Ngày 11-10-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 28 Mùa Quanh Năm A. 15.10.2017
Lm Francis Lý văn Ca
03:27 11/10/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta được Thiên Chúa mời gọi tham dự Tiệc Thánh. Đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta từ chối lời mời gọi nầy cách dễ dàng mà chúng ta không ngờ. Chúa Giêsu đã đến thế gian, Ngài đã thiết lập Nước Trời, nước của sự bình an và ơn cứu rỗi. Ngài mời gọi chúng ta bước vào nước đó với bàn tiệc đã dọn sẵn. Các bài sách thánh hôm nay, trình bày cho chúng ta về hình ảnh Nước Thiên Chúa như là một bữa tiệc đã dọn sẵn, chúng ta là những vị khách được mời, nhưng vì bận rộn công việc cá nhân và xã hội, nên chúng ta đã xin kiếu.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta thử xét lại thái độ kiếu từ của mình trước lời mời gọi của Thiên Chúa, đặc biệt là trong việc tuân giữ ngày Chúa Nhật - Ngày của Chúa - theo luật Chúa và Giáo Hội đòi buộc. Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia tỏ lộ sự vui mừng, khi Đấng Messia đến, Đấng thiên hạ đợi trông sẽ đến giải thoát nhân loại và quy tụ nhân loại sống trong Nhà Chúa. Chúng ta là những người đang hân hoan sống trong sự bao bọc của Thiên Chúa.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô phó thác trọn vẹn nơi Đức Kitô cả cuộc đời của ngài, lúc thiếu thốn cũng như khi dư dật. Đó là mẫu gương sống niềm tin và phó thác để chúng ta noi theo.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Hình ảnh bữa tiệc rất thông dụng, Chúa Giêsu muốn dùng hình ảnh nầy để ám chỉ số người được gọi thì nhiều mà được chọn thì ít.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Chúng ta đang tụ họp quanh bàn tiệc thánh, là những phần tử được mời. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta biết đáp lại tiếng Chúa kêu mời:

1. Xin cho những đấng thay quyền Chúa dẫn dắt chúng con dưới đất: Đức Thánh Cha Phanxicô, Các Đức Giám Mục, Linh mục. Xin cho các ngài luôn sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa kêu mời tham dự bàn tiệc thánh và giúp cho cộng đoàn dân Chúa hăng say tham dự bàn tiệc nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em đói khát về cơm bánh, vô gia cư. Xin cho họ được thông phần bàn tiệc Chúa qua sự quảng đại của những tín hữu đó đây trên thế giới, đặt biệt những Kitô hữu đang bị bách hại do nhóm Hồi Giáo quá khích. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho những anh em Dothái, là những khác được mời đầu tiên mà Thiên Chúa đã dành cho họ. Qua lời cầu nguyện của đông đảo của các Kitô Hữu trên thế giới, một ngày nào đó, họ sẽ nhận ra Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Là những người được Chúa mời dự bàn Tiệc Thánh, xin cho chúng ta biết đáp lại lời mời gọi nầy bằng việc siêng năng tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến cách riêng trong tháng Mân Côi của Mẹ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con vui mừng quây quần chung quanh bàn tiệc thánh, xin lắng nghe những lời cầu xin của chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa. Chúng con cầu xin nhờ lời chuyển cầu của hiền mẫu Maria, Mẹ của Thánh Tử Giêsu, Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen
 
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 28 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:57 11/10/2017
Chúa Nhật 28 THƯỜNG NIÊN. A
(Mt. 22:1-14)
TIỆC CƯỚI


Dụ ngôn tiệc cưới Nước Trời,
Thành hôn hoàng tử, thiệp mời đã trao.
Đức vua chuẩn bị khai mào,
Gia nhân đón tiếp, mời vào tiệc vui.
Khách mời xin khất rút lui,
Lý do thăm trại, không lùi được đâu.
Kẻ thì buôn bán hoa mầu,
Anh kia cưới vợ, cau trầu phải lo.
Dân làng bắt bớ giằng co,
Khinh khi nhục mạ, giở trò xấu xa.
Sẵn sàng tiệc rượu mở ra,
Số người không xứng, tâm tà bỏ qua.
Ra đường mời gọi người ta,
Gặp ai bất luận, vào nhà chúc khen.
Kẻ giầu, người khó, sang hèn,
Phòng ăn chật ních, bon chen số người.
Vua vào quan sát mọi nơi,
Có người khách lạ, không lời trình thưa.
Chẳng đồng y phục giả lừa
Đức vua kết tội, kéo đưa ra ngoài.

Mọi người đều được mời vào dự tiệc cưới Nước Trời. Tiệc đã sẵn sàng, thịt thì béo và rượu thì ngon. Ấy thế mà nhiều người đã từ chối dự tiệc.

Dụ ngôn trong bài Phúc âm rất hay. Vua mở tiệc cưới cho hoàng tử. Các thiệp đã được mời từ sớm, vậy mà đến ngày hôn lễ, nhiều người đã không đến tham dự. Mỗi người một lý do chối từ. Người thì đi buôn, kẻ thì mới cưới vợ và người thì mới tậu ruộng cần đi thăm. Họ có đủ lý do để từ chối không dự tiệc. Có nghĩa là họ không có thời giờ, bận quá mà.

Trong cuộc sống, chúng ta cũng không tránh khỏi những lúc bận bịu lo công việc. Chúng ta không có thời giờ cho gia đình, cho con cái và cho các sinh họat cộng đoàn. Thậm chí không có giờ đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Chúa ban cho chúng ta mỗi ngày 24 giờ, nhưng hình như qúa ít, không đủ để sống. Chúng ta muốn có nhiều giờ hơn cho chúng ta.

Chuyện kể: Một buổi sáng trời tuyết lạnh, có hai bà đứng nói truyện ngòai trời tuyết gần 2 tiếng đồng hồ. Khi bà xã vào nhà, chồng hỏi: Nãy giờ em nói truyện với ai thế. Vợ trả lời: Em nói truyện với bà hàng xóm. Chồng nói: Tại sao em không mời bà ấy vào nhà nói truyện cho khỏi lạnh. Chị ta trả lời: Không có thời giờ. Không có giờ là thế đấy!

Chúa mời gọi chúng ta vào dự tiệc cưới Nước Trời. Cũng như Chúa mời gọi chúng ta tham dự Bí Tích Thánh Thể. Chính Chúa hiến thân làm của lễ và của ăn nuôi dưỡng chúng ta.

Rước Mình và Máu Chúa là được thông hiệp vào màu nhiệm cứu độ. Thánh lễ là hình ảnh tiệc cưới Nước trời mai sau. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng dành thời giờ tham dự thường xuyên tiệc Lời Chúa và tiệc Thánh Thể.

THỨ HAI, TUẦN 28 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 29-32).
ĐIỀM LẠ


Dân chúng tụ tập bên Thầy,
Mong tìm điềm lạ, sa lầy yếu tin.
Giống dòng gian ác van xin,
Giô-na bụng cá, hãy nhìn gẫm suy.
Ni-ni-vê đó cứu nguy,
Ăn năn sám hối, tư duy trở về.
Dân này cứng cổ bội thề,
Không ban dấu lạ, bến mê cuộc đời.
Chối từ lời giảng Con Trời,
Tà tâm kiêu hãnh, sống đời ác gian.
Con Người điềm lạ trao ban,
Chứng nhân cao cả, thiên nhan rạng ngời.
Chúa Con xuống thế làm người,
Cứu nhân độ thế, vào đời truyền rao.
Mong rằng dân chúng khát khao,
Đổi đời cải quá, tuôn trào hông ân.

THỨ BA, TUẦN 28 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 37-41).
RỬA TAY


Một người mời Chúa tới nhà,
Ông là Biệt Phái, vị tha trong đời.
Chung vui dự tiệc khách mời,
Ngạc nhiên thấy Chúa, không rời bàn ăn.
Rửa tay nghi thức tự căn,
Phàn nàn lỗi luật, can ngăn thói đời.
Chúa cần giải thích đôi lời,
Bề ngoài chén dĩa, mọi nơi gọn gàng.
Nội tâm sâu thẳm không màng,
Tham lam gian ác, xếp hàng tội nhân.
Hỡi người ngu dại thế trần,
Hóa công sáng tạo, điều cần nội tâm.
Rộng lòng bố thí âm thầm,
Xác hồn trong sạch, tránh lầm bến mê.
Bề ngoài hào nhoáng khen chê,
Lương tâm ngay chính, hướng về thiêng cung.

THỨ TƯ, TUẦN 28 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 42-46).
GÁNH NẶNG


Khốn thay Biệt Phái rao truyền,
Thập phân nộp thuế, thề nguyền tín trung.
Bạc hà rau qủa hưởng dùng,
No đầy hoan hỉ, tôn sùng ngoại lai.
Công bình chính trực nhạt phai,
Thiếu lòng yêu mến, thần tài tựa nương.
Thích ngồi ghế nhất hội đường,
Mong người chào hỏi, noi gương chính mình.
Bề ngoài mồ mả tô hình,
Người ta cất bước, vô tình dẫm lên.
Một ngài Tiến Sĩ đứng bên,
Thưa Thầy, xỉ nhục cả tên nhóm này.
Khốn cho tiến sĩ luật bày,
Chất lên gánh nặng, đổ đầy lên vai.
Người dân khốn khổ kêu nài,
Các ông thong thả, quản cai luật đời.

THỨ NĂM, TUẦN 28 THƯỜNG NIÊN
(Lc 11, 47-54).
KHỐN THAY


Nặng lời Chúa trách người trần,
Khốn thay xây cất mộ phần ông cha.
Các người giết chết hằng hà,
Tiên tri tổ phụ, lòng tà dậy khơi.
Tán thành làm chứng mọi thời,
Cha ông sát hại, bao đời trước đây,
Các ngươi đắp mả dựng xây,
Mồ cao mả đẹp, công thầy ơn cha.
Khôn ngoan Thiên Chúa tỏ ra,
Tiên tri sai đến, chẳng tha người nào.
Giết đi bách hại xiết bao,
Giống dòng nợ máu, tự cao trong đời.
Các người Tiến Sĩ xa rời,
Giữ riêng chìa khóa, vào nơi Nước Trời.
Các người không đáp lời mời,
Lại còn ngăn cản, những người muốn vô.

THỨ SÁU, TUẦN 28 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 1-7).
Ý TỨ


Bắt đầu dậy dỗ môn đồ,
Các con ý tứ, men hồ người ta.
Thứ men Biệt Phái kiêu sa,
Giả hình khoe mẽ, tránh xa thói này.
Không gì che đậy chẳng hay,
Mà không tiết lộ, tỏ bày công khai.
Không gì dấu kín chê bai,
Giãi bầy ánh sáng, ngày mai tỏ tường.
Điều nơi tăm tối không lường,
Nói ra sáng sủa, mọi phương vạch trần.
Rỉ tai buồng kín tha nhân,
Mái nhà rao giảng, toàn dân rõ ràng.
Các con đừng sợ cái bang,
Thủ tiêu thân xác, đầu hàng hồn thiêng.
Linh hồn cao cả thiêng liêng,
Phục tùng kính sợ, chỉ riêng Chúa Trời.

THỨ BẢY, TUẦN 28 THƯỜNG NIÊN
(Lc 12, 8-12).
NHÂN CHỨNG


Phán cùng môn đệ lời này,
Xưng Thầy trước mặt, ra ngay người đời.
Đi làm nhân chứng cho Người,
Con Người xưng nhận, đón mời phúc vinh.
Thiên thần đón tiếp cung đình,
Trước ngai Thiên Chúa, an bình rạng danh.
Còn ai chối bỏ Thánh Danh,
Tội này tha thứ, thực hành ăn năn.
Con Người dong duổi nhọc nhằn,
Hy sinh cứu độ, xả lăn thế trần.
Nói năng phạm thượng Thánh Thần.
Tội này nghiêm trọng, nợ nần không tha.
Người ta bắt bớ mọi nhà,
Hội đường quan xét, thực thà đừng lo.
Thánh Thần Chúa dậy đắn đo,
Lời ăn tiếng nói là do ơn trời.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 11/10/2017
12. NHÀ SƯ VÀ CHIM GIỐNG NHAU
Đông Pha và Phật ấn lão tăng trò chuyện vui vẻ.
Đông Pha nói đùa:
- “Người xưa thường lấy nhà sư đối với chim (điểu), chẳng hạn như :
“Chim trên cây bên hồ, dưới trăng sư gõ cửa”
“Khi nghe chim gõ mộc, cứ ngỡ sư gõ cửa.”

Phật ấn lão tăng cười hiền hòa, nói:
- “Hôm nay lão tăng đối với tướng công, nhưng tướng công lại về chim chứ.”
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 12:
Kiểu nói đùa của Tô Đông Pha là có căn cứ, bởi vì thực tế là như thế, nhưng đây chỉ là cách ví von cười vui mà thôi, làm sao bằng chuyện của chúng ta giống với Đức Chúa Giê-su được chứ:
Giống nhau là vì ngôn hành của chúng ta hoàn toàn giống Đức Chúa Giê-su là yêu thương.
Giống nhau là vì chúng ta diễn tả lại cuộc sống của Đức Chúa Giê-su ngay trong cuộc sống tại trần gian này là phục vụ.
Giống nhau là vì Đức Chúa Giê-su đang ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ngài qua bí tích Thánh Thể.
Và cái quan trọng cốt yếu để cho mọi người nhận thấy chúng ta –những người Ki-tô hữu- nên giống Đức Chúa Giê-su là luôn chúc lành và cầu nguyện cho người bắt bớ và ghét ghen mình.
“Lạy Chúa, Chúa đã trở nên người như chúng con, chia sẻ thân phận yếu đuối như chúng con, là để chúng con cũng được chia sẻ và thông phần vinh quang của Chúa trong thân phận làm con người. Mà vinh quang của Chúa chính là khiêm tốn, là yêu thương là bác ái... Không có những vinh quang này, thì chúng con chỉ là những cái mả tô vôi mà thôi.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa: nói như Chúa, yêu thương như Chúa, hành động như Chúa, để chúng con trở nên những chứng nhân cho Chúa trong cuộc sống của chúng con. Amen”


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 11/10/2017

CẦU NGUYỆN (3)

1. Một người lơ đãng, trong đầu óc đầy những ảo tưởng vô ích thì không thể cầu nguyện.

(Thánh Francis Xavier)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb .
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách n gôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Y phục xứng kỳ đức
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:40 11/10/2017
Chúa Nhật 28 Thường nỉên A

Tin mừng hôm nay là sự nối kết của hai dụ ngôn "hai người con" (CN 26 A) và "các tá điền sát nhân" (CN 27 A) thành một đề tài giáo huấn về tính phổ quát của ơn cứu độ, con người cần phải thống hối, ăn năn, hoán cải, phục thiện, phải cố gắng không những vào số những người được gọi, mà còn phải vào số những người được chọn nữa, bởi vì gọi thì nhiều mà chọn thì ít.

1. Tính phổ quát của ơn cứu độ

Câu chuyện Tin mừng gồm hai phần rõ rệt. Nhà vua mời thực khách dự tiệc cưới của hoàng tử (câu 1-10) và người khách không mặc y phục lễ cưới (câu 11-14).

a. Điều khó hiểu

- Thái độ của khách mời: Bình thường khi được các bậc vị vọng mời dự tiệc, khách được mời sẽ rất hãnh diện. Ở đây nhà vua mời dự tiệc cưới của hoàng tử. Vậy mà các khách được mời đều từ chối. Thánh Mátthêu ghi lại hai lý do: "người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán". Thánh Luca thì ghi tới ba lý do: "Người thứ nhất nói: tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; người khác nói: tôi mới tậu 5 cặp bò, tôi đi thử đây; người khác nói: tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được" (Lc 14,18-19). Họ khước từ vì lo làm ăn và hưởng thụ cá nhân. Họ bận rộn, mải mê kiếm sống, không còn giờ cho tình người. Một số khách được mời nóng nảy quá khích, đã không dự tiệc vua mời còn bắt đầy tớ của vua, đánh đập, sỉ nhục và giết chết.

- Hành động của ông vua: Ông mời khách đến mấy lần, mời đi mời lại, năn nỉ họ tham dự. Ông còn tỏ ra hào phóng là thu nạp mọi người, bất luận tốt xấu, giàu nghèo.Thế nhưng, khi thấy một thực khách không mặc y phục lễ cưới ông đòi ra lệnh trói chân tay, bỏ vào nơi tối tăm bên ngoài mà khóc lóc nghiến răng. Người đọc cảm thấy thật khó hiểu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc.

b. Ý nghĩa dụ ngôn

Nên nhớ, đây là một dụ ngôn nằm trong chuỗi ba dụ ngôn theo cùng một chủ đề mà Chúa Giêsu kể cho các thượng tế và kỳ mục Do thái khi họ đến chất vấn Người về thẩm quyền của Người (x. Mt 21,23). Hai Chúa Nhật trước qua hai dụ ngôn "hai người con" (21,28-32) và "các tá điền sát nhân" (21,33-43). Dụ ngôn “tiệc cưới” (22,1-14) là câu trả lời cho những thái độ của các thượng tế và pharisiêu.Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời trước tiên cho dân Do Thái, nhưng họ đã từ chối vì chuộng những giá trị trần gian hơn; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân. Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, tượng trưng cho cách sống. Những người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.

2. Được mời dự tiệc là niềm vinh dự và là hạnh phúc

Người Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của Ngài để chuẩn bị ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Thế nhưng, họ đã từ chối đặc ân. Họ thờ ơ, không đếm xỉa gì đến lời mời gọi dự tiệc cưới :người thì đi thăm trại, kẻ thì đi buôn, người khác thì bắt đầy tớ nhục mạ và giết đi…

Con người có thái độ thờ ơ, lãnh đạm và coi thường như thế bởi vì họ không yêu mến Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa. Nếu yêu thương, tôn trọng người chủ tiệc thì chắc chắn cho dù có vướng bận đến đâu họ cũng sẵn sàng sắp xếp công việc, thời gian để đi dự tiệc. Được mời là một vinh dự, nhưng đáp lời mời là biểu lộ tình cảm của bản thân dành cho gia chủ. Cũng thế, Thiên Chúa mời gọi con người vào hưởng hạnh phúc Nước Trời là do tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, còn đáp lời mời này để hân hoan tiến vào Nước Chúa là lời đáp trả tình yêu của con người với Thiên Chúa.

Thiên Chúa mời con người đến tham dự tiệc cưới. Tiệc cưới là tiệc vui tươi, chúc mừng tình yêu của cô dâu chú rễ. Chúa Giêsu là chàng rễ, Giáo hội là cô dâu. Thiên Chúa đã mời gọi các Kitô hữu đền bàn tiệc để chia sẽ niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài (GLCG # 1384).

Được mời và đón nhận lời mời là một biểu lộ của tình yêu từ hai phía, Thiên Chúa và con người dành cho nhau. Thế nhưng, trong cuộc sống Kitô hữu ngày hôm nay, thái độ từ chối Thiên Chúa, thờ ơ với lời mời gọi của Ngài vẫn còn tiếp diễn nơi nhiều người.

Dụ ngôn tiệc cưới luôn mang tính thời sự. Những người từ chối dự tiệc cưới đã viện dẫn nhiều lý do chỉ vì họ không muốn đến. Những người tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật cũng có rất nhiều lý do để biện minh. Người ta có trăm ngàn lý do để từ chối lời mời tha thiết của Chúa đến dự bàn tiệc Thánh Thể, bàn tiệc Lời Chúa. Nào là chuyện gia đình, bạn bè, chuyện làm ăn, chuyện học hành, chuyện giải trí, chuyện tương lai… nào là quá bận rộn không có thời gian. Có khi chỉ là một cuốn phim đang xem, một trận đá bóng trên tivi, một bữa nhậu… nhiều người đã bỏ lễ Chúa Nhật.
Người ta nại vào rất nhiều lý do từ công ăn việc làm đến những lý do bận rộn với những sinh họat xã hội để từ chối các sinh hoạt đạo đức, từ chối tham dự thánh lễ. Người ta nại đến nhiều lý do, nhiều hoàn cảnh khó khăn để từ chối gặp gỡ, đón nhận Chúa qua anh chị em chung quanh, để khước từ sống giới răn yêu thương của Chúa.

Là Kitô hữu, chúng ta cần xét mình về thái độ của bản thân trước những lời mời gọi dấn thân vì Nước Trời, vì tha nhân của Chúa. Đừng lấy lý do tôi quá bận rộn với công việc làm, với gia đình mà không dành giờ cho Thiên Chúa, không dành giờ cho Nước Trời, không dành giờ lo đến linh hồn mình. Bận rộn chỉ là bình phong che đậy những lười biếng, những tiêu cực. Đừng hỏi tôi có bận hay không, nhưng hãy hỏi tôi có muốn hay không? Vì lòng muốn sẽ thắng vượt mọi trở ngại, mọi bận bịu.

Thánh lễ chính là tiệc cưới Nước Trời mà Thiên Chúa thết đãi cho chúng ta hưởng nếm trước hạnh phúc, vinh quang và sự sống thần linh. Vậy chúng ta hãy dẹp bỏ đi mọi lo toan của công việc, mọi vướng bận của cuộc sống đời thường để hân hoan tiến đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Sau khi đã vui hưởng Tiệc Thánh, mỗi người sẽ thêm nghị lực, thêm niềm tin, thêm tình yêu.

3. Đến dự tiệc cưới phải mặc áo cưới.

Muốn tham dự tiệc cưới, vào bàn tiệc chưa đủ mà còn phải mặc y phục cho thích hợp. Y phục đó tượng trưng cung cách sống đạo, trang phục bằng những đức tính và tinh thần của Ðức Kitô. Là người Kitô hữu, cần sống cho xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu mới được vào Nước Trời. Ân sủng không chỉ là

Chiếc áo cưới vào dự tiệc Nước Trời chính là ơn Thánh tẩy của Bí tích Rửa Tội. Ngày chịu phép rửa tội, tất cả mọi Kitô hữu được nhắn nhủ: "Con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Ðức Ktiô. Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con. Nhờ lời chỉ bảo và gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi cho đến cõi trường sinh."

Mỗi một Kitô hữu đều có một bộ y phục lễ cưới, đó là chiếc áo trắng ngày chịu phép Rửa tội. Chiếc áo trắng ấy là tâm hồn thanh khiết của những người con Chúa đã được tẩy trắng trong máu Con Chiên. Chiếc áo trắng ấy được dệt bằng sợi tơ Lời Chúa mà người tín hữu phải nâng niu, gìn giữ suốt cuộc đời. Chiếc áo trắng ấy phải tinh tuyền cho đến ngày bước vào dự tiệc cưới trong Nước Trời.
Có người đã vào phòng tiệc mà vẫn bị mời ra, vì không mang y phục lễ cưới. Có người theo đạo mà vẫn không được vào Nước Trời vì họ đánh mất chiếc áo trắng ngày Rửa tội. Theo ý kiến của một số giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành. Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật.

Đành rằng “chiếc áo dòng không làm nên thầy tu”, nhưng qua cách ăn mặc cũng chứng tỏ cho người khác thấy phần nào con người của mình. Khi đến thăm gia đình của người bạn với quần áo lịch sự, chứng tỏ rằng chúng ta kính trọng người bạn đó. Khi đến nhà thờ dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật, các Kitô hữu mặc y phục đẹp nhất của mình, chứng tỏ mình kính trọng Thiên Chúa, tôn trọng anh chị trong cộng đoàn, và biểu lộ sự tự trọng đối với chính bản thân mình.

Quần áo bề ngoài xã hội như vậy, nhưng còn y phục của tinh thần và linh hồn nữa. Mỗi lần đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng phải mặc lấy y phục phẩm hạnh của bàn tiệc mà Chúa Giêsu đòi hỏi; y phục của lòng tin, cậy, mến; y phục của lòng ăn năn sám hối và sự kính trọng đối với Thiên Chúa.

Rất nhiều khi chúng ta đã coi thường bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta đến nhà Chúa với một tâm hồn không chuẩn bị gì, chẳng có tâm tình cầu nguyện, và cũng không chịu lắng nghe lời Chúa. Lời Chúa hôm nay cảnh cáo thái độ khinh thường đó rằng: “Trói chân tay nó lại, ném nó vào nơi khóc lóc nghiến răng ! Vì những kẻ được mời gọi thì nhiều, còn những người được chọn thì ít”.

Y phục phải xứng với kỳ đức. Chiếc áo cưới của Kitô hữu không được dệt bằng lụa là gấm vóc, không được mua từ hàng hiệu đắt tiền nhưng chính là lòng khiêm hạ, lòng tin, lòng cậy, lòng mến Chúa, lòng mến đối với anh chị em đồng loại.

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen (Thánh Augustinô)


 
Khi cầu nguyện, ta xin gì và Chúa ban gì?
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:53 11/10/2017
Ngày hôm qua, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải cầu nguyện như thế nào qua Kinh Lạy Cha (x. Lc 11,1-4). Ngày hôm nay, Người dạy chúng ta phải kiên trì và bền chí trong cầu nguyện qua dụ ngôn một người bạn nữa đêm đến nhà gõ cửa nhà một người bạn khác để xin vay ba cái bánh. Dẫu bị quấy rầy lúc nữa đêm, nếu không vì tình bạn, người đó cũng phải dậy để giúp vì anh ta cứ lì ra đó. Sau đó Chúa vừa khích lệ vừa quả quyết: “Ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (x. Lc 11,5-13).

Tuy nhiên, câu kết của bài Tin Mừng làm cho ta phải ngạc nhiên và phải dồn chú ý vào đây để chú giải câu nói này: “Phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Lc 11,5-13)

So với bản văn khác như Matthêu chỉ nói Cha trên trời sẽ ban cho anh em “những điều tốt lành” (Mt 7,11). Còn ở đây, Luca dám nói về việc Chúa Cha sẽ ban “quà tặng Thánh Thần,” là quà tặng tuyệt hảo nhất trong mọi quà tặng thần linh. Bởi thế, sau này Luca đề cập rất nhiều lần về quà tặng kỳ diệu này, 53 lần trong sách Tông Đồ Công Vụ sau kinh nghiệm Lễ Hiện Xuống. Theo ngài, Thánh Thần là quà tặng lớn nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nên khi cầu nguyện, chúng ta hãy ước ao và khao khát đón nhận Quà Tặng này. Đó là lý do khiến chúng ta ngạc nhiên!

Có lẽ trong lời cầu nguyện hằng ngày, chúng ta thường xin cho “lương thực hàng ngày dùng đủ,” như Chúa dạy mà thường được hiểu đó là xin cho có đủ cơm ăn áo mặc, sức khỏe, bình an, và các ơn lành khác v.v...” Ở ngoài các giáo xứ, giáo dân xin các linh mục cầu nguyện cho được nhiều ơn như: Xin cho con xin thi đậu, xin tìm lại trâu bò mất, xin cho có người yêu, xin ơn lành bệnh, xin cầu các linh hồn, xin cho con học giỏi, có visa v.v...

Trong Chủng viện, ta cũng thường xin những ơn như “được gặp thầy gặp thuốc, xin ơn bình an, xin tạ ơn Chúa và Đức Mẹ.... có lần có thầy xướng "xin cho một người anh em được ơn giảm cân!”

Tất cả ý nguyện này là rất tốt và chúng ta hãy tiếp tục xin Chúa ban cho những ơn lành đó. Tuy nhiên dưới ánh sáng Lời Chúa, chúng ta được mời gọi không chỉ xin những ơn lành ở phạm vị vật chất, thể lý và tinh thần, mà còn khát khao hướng tới những ân huệ cao hơn, thánh thiêng hơn.

Bởi lẽ, như Thầy Chí Thánh đã lưu ý chúng ta: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Hay nói cách khác, con người sống nhờ Thánh Kinh, Thánh Thể và Thánh Thần. Đây là “lương thực hằng ngày” và là những quà tặng quý giá nhất mà Thiên Chúa ban cho loài người.

Thật vậy, khi chú giải Kinh Lạy Cha, thánh Ciprianô đã có lý khi quả quyết: “Lương thực hằng ngày” mà chúng ta cần xin không chỉ là lương thực vật chất, nhưng chính là “Thánh Thể,” nơi đó, Logos – Ngôi Lời vĩnh của của Thiên Chúa sẽ là Manna mới, là Bánh và là lương thực hằng ngày cho chúng ta. Thánh Augustinô còn đi xa hơn theo chiều kích Thánh Linh học: “Lương thực hằng ngày cần chính là Quà Tặng Thánh Thần.” Ngài gọi Chúa Thánh là “le Don Total, Quà Tặng toàn thể, hay Quà Tặng cánh chung.”

Thánh Thần là Quà Tặng được Thiên Chúa ban chúng ta để chúng ta trở thành con cái đích thực Thiên Chúa và thưa lên rằng: Abba – Cha ơi! (x. Gl 4,6).

Thánh Thần là Quà Tặng của Đấng Phục Sinh được ban cho chúng ta như là Đấng Bảo Trợ, để đồng hành và hướng dẫn chúng ta tới “chân lý toàn vẹn” (x.Ga 16,12-13), tới sự sống và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Như William Saint Thierry nói: “Chúa Thánh Thần chính là “ý muốn bản thể của Thiên Chúa,” và khi Người ngự trong tâm hồn, “Người bày tỏ như là chính Thánh Ý của Thiên Chúa… cho những ai mà Người cư ngụ.”

Thánh Basiliô thành Cêsarê nói về quà tặng lớn lao này qua tóm tắt sự phát triển của mạc khải và lịch sử cứu độ như sau: “Con đường để hiểu biết Thiên Chúa của chúng ta đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành, sự thánh thiện và sự cao cả thần linh đến từ Chúa Cha, qua Con Một yêu dấu tới Chúa Thánh Thần để đến với chúng ta.”

Vì những lý trên, mỗi ngày, chúng ta được khuyến khích liên lỉ cầu xin Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, người luôn đầy Thánh Thần, ban cho mỗi người chúng ta thứ Quà Tặng cao quý này. Amen!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vô ơn bội nghiã: Lãnh tụ Ấn Giáo phỉ báng Mẹ Thánh Têrêsa thành Calcutta
Nguyễn Long Thao
10:17 11/10/2017
Trong khi cả thế giới, đặc biêt là chính quyền và nhân dân Ấn Độ, còn ghi nhớ công lao của Mẹ Thánh Têrêsa thành Calcutta giúp người nghèo khó bệnh tật, thì ngày nay sau hơn 10 năm Mẹ qua đời, một lãnh tụ Ấn Giáo bắt đầu vô ơn bội nghiã lên tiếng phủ nhận công lao và phỉ báng Mẹ Thánh Têrêsa.

Nhà lãnh đạo Ấn Giáo Swami Parpoornanda cáo buộc rằng, "Mẹ Têrêsa đã tổ chức buôn bán bất hợp pháp 50.000 phụ nữ, biến họ thành tín hữu Công Giáo, rồi bảo họ làm những công việc của các nữ tu” Ông cũng nói rằng các tôn giáo không xứng đáng được nhận giải thưởng "Bharata Ratna"năm 1980 là giải thưởng vinh danh cao qúy nhất của Chính phủ Ấn Độ. Giải thưởng này chính quyền Ấn đã trao tặng Mẹ Têrêsa năm 1980

Trước nhận xét này, trong một chương trình truyền hình, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, Đức Tổng Giám Mục Thumma BaLa, tuyên bố: " Điều cần thiết là phải lên án và áp dụng những biện pháp pháp lý đối với nhà lãnh đạo Ấn Giáo Swami Parpoornanda Saraswathi vì đã có những lời xúc phạm và cáo buộc sai trái đối với Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Ngài cũng kêu gọi chính phủ các bang Andhra Pradesh,Telangana phải có thái độ và không nên thờ ơ trước những lời xúc phạm Mẹ Thánh Têrêsa

Đức TGM nói " Tổng Thống và nhân dân Ấn Độ đã thừa nhận công lao Mẹ Têrêsa đã giúp người nghèo, người túng thiếu, người bệnh nan y, người cao tuổi, người bị bỏ rơi và đau khổ, Mẹ còn được toàn thế giới công nhận, qua việc năm 1979 Mẹ được trao giải Nobel Hoà bình và hiện nay dòng của Mẹ có 5161 chị em đang làm việc bác ái tại 758 cơ sở tại 139 quốc gia. ".

Đức TGM nhận xét thêm: Những nhận xét và cáo buộc của của nhà lãnh đạo Ấn Giáo đối với Mẹ Têrêsa không những làm tổn thương uy tín Giáo Hội Công Giáo mà còn làm tổn hại đến tình cảm của các cộng đồng Kitô hữu, của những người trên thế giới và các người tôn giáo khác vẫn kính trọng Mẹ như là thánh và mẹ của người nghèo, đau khổ ". Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ lên án những nỗ lực "cố gắng chia rẽ trong xã hội".

Đức TGM kết luận " Noi gương Chúa Giêsu, "Chúng ta tha thứ cho nhà lãnh đạo Ấn giáo đó, xin các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy nuôi dưỡng và củng cố sự hòa hợp và hòa bình trong cộng đồng đa nguyên của quốc gia, bảo vệ tự do tôn giáo được hiến pháp của chúng ta bảo đảm, yêu cầu chính phủ phải đảm bảo các sự cố như vậy sẽ không tái diễn trong tương lai.
 
Tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha đạt 40 triệu người theo dõi
Hồng Thủy
12:34 11/10/2017
VATICAN - Tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô @Pontifex bằng 9 ngôn ngữ đã vượt quá 40 triệu người theo dõi (follower) sau 5 năm đăng ký. Ngày 12/12/2012, Đức nguyên giáo hoàng Biển đức đã muốn mở một tài khoản của Giáo hoàng trên mạng xã hội Twitter.

Mỗi ngày, qua các “tweet” của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đến gần với dân chúng trong thế giới truyền thông xã hội. Thỉnh thoảng ngài đăng một suy tư thiêng liêng, hay nhắc nhớ đến vị thánh đước kính nhớ trong ngày, hoặc chia sẻ với những người theo dõi các suy tư về các biến cố quan trọng trên thế giới.

Trong 12 tháng qua, số follower đã tăng thêm hơn 9 triệu; điều này cho thấy sự quan tâm liên tục của dân chúng đến các “tweet” của Đức Thánh Cha, trong đó có người bình dân, các Kitô hữu và người ngoài Kitô giáo, các lãnh đạo chính trị, những nhân vật nổi tiếng về văn hóa.

Bên cạnh số đông follower trên tài khoản Twitter, tài khoản Instagram của Đức Thánh Cha @Franciscus cũng gần đạt 5 triệu follower. Tài khoản Instagram được bắt đầu từ ngày 19/03/2015 với tin: “Tôi bắt đầu một hành trình mới để đồng hành với anh chị em trên con đường của lòng thương xót và dịu dàng của Thiên Chúa.”

Một điều thật ý nghĩa là phần lớn những người theo dõi tài khoản Instagram của Đức Thánh Cha nằm trong độ tuổi 25-34 và Braxin và Hoa kỳ là nơi có nhiều follower nhất.

Theo Đức ông Dario Edoardo Viganò, Bộ trưởng Bộ Truyền thông của Vatican, con số 40 triệu không chỉ có ý nghĩa về con số thống kê, nhưng quan trọng hơn hết là Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như vị tiền nhiệm của ngài, cho thấy sự hiện diện của các chứng tá Kitô giáo trong “thế giới kỹ thuật số” và đặc biệt là trong các phương tiện truyền thông xã hội. 40 triệu người theo dõi là 40 triệu người, 40 triệu trái tim, trí tuệ và tình cảm. Đó là một thế giới, một mối liên hệ, một cộng đồng.

Đức ông Viganò cũng nhận định rằng Đức Thánh Cha rất quan tâm đến các tài khoản xã hôi của ngài; ngài kiểm tra kỹ lưỡng các tweet được đăng trên tài khoản. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của ngài với mối liên hệ với các follower và bất kỳ mối liên hệ nào cũng cần được chăm sóc, sưởi ấm trái tim, ngay cả chỉ bằng một ít từ ngữ. Đối với Đức Thánh Cha, "Internet là một là một nơi đầy nhân tính, là mạng lưới của con người chứ không phải của các dây dợ." (REI 11/10/2017)
 
Top Stories
Video Phỏng Vấn Cha Peter Prayoon Namwong. Vị đại ân nhân của những người Việt tỵ nạn tại Thailand đến thăm Úc Châu
Vietcatholic - Adelaide
05:13 11/10/2017

Cuộc gặp gỡ cha Peter Prayoon Namwong. Vị đại ân nhân của những người Việt tỵ nạn tại Thailand
Trong chương trình giới thiệu chân dung người mục tử hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến toàn thể quý vị. Linh mục Peter Prayoon Namwong. Ngài là linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Tháiland nguyên là tuyên úy cho người tỵ nạn VN ở nhiều trại tỵ nạn trên đất Thái trong nhiều năm qua.
Trong những năm cao điểm từ 1976 đến 1995 ngài là đã giúp đỡ rất nhiều người tỵ nạn VN trong các trại trại Sikiew, Panat Nikhom. Đặc biệt là trại cấm Sikiew. Ngài đã nâng đỡ bao bọc, tranh đấu cho quyền lợi người tỵ nạn không ngừng nghỉ. Không những cho người VN mà còn cho cả người Cambodia, Lào, cha không phân biệt tôn giáo, nguồn gốc, chủng tộc...
Trước khi kính mời quý khán thính gỉa đón nghe phần chia sẻ của cha Peter Namwong trong chuyến đến thăm Úc Châu và hôm nay có mặt tại Nam Úc để gặp gỡ một số bà con đã từng ở trại Sikiew. Chúng tôi mạo muội xin được lược thuật qua đôi dòng về cha Peter Prayoon Namwong.
Thưa qúi khán thính giả
Tổ tiên cha Peter P. Namwong là người gốc VN. Hơn 300 năm qua, tổ tiên Cha đã di cư sang Thailand trong thời kỳ người Công Giáo VN bị bách hại dưới triều các vua nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ 18.
Cha Peter sinh năm 1942 tại tỉnh Chanthaburi ở phía tây nam của Bangkok, nhưng Cha mồcôi bố mẹ từ thửa nhỏ, đến năm 12 tuổi thì cha được nhận vào tiểu chủng viện, và tiếp tục theo học hết chương trình tu học trong đại chủng viện và được thụ phong linh mục vào năm 1972 (lúc 30 tuổi). Đến năm 1976 khi làn sóng tỵ nạn VN, trốn CS đi bằng thuyền tràn ngập qua các nước trong vùng Đông Nam Á và đặc biệt là người tỵ nạn VN bằng đường bộ đến Thái Lan ngày càng đông, thì trại cấm Sikiew được thành lập (trại này vốn là nơi giam giữ tù nhân Thái) giờ chuyển thành nơi để giam giữ những người tỵ nạn VN, Lào và Campuchia.
Cũng từ năm 1976 Cha Peter Namwong đã được bổ nhiệm đến làm tuyên uý cho trại Sikiew để giúp đỡ những người tỵ nạn bất hạnh. Những người tỵ nạn từng tạm cư ở Sikiew từ năm 1976 đến năm 1995 hầu hết đều biết cha Peter Prayoon Namwong.
Vào thời điểm từ năm 1981 đến 1995, trại Sikiew có thể nói là trại tị nạn cơ cực và khắc nghiệt nhất vùng Đông Nam Á. Trong thời gian này Cha NamWong là người đã giúp đỡ rất nhiều cho những người tỵ nạn Đông Dương nói chung, và người tỵ nạn VN nói riêng. Nhiệm vụ của Cha lúc đó không chỉ giúp cho người tỵ nạn trong phạm vi tinh thần mà còn bao gồm nhiều lãnh vực khác. Chính Cha là người đã thành lập "Minor Center- trại Mồ Côi, mục đích để hướng dẫn các em vị thành niên trong trại không có cha me đi cùng, hoặc gặp những trường hợp tang thương khi cha mẹ hay người thân đều đã chết trên đường vượt biên rời bỏ quê hương.
Ngoài "Minor Centre", Cha còn thành lập một trường học, lấy tên là "Our School" để dạy nghề và Anh ngữ cho người tỵ nạn trong trại. Nói chung Cha đã làm tất cả những gì với khả năng có thể làm được để giúp cho người tỵ nạn trong trại Sikiew, giúp cho họ bớt khổ, đồng thời giúp họ chuẩn bị cho cuộc sống mới ở quốc gia thứ ba.
Hiện nay, ngài đang làm Tổng Giám Đốc bệnh viện Công Giáo St. Mary' s Thailand, tuy sắp nghỉ hưu ở tuổi 75, nhưng Ngài vẫn đi công tác, thăm các cựu thuyền nhân (boat people), đã từng tỵ nạn ở Thái Lan quen biết Cha, nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ cho những mảnh đời bất hạnh vẫn còn kẹt lại ở đất Thái, đang chờ đợi trong vô vọng, cầu mong có được ngày định cư tại một đất nước tự do hay ít ra cũng có được cuộc sống dễ thở hơn một chút, trong khi chờ đợi một tương lai tươi đẹp hơn.
Từ năm 1995, khi chính phủ Thái đóng cửa các trại tỵ nạn và cưỡng bách hồi hương. Thì có khoảng 1,000 người Việt đã trốn ở lại Tháiland. Họ sống bất hợp pháp trên đất Thái, lén lút sống bằng nghề làm thuê, cuốc mướn với số tiền lương rất ít ỏi, lại bị chèn ép, bị bóc lột và luôn lo sợ cảnh sát Thái bắt nhốt tù hoặc đưa về VN.
Theo luật mới, nếu ai chứa chấp người những cư ngụ bất hợp pháp ở Tháiland sẽ truy tố ra toà và bị phạt số tiền lên đến 30,000 Mỹ kim.
Trong hoàn cảnh khó khăn và bi thảm của những người tỵ nạn muộn màng. Một cách gián tiếp cha Peter Namwong đã phải nhọc nhằn, cơ cực để giúp đỡ cho những người tỵ nạn kém may mắn này, và nhất là những người VN mà cha vẫn tự hào là đồng bào ruột thịt của cha.
Giờ đây, kính mời quý khán thính giả của chương trình Vietcatholic- Adelaide theo dõi phần chia sẻ của cha Peter Prayoon Namwong và anh Đặng Quốc Vinh đến từ Sydney, là người đã từng sống trại tỵ nạn Sikiew và làm việc bên cha Namwong với khoảng thời gian trên 4 năm. Mạc dù anh đã được định cư ờ Úc khá lâu, nhưng anh vẫn giữ mối liên lạc mật thiết với Cha. Anh Vinh đã tình nguyện hướng dẫn Cha Peter Namwong đi thăm các tiểu bang, khi Cha sang thăm Úc Châu

 
Philippines: « Faire face au problème de la drogue en promouvant une culture de la vie » : entretien avec le cardinal Luis Antonio Tagle, archevêque de Manille
Eglises d'Asie
11:08 11/10/2017
De passage en France, le cardinal Luis Antonio Tagle, archevêque de Manille, s’est confié à l'hebdomadaire Famille chrétienne. Notamment sur son admiration pour la foi des chrétiens cachés au Japon et sur la réponse apportée par l'Eglise catholique au problème de la drogue aux Philippines.

L’archevêque de Manille, le cardinal Luis Antonio Tagle, était de passage à Lisieux les 30 septembre et 1er octobre derniers, à l’occasion de la fête de sainte Thérèse, une sainte très populaire aux Philippines. L’hebdomadaire Famille chrétienne l’a rencontré et publie cette semaine son interview (n° 2074 daté du 14 octobre 2017).

Elevé au cardinalat en 2012, à 55 ans, ses larmes lors de son accolade avec Benoît XVI avaient alors fait le tour du monde, au point qu’il avait été présenté par certains vaticanistes comme un « Wojtyla asiatique », et comme un « papabile » pour un futur conclave à venir. Très attaché au projet du pape François d’une « Eglise pauvre et pour les pauvres », il avait reçu le Saint-Père lors de sa visite aux Philippines en janvier 2015.

Dans cet entretien, le cardinal Tagle se confie sur les origines de sa vocation, sur son admiration pour la foi des chrétiens cachés au Japon, et précise les raisons pour lesquelles les cloches des églises du diocèse de Manille sonnent le glas, depuis mi-septembre.

Nous reproduisons ici des extraits de cette interview, à retrouver dans sa version complète dans Famille chrétienne.

Famille Chrétienne : À Manille, dans la papamobile, le pape François vous avait glissé à l’oreille que l’avenir de l’Église était en Asie. C’est aussi votre avis ?

Cardinal Luis Antonio Tagle : Je l’espère, bien sûr. Aux yeux du pape, c’est parce que l’Église d’Asie a beaucoup souffert et souffre encore aujourd’hui. Les souffrances, le martyre sont un don pour les Églises d’Asie, je suis convaincu de cela. C’est très difficile à expliquer rationnellement mais, d’une certaine façon, là où les souffrances sont les plus grandes, jusqu‘à la persécution, se trouve la force d’être au plus proche de Jésus.

J’ai toujours été édifié par les chrétiens cachés au Japon. Pendant pas moins de deux cent cinquante ans, le christianisme y a été interdit. Pas de prêtres, pas de missionnaires. Mais pendant ces deux cent cinquante années ils ont gardé la foi. On ne doit pas chercher l’Église dans les grands bâtiments, les grandes écoles présentes partout en Asie, mais là où elle est réellement présente, en silence, à travers les martyrs.

Depuis mi-septembre, à votre demande, les cloches des églises du diocèse de Manille sonnent chaque soir le glas afin de manifester votre opposition à la politique antidrogue du président Duterte. Quel est le sens de cette démarche ?

Il faut préciser que je ne m’oppose pas spécifiquement au président, car nous sommes d’accord avec lui sur le fait que le trafic de drogue est un énorme problème dans le pays. De très nombreux jeunes, des familles entières, sont détruits par la drogue. Mais l’Église aux Philippines dit aussi que l’on doit y faire face en promouvant une culture de la vie, et non avec la violence [l’extension de la loi martiale dans le pays, Ndlr]. Il n’y a pas que la drogue, mais aussi l’alcool, le trafic d’êtres humains, la cyber prostitution, l’esclavage.

Lorsque j’étais enfant, il y avait la vieille tradition du De profundis : celle de faire sonner le glas de toutes les églises à 8 h du soir en mémoire de tous les défunts. On a souhaité raviver cette tradition, pour faire mémoire chaque jour de ceux qui meurent et, en même temps, nous rappeler que nous sommes appelés à la vie et non à tuer.

Vous êtes venu jusqu’à Lisieux, quel rapport avez-vous avec sainte Thérèse ?

C’est l’un des saints les plus populaires aux Philippines. Peut-être parce qu’elle nous est proche, dans le temps, et qu’il existe des photos d’elle, extrêmement vivante.

Son Histoire d’une âme est très lue (connue) aux Philippines. Lorsque j’étais étudiant, je me disais : on peut donc être quelqu’un de normal et être un saint ! Les saints sont parfois très éloignés de nous, mais pas sainte Thérèse, elle est toute proche de nous, elle a pleuré comme nous, elle était une petite fille comme les autres. Séminariste, j’ai lu ses écrits et j’ai aussi vécu près d’un couvent de sœurs carmélites. Aussi, je rêvais de pouvoir venir un jour à Lisieux et j’en ai eu enfin l’opportunité !

Suite de l’interview sur le site : www.famillechretienne.fr
Copyright Légende image : Le cardinal Luis Antonio Tagle (au centre), le 1er octobre dernier, au sanctuaire de Lisieux (Twitter / Sanctuaire Lisieux)

(Source: Eglises d'Asie, le 11 octobre 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc gặp gỡ cha Peter Prayoon Namwong. Vị đại ân nhân của những người Việt tỵ nạn tại Thailand
Jos. Vĩnh
16:10 11/10/2017
Trong chương trình giới thiệu chân dung người mục tử hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến toàn thể quý vị. Linh mục Peter Prayoon Namwong. Ngài là linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Tháiland nguyên là tuyên úy cho người tỵ nạn VN ở nhiều trại tỵ nạn trên đất Thái trong nhiều năm qua.

Trong những năm cao điểm từ 1976 đến 1995 ngài là đã giúp đỡ rất nhiều người tỵ nạn VN trong các trại trại Sikiew, Panat Nikhom. Đặc biệt là trại cấm Sikiew. Ngài đã nâng đỡ bao bọc, tranh đấu cho quyền lợi người tỵ nạn không ngừng nghỉ. Không những cho người VN mà còn cho cả người Cambodia, Lào, cha không phân biệt tôn giáo, nguồn gốc, chủng tộc...

Trước khi kính mời quý khán thính gỉa đón nghe phần chia sẻ của cha Peter Namwong trong chuyến đến thăm Úc Châu và hôm nay có mặt tại Nam Úc để gặp gỡ một số bà con đã từng ở trại Sikiew. Chúng tôi mạo muội xin được lược thuật qua đôi dòng về cha Peter Prayoon Namwong.

Thưa qúi khán thính giả

Tổ tiên cha Peter P. Namwong là người gốc VN. Hơn 300 năm qua, tổ tiên Cha đã di cư sang Thailand trong thời kỳ người Công Giáo VN bị bách hại dưới triều các vua nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ 18.

Cha Peter sinh năm 1942 tại tỉnh Chanthaburi ở phía tây nam của Bangkok, nhưng Cha mồcôi bố mẹ từ thửa nhỏ, đến năm 12 tuổi thì cha được nhận vào tiểu chủng viện, và tiếp tục theo học hết chương trình tu học trong đại chủng viện và được thụ phong linh mục vào năm 1972 (lúc 30 tuổi). Đến năm 1976 khi làn sóng tỵ nạn VN, trốn CS đi bằng thuyền tràn ngập qua các nước trong vùng Đông Nam Á và đặc biệt là người tỵ nạn VN bằng đường bộ đến Thái Lan ngày càng đông, thì trại cấm Sikiew được thành lập (trại này vốn là nơi giam giữ tù nhân Thái) giờ chuyển thành nơi để giam giữ những người tỵ nạn VN, Lào và Campuchia.

Cũng từ năm 1976 Cha Peter Namwong đã được bổ nhiệm đến làm tuyên uý cho trại Sikiew để giúp đỡ những người tỵ nạn bất hạnh. Những người tỵ nạn từng tạm cư ở Sikiew từ năm 1976 đến năm 1995 hầu hết đều biết cha Peter Prayoon Namwong.

Vào thời điểm từ năm 1981 đến 1995, trại Sikiew có thể nói là trại tị nạn cơ cực và khắc nghiệt nhất vùng Đông Nam Á. Trong thời gian này Cha NamWong là người đã giúp đỡ rất nhiều cho những người tỵ nạn Đông Dương nói chung, và người tỵ nạn VN nói riêng. Nhiệm vụ của Cha lúc đó không chỉ giúp cho người tỵ nạn trong phạm vi tinh thần mà còn bao gồm nhiều lãnh vực khác. Chính Cha là người đã thành lập "Minor Center- trại Mồ Côi, mục đích để hướng dẫn các em vị thành niên trong trại không có cha me đi cùng, hoặc gặp những trường hợp tang thương khi cha mẹ hay người thân đều đã chết trên đường vượt biên rời bỏ quê hương.

Ngoài "Minor Centre", Cha còn thành lập một trường học, lấy tên là "Our School" để dạy nghề và Anh ngữ cho người tỵ nạn trong trại. Nói chung Cha đã làm tất cả những gì với khả năng có thể làm được để giúp cho người tỵ nạn trong trại Sikiew, giúp cho họ bớt khổ, đồng thời giúp họ chuẩn bị cho cuộc sống mới ở quốc gia thứ ba.

Hiện nay, ngài đang làm Tổng Giám Đốc bệnh viện Công Giáo St. Mary' s Thailand, tuy sắp nghỉ hưu ở tuổi 75, nhưng Ngài vẫn đi công tác, thăm các cựu thuyền nhân (boat people), đã từng tỵ nạn ở Thái Lan quen biết Cha, nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ cho những mảnh đời bất hạnh vẫn còn kẹt lại ở đất Thái, đang chờ đợi trong vô vọng, cầu mong có được ngày định cư tại một đất nước tự do hay ít ra cũng có được cuộc sống dễ thở hơn một chút, trong khi chờ đợi một tương lai tươi đẹp hơn.

Từ năm 1995, khi chính phủ Thái đóng cửa các trại tỵ nạn và cưỡng bách hồi hương. Thì có khoảng 1,000 người Việt đã trốn ở lại Tháiland. Họ sống bất hợp pháp trên đất Thái, lén lút sống bằng nghề làm thuê, cuốc mướn với số tiền lương rất ít ỏi, lại bị chèn ép, bị bóc lột và luôn lo sợ cảnh sát Thái bắt nhốt tù hoặc đưa về VN.

Theo luật mới, nếu ai chứa chấp người những cư ngụ bất hợp pháp ở Tháiland sẽ truy tố ra toà và bị phạt số tiền lên đến 30,000 Mỹ kim.

Trong hoàn cảnh khó khăn và bi thảm của những người tỵ nạn muộn màng. Một cách gián tiếp cha Peter Namwong đã phải nhọc nhằn, cơ cực để giúp đỡ cho những người tỵ nạn kém may mắn này, và nhất là những người VN mà cha vẫn tự hào là đồng bào ruột thịt của cha.

Giờ đây, kính mời quý khán thính giả của chương trình Vietcatholic- Adelaide theo dõi phần chia sẻ của cha Peter Prayoon Namwong và anh Đặng Quốc Vinh đến từ Sydney, là người đã từng sống trại tỵ nạn Sikiew và làm việc bên cha Namwong với khoảng thời gian trên 4 năm. Mạc dù anh đã được định cư ờ Úc khá lâu, nhưng anh vẫn giữ mối liên lạc mật thiết với Cha. Anh Vinh đã tình nguyện hướng dẫn Cha Peter Namwong đi thăm các tiểu bang, khi Cha sang thăm Úc Châu

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội nghị chỉ tay 5 ngón
Phạm Trần
20:52 11/10/2017
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm”, Hội nghị Trung 6/Khóa XII đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc ngày 11/10 (2017) tại Hà Nội nhưng không đưa ra được quyết định nào để chận đứng tệ nạn lấy tiền dân tiêu hoang và cho về vườn hàng chục ngàn cán bộ, viên chức chỉ biết sớm vác ô đi, chiều vác về và đến trưa thì gọi nhau đi nhậu mút mùa.

Lý do vì những điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong Diễn văn bế mạc nghe qua thì đao to búa lớn nhưng tòan chuyện chỉ tay 5 ngón ra lệnh của Lãnh đạo dành cho cấp dưới.

Chẳng hạn như khi ông Trọng liệt kê mà không có con số chứng minh hay biện pháp giải quyết như :” Nền kinh tế đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao. Nợ xấu ngân hàng còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để. Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát. Trật tự an toàn, tệ nạn xã hội, vi phạm về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông và tội phạm trên nhiều lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn. Quản lý báo chí, thông tin truyền thông, nhất là các mạng xã hội còn nhiều bất cập.”

Đúng ra là ông Trọng phải cho dân biết “khó khăn, thách thức” vì đảng và nhà nước không biết làm sao mà thoát được cảnh làm công cho nước ngoài, và hàng hoá do Việt Nam sản xuất là của các Cộng ty Nam Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản v.v…

NỢ NGẬP ĐẦU

Về việc “thâm hụt ngân sách” thì tại cuộc họp báo chiều 11/10, Bộ Tài chính đã cho cả nước biết:” Bội chi ngân sách trung ương khoảng 69% dự toán.

Cụ thể, về thu ngân sách, lũy kế thu 9 tháng qua đạt 843.000 tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016. Còn chi ngân sách 9 tháng đạt 904.600 tỷ đồng, bằng 65,1% dự toán năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016.” (theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV –Voice of Vietnam).

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2017, nhà nước đã bội chi 61,600 tỷ đồng hơn số thu.

Về nợ công thì Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng đã báo cáo trước Quốc Hội tháng 11/2016 rằng :” Năm 2001 nợ công mới chỉ chiếm 36,5% GDP (Gross Domestice Product, tổng sản xuất nội địa) ; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40,8% GDP; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62,2% GDP.”

Ông Dũng nói với báo chí trong nước lý do tăng vì mức “tăng trưởng kinh tế không đạt theo kế hoạch", nhưng chính phủ vẫn tiêu pha thả dàn thì thâm hụt ngân sách phải xẩy ra là điều dễ hiểu.

Báo điện tử TrithucVN tiết lộ trong bài viết ngày 15/02/2017 rằng:” Giai đoạn 2006 -2016, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP tăng từ mức 0,99% lên đến 8,24%. Theo số liệu được công bố chính thức của Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng bình quân 18,5%/năm, gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2015, nợ công tăng gấp 2,3 lần năm 2010; gấp 7,6 lần năm 2005 và 14,8 lần năm 2001. Cách đây 15 năm, nợ công chỉ chiếm 36,5% GDP và hiện đã chiếm gần 65% GDP. Chính phủ đã phải áp dụng phương pháp vay đảo nợ để có nguồn tiền trả nợ công: năm 2013 phải đảo nợ 47.000 tỷ đồng, chỉ một năm sau đó con số đảo nợ đã tăng lên mức 106.000 tỷ đồng, con số này năm 2015 đã là 125.000 tỷ đồng, và năm2016 tiếp tục phải đảo nợ 95.000 tỷ đồng.”

Theo Cafef. VN (Doanh Nghiệp) thì tính đến giữa năm 2017, số tiền nợ công của Việt Nam vào lối 94,85 tỷ US Dollars, bình quân mỗi người Việt Nam phải gánh chịu 1.039 USD.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã cảnh giác Việt Nam phải rà soát lại chi tiêu và kiểm soát nợ công, nếu không nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Cơ quan này dự đóan năm 2018 mức nợ công của Việt Nam sẽ vượt qua mức giới hạn 65 % mà chính phủ cho phép.

Theo các con số thống kê do Bộ Tài Chính của Việt Nam nêu ra, nợ công của Việt Nam tăng cao đến chóng mặt năm 2016 chiếm 63.7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến “đỉnh” là 64.8% GDP rồi sau đó nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018 (bằng 64.7% GDP), năm 2020 bằng 63.7% GDP.

Nhưng đó chỉ là “dự đoán” của các viên chức tài chính Việt Nam mà thôi. Số nợ công thật của Việt Nam là bao nhiêu không ai biết vì Chính phủ Việt Nam không cộng các khỏan nợ cao như núi của khối Doanh nghiệp Nhà nước khi báo cáo với Quốc hội.

Một bài viết trên báo VietNamNet ngày 23/10/2016 chạy tít lớn “ Khối nợ khổng lồ 1,5 triệu tỷ của doanh nghiệp nhà nước”, đã trích Báo cáo của Chính phủ với Quốc hội cho thấy tòan năm 2015:” Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2014. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần.

Nhưng vẫn còn tới trường hợp cá biệt khi có tới 25 DNNN có tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.”

Báo cáo liệt kê các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) mắc nợ khủng gồm:” Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin (32,84 lần). Các DN như Tổng công ty Xăng dầu quân đội, TCT 36 (15,41 lần); Tổng công ty Cơ khí xây dựng có nợ trên vôn chủ sở hữu tới hơn 10 lần.”

VietNamNet viết tiếp:”Báo cáo của Chính phủ lưu ý, việc một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước huy động vốn lớn, vượt quá mức khống chế theo quy định (không quá 3 lần vốn chủ sở hữu) dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán ảnh hưởng đến an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Một số DNNN có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tương đối lớn. Đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (134.014 tỷ đồng); Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (42.743 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (29.997 tỷ đồng); Tập đoàn Viettel (16.313 tỷ đồng); Vinalines (14.734 tỷ đồng)...

Nợ nước ngoài của các DNNN là 348.189 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vay dài hạn với số tiền là gần 310.000 tỷ đồng.”

Trong số các “ông lớn” nợ nhiều nhưng khó đòi có:” Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có số nợ phải thu khó đòi lớn nhất với 6.787 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN 1.455 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông quân đội 972 tỷ đồng.”

CHA CHUNG KHÔNG AI KHÓC

Thảm họa của các khỏan nợ của khối DNNN là được chính phủ bảo lãnh nên nếu đến thời hạn trả nợ mà các Doanh nghiệp này không trả nổi thì chính phủ phải in tiền ra, hay lấy ngọai tệ dự trữ để trả nợ thay. Đó là một trong những lý do khiến người dân phải cong lưng xuống mà lao động cho nhà nước phí phạm vô trách nhiệm.

Ngoài ra, theo Chuyên gia Kinh tế Bà Phạm Chi Lan thì đảng còn phí phạm tiền dân trong các chi tiêu chỉ để cho những kẻ phục vụ đảng được hưởng lợi.

Bà tiết lộ:” Theo Dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2016 được Bộ Tài chính công khai trên website của bộ này thì, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (92,435 tỉ đồng); Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội LHPN Việt Nam (158,685 tỉ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng); Hội CCB Việt Nam (80,830 tỉ đồng); Tổng LĐLĐ Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng.” (theo tin gốc của ViệtTimes được VietNamNet đăng lại ngày 09/06/2016)

Những tổ chức như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQ), nơi quy tụ các Tổ chức Chính trị-Xã hội là cơ quan ngọai vi của đảng làm việc giúp dân thì ít nhưng phục vụ đảng là chính mà lại được đảng nuôi ăn thì có cách ăn cắp tiền dân nào tinh vi hơn ? Việc này cũng được áp dụng cho Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), tổ chức đào tạo lớp cán bộ trẻ kế thừa cho đảng cầm quyền thì dân được lợi gì ?

Vậy mà, trong Diễn văn bế mạc Hội nghị 6, ông Trọng chỉ biết hô hoán bâng quơ :”Tiếp tục cơ cấu lại thu - chi ngân sách nhà nước, kiểm soát bội chi và bảo đảm nợ công trong ngưỡng an toàn. Xử lý căn bản và triệt để hơn các công trình, dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, các ngân hàng thương mại yếu kém, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng xây dựng cơ bản.”

Nói thế và nói cho bùi tai thì chả cần phải leo lên tới Tổng Bí thư. Cứ nói rồi bỏ đấy như đánh trống bỏ dùi thì anh lái xe ôm hay chị bán cá cũng làm được.

Chả thấy ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đề ra giải pháp nào để giải quyết thì có phí phạm tiền dân trong 7 ngày họp không ?

Sự lãng phí này cũng bao hàm cả chuyện ông Tổng Bí thư hô hào và phô trương kế họach gọi là “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.”

Ông nói:” Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân. Chú ý bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; đổi mới tích cực, mạnh mẽ, nhưng không nôn nóng từ cực này nhảy sang cực kia; gắn đổi mới bộ máy tổ chức với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ. Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức bên trong của từng cơ quan, đơn vị.”

Nghe thì khẩn trương đấy nhưng không thấy ông vẽ ra đường đi nuớc bước phải làm sao để vừa “tinh giản biên chế “ , hay giảm số cán bộ, viên chức dư thừa, cùng lúc với việc “cải cách tiền lương” khi nhà nước đang phải lo giảm chi tăng thu để trả nợ ?

Ngoài ra ông Trọng cũng cần phải biết rằng, sau 7 năm cầm quyền, ông đã để cho hệ thống cai trị phình to ra năm sau lớn hơn năm trước với lũ con ông cháu cha kéo nhau chui vào đảng và nhà nước để ăn hại tiền của dân. Cũng từ khi ông lên chức Tổng Bí thư, Khóa XI năm 2011, quốc nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền và mua bằng bán ghế đã được dịp trăm hoa đua nở khắp làng khắp xóm từ trung ương xuống cơ sở.

Chuyên gia kinh tế Bà Phạm Chi Lan đã báo động đỏ :”“Hiện nay số người hưởng lương và mang tính chất lương đã lên tới 11 triệu. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy….Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy (theo tin gốc của ViệtTimes được VietNamNet đăng lại ngày 09/06/2016)

3 ĐỘT PHÁ… HỌAI

Vì vậy mà chính ông Trọng đã thừa nhận trong Diễn văn khai mạc Hội nghị 6 rằng :”Đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo.”

Và như vậy thì có phải chủ trương được gọi là 3 Đột phá chiến lược để xây dựng và phát triển do Đại hội đảng XI đề ra đã thất bại chổng vó lên rồi còn gì nữa ?

3 mũi nhọn đó là :

“(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” .

Bây giờ 7 năm sau, ông Trọng lại hô hào :”Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển văn hoá, thực hành dân chủ và công bằng xã hội. Ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.”

Toàn là bản cũ sọan lại, nghe hoài phát chán. Thế mà Bác Trọng vẫn hô to như vòi nước máy rằng:”Để có thể hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, cần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện thể chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật để cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh; khắc phục tình trạng chậm phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, chậm cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục cơ cấu lại thu - chi ngân sách nhà nước, kiểm soát bội chi và bảo đảm nợ công trong ngưỡng an toàn. Xử lý căn bản và triệt để hơn các công trình, dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, các ngân hàng thương mại yếu kém, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.”

Nghe thế tưởng đâu ông Trọng sẽ cầm cờ đi đầu để “dẹp lọan phất cờ khởi nghĩa”. Ai ngờ ông lại chùn chân, thiếu kiên quyết ngay từ lúc chưa cất bước với lời cảnh giác dè đặt rằng:”Đổi mới tích cực, mạnh mẽ, nhưng không nôn nóng từ cực này nhảy sang cực kia; gắn đổi mới bộ máy tổ chức với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ.”

Không ai biết ông Trọng đã ngụ ý gì khi bảo đảng viên “không nôn nóng từ cực này nhảy sang cực kia” và hù họa ai chống ông và chống đảng là “thế lực thù địch, các phần tử xấu”. Chỉ biết rằng đã có một số đảng viên lão thành nghỉ hưu nổi tiếng như nguyên Đại sứ VN tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh; Giáo sư-Tiến sỹ Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội; nguyên Đại sứ VN tại Thái Lan Nguyễn Trung và Tiến sỹ Hà Sĩ Phu v.v…đã công khai bất đồng với chính sách cai trị độc tài, phản dân chủ, thù nghịch với hòa giải dân tộc và lệ thuộc Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tất cả những vị này đều khuyến cáo ông Trọng phải đổi mới chính trị để tạo đòan kết tòan dân bảo vệ đất nước, nếu không sẽ khó thoát khỏi nanh vuốt của Bắc Kinh lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam.

Vì vậy, khi nghe ông nói tại buổi bề mạc (11/10/017) rằng:”Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả” thì không hiểu ông có biết rằng dân đã xa đảng và rất nhiều cán bộ, đảng viên cũng chẳng còn “máu thịt gì với dân” từ lâu rồi.

Vì nếu còn cái thời đảng tự khoe “cán bộ đi trước, làng nước theo sau” thì làm gì mà dân Việt Nam phải tủi nhục để thấy hình ảnh ngư dân Việt Nam phải chắp tay, qùy gối trước lính Tầu hung hãn bắn giết và hành hạ ở Biển Đông ?

Nếu ông không tin dân đã chán đảng và chủ nghĩa ngọai lai Cộng sản đến tận mang tai thì cứ can đảm tổ chức trưng cầu ý dân có Quốc tế kiểm soát minh bạch để xem có bao nhiêu phần trăm trong số 92 triệu người dân còn muốn ông và chế độ tồn tại ? -/-

Phạm Trần

(10/017)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các thống kê thăm dò ý kiến và Cách diễn dịch bóp méo sai lệch
Dr. Anthony Le
09:20 11/10/2017
Các Thống Kê Thăm Dò Ý Kiến và Cách Diễn Dịch Móp Méo Sai Lệch

“Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Gioan 8:44)

Lời Mở Đầu

“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Gioan 14:6).

Sống trong thời đại trần tục ngày nay, người Công Giáo chúng ta thường rất dễ bị chia trí, phân tán, và rối bời. Nhiều lúc tâm hồn chúng ta khó có thể được tĩnh lặng vì những ồn ào, những cạm bẫy, và những tin tức giật gân bên ngoài, chi phối và thống trị đầu óc và con tim của chúng ta. Có những lúc, do thiếu hiểu biết, hoặc do chủ quan, hoặc do cái “tôi” quá lớn của chúng ta, chúng ta đã vô tình đóng góp, và lan truyền sự gian dối, những nguồn tin giả có ác ý, hay những lời vu oan cáo họa nhằm thỏa mãn sự tức giận hay bản tính hận thù cay cú của chúng ta đến cho người khác. Lại có những lúc chúng ta quyên hẳn chúng ta là người môn đệ của Chúa, và quên bẵng đi sứ vụ của chúng ta như là những người Công Giáo sống giữa trần gian. Chúng ta cố ý phớt lờ hay rất e sợ việc Chúa Giêsu mong muốn chúng ta là “ánh sáng giữa trần gian,” và là “muối mặn cho đời”:

“Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Máthêu 5:13-16).

Nhiều lúc nắm bắt những nguồn tin giả tạo hay một chiều mà chúng ta cứ ngỡ đó là tin thật để rồi dùng nó khống chế và áp đặt trên những người có quan điểm khác với chúng ta, để thể hiện cái “tôi” to lớn của chúng ta, và để chứng tỏ chúng ta là những người có hiểu biết về những tin tức thời sự nóng bỏng của Hoa Kỳ, chứ chẳng phải là hạng “ếch ngồi đáy giếng” đâu.

Tình cờ, tôi có ghé về thăm mẩu thân tại tiểu bang Georgia. Vào nhà của mẹ, tôi ngạc nhiên thấy rất nhiều tạp chí Việt Nam như: Rạng Đông, Trẻ, VietTimes, Hồn Nước, Dân Việt, và Sàigòn Nhỏ. Còn ngạc nhiên hơn nữa khi mẹ mở TV và xem tin tiếng Việt từ UNO IPTV. Tôi bèn mở ra xem vài trang của các tạp chí tiếng Việt, và giựt mình khi những tin tức mà họ in lại toàn là những nguồn tin giả tạo. Tôi mới hỏi mẹ tại sao mẹ đọc những tạp chí chứa toàn là những tin tức và những bài dịch giả tạo, sai trái, và một chiều như vậy, thì mẹ mới cho tôi hay vì nó miễn phí nên mẹ lấy về đọc cho vui vậy thôi. Chủ yếu là những quảng cáo, còn về nội dung, thì họ lấy tin này gắn cằm bà kia, rồi tin tức chưởi bới và đấu tố nhau, làm rối tung lên, chủ yếu là cho đầy mặt trang báo, để lấy tiền quảng cáo. Tin tức họ đăng tải, Mẹ chỉ đọc lướt qua, chứ mẹ biết họ sống ở Mỹ giống hệt như là họ hiện còn đang sống tại đất nước Cộng Sản vậy. Còn đạo đức và lương tâm của người làm báo thì chẳng cần phải quan tâm, vì nếu không có tiền quảng cáo vào, tờ báo sẽ chết, và cả họ lẫn gia đình của họ rồi cũng sẽ chết theo. Đau khổ vậy sao?! Tôi tưởng chuyện đó chỉ có ở nước Cộng Sản Việt Nam mà thôi, chứ đâu biết rằng ngay tại đất nước Hoa Kỳ phồn vinh này, mà họ cũng bị rơi vào thân phận như những người kém may mắn đang còn bị mắc kẹt tại Việt Nam sao?! Mở UNO IPTV, ngoại trừ chương trình phát sóng của VietCatholic ra, tôi lắng nghe phần tin tức và phần triển khai tin thời sự Hoa Kỳ, thì quả thật, tôi cảm thấy quá xấu hổ và tội nghiệp cho mẹ tôi, vì bà không biết Anh Ngữ, và không thể hòa nhập được vào dòng chính, nên chỉ biết lắng nghe những tin tức trần tục thiếu chiều sâu và tầm hiểu biết khách quan sâu rộng. Tôi nhớ không lâu tình cờ đọc được một bài bình luận trên trang web của Tiến Sĩ Trần An Bài (http://www.saigonecho.com/index.php/tin-tuc/binh-luan/32474-donald-trump-dang-gay-hoang-loan-cho-gioi-lanh-dao-cong-san-viet-nam) có đoạn:

“… Những thông tin về kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ thì đa số là giới truyền thông cộng sản Việt Nam tiếp nhận từ các hãng truyền thông thiên tả nên dàn đồng ca hợp tính hợp nết cùng nhau ca ngợi Hillary Clinton và cùng nhau phán như đinh đóng cột là Hillary Cliton sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ. Nhưng không ngờ đến giờ chót thì Donald Trump lại đắc cử Tổng thống Mỹ. Nhớ lại khi đang ngồi xem truyền hình Việt Nam phát trực tiếp về kết quả bầu cử, nhưng khi có thông báo Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ thì đài truyền hình tắt phụp luôn…”

Đối với những người Việt làm việc trong ngành báo chí và truyền thông trần tục, tôi có cảm tưởng dường như họ sống tại đất Mỹ mà họ chẳng hề hay biết gì cả về khuynh hướng chỉ thích đưa tin một chiều của giới truyền thông đại chúng thời nay ở Hoa Kỳ. Chẳng lẽ, sự suy nghĩ của họ đến ngu muội và tăm tối đến thế sao? Thế nền luân lý, truyền thống, và đạo đức của cha ông Việt của chúng ta thì sao? Là một nước Á Châu với hơn 4,000 năm văn hiến, chẳng nhẽ họ quyên hết truyền thống đạo lý của tổ tông Việt rồi sao? Thế đạo đức, tư cách, và tính chuyên nghiệp của người làm báo chân chính thì sao? Chẳng lẽ, họ quên mất rồi sao?!

Lúc còn bé, mẹ dạy tôi rằng: “Làm bất cứ việc gì, con cần phải có cái đức lẫn cái tâm thì con mới làm được!” Có đức mà thiếu tâm, hoặc ngược lại, thì cũng chẳng ra gì. Người có tâm có đức là người biết sáng suốt lọc lựa ra những nguồn tin nào là giả tạo, là vu khống, là bẻ cong sự thật, hòng bỏ chúng qua, để chỉ lựa chọn những nguồn tin đúng đắn để có thể giáo dục công luận, giúp họ hiểu biết, đâu chính là sự thật, góp phần vào việc dựng xây một nền văn minh tình thương và một nền văn hóa sự sống. Vì suy cho cùng, trước khi chúng ta là một người thuộc Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ hay Đảng Độc Lập, thì chúng ta chính là một người Công Giáo trước tiên và trên hết, do đó, đã là một người Công Giáo, thì chúng ta phải biết thể hiện đức tin Công Giáo của chúng ta nơi quãng trường công cộng mặc cho cái giá phải trả là như thế nào đi chăng nữa, và chúng ta phải biết trở nên “ánh sáng,” và “muối mặn” cho thế gian! Hay nói cách khác, chúng ta phải biết dùng chính đức tin Công Giáo ngay thẳng và chân thật của chúng ta như là kim chỉ nam để từ đó chúng ta đánh giá các tin tức mà chúng ta nhận được! Chẳng có Đảng chánh trị nào là vẹn toàn cả, mà chỉ có đức tin Công Giáo của chúng ta thôi vì đức tin đó xuất phát từ một Hội Thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo, và Tông Truyền! Khi chúng ta tự liên kết mình với một Đảng Phái chánh trị nào đó, ngoài đức tin Công Giáo ra, chúng ta còn phải chú trọng đến khía cạnh đạo đức và luân lý cũng như truyền thống văn hóa lâu đời của tổ tông chúng ta, chứ chúng ta không thể nào đi “hai cẳng” và vô tình tiếp tay cho mọi thế lực tội lỗi của Đảng chánh trị đó để ngấm ngầm hay công khai chống phá Giáo Hội Công Giáo, gây hại đức tin Công Giáo của chúng ta, và làm hủy hoại đi các giá trị nền tảng của luân lý và đạo đức mà Giáo Hội và tổ tông chúng ta đã truyền dạy!

“Kẻ giấu tội mình sẽ không thành đạt, nhưng ai xưng thú và chừa tội sẽ được xót thương” (Châm Ngôn 28:13)

“Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô vì Người là Đầu” (Thư Ephêsô 4:15)

“Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau” (Thư Ephêsô 4:25)

Tôi quan niệm như thế này, nếu tôi biết rõ được điều gì đó đúng/sai và chỉ biết giữ cho riêng mình, và nếu tôi không tìm cách tỏ bày sự thật hay phơi bày sự giả dối đó ra cho người khác để họ hiểu thêm hay né tránh, thì chính tôi là người có tội, chứ không phải những người khác. Vì suy cho cùng, vì họ không biết, nên Chúa có thể tha thứ cho họ: “Lạy Cha, xin tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm!” Còn tôi, tôi biết, vì chính Chúa soi sáng cho tôi được biết, hay giúp tôi hiểu biết được sự thật đó, mà tôi lại dấu kín cho riêng mình, thì tôi chính là kẻ ích kỷ nhất, là kẻ tội đồ nhất, và chắc chắn khi tới ngày Phán Xét, Thiên Chúa sẽ trừng trị và đẩy tôi vào hỏa ngục đớn đau. Chính vì suy nghĩ này mà tôi tự hứa với bản thân, nếu còn sống ngày nào thì lạy Chúa hãy giúp con biết trở nên “ánh sáng,” và “muối mặn” cho người khác, dẫu là nhỏ bé thôi!

Một Số Thống Kê Giả Tạo

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2016 vừa qua, giới truyền thông báo chí đề cập đến rất nhiều các bảng/kết quả thăm dò ý kiến, nhằm khuấy đảo và trấn áp dư luận. Chủ yếu là họ không những tiên đoán mà còn biết chắc chắn 100% rằng: Hilary Clinton sẽ thắng cử, để nối tiếp sự nghiệp phá đổ nền tảng đạo đức và luân lý Kitô Giáo của Hoa Kỳ vốn đã bị Obama phá hủy tan tành (bằng việc hợp thức hóa “hôn nhân” đồng tính, nâng cấp và bảo vệ cho nhóm chuyển đổi giới tính, phá thai, và ngừa thai tự do bừa bãi, trợ tử, vân vân). Thế nhưng, sau khi Hilary Clinton thất cử nặng nề, thì phe cánh tả (tức phe Dân Chủ, vốn theo đường lối rất phóng khoáng, nếu như không nói là đồi trụy hay suy đồi về mặt luân lý đạo đức) liền không ngớt tốn bút mực la hét và đổ hô cho việc Nga Sô can dự vào kết quả bầu cử (mãi cho đến tận bây giờ), ngay dưới thời mà Đảng Dân Chủ đang nắm quyền suốt gần 8 năm qua và có rất nhiều giao dịch qua lại với Putin hơn bao giờ hết.

Thật hết sức xấu hổ cho tất cả những người dân Mỹ chân chính, khi các nhà lãnh đạo của Đảng cầm quyền lúc đó, một mặt thì đi cao ngạo với cả thế giới rằng: Hoa Kỳ là số 1 thế giới trên tất cả mọi mặt từ: quân sự, kinh tế, chánh trị, văn hóa, nghệ thuật, sinh học, đạo đức, luân lý, vân vân; mặt khác thì lại nhục nhã cuối đầu thú nhận với cả thế giới rằng: bọn tin tặc (hackers) của Nga Sô đã quá thông minh, và đã quá tài giỏi hơn Hoa Kỳ, hòng có thể qua mặt và tấn công được vào hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ, vốn được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt nhất thế giới; mà sự thật không ai khác hơn chính là các tay chân của Đảng cầm quyền lúc đó, dưới sự chỉ huy của Jeh Charles Johnson (Bộ Trưởng Bộ Nội An), đã ra tay tấn công các mạng lưới bầu cử tại các tiểu bang thuộc miền Nam Hoa Kỳ (như Georgia, South Carolina, Mississippi, Tennessee, vân vân) với mục đích hết sức đen tối và hèn hạ: thay đổi kết quả cuộc bầu cử để Hiliary Clinton có thể thắng cử. Sự thật này dĩ nhiên được giới truyền thông cánh tả hoàn toàn bịt miệng, và giữ kín, giống như các chiến dịch chuyển lậu vũ khí của Hoa Kỳ cho bọn ma túy Mexicô để bọn chúng giết chết nhân viên Bảo Vệ Đường Biên Giới Hoa Kỳ (tức vụ Fast & Furious), vụ thỏa ước và trả tiền hối lộ cho Iran qua hiệp ước nguyên tử (Iran Nuclear Deal), vân vân ….

Đối với những người trẻ, và đặc biệt là những ai đã từng trải qua những năm học Đại Học, Cao Học, hay Tiến Sĩ ở Hoa Kỳ, có một môn học mà ai nấy cũng bắt buộc phải học qua, đó là môn Thống Kê Học (Statistics). Đây có thể nói là môn học rất hay và rất thú vị. Đối với những ai theo đuổi chuyên ngành Khoa Học, thì môn này là một trong những môn chính yếu. Riêng ở cấp bậc Tiến Sĩ (Doctorate), khi viết hay bảo vệ Luận Án có hai phương pháp mà mỗi ứng viên phải chọn cho nghiên cứu của mình đó là phương pháp: Định Tính (Qualitative) hay Định Lượng (Quantitative). Nếu chọn Qualitative, thì ứng viên phải viết và giải thích rất nhiều; còn nếu chọn Quantitative, thì ứng viên phải dùng đến Thống Kê để chứng minh những luận điểm mà họ nghiên cứu. Lúc bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ, tùy theo từng trường Đại Học, Hội Đồng Bảo Vệ Luận Án (Doctoral Thesis Defense Committee) có rất nhiều Giáo Sư khác nhau, trong đó có thể có hoặc không có Giáo Sư Tư Vấn (Mentor) của ứng viên. Điều mà các Giáo Sư Hoa Kỳ thường hay sát hạch ứng viên khi họ trình bày các kết quả thăm dò sử dụng Quantitative là việc chọn (a) kích thước mẫu (sample size); (b) tập hợp (population); (c) mức độ chính xác hay độ sai lệch (margin of error); (d) cách thu thập dữ liệu (qua việc trả lời bảng thăm dò ý kiến, qua việc gọi điện thoại, vân vân); và (e) việc tạo ra các giả thuyết (hypothesis) và giả thuyết không (null hypothesis)—phải như thế nào có mạch lạc, rõ rằng, và liên kết với nhau không. Nếu trật một trong những yếu tố trên là ứng viên sẽ bị đánh rớt, thế là uổng mất ba năm dài miệt mài kinh sử tốn biết bao nhiêu tiền bạc và thời gian!

Nếu chúng ta mở bất kỳ trang web nào (CNN, CBS, NBC, ABC, MSNBC, MSN, Yahoo News, Facebook, vân vân) vốn do phe tả nắm quyền và chủ soái, mà nay mọi người Mỹ chân chính thuộc dòng chính đều biết đến như là các trang web chuyên đưa những tin sạo, tin vịt, hay các tin tức bóp méo sự thật, có ác ý chánh trị (fake news), thì họ rất thường dẫn chứng ra các kết quả của những cuộc thăm dò ý kiến. Một ví dụ điển hình như sau: “Có hơn 80% dân số Hoa Kỳ là không còn tin tưởng/tín nhiệm Ông Tổng Thống Trump đương nhiệm. Con số này đã gia tăng từ 60% đến 80% trong vòng chưa đầy một tháng(?!)”

Nếu nhìn kỹ hơn nữa về thống kê đó thì chúng ta biết được nhóm thực hiện cuộc thăm dò ý kiến (nhóm của Joel Benson); có bao nhiêu người được hỏi ý kiến (543); cách thức thâu thập ý kiến (qua điện thoại); và mức độ chính xác (+/-: 5%)

Một người có học thức và đặc biệt một chuyên gia về thống kê học hay toán học, vân vân, khi lướt qua các dữ liệu trên, sẽ tự đưa ra những câu hỏi sau:

Thứ nhất, nhóm thực hiện cuộc thăm dò ý kiến là nhóm Joel Benson, vốn là một trong những nhóm chuyên thăm dò ý kiến thuộc phe tả (tức thuộc Đàng Dân Chủ). Mà Dân Chủ thì có thích gì về Cộng Hòa không? Do đó, đây chỉ là cuộc thăm dò ý kiến một chiều mà thôi. Để có kết quả trung thực và khách quan, thì phải có một người thuộc phe tả và một người thuộc phe hữu, hay một nhóm độc lập (không theo Đảng phái nào) thực hiện cuộc thăm dò ý kiến mới đúng. Nhưng sự thật không phải như vậy! Ngoài nhóm của Joel Benson, còn có những nhóm khác thuộc phe tả như: Democrary Corps, POLITICO, Mellman Group, FiveThirtyEigh, Jefrey Pollock, vân vân. Tưởng cũng nên biết rằng Mark Zuckerberg (người đứng đầu Facebook) cùng vợ là Priscilla Chan (gốc Trung Cộng) đã thuê Joel Benson trong việc tung ra những tin giả mạo hòng khuấy đảo cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vừa qua, và những nguồn tin giả sau này [người viết sẽ phân tích sự nối kết chặt chẽ giữa Đảng Dân Chủ (phe cánh tả) và Đảng Cộng Sản (hay phe Cộng Sản) là như thế nào trong các bài viết sắp tới]

Thứ hai, chỉ có 543 người được thăm dò ý kiến. 80% của 543 tức là có tới 434 người. Theo trang web của Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ (https://www.census.gov/popclock/), hiện tại dân số Hoa Kỳ là trên/dưới 326,020,070 người. Nếu chỉ có 434 người được thăm dò ý kiến mà thôi, hay nói theo ngôn ngữ của Thống Kê, thì từ một mẩu rất nhỏ (very small sample size), để từ đó có thể suy luận một cách rộng lớn (generalization) ra rằng hơn 80% dân số Hoa Kỳ đã không còn tin tưởng Ông Tổng Thống Trump đương nhiệm của phe hữu (hay Đảng Cộng Hòa) thì quả thực đó là một suy/kết luận lếu láo, tầm phào, và hết sức ngu xuẩn?! Để có thể nói rằng: 80% dân số Hoa Kỳ không còn tin tưởng/tín nhiệm Ông Tổng Thống Trump đương nhiệm, thì phải có tới 260,816,056 người Hoa Kỳ (tức 326,020,070 * 0.8 = 260,816,056) thì khi đó chúng ta mới có thể nói một cách rất chính xác mà không bị cho là ngu xuẩn và suy đồi được!? Vì suy cho cùng, môn Thống Kê là một môn khoa học; mà đã là một môn khoa học, thì các con số không thể nào có thể nói dối được. Nói tóm lại, 80% của một mẩu rất nhỏ, thì vẫn là một con số rất nhỏ, nên không thể nào có thể phóng đại một cách ngu xuẫn, vô đạo đức, và vô lương tâm hòng đánh lừa hay khuấy đảo dư luận, khêu gợi lên sự hận thù, sự chia rẽ, nồi da xáo thịt đồng loại, một cách đầy bí ẩn và tội lỗi được!

Tưởng cũng nên biết rằng, với hơn 326 triệu dân Hoa Kỳ, để chính xác thâu thập ý kiến của 80% dân số (tức hơn 260 triệu người) thì rất khó, và cuộc nghiên cứu đó phải được thực hiện rất lâu dài và rất tốn kém. Ngay cả, việc lấy mẩu ngẫu nhiên (collect a random sample) để có thể chính xác đại diện cho tất cả mọi sắc dân và chủng tộc ở Hoa Kỳ cũng là điều khó mà thực hiện được! Dĩ nhiên, người thực hiện cuộc thăm dò phải giải thích cho độc giả biết rất nhiều chi tiết như: cách thức mà họ chọn mẩu ngẫu nhiên (how the radom sample is selected), lấy lý do nào mà họ quyết định kích thước của mẩu ngẫu nhiên (how do they decide the random sample size), cách thức họ định nghĩa các biến số (define variables), cách thức họ đặt câu hỏi thăm dò ý kiến (how they ask the survey question[s]), thời gian của cuộc thăm dò ý kiến (survey duration), cách thức họ thâu thập những câu trả lời (how they collect the data), cách thức họ chuyển đổi các dữ liệu thu thập được (how they transform the collected data), phương pháp thống kê nào mà họ dùng (what statistical method they employ), giá trị của p (p-value), phần đồ thị, kết luận mà họ đưa ra, vân vân. Thường sau khi trích đăng kết quả của một cuộc nghiên cứu thăm dò ý kiến được thực hiện một cách rất khoa bảng và mạch lạc như thế, thì thông tin liên lạc của người/nhóm thực hiện cuộc thăm dò đó được liệt kê ra để độc giả có thể liên lạc nếu có thắc mắc gì. Một khi những tiêu chuẩn hay đòi hỏi trên được trình bày và giải thích rõ ràng mạch lạc cho độc giả, thì mặc cho mẩu ngẫu nhiên đó dẫu có nhỏ (tức là phải ít nhất là 30% hay hơn) thì kết quả của cuộc thăm dò ý kiến đó mới đáng tin cậy hay mới có thể được quy rộng ra cho toàn bộ dân chúng (generalization). Dĩ nhiên, trong thời đại truyền thông đại chúng một chiều thời nay, việc thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến với những tiêu chí nêu trên là khó có thể thực hiện được, nếu như không muốn nói là không tưởng; vì thống kê chánh trị mà giới truyền thông thiên tả ngày nay thích dùng là kiểu thống kê “mì-ăn-liền,” kiểu thống kê lấy dữ liệu bên này đắp vào đồ thị của bên kia, hay nhanh chóng tạo ra cuộc thống kê giả, để đưa ra những kết luận móp méo, sai lệch, gây tính giật gân, và kích thích phản ứng tiêu cực của quần chúng!

Thế tại sao, chúng ta mới biết được Hoa Kỳ càng ngày càng trở nên bạo động hơn bao giờ hết, chỉ vì vai trò của truyền thông đại chúng thời nay, không phải là để nói lên sự thật hay thông truyền sự thật, mà là bóp méo hay bẻ cong sự thật, không khác gì bọn Cộng Sản vô lại đã, đang, và sẽ còn làm! Chính truyền thông thế tục ngày nay đã ngấm ngầm kích động bạo lực, chia rẽ, và hận thù nơi dân chúng Hoa Kỳ. Những phong trào như Black Lives Matter (mạng sống người da đen là vô giá), Women’s March (diễu hành phụ nữ), United Voices Rally (diễu hành đồng tiếng nói), Red October March (diễu hành tháng 10 đỏ), vân vân, chính là những hệ quả không thể chối cãi được của giới truyền thông đại chúng Hoa Kỳ trong việc kích động lên sự hận thù, chia rẽ, và nồi da xáo thịt. Nhưng cũng rất may, niềm tin tưởng của dân chúng vào giới truyền thông thế tục ngày nay đã suy giảm hẳn, và chẳng còn mấy ai tin tưởng hay lắng nghe họ cả! Chính họ tự la hét và mắng chửi nhau om sòm trên cáp và Internet! Kết quả của cuộc bầu cử Tổng Thống 2016 vừa qua là một bằng chứng rất rõ, và việc Tổng Thống Trump ngày nay liên tục tấn công “fake news” và dùng Twitter của Ông hầu như mỗi ngày để hiên ngang nói lên suy nghĩ của riêng Ông mà không hề giữ kẻ hay dùng các thủ đoạn như các chánh trị gia chuyên nghiệp và giới truyền thông báo chí hay dùng—vốn rất khéo léo dấu kín quan điểm của riêng họ; luôn tìm cách nói một đàng, nhưng làm một nẻo, hầu mưu lợi cho riêng bản thân và gia đình của họ mặc cho những cử tri đã bỏ phiếu bầu cho họ và những gì mà họ đã hứa hẹn khi đang tranh cử—và để loan báo trực tiếp đến cho dân chúng những gì mà Ông muốn làm mà không bị giới truyền thông “fake news” ngăn chặn.

Thứ ba, cách thức mà Joel Benson thâu thập được dữ liệu là qua việc gọi điện thoại đến cho 543 hộ. Chúng ta có thể nào tin tưởng được rằng trong số 543 hộ mà Joel Benson (hay nói đúng hơn là các nhân viên/người tình nguyện thuộc nhóm của Joel Benson) gọi điện thoại tới đã có tới 434 hộ (người) đang trực sẳn để đợi trả lời câu hỏi của y không? Thường trong cuộc sống, chúng ta ai nấy cũng bận rộn, một điều mà ai nấy cũng đều rất ghét và cảm thấy khó chịu đó là việc nhận được các cú điện thoại thăm dò ý kiến. Theo khuynh hướng tâm lý chung, chúng ta ai nấy cũng đều cúp máy ngay lập tức, không nói không ràm! Hay thậm chí chẳng màng gì trả lời điện thoại nếu thấy số điện thoại rất lạ hiện trên màn hình. Ngay cả khi Joel Benson chủ yếu nhắm tới toàn bộ 543 hộ, vốn có lịch sử chuyên bầu cho Đảng Dân Chủ không thôi, thì mức độ được 434 người trả lời điện thoại là rất đáng nghi ngờ, vì khuynh hướng tâm lý vừa nêu trên.

Thứ tư, Joel Benson cho biết rằng cuộc nghiên cứu của mình có mức độ sai lệch là trên/dưới 5%. Với mẫu là 543, vốn rất nhỏ, mà mức sai lệch là trên/dưới 5% tức kết quả thực sẽ là 80% + 5% = 85% hoặc 80% - 5% = 75%: dân số Hoa Kỳ không còn tin tưởng/tín nhiệm Ông Tổng Thống Trump. Nói đàng nào, thì theo phe tả, Ông Tổng Thống Trump trước sau gì cũng sẽ là vị Tổng Thống đầu tiên trong lịch sử các vị Tổng Thống của Hoa Kỳ, vốn có hơn 75% dân chúng Hoa Kỳ bất tín nhiệm Ông!? Nếu nói thế thì tại sao, dưới quyền lãnh đạo đầy thế lực theo kiểu mafia bí ẩn của Obama, vốn khống chế tất cả các mạng lưới và hệ thống bầu cử Hoa Kỳ, và có các tay chân thuộc hạ thực hiện các hành động bỉ ổi nhằm tấn công vào các mạng bầu cử của các tiểu bang thuộc miền Nam của Hoa Kỳ, thì tại sao Ông Trump vẫn thắng cử, và tại sao Đảng Dân Chủ cho đến ngày nay lại vẫn còn quá cay cú, oán hận, và ăn thua đủ với Ông ta bằng mọi cách, với sự tiếp tay đầy thế lực của giới truyền thông cách tả, vốn không ngớt tung ra những nguồn tin giả nhằm chia rẽ Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ?!

Hay một ví dụ rất thực tế khác mà chúng ta vẫn thường thấy trên trang MSN là phần Polls (Thăm Dò Ý Kiến) như trong hình sau:

Cuộc thăm dò hỏi ý kiến độc giả rằng: “Cái nào thể hiện quan điểm của hầu hết mọi người Mỹ? (a) Đạo Luật về Chăm Sóc Y Tế (hay Obamacare), (b) Việc GOP (tức Đảng Cộng Hòa) cố gắng loại bỏ/làm suy yếu nó đi; và (c) Tôi không chắc”

Kết quả mà họ thu nhận được cho tới ngày 7 tháng 10 năm 2017 lúc 4:04 sáng giờ miền Đông (EST) là 277,759 phiếu bầu.

Chúng ta cần phải hiểu cuộc thống kê này là như thế nào?

Thứ nhất, trang MSN là trang web theo khuynh hướng của phe tả (tức Đảng Dân Chủ) nên tính khách quan chắc chắn không hề có. Thứ hai, MSN là người quản lý phần nội dung của cuộc Thăm Dò, cho dẫu, người đọc có chọn lựa đa số là (b) hay (c) chẳng hạn, thì MSN vẫn nắn bóp (manipulate) kết quả theo ý hướng của họ. Thứ ba, chỉ có 277,759 người trả lời là rất nhỏ so với con số trên 326 triệu dân Hoa Kỳ. Thứ tư, theo quan điểm Công Giáo, Obamacare có rất nhiều khoản dùng tiền thuế người dân để hổ trợ cho việc phá thai, ngừa thai, và trợ tử--và dĩ nhiên những điều này hoàn toàn trái ngược với những giảng dạy về đạo đức và luân lý của Công Giáo.

Nói đến Obamacare cũng cần nhắc lại rằng khi Đạo Luật này được thông qua tại Hạ Viện, tất cả các thành viên của Đảng Cộng Hòa đều bỏ phiếu chống, chỉ có Ông Joseph Cao (hay Cao Quang Ánh) là thành viên duy nhất của Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu ủng hộ. Xin xem thêm bài viết của tờ New York Times tại địa chỉ: https://prescriptions.blogs.nytimes.com/2009/11/08/health-bill-earns-one-republican-vote/ . Ông chính là người Việt gốc Mỹ đầu tiên thắng cử tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Chính Obama lúc đó cũng phải lớn tiếng ca ngợi và biết ơn Ông Joseph Cao. Ông này vốn là một người tu xuất và chẳng may thắng cử vì ứng viên của Đảng Dân Chủ tại tiểu bang Louisiana lúc đó đang bị FBI điều tra về tội tham nhũng và Đảng Dân Chủ chưa kịp đưa ra người thay thế. Vì dám cả gan đi ngược với cương lĩnh của Đảng Cộng Hòa là Phò Sự Sống (Pro-Life) nên sau khi kết thúc 2 năm tại vị, Ông này ra tranh cử lại, thì bị thất cử ngay, vì Đảng Cộng Hòa đã không còn ủng hộ Ông nữa. Đức Giám Mục Samuel J. Aquila, D.D. của Giáo Phận Fargo có bài viết rất hay về việc lương tâm của người Công Giáo nơi quãng trường công cộng, đặc biệt là những chánh trị gia Công Giáo. Bài viết có thể được truy cập tại https://www.catholicnewsagency.com/document/on-deepening-our-understanding-of-the-truths-of-the-catholic-faith-621. Trước sức ép của Đảng Cộng Hòa và sợ bị bẻ mặt vì ban đầu chẳng có mấy ai muốn đăng ký vào Obamacare, nên Obama mới dùng tiền thuế của dân chúng để đổ vào các tổ chức bất vụ lợi hay các nhóm kinh doanh thiểu số ở Hoa Kỳ để nhờ họ tiếp tay chiêu dụ và tìm kiếm người đăng ký. Đó là lý do tại sao trên các tạp chí bằng tiếng Việt ở Hoa Kỳ, đều có các quảng cáo như đăng ký bảo hiểm sức khỏe Obamacare 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, và 2016 miễn phí. Nếu bạn không có công ăn việc làm, không có đủ tiêu chuẩn để nhận Medicaid, thì bạn sẽ không thể đăng ký vào được Obamacare vì chi phí phải trả hằng tháng là rất cao. Sau khi tổ chức đó dăng ký cho bạn, thì Obama sẽ gởi tiền “hoa hồng” cho tổ chức đó. Do đó, họ càng đăng ký được nhiều người vào Obamacare bao nhiêu, thì tiền Obama sẽ đổ vào nhiều cho họ bấy nhiêu. Khốn khổ thay, họ chính là những người Công Giáo, lại tiếp tay với Obama để giết chết đức tin Công Giáo. Chính tôi đã gặp một người: Anh này rất hăng say trong nhà thờ Việt Nam, và cũng là người bán Obamacare rất chạy. Tôi hỏi anh ấy: “Anh là một người Công Giáo, tại sao Anh lại đi bán Obamacare?” Anh trả lời: “Nếu không bán thì lấy đâu ra tiền nuôi con hả em!” Quả thật, vì sự mưu sinh mà Obama đã thành công trong việc bắt ép những người Công Giáo Việt sẵn sàng bỏ qua đức tin Công Giáo của họ để theo đuổi Obama tàn phá sự sống của biết bao trẻ thơ. Hy vọng số tiền Obama mà họ nhận được có thể giúp họ sống được lâu dài mà không hề cảm thấy hổ thẹn với lương tâm và đạo đức Công Giáo của họ.

Thứ năm, trang MSN và CNN hầu hết được chọn làm trang nhà (home page) cho những người theo phe tả, do đó được họ bỏ phiếu đại đa số. Chuyện đó chẳng có gì lạ cả! Người thiếu hiểu biết hay người yếu tim hay yếu trí sẽ tin rằng chính Đảng Cộng Hòa chính là những kẻ nhà giàu ác tâm, ác ý chống lại dân nghèo, vốn là mục đích bôi nhọ của giới truyền thông cánh tả! Nếu hiểu như thế, thì thật sự là giới truyền thông cánh tả đã đạt được mục đích đen tối của họ rồi! Mà thực ra, Obamacare chính là một Dự Luật được thông qua một cách vội vã, phiến diện, và khiến người nghèo càng trở nên nghèo hơn ngay dưới thời lãnh đạo của Obama. Obamacare còn bắt buộc các tổ chức nhân đạo Công Giáo phải chấp nhận cung cấp dịch vụ ngừa thai, phá thai, cho người đồng tính được nhận con nuôi, vân vân, mà chính Tổng Thống Trump vừa mới cởi trói cho các tổ chức Công Giáo khỏi phải vọng kiềm sát hại sự sống của Obamacare vào ngày 6 tháng 10 vừa qua! Chi tiết của phán lệnh ấy có thể được truy cập tại https://www.justice.gov/opa/press-release/file/1001891/download. Nhìn sâu nhìn xa, thì Obamacare chẳng khác gì hệ thống bảo hiểm theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và chính Obamacare đã dám xâm phạm mạnh mẽ chưa từng có đến quyền tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ!

“Đôi môi gian tà bị Đức Chúa ghê tởm, kẻ thực thi chân lý thì được Người mến thương” (Châm Ngôn 12:22)

“Trái lại, chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật, và bằng cách đó, chúng tôi để cho lương tâm mọi người phê phán trước mặt Thiên Chúa” (2 Thư Côrintô 4:2)

“Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Máthêu 5:37)

Thống Kê Dưới Cái Nhìn và Sự Hiểu Biết của Giới Truyền Thông Thế Tục

“Lời ngay thật lưu tồn mãi mãi, lưỡi dối gian chỉ có một thời” (Châm Ngôn 12:19)

Khi tra cứu hay đọc về những kết quả nghiên cứu của giới khoa bảng (academia), những thành viên của giới truyền thông thường hay bỏ qua các trang giải thích rất dài về ý nghĩa của từng kết quả hay phương pháp thống kê mà nhà nghiên cứu thực hiện. Cụ thể là những khái niệm như việc lựa chọn có tính chủ quan (selection bias), giá trị của p (p-value), kết luận thống kê (statistical inference), kích thước mẫu (sample size), tập hợp (population), mức độ chính xác hay độ sai lệch (margin of error/confidence level), việc tạo ra các giả thuyết (hypothesis) và giả thuyết không (null hypothesis), sự phân tích hồi quy (regression analysis), hệ số tương quan (correlation coefficient), độ lệch chuẩn (standard deviation), cái khá niệm về: trung tuyến, giữa, và trung bình (median, mean, & average), vân vân. Các môn học chuyên về thống kê tại các trường đại học ở Hoa Kỳ, không chỉ quan trọng cho những người chọn ngành khoa học mà thôi, mà còn cho rất nhiều người muốn theo đuổi ngành truyền thông đại chúng. Để hiểu rõ kết quả của một nghiên cứu khoa học, thành viên của giới truyền thông thế tục không thể nào chỉ đọc qua phần Tóm Tắt (abstract), rồi ngang nhiên nhảy vào phần đồ thị (graph), rồi dùng đó áp dụng vào dụng ý hay mục đích mà mình muốn móp méo hay lừa bịp dư luận được. Họ cần phải đọc hết toàn bộ bài nghiên cứu để hiểu được là liệu cuộc nghiên cứu đó có thể được áp dụng trong thực tế hay vào các ngành nghề khác hay không, hoặc các điều kiện ràng buộc khách quan/chủ quan nào khác, nếu thực hiện lại một cuộc nghiên cứu tương tự, vân vân. Bằng không, thì sẽ gây ra sự ngộ nhận, bất tín, và tranh cãi của những độc/thính/khán thính giả có tri thức.

Hơn bao giờ hết, ngành báo chí trong thời đại số (digital age) ngày nay đòi hỏi các nhà báo phải có khả năng phân tích (analytical) cao và nhạy bén, nhất là khi chạm chán với rất nhiều con số, các dữ liệu, các hình ảnh minh họa, các biểu đồ, vân vân, và nếu không biết gì cả đến thống kê, hay chỉ dùng thống kê theo mệnh lệnh hay như con vẹt hay vội vã ăn cắp kết quả của một cuộc nghiên cứu khác để dùng vào nghiên cứu của họ, thì kết quả mà họ đưa ra sẽ có sự hủy hoại rất cao. Trước kia, mục đích cao cả của giới truyền thông báo chí là giáo dục công luận. Ngày nay, thì vai trò ngược lại!

Hầu hết các cuộc nghiên cứu đều cố gắng thiết lập nên một sự tương quan (correlation) nào đó giữa hai biến số (variables). Lấy ví dụ như: việc tìm hiểu về sự tương quan giữa sức nặng của một chiếc xe hơi và những tai nạn gây chết người. Thế nhưng việc tìm ra mối tương quan đó chỉ mới là một bước khởi đầu mà thôi; mà mục đích sau cùng hay quan trọng hết chính là quyết định ra hay tìm ra cái nguyên nhân hay kết quả (causation): nghĩa là một trong hai biến số sẽ định hình ra kết quả. Một câu thành ngữ mà giới thống kê học hay đề cập tới đó là sự tương quan giữa hai biến số không phải là nguyên nhân/kết quả (correlation is not causation) hay sự tương quan giữa hai biến số chưa chắc tạo ra nguyên nhân/kết quả (correlation is not necessarily causation), vì tính chất của mối quan hệ cũng cần phải được quyết định xem nữa.

Thêm vào đó, các cuộc nghiên cứu có thể được khảo sát bằng thống kê mô tả (descriptive statistics) [tức nghiên cứu các số liệu quan sát – chẳng hạn như: theo kết quả của chánh phủ, từ năm 2000 đến năm 2005, có 79% các vùng đất được khai hoang gần vùng Amazon ở Ba Tây được chuyển thành vùng cỏ xanh tươi] hay thống kê suy luận (inferential statistics) [tức dùng số liệu quan sát để tiên toán đâu là sự thật—chẳng hạn như: việc có bằng Đại Học sẽ giúp cho ứng viên tăng thêm thu nhập là 50%].

Những điều này, suy cho cùng, là rất khó đối với các thành viên trong giới truyền thông đại chúng ngày nay tại Hoa Kỳ, vì hầu hết các tin tức đưa ra phải bị móp méo để thỏa mãn những mục tiêu chánh trị đen tối của các nhà tài phiệt bằng không thì thành viên đó sẽ bị cho thôi việc. Cho nên, theo một cách nhìn nào đó hết sức bi quan, thì truyền thông Hoa Kỳ cũng chẳng khác gì truyền thông của Cộng Sản—vì những tiếng nói đối lập hay trung tín thì rất ít và lẽ loi, và truyền thông chỉ là một chiều. Phe cánh tả có CNN, ABC, CBS, NBC, MSNBC, Facebook, Google, Yahoo News, MSN, ESPN, NFL, Washington Post, Times, Newsweek, Politico, vân vân—nên họ rất mạnh và chiếm lãnh thị trường tin giả (fake news) kể từ khi Ông Trump ra tranh cử và thắng cử; và phe hữu thì chỉ có Fox News, Breibart News, Washington Examiner, vân vân.

Tác Hại của Việc Thiếu Hiểu Biết về Thống Kê Trong Giới Truyền Thông Đại Chúng Thời Nay

“Đây là những điều các ngươi phải thi hành: Hãy nói thật với nhau; nơi cổng thành của các ngươi, hãy theo lẽ thật, lẽ công minh và sự ôn hoà mà xét xử” (Zechariah 8:16)

“Lòng dạ ngay thẳng của tôi trào ra lời uyên bác, môi miệng tôi nói lên chân lý tinh tuyền” (Gióp 33:3)

Thế việc không hiểu biết gì cả về các từ ngữ chuyên về thống kê, cũng như cách thức mà nhà nghiên cứu (researcher) tìm tòi, thu thập dữ liệu, và chứng minh sự liên quan giữa các con số, trong giới truyền thông đại chúng sẽ gây ra những tác hại nào nơi công luận?

Khi nói về ý thức công luận (public consciousness), Mark Twain đã nói như thế này: “Có ba kiểu nói dối: toàn là những lời nói dối, những lời nói dối đáng bị nguyền rủa (ghê tởm), và thống kê” (lies, damned lies, and statistics). Cho dẫu có tính hiểm độc (ác tâm/ác ý), hay không được huấn thụ bài bản khi còn ở bậc Đại Học, hay chỉ đơn giản là ngu xuẩn, “thống kê tồi” có sức tàn phá khủng khiếp trong hầu hết mọi lãnh vực từ y học, tôn giáo, truyền thông đại chúng, toán học, lý học, hóa học, sinh học, đạo đức học, tâm lý học, văn chương, vân vân. Thật khó mà không có ngày nào mà chúng ta không nhận được những dữ liệu trong email, trong dòng tin Facebook, vốn được trích từ những nguồn đáng tin cậy, để rồi bất ngờ đưa ra những kết luận hết sức ngạc nhiên và lạ kỳ. Chẳng hạn, như việc dân chúng tín nhiệm về Ông Tổng Thống Trump đương thời mà người viết phân tích ở trên.

Thậm chí, có những kết quả thống kê, đọc vào là biết ngay có sự giả tạo; hoặc những thống kê không hề trích dẫn nguồn dữ liệu được thâu thập từ đâu; hay được trích lại từ các tác giả-tạp chí-các học viện bí ẩn, vô danh. Chẳng hạn như một dòng tweet (nhắn) ngắn như sau: “Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của Gallup cho thấy 80% dân chúng Hoa Kỳ tin rằng sự thay đổi khí hậu là giả tạo.” Dòng tin đó còn có một đồ thị đính kèm. Thế nhưng, nếu dùng phím phải chuột bấm vào đồ thị đó và tìm nó trên Goggle về Hình Ảnh (Search Google for Image) trong Google Chrome thì biết ngay đó là đồ thị giả tạo. Việc gấp rút đưa ra những tin tức kèm theo các con số thống kê giả, càng giật gân bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, cho thấy khía cạnh đạo đức và lương tâm cá nhân, không còn là những chuẩn mực tối cần nhất trong giới truyền thông trần tục thời nay, ngay cả với những người tự nhận họ là Công Giáo và làm việc trong giới truyền thông đại chúng.

Với những người dân bình thường, kém may mắn hay không có cơ hội được ăn học tới nơi tới chốn, thì những thông tin thất thiệt cùng với những con số thống kê và kết luận giả tạo, sẽ gây ra nơi họ sự hoan mang, sự buồn phiền, sự chia rẽ, sự căm phẩn, sự hận thù, sự bất lực, sự bất tin tưởng lẫn nhau, và thậm chí sự hũy hoại cả về mặt tâm thần, tâm lý, tâm linh, thể xác, vân vân.

Lời Kết

Là người Kitô giáo sống giữa xã hội trần tục, chúng ta cần phải vững vàng không những về đức tin mà còn về tri thức để chúng ta có thể chống chọi được với biết bao thế lực của ma quỷ, lúc ẩn, lúc hiện chung quanh chúng ta. Chúng ta phải tập thói quen tìm hiểu và yêu mến Sự Thật, cũng như can đảm minh chứng cho Sự Thật, dẫu phải trả một giá rất đắt đến cở nào. Không phải vì đồng tiền mà chúng ta dễ dàng bán đứng lương tâm và đạo đức Kitô Giáo của chúng ta cho ma quỷ và tội lỗi. Cũng đừng vì đồng tiền mà chúng ta cúi lòn tiếp tay bách hại Giáo Hội cách này hay các khác. Một mặt thì làm ta đây, giống như dân tỉ phú vậy. Hễ nhà thờ có cuộc vận động quyên tiền nào, thì chúng ta giơ tay lên để cho nhiều người được biết; mặt khác thì lại đi bán Obamacare để “kiếm tiền nuôi con!” Đi nước đôi hay sống hai mặt thì chẳng khác nào dân Pharisiêu xưa kia vậy. Chúng ta cần phải tỉnh thức và sáng suốt luôn vì những gì chúng ta làm đều có những hệ quả của riêng nó, không chóng thì chày, chúng ta sẽ nhận biết được điều đó, vì Thiên Chúa rất công minh và thấu hiểu tất cả mọi sự! Hãy can đảm tiếp tay bảo vệ Giáo Hội và xã hội nơi chúng ta đang sống! Hãy hiên ngang bảo vệ Sự Thật, vì chúng ta chính là những bàn tay, khối óc, và đôi chân nối dài của Thiên Chúa và của anh-em đồng loại chúng ta ở trần gian này. Nếu chúng ta biết sống thực lòng với Chúa, thì Ngài sẽ không hề bỏ rơi cho chúng ta đâu! Chính Ngài sẽ lo liệu cho chúng ta: ngày mai chúng ta sẽ làm gì, nói gì, ăn gì, và mặc gì, …

Trong Thánh Kinh, có rất nhiều câu dạy cho chúng ta tìm, biết, và mến yêu sự thật như sau:

“Là kẻ sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng, bụng nghĩ sao nói vậy, miệng lưỡi chẳng vu oan, không làm hại người nào, chẳng làm ai nhục nhã” (Thánh Vịnh 15:2-3)

“Thật thế, chúng tôi không phải như nhiều người, những kẻ xuyên tạc Lời Chúa, mà với tư cách là những người trung thực, được Thiên Chúa sai đi, chúng tôi lên tiếng trước mặt Người, trong Đức Ki-tô” (2 Thư Côrintô 2:17)

“Thành thử tôi đã trở nên kẻ thù của anh em vì nói sự thật cho anh em sao?” (Thư Galát 4:16)

“Đấng ngự trên ngai phán: ‘Này đây Ta đổi mới mọi sự.’ Rồi Người phán: ‘Ngươi hãy viết: Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật’" (Khải Huyền 21:5)

“Thiên thần nói với tôi: ‘Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật; và Đức Chúa là Thiên Chúa ban Thần Khí linh hứng cho các ngôn sứ, đã sai thiên thần của Người đến tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải xảy đến’” (Khải Huyền 22:6)

“Hãy cố gắng ra trước mặt Thiên Chúa như một người đã được thử luyện, một người thợ không có gì phải xấu hổ, một người thẳng thắn dạy lời chân lý” (Thư 2 Timôthê 2:15)

“Anh em phải cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa” (Do Thái 12:14)

“Vậy, Đức Giê-su nói với những người Do-thái đã tin Người: "Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Gioan 8:31-32)

“Đây là lời loan báo của Đức Giê-su Ki-tô mà chúng tôi đã nghe, và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào. Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sang cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giê-su, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi. Điều kiện thứ nhất: đoạn tuyệt với tội lỗi. Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính. Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội,
thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta” (1 Thư Gioan 1:5-10)


Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Maria, giúp cho từng người trong chúng ta luôn có thói quen tìm đến Sự Thật trong Chúa để từ đó biết trở nên “ánh sáng,” và “muối mặn” cho trần đời!
 
Văn Hóa
Lá thư Canada: Da Đỏ Anh Em
Trà Lũ
13:04 11/10/2017
Xin được mở đầu lá thư này bằng tin người đẹp Canada lên ngôi.

Các cụ đã đoán ra người đẹp là ai chưa ? Thưa đó là Bà Julie Payette đại diện nữ hoàng lên ngôi Toàn Quyền Canada vào đầu tháng 10 vừa qua. Canada là một quốc gia độc lập mà lại có quan toàn quyền ư ? Thưa, vì hiện nay Canada vẫn còn trong Liên Hiệp Anh, vẫn nhận nữ hoàng Elizabeth làm quốc trưởng. Vì nữ hoàng không có mặt trên đất nước này nên Ngài đã chọn một người làm đại diện thường trực mang tên là Governor General là thế. Bà Payette là vị toàn quyền thứ 29 tiếp nối vị toàn quyền vừa mãn nhiệm David Johnston về hưu. Theo hình ảnh ngày nhậm chức trên mạng, bà trông còn trẻ và rất ngầu, mới 53 tuổi, tóc hung hung vàng. Bà sinh quán ở Montreal thuộc tỉng bang Quebec. Bà là một khoa học gia nổi tiếng và là phi hành gia không gian tài giỏi, bà đã hai lần bay lên trạm vũ trụ quốc tế. Bà nói thông thạo 6 thứ tiếng. Đáng nể qúa.

Các cụ phương xa đã thấy dân Canada giỏi chưa? Trước ngày bà Payette lên ngôi đại diện nữ hoàng thì thủ tướng Justin Trudeau của Canada, mới 46 tuối, được giải ‘ Công dân Danh Dự Toàn Cầu’ do những đóng góp về mậu dịch thế giới trong năm qua. Đúng là cha nào con nấy. Bố của ông là Cụ Pierre Trudeau đã làm thủ tướng Canada 15 năm và 164 ngày, nổi tiếng khắp thế giới trong thời chiến tranh lạnh vừa qua, chắc các cụ còn nhớ chứ.

Nhân nói tới Montreal sinh quán của Ngài tân Toàn Quyền Payette, tôi chợt nhớ tới lá cờ mới của thành phố lâu đời nhất Canada này. Trước đây Montreal mang lá cờ mầu trắng và chữ thập đỏ, 4 góc là 4 bông hoa biểu tượng 4 sắc dân da trắng đã có mặt ở đây mấy trăm năm, đó là Pháp, Anh, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan. Nay, kể từ đầu tháng Mười, cờ Montreal sẽ có thêm một biểu tượng nữa ở ngay chính giữa, đó là hình cây thông trắng, cây thông này chỉ người Da Đỏ, vì họ đã có mặt tại đây ngay thuở ban đầu khi miền đất này mới thành hình.

Viết đến đây tôi chợt nhớ tới miền Nunavut ở phía cực bắc, có lẽ là điểm xuất phát của người Da Đỏ khi họ tiến xuống miền Montreal này. Các cụ đã bao giờ đi Canada và lên thăm đặc khu Nunavut chưa ? Cụ muốn tim hiểu dân Da Đỏ thì phải đến thăm đặc khu lịch sử này. Năm 2015 tôi có viết một bài về Nunavut khi đặc khu này được thành lập, một miền riêng biệt tiếp giáp với Bắc Cực. Xin thưa thực với các cụ điều này nha : xưa nay tôi và mấy người bạn thân trong làng vẫn cho rằng người Da Đỏ ở Canada và Hoa Kỳ hiện nay chính là người Việt cổ, là con cái của Mẹ Âu Cơ khi mẹ chia tay bố Lạc Long mà dẫn 50 con lên núi. Lên núi tức là lên hướng bắc, tới bắc cực hết đường thì quẹo sang phía tây, đi chút nữa là tới eo biển Bering, là cửa ngõ vào đất Canada, Mẹ Âu Cơ và đoàn con đã đi vào Canada rồi dừng chân định cư ở đây luôn. Màu da mái tóc, nét mặt của người Da Đỏ giống y như người VN. Ông ODP, người anh cả trong làng An lạc của chúng tôi năm xưa đã lập luận như thế này :

... Họ không phải là ngươi da trắng hay da đen, họ da vàng rõ ràng. Các nhà nhân chủng học cho rằng người Da Đỏ đã có mặt ở miền đất Canada này ít nhất 25.000 năm. Nét mặt họ không giống nét mặt người Tàu, người Nhật hay người Cao Ly. Mắt họ không bé hay không xếch. Họ chính là người Việt cổ anh em với chúng ta

Giá mà Triết gia Kim Định năm xưa còn sống tới hôm nay thì chắc ngài cũng đồng ý với lập thuyết này. Gần đây có một vị cao niên VN đáng kính cũng đồng quan điểm với nhóm chúng tôi. Đó là Cụ Nguyễn Bách Bằng, cựu hội trưởng Hội Cao Niên Ottawa. Năm 1999, Cụ Bằng đã viết thư cho chúng tôi kể chuyện về buổi lễ thành lập tân đặc khu Nunavut ngày 1.4.1999, như sau :

... Đại lễ có quan Toàn Quyền Leblanc và Thủ tướng Chrétien chủ tọa, với sự tham dự của toàn thể nội các, các dân biểu và ngoại giao đoàn. Quan toàn quyền ký tên vào lá cờ Nunavut rồi trao cờ này cho vị đặc khu trưởng. Vị này cầm lá cờ áp vào ngực, mắt long lanh giọt lệ. Sau nghi lễ này là đến phần văn nghệ của dân Da Đỏ bản địa. Tôi thấy phụ nữ Da Đỏ Nunavut sao mà giống người phụ nữ VN chúng ta đến thế. Họ mảnh mai chứ không ‘đồ sộ’ như mấy bà da trắng. Bữa đó có tiết mục trình diễn âm nhạc. Một nữ ca sĩ da đỏ mặc chiếc áo giống y như áo dài VN, cô hát một bài có những điệu ngân nga ‘ý a, ỳ a, ối a...’ sao mà nó giống giọng hát quan họ của chúng ta thế. Hồi thập niên 1930 tôi có dịp đến dự Hội Lim cách Hà Nội 13 cây số, đã được nghe hát quan họ, cung điệu cũng ý a ỳ a như cô gái Da Đỏ vừa hát.

Tôi đem chuyện này kể với nhà văn lão thành Tú Hát tức nhà văn Đinh Bá Hoàn. Cụ Hoàn cũng gật đầu đồng ý với cụ Bằng, và còn nói thêm : Danh xưng Nunavut của tân đặc khu chính là tiếng Việt Cổ. Cụ bảo rằng ngày xưa các em bé VN có trò chơi tên là ‘xỉa chân’ : các em cùng ngồi và cùng duỗi chân ra rồi hát : nu na nu nống, cái cống nằm trong, cái ong nằm ngoài... Đây là tiếng Việt cổ : NU = hoặc là, NA=mày, NỐNG= tao, CỐNG=con chó, ONG=con dê... đại ý bài ca nói rằng “hoặc mày hoặc tao sẽ phải thụt chân vào nếu bị con chó hay con dê cắn...”

Nóí tóm lại, theo 2 cụ trưởng lão Bằng và Hoàn thì danh xưng tân lãnh địa NUNAVUT chính là tiếng Việt cổ. Và căn cứ vào hình dáng, y phục và ngôn từ thì chúng ta có thể kết luận người Da Đỏ chính là người Việt cổ, anh em của chúng ta. Đây là đất của người Da Đỏ, đất của anh em chúng ta. Có điều là chúng ta chưa chính thức nhận ra nhau là anh em mà thôi.

Về sau tôi cũng đem chuyện này hỏi Cụ Đào Trọng Cương lúc đó đang ở thủ đô Ottawa nhân buổi đại lễ mừng 100 tuổi vàng của cụ . Các cụ biết Cụ Cương chứ ? Cụ Đào Trọng Cương là một cây đại thụ gốc Bắc Kỳ, cụ là kỹ sư công chánh đầu tiên tốt nghiệp tại Hà Nội thập niên 1940, là nhạc phụ của BS nhà văn Nguyễn Trùng Khánh. Cụ Cương nghe tôi kể chuyện người Da Đỏ là người Việt cổ thì cụ vừa gật đầu lia lịa vừa nói ‘ Chí lý, chí lý !’

Ông ODP kể lại chuyện cũ rồi hỏi dân làng chúng tôi nghĩ gì về việc này. Cả làng đáp ngay : Còn nghĩ gì nữa. Chứng cờ rành rành mà ! Cụ Chánh tiên chỉ làng nói thêm : Chúng ta đang sống trên đất của anh em chúng ta, tức là đất của dòng họ nhà mình, đất của mình, chứ không phải đang sống nhờ đất của người da trắng nha.

Nghe đến đây thì ai cũng vỗ tay cười hả hê . Anh H.O. chỉ vào anh John rồi nói : Dân VN đang sống ở Canada là đang sống trên đất nhà mình, chỉ có Anh là đang sống nhờ đất người khác đó nha. Chị Ba Biên Hoà nghe đến đây thì thích quá bèn vỗ vai chồng là anh John rồi hỏi : Anh nghe rõ chưa ?

Mà thôi, bây giờ xin ngưng chuyện Da Đỏ, để trở về chuyện thời sự. Chúng ta đi xa quá rồi chỉ vì nhân nói chuyện bà tân toàn quyền Julie Payette sinh ở Montreal, nên từ Montreal đã dẫn sang chuyện lá cờ mới của Montreal có biểu tượng của người Da Đỏ, rồi từ đó dẫn sang chuyện người Da Đỏ là người Việt cổ...

Nhân tin thời sự nói tới bà Payette làm tôi nhớ tới một vị nữ lưu nuớc Đức hiện nay, đó là bà Angela Merkel, hiện đang làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ 4 do cuộc bầu cử quốc hội ngày 24/9/2017 vừa qua. Quả là vinh quang tột đỉnh. Bà được sánh ngang hàng với Cụ Konrad Adenauer người tái thiết nước Đức sau thế chiến. Điều làm chúng tôi khâm phục nhiều nhất là ở chỗ Bà Merkel là dân Đông Đức nha, từ miền đất CS khô cằn ngày xưa mà mọc lên một bông hồng huy hoàng sáng chói. Đáng phục quá.

Rồi nhân nói tới sự vinh quang của bà Merkel làm tôi nhớ ngay tới Bà Aung San Suu Kyi xứ Miến Điện. Trước đây mấy năm Bà Suu Kyi là một ngôi sao cũng sáng chói trên chính trường quốc tế, được Oxford vinh danh và trao tặng giải thưởng Nhân Quyền, nay bà đang đi vào bóng tối, bị Oxford lấy lại giải thưởng. Sao vậy ? Thưa, vì sắc dân Rohingya theo Hồi Giáo và hơn 20 sắc dân thiểu số khác nhau đang đánh nhau dữ dội. Người đẹp Suu Kyi xưa nay nổi tiếng thông minh và tài giỏi mà hầu như bất lực. Nhiều người bảo cái vận nước của Miến Điện đang bị cái bóng của 2 ông khổng lồ hàng xóm là Ấn Dộ và Trung Cộng đè xuống. Thật tội nghiệp cho người dân đen Miến Điện và bà Suu Kyi qúa.

Xin trở về các tin thời sự khác. Tin quốc tế thì nhiều quá. Xin chọn tin lớn nhất. Xin được nói về bài diễn văn dài 45 phút của Vua Donald Trump tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 19 tháng 9 vừa qua. LHQ có 193 nước hội viên, ngày Vua Trump đọc diễn văn thì hội trường đầy nghẹt. Tôi viết là ‘đọc’ diễn văn chứ thực ra Vua Trump đâu có cầm giấy đọc. Trong 45 phút, ông hoàn toàn nói buông, không hề nhìn vào giấy, và những điều ông nói đều được cả hội trường LHQ vỗ tay hoan hô nhiệt liệt nhiều lần. Ông rất duyên dáng và hùng biện. Ông mới làm tổng thống 8 tháng mà đã làm được những việc hơn 8 năm cầm quyền của ông Obama. Nhiều người chỉ trích ông nhưng ông không hề nao núng, ông không hề sợ. Ông lớn tiếng chỉ trích Nga về vấn đề Ukraine, chỉ trích Trung Cộng về vấn đề Biển Đông, và Kim Dung Ủn về hạt nhân. Với ông, về niềm tin thì Ông chỉ tin vào Thượng Đế và về hành động thì ông chỉ hành động để giữ cho Hoa Kỳ mãi là số 1, “In God we trust’, và ‘Make America great again”.

Ngoài tin Vua Trump phát biểu ở LHQ, còn tin cuộc tàn sát ở Las Vegas khiến hơn 50 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương ngày đầu tháng Mười vừa qua. Eo ơi, kinh khủng quá. Báo chí đã tường thuật đầy đủ, các cụ đã biết việc này rồi. Điều làm tôi hết sức khâm phục người dân Hoa Kỳ trong dịp này là số người hiến máu để cứu những người bị thương đã lên cao quá sức tưởng tượng. Bao nhiêu người đã xếp hàng dài để được cho máu. Số người cho máu đông đến độ phải lấy hẹn. Có người phải chờ cả tuần lễ. Ngoài hiến máu, còn vấn đề cho tiền cứu trợ. Chỉ trong 2 ngày mà số tiền giúp các nạn nhân lên tới hơn 3 triệu. Nước Hoa Kỳ vĩ đại và được nhiều phước lành chính là nhờ những hành động như thế này.

Còn tin thời sự của cộng đồng VN hải ngoại thì sao ? Thưa tin nóng nhất và sôi nổi nhất hiện nay là bộ phim 10 tập và dài 18 giờ ‘ The Vietnam War’ của Ken Burns và Lynn Novick. Chỗ nào cũng nói tới, báo nào đài nào cũng bàn tới. Người khen người chê khắp nơi.

Đang khi tôi xem bộ phim dài này thì tôi được đọc một số bài viết của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng. A, đây là người đã viết về thời sự VN trong cuộc chiến : Khi Đồng Minh Nhảy vào, Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Người Cày Có Ruộng...

TS Hưng đã từng đối chất với cựu ngoại trưởng Henry Kissinger sau 1975. Tôi hỏi ông nghĩ thế nào về ông Kissinger thì TS Hưng cho biết : đây là một nhà ngoại giao đại tài nhưng cũng là một người mưu lưọc nhan hiểm.

Bài viết về bộ phim 10 tập này của TS Nguyễn Tiến Hưng rất dài, đầy các dữ kiện, dẫn chứng và phản biện với nhà làm phim, rất hay. Tôi thấy ông viết trong lời kết như sau : “ Điểm son của phim The Vietnam War là đã phần nào lấy lại danh dự cho người quân nhân Mỹ vì họ đã phải chiến đấu trên một chiến địa khó khăn, hiểm trở, chấp nhận thương vong, rồi trở về thấy quê hương mình bị chia rẽ. Họ không được chào đón hân hoan như đoàn quân chiến thắng sau Thế Chiến II. Nhiều khi còn bị chế riễu...”

Dòng cuối bài, ông viết : Lý do nhảy vào VN của 5 tổng thống Hoa Kỳ là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không phải để bảo vệ tự do của người Miền Nam. Lời TS Hưng đúng quá chứ, phải không các cụ ?

Ông bạn già ODP của tôi thêm : Nếu người làm phim này là người Na Uy hay Thụy Điển, không phải là người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick, thì nội dung cuốn phim đã khác. Các cụ có đồng ý như vậy không ?

Mời độc giả tìm đọc bài viết của TS Nguyện Tiến Hưng trên mạng, và bài đối thoại lý thú giữa Ông Vũ Văn Lộc và Ông Nguyễn Xuân Nam trên đài Cali Today ở San Jose đầu tháng 10 vừa qua, cũng rất hấp dẫn.

Tôi nghĩ rằng thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác về bộ phim dài này.

Xin chấm dứt phần tin thời sự để mời các cụ về làng An Lạc của chúng tôi dự tiệc Lễ Tạ Ơn Thanksgiving vừa qua. Một việc mà năm nào cũng xảy ra là Cụ Chánh mời cả làng cùng với gia đình cụ đi dự lễ tạ ơn ở nhà thờ Cha Paolo. Xứ đạo này đã bảo trợ gia đình cụ khi xưa từ trại tỵ nạn. Những năm trước thì Cụ biếu Cha Paolo xôi gà. Năm nay, theo lời mách nhỏ của một giáo dân da trắng, cụ Chánh biếu Cha Paolo và hội đồng giáo xứ một mâm chả giò. Ai cũng thích qúa sức. Thì ra Cha Paolo và giáo xứ đều mê chả giò VN. Cụ già Bắc Kỳ B.95 và Cụ Chánh đã xắn tay áo làm chả giò. Hai cụ đều cười ha ha và bảo ‘ chả giò’ là tiếng Nam Kỳ. Chúng tôi là dân gốc Bắc Kỳ nên sẽ làm chả giò lối Bắc Kỳ. Dân làng đa số đã quên cái gốc Bắc Kỳ, quên luôn cái gốc nguyên thủy của chả giò, nên ai cũng tới giúp 2 cụ làm món này. Người mà háo hức học món này là Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế. Nhà bếp đã ồn ào và đầy tiếng cười.

Ở Bắc Kỳ ngày xưa, đặc biệt ở Hà Nội, tên của cái món này không phải là ‘chả giò’ mà là ‘Nem Rán’. Nhân của nó không phải là thịt heo mà là thịt cua biển trộn với miến, mộc nhĩ, trứng gà, xu hào thái nhỏ, cùng với hành tiêu nước mắm, và tất cả được cuốn lại bằng một loại bánh tráng gọi là ‘Bánh Đa Nem’. Các cụ đã thấy ngon chưa ? Ôi, những đĩa nem rán này khi vừa chiên xong nó vàng rụm và thơm điếc mũi.

Cụ Chánh đã mang một nửa đến biếu giáo xứ Cha Paulo, một nửa để đãi dân làng. Xưa nay, nhất là ở hải ngoại này, chúng ta đã ăn cái biến thái của Nem Rán, đã cuốn nem rán với các loại rau thơm và bún rồi chấm vào chén nước mắm pha chanh ớt tỏi. Vì được cuốn bằng bánh tráng của Tàu, nên đã mất hết cái ròn tan và thơm nguyên thủy của bánh đa nem... Ôi Nem Rán cuốn với bánh đa nem của Hà Nội trước 1954 sao mà nó ngon làm vậy !

Cuối bữa ăn nem rán, dân làng chúng tôi đã được ăn món Chè Bí Ngô. Tại sao lại bí ngô ? Thưa bí ngô là món ăn chính của Lễ Tạ Ơn ở Canada. Theo sách vở thì bí ngô, ta quen gọi là bí đỏ, là đặc sản của người Da Đỏ Canada. Từ Canada bí ngô mới lan ra khắp thế giới. Cụ B.95 đã nấu chè bí ngô với đậu xanh và gạo nếp. Ngon hết sức. Cụ Chánh vừa ăn chè bí ngô vừa nói lớn : Xin tạ ơn nước Canada, xin tạ ơn người Da Đỏ anh em của chúng tôi.

TRÀ LŨ

Lời NXB : Mua quà ? Kho sách của Trà Lũ hiện chỉ còn 3 cuốn : 300 Cười + 400 Cười + ĐấtQuêHương2 đầy tiếng cười, đây là món quà ý nghĩa và trang nhã nhất, ta tặng nhau tiếng cười. Lập trường của nguyệt san quốc tế Reader’s Digest là Laughter is the best medicine. Giá 65 mỹ kim gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc petertralu@gmail.com

Trà Lũ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ CườiThiếu Nhi Thánh Thể
Dominic Đức Nguyễn
08:56 11/10/2017
NỤ CƯỜI THIẾU NHI THÁNH THỂ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại ĐHTM 2017 Carthage,MO,Hoa Kỳ)

Con đường chân lý em tìm.
Thiếu nhi Thánh Thể là niềm ước mơ.
Từng giây, từng phút, từng giờ.
Em nhớ dâng cả tuổi thơ cho Người.

Bởi em là đóa hoa tươi.
Là con chim nhỏ giữa Trời trong xanh.
Là mầm cây nhú trên cành.
Thiên Chúa ấp ủ dỗ dành nâng niu.
(Trích thơ của Dương Mai)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12/10/2017: Kỷ niệm 80 năm bức ảnh Lòng Chúa Thương xót
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 11/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha gặp gỡ Công nghị Giáo Hội Công Giáo Canđê

Trong buổi tiếp kiến công nghị 20 Giám Mục Công Giáo Canđê hôm 5 tháng 10, Đức Thánh Cha cổ võ các vị cộng tác với nhiều thành phần khác để giúp phục hồi và tái thiết cuộc sống các tín hữu sau chiến tranh.

Các Giám Mục Công Giáo Canđê, quốc nội và hải ngoại, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc đến các vấn đề được các Giám Mục bàn đến như sự cưỡng bách xuất cư của nhiều tín hữu Kitô, việc tái thiết các làng mạc và việc hồi hương, xác định luật riêng của Giáo hội Canđê, vấn đề phụng vụ và ơn gọi.

Ngài nói: “Tôi khuyên anh em nỗ lực không biết mệt mỏi như những người tiến tạo tình hiệp nhất, nhất là giữa anh em với nhau, và với các vị mục tử của các Giáo hội khác, tạo điều kiện dễ dàng cho việc đối thoại và cộng tác giữa mọi tác nhân của đời sống công cộng, để góp phần giúp người di tản hồi hương, và chữa lành những chia rẽ, đối nghịch giữa những người anh em với nhau... Anh em hãy kiên vững trong ý hướng và đừng nản chí trước những khó khăn còn tồn đọng, mặc dù đã có nhiều điều được thực hiện trong việc tái thiết ở Bình nguyên Ninive”.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc nhở các Giám Mục Công Giáo Canđê tránh nhận vào chủng viện những người không được Chúa kêu gọi, cần cứu xét kỹ lưỡng ơn gọi của những người trẻ và kiểm chứng sự chân thực của các ơn gọi ấy”

2. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nhận định Thiên Chúa đã bị đặt xuống hàng thứ yếu trong Phụng Vụ

Thiên Chúa đã trở nên “mờ nhạt” trong Phụng Vụ, dẫn đến những khủng hoảng trong Giáo hội, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã nhận định như trên trong lời nói đầu của cuốn sách Thần học Phụng vụ ấn bản tiếng Nga, được in lại bởi nhà xuất bản La Stampa.

Đức Giáo Hoàng danh dự nói rằng một sự hiểu nhầm về bản chất của Phụng Vụ đã dẫn con người đến đến chỗ đặt “các hoạt động và sự sáng tạo của mình” ở trung tâm của việc phụng tự.

Ngài viết: “Không có gì cao trọng hơn là sự thờ phượng Thiên Chúa. Với những lời này, Thánh Biển Đức trong bộ luật dòng của ngài (43.3) đã thiết lập ưu tiên tuyệt đối cho việc thờ phượng Thiên Chúa trên bất kỳ nhiệm vụ nào khác trong đời sống tu viện”.

Mặc dù công việc nông nghiệp và học thuật tốn rất nhiều thời gian, nhưng Thánh Biển Đức đã bảo đảm rằng Phụng Vụ phải nhận được sự chú ý tối đa, và phải nhấn mạnh đến “ưu tiên chính trong đời sống chúng ta là Thiên Chúa”.

Tuy nhiên, ngày nay, “những sự liên quan đến Thiên Chúa, và việc thờ phượng Ngài xem ra không có gì là cấp bách đối với nhiều người”.

Việc cử hành Phụng Vụ đúng nghĩa giúp Giáo Hội trở nên sống động, nhưng điều này đang gặp nguy hiểm khi vị trí tối thượng của Thiên Chúa bị thách thức trong Phụng Vụ cũng như trong đời sống hàng ngày.

Đức Giáo Hoàng danh dự nhận xét rằng: “Nguyên nhân sâu sắc nhất của cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội chính là hình ảnh của Thiên Chúa bị mờ nhạt đi trong Phụng Vụ.”

“Nếu Thiên Chúa không còn quan trọng nữa, các tiêu chí sẽ chuyển sang điều người ta cho là quan trọng”. Nếu con người đặt Thiên Chúa sang một bên, con người sẽ trở thành một “nô lệ cho các lực lượng vật chất, và do đó chống lại nhân phẩm của mình”.

3. Đức Hồng Y Bechara Boutros al-Rahi than thở rằng thế giới đã lãng quên người tị nạn tại Li Băng

Đức Hồng Y Bechara Boutros al-Rahi, Thượng Phụ của Giáo Hội Công Giáo Maronite, có trụ sở tại Li Băng, đã kêu gọi thế giới chú ý đến một thực tế mà cộng đồng quốc tế có thể đã lãng quên, đó là có 1.5 triệu người tị nạn Sy-ria đang cư trú tại Li Băng. Dân số của quốc gia này rất ít, và lãnh thổ của nó cũng rất nhỏ bé. Cho nên, Li Băng là quốc gia có tỉ lệ người tị nạn cao nhất trên thế giới; hơn một phần tư dân số ở Li Băng ngày nay là những người tị nạn. Sự căng thẳng đối với cơ sở hạ tầng của đất nước, và nền kinh tế của quốc gia này có thể tưởng tượng ra được. Cố nhiên, những điều ấy cũng kéo theo những căng thẳng chính trị sâu xa.

Li Băng, như chúng ta có lẽ đã biết, là quốc gia đã nhiều lần đón tiếp những người tị nạn. Tiêu biểu là làn sóng di dân khổng lồ của người Palestine, sau khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, và sau các cuộc chiến tranh giữa Israel và các quốc gia Ả Rập trong vùng Trung Đông vào năm 1967.

Làn sóng di dân đã làm mất ổn định chính trị nội bộ mỏng manh của Li Băng và đẩy đất nước này vào cuộc nội chiến kéo dài 17 năm. Vì vậy, những lo lắng của Đức Hồng Y thật là chính đáng. Hơn nữa, như một người gắn bó sâu sắc trong đời sống xã hội, chính trị cũng như tôn giáo của đất nước, ngài cần phải lên tiếng khi tình hình đã trở nên không thể chịu đựng nổi nữa.

4. Đề nghị của Đức Thượng Phụ Boutros al-Rahi về cách giải quyết những người tị nạn Syria

Đức Thượng Phụ đề nghị rằng những người tị nạn phải được gửi về Syria, nơi ngày nay đang có rất nhiều khu vực an toàn, và chính phủ Li Băng nên làm điều này mà không cần chờ một sự giúp đỡ quốc tế mà có thể là không bao giờ đến.

Vấn đề là, tất nhiên, Syria không muốn chấp nhận những người tị nạn, vì nhiều người trong số họ có thể là “những thành phần nguy hiểm”, theo quan điểm của chính phủ Bashar al-Assad. Đó chính là những người mà cuộc nội chiến đã được thiết kế để đẩy họ ra khỏi biên giới trong một nỗ lực nhằm tái cân bằng các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong nước.

Tất nhiên, những người tị nạn ở Syria có thể được định cư tại các nước thứ ba, nơi họ có thể được hội nhập tốt hơn và có thể tìm kiếm được những cơ hội sinh kế ổn định hơn. Tuy nhiên, một số nước đã từng chấp nhận rộng rãi người Syria, nay quay sang từ chối hoặc nhận rất ít.

Trong khi đó, những nước khác ở Trung Đông đang quan sát và học bài học của Li Băng. Trong khi hoan nghênh những khách ngoại kiều là một yêu cầu khách quan của Tin Mừng, như Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần, người ta nên xem xét những ảnh hưởng mà điều này sẽ có trên cộng đồng nước chủ nhà. Không một quốc gia châu Âu nào chào đón những người tị nạn đến mức như Li Băng, và những gì Li Băng đã làm là một ví dụ về lòng bác ái, nhưng đồng thời cũng là một lời cảnh báo.

5. Vatican triệu tập các thành viên Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái công khai chống lại giáo huấn của Giáo Hội về trợ tử

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Vatican đang có kế hoạch triệu tập các thành viên trong ban quản trị các nhà thương và cơ sở điều dưỡng của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ và yêu cầu từng vị giải thích với Tòa Thánh tại sao họ khăng khăng chống lại giáo huấn của Giáo Hội về trợ tử và đề ra một chính sách cho phép các bác sĩ giết các bệnh nhân tâm thần trong các cơ sở của Giáo Hội Công Giáo.

Các viên chức cao cấp của Tòa thánh muốn lắng nghe từng người một vì sao các thành viên quản trị các cơ sở của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái khăng khăng chống lại quyết định của Bề Trên Tu Hội và quyết liệt áp dụng một chính sách mới ủng hộ việc trợ tử.

Sư huynh René Stockman, Bề Trên Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã mạnh mẽ phản đối chính sách ủng hộ trợ tử của các thành viên trong ban quản trị. Tuy nhiên, tiếng nói của ngài không được lắng nghe. Nhiều người phê bình ngài thiếu khả năng lãnh đạo, không thuyết phục được các các thành viên trong ban quản trị. Tuy nhiên, chính các vị thẩm quyền của Tòa Thánh nói, họ cũng chẳng nghe.

Thật vậy, với sự ủng hộ của Đức Thánh Cha Phanxicô, bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một tối hậu thư yêu cầu ban quản trị các cơ sở y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái này phải hủy bỏ chính sách mới trước cuối tháng Tám vừa qua vì nó trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về sự thánh thiêng của mạng sống con người.

Nhưng hai tuần trước, các thành viên quản trị của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã công khai bác bỏ tối hậu hậu thư của Tòa Thánh. Một thành viên trong ban quản trị là Herman van Rompuy, người từng là chủ tịch Hội đồng châu Âu, còn đi xa đến mức tuyên bố trên Twitter rằng “thời đại 'Roma locuta causa finita' đã là quá khứ” .

Bình luận về quyết định của Tòa Thánh triệu tập các thành viên ban quản trị đến Vatican, Sư huynh René Stockman nói với Catholic Herald rằng lời mời này là cơ hội cuối cùng cho tổ chức này hành xử theo đúng giáo huấn của Giáo hội.

Ngài nói

“Các thành viên Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái sẽ được Vatican mời đến và giải thích về quyết định họ đã đưa ra, sau đó sẽ có quyết định cuối cùng”.

“Với đề nghị này của Tòa Thánh, đây là cơ hội cuối cùng để tổ chức chúng tôi có thể hoạt động phù hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.”

Sư huynh René Stockman tin rằng Vatican sẽ không thỏa hiệp về quan điểm và Tòa Thánh sẽ không thay đổi “yêu cầu ban đầu là Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái phải theo đuổi một đường lối phù hợp với giáo lý của Giáo hội trong việc tôn trọng mạng sống con người trong mọi điều kiện”.

6. Vài nét về Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ được thành lập vào năm 1807 tại thành phố Ghent, bởi Cha Peter Joseph Triest, là người được mà án phong chân phước cho ngài đã được khai mở vào năm 2001. Đây là một dòng với đặc sủng đặc biệt là phục vụ cho người cao tuổi và bệnh tâm thần.

Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái ngày nay được coi là tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần quan trọng nhất ở vùng Flanders của Bỉ,với hơn 5,000 bệnh nhân một năm.

Khoảng 12 bệnh nhân tâm thần thuộc diện chăm sóc của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái được cho là đã yêu cầu được kết liễu mạng sống trong năm 2016 vừa qua, và hai người đã được các sư huynh chuyển đến nơi khác để nhận được các mũi tiêm chấm dứt cuộc đời của họ.

Tháng Ba vừa qua, các thành viên trong ban quản trị 15 nhà điều dưỡng tâm thần của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã công bố chính sách ủng hộ an tử . Họ nói rằng họ muốn hài hoà các hoạt động của trung tâm với luật an tử của Bỉ đã được thông qua năm 2003, một năm sau khi Hà Lan trở thành nước đầu tiên cho phép an tử.

Về mặt lý thuyết, trợ tử vẫn là một hành vi phạm tội ở Bỉ. Luật pháp chỉ bảo vệ các bác sĩ khỏi bị truy tố khi họ tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể, trong đó bao gồm sự ưng thuận của các bệnh nhân và thân quyến của họ. Nhưng ngày càng có nhiều các trường hợp tử vong nơi những người tàn tật, những người bị chứng sa sút trí tuệ và bệnh tâm thần; là những người có khả năng chịu áp lực phải chết để tránh là gánh nặng cho gia đình và các nhân viên chăm sóc y tế. Kể từ năm 2014, trẻ em bị bỏ rơi hay vì một lý do nào đó không có người giám hộ cũng đủ điều kiện để xin trợ tử.

7. Tối hậu thư của Tòa Thánh

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sự thay đổi trong chính sách của ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã xảy ra khoảng một năm sau khi một nhà điều dưỡng của họ ở thành phố Diest, đã bị phạt 6,600 đô la vì từ chối trợ tử cho một phụ nữ 74 tuổi bị ung thư phổi.

Sư huynh René Stockman đã yêu cầu ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái ngưng ngay chính sách trợ tử được họ thông qua vào tháng Ba năm nay nhưng thất bại.

Tháng Sáu vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Bỉ cũng đã can thiệp và tuyên bố rằng các ngài không thể chấp nhận các ca trợ tử có thể được thực hiện trong các cơ sở y tế Công Giáo. Sự can thiệp của các Giám Mục Bỉ cũng không thay đổi được tình hình.

Ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái cũng đã bỏ phớt lờ một tuyên bố về giáo huấn của Giáo Hội cấm trợ tử, được Đức Hồng Y Gerhard Müller, lúc đó là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin viết và ký tên gửi cho các thành viên.

Do đó, Sư huynh René Stockman đã thỉnh cầu sự trợ giúp của Tòa Thánh.

Vatican trước tiên yêu cầu ban quản trị đang điều hành 15 trung tâm thần trên khắp nước Bỉ, phải đảo ngược chính sách, chậm nhất là vào cuối tháng Tám.

Các thành viên trong hội đồng quản trị cũng phải ký tên vào một bức thư chung gởi cho bề trên tổng quyền của họ tuyên bố rằng họ “ủng hộ hoàn toàn quan điểm của Huấn Quyền Giáo Hội Công Giáo là luôn khẳng định rằng mạng sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ trong kể từ thời điểm thụ thai cho đến kết thúc tự nhiên của nó” .

Những người nào từ chối ký tên sẽ bị trừng phạt theo luật dòng, và thậm chí có thể bị trục xuất ra khỏi Giáo hội

Cho đến khi chúng tôi thu hình, hội đồng quản trị vẫn tỏ ra ương ngạnh và bác bỏ tất cả các yêu cầu của Tòa Thánh.

8. Ðức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị bảo vệ trẻ em.

Sáng thứ Sáu mùng 6 tháng 10, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các tham dự viên Hội nghị quốc tế bảo vệ trẻ em trong thế giới kỹ thuật số. Ngài kêu gọi các thành phần xã hội cộng tác để bài trừ tệ nạn này.

Trong số 300 người hiện diện tại buổi tiếp kiến, cũng có chủ tịch Thượng viện Italia và nhiều vị đại sứ, chính quyền, và các giáo sư và nhiều chuyên gia.

Lên tiếng trong dịp này, Ðức Thánh Cha xác nhận sự kiện hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới sử dụng Internet, và nhiều em có nguy cơ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực, bị chài vào các mục tiêu dâm ô, bị bắt nạt, xách nhiễu tình dục... vô số các hình ảnh dâm ô được phổ biến.

Ðứng trước tình trạng trên đây, Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người đừng có thái độ thụ động, sợ hãi, cảm thấy bất lực trước hiện tượng quá rộng lớn. Trái lại cần động viên hữu hiệu để chống lại tệ nạn này, cần tránh những sai lầm quá khứ, tránh coi nhẹ những thiệt hại mà các hiện tượng nói trên có thể gây hại cho các trẻ em. Tiếp đến đừng nghĩ rằng các giải pháp kỹ thuật tự động, các hệ thống lọc và ngăn chặn là đủ để đối phó với vấn đề. Sau cùng, cần tránh quan niệm ý thức hệ cho rằng các mạng Internet là một “vương quốc tự do vô giới hạn”.

Ðức Thánh Cha bày tỏ lập trường trên đây sau khi ngài được một trẻ nữ đại diện cho hàng triệu trẻ em trên thế giới tóm tắt trước Ðức Thánh Cha nội dung tuyên ngôn chung kết của hội nghị với chủ đề “Một xã hội có thể bị đoán xét tùy theo cách đối xử với trẻ em”.

9. Tuyên ngôn của Hội nghị bảo vệ trẻ em.

Trong lời nói đầu, Tuyên ngôn của Hội nghị bảo vệ trẻ em viết:

“Mỗi trẻ em có quyền được phẩm giá và an ninh. Nhưng ngày nay hàng triệu trẻ em đang bị lạm dụng và bóc lột trên thế giới. Kỹ thuật đã thay đổi cuộc sống con người theo nhiều khía cạnh rất tích cực, nhưng càng ngày nó cũng bị sử dụng để khai thác bóc lột các trẻ em.

“Ngày nay nội dung ngày càng có tính chất cực đoan và vô nhân đạo hơn được đặt vào tay các trẻ em. Sự lan tràn các mạng xã hội đã tạo nên một sự gia tăng kinh khủng các thông tin và đồng thời cũng tạo nên hậu quả là nạn bắt nạt trực tuyến, lăng mạ và xách nhiễu tình dục. Vô số các hình ảnh lạm dụng trẻ em và người trẻ được phổ biến trên mạng và tiếp tục gia tăng mau lẹ. Nạn dâm ô trên mang có ảnh hưởng mạnh mẽ trên tâm trí dễ bị lèo lái của các trẻ em.

“Các thách đố rất rộng lớn, nhưng câu trả lời của chúng ta không thể là thái độ xuống tinh thần và nản chí. Chúng ta phải cùng nhau làm việc để tìm những giải pháp tích cực. Chúng ta phải đảm bảo sao cho tất cả các trẻ em được sử dụng internet an toàn để phát triển việc huấn luyện, thông tin và nối mạng. Các công ty hoạt động trong lãnh vực kỹ thuật và các chính phủ phải tiếp tục canh tân để cải tiến việc bảo vệ trẻ em. Chúng ta cũng phải xin các gia đình, hàng xóm láng giềng và các cộng đoàn các nơi trên thế giới và chính các trẻ em hãy ý thức hơn về ảnh hưởng của internet trên các trẻ vị thành niên”.

Tuyên ngôn cũng khẳng định rằng “một công việc quan trọng được Trung tâm bảo vệ trẻ em thuộc Ðại học Giáo Hoàng Gregoriana thực hiện, cùng với Liên minh hoàn cầu “WeProtect”, Chúng tôi bảo vệ, qui tụ 70 nước, 23 công ty kỹ thuật và nhiều tổ chức quốc tế trong sứ mạng này, cũng như Tổ chức Liên Hiệp Quốc “Liên minh hoàn cầu chấm dứt bạo lực chống các trẻ em”. Ðây là một vấn đề không thể giải quyết do một nước hoặc một công ty hay một tín ngưỡng tôn giáo, hoạt động lẻ loi, vì đây là một vấn đề hoàn cầu, đòi phải có những giải pháp hoàn vũ. Nó đòi chúng ta phải phát triển ý thức và động viên hoạt động mỗi chính phủ, mỗi tín ngưỡng, mỗi công ty và mỗi tổ chức”.

Trong thời đại Internet này, thế giới phải đương đầu với những thách đố chưa từng có, nếu muốn bảo vệ các quyền và phẩm giá của các trẻ em, và bảo vệ chúng chống lại những lạm dụng và bóc lột. Những thách đố này đòi phải có một cách suy nghĩ mới và lối tiếp cận mới, một sự ý thức cao độ hơn trên bình diện hoàn cầu và một giới lãnh đạo sáng suốt. Vì thế, tuyên ngôn ở Roma này kêu gọi tất cả hãy đứng lên bảo vệ phẩm giá của các trẻ em”.

10. Kỷ niệm 80 năm các tấm ảnh Lòng Chúa Thương xót đầu tiên được in.

Tháng 10 năm 1937, tại Cracovia, Chúa Giêsu đã truyền cho sơ Faustina, nay là thánh Faustina, tôn vinh giờ Ngài “chịu nạn”, 3 giờ chiều, giờ mà chính Chúa Giêsu gọi là “giờ của lòng thương xót lớn lao cho toàn thế giới”. Chúa Giêsu cũng nói: “Trong giờ đó, ơn cứu độ được thực hiện cho toàn thế giới, lòng thương xót chiến thắng sự xét xử.”

80 năm sau, lúc 15 giờ ngày 28/09 vừa qua, ngày kỉ niệm chân phước Michal Sopocko - cha giải tội của sơ Faustina – cùng các tín hữu đã lần hạt Lòng Chúa Thương xót trên nhiều đường phố của Balan. Ðây là sáng kiến của phong trào “Chiếu tỏa Lòng Chúa Thương xót”, một phong trào được thành lập cách đây 10 năm. Dân chúng đọc kinh Lòng Thương xót trên các nẻo đường, các ngả tư, tại Balan cũng như trên thế giới, tại các nơi công cộng và mời gọi khách đi đường cùng cầu nguyện.

Cha Sopocko là vị tông đồ đầu tiên của Lòng Chúa Thương xót; cha đã xuất bản các tác phẩm về Lòng Chúa Thương xót, tìm cách để thiết lập ngày lễ Lòng Chúa Thương xót, đóng góp vào việc vẽ hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót đầu tiên và đồng sáng lập một hội dòng. Năm 2004, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ra sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức của cha. Tháng 12 năm 2007, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã chứng nhận phép lạ qua lời chuyển cầu của cha Sopocko. Ngày 28 tháng 09 năm 2008, lễ phong chân phước cho cha đã được cử hành tại đền thành Lòng Chúa Thương xót ở Bialystok.

Ðức Thánh Cha Phanxicô trong thư gửi Đức Giám Mục giáo phận Lodz cho biết ngài cũng hiệp thông trong lời cầu nguyện. Năm 2017, các người tham dự buổi đọc kinh cầu nguyện cho chính mình, cho những người thân yêu của họ, cho quê hương, cho Giáo hội và cho thế giới, đặc biệt cho các Kitô hữu bị bách hại và cho những kẻ bách hại.

11. Nghi thức đặt bảng kỷ niệm tại nhà in nơi tấm ảnh Lòng Chúa Thương Xót đầu tiên được in ra

Chương trình cầu nguyện năm 2017 còn có một chiều kích đặc biệt khác, đó là 80 năm trước, vào ngày 27 tháng 09 năm 1937, tại nhà in J. Cebulski, số 22 đường Szewska, thành phố Cracovia, 22 hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót đầu tiên, với dòng chữ: “Giêsu, con tín thác vào Chúa”, đã được in trước sự hiện diện của sơ Faustina.

Trong nghi thức đặt bảng kỷ niệm nhà in này, Mẹ tổng quyền của dòng Ðức Bà Lòng Thương xót Petra Kowalczyk đã nhắc rằng thánh Faustina đã nhìn thấy Chúa Giêsu như được vẽ trong các hình ảnh tại đan viện ở Plock. Sau đó thánh nữ đã theo dõi việc vẽ Chúa Giêsu ở Vilnius và cuối cùng, với sự kiểm soát của thánh Faustina, các hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót đầu tiên đã được in. Ngày nay hình ảnh này là một trong những hình ảnh đạo được phổ biến nhất trên thế giới.

Đức Tổng Giám Mục Cracovia – là Đức Cha Marek Jedraszewski - nhấn mạnh rằng nghi thức cầu nguyện và đặt bảng kỷ niệm nhà in hôm nay là một bước trong việc tuyên bố sự thật về Lòng Chúa Thương xót đã được bắt đầu với việc in các hình ảnh Chúa Giêsu Lòng Thương xót. Ngài cũng nhấn mạnh nghi thức này được cử hành vào dịp kỷ niệm 9 năm cha Michal Sopocko - linh hướng và giải tội của sơ Faustina - được phong chân phước.

12. Tình cảnh bị lãng quên của các thanh niên, thiếu nữ người Yazidi.

Shireen Jerdo Ibrahim, một thiếu nữ người Yazidi ở miền bắc Iraq, đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt và bị làm nô lệ vào năm 2014 nhưng sau đó cô đã trốn thoát được. Hôm thứ Ba, mùng 03 tháng 10 năm 2017, trong buổi trình bày về “Cứu trợ khẩn cấp và trách nhiệm về cuộc diệt chủng ở Iraq và Syria, Ibrahim đã nói với một tiểu ban của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ rằng vẫn còn hàng ngàn thanh thiếu niên nam nữ đang bị bắt giữ. Cô khẩn cần các thành viên Quốc hội có mặt cứu họ khỏi bị giam cầm.

Yazidis là một nhóm tôn giáo thiểu số sống tại tỉnh Ninivê, miền bắc Iraq. Họ là con cháu của người Kurd và tôn giáo của họ được kết hợp các yếu tố của Kitô giáo, Do thái giáo và Zoroast. Nhà nước Hồi giáo xem họ là người thờ ma quỷ.

Năm 2014, khi ISIS chiếm miền bắc Iraq, đã giết và bắt làm nô lệ nhiều người Yazidis, bao vây một nhóm đông đảo ngừoi Yazidi đang trú ngụ trên núi Sinjar. Những người Yazidis dần dần bị chết đói và chết khát, cho đến khi các đội cứu trợ do Hoa kỳ dẫn đầu cung cấp cho họ các thứ cần thiết và đánh đuổi lực lượng ISIS.

Ibrahim chia sẻ rằng mục đích của ISIS là “nhổ rễ” người Yazidis và Kitô hữu ở Iraq, các nhóm thiểu số không thể sống trong cùng môi trường. Cô cũng cho biết ISIS đã giết và bắt hàng ngàn người Yazidis, mỗi tuần cô nhìn thấy những nấm mồ tập thể của đồng bào cô.

Ibrahim bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt khi đang chạy trốn và bị chia cắt khỏi gia đình. Chúng đưa cô đến một nhà tù ở Badoosh rồi bán cô sang Raqqa, nước Syria. Ở đây cô bị tra tấn, rồi bị đưa đến Mosul, bị bán 5 lần. Ở Mosul, hàng trăm và hàng ngàn thiếu nữ Yazidis bị bán như các nô lệ tình dục. Ðối với Ibrahim, 9 tháng bị ISIS bắt giữ là thời gian ở trong địa ngục. Cô cho biết hầu hết người Iraq đã được giải thoát nhưng người Yazidis vẫn còn mất tích.

Ibrahim kêu gọi Hoa kỳ giúp người Yazidis định cư và giải cứu các người thân của họ đang bị cầm tù và giúp họ xây dựng lại quê hương. Những người trẻ được giải cứu khỏi tay ISIS cần được trợ giúp và chăm sóc tâm lý xã hội vì họ bị thương tổn trầm trọng.

Ibrahim cho biết, dù bọn khủng bố Hồi Giáo IS bị đánh đuổi khỏi Iraq nhưng ý thức hệ của họ vẫn còn. Và theo cùng ý thức hệ này, một nhóm khác có thể tấn công những nhóm thiểu số. Chính cựu nghị sĩ Frank Wolf cũng xác định điều này sau khi thăm các vùng ở Iraq. Ông khẳng định rằng nếu các quốc gia như Hoa kỳ không có hành động mạnh mẽ thì trong một ít năm tới, Kitô giáo sẽ biến mất khỏi Iraq, cũng như các tôn giáo và chủng tộc khác nhau trong vùng cũng không còn. Ðiều này có thể dẫn tới tình trạng bất ổn, bạo lực cực đoan và khủng bố ở Trung đông.

13. Khóa Họp tiền Thượng Hội Ðồng Giám Mục năm 2018 về giới trẻ.

Những người trẻ Ðại diện các Hội Ðồng Giám Mục, các Giáo Hội Công Giáo Ðông phương, các dòng tu, và nhiều thành phần khác của Giáo Hội và ngoài Giáo Hội sẽ được tham dự khóa họp Tiền Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới về giới trẻ, tổ chức tại Roma từ ngày 19 đến 24 tháng 3 năm 2018.

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư, 4 tháng 10 năm 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô, chính Ðức Thánh Cha Phanxicô thông báo về Khóa họp này do Văn Phòng Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục triệu tập. Ðược mời tham dự khóa họp này để chuẩn bị cho Thượng Hội Ðồng Giám Mục về giới trẻ có các bạn trẻ Công Giáo, các bạn trẻ Kitô thuộc các hệ phái khác, các tôn giáo khác và cả những người không tín ngưỡng.

Ðức Thánh Cha nói: “Sáng kiến này nằm trong hành trình chuẩn bị Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới về đề tài “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”, sẽ nhóm tại Roma vào tháng 10 năm 2018. Với hành trình này, Giáo Hội muốn đặt mình lắng nghe tiếng nói, sự nhạy cảm, đức tin và cả những nghi ngờ và những phê bình của người trẻ. Vì thế, những kết luận của khóa họp vào tháng 3 năm 2018 sẽ được chuyển đến các nghị phụ”.

14. Ðức Hồng Y Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục nói về khóa Họp tiền Thượng Hội Ðồng Giám Mục năm 2018 về giới trẻ.

Sau thông báo trên đây của Ðức Thánh Cha, Ðức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục, đã ra thông cáo cho biết thêm một số chi tiết về việc tổ chức: Bộ giáo dân, gia đình và Sự Sống sẽ cộng tác với Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục để tổ chức khóa họp này. Ðược mời tham dự cũng có đại diện của các chủng sinh và tu sinh chuẩn bị tiến lên chức linh mục, các hiệp hội và phong trào của Giáo Hội, các Giáo Hội và Cộng đoàn Kitô, các tôn giáo khác, cũng như đại diện thế giới học đường, đại học và văn hóa, lao động, thể thao, nghệ thuật, thiện nguyện, và thế giới người trẻ ở trong các môi trường “ngoại biên của cuộc sống”, cũng như các chuyên gia, các nhà giáo dục, huấn luyện viên dấn thân trong việc giúp người trẻ phân định những chọn lựa trong cuộc sống.

Ðức Hồng Y Baldisseri nói rằng: “Khóa họp Tiền Thượng Hội Ðồng Giám Mục vào tháng 3 năm 2018 sẽ góp phần phong phú hóa giai đoạn tham khảo ý kiến đã được khởi sự qua việc công bố “Tài liệu chuẩn bị” với bản câu hỏi đính kèm, việc mở một trang mạng trên Internet chứa đựng một bản câu hỏi dành cho ngừơi trẻ, và ngoài ra có một cuộc Hội luận quốc tế về tình trạng thế giới người trẻ nhóm họp hồi tháng 9 năm 2017.

Việc chọn thời điểm nhóm khóa họp tiền Thượng Hội Ðồng Giám Mục, từ 19 đến 24 tháng 3 năm 2018 cũng có mục đích để các tham dự viên, sau khóa họp, có thể dự Thánh Lễ do Ðức Thánh Cha Phanxicô cử hành, Chúa Nhật Lễ Lá, tại Quảng trường thánh Phêrô nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 33 trong năm 2018 với chủ đề “Hỡi Maria, đừng sợ, vì Người đã được ơn phúc của Thiên Chúa” (Lc 1,30).

15. Các nữ tu mù dòng Thánh Thể Don Orione.

Cách đây 90 năm, ngày 15 tháng 8 năm 1927, bên cạnh dòng các linh mục Con Cái Chúa Quan phòng và dòng các Nữ tu Thừa sai Bác ái để hỗ trợ tinh thần qua việc cầu nguyện cho các hoạt động thuộc của các dòng thuộc gia đình Don Orione, cha thánh Luigi Orione đã thành lập thêm một ngành đặc biệt trong gia đình dòng của ngài, với các thành viên khiếm thị, có mục đích dâng hiến sự khiếm khuyết thể lý này cầu nguyện cho ơn cứu độ của thế giới. Ðó là dòng các nữ tu Thánh Thể Don Orione.

Chính thánh Orione, khi còn là linh mục cha sở nhà thờ chánh tòa Tortona, mỗi đêm ngài suy niệm và chầu Thánh thể nhiều giờ trước bàn thờ Thánh Thể. Ý tưởng thành lập dòng các nữ tu khiếm thị đến với cha vào năm 1913, từ sự gợi ý của giáo sư mù Augusto Romagnoli, giám đốc học viện người mù “Regina Margherita” ở Roma, là học viện đón tiếp các người trẻ bị mù, có ý hướng đi tu những không thể sống trong các hội dòng bình thường. Từ năm 1916, cha Orione đã bắt đầu gửi các người nữ bị mù đến cộng đoàn để, nếu Chúa muốn, cha sẽ thành lập dòng các nữ tu mù đầu tiên. Cha tin rằng, nếu Chúa muốn thì mọi sự sẽ tốt đẹp. Ngày 15 tháng 8 năm 1927, 4 nữ tu Thánh Thể mù đầu tiên đã họp lại và sống chung với nhau thành cộng đoàn. Ðây là một cuộc cách mạng thật sự trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, thời điểm mà trong xã hội có những đối xử phân biệt rất nặng nề. Cha Orione muốn mọi người hiểu rằng tính phổ quát hoàn vũ của đặc sủng là hoạt động của Thiên Chúa quan phòng, Ðấng đã chọn cha trở nên khí cụ của gia đình mời này trong Giáo hội. Hiện nay dòng các nữ tu khiếm thị hiện diện ở Italia, Tây ban nha, Phi Luật Tân, Kenya, Á Căn Đình, Ba Tây và Chilê.
 
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay Thứ Năm 12/10/2017
VietCatholic Network
18:23 11/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1. Buổi Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 12 tháng 10.

2. Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị Bộ Giáo Sĩ về đào tạo linh mục.

3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp các đại biểu Ai Cập cổ võ cho chương trình hành hương ''Con Đường cuả Thánh Gia Thất''.

4. Cuộc tông du sắp tới ở Bangladesh và Burma cuả ĐGH là để cổ võ cho hoà bình giữa những tranh chấp.

5. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô 16 nhận định Thiên Chúa đã bị đặt xuống hàng thứ yếu trong Phụng Vụ.

6. Kỷ niệm 80 năm các tấm ảnh Lòng Chúa Thương xót đầu tiên được in.

7. Âm mưu khuấy động chiến tranh tôn giáo ở Bắc Aí Nhĩ Lan.

8. Các Giám Mục Úc đến Roma sau cuộc khủng hoảng mới đây của Giáo Hội Úc.

9. Đức Hồng Y Pell xuất hiện trước tòa Melbourne lần thứ hai: các cáo buộc không thể có.

10. Đại Hội Thánh Mẫu 2017 tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney.

11. Phản đối Câu lạc bộ Fame Club ở Hà Nội nhục mạ Thánh giá và biểu tượng Tôn giáo.

12. Giới thiệu Thánh Ca: Xin dâng Mẹ.

Sau đây là phần tin chi tiết: