Ngày 09-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa Nhật 28 Quanh Năm Năm C - 28th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
01:05 09/10/2013
 
Biết Ơn…
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:35 09/10/2013
Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 11, 17-19

Sống ở đời ai cũng mang ơn người khác, do đó,việc biết ơn là điều rất cần thiết đối với mỗi người !Tin Mừng cho thấy mười người phong cùi đã được Chúa Giêsu chữa lành, nhưng chỉ có một người quay trở lại cám ơn Chúa Giêsu mà thực tế anh ta lại là một người ngoại đạo. Mỉa mai là ở chỗ đó. Người Samaria là người ngoại giáo, một người bị đánh giá là vô đạo, bị người Do Thái cho rằng phải tránh xa…Nhưng anh ta đã làm một cử chỉ thật cao đẹp.

Thường con người hay quên lãng hoặc cố tình hay sơ ý khi họ thọ ơn người khác. Chúa Giêsu bao giờ cũng sống tình con thảo với Thiên Chúa Cha. Khi Ngài cầu nguyện, khi tiếp xúc, khi làm phép lạ,khi chọn các tông đồ, Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha. Đây là cử chỉ đẹp, cử chỉ tuyệt vời Chúa nêu gương để chúng ta noi gương bắt chước Ngài. Tin mừng của thánh Luca hôm nay thuật lại việc mười người phong cùi được chữa lành. Bệnh cùi là bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y thời Chúa Giêsu. Ai mắc bệnh này phải sống xa cộng đồng dân cư.Từ đàng xa đã phải la lên để dân biết tránh xa. Thật là khổ cực trăm bề. Mười người phong cùi trong đó chín người là người có đạo và một người là dân Samaria, là dân vô đạo. Tất cả mười người cùi đều đứng từ xa khi nghe tin Đức Giêsu đi ngang qua, họ lớn tiếng van xin Đức Giêsu chữa lành cho họ. Tất cả đều được chữa khỏi. Tuy nhiên,Tin Mừng viết rất xót xa. Tin Mừng viết rất cay cú. Trong mười người được Chúa chữa lành, chỉ có một người bị ghép tội vô đạo biết quay trở lại cảm tạ ơn Chúa.Xem ra ở đời người ta chỉ muốn người khác biết ơn mình, còn mình thường hay quên hay không muốn đền ơn, biết ơn người đã làm ơn cho mình. Đáng lẽ chúng ta phải biết:” Ăn cây nào rào cây ấy. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “.Tuy nhiên, con người thường có tính ích kỷ, thích qui hướng về mình, nên khi mình làm ơn cho ai một chút thì thích người khác trả ơn cho mình, nhưng người khác làm ơn cho mình, mình lại giả ngơ làm điếc. Nói thế nhưng không phải tất cả đều như thế, có những người rất tốt khi hàm ân ai, họ luôn biết ơn những người đó.

Tin mừng hôm nay nói rất rõ, chín người cùi có đạo đã làm ngơ trước ơn huệ lớn lao của Thiên Chúa.Họ đã được Chúa làm phép lạ chữa lành, nhưng trước hồng ơn cao quí ấy, họ đã không biết trở lại để cảm tạ Chúa Giêsu. Chúng ta đọc thấy trong Kinh tiền tụng:” Chúa không cần chúng ta cảm tạ, nhưng cảm tạ lại là hồng đem lại ơn cứu độ cho chúng ta “. Do đó, sống ở đời chúng ta phải biết nói lời cám ơn. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo I đã kể một câu chuyện thật dí dỏm, Ngài kể rằng có một bà mẹ gia đình đầu tắt mặt tối, lo cho chồng cho con, nhưng không bao giờ bà được chồng nói lời cám ơn.Ông chỉ biết hạch sách và đòi vợ hầu hạ, nên bữa kia ông và các con đi chơi. Bà muốn cho chồng và con cái bài học.Do đó, bà dọn cỏ trên bàn ăn.Khi về, họ chỉ thấy các dĩa cỏ trên bàn ăn. Lúc đó, Ông chồng và các con mới hiểu thế nào là sự vất vả của vợ, và lời khen, lời cám ơn vợ là cần thiết thế nào !

Chúng ta đã được Chúa yêu thương, chúng ta đã được Chúa ban muôn vàn ân huệ nhưng không, chúng ta phải biết cảm tạ tri ân Chúa. Chúng ta phải biết đáp trả lại tình thương vô biên của Chúa. Bài học Tin Mừng của thánh Luca dạy chúng ta hôm nay là phải biết tạ ơn Chúa vì ơn cao quí tuyệt vời Chúa đã cho chúng ta được làm người, được sống trên gian trần này và được hưởng nếm những điều tốt đẹp Chúa đã dựng nên…Chúng ta cũng phải biết ơn nhau vì chúng ta sống là sống cho, sống cùng, sống với người khác, do đó, chúng ta hàm ân nhiều người, chúng ta phải biết ơn họ, chúng ta phải trả ơn họ. Đó là sự thường tình ở trần gian này.Có qua có lại mới toại lòng nhau.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con ơn không ngừng cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì muôn hồng ân Thiên Chúa đã ban nhưng không cho chúng con. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1. Tại sao chín người có đạo được Chúa chữa lành khỏi bệnh cùi, lại không biết quay lại cám ơn Chúa ?
2. Thời Chúa Giêsu bệnh cùi là bệnh thế nào ?
3. Tại sao người ngoại đạo biết mình được khỏi bệnh lại quay lại cám ơn Chúa ?
4. Bài Tin mừng hôm nay dạy chúng ta điều gì ?
 
Hãy tạ ơn Chúa
Lm. Đan Vinh
08:56 09/10/2013
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN C

2V 5,14-17 ; 2Tm 2,8-13 ; Lc 17,11-19

HÃY TẠ ƠN CHÚA

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 17,11-19

(11) Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. (12) Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong cùi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa (13) và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi !” (14) Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Đang khi đi thì họ đã được sạch. (15) Một người trong bọn thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. (16) Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. (17) Đức Giê-su mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? (18) Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” (19) Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.

2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay cho thấy trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đã chữa cho mười người phong cùi được khỏi do đức tin của họ vào Người, biểu lộ qua lời cầu xin tha thiết và qua thái độ vâng lời Người dạy. Tuy nhiên trong 10 người được khỏi bệnh chỉ có một người Sa-ma-ri biết trở lại tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Đức Giê-su. Người đã trách những kẻ còn lại như sau: “Thế còn chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” Sau đó Người nói với anh Sa-ma-ri: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.

3. CHÚ THÍCH:

- C 11-13: + Trên đường lên Giê-ru-sa-lem: Đây là lần thứ ba thánh Lu-ca nói tới việc Đức Giê-su đi lên Giê-ru-sa-lem (Lc 9,51;13,32). Thành Giê-ru-sa-lem là đích điểm của cuộc hành trình, và cũng là nơi kết thúc cuộc đời Đức Giê-su trước khi Tin mừng được rao giảng đi khắp thế giới (x. Lc 24,47). + Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê: Để lên Giê-ru-sa-lem, phải đi ngang qua vùng đồng bằng sông Gio-đan và thành Giê-ri-khô (x. Lc 18,35). + Người vào một làng kia thì có mười người phong hủi đón gặp Người: Để tránh cho nhiều người khỏi bị lây bệnh, Luật Mô-sê buộc những người bệnh cùi phải sống cách xa chỗ ở của dân chúng (x. Lc 13,46). + Họ dừng lại đằng xa: Bệnh cùi không những là bệnh đáng sợ về thể xác, mà còn là hình phạt của Đức Chúa dành cho những tội nhân (x. Đnl 28,27). Thời xưa vì khoa học chưa tiến bộ, nên khi thấy một số triệu chứng nghi ngờ trên da bệnh nhân, các tư tế dễ khẳng định họ mắc bệnh này (x. Lv 13,9-17). Người mắc bệnh phong cùi bị buộc phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và khi thấy có người đến gần thì phải kêu lên “Ô uế! Ô uế!” để người ta biết mà tránh xa (x. Lv 13,45). + “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi”: Chữ Thầy ở đây bày tỏ một lòng tin tưởng sâu xa. Chữ này chỉ thấy trong Tin mừng Lu-ca và do các môn đệ sử dụng (x. Lc 5,5; 8,24.45). Mười người cùi này đã làm trái với quy định Luật pháp, vì họ tin vào tình thương của Đức Giê-su đối với bệnh nhân.

- C 14-16: + “Hãy đi trình diện với các tư tế”: Khi ra lệnh cho các người cùi đi trình diện với các tư tế, Đức Giê-su đã gián tiếp chữa bệnh dựa vào lòng tin của họ, biểu lộ qua thái độ mau mắn vâng lời đến với các tư tế để được chứng nhận khỏi bệnh (x. Lv 13,49). Và quả thật, khi đi đường thì họ đã thấy mình được lành sạch. Qua phép lạ này, Đức Giê-su chứng tỏ Người vừa là Đấng quyền năng, lại vừa trung thành tuân giữ Lề luật (x. Lv 14,2-3). + Lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa: Lu-ca thích ghi nhận thái độ tôn vinh Đức Chúa của người nhận được phép lạ (x. Lc 5,25-26; 7,16). + Anh ta lại là người Sa-ma-ri: Người Do thái khinh thường người Sa-ma-ri. Thế nhưng ở đây chỉ có người Sa-ma-ri là đã quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa. Điều này cho thấy Đức Giê-su đến cứu chuộc mọi người không phân biệt Do thái hay dân ngoại.

- C 17-19: + “Không phải cả mười người đều được sạch sao?”: Đức Giê-sumuốn cả 10 người đều trở lại. Nhưng chỉ có người Sa-ma-ri. Chín người kia là người Do thái đã không trở lại cám ơn, có lẽ do không có thói quen ấy hoặc do họ nghĩ mình là dân ưu tuyển, có quyền đòi Chúa phải ban ơn và không cần phải cám ơn Người. + “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”: Đức Giê-su tỏ lòng ưu ái đặc biệt đối với người Sa-ma-ri ngoại đạo, vì anh đã bày tỏ lòng biết ơn. Người cho biết: ơn cứu độ được ban cho người ta không căn cứ trên nguồn gốc Do thái hay dân ngoại, nhưng căn cứ trên lòng tin. Một lòng tin thực sự phải được biểu lộ, không những bằng lời xin ơn, mà còn bằng việc cảm tạ tôn vinh Chúa suốt cả cuộc đời.

4. CÂU HỎI: 1) Luật Mô-sê quy định về sinh họat của các người bị bệnh phong cùi ra sao ? 2) Mười người phong cùi đã cầu xin với Đức Giê-su thế nào ? 3) Qua việc ra lệnh cho mười người cùi đi trình diện với tư tế, Đức Giê-su cho thấy quan điểm của Người đối với Luật Mô-sê ra sao ? 4) Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn người ta phải tỏ thái độ biết ơn Thiên Chúa ? 5) Ta phải tạ ơn thế nào khi được ơn Chúa ban nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ và các thánh ?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại đạo này?” (Lc 17,17-18).

2. CÂU CHUYỆN:

1) TẠ ƠN CHÚA KHÔNG NGỪNG:

Thi sĩ LA-MÁC-TIN (Lamartine), người Pháp đã kể lại một giai thoại vui như sau: một hôm khi đi ngang qua một cánh rừng, ông chợt nghe thấy một âm thanh lạ: cứ kèm mỗi tiếng búa đập đá chan chát là câu nói “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ tò mò đến gần thì thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa nện vào phiến đá trước mặt là ông lại thốt ra câu nói “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ nấn ná đến gần hỏi chuyện, bấy giờ ngưởi thợ đá mới giải thích như sau: ”Tôi đang tạ ơn Chúa !” Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống xem ra khá vất vả, thi sĩ liền bảo ông kia: “Giả như bác được giầu có thì tôi hiểu tại sao bác luôn “Tạ ơn Chúa”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần khi dựng nên bác trong lòng mẹ. Sau đó Ngài chỉ ban cho bác có một cái búa này và không ngó ngàng gì tới bác nữa. Vậy tại sao bác lại cứ phải tạ ơn Ngài như thế ?”

- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi hay sao ? Người thợ đá hỏi lại.

- Dĩ nhiên – Lamartine nhắc lại: “Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần mà thôi !”

Bấy giờ người thợ đập đá liền nói với ông khách:

- Ông nói như vậy cũng phải thôi. Nhưng ông cũng hãy nghĩ lại mà xem: Thiên Chúa vô cùng lớn lao lại thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và dù Ngài chỉ nghĩ đén tôi một lần mà thôi, lại không đủ để tôi phải tạ ơn Ngài luôn mãi hay sao ?”.

Nói xong, người thợ đá bỏ mặc ông thi sĩ đứng đó, rồi quay lại vừa đập đá vừa tiếp tục nói: “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”…

2) PHẢI LUÔN TẠ ƠN CHÚA:

BAI-ƠN ĐEO (Byron Dell) kể lại câu chuyện liên quan đến ông hồi còn nhỏ như sau: “Tôi đã lớn lên tại một nông trại miền Nê-bát-ca (Nebraska). Khi lên 8 tuổi, tôi có nuôi một con ngựa nhỏ tên là Phít-ki (Frisky). Một buổi sáng kia, khi tôi đang ngồi trên lưng con ngựa thân yêu và tiến đến gần mấy con bò cái đang ăn cỏ, thì bỗng nhiên chú ngựa con tôi đang cưỡi nổi hứng lên, và vùng chạy như điên mà tôi không sao ghìm cương cho nó đứng lại được. Mấy lần tôi sắp bị té lăn xuống đất, nhưng may sao tôi đã kịp gượng ngồi lại được trên yên ngựa. Ba tôi cùng mấy người giúp việc vội vàng leo lên mấy con ngựa khác đuổi theo. Sau mấy cây số băng rừng lội suối. Khi bắt kịp tôi, ông nắm chặt giây cương con ngựa của tôi và bắt nó phải dừng lại. Sau đó ba tôi bồng tôi sang ngồi trên yên ngựa của ông và dắt con ngựa của tôi chạy theo phía sau. Nó ngoan ngoãn theo chân con ngựa của chúng tôi quay về nông trại. Tối hôm đó, ba tôi đã theo tôi lên đến tận chỗ tôi nằm trên gác. Ông yêu cầu tôi cùng ông quì trên sàn cạnh giường để tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho tôi được an toàn sau sự cố ban chiều. Sau đó ông đã dâng một lời nguyện tự phát để cảm tạ Chúa thay cho tôi”.

