Ngày 03-11-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tỉnh thức và chờ đợi
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
16:36 03/11/2011
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN A
+++
A. DẪN NHẬP

Con người ai cũng phải nghĩ tới tương lai, một tương lai đầy hy vọng và tốt đẹp. Người khôn ngoan thật là người phải biết chuẩn bị cho tương lai tươi sáng đang đón chờ , tức là phải nhắm đến cái cùng đích của mình. Cùng đích của mình là phải chiếm hữu được Nước Trời. Cuộc sống ở trần gian này là một thời ước mong và chờ đợi.

Những bài đọc trong Thánh lễ hôm nay nói về sự chờ đợi đó và sống trong sự chờ đợi này ngõ hầu không phải vỡ mộng vô phương cứu chữa sau khi chờ đợi. Nhưng nhiều người đã vỡ mộng thật ! Nếu vào ngày chúng ta chết, vì thiếu khôn ngoan và lo xa, chúng ta lại nghe Chúa phán :”Ta không biết các ngươi”.

Cuộc sống trần gian chỉ là cuộc hành trình về Quê Trời. Đã nói đến hành trình thì phải nói đến hành trang, mà hành trang của Kitô hữu là chiếc đèn đầy dầu, tức là một cuộc sống lành thánh và đầy công phúc. Cuộc sống ở đời này rất bấp bênh, kết thúc lúc nào không ai biết vì “sinh hữu hạn, tử bất kỳ” !

Vì thế, bổn phận của chúng ta là phải tỉnh thức sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Một khi đã chuẩn bị sẵn sàng thì chúng ta sẽ được bình yên, không còn lo sợ trước cái chết vì “Cẩn tắc vô ưu” mà : cẩn thận đề phòng thì khỏi phải lo.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Kn 6,13-17

Trong bài đọc 1 này Thánh Kinh thôi thúc chúng ta tìm sự khôn ngoan, vì Khôn ngoan là món quà cao qúi mà Thiên Chúa ban cho con người. Hãy tìm kiếm khôn ngoan và Khôn ngoan sẽ đáp ứng, Khôn ngoan sẽ đến gặp chúng ta như một người bạn. Nhờ có khôn ngoan mà con người biết sống thế nào cho phải, tìm ra cái gì phải tìm. Nhờ có đức tính này mà con người có thể định hướng được cuộc đời của mình mà không sợ lạc hướng.

Đối với người Kitô hữu, sự khôn ngoan ấy được thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nói :”Ta là đường, là sự thật và là sự sống”. Ai theo Ngài sẽ tiến tới con đường cứu độ.

+ Bài đọc 2 : 1Tx 4,13-18

Thánh Phaolô vui mừng vì thấy tín hữu Thessalonica đón nhận Tin mừng do Ngài rao giảng và sống đức tin vững vàng. Nhưng họ có một tâm trạng lo âu : họ đang mong chờ đến ngày tận thế để được gặp Chúa Giêsu, nếu họ chết trước thì họ sẽ không được gặp Ngài.

Nhưng thánh Phaolô làm cho người Thessalonica yên tâm bằng cách cho họ tin chắc rằng : khi Chúa đến, tất cả mọi người dù còn sống hay đã chết đều được gặp Ngài và sau đó được sống hạnh phúc bên Ngài mãi mãi. Vì thế, họ hãy tỉnh thức sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến trong tinh thần tin tưởng.

+ Bài Tin mừng : Mt 25,1-13

Dụ ngôn 10 cô trinh nữ nói lên sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa là biết tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa quang lâm. Chúa sẽ đến nhưng chúng ta không biết ngày nào giờ nào. Việc chúng ta phải làm là hãy dự trữ đầy đủ dầu đèn tức là phải tỉnh thức. “Tỉnh thức” ở đây, qua hình ảnh chiếc đèn đầy dầu, có nghĩa là lúc nào cũng ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng.

Chắc chúng ta thắc mắc về một chi tiết : 5 cô khôn ngoan không cho 5 cô khờ dại vay mượn dầu. Phải chăng chi tiết này nói lên tính ích kỷ của các cô khôn ngoan ? Chắc không phải thế ! Chúa Giêsu muốn dùng chi tiết này để nói rằng trước số phận đời đời không ai có thể giúp ai được , mỗi người phải tự lo lấy . Vậy mỗi người phải tự lo bằng cuộc sống lúc nào cũng sẵn sàng trả lẽ trước mặt Chúa.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Tỉnh thức và sẵn sàng
I. BỐI CẢNH CỦA DỤ NGÔN

1. Phong tục cưới hỏi người Do thái

Khi đọc dụ ngôn này, chúng ta thắc mắc nhiều điều vì phong tục cưới hỏi của người Palestine thời Chúa Giêsu khác hẳn với phong tục của chúng ta ngày hôm nay. Muốn hiểu dụ ngôn 10 cô trinh nữ đón chàng rể, ta nên xem qua phong tục của người Do thái.

Tiến sĩ Alexander Findlay để lại những điều ông đã thấy ở xứ Palestine. Ông viết :”Khi chúng tôi đến gần cổng một thị xã Galilê, tôi thấy 10 cô gái vẫy tay và đánh đàn vui vẻ, nhảy múa dọc theo con đường phía trước xe chúng tôi. Tôi hỏi họ đang làm gì vậy ? Người hướng dẫn trả lời là họ ra nhập bọn với cô dâu chờ chàng rể đến. Tôi hỏi anh ta xem có dịp thấy đám cưới này không, anh lắc đầu đáp :”Có thể tối nay, tối mai hay có khi cả hai tuần lễ nữa, không ai biết chắc lúc nào đám cưới cử hành”.

Đoạn anh tiếp tục giải thích rằng : một trong những niềm vui lớn nhất trong một đám cưới trung lưu ở Palestine là làm sao bắt gặp nhà gái đang ngủ, vì vậy, chàng rể thường đến bất ngờ, đôi khi vào lúc nửa đêm. Theo ý của công chúng thì chàng rể phải cho một người đi trước để la lên rằng :”Kìa, chàng rể đang đến”. Việc đó có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, nên nhà gái phải luôn luôn sẵn sàng đi ra đường để đón chàng rể khi chàng đến. Những điểm quan trọng khác là không ai được phép ở ngoài đường sau khi trời tối nếu không có đèn. Khi chàng rể đến và cửa đóng lại thì những người đến trễ không được phép vào. Đó là toàn thể quang cảnh dụ ngôn mà Chúa Giêsu nêu ra.

Dụ ngôn có nhiều chi tiết nhưng Chúa Giêsu chỉ muốn dựa vào phong tục rước dâu để nói lên sự tỉnh thức và sẵn sàng.

2. Ý nghĩa dụ ngôn

Dụ ngôn này nhằm cảnh cáo những thính giả gần là người Do thái và những thỉnh giả xa là chúng ta ngày hôm nay là phải tỉnh thức và sẵn sàng.

* Dụ ngôn nhằm trực tiếp vào người Do thái. Họ là dân được Thiên Chúa tuyển chọn, cả lịch sử của họ đúng ra là một cuộc sửa soạn cho cuộc giáng sinh của Con Thiên Chúa, lẽ ra họ phải chuẩn bị cho Ngài tới. Nhưng họ đã không chuẩn bị đóp tiếp Ngài, vì thế họ đã bị loại ra như 5 cô trinh nữ khờ dại.

* Dụ ngôn còn gián tiếp cảnh cáo chúng ta khi chúng ta không chuẩn bị đón tiếp Chúa đến trong ngày tận thế và nhất là trong ngày sau hết của đời mình. Chúng ta quá mải mê với đời sống ở trần gian, chỉ biết tìm hạnh phúc chóng qua ở đời này mà quên đi hạnh phúc thật đời sau. Chúng ta rất dễ lần lữa trễ nải đến nỗi không còn thời giờ chuẩn bị mình đến gặp Chúa vì Chúa đến rất bất ngờ.

* Dụ ngôn này nhấn mạnh đến tính cách bất ngờ. Cl Tassin viết :” Dụ ngôn về lụt đại hồng thủy trình bầy cho thấy sự phán xét của Thiên Chúa ập xuống nghiệt ngã giữa dòng đời thường của con người. Dụ ngôn kẻ trộm đêm kêu gọi phải tỉnh táo truớc mọi thứ bất ngờ không hẹn trước. Và dụ ngôn về người đầy tớ trung tín nêu rõ tinh thần vâng phục, Chuá phải là linh hồn của thời gian chờ đợi. Hội thánh sống với lòng mong đợi ngày cánh chung ở cuối chân trời, nhưng cuộc phán xét đã bắt đầu hôm nay, trong những lựa chọn của đời sống hằng ngày”.
(Tassin, l’Évangile de Matthieu, Centurion, tr 260).

II. BÀI HỌC ĐƯỢC RÚT RA

Ngày xưa, Chúa Giêsu cảnh cáo những người Do thái không chịu chuẩn bị cho Ngài đến trong việc cứu chuộc loài người, nên họ đã bị loại ra ngoài và dành cho các dân tộc khác. Ngày nay, với dụ ngôn này, Chúa cũng cảnh cáo chúng ta đừng quá mê man sự thế gian mà quên đi giờ chết của mình. Chúa sẽ đến gọi chúng ta ra khỏi đời này một cách bất ngờ và ngày giờ nào chúng ta không biết. Chỉ có một điều chúng ta phải làm là tỉnh thức và sẵn sàng.

1. Mọi người đều phải chết

Kinh nghiệm người đời cho hay : không ai có thể sống mãi. Từ xưa đến này, người ta đã nỗ lực đi kiếm tìm thuốc trường sinh, nhưng đã thất bại. Bao nhiêu anh hùng cái thế, bao nhiêu vĩ nhân lừng danh thế giới đã qua đi, chỉ còn lưu lại trên sử sách. Vì thế người ta mới đặt một dấu hỏi và tự trả lời :”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”: người ta xưa nay ai mà không chết ? Theo Kinh thánh, ông Adong sống thọ 930 tuổi, ông Noe 950 tuổi, ông Mathusalem 969 tuổi, tất cả đều đã chết. Vì thế người ta mới nói :

Người đời hữu tử hữu sinh
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.

Biết là mọi người sẽ phải chết đấy, nhưng mấy ai nghĩ đến sự chết để dọn mình sẵn sàng.

Nhà nhiếp ảnh Mạnh Đan có chụp một bức hình thần tình. Bức hình trình bầy hai nhân vật : một cụ già đang quay lưng đi, một thiếu niên đang quay mặt lại. Và tác giả đã đặt cho bức hình ấy một tên không thể khéo đẹp hơn : QÚA KHỨ VÀ TƯƠNG LAI.

Thật vậy, quá khứ và tương lai, hay là lớp người già và lớp người trẻ, là hai hạng người ngồi châu lưng lại cho nhau. Lớp người trẻ nhìn về phía trước mặt. Lớp người già nhìn về phía sau lưng. Vì thế Thánh Kinh nói :”Trẻ thì mộng tới tương lai, già thì chiêm bao về quá khứ” (Joel 3,1).

Tâm lý trẻ già khác nhau đấy : người thì nhìn về quá khứ, người thì nhìn về tương lai. Nhưng cả hai ít khi nghĩ đến sự chết kể cả người già, vì chết là một cái gì bi quan làm mất đi niềm vui của cuộc sống. Do đó, người ta tạm quên đi để hưởng trọn cuộc đời đầy bấp bênh này.

Tuy niên, cũng có những người khôn ngoan biết lo xa để chuẩn bị cho ngày ra đi vĩnh viễn của mình. Vua Ferdinand II của Pháp, ở trong phòng giấy và nơi ngủ, ngài dạy phải viết câu này :”Annos aetrenos in mente habui” :Tôi hằng nhớ những năm vô tận .

