Ngày 01-11-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 01/11/2010
THƯƠNG NHÂN

N2T


Xã hội vào thời đại nhà Chu, buôn bán là thuộc về công việc loại hạ tiện, người có thân phận địa vị cao không dám làm. Nhưng từ khi Chu Võ vương diệt nhà Thương thì tất cả những người thuộc nhà Thương còn sống sót đều bị bắt làm nô lệ, trở thành người dân hạng bét nhất, bản thân không có đất để cày cấy, chỉ có thể lao dịch thay cho người Chu, cuộc sống rất là khổ cực, do vì cuộc sống mà họ chạy đông chạy tây buôn bán để sống còn, dần dần biến thành một nghề nghiệp cố định.

Do những người làm nghề buôn bán này phần đông là người Thương còn sống sót cho nên được gọi là “thương nhân”, và những vật phẩm hàng hóa dùng để trao đổi thì được gọi là “thương phẩm”, còn như nghề này thì được gọi là “thương nghiệp”.

(Tả truyện, Hi công tam thập tam niên)

Suy tư:

Phàm chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó, chúng ta hay gọi những người làm ăn buôn bán là “thương nhân”, nhưng không biết tại sao gọi là thương nhân. Ha ha ha...

Không phải ngẫu nhiên mà những người tin vào Chúa Giê-su Ki-tô đều được gọi là người Ki-tô hữu, danh Ki-tô hữu lần đầu tiên được sử dụng tại An-ti-ô-khi-a khi người ta gọi các môn đệ là Ki-tô hữu (1), nguồn gốc Ki-tô hữu bắt nguồn từ đó, và nếu đi xa hơn nữa, thì danh từ Ki-tô được phát xuất từ danh thánh Chúa Ki-tô.

Người ta gọi chúng ta –những người Công Giáo- là Ki-tô hữu, bởi vì chúng ta tin vào Chúa Giê-su Ki-tô là Đấng chuộc tội nhân loại, đó là một vinh dự cao quý của tất cả những người Công Giáo, bởi vì chính việc chúng ta tin vào Chúa Giê-su Ki-tô và thực hành lời dạy của Ngài, mà người ta gọi chúng ta là người Ki-tô hữu.

Nhưng chúng ta có cảm thấy vinh dự khi mang tên Ki-tô hữu không, hay chúng ta hổ thẹn khi mang tên ấy?

Mỗi người hãy tự xét mình lấy.

(1)

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:16 01/11/2010
N2T


19. Khi phán xét đến trên đầu tất phải thanh toán những chuyện tào lao của con người. Đối với những lời nói dối, chứng dối, ghen ghét, nhơ bẩn, kiêu ngạo, nịnh hót, nói lời sỉ nhục người khác, thì bị phán xét càng trầm trọng hơn.

(Thánh Bernard)
 
Lễ Các Đẳng Linh Hồn (2.11)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:18 01/11/2010
LỄ CÁC LINH HỒN

(Ngày 2 tháng 11)


Bạn thân mến,

Hôm qua Giáo Hội đã mừng lễ kính các thánh nam nữ, các ngài là những người tôi trung của Thiên Chúa. Ngày hôm nay chúng ta dâng lễ cầu cho các linh hồn trong luyện ngục, các ngài là những người đã sống và tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhưng chưa trọn vẹn, do đó các ngài phải tạm thời chưa được diện kiến Thiên Chúa, và phải đền tội trong luyện ngục cho đến khi đền tội xong...

Giáo lý công giáo dạy chúng ta rằng: có thiên đàng để thưởng người lành, có hoả ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết.

Các linh hồn trong luyện ngục tự mình không thể làm gì được để được Chúa tha tội, ở đó họ chỉ trông mong có một điều là hình phạt mau qua đi để chóng được hưởng nhan thánh Chúa, do đó họ rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, cần đến những việc lành phúc đức và những hi sinh của chúng ta là những người đang còn sống ở thế gian.

Tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Giáo Hội đã dành hẳn tháng mười một trong năm để cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, một tháng với biết bao nhiêu là việc lành mà chúng ta làm, với biết bao nhiêu là thánh lễ mà chúng ta tham dự cách sốt sắng, với biết bao hi sinh mà chúng ta đã thực hiện, thì chắc chắn có rất nhiều linh hồn trong luyện ngục được thoát khỏi hình phạt mà về thiên đàng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.

Tín điều các thánh thông công được thấy rõ nhất trong tháng này, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được hiệp thông với các thánh khải hoàn trên trời, chúng ta góp phần giải thoát các linh hồn trong luyện ngục bằng các lời kinh nguyện và việc lành của chúng ta, và nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta –những tín hữu chiến đấu ở trần gian- được hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa Giê-su.

Bạn thân mến,

Ai trong chúng ta cũng đều có người thân qua đời, nếu họ đã được hưởng hạnh phúc thiên đàng, thì họ sẽ cầu bàu cho chúng ta trước toà Thiên Chúa, nếu họ đang bị giam cầm trong luyện ngục thì họ đang rất cần đến lời cầu nguyện và những hi sinh của chúng ta, mỗi lời nguyện, mỗi việc lành của chúng ta làm thì như những giọt nước mát mẻ làm dịu mát ngọn lửa luyện tội đang thiêu đốt họ.

Tháng Mười Một cũng là tháng báo hiếu của con cái đối với ông bà cha mẹ đã qua đời. Xin lễ cầu nguyện, lần chuổi Mân Côi, làm việc lành phúc đức.v.v... là những cách báo hiếu của chúng ta vậy...

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngôi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng- Amen.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồi ký của Tổng thống Bush cho thấy ảnh hưởng của Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Phụng Nghi
06:47 01/11/2010
Washington D.C., (CNA).- Cuốn hồi ký của Tổng thống George W. Bush nhan đề “Decision Points (Những điểm Quyết định)” tuy mãi đến ngày 9 tháng 11 sắp tới mới ra mắt, nhưng đã được Drudge Report điểm qua nội dung trước và tiết lộ cho thấy cuốn sách đã đề cập đến mối liên lạc giữa cựu Tổng thống với Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, đặc biệt là ảnh hưởng của Giáo hoàng trên quyết định của ông liên quan đến vấn đề hạn chế nghiên cứu tế bào phôi gốc.

Những cuộc thảo luận trong các lần hội kiến công khai giữa Đức giáo hoàng và Tổng thống trong những năm 2001, 2002 và 2004 cho thấy cả những đồng thuận sâu xa lẫn những khác biệt nghiêm trọng giữa hai người.

Điểm đầu tiên được đề cập là viễn kiến về nền văn hoá sự sống của Đức giáo hoàng đã giúp Tổng thống thấu hiểu phẩm giá của sự sống con người trong phôi, cả khi những người ủng hộ cuộc nghiên cứu phôi sinh thúc bách ông nên xem xét các lợi ích có thể có được

Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên vào tháng 7 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc nhở Tổng thống rằng “một xã hội tự do và đạo đức mà Hoa kỳ mong mỏi trở thành, phải chống bỏ những hoạt động làm giảm giá trị và vi phạm sự sống con người ở bất cứ giai đoạn nào, từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên.”

Đức thánh cha nói với ông Bush vào dịp đó: “Bằng một nền văn hóa sự sống mạnh mẽ, Mỹ quốc có thể chứng tỏ cho thế giới thấy con đường hướng tới một tương lai thực sự nhân bản, trong đó con người giữ vai trò chủ nhân, chứ không phải là sản phẩm của kỹ thuật do mình tạo ra.”

Tổng thống Bush đã cảm động rất mực do viễn kiến văn hóa đó của Đức giáo hoàng, cũng như chứng nghiệm cá nhân của ngài. Gioan Phaolô II đã mắc bệng Parkinson cả chục năm trước cuộc hội kiến này. Nhưng ngài chống lại những cuộc nghiên cứu có thể mang lại phương thế chữa trị nếu phải hủy hoại sự sống của phôi thai.

Lời nói và chứng nghiệm của Đức giáo hoàng vào mùa hè năm đó đã đưa Tổng thống tới quyết định bảo vệ sự sống của phôi bằng những đường lối mạnh mẽ. Ngày 9 tháng 8 năm 2001, Tổng thống Bush tuyên bố tiền của liên bang không được dùng để tài trợ các nghiên cứu làm hủy hoại thêm các phôi sinh. Sự ngăn cấm này có hiệu lực suốt thời kỳ ông làm tổng thống.

Mặc dù tuyên bố của ông về tế bào gốc đã bị một số người chỉ trích vì quan điểm ít tích cực đối với vấn đề thụ thai trong ống nghiệm (cũng tạo ra và giết chết hàng loạt các phôi sinh), nhiều nhà quan sát đã khen ngợi tiến độ cẩn trọng của ông đối với những vấn nạn về đạo đức sinh học, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ người lớn.

Nhà xuất bản Crown Publishing Group, phụ trách phát hành cuốn sách của cựu tổng thống, đã tiết lộ rằng “Decision Points” cũng nói tỉ mỉ về những xem xét của ông dẫn tới cuộc xâm lăng Iraq vào tháng 3 năm 2003 do Mỹ dẫn đầu. Về quyết định này, Tổng thống Bush đã không đồng thuận với Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Đức thánh cha công khai chống đối “chủ thuyết Bush” về thứ chiến tranh phủ đầu chống lại những quốc gia nghi ngờ đe dọa Hoa kỳ; ngài cho rằng chiến tranh chỉ được coi là phương tiện cuối cùng khi mọi giải pháp khác đều không đạt được. Ngày 18 tháng 3 năm 2003, hai ngày trước cuộc xâm lăng, Đức giáo hoàng cảnh giác về “những hậu quả khủng khiếp” đối với dân tộc Iraq, và nói rằng “vẫn còn có thời giờ đàm phán” để tránh chiến tranh.

Cũng ngày hôm đó, Tổng thống Bush tuyên bố rằng nước Mỹ đã cạn kiệt mọi giải pháp; ông mô tả cuộc xâm lăng là cần thiết vì cho rằng Saddam Hussein đã sẵn sàng những võ khí phá hoại hàng loạt.

Năm 2004, khi hai người tái họp, Đức giáo hoàng khẳng định một lần nữa rằng thái độ chống chiến tranh vẫn là “lập trường rõ rệt dứt khoát của Tòa thánh.”
 
Giải cứu con tin tại nhà thờ Công Giáo Iraq làm nhiều người chết
BBC
08:22 01/11/2010
Giải cứu con tin tại nhà thờ Công Giáo Iraq làm nhiều người chết

Ít nhất 37 người thiệt mạng khi binh lính Iraq ập vào một nhà thờ Công giáo ở thủ đô Baghdad để giải cứu con tin đang bị phiến quân cầm giữ.

Trong số người chết có 25 con tin và bảy thành viên lực lượng an ninh Iraq, cùng ít nhất năm kẻ tấn công.

Khoảng 100 người đang ở bên trong nhà thờ Đức Mẹ Cứu rỗi để tham gia buổi lễ chiều khi bị tấn công.

Được tin các tay súng đã đòi trả tự do cho các dân quân al-Qaeda hiện đang bị giam tại Iraq.

Kênh truyền hình địa phương al-Baghdadiya nói đã nhận được một cú điện thoại từ một người tự nhận là thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq, tức một nhóm dân quân Sunni bao gồm cả chi nhánh al-Qaeda tại Iraq.

Tin cho hay những kẻ tấn công không phải người Iraq mà là người Ả rập từ nước ngoài.

Vụ tấn công xảy ra hai ngày sau khi có vụ đánh bom liều chết vào một quán cà phê ở tỉnh Diyala làm 21 người chết.

Nổ lớn

Người dân sống tại quận Karada của thủ đô Baghdad, nơi vụ tấn công xảy ra, nói đã nghe một tiếng nổ lớn xảy ra vào khoảng 1700 giờ chiều giờ địa phương (1400 GMT), sau đó là tiếng súng.

Cảnh sát nói một nhóm người có vũ khí đã tấn công tòa nhà Thị trường Chứng khoán Iraq trước khi chuyển sang nhà thờ đối diện, giao tranh với cảnh vệ và tiêu diệt một số người.

Lực lượng an ninh sau đó đã bao vây nhà thờ và cách ly khu vực. Trực thăng cũng được điều đến hiện trường. Sau đó họ tấn công vào bên trong.

Các nhân chứng gần đó nói họ nghe thấy hai tiếng nổ bên trong nhà thờ và nhiều tiếng súng nữa.

Một nhân chứng có mặt bên trong nhà thờ đực hãng AFP dẫn lời nói các tay súng đã "vào bên trong sảnh và bắn chết ngay linh mục".

Được biết các tay súng cũng tung lựu đạn nhiều lần và cho nổ bom gài trên người.

Đã không có thương lượng gì giữa lực lượng an ninh và các kẻ tấn công trước khi quân đội tràn vào nhà thờ.

Nhân chứng cũng nói đã thấy lính Mỹ tại hiện trường và trực thăng của quân Mỹ bay phía trên nhưng mức độ tham gia của họ hiện chưa rõ.

Chỉ huy cảnh sát tại đông nam Baghdad, Chuẩn tướng Ali Ibrahim, nói chiến dịch đã kết thúc và các con tin đã được trả tự do.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà thờ đã bị đặt bom, linh mục bị bắt cóc và giết hại.

Thế nhưng phóng viên của chúng tôi cho biết chưa có vụ bắt con tin nào như lần này.

Tại Iraq có khoảng 1,5 triệu người theo Thiên Chúa giáo. Nhiều tín đồ đã rời Iraq ra nước ngoài kể từ khi bắt đầu cuộc chiến năm 2003.
 
Chương Trình Thánh Kinh “Hồng Ân Tin Mừng”của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:49 01/11/2010
Chương Trình Thánh Kinh “Hồng Ân Tin Mừng”của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston


Tổng Giáo Phận Galveston-Houston vừa hoàn tất một tập tài liệu học Thánh Kinh với những chủ đề được rút ra từ Tin Mừng Thánh Luca. Việc học tập theo chủ đề này được thực hiện qua những bài chú giải và những câu hỏi, nhằm mục đích đưa học viên đến gần Thiên Chúa hơn và có thể gặp gỡ riêng Ngài qua Mặc Khải của Ngài. Tài liệu này là tập thứ nhất trong bộ “Hồng Ân Tin Mừng”. Những tập tài liệu còn lại sẽ được lần lượt phổ biến vào những năm sau là Matthêu, Marcô, và Gioan. Ủy ban Giáo Lý Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận đã được trao phó trách nhiệm chuyển ngữ tập tài liệu này sang tiếng Việt Nam. Sau gần một năm phiên dịch và kiểm soát, bản dịch tiếng Việt đã được chuẩn y và được đưa vào trang Web của Tổng Giáo Phận.

Dưới đây là tóm lược nội dung các bài trong tập thứ nhất về Tin Mừng Thánh Luca.

Lời Mở Đầu - giới thiệu tác phẩm và tác giả.

Dẫn Nhập - cung cấp các dự kiện căn bản về chương trình học: các tài liệu của Hội Thánh, đại cương về các chủ đề, và các hình thức căn bản để học, suy niệm riêng và chia sẻ nhóm nhỏ.

Bài Thứ Nhất: trình bày chung về Quy Điển Thánh Kinh, các thánh ký, việc phát triển các sách Tin Mừng, và những nhóm người Do Thái trong thời Chúa Giêsu, cùng cái nhìn tổng quát về tác giả, các đặc tính và các chủ đề căn bản của Tin Mừng Thánh Luca.

Bài Thứ Hai: Tường Thuật Giáng Sinh, Phần 1, trình bày những biến cố xảy ra trước khi Chúa Giêsu sinh ra. Câu truyện Giáng Sinh được cấu trúc quanh một số cảnh, mỗi cảnh được trình bày bằng hai cặp truyện: Cuộc truyền tin cho ông Dakaria, và cho Đức Maria; Đức Maria viếng thăm Bà Êlidabeth; việc sinh hạ Thánh Gioan và Chúa Giêsu.

Bài Thứ Ba: Tường Thuật Giáng Sinh, Phần 2 - tiếp tục câu truyện thời thơ ấu. Suy niệm về việc Chúa Giêsu Giáng Sinh, các lời tiên tri của ông Simeon và bà Anna, cùng chuyến viếng thăm Đền Thờ của Chúa Giêsu.

Bài Thứ Tư: Chân Dung Chúa Giêsu, Quan Điểm 1 - Chúa Giêsu ở giữa Tin Mừng Thánh Luca như Đấng Cứu Thế, vị Thầy khôn ngoan, vị Ngôn Sứ và Đấng Thiên Sai, Đấng Chữa Lành và Nhà Truyền Giáo tận tâm, Con Thiên Chúa và Đầy Tớ của Đức Chúa, Chúa Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh. Bài này nhìn đến gốc Do Thái của Chúa Giêsu, các danh hiệu về Đấng Thiên Sai dành cho Chúa Giêsu, và bao gồm những biến cố chính trong cuộc đời công khai của Người.

Bài Thứ Năm: Chân Dung Chúa Giêsu, một Quan Điểm khác - tiếp tục nghiên cứu về chân dung Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Luca. Bài này được chia thành hai phần. Phần thứ nhất bàn về Chúa Giêsu như một con người cầu nguyện, phần thứ nhì về vai trò Chúa Giêsu như Đấng Chữa Lành.

Bài Thứ Sáu: Lời Mời Gọi làm Môn Đệ - tìm hiểu về việc làm môn đệ như người ta hiểu trong thời đại của Chúa Giêsu cũng như những nhóm môn đệ đặc biệt trong các Tin Mừng. Bài này còn nhìn đến Đức Mẹ như mẫu gương môn đệ, đồng thời cung cấp cho chúng ta những chân dung đặc biệt của những người theo Chúa Giêsu, gồm cả những dụ ngôn về việc làm môn đệ.

Bài Thứ Bảy: Các Phụ Nữ chung quanh Chúa Giêsu - nhìn đến nhiều phụ nữ mà Chúa Giêsu đã gặp dọc cuộc hành trình của Người cũng như các phụ nữ ở dưới chân Thánh Giá và ngôi mồ. Cũng nghiên cứu về việc Chúa Giêsu chữa lành và các dụ ngôn liên quan đến các phụ nữ để giáo huấn: phép lạ chữa người phụ nữ tàn tật, các dụ ngôn: người phụ nữ và nắm men, góa phụ và đồng tiền bị mất, góa phụ và ông thẩm phán bất lương, cùng bà góa nghèo và quỹ Đền Thờ.

Bài Thứ Tám: Đồng Bàn với Chúa Giêsu - bàn đến việc Chúa Giêsu cùng ăn uống với nhiều người khác nhau. Đối với Chúa Giêsu bữa ăn là một cách để dạy về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người, nhất là những người cần đến sứ điệp của Thiên Chúa nhất. Những bữa ăn của Chúa Giêsu với người nghèo, người tội lỗi và những người bị tẩy chay là những dấu đoàn kết với những người bị xã hội khinh chê và ruồng rẫy. Những bữa ăn này là dấu chỉ của Tiệc Trên Trời mai sau.

Bài Thứ Chín: Các Dụ Ngôn – xét đến việc các dụ ngôn kể lại một sự kiện xảy ra trong đời sống thường nhật dưới hình thức súc tích và biểu tượng để minh họa một chân lý thiêng liêng như thế nào. Bài này sẽ giải thích về: dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Từ; ba dụ ngôn về Nước Trời: Người Gieo Giống, Hạt Cải, và Nắm Men; các dụ ngôn về giàu nghèo: Người Phú Hộ Khờ Dại, Người Quản Lý Bất Lương, Người Phú Hộ và Lagiarô; cùng 3 hình ảnh về Thiên Chúa: Người Mục Tử Nhân Lành, Người Tìm Kiếm Tốt và Người Cha Tốt.

Bài Thứ Mười: Tường Thuật Thương Khó, Phần 1 - tìm hiểu về những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu. Ở đây bạn sẽ bàn về ý nghĩa của việc Chúa Giêsu vinh thắng tiến vào Giêrusalem và những việc làm của Người trước Bữa Tiệc Ly, cùng những bài giảng và những lời tiên báo cuối cùng của Người.

Bài Thứ Mười Một: Tường Thuật Thương Khó, Phần 2 - tiếp tục sự Thương Khó của Chúa Giêsu, việc đóng đinh và mai táng của Người; tìm hiểu về ý nghĩa của những cảnh này, cũng như vai trò của những người có liên hệ với những cảnh ấy, ở Vườn Cây dầu, việc Người bị bắt, bị bách hại, xử án và đóng đinh.

Bài Thứ Mười Hai: Những Câu Truyện Phục Sinh - xét đến việc các câu truyện Phục Sinh có một tầm quan trọng tột bực thế nào trong Kitô giáo. Bài học nghiên cứu kỹ về câu truyện Đường Emmau, suy niệm về những cuộc hiện ra và Chúa Giêsu đã làm gì khi hiện ra. Bài học chấm dứt bằng sứ điệp cuối cùng của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ và việc Người lên trời.

Văn Phòng Giáo Lý Tổng Giáo Phận Galveston-Houston cho phép các Giáo Xứ và Giáo Dân Việt Nam trên toàn cầu được tải xuống, in bài và phân phát để học tập miễn là không sửa chữa hay làm kinh tài với tài liệu này hoặc đưa tài liệu này lên các trang web của mình. Để tải tài liệu hoặc nối kết tài liệu này trên trang web, xin dùng địa chỉ dưới đây:

Tiếng Việt: http://www.archgh.org/wog/vietnamese/giftofthegospels.htm

Tiếng Anh: http://www.archgh.org/wog/giftofthegospels.htm
 
Văn Hóa
Tiếng Chuông Cầu Hồn (*)
Đinh văn Tiến Hùng
10:52 01/11/2010
“Ai sống và tin vào Thày thì dù đã chểt cũng sẽ được sống,

ai sống và tin vào Thày sẽ không bao giờ phải chết “

( Gio 11:26 )


Tháng 11 Cầu nguyên cho các Linh Hồn.

*

Nắng chiều lịm lịm tắt sau đồi

Sương dâng lan toả chơi vơi ngập ngừng,

Hồi chuông nhỏ giọt rưng rưng,

Tiễn đưa ly biệt nghe chừng phiêu du.

*

Những ngày thơ ấu năm xưa,

Chuông nhà thờ đổ tôi chưa hiểu gì,

Tưởng rằng tạm biệt người đi,

Dù xa xôi mấy ngày kia cũng về.

Như thuyền rời bến sơn khê,

Chim thiên di vẫn nhớ quê thuở nào.

Như người viễn xứ nôn nao,

Tình quê chan chứa làm sao không buồn.

Bao lần tắt nắng chiều hôm,

Bao lần chuông nhỏ giọt buồn tiễn ai,

Bao lần viễn khách thở dài,

Song thân khuất bóng con trai muộn về.

Người em vĩnh biệt làng quê,

Anh còn chinh chiến nặng thề nước non.

Chị ơi ! Kiếp sống mỏi mòn,

Khi chị nhắm mắt em trong lao tù.

Cuộc đòi trải mấy nắng mưa,

Xa quê biền biệt vẫn chưa trọn thề,

Nơi đây cách vạn sơn khê,

Không nghe chuông nhỏ lê thê giọt buồn.

*

Mỗi lần nhạt nắng chiều hôm,

Đâu đây văng vẳng tiếng buồn thở than,

Dù cho năm tháng phai tàn,

Không quên lời nguyện Chuông vang Cầu Hồn.

(*) Ghi chú: Nơi xóm đạo Việt Nam xưa kia,mỗi khi có ai qua đời

chuông nhà thờ báo hiệu để mọi người cầu nguyện tiễn biệt người quá cố.

Hoàn cảnh xã hội ngày nay nơi đất khách quê người,rất tiếc không thể duy

trì tập tục tốt đẹp này.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Chiếc Lá Thu
Phạm Tuấn Anh
10:22 01/11/2010
MỘT CHIẾC LÁ THU

Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)

Đời em chiếc lá mong manh

Gió lay khẽ nhé, động cành. . lá đau

Lá xanh giờ đã úa màu

Sợ cơn giông tố, lá sầu rụng rơi !

(Trích thơ Kim Phượng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n