Biến cố ấy xảy ra cách đây đã 55 năm. Thế mà Bai-ơn vẫn không bao giờ quên được. Nó làm cho ông cảm thấy xúc động và cảm phục ba rất nhiều. Nhất là biến cố đó đã dạy cho Bai-Ơn bài học về lòng biết ơn đối với Chúa. Từ ngày ấy, mỗi tối trước khi đi ngủ, ông đều quì bên giường thưa với Chúa một lời cầu nguyện tự phát để cám ơn Người đã ban các ơn lành cho ông trong một ngày qua, và cầu xin Chúa gìn giữ hồn xác mình qua đêm bình an.

3.SUY NIỆM:

Biết ơn là thái độ của một người có giáo dục và nhân cách. Người xưa đã dạy về lòng hiếu thảo biết ơn như sau: ”Uống nước nhớ nguồn; Làm con phải hiếu; Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… Về phạm vi đức tin, người tín hữu cần ý thức công ơn của Thiên Chúa, để từ đó tỏ lòng biết ơn Ngài như con thảo đối với cha hiền. Vậy tại sao chúng ta phải biết ơn ? Ích lợi của sự biết ơn ra sao ? Mỗi người chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa và tha nhân ?

1.Những lý do của lòng biết ơn :

1) Vì biết ơn là thái độ phù hợp với đạo làm người: Khi chịu ơn ai chúng ta phải tỏ lòng biết ơn họ mới hợp đạo lý như người ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Kẻ không biết ơn sẽ bị khinh dể là phường “vô ơn bạc nghĩa”; “Ăn cháo đá bát”; “Vắt chanh bỏ vỏ”…

2) Vì biết ơn là biểu hiện một người có giáo dục, có văn hóa: Một người biết nói lời “cám ơn” cho thấy một nhân cách tốt, có trình độ văn hóa cao và sẽ được mọi người kính nể như người xưa dạy như sau: “Công ai một chút chớ quên. Phiền ai một chút để bên cạnh lòng”.

2.Ích lợi cua lòng biết ơn:

-“Lời nói không mất tiên mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: Thái độ biết ơn sẽ được lòng của người làm ơn và chắc họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ chúng ta lần khác khi có dịp.

-Đặc biệt nếu cha mẹ, thầy cô, thủ trưởng… nói lời “cám ơn” với người dưới quyền như con cái, học trò, thuộc cấp… chắc sẽ làm cho họ vui và họ sẽ kể lại cho nhiều người khác biết về phẩm chất tốt đẹp của chúng ta.

-Tuy nhiên cần tránh thái độ “công thần” khi giúp ai được điều gì thì hay kể công và đòi người chịu ơn lúc nào cũng phải nhớ để đền ơn mình. Trái lại chúng ta phải coi việc giúp đỡ tha nhân là bổn phận như lời Chúa dạy: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

3.Hãy tạ ơn Thiên Chúa và tha nhân:

1) Thái độ Tạ ơn Thiên Chúa biểu lộ một đức tin chân thành:

-Ngay từ thời Cựu ước, tác giả thánh vịnh đã dạy loài người phải biết tạ ơn Thiên Chúa như sau: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1). Thời kỳ Xuất hành, dân Ít-ra-en cũng đã bắt đầu truyền thống tạ ơn Đức Chúa qua việc dâng lễ đầu mùa lên cho Ngài (Đnl 26,1-10).

-Đến thời Tân ước, Đức Giê-su nhiều lần nêu gương cầu nguyện tạ ơn Chúa Cha. Chẳng hạn: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn…” (Mt 11,25-26). Đức Giê-su cũng đòi những ai nhận được ơn phải biết cám ơn như khi Người nói vơi người Sa-ma-ri ngoại đạo vừa được khỏi bệnh phong cùi như sau: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” (Lc 17,17-18).

-Hội Thánh Công Giáo cũng biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa bằng việc cử hành bí tích Thánh Thể (x. Lc 22,19¬) được gọi là Thánh Lễ Tạ Ơn. Trong thánh lễ, Hội Thánh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa bằng việc dâng bánh rượu là kết quả của lao công để sẽ biến thành Mình Máu thánh Chúa Ki-tô. Sau đó, nhờ lễ vật rất cao trọng này, các tín hữu sẽ dâng lên Chúa Ba Ngôi tâm tình cảm tạ và xin ơn.

3) Những cách tỏ lòng biết ơn:

-Cuộc sống chúng ta là một chuỗi những hồng ân của Chúa: Có những ơn do Thiên Chúa trực tiếp ban và cũng có những ơn Chúa ban qua người khác. Vậy chúng ta cần phải làm gì khi nhận được những món quà ấy ? Thánh Bê-na-đo đã dạy: ”Tôi xin anh em điều này là hãy tránh thói xấu lớn lao là sự vô ơn. Chớ gì đời chúng ta là một lời cám ơn liên lỉ... Tuy nhiên chúng ta đừng chỉ nói lời cám ơn suông, nhưng hãy biết sử dụng những ơn lành Chúa ban. Đó là điều Chúa đòi hỏi chúng ta”.

-Phải biết ơn bằng hành động: Bài đọc I trong thánh lễ hôm nay cho thấy lòng biết ơn phải được biểu lộ bằng hành động noi gương tương Na-a-man người xứ A-ram (x. 2 V 5,14-17).

-Phải vui vẻ đón nhận mọi điều xảy đến: Cám ơn Chúa vì những điều may lành như ý thì dễ, nhưng cám ơn về những điều rủi ro trái ý lại không dễ chút nào. Vì thế chúng ta cần tập cám ơn Chúa về mọi điều xảy đến cho ta: vui cũng như buồn, thành công cũng như thất bại, an lành khỏe mạnh cũng như rủi ro tật bệnh… Vì những điều đó đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta, như thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đã xác quyết: "Tất cả đều là hồng ân".

-Cần tập thành thói quen cám ơn: Cha mẹ Công Giáo cần tập cho con cái biết cám ơn những người làm ơn cho mình ngay tư khi chúng bập bẹ nói. Mỗi tối, chúng ta cũng hãy nhớ lại những ơn tinh thần vật chất nhận được trong ngày, rồi dâng lời tạ ơn Chúa như thánh Phao-lô đã viết: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su" (1 Cr 1,4).

3. SỐNG LỜI CHÚA: 1) Trong ba câu chuyện trên, bạn thích câu chuyện nào nhất ? Tại sao ? 2) Bạn thấy việc tạ ơn Chúa khi đã nhận được ơn có hợp tình hợp lý không ? 3) Bạn có ý kiến thế nào về câu nói sau: “Tất cả đều là hồng ân: Cuộc đời của chúng ta, dù được may lành như ý hay gặp rủi ro trái ý cũng đều không ngòai thánh ý Chúa quan phòng, và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của ta. Nên ta phải luôn dâng lời cảm tạ tri ân Chúa” ?

4. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU, Thánh I-nha-xi-ô đã nói: “Tội lớn nhất nơi con người là tội vô ơn”. Hôm nay, Chúa dạy chúng con bài học phải biết cám ơn Chúa. Cám ơn Chúa như người cùi Sa-ma-ri biết quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa sau khi đã được lành sạch. Con phải cám ơn Chúa vì sự cám ơn đó mang lại ích lợi cho chính con, như lời kinh Tiền tụng trong Thánh lễ: “Việc tạ ơn không thêm gì cho Chúa, nhưng mang lại lợi ích cho phần rỗi đời đời của con”.

- LẠY CHÚA. Đời con được dệt bằng biết bao hồng ân của Chúa mà nhiều khi con đã chưa ý thức được. Có lẽ chẳng khi nào con tạ ơn vì đã được làm người và được làm con cái Chúa. Có lẽ chưa khi nào con tạ ơn vì Chúa đã ban khí trời để thở, cơm ăn nước uống, vũ trụ thiên nhiên tươi đẹp để giúp con sống vui tươi. Cũng chưa bao giờ con tạ ơn Chúa vì con đã được Chúa ban cho mạnh khỏe, thân xác lành lặn, tâm hồn bình an... Quả thực, đó là những ơn to lớn mà con lại cho là chuyện đương nhiên, nên con đã tỏ ra vô ơn với Chúa. Từ nay xin Chúa cho con nhận ra những ơn lành Chúa đã thương ban và không ngừng dâng lời cảm tạ tri ân Chúa. Tri ân bằng lời ca tụng Chúa và nhất là bằng một cuộc sống luôn tuân theo thánh ý Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH
 
Sao không quay lại để tạ ơn
Jos. Vinc. Ngọc Biển
13:34 09/10/2013
SAO KHÔNG QUAY LẠI ĐỂ TẠ ƠN?

(Chúa Nhật 28 Thường Niên, C)

Chúng ta vẫn còn nhớ vào ngày 11 tháng 3 năm 2012, kỷ niệm tròn 1 năm thảm họa sóng thần ập đến với nhân dân Nhật Bản. Sau đại họa đó, Nhật Bản đã hồi sinh nhanh chóng, một phần nhờ vào sự tương trợ của các nước trên thế giới. Vì thế, nhân dịp kỷ niệm này, khoảng 500 em học sinh từ thành phố Ishinomaki thuộc tỉnh Miyagi đã đồng ca bài hát mang tên “Arigato” (Cảm ơn) để tri ân thế giới. Hành động này đã làm cho thế giới nghiêng mình kính phục trước hệ thống giáo dục của nước Nhật.

Hôm nay, bài Tin Mừng trình thuật cho chúng ta thấy việc Đức Giêsu chữa lành mười người phong cùi, tuy nhiên, sau đó chỉ có một người quay lại để tạ ơn Chúa mà thôi. Vậy, tại sao lại có sự chữa lành đó và thái độ tạ ơn của người Samaria đã đem lại cho anh ta những gì?

1. Ý Nghĩa Lời Chúa

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về quan niệm của người Do Thái đối với người bị bệnh phong cùi:

Theo lối suy nghĩ của người Do Thái thời bấy giờ, bệnh phong cùi là một thứ bệnh dơ bẩn, ô uế. Vì thế, người mắc bệnh này chắc chắn bị cô lập. Họ không được sống một cuộc sống bình thường như mọi người, và lẽ đương nhiên bị người cùng thời khinh bỉ. Cuộc sống của họ thường ở ngoại ô, hay nơi vùng sâu vùng xa, nơi ít người qua lại. Nhưng có lẽ khổ tâm hơn cả, chính là họ bị mọi người coi mình như là dấu chỉ bị Thiên Chúa trừng phạt. Những ai mắc bệnh này thì kể như là kẻ bị chúc dữ.

Quả thật sách Lêvi cũng đã trình bày sự phân biệt và kỳ thị đối với người bị bệnh phong thời bấy giờ như sau: “Người phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế ! Ô uế!’ Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó còn ô uế; nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13,45-46).

Tuy nhiên, hôm nay Đức Giêsu đã làm cho mọi người phải ngỡ ngàng vì Ngài có một trái tim rộng lớn, Ngài đã “chạnh lòng thương” để vượt lên trên lề luật, ra khỏi quan niệm của dân chúng để cứu giúp những người đau khổ.

Câu chuyện được khởi đi từ việc Đức Giêsu đi đến một làng kia, và có mười người phong cùi biết tin Ngài đi qua, nên đã đến để xin Ngài chữa lành cho mình: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” Lc 17, 13 ). Câu nói này thể hiện niềm tin của họ vào Đức Giêsu cách tuyệt đối. Vì tin, nên những người bệnh này cũng đã phá tan hàng rào kỳ thị của dân chúng xưa nay cũng như lòng tự ti của chính mình để miễn sao gặp được Chúa và mong ước được Chúa yêu thương, chữa lành. Và, khi nghe thấy họ kêu xin mình như vậy, Đức Giêsu đã “chạnh lòng thương” và, Ngài đã ra tay cứu giúp khi nói: “Hãy đi trình diện với các tư tế. Ðang khi đi thì họ đã được sạch” ( Lc 17, 14 ). Qua hành vi chữa lành bệnh tật này, Đức Giêsu thể hiện lòng thương xót, nhân từ của Thiên Chúa cho nhân loại.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là Đức Giêsu đã giải thoát họ về mặt tinh thần. Từ nay họ không còn bị xã hội xa lánh, khinh miệt và nguyền rủa nữa. Cũng kể từ nay, họ được hòa nhập với xã hội và người thân. Đây có lẽ là điều hạnh phúc nhất của họ.

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong bài tin mừng hôm nay đó là đức tin và lòng biết ơn:

Trước tiên, vì tin, những người phong cùi mới kêu lên: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” (Lc 17, 14). Vì tin, họ mới nghe lời Đức Giêsu để đến trình diện tư tế khi chưa lành bệnh. Và, kết quả là nhờ lòng tin, họ đã được lành sạch khi đang trên đường đi trình diện các Tư Tế.

Thứ đến, là lòng biết ơn. Tất cả mười người đều được lành sạch cả, nhưng chỉ có một người trong nhóm họ đến tạ ơn Đức Giêsu mà thôi. Thật chớ trêu thay, người đó lại là người Samaria dân ngoại, còn những người Do Thái thì có những thái độ ngược lại. Thấy vậy, Đức Giêsu mới hỏi: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17, 18-19) . Câu hỏi này vừa nói lên sự ngỡ ngàng và chua chát của Đức Giêsu với người Do Thái, vốn được coi là dân riêng của Thiên Chúa, nhưng đã không hề chân nhận những ơn lành mà Ngài đã thi ân. Thái độ này của họ đã được Đức Giêsu cảnh báo: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng".

Cuối cùng, nhờ lòng biết ơn, người Samaria này đã sinh hoa trái về đàng thiêng liêng cho chính mình. Người này được sạch cả bên trong lẫn bên ngoài, còn những người Do Thái thì tuy bên ngoài đã sạch, nhưng tâm hồn của họ vẫn bị thứ bệnh phong cùi vô hình làm cho họ mất cảm thức về ơn cứu độ.

2. Sống Lời Chúa Hôm Nay

Hôm nay chúng ta được nghe tường thuật bài Tin Mừng Chúa chữa mười người phong cùi về mặt thể lý, và điểm then chốt mà sứ điệp lời Chúa hôm nay muốn nhấn mạnh đó là cần phải có niềm tin và lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Đồng thời cũng muốn cho mỗi chúng ta ý thức được mình cũng là người tội lỗi cần được Chúa thứ tha.

Đã nhiều lần ta nghe đâu đó, hay chính chúng ta đã hứa với Chúa: “lạy Chúa, xin cho gia đình con được bình an, hạnh phúc, được nhiều người giúp đỡ. Con cái ngoan hiền, thi cử đỗ đạt, gia đình có công ăn việc làm, buôn bán được thuận lợi”, rồi sau đó hứa với Chúa là sẽ thay đổi như: bỏ rượu, cờ bạc, trai gái và chăm chỉ đi lễ nhà thờ, lần hạt, chia sẻ bác ái… . Nhưng khi đạt được rồi thì bỏ luôn không còn nhớ gì hay nếu có nhớ thì cũng làm ngơ không để ý đến lời thề của mình với Chúa, Đức Mẹ và các thánh nữa. Vẫn còn đó câu ngạn ngữ: “Hết rên, quên thầy”; “được chim bẻ ná, được cá quăng nơm”; “chắp tay lạy Đức Chúa Trời, cho con lấy vợ con thôi nhà thờ”.

