Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:54 17/10/2015
41. NGẬM THỊT TRONG MỒM.
Có anh Giáp nọ đi bán thịt, đường đến thị trấn thì phải đi qua một nhà vệ sinh, anh ta máng thịt ở bên ngoài nhà vệ sinh.
Lúc này anh Ất lấy trộm thịt của anh Giáp, còn chưa kịp ẩn núp thì anh Giáp đã đi ra, nhìn quanh quất các bức tường để tìm thịt, anh Ất thuận tay lấy thịt ngậm trong miệng, nói:
- “Anh đem thịt bỏ bên ngoài cửa nhà vệ sinh, làm sao mà không mất được ? Giả như anh đem thịt bỏ vào trong miệng như tôi đây, có lý do gì mà mất được chứ ?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 41:
Cái khôn ngoan của người đời thì cũng đồng nghĩa với lừa lọc, luôn có lợi cho mình mà thiệt hại cho người khác.
Cái khôn ngoan của người đời thì chỉ nhìn thấy những tiện ích cá nhân mà không nhìn thấy đức ái đang đứng trứơc cửa nhà la to: yêu thương là chu toàn lề luật.
Người đời vì lòng tham không đáy nên thường gây đau khổ cho nhau bằng những mưu mô xảo trá lừa lọc, cho nên dù sống trong giàu có, danh vọng, họ cũng không tìm thấy được hạnh phúc.
Hạnh phúc là hoa quả của cây khôn ngoan, cho nên người muốn sống hạnh phúc thì:
“Thật lòng ham muốn học hỏi,
chăm lo học hỏi là yêu mến Đức Khôn Ngoan.
Mà yêu mến là tuân giữ lề luật,
chú tâm tới lề luật của Đức Khôn Ngoan,
là bảo đảm được trường sinh bất tử” .
Được sống trường sinh bất tử với Thiên Chúa thì ai mà không ham chứ ?
Học hỏi đức khôn ngoan để sống yêu thương, để thực hành sự công bằng, và để được hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có anh Giáp nọ đi bán thịt, đường đến thị trấn thì phải đi qua một nhà vệ sinh, anh ta máng thịt ở bên ngoài nhà vệ sinh.
Lúc này anh Ất lấy trộm thịt của anh Giáp, còn chưa kịp ẩn núp thì anh Giáp đã đi ra, nhìn quanh quất các bức tường để tìm thịt, anh Ất thuận tay lấy thịt ngậm trong miệng, nói:
- “Anh đem thịt bỏ bên ngoài cửa nhà vệ sinh, làm sao mà không mất được ? Giả như anh đem thịt bỏ vào trong miệng như tôi đây, có lý do gì mà mất được chứ ?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 41:
Cái khôn ngoan của người đời thì cũng đồng nghĩa với lừa lọc, luôn có lợi cho mình mà thiệt hại cho người khác.
Cái khôn ngoan của người đời thì chỉ nhìn thấy những tiện ích cá nhân mà không nhìn thấy đức ái đang đứng trứơc cửa nhà la to: yêu thương là chu toàn lề luật.
Người đời vì lòng tham không đáy nên thường gây đau khổ cho nhau bằng những mưu mô xảo trá lừa lọc, cho nên dù sống trong giàu có, danh vọng, họ cũng không tìm thấy được hạnh phúc.
Hạnh phúc là hoa quả của cây khôn ngoan, cho nên người muốn sống hạnh phúc thì:
“Thật lòng ham muốn học hỏi,
chăm lo học hỏi là yêu mến Đức Khôn Ngoan.
Mà yêu mến là tuân giữ lề luật,
chú tâm tới lề luật của Đức Khôn Ngoan,
là bảo đảm được trường sinh bất tử” .
Được sống trường sinh bất tử với Thiên Chúa thì ai mà không ham chứ ?
Học hỏi đức khôn ngoan để sống yêu thương, để thực hành sự công bằng, và để được hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 28 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:57 17/10/2015
Chúa Nhật 28 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 10, 17-30
“Hãy đi bán những gì anh có rồi đến theo tôi”.
Anh chị em thân mến,
Con người ta ai cũng muốn được giàu có, muốn có nhiều của cải vật chất để sống sung sướng, cho nên bôn ba thức khuya dậy sớm để đi kiếm tiền.
Tiền bạc nối liền khúc ruột của con người, cho nên con người dù phải nguy hiểm đến bản thân cũng cố làm cho “khúc ruột” của mình càng ngày càng lớn, như vậy mới thoả mãn những nhu cầu của cá nhân.
Tuân giữ các lề luật chưa chắc đã được vào Nước Trời bởi vì Đức Chúa Giê-su còn nhắc nhở cho anh thanh niên giàu có: “Anh phải về bán hết những gì anh có mà cho người nghèo...” (Mc 10, 21b) –
Giàu có không phải là cái tội, nhưng sự giàu có thường làm cho con người ta dễ dàng phạm tội và phạm tội nặng hơn những người khác, bởi vì tiền bạc vật chất mà chúng ta có và sử dụng, nó không có con mắt để nhìn thấy người nghèo mà giúp đỡ, nó không có tâm hồn để biết cảm thông, cho nên nó dễ dàng làm cho con người đi lầm đường lạc lối, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã cảnh tỉnh anh thanh niên giàu có cũng như là để nhắc nhở cho chúng ta ngày hôm nay biết rằng: con lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào thiên đàng.
Người biệt phái và các kinh sư cũng như các thầy thông luật đã tuân giữ cách hoàn hảo lề luật, nhưng vẫn bị Đức Chúa Giê-su chê trách, bởi vì họ chỉ giữ luật theo kiểu mặc áo choàng cho đẹp cho oai với mọi người, còn tâm hồn thì thật xa cách lề luật, bởi vì họ đã coi thường những người nghèo khó, những goá bụa và những người neo chiếc cô đơn, nhưng, trái lại một La-gia-rô nghèo khó không cơm ăn áo mặc đã được ngồi trong lòng của tổ phụ Áp-ra-ham để hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Khoảng cách giữa giàu có và thiên đàng không phải chỉ đo bằng tiền bạc hay vật chất, nhưng được đo bằng sự bác ái và yêu thương tha nhân, cho nên nó rất xa và cũng rất gần. Xa là vì chúng ta coi tiền bạc như là cứu cánh của cuộc sống, cho nên tiền bạc đã như một hố lửa sâu ngùn ngụt ngăn cách giữa chúng ta và thiên đàng; gần là vì chúng ta thanh thoát trong việc sử dụng tiền bạc với tinh thần bác ái phục vụ tha nhân, coi tiền bạc như một công cụ trợ lực cho sự phục vụ ấy tốt đẹp hơn...
Anh chị em thân mến,
Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng hôm nay chính là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta, chúng ta đi tham dự thánh lễ để giữ trọn lề luật như Chúa và Hội Thánh dạy, nhưng chúng ta chưa thực hành đúng cốt lõi của lề luật là bác ái và yêu thương.
Hưởng thụ những công lao thành quả của mình làm ra là một hạnh phúc, nhưng càng hạnh phúc hơn khi chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những của cải mình có được, bởi vì cho đi là nhận lại, cho nhiều thì nhận nhiều, mà cho tất cả là nhận được thiên đàng làm gia tài của mình vậy...
Câu hỏi gợi ý :
1/ Tự xét mình, anh (chị) có thấy là mình giàu có hơn người nghèo không, và có lúc nào anh (chị) chia sẻ với người nghèo cái của mình có: vật chất và tinh thần ?
2/ Chúa nói con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước thiên đàng. Anh (chị) có thấy đây là lời “chói tai” hay không, nếu không chói tai, thì anh (chị) làm gì để thực hành lời này cho đúng ý của Chúa ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng : Mc 10, 17-30
“Hãy đi bán những gì anh có rồi đến theo tôi”.
Anh chị em thân mến,
Con người ta ai cũng muốn được giàu có, muốn có nhiều của cải vật chất để sống sung sướng, cho nên bôn ba thức khuya dậy sớm để đi kiếm tiền.
Tiền bạc nối liền khúc ruột của con người, cho nên con người dù phải nguy hiểm đến bản thân cũng cố làm cho “khúc ruột” của mình càng ngày càng lớn, như vậy mới thoả mãn những nhu cầu của cá nhân.
Tuân giữ các lề luật chưa chắc đã được vào Nước Trời bởi vì Đức Chúa Giê-su còn nhắc nhở cho anh thanh niên giàu có: “Anh phải về bán hết những gì anh có mà cho người nghèo...” (Mc 10, 21b) –
Giàu có không phải là cái tội, nhưng sự giàu có thường làm cho con người ta dễ dàng phạm tội và phạm tội nặng hơn những người khác, bởi vì tiền bạc vật chất mà chúng ta có và sử dụng, nó không có con mắt để nhìn thấy người nghèo mà giúp đỡ, nó không có tâm hồn để biết cảm thông, cho nên nó dễ dàng làm cho con người đi lầm đường lạc lối, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã cảnh tỉnh anh thanh niên giàu có cũng như là để nhắc nhở cho chúng ta ngày hôm nay biết rằng: con lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào thiên đàng.
Người biệt phái và các kinh sư cũng như các thầy thông luật đã tuân giữ cách hoàn hảo lề luật, nhưng vẫn bị Đức Chúa Giê-su chê trách, bởi vì họ chỉ giữ luật theo kiểu mặc áo choàng cho đẹp cho oai với mọi người, còn tâm hồn thì thật xa cách lề luật, bởi vì họ đã coi thường những người nghèo khó, những goá bụa và những người neo chiếc cô đơn, nhưng, trái lại một La-gia-rô nghèo khó không cơm ăn áo mặc đã được ngồi trong lòng của tổ phụ Áp-ra-ham để hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Khoảng cách giữa giàu có và thiên đàng không phải chỉ đo bằng tiền bạc hay vật chất, nhưng được đo bằng sự bác ái và yêu thương tha nhân, cho nên nó rất xa và cũng rất gần. Xa là vì chúng ta coi tiền bạc như là cứu cánh của cuộc sống, cho nên tiền bạc đã như một hố lửa sâu ngùn ngụt ngăn cách giữa chúng ta và thiên đàng; gần là vì chúng ta thanh thoát trong việc sử dụng tiền bạc với tinh thần bác ái phục vụ tha nhân, coi tiền bạc như một công cụ trợ lực cho sự phục vụ ấy tốt đẹp hơn...
Anh chị em thân mến,
Người thanh niên giàu có trong Tin Mừng hôm nay chính là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta, chúng ta đi tham dự thánh lễ để giữ trọn lề luật như Chúa và Hội Thánh dạy, nhưng chúng ta chưa thực hành đúng cốt lõi của lề luật là bác ái và yêu thương.
Hưởng thụ những công lao thành quả của mình làm ra là một hạnh phúc, nhưng càng hạnh phúc hơn khi chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những của cải mình có được, bởi vì cho đi là nhận lại, cho nhiều thì nhận nhiều, mà cho tất cả là nhận được thiên đàng làm gia tài của mình vậy...
Câu hỏi gợi ý :
1/ Tự xét mình, anh (chị) có thấy là mình giàu có hơn người nghèo không, và có lúc nào anh (chị) chia sẻ với người nghèo cái của mình có: vật chất và tinh thần ?
2/ Chúa nói con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước thiên đàng. Anh (chị) có thấy đây là lời “chói tai” hay không, nếu không chói tai, thì anh (chị) làm gì để thực hành lời này cho đúng ý của Chúa ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chúa nhật lễ Truyền Giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:59 17/10/2015
>LỄ TRUYỀN GIÁO
Tin mừng : Mt 28, 19-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm một lần, Giáo Hội –trong ngày truyền giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì đó là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà chúng ta cần làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau, hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái có bổn phận truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và rao truyền Lời của Thiên Chúa cho mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của Giáo Hội và của Thiên Chúa !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi, nhưng cuộc sống của họ thì không phải là người Công Giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng rất đáng để cho chúng ta quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào các linh mục để bắt chước các ngài: tốt cũng bắt chước mà xấu cũng bắt chước; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương của mình.
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà chúng ta đang làm việc, học hành, buôn bán. Trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nơi chúng ta rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Đức Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là những người Ki-tô hữu chúng ta.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay chúng ta tự hỏi: cuộc đời tôi đã có bao nhiều lần làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng : Mt 28, 19-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm một lần, Giáo Hội –trong ngày truyền giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì đó là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà chúng ta cần làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau, hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái có bổn phận truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và rao truyền Lời của Thiên Chúa cho mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của Giáo Hội và của Thiên Chúa !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi, nhưng cuộc sống của họ thì không phải là người Công Giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng rất đáng để cho chúng ta quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào các linh mục để bắt chước các ngài: tốt cũng bắt chước mà xấu cũng bắt chước; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương của mình.
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà chúng ta đang làm việc, học hành, buôn bán. Trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su Ki-tô nơi chúng ta rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Đức Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là những người Ki-tô hữu chúng ta.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay chúng ta tự hỏi: cuộc đời tôi đã có bao nhiều lần làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:02 17/10/2015
N2T |
26. Thánh Phao-lô tông đồ nói: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?” (Cv 22, 10)- Câu nói này có tinh thần và có sức mạnh, lời nói tuy đơn giản nhưng ý nghĩa thâm sâu, rất được Thiên Chúa vui lòng.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:04 17/10/2015
130. HỔ THẸN VỚI LÒNG
Có việc về quê để tìm nhà người quen, người ta giới thiệu ngài vào nhà xứ để hỏi vì cha sở biết hết mọi giáo dân của ngài. Ngài biểu tài xế dừng xe xa xa và một mình ngài đi vào cổng nhà thờ, nhìn thấy hai ba thanh niên mặc áo quần lao động, người lấm lem da rám nắng đang kết tranh làm mái nhà trong khuôn viên nhà xứ nói cười vui vẻ, ngài đi đến hỏi những thanh niên ấy là cha sở có ở nhà không ? Một thanh niên đang cầm cái cưa đứng lên nói:
- “Dạ, chào chú, con là cha sở ở giáo xứ này, chú cần gì không ạ ?”
Ngài rất ngạc nhiên vì không ngờ cha sở vừa trẻ lại vừa giản dị và hòa đồng với giáo dân như vậy...
Ngồi trên chiếc xe đắt tiền mới mua trở về nhà, trong lòng ngài cảm thấy hổ thẹn và có chút áy náy, vì ngài làm cha sở một giáo xứ lớn tại thành phố, ngài chưa bao giờ xắn tay áo lên và cùng làm việc với giáo dân...
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có việc về quê để tìm nhà người quen, người ta giới thiệu ngài vào nhà xứ để hỏi vì cha sở biết hết mọi giáo dân của ngài. Ngài biểu tài xế dừng xe xa xa và một mình ngài đi vào cổng nhà thờ, nhìn thấy hai ba thanh niên mặc áo quần lao động, người lấm lem da rám nắng đang kết tranh làm mái nhà trong khuôn viên nhà xứ nói cười vui vẻ, ngài đi đến hỏi những thanh niên ấy là cha sở có ở nhà không ? Một thanh niên đang cầm cái cưa đứng lên nói:
- “Dạ, chào chú, con là cha sở ở giáo xứ này, chú cần gì không ạ ?”
Ngài rất ngạc nhiên vì không ngờ cha sở vừa trẻ lại vừa giản dị và hòa đồng với giáo dân như vậy...
Ngồi trên chiếc xe đắt tiền mới mua trở về nhà, trong lòng ngài cảm thấy hổ thẹn và có chút áy náy, vì ngài làm cha sở một giáo xứ lớn tại thành phố, ngài chưa bao giờ xắn tay áo lên và cùng làm việc với giáo dân...
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi tha thứ cho những vụ bê bối xảy ra ở Roma.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:11 17/10/2015
Đức Thánh Cha kêu gọi tha thứ cho những vụ bê bối xảy ra ở Roma.
Catholic News Service- Với khoảng 30,000 ngàn người tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha đã kêu gọi sự tha thứ cho những vụ bê bối vừa xảy ra trong Giáo Hội.
“Trước khi bắt đầu bài huấn từ , tôi muốn - nhân danh Giáo Hội - mời gọi lòng tha thứ của quý anh chị em cho những vụ bê bối mới xảy ra tại Roma và tại Vatican,” Đức Thánh Cha nói. “ Tôi xin sự tha thứ của anh chị em.”
Trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha ngày 14 tháng 10, ngay sau bài Phúc Âm theo Thánh Matthew nói về việc Chúa Jesus cảnh báo về những vụ bê bối cho “ những kẻ bé mọn”, Đức Thánh Cha đã nói với những người tham dự:
“Lời của Chúa Giê-su rất mạnh mẽ, phải không?”Ngài nói tiếp. “Khốn cho thế gian với nhiều vụ bê bối. Chúa Giê-su quả là người thực tế. Những vụ bê bối sẽ là điều không trách khỏi, nhưng ‘Khốn cho những kẻ đã gây ra những vụ đó.”
Đức Thánh Cha Phanxico không giải thích vụ tai tiếng nào hay nhắm chỉ về những vụ bê bối gì, nhưng lời Ngài được đưa ra trong một tuần khi mà có sự rò rỉ về một lá thư riêng gửi cho Ngài bởi một số Hồng Y bày tỏ quan ngại đối với Thượng Hội Đồng về gia đình .
Phát ngôn viên của Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, sau đó đã nói với các phóng viên rằng, “Nếu Đức Thánh Cha nói một cách chung và bao quát như thế, thì đó là ý định của Ngài” và người phát ngôn viên không cần đi vào từng chi tiết.
Trong bài nói chuyện chính thức về đề tài gia đình, Đức Thánh Cha nhắc đến bổn phận của cha mẹ khi sanh những đứa con vào đời. “ Chào mừng và chăm sóc, gần gũi và quan tâm, tin tưởng và hy vọng và trong tất cả những trách nhiệm cơ bản đó có thể tóm tắt trong một từ thôi: YÊU.” Ngài nói.
Làm mất lòng tin nơi trẻ em qua những vụ bê bối gây nên một vết thương lòng đau đớn không thể hiểu nổi trong cuộc đời các em.
“Khốn cho những ai phản bội lại niềm tin của mình, thật khốn cho họ” Ngài nói. “Niềm tin hoàn toàn đặt trong lời hứa của chúng ta sẽ đòi buộc chúng ta ngay từ giây phút đầu, phán xét chúng ta.”
" Tôi muốn nói thêm một điều, với sự tôn trọng, nhưng cũng thẳng thắn, cho tất cả mọi người , " Đức Thánh Cha Phanxico nói . "Lòng tin tưởng hồn nhiên đặt vào Thiên Chúa không bao giờ phải bị tổn thương , đặc biệt là khi nó xảy ra bởi một giả định nào đó - nhiều hơn hoặc ít hơn một cách vô thức - . để lấy mình thay thế choThiên Chúa. Mối quan hệ yêu thương, sâu kín giữa Thiên Chúa và tâm hồn của trẻ em không bao giờ có thể bị vi phạm .
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình yêu cha mẹ dành cho con cái của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi các bậc cha mẹ hãy trở nên “ khí cụ tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể làm được như vậy khi chúng ta nhìn con mình bằng ánh mắt của Chúa Giê-su, để chúng ta có thể thực sự hiểu được làm thế nào để bảo vệ gia đình, bảo vệ nhân loại.”
Trước khi tiếp kiến chung , Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 700 bệnh nhân và người khuyết tật đang được tập trung tại hội trường Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI. Trong khi chào đón mọi người, Ngài đã mời một em nhỏ, đang cố bước lên chỗ của Ngài. " Nào, đến đây , " Đức Thánh Cha mời em . Em bé quay trở lại, nắm lấy bàn tay của mẹ mình, sau khi chào đón Đức Thánh Cha bằng một cái ôm
Trong số những người có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô là 33 thợ mỏ người Chile, bị mắc kẹt dưới lòng đất trong 70 ngày tại mỏ Copiapo trong năm 2010. " Tôi hy vọng rằng bất kỳ một người nào trong các bạn cũng có thể lên trên này và kể cho chúng tôi nghe hy vọng nghĩa là gì. Cảm ơn các bạn đã đặt hy vọng vào Thiên Chúa , " Đức Thánh Cha nói với những người thợ mỏ như vậy .
http://americamagazine.org
“Trước khi bắt đầu bài huấn từ , tôi muốn - nhân danh Giáo Hội - mời gọi lòng tha thứ của quý anh chị em cho những vụ bê bối mới xảy ra tại Roma và tại Vatican,” Đức Thánh Cha nói. “ Tôi xin sự tha thứ của anh chị em.”
Trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha ngày 14 tháng 10, ngay sau bài Phúc Âm theo Thánh Matthew nói về việc Chúa Jesus cảnh báo về những vụ bê bối cho “ những kẻ bé mọn”, Đức Thánh Cha đã nói với những người tham dự:
“Lời của Chúa Giê-su rất mạnh mẽ, phải không?”Ngài nói tiếp. “Khốn cho thế gian với nhiều vụ bê bối. Chúa Giê-su quả là người thực tế. Những vụ bê bối sẽ là điều không trách khỏi, nhưng ‘Khốn cho những kẻ đã gây ra những vụ đó.”
Đức Thánh Cha Phanxico không giải thích vụ tai tiếng nào hay nhắm chỉ về những vụ bê bối gì, nhưng lời Ngài được đưa ra trong một tuần khi mà có sự rò rỉ về một lá thư riêng gửi cho Ngài bởi một số Hồng Y bày tỏ quan ngại đối với Thượng Hội Đồng về gia đình .
Phát ngôn viên của Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, sau đó đã nói với các phóng viên rằng, “Nếu Đức Thánh Cha nói một cách chung và bao quát như thế, thì đó là ý định của Ngài” và người phát ngôn viên không cần đi vào từng chi tiết.
Trong bài nói chuyện chính thức về đề tài gia đình, Đức Thánh Cha nhắc đến bổn phận của cha mẹ khi sanh những đứa con vào đời. “ Chào mừng và chăm sóc, gần gũi và quan tâm, tin tưởng và hy vọng và trong tất cả những trách nhiệm cơ bản đó có thể tóm tắt trong một từ thôi: YÊU.” Ngài nói.
Làm mất lòng tin nơi trẻ em qua những vụ bê bối gây nên một vết thương lòng đau đớn không thể hiểu nổi trong cuộc đời các em.
“Khốn cho những ai phản bội lại niềm tin của mình, thật khốn cho họ” Ngài nói. “Niềm tin hoàn toàn đặt trong lời hứa của chúng ta sẽ đòi buộc chúng ta ngay từ giây phút đầu, phán xét chúng ta.”
" Tôi muốn nói thêm một điều, với sự tôn trọng, nhưng cũng thẳng thắn, cho tất cả mọi người , " Đức Thánh Cha Phanxico nói . "Lòng tin tưởng hồn nhiên đặt vào Thiên Chúa không bao giờ phải bị tổn thương , đặc biệt là khi nó xảy ra bởi một giả định nào đó - nhiều hơn hoặc ít hơn một cách vô thức - . để lấy mình thay thế choThiên Chúa. Mối quan hệ yêu thương, sâu kín giữa Thiên Chúa và tâm hồn của trẻ em không bao giờ có thể bị vi phạm .
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình yêu cha mẹ dành cho con cái của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi các bậc cha mẹ hãy trở nên “ khí cụ tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể làm được như vậy khi chúng ta nhìn con mình bằng ánh mắt của Chúa Giê-su, để chúng ta có thể thực sự hiểu được làm thế nào để bảo vệ gia đình, bảo vệ nhân loại.”
Trước khi tiếp kiến chung , Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 700 bệnh nhân và người khuyết tật đang được tập trung tại hội trường Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI. Trong khi chào đón mọi người, Ngài đã mời một em nhỏ, đang cố bước lên chỗ của Ngài. " Nào, đến đây , " Đức Thánh Cha mời em . Em bé quay trở lại, nắm lấy bàn tay của mẹ mình, sau khi chào đón Đức Thánh Cha bằng một cái ôm
Trong số những người có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô là 33 thợ mỏ người Chile, bị mắc kẹt dưới lòng đất trong 70 ngày tại mỏ Copiapo trong năm 2010. " Tôi hy vọng rằng bất kỳ một người nào trong các bạn cũng có thể lên trên này và kể cho chúng tôi nghe hy vọng nghĩa là gì. Cảm ơn các bạn đã đặt hy vọng vào Thiên Chúa , " Đức Thánh Cha nói với những người thợ mỏ như vậy .
http://americamagazine.org
Tiểu sử chính thức của Chân Phước Vincenzo Grossi được tuyên Thánh ngày 18 tháng 10 năm 2015
J.B. Đặng Minh An dịch
13:03 17/10/2015
Chân Phước Vincenzo Grossi |
Vì những lý do gia cảnh, ngài đã bị buộc phải hoãn kế hoạch của mình để lao động trong nhà máy của cha mình, kết hợp việc này với lòng say mê học hỏi. Ngài đã làm tất cả điều này với lòng kiên quyết và hân hoan, chờ đợi "thời khắc của Chúa". Cuối cùng, ngài được nhận vào chủng viện ngày 04 Tháng 11 năm 1864 và được thụ phong linh mục ngày 22 tháng 5 năm 1869.
Sau nhiều kinh nghiệm mục vụ ban đầu, ngài được bổ nhiệm làm chánh xứ Regona (một quận trong tỉnh nhà Pizzighettone) và sau đó là chính xứ Vicobellignano (Cremona), nơi ngài tiếp tục hoạt động trong ba mươi năm bốn năm sau đó. Chiến đấu với sự ngu dốt và nghèo nàn tiêu biểu của các thị trấn trong miền Lombard vào cuối thế kỷ XIX, ngài đã làm việc đặc biệt với những người trẻ, là những người mà ngài cung cấp chỗ ăn ở, giảng dạy và đào tạo để xác nhận phẩm giá là con cái Thiên Chúa của họ.
Ngài đã chọn một cuộc sống nghèo khổ và liên đới với những người túng quẫn nhất. Sự kết hiệp với Đức Kitô, Đấng là Thượng Tế và Chiên Con bị sát tế, là đặc trưng của sứ vụ và linh đạo của ngài, đã khiến ngài trở nên một con người chuyên chăm cầu nguyện sâu sắc và có lòng nhiệt thành tông đồ. Ngài nổi bật với đạo lý chính thống và lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Ngài thường rao giảng trong các thành phố khác trong một nỗ lực nhằm xua tan sự thiếu hiểu biết về tôn giáo. Tại Vicobellignano, ngài thể hiện một tinh thần đại kết trong quan hệ với một cộng đồng Tin Lành, được đánh dấu bởi sự tôn trọng, sự thẳng thắn và tình yêu dành cho tất cả mọi người.
"Rúng động sâu sắc" trước "sự nghèo nàn về vật chất và luân lý của những phụ nữ trẻ", ngài đã thiết lập Dòng Nữ Tử Thuyết Giảng.
Cha Vincenzo Grossi qua đời tại Vicobellignano vào ngày 07 tháng 11 năm 1917. Ngài đã được tuyên phong chân phước tại Rôma vào ngày 1 tháng 11 năm 1975.
Văn phòng các nghi lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha
Tiểu sử chính thức của hai Chân Phước song thân Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu được tuyên Thánh ngày 18 tháng 10 năm 2015
J.B. Đặng Minh An dịch
13:40 17/10/2015
Hai Chân Phước Louis và Zélie Martin |
Chân Phước Zélie Guerin sinh tại Gandelain, gần Saint-Denis-sur Sarthon, vào ngày 23 Tháng 12 năm 1831. Cô đã làm việc như một người thợ thêu thùa tại Alençon. Cô cũng đã từng bị cuốn hút bởi đời sống các nữ tu, nhưng sức khỏe không ổn định của mình và những nhận xét tiêu cực của sơ Bề Trên Dòng Nữ Tử Bác Ái tại Alençon làm cô nản lòng.
Ơn Chúa quan phòng, Zélie gặp được Louis trên cầu Thánh Leonard: cô gặp được một thanh niên mà những đức tính cao quý của anh, cung cách kính cẩn và vẻ trang nghiêm của anh đã để lại cho cô một ấn tượng sâu sắc. Một giọng nói trong lặng lẽ thì thầm: "Đây là người đàn ông đã dành sẵn cho con". Họ đã kết hôn vài tháng sau đó tại nhà thờ Đức Bà thành Alençon, vào đêm 13 tháng 6, năm 1858.
Họ đã có niềm vui chào đón đến chín đứa con; bốn người đã chết trong thời thơ ấu, nhưng điều đó không dìm họ trong đau buồn cũng không làm suy yếu được đức tin sâu sắc của họ, họ vẫn kiên trì tham dự Thánh Lễ hàng ngày và có lòng sùng kính đặc biệt với Đức Trinh Nữ Maria. Người con gái cuối cùng của họ là Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến Sĩ Hội Thánh. Án phong chân phước cho một người con gái khác của các ngài là chị Léonie (Sơ Francoise Therese, một nữ tu dòng Thăm Viếng) đã được bắt đầu vào ngày 02 tháng 7 năm nay.
Louis và Zélie Martin là những ví dụ tuyệt vời của tình yêu vợ chồng, của một gia đình Kitô giáo cần cù lo lắng cho người khác, hào phóng với người nghèo và được linh hứng từ một tinh thần truyền giáo mẫu mực, luôn sẵn sàng giúp đỡ các hoạt động của giáo xứ.
Zélie qua đời tại Alencon ngày 28 tháng 8 năm 1877 sau một thời gian dài bệnh tật. Louis chuyển đến Lisieux để bảo đảm một tương lai tốt hơn cho năm cô con gái của mình. Sau khi dâng lên Thiên Chúa tất cả những người con gái của mình, ông Cố, như người ta thường gọi ông, can đảm chịu đựng nhiều đau đớn vì một căn bệnh. Ông qua đời gần Evreux ngày 29 tháng 7 năm 1894. Louis và Zélie đã được phong chân phước vào ngày 19 tháng 10 năm 2008 tại Lisieux.
Văn phòng các nghi lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha
Tiểu sử chính thức của Chân Phước Maria Salvat Romero được tuyên Thánh ngày 18 tháng 10 năm 2015
J.B. Đặng Minh An dịch
14:12 17/10/2015
Chân Phước Maria Salvat Romero của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội |
Năm 1936, khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ, gia đình cô lánh nạn tại Bồ Đào Nha, rồi sau mới trở về Madrid. Trong những năm thử thách này, Mary Elizabeth bắt đầu nhận ra ơn gọi sống đời tận hiến của mình. Năm 1944, cô gia nhập tu viện các nữ tu Đồng Hành Cùng Thánh Giá ở Seville. Năm sau đó, cô được nhận áo dòng, lấy tên là nữ tu Maria Vô Nhiễn của Thánh Giá, và bắt đầu đời sống một tập sinh.
Cô nổi bật với sự dấn thân, tinh thần hy sinh, lòng yêu mến sự thanh bần và khiêm nhường của mình. Năm 1947, cô đã được khấn tạm. Nhìn nhận những chuẩn bị nhân bản và tinh thần của Maria, nhà dòng đã giao phó cho cô một số vị trí trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, và trong việc cai quản nhà dòng. Năm 1977 cô được bầu là Mẹ bề trên của nhà dòng. Cô được bầu lại ba lần trong những năm khó khăn sau Công Đồng Vatican II.
Mẹ bề trên Maria đã lo lắng cách riêng cho việc đào tạo thường xuyên cho các chị em của mình, đặc biệt là những người đã trải qua những khoảnh khắc của khủng hoảng và hoang mang trong những năm đầy những xáo trộn. Tính cách thanh thản và vui tươi của Mẹ bề trên Maria đã giúp tạo ra một môi trường tin cậy và hiệp thông. Mẹ đã đưa ra một kinh nghiệm đời sống tu trì mãnh liệt đánh dấu bởi một ý thức sống động về sự hiện diện của Thiên Chúa và sự theo đuổi liên tục Thánh Ý của Ngài.
Năm 1994, bác sĩ chẩn đoán Mẹ bề trên Maria có một khối u và phải mổ. Mẹ can đảm đối diện với căn bệnh của mình với sức mạnh tinh thần và trong sự ngoan ngoãn vâng theo ý muốn của Thiên Chúa. Mẹ qua đời an bình vào ngày 31 Tháng Mười năm 1998 tại nhà mẹ của nhà dòng ở Seville. Mẹ đã được phong chân phước tại Seville vào ngày 18 tháng 9 năm 2010.
Văn phòng các nghi lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha
Tòa Thánh Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập Thượng Hội Đồng
Vũ Văn An
18:31 17/10/2015
Sáng thứ Bẩy, 17 tháng Mười 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành lễ kỷ niệm năm thứ 50 ngày thiết lập Thượng Hội Đồng giám mục thế giới như một định chế thường trực. Hiện diện cùng với các nghị phụ của Thượng Hội Đồng thường lệ lần thứ 14 bàn về ơn gọi và sứ mệnh của gia đình, Đức Thánh Cha đề cập tới cả diễn trình và bản thể của Thượng Hội Đồng như là tạo nên và nói lên chính bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội.
Khai triển gốc Hy Lạp của chữ tiếng Ý “sinodo” (Thượng Hội Đồng), Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “cùng đồng hành với nhau, giáo dân, mục tử, và giám mục Rôma, là một ý niệm dễ đặt thành lời, nhưng không dễ đặt vào thực hành”.
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng mỗi người và mọi người đều có một chỗ đứng trong Giáo Hội, và chìa khóa của việc đồng hành với nhau là lắng nghe. “Một Giáo Hội có tính đồng hành là một Giáo Hội biết lắng nghe. Đây là một lắng nghe nhau trong đó mọi người đều có một điều gì đó để học hỏi: các tín hữu, hợp đoàn các giám mục, [và] Giám Mục Rôma; mỗi người lắng nghe nhiều người khác; và mọi người lắng nghe Chúa Thánh Thần, ‘Thần Khí sự thật’ (Ga 14:17) để biết điều Người ‘nói với các Giáo Hội’ (Kh 2:7)”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thêm: “Thượng Hội Đồng các giám mục là điểm hội tụ của tính năng động đó, tức việc lắng nghe thực hiện ở mọi bình diện của đời sống Giáo Hội” bắt đầu với giáo dân, những người “cũng tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Giêsu” và có quyền cũng như bổn phận được lắng nghe về các chủ đề liên hệ tới đời sống chung của Giáo Hội. Rồi tới các nghị phụ Thượng Hội Đồng, qua các ngài, “các giám mục hành động như các người quản lý, thông dịch viên và chứng nhân thực sự của đức tin của tòan thể Giáo Hội, mà [các ngài] phải có khả năng thận trọng phân biệt ra khỏi công luận thường hay thay đổi”. Trong tất cả việc này, người Kế Vị Thánh Phêrô có tính căn bản. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng “Cuối cùng, đỉnh cao của diễn trình Thượng Hội Đồng là lắng nghe Giám Mục Rôma, vốn được kêu gọi để lên tiếng một cách có thẩm quyền [tiếng Ý: pronunciare] như là ‘Mục Tử và Thầy Dạy của mọi Kitô hữu’: không dựa trên các niềm tin bản thân của ngài, mà như chứng tá tối cao cho đức tin của tòan thể Giáo Hội, người bảo đảm cho việc Giáo Hội phù hợp với và vâng phục thánh ý Thiên Chúa, với Tin Mừng của Chúa Kitô và Truyền Thống của Giáo Hội”.
Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích rằng Thượng Hội Đồng luôn hành động cum Petro et sub Petro – với Thánh Phêrô và dưới quyền Thánh Phêrô, một sự kiện không tạo nên bất cứ hạn chế tự do nào, mà là bảo đảm hợp nhất. Ngài nói: “Thực vậy, do thánh ý Chúa, Đức Giáo Hoàng là ‘nguyên lý và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của việc hợp nhất cả các giám mục lẫn các tín hữu”.
Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II
Tưởng cũng nên biết Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội Đồng vào ngày 15 tháng Chín năm 1965 bằng tự sắc Apostolica Sollicitudo. Rồi vào ngày 28 tháng Mười năm 1965, Chân Phúc ký ban hành Sắc Lệnh Christus Dominus của Công Đồng Vatican II về Chức Vụ Mục Tử của Các Giám Mục trong Giáo Hội. Ở đoạn 5 của văn kiện này, ngài đã bất khả phản hồi sát nhập Thượng Hội Đồng Giám Mục vừa được thiết lập vào di sản của Công Đồng.
Sau Công Đồng, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố Bộ Giáo Luật năm 1983, ấn định các luật lệ liên quan tới Thượng Hội Đồng ở các điều 342-348. Tại đây, Thượng Hội Đồng được mô tả là “một nhóm giám mục được chọn từ các vùng khác nhau trên thế giới và họp lại với nhau vào các thời điểm cố định để phát huy sự hợp nhất gần gũi hơn giữa Giám Mục Rôma và các giám mục, để trợ giúp Giám Mục Rôma với các lời cố vấn của mình trong việc gìn giữ và phát triển đức tin và luân lý và trong việc tuân giữ và củng cố kỷ luật Giáo Hội, và xem xét các vấn đề thuộc sinh hoạt của Giáo Hội trên thế giới”.
Kể từ phiên họp đầu tiên năm 1967 cho tới nay, đã có 14 phiên họp thường lệ, 3 phiên ngoại lệ và 10 phiên đặc biệt của Thượng Hội Đồng. Các chủ đề trong các phiên họp này bao trùm rất nhiều đề tài mục vụ: duy trì và củng cố đức tin Công Giáo, phúc âm hóa trong thế giới ngày nay, giáo lý, chức vụ giám mục, đào tạo linh mục, đời sống tu dòng và thánh hiến, ơn gọi và sứ mệnh hàng ngũ giáo dân, hôn nhân và gia đình…
Thượng Hội Đồng và việc phúc âm hóa
Trong buổi kỷ niệm trên, Đức Hồng Y Lorenzo Baldiserri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, đã nói về mối tương quan giữa định chế Thượng Hội Đồng và công việc phúc âm hóa. Theo ngài, qua Thượng Hội Đồng, Giáo Hội luôn có ý định “tiến trên con đường hoán cải mục vụ và truyền giáo, bằng cách mau mắn công bố cho người thời nay niềm vui Tin Mừng tràn trề trái tim và cuộc sống tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Việc hóan cải này phải có khả năng biến đổi mọi sự, để các phong tục, các cách thực hiện sự việc, thì giờ và lịch trình, ngôn ngữ và cơ cấu của Giáo Hội được gom góp thích đáng cho việc phúc âm hóa thế giới ngày nay”.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna, đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Áo, người tham dự Thượng Hội Đồng theo lời mời đích thân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì suy tư về “công đồng nguyên thủy” Giêrusalem qua ba chủ đề dành cho “đường đi của Thượng Hội Đồng Giám Mục” là sai đi, chứng từ và biện phân.
Đức Hồng Y nói rằng “mục đích thâm hậu nhất của Thượng Hội Đồng trong tư cách một dụng cụ để thực thi Vatican II chỉ có thể là sai đi”. Dù Thượng Hội Đồng, tự nó, không phải là một công đồng, “nó phải trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong sứ mệnh của ngài đối với Giáo Hội” bằng cách cung cấp cho ngài và những người tụ họp với ngài “một lòng hứng khởi đổi mới đối với việc được sai đi” vốn là điều rất thân thiết đối với cả Thánh Gioan Phaolô II nữa.
Đức Hồng Y nói tiếp: tại nơi vốn cố ý được dành cho việc canh tân sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới này, điều quan trọng là phải nói bằng kinh nghiệm chứ đừng bằng những lý thuyết thần học trừu tượng. Nhắc tới gương sáng của các Thánh Phêrô, Phaolô và Banaba, những vị “nói về các biến cố và kinh nghiệm”, Đức Hồng Y Schönborn cảnh giác trước việc không nhìn ra sự phong phú của việc làm chứng tá; ngài nhận định rằng điều không tốt là ở lỳ trong lý thuyết, trong những điều ‘có thể là’ và ‘nên là’ mà hầu như không bao giờ nói tới kinh nghiệm của ta một cách có bản vị. Ngài ca ngợi các tín hữu giáo dân đã trình bầy các chứng từ bản thân tại Thượng Hội Đồng tuần qua.
Chỉ trong địa điểm nhiệt thành truyền giáo và chứng từ truyền giáo này ta mới có thể biện phân được thánh ý Thiên Chúa cum et sub Petro. Đức Hồng Y nhắc lại sự kiện “Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhấn mạnh rằng Thượng Hội Đồng không phải là một nghị viện” mà là “một cơ quan tham vấn mới mẻ trên bình diện Giáo Hội hoàn vũ”. Như thế, đã đến lúc phải tìm sự biện phân không phải như công trình của một “thỏa hiệp chính trị” hay “mẫu số chung nhỏ nhất” mà như một cuộc tha thiết đi tìm giải pháp cho các vấn đề mục vụ vốn có thể làm được, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Đến đây, Đức Hồng Y ca ngợi việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô cập nhật hóa thủ tục Thượng Hội Đồng; các cập nhật này đã tái tăng sinh khí cho quyết tâm truyền giáo của các giám mục.
Thượng Hội Đồng và Âu Châu
Tiếp theo bài nói của Đức Hồng Y Schonborn, các vị giáo phẩm đại diện các lục địa đã đọc diễn văn. Đức Hồng Y Vincent Nichols, đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales, nói “về Thượng Hội Đồng theo quan điểm Âu Châu”.
Theo ngài Âu Châu của thời Vatican II, lúc ngài mới 17 tuổi và đang học tại Chủng Viện Anh ở Rôma, là một Âu Châu của chia rẽ nhưng nhờ Vatican II với hình ảnh đẹp đẽ của gần 3 ngàn nghị phụ hành động như một cơ thể, cảm thức chia rẽ kia đã dịu đi nhiều. Nhưng khi chiến tranh lạnh qua đi, Âu Châu lại rơi vào tình trạng chỉ biết đến mình. Và điều này, theo ngài, đã thay đổi với các Thượng Hội Đồng về Âu Châu các năm 1991 và 1999.
Đức Hồng Y Nichols cho hay: Thượng Hội Đồng sở dĩ giúp làm dịu kinh ngiệm chia rẽ trên vì các phiên họp và việc làm của nó “đã góp phần vào việc làm tan biến viễn kiến qui Âu Châu không những về thế giới mà còn về cả Giáo Hội nữa”. Thực vậy, ngài nói thêm “một số người ví Thượng Hội Đồng như là việc quốc tế hóa Giáo Triều” nhưng ngài cho hay “nó còn đi sâu hơn thế”.
Khai triển gốc Hy Lạp của chữ tiếng Ý “sinodo” (Thượng Hội Đồng), Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “cùng đồng hành với nhau, giáo dân, mục tử, và giám mục Rôma, là một ý niệm dễ đặt thành lời, nhưng không dễ đặt vào thực hành”.
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng mỗi người và mọi người đều có một chỗ đứng trong Giáo Hội, và chìa khóa của việc đồng hành với nhau là lắng nghe. “Một Giáo Hội có tính đồng hành là một Giáo Hội biết lắng nghe. Đây là một lắng nghe nhau trong đó mọi người đều có một điều gì đó để học hỏi: các tín hữu, hợp đoàn các giám mục, [và] Giám Mục Rôma; mỗi người lắng nghe nhiều người khác; và mọi người lắng nghe Chúa Thánh Thần, ‘Thần Khí sự thật’ (Ga 14:17) để biết điều Người ‘nói với các Giáo Hội’ (Kh 2:7)”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thêm: “Thượng Hội Đồng các giám mục là điểm hội tụ của tính năng động đó, tức việc lắng nghe thực hiện ở mọi bình diện của đời sống Giáo Hội” bắt đầu với giáo dân, những người “cũng tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Giêsu” và có quyền cũng như bổn phận được lắng nghe về các chủ đề liên hệ tới đời sống chung của Giáo Hội. Rồi tới các nghị phụ Thượng Hội Đồng, qua các ngài, “các giám mục hành động như các người quản lý, thông dịch viên và chứng nhân thực sự của đức tin của tòan thể Giáo Hội, mà [các ngài] phải có khả năng thận trọng phân biệt ra khỏi công luận thường hay thay đổi”. Trong tất cả việc này, người Kế Vị Thánh Phêrô có tính căn bản. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng “Cuối cùng, đỉnh cao của diễn trình Thượng Hội Đồng là lắng nghe Giám Mục Rôma, vốn được kêu gọi để lên tiếng một cách có thẩm quyền [tiếng Ý: pronunciare] như là ‘Mục Tử và Thầy Dạy của mọi Kitô hữu’: không dựa trên các niềm tin bản thân của ngài, mà như chứng tá tối cao cho đức tin của tòan thể Giáo Hội, người bảo đảm cho việc Giáo Hội phù hợp với và vâng phục thánh ý Thiên Chúa, với Tin Mừng của Chúa Kitô và Truyền Thống của Giáo Hội”.
Đức Thánh Cha tiếp tục giải thích rằng Thượng Hội Đồng luôn hành động cum Petro et sub Petro – với Thánh Phêrô và dưới quyền Thánh Phêrô, một sự kiện không tạo nên bất cứ hạn chế tự do nào, mà là bảo đảm hợp nhất. Ngài nói: “Thực vậy, do thánh ý Chúa, Đức Giáo Hoàng là ‘nguyên lý và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của việc hợp nhất cả các giám mục lẫn các tín hữu”.
Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II
Tưởng cũng nên biết Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội Đồng vào ngày 15 tháng Chín năm 1965 bằng tự sắc Apostolica Sollicitudo. Rồi vào ngày 28 tháng Mười năm 1965, Chân Phúc ký ban hành Sắc Lệnh Christus Dominus của Công Đồng Vatican II về Chức Vụ Mục Tử của Các Giám Mục trong Giáo Hội. Ở đoạn 5 của văn kiện này, ngài đã bất khả phản hồi sát nhập Thượng Hội Đồng Giám Mục vừa được thiết lập vào di sản của Công Đồng.
Sau Công Đồng, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công bố Bộ Giáo Luật năm 1983, ấn định các luật lệ liên quan tới Thượng Hội Đồng ở các điều 342-348. Tại đây, Thượng Hội Đồng được mô tả là “một nhóm giám mục được chọn từ các vùng khác nhau trên thế giới và họp lại với nhau vào các thời điểm cố định để phát huy sự hợp nhất gần gũi hơn giữa Giám Mục Rôma và các giám mục, để trợ giúp Giám Mục Rôma với các lời cố vấn của mình trong việc gìn giữ và phát triển đức tin và luân lý và trong việc tuân giữ và củng cố kỷ luật Giáo Hội, và xem xét các vấn đề thuộc sinh hoạt của Giáo Hội trên thế giới”.
Kể từ phiên họp đầu tiên năm 1967 cho tới nay, đã có 14 phiên họp thường lệ, 3 phiên ngoại lệ và 10 phiên đặc biệt của Thượng Hội Đồng. Các chủ đề trong các phiên họp này bao trùm rất nhiều đề tài mục vụ: duy trì và củng cố đức tin Công Giáo, phúc âm hóa trong thế giới ngày nay, giáo lý, chức vụ giám mục, đào tạo linh mục, đời sống tu dòng và thánh hiến, ơn gọi và sứ mệnh hàng ngũ giáo dân, hôn nhân và gia đình…
Thượng Hội Đồng và việc phúc âm hóa
Trong buổi kỷ niệm trên, Đức Hồng Y Lorenzo Baldiserri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, đã nói về mối tương quan giữa định chế Thượng Hội Đồng và công việc phúc âm hóa. Theo ngài, qua Thượng Hội Đồng, Giáo Hội luôn có ý định “tiến trên con đường hoán cải mục vụ và truyền giáo, bằng cách mau mắn công bố cho người thời nay niềm vui Tin Mừng tràn trề trái tim và cuộc sống tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Việc hóan cải này phải có khả năng biến đổi mọi sự, để các phong tục, các cách thực hiện sự việc, thì giờ và lịch trình, ngôn ngữ và cơ cấu của Giáo Hội được gom góp thích đáng cho việc phúc âm hóa thế giới ngày nay”.
Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna, đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Áo, người tham dự Thượng Hội Đồng theo lời mời đích thân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì suy tư về “công đồng nguyên thủy” Giêrusalem qua ba chủ đề dành cho “đường đi của Thượng Hội Đồng Giám Mục” là sai đi, chứng từ và biện phân.
Đức Hồng Y nói rằng “mục đích thâm hậu nhất của Thượng Hội Đồng trong tư cách một dụng cụ để thực thi Vatican II chỉ có thể là sai đi”. Dù Thượng Hội Đồng, tự nó, không phải là một công đồng, “nó phải trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong sứ mệnh của ngài đối với Giáo Hội” bằng cách cung cấp cho ngài và những người tụ họp với ngài “một lòng hứng khởi đổi mới đối với việc được sai đi” vốn là điều rất thân thiết đối với cả Thánh Gioan Phaolô II nữa.
Đức Hồng Y nói tiếp: tại nơi vốn cố ý được dành cho việc canh tân sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới này, điều quan trọng là phải nói bằng kinh nghiệm chứ đừng bằng những lý thuyết thần học trừu tượng. Nhắc tới gương sáng của các Thánh Phêrô, Phaolô và Banaba, những vị “nói về các biến cố và kinh nghiệm”, Đức Hồng Y Schönborn cảnh giác trước việc không nhìn ra sự phong phú của việc làm chứng tá; ngài nhận định rằng điều không tốt là ở lỳ trong lý thuyết, trong những điều ‘có thể là’ và ‘nên là’ mà hầu như không bao giờ nói tới kinh nghiệm của ta một cách có bản vị. Ngài ca ngợi các tín hữu giáo dân đã trình bầy các chứng từ bản thân tại Thượng Hội Đồng tuần qua.
Chỉ trong địa điểm nhiệt thành truyền giáo và chứng từ truyền giáo này ta mới có thể biện phân được thánh ý Thiên Chúa cum et sub Petro. Đức Hồng Y nhắc lại sự kiện “Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhấn mạnh rằng Thượng Hội Đồng không phải là một nghị viện” mà là “một cơ quan tham vấn mới mẻ trên bình diện Giáo Hội hoàn vũ”. Như thế, đã đến lúc phải tìm sự biện phân không phải như công trình của một “thỏa hiệp chính trị” hay “mẫu số chung nhỏ nhất” mà như một cuộc tha thiết đi tìm giải pháp cho các vấn đề mục vụ vốn có thể làm được, với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Đến đây, Đức Hồng Y ca ngợi việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô cập nhật hóa thủ tục Thượng Hội Đồng; các cập nhật này đã tái tăng sinh khí cho quyết tâm truyền giáo của các giám mục.
Thượng Hội Đồng và Âu Châu
Tiếp theo bài nói của Đức Hồng Y Schonborn, các vị giáo phẩm đại diện các lục địa đã đọc diễn văn. Đức Hồng Y Vincent Nichols, đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales, nói “về Thượng Hội Đồng theo quan điểm Âu Châu”.
Theo ngài Âu Châu của thời Vatican II, lúc ngài mới 17 tuổi và đang học tại Chủng Viện Anh ở Rôma, là một Âu Châu của chia rẽ nhưng nhờ Vatican II với hình ảnh đẹp đẽ của gần 3 ngàn nghị phụ hành động như một cơ thể, cảm thức chia rẽ kia đã dịu đi nhiều. Nhưng khi chiến tranh lạnh qua đi, Âu Châu lại rơi vào tình trạng chỉ biết đến mình. Và điều này, theo ngài, đã thay đổi với các Thượng Hội Đồng về Âu Châu các năm 1991 và 1999.
Đức Hồng Y Nichols cho hay: Thượng Hội Đồng sở dĩ giúp làm dịu kinh ngiệm chia rẽ trên vì các phiên họp và việc làm của nó “đã góp phần vào việc làm tan biến viễn kiến qui Âu Châu không những về thế giới mà còn về cả Giáo Hội nữa”. Thực vậy, ngài nói thêm “một số người ví Thượng Hội Đồng như là việc quốc tế hóa Giáo Triều” nhưng ngài cho hay “nó còn đi sâu hơn thế”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Sàigòn trao áo dòng chủng sinh dự bị niên khóa 2015-2016
Vũ Đỗ Hoàng Tuấn
10:20 17/10/2015
Giáo phận Sàigòn trao áo dòng chủng sinh dự bị niên khóa 2015-2016
Sáng thứ Bảy ngày 26.09.2014, giáo phận Sàigòn đã tổ chức đón nhận 24 tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 và dâng thánh lễ khai giảng niên khóa mới 2015 - 2016. Đến dự có đông các linh mục, tu sĩ, cha mẹ và gia đình thân tộc của các tân chức. Cộng đoàn với khoảng 500 người đã ngồi đông kín hội trường lớn Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Xem Hình
Thánh lễ do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Trung tâm Mục vụ chủ tế. Cùng đồng tế là 45 linh mục mặc phẩm phục đỏ, dâng lễ mừng kính Chúa Thánh Thần, cầu nguyện cho các tân chức và xin ơn bình an cho năm học mới.
Sau bài ca nhập lễ và lời chào mở đầu của chủ tế, linh mục Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa - Đặc trách Chủng sinh Dự bị giáo phận đã giới thiệu Ban Giảng huấn có các linh mục, tu sĩ và quý thầy phụ trách 11 môn học, giúp các anh em Dự bị về tri thức và đời sống Đức Tin trong thời gian một năm.
Linh mục Phêrô Phạm Quang Ân - Phụ tá Đặc trách Chủng sinh Dự bị đã giới thiệu 24 tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 ra mắt. Cộng đoàn vui mừng vỗ tay chào đón các gương mặt trẻ quyết định bước vào giai đoạn dấn thân mới trong hành trình tu luyện để ngày một giống Chúa Giêsu Kitô hơn.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền chủ sự nghi thức làm phép và trao áo dòng cho các ứng sinh. Ngài ngỏ lời với các Chủng sinh Dự bị về ước muốn đáp lại ơn Chúa kêu gọi để dấn thân phục vụ Chúa và Hội Thánh, ước muốn tu luyện tâm hồn để ngày càng sống mật thiết với Chúa Kitô và trở nên môn đệ trung tín của Người. 24 tân Chủng sinh cùng đồng thanh “Thưa, con muốn”. Linh mục Giám đốc Trung tâm Mục vụ và linh mục Gioakim Trần Văn Hương - Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn trao những chiếc áo mới cho các tân chức.
Thánh lễ tiếp tục với lời hát kinh Vinh danh của cộng đoàn. 24 tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 lần đầu tiên trong đời được mặc áo dòng đen, sốt sắng hiệp cùng các thành phần dân Chúa dự lễ. Sau bài Tin Mừng, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền chia sẻ về nỗi niềm của các Tông đồ phải đóng kín cửa nhà vì sợ hãi. Chúa Giêsu Phục sinh hiện đến đã mở ra một thế giới mới. Ánh sáng một lần nữa lại chan hòa trên con đường tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của Thần khí Thiên Chúa trao ban. Chúa Giêsu còn trao cho các ông nhiệm vụ dấn thân đi loan báo Tin Mừng... Người tu sĩ môn đệ Chúa hôm nay cần gắn kết với Bí tích và Lời Chúa, để niềm vui lớn hơn nỗi sợ và vững tin rằng phía trước luôn có Chúa hiện diện và đồng hành với mỗi người.
Linh mục giảng thuyết còn mời các tân Chủng sinh Dự bị chia sẻ về cách vượt qua nỗi sợ khi quyết tâm bước tiếp trên hành trình Ơn gọi. Chủng sinh Giuse Nguyễn Tuấn Khanh (sinh năm 1993, ở giáo xứ Bình An, giáo hạt Bình An) cho biết khi mặc chiếc áo dòng, anh chỉ sợ mình không xứng đáng, sợ không có đủ tri thức để đảm nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn mai sau. Nhờ có niềm vui thật sự, thánh thiện làm động lực để anh vượt thắng nỗi âu lo... Chủng sinh Phêrô Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1992, ở giáo xứ Phú Trung, giáo hạt Tân Sơn Nhì) thì thấy được sự khác biệt sau mỗi năm học. Trong môi trường nội trú mới này, anh sẽ được sống vui vẻ chan hòa với anh em, có thời gian tĩnh lặng tâm hồn và cầu nguyện... Chủng sinh Giuse Ngô Mạnh Cường (sinh năm 1985, ở giáo xứ Thánh Giuse Thợ, giáo hạt Thủ Thiêm) là anh lớn tuổi nhất lớp, nhận ra Thánh ý qua các dấu chỉ để bước đến gần Chúa hơn. Qua dòng thời gian, anh đã có cơ hội lắng nghe và suy tư để từng bước trưởng thành hơn, thay thế nỗi sợ bằng niềm vui sống trong Chúa và lan tỏa qua cuộc sống với anh em cùng khóa... Chủng sinh Vinhsơn Nguyễn Thanh Liêm (sinh năm 1989, ở giáo xứ Bình Thới, giáo hạt Phú Thọ) đã thổ lộ quyết định chọn Đức Kitô là “Người tình không chân dung”, tìm cách gặp gỡ Chúa qua anh em trong lớp, qua các Cha giáo và Bí tích Thánh Thể. Anh luôn tin Chúa đang hiện diện trong Thánh Thể mỗi khi rước lễ...
Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện chung của vị đại diện phụ huynh chủng sinh... Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ, linh mục đặc trách Chủng sinh Dự bị Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa đã có lời cảm ơn gửi đến các thành phần dân Chúa trong giáo phận đã luôn quan tâm, nâng đỡ và cầu nguyện cho việc đào tạo chủng sinh.
Linh mục Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn Gioakim Trần Văn Hương trong phần phát biểu đã “Vui lây bầu khí hân hoan và nhớ lại hành trình theo đuổi Ơn gọi, nghe tiếng Chúa gọi trong dòng đời mình. Trong năm Tân Phúc âm hóa đời sống các giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến, Đức Giáo Hoàng Phaxicô muốn các thầy nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, sống Ơn gọi hiện tại với niềm đam mê và quyết tâm mở ra hành trình trong tương lai.”. Linh mục Giám đốc Đại Chủng viện mong các Chủng sinh can đảm, kiên tâm mở ra chân trời hy vọng hướng về Đức Giêsu Kitô khi nhận áo dòng là dấu chỉ của hồng ân.
Trong phần họp mặt sau lễ khai giảng, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã hiện diện và nhận định: “Nhờ cầu nguyện, Ơn gọi phát xuất lớn hơn. Nhờ gương sống Đức Tin của ông bà, cha mẹ mà linh mục tương lai sẽ phát triển, lớn mạnh. Gia đình đã góp phần lớn. Ông bà, cha mẹ là nơi xuất phát Ơn gọi và dẫn dắt Ơn gọi lớn lên. Mong các gia đình vẫn tiếp tục cầu nguyện...”. Các thầy đã ca vang bài hát “Tình cha nghĩa mẹ” thay lời cảm ơn gửi đến các bậc sinh thành trong ngày rời gia đình vào học ở môi trường tập thể.
Sau 4 năm theo lớp Dự tu, trải qua chương trình học về nhân bản, thiêng liêng, trí thức, mục vụ; có triển vọng Ơn gọi và đạt điểm cao trong kỳ thi cuối khóa với hai môn Việt văn, Anh văn; chỉ có 24 ứng sinh được Ban Mục vụ Ơn gọi giáo phận tuyển chọn vào Chủng sinh Dự bị. Trong niên khóa 2015 - 2016, các thầy Dự bị sẽ có một năm huấn luyện nội trú tại Trung tâm Mục vụ giáo phận về các môn nhân bản, thực hành cầu nguyện, giáo lý Giáo Hội Công Giáo, phương pháp học, tiếng Latin, Anh văn, Việt văn, lịch sử Dân tộc vả Giáo Hội, nhạc lý, linh đạo, truyền thông,... trước khi chuyển tiếp vào học Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Buổi khai giảng niên khóa mới 2015 - 2016 và nghi thức mặc áo dòng ghi dấu một chặng đường mới, bắt đầu cuộc sống dấn thân triệt để hơn trong hành trình Ơn gọi. Mọi người đến tham dự đều mong muốn các tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 vững bước trên con đường tu học, noi theo gương Đức Kitô và hăng say phục vụ mọi người.
Vũ Đỗ Hoàng Tuấn
Sáng thứ Bảy ngày 26.09.2014, giáo phận Sàigòn đã tổ chức đón nhận 24 tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 và dâng thánh lễ khai giảng niên khóa mới 2015 - 2016. Đến dự có đông các linh mục, tu sĩ, cha mẹ và gia đình thân tộc của các tân chức. Cộng đoàn với khoảng 500 người đã ngồi đông kín hội trường lớn Trung tâm Mục vụ giáo phận.
Xem Hình
Thánh lễ do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Giám đốc Trung tâm Mục vụ chủ tế. Cùng đồng tế là 45 linh mục mặc phẩm phục đỏ, dâng lễ mừng kính Chúa Thánh Thần, cầu nguyện cho các tân chức và xin ơn bình an cho năm học mới.
Sau bài ca nhập lễ và lời chào mở đầu của chủ tế, linh mục Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa - Đặc trách Chủng sinh Dự bị giáo phận đã giới thiệu Ban Giảng huấn có các linh mục, tu sĩ và quý thầy phụ trách 11 môn học, giúp các anh em Dự bị về tri thức và đời sống Đức Tin trong thời gian một năm.
Linh mục Phêrô Phạm Quang Ân - Phụ tá Đặc trách Chủng sinh Dự bị đã giới thiệu 24 tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 ra mắt. Cộng đoàn vui mừng vỗ tay chào đón các gương mặt trẻ quyết định bước vào giai đoạn dấn thân mới trong hành trình tu luyện để ngày một giống Chúa Giêsu Kitô hơn.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền chủ sự nghi thức làm phép và trao áo dòng cho các ứng sinh. Ngài ngỏ lời với các Chủng sinh Dự bị về ước muốn đáp lại ơn Chúa kêu gọi để dấn thân phục vụ Chúa và Hội Thánh, ước muốn tu luyện tâm hồn để ngày càng sống mật thiết với Chúa Kitô và trở nên môn đệ trung tín của Người. 24 tân Chủng sinh cùng đồng thanh “Thưa, con muốn”. Linh mục Giám đốc Trung tâm Mục vụ và linh mục Gioakim Trần Văn Hương - Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn trao những chiếc áo mới cho các tân chức.
Thánh lễ tiếp tục với lời hát kinh Vinh danh của cộng đoàn. 24 tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 lần đầu tiên trong đời được mặc áo dòng đen, sốt sắng hiệp cùng các thành phần dân Chúa dự lễ. Sau bài Tin Mừng, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền chia sẻ về nỗi niềm của các Tông đồ phải đóng kín cửa nhà vì sợ hãi. Chúa Giêsu Phục sinh hiện đến đã mở ra một thế giới mới. Ánh sáng một lần nữa lại chan hòa trên con đường tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của Thần khí Thiên Chúa trao ban. Chúa Giêsu còn trao cho các ông nhiệm vụ dấn thân đi loan báo Tin Mừng... Người tu sĩ môn đệ Chúa hôm nay cần gắn kết với Bí tích và Lời Chúa, để niềm vui lớn hơn nỗi sợ và vững tin rằng phía trước luôn có Chúa hiện diện và đồng hành với mỗi người.
Linh mục giảng thuyết còn mời các tân Chủng sinh Dự bị chia sẻ về cách vượt qua nỗi sợ khi quyết tâm bước tiếp trên hành trình Ơn gọi. Chủng sinh Giuse Nguyễn Tuấn Khanh (sinh năm 1993, ở giáo xứ Bình An, giáo hạt Bình An) cho biết khi mặc chiếc áo dòng, anh chỉ sợ mình không xứng đáng, sợ không có đủ tri thức để đảm nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn mai sau. Nhờ có niềm vui thật sự, thánh thiện làm động lực để anh vượt thắng nỗi âu lo... Chủng sinh Phêrô Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1992, ở giáo xứ Phú Trung, giáo hạt Tân Sơn Nhì) thì thấy được sự khác biệt sau mỗi năm học. Trong môi trường nội trú mới này, anh sẽ được sống vui vẻ chan hòa với anh em, có thời gian tĩnh lặng tâm hồn và cầu nguyện... Chủng sinh Giuse Ngô Mạnh Cường (sinh năm 1985, ở giáo xứ Thánh Giuse Thợ, giáo hạt Thủ Thiêm) là anh lớn tuổi nhất lớp, nhận ra Thánh ý qua các dấu chỉ để bước đến gần Chúa hơn. Qua dòng thời gian, anh đã có cơ hội lắng nghe và suy tư để từng bước trưởng thành hơn, thay thế nỗi sợ bằng niềm vui sống trong Chúa và lan tỏa qua cuộc sống với anh em cùng khóa... Chủng sinh Vinhsơn Nguyễn Thanh Liêm (sinh năm 1989, ở giáo xứ Bình Thới, giáo hạt Phú Thọ) đã thổ lộ quyết định chọn Đức Kitô là “Người tình không chân dung”, tìm cách gặp gỡ Chúa qua anh em trong lớp, qua các Cha giáo và Bí tích Thánh Thể. Anh luôn tin Chúa đang hiện diện trong Thánh Thể mỗi khi rước lễ...
Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện chung của vị đại diện phụ huynh chủng sinh... Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ, linh mục đặc trách Chủng sinh Dự bị Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa đã có lời cảm ơn gửi đến các thành phần dân Chúa trong giáo phận đã luôn quan tâm, nâng đỡ và cầu nguyện cho việc đào tạo chủng sinh.
Linh mục Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn Gioakim Trần Văn Hương trong phần phát biểu đã “Vui lây bầu khí hân hoan và nhớ lại hành trình theo đuổi Ơn gọi, nghe tiếng Chúa gọi trong dòng đời mình. Trong năm Tân Phúc âm hóa đời sống các giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến, Đức Giáo Hoàng Phaxicô muốn các thầy nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, sống Ơn gọi hiện tại với niềm đam mê và quyết tâm mở ra hành trình trong tương lai.”. Linh mục Giám đốc Đại Chủng viện mong các Chủng sinh can đảm, kiên tâm mở ra chân trời hy vọng hướng về Đức Giêsu Kitô khi nhận áo dòng là dấu chỉ của hồng ân.
Trong phần họp mặt sau lễ khai giảng, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã hiện diện và nhận định: “Nhờ cầu nguyện, Ơn gọi phát xuất lớn hơn. Nhờ gương sống Đức Tin của ông bà, cha mẹ mà linh mục tương lai sẽ phát triển, lớn mạnh. Gia đình đã góp phần lớn. Ông bà, cha mẹ là nơi xuất phát Ơn gọi và dẫn dắt Ơn gọi lớn lên. Mong các gia đình vẫn tiếp tục cầu nguyện...”. Các thầy đã ca vang bài hát “Tình cha nghĩa mẹ” thay lời cảm ơn gửi đến các bậc sinh thành trong ngày rời gia đình vào học ở môi trường tập thể.
Sau 4 năm theo lớp Dự tu, trải qua chương trình học về nhân bản, thiêng liêng, trí thức, mục vụ; có triển vọng Ơn gọi và đạt điểm cao trong kỳ thi cuối khóa với hai môn Việt văn, Anh văn; chỉ có 24 ứng sinh được Ban Mục vụ Ơn gọi giáo phận tuyển chọn vào Chủng sinh Dự bị. Trong niên khóa 2015 - 2016, các thầy Dự bị sẽ có một năm huấn luyện nội trú tại Trung tâm Mục vụ giáo phận về các môn nhân bản, thực hành cầu nguyện, giáo lý Giáo Hội Công Giáo, phương pháp học, tiếng Latin, Anh văn, Việt văn, lịch sử Dân tộc vả Giáo Hội, nhạc lý, linh đạo, truyền thông,... trước khi chuyển tiếp vào học Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Buổi khai giảng niên khóa mới 2015 - 2016 và nghi thức mặc áo dòng ghi dấu một chặng đường mới, bắt đầu cuộc sống dấn thân triệt để hơn trong hành trình Ơn gọi. Mọi người đến tham dự đều mong muốn các tân Chủng sinh Dự bị khóa 11 vững bước trên con đường tu học, noi theo gương Đức Kitô và hăng say phục vụ mọi người.
Vũ Đỗ Hoàng Tuấn
Mái Ấm Tình Thương Lagi mừng lễ quan thầy Giêrađô Majella lần thứ 9
Nữ tu Anna
10:44 17/10/2015
Mái Ấm Tình Thương Lagi Mừng Lễ Quan Thầy Giêrađô Majella Lần Thứ 9
Hơn 9 năm qua, từ khi quý nữ Mến Thánh Giá Nha Trang thực hiện chương trình “Bảo vệ sự sống” tại Lagi Bình Thuận, Mái Ấm Tình Thương đều tổ chức mừng lễ thánh Quan thầy Giêrađô. Năm nay, lễ bổn mạng lần thứ chín diễn ra trong ngôi nhà mới hoàn thành vào cuối năm 2014, với nhiều phòng ốc khang trang, khuôn viên sân vườn rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp. Bên cạnh việc chuẩn bị trang trí vẻ đẹp bên ngoài, Mái Ấm còn chú tâm dọn tâm hồn bằng tuần cửu nhật kính thánh Quan Thầy thật ấm áp và sâu lắng qua các giờ kinh nguyện, góp nhặt nhiều hy sinh bác ái trong từng ngày sống để dâng lên Ngài.
Sáng ngày 16/10/2015, cơ sở xã hội Mái Ấm Tình Thương Lagi hân hoan mừng lễ thánh Quan thầy Giêrađô, hiệp lòng với Ngài tạ ơn Thiên Chúa, dâng lên Ngài tâm tình tri ân sâu sắc, đồng thời cầu xin Ngài tiếp tục bảo trợ cho Mái Ấm, ban ơn cho quý ân nhân xa gần đã và đang chung tay xây dựng cô nhi viện thân yêu này.
Xem Hình
Từ 8giờ, quý nữ tu Mái Ấm đã tề tựu trước tiền sảnh chào mừng quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ân thân nhân gần xa đến chung vui.
Đến 9giờ, tiếng trống rộn rã vang lên, thánh giá đèn hầu dẫn đầu đoàn rước hân hoan tiến vào nhà nguyện. Thánh lễ do cha Giuse linh hướng Mái Ấm chủ sự. Phần mở đầu, ngài có lời chúc mừng Mái Ấm trong ngày lễ kính thánh Giêrađô và mời gọi cộng đoàn học theo gương nhân đức của thánh nhân. Chia sẻ với cộng đoàn, cha Giuse sơ lược đôi nét về cuộc đời thánh Giêrađô: mồ côi cha lúc 12 tuổi, nỗ lực liên lỉ để vượt qua những nghịch cảnh của cuộc đời, phấn đấu vượt qua chính mình để vào tu Dòng Chúa Cứu Thế. Điểm nổi bật của thánh Giêrađô là một người bị xem là yếu đuối, là vô dụng, nhưng lại giàu nghị lực, giàu tình yêu thương, yêu thích sự khiêm nhường bé mọn. Chỉ vỏn vẹn 6 năm tu dòng và qua đời ở tuổi 29, thầy Giêrađô đã nên thánh bảo trợ của các thai nhi, các bà mẹ mang thai và các trẻ em. Ngài cũng là vị thánh bảo trợ cho những người nghèo khổ, người bệnh hoạn tật nguyền. Đặc biệt, Ngài là tấm gương cho người tu sĩ sống đời sống nội tâm, say mê Chúa Giêsu Thánh Thể một cách lạ lùng, chọn Chúa Giêsu là tất cả đời mình. Nhìn lại hành trình hơn 9 năm qua, kể từ khi quý nữ tu thực hiện chương trình bảo vệ sự sống tại Lagi, tiếp nhận các bà mẹ trẻ mang thai vì lầm lỡ về nơi Mái Ấm để chăm sóc cho đến ngày sinh nở, rồi nuôi dưỡng và giáo dục các cháu từ hai ngày tuổi cho đến lúc trưởng thành, luôn có bàn tay bảo trợ và những ơn phúc của thánh Giêrađô, đặc biệt là những khi các mẹ sinh con khó khăn, khi các cháu đau bệnh thập tử nhất sinh, khi các cháu thất lạc… gia đình Mái Ấm luôn tha thiết khẩn cầu và thánh Quan thầy cứu giúp. Mọi sự đều trở nên tốt đẹp!
Thánh lễ tiếp tục thật sốt mến trang nghiêm linh thánh và kết thúc vào 10g15.
Gia đình Mái Ấm vui mừng chào đón cha Gioan Baotixita quản xứ Đồng Tiến, Phó Viện Phụ và cha Clement đến từ đan viện Xitô Châu Thủy, cha Anrê quản xứ Bình An, cha Phaolô quản xứ Khiết Tâm, cha Phêrô quản xứ Đá Dựng, cha Phaolô quản xứ Tư Tề, cha GB quản xứ Mêpu, cha Gioan quản lý TGM Nha Trang, chị PhóTổng Phụ Trách HD.MTG Nha Trang và quý chị em Mến Thánh Giá Nha Trang đang phụ trách các cộng đoàn vùng Hàm Tân- Lagi, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách mời, anh chị em hiệp hội MTG Nha Trang tại thế vùng Lagi và quý thầy cô giáo đến chung chia niềm vui.
Lúc 10giờ 30, tiệc mừng. Tiếng trống khai mạc vang lên rộn rã, nữ tu Thanh Mai dâng tâm tình tri ân. Xuyên suối 19 năm hiện diện tại vùng Hàm Tân – Lagi, quý nữ tu đã làm những công việc bác ái như xây nhà tình thương, giúp nuôi bò tình thương, nồi cháo tình thương, cải táng, chôn cất thai nhi, nuôi dưỡng 110 cháu cô nhi…Xin tạ ơn Thiên Chúa, tri ânThánh Giêrađô quan thầy..
Chương trình văn nghệ giúp vui do các cháu cô nhi trình bày làm mọi ngưởi xúc động.
Kết thúc ngày vui, một nữ tu đọc bài thơ đúc kết những nét đẹp sinh hoạt của Mái ấm.
Hành trình mười chín năm qua.
Tạ ơn tình Chúa, tri ân tình người.
Phần mộ cải táng di dời.
Xinh xinh mồ mã, thai nhi đưa về.
Nơi nghỉ yên các vong linh.
Hương hoa nhang khói, câu kinh nguyện cầu.
Bát cháo lót dạ khi đau.
Xây nhà tình nghĩa, đong đầy yêu thương.
Tàn tật, đau khổ bốn phương.
Vui mừng tụ hội, tình thương một nhà.
Chị em lầm lỡ gần xa.
Về nơi mái ấm để mà dưỡng thai.
Sinh con khỏe mạnh hình hài.
Giao con mẹ đi làm lại cuộc đời.
Nuôi bò gây vốn giúp người.
Gieo niềm hy vọng xóa đời gian lao.
Quý ân nhân thương góp gởi trao.
Viên đá cục gạch với bao ân tình.
Xây nên nhà mới đẹp xinh.
Tình Thương Mái Ấm lung linh nến hồng.
Tình Yêu quả thật lạ lùng.
Chúng con cảm tạ xin cùng dâng lên.
Bài ca cảm mến tri ân.
Chúa thương chúc phúc lòng thành kính dâng.
Nữ tu Anna
Hơn 9 năm qua, từ khi quý nữ Mến Thánh Giá Nha Trang thực hiện chương trình “Bảo vệ sự sống” tại Lagi Bình Thuận, Mái Ấm Tình Thương đều tổ chức mừng lễ thánh Quan thầy Giêrađô. Năm nay, lễ bổn mạng lần thứ chín diễn ra trong ngôi nhà mới hoàn thành vào cuối năm 2014, với nhiều phòng ốc khang trang, khuôn viên sân vườn rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp. Bên cạnh việc chuẩn bị trang trí vẻ đẹp bên ngoài, Mái Ấm còn chú tâm dọn tâm hồn bằng tuần cửu nhật kính thánh Quan Thầy thật ấm áp và sâu lắng qua các giờ kinh nguyện, góp nhặt nhiều hy sinh bác ái trong từng ngày sống để dâng lên Ngài.
Sáng ngày 16/10/2015, cơ sở xã hội Mái Ấm Tình Thương Lagi hân hoan mừng lễ thánh Quan thầy Giêrađô, hiệp lòng với Ngài tạ ơn Thiên Chúa, dâng lên Ngài tâm tình tri ân sâu sắc, đồng thời cầu xin Ngài tiếp tục bảo trợ cho Mái Ấm, ban ơn cho quý ân nhân xa gần đã và đang chung tay xây dựng cô nhi viện thân yêu này.
Xem Hình
Từ 8giờ, quý nữ tu Mái Ấm đã tề tựu trước tiền sảnh chào mừng quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ân thân nhân gần xa đến chung vui.
Đến 9giờ, tiếng trống rộn rã vang lên, thánh giá đèn hầu dẫn đầu đoàn rước hân hoan tiến vào nhà nguyện. Thánh lễ do cha Giuse linh hướng Mái Ấm chủ sự. Phần mở đầu, ngài có lời chúc mừng Mái Ấm trong ngày lễ kính thánh Giêrađô và mời gọi cộng đoàn học theo gương nhân đức của thánh nhân. Chia sẻ với cộng đoàn, cha Giuse sơ lược đôi nét về cuộc đời thánh Giêrađô: mồ côi cha lúc 12 tuổi, nỗ lực liên lỉ để vượt qua những nghịch cảnh của cuộc đời, phấn đấu vượt qua chính mình để vào tu Dòng Chúa Cứu Thế. Điểm nổi bật của thánh Giêrađô là một người bị xem là yếu đuối, là vô dụng, nhưng lại giàu nghị lực, giàu tình yêu thương, yêu thích sự khiêm nhường bé mọn. Chỉ vỏn vẹn 6 năm tu dòng và qua đời ở tuổi 29, thầy Giêrađô đã nên thánh bảo trợ của các thai nhi, các bà mẹ mang thai và các trẻ em. Ngài cũng là vị thánh bảo trợ cho những người nghèo khổ, người bệnh hoạn tật nguyền. Đặc biệt, Ngài là tấm gương cho người tu sĩ sống đời sống nội tâm, say mê Chúa Giêsu Thánh Thể một cách lạ lùng, chọn Chúa Giêsu là tất cả đời mình. Nhìn lại hành trình hơn 9 năm qua, kể từ khi quý nữ tu thực hiện chương trình bảo vệ sự sống tại Lagi, tiếp nhận các bà mẹ trẻ mang thai vì lầm lỡ về nơi Mái Ấm để chăm sóc cho đến ngày sinh nở, rồi nuôi dưỡng và giáo dục các cháu từ hai ngày tuổi cho đến lúc trưởng thành, luôn có bàn tay bảo trợ và những ơn phúc của thánh Giêrađô, đặc biệt là những khi các mẹ sinh con khó khăn, khi các cháu đau bệnh thập tử nhất sinh, khi các cháu thất lạc… gia đình Mái Ấm luôn tha thiết khẩn cầu và thánh Quan thầy cứu giúp. Mọi sự đều trở nên tốt đẹp!
Thánh lễ tiếp tục thật sốt mến trang nghiêm linh thánh và kết thúc vào 10g15.
Gia đình Mái Ấm vui mừng chào đón cha Gioan Baotixita quản xứ Đồng Tiến, Phó Viện Phụ và cha Clement đến từ đan viện Xitô Châu Thủy, cha Anrê quản xứ Bình An, cha Phaolô quản xứ Khiết Tâm, cha Phêrô quản xứ Đá Dựng, cha Phaolô quản xứ Tư Tề, cha GB quản xứ Mêpu, cha Gioan quản lý TGM Nha Trang, chị PhóTổng Phụ Trách HD.MTG Nha Trang và quý chị em Mến Thánh Giá Nha Trang đang phụ trách các cộng đoàn vùng Hàm Tân- Lagi, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách mời, anh chị em hiệp hội MTG Nha Trang tại thế vùng Lagi và quý thầy cô giáo đến chung chia niềm vui.
Lúc 10giờ 30, tiệc mừng. Tiếng trống khai mạc vang lên rộn rã, nữ tu Thanh Mai dâng tâm tình tri ân. Xuyên suối 19 năm hiện diện tại vùng Hàm Tân – Lagi, quý nữ tu đã làm những công việc bác ái như xây nhà tình thương, giúp nuôi bò tình thương, nồi cháo tình thương, cải táng, chôn cất thai nhi, nuôi dưỡng 110 cháu cô nhi…Xin tạ ơn Thiên Chúa, tri ânThánh Giêrađô quan thầy..
Chương trình văn nghệ giúp vui do các cháu cô nhi trình bày làm mọi ngưởi xúc động.
Kết thúc ngày vui, một nữ tu đọc bài thơ đúc kết những nét đẹp sinh hoạt của Mái ấm.
Hành trình mười chín năm qua.
Tạ ơn tình Chúa, tri ân tình người.
Phần mộ cải táng di dời.
Xinh xinh mồ mã, thai nhi đưa về.
Nơi nghỉ yên các vong linh.
Hương hoa nhang khói, câu kinh nguyện cầu.
Bát cháo lót dạ khi đau.
Xây nhà tình nghĩa, đong đầy yêu thương.
Tàn tật, đau khổ bốn phương.
Vui mừng tụ hội, tình thương một nhà.
Chị em lầm lỡ gần xa.
Về nơi mái ấm để mà dưỡng thai.
Sinh con khỏe mạnh hình hài.
Giao con mẹ đi làm lại cuộc đời.
Nuôi bò gây vốn giúp người.
Gieo niềm hy vọng xóa đời gian lao.
Quý ân nhân thương góp gởi trao.
Viên đá cục gạch với bao ân tình.
Xây nên nhà mới đẹp xinh.
Tình Thương Mái Ấm lung linh nến hồng.
Tình Yêu quả thật lạ lùng.
Chúng con cảm tạ xin cùng dâng lên.
Bài ca cảm mến tri ân.
Chúa thương chúc phúc lòng thành kính dâng.
Nữ tu Anna
Giáo họ Bái Đông Thái Bình mừng kỷ niệm bách chu niên xây dựng thánh đường
BTT GP. Thái Bình
10:55 17/10/2015
Giáo họ Bái Đông Thái Bình mừng kỷ niệm bách chu niên xây dựng thánh đường
“Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, và mãi mãi con nhớ công ơn Người”, đó là tâm tình mà cộng đoàn Giáo họ Bái Đông thuộc Giáo xứ Bồ Ngọc ca vang trong dịp Đại lễ mừng kỷ niệm Bách Chu Niên xây dựng ngôi Thánh đường vào thứ Bảy, ngày 17.10.2015.
Xem Hình
Khoảng 8g40, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đặt chân tới Bái Đông, trước niềm hân hoan vui mừng khôn xiết tả của cộng đoàn nơi đây. Các đoàn hội xếp thành hai hàng dài vòng quanh ao hồ để chào đón vị Chủ chăn Giáo phận.
Sau khi Đức Cha vào Nhà thờ và dành thời gian ít phút để viếng Thánh Thể Chúa, cuộc đón đoàn đồng tế được khởi hành lúc 9g00. Trong âm vang của tiếng trống và tiếng kèn, đoàn rước từ nhà phòng tiến vào Thánh đường để hiệp dâng thánh lễ.
Hiệp dâng thánh lễ với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ hôm nay, ngoài cha quản nhiệm Đaminh Trần Quốc Bảo còn có 11 quý cha trong và ngoài Giáo hạt, cùng với sự hiệp thông của quý tu sĩ và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha ngỏ lời chào và chúc mừng cộng đoàn Giáo họ Bái Đông nhân dịp trọng đại này. Đồng thời, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn nhớ ơn và cầu nguyện cho các bậc Tiền nhân.
Trong bài giảng, nhân dịp mừng kỷ niệm Bách Chu Niên ngôi Thánh đường, Đức Cha nhắc nhớ cộng đoàn ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của Giáo họ. Ngài cho thấy, trải qua bề dầy lịch sử mà hạt giống đức tin đã được gieo vào mảnh đất Bái Đông, dù có gặp gian nan và thử thách, nhưng nó không những không bị mai một đi mà còn phát triển mạnh mẽ không ngừng. Điều đó, khiến mọi người ngạc nhiên; còn chúng ta thì hãnh diện vì Tổ tiên đã anh dũng, hiên ngang với một lòng tin mạnh mẽ và lòng yêu mến Chúa thiết tha, hào hùng. Qua việc nhìn lại quá khứ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cũng cần nhìn vào thực tại để hướng tới tương lai, bằng cách củng cố và đào tạo cho thế hệ trẻ có nền tảng vững chắc về đôi cánh đức tin và văn hóa.
Thánh lễ được khép lại với tâm tình cảm tạ Thiên Chúa qua bài ca “Tán tụng hồng ân”.
Đôi nét sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển Giáo họ Bái Đông
Mảnh đất Bái Đông được đón nhận ánh sáng Tin Mừng khoảng đầu thế kỷ XIX. Lúc đầu, từ việc làm quen, trò chuyện và trao đổi với người dân nơi đây, các cha thừa sai từ Bái Tây đã tận dụng cơ hội để rao giảng về Tin Mừng của Chúa. Dân chúng nghe chuyện quen dần và sinh lòng mộ mến lúc nào không biết. Cứ thế, đạo Chúa dần dần phát triển, số giáo dân mỗi ngày một tăng thêm. Trong tinh thần đó, xóm đạo đã dựng tạm ngôi nhà nhỏ làm nơi cầu nguyện sớm tối.
Năm 1819, Giáo họ Bái Đông đã chính thức được thành lập, nhận Danh Thánh Chúa Giêsu làm bổn mạng. Đến năm 1915, Giáo họ khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ và hoàn thành vào năm 1917. Ngôi nhà thờ khang trang, cổ kính và chắc chắn của Giáo họ tọa lạc tại thôn Bái Đông, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; cách Tòa Giám mục khoảng 30km về hướng Bắc.
Biến cố năm 1954, nhiều người đã di cư vào Nam, số người còn lại ít. Trong hoàn cảnh thế sự gặp nhiều thử thách, mọi người vẫn quyết tâm giữ vững Đức tin, kiên cường theo Chúa và noi gương các anh hùng - Tổ tiên.
Năm 2002, cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Lương xin Bề trên Giáo phận cho Giáo họ nhận hai Đấng Thánh quê hương làm Bổn mạng, kính vào ngày 19 tháng 12 hàng năm.
Năm 2005, cha xứ và Giáo họ tiếp tục đại tu ngôi công trình đức tin của Tổ tiên đã để lại mà hôm nay Giáo họ mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng ngôi nhà thờ này.
Là một vùng đất truyền thống vững mạnh về đức tin, Giáo họ Bái Đông đã có những người con dám đổ máu đào để minh chứng cho đức tin của mình, đó là: thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ và thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh. Đồng thời, Giáo họ có ba Hiền phúc tử đạo: Đaminh Vũ; Đaminh Thứ và Ông Bột. Số giáo dân của Giáo họ hiện nay là 220 nhân danh.
Thật không hổ danh là những người con cháu trên quê hương của các thánh Tử đạo, mỗi tín hữu Bái Đông luôn ý thức được sứ vụ và trách nhiệm của mình trước kho tàng đức tin vô giá mà các bậc Tiền nhân đã để lại.
Ban Truyền thông Giáo phận
“Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, và mãi mãi con nhớ công ơn Người”, đó là tâm tình mà cộng đoàn Giáo họ Bái Đông thuộc Giáo xứ Bồ Ngọc ca vang trong dịp Đại lễ mừng kỷ niệm Bách Chu Niên xây dựng ngôi Thánh đường vào thứ Bảy, ngày 17.10.2015.
Xem Hình
Khoảng 8g40, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đặt chân tới Bái Đông, trước niềm hân hoan vui mừng khôn xiết tả của cộng đoàn nơi đây. Các đoàn hội xếp thành hai hàng dài vòng quanh ao hồ để chào đón vị Chủ chăn Giáo phận.
Sau khi Đức Cha vào Nhà thờ và dành thời gian ít phút để viếng Thánh Thể Chúa, cuộc đón đoàn đồng tế được khởi hành lúc 9g00. Trong âm vang của tiếng trống và tiếng kèn, đoàn rước từ nhà phòng tiến vào Thánh đường để hiệp dâng thánh lễ.
Hiệp dâng thánh lễ với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ hôm nay, ngoài cha quản nhiệm Đaminh Trần Quốc Bảo còn có 11 quý cha trong và ngoài Giáo hạt, cùng với sự hiệp thông của quý tu sĩ và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha ngỏ lời chào và chúc mừng cộng đoàn Giáo họ Bái Đông nhân dịp trọng đại này. Đồng thời, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn nhớ ơn và cầu nguyện cho các bậc Tiền nhân.
Trong bài giảng, nhân dịp mừng kỷ niệm Bách Chu Niên ngôi Thánh đường, Đức Cha nhắc nhớ cộng đoàn ôn lại lịch sử hình thành và phát triển của Giáo họ. Ngài cho thấy, trải qua bề dầy lịch sử mà hạt giống đức tin đã được gieo vào mảnh đất Bái Đông, dù có gặp gian nan và thử thách, nhưng nó không những không bị mai một đi mà còn phát triển mạnh mẽ không ngừng. Điều đó, khiến mọi người ngạc nhiên; còn chúng ta thì hãnh diện vì Tổ tiên đã anh dũng, hiên ngang với một lòng tin mạnh mẽ và lòng yêu mến Chúa thiết tha, hào hùng. Qua việc nhìn lại quá khứ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cũng cần nhìn vào thực tại để hướng tới tương lai, bằng cách củng cố và đào tạo cho thế hệ trẻ có nền tảng vững chắc về đôi cánh đức tin và văn hóa.
Thánh lễ được khép lại với tâm tình cảm tạ Thiên Chúa qua bài ca “Tán tụng hồng ân”.
Đôi nét sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển Giáo họ Bái Đông
Mảnh đất Bái Đông được đón nhận ánh sáng Tin Mừng khoảng đầu thế kỷ XIX. Lúc đầu, từ việc làm quen, trò chuyện và trao đổi với người dân nơi đây, các cha thừa sai từ Bái Tây đã tận dụng cơ hội để rao giảng về Tin Mừng của Chúa. Dân chúng nghe chuyện quen dần và sinh lòng mộ mến lúc nào không biết. Cứ thế, đạo Chúa dần dần phát triển, số giáo dân mỗi ngày một tăng thêm. Trong tinh thần đó, xóm đạo đã dựng tạm ngôi nhà nhỏ làm nơi cầu nguyện sớm tối.
Năm 1819, Giáo họ Bái Đông đã chính thức được thành lập, nhận Danh Thánh Chúa Giêsu làm bổn mạng. Đến năm 1915, Giáo họ khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ và hoàn thành vào năm 1917. Ngôi nhà thờ khang trang, cổ kính và chắc chắn của Giáo họ tọa lạc tại thôn Bái Đông, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; cách Tòa Giám mục khoảng 30km về hướng Bắc.
Biến cố năm 1954, nhiều người đã di cư vào Nam, số người còn lại ít. Trong hoàn cảnh thế sự gặp nhiều thử thách, mọi người vẫn quyết tâm giữ vững Đức tin, kiên cường theo Chúa và noi gương các anh hùng - Tổ tiên.
Năm 2002, cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Lương xin Bề trên Giáo phận cho Giáo họ nhận hai Đấng Thánh quê hương làm Bổn mạng, kính vào ngày 19 tháng 12 hàng năm.
Năm 2005, cha xứ và Giáo họ tiếp tục đại tu ngôi công trình đức tin của Tổ tiên đã để lại mà hôm nay Giáo họ mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng ngôi nhà thờ này.
Là một vùng đất truyền thống vững mạnh về đức tin, Giáo họ Bái Đông đã có những người con dám đổ máu đào để minh chứng cho đức tin của mình, đó là: thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ và thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh. Đồng thời, Giáo họ có ba Hiền phúc tử đạo: Đaminh Vũ; Đaminh Thứ và Ông Bột. Số giáo dân của Giáo họ hiện nay là 220 nhân danh.
Thật không hổ danh là những người con cháu trên quê hương của các thánh Tử đạo, mỗi tín hữu Bái Đông luôn ý thức được sứ vụ và trách nhiệm của mình trước kho tàng đức tin vô giá mà các bậc Tiền nhân đã để lại.
Ban Truyền thông Giáo phận
Legio Mariae Lộc Hòa hành hương mẹ La Mã Bến Tre
Người Giồng Trôm
11:22 17/10/2015
Legio Mariae Lộc Hòa hành hương mẹ La Mã Bến Tre
Legio Mariae - Curia Lộc Hòa đã chọn Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre để hành hương cũng như Tổng Hội Thường Niên 2015.
Xem Hình
Từ sáng sớm thứ Bảy, ngày 17 tháng 10, đoàn con cái Legio Mariae - Curia Lộc Hòa đã dắt díu nhau xuống mảnh đất thiêng La Mã Bến Tre để hành hương kính Mẹ La Mã cũng như Tổng Hội Thường Niên 2015. Đoạn đường tuy không xa nhưng "ngăn sông cách chợ" bởi con đường vào Trung tâm hành hương bị hạn chế. Xe lớn 45 chỗ không vào được tận trung tâm nên mọi người tìm phương tiện khác để được vào với Mẹ. Tuy khó khăn như thế nhưng vẫn không ngăn được dòng người vào với Mẹ vì lòng người lớn hơn những khó khăn mà các đoàn hành hương gặp phải.
Vì đến khá sớm, có Thánh Lễ tạ ơn của nhóm hành hương giáo xứ Ninh Phát nên con cái của Mẹ của đoàn Legio Maria cùng tham dự Thánh Lễ luôn.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn di chuyển về phía nhà bên hông nhà thờ để dùng cơm. Bữa cơm đạm bạc nhưng thấm đẫm tình quê.
Cơm trưa kết thúc, cộng đoàn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho giờ rước kiệu cũng như Thánh Lễ tạ ơn bắt đầu lúc 13 g 00.
13 g 00, sau khi chuẩn bị, đoàn rước bắt đầu khởi kiệu.
Đi đầu là trống khẩu, nhang, Thánh Giá nến cao, sách Thánh, Vexillum Legionis, cờ tước hiệu các Praesidia, kiệu Đức Mẹ, thừa tác viên Thánh Thể, cha linh giám: cha chủ tế Đaminh Đặng Quốc Hưng (chánh xứ Lộc Hưng - giáo phận Sài Gòn), ban quản trị và cộng đoàn tham dự tháp tùng.
Sau khi rước kiệu, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.
Cha Đaminh ngỏ đôi lời với cộng đoàn, nhất là nói lên ý nghĩa của ngày hành hương viếng Mẹ La Mã Bến Tre hôm nay.
Trong bài chia sẻ của mình, Cha Đaminh kể lại những câu chuyện về Đức Mẹ như Đức Mẹ Mekong, Đức Mẹ La Mã Bến Tre... Tất cả đều được vớt lên và rồi Đức Mẹ tỏ mình cho mọi người... Đức Mẹ tỏ mình cho chúng ta thấy Mẹ nhưng cũng chính là cơ hội để chúng ta nhìn lại lòng chúng ta về lòng sùng kính Đức Mẹ...
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, vị đại diện cộng đoàn là anh trưởng Curia Gioakim Maria Hồ Lam Phương có đôi lời cảm ơn Cha linh giám, quý cha đặc trách trung tâm La Mã, quý dì phục vụ bữa ăn, các nhóm, ca đoàn An Lạc, những giáo dân La Mã - Giồng Trôm đã phục vụ bữa ăn.
Tiếp theo lời cảm ơn cua anh trưởng Gioakim Maria, đại diện cộng đoàn kính tặng cha Đaminh đóa hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn của cộng đoàn với Cha.
Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng chụp chung với nhau vài tấm hình kỷ niệm.
Việc cũng lạ và hay là đang khi cử hành Thánh Lễ, một cơn mưa hồng ân đã tuôn trào làm dịu mát đi cái nóng bức của những ngày qua. Kết thúc Thánh Lễ cơn mưa đã dừng hẳn để mọi người ra về trong an bình và không gặp những phiền toái.
Vẫn tin rằng đó chính là ơn lành mà Mẹ gửi đến cho cộng đoàn trong buổi chiều hành hương hôm nay.
Đoàn con cái Legio Mariae Lộc Hòa như muốn ở lại với Mẹ thêm một chút nữa nhưng thời gian không cho phép. Đoàn cất bước lên đường như lòng còn muốn níu lại bên Mẹ để Mẹ che chở giữ gìn.
Nguyện xin ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre ban muôn ơn lành cho những ai đã đến, sẽ đến và hướng lòng về Mẹ để xin Mẹ che chở, giữ gìn.
Người La Mã
Legio Mariae - Curia Lộc Hòa đã chọn Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre để hành hương cũng như Tổng Hội Thường Niên 2015.
Xem Hình
Từ sáng sớm thứ Bảy, ngày 17 tháng 10, đoàn con cái Legio Mariae - Curia Lộc Hòa đã dắt díu nhau xuống mảnh đất thiêng La Mã Bến Tre để hành hương kính Mẹ La Mã cũng như Tổng Hội Thường Niên 2015. Đoạn đường tuy không xa nhưng "ngăn sông cách chợ" bởi con đường vào Trung tâm hành hương bị hạn chế. Xe lớn 45 chỗ không vào được tận trung tâm nên mọi người tìm phương tiện khác để được vào với Mẹ. Tuy khó khăn như thế nhưng vẫn không ngăn được dòng người vào với Mẹ vì lòng người lớn hơn những khó khăn mà các đoàn hành hương gặp phải.
Vì đến khá sớm, có Thánh Lễ tạ ơn của nhóm hành hương giáo xứ Ninh Phát nên con cái của Mẹ của đoàn Legio Maria cùng tham dự Thánh Lễ luôn.
Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn di chuyển về phía nhà bên hông nhà thờ để dùng cơm. Bữa cơm đạm bạc nhưng thấm đẫm tình quê.
Cơm trưa kết thúc, cộng đoàn nghỉ ngơi để chuẩn bị cho giờ rước kiệu cũng như Thánh Lễ tạ ơn bắt đầu lúc 13 g 00.
13 g 00, sau khi chuẩn bị, đoàn rước bắt đầu khởi kiệu.
Đi đầu là trống khẩu, nhang, Thánh Giá nến cao, sách Thánh, Vexillum Legionis, cờ tước hiệu các Praesidia, kiệu Đức Mẹ, thừa tác viên Thánh Thể, cha linh giám: cha chủ tế Đaminh Đặng Quốc Hưng (chánh xứ Lộc Hưng - giáo phận Sài Gòn), ban quản trị và cộng đoàn tham dự tháp tùng.
Sau khi rước kiệu, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.
Cha Đaminh ngỏ đôi lời với cộng đoàn, nhất là nói lên ý nghĩa của ngày hành hương viếng Mẹ La Mã Bến Tre hôm nay.
Trong bài chia sẻ của mình, Cha Đaminh kể lại những câu chuyện về Đức Mẹ như Đức Mẹ Mekong, Đức Mẹ La Mã Bến Tre... Tất cả đều được vớt lên và rồi Đức Mẹ tỏ mình cho mọi người... Đức Mẹ tỏ mình cho chúng ta thấy Mẹ nhưng cũng chính là cơ hội để chúng ta nhìn lại lòng chúng ta về lòng sùng kính Đức Mẹ...
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, vị đại diện cộng đoàn là anh trưởng Curia Gioakim Maria Hồ Lam Phương có đôi lời cảm ơn Cha linh giám, quý cha đặc trách trung tâm La Mã, quý dì phục vụ bữa ăn, các nhóm, ca đoàn An Lạc, những giáo dân La Mã - Giồng Trôm đã phục vụ bữa ăn.
Tiếp theo lời cảm ơn cua anh trưởng Gioakim Maria, đại diện cộng đoàn kính tặng cha Đaminh đóa hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn của cộng đoàn với Cha.
Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, cộng đoàn cùng chụp chung với nhau vài tấm hình kỷ niệm.
Việc cũng lạ và hay là đang khi cử hành Thánh Lễ, một cơn mưa hồng ân đã tuôn trào làm dịu mát đi cái nóng bức của những ngày qua. Kết thúc Thánh Lễ cơn mưa đã dừng hẳn để mọi người ra về trong an bình và không gặp những phiền toái.
Vẫn tin rằng đó chính là ơn lành mà Mẹ gửi đến cho cộng đoàn trong buổi chiều hành hương hôm nay.
Đoàn con cái Legio Mariae Lộc Hòa như muốn ở lại với Mẹ thêm một chút nữa nhưng thời gian không cho phép. Đoàn cất bước lên đường như lòng còn muốn níu lại bên Mẹ để Mẹ che chở giữ gìn.
Nguyện xin ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre ban muôn ơn lành cho những ai đã đến, sẽ đến và hướng lòng về Mẹ để xin Mẹ che chở, giữ gìn.
Người La Mã
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Las Vegas năm 2015
Phan Văn sỹ
15:12 17/10/2015
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Las Vegas Kỳ VIII: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng”
“Trong ba ngày: 16-17-18/10/2015”
1- Khai Mạc: Bài ca vang vọng quanh các loa phóng thanh khu khuôn viên Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas: “Cùng về đây trong ơn Thánh Linh, lời tạ ơn Cha trong đức tin, và của lễ hiệp nhất yêu thương”, bài hát Tìm Về Bên Chúa của nhạc sĩ Kim Ân quyện quanh với từng bước chân khách hành hương khắp nơi đang vội vã bước vào Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas bằng bao phương tiện: Xe bus, taxi, xe nhà, đi bộ, máy bay… để cùng hòa chung tham dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ VIII qua chủ đề tuyệt vời: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng”. Thật vậy, bước theo chân Mẹ Maria là người Mẹ tuyệt vời về đời sống chứng nhân Hy Vọng như bài ca đã mở đầu khi mọi người bước vào Đền Thánh vì Mẹ là cả một kho tàng niềm tin, tình yêu và hy vọng, dấn thân bước theo Chân Chúa Giêsu Kitô trên mọi nẻo đường cho đến tận đỉnh đồi Can-vê.
Xem Hình
2- Hòa Trong Yêu Thương Cùng Tham dự Đại Hội Năm Nay Có: Ba Đức Giám Mục: Joseph A. Pepe, Giám Mục Giáo Phận Las Vegas, quê nhà Việt Nam có Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan thiết, cùng đông đảo quí cha: Cha Tổng Quản George E. Mockel, Địa Phận Oakland, California, cha Tổng quản Bob Stockig Las Vegas, Nevada, Linh mục Giuse Nguyễn Đức Trọng, Sáng Lập Đền Thánh Mẹ La Vang, Lm. Phan quang Cường, tuyên Úy Liên Minh Thánh Tâm trực thuộc LĐCGVN tại Hoa Kỳ, Linh mục Martinô Nguyễn Bá Thông, Lm. Michael Trường Luân, Lm. Phêrô Nguyễn Tiến Linh, Lm. Antôn Lê Văn Hưởng, Lm. Đôminicô Nguyễn Đông Hùng, Lm. Nguyễn Anh Quang, Lm. Phêrô Hoàng Văn Thi, Lm. Phêrô Nguyễn Từ, Lm. Giuse Trần Ngọc Diệp, Lm. Phêrô Phan Thế Lực, Lm.Vincente Nguyễn đình Truyền, Lm. Andrew Nguyễn Thông cùng trên 30 quí linh mục đến từ các Tiểu Bang và quê Hương Việt Nam, quí Thầy Sáu, và trên 20 nữ tu trực thuộc các tu viện, Hội dòng cùng trên 6 ngàn giáo dân khắp nơi cùng về tham dự.
3- Ý Nghĩa Chủ Đề Đại Hội: “Cùng Mẹ sống Chứng Nhân Hy Vọng”: Là chủ đề nối dài từ Tông Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Năm Đời Sống Thánh Hiến” bắt đầu vào ngày 30-11-2015 và kết thúc vào lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ ngày 2-2-2016, qua ý tưởng tuyệt vời do Thánh Linh soi dẫn: “Sống ơn gọi thánh hiến, tìm Chúa, lắng nghe và đi theo Ngài, nhân dịp kỷ niệm 50 năm hiến chế Tín Lý: “Lumen Gentium” về Hội Thánh, là bản tóm kết tuyệt vời của Tông Huấn: “Vita Consecrata” của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II và hiệp chung với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Hội Nghị thường niên kỳ II- 2014: “Tân Phúc Âm Hóa Đời sống các Giáo Xứ và các Cộng Đoàn sống đời thánh hiến”. Đền Thánh Mẹ La Vang lấy chủ đề: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng” là như vang vọng lời của Cha chung để con cái Mẹ khắp nơi về tham dự Đại Hội kín múc những lời giảng huấn của các cha nhiều kinh nghiệm về giáo huấn xoay quanh chủ đề này để bảo tồn nhân đức và giữ vững đức tin theo chân Mẹ Maria nơi mỗi giáo xứ mình hòa chung nhịp sống đức tin trong thời đại nhiều tệ nạn xã hội, nhiều bè rối và nhiều khủng hoảng đức tin, chính trị, rối loạn xã hội và bạo lực xen lẫn khắp nơi.
4- Logo, biểu tượng của Chủ Đề Năm Nay: “Cùng Mẹ sống Chứng Nhân Hy Vọng”: Oakland là một thành phố xuất phát nhiều nghệ sĩ tài danh, chính ở điểm này, cha Quang hội nhập mảnh đất này từ những ngày đầu đặt bước chân lưu lạc tha phương đến, cũng chịu ảnh hưởng bởi phong thổ, địa dư tạo nên cùng hấp thụ nhiều nét nghệ sĩ, cha vẽ nhiều bức tranh rất đẹp khiến người xem trầm trồ khen tặng. Hằng năm, cha tự tay vẽ trang trí lấy Logo cho Đại Hội Mẹ La Vang kể từ ngày cha về nhận dìu dắt Cộng Đoàn thay thế cha Trọng nghỉ hưu, để tiếp nối công việc dựng xây, tu bổ Đền Thánh. Cho đến hôm nay, cha đã vẽ (design) 4 Logo cho Đại Hội, mỗi Logo Đại Hội mang một sắc thái khác nhau tùy theo chủ đề của Đại Hội. Năm nay với chủ đề: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy vọng”, nhìn Logo theo thiển ý kẻ hèn nhận định: Mẹ được bao phủ bởi ngọn lửa tuyệt vời rực sáng đỏ của Chúa Thánh Linh, nên Mẹ luôn rực và chiếu sáng niềm tin, sống chứng nhân qua tình thương Hy vọng cho đàn con Mẹ khắp nơi dõi theo, Mẹ luôn bước theo Thập Giá Chúa mỗi ngày, mỗi giờ cho đến phút cuối cùng tại đỉnh Gôn-Gô-Tha, nên sau lưng Mẹ và bên biểu tượng Chúa Thánh Linh luôn là Thập Giá chiến thắng Chúa Kitô. Cành thiên tuế hay cành lá biểu tượng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam màu xanh, màu của thanh bình và chiến thắng bao phủ thế gian nơi nào có dấu chân Mẹ đi qua đều được bao phủ, chở che. Dưới chân Mẹ là hình tượng chim bồ câu, biểu tượng sự chở che phủ đầy của Chúa Thánh Linh, còn có một ý nghĩa nữa như một bàn tay của Thiên Chúa luôn che chở hộ phù, hay như một cánh cửa mở ra để tuôn đổ ân sủng Mẹ chuyển đến đàn con cái khắp nơi. Màu sắc vàng tượng trưng cho màu da con dân đất Việt, máu đỏ da vàng như màu cờ Việt Nam, lưu lạc khắp nơi, tất cả phía sau Logo hình được hòa màu xanh dương của hy vọng qua tà áo của Mẹ và nền nổi bật của khung hình Logo. Thật là cách phối trí màu sắc hài hòa để nói lên hết ý nghĩa chủ đề Đại Hội năm nay: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng”. Nhìn vào Logo Đại Hội, luôn có một ngọn lửa Thánh Linh ngời sáng như để luôn thức tỉnh đức tin con cái Mẹ khắp nơi hầu biết dõi theo Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng giữa lòng đời.
5- Thánh Lễ Khai Mạc Cho Đại Hội: Sau giờ chầu sốt sắng, linh thánh để cùng cầu nguyện cho Đại Hội được Chúa chúc lành và Mẹ chuyển cầu, do Lm. Nguyễn Anh Quang chủ sự cùng đông đảo các phái đoàn hành hương tham dự.
(1) Đúng 5:30 p.m.: Thánh lễ khai mạc Đại Trào tại Linh Đài do hai Đức Cha Joseph A. Pepe và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên cùng chủ tế với khoảng trên 30 linh mục đồng tế. Không khí thánh lễ thật trang nghiêm và sốt sắng, số giáo dân tham dự bao trùm vây kín cả khuôn viên rộng lớn của Đền Thánh ra tới ngoài cổng ngõ theo dấu chân 14 chặng Đàng Thánh Giá Chúa.
Trước khi bước vào thánh lễ, cha Quang mời hai Đức Cha đứng trước linh đài để cắt băng khai mạc ba ngày Đại Hội. Cha giám đốc Giuse Đồng Minh Quang và anh Đại Diện Cộng Đoàn JB. Trần Xuân Huân ngõ đôi lời cám ơn hai Đức Cha, nhất là Đức Cha Jopseph A Pepe luôn hoan hỷ nhận lời tham dự Đại Hội dù cho công việc rất bận rộn, cám ơn quý linh mục, quý sơ, đặc biệt cha Trọng đã có mặt sớm cả tuần lễ với Cộng Đoàn để chia sẻ công việc tổ chức Đại Hội. Xin cám ơn đến tất cả quý cộng đoàn khắp nơi vì yêu thương cộng Đoàn Đền Thánh Mẹ La Vang, năm nào cũng đến hẹn lại lên với cộng đoàn Mẹ La Vang. Sau lời cám ơn của cha Quang và anh Đại Diện, hai Đức Gíam Mục đã long trọng cắt băng khai mạc Đại Hội La Vang kỳ VIII. Một tràng pháo được đốt lên, ba hồi chiêng trống nổi lên vang dội một góc trời Las Vegas. Hai bong bóng trắng và xanh kéo lá cờ của Mẹ bay vụt lên không trung: Ca Đoàn La Vang mở đầu bài hát bước vào vào thánh lễ.
(2) Chia Sẻ Lời Chúa: Sau phần Phúc Âm, cha Thông chia sẻ, ngài nói chủ đề năm nay hướng chúng ta nối gót theo Mẹ Maria để học hỏi theo Mẹ sống chứng tá hy vọng như Mẹ đã từng sống suốt quảng đời bên Chúa Giêsu Kitô trong chứng nhân tình yêu. Cha Thông gửi lời chào hai Đức Cha và xin phép Đức Cha Joseph A Pepe chủ tế chia sẻ Lời Chúa bằng tiếng Việt. Ngài cũng xin gởi lời chào cộng đồng dân Chúa hiện diện nơi đây và xin chia sẻ vài ý về chủ đề Đại Hội hôm nay: Ngài nhấn mạnh những điểm chính qua chủ đề này: Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng là gì? Là hy vọng như Mẹ Maria mong mỏi Lời Chúa sẽ được thực hiện như chúng ta thường đọc kinh Lạy Cha: “…Xin cho ý cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…”. Thể hiện ý Chúa chứ không phải thể hiện ý của cá nhân mình.
Cuối phần chia sẻ ngài khuyên mọi người hãy sống như mười bốn mối phúc thật: Thương xác bảy mối, thương linh hồn bảy mối và luôn nhớ lời của ĐTC Phanxicô khi ghé thăm Hoa Kỳ và tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới: “Nếu mỗi Kitô hữu không biết sống tình thương là tự đánh mất căn tính của mình”.
6- Văn Nghệ Chào Mừng Đại Hội: Đúng 7:30 p.m. tại Linh Đài, sau phép lành của Đức Cha chủ tế, quí khách hành hương đã tuôn đổ ra khu hội trường để dùng bữa tối do Quán La Vang Đền Thánh Mẹ La Vang khoản đãi free với món Phở truyền thống được Ban Ẩm thực và các em Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Đền Thánh phụng vụ rất chu đáo. Sau khi được ấm bụng, mọi người đổ xô vây quanh Linh Đài để thưởng thức đêm văn nghệ với chủ đề: “Niềm Hy vọng Cho Thế Giới”, được hai MC. linh hoạt là Lm. Martinô Nguyễn Bá Thông và Lm. Antôn Lê Văn Hưởng điều khiển. Mọi người say mê với giọng ca truyền cảm, độc đáo của các ca sĩ đến từ trung tâm Asia, Paris By Night như Mai Thiên Vân, Tâm Phương Anh, cùng các đoàn vũ và đặc biệt có sự góp mặt của anh chị em nghệ sĩ Ca Đoàn Đức Mẹ La Vang, các Ca Đoàn bên Cali đến góp mặt, các em vũ trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Khăn Quàng Đỏ do các sơ Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp tập dợt công phu. Cuối cùng là phần xổ số giúp vui để gây quỹ xây dựng Đền Thánh được xen vào để thay đổi không khí với các tiết mục văn nghệ.
7- Tiếp Nối Những Ngày Của Đại Hội: Đại Hội được tiếp nối qua ngày Thứ Bảy 17/10 với Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế, Lm. Antôn Lê Văn Hưởng thuyết giảng. Trong thánh lễ này mọi giáo hữu được quí linh mục thay quyền Chúa xức dầu chữa lành cho những ai có bệnh xin được chữa lành. Đặc biệt tối Thứ Bảy 7:30 p.m. rước kiệu trọng thể kính Đức Mẹ La Vang và thánh lễ do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế và thuyết giảng cùng quí linh mục đồng tế. Hướng dẫn đoàn rước kiệu Lm. Giuse Nguyễn Đức Trọng. Ngoài ra trong ngày Thứ Bảy còn có ba buổi thuyết trình tuyệt vời và rất hữu ích của Đức Cha, quí linh mục nhiều kinh nghiệm, có chiều dài về giảng dạy và hướng dẫn giáo dân:
-9:30 a.m., Đề tài: “Sống Chứng Nhân Hy Vọng Vì Mão Gai Chúa” do thuyết trình viên Lm. Michael Trường Luân CSsR.
-11:00 a.m., Đề tài: “Sống chứng Nhân Hy vọng Với Sứ Điệp Loan Báo tin Mừng” do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan thiết thuyết giảng.
-1:30 p.m. Đề tài: “Sống Chứng Nhân Hy Vọng Trong Vòng Xoáy Của Cuộc Đời” do Lm. Nguyễn Tiến Linh thuyết giảng.
Ngoài những đề tài giúp giáo dân mở rộng hiểu biết qua chủ đề năm nay, còn có các giờ chầu Thánh Thể để giáo dân kín múc những ơn và khấn xin ý nguyện như: “Giờ Chầu Lòng Chúa Thương Xót” do Lm. Michael Trường Luân CSsR chủ sự. Trong ngày thứ Bảy, dành cả buổi xế trưa (4:00 p.m.) để giáo hữu có dịp hòa giải với Chúa sau bao tháng năm lo tất bật với công ăn việc làm. Cuối cùng là đêm văn nghệ bắt đầu lúc 6:00 p.m. qua chủ đề: “Lên Đường Cùng Mẹ sống Chứng Nhân Hy Vọng”.
8- Đại Hội La Vang Vào Sa Mạc Với Mẹ La Vang Kỳ VIII năm nay: Đã qui tụ đông đảo quí Giám Mục, Linh mục, quí thầy, quí tu sĩ và quí giáo dân khắp nơi về tham dự và với chủ đề: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy vọng” cũng là chủ đề phù hợp với bước đi mới của Giáo Hội và sự thay đổi mau chóng của thế giới hôm nay, sẽ là chủ đề khơi dậy trong tâm hồn mỗi giáo hữu hành hương đến tham dự Đại Hội tại Linh địa Mẹ La Vang Las Vegas một niềm tin vững vàng và một chứng nhân Hy Vọng luôn đổi mới để vững tâm nối bước theo Mẹ những tháng ngày trong tương lai./.
Las Vegas ngày 16-10-2015
Kính Mừng Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ VIII
Joseph Phan Văn Sỹ
“Trong ba ngày: 16-17-18/10/2015”
1- Khai Mạc: Bài ca vang vọng quanh các loa phóng thanh khu khuôn viên Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas: “Cùng về đây trong ơn Thánh Linh, lời tạ ơn Cha trong đức tin, và của lễ hiệp nhất yêu thương”, bài hát Tìm Về Bên Chúa của nhạc sĩ Kim Ân quyện quanh với từng bước chân khách hành hương khắp nơi đang vội vã bước vào Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas bằng bao phương tiện: Xe bus, taxi, xe nhà, đi bộ, máy bay… để cùng hòa chung tham dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ VIII qua chủ đề tuyệt vời: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng”. Thật vậy, bước theo chân Mẹ Maria là người Mẹ tuyệt vời về đời sống chứng nhân Hy Vọng như bài ca đã mở đầu khi mọi người bước vào Đền Thánh vì Mẹ là cả một kho tàng niềm tin, tình yêu và hy vọng, dấn thân bước theo Chân Chúa Giêsu Kitô trên mọi nẻo đường cho đến tận đỉnh đồi Can-vê.
Xem Hình
2- Hòa Trong Yêu Thương Cùng Tham dự Đại Hội Năm Nay Có: Ba Đức Giám Mục: Joseph A. Pepe, Giám Mục Giáo Phận Las Vegas, quê nhà Việt Nam có Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận Phan thiết, cùng đông đảo quí cha: Cha Tổng Quản George E. Mockel, Địa Phận Oakland, California, cha Tổng quản Bob Stockig Las Vegas, Nevada, Linh mục Giuse Nguyễn Đức Trọng, Sáng Lập Đền Thánh Mẹ La Vang, Lm. Phan quang Cường, tuyên Úy Liên Minh Thánh Tâm trực thuộc LĐCGVN tại Hoa Kỳ, Linh mục Martinô Nguyễn Bá Thông, Lm. Michael Trường Luân, Lm. Phêrô Nguyễn Tiến Linh, Lm. Antôn Lê Văn Hưởng, Lm. Đôminicô Nguyễn Đông Hùng, Lm. Nguyễn Anh Quang, Lm. Phêrô Hoàng Văn Thi, Lm. Phêrô Nguyễn Từ, Lm. Giuse Trần Ngọc Diệp, Lm. Phêrô Phan Thế Lực, Lm.Vincente Nguyễn đình Truyền, Lm. Andrew Nguyễn Thông cùng trên 30 quí linh mục đến từ các Tiểu Bang và quê Hương Việt Nam, quí Thầy Sáu, và trên 20 nữ tu trực thuộc các tu viện, Hội dòng cùng trên 6 ngàn giáo dân khắp nơi cùng về tham dự.
3- Ý Nghĩa Chủ Đề Đại Hội: “Cùng Mẹ sống Chứng Nhân Hy Vọng”: Là chủ đề nối dài từ Tông Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Năm Đời Sống Thánh Hiến” bắt đầu vào ngày 30-11-2015 và kết thúc vào lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ ngày 2-2-2016, qua ý tưởng tuyệt vời do Thánh Linh soi dẫn: “Sống ơn gọi thánh hiến, tìm Chúa, lắng nghe và đi theo Ngài, nhân dịp kỷ niệm 50 năm hiến chế Tín Lý: “Lumen Gentium” về Hội Thánh, là bản tóm kết tuyệt vời của Tông Huấn: “Vita Consecrata” của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II và hiệp chung với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Hội Nghị thường niên kỳ II- 2014: “Tân Phúc Âm Hóa Đời sống các Giáo Xứ và các Cộng Đoàn sống đời thánh hiến”. Đền Thánh Mẹ La Vang lấy chủ đề: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng” là như vang vọng lời của Cha chung để con cái Mẹ khắp nơi về tham dự Đại Hội kín múc những lời giảng huấn của các cha nhiều kinh nghiệm về giáo huấn xoay quanh chủ đề này để bảo tồn nhân đức và giữ vững đức tin theo chân Mẹ Maria nơi mỗi giáo xứ mình hòa chung nhịp sống đức tin trong thời đại nhiều tệ nạn xã hội, nhiều bè rối và nhiều khủng hoảng đức tin, chính trị, rối loạn xã hội và bạo lực xen lẫn khắp nơi.
4- Logo, biểu tượng của Chủ Đề Năm Nay: “Cùng Mẹ sống Chứng Nhân Hy Vọng”: Oakland là một thành phố xuất phát nhiều nghệ sĩ tài danh, chính ở điểm này, cha Quang hội nhập mảnh đất này từ những ngày đầu đặt bước chân lưu lạc tha phương đến, cũng chịu ảnh hưởng bởi phong thổ, địa dư tạo nên cùng hấp thụ nhiều nét nghệ sĩ, cha vẽ nhiều bức tranh rất đẹp khiến người xem trầm trồ khen tặng. Hằng năm, cha tự tay vẽ trang trí lấy Logo cho Đại Hội Mẹ La Vang kể từ ngày cha về nhận dìu dắt Cộng Đoàn thay thế cha Trọng nghỉ hưu, để tiếp nối công việc dựng xây, tu bổ Đền Thánh. Cho đến hôm nay, cha đã vẽ (design) 4 Logo cho Đại Hội, mỗi Logo Đại Hội mang một sắc thái khác nhau tùy theo chủ đề của Đại Hội. Năm nay với chủ đề: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy vọng”, nhìn Logo theo thiển ý kẻ hèn nhận định: Mẹ được bao phủ bởi ngọn lửa tuyệt vời rực sáng đỏ của Chúa Thánh Linh, nên Mẹ luôn rực và chiếu sáng niềm tin, sống chứng nhân qua tình thương Hy vọng cho đàn con Mẹ khắp nơi dõi theo, Mẹ luôn bước theo Thập Giá Chúa mỗi ngày, mỗi giờ cho đến phút cuối cùng tại đỉnh Gôn-Gô-Tha, nên sau lưng Mẹ và bên biểu tượng Chúa Thánh Linh luôn là Thập Giá chiến thắng Chúa Kitô. Cành thiên tuế hay cành lá biểu tượng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam màu xanh, màu của thanh bình và chiến thắng bao phủ thế gian nơi nào có dấu chân Mẹ đi qua đều được bao phủ, chở che. Dưới chân Mẹ là hình tượng chim bồ câu, biểu tượng sự chở che phủ đầy của Chúa Thánh Linh, còn có một ý nghĩa nữa như một bàn tay của Thiên Chúa luôn che chở hộ phù, hay như một cánh cửa mở ra để tuôn đổ ân sủng Mẹ chuyển đến đàn con cái khắp nơi. Màu sắc vàng tượng trưng cho màu da con dân đất Việt, máu đỏ da vàng như màu cờ Việt Nam, lưu lạc khắp nơi, tất cả phía sau Logo hình được hòa màu xanh dương của hy vọng qua tà áo của Mẹ và nền nổi bật của khung hình Logo. Thật là cách phối trí màu sắc hài hòa để nói lên hết ý nghĩa chủ đề Đại Hội năm nay: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng”. Nhìn vào Logo Đại Hội, luôn có một ngọn lửa Thánh Linh ngời sáng như để luôn thức tỉnh đức tin con cái Mẹ khắp nơi hầu biết dõi theo Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng giữa lòng đời.
5- Thánh Lễ Khai Mạc Cho Đại Hội: Sau giờ chầu sốt sắng, linh thánh để cùng cầu nguyện cho Đại Hội được Chúa chúc lành và Mẹ chuyển cầu, do Lm. Nguyễn Anh Quang chủ sự cùng đông đảo các phái đoàn hành hương tham dự.
(1) Đúng 5:30 p.m.: Thánh lễ khai mạc Đại Trào tại Linh Đài do hai Đức Cha Joseph A. Pepe và Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên cùng chủ tế với khoảng trên 30 linh mục đồng tế. Không khí thánh lễ thật trang nghiêm và sốt sắng, số giáo dân tham dự bao trùm vây kín cả khuôn viên rộng lớn của Đền Thánh ra tới ngoài cổng ngõ theo dấu chân 14 chặng Đàng Thánh Giá Chúa.
Trước khi bước vào thánh lễ, cha Quang mời hai Đức Cha đứng trước linh đài để cắt băng khai mạc ba ngày Đại Hội. Cha giám đốc Giuse Đồng Minh Quang và anh Đại Diện Cộng Đoàn JB. Trần Xuân Huân ngõ đôi lời cám ơn hai Đức Cha, nhất là Đức Cha Jopseph A Pepe luôn hoan hỷ nhận lời tham dự Đại Hội dù cho công việc rất bận rộn, cám ơn quý linh mục, quý sơ, đặc biệt cha Trọng đã có mặt sớm cả tuần lễ với Cộng Đoàn để chia sẻ công việc tổ chức Đại Hội. Xin cám ơn đến tất cả quý cộng đoàn khắp nơi vì yêu thương cộng Đoàn Đền Thánh Mẹ La Vang, năm nào cũng đến hẹn lại lên với cộng đoàn Mẹ La Vang. Sau lời cám ơn của cha Quang và anh Đại Diện, hai Đức Gíam Mục đã long trọng cắt băng khai mạc Đại Hội La Vang kỳ VIII. Một tràng pháo được đốt lên, ba hồi chiêng trống nổi lên vang dội một góc trời Las Vegas. Hai bong bóng trắng và xanh kéo lá cờ của Mẹ bay vụt lên không trung: Ca Đoàn La Vang mở đầu bài hát bước vào vào thánh lễ.
(2) Chia Sẻ Lời Chúa: Sau phần Phúc Âm, cha Thông chia sẻ, ngài nói chủ đề năm nay hướng chúng ta nối gót theo Mẹ Maria để học hỏi theo Mẹ sống chứng tá hy vọng như Mẹ đã từng sống suốt quảng đời bên Chúa Giêsu Kitô trong chứng nhân tình yêu. Cha Thông gửi lời chào hai Đức Cha và xin phép Đức Cha Joseph A Pepe chủ tế chia sẻ Lời Chúa bằng tiếng Việt. Ngài cũng xin gởi lời chào cộng đồng dân Chúa hiện diện nơi đây và xin chia sẻ vài ý về chủ đề Đại Hội hôm nay: Ngài nhấn mạnh những điểm chính qua chủ đề này: Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy Vọng là gì? Là hy vọng như Mẹ Maria mong mỏi Lời Chúa sẽ được thực hiện như chúng ta thường đọc kinh Lạy Cha: “…Xin cho ý cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…”. Thể hiện ý Chúa chứ không phải thể hiện ý của cá nhân mình.
Cuối phần chia sẻ ngài khuyên mọi người hãy sống như mười bốn mối phúc thật: Thương xác bảy mối, thương linh hồn bảy mối và luôn nhớ lời của ĐTC Phanxicô khi ghé thăm Hoa Kỳ và tham dự Đại Hội Gia Đình Thế Giới: “Nếu mỗi Kitô hữu không biết sống tình thương là tự đánh mất căn tính của mình”.
6- Văn Nghệ Chào Mừng Đại Hội: Đúng 7:30 p.m. tại Linh Đài, sau phép lành của Đức Cha chủ tế, quí khách hành hương đã tuôn đổ ra khu hội trường để dùng bữa tối do Quán La Vang Đền Thánh Mẹ La Vang khoản đãi free với món Phở truyền thống được Ban Ẩm thực và các em Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Đền Thánh phụng vụ rất chu đáo. Sau khi được ấm bụng, mọi người đổ xô vây quanh Linh Đài để thưởng thức đêm văn nghệ với chủ đề: “Niềm Hy vọng Cho Thế Giới”, được hai MC. linh hoạt là Lm. Martinô Nguyễn Bá Thông và Lm. Antôn Lê Văn Hưởng điều khiển. Mọi người say mê với giọng ca truyền cảm, độc đáo của các ca sĩ đến từ trung tâm Asia, Paris By Night như Mai Thiên Vân, Tâm Phương Anh, cùng các đoàn vũ và đặc biệt có sự góp mặt của anh chị em nghệ sĩ Ca Đoàn Đức Mẹ La Vang, các Ca Đoàn bên Cali đến góp mặt, các em vũ trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Khăn Quàng Đỏ do các sơ Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp tập dợt công phu. Cuối cùng là phần xổ số giúp vui để gây quỹ xây dựng Đền Thánh được xen vào để thay đổi không khí với các tiết mục văn nghệ.
7- Tiếp Nối Những Ngày Của Đại Hội: Đại Hội được tiếp nối qua ngày Thứ Bảy 17/10 với Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế, Lm. Antôn Lê Văn Hưởng thuyết giảng. Trong thánh lễ này mọi giáo hữu được quí linh mục thay quyền Chúa xức dầu chữa lành cho những ai có bệnh xin được chữa lành. Đặc biệt tối Thứ Bảy 7:30 p.m. rước kiệu trọng thể kính Đức Mẹ La Vang và thánh lễ do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế và thuyết giảng cùng quí linh mục đồng tế. Hướng dẫn đoàn rước kiệu Lm. Giuse Nguyễn Đức Trọng. Ngoài ra trong ngày Thứ Bảy còn có ba buổi thuyết trình tuyệt vời và rất hữu ích của Đức Cha, quí linh mục nhiều kinh nghiệm, có chiều dài về giảng dạy và hướng dẫn giáo dân:
-9:30 a.m., Đề tài: “Sống Chứng Nhân Hy Vọng Vì Mão Gai Chúa” do thuyết trình viên Lm. Michael Trường Luân CSsR.
-11:00 a.m., Đề tài: “Sống chứng Nhân Hy vọng Với Sứ Điệp Loan Báo tin Mừng” do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan thiết thuyết giảng.
-1:30 p.m. Đề tài: “Sống Chứng Nhân Hy Vọng Trong Vòng Xoáy Của Cuộc Đời” do Lm. Nguyễn Tiến Linh thuyết giảng.
Ngoài những đề tài giúp giáo dân mở rộng hiểu biết qua chủ đề năm nay, còn có các giờ chầu Thánh Thể để giáo dân kín múc những ơn và khấn xin ý nguyện như: “Giờ Chầu Lòng Chúa Thương Xót” do Lm. Michael Trường Luân CSsR chủ sự. Trong ngày thứ Bảy, dành cả buổi xế trưa (4:00 p.m.) để giáo hữu có dịp hòa giải với Chúa sau bao tháng năm lo tất bật với công ăn việc làm. Cuối cùng là đêm văn nghệ bắt đầu lúc 6:00 p.m. qua chủ đề: “Lên Đường Cùng Mẹ sống Chứng Nhân Hy Vọng”.
8- Đại Hội La Vang Vào Sa Mạc Với Mẹ La Vang Kỳ VIII năm nay: Đã qui tụ đông đảo quí Giám Mục, Linh mục, quí thầy, quí tu sĩ và quí giáo dân khắp nơi về tham dự và với chủ đề: “Cùng Mẹ Sống Chứng Nhân Hy vọng” cũng là chủ đề phù hợp với bước đi mới của Giáo Hội và sự thay đổi mau chóng của thế giới hôm nay, sẽ là chủ đề khơi dậy trong tâm hồn mỗi giáo hữu hành hương đến tham dự Đại Hội tại Linh địa Mẹ La Vang Las Vegas một niềm tin vững vàng và một chứng nhân Hy Vọng luôn đổi mới để vững tâm nối bước theo Mẹ những tháng ngày trong tương lai./.
Las Vegas ngày 16-10-2015
Kính Mừng Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ VIII
Joseph Phan Văn Sỹ
Đức Cha Nguyễn Hữu Long dâng lễ cùng Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm
Trần Văn Minh
22:59 17/10/2015
Melbourne, Thánh lễ lúc 11 giờ 30 Chúa Nhật 29 thường niên, ngày 18/10/2015, tại Nguyện đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Đức Cha Alphongso Nguyễn Hữu Long, Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa trong thời gian đi thăm thân nhân tại Melbourne, sau khi đến thăm và dâng lễ cùng các Cộng đoàn Giáo xứ Saint Margaret Mary’s Brunswick, và Cộng đoàn Thánh Gioan Hoan Collingwood, đã đến dâng lễ cùng Cộng đoàn Công Giáo Vinh Sơn Liêm.
Mời coi hình
Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Alphongso chủ tế cùng Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và Linh mục Giuse Nguyễn Trí Dũng Quản Hạt Tam Kỳ, Đà Nẵng đồng tế. Phần Thánh nhạc do Ca đoàn Babylon một trong những ca đoàn lớn của cộng đoàn đã dùng lời ca hiệp dâng Thánh lễ thêm long trọng và sốt sắng.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha đã nói về một trong những thử thách của những ai muốn theo chân Chúa, trong Chúa Nhật 28 Thường niên, Chúa nói ai muốn theo Ngài thì hãy bán hết tài sản của mình để giúp đỡ những người nghèo khó trước. Tuần này, Chúa lại dậy cho chúng ta về cái hư danh ở đời này, để tìm địa vị chỗ đứng bên Chúa. Nhưng Chúa nói ai làm lớn thì phải phục vụ mọi người.
Hôm nay cũng là ngày Giáo Hội chọn là Ngày Khánh nhật truyền giáo, trong cương vị trưởng ban loan báo tin mừng trong Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha cũng nhắc nhở mọi người trách nhiệm và bổn phận của người Công Giáo. Chúng ta như những cây Chúa trồng, phải nở hoa cho tươi tốt và thật đẹp. Chúng ta được Chúa trồng ở nơi đây, nên chúng ta cũng có sứ vụ phải nở hoa nơi này cho đẹp và làm sáng danh Chúa.
Trong phần cuối lễ, Đức Cha đã có mấy lời để giới thiệu về Giáo phận Hưng Hóa, một Giáo phận có diện tích thật lớn, 1/5 diện tích cả nước, với bề dầy lịch sử thành lập hơn 120 năm, nhưng lại rất xa lạ với mọi người chỉ vì lý do thời cuộc. Giáo phận có tới hơn 30 sắc tộc nơi miền thượng du miền Bắc so với 50 sắc tộc của toàn quốc. Trong Giáo phận có 100 linh mục phục vụ cho hơn 230 ngàn giáo dân, có những giáo xứ xa Tòa Giám mục 750 km như khu vực Mường Tè. Với những địa danh nghe lạ lỗ tai, như Mường Tè, H’Mong. Đức Cha đã kể một câu chuyện vui bằng câu vè:
Cô gái Hơ mông bên bếp lửa
Anh trai Mường tè bên gốc cây
Khiến mọi người cùng vui lây cùng câu chuyện hài hước nơi giáo phận xa lạ. Sau lời cám ơn của ông Cao Minh Đức đại diện cộng đoàn đã dâng hoa lên Đức Cha và cha khách. Đức Cha đã nhận hoa và xin tặng lại cho một cụ cao niên trong cộng đoàn.
Đức Cha đã chụp hình chung cùng Ca đoàn Babylon, và chào thăm mọi người trong cộng đoàn đến chào Đức Cha trước khi ra về. Trời về trưa nắng vàng và ấm áp hơn, ai cũng vui vẻ vì vừa dự tiệc Thánh với những Lời Chúa dậy đầy ý nghĩa.
Mời coi hình
Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Alphongso chủ tế cùng Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và Linh mục Giuse Nguyễn Trí Dũng Quản Hạt Tam Kỳ, Đà Nẵng đồng tế. Phần Thánh nhạc do Ca đoàn Babylon một trong những ca đoàn lớn của cộng đoàn đã dùng lời ca hiệp dâng Thánh lễ thêm long trọng và sốt sắng.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha đã nói về một trong những thử thách của những ai muốn theo chân Chúa, trong Chúa Nhật 28 Thường niên, Chúa nói ai muốn theo Ngài thì hãy bán hết tài sản của mình để giúp đỡ những người nghèo khó trước. Tuần này, Chúa lại dậy cho chúng ta về cái hư danh ở đời này, để tìm địa vị chỗ đứng bên Chúa. Nhưng Chúa nói ai làm lớn thì phải phục vụ mọi người.
Hôm nay cũng là ngày Giáo Hội chọn là Ngày Khánh nhật truyền giáo, trong cương vị trưởng ban loan báo tin mừng trong Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha cũng nhắc nhở mọi người trách nhiệm và bổn phận của người Công Giáo. Chúng ta như những cây Chúa trồng, phải nở hoa cho tươi tốt và thật đẹp. Chúng ta được Chúa trồng ở nơi đây, nên chúng ta cũng có sứ vụ phải nở hoa nơi này cho đẹp và làm sáng danh Chúa.
Trong phần cuối lễ, Đức Cha đã có mấy lời để giới thiệu về Giáo phận Hưng Hóa, một Giáo phận có diện tích thật lớn, 1/5 diện tích cả nước, với bề dầy lịch sử thành lập hơn 120 năm, nhưng lại rất xa lạ với mọi người chỉ vì lý do thời cuộc. Giáo phận có tới hơn 30 sắc tộc nơi miền thượng du miền Bắc so với 50 sắc tộc của toàn quốc. Trong Giáo phận có 100 linh mục phục vụ cho hơn 230 ngàn giáo dân, có những giáo xứ xa Tòa Giám mục 750 km như khu vực Mường Tè. Với những địa danh nghe lạ lỗ tai, như Mường Tè, H’Mong. Đức Cha đã kể một câu chuyện vui bằng câu vè:
Cô gái Hơ mông bên bếp lửa
Anh trai Mường tè bên gốc cây
Khiến mọi người cùng vui lây cùng câu chuyện hài hước nơi giáo phận xa lạ. Sau lời cám ơn của ông Cao Minh Đức đại diện cộng đoàn đã dâng hoa lên Đức Cha và cha khách. Đức Cha đã nhận hoa và xin tặng lại cho một cụ cao niên trong cộng đoàn.
Đức Cha đã chụp hình chung cùng Ca đoàn Babylon, và chào thăm mọi người trong cộng đoàn đến chào Đức Cha trước khi ra về. Trời về trưa nắng vàng và ấm áp hơn, ai cũng vui vẻ vì vừa dự tiệc Thánh với những Lời Chúa dậy đầy ý nghĩa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phúc âm hóa giáo xứ dưới khía cạnh truyền giáo
Gioan Lê Quang Vinh
11:00 17/10/2015
PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ DƯỚI KHÍA CẠNH TRUYỀN GIÁO
Năm 2014 là năm “Phúc âm hoá đời sống gia đình”, và Hội đồng giám mục Việt Nam đã chọn cho năm 2015 này đề tài “Tân phúc-âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Giáo xứ được giới thiệu như một gia đình rộng lớn, là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau.
I. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO XỨ
Người Việt nam chúng ta dùng những từ rất thân yêu: xứ, giáo xứ, địa sở, xứ sở là quê hương, là nơi ai đi đâu rồi cũng quay về, thật là ấn tượng và đáng yêu vô cùng. Ở miền Tây thì gọi là họ Đạo. Khi nói “họ”, người Trung người Bắc nghĩ đến họ lẻ nho nhỏ, nhưng họ Đạo ở miền Tây thì chính là giáo xứ.
Nói “họ’, chúng ta nghĩ đến bà con thân thuộc. Họ cũng không khác gì xứ sở. Người có Đạo nghe chữ “họ” có lẽ nghĩ đến xứ đạo cũng như nghĩ đến họ trong tên của mình.
Còn nếu xét về từ nguyên, thì giáo xứ là gì? Trong Hợp Tuyển Thần Học tháng 3/2015, Cha Giuse Phan Tấn Thành OP phân tích, giáo xứ từ tiếng Hy lạp “paroikia” nghĩa là láng giềng, là sống gần nhau, đồng thời cũng có nghĩa là khách kiều cư, là người ở trọ.
Ý nghĩa này thật thâm thúy vì dân Thánh Chúa ngay từ thời đầu tiên trong lịch sử Israel đã là dân lữ hành. Trong cuộc hành trình về quê Trời, dân Chúa sống bên nhau như những người láng giềng. Chúng ta nhớ dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, và chúng ta có câu trả lời: cộng đoàn giáo xứ là những người thân cận, cùng nhau tiến về nước Trời.
Và như vậy, giáo xứ chính là tập hợp những khách kiều cư đang trên con đường về Nước Trời. Trên con đường vạn dặm ấy, giáo xứ là thành phần của Giáo Hội địa phương, sống giữa lòng nhân loại.
Nếu xét về Giáo Luật, Điều 515§1 của Bộ giáo luật (1983) định nghĩa giáo xứ như sau: “Giáo xứ là một cộng đồng tín hữu, được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha Sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám mục giáo phận”.
Như vậy giáo xứ khác với các cộng đồng dân cư khác bởi vì Giáo xứ là cộng đồng dân Chúa, mang tính cách lữ hành, và có sứ mạng truyền giáo.
II. SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO XỨ
Khi sống giữa lòng nhân loại như thế, cùng với Giáo Hội, giáo xứ chia sẻ vui buồn với con người chung quanh mình. Ở đây chúng ta lần giở giáo huấn của Hội Thánh, và chúng ta tìm thấy trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes của Thánh Công Đồng chung Vaticanô và Thông điệp Centesimus Annus của Đức Thánh Gioan Phaolô II những lời này:
“Khi chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng, Giáo Hội đã đứng về phía mỗi con người ở mọi nơi mọi thời, mang tin vui Nước Chúa đến cho họ. Nước ấy đã xuất hiện nơi Đức Giêsu Kitô và vẫn đang tiếp tục hiện diện giữa nhân loại.
Giữa lòng nhân loại và trong thế giới ấy, Giáo Hội chính là bí tích của tình yêu Thiên Chúa, và bởi thế, Giáo Hội là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất, khơi gợi và nâng đỡ mọi cố gắng và dấn thân của con người nhằm giải phóng và thăng tiến con người.
Giáo xứ có sứ mệnh làm chứng tá cho Tin Mừng Đức Giêsu. Như vậy giáo xứ là một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, rao giảng Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa.
Trong Sứ điệp Khánh nhật Truyền Giáo 2009, Đức Thánh Cha Benedicto viết:
“Trước hết, một lần nữa chúng ta phải tái khẳng định rằng sứ mạng truyền giáo là nghĩa vụ dành cho hết mọi Ki-tô hữu. Do ân sủng và ơn gọi của Bí tích Rửa tội và Thêm sức, mọi tín hữu (giáo sĩ và giáo dân) đều là nhà truyền giáo. Tuy nhiên, địa bàn truyền giáo của các giáo dân là cả một thế giới rộng lớn và phức tạp: chính trị, kinh tế, công nghiệp, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao (x. GH, số 30-38).
Là nghĩa vụ, bổn phận, nên người Ki-tô hữu cần phải thi hành. Đây không là một việc nhiệm ý, một lời khuyên lơn hay mời gọi mà là một mệnh lệnh, là lệnh truyền của Chúa Ki-tô, xuất phát từ ý định cứu độ của Chúa Cha, do sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì sự cứu độ của nhân loại. Công đồng Vatican II đã xác quyết rằng “mọi tín hữu đều có bổn phận rất cao cả là hoạt động để mọi người trên khắp hoàn cầu nhận biết và đón nhận Phúc Âm cứu độ của Chúa” (TĐ, số 3; x. GH số 17; TG, số 23, 36).”
Thế thì người tín hữu giáo dân hiểu truyền giáo là gì và làm gì để truyền giáo? Truyền giáo là nói cho người khác biết về Đức Giêsu Kitô, nói về ơn Cứu độ, làm cho Nước Chúa mở mang. Nhưng nói về Chúa như thế nào? Chúng ta truyền giáo như loan báo một tình yêu mới mẻ giống như người mới biết yêu vui sướng cho người khác thấy tình yêu của mình, loan báo về Chúa Giêsu như loan tin vui của một lễ cưới và tiệc cưới, hay chỉ là khoe khoang về điều cao đẹp mình đang có, hay chỉ thông tin như một chuyện lạ mà thôi?
Dựa vào huấn quyền Hội Thánh, con xin cụ thể hóa việc truyền giáo với vài điểm chính như sau:
1. Truyền giáo là gieo niềm hy vọng
Giáo Hội “chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng” bởi vì Giáo Hội là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất. Có nhiều niềm hy vọng. Có những hy vọng chỉ le lói. Có những hy vọng rất mơ hồ. Có những hy vọng dựa vào khoa học, vào kỹ thuật, hay dựa vào thái độ và khả năng của con người. Còn niềm hy vọng mà Giáo Hội đem đến là niềm hy vọng mãnh liệt, tuyệt đối và chắn chắn sẽ thành toàn. Truyền giáo là cho thế giới thấy niềm hy vọng đó sáng lên huy hoàng.
Chẳng hạn nhiều cha mẹ muốn con cái mình lấy người có Đạo. Điều đó hiển nhiên là tốt đẹp. Nhưng làm sao cho người kia chấp nhận Chúa Giêsu, chấp nhận chân lý cho cuộc đời của họ? Lắm khi chúng ta dạy giáo lý tân tòng bằng cách cho người ta thuộc lòng kinh bổn. Và khi đó, chúng ta tưởng họ đã tin. Nhưng thật sự họ có hy vọng gì về ơn Cứu độ trong Hội Thánh hay không?
Những người dạy giáo lý tân tòng hẳn có kinh nghiệm này: có một số người thuộc kinh, thuộc giáo lý, nhưng họ không thấy lời kinh hay giáo lý ấy đổi mới họ và gieo niềm hy vọng cho họ.
Mà niềm hy vọng thì chỉ loan báo bằng lửa của trái tim, chứ không chỉ bằng lời. Khi ta vui lên, khi ta reo lên, khi ta mãnh liệt mong chờ hồng ân Cứu độ thì ta mới khơi lên ngọn lửa hy vọng nơi người đời.
Vậy truyền giáo, trước hết là tin rằng Giêsu đang hiện diện, đang đốt cháy, đang làm bừng lên ánh Tin Vui trong ta, thì ta mới giúp người khác bừng lên niềm hy vọng vào Người.
Có một Cha xứ ở Sàigòn kể: khi ngài mới về xứ Đạo, ngài đi thăm mọi người sống trong khu vực giáo xứ, kể cả người không Công Giáo. Khi ngài vào nhà một ông cụ đã hơn 80 tuổi, thì ông rất vui, và Cha xứ nói cho ông biết về niềm hy vọng vào Đức Giêsu, ông cảm động lắm, và ông nói với Cha: “Hơn 80 năm nay chưa ai nói với tôi về Chúa Giêsu hết!”.
2. Truyền giáo là kể chuyện Chúa Giêsu
Chúng ta đã nghe và áp dụng phương pháp Giáo Lý mới đang dần phổ biến. Đó là phương pháp hành trình Emmaus. Con thiển nghĩ việc truyền giáo có lẽ cũng nên áp dụng phương pháp hành trình Emmaus, vì phương pháp này do chính Chúa Giêsu thực hành trước tiên. Khi dạy giáo lý theo phương pháp này, Giáo lý viên “đi các bước” như sau (các bạn có thể đọc bài TIẾN TRÌNH VÀ TỔ CHỨC MỘT BUỔI GẶP GỠ GIÁO LÝ của tác giả Md Phạm Thúy trong website http://www.bangiaoly.org/su-pham/tam-ly/tien-trinh-va-to-chuc-mot-buoi-gap-go-giao-ly/):
- Tiến đến và cùng đi
- Lắng nghe và chấp nhận
- Thấu hiểu và cảm thông
- Giải thích Kinh Thánh
- Dấu chỉ bẻ bánh
- Nhận ra Chúa Giêsu
- Chúa Giêsu biến mất
- Các môn đệ nhớ lại, nội tâm hóa.
- Các môn đệ đứng dậy & quay trở lại Giêrusalem, thuật lại cho các bạn hữu nghe
Trong buổi Giáo Lý, Giáo lý viên cũng tiến đến và cùng đi với các em, lắng nghe các em v.v… cho đến khi các em cảm về Chúa Giêsu, yêu mến Chúa Giêsu, quyết định lên đường và nói về Chúa Giêsu.
Truyền giáo cũng như thế. Ta sẽ không thể nói về Chúa Giêsu khi không đồng hành cùng con người thời đại, không lắng nghe và đón nhận họ. Và đồng hành hay lắng nghe cũng là vô nghĩa nếu ta không giới thiệu về Chúa Giêsu cho họ và không giúp họ nói về Chúa Giêsu.
Nhưng nói về Chúa Giêsu là gì? Thưa là thuật lại những điều kỳ diệu Người đã làm cho nhân loại. Anh em Tin Lành thường hay tiếp cận mọi người và đọc nguyên văn Kinh Thánh cho người khác nghe. Chúng ta có thể có cách làm khác đi một chút. Tại sao chúng ta không nhân những cơ hội thuận tiện khi làm việc, khi giao tiếp… để giới thiệu gương mặt hiền hậu và dịu dàng của Đức Giêsu Kitô cho anh em, dù có lúc rất khó khăn.
Đi dạy học chẳng hạn, chúng ta có thể dùng chính nội dung môn học cho người khác thấy sự kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa, ấy là truyền giáo. Dạy Anh văn, chúng ta có thể giới thiệu cho học viên thấy các từ ngữ xuất phát từ Tin Mừng như thế nào, và văn minh thế giới đến từ Kitô giáo ra sao.
Như vậy kể chuyện về Chúa Giêsu có nhiều cấp độ: nói xa gần – nói gián tiếp – kể trực tiếp về Người.
Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nói:
“Nói đến Tin Mừng, đến Lời Chúa, thường chúng ta nghĩ ngay đến cuốn Thánh Kinh, đến những câu văn, chữ viết trong sách đó chứ ít khi nghĩ đến Ngôi Lời sống động mà mình phải tìm gặp, yêu thương và giới thiệu cho người khác.
Nói về Chúa Giêsu là đem tâm tình, cách ứng xử và ơn Cứu độ của Người đến cho anh em. Giáo huấn Xã Hội Công Giáo xác định ơn Cứu độ không phải chỉ dành cho linh hồn con người, mà là cho chính thân xác con người và các thực tại trần gian. Chính thân xác này, thực tại này, những âu lo hài lòng, vui mừng sầu khổ, đều là đối tượng của Ơn Cứu độ.
Con xin nhắc lại lời Hội Thánh:
“Khi chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng, Giáo Hội đã đứng về phía mỗi con người ở mọi nơi mọi thời, mang tin vui Nước Chúa đến cho họ”
3. Truyền giáo là dấn thân phục vụ
Khi gặp gỡ các Giám mục Hàn Quốc trong chuyến Ad Limina đầu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các giám mục rằng sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là “một cuộc đời phục vụ, trao ban cách tự do, cho các linh hồn được ủy thác cho chúng ta chăm sóc, không trừ một ai.”
Chúng ta thấy mô hình giáo xứ ngày xưa giống như một Kim Tự Tháp, Cha xứ lãnh đạo, điều hành và hoạt động một mình. Giáo dân từ cạnh đáy tam giác quy tụ về Cha xứ. Điều này có ưu điểm vào thời đại đó khi mà người giáo dân chưa trưởng thành.
Ngày nay, tinh thần Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội đồng trách nhiệm mở ra cho người giáo dân những phận vụ mới, những cơ hội phục vụ mới và những hướng đi mới. Giáo xứ như một vòng tròn, các mục tử đứng giữa, quy tụ dân Chúa và cùng nhau phục vụ.
Giáo Hội hiện diện giữa nhân loại, tựa như túp lều hội ngộ của Thiên Chúa, tựa như “nơi Thiên Chúa ở với con người” (x. Kh 21,3), để con người không cô đơn, lạc lõng hay khiếp sợ trong lúc thi hành nhiệm vụ làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn; nhờ đó, con người tìm được sự hỗ trợ nơi tình thương cứu chuộc của Đức Kitô. Là thừa tác viên của ơn cứu độ, Giáo Hội không sống trong trừu tượng hay thuần tuý thiêng liêng, mà ở trong chính bối cảnh của lịch sử và thế giới mà con người đang sống”.
Mục tử đến với đàn chiên và rồi cùng nhau đến với tha nhân để phục vụ họ là cách truyền giáo hữu hiệu. Các đoàn thể, các hoạt động bác ái xã hội nhóm… đang đi con đường này.
Một bác sĩ đã xin trở lại Đạo và lãnh bí tích Rửa Tội tại nhà thờ Chính Tòa Hà nội ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 08/12/2000. Ông chia sẻ rằng chính khi làm việc tại trại phong Quy Hòa, tấm gương phục vụ của các nữ tu đã làm ông suy nghĩ và quay về với Chúa.
III. KẾT LUẬN
Như ở phần đầu con có trích giáo huấn của Hội Thánh “Giáo Hội là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất”, thì thật tuyệt vời khi chúng ta nhận thấy Giáo Hội nói rõ niềm hy vọng đó do ai thừa kế đầu tiên. Tại trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu này, thật tuyệt vời khi chúng ta đọc lại Giáo huấn của Hội Thánh trong Thông điệp Redemptoris Mater của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Huấn thị Libertatis Conscientia của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin: “Người thừa kế niềm hy vọng thánh thiện trong dân Israel và người đầu tiên trong hàng ngũ các môn đệ Đức Kitô chính là Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô”.
Qua lời “Xin vâng” đối với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa (x. Lc 1,38), nhân danh toàn thể nhân loại, Mẹ đã chấp nhận Đấng do Chúa Cha gửi tới trong lịch sử, còn gọi là Đấng Cứu Chuộc loài người. Trong kinh “Magnificat”, ngài ca tụng mầu nhiệm Cứu Độ đến gần, sự xuất hiện của “Đấng Mêsia của người nghèo” (x. Is 11,4; 61,1). Thiên Chúa của Giao Ước, mà Đức Trinh Nữ người Nazareth ca tụng với tinh thần hân hoan, chính là Đấng lật đổ người quyền thế khỏi ngai vàng và nâng cao kẻ hèn mọn, cho kẻ nghèo đói được no đủ, đuổi người giàu có trở về tay không, đánh tan tác kẻ kiêu ngạo và tỏ lòng thương xót với những ai kính sợ Ngài (x. Lc 1,50-53).
Một gia đình luôn chạy đến với Mẹ Maria là gia đình hạnh phúc.
Một giáo xứ luôn tìm về Mẹ Maria là giáo xứ đầy niềm vui.
Có niềm vui, có hạnh phúc bên Mẹ, chúng ta lại theo Mẹ đem Chúa đến cho anh chị em chúng quanh chúng ta.
Gioan Lê Quang Vinh
Năm 2014 là năm “Phúc âm hoá đời sống gia đình”, và Hội đồng giám mục Việt Nam đã chọn cho năm 2015 này đề tài “Tân phúc-âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Giáo xứ được giới thiệu như một gia đình rộng lớn, là gia đình của những người con cái Thiên Chúa, trong đó tất cả là anh chị em với nhau.
I. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO XỨ
Người Việt nam chúng ta dùng những từ rất thân yêu: xứ, giáo xứ, địa sở, xứ sở là quê hương, là nơi ai đi đâu rồi cũng quay về, thật là ấn tượng và đáng yêu vô cùng. Ở miền Tây thì gọi là họ Đạo. Khi nói “họ”, người Trung người Bắc nghĩ đến họ lẻ nho nhỏ, nhưng họ Đạo ở miền Tây thì chính là giáo xứ.
Nói “họ’, chúng ta nghĩ đến bà con thân thuộc. Họ cũng không khác gì xứ sở. Người có Đạo nghe chữ “họ” có lẽ nghĩ đến xứ đạo cũng như nghĩ đến họ trong tên của mình.
Còn nếu xét về từ nguyên, thì giáo xứ là gì? Trong Hợp Tuyển Thần Học tháng 3/2015, Cha Giuse Phan Tấn Thành OP phân tích, giáo xứ từ tiếng Hy lạp “paroikia” nghĩa là láng giềng, là sống gần nhau, đồng thời cũng có nghĩa là khách kiều cư, là người ở trọ.
Ý nghĩa này thật thâm thúy vì dân Thánh Chúa ngay từ thời đầu tiên trong lịch sử Israel đã là dân lữ hành. Trong cuộc hành trình về quê Trời, dân Chúa sống bên nhau như những người láng giềng. Chúng ta nhớ dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, và chúng ta có câu trả lời: cộng đoàn giáo xứ là những người thân cận, cùng nhau tiến về nước Trời.
Và như vậy, giáo xứ chính là tập hợp những khách kiều cư đang trên con đường về Nước Trời. Trên con đường vạn dặm ấy, giáo xứ là thành phần của Giáo Hội địa phương, sống giữa lòng nhân loại.
Nếu xét về Giáo Luật, Điều 515§1 của Bộ giáo luật (1983) định nghĩa giáo xứ như sau: “Giáo xứ là một cộng đồng tín hữu, được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha Sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám mục giáo phận”.
Như vậy giáo xứ khác với các cộng đồng dân cư khác bởi vì Giáo xứ là cộng đồng dân Chúa, mang tính cách lữ hành, và có sứ mạng truyền giáo.
II. SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO XỨ
Khi sống giữa lòng nhân loại như thế, cùng với Giáo Hội, giáo xứ chia sẻ vui buồn với con người chung quanh mình. Ở đây chúng ta lần giở giáo huấn của Hội Thánh, và chúng ta tìm thấy trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes của Thánh Công Đồng chung Vaticanô và Thông điệp Centesimus Annus của Đức Thánh Gioan Phaolô II những lời này:
“Khi chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng, Giáo Hội đã đứng về phía mỗi con người ở mọi nơi mọi thời, mang tin vui Nước Chúa đến cho họ. Nước ấy đã xuất hiện nơi Đức Giêsu Kitô và vẫn đang tiếp tục hiện diện giữa nhân loại.
Giữa lòng nhân loại và trong thế giới ấy, Giáo Hội chính là bí tích của tình yêu Thiên Chúa, và bởi thế, Giáo Hội là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất, khơi gợi và nâng đỡ mọi cố gắng và dấn thân của con người nhằm giải phóng và thăng tiến con người.
Giáo xứ có sứ mệnh làm chứng tá cho Tin Mừng Đức Giêsu. Như vậy giáo xứ là một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, rao giảng Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa.
Trong Sứ điệp Khánh nhật Truyền Giáo 2009, Đức Thánh Cha Benedicto viết:
“Trước hết, một lần nữa chúng ta phải tái khẳng định rằng sứ mạng truyền giáo là nghĩa vụ dành cho hết mọi Ki-tô hữu. Do ân sủng và ơn gọi của Bí tích Rửa tội và Thêm sức, mọi tín hữu (giáo sĩ và giáo dân) đều là nhà truyền giáo. Tuy nhiên, địa bàn truyền giáo của các giáo dân là cả một thế giới rộng lớn và phức tạp: chính trị, kinh tế, công nghiệp, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao (x. GH, số 30-38).
Là nghĩa vụ, bổn phận, nên người Ki-tô hữu cần phải thi hành. Đây không là một việc nhiệm ý, một lời khuyên lơn hay mời gọi mà là một mệnh lệnh, là lệnh truyền của Chúa Ki-tô, xuất phát từ ý định cứu độ của Chúa Cha, do sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì sự cứu độ của nhân loại. Công đồng Vatican II đã xác quyết rằng “mọi tín hữu đều có bổn phận rất cao cả là hoạt động để mọi người trên khắp hoàn cầu nhận biết và đón nhận Phúc Âm cứu độ của Chúa” (TĐ, số 3; x. GH số 17; TG, số 23, 36).”
Thế thì người tín hữu giáo dân hiểu truyền giáo là gì và làm gì để truyền giáo? Truyền giáo là nói cho người khác biết về Đức Giêsu Kitô, nói về ơn Cứu độ, làm cho Nước Chúa mở mang. Nhưng nói về Chúa như thế nào? Chúng ta truyền giáo như loan báo một tình yêu mới mẻ giống như người mới biết yêu vui sướng cho người khác thấy tình yêu của mình, loan báo về Chúa Giêsu như loan tin vui của một lễ cưới và tiệc cưới, hay chỉ là khoe khoang về điều cao đẹp mình đang có, hay chỉ thông tin như một chuyện lạ mà thôi?
Dựa vào huấn quyền Hội Thánh, con xin cụ thể hóa việc truyền giáo với vài điểm chính như sau:
1. Truyền giáo là gieo niềm hy vọng
Giáo Hội “chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng” bởi vì Giáo Hội là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất. Có nhiều niềm hy vọng. Có những hy vọng chỉ le lói. Có những hy vọng rất mơ hồ. Có những hy vọng dựa vào khoa học, vào kỹ thuật, hay dựa vào thái độ và khả năng của con người. Còn niềm hy vọng mà Giáo Hội đem đến là niềm hy vọng mãnh liệt, tuyệt đối và chắn chắn sẽ thành toàn. Truyền giáo là cho thế giới thấy niềm hy vọng đó sáng lên huy hoàng.
Chẳng hạn nhiều cha mẹ muốn con cái mình lấy người có Đạo. Điều đó hiển nhiên là tốt đẹp. Nhưng làm sao cho người kia chấp nhận Chúa Giêsu, chấp nhận chân lý cho cuộc đời của họ? Lắm khi chúng ta dạy giáo lý tân tòng bằng cách cho người ta thuộc lòng kinh bổn. Và khi đó, chúng ta tưởng họ đã tin. Nhưng thật sự họ có hy vọng gì về ơn Cứu độ trong Hội Thánh hay không?
Những người dạy giáo lý tân tòng hẳn có kinh nghiệm này: có một số người thuộc kinh, thuộc giáo lý, nhưng họ không thấy lời kinh hay giáo lý ấy đổi mới họ và gieo niềm hy vọng cho họ.
Mà niềm hy vọng thì chỉ loan báo bằng lửa của trái tim, chứ không chỉ bằng lời. Khi ta vui lên, khi ta reo lên, khi ta mãnh liệt mong chờ hồng ân Cứu độ thì ta mới khơi lên ngọn lửa hy vọng nơi người đời.
Vậy truyền giáo, trước hết là tin rằng Giêsu đang hiện diện, đang đốt cháy, đang làm bừng lên ánh Tin Vui trong ta, thì ta mới giúp người khác bừng lên niềm hy vọng vào Người.
Có một Cha xứ ở Sàigòn kể: khi ngài mới về xứ Đạo, ngài đi thăm mọi người sống trong khu vực giáo xứ, kể cả người không Công Giáo. Khi ngài vào nhà một ông cụ đã hơn 80 tuổi, thì ông rất vui, và Cha xứ nói cho ông biết về niềm hy vọng vào Đức Giêsu, ông cảm động lắm, và ông nói với Cha: “Hơn 80 năm nay chưa ai nói với tôi về Chúa Giêsu hết!”.
2. Truyền giáo là kể chuyện Chúa Giêsu
Chúng ta đã nghe và áp dụng phương pháp Giáo Lý mới đang dần phổ biến. Đó là phương pháp hành trình Emmaus. Con thiển nghĩ việc truyền giáo có lẽ cũng nên áp dụng phương pháp hành trình Emmaus, vì phương pháp này do chính Chúa Giêsu thực hành trước tiên. Khi dạy giáo lý theo phương pháp này, Giáo lý viên “đi các bước” như sau (các bạn có thể đọc bài TIẾN TRÌNH VÀ TỔ CHỨC MỘT BUỔI GẶP GỠ GIÁO LÝ của tác giả Md Phạm Thúy trong website http://www.bangiaoly.org/su-pham/tam-ly/tien-trinh-va-to-chuc-mot-buoi-gap-go-giao-ly/):
- Tiến đến và cùng đi
- Lắng nghe và chấp nhận
- Thấu hiểu và cảm thông
- Giải thích Kinh Thánh
- Dấu chỉ bẻ bánh
- Nhận ra Chúa Giêsu
- Chúa Giêsu biến mất
- Các môn đệ nhớ lại, nội tâm hóa.
- Các môn đệ đứng dậy & quay trở lại Giêrusalem, thuật lại cho các bạn hữu nghe
Trong buổi Giáo Lý, Giáo lý viên cũng tiến đến và cùng đi với các em, lắng nghe các em v.v… cho đến khi các em cảm về Chúa Giêsu, yêu mến Chúa Giêsu, quyết định lên đường và nói về Chúa Giêsu.
Truyền giáo cũng như thế. Ta sẽ không thể nói về Chúa Giêsu khi không đồng hành cùng con người thời đại, không lắng nghe và đón nhận họ. Và đồng hành hay lắng nghe cũng là vô nghĩa nếu ta không giới thiệu về Chúa Giêsu cho họ và không giúp họ nói về Chúa Giêsu.
Nhưng nói về Chúa Giêsu là gì? Thưa là thuật lại những điều kỳ diệu Người đã làm cho nhân loại. Anh em Tin Lành thường hay tiếp cận mọi người và đọc nguyên văn Kinh Thánh cho người khác nghe. Chúng ta có thể có cách làm khác đi một chút. Tại sao chúng ta không nhân những cơ hội thuận tiện khi làm việc, khi giao tiếp… để giới thiệu gương mặt hiền hậu và dịu dàng của Đức Giêsu Kitô cho anh em, dù có lúc rất khó khăn.
Đi dạy học chẳng hạn, chúng ta có thể dùng chính nội dung môn học cho người khác thấy sự kỳ diệu của Đấng Tạo Hóa, ấy là truyền giáo. Dạy Anh văn, chúng ta có thể giới thiệu cho học viên thấy các từ ngữ xuất phát từ Tin Mừng như thế nào, và văn minh thế giới đến từ Kitô giáo ra sao.
Như vậy kể chuyện về Chúa Giêsu có nhiều cấp độ: nói xa gần – nói gián tiếp – kể trực tiếp về Người.
Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nói:
“Nói đến Tin Mừng, đến Lời Chúa, thường chúng ta nghĩ ngay đến cuốn Thánh Kinh, đến những câu văn, chữ viết trong sách đó chứ ít khi nghĩ đến Ngôi Lời sống động mà mình phải tìm gặp, yêu thương và giới thiệu cho người khác.
Nói về Chúa Giêsu là đem tâm tình, cách ứng xử và ơn Cứu độ của Người đến cho anh em. Giáo huấn Xã Hội Công Giáo xác định ơn Cứu độ không phải chỉ dành cho linh hồn con người, mà là cho chính thân xác con người và các thực tại trần gian. Chính thân xác này, thực tại này, những âu lo hài lòng, vui mừng sầu khổ, đều là đối tượng của Ơn Cứu độ.
Con xin nhắc lại lời Hội Thánh:
“Khi chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng, Giáo Hội đã đứng về phía mỗi con người ở mọi nơi mọi thời, mang tin vui Nước Chúa đến cho họ”
3. Truyền giáo là dấn thân phục vụ
Khi gặp gỡ các Giám mục Hàn Quốc trong chuyến Ad Limina đầu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các giám mục rằng sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội là “một cuộc đời phục vụ, trao ban cách tự do, cho các linh hồn được ủy thác cho chúng ta chăm sóc, không trừ một ai.”
Chúng ta thấy mô hình giáo xứ ngày xưa giống như một Kim Tự Tháp, Cha xứ lãnh đạo, điều hành và hoạt động một mình. Giáo dân từ cạnh đáy tam giác quy tụ về Cha xứ. Điều này có ưu điểm vào thời đại đó khi mà người giáo dân chưa trưởng thành.
Ngày nay, tinh thần Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội đồng trách nhiệm mở ra cho người giáo dân những phận vụ mới, những cơ hội phục vụ mới và những hướng đi mới. Giáo xứ như một vòng tròn, các mục tử đứng giữa, quy tụ dân Chúa và cùng nhau phục vụ.
Giáo Hội hiện diện giữa nhân loại, tựa như túp lều hội ngộ của Thiên Chúa, tựa như “nơi Thiên Chúa ở với con người” (x. Kh 21,3), để con người không cô đơn, lạc lõng hay khiếp sợ trong lúc thi hành nhiệm vụ làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn; nhờ đó, con người tìm được sự hỗ trợ nơi tình thương cứu chuộc của Đức Kitô. Là thừa tác viên của ơn cứu độ, Giáo Hội không sống trong trừu tượng hay thuần tuý thiêng liêng, mà ở trong chính bối cảnh của lịch sử và thế giới mà con người đang sống”.
Mục tử đến với đàn chiên và rồi cùng nhau đến với tha nhân để phục vụ họ là cách truyền giáo hữu hiệu. Các đoàn thể, các hoạt động bác ái xã hội nhóm… đang đi con đường này.
Một bác sĩ đã xin trở lại Đạo và lãnh bí tích Rửa Tội tại nhà thờ Chính Tòa Hà nội ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 08/12/2000. Ông chia sẻ rằng chính khi làm việc tại trại phong Quy Hòa, tấm gương phục vụ của các nữ tu đã làm ông suy nghĩ và quay về với Chúa.
III. KẾT LUẬN
Như ở phần đầu con có trích giáo huấn của Hội Thánh “Giáo Hội là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất”, thì thật tuyệt vời khi chúng ta nhận thấy Giáo Hội nói rõ niềm hy vọng đó do ai thừa kế đầu tiên. Tại trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu này, thật tuyệt vời khi chúng ta đọc lại Giáo huấn của Hội Thánh trong Thông điệp Redemptoris Mater của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Huấn thị Libertatis Conscientia của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin: “Người thừa kế niềm hy vọng thánh thiện trong dân Israel và người đầu tiên trong hàng ngũ các môn đệ Đức Kitô chính là Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô”.
Qua lời “Xin vâng” đối với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa (x. Lc 1,38), nhân danh toàn thể nhân loại, Mẹ đã chấp nhận Đấng do Chúa Cha gửi tới trong lịch sử, còn gọi là Đấng Cứu Chuộc loài người. Trong kinh “Magnificat”, ngài ca tụng mầu nhiệm Cứu Độ đến gần, sự xuất hiện của “Đấng Mêsia của người nghèo” (x. Is 11,4; 61,1). Thiên Chúa của Giao Ước, mà Đức Trinh Nữ người Nazareth ca tụng với tinh thần hân hoan, chính là Đấng lật đổ người quyền thế khỏi ngai vàng và nâng cao kẻ hèn mọn, cho kẻ nghèo đói được no đủ, đuổi người giàu có trở về tay không, đánh tan tác kẻ kiêu ngạo và tỏ lòng thương xót với những ai kính sợ Ngài (x. Lc 1,50-53).
Một gia đình luôn chạy đến với Mẹ Maria là gia đình hạnh phúc.
Một giáo xứ luôn tìm về Mẹ Maria là giáo xứ đầy niềm vui.
Có niềm vui, có hạnh phúc bên Mẹ, chúng ta lại theo Mẹ đem Chúa đến cho anh chị em chúng quanh chúng ta.
Gioan Lê Quang Vinh