Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/10: Hãy coi chừng – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
01:57 19/10/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, đám đông tụ họp hàng vạn người, đến nỗi giẫm lên nhau. Bấy giờ Đức Giê-su bắt đầu nói, trước hết là với các môn đệ: “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết. Vì thế, tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày; và điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà.
“Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy. Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.”
Đó là lời Chúa
Nhận Diện
Lm Vũđình Tường
04:53 19/10/2023
Là con người xã hội, ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm bị quê nơi công cộng. Điều này xảy ra do chính mình thiếu cẩn trọng, và cũng có thể do ghen tức người khác cố tình biến ta thành trò hề cho thiên hạ. Đức Kitô có rất nhiều kinh nghiệm do kẻ chống đối Ngài chủ trương. Họ là lãnh đạo Đền Thờ, Nhóm Pharisiêu và Kinh Sư. Đức Kitô thường làm ngơ không đáp lại hầu hết những lần họ thách thức. Tuy nhiên trong trường hợp không thể tránh né, Đức Kitô dùng ngụ ngôn đáp lại họ. Dụ ngôn hôm nay là một trong những dụ ngôn Đức Kitô đáp lại câu họ gài bẫy. Nhóm Pharisiêu cấu kết với nhóm Hêrôđê tìm cách gài bẫy Đức Kitô. Pharisiêu khinh chê, bài bác nhóm Hêrôđê bởi nhóm này cộng tác với chính quyền bảo hộ Roma; Nhóm Pharisiêu ngầm chống chính quyền bảo hộ nhưng, nhưng mặt ngoài họ tỏ ra cộng tác để được sống. Cả hai nhóm bàn bạc đặt câu hỏi, theo họ, Đức Kitô trả lời cách nào cũng không có lối thoát. Trả lời 'đồng í' cũng sa lưới mà trả lời 'bất đồng' cũng không tránh khỏi sập hố. Biết thâm í hiểm độc của họ, Đức Kitô gọi họ là quân 'Giả Hình', bởi họ ca tụng Đức Kitô là Đấng công chính, không đánh giá người ta bề ngoài. Sau câu khen đầu môi chóp lưỡi đó; họ hỏi Ngài.
'Xin Thầy cho í kiến, có nên nộp thuế cho Caesar hay không? Mt 22,17
Nếu Đức Kitô trả lời là 'có' sẽ bị nhóm Pharisiêu kết án Đức Kitô cấu kết, hay đồng loã với quân bảo hộ Roma. Nếu Đức Kitô trả lời là 'không' sẽ bị nhóm Hêrôđê tố cáo với chính quyền bảo hộ Ngài là thành phần chống đối, ngầm hoạt động chính trị.
Đức Kitô biết rõ tiền họ mang trong người, tiền đó khắc hình Caesar, nhưng Ngài muốn chính miệng họ công khai nói ra (Bên cạnh đó còn có loại tiền không dùng trong công chúng mà dành dùng riêng trong dân Israel. Họ dùng tiền của họ trong mọi chi tiêu hàng ngày và đổi lấy tiền của Roma dùng khi bắt buộc phải dùng tiền Roma). Vì thế Đức Kitô hỏi các ông dùng loại tiền nào để đóng thuế? Họ đưa cho Ngài quan tiền. Ngài hỏi họ, hình khắc trên tiền là hình ai? Họ đáp. Hình hoàng đế Caesar. Đức Kitô nói với họ.
'Của Caesar trả cho Caesar; của Thiên Chúa trả Thiên Chúa'. Mt 22,21
Câu trả lời trên làm tan vỡ mộng họ gài bẫy Đức Kitô. Câu trả lời cũng nêu rõ hai vương quốc. Vương quốc trần thế đại diện là Caesar và vương quốc Thiên Chúa đến từ Thiên Chúa. Tên Caesar chính là tên hoàng đế Julius Caesar, là vị vua thành công trong việc mở mang bờ cõi, mang lại thịnh vượng cho toàn vùng. Chính thành công đó dẫn đến việc cháu ông là Octavius kiêu ngạo tự nhận cha ông mình là thần thánh nơi dương thế.
Những ai trung thành với Caesar, là đệ tử của tiền tài, danh vọng, tôn thờ ông. Tôn thờ Caesar chính là tôn thờ ngẫu thần, thần vật chất, thần chức tước. Những ai tin theo Đức Kitô, tôn thờ Thiên Chúa. Họ thuộc về Thiên Chúa, và là con Thiên Chúa.
Câu trả lời của Đức Kitô còn một í nghĩa thâm sâu hơn nhiều. Những ai không tin Dức Kitô sẽ không sao hiểu nổi í nghĩa câu Đức Kitô trả lời. Í nghĩa thâm sau này nhắc đến ngày sau hết trong đời. Ngày mà người đó phải trả lại Caesar tất cả mọi thứ: tài sản, tiền bạc, chức tước, quyền thế, và ngay cả ngẫu tượng họ tôn thờ. Tất cả đều trở thành vô nghĩa; họ không mang gì theo ngoài hai bàn tay trắng, nằm sâu trong lòng đất.
Đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, vào Thiên Chúa, người đó khi ra đi, giã từ trần gian, như những người khác, nhưng có sự khác biệt quan trọng. Chính họ và thân nhân họ sống trong niềm hy vọng phục sinh, sống lại. Họ hy vọng tiến vào nhà Chúa, vương quốc Thiên Chúa. Đây mới là trọng tâm câu trả lời của Đức Kitô. Câu đó xác nhận một sự thật cho những ai đặt trọn niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa hằng sống, một Thiên Chúa đầy lòng từ ái, luôn yêu mến đón nhận con cái Ngài. Ai tín thác vào Ngài sẽ không thất vọng. Yêu mến Thiên Chúa chính là đón nhận giáo huấn của Đức Kitô và sống theo giáo huấn, hướng dẫn đó. Đức Kitô hướng dẫn, chỉ bảo, và đưa người đó vào nhà Cha trên trời. Môn đệ Đức Kitô sống trong niềm tin, hy vọng, yêu mến Thiên Chúa, phục vụ tha nhân và làm cho Danh Chúa cả sáng hơn do hành động bác ái, yêu thương của họ.
TiengChuong.org
Recognition
As social beings, we all have experienced some form of public nuisance. It is caused either by carelessness or by rivalry of one who purposely wants to humiliate us in public. Jesus has plenty of this kind of public harassment from his opponents: the Pharisees, the Scribes, and the Elders. Most of the time, Jesus chooses to ignore it and goes on with his own mission; but there are times, when it is unavoidable. Today's parable is one of his responses to their question. The Pharisees missed no opportunity to discredit Jesus in public. They joined forces with their rivals, the Herodians, to trap Jesus. On the one hand, the Pharisees discouraged their people from paying taxes to the Romans, but on the other hand, they worked with them as a necessity for the sake of their people. Their rivals, the Herodians, were loyal to the Roman Empire. The two worked out a strategy: a question that they believed would have no way out, whichever answer Jesus gave- either 'Yes or No'. Jesus recognized their evil intention. He told them, 'You hypocrites! Why do you set this trap for me?'. He called them 'hypocrites' simply because of their dishonesty; they paid him lip service, praising him as an honest man, afraid of no one before testing him,
'Tell us your opinion. Is it permissible to pay taxes to Caesar or not?
If Jesus' answer was 'No', the Herodians could charge him with stirring up a political revolution against the Roman Empire. If the answer was 'Yes', the Pharisees could charge him as a collaborator of the Roman Empire. In responding to their challenge, Jesus asked them to show him the money they pay tax with. They gave him a denarius. Jesus knew the image of Caesar which was imprinted on the denarius, but he wanted them to say aloud the name 'Caesar'. Jesus asked them, 'Whose head is this?' They replied, 'Caesar'. This implied that they belonged to Caesar, servants of Caesar. Jesus said to them, 'Give back to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God'. His answer shattered their hope of catching him off-guard. His reply makes clear two distinct kingdoms: Caesar represents the power of this world; God represents the power of God's kingdom. Those who proclaim the power of Caesar; belong to this world. Those who proclaim the power of God; belong to God. Furthermore, his reply has one application and one implication. The application applies to those who proclaimed the power of Caesar: they belong to Caesar. The implication is to those who proclaim the power of God; that they belong to God.
The name and title, 'Caesar' originated from Julius Caesar. Octavius, Caesar's nephew, was a successful emperor. He brought peace and prosperity to the region; people praised him as divine. In this sense, Caesar, whose image was imprinted on the coin, became the symbol of power and wealth: an idol god. Those who love power and wealth belong to him. They are disciples of an idol god. Those who love God belong to God; and become children of God. The deeper implication of his reply is mysteriously hidden from those who have no love for God. It implies when we finish our earthly journey; that what belongs to 'Caesar' remains on this earth. They don't belong to eternity. What belongs to eternity belongs to God; that is Jesus' teaching and the love we have for others in His Name.
'Xin Thầy cho í kiến, có nên nộp thuế cho Caesar hay không? Mt 22,17
Nếu Đức Kitô trả lời là 'có' sẽ bị nhóm Pharisiêu kết án Đức Kitô cấu kết, hay đồng loã với quân bảo hộ Roma. Nếu Đức Kitô trả lời là 'không' sẽ bị nhóm Hêrôđê tố cáo với chính quyền bảo hộ Ngài là thành phần chống đối, ngầm hoạt động chính trị.
Đức Kitô biết rõ tiền họ mang trong người, tiền đó khắc hình Caesar, nhưng Ngài muốn chính miệng họ công khai nói ra (Bên cạnh đó còn có loại tiền không dùng trong công chúng mà dành dùng riêng trong dân Israel. Họ dùng tiền của họ trong mọi chi tiêu hàng ngày và đổi lấy tiền của Roma dùng khi bắt buộc phải dùng tiền Roma). Vì thế Đức Kitô hỏi các ông dùng loại tiền nào để đóng thuế? Họ đưa cho Ngài quan tiền. Ngài hỏi họ, hình khắc trên tiền là hình ai? Họ đáp. Hình hoàng đế Caesar. Đức Kitô nói với họ.
'Của Caesar trả cho Caesar; của Thiên Chúa trả Thiên Chúa'. Mt 22,21
Câu trả lời trên làm tan vỡ mộng họ gài bẫy Đức Kitô. Câu trả lời cũng nêu rõ hai vương quốc. Vương quốc trần thế đại diện là Caesar và vương quốc Thiên Chúa đến từ Thiên Chúa. Tên Caesar chính là tên hoàng đế Julius Caesar, là vị vua thành công trong việc mở mang bờ cõi, mang lại thịnh vượng cho toàn vùng. Chính thành công đó dẫn đến việc cháu ông là Octavius kiêu ngạo tự nhận cha ông mình là thần thánh nơi dương thế.
Những ai trung thành với Caesar, là đệ tử của tiền tài, danh vọng, tôn thờ ông. Tôn thờ Caesar chính là tôn thờ ngẫu thần, thần vật chất, thần chức tước. Những ai tin theo Đức Kitô, tôn thờ Thiên Chúa. Họ thuộc về Thiên Chúa, và là con Thiên Chúa.
Câu trả lời của Đức Kitô còn một í nghĩa thâm sâu hơn nhiều. Những ai không tin Dức Kitô sẽ không sao hiểu nổi í nghĩa câu Đức Kitô trả lời. Í nghĩa thâm sau này nhắc đến ngày sau hết trong đời. Ngày mà người đó phải trả lại Caesar tất cả mọi thứ: tài sản, tiền bạc, chức tước, quyền thế, và ngay cả ngẫu tượng họ tôn thờ. Tất cả đều trở thành vô nghĩa; họ không mang gì theo ngoài hai bàn tay trắng, nằm sâu trong lòng đất.
Đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, vào Thiên Chúa, người đó khi ra đi, giã từ trần gian, như những người khác, nhưng có sự khác biệt quan trọng. Chính họ và thân nhân họ sống trong niềm hy vọng phục sinh, sống lại. Họ hy vọng tiến vào nhà Chúa, vương quốc Thiên Chúa. Đây mới là trọng tâm câu trả lời của Đức Kitô. Câu đó xác nhận một sự thật cho những ai đặt trọn niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa hằng sống, một Thiên Chúa đầy lòng từ ái, luôn yêu mến đón nhận con cái Ngài. Ai tín thác vào Ngài sẽ không thất vọng. Yêu mến Thiên Chúa chính là đón nhận giáo huấn của Đức Kitô và sống theo giáo huấn, hướng dẫn đó. Đức Kitô hướng dẫn, chỉ bảo, và đưa người đó vào nhà Cha trên trời. Môn đệ Đức Kitô sống trong niềm tin, hy vọng, yêu mến Thiên Chúa, phục vụ tha nhân và làm cho Danh Chúa cả sáng hơn do hành động bác ái, yêu thương của họ.
TiengChuong.org
Recognition
As social beings, we all have experienced some form of public nuisance. It is caused either by carelessness or by rivalry of one who purposely wants to humiliate us in public. Jesus has plenty of this kind of public harassment from his opponents: the Pharisees, the Scribes, and the Elders. Most of the time, Jesus chooses to ignore it and goes on with his own mission; but there are times, when it is unavoidable. Today's parable is one of his responses to their question. The Pharisees missed no opportunity to discredit Jesus in public. They joined forces with their rivals, the Herodians, to trap Jesus. On the one hand, the Pharisees discouraged their people from paying taxes to the Romans, but on the other hand, they worked with them as a necessity for the sake of their people. Their rivals, the Herodians, were loyal to the Roman Empire. The two worked out a strategy: a question that they believed would have no way out, whichever answer Jesus gave- either 'Yes or No'. Jesus recognized their evil intention. He told them, 'You hypocrites! Why do you set this trap for me?'. He called them 'hypocrites' simply because of their dishonesty; they paid him lip service, praising him as an honest man, afraid of no one before testing him,
'Tell us your opinion. Is it permissible to pay taxes to Caesar or not?
If Jesus' answer was 'No', the Herodians could charge him with stirring up a political revolution against the Roman Empire. If the answer was 'Yes', the Pharisees could charge him as a collaborator of the Roman Empire. In responding to their challenge, Jesus asked them to show him the money they pay tax with. They gave him a denarius. Jesus knew the image of Caesar which was imprinted on the denarius, but he wanted them to say aloud the name 'Caesar'. Jesus asked them, 'Whose head is this?' They replied, 'Caesar'. This implied that they belonged to Caesar, servants of Caesar. Jesus said to them, 'Give back to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God'. His answer shattered their hope of catching him off-guard. His reply makes clear two distinct kingdoms: Caesar represents the power of this world; God represents the power of God's kingdom. Those who proclaim the power of Caesar; belong to this world. Those who proclaim the power of God; belong to God. Furthermore, his reply has one application and one implication. The application applies to those who proclaimed the power of Caesar: they belong to Caesar. The implication is to those who proclaim the power of God; that they belong to God.
The name and title, 'Caesar' originated from Julius Caesar. Octavius, Caesar's nephew, was a successful emperor. He brought peace and prosperity to the region; people praised him as divine. In this sense, Caesar, whose image was imprinted on the coin, became the symbol of power and wealth: an idol god. Those who love power and wealth belong to him. They are disciples of an idol god. Those who love God belong to God; and become children of God. The deeper implication of his reply is mysteriously hidden from those who have no love for God. It implies when we finish our earthly journey; that what belongs to 'Caesar' remains on this earth. They don't belong to eternity. What belongs to eternity belongs to God; that is Jesus' teaching and the love we have for others in His Name.
Mọi sự là của Chúa, hãy trả Thiên Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
06:23 19/10/2023
MỌI SỰ LÀ CỦA CHÚA, HÃY TRẢ THIÊN CHÚA
Suy niệm Chúa nhật XXIX năm – A
(Mt 22, 15-22)
Dịp lễ Đức Mẹ La Vang, tháng 8 năm 2017, khi đề cập đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Girelli nhận định rằng, tại một số tỉnh, nhà cầm quyền lo lắng và phàn nàn về người Công Giáo và các hành động của họ. Nhưng ngài khuyên nhà cầm quyền CSVN nên nhận thức rằng, Giáo Hội Công Giáo nên được xem như một điều tích cực, thay vì một điều có vấn đề đối với đất nước.
Trích câu nói thời danh của Chúa Giêsu rằng: “Trả cho Caesar những gì của Caesar, và trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”. Đức Tổng Giám Mục Leopoldo nói tự do tôn giáo không phải cái gì thuộc về các quan chức chính quyền, mà phải nằm trong tay của người dân. Ông kêu gọi “các Caesar Việt Nam hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”.
Đoạn Tin Mừng hôm nay mang đầy tính thời sự vì chúng ta đang sống trong một thế giới con người muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài cuộc sống, hoặc nhận tất cả về mình, không còn kể đến Thiên Chúa nữa. Câu kết của đoạn Tin Mừng hôm nay đã trở thành lời bất hủ và ghi đậm dấu ấn trong lịch sử, trong tương quan phân chia, sở hữu thường ngày.
Thầy dạy bảo đường lối Thiên Chúa
Chúng ta khẳng định, Chúa Giêsu là Lời sống động của Thiên Chúa thế mà con người lại cố tìm để bắt lỗi Lời của Ngài! Con người nói : “Thầy dạy bảo đường lối Thiên Chúa“, nhưng vẫn cứ hỏi: “Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không?” (Mt 22, 17). Hỏi để mà hỏi, không phải để biết cho bằng gài bẫy. Thực tế nhóm Pharisiêu lại tự bẫy và trói chặt mình trong câu hỏi lưỡng nan ấy. Bằng cách từ chối đơn giản hóa vấn đề của đối phương, Chúa Giêsu đặt ra vấn đề căn bản mới và thiết yếu là : ai đứng vào vị trí Thiên Chúa?
Chính vì họ hỏi con đường của Thiên Chúa, “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy … dạy bảo đường lối Thiên Chúa” (Mt 22, 16), nên Người dẫn họ đi theo hướng đó, đây là tất cả giáo lý của Chúa. Thấu hiểu tâm tư của họ, Chúa bảo họ đưa cho xem đồng tiền, xem xong, thấy có khắc hình của một hoàng đế trên đồng tiền, họ khẳng định đó là hình của Cêsarê, Chúa nói : “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê” ( Mt 22, 21).
Thực tế, người Do thái không nhận biểu tượng hình ảnh này, dù Cêsarê được biết đến là một hoàng đế tự cọi mình là thần đi chăng nữa, ông cũng chỉ là một con người. Theo Lời Chúa trong sách Sáng Thế, chỉ có Thiên Chúa làm ra con người giống hình ảnh Chúa cách sống động : “Chúng ta làm ra con người giống hình ảnh chúng ta và giống chúng ta” (St 1, 26). Hãy trả đồng tiền này cho chủ nhân của nó và hãy trả cho Thiên Chúa linh hồn chúng ta.
Linh hồn chúng ta thuộc về Chúa
Đồng tiền mang hình ảnh của Cêsarê, nhưng linh hồn chúng ta là chính hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, thể theo thánh vịnh: ” Lạy Chúa, xin tỏa ánh tôn nhan Người trên chúng tôi”. (Tv 4, 7) … Ánh tôn nhan Thiên Chúa là ánh của ân sủng ghi dấu trên chúng ta hình ảnh Ngài, làm cho chúng ta giống Ngài, ánh tôn nhan Chúa còn là ấn tích được ghi trong trí chúng ta, chúng ta nhận biết ai đó nhờ khuôn mặt của người ấy, thì Thiên Chúa cũng nhận biết chúng ta nhờ tấm gương của lý trí. Nhưng lý trí này đã bị biến dạng do tội lỗi con người, vì tội lỗi khiến con người chống lại Thiên Chúa. Ân sủng Đức Kitô sửa chữa lại lý trí chúng ta. Đó là lý do tại sao thánh Tông đồ Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô rằng : ” Hãy đổi mới tình thần ” ( Ep 4, 23). Ánh sáng ở đây còn là ân sủng, nhằm phục hồi hình ảnh Thiên Chúa ghi khắc trong chúng ta.
Thiên Chúa Ba Ngôi đã khắc ghi vào con người hình ảnh giống Ngài. Con người giống Chúa Cha ở điểm trí nhớ, giống Chúa con ở trí hiểu, giống Chúa Thánh Thần ở chỗ biết yêu mến… khi tạo dựng, con người được dựng lên ” giống hình ảnh Chúa” (St 1, 26). Hình ảnh trong sự nhận biết chân lý, tương tự trong nhân đức yêu thương. Ánh tôn nhan Thiên Chúa chính là ân sủng công chính hóa chúng ta và một lần nữa cho thấy hình ảnh được tạo ra. Ánh sáng này là tất cả những điều tốt đẹp nơi con người, được ghi dấu, như hình ảnh của nhà vua trên đồng tiền. Đó là lý do tại sao Chúa nói: “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê” (Mt 22, 21). Điều này ý nói : phải trả cho Cêsarê hình ảnh của Caesar, trả cho Thiên Chúa linh hồn anh em, đã được điểm tô và ghi dấu ánh sáng tôn nhan Thiên Chúa. Chúng ta không thể trao cho Cêsarê linh hồn của chúng ta, nó luôn thuộc về Chúa.
Mọi sự là của Chúa
Lời Chúa Giêsu nói : “Cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa“( Mt 22, 21) xác lập một sự khác biệt sâu xa giữa thiêng liêng với thế trần, làm nền tảng cho sự tìm kiếm của người kitô hữu trên mặt đất này. Con người là trung tâm và tột đỉnh của sự sáng tạo, phẩm giá con người hiện nay được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên, khó khăn vẫn còn đó, chúng ta phải phân biệt hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa trên thế giới. Cêsarê và Chúa không ở cùng một cấp độ, Chúa là Đấng Sáng Tạo, Chúa tể trời đất, Cêsarê là hoàng đế, những ông cũng chỉ là một thụ tạo, một con người, ông phải phụ thuộc vào Chúa và cũng phải trả lẽ trước mặt Chúa, đây không phải là Thiên Chúa hoặc Cêsarê mà là Thiên Chúa và Cêsarê, mỗi vị trong cấp độ xứng hợp riêng của mình.
Vậy “Trả cho Cêsarê những gì thuộc về Cêsarê” nghĩa là trả cho Cêsarê những gì chính Chúa muốn trao cho Cêsarê. Chúa thống trị trên tất cả kể cả Cêsarê, nên Thiên Chúa làm chủ quyền thiêng liêng Nước Chúa được thực thi trong Chúa Kitô qua Giáo hội của Người. Đương nhiên, Ngài làm chủ cả thế tục và thể chế chính trị mà Chúa thực hiện gián tiếp qua các quyền bính thế gian. Về vấn đề này, Chúa Giêsu đã từng nói rõ với Philatô khi ông nói với Chúa : “Ông không biết rằng ta có quyền tha ông, mà cũng có quyền đóng đinh ông hay sao?” (Ga 19, 10) Chúa Giêsu đáp : “Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho” (Ga 19, 11). Thánh Phaolô là người đầu tiên nhìn thấy hiệu quả của giáo huấn này nên viết: “Mọi người hãy phục tùng chính quyền bởi vì không có quyền bính nào mà không đến từ Chúa. Ai chống lại quyền bính thì chống lại trật tự Thiên Chúa đã đặt ra… đó là lý do tại sao anh em phải nộp thuế bởi vì chính quyền chịu trách nhiệm như những người phục vụ Chúa” (Rm13,1).
Trước khi vâng lời con người, chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa và lương tâm chúng ta. Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta phải nói với Cêsarê, cụ thể với quyền bính thế gian rằng, hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.
Lạy Chúa là Đấng tạo thành trời đất và là chủ muôn loài, tất cả thuộc về Chúa, xin cho chúng con biết luôn hướng lòng về Chúa và tôn thờ Chúa là Chúa chúng con. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:38 19/10/2023
30. Trinh khiết là hoa của nhân sinh, là vinh dự của thân thể con người, chói lọi linh hồn và thân xác, trả lại nguyên vẹn huyết nhục, là nền móng của thánh đức, tập họp tất cả thành một thiện ý. (Hiền sĩ Targore)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tự tin nhất định
Lm. Minh Anh
18:02 19/10/2023
TỰ TIN NHẤT ĐỊNH
“Đừng sợ, các con còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ!”.
Ngoại trừ một vài loài như chim gõ kiến, quạ Corvids và chim giẻ cùi, hầu hết các loài chim không bao giờ tích trữ thức ăn. Ngay cả kền kền, chúng không tha thịt rữa về cho chim non mà ựa ra từ diều để nuôi con. John Underhill nhận xét, “Chúng ta thường tích trữ những gì Chúa ban cho hôm nay vì không tin cậy Ngài sẽ chu cấp những gì chúng ta cần vào ngày mai!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nhận xét của John Underhill thật sâu sắc! Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay tiết lộ, không ai và không có gì thoát khỏi sự chú ý của Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa quan tâm đến từng con chim sẻ thì Ngài còn quan tâm đến chúng ta biết bao! Điều đó sẽ mang lại cho bạn và tôi một cảm giác bình yên và ‘tự tin nhất định!’.
Tất nhiên, một lý do khiến điều này vẫn khó tin là nhiều lúc, chúng ta cảm thấy như Thiên Chúa khá xa cách và thờ ơ với cuộc sống của tôi. Điều quan trọng cần nhớ là bất cứ khi nào bạn có cảm giác này thì đó chỉ là cảm giác chứ không phải thực tế! Thực tế là Chúa luôn chú ý đến từng chi tiết trong cuộc sống chúng ta hơn những gì chúng ta có thể nhận ra. Ngài quan tâm đến chúng ta nhiều hơn là chúng ta quan tâm đến chính mình! Không chỉ chú ý đến từng chi tiết, Ngài quan tâm ‘sâu sắc đến từng chi tiết!’.
Vậy tại sao đôi khi bạn có cảm giác như Chúa ở xa? Có thể có nhiều lý do, nhưng chắc chắn rằng, luôn có lý do! Có lẽ bạn đã không lắng nghe Ngài hoặc không cầu nguyện đủ; hoặc có lẽ Ngài đã chọn im lặng như một cách để kéo bạn đến gần Ngài hơn. Sự im lặng của Ngài có thể là một dấu hiệu rất rõ ràng về sự hiện diện và ý muốn của Ngài.
Chúa Giêsu thậm chí còn nói đến việc tóc trên đầu chúng ta đã được đếm. Nghĩa là ‘mọi phần’ trong cuộc sống của bạn và tôi đều hiện diện trọn vẹn trước Ngài. Hãy để những sự thật này mang đến cho chúng ta niềm an ủi và hy vọng cũng như sự ‘tự tin nhất định’ khi biết rằng, Thiên Chúa luôn chăm bẵm này cũng là Thiên Chúa của tình yêu và lòng thương xót hoàn hảo, Đấng sẽ cung cấp tất cả những gì bạn và tôi cần.
Thư Rôma hôm nay nói đến niềm tin của Abraham vào Chúa, Đấng ông tựa nương. Nhờ đó, ông được kể là công chính. Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Chúa là nơi con ẩn náu, khắp bốn bề trổi vang những khúc ca mừng con được giải thoát!”.
Anh Chị em,
“Các con còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ!”. Thật vậy sao? Vì có những lúc bạn và tôi bi quan với những thất vọng và va chạm có thể khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ về bản thân và rồi, bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của mình. Chúa Giêsu quả quyết, bạn và tôi quý giá vô ngần trước Thiên Chúa. Những lúc ấy, hãy lùi lại và nhớ đến phẩm giá của mình! Hãy nhủ lòng, một con chim sẻ mà Chúa không quên, phương chi mỗi người chúng ta. Hãy nhớ đến những người yêu quý đối với chúng ta, chúng ta đâu ‘cần cố gắng’ để nhớ họ. Chúa nhớ đến mỗi chúng ta, chúng ta là ‘con ngươi’ mắt Ngài. Và điều này, dĩ nhiên, sẽ tạo nên một sự ‘tự tin nhất định’ nơi con trai con gái của Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con thua cả loài kền kền, khi chỉ lo tích trữ và tha về những gì ‘thối rữa!’. Chúa biết con hơn con biết con, chú tâm ‘sâu sắc đến từng chi tiết’ đời con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng hội đồng ngày 18 tháng 10: Đức Hồng Y Hollerich kêu gọi các thay đổi nhỏ nhưng nhậy cảm trong việc quản trị Giáo Hội
Vũ Văn An
17:12 19/10/2023
Bản tin của Catholic World News ngày 19 tháng 10 năm 2023 cho hay: Vào ngày 18 tháng 10, những người tham gia phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục thường lệ lần thứ 16 đã hướng sự chú ý của họ đến chủ đề thứ tư của Thượng hội đồng: “Sự tham gia, quản trị và thẩm quyền. Có những diễn trình, cơ cấu và định chế nào trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?”
Phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng đã đi được nửa chặng đường: phiên họp bắt đầu vào ngày 4 tháng 10 và sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 10. Phiên họp thứ hai của Thượng hội đồng sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2024.
Đức Tổng Giám Mục Grušas: Tin Mừng ‘được ban bố theo điều kiện của Thiên Chúa, không phải của con người’
Vào những ngày bắt đầu thảo luận về một đơn vị mới, những người tham gia Thượng Hội đồng sẽ tập trung tham dự Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas của Vilnius (Lithuania) giảng cho các đại biểu Thượng Hội đồng trong Thánh lễ buổi sáng; tài liệu của Thượng Hội đồng đã ghi sai ngày (Lễ Thánh Luca) là ngày 13 tháng 10, thay vì ngày 18 tháng 10.
Suy gẫm về các bài đọc trong ngày, Đức Tổng Giám Mục Grušas, chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE) và Hội đồng Giám mục Litva, nói rằng “trong cả Tin Mừng và Công vụ, ngài [Thánh Luca] cho thấy rõ ràng rằng Chúa Thánh Thần là nhân vật chính trong đời sống và sự phát triển của Giáo hội, như Người phải ở địa vị dẫn dắt tiến trình thượng hội đồng của chúng ta. Nếu Thánh Luca cung cấp tài liệu cho Thượng Hội đồng, tạ ơn Chúa, chắc hẳn ngài sẽ tìm thấy nhiều chủ đề mà ngài ưa thích được đặt lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận của chúng ta trong những ngày này.”
Đức Tổng Giám Mục Grušas lưu ý rằng không phải tất cả những người đã được rửa tội đều chấp nhận lời mời gọi truyền giáo của Chúa:
“Trong việc loan báo vương quốc, sự bình đẳng của tất cả những người đã được rửa tội được đặt lên hàng đầu - tất cả đều được kêu gọi thực hiện điều này, không chỉ những thừa tác viên thụ phong. Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả những người đã được rửa tội phải nghe thấy tiếng gọi này, ơn gọi này và đáp lại nó, cam kết cuộc sống, lời nói và hành động của mình cho sứ mệnh của Chúa Giêsu. Để được điều này chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện”.
Vị giáo phẩm cũng giảng rằng Tin Mừng “được ban bố theo điều kiện của Thiên Chúa chứ không phải của con người”, mọi người có quyền tự do từ chối Tin Mừng, và tính đồng nghị đó không phải là mục đích tự trong nó.
“Không phải tất cả những ai được rao giảng thông điệp về Nước Trời đều sẵn sàng đón nhận nó—con người có quyền tự do chấp nhận Tin Mừng của Thiên Chúa hay không. Giáo hội mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng cũng như sự bình an của Thiên Chúa, Giáo hội được ban theo điều kiện của Thiên Chúa chứ không phải của con người.
“Khi chúng ta tiếp tục nói về những tiến trình, cơ cấu và định chế nào cần thiết trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo, chúng ta cần bảo đảm rằng những điều này trên thực tế hỗ trợ sứ mệnh mang Tin Mừng đến cho những người đang cần ơn cứu rỗi. Tính đồng nghị (bao gồm các cơ cấu và các cuộc hội họp của nó) phải phục vụ sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội và không trở thành mục đích trong chính nó, giống như Lời Chúa mà Thánh Luca đã giúp truyền lại cho chúng ta, đã được cung cấp như một công cụ để truyền đạt cho ơn cứu rỗi của chính chúng ta”.
Vatican News, do Bộ Truyền thông Vatican điều hành, đã không dành bất cứ bài báo tiếng Anh nào trong ngày cho bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Grušas, mặc dù tờ này đã đưa tin bằng tiếng Anh về các bài giảng trong Thánh lễ sáng trước đó của Thượng Hội đồng. (Vatican News đã đưa tin trong ngày về bài giảng của vị giáo phẩm bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.)
Đức Hồng Y Hollerich: ‘những thay đổi nhỏ nhưng nhạy cảm’
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, Địa phận Luxembourg, tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng, sau đó đã giới thiệu chủ đề thứ tư, “Sự tham gia, quản trị và thẩm quyền. Có những tiến trình, cơ cấu và định chế nào trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?” (đơn vị thảo luận B3)
Ngài nói với những người tham dự Thượng Hội đồng tại Hội trường Phaolô VI: “Chúng ta biết rõ rằng Thượng hội đồng này sẽ được đánh giá dựa trên những thay đổi có thể tri nhận được từ nó. “Những người tham gia vào các giáo xứ đang tự hỏi điều gì sẽ thay đổi đối với họ, làm thế nào họ có thể trải nghiệm một cách cụ thể trong cuộc sống của mình tinh thần môn đệ truyền giáo và tinh thần đồng trách nhiệm mà chúng ta đã suy gẫm trong công việc của mình. Và họ đang tự hỏi làm thế nào điều này có thể thực hiện được trong một Giáo hội vẫn chưa có tính đồng nghị cao, nơi mà họ cảm thấy ý kiến của họ không được tính đến và một vài người hoặc chỉ một người quyết định mọi điều. Những người này đặc biệt quan tâm đến những thay đổi nhỏ nhưng nhạy cảm đối với các vấn đề mà chúng ta đang chuẩn bị giải quyết trong đơn vị thảo luận này.”
Mỗi nhóm trong số 35 nhóm làm việc sẽ thảo luận về một trong năm bảng câu hỏi, mà chủ đề được Đức Hồng Y Hollerich giới thiệu là
*“việc đổi mới thừa tác vụ vụ thẩm quyền”: “Chắc chắn nó không nhằm mục đích nghi vấn về thẩm quyền của các thừa tác viên và các mục tử thụ phong: với tư cách là những người kế vị các tông đồ, các mục tử chúng ta có một sứ mệnh đặc biệt trong Giáo hội. Nhưng chúng ta là những mục tử của những người nam nữ đã lãnh nhận phép rửa, những người muốn tham gia và đồng trách nhiệm vào sứ mệnh của Giáo hội. Nơi nào chủ nghĩa giáo sĩ trị ngự trị, nơi đó có một Giáo hội không di chuyển, một Giáo hội không truyền giáo.”
* “việc thực hành biện phân chung”: “Làm thế nào chúng ta có thể đưa tính năng động của nó vào các diễn trình ra quyết định của Giáo Hội? Làm thế nào chúng ta có thể học cách xây dựng sự đồng thuận nhưng không phân cực, đồng thời tôn trọng vai trò đặc biệt của thẩm quyền, mà không bị cô lập khỏi cộng đồng? Đây là thách thức của sự phân định chung.”
* “cấu trúc và định chế”: “Mỗi định chế có thể mang lại một số cơ hội, nhưng những cơ hội khác thì không? Những định chế nào phù hợp hơn với một Giáo hội đồng nghị? Suy nghĩ một cách cụ thể, chúng ta hãy bắt đầu với các định chế đang hiện hữu rồi, chẳng hạn như các hội đồng mục vụ, và kiểm tra mức độ đồng nghị hữu hiệu của chúng”.
* việc nhóm các giáo phận: Đức Hồng Y Hollerich đề cập đến các hội đồng lục địa và hội đồng giáo hội (trong đó các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân tham gia cùng với các giám mục)
* “mối quan hệ năng động liên kết tính đồng nghị, tính hợp đoàn giám mục và tính tối thượng của Phêrô”: “một đánh giá về vice thử nghiệm mở rộng sự tham gia đối với một nhóm không phải giám mục, được chọn làm nhân chứng của giai đoạn lắng nghe và tham vấn”
“Đây là những vấn đề tế nhị, đòi hỏi sự phân định cẩn thận: trong cuộc họp này chúng ta bắt đầu tiếp cận chúng, sau đó chúng ta sẽ có một năm để tiếp tục đào sâu chúng cho công việc chúng ta sẽ thực hiện trong phiên họp thứ hai. Chúng rất tế nhị vì chúng chạm đến đời sống cụ thể của Giáo hội cũng như tính năng động phát triển của truyền thống: một sự phân định sai lầm có thể cắt đứt hoặc làm tê liệt nó. Trong cả hai trường hợp, nó sẽ giết chết nó.”
Đức Hồng Y Hollerich nói rằng những người tham gia đã mệt mỏi vì công việc “đòi hỏi khắt khe” của họ, ngài khuyên họ đừng mất tập trung, và kêu gọi phối trí viên của mỗi bàn hãy tiếp tục thảo luận theo hướng mong muốn:
“Những cân nhắc bên lề khiến chúng ta đi chệch hướng không giúp ích gì cho chúng ta. Tôi cũng muốn nhắc nhở anh chị em rằng mục tiêu của mỗi nhóm, đối với vấn đề mà nhóm đó giải quyết, là đạt đến việc nói lên những điểm hội tụ, những điểm khác biệt, những câu hỏi cần khám phá và những đề xuất cụ thể để tiến về phía trước. Tôi yêu cầu các phối trí viên, những người mà tôi xin cảm ơn một lần nữa, đừng ngại thúc đẩy chúng tôi, dù có một chút quyết đoán, khi chúng tôi cần được giúp đỡ để không mất tập trung”.
Ngài kết luận: “Việc làm môn đệ truyền giáo và đồng trách nhiệm không chỉ là những khẩu hiệu, mà còn là một lời kêu gọi mà chúng ta chỉ có thể cùng nhau thực hiện, với sự hỗ trợ của các tiến trình, cơ cấu và định chế cụ thể thực sự hoạt động theo tinh thần đồng nghị”.
Các diễn giả khác
Sau đó, những người tham gia Thượng Hội đồng đã nghe “nhập lượng thiêng liêng” của Cha Timothy Radcliffe, OP, cựu tổng quyền của dòng Đa Minh; “nhập lượng thần học” của Cha Dario Vitali, phối trí viên của Thượng Hội đồng gồm các chuyên gia thần học; và những chứng từ của Đức Giám Mục Shane Mackinlay (Úc), Đức Giám Mục Alex-andre Joly (Pháp), và Tiến sĩ Estela Padilla (một nhà thần học người Phi luật tân).
Suy tư về Công đồng Giêrusalem (Cv 15), Cha Radcliffe kêu gọi “các tiến trình, định chế và cơ cấu mới” giúp dỡ bỏ “các gánh nặng”:
“ Chúng ta cần những định chế nào để phát biểu chúng ta là ai trong tư cách những người đàn ông và đàn bà của hòa bình trong thời đại bạo lực, những cư dân của Lục địa Kỹ thuật số? Mỗi người được rửa tội đều là một nhà tiên tri. Làm thế nào chúng ta nhận ra và đón nhận vai trò nói tiên tri trong Giáo hội ngày nay? Còn tiếng nói tiên tri của những người phụ nữ vẫn thường bị coi là “khách trong chính ngôi nhà của mình” thì sao?
“Cuối cùng, Công đồng Giêrusalem đã dỡ bỏ những gánh nặng không cần thiết khỏi dân ngoại... Họ được giải phóng khỏi danh tính do Luật cũ ban cho. Làm thế nào chúng ta có thể trút bỏ gánh nặng khỏi đôi vai mệt mỏi của anh chị em chúng ta ngày nay, những người thường cảm thấy bất an trong Giáo hội? Nó sẽ không xảy ra bằng bất cứ điều gì xây xúc động như việc bãi bỏ Lề Luật. Cũng sẽ không xảy ra thông qua một sự thay đổi căn bản trong căn tính của chúng ta như việc tiếp nhận Dân Ngoại. Nhưng chúng ta được kêu gọi để có một ý thức sâu sắc hơn về việc chúng ta là ai trong tư cách những người bạn khó có thể có của Chúa, tình bạn đầy tai tiếng của Người vốn vượt qua mọi ranh giới.
“Nhiều người trong chúng ta đã khóc khi nghe tin người phụ nữ trẻ đó đã tự tử vì là người lưỡng tính và không cảm thấy được chào đón. Tôi hy vọng nó đã thay đổi chúng ta. Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng tất cả đều được chào đón: todos, todos, to-dos”.
Cha Vitali đưa ra cho các tham dự viên Thượng Hội đồng hai “tiêu chuẩn cải cách”:
Đầu tiên có tính thần học: hình dung lại Giáo hội theo chìa khóa đồng nghị, để toàn bộ Giáo hội và mọi điều trong Giáo hội – đời sống, các tiến trình, các định chế – được giải thích lại theo thuật ngữ đồng nghị.
Thứ hai có tính định chế: bảo đảm cho Giáo hội ‘không gian’ để thực hành tính đồng nghị. Theo ý kiến của diễn giả, điều này tương đương với việc bảo vệ Thượng hội đồng như một cơ quan phục vụ một Giáo hội đồng nghị về phương diện hiến chế. Không có Thượng Hội đồng, việc thực hành tính đồng nghị cuối cùng sẽ tan thành hàng ngàn dòng suối, tạo ra một vũng lầy, làm chậm lại, nếu không muốn nói là ngăn cản, việc “đồng hành” của Dân Thiên Chúa. Người ta có thể suy gẫm về hình thức định chế của nó, nhưng không nên nghi ngờ gì rằng định chế này đảm bảo cho Giáo hội thực thi tính đồng nghị một cách thực sự, như tiến trình đồng nghị hiện tại đã chứng minh rõ ràng.
Đức Giám Mục Mackinlay, một người ủng hộ việc phong chức phó tế cho phụ nữ, đã thảo luận về “cuộc khủng hoảng” phát sinh vào năm 2022 khi hội đồng toàn thể Úc, mà ngài là phó chủ tịch, bất ngờ không ủng hộ nghị quyết ủng hộ chức phó tế cho phụ nữ.
Đức Giám Mục Joly nói về việc quản trị trong giáo phận của ngài.
Ngài nói, “Khi tôi tham khảo ý kiến các linh mục, phó tế và nhiều lãnh đạo giáo dân khác nhau trong giáo phận để tìm ra nên chọn vị tổng đại diện mới nào, một số câu trả lời là một phó tế hoặc một giáo dân nên làm tổng đại diện, điều này không được phép theo giáo luật. Dấu hiệu cuối cùng này đã thuyết phục tôi bổ nhiệm một người khác cùng với tổng đại diện, một tổng đại biểu,” là một nữ giáo dân.
Tiến sĩ Padilla nhấn mạnh rằng “thẩm quyền bắt nguồn từ sự tôn trọng; cai trị có nghĩa là được Chúa Thánh Thần dẫn dắt; và sự tham gia là một nhiệm vụ mang tính tiên tri.” Bà cũng ví tính đồng nghị với “thực hành [Châu Á] cởi giày khi vào các gia hộ và đền thờ của chúng tôi biểu lộ sự tôn trọng sâu sắc đối với những người mà chúng tôi đang bước vào cuộc sống của họ”:
“Đi chân trần trước Chúa Thánh Thần là hoàn toàn cởi mở trong việc cảm nhận ý muốn của Thiên Chúa dành cho thời đại chúng ta. Việc đi chân đất như một nhà tiên tri có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là phải căn cứ vào các thực tại của tình hình của chúng tôi ở Châu Á. Đi chân trần có nghĩa là trở thành một với những người nghèo nhất và với trái đất”.
“Một linh mục hỏi tôi tại sao báo cáo của chúng tôi lại chứa đầy những điều tiêu cực đang xảy ra trong Giáo hội? Tin tốt ở đâu? Tôi nói với ngài rằng tin vui là sự trung thực khi đối mặt với tất cả những vết thương trên thế giới của chúng ta và sự thất bại của chúng ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng giữa cảnh nghèo đói, bạo lực do khủng bố và áp bức chính trị, v.v., và những điều này, thêm vào nỗi đau của chủ nghĩa giáo sĩ trị và sự lãnh đạo theo phẩm trật. Tôi thực sự thấy những bình luận tiêu cực này trong Giáo hội mang tính giải phóng bởi vì là người châu Á, chúng tôi không thích xung đột; chúng tôi luôn tìm kiếm sự hòa hợp... Sự hòa hợp tất nhiên là tích cực, ngoại trừ khi nó cản trở chúng ta đề cử những gì sai”.
Họp báo: Đức Hồng Y Hollerich thảo luận về báo cáo cuối cùng của Thượng Hội đồng; Vị giáo phẩm Latvia lên tiếng phản đối việc chúc lành các cuộc hôn nhân đồng tính
Vào ngày 5 tháng 10—ngày thứ hai của Thượng Hội đồng—Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, đã thông báo rằng báo cáo cuối cùng của phiên họp tháng 10 năm 2023 của Thượng Hội đồng sẽ hình thành nghị trình của phiên họp tháng 10 năm 2024.
Vào thời điểm đó, ông nói: “Báo cáo tổng hợp sẽ giống như một Tài liệu làm việc hơn là tài liệu cuối cùng của các Thượng hội đồng trước đây”.
Trong cuộc họp báo ngày 18 tháng 10, Đức Hồng Y Hollerich đã sửa đổi thông báo của Ruffini. Vatican News đưa tin:
Ủy ban phụ trách đã quyết định bản văn sẽ tương đối ngắn và phục vụ cho một quá trình sẽ tiếp tục. Đây sẽ là một bản văn chuyển tiếp, dựa trên kinh nghiệm của Phiên Họp, trong đó sẽ có những điểm có sự đồng thuận và những điểm chưa có sự đồng thuận, cũng như những câu hỏi bỏ ngỏ cần được nghiên cứu sâu sắc từ quan điểm giáo luật, thần học và mục vụ, phải được cùng nhau xác nhận với dân Chúa. Nó sẽ có một phong cách đơn giản, nó sẽ không phải là tài liệu cuối cùng, cũng không phải là Tài liệu làm việc cho Phiên Họp tiếp theo.
Trong cuộc họp báo ngày 18 tháng 10, Ruffini tuyên bố rằng với tỷ lệ bỏ phiếu 335-11 (trong số 364 thành viên bỏ phiếu), những người tham gia Thượng Hội đồng đã đồng ý soạn một thông điệp riêng gửi dân Chúa khi kết thúc phiên họp đầu tiên. Đức Giáo Hoàng Phanxicô ủng hộ đề xuất này. Đức Hồng Y Leonardo Steiner (Ba tây) đã nói về kinh nghiệm đồng nghị của Amazon, và Đức Giám Mục Pablo Virgilio David (Phi luật tân) đã thảo luận về việc chăm sóc mục vụ cho những người di cư Phi luật tân.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, Đức Tổng Giám Mục Zbigņevs Stankevičs bảo vệ giáo huấn Công Giáo về đồng tính luyến ái. Vati-can News đưa tin:
Về chủ đề người đồng tính, Đức Tổng Giám Mục Stankevičs nhắc lại lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Lisbon phải chào đón “todos, todos”, “tất cả mọi người, mọi người” và nói thêm rằng những người đồng tính cũng nên được chào đón “với tình yêu thương, không phán xét”, nhân phẩm của họ phải được tôn trọng, như Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy, không phân biệt đối xử một cách bất công, chỉ ra rằng các cặp đồng tính luyến ái được mời gọi sống khiết tịnh vì bất cứ mối quan hệ tình dục nào ngoài hôn nhân đều là tội lỗi và do đó chúc phúc cho những cặp vợ chồng không chấp nhận nguyên tắc này là một vấn đề vì nó có nghĩa là chúc lành khi cho việc sống trong tội lỗi.
Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị: Ai sẽ viết tường trình tóm tắt?
Vũ Văn An
17:19 19/10/2023
Người phát ngôn trưởng Paolo Ruffini nói với các phóng viên vào tuần trước rằng những người soạn thảo được hỗ trợ bởi những người cộng tác được gọi là ‘sherpas’ và nói thêm rằng ‘việc nêu tên của họ là vô nghĩa.’
Edward Pentin thuộc hãng tin National Catholic Register, ngày 17 tháng 10 năm 2023, viết rằng cùng với việc giữ kín tên của những người ngồi trong những nhóm nhỏ, Vatican cũng từ chối chia sẻ với các nhà báo danh sách đầy đủ những người sẽ soạn thảo tường trình tổng hợp cuối cùng tập hợp tất cả những đóng góp của các nhóm nhỏ và các cuộc họp toàn thể.
Người trưởng phát ngôn của Thượng Hội đồng, Paolo Ruffini, nói với các phóng viên vào ngày 11 tháng 10 rằng những người soạn thảo chính, hai thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng, đang được hỗ trợ bởi các “chuyên gia” của Thượng hội đồng mà ông gọi là “sherpas” nhưng nói thêm rằng “việc nêu tên của họ là vô nghĩa”.
Theo nguồn tin của Register, một số người tham gia thượng hội đồng cũng như một số thành viên của hội đồng thông thường – các vị giáo phẩm đóng vai trò quan trọng hỗ trợ vice điều hành tổng thể của thượng hội đồng – cũng chưa được thông báo chính xác về ai sẽ soạn thảo tài liệu.
Ruffini nói với các phóng viên rằng “đủ để biết” tên của 13 thành viên trong ủy ban tường trình tổng hợp, được công bố vào ngày 10 tháng 10, mà nhiệm vụ của họ, theo quy chế của thượng hội đồng, “không phải là viết, mà là định kỳ giám sát, sửa đổi và phê duyệt” vice soạn thảo tường trình nhằm trình bày nó trước phiên họp.”
Ruffini nói: “Toàn bộ phiên họp sẽ phê duyệt nó, không chỉ những người giúp viết nó. Do số lượng phát biểu đã được thực hiện, rõ ràng là để thực hiện tốt công việc và tính đến các bài phát biểu đã thực hiện cũng như các bài phát biểu đã trình bày, bạn cần một nhóm giúp tính toán toàn bộ công việc.”
Tường trình tóm tắt là một tài liệu quan trọng vì nó nhằm mục đích tổng hợp tất cả các cuộc thảo luận đã được biểu quyết trong các nhóm nhỏ.
Mỗi vòng, hay đơn vị, thảo luận, sẽ được tóm tắt và biểu quyết. Sau đó, những điều này sẽ được thảo luận trong các cuộc họp toàn thể có sự tham gia của tất cả những người tham gia thượng hội đồng (mặc dù thiếu thời gian có nghĩa là về mặt thực tế chỉ có tương đối ít người có cơ hội chia sẻ quan điểm của họ). Cuộc họp toàn thể vào cuối phiên họp sẽ nhận được toàn văn bản tường trình tóm tắt và những người tham gia sẽ có cơ hội cuối cùng để đưa ra bất cứ sửa đổi nào trước khi nó được gửi lại phiên họp để bỏ phiếu cuối cùng về tài liệu.
Theo regolamento (các quy tắc của thượng hội đồng), tường trình tóm tắt không phải là một “tài liệu mang tính kết luận” mà đúng hơn là “nhằm mục đích điều hướng giai đoạn tiếp theo của tiến trình thượng hội đồng, tức phiên họp tháng 10 năm 2024, về phương diện phương pháp luận, các giai đoạn và chủ đề.”
Các thư ký đặc biệt được nêu tên
Hai “thư ký đặc biệt” của hội đồng chịu trách nhiệm soạn thảo tài liệu cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Thượng Hội đồng đã được biết đến. Họ là Cha Dòng Tên Giacomo Costa của Ý, người đứng đầu “lực lượng đặc nhiệm tổng hợp” cho giai đoạn lục địa của Thượng Hội đồng năm ngoái, và Đức ông Riccardo Battocchio, viện trưởng Almo Collegio Capranica và chủ tịch Hiệp hội Thần học Ý.
Cả hai linh mục đều thu hút sự quan tâm của công chúng đến vấn đề đồng tính luyến ái, vốn là chủ đề tranh luận trong Thượng Hội đồng này.
Cha Costa ủng hộ đạo luật chống kỳ thị đồng tính của Ý vào năm 2021, vốn bị cả các giám mục Ý lẫn Vatican phản đối và cuối cùng không được Thượng viện Ý thông qua. Đức ông Battocchio đã phát biểu tại buổi giới thiệu cuốn sách có tên Tình yêu đồng tính năm 2015 nhằm mục đích mở ra cuộc thảo luận về chủ đề này sau khi nó chiếm ưu thế tại Thượng hội đồng ngoại thường năm 2014 về Gia đình.
Nhưng cũng quan trọng không kém các thư ký Thượng Hội đồng là các chuyên gia “sher-pas” sẽ giúp viết nó.
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng, đã phát biểu khi khai mạc phiên họp Thượng Hội đồng rằng các “chuyên gia” của Thượng hội đồng sẽ có “nhiệm vụ đầy đòi hỏi phải tổng hợp dần dần thành quả công việc của Circuli Minores [các nhóm nhỏ] và các cuộc họp toàn thể nhằm soạn thảo tường trình tổng hợp mà chúng tôi sẽ làm việc trong đơn vị thảo luận kết thúc.”
Các chuyên gia có thể có
Tạp chí Register được biết rằng trong số các chuyên gia, có hai người dự kiến sẽ là các tác giả chính: Anna Rowlands, phó giáo sư về tư tưởng và thực hành xã hội Công Giáo tại Đại học Durham, Anh, và là thành viên của Thánh Bộ Cổ vũ sự Phát triển Con người Toàn diện, và Cha Eamon Conway, một linh mục của Tổng Giáo phận Tuam ở Ái Nhĩ Lan và hiện là giáo sư về Phát triển Con người Toàn diện và Thần học Hệ thống tại Đại học Notre Dame ở Úc.
Rowlands, người đã trình bày một suy tư thần học trước Thượng Hội đồng vào ngày 9 tháng 10 về chủ đề “Hiệp thông: Lễ cưới của Chiên Con,” là Giáo sư về Tư tưởng và Thực hành Xã hội Công Giáo Thánh Hilda, thuộc Khoa Thần học và Tôn giáo của Durham, và một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Công Giáo của trường Đại học.
Bà đang dành hai năm làm việc với văn phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng và Bộ Vatican về Cổ vũ sự Phát triển Con người Toàn diện.
Vai trò của bà bao gồm việc hợp tác chặt chẽ với nhóm quản trị tiến trình thượng hội đồng hoàn cầu và năm ngoái bà đóng vai trò quan trọng khi làm việc với Cha Costa trong việc soạn thảo tường trình giai đoạn lục địa, trong đó bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao nhiều vai trò lãnh đạo hơn trong Giáo hội cho phụ nữ, lập luận rằng điều đó thường xuyên được nhấn mạnh trong các tường trình mà họ nhận được.
Trường đại học của bà cho biết vai trò của bà tại Bộ Cổ vũ sự Phát triển Con người Toàn diện là “hỗ trợ công việc nghiên cứu cốt lõi của Bộ Tòa thánh nói về các vấn đề chính trị, kinh tế, khí hậu và di cư”.
Rowlands là đồng minh thân cận của Austen Ivereigh, một người điều phối [facilitator] Thượng hội đồng, và có khuynh hướng tiến bộ tương tự với ông này, thường xuyên đăng lại các bài đăng trên mạng xã hội của ông cùng với những người khác có cùng quan điểm chính trị và tôn giáo. Vào ngày 16 tháng 10, Vatican thông báo rằng Rowlands sẽ nhận được Giải thưởng Lý trí Mở rộng của Quỹ Joseph Ratzinger-Benedict XVI Vatican cho một khảo luận mà bà đưa ra có tựa đề: “Hướng tới một Chính trị Hiệp thông, Giáo huấn Xã hội Công Giáo trong Thời kỳ Đen tối”.
Năm ngoái, Thierry Bonaventura, phát ngôn viên của văn phòng Tổng Thư ký Thượng hội đồng, nói với Register rằng Rowlands và Ivereigh được chọn tham gia vào tiến trình thượng hội đồng chỉ vì kỹ năng giao tiếp của họ nhưng ảnh hưởng của họ trong tổ chức Thượng hội đồng đã tăng lên trong những tháng kể từ đó.
Cha Conway đã viết và biên tập một số cuốn sách và phục vụ trong một số cơ quan cố vấn của chính phủ Ái Nhĩ Lan, bao gồm Ủy ban Xã hội Thông tin và Ban cố vấn của Văn phòng Học tập Phát triển Xã hội và Kinh tế Quốc gia Ái Nhĩ Lan.
Năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã bổ nhiệm ngài làm cố vấn chuyên môn cho Thượng hội đồng về Tân Phúc âm hóa. Từ năm 2011, Cha Conway là chủ tịch Quỹ Peter Hünermann vì sự thăng tiến của Thần học Công Giáo ở Châu Âu. Năm 2014, ngài được bổ nhiệm vào ban chuyên gia của Cơ quan Tòa thánh nhằm thúc đẩy việc bảo đảm phẩm chất tại các trường đại học giáo hoàng và các phân khoa giáo hội trong thời gian 5 năm, và vào năm 2015, ngài được bổ nhiệm vào Ủy ban Thần học của Hội đồng Giám mục Ái Nhĩ Lan.
Mối quan tâm nghiên cứu của ngài bao gồm các tác phẩm của Karl Rahner và Hans Urs von Balthasar; đức tin và văn hóa, đặc biệt là sự giao thoa giữa văn hóa, kỹ thuật và tôn giáo. Trong những năm gần đây, ngài đã đi đầu trong việc nghiên cứu và ủng hộ sự khác biệt của Giáo dục Công Giáo và là người đồng sáng lập Dự án Quốc tế Thúc đẩy Giáo dục Công Giáo (G.R.A.C.E.).
Ủy ban tổng hợp
Sau khi tài liệu được viết xong, nó sẽ được chuyển cho các thành viên của ủy ban tường trình tổng hợp, trong đó có Đức Hồng Y Hollerich; Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký của văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng; Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu Địa phận Kinshasa, Congo; Đức Hồng Y Gerald LaCroix của Québec; Đức Hồng Y George Marengo, Tông tòa của Ulaanbaatar, Mông Cổ, và Đức Giám Mục Shane Mackinlay của Sandhurst, Úc.
Đầu tháng này, Đức Hồng Y Besungu, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar, cho biết kết quả của Thượng Hội đồng sẽ là “ý muốn của Thiên Chúa” và “chính Chúa, qua sự phân định tập thể, sẽ nói với chúng ta” liệu các việc chúc phúc đồng tính có được phép lành hay không, trong khi Đức Cha Mackinlay cho biết ngài ủng hộ việc phong chức phó tế cho phụ nữ.
Giáo sư Rowlands nói với Thượng Hội đồng rằng sự hiệp thông là vẻ đẹp của sự đa dạng trong hiệp nhất
Vũ Văn An
17:26 19/10/2023
Như đã tường trình, Giáo sư Anna Rowlands, giáo sư về Tư tưởng và Thực hành Xã hội Công Giáo tại Khoa Thần học và Tôn giáo & Trung tâm Nghiên cứu Công Giáo, Đại học Durham, Vương quốc Anh, đã được đề cử làm chuyên viên trong ban soạn thảo tường trình tổng hợp của phiên họp đầu tiên của Thượng Hội Đồng thường lệ thứ 16, làm khuôn khổ cho phiên họp thứ hai sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2024.
Bà vốn là người có cùng một nhãn quan với Ivereign Austin và cả hai đều được đề cử làm phối trí viên (facilitators) của Thượng Hội Đồng kỳ này. Trong cuộc họp của Thượng Hội Đồng ngày Thứ hai, 9 tháng 10 năm 2023, bài từng trình bầy một số điểm thần học giúp các tham dự viên suy nghĩ. Chúng tôi phiên dịch bài đó, để rộng đường suy tư của độc giả VietCatholic:
Nhập lượng Thần học
Hiệp Thông: Tiệc Cưới Chiên Con
Kính thưa Đức Thánh Cha, anh chị em thân mến,
Liệu chúng ta có thể tìm thấy can đảm để gặp gỡ thực tại như nó vốn là không? Đây là câu hỏi đầy thử thách của Cha Timothy đối với chúng ta. Ngài đặt ra trước mắt chúng ta nghịch lý về ơn gọi của chúng ta để trở nên giống Chúa Kitô: nghe, nhìn và cảm nhận tình trạng thế giới của chúng ta, nhưng vẫn thành thật một cách nhẹ nhàng với chính mình rằng chúng ta không thấy việc chấp nhận thực tại là điều dễ dàng. Phần B1 của Tài liệu Làm việc dẫn chúng ta vào trọng tâm của nghịch lý căn bản này của Kitô giáo: niềm hy vọng và khó khăn, vẻ đẹp và sự tự do của lời mời gọi của Thiên Chúa cũng như những thách thức của việc tiến tới sự thánh thiện. Tài liệu Làm việc sử dụng ngôn ngữ của Lumen Gentium § 1 – mời gọi chúng ta suy gẫm về sứ mệnh của Giáo hội là trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và toàn thể nhân loại trong Chúa Kitô. Đời sống hiệp thông được ban cho chúng ta như một cách sống ân sủng trong Chúa Kitô, học cách ‘chịu đựng’ thực tại một cách nhẹ nhàng, quảng đại, yêu thương và can đảm vì hòa bình và ơn cứu độ của toàn thế giới.
Như thế, điều đầu tiên cần nói về sự hiệp thông là nó là thực tại của sự sống của chính Thiên Chúa, hữu thể của Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Theo nghĩa này, đó là điều có thực nhất: nền tảng của thực tại và nguồn gốc hữu thể Giáo hội.
Hành động đầu tiên của chúng ta liên quan đến thực tại này là sự tiếp nhận vui vẻ, không lo lắng, không cạnh tranh. Tham gia vào đời sống hiệp thông là vinh dự và phẩm giá của cuộc đời chúng ta. Hiệp thông là chúng ta hiểu ra sao mục đích tối hậu của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại: thu hút tạo vật mà Người yêu thương trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết vào cuộc sống của chính Người, trong vòng tay ôm ấp, và qua việc làm đó, sai chúng ta đi canh tân bộ mặt trái đất. Lời mời gọi trở thành Giáo hội phục vụ vương quốc này được mô tả trong Lumen Gentium § 9: “để nó trở thành bí tích hữu hình cho mỗi và mọi bí tích của sự hiệp nhất cứu độ này”. Giáo Hội vừa biểu lộ vừa mang lại sự hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng hiệp thông với mọi tạo vật. Khi đó sự hiệp thông là hữu thể và việc làm của chúng ta.
Một người bạn nói với tôi rằng Raymond Brown, học giả Kinh thánh người Mỹ, rất thích dạy học trò của mình rằng ngôn ngữ koinonia [hiệp thông] lần đầu tiên xuất hiện trong Tân Ước liên quan đến việc thực hành trao đổi tiền bạc, diễn tả ý tưởng về chiếc nồi chung của Giáo hội. Tiền bạc – tiền tệ của Giáo hội không phải là tiền mặt – đúng hơn, nồi chung của chúng ta là sự phong phú của các hồng ân, các đặc sủng và ân sủng Thiên Chúa tuôn đổ trong Giáo hội, mà Người “phân phát […] bằng thẩm quyền của Người” (Bas., fid. 3), và chúng ta được kêu gọi để phân định. Là những Kitô hữu đã được rửa tội, tất cả chúng ta đều có trong tay chiếc nồi này.
Chúng ta coi sự hiệp thông vừa là lời đầu tiên vừa là lời cuối cùng cho một tiến trình đồng nghị: nguồn gốc và chân trời của con đường chúng ta đi. Với Chúa Kitô và Thánh Thần của Người ở trung tâm, sự hiệp thông chính là sức mạnh của căn phòng này.
Người ta thường nói đùa rằng Thiên Chúa đã trở thành xác thịt, và các nhà thần học đã biến Thiên Chúa thành lời nói… và thời gian của tôi thì ngắn ngủi nên tôi sẽ chỉ chọn ba chiều kích suy nghĩ khác nhau về sự hiệp thông để trình bầy thật ngắn gọn.
Trước hết, hiệp thông là vẻ đẹp của tính đa dạng trong hiệp nhất. Trong một thế giới hiện đại có xu hướng vừa thuần nhất vừa rạn nứt, sự hiệp thông là ngôn ngữ của vẻ đẹp, sự hài hòa của tính hiệp nhất và tính đa nguyên. Vẻ đẹp này nằm ở việc tôn vinh sự phong phú và đa dạng của một tạo thế biết tôn vinh Thiên Chúa, một tính đa dạng chỉ kết thúc khi mỗi tạo vật đã cạn kiệt tính được tạo dựng của mình, và tất cả được gói gọn trở lại vào Thiên Chúa qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần.
Thánh Bonaventura, nhà thần học vĩ đại dòng Phanxicô, đã viết rất hay về cách tính đa dạng của tạo vật cho phép tất cả các màu sắc khác nhau của ánh sáng thần linh chiếu rọi qua. Ánh sáng thần linh được nhận thấy trong sự hiệp thông tỏa sáng qua sự đa dạng vinh hiển – giữa con người, tạo vật, văn hóa, ngôn ngữ, phụng vụ, ân sủng và đặc sủng. Henri de Lubac nhấn mạnh rằng Giáo hội không bao giờ cạnh tranh với văn hóa. Trong nền văn hóa nơi mình sinh sống, Giáo Hội tuyên xưng và đón nhận Chúa Kitô. Một sự hiệp thông tỏa sáng là một sự đa dạng đích thực, không cạnh tranh với một điểm hiệp nhất duy nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi.
Trước tinh thần trần thế thường tôn thờ sức mạnh cạnh tranh và quyết đoán cũng như luận lý học chiếm hữu hơn là quan hệ, Thiên Chúa lôi kéo chúng ta vào sự hiệp thông khiêm nhường và phục vụ. Jean-Marie Tillard đã viết rằng, không giống như bất cứ thực thể nào khác trên thế giới, chính trong việc ôm lấy sự yếu đuối, đau khổ và nghèo khó mà Giáo hội ‘thành công’ trong việc trở thành dấu chỉ ân sủng của Thiên Chúa. Vẻ đẹp của chúng ta không phải là vẻ đẹp của thế giới. Phần B1 mời gọi chúng ta lớn lên trong sự hiệp thông bằng cách khiêm tốn suy gẫm với những người dễ bị tổn thương, đau khổ hoặc yếu đuối cũng như về những tổn thương và yếu đuối của Giáo hội. Trong Phần B1, chúng ta can đảm hỏi làm thế nào chúng ta có thể gần gũi hơn với những người nghèo nhất, có khả năng đồng hành hơn với tất cả những người đã được rửa tội trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của con người, loại bỏ quyền lực giả dối, gần gũi hơn với các anh em Kitô hữu của chúng ta và gắn bó hơn với các nền văn hóa đặc thù của chúng ta.
Giáo Hội được sinh ra không thể tách rời khỏi bi kịch của con người: trong nơi tạm trú trần thế, trên Thập Giá, vào Lễ Hiện Xuống. Đạo Công Giáo của chúng ta tiếp tục được sống giữa bi kịch nhân bản của chúng ta. Chúng ta nói về sự hiệp thông, không phải vì một sự hoàn hảo bình lặng nằm ngoài tầm với của chúng ta, mà là vì vị trí cần thiết của chúng ta trong cuộc đấu tranh của mọi nền văn hóa và bối cảnh vì sự thật, vẻ đẹp và sự tốt lành. Phần B1 mời gọi chúng ta suy gẫm tích cực về ý nghĩa chúng ta tìm thấy ở những nơi gặp gỡ và đấu tranh, để nghe thấy tiếng vang và sự khác biệt.
Thứ hai, sự hiệp thông hiện hữu trong những thực tại cụ thể, hữu hình. Đó là cuộc sống biết cung cấp bánh cho người đói, chữa lành cho người đau khổ, nghỉ ngơi cho người gặp khó khăn. Có lẽ hình ảnh sống động và dễ hiểu nhất về sự hiệp thông là tiệc cưới Con Chiên. Thiên Chúa lôi cuốn các giác quan của chúng ta: nếm và nhìn, cầm lấy và ăn.
Chính trong Bí tích Thánh Thể mà các chiều kích hiệp thông khác nhau gặp nhau: đây là nơi thể hiện sự hiệp thông của các tín hữu, nơi chúng ta nhận được những ân sủng của Thiên Chúa dành cho dân Chúa. Bí tích dạy chúng ta sự hiệp thông bằng cách nuôi dưỡng chúng ta.
Việc mô tả bữa tiệc trong Kinh thánh cũng là một hình ảnh làm đảo lộn trật tự tự nhiên được tri nhận của sự vật. Trong bữa tiệc đã dọn sẵn, người không có quyền lực nào cả, bị coi thường và đau khổ sẽ là người đầu tiên. Sở dĩ như vậy là vì sự gần gũi của Thiên Chúa với những người đau khổ và sự gần gũi của nhiều người đau khổ với sự hiểu biết và mầu nhiệm của Thiên Chúa. Một người sống sót sau vụ lạm dụng giáo sĩ đã viết thư cho tôi khi anh ấy biết tôi sẽ tham dự Thượng hội đồng, anh ấy nói, ‘hãy mạnh dạn nói về nhu cầu chữa lành. Đây là một cuộc hành trình vượt qua chúng ta phải cùng nhau bước đi. Và hãy nói với họ rằng Bí tích Thánh Thể là bí tích cứu sống.’ Không phải tất cả những người sống sót sau vụ lạm dụng đều cảm thấy như vậy, nhưng tôi chia sẻ điều này vì nó có tính chất của một lời tiên tri về sự hiệp thông; nó kêu gọi sự ăn năn và công bố chân lý trọng tâm của đức tin chúng ta.
Các tình bạn đầy tai tiếng của Chúa Giêsu đã thu hút cộng đồng các môn đệ lại với nhau thường là các tình bạn ở bàn ăn. Và tình bạn cùng bàn rất quan trọng. Khi tôi làm việc với một tổ chức từ thiện người tị nạn Công Giáo ở London, tôi đã hỏi những người tị nạn đến nhờ giúp đỡ tại sao họ lại chọn dịch vụ đặc biệt này. Tôi sẽ không bao giờ quên câu trả lời của họ: bởi vì ở đây tôi được chào đón tận cửa, và các nhân viên ngồi ăn cùng bàn với chúng tôi. Điều này tôn vinh tôi, nó mang lại cho tôi nhân tính của mình. Ở các trung tâm khác, nhân viên không ăn cùng chúng tôi. Bảng câu hỏi B1.1 tập trung các cuộc thảo luận của chúng ta vào chính những câu hỏi về sự hiệp thông có phẩm giá, trong đó Giáo hội gặp gỡ Chúa Kitô, Đấng đã ngồi cùng bàn với những người nghèo nhất.
Thứ ba, hiệp thông là việc tham gia nhằm gắn kết chúng ta với người khác xuyên thời gian và không gian. Ngôn ngữ koininia của Kinh thánh mang tính hướng dẫn; nó ngụ ý: ‘chia sẻ, tham gia, có điểm chung, cùng nhau hành động’; sự tham gia vào một thực tại chung am, trong nguyên tắc, không ai bị loại trừ. Đó là một thực tại trở nên chính nó hơn khi nó được tuôn đổ ra, lan rộng ra mọi nơi trên thế giới và được chia sẻ một cách mật thiết và trọn vẹn hơn giữa các Giáo hội. Chấp nhận sự thật có nghĩa là luôn có nhiều sự thật hơn để biết.
Chúng ta luôn hành động dựa trên những gì đã xảy ra, hành động ngay bây giờ và hành động hướng tới những gì vẫy gọi - hướng tới sự thống nhất và phục vụ vương quốc. Mỗi hành động này – đã bắt đầu nhưng chưa trọn vẹn – buộc chúng ta vào những thực tại của quá khứ – những hành động vui vẻ cần được nâng đỡ, những hành động có hại cần được sám hối và chữa lành – ca ngợi Thiên Chúa và kêu gọi người lân cận của chúng ta trong hiện tại, và tương lai mà chúng ta khao khát được đón nhận vào. Một phần quan trọng giải thích tại sao ngôn ngữ hiệp thông có tính vượt qua và do đó là ngôn ngữ đầy hy vọng là vì nó gắn kết quá khứ, hiện tại và tương lai bằng một sợi chỉ vàng. Trong một thời đại thường có ý định cắt đứt những mối liên hệ đó, đức tin của chúng ta vẫn giữ chặt chúng. Nó là một phần của trí hiểu định hướng cho chúng ta.
Thực tại hiệp thông này tỏa sáng, huyền nhiệm nhưng hoàn toàn thực tế, đã có trước chúng ta và vẫn còn ở phía trước chúng ta, được hiến dâng như bánh cho thế giới và những lời cứu rỗi các sinh mạng, cần được phát biểu trong mọi bối cảnh – địa phương, khu vực, hoàn cầu – rằng Giáo hội cư ngụ, đây là chân trời hy vọng đầy nghịch lý, thực tại là nếu chúng ta có can đảm, Chúa mời gọi chúng ta tự đặt mình vào trong đó.
Các Nữ tu sẽ thảo luận về những thách đố cấp bách nhất của thời đại
Thanh Quảng sdb
22:06 19/10/2023
Các Nữ tu sẽ thảo luận về những thách đố cấp bách nhất của thời đại
Các nữ tu Công Giáo sẽ tập trung tại Rome để thảo luận về các vấn đề cấp bách của thời đại tại Diễn đàn Vận động lần đầu tiên được tổ chức bởi Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), dự kiến được tổ chức vào các ngày 23-24 tháng 10 tại Rome.
(Tin Vatican - Sơ Nina Benedikta Krapić, VMZ)
Diễn đàn Vận động Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) lần đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 23-24 tháng 10 tại Rome với chủ đề: "Nữ tu: Lãnh đạo và Phát triển".
Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) sẽ đón tiếp các nữ tu Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới, về tham dự cuộc trao đổi đối thoại với đại diện các chính phủ, cơ quan liên chính phủ, Giáo triều Vatican, các nhóm tín ngưỡng, xã hội dân sự, tổ chức khu vực tư nhân, giới học thuật và báo chí.
Đây sẽ là một đóng góp cho tiến trình đồng nghị của Giáo Hội Công Giáo, Diễn đàn nhằm mục đích phác thảo một kế hoạch hành động hợp tác để vận động có thể giúp tạo ra sự thay đổi mang tính hệ thống và giải quyết những thách thức chính cho sự phát triển bền vững của xã hội và hành tinh trái đất của chúng ta.
Các chủ đề sẽ bao gồm tác động đến sự phát triển hài hòa của xã hội và thế giới của chúng ta, bao gồm biến đổi khí hậu và hủy hoại đa dạng sinh học, nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội, di cư cưỡng bức và nạn buôn người, khủng hoảng sức khỏe và vi phạm nhân quyền.
Theo Nữ tu Patricia Murray, Thư ký Điều hành Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), “các nữ tu đang làm việc ở tuyến đầu của những công cuộc nhân đạo và phát triển cấp bách trên thế giới”.
Sơ cho hay: “Qua nhiều thế kỷ những hỗ trợ các cộng đồng bị thiệt thòi và bị tổn thương, đồng hành cùng nỗi đau của họ và chia sẻ trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi và công lý cho họ, các nữ tu đã phát triển một mô hình đặc biệt về sự tham gia của cộng đồng, biến mạng lưới cơ sở của họ trở thành một phần quan trọng của sự phát triển quốc tế.”
Sơ Murray cho hay: “Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) tin rằng các mạng lưới đó phải được kết nối với những người đưa ra các quyết định ở cấp độ toàn cầu, để phát huy tiềm năng và thúc đẩy sự thay đổi mang tính hệ thống, thực sự bền vững: đây là tầm nhìn hướng dẫn hoạt động vận động của Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) và củng cố Diễn đàn Vận động đầu tiên của chúng tôi.”
600.000 nữ tu Công Giáo trên toàn thế giới
Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) là tổ chức hỗ trợ cho các vị lãnh đạo các Hội Dòng Nữ, bao gồm 1.903 Tu Dòng là thành viên, có trụ sở tại 97 quốc gia và đại diện cho hơn 600.000 nữ tu Công Giáo trên toàn thế giới.
Sự kiện này được thực hiện với sự cộng tác của Quỹ Đoàn kết Toàn cầu, sẽ được tổ chức tại một Trung tâm của Dòng Tên ở Rome.
Diễn đàn thể hiện đỉnh cao của một quá trình đã bắt đầu hơn ba năm qua, vào tháng 7 năm 2020, khi Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) ra mắt chương trình các Nữ tu vận động toàn cầu với sự cộng tác của Quỹ Đoàn kết Thế giới.
Sáng kiến này nhằm tạo ra một mạng lưới các Nữ tu cam kết vận động xã hội và môi trường, tạo điều kiện giao tiếp và hợp tác với các đối tác, đồng thời thiết lập không gian để suy ngẫm về các chủ đề chính của công cuộc phát triển quốc tế.
Các nữ tu Công Giáo sẽ tập trung tại Rome để thảo luận về các vấn đề cấp bách của thời đại tại Diễn đàn Vận động lần đầu tiên được tổ chức bởi Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), dự kiến được tổ chức vào các ngày 23-24 tháng 10 tại Rome.
(Tin Vatican - Sơ Nina Benedikta Krapić, VMZ)
Diễn đàn Vận động Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) lần đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 23-24 tháng 10 tại Rome với chủ đề: "Nữ tu: Lãnh đạo và Phát triển".
Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) sẽ đón tiếp các nữ tu Công Giáo từ khắp nơi trên thế giới, về tham dự cuộc trao đổi đối thoại với đại diện các chính phủ, cơ quan liên chính phủ, Giáo triều Vatican, các nhóm tín ngưỡng, xã hội dân sự, tổ chức khu vực tư nhân, giới học thuật và báo chí.
Đây sẽ là một đóng góp cho tiến trình đồng nghị của Giáo Hội Công Giáo, Diễn đàn nhằm mục đích phác thảo một kế hoạch hành động hợp tác để vận động có thể giúp tạo ra sự thay đổi mang tính hệ thống và giải quyết những thách thức chính cho sự phát triển bền vững của xã hội và hành tinh trái đất của chúng ta.
Các chủ đề sẽ bao gồm tác động đến sự phát triển hài hòa của xã hội và thế giới của chúng ta, bao gồm biến đổi khí hậu và hủy hoại đa dạng sinh học, nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội, di cư cưỡng bức và nạn buôn người, khủng hoảng sức khỏe và vi phạm nhân quyền.
Theo Nữ tu Patricia Murray, Thư ký Điều hành Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG), “các nữ tu đang làm việc ở tuyến đầu của những công cuộc nhân đạo và phát triển cấp bách trên thế giới”.
Sơ cho hay: “Qua nhiều thế kỷ những hỗ trợ các cộng đồng bị thiệt thòi và bị tổn thương, đồng hành cùng nỗi đau của họ và chia sẻ trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi và công lý cho họ, các nữ tu đã phát triển một mô hình đặc biệt về sự tham gia của cộng đồng, biến mạng lưới cơ sở của họ trở thành một phần quan trọng của sự phát triển quốc tế.”
Sơ Murray cho hay: “Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) tin rằng các mạng lưới đó phải được kết nối với những người đưa ra các quyết định ở cấp độ toàn cầu, để phát huy tiềm năng và thúc đẩy sự thay đổi mang tính hệ thống, thực sự bền vững: đây là tầm nhìn hướng dẫn hoạt động vận động của Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) và củng cố Diễn đàn Vận động đầu tiên của chúng tôi.”
600.000 nữ tu Công Giáo trên toàn thế giới
Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) là tổ chức hỗ trợ cho các vị lãnh đạo các Hội Dòng Nữ, bao gồm 1.903 Tu Dòng là thành viên, có trụ sở tại 97 quốc gia và đại diện cho hơn 600.000 nữ tu Công Giáo trên toàn thế giới.
Sự kiện này được thực hiện với sự cộng tác của Quỹ Đoàn kết Toàn cầu, sẽ được tổ chức tại một Trung tâm của Dòng Tên ở Rome.
Diễn đàn thể hiện đỉnh cao của một quá trình đã bắt đầu hơn ba năm qua, vào tháng 7 năm 2020, khi Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG) ra mắt chương trình các Nữ tu vận động toàn cầu với sự cộng tác của Quỹ Đoàn kết Thế giới.
Sáng kiến này nhằm tạo ra một mạng lưới các Nữ tu cam kết vận động xã hội và môi trường, tạo điều kiện giao tiếp và hợp tác với các đối tác, đồng thời thiết lập không gian để suy ngẫm về các chủ đề chính của công cuộc phát triển quốc tế.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Rước kiệu Đức Mẹ Fatima và Lần hạt cầu cho Hoà Bình - Tgp Hà Nội
BTTGx. Tụy Hiền
19:22 19/10/2023
Rước kiệu Đức Mẹ Fatima và Lần hạt cầu cho Hoà bình
500 bạn trẻ tập trung tại Gx. Tuỵ Hiền Tgap. Hà Nội rước kiệu Đức Mẹ Fatima và lần hạt để cầu cho hoà bình tại Thánh Địa và Ukraine
Ngày 14/10/2023, khoảng 500 bạn trẻ quy tụ về Giáo xứ Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội long trọng rước kiệu Đức Mẹ Fa-ti-ma và lần hạt cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa và Ucraina trong ngày mừng lễ Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Quan Thầy các bạn trẻ Tụy Hiền. Đây cũng là dịp kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fa-ti-ma ngày 13/10/1917.
Từ 15h00, các bạn trẻ đã gặp nhau, vui chơi ca hát, kể cho nhau nghe những hoài bão ước mơ của tuổi trẻ dưới sự điều phối của linh hoạt viên Ngọc Báu, trưởng Giới trẻ TGP Hà Nội.
Tiếp đến, Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ có lời chào mừng các bạn trẻ. Sau đó là giờ chia sẻ của Cha Fx. Trần Kim Ngọc, OP. về ý nghĩa cũng như hiệu lực của việc lần chuỗi Mân Côi, và chia sẻ của Cha Fx. Trần Truyền Giáo, Đặc trách Giới trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội về chủ đề: “Đừng sợ”.
Đỉnh cao của ngày mừng lễ quan thầy là Thánh lễ do Cha Đặc trách Giới trẻ TGP chủ sự. Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Mi-ca-e Nguyễn Hoàng Nam, Phó đặc trách Giới trẻ Giáo hạt đã cắt nghĩa Lời Chúa và hướng dẫn các bạn sống ước vọng của mình với chủ đề đưa ra.
Sau Thánh lễ là phần cung nghinh tượng Đức Mẹ Fa-ti-ma, đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, đặc biệt là Thánh Địa và Ukraine.
20h00, những vũ điệu, cùng những bản thánh ca được hòa tấu vang lên. Ngày mừng lễ quan thầy khép lại lúc 21h00 với khoảnh khắc các bạn trẻ được cùng nhau quây quần bên ánh lửa hồng dâng lên Chúa lời tạ ơn và những ước nguyện đong đầy hoài bão của tuổi trẻ.
Xem thêm Hình nơi đây
500 bạn trẻ tập trung tại Gx. Tuỵ Hiền Tgap. Hà Nội rước kiệu Đức Mẹ Fatima và lần hạt để cầu cho hoà bình tại Thánh Địa và Ukraine
Ngày 14/10/2023, khoảng 500 bạn trẻ quy tụ về Giáo xứ Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội long trọng rước kiệu Đức Mẹ Fa-ti-ma và lần hạt cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa và Ucraina trong ngày mừng lễ Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Quan Thầy các bạn trẻ Tụy Hiền. Đây cũng là dịp kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fa-ti-ma ngày 13/10/1917.
Từ 15h00, các bạn trẻ đã gặp nhau, vui chơi ca hát, kể cho nhau nghe những hoài bão ước mơ của tuổi trẻ dưới sự điều phối của linh hoạt viên Ngọc Báu, trưởng Giới trẻ TGP Hà Nội.
Tiếp đến, Cha xứ An-tôn Nguyễn Văn Độ có lời chào mừng các bạn trẻ. Sau đó là giờ chia sẻ của Cha Fx. Trần Kim Ngọc, OP. về ý nghĩa cũng như hiệu lực của việc lần chuỗi Mân Côi, và chia sẻ của Cha Fx. Trần Truyền Giáo, Đặc trách Giới trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội về chủ đề: “Đừng sợ”.
Đỉnh cao của ngày mừng lễ quan thầy là Thánh lễ do Cha Đặc trách Giới trẻ TGP chủ sự. Chia sẻ trong Thánh lễ, Cha Mi-ca-e Nguyễn Hoàng Nam, Phó đặc trách Giới trẻ Giáo hạt đã cắt nghĩa Lời Chúa và hướng dẫn các bạn sống ước vọng của mình với chủ đề đưa ra.
Sau Thánh lễ là phần cung nghinh tượng Đức Mẹ Fa-ti-ma, đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, đặc biệt là Thánh Địa và Ukraine.
20h00, những vũ điệu, cùng những bản thánh ca được hòa tấu vang lên. Ngày mừng lễ quan thầy khép lại lúc 21h00 với khoảnh khắc các bạn trẻ được cùng nhau quây quần bên ánh lửa hồng dâng lên Chúa lời tạ ơn và những ước nguyện đong đầy hoài bão của tuổi trẻ.
Xem thêm Hình nơi đây
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh nối lửa đức tin cho đời
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
17:54 19/10/2023
Hình ảnh nối lửa đức tin cho đời
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo vào Chúa Nhật cuối tháng 10. nhắc nhớ đến bổn phận nếp sống truyền giáo, mà Chúa Giêsu Kitô đã trao cho Giáo hội, cho mọi người tín hữu Chúa Kitô ở trần gian.
Năm nay chủ đề ngày Thế giới truyền giáo “Lòng bừng cháy, chân tiến bước”, được gợi hứng từ câu chuyện Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24,13-35), mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn công bố làm chủ đề truyền giáo năm 2023.
Vậy hình ảnh “lòng bừng cháy, chân tiến bước” diễn tả điều gì?
Chúa Giêsu trước khi trở về trời đã căn dặn các Thánh Tông đồ, Giáo Hội của Chúa: “ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Đức Chúa Thánh Thần xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ (CV 1,8)
Trải qua dòng thời gian hơn hai ngàn năm, Giáo hội Chúa Giêsu vẫn hằng luôn trung thành với sứ vụ Chúa đã trao phó cho. Và đời sống đức tin vào Chúa, vào ơn cứu độ của Chúa cho nhân loại, đã cùng đang luôn được loan truyền rộng rãi khắp mọi nơi, cho mọi dân tộc tới mọi vùng biên giới trên khắp địa cầu.
Nhưng những thách đố đặt ra cho bước chân việc truyền giáo không phải là không có, cũng không phải là ít. Trái lại nhiều cùng tế nhị khó khăn nữa. Trong dòng lịch sử Giáo hội đã cùng đang luôn có những Vị Thừa sai phải hy sinh dâng híến chính mạng sống mình làm chứng cho Tin Mừng đức tin vào Chúa xưa nay khắp mọi nơi trên bước chân truyền giáo. Xưa nay vẫn hằng có những nghi kỵ cấm cách gây khó dễ cho việc loan truyền tin mừng của Chúa.
Một trong những thách đố tế nhị khó khăn cho việc rao truyền ngọn lửa đức tin vào Chúa là công việc làm sao hòa hợp lồng khung tin mừng của Chúa vào trong nếp sống văn hóa của mỗi dân tộc đất nước.
Nói đến văn hóa là nói đến nếp sống đặc thù riêng của mỗi địa phương đất nước, của mỗi dân tộc. Văn hoá không là tất cả đời sống con người. Nhưng con người sinh ra, lớn lên cùng làm ăn sinh sống trong dòng sông cội nguồn quê hương đất nước của họ. Vì thế, văn hóa như gia sản tinh thần gắn liền với đời sống con người.
Nói đến văn hóa là nói đến mức độ phát triển đời sống xã hội nơi đất nước xã hội con người đang sinh sống. Chính sự phát triển đó củng cố xây dựng đời sống con người nơi đất nước đó thêm giầu mạnh về của cải vật chất cũng như tinh thần. Đây là kho tàng về các gía trị cho các thế hệ dân tộc con người nơi quê hương đất nước đó.
Nói đến văn hóa là nói đến tình tự tôn giáo tín ngưỡng. Đây là nhu cầu cùng là điểm tựa tinh thần cho tâm hồn đời sống con người có được bình an, cùng tìm nhận được sự quân bình cho đời sống.
Nói đến văn hóa là nói đến tiếng nói ngôn ngữ riêng của mỗi dân tộc. Đây là nhu cầu căn bản về thông thương giao hảo cho đời sống của mỗi dân tộc.
„ Hôm nay việc truyền giáo của Giáo Hội đang phải đối mặt với thách đố trong việc đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người để quay lại với cội nguồn của họ và để bảo vệ các giá trị nơi nền văn hóa của họ.
Điều này có nghĩa là phải biết tôn trọng các truyền thống khác nhau và các nền triết lý khác nhau và nhận ra rằng nơi tất cả các dân tộc và các nền văn hóa đều có quyền được trợ giúp từ bên trong truyền thống của chính mình để đi vào mầu nhiệm khôn ngoan của Thiên Chúa và đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng và là sức mạnh biến đổi tất cả các nền văn hóa.“ (Đức Thánh Cha Phanxico, Thông điệp Ngày khánh nhật truyền giáo).
Ngày xưa, cách đây gần bốn thế kỷ các vị Thừa Sai từ Âu châu sang truyền giáo ở vùng trời đất nước Á Đông bên Việt Nam. Các Vị đã rao truyền tin mừng đức tin Công Giáo vào Chúa cho con người trong xã hội với cách sống hội nhập văn hóa Việt Nam.
Các Vị đã ưu tiên việc học hỏi ngôn ngữ tiếng nói của người dân địa phương cho nhu cầu gặp gỡ giao hảo thông thương trong đời sống xã hội. Và từ đó các Vị đã tìm ra con đường cung cách sống văn hóa truyền giáo. Cung cách các Vị cùng với những người dân bản xứ trong dòng thời gian làm quen gặp gỡ đã sáng tác thành lập ra chữ Quốc Ngữ thành chữ viết.
Chữ Quốc Ngữ mà các vị đã phát triển xây dựng làm ra dựa trên nền tảng tinh thần tâm hồn văn hóa dân tộc lúc đó là một công trình góp phần vào việc tôn trọng cùng duy trì phổ biến nếp sống văn hóa cho dễ dàng rộng rãi ra.
Những kinh sách các Vị viết đặt ra để giúp cầu nguyện thực hành đức tin vào Chúa không phải chỉ là những bản dịch từ tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Y pha nho, tiếng Tây ban nha sang tiếng Việt Nam, nhưng là những bản kinh tiếng Việt Nam chất chứa nội dung nề nếp văn hóa có vần điệu, cô đọng tâm tình người Việt Nam.
Việc hội nhập văn hóa của các Vị Thừa Sai lúc sang sinh sống truyền giáo ở Việt Nam, cùng những đóng góp của các ngài như đem kiểu xây dựng những thánh đường, những kiến thức kiểu mô thức văn hóa bên Âu Châu vào xã hội Việt Nam, không là những mảnh miếng xa lạ thừa thãi, hay ốc đảo giữa lòng xã hội đất nước Việt Nam. Trái lại, nó góp phần vào làm cho gia sản văn hóa Việt Nam thêm giầu có phong phú.
Đến tận cùng biên giới về không gian hình thể địa lý cây cối núi rừng, về thời gian dòng sông lịch sử, về hoàn cảnh sinh sống con người, về tâm tình nếp sống phong tục y phục, thực phẩm ăn uống, về hình ảnh âm nhạc mầu sắc biểu tượng văn hóa nơi mỗi dân tộc đất nước, về chữ viết ngôn ngữ âm thanh tiếng nói của mỗi dân tộc đất nước, về những lo âu trông mong chờ đợi của con người.
Đó là bước chân cùng tinh thần của các vị Thừa Sai hôm qua, hôm nay và ngày mai cho việc rao giảng làm chứng cho ngọn lửa tin mừng vào Chúa.
Ngọn lửa tình yêu mến Thiên Chúa đã khơi bừng cháy trong tâm hồn trí não các Vị Thừa sai thúc đẩy họ bước chân ra đi đến với nếp sống văn hóa ở một phương trời xa lạ. Và ngọn lửa đó đã soi dẫn chỉ đường cho các ngài sống hội nhập vào nền văn hóa xứ sở của con người địa phương nơi họ đến cùng sinh sống.
Qua đó các vị Thừa sai đã làm công việc góp phần nối lửa đức tin cho đời. Và đó là công việc truyền giáo hôm qua cũng như cho hôm nay và ngày mai.
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo vào Chúa Nhật cuối tháng 10. nhắc nhớ đến bổn phận nếp sống truyền giáo, mà Chúa Giêsu Kitô đã trao cho Giáo hội, cho mọi người tín hữu Chúa Kitô ở trần gian.
Năm nay chủ đề ngày Thế giới truyền giáo “Lòng bừng cháy, chân tiến bước”, được gợi hứng từ câu chuyện Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24,13-35), mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn công bố làm chủ đề truyền giáo năm 2023.
Vậy hình ảnh “lòng bừng cháy, chân tiến bước” diễn tả điều gì?
Chúa Giêsu trước khi trở về trời đã căn dặn các Thánh Tông đồ, Giáo Hội của Chúa: “ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Đức Chúa Thánh Thần xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.“ (CV 1,8)
Trải qua dòng thời gian hơn hai ngàn năm, Giáo hội Chúa Giêsu vẫn hằng luôn trung thành với sứ vụ Chúa đã trao phó cho. Và đời sống đức tin vào Chúa, vào ơn cứu độ của Chúa cho nhân loại, đã cùng đang luôn được loan truyền rộng rãi khắp mọi nơi, cho mọi dân tộc tới mọi vùng biên giới trên khắp địa cầu.
Nhưng những thách đố đặt ra cho bước chân việc truyền giáo không phải là không có, cũng không phải là ít. Trái lại nhiều cùng tế nhị khó khăn nữa. Trong dòng lịch sử Giáo hội đã cùng đang luôn có những Vị Thừa sai phải hy sinh dâng híến chính mạng sống mình làm chứng cho Tin Mừng đức tin vào Chúa xưa nay khắp mọi nơi trên bước chân truyền giáo. Xưa nay vẫn hằng có những nghi kỵ cấm cách gây khó dễ cho việc loan truyền tin mừng của Chúa.
Một trong những thách đố tế nhị khó khăn cho việc rao truyền ngọn lửa đức tin vào Chúa là công việc làm sao hòa hợp lồng khung tin mừng của Chúa vào trong nếp sống văn hóa của mỗi dân tộc đất nước.
Nói đến văn hóa là nói đến nếp sống đặc thù riêng của mỗi địa phương đất nước, của mỗi dân tộc. Văn hoá không là tất cả đời sống con người. Nhưng con người sinh ra, lớn lên cùng làm ăn sinh sống trong dòng sông cội nguồn quê hương đất nước của họ. Vì thế, văn hóa như gia sản tinh thần gắn liền với đời sống con người.
Nói đến văn hóa là nói đến mức độ phát triển đời sống xã hội nơi đất nước xã hội con người đang sinh sống. Chính sự phát triển đó củng cố xây dựng đời sống con người nơi đất nước đó thêm giầu mạnh về của cải vật chất cũng như tinh thần. Đây là kho tàng về các gía trị cho các thế hệ dân tộc con người nơi quê hương đất nước đó.
Nói đến văn hóa là nói đến tình tự tôn giáo tín ngưỡng. Đây là nhu cầu cùng là điểm tựa tinh thần cho tâm hồn đời sống con người có được bình an, cùng tìm nhận được sự quân bình cho đời sống.
Nói đến văn hóa là nói đến tiếng nói ngôn ngữ riêng của mỗi dân tộc. Đây là nhu cầu căn bản về thông thương giao hảo cho đời sống của mỗi dân tộc.
„ Hôm nay việc truyền giáo của Giáo Hội đang phải đối mặt với thách đố trong việc đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người để quay lại với cội nguồn của họ và để bảo vệ các giá trị nơi nền văn hóa của họ.
Điều này có nghĩa là phải biết tôn trọng các truyền thống khác nhau và các nền triết lý khác nhau và nhận ra rằng nơi tất cả các dân tộc và các nền văn hóa đều có quyền được trợ giúp từ bên trong truyền thống của chính mình để đi vào mầu nhiệm khôn ngoan của Thiên Chúa và đón nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng và là sức mạnh biến đổi tất cả các nền văn hóa.“ (Đức Thánh Cha Phanxico, Thông điệp Ngày khánh nhật truyền giáo).
Ngày xưa, cách đây gần bốn thế kỷ các vị Thừa Sai từ Âu châu sang truyền giáo ở vùng trời đất nước Á Đông bên Việt Nam. Các Vị đã rao truyền tin mừng đức tin Công Giáo vào Chúa cho con người trong xã hội với cách sống hội nhập văn hóa Việt Nam.
Các Vị đã ưu tiên việc học hỏi ngôn ngữ tiếng nói của người dân địa phương cho nhu cầu gặp gỡ giao hảo thông thương trong đời sống xã hội. Và từ đó các Vị đã tìm ra con đường cung cách sống văn hóa truyền giáo. Cung cách các Vị cùng với những người dân bản xứ trong dòng thời gian làm quen gặp gỡ đã sáng tác thành lập ra chữ Quốc Ngữ thành chữ viết.
Chữ Quốc Ngữ mà các vị đã phát triển xây dựng làm ra dựa trên nền tảng tinh thần tâm hồn văn hóa dân tộc lúc đó là một công trình góp phần vào việc tôn trọng cùng duy trì phổ biến nếp sống văn hóa cho dễ dàng rộng rãi ra.
Những kinh sách các Vị viết đặt ra để giúp cầu nguyện thực hành đức tin vào Chúa không phải chỉ là những bản dịch từ tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Y pha nho, tiếng Tây ban nha sang tiếng Việt Nam, nhưng là những bản kinh tiếng Việt Nam chất chứa nội dung nề nếp văn hóa có vần điệu, cô đọng tâm tình người Việt Nam.
Việc hội nhập văn hóa của các Vị Thừa Sai lúc sang sinh sống truyền giáo ở Việt Nam, cùng những đóng góp của các ngài như đem kiểu xây dựng những thánh đường, những kiến thức kiểu mô thức văn hóa bên Âu Châu vào xã hội Việt Nam, không là những mảnh miếng xa lạ thừa thãi, hay ốc đảo giữa lòng xã hội đất nước Việt Nam. Trái lại, nó góp phần vào làm cho gia sản văn hóa Việt Nam thêm giầu có phong phú.
Đến tận cùng biên giới về không gian hình thể địa lý cây cối núi rừng, về thời gian dòng sông lịch sử, về hoàn cảnh sinh sống con người, về tâm tình nếp sống phong tục y phục, thực phẩm ăn uống, về hình ảnh âm nhạc mầu sắc biểu tượng văn hóa nơi mỗi dân tộc đất nước, về chữ viết ngôn ngữ âm thanh tiếng nói của mỗi dân tộc đất nước, về những lo âu trông mong chờ đợi của con người.
Đó là bước chân cùng tinh thần của các vị Thừa Sai hôm qua, hôm nay và ngày mai cho việc rao giảng làm chứng cho ngọn lửa tin mừng vào Chúa.
Ngọn lửa tình yêu mến Thiên Chúa đã khơi bừng cháy trong tâm hồn trí não các Vị Thừa sai thúc đẩy họ bước chân ra đi đến với nếp sống văn hóa ở một phương trời xa lạ. Và ngọn lửa đó đã soi dẫn chỉ đường cho các ngài sống hội nhập vào nền văn hóa xứ sở của con người địa phương nơi họ đến cùng sinh sống.
Qua đó các vị Thừa sai đã làm công việc góp phần nối lửa đức tin cho đời. Và đó là công việc truyền giáo hôm qua cũng như cho hôm nay và ngày mai.
Văn Hóa
Thiên Chúa tạo dựng loài Thực Vật
Đinh văn Tiến Hùng
22:08 19/10/2023
* Thiên Chúa tạo dựng loài Thực Vật *
Trình thuật theo Thánh Kinh
Ngày Thứ Ba
Rồi Ngài làm nên đất và biển
Ngài phán, thì cây cỏ mọc lên
Đất sinh ra mọi loại hạt giống
Và Chúa vui lòng về công việc của Ngài.
SÁNG THẾ KÝ 1:9-13
Đức Chúa Trời phán: “Nước dưới bầu trời phải tụ lại một nơi và phải có chỗ khô cạn xuất hiện,” thì có như vậy. Đức Chúa Trời gọi chỗ khô cạn là “đất,” còn khối nước tụ lại là “biển.” Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Đức Chúa Trời phán: “Đất phải sinh thảo mộc: cỏ kết hạt giống, cây trên đất tùy theo loại mà ra trái và kết hạt,” thì có như vậy. Đất sinh cây cỏ: cỏ kết hạt tùy theo loại, cây ra trái và trong trái có hạt, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Vậy, có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày Thứ Ba.
*Phúc Âm Matthew 7: 16-20: “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi. Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được.”.
*Theo Thánh Kinh, các loài thực vật đươc nói đến hàng ngàn lần từ cây cỏ, bông hoa, những cây chế biến thành thực phẩm, hương liệu, gia vị, làm thuốc, mỹ phẩm, đồ dùng…
Ngoài những cây quen thuộc ta thấy thường ngày như lúa mì, nho, táo, chà là, ô-liu, lựu…cùng muôn loài hoa khoe sắc xinh tươi mà sự huy hoàng lộng lãy của Salomon còn thua kém.
Còn những loại ta ít thấy như tùng, bách, sim, hoàng dương…
Và có loại nói đến trong Thánh Kinh mà ta không thấy bao giờ như cây ‘ Sittin ‘ dùng làm cột Lều Tạm hay cây ‘ Hô lồ ‘ ép lấy nước để ướp xác.
Trong Thánh Kinh còn nhắc đến 7 loại cây phổ biến thời Chúa Giê-su là :
1-Cây Ngọt : Cây cao lớn từ 25-30m, làm nhà, đóng bàn ghế, đồ gia dụng, trang trí, cung cấp nhựa ngọt làm thực phẩm.
2-Cây tuyết tùng : họ thông, cổ thụ, nói đến nhiều trong Kinh Thánh và Thánh vịnh, trên miền núi Lebenan còn 400 cây sống 2000 năm dựng nhà, đóng tàu. Vua Salomon dùng cây tuyết tùng xây dựng Đền Thánh Jerusalem.
3-Cây keo : Mọc nhiều tại thung lũng Jordan và sa mạc Sinai, nhựa chữa lành vết thương, chế biến thực phẩm.
4-Cây nhựa thơm : họ tràm, tinh dầu làm sà phòng và chế biến thực phẩm.
5-Cây bách : Dựng nhà, đóng tàu, làm đồ gia dụng- Ông Noe dùng cây bách để đóng tàu.
6-Cây vả : Thấy nhiều tại vùng Đìa Trung Hải và Israel xem giới thiệu sau.
7-Cây Ô-liu : Đa dụng, sẽ giới thiệu ở phần sau.
Thánh Giu-se thời Chúa Giê-su, Ngài làm nghề thợ mộc biết rõ về 7 loại cây này.
*Chúa tạo dựng muôn loài chứng minh Tinh Yêu Chúa đối với loài người sa ngã vì tội lỗi.
Và ban cho con người -là hình ảnh cao quí của Thiên Chúa- được làm chủ muôn vật từ động vật đến thực vật.
Sự tạo dựng của Ngài nằm trong chương trình cứu độ loài người và giúp con người có phương tiện hoàn hảo nguyện vọng hướng về Nước Trời.
Bài viết này, chỉ trình bày về mấy Thực Vật tiêu biểu trong Thánh Kinh. ( Loài Động Vật và các loại Hoa sẽ có bài tiếp sau )
Diễn trình các loài Thực Vật tiêu biểu để chúng ta có khái niệm tổng quát :
-Trái Cấm : Vườn Địa Đàng.
-Lúa Mì : Bài học Lúa Mì và Cỏ lùng
-Trái Nho : Biểu tượng Hội Thánh.
-Trái Ô-liu : Vườn Giêtsêmani
-Trái Vả : Bị Chúa nguyền rủa vì không trái
-Trái Lựu : Trang trí vương miện và phẩm phục tư tế.
-Trái Chà-là : Bài học từ cây Chà-là
-Trái Táo : Bảng đeo ngực và các bộ áo thánh
*Bà E-Và ăn TRÁI CẤM trong vườn Địa Đàng
Chương 3 : 1- 24
Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: “Có thật Thiên Chúa bảo: “Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: “Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết.”Rắn nói với người đàn bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ, mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân.
Nghe thấy tiếng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu?” Con người thưa: “Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: “Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không?”Con người thưa: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: “Ngươi đã làm gì thế?” Người đàn bà thưa: “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa phán với con rắn:
“Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi.
Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.”
Với người đàn bà, Chúa phán:
“Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi.”
Với con người, Chúa phán:
“Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: “Ngươi đừng ăn nó”, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng.
Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.”
Con người đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa nói: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đã được lấy ra.
Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá
với lưỡi gươm sáng lóe, để canh giữ đường đến cây trường sinh.
(*) Ghi chú: Thánh Kinh không nói Trái Cấm là trái gì, nên người ta thường dùng Trái Táo thay thế.
-Vườn Địa Đàng trào dâng muôn sức sống,
Adam Evà hưởng hạnh phúc thế trần,
Bất tuân phục lời Chúa chỉ một lần,
Mất tất cả, sa vào vòng tội lỗi.
*Lúa Mì và Cỏ lùng.
Mát-thêu.13 : 24- 30
Đức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đang khi người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi. Đến khi lúa mì lớn lên, và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lòi ra. Các đầy tớ của chủ nhà bèn đến thưa rằng: Thưa chủ, chủ không gieo giống tốt trong ruộng chủ sao? Vậy thì cỏ lùng bởi đâu mà ra? Chủ đáp rằng: Ấy là một kẻ thù đã làm điều đó. Các đầy tớ thưa rằng: Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng? Chủ rằng: Chẳng nên, e khi nhổ cỏ lùng, hoặc các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng. Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt; đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng: trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu trữ lúa mì vào kho ta.
-Mt.13 : 29 = Đợi mùa gặt sẽ nhổ cả hai, lúa mì đưa vào kho, cỏ lùng đem đốt đi.
-Mt.13 : 41 = Phân biệt người lành kẻ ác như Lúa mì và Cỏ lùng.
-Nước Thiên Đàng giống như người gieo giống,
Kẻ thù gieo cỏ lùng vào lúa mì,
Mùa gặt đến nhặt cỏ lùng đốt đi,
Người tốt xấu sẽ phân chia rõ rệt.
*Vườn nho tượng trưng cho Hội Thánh
Trong Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu ( Mt. 21 : 33-44) Đức Giê-su lấy lại hình ảnh vườn nho được nói trong I-sai-a chương 5, để kể một dụ ngôn nhằm chống lại các nhà lãnh đạo Do-thái. Vườn nho là dân Ít-ra-en được Chúa trao cho các tá điền là họ chăm sóc. Nhưng họ đã không đem lại hoa lợi cho Chúa, lại còn hành xử gian ác khi bách hại các sứ giả Người gửi đến là các ngôn sứ, và cuối cùng giết chết chính người con duy nhất của ông chủ là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa.
Kết thúc dụ ngôn, Đức Giê-su nói với giới lãnh đạo Do-thái rằng : “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”. Vườn nho tượng trưng cho Nước Thiên Chúa đã được ban cho dân mới, đó là Hội Thánh và những tá điền tốt lành là những người phục vụ Hội Thánh.
Tin Mừng Gio-an cũng dùng hình ảnh cây nho và cành nho để nói về mối tương quan thân thiết giữa Đức Giê-su và các môn đệ. Như Ít-ra-en, các tín hữu trong Hội Thánh được mời gọi trổ sinh hoa trái tốt lành qua việc thực thi giới răn yêu thương của Chúa. Để được như vậy, Hội Thánh phải luôn kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su như cành nho gắn liền với cây nho.
-Mt.27 : 33- 43 = Ông chủ vườn Nho và những tên đầy tớ phản bội.
-Is.51 : 1- 7 = Nho giống tốt lại sinh trái xấu.
-Chủ vườn nho giao tá điền chăm sóc,
Tá điền không đem lại ích lợi nào,
Chính Chúa Giê-su là chủ vườn nho,
Bất tuân phục lại còn ra tay giết.
*Các cây Ôliu trong vườn Giệtsêmani,
Những kết quả của nghiên cứu khoa học
(Roma) – Cây ôliu tại vườn Giệtsêmani, một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Kitô giáo – nơi đây gợi nhớ đến sự đau khổ của Chúa Giêsu trước khi bị bắt –
Kết quả của công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành từ năm 2009, trên tám cây ôliu cổ thụ trong vườn được Ban gìn giữ Đất Thánh chăm sóc đã được trình bày tại Rôma. Các chuyên gia của Hội đồng nghiên cứu Quốc gia (CNR), và các trường đại học khác nhau ở Ý đã tham gia vào công cuộc nghiên cứu này.
Người gìn giữ Đất Thánh, cha Pierbattista Pizzaballa đã cùng với cha Massimo Pazzini, hiệu trưởng Học Viện Kinh Thánh Phanxicô ở Giêrusalem, Giáo sư Giovanni Gianfrate, điều phối viên dự án, nhà nông học và chuyên gia về lịch sử phát triển cây ôliu ở vùng Địa Trung Hải, và Giáo sư Antonio Cimato, trưởng nhóm nghiên cứu khoa học, người đầu tiên nghiên cứu về cây và gỗ của Hội đồng nghiên cứu Quốc gia ở Florence, giải thích với các phóng viên về ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy ba trong số tám cây ôliu, có niên đại từ giữa thế kỷ XII. Do đó, các cây này khoảng 900 năm tuổi. Nhưng có một điểm cần được làm rõ: ngày tuổi chỉ đề cập đến phần trên mặt đất của cây- thân cây và tán lá. Còn trong thực tế, các nghiên cứu tương tự đã cho thấy rằng một phần rễ có niên đại cổ xưa hơn.
Các kết quả điều tra cũng phải được đặt trong mối liên hệ với niên sử du lịch cổ của những người hành hương, các nhà nghiên cứu giải thích rằng Vương Cung Thánh đường Giệtsêmani đã được xây dựng lại lần thứ hai vào giữa năm 1150 và 1170 (thời gian mà Đạo binh Thánh giá tham gia vào việc qui hoạch lại các nhà thờ lớn của Thánh địa Giêrusalem). Do đó, trong khi xây dựng Vương Cung Thánh Đường Giệtsêmani, khu vườn được Đạo binh Thánh giá sắp xếp lại, và họ đã can thiệp để hồi sức cho các cây ô liu hiện nay.
Một kết quả khác gây nên một mối quan tâm lớn khi các nhà nghiên cứu xác định dấu vân tay di truyền trong tám cây. Phân tích DNA của chúng cho thấy trong tất cả tám mẫu đều được miêu tả có “gien di truyền giống nhau”. Kết luận này đã đưa ra nét riêng biệt là tám cây ô liu là những cây “sinh đôi”, và như thế chúng có “đặc điểm di truyền giống nhau”. Điều này chỉ có thể nói lên một điều duy nhất là: tám cây ô liu này có nguồn gốc từ một cây mẹ. Hoặc có thể lập luận rằng, tại một thời điểm trong lịch sử – vào thế kỷ XII, và có thể khá lâu trước đó – người ta đã trồng trong vườn Giêtsêmani những cành giâm chiết từ một cây duy nhất, như cách mà những người thợ làm vườn xứ Palestine vẫn còn làm. Trong các sách Tin Mừng, thời điểm Chúa Giêsu Kitô, cây ôliu đã có ở đó và chúng là những cây lớn. Và sự tồn tại tiếp theo của họ được chứng thực bởi một công cuộc nghiên cứu so sánh cẩn thận của các sử gia và khách hành hương qua nhiều thế kỷ.
Cha Pierbattista Pizzaballa, trình bày các kết quả nghiên cứu, lưu ý rằng “đối với các Kitô hữu, những cây ô liu của vườn Giệtsêmani được coi như một bằng chứng “sống động” cho cuộc khổ nạn của Đức Kitô, chúng làm chứng cho sự vâng phục tuyệt đối với Chúa Cha, thậm chí hy sinh bản thân mình cho sự cứu độ của tất cả mọi người, và cũng là một dấu hiệu của con người để “thi hành ý Thiên Chúa”, cách duy nhất để xác định một kitô hữu. Tại đây, Đức Kitô đã cầu nguyện với Chúa Cha, và đặt niềm tin tưởng vào Ngài để có thể vượt qua những đau đớn của cuộc thương khó và sự khủng khiếp trên thập giá, sự phục sinh và cứu chuộc loài người.
Những cây ô liu lâu đời này đã miêu tả “nguồn gốc” và “sự tiếp nối của các thế hệ” cộng đoàn Kitô hữu của Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem. Khi những cây này- được trồng, bị cháy, bị tiêu diệt và một lần nữa lại mọc lên. Trong suốt lịch sử, những cây ôliu này là chứng từ cho một đức tin đã bén rễ sâu của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên, mặc cho bao trở ngại và bách hại, vẫn sống cách mạnh mẽ.
Carlo Giorgi
-Đệ Nhị Luật.28 : 40 = Trái ô-liu giống tốt lại sinh trái xấu.
-Đệ Nhị Luật.8 : 8 = Miền đất phì nhiêu sinh trái ô-liu tốt để ép dầu
-Vườn Ô-liu Chúa dâng lời cầu nguyện,
Vâng ý Cha hơn là theo ý Con,
Để cứu chuộc lòai người được vẹn tròn,
Máu Chúa hòa vào mồ hôi nhỏ xuống.
*TẠI SAO CHÚA GIÊSU NGUYỀN RỦA CÂY VẢ?
(Mc 11, 12-14. 20-21)
Hôm sau, khi thầy trò rời khỏi Bêtania, thì Đức Giê-su cảm thấy đói. Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. Người lên tiếng bảo cây vả: "Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa! " Các môn đệ đã nghe Người nói thế.
Thầy trò đến Giêrusalem. Đức Giêsu vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Người không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. Người giảng dạy và nói với họ: "Nào đã chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp! " Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giêsu. Quả thế, họ sợ Người, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Người. Chiều đến, Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi thành.
Sáng sớm, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nó đã chết khô tận rễ. Ông Phêrô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giêsu: "Kìa Thầy xem: cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi !
-Châm ngôn.27 : 18 = Ai săn sóc cây vả sẽ được ăn trái.
-Ê-dê-kiên.8 : 8 = Đất phì nhiêu sinh trái tốt.
-Từ xa Chúa nhìn cây vả tốt lá,
Thất vọng vì không sinh được trái nào,
Lời Chúa rủa đã ứng nghiệm biết bao.
Sáng hôm sau cây đã bị khô héo.
*Kinh Thánh viết gì về trái lựu
Chuông vàng và trái lựu trên áo Ê-phót của Thầy Tế Lễ A-rôn
Ngươi cũng hãy may áo dài của ê-phót toàn bằng vải tím.
Ở giữa áo có một lỗ tròng đầu vào; viền chung quanh, dệt như lỗ áo giáp mặt lưới, iđể cho khỏi tét.
Nơi biên dưới may thắt trái lựu màu tím, đỏ điều, đỏ sặm, cùng chuông vàng nhỏ đan tréo nhau ở vòng theo viền, cứ một cái chuông rồi kế một trái lựu, ở vòng khắp chung quanh viền áo.
Khi A-rôn hầu việc tế lễ, sẽ mặc áo đó; và khi vào hoặc ra khỏi nơi thánh trước mặt Ðức Giê-hô-va, nếu người ta còn nghe tiếng chuông vàng nhỏ kêu leng keng, thì A-rôn chưa chết, còn im lặng thì đã chết.
Vua Sa-lô-môn đội vương miện hình trái lựu.
Họ cũng chế áo dài của ê-phót bằng vải thường toàn màu tím.
Cổ để tròng đầu vào, ở về chính giữa áo, như lỗ áo giáp, có viền chung quanh cho khỏi tét.
Nơi trôn áo, thắt những trái lựu bằng chỉ xe mịn màu tím, đỏ điều, đỏ sặm;
lại làm chuông nhỏ bằng vàng ròng, gắn giữa hai trái lựu, vòng theo chung quanh trôn áo; cứ một trái lựu, kế một cái chuông nhỏ, vòng theo chung quanh trôn áo dùng để hầu việc, y như lời Ðức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
Nhiều trái lựu được trang hoàng trên hai cột trước đền thờ:
Hu-ram lại làm những bình tro, vá, và chậu. Hu-ram làm xong công việc người đã vì Sa-lô-môn làm trong đền của Ðức Chúa Trời: tức hai cây trụ ở trên chót trụ; hai cái đầu trụ ở trên chót trụ; hai tấm lưới bao hai cái bầu của đầu trụ ở trên chót trụ; bốn trăm trái lựu gắn vào hai tấm lưới, mỗi tấm có hai hàng trái lựu, đặng bao hai cái bầu của đầu trụ ở trên chót trụ.
Logos của Hội Truyền giáo CM&A có vương miện vẽ theo chũm trên đầu của trái lựu.
Còn như hai cột đồng, biển đồng, và mười hai con bò đồng dùng làm đế nó, mà vua Sa-lô-môn đã chế tạo cho nhà Ðức Giê-hô-va, đồng của những đồ ấy, thì không thể cân được.
Mỗi cột cao mười tám thước, yêu vi mười hai thước; trong tầm phổng, dầy bằng bốn ngón tay.
Trên đầu cột có chúp đồng, cao năm thước, chung quanh chóp có lưới và trái lựu, đều bằng đồng cả. Cột kia giống như cột nầy, cũng có lưới và trái lựu.
Bốn bề có chín mươi sáu trái lựu, và hết thảy những trái lựu đặt xung quanh lưới cọng là một trăm.
- Còn hai cây trụ, cái biển đồng, và các miếng táng mà Sa-lô-môn đã làm cho đền thờ của Ðức Giê-hô-va, thì không thể cân được đồng của các vật ấy.
Mỗi cây trụ có mười tám thước bề cao, có bao quanh lưới và trái lựu cũng bằng đồng. Cây thứ nhì trang sức lưới giống như cây trước.
-Xh.28 : 31- 35 = May áo thắt trái lựu màu tím.
-Xh.39 : 26 = Cổ áo thắt trái lựu.
-Áo tư tế trang hoàng hình trái lựu,
Trái lựu hình vương miện Salomon,
Phú quí vinh quang rồi sẽ chẳng còn,
Lộng lẫy vẫn còn thua một bông huệ.
Bài học về cây Chà Là
“MỘT vẻ thanh tao độc đáo”. Đấy là lời miêu tả của một bách khoa tự điển Kinh Thánh về cây chà là. Vào thời Kinh Thánh và cả ngày nay nữa, cây chà là tô điểm cho vùng Thung Lũng Sông Nile của Ai Cập, và phủ bóng mát quanh vùng ốc đảo Sa Mạc Negeb.
Giống như đa số chủng loại khác của cây cọ, cây chà là có thế đứng thẳng tắp thật đặc sắc. Một số cây cao đến 30 mét và mỗi năm đều sanh trái trong suốt 150 năm. Quả thật, cây chà là rất đẹp mắt và sanh sản nhiều trái cách lạ lùng. Mỗi năm cây trổ các chùm chà là. Chỉ riêng một chùm có thể trên 1.000 trái chà là. Một người hiểu biết đã viết về trái chà là như sau: “Những ai... chỉ mới nếm qua loại chà là sấy khô trưng bày trong các cửa hàng, sẽ khó mà tưởng tượng được vị ngon ngọt của trái chà là tươi”.
Phù hợp với điều này, Kinh Thánh so sánh một số người với cây chà là. Để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, một người phải có cuộc sống đạo đức ngay thẳng và phải luôn làm điều lành, chẳng khác nào một cây chà là sai trái. Vì lý do này, người ta khắc hình cây chà là để trang hoàng đền thờ do Vua Sa-lô-môn xây cất, cũng như đền thờ trong sự hiện thấy của Ê-xê-chi-ên. Do đó, muốn sự thờ phượng được Đức Chúa Trời chấp nhận, một người phải có những nét đặc trưng đáng chuộng của cây chà là hay cây kè.
-Thánh Thi.92 : 17 = Người công chính mọc lên manh mẽ như cây chà là.
-Ê-xê-chi-en.40 : 37 = Các cột trụ cổng Đền Thờ đều có hình cây chà là.
-Cây chà là trái chen nhau trĩu năng,
Vươn lên cao thống lãnh cả thời gian,
Hàng nghìn trái vẫn sống hơn trăm năm,
Người sống lâu phải luôn đẹp lòng Chúa.
*Trái Táo trang trí Bảng đeo ngực và các bộ áo thánh khác
Họ cũng chế bảng đeo ngực cực-xảo, như công-việc ê-phót: bằng kim-tuyến, chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, và chỉ gai đậu mịn. Bảng đeo ngực may lót, hình vuông, bề dài một em-ban, bề ngang một em-ban. Họ nhận bốn hàng ngọc: hàng thứ nhứt, ngọc mã-não, ngọc hồng-bích, và ngọc lục-bửu; hàng thứ nhì, ngọc phỉ-túy, ngọc lam-bửu, và ngọc kim-cương; hàng thứ ba, ngọc bạch-mã-não, và ngọc tử-tinh; hàng thứ tư, ngọc huỳnh-bích, ngọc hồng-mã-não, và bích-ngọc. Các ngọc nầy đều khảm vàng. Số ngọc là mười hai, tùy theo số danh của các con trai Y-sơ-ra-ên. Mỗi viên ngọc có khắc một tên trong mười hai chi-phái Y-sơ-ra-ên như người ta khắc con dấu.
Đoạn, trên bảng đeo ngực họ chế các sợi chuyền bằng vàng ròng, đánh lại như hình dây. Cũng làm hai cái móc và hai cái khoanh bằng vàng, để hai khoanh nơi hai góc đầu bảng đeo ngực; cùng cột hai sợi chuyền vàng vào hai khoanh đó. Rồi chuyền hai đầu của hai sợi chuyền vào móc gài nơi đai vai ê-phót, về phía trước ngực. Cũng làm hai khoanh vàng khác để vào hai góc đầu dưới của bảng đeo ngực, về phía trong ê-phót. Lại làm hai khoanh vàng khác nữa để nơi đầu dưới của hai đai vai ê-phót, về phía trước, ở trên đai, gần chỗ giáp mối. Họ lấy một sợi dây màu tím, cột hai cái khoanh của bảng đeo ngực lại cùng hai cái khoanh ê-phót, hầu cho nó dính với đai đừng rớt khỏi ê-phót, y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
Họ cũng chế áo dài của ê-phót bằng vải thường toàn màu tím. Cổ để tròng đầu vào, ở về chính giữa áo, như lỗ áo giáp, có viền chung-quanh cho khỏi tét. Nơi trôn áo, thắt những trái táo bằng chỉ xe mịn màu tím, đỏ điều, đỏ sặm; lại làm chuông nhỏ bằng vàng ròng, gắn giữa hai trái táo, vòng theo chung-quanh trôn áo; cứ một trái lựu, kế một cái chuông nhỏ, vòng theo chung-quanh trôn áo dùng để hầu việc, y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
Họ cũng chế áo lá mặc trong bằng vải gai mịn, dệt thường, cho A-rôn cùng các con trai người; luôn cái mũ, đồ trang-sức của mũ, và quần lót trong, đều bằng vải gai đậu mịn; cùng cái đai bằng vải gai đậu mịn, chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, có thêu, y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
Họ cũng dùng vàng lá ròng chế cái thẻ thánh, khắc trên đó như người ta khắc con dấu, rằng: Thánh cho Đức Giê-hô-va! Rồi lấy một sợi dây tím đặng cột để trên mũ, y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.
Các công-việc của đền-tạm và hội-mạc làm xong là như vậy. Dân Y-sơ-ra-ên làm y như mọi lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se. Họ đem đền-tạm đến cho Môi-se: Trại và các đồ phụ-tùng của Trại, nọc, ván, xà-ngang, trụ và lỗ trụ; bong da chiên đực nhuộm đỏ, bong da cá nược và cái màn; hòm bảng-chứng và đòn khiêng, cùng nắp thi-ân; bàn và đồ phụ-tùng của bàn cùng bánh trần-thiết;chân-đèn bằng vàng ròng, thếp đèn đã sắp sẵn, các đồ phụ-tùng của chân-đèn và dầu thắp, bàn-thờ bằng vàng, dầu xức, hương-liệu, tấm màn của cửa Trại; bàn-thờ bằng đồng và rá đồng, đòn khiêng, các đồ phụ-tùng của bàn-thờ, thùng và chân thùng; các bố-vi của hành-lang, trụ, lỗ trụ, màn của cửa hành-lang, dây, nọc, hết thảy đồ phụ-tùng về việc tế-lễ của đền-tạm; bộ áo lễ đặng hầu việc trong nơi thánh, bộ áo thánh cho A-rôn, thầy tế-lễ cả, và bộ áo của các con trai người để làm chức tế-lễ.
Dân Y-sơ-ra-ên làm mọi công-việc nầy y như mạng-lịnh của Đức Giê-hô-va đã truyền cho Môi-se. Môi-se xem các công-việc làm, thấy họ đều làm y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn; đoạn Môi-se chúc phước cho họ.
-Xh.28 : 31- 35 = May áo thắt trái táo màu tím.
-Xh.39 : 26 = Cổ áo thắt trái táo màu tím.
-Trang trí áo thánh bằng hình trái táo.
Huy hoàng thêm nhưng mong muốn điều gì?
Như Mô-sê lời Chúa đã khắc ghi,
Nên đón nhận được bao điều chúc phúc.
Thực vật trong Thánh Kinh thật là phong phú, nên vài trang giấy không thể đáp ứng trọn vẹn như mong muốn và ngay cả những loài cây tiêu biểu giới thiệu đến Quí Vị cũng còn thiếu sót mong thông cảm.
Chân thành cám ơn và kính chúc an khang !
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
Church Documents
Thụy Khanh - News 19 October 2023
Đặng Tự Do
06:38 19/10/2023
Ukraine có thể đã vượt sông Dnipro
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều 19 tháng 10, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã báo cáo về cuộc rút lui hỗn loạn của lính Dù Nga ở phía Nam thành phố Bakhmut. Các máy bay Nga lên tiếp cứu đã bị bắn rơi 2 chiếc.
Trong phần hỏi đáp, một ký giả đã nêu câu hỏi về các tin tức cho rằng quân Ukraine đã bất ngờ vượt sông Dnipro. Ông cho biết sẽ có các báo cáo sau.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Seems To Indirectly Confirm Dnipro Troop Crossing”, nghĩa là “Ukraine dường như gián tiếp xác nhận việc vượt biên của quân đội Dnipro.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Quân đội Kyiv dường như đã gián tiếp xác nhận các báo cáo rằng quân đội Ukraine đã vượt sông Dnipro và thiết lập một vị trí trên bờ Đông của Kherson bị Nga tạm chiếm một phần.
Các kênh Telegram của Nga đưa tin rằng các thành phần của hai Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Ukraine đã vượt sông và tiến hành các cuộc tấn công dữ dội trong hai ngày 17 và 18 tháng 10, xuyên thủng hàng phòng thủ ban đầu của Nga, tiến về phía trước và tái chiếm được các làng Poyma và Pishchanivka.
Các báo cáo này được đưa ra sau 5 tháng diễn ra cuộc phản công của Kyiv nhằm đòi lại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Trong bản cập nhật hoạt động vào chiều thứ Năm, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine dường như đã xác nhận các báo cáo khi nói rằng lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc không kích gần làng Pishchanivka ở Kherson. Nếu Pishchanivka vẫn còn trong tay người Nga, một cuộc không kích như thế chắc chắn không xảy ra.
Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Ở mặt trận Kherson, quân xâm lược đã tiến hành các cuộc không kích gần Novoberyslav, Kozatske, Olhivka, Prydniproske và Pishchanivka ở Kherson.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm thứ Tư cho biết một blogger quân sự nổi tiếng của Nga tuyên bố lực lượng Nga đã cố gắng đẩy lùi lực lượng Ukraine đang tiến lên từ các vị trí ở tả ngạn và về phía sông Dnipro.
ISW cho biết: “Blogger quân sự này tuyên bố rằng một nhóm biệt kích Ukraine vẫn đang hoạt động ở Pishchanivka tính đến chiều ngày 18 tháng 10. Tuy nhiên, người viết blog này cho rằng lực lượng Nga chỉ còn giữ được các vị trí ở ngoại ô phía nam của khu định cư”.
Viện nghiên cứu lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Nga cũng thừa nhận các hoạt động của Ukraine, tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã ngăn chặn bốn nhóm trinh sát và phá hoại của Ukraine gần Pidstepne (cách thành phố Kherson 10 dặm về phía đông) và ở Poyma.
“Các nguồn tin của Nga bày tỏ quan ngại rõ ràng về các hoạt động đang diễn ra của Ukraine ở bờ đông Kherson và coi các hoạt động này là một phần trong hoạt động tiềm năng lớn hơn của Ukraine”, cơ quan này cho biết.
Một trận chiến khốc liệt đã diễn ra ở thành phố Avdiivka thuộc vùng Donetsk của Ukraine. ISW cho biết các lực lượng Nga có thể đã phát động một nỗ lực tấn công đáng kể và đang diễn ra xung quanh Avdiivka vào ngày 10/10 bằng các lực lượng đưa từ Kherson.
Theo tổ chức tư vấn này, lực lượng Nga vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công theo hướng Avdiivka vào hôm thứ Tư và đã đạt được những tiến bộ hạn chế.
Binh lính Nga cũng phàn nàn về điều kiện vệ sinh tại các chiến hào của họ trong khu vực và nói rằng pháo kích của Ukraine đang ngăn cản quân đội di chuyển khỏi vị trí của họ.ế
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều 19 tháng 10, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã báo cáo về cuộc rút lui hỗn loạn của lính Dù Nga ở phía Nam thành phố Bakhmut. Các máy bay Nga lên tiếp cứu đã bị bắn rơi 2 chiếc.
Trong phần hỏi đáp, một ký giả đã nêu câu hỏi về các tin tức cho rằng quân Ukraine đã bất ngờ vượt sông Dnipro. Ông cho biết sẽ có các báo cáo sau.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Seems To Indirectly Confirm Dnipro Troop Crossing”, nghĩa là “Ukraine dường như gián tiếp xác nhận việc vượt biên của quân đội Dnipro.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Quân đội Kyiv dường như đã gián tiếp xác nhận các báo cáo rằng quân đội Ukraine đã vượt sông Dnipro và thiết lập một vị trí trên bờ Đông của Kherson bị Nga tạm chiếm một phần.
Các kênh Telegram của Nga đưa tin rằng các thành phần của hai Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Ukraine đã vượt sông và tiến hành các cuộc tấn công dữ dội trong hai ngày 17 và 18 tháng 10, xuyên thủng hàng phòng thủ ban đầu của Nga, tiến về phía trước và tái chiếm được các làng Poyma và Pishchanivka.
Các báo cáo này được đưa ra sau 5 tháng diễn ra cuộc phản công của Kyiv nhằm đòi lại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Trong bản cập nhật hoạt động vào chiều thứ Năm, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine dường như đã xác nhận các báo cáo khi nói rằng lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc không kích gần làng Pishchanivka ở Kherson. Nếu Pishchanivka vẫn còn trong tay người Nga, một cuộc không kích như thế chắc chắn không xảy ra.
Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Ở mặt trận Kherson, quân xâm lược đã tiến hành các cuộc không kích gần Novoberyslav, Kozatske, Olhivka, Prydniproske và Pishchanivka ở Kherson.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm thứ Tư cho biết một blogger quân sự nổi tiếng của Nga tuyên bố lực lượng Nga đã cố gắng đẩy lùi lực lượng Ukraine đang tiến lên từ các vị trí ở tả ngạn và về phía sông Dnipro.
ISW cho biết: “Blogger quân sự này tuyên bố rằng một nhóm biệt kích Ukraine vẫn đang hoạt động ở Pishchanivka tính đến chiều ngày 18 tháng 10. Tuy nhiên, người viết blog này cho rằng lực lượng Nga chỉ còn giữ được các vị trí ở ngoại ô phía nam của khu định cư”.
Viện nghiên cứu lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Nga cũng thừa nhận các hoạt động của Ukraine, tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã ngăn chặn bốn nhóm trinh sát và phá hoại của Ukraine gần Pidstepne (cách thành phố Kherson 10 dặm về phía đông) và ở Poyma.
“Các nguồn tin của Nga bày tỏ quan ngại rõ ràng về các hoạt động đang diễn ra của Ukraine ở bờ đông Kherson và coi các hoạt động này là một phần trong hoạt động tiềm năng lớn hơn của Ukraine”, cơ quan này cho biết.
Một trận chiến khốc liệt đã diễn ra ở thành phố Avdiivka thuộc vùng Donetsk của Ukraine. ISW cho biết các lực lượng Nga có thể đã phát động một nỗ lực tấn công đáng kể và đang diễn ra xung quanh Avdiivka vào ngày 10/10 bằng các lực lượng đưa từ Kherson.
Theo tổ chức tư vấn này, lực lượng Nga vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công theo hướng Avdiivka vào hôm thứ Tư và đã đạt được những tiến bộ hạn chế.
Binh lính Nga cũng phàn nàn về điều kiện vệ sinh tại các chiến hào của họ trong khu vực và nói rằng pháo kích của Ukraine đang ngăn cản quân đội di chuyển khỏi vị trí của họ.ế
VietCatholic TV
Không Quân Nga choáng váng, mộng của Putin lụi tàn. Kyiv có ATACMS ra sao? Putin phản ứng với ATACMS
VietCatholic Media
03:14 19/10/2023
1. Tại sao Tổng thống Joe Biden bí mật gửi hỏa tiễn tầm xa của Mỹ tới Ukraine?
Để có thể vượt qua những bãi mìn bao la của quân Nga, quân Ukraine dùng các xe phá mìn M-58 do Mỹ cung cấp. Từ những xe này, họ phóng ra những dây mìn mà từ chuyên môn gọi là Micklick hay MCLC. Những dây mìn này dài khoảng 90m chứa những chất nổ cực mạnh. Khi chạm đất, chúng nổ tung, kích nổ các quả mìn do quân Nga chôn dưới lòng đất.
Tuy nhiên, những xe phá mìn M-58 chứa đầy chất nổ này có thể gặp nguy hiểm khi bị pháo binh hay các máy bay trực thăng Nga tấn công. Các máy bay trực thăng Nga có thể phóng các hỏa tiễn dẫn đường từ rất xa. Trong một trường hợp bi thảm, một chiếc M-58 đã phát nổ khiến hai chiếc Leopard 2 đứng ngay sau nó cũng bị phá hủy và gần 100 binh sĩ Ukraine thiệt mạng.
Chính vì thế, quân Ukraine cần có các hệ thống hỏa tiễn đất đối đất tầm xa, gọi tắt là ATACMS, để tấn công các căn cứ không quân Nga, hạ gục các máy bay Nga trước khi chúng có cơ hội tấn công.
Ba ký giả Lara Seligman, Paul Mcleary và Alexander Ward của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Inside Biden’s decision to secretly send longer-range U.S. missiles to Ukraine”, nghĩa là “Bên trong quyết định bí mật gửi hỏa tiễn tầm xa của Mỹ tới Ukraine của Biden”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Lúc đó là giữa tháng 7, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đang lo lắng. Các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn trong việc xâm nhập vào tiền tuyến của Nga trong một cuộc phản công diễn ra chậm chạp và thời gian không còn nhiều để chiếm lại các phần lãnh thổ quan trọng trước một cuộc tấn công mới của Nga vào mùa thu.
Sullivan yêu cầu nhóm của ông đưa ra các lựa chọn về vũ khí bổ sung mà Mỹ có thể gửi tới Kyiv để giúp lực lượng Ukraine tấn công các mục tiêu dễ bị tổn thương sâu bên trong tuyến phòng thủ của Nga.
Làm việc cùng nhau, Ngũ Giác Đài, Bộ Ngoại giao và các nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia đã nảy ra một ý tưởng. Trong khi kho dự trữ Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội tầm xa hiện đang thiếu hụt, Mỹ có thể gửi phiên bản tầm trung, mang theo đầu đạn chứa hàng trăm quả bom chùm có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 100 dặm hay 160km.
Theo hai quan chức Mỹ quen thuộc, động thái của chính quyền gửi Anti-Personnel/Anti-Materiel, hay APAM, phiên bản cũ hơn của ATACMS mà Ukraine đã tìm kiếm từ lâu, đã được giữ bí mật trong nhiều tuần sau khi Tổng thống Joe Biden triệu tập cuộc thảo luận cuối cùng.
Việc chuyển giao và sử dụng chúng đánh dấu bước leo thang lớn trong hoạt động phòng thủ của chính quyền Ukraine, cung cấp cho lực lượng Kyiv khả năng hủy diệt mới để tấn công các mục tiêu của Nga ở phía sau chiến tuyến. Đó chính xác là những gì đã xảy ra vào sáng sớm thứ Ba, khi các cơ quan truyền thông Ukraine đưa tin rằng Kyiv đã phá hủy 9 máy bay trực thăng của Nga ở các thành phố phía đông Berdyansk và Luhansk.
Các quan chức Mỹ giữ kín quyết định gửi họ và chuyến hàng thực tế của họ tới chiến trường để duy trì yếu tố bất ngờ cho Kyiv. Washington và Kyiv lo ngại rằng việc thông báo chuyển giao sẽ khiến Nga phải di chuyển các kho thiết bị và đạn dược ra xa chiến tuyến của họ và ra khỏi tầm bắn của hỏa tiễn.
Con đường vận chuyển vũ khí này còn dài và ATACMS đã đứng đầu danh sách mong muốn của Kyiv kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Câu chuyện sau đây dựa trên thông tin được cung cấp bởi hai quan chức Hoa Kỳ, những người được giấu tên để thảo luận về các cuộc thảo luận nội bộ nhạy cảm.
Biden quyết định gửi hỏa tiễn tới Ukraine sau nhiều tháng tranh luận giữa các trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu của ông. Hồi tháng 7, Sullivan có lẽ đã tiết lộ rằng mình đang thúc đẩy việc gửi vũ khí, khi nói với khán giả ở Aspen rằng chính quyền sẵn sàng chấp nhận rủi ro để hỗ trợ phòng thủ Ukraine.
Tại Ngũ Giác Đài, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng lúc đó là Tướng Mark Milley từ lâu đã phản đối việc gửi ATACMS. Như POLITICO đưa tin lần đầu, họ lập luận rằng Mỹ có lượng vũ khí tồn kho hạn chế. Họ muốn bảo đảm Bộ Quốc phòng duy trì một kho dự trữ đủ lớn cho các trường hợp dự phòng có thể phát sinh ở những nơi khác trên thế giới.
Nhóm Hội Đồng An Ninh Quốc Gia,, gọi tắt là NSC, muốn có một giải pháp có thể cân bằng nhu cầu chiến trường của Ukraine với những lo ngại về sự sẵn sàng của Bộ Quốc phòng với một chi phí hợp lý. Họ biết lực lượng của Nga, mặc dù đông đảo, nhưng được trang bị kém và thiếu thông tin, đồng thời các đội quân thiết giáp xếp chồng lên nhau phía sau tiền tuyến rất dễ bị tổn thương.
Chính quyền Biden đã bắt đầu gửi đạn pháo chùm 155ly tới Ukraine vào tháng 7, chúng được sử dụng dọc theo tiền tuyến để tấn công các vị trí cố thủ của Nga. Đạn chùm phát nổ trên không phía trên mục tiêu, rải bom nhỏ trên một khu vực rộng để tăng bán kính hủy diệt của vũ khí. Chúng bị cấm ở hơn 100 quốc gia vì bom chưa nổ có khả năng gây thương tích hoặc giết chết dân thường.
Biến thể APAM của ATACMS là vũ khí hợp lý để gửi tới Ukraine vì nó không nằm trong bất kỳ kế hoạch chiến tranh nào của Ngũ Giác Đài và người Ukraine có thể sử dụng chúng để tiêu diệt các kho đạn dược ngoài trời phía sau chiến tuyến của Nga một cách hiệu quả hơn.
Do sự tập trung đông đảo của quân đội Nga cùng với các kho vũ khí và đạn dược của họ vẫn còn tương đối gần tiền tuyến, loại vũ khí mới này có thể sẽ tấn công mạnh vào các trung tâm chỉ huy và kiểm soát cũng như hậu cần của Nga.
Nhóm đã trình bày đề xuất này với Sullivan trong một bản ghi nhớ ngày 23 tháng 8. Vào ngày 28 tháng 8, Sullivan đã chỉ đạo bổ sung đề xuất này vào chương trình nghị sự của cuộc họp sắp tới của các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của chính quyền Biden.
Tại cuộc họp ngày 30 tháng 8, ủy ban đã nhất trí thông qua việc gửi vũ khí. Austin, Milley và Ngoại trưởng Antony Blinken - là người từ lâu đã ủng hộ việc gửi ATACMS - đều ủng hộ đề xuất này.
Biden đã chuyển tin này cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc ngày 21 tháng 9: Ukraine sẽ có được một phiên bản ATACMS, dù không phải là biến thể tầm xa mà Kyiv đã tìm kiếm bấy lâu nay.
Các quan chức Mỹ cho biết, các quan chức Mỹ đã bí mật phê duyệt gửi APAM trong gói viện trợ được công bố vào ngày 21 tháng 9, dưới danh mục bom chùm. Chính quyền đã thông báo tóm tắt cho một số thành viên Quốc hội trong một môi trường bí mật để ngăn chặn rò rỉ thông tin.
Quyết định gửi vũ khí hiện được đưa ra khi chính quyền ngày càng lo ngại về việc Nga tăng cường quân đội và thiết bị cho một cuộc tấn công mùa thu, đây có thể là chiến dịch lớn nhất của Nga trong nhiều tháng.
Lực lượng Nga đã tiến hành một loạt cuộc tấn công hầu như không thành công nhằm vào các vị trí của Ukraine ở Avdiyivka ở khu vực phía đông Donetsk trong tuần qua, nhưng đã bị đẩy lùi với tổn thất lớn. Người Nga đã sử dụng chiến thuật tương đối thô thiển trong các cuộc tấn công sớm nhất vào tháng 2 năm 2022, khi tung lực lượng được trang bị nhẹ vào phòng tuyến của Ukraine trong các cuộc tấn công đã bị quân phòng thủ Ukraine đẩy lùi.
Dự kiến sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công dọc hàng trăm dặm tiền tuyến của Ukraine trong những tuần tới, khiến Ukraine cần có ATACMS tầm xa hơn để tấn công các phi trường và kho đạn nhằm làm giảm đi bất kỳ lợi thế hậu cần nào của Nga.
Trong khi các quan chức chính quyền Biden không cho rằng Ukraine có thể đạt được mục tiêu cắt đứt cây cầu đất liền của Nga tới Crimea trước khi mùa đông đến và ngăn chặn cuộc phản công, họ hy vọng việc cung cấp APAM có thể giúp giảm thiểu bất kỳ lợi thế nào của Nga và giúp lực lượng của Kyiv có thời gian để chiếm lại thêm lãnh thổ..
Giới chức Mỹ vẫn yêu cầu Ukraine hạn chế sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công bên trong lãnh thổ Nga, nhưng không có hạn chế nào trong việc sử dụng thiết bị này để tấn công các mục tiêu bên trong Ukraine và bán đảo Crimea bị tạm chiếm. Kyiv cũng đồng ý theo dõi nơi lực lượng của họ đang ném bom chùm để giúp dọn dẹp sau này.
2. Không Quân Nga rơi vào khủng hoảng sau cú ATACMS khiến 9 máy bay trực thăng nổ tung
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Helicopter Problem Is Getting Worse”, nghĩa là “Vấn đề trực thăng của Nga đang trở nên tồi tệ hơn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Kyiv hôm thứ Ba cho biết họ đã thực hiện các cuộc tấn công vào ban đêm nhằm vào hai phi trường quân sự của Mạc Tư Khoa ở các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine, phá hủy 9 máy bay trực thăng.
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga ở miền đông và miền nam Ukraine – sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm xa bắn từ Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ tài trợ, đã giáng một đòn mạnh vào năng lực Không Quân của Mạc Tư Khoa.
Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh cho biết, Mạc Tư Khoa có 899 máy bay trực thăng vào thời điểm bắt đầu cuộc tấn công toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Theo số liệu mới nhất của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Mạc Tư Khoa đã có mất 323 trực thăng.
Newsweek chưa thể xác minh độc lập số liệu của Ukraine. Ước tính thương vong quân sự trong cuộc xung đột rất khác nhau, với số liệu do Kyiv cung cấp thường vượt xa số liệu do các đồng minh phương Tây đưa ra. Nga hiếm khi công bố số liệu về tổn thất quân đội của mình, nhưng khi công bố, ước tính của họ thấp hơn nhiều so với Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu phản hồi. Điện Cẩm Linh chưa bình luận về thông tin máy bay trực thăng bị phá hủy.
Trang web phân tích tình báo quốc phòng nguồn mở Oryx của Hà Lan đã xác nhận trực quan rằng Nga đã mất 106 máy bay trực thăng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine. Người ta nói rằng 91 chiếc đã bị phá hủy, 13 chiếc bị hư hại và 2 chiếc đã bị bắt.
Theo dữ liệu do Newsweek tổng hợp vào tháng 8, hơn 1/5 số tổn thất máy bay có người lái được biết của Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine không phải do hành động của đối phương.
Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 17 tháng 8 năm 2023, 21,7%—hoặc 1/5—trong số tổn thất máy bay có người lái đã được xác minh của Nga, bao gồm máy bay phản lực, trực thăng và máy bay vận tải, được cho là do trục trặc hệ thống, lỗi phi công, bị đồng đội tấn công trong lúc hoảng hốt hoặc các sự việc khác không liên quan đến cuộc chiến trực tiếp chống lại Ukraine.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột hôm thứ Ba rằng ATACMS của Ukraine tấn công vào các phi trường của Mạc Tư Khoa ở khu vực Luhansk của Ukraine và thành phố cảng Berdyansk có thể sẽ khiến Bộ chỉ huy Nga phải hành động, di tản tài sản Không Quân và rút một số máy bay về các phi trường xa tiền tuyến.
3. Putin trấn an người Nga sau cú tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân
Vladimir Putin đã cảnh báo quyết định của Washington cung cấp các hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân tầm xa, gọi tắt là ATACMS /a-ta-kầm/, mà Kyiv xác nhận hôm thứ Ba, “chỉ kéo dài nỗi đau” cho Ukraine, đồng thời cho biết Mỹ đang lún sâu hơn vào cuộc xung đột.
Diễn biến này xảy ra sau khi có sự thất vọng và âu lo rộng lớn của người Nga. Các blogger quân sự phàn nàn về thất bại kinh hoàng ở thị trấn Avdiivka, cũng như vụ phóng hỏa tiễn ATACMS hủy diệt 9 máy bay trực thăng, và phá nát phi đạo của hai phi trường quân sự.
Putin nói: “Thứ nhất, điều này tất nhiên gây ra tác hại và tạo thêm mối đe dọa. Thứ hai, tất nhiên chúng ta sẽ có thể đẩy lùi những cuộc tấn công này. Chiến tranh là chiến tranh. Nhưng quan trọng nhất, về cơ bản, nó hoàn toàn không có khả năng thay đổi tình hình trên chiến trường… Đây là một sai lầm khác của Hoa Kỳ.”
Putin nói thêm:
“Một sai lầm ở quy mô lớn hơn, tuy vô hình nhưng vẫn có tầm quan trọng lớn, đó là Hoa Kỳ ngày càng bị lôi kéo cá nhân nhiều hơn vào cuộc xung đột này. Và đừng ai nói rằng họ không liên quan gì đến việc này. Chúng tôi tin rằng họ có liên quan.”
Phe diều hâu ở Nga tỏ ra thất vọng với Putin, cho rằng tuyên bố mới nhất của ông ta được đưa ra từ Bắc Kinh là quá yếu. Một blogger nổi tiếng có tên Rybar đã viết hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ và phương Tây đã vượt qua hết lằn ranh đỏ này đến lằn ranh đỏ khác mà chúng ta chẳng có biện pháp gì như đã cảnh cáo ban đầu ngoài những lời lẽ quá yếu như “đây lại là một sai lầm khác” hay “họ đã lún sâu hơn.”
Ukraine đã nhiều lần yêu cầu Washington cung cấp hỏa tiễn tầm xa để giúp nước này tấn công và làm gián đoạn các đường tiếp tế, căn cứ không quân và mạng lưới đường sắt trên lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
Một số phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn Atacms trong cuộc tấn công qua đêm hôm thứ Ba nhằm vào hai căn cứ không quân trên lãnh thổ do Nga nắm giữ.
Không đề cập đến hỏa tiễn của Mỹ, lực lượng đặc biệt Ukraine cho biết họ đã thực hiện một chiến dịch trong đêm mang tên “chuồn chuồn” tấn công một phi trường quân sự ở Berdiansk và một phi trường khác ở khu vực Luhansk và dẫn đến “tổn thất đáng kể” cho phía Nga.
4. Thủ tướng Estonia mất tinh thần trước cái bắt tay của Orban với tên 'tội phạm' Putin
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho biết những hình ảnh thủ tướng Hung Gia Lợi của quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu bắt tay với Vladimir Putin là “rất, rất khó chịu” và bất chấp logic nếu xét đến lịch sử quá khứ của Budapest với Mạc Tư Khoa.
Liên Xô đã đàn áp dã man cuộc nổi dậy của người Hung Gia Lợi chống lại chế độ cộng sản bắt đầu từ cuối tháng 10, 1956. Sáng ngày 4 tháng 11, 1956 quân đội Liên Xô tiến vào Budapest với lực lượng lớn và đè bẹp cuộc nổi dậy. Trong vài ngày tiếp theo, hàng ngàn người Hung Gia Lợi đã bị quân Liên Xô giết chết. Hàng trăm ngàn người khác chạy sang phương Tây để xin tị nạn. Ngày 22 tháng 11, 1956, Liên Xô bắt giữ Thủ tướng Nagy. Ông đã bị thay thế bởi một chính phủ bù nhìn sẵn sàng tuân thủ đường lối của Liên Xô hơn. Hàng chục ngàn người Hung Gia Lợi bị bắt đày sang Tây Bá Lợi Á và chết rũ tù ở đó.
Bất chấp thực tại lịch sử này, Hung Gia Lợi đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga so với các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu khác và được coi là đối thủ tiềm năng chính đối với quyết định vào tháng 12 về việc có nên mở các cuộc đàm phán gia nhập Liên Hiệp Âu Châu với Ukraine hay không, điều này đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của 27 thành viên khối.
Cho đến nay Hung Gia Lợi vẫn tìm cách cản trở Thụy Điển gia nhập NATO.
Viktor Orbán và Putin đã hội đàm tại Trung Quốc hôm thứ Ba, trong đó Thủ tướng Hung Gia Lợi nói với Putin rằng ông chưa bao giờ muốn phản đối Mạc Tư Khoa và đang cố gắng cứu vãn các mối liên hệ song phương.
5. Biểu tình ở ít nhất 8 thành phố ở Trung Đông
Sau vụ nổ tại một bệnh viện ở Gaza, nơi hàng trăm người đang trú ẩn và bệnh nhân đang được điều trị, các cuộc biểu tình đã bùng phát ở các thành phố trên khắp Trung Đông, bao gồm cả Li Băng, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng trăm người Palestine đã tràn ra đường ở các thành phố lớn ở Bờ Tây, bao gồm Ramallah, trụ sở của Chính quyền Palestine, nơi những người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh Palestine, khiến họ đã bắn trả bằng lựu đạn khói.
Theo phóng viên AFP, hàng trăm người biểu tình đã xô xát với lực lượng an ninh Li Băng bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở làng Awkar vào tối thứ Năm, nơi những người biểu tình ném đá.
Cảnh sát đã bắn nhiều loạt hơi cay để giải tán người biểu tình, trong khi các bác sĩ lao vào điều trị cho những người bị ảnh hưởng.
Đại sứ quán Hoa Kỳ là một khu phức hợp rộng lớn và kiên cố, cách Beirut 20 phút về phía bắc, trong làng Awkar.
Phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Li Băng hôm thứ Ba đã kêu gọi “ngày thịnh nộ” để lên án điều mà họ cho là cuộc tấn công của Israel vào một bệnh viện ở thành phố Gaza. Quân đội Israel đổ lỗi cho một hỏa tiễn bị bắn nhầm bởi Nhóm thánh chiến Hồi giáo, là một nhóm chiến binh khác với Hamas cũng có trụ sở tại Gaza.
Hàng trăm người cũng tập trung tại đại sứ quán Pháp ở Beirut, giương cờ Hezbollah và ném đá chất đống ở lối vào chính của đại sứ quán.
Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức tại đại sứ quán Israel ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Đoạn phim truyền hình cho thấy các cuộc biểu tình ở thành phố Taz phía tây nam Yemen, cũng như ở thủ đô Maroc và Iraq.
Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài đại sứ quán Anh và Pháp ở Tehran vào đầu giờ thứ Tư.
6. Biden yêu cầu Israel đừng 'lặp lại sai lầm' của Mỹ sau vụ 11/9
Tổng thống Joe Biden đã có chuyến thăm bất ngờ đến Israel vào hôm thứ Tư. Tổng thống tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ nhưng kêu gọi Israel không nên 'nổi cơn thịnh nộ' và yêu cầu Netanyahu hứa sẽ cho phép viện trợ vào Gaza
Joe Biden đã kêu gọi Israel đừng “bị tiêu diệt” bởi cơn thịnh nộ khi phản ứng trước cuộc tấn công của Hamas, khi tổng thống Mỹ cam kết hỗ trợ kiên quyết cho Israel để tự vệ và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hứa sẽ cho phép viện trợ vào Gaza qua Ai Cập.
Tại Tel Aviv, Biden kèm theo cam kết hỗ trợ của Hoa Kỳ bằng những lời khuyên. Trong một thông điệp rõ ràng gửi tới chính phủ của ông Netanyahu, ông nói rằng việc lãnh đạo trong thời chiến đòi hỏi phải có suy nghĩ rõ ràng và những quyết định cứng rắn.
“Luôn luôn có giá phải trả,” ông nói. “Nó đòi hỏi sự thận trọng, đòi hỏi phải đặt những câu hỏi rất khó, đòi hỏi sự rõ ràng về mục tiêu và đánh giá trung thực về việc liệu con đường bạn đang đi có đạt được những mục tiêu đó hay không.
“Hôm nay tôi đã yêu cầu nội các Israel… đồng ý cung cấp hỗ trợ nhân đạo để cứu sống dân thường ở Gaza. Dựa trên sự hiểu biết rằng sẽ có các cuộc thanh tra và viện trợ sẽ đến tay dân thường chứ không phải Hamas, Israel đã đồng ý rằng viện trợ nhân đạo có thể bắt đầu chuyển từ Ai Cập đến Gaza”, ông Biden nói. Ông nói, xe tải sẽ bắt đầu băng qua biên giới “càng sớm càng tốt”.
Nhưng ông nói thêm: “Hãy để tôi nói rõ: nếu Hamas chuyển hướng hoặc cướp đi sự trợ giúp, họ sẽ một lần nữa chứng minh rằng họ không quan tâm đến phúc lợi của người dân Palestine, và như một vấn đề thực tế, nó sẽ ngăn cộng đồng quốc tế khỏi khả năng có thể cung cấp sự trợ giúp này.”
Biden bày tỏ sự đau buồn đối với hàng trăm người Palestine được cho là đã chết trong vụ nổ tại bệnh viện al-Ahli Arab ở thành phố Gaza vào tối thứ Ba, nhưng ông cho biết Mỹ đã đồng ý với Israel về nguyên nhân.
Ông nói: “Dựa trên thông tin mà chúng tôi có được cho đến nay, có vẻ như đây là kết quả của một hỏa tiễn sai lầm do một nhóm khủng bố ở Gaza bắn”. Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết nguyên nhân là do một quả hỏa tiễn do Thánh chiến Hồi giáo Palestine bắn, trong khi Hamas nói rằng vụ nổ là do một cuộc không kích của Israel.
Phát biểu tại Tel Aviv vào cuối chuyến thăm một ngày tới khu vực, không bao gồm bất kỳ cuộc gặp nào với các nhà lãnh đạo từ thế giới Ả Rập, Biden đã so sánh tình trạng khó khăn của Israel sau vụ thảm sát hơn 1.400 công dân của nước này với cuộc khủng hoảng 22 năm trước đây của Mỹ sau vụ tấn công 11/9. Ông nói, đất nước của ông đã “tìm kiếm và đạt được công lý”, nhưng cũng “phạm sai lầm”.
Sau nhiều giờ đàm phán với Thủ tướng Netanyahu và nội các chiến tranh của ông, ông Biden cho biết Israel đã đồng ý cho phép mở biên giới Ai Cập-Gaza để vận chuyển thực phẩm, nước và các thiết bị y tế rất cần thiết sau 11 ngày phong tỏa hoàn toàn với điều kiện hỗ trợ nhân đạo sẽ không được Hamas chuyển hướng sử dụng cho mục đích riêng của mình.
“Người dân Palestine cũng đang đau khổ rất nhiều và cùng với toàn thế giới chúng tôi thương tiếc sự mất mát sinh mạng của những người Palestine vô tội. Người dân Gaza cần thực phẩm, nước uống, thuốc men và nơi trú ẩn.”
Ông cam kết rằng Mỹ sẽ tiếp tục đáp ứng các nhu cầu an ninh của Israel và ủng hộ đánh giá của Israel rằng vụ nổ kinh hoàng tại bệnh viện ở Thành phố Gaza vào đêm thứ Ba không phải là kết quả của một cuộc không kích của Israel mà là do “một hỏa tiễn sai lầm do một nhóm khủng bố bắn ở Gaza”.
Sau khi ông rời đi, văn phòng thủ tướng Israel cho biết trong một tuyên bố: “Theo yêu cầu của Tổng thống Biden, Israel sẽ không ngăn chặn việc cung cấp viện trợ nhân đạo qua Ai Cập”. Tuyên bố lưu ý rằng viện trợ cho dân thường ở phía nam Dải Gaza sẽ được phép “miễn là những nguồn cung cấp này không đến tay Hamas”, là lực lượng kiểm soát chính trị đối với khu vực này.
Cuối ngày thứ Tư, Biden nói với các phóng viên rằng ông đã nói chuyện với tổng thống Ai Cập, Abdel Fatah al-Sisi, người đã đồng ý mở lại cửa khẩu Rafah để cho phép 20 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza. Biden cho biết những con đường gần biên giới sẽ cần được sửa chữa, nhưng số viện trợ đó có thể bắt đầu đến lãnh thổ vào hôm thứ Sáu.
“Israel đã bị thiệt hại nặng nề nhưng sự thật là họ có cơ hội giảm bớt đau khổ cho những người không có nơi nào để đi – đó là điều họ nên làm,” Biden nói trong khi dừng tiếp nhiên liệu tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức.'
Các quan chức Mỹ được cho là đã cố gắng thuyết phục những người đồng cấp Israel trong các cuộc gặp trong chuyến thăm của tổng thống rằng phản ứng tấn công trên bộ vào Gaza sẽ gây ra một thảm họa nhân đạo, mất đi sự hỗ trợ toàn cầu cho Israel và có lẽ là một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn mà không tiêu diệt được Hamas.
Liên Hiệp Quốc và các cơ quan viện trợ khác đã cảnh báo rằng 2,3 triệu người dân đang bị mắc kẹt ở Gaza đang có nguy cơ tử vong do mất nước, đói khát, bệnh tật và bị thương do bị ném bom. Cơ quan Action Aid cho biết 70% trong số hơn 3.000 người Palestine thiệt mạng trong 10 ngày qua là phụ nữ và trẻ em.
Các tổ chức nhân đạo đã dự trữ đồ cứu sinh ở phía biên giới Ai Cập, chờ cửa khẩu tại Rafah mở cửa. Những lời bảo đảm trước đó trong tuần này rằng đã đạt được thỏa thuận đã được chứng minh là vô căn cứ và nhận xét của Biden cho thấy những lo ngại về an ninh của Israel là trở ngại lớn nhất.
Trong những phát biểu đầy cảm xúc với các phóng viên, Biden nói rõ rằng ông hiểu nỗi đau buồn và thống khổ của gia đình các nạn nhân sau vụ tấn công xuyên biên giới ngày 7 tháng 10 của Hamas, khi 199 người Israel cũng bị bắt làm con tin.
“Công lý phải được thực thi,” Biden nói. “Nhưng tôi cảnh báo rằng, khi bạn cảm thấy cơn thịnh nộ đó, đừng để bị nó tiêu diệt. Sau ngày 11/9, chúng tôi rất phẫn nộ ở Hoa Kỳ. Trong khi chúng tôi tìm kiếm công lý và có được công lý, chúng tôi cũng đã phạm sai lầm.”
Trong khi Biden ở Tel Aviv, Hoa Kỳ đã hỗ trợ ngoại giao cho Israel tại Liên Hiệp Quốc, phủ quyết một nghị quyết của hội đồng bảo an kêu gọi ngừng bắn nhân đạo để cho phép chuyển hàng viện trợ và sẽ thúc giục Israel hủy bỏ lệnh đối với người dân miền bắc Gaza phải di chuyển đến nửa phía nam của vùng đất.
Biểu tình giận dữ bùng lên khắp Trung Đông sau vụ nổ bệnh viện ở Gaza. Phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Li Băng đã kêu gọi một “ngày thịnh nộ” vào thứ Tư, và đã có các cuộc biểu tình ở Bờ Tây do Israel tạm chiếm, Li Băng, Jordan, Libya, Yemen, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc và Iran.
Vụ đánh bom bệnh viện và số người chết nặng nề tại đó đã dẫn đến việc hủy bỏ chặng thứ hai trong sứ mệnh hòa bình Trung Đông của Biden – đó là cuộc gặp ở Amman với Vua Abdullah của Jordan, tổng thống Ai Cập, Abdel Fatah al-Sisi, và Nhà lãnh đạo Chính quyền Palestine ở Bờ Tây, Mahmoud Abbas. Tòa Bạch Ốc cho biết tổng thống đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Ả Rập qua điện thoại từ Lực lượng Không quân trong chuyến trở về nước.
7. Truyền hình nhà nước Nga đã chiếu cảnh người dân Bình Nhưỡng chào đón Ngoại trưởng Nga Lavrov đến thăm Bắc Hàn
Truyền hình nhà nước Nga đã chiếu cảnh chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov, cùng với một bữa tiệc chào đón được giúp vui văn nghệ bởi đoàn văn công trung ương của quân đội Bắc Hàn.
Ngay sau khi đến Bình Nhưỡng, ông Lavrov cho biết chuyến thăm của ông là cơ hội để thảo luận về việc thực hiện các thỏa thuận mà ông Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân đã ký khi họ gặp nhau tại phi trường vũ trụ Vostochny của Nga vào tháng 9.
Ông Lavrov ca ngợi cuộc gặp giữa ông Putin với ông Kim là “lịch sử” và nói rằng cuộc gặp của họ thể hiện “sự quan tâm sâu sắc của các nước đến việc phát triển hợp tác toàn diện”, hãng tin AP đưa tin.
Ông cho biết Nga đánh giá cao “sự ủng hộ rõ ràng, có nguyên tắc của Triều Tiên đối với các hành động của Nga” ở Ukraine.
8. Ước mơ chiến thắng của Nga ở Avdiivka trong bối cảnh Hamas làm loạn ở Trung Đông đã lụi tàn
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why Ukraine Will Triumph in Avdiivka”, nghĩa là “Tại sao Ukraine sẽ chiến thắng ở Avdiivka.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi hy vọng chiếm thị trấn Avdiivka của Donetsk lọt khỏi tầm tay Mạc Tư Khoa, binh lính Ukraine vẫn giữ vững tinh thần trong khi phải trả giá đắt cho việc bảo vệ cửa ngõ dẫn vào phần còn lại của khu vực phía đông.
Đại tá Oleksandr Shtupun, phát ngôn nhân của nhóm lực lượng Tavria của Ukraine bảo vệ Avdiivka, nói với Newsweek hôm thứ Ba: “Về mặt thể chất, điều đó thật khó khăn đối với các binh sĩ của chúng tôi”, nhưng tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine được giao nhiệm vụ bảo đảm Avdiivka không bị thất thủ vẫn cao.
Chiến binh của Điện Cẩm Linh hiện đã thực hiện được một tuần nỗ lực tấn công lớn đầu tiên ở Ukraine kể từ khi Kyiv phát động cuộc phản công mùa hè vào đầu tháng 6. Mạc Tư Khoa đã điều một số tiểu đoàn tới thị trấn luyện than cốc Donetsk ở trung tâm khu công nghiệp Ukraine, đây sẽ là một chiến thắng mang tính biểu tượng và chiến thuật quan trọng đối với Nga.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Ba cho biết cuộc tấn công vũ trang kết hợp vào Avdiivka là động thái thúc đẩy quan trọng nhất của Nga nhằm vào các vị trí của Ukraine kể từ đầu năm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây giờ đây có vẻ tự tin rằng những nỗ lực tốn kém của Nga chắc chắn sẽ thất bại. Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Hague, cho biết: “Bây giờ có vẻ như Ukraine sẽ giữ vững được Avdiivka”.
Ông nói với Newsweek rằng vài giờ và ngày đầu tiên của cuộc tấn công là rất quan trọng để vượt qua trước khi phía bên kia có thể đưa lực lượng dự bị mới vào. Mertens nói thêm: “Hiện tại Ukraine dường như vẫn chiếm thế thượng phong”, ngay cả khi Kyiv chưa vượt qua được khu vực phòng thủ của Nga.
Chính phủ Anh đồng ý hôm thứ Ba rằng cơ hội thành công trong việc chiếm Avdiivka của Nga dường như “ngày càng khó xảy ra”. Cơ quan cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, trong những ngày gần đây cũng chỉ ra rằng các lực lượng Nga đã thất bại trước “thành trì nổi tiếng được phòng thủ và phòng thủ rất tốt của Ukraine”, và thông điệp ở Mạc Tư Khoa đã thay đổi, họ đang đẩy lùi kỳ vọng về một chiến thắng áp đảo của Nga.
Đó là một yêu cầu khó khăn đối với các lực lượng trên bộ của Nga, vốn đã bị suy kiệt sau nhiều tháng hoạt động phản công của Ukraine, khi tiến hành một cuộc tấn công vào một thị trấn Ukraine được phòng thủ dày đặc và kiên cường chiến đấu như vậy. Nhưng ISW cho biết, Nga có thể đã đạt được một số lợi ích xung quanh Avdiivka vào hôm thứ Hai, “mặc dù với tốc độ tương đối chậm hơn so với các cuộc tấn công ban đầu”. Nga có lẽ cũng đã tái triển khai các đơn vị từ hai lữ đoàn đến Avdiivka, tổ chức nghiên cứu này cho biết thêm hôm thứ Hai.
Đại tá Shtupun nói với Newsweek hôm thứ Ba rằng hoạt động của Nga xung quanh Avdiivka hiện đã “giảm đi phần nào” trong ngày qua. Ông cho biết lực lượng Ukraine bảo vệ Avdiivka đã đẩy lùi 10 cuộc tấn công của Nga kể từ hôm thứ Hai. Số liệu từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine trong vài ngày trước cho thấy số vụ tấn công của Nga vào thị trấn cao hơn khoảng 50% so với con số này mỗi ngày.
Shtupun cho biết Nga đã tiến hành 16 cuộc không kích và gần 600 quả đạn pháo trên khắp chiến tuyến thuộc khu vực quản lý của nhóm Tavria, bao gồm cả Avdiivka, trong 24 giờ qua.
Thiếu tá Viktor Trehubov, người phục vụ trong quân đội Ukraine, nói với Newsweek hôm thứ Hai: “Cuộc tấn công hiện tại của Nga rất khốc liệt nhưng vẫn không thành công, chủ yếu là do hiệu quả chưa từng có của các máy bay không người lái của Ukraine”.
Theo Shtupun, thương vong của Nga cũng giảm. Ông cho biết, bốn ngày đầu tiên của cuộc tấn công của Nga đã chứng kiến tổn thất về nhân sự tăng đột biến, lên tới 800 chiến binh của Nga mỗi ngày. Ông nói thêm: “Bây giờ tổng số tổn thất đã giảm”. Ông nói rằng Nga đang đẩy các binh sĩ bộ binh hạng nhẹ của mình vào chỗ “chắc chắn phải chết”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Nga đã phải chịu tổn thất đáng kể về thiết bị hạng nặng và số thương vong rất cao trong trận chiến giành Avdiivka, các báo cáo tình báo nguồn mở và các quan chức Ukraine cho biết trong những ngày gần đây.
Shtupun cho biết trong 5 ngày đầu tiên của các cuộc tấn công tăng cường vào Avdiivka, hàng ngũ của Nga đã mất ít nhất 3.000 người. Ông cho biết thêm, khoảng 18 binh sĩ Nga đã đầu hàng lực lượng Ukraine và 61 xe tăng Nga cũng như 3 máy bay tấn công mặt đất Su-25 của Nga đã bị phá hủy.
Từ giờ trở đi, phần lớn phụ thuộc vào việc Nga đã chịu bao nhiêu tổn thất và bao nhiêu tổn thất nữa sẽ tiếp tục phải gánh chịu. Mertens cho biết vẫn chưa rõ liệu việc tấn công Avdiivka có khiến Mạc Tư Khoa phải trả giá nhiều hơn mức họ có thể chi trả hay không.
Avdiivka đã trở thành cái gai đối với Nga kể từ khi lực lượng ủy nhiệm của nước này nổi lên ở Donetsk năm 2014 và Mạc Tư Khoa sáp nhập bán đảo Crimea vào phía nam lục địa Ukraine. Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, Anh, nói với Newsweek rằng trong 9 năm, Ukraine đã có thời gian xây dựng hệ thống phòng thủ của mình một cách tỉ mỉ và “rất khó để thay thế được chúng”..
Vitaliy Barabash, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự của thị trấn, đã ước tính trước đó rằng có khoảng 1.600 cư dân vẫn đang sống trong thị trấn. Dân số trước chiến tranh của thị trấn khoảng 30.000 người.
Việc Nga nắm quyền kiểm soát Avdiivka có ý nghĩa về mặt quân sự và nó sẽ mang lại một chiến thắng mang tính biểu tượng quan trọng. Thị trấn do Ukraine kiểm soát nằm trong tuyến phòng thủ của Nga ở Donetsk và Nga đã nhiều lần cố gắng chiếm giữ nó. Các chuyên gia cho biết, Nga một phần muốn chiếm Avdiivka vì có thể bảo vệ Donetsk tốt hơn trước các cuộc tấn công của Ukraine trong tương lai, đồng thời ngăn chặn các cuộc pháo kích vào Thành phố Donetsk ngay phía nam Avdiivka.
Miron lập luận rằng Avdiivka, tọa lạc trên một ngọn đồi, sẽ là “lý tưởng” đối với Nga và giúp bảo đảm quyền kiểm soát đường cao tốc quan trọng giữa Avdiivka và Horlivka, về phía đông bắc. Bà nói, nó cũng sẽ mở ra một tuyến đường đến thành phố Kramatorsk do Ukraine kiểm soát, nằm cách Avdiivka khoảng 43 dặm về phía bắc.
Nhưng Nga có thể cũng tấn công vào Avdiivka để đánh lạc hướng lực lượng Ukraine khỏi các điểm khác dọc chiến tuyến, Michael Clarke, giáo sư tại khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, nói với Newsweek vào tuần trước.
Nga “rất cần một 'chiến thắng quan trọng'“, Shtupun nói, mặc dù rõ ràng lực lượng Ukraine có ý định từ chối Mạc Tư Khoa bất kỳ chiến thắng nào như vậy.
Hồng Y sẵn sàng cho Hamas bắt để giải thoát trẻ em. IS lấy mạng 2 người ở Bỉ, hung thủ chưa bị bắt
VietCatholic Media
05:25 19/10/2023
1. Khủng bố diễn ra tại Bỉ, 2 người thiệt mạng, hung thủ vẫn ngoài vòng pháp luật
Cơn ác mộng của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo một lần nữa khiến Âu Châu lo sợ. Cuộc truy lùng người đàn ông nổ súng ở trung tâm Brussels trong khi hét lên “Allah akbar” và giết chết hai người vẫn không thành công. Kẻ tấn công sau đó đã bỏ trốn và thay mặt IS nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Hai nạn nhân đều mang quốc tịch Thụy Điển. Có khả năng là có mối liên hệ với cuộc tranh cãi trong thế giới Hồi giáo về các bản sao kinh Koran bị người tị nạn Iraq đốt ở Malmo. Vào buổi tối, trận đấu Bỉ-Thụy Điển dự kiến diễn ra tại sân vận động King Baudouin, sau đó bị đình chỉ và hai người thiệt mạng đều mặc áo đội tuyển quốc gia Thụy Điển.
Văn phòng công tố thông báo rằng tài xế taxi chở họ bị thương và qua khỏi tình trạng nguy hiểm. Các nhân chứng được Le Soir dẫn lời cho biết đã nhìn thấy một cá nhân có vũ trang mặc áo khoác màu cam huỳnh quang và đội mũ bảo hiểm màu trắng bỏ chạy trên một chiếc xe tay ga. Người đàn ông được cho là đã bắn vũ khí hạng nặng vào sảnh của một tòa nhà và sau đó vào hai người trên một chiếc taxi vào tối thứ Hai 16/10 theo giờ địa phương.
Kẻ tấn công đã được xác định: tên hắn là Abdeslam Lassoued, 45 tuổi, người Tunisia, từng bị kết án về tội khủng bố ở đất nước hắn và có thể đã đến Ý.
Kẻ tấn công được cho là đã nhận trách nhiệm về hành động này bằng một đoạn video trên mạng xã hội: “Tôi là Abdesalem Guilani, tôi đã trả thù cho những người Hồi giáo. Vừa rồi tôi đã giết ba người Thụy Điển”, anh ta nói bằng tiếng Ả Rập. Và một lần nữa: “Tôi là một mujahid của Nhà nước Hồi giáo. Chúng tôi yêu những người yêu chúng tôi và chúng tôi ghét những người ghét chúng tôi. Chúng tôi sống vì đức tin và chúng tôi chết vì đức tin. Tôi sẵn sàng gặp Chúa một cách vui vẻ và thanh thản.”
Trên một hồ sơ Facebook có thể truy cập đến 9 giờ 25 tối trước khi bị đóng lại, người đàn ông đề cập đến cuộc xung đột giữa Israel và Hamas cũng như đứa trẻ bị giết ở Hoa Kỳ vì cậu là người Palestine.
Theo một số phương tiện truyền thông, kẻ tấn công đã được các cơ quan tình báo liên bang biết đến vì hành vi cực đoan hóa Hồi giáo của hắn. Tờ báo La Libre viết rằng anh ta là một người Tunisia đã xin tị nạn từ năm 2019. Anh ta được cho là cư trú tại Schaerbeek, một khu phố của thủ đô, một trong những cộng đồng dân cư đông đúc nhất của cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi.
Bỉ đã nâng mức cảnh báo lên cấp 4, mức cao nhất dự kiến, đồng nghĩa với mối đe dọa khủng bố “nghiêm trọng và sắp xảy ra”. An ninh xung quanh sân vận động cũng được tăng cường. Và sau hiệp một, các đội đã không trở lại sân, trong khi khán giả được yêu cầu ở lại sân và giữ bình tĩnh. Chính quyền đã chuẩn bị một kế hoạch di tản, bao gồm việc tạo ra một “vùng an toàn” để hướng dẫn “người hâm mộ ra khỏi sân vận động, từng dãy nhà”.
Lực lượng cấp cứu và cảnh sát đã được huy động. Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Tư pháp đã gặp nhau tại Trung tâm Khủng hoảng Quốc gia để theo dõi tình hình.
Lối vào Nghị viện Âu Châu đã bị chặn và những người trong khu phức hợp được yêu cầu ở lại bên trong.
Vụ tấn công ở Brussels diễn ra sau vụ tấn công ở Arras, Pháp, nơi một giáo viên bị giết vài ngày trước. Sau những gì xảy ra ở Brussels, chính phủ Pháp đã quyết định tăng cường kiểm soát biên giới với Bỉ.
Source:epubblica.it
2. Thượng phụ Công giáo Giêrusalem đề nghị Hamas bắt giữ ngài làm con tin và trả tự do cho các trẻ em bị Hamas bắt giữ
Thượng phụ Công giáo Latinh của Giêrusalem đã đề nghị đổi lấy những đứa trẻ đang bị Hamas bắt làm con tin ở Dải Gaza.
Nói chuyện với các nhà báo thông qua cầu truyền hình vào ngày 16 tháng 10, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa cho biết ngài sẵn sàng hiến thân để đổi lấy việc giải thoát các con tin trẻ em bị bắt trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào tuần trước. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng ngài sẵn sàng làm bất cứ điều gì để “đưa những đứa trẻ đó về nhà”.
“Tôi đã sẵn sàng trao đổi chưa? Bất cứ điều gì, nếu điều đó có thể dẫn đến tự do và đưa những đứa trẻ đó về nhà thì không vấn đề gì. Về phía tôi, tôi hoàn toàn sẵn sàng”, Đức Hồng Y nói.
Lực lượng Phòng vệ Israel hôm thứ Hai thông báo rằng 199 con tin Israel, bao gồm cả trẻ em, đang bị Hamas bắt giữ và quân đội đang cố gắng tìm hiểu nơi họ đang bị giam giữ ở Gaza. Tuần trước, những kẻ khủng bố Hamas đã đe dọa sẽ giết một con tin mỗi khi quân đội Israel ném bom các mục tiêu dân sự ở Gaza.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng cần phải “tìm cách đưa các con tin trở lại”.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ, kể cả cá nhân tôi”.
Đức Hồng Y Pizzaballa, nhà lãnh đạo những người Công giáo Latinh sống ở Israel, các lãnh thổ Palestine, Jordan và Síp, lưu ý rằng ngài đã không có bất kỳ liên lạc trực tiếp nào với Hamas kể từ cuộc tấn công bất ngờ vào Israel vào ngày 7 tháng 10.
Vatican sẵn sàng giúp làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình, theo Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin, người đã nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu rằng mối quan tâm chính của Vatican trong bối cảnh xung đột là “việc thả các con tin Israel và bảo vệ những sinh mạng vô tội ở Gaza”.
“Tôi không biết có thể có bao nhiêu cơ hội cho cuộc đối thoại giữa Israel và lực lượng dân quân Hamas,” Đức Hồng Y Parolin nói. “Nhưng nếu có – và chúng tôi hy vọng là có – thì cần phải theo đuổi ngay lập tức và không chậm trễ.”
Ngài nói: “Tòa Thánh sẵn sàng cho bất kỳ cuộc hòa giải cần thiết nào, như mọi khi”.
Đức Hồng Y Pizzaballa đã kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình và hòa giải ở Thánh Địa vào thứ Ba, ngày 17 tháng 10, đồng thời kêu gọi người Công giáo tổ chức những giờ cầu nguyện với việc chầu Thánh Thể và đọc kinh Mân Côi “để dâng lên Thiên Chúa Cha niềm khát khao của chúng ta cho hòa bình, công lý và hòa giải.”
“Trong thời điểm đau buồn và mất tinh thần này, chúng ta không muốn tiếp tục bất lực. Chúng ta không thể để cái chết và vết chích của nó (1 Cor 15:55) là lời duy nhất chúng ta nghe được,” ngài nói.
“Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy cần phải cầu nguyện, phải hướng lòng mình về Thiên Chúa Cha. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể có được sức mạnh và sự thanh thản cần thiết để chịu đựng những thời điểm khó khăn này, bằng cách hướng về Ngài, cầu nguyện và chuyển cầu, để cầu xin và kêu cầu Thiên Chúa giữa nỗi thống khổ này.”
Source:Catholic News Agency
3. ECU kêu gọi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô thành lập cơ cấu giáo hội đặc biệt dành cho người Ukraine ở Âu Châu
Các tín hữu Chính Thống Giáo Ukraine đang sinh sống tại Liên Hiệp Âu Châu không muốn tham dự các thánh lễ Chúa Nhật trong các nhà thờ của Chính Thống Giáo Nga hay Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Công nghị Âu Châu của người Ukraine, gọi tắt là ECU, đã kêu gọi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô thành lập một cơ cấu giáo hội đặc biệt để chăm sóc những người Ukraine Chính thống ở các nước Âu Châu và sẽ có mối liên hệ không thể tách rời với Tòa Thượng phụ Đại kết và Giáo hội Chính thống Ukraine.
Pavlo Sadokha, Phó Chủ tịch Công nghị Thế giới Ukraine ở Tây Âu, Chủ tịch Liên minh người Ukraine ở Bồ Đào Nha đã cho biết như trên.
Một lá thư tương ứng đã được gửi trực tiếp đến Đức Thượng phụ Đại kết trong chuyến thăm Tây Ban Nha và trước Phụng Vụ Thánh với những người Ukraine Chính thống ở Madrid.
“Trong cấu trúc này, kiểu mà ngài sẽ xác định rõ nhất, chúng tôi muốn cảm nhận được mối liên hệ sống động với Constantinople và Kyiv, cẩn thận gìn giữ và phát triển đức tin, những việc làm tốt, tình yêu đối với Chúa và Tổ quốc-Ukraine của chúng ta. Chúng tôi tin và biết rằng Ngài, một người bạn trung thành và vững chắc của Ukraine, sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất có thể cho vấn đề này cùng với Đức Tổng Giám mục của chúng tôi, là Đức Tổng Giám Mục Epiphani,của Kyiv và Toàn thể Ukraine,” lời kêu gọi viết.
Trong bài phát biểu với người dân Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết ngài sẽ đến thăm Kyiv vào năm tới và dự định mời Đức Thánh Cha Phanxicô tổ chức một cuộc gặp chung tại Ukraine. Ông Sadokha nói thêm.
Trong chuyến thăm Estonia từ 12 đến 20 tháng 9, nhân dịp kỷ niệm 100 năm trao quyền tự trị cho Giáo hội Chính thống Tông đồ Estonia, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã nói chuyện với các tín hữu Ukraine và chúc người Ukraine chiến thắng trong cuộc đấu tranh vì tự do.
Source:UkrInform
Diễn biến lớn: TQLC Ukraine đã vượt sông Dnipro. Lính Dù Nga bỏ chạy, 2 máy bay đến cứu bị bắn rơi
VietCatholic Media
15:11 19/10/2023
1. Ukraine thắng lớn ở phía Nam thành phố Bakhmut. Lính Dù Nga bỏ chạy để lại nhiều hệ thống pháo
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 19 tháng 10, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong 24 giờ qua, các cuộc giao tranh ở thị trấn Avdiivka đã giảm hẳn so với tuần qua.
Riêng ở phía Nam thành phố Bakhmut, ông nói: “Tin tốt từ tiền tuyến. Nhờ có Lực lượng Tác chiến Đặc biệt, người Nga hiện có ít xe tăng hơn.” Ông cho biết Lực lượng Tác chiến Đặc biệt số 73 đã phát hiện nhiều thiết bị quân sự của đối phương. Trong trận tấn công đầu tiên vào sáng 19 tháng 10, 3 chiếc xe tăng Nga đã nổ tung.
Quân Ukraine cũng đã tấn công vào một Lữ Đoàn Dù Nga đang bảo vệ phía Nam thành phố Bakhmut. Một chiếc Su-27 và một chiếc máy bay trực thăng đến cứu đám lính Dù Nga đã bị bắn hạ. Không có Không Quân yểm trợ lính Dù Nga rút lui bỏ lại nhiều hệ thống pháo.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, Nga đã thiệt mất 630 quân cùng với 11 xe tăng, 17 xe thiết giáp, 39 hệ thống pháo, 4 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, và 1 hệ thống phòng không.
2. Ukraine có thể đã vượt sông Dnipro
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều 19 tháng 10, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã báo cáo về cuộc rút lui hỗn loạn của lính Dù Nga ở phía Nam thành phố Bakhmut. Các máy bay Nga lên tiếp cứu đã bị bắn rơi 2 chiếc.
Trong phần hỏi đáp, một ký giả đã nêu câu hỏi về các tin tức cho rằng quân Ukraine đã bất ngờ vượt sông Dnipro. Ông cho biết sẽ có các báo cáo sau.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Seems To Indirectly Confirm Dnipro Troop Crossing”, nghĩa là “Ukraine dường như gián tiếp xác nhận việc vượt biên của quân đội Dnipro.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Quân đội Kyiv dường như đã gián tiếp xác nhận các báo cáo rằng quân đội Ukraine đã vượt sông Dnipro và thiết lập một vị trí trên bờ Đông của Kherson bị Nga tạm chiếm một phần.
Các kênh Telegram của Nga đưa tin rằng các thành phần của hai Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Ukraine đã vượt sông và tiến hành các cuộc tấn công dữ dội trong hai ngày 17 và 18 tháng 10, xuyên thủng hàng phòng thủ ban đầu của Nga, tiến về phía trước và tái chiếm được các làng Poyma và Pishchanivka.
Các báo cáo này được đưa ra sau 5 tháng diễn ra cuộc phản công của Kyiv nhằm đòi lại các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ trong suốt cuộc xâm lược toàn diện, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Trong bản cập nhật hoạt động vào chiều thứ Năm, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine dường như đã xác nhận các báo cáo khi nói rằng lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc không kích gần làng Pishchanivka ở Kherson. Nếu Pishchanivka vẫn còn trong tay người Nga, một cuộc không kích như thế chắc chắn không xảy ra.
Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Ở mặt trận Kherson, quân xâm lược đã tiến hành các cuộc không kích gần Novoberyslav, Kozatske, Olhivka, Prydniproske và Pishchanivka ở Kherson.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm thứ Tư cho biết một blogger quân sự nổi tiếng của Nga tuyên bố lực lượng Nga đã cố gắng đẩy lùi lực lượng Ukraine đang tiến lên từ các vị trí ở tả ngạn và về phía sông Dnipro.
ISW cho biết: “Blogger quân sự này tuyên bố rằng một nhóm biệt kích Ukraine vẫn đang hoạt động ở Pishchanivka tính đến chiều ngày 18 tháng 10. Tuy nhiên, người viết blog này cho rằng lực lượng Nga chỉ còn giữ được các vị trí ở ngoại ô phía nam của khu định cư”.
Viện nghiên cứu lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Nga cũng thừa nhận các hoạt động của Ukraine, tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã ngăn chặn bốn nhóm trinh sát và phá hoại của Ukraine gần Pidstepne (cách thành phố Kherson 10 dặm về phía đông) và ở Poyma.
“Các nguồn tin của Nga bày tỏ quan ngại rõ ràng về các hoạt động đang diễn ra của Ukraine ở bờ đông Kherson và coi các hoạt động này là một phần trong hoạt động tiềm năng lớn hơn của Ukraine”, cơ quan này cho biết.
Một trận chiến khốc liệt đã diễn ra ở thành phố Avdiivka thuộc vùng Donetsk của Ukraine. ISW cho biết các lực lượng Nga có thể đã phát động một nỗ lực tấn công đáng kể và đang diễn ra xung quanh Avdiivka vào ngày 10/10 bằng các lực lượng đưa từ Kherson.
Theo tổ chức tư vấn này, lực lượng Nga vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công theo hướng Avdiivka vào hôm thứ Tư và đã đạt được những tiến bộ hạn chế.
Binh lính Nga cũng phàn nàn về điều kiện vệ sinh tại các chiến hào của họ trong khu vực và nói rằng pháo kích của Ukraine đang ngăn cản quân đội di chuyển khỏi vị trí của họ.
3. Nhiều người bước ra khỏi phòng họp để phản đối Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Multiple People Walk out of Putin's Speech as He Praises China's Xi”, nghĩa là “Nhiều người bước ra khi Putin phát biểu ca ngợi ông Tập của Trung Quốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Nhiều người đã bước ra khỏi hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu tại cuộc họp mà ông đã tham dự cùng với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Reuters đưa tin các đại biểu Âu Châu bao gồm cả Jean-Pierre Raffarin, cựu thủ tướng Pháp, đã bước ra khỏi phòng ngay trước khi ông Putin bắt đầu phát biểu hôm thứ Tư.
Putin đã đến Bắc Kinh vào thứ Ba để thăm Tập Cận Bình, đồng minh lớn thân cận nhất của ông, và phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba của Sáng kiến Vành đai và Con đường, dự án nổi bật của nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng và các tuyến năng lượng giữa Á Châu, Âu Châu và Phi Châu..
Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai được biết đến của Tổng thống Nga kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, ban hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 3. Chuyến thăm cuối cùng của Putin tới Bắc Kinh là vào năm 2022, vài tuần trước khi ông phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
ICC ở La Hay đã cáo buộc Putin bắt cóc bất hợp pháp trẻ em từ Ukraine sang Nga. Trung Quốc là một trong số ít nơi ông ta không thể bị bắt vì Bắc Kinh không phải là quốc gia ICC. Các nước ICC được yêu cầu bắt giữ Putin nếu ông bước chân vào lãnh thổ của họ.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Trong bài phát biểu của Tổng thống Nga tại diễn đàn, ông ca ngợi ông Tập về những thành công của Sáng kiến Vành đai và Con đường, nói rằng: “Những người bạn Trung Quốc của chúng tôi đã làm được điều đó”.
“Nga và Trung Quốc, giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, chia sẻ mong muốn hợp tác bình đẳng, cùng có lợi nhằm đạt được tiến bộ kinh tế và phúc lợi xã hội bền vững và lâu dài trên toàn cầu, đồng thời tôn trọng sự đa dạng của nền văn minh và quyền con người của mỗi quốc gia theo mô hình phát triển riêng của mình.”
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Hai, Putin nói rằng ông Tập “gọi tôi là bạn của ông ấy và tôi gọi ông ấy là bạn của tôi”.
Tổng thống Nga nói thêm rằng có câu nói: “Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai”. Anh ta nói tiếp: “Vì vậy, nếu bây giờ tôi khen ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi sẽ cảm thấy không thoải mái phần nào vì giống như tôi đang khen ngợi chính mình. Vì vậy tôi sẽ cố gắng khách quan.”
Putin mô tả chủ tịch Trung Quốc là “một trong những nhà lãnh đạo được thế giới công nhận”, người không “đưa ra quyết định nhất thời dựa trên một số tình hình hiện tại mà đánh giá tình hình, phân tích và nhìn về tương lai”.
4. Những tiết lộ mới nhất của tình báo Hoa Kỳ về vụ tấn công bệnh viện Gaza
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why U.S. Intel Says Israel Did Not Attack Gaza Hospital”, nghĩa là “Tại sao Tình báo Hoa Kỳ cho biết Israel không tấn công bệnh viện Gaza.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tình báo Mỹ kết luận rằng Lực lượng Phòng vệ Israel đã không tấn công Bệnh viện Ahli Arab ở Thành phố Gaza và 500 thường dân không chết ở đó, theo nhiều quan chức ở Washington.
Bộ Y tế Palestine ở Gaza cho biết ít nhất 500 người đã thiệt mạng trong vụ nổ tại bệnh viện hôm thứ Ba. Hamas đã hứa sẽ công bố bằng chứng cho thấy Israel đã đánh bom bệnh viện.
Một sĩ quan cao cấp của Cơ quan Tình báo Quốc phòng nói với Newsweek: “Israel không nhắm vào bệnh viện, điều đó chúng tôi biết”. “Hình ảnh và tín hiệu bị chặn cũng cho thấy một hỏa tiễn bắn từ bên trong Gaza đã hạ cánh gần bệnh viện chứ không phải ngay tại bệnh viện.”
“Chúng tôi không biết có bao nhiêu người chết, Israel cũng vậy. Chưa biết,” một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ làm việc về chủ đề này cho biết. “Nhưng thông tin tình báo của chúng tôi và của Israel cho thấy nhiều nhất là vài chục người thôi. Tôi không nói rằng đây không phải là một thảm kịch,” viên sĩ quan nói, “nhưng đây chỉ là một trường hợp khác về sự cường điệu hóa và dối trá trắng trợn của Hamas. Người Palestine là bên chịu trách nhiệm, không phải Israel.”
Các quan chức và nhà phân tích liên lạc với Newsweek nói rằng họ nhận ra rằng câu chuyện liên quan đến cuộc chiến Hamas hiện đã thay đổi về cơ bản, cụ thể là người ta tập trung nhiều sự chú ý hơn vào nỗi đau khổ của người Palestine và ít chú ý hơn đến cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel khiến 1400 người thiệt mạng.
Một sĩ quan tình báo cao cấp cho biết: “Mọi thứ về cuộc chiến Hamas, từ khả năng Israel xâm lược trên bộ đến tốc độ ném bom của Israel giờ đây sẽ bị thay đổi”.
Lực lượng Không quân Israel, gọi tắt là IAF, cũng đã công bố tài liệu cho thấy Thánh chiến Hồi giáo, gọi tắt là PIJ, đã bắn khoảng 10 quả hỏa tiễn về phía Israel từ cùng khu vực có bệnh viện. IAF cho biết, một hoặc nhiều hỏa tiễn về mặt kỹ thuật “không thành công”, và hạ cánh xuống một bãi đậu xe. Cảnh quay từ máy bay không người lái do IAF công bố cho thấy mảnh đạn gây hư hại cho tòa nhà bệnh viện.
IAF chỉ ra rằng không có đặc điểm miệng hố của bom trên không và không có thiệt hại phụ. IAF cho biết: “Cũng có thể thấy các tòa nhà bên cạnh bệnh viện không bị hư hại gì”. “Đây là bằng chứng nữa cho thấy IDF không ném bom chiến tranh vào khu vực này.”
IAF công bố dữ liệu và bản đồ cho thấy kết quả rõ ràng của việc hỏa tiễn của người Palestine phóng nhằm vào Israel đã thất bại và đáp xuống Gaza. IAF cho biết: “Các vụ phóng được thực hiện từ các khu phức hợp liền kề với các tòa nhà có dân cư sinh sống như bệnh viện, trường học của Liên Hiệp Quốc, nhà thờ Hồi giáo, nhà hàng, tòa nhà ngoại giao và khách sạn”.
Một bản đồ do Lực lượng Phòng vệ Israel công bố cho thấy những gì họ nói là các vụ phóng hỏa tiễn thất bại của người Palestine ở Dải Gaza. Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng Israel đã không đánh bom một bệnh viện ở Gaza như Hamas cáo buộc.
Một quan chức Hamas nói với Newsweek rằng nhóm này đang thu thập bằng chứng cho thấy bệnh viện đã bị lực lượng Israel tấn công, bao gồm cả lời kể của các nhân chứng và mảnh vỡ của hỏa tiễn. Ông cho biết điều này sẽ được trình bày trên phạm vi quốc tế nhưng không đưa ra khung thời gian cụ thể.
Một tuyên bố của Giáo phận Tân giáo Giêrusalem mô tả đây là một “cuộc tấn công tàn bạo” trong các cuộc không kích của Israel.
Sĩ quan tình báo của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ nói: “ Tôi biết hiện tại mọi người đang khuyến khích sự thận trọng khi đưa ra kết luận, nhưng sự thật là sự thật”.
Gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Israel, Tổng thống Joe Biden hôm qua cho biết ông “vô cùng đau buồn và phẫn nộ” trước vụ nổ tại bệnh viện, đồng thời nói rằng “có vẻ như nó đã được thực hiện bởi nhóm khác”, nghĩa là lực lượng Palestine.. Hôm nay, khi được nhóm phóng viên hỏi điều gì khiến ông chắc chắn rằng Israel không đứng sau vụ nổ bệnh viện, Biden trả lời: “Dữ liệu mà tôi đã được Bộ Quốc phòng cho xem”.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, cho biết: “Trong khi chúng tôi tiếp tục thu thập thông tin, đánh giá hiện tại của chúng tôi, dựa trên phân tích hình ảnh trên không, thông tin chặn và nguồn mở, là Israel không chịu trách nhiệm về vụ nổ tại bệnh viện ở Gaza hôm thứ Ba”
Phát biểu tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn. Ông cảnh báo: “Khu vực này đang trên bờ vực thẳm”. Hôm Thứ Ba, Guterres đưa ra một tuyên bố lên án “cuộc tấn công” vào bệnh viện, chấp nhận các báo cáo sơ bộ về “hàng trăm người thiệt mạng”.
Cuộc giao tranh đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Israel-Palestine trong nhiều thập kỷ bắt đầu khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10 trong một cuộc tấn công khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Theo hãng tin AP, ít nhất 2.778 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công tiếp theo của Israel ở Gaza.
5. Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân tầm xa của Mỹ gây bối rối cho Putin
Sau khi Ukraine sử dụng lần đầu tiên, hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân tầm xa, gọi tắt là ATACMS /a-tá-kầm/, để phá hủy 9 máy bay trực thăng Nga và cày nát phi đạo của 2 căn cứ không quân, nhiều người Nga tỏ ra mất tinh thần nơi khả năng quân sự của Nga; cũng như khả năng lãnh đạo của Putin.
Phe diều hâu ở Nga tỏ ra thất vọng với Putin, cho rằng phản ứng mới nhất của ông ta được đưa ra từ Bắc Kinh là quá yếu. Một blogger nổi tiếng có tên Rybar đã viết hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ và phương Tây đã vượt qua hết lằn ranh đỏ này đến lằn ranh đỏ khác mà chúng ta chẳng có biện pháp gì như đã cảnh cáo ban đầu ngoài những lời lẽ quá yếu như “đây lại là một sai lầm khác” hay “họ đã lún sâu hơn.”
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Admits Ukraine's U.S.-Supplied ATACMS Pose Threat”, nghĩa là “Putin thừa nhận ATACMS do Mỹ cung cấp gây ra mối đe dọa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân tầm xa, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất gây ra mối đe dọa cho Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Ukraine đã sử dụng ATACMS lần đầu tiên trong cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự ở vùng lãnh thổ Zaporizhzhia và Luhansk bị Nga tạm chiếm hôm thứ Ba. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các quan chức Mỹ sau đó xác nhận rằng một số lượng hỏa tiễn không được nêu rõ gần đây đã được gửi bí mật tới Ukraine.
Putin đã bình luận về sự phát triển này trong cuộc họp báo hôm thứ Tư sau chuyến thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nơi hai nhà độc tài thảo luận về các chủ đề bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và xung đột Israel-Palestine đang leo thang.
Tổng thống Nga cho rằng Mỹ đã phạm “sai lầm” khi cung cấp ATACMS cho Ukraine. Ông thừa nhận rằng các hỏa tiễn “rõ ràng” gây ra mối đe dọa cho quân đội Mạc Tư Khoa nhưng nhấn mạnh rằng chúng “không thể” xoay chiều cuộc chiến theo hướng có lợi cho Ukraine.
“Việc cung cấp ATACMS tất nhiên gây ra tác hại và tạo thêm mối đe dọa”, Putin nói. “Tất nhiên, chúng tôi sẽ có thể đẩy lùi những cuộc tấn công này…Không cần phải nói, chúng là một mối đe dọa. Nhưng quan trọng nhất là về cơ bản nó không thể thay đổi được tình hình trên chiến trường chút nào. Không thể nào. Chắc chắn rồi.”
Ông nói thêm: “Không có gì tốt cho Ukraine theo nghĩa này cả - nó chỉ đơn giản là kéo dài nỗi đau đớn mà thôi”. “Sai lầm có bản chất lớn hơn, vô hình hơn cho đến nay... là Hoa Kỳ ngày càng bị lôi kéo vào cuộc xung đột này”.
Putin tiếp tục bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Joe Biden rằng Nga đã “thua” trong cuộc chiến trước Ukraine, gọi tuyên bố này là “buồn cười” và cho rằng việc Mỹ cung cấp ATACMS cho Kyiv là bằng chứng cho thấy xung đột còn lâu mới kết thúc.
“Nếu Nga thua cuộc rồi, tại sao lại cung cấp ATACMS?” Putin nói. “Mỹ hãy thu hồi ATACMS, và tất cả các loại vũ khí khác, rồi Tổng thống Biden ngồi xuống ăn bánh kếp, đến dự tiệc trà với chúng tôi. Nếu cuộc chiến của chúng tôi đã thất bại, chúng ta đang nói về điều gì? Tại sao ATACMS? Hãy hỏi họ câu hỏi này. Điều đó thật buồn cười.”
Newsweek đã đưa ra bình luận với Tòa Bạch Ốc và Bộ Quốc phòng Nga qua email vào thứ Tư.
Theo hãng tin AP, ATACMS được gửi tới Ukraine có tầm bắn tối đa khoảng 100 dặm hay 160km - ngắn hơn so với các biến thể có khả năng di chuyển lên tới 180 dặm hay 290km. Tuy nhiên, loại Hoa Kỳ gởi cho Ukraine được trang bị bom chùm.
AP đưa tin rằng các phiên bản hỏa tiễn tầm xa không được cung cấp do “Mỹ lo ngại về căng thẳng leo thang với Nga”.
Trước khi xác nhận Ukraine sở hữu ATACMS trong tuần này, Kyiv đã nhiều lần kiến nghị Mỹ gửi vũ khí.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng hỏa tiễn có thể thay đổi cục diện cuộc chiến, mặc dù nhiều đánh giá trước đây dựa trên giả định rằng Ukraine sẽ nhận được các biến thể tầm xa.
6. Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy một tàu hải quân Na Uy đã theo dõi một tàu container Trung Quốc có thể có liên quan đến việc hư hỏng đường ống dẫn khí đốt ở Vịnh Phần Lan trong khoảng 15 giờ khi tàu này di chuyển dọc theo bờ biển phía tây Na Uy hôm thứ Hai.
Reuters đưa tin: Ông Espen Barth Eide, Bộ Trưởng Khí Hậu và Môi Trường Na Uy cho các ký giả biết các nhà điều tra Phần Lan đang điều tra tàu Trung Quốc NewNew Polar Bear và tàu Sevmorput mang cờ Nga cũng như các tàu khác có mặt trong khu vực khi đường ống ở Biển Baltic bị hư hỏng vào ngày 8 tháng 10.
NewNew Polar Bear là tàu container đi giữa Âu Châu và Trung Quốc thông qua Tuyến đường biển phía Bắc ở Bắc Cực.
Hôm thứ Hai, nó rời biển Baltic và đi vào Biển Bắc để đi về phía bắc dọc theo bờ biển Na Uy.
Dữ liệu của Marine Traffic cho thấy, một tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Na Uy, KV Sortland, đã theo dõi NewNew Polar Bear từ lúc 04:00 GMT thứ Hai ngoài khơi mũi phía nam của Na Uy cho đến khoảng 19:15 GMT, khi con tàu này cách Bergen 70 km (43 dặm) về phía tây bắc.
Khu vực này nhìn chung trùng với khu vực đặt hầu hết các đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Na Uy cũng như một số giàn khoan dầu khí quan trọng của nước này.
7. Điện Cẩm Linh khẳng định Putin sẽ độc diễn trong cuộc bầu cử ở Nga nếu quyết định tái tranh cử
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Will Have 'No Competitors' in Russian Elections”, nghĩa là “Putin sẽ 'không có đối thủ' trong các cuộc bầu cử ở Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Ba cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không có đối thủ cạnh tranh nếu ông quyết định tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
“Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng Tổng thống Putin chắc chắn là chính trị gia và chính khách số một ở đất nước chúng tôi”, ông Peskov nói với các phóng viên. “Tôi tin rằng, mặc dù tôi hầu như không có quyền nói về điều này hay điều kia vì vi phạm quy tắc, nhưng tôi có thể nói rằng Tổng thống không có đối thủ cạnh tranh và không thể có bất kỳ đối thủ nào ở Nga.”
Cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 17 tháng 3 năm sau. Putin dự kiến sẽ sớm tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ sáu. Theo những thay đổi hiến pháp được thực hiện trước cuộc chiến ở Ukraine, Putin có thể vẫn nắm quyền cho đến năm 2036.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Đây không phải là lần đầu tiên phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh nói rằng ông Putin gần như chắc chắn sẽ tái đắc cử nếu ông tái tranh cử.
Vào tháng 8, Peskov được dẫn lời nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Nga “không thực sự dân chủ” và dự đoán Putin sẽ giành chiến thắng hơn 90% vào năm tới.
“Cuộc bầu cử tổng thống của chúng tôi không thực sự là dân chủ, đó là sự quan liêu tốn kém,” Peskov nói với The New York Times trong một bài báo đăng ngày 6 tháng 8. “Mr. Putin sẽ tái đắc cử vào năm tới với hơn 90% phiếu bầu.”
Vào ngày cuộc phỏng vấn được xuất bản, truyền thông nhà nước dẫn lời Peskov nói rằng nhận xét của ông đã bị hiểu sai và đưa tin sai.
“Tác giả của bài báo đã giải thích lời của tôi theo một cách hoàn toàn sai lầm,” Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước Tass vào thời điểm đó, đồng thời nói thêm rằng ông đã gặp và nói chuyện với tác giả của báo cáo, đồng thời trả lời một câu hỏi về cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
“Và câu trả lời như sau: mức độ đoàn kết xung quanh tổng thống là hoàn toàn chưa từng có và hiện tại có thể nói rằng nếu ông ấy tái tranh cử tổng thống, ông ấy sẽ được bầu lại với đa số áp đảo, và với cuộc bầu cử.”
Peskov cho biết ông nói với The Times rằng “tổng thống nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử phải được tổ chức, đây là điều mà nền dân chủ yêu cầu”.
Ông cũng nói với trang web tin tức RBC của Nga rằng “mặc dù các cuộc bầu cử là một yêu cầu của nền dân chủ và bản thân Putin đã quyết định tổ chức chúng, nhưng về mặt lý thuyết thì không tổ chức cũng được”.
“Bởi vì rõ ràng là Putin sẽ đắc cử,” ông nói, đồng thời lưu ý rằng tuyên bố của ông “hoàn toàn là quan điểm cá nhân của tôi.”
Ông Putin vẫn chưa công bố nỗ lực tái tranh cử, nhưng các nguồn tin thân cận với Điện Cẩm Linh nói với nhật báo quốc gia Kommersant rằng chiến dịch tranh cử tổng thống không chính thức dự kiến bắt đầu vào tháng 11.
“Theo luật pháp, quốc hội của chúng ta phải đưa ra quyết định vào cuối năm nay”, ông Putin nói vào tháng 9 khi được hỏi liệu ông có tái tranh cử hay không.
8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra nhận định về công cuộc sửa chữa cầu Kerch nối lục địa Nga với bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm trong bối cảnh người Nga đang lo ngại rằng Ukraine đang chờ cho Nga sửa xong trước khi tung một quả ATACSM hủy diệt nó. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Vào ngày 14 tháng 10 năm 2023, Phó Thủ tướng Nga Marat Khusnullin tuyên bố rằng thiệt hại do cuộc tấn công tháng 7 năm 2023 của Ukraine vào cầu Crimea đã được sửa chữa trước thời hạn.
Mặc dù đã hoạt động hoàn toàn nhưng việc sử dụng cầu vẫn bị hạn chế do các thủ tục được ban hành sau vụ tấn công đầu tiên của Ukraine vào tháng 10 năm 2022. Xe tải, vật liệu và nhiên liệu vẫn tiếp tục được di chuyển bằng phà.
Cây cầu Crimea sẽ vẫn là một mắt xích quan trọng trong việc duy trì sự chiếm đóng của Nga ở Crimea và các lực lượng của nước này ở miền nam Ukraine.
Tuy nhiên, giờ đây gần như chắc chắn đây là một gánh nặng an ninh đáng kể đòi hỏi phải có sự bảo vệ bằng nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng các hệ thống phòng không và các phi hành đoàn lẽ ra sẽ được triển khai ở nơi khác. Niềm tin của lực lượng an ninh Nga vào khả năng bảo vệ công trình rộng lớn và dễ bị tổn thương này sẽ tiếp tục bị đe dọa bởi sự khéo léo của quân đội và các cơ quan an ninh Ukraine.
9. Putin 'bị cô lập' không có nơi nào để đi ngoại trừ Bắc Kinh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Isolated' Putin Has Nowhere To Go Except Beijing”, nghĩa là “Putin 'bị cô lập' không có nơi nào để đi ngoại trừ Bắc Kinh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh sau nhiều tháng bị cô lập cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng của Điện Cẩm Linh vào Trung Quốc.
Hôm thứ Ba, Putin đã đến Bắc Kinh, đánh dấu chuyến công du quốc tế lớn đầu tiên của ông, ngoại trừ một chuyến thăm tới Minsk vào năm ngoái, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Putin đang ở Bắc Kinh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Vành đai và Con đường, gọi tắt là BRI, vào ngày 17 và 18 tháng 10 và dự kiến gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày mai.
Ngày 17/3, Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, ở The Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Putin vì tội ác chiến tranh liên quan đến “bắt cóc và chuyển giao trẻ em trái pháp luật”. Lệnh bắt giữ có liên quan đến kế hoạch đi ra ngoài nước Nga của Putin và ông đã tránh các hội nghị cao cấp ở Nam Phi và Ấn Độ trong những tháng qua.
Các chuyên gia tin rằng Putin đang bị cô lập sẽ tận dụng chuyến thăm Bắc Kinh như một cơ hội để “gặp gỡ những nhà lãnh đạo có cùng chí hướng khác”.
Theresa Fallon, người sáng lập và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga Âu Á, gọi tắt là CREAS, tại Brussels, nói với Newsweek: “Lệnh ICC hạn chế việc đi lại của Putin nhưng ông ấy đã cố gắng gặp được Kim Chính Ân, người đã di chuyển bằng đường sắt, ở Vladivostok. Điều này báo hiệu rằng Putin có những lựa chọn khác, nhưng hãy đối mặt với nó, chuyến thăm nhà lãnh đạo của 'Vương quốc ẩn sĩ' cũng cho thấy Putin bị cô lập như thế nào “.
“Du lịch tới Bắc Kinh để tham gia BRI mang lại cho Putin cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo có cùng chí hướng khác. Sự cô lập của Putin càng làm tăng thêm mối quan hệ phức tạp của ông ấy với Tập cũng như sự phụ thuộc của ông ấy vào Bắc Kinh.”
Putin được Bộ trưởng Bộ Thương mại Vương Văn Đào (Wang Wentao, 王文涛) đón tại phi trường ở Bắc Kinh, nơi ông được chào đón bằng thảm đỏ.
Mạng xã hội Trung Quốc tập trung vào chuyến đi Bắc Kinh của Putin vì Nga vẫn là đồng minh hàng đầu của Trung Quốc. Hashtag “Tổng thống Putin đến Bắc Kinh” đã được xem hơn 220 triệu lần trên Vi Bác và là khuynh hướng số một. Cụm từ tìm kiếm “Tổng thống Putin đến Bắc Kinh” là khuynh hướng số một trên công cụ tìm kiếm nổi tiếng Baidu của Trung Quốc.
Ngay cả trước khi hạ cánh xuống Bắc Kinh, Putin đã bắt đầu dành nhiều lời khen ngợi cho Tập trong một cuộc phỏng vấn với China Media Group ở Mạc Tư Khoa.
“ Chủ tịch Tập Cận Bình là một loại người khác. Ông ấy là một đối tác vững chắc, bình tĩnh, thực dụng và đáng tin cậy”, ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn. “Nga đánh giá cao đề xuất của Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine”.
Nhận xét của Putin về lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến Ukraine được đài truyền hình Phoenix phát sóng, đã không xuất hiện trong bản tin của China Media Group về cuộc phỏng vấn của ông ở Mạc Tư Khoa. Hôm thứ Ba, bình luận của Putin về lập trường Ukraine của Trung Quốc đã bắt đầu một khuynh hướng truyền thông xã hội trên mạng xã hội Twitter với hashtag: “Putin nói cảm ơn Trung Quốc vì đã nghĩ về cách kết thúc Ukraine”. Nhận xét của Putin được người dùng mạng xã hội Trung Quốc nhìn nhận tích cực. Người ta vẫn chưa rõ “cách kết thúc Ukraine” nghĩa là kết thúc cuộc chiến ở Ukraine hay là xóa sổ Ukraine.
Lần cuối cùng ông Tập gặp Putin ở Mạc Tư Khoa là vào tháng 3 khi cả hai công bố “kế hoạch chi tiết mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Nga” với rất ít chi tiết về nội dung của kế hoạch mới. Bắc Kinh đã ngừng đề cập đến “mối quan hệ đối tác không giới hạn” với Mạc Tư Khoa kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, làm phức tạp thêm mối quan hệ song phương.
Neil Thomas, Nghiên cứu viên về Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Xã hội Á Châu, tin rằng Bắc Kinh đang đặt ra “các điều khoản ngoại giao và kinh tế trong quan hệ” với Nga.
“Việc Putin tham dự diễn đàn BRI cho thấy sự liên kết chặt chẽ của ông với Tập trong việc thúc đẩy một trật tự quốc tế ưu tiên phát triển kinh tế hơn là mở rộng dân chủ và ủng hộ lợi ích của các chính phủ độc tài. Nhưng việc Putin xâm lược Ukraine, đã kéo theo sự cô lập nền kinh tế Nga đối với phương Tây, và đã khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, là quốc gia ngày càng có khả năng thiết lập các điều khoản ngoại giao và kinh tế trong quan hệ song phương”, Thomas nói với Newsweek.
Fallon nói thêm rằng Tập đã “bị còng tay trước những lựa chọn sai lầm của Putin”.
“Tập Cận Bình bị còng tay trước những lựa chọn sai lầm của Putin và cuộc chiến ở Ukraine. Điều này đã gây tổn hại đến danh tiếng của Tập, đặc biệt là ở Âu Châu, nhưng Tập vẫn tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với Putin. Putin đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc trong việc bán năng lượng và hàng hóa lưỡng dụng của Nga, nhưng điều này phải trả giá đắt khi Bắc Kinh đang mặc cả để có thêm quyền tiếp cận Bắc Cực và công nghệ tiên tiến mà Điện Cẩm Linh trước đây đã từ chối”, Fallon nói với Newsweek.
Fallon chỉ ra rằng có sự đồng nhất giữa quan điểm của Nga và Trung Quốc về cuộc xung đột Israel-Palestine.
“Tuy nhiên, lập trường của họ đối với Israel không có ánh sáng ban ngày”.
Với Putin bên cạnh, ông Tập có thể sẽ gửi thông điệp tới Mỹ và phương Tây về trật tự toàn cầu mới mà Trung Quốc và Nga mong muốn.
Thomas nói thêm: “Thông điệp của Tập gửi tới thế giới là Trung Quốc là nhà vô địch của Nam bán cầu và là cường quốc có thể cung cấp những gì các nước đang phát triển thực sự muốn, trái ngược với việc phương Tây nói với các nước khác điều gì là tốt nhất và họ nên điều hành chính phủ của mình như thế nào”.
Trong khi đó, chương trình cơ sở hạ tầng đặc trưng của Tập, Sáng kiến Vành đai và Con đường, đang thay đổi trọng tâm.
Thomas nói với Newsweek: “Trung Quốc đang chuyển trọng tâm của BRI từ các dự án xây dựng lớn sang các dự án nhỏ hơn và ít rủi ro hơn, thường giúp phổ biến công nghệ Trung Quốc”.
Các nhà quan sát sẽ theo dõi chặt chẽ các tuyên bố từ cuộc gặp ngày mai giữa Tập và Putin để hiểu được sự phụ thuộc của Điện Cẩm Linh vào Bắc Kinh đã đến mức độ nào.