2. Giờ chết đến bất ngờ

Chúa Giêsu kết thúc dụ ngôn bằng lời khuyên :”Vậy anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào giờ nào” (Mt 25,13). Lời khuyên dụ tỉnh thức ở đây giống như câu đầu của dụ ngôn chủ nhà (Mt 24,42) vì không biết ngày nào giờ nào ông chủ về, nên người đầy tớ phải tỉnh thức luôn. Thái độ tỉnh thức và sẵn sàng này giữ con người ở tình trạng thường xuyên sống trong ơn nghĩa Chúa và gia tăng việc lành phúc đức mỗi ngày một hơn.

Truyện : Núi lửa Vésuve.
Cách đây hơn 1900 năm, núi lửa Vésuve đã phun lên ở Italia. Khi núi lửa ngưng phun lửa, thành phố Pompéi đã bị chôn dưới lớp phún thạch tới 18 bộ (gần 6 mét). Thành phố vẫn giữ nguyên dạng như thế mãi đến thời gian gần đây, khi các nhà khảo cổ khai quật nó lên.

Mọi người cũng phải ngạc nhiên về những điều khám phá được... Phún thạch đã làm đông cứng mọi người ngay trong tư thế họ đang có khi cơn đại họa đổ xuống. Các thân xác người ta đều bị hư hoại. Trong khi hư hoại, chúng để lại những lỗ trống trong lớp tro cứng. Bằng cách đổ dung dịch thạch cao vào những lỗ trống, các nhà khảo cổ học có thể khôi phục lại hình các nạn nhân.

Một số nạn nhân này đã gây xúc động. Chẳng hạn có một thiếu phụ đang cuốn chặt đứa con trong tay mình, hoặc một lính gác Rôma đang đứng thẳng người tại trạm gác, trên người trang bị vũ khí đầy đủ. Anh ta vẫn trầm lặng trung tín với phận sự tới lúc cuối cùng... Nhưng cũng có người chết đang lúc nhậu nhẹt, có người đang đánh nhau để tranh dành một số tiền (Cf M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 322-323)
.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng

Hai bài đọc hôm nay nhắc cho chúng ta phải sẵn sàng đón ngày cuối đời mình. Khi giờ chết đến, chúng ta có sẵn sàng như 5 trinh như khôn ngoan kia không hay lại chẳng chuẩn bị gì như 5 trinh nữ khờ dại ?

a) Phải sống khôn ngoan.

Người ta thường nói :”Khôn ba năm dại một giờ”(Tục ngữ). Sự khôn ngoan đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, phải cố gắng suốt cả đời vì “chỉ có ai bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi”, chỉ thiếu khôn ngoan một chút là trở thành dại, đem đến sự tai hại khôn lường. Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa muốn dạy chúng ta đâu là sự khôn ngoan đích thực và phải hành động ra sao để có sự khôn ngoan đó.

Như chúng ta đã biết có nhiều loại khôn ngoan : khôn ngoan chủ quan hay khách quan, khôn ngoan do kinh nghiệm hay do học hỏi, khôn ngoan xưa hay ngày nay. Và mọi sự khôn ngoan không luôn có tầm quan trọng như nhau vì có những thứ khôn ngoan chỉ hữu dụng tạm thời hay tùy cơ ứng biến, lại có những thứ khôn ngoan có giá trị bất biến mà ai cũng phải công nhận.

Một trong những thứ khôn ngoan quan trọng đó mà dụ ngôn đề cập tới :”Mọi người sống ở trần gian sẽ qua đi , chỉ cần một việc quan trọng là chiếm hữu cho được Nước Trời”. Đây là sự khôn ngoan mà Chúa muốn truyền dạy chúng ta như một chân lý căn bản hướng dẫn một cuộc đời và chi phối tận gốc rễ mọi sinh hoạt của con người mong đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu mà Chúa đã hứa ban.

Truyện : Diogène bán sự khôn ngoan.
Triết gia ngoại đạo Diogène dọn một chỗ ỡ giữa thành Athènes. Ở đó, ông treo một tấm bảng có đề chữ :”Đây có bán sự khôn ngoan”. Một người kia thấy câu đó, liền sai đầy tớ đem tiền đến mua. Diogène bỏ tiền vào túi rồi trả lời :
- Hãy về thưa lại với chủ câu này :”Trong mọi sự phải nhắm chắc cái cùng đích”.
Người chủ cho đó là một câu đầy giá trị. Ông truyền khắc câu đó bằng chữ vàng và treo trước cửa nhà. Như vậy, ông muốn nhắc nhở kẻ khác năng nhớ đến mục đích của con người sống trên mặt đất này, vì đó là điều quan trọng nhất.

b) Sẵn sàng đón Chúa đến

Việc chờ đợi sẵn sàng có tính cách bản thân liên quan đến mỗi người, không ai làm thay ai được. Sự tỉnh thức và sẵn sàng này phải có luôn, kéo dài mãi chứ không phải trong một thời gian nào thôi vì Chúa đến bất ưng, Chúa có thể gọi ta ra khỏi đời này bất cứ lúc nào. Cho nên, như 10 trinh nữ, sửa sọan có đèn mà thôi, đèn cháy mà thôi cũng chưa đủ, còn phải dự trữ dầu. Cũng vậy, có đạo, có đức tin mà thôi chưa đủ mà còn phải có sự nghiệp đức tin và nhân đức nữa. Đúng như người ta nói :

“Đèn không dầu như cầu không nhịp”

Đèn không dầu thì đốt không cháy, cũng như cầu không nhịp thì người đi bộ cũng như người đi xe có ngày sẽ bị té xuống sông. Con người khôn ngoan phải biết lo cho tương lai. Khôn ngoan của con người phải là cùng đích của mình, mà muốn tới cái cùng đích ấy thì phải chuẩn bị cách tỉnh thức và sẵn sàng vì “Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”.

c) Phận ai người ấy lo

Có một điều làm cho chúng ta suy nghĩ : việc 5 cô trinh nữ khôn ngoan từ chối không cho 5 cô trinh nữ khờ dại vay mượn dầu. Chi tiết này xem ra có vẻ nói về cái tính ích kỷ của 5 cô khôn ngoan, nhưng dầu sao nó cũng có ý nghĩa. Có thể đây là một chi tiết nói lên sự cô độc của con người khi chết. Mỗi người phải tự lo lấy cho mình, không ai giúp ai được. Con người sẽ một mình ra trước mặt Thiên Chúa, cùng với tất cả những gì mình có.

Đây là tư tưởng làm cho triết gia và nhà thần học Đan mạch Kierkegaard (1813-1855) ông tổ của trào lưu tư tưởng triết học hiện sinh, suy nghĩ và gợi hứng cho ông viết cuốn “Le concept d’angoisse” và suy tư một hệ thống triết học bi quan về thân phận con người.

Tuy nhiên đối với những người công giáo, chúng ta nhận định chân lý trên mà không sợ hãi lo lắng, bi quan. Trái lại, từ chân lý đó ta sẽ cố gắng để sống, định liệu lấy chính đời sống đời đời của ta bằng đời sống hiện tại vì biết rằng một mình ta sẽ ra trước toà Chúa.

Lúc đó, mỗi người sẽ lãnh nhận lấy hậu quả của mọi hành vi mình trong cuộc sống, hoặc được thưởng hoặc bị phạt. Việc thưởng phạt này do chính lương tâm của ta tự quyết định vì gieo thứ nào thì gặt thứ ấy như thánh Phaolô đã dạy :”Ai gieo giống nào thì gặt giống ấy”(Gl 6,7) :

Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu.
Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Ngạn ngữ)

Qua tư tưởng các bài đọc của Thánh lễ hôm nay, chúng ta có thể rút ra được bài học thực hành : một ngày nào đó cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt. Giờ chết, giờ gặp Chúa của mỗi người chắc chắn sẽ xẩy ra, nhưng có một điều không chắc là không biết nó sẽ xẩy ra khi nào . Chúa không muốn ta biết giờ chết vì muốn để ta tập luyện tinh thần phó thác : tin vào Chúa quan phòng và tình thương của Chúa. Đồng thời chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, phải lo cho linh hồn mình, phải luôn sẵn sàng tối đa bằng cách sống tốt lành, sống trong tình trạng ơn nghĩa với Chúa. Chỉ có những ai biết sống như thế mới bảo đảm được hạnh phúc đời đời như người ta nói :”Sống thiêng, chết lành”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Buộc đọc các lời nguyện dựa theo thánh vịnh không?
Nguyễn Trọng Đa
08:26 03/11/2011
Buộc đọc các lời nguyện dựa theo thánh vịnh không?

Tại sao câu “"Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con” là ở số ít?

ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

Hỏi: Trong bản dịch tiếng Anh của Phụng Vụ Các Giờ Kinh được sử dụng tại Mỹ, thường có một lời nguyện dựa theo thánh vịnh trước khi lặp lại điệp ca. Tôi muốn hỏi là liệu lời nguyện dựa theo thánh vịnh này có là bắt buộc không. Tôi đã đi du lịch một số nước khác và không tìm thấy các lời nguyện dựa vào thánh vịnh trong các bản dịch ở các nước ấy. Câu hỏi thứ hai của tôi liên quan đến câu giáo đầu: "Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con”. Trong một số cộng đồng tại Mỹ, người ta đọc: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp chúng con”. Việc sửa chữ như thế có thể biện minh được không? Liệu hình thức số ít của “giúp con” chỉ phù hợp khi một mình đọc các giờ Kinh Phụng vụ chăng?

Đáp: Vấn đề lời nguyện dựa theo thánh vịnh được đề cập trong văn kiện qui định Các Giờ Kinh Phụng vụ dưới tiêu đề "Các điệp ca và những yếu tố giúp hiểu Thánh vịnh để dễ cầu nguyện hơn”. Xin nêu ra:

"112. Các lời nguyện dựa theo thánh vịnh có thể giúp người đọc hiểu rõ ý nghĩa, nhất là ý nghĩa Kitô giáo, đều ghi trong phần phụ lục Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ; thánh vịnh nào có lời nguyện ấy, và có thể tự do sử dụng theo truyền thống cổ kính, nghĩa là sau khi đọc thánh vịnh và ngừng lại trong giây lát, thì đọc lời nguyện tổng hợp tâm tình của mọi người để kết thúc”.

Sự diễn tả chính ở đây là “trong phần phụ lục”. Như thế, các lời nguyện dựa theo thánh vịnh là các yếu tố tuỳ chọn, có thể được sử dụng trong cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Theo như tôi biết, bản dịch Các Các Giờ Kinh phụng Vụ của Mỹ là bản dịch duy nhất, trong tất cả các bản dịch ngôn ngữ khác, in lời nguyện ấy sau mỗi thánh vịnh, chứ không phải trong phần phụ lục. Trong khi đó, bản dịch tiếng Anh quan trọng khác không đưa các lời nguyện dựa vào thánh vịnh vào phần phụ lục trong cuốn sách.

Cách nào trong hai cách trên (đọc hay không đọc lời nguyện dựa vào thánh vịnh) là tốt hơn là vấn đề đang tranh cãi. Việc lời nguyện được in sau mỗi thánh vịnh làm cho người ta tin rằng lời nguyện là bắt buộc. Mặt khác, việc bỏ hoàn toàn các lời nguyện dựa vào thánh vịnh làm cho cộng đoàn không hưởng được lợi ích do việc sử dụng các lời nguyện ấy mang lại.

Về câu dẫn nhập vào giờ Kinh, văn kiện nói:

"34. Tất cả các giờ kinh thường được mở đầu bằng câu: “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con – cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”. Tiếp theo là thánh vịnh 94. Thánh vịnh này đọc mỗi ngày để kêu mời các tín hữu ca tụng Chúa và nghe tiếng Người, đồng thời chờ đợi được vào nơi an nghỉ với Chúa”.

"41. Kinh Sáng và Kinh Chiều được khởi sự bằng câu giáo đầu: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con – Muôn lạy Chúa , xin mau phù trợ”. Sau đó là Vinh tụng ca (Kinh Sáng Danh) và Hallêluia (mùa Chay bỏ Hallêluia). Nhưng nếu khởi sự giờ kinh Sáng bằng thánh vịnh giáo đầu, thì thôi không đọc những câu này".

Như thế, không có hình thức số nhiều của các biểu thức này. Thật vậy, không bao giờ có hình thức số nhiều, khi ngay cả trong luật đan tu, người ta biết rằng Các Giờ Kinh Phụng vụ được đọc tập thể hay hát tập thể.

Một lý do là bởi vì các câu này lấy từ chính Kinh Thánh. Câu giáo đầu: “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con!" là câu đầu của Thánh Vịnh 70. Nó đã được sử dụng phổ biến từ thời Giáo hội sơ khai. Thánh tu sĩ John Cassian (360-430) đánh giá cao nó, và cho biết nó được sử dụng phổ biến nơi các Giáo phụ Sa mạc Ai Cập, như một phương tiện cổ vũ tinh thần cầu nguyện. Thánh Biển Đức (480-547) đã chọn nó làm câu mở đầu cho hầu hết Kinh Nhật Tụng, từ đó phát sinh lối sử dụng như chúng ta dùng ngày nay.

Tuy nhiên, trong Giờ Kinh Sáng, thánh Biển Đức đã chọn câu: "Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con – cho con cất tiếng ngợi khen Ngài” của Thánh Vịnh 51,15. Vì Kinh Sáng khai mở ngày mới, câu này tạo ra cặp song song với một câu của Thánh vịnh 141 (140),3-4 để kết thúc giờ Kinh Tối: “Xin canh giữ miệng con, lạy Chúa – và trông chừng lưỡi con”. Với câu này, tu sĩ đi vào thinh lặng hoàn toàn ban đêm, cho đến khi vào sáng mai tu sĩ một lần nữa xin Chúa mở miệng mình để ngợi khen Thiên Chúa.

Tôi tin rằng phác thảo lịch sử ngắn gọn này sẽ giúp chúng ta hiểu rằng ngay cả chi tiết nhỏ có thể có ý nghĩa lớn, và tại sao các thay đổi của phụng vụ chưa được phép thường dẫn đến sự mất mát các ý nghĩa sâu sắc hơn. (Zenit.org 3-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Các lãnh đạo châu Âu được mời gọi sống “hiệp nhất và đoàn kết”
Phạm Kim An
08:28 03/11/2011
Các lãnh đạo châu Âu được mời gọi sống “hiệp nhất và đoàn kết”

Các Giám mục khẳng định: “Một khủng hoảng không nhất thiết đồng nghĩa với suy thoái”

ROMA - "Cùng nhau đảm nhận trách nhiệm để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng": là một trong các khuyến nghị cho các nhà lãnh đạo châu Âu, do Uỷ ban các Hội đồng Giám mục của Cộng đồng châu Âu (COMECE) đưa ra cuối hội nghị khoáng đại mùa thu được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 28-10 tại Brussels, với chủ đề "Cuộc khủng hoảng tài chính và tương lai hội nhập châu Âu".

Trong thông cáo cuối cùng của mình, các Giám mục kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và công dân của mình "hãy kiềm chế việc đổ lỗi cho nhau" và "chọn một tầm nhìn chính sách dài hạn để khắc phục khủng hoảng".

Các Giám mục khẳng định: "Trong tình hình hiện nay, một nền văn hóa đổ lỗi sẽ không dẫn đến đâu cả”. Các Ngài giải thích: “Người châu Âu cần phải hiệp nhất và đoàn kết với nhau, bởi vì một khủng hoảng không nhất thiết đồng nghĩa với suy thoái, nhưng có thể tạo ra một cơ hội để đi đến một sự đổi mới”.

Ý thức rằng các giải pháp kỹ thuật và ngắn hạn là không đủ, Ủy ban Các Hội đồng Giám mục của Cộng đồng châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết phải chọn “một tầm nhìn dài hạn” cho các định chế châu Âu, và mô hình kinh tế xã hội mà họ bảo vệ.

Các Ngài nói thêm, đặc biệt cần phải "quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của thế hệ trẻ", vốn có nguy cơ “trở nên một trong các nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng".

Đối mặt với "các xã hội bị đe dọa bởi chủ nghĩa dân túy và sự chia rẽ”, và ở các nơi mà thuyết tương đối luân lý đang điều chỉnh ý nghĩa của trách nhiệm cá nhân và tập thể, các Giám mục xác tín rằng Giáo Hội có thể là một "sức mạnh của gắn kết và hy vọng".

Ngoài ra các Giám mục của Uỷ ban các Hội đồng Giám mục của Cộng đồng châu Âu (COMECE) cũng ra một tuyên ngôn về kinh tế xã hội của thị trường, mang tên "Một cộng đồng châu Âu đoàn kết và trách nhiệm", sẽ được công bố bằng nhiều ngôn ngữ từ tháng 1-2012. (Zenit.org 3-11-2011)

Phạm Kim An
 
Philippines: cuộc gặp của hơn 200 lãnh đạo tôn giáo để “duy trì tinh thần Assisi”
Nguyễn Trọng Đa
08:29 03/11/2011
Philippines: cuộc gặp của hơn 200 lãnh đạo tôn giáo để “duy trì tinh thần Assisi”

Diễu hành thinh lặng vì hòa bình trên đảo Mindanao

ROMA - Hơn 200 chức sắc Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin Lành đã tham gia trong ngày 2-10 "cuộc diễu hành thinh lặng vì hòa bình" tại Davao, trên đảo Mindanao, Philippines, do Tổng Giáo Phận thành phố Davao và Liên đoàn giáo sĩ Hồi giáo đảo Mindanao tổ chức.

Theo hãng tin “Các Giáo hội châu Á” (Eglises d’Asie), cơ quan thông tin của Hội Thừa sai Paris (MEP), các công dân của đảo được mời gọi, không phân biệt tôn giáo, "qui tụ với nhau trong cùng một lời cầu nguyện cho hòa bình", nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Quốc tế cầu nguyện cho Hoà bình, do ĐTC Gioan Phaolô II triệu tập lần đầu tại Átxidi (Assisi, Ý).

Trong một tuyên bố chung sau cuộc tuần hành, các lãnh đạo tôn giáo giải thích: “Điều đặc biệt biểu tượng trong sự kiện này là sự tập họp của chúng tôi không phải là kết quả của thương lượng hoặc liên minh chính trị. Chúng tôi đều đến từ xa để qui tụ với nhau và cùng nhau cầu nguyện cho hoà bình".

Cuộc diễu hành thinh lặng xuất phát từ công viên Nhân dân để đến sân trước của nhà thờ chính toà Thánh Phêrô. Trước đó, là một thời gian cầu nguyện và suy tư, được linh hoạt bởi các người Hồi giáo, Phật tử, Công giáo, các thành viên của Hội đồng Quốc gia các Hội thánh (Tin lành) và Hội đồng các Hội thánh Phúc âm.

Cuộc diễu hành liên tôn này diễn ra trong một bối cảnh rất căng thẳng, vì nhiều hành vi bạo lực gần đây đã làm lung lay tiến trình mong manh của hoà bình giữa chính phủ Philippines và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), nhóm ly khai vũ trang chính ở Mindanao. (ZENIT.org 3-11-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Làm thế nào để thắng cuộc chiến tranh văn hóa
Vũ Văn An
17:48 03/11/2011
Muốn thắng bất cứ cuộc chiến tranh nào, bạn cũng cần phải biết rất rõ ba điều sau đây: 1) Bạn đang tham chiến; 2) kẻ thù của bạn là ai; và 3) dùng vũ khí hay chiến lược nào để đánh bại kẻ thù này.

1. Chúng ta đang tham chiến

Nếu bạn không biết rằng toàn bộ nền văn minh của ta đang gặp khủng hoảng, thì chắc hẳn bạn đang du hành miệt mài trên cung trăng. Tuy nhiên, rất nhiều tâm trí ngày nay xem ra đang tha thẩn trên cung trăng, hoàn toàn không biết gì tới cuộc khủng hoảng, nhất là những người được mệnh danh là “trí thức”, những người được người ta trọng vọng coi là đi trước thời cuộc. Người ta không biết phải nói ra sao khi đọc một bài ở trang bìa tờ Time gần đây nhằm trả lời các câu hỏi: Tại sao mọi sự đang trở nên tốt hơn? Tại sao đời sống hiện nay lại tốt đẹp đến thế? Tại sao mọi người cảm thấy thoả mãn như thế đối với phẩm chất cuộc sống? Tờ Time không bao giờ tra vấn các giả thuyết này, chỉ thắc mắc không biết tại sao âm nhạc trên con tầu Titanic lại êm dịu đến thế.

Đọc kỹ bài báo, mới hay mọi khía cạnh được nhắc đến về đời sống, mọi lý do làm cho đời sống tốt hơn đều là kinh tế. Con người ta giầu có hơn. Chấm hết.

Có lẽ tờ Time cũng chỉ là một thứ Playboy có quần áo. Bởi đối với các tay chơi, thế giới chỉ là một nhà điếm vĩ đại. Đối với cả hai tờ báo ấy, sự vật chỉ mỗi ngày một tốt đẹp hơn thôi.

Đối với thứ triết lý con heo đó, ta có một luận bác đầy khoa học: các dữ kiện thống kê cho thấy tự tử, chỉ số bất hạnh rõ rệt nhất, trực tiếp tỷ lệ thuận với giầu có. Bạn càng giầu, gia đình bạn càng giầu, và xứ sở bạn càng giầu, bạn càng muốn cho nổ tung bộ óc.

Số tự tử nơi thiếu niên hiện đã gia tăng 5000% kể từ “những ngày hạnh phúc” của thập niên 1950. Nếu tự tử, nhất là tự tử nơi thế hệ đang tới, mà không phải là chỉ số của khủng hoảng, thì chẳng còn gì khác là chỉ số ấy cả. Đêm tối đang buông xuống. Điều mà Chuck Colson gọi là “Thời Đại Đen Tối Mới” đang ló dạng. Và cái Tân Thế Giới Can Đảm (The New Brave World) của nó thực ra chỉ là một Giấc Mơ Hèn Nhát Xưa. Ta thấy rõ điều đó vào lúc này đây, lúc kết thúc “thế kỷ diệt chủng” mà khi mới sinh người ta vốn đặt tên cho là “thế kỷ Kitô Giáo”.

Đã có nhiều tiên tri cảnh báo chúng ta về điều đó: Kierkegaard, cách nay 150 năm, với cuốn The Present Age; Spengler, cách nay 100 năm, với cuốn The Decline of the West; Aldous Huxley, cách nay 70 năm, với cuốn The Brave New World; C. S. Lewis, cách nay 40 năm với cuốn The Abolition of Man; và nhất là các vị giáo hoàng thân yêu của chúng ta: Lêô XIII, Piô IX, Piô X và trên hết Gioan Phaolô Cả, con người vĩ đại nhất thế giới, con người vĩ đại nhất của thế kỷ tồi tệ nhất. Ngài có nhiều đảm lược hơn cả Ronald Reagan. Vì Reagan dám gọi Họ là “đế quốc tội ác”, còn ngài, ngài gọi Chúng Ta là “nền văn hóa sự chết”. Đúng thế, đó chính là nền văn hóa của chúng ta mà cũng là nền văn hóa của ngài, trong đó có Ý Đại Lợi, với sinh xuất thấp nhất trên thế giới. Ba Lan thì hiện đang “chen vai thích cánh” với toàn bộ Âu Châu khác về tỷ lệ diệt chủng bằng phá thai.

Nếu Thiên Chúa của sự sống không phản ứng lại thứ văn hóa sự chết này bằng phán xét, thì Thiên Chúa đâu còn là Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa không tôn trọng máu của hàng trăm triệu nạn nhân vô tội thì Thiên Chúa của Thánh Kinh, Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa của trẻ mồ côi và các góa phụ, Đấng bảo vệ kẻ không biết tự bảo vệ, chỉ còn là thứ thần thoại do con người tạo ra, một thứ truyện thần tiên không hơn không kém.

Nhưng Thiên Chúa há không thứ tha đó sao?

Đúng là Người hay tha thứ, nhưng kẻ không ăn năn nào có tiếp nhận sự tha thứ. Làm sao một người duy tương đối về luân lý lại chịu tiếp nhận tha thứ vì đối với anh ta, đâu có chi để tha thứ ngoại trừ việc mất thể diện, đâu có chi để phán xét ngoại trừ chủ nghĩa phán xét? Làm sao cứu được một người Biệt Phái hay một tâm lý gia nổi đình đám?

Nhưng Thiên Chúa há không xót thương đó sao?

Người không hề xót thương Moloch, Baal, Ashroth (1) và những người Canaan phụng sự chúng, những người “khiến con cái mình chịu lửa thiêu đốt” (làm hy lễ). Có lẽ Thiên Chúa của bạn biết xót thương trong trường hợp này chăng, vị Thiên Chúa trong mơ tưởng của bạn, vị Thiên Chúa trong “sở thích tôn giáo” của bạn, chứ không phải vị Thiên Chúa đã được mặc khải trong Thánh Kinh.

Nhưng há đây không phải là vị Thiên Chúa của Thánh Kinh từng được mặc khải trọn vẹn và sau hết trong Tân Ước hơn là trong Cựu Ước đó sao? Trong một Chúa Giêsu dịu dàng và hiền từ hơn là một Giêhôva đầy giận dữ như thần chiến tranh đó sao?

Nghĩ một cách tương phản như thế là lạc giáo: đó là cách nghĩ của lạc giáo Ngộ Đạo, Manikêu, Marcion, cũng bất tử như những tên quỉ linh hứng cho nó. Vì “Ta với Cha Ta chỉ là một”. Sự trái ngược giữa một Chúa Giêsu nhân từ và một Chúa Giavê thịnh nộ thực sự đã bác bỏ chính yếu tính của Kitô Giáo: đó là bản sắc chúa Kitô như Con Thiên Chúa. Ta nên nhớ cả thần học lẫn sinh học: Cha nào Con nấy.

Nhưng Thiên Chúa há không phải là một người yêu hơn là một người gây chiến đó sao?

Không, Thiên Chúa là một người yêu và là một người gây chiến cùng một lúc. Câu hỏi trên quên không hiểu tình yêu là gì, không hiểu tình yêu mà Thiên Chúa vốn là, là gì. Yêu là gây chiến với giận ghét, phản bội, ích kỷ và mọi tình yêu đối với kẻ thù. Yêu là chiến đấu. Hãy hỏi bất cứ cha mẹ nào. Yêu kiểu Yuppie (2), như yêu con chó cưng (puppy-love) (3), thì có thể chỉ là “xót thương” hay “cảm thương” như kiểu thời thượng ngày nay ưa nói; chứ tình yêu của người cha hay tình yêu của người mẹ chính là chiến tranh.

Thực thế, mọi trang sách của Thánh Kinh đều có gươm giáo, từ Sáng Thế 3 tới Khải Huyền 20. Con đường từ Thiên Đàng Đánh Mất tới Thiên Đàng Tìm Lại là con đường đẫm máu. Ở mọi tâm điểm của câu truyện đều có cây thánh giá, một biểu tượng của tranh đấu nếu có. Chủ đề chiến trận thiêng liêng không bao giờ vắng bóng trong Thánh Kinh, cũng như không bao giờ vắng bóng trong cuộc sống cũng như trước tác của các vị thánh. Nhưng chủ đề ấy ít khi hiện diện trong các giảng khóa của nền giáo dục “Công Giáo” tại phần lớn các quốc gia. Người ta có thói quen ngỡ ngàng hay im lặng trước chủ đề ấy, như sợ bước vào một thế giới khác. Mà đúng là họ đã bước vào một thế giới khác thật. Họ đã vượt qua thế giới êm ái đầm ấm, vượt qua những chiếc áo lông của thứ tâm lý học giả dạng tôn giáo, và bước vào một thế giới trong đó họ gặp gỡ Chúa Kitô Vua, không phải Chúa Kitô Cưng Mèo (Christ the Kitten). Họ vừa từ mặt trăng trở về!

Nền văn hóa sự chết do đâu mà có? Nó phát xuất ngay tại đây. Hoa Kỳ vốn là tâm điểm của văn hóa sự chết. Hoa Kỳ vốn là siêu cường văn hóa duy nhất của thế giới.

Nếu điều trên chưa làm bạn ngỡ ngàng, thì xin bạn đọc tiếp. Bạn có biết người Hồi Giáo gọi Hoa Kỳ ra sao không? Họ gọi Hoa Kỳ là “Thằng Satan Vĩ Đại”. Và thiển nghĩ họ nói không sai. Dù Hoa Kỳ vốn có một nền tảng công chính nhất, hợp luân lý, đầy khôn ngoan, hợp Thánh Kinh và hợp hiến nhất trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những nước có tinh thần tôn giáo hơn hết trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, Giáo Hội phong phú và tự do.

Đúng vậy. Giống như Do Thái xưa. Và nếu Thiên Chúa còn yêu Giáo Hội của Người tại Hoa Kỳ, chẳng chóng thì chầy, Người sẽ làm nó ra nhỏ bé, nghèo nàn và chịu bách hại, như Người từng làm cho Israel xưa, có thế Người mới duy trì nó sống động. Nếu Người thương yêu ta, Người sẽ tỉa xén ta, và làm ta đổ máu, vì máu tử đạo sẽ là hạt giống của Giáo Hội một lần nữa. Một mùa xuân thứ hai sẽ bừng nở, nhưng không thể không có máu. Nó không bao giờ xuất hiện mà lại không có máu, không có hy sinh và đau khổ. Việc ta tiếp nối công trình của Chúa Kitô, nếu nó đúng là công trình của Người chứ không phải là thứ giả mạo đầy tiện nghi, không thể có được nếu không có Thánh Giá.

Ở đây, không ai cho rằng nền văn minh Tây Phương sẽ yểu mệnh. Đó chỉ là chuyện tầm phào. Ở đây chỉ muốn nói tới các linh hồn sẽ phải chết đời đời. Hàng tỷ những Ramons, những Vladimirs, những Janes, những Tiffanies, những Nguyễn, những Lee sẽ sa hỏa ngục. Đây mới là nội dung của cuộc chiến tranh này: không phải việc Hoa Kỳ sẽ biến thành một nước cộng hòa chuối (banana republic), hay ta sẽ quên mất Shakespeare, hay liệu một kẻ khủng bố hạch nhân nào đó sẽ thiêu cháy hàng nửa nhân loại, nhưng là liệu con cái ta và con cái của con cái ta có được thấy Chúa đời đời hay không. Đó mới là chuyện đối nghịch giữa “Hollywood và Hoa Kỳ”. Mà ta cần phải bừng tỉnh để ngửi thấy mùi thối rữa của linh hồn. Biết mình đang có chiến tranh chính là điều kiện đầu tiên để ta thắng cuộc chiến. Biết kẻ thù là bước thứ hai của việc này.

2. Kẻ thù của ta

Ai là kẻ thù của ta?

Không phải người Thệ Phản. Cả gần nửa thiên niên kỷ qua, nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng kẻ thù của ta chính là người Thệ Phản lạc giáo, và giải quyết vấn đề này bằng cách gửi thân xác họ ra trận tiền, còn linh hồn họ thì xuống hoả ngục (cùng một chiến lược như thế đang diễn ra tại Bắc Ái Nhĩ Lan). Dần dần, ánh sáng mới ló rạng: Người Thệ Phản không phải là kẻ thù của ta, họ là “anh em ly khai của ta”. Họ sẽ cùng ta chiến đấu.

Cũng không phải người Do Thái Giáo. Gần 2 thiên niên kỷ qua, nhiều người trong chúng ta vốn nghĩ điều đó, và làm những điều không hợp tinh thần Chúa Kitô chút nào đối với “các cha chú của ta trong đức tin” đến nỗi ta gần như làm cho người Do Thái Giáo không nhận ra Thiên Chúa của họ, Thiên Chúa chân thật, nơi chúng ta.

Không phải người Hồi Giáo, những người thường trung thành với nửa Đức Kitô của họ hơn là ta trung thành với cả Chúa Kitô của ta, những người thường sống cuộc sống một cách có Thiên Chúa bằng cách tuân theo Thánh Kinh hữu ngộ và vị tiên tri hữu ngộ của họ hơn là ta sống theo Thánh Kinh vô ngộ và vị tiên tri vô ngộ của ta.

Điều ấy cũng đúng đối với người Mormons, người chứng nhân Giêhôva và người Quakers. Kẻ thù của ta cũng không phải là những “người tự do” (liberals). Vì một đàng, kiểu nói này hầu như cứng ngắc một cách vô nghĩa. Đàng khác, nó là kiểu nói chính trị, chứ không tôn giáo. Bất cứ điều gì tốt xấu nơi chủ nghĩa tự do chính trị đều không phải là nguyên nhân cũng chẳng phải là thuốc chữa cho sự sa sút tâm linh hiện nay của chúng ta. Cuộc chiến tranh thiêng liêng không được quyết định bởi việc tăng hay giảm tiền trợ cấp xã hội.

Kẻ thù của ta không phải là những người kỳ thị bài Công Giáo, những người luôn tìm cách đóng đinh ta. Những người này đều là những người ta đang cố gắng cứu vớt. Họ là bệnh nhân của ta, chứ không phải căn bệnh của ta. Lời ta dành cho họ chính là lời của Chúa Kitô: “Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Ta nói điều đó về những người cộng sản Trung Hoa toàn trị, những người đang cầm tù và bách hại người Công Giáo, và về những người khủng bố Hồi Giáo Suđăng đang nô dịch và sát hại người Công Giáo. Họ không phải là kẻ thù của ta, mà là bệnh nhân của ta. Ta là các ý tá của Chúa Kitô. Bệnh nhân có thể nghĩ y tá là kẻ thù của họ, nhưng các y tá biết rõ hơn họ.

Kẻ thù của ta cũng không phải chính nền truyền thông của văn hóa sự chết, chẳng phải những Ted Turner hay Larry Flynt, Howard Stern hay Disney hoặc Time-Warner. Cả họ nữa cũng là các nạn nhân, người bệnh, dù họ đang đánh phá các bệnh viện, chuốc độc các bệnh nhân khác. Nhưng những người chuốc độc này cũng vẫn là bệnh nhân của ta. Các nhà tranh đấu cho đồng tính luyến ái, các nữ phù thủy duy nữ, và cả các chuyên viên phá thai cũng thế. Nếu ta là các tế bào của Nhiệm Thể Chúa, ta sẽ đi vào cống rãnh để lượm lặt những người đang hấp hối về thiêng liêng và hôn kính những người đang phỉ nhổ ta. Nếu ta không đi vào cống rãnh thể lý, ta sẽ đi vào cống rãnh thiêng liêng, vì ta sẽ đi vào bất cứ nơi nào có nhu cầu.

Kẻ thù của ta nhất định không phải là những người lạc giáo ngay trong lòng Giáo Hội, những “người Công Giáo ngồi quán cà phê”, “những người Công Giáo kiểu Kennedy”, những người Công Giáo theo lối “tôi làm theo ý tôi”. Họ cũng là các bệnh nhân của ta, dù họ là những tên phản bội hợp tác với kẻ thù (Quislings). Họ vẫn là nạn nhân của kẻ thù ta, không phải là kẻ thù của ta.