Mong thay, mỗi người chúng ta hãy có một đức tin mạnh mẽ và luôn mang trong mình tâm tình tạ ơn Chúa để được cứu độ. Hồng ân này đã được kinh Tiền tụng Thánh Thể IV diễn tả: “Lạy Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và sinh ơn cứu độ cho chúng con nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được ca tụng Cha lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời”.

Lạy Chúa, xin cho con biết tin tưởng vào Chúa như những người phong cùi khi xưa, và xin cho con có thái độ biết ơn như người Samarria trong bài Tin Mừng hôm nay. Ước gì lời tạ ơn của chúng con được Chúa chúc lành và ban ơn cứu độ. Amen.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng tiếp kiến chung: Giáo Hội là Công Giáo theo nghĩa nào?
LM. Trần Đức Anh OP
11:02 09/10/2013
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung 80 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 9-10-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích về đặc tính ”Công Giáo” của Giáo Hội.

Quảng trường Thánh Phêrô như ”một rừng” các ô dù nhiều màu, tràn ra tới nửa đường Hòa Giải. Tuy trời mưa, ĐTC vẫn dành 40 phút đi xe díp mui trần màu trắng, tiến qua các lối đi ở Quảng trường để chào thăm các tín hữu.
Trong số đông đảo các GM hiện diện cũng có nhiều GM đến từ hai nước Ethiopia và Eritrea bên Phi châu. Trước đó, các vị đã cùng với ĐHY Leoardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, cử hành thánh lễ trước mộ thánh Phêrô Tông Đồ để cầu nguyện cho các thuyền nhân bị thiệt mạng trong vụ vượt biên hôm 3-10 vừa qua gần đảo Lampedusa, cực nam Italia, trong đó có đông đảo người Ethiopie và Eritrea.

Sau phần tôn vinh lời Chúa, ĐTC đã bắt đầu bài giáo lý về đề tài: ”Giáo Hội Công Giáo”, qua đó ngài xác định Giáo Hội là Công Giáo theo nghĩa nào, và ngài cổ võ các tín hữu tăng cường tình hiệp thông và tích cực tham gia vào đời sống của Giáo Hội.

Bài giáo lý của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em.. Nhưng tôi thấy rằng hôm nay, một ngày trời xấu, anh chị em thật can đảm, tôi khen anh chị em!

”Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo...”. Hôm nay chúng ta dừng lại để suy tư về đặc tính này của Giáo Hội: đặc tính Công Giáo. Trước tiên, Công Giáo có nghĩa là gì? Thưa nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp ”kathòlón” có nghĩa là ”theo tất cả”, toàn thể. Vậy đặc tính toàn thể này được áp dụng cho Giáo Hội theo nghĩa nào? Theo nghĩa nào chúng ta nói Giáo Hội là Công Giáo? Tôi muốn trình bày trong 3 ý nghĩa cơ bản.

1. Trước hết. Giáo Hội là Công Giáo vì là không gian, là căn nhà trong đó toàn thể đức tin được loan báo cho chúng ta, trong đó ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang đến cho chúng ta, được trao tặng cho mọi người, Giáo Hội làm cho chúng ta gặp gỡ lòng từ bi của Thiên Chúa Đấng biến đổi chúng ta vì trong Giáo Hội có Chúa Giêsu Kitô hiện diện, Ngài ban cho Giáo Hội được tuyên xưng đức tin chân thực, được cuộc sống sung mãn nhờ các bí tích, thừa tác vụ thánh chức chân chính. Trong Giáo Hội mỗi người chúng ta tìm được những gì cần thiết để tin, để sống như Kitô hữu, để nên thánh, để tiến bước trong mọi nơi và mọi thời.

Như một ví dụ, chúng ta có thể nói rằng giống như trong đời sống gia đình: trong gia đình mỗi người chúng ta nhận được tất cả những gì giúp chúng ta lớn lên, trưởng thành và sống. Ta không thể tự tăng trưởng một mình, không thể tự mình bước đi, tự cô lập, nhưng tiến bước và tăng trưởng trong một cộng đoàn, trong một gia đình. Trong Giáo Hội chúng ta có thể nghe Lời Chúa, tin chắn rằng sứ điệp mà Chúa ban cho chúng ta, trong Giáo Hội chúng ta có thể gặp Chúa trong các bí tích là những cánh cửa mở rộng qua đó ánh sáng Chúa Kitô chiếu dọi cho chúng ta, những dòng suối từ đó chúng ta kín múc chính sự sống của Thiên Chúa; trong Giáo Hội chúng ta học cách sống tình hiệp thông, tình thương đến từ Thiên Chúa. Hôm nay mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: tôi sống thể nào trong Giáo Hội? Khi tôi đi nhà thờ, có giống như tôi đi xem xinê, đi dự một cuộc đấu bóng hay không? Không, không phải vậy! Vậy tôi đi nhà thờ thế nào? Tôi đón nhận thế nào những hồng ân được trao tặng cho tôi, để lớn lên và trưởng thành như Kitô hữu? Tôi có tham dự vào đời sống cộng đoàn hoặc là tôi khép kín trong những vấn đề của tôi, cô lập với người khác? Theo nghĩa đầu tiên này, Giáo Hội là Công Giáo vì là nhà của tất cả mọi người: tất cả đều là con của Giáo Hội và tất cả ở trong nhà này.

2. Ý nghĩa thứ hai: Giáo Hội là Công Giáo vì là phổ quát, và Giáo Hội xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, loan báo Tin Mừng cho mỗi người nam nữ. Giáo Hội không phải là một nhóm những người ưu tú, không phải chỉ liên quan đến vài người. Giáo Hội không bị khép kín, Giáo Hội được gửi tới tất cả mọi người, tới toàn thể nhân loại. Và Giáo Hội duy nhất hiện diện cả trong những phần bé nhỏ nhất của Hội Thánh. Mỗi người có thể nói rằng trong giáo xứ của tôi có Giáo Hội Công Giáo hiện diện, vì giáo xứ của tôi cũng là thành phần của Giáo Hội hoàn vũ, cả giáo xứ này cũng có đầy đủ các hồng ân của Chúa Kitô, đức tin, các bí tích, thừa tác vụ, hiệp thông với ĐGM, Đức Giáo Hoàng và, cởi mở đối với tất cả mọi người, không phân biệt ai. Giáo Hội không phải chỉ ở dưới bóng tháp chuông của chúng ta, nhưng ôm lấy tất cả mọi người, mọi dân tộc tuyên xưng cùng một niềm tin, được nuôi dưỡng bằng cùng bí tích Thánh Thế, được các mục tử phục vụ. Cảm thấy mình được hiệp thông với tất cả các Giáo Hội, với tất cả các cộng đoàn Công Giáo lớn nhỏ trên thế giới! và rồi cảm thấy rằng tất cả mọi người đều ở trong sứ mạng, các cộng đoàn lớn nhỏ, tất cả chúng ta phải mở cửa để ra ngoài loan báo Tin Mừng. Vì thế chúng ta hãy tự hỏi: tôi đang làm gì để thông truyền cho tha nhân niềm vui được gặp gỡ Chúa, niềm vui được thuộc về Giáo Hội? Loan báo và làm chứng đức tin không phải là công việc của vài người, nhưng cũgn liên hệ đến tôi, đến anh chị em, đến mỗi người chúng ta!

3. Tư tưởng thứ ba và sau cùng: Giáo Hội là Công Giáo vì là ”Nhà của sự hòa hợp” trong đó sự hiệp nhất và khác biệt liên kết với nhau để trở thành một sự phong phú. Chúng ta hãy nghĩ đến hình ảnh một bản hợp ca, nghĩa là một sự đồng thuận và hòa hợp, các nhạc khí khác nhau cùng được đánh lên, mỗi nhạc khí giữ nguyên sắc thái riêng của mình và những đặc tính âm thanh riêng, nhưng hòa hợp với nhau về một cái gì chung. Rồi có người nhạc trưởng hướng dẫn. Trong bản hợp ca các sắc thái riêng của mỗi nhạc khí không bị xóa bỏ, đặc tính riêng của mỗi nhạc khí được đề cao giá trị tối đa!

Đó là một hình ảnh thật đẹp nói với chúng ta rằng Giáo Hội giống như một ban đại hợp xướng, trong đó có sự khác biệt: không phải tất cả chúng ta đều giống nhau, và chúng ta không thể giống nhau như vậy. Tất cả chúng ta khác nhau, mỗi người với những phẩm tính riêng, và đây là điều đẹp đẽ của Giáo Hội: mỗi người mang những gì Chúa ban, để làm cho tha nhân được phong phú. Giữa các phần tử của Giáo Hội, có những sắc thái khác nhau giữa các thành phần, nhưng không xung đột với nhau, không đối nghịch nhau; đó là một sự khác biệt để cho mình trở thành một sự hòa hợp nhờ Thánh Linh; chính Chúa là Ca trưởng đích thực, chính Ngài là sự hòa hợp. Và ở đây chúng ta tự hỏi: chúng ta có sống sự hòa hợp trong các cộng đoàn chúng ta hay không hay là chúng ta cãi nhau? Trong giáo xứ của tôi, trong phong trào của tôi, có những vụ nói xấu nhau không? Nếu có như thế thì không có sự hòa hợp, có sự đấu tranh, và như thế không phải là Giáo Hội: Giáo Hội là sự hòa hợp tất cả mọi người. Không bao giờ nói hành nói xấu nhau, không bao giờ cãi nhau. Chúng ta có chấp nhận người khác, chúng nhận có một sự khác biệt chính đáng hoặc chúng ta có xu hướng đồng nhất hóa? Sự đồng nhất hủy hoại sự sống, sự sống của Giáo Hội là sự khác biệt, và khi chúng ta muốn áp đặt sự đồng nhất cho tất cả mọi người, chúng ta giết chết các hồng ân của Chúa Thánh Linh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh là tác giả sự hiệp nhất trong sự khác biệt làm cho chúng ta ngày càng ”Công Giáo” hơn, nghĩa là ở trong Giáo Hội Công Giáo và hoàn vũ!

Chào thăm các đoàn tín hữu

Sau bài giáo lý trên đây, các giám chức tại Tòa Thánh đã lần lượt tóm tắt ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng như dịch những lời chào của ngài từ tiếng Ý sang các ngôn ngữ chính.

Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC đặc biệt chào thăm các GM thuộc HĐGM miền Bắc Phi và khích lệ các vị hãy củng cố các quan hệ huynh đệ với những người Hồi giáo. Và với tất cả mọi người, ngài nói: 'Anh chị em đừng sợ cầu xin Chúa Thánh Linh, xin Chúa làm cho mỗi ngừơi trở thành một người hiệp thông, luôn sẵn sàng hân hoan loan báo cho mọi người và mọi nơi, Tin Mừng cứu độ!”.

Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC chào thăm các bạn hữu của Học Viện Đức và Hungari đến Roma thể tham dự lễ truyền chức LM và phó tế, cũng như các tham dự viên tuần lễ giới thiệu đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ.

Ngỏ lời với các tín hữu nói tiếng Arập, ngài nhắc lại biến cố cách đây 1 năm, ngài 10-10 năm 2012, sau cuộc viếng thăm tại Liban và trao Tông Huán ”Giáo Hội tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tá”, ĐGH Biển Đức 16 đã du nhập tiếng Arập trong các buổi tiếp kiến chung hằng tuần, như các Nghị Phụ thỉnh cầu, để biểu lộ với tất cả các tín hữu Kitô ở Trung Đông sự gần gũi của Giáo Hội Công Giáo với các con cái Đông Phương. Hôm nay khi nói về câu ”Tôi tin Giáo Hội Công Giáo”, tôi xin anh chị em cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông: tại Siria, Irak, Ai Cập, tại Liban và Thánh Địa, nơi vị Vua Hòa Bình, Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra. Chúng ta hãy cầu nguyện để ánh sáng Chúa Kitô đi tới tâm hồn mỗi người và mọi nơi, cho đến tận bờ cõi trái đất.

Sau cùng, khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC chào thăm cách riêng các GM thuộc Giáo Hội Công Giáo theo truyền thống Alessandria ở Ethiopia và Eritrea. Tôi đặc biệt gần gũi các vị trong kinh nguyện và trong đau buồn vì bao nhiêu người con của phần đất này đã bỏ mình trong thảm trạng ở Lampedusa.

ĐTC đã kết thúc buổi tiếp kiến với kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh ban cho mọi người.
 
Top Stories
Authorities, stop lying to people, cries Bishop of Kontum
J.B. An Dang
04:21 09/10/2013
Facing the relentless smear campaign against Bishop Paul Nguyen Thai Hop of Vinh and his diocese, a Bishop in the Central Height lands of Vietnam urges the government to stop lying and embark on the Journey of Reconciliation with its own people.

In a letter sent to Thai Van Hang, the vice chairman of the Province of Nghe An, Bishop Michael Hoang Duc Oanh urged the government official not to put more wood to the fire that has been caused so much sufferings in the region hit hard by both natural and man-made disasters. Last week, the Wutif Typhoon left a trail of destruction in the region with flooded roads, power lines torn up along the national Route 1A, thousands of houses collapsed and dozens of church damaged.

Thai Van Hang, who was in charge of the attacks against parishioners of My Yen on Sept. 4, has recently led a smear campaign on state media against Bishop Paul Nguyen and his diocese. The letter was a reply to the Communiqué sent by the vice chairman to each individual bishop in Vietnam in an obvious attempt to isolate the Bishop of Vinh after an interview with AsiaNews on 18 September, in which Msgr. Paul Nguyen Thai Hop described the situation for Christians there as “dangerous and worrying”, appealing to the international community and called for the observance of human rights, the release of the two men still detained, and reparations for the victims of the attacks on 4 September.

Rejecting outright and bluntly accusations against his brother Bishop of Vinh, wrote Bishop Michael Hoang,"I myself has been a long-term victim of attacks similar to that in My Yen. You can study incidents at Hieu Dao Church (1975), Ninh Duc Church (1982), the land of Le Chi Church (1996), incidents of Catholic persecution in K'bang and Kon Chro (2010), Turia Yop (2012) or the latest wound at Dak Pan that still is bleeding.

In all of these incidents, regardless where and when they happened, the authorities have always claimed they are good and right while people 'commit all sorts of sins': causing social disturbances, attacking on-duty officials, attempting to overthrow the government...”

The prelate points out that all social disorders and sufferings have caused by the sort of government which is restricted by no laws, hampered by no rules, and based directly on violence and lies, and views human rights as a gift given to the people at the mercy of the authorities only when they are in good mood.

"Stop lying to the people," the prelate suggests, praising progress in communication technology and citing Luke 8:17 "For there is nothing hidden that will not be disclosed, and nothing concealed that will not be known or brought out into the open".

In conclusion, Bishop Michael Hoang urges the halt to attacks on Catholics arguing that both physical and verbal, are a clear violation of the rights to freedom of religion or belief, freedom of expression and freedom of assembly, as set out in the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a party.
 
Vescovo di Kontum contro le autorità vietnamite: basta attacchi alla diocesi di Vinh
Asia-News
04:08 09/10/2013
Mons. Michael Hoang Duc Oanh invia una lettera al vice-capo della provincia di Nghe-An, autore della campagna diffamatoria contro il vescovo di Vinh. Il prelato esprime solidarietà a mons. Paul Nguyen Thai Hop e chiede la fine delle persecuzioni. E auspica un processo di “riconciliazione” fra governo e popolo.

Hanoi (AsiaNews) - Il vescovo di Kontum, negli altipiani centrali del Vietnam, chiede alle autorità vietnamite la fine degli attacchi diffamatori contro il vescovo di Vinh e l'inizio di un processo di riconciliazione con il suo popolo. In una lettera inviata a Thai Van Hang, vice-capo della provincia di Nghe-An, mons. Michael Hoang Duc Oanh invita l'amministrazione locale a "non gettare ulteriore benzina sul fuoco" e a non "provocare ulteriori sofferenze" a una popolazione già segnata dai danni inferti "dall'uomo e dagli elementi naturali". Il riferimento è al passaggio la scorsa settimana del tifone Wutif, con inondazioni di strade, sradicamento di alberi e linee elettriche, la distruzione di migliaia di case e alcune chiese.

Da tempo la diocesi di Vinh, guidata da mons. Paul Nguyen Thai Hop, è al centro di una campagna diffamatoria promossa dai vertici governativi. La situazione è precipitata il 4 settembre scorso, quando centinaia di fedeli della parrocchia di My Yen sono scesi in piazza per la liberazione di due cattolici, in carcere da mesi senza aver commesso alcun reato. In risposta, la polizia ha attaccato i manifestanti provocando decine di feriti e compiendo numerosi fermi. Nei giorni seguenti, il vescovo è intervenuto condannando con fermezza la violenta repressione.

Fonti locali riferiscono che dietro gli attacchi contro i cattolici vi sarebbe la mano di Thai Van Hang, il quale ha poi ordito la campagna diffamatoria sui media locali e nazionali ai danni di mons. Paul e dell'intera diocesi. Il vice-capo della provincia ha inviato a tutti i vescovi vietnamiti un durissimo comunicato, in cui chiedeva di isolare il vescovo di Vinh e imporne di fatto il trasferimento dalla zona. A scatenare l'ira del funzionario governativo l'intervista rilasciata dal prelato ad AsiaNews il 18 settembre scorso, in cui descriveva la situazione dei cristiani come "pericolosa e preoccupante", appellandosi poi alla comunità internazionale per la fine delle ripetute violazioni ai diritti umani e il rilascio dei due cattolici di My Yen.

Nella lettera a difesa del confratello, il vescovo di Kontum respinge le accuse ed elenca gli attacchi che "io stesso ho subito" nel corso degli anni e che "ricordano da vicino i fatti di MyYen": Hieu Dao Church (1975), Ninh Duc Church (1982), i terreni della Le Chi Church (1996), le persecuzioni anticattoliche a K'bang e Kon Chro (2010), Turia Yop (2012), o le ultime ferite a Dak Pan, che versano ancora oggi sangue. In tutti questi casi, spiega mons. Michael Hoang Duc Oanh, le autorità hanno detto di agire "per il bene comune" contro gente che "ha commesso ogni sorta di peccato" provocando disturbo dell'ordine pubblico, attaccando funzionari e tendando di rovesciare il legittimo governo. "Ora basta raccontare bugie al popolo" conclude il prelato, che auspica la fine degli attacchi - fisici e verbali - contro i cattolici, il rispetto della libertà religiosa e dei diritti politici e civili.

 
Kontum bishop comes out against Vietnamese authorities, telling them to stop attacks against Vinh Diocese
Asia-News
13:10 09/10/2013
Bishop Michael Hoang Duc Oanh sends a letter to Nghe-An province's deputy chief, who is responsible for the smear campaign against the bishop of Vinh. The prelate stands in solidarity with Mgr Paul Nguyen Thai Hop, calling for an end to his persecution. He also calls for "reconciliation" between government and the people.

Hanoi (AsiaNews) - The Bishop of Kontum in Vietnam's Central Highlands has called on Vietnamese authorities to put a stop to the slanderous attacks against the bishop of Vinh. He wants them instead to start a process of reconciliation with the people.

In a letter to Thai Van Hang, deputy chief of Nghe-An Province, Mgr Michael Hoang Duc Oanh called on the local administration "not to throw more fuel on the fire" and cause "more suffering" to a population already harmed "by man and the natural elements."

The last reference is to last week's Typhoon Wutip, which flooded roads, uprooted trees, cut down power lines, and destroyed thousands of houses and some churches.

For some time the Diocese of Vinh, under Mgr Paul Nguyen Thai Hop, has been at the centre of a smear campaign promoted by government leaders.

The situation worsened on 4 September, when hundreds of members of My Yen parish took to the streets to demand the release of two Catholics who have been in prison for months even though they did not commit any crime.

Police responded by attacking protesters, wounding and arresting dozens of people. In the following days, the bishop strongly condemned the violent repression.

For local sources, Thai Van Hang is behind the attacks against Catholics, leading a smear campaign on local and national media against Mgr Paul and the entire diocese.

The province's deputy chief issued a harsh press release, which he sent to every Vietnamese bishop. In it, he asked them to isolate the bishop of Vinh and transfer him to another place because of an interview he did with AsiaNews on 18 September.

In the interview, the prelate said that Christians were in a "dangerous and troubling" situation and appealed to the international community for an end to the repeated violations of human rights and the release of the two Catholics in My yen.

In the letter defending his confrere, the bishop of Kontum rejected the deputy chief's accusations and listed the attacks that "myself have suffered" over the years and that "closely resemble the incidents of My Yen, namely events involving the Hieu Dao Church (1975), the Duc Ninh Church (1982), Le Chi Church lands (1996), and the anti-Catholic persecution in K'bang and Kon Chro (2010), Turia Yop (2012), and the latest, still painful incident in Dak Pan.

In all these cases, Mgr Michael Hoang Duc Oanh explained, the authorities said they acted "for the common good" against people who "committed all sorts of sins," like causing public disorder, attacking officials and trying to overthrow the legitimate government.

For the prelate, the authorities must "stop telling lies to the people" and carrying out physical and verbal attacks against Catholics. Instead, they should respect religious freedom and people's political and civil rights.
 
Vatican: new law on financial transparency, supervision and information
VIS
15:36 09/10/2013
Vatican City, 9 October 2013 (VIS) – The Holy See Press Office has today issued a communique on the new Law XVIII of Vatican City State (8 October 2013), regarding transparency, supervision and information in the field of finance. The full text is published here below:

1. On today’s date the Pontifical Commission for Vatican City State adopted Law XVIII, consisting of norms regarding transparency, supervision and information in financial matters, by which the regulations of Decree No. XI of the President of the Governorate, of 8 August 2013, are confirmed as law.

2. In the implementation of Pope Francis’ Motu Proprio of 8 August 2013, and maintaining continuity with the existing norms and those introduced progressively following Pope Benedict XVI’s Motu Proprio of 30 December 2010, for the prevention and countering of illegal activities in the area of monetary and financial dealings, Law No. XVIII strengthens the current internal system for the prevention and countering of money laundering and the financing of terrorism in conformity with international guidelines and, in particular, the Recommendations of the Financial Action Task Force (FATF) and relevant European Union sources.

3. In particular, Law No. XVIII consolidates the existing discipline in matters of:

- Measures to prevent and counter money laundering and the financing of terrorism;
- Vigilance and regulation of the bodies carrying out professional activities of a financial nature;
- Collaboration and exchange of information by the Financial Information Authority internally and at an international level;
- Measures against individuals who threaten peace and international security;
- Declarations of cross-border transportation of cash.

4. Law No. XVIII clarifies and consolidates the functions, powers and responsibilities of the Financial Information Authority in the exercise of its functions of supervision and regulation in the prevention and countering of money laundering and the financing of terrorism, in its function of informing in financial matters, and, as established by Pope Francis in his Motu Proprio of 8 August 2013, the function of prudential supervision.

5. The new law – in conjunction with recent legislation in matters of substantive and procedural penal law and in matters of administrative sanctions, as well as Pope Francis’ Motu Proprio of 11 July 2013 on penal jurisdiction – constitutes a further important step in the direction of transparency and supervision of activities of a financial nature and a contribution to the stability and integrity of the sector at a global level.
 
Pope Audience: The Catholicity of the Church
Vatican Radio
15:36 09/10/2013
2013-10-09 Vatican- Pope Francis held his weekly General Audience in St Peter’s Square on Wednesday. The Holy Father continued his catechetical reflections , focusing on the catholicity of the Church. In greetings to pilgrims, the Pope called on the faithful to pray for peace in the Middle East and remembered those who lost their lives in the Lampedusa boat tragedy.

The Pope also greeted pilgrims from several countries, including England, Ireland, Australia, Nigeria and the United States. Below, please find the full text of the official English-language summary of Pope Francis’ catechesis, as well as his words of greeting to English-speaking pilgrims and visitors. Listen to Lydia O'Kane's report

Dear Brothers and Sisters: In the Creed, we profess that the Church is “catholic”; in other words, she is universal. We can understand this catholicity in three ways. First, the Church is catholic because she proclaims the apostolic faith in its entirety; she is the place where we meet Christ in his sacraments and receive the spiritual gifts needed to grow in holiness together with our brothers and sisters. The Church is also catholic because her communion embraces the whole human race, and she is sent to bring to the entire world the joy of salvation and the truth of the Gospel. Finally, the Church is catholic because she reconciles the wonderful diversity of God’s gifts to build up his People in unity and harmony. Let us ask the Lord to make us more catholic – to enable us, like a great family, to grow together in faith and love, to draw others to Jesus in the communion of the Church, and to welcome the gifts and contributions of everyone, in order to create a joyful symphony of praise to God for his goodness, his grace, and his redemptive love.I cordially greet all the English-speaking pilgrims present at today’s Audience, including those from England, Scotland, Ireland, Denmark, Sweden, Ghana, Nigeria, Australia, Indonesia, the Philippines, Canada and the United States. My particular greeting goes to the new students of the Pontifical Beda College. Upon all of you, and your families, I invoke God’s blessings of joy and peace!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Chợ Thu Yêu Thương: Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Houston, TX
Trần Thiên Ân, OP
08:39 09/10/2013
Kính mời theo dõi đêm văn nghệ Hội Chợ Thu Yêu Thương: Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Houston, TX

 
Ngày Hướng Đạo Việt Nam tại San Jose
Lê Bình
09:55 09/10/2013
Cali Today News - Là một truyền thống tốt đẹp của những Hướng Đạo Sinh người Việt tại thung lũng Silicon Valley, cứ vào độ tháng 10 hàng năm, các đoàn hướng Đạo người Việt (HĐVN) có một ngày Hưóng Đạo Việt Nam. Năm nay 2013 ngày HĐVN được khai mạc lúc 11:00am ngày Thứ Bảy 5/10/2013 tại sân trường Thomas Russell, 1500 Escuela Parkway Milpitas. Hiện diện có khoảng 500 HDS thuộc các liên đoàn: Âu Lạc, Bách Việt, Diên Hồng, Hoa Lư, Hướng Việt, Lạc Hồng, Lạc Việt, Ra Khơi, Rạng Đông và 2 LĐ đến từ Sacramento là Hải Đăng và Lạc Việt Sacto. Phần quan khách có sự hiện diện của thị trưởng Milpitas, Ông Jose Esteves, các Trưởng thuộc văn phòng BSA Santa Clara-Monterey Bay có: Trưởng Bob Wedig, Tr. Magaret Caldwell, Tr. Gary Varano; văn phòng Nữ HĐHK có cô Loan Lưu, và các trưởng thuộc Hướng Đạo Trưởng Nỉên, và Trưởng Nguyễn Tấn Đệ thuộc văn phòng Hội HĐHK.

Ngày họp bạn bắt đầu vào lúc 9:00am với các trò chơi diễn ra tại sân cỏ của trường. Trò chơi bắn hỏa tiển, đẩy xe La Mã, đạp bong bóng, ném vòng, vẽ tranh trang trí...v.v. Dành cho tất cả các HĐS tham dự.

Lễ chào cờ diễn ra trang trọng theo nghi thức hướng đạo: Rước quốc kỳ Việt Mỹ, cờ HĐVN và lễ thượng kỳ. Một HĐS giới thiệu quan khách và các đơn vị HĐ tham dự. Thay mặt HĐVN, Trưởng Lê Quang Tuấn, Chủ tịch Hội Đồng HĐVN, Châu Santa Clara (VCS), đọc diễn từ khai mạc. Trong phần phát biểu, Tr. Tuấn tổng kết những hoạt động trong năm qua của HĐVN tại địa phương: Tổ chức ngày Trại chung cho HĐVN, trại cho Sói Con, tham dự các trại huấn luyện, chương trình STEM, và các sinh hoạt nổi bật khác. Sau cùng Tr. Tuấn ngỏ lời cảm ơn các huynh trưởng, các phụ huynh và các HĐS đã giúp cho các sinh hoạt HĐ được hoàn tất tốt đẹp.

Sau đó là phần phát biểu của quan khách. TT Milpitas chào mừng và chúc mừng sự lớn mạnh của các đoàn hướng đạo người Việt. Ông nhấn mạnh đến sự lợi ích của HĐ giúp cho các sinh hoạt của thanh thiếu niên tốt hơn và thành công hơn, giúp phát triển cộng đồng. Ông cũng không quên gửi lời chúc mừng đến các phụ huynh có con em tham dự HĐ, và cảm ơn họ đã giúp đỡ cho HĐ được lớn mạnh. Cô Loan Lưu đại diện cho Hội Nữ HĐHK tại địa phương ngỏ lời chào mừng, ca ngợi sự đóng góp của HĐVN vào các sinh hoạt cộng đồng, và không quên nêu bật sự đóng góp to lớn của phụ huynh vào công việc nầy. Sau cùng là lời tâm tình với các em Nữ HĐ, chúc cho các em nữ gặt hái nhiều thành quả trong sinh hoạt HĐ. Đại diện cho Hội Nam HĐHK, trong phần phát biểu của mình Tr. Magaret Caldwell gửi đến các HĐS câu hỏi “Why are you in Scouting? Các em HĐS hăng hái đưa tay trả lời. Có nhiều câu trả lời theo sự hiểu biết và ý kiến riêng của từng em, cuối cùng Tr.Magaret kết luận. Tất cả những câu trả lời đều nói lên ý nghĩa của sinh hoạt HĐ, và cô kết luận sinh hoạt HĐ “ trên hết và quan trọng nhất là Learning for Life qua Lời Hứa và Luật HĐ” chuẩn bị cho các thanh thiếu niên bước vào đời. Cuối cùng là lời phát biểu của Tr. Nguyễn Tấn Đệ. Tr. Đệ chỉ để cập đến 1 việc duy nhất là kếu gọi phụ huynh, các HĐS tham dự trại Thẳng Tiến X sẽ tổ chức 1 tuần lể từ ngày 28/6 đến 3/7/2014 tại Texas.

Sau lễ chào cờ, các quan khách, các trưởng được mời đến tham dự bữa ăn trưa và thăm viếng các lểu trại, khu thủ công của các liên đoàn. Mỗi đơn vị đều có một cách trang trí khu đất của đơn vị từ thủ công thắt nút dây, dựng cổng trại, trưng bày hình ảnh sinh hoạt của đoàn theo mỗi sắc thái riêng. LĐ Diên Hồng, Ra Khơi, Lạc Hồng...là những chiếc cỗng trại bằng cây, LĐ Bách Việt là những hình ảnh của các sắc tộc Việt Nam tượng trưng cho các sinh hoạt của 3 miền đất nước: Áo bà ba, áo tứ thân, áo dài, người thượng, gánh hàng rong...và một bức tranh lớn vẽ hình chùa Một Cột đã thu hút nhiều quan khách, HĐS đến chụp hình lưu niệm.

Cuối cùng là phần văn nghệ. Ngày HĐVN kết thúc lúc 4:00pm cùng ngày.

Tưởng cũng nên nhắc lại, hiện nay tại vùng Thung Lũng Santa Clara và Monterey Bay có một Council mang tên Silicon Valley Monterey Bay Council (Châu) chia làm 7 District (Đạo) thuộc hội HĐHK và với gần 25,000 HĐS thuộc đủ mọi chủng tộc, văn phòng tại 970 W, Julian St., San Jose, CA 95126. ĐT 408-279-2086.

Riêng HĐVN có tất cả 12 liên đoàn với trên dưới 1,000 HĐS và hàng trăm người lớn tham dự vào các sinh hoạt nầy. Các liên đoàn HĐVN sinh hoạt chung trong Hội Đồng HĐVN Châu Sanata Clara (Vietnamese Committe on Scouting)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao gọi là Thánh Pius thay vì Thánh Pio?
Nguyễn Trọng Đa
15:10 09/10/2013
Giải đáp phụng vụ: Tại sao gọi là Thánh Pius thay vì Thánh Pio?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Với ý tưởng nào mà ấn bản mới của Sách Lễ Rôma gọi Thánh Pio thành Pietrelcina là "Pius" thay vì “Pio”? Đúng là khi tên thánh Theresa Bông Hoa Nhỏ được khôi phục là Thérèse, chúng ta đang đi theo hướng ngược lại trong trường hợp Thánh Pio. - N. W., Costa Mesa, California, Mỹ.


Đáp: Trong khi không biết được lý do của nhóm phiên dịch, tôi có thể giả thiết nhiều lý do tốt cho sự chọn lựa này.

Đúng là Thánh Pio được biết đến nhiều theo hình thức tên gọi trong tiếng Ý của Ngài, ngay cả bên ngoài nước Ý. Tuy nhiên, trong tiếng Ý, tên này là hình thức đã được sử dụng bởi 12 Giáo hoàng, trong đó một số vị cũng là thánh nhân trong lịch phổ quát của Giáo Hội. Vì vậy, tại Ý, các thánh Pius I, V, X và Đức Chân Phước Pius IX được gọi là Pio I, V, X và IX.

Đức Francis Forgione lấy tên thánh đời tu là Tu sĩ Pius vào tháng 1-1903. Có lẽ Ngài làm thế là để tôn vinh một trong các thánh Giáo Hoàng mang tên ấy, hoặc Đức Thánh Cha mang tên Pius trước đó, là Đức Thánh Cha Pius IX. Đức Thánh Cha Pius X tương lai được bầu chọn vào ngày 4-8 cùng năm ấy.

Vì việc chọn tên Pius có liên quan cách cố ý đến tên của Giáo hoàng, thật là phù hợp để duy trì sự liên kết này bằng cách duy trì cùng dạng thức tên trong sách lễ.

Mặc dù tên này là phổ biến với một số Giáo hoàng, và người ta sự mến mộ nhiều với "Thánh Padre Pio", nhưng thật ra tên này chưa bao giờ được phổ biến rộng rãi. Trong thống kê chưa chính xác, có vẻ như tên Pius, có nghĩa là "đạo đức" hoặc "sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tôn giáo", chưa bao giờ được xếp hạng trong số 1.000 tên phổ biến nhất trong thế giới nói tiếng Anh. Thậm chí ở Ý, chỉ có khoảng 17.600 người đàn ông mang tên Pio (chưa tới 0,03 % dân số cả nước), xếp hạng thứ 366 về mức phổ biến.

Thật ra, các người mang tên thánh Pius mừng lễ bổn mạng của họ vào ngày 11-7, ngày lễ Thánh Giáo Hoàng Pius I, một vị tử vì đạo trong thế kỷ thứ hai.

Trong khi đó, Thérèse là tên riêng của Thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu. Đây thật là một hình thức tiếng Pháp đơn thuần của tên Teresa trong tiếng Tây Ban Nha, nhưng Bông Hoa Nhỏ được biết đến như là Thérèse, từ khi cuốn “Chuyện một tâm hồn” của Ngài được xuất bản.

Tương tự như vậy, trong khi Pio là một danh từ mới trong tiếng Anh, Thérèse tồn tại như một tên gọi khác có thể chấp nhận được, thay cho tên Teresa và Theresa. Việc sử dụng tên Thérèse đạt đỉnh điểm vào thập niên 1950, mặc dù không bao giờ có hơn 232 trẻ trong một triệu trẻ sơ sinh mang tên này, trong khi khoảng 6.500 trẻ trong một triệu trẻ sơ sinh mang tên Teresa và Theresa, trong cùng thời kỳ.

Vì vậy, do thiếu thông tin quyết định cho sự ngược lại, tôi tin rằng các lý do này giải thích các sự lựa chọn khác nhau đối hai cái tên trên đây. (Zenit.org 8-10-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đối thoại năm đức tin: Giáo lý và nhân đức của tôn giáo
Lm. Đan Vinh
08:59 09/10/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ GIÁO LÝ VÀ NHÂN ĐỨC CỦA TÔN GIÁO

VẤN ĐỀ 17: Tôn giáo chủ trương những giáo thuyết phản tiến bộ, đi ngược lại quyền lợi của lớp người nghèo khổ. Tôn giáo giảng dạy sự hèn nhát, sự tự khinh, sự ti tiện, sụ sỉ nhục, sự phục tòng… là những tính nết của loài vật (Mega I,6 trang 278).

TRẢ LỜI:

Đây chẳng qua chỉ là những bài bác mang tính chủ quan, thiên kiến và sai lầm như sau:

1. Ki-tô giáo không phản tiến bộ, mà trái lại đã chiếu ánh sáng văn minh cho nhân loại:

Thực vậy, lịch sử các nước văn minh giàu mạnh ngày nay đã cho thấy: hầu như bất cứ ở đâu, khi người ta mở lòng đón nhận đức tin Ki-tô giáo, thì ở đó ánh sáng văn minh cũng ngự trị thay thế cho tình trạng tối tăm lạc hậu kém văn minh. Nhờ Thánh Kinh và giáo lý mới đem lại sự tiến bộ cho nhân loại về các lãnh vực như khoa học, văn hóa, luân lý như sau:

- Tiến bộ về khoa học: những phát minh khoa học, kỹ thuật tân tiến hiện đại hầu hết đều do các nhà bác học là tín đồ Ki-tô giáo cống hiến cho nhân loại. Trong số các khoa học gia thế kỷ 19, có tới 92% có đức tin vào Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật. Cũng nhờ ánh sáng đức tin soi dẫn, các vị này đã say mê tìm hiểu những kỳ công của Tạo Hóa và đã khám phá ra những định luật chi phối vũ trụ thiên nhiên, những máy móc phục vụ hạnh phúc con người theo lệnh truyền của Thiên Chúa sáng tạo như sách Sáng Thế đã ghi lại như sau: “Thiên Chúa ban phúc lành cho họ và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28).

- Tiến bộ về văn hóa: Mỗi khi Tin Mừng loan truyền đến đâu, thì cũng tác động về phong hóa đến đó. Những hủ tục lạc hậu của các dân tộc bán khai như: Tảo hôn, giết người tế thần… đã dần dần bị đào thải khi họ được tiếp xúc với các nhà thừa sai truyền giáo và được học hỏi giáo lý đức tin. Nền văn minh Ki-tô giáo cũng đã cống hiến cho kho tàng nghệ thuật của nhân loại những tác phẩm sáng giá nhất về mọi phương diện: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, văn chương, thi phú, âm nhạc… và rất nhiều tác phẩm nghệ thuật thánh của tôn giáo hiện nay vẫn đang được lưu giữ trưng bày tại hầu hết các viện bảo tàng nổi tiêng nhất thế giới như: Vatican, Louvre, Metropolitan, Prado, Smithsonitan…

- Tiến bộ về luân lý: Giáo lý tình thương của Ki-tô giáo đề cao công bằng vị tha bác ái đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách ứng xử giữa người với người, đến các chủ nghĩa tốt đẹp trên thế giới, đến các luật pháp quốc gia và các hiến chương tuyên ngôn quốc tế…

Như vậy, có thể nói: hầu như mọi lãnh vực của nền văn minh nhân loại đều bắt nguồn từ người tín hữu hoặc đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo thuyết Ki-tô giáo.

2. Giáo lý Ki-tô giáo không những không đi ngược lại quyền lợi của người nghèo, mà trái lại: chính giáo lý này đã mạnh mẽ bênh vực những người xấu số cách hữu hiệu nhất.

Thực vậy, Thánh Kinh Ki-tô giáo là một thông điệp của tình thương. Trong bản Hiến Chương Nước Trời do Đức Giê-su công bố, các người nghèo khổ được Chúa ưu tiên quan tâm và ban ơn cứu độ:

1)Thái độ của Đức Giê-su về vấn đề của cải và sự giàu nghèo:

-Trong Tám Mối Phúc, Đức Giê-su đề cao người nghèo: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Tin Mừng Lu-ca đã ghi lại lời Đức Giê-su quyết liệt hơn: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20), và “Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi” (Lc 6,24).

-Đức Giê-su đã dạy môn đệ về thái độ phải có đối với của cải tiền bạc như sau: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu ?” Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được” (Mc 10,23-27).

-Đức Ma-ri-a trong kinh Ngợi Khen cũng đã ca tụng tình thương cứu độ của Thiên Chúa dành cho người nghèo như sau: “Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng” (Lc 1,58).

-Thánh Gia-cô-bê cũng cho biết Chúa sẽ bù đắp những thiệt thòi mà người nghèo phảỉ chịu bằng việc ưu tiên ban đức tin và ơn cứu độ như sau: “Nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao ?” (Gc 2,5).

2)Đức Giê-su cổ võ sự công chính và dạy các môn đệ phải tha thứ:

-Cần ăn ở công bình ở đời này, để tránh khỏi phải đền trả ở đời sau: “Thầy bảo thật cho anh biết: Anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5,26).

-Cần chu toàn cả hai bổn phận với Thiên Chúa và tha nhân: “Thế thì của Xê-da trả về Xê-da; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21).

-Cần biết quảng đại tha thứ: Trong kinh Lạy Cha, Đức Giê-su dạy môn đệ cầu xin Thiên Chúa tha tội với điều kiện họ phải sẵn sàng tha lỗi cho anh em: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Người cũng giải thích thêm: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,12).

3)Đức Giê-su bênh vực quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội:

-Phụ nữ được Thiên Chúa dựng nên ngang hàng với nam giới khác với lập trường cho rằng phụ nữ ở bậc thấp hơn nam giới và phải hoàn toàn lệ thuộc vào nam giới: Đức Giê-su nói: “Các ông không đọc thấy điều này sao?: Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ, và người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,4-6).

-Người cũng rút lại luật cho phép ly hôn trong thời Cựu Ước: Khi ấy, những người biệt phái đến gần vá hỏi thử Chúa Giê-su rằng: Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: Mô-se đã truyền cho các ông thế nào? Họ thưa: “Mô-sê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giê-su đáp lai: “Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Mô-sê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,2-9).

4)Đức Giê-su chống lại những bất công xã hội và đề cao sự khiêm nhường phục vụ cùng sự quảng đại chía sẻ cơm áo cho người nghèo:

-Người nói với các người Pha-ri-sêu tranh giành chỗ ngồi phải biết khiêm tốn khi được mời tham dự liên hoan: “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11).

-Người cũng yêu thương chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành và dạy anh ta sự quảng đại chia sẻ: "Anh chỉ thiếu có một điều là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).

5)Đức Giê-su khuyên dạy môn đệ phải có lòng bác ái, thương yêu những người nghèo khổ, khuyết tật, bất hạnh và bị bỏ rơi, vì ý thức rằng phục vụ họ là phục vụ chính Chúa. Sau đây là một số lời Đức Giê-su dạy đức yêu người:

-Yêu người như yêu mình: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,39).

-Yêu thương lẫn nhau là dấu hiệu môn đệ thực sự của Chúa: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

-Yêu người nghèo khổ vị họ là hiện thân của Chúa: Đến ngày tận thế, Chúa Giê-su sẽ tái lâm trong vai trò Vua Thẩm Phán đến phán xét chung mọi người về như sau: Bấy giờ Đức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

3. Những điều tôn giáo đề cao như: Khiêm tốn phục vụ tha nhân; Làm chủ các dục vọng xấu và các thói hư; Lấy đức báo oán: đối xử khoan dung nhân hậu với những kẻ thù ghét làm hại mình, để biến thù thành bạn; Can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải trong cuộc sông; Vâng phục quyền bính hợp pháp trong đạo ngoài đời… Tất cả những điều này đêu không phải là những điều tiêu cực, là những tính nết của loài vật… như có người đả kích. Trái lại, đây còn là những nhân đức anh hùng mà những kẻ tầm thường không thể thực hiện được, nhưng chỉ những ai có đức tin mạnh mẽ can đảm, vững tâm bền chí, thánh thiện nhân ái… mới có thể làm được mà thôi.

