Ngày 31-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Maria lịch sử
Vũ Văn An
01:37 31/10/2009
Ta thực sự biết được gì về người phụ nữ được chúng ta gọi là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội, đệ nhất thánh nhân, người tín hữu mẫu mực? Các nghiên cứu Thánh Kinh, các tìm tòi khảo cổ cũng như các phân tích văn học hiện nay về thời của ngài đã phát hiện được gì về Đức Maria? Ta hãy cùng nhau khảo sát đôi điều về một Đức Maria lịch sử mà đời sống quá gắn bó với mầu nhiệm Chúa Giêsu. Nghiên cứu gốc gác Do Thái của Đức Mẹ, các tác giả như Raymond E. Brown, S.S., trong The Birth of the Messiah, John P. Meier trong A Marginal Jew và Elizabeth A. Johnson trong Truly Our Sister đã cẩn thận khảo sát các hoàn cảnh tôn giáo, kinh tế, văn hóa và chính trị trong cuộc sống hàng ngày của ngài.

Đức Maria thực sự đã được đặt tên là Miriam, theo tên người chị của Môsê. Chắc chắn, ngài sinh tại Nadarét, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilê có chừng 1,600 người, dưới thời Hêrốt Đại Vương, một ông vua bù nhìn đầy bạo lực được quyền lực quân sự Rôma hỗ trợ. Đối với phần đông người Do Thái, Nadarét không quan trọng bao nhiêu: “Có gì tốt phát sinh từ Nadaret đâu?” (Ga 1:46). Thị trấn ấy chưa bao giờ được nhắc tới trong Thánh Kinh Do Thái. Đức Maria nói tiếng Aram với giọng Galilê (xem Mt 26:73), nhưng ngài cũng có nhiều tiếp xúc với thế giới đa ngôn ngữ. Ngài từng nghe tiếng Latinh từ cửa miệng binh lính Rôma, tiếng Hy Lạp từ cửa miệng thương nhân và giới có học cũng như tiếng Hy-bá-lai từ những buổi giảng kinh Tôra tại hội đường.

Đức Mẹ thuộc giai cấp nông dân, chạy vạy với nông nghiệp và những việc làm ăn nhỏ như nghề mộc, vốn là nghề của Thánh Giuse và Chúa Giêsu. Giai cấp này chiếm tới 90% dân số, với gánh nặng phải nuôi sống cả nước và giai cấp ưu quyền nhỏ nhoi. Cuộc sống của họ khá cùng cực, chịu tới ba thứ thuế: thuế Rôma, thuế cho Hêrốt Đại Vương và thuế cho đền thờ (mà theo truyền thống vốn là 10% vụ mùa). Các thợ thủ công, chiếm 5% dân số, còn có thu nhập trung bình thấp hơn những người làm nghề nông toàn thời gian. Thành thử, để có đủ sinh sống, họ thường phải phối hợp việc làm ăn của mình với việc trồng cấy.

Bức tranh Thánh Gia về một tiểu gia đình gồm ba người sống trong một cửa tiệm thợ mộc yên tĩnh, giống như một đan viện hình như không được chính xác lắm. Bởi vì, vào thời ấy, giống phần lớn dân cư khác, các ngài thường sống trong một đơn vị đại gia đình, nơi 3 hay 4 căn nhà, mỗi căn 1 hay 2 phòng, được xây quanh một chiếc sân rộng, các thân nhân dùng chung một lò nấu, một bể nước và một cối say, với đủ loại gia súc bên cạnh. Tính trung bình, Đức Mẹ phải làm việc nhà 10 tiếng một ngày, như lấy nước từ một chiếc giếng hay một dòng suối gần đó, kiếm củi đun, nấu các bữa ăn và rửa vật dụng cũng như giặt quần áo.

Các thành viên của đại gia đình này là những ai? Phúc âm Máccô nói đến Chúa Giêsu “làm nghề thợ mộc, con trai bà Maria, anh của Giacôbê và Giôxét, Giuđa và Simôn và chị em ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” (Mc 6:3). Phải chăng “các anh và chị em” này là con của người dì Chúa Giêsu (xem Ga 19:25)? Hay đó là con đời vợ trước của Thánh Giuse? Ta không biết chắc mối liên hệ của họ với Chúa Giêsu và Đức Mẹ, nhưng rất có thể họ cư ngụ cận kề nhau trong một nhóm gia hộ chung với nhau.

Tại Palestine vào thời ấy, phụ nữ thường kết hôn lúc 13 tuổi để tối đa hóa thời gian có thể có con hay để đảm bảo người con gái còn trinh tiết, do đó, chắc Đức Mẹ đính hôn với Thánh Giuse (Mt 1:18) và sinh hạ Chúa Giêsu khi còn rất trẻ. Thánh Luca chỉ cho ta thấy: Đức Mẹ sinh hạ Chúa Giêsu trong khi có kiểm tra dân số theo lệnh người Rô Ma khoảng năm 6 B.C., trong một cái động hay cái hang chứa súc vật. Một cái máng sức vật đã được dùng làm nôi cho Chúa, giống người tị nạn khốn khổ ngày nay dùng thùng giấy và các vật dụng gia dụng khác làm giường “dã chiến” cho các trẻ sơ sinh.

Người ta sẽ lầm lẫn nếu nghĩ Đức Mẹ mảnh mai, dù là một cô gái 13 tuổi. Là một phụ nữ nông dân, có khả năng lội suối lên đèo vùng Giuđêa trong lúc mang thai, sinh con trong một chuồng chiên, cuốc bộ cả 4 hay 5 ngày đường để lên Giêrusalem mỗi năm một lần hay gần như thế, ngủ ở ngoài trời như các khách hành hương khác và làm việc quần quật trong nhà hàng ngày, chắc chắn Đức Mẹ phải có một thân mình khỏe mạnh lúc còn con gái và cả sau này nữa. Chúng ta chắc chắn cũng lầm lẫn khi hình dung Đức Mẹ ăn mặc lộng lẫy, mắt xanh, tóc bạch kim như trong các tranh trên thiệp Giáng Sinh. Bất kể là đẹp hay không, chắc chắn Đức Mẹ có các nét giống những người đàn bà Do Thái và Palestine ngày nay, với tóc và mắt đen.

Việc ngài biết đọc biết viết cũng đáng hồ nghi, vì biết chữ là chuyện rất hiếm nơi các phụ nữ thời ấy. Văn hóa có tính truyền khẩu cao độ, với việc đọc Sách Thánh nơi công cộng, kể truyện, đọc thơ văn và ca hát.

Nền văn hóa Do Thái thấm nhiễm trọn cuộc sống Đức Mẹ. Cho nên chắc chắn ngài giữ luật ăn uống theo lối kiêng cữ cổ truyền và trên thành cửa ra vào căn nhà khiêm nhường của ngài tại Nadarét thế nào cũng có tấm kinh mezuzah (xem Đnl 6:4-9).

Phu quân của ngài, tức Thánh Giuse, dường như đã qua đời trước khi Chúa Giêsu ra hoạt động công khai. Tuy nhiên, ta biết Đức Mẹ còn sống qua hết thừa tác vụ của Chúa Giêsu (Mc 3:31, Ga 2:1-12). Việc ngài phải xa cách Chúa Giêsu khi Chúa đi rao giảng hiển nhiên làm ngài đau buồn. Trong một đoạn văn có thể khiến các nhà thánh mẫu học không vui, Thánh Máccô kể lại rằng gia đình Người nghĩ Người điên (Mc 3:21); nhưng làm thế nào, một người mẹ vốn được chứng kiến con mình thách thức nhà cầm quyền Rôma một cách không hề biết sợ, lại có thể nói với con: “con có điên không vậy?”

Thánh Gioan kể cho ta nghe Đức Mẹ có mặt lúc đóng đinh Chúa Giêsu (Ga 19:25-27), dù các phúc âm gia khác im lặng về việc này. Lúc đó, có lẽ Đức Mẹ đã gần 50 tuổi, quá tuổi mà phần đông phụ nữ thời ấy đã qua đời. Ngài sống ít nhất cũng tới những ngày đầu của Giáo Hội sơ khai. Thánh Luca nói rằng ngài có mặt tại Thượng Lầu ở Giêrusalem với 11 tông đồ còn lại “chuyên chăm cầu nguyện cùng các phụ nữ… và các anh em của Người” (Cv 1:14). Các bức tranh và bức ảnh đáng yêu về Lễ Ngũ Tuần vẽ hình Chúa Thánh Thần hiện xuống trên đầu Đức Mẹ và 11 tông đồ hình như không đúng với văn bản của Thánh Luca, là văn bản xác nhận rằng Đức Mẹ ở đó với một cộng đoàn lên tới 120 người.

Sau Lễ Ngũ Tuần, Đức Mẹ biến khỏi lịch sử. Phần còn lại của đời ngài chìm trong màn sương dã sử. Như Elizabeth Johnson từng nói, một trí tưởng tượng tích cực chắc chắn sẽ thắc mắc: Đức Mẹ đã chia sẻ những ký ức nào, những niềm hy vọng nào và cả những chiến thuật nào với những người đàn ông và đàn bà của cộng đồng đầy Chúa Thánh Thần tại Giêrusalem? Liệu ngài có tiếp tục sống bình yên tại Giêrusalem như một mệnh phụ cao tuổi, và được mọi người tôn kính như là mẹ Đấng Mêxia hay không? Ngài kín tiếng hay ưa lên tiếng? Những người khác có đến xin ý kiến của ngài không? Liệu ngài có phát biểu quan điểm về việc chấp nhận người ngoại giáo hay không? Ta không biết. Hình như ngài đã qua đời như một thành viên của cộng đồng Giêrusalem, dù có truyền thống sau này cho rằng ngài đã qua Êphêsô đề sống gần Thánh Gioan

Tại sao lại phải quan tâm tới Đức Maria lịch sử? Có ba lý do. Thứ nhất, lịch sử về ngài đem ngài lại gần với chúng ta hơn. Dù các Đức Bà lộng lẫy do các nghệ sĩ Trung Cổ vẽ có đặc tính lôi cuốn, nhưng người phụ nữ Do Thái của thế kỷ thứ nhất sống tại một làng nông thôn giống với hàng tỉ người ngày nay hơn các bức tranh đẹp đẽ đó. Dù nền văn hóa của ngài rất khác với nền văn hóa của xã hội hậu kỹ nghệ trong thế kỷ 21, nó vẫn không khác mấy với nền văn hóa tại hàng ngàn thôn làng ngày nay ở Á Châu, Phi Châu và Mỹ Châu Latinh. Cuộc sống và lao công hàng ngày của ngài khá khó khăn. Với Thánh Giuse, ngài đã dưỡng nuôi Chúa Giêsu trong nhiều hoàn cảnh áp chế, phải vật lộn với việc nộp thuế mà nhờ đó người giầu càng giầu thêm và người nghèo càng nghèo đi. Cũng như tuyệt đại đa số con người trong lịch sử thế giới, phần lớn cuộc đời khó khăn của Đức Mẹ đã không được ghi chép.

Thứ hai, sự thánh thiện của Đức Mẹ hệ ở chỗ trì chí, trung thành lắng nghe lời Thiên Chúa. Dù khi phong hiển thánh cho các vị thánh, Giáo Hội có thói quen nhấn mạnh đến sự tử đạo, đời sống nhiệm nhặt, từ bỏ gia đình và của cải thế gian, hay suốt đời tận tụy với người nghèo, nhưng ngày nay càng ngày ta càng nhìn nhận rằng thánh thiện chủ yếu hệ ở việc trì chí trung thành trong khung cảnh đời sống hàng ngày. Đó chính là điều “Đức Maria lịch sử” nêu gương. Như các biến cố quanh ngài đã chứng tỏ, ngài thường vẫn ngạc nhiên và liên tiếp tự hỏi Chúa muốn gì ở nơi ngài. Ngài đi tìm lời Chúa trong con người và các biến cố, lắng nghe lời ấy, suy gẫm và rồi đem nó ra hành động. Hẳn ngài liên tiếp nhắc tới nhắc lui lời ngài đã thưa với với sứ thần Gabrien: “xin hãy làm cho tôi điều ngài vừa nói” (Lc 1:38). Ngày qua ngày, ngài sống “hành trình niềm tin” như lời Công Đồng Vatican II. Ngài tìm thấy năng lực trong lòng tin cậy Thiên Chúa của Israel và trong tình liên đới của mình với cộng đồng Kitô hữu đang lớn mạnh, những người từng cảm nhận được lời hứa ban sự sống trong cái chết và sự phục sinh của con trai mình.

Thứ ba, ngày nay ta nhận ra kinh Magnificat của Đức Mẹ là bài ca tự do hùng tráng của người nghèo. Đức Maria, người ca sĩ dẫn đầu, đã là hình ảnh thu nhỏ của những người thấp hèn tại Israel, những người bị đẩy ra bên lề xã hội, những người “không có phòng cho họ tại lữ quán” (Lc 2:7). Thiên Chúa là niềm hy vọng duy nhất của ngài, và ngài hát bài ca khen Thiên Chúa với một cung giọng tin tưởng hân hoan. Nếu khó mà tưởng tượng được một bài ca cách mạng như thế có thể thoát ra từ miệng lưỡi một Đức Bà trong tranh Caravaggio, thì quả là dễ khi thấy nó thoát ra từ miệng lưỡi một Đức Maria lịch sử. Galilê vốn là đất dụng võ của những cuộc bạo loạn trong thế kỷ thứ nhất chống lại thế lực chiếm đóng và thuế khóa của nó. Các Kitô hữu tại Giêrusalem, những người cùng với Đức Maria, vốn là hạch nhân của Giáo Hội hậu phục sinh, từng chịu đói khát và nghèo khổ thực sự (xem Gl 2:10; 1Cor 16:1-4; Rm 15:25-26). Với các thành viên của cộng đồng này, Đức Maria tin rằng Thiên Chúa có thể đảo lộn thế giới; người đứng chót sẽ thành người đứng nhất và người đứng nhất sẽ thành người đứng chót; người khiêm hạ sẽ được đề cao; kẻ được đề cao sẽ bị hạ xuống; ai cứu mạng mình sẽ mất nó, ai mất mạng mình sẽ cứu được nó; ai khóc than sẽ hân hoan, ai cười sẽ khóc; kẻ quyền uy sẽ bị truất khỏi ngôi, người thấp hèn sẽ được nâng dậy. Ngài cũng như họ xác tín rằng trong Nước Thiên Chúa, người nghèo đứng nhất, đĩ điếm, người thu thuế và những kẻ bị xã hội ruồng bỏ sẽ ăn cùng bàn với Chúa.

Đức Maria lịch sử từng cảm nghiệm nghèo khổ, áp bức, bạo lực và con mình bị xử tử. Đức tin của ngài đâm rễ trong bối cảnh ấy. Trước Thiên Chúa toàn năng, ngài nhìn nhận “phận hèn” của chính mình. Ngài không thuộc giới quyền uy của thế giới. Ngài chỉ là “nữ tỳ” Thiên Chúa. Nhưng ngài tin rằng đối với Chúa, không gì lại không làm được. Trong kinh Magnificat, ngài tin tưởng hát rằng Thiên Chúa cứu sống khỏi chết, cứu vui khỏi buồn, cứu ánh sáng khỏi bóng tối.

Dietrich Bonhoeffer, nhà thần học và tử đạo bị Quốc Xã xử tử, đã nói những lời này trong một bài giảng nhân Mùa Vọng năm 1933: "Bài ca của Đức Mẹ là bài ca Mùa Vọng xưa nhất. Nó cùng một lúc là ca khúc Mùa Vọng say sưa nhất, kích động nhất, và người ta còn dám nói là cách mạng nhất chưa bao giờ được hát lên. Đây quả không phải là một Đức Maria dịu hiền, ngọt ngào, mơ mộng mà ta thường thấy trong các tranh ảnh; đây quả là Đức Maria say sưa,hoàn toàn dấn thân, tự hào, hào hứng đang lên tiếng. Bài ca này không có cái giọng dịu dàng, hoài nhớ và cả nghịch ngợm trong một số ca khúc Giáng Sinh. Thay vào đó, nó là một bài ca gay gắt, mạnh bạo, không nao núng đề cập tới việc lật đổ ngai vàng và vua chúa đời này, tới quyền lực Thiên Chúa và sự bất lực của nhân loại".

Viết theo linh mục Robert P. Maloney, C.M, Tạp chí The America, số ngày 19 tháng 12 năm 2005
 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ ngày 1 đến 15.11.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:26 31/10/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ ngày 01 đến 15-11-2009

Ngày 01-11-09: Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô…, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta hiệp thông Thần Khí, nếu chúng ta sống trong thân tình và biết cảm thương nhau. (Pl 2, 1)

Thánh Phaolô dạy các Tín hữu sống hiệp nhất với nhau như một. Tôi luôn sống hoà hợp trong tình thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Ngày 02-11-09: Đừng chỉ làm vì ganh tị hay hư danh; nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. (Pl 2, 3)

Khi phục vụ cộng đoàn Tín hữu hay mắc phải các tật xấu trên. Xin Thánh Thần thanh tẩy tâm hồn con, để con biết tôn trọng mọi người.

Ngày 03-11-09: Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu. (Pl 2, 5)

Luật Hội Thánh tôi giữ đủ hết; nhưng tác phong còn thua người ngoại giáo. Tôi quyết nói năng, phản ứng, hành động giống Chúa.

Ngày 04-11-09: Trong Người, anh em đã được chịu phép cắt bì, không phải do tay người phàm; nhưng là phép cắt bì của Đức Kitô, có sức lột bỏ con người tội lỗi của anh em. (Col 2, 11)

Phép cắt bì của Đức Kitô là phép thánh tẩy, dìm xuống nước, chết đi. Tôi quyết bỏ con người cũ để tái sinh trong ân sủng của Chúa.

Ngày 05-11-09: Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép rửa, lại được chỗi dậy với Người, vì tin… (Col 2, 12)

Khi bạn chịu phép rửa được dìm xuống nước chỉ sự mai táng với Chúa. Hôm nay bạn được phục sinh với Người là con người mới.

Ngày 06-11-09: Trước kia anh em là những kẻ chết, vì anh em đã sa ngã, và vì thân xác anh em không được cắt bì, nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống lại với Đức Kitô… (Col 2, 13)

Cắt bì hôm nay của bạn là tái sinh, bỏ con người cũ, phục sinh với Chúa. Tôi trở về với Chúa là từ bỏ mọi đam mê để là con người mới.

Ngày 07-11-09: Phần chúng tôi, thưa anh em, phải xa cách anh em một thời gian ngắn, xa mặt chứ không cách lòng.. . (1 Tx 2, 17)

Thánh Phaolô làm gương cho tôi về sự quan tâm và gần gũi Tín hữu. Tôi để ý săn sóc từng người trong gia đình cũng như công đoàn.

Ngày 08-11-09: Chúng tôi đã nhiều lần muốn đến thăm anh em – chính tôi Phaolô,…-nhưng Xatan đã cản trở chúng tôi. (1Tx 2, 18)

Xatan đây là nhửng kẻ làm cản trở, gây rối những công việc của Chúa. Tôi xin Chúa giúp đủ khôn ngoan và can đảm vượt khó khăn.

Ngày 09-11-09: Quả thế ai là niềm hy vọng, là niềm vui của chúng tôi… khi Người quang lâm, nếu không phải là anh em. (1Tx 2,19)

Ngày Chúa đến phán xét là niềm hy trông đợi của bạn và tôi. Phaolô xác nhận khi các Tín hữu cùng đồng lao cộng khổ với nhau, thì chính Đức Giêsu sẽ ngự đến rước chúng ta về trời như Ngài đã lên trời.

Ngày 10-11-09: Bấy giờ tên gian ác xuất hiện, kẻ mà Chúa Giêsu sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người… (2 Tx 2, 8)

Ngày quang lâm Chúa sẽ tiêu diệt bằng hơi thở từ miệng là Lời Ngài. Xin giúp con bền vững theo Chúa đến ngày đầy quyền năng.

Ngày 11-11-09: Còn việc tên gian ác xuất hiện là do tác động của Xatan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ,… (2 Tx 2, 9)

Kẻ phản loạn là một sự giả mạo của Xatan, nó bắt chước Chúa Kitô. Con quyết kiên trì theo Chúa là mở lòng đón nhận lẽ thật Phúc Âm.

Ngày 12-11-09: Vì thế Thiên Chúa gởi đến một sức mạnh mê hoặc làm cho chúng tin theo sự dối trá. (2 Tx 2, 11)

Cụm từ “Thiên Chúa gởi đến” lối nói Do thái có nghiã là bỏ mặc. Con xa lánh đường gian ác, luôn tìm Chúa là chân lý và là sự sống.

Ngày 13-11-09: Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn. (1 Tm 3, 8) - Trợ tá là người có nhiệm vụ phải săn sóc người ốm đau, nghèo khổ, rao giảng Lời Chúa và cử hành phép rửa. Tôi luôn làm tốt những điều nêu trên, để xứng đáng ơn gọi của mình.

Ngày 14-11-09: Các bà cũng vậy, phải là người đàng hoàng, không nói xấu; nhưng tiết độ, đáng tin cậy mọi bề. (1 Tm 3, 11)

Các bà cần phải có những nhân đức trên khi tham gia phục vụ cộng đoàn. Tôi luôn tập các tính tốt trên, để xứng đáng cùng chồng ra ngoài làm chứng cho Chúa bằng lời nói, tác phong và việc làm.

Ngày 15-11-09: Những ai thi hành chức vụ trợ tá cách tốt đẹp, thì một chỗ danh dự, và được mạnh dạn nhiều nhờ lòng tin vào Đức Giêsu Kitô Giêsu. (1 Tm 3, 13)

Các trợ phải có gia đình tốt đẹp giữa vợ chồng con cái, không được hai, ba đời vợ. Tôi cần tạo gia đình hạnh phúc, gương mẫu, để xứng đáng phục vụ Chúa và làm gương sáng cho mọi người noi theo.

(còn tiếp)

Phó tế: GB Nguyễn văn Định
 
Mầu nhiệm thực tại Luyện hình
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa
08:22 31/10/2009
MẦU NHIỆM THỰC TẠI LUYỆN HÌNH (Ngày 02-11)

Chẳng thể biết rõ để mà so sánh với các nước khác trên thế giới, chỉ biết rằng ở quê Việt thì có thể nói là mặc dù bậc lễ không trọng bằng lễ Các Thánh Nam nữ ngày 01-11, nhưng bầu khí thánh thiêng của ngày lễ 02-11 xem ra thâm trầm và sâu đậm hơn. Có nhiều người lý giải rằng dân Việt chúng ta vốn gắn bó với đạo hiếu như xương với tủy. Chính vì thế khi được dịp hướng về những người đã qua đời, nhất là trong đó có tổ tiên ông bà cha mẹ thì người ta không tiếc xót của hay công. Nghĩa tử, nghĩa tận. Việc phải làm, việc đáng làm cho người đã khuất là việc phải làm, đáng làm cho đến cùng. Dù đã được giải thích về ân xá, thế mà vẫn còn đó nhiều người đi vô, đi ra, viếng nhà thờ, viếng nghĩa trang trên cả chục lần để tận thu ân xá cho các đẳng linh hồn. Có người so sánh ngày 02-11 trong Công giáo như là ngày lễ Vu Lan trong Phật giáo. Hẳn nhiên có nét tương đồng nào đó về việc sống thảo hiếu với người đã qua đời nhất là với mẹ cha, ông
bà và với cả các “vong hồn”. Tuy nhiên nội hàm của Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời hay còn gọi là Lễ Các Đẳng vốn có nét khác biệt căn bản so với Lễ Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân. Không dám mạo muội làm một tiểu “ tiểu luận” so sánh tôn giáo về đề tài này, chỉ mong góp một cái nhìn về mầu nhiệm luyện hình.

Xin lược trích vài nét về Lễ Vu Lan và Lễ ngày xá tội vong nhân qua các bài viết đã đăng trên các trang Web với cùng một nội dung:

Xuất xứ lễ Vu Lan

Xuất phát từ sự tích về Tôn giả Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ ( và tổ tiên nói chung ) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày và có thể vì ích kỷ, nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi, tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Sự tích ngày xá tội vong nhân

Sự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa ( diệm khẩu ) cũng gọi là quỷ mặt cháy ( diệm nhiên ). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa, vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn gọi cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là ( quỷ ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn được trình bày ở trên. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu: "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".

Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Nguồn gốc của thánh Lễ Cầu cho Các Đẳng Linh hồn ( 02-11 ) ( Trần Văn Trí )

Lễ có nguồn gốc từ Dòng Bênêđíctô là nơi các Tu Sĩ có lòng tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Tu Sĩ đã qua đời. Từ đó phát sinh thêm việc cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn. Tại Tây Ban Nha, thời Thánh Isidore ( qua đời năm 636 ) lập ngày lễ cầu hồn vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. Tại Đức, vào cuối thế kỷ X, có lễ cầu cho các tín hữu vào ngày 1 tháng 10. Khoảng đầu thế kỷ XI, Linh Mục Odilon ( về sau được phong Thánh ), Bề Trên thứ năm của Dòng Cluny ở Pháp, buộc các Tu Viện Bênêđíctô phải tưởng nhớ đến các tín hữu đã qua đời bằng Thánh Lễ trọng thể ngày 2 tháng 11. Tại Milan, Ý, Giám Mục Otricus ( 1120 – 1125 ) lập Lễ Cầu Hồn ngày 15 tháng 10. Cũng ngày đó, ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Châu Mỹ La-tinh, các Linh Mục dâng 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn.

Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV ( 1914 – 1922 ) mở rộng lễ trong Giáo Hội hoàn vũ và mỗi Linh Mục dâng 3 Thánh lễ Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời. Đức Thánh Cha lưu ý đến cả hằng chục triệu người đã hy sinh trong thời Đệ nhất Thế Chiến ( 1914 – 1918 ).

Ngoài ra, cũng như Thánh Odilon nhắc lại truyền thống đã có từ thế kỷ VI, trong các Nhà Dòng Bênêđíctô, có tục lệ tưởng nhớ đến các huynh đệ Tu Sĩ đã qua đời bằng cách ghi tên các tu sĩ đã qua đời vào sổ đặc biệt của Dòng. Mỗi ngày trong tháng các Đẳng cầu nguyện cho một Tu Sĩ quá cố. Vì thế trọn tháng 11, ngày nào cũng tưởng nhớ và cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Hội Thánh theo tinh thần đạo đức tốt đẹp ấy nên đã dành trọn tháng 11 làm Tháng Cầu Cho các Đẳng Linh Hồn.

Theo giáo huấn của Hội thánh, xin được góp một cái nhìn:

Hội Thánh qua Công Đồng Florence và Trentô dạy rằng những người chết mà còn mắc tội nhẹ hay chưa đền trả hết hình phạt các tội đã được tha khi còn ở trần gian, thì cần phải được thanh luyện một thời gian cho tương xứng với sự thánh thiện vô biên của Thiên Chúa. Đây là tình trạng các linh hồn trong chốn luyện hình. Giáo lý về luyện hình được xây dựng trên một số đoạn Kinh thánh Cựu Ước như việc ông Giuđa Macabêô “xin dâng lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” ( 2 Mcb 12,46 ), hay như việc các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha ( x.G 1,5 ). Trong Tân Ước thì có một vài đoạn thánh thư có ám chỉ đến việc thanh luyện ( x. Cr 3,15; 1P 1,7 ) ( GlCG chung số 1030-1032 ).

Mầu nhiệm Hội Thánh Thông công dạy chúng ta rằng các tín hữu còn lữ thứ có thể chuyển thông công nghiệp của mình cho các linh hồn nơi luyện hình. Ngày 02 tháng 11 và nguyên tháng 11 là thời gian đặc biệt, đoàn tín hữu được mời gọi sống hiệp thông với các đẳng linh hồn trong cùng một sự sống và một đức ái của Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô.

Nếu nhìn với cái nhìn theo chiều ngang thì nội hàm của Lễ Vu Lan, Lễ xã tội vong nhân và Lễ cầu cho các Đẳng linh hồn dường như không khác nhau. Tất cả đều phát xuất từ tấm lòng thảo hiếu của cháu con dành cho tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qua đời và từ tấm lòng từ bi hỉ xả của của tín hữu dành cho các vong nhân hay các linh hồn không có hay ít có người nhớ đến và thương giúp, độ trì. Nét tương đồng này còn biểu hiện qua niềm tin rằng những linh hồn đã qua đời có thể hưởng nhờ ân phúc người tại thế bằng những hy sinh, những việc lành, lời kinh nguyện cầu của cháu con nhất là của những người đức cao, đạo trọng.

Tuy nhiên có sự khác biệt căn bản giữa hai niềm tin trên đó là nguồn gốc của việc sống hiệp thông với người đã qua đời. Trong khi giáo lý nhà Phật không giải thích vì sao và bởi đâu mà có sự hiệp thông ấy thì Kitô giáo, cách riêng Công giáo lại thực hành mầu nhiệm hiệp thông ấy dựa trên các chân lý nền tảng sau:

Thiên Chúa, Đấng là căn nguyên và cùng đích của mọi vật mọi loài chính là Đấng Thánh, Đấng ngàn trùng chí thánh. Thiên Chúa là Đấng Thánh, Người tỏ mình là Thánh qua các kỳ công Người thực hiện. Người là Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang của Người. Thiên Chúa là Thánh không nguyên chỉ vì Người đầy uy quyền mà còn vì Người là Đấng đầy tình lân ái ( x.Ez 38,21tt; Tv 33,21; Am 2,7 ). Chúa Giêsu là Đấng Thánh ( x. Lc 1,35; Mt 1,18 ). Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa ( x. Mc 1,24 ). Thiên Chúa Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần. Để có thể hiệp thông trọn vẹn với Đấng Chí Thánh thì con người phải thanh sạch hoàn toàn. Và sự thanh sạch tinh tuyền này đòi hỏi có sự thanh luyện của linh hồn sau khi đã qua đời, nếu còn vấn vương tội nhẹ hay chưa đền trả xong các hình phạt của những tội đã được tha.

Thiên Chúa là Đấng công bình vô cùng. Dù tội lỗi con người đã được tha khi họ có lòng ăn năn sám hối, thú tội, nhưng vẫn họ phải đền trả theo sự đòi hỏi của đức công bình. Chưa kể đến những thiệt hại vật chất cụ thể, khi chúng ta làm thiệt hại thanh danh một ai đó, nếu chúng ta thành thật xin lỗi và đã được họ bỏ qua, tha thứ, thì chúng ta còn phải có bổn phận đền trả là phục hồi danh dự của người ấy cách tương xứng theo khả năng. Tương tự như thế, đức tin dạy ta rằng mọi tội lối đều xúc phạm đến Thánh Danh Thiên Chúa thì dù đã được thứ tha thì chúng ta cũng còn phải đền trả. Việc thanh luyện còn minh chứng sự công bình của Thiên Chúa, Đấng sẽ trả cho từng người theo những gì họ đã sống, đã làm ở trần gian. Sự thanh luyện của các linh hồn ở đây không phải là một sự báo thù của Thiên Chúa nhưng là một hệ lụy của tình yêu. Tình yêu đòi hỏi có sự đáp đền tương xứng một cách nào đó. Như thế sự thanh luyện xuất phát bởi bản chất của tội, nghĩa là dù đã được tha thứ nhưng vẫn cần phải được thanh tẩy những hậu quả xấu xa mà nó di hại ( x. GLCG chung số 1472 ).

Thiên Chúa là Tình yêu, là Đấng từ bi nhân hậu vô biên. Thiên Chúa không xử với chúng ta như chúng ta đáng tội và không trả cho chúng ta theo lỗi tội của ta. Người là Cha giàu lòng thương xót, nên Người không thể bỏ chúng ta, ngoại trừ chúng ta tự ý, cố tình chối bỏ Người. Người tạo mọi dịp thuận lợi, bằng mọi cách thế để chúng ta được cứu thoát. Ngay cả chính Con Một Người mà Người cũng phó nộp vì chúng ta thì con gì mà Người lại không ban cho chúng ta. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Người trong Đức Giêsu Kitô ( x.Rm 8,31-38 ). Chính Đấng làm nguời đã từng khẳng định: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người xuống thế gian, không phải để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian vào vào Con của Người mà được cứu độ ( x. Ga 3,16-17 ).

Thoặt xem ra khó dung hòa giữa sự công bình và tình lân ái của Thiên Chúa. Phận người chúng ta, loài thọ tạo, quả là khó luận suy rạch ròi những phạm trù thuộc Đấng Tạo Thành. Niềm tin của chúng ta chủ yếu dựa vào lời mạc khải và truyền thống của Hội Thánh. Tuy nhiên niềm tin ấy dù vượt lên trên tầm luận lý của trí khôn nhưng không hề phi lý hay vô lý. Bằng phương pháp loại suy, chúng ta có thể đón nhận chân lý một cách vững tâm và an bình. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đã cho chúng ta một hình ảnh để loại suy về sự tương hợp giữa sự công bình vô cùng của Thiên Chúa và tình yêu vô biên của Người. Mỗi người chúng ta là một cái chai, giống nhau về độ lớn bên ngoài. Nếu được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa cách trọn hảo thì cái chai nào cũng đầy tràn nước mưa từ trời, nhưng lượng nước mưa trong mỗi chai thì vẫn có lượng ít nhiều khác nhau tùy cái độ rỗng của từng cái chai.

Vì là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa, loài người được dựng nên không phải là những ngôi vị đơn độc, biệt lập, nhưng có tính cộng đoàn, tính xã hội, nghĩa là có tính hiệp thông liên vị. Nhờ ân ban này mà những người còn sống có thể chuyển thông công nghiệp cho những linh hồn đã qua đời trong cảnh luyện hình và ngược lại các linh hồn cũng có thể cầu bàu cho người đang còn lữ thứ. Sự khả thể này là ân ban của Thiên Chúa Tình Yêu.

Tháng 11 lại về, một tháng đặc biệt trong năm để chúng ta không chỉ sống đạo thảo hiếu với mẹ cha, tổ tiên ông bà đã qua đời, sống tình bác ái đối với các linh hồn ít ai nhớ tới vốn quen được gọi là các “linh hồn mồ côi” hay “các đẳng”, mà còn là tháng chúng ta thể hiện tình liên đới hiệp thông cách thiết thực và sâu đậm. Cùng chung một sự sống thì khi một chi thể cằn cỗi, bệnh tật, thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các chi thể khác và ngược lại nếu một chi thể lành mạnh, đầy sức sống, thì các chi thể khác cũng sẽ được hưởng nhờ phúc ân. Động lực và sức mạnh để chúng ta sống tình hiệp thông liên đới với các đẳng linh hồn không dừng lại ở các nguyên nhân là tình cảm huyết nhục của tình đạo hiếu hay là lòng xót thương nhân bản tự nhiên mà đặc biệt xuất phát bởi niềm tin vào Đấng mà chúng ta tôn thờ là Đấng ngàn trùng chí thánh, Đấng công bình vô cùng và đầy tình yêu thương bao la.

Một sự hiệp thông liên đới được hướng dẫn bởi niềm tin chân chính thì sẽ sâu xa và vững bền đồng thời cũng tránh được những biến tướng sai lạc do vụ lợi hay mê tín.
 
Sự thanh luyện cần thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:09 31/10/2009
SỰ THANH LUYỆN CẦN THIẾT (LỄ NGÀY 2.11)

Hôm qua ngày lễ Các Thánh, Giáo hội vui mừng với những con cái của mình đã được hưởng vinh quang thiên quốc. Hôm nay trong tinh thần hiệp thông, Giáo hội tưởng niệm và cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời hiện đang còn thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

1. Các linh hồn cần được thanh luyện.

Những tín hữu đã chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa sạch hết mọi tội và chưa đền tội bằng những hình phạt tạm thời này thì không thể vào thẳng thiên đàng được, chưa xứng đáng hưởng nhan thánh Chúa nên họ phải chờ đợi thanh luyện xong mới vào thiên đàng. Thời gian đó là thời gian xa cách Chúa. Công đồng Floren đã định tín: có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn. Các linh hồn ra khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội. Đặc biệt là việc dâng thánh lễ, dành tháng 11 cầu nguyện cho họ. Giáo hội còn mở kho tàng ân xá là công nghiệp của các Thánh để nhường cho các linh hồn nơi luyện tội. Giáo hội khuyến khích việc đi viếng các nghĩa địa, sửa sang mồ mả và cầu nguyện cho các linh hồn theo câu tục ngữ: mồ thật chôn các người chết là trái tim người sống.

Công đồng Vatican II đã xác tín lại tín điều Giáo hội cùng thông công giữa ba thành phần: lữ hành, thanh luyện và vinh thắng. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng: Trong số những môn đệ của Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được thanh luyện, và có những người đang được chiêm ngưỡng “rõ ràng Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có”…Sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghĩ trong bình an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Quả thực, nhờ kết hiệp mật với Chúa Kitô hơn, các người ở trên trời cũng cố toàn thể Giáo hội vững bền hơn trong sự thánh thiện, làm cho việc thờ phượng mà hiện nay Giáo hội tại thế dâng lên Thiên Chúa được cao cả hơn, và họ góp phần phát triển Giáo hội rộng rãi hơn bằng nhiều cách (Lumen Gentium, chương 7, số 49).

Trong số 50, Hiến Chế Lumen Gentium viết: nhận biết sự đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã chết vì “cầu nguyện cho những người đã chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh tốt đẹp” ( 2 Mac 12,46).

Việc lành thánh tốt đẹp ấy được nói đến trong Thánh kinh và giáo huấn của Giáo hội.

A. Thánh kinh:

Hai đoạn văn thường được nhắc đến là 2Macabê12,39-46 và 1Côrintô 3,10-15. Một bản văn thuộc Cựu ước và một thuộc Tân ước.

a. Sách Macabê II : sách được viết vào khoảng năm 124 trước công nguyên, đánh dấu nhiều bước tiến trong mạc khải cánh chung. Ở chuơng 7, chúng ta gặp thấy chứng tích về niềm tin vào sự sống lại dành cho các vị tử đạo. Chương 11, chúng ta lại thấy chứng tích về việc cầu nguyện cho người đã qua đời được thúc đẩy bởi niềm tin vào sự phục sinh.

b. Thư thứ nhất Côrintô : bản văn nói đến sự thanh luyện. Đoạn văn đã được sử dụng để nói tới sự phân biệt ba hạng ngưởi sau khi chết: những người lành được lên thiên đàng, những người xấu phải xuống hoả ngục, hạng người thứ ba được cứu rỗi nhưng cũng cần được thanh luyện bằng lửa, tức là lửa thanh luyện.

Trong bối cảnh tổng quát của mạc khải, có thể biện minh sự hiện hữu của việc thanh luyện tội lỗi sau khi chết với ba lý chứng sau đây: sự thanh sạch cần thiết để được đến gần Chúa ( x.Xh 29,4; Lêvi 11; Tv 24,3-4; Is 35,8.52,1; Mt 5,8.48; Kh 21,27); trách nhiệm cá nhân trong việc đền tội (x. 2Sm 12,13-15); và giá trị của sự cầu nguyện cho người qua đời (x. 2Macabê 12,40; 1Cor 15,29; 2 Tim 1,16-18).

B. Giáo huấn giáo hội:

Công đồng Vatican II bàn đến tình trạng thanh luyện sau khi chết ở chương VII của hiên chế Lumen Gentium. Số 49, Công đồng nhìn nhận rằng “có những tín hữu đã qua đời và đang được thanh luyện”. Số 50, đạo lý về sự thông hiệp giữa hết mọi phần tử Giáo hội được dựa trên thói tục bắt nguồn từ thưở ban đầu Kitô giáo về sự tưởng niệm người chết và cầu nguyện cho họ. Phần kết chương VII trình bày về đường hướng mục vụ, Công đồng tái khẳng định đạo lý cổ truyền của Giáo hội: “ Thánh Công Đồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được vinh hiển trên trời hay còn phải thanh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của thánh Công đồng Nicêa II, Firence, Trento ( số 51 a)”

C. Sách giáo lý Giáo hội Công giáo

Các số 1030 -1032 bàn đến sự thanh luyện. Có thể tóm lại trong các điểm sau:
- Các linh hồn cần được thanh luyện để hoàn tất sự thánh thiện cần thiết để được vào thiên đàng (sô1030).
Lưu ý là sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói “thời gian” bao lâu.
- Các linh hồn có thể được chúng ta giúp đỡ bằng lời càu nguyện (số 1032)
- Luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn (số 1031), luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục.
- Sách giáo lý có trích dẫn cụm từ ‘lửa thanh luyện” (x. 1Cor 3,15; 1Pr 1,7) nhưng không nói là phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ( số 1032)

2. Các linh hồn được thanh luyện bằng cách nào ?

Truyền thống Giáo hội nói rằng: các linh hồn được thanh tẩy bằng lửa, lửa tình yêu (x. Dc 8,7), lòng khát khao thấy Thiên Chúa. Sự đau khổ trong day dứt hối hận tột độ. Các linh hồn mong hưởng nhan thánh Chúa nhưng lại chưa được vì mình chưa trong sạch xứng đáng nên phải thanh luyện bằng sự hối hận đầy lòng mến. Thánh Tôma cho rằng nguyên sự nôn nao muốn về thiên đàng cũng đã đủ tạo nên cực hình rồi (x. IV Sent, d.21, q.1 de Purgatorio,a.3). Thực vậy, nếu các tội nhân hoả ngục đau đớn vì mãi mãi lìa xa Chúa, thì các linh hồn đang thanh luyện phải trải qua một thứ cực hình khác: họ mong mỏi mau đựoc về với Chúa. Sự náo nức vì chờ đợi kẻ thân yêu cũng đã đủ “thiêu đốt tâm can” rồi ! Dù sao, một khi họ biết được lý do vì sao họ chưa được vào thiên đàng, họ sẽ đau buồn vì trước kia họ chưa mến Chúa cho đủ, họ đã coi nhẹ việc thống hối đền tội.

Do đó có thể hiểu rằng nổi thống khổ của các linh hồn thanh luyện tuy cực độ nhưng đượm màu hân hoan và tràn trể hy vọng. Đức Cha Tihaner quan niệm rằng: luyện ngục là một hoả ngục đầy hân hoan, là một thiên đàng đầy đau khổ. Chính linh hồn ý thức tình trạng bất xứng của mình trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì thế tự nguyện được thanh tẩy. Giống như khi ta vào nhà nào lát gạch men bóng loáng, thì tự nhiên để dép ở ngoài. Nếu chân ta dính nhiều bùn đất mà muốn vào phải rửa chân cho sạch. Chính linh hồn muốn trở nên thanh khiết hơn, trưởng thành hơn, trong sáng hơn để được hiệp nhất với Thiên Chúa nên đón nhận những đau khổ do việc thanh luyện như là một phương thế cần thiết. Bởi đó trong luyện ngục hạnh phúc đã bắt đầu chớm nở. Đây là một thứ đau đớn làm sung sướng hay một thứ hạnh phùc pha lẫn đau khổ. Nhìn dưới lăng kính tình yêu, các linh hồn đau đớn do hình phạt đền tội, do sự khắc khoải vì chưa được lên thiên đàng. Nhưng họ vui sướng bởi vì chính tình yêu Chúa đang thanh luyện họ, họ đang tập “yêu mến” cách trọn hảo hơn, cắt đứt những ràng buộc với thọ tạo. Họ cũng vui sướng vì họ đã được đảm bảo về phần rỗi, bởi vì họ chắc chắn rằng mình sống trong ân sủng và đức ái.

Sự thanh luyện nói lên lòng lân tuất của Thiên Chúa: Ngài muốn chúng ta nên hoàn thiện, thanh sạch ngõ hầu xứng đáng chiêm ngắm nhan Ngài. Sự thanh luyện cũng nói lên tình yêu của Thiên Chúa: Ngài muốn cho chúng ta dành trọn cả mối tình cho Ngài chứ không quyến luyến với thọ tạo nào.

3. Cần phải cầu nguyện cho các linh hồn

Sự thanh luyện thuộc về “cánh chung trung thời” bởi vì nó sẽ không tồn tại sau ngày tận thệ thế nữa. Luyện ngục chỉ là thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang. Thiên Chúa mới là bến bờ. Đời sống vĩnh cửu mới là cùng đích, là phần thưởng Thiên Chúa hứa ban.

Đạo lý về sự thanh luyện thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Tập tục này đã có từ cuối thời Cựu ước và trong suốt lịch sử Giáo hội (x. GLCG số 1032; 958; 1371; 1689). Ngoài những hình thức cầu nguyện riêng tư, phụng vụ Giáo hội khuyến khích tục lệ này. Khởi đầu từ Thánh lễ, nơi đó Giáo hội hiệp thông với Các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn còn đang chịu thanh luyện. Hằng năm, ngày 2 tháng 11 được dành để cầu nguyện cho tất cả các linh hồn đã qua đời tiếp sau lễ kính Các Thánh. Giáo hội còn dành cả tháng 11 nhớ đến các linh hồn và mời gọi con cái mình cầu nguyện, hy sinh hãm mình, làm việc bác ái như là nghĩa cử biểu lộ lòng yêu thương đối với họ cũng như tình hiệp thông trong nhiệm thể Chúa Kitô.
 
Mùa Xuân Vĩnh Cửu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:10 31/10/2009
Ca dao viết:

Cây có gốc mởi nở nghành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta có gốc từ đâu
Có cha có mẹ rồi sau có mình.


Lòng hiếu thảo và biết ơn của con cháu đối với ông bà cha mẹ rất quan trọng trong tâm thức người dân Việt nam.Tình cảm này không những được thể hiện qua cách đền ơn đáp nghĩa của con cháu đối với ông bà cha mẹ khi còn sống mà cả khi các Ngài đã qua đời, con cháu vẫn thực hiện việc cúng giỗ để báo hiếu,ghi nhớ công ơn những người đã gầy dựng nên cuộc đời mình.Việc cúng giỗ mang một sắc thái đặc biệt trong tín ngưỡng ngàn đời của dân tộc Việt nam, đó là tín ngưỡng Tôn Kính Tổ Tiên hay Đạo Ông Bà.

Người Việt nam tin rằng: con người có hồn có xác,chết chưa phải là hết hẳn,thể xác chết nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại và lui tới với những người thân trong gia đình.Hồn mới thật cao quý là tinh anh của con người ”Thác là thể phách, còn là tinh anh”.Văn hoá truyền thống dân tộc gặp được ánh sáng Tin mừng soi dẫn và người Việt nam Công giáo chúng ta hướng tới một thực tại cao cả hơn đó là sự sống lại,là hạnh phúc Thiên đàng.

Giáo hội dành tháng 11 cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời,nên tháng 11 là tháng của niềm hy vọng Phục sinh. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống của mình.Và mỗi khi đặt bó hoa tươi trên phần mộ người thân yêu, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh.Quả that: sự sống thay đổi chứ không mất đi.

Sau thánh lễ chúng ta ra về, trên nghĩa trang này chỉ còn hương khói và những ngọn nến lung linh. Bầu khí tĩnh mịch thật trầm lắng và thánh thiện. Cảnh vắng lặng của một thế giới đang tan thành bụi đất như đang nói về sự rũ bỏ những vướng víu để đạt tới thành toàn viên mãn. Vài người thắp nến trên phần mộ người thân thương, ánh sáng toả ra một vùng nhỏ,toả vào ký ức nhớ những người thân đã khuất bóng.Gia đình cùng đọc kinh rồi im lặng để hình ảnh người đã khuất hiện dần lên trong trí nhớ. Những kỷ niệm lung linh nhập nhoà, bởi hình hài thể phách vật chất không còn nữa. Nơi đây là thế giới của tan rã, chỉ có bụi đất và cỏ cây,những người chết không còn nói năng,ăn uống, đi đứng, cảm xúc, nghĩ ngợi, nổi niềm, không ham muốn, không lo âu, không hoạch định không gắng sức. Họ đã bước vào cõi đời đời sau khi đã đi qua thế giới hữu hạn, họ trải qua mùa đông ảm đạm của sự chết để đi vào mùa xuân vĩnh cửu của sự sống thiên quốc. Như hạt lúa gieo xuống lòng đất tuy có bị thối đi nhưng chính từ trong hạt giống bị chết đi đó, môt cây lúa mới mọc lên, con người cũng vậy, chỉ có thể bước vào sự sống đời đời qua ngưỡng cửa sự chết.

Trong Phúc Am, các phụ nữ đã đến thăm mồ Chúa và các bà được Thiên sứ báo tin Người đã phục sinh. Các bà đã thấy chính Chúa Phục sinh xuất hiện ngay bên nấm mộ sự chết. Vậy thì hôm nay, khi cùng nhau cử hành thánh lễ nơi nghĩa trang – Đất Thánh, bên phần mộ những người thân yêu đã chết, người Kitô hữu chúng ta lắng nghe lời Đấng Phục Sinh khẳng định: Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống,ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống.Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. Và chúng ta cũng thưa với Chúa Giêsu như Macta xưa rằng: Lạy Chúa,con tin Thầy là Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống, Đấng phải đến thế gian.

Tạ ơn Chúa vì Chúa đã chết và sống lại để tiêu diệt sự chết và trao ban sự sống bất diệt cho chúng ta.

Tạ ơn Chúa vì tình thương Người đã quy tụ chúng ta lại chung quanh bàn Tiệc Ly của Người để chúng ta hiệp thông với nhau,hiệp thông giữa những người đang sống và những người đã an giấc nơi đây đang được chiêm ngưỡng Chúa và hăng liên kết với chúng ta trong mối dây liên hệ mới bền vững muôn đời.
 
''Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó''
Tuyết Mai
12:10 31/10/2009
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ." (Mt 5, 1-12a).

Cảm tạ Thiên Chúa là Thiên Chúa của Tình Thương và luôn xót thương con cái nghèo khổ của Ngài, nên Ngài thương lắm! Ngài thương yêu con cái nghèo khổ của Ngài đến độ Ngài phải bỏ hết mọi phúc vinh trên Trời để xuống ở chung với chúng ta và để dậy dỗ chúng ta, để Ngài làm gương cho chúng ta phải biết sống thế nào để có ngày được về Quê Trời cùng với Ngài. Chúng ta không thể nào phủ nhận được rằng Ngài Chúa là Ba Ngôi Thiên Chúa luôn ở sát với chúng ta từng ngày một, từng bao nhiêu thế kỷ qua, và từ muôn thuở đến muôn đời lận, thưa anh chị em!!!!

Chúa Giêsu Ngài đã bỏ Triều Thiên của Ngài, xuống thế làm người, được sinh ra bởi Mẹ Thiên Chúa là Đức Nữ Đồng Trinh Maria, trong đêm đông giá buốt, trong một hang đá hôi hám của chiên bò lừa, và nôi đẹp đẽ của Ngài là cái máng ăn của thú vật, được Mẹ Maria chất đầy cỏ khô lên trên làm nệm êm cho Chúa Hài Đồng Giêsu nằm lên. Dưỡng phụ của Ngài cũng chỉ là một người cha tầm thường, xã hội chẳng ai biết ngài là ai?

Bởi vì sao mà Chúa Giêsu lại chọn cho mình một thân phận nơi thế trần nghèo khổ và cơ hàn đến thế!?? Có phải Chúa thương yêu chúng ta là những thân phận nghèo khổ, Ngài muốn an ủi vỗ về chúng ta, bắt đầu từ những em cô nhi, cho đến mọi lứa tuổi, sống bơ vơ nơi giữa chợ đời, không một người thân, không một nơi nương tựa, lây lất cuộc đời của mình, và bất hạnh thay có thể những anh chị em này của chúng ta sẽ sống suốt cả một cuộc đời của mình trong cái bất hạnh ấy! Nên Chúa xót thương và yêu thương họ vô cùng, và vì thế Ngài đã xuống trần để được gần gũi và dậy dỗ chúng ta!??

"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ". Quả thật tôi thích và cảm nhận được Lời Chúa dậy trên nhiều nhất, bởi tôi suốt từ thời của tuổi thơ chưa biết gì, đã phải sống trong sự nghèo khổ và thiếu thốn của gia đình tôi. Cho đến bây giờ thì cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương tôi, cho tôi có được một mái ấm gia đình, nhìn lên thì chẳng bằng ai đâu, nhưng nhìn xuống thì lậy Thiên Chúa, Chúa đã ban cho gia đình chúng tôi thật hạnh phúc, trong những gì Chúa trao ban. Bình an của Thiên Chúa luôn hiện diện trong gia đình tôi. Tình yêu Thiên Chúa luôn ngự trị trong tâm hồn và trái tim chúng tôi, để không thể nào chúng tôi có thể ngừng nghỉ mà không lan truyền tình yêu của Thiên Chúa đến khắp cùng mọi nơi, mà thần khí Chúa có thể mang đến, qua việc Chúa thúc đẩy chúng tôi làm, ngõ hầu Danh Thiên Chúa được cả sáng; Nước Cha ngự đến; Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời. Đó là tất cả những gì từ sự hèn mọn và ngu dốt của con, Chúa đã thánh hóa, biến tôi trở thành khí cụ của Ngài, và tất cả những gì là nguồn lợi lộc của Ngài, để tôi có thể đem Lời của Chúa đến được khắp mọi nơi, để làm Sáng Danh Thiên Chúa. ... do bàn tay Toàn Năng của Chúa, thì tất cả đều là hồng ân và là có thể xẩy ra được cả!!!! Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời. Bình an dưới thế cho người Chúa thương.

Cuộc đời sống nghèo khổ, quả chẳng có gì để mà ca khen hay khoe khoang cả! Ngày ngày cực khổ chạy từng bữa ăn thì có gì mà vui vẻ chứ!? Ngày ngày tất bật làm ăn cực khổ, chạy bàn, lặt rau, chùi nhà chùi cửa cho thiên hạ, để đổi lấy chén cơm. Đôi khi chén cơm ấy trộn cả nước mắt và sự nhục nhã trong ấy!? Nhưng cuộc đời cứ thế vô tình và cứ thế trôi đi, trôi mãi trong cái giòng đời, đầy bất công và gian ác, của những con người giầu có nhưng có một trái tim bằng sắt, thưa anh chị em! Ôi cái thế giới của sự bóc lột và gian ác này, người nghèo chúng ta còn phải chịu đến bao giờ!? Nhưng mặc kệ họ, bởi họ sẽ phải trả lời với Thiên Chúa ở ngày sau hết. Chúa đang cho họ thời giờ để ăn ăn đền tội, để trở về, để được ơn Chúa mà từ bỏ tất cả, bán tất cả và sớt chia cho người nghèo khổ, khi ấy thì họa may họ sẽ được Chúa tha thứ mà ban cho họ Nước Trời chăng!? Như tôi đọc đâu đó rằng một anh tướng cướp, ngay khi anh biết bỏ gươm đao, lập tức anh trở thành phật, là thế!!

Nếu ai không từng là người nghèo khổ chắc chẳng hiểu và cảm nhận được những Lời Chúa nói trên, như chúng ta từng là những con người sống nghèo khổ từ nhỏ đến lớn!? Vâng, có sự an ủi nào lớn lao hơn cho bằng khi Chúa hứa ban Nước Trời cho những ai có tinh thần nghèo khó. Tôi thiết nghĩ Lời Chúa nói đây thâm thúy lắm thưa anh chị em! Bởi chẳng phải ai nghèo là lập tức được lên Thiên Đàng hết đâu! Bởi nghèo mà chúng ta ăn ở đầu trộm đuôi cướp thì làm sao mà được lên Trời cơ chứ! Bởi nghèo như bần cùng sanh đạo tặc mà được lên Trời hay sao!? Hoặc những người giầu có chưa hẳn họ đã bị Chúa phạt để xuống hết địa ngục vì cái tội giầu có, do cha mẹ để lại!?? Không không, cả hai ranh giới giầu và nghèo, nếu tất cả chúng ta biết sống theo giới luật của Chúa là đem yêu thương đến cho muôn người, thì tất cả sẽ được Nước Thiên Chúa. Bởi theo tôi nghĩ tinh thần nghèo khó đây! Phải hiểu theo ý của của Chúa là biết chia sẻ cho tất cả mọi anh chị em có nhu cầu. Đừng nghèo hay giầu mà mang tấm lòng tham lam hay ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình là không được. Cho nên sự giầu nghèo cả hai, đều có thể xuống địa ngục hay ngược lại sẽ được lên Thiên Đàng, nếu chúng ta tất cả biết theo gương Chúa Giêsu hay theo gương mẫu Gia Đình Thánh Gia của Ngài. Nghèo mà biết sống giữ đạo luật của Chúa, không ăn cắp, không gian tham, không lươn lẹo, không ăn thêm nói bớt, không làm hại ai, nhất nhất đem yêu thương đến cho muôn người, thì ắt hẳn, tất cả mọi người trên thế gian này, sẽ trở thành thánh hết, chứ chẳng phải chờ khi chúng ta chết rồi mới trở thành thánh đâu! Có phải chữ Thánh đây! có nghĩa là Thánh Thiện hay không?? Khi chúng ta sống thánh thiện, thì có nghĩa là chúng ta đã được ơn Chúa để trở thành thánh!? Nên nghèo hay giầu tất cả đều có thể trở nên Thánh, khi chúng ta hằng ngày sống trong ơn nghĩa của Chúa, là biết cảm tạ tri ân Ngài, từng giây phút sống trong cuộc đời, ngày lại ngày của chúng ta. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 31/10/2009
THÁNH NHÂN VÀ CON CHÓ

N2T


Có một ẩn sĩ thường nhập thần quá trớn, nên những người ở địa phương ấy đều coi ông ta là người thất thường.

Một hôm, vị ẫn sĩ đi khất thực được vài thức ăn, bèn ngồi ngay bên vệ đường mà ăn, một con chó chạy lại vẻ mặt đói đang nhìn ông ta, thế là người ăn một miếng chó ăn một miếng, giống như đôi bạn đang ăn cao lương mỹ vị vậy.

Những người thích náo nhiệt ồn ào vây lại coi càng lúc càng đông, có một người mở miệng cười nhạo:

- “Người này bị thần kinh không phân biệt được người và chó.”

Vị ẩn sĩ lên tiếng trả lời:

- ¬“Ngài cười cái gì ? Ngài không nhìn thấy thần hộ trì (thần giáng phàm của tôn giáo Ấn Độ được đặt đối diện nhau trong chùa) và thần che chở ngồi đối diện nhau sao ? Một thần hộ trì được nuôi dưỡng, lại một thần che chở nuôi dưỡng. Chuyện đó thì có gì đáng cười chứ ? Thần hộ trì ạ !”

(Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Con người ta thường hay nhìn bên ngoài để phán đoán bên trong của người khác, cho nên họ thường trở thành quan tòa bất công lên án tha nhân và anh em chị em mình.

Vị ẩn sĩ chia sẻ phần cơm của mình với con chó đói mà lòng hân hoan như đang dùng bữa thịnh soạn với người bạn thân vậy, đó là tấm lòng nhân ái và nhìn thấy Đấng tạo hóa trong vũ trụ. Khác với những người có tiền có quyền trong xã hội ngày nay, họ bố thí giúp người mà coi người như con vật không đáng bố thí; họ giúp người những không phải nhìn thấy Đấng tạo hóa nơi tha nhân, nhưng nhìn thấy mình quá vĩ đại nơi họ.

Người kiêu ngạo và bất lương khi bô thí giúp người thì nhìn người như con vật, nhưng các thánh và người hiền đức khi cho chó ăn thì cũng nhìn thấy tình thương của Chúa trong mọi sự.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Các Đẳng (2.11)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 31/10/2009
LỄ CÁC LINH HỒN

(Ngày 2 tháng 11)


Bạn thân mến,

Hôm qua chúng ta đã mừng lễ kính các thánh nam nữ, các ngài là những người tôi trung của Thiên Chúa, hôm nay chúng ta dâng lễ cầu cho các linh hồn trong luyện ngục, các ngài là những người đã sống và tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhưng chưa trọn vẹn, do đó các ngài phải tạm thời chưa được diện kiến Thiên Chúa, và phải đền tội trong luyện ngục cho đến khi đền tội xong...

Giáo lí công giáo dạy chúng ta rằng: có thiên đàng để thưởng người lành, có hoả ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết.

Các linh hồn trong luyện ngục tự mình không thể làm gì được để được Chúa tha tội, ở đó họ chỉ trông mong có một điều là hình phạt mau qua để chóng được hưởng nhan thánh Chúa, do đó họ rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta, cần đến những việc lành phúc đức và những hi sinh của chúng ta là những người đang còn sống ở thế gian.

Tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Giáo Hội đã dành hẳn tháng mười một trong năm để cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, một tháng với biết bao nhiêu là việc lành mà chúng ta làm, với biết bao nhiêu là thánh lễ mà chúng ta tham dự cách sốt sắng, với biết bao hi sinh mà chúng ta đã thực hiện, thì chắc chắn có rất nhiều linh hồn trong luyện ngục được thoát khỏi hình phạt luyện ngục mà về thiên đàng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.

Tín điều các thánh thông công được thấy rõ nhất trong tháng này, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được hiệp thông với các thánh khải hoàn trên trời, chúng ta góp phần giải thoát các linh hồn trong luyện ngục bằng các lời kinh nguyện và việc lành của chúng ta, và nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta –những tín hữu chiến đấu ở trần gian- được hiệp nhất với nhau trong tình yêu của Chúa Giêsu.

Bạn thân mến,

Ai trong chúng ta cũng đều có người thân qua đời, nếu họ đã được hưởng hạnh phúc thiên đàng, thì họ sẽ cầu bàu cho chúng ta trước toà Thiên Chúa, nếu họ đang bị giam cầm trong luyện ngục thì họ đang rất cần đến lời cầu nguyện và những hi sinh của chúng ta, mỗi lời nguyện, mỗi việc lành của chúng ta làm, thì như những giọt nước mát mẻ làm nguôi cón giận của Thiên Chúa và thâu ngắn thời gian đền tội của họ trong luyện ngục.

Tháng Mười Một cũng là tháng báo hiếu của con cái đối với ông bà cha mẹ đã qua đời. Xin lễ cầu nguyện, lần chuổi Mân Côi, làm việc lành phúc đức.v.v... là những cách báo hiếu của chúng ta vậy...

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngôi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng- Amen.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:50 31/10/2009
N2T


96. Đối với việc nhận biết một việc nhỏ khiêm tốn và một việc làm khiêm tốn, thì có giá trí rất nhiều so với toàn bộ tri thức của thế gian.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 31/10/2009
N2T


268. Đối với vấn đề làm thế nào để học tập thật hiệu quả, câu trả lời của tôi là: trước hết phải chuyên tâm, ngoài ra cần phải bền lòng theo đuổi.

 
Phúc thay ai hiền lành
LM Inhaxiô Trần Ngà
18:15 31/10/2009
Lễ Các Thánh (Mat-thêu 5, 1-12)

Khát vọng lớn nhất, sâu xa nhất của con người là được hạnh phúc. Vì thế, người ta thường cầu chúc cho nhau được dồi dào phúc, lộc, thọ. Trong bộ ba đó, phúc đứng hàng đầu. Nhưng điều quan trọng là phải sống thế nào để đạt được hạnh phúc đích thật?

Qua bài Tin Mừng Lễ Các Thánh (Mat-thêu 5, 1-12), Chúa Giê-su nêu lên tám đối tượng được chúc phúc và một trong những đối tượng đó là người hiền lành: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”.

Chúa Giê-su là Thiên Chúa nên Người có đầy đủ những phẩm tính cao đẹp nhất, thế nhưng Người lại chú trọng đến đức tính hiền lành hơn hết và kêu mời chúng ta: “Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29), “phúc cho những ai hiền lành”, “hãy khôn ngoan như con rắn và hiền lành như bồ câu” (Mt 10, 16).

Vậy giờ đây, xin cùng nhìn lại những phẩm chất của người hiền lành.

Người hiền lành mềm dẻo như tre.

Trong cơn bão tố cuồng phong, nhiều cây cổ thụ cao lớn bị xô ngã, trốc gốc, gãy cành; nhưng tre và trúc thì an bình vô sự nhờ tính mềm dẻo của mình. Tương tự như thế, người hiền lành luôn mềm dẻo trong cách đối nhân xử thế, nên họ không hề bị ngã gục đau thương.

Người hiền lành mềm mại như nước.

Người ta có thể đập vỡ đá cứng, nhưng không bao giờ đập vỡ được nước. Khi ta giáng búa tạ vào đá, đá sẽ dùng sự cứng rắn của mình kháng cự lại búa và như thế đá sẽ bị vỡ tan; còn khi giáng búa tạ vào nước, nước dùng sự mềm mại của mình mà nuốt trửng búa và nhận chìm búa xuống bùn!

Nước tuy mềm mại nhưng có thể bào mòn đá cứng: “nước chảy đá mòn.” Người hiền lành tuy mềm mỏng nhưng có thể làm xiêu lòng những tâm hồn chai đá nhất.

Người hiền lành lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường.

Họ hiểu được chân lý Chúa Giê-su dạy: “Ai dùng gươm thì sẽ phải chết vì gươm” nên họ không dùng bạo lực với bất cứ ai. Họ không ăn miếng trả miếng như bao nhiêu người khác, không theo luật “mắt đổi mắt răng đền răng” nhưng biết chế ngự tính nóng nảy, hãm dẹp tính tự ái, biết lấy thiện báo ác, biết lấy tình thương xoá bỏ hận thù.

Vì thế, rốt cuộc, người hiền lành mới là người chiến thắng. Họ thu phục được nhân tâm và tình yêu của mọi người chung quanh.

Ngày nọ, thánh Vinh-sơn bước vào một tiệm cơm, ngả mũ xin thực khách bố thí cho những trẻ mồ côi mà ngài đang chăm sóc. Cũng trong tiệm ấy, có một anh thợ giày ngạo mạn và đang có hơi men hất hàm hỏi ngài: “Tiền cho trẻ em nghèo hả? Có đây!”

Thế rồi anh ta hớp một ngụm bia, phun thẳng vào mặt thánh Vinh-sơn trước những cặp mắt bàng hoàng kinh ngạc của các thực khách. Mọi người im lặng chờ đợi sự đáp trả cân xứng từ phía Vinh-sơn, một con người vạm vỡ vừa bị xúc phạm quá đáng trước mặt đám đông.

Vinh-sơn từ từ cho tay vào túi, không phải để tìm hung khí trừng trị anh thợ giày nhỏ thó kia, nhưng là để rút ra một chiếc khăn tay và từ tốn lau khuôn mặt dơ bẩn của mình. Sau đó, cho khăn vào túi, ngài ôn tồn nói với anh thợ giày: “Cám ơn anh. Phần anh cho tôi, tôi đã nhận. Thế còn phần của các trẻ mồ côi đâu?”

Mọi người trong quán hết sức ngạc nhiên vì thái độ điềm tĩnh và hiền lành tột bực của ngài. Cả anh thợ giày hỗn láo kia cũng cảm thấy rúng động trước tấm lòng bao dung hào hiệp và bản lãnh rất cao của ngài. Anh ta quỳ xuống tạ lỗi và sau đó, quay về quyên góp bà con bạn bè một số tiền khá lớn đem đặt dưới chân thánh Vinh-sơn để giúp cho những kẻ nghèo.

Lạy Chúa Giê-su hiền lành khiêm nhượng,

Chúa kêu mời “hãy học cùng Tôi vì Tôi dịu hiền”. Xin cho đoàn con biết học sống hiền lành như Chúa để đáng được hồng phúc Chúa hứa ban.
 
Một suy niệm về sống chết
Vũ Văn An
21:24 31/10/2009
Tại các nước Bắc Bán Cầu, không tháng nào thích hợp để mừng Lễ Các Thánh và Lễ Các Đẳng cũng như tưởng niệm người quá cố nói chung cho bằng tháng Mười Một. Không những nó là tháng áp chót của một năm, một cái gì đó gần như nhắc nhở con người nhớ tới điểm tận cùng của sự sống, mà nó còn mang theo một bầu khí ẩm thấp, mưa phùn, ảm đạm, tiêu điều rất thích hợp với chủ đề sự chết.

Nói đến sự chết, Ernest Becker, trong cuốn The Denial of Death, một tác phẩm được giải Pulitzer, đã viết như sau: “…ý niệm chết, nỗi sợ đối với nó, vốn ám ảnh loài người hơn bất cứ điều gì khác; nó là động cơ chính cho hành động con người, một hành động chủ yếu nhằm mục đích tránh tính thảm hại (fatality) của sự chết, vượt thắng nó bằng cách bác bỏ cách nào đó rằng nó không phải là số phận sau cùng của con người”. Tác giả này, sau đó, đã cho rằng sự bác bỏ kia bàng bạc và tiêu cực đến độ hiện nay đã trở thành nguồn gốc tạo ra tâm thức hiện đại và đủ căn bệnh xã hội.

Luận điểm của Becker không hẳn không có lý. Chết khiến chúng ta lo sợ hóa ra không, mất hết bản thân mình và tất cả những gì vốn mang lại ý nghĩa cho sự sống. Lẽ dĩ nhiên, sợ điều gì còn tùy tôi nhìn tôi ra sao, coi tôi là cái gì. Nếu tôi là thân xác, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để bảo tồn nó. Phải chăng nỗi sợ này đang đứng đàng sau thứ văn hóa tôn thờ thân xác của thời đại ta? Nếu tôi là gia đình hay nòi giống, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để bảo tồn chúng. Trong thế kỷ vừa qua, ta đã được chứng kiến nhiều kinh hoàng do văn hóa tôn thờ gia đình, nòi giống hay quốc gia tạo ra. Thay vì chấp nhận các cách định nghĩa ấy về cái tôi, ta nên xem xét quan điểm của triết gia John Macmurray, người Tô Cách Lan. Ông bảo: muốn làm người phải nằm trong một liên hệ, đơn vị bản thân phải là Tôi và Anh.

Không có cái Anh nào đó, tôi không phải là một con người. Nói cách khác, Tôi cần Anh (và cả Anh, cả Anh… nữa) để trở nên chính tôi. Để hiểu được phần nào chân lý của phát biểu trên, bạn hãy nhớ lại chúng ta đã bám víu vào các mối liên hệ quan yếu ra sao ngay cả lúc chúng trở thành độc hại hay việc níu lấy chúng trở thành độc hại. Nếu phát biểu trên đúng, thì điều tôi sợ nhất lúc chết là mất hết mọi liên hệ, cũng là mất hết chính cái tôi. Như thế, sợ chết chẳng qua là sợ mất chính mình.

Tuy nhiên, làm người là phải chết. Nhưng có người lý giải rằng sự chết chỉ bước vào thế giới vì con người phạm tội mà thôi. Về vấn đề này, một số nhà thần học hiện nay cho rằng tội không hẳn đem sự chết vào thế gian, nó chỉ thay đổi cách người ta cảm nghiệm nó. Đó là quan điểm của Sebastian Moore, O.S.B., trong cuốn “Let This Mind Be in You”. Nói cách khác, vì tội lỗi, sự chết đã được cảm nghiệm như một đe dọa bị hóa ra không. Dưới quan điểm này, Thiên Chúa tạo ra các hữu thể nhân bản với một thực tại bao gồm sự chết. Do đó, chết không phải bị hóa ra không, mà là một thành toàn (consummation) cuối cùng của sự sống và cửa ngỏ đi vào sự sống sung mãn hơn. Như thế, chết không phải là mất hết mọi liên hệ, nhưng là cửa ngỏ đi vào các liên hệ sâu rộng hơn. Tội làm cho cảm nghiệm chết thành kinh hãi, chứ không phải chính sáng tạo.

Muốn chấp nhận quan điểm trên, ta cần nhìn vào cái chết của Chúa Giêsu. Dù là người không hề có tội, Chúa Giêsu vẫn không có bất cứ ảo tưởng hay lý giải (rationalization) nào. Người không có con cháu nào nối dõi khi giáp mặt với cái chết. Người có thể đã trực giác được số phận của Dân Người trước người La Mã, nên chắc chắn Người không hy vọng gì nòi giống Người sẽ chiến thắng. Người bị một trong những bạn bè thân thiết nhất phản bội, bị một người khác bác bỏ và bị mọi người còn lại bỏ rơi. Thân thể người bị lột hết phẩm giá; bị đóng đinh là cách chết nhục nhã nhất. Sứ mệnh của Người bị coi là thất bại; Người bị người Do Thái và La Mã nhạo báng và chế riễu. Cả Cha Người hình như cũng xa cách khi Người kêu lớn: “Lạy Chúa, lạy Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?”. Cả vũ trụ dường như nín thở. Liệu Người có tự ý chấp nhận, chấp nhận trong yêu thương và tin cậy, điều J.R.R. Tolkien gọi là “tận số của con người” (doom of men) hay không? Hay cuối cùng Người cũng sẽ thất vọng như ai? Phúc âm Luca hình như đã nắm bắt được cái nín thở ấy, khi tường thuật rằng: “Vào giờ thứ sáu, bóng tối bỗng bao trùm khắp lãnh thổ cho đến tận giờ thứ chín, vì mặt trời đã ngưng không chiếu sáng nữa. Màn trong Đền Thờ bỗng bị xé ra làm hai” (Lc 23:44-45). Nhưng ta thấy vũ trụ rõ ràng thở nhẹ phào khi Người kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (câu 46) và tắt thở.

Sebastian Moore cho đó là một khổ nạn tự chọn, không theo nghĩa: vì Chúa Giêsu không có tội nên Người không phải chết, mà đúng hơn theo nghĩa: Chúa Giêsu tin tưởng chấp nhận “ngày tận số của con người”. Người tin tưởng rằng Thiên Chúa là Bố (Abba) của Người (và là Bố của chúng ta) và dù sự chết cũng không thay đổi được điều ấy. Nếu Thiên Chúa đời đời là Bố của chúng ta, thì đời đời Chúa Giêsu và tất cả chúng ta vẫn sẽ là con cái của Thiên Chúa. Như thế, Chúa Giêsu là con người nhân bản một cách trọn vẹn nhất từng sống xưa nay vì Người đã tin tưởng và yêu thương chấp nhận thực tại trọn vẹn của hữu thể nhân bản, gồm cả việc chấp nhận sự thật này: chết là cách duy nhất để là nhân bản một cách trọn vẹn. Trong quan điểm của Macmurray, Chúa Giêsu tin tưởng rằng Người luôn luôn là một bản vị dù kinh qua sự chết và Người luôn luôn ở trong mối liên hệ. Thực ra, chỉ qua sự chết, Người mới là một bản vị hơn nữa, ở trong mối liên hệ hơn nữa, một liên hệ sâu sắc và mạnh mẽ hơn, không những với Bố mà còn với mọi anh chị em của Người từng đi trước Người và sẽ đến sau Người.

Có lẽ giờ đây ta có thể hiểu tốt hơn ý nghĩa sâu sắc của những lời sau đây trong Phúc Âm Gioan: “Đã đến giờ để Con Người được tôn vinh. Ta nói thật với qúy ông, ngoại trừ hạt lúa rơi xuống đất và chết đi, nó vẫn chỉ là một hột đơn độc. Nhưng nếu chết đi, nó sẽ sản sinh ra nhiều hạt khác. Ai yêu sự sống mình sẽ mất nó, nhưng ai ghét sự sống mình ở đời này sẽ giữ được nó cho đời sau vĩnh cửu. Ai phụng sự Ta phải theo chân Ta; và Ta ở đâu, đầy tớ Ta cũng sẽ ở đó. Cha Ta sẽ vinh danh những ai phụng sự Ta. Bây giờ tâm hồn Ta bất an, Ta phải nói gì đây? ‘Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ phút này?’ Không, chính vì lý do này mà con đến vói giờ phút này. Lạy Cha, xin tôn vinh danh Cha!” (Ga 12:23-28). Cách duy nhất để Chúa Giêsu sống, nghĩa là trở nên một bản vị trọn vẹn hơn, được tôn vinh, là chết. Và quả Người đã làm thế theo nghĩa hiện thực nhất. Người quả đã chọn cái chết.

Đối với các môn đệ của Người, chịu đóng đinh là vỡ tan mọi hy vọng của họ. Ta có thể nghe thấy giọng bi thảm trong lời hai môn đệ gặp người khách lạ trên đường Emmau: “ấy thế mà chúng tôi đã hy vọng rằng Người là Đấng sẽ cứu chuộc Israel” (Lc 24:21). Họ đã mất cái Anh từng mang ý nghĩa lại cho mọi cái Tôi. Người ra đi, họ còn là ai đây? Nhưng chính trong giây phút chán chường ấy, một điều gì đó đã xẩy ra khiến tâm hồn họ bừng cháy. Liệu có thế chăng? Bất cứ là thế nào, họ cũng không thể để người lạ mặt ấy rời khỏi tình đồng hành của họ và họ đã thuyết phục được người ấy ở lại và dùng bữa với họ. Họ cảm thấy tất cả những rung động cũ của sự sống, của ấm áp, thách đố và hy vọng, có thể thế không?, mà họ từng cảm nhận khi có Chúa Giêsu. “Khi ngồi vào bàn với họ, Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và bắt đầu đưa cho họ. Mắt họ bỗng mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người khuất dạng khỏi họ” (Lc 24:30-31). Với cảm nghiệm ấy, họ lại có họ một lần nữa, như trước đây. Cái Anh từng làm họ ra khác đang sống và đang sống rất khỏe. Và tầm quan yếu sinh tử của những nhân chứng đầu hết này, đối với chúng ta, là họ chứng thực rằng họ đã cảm nhận cùng một Chúa Giêsu, Đấng họ đã cùng bước, cùng nói và cùng ăn với, cùng một Chúa Giêsu mà họ đã bỏ rơi và bác bỏ, cùng một Chúa Giêsu mà họ thấy đã chết một cách nhục nhã. Như thế, họ bảo đảm với ta rằng Chúa Giêsu mà ta cảm nghiệm trong lúc cầu nguyện, trong lúc đọc Phúc Âm, trong bí tích hòa giải, Thánh Thể, chính là Chúa Giêsu thành Nadarét, con Đức Maria.

Đó chính là trọng tâm của vấn đề trong tháng Mười Một này, bất kể nó ảm đạm, mưa phùn hay không. Tâm hồn ta đôi lúc quả có bừng cháy trong ta. Ta quả có cảm thấy sự hiện diện của Đấng mầu nhiệm mà ta gọi là Giêsu và ít nhất trong những khoảnh khắc ấy, với đức tin, đức cậy và đức mến, ta biết chết quả không có nọc độc. Trong những khoảnh khắc ấy, ta thấy Giáo Hội quả có lý khi cử hành Lễ Các Thánh vì ta biết không ai chết trong Chúa Kitô lại hóa ra không. Đúng hơn, ta biết “ta được vây quanh bởi hàng hà sa số các nhân chứng” (Dt 12:1) và ta còn có nhiều liên hệ hơn lòng mong ước nữa. Trong những khoảnh khắc ấy, ta cũng biết rằng Giáo Hội quả có lý khi cử hành Lễ Các Đẳng, vì ta có thể hy vọng rằng tất cả những người thân yêu của ta đều ở trong Chúa Kitô như Mẹ Maria và do đó trọn vẹn và hoàn toàn nằm trong mối liên hệ với ta và với mọi người khác.

Vì ta đã cảm nghiệm Chúa Cha, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria, các thánh và các đẳng linh hồn, nên ta có thể nói như thánh Phaolô rằng: “Như thế, ta nên nói gì để đáp lại điều ấy? Nếu Thiên Chúa ở với ta, ai có thể chống lại ta? Đấng đã không tiếc Con duy nhất của mình, nhưng đã ban Người Con ấy cho hết thẩy chúng ta, thì làm sao cùng với Người Con ấy, Người lại không rộng rãi ban cho ta mọi sự?... Vì tôi xác tín rằng cả sự chết lẫn sự sống, cả thiên thần lẫn ma qủy, cả hiện tại lẫn tương lai, cả bất cứ quyền lực nào, cả tầng cao lẫn vực thẳm, cả bất cứ điều gì khác trong sáng thế, không ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu vốn hiện hữu trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”(Rm 8:31-39). Có lẽ trong những giờ phút như thế, ta còn có thể nói rằng sự chết không phải là tận số của con người, mà là ngày bừng nở của chúng ta. Vì chỉ có sự chết mới lấy mất khỏi ta các tấm che mắt từng không để ta nhìn rõ trọn vẹn thực tại của ta, nhìn rõ ta vốn hiệp thông với Cộng Đoàn vĩnh cửu gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, mầu nhiệm duy nhất mà ta gọi là Thiên Chúa.

Viết theo William A. Barry, S.J., The American Magazine, 28 tháng 11 năm 1987.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh và Israel tiếp tục đàm phán về thuế và di tích thánh
Nguyễn Hoàng Thương
07:03 31/10/2009
Tel Aviv (AsiaNews) – Hôm 29/10, các phái đoàn của Tòa Thánh và Nhà nước Israel tiếp tục các cuộc đàm phán ngày thứ hai và ngày cuối cùng của phiên tháng Mười. Như những lần trước, Ủy ban Thường trực Song Phương đang cố gắng để đạt được một thỏa thuận để bảo tồn các quyền lịch sử của Giáo Hội tại Thánh Địa, phù hợp với nhiều hứa hẹn công khai của Israel kể từ khi lập quốc năm 1948.

Các cuộc đàm phán đang tập trung vào việc làm thế nào để thống nhất việc miễn thuế mang tính lịch sử, có thể mang đến khả năng những khoản quyên góp từ những người Công giáo trên khắp thế giới tiếp cận được điểm tiếp nhận theo như dự định của họ. Tương tự như vậy, các cuộc đàm phán cũng nhắm đến bảo vệ những nơi thánh khỏi bị chiếm đoạt.

Những cuộc đàm phán haii ngày này là một phần của nỗ lực đang diễn ra và không có bước đột phá ngay lập tức như mong đợi.

Hai phái đoàn đã đặt thời khóa biểu cho các cuộc gặp tiếp theo trước khi kết thúc năm 2009. Các nhà đàm phán sẽ gặp lại vào ngày 25-26 tháng 11, và Ủy ban Toàn Thể sẽ gặp nhau vào ngày 10 tháng Mười Hai tại Vatican. Phiên Toàn Thể sẽ do Thứ Trưởng Thánh Bộ Ngoại Giao đặc trách Quan Hệ với các Dân Tộc và Thứ Trưởng ngoại của Israel chủ trì.

Đây sẽ là lần đầu tiên Phiên Toàn Thể được diễn ra và được chủ trì bởi Tân Thứ Trưởng Ngoại Giao Toà Thánh, Đức Cha Ettore Balestrero, người thay thế Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, người vừa mới được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela.
 
Các học giả họp để trình bầy những luận cứ bác bỏ chủ thuyết tiến hóa
Phụng Nghi
07:59 31/10/2009
ROME (Zenit.org).- Năm 2009, giữa lúc thuyết tiến hóa được tròn 150 tuổi, một nhóm các học giả lên tiếng cho rằng lý thuyết này là một điều không thể xảy ra xét theo khoa học, hay nói cách khác là một bất khả khoa học (scientific impossibility).

Suốt cả năm nay đã có những cuộc hội nghị mừng kỷ niệm 150 năm ngày cuốn sách của Darwin nhan đề “On the Origin of Species (Nguồn gốc các loài)" ra đời năm 1859. Nhưng cuộc hội nghị sắp tổ chức vào ngày 9 tháng 11 tới đây lại được dự trù sẽ đưa ra những chứng nghiệm để hạ bệ thuyết tiến hóa của Darwin.

Hội nghị kéo dài một ngày này sẽ được trường Đại học Giáo hoàng Piô V tại Rome tổ chức để trình bầy những luận cứ khoa học nhằm bác bỏ lý thuyết tiến hoá.

Hai người phụ trách tổ chức hội nghị này, ông Peter Wilders và H. M. Owen, cho Thông tấn xã Zenit biết rằng hội nghị có mục đích nhằm“kích thích cuộc tranh biện giữa các khoa học gia” và đặc biêt hướng về các sinh viên đại học.

Những người tổ chức giải thích rằng “vì các sinh viên còn trẻ trung, họ ít mang thành kiến trong đầu chống đối các dữ kiện mới mẻ có tính xung đột với một tín điều đã xác lập.”

“Thuyết tiến hóa của Darwin đã trở thành mẫu mực được cộng đồng khoa học chấp nhận. Những dữ kiện mới sưu tầm mang tính thách đố mẫu mực đó sẽ tự động bị bác bỏ vì những lý do triết học hơn là khoa học.

“Những kết quả do nghiên cứu thực nghiệm mới đây được các viện hàn lâm khoa học công bố có thể bác bỏ những nguyên tắc căn bản của thang thời gian địa chất (geological time-scale, còn gọi là thang địa thời). Nó giảm tuổi của nham thạch và do đó giảm tuổi của các vật hoá thạch trong đó. Lý thuyết tiến hoá được củng cố bởi cả thang địa thời và tuổi của vật hóa thạch.

“Chứng cứ này đưa ra từ trầm tích tích học (sedimentology) phù hợp với những phát kiến gần đây nhất trong khoa di truyền học, cổ sinh vật học (paleontology), vật lý, và các ngành khoa học khác. Hàm ý của cuộc nghiên cứu này thật là tai hại cho chủ thuyết Darwin.”

Không thể có được

Theo nhà trầm tích học người nước Nga, ông Alexander Lalamov, thì “Mọi sự vật bao gồm trong “Nguồn gốc các loài” của Darwin đều tùy thuộc vào việc hình thành chậm chạp của nham thạch trong những khoảng thời gian vô cùng lâu dài. Cuộc hội nghị vào tháng 11 này, với những dữ kiện thực nghiệm, chứng minh rằng thời gian địa chất như thế không thể có được để tạo ra tiến hóa.”

Mới trở về từ một cuộc hội nghị địa chất ở Kazan, nhà trầm tích học Guy Berthault sẽ trình bầy các điều tìm được trong nhiều cuộc nghiên cứu về trầm tích đã thực hiện và kết quả được công bố tại Nga. Một trong những phát kiến đó, cho thấy rằng tuổi của lớp nham thạch hình thành trong cuộc khảo sát chỉ bằng 0.01% của tuổi gán cho nó trong thang thời gian địa chất – thay vì gán cho tuổi là 10 triệu năm thì tuổi thực sự lại không hơn 10 ngàn năm.

Ông Lalamov đưa ra nhận xét: “Trái với sự hiểu biết thông thường, những nham thạch này thành lập mau chóng, và vật hóa thạch chứa đựng trong đó do đó phải tương đối còn ít tuổi. Phát kiến này mâu thuẫn với những cách giải thích của thuyết tiến hóa về thạch địa tầng (fossil record).

Nhà vật lý sinh học người Mỹ Dean Kenyon nói: “Thuyết tiến hóa sinh vật vĩ mô (Biological macroevolution) sụp đổ nếu không có hai cột trụ sinh đôi chống đỡ, đó là thang địa chất và thạch địa tầng, như mới được giải thích gần đây. Ít nhà khoa học nào sẽ bác khước khẳng định này. Đó là lý do tại sao cuộc hội nghị sắp tới tập trung vào hai ngành địa chất học và cổ sinh vật học. Cuộc nghiên cứu mới đây trong hai ngành khoa học này sẽ yểm trợ mạnh mẽ thêm nữa cho khuynh hướng rất phổ biến chống lại việc giảng dậy thuyết tiến hóa vĩ mô của Darwin như là một thực tế đã được chứng minh rồi.”

Cuộc hội nghị “Tính bất khả về khoa học của học thuyết Tiến hóa” sẽ được tổ chức cũng nhằm trực tiếp đáp ứng lại yêu cầu của Đức giáo hoàng Benedict XVI muốn cho cả mặt đúng mặt sai của một lý thuyết thường gây nhiều tranh cãi được trình bầy cho người nghe.

Một tham dự viên cuộc hội nghị, ông Thomas Seiler, nói rằng “Dưới ánh sáng của những đột phá mới về khoa học từng gây ra gây kinh ngạc, đặc biệt là trong ngành địa chất học, chúng ta hy vọng rằng cộng đồng khoa học trên thế giới sẽ thừa nhận những chứng cứ không thể chối cãi được nhằm bác bỏ lý thuyết tiến hóa.
 
Macedonia và Ấn Độ tranh giành hài cốt Mẹ Têrêsa
Nguyễn Long Thao
10:09 31/10/2009
Macedonia và Ấn Độ tranh giành hài cốt Mẹ Têrêsa

Tuần báo Time, ấn bản tại Hoa Kỳ, số đề ngày 9 tháng 11 năm 2009 đăng bài viết có tựa đề: “Cuộc chiến tranh giành hài cốt Mẹ Têrêsa” (The fight for Mother Teresa’s remains). Ký giả Nilanjana Bhowmick viết rằng từ khi Mẹ Têrêsa qua đời và được an táng tại nhà dòng ở Kolkata, Ấn Độ, thì hàng ngày đông đảo khách hành hương đến phần mộ Mẹ đề cầu nguyện. Ông Arun Mukherjee, 40 tuổi, nhân viên kế toán, trước khi đến sở làm, đều ghé nhà dòng thầm thĩ cầu nguyện với Mẹ Têrêsa Ông nói: “Tôi cảm thấy rất an bình nội tâm khi ghé qua đây”.

Còn ông Mohammad Hossain, một thương gia đứng trước cửa căn phòng ngày xưa của Mẹ Têrêsa. Mắt ông nhắm lại, đầu cúi xuống, cầu nguyện cùng Mẹ Têrêsa. Ông phát biểu: “Tôi luôn luôn cảm thấy Mẹ đang hiện diện nơi đây. Mẹ cho tôi được niềm hy vọng. Người dân Kolkata ai cũng dùng từ Mẹ rất thân thương để gọi Mẹ Têrêsa".

Thi thể của Mẹ đang dưới lòng đất Kolkota, nhưng không phải vì thế mà được yên vị, đang bị đe dọa vì Macedonia đòi chính quyền Ấn Độ phải trao trả hài cốt Mẹ Têrêsa về sinh quán cũ.

Mẹ Têrêsa có cha mẹ là người Albania, sinh ở Albania và bây giờ gọi là nước Macedonia. Nhưng suốt 70 năm trời cho đến khi tạ thế vào năm 1997, Mẹ ở Kolkata để giúp đỡ người nghèo.

Tháng 8 năm 2010 tới đây kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Mẹ Têrêsa. Chính quyền Macedonia đòi Ấn Độ phải trao trả di hài Mẹ để đem về an vị tại nơi sinh quán. Đòi hỏi này gây một phản ứng dữ dội nơi dân chúng Ấn Độ.

Diễn Đàn Kitô Hữu Bang Tây Bengals có hàng triệu thành viên đã kêu gọi cuộc biểu tình vĩ đại để phản đối. Ông Herod Mullik, nhà lãnh đạo Diễn Đàn tuyên bố là tổ chức của ông sẽ gửi một bức thư lên Đức Giáo Hoàng để ngăn chặn những đòi hỏi không chính đáng, phi lý và không thực tiễn.

Viên cảnh sát phục vụ ở Kolkata nay đã về hưu, ông Rekha Roy cho biết: “ Từ khi Mẹ Têrêsa qua đời, tên tuổi Mẹ đã được đồng hóa với tên của thành phố. Mẹ là một phần của nhiễm sắc thể Kolkata. Bạn không thể tưởng tượng được Kolkata, nếu không có Mẹ Têrêsa”.

Nhà văn Nabarun Bhattacharya viết: ”Tất cả những gì Mẹ Têrêsa làm- từ một nữ tu bình thường đến thành một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng khắp thế giới, đều đã diễn ra ở Kolkata. Như vậy Mẹ có một mối liên hệ rất bền vững với Kolkata.”

Còn bà Sabrina David năm nay 39 tuổi nói hàng ngày bà đến dự thánh lễ tại nhà của Mẹ Têrêsa. Bà kể: Các đây cả chục năm, tôi ẵm đứa con đến trước phòng Mẹ Têrêsa để xin giúp đỡ. Tôi nói tôi không có khăn đắp cho đứa con 2 tuổi. Mẹ Têrêsa liền lấy khăn của Mẹ đang khoác cuộn lấy con tôi.

Không dễ gì người dân Kolkata chịu để mất di hài của Mẹ Têrêsa. Chính quyền Ấn Độ coi Mẹ Têrêsa là công dân Ấn Độ nên đã không cứu xét yêu cầu của Macedonia xin đem di hài Mẹ Têrêsa về sinh quán.

Tòa Thánh Vatican, không đưa ra lời bình luận gì trong vấn đề này.

Giữa lúc Ấn - Maecedonia đang tranh cãi, bài viết của ký giả Nilanjana Bhowmick trích lại lời nói của Mẹ Têrêsa ngày xưa để kết luận: ‘Về huyết thống tôi là người Albania. Về quốc tịch, tôi là người Ấn Độ. Nhưng về tiếng gọi, tôi thuộc về cả thế giới”
 
Cuộc triển lãm “Giữa Rôma và Bắc Kinh” nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của nhà truyền giáo Matteo Ricci
PV WHĐ
12:35 31/10/2009
WHĐ / ESM (1.11.2009) – Sáng ngày 28-10 vừa qua, văn phòng báo chí Tòa Thánh đã giới thiệu cuộc triển lãm về nhà truyền giáo Matteo Ricci (1552 – 1610). Cuộc triển lãm mang tên “Giữa Rôma và Bắc Kinh”.

Cuộc triển lãm được sự cho phép của ông Antonio Paolucci, Giám đốc Viện bảo tàng Vatican, sẽ kéo dài từ 30-10-2009 đến 24-01-2010.

Chương trình cuộc triển lãm được Ủy ban tổ chức kỷ niệm 400 năm Matteo Ricci thông qua, với sự cộng tác của Viện bảo tàng Vatican, Tổng triều Dòng Tên và Đại học giáo hoàng Grêgoriana.

Tham dự buổi giới thiệu cuộc triển lãm có Đức cha Claudio Giuliodori, giám mục giáo phận Macerata-Tolentino-Recanati-Cingoli-Treia (Italia), Ông Antonio Paolucci, giám đốc Viện bảo tàng Vatican, Ông Giovanni Morello, chủ tịch Tổ chức các hoạt động nghệ thuật của Giáo Hội, Ông Adriano Ciaffi, chủ tịch Ủy ban Matteo Ricci, linh mục Federico Lombardi, SJ, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh.

Trong buổi giới thiệu, Đức cha Giuliodori đã nhấn mạnh ý nghĩa phi thường của hành trình truyền giáo mà Matteo Ricci đã thực hiện, trong đó đã mở đường cho cuộc đối thoại và những trao đổi lần đầu tiên trong lịch sử giữa châu Âu và Trung Hoa.

Do đó cuộc triển lãm được tổ chức nhằm tôn vinh “con người vĩ đại của đức Tin và của tình hữu nghị giữa các dân tộc, giúp cho mỗi người đào sâu những hiểu biết và đem những hiểu biết ấy đối chiếu với một kiểu mẫu Phúc Âm hóa nền văn hóa và đem Phúc Âm hội nhập văn hóa trên nhiều bình diện khác nhau, đã trở nên độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại”.

Ngày 18 tháng Năm vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi Thư cho Đức cha Claudio Giuliodori, giám mục giáo phận Macerata-Tolentino-Recanati-Cingoli-Treia (Italia), nhân lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của nhà truyền giáo Matteo Ricci được tổ chức tại giáo phận của ngài.

Lịch sử truyền giáo của Giáo hội đã ghi: vào thế kỷ XVI, Trung Quốc đóng chặt cửa đối với người ngoại quốc. Từ Áo môn, dòng Tên đã thử đi vào. Năm 1583, Cha Ruggieri và Ricci được phép vào và ở lại Quảng Đông, và năm 1598, Matteo Ricci đã lên tới Bắc Kinh. Việc truyền giáo bắt đầu.

Là người có khiếu đặc biệt trong việc học ngôn ngữ, cộng với khả năng thích ứng sắc bén, Ricci đã thành công trong nỗ lực chinh phục nhiều người Hoa, cả đến những người trong giới quan lại, theo đạo.

Một chi tiết liên quan đặc sắc đến cha Matteo Ricci:

Năm 1777, khi cha Ricci đã qua đời từ lâu, có một phái đoàn Triều Tiên qua Bắc Kinh nộp thuế. Trong đoàn cống nạp có một số học giả mua được cuốn Thiên chủ chính ý do cha Ricci biên soạn. Họ mang sách về nước, đọc và học hỏi, nghiền ngẫm, cuối cùng đã chấp nhận Tin Mừng được Matteo Ricci trình bày trong cuốn sách này. Sau đó, vào năm 1783, một phái đoàn cống nạp khác sang Bắc Kinh. Trong phái đoàn có một trí thức tìm gặp linh mục J. de Grammont rửa tội. Trở về Seoul, ông truyền giáo cho thân nhân bạn bè và rửa tội cho họ. Công việc truyền giáo thành công đến độ khi cha Chu, một linh mục người Trung Quốc, là nhà truyền giáo đầu tiên đi qua Triều Tiên, thì đã thấy ở đây đã có cả một cộng đoàn đông đến gần 4000 tín hữu.

Như vậy, ngoài Trung Quốc, còn phải kể đến Hàn Quốc là đất nước được rao giảng Tin Mừng qua đời sống dấn thân, nỗ lực hội nhập văn hóa và những sách giáo lý của cha Matteo Ricci.

Riêng tại Việt Nam, các giáo sĩ dòng Tên đã vận dụng triệt để kinh nghiệm truyền giáo của thừa sai Matteo Ricci: học ngôn ngữ bản địa, nhanh chóng học hỏi phong tục và hội nhập văn hóa, rao giảng Tin Mừng bằng ngôn ngữ và bằng sự hội nhập nền văn hóa Việt Nam.

(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
 
Con đường dẫn đến Công giáo: Tại sao một số chúng tôi đi theo con đường này?
Trần Mạnh Trác
13:47 31/10/2009
Đáp lời bài "Con đường dẫn đến Công giáo: Một cái nhìn từ bên trong một giáo xứ Episcopal":

Kính thưa quí báo:

Tôi là cựu phó xứ được nhắc đến trong bài viết của qúi vị về giáo xứ Good Shepherd, Rosemont PA, như là một trong những người đã rời Anh giáo để trở thành Công giáo La Mã.

Bài báo mô tả những người Anh giáo trở về với Roma là vì vấn đề chuyền chức cho phụ nữ và người đồng tính. Nhưng điều này không mô tả các động lực thực sự tại sao các linh mục như tôi đã tiến hành việc hoà giải với Giáo hội Công giáo La Mã.

Vấn đề chính và thực tế là các giáo đoàn Anh giáo không có một thẩm quyền tín lý kiên định và thường hành động một cách độc lập rời xa các quan điểm lịch sử của giáo hội phổ quát. Trong hoàn cảnh này, việc chuyền chức cho phụ nữ và người đồng tính chỉ là triệu chứng của nhiều vấn đề cơ bản cuả việc hình thành Anh giáo.

Những giáo sĩ như tôi không phản ứng với những tranh cãi trên mọi quang phổ cuả vấn đề thần học. Chúng tôi tìm kiếm một đức tin đã một lần được trao ban, và chúng tôi theo đuổi như là một mệnh lệnh của lương tâm.

Albert Scharbach *

Baltimore, ngày 28 tháng 10 2009

*Linh mục Scharbach hiện là trợ tá mục vụ cho đức giám mục Denis J. Madden của Tổng Giáo Phận Baltimore.
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện để cho các nhà lãnh đạo biết bảo vệ Tạo vật
Bùi Hữu Thư
16:13 31/10/2009
Và cho các chứng nhân hòa bình của các tín đồ các tôn giáo khác nhau

VATICAN, Thứ Sáu 30 tháng 10, 2009 (El mundo visto desde Roma).- Trong tháng 11, Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ cầu nguyện để cho các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế có thể thỏa hiệp trong việc bảo vệ Tạo vật.

Đây là đề nghị được đưa ra trong ý chỉ cầu nguyện cho tháng 11 đã được trình bầy trong bức Tông Thư Đức Thánh Cha gửi cho Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, để kêu gọi gần 50 triệu giáo dân trên khắp năm Châu.

Đức Giám Mục thành Rôma trình bầy hai ý chỉ, một ý chung và ý kia ý chỉ truyền giáo.

Ý chỉ chung cho tháng 11 là: “Xin cho các người nam và nữ trên thế giới, nhất là những ai chịu trách nhiệm về chính trị và kinh tế, không ngơi nghỉ trong nỗ lực bảo vệ Tạo vật.”

Ý chỉ truyền giáo trong tháng này là: “Xin cho các tin đồ của các tôn giáo khác nhau, cùng chứng tá của đời sống của họ và qua sự đối thoại thân hữu, chứng tỏ rõ ràng được rằng họ là những người mang lại hoà bình nhân danh Thiên Chúa.”
 
Hàng ngàn người tham dự Hội nghị Mục Vụ tại Dallas
Trần Mạnh Trác
20:58 31/10/2009
DALLAS (CNS)-Với những đề tài từ “làm sao để đối phó với một thảm kịch” cho tới “tình thế khó xử vừa là người Công Giáo vừa tham gia vào chính trường tại Mỹ”, hội nghị Mục Vụ của Đại học Công Giáo Dallas (University of Dallas) đã cung cấp nhiều ‘cái nhìn từ bên trong’ (insights) và nhiều ‘chương trình học tập’ (programs) tại Dallas Convention Center ngày 23 và 24 tháng 10 vừa qua.

Hơn 4.000 người đã tham dự hội nghị thường niên kỳ thứ ba này để làm giàu thêm kiến thức về mục vụ.

Hội nghị, đồng tài trợ bởi Giáo phận Dallas và Fort Worth, cung cấp nhiều đề tài và hội thảo liên quan đến một chủ đề chính "Walking Together in Faith." ("Cùng nhau đi trong Đức tin.")

Số người tham dự bao gồm nhiều linh mục và nữ tu; nhiều quản trị viên trường học và giáo viên; nhiều giáo lý viên và cấp lãnh đạo các lĩnh vực như thanh niên, âm nhạc và những người cố vấn đau buồn (grief counseling).

Ngay từ đầu, hội nghị chứng tỏ bầu không khí có khí thế và hòa hợp khi các đoàn công tác mục vụ làm việc tương trợ lẫn nhau.

Trong bài diễn văn ngày 23 Tháng Mười, Đức Tổng Giám Mục Donald W. Wuerl của Washington nhấn mạnh đến tầm quan trọng là phải nắm chắc lấy lời hằng sống cuả Chúa Giêsu, là người Con Thiên Chúa được gửi tới để làm tiếng nói của mình.

Ngài kêu gọi mọi người hãy sống hân hoan trong giáo hội và nhắc lại chuyến thăm Mục Vụ tại Hoa Kỳ năm ngoái cuả ĐGH Benedict XVI là để khuyến khích việc truyền giáo, giáo lý và giáo dục.

"Những giáo lý viên, chuyên nghiệp và tình nguyện, là những bậc thày cốt cán của đức tin", Tổng giám mục Wuerl nói thêm. "Những giáo lý viên, qua lời dạy và hành động của mình, làm chứng cho Chúa Giêsu, kể chuyện của Chúa Giêsu, và sống những câu chuyện của Chúa Giêsu."

Thông tín viên niên trưởng của CNN tại Vatican, phân tích gia John L. Allen Jr, trong bài nói chuyện chính ngày 24 Tháng Mười, khảo sát những khó khăn cuả những chính trị gia Công giáo Hoa Kỳ với đề tài “Cột vuông, lỗ tròn: Công giáo và Chính trị ở Mỹ." ("Square Peg, Round Hole: Catholics and Politics in America.")

Ông phác thảo nét chính cuả giáo hội ở Mỹ là phản ánh xu hướng tổng thể cuả quốc gia, trích dẫn song hành những luận cứ từ cuốn sách khai tâm cuả Bill Bishop's "The Big Sort: Why the Clustering of Like-Minded America Is Tearing Us Apart" ("Phân loại lớn: Tại sao những sự kết nạp thành khối cuả những người tin tưởng giống nhau lại làm tan rã chúng ta") và khía cạnh nhân số của giáo hội Công Giáo Mỹ.

"Mỗi ngày, chúng ta càng trở thành xa lạ với nhau", Ông Allen nói. "Cộng đồng xây tường gác cổng (The gated community) là ẩn dụ cho toàn bộ một lối sống."

Tuy nhiên, ông bầy tỏ hy vọng và ca ngợi các sáng kiến cuả giám mục Mỹ đã hợp nhất những người Công giáo hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống và khẳng định rằng giới trẻ Công giáo đem lại nhiều hy vọng và cảm hứng.

Học giả về Kinh Thánh bà Angeline Hubert trình bày đề tài làm sao có thời gian cho một ngày Sabbath đúng nghiã. Trích dẫn Phúc Âm, truyền thống Do Thái và lịch sử về ngày Sabbath, bà dẫn thính giả đi qua nhiều lĩnh vực cơ bản của ngày thiêng liêng "nghỉ ngơi thánh thiện và đổi mới."

Bà Hubert đề xuất những cách để thực hành "giải trí thánh" trong lối sống bận rộn thế kỷ 21. Bà hỏi khán giả kiểm điểm xem chính họ hoặc điện thoại di động của họ đã được kiềm chế hay không. Bà cũng thách thức người tham gia hội nghị xem xét các ưu tiên của họ và sau đó lập danh sách có bao nhiêu thời gian thực sự mà họ đã dành riêng trong tuần trước đây cho các khía cạnh họ đã liệt kê là gần nhất và gần gũi với trái tim của họ.

Ông Matthew Ogilvie trình bày cách thức mà người Công giáo ngày hôm nay có thể liên hệ với Công đồng Vatican II.

"Nhà thờ không phải là một câu lạc bộ cho các thành viên của mình", ông Ogilvie, một giáo sư đại học cũ của Dallas và bây giờ đang giảng dạy tại xứ Úc châu của mình, nói. "Đây là một dấu chỉ cho thế giới. Chúng ta có một ơn gọi để làm sao cho dấu chỉ này được hiển thị.."

Thêm vào chương trình còn có các hội thảo chuyên ngành về âm nhạc, về đau khổ và u sầu. Một số bài thuyết trình thảo luận về các khía cạnh thanh thiếu niên, trong đó bà Sheree Havlik trỉnh bày "Teens Standing Strong in a Sex-crazed World" ("Tuổi vị thành niên đứng vững trong thế giới điên rồ về dục tính ") và buổi hội thảo cuả bà Mary Lee Becker đã gợi sự tò mò của những trẻ em từ lớp sáu đến lớp tám.

Bà Amy Florian, một tư vấn tang chế và phụng vụ từ Chicago, trình bày đề tài "Where Is God in All This?" ("Chúa ở nơi đâu?") và "Help! What Do I Say?" ("Giúp! Tôi phải nói gì đây?")

Bà giải thích quan niệm Cựu Ước về Chuá Phạt là cơ sở giải thích cho xu hướng cuả con người là lấy tội lỗi làm nguyên nhân cuả những bi kịch cá nhân, tập thể và cuả những thảm họa thiên nhiên.

Bà Florian, chồng chết ở tuổi 25 trong một vụ đụng xe hơn 20 năm trước đây, để lại bà là góa phụ trẻ và là người mẹ cô quả của một bé trai 7 tháng nói: "Bất cứ lúc nào cái gì xấu xảy ra với Israel, họ hiểu như đang bị Thiên Chúa trừng phạt cho tội lỗi của họ. Truyền thống kinh thánh hỗ trợ quan niệm Chuá Phạt."

Nhưng bà đã làm sáng tỏ các sai sót của quan niệm này, trong đó có cái mâu thuẫn lớn nhất của nó: "Chúa Giêsu đã có một cuộc sống đau khổ," Bà Florian nói. "Chúa Giêsu chứng minh rằng quan niệm Chuá Phạt là không đúng."

Trong bài thuyết trình thứ hai, bà cung cấp những tư vấn về những việc cần làm và cần nói với những người đang đau buồn, và những gì không nên làm hoặc nói. Ví dụ, bà giải thích rằng nói cho một người đang ưu sầu, "I'm so sorry," là không chỉnh bởi vì nó ngụ ý rằng người bày tỏ lời này đã làm cái gì sai và cảm thấy cần phải xin lỗi.

Bà Florian đề nghị cầm lấy tay của một người ưu sầu trong cả hai tay của mình, tự giới thiệu mình trong trường hợp người đó còn đang bàng hoàng, và yêu cầu người đó chia sẻ một hồi ức về người đã chết.

Những buổi thảo luận khác bao gồm các đề tài về lòng yêu mến Thánh Thể; đức tin và khoa học; Ơn gọi thiên triệu và cái nhìn về giáo hội tương lai.

Trong bài giảng Thánh lễ bế mạc, Đức Giám mục Kevin J. Farrell của Dallas đã cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho món quà tuyệt vời hai ngày vừa qua để cống hiến cho Lời cuả Chúa và cho việc truyền giáo.

"Trong bối cảnh nhiều thách thức mà mỗi chúng ta sẽ phải đối mặt khi trở về giáo xứ, khi chúng ta trở lại làm những công tác mục vụ và những công việc truyền giáo, chúng ta biết rằng chúng ta đang đồng hành với Chúa Giêsu Kitô,".
 
Top Stories
Bishop condemns the conversion of Catholic monastery into a public square
Emily Nguyen
04:13 31/10/2009
Despite the ongoing dispute between the Church and the government on the ownership of a monastery, local authorities have started demolishing it to build a public square. Local bishop condemns the aggressive action.

In a October 28 letter to the priests, religious, and lay people in his diocese, Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long strongly condemned the commence of a project to convert the monastery of the Congregation of St Paul of Chartres in Vinh Long diocese into a public square.

Citing the state-run Vinh Long Newspaper on Oct. 25, the prelate told his faithful that the local government had aggressively started the project disregarding the ongoing protest of the diocese and the Congregation of St Paul of Chartres. Local authorities had apparently not informed him of the decision. He only learned about the fate of the monastery from reading the newspaper.

For the prelate, the incident highlighted the ongoing injustice that his diocese has been suffering since the event on Sept. 7, 1977 the day he called “disastrous day for the Diocese of Vinh Long” when the local authorities mobilized its armed forces to blockade and raid the Cathedral, the Major Seminary and the Holy Cross College of Vinh Long diocese altogether. Authorities arrested all who were in charge of the institutions, even Bishop Nguyen Van Tan himself was among those arrested.

Since then, “all [clergy in charge of the institutions] had to move out of these premises”, the prelate continued. “Few were imprisoned. Others were transferred to other places” as local authorities falsely denounced them of “training youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country”.

Following a demagogic policy, the Vietnam government keeps telling religious leaders that it would grant land-use rights should they ask for. "But how can they grant us any favors as long as they still consider us as ‘criminals’?” the prelate asked.

Vietnam follows the Communist system of land ownership. All land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people.

The bishop said the action was “so embittering” for the sisters, himself, and all Catholics. “It’s so sorrowful to see a place for worshipping God, for praying to Him, for spiritual training, and for providing charity services being converted into a place for entertainment,” he said.

As the Month for the Holy Souls is approaching, the prelate told his faithful that he also felt embittered seeing the Catholic cemetery of the diocese had been illegally seized and demolished for a public park.

During the Month for the Holy Souls, Bishop Thomas Nguyen asked his faithful to pray more intensively for holy souls and also for the end of injustices that the diocese has been subjected to.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang tổ chức kiệu và dâng hoa cho Đức Mẹ
Antôn Minh Dũng
11:27 31/10/2009
NHA TRANG - Trong suốt tháng Mân Côi vừa qua, tối nào các giáo họ giáo xứ Tân Hội cũng tổ chức đọc kinh liên gia, vừa chung lời ngợi khen, chúc tụng và cầu khẩn Mẹ, vừa vun đắp tinh thần đoàn kết và hiệp nhất giữa các gia đình trong
giáo xứ.

Hình ảnh dâng hoa kính Đức Mẹ

Hôm nay, ngày 30/10, nhân dịp cuối tháng Mân Côi, để bày tỏ lòng biết ơn về muôn vàn ân phúc Mẹ đã chuyển cầu cho giáo xứ và cho các gia đình, giáo xứ đã tổ chức rước kiệu Mẹ xung quanh nhà thờ và long trọng dâng hoa cho Mẹ.

Trong tâm tình chuẩn bị mừng kính Các Thánh Nam Nữ trên thiên quốc và tưởng nhớ các linh hồn trong luyện ngục, giáo xứ cũng đã hiệp ý dâng thánh lễ cầu nguyện cho các bậc tiền bối, các vị linh mục đã coi sóc giáo xứ, các ân nhân, thân nhân và tất cả những anh chị em tín hữu đã về với Chúa. Chắc chắn các ngài đang rất quan tâm đến đời sống đức tin của các thế hệ con cháu, và không ngừng cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho các hoạt động và ước nguyện của giáo xứ, nhất là ước nguyện xây dựng lại ngôi thánh đường để có nơi thờ phượng Chúa khang trang hơn.
 
Một tầm nhìn Sứ mạng
LM Lê Công Đức
11:30 31/10/2009
MỘT TẦM NHÌN SỨ MẠNG

(Bài viết mừng dịp họp mặt cựu sinh viên Xuân Bích 2009, và mừng khai mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam)

Vài năm nay, nhiều biến cố dồn dập xảy ra trong Giáo Hội Việt Nam. Qua các trang mạng, nhiều Kitô hữu gần xa lên tiếng trình bày lập trường của mình xung quanh các biến cố ấy. Không kể những phát biểu hằn học cay cú và đả phá cá nhân - mà nhiều trang mạng có vẻ hơi quá dễ dãi trong việc duyệt và đăng bài - thì vẫn đáng lưu ý là ngay những ý kiến chín chắn, đầy am hiểu, đầy thiện chí, và được phát biểu cách từ tốn đúng mực… cũng nhiều khi rất khác biệt và thậm chí đối nghịch nhau rõ rệt, mở ra những tranh cãi xem chừng bất tận! Chẳng hạn, nên im lặng hay nên lên tiếng nói trong tình hình X này, nên tổ chức sự kiện Y kia ra sao, nên ưu tiên sử dụng món tiền Z nọ vào việc gì, theo định hướng nào…

Quả thực, không gì dễ bằng “có ý kiến,” vì ý kiến là cái mà… ai cũng có! Và hẳn là ta không thể - cũng chẳng nên mơ - đạt tới tình trạng trong đó mọi lập trường trong Giáo Hội, trước mỗi vấn đề cụ thể, đều y chang nhau. Khác biệt có thể là phong phú cơ mà! Tuy nhiên, thiết nghĩ là chúng ta có thể - và phải mong muốn - vượt qua những sự khác biệt không cần thiết, tức những khác biệt không đem lại sự phong phú hơn mà chỉ làm chia rẽ trong lòng Giáo Hội.

CẦN MỘT TẦM NHÌN

Cách đây hơn ba thập niên, Cha Joseph Comblin (nhà thần học người Bỉ, cộng sự viên của Giám Mục Helder Camara ở Bra-xin) đã chẩn đoán rằng chính sự khác biệt về tầm nhìn sứ mạng là cái nằm đằng sau rất nhiều những sự khác biệt không cần thiết nói trên. Ngài viết: “Vì nhiều lý do, tôi cho rằng ngày nay thần học về sứ mạng theo Tin Mừng là vấn đề trung tâm, nơi hội tụ các cuộc tranh cãi chủ yếu giữa các Kitô hữu. Tôi cảm thấy rằng nhiều ý niệm, nhiều luận điểm và nhiều lập trường làm phân hoá trong Giáo Hội xem ra không đi tới gốc rễ của vấn đề. Không có sự tiến bộ nào đạt được, do các bên liên hệ không nêu rõ ra những quan niệm căn bản nằm phía sau các điểm bất đồng của mình. Họ không nêu rõ ra những giả định nằm phía sau luận cứ của mình. Và nếu chúng ta tìm hiểu điều gì nằm ẩn trong những phát biểu của họ, nếu chúng ta cố gắng xác định thần học nằm sau những chọn lựa mục vụ của họ, chúng ta sẽ sớm khám phá ra rằng họ có những diễn dịch khác nhau về sứ mạng theo Tin Mừng.” (The Meaning of Mission, New York: Orbis Books, Maryknoll, 1977, tr. 1.)

Vâng, chính sự khác biệt trong thần học sứ mạng và, do đó, trong tầm nhìn sứ mạng của người ta, sẽ dẫn tới bao điều bất đồng khác giữa họ. Mọi Kitô hữu có trí khôn, ngay cả dù chưa bao giờ là sinh viên thần học, cách nào đó đều có một tầm nhìn sứ mạng của mình. Đối với người linh mục thì điều này càng rõ, không phải vì anh ta đã qua ít nhất 4 năm thần học ở đại chủng viện, mà vì anh ta ở trong một vị trí trong đó tầm nhìn sứ mạng của anh thường xuyên bộc lộ ra (dù có thể chính anh không ý thức). Người linh mục bộc lộ như vậy, chẳng hạn, qua giảng thuyết, qua cách lập kế hoạch mục vụ, qua các mối quan tâm và qua sự chọn lựa ưu tiên của anh trong những chuyện lớn, nhỏ, chung, riêng hằng ngày.

Nói rằng ai cũng có một tầm nhìn sứ mạng, thực ra đó chỉ là nói theo kiểu “không có ý kiến gì thì cũng là một ‘ý kiến’”! Ừ, cách nào đó, không có một tầm nhìn, thì đấy cũng là một ‘tầm nhìn’! Nhưng, trong khi ‘không ý kiến’ lắm lúc có thể là điều tốt nhất, thì ‘không tầm nhìn’ - cách riêng đối với sứ mạng Kitô giáo - luôn luôn chỉ có thể là điều tệ hại. “Không có một tầm nhìn, người ta sẽ chết” (Sách Giảng Viên 29,18). Không có một tầm nhìn sứ mạng, đời người Kitô hữu sẽ lệch tâm, bởi sứ mạng là lý do hiện hữu của Đức Giêsu kia mà! Không có một tầm nhìn sứ mạng, người linh mục sẽ dựa vào đâu để định hướng cho sứ vụ của mình, dựa vào đâu để lập các chương trình mục vụ, dựa vào đâu để có một mối thống nhất các hoạt động giảng thuyết, cử hành phụng tự/bí tích và cai quản cộng đoàn của anh? Không có một tầm nhìn sứ mạng, thì sẽ lấy tiêu chuẩn nào đây để đánh giá một quá trình của cá nhân hay cộng đoàn, để đích thực là mừng những dịp kỷ niệm 100 năm, 50 năm, 25 năm… ?

TẦM NHÌN NÀO?

Giáo Hội tự bản chất là thừa sai (Ad gentes 2) (chú thích: ‘thừa sai’ là người được sai đi để làm sứ mạng). Đó là nền tảng tầm nhìn sứ mạng của Vaticanô II. Nó hàm nghĩa rằng lý do hiện hữu của Giáo Hội là sứ mạng, rằng vì có sứ mạng mới có Giáo Hội, chứ không ngược lại. Không phải Giáo Hội có sẵn đó, rồi sứ mạng là một cái gì thêm vào sau (như kiểu có một nhóm người hơi rảnh, rồi mới tìm việc chi đó để làm cho qua thời giờ!) Giáo Hội được định hướng bởi sứ mạng. Vì thế, tất cả đời sống Giáo Hội - cơ chế, nhân sự, cơ sở, tổ chức, sinh hoạt, đào tạo, phụng vụ... - phải hướng về và phục vụ cho sứ mạng. Giáo Hội sơ khai, trong giai đoạn nguyên sơ nhất, nào có gì đâu, trừ một bầu khí sục sôi sứ mạng? Và chính từ sứ mạng đang diễn tiến đó mà Giáo Hội nhận ra các nhu cầu về cơ chế, tổ chức, luật lệ, lễ nghi…, kể cả nhu cầu làm thần học. Quả thật, “sứ mạng là mẹ của mọi khoa thần học” hay “mọi thần học đều phải có nền tảng sứ mạng học” – nghĩa là việc dạy và học tín lý, luân lý, giáo luật, phụng vụ, mục vụ, vv… tất cả đều cần phải được dạy và học trong định hướng sứ mạng!

Tầm nhìn sứ mạng của Vaticanô II nói trên đã thúc đẩy rất nhiều sự duyệt xét lại về nguồn gốc, về mục đích, về ý nghĩa, về tác nhân, về phương thức và về động lực của sứ mạng Kitô giáo. Đã có các cố gắng làm sáng tỏ hơn để nhận hiểu tốt hơn về Phép Rửa, về ơn cứu độ, về vai trò của Giáo Hội và về Nước Thiên Chúa. Người ta thấy cần phải trở về với chính sứ mạng của Thiên Chúa (missio Dei) như được Đức Giêsu thể hiện trong các Sách Tin Mừng, để xác nhận thật rõ sứ mạng Kitô giáo là gì và bao hàm gì. Người ta mổ xẻ lại những vấn đề ‘nhạy cảm’ như: phải chăng ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ, phải chăng Giáo Hội đồng nhất với Nước Thiên Chúa, phải chăng việc của các môn đệ Đức Kitô chỉ là trồng Giáo Hội và cứu linh hồn…

EVANGELII NUNTIANDI (LOAN BÁO TIN MỪNG) VÀ REDEMPTORIS MISSIO (SỨ MẠNG ĐẤNG CỨU THẾ)

Kể từ Vaticanô II cho tới nay, giáo huấn quan trọng bậc nhất của Giáo Hội Công Giáo về sứ mạng là Tông Huấn Evangelii Nuntiandi – Loan báo Tin Mừng của Đức Phaolô VI và Thông Điệp Redemptoris Missio – Sứ mạng của Đấng Cứu Thế của Đức Gioan Phaolô II. Hai vị giáo hoàng đã không chỉ khai triển khía cạnh ‘cái gì’ ‘tại sao’ của sứ mạng, mà nhất là các ngài đã hữu ý đề cập sâu rộng đến khía cạnh ‘thế nào’ của sứ mạng Kitô giáo trong thế giới ngày nay. Theo Đức Phaolô VI, sứ mạng, hay loan báo Tin Mừng, là “đem Tin Mừng đến cho mọi người, mọi cơ cấu, để chuyển hoá và đổi mới nhân loại từ bên trong;” và ngài nêu rõ rằng phương thức đệ nhất để làm sứ mạng là trình bày chứng tá đời sống Kitô giáo đích thực. Đức Gioan Phaolô II cũng xác nhận tầm quan trọng này của chứng tá và nhấn mạnh rằng đó là những chứng tá trong phục vụ con người, trong hội nhập văn hoá và trong đối thoại với anh chị em thuộc các niềm tin khác.

Ở Việt Nam, có vẻ vì hoàn cảnh, âm vang của cả Evangelii Nuntiandi lẫn Redemptoris Missio đều khá nhạt mờ. Evangelii Nuntiandi được ban hành năm 1975, vào lúc mà Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến và Giáo Hội tại đây thấy mình ở giữa bao ngổn ngang và đang đối mặt với trập trùng sóng gió. Thời điểm của Redemptoris Missio tuy đỡ hơn (1990), vì lúc này nhà nước đã rục rịch ‘đổi mới’, nhưng cũng phải nhận rằng thông điệp này cũng không được người Công Giáo Việt Nam chú ý cho đúng mức.

ECCLESIA IN ASIA (GIÁO HỘI TẠI Á CHÂU)

Thực ra, các giám mục FABC (Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu) đã đi trước cả Evangelii NuntiandiRedemptoris Missio trong việc xây dựng một tầm nhìn sứ mạng cho Giáo Hội tại lục địa này theo hướng đối thoại và chứng tá. Các ngài không chỉ đi trước, mà còn đi liên tục (từ 1970 đến nay) và đi rất kỹ nữa. Đến với Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu hồi năm 1998, các giám mục FABC đã không nói điều gì mới mẻ, mà chỉ nói lại những gì các ngài đã cùng nhau đào sâu suy tư, cầu nguyện và nhận định ngót 30 năm. Tông Huấn Ecclesia in Asia – Giáo hội trong Á Châu - được Đức Gioan Phaolô II ban hành năm sau đó - là kết quả của thượng hội đồng này.

Tuy bản văn Ecclesia in Asia có những thêm bớt (so với Bản Đề Nghị) gây phiền lòng ít nhiều cho các giám mục FABC, nhưng xét chung nó phản ảnh được những nét chính trong tầm nhìn sứ mạng của các ngài. Ecclesia in Asia cổ võ việc ưu tiên chọn lựa người nghèo, việc hội nhập văn hoá và đối thoại với các tôn giáo. Tông Huấn cũng xác nhận tầm quan trọng hàng đầu của chứng tá đời sống; đặc biệt, bản văn có dành một đoạn đề cao các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản, mô hình từng được FABC gọi là “một cách thế mới để thể hiện Giáo Hội.” Ecclesia in Asia ngay lập tức được đưa vào các giáo trình sứ mạng học tại các học viện thần học ở Á Châu. Tại Việt Nam, tông huấn này có dấy lên được một phong trào học tập vào khoảng thời gian Năm Thánh 2000, nhưng sau đó thì ít được nghe nói đến nữa. Năm 2004, Jonathan Yun-ka Tan - giáo sư thần học người Malaysia gốc Hoa, giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Washington - đã xuất bản một khảo luận nổi tiếng tổng hợp tầm nhìn sứ mạng của FABC. Ông gọi đó là tầm nhìn “missio inter gentes” (đối lập với ‘ad gentes’!) và ghi nhận rằng đó là một kiểu thức mới của thần học sứ mạng.

TẦM NHÌN SỨ MẠNG CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM

Giáo Hội tại Việt Nam suốt một thời gian dài bị ‘cách ly’ với Giáo Hội hoàn vũ và cả với khu vực. Thế nhưng, thật thú vị là các giám mục Việt Nam, ngay từ cuối thập niên 1990, đã tỏ ra rất ‘đồng thanh tương ứng’ với tầm nhìn sứ mạng ‘inter gentes’ của FABC. Trong Bản Trả Lời cho Lineamenta chuẩn bị Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu 1998, các giám mục Việt Nam viết:

“Chỉ một Giáo Hội nghèo mới có thể dấn thân vào đại dương những người nghèo. Một Giáo Hội khiêm tốn và bé nhỏ sẽ dễ dàng hơn để hoà đồng với đa số người nghèo ở Á Châu. Một Giáo Hội không có quyền lực sẽ dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm…

“… Đã đến lúc cần sáng tạo ra những ‘mô hình’ mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo…

“… Đức Giêsu đã không rao giảng Tin Mừng chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Ngài là ‘người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, và người chết chỗi dậy.’”


Vẫn trong Bản Trả Lời trên, các giám mục Việt Nam xác nhận cách thức loan báo Tin Mừng tại Giáo Hội địa phương mình:

“Giáo Hội Việt Nam quan niệm loan báo Tin Mừng trước hết là chia sẻ đời sống… Chúng tôi muốn chia sẻ với các Giáo Hội địa phương khác về tầm nhìn sứ mạng của chúng tôi và về cách thức loan báo Tin Mừng mà chúng tôi lựa chọn. Đó là, không tìm cách thuyết phục, tuyên truyền, càng không phải là chinh phục kéo cho được đông người ‘vào’ Ðạo, nhưng trái lại là đi đến với mọi người (x. Mt 28,19) làm người với mọi người (x. Ga 1,14), trong tư cách là nhân chứng của Chúa Kitô, hiện thân tình yêu của Cha trên trời.”

THAY LỜI KẾT

Tầm nhìn sứ mạng trên đây của các mục tử Giáo Hội Việt Nam đã hiện ra trên giấy trắng mực đen cách đây hơn 10 năm, thiết tưởng rằng tầm nhìn đó vẫn còn hoàn toàn thích đáng cho ngày hôm nay, khi cộng đoàn Dân Chúa ở đây bước vào cuộc cử hành Năm Thánh 2010. Ước mong rằng vẫn tầm nhìn ấy sẽ được đặt ở vị trí nền móng, định hướng cho mọi chương trình và kế hoạch của Giáo Hội địa phương. Càng có nhiều người hơn, nhất là các linh mục, chia sẻ tầm nhìn này của các giám mục, sẽ càng bớt đi những sự khác biệt không cần thiết, và sẽ càng có nhiều triển vọng hơn cho sứ mạng loan báo Tin Mừng trên quê hương thân yêu này.
 
Thăm đồng bào bị thiên tai ở Kontum
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
12:47 31/10/2009
CARITAS VIỆT NAM (31.10.2009) – Sáng ngày 27-10-2009, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh và Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH-Caritas VN đã đi thăm một vài nơi bị lũ lụt để hoạch định chương trình phục hồi và tái thiết sau trận bão số 9 (Ketsana). Chương trình cứu trợ khẩn cấp đã được thực hiện trong vòng một tháng, từ 29-9 đến 28-10. UBBAXH-Caritas VN đã gửi 200 triệu đồng để giúp đỡ nạn nhân ở Kontum cho việc cứu trợ khẩn cấp này.

Đoàn Caritas đi thăm nạn nhân lũ lụt ở Kontum
Đoàn ra đi từ lúc 6g30 sáng theo quốc lộ 14 để tới Đắk Hà và Đắk Tô. Dòng sông PôKô với những khối bùn đỏ ngầu vẫn tiếp tục chảy xuôi về hướng Tây. Những khối đất cát do lũ mang về vẫn còn lắng đọng dưới lòng sông cần phải nạo vét sớm nếu không những trận lũ sắp tới sẽ là những thảm hoạ lớn lao hơn nữa cho những người dân sống gần bờ.

Trận lũ do cơn bão số 9 đã mang đất cát phủ nhiều đồng ruộng ở Kontum. Muốn hồi phục các đồng ruộng này, người ta phải xúc những lớp đất cát đó đi. Tuy nhiên, vì khối lượng đất cát quá nhiều nên một số nơi đành phải san bằng mặt ruộng và thay đổi cây trồng. Chúng tôi đi ngang qua cầu Diêm Bình ở khu vực huyện Đăk Tô, nhiều khối bùn đất lấp đầy dòng sông và những thân gỗ lớn từ thượng nguồn đổ về còn nằm đầy tại đó.

Hàng ngàn cây gỗ lớn đã phá huỷ đoạn đường. Dưới lớp bùn và những thân gỗ này vẫn còn có thể tìm thấy xác người trong số hàng chục người mất tích. Một số người dân ở vùng này đã thu được lợi lớn từ những khối gỗ khổng lồ đó, nhưng cũng chính nhờ họ dọn dẹp những thân gỗ mà quốc lộ 14 mới được khai thông. Chúng tôi hy vọng những người này và một vài đại gia ở Kontum đang kiếm lợi hàng trăm tỷ đồng từ nguồn gỗ thiên nhiên, từ đầu cơ tích trữ, từ buôn gian bán dối cho đồng bào thiểu số sẽ đóng góp vào quỹ cứu trợ nạn nhân thiên tai thay vì nhiều nơi phải ngửa tay xin viện trợ nước ngoài.

ĐC Oanh chào một em đau nằm trên giường
Ở Kontum có hàng ngàn ngôi nhà đã bị dòng nước lũ cuốn trôi hoặc phá huỷ hoàn toàn trên đường đi với những thân gỗ lớn. Vấn đề tái thiết những ngôi nhà ấy cần có sự phối hợp giữa chính quyền và những tổ chức cứu trợ để đề phòng cho những cơn bão lũ sắp tới. Những ngôi nhà cần phải tránh xa dòng nước lũ mới bảo đảm an toàn.

Một vấn đề khác, đó là sự đầu cơ hàng hoá của một số những thương lái người Kinh cho việc xây dựng nhà cửa, phục hồi cuộc sống trên vùng đất Tây Nguyên này. Những người dân tộc sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua tôn lợp mái nhà, mua những vật dụng như tủ, bàn, tivi, xe máy với giá cao và mang cả sổ đỏ nhà đất để bảo đảm. Nhưng vì mùa màng không ổn định nên chỉ một hai vụ mùa bị thất bát là người dân tộc bị mất cả nhà lẫn đất. Cần có một chính sách hỗ trợ để người dân mua được tấm tôn lợp với giá rẻ, lập ra quỹ tín dụng của Nhà Nước hay của Giáo Hội để giúp cho người dân tộc thiểu số khỏi bị mất đất, mất nhà hay chuộc lại sổ đỏ đã giao cho người Kinh. Cần có những tiệm bán hàng thật thay vì những hàng mã giả dối của một ít người Kinh như tivi cũ sửa lại sử dụng vài tháng là mất màu, xe máy cũ được tân trang chỉ chạy được vài tháng là hỏng, những chiếc điện thoại di động cho mượn để sử dụng thoải mái mà không lường trước được phải trả mỗi tháng hàng triệu đồng tiền cước.

Đồng bào dân tộc rất đơn sơ, mộc mạc. Cầm nắm tiền cứu trợ vài ba triệu đồng trên tay, họ thường không biết suy tính nên mua cái gì trước cái gì sau, cái gì cần cái gì nên để lại. Họ thường nghe lời chào mời của bạn bè người Kinh, mua vội vài tấm tôn lợp để che mưa nắng và nghĩ ngay đến một số đồ dùng cần thiết hoặc ăn nhậu với bạn bè. Vì thế, cần phải có những tổ chức tư vấn cho họ như một số xứ đạo Công giáo đã từng làm qua các Yao Phu người dân tộc. Các anh chị em trong Caritas VN ở giáo phận và giáo hạt cần tích cực trong việc tư vấn này.

Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là bảo đảm cho các con em đồng bào dân tộc có được chỗ ăn học sau cơn bão. Nhiều gia đình không còn đủ tiền đóng học phí cho con. Ngay đến cái ăn hằng ngày cũng không thể lo nổi vì đồng ruộng với những nương sắn, ruộng mía đã bị mất trắng, vườn cà phê đã ký nợ cho người Kinh. Báo Tuổi Trẻ và một số cơ quan cứu trợ như Gạch Đồng Tâm hợp tác với các Tỉnh đoàn Thanh Niên đã giúp đỡ nhiều trong chương trình “Giúp học sinh vùng bão lũ trở lại trường” ở Quảng Nam (5.100 suất) như Bắc Trà Mi, Tiên Phước, Phú Ninh và các trường ở TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi (4.500 suất), Kontum (3.600 suất), Gia Lai (1.200 suất), Bình Định (200 suất), Thừa Thiên-Huế (400 suất), Quảng Trị (500 suất) (x. Báo Tuổi Trẻ, 24-10-2009, tr. 7). Mỗi suất từ 250 đến 350 ngàn đồng gồm cặp, vở, bút và tiền mặt. Số tiền này thật đáng quý và rất cần thiết cho các em trong lúc này.

Chúng tôi đã đến thăm một số ký túc xá dành cho các em đồng bào dân tộc thiểu số do các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng, dòng MTG Quy Nhơn, dòng Thánh Phaolô ở Kontum, làng Plei Kơ Bay, làng Kon H’Ring. Vài trăm em sống chen chúc trong những ngôi nhà nhỏ. Nhiều em là những học sinh trung học từ lớp 6 đến lớp 12. Vì các em quá đông sau trận lụt nên 2 em phải ngủ chung một giường.

Phòng sinh hoạt vừa là nơi học tập, vừa là nơi cầu nguyện, vừa là chỗ ăn uống hội họp. Mỗi bữa, ngoài tiền gạo tương đối đầy đủ do các xứ đạo đóng góp, tiền ăn chỉ từ 1.500 đến 2.000 đồng/em/ngày, bữa ăn chỉ có một chút rau, một tuần mới có được một con cá nhỏ. Tôi hỏi chị phụ trách: “Mỗi ngày chị đi chợ bao nhiêu?” Chị trả lời: “350.000 đồng cho 220 em. Mắm muối là do nhà dòng mẹ từ Quy Nhơn đưa lên tặng cho các em”. Chị nữ tu phụ trách nói lên niềm mơ ước của các em vào ngày lễ bổn mạng (24 tháng 11) sắp tới là mỗi em được một gói mì ăn liền cho bữa sáng vì thường ngày các em chỉ được ăn hai bữa trưa-chiều và thường nhịn đói đi học ngay từ sáng sớm.

Giáo phận Kontum hiện nay đang vận động các dòng tu, các xứ đạo mở lưu xá cho các em dân tộc. Số các em sống trong các lưu xá này khoảng hơn 2.000 em. Nếu được giáo dục tốt, chính các em sẽ là những người thay đổi đời sống buôn làng. Khi hỏi đến niềm mơ ước, các em mong được giúp đỡ một số phương tiện như máy vi tính để các em biết sơ đẳng về tin học. Chúng tôi nghĩ cũng nên gửi các chuyên viên dạy về sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ sinh sản, các kỹ năng sống cần thiết… để đào tạo cho các em lớn trở thành những “cán sự xã hội” trong chính buôn làng của các em sau này.

Trên chuyến bay trở về Sài Gòn, tôi cứ nghĩ mãi đến các bạn trẻ tại thành phố đầy ánh sáng này: các bạn có nhiều quà tặng, nhiều trò vui, nhiều mục tiêu phí tiền bạc, trong khi chỉ cần 2.000 đồng cho một ngày sống ở miền cao nguyên đất đỏ. Thế mà nhiều em cũng không dám về với gia đình vì ở nhà chỉ có đọt khoai mì (sắn) luộc ăn thay gạo.

Ước mong có nhiều bạn trẻ cùng tiếp sức cho các bạn cao nguyên tới trường.

(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
 
Sống sứ vụ vương đế của người tu sĩ truyền giáo
LM. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
22:41 31/10/2009
SỐNG SỨ VỤ VƯƠNG ĐẾ CỦA NGƯỜI TU SĨ TRUYỀN GIÁO

Ký ức tuổi thơ

Ngày còn bé khi tôi tham dự thánh lễ tạ ơn của một linh mục, tôi được nghe đi nghe lại bài hát và thuộc lòng câu hát này «… Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng…». Đối với tôi chức linh mục to tát vô cùng vì nó ngang hàng với khanh tướng thời phong kiến. Cộng thêm nữa là tôi thấy ngày ấy các cha sướng thật vì được ăn quả chuối to ngọt liệm dù thời bao cấp với biết bao khó khăn, thiếu thốn. Tôi cũng chú ý trong gia đình tôi là hễ có món ngon vật là nào là má tôi thường cất giành để biếu cho cha xứ dù má tôi từng là một phật tử. Đầu óc non trẻ của tôi ngày ấy là muốn sau này trở thành một ông cha để được ăn trái chuối to với cái đùi gà béo ngậy.

Để thực hiện được ước mơ đó nên ngay từ khi có trí khôn tôi phải thức dậy với má tôi mỗi sáng lúc 4h30 để tham dự thánh lễ dù có những lúc tôi thèm ngủ vô cùng. Có những lúc trời lạnh vì là mùa đông tôi muốn nướng thêm chút nữa nhưng má tôi lại gội một gáo nước lạnh vào người tôi khiến tôi lạnh toát xương và thức dậy đi lễ với má mà trong lòng chẳng vui tý nào.

Rồi đến lúc tôi tốt nghiệp phổ thông trung học và bắt đầu tham gia vào chủng sinh của giáo phận, tôi được gặp và nói chuyện với Đức Giám mục giáo phận (bây giờ đã nghỉ hưu nhiều năm), ngài đã nói một câu làm tôi buồn bã vô cùng: «Con không thể đi tu trong giáo phận được vì má con là tân tòng. Muốn trở thành chủng sinh và linh mục của giáo phận thì trong gia đình con phải có đạo 3 đời ». Thôi, thế là là hết. Ước mơ trở thành Khanh Tướng để được ăn chiếc đùi gà và trái chuối chín mộng coi như tan tành.

Cũng may vào lúc ấy cha xứ của tôi khuyến khích tôi cứ gia nhập vào chủng sinh đoàn để chờ cờ hội vì thời ấy chủng viện chưa được mở và các Dòng Tu thì bị cấm bách, các tu sinh thì tu chui nên tôi đã vâng lời theo sự chỉ dẫn của cha xứ để tham gia dạy giáo lý và học hành thêm những môn căn bản về đời tu.

Sau nhiều năm theo đuổi ơn gọi tu triều mà chẳng có chút hy vọng gì, tôi đã chuyển hướng xin qua Dòng vì thấy tình thế bất lợi cho tôi, tôi đã xin gia nhập Dòng Ngôi Lời tại Nha Trang (trước năm 1998 thì gọi là Dòng Thánh Giuse Nha Trang) để thực hiện ước mơ của mình. Sau kỳ thi tuyển đầy khó khăn, tôi đậu vào Dòng hạng ưu và chính thức trở thành chú chủng sinh của Dòng.

Thời gian chủng sinh sống tại Nha Trang tôi cũng nếm biết bao mùi cay đắng của cuộc sống tu Dòng. Mỗi sáng phải làm lao động như một công nhân thực thụ. Buổi chiều thì đạp xe đến giảng đường đại học. Rồi buổi tối học các môn trong Dòng và ôn bài vở của Đại Học. Vì là tu chui nên có những đêm khi nghe tiếng chó sủa phải cuốn chăn màng chạy trốn sang nhà dân vì công an đến kiểm tra giấy tờ. Những năm tháng khổ cực ấy đã rèn luyện cho tôi ý chí phấn đấu và sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Nhiều anh em cùng lớp đã nói tiếng giã biệt sau khi hoàn tất văn bằng đại học để xây dựng đời sống gia đình.

Những năm tháng sống trong học viện

Trong những năm tháng ngồi ở ghế học viện, tôi bắt đầu khám phá ra những điểm độc đáo của đời sống truyền giáo mà mình đang theo đuổi. Một cha giáo Dòng Đaminh có tính bông đùa thường nói với chúng tôi về viễn tượng linh mục và ngài nghêu ngao hát lại bài hát «… Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng…» thì ngài lại hát «...Từ thuốc Mai Chúa nâng con lên hàng ba số...». Sở dĩ ngài đùa như thế vì ngày trước khi còn làm chú chủng sinh, rồi làm thầy, ngài chỉ được biết đến điếu thuốc Mai hay thuốc Đà Lạt, nhưng khi được phong lên hàng khanh tướng thì tự nhiên có nhiều quà cáp, có thuốc 555 để hút thoải mái. Ngài nói đùa chúng tôi phải cố mà cày, phải hy sinh đời bố để củng cố đời con, và để mai sau cũng có thuốc 555 và nhiều cái nữa khi đỗ cụ!

Những lời bông đùa của cha giáo Dòng Đaminh dễ thương ấy khiến tôi bật cười nhưng cũng tạo được nhiều ấn tượng cả tiêu cực lẫn tích cực và thỉnh thoảng những điểm tiêu cực ấy sống lại trong tôi vì bản tính con người ai mà chẳng muốn được sự trọng vọng và tâng bốc.

Sau những tháng ngày trau dồi kinh sử, thực hành mục vụ và chờ đợi, cuối cùng tôi cũng được bước lên bàn thánh và mơ ước ngày nào đã thành hiện thực. Ngày xưa chỉ mơ ước được ăn đùi gà và trái chuối to nhưng nay muốn ăn cái gì cũng có. Những lời chúc mừng của gia đình, người thân và những món quà quí được nhận tới tấp. Đời linh mục sung sướng làm sao! Những năm tháng khó khăn đã qua có hề gì so với lúc này. Tôi như đang sống trên mây với những ảo tưởng và ước mơ đầy hứa hẹn cho một tương lai sắp tới.

Sống sứ vụ vương đế của người tu sĩ truyền giáo

Ngày tôi đến Paraguay để bắt đầu cho sứ vụ truyền giáo của mình, nhiều lúc tôi đã ngã lòng vì chức Khanh Tướng mà tôi nhận lãnh và hấp thụ tại Việt Nam không được như ý mình. Những tháng ngày học ngôn ngữ và ở với các chủng sinh người Paraguay, Brazil và Zambia tôi cảm thấy thất vọng vì cho rằng họ xem thường mình khi chỉ gọi ông cha bằng cái tên trống không. Rồi sau đó tôi được gởi đi thực tập ngôn ngữ ở vùng xâu vùng xa nơi mà toàn chỉ nói tiếng thổ dân. Mình nói thì họ chẳng hiểu và họ nói thì mình chẳng hiểu gì cả. Một vài đứa trẻ lại bực dọc nói vài câu gì đó và đến bây giờ tôi mới hiểu là chúng nó chửi mình ông cha mà ngu như bò. Đau lắm chứ! Làm ông cha, làm khanh làm tướng rồi mà phải đi họ tiếng thổ dân, rồi bị mấy đứa nhỏ chuủi, rồi phải đi nấu ăn sau khi đi mục vụ về, rồi trong khi đang nấu ăn thì khách giáo dân ở xa đến thăm nó thấy con gà nướng mình mới mua về nó ăn mất cái đùi mà mình ưa thích. Bực quá cũng chửi thầm trong lòng: «Tổ cha mấy thằng thổ dân... ».

Tôi còn nhớ những ngày còn là thầy Sáu thực tập tác vụ ở một giáo xứ thuộc Quận 3, Sài Gòn, tôi có dạy nhiều cặp giáo lý hôn nhân và tân tòng. Một cô dâu tương lai con của một đảng viên muốn gia nhập Công giáo để kết hôn với chú rể người Công giáo. Gia đình chú rể ở ngoài Miền Trung nên anh ta phải xin chuyển giấy tờ từ giáo xứ gốc vào Sài Gòn. Tuy nhiên, khi anh ta và gia đình lên xin giấy tờ chứng nhận của cha xứ thì vị cha xứ trẻ này đã lên mặt khanh tướng và chửi xối xả gia đình người chú rể này. Cha xứ này cho rằng gia đình chú rể tương lai nối giáo cho giặc, rồi dùng biết bao nhiêu từ ngữ thậm tệ khác không hề có trong từ điển để hạ nhục gia đình anh ta. Vị linh mục này cũng biết tôi rất rõ, anh ta là người chỉ hơn tôi vài ba tuổi và vì tu triều nên chịu chức trước tôi và thành cha xứ sớm nên anh ta làm vua sớm quá! Lúc đầu tôi cũng không tin những gì gia đình chú rể kể lại nhưng khi tôi gọi điện trực tiếp để nói rõ về những giấy tờ cần thiết thì tôi mới biết là chuyện đó có thật. Cũng một con người đó mà sao thay đổi nhanh quá. Tôi biết làm gì hơn ngoài lời cầu nguyện cho anh em linh mục này.

Rồi khi bắt đầu hiểu được ít nhiều hai loại ngôn ngữ pha tạp Tây Ban Nha và Guarani, tôi bắt đầu rong ruổi để thực hiện sứ vụ vương đế của mình không phải như một ông vua ở cung đình, nhưng như một vị vua vi hành để hiểu hoàn cảnh của dân. Tôi đã đến gõ cửa những người tự nhận là Công giáo nhưng không bao giờ tham dự các nghi thức và thánh lễ với cộng đoàn phụng vụ. Tôi đã năn nỉ họ, tâm sự với họ, chia sẻ thức ăn, thức uống với họ để hiểu họ hơn. Ngay những người được gọi là giáo lý viên hay ông trùm, ông biện mà chưa có một tờ hôn thú dân sự thì thử hỏi những người khác thế nào đây! Tôi đã năn nỉ họ đến tham dự các khoá học ngắn ngày về đời sống hôn nhân gia đình để hợp thức hoá cho họ. Một vị giáo sư luân lý đã từng chia sẻ với chúng tôi nếu có hai điều tốt và xấu thì dĩ nhiên chúng ta chọn điều tốt. Nhưng nếu cả điều đều xấu thì ta phải chọn điều ít xấu hơn. Tôi đã chọn làm điều này vì không còn cách lựa chọn nào khác. Năm ngoái 2008, tôi đã hợp thức hoá được hơn 100 cặp hôn nhân sống không giá thú cả đạo lẫn đời và có những cặp đã lên chức ông bà nội ngoại. Một vài gia đình trong số đó chẳng có tiền để làm thủ tục kết hôn dân sự và chúng tôi phải làm đơn xin miễn giảm. Họ có hỏi tôi bao nhiêu tiền họ phải trả khi tôi làm đám cưới cho họ. Tôi trả lời với họ là mỗi gia đình phải trả cho tôi hai kí củ mì là đủ (củ mì là món ăn chính của họ và rất rẻ).

Hôm nay ngồi viết những dòng này vào đúng dịp kỷ niệm ngày chịu chức linh mục của tôi. Hiện tôi cũng đang bù đầu cho các khoá giáo lý hôn nhân ngắn hạn để ngày lễ Thánh Gia sắp tới tôi sẽ hợp thức hoá cho 43 cặp vợ chồng đã sống với nhau lâu năm. Hôm nay tôi cũng đã cử hành thánh lễ Rước Chúa Lần Đầu cho 54 em thiếu nhi. Nhìn nét mặt ngây thơ và rạng rỡ của các em trong thánh lễ mà lòng tôi cũng vui lây. Dù công việc chính của tôi lúc này là Nhà Đào Tạo, nhưng vì một linh mục trong Dòng người Ái Nhĩ Lan cách đây mấy tháng bị tai biến và hiện giờ vẫn còn nằm liệt giường nên tôi phải kiêm nhiệm vùng truyền giáo của ngài đến hết tháng giêng năm 2010. Đến giờ này tôi càng xác tín hơn hơn ơn gọi của tôi và cái mơ ước ngày còn bé hơi trần tục một tý nhưng đó cũng là điểm khởi đầu cho ơn gọi của mình. Đối với tôi, sống sứ vụ vương đế không phải là ăn trên ngồi chốc và chờ người ta đến nhưng là phải hoà mình với mọi người và sẵn sàng đến với mọi người dù có lúc sẽ có nhiều thua thiệt và mất mát. Nhìn tấm hình chụp ngày chịu chức có vẻ phong trần còn bây giờ nhìn lại thì thấy mình thảm hại quá! Kinh Thánh đã nhận xét rất đúng: «Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân» (Ga. 2, 17). Ngày kỷ niệm chịu chức linh mục cũng là dịp để tôi hâm nóng lại ơn gọi tận hiến của mình để sống sứ vụ vương đế như Chúa Giêsu đã từng sống là «Ngài đến để chiên được sống và sống dồi dào » (Xc Ga. 10,10 ). Ước mong bạn hữu gần xa giúp thêm lời cầu nguyện để tôi mỗi ngày sống sứ vụ vương đế này có ý nghĩa hơn.

Paraguay ngày 31 tháng 10 năm 2009 - Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục,
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính quyền tỉnh Vĩnh Long cương quyết kế hoạch cướp Tu viện Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long
Lý Hành Gỉa
08:34 31/10/2009
VĨNH LONG - Ngày 10-09-2009, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Long (MTTQVL), đã mời Nữ tu Huỳnh Thị Bích Ngọc, bề trên Tỉnh dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho đến làm việc tại Văn phòng Ủy ban MTTQVL.

MTTQVL do ông Lê Văn Thế, phó chủ tịch MTTQVL chủ trì buổi làm việc. Ngoài ông Thế, còn có đại diện Thanh tra Nhà nước tỉnh Vĩnh Long, văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Cùng đi với Bề trên Tỉnh dòng đến văn phòng MTTQVL, còn có 6 nữ tu. Ngoài ra các nữ tu còn mời linh mục Dương Văn Thạnh, cha sở Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long, cùng đến gặp giới chức lãnh đạo tỉnh.

Gặp các nữ tu Dòng Thánh Phaolô, phó chủ tịch MTTQVL nói như ra lệnh về 4 nội dung các nữ tu phải chấp hành (ghi lại theo bản Thông báo số 06/TB-MTTQ-BTT ngày 10-09-2009 của UBMTTQ sau buổi làm việc):

(1) Việc chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long và bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định giải quyết phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh là đúng với quy định của pháp luật.

(2) Phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh sẽ khởi công xây dựng Quảng trường Thành phố và Công viên cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long.

(3) Những gì lãnh đạo hứa hỗ trợ Dòng Thánh Phaolô vẫn tiếp tục thực hiện khi Dòng có dự án và đề nghị.

(4) Khi công trình Quảng trường thành phố và công viên cây xanh được khởi công, đề nghị quý Dì (nữ tu) không nên đến hiện trường ngăn cản. Vì ngăn cản là vi phạm pháp luật.



Trước sự áp đặt một cách trắng trợn trong việc giải quyết tài sản nhà đất của Tu viện dòng Thánh Phaolô tại số 3 Tô Thị Huỳnh, các nữ tu đã kiên quyết bác bỏ mọi giải pháp áp đặt của chính quyền các cấp, kể cả đề nghị của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc đổi đất số 3 Tô Thị Huỳnh để lấy một miếng đất khác ở ngoài thị xã.

Trước sau như một, các nữ tu yêu cầu chính quyền các cấp phải trả lại Tu viện tại số 3 Tô Thị Huỳnh cho Dòng.

Các nữ tu khẳng định: không bao giờ bán, đổi phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh vì đó là tài sản lâu đời của Dòng.

Buổi họp kết thúc trong sự thất vọng của các nữ tu trước thái độ ngoan cố của nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long.
 
Tin Đáng Chú Ý
Ôi! Giáo dục!
Hai Tôm Cần Giờ
11:03 31/10/2009
Vì lợi ích mười năm trồng cây! Vì lợi ích trăm năm trồng người!

Câu nói ngắn gọn nhưng đủ nói lên tầm quan trọng của việc “trồng người” là như thế nào! Cái cây cần 10 năm nhưng còn người thì lại mười lần như thế!

Ông bà ta có câu: “dạy con từ thuở còn thơ!” cũng để nói lên việc giáo dục con cái trong gia đình phải giáo dục từ những ngày còn bé, những ngày còn lên hai, lên ba.

Một đất nước, có nền giáo dục tốt ắt hẳn sẽ được thừa hưởng một cuộc sống đậm chất của những người có văn hoá, có giáo dục. Và ngược lại, ở đất nước có nền giáo dục kém, nền giáo dục chắp vá, nền giáo dục không có nền tảng thì phải đón nhận cái hậu quả bi đát của việc đã giáo dục của mình. Một thực trạng tất yếu và đó cũng là quy luật tự ngàn xưa của con người: gieo gì - gặt nấy.

Hai Tôm ở cái vùng biển mặn đồng chua này thì biết gì về giáo dục nhưng cũng thao thức lắm về chuyện giáo dục cho con cái, cho thế hệ tương lai. Dẫu biết là tài hèn sức yếu nhưng lòng nó cứ nao nao làm sao đó trước một thực trạng giáo dục như hiện nay.

Ngày 29 tháng 10 vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, vị đứng đầu về giáo dục của đất nước đã thừa nhận: "Thực tế, gần 30 năm chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn đầu ra của các trường; chưa giữ được chuẩn của giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất...; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hằng năm chưa có đánh giá thực tế và có báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục đại học". Thêm vào đó, hiện nay việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Trong tổng số 376 đại học, cao đẳng trên cả nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 54 trường (14%); các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường (31%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường (33%); và có 81 trường dân lập, tư thục (22%).

Nhìn chung chất lượng đào tạo còn thấp, chưa có chuyển biến trên diện rộng, chưa tạo được sự đồng hướng về lợi ích, sự quan tâm đủ mạnh đến chất lượng giáo dục giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội.

Bộ GD&ĐT thừa nhận, do các trường chưa công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục một cách khách quan, toàn diện, chất lượng đào tạo còn thấp.

Người đứng đầu về giáo dục của cả nước đã bộc bạch rằng Bộ GD&ĐT chưa thể trả lời được 3 câu hỏi: Chất lượng đào tạo của các trường thế nào ? Các trường tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đào tạo thế nào ? Hiệu quả đầu tư từ ngân sách cho các trường ĐH, CĐ công lập thế nào ?".

Năm 2009, cả nước tuyển sinh hơn nửa triệu sinh viên, gấp 4 lần năm 1997 và 14 lần năm 1987. Còn về quy mô, tổng số sinh viên cả nước là 1,7 triệu em trong khi năm 1997 là hơn 700.000 và năm 1987 là 130.000. Năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, năm 2009 một giảng viên đào tạo tới 28 sinh viên. Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. 20 năm qua, số giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ đạt hơn 10%.

Dù đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhưng Bộ GD&ĐT vẫn phải thừa nhận, quản lý chất lượng giáo dục là khâu yếu nhất hiện nay. Chưa trường nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp nên hiện chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn diện.

Nghe những nhận xét, báo cáo của người đứng đầu ngành giáo dục sao mà đau lòng quá!

Dẫu biết rằng cũng đã quá nửa đời người, chẳng còn làm được gì cho xã hội, cho con người nhưng sao đau lòng quá!

Có “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” hay không khi đám con tật nguyền ở nhà chưa đủ bữa rau bữa cháo ?

Chắc có lẽ là không ? Chuyện cơm áo gạo tiền để cho lũ cháu đàn con là chuyện đương nhiên nhưng chuyện thao thức cho một nền giáo dục có chất lượng, có phẩm chất vẫn là thao thức của một con người hết sức bình thường.

Gần bốn mươi năm rồi sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, được hoàn toàn tự do để làm chủ đất nước chứ không bị nô lệ giặc Tây, giặc Tàu, giặc Mỹ nữa tưởng chừng sẽ khá hơn nhưng nền giáo dục của nước nhà nó cứ làm sao ấy ?

Và, có lẽ, cứ để tình trạng này tiếp diễn không biết 40 năm sau khi Hai Tôm đã xanh cỏ thì nền giáo dục không biết có khá hơn chút nào hay không ?

Hiện trạng, chỉ thấy thương cho lũ nhỏ ở nhà Hai Tôm. Mới có vài ba con chữ bi ba bi bô lớp một lớp hai thôi mà cái cặp táp của nó còn nặng cân hơn cả cái con người cộng thêm đôi giày đôi dép của nó cộng lại. Rồi lớn lên một chút, học ngày không đủ tranh thủ học cả ban đêm và khi bước vào đại học. Mang tiếng là du-nai-vớt-xi-ti Tôn Đức Thắng này cô-lét Huỳnh Thúc Kháng nọ nhưng ra trường có mấy đứa đáp ứng được nhu cầu công việc của xã hội. Nguyên nhân tại sao thì chắc mọi người đã rõ.

Nghe đâu báo chí đã làm bảng thống kê về công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp các trường du-nai-vớt-xi-ti và cô-lét thì chỉ có 30% số sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng lao động. Vậy thì 70% sinh viên còn lại chỉ là sinh viên ảo, có bằng thật mà kiến thức giả. Một thực trạng đau lòng của giáo dục.

Lại một đêm trằn trọc cho nền giáo dục của nước nhà.
 
Văn Hóa
Cách ứng xử làm đẹp cuộc sống
Gioan Lê Quang Vinh
11:06 31/10/2009
CÁCH ỨNG XỬ LÀM ĐẸP CUỘC SỐNG
(Tóm tắt bài nói chuyện của Gioan Lê Quang Vinh tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn ngày 24/10/2009)

Website Thanhlinh.net kể chuyện vui như sau: Có một cha xứ khó tính nọ quyết định ăn chay 40 đêm ngày và đi tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Chay đặc biệt. Cha được đánh động rất nhiều, nên khi vừa đi tĩnh tâm về tới nhà xứ, cha chạy vội vào khoe với bà giúp việc: “ Bà ơi, bà có biết không, cha xứ cũ của bà đã chết rồi”. (Ý cha muốn nói rằng: con người cũ của cha đã chết, và bây giờ cha đã thành một người mới). Nói xong, cha lấy một tấm bảng viết dòng chữ: "Cha xứ cũ của quý vị đã chết!" và cắm ở trước nhà thờ để báo cho mọi người biết cha đã được thay đổi. Được vài ngày sau, cha lại khó tính như xưa. Nhân lúc cha đang cử hành lễ Phục Sinh, bà giúp việc ra nhổ tấm bảng của cha lên và thay thế vào một tấm bảng khác. Sau khi làm lễ xong, cha bước ra khỏi nhà thờ và thấy tấm bảng của cha đã được thay thế bằng một tấm bảng mới. Cha tò mò lại xem ai viết gì trên tấm bảng. Cha ngạc nhiên thấy dòng chữ: "Chết 3 ngày thì Ngài đã sống lại".

Chuyện vui ấy nói lên rằng trong ứng xử giao tiếp ai cũng có cái gì đó làm người khác không vui, cha xứ hơi khó, giáo dân cũng không dễ, bà bếp lại càng khó! Chuyện khác, thấy Thảo Linh, vợ mình đi làm về trễ nhiều lần mà không giải thích vì sao, Tuấn rất bực bội. Một lần anh hỏi thẳng: “Cô đi đâu mà ngày nào cũng về trễ? Phụ nữ gì mà cứ la cà!”. Câu nói vừa thiếu tình cảm vừa đầy sự phán xét làm Thảo Linh thất vọng về chồng mình. Và cô cũng không vừa: “Ừ thì em thích la cà hư hỏng vậy đó”. Chiến tranh vợ chồng nổ ra ngay lập tức.

Tình huống rất ít tính nhân văn như thế là vấn nạn chung của con người và gia đình thời đại này. Một nhà tâm lý ở Hoa Kỳ là tiến sĩ Marshall Rodenberg đã nhiều năm nghiên cứu về ứng xử và đã viết nhiều sách cũng như mở các lớp học về phương pháp giao tiếp không có bạo lực (Nonviolent Communication, viết tắt NVC) để giúp giải quyết các xung đột gia đình. Ông giới thiệu đó là “Một phương pháp giao tiếp – nói và lắng nghe – giúp chúng ta trao cho nhau tấm lòng của mình, nối kết chúng ta với chính mình và với người khác theo một cung cách làm cho lòng nhân hậu nở hoa”. Phương pháp này đang được lan truyền mạnh mẽ và đã cứu được biết bao cặp vợ chồng mà sự xung đột tưởng như không còn cứu vãn được.

Những kiểu bạo lực

Rosenberg chỉ rõ ra rằng các cách ứng xử thiếu tình cảm có thể gọi chung là ứng xử bạo lực, làm cho cuộc sống nặng nề. Đó là việc phán đoán chủ quan, kết án quá vội vàng. Đó là đòi hỏi người khác phải làm điều này điều nọ theo ý mình mà không cần quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của họ. Đó là việc cho rằng hành vi này đáng thưởng hành vi kia đáng phạt.

Khi người chồng về nhà với một dấu vết lạ trên áo, người vợ có thể làm ba việc: thứ nhất, phán đoán: “Anh lại lăng nhăng, đi chơi với con nhỏ nào!”; thứ hai, không kềm chế cảm xúc, nổi giận hét lên “Anh làm thế mà được à?” thứ ba không nói rõ mình muốn gì, cứ la to “Anh đi luôn đi”. Và cách cư xử ấy rõ ràng là không có chút tình nghĩa nào. Đồng thời, cách cư xử ấy là vô trách nhiệm với chính tình cảm và cảm xúc của mình. Và tan vỡ cứ dần dần ló mặt!

Có một cách giao tiếp khác thọat nghe thì bình thường, nhưng Rosenberg cho rằng đó chính là bạo lực. Ấy là việc so sánh mình và hoàn cảnh của mình với người khác và hoàn cảnh của họ. Thúy An tốt nghiệp đại học nhưng chồng chỉ mới học hết cấp 3 bổ túc văn hóa. Tuy anh làm ăn giỏi, nhưng khi nói chuyện với chồng, cô thường phàn nàn “Giá mà anh học được như anh Lâm trưởng phòng của em thì anh đã…” Cách nói ấy được coi là bạo lực vì điều này rất dễ gây đổ vỡ trong gia đình. Khi so sánh chồng mình với người khác, Thúy An sẽ sống khổ sở, và làm cho chồng mình khổ lây. Hãy nhớ rằng Chúa ban cho mọi người những ân huệ khác nhau và không thể nói ai hơn ai kém.

Giao tiếp bằng tình cảm, không bạo lực

Rosenberg kêu gọi hãy sống và giao tiếp bất bạo động. Ông chỉ ra mấy điều căn bản sau đây mà chúng ta cần thực hiện ngay hôm nay, nếu muốn cuộc sống đẹp, tình cảm thăng hoa và các mối quan hệ trở nên dịu dàng hơn nhiều:

1. Quan sát mà không đánh giá.

Nhìn thấy người khác thực hiện một hành vi hay tỏ một thái độ, ta hãy khoan đánh giá là đúng hay sai, là tốt hay xấu. Cứ quan sát trước đi. Triết gia Ấn độ J. Krishnamurti cho rằng quan sát mà không đánh giá là dạng thức cao nhất của trí thông minh con người.

Chúa Giêsu đã phán: “Các con đừng đoán xét để khỏi bị xét đoán”. Nhưng cần phân biệt phán đoán luân lý khác với việc nhận định đúng sai. Chúng ta phải biết hành vi nào đúng và tốt, hành vi nào sai trái và xấu.

Một ví dụ cụ thể: nhìn thấy bạn gái mình vào quán café với anh chàng nào đó, bạn khoan hãy bảo cô ấy hư đốn, bất trung, bởi vì điều ấy hoàn toàn không chắc chắn. Nghĩ thế đã sai, đi nói với cô ấy như thế còn làm cô ấy bất bình và tự ái. Phải tách rời việc quan sát ra khỏi việc đánh giá. Quan sát là yếu tố quan trọng trong NVC, khi chúng ta muốn biểu lộ rõ ràng và chân tình đối với người khác. Khi chúng ta ghép chung quan sát và đánh giá là chúng ta bắt người khác phải nghe lời bình phẩm và chúng ta dễ gặp phản kháng.

2. Cảm xúc khi quan sát

Khi quan sát, ta sẽ có cảm xúc, hãy chú ý cảm xúc này. Phải phân biệt cảm xúc với suy nghĩ và phán đoán. Khi nhìn thấy bạn trai mình là Phước chở một cô gái tóc vàng, Bích Nga quan sát và thấy anh ấy chở cô gái chạy rất nhanh trước cổng trường. Cô bạn của Bích Nga bảo: “Hay là anh ta phản bội mày hở Bích Nga ?”. Nhưng rõ ràng đó là phán xét không có căn cứ. Nếu là em họ anh ấy thì sao? Bích Nga chỉ quan sát, biết thế, và có cảm xúc lo lắng, bất an. Cô ghi nhớ nỗi lo và nỗi buồn này.

3. Các nhu cầu căn bản

Bước thứ ba là dựa vào quan sát và cảm xúc ấy, ta xác định ta cần cái gì. Rosenberg nhắc lại các nhu cầu căn bản mà ta có thể xem xét: thứ nhất, nhu cầu độc lập và tự khẳng định mình. Thứ hai, nhu cầu được nhìn nhận và tôn trọng. Tiếp theo là nhu cầu hiệp thông về tâm linh. Ngòai ra còn có nhu cầu được chăm sóc, chú ý v.v…

Trường hợp Bích Nga trên đây, với cảm xúc ấy, cô có nhu cầu gì? Rõ ràng là nhu cầu được Phước, bạn trai mình quan tâm, chia sẻ và tôn trọng. Vậy cô phải làm gì?

4. Diễn đạt yêu cầu.

Trong giao tiếp, điều cản trở sự thông hiểu chính là không chịu diễn đạt hay diễn đạt khác ý mình muốn nói. Đã có nhu cầu và xác định được nhu cầu thì phải nói cho người kia biết mình muốn gì. Nói cách rõ ràng và cụ thể. Nói cách chân thành và xây dựng. Nhu cầu của mình cũng phải là nhu cầu chính đáng, làm phong phú thêm cho cuộc sống. Bích Nga đã xác định nhu cầu của mình là được tôn trọng, được quan tâm, thì cô cũng nên nói cho anh biết. Đừng nói kiểu nước đôi: “Anh như vậy mà được à. Thôi anh đi luôn đi”. Yêu cầu này vừa không tích cực vừa không diễn tả trung thực tâm hồn mình. Là người yêu quí tình cảm, Bích Nga nhỏ nhẹ nói: “Em thấy anh chở ai đó, em buồn và lo lắm. Lần sau anh đừng làm gì khiến em buồn được không anh?” Cũng là lời nói, nhưng lời này sẽ làm Phước suy nghĩ và yêu quí Bích Nga hơn.

Hai yếu tố chính của giao tiếp không có bạo lực

1. Diễn đạt chân thành.

Chúng ta được dạy phải hướng về người khác hơn là giao tiếp với chính mình. Do đó, việc diễn đạt ý kiến có vẻ dễ hơn diễn tả cảm xúc. Nhưng diễn đạt cảm xúc và tình trạng dễ thương tổn của ta có thể giải quyết các xung khắc. Khi diễn tả cảm xúc, nên dùng những từ ngữ cụ thể chính xác, chứ đừng dùng những từ ngữ mơ hồ hay chung chung.

Chúng ta cần chú ý là điều người khác làm có thể kích thích cảm xúc của ta, nhưng đó không phải là nguyên nhân của cảm xúc. Cảm xúc sinh ra là do ta chọn cách cảm nhận điều người khác nói hay làm.

Do đó đừng đổ lỗi cho người khác khi ta có cảm xúc buồn lo hay giận dữ. Đừng trách mình cũng đừng trách người mà hãy tìm cách biểu lộ cảm xúc ấy.

2. Đón nhận với sự thấu cảm

Thấu cảm, sâu xa hơn thông cảm, là khả năng hiểu và chia sẻ những cảm xúc, nhu cầu và tình cảm của người khác. Đó chính là khả năng biết đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh và tình huống của người khác. Hãy có mặt và chỉ cần sự cómặt của ta, không làm gì cả, để lắng nghe những cảm xúc và nhu cầu của người khác. Cố gắng giữ thấu cảm lâu dài, chú ý có khi nỗi đau làm ta mất khả năng thấu cảm.

Thấu cảm có khả năng chữa lành, do đó có thể dùng thấu cảm xoa dịu những nguy cơ, dùng thấu cảm để làm hồi sinh cuộc đàm thoại thiếu sinh khí, và giữ thấu cảm trước sự lặng thinh của người khác.

Trong gia đình, nếu các thành viên biết lặng lẽ quan sát, biết chân thành diễn đạt cảm xúc và biết hiện diện bên nhau với thấu cảm sâu xa thì mọi bạo lực sẽ biến tan, mọi nguy cơ đổ vỡ sẽ không có cơ hội bùng phát và lúc đó, cuộc sống sẽ đẹp biết bao!