Kẻ thù của ta cũng không phải là các thần học gia trong các phân khoa thần học tự gọi là Công Giáo nhưng đã bán linh hồn để lấy 30 đồng tiền bạc học bổng và thích được đồng bạn vỗ tay hơn là ca ngợi Thiên Chúa. Cả họ nữa cũng là bệnh nhân của ta.

Kẻ thù của ta cũng không phải là một số linh mục và giám mục xấu xa, làm ứng viên cho Cối Đá của Chúa Kitô, những tên biệt phái tân thời. Họ cũng là các nạn nhân, cần được chữa lành.

Vậy kẻ thù của ta là ai?

Có hai câu trả lời. Mọi vị thánh và giáo hoàng trong suốt lịch sử Giáo Hội đều đưa ra hai câu trả lời như nhau, vì hai câu trả lời này phát xuất từ Lời Chúa ghi trên giấy tắng mực đen của Tân Ước và trên da thịt của Chúa Giêsu Kitô. Ấy thế nhưng, ít người biết đến chúng. Thực thế, ngày nay, câu trả lời thứ nhất hầu như không bao giờ được nhắc đến. Người ta ít khi nhắc đến nó trong các bài giảng hay giảng khóa của một thần học gia. Kẻ thù của ta là ma quỉ. Là các thiên thần sa ngã. Là các thần xấu xa.

Chúa Giêsu Kitô từng nói: “Đừng sợ những ai giết thân xác anh em và sau đó không còn quyền lực gì khác trên anh em nữa. Tôi sẽ cho anh em hay nên sợ ai. Anh em nên sợ người có quyền hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn anh em trong hoả ngục”

Còn Thánh Phêrô, vị giáo hoàng đầu tiên, thì nói rằng: “Như con sư tử rống, Ma Quỉ rảo khắp thế gian tìm cách hủy hoại các linh hồn. Hãy chống lại nó, hãy vững mạnh trong đức tin”. Thánh Phaôlô cũng viết: “Ta chiến đấu không phải chống lại xác thịt và máu huyết, nhưng chống lại vương quốc và quyền lực sự ác ở nơi cao trọng”.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII cũng nói thế. Ngài là người được một thị kiến về thế kỷ 20 mà lịch sử đã chứng minh là đúng. Ngài thấy Satan, ngay từ khởi đầu thời gian, được phép chọn một thế kỷ trong đó hắn sẽ làm điều tồi tệ nhất, và hắn đã chọn thế kỷ 20. Vị giáo hoàng có tên và trái tim của một sư tử này đã bị nỗi kinh hoàng của thị kiến làm tê cứng đến phát ngất. Khi tỉnh dậy, ngài đã soạn ra lời kinh cho toàn thể Giáo Hội sử dụng trong thế kỷ 20. Lời kinh này rất phổ biến và được đọc sau mỗi Thánh Lễ, cho đến thập niên 1960: đúng vào lúc Giáo Hội bị một thảm họa chưa từng có, một thảm họa chưa được đặt tên, nhưng các sử gia sau này thế nào cũng sẽ đặt tên cho nó, thảm họa này một lúc quét hết một phần ba linh mục, hai phần ba nữ tu, và làm cho chín phần mười con em ta không còn biết gì về thần học; một thảm họa đã biến đức tin của cha ông ta thành niềm hoài nghi của những người bất đồng, biến rượu nho của Tin Mừng thành nước lạt thếch của khoa tâm lý khoác lác.

Việc phục hồi Giáo Hội, và do đó, phục hồi thế giới cần phải được bắt đầu với việc phục hồi lời kinh và thị kiến của Đức Lêô, vì đó là thị kiến của mọi vị giáo hoàng, của mọi vị thánh và của chính Chúa Kitô: thị kiến về một Hoả Ngục thật sự, một Satan thật sự, và một trận chiến thiêng liêng thật sự.

Kẻ thù thứ hai còn đáng sợ hơn kẻ thù thứ nhất. Có một cơn ác mộng còn khủng khiếp hơn cơn ác mộng bị Ma Quỉ săn đuổi, bắt giữ và hành hạ. Đó là cơn ác mộng thành ma quỉ. Nỗi kinh hoàng ở bên ngoài linh hồn bạn đã đủ khủng khiếp rồi; làm thế nào chịu được cảnh phải giáp mặt với nỗi kinh hoàng ở ngay bên trong linh hồn?

Nhưng nỗi kinh hoàng trong linh hồn bạn là gì? Là tội lỗi. Mọi tội lỗi đều là việc của Ma Quỉ, dù hắn vẫn thường dùng xác thịt và thế gian làm khí cụ. Tội lỗi là mời Ma Quỉ vào nhà. Và ta đã làm việc mời mọc ấy. Đó là lý do duy nhất tại sao hắn thực hiện được việc làm xấu xa của hắn; Thiên Chúa sẽ không để nó làm được chi nếu không có sự thoả thuận tự do của ta. Và đó là lý do tại sao Giáo Hội yếu đuối và thế giới đang lâm chung: vì ta không phải là người thánh.

3. Vũ khí

Và thế là ta bàn tới điều cần thiết thứ ba: vũ khí nào sẽ thắng cuộc chiến và đánh bại kẻ thù của ta. Vũ khí ấy chính là các vị thánh.

Bạn có thể tưởng tượng chuyện gì sẽ xẩy ra cho thế giới nếu ta có thêm 12 Mẹ Têrêxa nữa? Và chuyện gì sẽ xẩy ra cho thế giới vào ngay giờ này đây nếu có 12 độc giả sẵn sàng dành hết 100% trái tim mình cho Chúa Kitô, tuyệt đối không giữ lại gì cho riêng mình?

Không, không ai có thể tưởng tượng được điều đó... , nhưng ai cũng có thể làm được điều ấy. Ai cũng có thể trở nên một vị thánh. Tuyệt đối không ai và không có gì có thể ngăn cản được bạn. Đó là sự lựa chọn tự do của bạn. Câu nói của William Law trong cuốn Serious Call quả là thích hợp ở đây: “Nếu nhìn vào thẳm cung tâm hồn mình một cách trung thực nhất, bạn phải công nhận rằng chỉ có một lý do và một lý do duy nhất khiến bạn không làm thánh là bạn hoàn toàn không muốn điều đó”.

Tại sao phần lớn chúng ta lại không muốn điều đó? Tại ta sợ phải trả giá đắt. Nhưng giá này là giá nào? Thi hào T.S. Eliot định nghĩa đời sống Kitô Giáo là “Một điều kiện hoàn toàn đơn sơ / Đáng giá không ít hơn / Mọi sự”. Giá ở đây chính là mọi sự: một trăm phần trăm. Vì cuộc tử đạo ở đây “mắc mỏ” hơn cuộc tử đạo bằng dây thừng hay đao phủ: nó là cuộc tử đạo của cuộc sống hàng ngày, chết cho mọi dục vọng và kế sách, bao gồm cả kế sách làm thế nào để trở nên một vị thánh. Một tấm chi phiếu để trống dành cho Chúa. Hoàn toàn tuân phục, hoàn toàn “xin vâng” như câu nói của Đức Maria. Cái câu đơn giản ấy đã đem lại gì hơn 2000 năm qua? Câu ấy đã đem Thiên Chúa xuống cứu vớt trần gian. Và điều ấy, Người muốn nó cứ thế tiếp tục.

Nếu ta làm được điều Đức Maria đã làm, thì mọi việc tông đồ của ta sẽ xuông xẻ: mọi hoạt động của ta bất kể hoặc truyền giáo, hoặc dạy giáo lý, làm cha, làm mẹ, giảng dạy, học hành, làm y tá, kinh doanh, làm linh mục hay giám mục, tất cả đều sẽ xuông xẻ. Như câu trả lời của một vị linh mục khi đức cha giáo phận hỏi phải làm gì để gia tăng con số ơn gọi: Thưa Đức Cha, là Đức Cha được phong thánh.

Theo Tiến Sĩ Peter Kreeft 1/11/2011
(http://www.integratedcatholiclife.org/2011/11/dr-kreeft-how-to-win-the-culture-war/#printpreview)

Ghi chú
(1) Moloch, thần mặt trời của người Canaan. Trong các thế kỷ 8 đến 6, người Do Thái từng hiến tế con đầu lòng cho Moloch tại Thung Lũng Hinnom. Baal là một trong 7 thủ lãnh của hoả ngục. Cựu Ước nhắc đến Baal như là ngẫu tượng chính của người Phênixi. Astaroth là ngẫu tượng của Canaan, đông cung thái tử của hỏa ngục
(2) Yuppie, viết tắt của young urban professional, là chữ dùng chỉ thành viên của giai cấp thượng trung lưu trong cỡ tuổi 20 và 30. is a term that refers to a member of the upper middle class or upper class in their 20s or 30s.
(3) Puppy-love: tình yêu của những cặp nam nữ trẻ lúc mới quen nhau, chưa thực sự là tình yêu, mà chỉ là quyến luyến, mù quáng đôi khi.
 
Phục Vụ tại Vatican: Các Đại Sứ thấy có những thách đố độc đáo tại Tòa Thánh
Bùi Hữu Thư
21:30 03/11/2011
Đại sứ Anne Leahy tại Tòa Thánh


VATICAN (CNS) -- Các vị đại sứ tại Tòa Thánh cư ngụ tại Rôma là một nhóm tương đối nhỏ những nhà ngoại giao nam và nữ có những quá trình khác biệt từ những chuyên gia về ngoại giao và chính trị đến Y Khoa và ngay cả Thần Học -- Công Giáo, Chính Thống Giáo, hay Hồi Giáo.

Họ thấu hiểu sự thắc mắc của quần chúng về vấn đề tại sao một quốc gia -- đặc biệt là một quốc gia công nhận sự phân biệt giữa giáo hội và quốc gia -- lại gửi một nhà ngoại giao đến Tòa Thánh.

Thánh Đô Vatican là một quốc gia độc lập, nhưng lại là Tòa Thánh -- thủ phủ của Giáo Hội Công Giáo -- có liên hệ ngoại giao toàn phần với 179 quốc gia.

Bà Anne Leahy, đại sứ Gia Nã Đại tại Tòa Thánh, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, đã từng làm đại sứ tại Nga từ năm 1996 đến 1999. Bà cho hay bà xin được bổ nhiệm về Vatican, vì bà "muốn tìm hiểu nhiều hơn về Tòa Thánh như là một tổ chức quốc tế, một quốc gia," nhưng cũng điều hành như một chính phủ của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

Bà Anne Leahy, một trong 20 nữ đại sứ tại Tòa Thánh nói: Trong lãnh vực bang giao quốc tế, Tòa Thánh có "những uy thế và ảnh hưởng," nhưng một đại sứ chỉ có thể hiểu biết rõ điều này "khi được sống ngay tại chỗ."

Trong số 179 quốc gia trao đổi đại sứ và sứ thần với Vatican, chỉ có 80 quốc gia có đại sứ sống ngay tại Rôma.

Đa số các quốc gia khác có đại sứ sống tại các quốc gia họ được bổ nhiệm làm đại sứ chính -- dù là tại Thụy Sĩ, Pháp, Đức hay các nơi khác -- và chỉ đôi khi du hành tới Vatican.
 
Top Stories
Pope urges G-20 to resolve economic crisis
NewKarela
08:24 03/11/2011
Vatican City, Nov 3 : Pope Benedict XVI has urged the world's most industrialised countries to resolve the problems that has plunged much of the globe into an economic crisis.

Leaders from the world's 20 biggest economies -- the G-20 -- will meet Thursday in Cannes, France for a two-day summit where they will discuss the economic crisis hurting the US and European economies.

Benedict said he hoped the G-20 "will help overcome the difficulties being experienced at a global level".

These were troubles that "hinder the promotion of authentically human and integral development", the pope said.

Financial markets around the world Tuesday plunged following the announcement of a Greek referendum on proposed austerity measures that would allow the country to receive billions of euros in aid.

 
Pope: ''Man needs eternity -- and every other hope, for him, is all too brief''
+ Pope Benedict XVI
08:35 03/11/2011
VATICAN CITY, NOV. 2, 2011 - Here is a translation of the address Benedict XVI gave today at the general audience.

Dear brothers and sisters,

After celebrating the Solemnity of All Saints, the Church today invites us to commemorate all the faithful departed, to turn our gaze to so many faces that have gone before us and that have completed their earthly journey. In today's Audience, then, I would like to offer a few simple thoughts on the reality of death, which for us as Christians is illumined by Christ's resurrection, in order to renew our faith in eternal life.

As I said at yesterday's Angelus, during these days we visit the cemetery to pray for our dear departed ones; we go to visit them, as it were, in order to express our affection for them once more, to feel them still close to us; and in so doing, we also remember an article of the Creed: In the communion of saints there is a close bond between us who still journey on this earth and so many brothers and sisters who have already reached eternity.

Man has always been concerned for his loved ones who have died, and he has sought to give them a kind of second life through his attention, care and affection. In a certain way, we want to hold on to their experience of life; and paradoxically, we discover how they lived, what they loved, what they feared, what they hoped in and what they hated precisely at their graves, which we crowd with mementos. They are, as it were, a mirror of their world.

Why is this? Because -- although death is often treated as an almost prohibited subject of discussion in our society, and there is a continual attempt to remove the mere thought of death from our minds -- it regards us all, it regards men of every time and in every place. And before this mystery we all, even unconsciously, seek something that invites us to hope, a sign that brings us consolation, that opens a horizon before us, that offers us a future. The road of death, in reality, is a way of hope -- and to visit our cemeteries, and to read the inscriptions on graves, is to make a journey marked by hope in eternity.

But we ask ourselves: Why do we experience fear in the face of death? Why has humanity, to a large extent, never resigned itself to believing that beyond death there is only nothingness? I would say that there are a variety of reasons: We fear death because we fear emptiness; we fear departing for something unfamiliar to us, for something unknown to us. And then, there is in us a sense of refusal, for we cannot accept that all the beauty and greatness realized during a lifetime is suddenly blotted out, that it is cast into the abyss of nothingness. Above all, we feel that love requires and asks for eternity -- and it is impossible to accept that love is destroyed by death in a single moment.

Again, we fear death because -- when we find ourselves approaching the end of life -- we perceive that there will be a judgment of our actions, of how we led our lives, especially of those shadowy points that we often skillfully know how to remove -- or attempt to remove -- from our consciences. I would say that the question of judgment is what often underlies the care men of all times have for the departed, and the attention a man gives to persons who were significant to him and who are no longer beside him on the journey of earthly life. In a certain sense, the acts of affection and love that surround the departed loved one are a way of protecting him -- in the belief that these acts are not without effect on judgment. We can see this in the majority of cultures, which make up human history.

Today the world has become, at least apparently, much more rational -- or better, there is a widespread tendency to think that every reality has to be confronted with the criteria of experimental science, and that we must respond even to the great question of death not so much with faith, but by departing from experiential, empirical knowledge. We do not sufficiently realize, however, that this way ends in falling into forms of spiritism in the attempt to have some contact with the world beyond death, imagining as it were that there exists a reality that in the end is a copy of the present one.

Dear friends, the Solemnity of All Saints and the Commemoration of the faithful departed tell us that only he who is able to recognize a great hope in death is able also to live a life that springs from hope. If we reduce man exclusively to his horizontal dimension, to what can be perceived empirically, life itself loses its profound meaning. Man needs eternity -- and every other hope, for him, is all too brief, is all too limited. Man is explainable only if there is a Love that overcomes all isolation -- even that of death -- in a totality that transcends even space and time. Man is explainable -- he finds his deepest meaning -- only if God is. And we know that God has gone forth from the distance and has made Himself close; He has entered into our lives and He tells us: "I am the Resurrection and the life; he who believes in me, though he die, yet shall he live, and whoever lives and believes in me shall never die" (John 11:25-26).

Let us think for a moment of the scene at Calvary and let us listen once again to the words that Jesus addressed on the Cross to the robber crucified at his right: "Truly, I say to you, today you will be with me in Paradise" (Luke 23:43). Let us think of the two disciples on the road to Emmaus, when -- after having travelled a stretch of road with the Risen Jesus -- they recognize Him and quickly set out toward Jerusalem to announce the Lord's resurrection (cf. Luke 24:13-35). The Master's words come to mind with renewed clarity: "Let not your hearts be troubled; believe in God, believe also in me. In my Father's house are many rooms; if it were not so, would I have told you that I go to prepare a place for you?" (John 14:1-2).

God has truly appeared; He has become accessible; He has so loved the world "that He gave His only Son, that whoever believes in Him should not perish but have eternal life" (John 3:16), and in the supreme act of love -- in the Cross -- plunging into the abyss of death, He conquered it, He rose and He opened the doors of eternity also to us. Christ sustains us through the night of death, which He himself traversed: He is the Good Shepherd, in whose guidance we can trust without any fear, since He knows well the road, even in obscurity.

Each Sunday, in reciting the Creed, we reaffirm this truth. And in visiting cemeteries to pray with affection and love for our dear departed ones, we are invited once again to renew with courage and with strength our faith in eternal life; indeed, we are invited to live out this great hope and to give witness to it in the world: Nothingness is not behind this present moment. And it is precisely faith in eternal life that gives the Christian the courage to love our world even more intensely, and to work to build a future for it, to give it a true and lasting hope. Thank you.

© Copyright 2011 - Libreria Editrice Vaticana, [Translation by Diane Montagna]
 
Hongkong: le Conseil chrétien critiqué pour ne pas avoir boycotté le système électoral
Eglises d'Asie
10:50 03/11/2011
Eglises d'Asie, 3 novembre 2011 - Le 25 mars 2012 sera désigné le successeur de Donald Tsang qui est à la tête de la Région administrative spéciale de Hongkong depuis 2005. Selon la Loi fondamentale, le texte constitutionnel particulier qui régit les institutions de l’ancienne colonie britannique (1), le responsable de l’exécutif a la haute main sur l’ensemble du gouvernement de Hongkong hormis les Affaires étrangères et la Défense, qui dépendent exclusivement de Pékin. ...

... Selon le système électoral actuellement en vigueur, c’est un comité électif de 1 200 personnes qui sera chargé de désigner le prochain chef de l’exécutif, lequel sera ensuite officiellement nommé par le gouvernement chinois.

Le 30 octobre dernier, le Conseil chrétien de Hongkong, habilité à participer à la procédure de sélection des 1 200 délégués, a ainsi désigné dix délégués qui siègeront au sein de ce comité. Parmi les 42 candidats chrétiens qui se sont présentés, les dix vainqueurs appartiennent aux Eglises méthodiste, baptiste, anglicane, évangéliques et à d’autres confessions protestantes. La moitié d’entre eux sont issus du clergé et l’autre moitié du monde laïc. Hongkong compte environ 10 % de chrétiens, dont une moitié sont des catholiques.

Leur participation à un système électoral dénoncé comme antidémocratique a toutefois été fustigée par des nombreux groupes chrétiens qui ont souligné que le comité électoral était composé d’une majorité écrasante de groupes pro-Pékin et de responsables d’entreprises impliquées dans des relations commerciales et financières avec la Chine continentale. Le 28 octobre, ces groupes chrétiens avaient mis en garde le Comité chrétien dans un long plaidoyer publié dans un journal non confessionnel, leur demandant de boycotter le vote en démissionnant ou en votant à bulletin blanc.

« L’ensemble de ce système électoral est inique et antidémocratique. Le conseil chrétien ne devrait pas y participer, mais au contraire boycotter les prochaines élections », a réagi au lendemain du vote, le 31 octobre, auprès de l’agence ENI News, Andrew Shum Wa-nam, chargé du secteur social de l’Institut chrétien de Hongkong.

Répondant à ces critiques, le Conseil chrétien de Hongkong a déclaré que sa participation au comité chargé d’élire le chef du gouvernement permettra aux chrétiens de faire entendre leur voix, y compris dans le domaine du développement social. « Il est vrai que le processus de désignation du chef de l’exécutif à Hongkong n’est pas idéal », a reconnu le Rév. Po Kam-cheong, secrétaire général du Conseil chrétien, ajoutant cependant que bien que son groupe se positionne clairement en faveur l’instauration du suffrage universel, il n’a en revanche jamais considéré que le boycott des élections était une solution. « Le fait que des membres des Eglises chrétiennes participent au processus électoral peut offrir une possibilité aux chrétiens de faire entendre leur voix et d’exprimer leurs attentes au sujet du futur gouvernement et du développement social de Hongkong », a-t-il argumenté.

Hongkong, qui bénéficie, selon la formule « Un pays, deux systèmes », d’une autonomie relative vis-à-vis de Pékin, est officiellement en phase de transition institutionnelle visant à mettre en place un système démocratique sur son territoire d’ici 2047, soit cinquante ans après sa rétrocession à la Chine en 1997. Mais après plusieurs tentatives avortées pour faire adopter le suffrage universel, prévu cependant par la Loi fondamentale (2), les partisans pro-démocrates ont subi une défaite cuisante en juin 2010 lorsqu’un ensemble de réformes portant sur le système électoral a été voté sous la pression de Pékin. La désignation en mars 2012 du chef de l’exécutif se fera selon cette nouvelle réforme qui, sous le couvert d’élargir le processus démocratique, a en réalité renforcé le système existant (3).

Alors qu’il y a peu encore, Pékin laisser espérer aux Hongkongais une élection du chef de l’exécutif au suffrage universel d’ici 2017, la perspective d’accéder à un système politique démocratique avant l’expiration du délai de fonctionnement de la Loi fondamentale, semble s’effacer devant le verrouillage progressif des institutions par la Chine. Le résultat attendu de l’élection de mars 2012 étant la victoire d’un candidat pro-Pékin, certains leaders du mouvement pro-démocrate, tel Alan Leong du Parti civique, ont d’ores et déjà annoncé vouloir boycotter les élections.

(1) Hongkong, qui a le statut de Région administrative spéciale au sein de la République populaire de Chine, fonctionne sous le régime de la Loi fondamentale (Basic Law) qui lui sert de Constitution et lui garantit pendant cinquante ans l’application du système juridique et politique antérieur à la rétrocession à la Chine en 1997.
(2) L’article 45 de la Loi fondamentale de Hongkong stipule que « le but ultime est de choisir le chef de l’exécutif par le suffrage universel sur nomination par un comité de nomination largement représentatif et selon les procédures démocratiques ».
(3) Par ces réformes votées en juin 2010, le collège chargé d’élire le chef de l’exécutif a été élargi de 800 à 1 200 membres. Au Legco (Legislative Council), le Parlement de Hongkong, le nombre des députés, dont 30 étaient élus au suffrage universel et 30 par des collèges électoraux fondés sur l’appartenance à une profession (où les pro-Pékin dominent), est passé à 70, les dix nouveaux sièges étant pourvus pour moitié au suffrage universel réel et pour moitié à un suffrage pseudo-universel car limité à des candidats présélectionnés par les collèges professionnels. A l’époque, le cardinal Zen Ze-kiun avait dit de ces réformes qu’elles « ne feraient que maintenir, voire renforcer le système des électorats restreints, alors que l’objectif ultime était de le supprimer ». Voir EDA 532

(Source: Eglises d'Asie, 3 novembre 2011)
 
Hanoi Redemptorist Monastery attacked in broad day light
J.B. An Dang
22:06 03/11/2011
"Hundreds of police, militiamen, and thugs, who yelled, smashed everything on their way in, threw stones into our monastery, and shattered the gate of the monastery," Hanoi Redemptorist Community reported, emphasizing that everything happened in broad day light.

“The incident happened at 14:45 on Nov. 3 when hundreds of police, militiamen, professionally trained dogs and hired thugs, along with state-run television crews, attacked our people and ransacked our monastery,” wrote Fr. Joseph Nguyen Van Phuong in his statement released on Nov. 4.

Fr. John Luu Ngoc Quynh, Bro.Vincent Vu Van Bang, and Bro. Nguyen Van Tang were among several who were physically and verbally assaulted when they tried to stop the thugs from smashing the monastery's gate. Their rude intrusion seemed to be premeditated since the church was deserted, as usual, during the noon hours.

After getting inside the monastery, the thugs attacked Fr. Pham Xuan Loc who tried to stop their acts of blasphemy.

Church bells were rung to summon nearby others to come to the monastery's rescue. Thugs withdrew immediately with the backing of police and militiamen when thousands of Catholics and nearby parish priests rushed to the site of the violence.

This is the third time local government forces had attacked and ransacked Hanoi Redemptorist Monastery. It happened in broad day light whilst the first two occurred late at night.

On Sunday Sep. 21, 2008 the monastery's chapel was ransacked with statues destroyed, and books torn to pieces. In addition, "the gang yelled out slogans threatening to kill priests, religious, faithful and even our archbishop,” wrote Fr. Matthew Vu Khoi Phung, Superior of Hanoi Redemptorist Monastery in a protest letter sent to People's Committee of Hanoi City and police agencies of Hanoi and Dong Da district, referring to then Archbishop of Hanoi Joseph Ngo Quang Kiet.

As a response to his complaint, on Nov. 11, a second attack came by an even larger crowd of thugs. A stern message was sent to the vulnerable religious order and parish who were long considered as one of the biggest "thorn in the flesh" of the government.

For years, Redemptorist priests and their faithful have requested for the requisition of their land illegally seized by the state.

On Jan. 6, 2008, parishioners protested a State plan to sell their land to private estate developers for profit. In response, after a series of attacks, arrests and even putting on trials against parishioners, the government hastily converted the land into a public park.

Another piece of land in dispute, which is the main focus now, is the Lake Ba Giang. Initially, authorities planned to sell piece by piece to private estate developers. The plan has been faced with relentless protest and criticism by the religious community. Now, to take revenge, the government has announced a plan to turn it into a wasted water treatment plant, a dangerous move to the environment surrounding the area where tens of thousands of parishioners live and worship.

Having trembled on their legal aspiration, the government is now seeking the only solution they seem to be in favour of: openly persecutes them. In fact, the attack on Nov. 3 has happened after a month-long media campaign against the Redemptorists since August when the local authorities rekindled the same old defamation tactics to terrorize both the religious and the laity: using the monopoly media outlets to distort the truth about the dispute between the Church and the State; on the other hand they would install electronic megaphones at strategic positions around the church in order to disrupt the solemn masses and religious activities and show disrespect to the parishioners and the religious men inside the monastery.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sàigòn: Thánh lễ cầu nguyện cho quý Đức Cha và quý Cha đã qua đời.
Nguyễn Xuân
17:29 03/11/2011
Giáo phận Tp HCM: Thánh lễ cầu nguyện cho quý Đức Cha và quý Cha đã qua đời.

Trong truyền thống tốt đẹp, Giáo phận TpHCM vẫn dành một ngày trong tháng 11 để dâng thánh lễ cầu nguyện cho quý Đức Cha và quý Cha đã từng phục vụ giáo phận mà nay đã qua đời. Vào lúc 8giờ30 sáng thứ Năm 03.11.201, Đức Hồng Y đã chủ tế thánh lễ này tại nhà thờ Chí Hoà, 149 Bành Văn Trân, Phường 7, Quận Tân Bình.

Từ sáng sớm anh chị em giáo dân các xứ trong giáo phận đã qui tụ về nhà thờ Chí Hòa để cùng với linh mục đoàn giáo phận dâng thánh lễ cầu nguyện cho quý Đức Cha và quý Cha đã qua đời. Sự hiện hiện đông đảo này- theo lời Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Khảm- làm nổi bật lên mối hiệp thông giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong đời sống Gia đình Hội Thánh và ngài hết lòng cám ơn các anh chị em.

Xem hình

Đầu thánh lễ, Đức Hồng Y, gửi lời chào cộng đoàn giáo dân đang hiện diện. Ngài nói lên ý chính về truyền thống tốt đẹp này. Ngài kể tóm tắt về con số giám mục và linh mục đã qua đời trong những năm gần đây.

Quả thật con số linh mục mới được đào tạo không đủ để bù đắp số linh mục hưu và linh mục đã ra đi, nhất là trong thời điềm này, số giáo dân trong giáo phận ngày càng tăng…

Sau bài Tin Mừng, thay lời Đức Hồng y , Đức Cha phụ tá chia sẻ vài tâm tình với các anh em linh mục trong giáo phận:

Ngài nói về việc mỗi linh mục phải lập bản di chúc. Nhu cầu này có thể hiểu từ góc độ tổ chức giáo phận, để khi một linh mục qua đời không để lại phiền toái rắc rối cho giáo phận. Nhưng đó là xét mặt ngoài còn về chiều sâu, đề nghị đó nhằm giúp anh em linh mục thường xuyên ý thức Cánh Chung trong đời linh mục. Ý thức đó không làm cho cuộc đời trở nên buồn bã mà ngược lại ý thức đó thúc đẩy các linh mục thi hành thừa tác vụ linh mục một cách quyết liệt hơn.

Ngài nhắc đến cái chết mới đây của Steve Jobs, nhà sáng lập công ty Apple, người đã cống hiến nhiều phát minh trong truyền thông, làm thay đổi bộ mặt thế giới. Từ năm 17tuổi cho đến chết ông đã sống theo quan điểm “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong đời bạn thì bạn sẽ sống ra sao”. Ông không phải là người công giáo, nhưng trên bình diện suy tư của lý trí tự nhiên và kinh nghiệm sống, ông đã khám phá ra ý thức Cánh Chung và nó đã tạo cho ông động lực và sức mạnh trong đời…

Cuộc đời linh mục có thể nói được gắn liền với thực tại Cánh Chung:

- Linh mục thi hành thừa tác vụ Rao giảng Lời Chúa, Rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa ấy trong ngôn ngữ của thần học là “đã và chưa đủ”có nghĩa là một thực tại đã được bắt đầu nhưng chưa hoàn tất, chỉ hoàn tất trong thời Cánh Chung. Như bài Tin mừng “Tám mối phúc thật” công bố hôm nay cũng qui về thực tại Cánh Chung.

- Cuộc đời linh mục gắn liền với thánh lễ và mỗi lần cử hành thánh lễ, linh mục loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến, trong ngày Cánh Chung.

- Cho nên cuộc đời linh mục, thừa tác vụ linh mục càng nối liền với chủ đích cánh chung ấy. Nhưng có cái nguy cơ “đôi khi càng gần bao nhiêu thì càng xa bấy nhiêu”.

Linh mục hãy luôn nhớ cầu xin: Lạy Chúa xin cho con dâng thánh lễ này như thánh lễ đầu tiên của đời con, như thánh lễ cuối cùng của đời con và như thánh lễ duy nhất của đời con. Lời cầu nguyện này giúp linh mục khơi lại ý thức Cánh Chung.

Sáng hôm nay, cùng với giáo dân, linh mục đoàn họp nhau đây dâng thánh lễ cầu nguyện cho những giám mục, linh mục, những anh em thân yêu trong linh mục đoàn của giáo phận đã hăng say hoạt động trên cánh đồng gíao phận đã ra đi. Sự tưởng nhớ đó là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng không chỉ như thế mà thôi, hôm nay còn là cơ hội linh mục cầu xin Chúa khơi dậy ý thức Cánh Chung trong cuộc đời linh mục của mình, để từ ý thức ấy, linh mục làm mỗi việc và sống mỗi giây phút đời linh mục cách tốt đẹp và trọn vẹn hơn. Chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho bản thân anh em linh mục cũng như cộng đoàn mà Chúa trao phó cho linh mục.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Hồng y thông báo về việc truyền chức linh mục sắp tới và nhu cầu thuyên chuyển vài linh mục.

Sau đó Đức Hồng Y và linh mục đoàn ra Nghĩa trang Linh mục để cầu nguyện cho các linh hồn đã lìa trần. Sau khi thắp nhang và thăm viếng mộ, mọi người ra về trả lại sự tĩnh lặng vốn có của nghĩa trang.

Buổi lễ kết thúc vào lúc 10giờ 30.

Trong tinh thần hiệp thông và ý thức Cánh Chung, mọi người vẫn luôn nhớ cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời và kiên tâm Sống Lời Chúa để mai sau gặp nhau trên thiên quốc.

Nguyễn Xuân
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tổng thống Ngô Đình Diệm: thời kỳ làm Thủ Tướng (3)
Hà Minh Thảo
06:56 03/11/2011
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 3
BÀI 2. THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
(tiếp theo).

c. Độc lập về tài chính. Ngày 30.12.1954, chánh phủ Pháp và đại diện 3 nước Việt-Miên-Lào ký Hiệp định Paris, theo đó, Pháp nhìn nhận toàn vẹn chủ quyền tài chánh và tiền tệ của 3 nước Việt-Miên-Lào và có hiệu lực kể từ ngày 02.01.1955. Kết quả là từ nay, ngân khoản viện trợ của các nước được chuyển thẳng vào trương mục của Việt Nam, chứ không phải qua Ngân hàng Pháp quốc (Banque de France) như trước đó. Từ đây, chánh phủ Việt Nam toàn quyền quản lý ngân sách quốc gia.

Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng những thành quả đạt được trong 6 tháng qua thật đáng khích lệ, Thủ tướng Ngô đình Diệm cho tổ chức Thánh Lễ đêm Giáng sinh ngày 24.12.1954 ngoài sân sau dinh Độc lập, để tạ ơn Thiên Chúa.

D. Những biến cố đáng ghi trong những tháng đầu năm 1955.

1./ Thực thi chủ quyền tài chính.

Từ ngày 02.01.1955, chính phủ Ngô đình Diệm trực tiếp nhận viện trợ từ các nước khác, không phải qua Pháp. Do đó, ngân sách quốc gia chi trả lương cho quân nhân và công chức, tức quân đội tùy thuộc chính phủ.

Ngày 21.01.1955, Thủ tướng yêu cầu Pháp chấm dứt việc huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt Nam và, ngày 11.02.1955, tướng Agostini (Pháp) và tướng Lê văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, ký văn kiện chuyển toàn trách nhiệm về Quân đội cho chính phủ Việt Nam. Điều này không làm cho một số sĩ quan thân Pháp lâu nay hài lòng. Bây giờ, họ phải nhận lương hàng tháng từ Thủ tướng Ngô đình Diệm và làm việc với sự cố vấn của sĩ quan Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong số họ, có những kẻ đã đánh giết những dân ta kháng chiến chống Pháp từ 1945 khi họ phục vụ trong quân đội hay công an Pháp như Trần văn Đôn, Lê văn Kim, Dương văn Minh, Mai hữu Xuân, Trần thiện Khiêm, Đặng văn Quang, Đỗ Mậu…

Ngày 12.02.1955, chính phủ thâu hồi lại quyền quản trị thương cảng Sài Gòn từ tay người Pháp.

2./ Sự hợp tác của các giáo phái.

Vào năm 1955, Pháp ngưng viện trợ các giáo phái Cao đài, Hòa hảo và Bình xuyên để xây dựng các lực lượng quân sự khoảng 20 ngàn quân, mua khí giới và còn có một số tiền mặt khá quan trọng khác. Bây giờ, họ phải cần sự tài trợ từ ngân sách quốc gia, tức phải xin chánh phủ Ngô đình Diệm. Đây là là yếu tố quan trọng nhứt để định đoạt thái độ các giáo phái đối với ông Diệm, vị Thủ tướng hợp pháp. Nhờ đó, ông Diệm đã thành công trong việc chấn chỉnh Quân đội và chấm dứt các giáo phái võ trang do thực dân Pháp dựng nên để chống Cộng.

Ngày 14.01.1955, đại tá Nguyễn văn Huệ (Hòa hảo), tham mưu truởng của tuớng Trần văn Sóai, đem 3.500 người về với Quân đội Việt Nam. Ngày 13.02.1955, Lực lượng Kháng chiến Liên Minh Quốc gia do tuớng Trình minh Thế (Cao Đài) dẫn 5,000 quân về ủng hộ Thủ tướng Diệm. Các binh sĩ dưới quyền ông được sát nhập vào Quân đội Quốc gia, và ông Thế mang quân hàm Thiếu tướng. Ngày 10.03.1955, Thiếu tá Nguyễn văn Đầy với 5.000 quân. Tướng Nguyễn giác Ngộ, Lưc lượng Dân xã Hòa hảo, đã hứa đem 8,000 quân về, ngày 23.02.1955, nhưng chỉ thực hiện trong tháng 5, sau khi Bình Xuyên phải đầu hàng và Bảy Viễn trốn qua Pháp.

2./ Bình Xuyên tan rã.

a. Bài trừ tứ đổ tường.

Ngày 01.01.1955, giấy phép mở sòng bạc Đại Thế Giới (Grande Monde) hết hạn. Nhưng Thủ tướng ký nghị định chấm dứt quyền khai thác cờ bạc tại Đại thế giới và mãi dâm tại Bình khang của Bình xuyên vì chủ trương của chánh phủ là bài trừ tứ đổ tường (cờ bạc, rượu chè, trai gái và hút á phiện), khiến họ không còn nguồn thu tài chính duy nhất. Trong đó, mỗi ngày, họ phải nộp cho Quốc trưởng Bảo Đại một triệu đồng (khoảng 28.500 Mỹ kim).

[Sòng bạc Đại Thế Giới do Toàn quyền Pháp Thierry d’Argenlieu cho phép mở năm 1946, mặc dù Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh cầm đầu chánh phủ Nam kỳ phản đối. Các Hoa kiều Chợ lớn trúng thầu trong hai năm đầu, trả 200 ngàn đồng mỗi ngày. Sau đó, người Hoa từ Aùo Môn khai thác thêm vũ trường với vũ nữ và gái điếm hạng sang, trả 400 ngàn đồng/ngày. Năm 1950, Bảo Đại can thiệp để ông Lê văn Viễn (Bảy Viễn), cầm đầu Bình Xuyên, được Pháp phát lương để nắm quyền Chợ lớn và nhiều quận thuộc tỉnh Gò công. Oâng chịu trả cho Bảo Đại 100 ngàn đồng/ngày, cho bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) 100 ngàn đồng/ngày, cho Nguyễn Đệ (bí thư Bảo Đại) 10 ngàn đồng/ngày. Ngoài ra, Bảo Đại còn cử ông Lai văn Sang, đàn em Bảy Viễn làm Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát Quốc gia. Tháng 02.1952, Bảo Đại phong Bảy Viễn quân hàm Thiếu tướng. Bảy Viễn còn là chủ sòng bạc Kim Chung (Cloche d'Or).]

Thủ tướng Ngô đình Diệm cũng yêu cầu Bảo Đại thâu hồi lại đạo dụ cử Lai văn Sang làm tổng giám đôc công an, cảnh sát để ông cử một người khác thay. Trong thông điệp trả lời, Bảo Đại xác nhận sự tín nhiệm nơi ông Diệm trong chức vụ Thủ tướng, nhưng không đề cập gì đến yêu cầu trên. Nhưng, quyết định lành mạnh hóa xã hội này sẽ làm cho Bảy Viễn và Bảo Đại mất một mối lợi to lớn khiến họ sẽ cùng thực dân Pháp liên minh với nhau để đối phó với vị Thủ tướng đang được lòng dân.

b. Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia.

Do sự thúc đẩy của Bảo Đại và thực dân Pháp, ngày 05.05.1955, Bảy Viễn mời đại diện các giáo phái họp tại Chợ Lớn với lý do là miền Nam cần một chính phủ tốt hơn là chính phủ do Diệm ‘điên’ cầm đầu. Do đó, ông khuyên các giáo phái và Bình Xuyên đoàn kết để đòi nắm giữ các bộ then chốt về tài chánh, kinh tế và để ông Diệm chỉ làm vị mà thôi. Với tham vọng có thêm quyền hành và tiền bạc, các ‘tư tưởng lớn’ gặp nhau để đồng ý thành lập ‘Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia’. Họ cử Hộ pháp Phạm Công Tắc (Cao Đài) làm Chủ tịch và ông Lê quang Vinh (Hòa Hảo, tự Ba Cụt) làm Tư lệnh quân sự. Tham dự phiên họp, còn có ông Nguyễn Đệ (Bảo Đại), các chính trị gia Nguyên tôn Hoàn (đảng Đại việt miền Nam), Phan quang Đán (đảng Dân chủ), Hồ hữu Tường… và hai tướng Cao Đài Trình minh Thế (đã về hợp tác với ông Diệm) và Nguyễn Thành Phương (đang chuẩn bị về hợp tác chánh phủ).

Hoa kỳ không muốn thấy Mỹ chi tiền mà Pháp thao túng chính truờng Việt Nam, ngày 08.03.1955, Tổng thống Eisenhower tái xác nhận vẫn tiếp tục ủng hộ Thủ tướng Ngô đình Diệm nếu phải bác bỏ yêu sách của Mặt trận và gởi bản sao tuyên bố cho Bảo Đại.

Ngày 22.03.1955, Mặt trận gởi tối hậu thư cho Thủ tướng Diệm và cho thời hạn 5 ngày sau phải thỏa mãn các yêu sách của họ. Nếu không, họ sẽ thi hành những biện pháp cần thiết. Trong đáp thư, Ngô Thủ tướng sẵn sàng điều đình với mặt trận vì tất cả những người yêu nước đều được mời gọi để xây dựng một quốc gia bền vững và thịnh vượng. Rất tiếc, Mặt trận bác bỏ lời mời này. Bình Xuyên đặt súng cối, dọa bắn vào dinh Độc Lập, nếu Thủ tướng Diệm từ chối các yêu sách của họ.

Đầu Xuân 1955, Đạo quân Ngự lâm quân (những quân nhân bảo vệ Quốc trưởng Bảo Đại, quân số cấp trung đoàn) do tướng Nguyễn Văn Vỹ chỉ huy hợp tác với Bình Xuyên. Hành động đó buộc Thủ tướng Diệm phải ngưng chức Tổng Thanh tra Quân đội mà chính ông Diệm đã cử lối sáu tháng trước.

Ngày 27.03.1955, thừa lịnh Thủ tướng, đại tá Đỗ cao Trí tiến chiếm Bộ Chỉ huy Công an Cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ.

c. Tình hình Thủ đô Sài gòn trở nên căng thẳng.

Sáng 29.03.1955, vì muốn kiểm chứng các tin đồn sai sự thật do những người chống ông Diệm tung ra về tinh thần Quân đội, đại tá Lansdale và trung úy Redick (CIA) đến gặp ông Diệm tại dinh Độc Lập. Ông Lansdale nhận thấy tình trạng trong Dinh Độc Lập không giống như lúc tướng Nguyễn văn Hinh dọa đảo chánh. Tiểu đoàn phòng vệ đang bố trí tác chiến vì tin Bình Xuyên sắp tấn công. Oâng xem xét lại hệ thống điện thoại vô tuyến vừa được thiết lập cạnh phòng ông Diệm, để ông liên lạc với các nơi trong trường hợp sự liên lạc bình thường bị cắt đứt. Ông cũng cho ông Diệm biết ông được lệnh không đến dinh Độc Lập và chỉ sử dụng hệ thống vô tuyến này nếu xảy ra sự xung độ giữa những người Việt Nam. Sau đó, ông Diệm trải một bản đồ Saigon–Chợ Lớn trên bàn và chỉ cho ông Lansdale những nơi được báo cáo là Bình Xuyên đã đặt súng cối để bắn vào dinh Độc Lập. Đại tá Lansdale nhận thấy ông Diệm rất bình tĩnh và tự chủ vì nắm vững tình hình và biết mình làm theo lương tâm, chứ không vì tiền bất chính.

Ngày 31.03.1955, trong một buổi lễ long trọng, tướng Cao Đài Nguyễn thành Phương hướng dẫn 8.000 binh sĩ diễn hành trong sân dinh Độc Lập và tuyên hứa ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm.

Từ cuối tháng 03.1955, nhiều Tổng trưởng đã từ chức, kể cả các tướng Cao Đài, Hòa Hảo và Ngoại trưởng Trần văn Đỗ hay Tổng trưởng kế hoạch Nguyễn văn Thoại cũng như các viên chức cao cấp do Pháp bổ nhiệm. Một số chỉ huy quân sự cũng cho biết rằng họ không muốn can dự vào nội chiến.

Trung tuần tháng 04.1955, Quân đội chính phủ cũng như Bình Xuyên củng cố các vị trí chiến đấu với những bao cát, hàng rào dây thép gai và tăng cường binh sĩ. Các lực lượng Pháp cũng đi vào Sài gòn, đậu chiến xa bên lề đường để bảo vệ lính Bình Xuyên di chuyển tự do. Nhiều đoạn đường, người dân lưu thông ở giữa đường và, hai bên đường, lính hai nhìn nhau quan sát. Người Pháp còn lập ra một khu vực Pháp, sát cạnh dinh Độc Lập.

Ngày 24.04.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cải tổ Nội các với sự tham gia của tướng Trần văn Soái và ông Lương trọng Tường (Hòa hảo) và tướng Nguyền thành Phương (Cao đài). Ngày 25.04.1955, Thủ tướng ký sắc lệnh ngưng chức Tổng giám đốc Công an Cảnh sát của ông Lai văn Sang, Tổng giam đốc CS Quốc gia và cử đại tá Nguyễn ngọc Lễ thay thế.

Hai tướng Ely (Pháp) và Collins (Hoa kỳ) yêu cầu Thủ tướng đề nghị để giải quyết vấn đề giáo phái, gồm 5 điểm chính:

- Chính phủ trở thành lâm thời và liên hiệp với một số người chống ông Diệm.

- Thủ tướng Diệm sẽ cứ một Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát, được chính phủ liên hiệp và phe Bình Xuyên chấp nhận để khỏi đổ máu.

- Một hội đồng lâm thời, sẽ được đề cử và nhóm họp vào ngày 15.05.1955, mỗi giáo phái đề cử 60 đại biểu, dân di cư 10, ông Diệm 10. Hội đồng lâm thời này sẽ góp ý kiến với Bảo Đại nên cử ai làm Thủ tướng.

- Một hội đồng tối cao danh dự gồm lãnh tụ các giáo phái.

- Hai người em trai của ông Diệm là ông Ngô đình Nhu và ông Ngô đình Luyện phải rời xứ trong thời gian này.

Một cách khách quan, chúng ta đều thấy các đề nghị này là những giải pháp để hai tướng Pháp và Mỹ Collins thực thi chính sách thực dân cố hữu của Pháp hầu loại trừ ông Diệm khỏi trách nhiệm phục vụ Tổ quốc và Dân tộc mà Bảo Đại đã tha thiết yêu cầu ông nhận ngày 16.06.1954.

(Còn tiếp)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Mưa
Thérésa Nguyễn
22:16 03/11/2011
NGÀY MƯA
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Em có buồn không
Mưa Ngâu rồi đó
Đôi bàn chân nhỏ
Có còn lang thang !?
(Trích thơ của Tâm An)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền