Ngày 31-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:15 31/10/2013
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ

(Ngày 1.11)


Tin mừng : Mt 5, 1-12.

“Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao”.


Anh chị em thân mến,

Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng lễ kính các thánh nam nữ trên thiên đàng, qua thánh lễ này chúng ta càng thấu hiểu hơn nữa về mầu nhiệm các thánh thông công của Giáo Hội, và khi suy niệm đến mầu nhiệm thông công này, chúng ta càng đặt niềm tin tưởng của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh hơn.

Các thánh là những con người, không ai có thể nên thánh nếu không đi qua cuộc sống làm người với những khổ đau hy sinh; không đi qua đau khổ hy sinh thì không thể trở thành một thánh nhân, bởi vì chính Đấng cứu chuộc nhân loại là Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã bị đánh đòn, bị đóng đinh vào thập giá, và cuối cùng chết trên thập giá, hy sinh để chuộc tội cho nhân loại, tức là Ngài đã đi qua đau khổ và dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.

Các thánh nam nữ là những con người như chúng ta, khi còn sống ở thế gian các ngài cũng có những tham sân si, cũng có kiêu căng, có giận hờn, có ghét ghen, có tham lam, có những tội lỗi mà chúng ta đã phạm hôm nay. Nhưng các ngài đã biết cậy vào ơn của Chúa và biết quyết tâm đứng lên cố gắng làm lại cuộc đời mình, biết chiến đấu với những cám dỗ, để rồi hôm nay các ngài được hưởng phúc với Thiên Chúa, với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thiên thần trên thiên đàng.

Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, có vị đã từng làm vua, có vị đã từng làm quan, làm bác sĩ, làm kỹ sư, làm thấy giáo, làm nô lệ, có vị làm giáo hoàng, có vị làm giám mục, làm linh mục, phó tế, có các vị là nam nữ tu sĩ.v.v... nghĩa là các ngài có đủ mọi thành phần giai cấp trong xã hội, có những đời sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng các ngài đã có một mục đích để sống, đó chính là phải trở nên thánh, phải trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa trong chính bổn phận hằng ngày của mình.

Các thánh nam nữ là những người như chúng ta, nhưng các ngài đã biết thực hiện “hiến chương Nước Trời” tức là “Tám Mối Phúc thật” ngay tại trần gian này:

Các ngài giàu có nhưng đã sống tinh thần khó nghèo vì Nước Trời.

Các ngài bị người khác vu oan giá họa nhưng vẫn hiền lành với họ.

Các ngài đã chia vui với người vui và buồn với người buồn, nên được Thiên Chúa an ủi ngay khi còn ở đời này.

Các ngài mong muốn được trở nên người công chính giữa một xã hội đầy mưu mô xảo trá, nên được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Các ngài biết thương xót người, tức là biết động lòng trước cảnh thương tâm của người khác, nên được Thiên Chúa xót thương.

Các ngài sống trong danh vọng, sống giữa bụi trần với những đam mê của nó, nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, nên các ngài được nhìn thấy Thiên Chúa.

Các ngài đi đến đâu là đem bình an của Thiên Chúa đến nơi đó, các ngài được gọi là những người biết kiến tạo hoà bình, nên các ngài được gọi là con Thiên Chúa.

Các ngài bị bắt bớ, bị đánh đập, bị tra tấn, bị tù đày vì các ngài sống và tin vào Đức Chúa Giê-su, Đấng sẽ ban Nước Trời cho những kẻ tin vào Ngài, nên các ngài đã được Nước Trời làm của mình sau khi từ giã cõi đời tạm này...


Anh chị em thân mến,

Các thánh nam nữ đều là những con người như chúng ta, các ngài đã trở nên những vị thánh thì chúng ta cũng có thể trở nên thánh như các ngài, bởi vì nên thánh là đòi hỏi của Phúc Âm và là mục đích sống ở đời của chúng ta –những người Ki-tô hữu.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ trên thiên đàng cầu bàu cho chúng ta, là những người đang trên đường đi về quê trời, được noi gương của các ngài biết quyết tâm đổi mới cuộc sống của mình, biết đứng dậy khi ngã xuống trong tội, biết phục vụ và tha thứ cho nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

--------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Nhờ Chúa đến
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:09 31/10/2013
NHỜ CHÚA ĐẾN

(Chúa Nhật XXXI TN C)

Xưa lẫn nay, nhiều nơi trên thế giới, hạng người bán thân nuôi miệng thường được gắn liền với hạng người dắt mối, bảo kê được gọi là ma cô. Trong khi nhóm trước kiếm tiền bằng thân xác mình thì nhóm sau lại kiếm tiền trên thân xác kẻ khác. Đọc Tin mừng chúng ta thấy nhóm người thu thuế thường được gắn liền với phường bán thân nuôi miệng. Dưới cái nhìn này thì người thu thuế chẳng khác gì phường ma cô mà còn tệ hại hơn nhiều vì họ kiếm tiền trên xương máu của nhiều người, đó là không chỉ thu thuế để phục vụ cho đế quốc cai trị mà còn thường thu quá mức ấn định để làm giàu cho mình .

Thánh sử Luca là một lương y thì có lẽ nhiều người biết. Nhưng trong số các con bệnh của ngài ngày xưa phải chằng có nhiều người thu thuế, thì ít ai dám khẳng định. Thế mà dường như thánh sử có vẻ đề cao tình thương của Thiên Chúa trên nhóm người này. Vừa mới tường thuật câu chuyện dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện để cảnh tỉnh thói tự cao tự đại của người biệt phái và ngược lại khen ngợi sự khiêm nhu chân thành của người thu thuế xong thì lát sau đó ngài tường thuật hành vi hoán cải rất “anh hùng” của ông Giakêu, một thủ lãnh các người thu thuế.

Thử hỏi vì sao hay nhờ đâu mà ông Giakêu có sự đổi thay xem ra ngoạn mục như vậy? Chắc hẳn việc đổi thay của Giakêu không phải là hành vi bột phát cách ngẫu hứng. Tin Mừng tường thuật rằng: “Ông Giakêu đã tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai”. Đây là một khao khát có thể nói là cháy bỏng mang tính bức thiết đối với ông đến nỗi ông đã không e ngại về cái thân thế, vai vế như là ngược với tầm vóc của mình để rồi leo lên một cây sung. Chọn được một cây sung nằm trên con đường Chúa Giêsu sẽ đi qua thì quả là đã có sự tính toán. Như thế chúng ta có thể luận suy rằng những lời giảng dạy và việc làm của Chúa Giêsu đã đánh thức lương tri của Giakêu khiến ông phải không ngừng suy xét về thái độ sống cũng như những việc làm của ông. Tâm hồn ông Giakêu được ví như mảnh đất đã được cày xới đang chờ hạt giống gieo xuống.

“Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lc 19,5). Với một thân hình thấp bé và thế nào cũng mập mạp vì là người giàu có, lại ở trên cây cao thì thế nào ông Giakêu cũng tìm cách ẩn mình dưới những tàng lá cây sung. Thế mà Chúa Giêsu vẫn thấy ông và Người lại gọi đích danh của ông. Nếu Giakêu là một thiếu nhi thì chắc sẽ giật mình té xuống đất không chừng vì cảnh tình như bị bắt quả tang tại trận cách bất ngờ.

Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả…(Tv 139). Có thể ông Giakêu không thuộc, nhưng ông đang cảm nghiệm cách sâu xa lời Thánh Vịnh trên đây. Dù có trốn biệt ở đáy âm ty hay bay lên chốn cao xanh cũng không thể “khuất được thánh nhan”. Thánh giáo phụ Âugustinô cũng có cảm nghiệm này: “Chúa biết con hơn cả con biết con”.

Chúa biết mỗi người chúng ta. Chúa biết chúng ta chỉ là tro bụi. Thế mà Chúa biết không phải để loại bỏ nhưng để gắn bó. “Hôm nay, tôi phải lưu lại nhà ông”. Một lời ngỏ với đôi bàn tay tin tưởng chìa ra và cả với một tấm lòng khoan dung nhân hậu. Tình yêu của Thiên Chúa vượt quá tầm luận lý của con người. Cụ thể, nhiều người lúc bấy giờ đã xầm xì bàn tán lẫn thắc mắc: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”

Có phải chúng ta xứng đáng, rồi Chúa mới ngự vào hay nhờ Chúa ngự vào thì chúng ta mới nên xứng đáng? Câu hỏi quả không khó để trả lời. Cả tầng trời cao xanh này hay bất cứ chốn cung điện nguy nga sơn son thếp vàng nào cũng chẳng thể xứng đáng làm nơi Thiên Chúa ngự. “Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…” Mẹ Giáo Hội đã lấy lại lời của viên đại đội trưởng Rôma ngày nào để cho đoàn tín hữu thân thưa trước khi hiệp Lễ hầu nhắc nhớ mọi người sự thật này: Không một ai trên trần gian này xứng đáng để Thiên Chúa ngự vào. Nhưng trái lại, ở đâu có Thiên Chúa ngự đến thì ở đó sẽ trở nên xứng đáng. Giakêu đã nên xứng đáng là nhờ Chúa Kitô đoái thương ngự đến.

Sự thật này đã được minh chứng bằng quyết định vừa anh hùng vừa quảng đại của Giakêu: “Thưa Ngài, đây nửa phần tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”(Lc 19,8). Quả thật không phải vì cảnh vật lung linh rực rỡ mà mặt trời mọc lên, nhưng nhờ mặt trời mọc lên nên cảnh vật mới trở nên rực rỡ lung linh. Một sự đổi thay thật ngoạn mục. Trong tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể. “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham”. Abraham là tổ phụ, là cha của các kẻ tin. Lòng tin của Giakêu đã cứu chữa ông. Lòng tin của ông vào tình yêu của Giêsu đã khiến ông được chữa lành và nên mạnh mẽ trong đức công bình lẫn trong tình bác ái.

Những sự tốt đẹp diệu kỳ xảy ra là nhờ Chúa đến. Chúa đã đến với con người, với từng người, nhưng Người vẫn đứng ngoài cửa và gõ. Ai nghe tiếng Người và mở cửa thì Người sẽ vào nhà người ấy và dùng bữa với họ (x.Kh 3,20). Vấn đề đặt ra là chúng ta có mở cánh cửa tâm hồn với khát mong thay đổi như Giakêu chăng? Dĩ nhiên khát mong thay đổi ấy cần được đót nóng bằng niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Đấng “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10).

Xin cùng nhau trả lời những câu hỏi sau:

1. Bạn, tôi, chúng ta có tin Chúa yêu thương chúng ta hết lòng không?

2. Bạn, tôi, chúng ta có tin Chúa có thể làm mọi sự tốt lành cho chúng ta không?

3. Bạn, tôi, chúng ta có thực lòng muốn thay đổi, muốn nên tốt hơn, nên thánh thiện hơn không?

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Việc cử hành sám hối đền tội chung trong Giáo Hội
Linh Tiến Khải
10:24 31/10/2013
Liên quan tới các hình thức sám hối đền tội các Hội Đồng Giám Mục đó đây trên thế giới đã gợi ý nhiều hình thức mới, phù hợp hơn với thời đại và tâm thức cũng như sự nhậy cảm của con người thời nay. Bình thường đó là quyên góp tiền bạc để trợ giúp các dân tộc nghèo, hay các nạn nhân thiên tai đó đây trên thế giới. Điển hình như các cuộc lạc quyên hằng năm của các phong trào Hành động mùa Chay tại Thụy Sĩ, Misereor, Missio Aachen và Renovabis bên Đức vv... Tài liệu của các Giám Mục mời gọi tín hữu kiêng thịt, rượu bia, các cuộc giải trí và các chi tiêu thừa thãi vô ích để dành số tiền tương đương trợ giúp các anh chị em nghèo túng. Hội Đồng Giám Mục Italia thì đề nghị hãm mình đền tội bằng cách không ăn các thực phẩm ưa thích, có một cử chỉ bác ái tinh thần, cầu nguyện tha thứ cho người gây khó khăn, phiền hà hay đau khổ cho mình, hay có một cử chỉ bác ái giúp đỡ một ai đó, xách các vật dụng nặng nề thay cho một cụ già, một em bé, một bà mẹ. Thế rồi còn có những việc khác nữa như đọc Thánh Kinh, thực tập làm việc đạo đức, nhất là có các cử chỉ yêu thương, nhịn nhục, tha thứ cho nhau giữa những người thân trong gia đình, trong cộng đoàn, giữa hàng xóm láng giềng với nhau, hoặc với cả những người không quen biết. Đáp trả lại những lời nói thóa mạ, khiêu khích, tục tằn bất lịch sự bằng những lời nói dịu dàng, lịch thiệp, với nụ cười tha thứ. Thế rồi còn có dấn thân lớn hơn trong việc chấp nhận các khó khăn của cuộc sống, mà không tham vãn kêu ca, khước từ những thú vui như không đi xem xinê hay kịch nghệ tại rạp hát, hoặc một buổi hòa nhạc, hay một đại hội vv... Có hàng trăm cách thức hãm mình đền tội, mà mỗi tín hữu có thể tìm ra cho chính mình, phù hợp với hoàn cảnh sống thường ngày trong môi trường làm việc và sinh hoạt của mình. Mỗi ngày có biết bao nhiêu dịp để chúng ta thực thi bác ái, yêu thương và tha thứ, nhịn nhục và trợ giúp lẫn nhau! Tất cả đều có thể được dùng để diễn tả sự sám hối đền tội.

Việc cử hành sám hối chung trong các ngày xác định của Giáo Hội có ý nghĩa rất sâu xa. Tín hữu tham dự các lễ nghi sám hối đền tội cùng với cộng đoàn dân Chúa theo tiết nhịp của tuần hay mùa trong năm phụng vụ. Chẳng hạn như thứ sáu là ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, nhưng được gắn liền với mầu nhiệm vượt qua và biến cố phục sinh được mừng vào ngày Chúa Nhật. Như thế, thứ sáu là ngày của cuộc khổ nạn, của thập giá của núi Sọ, trong nghĩa cộng đoàn chuẩn bị cuộc hội họp ngày Chúa Nhật và sẽ cử hành trong niềm vui và tình bác ái, thực thi hoán cải được biểu lộ ra một cách cụ thể trong các việc sám hối đền tội, mà mỗi người đã chu toàn. Như thế, việc sám hối đền tội được nối kết với mầu nhiệm phục sinh, và từ bình diện tự nhiên nó được nâng lên bình diện tôn giáo, từ bình diện cá nhân được nâng lên bình diện cộng đoàn. Trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội nó nhận được một ý nghĩa mới cao qúy nhất. Việc sám hối đền tội trở thành một của lễ thánh thiện, một lễ hội được cử hành trong niềm vui của một ước muốn thiêng liêng, trong khi chờ đợi Chúa vinh quang. Trong viễn tượng này, mùa chay là phần của mầu nhiệm phục sinh, thứ sáu được gắn liền một cách mật thiết với Chúa Nhật. Như vậy, mỗi một thời gian sám hối có các đặc thái của nó, và chúng cống hiến cho giáo lý và cuộc sống nội tâm các viễn tượng mới và các phong phú mới.

Tất cả nỗ lực sám hối đền tội của cộng đoàn đâm rễ sâu trong chiều kích thiêng liêng của việc sám hối được biểu lộ ra và hiện thực trong cuộc sống phụng vụ của Giáo Hội. Giáo Hội cử hành việc hoán cải mọi ngày trong các chiều kích sám hối của việc cử hành Thánh Thể. Trước mỗi buổi cử hành thánh lễ các linh mục đều nhắc lại lời Giáo Hội mời gọi ăn năn thống hối tội lỗi: ”Anh chị em thân mến, để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh này chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta và xin Chúa tha thứ”. Tiếp đến mọi người đọc kinh cáo mình: ”Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và cùng anh chị em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta”. Sau đó vị chủ tế đọc: ”Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót tha tội và dẫn đưa chúng ta về cõi trướng sinh”. Tiếp đến là Kinh Thương Xót.

Thánh lễ nào cũng bắt đầu với nghi thức sám hối như thế. Trong phần lời nguyện giáo dân thường khi cũng còn có thêm lời cầu xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau. Tâm tình thống hối cũng được điễn tả ra trong việc công bố lời Chúa và nhất là trong các buổi cử hành lễ nghi sám hối, khi tín hữu khẩn nài ơn tha thứ của Thiên Chúa và của các anh chị em khác. Các lễ nghi thống hối này thường được sử hành trong hình thức phụng vụ lời Chúa với các bài đọc trích từ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước nói về việc sám hối đền tội, bỏ đàng tội lỗi trở về với Thiên Chúa, và sống ngay lành theo các giáo huấn của Chúa. Thường khi vị chủ sự cũng giúp tín hữu xét mình, duyệt lại cung cách sống đạo, kiểu sống đức tin, đức cậy và đức mến, tìm ra các tội lỗi và thiếu sót đối với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính bản thân mình, trong các tương quan gia đình, hội đoàn, giáo xứ giáo phận, và trong các tương quan xã hội, trong môi trường làm việc và sinh hoạt. Lễ nghi sám hối kết thúc với phần lời nguyện giáo dân, cử chỉ trao ban bình an hòa giải với nhau, tha thứ cho nhau, và việc xưng tội hay lãnh bí tích hòa giải. Đây là các nghi thức nên tổ chức thường xuyên, đặc biệt trong mùa vọng, mùa chay, hay trong các dịp chuẩn bị mừng các lễ trọng, lễ bổn mạng giáo xứ giáo phận, hay các ngày kỷ niệm quan trọng của cộng đoàn.

Chính nhờ chiều kích thiêng liêng này việc sám hối kitô được định hình như là một tất cả: sự hoán cải nội tâm, hoa trái của viêc rao giảng, được diễn tả ra một cách cụ thể trong các cử chỉ đâm rễ sâu và được cử hành trong việc phụng tự của Giáo Hội, để trở thành một việc sám hối đền tội thực sự đẹp lòng Thiên Chúa.

Điểm thứ ba là việc cầu nguyện cho kẻ có tội. Lời cầu nguyện là một thực tại gắn liền với Giáo Hội, dân tư tế của Thiên Chúa. Giáo Hội được sinh ra trong lời cầu nguyện, và từ luôn mãi sống nhờ lời cầu nguyện: đó là một lời cầu nguyện liên lỉ cho ơn cứu rỗi của thế giới. Ý thức về sự cần thiết của việc thanh tẩy các chi thể của mình thúc đẩy Giáo Hội cầu nguyện mạnh mẽ hơn nữa, bởi vì Giáo Hội tin tưởng vững mạnh nơi sự hữu hiệu của lời cầu nguyện cho kẻ có tội. Thánh Leô khẳng định rằng: ”Nếu Chúa đã hứa ban cho một hay nhiều người họp nhau nhân danh Ngài điều họ xin, thì lẽ nào Ngài lại sẽ có thể từ chối một dân gồm hàng ngàn người chu toàn việc tuân giữ chặt chẽ, được linh hoạt bởi cùng một tinh thần hay sao?” (S. Leone, Sermo, 88,3). Xác tín này được Giáo Hội diễn tả ra trong lời cầu nguyện hàng ngày cho người có tội, để xin ơn hoán cải và tha tội cho con cái mình, đặc biệt cho các tín hữu cứng lòng vẫn tiếp tục con đường tội lỗi, ngày càng xa Chúa và xa Giáo Hội. Giáo Hội không chỉ hạn chế trong việc khuyến khích người có tội tìm đến ơn tha thứ hòa giải, mà còn kích thích mọi tín hữu cộng tác trong việc hoán cải nữa. Người công chính thánh thiện trợ giúp kẻ tội lỗi bê tha, và cả hai đều được thiện ích. Như thế, tội của một người anh chị em trở thành tội của chúng ta trong thực tại phụng vụ. Trong thân mình Giáo Hội được canh tân và kéo dài vĩnh cửu mầu nhiệm của Con Thiên Chúa, Đấng gánh tội lỗi của mọi con cái. Lời cầu kitô trở lại các đề tài này một cách liên lỉ, và việc cử hành thánh thể tiếp tục cho chúng ta nghe lại các đề tài đó.

Trên quan điểm phụng vụ các tín hữu chuẩn bị lắng nghe lời Chúa và cử hành cuộc tưởng niệm thánh thể với cử chỉ sám hối, lời xưng thú tội lỗi, các ý chỉ thống hối và kinh Thương Xót như đã trình bầy trên đây, và kết thúc với lời tha tội. Đây là một nghi thức thanh tẩy toàn cộng đoàn, bởi vì kinh cáo mình là một lời thú tội toàn diện và công khai của cộng đoàn, và công thức xá giải theo sau thực sự là một công thức cầu nguyện. Nhưng lời cầu sám hối tuyệt diệu trong thánh lễ là Kinh Lậy Cha. Có một khía cạnh hầu như bí tích trong Kinh Lậy Cha. Thánh Agostino khẳng định rằng: Nước của giao ước mới đã xóa bỏ mọi tội, nhưng chúng ta sẽ bị phơi bầy ra cho các nỗi âu lo, nếu lời cầu của Chúa không cống hiến cho chúng ta cách thanh tẩy. Thánh Agostino không sợ hãi nói rằng đối với các kitô hữu Kinh Lậy Cha là một phép rửa mỗi ngày. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều công thức sám hối và thanh tẩy khác trong việc cử hành phụng vụ, nhưng có lẽ chúng ta quá thường quên rằng chính Thánh Thể là bí tích hòa giải, trong nghĩa nó là bí tích hiến tế của Chúa Kitô (DS 1753). Như là hiến tế đền tội Thánh Thể được toàn Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa Cha, cho cộng đoàn tín hữu hiện diện, cho các người vắng mặt, cho những người ở trong tình trạng ơn thánh có thể rước Chúa, cũng như cho những người tội lỗi không thể rước Chúa. Như là hiến tế Thánh Thể, là dấu chỉ hữu hiệu của hiến tế thập giá, trên đó Đức Giêsu Kitô đã đổ máu mình ra cho tất cả mọi người, và như thế hiến tế Thánh Thể ban ơn cứu rỗi, và đền bù một cách khách quan và đại đồng đối với người công chính cũng như kẻ tội lỗi, đối với các tín hữu đã được rửa tội cũng như đối với các người ngoại giáo. Nhưng hiến tế thánh thể chỉ đem tới cho các tín hữu ơn của tình yêu thương chia sẻ hiệp thông, nếu họ sẵn sàng. Xét cho kỹ thì chính ơn yêu thương hiệp thông ấy giải thoát khỏi tội, là chướng ngại duy nhất ngăn cản việc hiện thực sự giải thoát và nó là ơn biến nỗi đớn đau ban đầu của tội lỗi, linh hoạt tín hữu kitô tham dự Thánh Thể với các thái độ phải có, trở thành sự hối hận đích thực và toàn vẹn.

Tóm lại, toàn cuộc sống Giáo Hội là một lời cầu nguyện liên lỉ nhằm thanh tẩy các vết nhơ của các chi thể con cái mình, và làm cho việc sám hối đền tội của Giáo Hôi trở thành một ơn thánh, luôn luôn nhưng không: lời cầu nguyện khiến cho lời loan báo hoán cải được chấp nhận và việc hoán cải được diễn tả ra bằng các hành động thành phần cuộc sống sám hối của chính Giáo Hội. Trong viễn tượng này có thể thực sự nói rằng sám hối đền tội là một ơn thánh hoạt động cho sự chấp nhận nó. Bởi vì tất cả là ơn thánh: khả thể, quyền năng, hành động.

(Thần Học Kinh Thánh bài số 1172)
 
Lịch phụng vụ tháng 11
Lm Anphong Trần Đức Phương
12:09 31/10/2013
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 11/2013

Tháng 11 là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ. Giáo Hội muốn dùng tháng này để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những ngày cuối cùng của thế giới và của mọi người chúng ta.

Trong tháng này chúng ta sẽ mừng lễ các Chúa Nhật Thường Niên (Năm C) 31,32,33 và Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ; ngoài ra chúng ta cũng sẽ mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ, Lễ cầu cho các Linh Hồn, Lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ, Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Lễ Tạ Ơn, Lễ Thánh Anrê Tông Đồ.

LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ (Ngày 1/11): Hôm nay Giáo Hội nhớ đến các vị đã qua đời và đã được hưởng phúc trên Thiên Đàng. Tất cả các vị đã được lên Thiên Đàng đều là Thánh; mặc dầu Giáo Hội dành một số ngày để kính riêng một số vị Thánh đặc biệt để làm gương sáng cho chúng ta; trong đó có những vị Thánh Tông Đồ, Thánh Tử Đạo, Thánh Tu Sĩ, có những vị đã lập gia đình; thí dụ như Thánh Anrê Tông Đồ, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Phanxicô Khó Khăn, Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Thánh Margarett Scotland.v.v...

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Khải Huyền 7:2-4,9-14); Bài Đọc 2 (1Gioan 3:1-3); Bài Phúc Âm (Matthêu 5:1-12).

LỄ CÁC LINH HỒN (Ngày 2/11): Hôm nay chúng ta nhớ đến các người đã qua đời mà còn phải được thanh tẩy trong luyện tội, trước khi được lên Thiên Đàng. Chúng ta có thể cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng nhan thánh Chúa bằng việc dâng Thánh Lễ, làm các việc đạo đức, như lần Chuỗi Mân Côi, đi đàng Thánh Giá và các hy sinh hãm mình. Đây là mầu nhiệm Các Thánh Cùng Thông Công, giữa Giáo Hội chiến đấu ở trần gian, Giáo Hội vinh thắng trên Thiên Đàng và Giáo Hội đau khổ nơi Luyện Tội. Hằng ngày, chúng ta vẫn cầu cho các linh hồn, nhưng đặc biệt trong Tháng Các Linh Hồn. Vì thế tháng này được gọi là Tháng Các Linh Hồn.

Hôm nay được dâng 3 Thánh Lễ để cầu cho các Linh Hồn: Thánh Lễ I : Bài Đọc 1( Sách Giob 19: 1,23-27); Bài Đọc 2( Rôma 5: 5-11); Bài Phúc Âm( Gioan 6:37-40). Thánh Lễ II : Bài Đọc 1 (Isaia 25:6-9); Bài Đọc II (Rôma 8:14-23); Bài Phúc Âm (Luca 23:33,39-42). Thánh Lễ III: Bài Đọc 1 (2Macabê 12:43-45); Bài Đọc 2 ( Khải Huyền 21:1-7); Bài Phúc Âm (Gioan:11: 17-27).

LỄ Chúa Nhật 31 THƯỜNG NIÊN (Ngày 3/11): Các Bài Đọc hôm nay nói về lòng nhân lành của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi biết ăn năn hối cải, và tha thứ các tội lỗi cho họ, và giúp họ trở về đời sống lương thiện. Bài Phúc Âm (Luca 19:1-10) nói đến việc ông Giakêu đã cố gắng leo lên một cây sung để có thể nhìn thấy Chúa, vì đám đông theo Chúa Giêsu quá đông. Chúa Giêsu nhìn thấy thiện chí của ông và bảo ông hãy leo xuống để gặp gỡ Chúa, và mặc dầu biết ông là "thủ lãnh những người thu thuế" và người Do Thái thời đó coi những người thu thuế là những "phường tội lỗi", nhưng Chúa đã đến nhà ông. Vì thế những người hiện diện lúc đó phàn nàn là "sao Chúa Giêsu lại đến nhà một kẻ tội lỗi!" Ông Giakêu đã thưa với Chúa Giêsu là ông sẵn sàng "bố thí một nữa sản nghiệp của ông cho người nghèo khó, và nếu ông có làm thiệt hại ai điều gì thì ông đền gấp bốn lần." Thấy lòng ăn năn thành thực của ông Giakêu, Chúa Giêsu đã tuyên bố "Hôm nay nhà ông được ơn cứu độ..." Rồi Chúa Giêsu nói tiếp "Con Người đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã mất!" Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 11: 22-12: 2) nói đến tình thương của Thiên Chúa đối với mọi loài mà Thiên Chúa đã dựng nên. Thiên Chúa yêu thương mọi người và luôn khoan dung với mọi người. Thiên Chúa "sửa phạt những người lầm đường lạc lối và dạy bảo họ để họ từ bỏ tội lỗi và tin vào Chúa." Trong Bài Đọc 2 (2 Tessalônica 1:11-2:2), Thánh Phaolô nói Ngài hằng cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta luôn sống xứng đáng "ơn gọi mà Chúa ban cho chúng ta" và luôn tin tưởng phó thác mọi sự trong tình thương của Chúa, đừng quá lo lắng sợ hãi về những điều tuyên truyền sai lạc "về ngày của Chúa đã gần đến!"

LỄ Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN (Ngày 10/11): Các Bài Đọc hôm nay nói về cuộc sống đời sau là cuộc sống vĩnh hằng và siêu nhiên, khác hẳn cuộc đời chúng ta ở thế gian này. Trong Bài Phúc Âm (Luca 20:27-38), khi những người thuộc phái Sađucêô (là phái chối không tin có sự sống lại), đưa ra câu hỏi với Chúa Giêsu là nếu một người phụ nữ cưới nhiều đời chồng khác nhau, khi sống lại thì bà đó thuộc người chồng nào? Chúa Giêsu đã trả lời là "con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, nhưng những ai sẽ được hưởng cuộc sống đời sau và được sống lại từ cỏi chết thì không còn cưới vợ, lấy chồng nữa, và sẽ không chết nữa; vì họ giống như Thiên Thần, họ là con cái Thiên Chúa..." Bài Đọc 1 (2 Macabêô 7:1-2,9-14) ghi lại bẩy anh em bị nhà vua đánh đòn đau đớn và ép phải từ bỏ luật của Thiên Chúa; nhưng cả bẩy anh em đều đã từ chối lệnh nhà vua và đều chịu tử hình, vì tất cả đều tin vào Thiên Chúa và sự sống lại, và cuộc sống hạnh phúc đời đời trong Nước Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Tessalônica 2:16-3:5), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy kiên vững trong niềm tin nơi Chúa và cầu nguyện để "Thiên Chúa là cha chúng ta, Đấng đã thương yêu chúng ta, và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời..."

LỄ Chúa Nhật 33 THƯỜNG NIÊN (Ngày 17/11): Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng trong niên lịch Phụng Vụ, nên Giáo Hội trích các bài Sách Thánh nói về ngày tận thế và cuộc sống đời sau, nói về những cuộc bách hại Giáo Hội phải chịu dưới nhiều hình thức khác nhau, để nhắc nhở chúng ta đừng quá lo lắng sợ hãi, vì Chúa vẫn ở với Giáo Hội và gìn giữ Giáo Hội cho tới ngày tận thế; nhưng ngày tận thế chưa phải là đã đến ngay đâu như những tin đồn nhảm nhí, sai lạc. Trong Bài Phúc Âm (Luca 21:5-19), Chúa Giêsu nói về ngày Tận Thế sẽ xẩy đến lúc nào không ai biết được; nhưng chắc chắn sẽ xảy ra, sau khi Giáo Hội và các Tín Hữu của Chúa phải trải qua nhiều thử thách và bách hại; nhưng chúng ta cứ bền vững trong Đức Tin và phó thác mọi sự trong tay Chúa: "Chúng con cứ bền đỗ, chúng con sẽ cứu được linh hồn chúng con." Bài Đọc 1 (Malakia 3:19-20) diễn tả về ngày tận thế sẽ đến, và "những kẻ làm tội ác bị thiêu đốt đi như rơm rác....Còn những người kính sợ Thiên Chúa sẽ được Mặt Trời công chính chiếu soi và được Thiên Chúa thương cứu chữa." Trong Bài Đọc 2 (2 Tessalônica 3: 7-12), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy noi gương các vị làm việc tông đồ, hãy chịu khó làm việc, đừng lười biếng, đừng sống bám vào người khác; hãy tự làm việc để nuôi thân. Thánh Phaolô khuyến khích mọi người điều đó nhân danh Chúa Giêsu Kitô.

LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH (Ngày 21/11): Thánh Lễ hôm nay kính nhớ việc Đức Maria khi còn nhỏ tuổi được cha mẹ là Thánh Gioankim và Anna dâng vào Đền Thánh theo truyền thống thời đó; nhưng cũng do thánh ý Chúa nhiệm mầu. Đức Maria từ đó đã hoàn toàn thuộc về Chúa và vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự suốt cuộc đời; nhất là vâng theo thánh ý Chúa để chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh ra Đấng Cứu Thế. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta ( dù là Linh Muc, Tu Sĩ nam nữ hay Giáo Dân) luôn hiến dâng cuộc đời của chúng ta cho Chúa và vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự, biết chu toàn mọi bổn phận Chúa trao phó cho chúng ta để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1(Giacaria 2:14-17); Bài Phúc Âm (Luca 12:46-50).

LỄ CHÚA GIÊSU KYTÔ LÀ VUA VŨ TRỤ (Ngày 24/11): Giáo Hội dâng ngày Chúa Nhật cuối cùng trong niên lịch Phụng Vụ để kính nhớ Chúa Giêsu là vua vũ trụ. Chúa Giêsu làm vua vũ trụ không phải để bắt người ta hầu hạ, phục vụ, không phải để thống trị mọi người như các vua trần gian; nhưng Chúa Giêsu đã đến trần gian để phục vụ mọi người và chịu chết đau khổ để chuộc tội chúng ta. Chúng ta suy tôn Chúa Giêsu như vị vua vũ trụ; vì sau khi lên trời vinh hiển Chúa Giêsu vẫn không lìa bỏ chúng ta; nhưng Ngài "vẫn ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế". Ngài vẫn điều hành "mọi loài trên trời dưới đất" và hướng dẫn chúng ta trong cuộc lữ hành trần gian tiến về quê huơng nước trời.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (2 Samuel 5:1-3) nói về việc Thiên Chúa tấn phong cho Đavid làm vua dân Chúa là Israel tại Hebron. Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 1: 12-20), Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy tạ ơn Đức Chúa Cha vì Ngài đã cho chúng ta "xứng đáng lĩnh phần gia nghiệp trong ánh sáng Thiên Chúa" nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, "Ngài là đầu thân thể là Hội Thánh, là nguyên thủy và là trưởng tử giữa kẻ chết, và làm bá chủ mọi loài." Bài Phúc Âm (Luca 23: 35-43) ghi lại những giờ phút Chúa Giêsu sắp tắt thở trên Thánh Giá và bị quân dữ cười nhạo, chế diễu. Trên đầu Thánh Giá có gắn tấm bảng (do Philatô bắt phải để, và thật là do Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa) có ghi chữ "Người Này Là Vua Dân Do Thái."

LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIÊT NAM (Ngày 24 tháng 11 hằng năm; nhưng được phép mừng vào Chúa Nhật 33 Thường Niên): Thánh Lễ hôm nay kính nhớ 117 vị đã được Giáo Hội tuyên phong là Thánh vào ngày 19 tháng 6, năm 1988, trong số đó có 96 vị là người Việt Nam, và một số khác là các vị Thừa Sai (11 vị là Tây Ban Nha, 10 vị là người Pháp); nếu kể theo hàng Giáo Phẩm và Giáo dân thì có 8 Giám Mục, 50 Linh Mục, 1 Chủng Sinh, và 58 Giáo Dân.

Thánh Lễ hôm nay cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến biết bao các vị khác đã âm thầm chịu chết vì đạo Thánh Chúa trên quê hương Việt Nam qua các thời đại cho đến ngày nay, và cầu nguyện cho chúng ta luôn biết noi gương các Ngài can đảm trung thành giữ vững Đức Tin trong mọi nghịch cảnh, và cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam. ( Xin xem thêm bài "Cây Đa Tử Đạo" mà chúng tôi đã viết và gửi đến quý vị trước đây).

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (2 Maccabê 7: 1,20-29; hoặc ( Sách Khôn Ngoan 3:1-9); Bài Đọc 2 (Rôma 8:31-19); hoặc (Khải Huyền 7:9-17); Bài Phúc Âm ( Luca 9:23-26; hoặc (Gioan 17:11-19).

LỄ TẠ ƠN (Ngày 28/11): Được mừng hằng năm vào ngày Thứ Năm cuối cùng của Tháng 11. Hôm nay chúng ta hợp với Giáo Hội Hoa Kỳ để tạ ơn Chúa, vì Chúa đã đưa chúng ta đến "Miền Đất Hứa" này, và muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho Giáo Hội và đất nước Hoa Kỳ.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Đức Huấn ca 50:22-24); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 1: 3-9); Bài Phúc Âm (Luca17:11-19).

LỄ THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ (Ngày 30/11): Thánh Anrê là anh em với Thánh Phêrô. Lúc đầu, Thánh Anrê là môn đệ của Thánh Gioan Baotixita; sau đó Ngài đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu. Ngài là người đầu tiên trong các Tông Đồ theo Chúa Giêsu. Chính Ngài là người đã dẫn em mình là Thánh Phêrô đến với Chúa Giêsu (Gioan 1: 35-42). Theo truyền thống, Thánh Anrê rao giảng Tin mừng tại Hy Lạp và chịu tử đạo tại đây vào khoảng năm 60. Ngài chịu đóng đanh vào cây Thánh Giá hình chữ X (Gọi là Thánh Giá Thánh Anrê).

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Rôma 10:9-18); Bài Phúc Âm (Matthêu 4: 18-22).

Vậy trong Tháng 11, là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ, chúng ta hãy nhớ đến thân phận mọi người chúng ta là sẽ phải qua cái chết, rồi Phán Xét riêng, Phán Xét chung. Nghĩ như thế không phải để chúng ta "bi quan, yếm thế"; nhưng chỉ để chúng ta đối diện với sự thực, và luôn cố gắng sống cuộc đời có ý nghĩa, luôn sống đẹp lòng Chúa, vui vẻ chu toàn mọi bổn phận hằng ngày, thờ phượng Chúa và giúp đỡ mọi người cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, thì ngày chúng ta qua khỏi cuộc đời này sẽ là ngày chúng ta được thưởng công trên Nước Chúa.

Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng trong NĂM ĐỨC TIN" (ngày 24 tháng 11 này là ngày cuối cùng trong Năm Đức Tin), chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa thêm Đức Tin cho chúng ta, giúp chúng ta sống đoàn kết yêu thương nhau, giữ vững Đức Tin và truyền lại Đức Tin cho con cháu chúng ta, cho những người sống chung quanh chúng ta tại gia đình, khu xóm, sở làm. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse, các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các Thánh chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha: Tín hữu thực thi bác ái trong đời sống thường nhật
LM. Trần Đức Anh OP
10:26 31/10/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 31-10-2013, dành cho 200 thành viên Hội Thánh Phêrô Tông Đồ, ĐTC Phanxicô nhiệt liệt khuyến khích các tín hữu Kitô biểu lộ niềm tin trong đời sống hằng ngày qua các hoạt động bác ái.

Các thành viên Hội Thánh Phêrô Tông Đồ đến trao cho ĐTC số tiền gọi là ”Đồng tiền thánh Phêrô” họ đã quyên góp được trong các giáo xứ ở Roma để tài trợ các hoạt động từ thiện bác ái của ĐTC.

Ngài nhiệt liệt cám ơn họ về nghĩa cử này, đồng thời nhận xét rằng ”Một niềm tin được sống một cách nghiêm túc thường gợi lên lối sống bác ái chân thực. Chúng ta có bao nhiêu chứng tá đơn sơ của những người trở thành tông đồ bác ái trong gia đình, nơi trường học, giáo xứ, nơi làm việc và các cuộc gặp gỡ xã hội, nơi đường phố, và mọi nơi. Họ coi trọng Tin Mừng. Người môn đệ chân thực của Chúa đích thân dấn thân trong một sứ vụ bác ái có chiều kích là nhiều hình thức nghèo khổ của con người”.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng: ”Mỗi ngày mỗi người chúng ta được kêu gọi trở thành người an ủi, biến thành dụng cụ khiêm tốn nhưng quảng đại của Chúa Quan Phòng và lòng từ bi thương xót của Chúa, cảm thông và chia sẻ, trở thành tông đồ sự an ủi của Chúa có sức nâng đỡ và trao ban can đảm”.

Thánh lễ tại mộ Đức Gioan Phaolô 2

Trước đó, lúc 7 giờ sáng, ĐTC đã cử hành thánh lễ tại Nhà Nguyện thánh Sebastiano, nơi có mộ của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Tại đây mỗi sáng thứ năm hàng tuần vẫn có một nhóm tín hữu Ba Lan tham dự thánh lễ. Nhưng hôm qua là một dịp đặc biệt, áp ngày kỷ niệm Đức Gioan Phaolô 2 thụ phong LM ngày 1-11-1946.

ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ cùng với 120 LM đồng tế, phần lớn là người Ba Lan, trước sự tham dự của đông đảo tín hữu. Trong bài giảng ngài diễn giải về hai bài đọc của ngày lễ. Ngài nhấn mạnh 2 hình ảnh đặc biệt: một là lời thánh Phaolô quả quyết ”Không ai có thể tách biệt tôi khỏi tình yêu Chúa Kitô”. Thánh nhân vẫn trung thành yêu mến Chúa trong những cuộc bách hại, bệnh tật, phản bội, trong tất cả những điều đó, không gì có thể tách rời thánh nhân ra khỏi tình yêu Chúa.. Không có tình yêu đối với Chúa Kitô, không nhìn nhận và nuôi dưỡng mình bằng tình yêu ấy thì không thể là tín hữu Kitô chân thực”.

Hình ảnh thứ hai là Chúa Giêsu khóc khi thấy thành Jerusalem: dân thành này đã không hiểu tình yêu Chúa; Jerusalem đã không để cho mình được Chúa yêu thương, nhưng lại tín thác nơi những thần tượng.

ĐTC mời gọi các tín hữu hãy chọn lựa giữa hai thái độ. Ngài nói: ”Chúng ta hãy nhìn lòng trung thành của thánh Phaolô và sự bất trung của Jerusalem, và ở giữa chúng ta hãy nhìn Chúa Giêsu, nhìn con tim của Ngài đã yêu thương chúng ta dường nào. Chúng ta hãy tự hỏi: ”Tôi giống thánh Phaolô hay là giống Jerusalem? Tình yêu của tôi đối với Thiên Chúa có mạnh như tình yêu của Thánh Phaolô hoặc con tim của tội nguội lạnh như con tim của dân thành Jerusalem?” (SD 31-10-2013)
 
Đức Thánh Cha sẽ tấn phong các Hồng Y mới vào ngày 22-2-2014
LM. Trần Đức Anh OP
10:26 31/10/2013
VATICAN. Hôm 31-10-2013, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, xác nhận tin ĐTC sẽ triệu tập công nghị để tấn phong các Hồng Y mới vào ngày 22-2 năm 2014.

Tin này được giới báo chí nói đến trong những ngày qua. Cha Lombardi cho biết trong dịp họp Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn từ ngày 1 đến 3-10-2013, và sau đó là cuộc họp Hội đồng của Thượng HĐGM thế giới trong 2 ngày 7 và 8-10, ĐTC đã thông báo cho các tham dự viên ý định của ngài triệu tập một công nghị tấn phong Hồng Y mới vào lễ kính Tòa Thánh Phêrô 22-2-2013. ĐTC quyết định thông báo điều này để dễ hoạch định chương trình cho các cuộc họp khác với sự tham dự của các Hồng Y từ nhiều nơi trên thế giới.

Cha Lombardi cũng nói rằng người ta có thể đoán trước ĐTC muốn có cuộc họp của Hồng Y đoàn trước lễ tấn phong các Hồng Y mới, như các vị tiền nhiệm của ngài đã làm. Theo đó, Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn sẽ nhóm khóa họp thứ 3 trong hai ngày 17 và 18-2 năm tới, và sau công nghị tấn phong Hồng Y mới có cuộc họp của Hội đồng Thượng HĐGM thế giới trong hai ngày 24 và 25-2.

Ngoài ra, Hội đồng 15 Hồng Y về vấn đề kinh tế và tổ chức của Tòa Thánh cũng sẽ nhóm vào tháng 2 năm tới, có lẽ là trong tuần lễ trước khi có công nghị tấn phong Hồng Y mới.

Vào khoảng giữa tháng 2 năm tới, Hồng Y đoàn sẽ còn tối đa là 201 vị, trong số này có 106 Hồng Y cử tri. Điều này có nghĩa là nếu ĐTC Phanxicô quyết định giữ nguyên qui luật tối đa là 120 Hồng Y cử tri, thì ngài có thể bổ nhiệm khoảng 14 Hồng Y mới và có thể có thêm vài vị trên 80 tuổi. (SD 31-10-2013)
 
Video Đức Thánh Cha và chú bé con đang phá kỷ lục trên mạng
Trần Mạnh Trác
21:21 31/10/2013


Những video quay lại cảnh Đức Thánh Cha Phanxicô xoa đầu một chú bé con trong lúc Ngài ban lời giảng cho các cặp hôn nhân vào đêm thứ Bảy vừa qua đã phá kỷ lục truy cập trên toàn thế giới và nhận được hàng trăm ngàn lời bình luận khen ngợi.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban lời giảng về việc giữ gìn hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, Ngài khuyên mọi người cần phải biết nói lên 3 lời này là "xin lỗi (Excuse me), cảm ơn (Thank you) và tôi lấy làm tiếc (I am sorry)."

Vào lúc đó thì một chú bé (giấu tên), là con nuôi cuả một cặp ở nước Columbia và là một trong số những đưá trẻ được chọn ngồi gần sân khấu, đã la cà đi lên bục giảng, tới gần Đức Giáo Hoàng và diễu hành xung quanh một cách "rất ư là tự nhiên".

Có lúc đứa bé leo lên Ngai cuả Đức Giáo Hoàng, lúc khác nó ôm lấy chân Ngài như ôm lấy chân cuả một người cha, và thậm chí nó còn kéo theo một đưá bé gái lớn tới gần bên Đức Giáo Hoàng.

Nhân viên trật tự đã tìm cách lấy kẹo dụ chú bé đi chơi nơi khác, nhưng nó không tha thiết ngoài việc quanh quẩn ở cạnh bên Đức Thánh Cha.

Như một người ông nuông chiều con cháu, Đức Thánh Cha mỉm cười xoa đầu nó và có lúc dạy nó hôn lên cây Thánh Giá của mình.

Những hình ảnh tươi mát như vậy đã được cộng đồng Mạng truyền bá cho nhau lan ra khắp thế giới, cộng thêm những lời khen ngợi quí mến.

Xin xem video sau



 
Thư Iraq: Đức tin thời bách hại
Vũ Văn An
22:37 31/10/2013
Từ Iraq, Đức Cha Amel Shamon Nona, TGM Mosul, có lá thư sau gửi Kitô hữu Tây Phương:

Làm thế nào sống được đức tin của ta trong những lúc hết sức khó khăn? Ta có thể làm gì cho những người chịu bách hại vì đức tin của họ? Hỏi những câu hỏi này trước hết là tự hỏi xem đức tin của ta nghĩa là gì. Để có khả năng nói về thời bách hại, Kitô hữu phải thực sự biết chính đức tin của mình.

Năm 2010, khi tôi được chỉ định làm giám mục Nghi Lễ Canđê của Mosul, tôi biết tôi sẽ tới một thành phố đang đương đầu với một tình thế hết sức gay cấn về phương diện an ninh. Nhiều Kitô hữu từng bị sát hại ở đây, và nhiều người khác bị bó buộc phải rời khỏi giáo phận. Bạo lực kinh hoàng từng lấy mạng sống của một linh mục, cũng như của một giám mục, người tiền nhiệm của tôi: cả hai vị đều bị giết một cách cực kỳ kinh dị.

Tôi tới Mosul ngày 16 tháng Giêng năm 2010. Ngay ngày hôm sau, một loạt các vụ sát hại Kitô hữu để trả đũa đã khởi diễn, bắt đầu là vụ sát hại người cha một thanh niên lúc ấy đang cầu nguyện với tôi tại nhà thờ. Trong suốt hơn mười ngày sau, các người cực đoan tiếp tục sát hại, mỗi ngày một hay hai mạng người. Các tín hữu phải bỏ chạy tới các thị trấn và làng mạc nhỏ hay các tu viện gần đấy để lánh nạn,

Từ đó đến nay, khoảng nửa số tín hữu này đã trở lại quê hương. Có thể làm gì cho số người này? Có thể làm gì cho những người sống cuộc sống khó khăn đầy bách hại này?

Những câu hỏi ấy dằn vặt tôi hoài, buộc tôi phải nghĩ tới con đường đúng đắn cần theo để có thế chu toàn sứ mệnh phục vụ của mình. Tôi tìm ra câu trả lời ngay trong khẩu hiệu giám mục của tôi, tức lòng hy vọng. Tôi đi tới kết luận: trong thời khủng hoảng và bách hại, ta phải luôn tràn trề hy vọng. Và thế là tôi quyết định ở lại thành phố, củng cố niềm hy vọng của mình để có thể đem hy vọng lại cho rất nhiều tín hữu chịu bách hại nhưng kiên quyết tiếp tục ở lại đây.

Điều đó đã đủ chưa? Thưa chưa. Tiếp tục ở lại với các tín hữu trong niềm hy vọng là một khởi điểm chủ yếu, nhưng không đủ - Còn cần một điều gì hơn thế nữa. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng lòng hy vọng tức đức cậy được nối kết với đức ái, và đức ái được nối kết với đức tin. Nhưng phải làm gì để xây đắp đức tin này? Tôi bắt đầu tự hỏi các tín hữu của chúng tôi làm thế nào sống thực lòng tin của họ, làm thế nào họ thực hành được đức tin ấy trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Tôi hiểu ra rằng đứng trước đau khổ và bách hại, hiểu biết thực sự đức tin của ta và nguyên nhân cuộc bách hại ta có tầm quan trọng nền tảng, hơn bất cứ điều gì khác.

Nhờ đào sâu ý thức ta về căn tính Kitô hữu, ta sẽ khám phá ra nhiều cách để đem ý nghĩa lại cho cuộc sống bị bách hại và tìm được sức mạnh để chịu đựng nó. Biết rằng mình có thể bị giết bất cứ lúc nào, ở trong nhà, ở ngoài phố, ở sở làm, nhưng bất chấp các điều này, vẫn duy trì một đức tin sống động và tích cực, thì đó quả là một thách đố thực sự.

Từ giây phút biết mình đang chờ cái chết, dưới sự đe dọa của một ai đó sẵn sàng bắn ta bất cứ lúc nào, ta cần biết mình phải sống tốt ra sao. Thách đố lớn nhất trong việc đối diện với cái chết vì đức tin của mình là tiếp tục biết đức tin này cách sao đó để sống nó cách kiên cường và trọn vẹn, dù khoảng phân cách ta với sự chết hết sức vắn vỏi.

Mục tiêu của tôi là củng cố sự kiện này: đức tin Kitô Giáo không phải là một điều trừu tượng, một lý thuyết thuần lý, xa vời cuộc sống thực sự, cuộc sống hàng ngày, nhưng là một phương tiện để khám phá ra ý nghĩa sâu xa nhất của nó, biểu thức cao cả nhất của nó như đã được mạc khải trong Mầu Nhiệm Nhập Thể. Khi cá nhân khám phá ra khả thể này, họ tuyệt đối sẵn sàng chịu đựng bất cứ sự gì và làm mọi sự để bảo tồn khả thể này, cho dù có vì thế mà phải chết đi chăng nữa.

Nhiều người hiện sống trong tự do, không bị bách hại, tại các quốc gia không gặp vấn đề như đất nước chúng tôi, hỏi tôi họ có thể làm gì cho chúng tôi, họ có thể giúp chúng tôi cách nào trong tình huống hiện nay. Trước hết, bất cứ ai muốn làm một điều gì đó cho chúng tôi thì hãy cố gắng sống thực đức tin của mình cách sâu sắc hơn, đem đời sống đức tin ra thực hành hàng ngày. Đối với chúng tôi, tặng phẩm lớn nhất là biết ý thức rằng tình huống của chúng tôi đang giúp người khác sống thực đức tin của họ một cách mạnh mẽ, vui tươi và trung thành nhiều hơn.

Mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày; vui tươi trong mọi sự ta gặp trên hành trình cuộc sống; tin tưởng rằng đức tin Kitô Giáo sẽ giải đáp mọi vấn nạn căn bản của đời người, cũng như sẽ giúp ta đương đầu với mọi biến cố tương đối nhỏ ta gặp dọc đường. Phải coi điều này như mục tiêu trổi vượt của mọi người chúng ta. Biết rằng hiện vẫn có nhiều người trên thế giới đang bị bách hại vì đức tin của họ nên là một cảnh báo đối với tất cả qúy bạn hiện đang sống trong tự do để qúy bạn trở nên các Kitô hữu tốt hơn, mạnh mẽ hơn, và là một thúc đẩy để các bạn minh chứng đức tin của mình khi đối đầu với các khó khăn do xã hội của qúy bạn gây ra, cũng như nhìn nhận rằng cả qúy bạn nữa cũng đang phải đương đầu với một mức độ bách hại vì đức tin nào đó dù là ở Tây Phương.

Bất cứ ai muốn đáp ứng tình thế khẩn trương này có thể ra tay giúp đỡ những người đang bị bách hại cả về vật chất lẫn thiêng liêng. Xin giúp đem tình huống của chúng tôi ra dư luận thế giới, qúy bạn là tiếng nói của chúng tôi. Về thiêng liêng, quý bạn có thể giúp đỡ chúng tôi bằng cách biến cuộc sống và các đau khổ của chúng tôi thành một thúc đẩy đối với việc cổ vũ sự hợp nhất giữa mọi Kitô hữu. Điều đem lại sức mạnh hơn cả mà qúy bạn có thể làm được để đáp ứng tình huống của chúng tôi là tái khám phá và rèn đúc hợp nhất, như một cá nhân và như một cộng đồng, và làm việc cho ích lợi của chính xã hội qúy bạn. Các xã hội này đang cần các chứng tá Kitô hữu biết sống thực đức tin của mình một cách mạnh mẽ và vui tươi và nhờ thế đem lại cho người khác lòng can đảm sống đức tin của họ.
 
Top Stories
Chine: Le régime tente un redressement moral par la religion
Eglises d’Asie
10:11 31/10/2013
Ces dernières années, les tentatives du gouvernement chinois de recourir aux valeurs religieuses pour combler le vide moral dont témoigne la multiplication des scandales de toute nature en Chine aujourd’hui ne sont pas nouvelles. L’appel lancé en août dernier par le président Xi Jinping de « construire une civilisation matérielle et spirituelle » s’inscrit assurément dans cette ligne politique.

Pour autant, la politique religieuse des autorités chinoises ne semble pas évoluer. Conçue autour d’un système ne comprenant que cinq religions officiellement reconnues et enregistrées, cette politique ne dispose pas de la souplesse nécessaire pour prendre en compte la diversité du paysage religieux actuel, ni ne permet de sortir d’un régime où le pouvoir en place ne conçoit pas de pouvoir contrôler, d’une façon ou d’une autre, les activités religieuses de la population chinoise. Dans les trois ‘Pour approfondir’ qu’Eglises d’Asie publie aujourd’hui, différents articles écrits par des observateurs situés hors de Chine et des intellectuels chinois actifs en Chine dressent un état des lieux de la question de la réforme de la politique religieuse du gouvernement chinois, un chantier pour l’heure très peu avancé.

Le premier des ces trois ‘Pour approfondir’ est tiré de Question Chine, site francophone fondé en 2002 sous l’impulsion de Henri Eyraud, observateur confirmé des questions chinoises. Il a été mis en ligne le 19 octobre 2013.

Beaucoup d’observateurs l’attestent, il y a aujourd’hui en Chine une accélération de la quête religieuse, dont nombre de recherches rendent compte depuis plusieurs années. Dans cette société où le confucianisme s’est imposé comme une « non-religion » et l’épine dorsale « quasi sacrale » du lien de société, on n’en est certes pas encore à considérer le retour du religieux comme ferment social et politique. Mais, alors qu’on assiste à un renouveau de la ferveur dans les lieux de culte et à un engouement indubitable pour la religion chrétienne, notamment protestante, on peut se demander si le retour de la foi n’est pas, à l’exemple de ce qui se passe ailleurs, « une réinvention des pratiques et des discours, bricolant des points de repère de sens pour échapper au désenchantement de la société moderne » (P. Michel Masson, SJ, directeur de l’Institut Ricci). En Chine, on le sait, l’engouement religieux est aussi pour certains milieux un moyen de contourner le quadrillage de la société.

Dans ce contexte, il semble que le pouvoir commence à considérer la renaissance des pratiques religieuses comme un levier, peut-être plus efficace que le droit – et moins dangereux pour lui-même –, afin de reconstruire une morale sociale et politique très dégradée, alors que l’éthique publique et privée est mise à mal par d’incessants dérapages moraux et déontologiques. On peut cependant douter que la nouvelle tolérance religieuse dont fait preuve le pouvoir parviendra à corriger les dérapages moraux des cadres et à rétablir la confiance des fidèles dans le régime.

Une dépêche de l’agence Reuters du 29 septembre 2013, qui s’appuie sur des sources anonymes, met l’accent sur la nouvelle tendance du président Xi Jinping à tirer partie de la résurgence des engouements religieux : « L’influence des religions sera subtilement favorisée par le pouvoir, qui graduellement réduira ses attaques contre elles. »

En février 2013, Xi Jinping avait rencontré à Pékin le moine bouddhiste Hsing Yun, figure emblématique de la mouvance politico-religieuse taïwanaise, proche du Guomindang, partisan de la « politique d’une seule Chine » et fondateur du mouvement Fo Guang Shan 佛光山, (‘La montagne de la lumière du Bouddha’) ; en juillet, à la demande de Xi Jinping, Zhang Lebin, vice-directeur du Bureau des Affaires religieuses rédigeait un commentaire dans le Quotidien du Peuple exhortant les cadres à « traiter les religions avec considération » et à « respecter le droit des citoyens à pratiquer une religion ».

En août, Xi Jinping, dont quelques-uns de ses proches affirment qu’il est attaché à la pratique du bouddhisme, appelait à « construire une civilisation matérielle et spirituelle » (traduire « soutenir en même temps la croissance et la moralité publique et privée »). Enfin, en juillet et en août, Yu Zhengsheng, n° 4 du Comité permanent du Bureau politique du Parti, en charge des questions religieuses au Tibet et au Xinjiang, visitait une mosquée au Xinjiang et cinq temples dans les zones du Grand Tibet – une fréquence de visites de lieux de culte très inhabituelle pour un aussi haut dirigeant du Parti.

Dans le sillage de cette stratégie du pouvoir, dont on voit bien qu’en première analyse elle est articulée autour d’une vision politique de la religion, vue à la fois comme un moyen de désamorcer l’irrédentisme des deux provinces les plus marquées religieusement et un adjuvant moral et éthique à l’action du gouvernement pour reconstruire la confiance mise à mal par les constants dérapages déontologiques de l’administration et des hommes d’affaires, il est un phénomène qui mérite attention : l’augmentation rapide notée par le pouvoir chinois lui-même du nombre de fidèles des Eglises chrétiennes, avec un net avantage aux conversions protestantes.

Les chrétiens plus nombreux

Le 10 octobre dernier, le Global Times, surgeon du Quotidien du Peuple, publiait un intéressant article qui mettait en perspective ce mouvement. Citant un rapport du IXème Congrès des chrétiens de Chine, le journal notait qu’en cinq ans 2,4 millions de Chinois s’étaient convertis au christianisme tandis qu’on construisait plus de 5 000 églises à travers le pays.

Alors qu’au moment de la fondation de la République populaire en 1949, il y avait à peine 700 000 fidèles chrétiens, d’après les statistiques officielles, ils étaient aujourd’hui 25 millions (18 millions de protestants et 7 millions de catholiques). Encore – et c’est une autre nouveauté inhabituelle pour la presse officielle qui d’habitude traite ces questions avec une prudence contrite, voisine de l’omerta –, l’article précisait que le nombre des pratiquants était sérieusement sous-estimé puisqu’une part considérable de chrétiens préféraient fréquenter les « églises souterraines » ou les « églises domestiques » plutôt que celles autorisées par le pouvoir.

Se risquant à une estimation, l’auteur citait Liu Peng, chercheur à l’Académie des Sciences sociales et expert du développement du christianisme en Chine, qui affirme que le nombre de fidèles dissidents était au moins égal au nombre des pratiquants qui fréquentent les églises « officielles ». Une enquête du Pew Research Center, basé à Washington, situait le nombre de chrétiens à 67 millions, avec approximativement 55 millions de protestants et seulement 12 millions de catholiques, dont le nombre stagne en partie du fait des mauvaises relations avec le Vatican et des répressions politiques qui en résultent.

Une culture politique antireligieuse difficile à modifier

Après un assez long historique de scission entre les Eglises officielles et les groupes rebelles, le Global Times rapportait le jugement très critique de Yang Fengguang, directeur du Centre d’études des religions de l’Université John Purdue (Indiana, Etats-Unis) et auteur de Religion in China : Survival and Revival under Communist Rule (Oxford University Press, USA, oct. 2011) : « L’actuelle politique religieuse de la Chine est un héritage du passé, sérieusement déconnecté des réalités sociales modernes (…). Le gouvernement chinois doit procéder à une mise à jour de sa manière d’appréhender le phénomène religieux pour l’adapter au changement (…). »

Surtout, la citation se terminait par un appel à plus de tolérance religieuse. Publié dans un organe de presse officiel, le message prenait une importance particulière : « Le gouvernement devrait autoriser les différentes Eglises à s’enregistrer légalement, ce qui serait utile pour la construction d’une société harmonieuse. »

Il y a cependant peu de chances que ces appels produisent un effet à court terme tant les Eglises souterraines sont jalouses de leur indépendance et craignent les manipulations politiques.

En effet, bien qu’inscrite dans la Constitution chinoise, la liberté religieuse a sans cesse été battue en brèche par le Parti, dont l’athéisme est consubstantiel de l’idéologie fondatrice. Sans remonter aux persécutions cruelles de l’ère maoïste, on se souvient du harcèlement paranoïaque exercé à l’encontre du mouvement Falungong, dont des milliers d’adeptes ont été mis sous les verrous depuis 1999, ou bien de l’arrestation par Jiang Zemin en 1995 d’un enfant de 6 ans successeur désigné du dalai lama, pourtant considéré par les bouddhistes tibétains comme une figure sacrée, juste après celle du dalai lama.

En même temps, nombre de cadres considèrent toujours les religions comme des « superstitions féodales ». En juin dernier, Zhu Weiqun membre du Comité central, n° 2 du Front uni et membre du Comité permanent de la Conférence consultative du Peuple chinois en charge des affaires tibétaines, expliquait, dans une interview au magazine China Newsweek, que les membres du Parti ne devraient pas être autorisés à pratiquer une religion.

Certains, comme Lin Chong-Pin, professeur associé à l’Institut d’études stratégiques de l’Université de la Défense nationale taïwanaise, considèrent cependant que l’ouverture vers les religions se doit d’être à la fois sincère et intéressée : « Pour sauver le Parti de la crise où il est enfoncé, Xi Jinping doit trouver le moyen de combler le vide spirituel. »

(Source: Eglises d’Asie, 31 octobre 2013)
 
Chine: A quand la fin du monopole d’Etat sur les religions officiellement reconnues ?
Magda Hornemann/ Eglises d’Asie
10:15 31/10/2013
Le monopole officiel sur les activités religieuses pratiquées par le groupe des cinq religions reconnues par l’Etat s’érode progressivement. Au sein du système établi par les dirigeants communistes chinois dans les années 1950, seuls les groupes affiliés à ces cinq religions, à savoir les bouddhistes, les catholiques (dans la mesure où ils sont « officiels », distincts des catholiques « clandestins »), les chrétiens protestants, les taoïstes et les musulmans, peuvent obtenir un statut légal.

Des responsables religieux juifs ou orthodoxes (au sens de chrétiens orthodoxes) ont cherché à faire reconnaître par l’Etat leurs communautés, étant donné que ces dernières, pour fonctionner au grand jour, ne disposent que d’un agrément limité. Des communautés revendiquant une appartenance aux adventistes du septième jour, aux mormons et aux communautés bahaï pourraient faire de même. Plus délicat est le problème posé aux autorités chinoises par les Eglises domestiques protestantes, de même que par certaines mosquées ou bien encore les catholiques « clandestins » pour qui l’affiliation à l’Association patriotique des catholiques chinois est incompatible avec leur foi. Quel statut légal offrir à ces communautés ? Les difficultés sont multiples, sans même évoquer l’idée de voir les communautés religieuses en Chine, toutes les communautés sans exception, fonctionner sans autre forme de statut légal, comme cela pourrait pourtant être envisageable au vu des engagements que la Chine a pris vis-à-vis de la communauté internationale dans le domaine du respect des droits de l’homme.

Dans l’article ci-dessous, mis en ligne le 16 septembre 2013 sur le site de Forum 18, Magda Hornemann, spécialiste des questions religieuses en Asie orientale, analyse ces questions. Basé en Norvège, Forum 18 se présente comme une organisation chrétienne œcuménique ayant pour objet la défense à travers le monde de l’article 18 de la Déclaration universelle des droits de l’homme, article relatif au droit à la liberté religieuse (www.forum18.org). La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.

Dans le système établi par les dirigeants communistes chinois dans les années 1950, les cinq Eglises reconnues par l’Etat exercent un monopole officiel sur toutes les pratiques religieuses légales dans le pays. Seuls les groupes affiliés à ces Eglises peuvent obtenir un statut légal. Pourtant, alors que ce monopole est en passe d’être progressivement érodé, on constate que d’autres communautés religieuses s’étonnent de savoir, quand et comment le gouvernement chinois amendera sa politique, jusqu’au point de permettre à n’importe quelle communauté religieuse d’obtenir un statut légal si elle le désire.

Quelques églises chrétiennes orthodoxes ont reçu l’approbation de l’Etat pour rester ouvertes sans pour autant entrer dans le système mis en place pour les cinq religions officiellement reconnues. Pour certaines communautés formées de juifs ou de protestants étrangers, une tolérance existe mais ces communautés n’ont pas le droit d’accepter en leur sein des citoyens chinois.

Dans le même temps, des millions de citoyens chinois participent à des célébrations au sein de communautés religieuses non reconnues par l’Etat, y compris les membres des nombreuses « Eglises domestiques » protestantes et ceux qui parmi les catholiques reconnaissent l’autorité du Vatican.

Une reconnaissance à obtenir

Sous le système restrictif actuel, le statut d’enregistrement légal permet à une communauté religieuse de conduire des réunions régulières dans des lieux permanents et visibles sans craindre la répression de l’Etat. En général, les groupes déclarés, qu’ils soient bouddhistes, catholiques, taoïstes, musulmans ou protestants, au sein des structures hiérarchiques approuvées par l’Etat, bénéficient toutes de ces avantages. Inversement, les groupes religieux non déclarés (y compris ceux qui appartiennent à ces cinq religions mais qui sont extérieurs aux groupes approuvés par l’Etat) n’ont pas la possibilité de bénéficier soit d’une partie de ces avantages, soit de tous ces avantages.

Par exemple, les groupes protestants et catholiques non enregistrés (particulièrement ceux qui sont clairement rattachés au Vatican) doivent toujours s’attendre à des mesures de répression de la part de l’Etat. D’autres groupes non enregistrés, comme la communauté chrétienne protestante des résidents taïwanais à Shanghai, ne sont pas en mesure de tenir des réunions régulières, malgré le fait que le gouvernement de Shanghai ait autorisé la communauté à fonctionner.

Ces défis et d’autres encore doivent être relevés par les diverses communautés religieuses qui disposent d’une certaine possibilité de pratique religieuse mais qui doivent encore obtenir la reconnaissance de l’Etat en Chine. Ces croyances sont, entre autres, le judaïsme, l’orthodoxie russe, les adventistes du septième jour, la religion bahaï et le mormonisme.

Un problème persistant

Le problème de la reconnaissance par l’Etat est un problème non seulement pour les communautés religieuses mais aussi pour d’autres organismes qui n’appartiennent pas à la sphère publique en Chine. La confirmation formelle de la reconnaissance de l’Etat est l’enregistrement légal. Comme tous les Etats porteurs d’un héritage corporatiste, la Chine demande que toutes les organisations non-étatiques soient enregistrées par l’Etat. Toute activité religieuse non enregistrée est donc illégale et s’expose à des sanctions. Sur le fond, l’enregistrement par l’Etat est un moyen pour celui-ci de contrôler les organisations qui ne sont pas du ressort de la sphère étatique.

Naturellement, l’Etat incite les organisations non-étatiques à s’enregistrer auprès de lui, ce qui leur confère alors une légitimité publique et leur donne accès à des ressources précieuses, contrôlées par l’Etat. La principale raison pour laquelle la reconnaissance de l’Etat, particulièrement l’enregistrement légal, est un problème est que l’Etat chinois et ses agents ont, dans la pratique, rendu excessivement difficile, pour des entités non-étatiques, l’obtention de ce statut.

Parmi les principaux obstacles, on trouve la mise en œuvre d’exigences financières difficiles ou bien encore la réticence des organes de l’Etat à soutenir des organisations non-étatiques.

Il peut sembler contraire à la logique que l’Etat, qui recourt à une limitation par la loi comme outil de contrôle, ait créé ces obstacles. Cependant, ce n’est pas surprenant une fois qu’on a compris que l’Etat a une capacité limitée à gérer les organisations non publiques, et que les organisations publiques sont généralement opposées à apporter leur caution à des organisations non-étatiques, du fait qu’elles sont tenus comptables des actions des organismes non-étatiques qu’elles parrainent.

De plus, les agents de l’Etat peuvent considérer dans la pratique l’absence d’enregistrement comme un moyen utile pour contrôler les organisations non-étatiques, parce que l’Etat peut toujours sévir contre les organisations non-étatiques au prétexte de leur défaut d’enregistrement légal. D’une manière analogue, les agents de l’Etat peuvent s’attendre à ce que le défaut d’enregistrement légal incitera très probablement les groupes non enregistrés à faire preuve de prudence dans leurs activités.

Enregistrement des prétendants ?

Bien que le gouvernement chinois permette à quatre églises de fonctionner pour assurer le service religieux de quelque 15 000 chrétiens orthodoxes environ, cette communauté ne dispose d’aucun clerc à temps plein. De nombreux bâtiments de l’Eglise orthodoxe russe sont maintenus et entretenus comme sites culturels, mais ils ne proposent pas de services religieux. Lorsque le primat de l’Eglise orthodoxe russe, le patriarche Kirill, a visité la Chine en mai 2013 et qu’il a célébré un service religieux à Shanghai, c’était la première fois en cinquante ans qu’un tel service était célébré dans cette ville. Il faut noter que l’absence de statut légal a effectivement empêché la construction de nouvelles églises orthodoxes ou permis que des églises confisquées autrefois retrouvent une affectation à caractère religieux.

Les juifs chinois, au nombre d’un millier environ, descendants des juifs arrivés en Chine il y a plus de 1000 ans, n’ont pas la possibilité de célébrer le culte dans des synagogues. En revanche, les juifs non chinois ont la possibilité d’accéder à des synagogues à Pékin et à Shanghai.

La raison pour laquelle le gouvernement chinois traite les juifs chinois et les juifs non chinois différemment n’est pas très claire. Une explication possible est que les juifs chinois ne sont pas perçus comme un groupe ethnique ou culturel différent (1), alors que le gouvernement chinois veut maintenir la perception, remontant à la seconde guerre mondiale, lorsque le gouvernement chinois a offert à des juifs européens un asile, que la Chine est une nation amie du peuple juif.

L’absence de reconnaissance officielle de l’adventisme en Chine signifie que ses quelque 400 000 fidèles n’ont pas de droit légal sur les biens adventistes. Par exemple, une église adventiste dans la ville de Shenyang, au nord-est de la Chine, dont la fondation était antérieure à 1949, a été détruite parce que le Mouvement patriotique des Trois autonomies (l’instance qui supervise l’activité des protestants reconnus légalement), qui prétend représenter toutes les dénominations protestantes et à ce titre affirmait détenir les droits de propriété sur ce bien immobilier, l’avait vendue à un promoteur immobilier, ainsi que le rapportait China Aid en avril 2013.

Bien que quelques églises adventistes aient été autorisées à de nouveau fonctionner, la majorité des adventistes est censée partager le culte avec d’autres communautés fonctionnant soit au sein des églises autorisées par l’Etat soit au sein d’entités non reconnues.

Pour les croyants de la religion bahaï, l’absence de reconnaissance officielle signifie qu’à peu près 6 000 pratiquants en Chine ne peuvent pas divulguer les lieux où ils pratiquent leurs cérémonies religieuses. De la même façon, les mormons chinois, dans la pratique, exercent leur culte en secret et à l’écart de leurs coreligionnaires non chinois, apparemment selon un accord entre l’Eglise de Jésus-Christ des saints des derniers jours aux Etats-Unis et le gouvernement chinois.

Pour toutes ces communautés religieuses, l’absence de reconnaissance de la part de l’Etat, manifestée par un enregistrement légal, signifie qu’elles fonctionnent en tant qu’entités illégales. Par conséquent, leurs membres et fidèles risquent constamment des mesures de répression.

D’autres types de croyances – comme l’hindouisme, le sikhisme et les témoins de Jéhovah – existent certainement parmi les nombreux ressortissants étrangers travaillant en Chine, tout comme peut-être parmi les habitants locaux, mais, à ce jour, ils n’ont pas de présence visible. Aussi, toute pratique religieuse entreprise par eux dans ces conditions comporte des risques.

Question de taille

Jusqu’à présent, l’Eglise orthodoxe russe a officiellement manifesté son désir que l’Etat chinois reconnaisse une Eglise orthodoxe chinoise autonome (le patriarcat de Moscou lui a accordé l’autonomie en 1956). Le métropolite Ilarion (Alfeyev) de Volokolamsk, chef du département pour les relations extérieures du patriarcat de Moscou, a déclaré à l’agence de presse russe RIA Novosti, le 14 mai 2013, lors de la visite du patriarche Kirill (Cyril) en Chine, que la reconnaissance par l’Etat était le but recherché lors des négociations de l’Eglise orthodoxe russe avec le gouvernement chinois.

En outre, Shlomo Amar, grand rabbin sépharade de l’Etat d’Israël, a pressé la Chine de reconnaître le judaïsme comme religion officielle au cours de sa visite à Shanghai en juin 2006.

Les états-majors basés à l’étranger des Eglises adventiste, bahaï et mormone n’ont pas officiellement exprimé le souhait d’obtenir la reconnaissance de l’Etat en Chine. Mais elles continuent à garder le contact avec les autorités chinoises, y compris les groupes religieux reconnus par l’Etat, ostensiblement dans le but d’obtenir un jour cette reconnaissance.

A titre d’exemple, Ted Wilson, dirigeant de l’Eglise adventiste du septième jour, a précisé en juillet 2010 que son Eglise continuerait à travailler avec le Mouvement patriotique des Trois autonomies (TSPM) et le Conseil chrétien de Chine (CCC), qui sont les instances approuvées par l’Etat pour diriger les affaires des chrétiens protestants en Chine, malgré son affirmation que l’Eglise adventiste « professe des doctrines distinctes » par rapport aux autres confessions chrétiennes protestantes.

Etant donné que la reconnaissance de l’Etat confère des avantages importants, ces communautés religieuses ont clairement de bonnes raisons de poursuivre les démarches pour l’obtenir. Cependant, comment sont-elles susceptibles d’y parvenir ? Plus spécifiquement, quels défis doivent-elles surpasser afin d’obtenir ce statut ? Pour répondre à ces questions, examinons brièvement les circonstances dans lesquelles l’Etat communiste a accordé une reconnaissance officielle au bouddhisme, au catholicisme, au taoïsme, à l’islam et aux chrétiens protestants.

Dans son article intitulé « Positionnement de la religion dans la modernité: Etat et bouddhisme en Chine », paru dans l’ouvrage Making Religion, Making the State, Ashiwa Yoshiko, professeur spécialiste du bouddhisme à l’université japonaise Hitotsubashi, indique que l’Etat communiste chinois, nouvellement en place, a reconnu le bouddhisme, le catholicisme, le taoïsme, l’islam et le protestantisme dans les années 1950 parce que ces religions se fondent sur des caractéristiques modernes, telles qu’un système de pensée tourné vers la vie de l’au-delà, un clergé formé spécialement et des lieux déterminés pour des activités religieuses. Ces traits distinguaient la religion de la superstition et de la croyance populaire, estimaient les dirigeants communistes.

Cependant, Yang Fenggang, professeur à l’université Purdue et expert des questions religieuses en Chine, écrit dans son livre Religion in China que l’Etat communiste a étendu la reconnaissance aux cinq religions parce qu’elles avaient un « effectif massif de fidèles ».

Le judaïsme, l’Eglise orthodoxe, l’Eglise adventiste du septième jour, la religion bahaï et le mormonisme répondraient toutes aux exigences d’une religion moderne, selon les déterminations précisées par le professeur Ashiwa. Cependant, si la taille des effectifs est vraiment un facteur déterminant pour obtenir la reconnaissance de l’Etat, alors, seul l’adventisme serait en mesure de satisfaire à cette exigence. En effet, un article du 15 mai 2013 paru dans le quotidien Global Times, affilié au Quotidien du peuple, mentionnait que la petite taille de l’Eglise orthodoxe en Chine pourrait contrarier son projet d’obtenir la reconnaissance de l’Etat.

Considérations de politique étrangère

Cependant, des indications montrent que d’autres facteurs pourraient avoir joué un rôle dans la décision que l’Etat communiste a prise dans les années 1950, et ces éléments peuvent aider à déterminer le statut politico-juridique futur du judaïsme, de l’orthodoxie russe, de l’adventisme, de la religion bahaï et du mormonisme en Chine, sans parler d’autres croyances qui peuvent être pratiquées en toute discrétion dans la Chine d’aujourd’hui en raison de l’absence de reconnaissance de l’Etat. Les considérations de politique étrangère constituent un de ces facteurs.

En plus de la taille des communautés religieuses en question, le professeur Yang a également noté dans son livre que leurs relations internationales étaient des éléments importants. Pendant l’ère maoïste, qui s’est essentiellement terminée à la mort de Mao Zedong en 1976, l’Etat chinois estimait que les liens que certaines religions entretiennent avec l’étranger des religions pouvaient en faire des instruments subversifs en Chine. Il était donc important de coopter ces religions pour les amener à rompre leurs liens internationaux.

Cependant, comme la Chine est devenue une puissance internationale reconnue, elle est aussi de plus en plus intéressée par les moyens pouvant défendre ses intérêts en politique étrangère. A cet égard, des religions et des groupes religieux peuvent se révéler être des instruments utiles de politique étrangère. De fait, tout en notant la faible présence de l’Eglise orthodoxe en Chine, l’article du Global Times de mai 2013 suggère que l’avenir de l’Eglise orthodoxe en Chine puisse dépendre dans une certaine mesure des considérations de politique étrangère de la Chine vis-à-vis de la Russie.

Bien que les relations de la Chine avec la Russie aient historiquement été difficiles, il n’y a aussi aucun doute que les deux gouvernements travaillent plus étroitement aujourd’hui pour contrer les intérêts des Etats-Unis dans le monde. C’est pourquoi, l’avenir de l’Eglise orthodoxe en Chine peut bien être déterminé par l’avenir des relations sino-russes. En effet, l’article du Global Times fait cette suggestion en remarquant que le métropolite Kirill, dirigeant actuel de l’Eglise russe orthodoxe, a effectué sa première visite en Chine en mars 2006 comme membre de la délégation du président russe Vladimir Poutine. Toutefois, au moins pour l’instant, de telles considérations diplomatiques ne peuvent pas être transposables aux autres communautés religieuses mentionnées dans le présent article.

Il ne s’agit pas de suggérer ici que le gouvernement chinois ne soit plus concerné par l’éventualité que des religions et des groupes de religions deviennent des éléments subversifs agissant pour le compte d’intérêts étrangers. En grande partie, cette préoccupation reste actuelle, comme le prouve la lutte continue du gouvernement chinois contre le Vatican. Il y a donc une raison de croire que le gouvernement chinois puisse élargir la reconnaissance à de nouvelles religions et à des groupes religieux comme un moyen de couper leurs liens internationaux, particulièrement si les objectifs de ces liens internationaux sont perçus comme hostiles aux intérêts chinois.

Cependant, la logique veut que cet élément apparaisse comme une considération de première importance uniquement quand les religions et les groupes religieux atteignent une taille et une influence significative. Cela signifie que l’Etat chinois a peu de motivation à présent pour sérieusement envisager d’étendre une reconnaissance basée sur ce seul facteur.

Un gouvernement réduit

Il est nécessaire de prendre en compte un autre facteur pour comprendre pourquoi est faible la probabilité de voir le gouvernement chinois étendre la reconnaissance à d’autres religions ou groupes religieux dans un avenir proche. Le gouvernement chinois, dont la tête a été renouvelée à l’automne 2012, a lancé une grande campagne pour réduire les interventions excessives du gouvernement, notamment dans l’économie, et pour éliminer les gaspillages liés à l’activité des autorités, ce qui a des conséquences sur ses initiatives pour la lutte sans cesse recommencée contre la corruption. Dans un tel climat politique, le gouvernement n’est pas intéressé par une extension de sa bureaucratie qui viendrait à se produire là où l’Etat étendrait la reconnaissance de nouvelles religions et groupes religieux.

Il faut garder à l’esprit que la pratique usuelle de l’Etat de contrôle des groupes sociaux, y compris les religions, amène à créer des organisations corporatistes; l’Etat exigerait probablement que des religions nouvellement reconnues, comme le judaïsme et la religion bahaï, soient représentées par un nouvel organisme. Cet ajout s’intégrerait aussi dans l’organisation interne de l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses, l’agence du gouvernement chinois chargée de la gestion des affaires religieuses, ainsi que dans celle du Département du Front uni, organe du Parti communiste ayant notamment la responsabilité de superviser les affaires religieuses.

Compte tenu de la petite taille des religions et des groupes religieux mentionnés ici, le gouvernement chinois a ainsi peu de raison d’envisager de leur étendre une reconnaissance dans un proche avenir.

L’Etat peut ainsi refuser d’étendre une reconnaissance à ces religions et à ces groupes religieux parce que l’absence de statut légal offre à l’Etat une plus grande souplesse pour traiter avec eux, comme cela a été mentionné ci-dessus. L’Etat peut facilement exercer une répression à leur encontre, simplement en notant leur statut illicite, comme il l’a fait à plusieurs reprises avec d’autres organismes de la société civile. A leur tour, ces religions et groupes religieux seront plus prudents pour éviter de provoquer la colère de l’Etat. Autrement dit, le refus d’accorder la reconnaissance de l’Etat peut se révéler être un instrument utile pour le contrôle exercé par l’Etat.

Concurrence inopportune ?

Un autre facteur peut réduire la probabilité que le gouvernement chinois étende sa reconnaissance aux adventistes et dans une moindre mesure aux mormons: l’intérêt des groupes religieux « patriotiques » établis. Bien que l’Eglise adventiste ait affirmé ses différences doctrinales par rapport à d’autres confessions chrétiennes protestantes, elle a été forcée de collaborer avec le Mouvement patriotique des Trois autonomies (TSPM) et le Conseil chrétien de Chine (CCC), qui revendiquent la représentation de toutes les confessions protestantes en Chine.

Le TSPM/CCC donnerait-il son accord pour l’établissement d’un groupe adventiste indépendant ? Qu’est-ce que l’existence d’un groupe adventiste indépendant signifierait pour d’autres confessions qui souhaitent réclamer un statut indépendant ? L’impact potentiellement négatif qu’une Eglise adventiste reconnue pourrait avoir sur les intérêts matériels et la légitimité du TSPM/CCC dans la communauté protestante en Chine ne doit pas être négligé.

La situation pour le mormonisme est sans doute encore plus complexe, en raison de considérations doctrinales et historiques. Enfin, en ce qui concerne le judaïsme, la question, si elle est abordée, va probablement être plus complexe que celle de la reconnaissance de l’Etat pour d’autres groupes religieux. Le professeur Xin Xu, de l’université de Nanjing (Nankin), éminent universitaire chinois spécialiste de l’histoire des juifs et du judaïsme en Chine, a expliqué dans un article publié sur le site Internet jewsofchina.org qu’un certain effort avait été fait dans les années 1950 pour protéger le statut de minorité ethnique des juifs résidant à l’origine à Kaifeng, ville située sur les rives du Fleuve jaune, dans le centre-est de la Chine. Ce statut aurait été accordé en même temps que la reconnaissance officielle de leur religion.

Cependant, l’Etat a déterminé que les juifs de Kaifeng ne parlaient pas une langue spécifique et n’avaient pas d’autres traits culturels propres. Ils n’étaient pas non plus regroupés dans une région particulière. Dans ce contexte et à la lumière de cette histoire, il apparaîtrait que la question de l’appartenance ethnique devrait être abordée si on traite le sujet de la reconnaissance du judaïsme par l’Etat.

Bien sûr, l’Etat a une autre considération essentielle comme cela a été mentionné précédemment: accorder la reconnaissance à certaines communautés religieuses préalablement non reconnues pourrait inciter d’autres groupes religieux ou spirituels à demander la reconnaissance de l’Etat. Bien que l’Etat ne cherche plus l’élimination de la religion de la Chine, la logique veut qu’il n’ait pas intérêt à accorder une légitimité politico-légale à des communautés religieuses supplémentaires pour les raisons mentionnées dans cette analyse.

En résumé, il y a des considérations importantes qui s’opposent à la probabilité de reconnaissance par l’Etat de ces religions et groupes religieux dans un avenir proche.

Intérêt d’Etat et lien d’Etat

Pourtant, bien que ces considérations reflètent des difficultés bien réelles, celles-ci ne sont pas forcément insurmontables. A un niveau plus fondamental, la question est de savoir si et comment l’octroi d’une reconnaissance d’Etat à ces communautés religieuses peut avoir un impact sur les intérêts centraux de l’Etat. Les politiques et les pratiques de l’Etat existantes ont eu des effets négatifs sur la stabilité sociale de la Chine, constamment identifiée par l’Etat comme un de ses principaux objectifs.

Bien que le judaïsme, les chrétiens russes orthodoxes, l’adventisme, la religion bahaï, et le mormonisme ne soient pas des forces sociales majeures en Chine aujourd’hui en termes de taille ou d’influence, ignorer constamment leurs besoins légitimes ne favorisera certainement pas leur attachement à l’Etat. Et l’Etat n’a certainement pas besoin de groupes mécontents ou marginalisés.

Cependant, comme évoqué dans la dernière partie de cette analyse, accorder la reconnaissance à ces religions et à ces groupes nécessite très probablement des changements significatifs dans la politique de l’Etat, ses pratiques et ses structures.

Il serait peut-être plus difficile encore pour les autorités chinoises de permettre à des églises protestantes locales indépendantes ou à des mosquées ou aux églises catholiques qui reconnaissent l’autorité du pape, d’obtenir un statut légal. Il aurait même été plus difficile encore d’autoriser des communautés religieuses à pratiquer ouvertement sans aucune sorte de statut légal, comme ils en ont pourtant le droit selon les engagements internationaux de la Chine en matière de protection des droits de l’homme.

D’éminents experts chinois, des agents du gouvernement et même de hauts responsables politiques à la retraite ont, au fil des années, reconnu les déficiences des politiques et des pratiques actuelles de l’Etat. Cependant, la difficulté de parvenir à un consensus suffisant, interne au Parti, sur les réformes institutionnelles, rend plus vraisemblable le fait que l’Etat évitera de prendre toute décision sur cette question de reconnaissance de nouveaux groupes religieux, tant les effets à long terme peuvent être pernicieux.

En attendant, pour les religions et les groupes religieux en question, une profonde réflexion est nécessaire pour déterminer si l’établissement de liens officiels avec l’Etat est vraiment bénéfique pour eux. Bien que la reconnaissance de l’Etat leur permettrait de participer à des activités religieuses régulières dans des lieux permanents, ils perdraient ainsi de leur mobilité et de leur dynamisme, pris au piège par la machinerie bureaucratique de l’Etat en étant représentés par des organisations religieuses reconnues par l’Etat et par la pratique du culte dans des lieux bien spécifiés.

Plus important même, une fois obtenu un statut légal, ils pourraient ne pas avoir la capacité à résister à la bureaucratisation et la politisation de leurs célébrations. Ces considérations et d’autres ne sont certainement pas des raisons mineurs de préoccupation pour toutes les communautés religieuses intéressées à sécuriser leur existence et à promouvoir leur croissance dans la Chine d’aujourd’hui.

(1) NdT: Le gouvernement chinois n’ayant pas accordé à la numériquement très petite communauté juive chinoise le statut de minorité ethnique, il a été demandé aux juifs chinois de se déclarer soit Han (chinois) soit Hui (chinois musulmans) !

(Source: Magda Hornemann, Eglises d’Asie, 31 octobre 2013)
 
Cardinal Turkson: To explore new frontiers of war and peace, a good place to start is with oneself
+ Cardinal Peter K.A. Turkson
10:20 31/10/2013
2013-10-31 Vatican - The President of the Pontifical Council for Justice and Peace has given a major address to mark the 50th anniversary of the encyclical Pacem in Terris, written by Blessed Pope John XXIII. Cardinal Peter Turkson was speaking at the Jerusalem campus of the Salesian Pontifical University. The full text of the address is below

Pacem in Terris: Forming Ministers and Peace-Builders
Salesian Pontifical University, Jerusalem, 31 October 2013

Introduction

On behalf of the Pontifical Council for Justice and Peace, it is an honour to celebrate the 50th anniversary of Blessed Pope John’s historic encyclical Pacem in Terris and thereby mark the Dies Academicus 2013-2014 of the Salesian Pontifical University in Jerusalem.

In this presentation I intend to give a sense of the changing world landscape to which the message of peace must ever be made relevant. This began, not fifty years ago, but two thousand, when the angels sang “Peace on earth” at Christ’s birth! After appreciating the background, we will recall the thinking of twentieth-century Popes on peace, culminating in the vital intervention of John XXIII during the Cuban missile crisis and then the promulgation of Pacem in Terris. We will take time to look at the Encyclical in some detail, especially its core message rooted in human dignity, relationship and fraternity. I will then draw out suggestions for tertiary education, priestly formation and peace-building. Finally I will remind you of the encouragement towards peace offered by Pope Francis, whom we see faithfully continuing the legacy of Pacem in Terris in our time.

Having spent a very happy 1977 here in Jerusalem as a student of the Biblicum, I would of course very much like to translate Pacem in Terris into “peace in the Holy Land”. But rather than address this topic of great interest during my remarks, let us make it a point of our discussion afterwards.

PACEM in TERRIS, PEACE on the WORLD SCENE

In order to be ever relevant, the Pacem in Terris must be addressed to a changing world. To appreciate the encyclical's relevance, we may compare the Cold War of 1963 to the geo-politics of 2013. Before I turn to the 1960s, I wish to point out that the Holy See has worked for decades with other governments to promote incremental disarmament and the banning of all nuclear weapons. For instance, in 2012 the Holy See participated in the First Preparatory Committee for the 2015 Review Conference of the Parties to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons. The Church’s position was that: “It cannot be considered morally sufficient to draw down the stocks of superfluous nuclear weapons while modernizing nuclear arsenals and investing vast sums to insure their future production and maintenance. The current course will ensure the perpetuation of these weapons indefinitely.”

Moreover, the Holy See is a founding Member State of the International Atomic Energy Agency. In 2012, at its 56th General Conference, the Holy See stated, inter alia, that “Every step on the non-proliferation and disarmament agenda must be built on the principles of the preeminent and inherent value of human dignity and the centrality of the human person, which constitute the basis of international humanitarian law.” This focus on the human person and human dignity, as we shall see shortly, lies at the core of our topic today.

Let us understand the half-century context of the Encyclical: One of the great lessons, if not the greatest lesson, that humanity learnt, especially, from the two world wars (1914-1918, 1939-1945), was that safeguarding the well-being and interest of humanity, and especially peace, is the task of all. Thus, after the First World War, the League of Nations was developed as a fruit of the Paris Conference which ended that war. It was the first international organization whose principal mission was to maintain world peace. It sought, as stated in its Covenant, to prevent wars through collective security and disarmament, and to settle international disputes through political means: negotiation and arbitration.

Though the League’s initiative reflected humanity’s sense of brotherhood and its desire for peace, it failed to safeguard the peace or prevent World War II. But the shared desire for peace and human flourishing once again recovered, as the world community found the energy from within itself to step over its betrayal to form the United Nations (1945). Inheriting most of the ideals and values of the League of Nations, the United Nations aimed to stop wars between countries, and to provide a platform for dialogue, cooperation in international law, security, economic development, social progress and human rights.

But the building-block of nation has persistently been a stumbling-block. The humanly established order does not inherently promote peace, because nations compete. Even when these nations resolve to seek peace via an arrangement like the League of Nations or the United Nations, the starting point of nation scuttles the enterprise: ultimately, a nation will pursue its interests above those of any set of nations, let alone of all nations. The sovereign nation considers the particular good of its own constituent citizenry – or rather, of its elite – to be a higher value than the common good of all. Nations are prone to the faults that the Apostle James identified when he asked: “What causes fights and quarrels among you? Don’t they come from your desires that battle within you? You desire but do not have, so you kill. You covet but you cannot get what you want, so you quarrel and fight. You do not have because you do not ask God. When you ask, you do not receive, because you ask with wrong motives, that you may spend what you get on your pleasures” (Jm 4, 1-3).

And so the Encyclical Pacem in Terris was issued at a moment when another and a more devastating war – that is, a nuclear disaster – loomed ominously overhead. For in the 1960s, not yet two decades after the conclusion of the Second World War, and despite the pledged commitments of Nations to stop wars and to maintain world peace, the human family stood again at the brink of international war. Rival political ideologies had more or less forced the nations of the world into opposed political blocks that competed desperately for supremacy.

This division found a concrete expression in the erection of the Berlin Wall (1961); and it was a division between the East of the Soviet Bloc and the West of NATO nations. The following year (1962) Soviet nuclear missile sites were constructed in Cuba to deter any future invasion attempt by the United States; and the United States responded with an air and sea blockade to prevent the Soviet nuclear weapons from arriving in Cuba. The USA demanded that the Soviet Union dismantle the missile bases and take back all weapons.

Tension escalated further when Soviet Premier Nikita Khrushchev wrote to the United States' President John Kennedy that “The Soviet government considers the violation of the freedom of navigation in international waters and air space to constitute an act of aggression propelling humankind into the abyss of a world nuclear-missile war.” The Cuban Missile Crisis was the moment when the Cold War came closest to turning into a nuclear conflict. It showed how precarious world order can be in the face of opposed militarization of political ideologies. Was humanity again going to betray its desire for security and peace? Would humanity bear out Thomas Hobbes’s observation of man as a wolf to man?

In the rest of the world too, especially in Africa, the tension and rivalry between the cold War nations were. keenly felt. Speaking of 1963, it was indeed accurate for Monsignor Pavan, the material writer of the encyclical of which Pope John XXIII is the real author, to point to a world-changing shift in human status: “Human beings -- men and women-- have already acquired , or in the process of acquiring, their personal dignity.” Ghana had gained independence in 1957; but the 1960s were the years of independence struggle for several countries in Sub-Saharan Africa. Just recall the close to fifteen African countries which celebrated fiftieth anniversaries of independence between 2010 and 2011. Caught in the rivalry of the Cold War powers for supremacy and extension of their domain of influence, the perceived affiliations of emerging independent African nations led to the fuelling of internal conflicts, intrigues, assassinations of aspiring and emerging leadership-candidates and coup d’états. The first coup d’état of Ghana (1966), though independent since 1957, was intimately related with the struggle of the cold War powers to extend their own spheres of influence and to thwart those of the other.

In the United States of America, Afro-Americans were locked in struggles for their Civil Rights and for the recognition of their personal dignity. Fifty years down history lane, in 2013, very little, regrettably, has changed. One cannot not think of the slavery, trafficking of persons, conflicts and war-related abuses of every kind: rapes, suicides, pillage and genocides, the less obvious, but still pernicious acts and situations of oppression, imperialism and colonialism, conventional and informal (terroristic) wars never clean and usually very very dirty. Thus, to consider Pacem in Terris fifty years after it came out, should not be an occasion for nostalgia and reminiscence. Blessed John XXIII addressed the concrete situation of the world’s peoples in the early 1960s; and a comment he made then, leads us to consider the relevance of his encyclical fifty years after its publication. In his Opening Address at Vatican II, Blessed Pope John drew attention to the issue at hand. He said that

The great problem confronting the world after almost two thousand years remains unchanged. Christ is ever resplendent as the center of history and of life. Men are either with Him and His Church, and then they enjoy light, goodness, order, and peace. Or else they are without Him, or against Him, and deliberately opposed to His Church, and then they give rise to confusion, to bitterness in human relations, and to the constant danger of fratricidal wars.

Thus, Pope John’s radical insight was to write about peace rather than about absence of war, and to address Pacem in Terris to all people and only secondarily to all nations. History showed him and has shown all of us the inadequacy of the humanly established order. Peace can be neither established nor guaranteed except by “diligent observance of the divinely established order,” and that is what he set himself to teach in the Encyclical, Pacem in Terris.

PACEM in TERRIS and its ROOTS in CHURCH TEACHING

Biblical Setting

To understand the Encyclical at its deepest level and in its full scope, we should begin at the biblical foundations, namely the scriptural source of its opening words (which, according to tradition, also provide the Encyclical’s title). We can understand the meaning of the opening words, “pacem in terris”, in relationship to the expression heard by the shepherds when the choir of angels addressed the Lord with their hymn of praise: “Glory to God in the highest, and on earth peace to the men whom God loves” (Lk 2: 14).

What is especially striking is the correspondence between the second part of this hymn, “peace on earth to the men whom God loves”, and the title Pacem in Terris. The first part of the hymn is “Glory to God in the highest heaven”; the second is “peace on earth to the men whom He loves.”

Here heaven is set in relation to earth; glory corresponds to peace; and God parallels men – but which men? The translations vary slightly, for instance, men of good will or men whom God loves. But the heart of the matter is the fact that peace is a gift of God to all men, because God loves all. This gift becomes real, however, only for those who receive it and make its meaning their own.

Thus the biblical text suggests that peace is innate to man in himself, is connatural with man as man, not in the way, for example, that hydrocarbon compounds are a constituent of human physiognomy, but insofar as it is a gift which comes from God and becomes real to the degree that people welcome and embrace it. Peace on earth is not realized automatically in humanity in general. Rather, peace is for those who willingly qualify. Under some circumstances – well-defined and clearly illustrated with the expression “men and women whom God loves” – it can be a human experience to the degree that people accept and embrace this gift of God.

Let us now think beyond the birth of Christ. This peace can represent the message of the whole Gospel: Jesus with his coming brings something to earth, to humanity. The hymn provides further clues. It invites us to consider the relationship between God and man. This relationship is not simply a matter of the order of things – something that is simply there, a mere given. It is far more. It is a relationship that takes account of the fall of man, which occurs at the beginning of the Bible, and which necessitates the entire plan of salvation of man as such.

Another qualification is necessary regarding those “whom God loves.” Indeed, it is a necessary step or passage to affirm and declare the relationship between God and man. The first sentence of the Encyclical says that “Peace on Earth – which man throughout the ages has so longed for and sought after – can never be established, never guaranteed, except by the diligent observance of the divinely established order.” This declares that the realization of peace on earth requires something regarding a certain order. I suggest that this ‘something’ is found in the correspondence between the title or first three words of the Encyclical and the angels’ hymn of praise. Both elements – peace, earth – need qualification: peace to the men whom God loves, but peace on earth according to a certain order. This invites humanity to recognise from the beginning that peace is first and foremost a gift. It is a yearning for life, and we humans can attain peace under certain conditions: those whom God loves, as we read in the Gospel of Luke, if and only if they respect the order established by God and freely embrace the love He offers them.

Papal Precedents

The longing for peace is a wide river running through the pontifical texts of the troubled 20th century. Pope John XXIII was by no means unique in addressing this topic. Here are a few of the forerunner statements.

In his Appeal to the Leaders of the Warring Nations of 1917, Benedict XV (1914-1922) condemned war as unnecessary massacre or senseless slaughter. He systematically taught the same in his 1920 encyclical “Peace, the most beautiful task of God” on the theme of peace and Christian reconciliation. This was the first encyclical entirely devoted to the theme of peace.

Pius XI (1922-1939) dedicated his 1922 encyclical to “the peace of Christ in the kingdom of Christ” (the motto of his pontificate). Here he extensively developed the theme of Christian civilization in the years after the tragedy of World War I.

The motto of Pius XII’s pontificate (1939-1958) was Opus iustitiae pax, peace is the fruit or work of justice. During World War II, he gave many addresses and broadcast many Christmas Radio Messages promoting civil rights, social peace, and unity among nations. On matters of war and peace, he issued ten encyclicals, mostly after 1945 – for example, Optatissima pax (1947) on prescribing public prayers for social and world peace, and Summi maeroris (1950) on public prayers for peace. In the space of just eight days in the autumn of 1956, Pius XII published three encyclicals protesting the Soviet invasion of Hungary and praying for freedom and peace. On “offensive” warfare, the Pope ruled out any connection between war and justice. No justice can be achieved through war and violence. Between war, violence and justice, there is no affinity: they are mutually exclusive.

When the elderly Cardinal Giuseppe Roncalli was elected Pope, he took the name of John and, as we have seen, he did much to defuse world tensions throughout his five-year pontificate (1958-1963). Norman Cousins believes that the promulgation of Pacem in Terris stimulated the campaign for nuclear disarmament. In his book, The Improbable Triumvirate (1972), he attributes to President Kennedy, Pope John and Chairman Khrushchev an increasingly shared commitment to working for peace in a new spirit of optimism.

But preventing war is not the same as building peace, and it is the latter which Pope John would bequeath as his legacy to the Church and the world. Over the six months after the missile crisis of October 1962, Pacem in Terris was drafted in Italian and re-written several times. Finally translated into its official Latin, it was promulgated on Holy Thursday, 11 April 1963. As if he knew he was leaving his last will and testament to his sons and daughters in the Church and to all people of good will, Blessed Pope John signed it on television. The Encyclical was warmly welcomed by believers and non-believers alike, as the Holy Father had the satisfaction of knowing before he died, less than two months later, on 3 June 1963.

The CORE MESSAGE of PACEM in TERRIS

One might expect any Supreme Pontiff to call for an end to war; indeed, an end to violence and conflicts of all kinds, not just armed warfare. After all, isn’t peace the absence of war, conflict, violence?

But John XXIII does not argue from war to peace; he does not urge everyone to banish war and leave space for peace. Indeed, regarding war and peace, Pacem in Terris steered clear of any just war theory.

What the Pope does offer in Pacem in Terris is a Christian anthropological vision of man that provides a basis for changing ourselves – a sufficiently broad and profound vision to really build inner and outer peace that will last. For man, the centre and subject of both peace and war, is also the subject of an irreducible and unique dignity, and with a vocation to relationship. For John XXIII, human relationship and human dignity are the indispensable core, building-block and touch-stone of peace.

It is not difficult to grasp relationship and dignity as clear ideas and even as essential to an enlightened humanism that centres on the person in society. But with his inexorable insistence and careful elaboration, Blessed Pope John presents relationship and dignity as constitutive of the densest, thickest, richest human reality. They are what is most human in being human. And as such, we readily conceive of these as the gift of Creator when “In the beginning, God created man; in His image and likeness He created him; male and female he created them” (Gn 1:27). Dignity and relationship are the gift which man’s inhumanity so blindly denies and tramples and steals in so many monstrous ways.

Pacem in Terris identifies the origins of both war and peace in man, the human creature of God, who, in his innate freedom, is torn between good and evil. So it is, then, within man that conflict is born: within the individual and in relationships among persons, between societies or nations or states. But it is also in man, in his fundamental freedom, that the possibility of peace originates.

Relations, like coexistence, begin with the individual and dyad, extend to the small community and expand to society, nations and the entire globe. On all these levels and in all these forms of relationship and coexistence, the dignity of the person needs to be safeguarded by cultivating the virtues of truth, justice, love and freedom. Indeed, relationships are not something we happen to be in, and dignity is not something that we may or may not have. Relationships and dignity are what we are as human, and no one else and nothing else in heaven or on earth are so constituted. For this reason, if relationship and dignity are what constitute man as human, they also describe his rights and his duties or responsibilities. An important consequence follows: “They are the basis of the moral legitimacy of every authority,” local, national or international. The dignity and rights of persons are prior to society and must be so recognized, so respected, so protected and promoted by society. Where justice (that is, respect for the demands of relationships in which we stand) governs how people treat one another and embrace each other’s dignity, there peace begins to reign.

At the beginning of October 2013, when Pope Francis addressed a conference on this Encyclical, he asked:

What is the foundation of building peace? Pacem in Terris makes us recall this: it consists in the divine origin of man, of society and of authority itself which calls individuals, families, different social groups and States to live out relations of justice and solidarity. It is the duty of all men and women to build peace following the example of Jesus Christ ... promoting and exercising justice with truth and love; everyone contributing, according to his means, to integral human development following the logic of solidarity.

God’s creation of man – the divine origin of humanity – constitutes a transcendental starting point of Pope John’s new way of thinking about peace. It is transcendental in at least four senses:

1. It belongs to all scales from relationships between two persons to relations between the great regional groupings and institutions and with the whole global community.

2. It fits all instances because it respectfully invokes human dignity and solidarity no matter what the level. 3. It is universal because it derives from our irreducible human essence, whether seen in terms

a. of the fundamentals of human nature (a consensus that suits secular thinkers), or b. of the divine origin and eternal destiny of human existence (a spiritual or religious conviction). And finally,

4. Within the Catholic tradition, this social teaching is thoroughly rooted in the words and deeds of the eternal God-made-man, our Lord Jesus Christ, who is God’s love and peace made incarnate and manifest in the world.

As we explore the teachings of Pacem in Terris, let us keep in mind, as does Pope Francis, this “divine origin” of peace. All is based upon the dignity instilled in man by the Creator and about which there is widespread conviction: “All men are equal in natural dignity.” (PiT 44)

The PARTS and MAIN POINTS of PACEM in TERRIS

Let us now survey the Encyclical, highlighting a key idea in its Introduction and five chapters:

Introduction (PiT 1-7)

God endowed his human creatures with freedom and intelligence (PiT 3). And yet, Pope John regrets, “there is a disunity among individuals and among nations which is in striking contrast to this perfect order in the universe. One would think that the relationships that bind men together could only be governed by force” (PIT 4). So in the relationship of force, the Pope sees a deviation from the order established by God. When we make use of force, we abandon ourselves to inhuman and irrational and destructive forces, rather than entrusting ourselves to reason according to the divine order. The building of peace on earth, the introduction insists, is certainly a task to be taken up with reason; and also, and better, with faith in God as well.

I. Order between men (PiT 8-45)

The first chapter, called “Order between men,” begins with the fundamental principle:

Each individual man is truly a person. His is a nature endowed with intelligence and free will. As such he has rights and duties, which together flow as a direct consequence from his nature. These rights and duties are universal and inviolable, and therefore altogether inalienable (PiT 9).

Therefore all human beings are equal in dignity; without discrimination. All humans are equal, not only before the law, but in the eyes and hearts and, especially, behaviour of all their brothers and sisters. No one is too young a foetus or too immature a youth ... or too comatose or old; or too poor or handicapped or foreign; or too black or female, or too religious or of the wrong religion or tribe or party ... to be acknowledged as indivisibly, irreducibly human.

Every human being is a person, the subject of both rights and duties, and not just conventional rights but first of all rights lovingly infused by our Creator. To call a stone or a tomato or a dog an “individual” is accurate enough – any single entity can be so denoted. But as a category, “individual” says far too little about any one of us; for to be man, woman or child is to be brother or sister, created in relationship, created with equal human dignity, created as a member of one human family.

Towards the end of the first chapter, Pope John can already draw out an extraordinary consequence of the fundamental starting point which, I trust, we too are ready to adopt: “Human society thrives on freedom, namely, on the use of means which are consistent with the dignity of its individual members, who, being endowed with reason, assume responsibility for their own actions” (PIT 35).

II. Relations between individuals and the public authorities (PiT 46-79)

With its political vision of human coexistence, PiT focused attention on political society (that is, the human polity). To do so, the second chapter builds directly on the first. What is true between persons also holds true for any human grouping which we call “institution” or “authority”. The truth here could hardly be simpler: “All men are equal in natural dignity; no man has the capacity to force internal compliance on another.” Note how this is articulated within a paragraph on the legitimacy of public authority:

[A] regime which governs solely or mainly by means of threats and intimidation or promises of reward, provides men with no effective incentive to work for the common good. And even if it did, it would certainly be offensive to the dignity of free and rational human beings. Authority is before all else a moral force. For this reason the appeal of rulers should be to the individual conscience, to the duty which every man has of voluntarily contributing to the common good. But since all men are equal in natural dignity, no man has the capacity to force internal compliance on another. Only God can do that, for He alone scrutinizes and judges the secret counsels of the heart (PiT 48).

When we read this paragraph, it is worth imagining how it sounded in Moscow and in Washington in those Cold War years. Equally today, how does it sound in different regions of the globe? In all times and places, it asserts that no authority, no power has the right to coerce, to infringe upon freedom; on the contrary, every authority should pursue the common good and indeed protect the weak.

III. Relations between States (PiT 80-129)

Following Pope John’s basic logic, the third chapter treats how states should deal with one another. In his own words: “No one can be by nature superior to his fellows, since all men are equally noble in natural dignity. And consequently there are no differences at all between political communities from the point of view of natural dignity” (PiT 89).

With dignity grounding the relationships between and among political communities, Pacem in Terris rejects all oppression between State and State. Therefore – again it seems too simple, but so it is – , laws must be respected and, when violated, the lawbreaker fairly tried and really punished. Treaties must be implemented. Corruption, all kinds of cheating at every level, must be eradicated. If all this were done, would we not be much closer to justice and therefore to peace?

But there is more. For peace really to take hold, trust has to be at the centre, and Blessed John means real trust, not just diplomatic confidence-building measures. So what he calls for between states is not an eviscerated or diluted form of the respect that must obtain between persons!

In his own words, this is what is required: “Relations between States, as between individuals, must be regulated not by armed force, but in accordance with the principles of right reason: the principles, that is, of truth, justice and vigorous and sincere co-operation” (PiT 114) or effective solidarity. Logically, therefore, “lasting peace among nations cannot consist in the possession of an equal supply of armaments but only in mutual trust” (PiT 113). In an age of atomic weapons, it made no sense (alienum est a ratione) to think that war was a fitting instrument to rectify violations of justice (PiT 127, echoing Pius XII).

In October 1962, with countless nuclear-tipped missiles aimed at Moscow and Washington, imagine someone calling upon world leaders to set aside their mutual suspicion in favour of mutual trust – that someone can only have been a Prophet of God and indeed a Saint!

In our day, Pope Francis has adopted a similar stance in the face of the complex conflict in Syria and the Middle East. On 1 September 2013, he declared:

I condemn the use of chemical weapons... It is never the use of violence that brings peace. War breeds war, violence breeds violence. With all my strength, I ask all the parties in conflict to listen to the voice of their own consciences, not to consider only their own interests, but to look at the other as a brother and to take up firmly and courageously the path of a face-to-face encounter and negotiation as a way of overcoming blind conflict.

IV. Relationship of men and of political communities with the world community (PiT 130-145)

The next chapter turns to the supranational dimensions of human political coexistence. In our globalized world it is customary to lament the fragmentation and isolation into which we seem to be falling, despite vastly enhanced means of communication – never so instantly connectible, yet never so alone and out of touch with each other. And so the title of the fourth chapter delights me with its audacious hope, for it claims that not only states belong to the world community but also individual persons (“men”). Yes, we all belong to the global community ... and that is what the Encyclical has been saying from the beginning. And the precious expression for that, in Catholic Social teaching, is the common good.

“The common good of individual States is something that cannot be determined without reference to the human person,” says Pope John, “and the same is true of the common good of all States taken together” (PIT 139). In this chapter, he also writes that “Today the universal common good presents us with problems which are world-wide in their dimensions” (PiT 137). This leads to his far-sighted remarks on a political authority on a world scale which, if oriented towards the universal common good, must necessarily be founded on the dignity of human persons as free beings endowed with rights and duties.

Accordingly, Blessed John hopes that “the United Nations Organization may be able progressively to adapt its structure and methods of operation to the magnitude and nobility of its tasks” (PiT 145). Pacem in Terris calls for a public authority of the world community “to evaluate and find a solution to economic, social, political and cultural problems which affect the universal common good” (PiT 140). Global public authority is a challenge which, although very urgent, must surely take many patient years to be met in an effective and responsible manner.

V. Pastoral exhortations (PiT 146-172)

Arriving finally at the fifth chapter and seeing it entitled “pastoral exhortations,” the hasty reader can be forgiven for thinking that the effective substance of the Encyclical has been given and now come a few pious suggestions for peace vigils and the like. Whereas in fact, this is where all the rubber hits all the roads! Let me choose one very favourite paragraph that bespeaks not an optional piety but a very serious obligation or task that follows from all the foregoing, namely,

the task of establishing new relationships in human society, under the mastery and guidance of truth, justice, charity and freedom – relations between individual citizens, between citizens and their respective States, between States, and finally between individuals, families, intermediate associations and States on the one hand, and the world community on the other. There is surely no one who will not consider this a most exalted task, for it is one which is able to bring about true peace in accordance with divinely established order (PiT 163).

I believe that PiT 163 sums up the powerful efficacy of the Encyclical. It hearkens back to the opening passages, the creation of man as intelligent and free; thus, relationships that are conceived solely in terms of force are a deviation and a failure. John XXIII extends a most powerful invitation to action, to political participation, so that reason might prevail over barbarity, law over violence and, in imitation of God at the very beginning, order, generosity, light and life over chaos.

This paragraph makes another crucial contribution by identifying the four pillars or virtues of truth, justice, love and freedom on which peace must be founded. These are the basis for harmonious development and for solidarity among peoples. These pillars are also the virtues of communion and fraternity, which is what every man and woman was created for: to be in communion with God and with one another.

The APPLICATION of PACEM in TERRIS to EDUCATION and FORMATION

Blessed Pope John’s magisterial Encyclical conveys teachings for many areas of application. Among these, he gives special attention to the education of the Church’s sons and daughters. His remarks apply to any tertiary education which is well-rounded and worthy of the name “Catholic”. It will manifest three intertwined dynamics: completeness, contextualization and collaboration.

a. Completeness: Christian education, says Pope John, must be “complete and continuous, and imparted in such a way that moral goodness and the cultivation of religious values may keep pace with scientific knowledge and continually advancing technical progress” (PiT 153). It should help people to overcome the debilitating separation between faith and life: an unfortunate feature of the lives of many today.

The audience today includes young men preparing for ordained ministry. Thinking of your future loving work, I enthusiastically endorse the above guidance for the formation of religious men and women as well as lay Catholics. Everyone has a cell phone, and so everyone is connected to the science and technology of today and tomorrow, which offer exceptional opportunities and dangerous pitfalls as they advance at a furious pace. Without knowledge in these realms, you would be less relevant to the lives that surround you, oblivious to pressing problems that people face every day, and deprived of powerful tools that you could use.

b. Contextualization: All the faithful have the duty to participate actively in public life, to contribute to the political community, and to help to realize the common good of the human family. “In the light of Christian faith, and with love as their guide,” the Encyclical says, they must endeavour “to ensure that every institution, whether economic, social, cultural or political, be such as not to obstruct but rather to facilitate man’s self-betterment, both in the natural and in the supernatural order” (PiT 146). It is into the tumultuous public place – the one world’s marketplace made ever more global by the internet – that Catholics must be missioned as well-prepared politicians, public servants, opinion makers, and participants in the great debates of our times. Among these missioned Catholics, of course, will be the religious men and women whose voices and efforts should be central to some of the developments in the public space and on the sidelines of others. For lay, ordained and religious to be effective, it is essential to learn a sound method in order to read and interpret reality, to discern the objective demands of justice in each concrete situation, and so to move from socially-engaged theory to socially-constructive praxis.

It is noteworthy that all the modern Holy Fathers have, in one way or another, encouraged Catholics to take up their role in politics, to embrace the vocation to politics as a high form of charity. Benedict XVI repeatedly called for the formation of Catholics capable of assuming responsibility in the various areas of society, “especially in politics. This area needs more than ever people who are capable of building a “good life” for the benefit and at the service of all, especially young people. Indeed, Christians, pilgrims bound for Heaven but who already live an anticipation of eternity on earth cannot shirk this commitment.” Pope Francis has also invited the faithful to become interested and participate creatively in politics.

c. Collaboration: Such public practice will inevitably require collaboration with people outside the Church, as Blessed John XXIII recognizes. Even where there is doctrinal disagreement, one should never confuse the error with the one who is erring. In the final part of the Encyclical, the Pope encourages Catholics to cooperate with non-Catholics in the fields of economic, social and political development towards objectives that are authentically promising and good.

Pacem in Terris does not claim that the duty of the Church is to give concrete directions on topics which, in their complexity, must be left open to discussion. It is not dogma which indicates practical solutions in political, economic and social matters but rather dialogue, listening, patience, respect for the other, sincerity and readiness to revise one’s opinion. Basically John XXIII’s appeal for peace in 1962 aimed to orient the international debate according to these virtues. This includes dialogue with those of other faiths or none. For this, may you become familiar with other convictions as well as our own inspired tradition. This will prove essential as you accompany Catholics immersed in building peace with their neighbours of all persuasions.

To summarize, a well-educated Catholic will be • enlightened by faith and inflamed by the desire for goodness.

• intellectually, culturally and scientifically competent, and• spiritually integrated amongst the personal, professional, political and religious dimensions of life.

As a religious educational institution located in the Holy City of Jerusalem, the Studium Theologicum Salesianum will itself want to be engaged in its surrounding social and cultural reality. May your formation assist you to bring Christ’s healing and teaching to this “city of peace”, as its name suggests, to those who live here and those who arrive on devoted pilgrimage, and to every other land to which Christ sends you on mission.

PACEM in TERRIS and PEACE-BUILDING

Let us now examine three approaches to building on the foundational truths of Pacem in Terris:

a. A Focus on Rights

The Encyclical stresses the rights of all people. Having introduced the value of the human person at the outset, Pope John went on to describe those rights which belong to men and women by nature, by creation. Human beings have the right to live; to bodily integrity and to the means necessary for the proper development of life; and to the necessary health and social services. Men and women also have various rights under these headings: rights pertaining to moral and cultural values; the right to worship God according to one's conscience; the right to choose freely one's state in life; economic rights; the right of meeting and association; the right to emigrate and immigrate; and political rights.

The Holy Father affirmed as well that along with rights come duties, as a matter of natural law. First, one’s duties are to oneself: “Thus, for example, the right to live involves the duty to preserve one's life; the right to a decent standard of living, the duty to live in a becoming fashion; the right to be free to seek out the truth, the duty to devote oneself to an ever deeper and wider search for it.” Second, this gives rise to reciprocity of rights and duties between persons. One person’s natural right gives rise to a corresponding duty in others of respecting that right. We are not only called to claim our human rights but we are also called to respect the human rights of others.

b. The Prayer of St. Francis: our Existential Desires

Now lest we take human rights in too limited a fashion, let me repeat and continue the statement of Cardinal Pavan that I quoted earlier: “Human beings – men and women – have already acquired, or are in the process of acquiring, their personal dignity: a dignity understood not in the moral but in the existential sense. And it is this dignity which becomes recognized and attributed to every human being in virtue of his very nature only for the fact that he is a person.”

This leads me to another approach we can take to building peace. Many of you are familiar with the beautiful prayer of St. Francis of Assisi, which in its popular English versions begins with the words “Make me a channel of your peace” or an “instrument of peace.” This prayer addresses the satisfaction of existential yearnings: by countering hatred with love, despair with hope, darkness with light, sadness with joy, injury with pardon, doubt with faith; by understanding, consoling, pardoning, giving and loving; by bringing peace; and in doing all this, we attain eternal life.

c. The teaching of Pope Francis

The Prayer of St. Francis leads us to think of our beloved Holy Father. Less than a month into his pontificate, Pope Francis was already giving a sense of how he longed for the Church to be a ‘channel for peace.’ In his address to the Diplomatic Corps on 22 March, he asserted that “what matters to the Holy See [is] the good of every person upon this earth!” He followed this by noting three key characteristics of St. Francis of Assisi – love for the poor, the striving for peace for which truth is essential, and care for all of nature.

Further, he suggested a link between peace-building and bridge-building. Pope Francis referred to his title of Pontiff, that is,

... a builder of bridges with God and between people. My wish is that the dialogue between us should help to build bridges connecting all people, in such a way that everyone can see in the other not an enemy, not a rival, but a brother or sister to be welcomed and embraced! … [The] dialogue between places and cultures a great distance apart matters greatly to me, this dialogue between one end of the world and the other, which today are growing ever closer, more interdependent, more in need of opportunities to meet and to create real spaces of authentic fraternity.

Indeed, proper arrangements between nations and careful observance of others’ rights are essential in this globalized era, but they are not enough. We must also build bridges of true dialogue and true fraternity if we are to build peace. In this Pope Francis explicitly included dialogue with Islam:

At the Mass marking the beginning of my ministry, I greatly appreciated the presence of so many civil and religious leaders from the Islamic world. And it is also important to intensify outreach to non-believers, so that the differences which divide and hurt us may never prevail, but rather the desire to build true links of friendship between all peoples, despite their diversity.”

CONCLUSION

I began with historical references to a half-century of papal commitment to peace against a background of war. Then Blessed John XXIII gave the world his final encyclical with the surprising title “Peace on earth” – a surprise because in the early 1960s, at the brink of mutual atomic destruction , everyone would naturally anticipate another exhortation to avoid war. Instead, Pacem in Terris contained something truly new: a radical re-imagining of harmony in the world founded on human relationship and dignity – so radical, indeed, that human relationships on every scale, from world-wide and among regions and major States down to the “I and thou” of two people, are founded on the same principles of relationship and dignity. We have also explored the Biblical background to the title or first three words “pacem in terris”; the highlights of each chapter; and implications for the realms of education, formation and peace-building.

Is Pacem in Terris still relevant? Pope Francis has spoken forcefully about peace in the past months, and his statements are a prolongation of the 50-year-old message. Let me summarize his remarks in Brazil in late July. “War is like a fever. It shows that someone is ill. But it is not the sickness itself. Peacemaking which only addresses war is like medicine which tries to bring down the fever, but does not cure the underlying sickness.”

He calls on all people to overcome injustice, the inequalities rampant throughout the world: “Everybody, according to his or her particular opportunities and responsibilities, should be able to make a personal contribution to putting an end to so many social injustices.” It is not selfishness and individualism, it is not a society that throws away its so-called “useless” members; it is rather solidarity and fraternity that build a more habitable world, a world more human and more divine.

We must never allow the throwaway culture to enter our hearts, because we are brothers and sisters. No one is disposable! Let us always remember this: only when we are able to share do we become truly rich; everything that is shared is multiplied!

He concludes with a fivefold plea for attention to the “the fundamental pillars that govern a nation, its non-material goods” so as to achieve the common good and real human development:

Life, which is a gift of God, a value always to be protected and promoted; the family, the foundation of coexistence and a remedy against social fragmentation; integral education, which cannot be reduced to the mere transmission of information for purposes of generating profit; health, which must seek the integral well-being of the person, including the spiritual dimension, essential for human balance and healthy coexistence; security, in the conviction that violence can be overcome only by changing human hearts.

These remarks effectively renew the plea of Blessed John XXIII, half a century ago yet still present: “Peace is but an empty word, if it does not rest upon ... an order that is founded on truth, built up on justice, nurtured and animated by charity, and brought into effect under the auspices of freedom” (PiT 167).

These two Popes, 50 years apart, give direction for building an edifice of peace – peace-building, construction of that shalom which is the true, habitable home of the human race, the real possibility of realizing peace in history.

To explore new frontiers of war and peace, a good place to start is with oneself. This is how the Holy Father addressed everyone’s conscience during the Vigil for Peace on 7 September: “Even today, we let ourselves be guided by idols, by selfishness, by our own interests, and this attitude persists. We have perfected our weapons, our conscience has fallen asleep, and we have sharpened our ideas to justify ourselves. As if it were normal, we continue to sow destruction, pain, death!”

Here at the Studium Theologicum Salesianum in Jerusalem, forming future pastors and ministers of peace, let us offer the prayer of Pope Francis and ask God to help us put it into practice: “May the noise of weapons cease! War always marks the failure of peace, it is always a defeat for humanity.... Let us pray ... for reconciliation and peace, let us work for reconciliation and peace, and let us all become, in every place, men and women of reconciliation and peace!”

Cardinal Peter K.A. Turkson President
 
New Cardinals to be created in February 2014
Vatican Radio
10:21 31/10/2013
2013-10-31 Vatican - The Holy See Press Office has confirmed a Consistory to create new Cardinals will be held next February. Pope Francis had informed both the Council of Cardinals and the Council of the Synod of his intention earlier this month, according to statement issued by Rev. Federico Lombardi, SJ, the head of the Press Office.

The Consistory will be on the Feast of the Chair of St. Peter, February 22, 2014. Pope Francis decided to make the date known so that other meetings could be planned which involve Cardinals from around the world.

Father Lombardi said a Meeting of the Cardinals could be expected to happen before the Consistory, as has been customary with his predecessors. Prior to this meeting, will be the third meeting of the 8-member Council of Cardinals, while a meeting of the Council of the Synod will start two days after the Consistory.

Father Lombardi said a meeting of the 15 Member Council of Cardinals for the Study of Organisational and Economic Problems of the Holy See will also happen, as usual, in February. Although the date is not confirmed, it will probably be before the Consistory.

As for who the new Cardinals would be, Father Lombardi did not bring up the subject in his statement, although in previous Consistories, the names were usually announced a few weeks in advance.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận về lễ khai giảng niên học 2013-2014 của sinh viên Công Giáo Huế
Maria Thủy Tiên
10:04 31/10/2013
Cảm nhận về lễ khai giảng Sinh viên Công Giáo tại Huế niên khóa 2013-2014.

"Chúng ta đã tin vào tình yêu ” (1Ga 4,16; LF chương 1).

Đó là chủ đề chính của lễ khai giảng Sinh Viên Công Giáo tại Huế vào ngày Chúa Nhật XXX thường niên (27/10/2013), cũng là Chúa Nhật cuối tháng Mân Côi.

Xem hình

Ngay từ những ngày đầu Khai mạc Năm Đức Tin, chúng ta đã được tìm hiểu Tự sắc Cánh cửa đức tin – Porta Fidei,của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, cho đến những tuần cuối chuẩn bị Bế mạc Năm Đức Tin, chúng ta lại được tìm hiểu thông điệp Lumen Fidei - Ánh Sáng Đức Tin của Đức Thánh Cha Phanxicô. Qua điều này cho chúng ta nhận thấy Năm Đức Tin bế mạc không phải là kết thúc nhưng lại mở ra cho chúng ta một sứ vụ mới đó là phải tỏa lan ánh sáng Đức tin của mình trong môi trường sống hôm nay.

Nhìn lại nhiều năm qua, chương trình sinh hoạt sinh viên Công Giáo tại Huế đã trở thành một môi trường sinh hoạt bổ ích và thu hút đông đảo tầng lớp sinh viên Công Giáo đang theo học tại các trường ở Thành phố Huế. Cứ đến mỗi dịp gặp gỡ, các bạn sinh viên lại được học hỏi một đề tài khác nhau với những nội dung phong phú, sâu sắc, giúp cho mỗi người có cơ hội được tiếp xúc gần gũi với Lời Chúa, với Giáo Hội. Đến với mỗi dịp sinh hoạt, mỗi bạn trẻ sinh viên đều cảm nhận và tiếp thu được những kiến thức hữu ích, nhằm trau dồi đời sống đạo đức và rèn luyện đời sống nhân bản cũng như được mở rộng hiểu biết, nắm bắt những sự kiện đang xảy ra trong Giáo Hội và xã hội. Giữa cuộc sống xô bồ của đời sinh viên, thật quý hóa biết bao khi chúng ta có cơ hội được thông phần vào nhịp sống chung với Giáo Hội qua những văn kiện, những thông điệp được truyền tải cách thấu đáo và nghiêm chỉnh từ quý Cha, quý vị hữu trách.

Tháng 10 đến, mang theo biết bao điều hứa hẹn, niềm háo hức, chờ đợi và cả những dự định…có lúc là sự trở về, trở về của một tâm hồn thanh thản, tĩnh lặng trong Đức tin, muốn trở về để sống trong, sống cùng, sống với anh chị em. Như con sóng ào xô mãnh liệt vào bãi đá - ngọn lửa Đức tin đã dâng lên, đong đầy và thôi thúc trong mỗi người một thứ tình cảm gắn kết đặc biệt với tất cả mọi người.

Phải chăng cũng chính động lực sâu xa đó đã thôi thúc gần 1000 sinh viên Công Giáo đang theo học tại các trường Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học ở Huế nô nức tựu về Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế để tham dự Lễ Khai Giảng năm học 2013-2014.

Đến hẹn lại lên, từng nhóm các bạn trẻ với nét mặt vui tươi hớn hở, mang theo mình những hoài bão, những ước mơ háo hức đến ghi danh tại các bàn tiếp tân theo sự hướng dẫn của Ban điều hành. Mỗi bạn được nhận một bản tài liệu "Tìm hiểu thông điệp Ánh Sáng Đức Tin" - Lumen Fidei và những con số may mắn khởi đầu cho một năm học mới. Riêng những bạn sinh viên năm đầu được nhận một chiếc khăn quàng cổ màu xanh, khoác lên mình một niềm hy vọng tươi mới.

Nhờ các Nhóm đã sinh hoạt và Ban điều hành của các Nhóm cộng tác cách tích cực với Ban Đặc Trách Sinh viên, đã họp bàn phân công rõ ràng từ tháng trước, nên việc chuẩn bị cho sự kiện Khai Giảng đầu niên khoá năm nay xem ra khá chu đáo.

Đúng 14g30, những tràng pháo tay vang lên nồng nhiệt, cùng tiếng cười giòn giã hòa lẫn trong những bài hát, điệu múa sinh hoạt đã phá tan bầu khí vốn yên tĩnh của Trung tâm Mục Vụ, thay vào đó là sự vui tươi, năng động của tuổi trẻ sống những tuần cuối của Năm Đức Tin này.

Lễ Khai Giảng niên khóa 2013-2014 của Sinh viên Công Giáo tại Huế đã được các nữ Sinh viên Đệ tử Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng chính thức khai mạc bằng tiết mục đồng ca kết hợp với múa minh họa bài "You raise me up". Cả hội trường như lắng đọng để nâng tâm hồn lên theo điệu nhạc, tìm cho mình một ý nghĩa riêng trong mối cảm nghiệm Đức tin sâu xa "Chúa nâng chúng con lên", khiến chúng con nhận thấy trong mình sự rộn rã của con tim. Chúng con cần niềm vui để sống, để làm việc, niềm vui để học tập, niềm vui phục vụ....giúp chúng con hướng tới một tương lai với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ. Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, nhất là khủng hoảng về đạo đức...chúng con cần có Chúa nâng chúng con lên.

Để giúp các bạn trẻ Sinh viên đào sâu Chủ đề chính của Ngày khai giảng hôm nay, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Đặc Trách Sinh viên Công Giáo tại Huế, đã giúp cho tập thể sinh viên có được một giờ thần học đạo đức qua việc học hỏi bản tóm lược thông điệp Ánh Sáng Đức Tin - Lumen Fidei của Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành vào ngày 29/06/2013- Lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô- cho thấy sự liên tục trong Giáo huấn của Hội Thánh, từ thời các Tông đồ đến ngày nay. LF đặc biệt ghi dấu ấn của hai vị Giáo Hoàng Đức Bênêđictô XVI và Phanxicô: Đức Bênêđictô XVI "hầu như đã hoàn tất bản thảo đầu tiên" và Đức Phanxicô "thêm vào một ít đóng góp của mình" (số 7).

Với tất cả tài năng và sự hiểu biết sâu sắc, Cha Antôn đã giúp cho toàn thể hội trường tìm hiểu sơ lược nội dung hành trình tái khám phá Ánh sáng Đức Tin, đã được Thông Điệp khai triển qua 4 chương:

Chương 1: Chúng tôi đã tin vào tình yêu (số 8-22)

Chương 2: Nếu các ngươi không tin, các ngươi sẽ không hiểu (số 23-36)

Chương 3: Tôi truyền lại cho anh em điều tôi đã lãnh nhận (số 37-49)

Chương 4: Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một thành đô (số 50-60).

Kết thúc những lời chia sẻ của mình, Cha Antôn đã gửi gắm đến các bạn trẻ lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong thư giới thiệu YOUCAT (tt.11-12): " Một số người nói với tôi rằng, ngày nay những người trẻ không quan tâm đến Giáo Lý. Nhưng tôi không nghĩ vậy và chắc chắn tôi có lý....Vì thế tôi mời các bạn: Hãy nghiên cứu Giáo lý! Đây là mong muốn chân thành của tôi. Biết rằng, Giáo lý không cung cấp các giải pháp dễ dãi, nó đòi các bạn một cuộc đổi đời. Nó giới thiệu với các bạn thông điệp của Tin Mừng như "viên ngọc đáng giá tuyệt vời" (Mt 13,45) mà nếu muốn có, các bạn phải đánh đổi bằng mọi thứ mình đàn có. Vì vậy, tôi đề nghị các bạn hãy hy sinh thời giờ của các bạn để kiên trì học hỏi Giáo lý với niềm đam mê. Nghiên cứu nó trong tĩnh lặng của tâm hồn, đọc nó với bạn bè, với các nhóm, trao đổi với nhau trên internet. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy đối thoại về Đức Tin của các bạn. Bạn phải biết những gì mình tin, phải nắm rõ Đức rin của mình cách chính xác như các chuyên gia điều hành máy tính, như một thạc sĩ nắm rõ tác phẩm sẽ trình diễn. Bạn phải đâm rễ sâu trong Đức Tin hơn, so với thế hệ của cha mẹ bạn, để đối phó mạnh mẽ và dứt khoát chống lại những thách đố và cám dỗ của thời đại".

Đúng 16g30, với tất cả niềm ưu ái và tình thương dành cho tuổi trẻ sinh viên, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đến chủ tế Thánh Lễ Khai Giảng niên khóa 2013 - 2014. Cùng đồng tế, có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Đặc trách sinh viên Công Giáo tại Huế, Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, Đặc Trách sinh viên Nhóm Phủ Cam, Cha Giuse Nguyễn Văn Kha, Dòng Ngôi Lời, Cha Anrê Dũng Lạc Mai Văn Diên, Dòng Thiên An.

Trong lời dẫn đầu vào Thánh lễ, Đức Cha Chủ Tế đã ân cần nhắn nhủ với các bạn trẻ sinh viên rằng: "Chúng con cũng thừa biết rằng lớn lên trong trí thức về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội với mảnh bằng tốt nghiệp chưa phải là tất cả của đời sinh viên. Là một người Công Giáo, chúng con còn có một trách nhiệm đối với Thiên Chúa với Giáo Hội và với chính phần rỗi của các con. Nói cách khác, chúng con còn phải lớn lên trong đời sống Đức tin và tôn giáo nữa...".

Tiếp đến, trong bài chia sẻ lời Chúa, qua hai hình ảnh người thu thuế và Pharisêu cùng lên đền thờ cầu nguyện, Đức Cha nhắc nhở các bạn trẻ phải biết loại bỏ sự kiêu căng, tự mãn và khinh dễ người khác, đồng thời mặc lấy tâm hồn khiêm tốn, biết nhìn đúng sự thật và xác tín những gì mình có không phải do tài năng của mình nhưng chỉ là những ân huệ Thiên Chúa thương ban. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta phải cố gắng bắt chước mẫu gương Chúa Giêsu và sống theo lời mời gọi của Ngài " Các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng" (Mt11,29).

Sau Phép Lành cuối Thánh Lễ, niềm vui đã thực sự vỡ oà: Tân Sinh Viên và Ban Điều Hành niên khóa 2013 - 2014 được chụp ảnh lưu niệm với Đức TGM Phanxicô Xaviê và Ban Đặc Trách. Đáp lại lời tri ân của đại diện Sinh viên Công Giáo tại Huế, Đức Cha đã khơi dậy nơi tâm hồn các bạn trẻ tâm tình sống những tuần cuối cùng của Năm Đức Tin, giúp mỗi người ý thức rằng: Bế mạc Năm Đức Tin không phải là chấm dứt nhưng mở ra cho chúng ta một cuộc sống mới, bây giờ chúng ta có nhiệm vụ phải ra đi sống chứng nhân Đức Tin của mình, đem niềm vui của Chúa đến cho mọi người trong môi trường sống của mình nơi phòng trọ, trên học đường....

Sứ vụ truyền giáo trong thư Chung của Hội Đồng Giám mục Việt Nam hướng đến năm 2014 là Tân Phúc Âm Hóa, đặc biệt chú trọng đến đời sống gia đình. Các bạn trẻ đang trong độ tuổi "cặp kê", hãy ý thức sống đời gia đình là một Ơn gọi cao cả, đừng vội bồng bột, phải tìm hiểu kỹ càng người bạn đời của mình....Mỗi gia đình trở thành một cộng đoàn yêu thương sẽ góp phần làm nên một xã hội tốt, khi đó con cái mình mới được lớn lên trong môi trường giáo dục tốt hơn. Tôi là sinh viên Công Giáo, tôi có trách nhiệm làm chứng cho cho người ta nhận thấy Chúa trong tôi, bởi "Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy..." (Ga 13,35).

Trong giờ phút vui tươi, thân thiện này, tập thể Sinh viên Công Giáo tại Huế hân hoan chúc mừng Đức Tổng Phanxicô vừa đón nhận cương vị mới: Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bằng những pháo tay và tiếng reo mừng vang dội.

Sau bữa cơm tối đạm bạc nhưng đầy nghĩa tình mà quý ân nhân xa gần âm thầm thương trao gửi cho các sinh viên Công Giáo tại Huế, Ban Đặc Trách Sinh Viên đã lần lượt thông báo và đề ra chương trình sinh hoạt Niên khóa 2013-2014 với phần thảo luận sôi nổi của toàn thể sinh viên, nhằm hướng đến những sinh hoạt hứng thú và hữu ích hơn cho tầng lớp tuổi trẻ. Cũng trong giờ phút này, Cha Giuse Nguyễn Văn Kha đã chia sẻ niềm vui riêng của ngài trong buổi hiện diện của ngài với tập thể sinh viên hôm nay. Ngài cảm nhận được sự gần gũi với các bạn sinh viên, khiến ngài như được quay lại thời trẻ của mình.....Trong bầu khí này ngài giới thiệu đến với các bạn trẻ về Ơn gọi và linh đạo của Dòng Ngôi Lời và mời gọi các bạn trẻ hãy mạnh dạn bước theo.

Kết thúc Ngày Khai Giảng niên khoá 2013-2014, Nhóm Sinh viên Công Giáo Thánh Tâm đã giúp cho tập thể Sinh viên Công Giáo có được những giây phút sống bên Mẹ thật sốt sắng và thâm tình bằng tràng Chuỗi Mân Côi cùng với những cánh hoa sắc thắm dâng Mẹ niên khóa mới này. Qua Giờ Kinh Mân Côi này, Nhóm Thánh Tâm cũng đã hướng tập thể SVCGTH về với quê hương Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An vừa trãi qua thiên tai bão lũ để cùng nhớ, cùng thương và cùng cầu nguyện: Xin Mẹ cho Quê mình bớt khổ và bớt đau thương. Lời Ca “Xin Vâng” mà Cha Đặc Trách mời gọi tất cả cùng ca lên trước Nhan Thánh Mẹ trỗi vang như một quyết tâm “kiên trung sống Đức Tin như Mẹ trong mọi hoàn cảnh”.

Tập Thể Sinh Viên Công Giáo Tại Huế cũng xin tri ân cách đặc biệt Frère Bửu, Dòng Lasan, một tâm hồn luôn trẻ trung luôn dành tâm huyết cho tương lai tuổi trẻ. Mặc dù, đêm nay, Frère Bửu không hiện diện trực tiếp với sinh viên, nhưng niềm vui mà Frère đã dành cho sinh viên Công Giáo tại Huế qua 10 phần quà may mắn rất giá trị thật là lớn lao và đang nhớ đặc biệt cho tập thể Tân Sinh Viên trong ngày Khai giảng này.

Lễ Khai Giảng Năm nay gọn nhẹ nhưng dấu ấn để lại nơi lòng mỗi sinh viên tham dự thật sâu đậm. Khác hẳn mọi năm trước, trong dịp lễ Khai Giảng năm nay, tất cả các bạn sinh viên năm đầu của các hai Nhóm Thánh Tâm và Phủ Cam, đều mang chung một màu khăn, một dấu hiệu của sự hiệp nhất, thắt chặt mối liên hệ mật thiết giữa cái chung và cái riêng của giới sinh viên hai Nhóm.

Trong giây phút cuối ngày, cùng nhau đứng thành vòng tròn, bàn tay xiết chặt bàn tay, tôi vẫn nghe vang vọng thật rõ tâm tình mà bạn đại diện sinh viên đã nói lên trong Lời Tri Ân dâng lên Quý Đức Cha và Ban Đặc Trách.

“Tự đáy lòng, tất cả SVCG tại Huế chúng con, cách riêng đối với Nhóm Sinh Viên Di Dân, thật sự tạ ơn Chúa và chân thành ghi nhận rằng nhờ sự chăm sóc Mục Vụ chu đáo mà Tổng Giáo Phận Huế dành cho chúng con, chúng con đã giữ được nếp sống Đạo mặc dù phải sống xa gia đình... Trước công ơn lớn lao đó của Quý Đức Cha và của Quý Cha, Quý Thầy Quý Chị Đặc Trách cũng như để khỏi phụ lòng chờ mong của quý ân nhân, và của cha mẹ anh chị chúng con nơi quê nhà, chúng con xin hứa sẽ quyết tâm học tập tốt và tận dụng Ơn Thánh của Năm Đức Tin này để thực sự lớn lên trong đời sống Đạo và thắng vượt những khó khăn, thách đố của cuộc sống đầy biến động và nguy cơ hôm nay".

Maria Thủy Tiên
 
Một con người gắn liền với nhà thờ đá Bảo Nham
Phêrô Trần Cầu Hoa
09:24 31/10/2013
MỘT CON NGƯỜI GẮN LIỀN VỚI NHÀ THỜ ĐÁ BẢO NHAM.

Nói đến Bảo Nham, có lẽ mọi người đều liên tưởng đến hình ảnh ngôi nhà thờ bằng đá đứngsừng sững trên một ngọn đồi thuộc xã Bảo Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An. Một ngôi nhà thờ đã trở thành biểu tượng đức tin của những người con Giáo xứ Bảo Nham thân yêu nói riêng và của Giáo phận Vinh nói chung. Nếu như người nào đã từng đến với địa danh này hẳn đã từng trầm trồ thán phục kiệt tác bằng đá có một không hai trên đất nước Việt Nam này, thậm chí được xem là ngôi nhà thờ bằng đá lớn nhất Đông Nam Á. Một kiệt tác diễn tả những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và ý chí bất khuất của các bậc tiền nhân đã từng sống chết với mảnh đất thân thương này. Tuy nhiên, trong bài viết ngắn này người viết chỉ muốn nói tới một con người, một cái tên gắn liền với sự hình thành của ngôi nhà thờ đá còn lịch sử Lèn thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham quý độc giả có thể tham khảo tại trangweb http://Giaoxubaonham.com

Thường thường khi người ta chiêm ngưỡng một tác phẩm nào đó, ban đầu người ta chỉ chú ý tới những nét đẹp tinh xảo hoặc những nét độc đáo của tác phẩm, sau đó người ta mới tìm hiểu tác giả của tác phẩm đó. Như Đức Kitô đã từng dạy các môn đệ: “Xem quả thì biết cây”(Lc 6,44). Hay người Việt Nam chúng ta có câu: “Có lửa thì mới có khói”. Vì thế, khi nhìn vào ngôi nhà thờ bằng đá đồ sộ này, có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi: Ai là tác giả của ngôi nhà thờ này? Bản thân tôi cũng vậy. Sau khi tìm hiểu về lịch sử hình thành Ngôi Nhà thờ và Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham, đồng thời tham khảo một số tài liệu liên quan đến Giáo xứ Bảo Nham, tôi xin mạn phép viết lên đôi dòng về một con người đã đi vào huyền thoại, đã trở nên bất tử và gắn liền với linh địa này.chau TNTT 011

Khi bạn tới Bảo Nham, ghé thăm ngôi nhà thờ bằng đá, vào bên trong, phía gần cung thánh, sẽ nhìn thấy một ngôi mộ, phía trên bia mộ có khắc những dòng bằng tiếng Latinh như sau: “Hic jacet Adolphus Klingler, miss. apost.,qui MCC christianos in rupe Baonham obsessos a certa morte liberavit. Infideles haud paucos christo lucrifecit. Hoc quoque templum. In honorem B.V.M exs truxit. Dein laboribus morboque confectus. Annum vero LXIII agens. Pie obdormivit dno. Die XXVII janvarii A MCMXVI”. (Tạm dịch: Yên nghỉ tại đây Cha Adolphus Klingler, tông đồ thừa sai. Ngài đã giải phóng các Kitô hữu Bảo Nham bị bao vây trong ngôi lèn, cho khỏi chết. Ngài đã chiếu giãi ánh sáng Chúa Kitô cho nhiều người lương dân và dâng hiến thánh đường này cho Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Sau hết, hao mòn vì công việc và bệnh tật, ngài đã an nghỉ thánh thiện trong Chúa, thọ 63 tuổi, ngày 27 tháng 1 năm 1916).

Có lẽ giờ đây mọi người đã đoán ra tác giả của ngôi nhà thờ này là ai rồi!DSC_8851 Đó chính là Thừa sai Klingler mà tên tiếng Việt là Cố Thông. Tên đầy đủ của ngài là Adolphe Joseph Klingler, sinh ngày 04 tháng 10 năm 1853 tại Oberbruck, thuộc vùng Đông Bắc nước Pháp, Giáo phận Strasbourg (vùng Bas-Rhin). Ngài học tại Zillisheim rồi vào Đại Chủng Viện ở Strasbourg. Sau đó, ngày 16 tháng 9 năm 1876 ngài gia nhập Chủng Viện Truyền Giáo Ngoại Quốc và được thụ phong linh mục vào ngày 21 tháng 9 năm 1878. Ngày 16 tháng 10 năm đó, ngài bắt đầu cho sứ vụ truyền giáo của mình bằng cuộc hành trình đến Nam Đàng Ngoài (Nam Bắc Bộ (Vinh)) và ngài đặt chân đến nơi này vào ngày 9 tháng 1 năm 1879.

Sau một vài tháng học ngôn ngữ bản xứ, ngài đảm nhận hạt Hà Tĩnh trong bốn năm. Tới năm 1884 ngài được Đức Giám Mục Xã Đoài (Đức Cha Trị – Pineau) gọi về và giao nhiệm vụ đứng đầu chăm lo cho sứ vụ truyền giáo tại vùng này. Năm sau, ngài phải tổ chức cho các Kitô hữu tự vệ trước sự tấn công và giết hại của các nhóm có vũ trang. Những nhóm này bị mua chuộc bởi những người được gọi là “Văn Thân” và các quan lại, mà nạn nhân là 10 nhà truyền giáo và hơn 60.000 Kitô hữu. Cha Klinger, cũng như nhiều nhà truyền giáo khác đã tìm cách để cứu hàng triệu Kitô hữu trong các cuộc đụng độ với những băng nhóm này. Vụ nổi tiếng nhất là cứu giáo dân Bảo Nham: Làng xóm của giáo dân nơi đây bị đốt phá, cướp bóc và đã bị thiêu hủy, buộc giáo dân phải lánh nạn trong các hang lèn. Đây là điều làm cho cha Klingler quyết định sẽ xây dựng nhà thờ Bảo Nham tráng lệ toàn bằng đá, gọi là Nhà Thờ Đá.

Sau những biến loạn này, các giáo hữu rải rác các vùng lân cận đến đây trốn thoát cuộc thảm sát đã được quy tụ lại trong cảnh làng xóm bị phá hủy đổ nát và họ được hướng dẫn tại lớp dự tòng, một phong trào đặc biệt làm cho nhiều người gia nhập Giáo Hội. Được sự giúp đỡ của cha Louis, là em trai của ngài đến hoạt động ở Bắc Kỳ, Cha Klingler đã giao phó lại hoàn toàn sứ vụ này. Kiệt sức, ngài đã thực hiện một kỳ nghỉ ngắn tại Hồng Kông vào năm 1915, nhưng ngài đã qua đời vì sứ vụ vào ngày 27 tháng 1 năm 1916 tại Bảo Nham. Ngài được chôn cất trong “Nhà Thờ Đá”, một công trình do chính bàn tay ngài đã xây nên[1].

Khi đọc những dòng ngắn ngủi trên đây chắc có lẽ mọi người đã cảm nhận được tâm huyết của người mục tử nhân lành – một con người đã dám từ bỏ quê hương và những người thân yêu để đem ánh sáng Tin Mừng đến cho người dân Giáo Phận Vinh, đồng thời đã dám chấp nhận cùng sống chết với người dân Bảo Nham khó nghèo nhưng có đức tin kiên vững và giàu lòng nhân ái.

Như chúng ta đã biết, vào năm 1883 dưới sự bách hại tàn khốc của Văn Thân, bà con giáo dân Bảo Nham đã phải lánh nạn vào trong các hang của lèn đá, trong tình thế mười mất một còn, qua sự che chở của Mẹ Maria, cố Thông (Klingler) đã cứu được tất cả mọi người và ngài đã hứa xây dựng một ngôi nhà thờ bằng đá để dâng kính Mẹ Maria. Từ lời thề hứa đó, ngài đã dốc toàn lực để thiết kế, tìm nguồn nguyên vật liệu, tài chính cũng như những tay thợ lành nghề về đục đá để thực hiện công trình.

Thấm thoắt thoi đưa, thế là đã 5 năm trôi qua kể từ ngày Mẹ ra tay cứu giúp. Năm 1888, ngài bắt đầu khởi công xây dựng nhà thờ và tới năm 1904 mới hoàn thành. Với kiến trúc Gothic mô phỏng nhà thờ đá Lộ Đức (Lourdes) là một trung tâm hành hương nổi tiếng của nước Pháp và cũng là quê hương của ngài. Vật liệu chính để xây dựng công trình là đá vôi được lấy từ một ngọn núi ở vùng Lam Sơn – Thanh Hóa. Đá được cắt ra và vận chuyển bằng đường sông về nơi xây dựng. Các tảng đá được khéo léo ghép lại thành ngôi nhà thờ với một ngọn tháp cao chót vót và 24 ngọn tháp nhỏ bao quanh nhà thờ được khắc chạm công phu tạo thêm nét duyên dáng cho ngôi nhà thờ vốn tĩnh tại uy nghi.

Bên trong nhà thờ, những vòm liên kết các gian được ghép bằng các viên đá lớn, đẽo gọt và lắp đặt rất kỹ thuật tạo thành những vòm cuốn vững chắc nhưng không kém phần mỹ thuật. Các cửa sổ bằng gương cũng được khảm bằng những bức tranh các thánh, lung linh rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời. Tại tháp chuông có đặt ba quả chuông bằng đồng với trọng lượng 600kg, 300kg và 180kg được đúc từ Pháp, là quà tặng của em gái linh mục Adolphe Klingler. Phía trước nhà thờ là hai cổng lớn, bên trên có đặt hai tượng sư tử án ngữ trong thế đứng oai phong như thách thức với phong ba bão táp[2].

Sau khi đã dành hết tâm huyết cho tác phẩm của mình và cho giáo dân Giáo phận Vinh ngài đã an nghỉ tại đây vào ngày 26 tháng 1 năm 1916. Với 37 năm bôn ba ngược xuôi trên mảnh đất Giáo phận Vinh nghèo khó và đầy gian khổ này, ngài đã để lại cho người dân nơi đây những gia sản quý báu về tinh thần cũng như vật chất. Với tính tình đôn hậu nhưng kiên quyết bảo vệ đàn chiên của mình trước sói dữ, ngài đã trở thành nơi cho giáo dân đặt trọn niềm tin và tình quý mến.

Mặc dù ngài đã về cùng Chúa nhưng trong lòng mỗi người dân Giáo phận Vinh nói chung và Bảo Nham nói riêng vẫn khắc ghi hình ảnh của ngài: Một vị mục tử nhân lành, trọn đời sống chết cho lý tưởng, kiên quyết chống lại bất công và giữ trọn lời thề.

Tạm kết: Mặc dù nhận thấy bản thân mình còn yếu kém mọi bề về kiến thức cũng như kinh nghiệm nhưng với mong ước muốn tìm hiểu một chút về tác giả của ngôi nhà thờ đá này, người viết mạo muội viết lên đôi dòng để sẻ chia cùng tất cả mọi người. Chắc chắn những sưu tầm của người viết đang còn nhiều khiếm khuyết, mong tất cả mọi người lượng thứ và đóng góp ý kiến cũng như bổ sung thêm tài liệu để người viết có thể hoàn thành bài này một cách đầy đủ hơn.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: P.Tranhoa@gmail.com

Phêrô Trần Cầu Hoa
 
Giáo xứ VN Paris kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Đồng Mục Vụ và bản Nội Quy đầu tiên
Trần Văn Cảnh
09:37 31/10/2013
NGÀY 30.10.2013 KỶ NIỆM 30 NĂM

NỘI QUY ĐẦU TIÊN VÀ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ TIÊN KHỞI

CỦA GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS


Paris, ngày 30.10.2013- Kỷ niệm 30 năm Đại Hội Mục Vụ ngày 30.10.1983, từ 13g30 đến 17 giờ, trong đó, hai công việc quan trọng đã được thực hiện : Bản Nội Quy đầu tiên của Hội Đồng Mục vụ đã được chấp thuận và Ban Thường Vụ tiên khởi đã được bầu cử. Từ ngày ấy, 30 năm đã trôi qua, 5 chương trình mục vụ đã được các Hội Đồng Mục Vụ tiếp theo nhau liên tục thiết kế và thực hiện.

1. BẢN NỘI QUY ĐẦU TIÊN CỦA HỘI ĐỒNG MỤC VỤ ĐÃ ĐƯỢC CHẤP THUẬN

Cha Giuse Mai Đức Vinh được mời về làm việc tại Giáo Xứ Việt Nam Paris từ năm 1977, phụ trách Ban Giáo Lý và Tiếng Việt, trong Ban Giám Đốc của cha Trương Đình Hòe. Ngài được bổ nhiệm Giám Đốc Giáo Xứ vào cuối năm 1980, qua sự tuyên bố công khai của Đức Cha Daniel PÉZÉRIL, Giám Mục Phụ Tá Paris, trong thánh lễ Chúa Nhật 16.11.1980, và bằng văn thư chính thức ngày 28.11.1980 của Toà Tổng Giám Mục Paris.

Một trong những dự án quan trọng hàng đầu mà cha Giuse quyết định thực hiện là quy tụ một số giáo dân để làm việc cho giáo xứ, có phương pháp, có mục tiêu chung, có chương trình, có phân chia trách nhiệm và công việc, nghĩa là có tổ chức trong một Hội Đồng Mục Vụ. Dự án này gồm hai khía cạnh mà khía cạnh thứ nhất là làm sao soạn thảo bản nội quy và cho nó được chấp thuận. Bốn việc chính yếu đã được thực hiện.

1. Tìm người và lập danh sách sơ khởi Hội Đồng Mục Vụ. Để thực hiện dự án này, cha Mai Đức Vinh đã dành ra hai năm 1981 và 1982 để tìm người, tạo dịp cho họ làm việc chung trong tinh thần sống đạo và truyền đạo, qua một nhóm học hỏi Lời Chúa, họp nhau hai tháng một lấn, để trao đổi tin tức về Giáo Hội, cầu nguyên qua thánh lễ và trao đổi về một đề tài thiêng liêng, văn hóa, xã hội. Đó là Nhóm Thần Học Giáo Dân. Sau hai năm làm việc chung, một danh sách các cán bộ đã được thành hình vào đầu năm 1983, gồm 51 người, trong đó 25 người trách nhiệm 6 địa điểm mục vụ và 26 người trách nhiệm 13 ban, hội, nhóm mục vụ. Với danh sách sơ khởi này, hội đồng mục vụ, trên căn bản cụ thể coi như đã dủ các thành phần, có thể triệu tập Đại Hội Mục Vụ.

2. Tìm những điểm đồng tâm và mục tiêu chung. Dựa trên danh sách sơ khởi Hội Đồng Mục Vụ trên, Năm 1983, ba Đại Hội Mục Vụ đã được triệu tập. Đại hội ngày 27.02.1983 là lần đầu tiên mà các đại diện họp nhau, nên phần giới thiệu các địa điểm và đơn vị đoàn nhóm là cần thiết. Nhưng cần thiết hơn là việc tìm ra những nét đồng tâm chung cho mục vụ cộng đoàn. Ba điểm chung đã được nêu ra và trao đổi. 1- Cha Mai Đức Vinh giới thiệu những nét chính của 2 tài liệu « Tông Đồ Giáo Dân » và của Sắc Lệnh « Ecclesiae Sanctae » : Các linh mục và giáo dân cộng tác với nhau rao giảng Tin Mừng, và họ hợp nhất với nhau để làm tốt và phát triển Cộng Đoàn. 2- Cha Đinh Đồng Thượng Sách trình bày về « Tình hình mục vụ của Cộng Đoàn », gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng cùng có ba điểm chung là cùng là dân Việt, tha hương và cùng là dân Chúa. 3. Gs Trần Văn Cảnh điều hợp 8 nhóm trao đổi về 6 khía cạnh có các câu hỏi dọn sẵn của đề tài « Sống Đạo và Truyền Đạo ». Rồi đúc kết chung về các nhận xét và đề nghị chung của 6 khía cạnh của đề tài. Đúc kết Đại Hội, Gs Cảnh ghi nhận ba điểm đồng tâm :1- Tất cả các thành viên được mời đều đến tham dự, chứng tỏ ý thức mạnh mẽ nhu cầu hiệp nhất và chia sẻ trách nhiệm, làm việc chung, 2- Những đóng góp và đề nghị tích cực về việc « Sống Đạo và Truyền Đạo » chứng tỏ các giáo dân có khát vọng được chia sẻ và cộng tác với giáo sĩ ; 3- Trong một bầu khí hăng say, mọi người đều mong mỏi cơ cấu của Hội Đồng Mục Vụ sớm được thiết kế, soạn thảo và thành lập.

3. Soạn nội quy sơ thảo cho Hội Đồng Mục Vụ. Đáp lại lòng mong mỏi đồng tâm chung của Đại hội 1 trên đây, Cha Vinh và Gs Cảnh đã làm việc tích cực để soạn thảo bản nội quy cho Hội Đồng Mục Vụ GXVN Paris. Sau một tháng làm việc, bản sơ thảo coi như đã soạn xong. Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh gửi thư đến các thành viên mời họ đến họp Đại Hội Mục Vụ 2 vào ngày 10.04.1983, từ 13g30 đến 16g30. Ba điểm đã được trình bày : 1. Nhận định lại những đề nghị của các nhóm đã nêu lên ở Đại Hội Mục Vụ 1, ngày 27.02.1983, do Gs Cảnh ; 2- Thảo luận về Hội Đồng Mục Vụ do Cha Vinh ; 3- Phác thảo một nội quy đơn giản cho HĐMV do Cha Vinh và Gs Cảnh. Qua gợi ý về những đề nghị của các hội thảo viên trong Đại Hội 1, và qua ánh sáng của Công Đồng Vatican II, các hội thảo viên của Đại Hội 2, hôm nay có rất nhiều ý kiến trong phần ba, khi cha Vinh và Gs Cảnh trình bày nội dung đã được phác thảo và in sẵn cho mọi người về bản nội quy sơ thảo. Hai ý kiến nổi đã được nêu ra và ghi nhận : 1- Gợi ý rút gọn thành viên Hội Đồng xuống khoảng 30 người ; 2- Gợi ý cải tiến một vài điểm về cấu trúc và một số từ ngữ.

4. Bản « NỘI QUY ĐƠN GIẢN » đầu tiên đã được chấp thuận. Dựa vào hai ý kiến về thành viên Hội Đồng Mục Vụ và về việc cải tiến bản nội quy sơ thảo của Đại Hội 2 trên đây, Cha Vinh và Gs Cảnh lại làm việc tiếp. Sau hè, bản nội quy sơ thảo đã được viết lại thành bản NỘI QUY ĐƠN GIẢN. Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh loan báo trong báo Giáo Xứ Việt Nam, số 255, ngày 09.10.1980, về Đại Hội Mục Vụ 3, dự tính vào ngày 30.10.1983. Rồi ngày 16.10.1983 ngài gửi thơ mời đến 18 vị đại diện của 7 địa điểm mục vụ và 10 vị đại diện của 10 hội, ban, nhóm mục vụ. Tất cả 28 vị đại diện này là thành viên chính thức của Hội Đồng Mục Vụ tiên khởi khóa I.

Ngày 30.10.1983, tất cả các đại diện đều đến tham dự Đại Hội Mục Vụ, mà chương trình xoay quanh 3 điểm chính : 1- Thông qua bản nội quy ; 2- Bầu Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ ; 3- Hoảch định chương trình sinh hoạt.

Về điểm 1, là thông qua bản nội quy, sau vài nhận xét, các hội thảo viên đã nhanh chóng chấp thuận bản « NỘI QUY ĐƠN GIẢN của Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Paris » đã được in sẵn, phát cho mọi người. Bản Nội Quy dài 4 trang, gồm 5 chương và 1 chú giải (1).

Từ ngày 30.10.1983 đến nay, Bản Nội Quy Đơn Giản đã được sửa đổi 4 lần. Lần thứ tư do Chị Phó Chủ tịch Đào Kim Phượng nhận công tác soạn thảo nội quy tu chính, rồi được ban giám đốc và ban thường vụ bổ sung và thông qua trong Đại Hội Mục Vụ ngày 9-12-2001.

2. BAN THƯỜNG VỤ TIÊN KHỞI CỦA HỘI ĐỒNG MỤC VỤ ĐÃ ĐƯỢC BẦU CỬ VÀ BAN CỐ VẤN TIÊN KHỞI ĐÃ ĐƯỢC THỈNH MỜI

Bản Nội Qui của Hội Đồng Mục Vụ là tóm tắt các nguyên tắc làm việc, cũng như trách nhiệm, công việc của mỗi thành phần, thành viên của Hội Đồng Mục Vụ. Vậy Hội Đồng Mục Vụ gồm những ai, có những thành phần nào ?

1. Từ danh sách sơ bộ đến Danh sách chính thức Hội Đồng Mục Vụ khóa I, 1983-1985

Sau hơn 2 năm làm việc, qua 7 lần họp để trao đổi tin tức về Giáo Hội, cầu nguyên qua thánh lễ và trao đổi về một đề tài thiêng liêng, văn hóa, xã hội, Nhóm Thần Học Giáo Dân đã quy tụ được một danh sách sơ bộ gồm 51 cán bộ Công Giáo tiến hành đến từ 7 địa điểm mục vụ và 10 Hội, Ban, Nhóm mục vụ. Những vị này đã được mời và đã đến tham dự Đại Hội Mục Vụ 1, ngày 7.02.1983.

Theo đề nghị của Đại Hội Mục Vụ 2, ngày 10.04.1983, thành phần của Hội Đồng Mục Vụ chính thức khóa I, 1983-1985 rút xuống còn 28 vị, đại diện cho 7 địa điểm mục vụ và 10 Hội, Ban, Nhóm mục vụ. Những vị này là những người duy nhất có quyền ứng cử và bầu cử.

Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ XII, 2011-2014, hiện nay gồm 29 vị đại diện 7 cộng đoàn : Antony, Cergy, Ermont, Sarcelles, Villiers-Le-Bel, Marne–La-Vallée và Paris ; 49 vị đại diện 22 Hội đoàn, Ban, Nhóm ; Vị chi tất cả có 78 vị.

2. Danh sách tân cử Ban Thường Vụ tiên khởi 1983-1985 và Danh Sách Ban Cố Vấn tiên khởi 1983-1985. Trong Đại Hội 3, ngày 30.10.1983, một Ban Thường Vụ tiên khởi đã được bầu cử và một Ban Cố Vấn đã được thỉnh mời.

Ban Thường vụ nhiệm kỳ XII, 20011-2014, hiện nay đã được bầu trong Đại Hội Mục Vụ thứ 57, Chúa Nhật 12.06.2011. BTV mới này gồm 11 vị :

Chủ tịch : Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh

Phó Chủ Tịch : Ds Micheline Trần Kim Chi

Tổng Thư Ký : Ông Cao Trọng Nghĩa

Phó Thư Ký : Ông Gioakim Nguyễn Xuân Chương

Ủy Viên Giáo Lý : Chị Đào Kim Phượng

Ủy Viên Văn Hóa : Ông Giang Minh Đức

Ủy Viên Phụng Vụ và Thánh Ca : Ông Thomas Võ Tri Văn

Ủy Viên Thiếu niên : Anh Nguy ễn Nhaty

Ủy Viên Thanh Niên : Anh Trương Nguyên Vũ

Ủy Viên Xây Dựng : Ông Nguyễn Văn Thơm

Ủy Viên Tài Chánh : Bà Nguyễn Thị Lệ Hằng

Và Ban Cố Vấn nhiệm kỳ XII, 20011-2014 hiện nay : Ban Giám Đốc đã đồng ý với Ban Thường Vụ mới, thỉnh mời sáu vị sau đây vào Ban Cố Vấn :

Cụ Nguyễn-văn-Ái : Cố Vấn Văn Hóa

Gs Trần văn Cảnh : Cố Vấn Giáo Dục

Cụ Nguyễn-văn-Hộ : Cố Vấn Mục Vụ Cao Niên

Bs Tạ Thanh Minh : Cố Vấn Y tế Xã Hội

Bà Gs Tạ Thanh Minh Khánh : Cố Vấn Gia Đình và Thanh Niên

Ls Lê Đình Thông : Cố Vấn Luật Pháp

3. NHỮNG CÔNG TRÌNH MÀ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ ĐÃ THỰC HIỆN 30 NĂM QUA

Được thành lập chính thức trong Đại Hội Mục Vụ 3, ngày 30.10.1983, Hội Đồng Mục Vụ đ ã bắt tay vào việc ngay, thiết kế dự án Phát triển Văn Hóa Giáo Dục, 1984-1989. Các Hội Đồng Mục Vụ kế tiếp liên tục tiếp tay. Không kể dự án tiên khởi và nền tảng thành lập HĐMV trong 3 năm 1980-1983, 5 dự án khác đã được HĐMV cộng tác với cha Giám Đốc và Ban Giám Đốc, trong 30 năm tiếp theo, đem lại cho Giáo Xứ Việt Nam Paris một phát triển chưa từng thấy trong lịch sử. Như vâậ y, trong 33 năm, 1980-2013, dưới sự hướng dẫn của cha Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh, Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ, 6 dự án đã được thực hiện cho Giáo Xứ Việt Nam Paris :

1. 1980-1983 : xây dựng cơ cấu tổ chức :

a. 1980 : Thành lập Ban Thần Học Giáo Dân để vận động và thành lập các ban đại diện cho các địa điểm và đơn vị mục vụ

b. 1983 : Thành lập ban đại diện cho các địa điểm mục vụ : Paris, Sarcelles-Garges, Villiers-Le-Bel, Noisy-Le-Grand; và của các nhóm Công Giáo tiến hành.

c. Ngày 30.10.1983, một Hội Ðồng Mục Vụ tiên khởi đã được thành lập (mà ngày 30.09.2007, giáo xứ tổ chức buổi Toạ Đàm để mừng 25 năm thành lập).

2. 1984-1989 : phát triển văn hoá giáo dục :

a. 1984 : Phát hành Báo Giáo Xứ, bộ mới.

b. 1986 : Cải tiến việc giáo dục giáo lý và văn hoá Việt Nam cho Ấu Thiếu Nhi và lập Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.

c. 1986 : Chương trình tu bổ cơ sở, lập sổ vàng và vận động xin một nhà nguyện rộng lớn hơn.

d. 1986 : Phát huy lễ hội văn hoá, khởi xướng bữa tiệc xuân giáo xứ.

e. 1987 : Ðào tạo nhân sự giáo sĩ, đề nghị phong chức phó tế vĩnh viễn cho thầy Girard Xavier thuộc cộng đoàn Sarcelles.

f. 1989 : Lập « Hội yểm trợ ơn gọi tận hiến ».

3. 1990-1996 : Phát triển Ðời sống thiêng liêng :

a. 1990 : Thư Viện Giáo xứ chính thức khai trương.

b. 1993 : Khai trương phong trào CURSILLO.

c. 1995 : Thành lập Ban Mục Vụ Gia Ðình

4. 1997-2001 : Phát triển đời sống văn hoá, cơ sở vật chất và liên đới xã hội :

a. 1997 : Tu thư tập thể, viết sách chung. Nhận cơ sở mới và dâng thánh lễ đầu tiên tại cơ sở mới vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời, ngày 15.08.1998

b. và chuyển giao cơ sở Boissonade cho cộng đoàn Công Giáo Triều Tiên ngày 31.08.1998.

c. 2000 : Thành lập Liên đới nghề nghiệp trong 5 ngành có nhiều người việt nam : Chuyên Gia, Thân Hữu Taxi, Doanh Thương, Dịch Vụ, Xây Dựng.

5. 2002-2007 : Phát triển và tự lập tài chánh :

a. 2002 : Mạng lưới đầu tiên của Giáo Xứ chào đời với tên gọi www.giaoxuvnparis.org trong Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 3, ngày 01.05.2002.

b. 2003 : Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’, Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh.

c. 29.06.2005, Ðức Ông Giám Ðốc Mai Ðức Vinh đã chính thức loan báo với cộng Ðoàn việc thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony.

6. 2008-2011 : Phát triển hội nhập mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam theo hướng mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris

a. 2008 Tình Liên Đới Tin Mừng : lập Tuần Lễ các bệnh nhân, Tuần lễ Bác Ái, Tuần lễ Truyền giáo, Hội Tobia

b. 2009 : Năm của Linh Mục : Chỉnh đốn lại « Nhóm các em giúp lễ » và « Hội Yểm trợ Ơn gọi », Cổ võ Ơn gọi với những « Chứng từ Ơn gọi »

c. 2010 : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam

d. 2011 : Năm « Gia đình và Tuổi trẻ »

e. 2012 : Năm « Liên đới Niềm Tin »

f. 2013 : Năm Đức Tin, noi gương Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo, Thành lập Công Đoàn mới : Sevran

LỜI KẾT

Từ ngày 28.11.1980, được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, rất tha thiết với vai trò tích cực của giáo dân trong giáo họ, giáo xứ và Giáo Hội, Cha Giuse Mai Đức Vinh đã chọn việc thành lập Hội Đồng Mục Vụ làm chương trình đầu tiên của mình. Và ngài đem hết tâm lực ra, vận động nhiều người cộng tác, để thực hiện chương trình này. Sau ba năm làm việc, chương trình đã đạt một kết quả mỹ mãn. Trong Đại Hội Mục Vụ 3, ngày 30.10.1983, một HỘI ĐỒNG MỤC VỤ gồm 18 đại diện các địa điểm mục vụ (giáo họ) và 10 vị đại diện các hội đoàn, ban, nhóm, để cộng tác với Giám Đốc Giáo Xứ trong mọi lãnh vực và ở mọi tầng lớp ; một bản NỘI QUY ĐƠN GIẢN xác định mục đích, thành phần, trách nhiệm, công việc của mỗi thành phần và mỗi thành viên, để mỗi người biết phải làm gì, cho ai, với ai, cách nào ; một BAN THƯỜNG VỤ đã được bầu lên, để cộng tác với Giám Đốc Giáo Xứ trực tiếp hơn, mà đôn đốc, điều hành các công việc mục vụ ; một BAN CỐ VẤN, gồm những vị có uy tín, kinh nghiệm và khôn ngoan trong cộng đoàn, để cộng tác với Giám đốc Giáo xứ mà phối kiểm, suy tư, thiết kế, đặt chương trình cho những chương trình, dự án và công việc mục vụ đã, đang và sẽ thực hiện.

Mục vụ là một công việc « đưa đạo vào đời, dẫn đời về đạo ». Công việc này có mục tiêu là làm tốt hơn, đúng hơn, đẹp hơn. Muốn được như vậy, cũng như bao nhiêu công việc khác, như chính trị, kinh doanh, giáo dục,…công việc mục vụ 1- hướng về những khách hàng lương giáo, những người tiêu dùng đạo đời, trong và ngoài giáo xứ mà đáp ứng nhu cầu và mong ước của họ, hầu đưa họ về gần Chúa và Giáo Hội hơn ; 2- có gương mẫu của một lãnh đạo, chủ chăn dám dấn thân quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình ; 3- có tận tâm và nhiệt tình của những cán bộ cố vấn, quyết định, hành động, vừa biết việc, vừa khéo làm ; 4- có kết quả là mang lại lợi ích và phát triển cho cộng đoàn, thỏa mãn mọi người cộng tác và thăng tiến cho môi trường ; Để được như vậy, 5- các quyết định phải dựa vào những dữ kiện, thực tế, khách quan, chứ không phải vì những hứng khởi bốc đồng, chủ quan ; 6- các tiếp cận vấn đề phải toàn diện, đa nguyên, đa chiều, chứ không phiến diện, một chiều, một góc, một hướng ; 7- các thực hiện phải theo một tiến trình mạch lạc, hữu lý, thiết thực, có phương pháp, đủ thời gian và nguồn lực, phương tiện ; 8- các phối kiểm trước, trong và sau khi làm phải nghiêm nhặt, hầu cảnh giác mà biết sửa đổi, thích hợp và thăng tiến, làm tốt hơn luôn.

Được thành lập lần đầu tiên vào ngày 30.10.1983, HĐMV tiên khởi và các HĐMV tiếp theo, qua những dự án đã thực hiện trong 30 năm qua, đã chứng tỏ sự ích lợi và hữu hiệu của sự cộng tác và liên đới Giáo Dân – Giáo Sĩ. Các Giáo sĩ, gốc là giáo dân mà ra, nếu biết nhận biết, tôn trọng và cộng tác với Giáo Dân, thì công việc của các họ sẽ hữu hiệu phi thường.

Tạ ơn Chúa, Tạ ơn Cha. Giáo Xứ Việt Nam Paris đã có được những giáo sĩ như vậy.

Trong tâm tình biết ơn ấy, xin dâng lên Cha một Lời Kinh :

Qua Liên Ðới, hết mọi nghề mọi giới,

Với anh em, đang góp mặt góp lời.

Lạy cha chúng con ở trên trời,

Chúng con nguyện danh cha cả sáng !

Xin cho nước cha trị đến,

Ý cha thể hiện dưới đât cũng như trên trời!

Cho thế giới u mê oán thù,

Biết tin mừng tình yêu chân lý!

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,

Ðó đây khắp nẻo cuộc đòi !

Cha ơi, xin hãy nhận lời !

Paris, ngày 30 tháng 10 năm 2013

Trần Văn Cảnh

(1). « NỘI QUY ĐƠN GIẢN của Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Paris », (được chấp nhận trong Đại Hội Mục Vụ ngày 30.10.1983)

CHƯƠNG I : MỤC ĐÍCH VÀ THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

Điều 1 - Mục đích Hội đồng Mục vụ

HĐMV là một cơ quan gồm những giáo dân được tuyển chọn để tích cực cộng tác với Ban Giám đốc Giáo xứ trong việc xây dựng cộng đoàn về các phạm vi : tôn giáo, văn hóa, xã hội và tài chính.

Điều 2 - Thành phần HĐMV :

Hội đồng Mục vụ gồm hai thành phần sau đây :

a) Ban Thường vụ HĐMV

b) Các đại diện những đơn vị mục vụ.

Điều 3 - Ban Cố vấn HĐMV

Hội đồng Mục vụ có một ban cố vấn gồm những vị do Ban Giám đốc Giáo xứ và Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ tùy nghi thỉnh mời để tham khảo ý kiến trong những vấn đề quan trọng của cộng đoàn. Ban này đứng ngoài HĐMV.

CHƯƠNG II : NHÂN VIÊN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỪNG THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

Điều 4 : Ban thường vụ và Hội đồng Mục vụ

Ban Thường vu HĐMV là ban trách nhiệm của HĐMV để thường xử mọi công vụ liên hệ. Ban Thường vụ HĐMV gồm những nhân viên với những trách nhiệm liên hệ sau đây :

a). Chủ tịch :

- chịu trách nhiệm tổng quát về HĐMV trước Ban Giám đốc Giáo xứ và cộng đoàn

- đôn đốc các sinh hoạt chung của cộng đoàn

- triệu tập, chủ tọa, điều khiển các phiên họp của HĐMV.

b). Phó chủ tịch đặc trách tôn giáo và mục vụ :

- cộng tác với chủ tịch và ban thường vụ trong mọi vấn đề liên hệ.

- đặc biệt cộng tác với vị hữu trách trong Ban Giám đốc Giáo xứ về các vấn đề tôn giáo mục vụ.

c). Phó chủ tịch đặc trách văn hóa :

- cộng tác với chủ tịch và ban thường vụ trong mọi vấn đề liên hệ

- đặc biệt cộng tác với vị hữu trách trong Ban Giám đốc Giáo xứ về các vấn đề văn hóa và tuổi trẻ.

d). Phó chủ tịch đặc trách xã hội :

- cộng tác với chủ tịch và ban thường vụ trong mọi vấn đề liên hệ.

- Đặc biệt cộng tác với vị hữu trách trong Ban Giám đốc Giáo xứ về các vấn đề xã hội

e). Thư ký và phó thư ký :

-Tổ chức văn phòng HĐMV.

-Soạn thảo chương trinh và làm biên bản cho các phiên họp của HĐMV.

-Soạn thảo và giữ các văn thư.

-Thông báo cho các thành phần của cộng đoàn khi cần.

f). Thủ quỹ và phó thủ quỹ

-Cộng tác với Ban Giám đốc Giáo xứ trong các vấn đề liên hệ đến việc tạo dựng, bảo trì tài sản và chi thu ngân quỹ của cộng đoàn.

Điều 5 : Các đại diện những đơn vị mục vụ

Các đại diện những đơn vị mục vụ là những người có trách nhiệm tại các đơn vị mục vụ và được đề cử đại diện cho đơn vị trong HĐMV. Mỗi địa điểm mục vụ, mỗi hội đoàn, mỗi ban, mỗi nhóm đều là một đơn vị mục vụ.

a). Đại diện địa điểm mục vụ :

Mỗi nơi Ban Giam đốc Giáo xứ có thể qui tụ giáo dân để thường xuyên dâng lễ là một địa điểm mục vụ của cộng đoàn. Mỗi địa điểm có thể đề cử từ 1 đến 3 đại diện vào HĐMV tùy theo sự quyết định của linh mục trách nhiệm địa điểm. Riêng Paris, địa điểm mục vụ chính của cộng đoàn có 5 đại diện trong HĐMV.

b). Đại diện các đoàn, các ban hay các nhóm :

Mỗi đoàn, mỗi ban hay mỗi nhóm công giao tiến hành sinh hoạt trong cộng đoàn và cộng tác với Ban Giám đốc Giáo xứ và ban thường vụ HĐMV trong công việc mục vụ đều được cử một đại diện vào HĐMV.

c). Nhiệm vụ của mỗi đại diện đơn vị mục vụ :

-Cộng tác với Ban Giám đốc Giáo xứ trong phạm vi sinh hoạt riêng của đơn vị.

-Tham gia các phiên họp mục vụ do Ban Thường vụ triệu tập.

-Phổ biến và thi hành trong phạm vi đơn vị những quyết định của HĐMV.

CHƯƠNG III : TUYỂN CHỌN VÀ NHIỆM KỲ HĐMV

Điều 6 : Tuyển chọn vào HĐMV

Việc tuyển chọn vào mỗi thanh phần của HĐMV được quyết định như sau :

a). Vào Ban Thường vụ : Các nhân viên của Ban Thường vụ HĐMV sẽ được các đại diện đơn vị mục vụ bầu bằng phiếu kín trên các ứng cử viên hay những người được đề cử. Chỉ các đại diện những đơn vị mục vụ mới được quyền ứng cử hoặc được đề cử.

b). Vào các đại diện những đơn vị mục vụ :

-Các đại diện của các địa điểm mục vụ hoặc sẽ được Ban giám đốc Giáo xứ đề cử rồi giới thiệu với địa điểm hoặc sẽ được bầu cử trong mỗi địa điểm.

-Đại diện của các đoàn, các ban hay các nhóm sẽ tùy đoàn, ban hay nhóm qui định.

Điều 7 : Nhiệm kỳ của HĐMV

Nhiệm kỳ của thanh phần của HĐMV được qui định như sau :

a). Ban thường vụ : nhiệm kỳ của Ban Thường vụ là hai năm, tái cử tối đa 3 lần.

b). Các đại diện những đơn vị mục vụ : nhiệm kỳ của các đại diện những đơn vị mục vụ là hai năm, tái cử nhiều lần.

CHƯƠNG IV : NHÓM HỌP

Điều 8 : Nhóm họp

Có ba loại nhóm họp sau đây :

a). Họp thường kỳ cho ban thường vụ và cho HĐMV

-Ban thường vụ họp thường kỳ hai tháng một lần.

-HĐMV họp thường kỳ một năm hai lần để kiểm thảo tình hình chung của cộng đoàn và những công tác của từng ngành đạo đức, văn hóa, xã hội.

b). Họp bất thường : mỗi khi cộng đoàn gặp một vấn đề bất thường, Ban Giám đốc giáo xứ sẽ mời Ban Thường vụ mở một cuộc họp bất thường.

c). Đại hội Mục vụ : mỗi năm một lần Đại hội Mục vụ thường niên sẽ được triệu tập. Thành phần tham dự: Ban Giám đốc Giáo xứ, Ban Thường vụ HĐMV, các đại diện những đơn vị mục vụ; ban cố vấn HĐMV. Và một số người trong cộng đoàn tùy nhu cầu; nội dung của đại hội là xem lại sinh hoạt năm qua hầu rút ưu khuyến điểm và phác họa chương trình năm tới.

Điều 9 : Hiệu lực của các nhóm họp

-Các đề nghị của mỗi buổi nhóm họp chỉ có giá trị và được cứu xét khi có quá bán số người tham dự chấp thuận.

-Số người tham dự phải hơn quá bán số người được mời thì những quyết định của buổi họp mới có giá trị.

-Trường hợp khẩn cấp, dầu không đủ hai điều kiện trên, Ban Giám đốc Giáo xứ có quyền quyết định thi hành.

-Dầu sao, các quyết định của mọi thể thức nhóm họp chỉ có hiệu lực khi Ban Giám đốc Giáo xứ chấp thuận (xem chú thích).

CHƯƠNG V : VẤN ĐỀ TÀI SẢN CỦA CỘNG ĐOÀN

Điều 10 : Tài sản của cộng đoàn do HĐMV cùng quản trị với Ban Giám đốc Giáo xứ.

-Tiền niên liễm bổ theo nhân danh trong xứ

-Tiền lạc quyên trong những trường hợp đặc biệt, hoặc do những ân nhân ủng hộ.

-Lợi tức do tổ chức kinh tài hợp pháp mà thủy quỹ gây nên

- - - - - - -

Chú giải về điều 9

Nói cho rõ : HĐMV dù cấp bậc giáo phận hay giáo xứ chỉ có quyền tư vấn mà thôi, quyết quyết định dành cho Đức Giám Mục giáo phận hay Cha sở Giáo xứ.

a) Tự sắc " Hội thánh " (Ecclesiae sancae) (19+66) của Đức Phaolô VI đã xác định : HĐMV chỉ hưởng quyền tư vấn thôi " (Consilium pastorale voce conultiova tantum gaudet, ES 16)

b) Giáo luật mới (1983) khi nói về HĐMV cấp giáo phận (c.511-514) và cấp giáo xứ (c.536) cũng quy định : " HĐMV chỉ hưởng quyền đầu phiếu tư vấn thôi " (Consilium volo gaudet tantum sonsultivo c.514.1 và 536.2)

c) Quy chế HĐGX địa phận Long Xuyên (1971) khẳng định : " Chương trình nghị sự cũng như các quyết định của cuộc họp phải được linh mục chính xứ chấp thuận mới có giá trị " (đ. 36)

d) Thủ bản HĐGX địa phận Xuân Lộc (1971) tuyên bố : Các quyết định của Hội đồng trong ba thể thức hội họp trên (thường kỳ, bất kỳ, đại hội) chỉ có hiệu lực khi được cha xứ chấp thuận (đ.34).
 
Văn Hóa
Trước sự khủng hoảng tuổi dậy thì của con cái
Lm. Nguyễn Hữu Thy
08:35 31/10/2013
Trước sự khủng hoảng tuổi dậy thì của con cái

Nhiều bậc cha mẹ đã không khỏi phàn nàn lo lắng trước những thay đổi đột ngột và khó hiểu của con cái – trai cũng như gái – khi chúng bước vào tuổi dậy thì, đến nỗi nhiều khi họ cũng không còn nhận ra con mình được nữa. Chẳng hạn, tự nhiên một ngày nào đó thấy đứa con tỏ ra bướng bỉnh, thiếu vâng lời, cha mẹ bảo ban gì cũng cãi lại, bất cẩn và thiếu kính trên nhường dưới. Chẳng những thế, chúng còn thường xuyên trốn học đi chơi cũng như cứ viện đủ lý do để khỏi đi nhà thờ xem lễ.

Chỉ khi người ta đặt mình vào trường hợp của những bậc cha mẹ đang phải đứng trước một hoàn cảnh khó khăn như thế, thì mới thấy được rằng những nỗi buồn lo của họ là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý. Ví dụ một hôm nào đó cô con gái mới lớn dẫn một bạn trai về nhà và hỏi mẹ: „Mẹ nhỉ, tối nay để bạn trai con ngủ lại nhà mình nghe?“ Hay cậu con trai hỏi ba: „Ba ơi, hè này ba mẹ cho phép bạn gái con đi nghỉ hè chung với gia đình mình, ba đồng ý nhé?“ Hoặc còn „sốc“ hơn nữa khi phải nghe: „Mẹ nè, phải sử dụng thuốc ngừa thai sao cho đúng và có hiệu quả?“

Đứng trước những câu hỏi tương tự như thế các bậc cha mẹ có thể có những phản ứng khác nhau. Nếu là những bậc cha mẹ cấp tiến, tự do phóng khoáng và không đặt nặng vấn đề luân lý đạo đức cũng như đời sống đức tin, thì sẽ gật đầu dễ dàng, vì họ tổng quát hóa một cách rất chủ quan rằng: „tất cả tụi trẻ ngày nay đều thế cả mà“, hay: „thà chỉ cho con cái biết ngừa thai, còn hơn để chúng nó nạo thai, tội chết!“ Còn những bậc cha mẹ còn xác tín về đạo đức luân lý, thì khi nghe con trai con gái đột nhiên hỏi thế liền mặt mày tái mét và đứng yên như „chết trồng“ tại chỗ và không biết phải nói sao nữa, hay hai tay ôm đầu ngạc nhiên: „trời ơi, con với cái…!“ và tưởng chừng như ma trơi quỷ sứ đang từng đoàn ùn ùn kéo vào nhà mình vậy.

Khi phải đối mặt với những tình huống gây sốc như thế:

• tức khi con cái bước vào tuổi „Teen“, lứa tuổi đầy tràn sức sống với bao lý tưởng tốt đẹp cũng như bao ảo tưởng hão huyền, nhưng lại chưa có chút kinh nghiệm đời;

• tức khi con cái muốn thay đổi tất cả, kể cả những lý chứng hợp lý cũng như vấn đề đức tin và tôn giáo, thì các bậc cha mẹ cần phải phản ứng và hành động ra sao? Hay nói đúng hơn, cần phải giúp đỡ và góp ý với con cái như thế nào?

Trước khi trả lời cho những câu hỏi chí lý vừa được đặt ra, chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng thiếu tích cực của một số tuổi „Teen“ ngày nay. Theo thống kê của các nhà tâm lý học và các nhà xã hội học, người ta nhận thấy rõ là càng ngày càng có nhiều thiếu nữ tuổi còn quá trẻ đã mang thai. Và những lý do của tình trạng thiếu nữ „trẻ con“ mang thai thì có rất nhiều. Một trong những lý do quan trọng là những thiếu nữ lớn lên mà không có sự hiện diện của người cha trong gia đình, dậy thì quá sớm và cũng như có những thực hành về tính dục quá sớm, nên thường mang thai nhiều hơn là những thiếu nữ lớn lên trong những gia đình bình thường gồm có cha có mẹ. Đó là điều đã được các nhà nghiên cứu ở Hoa kỳ và ở Tân Tây Lan chứng minh cho thấy. Nguyên nhân có thể là vì không có cha, nên đứa bé gái chỉ chịu ảnh hưởng một chiều từ mẹ mà thôi, và rồi từ chỗ đó khi nhìn thấy mẹ tiếp xúc thân mật với hết người đàn ông này đến người đàn ông khác, khiến nó trở nên tò mò và rồi bắt chước làm theo. Nhưng như đã nói, đó chỉ là một trong các lý do mà thôi.

Từ những điều vừa nêu lên, người ta có thể đi tới một nhận định chung là nếu một đứa trẻ, dù trai hay gái, hằng ngày phải sống trong một môi trường thiếu lành mạnh về luân lý đạo đức, hoặc qua phim ảnh hay báo chí dâm dật, hoặc do gương sống phóng túng của những người lớn, thì nó cũng sẽ không thể tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do môi trường sống xấu ấy gây ra như thế. Và nếu những ảnh hưởng tiêu cực ấy quá mạnh, thì có thể cả những đứa bé của những gia đình có truyền thống Kitô giáo cũng bị lây nhiễm theo và hậu quả là xảy ra hiện tượng mang thai ngoài ý muốn nơi những bé gái tuổi „teen.“

Trong những trường hợp và tình huống tương tự, những thái độ và những điều cha mẹ cần có và cần làm là:

• Luôn luôn bình tĩnh, đầy lòng yêu thương và thông cảm đối với con cái, trong lời nói cũng như qua cử chỉ;

• Hãy nghĩ tới tuổi trẻ của mình năm xưa để dễ hiểu và thông cảm với con cái hơn;

• Luôn can đảm biết nuốt giận và tự chủ, chứ không la chửi hay dùng bạo lực với con cái. Đừng bao giờ quên rằng một giọt mật ong có thể mang lại nhiều hiệu quả tốt hơn một thùng dấm chua;

• Trong suốt thời gian dậy thì của con cái hãy biết nhìn đến những phương diện tích cực và đáng quý nơi chúng;

• Và sau cùng, đừng quên rằng cả là một đại họa cho toàn gia đình cũng như cho chính con cái, nếu vì do lầm lỗi của cha mẹ như quá tự ái, quá nóng giận hay thiếu tự chủ trong lời nói cũng như hành động, v.v…, mà để con cái bỏ nhà ra đi, hay nói cách khác, để mất con cái!

Không có nguyên tắc chung để giải quyết vấn đề

Trong những vấn đề phức tạp và rắc rối về con cái cũng như về gia đình tương tự như vừa nêu trên, không hề có một nguyên tắc chung nhất định để làm mẫu, hầu có thể dựa theo đó mà giải quyết mọi vấn đề một cách đồng bộ được.

Tuy nhiên, có ba suy tư sau đây có thể giúp các bậc cha mẹ liên hệ tìm ra được lối thoát khả dĩ chăng.

• Thứ nhất: Vấn đề có tính cách quyết định ở đây là các bậc cha mẹ này phải biết mình đã giáo dục con cái như thế nào từ trước tới nay: Với đầy đủ ý thức trách nhiệm hay vô trách nhiệm: chết sống mặc bay? Một cách hợp lý hay quá thả lỏng: khôn sống mống chết? Quá khắt khe? Hay: mục đích giáo dục con cái xưa nay là gì? Trong quá trình giáo dục con cái, có trích dẫn hay trình bày cho chúng những giá trị luân lý đạo đức khách quan của cuộc sống, cũng như những tấm gương lành thánh của các bậc thánh hiền và các vĩ nhân quân tử? Nếu những bậc cha mẹ thiếu giáo dục con cái về đạo giáo và đức tin vào Thiên Chúa, thì sẽ không thể đột nhiên bắt chúng chấp nhận ngay được các giáo huấn của Giáo Hội. Trong trường hợp cha mẹ giáo dục con cái một cách sai lầm và lệch lạc, họ nên tìm sự giúp đỡ từ các vị Linh Hướng hay các nhà chuyên môn.

• Thứ hai: Một điều rất quan trọng đối với câu hỏi được đặt ra ở đây là vấn đề cha mẹ có nên cho phép hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào con người và tuổi tác của cô bạn gái hay cậu bạn trai của con mình. Cô gái hay cậu trai kia thuộc loại người nào? Cha mẹ cần phải biết rõ điều đó. Và tất nhiên, ở đây người ta cũng cần phải nhận định được sự khác biệt hoàn toàn giữa hai trường hợp: đó là liệu cô con gái mới có 14 tuổi có được phép tự do mua thuốc ngừa thai hay không; và cậu con trai 17 tuổi có được phép đưa bạn gái cùng đi nghỉ hè với gia đình hay không. Hai trường hợp mang hai cấp độ quan trọng khác nhau.

• Thứ ba: Các bậc cha mẹ đã nỗ lực đến đâu trong việc giải quyết những khó khăn này của con cái họ? Người ta phải biết rằng trước những vấn nạn này, mà tìm ra được một quan điểm đúng đắn cũng như một đường hướng rõ ràng và rồi kiên trì giữ vững được quan điểm và đường hướng ấy mãi trong nhiều năm tháng, để cùng đồng hành và giúp đỡ con cái – qua các cuộc hàn huyên đối thoại một cách cởi mở và chân thành, những giờ phút tâm sự thân mật và đầy yêu thương và nhất là những khoảnh khắc cùng nhau cầu nguyện – không phải là một vấn đề đơn giản và dễ dàng. Nó đòi hỏi phải có ý chí mạnh mẽ, sự kiên nhẫn và nhất là tình yêu to lớn đối với con cái, và dĩ nhiên còn cần phải có một đức tin sâu xa nữa.

Tóm lại, các bậc cha mẹ cần phải đối xử và lý luận ra sao khi con cái đến cùng mình với những ước muốn và những suy nghĩ của chúng? Trong trường hợp này, cũng hoàn toàn không có một nguyên tắc chung nào cả để làm mẫu cho việc giải quyết các khó khăn một đồng bộ. Trong mọi trường hợp và trong mọi hoàn cảnh, tình yêu thương và sự tin tưởng lẫn nhau là con đường duy nhất, thường rất dài và chật hẹp, sẽ dẫn mọi người đến một chân trời tươi sáng mong đợi. Điều đó cũng muốn nói rằng:

Tin tưởng thay vì kiểm soát

Một điều vô cùng quan trọng đối với tất cả thanh thiếu niên là chúng phải cảm nhận được rằng cha mẹ luôn hiểu và tin tưởng chúng cũng như luôn thông cảm với chúng. Những kiểu nói đầy giọng uy quyền „bao lâu mi còn có mặt trong cái nhà này, thì mọi sự phải do tao quyết định“ hay: „con cái thì phải phục tùng cha mẹ“ sẽ đầu độc mối tương quan cha-mẹ-con-cái. Cả những kiểu nói đầy kinh nghiệm sống như: „tự do quá hóa lộng hành“ hay: „tin tưởng thì tốt, nhưng kiểm soát lại tốt hơn“ chỉ để suy tư ngẫm nghĩ trong lòng, chứ không nên nói ra để lý luận với con cái, nhất là trong lúc đang xảy ra xung đột. Nói cách khác, các bậc cha mẹ cần cư xử thế nào để con cái biết rằng mình thương yêu và lo lắng cho chúng, chứ không phải theo dõi và kiểm soát chúng. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là các bậc cha mẹ được phép thả lỏng con cái một cách vô trách nhiệm, để chúng muốn sống thế nào hay muốn làm gì cũng được.

Cha mẹ cần phải luôn tự chủ trong lời nói cũng như qua thái độ của mình, hầu có thể làm cho con cái tin tưởng và nhận thức được rằng, trong mọi nỗ lực cha mẹ thực hiện hay dự định là chỉ vì thương yêu và muốn tốt cho chúng, chứ không phải để theo dõi hay kiểm soát. Đây là một điều không dễ chút nào, nhưng lại là điều rất khả thi và cần phải thực hiện, với một sự bình tĩnh và một sự thông cảm tối đa.

Tiếp đến, các bậc cha mẹ cũng có thể giúp đỡ được con cái mới lớn của mình tìm ra được lối thoát cho sự khủng hoảng của tuổi trẻ, bằng cách chân thành kể cho chúng nghe những kinh nghiệm về cách suy tư, về các mơ ước cũng như về các cảm xúc hay tình cảm của mình khi còn trong tuổi thanh xuân như chúng nó hôm nay. Đồng thời cũng nói cho chúng biết những gì thực sự là thực tiễn và những gì chỉ là mơ mộng của tuổi trẻ mà thôi. Hay nói cách khác, cha mẹ cần thành thật chia sẻ cho con cái biết những gì trong các mơ ước của tuổi trẻ năm xưa họ có thể hiện thực được và những gì thuần túy chỉ là ảo giác và hoàn toàn bất khả đạt. Nhưng tất cả còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa cha mẹ và con cái trong gia đình như thế nào nữa, thân tình và tin tưởng hay lạnh nhạt và nghi ngờ!

Ở đây người ta cũng không nên bỏ qua một ghi nhận rất đáng lưu ý, đó là một số rất nhỏ các bậc cha mẹ xưa kia khi bước vào đời sống hôn nhân hãy còn là những con người „nguyên vẹn“ và họ đã trao cho nhau cái „quý báu nhất“ của đời mình, nhưng ngày nay khi giáo dục những đứa con vào tuổi „teen“ của mình, họ lại sợ rằng con cái họ thiếu những trải nghiệm cần thiết về tính dục.

Thuốc ngừa thai và điểm giao lưu bạn bè

Mặc dù ở các nước Âu Mỹ, các bé gái vào tuổi 14 đã được phép tự đi mua thuốc ngừa thai và không cần sự đồng ý của cha mẹ nữa, nhưng cô bé vẫn thường hỏi ý kiến của mẹ cha về việc làm đó. Phải chăng hành động ấy là bằng chứng cụ thể cho thấy chính trong thời đại tự do cá nhân quá trớn hôm nay sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái vẫn còn đó?

Câu trả lời là tích cực. Thật đáng lạc quan biết mấy! Nhưng đàng khác, chúng ta cũng đừng quên rằng sự tin tưởng ấy giữa cha mẹ và con cái không hề là một điều đương nhiên, một điều luôn phải như thế, mà là kết quả của một sự nỗ lực không ngừng của mọi thành viên trong gia đình, nhất là của cha mẹ: luôn biết vun trồng và thăng tiến nó mỗi ngày. Nói cách khác, các bậc cha mẹ hãy luôn biết đặt để cuộc sống hạnh phúc đầm ấm của gia đình và tương lai của con cái lên hàng đầu, chứ không phải danh dự hay sự tự ái cá nhân của mình. Trái lại, những la mắng trách móc mang tính chất giáo điều một cách vô lý: „Không có „nhưng mà“ gì cả. Tao đã nói không là không“ thường chỉ làm cho sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái xấu đi, có khi còn làm tan vỡ luôn.

Trong khi đó, thay vì trách móc la mắng và làm cho con cái sợ, cha mẹ có thể thân mật trò chuyện với con cái và nhẹ nhàng hỏi: „Tại sao con muốn điều đó? Con thực sự muốn điều đó sao? Bạn trai con cũng muốn như vậy sao? Các bạn bè con nghĩ thế nào?“ Nếu các bậc cha mẹ biết tình tĩnh và thân mật trò chuyện hỏi han con cái như thế, và đồng thời đưa ra những lập luận và những lý do thật chính đáng, cụ thể và hợp lý để cho chúng biết là tại sao chúng không nên làm như vậy và tại sao mình không đồng ý chuyện ấy, có lẽ sự việc sẽ đơn giản và hòa nhã hơn, và nhất là đã không „dồn con cái vào chân tường.“

Trong tác phẩm „Auf dich kommt es an“ (Điều đó tùy thuộc con) của bà, Christa Meves, một nhà chuyên môn người Đức về việc giáo dục và tư vấn cho thanh thiếu niên, đã viết: „Dĩ nhiên, trong lứa tuổi của các cháu, sự sung sướng trào dâng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong khi các cháu trải nghiệm thực sự những cảm xúc luyến ái. Nhưng quan trọng nhất là sự đòi hỏi muốn hiện thực những cảm xúc ấy, điều mà người ta lại hay coi thường hoặc giữ thái độ thinh lặng. Người ta có thể thích ứng nhanh chóng với những gì mà đa số các bạn trong nhóm cùng trang lứa ở nhà trường hay ở điểm bạn bè tụ tập gặp gỡ nhau cho là đúng. Hiện tượng các bạn trong lớp của cháu nhuộm tóc đủ màu sắc đã nói lên sở thích của đa số tầng lớp trẻ ngày nay, và cũng chính sở thích ấy sẽ đưa đẩy họ không lâu sau đó sử dụng các vấn đề liên quan đến tính dục, hoàn toàn tương tự như vấn đề nhuộm tóc hay cái hộp đựng đồ trang điểm của họ vậy, dựa theo khẩu hiệu: „Đã đến lúc phải sử dụng…!“ Nghĩa là người ta làm như thể đối với tầng lớp trẻ các cháu những điều thuộc tính dục đã sẵn sàng trải bày ra trước mắt để mặc sức tự do lựa chọn, tựa như tại một tiệm buôn mà mọi người được mặc sức tự do muốn lấy gì thì lấy, và với một vẻ mặt tươi vui khuyến khích: „Các bạn hãy xem đây, tất cả những thứ này các bạn đều có thể lấy. Vậy, cứ tự do lấy đi, đừng ngại ngùng gì cả. Các bạn cứ nếm thử cho biết điều gì làm các bạn ngon miệng.“

Thuốc ngừa thai và sức khỏe

Quả là một nhận định hoàn toàn sai lầm, lệch lạc và chủ quan khi đánh giá các bậc cha mẹ là „lạc hậu“, „không thức thời“ hay „thiếu tiến bộ“, khi các ngài luôn biết thương yêu bảo vệ con cái họ bằng cách cắt nghĩa giảng giải cho chúng hiểu và xác tín được rằng việc biết giữ mình và xa tránh những quan hệ tính dục một cách tự do phóng túng giữa trai gái là một phương pháp tốt và chắc chắn nhất trong việc „phòng tránh“ mang thai ngoài ý muốn, bệnh xi-đa và các chứng bệnh nguy hiểm khác do hành động trụy lạc ấy gây ra.

Một hậu quả quá hiển nhiên có liên quan đến sức khỏe con người, mà không ai có thể phủ nhận được, đó là khi một thanh niên thiếu nữ có quan hệ tính dục thường xuyên một cách quá sớm, chắc chắn về sau sẽ phải hứng chịu những hậu quả rất tồi tệ và nguy hiểm cho sức khỏe. Và một thiếu nữ dùng thuốc ngừa thai quá sớm và thường xuyên, thì sau này sẽ rất khó thụ thai khi lập gia đình. Trong khi đó những tài liệu nghiên cứu có liên quan tới những tình trạng nguy hiểm này, hầu như không có. Đó quả thật là một thiếu sót vô cùng tai hại cho cả xã hội.

Ngày nay, khi cầm một hộp thuốc trên tay người ta luôn đọc thấy hàng chữ ghi là khi sử dụng thứ thuốc đó rất có thể gặp phải những tác dụng phụ; còn các bác sĩ phẫu thuật thì luôn thông báo cho các bệnh nhân biết là các ca mổ của họ đều rất có thể gây ra những hậu quả này nọ. Trong khi đó, về lãnh vực tính dục, một lãnh vực quan trọng có liên quan đến rất nhiều phương diện của cuộc sống con người, như sức khỏe, nhân cách, luân lý đạo đức và tương lai dòng giống, v.v…, thì những nhà chuyên môn lại coi thường và không hề nhấn mạnh tới trong các thống kê của họ. Tại sao? Câu trả lời cho thắc mắc „tại sao“ này, người ta có thể tìm thấy trong tác phẩm của tiến sĩ Christa Meves với những dòng này: „Người ta hành động như thế là cốt để đánh lừa các cháu (…) Theo sự khảo sát của tôi thì sự thể hoàn toàn khác hẳn. Hầu như tất cả đều lo sợ bị dính thai, và sự lo sợ ấy là điều dễ hiểu, còn cái gọi là „làm tình cách chắc chắn“ thì trên thực tế lại chẳng có gì được gọi là bảo đảm chắc chắn cả. Vì thế, hậu quả tiếp liền sau đó là những đêm dài nằm thức trắng, ở nhà trường thì chẳng thể nào cầm trí học hành được, dĩ nhiên không vì chuyện yêu đương, nhưng vì nỗi ám ảnh ít nhất là qua 14 ngày sau đó: „Nếu bây giờ nhỡ … bị dính thai thật thì làm sao đây?“

Bởi vậy, điều cần thiết mà các bậc cha mẹ cần phải làm là hãy ngồi lại thân mật và vui vẻ hàn huyên nói chuyện với con cái một cách hoàn toàn cởi mở và thẳng thắn về các yếu tố cũng như thực trạng cụ thể của đời sống con người, như: Về tình yêu và tính dục, về nhân cách và việc quan hệ trai gái, về sự truyền sinh và tình trạng thể lý chưa trưởng thành đủ với những hậu quả tiêu cực khó tránh sau này, về sự đòi hỏi tự nhiên của tính dục và việc giữ mình trước sự quan hệ tính dục, về các cám dỗ mời mọc, sự yếu đuối sa ngã và việc làm mới lại từ đầu, về trách nhiệm của cha mẹ trước mặt Thiên Chúa cũng như đối với xã hội trong các sai lầm và lỗi phạm của con cái, về lương tâm con người và những giáo huấn luân lý khôn ngoan của Giáo Hội, về bổn phận phải làm gương sáng cho các em còn nhỏ, về nguyên tắc sống chung và trật tự trong gia đình mà tất cả mọi gia đình đều cần phải có, nếu họ muốn cuộc sống chung của gia đình họ được hạnh phúc và đầm ấm. Đó là những yếu tố cần thiết mà các con cái cần phải hiểu rõ và tôn trọng.

Và một điều quan trọng khác nữa mà các bậc cha mẹ cũng đừng bỏ qua, đó là việc giúp cho con cái mới lớn hiểu rõ rằng chúng nó luôn dễ bị ảnh hưởng của môi trường sống chi phối, và nhất là giúp cho chúng xác tín được rằng việc quan hệ tính dục không hề là bằng chứng của tình yêu bạn bè chân thật. Kể cả các thanh niên thiếu nữ mới lớn, vốn từng được giáo dục cẩn thận theo tinh thần Kitô giáo, cũng cần phải được nhắc bảo và góp ý trong vấn đề chọn lựa cách thức sống hợp lý trong tương lai. Chính trong các giờ học giáo lý nói chung, đặc biệt trong các giờ giáo lý chuẩn bị chịu Phép Thêm Sức nói riêng, các thanh niên thiếu nữ cần được học hỏi kỹ càng các giáo huấn của Giáo Hội, sự quan trọng và các trách nhiệm kèm theo của sự quan hệ tính dục cũng như của các phương pháp ngừa thai. Trong điểm này các bậc cha mẹ phải là những giáo lý viên đầu tiên và có trách niệm chính trong việc dạy giáo lý cho con cái mình, chứ không được hoàn toàn khoán trắng cho các thầy cô giáo lý viên ở nhà trường hay ở trung tâm giáo xứ một mình được.

Trong những giờ phút hàn huyên tâm sự thân mật trong gia đình chắc chắn sẽ tạo nên được một bầu không khí vui tươi và tin tưởng giữa cha mẹ và con cái. Và nhờ bầu không khí cởi mở và tin tưởng trong gia đình như thế, con cái sẽ dễ hiểu, dễ thông cảm và dễ chấp nhận được quan điểm của cha mẹ, nhất là sẽ giúp cho chúng nó nhận ra rằng những lời dạy dỗ và khuyên bảo về đường ngay lẽ phải của cha mẹ không hề có ý kiểm soát hay cấm cản chúng trước những gì làm cho chúng vui thích, nhưng là do lòng thương yêu và trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ đối với con cái, tức chỉ muốn tốt và muốn cho con cái luôn thực sự được hạnh phúc mà thôi, nên mới chăm sóc và lo lắng cho chúng như thế.

Thật là quá đơn giản và dễ dàng cho cha mẹ, nếu như các ngài luôn gật đầu đồng ý cho con cái được sống và làm tất cả những gì chúng nó ưa thích, chứ không cần phải vất vả lo âu để tìm đủ mọi cách lý luận và phân tích thế này thế kia về tốt xấu hay phải trái cho con cái hiểu, kể cả khi cần còn phải cấm cản nữa. Nhưng trách nhiệm thiêng liêng và trọng đại của cha mẹ luôn đòi hỏi các ngài phải nỗ lực tạo điều kiện cho gia đình luôn có được một bầu không khí đầy tin yêu và cởi mở, kể cả khi con cái chẳng những tỏ ra bất đồng ý kiến với cha mẹ, không muốn vâng nghe theo quan điểm của cha mẹ, mà còn muốn tránh mặt cha mẹ nữa.

Chúng ta đừng bao giờ quên rằng dù bên ngoài con cái có tỏ ra vùng vằng, bất tuân và khó dạy thế nào đi nữa, thì tận đáy lòng mỗi đứa con luôn dấu ẩn một niềm khao khát cháy bỏng được hít thở một bầu không khí gia đình đầy yêu thương ấm cúng và cha mẹ luôn là chốn cậy dựa tựa nương của nó trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Bình thường thì không một đứa con nào có thể đột nhiên coi thường hay cư xử tệ bạc với cha mẹ mình, nếu không vì một lý do sâu xa nào đó đã âm ỉ đục khoét và ăn mòn mối tình thiêng liêng cao cả tự nhiên giữa cha mẹ và con cái. Và chính vì tất cả những điều ấy, tức vì tình yêu và trách nhiệm thiêng liêng cao cả của cha mẹ đối với con cái, mà các ngài không được phép luôn luôn gật đầu đồng ý một cách vô trách nhiệm, trước khi tìm hiểu các ước muốn của con cái có chính đáng hay không.

Nhưng nếu cha mẹ hành động ngược lại thì sao? Dĩ nhiên, uy quyền, sự ngăn cấm và thái độ nghiêm ngặt của cha mẹ là những yếu tố quan trọng trong việc giáo dục con cái. Nhưng các bậc cha mẹ cũng đừng quên rằng trong lãnh vực tính dục, thì sự cấm cản thái quá và sự nghiêm khắc không hợp lý có thể sẽ gây ra sự tò mò cho con cái và tạo nên sự khiêu khích đối với chúng. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ cần nhớ lại xưa kia khi các ngài vào lứa tuổi con cái các ngài ngày nay, các ngài đã phản ứng và hành động ra sao trước các ngăn cấm của cha mẹ mình. Điều này có thể giúp các bậc cha mẹ hành động và đối xử hợp lý hơn đối với con cái mình.

Theo tâm lý tự nhiên của tầng lớp thanh thiếu niên, thì sự ngăn cấm thái quá sẽ làm cho chúng có mặc cảm là cha mẹ vẫn coi chúng là „trẻ con“; trong khi đó, việc hàn huyên chuyện trò thân mật và cởi mở với con cái sẽ động viên được chúng rất nhiều và nhất là làm cho con cái cảm thấy cha mẹ tôn trọng chúng và thực sự coi chúng là „người lớn.“ Từ chỗ xác tín được như vậy, con cái sẽ cảm nhận được rằng thái độ phải thận trọng tối đa đối với vấn đề tính dục là sự quyết định của bản thân chúng, chứ không phải là việc „vâng lời mú quáng.“

Trách nhiệm trước Thiên Chúa và pháp luật

Các bậc cha mẹ cần phải giúp cho con cái hiểu rõ rằng đứng trước pháp luật và nhất là trước tòa Thiên Chúa, các ngài có bổn phận phải thương yêu, nuôi nấng, dạy dỗ cũng như lo lắng cho tương lai chúng. Đó là điều các ngài đã thề hứa khi cử hành lễ Rửa Tội cho con cái mình. Vâng các ngài đã thề hứa với Thiên Chúa là sẽ nỗ lực hết sức trong việc giáo dục con cái thành những tín hữu tốt và đạo đức. Đó cũng là lý do khiến các ngài phải ngăn cấm con cái trong một số vấn đề không phù hợp với đời sống đức tin và đạo lý ở đời, tức những điều nguy hại cho sự phát triển hiện tại cũng như cho tương lai của chúng sau này.

Nhưng điều quan trọng ở đây là các bậc cha mẹ cần cắt nghĩa và giảng giải sao cho con cái đang trong tuổi dậy thì:

• Hiểu và chấp nhận được tất cả những vấn đề quan trọng có liên quan trực tiếp đến hạnh phúc và tương lai của chúng.

• Luôn biết kính trọng và tin tưởng vào cha mẹ.

• Luôn ý thức được rằng những gì cha mẹ khuyên bảo hay ngăn cấm ở trong gia đình như thế còn có liên quan đến pháp luật của xã hội nữa.

• Vâng, các bậc cha mẹ cần giúp cho con cái biết xác tín rằng sống ở đời người ta có quyền được tự do: Tự do suy tư, tự do phát biểu và tự do hành động. Nhưng quyền tự do đó cũng cần có giới hạn và khuôn khổ của nó. Ở đời này không bao giờ có sự tự do tuyệt đối cả, vì mọi người dù muốn hay không cũng phải sống chung trong một xã hội, mà đã sống chung trong một xã hội thì mỗi người nhất thiết phải tuân thủ theo các quy luật cần thiết của xã hội. Nói cách khác, vì chính cuộc sống chung trong xã hội, mà mỗi người phải tự giới hạn sự tự do và các quyền lợi khác của mình để những người khác còn có điều kiện hiện thực được quyền tự do của họ.

Trên thực tế, nếu cha mẹ không đồng ý chấp thuận ý muốn của con cái trong một số vấn đề nhất định nào đó, thì con cái cần phải hiểu là điều đó hoàn toàn không có nghĩa là cha mẹ không tin tưởng chúng hay không muốn cho chúng được vui thích giải trí, nhưng là cha mẹ chỉ muốn bảo vệ chúng trước các cám dỗ nguy hiểm mà chúng chưa nhận diện được mà thôi.

Trong một xã hội đầy dẫy những cảnh sống xô bồ và thác loạn như xã hội ngày nay, một nơi mà người ta hầu như đã bỏ quên các giá trị luân lý đạo đức truyền thống sang một bên và chỉ lo làm giàu, chỉ lo chạy theo tiền bạc và tìm kiếm cho thật nhiều tiền bạc bằng mọi giá. Vâng, để có được tiền, thật nhiều tiền, người ta đã không ngại sản xuất các báo chí, phim ảnh khiêu dâm đồi trụy và bày bán khắp cùng mọi góc phố, mọi ngã ba thị trấn, với mục đích nhằm đầu độc tuổi trẻ. Đứng trước những cám dỗ và thách thức nguy hiểm trong xã hội như thế, các bậc cha mẹ đạo đức chân chính ngày đêm đã không khỏi lo lắng tìm mọi cách không chỉ để bảo vệ con cái mà cả chính mình nữa.



Nhưng cách thức để bảo vệ con cái một cách hữu hiệu nhất, đó là gương sáng, là cách sống mẫu mực của cha mẹ. Vì thanh thiếu niên không chỉ nghe người lớn nói hay, nói tốt về luân lý, về các thứ nhân đức, nhưng chúng còn quan sát chính cuộc sống cụ thể của người lớn nữa, để xem liệu cuộc sống ấy có phù hợp thực sự với những dạy bảo của người lớn không. Các con cái sẽ nghĩ ngợi ra sao và sẽ phán đoán thế nào, khi một đàng: cha mẹ luôn nhắc bảo và dạy dỗ chúng phải tránh xa các phim ảnh và sách báo khiêu dâm đồi trụy, vì đó là những cám dỗ nguy hiểm, nhưng một đàng khác: khi một buổi tối nào đó, chúng nó về nhà và bất chợt nhìn thấy cha mẹ đang ngồi giải trí ở phòng khách bằng các phim ảnh đồi trụy ấy?

Việc đi nhà thờ đọc kinh xem lễ

Tất cả những gì có liên quan tới cuộc sống đức tin của một Kitô hữu, trước hết người ta phải kể đến việc thực hành đức tin vào Thiên Chúa và tình yêu đối với Giáo Hội qua việc cầu nguyện, qua việc đọc kinh xem lễ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể giúp cho các con cái mới lớn lên của chúng ta ý thức được sự thực hành đời sống đức tin như thế?

Điều trước hết các bậc cha mẹ không nên làm là dẫn chứng các luật lệ này nọ với con cái, nhưng ngược lại, các ngài nên kiên nhẫn và thật ân cần cắt nghĩa, diễn giải và động viên chúng nó trong việc sống đức tin. Nhưng điều quan trọng hàng đầu là chính cha mẹ phải sống và thực hành việc cầu nguyện, việc đi nhà thờ đọc kinh xem lễ trước đã. Vì nếu chỉ có lời nói suông, chứ không đi đôi với việc làm cụ thể, thì chỉ là lời nói gió bay mà thôi.

Chúng ta đừng quên rằng một mớ đủ các loại điều răn và luật lệ sẽ rất khó hay chỉ mang lại được rất ít hiệu quả mong muốn; trái lại, chỉ ít lời, nhưng thật rõ ràng, minh bạch, cụ thể và đầy thuyết phục sẽ cho phép chúng ta gặt hái được nhiều hoa trái hơn. Vậy, điều quan trọng đầu tiên là các bậc cha mẹ cần phải giáo dục ra sao và phải làm thế nào để con cái chúng ta hiểu và xác tín được rằng:

• Chúng đi nhà thờ đọc kinh xem lễ không vì cha mẹ hay vì bất cứ ai khác. Nhưng vì Thiên Chúa và vì các lợi ích cuộc sống tâm linh của chúng.

• Con đường mà cha mẹ muốn cho con cái cùng đi với mình, là con đường mà các ngài hoàn toàn xác tín là chính lộ, là con đường chân chính.

• Chúng cần biết sống trưởng thành và tự lập một cách đúng đắn, để chúng có thể tự quyết định về những gì có thể giúp chúng đạt tới các mục chân chính đã chọn lựa và mang lại cho đời sống chúng nó ý nghĩa đích thực.

• Trong xã hội không chỉ có người tốt hay chỉ có người xấu mà thôi, nhưng người tốt và người xấu cùng sống cận kề bên nhau. Vì thế, có những người chỉ biết đi tìm kiếm tiền tài, danh vọng và cuộc sống xa hoa trước mắt, nhưng bên cạnh đó lại có những người khôn ngoan biết phân biệt đâu là mục đích và đâu là phương tiện, vâng, họ biết rằng tiền bạc của cải đời này đều tốt và hữu ích cho cuộc sống hằng ngày của con người, nhưng tất cả chúng chỉ là phương tiện giúp ta đạt được mục đích đời mình là cuộc sống hạnh phúc chân thật và bất diệt nơi Thiên Chúa mà thôi.

Các bậc cha mẹ cần giúp cho con cái hiểu rõ và nhận xét được một cách khách quan rằng mọi của cải, mọi sự vật và mọi giá trị vật chất cũng như chính cuộc sống con người trên cõi đời này đều đẹp, đều cao quý, đều hấp dẫn và đáng trân trọng, nhưng tất cả các giá trị ấy không thể đồng hành với con người vào cuộc sống vĩnh cửu được, mà phải dừng lại ở giới hạn đời sống chóng qua đời này mà thôi. Điều quan trọng mang tính cách quyết định ở đây là chúng ta phải giúp cho con cái chúng ta biết nhận ra được ai là nguồn mạch làm phát xuất và sở hữu chủ đích thực cả vũ trụ cũng như đời sống và sự cứu rỗi của con người.

Rất có thể các thanh thiếu niên sẽ không thích hay bỏ bê việc cầu nguyện, việc đi nhà thờ đọc kinh xem lễ và các việc thực hành đức tin khác. Nhưng cha mẹ cũng đừng ngại giảng giải cho con cái hiểu được rằng mọi quyết định và mọi việc làm của mỗi con người cũng như của chúng đều có những hiệu quả hay hậu quả nhất định kèm theo, tùy theo những quyết định và hành động ấy tốt hay xấu, đúng hay sai. Vâng, con người hoàn toàn được tự do quyết định các hành động và cả chính con đường sống của mình, nhưng con người cũng phải tự gánh chịu lấy mọi trách nhiệm về sự chọn lựa và quyết định ấy của mình. Vì thế, một sự quyết định và chọn lựa hợp lý và đúng đắn một cách khách quan là tối cần.

Nhưng một thực tại cụ thể khác cũng rất rõ ràng là dù các bậc cha mẹ có ý tốt hay có nỗ lực cố gắng đến đâu đi nữa, thì các ngài vẫn là những con người, và vì thế sẽ không tránh được những thiếu sót và có khi cả những gương xấu không cần thiết nữa. Tất cả những điều ấy chắc chắn sẽ nhận được sự thông cảm của con cái, nếu các bậc cha mẹ luôn đầy lòng yêu mến con cái và thành tâm trong mọi việc mình làm. Chính tình yêu và sự chân thành của cha mẹ sẽ cảm hóa và thuyết phục được con cái nhiều hơn là một mớ lý thuyết suông hay những lời dạy trống rỗng và thiếu thành tâm.

Nói tóm lại, trong mọi trường hợp các bậc cha mẹ cần tự chủ và bình tĩnh trong khi phải đối mặt với những khủng hoảng, những khó khăn cũng như những thay đổi đột ngột khó hiểu của con cái trong tuổi dậy thì. Dĩ nhiên, thái độ bình tĩnh ở đây không có nghĩa là không cần quan tâm, cứ để mặc kệ con cái tự xoay xở, không cần đưa ra quan điểm hay đường hướng giải quyết rõ ràng cụ thể hoặc những lời an ủi và động viên con cái, nhưng là không nên quá hốt hoảng, quá nóng giận và thiếu tự chủ trong lời nói cũng như trong hành động đối với con cái. Vâng, một điều không có bất cứ bậc cha mẹ nào chờ đợi hay muốn xảy ra trong gia đình mình là việc đứa con gái mới 15, 16 tuổi đã mang thai. Nhưng chẳng phải việc đứa con gái lén lút đi phá thai là một điều còn tồi tệ kinh khủng hơn nhiều hay sao? Sự sinh hạ một đứa con, dù ngoài ý muốn và phải gặp nhiều trở ngại, người ta vẫn có thể dàn xếp ổn thỏa được, nhưng với điều kiện là sự tương quan giữa cha mẹ và đứa con gái phải đầy thông cảm và đầy yêu thương nâng đỡ.

Chính đức tin mạnh mẽ, tình yêu thương bao la, sự cảm thông và tin tưởng chân thành cũng như sự nâng đỡ tận tình giữa cha mẹ và con cái, vâng, giữa mọi thành viên trong gia đình với nhau, sẽ giúp họ vượt thắng được mọi thách đố, tháo gỡ được mọi khó khăn, hàn gắn được mọi rạn nứt và sẽ tái tạo lại được bầu không khí yên vui và an bình trong gia đình cũng như trong tâm hồn mỗi người. Nếu mọi người cùng đồng tâm nhất trí với nhau và cùng nhau nỗ lực tranh đấu, thì bất cứ gian nguy hay thử thách khó khăn nào người ta vẫn có thể vượt lên được. Có lẽ trong trường hợp này câu nói thời danh của nhà văn Nguyễn Bá Học cũng đáng cho chúng ta suy ngẫm: „Đường đi khó, nhưng không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.“
 
Mong manh phận người?
Đoàn Xuân Lộc
11:44 31/10/2013
Mong manh phận người?

Kể từ mấy năm nay, cứ mỗi một tuần hay hai tuần một lần và vào những ngày lễ lớn, tôi lại cùng với một ‘người thân’ đi thăm mộ của thân phụ của ‘người thân’ của tôi. Dần dần những lần ‘đi thăm mộ’ như vậy – tới lau chùi mộ, cắm bông, đốt nhang, thắp nến và đọc kinh cho linh hồn người thân quá cố – đã trở thành một ‘sinh hoạt’ không thể thiếu được của tôi vào các ngày cuối tuần hay những dịp lễ lớn.

Và thú thực, tôi cảm thấy ‘thiêu thiếu cái gì đó’ nếu vì bận công chuyện hay đi xa không thể ‘đi thăm mộ’ được. Có không ít lý do tại sao tôi ‘thích’ làm như vậy.

Tôi ‘đi thăm mộ’ vì người quá cố ấy là thân phụ của ‘người thân’ của tôi. Vì vậy, dù chưa một lần gặp mặt – và nhờ qua những lần ‘đi thăm mộ’ như thế – tôi cảm thấy người quá cố ấy có một mối liên hệ đặc biệt và rất gần gũi với tôi.

Hơn nữa, dù người ấy đã mất cách đây 20 năm, con cháu chắt vẫn thường xuyên tới ‘thăm mộ’ và đặc biệt gia đình luôn tổ chức ‘đám giỗ’ cho người ấy mỗi năm. Cứ vào dịp cuối tháng 10 hàng năm – nhân ngày thân phụ của ‘người thân’ của tôi qua đời – cả nhà đều cùng nhau tới giáo xứ dự lễ, rồi về nhà đọc kinh cho linh hồn quá cố. Ít hay nhiều truyền thống này cũng lây sang tôi.

Tôi hay ‘đi thăm mộ’ một phần cũng vì ngày từ nhỏ tôi đã có thói quen làm như vậy. Nhớ hồi còn nhỏ, khi còn ở quê nhà, cứ vào dịp cuối năm, khi chuẩn bị đón Tết đến, tôi lại cùng anh em, con cháu đi sang nghĩa trang dọn cỏ, quét vôi cho lăng ông bà, tổ tiên, anh em họ hàng đã khuất.

Thói quen ấy vẫn theo tôi đến giờ. Dù không ở quê nhà nhiều trong dịp trở lại quê hương vừa qua tôi cũng tranh thủ đi thăm viếng mộ ông bà tổ tiên, của người thân quen đã qua đời. Trong hai ngày ở Sài gòn, tôi cũng dành thời gian đi thăm mộ một người bạn thân tại Bà Rịa – Vũng Tàu và tới một nhà thờ để viếng tro của ông bà ngoại của ‘người thân’ của tôi được đặt tại một nhà thờ ở Sài Gòn.

Nhưng trên hết, có thể tôi thích ‘đi thăm mộ’ như vậy vì việc làm đó giúp tôi ý thức thêm phận người, hiểu thêm về sự sống, biết thêm về sự chết.

Thân phụ của ‘người thân’ của tôi được chôn cất tại một nghĩa trang tương đối lớn, lâu đời thuộc miền Trung nước Anh. Vì ngôi mộ nằm gần ngay giữa nghĩa trang, dù vào cổng trước hay cổng sau, xe chúng tôi đều phải đi qua một đoạn đường tương đối dài. Mỗi lần đi qua như vậy, tôi thường hay nhìn những ngôi mộ chôn hai bên đường. Có những nấm mộ cũ nhưng cũng có nhiều ngôi mộ mới. Có người qua đời khi đã lớn tuổi nhưng cũng có người chết khi còn rất trẻ hay mất ở tuổi trung niên.

Nhìn những ngôi mộ, hòm bia ấy tôi nhận ra rằng là người dù sớm hay muốn ai cũng phải chết và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Đúng vậy, khó hay không ai có thể quyết định được mạng sống của mình. Dù có giàu sang, quyền uy, khỏe mạnh bao nhiêu, cuối cùng ai cũng phải nhắm mắt xuôi tay.

Người bạn thân mà tôi thăm mộ dịp hè là một linh mục còn rất trẻ, thánh thiện và đầy nhiệt huyết. Nhìn những tấm hình chúng tôi chụp với nhau còn rất mới, tôi không thể ngờ rằng người bạn ấy đã vĩnh viễn ra đi.

Đa số bạn bè sinh viên ngày nào của tôi giờ đã công thành danh toại. Họ đã ra đời và nắm giữ những chức vụ khác nhau trong xã hội. Nhưng trong số bạn bè học cùng khóa, cùng lớp ấy có đến ba người đã mất khi mới ra trường, khi còn bao nhiêu hoài bão, ước mơ chưa thực hiện được.

Đúng là mong manh phận người!

Tôi càng cảm nhận rõ điều đó khi ‘đi thăm mộ’ vào những ngày cuối Thu. Vào những ngày như vậy, cây cối hai bên con đường lớn đi qua nghĩa trang hay hai bên những còn đường nhỏ dẫn tới các ngôi mộ đều đội một màu vàng úa. Dù cố níu kéo, nhưng trước những luồng gió chốc chốc thổi về, chúng không thể giữ lại được những cành lá đã héo úa, tàn khô. Cứ mỗi lần có một làn gió thổi đến, những chiếc lá vàng úa này lại nối tiếp nhau rụng rơi đầy đường.

Cùng với thời tiết se lạnh, lạnh giá của nước Anh vào những ngày như thế, cảnh vật trơ trụi ấy tại nghĩa trang thường gợi nên trong tôi một cảm giác bâng quơ. Tôi thấy có cái gì đó thật cô quạnh, mong manh, mỏng dòn. Vẫn biết rằng mùa Thu có cái gì đó hơi buồn và ‘đi thăm mộ’ vào những ngày đó càng buồn nhưng tôi lại thích mùa Thu, thích ‘đi thăm mộ’ trong những ngày thư thế.

Mùa Thu và cảnh vật tàn úa, trống vắng, tiêu điều tại nghĩa trang vào những ngày cuối Thu như vậy thường làm tôi liên tưởng, suy nghĩ nhiều hơn về phận người, về những mong manh của phận người. Dù cố níu kéo chẳng có ai có thể giữ chân thời gian, chẳng có ai có thể thay đổi được quy luật của vũ trụ, của đất trời. Có ‘sinh’ chắc chắn có ‘tử’.

Nhưng cũng chính những lần ‘đi thăm mộ’ như thế, đặc biệt là vào những ngày cuối Thu, tôi càng ý thức rằng chết không phải là hết và để sống trọn vẹn, có lúc cũng phải biết ‘chết’.

Theo quy luật của đất trời, Thu có qua, Đông có tàn thì Xuân mới đến, Hạ mới về. Cũng chính những hàng cây tàn úa trơ trọi này đã có những ngày hè rợp bóng lá xanh tươi, đầy tiếng chim thánh thót. Và nếu không trải qua những ngày Thu, Đông tàn úa, trơ trọi ấy, chúng sẽ không có những ngày Xuân đầy chồi non, những ngày hè xanh tươi.

Phải chăng cuộc sống cũng vậy? Chắc không ai có thể cảm nghiệm trọn vẹn những gì nhẹ nhàng, nắng ấm khi Xuân về, Hạ đến nếu như không trải qua những ngày Đông rét, lạnh giá. Hạt sẽ không thể đâm chồi nếu nó không thối đi. Sẽ không có niềm vui ngày về nếu không có lúc ngậm ngùi ra đi.

Lễ các Đặng Linh hồn được cử hành liền sau ngày Lễ Các Thánh. Phải chăng khi sắp đặt phụng vụ như vậy, Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình về mầu nhiệm đó?

Đúng vậy, Các Thánh là những người đã biết ‘chết’ và dám ‘chết’ với Đức Kitô. Vì vậy, dù các Ngài đã ‘chết’, các Ngài vẫn còn ‘sống’, danh thánh, công đức của các Ngài vẫn được lưu truyền, tôn kính ngàn đời.

Tháng Các Linh hồn cũng rơi vào những ngày cuối Thu, khi đất trời đang chuyển mình vào Đông. Phải chăng Giáo Hội cùng muốn dùng thời gian này không chỉ nhắc nhở con cái mình nhớ đến những linh hồn đã đi trước mà còn giúp mỗi một người vừa ý thức hơn thân phận mỏng dòn của mình vừa nhận ra sự trường tồn, bất tử của linh hồn mình để qua đó biết ‘sống’, biết ‘chết’ với Đức Kitô để cùng được sống vinh hiển muôn đời với Ngài mai sau?

Đoàn Xuân Lộc
 
Trên phần mộ người qúa cố.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:46 31/10/2013
Trên phần mộ người qúa cố.

Người Công Giáo hằng năm dành ngày 02.11. cùng cả tháng Mười Một tưởng nhớ đến cùng cầu nguyện cho những người đã qua đời. Tập tục đạo đức này rất phù hợp trong đời sống cùng thời sự. Vì sự tưởng nhớ đến người qúa cố đã ăn rễ sâu xưa nay trong đời sống con người .

Nhớ đến người đã ra đi về đời sau là lòng đạo đức.

Nhớ đến cùng cầu nguyện cho người đã qúa cố là nếp sống lòng hiếu thảo biết ơn.

Nhớ đến cùng ôn lại những công đức, những kỷ niệm với người đã qúa vãng, mà ngày xưa đã có thời cùng chung sống với họ, hay biết về họ là nếp sống văn hóa, cùng muốn học hỏi kinh nghiệm của người xưa cho hôm nay cùng ngày mai.

Có nhiều cung cách khác nhau về nghi lễ tưởng nhớ người qúa cố. Người Công Giáo thường hay đốt thắp cây nến cho người qúa cố lúc đọc kinh ở nhà, hay nơi nghĩa trang khi ra thăm viếng phần mộ.

1. Cây nến đức tin cho người qúa cố.

Xin đốt thắp cây nến đức tin vào Thiên Chúa tình yêu trên phần mộ, trước di ảnh:

- Tổ Tiên, Ông Bà. Họ là những người đã gầy dựng, vun trồng cho cây gia phả dòng họ con cháu được phát triển liên tục, xum xuê tươi tốt.

- Cha Mẹ. Các ngài là người sinh thành, hy sinh lo lắng nuôi dưỡng dậy dỗ con cháu nên người cả về thể xác lẫn tinh thần suốt cả đời sống. Thân xác, dòng máu, tính tình của con cái có nguồn gốc căn rễ từ nơi cha mẹ. Những thói quen tập quán trong đời sống về tinh thần cũng như cung cách sinh sống, con cái học hỏi được nơi cha mẹ, và được cha mẹ chỉ bảo uốn nắn từ khi còn thơ bé.

- Chồng hay vợ. Tình nghĩa vợ chồng ngày xưa đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn, hy vọng và thất vọng, cùng nhau vui hưởng và cùng nhau hy sinh chịu đựng. Đời sống chung gia đình vợ chồng là của nhau và cho nhau.

- Con cái đã qua đời. Chúng là ân đức phúc lộc của Trời Cao ban cho đời cha mẹ. Chúng là tài sản, niềm vui hạnh phúc cho gia đình.

- Anh, Chị, Em đã qua đời. Là con cái trong gia đình, anh chị em được cha mẹ sinh thành, giáo dục dậy dỗ uốn nắn, cùng lớn lên, cùng ăn chung, cùng chơi chung với nhau, cùng chia sẻ với nhau niềm vui sướng hạnh phúc, những lo lắng của gia đình, và có thời lúc cùng nâng đỡ nhau: chị ngã em nâng.

- Những người trong thân tộc dòng họ. Họ là những nhánh cành cùng chia sẻ dòng máu sức sống của cùng một cây gia phả mà từ tổ tiên đã gieo vun trồng phát triển nên.

- Những vị ân nhân. Họ là ngững người đã trực tiếp hay gián tiếp làm ơn cho ta trong đời sống. Họ là Cô giáo, Thầy giáo, là người cho ta cơm áo mặc khi gặp cảnh túng thiếu bệnh tật đau yếu, là người bao bọc che chở ta khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn bối rối, là người hướng dẫn ta về đời sống thiêng liêng đạo gíao, là những người giúp đỡ ta thoát khỏi cảnh khốn khó...

- Những anh hùng chiến sĩ đã dấn thân xây dựng cùng hy sinh gìn giữ bảo vệ quê hương đất nước, nơi là nguồn gốc văn hóa dân tộc, nơi chúng ta sinh ra lớn lên, nơi chúng ta sinh sống làm việc.

- Những Bạn bè. Ngày xưa chúng ta và họ đã có thời cùng đi học chung lớp chung trường, cùng làm việc chung với nhau, cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau tinh thần cũng như vật chất.

- Những Linh mục, Tu Sỹ nam nữ. Họ là những người đã nghe theo tiếng kêu gọi từ Trời cao từ bỏ những gì là cá nhân riêng tư, chọn nếp sống hy sinh dấn thân làm chứng rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa giữa con người, sống làm nhân chứng cho những gía trị tinh thần như bác ái, hy sinh, trung thành, khiêm nhường, cho Giáo Hội Chúa ở trần gian.

- Những người quen biết. Họ là những người ngày trước đã cùng chung sống trong cùng làng xã, tỉnh thành, xứ đạo, hội đoàn. Họ cũng đã để lại những kỷ niệm, những ân tình, và cả những mắc nợ tinh thần với nhau nữa.

Trước phần mộ người đã qua đời nằm sâu trong lòng đất, trước di ảnh người qúa cố, tâm tình lòng nhớ nhung biết ơn bừng nổi dậy trong tâm trí ta.

Và ta cũng như nghe lời thầm nhắn nhủ của người qúa cố vang vọng từ nấm mồ:

„Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra tôi.

Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi, và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.

Tôi bây giờ nằm chôn kín trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi. Vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.

Và tôi tâm niệm rằng:

Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.

Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.

Nhưng những gì ngày xưa tôi cho đi, bây giờ tôi nhận trở lại.“

Những kỷ niệm vui buồn ngày xưa đã cùng nhau chung sống trải qua là những tâm tình luôn ẩn hiện sâu đậm trong tâm trí người còn đang sống.

Nhưng giáo lý đạo giáo nói về sự sống cùng sự chết của con người cũng vang vọng trong tâm hồn con người chúng ta. Tiếng vang vọng hướng tâm trí về thập gía Chúa Giêsu Kitô.

2. Thập gía Chúa Giêsu

Trên cây thập gía Chúa Giêsu Kito đã chịu bị đóng đinh và chết trên đó. Xưa nay nói đến thập gía con người chúng ta có cảm giác rùng rợn sợ hãi. Chúa Giêsu Kitô bị kết án đóng đinh treo trên đó. Ngày nay hễ nơi nào có tai nạn lưu thông xảy ra gây chết chóc hay bị thương, người ta dựng cây thập giá nơi đó, để tưởng nhớ đến người đã chết đã bị thương nơi đây, và còn muốn nhắc nhớ nói lên rằng:phải cẩn thận, đoạn đường này đã hay thường xảy ra tai nạn.

Nhưng Thập gía Chúa Giêsu Kitô không là cây hình phạt nói về sự chết hãi hùng. Cây thập gía Chúa Giêsu đã nối liền hai bờ vực thẳm trời và đất, Thiên Chúa và con người lại với nhau. Và như thế trở thành nhịp cầu mang ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người có lòng ngay chính đi về với Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã nhắn nhủ: „Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Ai tuân giữ lời Thầy truyền, người đó ở trong tình yêu của Thầy.“ ( Ga 15, ̣-10.)

Con người chúng ta xưa nay hằng khao khát ngưỡng vọng sự công chính ngay giữa lòng đời sống xã hội có qúa nhiều bất công. Nhưng bằng cách thế nao ? Câu trả lời vang vọng từ bờ bên kia nhịp cầu: Chỉ còn lại tình yêu.

Chỉ còn lại tình yêu! Chúng ta là con cháu, người chịu ơn, người còn đang sống trên trần gian với lòng biết ơn tưởng nhớ những người đã qúa cố, mà ngày xưa họ đã bằng tấm lòng yêu mến trao tặng làm ơn cho ta. Và dâng lời khấn nguyện cùng Thiên Chúa tình yêu cho họ, xin Ngài ban ơn tha thứ những thiếu xót , lỗi lầm người qúa cố đã vấp phạm vướng mắc.

Hình ảnh cùng những kỷ niệm, tình yêu và những công đức của người qúa cố vẫn hằng in hằn nét sâu đậm trong tâm trí người còn sống. Nhưng thân xác họ đã biến tiêu tan hay thiêu đốt thành tro bụi.

Nhớ về họ, vì thế không khỏi có tâm tình thắc mắc như thế nghĩa là gì? Hay như lời ca của Trịnh công Sơn cũng đã nêu lên câu hỏi: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?

3. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi ?

Kinh Thánh thuật lại: „Thiên Chúa lấy bụi đất nặn thành thân xác con người, và Ngài thổi sinh khí vào mũi nó. Nó liền có sự sống trở nên một sinh vật.“ (St 2, 7). Và Thiên Chúa phán bảo con người: „Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.“ (St 3,19.)

Bụi đất với suy nghĩ tin tưởng của con mgười là vật thể nhỏ bé li ti cùng chẳng có gía trị kílô gì cả. Bụi đất theo làn gío cuốn bay luân chuyển trong không khí, bụi đất dơ bẩn người ta đạp dưới chân, không ai muốn bị bụi đất dính vào thân thể mình. Người ta quyét cạo bụi đất hất vất bỏ vào thùng rác, cho ra một góc chung với rác.

Nhưng Thiên Chúa lại lấy bụi đất tạo thành thân xác con người.

Cũng theo giáo lý Công Giáo, Thiên Chúa tạo thành trời đất vũ trụ do quyền năng của Ngài. Đất là công trình tạo dựng của Thiên Chúa trong thiên nhiên. Đất mang chứa sức sống cho mọi loài cây cỏ được mọc lên phát triển xanh tươi.

Như thế, đất là báu vật trong thiên nhiên. Và hạt bụi đất Thiên Chúa dùng để tạo thành con người đã có mầm sự sống.

Hạt bụi đất mang chất chứa mầm sự sống, mà Thiên Chúa dùng để tạo thành con người không còn là tầm thường vô gía trị nữa. Nhưng là hạt bụi cao qúy, có gía trị khôn lường. Hạt bụi đó lại được Thiên Chúa chúc phúc thánh hóa ban cho sinh khí sự sống của chính Ngài thổi vào, cho nên giống hình ảnh của Ngài.

Tình yêu Thiên Chúa đã biến đổi hạt bụi đất thành thân xác con người với những bộ phận cơ quan thân thể tinh vi lạ lùng, cho có sinh khí sự sống, cho có đời sống với những giai đoạn qúa khứ hiện tại và tương lai, cho có trí khôn hoạch định phát triển vươn lên và nhất là niềm hy vọng. Cho dù đời sống con người với những giới hạn về thể xác lẫn trí khôn tinh thẩn, như yếu đuối bệnh tật, suy hiểu không thấu suốt được, trí nhớ lúc tốt lúc kém hay quên, và sau cùng phải chết.

Chúa Giêsu Kito, Con Thiên Chúa, từ trời cao xuống trần gian làm người, chấp nhận mang kiếp sống thân phận bụi đất của con người trần gian. Ngài cũng đã chết, nhưng Ngài không nằm lại trong nấm mồ sự chết. Ngài đã sống lại từ cõi chết. Sự sống lại của Chúa Giêsu mang lại sinh khí hơi thở sự sống của Thiên Chúa trở lại cho con người chúng ta sau khi chết.

Từ bụi đất có sinh khí hơi thở của Thiên Chúa cho người được tạo thành đi vào đời sống trên trần gian.

Khi chết thân xác con người tiêu tan trở về với bụi đất. Nhưng nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kito, con người nhận được sinh khí hơi thở của Thiên Chúa trở lại, và được đi vào sự sống bên Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cho con người.

*********************************

Ánh sáng ngọn lửa cây nến đức tin đốt thắp trên phần mộ, trước di ảnh người qúa cố là lời cầu nguyện, cùng lòng yêu mến và biết ơn tưởng nhớ của chúng ta cho họ.

Ánh sáng tỏa chiếu từ cây nến đốt thắp trên phần mộ hay trước di ảnh người qúa cố là ánh sáng cây nến rửa tội, mà ngày xưa người qua đời đã tiếp nhận ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích rửa tội đã được đốt thắp từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh.

Ánh sáng ngọn nến đức tin vào Thiên Chúa trên phần mộ hay trước di ảnh người qúa cố nói lên lòng tin tưởng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Tháng cầu cho các Linh Hồn, 02.11.2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Tháng cầu hồn
Trầm Thiên Thu
12:13 31/10/2013
Từ thế kỷ XVI, Công Giáo đã dành trọn Tháng Mười Một để tưởng nhớ các linh hồn. Để nhắc chúng ta nhớ đến các linh hồn nơi luyện ngục, Giáo Hội đã dành trọn Tháng Mười Một cho các linh hồn này. Anh ngữ gọi là Holy Souls (các linh hồn thánh), Việt ngữ không “quen” kiểu nói này. Đó là những người đã qua đời trong tình trạng ân sủng nhưng chưa được tha các hình phạt vì các khinh tội (tội nhẹ) chưa được tha và các tội khác đã được tha nhưng chưa đền tội đủ. Họ chắc chắn sẽ được vào Thiên đàng, nhưng trước hết họ phải đền tội trong luyện ngục. Các linh hồn không thể tự giúp mình vì với họ, “đêm đến, không ai có thể làm việc được” (Ga 9:4). Đó là đặc ân lớn của chúng ta về tình huynh đệ mà chúng ta có thể rút ngắn thời gian chia cách họ với Thiên Chúa nhờ lời cầu nguyện và việc lành phúc đức của chúng ta, nhất là tham dự thánh lễ và rước lễ.

Lạy Chúa, xin chiếu soi ánh sáng ngàn thu trên các linh hồn, và xin cho họ được nghỉ yên muôn đời. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, vì những khổ sầu Ngài đã chịu trong Vườn Cây Dầu, vì cuộc khổ nạn và sự chết của Ngài, xin thương xót các linh hồn nơi luyện ngục, nhất là những linh hồn bị lãng quên, những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn.

Chúng ta hãy thành tâm dùng thánh vịnh 130 mà cầu nguyện cho các linh hồn: “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn”.

Và chúng ta cũng hãy dùng Tv 51 để cầu nguyện thay cho các linh hồn: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết. Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỷ, để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng. Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xoá bỏ hết mọi lỗi lầm. Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con; đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài. Lạy Thiên Chúa con thờ là Thiên Chúa cứu độ, xin tha chết cho con, con sẽ tung hô Ngài công chính. Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận. Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê. Xin rộng lòng tuôn đổ hồng phúc xuống Sion, thành luỹ Giêrusalem, xin Ngài xây dựng lại. Bấy giờ Ngài vui nhận tế phẩm luật truyền, lễ vật toàn thiêu, lễ vật hiến tế. Bấy giờ thiên hạ giết bò tơ dâng trên bàn thờ Chúa”.

Lạy Chúa, Đấng nhân hậu và hào phóng với các tặng phẩm của Ngài, xin thương xót và tha thứ mọi lỗi lầm cho các linh hồn nơi luyện ngục. Xin cho các ngài được mau về đoàn tụ với các thánh trên Thiên đàng, xin cho các linh hồn mau được Chúa ban những lời hạnh phúc: “Hãy đến, hỡi những người được Cha Tôi chúc phúc, hãy lãnh nhận Nước Trời đã chuẩn bị cho anh chị em từ khi tạo dựng vũ trụ” (Ga 11:25-26).
 
Chuyện Bác Chuyện Em: Mặt Lì!
Nguyễn Trung Tây, SVD
15:15 31/10/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Bác Chuyện Em: Mặt Lì!

Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.


Bác và em dừng đường cày, ngồi dưới gốc cây đa, nhẩn nha mở gói cơm nắm trộn mè vừng ăn trưa. Tiếng chim cu kêu gọi bầy trưa hè nắng cháy lưng trần bóng lộn mồ hôi. Bướm lượn chập chờn. Trời cao trưa nay tô đậm mầu xanh ngắt. Mây trắng bông gòn bồng bềnh nổi trôi. Gió trưa hè từ trời cao hây hây thổi xuống mát rượi hồn người dân cày. Nhìn ra cánh đồng mênh mông trải ngút ngàn tầm mắt loang lổ những đường cày mới, quan bác rít thuốc lào Cái Sắn, thổi dài một hơi. Khói thuốc lâng lâng hồn, quan bác hứng chí mở miệng tâm sự chuyện thời xưa,

— Hồi đó cũng vất vả lắm tôi mới lấy được vợ…

Đã cầm lên điếu cày, nghe quan bác nói, em ngớ ngẩn ngưng ngang điếu thuốc lào Cái Sắn,

— Ủa, sao vậy hả bác? Em nhớ hôm đám cưới, quan bác mặt mày hớn hở, vui tươi… Em làm rể phụ… Bên họ đằng gái, ai nấy cười cười…

Bác nhăn nhăn mặt như khỉ ăn phải mắm tôm, nóng nảy, bắt bẻ quan em,

— Chú cứ giọng phường chèo. Đám cưới chứ đâu phải đám hát quan họ. Ai mà nói “cười cười”, cứ như chuyện tuồng. Đám cưới, người ta phải nói, “ai nấy cười tươi...”

Biết mình hứng chí nói nhảm, nhỡ nhời, em chữa ngay,

— Vâng! Thôi em xin bác! Bác biết cái tính em ưa nói giỡn. Em nhầm! Thôi, xin quan bác bỏ qua…

Em nối lại nhịp cầu,

— Thì bác đang nói cái hôm đám cưới…

Được nhời xin lỗi, quan bác tươi lại nét mặt, chép miệng, nói tiếp,

— Thì thôi… Đang nói chuyện là cái thời trước khi đám cưới. Tôi không nói ra thì ai nào biết…

Em tiếp chuyện,

— À! Em hiểu rồi. Mà bác nói chuyện… là chuyện nào?

Bác chép miệng,

— Khổ! Thì chuyện nhà bố vợ giàu khét tiếng cả mấy tổng, xe ô tô nổ tiếng máy bình bịch bon bon chạy trên đường cái từ ngoài ngõ vô tới tận cửa đình. Giàu nứt vách đổ tường như vậy thì làm sao ông ấy chịu để ý tới tôi...

Em trợn mắt,

— Ơ hay! Bác cứ ưa nói bỡn! Bác cũng con ông Trùm...

Bác kiên nhẫn giải thích,

— Thì đã hẳn là như vậy! Cụ thương Cụ đặt thầy tôi vào chức vụ Trùm cả chục năm nay rồi. Nhưng ông ngoại là điền chủ của mấy tổng, lại là người xóm lương, đời nào ông ấy chấp nhận thằng con ông Trùm xóm giáo làm rể… Chưa kể nhà tôi lại đẹp nhất làng, mà lại là con gái của cái làng có tiếng “Gái đẹp làng Sài, trai tài làng Cao” [1]. Ông có biết không, hồi đó hàng xóm có người còn mắng xéo, “Rõ là chuyện điả đeo chân hạc! Đũa mốc mà lại chòi mâm son”.

Bác mơ màng nhớ lại chuyện xưa,

— Ông đâu có biết, lúc nghe tôi thưa chuyện, thầy tôi cũng khuyên bảo, “Anh cũng biết, nhà người ta mâm cao cỗ đầy. Nhưng nhà mình, cái này cũng phải công bình mà nói, nhà mình cũng nhà ông Trùm xóm giáo. Cho nên tình thật mà nói, thầy u không ngại sai người sang đánh tiếng. Được, hay không được thì cũng chả sao. Tiếc gì mấy nhời… Nhưng trông người rồi cũng phải nghĩ tới ta. Mình người xóm giáo. Nhưng con gái ông ấy là người xóm lương. Biết người ta có chịu nhận lời gả con gái cho người xóm giáo hay không? Rồi còn cha cụ nữa. Anh cũng phải nghĩ, biết Cụ có chịu cho phép nhà mình thông gia, lấy con gái người lương hay không?…”

Em gật đầu,

— Thôi, em hiểu rồi. Bác không kể, ai mà biết… Vậy rồi sao...hồi đó bác lấy được vợ?

Bác chép miệng, đuôi mắt kéo dài nét tinh nghịch,

— Chuyện! Cụ có giận thì Cụ giận! Thầy u đồng ý hay không thì đó chuyện của thầy u! Tôi cứ lì cái mặt ra như thằng mõ làng. Một lần trèo cây dừa, một lần leo cây mít nhìn cửa son. Dừa cao, sẩy tay, té rớt xuống nền đất một cái bịch! Tưởng chết! Con gái điền chủ chạy ra đuổi chó dữ, gọi người ăn kẻ ở khiêng vào nhà bôi dầu gió… Lần trèo cây mít te tua hơn, cô ấy chạy ra chậm, con chó bẹc-giê to như bê con nhào tới cắn toác chân tôi ra… Sợ án mạng ngay tại sân nhà, gái làng Sài hốt hoảng sai người khiêng sang nhà thầy lang nhà bên cạnh dịt thuốc.

Bác nheo nheo mắt, cười cười,

— Cứ thế, có là phận thằng mõ trong làng thì con gái điền chủ cũng chạnh lòng thương xót, rồi là thương hại, cuối cùng thương luôn…

Quan bác buông nhời kết chuyện,

— Mà nhà tôi đã thương rồi thì có ai mà cản được lòng quyết tâm của cô con gái rượu cốm.

Em ngạc nhiên, ngó bác đăm đăm, tuồng như người dở hơi,

— Bác không nói chuyện bỡn đấy chứ…

Bác cự nự,

— Ơ hay! Cái ông này, chuyện vợ chồng chứ đâu phải chuyện phường chèo cám lợn mà mang ra làm trò hề ở đây.

Như đê làng có dịp tức nước vỡ bờ, bác tiếp nối câu chuyện,

— Ông biết, hồi đó bố vợ giận lắm. Nhưng không làm gì được cô cái gái rượu. Ông ấy gửi thẳng nhà tôi lên Hà Nội ở nhà bà cô ruột, phố Hàng Đào. Nhưng được dăm bữa nửa tháng, đích thân nhà tôi gọi anh phu chở thẳng cô chủ về lại làng. Nhà tôi kể, hồi đó bố vợ còn tính gửi thẳng cô con gái rượu sang tây… Nhưng chưa kịp mang cô ấy ra phi trường Gia Lâm, cô ấy đã trốn đi mất biệt. Cuối cùng, ông ấy cũng chịu thua…

Em nhặt que châm chọc tổ ong,

— Bác, nhìn mặt khờ khờ mõ làng như thế kia mà cũng lì gớm nhỉ… Bác quay lại cho em nom nom cái xoáy của bác được không…

Bác cộ mắt ốc nhốc,

— Ơ hay! Làm gì mà lại đòi coi cái xoáy của người ta…

Em giọng điệu quả quyết như cha cụ giảng thuyết trên tòa tuần bát nhật đại phúc,

— Thôi, bác chẳng cho nom cái xoáy thì cũng chả sao. Bác là chém chết cũng phải hai xoáy rồi.

Bác nhìn em ngơ ngơ như gái ngồi phải cọc,

— Tôi chẳng hiểu ông nói cái gì sất…

Em giải thích,

— Khổ, bác lại quên rồi. Đúng là người có tí tuổi. Bác quên ông bà mình có câu: “Một xoáy sống lâu! Hai xoáy lì đòn.”

Đang mải vui chuyện, bác không chấp nhời quan em mở nút hũ mắm tôm,

— Chuyện! Lì cũng một phần, nhưng cũng một phần cũng bởi quyết tâm ông ạ… Tôi mà không lì mặt. Vợ tôi mà không quyết tâm thì giờ cũng chẳng biết ra sao.

Bác nhìn ra ruộng cày thơm mùi đất mới, ngân nga mấy câu,

— Ở đời mà,

Mặt lì cộng với quyết tâm,

Cả hai hợp lại ra duyên vợ chồng.



Suy Niệm

Giakêu nổi tiếng với địa vị và tiền bạc, nhưng ông cũng nổi bật với lòng quyết tâm.

Là thủ lãnh của những người thu thuế trong vùng, “Do Thái gian—Giakêu” không được lòng của nhiều người Do Thái đương thời. Nhưng bù lại, Giakêu có địa vị trong xã hội. Đứng đầu nhân viên sở thuế, tiền bạc trong nhà Giakêu chắc chắn bạc vạn bạn nghìn.

Có địa vị, có bạc tiền, nhưng lỗ hổng tâm hồn người phú hộ thành Giêricô vẫn không được lấp đầy. Cho nên, ông nghiêng tai nghe ngóng, ông tìm tòi, ông chờ đợi.

Ngày rồi cũng tới. Nghe tin Chúa vừa đặt những bước chân vào cổng thành, không ngại lời ong tiếng ve, Giakêu quyết tâm nhập vào dòng người đông đảo tìm kiếm.

Nhưng Giakêu hình dạng thấp bé, mà dòng đời đông đặc ngược xuôi trước mặt tiếp tục chuyển xoay che kín hình bóng Chúa.

Nhưng bởi lòng quyết tâm, ông trèo lên cây sung…

Cuối cùng lòng quyết tâm của người thu thuế đã được Thiên Chúa đáp trả. Đi tới gốc cây sung, Chúa dừng lại một bước chân. Ngẩng đầu lên, Chúa gọi,

— Giakêu…


Lời Nguyện

Lạy Chúa, xin ban cho con trái tim quyết tâm;

Quyết tâm như trai gái quyết liệt yêu nhau;

Quyết tâm như Giakêu quyết liệt tìm kiếm nhìn mặt Con Trời;
Quyết tâm như Chúa chung thủy một lòng quyết liệt yêu con.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com

Chú thích

[1] Sài Thị và Cao Xá, Hưng Yên
 
Cảm nhận truyền giáo : Tháng Hoa Hồng
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
15:55 31/10/2013
THÁNG HOA HỒNG (ROSARIO) – CÂU CHUYỆN TRUYỀN GIÁO

Cảm nhận về truyền giáo

Tháng 10, đối với người Công Giáo, là một tháng rất đặc biệt vì đây còn gọi là tháng Hoa Hồng – tháng Mân Côi, tháng kính Đức Mẹ. Đây cũng là tháng truyền giáo với cao điểm là Khánh Nhật truyền giáo thường rơi vào Chúa Nhật tuần thứ 3. Trong sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo năm nay, Đức Thánh Cha Phanxico, vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ đã tha thiết kêu gọi tất cả các tín hữu hãy mạnh dạn công bố Tin Mừng và chống lại những tuyên truyền cho rằng việc công khai làm chứng cho Đức Kitô là vi phạm đến quyền tự do của người khác.

Cũng trong chiều hướng đó, chúng tôi muốn chia sẻ vài cảm nhận của một người Việt Nam đang đang sống và làm việc ở vùng truyền giáo Nam Mỹ với số phần trăm Công Giáo khá cao này.

Lâu nay người ta thường nghĩ truyền giáo là phải rửa tội thật nhiều, phải buộc người ta theo đạo của mình mới là truyền giáo. Cũng chính vì lẽ đó mà đã xảy ra biết bao hiểu lầm và những người có ý thức hệ Cộng sản và những người Hồi giáo cực đoan luôn tìm cách ngăn cản và trục xuất những nhà truyền giáo.

Chúng tôi còn nhớ cách đây cũng khá lâu khi chúng tôi tham dự một buổi thuyết trình tại Sài Gòn với chuyên đề truyền giáo của một linh mục gốc Việt đã từng làm việc truyền giáo tại nhiều nơi trên thế giới và hiện nay đang làm việc tại Hàn quốc, vị truyền giáo này đã chia sẻ với chúng tôi nhiều mẫu chuyện truyền giáo nhưng trong đó ngài có nói đến việc là không nên nghĩ rằng mình đến một quốc gia khác với danh nghĩa là nhà truyền giáo là mình muốn tự tung, tự tác và có tư tưởng là phải rửa tội thật nhiều mới thành công. Vào lúc đó, ngay bản thân chúng tôi không mấy thích thú với vị truyền giáo này vì nghĩ rằng mình đi truyền giáo mà không rửa tội thì đi truyền giáo để làm gì! Tuy nhiên, sau nhiều năm sống nơi xứ người như một nhà truyền giáo, chúng tôi mới nghiệm ra rằng những gì mà vị truyền giáo đàn anh kia chia sẻ trước đây rất đúng với tâm trạng của chúng tôi hiện nay.

Có một lần khi chúng tôi đi thăm hai anh em đồng hương trẻ thuộc Dòng Don Bosco (bên Paraguay hiện giờ có 4 tu sĩ Saledieng Don Bosco người Việt), hai người anh em Saledieng Don Bosco này đã ở Paraguay gần 4 năm qua và đang làm việc với các trẻ bụi đời ở thủ đô Asunción, Paraguay tâm sự rằng lúc đầu khi mới về làm việc này, các thầy cảm thấy ê chề thất vọng vì lối sống vô văn hóa và thậm chí kì thị của các trẻ bụi đời khi biết các thầy không phải là người Paraguay. Chúng tôi nói đùa với hai thầy rằng bọn bụi đời thì làm gì có văn hóa. Các thầy chỉ cười và nói thêm rằng có những lúc cảm thấy nản và muốn bỏ cuộc khi thấy những gì mình dấn thân dường như vô nghĩa. Các thầy chia sẻ rằng có một lần một phái đoàn đến thăm cộng đoàn “bụi đời” nơi hai thầy làm việc và tặng quà cho cộng đoàn để cộng đoàn phân phát cho các em. Ngày hôm sau khi các thầy vừa mặt một áo thun mới, bọn bụi đời nhìn thầy và nói vẻ xấc láo: “Tú usas nuestras ropas” (tạm dịch là: Mày dùng đồ của tụi tao) vì bọn chúng tưởng là các thầy dùng đồ từ thiện của phái đoàn vừa mới tặng. Mất dạy, xấc láo, bừa bãi, trộm cắp… trong cộng đoàn nơi các thầy đang làm việc xảy ra hàng ngày nếu người nào không có một dây thần kinh thép, sự kiên nhẫn và vị tha chắc không thể nào sống đến ngày thứ hai trong cộng đoàn “bụi đời” này. Vậy mà hai người anh em Saledieng Don Bosco Việt nam của chúng ta đang sống và làm chứng được. Các thầy cũng tâm sự rằng nhiều lúc bực lắm muốn đấm cho mấy thằng mất dạy đó một trận cho nên thân nhưng đời tu dạy mình là không nên dùng cơ bắp hay những lời nói nặng như mấy bà bán cá ngoài chợ để nguôi cơn giận nhưng là chính bằng hành động cụ thể, bằng sự yêu thương mới thu phục được lòng người. Các trẻ bụi đời đều có những hoàn cảnh rất giống nhau là thiếu vằng tình thương của người thân, nay họ sống với những người xa lạ, dù đó là những bậc chân tu đi nữa thì đối với các em, những bậc chân tu ấy vẫn không có trọng lượng gì nếu đối xử tệ bạc hay có những hình phạt nặng nề khi các em sai lỗi. Chính gương của thánh Bosco đã là một phương châm sống và nay đang thể hiện nơi các con cái của ngài, trong đó có những anh em tu sĩ Việt nam trẻ này. Hai thầy nói thêm rằng họ cảm thấy rất vui, dù niềm vui ngẳn ngủi khi mỗi ngày các trẻ bụi đời thay đổi. Truyền giáo ngày nay không nhất thiết phải làm những chuyện gì to tát là lấp núi, dời non hay phải rửa tội thật nhiều như thánh Phanxico Xavie ngày xưa, nhưng giúp biến đổi và lay động tâm hồn dù chỉ một người và làm cho người đó hạnh phúc thì đó là cách truyền giáo xứng hợp nhất đúng như lời Chúa Giêsu đã nói: “Tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải". (Xc. Lc 15, 3-7).

Những ngày vừa qua chúng tôi có dịp đi giảng tĩnh tâm cho một số nơi để chuẩn bị cho các em lãnh nhận bí tích thêm sức. Chúng tôi nhận ra một điều rằng rất nhiều người ngày nay, trong đó phần đông là giới trẻ đang khát một đời sống tâm linh và rất cần những những vị mục tử đồng hành và xoa dịu cơn khát của họ trước trào lưu tục hóa và nhiều giáo phái đang mạnh lên trong khi người Công Giáo đang dậm chân tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà Đức Giáo Hoàng đương kiêm người Nam Mỹ đã tha thiết kêu gọi một sự cải tố Giáo Hội toàn diện mà chính Ngài là người đầu tiên trong việc thực thi việc thay đổi này. Có lẽ nhiều người sẽ khó chịu với cung cách của vị Giáo Hoàng đầy cá tính này vì lâu nay mình sống như vậy có ai nói gì đâu. Trong cuộc phỏng vấn dành cho các tạp chí văn hóa của Dòng Tên được công bố ngày 19-9 vừa qua, Đức Phanxico nói rõ: “Các cải tổ cơ cấu hay tổ chức là thứ yếu, nghĩa là diễn ra về sau. Cải tổ trước tiên phải là cải tổ cách thức hiện hữu. Các thừa tác viên của Tin Mừng phải là những con người có khả năng sưởi ấm trái tim người khác, có khả năng đối thoại và đồng hành cùng con người, có khả năng bước vào bóng đêm, bóng tối của cuộc đời họ mà không bị lạc lối.”.

Hôm nay là ngày cuối tháng 10, kết thúc tháng Hoa Hồng, tháng Mân Côi và cũng là ngày kỷ niệm thụ phong linh mục của 7 anh em chúng tôi. 3 trong số 7 người anh em chúng tôi vừa mới trở về Viện Nam làm việc sau khi đạt được những văn bằng cao ở Roma và Philippines, 4 người còn lại vẫn đang làm việc truyền giáo ở Papua New Guinea, Hàn Quốc và Paraguay. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con được trở nên những dụng cụ trong tay Ngài. Những năm qua dù có nhiều thăng trầm và có những lúc tưởng chừng như chao đảo, vấp ngã, nhưng nhờ ơn Ngài phù trì, nâng đỡ chúng con đã vượt qua những cơn sóng gió. Xin Chúa tiếp tục nâng đỡ chúng con trong cuộc hành trình này, để chúng con không hổ thẹn khi trở thành môn đệ Chúa. Xin cảm ơn mọi người đã bằng nhiều cách qua thư từ, điện thoại, facebook... đã và đang nâng đỡ và ủi an anh em chúng con trong sứ vụ linh mục, nhất là sứ vụ truyền giáo xa quê hương. Chúa sẽ trả công bội hậu cho quí vị trong những thánh lễ và lời cầu nguyện của chúng con hàng ngày. Ngày mai là ngày lễ Các Thánh (1/11), xin Các Thánh luôn cầu bầu và phù hộ cho những người thân yêu và bạn bè của chúng con. Felicidades!!!

Paraguay, 31 tháng 10 năm 2013 –Kỷ niệm ngày lãnh sứ vụ linh mục

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Công Viên Ngày Mù Sương
Đặng Đức Cương
21:15 31/10/2013
CÔNG VIÊN NGÀY MÙ SƯƠNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ơ hay! trời dạo bước hoang
Mang theo cả dải nắng vàng chớm thu
Khắp trời giăng mắc mây mù
Mưa buồn rả rích, tương tư nắng hè.
(Trích thơ của Nguyễn Tâm Hàn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 25/10 - 31/10/2013 - Ngày Gia Đình Thế Giới - Đời đời và niềm hy vọng Kitô Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:08 31/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi triều yết chung thứ Tư 30 tháng 10.

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 30 tháng 10, tức là hai ngày trước lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả sự hiệp thông của các thánh như tình huynh đệ siêu nhiên giữa các ngài. Nhưng Đức Thánh Cha nói thêm sự hiệp thông này mở rộng cả cho người Công Giáo đang sống ngày hôm nay và những người đã qua đời trong Đức Kitô, để tất cả hiệp nhất thành Nhiệm Thể Chúa Kitô. Vì sự hiệp thông này, người Công Giáo có nghĩa vụ nâng đỡ lẫn nhau về tinh thần.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta suy tư về sự hiệp thông của các thánh. Như Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta, đây là một sự hiệp thông "những điều thánh thiêng" giữa “những con người thánh thiện" ( số 948 ) .

Sự hiệp thông của các thánh là thực tại sâu xa nhất của Giáo Hội, bởi vì trong Chúa Kitô, và qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được nên người thông phần trong sự hiệp thông của cuộc sống và tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi .

Như vậy, chúng ta hiệp nhất với nhau trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Thông qua tình hiệp thông huynh đệ này, chúng ta đến gần hơn với Thiên Chúa và chúng ta được mời gọi để hỗ trợ lẫn nhau về tinh thần.

Sự hiệp thông các thánh không chỉ bao gồm Giáo Hội tại thế, nhưng cũng bao gồm tất cả những người đã chết trong Đức Kitô, các linh hồn trong luyện ngục và các thánh ở trên trời .

Chúng ta cảm nghiệm được sự hiệp thông này giữa trời và đất trong lời cầu xin của chúng ta, đặc biệt trong ngày lễ Các Thánh và Lễ các linh hồn mà chúng ta sắp cử hành.

Khi chúng ta vui mừng với mầu nhiệm cao cả này, chúng ta hãy cầu xin Chúa kéo chúng ta tiến gần hơn với Ngài và với tất cả anh chị em của chúng ta trong Giáo Hội.

2. Ý nghĩa ngày lễ các Thánh

Lễ trọng kính Các Thánh là cơ hội để chúng ta hướng cái nhìn xa hơn những thực tại trần thế ghi dấu bởi thời gian, để hướng đến chiều kích của Thiên Chúa, đến chiều kích của vĩnh cửu và sự thánh thiện. Phụng vụ ngày lễ các Thánh nhắc chúng ta rằng sự thánh thiện là ơn gọi nguyên thủy của những ai đã được rửa tội.

Trong cuộc sống vội vã thường nhật, nhiều khi chúng ta quên rằng mục đích đời sống chúng ta là “cuộc gặp gỡ diện đối diện với Thiên Chúa.. Chúng ta đạt tới mục đích đó qua sự thánh thiện. Sự thánh thiện này không phải là một đặc ân dành cho ít người được tuyển chọn, nhưng là nghĩa vụ của mỗi người”.

Sự thánh thiện không hệ tại nơi những hoạt động hoặc công trình lạ lùng, cũng không phải là có được những đoàn sủng ngoại thường. Nên thánh có nghĩa phụng sự Chúa Giêsu, lắng nghe và theo Chúa, không thất đảm trước những khó khăn. Sự thánh thiện đòi hỏi một cố gắng trường kỳ, nhưng đó cũng là điều mà mọi người có thể thực hiện được. Sự thánh thiện trước tiên là một hồng ân của Thiên Chúa, hơn là công trình của con người. Lễ trọng kính Các Thánh nhắc nhở chúng ta rằng trong hành trình nên thánh, không bao giờ chúng ta lẻ loi, nhưng được các thánh trong mọi thời đại tháp tùng.

3. Ý nghĩa ngày lễ các đẳng linh hồn

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái. Thánh Augustinô viết, "Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ." Tuy nhiên, các nghi thức cầu cho người chết có tính cách dị đoan thời tiền-Kitô Giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi mãi cho đến đầu thời Trung Cổ, nhờ các dòng ẩn tu có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm thì một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết mới được thiết lập.

Vào giữa thế kỷ 11, Thánh Odilo, Tu Viện Trưởng dòng Cluny, ra lệnh rằng mọi tu viện dòng Cluny phải cầu nguyện đặc biệt và hát kinh Nhật Tụng cầu cho người chết vào ngày 2 tháng Mười Một, ngay sau lễ Các Thánh. Truyền thống này được lan rộng và sau cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên lịch Công Giáo La Mã.

Ý nghĩa thần học làm nền tảng cho ngày lễ này là sự thừa nhận bản tính yếu đuối của con người. Vì ít có ai đạt được một đời sống trọn hảo, mà hầu hết đã chết đi với những vết tích tội lỗi, do đó, cần có thời gian thanh tẩy trước khi linh hồn ấy được đối diện với Thiên Chúa. Công Ðồng Triđentinô xác nhận có luyện tội và nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết nhờ vào Lòng Thương Xót Chúa. Năm 2000, trong sắc lệnh thiết đặt Lễ Lòng Thương Xót Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nhấn mạnh rằng tội lỗi chúng ta quá lớn đến mức ngoài Lòng Thương Xót Chúa, chẳng còn biết trông cậy vào điều gì.

Cầu cho người thân yêu là một phương cách cắt bỏ sự chia lìa với người chết. Qua lời cầu nguyện, chúng ta cùng đứng với những người thân yêu, dù còn sống hay đã ra đi trước chúng ta, để dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong cho hai vị giám mục đầu tiên của triều Giáo Hoàng của ngài

Hôm 24 Tháng 10, Hiệu trưởng trường ngoại giao uy tín của Vatican và tân sứ thần Toà Thánh tại Ghana đã là hai vị linh mục đầu tiên được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong giám mục trong triều đại giáo hoàng của ngài.

Tân Giám Mục Giampiero Gloder, là một linh mục người Ý 55 tuổi, được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng của Trường Ngoại Giao Tòa Thánh cách đây một tháng. Vị tân Giám Mục thứ hai Jean-Marie Speich, là linh mục người Pháp 58 tuổi, sứ thần Toà Thánh tại Ghana kể từ tháng Tám vừa qua.

Buổi lễ đã diễn ra bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

5. Đức Thánh Cha trao giải thưởng Thần Học Ratzinger

Giải thưởng Ratzinger đã nổi lên như một giải thưởng uy tín nhất về thần học. Giải thưởng này đã được trao cuối tuần qua. Nhưng đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã không có mặt.

Vào đầu buổi lễ, tiếp theo lời chào mừng của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Tôi hạnh phúc khi được hiện diện nơi đây với tất cả các bạn, trên tất cả, là để cho thấy sự đánh giá cao của chúng ta và tình cảm của chúng ta dành cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16."

Trong lễ trao giải, Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh đến những cuốn sách cuối cùng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, đó là một bộ gồm ba cuốn về cuộc đời của Đức Giêsu Thành Nadarét.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Tôi nhớ rằng khi tập đầu tiên được công bố, một số người cho biết , "Cái gì đây? Một vị Giáo hoàng không nên viết sách thần học, ngài chỉ nên viết thông điệp thôi!" Chắc chắn Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã xem xét vấn đề này. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó, như mọi khi, ngài đã đi theo tiếng nói của Chúa chúng ta trong lương tâm được chiếu sáng của mình."

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết then chốt của tuyển tập ba cuốn này là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết nó dựa trên các nghiên cứu thần học của ngài, cũng như những lời cầu nguyện cá nhân của mình.

Đức Giáo Hoàng sau đó trao giải thưởng Ratzinger cho hiệu trưởng của Đại học King ở London, và thần học gia Christian Schaller, là một trong những học giả chủ yếu đang giúp đỡ công bố các tác phẩm hoàn chỉnh của Đức Joseph Ratzinger.

Đây là lần trao giải thưởng thứ ba của Hội Joseph Ratzinger - Bênêđictô 16, là tổ chức giữ bản quyền các tác phẩm của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.

Giải thưởng được trao cho các "học giả trong những lãnh nhất định của thần học" và bao gồm một chi phiếu $70.000 để giúp họ tiếp tục các nghiên cứu của mình.

6. Đức Thánh Cha gặp gỡ Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình

Trong cuộc gặp gỡ diễn ra hôm thứ Sáu 25 tháng 10 với Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, Đức Thánh Cha đã khích lệ các vị chủ chăn trên thế giới hãy tôn trọng và can đảm nhiệt thành trợ giúp các gia đình đang phải đối mặt với những tình huống khó khăn, giúp đỡ các cuộc hôn nhân đang gặp khủng hoảng và những người đã ly hôn. Ngài cũng khích lệ các Kitô hữu sử dụng cuộc sống hàng ngày của họ để trình bày trước thế giới "vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình Kitô giáo"

Đức Thánh Cha nói:

"Gia đình là nơi chúng ta học cách yêu thương, là trung tâm tự nhiên của đời sống con người. Gia đình được hình thành bởi những khuôn mặt của những người yêu thương, trò chuyện, hy sinh cho nhau, và bảo vệ sự sống, đặc biệt của những người mong manh nhất, yếu nhất."

Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu các bậc cha mẹ phải chịu "mất thời gian" với con cái của họ, để con cái có thể nhận ra tình yêu cha mẹ dành cho chúng là một tình yêu không điều kiện, và vô vị lợi.

Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, là Đức Tổng Giám Mục Vicenzo Paglia, đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một hình ảnh về Thánh Gia.

"Hình ảnh này đại diện cho mối quan hệ giữa các thế hệ."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất vui mừng với thông điệp của bức ảnh. Ngài nhắc nhở các tham dự viên nhiều lần là "khi xã hội bỏ rơi con cái mình và gạt bỏ những người cao tuổi nó không chỉ thực hiện một hành động bất công, nhưng cũng tạo ra những tiền đề cho sự thất bại của xã hội đó."

Hội đồng Tòa Thánh về gia đình đã nhóm họp từ ngày 23 đến 25-10, trong đó ngoài một số Hồng Y và Giám Mục còn có điều đôi vợ chồng thành viên. Khóa họp này được tiếp nối với cuộc hành hương của các gia đình thế giới trong Năm Đức Tin ở Roma: các gia đình sẽ gặp Đức Thánh Cha chiều thứ Bẩy 26-10-2013 và tham dự thánh lễ với ngài sáng Chúa Nhật 27-10-2013.

7. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các vị tuyên úy nhà tù Ý: Không có phòng giam nào có thể cô lập con người với Thiên Chúa

Hôm 23/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các vị tuyên uý tham dự Hội nghị Toàn Quốc các Tuyên uý nhà tù Ý. Ngài nêu bật công việc của họ trong việc biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa và mang niềm hy vọng đến cho những người cần nhất.

Đức Thánh Cha cho hay, khi còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, ngài thường gọi điện thoại cho các tù nhân vào những lúc rảnh rỗi ngày Chúa Nhật. Ngài nói thêm rằng những cuộc đàm thoại này thường đặt ra cho Đức Giáo Hoàng câu hỏi "tại sao lại là anh ta mà không phải là tôi?". Những cuộc chuyện trò như thế làm cho ngài gần gũi các tù nhân hơn.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Mới đây, anh em nói về một nền công lý của hòa giải, nhưng cũng là một nền công lý của hy vọng, về những cánh cửa mở ra những chân trời. Đây không phải là điều vọng tưởng. Mà là những gì thực tế có thể thực hiện được!".

Trong diễn từ ngắn của mình, Đức Thánh Cha cũng nói rằng Thiên Chúa gần gũi với mọi người, trong đó có cả những tù nhân. Ngài nói thêm rằng không có phòng giam nào có thể cô lập con người với Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng yêu cầu các vị tuyên úy chuyển lời chào của ngài đến tất cả các tù nhân. Ngài nói rằng ngài cầu nguyện cho họ, để "họ có thể tích cực vượt qua giai đoạn khó khăn này trong đời mình".

8. Đức Thánh Cha gặp gỡ các gia đình Công Giáo thế giới

Chiều thứ Bẩy 26 tháng 10, Đức Thánh ChaPhanxicô đã gặp gỡ 150,000 tín hữu tham gia cuộc hành hương của các gia đình tại Roma nhân dịp Năm Đức Tin.

Cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức với chủ đề “Hỡi gia đình, hãy sống niềm vui đức tin”.

Từ 2 giờ chiều, Quảng trường Thánh Phêrô đã được mở ra để đón tiếp các gia đình với con cháu, từ 75 nước tựu về. Trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ tiếp đó, họ đã tham gia buổi sinh hoạt, cầu nguyện, ca hát, và với phần trình bày chứng từ của nhiều gia đình, cả những cặp bị khủng hoảng và tan vỡ, nhưng đã cố gắng vượt thắng những tình trạng đau thương này.

Như trường hợp ông bà Daniele và Sabrina del Brusco ở Roma với hai con 12 và 9 tuổi. Sau 7 năm hôn phối, họ lâm vào trình trạng khủng hoảng. Daniele không muốn ở với Sabrina nữa. Sabrina nhờ bạn bè, cha mẹ, thân nhân giúp đỡ nhưng không thành công. Sau đó, Daniele được mời đi gặp một linh mục. Ông không muốn đi vì nghĩ rằng linh mục là người độc thân thì làm sao hiểu được những vấn đề của cuộc sống vợ chồng.

Nhưng rồi Daniele cũng đi gặp vị linh mục. Cha đã nói về một Thiên Chúa tình thương, một vị Thiên Chúa gần gũi con người, và mời gọi Daniele hãy tín thác vào Chúa, và để cho Chúa hành động. Và dần dần nơi Daniele đã có một sự thay đổi sâu xa. Ông khởi sự với Sabrina một hành trình mới trong đời sống hôn nhân: họ để cho Chúa Giêsu đi vào trung tâm cuộc sống của họ. Họ tái khám phá tình yêu đối với nhau, chấp nhận và tha thứ cho nhau.

Daniele nói: “Chúng tôi hiểu rằng hôn phối của chúng tôi là một hồng ân vô biên; ơn thánh của bí tích hôn phối canh tân chúng tôi mỗi ngày và đôi vợ chồng không bao giờ lẻ loi, vì Chúa đồng hành với chúng ta”.

Dưới sự hướng dẫn của hoạt náo viên, rất nhiều gia đình đã dùng điện thoại di động gửi một tín hiệu ngắn SMS 1 Euro để trợ giúp các gia đình đang gặp khó khăn ở Siria, qua trung gian của Caritas Italia.

Lúc gần 5 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha Phanxicô từ bên trong Đền thờ Thánh Phêrô, cầm tay một em bé, tiến ra lễ đài ở thềm Đền Thờ giữa tiếng vỗ tay chào mừng của các tín hữu, mọi người vẫy bong bóng mầu hân hoan.. Đức Thánh Chađã bắt tay chào thăm các cha mẹ và ông bà đứng gần ngài trên lễ đài. Cạnh lễ đài là bức ảnh Chúa Giêsu được song thân dâng vào Đền Thờ của Chúa và gặp gỡ ông Simeon và bà Anna.

Bé Francesca đã đại diện mọi người chào Đức Thánh Cha, trước khi Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, giới thiệu các thành phần gia đình tham dự cuộc gặp gỡ. Ngài không quên gửi lời chào thăm các gia đình đang gặp khó khăn tại nhiều nơi ở Siria.

Cuộc gặp gỡ tiến hành với những màn diễn xiệc, âm nhạc, chứng tá của các cặp sắp kết hôn, những đôi vợ chồng trẻ, những gia đình đông con. Đặc biệt có chứng từ của một gia đình Siria tị nạn, đã trải qua cảnh đau thương của chiến tranh, gia đình bị phân tán; chứng từ của gia đình ra đi truyền giáo, của các ông bà.

9. Thánh Lễ Ngày Gia Đình trong năm Đức Tin

Năm Đức Tin bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 11 tới đây. Ngày Gia Đình trong Năm Đức Tin diễn ra vào hai ngày thứ Bẩy 26 và Chúa Nhật 27 tháng 10 được xem là biến cố trọng đại sau cùng thu hút đông đảo các tín hữu.

Sáng Chúa Nhật 27 tháng 10, 150 ngàn tín hữu đã tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành với các gia đình đến từ 75 nước trên thế giới, kết thúc tốt đẹp cuộc hành hương của các gia đình tại Roma trong Năm Đức Tin.

Tối thứ Bẩy trước đó, các gia đình này đã gặp gỡ với Đức Thánh Cha, chia sẻ chứng từ và tuyên xưng đức tin, cũng tại quảng trường thánh Phêrô. Trong số các tín hữu có nhiều người thuộc các phong trào như Công Giáo Tiến hành, Canh tân trong Thánh Linh, Con đường tân dự tòng, v.v. Đồng tế với Đức Thánh Cha có hơn 60 Hồng Y và Giám Mục, cùng với 500 linh mục.

Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã dựa vào các bài đọc để rút ra những bài học thực tế cho đời sống gia đình, đó là gia đình cầu nguyện, gia đình bảo tồn đức tin và gia đình sống niềm vui. Ngài nói:

Các bài đọc Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về một vài đặc tính cơ bản của gia đình Kitô.

1. Thứ Nhất: Gia đình cầu nguyện. Đoạn sách Tin Mừng làm nổi bật hai cách thức cầu nguyện, một cách sai lầm như người biệt phái - và một cách đúng đắn là cách của người thu thuế. Người biệt phái là hiện thân của một thái độ không biểu lộ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vì những ơn lành và lòng từ bi của Ngài, nhưng đúng hơn tỏ ra tự mãn. Người biệt phải cảm thấy mình là người công chính, thấy mình hoàn hảo, và hãnh diện đoán xét người khác từ trên bệ cao của mình. Trái lại, người thu thuế không nói nhiều lời. Kinh nguyện của ông là một sự điều độ khiêm tốn, ý thức về sự bất xứng và tình trạng lầm than của mình: người ấy nhìn nhận mình cần ơn tha thứ và lòng từ bi của Thiên Chúa.

Kinh nguyện của người thu thuế là kinh nguyện của người nghèo, và là kinh nguyện làm hài lòng Thiên Chúa, như bài đọc thứ I đã nói, kinh nguyện ấy “bay tới mây trời” (Hc 35,20), trong khi kinh nguyện của người biệt phái nặng nề vì những kiêu căng thừa thãi.

Hỡi các gia đình thân mến, dưới ánh sáng Lời Chúa, tôi muốn hỏi anh chị em: thỉnh thoảng anh chị em có cầu nguyện trong gia đình không? Tôi biết một số gia đình có cầu nguyện chung. Nhưng cũng có nhiều người nói với tôi: làm sao mà cầu nguyện chung được? Vì dường như kinh nguyện là chuyện cá nhân, vả lại chẳng bao giờ có lúc thuận thiện, yên tĩnh.. Đúng thế, nhưng vấn đề ở đây là khiêm tốn, nhìn nhận rằng chúng ta cần Thiên Chúa, giống như người biệt phái! và cần có sự đơn sơ! Cùng nhau đọc kinh “Lạy Cha” quanh bàn ăn, ta có thể làm được. Và cầu nguyện chung với kinh Mân Côi trong gia đình, đó là điều thật đẹp và mang lại bao nhiêu sức mạnh! Và cầu nguyện cho nhau! Chồng cầu cho vợ, vợ cầu cho chồng, cả hai cầu cho con cái, và con cái cầu cho cha mẹ, ông bà. Cầu nguyện cho nhau, đó là cầu nguyện trong gia đình, và điều làm cho gia đình mạnh mẽ chính là lời cầu nguyện.

2. Bài đọc thứ hai gợi cho chúng ta một điểm khác nữa: gia đình gìn giữ đức tin. Thánh Phaolô Tông Đồ, vào cuối đời, đã làm một bản kết toán cơ bản: “Tôi đã bảo tồn đức tin” (2 Tm 4,7). Nhưng làm sao bảo tồn đức tin? Không phải trong một tủ sắt! Không phải chôn vùi đức tin dưới đất, như người đầy tớ lười biếng. Thánh Phaolô so sánh cuộc sống của ngài với một cuộc trận chiến và một cuộc chạy đua. Ngài đã bảo tồn đức tin vì ngài không phải chỉ thu hẹp vào việc bảo vệ đức tin, nhưng loan báo, chiếu tỏa và đưa đức tin đi xa. Ngài quyết liệt chống lại những người muốn bảo tồn, “tẩm liệm” đóng khung sứ điệp của Chúa Kitô trong biên cương Palestine. Vì thế, thánh nhân đã thực hiện những chọn lựa can đảm, là đi tới những lãnh thổ thù địch, để cho mình bị những người xa xăm, những nền văn hóa khác, khiêu khích, ngài đã rao giảng một cách thẳng thắn không sợ hãi. Thánh Phaolô đã bảo tồn đức tin vì, như ngài đã nhận lãnh, đã trao ban, đẩy mình tới những vùng ngoại biên, không bám vào những vị trí tự vệ.

Ở đây chúng ta cũng có thể tự hỏi: chúng ta có thể giữ gìn đức tin như thế nào? Phải chăng chúng ta giữ đức tin cho mình, trong gia đình chúng ta, như một tư sản, hay chúng ta biết chia sẻ đức tin bằng chứng tá, bằng sự tiếp đón, cởi mở đối với tha nhân? Tất cả chúng ta biết rằng các gia đình, nhất là những gia đình trẻ, thường “chạy”, quá nhiều công việc; nhưng đôi khi anh chị em có nghĩ rằng sự chạy đi vậy có thể cũng là một cuộc chạy đua đức tin? Các gia đình Kitô là những gia đình thừa sai, trong đời sống hằng ngày, làm những công việc hằng ngày, đặt muối và men đức tin trong mọi sự!

3. Một khía cạnh chúng ta rút được từ Lời Chúa, đó là gia đình sống niềm vui. Trong thánh vịnh đáp ca có thành ngữ này: “Những người nghèo hãy lắng nghe và vui mừng” (33/34,3). Trọn thánh vịnh này là một bài ca chúc tụng Chúa là nguồn mạch vui mừng và an bình. Đâu là lý do để vui mừng? Thưa đó là: Chúa ở gần, Ngài lắng nghe tiếng kêu của những người khiêm hạ và giải thoát họ khỏi sự ác. Thánh Phaolô cũng viết: “Anh chị em hãy luôn vui tươi.. Chúa đang ở gần!” (Pl 4,4-5). Hôm nay tôi muốn hỏi mỗi người trong anh chị em, như một bài tập cần làm: ở nhà có niềm vui không? Niềm vui trong gia đình bạn như thế nào? Mỗi người hãy tự trả lời!

Hỡi các gia đình thân mến, anh chị em biết rõ điều này: niềm vui chân thực mà ta nếm hưởng trong gia đình không phải là một cái gì hời hợt, không đến từ sự vật, từ những hoàn cảnh thuận tiện. Niềm vui chân thực đến từ một sự hòa hợp sâu xa giữa con người, mà mọi người đều cảm thấy trong tâm hồn, nâng đỡ nhau trên con đường đời. Nhưng ở căn cội tâm tình vui mừng sâu xa ấy có sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình, có tình thương đón tiếp, của Ngài, tình yêu từ bi, tôn trọng mọi người. Và nhất là một tình yêu kiên nhẫn: kiên nhẫn là một đức tính của Thiên Chúa và Chúa dạy rằng trong gia đình phải có tình yêu kiên nhẫn như thế, mỗi người đối với nhau. Chỉ mình Thiên Chúa biết kiến tạo sự hòa hợp giữa những khác biệt. Nếu thiếu tình thương của Thiên Chúa, thì cả gia đình cũng mất đi sự hòa hợp, và thái độ duy cá nhân chủ nghĩa sẽ trổi vượt, và niềm vui bị tắt lịm. Trái lại, gia đình nào sống niềm vui đức tin thì tự nhiên cũng thông truyền đức tin, cũng là muối đất và là ánh sáng thế gian, là men cho xã hội.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:

Hỡi các gia đình thân mến, anh chị em hãy luôn sống với niềm tin và với tinh thần đơn sơ, như Thánh Gia Nazareth. Ước gì niềm vui và an bình của Chúa luôn ở cùng anh chị em!

10. Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 27 tháng 10

Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha.

Tiếp đó, Đức Thánh Cha tiến đến trước ảnh Thánh Gia và đọc kinh cầu nguyện với Thánh Gia Thất.

Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, hôm nay chúng con muốn nhìn lên Thánh Gia Thất Nazareth với lòng ngưỡng mộ và tín thác; nơi Thánh Gia, chúng con chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sự hiệp thông trong tình yêu chân thực; chúng con phó thác cho các Ngài tất cả các gia đình chúng con, để những kỳ công của ân thánh được đổi mới trong họ.

Lạy Thánh Gia Nazareth, là trường dạy Thánh Tin Mừng đầy sức thu hút: xin dạy chúng con noi gương nhân đức của các Ngài nhờ một kỷ luật tinh thần khôn ngoan, xin ban cho chúng con cái nhìn trong sáng biết nhận ra công trình của Chúa Quan Phòng trong những thực tại hằng ngày của cuộc sống.

Lạy Thánh Gia Nazareth, đã trung thành gìn giữ mầu nhiệm cứu độ, xin làm tái sinh nơi chúng con lòng quí mến sự thinh lặng, xin làm cho gia đình chúng con thành Nhà Tiệc Ly cầu nguyện và biến thành những Giáo Hội tại gia nhỏ bé, xin canh tân ước muốn nên thánh, nâng đỡ những vất vả cao thượng của lao công, giáo dục, lắng nghe, cảm thông lẫn nhau và tha thứ.

Lạy Thánh Gia Nazareth, xin khơi dậy trong xã hội chúng con ý thức về tính chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, là thiện ích vô giá và không thể thay thế được. Ước gì mỗi gia đình trở thành nhà ở niềm nở tốt lành và an bình cho các trẻ em và người già, cho người bệnh và cô đơn, cho người nghèo túng.

Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, cùng với các ngài chúng con tín thác cầu nguyện, và hân hoan phó thác nơi các ngài.

Trước khi đọc kinh truyền tin kết thúc, Đức Thánh Cha còn ngỏ lời chào và cám ơn tất cả các tín hữu hành hương, đặc biệt là các gia đình đến từ bao nhiêu quốc gia!

Ngài cũng chào thăm các Giám Mục và tín hữu từ nước Guinê Xích Đạo bên Phi châu đến Roma này nhân dịp trao đổi văn kiện phê chuẩn hiệp định với Tòa Thánh. Xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm nguyên tội bảo vệ quốc dân yêu quí của anh chị em, và giúp anh chị em tiến triển trên con đường hòa hợp và công lý.

Đức Thánh Cha mời các tín hữu, qua kinh Truyền Tin, cầu xin Mẹ Maria bảo vệ các gia đình trên toàn thế giới, đặc biệt là các gia đình đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn.

Đức Thánh Cha và các tín hữu đã lập lại 3 lần lời khẩn nguyện: Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các gia đình, xin cầu cho chúng con.

11. Đức Thánh Cha tiếp đoàn đại biểu các tôn giáo tại Iraq

Vào cuối buổi triều yết chung Thứ Tư 30 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các đại biểu của các nhóm tôn giáo tại Iraq, Hồi giáo và Kitô giáo bao gồm Shia và Sunni, cũng như Sa-bê và Yazidis.

Một vị đại diện nói:

"Khi chúng tôi đến, chúng tôi đã rất lạc quan. Nhưng những gì chúng tôi trải qua đã vượt quá cả sự mong đợi. "

Đoàn đại biểu đã tham dự một cuộc họp do Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn là Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran tổ chức.

Đức Giáo Hoàng chào đón và nói chuyện với từng người một. Trong tất cả những món quà mà các vị đã tặng Đức Thánh Cha, có lẽ kẹo là món quà đặc biệt nhất.

"Đây là loại kẹo truyền thống Iraq."

"Toàn bộ chuyến thăm này là ngọt ngào."

Đây là cuộc họp đầu tiên của đoàn với Vatican. Mục đích là để tăng cường đối thoại giữa tất cả các nhóm tôn giáo tại quốc gia này.

12. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp bà Aung San Suu Kyi

Hôm thứ Hai 28 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đối lập của Miến Điện, là người đã được giải Nobel Hòa bình.

Bà Aung San Suu Kyi đang đi một vòng thăm các nước châu Âu và đã có một chặng dừng tại Vatican để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là người đã mô tả bà như là một "biểu tượng" của nền dân chủ và hòa bình.

Đức Thánh Cha nói với bà Aung San Suu Kyi

"Thật là một niềm vui để chào đón bà nơi đây."

Bà Aung San Suu Kyi và Đức Giáo Hoàng đã gặp nhau hai mươi phút. Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của ngài đối với sự bất khuất của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc chiến đấu lâu dài cho dân chủ và hòa bình tại Miến Điện.

Ngài nói rằng, ngài luôn cầu nguyện cho đất nước Miến Điện. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến giá trị của tình yêu đặc biệt và sự hiểu biết lẫn nhau để cải thiện cuộc sống của người dân. Sau khi chấm dứt chế độ độc tài, Miến Điện lại rơi vào tình trạng xung đột tôn giáo giữa Phật Giáo và Hồi Giáo gây ra cái chết của hàng ngàn người.

Phòng báo chí Tòa Thánh ghi nhận rằng cuộc họp của hai vị là kết quả của sự đánh giá cao của Đức Giáo Hoàng trước quyết tâm và cam kết không bạo lực của bà Aung San Suu Kyi.

Sau cuộc họp giữa hai vị bà Aung San Suu Kyi đã giới thiệu những người cùng. Đức Giáo Hoàng đã trao tặng họ mỗi người một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài.

Giáo Hội Công Giáo nhỏ bé tại Miến Điện được xem là một Giáo Hội rất năng động trong vùng. Các Giám Mục nước này đã chủ động kêu gọi cải cách rộng rãi hơn, và đặc biệt là giúp đỡ những người nghèo nhất trong xã hội, bất kể sự khác biệt tôn giáo hay dân tộc .

Đó là một điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh. Ngài nói với bà Suu Kyi rằng đối thoại giữa các tôn giáo là một phần quan trọng trong việc thăng tiến đất nước

13. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống nước Guinea Xích đạo

Đúng ngày hiệp ước song phương giữa hai nước có hiệu lực, hôm thứ Sáu 25 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo, của nước Guinea Xích đạo, là đất nước duy nhất tại Phi Châu nói tiếng Tây Ban Nha.

- "Tôi hy vọng bạn cảm thấy như ở nhà ."

- "Cảm ơn, Đức Thánh Cha."

Hai vị đã gặp nhau tại Dinh Tông Tòa của Vatican. Họ nói về những đóng góp của Giáo Hội tại quốc gia nhỏ bé ở châu Phi. Tổng thống đã bày tỏ niềm tự hào của mình đã được tiếp kiến nhiều vị Đức Giáo Hoàng.

"Con hân hạnh đã được Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô thứ 16, và bây giờ là Đức Thánh Cha tiếp kiến”

Hai vị đã thảo luận về một thỏa thuận vừa có hiệu lực công nhận Giáo Hội và các tổ chức của Giáo Hội tại Guinea Xích Đạo. Thoả thuận này cũng đảm bảo quyền Giáo Hội được hoạt động trong lãnh vực công cộng như trường học, bệnh viện và nhà tù .

Sau cuộc họp riêng với Đức Thánh Cha, tổng thống đã giới thiệu gia đình và những vị đi cùng, trong đó có hầu hết các vị bộ trưởng chính phủ. Tổng thống đã trao tặng Đức Thánh Cha một tác phẩm điêu khắc làm bằng gỗ quý.

"Tất cả các bộ lạc của chúng con đều được thể hiện nơi đây: những người nam nữ của mọi thời đại. "

Ông cũng đã tặng Đức Thánh Cha một hình Đức Mẹ Bisila .

- "Tại đất nước ngài, dân chúng có lòng sùng mộ với Đức Mẹ không? "

- "Thưa có ạ, họ rất tôn sùng Đức Mẹ"

Đáp lại Đức Giáo Hoàng tặng lại cho tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài, cũng như một bản vẽ lớn của Quảng trường Thánh Phêrô .

Khi họ nói lời tạm biệt, phu nhân tổng thống xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho đất nước của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận lời và tổng thống đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm đất nước châu Phi trong tương lai.

14. Đức Giáo Hoàng lên án những vụ bách hại các Kitô hữu và chủ nghĩa bài Do Thái

Hôm thứ Năm 24 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một phái đoàn của Trung tâm Wiesenthal Simon, là một tổ chức nhân quyền Do Thái có trụ sở tại Hoa Kỳ, là tổ chức được thành lập để chiến đấu chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, não trạng bất khoan dung và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Cuộc tiếp kiến đã diễn ra tại đại sảnh đường Clementine của Vatican .

Dịp này Đức Giáo Hoàng đã lên án việc bách hại bất kỳ nhóm thiểu số nào "vì niềm tin tôn giáo của họ hoặc bản sắc dân tộc."

Ngài đặc biệt chỉ ra sự đau khổ của nhiều Kitô hữu trên toàn thế giới, sống dưới sự đe dọa của khủng bố. Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đưa ra lời mời gọi cho một nền văn hóa của gặp gỡ và tôn trọng. Ngài ca ngợi công việc của Viện Simon Wiesenthal, và kêu gọi họ tiếp tục sứ mạng của mình ngõ hầu có thể "chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, bất khoan dung và bài Do Thái, và duy trì ký ức về nạn diệt chủng, và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giáo dục và những dấn thân vì thiện ích của xã hội."

Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu đoàn đại biểu làm sao để thúc đẩy sự tham gia của những người trẻ tuổi và giáo dục họ. Ngài cho biết điều quan trọng là phải dạy cho thanh thiếu niên biết làm việc chung với nhau phá đổ các bức tường và xây dựng các cầu nối.

Sau bài phát biểu của Đức Thánh Cha, phái đoàn đã trao tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một món quà đặc biệt từ Jerusalem. Một thành phố, mà theo họ, Đức Thánh Cha sẽ nhận biết trong chuyến đi của ngài đến Đất Thánh năm tới đây. Hàng chữ trên khung ảnh mang một ý nghĩa rất đặc biệt.

"Sự công chính và công lý là nền tảng triều đại ngài , từ Sách Thánh Vịnh , gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, như dấu chỉ lòng quý mến và thân hữu của chúng tôi. "

15. Hoàng tử Luxembourg thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô lần đầu tiên

Một trong những đôi vợ chồng hoàng gia trẻ nhất ở Âu Châu đã đến thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô lần đầu tiên vào hôm thứ Năm 24 tháng 10. Đức Giáo Hoàng tiếp đón Hoàng tử William, 31 tuổi là người thừa kế ngai vàng Luxembourg, và phu nhân Stéphanie de Lannoy, tại Dinh Tông Toà.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Chào mừng quý vị, thật hân hạnh được gặp quý vị".

Nhưng đây không phải là chuyến thăm đầu tiên của họ tới Vatican. Đôi vợ chồng kết hôn vào năm ngoái này cũng đã tham dự Thánh Lễ cuối cùng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trên cương vị Giáo Hoàng.

Hoàng tử đã tặng Đức Thánh Cha một bức tranh điêu khắc từ Luxembourg, và ngược lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng cho họ một cây viết và một chuỗi tràng hạt.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Để quý vị có thể cầu nguyện cho tôi. Tôi cần điều đó".

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiễn họ ra đến cửa văn phòng của ngài, và trước khi nói lời tạm biệt, ngài ban phép lành cho họ.

16. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Panama

Tổng thống Panama, ông Ricardo Martinelli đã gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican trong gần nửa tiếng đồng hồ sáng thứ Ba 29 tháng 10. Hai vị đã nói về sự đóng góp của Giáo Hội cho đất nước và cuộc chiến chống đói nghèo.

Mặc dù đây là buổi tiếp kiến chính thức, nhưng Đức Giáo Hoàng và tổng thống Panama đã rất cởi mở. Hai vị thậm chí đã nói về vị thế của đội bóng đá San Lorenzo, là đội bóng Đức Giáo Hoàng rất hâm mộ.

"Chúng tôi đã thua trận bữa trước rồi.", Đức Thánh Cha nói.

Tổng thống Martinelli đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô các hiện vật thời tiền Tây Ban Nha tại Panama. Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng đã tặng tổng thống một bức tranh mô tả một thiết kế cổ cho quảng trường Thánh Phêrô, cũng như một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài, và các tài liệu Aparecida, là các văn bản mục vụ ngài thường tặng cho các nhà lãnh đạo Mỹ Châu Latinh.

Nhà lãnh đạo Panama cũng đã tận dụng dịp này để xin Đức Thánh Cha cho đất nước này có một vị Hồng Y.

"Đức Thánh Cha có thể tấn phong một Hồng Y cho Panama không?"

Đức Thánh Cha quay sang phu nhân tổng thống

"Chồng bà đúng là biết cái gì để xin."

Trước buổi tiếp kiến này, tổng thống đã đặt một tượng Đức Mẹ thành Antigua, là quan thầy của Panama tại Vườn Vatican để đánh dấu kỷ niệm 500 năm thành lập Giáo phận Panama, là giáo phận đầu tiên ở châu Mỹ.

Đây là tác phẩm điêu khắc Mỹ Châu Latinh thứ ba về Đức Mẹ được đặt tại Vườn Vatican. Hai tượng khác là Đức Mẹ Guadalupe của Mẫ Tây Cơ, và Đức Mẹ Suyapa , bổn mạng của Honduras.

17. Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng chống lại "Kitô hữu nửa vời"

Trong bài giảng thường nhật của mình tại Nhà trọ Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng người ta không thể là một Kitô hữu, nhưng lại sống như một người ngoại giáo. Nói cách khác, người ta không thể là một "Kitô hữu nửa vời".

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích:

"Đôi khi chúng ta gặp phải các ‘Kitô hữu nửa vời’, là những người không làm tròn bổn phận Kitô hữu một cách nghiêm túc. Chúng ta là dân thánh thiện, công chính, được thánh hóa bởi máu của Chúa Kitô: Hãy giữ sự thánh hoá này và tiến lên! Nhưng có những người không tuân giữ điều này một cách nghiêm túc! Đó là những Kitô hữu thờ ơ: "Không được, cũng được, đúng hay sai cứ loạn cả lên. Như các bà mẹ của chúng ta thường nói đó là các Kitô hữu nước hoa hồng. Có chút lớp sơn Kitô hữu, một chút ‘lớp sơn giáo lý’ - nhưng bên trong không có biến đổi thực sự, không có niềm tin như Thánh Phaolô: ‘Tôi xem mọi sự là rác rưởi miễn là tôi có được Đức Kitô và được tìm thấy trong Ngài’"

Đức Thánh Cha yêu cầu các Kitô hữu có can đảm để bỏ qua một bên những điều làm họ xa rời Chúa Giêsu Kitô.

18. Đức Thánh Cha nói về niềm hy vọng Kitô

Trong bài giảng của sáng thứ Ba 29 tháng 10 tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hy vọng không chỉ là một trạng thái lạc quan về tâm lý. Hy vọng, theo Đức Thánh Cha, là một "kỳ vọng mãnh liệt."

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta phải sống với niềm hy vọng Kitô, bởi vì thông qua hy vọng ấy chúng ta được cứu độ, và có thể sống như những Kitô hữu tốt, không hơn không kém. Khi một người phụ nữ mang thai, cô ấy vẫn là một người phụ nữ. Nhưng cô ấy là nhiều hơn thế: cô ấy là một người mẹ. Và hy vọng là như vậy. Nó thay đổi thái độ của chúng ta: chúng ta vẫn là chính mình, nhưng hơn mình. Đó là chúng ta, đang tìm kiếm những gì vượt lên chính mình".

Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng hy vọng đem lại sự sống, vì thế các Kitô hữu phải bước ra khỏi những tiện nghi để đem lại hy vọng cho những người khác.