chính vì vậy, Đức Gioan-Phaolô II cho rằng ‘‘cộng đoàn và các đơn vị mục vụ có nhiệm vụ đồng hành ơn gọi’’.

- Đức Thánh Cha nói đến cộng đoàn giáo xứ cách chung, cách riêng là các đơn vị mục vụ cùng vun trồng và triến nở ơn gọi. Cộng đoàn Giáo xứ Việt Nam chúng ta có nhiều đơn vị. Mỗi hội đoàn công giáo tiến hành có tôn chỉ và đối tượng khác nhau, từ mục vụ thiếu nhi, mục vụ giới trẻ, đến mục vụ giáo lý Ngoài ra còn các hội đoàn khác nữa như Đạo Binh Đức Mẹ, Phong trào Cursillo, Phong trào Liên đới Nghề nghiệp và một đoàn thể công giáo tiến hành chuyên biệt: Hội Yểm trợ Ơn gọi. Các đoàn thể thường tổ chức các buổi cầu nguyện cho ơn gọi.

- Hội Yểm Trợ Ơn Gọi Tận Hiến được thành lập ngày 12-3-1989, năm nay kỷ niệm 20 năm thành lập. Hội do cha Trần Anh Dũng làm linh hướng. Các hội viên tham gia các buổi cầu nguyện cho ơn gọi, đóng niên liễm. Hàng năm, số tiền quyên góp được gởi cho các chủng viện trong nước, góp phần vào chi phí đào tạo ».

2. Những hoạt động nào đã được thực hiện trong vườn ươm ơn gọi ở GXVN ?

Tham gia vào Hội Đồng Mục Vụ từ nhiều năm nay, với vai trò phó chủ tịch (1997-2001), chủ tịch (2001-2008) và cố vấn (2008 - ?), Ls Thông là một « ông trùm » am hiểu tình hình mục vụ giáo xứ. Sau khi đã định nghĩa mục vụ ơn gọi là gì, ông đã tỉ mỉ mô tả tám loại hoạt động mà giáo xứ đã, đang và sẽ làm để biến « Cộng đoàn thành vườn ươm ơn gọi tận hiến ». Hơn hẳn nhiều người, ông biết nhiều về tâm tư thao thức của các vị chủ chăn trong các công việc mục vụ ơn gọi. Ông chia sẻ:

« Vuờn ươm Giáo xứ có sương giáng là nhờ lời cầu nguyện. Trong khu vườn ươm gọi còn có nhiều hoạt động thường xuyên về mục vụ ơn gọi:

a. Trước hết là các hoạt động mục vụ của các vị chủ chăn nhắm vào từng đối tượng ơn gọi.

Việc thực hiện ơn gọi gồm ba giai đoạn:

- người được gọi nói ra ý nguyện và được cộng đoàn giáo xứ đón nhận;

- người được gọi cầu nguyện để có thể phân định rõ ràng (étape du discernement);

- giai đoạn quyết định ơn gọi.

Trong cả ba giai đoạn, cộng đoàn giáo xứ chung sức để ơn gọi chín mùi và triển nở. Ngay từ khi ơn gọi chớm nở, người được Chúa gọi trình bầy với cha sở hoặc linh mục phó xứ để được hướng dẫn mục vụ. Cộng đoàn chung lời cầu nguyện để người được Chúa gọi hình thành một quyết định chín chắn. Trong giai đoạn sau cùng, cộng đoàn là nơi vị tân linh mục hoặc tu sĩ thi hành sứ mạng của mình.

Giáo Xứ đã hình thành Nhóm Tìm hiểu Ơn gọi. Những người tiếp nhận ơn gọi sinh hoạt thường xuyên trong một nhóm nhỏ có linh mục hướng dẫn. Mỗi người nhận định về hướng đi của mình, tìm hiểu một hình thức tận hiến thích hợp. Nếu là ơn gọi linh mục, các cha giúp tìm hiểu giữa tu dòng và tu triều, dòng hoạt động hay chiêm niệm, mục vụ tông đồ, bác ái hay truyền giáo; việc sử dụng chuyên môn của mỗi người trong đời tu. Các câu hỏi tương tự cũng được đặt ra đối với ơn gọi nữ tu: tu dòng hay tận hiến tại gia, ý nghĩa tận hiến của đời tu. Ngoài ra, các thỉnh sinh còn được nghe một số chứng từ do các linh mục hoặc tu sĩ dòng trình bầy, được hướng dẫn tìm hiểu tại các tu viện, dự các buổi tĩnh tâm hoặc hành hương để đào sâu ơn gọi.

Nói đến vườn ươm ơn gọi tận hiến Giáo Xứ, ta không thể không nói đến ơn gọi phó tế vĩnh viễn. Giáo Xứ Việt Nam là họ đạo thuộc Giáo phận Paris có nhiều ơn gọi phó tế. Chức thánh này có từ Giáo hội sơ khai, qua chứng từ của sách Công vụ Tông đồ (Cv 6,1-6), đã được Công đồng Vaticanô II tái lập để đáp ứng nhu cầu mục vụ hiện nay. Các thầy phó tế tại Giáo Xứ cộng tác chặt chẽ với Đức Ông Giám đốc và các linh mục trong ba lãnh vực: Bác ái, Lời Chúa và Phụng vụ. Giáo xứ chúng ta còn thêm một lãnh vực thứ tư là Văn hóa.

b. Ngoài ý nghĩa vườm ươm ơn gọi tận hiến, Giáo Xứ còn là mùa lúa mới ơn gọi tận hiến. Nguyện đường này đã nhiều lần tổ chức các lễ chịu chức và khấn dòng do đức giám mục giáo phận chủ lễ. Các thỉnh sinh phủ phục trước cung thánh đọc kinh cầu các thánh, có toàn thể cộng đoàn chung lời cầu nguyện. Nghi thức phụng vụ này khiến toàn thể cộng đoàn, nhất là các bạn trẻ, ý thức được sự cần thiết của ơn gọi và vai trò của linh mục và tu sĩ trong Giáo hội.

c. Nhiều linh mục trẻ đã cử hành Thánh lễ mở tay tại Giáo xứ khiến vườn ươm ơn gọi còn mang ý nghĩa một vườn hoa trái. Cộng đoàn hiệp ý cùng vị tân linh mục dâng lên Thiên Chúa tâm tình tạ ơn, đồng thời đón nhận ơn lành ban qua phép lành do vị linh mục trẻ cử hành lần đầu tiên.

d. Mặc dù cơ sở chật hẹp, Giáo Xứ luôn đón nhận nhiều vị giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ đến cử hành Thánh lễ hoặc tạm trú trong thời gian hành hương: các cha bề trên chủng viên, các nữ tu bề trên nhiều nhà dòng ở Việt Nam. Sự hiện diện của các ngài giữa cộng đoàn khiến vườn ơn gọi mang ý nghĩa hiệp thông.

e. Giáo xứ còn là nơi cử hành lễ ngân khánh, kim khánh cho một số các vị linh mục. Vườn ươm ơn còn là mùa hồng ân cảm tạ. Cộng đoàn cùng cầu nguyện với vị linh mục đã trải qua quá trình mục vụ lâu dài, hiệp ý cùng Đức Gioan-Phaolô II về ý nghĩa cao đẹp của Thánh lễ này: ‘‘Cộng đoàn cùng với vị linh mục dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ về ân sủng đặc biệt này. Ân sủng này là của mọi thời đại, dành cho các linh mục có các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Ân sủng này được tái diễn trong Giáo hội nhờ lòng từ nhân của Thiên Chúa.’’

f. Sự hiện diện và sinh hoạt của Hội Liên Tu Sĩ vừa khích lệ, lại vừa thúc đẩy ơn gọi của giới trẻ Giáo xứ đối với ơn gọi tận hiến. Với sinh hoạt này, vườn ươm ơn gọi mang ý nghĩa một định hướng mục vụ chung của cộng đoàn.

g. Vườn ươm ơn gọi tận hiến Giáo Xứ còn có các ca đoàn chung lời cầu nguyện cho ơn gọi bằng thánh nhạc. Ngoài ý nghĩa hát là cầu nguyện hai lần, mỗi ca đoàn đều có các sinh hoạt ươm mầm ơn gọi. Một số ơn gọi tận hiến xuất thân từ ca đoàn. Trong lễ khấn dòng, có thỉnh sinh hát Thánh Vịnh, diễn tả tâm tình tri ân và ngợi ca Thiên Chúa. Các ca đoàn đem lại cho ơn gọi tận hiến tiếng chim hót trong vườn.

h. Sau cùng, tại Giáo Xứ có nhiều vị âm thầm đỡ đầu ơn gọi tận hiến thuộc nhiều giáo phận trong nước và một số chủng sinh tại Pháp; cả bằng lời cầu nguyện lẫn việc làm cụ thể: Có thực mới vực được đạo. Công việc này là bóng mát thầm lặng nhưng cần thiết để vườn ươm ơn gọi luôn được xanh mát.

Trong số các ơn gọi sinh hoa kết trái, có một số đã đi qua cộng đoàn, một số khác phát xuất từ cộng đoàn. Cộng đoàn luôn hiệp ý cùng các bậc sinh thành của mỗi ơn gọi cầu nguyện Thiên Chúa ban nhiều linh mục, tu sĩ phục vụ Hội thánh ».

3. Những đơn vị nào đã góp phần tích cực vào vườn ươm ơn gọi ở GXVN ?

Không những là một ông trùm, Ls Thông còn là một cán bộ công giáo tiến hành rất tích cực. Từ ngày ông đến với giáo xứ vào năm 1997, ông đã năng động tham gia vào các ban, nhóm, hội đoàn công giáo tiến hành: Ban Báo Giáo Xứ, Nhóm Mục vụ Hôn nhân gia đình, Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh, Nhóm tu thư, Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp, Phong trào Cursillo,… Đó là lý do khiến ông đã đề cao vai trò mục vụ ơn gọi tân hiến của một số đơn vị mục vụ, đặc việt là những địa điểm mục vụ và các hội đoàn công giáo tiến hành, trong việc tham gia với hàng giáo sĩ vào mục vụ ơn gọi. Ông tiếp tục chia sẻ:

« Cộng đoàn Giáo xứ là vườn ươm ơn gọi. Vườn ươm có Đức Ông Giám đốc và các cha chăm sóc, Vườn ươm này còn bao gồm 6 địa điểm và 6 đơn vị mục vụ:

- 6 địa điểm mục vụ: Antony (giáo phận Nanterre), Cergy, Ermont, Sarcelles và Villiers-le-Bel (giáo phận Pontoise) và Marne-la-Vallée (giáo phận Meaux).

- 6 hội đoàn: Legio Mariae, Phong trào Cursillo, Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, Hội Các Bà Mẹ Công giáo, Hội Yểm trợ σn gọi và Liên đới Nghề nghiệp.

Mỗi hội đoàn là vườn ươm và triển nở ơn gọi tận hiến:

- Các lớp Giáo lý: mỗi chiều thứ bẩy có khoảng 300 em từ 6 đến 16 tuổi theo học các lớp giáo lý, từ khai tâm đến chuẩn bị rước lễ lần đầu, rước lễ lần đầu, sau rước lễ lần đầu, chuẩn bị thêm sức, rước lễ trọng thể, tuyên xưng đức tin và chuẩn bị huynh trưởng. Đây là vườm ươm ơn gọi lý tưởng, có cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách chăm lo và một đội ngũ giáo lý viên tha thiết phục vụ Giáo hội. Các lóp giáo lý tiếp nối nhiệm vụ của của các tiểu chủng viên, đệ tử viện (juvénat) trước đây.

- Đoàn Thiều nhi Thánh thể quy tụ các ấu nhi từ 6 tuổi đến 9 tuổi, các thiếu nhi từ 10 đến 13 tuổi và các nghĩa sĩ từ 14 đến 17 tuổi. Đoàn đào luyện các em trở thành con người toàn thiện và kitô hữu hoàn hảo. Các em mặc đồng phục. Sinh hoạt được tập trung vào chiều thứ bảy, từ 15 đến 19g30, gồm: học tiếng Việt, sinh hoạt vui chσi, giáo lý và kết thúc bằng Thánh lễ chung với phụ huynh. Các lớp học được xếp theo ngành. Ngoài ra, các em còn được đào luyện trong các lớp huấn luyện dưới lều vải. Các sinh hoạt tập thể này góp phần đáng kể vào việc rèn luyện đức tin và hun đức ơn gọi. để Chúa gọi khi đã chuẩn bị chín mùi.

- Phong trào Cursillo: Thành lập năm 1993, Phong trào đã tổ chức được 26 khóa, quy tụ hơn một ngàn anh chị em, trong số có nhiều linh mục. Mỗi chủ nhật cuối tháng đều có sinh hoạt chia sẻ Lời Chúa, cầu nguyện, học hỏi về Thánh Kinh. Phong trào phần đáng kể vào vườn ươm ơn gọi tận hiến tại giáo xứ qua lời cầu nguyện ».

4. Vườn ươm ơn gọi ở GXVN nên hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ ra sao ?

Đầu tiên, được đào tạo trong ngành Luật và kinh tế quản trị, luật sư Thông rất am tường văn hóa và văn học Việt Nam. Những bài viết của ông, phổ biến trên các mạng tin học, đã khẳng định như vậy. Nhưng từ ít lâu nay, một chiều hướng mới đã từ từ hiện rõ qua các bài viết của ông. Đó là chiều hướng thần học. Có lẽ vì vậy, mà ông đã kết thúc bài chia sẻ về mục vụ ơn gọi trong giáo xứ bằng một cái nhìn thần học hiệp thông và truyền giáo, phóng tầm nhìn xa hơn giáo xứ, mở ra với Việt Nam và Giáo Hội Việt Nam, với Thế Giới và Giáo Hội Hoàn Vũ. Ông kết thúc bài chia sẻ:

« Trong tông huấn Christifideles laici, Đức Gioan-Phaolô II cho rằng giáo xứ là gương mẫu cho việc tông đồ, vì tập hợp nhiều cá nhân khác nhau. Các tín hữu cần có thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục trong họ đạo. Tùy khả năng, mỗi người góp phần vào việc tông đồ và nhiệm vụ truyền giáo trong đại gia đình Giáo hội.

Thánh lễ sáng nay có sự đồng tế của các linh mục trẻ thuộc nhiều giáo phận ở Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ vun trồng và triển nở ơn gọi tận hiến, Cộng đoàn Giáo xứ hiệp thông với Giáo hội quê nhà, đón nhận giáo huấn của Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn:

- ‘‘Anh chị em hãy góp phần xây dựng giáo xứ của mình thực sự trở thành một gia đình của Thiên Chúa, trong đó mọi người sống hiệp thông với Chúa và chan hòa yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Giáo xứ còn phải là ngôi trường giáo dục đức tin, nơi đó các tín hữu được học biết về Chúa Giêsu và trở nên sứ giả Tin Mừng. Đồng thời, mỗi giáo xứ phải trở nên giếng nước đầu làng, nơi mọi người có thể đến múc nước hằng sống làm thỏa mãn nỗi khao khát sâu xa nhất của lòng người.’’

Thánh lễ được cử hành sáng nay trong khuôn khổ Năm Linh Mục, bài chia sẻ thể hiện sự quan tâm mục vụ của các vị chủ chăn và cộng đoàn về ơn gọi tận hiến. Hai ý nghĩa này khiến ngày 8-11 năm nay xứng đáng là Ngày Linh Mục của Cộng đoàn.

- Trong sứ điệp gửi các linh mục ngày 29-9-2009, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhắn nhủ: ‘‘Hơn bao giờ hết, ngày nay linh mục là hiện thân của niềm vui và hy vọng. Ngoài ra, linh mục còn là hiện thân của tương lai’’.

- Trong thông điệp về thiên chức linh mục, Đức Piô XI đưa ra hình ảnh vườn ươm ơn gọi tận hiến, được dùng làm chủ đề cho bài chia sẻ hôm nay.

Sự kết hiệp giữa sứ điệp của Đức Bênêdictô XVI và thông điệp của Đức Piô XI là hình ảnh của cộng đoàn chăm lo vun sới vườn ươm ơn gọi tận hiến để Giáo hội sẽ có nhiều linh mục, tu sĩ xuất thân từ Giáo xứ, đem lại niềm vui và hy vọng cho chúng ta, như lời thánh Jean-Marie Vianney từng nói: ‘‘mỗi vị chủ chăn nhân lành là báu vật mà Thiên Chúa nhậm lời, ban cho một giáo xứ’’.

LỜI KẾT

Ngày 14 tháng 12 năm 2008, ngày khai mạc « Năm Ơn Gọỉ », cha NGUYỄN BÌNH cho chứng từ về đề tài « Làm sao biết Chúa gọi mình »; 15 em thiếu nhi đã đến tham dự thánh lễ và ra mắt « Ban Giúp Lễ » với cộng đoàn.

Trong suốt năm qua, cứ tuần thứ hai hàng tháng, trừ trường hợp đặc biệt phải thay đổi, đã có một linh mục, tu sĩ hay giáo dân nói với Cộng Đoàn một điểm về ơn gọi tận hiến trong 15-20 phút sau bài Phúc Âm.

Chủ nhật hôm nay, 08/11/2009, ngày kết thúc loạt sinh hoạt này về « Năm Ơn Gọi », luật sư Lê Đình Thông chia sẻ về đề tài « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến ». Nhiều linh mục sinh viên trẻ Việt Nam, đến từ khắp các giáo phận Bắc, Trung, Nam, đang du học tại Học Viện Công Giáo Paris, đã đến đồng tế thánh lễ với cộng đoàn, y như là « Ngày Linh Mục » của cộng đoàn vậy.

Bài chia sẻ cuối cùng hôm nay đã khép lại một sinh hoạt về « Năm Ơn Gọi ». Nhưng từ ngày 19/06/2009, lại mở ra một thời gian mới, vì từ ngày ấy, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã khai mở « Năm cầu nguyện thánh hóa các linh mục ». Để hiệp thông với Giáo Hội, Giáo Xứ Việt Nam Paris lại mở ra một loạt sinh hoạt mới. Trong suốt « Năm Linh Mục », giáo xứ sẽ làm 4 việc cụ thể:

• Củng cố lại Hội Yểm trợ ơn gọi

• Mỗi chủ nhật sau bài hát rước lễ, sẽ đọc kinh cầu cho các linh mục

• Thực hiện cuốn lịch phụng vụ với đề tài: « Cầu nguyện cho các linh mục »

• Có bảng triển lãm về: Ơn gọi linh mục, Hội đồng giám mục Việt Nam, Sinh hoạt các chủng viện ở Việt Nam.

Năm 2009 phải chăng là năm mà một chương trình mới rất quan trọng về MỤC VỤ ƠN GỌI TẬN HIẾN đã được thiết kế và thực hiện, tiếp nối chương trình Mục Vụ Ơn Gọi Tận Hiến đã được khởi xuất từ năm 1989 ?

Paris, ngày 08 tháng 11 năm 2009

Trần Văn Cảnh
 
Lễ kính thánh tử đạo Tạ Đức Thịnh tại giáo xứ Thịnh Liệt
Giuse Trần Ngọc Huấn
17:17 08/11/2009
"Hãy dâng cho Chúa tất cả, hãy sống niềm tin kiên vững và hãy làm chứng về Chúa”.

Đó là những tâm tình mà Đức Tổng Giám mục Giuse mời gọi cộng đồng dân Chúa khi cử hành thánh lễ kính Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh – linh mục tử đạo. Thánh lễ được cử hành long trọng vào lúc 19h ngày 8 tháng 11 năm 2009 tại nhà thờ giáo xứ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) – quê hương của Cha Thánh do Đức Tổng Giuse và quý cha cử hành, trong sự tham dự của rất đông anh chị em giáo hữu.

Kẻ Sét (Thịnh Liệt) là một giáo xứ được thành lập từ hàng trăm năm nay của Tổng giáo phận Hà Nội. Trải qua bao sóng gió thăng trầm của lịch sử, giáo xứ đã trải qua những khó khăn tổn thất to lớn: cơ sở vật chất bị thu hẹp, sinh hoạt bị hạn chế… Hiện nay giáo xứ có khoảng 2500 nhân danh, do cha Gioan Lê Trọng Cung làm chính xứ. Là một giáo xứ nằm trong nội thành Hà nội, cách Tòa Tổng giám mục khoảng 6km, Kẻ Sét cũng là nơi sinh hoạt tôn giáo của đông đảo anh chị em di dân từ các giáo phận khác về đây sinh sống và làm việc.

Trong ngày mừng Cha Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh, chúng ta cùng đọc lại tiểu sử cuộc đời phục vụ và sự kiên trung giữ vững Đức Tin của ngài: Martinô Tạ Đức Thịnh sinh năm 1760 tại làng Kẻ Sét, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc khu vực nội thành Hà Nội, trong một gia đình nề nếp. Năm 18 tuổi, gia đình định cho anh kết duyên với một thiếu nữ thùy mỵ, duyên dáng và đạo hạnh, nhưng anh xin hãn lại để suy nghĩ, và cuối cùng quyết định xin đi tu dâng mình cho Chúa.

Thày Thịnh thụ phong linh mục trong thời Cảnh Thịnh cấm đạo. Cha làm bí thư cho Đức cha Giacôbê Longer Gia một thời gian, đã tháp tùng Đức cha đến yết kiến vua Gia Long về đăng quang tại Thăng Long năm 1803.

Theo sự bổ nhiệm của bề trên giáo phận, cha phục vụ tại nhiều giáo xứ: trước tiên là Cửa Bạng rồi Đồng Chuối, sau về xứ Nam Sang phục vụ hai mươi năm liền. cuối cùng, làm cha sở xứ Kẻ Trình khi đó cha đã 80 tuổi. ngài là một người cha già, đạo đức, hiền lành, được tất cả các tín hữu kính nể và yêu mến.

Một hôm cha bị nhọt ở má, rồi lở miệng, nửa hàm răng bị mưng mủ và đau nhức khôn tả. Ông Cỏn lên thăm, thấy tình cảnh cha như vậy liền rước cha về nhà cháu ở xứ Kẻ Báng để chăm sóc chữa trị. Được độ tám tháng, cha bị bắt cùng hai cha Nghi và Ngân.

Sau 80 năm phụng sự Chúa, tóc đã bạc, chân mỏi, sức hầu cạn, cộng với cơn bệnh đang dằn vặt trong mình, cha Martinô Thịnh vẫn cảm thấy phải dâng hiến cho Chúa phần còn lại là chính mạng sống để làm chứng cho Người. tuy có thể thoát thân trong cuộc truy lùng, cha đã trả lời cho người lính hỏi: “Ông có phải là đạo trưởng không”, bằng lời xác nhận “Phải tôi đây”. Lời xác nhận đó đưa cha đến chỗ chết, nhưng cũng đưa cha lên đài vinh quang cho muôn đời noi gương.

Tai họa cho làng Kẻ Báng.

Tổng đốc Trịnh Quang Khanh là một công tác viên đắc lực nhất của vua Minh Mạng trong việc bách hại đạo Công Giáo. Trong vòng ba năm, ông phá hủy hơn 400 nhà thờ, tu viện và chủng viện. Ông cho phóng thích một tội nhân phạm tội hình sự đang bị giam ở Nam Định, để anh ta đến làng Kẻ Báng do thám, lập công chuộc tội. Anh này tuy không trong đạo, nhưng quen biết nhiều, nên ra vào và gặp gỡ các giáo hữu dễ dàng. Khi biết chắc trong làng có ba linh mục, anh liền đi tố giác với quan.

Ngày 30.5.1840, theo tin mật báo, quan Tổng đốc liền đem 1000 quân đến vây làng Kẻ Báng. Rồi ông cho phát loa kêu gọi dân ra đình điển danh. Tất cả đàn ông, thanh niên trên 15 tuổi đều bị trói lại và tập trung ở một chỗ, quân lính canh gác cẩn thận. Họ bắt cứ phải ngồi vậy phơi nắng, phơi sương suốt hai ngày. Anh chị em phụ nữ lo cơm nước tiếp tế cho lính và thân nhân. đồng thời quan sai lính đi lục soát tất cải “hang cùng ngõ hẻm”. Ngày đầu tiên không tìm thấy linh mục nào, ông nản lòng định rút quân, nhưng người tố giác cứ nhất quyết, lấy đầu ra mà thề, nên ông lại cho lục soát tiếp.

Ngày thứ ba, quan ra lệnh phá các vách dầy trong làng thì quả thật bắt được cha Nghi đang ẩn giữa hai lớp vách nhà bà Duyên. Quan cho gọi bà ra bước qua Thánh Giá, nhưng may mắn quân lính nghe lộn ra bà Doãn, bà này ngoại giáo nên sẵn sàng bớc qua, nhờ đó bà Duyên thoát mạng. Khoảng giữa trưa thì quân lính bắt được cha Ngân đang ẩn ở nhà ông Thọ và cha bị bắt trói, điệu ra chỗ cha Nghi ngoài đình.

Về cha Thịnh thì giả điếc nằm ngay võng nhà ông Chiền là cháu ông Cỏn, quân lính đi ngang thấy cụ già nhà quê bệnh tật, nên chẳng nghi ngờ gì. Nếu có hỏi thì co Thanh, một nữ tu họ Kẻ Trình đi theo phục vụ cha khai là: “Bố tôi đấy, ông bị bệnh nặng nên không ra điểm danh được”. Đến khi nghe tin cha Nghi và Ngân bị bắt, cha Thịnh khôngh muốn im lặng nữa. Nhân một cai đội họi cụ: “Ông có phải là đạo trưởng không ?” Cha liền đáp: “Phải tôi đây”. Thế là cha Thịnh đồng số phận bị bắt với hai cha bạn cùng chí hướng. Lợi dụng cơ hội này, quân lính ùa vào làng cướp tiền của, thóc lúa, trâu bò. Họ vừa đập phá, vừa reo hò chiến thắng vang dậy cả làng. Sau đó quan cho đóng gông và áp giải ba linh mục, ông Thọ, ông Cỏn và 20 tín hữu Kẻ Báng về nhà lao Nam Định.

Vững vàng tuyên tín

Suốt một tháng đầu, ba cha, ngày mang gông xiềng, tối bị cùm chân, nhưng chưa phải ra tòa. Đến đầu thàng bẩy, quan gọi ra công đường, bắt bước qua Thập Giá, các cha đều can đảm từ chối. Cha Thịnh lên tiếng: “Tôi đã bằng này tuổi đầu mà còn sợ chết nữa sao ? Tôi không thể làm theo lời quan được”. Quan lại hỏi về tên và chỗ ở của các thừa sai, nhưng các cha đều chối không biết. Quan liền truyền trói ba vị bắt quỳ giang nắng suốt ngày không cho ăn uống nước.

Ba ngày sau (06.7), Tổng đốc Trịnh Quang Khanh lại cho gọi ba cha và nói: “Nếu các ông không đạp lên Thập Tự, các ông sẽ phải chết”. Cha Nghi trả lời: “Thưa quan, nếu quan thương chúng tôi nhờ; nếu không thương chúng tôi cũng xanh rì nấm mộ, còn bước qua Thập Giá, chúng tôi không dám”. Quan liền cho đánh mỗi người 50 roi. Thấy không hiệu quả, ông cho đánh cha già Thịnh thêm 10 roi nữa, vì nghĩ tuổi già sức yếu, cha sẽ chịu khuất phục. Nhưng ông không ngờ cha Thịnh mạnh mẽ can đảm chịu đòn cách vui vẻ. Tức giận, quan lại bắt ba vị ra phơi nắng một ngày nữa.

Hạnh phúc thiên thu.

Thấm thoát ba cha ở trong ngục được năm tháng. Với nhiều trận đòn chí tử, nhiều ngày giang nắng ngoài trời., các vị vẫn không nản lòng, cứ một mực tuyên xưng niềm tin vào Đấng chịu khổ nạn. Các quan thấy các ngài cương quyết giữ vững lập trường, liền làm án gửi về kinh đô. Vua Minh Mạng phê chuẩn và ra lệnh thi hành. Được tin ấy, ba cha hớn hở vui mừng, giải tội cho nhau và chuẩn bị tâm hồn sốt sắng lãnh nhận triều thiên tử đạo.

Ngày 08.11.1840, cha Thịnh, cha Ngân, cha Nghi, ông Thọ, ông Cỏn bị đoàn lính 500 người điệu ra pháp trường Bẩy Mẫu. Đến nơi, tất cả các ngài quỳ xuống cầu nguyện một lát, rồi ra hiệu đã sẵn sàng. Theo lệnh quan, lý hình chém rơi đầu năm chiến sĩ đức tin, kết thức cuộc đời dương thế và khai mở cuộc sống vĩnh hằng trên Thiên Quốc.

Thi thể hai cha Nghi và Ngân được đưa về Kẻ Báng. Còn cha Thịnh được mai táng ở xứ Vũ Điện, sau đưa về quê hương ngài là Kẻ Sét, Hà Nội.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn ba linh mục Giuse Nguyễn Đình Nghi, Phaolô Nguyễn Ngân và Martinô Tạ Đức Thịnh lên bậc Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.

Chia sẻ Tin Mừng với cộng đoàn phụng vụ trong Thánh lễ hôm nay, Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh: Thánh Thịnh đã dâng cho Chúa với tất cả tấm lòng, kiên trung phục vụ Chúa không ngừng, ngay cả khi ngài tuổi cao bệnh tật, ngài cũng nguyện dâng hết những sức tàn lực kiệt của mình để làm sáng danh Chúa. Nhờ các Đấng tử đạo anh hùng, Chúa đã làm nên trổ sinh bao hoa trái thánh thiện, Chúa đã dùng những con người nhỏ bé, những công việc đơn sơ để làm nên những điều kỳ diệu.

Kết thúc bài chia sẻ, Đức Tổng mời gọi cộng đoàn: Hôm nay, chúng ta mừng ngày lãnh triều thiên Thiên Quốc của cha Thánh Thịnh. Trong năm thánh của Giáo hội Việt Nam sắp tới, chúng ta hãy nhớ lại công ơn của các bậc tổ tiên anh hùng đức Tin, chính nhờ các ngài hy sinh làm chứng cho Đức Tin như thế mà bây giờ chúng ta có một Giáo hội lớn mạnh. Chúng ta phải noi gương các ngài: yêu mến Chúa hết lòng, dâng cho Chúa tất cả mà không băn khoăn tính toán, rồi Chúa sẽ ban cho chúng ta muôn hồng ân, sẽ chúc lành cho chúng ta và làm nên những việc lớn lao nhờ chính chúng ta. Hãy dâng cho Chúa tất cả, hãy sống niềm tin kiên vững và hãy làm chứng về Chúa.

Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho giáo hội Việt Nam những chứng nhân Đức Tin kiên trung, cách riêng đối với giáo xứ Thịnh Liệt trong ngày kính Cha Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh – người con của giáo xứ hôm nay. Cộng đồng dân Chúa cũng dâng lên tâm tình nguyện xin cho Giáo hội Việt Nam hôm nay luôn được bình an và luôn can đảm giữ vững Đức Tin mà cha ông, tổ tiên đi trước đã kiên trung gìn giữ dù phải chịu bao hy sinh tổn thất, xin cho hạt giống Tin Mừng mãi trổ sinh hoa trái trên quê hương đất nước này./.

*Bài viết sử dụng tư liệu sưu tầm từ internet về các Thánh Tử Đạo Việt Nam
 
Hội Bạn Người Cùi Melbourne Úc châu mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
17:22 08/11/2009
Hội Bạn Người Cùi Melbourne Úc châu mừng bổn mạng.

Melbourne, Vào lúc 11 giờ sáng Ngày Thứ Bảy, 7 Tháng 11 Năm 2009. Tại nhà thờ Thánh Đa Minh (St Dominic’s Church) Số 816 Riversdale Road, Camberwell, Melbourne Victoria. Thánh lễ mừng kính Thánh Martino, bổn mạng Hội Bạn Người Cuì Việt Nam Úc châu đã được cử hành trọng thể.

Xem hình bấm vào đây

Từ rất sớm, mọi người như thông lệ hằng năm nô nức kéo về nhà thờ, vì đã được tuyên úy cuả hội là Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Toàn OP. gửi thư mời từ đầu Tháng 10, và gần đến ngày lễ, các phương tiện truyền thông Việt ngữ nhất là Đài Phát thanh sắc tộc SBS ở Tiểu Bang Victoria cũng liên tục đưa tin về lễ mừng bổn mạng đến mọi người.

Nhờ đó, có rất nhiều người đến để dự thánh lễ mừng bổn mạng, cùng là có dịp đóng góp một chút ít, với ý nghiã ‘cuả ít mà lòng nhiều để góp gió thành bão,’ hầu giúp cho hội có thêm ngân sách giúp đỡ cho những người bạn kém may mắn ở quê nhà.

Trời Melbourne bưã nay nóng, dự báo cho biết thời tiết từ 12 tới 30 độ C. Đến nơi, chúng tôi đã thấy xe cộ đậu đầy trong Carpark. Bên sân trái nhà thờ, nơi tiếp giáp với nhà dòng, một tấm băng được treo ngang, mầu xanh với chữ trắng, nội dung mừng bổn mạng cuả Hội bạn người Cuì. Một số bàn ghế đã được kê sẵn, với bàn để lon, với các bàn nơi sẽ bày thức ăn và nước uống cho khách sau buổi lễ.

Trong giáo đường cổ kính, trước bàn thánh cũng có tấm bảng bằng vải trắng với hàng chữ: Lạy Thánh Martinô Cầu cho chúng con.

Tượng Thánh Martino bên trái bàn thờ với hoa nến được trưng bày trang trọng. Dưới chân ngài là những chiếc giỏ vải đựng những chiếc lon tiết kiệm mà các người đi lễ mang đến, sau một năm gom góp những đồng tiền lẻ trong gia đình dâng lên, nhờ ngài mang niềm vui đến cho những người bạn bất hạnh.

Đặc biệt Thánh lễ năm nay do Linh mục Tuyên Úy Phê-rô Nguyễn Văn Toàn từ Tiểu Bang Tây Úc bay về chủ lễ và cùng đồng tế có Linh mục: Giuse Phạm Hữu Trường từ Tiểu bang Queensland và hai linh mục Dòng Đa Minh là LM Mark Obrien Bề trên dòng và LM Peter Lucas đồng tế. Ca đoàn Collingwood phụ trách phần thánh ca.

Sau phúc âm, linh mục chủ tế chia sẻ những khổ đau mà những người bất hạnh tại quê nhà vẫn còn phải gánh chịu, vì chứng bệnh hiểm nghèo mà họ đang phải chịu đựng, cùng kêu gọi mọi người chia sẻ một chút may mắn mà mình đang có, để giúp xoa dịu những khổ đau đến anh em mình tại những trại phong trên khắp miền đất nước.

Tiếp theo, ông Quốc Việt đại diện hội lên trình bày và báo cáo tài chánh trong năm qua, hội đã giúp đỡ những nơi nào và chương trình yểm trợ trong năm tài chánh sắp tới, mà mọi dự tính có làm được hay không là đang chờ đợi vào lòng hảo tâm cuả mọi người đang hiện diện trong Thánh đường, cùng các ân nhân khác vẫn đang giúp đỡ ủng hộ hội trong những năm qua.

Đặc biệt, năm nay, sau Thánh lễ, cha bề trên dòng đã mời mọi người ra phiá công viên cuối nhà thờ, để dự nghi thức làm phép tương đài Thánh Martinô là bổn mạng cuả Hội Bạn người cuì. Đã được nhà dòng ưu ái cho phép dựng tượng đài trong khuân viên nhà dòng.

Sau phần Thánh lễ mừng bổn mạng, lễ làm phép tượng đài, quan khác được mời tham dự bưã ăn nhẹ tại bên vường cây tươi mát cạnh nhà thờ, trong niềm hân hoan vui gặp nhau, những con người cùng một Chuá đến để tỏ tình thân ái, và góp một chút nhỏ nhoi trong công việc bác ái này. Buổi lễ kết thúc vào lúc 2 giờ cùng ngày.

7/11/2009.
 
Hành hương về nghĩa địa Sinh Linh tại Đà Nẵng nơi chôn cất các thai nhi bị phá
Paul Maria
07:57 08/11/2009
NGHĨA ĐỊA SINH LINH TẠI ĐẤT THÁNH GIÁO XỨ PHÚ THƯỢNG, GP ĐÀ NẴNG

Hôm nay, Chúa nhật 08/11/2009, Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí Giáo xứ Thanh Đức đã tổ chức cho 20 Huynh Trưởng và 40 em Lớp Giáo Lý Vào Đời tham gia chuyến hành hương về Nghĩa Địa Sinh Linh nằm trong phạm vi Đất Thánh của Giáo xứ Phú Thượng, Gp Đà Nẵng, để chôn cất hai " thi hài Sinh Linh " và viếng Nghĩa địa trong Tháng Các Đẳng Linh Hồn do Đoàn Trưởng Anrê Trương Hữu Lợi dẫn đầu.

Xem hình hành hương bấm vào đây

Nhìn hàng trăm ngôi mộ ( mỗi mộ chôn 10 Sinh Linh ) nằm kề nhau thẳng tắp, tất cả mọi người trong Đoàn đều giật mìmh và một cảm giác rờn rợn chạy khắp cả thân mình, cùng với niềm đau xót cảm thương vô hạn cho hàng vạn hàng triệu " bé thơ " đã bị tước đoạt sự sống cách vô nhân đạo trên khắp Đát nước.

Chúng tôi nhớ đến bài viết " Kinh hoàng chợ nạo hút thai " theo Báo Tiếp Thị được đăng trên trang www.dcctvn.net: hằng ngày có đến hằng trăm " Bé thơ " đã bị giết chết mà chưa kịp khóc tiếng khóc chào đời.. . chỉ trên một " chợ " tại thủ đô ngàn năm văn hiến. Vậy trên toàn nước Việt thân yêu này, đố ai đếm được hết mỗi ngày có bao nhiêu Sinh Linh đã bị hủy diệt trong các bệnh viện công và những " ổ chợ nạo hút chui " ???

Sau khi chôn cất " hai thi hài Sinh Linh ", dọn vệ sinh tất cả những ngôi mộ và cùng dâng lời cầu nguyện trước tượng Mẹ Maria, anh Trưởng Giuse Nguyễn Huy Linh đã chia sẻ cùng các em Vào đời: "... Chúng ta xót đau biết bao nhiêu! Hành động chôn cất hai Sinh Linh và viếng Nghĩa địa hôm nay nhắc nhở chúng ta nhiều điều: Không có tội ác nào khủng khiếp bằng tội hủy diệt sự sống con người. Không có sự nhẹ dạ nào, sự vui thú nào, sự đua đòi nào... dẫn đến " hậu quả ", rồi bằng lòng chấp nhận, bằng lòng đồng lõa để cho tội ác " hủy diệt sự sống con người " tồn tại trên đời này mà không phải ân hận suốt cả đời người.. . Các em đang ở tuổi " vào đời " chắc chắn thấm thía nhiều bài học, các em sẽ ý thức hơn về cách sống thanh cao, trong sáng theo tinh thần Tin Mừng của Chúa Kitô, tránh xa lối sống ích kỷ, ham vui, " sống không ngày mai " và vô trách nhiệm trước gia đình cùng anh em đồng loại, các em sẽ thấm thía hơn nữa về tội ác nạo hút thai...

Chúng ta cùng hợp tiếng cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã cho chúng ta được làm con của Người, được sống trong ơn nghĩa Người để chúng ta thoát khỏi mọi sự dữ của quỷ ma vây bọc chung quanh...

Bằng việc hành hương Nghĩa địa Sinh Linh hôm nay, chúng ta sẽ dâng lên Thiên Chúa và các Thánh Tử Đạo Việt Nam - quan Thầy của Giới Trẻ Thanh Đức chúng ta - trong Thánh lễ kính trọng thể vào chiều Thứ Bảy 14/11/2009, kỷ niệm 30 năm thành lập Giới trẻ Giáo xứ. "

Rời Nghĩa địa Sinh Linh, Đoàn ghé Nhà thờ Giáo xứ Phú Thượng, chào Cha Quản xứ, ăn trưa, và sinh hoạt cùng nhau. Đúng 15h00, Đoàn lên đường về nhà.

Một chuyến hành hương đầy ý nghĩa và nhiều bài học được rút ra cho các bạn trẻ hôm nay.

Tất cả là Hồng ân. Tạ ơn Chúa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một vài suy nghĩ quanh vụ phá tượng Đức Mẹ La Vang tại giáo họ Bàu Sen.
M Van
08:02 08/11/2009
Một vài suy nghĩ quanh vụ phá tượng Đức Mẹ La Vang tại giáo họ Bàu Sen.

Theo dõi những gì đã xảy ra trong quá trình người ta phá dỡ tượng Đức Mẹ tại giáo họ Bàu sen, tôi thấy sao mà nó giống quá chừng những gì đã xảy ra xung quanh vụ đập phá tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại giáo họ Đồng Đinh-Phát Diệm.

Thứ nhất: vụ xảy ra tại giáo họ Đồng Đinh.

Người ta cũng hung hăng tìm mọi cách để đập phá tượng Đức Mẹ cho bằng được. Việc này được thể hiện rất rõ qua lời tuyên bố của ông chủ tịch xã Thượng Hoà, có cái tên là: Đinh Minh Uy “nếu không hạ tượng thì kể cả cụt tay, tôi cũng lấy xà beng chọc nát tượng” (cụt rồi thì lấy gì mà cầm xà beng…). Mặc dù vậy, tượng Đức Mẹ cũng đi đến chỗ đúng như ông này đã tuyên bố. Nhưng sự việc đâu chỉ dừng lại ở đó. Theo các nguồn tin, sau khi đập phá tượng, một số người liên quan xuất hiện hiện tượng bần thần, ngơ ngác, dỡ khôn dỡ dại. Sau đó ít ngày, chính mẹ ông chủ tịch xã này đã tử vong rất thương tâm do tai nạn ô tô. Và 2 người trực tiếp phá tượng Đức Mẹ thì bị tai nạn xe máy, một người chết còn người kia bị chấn thương sọ não.

Vụ xảy ra tại giáo họ Bàu Sen thì sao?

Thi công chưa đâu vào đâu, mới chỉ là khởi đầu, vậy mà đã không ít chuyện éo le đã xảy ra:

Chuyện thứ nhất: chính quyền thuê một công ty vào làm đường để tiến hành tháo dỡ. Khi làm đường gần xong thì cơn bão số 9 ập đến, nước ngập khu vực khiến dự định phải tạm thời đình chỉ (bởi xe máy và các phương tiện khác, kể cả người hết sức bận rộn vì đang phải tập bơi).

Chuyện thứ hai: trong lúc dự án đang tiến hành, con trai ông chủ tịch địa phương đã bất ngờ tự tử mà không rõ nguyên nhân.

Chuyện thứ ba: bão qua, nước cạn công ty đưa phương tiện trở lại tiếp tục triễn khai, thì bất ngờ người con của ông chủ công ty này bị cái gầu máy xúc rơi xuống đè chết ngay tại hiện trường.

Có sự trùng lặp như vậy, nhiều người nghĩ: Đức Mẹ phạt. Tôi thì không chắc như thế, vì Đức Mẹ là Đấng Từ Bi, cho nên làm gì có chuyện trả thù vặt. Hơn nữa, Mẹ là Đấng bầu chữa kẻ có tội, và nhất là Mẹ xót thương họ. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh Thiên Chúa cũng hay làm những chuyện mà ta khó hiểu. Chẳng hạn, khi người ta xúc phạm đến Ngài và đến Môsê, Ngài đã khiến rắn lữa bò ra cắn chết nhiều người. Hoặc như ông Giona, Chúa bảo ông đi nói lời Chúa cho dân thành Ninivê, ông này chống lệnh nên đã bị người ta quẳng ông xuống biển…

Có lẽ, cũng nhờ suy nghĩ “gieo gió gặt bão” “ác giã ác báo”, nên những người thân của những người bị hại trong vụ đập phá tượng Mẹ Sầu Bi tại họ Đồng Đinh, đã vội vàng làm một tượng Đức Mẹ khác trả lại cho giáo họ. Nếu lúc này, ai về giáo họ Đồng Đinh sẽ thấy tượng Đức Mẹ to hơn, đẹp hơn, đàng hoàng hơn được đặt trên một lèn đá trông rất đẹp.

Còn tượng Mẹ La Vang ở giáo họ Bàu Sen thì sao…Tôi vẫn luôn tin rằng: cũng sẽ đẹp hơn và đàng hoàng hơn. Trong tương lai gần, con cái giáo họ Bàu Sen sẽ thi nhau hát câu Thánh Vịnh:

“Việc Chúa làm cho ta ôi vĩ đại

Ta thấy mình chan chứa một niềm vui”.

Tuy nhiên, chúng ta phải cầu nguyện “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”.

M.Van
 
Cong và thẳng
Hai Tôm Cần Giờ
08:48 08/11/2009
CONG VÀ THẲNG

Ngày còn bé, học toán, Hai Tôm nhớ bài đầu tiên là các phép toán cộng - trừ - nhân – chia. Lớn lên một chút bắt đầu học về hình học. Bài học đầu tiên của hình học là đoạn thẳng, đến đường thẳng … rồi đến đường con, đường tròn và cả đường quanh co.

Cong, thẳng là khái niệm của toán học nhưng hình như người ta hay dùng cái khái niệm toán học ấy để nói lên lòng của con người. Lòng mà người ta nói là cong và thẳng ấy không phải là “bộ đồ lòng” trong mỗi cơ thể người nhưng đó chính là tính cách của con người, là thái độ sống của con người. Thật sự ra mà nói khi nói một ai đó “lòng thẳng” không phải người đó có bộ đồ lòng thẳng nhưng muốn nói rằng người đó sống thẳng, có sao nói vậy chứ không úp úp mở mở.

Vì có cong có thẳng nên rồi tính cách của con người cũng thế. Có người thì nhẹ nhàng, tế nhị và không muốn nói cho người khác cái suy nghĩ của mình để cho người khác không biết mình nghĩ gì, làm gì và nói gì. Ngược lại, có những người lại khẳng tính. Có sao nói vậy, nghĩ là làm chứ không hề quanh co.

Nói đến thẳng thì phải nói đến cong và cũng không quên kể đến quanh co.

Có người bạn vừa thi lái xe 4 bánh xong. Hôm ấy, Hai Tôm cũng lên sân thi để cổ vũ cho bạn. Nhìn thấy sa hình thì xe 4 bánh, đường nào cũng dễ cả vì là đường thẳng hay là vuông góc, có một bài hơi bị khó một chút đó là “đường quanh co”. Chỉ cần chểnh mảng một chút là sẽ phạm vạch vào cái “đường quanh co” và sẽ mất điểm ngay. Đi thi bằng 4 bánh, hình như ai cũng sợ vào “đường quanh co” cả. Đơn giản là nó rắc rối hơn đường thẳng.

Vì lý do địa lý hay lý do chủ quan nào đó mà người ta phải làm đường quanh co theo cái địa hình đó chứ không còn cách nào khác như khi qua đèo. Khổ cả khi thi công cũng như khổ cả khi phải di chuyển qua nó. Đi qua đèo quanh co thì xác xuất của tai nạn cũng như của rủi ro cao hơn nhiều so với đường thẳng. Đèo Hải Vân đã “chôn sống” không biết bao nhiêu mạng người để rồi con đường đèo bây giờ đã trở thành con đường của lịch sử, con đường để tham quan. Người ta qua hầm chui Hải Vân vừa ngắn thời gian hơn cũng như vừa ít tai nạn rủi ro hơn.

Đời thường ngày cũng vậy, ai cũng muốn sống thẳng nhưng rồi vì lý do nào đó người ta lại không sống thẳng. Chắc có lẽ sống thẳng không mang lại lợi ích nên rồi có những người ngại sống thẳng. Chẳng biết tự bao giờ, người ta nói với nhau câu nói này: THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT - LỌC LỪA LƯƠNG LẸO LẠI LÊN LƯƠNG !

Tưởng chừng là nói chơi đấy nhưng nó lại là sự thật. Sự thật vừa mới xảy ra với một người nói thẳng, nói thật. Tác giả bài viết: “Tôi xin phép được nói thẳng” giờ đây đã phải lãnh hậu quả như thế nào về việc nói thẳng của ông thì ắt hẳn mọi người đã biết. Không chỉ ông nhưng còn trang điện tử đã “dám” đăng bài của ông cũng chịu chung số phận.

Cũng cách đây không lâu, cô giáo nhỏ nhắn gốc Vinh đã bị “mất dạy” vì lối nói thẳng của cô. Hậu quả cuối cùng thì cô đã mất việc. Chuyện cũng buồn vì mất việc nhưng cô cảm thấy vinh dự, vinh hạnh khi dám nói thẳng và sống thẳng như vậy. Chắc có lẽ cô cũng biết cái giá phải trả rất đắt nhưng lương tâm cô không cho phép cô làm khác.

Sống thẳng - sống con cứ giằng co trong lòng con người như hai mặt của đồng tiền vậy. Cảm nhận này Phaolô đã bày tỏ trong thư của Ngài gửi tín hữu Rôma: Điều tôi biết là tốt thì tôi lại không muốn làm - điều tôi biết là xấu tôi lại cứ làm !

Nghịch lý vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong cuộc sống.

Cứ thử làm bảng trắc nghiệm với nhau thì bảo đảm đa phần sẽ nói với nhau rằng sẽ thích sống thẳng hơn là sống căng thế nhưng trong thực tế vì lý do này lý do nọ, lý do tế nhị, lý do sợ bị buồn, lý do sợ bị mất phần lợi … nên người ta thường hay cho qua để rồi không dám nói thẳng. Không nói thẳng đã đành còn nói những lời hết sức hoa mỹ, những lời hết sức bóng bẩy nhưng bên trong lại khác.

Khổ một nổi là nhiều người lại thích những lời bóng bẩy chứ lại không thích lời thẳng vì lẽ biết trước cái hậu quả của nó: “thuốc đắng dã tật - sự thật mất lòng”. Những lời hoa mỹ, những lời bóng bẩy quả thật nó thường không đúng với sự thật nội dung người muốn nói. Biết là người ta nói thẳng, nói thật đấy nhưng cứ ngại, cứ sợ mất lòng để rồi lại nói cong.

Cười ra nước mắt ở cái chuyện là biết hậu quả của cái không thật nó chua xót và bi đát đến chừng nào nhưng người ta vẫn cứ mãi chạy theo.

Kinh nghiệm cong - thẳng này phải hỏi những cô gái đang yêu và đã yêu chắc sẽ rõ. Khi yêu thường các chàng trai dùng không biết bao nhiêu đường cong, không biết bao nhiêu lời đường mật để mà tỏ tình, để mà tán tỉnh. Thế nhưng, cái thật của những lời đường mật đấy được bao nhiêu phần trăm thì chỉ có các cô mới hiểu mà thôi.

Nếu như các chàng trai sống đúng với tất cả những gì anh ta hứa trong thời gian tìm hiểu, trong thời gian đang đến với nhau thì e rằng có lẽ tỷ lệ ly dị, số lượng gia đình chia tay chẳng là bao. Các cô thử nhớ lại đi, trong lúc tán tỉnh, các cô đã nghe không biết bao nhiêu lời ngọt ngào, lời cong cong. Giá mà những lúc ấy mang theo máy ghi âm của chàng để đến lúc về chung sống mở ra nghe thì hay biết mấy !

Tội nghiệp cho nhiều cô đã lãnh hậu quả của những lời cong cong đường mật. Cũng tội nghiệp cho những anh chàng thẳng thẳng đã bao nhiêu lần “tung chưởng” nhưng chẳng “dính” ai vì lẽ mấy ai thich nghe lời thẳng, họ thích nghe lời cong cong, lời đường mật hơn.

Con người vẫn luôn đứng trước lựa chọn của cuộc đời: Hoặc là sống cong, hoặc là sống thẳng. Sống cong nó có cái giá của nó và sống thẳng cũng có cái giá của sống thẳng. Chỉ có kinh nghiệm thực tế mới trả lời được cái giá của cong và thẳng là gì.

Hai Tôm Cần Giờ
 
Giáo dục Việt Nam và Viện IDS
Trần Gia Phụng
09:50 08/11/2009
Giáo dục Việt Nam và Viện IDS

Trong tháng qua, trên các trang Internet ở trong cũng như ngoài nước, xuất hiện một bài báo của giáo sư Hoàng Tụy, cùng một nội dung, nhưng dưới nhiều tiểu đề khác nhau, ví dụ “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng” (Tia Sáng Online), “Giáo dục, không thể đổi mới vụn vặt” (Tuần Việt Nam).

Giáo sư Hoàng Tụy, sinh năm 1927 tại Quảng Nam, cháu nội cụ Hoàng Văn Bảng. Hoàng Văn Bảng là em ruột của Hoàng Kim Tích, tức Hoàng Diệu. Hoàng Diệu đã tuẫn tiết khi thành Hà Nội bị Pháp chiếm năm 1882. Hoàng Diệu là vị tướng lãnh duy nhất đã chết theo thành trong suốt một ngàn năm lịch sử thành Thăng Long (Hà Nội).

Từ năm 1961 đến 1968, giáo sư Hoàng Tụy là Chủ nhiệm Khoa Toán học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1980 đến 1989, ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Ông là người đã phát minh ra phương pháp “lát cắt Tụy” (Tuy’s cut), được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của “Lý thuyết tối ưu toàn cục” (global optimization). Ông có nhiều công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín tại các nước Âu Mỹ. Ông nổi tiếng chẳng những ở trong nước mà cả trên thế giới.

Hoàng Tụy là chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên Cứu Phát triển (IDS) tại Hà Nội, vừa mới tự giải thể ngày 14-9-2009, để phản đối quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24-7-2009 của Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng, một ngày trước khi quyết định nầy có hiệu lực (15-9-2009).

Trong bài báo kể trên, giáo sư Hoàng Tụy cho biết: “Căn nhà GD đã cũ nát thảm hại nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà dị dạng chẳng ai muốn ở…. Điều rất lạ là các nghị quyết của Đại hội Đảng và các Hội nghị TƯ 3, 7, 9 đều đòi hỏi phải tiến hành cải cách GD như một yêu cầu bức thiết của xã hội, nhưng những vị nhận trách nhiệm trực tiếp thì lại chẳng hề quan tâm thực hiện các nghị quyết ấy, thậm chí còn nói ngược lại… Chỉ có điều đổi mới thế nào thì chẳng ai giải thích nổi, chẳng ai biết rõ, cho nên cứ đổi mới tùy hứng, tùy tiện, tùy nghi, theo kiểu đầu Ngô mình Sở….”

Giáo sư Hoàng Tụy đề nghị cải cách giáo dục cần phải có hệ thống, chứ không phải đổi mới vụn vặt, và nhất là không thể coi giáo dục như một phòng thí nghiệm. vì “Thí nghiệm đi thí nghiệm lại không biết bao nhiêu lần, tốn kém bạc tỉ và không tính được hết thiệt hại cho các thế hệ học sinh nạn nhân thí nghiệm. Rất khó hiểu tại sao lợi ích của học sinh bị xem thường đến vậy.”

Về giáo dục đại học, giáo sư Hoàng Tụy cho rằng sự trì trệ bắt nguồn từ quy chế đào tạo tiến sĩ, phó tiến sĩ và quy chế bổ nhiệm giáo sư phó giáo sư còn nhiều điểm sai lầm một cách ấu trĩ so với ngay cả một số nước trong khu vực.

Giáo sư Hoàng Tụy còn trích dẫn ý kiến của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp và của cố giáo sư Lê Văn Giạng, đã nhiều lần yêu cầu chấn hưng giáo dục bằng những biện pháp có tính cách cách mạng nghiêm túc và thực sự khoa học.

Bài báo của giáo sư Hoàng Tụy đã gây tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước. Nhà cầm quyền cộng sản không thể đàn áp vị giáo sư uy tín lão thành, nên quay qua xóa sổ những trang điện tử nào đăng bài báo nầy, như tờ Tia Sáng Online, bị đình bản, nhằm đe dọa giới báo chí trong nước.

Trong bài báo trên Tia Sáng Online “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng”, giáo sư Hoàng Tụy tự cho là đã nói thẳng những suy nghĩ của ông về nền giáo dục dưới chế độ cộng sản. Đúng là giáo sư Hoàng Tụy có nói thẳng, nhưng dường như ông chỉ mới nói thẳng nửa chừng, chứ ông chưa nói thẳng hết, ông chưa đi cho trọn đưòng thẳng. Giáo sư Hoàng Tụy, kể cả cựu tướng Võ Nguyên Giáp, cố giáo sư Lê Văn Giạng, chỉ nói thẳng về những nguyên nhân có tính cách cơ chế tổ chức, về hiện tượng bên ngoài, về những vận hành trong giáo dục, về những kết quả yếu kém, chứ các ông không đi hay chưa đi thẳng vào vào vấn đề căn nguyên cốt lõi, đưa đến sự suy thoái của nền giáo dục dưới chế độ cộng sản Việt Nam hiện tại.

Căn nguyên cốt lõi của sự suy thoái giáo dục Việt Nam hiện tại chỉ cần tóm gọn trong một câu như sau: Đó là chính sách giáo dục phục vụ chính trị, tức phục đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Chính sách giáo dục nầy do Bộ trưởng Giáo dục Liên Xô là Ca-lê-ni-cốp (Kalenikov) (?) đưa ra, và do Nguyễn Khánh Toàn nhập cảng vào Việt Nam năm 1946, khi giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục chính phủ Hồ Chí Minh cải tổ ngày 3-11-1946.

Nguyễn Khánh Toàn dạy tiếng Việt ở Moscow từ năm 1927, có tên Nga là Minin, có vợ Nga, vào học ở Học viện Thợ thuyền Đông phương (Université des travailleurs d’Orient) từ năm 1928 đến năm 1931. Sau đó, ông ở lại Liên Xô. Năm 1939, ông cùng Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) qua Trung Hoa, cùng đến Diên An, căn cứ của CSTH, năm 1941. Ông ở lại Diên An, đến năm 1946 mới trở về Việt Nam.

Chính sách giáo dục phục vụ chính trị được Đảng CSVN thi hành từ năm 1946 cho đến ngày nay. Chính sách nầy còn được củng cố thêm bằng luật số 11/1998/QH10 của Quốc hội Hà Nội, áp dụng từ ngày 2-9-1998, theo đó: “… Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”

Vì chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ Đảng, “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh làm nền tảng”, nên nguyên tắc căn bản của nền giáo dục cộng sản là “hồng hơn chuyên”. Hồng tức có tính đảng, tính Mác-xít hơn chuyên là chuyên môn. Chủ trương nầy bao trùm và chi phối toàn bộ tất cả các lãnh vực của nền giáo dục cộng sản.

Thứ nhất, tổ chức và cơ chế giáo dục hoàn toàn do Đảng CSVN kiểm soát. Từ Bộ Giáo dục, các trường đại học, các trường trung tiểu học đều có đảng uỷ để kiểm soát nhà trường, bảo đảm các cơ quan nầy theo đúng đường lối chủ trương của Đảng. Việc bổ nhiệm giáo chức trung tiểu học do Bộ Giáo dục và Ty Giáo dục địa phương nằm trong tay đảng uỷ. Ngay cả việc phong cấp giáo sư đại học cũng cũng do Đảng kiểm soát.

Theo quy chế hiện nay, giáo sư đại học thực thụ do Hội đồng Giáo sư bầu lên mới được phong cấp. Tuy nhiên, chỉ những giáo sư nào gia nhập Đảng CSVN mới được bầu, còn những giáo sư khác, dầu giỏi đến đâu, dầu có nhiều công trình nghiên cứu danh tiếng, mà không vào Đảng CSVN cũng không được bầu chọn. Tình trạng nầy hiện đang xảy ra tại các đại học Việt Nam, mà giáo sư Hoàng Tụy cho rằng “các quy chế đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, hay công nhận, bổ nhiệm GS, PGS của ta vẫn còn nhiều điểm ấu trĩ so với ngay cả một số nước trong khu vực.” (bài đã dẫn) Giáo sư Hoàng Tụy dùng chữ “ấu trĩ” để tránh né vấn đề, chứ nếu nói thẳng “toạc móng heo”, thì có chuyên môn nhưng không hồng, không Đảng, thì không được phong hàm giáo sư thực thụ. Vì vậy, cho đến nay, hầu như chưa có một giáo sư đại học nào ở trong nước được các đại học ngoại quốc hay được UNESCO thừa nhận.

Thậm chí ở các cơ quan giáo dục, các trường đại học, trung tiểu học đều có công an kiểm soát chặt chẽ. Các trường học đều có công an bảo vệ văn hóa theo dõi. Những viên công an bảo vệ văn hóa trà trộn trong ban giảng huấn, trong hàng ngũ sinh viên, học sinh, trong các sinh hoạt của nhà trường và trong các quán giải khát, các quán hàng rong chung quanh trường. Ngoài công an bảo vệ văn hóa, sinh viên học sinh còn được đoàn ngũ hóa trong tổ chức Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong. Đoàn và Đội là tai mắt để theo dõi chẳng những trường học mà cả gia đình nữa, vì các em sẽ báo cáo tất cả những hoạt động ở trường học và ở trong nhà cho cán bộ chỉ huy.

Thứ hai, chương trình học bao gồm cả lý thuyết Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản, nhất là ở đại học và trung học cấp 3 (đệ nhị cấp trước 1975) và là môn thi bắt buộc để lên lớp. Sách giáo khoa là pháp lệnh, không ai được giảng dạy những gì ra khỏi sách giáo khoa. Nhiều khi sách giáo khoa bị viết sai, nhưng giáo viên cũng phải tuân theo, không được dạy khác sách giáo khoa, ngoài sách giáo khoa. Giáo viên và cả học sinh không được suy nghĩ hay phát biểu bất cứ ý kiến gì mới lạ, ngoài những gì cộng sản chủ trương, ngoài những điều đã học ở trường lớp và sách giáo khoa.

Sách giáo khoa phải luôn luôn đề cao tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ca tụng Đảng CSVN, ca tụng các lãnh tụ Đảng. Không phải chỉ ca tụng Đảng CSVN, mà cả các đảng cộng sản trên thế giới, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Hoa… mặc dù các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ.

Thứ ba, tất cả các kỳ tuyển sinh đều dựa trên căn bản lý lịch. Lý lịch học sinh được chia thành 14 bậc. Lý lịch càng hồng, càng đỏ thì điểm tuyển càng thấp, càng dễ đậu. Con “ngụy quân”, “ngụy quyền” ở bậc thứ 13 hay 14, nên có khi điểm rất cao, nhưng vẫn không được tuyển chọn. Trong trường hợp có học bổng, nhất là học bổng ra nước ngoài, lại càng rất khó. Bệnh lý lịch đi kèm theo bệnh thân thế. Con mấy ông càng lớn, càng hồng, càng đỏ, càng dễ thi đậu, dốt cũng đậu.

Chính sách giáo dục phục vụ chính trị, tức phục vụ Đảng CSVN, cần “hồng hơn chuyên”, nghiền nát tất cả những sáng kiến nào đi ra ngoài phạm trù Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản và nhất là chủ trương của Đảng CSVN. Vì vậy việc các nhà trí thức hàng đầu trong nước thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development Studies, viết tắt là IDS) ở Hà Nội vào cuối năm 2007 là một việc làm hoàn toàn trái ngược với chính sách giáo dục phục vụ chính trị của Đảng CSVN.

Viện Nghiên cứu Phát triển là nơi tập trung những bộ óc để suy nghĩ (tiến Anh là “think tank”), nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới lạ hầu xây dựng đất nước. Đúng là Viện IDS đã làm công việc “dã tràng xe cát biển Đông”, vì đã đem “đàn khảy tai trâu”. Đảng CSVN chỉ cần những người biết vâng lời (Đảng) hơn là biết suy nghĩ, không cần sáng kiến mới lạ, không cần nghe ai góp ý, bởi vì sáng kiến hay góp ý một lúc, thì còn gì là Đảng CSVN nữa. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SINH RA TRONG SỰ NGHÈO ĐÓI, DỐT NÁT, LỚN LÊN BẰNG LỪA PHỈNH VÀ TỒN TẠI BẰNG BẠO LỰC. Dân nghèo và dốt mới dễ tuyên truyền, dễ lừa phỉnh, che giấu, và cuối cùng dùng bạo lực để thống trị. Dưới “bạo lực cách mạng” của CSVN, hiện nay ở trong nước, tất cả những ai có dấu hiệu bất đồng chính kiến, kể cả tỏ dấu hiệu yêu nước đều bị vào tù hoặc bị cô lập. Cán bộ có chút quyền hành lo mải mê tham nhũng. Dân chúng, kể cả thanh niên, sinh viên học sinh, chỉ còn con đường duy nhất là im lặng hoặc lao vào ăn chơi, nhậu nhẹt, để qua ngày đoạn tháng.

Để tiếp tục tồn tại, việc tất yếu của Đảng CSVN là phải kiếm cách phong tỏa các bộ óc, cho vào kho phế thải hoặc đóng băng các bộ óc, để khỏi có chuyện sáng kiến, hướng dẫn xã hội, gây phiền toái cho Đảng. Do đó, ngày 24-7-2009 Thủ tướng nhà cầm quyền cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 15-09-2009.

Quyết định nầy hạn chế việc nghiên cứu của Viện IDS hay đúng hơn là trùm óc, trói tay các nhà nghiên cứu Việt Nam. Vì vậy, một ngày trước khi quyết định 97 có hiệu lực, Hội đồng Viện IDS họp phiên cuối cùng ngày 14-9-2009, quyết định tự giải thể, để phản đối quyết định của nhà cầm quyền CSVN. Các ông không tự đóng cửa để phản đối thì các ông cũng sẽ bị CSVN đóng cửa nếu các ông không muốn đồng hóa với cộng sản.

Chuyện dân gian kể rằng sau năm 1975, khi CSVN cưỡng chiếm Sài Gòn, một thầy đờn mù đã sáng mắt và lái xe Honda hai bánh chạy khắp thành phố. Thế mà mãi đến năm 2009, các nhà trí thức hàng đầu Việt Nam trong Viện IDS, đụng chạm trực tiếp với nhà cầm quyền cộng sản, mới giật mình thức tỉnh và sáng mắt.

Tuy nhiên các ông sáng mắt đã quá trễ. Các ông bất lực trước cỗ máy mà các ông đã tốn bao nhiêu công sức để dựng lên từ bấy lâu nay. Giáo sư Hoàng Tụy rất thành thật ngao ngán tâm sự trên đài RFA trong cuộc phỏng vấn ngày 30-10-2009 của phóng viên Khánh An như sau:

“Muốn lay chuyển cái tình hình này thì chỉ những người như chúng tôi nói là không đủ. Các bạn trẻ, các bạn sinh viên, các bạn học sinh phải lên tiếng nhiều nữa, bởi vì chính các bạn là chịu ảnh hưởng của cái nền giáo dục này, và tương lai của các bạn tuỳ thuộc nhiều vào cái chất lượng của nền giáo dục này, cho nên các bạn phải lên tiếng, các bạn phải nói. Còn chúng tôi dẫu sao cũng là những người gần đất xa trời rồi và tiếng nói nó cũng chỉ có tác dụng chừng nào thôi.”

Giáo sư Hoàng Tụy kêu gọi thanh niên, sinh viên, học sinh tiếp tay sửa đổi nền giáo dục Việt Nam. Ở đây có ba điểm cần làm rõ.

Thứ nhất, nền giáo dục Việt Nam hiện tại không có cách gì sửa đổi được hết, nếu vẫn tiếp tục duy trì chính sách “Giáo dục phục vụ chính trị” của chế độ CSVN. Dù có cải cách đi cải cách lại như giáo sư Hoàng Tụy đã đề cập đến, thì nền giáo dục cũng phải nằm trong chủ trương phục vụ Đảng CSVN, trong vòng “kim cô” của Đảng CSVN. Cải cách thế nào đi nữa cũng vô ích. Do đó, để cải tiến giáo dục chỉ còn cách duy nhất là phải cắt bỏ hẳn chính sách giáo dục phục vụ chính trị, phải để cho nền giáo dục được tự do thì mới tiến bộ được.

Thứ hai, chính sách giáo dục phục vụ chính trị và cả chế độ CSVN hiện tại đều do các đảng viên CS miệt mài xây dựng trong mấy chục năm qua, trong đó có cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp và có cả các vị giáo sư trong Viện IDS. Ông Võ Nguyên Giáp lo võ công, còn các nhà trí thức lo văn trị. Tất cả các ông đều phải chịu trách nhiệm về chế độ nầy, thì các ông phải xắn tay áo lên để giải quyết, nghĩa là chính các ông phải có bổn phận cương quyết dẹp bỏ chính sách giáo dục phục vụ chính trị, trước khi kêu gọi đến thanh niên, sinh viên, học sinh.

Thứ ba, nếu Đảng CSVN nhất quyết bảo vệ chính sách giáo dục phục vụ chế độ, không chịu cắt bỏ hẳn cái ung bướu giáo dục nầy, không chịu cởi trói giáo dục, thì chính các ông, chính các đảng viên CSVN, phải can đảm vận động, kêu gọi giải thể luôn chế độ CSVN. Khi đó, tự nhiên chính sách giáo dục quái đản kia cũng bị dẹp bỏ, để cho nền giáo dục được khai phóng, mở cửa tương lai cho Việt Nam.

Theo như lời giáo sư Hoàng Tụy đã nói, các ông già rồi, các ông gần đất xa trời. Vậy các ông còn sợ gì nữa? Các ông đã lỡ làm sai thì phải can đảm nhận lấy trách nhiệm và cố gắng sửa sai, dầu chẳng còn nhiều năm tháng trên cõi đời như lão tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu các ông không làm gì được, thì tối thiểu các ông phải can đảm chứng tỏ cho mọi người thấy rằng các ông không còn muốn liên hệ đến Đảng CSVN, bằng cách trả thẻ đỏ lại cho Đảng CSVN. Các ông hãy công khai tuyên bố rằng đã đến lúc Đảng CSVN phải giải tán, phải chấm dứt nhiệm vụ.

Làm như thế, các ông mới xứng đáng là trí thức lương thiện, “tri hành hợp nhất”, mới mở đường cho tuổi trẻ noi theo và tiến lên. Các ông mới thật sự làm nên lịch sử. Mong lắm thay!

Toronto, Canada
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Thu
Lm. Tâm Duy
23:15 08/11/2009

TÌNH THU



Ảnh của Lm. Tâm Duy.

Dịu dàng em đến bên tôi

Mùa thu lá rụng bên trời quanh em

Rì rào gió thổi êm êm

Tiếng chim gù gụ buồn thêm cây cành

Tình thu màu nắng mong manh

Tuổi xuân ngày tháng đi nhanh bốn mùa…

(Trích thơ của Nguyên Đỗ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền