Ngày 20-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Gọi Con Từ Lâu (thơ)
Tuyết Mai
14:54 20/10/2008
Chúa Gọi Con Từ Lâu

Lậy Chúa, lậy Ba Ngôi Thiên Chúa!
Con quỳ gối đây đầu cúi gục dưới Bàn Thờ Chúa,
Lòng lắng sâu cả tâm trí cả tâm hồn,
Tất cả như đang lắng đọng để con đón nghe tiếng Chúa,
Chỉ dậy cho con đường hướng Chúa muốn con đi,
Vì con mơ ước được đi theo con đường của Chúa,
Được hiến trọn linh hồn và tấm thân yếu đuối đầy tội lỗi,
Xin Chúa nhận lời con và ước muốn của con.

Con chấp tay khẩn nguyện dâng lên Chúa tấm lòng thành,
Cả trái tim cả một đời yêu mến Chúa hình như đã từ lâu,
Nay con quyết định dấn thân cố gắng đem khả năng Chúa ban,
Lên đường đem Tin Mừng đem Tình Yêu Chúa đến cho mọi người,
Nhưng đôi chân yếu đuối của con còn chút xíu lưỡng lự,
Vì con còn sợ những gì trước mặt con không cáng đáng nổi,
Vì sự khổ cực con chưa từng gánh vác bao giờ,
Con sợ lắm vì bao cạm bẫy của thế trần luôn giăng mắc.

Con quỳ gối đây để xin Chúa ban cho con thêm can đảm,
Bước trần đời con đừng phải dính bén phải vướng mang,
Xin ban cho con Đức Tin chỉ bằng hạt cải,
Chẳng phải để cho con muốn dời núi hay dời non,
Nhưng là để cho con được trung kiên cho lý tưởng,
Trở nên Tông Đồ hữu ích cho Chúa và cho tha nhân,
Sống một cuộc đời trọn một lòng theo Chúa cho đến cùng,
Để qua con mà Danh Thánh Chúa và Tình Yêu của Ngài,
Mãi mãi còn được thật nhiều người biết đến.

Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của chúng con!
Chúa sai chúng con ra đi chớ mang theo bao bị,
Chớ mặc hai áo chớ mang theo những gì lỉnh kỉnh,
Có nghĩa là tiền bạc cũng không mọi thứ cũng không,
Chúng con được sai đi như chiên con đi lạc giữa bầy sói,
Không biết chúng sói sẽ nuốt chửng chúng con lúc nào,
Có nghĩa theo Chúa là phải luôn tin luôn tín thác vào Chúa,
Vì Đức Tin sẽ luôn là khiên thuẫn để chúng con được chở che,
Trên con đường gian nan phải gặp rất nhiều nguy hiểm,
Chỉ có Đức Tin sẽ là Khí Cụ phi thường có thể giúp chúng con,
Chống cự và sẽ lướt thắng tất cả mọi gian lao, khổ cực,
Bệnh tật, thử thách, và mọi giăng mắc của quỷ ma.

Chúa cũng dậy chúng con là luôn luôn phải Cầu Nguyện,
Cầu nguyện là lúc Chúa sẽ đến và ban thêm,
Sức mạnh thiêng liêng của Chúa để chống lại ba thù,
Để mạnh dạn tiến bước trên suốt con đường làm Sáng Danh Chúa,
Để mạnh dạn tiến bước trên con đường,
Có nhiều mây đen giăng trước mặt,
Để tìm đến cùng với tất cả anh chị em tật nguyền và khốn khổ,
Để an ủi đỡ nâng mang họ trở về thật nhiều cho Chúa,
Để cả thế giới sẽ được nhận thật nhiều Tình Yêu của Chúa,
Để cả thế giới biết được Nước Trời mà tìm đến để được tựa nương,
Để cho họ được biết Quê Trời là Thế Giới Mới,
Thế Giới của Hạnh Phúc, No Ấm, và không một mối lắng lo.

Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của yêu thương!
Xin Thiên Chúa luôn chúc lành và ban ân sủng của Ngài,
Trên chúng con là những bầy chiên non được Chúa kêu gọi,
Ra đi với sứ mạng và chỉ một sứ mạng duy nhất,
Là đi tìm kiếm cho Chúa những con chiên lạc,
Dẫn dắt họ trở về sống bên Chúa trong hoan lạc trong yêu thương,
Để Tình Yêu của Chúa sẽ mãi mãi là vô cùng,
Và tất cả chúng con cũng sẽ mãi mãi. ...
Được hưởng tình yêu vô cùng của Thiên Chúa, Amen.
 
Kính già, già để tuổi cho!
Anmai, CSsR
15:11 20/10/2008
KÍNH GIÀ, GIÀ ĐỂ TUỔI CHO !

Sinh ra làm người cần phải học cao hiểu rộng để nắm bắt được những chân lý cao siêu những định đề trừu tượng nhưng có những cái không cần phải đến trường hay miệt mài “dùi mài kinh sử” mới học được. Những chuyện quá đơn giản như đạo hiếu, đạo làm người đâu cần phải vất vả học hành mới hiểu mới biết. Đạo hiếu, đạo làm người đã được dạy từ thuở còn thơ, từ thuở lọt lòng mẹ. Là người, sống trong gia đình, thế nào cũng được cha mẹ nói cho nghe, dạy cho biết về chữ hiếu, chữ thảo với ông bà, với cha mẹ, với những đấng bậc cao tuổi trong gia đình. Đáng tiếc thay là có một số người chắc có lẽ do học cao quá, do học nhiều quá đã đánh mất đi cái bài học sơ cấp trước khi đến trường đến lớp.

Chuyện là gần đây, có một gia đình nọ, con cái trong gia đình hầu như được cha mẹ chúng chu cấp khá đầy đủ và phải nói là trên mức của những gia đình bình thường. Tưởng chừng cha mẹ chúng nai lưng ra kiếm sống thì chúng hiểu được nỗi vất vả, đổ mồ hôi sôi con mắt để giáo dục chúng nên người nhưng đáng tiếc thay trong số đông đấy lại có vài kẻ phá bĩnh đi cái bầu khí “kính trên nhường dưới trong gia đình”. Những kẻ phá bĩnh đấy đã làm cho bầu khí gia đình trĩu nặng trong khi mọi người cố gắng bù đắp cho hạnh phúc gia đình mình đang sống.

Cụ già trong gia đình ấy rất thương con cháu, cụ âm thầm lặng lẽ sống những ngày còn lại của cuộc đời để bày tỏ sự yêu thương, sự chăm sóc của cụ với chúng. Tuổi già, sức yếu cụ chẳng biết làm gì cả ngoài ngoài việc kinh hạt. Tưởng chừng chuyện kinh hạt giờ không còn ý nghĩa gì trong đời sống nhưng thực ra nó chính là phần hồn để bao bọc cái phần xác nặng nề đầy yếu đuối. Hoá ra là sự hiện diện của ông cụ không phải là vô ích mà lại trở thành quá hữu ích cho một gia đình đông con đầy cháu đấy. Vì yêu chúng, thi thoảng cụ mày mò “chui” vào mạng, suy tư để dạy chúng vài điều cỏn con trong cuộc sống thường nhật. Với những lời tâm huyết đấy, tưởng như là những dòng nhựa, những chất sống mà cụ truyền lại cho con cháu và con cháu phải biết nghe thế nhưng đáng tiếc thay có vài kẻ đã không ngần ngại lên án cụ già là cụ “nói dài - nói dai - nói dở”.

Khi cụ già nghe được lời phê phá, chỉ trích ấy cụ già thấy rất sốc. Không sốc sao được trước lời nói hàm hồ của đứa trẻ thiển cận. Cụ không buồn nhưng cụ cảm thấy đau, đau vì cụ cố gắng dốc hết tâm huyết để chỉ dạy chúng vậy mà chúng lại càm ràm, phê phán.

Giả như cụ bị lẫn đi chăng nữa con cháu cũng không được dùng những lời khiếm nhã để nói với ông bà mình. Đàng này, cụ già vẫn còn minh mẫn, vẫn còn sáng suốt để truyền đạt những kinh nghiệm quý báu mà cụ đã từng trải nghiệm trong cuộc sống.

Với những gia đình, với những người kém học và thiếu hiểu biết thì chuyện phê phán, lên án các cụ thì người ta vẫn thường gọi những kẻ hàm hồ, thiếu ý thức đấy là “mất dạy”. Còn với những gia đình được ăn học, được đào tạo hẳn hoi mà lại hành xử như thế thì ta phải dùng từ gì để dành cho những kẻ bất hiếu này ?

Thường tình thì khoảng cách giữa già và trẻ là vấn đề lớn trong gia đình và xã hội. Thế nhưng, hơn lúc nào hết, trong xã hội hiện đại này thì khoảng cách vốn dĩ là xa xăm ấy lại càng tăng lên gấp bội vì bọn trẻ vẫn thường cho chúng là hơn người, cho chúng là hiểu biết hơn ông bà cha mẹ chúng. Thế nhưng, trên thực tế chúng đã bé cái lầm khi chúng có suy nghĩ như thế. Làm sao mà trứng có thể khôn hơn cá được ? Làm sao mà con cái lại khôn hơn cha mẹ được ? Vậy mà ngày hôm nay có không ít trứng đòi khôn hơn cá và con cái lại nhận mình thông minh, giỏi hơn cha mẹ mình.

Cuộc đời vẫn luôn luôn đưa ra nhiều lối hành xử cho con người và con người vẫn luôn luôn phải đối diện với sự chọn lựa đấy. Hiện tại, khinh thường các cụ tưởng chừng là mình hay lắm, mình chiến thắng, mình thành công hơn các cụ nhưng khi đụng chuyện, nhưng khi sống với thực tế mới thấy được sự hụt hẫng, mất mát kho tàng quý báu trong con người của các cụ. Khi đấy, muốn tìm lại một lời chỉ dạy, một lời trách móc của các cụ cũng chẳng còn.

Từ kinh nghiệm bi thương của gia đình trên đây chắc có lẽ mỗi người chúng ta lại có dịp soi dọi lại cuộc đời mình về cách hành xử với những cụ già, những người có tuổi. Học thật cao, hiểu thật rộng nhưng đừng quên cái quy luật nhân qủa, cái kết quả nhãn tiền luôn luôn diễn ra mỗi ngày trong cuộc sống: Ta sống sao, ta sẽ nhận được như vậy.

Những ngày còn non, những ngày còn trẻ, ta kính các cụ già thì khi ta già các con, các cháu cũng sẽ kính ta như ta đã từng kính các cụ. Ngược lại, ta khinh chê các cụ thì khi ta thành cụ, con cháu cũng sẽ chẳng xem ta ra gì cả !
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 20/10/2008
A DUA

N2T


- “Con có thể bái ngài làm sư phụ chứ ?”

- “Nếu con nhắm mắt lại thì suốt đời có thể làm đệ tử của người khác, cho đến khi có một ngày con mở mắt ra thì con sẽ phác giác, con không thể học được điều gì nơi ta hoặc nơi người khác.

- “Vậy thì có sư phụ dùng để làm gì chứ ?”

- “Chỉ làm để con hiểu rõ ràng: có một sư phụ cũng chẳng giúp được gì.”


Trích: Huệ nhãn thiền tâm

Suy tư:

Sư phụ là thầy dạy học trò, dạy cái gì thì tùy thuộc vào chuyên môn sở trường sở đoản của sư phụ, nhưng tiếp thu thành người tài giỏi hay không là ở nơi học trò.

Ai cũng có thể làm sư phụ người khác, ngay cả việc xấu lẫn việc tốt: có sư phụ hay và có sư phụ giỏi, có sư phụ đạo đức và có sư phụ không đạo đức, có sư phụ coi trọng chát lượng giảng dạy và có sư phụ chỉ coi trọng đồng tiền mà thôi.

Chúa Giê-su là vị Thầy vĩ đại của nhân loại, chính Ngài đã từng tuyên bố: “Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”, cho nên nkt hãy luôn nhớ đến điều ấy trong cuộc sống của mình. Dù cho mỗi người trên thế gian làm sư phụ, dù cho cả thế gian đều một lòng lên tiếng muốn làm sư phụ của mình, thì cũng không thể làm cho chúng ta đến với Cha trên trời, lại càng không thể làm cho chúng ta được sống đời đời.

Con người ta làm sư phụ là để giúp chúng ta hiểu rõ thêm về con người mình, chứ không làm cho chúng ta được hạnh phúc viên mãn như Chúa Giê-su –thầy dạy vĩ đại của chúng ta.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:26 20/10/2008
N2T


21. Chúng ta nên tin tưởng, những điều mà chúng ta cầu xin không được, thì Thiên Chúa sẽ lấy ân sủng mà bù lại.

(Thánh Augustinus)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Song thân của thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu được phong Chân phước tại Lisieux ngày Khánh Nhật Truyền Giáo
Bùi Hữu Thư
11:15 20/10/2008

Cha mẹ của thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu được phong Chân phước tại thành Lisieux ngày Khánh Nhật Truyền Giáo



POMPEII, Ý, ngày 19 tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói cặp vợ chồng thứ hai được phong chân phước trong lịch sử Giáo Hội đã tuyên xưng Phúc Âm qua việc sống một cuộc đời “gương mẫu.”

Chân phước Louis Martin và Marie-Zélie Guérin
Ông Louis Martin và Marie-Zélie Guérin, song thân của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được phong chân phước hôm 19.10.2008 tại Lisieux, Pháp, bởi Đức Hồng Y José Saraiva Martins, đã về hưu, trước đây là Tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh.

Trước khi cầu nguyện kinh Truyền Tin hôm nay trong chuyến tông du thăm đền thánh Đức Mẹ Pompeii, Đức Thánh Cha ghi nhận là việc phong chân phước nhằm vào ngày Chúa Nhật Truyền Giáo. Ngài giải thích, Đức Thánh Cha Piô XI, đã phong cho thánh Têrêsa tước vị “bổn mạng của việc truyền giáo.”

Đức Thánh Cha nói cặp vợ chồng này “loan truyền Phúc Âm của Chúa Kitô qua cuộc sống hôn nhân gương mẫu của họ. Họ nhiệt thành sống đức tin và chuyển tiếp cho gia đình và mọi người xung quanh."

Ngài tiếp, "Qua lời kinh và nhân chứng Phúc Âm, song thân của thánh Têrêsa đồng hành và chia sẻ hành trình đức tin của ái nữ, người được Chúa gọi để tận hiến vô điều kiện cho Người bên trong các bức tường của tu viện Carmêlô.”

Thánh Têrêsa thời thơ ấu
Ngài trích dẫn tiểu sử của vị thánh và nói thêm, “Chính tại đây, trong bóng tối của dòng kín, thánh Têrêsa ý thức được ơn gọi của mình là ‘Tình Yêu trong trái tim của Giáo Hội’”

Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định, "Cầu nguyện là nhiệm vụ truyền giáo chính yếu của mỗi người chúng ta. Chính qua kinh nguyện mà con đường Phúc Âm được chuẩn bị; chính qua kinh nguyện mà các tấm lòng được mở ra cho huyền nhiệm của Thiên Chúa và các linh hồn mới sẵn sàng để đón nhận Lời cứu rỗi."

Ngài tiếp, "Nghĩ đến việc phong chân phước cho ông bà Martin, tôi muốn nhắc lại một ý chỉ khác mà tôi yêu thích: đó là gia đình, gia đình có vai trò căn bản trong việc nuôi dưỡng con cái trong tinh thần hoàn vũ, cởi mở và đáp ứng với thế giới và các vấn nạn hiện hữu, và tạo dựng các ơn gọi cho đời sống truyền giáo."

Sau đó Đức Thánh Cha xin mọi người cầu nguyện cho Hội Nghị Thế Giới lần Thứ Tư về Gia Đình, sẽ được tổ chức tại Mexico City vào tháng Giêng.

Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêsa Lisieux
Đức Hồng Y José Saraiva Martins
 
Đức Thánh Cha kêu gọi cải tiến quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân
LM Trần Đức Anh, OP
19:24 20/10/2008
VATICAN - Sáng 20-10-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 300 bác sĩ tham dự hội nghị toàn quốc Italia lần thứ 110 của Hội các bác sĩ giải phẫu và ngài kêu gọi cải tiến quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân, nhất là tránh biến bệnh nhân thành ”đồ vật”.

Hội nghị tiến hành với chủ đề ”Tiến tới một ngành giải phẫu tôn trọng bệnh nhân”. Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC kêu gọi các bác sĩ đừng bỏ rơi bệnh nhân khi không còn hy vọng có thể đạt được những kết quả đáng kể, vì thực ra tuy không thể chữa lành bệnh nhân, nhưng các bác sĩ vẫn còn có thể làm được nhiều cho bệnh nhân, như thoa dịu đau đớn và nhất là tháp tùng bệnh nhân, cải tiến phẩm chất cuộc sống của họ bao nhiêu có thể. Đây không phải là điều có thể coi nhẹ, vì mỗi bệnh nhân, dù đều mang trong mình một giá trị tuyệt đối, một phẩm giá cần phải tôn trọng, và phẩm giá này chính là nền tảng không thể bỏ qua trong mọi hành động của bác sĩ. Thực vậy, sự tôn trọng phẩm giá con người đòi phải tôn trọng vô điều kiện đối với mỗi người, dù họ đã sinh ra hay chưa sinh ra, lành mạnh hay bệnh tật, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của họ”.

ĐTC đề cao ảnh hưởng quan trọng của những điều mà bác sĩ tỏ hoặc nói cho bệnh nhân, vì điều này có thể gia tăng hy vọng và tin tưởng, một yếu tố rất cần thiết trong việc chữa trị. ”Điều mà bác sĩ thông truyền cho bệnh nhân, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng lời nói hay không lời nói, đều có một ảnh hưởng lớn trên bệnh nhân: điều ấy có thể khích lệ, nâng đỡ, động viên và thậm chí tăng cường năng lực thể lý và tâm lý, hoặc trái lại, có thể làm suy yếu và làm hư hỏng những cố gắng, và như thế giảm bớt chính hiệu năng của các biện pháp chữa trị.”

ĐTC nói thêm rằng: ”Ngoài khả năng chuyên môn của bác sĩ, bệnh nhân còn mong muốn được bác sĩ nhìn với thái độ tử tế, chứ không phải chỉ khám bệnh, họ muốn được lắng nghe chứ không phải chỉ phải chịu các cuộc chẩn bệnh tinh vi; họ muốn nhận thấy mình có chỗ đứng trong tâm trí của bác sĩ săn sóc chữa trị cho họ”. (SD 20-10-2008)
 
Đức Thánh Cha bảo vệ những ai chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì khủng hoảng tiền tệ
Bùi Hữu Thư
22:03 20/10/2008

Đức Thánh Cha bảo vệ những ai chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì khủng hoảng tiền tệ



Ghi nhận tình trạng đã trầm trọng còn đang khiến cho trở nên tệ hại hơn

VATICAN CITY, ngày 20 tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Trong khi thế giới phải đối phó với một cuộc khủng hoảng về kinh tế, Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích mọi người phải chú ý đặc biệt đến các gia đình và cá nhân yếu kém nhất trong xã hội.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhu cầu này trong một điện văn được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone gửi đi, vào ngày Thế Giới Vượt Qua Nạn Nghèo Đói Quá Mức, được tổ chức vào ngày 17 tháng 10 hàng năm. Điện văn được gửi cho ông Jean Tonglet, đại biểu của Ý tham dự phong trào ATD Thế Giới Thứ Tư (All Together for Dignity).

Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm hy vọng là “trong khuôn khổ của nền kinh tế hoàn vũ khó khăn ngày nay, có sự chú ý đặc biệt đến các dân tộc và gia đình là những người thiếu thốn nhất và yếu kém nhất trong xã hội."

Ngài cũng nói thay cho những người mà cuộc sống đã trở nên khó khăn vì cuộc khủng hoảng: “Hoàn cảnh hiện tại làm gia tăng sự ưu tư cho nhiều người đang ở trong hoàn cảnh lo lắng và đôi khi đã trở nên bi thảm, phẩm giá con người của họ đang bị sa sút nhiều hơn."

Đức Thánh Cha kết luận bằng việc cầu xin Thiên Chúa “trợ giúp cho tất cả những ai đang là nạn nhân của sự nghèo đói cùng cực."

Ngày Thế Giới được khởi sự vào ngày 17 tháng 10, 1987, bởi linh mục Joseph Wresinski (1917-1988), người sáng lập phong trào ATD Thế Giới Thứ Tư. Vào ngày này cha đã đặt một phiến đá tưởng niệm tại Công Trường Trocadero (được cải danh là Công Trường Nhân Quyền và Tự Do) tại Paris "cho các nạn nhân của sự nghèo đói."

Sáng kiến này được Liên Hiếp Quốc hưởng ứng vào năm 1992.

Ông Jean Tonglet cho biết, “một trong các mục tiêu của Ngày Thế Giới này là để cho người nghèo có tiếng nói, để lắng nghe những gì họ muốn nói, không phải chỉ là xem xét sự nghèo đói, nhưng còn tìm cách chống lại sự đói nghèo, và cũng còn phải chú ý đến hòa bình, công lý, và tương lai của thế giới và xã hội nữa. Thái độ lắng nghe này là điều được khởi xướng vào ngày 17 tháng 10, để được tiếp tục tồn tại mãi mãi từ ngày này sang ngày khác."
 
Top Stories
Mons. Kiet: dopo il “grande sconvolgimento”, la gioia di un vescovo ausiliare
Asia-News
08:12 20/10/2008
L’arcivescovo di Hanoi, in una lettera ai fedeli, sottolinea le affermazioni della Conferenza episcopale sul dialogo “franco e diretto” e la preghiera. C’è timore che continueranno gli attacchi del sindaco di Hanoi, “stella nascente” della politica vietnamita.

Hanoi (AsiaNews) – Dopo “i giorni di grande sconvolgimento”, mentre la vita “torna poco a poco ad un ritmo più normale”, i cattolici di Hanoi hanno “una lieta notizia”: la nomina di un vescovo ausiliare, padre Lorenso Chu Van Minh, attuale rettore del seminario maggiore. L’arcivescovo della capitale vietnamita, mons. Joseph Ngo Quang Kiet (nella foto), annuncia in questi termini ai fedeli di Hanoi la nomina, compiuta dal Papa il 15 ottobre, insieme a quella di mons. Pierre Nguyen Van Kham, segretario esecutivo della Conferenza episcopale, ad ausiliare di Ho Chi Minh City.

La lettera, che porta la data del 18, contiene un nuovo invito ai cattolici a ricercare il dialogo al quale li ha sollecitati la Conferenza episcopale, nella lettera dell’8 ottobre ai cattolici. Essa chiede di “dialogare in un clima di ascolto e attento e di scambio franco e diretto” e di “pregare in uno spirito di comunione, di amore e di concordia”. “Un ascolto attento – scrive mons. Kiet – suppone un atteggiamento umile, pronto ad eliminare gli ostacoli che possano creare incomprensioni e sospetti. La franchezza, poi, ha bisogno di un’anima onesta che dica sempre la verità”. E’ questa, aggiunge citando il documento dei vescovi, “la via del dialogo, ancora lungo, disseminato di difficoltà e di ostacoli e che esige saggezza e perseveranza”.

Quanto alla nomina dell’ausiliare, essa “rivela l’amore di Dio”. “Pregate fratelli e sorelle - scrive ancora mons. Kiet – per il vostro nuovo vescovo, per l’arcidiocesi, per la Chiesa e per la vostra patria.

E anche se l’arcivescovo si limita ad un paio di accenni – oltre che di “giorni di grande sconvolgimento”, la lettera parla di “giornate movimentate” – suscita reazioni tra i cattolici il nuovo attacco portato contro di lui dal presidente del Comitato del popolo (il sindaco) di Hanoi, Nguyen The Thao, che ne ha chiesto la rimozione. Vietcatholic News riporta l’oinione di un francescano di Ho Chi Minh City, padre Pascal Nguyen Ngoc Tinh, secondo il quale “la reale ragione alla base degli attacchi” di Thao va cercata nelle parole dell’arcivescovo a commento dell’incontro del 20 settembre con il Comitato, che la libertà religiosa “è un diritto, non un privilegio”. “Quando mi alzo a chiedere i miei diritti – spiega - significa che sono stati violati. Che me li hanno tolti”. Secondo il religioso, sono da prevedere nuovi attacchi all’arcivescovo da parte di Thao, “astro nascente della scena politica vietnamita”. E, dopo l’approvazione avuta dal Politburo per il atteggiamento contro i cattolici, “ci sono voci – conclude – che potrebbe essere chiamato a prendere il posto del primo ministro Nguyen Tan Dung”.
 
After the “great turmoil” comes the joy of an auxiliary bishop, Monsignor Kiet says
Asia-News
10:18 20/10/2008
In a letter to the faithful, the archbishop of Hanoi highlights the statement by the Bishops’ Council on “frank and direct” dialogue and prayer. There are fears that attacks against the prelate by Hanoi mayor, “rising star’ in Vietnam’ politics, will continue.

Hanoi (AsiaNews) – After “great days of turmoil” and as life “slowly gets back to normal” Hanoi Catholics have “some good tidings”. Pope Benedict XVI on 15 October appointed Fr Lorenso Chu Van Minh, currently the rector of the Major Seminary, to the post of auxiliary bishop of the capital. In his letter announcing the good news Hanoi Archbishop Mgr Joseph Ngo Quang Kiet (pictured) also said that the Holy Father appointed Pierre Nguyen Van Kham, executive secretary of the Bishops’ Council, to the post of auxiliary bishop of Ho Chi Minh City.

Dated 18 October the letter urges Catholics to seek dialogue as did a letter by Vietnam’s Bishops’ Council, on 8 October. In it the prelate calls for “dialogue in an atmosphere of careful consideration and frank and direct exchange” as well as “prayer in a spirit of communion, love and harmony.”

“Careful consideration posits a humble attitude, ready to remove obstacles that create misunderstandings and suspicions,” wrote Archbishop Kiet. “Frankness needs an honest soul who always tells the truth.”

This “is the way of dialogue, still long, full of difficulties and obstacles, in need of wisdom and perseverance,” he said quoting from the bishops’ own letter. And as for the appointment of the auxiliary bishop, “it reveals God’s love. [... ] Pray, brothers and sisters for your new bishop, the archdiocese, the Church and your homeland,” he said.

Although the archbishop just mentioned “days of great turmoil” and “eventful days,” Catholics still reacted to a new attack against him by the chairman of the Hanoi People’s Committee (City Hall), Nguyen The Thao, who has called for the prelate’s ouster.

For Franciscan Fr Pascal Nguyen Ngoc Tinh, “the real reason for Thao’s attacks” lies in what the archbishop said after meeting the People’s Committee on 20 September, namely that religious freedom “is right, not a privilege,” Vietcatholic News reported.

“When I stand up demanding my rights, it means that they are being violated, that I have lost them,” the priest said.

For him further attacks against the archbishop are to be expected for Thao is a “rising star in Vietnamese politics.”

After the Politburo backed his attitude towards Catholics, rumours are flying that he might replace Prime Minister Nguyen Tan Dung.
 
Mahnwache für Thai Ha am 25.10. in Köln Eingesendet von Tri Tin Vuong
Phạm Công Hoàng
14:30 20/10/2008
Mahnwache für Thai Ha am 25.10. in Köln Eingesendet von Tri Tin Vuong

Krefeld, den 13.10.2008

Sehr geehrte Damen und Herren,
liebe friedliebende Völker der Welt,

seit Monaten haben Sie sicherlich durch die Medien schon erfahren, was in Thai Ha, Gemeinde Hanoi, Vietnam, geschehen ist.

Die dortigen Christen haben ihre Grundstücke verloren. Die Christen, die zur Thai Ha Kirchengemeinde gehören, haben zu friedlichen Mahnwachen und Gebeten aufgerufen und sich versammelt, um die Rückgabe der Grundstücke zu fordern, die seit Jahrzehnten von der Regierung unrechtmäßig enteignet sind.
Als Reaktion hat das KP-Regime eine Einschüchterungskampagne mit Verhaftungen gegen die Katholiken in Thai Ha Hanoi durchgeführt.
Am 28. August 2008 hat das KP-Regime in einem Großeinsatz Polizei, Polizeihunde, Sicherheitskräfte und Milizen zur Thai Ha Gemeinde geschickt. Dabei wurden sogar die so- genannten Street - Gang - Mitglieder eingesetzt, welche üblicherweise benutzt werden, um terroristische Anschläge zu vereiteln. Mehrere Christen wurden ohne Angabe von Gründen verhaftet. Am selben Tag wurden auch zahlreiche Priester und Gläubige von der Polizei mit Füßen getreten und brutal zusammen geschlagen, als sie friedlich um die Freilassung der Verhafteten baten.

Sehr geehrte Damen und Herren,
liebe freiheitsliebende Völker der Welt,

erschüttert über die Ereignisse in Thai Ha, Gemeinde Hanoi, Vietnam appellieren wir, an die in Deutschland lebenden Vietnamesen und an Sie, liebe deutsche Bürger, sich mit unseren Priestern und Gläubigen in Vietnam zu solidarisieren und an unserer Mahnwache mit Kerzenlicht, Gebet und Gemeinsamkeitsgefühl teilzunehmen.

Diese Veranstaltung wird stattfinden
am Samstag, dem 25. Oktober 2008

- von 14:00 bis 15:30 Uhr: In der Kirche St. Michael - Brüsseler Platz – 50674 Köln
gemeinsames Gebet für Frieden und Gerechtigkeit in Vietnam

- von 16:00 bis 19:00 Uhr: auf der Domplatte (Kölner Dom) - 50667 Köln
Bekenntnis zur Solidarität von Buddhisten, Hoa Hao Buddhisten, Cao Dai mit den Katholiken durch eine Mahnwache mit Kerzen und
Informationen über die Situation der Katholiken in Vietnam

Wir freuen uns darauf, Sie als Teilnehmer an diesem Tag begrüßen zu dürfen, danken Ihnen herzlich im Voraus für Ihre Solidarität und verbleiben

mit freundlichen Grüßen

Kontaktperson der Veranstaltung:
Hr. Pham Cong Hoang (04182 959819), Hr. Tran Van Cac (0421 421606), Fr. Ly Thi Khieu (0406794723), Hr. Tri Tin Vuong (0177-6282194), Hr. Nguyen Thanh Van (02151 4467790)

http://unser-vietnam.de/index.php?option=com_content&task=view&id=809&Itemid=339
 
Komuniści przeciw arcybiskupowi (tiếng Ba Lan)
Sebastian Karczewski
19:20 20/10/2008
Komuniści przeciw arcybiskupowi (tiếng Ba Lan)
(Cộng sản tấn công Đức Tổng Giám Mục)

Wietnamscy komuniści domagają się usunięcia z urzędu arcybiskupa Hanoi. Powodem jest poparcie, jakiego ks. abp Joseph Ngo Quang Kiet udzielił katolikom, domagającym się zwrotu byłej delegatury apostolskiej oraz terenów parafii Thai Ha.

Nguyen Thao, przewodniczący Komitetu Ludowego Hanoi, podczas spotkania z zachodnimi dyplomatami stwierdził, że niektórzy księża z arcybiskupem na czele wykorzystują religię i ignorancję do celowych "działań przeciw państwu oraz Kościołowi", zaś u podstaw protestów leży rzekomo "nikła u katolików znajomość prawa". Gazeta "Saigon Liberatem" zacytowała wypowiedź Nguyen Thao twierdzącego, że "arcybiskup Hanoi musi być przeniesiony, gdyż stracił reputację i wiarygodność w oczach obywateli, z katolikami włącznie". Relacjonując spotkanie z rezydującymi w Hanoi ambasadorami, ta sama gazeta stwierdziła: "dyplomaci podziękowali panu burmistrzowi za informację i wielce pochwalili rozwiązania podjęte przez Komitet Ludowy Hanoi w kwestii sporu z Kościołem", dotyczącego zagrabionych przez komunistów ziem.
Warto przypomnieć, że wietnamscy katolicy od blisko dwóch miesięcy protestują przeciw bezprawnemu dysponowaniu władz terenami należącymi do Kościoła katolickiego. W ciągu tego czasu wietnamskie władze niejednokrotnie używały przeciw protestującym siły. Od dłuższego czasu w państwowych mediach prowadzona jest kłamliwa kampania medialna, mająca zdyskredytować metropolitę Hanoi. Władze zapowiedziały równocześnie podjęcie sankcji karnych wobec księży uczestniczących w protestach. Sami duchowni nie mają złudzeń co do propagandowych działań władz. "Arcybiskup Ngo Quang Kiet jest szanowany zarówno przez katolików, jak i niekatolików" - powiedział agencji Catholic Word News ks. Nguyen Ngoc Thin. Jak dodał, prawdziwym powodem ataków rządowych jest fakt, iż ma on dość odwagi, by głosić, że wolność religijna jest rzeczywistym prawem, a nie przywilejem".
(Source: Sebastian Karczewski, naszdziennik.pl- RW, VietCatholic)
 
Vietnam: Strafe für Demonstranten (tiếng Đức)
Radio Vaticana
19:21 20/10/2008
Vietnam: Strafe für Demonstranten (tiếng Đức)
(Việt Nam: Bản án cho người biểu tình)

VATICAN - 18/10/2008 17.45.12 - Der Bürgermeister von Hanoi hat strafrechtliche Konsequenzen für Christen angekündigt, die in den vergangenen Wochen für die Rückgabe des verstaatlichten Kirchenbesitzes demonstriert hatten. Das berichtete die Nachrichtenagentur Asianews am Freitag. Bei einem Treffen mit westlichen Diplomaten habe Hanois Bürgermeister Nguyen The Thao außerdem gefordert, dass der Erzbischof von Hanoi, Jospeh Ngo Quang Kiet, seines Amtes enthoben werde. Der Erzbischof habe die Religion dazu gebraucht, bewusst gegen die Interessen des Staates und der Kirche vorzugehen, so die Anschuldigung der Behörden. Die Christen von Hanoi hätten ihr Vertrauen in den Oberhirten verloren, so weitere Mutmaßungen des Hanoier Bürgermeisters. Seinen Anschuldigungen fügte er vor den westlichen Beobachtern aber auch ein Signal der Toleranz hinzu und würdigte die vietnamesischen Katholiken als wichtige Helfer beim Aufbau des Landes.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hà Nội Chu Văn Minh
Gia Minh - RFA
10:46 20/10/2008
Phỏng vấn Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hà Nội Chu Văn Minh

Giữa khi chính quyền Hà Nội và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang có căng thẳng về hai khu đất tranh chấp tại số 42 Nhà Chung và Giáo Xứ Thái Hà, thì người giáo dân tại hai Tổng Giáo Phận Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh nhận được tin có hai vị Tân Giám Mục Phụ Tá cho hai nơi đó đã được bổ nhiệm.

Đức tân Giám Mục Chu Văn Minh
Đó là Tân Giám Mục Chu Văn Minh cho Hà Nội và Tân Giám Mục Nguyễn Văn Khảm cho Tổng Giáo Phận Sài Gòn.


Gia Minh hỏi chuyện Tân Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hà Nội Chu Văn Minh sau khi được tin. Trước hết ông cho biết:

GM Chu Văn Minh: Ngoài nói thì cũng có biết, khi nhận chính thức thì thấy cũng lo lắng.

Gia Minh: Giám Mục nói lo lắng thì điều lo lắng lớn nhất là gì?

GM Chu Văn Minh: Tại vì địa phận thủ đô nên cần con người có đạo đức, tư cách, có tầm cỡ của thủ đô nhưng bản thân thì sức mọn và tuổi đã lớn.

Gia Minh: Vừa qua Giám Mục từng là Giám Đốc Đại Chủng Viện Hà Nội là nơi đào tạo Linh Mục cho các tỉnh miền Bắc thì trách nhiệm đó cũng lớn?

GM Chu Văn Minh: Chức vụ đó thì nhỏ nhưng trách nhiệm lớn vì đó là đào luyện các Linh Mục tương lai. Ở đó vừa có nguyên tắc vừa phải gương mẫu nhưng đó là một đại gia đình nên sống lâu cũng vui.

“Hội Đồng Giám Mục cũng muốn nói làm sao yêu cầu nhà nước có đường lối cởi mở để thực thi công bình, công lý, sự thật để đưa đất nước tiến triển để ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

GM Chu Văn Minh: Còn nhiệm vụ mới được nói là kế nhiệm các vị tông đồ nên cũng thấy quá sức mình.

Thực thi công lý và sự thật

Gia Minh: Hiện nay thì có những thuận lợi nhưng cũng có khó khăn, vậy Đức Cha thấy những thuận lợi và khó khăn phải vượt qua là gì?

GM Chu Văn Minh: Khi bề trên chỉ định thì tôi nói với Đức Tổng không biết khả năng có làm đuợc không, công việc nhờ thì làm còn nhận nhưng chức vụ thì không dám nhận. Thế nhưng Đức Tổng nói là anh em chia nhau công việc mà làm, nên theo Đức vâng lời mà tôi nhận.

Vừa rồi giữa Giáo Hội và nhà nước có chút căng thẳng, mọi khi thì có đối thoại hơn. Khi Đức Tổng đi vắng thì sự vụ Thái Hà và số 42 Nhà Chung, việc có hơi căng thẳng. Hy vọng quan hệ giữa nhà nước và Giáo Hội sẽ trở nên bình thường và đối thoại sẽ tốt hơn.

Gia Minh: Đối thoại nhưng cũng phải có đường lối chứ?

GM Chu Văn Minh: Đường lối thì theo đường hướng đối thoại trong hòa bình và bất bạo động. Hội Đồng Giám Mục cũng muốn nói làm sao yêu cầu nhà nước có đường lối cởi mở để thực thi công bình, công lý, sự thật để đưa đất nước tiến triển để ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đức tân Giám Mục Nguyễn Văn Khảm
Theo đường lối của Hội Đồng Giám Mục là không những chỉ giữ đức tin mà còn có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước nữa. Thế nhưng đó là việc khó; muốn vậy không chỉ có nguyện vọng của Giáo Hội mà còn sự cởi mở và đồng ý của nhà nước nữa; phải hai đàng: cần thiện chí của hai bên.

Gia Minh: Vừa rồi có thư của Hội Đồng Giám Mục có lời lẽ mạnh mẽ đối với việc đấu tranh cho công lý và sự thật; trong khi tình hình đất nước với tin tức về nạn tham nhũng tràn lan, giáo dục không đạt; vậy suy nghĩ của Giám Mục thế nào?

GM Chu Văn Minh: Không phải chỉ riêng cá nhân mà sự thay đổi phải trên phạm vi cả nước. Nhà nước cũng có đưa ra muốn chống tham ô, những điều xấu. Ước vọng thì ai cũng muốn nên mỗi cá nhân phải làm theo khả năng của mình. Phần tôn giáo thì các Giám Mục nói các giáo xứ, cá nhân, cộng đồng luôn cầu nguyện cho quá trình cải tổ xã hội, để công bình, công lý, sự thật được thực thi.

“Theo đường lối của Hội Đồng Giám Mục là không những chỉ giữ đức tin mà còn có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước nữa. Thế nhưng đó là việc khó; muốn vậy không chỉ có nguyện vọng của Giáo Hội mà còn sự cởi mở và đồng ý của nhà nước nữa; phải hai đàng: cần thiện chí của hai bên.

GM Chu Văn Minh: Trên bình diện xã hội phải có sự thực thi của nhà nước.

Gia Minh: Về mặt công dân thì có những quyền mà người dân phải nói lên quyền đó?

GM Chu Văn Minh: Chính vì quyền đó nên Đức Tổng và các Linh Mục khi gặp chính quyền thủ đô Hà Nội cũng có đề đạt. Khi đối thoại phải đề đạt bàn đi trao đổi lại, thực thi từng bước chứ không phải một sớm một chiều. Khi đối thoại, mình tích cực rồi thì quan trọng là phía nhà nước họ chấp nhận và thực thi thế nào.

Gia Minh: Nếu nhà nước không thực thi mà đó là quyền chính đáng thì phải đấu tranh chứ?

Giám Mục Chu Văn Minh: Đường lối của Giáo Hội là kiên trì, nhẫn nại và khôn khéo trong từng trường hợp.

Gia Minh: Cám ơn Tân Giám Mục, và chúc Ngài hoàn thành sứ vụ mới
 
Gần 1000 người được Rửa Tội tại Giáo Phận Xuân Lộc ngày Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo
Giuse Khổng Hữu Nguồn
14:52 20/10/2008
XUÂN LỘC - Sáng chúa nhật 19.10.2008, trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ Hà Nội ( Hạt Hố Nai ), Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, Quản hạt Hố Nai kiêm Ban Truyền giáo của Giáo Phận, đã tổ chức lễ rửa tội, thêm sức cho 971 anh chị em dự tòng.

Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc, chủ sự lễ đồng tế, cùng với Cha Tổng Đại Diện Vicente Đặng Văn Tú, Qúy Cha Quản Hạt, và gần một trăm Cha. Trong dịp này Đức Cha Phero Nguyễn Văn Khảm, Tân Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh, Ngài được mời đến chia sẻ với cộng đoàn những tâm tình phục vụ, những kinh nghiệm truyền giáo của Ngài.

Xem hình ảnh ngày lễ



Ngoài số anh chị em dự tòng, các cha mẹ đỡ đầu cùng các thân nhân, và gần một nghìn khách quý không Công giáo được mời đến tham dự. Cùng đến dự lễ và cầu nguyện có Qúy Bề Trên, các Tu sỹ nam nữ thuộc 12 Dòng Tu khác nhau trong toàn giáo phận, rất đông anh chị em Cộng Tác Viên Tin Mừng, đại diện các đoàn hội các giới trong giáo phận, ước chừng có tới năm nghìn người.

Nhờ có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các đại lễ, nên Ban Hành Giáo cùng các giới các đoàn hội trong giáo xứ Hà Nội – Hạt Hố Nai, đã chu toàn tốt các công việc phục vụ của mình, từ âm thanh ánh sáng, đến trang trí lễ đài, y tế, an ninh trật tự, các tiến trình lễ nghi, các khâu phục vụ, tất cả như được chuẩn bị chu đáo, diễn tiến phối hợp nhịp nhàng.

Có lẽ ! phải kể đến cung đàn, chất giọng hát bộ lễ La Tinh De Angelis của ca đoàn trong thánh lễ, Trang Trọng, Du Dương, Thánh Thoát mà Sâu Lắng, đã góp phần giúp cộng đoàn sốt sáng nâng tâm hồn lên với Chúa, đến với anh chị em của mình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo xứ Đan Sa thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình
Minh Dau Thanh
10:45 20/10/2008
Giáo xứ Đan Sa thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình

Vào tối Chủ Nhật XXIX, ngày 19/10/2008, tuần cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội, linh mục quản xứ giáo xứ Đan Sa đã mời gọi mọi người thắp nến cầu nguyện cho hoà bình và công lý trên Quê Hương Đất Việt, đặc biệt cầu nguyện cho công cuộc đối thoại giữa nhà cầm nhà nước Việt Nam với Giáo Hội Việt Nam, cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội.

Xin xem hình ảnh

Vào lúc 18 giờ 30 phút, trở đổ mưa lớn tầm tả, nhưng vẫn không ngăn cản những tấm lòng luôn khao khát công lý và hoà bình của bà con giáo xứ Đan Sa, từng đoàn người đã tấp nập về ngôi thánh đường thắp lên ngọn nến của lòng tin để cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Đúng 19 giờ linh mục nói lên ý nghĩa của việc thắp nến cầu nguyện. Khởi đầu cho buổi cầu nguyện mọi đèn điện trong nhà thờ được tắt và thay vào đó là ánh sáng của cây nến cháy sáng trong tay mình. Cha chủ sự nói: “Cây nến cháy sáng mà chúng ta đang cầm trên tay gợi cho ta nhớ lại ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội. Chúng ta đã được trao cây nến sáng tượng trưng ánh sáng của Chúa Kitô “Hãy nhận lấy ánh sáng Chúa Kitô…”. Giờ đây chúng ta hãy làm cho nó sáng lên trong ngày truyền giáo của chúng ta, làm cho nó bừng sáng giữa một xã hội mà đang bị bóng tối của hận thù, của hiểu lầm, của sự tranh chấp, của phỉ báng phủ lấp, cong lý bị vùi lấp, nhân phẩm bị chà đạp. Chúng ta hãy trình diện trước Thánh Thể Chúa về ánh sáng của chúng ta. Bởi vì truyền giáo ngày nay không chỉ là việc làm chứng, là rao giảng bằng lời nói … mà còn mang một ý nghĩa mới mẽ hơn đó là đấu tranh cho công lý và hoà bình. Vì khi Tin Mừng đến đâu thì mọi bóng mờ của bất công, hận thù và chia rẽ… bị đẩy lùi. Cho nên nhà truyền giáo còn phải là người nói lên quan điểm và chính kiến của mình, có khi còn phải lên tiếng tố cáo trước những đối xử bất công, nhân phẩm cá nhân cũng như một tổ chức bị lăng mạ và chà đạp. Một mãnh đất thiếu công lý và hoà bình là mãnh đất đang vắng bóng Tin Mừng”. Vì thế, nhiệm vụ của Kitô hữu, của chứng nhân là nói lên sự thật, là bảo bệ chân lý, là cầu nguyện cho công bằng và hoà bình. Và đó là lý do mà chúng ta tổ chức cầu nguyện hôm nay.

Linh mục chủ sự đã gợi ý cầu nguyện cho cộng đoàn:

Xưa Chúa đã dạy bảo các tông đồ: " Các con hãy đi làm cho các dân tộc trở thành môn đệ bằng cách làm Phép Rửa cho họ nhân danh Ba Ngôi, bằng cách dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền". Xin Chúa cho chúng ta lên đường cùng với Ngài, và xin Ngài ở cùng chúng ta như lời Ngài đã hứa là sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Lạy Chúa! Quỳ trước Thánh Thể Chúa, chúng con xin Chúa đổ tràn sức mạnh tình yêu của Chúa để chúng con ra khỏi con người cũ của chúng ta là con người bon chen, tội lỗi, ích kỷ hẹp hòi. Xin Chúa cho chúng con lòng nhiệt tâm truyền giáo trong đời sống chứng nhân bằng chính cuộc sống của chúng con trong môi trường sống của mình.

Thế giới hôm nay thật văn minh, con người hôm nay thật đầy đủ vật chất, nhưng lại vắng bóng Thiên Chúa. Khoa học và kỷ thuật đã cho con người vô số những tiện nghi khiến con người say sưa hưởng thụ mà bỏ quên Thiên Chúa. Truyền giáo cho thế giới hôm nay thật không dễ dàng. Chúa muốn chúng con trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu trước khi mời gọi một người bạn thân làm môn đệ Ngài. Ước gì con can đảm thắp sáng niềm tin, cho dù là nhỏ nhoi, cho một thế giới ngờ vực; thắp sáng ngọn đèn công bình cho một xã hội thiếu công lý; thắp sáng ngọn đèn hy vọng cho một thế giới phiền muộn và ngọn đèn bác yêu thương cho một thế giới đầy hận thù ích kỷ.

Chúng con cầu xin Chúa soi sáng cho nhà lãnh đạo đất nước của chúng con biết tôn trọng sự thật, biết xây dựng một xã hội công bình, bác ái, huynh đệ để mọi người có đời sống an vui hạnh phúc, sống trong cảnh tự do đích thật và có được một nền văn minh tình thương, văn minh sự sống. Chúng con cầu xin cho công cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và Nhà nước đi đến hiểu biết, tôn trọng và thông cảm nhau để tìm ra phương thức giải quyết tốt đẹp nhất. Xin cho Đức Tổng Giám Mục Giuse chúng con đầy sức mạnh của Chúa, tinh thần bất khuất đấu tranh cho công lý, lòng can đảm nói lên sự thật và chân lý… cho HĐGM Viêt Nam chúng con luôn hiệp nhất va khôn ngoan trong giai đoạn khó khăn lịch sử này. Xin Chúa tăng thêm tinh thần hiệp nhất, yêu thương và tôn trọng sự thật nơi chúng con để chúng con thật sự đoàn kết và yêu thương như Chúa dạy.

Kết thúc buổi chầu thánh thể cầu nguyện cho Tổng Giáo phận Hà Nội, toàn thể cộng đoàn cất lên lời Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Aùt-xi-di vang dội nhà thờ như muốn khẳng định lại lòng khao khát cuộc sống hoà bình nơi cộng đoàn Đan Sa.

Sau buổi chầu Thánh Thể, linh mục chủ sự đã mời gọi cộng đoàn tiến ra Tượng Đài Đức Mẹ. Toàn thể cộng đoàn từng hàng cầm nến cháy sáng đến trước tượng MẸ dâng lên Đức Mẹ những ngọn nến rực cháy với một cử chỉ cung kính và tín thác. Vừa dâng nến vừa dâng tràng Mân Côi và dâng kinh “Dâng Nước Việt Nam cho Đức Bà” lên Đức Mẹ để cầu xin Mẹ cầu bầu và che chở Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Dù trời mưa và gió lớn nhưng không thể dập tắt những ngọn nến cháy sáng nhỏ nhoi. Đó chính là hình ảnh của ngọn nến của lòng tin, lòng mến và tinh thần yêu chuộng công lý và hoà bình của cộng đoàn ở trời Nam giáo phận nói riêng và của những người yêu hoà bình và công lý trên thế giới.
 
Giáo Xứ Thái Hà đã giành được nhiều thứ cho Giáo dân và Dân tộc VN
Hoàng Cơ Định
13:10 20/10/2008
Giáo Xứ Thái Hà đã giành được nhiều thứ cho Giáo dân và Dân tộc VN

Mặc dầu chưa đòi lại được hết cả những gì đã mất, nhưng giáo xứ Thái Hà đã giành lại được cho người Công giáo và dân tộc Việt Nam nói chung nhiều thứ. Hơn thế nữa, đồng bào còn đẩy chế độ CSVN lùi dần đến chỗ phủ nhận chính nó.

Giáo Xứ Thái Hà hiện đang mất hơn 90% tài sản Giáo Xứ đã có trước đây. Từ một khu đất 60,000 thước vuông Giáo Xứ đứng tên sở hữu một năm trước khi đảng CSVN nắm chính quyền vào năm 1945, nay Giáo Xứ chỉ còn ngôi Nhà Thờ với diện tích 2,700 thước vuông. Rõ ràng là Giáo Xứ đã bị cướp đoạt tài sản một cách trắng trợn.

Vào cuối năm 2007, khi thấy chỉ dấu là tài sản của Giáo Xứ do Nhà Nước chiếm đoạt đang được tẩu tán cho thân nhân các cán bộ CS, Giáo Xứ đã vận động đòi lại. Sau nhiều luận điệu ngoan cố để thoái thác, vào cuối tháng 9 năm 2008 Nhà Nước CSVN đã củng cố hành vi cướp bóc của mình bằng cách biến phần đất, thường được mệnh danh là Linh Địa Đức Bà, đáng lẽ phải trao trả lại cho Giáo Xứ, thành một vườn cây xanh đặt tên là “Công viên 1 Tháng 6”… Nhưng thử hỏi, người dân VN sẽ gọi công viên đó là gì? Chắc chắn chẳng ai dùng cái tên ngây ngô đó mà mọi người sẽ gọi là vườn hoa “Giáo Xứ Thái Hà” hay vườn hoa “Linh Địa Đức Bà”, và có chính quyền nào có thể ngăn cản được người dân vào vườn hoa để cầu nguyện. Vậy thì cái mà Giáo Xứ chưa đòi lại được là mảnh giấy xác nhận chủ quyền nhưng quyền sử dụng vườn hoa Linh Địa Đức Bà làm nơi cầu nguyện thì đang thuộc về giáo dân, không cần phải xin và chẳng ai có tư cách để cho.

Không những thế, rồi đây tại Hà Nội, ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng, sẽ có một vườn hoa thứ nhì đó là vườn hoa Linh Địa Đức Bà, là nơi đồng bào tụ họp để nương tựa lẫn nhau cùng đòi lại tài sản đã bị chế độ độc tài CSVN cướp đoạt.

Một điều khác Giáo Xứ đã dành lại được là lòng dũng cảm. Người dân Công Giáo Thái Hà đã thắng sự sợ hãi, đã được cảm tình và sự kính trọng của các thành phần khác trong cộng đồng dân tộc. Người dân Việt Nam không chỉ nhìn cuộc tranh đấu tại Thái Hà trong mục đích thuần túy là đòi lại tài sản bị chiếm đoạt mà là một cuộc tranh đấu đòi công bằng, đòi sự thật, chống lại sự gian dối của tập đoàn Nhà Nước CSVN. Khi Nhà Nước CSVN trưng bằng cớ là Linh Mục Vũ Ngọc Bích đã ký giấy trao tặng tài sản của Giáo Xứ cho Nhà Nước thì giáo dân Thái Hà đã căn cứ vào ba thời điểm ký khác nhau ghi trên những giấy tờ mà Nhà Nước gọi là bằng cớ để chứng minh cho cả nước thấy: Đó chỉ là thứ bằng cớ do Nhà Nước giả mạo! Rồi tới khi Nhà Nước sử dụng văn nô để xuyên tạc câu nói của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Nhà Nước đã tạo ra cơ hội mà người dân Việt Nam chờ đợi từ bao nhiêu năm nay, đó là sự lên tiếng dõng dạc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thẳng thắn nói lên sự bất đồng với Nhà Nước Cộng Sản để lên tiếng bảo vệ Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và cuộc tranh đấu vì công bằng và lẽ phải của Giáo Xứ Thái Hà.

Điều mà cộng đồng Công Giáo Thái Hà đã tranh thủ được từ đầu năm 2008 tới nay có giá trị lớn hơn là mảnh đất vài chục ngàn thước vuông, điều đó là cảm tình của đồng bào trong và ngoài nước đối với cuộc tranh đấu của Giáo Xứ và nhất là sự kính trọng và tín nhiệm của mọi người đối với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Cuộc tranh đấu của Giáo Xứ Thái Hà cũng gây nên 2 thất bại rõ rệt cho chế độ CSVN.

Thứ nhất là Nhà Nước đã thất bại hoàn toàn trong mưu đồ chia rẽ đồng bào địa phương đối với cộng đồng giáo dân như họ đã từng dùng người địa phương để tạo nên loại áp lực “đấu tố” đối với các nhà dân chủ… Họ đã phải huy động bọn lưu manh rựơu chè, ma túy tấn công nơi tu hành thờ phụng vào ban đêm. Qua tới ban ngày, vì trò sử dụng bọn lưu manh quá lộ liễu nên Nhà Nước CSVN đã phải lợi dụng các em Thanh Niên Tình Nguyện mặc đồng phục áo xanh nón tai bèo, điều các em tới sinh hoạt, ca hát tại nơi đồng bào đang cầu kinh để phá hoại các buổi hành lễ. Nhưng ngay như với thủ đoạn này của Nhà Nước, sức dân vẫn thắng… Trước sự kiên trì đầy quyết tâm của đồng bào, trò sử dụng lưu manh hay đẩy con nhà tử tế hành động một cách vô ý thức để phá hoại chỉ diễn ra được một số lần. Không thể mỗi khi dân tụ họp lại để làm lễ ngoài trời, Nhà Nước lại có thể huy động những thanh niên áo xanh đến để phá hoại …

Một bước lùi thứ Nhì của Nhà Nước CSVN là thay vì cướp tài sản của các giáo hội để chia chác giữa các gia đình cán bộ với nhau hay dùng làm tài sản chung của đảng CSVN (như văn phòng Huyện Ủy, Thành Ủy …) hay tệ hơn nữa biến thành những nơi ăn chơi đồi trụy, thì với trường hợp Thái Hà, họ đã phải “ngừng lại” ở mức độ biến khu đất đáng lẽ phải trả lại Giáo Xứ thành “vườn hoa”. Nhưng trong thực tế, Giáo Xứ có thể sử dụng vườn hoa này còn thuận tiện hơn là khu đất mà công ty may Chiến Thắng đã bỏ hoang phế trước đấy.

Nhìn vào cuộc đấu tranh tại Thái Hà, một cuộc đấu tranh tuy có gặp khó khăn nhưng thật sự đã đạt được một số thành quả khích lệ, một cuộc đấu tranh còn dang dở và đang tiếp diễn, xin có một số nhận xét và đề nghị sau đây:

Thứ Nhất, tuy Giáo Xứ Thái Hà đóng vai chủ động nhưng cuộc đấu tranh ở đây không phải là cuộc đấu tranh cá biệt của đồng bào Công giáo, đây chỉ là cuộc tranh đấu đòi lại những gì bị chiếm đoạt phi pháp của một khối dân oan mang tên Giáo Xứ Thái Hà. Trong thủ đoạn xuyên tạc lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, những người lãnh đạo Đảng CSVN rõ ràng đã tìm cách chia rẽ đồng bào Công giáo với đại khối đồng bào và dùng chiêu bài Dân Tộc để mong lừa bịp số đông quần chúng. Nhìn từ một góc độ khác, bà con chúng ta cũng nhất quyết không để CSVN dùng xảo ngôn chia rẽ chúng ta như luận điệu vu cáo những ai hỗ trợ giáo dân Thái Hà là “lợi dụng tôn giáo”... Người dân VN ở trong cũng như ngoài nước cần hỗ trợ cuộc tranh đấu của đồng bào Công giáo tại Thái Hà vì chúng ta cùng chung một cảnh ngộ.

Thứ Nhì là Nhà cầm quyền CSVN luôn luôn đòi hỏi người dân VN phải tuân hành pháp luật, nhưng loại pháp luật mà họ buộc dân ta phải tuân theo lại chỉ là thứ luật do đảng CS đặt ra để dành cho đảng CS quyền lợi tuyệt đối. Đó không phải là luật của loài người tiến bộ mà là “luật rừng”, “luật của kẻ cướp”. Việt Nam hiện nay đã gia nhập cộng đồng thế giới và cam kết tuân thủ mọi điều khoản của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Người dân VN có quyền đòi hỏi phải được đối xử trên căn bản này. Vì vậy “Đạo luật” mà Nhà Nước CSVN cho ra đời vào năm 2003 và đang bám víu vào để đàn áp Giáo Xứ Thái Hà, và cướp đoạt tài sản của cả trăm ngàn, cả triệu người dân VN khác, là sự chà đạp trắng trợn lên bản TNQTNQ. Luật đó quy định như sau:

“Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 07 năm 1991”.

Nôm na có nghĩa là mọi tài sản bị CSVN cướp đoạt trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 thì sẽ bị.. . cướp vĩnh viễn. Cho nên cuộc tranh đấu của Giáo Xứ Thái Hà chỉ là thái độ cương quyết của người dân VN không chấp nhận bị ngang nhiên trấn lột bởi một bọn cướp mang tên “Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa”. Nhà nước CSVN có thể nói bừa vì thói quen, có thể tự lừa dối chính mình, nhưng những điều hiển nhiên là vô lý, dẫu họ có lập lại trăm lần cũng chẳng lọt được vào tai ai.

Thứ Ba là trong cuộc tranh đấu của đồng bào tại Thái Hà, Nhà Nước CSVN đã không từ nan bất cứ một hành động lừa bịp, xuyên tạc nào để dối gạt dư luận. Từ việc đẩy những thanh niên với đồng phục áo xanh nón tai bèo "giả dạng thường dân" làm những hành động vô ý thức để phá phách các buổi lễ của đồng bào, tới việc cắt xén để xuyên tạc lời nói của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt để cô lập hoá đồng bào Công giáo, cho thấy rằng người dân Việt Nam phải làm sao thoát ra khỏi tình trạng bưng bít thông tin và thông tin một chiều do chính quyền xắp đặt. Cần phải khai dụng khả năng của ngành tin học hiện đại để mỗi người dân có thể theo dõi tin tức từ nhiều nguồn khác nhau và trở thành một phóng viên phổ biến tin tức trung thực tới mọi người.

Tóm lại, cần phải phổ biến rộng rãi tin tức đấu tranh tại Thái Hà, để mọi người thấy rằng đồng bào chúng ta ở đây đã sẵn sàng đứng lên đòi sự thật và đòi công bằng. Để mọi người thấy rằng cuộc đấu tranh của đồng bào ta tại Thái Hà là cuộc đấu tranh cần thiết, tuy ôn hoà nhưng vô cùng cương quyết. Sự hỗ trợ của đồng bào các nơi sẽ giúp cho Giáo Xứ Thái Hà sớm thành công và sự thành công ở Thái Hà sẽ mở rộng con đường tiến tới tự do và dân chủ cho toàn Dân Tộc chúng ta.
 
CĐ CGVN thuộc vùng Lehigh Valley Allentown thắp nến cầu nguyện cho Công Lý tại Việt nam
Nguyễn Hiền
13:20 20/10/2008
ALLENTOWN, PA - Cộng Đoàn Công Giáo thuộc vùng Lehigh Valley Allentown đã tỗ chức buổì thắp nến cầu nguyện cho Công Lý tại Việt nam vào thứ Bảy, ngày 18, tháng 10, năm 2008, lúc 7:30 tối tại Nhà Thờ Thánh Simon and Jude. Trong buổì cầu nguyện vị linh mục nhấn mạnh những lờì sau đây: ‘Chúng ta không thích làm chính trị, nhưng trái lại chính trị đã đẩy chúng ta phải nhập cuộc để tranh đấu cho công lý.’

Tất cả ngườì Việt nam chúng ta, dù đang hiện diện nờì đây hay ở bất cứ nào đi nữa chỉ mong quê hương Việt nam sớm được thịnh vượng và công lý được trải dài từ bắc xuống nam.

Thử hỏi có bao nhiêu ngườì trong 80 triệu dân Việt nam được ấm lo và có được công lý nằm trong tay? Vì sự bất công, thiếu công lỳ và tự do càng ngày càng lan rộng trên quê hương Việtnam, không ai trong chúng ta cứ tiếp tục lặng thinh để cho những bất công kéo dài từ thế hệ này đến bao nhiêu thế hệ khác.

Chính bờì đó chúng ta đang nhìn thấy có một số ngườì đã và đang sẵn sàng đứng lên để tranh đấu đòi công lý ến cho bao nhiêu ngườì Việtnam tại quê nhà. Điển hình nổì bật nhất mà chúng ta đang chứng kiến đó là Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Ngài vừa là một ngườì Thiên Chúa Giáo và chủ chăn khả kính không sợ lên tiếng kêu gọì nhà cầm quyền cộng sản Việtnam trao chả lại tất cả các quyền tối thiểu cho từng ngườì dân Việt nam và các tôn giáo đang có măt trên quê hương Việtnam.

Là ngườì Việtnam nói chung và Thiên Chúa Giáo nói riêng chúng ta có bổn phận là phải bảo vệ và lên tiếng khi thấy bất cứ ngườì anh em nào của chúng ta bị áp bức và đau khổ. Sự đau khổ của những ngườì Việt nam là sự đau khổ của mỗì ngườì chúng ta. Chúng ta không chỉ biết sống cho bản thân mình mà thôi, nhưng chúng ta phả biết sống cho những ngườì anh em đang chịu những cảnh vô công lý và đau khổ dướì một chế độ bạo tàn. Chúng ta hãy cùng vớì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tranh đấu đòi công lý qua lờì cầu nguyên và tinh thần của mỗì ngườì chúng ta vớì Ngài và những nhà tranh đầu cho công lý.

Nếu bao lâu tình hình tại Việt nam còn bất ổn và công lý chưa được sáng tỏ là bấy lâu chúng ta vẫn tiếp tục cầu nguyện và tranh đấu. Bao lâu ngườì anh em chúng ta còn đau khổ và bị bắt bớ vì công lý là bấy lâu chúng ta không sợ đứng lên tranh đấu và cầu nguyện cho họ dù những khó khăn và ngăn cản có xảy đến vớì mỗì ngườì chúng ta.

Chúng ta cũnh lên nhớ rằng, thật là tủi nhục cho chúng ta là ngườì theo Chúa Kitô nếu chính chúng ta không biết tranh đấu và bênh vực cho những ngườì đang đau khỗ vì bị áp bức và thiếu công lý. Thánh Phaolô thách thức giáo đoàn Côrintô trong thư của ngài rằng, Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng (1 Côrintô 9:16). Tranh đấu và cầu nguyện đòì công lý cho quê hương Viêtnam là chính chúng ta đang làm tròn bổn phận việc loan truyền lờì Chúa, lờì của Chân Lý và Sự Thật đến cho từng cá nhân.

Chúng ta cầu nguyện và tranh đấu là bày tỏ sự liên đớì vớì Quê Hương Việtnam, Dân tộc Việt nam và Giáo Hộì Việt nam. Sự bày tỏ liên đớì không chỉ trong một giờ cầu nguyện mà thôi, nhưng kéo dài cho tớì khi nào Quê Hương Việt nam được tự do đích thực, toàn dân Việt nam nắm được công lý trong tay và chế độ bạo tàn Cộng Sản xoá bỏ.
 
Tự hào thay những người Việt Nam khi đi ra nước ngoài
Song Hà
14:28 20/10/2008
Tự hào thay những người Việt Nam khi đi ra nước ngoài

Để phần nào chứng minh lòng tự hào về dân tộc, về đất nước Việt Nam khi đi ra nước ngoài như chiến dịch truyền thông VNCS đã cố công dựng lên bằng những ngón đòn cắt xén vô đạo đức lương tâm với câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt đáng kính.

Chúng tôi thấy cần cung cấp một vài chi tiết về người VN ở nước ngoài trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây. Hiện nay là chiến dịch “cung cấp lao động hợp tác”, thực chất là đưa dân đi làm nô lệ cho nước ngoài, hòng kiếm tiền nuôi hệ thống nhà nước cồng kềnh hiện nay đang đè lên đầu lên cổ người dân. (Trừ những con cái cán bộ nhà nước đi học bằng tiền dân, hoặc con cái các đại gia thân thích với chế độ làm giàu bằng những con đường kiếm chác được đưa ra nước ngoài để học

Hai bài thơ sau như hai bức thư cha con gửi cho nhau được lưu truyền từ lâu trong giới trí thức, học sinh VN ở nước ngoài.
Qua hai bài thơ, người ta hiểu được phần nào lòng dân, tình cảnh mục đích lý tưởng và những điều đáng “tự hào” khi đi ra nước ngoài của người Việt Nam. Cũng qua đó, không cần chứng minh, người ta cũng hiểu được người nước ngoài sẽ “kính trọng” người dân Việt Nam như thế nào.

Song Hà

THƯ CHA GỬI CON
Gửi con đang học tại Liên xô


Hôm nay cha viết thư này,
Gửi qua thằng bạn chỗ mày về chơi.
Cả nhà mừng lắm con ơi,
Thùng hàng mới nhận, bán lời lắm nghe
Niken đẩy được chục que,
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều,
Điều hòa chẳng được bao nhiêu,
May nhờ trong ruột khá nhiều thuốc tây,
Biết không, mấy cuộn e-may,
Tính qua chí ít năm cây có thừa!
Xô tôn đã dặn đừng mua,
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây.
Thùng sau lưu ý thuốc tây,
Đồ nhôm nghỉ khoẻ chớ dây làm gì.
Lanh-cô, e-rich, am-pi,
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi.
Got-den (1) xem kỹ con ơi,
Kẻo mà quá "đát" là đời đi tong!
Hóa chất có xoay được không ?
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô
Hải quan con chớ có lo,
Thằng nhỡ cha đã cài kho Hải Phòng.
Còn như ở tuyến hàng không,
Cậu con soi máy khám trong Nội Bài.
Từ nay cho tới tháng Hai,
Chú ba đi Bỉ, dì hai đi Bồ,
Đều tờ-răng-dít Liên Xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời.
Đồng rúp thì mất giá rồi,
Lấy xanh mà tính lãi lời bảo cha,
Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ, áo chấm hay là áo phông,
Áo thêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài,
Áo da đểu, xuyến treo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không ?
Bên ấy gái Cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai
Thể thao mác giả Ki-tai,
Hay mì chính Thái với đài Hồng Kông.
Bây giờ đang giữa mùa đông,
Con xem loại tất xù lông thế nào ?
Áo ren các kiểu ra sao,
Ki-mô-nô đã đi vào sử xanh.
Cá sấu một thủa tung hoành,
Te-pe nay đã trở thành thiên thu
Sự đời nghĩ cũng phù du,
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây.
Mới vừa như hổ bướm bay
Bướm vừa rã cánh, hổ quay về rừng.
Hươu kia khí thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga,
Chịu không thấu lạnh, vượt qua Po-lần.
Ào ào áo gió ra quân,
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây ?
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hóa đổi thay chóng đầu.
Đồ thật thì đắt, tiền đâu!
Mình buôn như thế bằng hầu người ta
Tiền dân Nga, đất dân Nga,
Theo cha đồ rởm vẫn là lời hơn.
Ngoài ra trong chuyện bán buôn,
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dầy.
Hàng sang con chớ đổ ngay,
Đợi thời mà bán đến tay người dùng.
Liên bang rộng lớn vô cùng,
Sức trai con cứ vẫy vùng đôi chân.
Dè chừng với lũ công nhân
Tham gia "quân đội" nhân dân rất nhiều.
Ma-fia trấn lột đủ điều,
Quen nghề đạo chích từ nhiều năm naỵ
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay,
Cướp hàng từ cửa sân bay vừa về,
Tránh voi thời chẳng xấu gì,
Lĩnh hàng chi chúng vài tì mà ra

Bây giờ kể chuyện bên ta
Tình hình nát bét như là hũ tương
Mấy lần hội nghị Trung Ương
Xem ra cũng chẳng có phương kế gì
Dân tình ca cẩm như ri
Kêu thì kêu vậy làm gì được nhau
Thằng giàu nó vẫn cứ giàu,
Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi.
Bung ra nay đã hết thời,
Sức dân đã kiệt dẫu trời cũng thua
Trong Nam lục tỉnh mất mùa
Sơn la sau một trận mưa tan tành.
Trông vời mấy nước đàn anh,
Liên bang tận số cứu mình chẳng xong.
Cu ba một mớ bòng bong
Nga cúp viện trợ khó lòng đứng yên.
Báu gì ông bạn Triều-tiên
Vốn quen vay nợ quỵt tiền đồng minh.
Mấy nhà lãnh đạo Bắc kinh,
Thế cô đổi giận làm lành với ta
Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,
Sau cơn cắt xé dần dà lên hương.
Nhân vì Hoa-Việt thông thương,
Hàng Tàu tràn ngập thị trường nước ta
Dân tình kiếm cớ qua Nga
Mượn danh đi học, thực là đi buôn!
Đào vàng sập cả núi non,
Nghe đâu đã đỡ lại còn khiếp hơn:
Quỳ Châu cùng cốc thâm sơn,
Ai đem hồng ngọc đến chôn xứ này ?
Nhiều thằng số đỏ vận may,
Đã ô-tô Nhật, lại xây nhà lầu,
Khối thằng bỏ xác rừng sâu,
Khối thằng ngã nước trọc đầu như sư!
Ông trời ăn ở khéo ư ?
Người ăn chẳng hết kẻ thừa đổ đi!
Trách trời cũng chẳng được gì,
Có thân ta "tự độ trì" mà thôi.
À, hôm chủ nhật vừa rồi
Mấy anh tổ lái vào chơi nhà mình.
Nghe đồn ở tận Bắc kinh
Năm đô một bịch to uỳnh nhân sâm,
Ở Nga trăm tám mươi đồng
Đem về Hà nội đếm không hết tiền
Bây giờ thời thế đảo điên,
Ông già bà lão phóng tiền ra mua
Năm nay thời tiết trái mùa
Bão to, lụt lớn, chiêm mùa trắng taỵ
Trời thì cao, đất thì dày,
Trung Ương đang hứa chuyển lay tình hình!

Nhân đây kể chuyện nhà mình
Để con được rõ tình hình con nghe:
Thằng hai đánh bạc, gá xe!
Thằng ba thì vẫn rượu chè liên miên
Thằng tư thì mới vượt biên,
Thằng năm tháng trước lại lên Hỏa lò!
Con sáu học dốt như bò,
Thi trượt tốt nghiệp vào lò mat-xa
Khoe rằng lương tháng triệu ba,
Ngoài ra còn khoản puốc-boa rất dày,
Hôm qua khóc với mẹ mày:
Mẹ ơi! Con mấy tháng này. .. mất kinh!
Khách hàng thì rất linh tinh,
Làm sao biết khối duyên tình của ai ?
Tao nghe đứng cả tóc mai,
Vội mời thầy thuốc phá thai tại nhà.
Tạ thầy mất chục đô la,
Mong thầy kín tiếng kẻo mà. .. về sau
Thầy thuốc nháy mắt gật đầu:
"Lần sau cô bị em hầu cô ngay".

Nhân đây nói đến chuyện mày:
Nghe đâu cũng xứng là tay giang hồ!
Người yêu rải khắp Liên-xô
Và trong số đó chục cô có bầu!
Cha không trách khứ con đâu,
Đương trai cứ việc kẻo sau tiếc thầm.
Nhưng còn tính chuyện hôn nhân,
Lút-se (2) nên chỉ một lần mà thôi.
Phải suy tính kỹ con ơi,
Trong cơn hoan lạc ngừng lời trăm năm.
Thường khi chung gối, chung chăn,
Người thường dễ dãi đem thân hiến bừa.
Và rồi cha cũng có nghe
Con yêu cô bé cùng quê tỉnh mình.
Hẳn rằng a-ná (3) phải xinh,
Nên con mới phải nghiêng mình trao taỵ
Nghe cha ghi kỹ điều này:
Phải con ông cốp. .. xấu, gầy cũng yêu!
Ông cha cực khổ đã nhiều,
Sống xa Hà nội thiệt nhiều nghe con.
Núp mình dưới bóng ô tròn,
Tương lai xán lạn, lầu son đuề huề.
Hồ Gươm liễu rũ xum xuê,
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thụy Khuê, Tràng Tiền,
Đồng Xuân chợ họp liên miên,
Mùa nào thức nấy sẵn tiền dễ mua
Thăng Long đất cũ người xưa
Mình con tỉnh lẻ ai dưa mình vào.
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì thì cũng ghi vào lời cha:
Coi chừng với lũ gái Nga,
Kẻo mà lại dính Si-da có ngày!

Cha

P.S.:
À, quên tao hỏi điều này:
Chẳng hay sức khỏe của mày ra saỏ
Học năm thứ mấy trường nào ?
Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe
Dặn thêm đừng có mua xe,
Bây giờ lãi độ năm que là cùng,
Mà chỗ thì chiếm nửa thùng,
Khuân vác lại nặng phát khùng, phát điên.
Em mày vốn tính ngại phiền,
Mặc dù nó thích dây chuyền từ lâu,
Con chẳng dám xin anh đâu
Anh con lại bảo "Em đâu hay vòi"
Mẹ mày thì luống tuổi rồi
Đừng nên tặng thứ tân thời làm chi
Can-sô, se-pốt, xe-ghi, (4)
Nặng gam là được, cần gì hoa văn!

---------------------------
Chú thích: 1) Gốt-den (goden) = hạn
2) Lút-se (luts-se) = tốt hơn, tốt nhất
3) a-ná (ona) = cô ta, cô ấy
4) Can-sô (koltzo) = nhẫn
se-pốt (tzepotsca) = dây chuyền
xe-ghi (xer-ghi) = hoa tai
(Tất cả đều là tiếng Nga)


THƯ CON GỬI CHA

Hôm nay nhận được thư Cha
Gửi tay thằng bạn về nhà mới sang
Cầm bút con viết vội vàng
Thăm cha thăm mẹ họ hàng anh em. ..

Cha ơi cha nghĩ mà xem
Tiền con được mấy mà suy nghĩ nhiều?
Tiền con làm chẳng đủ tiêu
Nghìn rưởi một tháng có nhiều đâu cha

Tiền ăn ngàn mốt ngàn ba
Tiền uống, tiền hút thế là hết toi
Cha ơi thử tính mà coi
Tiền ăn không có thì đòi mua chi

Lốp đen lốp đỏ làm gì
Moay-ơ xích líp thôi thì đừng mang
Vải đen, len dạ bi vòng
Thôi cha đừng ước, đừng mong làm gì

Xe đạp nói đến làm chi
Nhà mình đường đất nghĩ gì xe hơi
Thuốc tây khó kiếm cha ơi
Máy khâu, giấy ảnh không hời lắm đâu

Cha nghe tin chắc lòng sầu
Nhưng con còn biết kiếm đâu ra tiền
Gái Tiệp thì đẹp như tiên
Tóc vàng, da trắng, mắt viền mi xanh

Nụ cười nghiêng nước nghiêng thành
Cầm lòng không được, con đành bước theo
Đói nghèo, thì mặc đói nghèo
Sang tây một chuyến phải theo đến cùng

Rượu tây nổi tiếng khắp vùng
Bia tây vang tiếng lẫy lừng thế gian
Khi vui mấy cốc, mấy can
Khi buồn mấy chén là tan hết sầu

Xin cha đừng có lo âu
Nhà mình liềm búa đã lâu rồi mà
Giai cấp vô sản phong ba
Ngày đêm vất vả, nhưng mà có ăn

Trong lúc cả nước khó khăn
Nhà mình giàu có thừa ăn sao đành
Lại thêm trộm cắp tinh ranh
Nó trộm, nó cướp lại thành tay không

Đã đành mất của, mất công
Lại thêm tính mạng cũng không an toàn
Ở nhà nóng nực vô vàn
Điện thì không có quạt bàn làm chi

Quạt mo tốt quá còn gì
Lúc cần có thể mang đi theo người
Tiện lợi thì lại gấp mười
Để ngồi cũng được, che người cũng xong

Mát thì lại đúng ước mong
Không sợ hỏng hóc bên trong bao giờ
Những khi nhà có khách mời
Mỗi người một chiếc, gió trời mát chung

À quên còn chuyện cuối cùng
Cha dặn là phải mua sâm, nhung vào
Nhưng họ có bán đâu nào
Cửa hàng không có thì đào đâu ra ?

Con cũng rất đỗi thương cha
Gửi cha, chai rượu để nhà uống chơi
Rượu này ngon lắm cha ơi
Uống vào một cốc là vơi hết sầu

Rượu này nổi tiếng châu Âu
Uống vào cốc nữa là đầu hết đau
Uống giờ, bổ mãi về sau
Còn hơn sâm của bọn Tàu cha ơi

Họ hàng thân thích đến chơi
Mỗi người một chén nhớ mời nghe cha
Cho thêm vui cửa, vui nhà
Lại thêm tình nghĩa mặn mà anh em

Thương mẹ đói khổ khát thèm
Lấy quần bò cũ con đem may liền
May áo biếu mẹ trước tiên
Con may cái nữa cho liền các em

Đấy cha thử tính mà xem
Tiết kiệm từng tí con đem về nhà
Nghĩ thì cũng thực xót xa
Nhưng tiền không có biết là làm sao

Ở nhà cơ cực, lao đao
Bên tây con cũng có nào sướng đâu
Thôi con dừng bút thư đầu
Để còn cho kịp làm thêm buổi chiều

Thư sau con sẽ nói nhiều
Phân tích cụ thể khỏi phiền lòng cha
Đừng mong quà cáp phiền hà
Đời đời bền vững ấy là bản năng

Hàng hoá mấy thư lăng nhăng
Người ta đánh giá mà tăng thêm phiền
Ở nhà ruộng khoán xã viên
Nhận thêm mấy mẫu có liền thóc ngay

Thôi cha cố gắng cuốc cầy
Nhà mình giàu có ai hay đâu mà.
Con
 
Xin được làm người (thơ)
xuân Hương
14:34 20/10/2008
XIN ĐƯỢC LÀM NGƯỜI

Hơn sáu mươi năm
Con làm giun làm dế
Giữ bên mình chuỗi hạt Mân Côi
Ngày đêm con gọi MẸ
Xin MẸ
Cho con được làm NGƯỜI !

Hơn sáu mươi năm
Sống giữa bầy quỷ dữ
Giữ Niềm Tin THIÊN CHÚA BA NGÔI
Nâng niu cây Thánh Giá
Con lậy CHÚA
Cho con được làm NGƯỜI

Hơn sáu mươi năm
Bao oan khiên chồng chất
Đàn con MẸ tưởng đã diệt vong
Nước mắt cạn khô
Mênh mông tuyệt vọng
Mầu nhiệm thay !
Lời cầu xin đã được thỏa lòng

Mừng hôm nay
Con đến đây, đàn con MẸ đến đây !
Hành hương về Linh Địa THÁI HÀ
Cầu nguyện trên đất Tòa Khâm Xứ

Cùng Chủ Chăn
Quỳ dưới Chân MẸ
Giữa trùng vây dùi cui chó dữ
Có nước mắt nhạt nhòa máu đổ
Có lời lăng nhục dọa giết tù đầy
Cùng cất cao Dâng Lời Cầu Nguyện
Có bạn bè khắp cả đông tây

Thắp sáng Niềm Tin Thương Khó
Lời lời Hiệp Thông
Âm vang Kinh Khổ
Tạ Ơn MẸ ! MẸ Hằng Cứu Giúp
Cầu cho chúng con
Mẹ đã cứu đàn con của MẸ
Thoát cơn cùng khổ
Thoát cảnh diệt vong
Thoát hầm lửa đỏ

Cho đàn con ngoan của MẸ
Vững Niềm Tin thêm Sức Mạnh
ĐỨNG DẬY LÀM NGƯỜI
Mênh mang câu hát tiếng cười
Ngợi ca Chân Lý LÀM NGƯỜI VIỆT NAM !

“…Mênh mang tiếng hát câu cười
Ngợi ca Chân Lý làm người Việt Nam".

Kính dâng lên GIÁO HỘI
Và Cộng Đồng Thiên Chúa Giáo Việt Nam

Saigon, tháng 10 năm 2008
 
Tuyên Cáo của Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản tai Hamburg
Hội Ngưởi Việt Tị Nạn
14:39 20/10/2008
CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CỘNG SẢN TẠI HAMBURG

TUYÊN CÁO

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, với chủ thuyết vô thần, Cộng Sản Việt Nam đã tìm mọi cách đàn áp, triệt hạ cho bằng được các tôn giáo lớn ở miền Nam như: Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài. Chúng không chừa mọi hành vi, thủ đoạn nào: ngay cả việc đánh đập, bắt giam, vu khống, bôi nhọ, cũng như cướp đoạt mọi tài sản còn xót lại của giáo phận, chùa chiền và thánh thất.

Gần đây nhất bạo quyền Cộng Sản đã cho công khai đập phá tượng, đánh đập giáo dân của giáo xứ Thái Hà khi những người nầy đã tập trung cầu nguyện ôn hoà để đòi trả lại đất đai của giáo hội bị Cộng Sản Việt Nam trắng trợn cướp đoạt tại giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Xứ Hà Nội:

• Họ không những chỉ dùng công an mà còn phối hợp với các thành phần bất hảo tràn vào thánh đường và linh địa Thái Hà để đánh đập giáo dân giáo Phận Hà Nội.
• Phong toả Toà Tổng Giám Mục Hà Nội và ngang nhiên đưa xe ủi phá sập Toà Khâm Sứ là tài sản Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
• Dùng truyền thông và báo chí nhà nước bóp méo sự thật và vu khống cũng như xuyên tạc và bôi nhọ Đức tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt.
• Bắt nhốt, đánh đập và gây thương tích cho ký giả quốc tế của hãng thông tấn xã AP đang tác nghiệp tại đây.

Mặc dầu, Cộng Đoàn Công Giáo cũng như các hội đoàn tại các nơi đã cực lực lên tiếng phản đối. Cộng Sản Việt Nam vẫn làm ngơ tiếp tục hiếp người, cướp của trên.

Nhằm bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh ôn hoà và chính đáng của Giáo Xứ thái Hà. Nay CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CỘNG SẢN tại HAMBURG tuyên cáo:

• Hoàn toàn phản đối những hành vi bạo ngược: Hiếp người, cướp của trên của nhà cầm quyền Hà Nội
• Hoàn toàn phản đối những hành vi bỉ ổi, không xứng đáng với cương vị đại diện cho toàn dân qua việc „ném đá dấu tay“ bằng cách mua chuộc côn đồ để hành hung và gây sự trên của nhà cầm quyền Hà Nội
• Hãy trao trả đất đai đã cướp đoạt được lại cho các giáo phận và cho người dân và những gì của dân tộc hãy trả lại cho dân tộc.
• Hãy ngưng ngay mọi luận điệu tuyên truyền xảo trá để bưng bít cho chế độ thối tha và mục nát tại quê nhà.
• Hãy ngưng ngay mọi hành vi bắt bớ, giam cầm và trả tự do ngay tức khắc cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước.

Làm tại Hamburg, ngày 18.10.2008
Đồng ký tên

1. Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hamburg / Ô. Trần Ngọc Tiến / Hội Trưởng
2. Cộng Ðoàn Công Giáo Hamburg / Ô. Nguyễn Văn Lộc / CÐTCÐCG-HH
3. Cơ sở Việt Tân Hamburg / Ô. Nguyễn Ðức Liệu
4. TM Ủy Ban Thường Vụ Ðảng Thăng Tiến VN / Ô. Võ Ðình Chương
5. Tôi Nguyện phụng sự hòa bình thế giới / Bà Ðàm Bích Liên
6. Hội xây dựng tượng tài tỵ nạn Hamburg / Ô. Nguyễn Hữu Huấn
7. Liên Ðoàn Hướng Ðạo Hoa Lư Hamburg /Bà Trưong Lệ Hồng/Liên Ðoàn Trưởng
8. Lớp Việt Ngữ Về Nguồn Hamburg / Ô. Nguyễn Thanh Ngọc
 
Bản nhạc: Mẹ Maria - Mẹ Thái Hà
LM Phạm Gia Thụy
15:00 20/10/2008
 
Từ Dòng Đồng Công đến Thái Hà
Phạm Quang Trình
16:10 20/10/2008
Từ Dòng Đồng Công đến Thái Hà

Sự việc Dòng Đồng Công tại Thủ Đức (1987) bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp đến nay (2008) đã được hai chục năm. Hai chục năm trôi qua đã có nhiều thay đổi trong cách phản ứng của Giáo dân cũng như cách hành xử của nhà cầm quyền.

Nhưng vụ nhà Dòng Đồng Công(1987) không phải là sự kiện đàn áp đầu tiên của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Nó chỉ là một những vụ đàn áp kế tiếp theo những tính toán của Cộng sản kể từ khi họ xua quân tấn chiếm Miền Nam vào năm 1975 rồi theo từng thời kỳ qua chủ trương đánh tư sản, trong đó phải hiểu ngầm là có các Tôn giáo. Bởi vì trước đó 10 năm (1977), sau khi xé toang Hiệp Định Paris 17-01-1973 để thôn tính Miền Nam, và sau khi tạm ổn định tìn hình bằng những biện pháp cấp thời lừa nhốt tất cả Sĩ quan cùng viên chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào các trại cải tạo, đồng thời đẩy dân thành thị ra vùng Kinh Tế Mới, Cộng Sản Việt Nam mới chính thức ra tay đánh phá các cơ sở Tôn giáo mà điền hình là các Nhà Dòng.

Người viết nhớ lại vào khoảng gần cuối năm 1977, các Nhà Dòng Don Bosco, An Phong Học Viện thuộc Dòng Chúa Cứu Thế và Đa Minh Học Viện thuộc Dòng Đa Minh, Dòng Phước Sơn ở Thủ Đức lần lượt bị Cộng sản tấn chiếm. Cái trò lưu manh trắng trợn của Cộng sản là ban đêm lén ném vũ khí vào các ao hồ, sân chơi hoặc vườn tược của nhà Dòng, cho Công an, Du kích ập đến lục soát, khám xét tịch thu tang chứng, bắt giam hoặc đuổi các Linh mục, tu sĩ, đi nơi khác đặng có cớ tịch thu cơ sở. Sau đây là hai vụ điển hình mà người viết từng chứng kiến:

- Vụ thứ nhất là Khu Ao Cá của Dòng Đồng Công ở ấp Tam Châu (bây giờ là ấp Tam Phú). Khu đất này khá rộng, gồm chín (09) cái ao cá, một Nhà Nguyện, một căn lầu hai tầng, một nhà trệt trước 30/04/1975 làm nhà in. Đây quả là miếng mồi ngon sau khi Cộng sản được Dòng Đồng Công đã phải "tự nguyện dâng hiến" khu trường học giáp ranh Giáo xứ Tam Hải cho nhà nước XHCN như bất cứ tư thục nào có từ thời VNCH. Cộng sản rất thèm thuồng Khu Ao Cá nên họ đã nhiều lần yêu cầu nhà Dòng "tự nguyện dâng hiến" khu này cho nhà nước để làm Câu Lạc Bộ Thanh Niên Thành Phố. Bởi đó, họ đã mời ông thầy Cương, Quản Lý Nhà Dòng lên làm việc. Nhưng thầy Cương đã căn cứ vào chính luật lệ nhà đất của Cộng sản để phản bác, nhất định không dâng hiến, nên họ tìm cách ăn cướp. Vào một buổi sáng sớm, họ cho du kích đi tuần tra qua ruộng rau muống cạnh nhà bà Tằng, bà Lượng sát Khu Ao Cá, bắn mấy phát súng chỉ thiên về phía gian phòng trên lầu là nơi thầy Cương cư ngụ, rồi xông vào, la toáng lên rằng có người bắn súng từ gian phòng trên lầu này xuống. Mục đích của họ là bắt ông thầy Cương để lấy cớ tịch thu Khu Ao Cá. Nhưng cũng thật may phúc cho thầy Cương vì ông đã dọn khỏi gian này đi qua gian phòng khác từ mấy hôm trước. Đến khám trong phòng thì trống trơn nên họ đành chịu thất bại.

- Vụ thứ hai là An Phong Học Viện của Dòng Chúa Cứu Thế ở cạnh nhà máy dệt Vimytex, Thủ Đức. Lúc đó lợi dụng vụ Linh Mục Nguyễn Văn Vàng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, Chụ tịch Mặt Trận Liên Tôn bị bắt, Cộng sản Việt Nam cho Công an đến chiếm An Phong Học Viện bằng những mánh khóe rẻ tiền do họ dàn dựng. Người viết nhớ lại vào khoảng 4 giờ chiều hôm đó, đã dùng xe đạp chở hai đứa con nhỏ vào thăm thằng con lớn đang là đệ tử ở An Phong Học Viện do Linh mục Tiến Lộc phụ trách. Vì không biết Công an đang vây An Phong Học Viện nên người viết cứ tỉnh bơ nhả thắng cho xe chạy tuột xuống dốc trên lối vào nhà Dòng. Đến khi nhìn thấy đám Công an đang lục soát An Phong Học Viện thì đã quá muộn không kịp quay trở ra. Một tên Công an chạy đến bắt ba bố con người viết vào ngồi dưới lầu cùng với một cô gái đang bị cầm giữ tại đó. Họ tịch thu giấy tờ và hỏi người viết vào đây làm gì? Người viết trả lời là vào thăm con đang tu học ở An Phong Học Viện. Trong thời gian ngồi chờ, người viết chứng kiến một toán Công an lùa các đệ tử đi ngang qua sang khu khác, trong đó Linh mục Tiến Lộc bị trói tay Công an dong ngang qua, mặt ông bị họ đánh tím bầm, miệng sưng vều có vết máu. Rồi một tên Công an mặc áo xanh Bộ đội, giọng miền Bắc quát tháo với tên công an cầm máy ảnh: "Mang máy ra cầu thang chụp ngay cái khẩu hiệu vẽ trên tường "Thực hiện hai điều Bác Thiệu dạy: Đả đảo Cộng Sản, thực hiện chính phủ trung lập Miền Nam... " Nghe tên Công an quát tháo bảo đàn em như vậy, người viết dù tinh thần có căng thẳng cũng không sao nhịn cười được cho cái trò vu khống hết sức rẻ tiền của Cộng sản.

Âm mưu đánh phá và tịch thu cơ sở của các Nhà Dòng chưa phải là chấm dứt. Họ luôn rình rập tìm cơ hội hành động mà thôi. Vì nghi ngờ âm mưu ăn cướp của họ nên đối với Khu Ao Cá thì ngay khi Cộng Sản tấn chiếm Miền Nam, Dòng Đồng Công đã mở cửa cho Giáo dân trong vùng đến đọc kinh cầu nguyện, dự Thánh Lễ ban chiều. Tuy Cộng sản vẫn nhòm ngó nhưng chưa dám hành động vì sợ Giáo dân phản ứng bất lợi. Thời gian trôi qua, khoảng 10 năm sau (1987), Cộng sản đã tìm đủ mọi cớ để tịch thu các Cơ sở Tôn giáo trong đó có Trung Tâm Đắc Lộ thuộc Dòng Tên ở Sàigòn và Dòng Đồng Công ở Thủ Đức. Trong hai vụ này thì vụ Đồng Công ở Thủ Đức có sắc thái khác khi Giáo dân vùng Tam Hà và những vùng phụ cận đã phản ứng quyết liệt.

Theo tin ghi nhận thì vụ Đồng Công ở Thủ Đức năm 1987 xẩy ra như sau:

Dòng Đồng Công Thủ Đức do Linh mục Đa Minh Trần Đình Thủ là vị Sáng lập và Bề Trên Tổng Quyền từ Miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève 1954, đã chọn xã Tam Bình, quận Thủ Đức tỉnh Gia Định làm nơi xây dựng Trụ sở chính của nhà Dòng. Trụ sở chính này nằm phía trong, ngay sau nhà thờ xứ Châu Bình, chạy dài đến tận giáo xứ Tam Hải, gần xa lộ Đại Hàn gồm khu nhà 36 gian làm Đệ Tử Viện, Trường Trung Học Đồng Công, khu nhà Hưu Dưỡng dành cho các Linh Mục và Khu Ao Cá. Sau khi Trường Trung Học Đồng Công phải "tự nguyện dâng hiến" cho nhà nước được mang tên mới của liệt sĩ Thái Văn Lung (dân địa phương gọi xếch là Liệt sĩ Đái Lung Tung) thì các khu khác vẫn sinh hoạt bình thường, nếu không nói là co cụm lại nhằm tránh những đánh phá bất ngờ của Cộng sản. Nhưng sự thể là trước biến cố 30-04-1975, nhà Dòng đã quyết định cho số đông các thày di tản qua Hoa Kỳ bằng ghe thuyền. Nhờ đó, Tỉnh Dòng Đồng Công ở hải ngoại đã có một cơ sở vững chắc tại thành phồ Carthage, tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ, mà hằng năm vẫn tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu làm nơi hành hương cho hàng chục ngàn tín hữu Việt Nam khắp nơi tên thế giới. Sự thành công của Dòng Đồng Công tại Hoa Kỳ tất nhiên cũng giúp rất nhiều cho Nhà Mẹ tại Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Nhờ đó, Nhà Mẹ bắt đầu phát triển, đặc biệt qua chủ trương "đổi mới" của Võ Văn Kiệt. Nhưng Cộng sản thì không để yên một khi miếng mồi ngon mà họ chưa đớp được.

Rồi dịp may đã đến, khi Nhà Mẹ phát triển bằng việc tổ chức các khóa học Giáo Lý cho Giáo dân quanh vùng cũng như bắt đầu nhận một số tu sinh. Thế là họ cho Công An đột nhập vây bắt các Linh mục, tu sĩ. Trước tình hình nguy ngập đó, hàng mấy ngàn giáo dân quanh vùng như Tam Hà, Thủ Đức, Tam Hiệp, Hố Nai kéo tới nằm la liệt chung quanh nhà Dòng để giải vây cho các Cha, các thày. Thấy phản ứng dồn dập của giáo dân như vậy, Cộng sản liền điều động nhiều đơn vị Bộ Đội đến vây đồng thời cho các tên Công an giả dạng giáo dân sen vào đám đông để nhận diện những giáo dân mà Cộng sản nghi là chủ mưu sách động. Kết quả trò bao vây đánh tỉa, Cộng sản dẹp tan được cuộc biểu dương thầm lặng của giáo dân tại Dòng Đồng Công.

Để đáp ứng tình hình nguy cấp của Nhà Mẹ bên VN, Tỉnh Dòng Đồng Công ở Missouri đã vận dụng tối đa phương tiện ở hải ngoại để thông báo và kêu cứu với các Tổ chức Quốc tế và các cơ quan Truyền thông. Nhưng vì thế giới đang thời kỳ chiến tranh lạnh, và Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản còn đóng kín, chưa có nhiều liên hệ với Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ nên cuộc vận động cũng không đem lại ảnh hưởng khả quan nào. Kết quả là toàn Nhà Mẹ 36 gian, Khu Nhà Hưu Dưỡng, Nhà Nguyện của các Cha bị tịch thâu. Nhiều Linh mục, tu sĩ, trong đó có Cha Bề Trên Đa Minh Trần Đình Thủ phải vào tù. Số còn lại, họ dồn qua Khu Ao Cá ở bên kia đường. Xin nhớ đây là thời điểm 1987, trước biến cố Đông Âu 2 năm. Người ta tự hỏi nếu vụ đàn áp Dòng Đồng Công xẩy ra vào năm 1989 khi có hàng ngàn giáo dân xuống đường cùng với biến động Đông Âu thì hậu quả sẽ ra sao đối với Việt Nam?

Biến cố Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà ở Miền Bắc Việt Nam

Hai mươi năm sau (2008), biến cố Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà ở Miền Bắc Việt Nam lại xẩy ra. Thời gian khác, địa điểm khác, tình hình khác. Không phải chỉ có hàng ngàn, mà là hàng chục ngàn giáo dân khắp nới đổ sô về Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà để cầu nguyện cho Sự Thật và Công Lý. Không phải chỉ có giáo dân quanh vùng thuộc các Địa phận Miền Bắc Việt Nam đến hiệp thông cầu nguyện mà là giáo dân khắp năm Châu hiệp thông cầu nguyện. Không phải chỉ có một số Linh mục, tu sĩ và giáo dân hợp nhau cầu nguyện mà toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, từ Hội Đồng Giám Mục đến Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, quý Đức Cha Địa phận, các Hạt, và Giáo xứ và các Tôn giáo bạn đều lên tiếng hiệp thông cầu nguyện. Không phải chỉ có hệ thống tuyên truyền của nhà nước đến làm việc một chiều theo lệnh Đảng Cộng sản mà cả một hệ thống truyền thông quốc tế trực tiếp hay gián tiếp đến quan sát, ghi nhận, và phổ biến tin tức sốt dẻo trên các Đài Phát Thanh, Đài Truyền Hình và mạng lưới Internet toàn cầu. Biến cố xẩy ra không chỉ có vài ngày như vụ Dòng Đồng Công mà cả gần năm trời nay. Không phải chỉ có đơn vị Công An, Bộ Đội đến vây bắt như Dòng Đồng Công mà toàn bộ hệ thống Nhà nước và Đảng Cộng sản phải thân hành đến quan sát hoặc theo dõi tình hình. Không phải chỉ có tấn chiếm vây bắt, tịch thu như Dòng Đồng Công ở tận Miền Nam, mà lần này nhà nước CSVN đã làm đủ trò khủng bố, kể cả việc phải mở các cuộc đối thoại, vận động ngoại giao, thương lượng và hứa hẹn nhằm xoa dịu tình hình ngay giữa thủ đô Hà Nội. Vân vân và vân vân...

Biến cố Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà xẩy ra trong tình hình mới, như là cú đấm bất ngờ vào mặt mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên họ tỏ ra rất cay cú, bởi vì nó nằm ngay giữa thủ đô Hà Nội. Hồi tưởng lại năm 1981, khi biến cố Ba Lan xẩy ra, ông Trường Chinh đã đích thân từ Hà Nội vội bay vào Sài Gòn họp các Linh Mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse đường Cường Để mà hăm dọa Công Giáo rằng: "Nhất định Việt Nam không thể là Ba Lan thứ hai." Hăm dọa như thế chớ thật trong lòng Cộng Sản Việt Nam rất lo sợ tình hình xẩy ra như bên Ba Lan, nhất là đối với một Tôn giáo có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ như Giáo Hội Công Giáo thì không biết sự gì sẽ xẩy ra khi tình hình cho phép. Thế mà hơn hai chục năm sau, nó xẩy ra thật sự với một dạng thức khác: đòi Công lý và Sự thật.

Không phải ở Sài Gòn miền Nam với một Khối Tín đồ trên 4 triệu người có tổ chức, kỷ luật, và có ảnh hưởng rất lớn như Trường Chinh đã đề phòng; mà ngay tại thủ đô Hà Nội, là cái nôi, cái căn cứ địa của Cộng Sản Việt Nam nên Cộng sản lo sợ và cay cú là phải. Trong tình hình mới, trước sức mạnh của quần chúng cùng một Đức tin, trước thời đại thông tin điện tử toàn cầu, không có gì có thể giấu giếm hoặc bưng bít đuợc như trước thì tất nhiên CSVN phải khựng lại tìm cách đối phó. Bởi vì người dân trong nước biết, người Việt hải ngoại biết, Nhà nước Cộng sản biết, thế giới biết, quốc tế biết, đàn anh Trung Cộng biết, Hoa Kỳ và các nước phương Tây biết... Và người ta còn biết hơn về bản chất Cộng sản là dối trá và chuyên dùng bạo lực. Nhưng cũng chính là lúc người dân trong nước không còn biết sợ là gì nữa... Cộng sản VN biết thế, nên đã khựng lại, lùi một bước để tiến mấy bước. Tất nhiên nhiều người cũng dư biết rằng: đừng mong gì Cộng sản sẽ nhả ra một khi họ đã nuốt vô, ngoại trừ sức mạnh buộc họ phải nhả. Trong tình hình mới này, dư luận thế giới đã nhận ra đâu là Chính Nghĩa. Chính nghĩa do Công lý và Sự thật mà ra. Chính nghĩa không phải do bạo lực và dối trá mà có. Chính nghĩa cũng không dựa trên bạo lực và dối trá để tồn tại. Chính nghĩa đòi nhà cầm quyền Cộng sản phải tôn trọng Công lý và Sự thật, chấm dứt trò dùng bạo lực và dối trá. Nhưng Cộng sản VN không nghĩ như thế. Bởi vì họ là Nhà nuớc "chuyên chính tư bản Đỏ", không phải "chuyên chính vô sản" như họ vẫn rêu rao. Sử dụng bạo lực và dối trá là sở trường của họ để tồn tại.

Vậy thì Cộng sản Việt Nam sẽ làm gì trong những bước kế tiếp?

Dư luận cho rằng bài bản dùng bạo lực và dối trá vẫn được Cộng sản tiếp tục cho thi hành với những thủ đoạn tinh vi mà cái gai trước mắt, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cần phải được nhổ đi trong chủ trương "Đánh chủ chăn để cho đoàn chiên tan tác".. Bởi đó với trò dối trá chuyên nghiệp CSVN đã cắt xén lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đồng thời ra lệnh cho bọn bồi bút trong hệ thống tuyên truyền của nhà nước xuyên tạc, bóp méo và lăng nhục Đức Tổng, cố tạo thành luồng dư luận trong nuớc chống đối lại vị lãnh đạo tinh thần của Tổng Giáo Phận Hà Nội. Mới đây nhất, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo đã mở màn chiến dịch tuyên truyền nhổ cái gai đó khi ông Thảo tổ chức gặp gỡ ngoại giao đoàn. Dư luận cũng đang dự đoán về những hành động của nhà cầm quyền CSVN trong giai đoạn tới. Có thể Hà Nội lại cứ tiếp tục tuyên truyền hạ giá Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và khống chế Tòa Giám Mục Hà nội.

Nhưng coi chừng hành động của nhà nước CSVN trở thành phản tác dụng. Làm sao có thể bịt mắt được dân chúng khi họ đã từng trải biết bao kinh nghiệm đau thương dưới chế độ "Độc lập, Tự do, Hạnh phúc" ăn toàn khoai sắn. Một chế độ chống Mỹ để cuối cùng lạy lục ve vãn xin làm tay sai cho tư bản Mỹ! Tất nhiên là trò dối trá của Cộng sản VN không dừng ở đó. Nó bàng bạc khắp nơi, chỉ với mục dích bảo toàn phe nhóm tham nhũng bóc lột chóp bu. Mới đây nhất, vụ CSVN xử các nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải là đủ rõ. Thủ phạm không bị phạt mà nạn nhân lãnh đủ!

Nếu CSVN quyết tâm dùng bạo lực và dối trá để nhổ cái gai TGM Ngô Quang Kiệt thì tất nhiên sẽ có nhiều hậu quả khôn lường. Một sự đối địch giữa Khối Tín Đồ Công Giáo với Nhà nước Cộng Sản sẽ trở nên quyết liệt. Bởi Khối Tín Đồ này dám chết cho Đức Tin và vận mệnh Giáo Hội trong khi nhà nước CS đặc biệt là thành phần chóp bu chỉ lo giữ quyền lực và giữ của thì không dám chết. Nhìn kỹ sẽ thấy hai thái độ hầu như đối nghịch nhau: Một đàng dám liều chết để lấy sống và một đàng lo sống và lo giữ của thì sẽ chết! Một Ngô Quang Kiệt này nằm xuống thì sẽ có hàng ngàn Ngô Quang Kiệt khác đứng lên. Và biết đâu sự hiệp thông cầu nguyện cho Công Lý và Sự thật sẽ trở thành cuộc đấu tranh giành lại Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho toàn dân Việt Nam.

Ngày 19/10/2008
 
Giáo dân Công giáo VN tại TB Vermont cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam
Lại Thế Lãng
20:45 20/10/2008
VERMONT - Trước tình hình Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bị vu cáo, mạ li và đe doạ đến tính mạng, ngày 27/9/2008 Cộng đoàn CGVN tại tiểu bang Vermont đã gửi thư bày tỏ sự hiệp thông đối với Đức TGM. Đồng thời Cộng đoàn cũng đã phát động việc lần hạt mân côi trong mọi gia đình để cầu nguyện cho Ngài. Tiếp tục hướng về Giáo hội quê nhà, chiều Chúa nhật 19/10/2008 CĐCGVN tại Vermont lại tổ chức một buổi cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam, cách riêng cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.

Buổi cầu nguyện đã được tổ chức vào lúc 3:00PM tại nhà thờ Đồng Chính tòa Saint Joseph thuộc thành phố Burlington, tiểu bang Vermont do cha Đa Minh Nguyễn, linh hướng Cộng đoàn chủ sự và với sự tham dự của đông đảo giáo dân trong Cộng đoàn.

Mở đầu buổi cầu nguyện đặc biệt này là cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Đi đầu đoàn rước là Thánh gía, nến cao. Tiếp đó là các cháu thiếu nhi, rồi đến kiệu Đức Mẹ, cha chủ sự và theo sau là tất cả giáo dân đến tham dự.

Mỗi người với cây nến trên tay vừa đi vừa hát Kinh Hòa Bình rất sốt sắng. Những ngừời đi cạnh tôi dường như đã hát mạnh hơn với sự xác quyết “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Bài hát đã được hát đi hát lại nhiều lần từ khi cuộc rước bắt đầu cho đến khi mọi người đã vào bên trong nhà thờ.

Sau khi mọi người đã ổn định trong các hàng ghế, quay về phía Cộng đoàn, linh mục linh hướng nói qua về mục đích của buổi cầu nguyện đặc biệt hôm nay. Linh mục kêu gọi mọi người hiệp ý trong buổi cầu nguyện hôm nay cũng như tiếp tục cầu nguyện cho Đức TGM để Ngài vững bước trong mọi hoàn cảnh. Tiếp đó linh mục tiến lên bàn thờ lấy lửa từ cây nên Phục sinh chuyển đến cho mọi người. Với cây nến trên tay đã được thắp sang, mọi người chăm chú nhìn lên tượng Đức Mẹ đang được linh mục linh hướng xông hương và cùng nhau hát bài Nữ Vương Mân Côi xin Đức mẹ thương đến giáo Hội Việt Nam“Ngày đêm đoàn con hết tâm nài van. Mẹ đưa Hội thánh qua cơn lầm than. Mẹ ơi Mẹ thương Giáo hội Việt Nam. Giơ tay cứu vớt xuống ơn tràn đầy”. Tiếp đó là lời cầu nguyện với Đức Mẹ vang lên qua một giọng đọc thật tha thiết và cảm động:

Lạy Mẹ Maria, Hôm nay cộng đoàn chúng con, những người Công giáo Việt Nam tha hương, qui tụ tại nơi đây lòng hướng về Giáo hội quê nhà, tha thiết nài xin Mẹ thương đến Giáo hội Việt Nam đang trong cơn thử thách.

Xin Mẹ đặc biệt che chở Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trước những sự vu cáo, mạ lị, đe doạ và muốn hãm hại ngài; chỉ vì ngài dám nói lên Sự thật và dám đòi hỏi Công bằng và Công lý. Xin Mẹ ban thêm sức mạnh và hướng dẫn ngài để ngài có đủ khôn ngoan và can đảm mà dìu dắt đoàn chiên Giáo phận Hà Nội ra khỏi hoàn cảnh vô cùng khốn khó hiện nay.

Xin Mẹ gìn giữ các linh mục, tu sĩ tại giáo xứ Thái Hà và giáo phận Hà Nội để các ngài có thể làm tròn nhiệm vụ chủ chăn đối với đoàn chiên của mình. Và xin Mẹ cũng nâng đỡ giáo dân Giáo xứ Thái Hà, giáo dân Giáo phận Hà Nội cũng như giáo dân ở khắp nơi để mọi người luôn vững tin vào Chúa trước muôn vàn mưu mô xảo quyệt của kẻ dữ.

Xin Mẹ soi lòng mở trí những nhà lãnh đạo tại Việt Nam để họ biết nhìn ra sự thật và lẽ phải hầu chấm dứt mọi hành động bạo lực, đàn áp cũng như chấm dứt thái độ kỳ thị đối với người Công giáo Việt Nam; để giáo hội ngày càng phát triển và mọi người được sống trong công bằng, an bình và hạnh phúc.


Buổi thắp nến cầu nguyện được chấm dứt với bài hát quen thuộc:

Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bính an
Đưa Việt Nam qua phút nguy nan


Sau phần thắp nến là thánh lễ. Cũng cùng một ý hướng, lời nguyện Giáo dân cũng xoay quanh việc cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam, các riêng cho Đức TGM Hà Nội và giáo xứ Thái Hà trong cơn thử thách hiện nay.

*Chúng ta hiệp lời cầu nguyện xin Chúa gìn giữ Đức TGM Hà Nội trước những đe dọa đến tính mạng của Ngài. Và xin Chúa đổ tràn đầy ơn khôn ngoan và can đảm để Ngài hướng dẫn Dân Chúa Giáo Phận Hà Nội trong hoàn cảnh đầy khó khăn và gian nan thử thách hiện nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

*Chúng ta cùng hiệp lời cầu xin cho Giáo Xứ Thái Hà và cho mọi thành phần dân Chúa thuộc giáo phận Hà Nội biết kiên vững trong cầu nguyện, biết hy sinh, nổ lực tìm kiếm và tuân theo Thánh Ý Chúa. Và xin Chúa nâng đỡ mọi người trong biến cố đầy đau thương này. Chúng ta cầu xin Chúa.

*Chúng ta cùng cầu xin cho các nhà lãnh đạo Việt Nam biết đặt công lý và sự thật cho mọi hoạt động trong việc điều hành đất nước cũng như khi quyết định mọi vấn đề hầu đem lại sự công bằng để mọi người dân Việt được sống trong hạnh phúc và bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.

* Sau hết chúng ta dâng lên Chúa những tâm tình của mỗi người chúng ta trong giây phút này. Chúng ta cầu xin Chúa.

Sau thánh lễ mọi người đến hội trường nhà xứ để dự buổi gặp gỡ và thảo luận về bất cứ quan tâm nào được nêu lên. Cuộc thảo luận đã diễn ra sôi nổi với sự đóng góp của nhiều ý kiến khác nhau. Đúng 6:00PM mọi người phải chia tay vì đã đến giờ trả lại hội trường cho nhà xứ

Vermont 20/10/2008
 
Giáo xứ Đức Lân (Gp Vinh) thắp nến cầu nguyện cho Công Lý & Hòa Bình
Bình Minh
21:06 20/10/2008
VINH - Tối hôm nay, 19/10/2008, Cha quản xứ Gioan Nguyễn Văn Hoan cùng toàn thể giáo dân giáo xứ Đức Lân đã long trọng tổ chức giờ chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình.

Trước giờ thắp nến cầu nguyện, cha xứ nói lên tình hình Giáo hội Việt Nam trong thời gian qua và những ưu tư cho tương lai có phần bị hiểu nhầm gữa Nhà nước và Giáo hội đang ngày một nhân lên. Sự thật không phải như các phương tiện truyền thông đại chúng của Nhà nước đã loan đi, nhưng vì một mục đích không mấy thiện chí trong một cơ chế chính trị thiếu liêm khiết minh bạch, đã thổi phồng bóp méo và xuyên tạc để chỉ biết có lợi cho giai cấp thống trị như cách lập luận về lập trường quan điểm giai cấp đang thống lãnh và lèo lái hơn 85 triệu người dân Việt Nam từ một thiểu số nắm quyền ăn trên ngồi trước. Từ những thực tế đó, tính liên đới trong gia đình Giáo hội đòi hỏi mỗi người con phải biết chia sẻ những mất mát đau thương của nhau, hơn nữa, sự hiệp thông của Giáo hội Công giáo là như các chi thể trong cùng một thân thể, nên một bộ phận nào đó bọ đau thì cũng ảnh hưởng đến toàn thân thể. Trên tinh thần đó, giáo xứ Đức Lân xin hiệp thông cùng anh chị em đồng đạo ở giáo phận Hà Nội, cụ thể là ở giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, cầu cho nền Công lý và Hòa bình được hiện hữu và thật sự tôn trọng trên đất nước Việt Nam thân yêu này.

Mặc dầu trời mưa to, nhưng có khoảng hơn 2000 giáo dân đến tham dự giờ chầu và cuộc thắp nến này. Mở đầu, là lời của người hướng dẫn cộng đoàn: "Sự Thật bao giờ cũng thắng. Người ta có ra sức bóp méo Sự Thật đi chăng nữa, thì Sự Thật nó vẫn là Sự Thật. Không ai có thể chối cãi được, vì chưng đó là CHÂN LÝ. Người ta có thể đàn áp những kẻ bênh vực cho Sự Thật, nhưng họ không thể nào đàn áp Sự Thật, nhưng trái lại 'Sự Thật sẽ giải phóng chúng ta'. Sự Thật sẽ chiến thắng, vì chính nó sẽ đưa con người ra khỏi sự u mê-tối tăm và những việc làm sai trái của chính bản thân. Kẻ nào nắm giữ Chân Lý và Sự Thật, kẻ đó sẽ chiến thắng". Giờ đây trước Thánh Thể Chúa, trong thinh lặng chúng ta dâng lên Ngài những thổn thức, băn khoăn và những suy tư trong thâm cung cõi lòng chúng ta.

Một không khí tôn nghiêm thinh lặng bao trùm, chìm trong ánh nến lung linh tỏa sáng trong ngôi thánh đường giáo xứ Đức Lân, tất cả hướng lòng mình về với giáo phận Hà Nội trong lời nguyện của người dẫn:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin đốt lửa kính mến trong lòng chúng con để chúng con biết yêu chuộng công lý- hòa bình. Dù phải hy sinh gian khổ, chúng con cũng nguyện một lòng trung kiên để luôn thuộc trọn về Ngài là Ngài là Chân Lý, là Tình Yêu và là Sự Sống. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể xin nhận lời chúng con.

Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cách riêng cho Đức TGM Hà Nội được nhiều ơn Chúa- được tràn đầy ơn khôn ngoan và đủ nghị lực để Ngài hướng dẫn Dân Chúa Giáo Phận Hà Nội trong hoàn cảnh đầy khó khăn và gian nan thử thách này". Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể xin nhận lời chúng con.

Chúng ta cùng hiệp lời cầu xin cho Giáo Xứ Thái Hà và cho mọi thành phần dân Chúa biết kiên vững trong cầu nguyện, biết hy sinh, nổ lực tìm kiếm nơi Thánh Ý Chúa. Xin Mẹ Maria củng cố lòng tin- cậy - mến cho mọi tín hữu Hà Nội trong biến cố đầy đau thương này". Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể xin nhận lời chúng con.

Chúng ta cùng cầu xin cho các nhà lãnh đạo Việt Nam biết đặt công lý và sự thật làm cán cân cho mọi hoạt động trong việc điều hành đất nước khi quyết định mọi vấn đề- hầu đem lại sự công bằng để mọi người dân Việt được sống trong hạnh phúc, an bình". Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể xin nhận lời chúng con.

Sau những lời nguyện cầu sốt sắng, mọi người cất lên lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô. Vang vọng những ước nguyện sao cho tình thương yêu được đem vào nơi oán thù, đem sự thứ tha vào nơi bị lăng nhục mạ lị và vu khống, đem sự an bình hòa thuận vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (2)
Vũ Văn An
02:14 20/10/2008
Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (tiếp theo)

II. Sự Đáng Tin của Cựu Ước về Phương Diện Thư Mục Học

Về trường hợp Cựu Ước, ta không có được sự phong phú về bản chép tay như với Tân Ước. Trước khi khám phá ra các Sách Cuộn Biển Chết, bản chép tay trọn bộ lâu đời nhất của Thánh Kinh Do-thái là vào khoảng năm 900 A.D. Như thế khoảng cách là 1,300 năm (Cựu Ước Do-thái được hoàn tất khoảng năm 400 B.C.). Thoạt nhìn, người ta có cảm tưởng Cựu Ước không có chi đáng tin cậy hơn các tác phẩm học thuật cổ thời khác. Với việc khám phá ra các Sách Cuộn Biển Chết, một số các bản chép tay Cựu Ước cũng đã được tìm ra mà các học giả đều quả quyết là có trước thời Chúa Giêsu.

Khi các sự kiện được biết đến và so sánh, người ta thấy có rất nhiều lý do để tin rằng các bản chép tay chúng ta có hiện nay rất đáng tin cậy. Ta sẽ thấy như Ngài Frederick Kenyon đã từng nói: “Kitô hữu có thể cầm trọn bộ Thánh Kinh trong tay và nói mà không sợ sệt hoặc do dự là mình thực đang nắm được Lời Chúa trong đó, một lời được lưu truyền từ đời nọ đến đời kia xuyên qua bao thế kỷ mà những điều chủ yếu vẫn không mất bao giờ” (27). Muốn thấy tính cách độc đáo của Thánh Kinh, tưởng ta nên khảo sát sự cẩn trọng tuyệt vời mà các nhà sao chép đã biểu lộ khi thực hiện các bản chép tay Cựu Ước.

1. Sách Talmud (100-500 A.D.): Trong thời kỳ này, người ta sử dụng phần lớn thì giờ vào việc phân loại các luật đạo và đời của Do Thái. Các nhà sao chép có một hệ thống khá phức tạp để sao chép các sách cuộn của hội đường. Ta hãy nghe Samuel Davidson diễn tả một số kỷ luật của các nhà sao chép sách Talmud phải có đối với Thánh Kinh: [1] Sách cuộn của hội đường phải được viết trên da các thú vật sạch, [2] phải do một người Do-thái chuẩn bị cho một việc sử dụng cá biệt của hội đường. [3] Những sách cuộn này phải được cột với nhau bằng dây lấy từ các thú vật sạch. [4] Mỗi tờ giấy da phải chứa một số cột bằng nhau trong suốt cuốn sách. [5] Chiều dài mỗi cột không được dưới 48 dòng và không được quá 60 dòng; và chiều rộng phải chứa 30 chữ. [6] Trọn bộ bản chép phải được kẻ đầu (first-lined); và nếu viết ba chữ mà không có dòng nào, thì sẽ vô giá trị. [7] mực phải đen, không được trắng, xanh lá cây, hay bất cứ mầu nào khác, và phải được chuẩn bị bằng một công thức nhất định. [8] một bản chuẩn xác phải làm mẫu mực, mà người sao chép không được phép đi trật dù hết sức nhỏ. [9] không một chữ, một vần hay một dấu phết (yod) nào được phép viết theo trí nhớ, mà người sao chép lại không nhìn vào sách mẫu để ngay trước mắt mình... [10] Giữa mỗi phụ âm, phải có khoảng cách dù nhỏ như sợi tóc hoặc sợi chỉ; [11] giữa mỗi đoạn (parashah) mới, phải để khoảng cách rộng 9 phụ âm; [12] Giữa mỗi sách, phải có ba dòng. [13] Sách thứ năm của Moses phải kết thúc chính xác bằng một dòng; còn những sách khác thì không cần như vậy. [14] Ngoài ra, người sao chép phải mặc đủ lễ phục Do-thái-giáo khi ngồi viết, [15] tắm gội hết cả châu thân, [16] không được bắt đầu viết tên Chúa bằng cây viết vừa mới nhúng mực, [17] và nếu có vị vua nào đó lên tiếng nói chuyện với anh ta khi anh ta đang viết tên Chúa, anh ta vẫn không được lưu ý tới (13 & 18). Sách cuộn nào không tôn trọng những qui định trên đều phải bị chôn xuống đất hoặc bị đốt đi; hay bị cấm không được dùng trong các học đường, hay dùng làm sách đọc.

Không lạ gì có rất ít sai biệt trong các bản chép tay Cựu ước. Theo Gleason Archer, dù hai bản của Sách Isaia được khám phá tại Hang 1 Qumran gần Biển Chết vào năm 1947 đã có trước bản chép tay xưa nhất được biết đến trước đây (năm 980 A.D.) cả hơn một ngàn năm, chúng vẫn y trang từng chữ giống bản Thánh Kinh Do-thái tiêu chuẩn của ta ngày nay đến hơn 95 phần trăm. 5 phần trăm sai biệt phần lớn là do nét vấp của ngòi bút và cách đánh vần khác nhau mà ra thôi. Ngay những mẩu vụn của sách Đệ nhị luật và sách Samuel, dù thuộc hai nhà chép tay khác nhau, cũng không đưa lại một khác biệt nào về học thuyết hoặc giáo huấn. Chúng không ảnh hưởng mảy may gì đến sứ điệp mạc khải cả (7/25).

Frederick Kenyon cho rằng lý do có ít bản chép tay Cựu ước là vì sự cẩn trọng nói trên. Khi người ta đã dành cho bản chép tay một sự thận trọng tuyệt đối như trên, thì tuổi của chúng trở thành không quan trọng nữa. Ngược lại, có thể còn có hại do hiện tượng bạc mầu, sờn rách. Bản nào bị hư hại hay bất toàn như thế đâu còn xứng đáng để được sử dụng nữa. Chính vì thế, ở mỗi hội đường đều có một cái tủ gọi là Gheniza (tủ chứa đồ thừa) để chứa những bản chép tay bị hư nát... Như thế, thay vì coi các bản chép tay lâu đời có giá trị, người Do-thái có thói quen chuộng những bản mới chép hơn, coi chúng như hoàn hảo hơn, ít hư hại hơn. Những bản bị cho vào gheniza đương nhiên sẽ mai một đi hoặc do quên lãng hoặc bị đốt khi gheniza quá đầy. Việc vắng bóng những bản chép tay lâu đời của Cựu ước do đó không phải là điều làm ta ngạc nhiên hay quan ngại (27/43). Việc trọng kính đối với Thánh Kinh và việc quan tâm đến tính tinh ròng của nó không phải chỉ mới có sau khi Giêrusalem thất thủ. Nó đã có ít nhất từ đời Ezra (7: 6,10) vì Ezra được xưng tụng là “viên ký lục rất kỹ càng”. Thực vậy, Ông là một nhà chuyên nghiệp, rành nghề về Thánh Kinh.

2. Bản Massoretic (500-900 A.D.): Những người massoretes (do chữ massora có nghĩa là truyền thống) đảm nhận công việc khó khăn là nhuận sắc và tiêu chuẩn hóa bản văn. Bản doanh của họ đặt tại Tiberias. Bản do các nhà massoretes chung kết được gọi chung là bản văn massoretic. Điểm đặc biệt của bản này là việc thêm dấu nguyên âm để việc xướng đọc được chính xác hơn. Nó được coi là bản Thánh Kinh tiêu chuẩn của Do-Thái ngày nay.

Các nhà massoretes là những người rất có kỷ luật và coi bản văn hết sức cung kính. Họ đã đưa ra một hệ thống phức tạp để giữ cho bản văn khỏi phạm những sa sẩy của ngòi bút. Chẳng hạn, họ đếm số lần từng mẫu tự xuất hiện trong mỗi cuốn sách; họ chỉ ra chữ giữa của Ngũ Kinh và chữ giữa của toàn bộ Thánh Kinh Do-Thái, và còn làm những con tính chi tiết hơn thế nữa. Bất cứ những gì có thể đếm được đều được họ đếm cả. Họ còn tạo ra những bản giúp trí nhớ (mnemonics) nhờ đó những tổng số khác nhau có thể nhớ được cách dễ dàng (10).

Frederick Kenyon nói thêm về vấn đề trên như sau: “ngoài việc ghi chép những cách đọc, những truyền thống và suy đoán khác nhau, các nhà massoretes còn đảm nhiệm nhiều con tính không có trong phạm vi phê phán bản văn thông thường. Họ đếm số câu, số từ, số chữ của từng cuốn sách. Họ tính ra từ giữa và chữ giữa của cuốn sách đó. Họ kể ra những câu có chứa tất cả các chữ của mẫu tự, hay một số chữ của mẫu tự... Những chuyện xem ra chẳng có chi là quan trọng này thực ra đem lại hiệu quả rất lớn trong việc đảm bảo sự chăm chú tỉ mỉ để chuyển giao chính xác bản văn cho hậu thế; và nói cho cùng sự trọng kính thái quá ấy đối với Thánh Kinh, xét về phương diện văn bản, quả là điều đáng khen. Quả thật, các nhà massoretes luôn luôn lo lắng sao cho không một dấu chấm, không một tựa đề, không một chữ dù nhỏ đến đâu hay ngay một phần nhỏ xíu của một chữ của Sách Luật bị lãng quên hay bỏ sót” (27).

Chính Flavius Josephus, một sử gia Do-Thái, cũng đã viết: “chúng tôi đã có chứng cớ cụ thể cho thấy lòng tôn kính của chúng tôi đối với Thánh Kinh. Vì dù bao thời đại dài đằng đẵng đã trôi qua, nhưng không một ai dám thêm hoặc cắt bỏ, hay thay đổi chỉ một vần nào; và mọi người Do Thái, kể từ khi mới sinh ra, đã có bản năng coi Thánh Kinh như các sắc chỉ của Chúa, mà họ phải tuân giữ và, nếu cần, sẵn sàng chết cho nó. Từ trước đến nay, biết bao lần người ta đã được chứng kiến tận mắt những cảnh các tù nhân thà chịu nhục hình và chịu chết dưới nhiều hình thức, hơn là phát ra lời nào chống lại Lề Luật và những tài liệu liên quan đến nó” (23).

3. Sự đáng tin của Cựu Ứơc

Chỉ cần nhìn vào cách chuyển tự (transliteration) tên người, ta cũng đủ thấy tính chính xác hết mực của Cựu ước. Một học giả cho hay trong 144 trường hợp chuyển tự từ tiếng Ai-cập, Assyria, Babylonia và Moabite sang tiếng Hy-bá-lai và 40 trường hợp chuyển tự ngược lại, nghĩa là 184 trường hợp tất cả, chứng cớ cho thấy từ 2300 đến 3900 năm nay bản văn đề cập đến các tên riêng trong Thánh Kinh Do-thái đã được lưu truyền một cách cực kỳ chính xác. Việc các thầy ký lục nguyên thủy có thể ghi chép các tên ấy một cách phù hợp chặt chẽ với các nguyên tắc chính xác của khoa ngữ văn (philology) đến như thế quả là một bằng chứng kỳ diệu cho thấy sự cẩn trọng và đầu óc bác học sâu sắc của họ; hơn nữa, việc bản văn Hy-bá-lai được các nhà sao chép lưu truyền qua bao nhiêu thế kỷ như trên quả là một hiện tượng chưa hề có trong lịch sử văn học (40). Một học giả khác cho hay có khoảng 40 vị vua sống trong khoảng các năm 2000 B.C. và 400 B.C. Họ được trình bầy theo thứ tự thời gian... tham chiếu với các vị vua của cùng một nước và với các vị vua của các nước khác... Không một chứng cớ nào cho thấy sự chính xác chủ yếu trong cách ghi chép của Cựu Ước cho bằng cái bộ tên các vua này. Nói theo toán học, sự chính xác kia chỉ có thể có khoảng 1 phần 750,000,000,000,000,000,000,000 là do hoàn cảnh mà thôi (40).

4. Các bản văn Hy-bá-lai

* Cairo Codex (895 A.D.) hiện lưu giữ tại Bảo tàng viện Anh quốc. Nó do gia đình Moses ben Asher, thuộc thời kỳ Massoretic, thực hiện, chứa cả hai phần tiên tri tiền và tiên tri hậu (10)

* Bộ Các Tiên tri của Leningrad (916 A.D.): chứa Isaia, Jeremia, Ezekiel, và 12 tiên tri nhỏ.

* Bộ chép tay đầy đủ cổ xưa nhất của Cựu Ước là bộ Codex Babylonicus Petropalitanus (1008 A.D.) hiện lưu giữ tại Leningrad. Đây là bộ được sao chép từ bản văn đã được Giáo sĩ Do-thái Aaron ben Moses ben Asher hiệu đính trước năm 1000 A.D. (18).

* Aleppo Codex (900+A.D.) là một bản chép tay vô cùng quí giá. Trước đây người ta tưởng nó đã thất lạc, nhưng lại được tìm thấy năm 1958, tuy có hư hại đôi chút.

* Bộ Codex của Viện Bảo tàng Anh Quốc (950 A.D.) chứa phần từ Sáng Thế đến Thứ luật.

* Bộ Codex các Tiên Tri của Reuchlin (1105 A.D.) do ben Naphtali, thuộc nhóm Massoretic, thực hiện.

5. Chứng cớ của Các Sách Cuộn Biển Chết

Đối với câu hỏi: liệu bản văn Hy-bá-lai mà ta gọi là bản massoretic này, một bản văn ta thấy đã được lưu truyền từ một bản văn soạn vào khoảng năm 100 công nguyên, có thực sự là đại biểu trung thành cho Bản Hy-bá-lai nguyên gốc do các tác giả của các sách Cựu Ước viết ra không? ta thấy các Sách Cuộn Biển chết (Dead Sea Scrolls) cho ta câu trả lời thật minh nhiên và quả quyết. Vấn đề trước khi người ta khám phá ra các Sách Cuộn này là: các bản chép hiện ta có ngày nay chính xác ra sao so với bản văn của thế kỷ thứ nhất? Vì bản văn đã được sao chép qúa nhiều lần, liệu ta có thể tin cậy vào nó không? Ta biết Các Sách cuộn bao gồm khoảng 40,000 mẩu giấy có viết chữ. Từ các mẩu giấy đó, người ta đã tái tạo được hơn 500 cuốn sách. Những cuốn sách và mẩu giấy bên ngoài Thánh Kinh đã cho thấy nhiều điều về cộng đoàn tôn giáo tại Qumran. Các bản viết như “Tài liệu Zadokite”, “Luật Lệ của Cộng đoàn” và “Thủ Bản Kỷ Luật” giúp ta hiểu mục đích sinh hoạt thường nhật của Qumran. Trong nhiều hang động, người ta cũng tìm thấy nhiều bản bình luận Thánh Kinh rất hữu ích.

Lịch sử khám phá ra các Sách Cuộn này là biến cố lý thú nhất trong thời hiện đại. Khoảng tháng Hai hoặc tháng Ba năm 1947, một cậu bé chăn chiên Ả-rập tên Muhammad đang đi kiếm con chiên lạc. Cậu liệng một hòn đá vào một cái lỗ hổng trên vách đá ở phía tây Biển Chết, cách phía nam Jericho khoảng 8 dặm. Cậu hết sức ngạc nhiên khi nghe thấy tiếng vang của một thứ đồ sành. Tò mò, cậu xuống quan sát, thì quả là một cảnh tượng đầy ngạc nhiên. Dưới sàn động có đến mấy chiếc bình lớn chứa những cuộn giấy da bọc vải. Vì tất cả các bình đều được dán kín miệng hết sức cẩn thận, nên các sách cuộn đã được gìn giữ hết sức tốt đẹp suốt gần 1900 năm. Chúng đã được đặt ở đó từ năm 68 công nguyên.

Năm Sách Cuộn tìm thấy trong Hang số 1 đã được Tổng Giám mục thuộc Tu viện Chính thống giáo Syria tại Giêrusalem mua lại. Trong khi ba cuốn khác được Giáo sư Sukenik thuộc trừng Đại học Do Thái mua. Khi các sách này được khám phá lần đầu, ít ai biết đến chúng. Tháng Mười Một năm 1947, sau khi mua ba cuốn sách trên và hai chiếc bình khác từ các Hang Biển Chết, giáo sư Sukenik viết trong nhật ký như sau: “Có lẽ đây là một trong những khám phá vĩ đại nhất chưa bao giờ xẩy ra tại Palestine, một khám phá ta chưa bao giờ từng mơ tưởng”. Tuy nhiên, nhận định ấy không được công bố vào thời đó. May mắn thay, tháng Hai năm 1948, Vị Tổng giám mục nói trên, vì không đọc được tiếng Hy-bá-lai, nên đã điện thoại cho Trường Nghiên cứu Đông phương tại Giêrusalem của Mỹ (American School of Oriental Research in Jerusalem) và thuật lại cho họ nghe về các sách cuộn ông đã mua. Quả là một quan phòng tốt đẹp, vì vị xử lý thường vụ chức giám đốc của Trường lúc đó là một học giả trẻ tuổi tên John Trever, đồng thời cũng là một nhiếp ảnh gia tài tử rất tuyệt vời. Ông kiên nhẫn chú tâm chụp từng cột cuốn sách cuộn Isaia dài 24 bộ và dầy 10 inches. Ông tự rửa các tấm phim và gửi một số ảnh chụp cho tiến sĩ W.F. Albright thuộc Trường Đại học Hopkins, một học giả nổi tiếng và lúc đó đang là khoa trưởng khoa khảo cổ học Thánh kinh. Albright viết thư trả lời ngay: “Tôi nồng nhiệt ca ngợi việc khám phá ra các sách chép tay này, một khám phá vĩ đại nhất thời nay!... Quả là một khám phá tuyệt đối tuyệt vời! Và không thể có một nghi ngờ nào trên khắp thế giới về tính chân thực của các bản chép tay này”. Albright cho rằng các sách này có khoảng năm 100 công nguyên (14).

Một vài điều sau đây cho thấy các Sách Cuộn này vô cùng qúi giá. Ta biết các bản chép tay Thánh Kinh Do-Thái xưa nhất và đầy đủ nhất ta có hiện nay là từ năm 900 công nguyên trở về sau. Làm sao ta có thể chắc chắn chúng được lưu truyền chính xác kể từ thời Chúa Giêsu vào năm 32 công nguyên? Chính nhờ khoa khảo cổ và các Sách cuộn Biển chết mà ta biết được câu trả lời. Một trong các sách cuộn này là bản chép tay đầy đủ sách Isaia bằng tiếng Hy-bá-lai. Các nhà cổ tự học (paleographers) ấn định niên biểu chúng vào khoảng năm 125 trước công nguyên. Bản chép tay này cổ hơn 1,000 năm so với bất cứ bản chép tay nào ta có trước đó. Ấn tượng mạnh mẽ là ở chỗ giống nhau cùng khuôn giữa bản sách cuộn Isaia (năm 125 trước công nguyên) và bản Isaia của nhóm Massoretic (năm 916 công nguyên), một bản xuất hiện 1,000 năm sau đó. Điều ấy chứng tỏ sự chính xác phi thường của các nhà sao chép Thánh Kinh, dù sống cách nhau cả nghìn năm.

Trong số 166 chữ của Isaia 53, chỉ có 17 mẫu tự bị nghi vấn. Tuy nhiên, trong số ấy hết 10 mẫu tự chỉ là vấn đề đánh vần (spelling), không ảnh hưởng chi đến ý nghĩa. Bốn mẫu tự khác là những thay đổi nhỏ về hành văn, như giới từ chẳng hạn. Ba mẫu tự còn lại bao gồm trong chữ “ánh sáng” được thêm vào câu 11, và không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa. Hơn nữa, chữ này lại được chứng minh bằng bản Bẩy Mươi và bản IQ Is. Như thế, trong một chương gồm 166 chữ, thực sự chỉ có một chữ (gồm 3 mẫu tự) là có nghi vấn sau một ngàn năm lưu truyền – và chữ này không thay đổi nghĩa của cả đoạn bao nhiêu (18). Một học giả khác thêm rằng một bản giấy cuộn không đầy đủ chép sách Isaia được tìm thấy cùng với các bản khác tại Hang Qumran 1, được gọi cho tiện là bản “Isaia B”, còn tương hợp chặt chẽ hơn nữa với bản Massoretic (10). Như thế, có thể kết luận sự quan trọng của các Sách cuộn Biển Chết nằm ở chỗ chúng đã chứng tỏ được tính chất chân xác của bản Cựu Ước Massoretic.

6. Bản Bẩy Mươi chứng minh sự chân xác của Thánh Kinh Hy-bá-lai

Khi người Do Thái bị phân tán đi khắp nơi, họ thấy nhu cầu phải có Thánh Kinh bằng ngôn ngữ chung của thời đại. Bản Bẩy Mươi đã đáp ứng nhu cầu ấy. Đây là bản dịch Thánh Kinh Hy-bá-lai qua tiếng Hy-lạp được thực hiện dưới triều Vua Ptolemy Philadelphia của Ai-Cập (năm 285-246 trước công nguyên).

Dựa vào một bức thư của Aristeas, một viên chức trong triều Vua Ptolemy, gửi cho anh mình là Philocrates, người ta được biết Vua Ptolemy là một ông Vua nổi tiếng trong việc bảo trợ văn học. Chính dưới thời ông, thư viện vĩ đại tại Alexandria, một trong những kỳ quan văn hóa của thế giới suốt trong 900 năm, đã được khánh thành. Cũng theo bức thư, chính thư viện trưởng của Ptolemy là Demetrius, người thành Phalerum, đã làm nhà Vua chú ý tới Lề Luật Do Thái và khuyên nhà Vua gửi một phái đoàn tới thầy cả thượng phẩm tại Giêrusalem. Thế là thầy cả thượng phẩm bèn chọn 6 nhà dịch thuật lão thành từ mỗi một chi tộc trong 12 chi tộc Do-thái và gửi họ qua Alexandria, cùng với một bộ kinh Torah chính xác và bằng giấy da tuyệt đẹp. Các vị lão thành này được nhà Vua chiêu đãi trọng thể, và tỏ ra uyên bác khôn ngoan trong tranh luận; nên được Nhà Vua cho cư ngụ tại lâu đài trên đảo Pharos (một hòn đảo nổi tiếng nhờ chiếc hải đăng của nó), nơi đó, trong suốt 72 ngày, họ hoàn tất nhiệm vụ phiên dịch Ngũ Kinh qua tiếng Hy-lạp, tranh luận biện bác và so sánh để sau cùng dâng lên nhà Vua một bản dịch thống nhất (10).

Bản Bẩy Mươi rất gần với bản Massoretic (916 A.D.) chúng ta có ngày nay, là một chứng cớ cho thấy sự đáng tin cậy trong quá trình lưu truyền suốt hơn 1,300 năm. Bản Bẩy Mươi có bốn đóng góp quan trọng sau đây: [1] Nó lấp được hố phân cách giữa người nói tiếng Do-Thái và người nói tiếng Hy-lạp, vì nó thoả mãn được nhu cầu của người Do thái sinh sống tại Alexandria, [2] Nó lấp được hố phân cách lịch sử giữa Cựu ước Hy-bá-lai của người Do-Thái và các Kitô hữu nói tiếng Hy-lạp, là những người nay có thể sử dụng được Cựu Ước song song với Tân Ước, [3] và nó cung cấp tiền lệ cho các nhà truyền giáo trong việc phiên dịch Thánh Kinh sang các ngôn ngữ khác; [4] Nó lấp hố phân cách của khoa phê bình bản văn nhờ những tương hợp chủ yếu của nó với bản văn Cựu Ước Hy-bá-lai (18).

Người Do-Thái sau đó mất dần cảm tình với Bản Bẩy Mươi. Lý do của hiện tượng này có tính chất chính trị nhiều hơn. Vì từ thế kỷ thứ nhất công nguyên trở đi, các Kytô hữu nhận nó làm bản Cựu Ước chính thức của họ và sử dụng nó vào việc truyền bá và bênh vực đức tin Kitô giáo. Mặt khác, vào khoảng năm 100 công nguyên, các nhà học giả Do-thái đã ban hành một bản tiêu chuẩn canh cải cho Cựu ước (10).

7. Bản Samaritan (thế kỷ 5 trước công nguyên)

Bản này chứa Ngũ Kinh. Các sai chạy giữa bản này và bản Massoretic không đáng kể (10/122).

8. Các Bản Targums (xuất hiện dưới hình thức viết vào khoảng năm 500 công nguyên).

Căn bản có nghĩa “giải thích”. Đây là những lời dẫn giải Cựu Ước. Sau khi người Do-Thái bị lưu đầy, tiếng Chaldean trở thành ngôn ngữ chính chứ không còn là tiếng Hy-bá-lai nữa, do đó, họ cần có một Sách Thánh bằng tiếng họ đang nói. Các bản Targums chính gồm (1) Bản của Onkelas (năm 60 trước công nguyên, có người nói là do Onkelas, một đệ tử của học giả Do-thái nổi tiếng Hillel). Bản này chứa bản văn Ngũ Kinh bằng tiếng Hy-bá-lai. (2) Bản của Jonathon Ben Uzziel (năm 30 trước công nguyên?), chứa các Sách Lịch sử và các Sách Tiên tri. F.F. Bruce cho ta bối cảnh lý thú của các bản Targums: “... Thói quen theo sau các buổi đọc Thánh Kinh công cộng tại hội đường là lời dẫn giải bằng tiếng Aramaic bình dân càng ngày càng thịnh hành vào các thế kỷ cuối cùng trước công nguyên. Lẽ dĩ nhiên, khi tiếng Hy-bá-lai ngày càng ít được giới bình dân biết đến như một tiếng nói, thì điều cần là họ phải được cung cấp những lời dẫn giải bản văn Thánh Kinh bằng ngôn ngữ họ quen thuộc, nếu muốn họ hiểu điều người ta đang đọc cho họ nghe. Viên chức có nhiệm vụ dẫn giải như thế được gọi là methurgeman (người phiên dịch) còn chính lời dẫn giải được gọi là targum. Người phiên dịch này không được đọc lời dẫn giải của mình từ một sách cuộn, vì như thế cộng đoàn có thể tưởng lầm là ông ta đang đọc Thánh Kinh theo nguyên bản. Sau này còn có qui định không được dịch một lúc hơn một câu trong Ngũ Kinh và hơn ba câu trong các Sách Tiên tri, chắc chắn để cho lời dẫn giải được chính xác, khỏi sai lạc. Chỉ mãi sau này, những lời dẫn giải bằng miệng ấy mới được ghi chép thành văn bản (10).

9. Sách Mishnah (200 A.D.)

Có nghĩa là “giải thích, giáo huấn”. Đây là sưu tập các truyền thống của Do-Thái và các trình thuyết về luật truyền khẩu, được viết bằng tiếng Hy-bá-lai và thường được coi như Bộ Luật Thứ Hai. Các đoạn trích Thánh Kinh rất giống với bản Massoretic.

10. Các Bản Gemaras (tiếng Palestine năm 200 A.D.; tiếng Babylon năm 500 A.D.).

Đây cũng là các sách bình giải, viết bằng tiếng Aramaic, góp phần chứng tỏ tính chất đáng tin của Bản Massoretic. Sách Misnah cùng với bản Gemara bằng tiếng Babylon tạo thành sách ta gọi là Talmud Babylon. Còn Sách Misnah cùng với bản Gemara bằng tiếng Palestine được gọi là Talmud Palestine.

11. Sách Midras (100 B.C. – 300 A.D.)

Đây là bộ các bài nghiên cứu có tính học lý về Cựu Ứơc Hy-bá-lai. Các trích đoạn Thánh Kinh chủ yếu lấy từ bản Massoretic.
 
Canh thức vọng Giáng Sinh: Lịch sử ơn cứu độ
Nguyễn Trung Tây, SVD
17:58 20/10/2008

Canh thức vọng Giáng Sinh: Lịch sử ơn cứu độ



Mẹ ru Con Trời, Ảnh Nguyễn Trung Tây
I. Hoạt Cảnh #1: Vườn Địa Đàng

1. Hoạt Cảnh #1: Vườn Địa Đàng (15’)

  • A. Cảnh Trí: 1 cây nằm bên góc, cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Ađam nằm giữa sân khấu, mặt quay vào trong. Sân khấu tối không có ánh sáng.
  • B. Diễn Viên: 1 Nam vai Ađam. 1 Nữ vai Evà
  • C. Y Phục: Trước khi ăn trái cấm, Ađam: Áo trắng (Áo Giúp Lễ), Evà: Áo trắng (Áo Giúp Lễ). Sau khi ăn trái cấm: Ađam: Áo bà ba đen, quần đen, đầu quấn khăn rằn, Evà: Áo bà ba trắng, quần đen.
2. Lời Dẫn (cho Hoạt Cảnh #1: Vườn Địa Đàng):

(Bắt đầu Hoạt Cảnh #1, nhạc nền #1, Creation trong CD Lifescapes, Yosemite nhè nhẹ nổi lên khoảng 2’ trước khi giọng Nam và Nữ bắt đầu cất lên khai mạc chương trình canh thức).

Nam: Dòng lịch sử cứu độ là dòng lịch sử của tình yêu. Bởi Chúa thương yêu con người, từ trong hỗn loạn, Ngài dựng nên bầu trời trong xanh và trái đất với biển cả sông ngòi. Trên trời cao, Ngài dựng nên vầng hồng soi sáng ban ngày, mặt trăng chiếu rọi ban đêm. Trên mặt đất, Ngài dựng nên Vườn Địa Đàng với hoa thơm cỏ lạ tươi tốt quanh năm, với dòng sông lững lờ reo vui kỳ công của tạo hóa, với chim hót trên cây chào mừng ánh sáng bình minh. Từ bùn đen, Ngài dựng nên tượng đất, Ngài thổi hơi vào, và tượng đất trở thành con người sống, con người được Chúa thương yêu, con người được sống trong Vườn Địa Đàng có hoa thơm cỏ lạ, ngập tràn hương hoa thiên đàng.

Nữ: Từ những ngày đầu tiên, khi Giavê Thiên Chúa dựng nên trời và đất, mặt đất hoang vu không cây cối, không một bóng người. Một giòng suối từ mặt đất vươn cao, tưới ướt đẫm toàn thể địa cầu. Từ trong bùn đất, Thiên Chúa dựng nên tượng đất. Ngài thổi hơi vào, và tượng đất trở thành con người, biết đi, biết nói, và biết cô đơn trống vắng.

(Sau khi giọng Nữ vừa dứt, đèn “spotlight” chiếu vào vai Ađam đang nằm trong tư thế ngủ gần cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Nam từ từ đứng lên, dáng vẻ ngượng nghịu của một người mới biết đi. Nhạc nền, #1, Creation được thay thế bằng #9, Black Bear Ballet, CD Yosemite. Nhạc nền Black Bear Ballet nổi lên trong khi vai Ađam khoan thai đi tới đi lui chung quanh sân khấu hai ba vòng. Sau cùng, vai Ađam dừng lại ngay trước cây Biết Lành Biết Dữ).

Nam: Chúa phán cùng Ađam, “Nhà người có quyền ăn mọi cây cối thuộc về khu vườn, nhưng riêng cây Biết Lành Biết Dữ, nhà người không được đụng tới, bởi vì ngày nào ngươi ăn trái của cây này, nhà ngươi sẽ chết”.

(Vai Ađam từ từ nằm xuống ngủ, dưới gốc cây Biết Lành Biết Dữ).

Nữ: Biết con người cô độc trong vườn Địa Đàng, Thiên Chúa dựng nên từ xương sườn người nam một người con gái. Đích thân Chúa mang người thiếu nữ tới.

(Từ trong hậu trường, Evà xuất hiện, chậm rãi bước tới gần Ađam. Vai Evà lay gọi vai Ađam, và kéo Ađam đứng lên. Cả hai cùng nhảy một điệu nhạc tươi vui theo nhạc nền #9, Black Bear Ballet. Sau cùng Ađam biến mất vào trong sân khấu. Sau khi Ađam bỏ đi, vai Evà chậm rãi tiến lại gần cây Biết Lành Biết Dữ. Vai Evà bắt đầu diễn theo tình tiết của những giọng đọc Nam #1, Nam #2, và Nữ).

Nam #1: Nơi khu vườn vắng lặng, người thiếu nữ đang đi thơ thẩn lang thang một mình.

Nam #2: Chị Hai.

Nam #1: Người con gái giật mình. Nàng ngơ ngác nhìn quanh quẩn.

Nam #2: Chị Hai.

Nam #1: Một lần nữa, tiếng gọi lại vang lên. Người thiếu nữ dương cao cặp mắt to tròn nhìn lên cành cây trước mặt, hình dạng thân quen của chú nhỏ nhập nhòe, lẫn lộn trong đám lá xanh.

Nữ: Rắn con! La hét om xòm làm người ta sợ hết hồn! Làm gì leo lên đó ngồi như khỉ vậy?

Nam #2: Cả ngày hôm nay chưa ăn gì hết. Đói bụng quá! Em leo lên đây tính kiếm vài trái chín ăn dằn bụng.

Nam #1: Thật là bất ngờ, sau câu nói của chú bé trên cành cây, khuôn mặt hồng hào của người con gái chợt biến đổi dần dần sang màu xanh xám. Trong thinh lặng, chú nhỏ bỗng dưng bật cười, giọng điệu thách thức:

Nam #2: Ha! Ha! Ha! Em biết chị Hai không dám ăn, đúng không? Chị Hai biết tại sao Chúa cấm chị Hai không?

Nam #1: Người thiếu nữ vẫn yên lặng, chú nhỏ tiếp tục nói.

Nam #2: Chúa sợ chị Hai biết sự thật. Coi nè, suốt từ nãy tới giờ em nuốt hơn cả chục trái rồi. Tin em đi, chị không chết đâu mà sợ!

Nữ: Đừng nói chơi nghe rắn con!

Nam #2: Ai giỡn với chị làm chi. Không tin chị ăn thử đi.

(Nhạc nền, #3, The Legend of Hetch Hetchy, CD Yosemite, nổi lên).

Nam #1: Người thiếu nữ ngước nhìn lên cành cây. Trái chín mượt mà nhảy múa mời gọi. Nàng ngơ ngác ngẩng mặt nhìn lên, bầu trời trong xanh cao thẳm xa vời. Nàng đăm chiêu cúi mặt nhìn xuống, đất đen lung linh rộng mở. Nàng xa xôi nhìn về hướng trước mặt, cánh cửa khu Vườn rộng mở thênh thang.

Nam #1: Nàng ngước lên nhìn một lần nữa, trái chín to tròn lơ lửng đong đưa. Mùi thơm của trái chín nương theo gió chiều ngào ngạt bay vào khứu giác của người thiếu nữ. Nàng giơ tay hái một trái gần nhất, bỏ vào miệng. Chưa hết, nàng còn hái một trái khác mang lại cho chàng thanh niên.

(Vai Evà chạy vô sân khấu, quay ra ngay sau đó với vai Ađam. Vai Evà đưa trái táo cho vai Ađam).

Nam #1: Cả hai cùng ăn, và rồi cả hai cùng biết.

(Cả hai vai Ađam và Evà cởi bỏ áo giúp lễ trắng cho rớt xuống sân khấu. Cả hai kinh ngạc và hốt hoảng nhận ra bộ quần áo bà ba nông dân trên người. Cả hai đứng nghiêm gần ngay cây Biết Lành Biết Dữ, mặt buồn, đầu cúi xuống lắng nghe lời phán của Thiên Chúa. Nhạc nền #1, Creation, CD Yosemite nổi lên khoảng nửa phút trước khi giọng Nam #1 đọc).

Nam #1: Giavê Thiên Chúa xuất hiện trong khu Vườn. Và Ngài phán, “Bởi nhà ngươi cãi lời ta, ăn trái cây ta đã cấm, từ nay ngươi sẽ phải mang nặng đẻ đau. Trong đau đớn, ngươi sẽ sinh con đẻ cái. Riêng ngươi, thằng người đất, vì ngươi nghe theo lời vợ, ăn trái cây ta đã cấm nhà ngươi không được đụng đến, từ nay đất đai sẽ bị chúc dữ. Mặt đất sẽ lan tràn gai góc. Ngươi sẽ phải cày sâu cuốc bẫm mới có miếng ăn. Từ bùn đất ngươi đã được ta dựng nên, cũng từ bùn đất nhà ngươi sẽ phải quay về. Ta sẽ sai một thiên thần cầm gươm lửa, gác ngay cổng. Từ nay cánh cửa của Vườn Địa Đàng sẽ được đóng lại”.

(Nhạc nền #1, Creation nổi lớn trong khi cả hai vai Ađam và Evà nắm tay, chạy ra khỏi sân khấu trong hốt hoảng. Sau khi Ađam và Evà biến mất khỏi sân khấu, nhạc nền #1, Creation trở lại âm thanh bình thường, và trở thành nhạc nền cho Hoạt Cảnh #2, Bên Sông Babylon).

II. Hoạt Cảnh #2: Bên Sông Babylon

1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Bên Sông Babylon):

Nữ: Sau khi bị Thiên Chúa mời ra khỏi Vườn Địa Đàng, con người ngày càng đắm chìm trong tội lỗi. Cain giết Abel, án mạng đầu tiên trong dòng lịch sử cứu độ xảy ra. Tội lỗi ngập tràn khắp mặt đất. Bởi thế, Thiên Chúa khiến một trận đại hồng thủy quét sạch tất cả mọi sinh vật trên mặt đất. Nhưng Chúa đã gìn giữ gia đình ông Noah. Sau khi nước hồng thủy khô cạn trên mặt đất, Giavê Thiên Chúa thiết lập nên giao ước đầu tiên với con người. Ngài nói với Noah, “Từ nay sẽ không còn đại hồng thủy tiêu diệt con người nữa”. Nhưng rồi, con cái loài người vẫn tiếp tục ngụp lặn trong tội lỗi. Tháp Babel được dựng nên thách đố quyền năng Thiên Chúa.

Nam: Nhưng dòng lịch sử ơn cứu độ là một dòng lịch sử của tình yêu. Qua tổ phụ Abraham, Chúa bắt đầu thiết lập một dân riêng cho Ngài. Và cũng chính từ dân Do Thái, Chúa mặc khải cho con người biết Chúa thương yêu con người biết bao. Nhưng cũng giống như Ađam và Evà, con người rồi vẫn phản bội Thiên Chúa, thờ phượng tà thần ngoại đạo. Một lần nữa, Thiên Chúa để thành thánh Jerusalem biến thành hoang địa. Chúa lưu đầy dân riêng của Ngài bên Babylon, một đế quốc nằm về hướng đông bắc của vương quốc Do Thái. Chính nơi đây, bên bờ sông Babylon, con người phải nếm mùi tủi nhục của dân lưu vong. Chính nơi đây, bên bờ sông Babylon, ngày lại ngày, họ vọng nhìn về hướng thành thánh Sion, than khóc nỉ non. Bên bờ sông Babylon, cạnh hàng dương liễu, con người ngồi trong bóng tối than khóc.

(Nhạc nền #1, Creation tắt).

2. Trình Diễn Thánh Ca #2: Bên Sông Babylon

(Hoạt cảnh #2 được diễn trong khi ca đoàn trình diễn thánh ca Bên Sông Babylon).

3. Hoạt Cảnh #2: Bên Sông Babylon (5”)

  • A. Cảnh Trí: Hai cây. Bên góc trái, cây Dương Liễu. Bên góc phải, cây Biết Lành Biết Dữ.
  • B. Diễn Viên: 7 người, 3 Nam, 4 Nữ
  • C. Y Phục: Quần áo bà ba lam lũ, dây thừng quấn quanh cổ và người
  • D. Khí Cụ: Đàn cò, đàn guitar
(Sân khấu trống với đèn chiếu vào cây Dương Liễu. Khi ca đoàn bắt đầu hát bài Bên Sông Babylon, Nam #1, tay cầm đàn cò, tiến ra sân khấu thật chậm rãi trong dáng điệu thất vọng và buồn rầu. Vai Nam #1 ngồi xuống cạnh Cây Biết Lành Biết Dữ, gảy đàn cò theo tiểu khúc #1 của thánh ca Bên Sông Babylon).

(2 vai nữ tiến ra sân khấu sau khi Nam #1 ngồi xuống. Cả hai vai nữ dáng điệu buồn rầu. Thật chậm rãi, họ đi tới đi lui chung quanh sân khấu mấy lần rồi ngồi xuống cạnh ngay bên vai Nam #1, lắng tai nghe vai Nam #1 đang tiếp tục gẩy đàn cò).

(Tiếp theo đó, 4 vai còn lại, 2 vai Nam, một người cầm đàn guitar, cùng với 2 vai nữ, bắt đầu tiến ra sân khấu trong giáng điệu thất vọng. 4 vai này cùng tiến về cây Dương Liễu. Vai Nam cầm đàn guitar đứng treo đàn lên cây Dương Liễu, sau đó, đưa tay ngóng nhìn, dáng vẻ đăm chiêu hướng về một góc của sân khấu. 3 người còn lại chia đều ngồi quanh gốc cây Dương Liễu, đầu cúi xuống).

(Sau khi bài thánh ca Bên Sông Babylon chấm dứt, tất cả 7 vai trên sân khấu trở thành bất động, chuẩn bị cho Hoạt Cảnh #3, Trời Cao. Nhạc nền #1, Creation nhè nhẹ nổi lên tiếp nối cho Hoạt Cảnh #3, Trời Cao).


III. Hoạt Cảnh #3: Trời Cao

1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Trời Cao):

Nữ: Sống trong cảnh tăm tối của lưu đầy, con người bắt đầu khóc thương cho thân phận lưu vong của chính mình. Họ ngước mặt lên trời cao, mong chờ những giọt mưa ân sủng tuôn đổ tràn đầy xuống tâm hồn khô cằn, mất hy vọng vào ngày mai. Như những cánh đồng khô cháy trong mùa hạn hán, con người mong đợi từng giờ, từng phút, những giọt nước mát lạnh của trời cao tuôn đổ xuống. Trong từng ngày, từng tháng của đời sống lưu vong bên Babylon, con người mong đợi ngày Thiên Chúa sẽ ra tay cứu độ giải thoát họ khỏi cảnh tù đầy nô lệ. Con người kêu lên, “Trời cao hãy đổ sương xuống”. Con người kêu lên, “Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tội”. Trong thất vọng, tiếng than khóc của họ vang lên tan loãng vào trong bầu trời đen tối của cuộc sống lưu vọng. Tiếng gọi vang lên chín tầng trời xanh. Tiếng gọi của trời cao hãy đổ sương xuống.

(Nhạc nền #1, Creation tắt).

2. Trình Diễn Thánh Ca #3: Trời Cao

(Nhạc nền #1, Creation nhè nhẹ nổi lên cho Hoạt Cảnh #4, Ngôn Sứ Isaiah).

IV. Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah

1. Lời Dẫn (cho Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah):

Nam: Tiếng than khóc của con người cuối cùng đã vang lên tới trời xanh. Và Chúa nghe thấy tiếng van nài của con người. Thiên Chúa sai Ngôn Sứ Isaiah xuất hiện thông báo cho con người biết, ngày hồng ân sẽ tới, ngày con người hân hoan bước ra khỏi đêm đen bóng tối, tiến vào một cõi ngập tràn ánh sáng. Khi Ngôn Sứ Isaiah xuất hiện, ông thông báo cho dân chúng biết, lời than khóc bên bờ sông Babylon của đoàn người lưu vong đã vọng thấu tới tai Giavê Thiên Chúa. Bởi thế mây ân sủng sẽ tuôn đổ xuống trần gian một đấng Cứu Tinh cho muôn dân.

2. Hoạt Cảnh #4: Ngôn Sứ Isaiah (3”)

  • A. Cảnh Trí: 2 cây. 7 người của Hoạt Cảnh #2, Bên Sông Babylon, vẫn bất động
  • B. Diễn Viên: 7 người bất động và 1 vai Ngôn Sứ Isaiah
  • C. Y Phục: Ngôn Sứ Isaiah mặc khăn đống áo dài của đàn ông Việt Nam.
(Nhạc nền #1, Creation tắt, #10, Reprise: One day, CD Yosemite, nổi lên).

(Vai Ngôn Sứ Isaiah tiến ra từ phiá cánh gà. Đứng yên một chút, nhìn 7 người đang bất động. Sau đó ông chậm rãi đi ngang qua sân khấu. Khi vai Ngôn Sứ tiến ra sân khấu, 7 vai bất động trên sân khấu lay động nhìn về vai Ngôn Sứ, ánh mắt đầy ngạc nhiên. 7 diễn viên này dõi nhìn theo những bước chân của diễn viên Ngôn Sứ trong khi ông đi ngang qua sân khấu một vòng. Vai Ngôn Sứ quay lại nhìn 7 người trên sân khấu, rồi đứng giữa sân khấu, mặt quay về khán giả, dáng vẻ đang đọc).


Nam: Ta, Ngôn Sứ Isaiah, báo cho các ngươi biết. Một chồi non sẽ xuất hiện từ gốc cây Jesseh. Và từ rễ nhà của David, một mầm non sẽ mọc lên. Mầm non này chính là Đấng Cứu Thế. Trên Ngài thần khí của Giavê sẽ ngự trị. Thần khí này chính là thần khí của khôn ngoan và trí tuệ. Thần khí này chính là thần khí của mưu lược và anh hùng. Thần khí này chính là thần khí của hiểu biết và khôn ngoan. Ngài sẽ không phân xử theo mắt thấy tai nghe. Người sẽ phân xử công minh cho người bị bóc lột, áp bức. Miệng Ngài sẽ là cây gậy diệt tan bọn cường hào. Hơi thở Ngài sẽ giết chết bọn ác nhân. Tín nghĩa sẽ là đai lưng thắt ngang bụng Ngài. Tín thành sẽ là dây đai Ngài thắt bên hông. Khi Ngài tới, sói sẽ ở với chiên, beo sẽ nằm bên cạnh dê con, bê và sư tử con sẽ ở chung một chuồng, bò và gấu sẽ trở thành bạn bè thân thiết, sư tử cũng như bò cùng đều ăn cỏ, trẻ thơ sẽ chơi ngay bên cạnh hang rắn lục, bé ngây thơ còn bú sữa sẽ thò tay vào hang rắn mãng xà, và không ai sẽ làm hại ai, bởi vì qua Đấng Cứu Thế, vinh quang và bình an của Thiên Chúa sẽ ngự trị trên khắp toàn thể trái đất.

(Vai Ngôn Sứ đi ngang qua sân khấu, rồi biến mất sau hậu trường. 7 vai trên sân khấu dõi nhìn theo bước đi của vai Ngôn Sứ. Sau đó họ lại trở thành bất động. Đèn sân khấu từ từ mờ đi. Nhạc nền #10, One Day tắt. Nhạc nền #1, Creation nổi lên).

V. Hoạt Cảnh #5: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô

1. Hoạt Cảnh #5: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô (3”-5”)

  • A. Cảnh Trí: 2 cây, Dương Liễu và Biết Lành Biết Dữ.
  • B. Diễn Viên: 7 người vẫn ngồi bất động
  • C. Y Phục: Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô với áo lông quấn quanh người, vai thắt dây.
(Từ phiá bên hậu trường, vai Gioan tiến ra trong khi giọng Nam bắt đầu đọc).

Nam: Có tiếng kêu trong sa mạc, “Này ta sai thần sứ của ta đi trước mặt các ngươi để dọn đường. Hãy dọn đường cho Chúa, hãy bạt lối cho Người. Mọi thác ghềnh sẽ được lấp đầy. Mọi núi đồi sẽ bị hạ thấp. Mọi đường lối quanh co sẽ trở nên thẳng tắp. Mọi chỗ gồ ghề sẽ trở nên bằng phẳng. Và mọi người sẽ nhìn thấy ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, Chúa chúng ta”.

Nữ: Trong sa mạc, Gioan Tẩy giả xuất hiện rao giảng về ngày cứu rỗi qua bí tích thanh tẩy. Mọi người từ khắp xứ Judea và cả dân thành Jerusalem tiến vào trong sa mạc, xin được Gioan làm phép rửa và thú nhận những lầm lỗi của chính mình. Gioan mình mặc áo lạc đà, ngang lưng thắt dây đai bằng da thú. Ngôn Sứ của bí tích thanh tẩy ăn châu chấu và mật ong. Ngày từng ngày, trong hoang địa bên bờ sông Jordan, Ngôn Sứ Gioan kêu gọi: “Hãy dọn đường cho Chúa. Hãy chuẩn bị tâm hồn bởi ngày Chúa đến đã gần kề lắm rồi”.

(Khi vai Gioan tiến ra, 7 người trên sân khấu thôi bất động. Họ xếp hàng đợi chờ tới phiên mình được thanh tẩy trong nước. Vai Gioan cúi xuống, với hai tay bụm lại như đang múc lấy nước, đứng lên thả cao xuống đầu từng người xin được rửa tội. Trong khi đang nhận nước từ vai Ngôn Sứ, vai nhận phép thanh tẩy quỳ, đầu cúi xuống. Sau khi được thanh tẩy, họ đứng lui ra sau, thành một hàng không cần thẳng. Khi nghe giọng trong hậu trường đọc tới đoạn, “thú nhận những lầm lỗi của chính mình”, các người đã được thanh tẩy, giơ tay đấm ngực. Sau cùng trước mặt các người đã được thanh tẩy, vai Gioan đọc).

Nam: Ta là Gioan Tiền Hô, ta báo cho anh chị em biết, Đấng đến sau tôi sẽ quyền thế hơn tôi. Tôi không xứng đáng cúi xuống mà cởi quai dép cho Ngài. Phần tôi, tôi đã thanh tẩy anh chị em trong nước. Nhưng Ngài, Ngài sẽ thanh tẩy anh chị em trong Thánh Thần.

(Sau đó Gioan Tiền Hô đi đầu dẫn 7 người ra khỏi sân khấu, biến mất đằng sau cánh gà).

VI. Hoạt Cảnh #6: Đêm Bình An

1. Lời Dẫn (cho bài thánh ca Đêm Bình An):

Nữ: Hãy dọn đường, hãy vui lên, vì ngày trọng đại đã tới, ngày Thiên Chúa nhập thể đã tới. Đêm nay, đêm thánh vô cùng. Đêm nay tầng xanh vương hướng dịu dàng của mầu nhiệm Nhập Thể. Đêm nay, đêm bình an. Đêm nay, Thiên Chúa mặc lấy thân xác loài người trong hình ảnh một hài nhi ngây thơ. Trần gian ơi, đây niềm ước mong đã tới. Trần gian ơi, đây giờ Ngôi Hai đã ra đời. Hỡi mùa đông u mê tăm tối, hãy lui đi cho thần nhạc lên ngôi...

2. Trình Diễn Thánh Ca: Đêm Bình An

Diễn Viên: 6 thiên thần và 6 mục đồng

(Trong khi ca đoàn đang hát Đêm Bình An, các thiên thần và mục đồng rước Chúa Hài Đồng đi một vòng chung quanh nhà thờ. Sau cùng các thiên thần và mục đồng đi về phiá cuối nhà thờ, sau đó từ từ tiến lên cung thánh với Linh Mục Chủ tế. Các thiên thần cùng với mục đồng mang Chúa Hài Đồng vào hang đá, và đặt Ngài nằm trên máng cỏ. Thánh Lễ Nửa Đêm bắt đầu).
Giáng sinh Úc Châu, Ảnh Nguyễn Trung Tây


www.nguyentrungtay.com
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Vào Thu
Trà Lũ
00:15 20/10/2008
Chuyện phiếm: VÀO THU

Đất lành chịm đậu. Canada là miền đất lành nên nhiều giống chim quý đã bay tới đây. Một trong những con chim nổi tiếng là Thomas Bata. Các cụ biết ông Bata này chứ. Các cụ phải biết vì trong nhà các cụ có nhiều sản phẩm của ông ta lắm. Mỗi buổi sáng cụ đi bộ, cụ đi tập Tai Chi, cụ đi tập khí công, cụ đi đánh tennis, cụ đều xài đôi giày vải, phải không ạ ? Giày vải này là do ông ta chế tạo ra đấy. Ông Thomas Bata sinh quán Tiệp Khắc. Năm 1938 đầu thế chiến thứ hai, khi Đức Quốc Xã xâm chiếm Tiệp Khắc thì gia đình ông chạy sang Canada. Tại xứ thanh bình này, ông đã phát minh ra giày vải. Đây là một cuộc cách mạng. Trước đó, hễ nói tới giày là nói tới da, da thú. Từ Canada, giày vải bành trướng đi khắp thế giới. Tại Toronto có một viện bảo tàng Bata, nơi đây trưng bày 10 ngàn đôi giày vải đủ loại qua các giai đoạn. Ông tổ Bata vừa qua đời tại Toronto, thọ 93 tuổi vàng.

Canada là miền đất lành của Bata, cũng là điểm tới nhiều lần của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã tới đây nhiều lần để rao giảng tình thương yêu. Ngài đã được chính quyền Canada trao tặng huân chương cao qúy ‘ Công Dân Danh Dự ’ mấy tháng trước đây. Nay lại có tin ngài sẽ thăm Canada vùng Québec vào tháng 10 sang năm để cổ võ và tán dương chương trình dạy công dân giáo dục tại bậc trung học.

Nghe tới đây thì ông H.O. trong làng tôi cười ha ha. Bây giờ Canada mới bắt kịp Việt Nam về mặt này. Tại VNCH trước năm 1975 môn này được dạy từ lâu rồi.

Xin được nói tiếp về miền đất lành. Thủ tướng Canada vừa chính thức xác nhận chủ quyền miền Bắc Băng Dương 370 cây số tính từ bờ biển. Các cụ biết việc tranh chấp hải trình phía bắc, Northern Passage, rồi chứ. Ông Mỹ, ông Nga và nhiều nước Âu Châu đang tranh cãi. Họ không chịu con đường dài 370 cây số từ bờ biển ăn ra đại dương. Đường này bao trùm dưới sâu bao nhiêu quặng mỏ và dầu khí. Nghe nói nó có trữ lượng một phần tư dầu khí của thế giới. Đất lành có khác.

Thủ tướng Stephen Harper cũng vừa tuyên bố Canada sẽ bầu lại quốc hội liên bang vào giữa tháng tới. Dân chúng sắp được nghe và được xem các màn kịch về bầu cử. Anh Mike người hàng xóm da trắng của tôi bảo rằng mùa bầu cử rất tốt cho kinh tế. Tôi là người u mê, nghe anh nói vậy mà chả hiểu gì. Anh liền giải thích: mỗi lần bầu cử là mỗi lần đồng tiền của các chính trị gia được đem ra chi tiêu cho các cuộc quảng cáo, nó luân lưu đi khắp nước. Xin các cụ chờ, cuối tháng Mười tôi sẽ có bài tường trình về cuộc bầu cử ở xứ dân chủ này. Cam đoan nó sẽ khác hoàn toàn bầu cử ở VN. Hiện nay ở VN, Đảng CS chọn các đảng viên làm ứng cử viên, dân chỉ có việc nhắm mắt bỏ phiếu. Đảng là đỉnh cao sáng suốt bao giờ cũng chọn đúng người.

Bà Cụ B.95 nghe chúng tôi nói chuyện bầu cử và đảng CS thì kêu nhức đầu, cụ đã lây bệnh này từ Chị Ba Biên Hòa. Cụ xin được nghe những chuyện bình dân dễ hiểu. Cái này thì phải nhờ đến tài ông ODP. Ông ODP liền cười hì hì rồi bảo khó gì việc ấy. Ông xin kể chuyện phong thủy. Đó là chuyện Trịnh Tùng.

Ngoại sử kể rằng ngày xưa nhà ông Trịnh Tùng nghèo lắm. Ông mồ côi cha. Ông phụng dưỡng mẹ rất có hiếu. Vì mẹ ông rất thích ăn thịt gà, mà ông nhà nghèo nên ông thường đi ăn cắp gà hàng xóm về nấu cho mẹ ăn. Làng trên xóm dưới nhà ai cũng mất gà. Ai cũng biết ông ăn cắp gà. Ai cũng chửi cũng rủa, mà ông cứ tỉnh bơ. Có một hàn sĩ nghĩ ra mưu độc: Sở dĩ Trịnh Tùng đi ăn cắp gà là vì mẹ ông ta thích ăn gà. Bây giờ nếu mẹ ông không còn nữa thì Trịnh Tùng sẽ không còn lý do gì để đi ăn trộm. Dân làng nghe có lý. Thế là mẹ ông bị đầu độc chết. Trịnh Tùng khóc lóc thảm thiết rồi đưa mẹ đi chôn, sau đó đi lang thang làm cách mạng. Ông theo phò Nguyễn Kim chống lại nhà Mạc. Rồi ông được trọng dụng, làm lên tới chức tướng công, làm chúa phương Bắc, cha truyền con nối tới tám đời. Tại đâu mà từ một anh ăn cắp gà lên tới chức Chúa đời vua Lê ? Dân gian tin rằng ông phát như vậy là vì ông đã táng mẹ ông vào chính hàm rồng là nơi phát ra mạng đế vương.

Nghe đến việc ai chôn cất cha mẹ vào miếng đất miệng rồng thì phát tới bậc đế vương, ông H.O. liền giơ tay xin góp ý: Viẹc này rất đúng. Chứng cớ là việc Ông Nguyễn Sinh Cung đã chôn cất cha mình là cụ Nguyễn Sinh Sắc đúng vào nơi đắc địa nên ông từ một tên bồi tàu vô danh tiểu tốt mà về sau làm tới bậc đại đế uy danh lừng lẫy. Nguyễn Sinh Cung về sau cải danh là Hồ Chí Minh.

Ông ODP nghe đến đây thì biết chắc là phe các bà sẽ kêu nhức đầu liền xin kể một chuyện tiếu lâm nóí về miệng lưỡi một anh bán hàng. Ông bảo ông vừa đọc thấy chuyện này trong sách các chuyện tếu Canada.

Rằng có anh chàng kia đi xin một chân bán hàng tại một trung tâm bách hóa lớn trong thành phố. Chủ nhân bảo rằng anh phải qua thời kỳ tập sự và thử thách. Nếu anh chứng tỏ có khả năng thì anh mới được chính thức thâu nhận. Cuối ngày bán hàng đầu tiên, chủ nhân hỏi anh: Hôm nay anh bán được hàng cho bao nhiêu người khách, anh trả lời: Chỉ bán được cho một người. Chủ nhân tỏ vẻ thất vọng rồi nói: Cứ đà này thì tôi không dám chắc tôi có thể mướn anh, vì ở đây mỗi ngày nhân viên bán hàng ít ra cũng cho 20 hay 30 người khách. Vậy tổng số tiền anh bán được là bao nhiêu ? Anh tập sự trả lời: 100 ngàn đồng. Chủ nhân tưởng anh nói lẫn, bèn hỏi lại, anh bèn thưa rất trịnh trọng: Thưa 100 ngàn đồng. Chủ nhân bèn ngồi xuống ghế rồi yêu cầu anh tường thuật chi tiết. Anh bèn kể: Lúc đầu thì cái ông khách hàng này vào mua một cái lưỡi câu bé xíu, bán xong cái lưỡi câu bé xíu này thì tôi hỏi chuyện rồi tôi khuyên ông nên mua lưỡi câu to hơn, rồi mua đến lưỡi câu bự nhất. Xong lưỡi câu thì tôi bán được giây câu và cần câu. Rồi tôi hỏi ông đi câu ở đâu, ông ta bảo ở bờ sông. Tôi mới bảo ông ta là với bộ đồ câu tốt như thế này, ông không nên ngồi ở bờ sông mà nên ra biển. Muốn ra biển câu được cá lớn thì ông nên ngồi vào một cái canô. Ông ta bùi tai liền bằng lòng mua canô. Thế là tôi dẫn ông ta sang gian hàng tàu bè. Mua canô xong thì tôi hỏi ông ta lái xe gì. Ông trả lời xe Volkwagen.Tôi liền bảo cái xe Volkswagen thì nhỏ qúa không đủ sức kéo theo thuyền câu, ông nên đổi xe. Ông ta lại bùi tai đồng ý. Thế là tôi dẫn ông ta sang khu bán xe hơi. Và ông ta đã mua cái xe Ford nhiều mã lực.

Chủ nhân ngồi nghe chuyện bán hàng của anh mà như nghe chuyện thần tiên. Nghe anh kể đến đây xong thì chủ nhân khen anh hết lời: Anh quả là thiên tài, từ việc bán một cái lưỡi câu nhỏ xíu mà bán thêm được canô và xe Ford. Thiên tài! Thiên tài ! Anh tập sự đáp lời: Thực ra thì lúc đầu không phải anh ta mua lưỡi câu mà anh ta hỏi mua băng vệ sinh cho phụ nữ. Vì tôi tò mò, đàn ông mà tại sao lại đi mua tampon, thì anh ta đáp anh ta mua cho vợ đang có kinh. Từ chỗ này tôi mới nói rằng đàn ông mà vợ có kinh thì chắc buồn lắm, ông làm gì cho hết thời giờ. Ông ta mới trả lời rằng có lẽ để giết thời giờ nhàn rỗi này, ông sẽ đi câu. Và câu chuyện bán lưỡi câu bắt đầu từ đây.

Rồi ông ODP chấm dứt chuyện. Phe các bà vỗ tay râm ran. Chuyện hay qúa chứ. Anh này đúng là thiên tài bán hàng. Miệng anh ta có bùa mê. Nghe tới đây thì ông H.O. nhảy vào liền: Quý bà mê cái miệng anh bán hàng này phải không ? Tôi biết một người khác, một thiên tài bán hàng còn giỏi hơn cái anh này ngàn lần. Đó là Ông Hồ Chí Minh. Sử kể rằng thời đó, thập niên 1930 và 1940, ở Pháp lừng lẫy danh tiếng của hai học giả Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường. Ông Thảo là một thiên tài, đỗ đầu kỳ thi vào trường Ecole Normale Superieure ở Paris, rồi đậu Thạc sĩ Triết học. Ông là người cãi nhau tay đôi với triết gia Sartre về thuyết hiện sinh. Ông Tường là thiên tài về học vấn, năm 23 tuổi đậu hai bằng tiến sĩ một lúc. Hai ông này đầy lòng yêu nước. Họ Hồ tới gặp hai thiên tài này ở Paris. Họ Hồ đã khơi động lòng yêu nước, đã bán hàng yêu nước. Hai ông chịu mua liền. Hai ông đã theo họ Hồ về nước và đã hết lòng phục vụ CS trong nhiều năm. Nhưng rồi hai ông đã mở mắt. Hai ông đã mua phải hàng giả, nhưng lúc đó đã qúa trễ. Ông Hồ bán được hàng cho 2 đại trí thức và kéo được hai đại trí thức này về VN, tài bán hàng của ông Hồ phải là vào bậc tổ sư chứ ! Về sau, vì hai ông đã tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm nên bị thất sủng, đời tàn. Thật tiếc cho hai thiên tài này vô cùng.

Ông Nguyễn Mạnh Tường về cuối đời thì được sang Pháp, năm 1989. Tại đây ông cho xuất bản cuốn ‘ Un excommunié’ ( Một kẻ bị rút phép thông công). Trong cuốn này ông dàn trải cõi lòng. Ông kể khi ông mở mắt nhìn thấy sự thực thì mọi sự đã muộn.

Việc Ông Tường giống y chang việc nhà văn Nguyễn Khải gần đây. Các cụ biết nhà văn lớn CS này chứ. Ông làm lớn trong Hội Nhà Văn, ông được giải văn chương cao quý nhất của CSVN, ông được xã hội ưu đãi. Thế mà cuối đời ông cũng đã mở mắt. Ta hãy nghe ông tâm sự:

- Cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa đến tận đâu thì cũng vẫn tạo ra được môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng đồng ….. .

- Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất, cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay, chắc chả còn ai nhớ đến mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập sẽ thành giấy lộn cho con cháu bán cân

- Sau Điện Biên Phủ, một nửa nước được độc lập, nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành kẻ vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư do suy tư, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn dẫm vào vết chân nhóm Nhân Văn giai phẩm.

- Một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận. Qủa dân tộc VN đã thắng lớn trong chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do dân chủ. Thoát ách nô lệ thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy.

Đọc những lời tâm sự cuối đời của Nguyễn Khải trên đây, tôi chú ý tới đoạn ông nói về những vinh quang mà ông được trong đời nhà văn CS. Nó làm tôi nhớ tới văn học Nga Xô. Thời CS Nga thống trị đất nước thì những tác phẩm của Georgi Markov, Pyotr Proskurin được chế độ coi là kiệt tác, nhưng sau năm 1991, khi chế độ CS Nga tan hàng thì những tác phẩm này bị coi là những ung nhọt trong văn học. Bây giờ không ai thèm nhắc đến nữa. Hiện nay ở VN, hễ nói tới thơ văn thì phải trích dẫn thơ văn Hồ Chí Minh và Tố Hữu, liệu mai này khi đất nước hết CS thì hai tên này có giống tên hai nhà văn CS Nga trên đây không ?

Rồi nhân nhắc tới tâm sự Nguyễn Khải thương xót dân tộc lầm than, Ông ODP bình luận: Trung Cộng mạnh làm vậy mà họ không đánh Đài Loan, Đông Đức mạnh làm vậy mà họ không đánh Tây Đức, Bắc Hàn mạnh làm vậy mà họ không đánh Nam Hàn, chung quy là vì họ còn máu người, người cùng một dòng giống không giết nhau. Chỉ có VN, ông Bắc Cộng không kể gì tới dòng máu đồng bào, kéo quân vào đánh và chém giết Miền nam, và bây giờ đang cai trị Miền nam. Ông Bắc Cộng này không những chém người Miền Nam, mà còn chém luôn ông miền Nam theo CS nữa. Nguyễn Hữu Thọ và Trần Văn Trà thuộc Mặt Trận Giải Phóng đã phải than: Mình cháy nhà, tưởng người ta có lòng tốt đến chữa cháy, ai dè giúp xong thì họ chiếm nhà mình luôn !

Anh John là người nhậy cảm nhất. Anh biết phe liền ông chúng tôi hôm nay cao hững đã và đang nói những chuyện mà các bà cho là gây nên cơn nhức đầu nên anh chuyển hướng. Viêc này đẹp lòng các bà qúa sức. Anh quay vào hỏi Cụ B.95:

Cụ ơi, cháu nghe bác ODP xưng mình là dân ‘ Bắt còng chín kí’ mà cháu không hiểu gì cả, cháu đoán đây là mật ngữ, hoặc tiếng nói lái, mà cháu không giải được. Bắt còng, tức là bắt con còng còng, họ nhà cua, việc này cháu hiểu, Chín kí là 9 kí lô, việc này cháu hiểu. Nhưng dân ‘bắt còng chín kí’ là dân gì, cháu chịu, không hiểu được. Xin Cụ chỉ cho cháu.

Tôi có kinh nghiệm này là người ngoại quốc, dù giỏi tiếng Việt đến đâu, thường không biết nói lái hay không hiểu được tiếng nói lái. Trường hợp anh John là một điển hình. Các cụ nghe dân ‘Bắt Còng Chín Kí’ đã biết là dân gì chưa ?

Cụ B.95 nghe xong câu hỏi liền cười khì khì. Dễ mà. Đó là kiểu nói lái Bắc Kỳ. ‘Bắt còng chín kí’ là ‘Bắc Kỳ chính cống’. Anh John nghe xong lời giải thì thích quá. Anh liền mở sổ tay ra biên biên chép chép.

Thấy anh John ham học tiếng Việt như vậy, Cụ B.95 phục lắm. Vì bữa nay anh không phải kể chuyện thời sự trong tháng, nên nhân chuyện nói lái trong tiếng Việt này, Cụ B.95 liền bắt anh kể chuyện việc học. Anh John liền đem chuyện học ca dao tục ngữ ra khoe. Rằng tuần qua cháu học đến câu ‘ Ông nói gà, bà nói vịt’ và được giải thích là hai người không nói một thứ ngôn ngữ nên không hiểu nhau, như con gà và con vịt nói hai thứ tiếng khác nhau. Và tác giả bài sách kể một câu chuyện làm ví dụ mà cháu thích vô cùng. Cháu xin kể cụ nghe. Chuyện có chút bóng dáng tục nhưng ý rất hay. Chuyẹn ông nói gà bà nói vịt như sau:

Rằng có cặp vợ chồng kia hiếm muộn. Bà vợ đã đi nhiều bác sĩ, đã uống nhiều thứ thuốc mà vẫn không có con. Cuối cùng thì bác sĩ tìm ra nguyên nhân hiếm muộn: không phải lỗi ở bà mà ở ông. Ông chồng đi chữa trị nhiều nơi, uống nhiều thứ thuốc mà vẫn không làm cho vợ thụ thai được. Mà hai vợ chồng rất ao ước có được một đứa con. Cuối cùng thì anh chồng phải xin vợ nhận giống từ người khác. Anh chồng đi tìm đối tượng và đã tìm ra. Đây là một người đàn ông lạ mặt, khoẻ mạnh, đẹp trai, học thức, tính tình vui vẻ. Cuộc nhận giống đã được thu xếp xong. Ông chồng trước khi ra khỏi nhà đã dặn vợ nên tiếp rước vị ân nhân kia vui vẻ và không nên e thẹn quá. Bà vợ đã sẵn sàng nhận giống. Nhưng chẳng may người cho giống bữa đó bị kẹt không đến được và không có cách gì liên lạc được với bà vợ. Trong khi bà vợ đang nôn nóng chờ đợi thì có một nhà chụp ảnh chuyên nghiệp về trẻ con gọi đến xin hành nghề chụp ảnh. Bà vợ thì cứ nghĩ đây là ngươi ân nhân cho giống. Ông chụp ảnh xin được nói trước diễn tiến là sẽ làm việc này ở 3 nơi: trong phòng ngủ, trong bồn tắm và trên bàn nhà bếp. Bà vợ vô cùng sửng sốt vì xưa nay việc này chỉ xảy ra trong phòng ngủ mà thôi. Ông còn hỏi xem phòng tắm và phòng ăn có rộng đủ cho ông đặt cái giá sắt không thì bà lại càng ngạc nhiên hơn nũa. Thấy giọng bà có vẻ sửng sốt khi nghe tới cái giá thì ông kia cắt nghĩa: Đồ đạc của tôi to và nặng lắm, phải đỡ bằng cái giá 3 chân mới nổi. Bà vợ nghe xong thì té xỉu.

Cả làng nghe đến đây thì cười ầm lên, phe các ông thì đập bàn đập ghế. Anh H.O. thấy bầu không khí vui vẻ qúa sức thế này thì xin kể một câu chuyện khác cũng gần cái đề tài trên đây. Rằng có một ông chồng kia lấy phải bà vợ xấu quá nên ông chồng hay bỏ nhà đi hoang. Bữa đó ông đi hoang nhưng về nhà bất chợt thì bắt gặo vợ mình đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ mặt. Ông chồng không muốn làm ầm lên việc này vì sợ dư luận hàng xóm, bèn yêu cầu ngươi đàn ông ra khỏi nhà ngay. Sau đó ông bảo vợ: Bà cắt nghĩa thế nào về việc này đây ? Bà vợ bị chồng bỏ bê lâu ngày nên bà không còn biết sợ là gì, bèn nói tỉnh bơ:

- Xưa nay ông vẫn nhắc tôi làm việc phúc đức. Hôm nay tôi làm việc phúc đức mà thôi. Tôi thấy ông ta lỡ đường và đói khát, tôi đã cho ông ta thức ăn mà tôi nấu cho ông từ hôm qua mà ông không thèm về ăn. Khi ông ta ăn xong thì tôi thấy ông ta hôi hám quá liền bảo ông ta đi tắm cho sạch sẽ. Ông ta tắm xong thì tôi thấy quần áo ông ta rách rưới và dơ bẩn nên tôi cho ông ta bộ quần áo mà xưa nay ông chê là vừa cũ vừa xấu, đã có lần ông định vất đi.

- Thế còn chuyện ông ta nằm trên giường thì bà nói sao đây ?

- Thì tôi cũng theo đúng lời ông hay nói xưa nay: những gì trong nhà không dùng thì đem cho ngươì khác kẻo phí của trời.

Dân làng lại được dịp cười lớn hơn nữa. Nhưng rồi Chị Ba Biên Hoà lên tiếng:

- Sao bữa nay phe các ông toàn kể chuyện mặn. Bây giờ tôi đố ông nào kể được một chuyện cười thật hay mà không vương mùi tục một tí nào, thì tôi sẽ đứng lên nấu một món thật đặc biệt đãi các ông. Anh H.O. giơ tay nhận lời đố và vào đề ngay: Ngày xưa bên nhà tôi có cô Tám, một cô hàng xóm rất xinh nhưng rất đứng đắn và nghiêm nghị. Cô hơn tôi 5 tuổi nên coi tôi như người em. Bữa đó có một người anh họ tới chơi. Tôi thấy Cô Tám đang ngồi ngoài hiên chơi với con chó. Tôi đố ông anh nói câu gì làm cho cô cười, nếu làm được thì tôi sẽ đãi anh một chầu kem. Anh bằng lòng. Ông anh họ của tôi thuộc loại ngỗ nghịch nên bảo tôi dẫn anh ta sang chơi. Anh ta thấy con chó ở dưới chân người đẹp thì khoanh tay chào con chó: Con chào ba. Cô Tám thấy như vậy thì cười khanh khách. Ông anh tôi nương đà thắng lợi, liền khoanh tay và nói với Cô Tám: Con chào má. Nghe đến đây thì cô Tám nổi giận liền chạy sang cáo mẹ tôi về cái tội vô phép này.

Phe các bà nghe xong, có bà cười có bà không cười. Chị Ba cho điểm 10 trên 20. Thế là chúng tôi hỏng một bữa cỗ của Chị Ba. Thấy vậy, ông ODP kết luận: Các bà thấy chưa, chuyện mà không có một tý mặn nào thì không gây ra tiếng cười giòn. Mà không có tiếng cười giòn thì cuộc đời mất hết lạc thú rồi.

Cụ B.95 không muốn nghe chuyện cười của các ông nữa. Cụ bảo cụ ngấy lắm rồi. Bây giờ cụ muốn nghe chuyện nghiêm trang cơ. Cụ liền quay sang phỏng vấn tôi về tin tôn giáo. Sợ quá. Cả làng hết cười. Ai cũng nghiêm chỉnh lắng nghe câu hỏi của Cụ B.95. Cụ bảo cụ nghe tin tháng vừa qua ở VN có Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Quảng Trị, đông tới nửa triệu người. Và tháng trước cũng tại La Vang có đại lễ do phái đoàn Toà Thánh đến dâng, giữa buổi lễ có hiện tượng mặt trời có nhiều vòng hào quang chiếu xuống, cụ đã được xem ảnh. Cụ hỏi tôi: Vậy việc Đức Bà hiện ra ở La Vang hư thực ra sao ? Chà, câu hỏi này lớn quá làm sao câu trả lời của tôi thu nhỏ lại được. May quá, ngay lúc đó tôi chợt nhớ tới câu trả lời của Linh Mục Hồ Ngọc Cẩn, lúc đó ngài chưa làm giám mục mà đang làm chủ báo ‘Vì Chúa’ ở Huế. Có độc giả đã viết thư hỏi về Đức Mẹ La Vang như Cụ B95 vừa hỏi. Ngài đã trả lời như sau: Chúng tôi biết được ít nhiều sự tích La Vang là do truyền khẩu chứ không phải do truyền thư. Những điều truyền khẩu về Đức Mẹ La Vang thực hư thế nào thì mặc ai đó nghĩ, chúng tôi chỉ luận chung rằng: Có tích mới dịch ra tuồng, nay việc LaVang đã ra như một việc lớn lao thế này lẽ nào là một việc vô tang tích ?

Dân làng nghe xong lời Cụ Hồ Ngọc Cẩn thì cho rằng đó là lời chí lý. Ai cũng im lặng cúi đầu. Cụ B.95 thành kính chắp tay trước ngực, mắt nhắm lại, miệng lâm râm: Lạy Đại Thánh Mẫu La Vang xin cầu cho chúng tôi.

Tôi nhìn qua của sổ chợt thấy ngọn cây phong đã chớm vàng. Canada đã bắt đầu vào thu rồi các cụ ơi.

TRÀ LŨ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bóng Thu - Reflection
Nguyễn Đức Cung
00:15 20/10/2008

BÓNG THU - Reflection



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Tiết thu ngan ngát trên ngàn

Hồ im soi bóng lụa vàng yếm tiên.

Con tim nào có ngủ yên.. !

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền