Ngày 23-10-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Để có thể nhận định đúng
Lm. Minh Anh
00:51 23/10/2020

ĐỂ CÓ THỂ NHẬN ĐỊNH ĐÚNG
“Các ngươi biết tìm hiểu diện mạo trời đất,
còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Mặc cho thế sự thăng trầm, không ít người trong chúng ta cũng bàng quan như những người đương thời Chúa Giêsu, để rồi, Ngài cũng trách chúng ta như đã trách họ, “Các ngươi biết tìm hiểu diện mạo trời đất, còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu?”. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta lặng thinh, trầm tư, ‘để có thể nhận định đúng’ thời điềm hiện tại dưới cái nhìn của Thiên Chúa.

Với chúng ta, những người theo Chúa, ‘để có thể nhận định đúng’, chúng ta cần có khả năng nhìn thấy sự tốt lành của Thiên Chúa và sự hiện diện của Người; cùng lúc, có khả năng phân định và mục kích những hoạt động của ma quỷ trong thế giới hôm nay.

Một trong những thủ đoạn của ác thần là thao túng và dối trá. Ma quỷ tìm cách làm cho con người bối rối và phân hoá theo vô số cách; những lời dối trá của nó có thể đến từ các phương tiện truyền thông, qua các nhà lãnh đạo chính trị và đôi khi, thật xót xa, qua cả một số lãnh đạo tôn giáo. Ma quỷ yêu thích điều đó khi gây được chia rẽ và rối loạn đủ các loại hình giữa các tổ chức, cộng đoàn và gia đình.

Vì vậy, ‘để có thể nhận định đúng’ thời điềm hiện tại, chúng ta phải làm gì? Trước hết, phải toàn tâm toàn ý với Sự Thật, mà Sự Thật là chính Chúa Giêsu, “Đường, Sự Thật và Sự Sống”. Chúng ta phải tìm kiếm Ngài trên hết mọi sự qua việc chiêm ngắm, cầu nguyện và để cho sự hiện diện của Ngài bao phủ cuộc sống mình. Từ đó, chính Thánh Thần của Ngài sẽ giúp chúng ta phân định điều gì không đến từ Chúa Giêsu: đó là chia rẽ, phân hoá, vụ hình thức, vô hồn, bè phái, nhóm lợi ích đời cũng như đạo; và điều gì đến từ Ngài: đó là khiêm tốn, hiệp nhất, yêu thương, tha thứ, nhân ái và nhân bản. Thánh Phaolô trong thư Êphêsô hôm nay cũng nói đến điều đó, “Anh em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái: hãy lo bảo vệ sự hiệp nhất tinh thần, lấy bình an hoà thuận làm dây ràng buộc”; đó là dòng dõi những kẻ thuộc về Thiên Chúa, “Lạy Chúa, đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài” như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng.

Xã hội mang đến cho chúng ta vô vàn lựa chọn ‘đạo đức’ ảo, vì vậy chúng ta có thể thấy mình bị lôi kéo ở chỗ này, chỗ khác. Chúng ta có thể thấy tâm trí mình đang bị thử thách và đôi khi, cả những chân lý căn bản nhất cũng bị tấn công và bóp méo. Chẳng hạn, nạn phá thai, cái chết êm dịu và hôn nhân đồng tính; những giáo huấn đạo đức về đức tin liên tục bị tấn công trong các nền văn hoá khác nhau; chính phẩm hạnh con người và phẩm giá gia đình mà Thiên Chúa đã thiết định bị đặt vấn đề và bị thách thức trực tiếp. Một ví dụ khác về sự nhầm lẫn trong thế giới hôm nay là việc yêu thích tiền bạc. Nhiều người bị lôi cuốn, mê mải của cải vật chất; họ bị lôi kéo vào sự dối trá rằng, đây là đường dẫn đến hạnh phúc. ‘Để có thể nhận định đúng’ thời điềm hiện tại, chúng ta phải cầu nguyện, trầm tư; nhờ đó, cùng với Thánh Thần, nhìn thấu sự nhầm lẫn và những sai lầm về văn hoá, đạo đức mà con người đang chạy theo trong thời đại hôm nay.

Mặt khác, ‘để có thể nhận định đúng’ thời điềm hiện tại, chúng ta còn phải biết nhìn vào những tích cực và những ‘hiện tượng thánh’. Để con người biết quý trọng phẩm giá gia đình, Thiên Chúa ban cho Giáo Hội hai thánh Louis & Zélie Martin, cha mẹ Têrêxa Hài Đồng Giêsu; để con người biết yêu thương và tôn trọng người nghèo, Giáo Hội có một Têrêxa Calcutta; để kêu gọi việc trở về với suối nguồn Thánh Thể, cũng như việc dùng các phương tiện để rao truyền Thiên Chúa, Giáo Hội có Carlo Acutis.

Anh Chị em,

Tìm kiếm sự thật trong thời điểm hiện tại là cách duy nhất để sống còn trong một thế giới mà Satan đang giăng bủa bao xấu xa, cùng lúc, ném vào chúng ta bao nhầm lẫn, đố kỵ và ích kỷ. Vậy mà không hẳn tất cả đáng bi quan như thế. Trong những ngày hôm nay, từng đoàn xe từ Nam ra, từ Bắc vào cùng những hy sinh của bao anh chị em bên kia nửa vòng trái đất đang đổ về miền Trung thân yêu những chia sẻ đáng trân trọng. Và kìa, Thiên Chúa đang hiện diện, Người cùng khóc, cùng đồng hành với cảnh tang thương của con cái mình. Người đã gõ cửa trái tim bao người để kẻ có của, người có công, chung tay cứu đói những anh chị em không quen biết… Như vậy, Thiên Chúa vẫn hiện diện và hoạt động cách này cách khác và đó là dấu chứng của thời đại. Vì thế, ‘để có thể nhận định đúng’ thời điềm hiện tại, Thần Chân Lý của Chúa Giêsu phải có một vai trò thiết yếu, Ngài phải thâm nhập toàn bộ trí tri con người chúng ta; Ngài sẽ dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật của thời đại, một thời đại của Thánh Thần, thời đại của ân sủng, cũng là thời đại cần nhận ra sự có mặt của Thiên Chúa hơn bao giờ hết.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ‘để có thể nhận định đúng’ thời điềm hiện tại, xin cho con can đảm và khôn ngoan để có thể nhận ra và từ chối những gì xấu xa của Satan; đồng thời, biết tìm kiếm những gì là đẹp lòng Chúa bằng cách cộng tác với Chúa để xoa dịu, chữa lành và cứu sống thế giới”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật XXX Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
05:11 23/10/2020

CHÚA NHẬT XXX TN (A)
Xuất Hành 20: 22-26; Psalm 17; 1Thêxalônica 1: 5c-10; Mátthêu 22: 34-40

Trong văn phòng tôi, trên bức tường có treo một bức tranh do một giáo sĩ Do thái tặng. Bức tranh cho thấy một cuộn kinh Torah (sách Kinh Thánh Do Thái) chưa mở ra, cuộn giấy đã cũ và rách nhiều, nên cộng đoàn không còn bọc bằng bao vải đẹp, lấy ra khỏi nhà tạm. Cuốn Torah đó đã được phục chế lại, nhưng, trước khi đặt nó vào nhà tạm, nó phải được làm phép và dâng hiến lại. Đây là cách họ gìn giử cuốn Torah.

Khi cộng đoàn hội họp với nhau trong hội đường, cuốn kinh Torah sẽ được mở ra ở giữa tất cả cộng đoàn. Một số thành viên của cộng đoàn mang găng tay trắng, cầm cuộn kinh Torah, tất cả những người khác đứng phía bên trong hội trường chung quanh cuộn Torah chưa mở ra. Vị Rabbi mặc lễ phục phụng vụ đứng trong vòng cộng đoàn thực hiện nghi thức dâng hiến cuốn Torah trước khi đặt cuốn Torah vào nhà tạm. Một người trong cộng đoàn nói "Trong nhà tạm chúng tôi chỉ để cuốn Torah, cho dù nó đã cũ xưa quá rồi; như một cuốn sách chết. Nhưng đó là sách ghi Lời Hằng Sống của Thiên Chúa". Cộng đoàn được tái dâng hiến cùng vởi cuốn kinh Torah.

Một biểu tượng khác mang hình ảnh của việc cộng đoàn Do Thái có tính luôn phó thác cuộc sống vào Lời Thiên Chúa được thể hiện ở nhà họ. Đó là hình tượng của một cuốn Mazuzah có hình ống được đặt ngay ngưỡng cửa vào ngôi nhà của người Do thái. Trong cuộn đó có chứa một câu trích dẫn từ Kinh Thánh. Thí dụ như câu Chúa Giêsu trích dẫn hôm nay "Nghe đây, hỡi Israel! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh, hết lòng hết dạ, hết sức anh". (Đnl 6:4,5), Ở nơi tôi sinh trưởng, tôi thường thấy những người láng giềng Do thái hôn ngón tay họ rồi sau đó sờ vào cuốn Mezuzah trước khi đi ra hay bước vào nhà.

Đó là cách anh chị em Do thái sùng kính Lời Thiên Chúa: Cuộn kinh Torah nói là Lời Chúa được mở ra bao trùm cộng đoàn phụng vụ từ đền thờ cho đến nhà ở và những nơi sinh hoạt khác. Thế nên phải hôn nó khi đến và đi mỗi ngày từ nhà của họ. Tất nhiên mazuzah không phải là một bùa may mắn, cũng không phải là tập tục mê tín dị đoan, mà là biểu hiện của sự mong ước là được sống một cuộc sống có hướng dẫn và được xác lập bởi Lời Chúa, như một phần của cộng đồng, trong nhà của họ và mọi nơi.

Khi người ta hỏi Chúa Giêsu điều răn nào lớn nhất. Chúa Giêsu đã trích dẫn điều răn chính trong đức tin Do thái. Câu văn được viết trong cuộn Mezuzah để nơi cửa ra vào nhà. Rồi Chúa Giêsu thêm vào đó một lời dạy khác được trích trong những lời dạy tiên khởi khác trong Cựu Ước: Yêu mến Thiên Chúa hết lòng là điều răn thứ nhất và thêm vào đó, yêu mến tha nhân như chính mình.

Nếu một người ngoại giáo hỏi một người Do thái "Hình ảnh Thiên Chúa của bạn để ở đâu?". Người Do thái đó sẻ trả lời "chúng tôi được dựng nên giống với hình ảnh Thiên Chúa", nghĩa là "Hình ảnh Thiên Chúa chúng tôi được tìm thấy ở trong mỗi con người của nhân loại". Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói đến trong bài Phúc âm hôm nay. Làm sao con người chúng ta có thể bày tỏ lòng tôn kính chính đáng đối với một Đức Chúa vô hình trong thế giới đời sống hằng ngày của chúng ta? Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách thức. Chúa Giêsu lấy điều răn yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức của chúng ta đặt vào trong tình yêu mến tha nhân. Theo Lời Kinh Thánh nói ở chỗ khác: khi chúng ta muốn yêu mến Thiên Chúa là Đấng chúng ta không hề trông thấy, hãy yêu mên người khác mà chúng ta đang trông thấy. Mỗi người trong chúng ta là nơi Thiên Chúa ngự: "Chúng ta được dựng nên với hình ảnh Thiên Chúa".

Trong một bài giảng, người thuyết giảng có thể nói về một vị thánh được mến yêu, hay một vị thánh mà cộng đoàn và cả giáo dân thấy được vị đó đã có một tâm hồn yêu mến Thiên Chúa và tha nhân vô cùng mãnh liệt rất đặc trưng. Thí dụ, một trong những vị thánh lớn của dòng Đaminh, là thánh Rose ở Lima. Bà được sinh ra vào năm 1586 tại thành Lima xứ Pêru và được đặt tên là Isabel. Người ta gọi bà là Rose vì bà đẹp một cách lạ lùng. Nhiều thanh niên theo đuổi bà để cầu hôn. Cha mẹ bà hy vọng bà gặp được một “cuộc hôn nhân tốt” và gặp được gia đình giàu có, vì cha mẹ bà nghèo. Rose mong ước có một ngày nào đó đựoc sống trọn vẹn cho Thiên Chúa mà thôi. Gương mẫu lý tưởng mà thánh nữ học hỏi là Catherine ở Siena (thuộc dòng Đaminh). Catherine ở dưới cầu thang trong nhà cha mẹ ba năm, để luôn luôn cầu nguyện. Rose bắt chước Catherine vào ở trong một túp liều nhỏ sau vườn và dành hết tâm trí để cầu nguyện. Hãy nhớ "Bạn yêu mến Đức Chúa, là Thiên Chúa của bạn, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn".

Cũng như với Catherine Chúa Kitô thôi thúc Rose bước ra khỏi túp liều, và thực hiện những hành vi đầy lòng thương xót cho người nghèo, những người địa phương và người nô lệ. Ngoài ra, Rose không chỉ nghĩ đến tội lỗi của bản thân mình, mà còn nghĩ đến những lỗi phạm trong xã hội nữa. Lúc đó người Tây Ban Nha đang cai trị Pêru, và đàn áp dân địa phương. Rose muốn yêu mến Thiên Chúa với hết tâm hồn và hết trái tim của bà, để yêu mến tha nhân. Giống như chúng ta đang tụ tập nơi đây để thờ phượng và chúc tụng Chúa. Rose luôn tôn kính lời Chúa và được lời Ngài hướng dẫn chở che trong việc ra đi phục vụ người khác.

Tôi chọn Rose ở Lima qua sự tham chiếu các thánh đức của Catherine ở Siena không phải vì cả hai là người của dòng Đaminh, nhưng là để minh hoạ vè một cách sống theo lời Chúa dạy của hai vị thánh. Các vị thánh đó cho chúng ta thấy ơn sũng của Thiên Chúa có thể thực hiện hoàn tất trong chúng ta; nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết tâm hôn và hết trí khôn, và yêu mến tha nhân, như chính chúng ta.

Bài đọc thứ nhất trích trong sách Xuất Hành cho thấy là Đức Chúa luôn luôn để ý đến những người hèn kém nhất trong xã hội. Bài đọc hôm nay được trích từ phân đoạn trong sách Xuất Hành gọi là "Sách về lời giao ước" là bài dạy về những điều tốt phải làm trong xã hội dựa trên lòng thương xót chứ không dựa trên luật lệ. Đối với những người có nhiều khó khăn, luật cấm có một vài hành vi không đủ để bảo vệ họ.

Vì người Israel cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa khi họ còn bị lưu đày ở Ai Cập, và trong lúc họ đi qua sa mạc. Nay đến lượt họ, họ cũng phải tỏ lòng thương xót với những người cũng thiếu thốn như họ. Luật pháp của họ luôn phản ảnh sự thương xót mà họ đã được hưởng. Thí dụ như: họ phải nhớ là trước kia họ là người xa lạ ở Ai Cập nên họ không nên đối đãi tệ hại đối với với những người xa lạ trên đất nước họ.

Các phương tiện truyền thông đưa tin về tình hình biên giới ở đất nước chúng ta. Trong những ngày này, chúng ta thấy rõ nhu cầu cần thiết của những người phải rời bỏ quê hương vì nghèo đói và bạo lực để tìm nơi trú ngụ ở đất nước chúng ta. Người xa lạ và người di dân nơi đất nước xa lạ thường rất dễ bị lạm dụng và bóp nghẹt. Họ đã rời bỏ sự giúp đở của gia đình, của văn hóa và hoàn cảnh quen thuộc để cố gắng trốn khỏi quê hương tìm nơi an cư. Trong nhiều cách, họ cũng giống như người Israel ở Ai Cập, người xa lạ nơi đất khách quê người và hoàn toàn tùy thuộc vào lòng hiếu khách của dân bản xứ là chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


30th SUNDAY (A)
Exodus 20: 22-26; Psalm 18; 1Thessalonians 1: 5c-10; Matthew 22: 34-40

I have a picture on my wall, a gift from a rabbi. It shows her blessing an unfurled scroll of the Torah. The scroll was old and tattered, so the community removed it from the tabernacle and from its beautiful cloth covering. They had it restored, but before putting it back into the tabernacle, they blessed and rededicated it. This is how they did it.

With the congregation assembled in the synagogue they unrolled the scroll and encircled the community with it – some members of the community, wearing white gloves, held the scroll, all the rest were inside the circle made by the unfurled scroll. The rabbi, dressed in liturgical robes and on the inside of the circle with the community, is shown in the process of rededicating the scroll before putting it back in the tabernacle. A member of the congregation said, "We couldn’t just put it away, after all it’s not an antique, a dead book. It’s the living Word of God." The community was also rededicated along with the scroll.

Another symbol, or sign of the Jewish community’s dedication to God’s Word, is also evident, closer to home – in fact, at the entrance to Jewish homes. It is the mezuzah, a cylinder that is placed on the doorpost of a home. It contains a scriptural quote. For example, the one Jesus quotes in part today, "Hear, O Israel! The Lord is our God, the Lord alone! Therefore you shall love the Lord, our God, with all your heart and all your soul and with all your strength" (Dt. 6:4). Where I grew up I used to see my Jewish neighbors kiss their fingers and then touch the mezuzah on entering and leaving their homes.

Such is the devotion to God’s Word by our Jewish sisters and brothers: to encircle a community of worshipers with the written word; to kiss it as they come and go each day from their homes. Of course the mazuzah is not a good luck charm, nor kissing it mere superstition, but an expression of their desire to live a life guided by and strengthened by God’s Word, as part of a community, in their homes and beyond.

When asked about the greatest commandment Jesus quoted the central commandment of Jewish faith, the one posted on the door frames. Then he takes another teaching, one among many more in the Old Testament, and places it alongside the first. Total love of God is the first commandment and joined to it, love of neighbor as yourself.

If a pagan were to ask a Jew, "Where is your image of God?" They would respond, "In God’s image we were made." I.e. "The image of our God is to be found in each human being." That’s what Jesus is implying in today’s gospel. How can we mere humans pay proper homage to an invisible God in our world, in our daily life? Jesus shows us how. He takes the command about loving God with all of ourselves and puts with it the love of neighbor. As Scripture suggests elsewhere: if you want to love the God you can not see, love the human you can see. Each of us is a dwelling place of God, "In God’s image we were made."

For a narrative preaching the preacher might pick a favorite saint, or one relevant to the local community and show how they were characterized by an intense love of God and neighbor. For example, one of our great Dominican Saints was Rose of Lima. She was born in Lima Peru in 1586 and her name was Isabel. But they called her Rose because of her extraordinary beauty. She was besieged by suitors. The parents hoped for a "good marriage;" a good financial arrangement, because they needed the money. Rose longed for the day when she could live for God alone. Her model was Catherine of Siena (another great woman Dominican). Catherine spent three years in her parent’s home under a staircase in constant prayer. Rose imitated Catherine, moved into a little hut in the garden and devoted herself to constant prayer. Remember, "You shall love the Lord, your God, with all your heart with all your soul, and with all your mind."

But like Catherine, Christ urged Rose out and she practiced works of mercy for the poor, the indigenous and slaves. In addition, she wasn’t just concerned about personal sin, but social sin; the Spanish had conquered and oppressed the natives. Rose had wanted to love God with all her heart, with all her soul with all her mind and she did that by devoting her heart, soul and mind to loving her neighbor. Just like us gathered in worship, Rose was encircled by the Word of God and it was as if she kissed that Word and was guided by it in her going to and coming from serving others.

I chose Rose of Lima, with a side reference to Catherine, not just because they were Dominicans, but to illustrate that the life of any saint puts flesh and blood on the teachings of Jesus. They show us what God’s grace can accomplish within us; that we mere humans are capable, with God – of loving God with all our heart, soul and mind – and our neighbor as our self.

The first reading from Exodus shows that God has always been especially concerned about the neediest in society. Today’s selection comes from a section in Exodus called the "Book of the Covenant," which is a teaching of social ethics based, not on laws, but on compassion. For those in most need, laws that prohibit certain acts are not enough to protect them.

Because the Israelites experienced God’s compassion when they were slaves in Egypt and as they traveled through the desert they, in turn, were to be compassionate to those in similar need. Their laws were to reflect the compassion they received. For example, they were to remember that they were once aliens in Egypt, so they were not to wrong the alien or stranger in their own land.

The media coverage of our own border situation these days has made us aware of the dire circumstances of those who have had to leave their homes because of poverty and violence to find refuge in our country. Strangers and immigrants in a strange land are vulnerable to abuse and being taken advantage of. They have left the support of their families, culture and familiar surroundings in an attempt to flee their homeland and find protection. In many ways they are like the Israelites in Egypt, strangers in a foreign land and totally dependent on the hospitality of its native people – us.
 
Thứ Bẩy 24/10: Nếu các ngươi không ăn năn hối cải - Suy Niệm của Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
06:32 23/10/2020

Phúc Âm: Lc 13, 1-9

"Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo: "Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy".

Người còn nói với họ dụ ngôn này: "Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!" Nhưng anh ta đáp rằng: "Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi".

Ðó là lời Chúa.
 
Suy niệm Chúa nhật 30A: Tuy hai mà một
Lm. Xuân Hy Vọng
09:40 23/10/2020
TUY HAI MÀ MỘT

Đâu đó bạn bè, những người không có đạo thường hỏi chúng ta rằng: cốt lõi của đạo Công Giáo là gì? hoặc điểm chính yếu nhất của đạo Công Giáo là gì? Đặt trường hợp, chúng ta được hỏi, liệu chúng ta có thể trả lời được chăng? hay chúng ta chỉ nhoẻn miệng cười trừ, rồi tạm biệt, hẹn ngày trở lại!!

Tin Mừng hôm nay, câu hỏi mà nhóm luật sĩ đặt ra cho Đức Giê-su cũng hóc búa chẳng kém. Tuy từ ngữ khác với câu chữ thời đại chúng ta, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy nội dung không khác gì mấy, “Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?” (Mt 22, 36). Như chúng ta biết, toàn bộ lề luật Mô-sê và sách các Tiên tri (mà bây giờ chúng ta gọi là Kinh Thánh Cựu Ước) rất nhiều, đặc biệt lề luật của người Do Thái thời ấy thì vô vàn, tỉ mỉ đáng kinh ngạc. Cho nên những ai được gọi nhà thông luật hồi đó, quả thật cũng thuộc loại xuất chúng, không xem thường được!

Họ tưởng rằng, Đức Giê-su sẽ không trả lời được, nhưng ngờ đâu Ngài tóm tắt toàn bộ sách luật Do Thái chỉ bằng một câu ngắn gọn, đó là giới răn yêu thương: kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Tuy hai điều nhưng chỉ là một. Ngài trưng dẫn nguyên văn sách Cựu ước: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (x. Đnl 6, 5) và “ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi” (Lv 19, 18). Ngài quả quyết mạnh mẽ và rõ ràng: “Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy…Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó” (x. Mt 22, 38-40). Nói cách khác, Đức Giê-su đặt tầm quan trọng của điều răn mến yêu tha nhân như tính hệ trọng của điều răn yêu mến Thiên Chúa. Và hai giới răn này không được tách rời. Nếu tách biệt, hoặc trọng một điều mà không thực hiện điều kia, thì chúng ta đang rơi vào những lời biện hộ như thường được nghe, được thấy diễn ra trong thực tế của đời sống hằng ngày.

Cụ thể không ít người Công Giáo nghĩ và sống: kính mến Chúa, được thể hiện qua việc đọc kinh, tham dự Thánh lễ, tích cực hăng hái trong công việc nhà xứ, nhưng lại không dễ tha thứ, thương yêu anh chị em mình. Nhiều người vào nhà thờ đọc kinh sốt sắng, to rõ ràng, nhưng khi bước ra khỏi nhà thờ, hoặc về nhà thì lại không dễ thương, nhẹ nhàng, đón nhận yêu mến anh chị em, dễ cáu gắt, để bụng, giận hờn ghen ghét, ganh tị, nuôi hận thù…, hoặc đối xứ không tốt với hàng xóm láng giềng, và thường nhận lại lời chê bai: ‘người có đạo mà sống tệ vậy à?!!!!’ Lắm lúc, chúng ta trung thành, nhiệt tâm với nhà Chúa, năng nỗ đọc kinh hằng ngày, tham gia các hội đoàn giáo xứ, nhưng mối tương quan với anh chị em lại chẳng được tốt, hoặc không mến yêu tha nhân. Ngược lại, nhiều lúc được hỏi: tại sao không đi lễ, không đọc kinh nguyện hằng ngày, thì lời biện hộ hay lí do hay được nhắc tới, là: ‘đạo tại tâm mà, cho nên khỏi phải đi lễ, đọc kinh, chỉ cần yêu thương người, sống tốt với người khác là đủ!’, hay tiêu cực hơn với lối suy nghĩ ‘những người đi lễ, đọc kinh đấy, nhưng vẫn chửi bới người khác, chẳng muốn hy sinh gì của mình để giúp đỡ tha nhân, cho nên tôi chẳng cần làm vậy, biết giúp đỡ người khác, làm việc từ thiện là tốt đẹp rồi!’.

Chẳng cần bàn luận nhiều, hai xu thướng trên đã và đang hiện hữu ngày càng rõ rệt nơi chúng ta. Nếu chúng ta cứ sống như vậy, thì chắc hẳn giới răn yêu thương bị chia cắt; đúng hơn, chúng ta chưa sống đúng điều răn bác ái mà Chúa dạy. Thật ra, khi chúng ta thật lòng kính mến Chúa với toàn bộ con người chúng ta, thì nhờ điều này mà chúng ta mở lòng đón nhận và yêu thương anh chị em như chính bản thân ta. Và ngược lại, mỗi lúc chúng ta làm việc bái ái, giúp đỡ, tha thứ, yêu mến anh chị em thật tình, thì chúng ta cũng đang nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi họ và kính mến Chúa. Tuy nhiên, lắm lúc chúng ta yếu đuối, tội lỗi, sa ngã, không kiềm chế và xét mình mỗi ngày, thì bị rơi vào tình trạng như thể ‘lừa dối bản thân’ vì như lời của Thánh Gio-an viết: “nếu ai nói: tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy…Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (x. 1Ga 4, 20-21).

Chính vì vậy, nếu chúng ta thật sự yêu mến hết con người mình thì lòng mến đó sẽ được bộc lộ một cách cụ thể qua những hành động, thói quen tốt lành như: tham dự Thánh lễ, nguyện gẫm, chuyện trò, tâm sự với Chúa trong các buổi tĩnh tâm, những giờ học hỏi Lời Chúa, học giáo lý; nhất là để Chúa biến đổi bản thân, đón nhận Lời và Mình Máu Thánh nuôi dưỡng chúng ta, Ngài mở lòng, thúc giục chúng ta biết chấp nhận yêu thương anh chị em như chính mình, dám hy sinh thời gian, sức lực, tiền của, trí lực, tài năng để giúp đỡ tha nhân. Những ai dám nói mình tích cực làm việc bác ái, mà không bắt nguồn từ lòng mến Chúa, từ mối tương quan thân tình với Chúa, từ việc thực hành Lời Chúa, thì có lẽ đó chưa được gọi là việc bái ái, đó chỉ có thể là việc từ thiện như biết bao nhiêu tổ chức ngoài xã hội hoặc kể cả những ai không phải Công Giáo cũng đang nỗ lực thực hiện thôi. Thoạt tiên, chữ ‘công việc bác ái’ và ‘công việc từ thiện’ dường như giống nhau và không ít người Công Giáo nghĩ có thể hoán chuyển cho nhau. Tuy nhiên, nếu xét thật gần và kỹ lưỡng về nền tảng, động lực của nó, chúng ta sẽ thấy khác xa. Công việc từ thiện thì ai cũng làm được, miễn họ có lòng thương cảm, trắc ẩn, bất luận họ là Công Giáo hay không. Trong khi ấy, việc bác ái thật sự được xuất phát từ tình mến Thiên Chúa. Đúng hơn là, Thiên Chúa yêu thương chúng ta tha thiết, vô bờ bến, và chúng ta được cảm nhận tình yêu ấy, rồi nó khiến chúng ta kính mến Người như ‘tình yêu đáp đền tình yêu’, ‘con tim đến với con tim’. Mặc khác, tình Chúa dành cho chúng ta quá lớn, nên chúng ta cảm nhận tình yêu ấy đến độ chúng ta dám ra khỏi những gì an toàn, thoải mái của bản thân mà đến với anh chị em bằng nụ cười tươi, bằng ánh mắt yêu thương, bằng đôi tay mở rộng, bằng tâm hồn trong sáng, vị tha, bằng đôi chân tiến bước giúp đỡ tha nhân, cách riêng những ai bị gán cho vùng ‘ngoại vi’, bị loại bỏ, bị xa lánh…Nói một cách chính xác, lúc ấy, chúng ta đang sống giới răn yêu thương thật sự.


Lạy Chúa, ngay giờ đây, ngay khoảnh khắc này, chúng con quỳ trước Chúa, không phải để nài nỉ cầu xin, cho bằng dâng lời cảm tạ vì Chúa đã yêu thương con vô hạn, mặc dù lòng mến của chúng con với Chúa hữu hạn, và đôi lúc tính toán, đầy những điều khoản hay lời hứa suông. Nhưng thật hạnh phúc, nhờ tình Chúa, mà mỗi ngày chúng con cảm nghiệm và được yêu mến Ngài nhiều hơn, thật hơn, cũng như biết mến yêu anh chị em khác nữa.

‘Mến Chúa yêu người’ giới răn yêu thương
Tuy hai mà một, tuy một mà hai
Không thể tách rời, trung thành thực thi
Tương giao chặt chẽ, hoà quyện vào nhau
Như sắc không màu, như màu đa sắc
Hằng ngày cảm nhận, khoảnh khắc yêu thương. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Đức Hồng Y Raymond Burke về nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến các kết hiệp dân sự
Đặng Tự Do
15:54 23/10/2020
Bộ phim tài liệu “Francesco” đã và đang tiếp tục gây ra những hoang mang rất lớn. Đức Hồng Y Raymond Burke, nguyên chánh án Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh cho rằng những nhận xét được nêu ra trong cuốn phim áp đặt lên các mục tử cho các linh hồn bổn phận lương tâm là phải đưa ra các minh định phù hợp và cần thiết.

Nguyên bản tiếng Anh tuyên bố của ngài có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Ngày 22 tháng 10 năm 2020

Các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới đã đưa tin với một sự nhấn mạnh đặc biệt, như một sự thay đổi truyền thống, tin tức theo đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố rằng những người trong tình trạng đồng tính luyến ái, là con cái của Chúa, “có quyền có một gia đình” và “Không ai nên bị vứt bỏ, hoặc bị làm cho khốn khổ vì điều đó”. Hơn nữa, họ viết rằng ngài đã tuyên bố: “Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”. Tuyên bố này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Evgeny Afineevsky, đạo diễn của một bộ phim tài liệu “Francesco” được công chiếu vào ngày 21 tháng 10 năm 2020, nhân dịp Liên hoan phim Rôma (Festa del Film di Roma).

Những tuyên bố như vậy gây ra sự hoang mang lớn và tạo ra sự nhầm lẫn và lầm lạc cho các tín hữu Công Giáo, vì chúng đi ngược lại với giáo huấn của Sách Thánh và Thánh Truyền, và Huấn quyền gần đây mà qua đó Giáo hội bảo vệ, trân trọng và giải thích toàn bộ kho tàng đức tin chứa đựng trong Sách Thánh và Thánh Truyền. Chúng gây ra sự ngạc nhiên và nhầm lẫn về giáo huấn của Giáo hội nơi những người thiện chí, những người chân thành muốn biết những gì Giáo Hội Công Giáo dạy. Những nhận xét như thế áp đặt lên các mục tử cho các linh hồn bổn phận lương tâm là phải đưa ra các minh định phù hợp và cần thiết.

Trước hết, bối cảnh và thời điểm của những tuyên bố như vậy khiến chúng không có bất kỳ trọng lượng nào của huấn quyền. Những tuyên bố ấy chỉ nên hiểu một cách chính xác là những ý kiến riêng tư đơn sơ của người đưa ra. Những tuyên bố này, hoàn toàn không ràng buộc lương tâm của các tín hữu, những người có nghĩa vụ phải tuân thủ nhiệm nhặt những gì Sách Thánh và Thánh Truyền, cũng như Huấn quyền thông thường của Giáo hội dạy về vấn đề được đề cập. Đặc biệt, cần lưu ý những điều sau.

1. “Căn cứ vào Sách Thánh, trong đó trình bày những hành vi đồng tính luyến ái như những hành vi thác loạn nghiêm trọng, Truyền thống Giáo Hội luôn tuyên bố rằng 'những hành vi đồng tính về bản chất là rối loạn' “ (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2357; Bộ Giáo Lý Đức Tin, Persona humana, “Tuyên bố về một số vấn đề liên quan đến đạo đức tình dục, số VIII [1]), vì chúng trái với quy luật tự nhiên, đóng kín với ân sủng sự sống và không có sự bổ sung tình cảm và tình dục thực sự. Do đó, chúng không thể được chấp thuận.

2. Có những khuynh hướng đặc biệt và đôi khi sâu xa của con người, đàn ông và đàn bà, trong tình trạng đồng tính luyến ái, mà đối với họ là một thử thách. Mặc dù bản thân những khuynh hướng ấy có thể không cấu thành tội lỗi, nhưng vẫn thể hiện một khuynh hướng rối loạn khách quan (Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 2358; Bộ Giáo lý Đức tin, Homosexualitatis problemma, “ Thư gửi các Giám mục của Giáo Hội Công Giáo về việc Mục vụ Chăm sóc Người Đồng tính luyến ái, số 3 [2]). Do đó, những người đồng tính nên đón nhận với sự tôn trọng, từ bi và nhạy cảm, tránh mọi sự phân biệt đối xử bất công. Đức tin Công Giáo dạy người tín hữu ghét tội lỗi nhưng phải yêu kẻ tội lỗi.

3. Các tín hữu, và đặc biệt là các chính trị gia Công Giáo phải phản đối việc công nhận hợp pháp các kết hiệp đồng tính (Bộ Giáo lý Đức tin, Các Cân nhắc về Đề xuất đưa ra Sự Công nhận Hợp pháp cho Các kết hiệp giữa Những Người Đồng tính, Các câu hỏi đa dạng, số 10 [3]). Quyền lập gia đình không phải là một quyền riêng tư để biện minh oan nhưng phải phù hợp với kế hoạch của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã muốn con người có sự khác biệt về giới tính, “Người đã tạo ra họ có nam và nữ” (St 1: 27), do đó gọi là con người là người nam và người nữ, để di truyền sự sống. “Bởi vì các cặp vợ chồng kết hôn bảo đảm sự kế thừa của các thế hệ và do đó đặc biệt là vì lợi ích cộng đồng, luật dân sự ban cho họ sự công nhận về mặt thể chế. Trái lại, các kết hiệp đồng tính không cần có sự quan tâm cụ thể từ quan điểm pháp lý vì họ không thực hiện chức năng này vì thiện ích chung”. (Thượng dẫn, số 9 [4]). Nói về kết hiệp đồng tính, theo nghĩa giống như sự kết hiệp vợ chồng của những người đã kết hôn, trên thực tế, là một sai lầm sâu sắc, bởi vì không thể có sự kết hợp như vậy giữa những người cùng giới tính. Liên quan đến việc thực thi công lý, những người trong tình trạng đồng tính luyến ái, trong tư cách là các công dân, luôn có thể sử dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền riêng tư của họ.

Đó là nguồn gốc của nỗi buồn sâu sắc nhất và mối quan tâm mục vụ bức xúc khi các ý kiến riêng tư được báo chí nhấn mạnh và quy cho Đức Thánh Cha Phanxicô không phù hợp với giáo huấn liên tục của Giáo hội, như được bày tỏ trong Sách Thánh và Thánh Truyền và được bảo vệ, trân trọng và giải thích bởi Huấn quyền. Đáng buồn và đáng lo ngại không kém là tình trạng hỗn loạn, bối rối và sai lầm mà những nhận xét ấy gây ra cho các tín hữu Công Giáo, cũng như tai tiếng mà chúng gây ra, một cách tổng quát, khi tạo ra ấn tượng hoàn toàn sai lầm rằng Giáo Hội Công Giáo đã có một sự thay đổi truyền thống, nghĩa là đã thay đổi cách giảng dạy từ ngàn đời về những vấn đề cơ bản và quan trọng như vậy.

+ Đức Hồng Y Raymond Leo Burke

Rôma, ngày 22 tháng 10 năm 2020

1] “... suapte intrinseca natura esse inordinatos.” Sacra Congregatio pro Doctrina Fidei, Declaratio, Persona humana, “De quibusdam quaestionibus ad sexualem ethicam spectantibus,” 29 Decembris 1975, Acta Apostolicae Sedis 68 (1976) 85, n. 8. English Translation, p. 5, VIII.

[2] Cf. Congregatio pro Doctrina Fidei, Epistula, Homosexualitatis problema, “Ad universos catholicae Ecclesiae episcopos de pastorali personarum homosexualium cura,” 1 Octobris 1986, Acta Apostolicae Sedis 79 (1987) 544, n. 3. English Translation, pp. 1-2, no. 3.

[3] Congregatio pro Doctrina Fidei, Nota, Diverse quaestioni concernenti l’omosessualità, “De contubernalibus eiusdem sexus quoad iuridica a consectaria contubernii,” 3 Iunii 2003, Acta Apostolicae Sedis 96 (2004) 48, n. 10. English translation: English Translation, pp. 5-6, no. 10.

[4] “Poiché le coppie matrimoniali svolgono il ruolo di garantire l’ordine delle generazioni e sono quindi di eminente interesse pubblico, il diritto civile conferisce loro un riconoscimento istituzionale. Le unioni omosessuali invece non esigono una specifica attenzione da parte dell’ordinamento giuridico, perché non rivestono il suddetto ruolo per il bene comune.” Ibid., 47, n. 9. English translation: Ibid., p. 5, no. 9.


Source:Cardinal Burke
 
John Allen: Điểm mấu chốt về bí ẩn trong phim Đức Giáo Hoàng: Nếu bạn không thanh minh nó, bạn đã chấp nhận nó
Đặng Tự Do
17:00 23/10/2020
John Allen, chủ biên của tờ Crux, ký giả kỳ cựu về các vấn đề liên quan đến Vatican có bài tường trình sau liên quan đến cuốn phim gây tranh cãi “Francesco.”

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Khi tôi còn là một đứa trẻ lớn lên ở một thị trấn nhỏ phía Tây Kansas, thỉnh thoảng mẹ tôi lại đưa tôi đến Phố Chính để thăm các cửa hàng. Hầu hết các cửa hàng ấy đều có một số phiên bản sau đây trên các biển báo, như một lời cảnh báo hãy cẩn thận với hàng hóa: “Nếu bạn lỡ làm bể nó, bạn đã mua nó”.

Một hệ quả của những lời này liên quan đến giao tiếp với công chúng có thể nói như sau: “Bất kể ai gây ra, nếu bạn không sửa chữa nó, bạn đã mua nó”. Có nghĩa là bất kể một nhà lãnh đạo thực sự nói gì hoặc làm gì, nếu người đó cho phép tạo ra một ấn tượng nào đó mà không công khai chống lại nó, thì ấn tượng đó thuộc về họ.

Suy nghĩ này xuất hiện trong đầu tôi khi bí ẩn đang nổi lên xung quanh bộ phim tài liệu mới về Đức Giáo Hoàng, bộ phim “Francesco” của Evgeny Afineevsky, ra mắt trong tuần này và đã là ứng viên nặng ký nhất, tính từ thời cuốn phim Zapruder, trong những bộ phim được bàn cãi nhiều nhất, trong đó chứa 20 giây hình ảnh được mổ xẻ sôi nổi về một nhà lãnh đạo lớn trên thế giới.

Trong hai mươi giây đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra những lời bình luận về các kết hiệp dân sự dành cho những người đồng tính. Hai mươi giây này đã tạo nên một làn sóng truyền thông toàn cầu vào hôm Tư, được báo cáo là lần đầu tiên một giáo hoàng rõ ràng tán thành các kết hiệp dân sự. Nó cũng mâu thuẫn trực tiếp với một tài liệu năm 2003 từ Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, được chuẩn bị bởi vị Giáo hoàng tương lai Bênêđíctô XVI và được chấp thuận bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cảnh báo rằng những luật như vậy là “vô cùng bất công” và nhấn mạnh rằng người Công Giáo không bao giờ có thể hỗ trợ những luật như thế.

Tuy nhiên, trong vòng 48 giờ, câu chuyện bắt đầu có chuyển biến, bởi vì nổi lên rằng 20 giây được bàn cãi đó không phải là một tuyên bố liên tục của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà là một bản dựng các lời thoại được thốt ra trong các bối cảnh khác nhau được ghép lại với nhau và được lắp ghép một cách chiến lược về thời gian. Một nhà phân tích người Ý hôm qua tuyên bố rằng có năm yếu tố riêng biệt của cuốn phim, và do đó có ít nhất bốn bản chỉnh sửa, nằm trong khoảng thời gian hai mươi giây đó, thật là một kỷ lục.

Hơn nữa, bây giờ dường như cũng rõ ràng rằng các kết hiệp dân sự không đến từ các cuộc trò chuyện của Afineevsky với Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà là từ một cuộc phỏng vấn khác được Đức Giáo Hoàng thực hiện cách đây mười tám tháng, với nhà báo Mễ Tây Cơ nổi tiếng Valentina Alazraki - người gần như là một định chế thông tin ở Rôma về triều giáo hoàng này - nhưng từ đó, vì một số lý do chưa rõ ràng, đoạn nói về các kết hiệp dân sự đã bị chỉnh sửa khi cuộc phỏng vấn được công bố vào năm 2019.

Gợi ý tổng thể là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về việc đưa ra một “vỏ bọc pháp lý” cho các mối quan hệ đồng giới, và về “luật chung sống dân sự”, trong cuộc phỏng vấn năm 2019 đó, nhưng vì ngôn ngữ của ngài đã bị loại bỏ khỏi ngữ cảnh, nên không có cách nào để đánh giá ý kiến của ngài. Đối với nhiều nhóm trong xã hội, Afineevsky, cùng với một số nhà báo, đã nổi lên như những kẻ phản diện của câu chuyện. Họ có lỗi vì đã tạo ra một mẩu “tin giả” để quảng cáo cho một bộ phim hoặc để thúc đẩy một chương trình nghị sự.

Nhưng có một vấn đề ở đây: Vatican đã không phủ nhận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tán thành các kết hiệp dân sự, bất kể một thực tế là trong 48 giờ qua, một ấn tượng toàn cầu đã được tạo ra về ngài. Vatican không những không tranh cãi về nội dung của bộ phim, đêm qua Afineevsky còn nhận được giải thưởng “Kineo Movie for Humanity” tại Vườn Vatican trước sự chứng kiến của các quan chức truyền thông cấp cao của Vatican, như một con dấu chấp thuận gián tiếp.

Do đó, trước thực trạng này, hầu như việc Afineevsky đã thực hiện một vài động tác nào đó trong phòng cắt phim không quan trọng nữa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nhóm của ngài biết rất rõ những gì hầu hết mọi người nghĩ rằng ngài đã nói; và đã không làm bất cứ điều gì để sửa chữa điều đó, có nghĩa là, trên thực tế, họ chấp nhận ấn tượng này.

Rõ ràng, câu hỏi hóc búa về giao tiếp công chúng mới nhất này gợi nhớ đến cuộc phỏng vấn nổi tiếng của Đức Phanxicô với nhà báo cánh tả đầy huyền thoại người Ý Eugenio Scalfari, người sáng lập tờ báo La Repubblica có nhiều độc giả ở Ý. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 10 năm 2013, trong đó Scalfari dẫn lời vị tân Giáo Hoàng nói, trong số nhiều điều khác, rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội thường “tự ái, tâng bốc và bị các cận thần của họ kích động nặng nề”. Vài tháng sau, Scalfari viết một đoạn khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã “bác bỏ khái niệm tội lỗi”. Nhanh chóng chuyển tiếp sang năm 2018 là một cuộc trò chuyện mới giữa Scalfari và Đức Thánh Cha Phanxicô, lần này với Scalfari tuyên bố rằng Đức Phanxicô cũng đã bác bỏ khái niệm hỏa ngục.

Vatican đã cố gắng tạo ra một khoảng cách nào đó giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Scalfari, và nhanh chóng nổi nên rằng Scalfari, ngày nay 96 tuổi, đã không ghi âm các cuộc trò chuyện hoặc ghi chú xuống, vì vậy những gì ông ta viết là một sự tái tạo dựa trên các phép ngoại suy của chính ông từ các cuộc trao đổi.

Tuy nhiên, vấn đề là Đức Phanxicô lại liên tục nói chuyện với Scalfari với cùng một cách tương tự, vì vậy người bình thường không thể không nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng chẳng hề bực mình gì cả đối với Scalfari. Kết quả là, Đức Phanxicô và nhóm của ngài không thể hoàn toàn tách mình ra khỏi các ấn tượng mà những cuộc phỏng vấn này đã tạo ra.

Theo một nghĩa nào đó, tất cả những điều này là khủng khiếp và không công bằng đối với một nhà lãnh đạo mà mọi lời nói của ngài đều tạo ra tin tức, và là người không thể kiểm soát tất cả các cách sử dụng đa dạng mà những từ đó có thể được dùng. Những người ngưỡng mộ ngài thì cho rằng đó là sự rộng lượng và kiềm chế của Đức Giáo Hoàng. Còn những người chống đối thì cho rằng đó là một chiến lược theo kiểu Machiavellian để đưa ra một thông điệp trong khi tránh né trách nhiệm của mình. Dù nghĩ thế nào, thì thực tế vẫn là nếu một nhà lãnh đạo tin rằng họ đã bị xuyên tạc nhưng vẫn im lặng, thậm chí còn gửi các tín hiệu chấp thuận, thì khi đó quyền sở hữu thông điệp đó sẽ chuyển sang người lãnh đạo này.

Vì vậy, đây là điểm mấu chốt.

Đức Thánh Cha Phanxicô có thực sự nói trong cuộc phỏng vấn năm 2019 như bộ phim gây ấn tượng là ngài đã nói như thế không? Không chính xác, bởi vì những gì chúng ta thấy trong cuốn phim “Francesco” là sự chế nhạo của các cụm từ được thốt ra trong các bối cảnh khác nhau, và, trong trường hợp không có thêm thông tin, không thể nào biết chính xác Đức Phanxicô đang nghĩ gì.

Điều đó có quan trọng không? Chắc là không. Nếu Đức Phanxicô không muốn bạn tin rằng ngài ủng hộ các kết hiệp dân sự, thì ngài có rất nhiều công cụ trong tay để làm sáng tỏ vấn đề. Cho đến khi điều đó xảy ra, phân tích cuốn phim này chẳng tạo ra được bao nhiêu khác biệt.


Source:Crux
 
Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós của Santiago de Chile lên án các cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo
Đặng Tự Do
17:17 23/10/2020


Đức Cha Celestino Aós, Tổng giám mục Santiago de Chile đã lên án các cuộc tấn công đốt phá hai nhà thờ ở thủ đô Chí Lợi vào hôm Chúa Nhật, và kêu gọi người Công Giáo thực hiện các hành động phạt tạ cho các vụ tấn công này.

Vào ngày 18 tháng 10, các nhóm người biểu tình trùm đầu đã tiến vào hai nhà thờ ở thủ đô của Chí Lợi, phóng hỏa Nhà thờ Thánh Francis Borgia, là nhà thờ của lực lượng cảnh sát quốc gia và Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Cả hai nhà thờ đều là những nhà thờ lâu đời nhất ở Santiago.

Ngọn tháp của Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã sụp đổ trong cơn hỏa hoạn giữa những tiếng cười đắc thắng của những kẻ biểu tình phản đối bên ngoài tòa nhà. Nội thất của Nhà thờ St. Francis Borgia đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa, và cả hai ngôi nhà thờ đều trong tình trạng không còn có thể sửa chữa được.

Các cuộc tấn công xảy ra khi những người biểu tình trên khắp đất nước kêu gọi thay đổi hiến pháp và đánh dấu một năm các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn diễn ra trên khắp Chí Lợi vào năm ngoái, trong đó bạo loạn đã phá hủy các siêu thị và các cơ sở kinh doanh khác, và theo báo cáo đã khiến hơn 30 người chết.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái ở Santiago về dự định tăng giá vé tàu điện ngầm. Dự định này đã bị đình chỉ nhưng các cuộc biểu tình vẫn nổ ra. Các khu vực khác cũng tham gia vào các cuộc biểu tình, mở rộng sự bất bình của họ đối với sự bất bình đẳng và chi phí chăm sóc sức khỏe.

Một số nhà thờ trên khắp Chile đã bị tấn công và cướp phá giữa các cuộc biểu tình ở nước này.

Những kẻ bạo loạn trước đây đã phóng hỏa bên trong Nhà thờ Thánh Francis Borgia; vào tháng Giêng năm nay. Nhà thờ bị thiệt hại nặng nề sau khi hỏa hoạn xảy ra và những người biểu tình đã chặn lính cứu hỏa khi họ cố gắng dập tắt trận hỏa hoạn tại nhà thờ này.

Trong một tuyên bố được công bố vào cuối ngày Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós đã lên án các vụ tấn công.

“Bạo lực này là quá xấu xa, và bất cứ ai gieo rắc bạo lực sẽ gặt hái sự hủy diệt, đau đớn và chết chóc. Đức Tổng Giám Mục nói, chúng ta đừng bao giờ biện minh cho bất kỳ hành vi bạo lực nào, bất kể vì mục đích chính trị hoặc xã hội”.

“Người nghèo là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những hành động phá hoại này”, vị Tổng Giám Mục nói, khi ngài bày tỏ tình đoàn kết với giáo dân của cả hai nhà thờ bị tàn phá bởi đám cháy.

Đức Tổng Giám Mục Aós cũng kêu gọi người Công Giáo đừng đánh mất niềm tin hay hy vọng, bởi vì “ tình yêu mạnh mẽ hơn hận thù”.

“Chúng ta đừng biện minh cho những điều không chính đáng. Chúa không muốn bạo lực. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các hành động phạt tạ với tư cách là một cộng đồng tin yêu”, ngài nói.


Source:Catholic News Agency
 
Sắc lệnh về Ơn Toàn xá cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời trong suốt tháng 11
Thanh Quảng sdb
17:17 23/10/2020
Sắc lệnh về Ơn Toàn xá cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời trong suốt tháng 11

Thánh bộ Ân xá công bố những sửa đổi về Ơn Toàn Xá cho các linh hồn trong tháng Mười Một.

(Tin Vatican - Sr Bernadette Mary Reis, fsp)

Nhiều mục tử trong Giáo hội đã yêu cầu Thánh Bộ Ân xá cho hay những sửa đổi cho việc lãnh Ân Toàn xá chỉ cho các linh hồn trong tháng 11. Vì vậy, “theo sự ủy thác đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô”, Tòa Ân xá hôm thứ Sáu (23/10/2020) đã công bố một số thay đổi trong việc này. Sắc lệnh đã được sửa đổi, được ký vào ngày 22 tháng 10, nhân dịp lễ kính thánh Giáo hoàng Gioan Paholô II.

Ơn Toàn xá trong tháng 11

Do đại dịch coronavirus và tránh việc tụ họp các nhóm lớn ở những nơi bị cấm, Ơn Toàn xá được ban cho những ai đi thăm nghĩa trang đã được mở rộng hơn cho các ngày bình thường từ 1 đến 8 tháng 11. Năm nay, bất cứ ai viếng thăm nghĩa trang, dù chỉ trong tinh thần hay tâm trí, vào bất cứ ngày nào trong tháng 11, và thành tâm cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời đều được ơn Toàn xá.

Ơn Toàn xá trong ngày lễ các linh hồn

Ơn Toàn xá được ban cho trong ngày lễ các “Đẳng” ngày 2 tháng 11, năm nay, Ơn này có thể được ban cho không chỉ vào Chủ nhật trước hoặc sau đó, hoặc vào một ngày Lễ nào đó, mà vào bất kỳ ngày nào trong tháng mà các tín hữu chọn lựa. Trong trường hợp này, Ơn thánh được thương ban qua việc “thành tâm đến viếng nhà thờ hoặc một nhà nguyện”, và đọc kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính, và thực hành những điều kiện khác liên quan đến Ơn Toàn Xá

Trường hợp không thể đi ra khỏi nhà được

Đối với những ai không thể ra khỏi nhà vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả những hạn chế cách ly vì Covid, họ cũng có thể lãnh nhận được ơn Toàn xá bằng cách “hiệp thông trong tinh thần với các tín hữu”. Trong trường hợp này, tình trạng “dốc lòng tránh xa tội lỗi” và hiệp ý chu toàn các điều kiện khác để được Ơn Toàn xá. Những điều kiện này là Xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha.

Sắc lệnh cho hay việc cầu nguyện nên được diễn ra trước bàn thờ hay trước “hình ảnh Chúa Giêsu hoặc Đức Trinh nữ Maria”. Trong số những lời cầu nguyện khác nhau được đề nghị là “lời cầu nguyện cho các linh hồn, Kinh Sáng hoặc kinh Chiều từ sách Thần Vụ dành cho Người quá cố, Lần hạt Mân Côi, đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa, suy niệm về các đoạn Phúc Âm khác nhau được dùng trong lễ Cầu hồn, hoặc thực hành một việc bác ái hoặc một vài hy sinh hãm mình”.

Lời mời gọi các linh mục

Sắc lệnh mời gọi các linh mục, hãy hy sinh và quảng đại ban Bí tích Giải tội, cũng như đưa Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân. Ngoài ra, tất cả các linh mục được mời gọi dâng ba Thánh lễ vào Ngày lễ Các Linh hồn.
 
Sau khi giáo viên Samuel Paty bị chặt đầu, một số người ở Pháp liên tưởng đến cái chết của cha Jacques Hamel
Đặng Tự Do
17:18 23/10/2020


Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã tập trung tại một đài để tưởng niệm một linh mục người Pháp là Cha Jacques Hamel vào hôm Chúa Nhật 18 tháng 10, sau vụ chặt đầu một giáo viên ở Paris trong một cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Hồi giáo.

Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun của tổng giáo phận Rouen đã cùng với đại diện của các cộng đồng Hồi giáo, Do Thái và các hệ phái Kitô Giáo khác tham gia vào một buổi cầu nguyện tại đài tưởng niệm gần nhà thờ Saint-Étienne-du-Rouvray, nơi Cha Hamel bị các phần tử Hồi giáo sát hại vào năm 2016.

Họ đặt vòng hoa tưởng niệm Samuel Paty, người đã bị giết ngày 16 tháng 10 tại Conflans-Sainte-Honorine, ngoại ô Paris. Sau khi đặt hoa, các nhà lãnh đạo tôn giáo sau đó đã dành ra một phút im lặng.

Trong một tuyên bố, các thành viên của ủy ban liên tôn của tỉnh Rouen cho biết họ đã tập hợp với nhau “để bày tỏ sự bàng hoàng và lên án mạnh mẽ vụ giết người này”.

Thủ phạm Abdoullakh Abouyedovich Anzorov, đã tấn công thầy giáo Paty sau khi giáo viên cho các học sinh xem các bức hí hoạ mô tả nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad.

Những người chứng kiến nói rằng Anzorov đã hét lên “Allahu akbar” - tiếng Ả Rập có nghĩa là “Chúa thật vĩ đại” - khi anh ta sát hại Paty gần trường trung học nơi Paty giảng dạy. Thanh niên Nga 18 tuổi gốc Chechnya đã bị cảnh sát bắn chết ngay sau đó.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo nói rằng họ cam kết “mỗi người theo truyền thống của họ, hướng dẫn cộng đồng của họ, giáo dục thanh thiếu niên, để họ xây dựng một tình huynh đệ thực sự để đối thoại thay thế bạo lực.”

Trong một tuyên bố ngày 17 tháng 10, Đức Cha Lebrun - người từng là giám mục của Cha Hamel - đã gửi lời chia buồn của những người Công Giáo ở giáo phận Rouen đến gia đình của anh Paty.

“Cầu mong kẻ sát nhân và những kẻ cuồng tín tìm thấy ánh sáng trong cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa. Thiên Chúa không bao giờ muốn cái chết, ngay cả cái chết của kẻ ác. Ngài muốn nhân loại quay lưng lại với sự dữ để khám phá lại ơn gọi yêu thương của mình,” Đức Tổng Giám Mục nói trong một tuyên bố.

Đức Cha Éric Aumonier, Giám Mục của Versailles, là giáo phận bao gồm Conflans-Sainte-Honorine, cho biết ngày 16 tháng 10 rằng vụ giết người “làm chúng tôi rúng động, như tất cả những công dân gắn bó với các giá trị tự do, bình đẳng và tình huynh đệ”.

“Chúng tôi nhớ đến anh Paty trong những lời cầu nguyện của chúng tôi cùng với gia đình, đồng nghiệp, học sinh, và tất cả những người đang bị tổn thương sâu sắc bởi hành động kinh hoàng này,” Đức Cha Aumonier cho biết trong một tuyên bố chung với Đức Giám Mục Phụ Tá Bruno Valentin của giáo phận Versailles.

Cha Hamel đã bị giết bởi những người ủng hộ Nhà nước Hồi giáo khi đang dâng thánh lễ ngày 26 tháng 7 năm 2016. Giáo phận Rouen bắt đầu điều tra sơ bộ về nguyên nhân phong thánh cho linh mục vào cùng năm đó, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép bỏ qua thời gian chờ đợi 5 năm theo truyền thống.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục lưu vong của Công Giáo Belarus gặp gỡ các quan chức cấp cao của Vatican
Đặng Tự Do
17:18 23/10/2020


Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của Vatican vào hôm thứ Hai.

Trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus đưa tin vào ngày 19 tháng 10 rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã hội đàm với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Dân Nước.

Catholic.by nói rằng ba vị đã thảo luận về kế hoạch nhằm đưa Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz trở về quê hương của mình sau khi ngài bị ngăn chặn không cho về Belarus trong bối cảnh hỗn loạn sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi.

Trang web nói rằng Vatican hết sức lo ngại trước tình trạng Đức Tổng Giám Mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus vẫn phải sống lưu vong.

Tòa thánh đang nỗ lực hết sức để khắc phục tình hình càng sớm càng tốt và hy vọng rằng vấn đề sẽ được giải quyết một cách tích cực.

Đức Cha Kondrusiewicz, tổng giám mục của Minsk-Mohilev, đã bị chặn lại tại biên giới vào ngày 31 tháng 8 khi ngài trở về nhà sau một chuyến đi đến Ba Lan. Các nhà chức trách sau đó tuyên bố rằng hộ chiếu của ngài “không hợp lệ”.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, đã đến Belarus vào ngày 11 tháng 9 để thảo luận về tình hình với các quan chức Belarus, nhưng các cuộc đàm phán không mang lại đột phá ngay lập tức.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã lên tiếng bảo vệ những người biểu tình sau khi họ bị cảnh sát tấn công sau một cuộc bầu cử vào tháng 8, trong đó người đương nhiệm, Alexander Lukashenko, tuyên bố chiến thắng với 80% phiếu bầu.

Kết quả bầu cử đã thúc đẩy nhiều cuộc biểu tình kêu gọi sự từ chức của Lukashenko, người đã cai trị đất nước từ năm 1994.


Source:Catholic News Agency

 
Về ý kiến của Đức Phanxicô: kết hợp dân sự hay sống chung dân sự
Vũ Văn An
18:01 23/10/2020

Ngay khi có tin Đức Phanxicô tuyên bố ủng hộ các cuộc kết hợp dân sự của các cặp đồng tính, Đức Hồng Y Burke đã ra một tuyên bố đề ngày 22 tháng 10, cho hay: “Các tuyên bố như thế khiến người ta rất đỗi ngạc nhiên và gây bối rối và lầm lạc nơi tín hữu Công Giáo, vì chúng mâu thuẫn với giáo huấn của Thánh Kinh và Thánh Truyền, và của Huấn quyền gần đây qua đó Giáo Hội gìn giữ, bảo vệ và giải thích toàn bộ kho tàng đức tin chứa đựng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Chúng gây ra ngỡ ngàng và lầm lẫn liên quan đến giáo huấn của Giáo Hội cho người có thiện chí, muốn thành thực biết Giáo Hội Công Giáo dạy gì. Chúng áp đặt lên các mục tử của linh hồn nhiệm vụ lương tâm phải làm cho thích hợp và các minh xác cần thiết”.



Theo Đức Hồng Y Burke, các tuyên bố trên thiếu hẳn sức nặng huấn quyền, được coi là ý kiến riêng của người đưa ra, không có tính trói buộc đối với bất cứ ai.

Nhân dịp này, trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (số 2357), Bộ Giáo Lý Đức Tin trong hai văn kiện Persona Humana, Homosexualitatis problema, Đức Hồng Y Burke nhấn mạnh: các hành vi đồng tính luyến ái là “grave depravity” (đồi trụy nặng nề), “intrisically disordered” (rối loạn từ trong nội tại), “mâu thuẫn với luật tự nhiên”... nên không thể được chuẩn nhận, nhưng những người đồng tính thì lúc nào ta cũng phải tôn trọng.

Đức Cha Thomas Tobin của giáo phận Providence, Rhode Island, Hoa Kỳ cũng ra một tuyên bố ngắn đề ngày 21 tháng 10: “việc Đức Thánh Cha xem ra ủng hộ việc thừa nhận các cuộc kết hợp dân sự cho các cặp đồng tính cần được minh giải. Tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rõ ràng mâu thuẫn với điều vốn là giáo huấn lâu đời của Giáo Hội về các cuộc kết hợp đồng tính. Giáo Hội không thể ủng hộ việc chấp nhận các mối liên hệ vô luân một cách khách quan. Các cá nhân bị lôi cuốn đồng giới là con cái yêu thương của Thiên Chúa và các nhân quyền và dân quyền bản thân của họ phải được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, hợp pháp hóa các cuộc kết hợp dân sự của họ, một điều vốn tìm cách bắt chước hôn phối thánh thiện, là điều không thể chấp nhận được”.

Đức ông Charles Pope của Tổng giáo phận Washington D.C. thì nhận định rằng “bất cứ lý do hay động lực nào khiến Đức Giáo Hoàng đưa ra các nhận xét của ngài trong buổi phỏng vấn, chúng mãi là các ý kiến cá nhân của ngài...và không thể báo hiệu một thay đổi nào trong giáo huấn muôn thuở của Sách Thánh và của Giáo Hội. Giáo huấn này luôn rõ ràng rằng các hành vi đồng tính luyến ái, cùng với dâm dật và ngoại tình, đều tội lỗi và không thể được chuẩn nhận trong bất cứ trường hợp nào. Bất cứ vị Giáo Hoàng nào cũng không đánh đổ được giáo huấn thánh kinh dạy rằng hôn nhân là sự kết hợp của một người đàn ông với một người đàn bà cho đến chết, sinh hoa trái trong con cái được Thiên Chúa đoái thương gửi đến cho họ”.

Tuy nhiên, theo Đức Ông Pope, người tín hữu bình thường không phân biệt đâu là giáo huấn đâu là ý kiến riêng của vị Giáo Hoàng, nên theo Đức Ông, các vị chức sắc trong đạo đừng cột gánh nặng lên họ phải làm sự phân biệt ấy. Các vị nên “thận trọng hơn đối với việc nói năng tuỳ hứng (casually) và tránh xu hướng quá ư thông thường nhận những cuộc phỏng vấn quá rộng hay trở thành chủ đề cho những cuốn tài liệu nịnh hót thường nhấn mạnh quá đáng tới những gì thế giới muốn nghe”.

Đức Ông không ngần ngại cho rằng “những nhận định của Đức Giáo Hoàng ở đây và trong nhiều dịp trước đây từng gây bối rối, ngỡ ngàng và buồn rầu cho nhiều người Công Giáo muốn có những hướng dẫn rõ ràng trong một thời đại vốn hỗn độn”.

Chính vì thế, Đức Ông “khẩn khoản nài xin Đức Thánh Cha của chúng ta, một lần nữa, nên tự chế các cuộc phỏng vấn với các nguồn thế tục, họp báo trên máy bay và các nhận định ngẫu hứng. Tốt nhất nên gắn bó với việc đưa ra các tuyên bố đã được duyệt xét kỹ càng qua các kênh chính thức và nói chung nên nói ít hơn. Các nhận định của ngài về thay đổi khí hậu, mô hình kinh tế và tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ chỉ làm phiền lòng một số người Công Giáo. Nhưng khi ngài cho ý kiến một cách hàm hồ về những vấn đề nền tảng như gia đình, tính dục và bí tích hôn phối, các hậu quả có thể rất tàn hại”.

Cha Raymond de Souza cũng cho rằng những nhận định của Đức Phanxicô chỉ tóm gọn trong một vài mệnh đề của một cuốn phim tài liệu, chứ không phải là thành phần của một bài nói chuyện được soạn thảo cẩn thận, càng không phải là một văn kiện giáo huấn chính thức.
Tuy nhiên, Cha De Souza nghĩ có thể việc biên tập không thích đáng các phát ngôn của ngài đã gây ra cớ sự. Theo cha, nghiệp vụ truyền thông Vatican, muốn tỏ ra có chút khả năng khiêm nhượng, đáng lý ra phải xem lại cuốn phim tài liệu này trước.

Tầm nhìn của người làm phim

Nicole Winfield và Maria Verza của A.P. ngầm cho thấy sự hữu lý trong nhận định trên của Cha De Souza khi cung cấp cho ta một số sự kiện liên quan đến bối cảnh của lời tuyên bố của Đức Phanxicô.

Đúng như Cha Martin, dòng Tên, người hết lòng bênh vực người đồng tính, Đức Phanxicô tuyên bố như trên một cách trực tiếp dưới ống kính máy quay phim (on camera) chứ không phải dưới hình thức “voiceover” (nói thay).

Nhưng theo hai ký giả trên, ngài không nói trực tiếp với người làm phim, mặc dù, khi được hỏi, ông này quả quyết ngài nói trực tiếp với ông ta. Hai ký giả cho rằng người thực hiện cuốn phim tài liệu chỉ khai thác một đoạn phim hiện lưu giữ tại văn khố Vatican.

Đoạn phim trên trích từ một cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô của đài truyền hình Televisa, Mễ Tây Cơ, tháng 5 năm 2019. Cuộc phỏng vấn này đã không được phát tuyến trọn vẹn. Hôm thứ Năm vừa qua, người thực hiện cuốn phim này cho A.P. hay lý do của việc bỏ phần nói về các cuộc kết hợp đồng tính: vì tập chú của cuộc phỏng vấn là vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, chứ không phải vấn đề đó.

Theo A.P., Cha Antonio Sparado, cố vấn truyền thông hàng đầu của Đức Phanxicô, cũng quả quyết rằng các nhận định của Đức Giáo Hoàng là tin cũ, vốn có trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 năm 2019 với Televisa.

Thông thường thì Tòa Thánh hay biên tập các điều Đức Giáo Hoàng nói, nhất là về các vấn đề tế nhị. Nhưng trọn vẹn lời của ngài thì vẫn còn trong văn khố và văn khố này đã được mở cho nhà làm phim Evgeny Afineevsky, đạo diễn cuốn phim “Francesco”.

Thái độ của nhà làm phim trên được A.P. thuật lại như sau: “một việc khuấy động làn nước là sự kiện Afineevsky, khi được các ký giả hỏi ép vào hôm thứ Tư vừa qua, đã nói rằng Đức Giáo Hoàng đưa ra nhận định đó cách trực tiếp với ông, qua một thông dịch viên, nhưng từ chối nói khi nào”.

A.P. từng được xem trước cuốn phim nên lúc gặp đạo diễn trên hôm 14 tháng 10, 2020, A.P. hỏi liệu ông có hiểu rằng các nhận định của Đức Giáo Hoàng sẽ gây xôn xao dư luận hay không. Ông ta không trả lời thẳng câu hỏi, nhưng tỏ ra muốn đánh giá thấp tầm quan trọng của nó, cho rằng ông hy vọng các nhà báo sẽ rút ra được nhiều điều hơn thế từ cuốn phim: “Nếu các nhà báo chỉ lưu tâm tới cuốn phim này vì điều đó, thì quả là đáng thương hại”.

Nhưng sau đó, ông nói thêm: “tôi nghĩ đó là một trong các vấn đề mà thế giới chúng ta cần hiểu, rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng”.
Thì ra, theo hai ký giả trên, Afineevsky vốn là người đồng tính luyến ái. Ông ta tỏ vẻ ngạc nhiên sau khi trình chiếu cuốn phim thấy các nhận định của Đức Giáo Hoàng gây xôn xao dư luận. Theo ông, Đức Giáo Hoàng đâu có thay đổi tín lý, ngài chỉ phát biểu niềm tin của ngài rằng người đồng tính nên được hưởng cùng những quyền lợi như người dị tính.

Sống chung hay kết hợp

Tầm nhìn của một người đồng tính về các vấn đề liên quan và “có lợi” cho người đồng tính khó mà tránh được xu hướng muốn lái câu chuyện sang một hướng khác. Thí dụ, đặt hai tuyên bố về hai khía cạnh khác nhau ở gần nhau trong phim khiến người xem có cảm tưởng đó là chủ trương đơn nhất. Lời dịch sang tiếng Anh cũng có thể không sát ý với nguyên văn tiếng Ý. Tạp chí America có nhắc đến nguyên văn tiếng Ý thuật ngữ Đức Phanxicô sử dụng là “convivencia civil” hay “sống chung” theo dân luật.

Mặc dù, ở Argentina, người ta có thể hiểu “sống chung” là “kết hợp” đi nữa, thì thuật ngữ “sống chung” từ môi miệng vị nay là Giáo Hoàng có thể không hẳn chỉ là “kết hợp” với hàm ý có liên hệ tính dục.

Đó là ý nghĩa được Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của Tổng giáo phận San Francisco quảng diễn, và Cha Trần Công Nghị đã chuyển dịch sang Việt Ngữ (http://www.vietcatholic.net/News/Html/261202.htm). Khi Đức Giáo Hoàng đề cập đến một hình thức pháp luật bảo vệ các cuộc sống chung này, ngài không hẳn nói đến khía cạnh kết hợp tính dục, cho bằng, như giáo sư Gibson của Đại Học Fordham nhấn mạnh, phúc lợi thể lý (an toàn tính mạng, thoát khỏi tù ngục, hoặc được hưởng các quyền lợi kinh tế tài chánh y tế, thừa kế...).

Theo Cha Father Raymond J. de Souza (https://www.ncregister.com/commentaries/pope-francis-didn-t-change-church-teaching-on-marriage), tổng giáo phận San Francisco vốn đã áp dụng cái hiểu ấy từ lâu. Thực thế, năm 1997, thành phố San Francisco đã buộc các chủ nhân, kể cả Giáo Hội Công Giáo, cung cấp phúc lợi cho các cặp đồng tính. Đức Tổng Giám Mục William Levada, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin thời Đức Bênêđíctô, đề nghị một giải pháp khác. Một nhân viên có thể chỉ định một người khác ở cùng địa chỉ để chia sẻ phúc lợi. Điều này thỏa mãn yêu cầu của thành phố đòi cho các cặp đồng tính trong liên hệ tính dục được hưởng phúc lợi, nhưng cũng giúp Giáo Hội khỏi phải dây dưa đến việc chính thức thừa nhận các mối liên hệ này như tương đương với hôn nhân.

Chính vì thế, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone, trong tuyên bố của ngài, đề nghị đặt “các cuộc kết hợp dân sự” vào bối cảnh của giải pháp San Francisco: “Tôi xin nói thêm rằng cuộc kết hợp dân sự nên có tính bao gồm càng nhiều càng tốt, chứ không chỉ giới hạn ở hai người cùng giới tính trong một liên hệ giả thiết phải là tính dục. Thí dụ, không có lý do gì tại sao một anh trai và một em gái, cả hai đều không lập gia đình nhưng nâng đỡ lẫn nhau, lại không được hưởng cùng những phúc lợi loại này”.

Hình thức giúp đỡ hợp pháp các cặp sống chung dân sự còn có thể đi xa hơn thế, như Cha De Souza nhắc đến trong bài báo của ngài, khi đề cập đến chuyện “hôn nhân giả”. Ngài trưng dẫn hoạt cảnh giả tưởng của nhà bỉnh bút Micheal Sean Winters của tờ National Catholic Reporter, một người tự xưng là Công Giáo cấp tiến có cảm tình với “hôn nhân” đồng tính: “Nếu ngày mai tôi thấy tôi bị ung thư và chỉ còn 6 tháng nữa để sống, tôi sẽ cưới người bạn cùng phòng cũ cũng đực rựa như tôi. Tôi không làm thế vì chúng tôi yêu nhau, vì quả thực chúng tôi không yêu nhau. Tôi không làm thế vì tôi có ý định, qua hành động đó, tiếp cận cách nào đó với bí tích hôn phối của Giáo Hội. Không, tôi làm thế, sau khi trở thành người thi hành gia tài khá nhỏ và đơn giản của ba tôi, tôi biết sẽ dễ dàng hơn nhiều để xử lý những việc như trương mục ngân hàng của tôi, và nhất là, con chó của tôi nếu tôi có một người phối ngẫu hợp pháp sống sau tôi”.

Cha de Souza cho rằng có nhiều cách khác có thể giúp Winters có được một cuộc “kết hợp dân sự” mà không phải làm hôn thú giả như trên. Thiển nghĩ đó cũng là ý hướng của Đức Phanxicô. Vị Giáo Hoàng Dòng Tên vẫn muốn khuấy động, động não, để người ta chịu biện phân hay phân định tìm ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp có thể tác động lên cả sinh mạng con người như nhận định của giáo sự Gibson.
 
Đức Ông Charles Pope: Về ý kiến của ĐGH đối với các kết hiệp dân sự
Đặng Tự Do
18:51 23/10/2020
Đức Ông Charles Pope là giáo sư Kinh Thánh đang giảng dạy tại các chủng viện ở tổng giáo phận Washington DC và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Trong bài viết trên tờ National Catholic Register có nhan đề “What Every Catholic Needs to Remember About the Pope’s Opinions on Civil Unions” nghĩa là “Những Điều Mọi Người Công Giáo Cần Ghi Nhớ Về Ý Kiến Của Đức Giáo Hoàng Đối Với Các Kết Hiệp Dân Sự” ngài đề nghị rằng vì phần rỗi các linh hồn các nhà lãnh đạo nên thận trọng trong các tuyên bố công khai.

Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Nhiều người Công Giáo một lần nữa đau buồn khi Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã không thận trọng bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về một vấn đề đạo đức quan trọng của thời đại chúng ta. Về các mối quan hệ đồng giới, ngài tuyên bố:

“Chúng ta phải tạo ra một luật về kết hiệp dân sự. Bằng cách đó họ được bảo đảm về mặt pháp lý. Tôi đã ủng hộ điều đó”

Nhưng điểm này phải được nhấn mạnh - cụ thể đây là quan điểm cá nhân của ngài và không thể báo hiệu sự thay đổi trong giáo huấn ngàn đời của Kinh Thánh và của Giáo hội. Lời dạy vẫn rõ ràng rằng các hành vi đồng tính luyến ái, cùng với tà dâm và ngoại tình, là tội lỗi và không thể được chấp thuận trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cũng không có vị giáo hoàng nào có thể lật nhào lời dạy trong Kinh thánh rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ cho đến khi họ phải chia lìa vì cái chết. Hôn nhân sinh hoa kết trái trong những đứa con mà Thiên Chúa sẽ ban cho họ. Tôi sẽ nói nhiều hơn về những lời dạy này trong giây lát.

Một số người cho rằng Đức Giáo Hoàng đã nói những điều này trước đây. Một số người cũng cho rằng ngài đang cố gắng tìm ra một “cách thứ ba”, trong đó chúng ta ngừng miêu tả các cuộc hôn nhân đồng giới như hôn nhân và thay vào đó nói chúng là “các kết hiệp dân sự”. Khi làm như vậy, các kết hiệp đồng giới có thể có được một số (hoặc tất cả) các đặc quyền pháp lý dành cho các cuộc hôn nhân khác giới trong khi vẫn là một phạm trù riêng biệt, được mệnh danh “kết hiệp dân sự”. Trong khi một số giám mục khen ngợi cách tiếp cận này, nhiều giám mục khác đã bác bỏ nó như là dấu chỉ chấp thuận cho các kết hiệp trái với Kinh thánh và luật tự nhiên và liên quan đến các hoạt động tình dục vô luân.

Dù lý do và động cơ của Đức Giáo Hoàng là gì, chúng vẫn là ý kiến cá nhân của ngài. Các nhận xét được đưa ra trong các cuộc phỏng vấn hoặc phim tài liệu không thể được coi là hành vi huấn quyền của Đức Giáo Hoàng. Mặc dù những sự phân biệt này có thể rõ ràng một cách đương nhiên đối với các nhà thần học, nhưng chúng thường không thể được phân biệt đối với hầu hết những người Công Giáo, những người không phải lúc nào cũng hiểu được những sự phân biệt này và lẽ ra họ không phải làm như vậy. Giáo hoàng và các giáo sĩ khác không nên tạo thêm các gánh nặng cho các tín hữu khi cố gắng phân loại và hiểu những gì được nói, ý nghĩa của nó và liệu nó có ràng buộc hoặc báo hiệu một sự thay đổi thực sự trong giáo huấn của Hội Thánh hay không. Các giáo hoàng và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội cần phải thận trọng hơn về những gì họ tình cờ nói và tránh xu hướng quá phổ biến là đưa ra các cuộc phỏng vấn trên phạm vi rộng hoặc trở thành chủ đề của các bộ phim tài liệu tâng bốc thường nhấn mạnh quá mức đến những gì thế giới muốn nghe.

Những nhận xét của Đức Thánh Cha ở đây và trong nhiều dịp trước đây đã khiến nhiều người Công Giáo bối rối, hoang mang và đau buồn, những người đang tìm kiếm sự hướng dẫn rõ ràng trong thời đại đầy những hoang mang.

Một lần nữa, tôi cầu xin Đức Thánh Cha của chúng ta rằng ngài nên từ chối các cuộc phỏng vấn với các nguồn tin thế tục, các cuộc họp báo trên máy bay và những nhận xét ngoài lề. Tốt nhất là ngài nên tiếp tục đưa ra các tuyên bố được xem xét cẩn thận thông qua các kênh chính thức và nói chung xin ít nói hơn. Những nhận xét của ngài về biến đổi khí hậu, các mô hình kinh tế và cuộc chạy đua tổng thống ở Hoa Kỳ chỉ khiến một số người Công Giáo khó chịu. Nhưng khi ngài đưa ra ý kiến một cách khó hiểu về những vấn đề cơ bản như gia đình, tình dục và bí tích Hôn phối, thì những tác động có thể rất tàn khốc.

Là một linh mục, tôi có thể nói những nhận xét của ngài ở đây, và trong quá khứ, đã khiến công việc giảng dạy và rao giảng của tôi trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Những người bất đồng chính kiến với Giáo Hội cảm thấy được khuyến khích trong khi các tín hữu cảm thấy ngã lòng. Cũng rất khó xử khi phải “tuyên bố” và nhắc nhở mọi người rằng những ý kiến riêng của Đức Giáo Hoàng anh chị em có thể lờ đi và không có tính ràng buộc. Càng khó khăn hơn nữa khi tôi phải công khai nói rằng tôi không đồng ý với ngài. Không nên đặt các linh mục và giám mục vào vị trí này. Nó khiến chúng ta có vẻ bất phục tùng và đặt ra những hoài nghi về những gì chúng ta rao giảng cho các thế hệ người Công Giáo, những người đã được dạy phải tôn kính Đức Giáo Hoàng và cầu nguyện cho ngài. Sự thống nhất của Giáo hội cũng bị hủy hoại nghiêm trọng bởi những bình luận phiến diện như vậy.

Do đó, tôi muốn nhắc lại với độc giả và các giáo dân của tôi, về sự quan tâm đến linh hồn những người mà tôi yêu quý: Giáo hội không thể nào chấp thuận những gì Thiên Chúa và luật tự nhiên dạy và mạc khải là vô luân. Điều này bao gồm các hành vi đồng tính luyến ái cùng với các tội lỗi tình dục khác như gian dâm, mại dâm và ngoại tình. Nơi hợp pháp duy nhất để gần gũi tình dục là trong một cuộc hôn nhân hợp lệ. Không có một ngoại lệ nào cho vấn đề này cả.

Điều này luôn được dạy trong Sách Thánh và Thánh Truyền, và được nói rõ trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Là các giáo sĩ và những người chăn dắt Dân Chúa, chúng ta không thể không hiểu rõ về điều này, đặc biệt là trong thời đại mà người ta tôn vinh và dung túng nhiều vấn đề tình dục mà Thiên Chúa gọi là tội lỗi.

Tôi đã viết thêm về nguồn gốc trong Kinh thánh trong giáo huấn của Giáo hội về vấn đề này ở đây (“ Đừng để bị lừa: Chúa Kitô Cấm Hành Vi Đồng Tính Luyến Ái, Và Giáo Hội Không Thể Dạy Khác Đi” ).


Source:National Catholic Register
 
Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu xác nhận Amy Coney Barrett vào ngày thứ Hai 26 tháng 10
Đặng Tự Do
22:47 23/10/2020
Hôm thứ Năm 22 tháng 10, Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã bỏ phiếu đề cử Amy Coney Barrett lên Tòa án Tối cao, và do đó, thiết lập một cuộc bỏ phiếu xác nhận cuối cùng của toàn thể Thượng Viện Hoa Kỳ. Các thành viên đảng Dân chủ đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện và không tham dự.

Như thế, cho đến nay các mốc thời gian chính yếu đã diễn ra như sau:

Lúc 5g chiều ngày thứ Bẩy 26 tháng 9 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện, qua đó tái định hình một cách mạnh mẽ cơ quan tư pháp liên bang, tạo ra những ảnh hưởng phò sinh kéo dài hàng thế hệ và ông hy vọng sẽ tạo ra một động lực cần thiết cho nỗ lực tái tranh cử của mình.

Việc đề cử này đã khởi động một tiến trình xác nhận rất được người Công Giáo và những người chủ trương phò sinh mong đợi trong một thời gian căng thẳng chưa đầy sáu tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.

Đề cử của Barrett đã được chuyển đến Thượng viện, nơi các thành viên của Ủy ban Tư pháp nghe lời khai của cô, đặt câu hỏi và gọi các nhân chứng, như một phần của quá trình “Advice and Consent”, nghĩa là “Tư vấn và Chuẩn thuận” được quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Sau các phiên điều trần này, lúc 1 giờ thứ Năm 22 tháng 10, ủy ban đã bỏ phiếu để gửi đề cử này đến toàn bộ Thượng viện một cách thuận lợi. Có 22 thành viên trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện bao gồm 12 Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa và 10 Thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ. Tất cả 10 Thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ đều không có mặt và tất cả 12 Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa đã đồng thanh đề cử Amy ra toàn thể Thượng viện để bỏ phiếu xác nhận vào ngày thứ Hai 26 tháng 10.

Các xác nhận gần đây về việc đề cử vào Tòa án Tối cao cho thấy toàn bộ quy trình thường kéo dài từ hai đến ba tháng. Lãnh đạo đa số tại Thượng Viện Mitch McConnell của Đảng Cộng Hòa đơn vị Kentucky và chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện là Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã làm hết sức của họ để việc xác nhận cô Amy Barrett diễn ra trước cuộc bầu cử 3 tháng 11.

Barrett là thẩm phán Công Giáo tại Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ thứ bảy. Một bà mẹ bảy con, trước đây cô là giáo sư luật tại Đại học Notre Dame. Nếu được xác nhận với Tòa án Tối cao, cô ấy sẽ là người Công Giáo thứ sáu trên băng ghế của Tòa Án Tối Cao.

Jeannie Mancini, chủ tịch của March for Life, đã ca ngợi các lá phiếu tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện và kêu gọi cầu nguyện cho cô Amy Barrett trong cuộc bỏ phiếu ngày 26 tháng 10.


Source:Catholic News Agency

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhà thờ truyền giáo nghèo Trà Ếch thuộc giáo phận Cần Thơ thương về Miền Trung
Nguời con Trà Ếch
09:36 23/10/2020
CẦN THƠ - Nhận được lời kêu gọi của Đức Cha Giáo Phận Stephano, cũng như hoà chung với bầu không khí của cả nước hướng về bà con vùng lũ Miền Trung, Nhà thờ truyền giáo Trà Ếch hôm 23/10 đông và nhộn nhịp như ngày hội, vì nhà thờ gói hơn 2000 đòn bánh tét gởi ra cho miền Trung bão lụt...

Ngay từ tối qua, bà con đã đến ngâm đậu, ướp thịt... chuẩn bị lửa cũi....

Sáng nay bà con rủ nhau đến rất đông để gói bánh. Mọi người thuộc mọi thành phần không kể tôn giáo: Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Hưng Lạc Tự... người lớn cũng như cả trẻ em, người Kinh và luôn người Khomer nữa.

Mọi người vui vẻ phấn khởi sẵn sàng chung tay đóng góp, mỗi gia đình góp 1 kg gạo, mỗi em thiếu nhi góp 1 cái bánh ăn sáng, người có củi mang củi đến, người có nồi to cho mượn nồi to, người đi cắt lá chuối, người đi luộc dây buộc... và cả 100 người cùng nhau ngồi gói bánh từ sáng sớm... nói cười vui vẻ rôm rã thắm đậm nghĩa tình quê hương gắn bó và đồng lòng hướng về miền Trung đang chịu nhiều đau khổ.

Chị Hai Tim người Khomer thổ lộ: "Tôi kg có theo đạo Chúa, tôi bên phái Cao Đài, nhưng nghe nói nhà thờ Trà Ếch hay làm từ thiện, hôm nay lại gói bánh gởi rỉ ra miền Trung, tôi thấy hay quá, tôi liền rủ thêm chị em đến phụ tiếp ngay. Tôi thấy rất vui và phấn khởi, ước mong ông cha tổ chức từ thiện hoài hoài, chúng tôi sẽ đến tiếp hoài hoài".

Dù phải bỏ công ăn việc làm, dù phải hy sinh củi bếp, phải ngồi gói cả ngày mỏi mệt, nhưng bà con ai nấy đều mãn nguyện hạnh phúc vì cảm nhận được việc mình đang làm là hết sức đúng đắn và thiết thực.

Cha sở Micae chia sẻ: “Chúng ta không đứng ngoài cuộc, chúng ta không dửng dưng, chúng ta cảm nhận thật sự nỗi đau của bà con miền Trung đang vật vã từng ngày từng giờ với các cơn bão lũ... thật tội nghiệp xót xa... ta làm được gì cố gắng làm hết sức mình, mong góp 1 chút nhỏ nhoi dịu bớt đau thương của bà con đang tan nát vì bão lũ”.

Xứ đạo truyền giáo Trà Ếch còn nghèo lắm, mà tình người yêu thương vượt xa ngàn dặm.
 
Sắc Phong Tân giáo xứ An Thái, giáo phận Thái Bình
Jos. Vĩnh SA
16:06 23/10/2020
Nhân dịp kỷ niệm 85 năm thành lập giáo phận Thái Bình. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB giám mục giáo phận Thái Bình đã ký sắc phong, nâng 27 giáo họ trong giáo phận lên thành Tân Giáo Xứ, trong đó có giáo họ Án Thái đứng hàng đầu của 27 Tân Giáo Xứ.

Tân giáo xứ An Thái, thuộc giáo hạt Đông Hưng, giáo phận Thái Bình



Video: Sơ lược hình thành Tân Giáo Xứ An Thái

Video: Hoan ca mừng Tân Giáo Xứ An Thái

Thánh lễ Tạ Ơn, rước Sắc Phong và mừng Tân Giáo Xứ An Thái
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cùng trong chiếc thuyền đời sống
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
16:03 23/10/2020
Cùng trong chiếc thuyền đời sống

Ai cũng mong muốn có sự an toàn cùng niềm vui cho đời sống. Sự an toàn và niềm vui giúp cho sức khoẻ tinh thần lẫn thể xác được mạnh mẽ hăng say vươn lên. Kinh nghiệm này ai cũng đều có.

Trong đời sống sự an toàn và niềm vui nảy sinh tùy theo hoàn cảnh không gian, địa lý, thời gian tuổi tác cùng tâm lý, văn hóa và tâm tính con người.

Niềm tin tôn giáo là một niềm vui, niềm an ủi cho tinh thần con người. Vì niềm tin tôn giáo chỉ hướng đi cùng là điểm tựa tinh thần cho tâm hồn trong đời sống.

Từ những tháng ngày qua, khắp thế giới đang trải qua trong lo sợ hoang mang. Vì bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ sự sống con người cùng làm tê liệt các sinh hoạt trong đời sống xã hội. Gìn giữ bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và cho người khác là việc thời sự được đặt lên hàng đầu ưu tiên trong hoàn cảnh đe dọa lúc này.

Hằng năm theo tập tục nếp sống đức tin, Giáo hội nhắc mọi người tín hữu Chúa Kitô nhớ đến bổn phận việc truyền giáo, mà họ đã lãnh nhận từ ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội. Người tín hữu Chúa Kitô làm sao sống trình bày, làm chứng cho hình ảnh tình yêu Thiên Chúa được tỏ hiện trong đời sống con người qua lời cầu nguyện, qua việc làm hy sinh dấn thân nâng đỡ tinh thần cùng đời sống vật chất cho các vị Thừa Sai đi đến những nơi xa lạ thiếu thốn loan báo tin mừng Chúa, cùng cho con người sống trong hoàn cảnh sống thiếu thốn khó khăn gặp những thử thách sống còn.

Nhưng trong hoàn cảnh đe dọa hoang mang đời sống lúc này năm nay, việc truyền giáo được hiểu như thế nào?

Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp truyền giáo đã đưa ra hướng chỉ dẫn như sau:

„Trong năm nay, năm được ghi dấu bởi những đau khổ và thách đố do đại dịch Covid-19 gây ra, con đường truyền giáo này của toàn Giáo hội tiếp tục được tìm thấy dưới ánh sáng trong tường thuật ơn gọi của tiên tri Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Đây là câu trả lời luôn luôn mới trước câu hỏi của Chúa: “Ta sẽ sai ai đây?” (nt.).

Lời kêu gọi này xuất phát từ con tim của Thiên Chúa, từ lòng thương xót của Người, chất vấn cả Giáo hội và nhân loại trong cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay. “Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bất ngờ bị bão tố hung bạo vùi dập. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất hướng, nhưng đồng thời tất cả đều quan trọng và cần thiết, tất cả được kêu gọi cùng chèo với nhau, tất cả đều cần an ủi nhau. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy.

Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh và lo âu nói với nhau: ‘Chúng ta chết mất’ (Mc 4,38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.” (Suy niệm tại Quảng trường Thánh Phêrô, 27 tháng 3 năm 2020).( Sứ điệp ngày truyền giáo 2020).

Xưa nay luôn có những vị Thừa Sai, nhất là từ bên Âu Châu, dấn thân trả lời cho tiếng Thiên Chúa hỏi gọi thôi thúc:“Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Họ với lý tưởng lòng nhiệt thành đi đến những xứ châu lục xa lạ thiếu thốn khó khăn cùng sinh sống làm chứng cho tình yêu thương của Thiên Chúa giữa lòng xã hội con người.

Luôn hằng có những tâm hồn đạo đức nhiệt thành hy sinh từ bỏ một nếp sống thoải mái đang sẵn có dấn thân đi đến cùng sinh sống với những người gặp hoàn cảnh khốn khó nghèo túng, bệnh nạn cần sự an ủi giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất ở những vùng đất nước xa lạ, nơi đời sống vẫn còn trong hoàn cảnh chưa phát triển. Đời sống hy sinh dấn thân của họ là câu trả lời với tiếng kêu gọi thôi thúc trong thâm tâm:“Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8).

Trong đời sống xã hội, con người luôn gặp những giai đoạn bước đường khó khăn gian nan, khủng hoảng, thử thách, hoàn cảnh tang thương cần được trợ giúp. Những lúc như thế, câu hỏi tiếng nói thiêng liêng “Ta sẽ sai ai đây?” vang lên trong thâm tâm, hay cũng là câu hỏi mời gọi của những vị hữu trách đặt ra.

Và luôn có những tâm hồn quảng đại trả lời đáp lại: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Họ sẵn sàng ra đi dấn thân phục vụ cho đời sống con người.

Câu trả lời dấn thân “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8) là câu trả lời ngày xưa tiên tri Isaia nói với Thiên Chúa đặt ra kêu gọi ông.

Nhưng câu trả lời dấn thân đó cũng là câu trả lời của mỗi người với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa sinh thành tạo dựng nên thân xác cùng linh hồn sự sống con người trong đời sống lữ hành trên trần gian.

Lễ khánh nhật truyền gíao 25.10. 2020

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thông Báo
Phân ưu: Thân mẫu LM Giuse Vũ Thành được Chúa gọi về tại Saigon
LM John Trần Công Nghị
16:20 23/10/2020
PHÂN ƯU
Trong niềm tin vào sự sống vĩnh cửu nơi Chúa Giêsu Kitô
Chúng tôi nhận được ai tín

Bà Cố Vũ Tụng
(Nhũ danh Luxia Phạm Thị Nhị)

Sinh ngày 1 tháng hai năm 1922 tại Ninh Bình
đã được Chúa gọi về Nhà Cha trên trời vào lúc7g30 sáng ngày thứ năm 22-10-2020
tại nhà gia đình ở Saigon sau khi đã nhận lãnh các Bí Tích sau cùng.
Hưởng thượng thọ 98 tuổi.

Chương trình tang lễ:
Thánh lễ đưa chân: 6:30 chiều thứ năm 22-10 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
10610 kingspoint Rd. Houston TX 77075 Tel: 713-941-0521
Thánh lễ phát tang và cầu hồn: 6:00 chiều chúa nhật 25-10 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
Thánh lễ an táng: 9 giờ sáng thứ hai ngày 26-10 tại giáo xứ Bình An Thượng
do Đức Cha Stephano Tri Bửu Thiên chủ tế và các cha đồng tế.
Lễ nghi tiễn đưa tại nghĩa trang của giáo xứ bên cạnh Ông Cố.

Tang quyến:
Trưởng nữ Vũ Thị Huệ +(1940) các con cháu chắt VN
Thứ nữ Vũ Thị Mai và các con cháuVN
Trưởng Nam LM Giuse Vũ Thành, USA
Thứ nam Vũ Thức, vợ và các con cháu USA
Thứ nam Vũ Tín +(1953-1968)
Thư nam LM Luy Monpho Vũ Lâm +(1955-2010)
Thứ nam Vũ Ly Hương, vợ và con VN
Thứ nam Vũ Linh, vợ và con USA
Út nam Vũ Phát, vợ và các con VN
Út nữ Vũ Thị Bạch Tuyết, chồng và các con USA
Cháu lớn nhất nữ tu Nguyễn Thị Tuyết Lan, dòng nử tì Thánh Thể tại Pleiku.
Cháu đích tôn ở Việt Nam Vũ Văn Hải và vợ.

Xin thành kính phân ưu cùng Cha Giuse Vũ Thành và Gia đình ở Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ.
Cha Vũ Thành từng cộng tác với VietCatholic và là đồng môn, là bạn và từng dấn thân chung trong nhiều công tác Mục vụ hải ngoại.
nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ đón nhận linh hồn Bà Cô Luxia vào cõi hằng sống. R.I.P.

Lm John Trần Công Nghị
và Toàn Ban VietCatholic Network

 
VietCatholic TV
Cố vấn an ninh của Tổng thống Trump nhận định Trung Quốc là mối đe dọa của thế kỷ
Giáo Hội Năm Châu
05:12 23/10/2020


Hôm 21 tháng 10, 20202 Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã cáo buộc Trung Quốc đang cố ăn cắp nghiên cứu thuốc chích ngừa COVID-19 của phương Tây và xem quốc gia này như một đối thủ không đội trời chung đang tìm cách độc chiếm mọi kỹ nghệ quan trọng của thế kỷ 21.

TT Trump xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Hoa Kỳ, và cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chiếm lợi thế trong thương mại và không nói sự thật về đợt bùng phát coronavirus chủng mới, mà ông gọi là “bệnh dịch Trung Quốc”.

Trong 20 phút công kích Trung Quốc, cố vấn Robert O’Brien đã nói với các viên chức quân sự và tình báo hàng đầu của Anh và Hoa Kỳ rằng Trung Quốc là một cường quốc gian tham chuyên đàn áp người dân của họ và tìm cách làm áp lực cả các nước láng giềng và cường quốc phương Tây.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm kiếm vị trí thống lãnh trong tất cả các khu vực và lãnh vực (và) có kế hoạch độc quyền trong mọi kỹ nghệ quan trọng đối với thế kỷ 21”, cố vấn O’Brien đã nói với Diễn đàn Atlantich Future thông qua một liên kết video với hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Hải quân.

Ông O’Brien nói: “Gần đây nhất, Trung Quốc đã dùng gián điệp mạng để nhắm mục tiêu vào các công ty đang phát triển thuốc chích ngừa và các phương pháp điều trị Covid ở châu Âu, Anh và Hoa Kỳ, đồng thời ve vãn nhu cầu hợp tác quốc tế”.

Trung Quốc, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đã nói rằng phương Tây - và đặc biệt là Hoa Thịnh Đốn - đang bị ảnh hưởng bởi sự cuồng chống Trung Quốc, phát xuất bởi tư duy thực dân và đơn giản là tức giận khi thấy Trung Quốc lại một lần nữa trở thành một trong hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 40 năm qua được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong thời cận đại, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Cố vấn O’Brien cũng cho biết phương Tây trong nhiều thập niên đã cho Trung Quốc hưởng nhiều nhượng bộ, kể cả tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, tin là như thế họ sẽ mở cửa về kinh tế và chính trị, đồng thời nới lỏng các rào cản đối với các công ty nước ngoài.

Cựu luật sư 54 tuổi của Los Angeles nói: “Đáng buồn thay, đó là những lời hứa mà cho đến ngày nay nó đã không được giữ. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã nhân đôi cách tiếp cận độc tài và nền kinh tế quốc doanh theo chủ nghĩa trọng thương của họ “

Năm 1979, Trung Quốc có nền kinh tế thấp kém hơn Ý, nhưng sau khi mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư và thực hiện cải cách thị trường, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Hiện họ đang là quốc gia dẫn đầu trên toàn cầu trong hàng loạt các công nghệ của Thế kỷ 21, như trí tuệ nhân tạo, y học tái tạo và polyme dẫn điện.

Cố vấn O’Brien còn nói, phản ứng của Trung Quốc đối với đợt bùng phát virus coronavirus chúng mới đã “xóa bỏ hết mọi nghi ngờ còn rơi rớt lại về ý định của họ”.

Ông nói rằng, Trung Quốc đã hợp tác với các tổ chức quốc tế và buộc họ phải lắp đặt thiết bị viễn thông của Trung Quốc trong các cơ sở của họ. Ông cáo buộc Đảng Cộng sản đã ngăn chặn các công ty nước ngoài trong khi lại trợ cấp cho các công ty của chính mình.

Ông nói rằng, dự án quốc tế hàng đầu của Trung Quốc, cái gọi là sáng kiến Vành đai và Con đường, liên quan đến việc cung cấp cho các quốc gia nghèo “các khoản vay không thể chịu đựng” để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng “voi trắng”, nhưng sử dụng các công ty và người lao động của Trung Quốc.

Ông O’Brien nói: “Sự phụ thuộc của các nước này vào các món nợ Trung Quốc đã khiến chủ quyền của họ bị xói mòn và họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo đường lối của đảng đối với các lá phiếu của Liên Hợp Quốc và… các vấn đề khác”.


Source:Reuters
 
Đức Tổng Giám Mục Santiago de Chile lên án các cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:16 23/10/2020


1. Đức Tổng Giám Mục Santiago de Chile lên án các cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Công Giáo

Đức Cha Celestino Aós, Tổng giám mục Santiago de Chile đã lên án các cuộc tấn công đốt phá hai nhà thờ ở thủ đô Chí Lợi vào hôm Chúa Nhật, và kêu gọi người Công Giáo thực hiện các hành động phạt tạ cho các vụ tấn công này.

Vào ngày 18 tháng 10, các nhóm người biểu tình trùm đầu đã tiến vào hai nhà thờ ở thủ đô của Chí Lợi, phóng hỏa Nhà thờ Thánh Francis Borgia, là nhà thờ của lực lượng cảnh sát quốc gia và Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Cả hai nhà thờ đều là những nhà thờ lâu đời nhất ở Santiago.

Ngọn tháp của Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã sụp đổ trong cơn hỏa hoạn giữa những tiếng cười đắc thắng của những kẻ biểu tình phản đối bên ngoài tòa nhà. Nội thất của Nhà thờ St. Francis Borgia đã bị thiêu rụi bởi ngọn lửa, và cả hai ngôi nhà thờ đều trong tình trạng không còn có thể sửa chữa được.

Các cuộc tấn công xảy ra khi những người biểu tình trên khắp đất nước kêu gọi thay đổi hiến pháp và đánh dấu một năm các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn diễn ra trên khắp Chí Lợi vào năm ngoái, trong đó bạo loạn đã phá hủy các siêu thị và các cơ sở kinh doanh khác, và theo báo cáo đã khiến hơn 30 người chết.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái ở Santiago về dự định tăng giá vé tàu điện ngầm. Dự định này đã bị đình chỉ nhưng các cuộc biểu tình vẫn nổ ra. Các khu vực khác cũng tham gia vào các cuộc biểu tình, mở rộng sự bất bình của họ đối với sự bất bình đẳng và chi phí chăm sóc sức khỏe.

Một số nhà thờ trên khắp Chile đã bị tấn công và cướp phá giữa các cuộc biểu tình ở nước này.

Những kẻ bạo loạn trước đây đã phóng hỏa bên trong Nhà thờ Thánh Francis Borgia; vào tháng Giêng năm nay. Nhà thờ bị thiệt hại nặng nề sau khi hỏa hoạn xảy ra và những người biểu tình đã chặn lính cứu hỏa khi họ cố gắng dập tắt trận hỏa hoạn tại nhà thờ này.

Trong một tuyên bố được công bố vào cuối ngày Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós đã lên án các vụ tấn công.

“Bạo lực này là quá xấu xa, và bất cứ ai gieo rắc bạo lực sẽ gặt hái sự hủy diệt, đau đớn và chết chóc. Đức Tổng Giám Mục nói, chúng ta đừng bao giờ biện minh cho bất kỳ hành vi bạo lực nào, bất kể vì mục đích chính trị hoặc xã hội”.

“Người nghèo là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những hành động phá hoại này”, vị Tổng Giám Mục nói, khi ngài bày tỏ tình đoàn kết với giáo dân của cả hai nhà thờ bị tàn phá bởi đám cháy.

Đức Tổng Giám Mục Aós cũng kêu gọi người Công Giáo đừng đánh mất niềm tin hay hy vọng, bởi vì “ tình yêu mạnh mẽ hơn hận thù”.

“Chúng ta đừng biện minh cho những điều không chính đáng. Chúa không muốn bạo lực. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện các hành động phạt tạ với tư cách là một cộng đồng tin yêu”, ngài nói.


Source:Catholic News Agency

2. Sau khi giáo viên Samuel Paty bị chặt đầu, một số người ở Pháp liên tưởng đến cái chết của cha Jacques Hamel

Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã tập trung tại một đài để tưởng niệm một linh mục người Pháp là Cha Jacques Hamel vào hôm Chúa Nhật 18 tháng 10, sau vụ chặt đầu một giáo viên ở Paris trong một cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Hồi giáo.

Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun của tổng giáo phận Rouen đã cùng với đại diện của các cộng đồng Hồi giáo, Do Thái và các hệ phái Kitô Giáo khác tham gia vào một buổi cầu nguyện tại đài tưởng niệm gần nhà thờ Saint-Étienne-du-Rouvray, nơi Cha Hamel bị các phần tử Hồi giáo sát hại vào năm 2016.

Họ đặt vòng hoa tưởng niệm Samuel Paty, người đã bị giết ngày 16 tháng 10 tại Conflans-Sainte-Honorine, ngoại ô Paris. Sau khi đặt hoa, các nhà lãnh đạo tôn giáo sau đó đã dành ra một phút im lặng.

Trong một tuyên bố, các thành viên của ủy ban liên tôn của tỉnh Rouen cho biết họ đã tập hợp với nhau “để bày tỏ sự bàng hoàng và lên án mạnh mẽ vụ giết người này”.

Thủ phạm Abdoullakh Abouyedovich Anzorov, đã tấn công thầy giáo Paty sau khi giáo viên cho các học sinh xem các bức hí hoạ mô tả nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad.

Những người chứng kiến nói rằng Anzorov đã hét lên “Allahu akbar” - tiếng Ả Rập có nghĩa là “Chúa thật vĩ đại” - khi anh ta sát hại Paty gần trường trung học nơi Paty giảng dạy. Thanh niên Nga 18 tuổi gốc Chechnya đã bị cảnh sát bắn chết ngay sau đó.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo nói rằng họ cam kết “mỗi người theo truyền thống của họ, hướng dẫn cộng đồng của họ, giáo dục thanh thiếu niên, để họ xây dựng một tình huynh đệ thực sự để đối thoại thay thế bạo lực.”

Trong một tuyên bố ngày 17 tháng 10, Đức Cha Lebrun - người từng là giám mục của Cha Hamel - đã gửi lời chia buồn của những người Công Giáo ở giáo phận Rouen đến gia đình của anh Paty.

“Cầu mong kẻ sát nhân và những kẻ cuồng tín tìm thấy ánh sáng trong cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa. Thiên Chúa không bao giờ muốn cái chết, ngay cả cái chết của kẻ ác. Ngài muốn nhân loại quay lưng lại với sự dữ để khám phá lại ơn gọi yêu thương của mình,” Đức Tổng Giám Mục nói trong một tuyên bố.

Đức Cha Éric Aumonier, Giám Mục của Versailles, là giáo phận bao gồm Conflans-Sainte-Honorine, cho biết ngày 16 tháng 10 rằng vụ giết người “làm chúng tôi rúng động, như tất cả những công dân gắn bó với các giá trị tự do, bình đẳng và tình huynh đệ”.

“Chúng tôi nhớ đến anh Paty trong những lời cầu nguyện của chúng tôi cùng với gia đình, đồng nghiệp, học sinh, và tất cả những người đang bị tổn thương sâu sắc bởi hành động kinh hoàng này,” Đức Cha Aumonier cho biết trong một tuyên bố chung với Đức Giám Mục Phụ Tá Bruno Valentin của giáo phận Versailles.

Cha Hamel đã bị giết bởi những người ủng hộ Nhà nước Hồi giáo khi đang dâng thánh lễ ngày 26 tháng 7 năm 2016. Giáo phận Rouen bắt đầu điều tra sơ bộ về nguyên nhân phong thánh cho linh mục vào cùng năm đó, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép bỏ qua thời gian chờ đợi 5 năm theo truyền thống.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Tổng Giám Mục lưu vong của Công Giáo Belarus gặp gỡ các quan chức cấp cao của Vatican

Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã gặp gỡ các quan chức cấp cao của Vatican vào hôm thứ Hai.

Trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus đưa tin vào ngày 19 tháng 10 rằng Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã hội đàm với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan hệ với các Dân Nước.

Catholic.by nói rằng ba vị đã thảo luận về kế hoạch nhằm đưa Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz trở về quê hương của mình sau khi ngài bị ngăn chặn không cho về Belarus trong bối cảnh hỗn loạn sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi.

Trang web nói rằng Vatican hết sức lo ngại trước tình trạng Đức Tổng Giám Mục chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Belarus vẫn phải sống lưu vong.

Tòa thánh đang nỗ lực hết sức để khắc phục tình hình càng sớm càng tốt và hy vọng rằng vấn đề sẽ được giải quyết một cách tích cực.

Đức Cha Kondrusiewicz, tổng giám mục của Minsk-Mohilev, đã bị chặn lại tại biên giới vào ngày 31 tháng 8 khi ngài trở về nhà sau một chuyến đi đến Ba Lan. Các nhà chức trách sau đó tuyên bố rằng hộ chiếu của ngài “không hợp lệ”.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, đã đến Belarus vào ngày 11 tháng 9 để thảo luận về tình hình với các quan chức Belarus, nhưng các cuộc đàm phán không mang lại đột phá ngay lập tức.

Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz đã lên tiếng bảo vệ những người biểu tình sau khi họ bị cảnh sát tấn công sau một cuộc bầu cử vào tháng 8, trong đó người đương nhiệm, Alexander Lukashenko, tuyên bố chiến thắng với 80% phiếu bầu.

Kết quả bầu cử đã thúc đẩy nhiều cuộc biểu tình kêu gọi sự từ chức của Lukashenko, người đã cai trị đất nước từ năm 1994.


Source:Catholic News Agency