Còn những người tự cao tự đại, thiếu sự kiên nhẫn chịu đựng, dễ bất mãn nổi loạn do lòng tham lam bất chính thôi thúc… Đó mới thực là những lý thuyết phản tiến bộ, đi ngược lại quyền lợi của lớp người nghèo khổ, và mới cần được kiềm chế loại trừ.

TÓM LẠI: Ki-tô giáo không những không phản tiến bộ, trái lại đã đem ánh sáng văn minh đến cho nhân loại về mọi phương diện: khoa học,văn hóa, luân lý… Giáo lý Ki-tô giáo dạy không những không đi ngược lại quyền lợi của người nghèo, mà trái lại còn bênh vực lớp người xấu số bất hạnh một cách mạnh mẽ và hữu hiệu nhất. Những điều tôn giáo đề cao như: sự khiêm tốn phục vụ, hãm dẹp các dục vọng thói hư, lấy thiện báo ác, nhẫn nhịn chịu đựng các khó khăn gặp phải, vâng phục quyền bính đạo đời... Tất cả đều đươc mọi người công nhận là tốt và cần được thực hiện. Như vậy, những lời chỉ trích tôn giáo nói trên đều sai lầm, chủ quan và đầy thiên kiến… nên các tín hữu chúng ta không cần phải quan tâm.

PHÚT HỒI TÂM:

LỜI CHÚA:

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: Là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).

CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho mỗi tín hữu chúng con biết giới thiệu khuôn mặt khiêm tốn hiền hòa của Chúa cho tha nhân chua nhận biết Chúa. Xin cho chúng con biết sông yêu thương phục vụ Chúa trong mọi người như lời Chúa dạy, được thánh Phan-xi-cô tóm lại trong kinh Hòa Bình, để chúng con tích cực làm chứng cho Chúa và xứng đáng trở thành môn đệ thức sự của Chúa như lời Chúa dạy hôm nay: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: Là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Nguyên nhân những tranh cãi chung quanh các bài phỏng vấn cuả Đức Giáo Hoàng.
Trần Mạnh Trác
15:02 09/10/2013

Từ cuộc họp báo công khai trên chuyến bay từ Rio về Roma và sau đó liên tiếp là 2 cuộc phỏng vấn riêng, 1 với linh mục dòng Tên Antonio Spadaro đã được đăng tải rộng rãi trên các ấn bản cuả dòng Tên và 1 với biên tập viên vô thần Eugenio Scalfari đăng trên tờ La Repubblica cuả Ý, các hệ thống truyền thông trên Thế Giới vẫn không ngớt bình luận về những câu nói cuả Đức Thánh Cha Phanxicô và hệ quả cuả chúng đối với Giáo Hội Công Giáo.

Dù cho cuộc phỏng vấn cuối cùng với Scalfari đã được phổ biến hơn 1 tuần rồi, ngày hôm nay nhiều tờ báo ở Mỹ vẩn còn đặt những bài bình luận lên trang nhất. Đây quả là một biến cố khác thường nếu chúng ta xét tới những biến cố khác còn to lớn hơn đã dồn dập xảy ra trên Thế Giới trong khoảng thời gian đó (Chính Phủ Mỹ đóng cửa, Syria bắt đầu giải giới hóa học, Ai Cập lại bùng nổ, đắm thuyền ở Lampedusa gây cho trên 250 thuyền nhân tử nạn, Bắc Hàn dàn trận sẵn sàng gây chiến, họp thượng đỉnh ASEAN, công bố các giải Nobel vv.vv)

Người ta tranh luận ồn ào về các điểm sau đây:

-Những lời tuyên bố đột xuất cuả Đức Thánh Cha báo hiệu một hướng đi mới nào cuả Giáo Hội? sẽ vẫn còn bảo thủ hay đang trở thành phóng khoáng?

-Những tin tức về lời tuyên bố có đúng sự thật bao nhiêu?

-Những lời tuyên bố như thế có phù hợp với tín lý cuả Công Giáo không?

Vấn đề tín lý:

Về câu hỏi cuối cùng, các vị giám mục trên Thế Giới và các nhà thần học gia đã lần lượt xác định cho biết rằng mọi lời cuả Đức Thánh Cha hoàn toàn phù hợp với giáo lý Công Giáo hiện hành và Ngài không nêu ra một giáo lý nào mới cả.

Bên Phi luật Tân, Đức HY Tagle nổi danh là một nhà thần học thông thái lên tiếng rằng: "Tôi không hiểu tại sao mọi người, đặc biệt là các phương tiện truyền thông, đã làm cho một cuộc phỏng vấn rất bình thường, không có bất cứ điều gì mới mặt về tín lý ... lại trở thành một vấn đề gây tranh cãi".

Có lẽ vấn đề đã xuất phát từ sự việc Đức Thánh Cha chưa lên tiếng mạnh mẽ đủ như mọi người mong đợi về các vần đề thời sự sôi nổi như phá thai, đồng tính, và do đó gây ra một chút thất vọng ở những người bảo thủ chăng?

Một thí dụ điển hình là Đức Giám Mục Thomas Tobin của Providence, RI, nổi danh là một vị giám mục 'siêu bảo thủ', tuần trước đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo của giáo phận rằng ngài có "một chút thất vọng" khi thấy đức Phanxicô đã không lên tiếng về phá thai.

Nhưng thứ Sáu vừa qua, đưa ra nhận xét về những lời của Đức Thánh Cha trong các bài phỏng vấn, Đức Giám Mục Tobin cho biết ngài ngưỡng mộ phương cách lãnh đạo cuả Đức Phanxicô.

"Là một người Công Giáo không có nghĩa là phải lựa chọn giữa giáo lý và việc từ thiện, giữa sự thật và tình yêu. Người Công Giáo phải có cả hai. Chúng tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng tôi về quan điểm đó."

Vậy, nếu không có gì thay đổi hoặc khác biệt với giáo lý, thì tại sao lại có những vấn đề tranh cãi sôi nổi về một 'triều đại phóng khoáng' đã mở màn, về việc Đức Giáo Hoàng là không 'Công Giáo' đủ?

Để trả lời cho câu hỏi đó, bắt buộc chúng ta phải bàn cãi về câu hỏi thứ hai, đó là những tin tức về lời tuyên bố như vậy có đúng sự thật là bao nhiêu?

Sự thật về những lời tuyên bố.

Thời gian đã hé lộ cho chúng ta biết rằng có 4 vấn đề tạo ra nhiều hiểu lầm về những lời tuyên bố cuả Đức Thánh Cha.

Thứ nhất là tình trạng 'cắt xén ra ngoài bối cảnh', thứ hai là 'dịch sai', thứ ba liên quan đến bài phỏng vấn cuà Scalfari là 'nhớ lẫn lộn' và thứ tư là những khó khăn khi Đức Thánh Cha phát biểu bằng tiếng Ý những ý nghiã cuả ngôn ngữ Tây Ban Nha và môi trường mục vụ (cũ ) cuả Ngài.

1- Thứ Nhất là 'cắt xén ra ngoài bối cảnh', cũng có thể nói là một sự cố tình thổi phồng và xuyên tạc cuả giới truyền thông phóng khoáng âu Mỹ. Một vài minh chứng như sau:

-Báo chí đã thông tin rằng trên chuyến bay từ Rio về Roma, khi ĐGH tuyên bố "Tôi là ai mà phán xét họ?", Ngài đã phá bỏ quan điểm cuả ĐTC Benedictô về vấn đề đồng tính luyến ái và chức linh mục.

Đọc bài tường trình cuả John Allen Jr. thì câu chuyện không đúng như vậy. ĐGH nói như sau:

" Khi tôi gặp một người đồng tính, tôi phải phân biệt giữa việc họ là một người đồng tính và việc họ là một thành viên của một nhóm vận động hành lang. Nếu họ chấp nhận Chúa Kitô và có thiện chí , thì tôi là ai mà phán xét họ? Họ không nên bị đẩy ra ngoài rià . Xu hướng [ đồng tính luyến ái ] không phải là vấn đề . . . họ là anh em của chúng tôi . "

Xét theo diển tiến cuả cuộc trò chuyện, thì Đức Thánh Cha mới vừa mới nói về ơn cứu chuộc , nhắc lại việc thánh Phêrô chối Chúa và sau này vẫn trở thành giáo hoàng . Ngài cũng vừa mới cảnh báo chống lại một nền văn hóa trong đó tội lỗi của quá khứ không nên bị khui ra để làm hại người khác . "Có thể nào mà một tội lỡ phạm - chúng ta đang nói một tội lỗi (sin), chứ không phải là một tội ác (crime)- lại có thể được dùng để tiêu diệt một người sau nhiều thập kỷ sao? Điều đó dường như không phải là Kitô giáo."

Trong bối cảnh đó, điều quan trọng là phải nhớ rằng Đức Thánh Cha đang nói về 'Tình Cha' cuả một vị giaó hoàng khi phải cân nhắc về chức vụ linh mục cuả một người đồng tính.

Ngài không đề cập đến "đồng tính luyến ái" cách chung.

-Tường thuật về bài phỏng vấn cuả dòng Tên, báo chí cũng đã đồng loạt đưa ra những hàng tít rất giật gân, thậm chí có tờ báo còn dùng tới chữ 'giương cờ trắng', để mô tả câu nói cuả Đức Thánh Cha cho rằng Giáo Hội đã quá mức 'ám ảnh' với các vấn đề như phá thai, ngừa thai và đồng tính luyến ái.

Thực sự thì những nhận xét của Đức Thánh Cha về những vấn đề noí trên chỉ chiếm khoảng 600-800 chữ trong một bài dài 12.000 chữ. Những câu nói để đề cao giáo lý Công Giáo và khẳng định tính ưu việt của Tin Mừng đã không được báo chí nhắc nhở tới.

Theo một khảo cứu cuả Phil Lawler cuả CatholicCuture.org thì:

-Đức Thánh Cha không kêu gọi rằng Giáo Hội nên ngừng lên tiếng về đồng tính luyến ái, phá thai, và các vấn đề gây tranh cãi khác (mặc dù Ngài nói rằng không nên bị ám ảnh chỉ chú trọng về các vấn đề đó mà thôi).

-Ngài không kêu gọi cần phải "cân bằng" những chủ đề đang tranh cãi. (Ngài kêu gọi một sự cân bằng giữa việc rao giảng những chân lý cơ bản của Tin Mừng và việc áp dụng chúng vào các vấn đề xã hội.)

-Ngài không cho rằng Giáo Hội đang có nguy cơ sụp đổ. (Ngài nói rằng những nỗ lực truyền giáo của chúng ta sẽ sụp đổ nếu chúng ta không tìm thấy sự cân bằng.)

2- Vấn đề thứ hai là dịch sai, hoặc tường trình thiếu sót.

Người ta thường nói 'dịch là diệt' và quả đúng như vậy trong trường hợp dịch thuật từ văn bàn tiếng Ý qua tiếng Anh, có những thí dụ như sau:

-Các tờ báo tiếng Anh đã dịch một câu nói cuả ĐTC về sự việc Ngôi Lời Nhập Thể như sau:

“The Son of God became incarnate in the souls of men to instill the feeling of brotherhood” (" Con Thiên Chúa đã nhập thể trong những linh hồn con người để lan truyền cảm giác của tình huynh đệ ") !

Ngôi Hai Thiên Chuá nhập thể trong những linh hồn cuả người ta? Nghe có vẻ 'buồn cười' phải không?

Thực sự thì câu nói tiếng Ý như sau:

"Il Figlio di Dio si è incarnato per infondere nell’anima degli uomini il sentimento della fratellanza…."

Nghiã là "Con Thiên Chúa đã nhập thể (làm người) để làm thấm nhuần tâm hồn người ta với tình cảm huynh đệ ..."

-Một thí dụ khác, Đức Thánh Cha nói - " Mỗi người đều có ý tưởng riêng của mình vế cái tốt và cái xấu và phải chọn theo cái tốt và chống lại cái xấu như người ấy nhận thức. "

Vậy thì cái tốt cái xấu là tương đối à? Xin thưa không, câu tiếng Ý là:

"Ciascuno ha una sua ý tưởng del Bene e del Nam e bị ho scegliere di seguire il Bene e combattere il Nam đi lui li concepisce ...."

"Mỗi người đều có ý thức của mình về Thiện và ác và người đó phải chọn sự Thiện và chiến đấu chống lại sự ác khi nhận thức / hiểu được chúng ..."

Chữ Ý " concepire " có nghĩa là " hiểu , tin , nhận thức " , thậm chí có thể là "nắm bắt được" chứ không phải như trong tiếng Anh "conceive" (" nhận thức ") có nghiã là "nghĩ ra ", "tự mình tạo ra" .

Ngay cả các cha dòng Tên, khi 'độc quyền dịch' bài phỏng vấn cuả nhà Dòng cũng phải cập nhật lại bản dịch tiếng Anh cuả mình cho đầy đủ giống với văn bản gốc (vì đã có quên sót).

3-Vấn đề thứ ba liên quan đến bài phỏng vấn cuà Scalfari.

Có nhiều hoài nghi về tính chính xác của cuộc phỏng vấn với ký giả vô thần Scalfari. Đại để là tuy các ý chính có vẻ trung thành với tư tưởng của Đức Giáo Hoàng , nhưng các chi tiết và các từ ngữ xử dụng có thể không chính xác.

" Ông Eugenio Scalfari không ghi băng cuộc phỏng vấn của ông với Đức Thánh Cha Phanxicô , và cũng không ghi chép trên giấy, vì vậy văn bản đã được xây dựng lại sau khi sự việc đã rồi . Một văn bản như vậy có nguy cơ hoặc thiếu một số chi tiết quan trọng hoặc lẫn lộn những khoảnh khắc khác nhau hoặc các sự kiện bị chồng chéo vào nhau , " là lời phê bình cuả Cha Thomas Rosica, phụ tá Anh ngữ cuả văn phòng báo chí Vatican.

Tuy tờ báo La Repubblica nói rằng "bản văn sau khi hoàn tất và trước khi được công bố , đã được gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô để chấp thuận . " Nhưng người ta không rõ Đức Thánh Cha đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để đọc lại và đọc kỹ lưỡng được bao nhiêu.

Một trong những điểm chính của sự hoài nghi là chi tiết liên quan đến việc kể lại gọi là " kinh nghiệm thần bí " cuả Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu cử làm Giáo Hoàng .

Phóng viên Andrea Tornielli viết trong tờ La Stampa rằng ông thấy có sự bất cập với những gì liên quan đến " hoàn cảnh của cuộc bầu cử . "

Tờ La Repubblica dẫn lời Đức Thánh Cha nói rằng trước khi chấp nhận cuộc bầu cử của mình, Ngài đã rời nhà nguyện Sistine một chút thời gian để đi vào một căn phòng nhỏ ngoài ban công của Thánh Phêrô và có đã có một kinh nghiệm thần bí, sau đó tâm thần được bình an trở lại.

" Được biết , " Tornielli viết , " không có căn phòng nào ở bên cạnh ban công nhìn ra quảng trường cả..."

Cũng vậy, phát ngôn viên của Vatican Cha Federico Lombardi cũng cho biết rằng ngài có " cảm giác " những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với Scalfari là chính xác , nhưng không xác nhận mỗi từ là lời nói thực sự của Đức Giáo Hoàng.

Những lời nói cuả Đức Thánh Cha Phanxicô có thể đã bị " bóp méo nghiêm trọng ", theo lời Cha Lombardi.

4- Vấn đề thứ tư là việc Đức Thánh Cha đã dùng tiếng Ý chứ không dùng ngôn ngữ cuả Ngài là tiếng Tây Ban Nha.

Chúng ta đã thấy những khó khăn giữa việc dịch từ tiếng Ý sang tiếng Anh như thế nào rồi, vấn đề còn trầm trọng hơn nữa vì nhiều câu tiếng Ý mà ĐTC sử dụng là dịch theo ý từ tiếng Tây Ban Nha là tiếng nói chính cuả Ngài. Cho nên những từ ngữ tiếng Ý mà ĐTC sử dụng cần phải được hiểu theo ý nghĩa và bối cảnh xã hội cuả Châu Mỹ Latinh nơi Ngài từng sinh sống.

Thí dụ trong khi bàn luận về vấn đề nữ giới, ĐTC đã bác bỏ cái mà Ngài gọi là "machismo cuả nữ giới."

Machismo là một từ cuả tiếng Tây Ban Nha để mô tả "Nam Tính" trong cộng đồng Mỹ Latinh.

Nếu dịch là "nam tính " hay là "tinh thần hào hiệp" ở đây thì sai rõ ràng. Vậy phải dùng theo ý nghiã bình dân đang được thịnh hành ở Argentina, có nghiã là "cấu trúc gia trưởng" của cuộc sống gia đình ở Argentina.

Vậy thì bác bỏ ý tưởng "machismo cuả nữ giới" có nghiã là từ chối một chế độ 'đàn áp' xây dựng trên căn bản uy quyền của phụ nữ.

Bây giờ, vấn đề còn lại là câu hỏi thứ nhất, Đức Thánh Cha có báo hiệu một hướng đi mới 'phóng khoáng' hơn không?

Vấn đề hướng đi cuả Giáo Hội:

Chắc chắn với thời gian chúng ta sẽ còn thấy những ưu tiên mới mà Giáo Hội sẽ đưa lên hàng đầu, nhưng về câu hỏi liệu Giáo Hội có thể 'phóng khoáng' hay 'bảo thủ' hơn thì câu trả lời chắc chắn là Không!

'Phóng Khoáng' (Liberal) và 'Bảo Thủ' (Conservative) là những ý niệm chính trị mà từ lâu đã không bao giờ phù hợp với quan điểm cuả Giáo Hội.

Tại Mỹ và Châu Âu thì khuynh hướng phóng khoáng có nghiã là 'phá thai tự do', 'hôn nhân đồng tính', là những hành động mà Giáo Hội chống. Tuy nhiên những chủ trương như 'giúp đỡ lao động' để tạo ra 'công bằng xã hội', giúp người di cư, 'cải thiện y tế' là những việc mà Giáo Hội cổ võ.

Trái lại khuynh hướng bảo thủ cũng có những điều thuận và nghịch với Giáo Hội. 'Bảo vệ gia đình', 'phò sự sống', 'bảo vệ luân lý' là những điều phù hợp với đạo lý cuả Giáo Hội, trái lại những chủ trương như 'phò thương mại', 'chống nghiệp đoàn', 'chống di cư', 'khai thác thiên nhiên tự do' là những điều ngược với Giáo Hội.

Vì thế mà chúng ta thấy Giáo Hội hầu như lúc nào cũng có một sự gì để than phiền về một chính quyền, dù là bảo thủ hay phóng khoáng. Thí dụ khi còn là Hồng Y, Đức Thánh Cha đã 'đụng chạm' khá nhiều với chính quyền bảo thủ Cristina Fernandez de Kirchner hiện tại cuả Argentina. Bên Brazil, Giáo Hội đang lên tiếng phản đối chính quyền phóng khoáng Dilma Rousseff vì những chính sách phá thai. Còn ở Mỹ thì Giáo Hội đang kiện ra toà chính quyền cuả Obama vì tội 'hạn chế tự do tôn giáo'.

Cho nên, tuy Giáo Hội dạy phải tuân phục quyền bính dân sự, nhưng với tư cách là 'thầy dạy luân lý', Giáo Hội sẽ lên tiếng chống lại mọi sự ác khi nó xảy ra.

Vì không hiểu như vậy cho nên gần đây cả hai phe bảo thủ và phóng khóng đã đồng thanh lên tiếng ca ngợi những lời tuyên bố cuả Đức Thánh Cha và tự cho là mình đã chiến thắng.

Thí dụ nhóm NARAL, một nhóm đứng đầu về những vận động phá thai cuả Mỹ, khi nghe Đức Thánh Cha tuyên bố là Giáo Hội đã quá mức 'ám ảnh' với các vấn đề như phá thai, thì lập tức đăng lên một quảng cáo "cảm ơn" đến vị giáo hoàng trên trang Facebook của họ .

Rõ ràng nhóm NARAL đã hành động hấp tấp vì ngay hôm sau, thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã tuyên bố một lời lẽ 'chống phá thai' mạnh mẽ chưa từng thấy:

 "Mỗi đứa trẻ không được sinh ra, bị kết án phải huỷ hoại một cách bất công, thì mang khuôn mặt của Chúa Giêsu Kitô , khuôn mặt của Thiên Chúa."

Ngài đã nói như vậy với những bác sĩ phụ khoa Công Giáo trong buổi tiếp kiến tại hội trường. Ngài tái khẳng định lập trường chống phá thai của Giáo Hội, và kêu gọi những người có mặt hãy lắng nghe tiếng nói cuả lương tâm và đưa những cuộc sống vào thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã không thực hiện bất kỳ một thay đổi nào dù là một phần nhỏ của giáo lý Giáo Hội , và đã lặp lại những luận điểm của vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Benedictô.

Tông huấn Lumen Fidei , tông huấn đầu tiên cuả Đức Thánh Cha Phanxicô, đã được bắt đầu và phần lớn được viết bởi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.

Tóm lại, Giáo Hội sẽ không 'phóng khoáng' hay 'bảo thủ' hơn. Giáo Hội là Công Giáo và sẽ càng ngày càng Công Giáo hơn với các triều đại giáo hoàng bổ túc cho nhau.

Kết luận

Ý tưởng các vị Giáo Hoàng được Chuá Thánh Thần hướng dẫn để bổ túc lịch sử của Giáo Hội đã được Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục HK, mô tả một cách hùng hồn:

"Cách tốt nhất để hiểu được những món quà khác nhau của mỗi giáo hoàng gần đây có thể được sử dụng bằng các hình ảnh là linh hồn , trí óc và trái tim", Đức Hồng Y Dolan giải thích cho tờ New York Post ngày 30 tháng 9 vừa qua.

Ba vị Giáo Hoàng gần đây nhất - Chân Phước Gioan Phaolô II , Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô - "đều là những vĩ nhân , " Đức Hồng Y nói, và mỗi vị " có một tài năng đặc biệt . "

"Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến linh hồn", Ngài nói.

" Những lời kêu gọi hùng hồn cuả Ngài về việc cầu nguyện, cổ võ cho sự hồi sinh của tinh thần , sự tập trung vào các bí tích và việc yêu mến Giáo Hội, đã mang lại ân sủng và lòng thương xót của Chúa Giêsu; Sự phó thác cuả Ngài cho Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu , và hồ sơ phong thánh, nhắc nhở chúng ta rằng linh hồn là trước nhất. "

" Với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI , chúng ta có một đấng kế vị Thánh Phêrô nhấn mạnh đến đầu óc, " Đức Hồng Y Dolan tiếp tục , lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu đã " hồi phục di sản trí tuệ rộng lớn của Giáo Hội , và nhắc nhở chúng ta một cách hiệu quả là đức tin và lý trí không mâu thuẫn với nhau, nhưng thực sự là đồng minh . "

" Và bây giờ , Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến con tim ", ĐHY nói .

" Ấm áp tình thương , niềm vui , sự dịu dàng , tiếp cận dễ dàng , chấp nhận, tình yêu, " Đức Hồng Y nhận xét, " tất cả đều chảy ra từ trái tim, và đó là những từ được sử dụng nhiều nhất bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô . "

" Xin đừng hiểu tôi sai : Tất cả chúng ta đều biết rõ rằng 3 thứ linh hồn , đầu óc và trái tim đều là cần thiết , " Đức Hồng Y Dolan giải thích . " Nhưng mỗi vị đặc biệt yêu thích một thứ. "

Ngài thêm rằng Thiên Chúa "dường như đã ban cho chúng ta một vị giáo hoàng cần thiết cho một thời kỳ đặc biệt . "

"Mỗi người cần phải có một linh hồn , một cái đầu và một trái tim", Đức Hồng Y chỉ tiếp , ngay cả "người" mà chúng ta gọi là" Mẹ Giáo Hội " cũng thế.
 
Kính người cưu mang sự sống ta
Vũ Văn An
18:26 09/10/2013
Năm nay kỷ niệm 25 năm ngày Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành tông thư Mulieris Dignitatem (Phẩm Giá Phụ Nữ). Tông thư này mô tả vai trò đặc biệt của phụ nữ: họ là người cưu mang sự sống, một khả năng độc hữu dành cho mọi phụ nữ, bất kể họ hạ sinh hay không hạ sinh. Nhân dịp kỷ niệm này, ta nên suy nghĩ tới việc nhờ hỗ trợ phụ nữ trong vai trò cưu mang sự sống, ta cổ vũ ra sao nền văn hóa sự sống.

Kính người cưu mang sự sống

Khi một sự sống mới bước vào trần gian, tại sao đầu óc ta tự nhiên nghĩ tới người mẹ, hơn là nghĩ tới người cha? Vì ta biết rằng dù bà không tự mình đem đến sự sống mới, bà là người cưu mang nó, duy trì nó và hạ sinh nó. Chính người mẹ đồng hành với đứa con bên trong mình suốt 9 tháng trường. Bà hiến thân hoàn toàn cho nhiệm vụ này, để đứa nhỏ được sinh ra và cảm nghiệm được sự sống và tình yêu mà chúng vốn được tạo thành để hưởng, một sự sống được chính Thiên Chúa đặt kế sách cho một mục đích độc đáo và trường cửu, một sự sống không thể lặp lại và không thể thay thế được.

Cuộc phiêu lưu vĩ đại của đời người, và tất cả những gì nó thực hiện được, chỉ có thể khả hữu nhờ một bà mẹ. Như nhà triết học Alice von Hildebrand từng giải thích “Người đàn bà không những cưu mang mọi con người sáng chế hay khám phá ra mọi điều trong vũ trụ, mà các linh hồn họ cưu mang cũng sẽ sống mãi mãi. Chúng bất tử” (1). Khi ta ca ngợi một phụ nữ vừa sinh con, ta nhìn nhận bản chất diệu kỳ của trách vụ bà vừa chu tất. Chính Chúa Giêsu cũng đã nhìn nhận như thế: “khi người đàn bà đau đẻ, bà lo lắng vì thời giờ đã đến; nhưng khi hạ sinh đứa con, bà không hề nhớ đến cái đau nữa do niềm vui được thấy đứa con chào đời” (Ga 16:21).

Vai trò cưu mang sự sống

Chân phúc Gioan Phaolô II cho rằng vai trò cưu mang sự sống là thành phần tạo ra nhân cách người đàn bà và tự phát biểu qua thái độ và sự nhậy cảm của bà đối với những người chung quanh: “Sụ tiếp xúc độc đáo với một hữu thể nhân bản mới đang triển nở trong bà đã phát khởi một thái độ đối với các hữu thể nhân bản, không những chỉ với đứa con của bà, mà với mọi hữu thể nhân bản; thái độ này lên đặc điểm sâu xa cho nhân cách của bà” (2). Thánh nữ Edith Stein cho hay khả năng dưỡng dục đứa con này đem thân xác và linh hồn mọi người đàn bà tới chỗ hợp nhất thâm hậu nhất, một hợp nhất tính “tự đặt để mình lên trọn bản chất người đàn bà” (3). Chăm sóc sự sống không phải là điều tách biệt khỏi người đàn bà; nó là một phần của chính hữu thể bà.

Người đàn ông cũng có vai trò chăm sóc hữu thể nhân bản, vì Thiên Chúa ủy thác mọi người chúng ta cho nhau. “Nhưng sự ủy thác này liên quan tới người đàn bà một cách đặc biệt, do chính nữ tính của họ, và điều này xác định ra ơn gọi của họ một cách đặc thù” (4). Chức phận làm mẹ là một ơn phúc đặc thù do Thiên Chúa phú ban cho người đàn bà. “Mẫu tính là điều đẹp đẽ đến độ trong Thánh Kinh sự hoàn hảo của nó được gán cho chính Thiên Chúa: trong Cựu Ước, ta được kể rằng dù người đàn bà có bỏ rơi hoa trái lòng mình chăng nữa, Thiên Chúa cũng không bao giờ bỏ rơi con cái mình” (5). Một phần ơn gọi đặc thù của người đàn bà là mở lòng mình ra đón nhận ơn phúc này, và chia sẻ ơn phúc đó với người đàn ông gần gũi với mình. Làm thế là trở thành một phục vụ vĩ đại đối với Giáo Hội và thế giới (6).

Người đàn bà là người cưu mang sự sống bất kể họ có cưu mang nó hay không về thể lý. Chân Phúc Gioan Phaolô II dạy ta rằng sự đồng trinh và chức phận làm mẹ là “hai chiều kích của ơn gọi nữ giới” (7) và điều này không loại bỏ điều kia. Đức Maria, “người môn đệ đầu hết”, nói lên sự viên mãn của ơn gọi nữ giới một cách độc đáo. Thánh Augustinô giải thích chiều kích đồng trinh trong chức phận làm mẹ của Đức Maria bằng cách dạy ta rằng “Trinh Nữ Maria thụ thai trước nhất trong trái tim ngài” (8) trong khi ấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc ta nhớ tới chiều kích xác thân trong mẫu tính của ngài: “mẫu tính chân thực của Đức Maria... bảo đảm cho Con Thiên Chúa một lịch sử nhân bản chân chính, tức thân xác thực sự đã chết trên Thánh Giá và sống lại từ cõi chết” (9).

Ơn gọi và nhiệm vụ

Tôn trọng và bảo vệ ơn gọi đặc biệt của người đàn bà trong tư cách người cưu mang sự sống được trao phó cho cả nam giới lẫn nữ giới. Buồn thay, tại nhiều nơi trên thế giới, vai trò người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống đang bị tấn công. Khả năng dưỡng nuôi sự sống mới bị coi như một vấn đề, thay vì là một điều đáng lẽ nên gợi hứng cho danh dự, biết ơn và tôn trọng sâu xa.

Đối với thế giới, người đàn bà mang thai là dấu hiệu mạnh mẽ chỉ phẩm giá nhân vị và chỉ sự thật này: thân xác nữ giới vốn là nhà tạm, chứ không phải một sản phẩm để tiêu thụ hay một món hàng để trao đổi.

Buồn thay, bất cứ nơi nào nhân phẩm bị vi phạm trên thế giới và nhân vị bị đối xử như đồ vật, người đàn bà đều phải chịu một cách hết sức bối rối và xé lòng.

Các thách đố hiện nay đối với phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ

Làm méo mó cái đẹp của nữ giới

Trong xã hội nặng về thị giác (visual) ngày nay, hình ảnh người đàn bà bao vây ta, nhưng rất nhiều hình ảnh này làm méo mó, hơn là biểu lộ, nét đẹp thực sự của người đàn bà. Thân xác người đàn bà bị các nhà quảng cáo sử dụng trơ trẽn một cách hời hợt hòng bán được sản phẩm của họ.

Nét đẹp và phẩm giá phụ nữ đặc biệt bị méo mó bởi việc sử dụng rộng rãi nền văn hóa khiêu dâm. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số đàn ông Úc coi khoảng từ một tới năm giờ sản phẩm khiêu dâm mỗi tuần (10).

Thay vì mô tả nét đẹp của người đàn bà, các hình ảnh trên cổ vũ một quan điểm coi họ như một đồ vật cần sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu tính dục (11). Chúng phát huy một quan điểm tiềm ẩn về tính dục coi phụ nữ như “một đồ vật” để tiêu thụ, chứ không phải một con người cần được tôn trọng, yêu thương và trân qúy. Khiêu dâm và việc quảng cáo bị tính dục hóa, xét về nền tảng, là kẻ thù của phụ nữ trong tư cách người cưu mang sự sống, vì chúng từ khước, không thừa nhận rằng tính dục của người đàn bà là một hồng ân, một hồng ân có tính bản thân sâu sắc và được nối kết chặt chẽ với khả năng truyền sinh của họ.

Hủ hóa hành vi tính dục

Điển hình rùng rợn nhất của việc tấn công phẩm giá người đàn bà và khả năng độc đáo cưu mang sự sống của bà phát sinh từ các hành vi bạo lực tính dục chống lại phụ nữ. Hàng ngày, nhiều phụ nữ phải đương đầu với nguy cơ bị hiếp dâm và nhiều hình thức tấn công tình dục khác (12).

Tại Úc, cũng như tại khắp nơi trên thế giới, phụ nữ đang bị sử dụng như đồ tiêu thụ tính dục trong nghề mãi dâm. Tập tục giao thương tình dục, trong đó, phụ nữ từ ngoại quốc được đưa tới Úc, để rồi bị cưỡng bức phải trả lại số nợ tưởng tượng cho các “người bảo lãnh” mình bằng cách làm điếm là điều cực kỳ khủng khiếp (13). Một số trường hợp đã được báo cáo (14), nhưng phần đông không được thông báo và thách thức.

Ngừa thai

Buồn thay, khả năng cưu mang sự sống của người đàn bà cũng thường bị coi là một thiếu sót cần được khuất phục, chứ không hẳn là hồng phúc cần được tôn trọng và nâng đỡ. Tại các nước đã mở mang, việc ngừa thai được ca tụng như là cách chữa trị mọi sự từ có thai lúc còn thiếu niên tới các bệnh lây lan tình dục, thậm chí còn giúp các gia đình quản trị tiền bạc nữa.

Dưới con mắt Tây Phương, dẹp bỏ sinh nở được coi là phương thuốc chữa bệnh nghèo. Trong một phúc trình mới đây, LHQ gọi việc ngừa thai là “nhân quyền căn bản” và đã đề xuất nó làm cách tốt nhất để giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh hoạn cho người mẹ, giảm nghèo và đạt các mục tiêu phát triển. Nhưng phụ nữ tại các nước đang phát triển thắc mắc tại sao người ta không chịu đầu tư thêm vào các chương trình y tế, giáo dục và xã hội, tất cả đều cần thiết để giải quyết nguyên nhân thực sự của nghèo đói đang bao vây họ.

May mắn thay, vẫn còn những người và những tổ chức tận tâm biết thực sự nâng đỡ phụ nữ. Các tổ chức như WOOMB International chuyên huấn luyện các giáo viên dạy phương pháp Billings về kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên, để càng ngày càng có nhiều phụ nữ trên khắp thế giới được giáo dục và có năng lực trong việc hiểu biết về khả năng sinh nở của họ.

Các phương pháp hiện đại về kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên này rất hữu hiệu, đạt từ 98 tới 99 phần trăm (15), giúp các cặp vợ chồng thực hiện hay triển hạn được việc thai nghén mà không gặp các phản ứng tác hại của các phương tiện ngừa thai nhân tạo. Các phương pháp này khuyến khích việc kính trọng sâu xa hơn đối với phụ nữ. Chúng nhìn nhận rằng người đàn ông và xã hội nói chung có trách nhiệm phải tôn trọng và thích ứng hồng phúc sinh nở của người đàn bà, hơn là thúc ép họ phải hành động chống lại thân xác họ bằng cách sử dụng thuốc hay dụng cụ ngừa thai.

Như nhà triết học Alice von Hildebrand từng nói: “Phụ nữ là những người cưu mang sự sống. Họ là bình đựng thánh thiêng được chính Thiên Chúa đụng tới, là những chiếc nôi của sự sống... mang theo mình một phẩm giá và một vẻ đẹp vô song” (16).

Phá thai

Khi phương pháp ngừa thai “thất bại”, thì phá thai thường được coi là giải pháp kế tiếp. Tại một số vùng trên thế giới, nơi phụ nữ chịu nhiều lạm dụng và tấn công cao độ về tình dục do cảnh nghèo tạo ra, ngừa thai thường được một số tổ chức nhân quyền cổ vũ như là phương thuốc chữa trị các thảm họa này. Nhưng tạo thêm bạo lực cho phụ nữ những người vốn đã là nạn nhân rồi (17) hay lấy đi mạng sống của đứa trẻ vô tội chưa sinh, là điều không bao giời đúng. Các phụ nữ mang thai ở khắp nơi phải nhận được sự trợ giúp và sự chăm sóc họ đáng được hưởng. Các cố gắng xã hội, luật pháp và giáo dục phải tiếp tục chú mục vào việc thay đổi các điều kiện xã hội và thái độ của nam giới đối với phụ nữ để bảo vệ sự an toàn thể lý của phụ nữ và để tôn trọng tính dục và nhân phẩm của họ.
Các tổ chức Công Giáo như MaterCare International luôn tìm cách trợ giúp phụ nữ trong vai trò cưu mang sự sống của họ bằng cách thiết lập ra các bệnh viện và huấn luyện các bác sĩ và cô đỡ địa phương tại các nước đang phát triển (18). Công việc của MaterCare và các tổ chức khác đang chống lại xu hướng của nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhiều cơ quan quốc tế muốn dồn ngân qũi vào việc cung cấp phương tiện ngừa thai và phá thai, thay vì đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và giáo dục về sinh nở hiện rất cần thiết.

Diệt phái tính

Hai trăm triệu bé gái trên khắp thế giới đã bị trục thai hay bị giết lúc còn rất thơ dại vì các nền văn hóa chuộng con trai (19). Hiện tượng “diệt phái tính” (gendercide) này tấn công vai trò cưu mang sự sống của người đàn bà bằng hai cách. Thứ nhất, hàng trăm triệu bé gái bị từ chối quyền sống chỉ vì các em thuộc phái nữ vốn bị đánh giá thấp về văn hóa. Nó cũng tấn công chính bà mẹ, là người thường bị cưỡng bức phải trục thai hay giết đứa con gái của mình, và do đó, bạo động chống lại chính mình và vai trò cưu mang sự sống của mình. Dù các quốc gia như Úc vốn lên án thực hành này, nhưng bất hạnh một điều là các chính phủ tiểu và liên bang tại đây vẫn từ khước không chịu thu thập các dữ liệu thống kê để xác định xem các trẻ gái chưa sinh có bị lựa để trục thai tại đây hay không (20).

Triệt sản các bé gái khuyết tật

Ở cả Úc lẫn ngoại quốc, triệt sản đang được sử dụng như một phương thức khác với việc cung cấp chăm sóc mà ta vốn mang nợ đối với các phụ nữ khuyết tật. Tháng Bẩy năm 2013 vừa qua, một cuộc điều tra của Thượng Viện Úc (21) cho thấy: các trẻ gái khuyết tật đang bị cưỡng bức phải triệt sản, cướp đi của các em khả năng sinh nở và trải nghiệm bình thường được làm người đàn bà. Các câu truyện về những người đàn bà chỉ khám phá thấy mình bị triệt sản khi cố gắng có thai cho ta thấy rõ hiệu quả xé lòng của việc bị cướp đi khả năng cưu mang sự sống chỉ vì tiện ích của người khác.

Người ta viện ra nhiều lý do bênh vực cho vệc cưỡng bức triệt sản này: điều hành kinh kỳ, phòng ngừa thai nghén, thậm chí cả ý niệm ưu sinh (eugenic) để tránh việc truyền các gien “xấu” nữa. Mỗi lý do đều có cùng một nguyên tắc thực dụng nằm ở tâm điểm của nó: thà cướp mất vai trò cưu mang sự sống khỏi những người đàn bà này hơn là đầu tư vào các chương trình xã hội và y tế nhằm bảo vệ họ khỏi bị tấn công tình dục, chăm sóc họ lúc có kinh kỳ và nâng đỡ họ lúc có thai và trong vai trò làm mẹ của họ. Nhưng bổn phận của ta trong tư cách cộng đồng há không phải là cung cấp “sự trợ giúp liên tục và bình thường... nhằm giúp đỡ trong các chăm sóc hàng ngày và trong các nhu cầu của người khuyết tật” (22) đó sao?

Biến chức phận làm mẹ thành một thứ hàng hóa

Hiện tượng “đưa ra bên ngoài” (outsourcing) việc cưu mang sự sống là hiện tượng mới có đây nhưng gây thật nhiều bối rối. Việc này thường diễn ra tại các nước kém mở mang, trong đó, người đàn bà được trả tiền để đẻ con của người khác. Đẻ con thuê (surrogacy) xẩy ra khi người đàn bà muốn có con với chồng nhưng không có khả năng cưu mang đứa con về thể lý, hay khi một cặp đồng tính nam muốn có con. Người cho thuê việc cưu mang sự sống được trả ít ngàn đôla, tương đương với một năm lương, để cưu mang một đứa trẻ (23).

Việc một cặp vợ chồng muốn có con với nhau là việc hoàn toàn tự nhiên và bình thường, nhưng đẻ thuê thì quả là một khai thác thảm hại đối với cảnh nghèo của người đàn bà và vai trò cưu mang sự sống của bà. Với tập tục này, người phụ nữ quả đã trở thành cả người tiêu thụ lẫn vật bị tiêu thụ. Ơn gọi chân thực của người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống đã bị bóp méo, vì việc cưu mang sự sống này không phải chỉ là một chức năng sinh học, mà còn nói lên cách độc đáo toàn bộ con người của họ họ nữa, cả về ba phương diện thể lý, xúc cảm và tâm linh. Đẻ thuê không hề nói lên chút nào các chiều kích này.

Ai cũng nhớ câu truyện về Elizabeth Anscombe (1919-2001). Bà là một trong các triết gia vĩ đại của thế kỷ 20, đồng thời là một bà mẹ Công Giáo đầy yêu thương với một đàn con đông đảo. Lần kia, khi đang mang thai đứa con thứ bẩy, bà vào giảng đường Trường Đại Học Oxford, thấy các sinh viên viết đùa lên bảng: “Anscombe ấp đẻ” (Anscombe breeds, đẻ như gà), bèn lấy phấn viết tiếp “Anscombe ấp đẻ các hữu thể bất tử” (24).

Đề cao phẩm giá người cưu mang sự sống

Ta phải là người của hy vọng và nhớ rằng Kitô hữu trước đây vốn đã phải đương đầu với một xã hội chuộng ngừa thai, phá thai và sát nhi, nhất là trẻ gái. Quan tâm của Kitô hữu đối với người yếu thế và việc họ quyết tâm tôn trọng phẩm giá phụ nữ là các khí cụ mạnh mẽ để phúc âm hóa thế giới Rôma ngoại giáo cổ thời. Hiện nay, dù phải đương đầu với nhiều thách đố, ta vẫn có nhiều cách để nâng cao, cử hành và phát huy phẩm giá cũng như ơn gọi của người đàn bà:

* Lấy Chúa Giêsu làm mẫu mực: “Cách hành động của Chúa Kitô, bằng Tin Mừng lời nói và hành động, là một phản kháng nhất quán chống lại bất cứ điều gì xâm phạm tới phẩm giá phụ nữ” (25).

* Nuôi dưỡng mối liên hệ gần gũi hơn với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là mẹ ta. Nơi Mẹ Maria, phụ nữ có khả năng nhận ra phẩm giá và nét cao cả của mình, như người được Thiên Chúa tuyển chọn làm người cưu mang sự sống. Cũng nơi Đức Mẹ, toàn thể Giáo Hội “hân hoan chiêm ngắm... điều chính ngài mơ ước và hy vọng trở nên trọn vẹn” (26).

* Nhìn nhận và hỗ trợ vai trò độc đáo làm cha. Người đàn ông dạy dỗ con cái mình, bằng lời nói và gương sáng, biết cách đề cao phẩm giá phụ nữ: qua cách ông đối xử với vợ và những người đàn bà quan yếu khác trong đời ông. Cách riêng, qua các hoài mong rõ ràng được ông đặt lên các con trai trong thái độ của chúng đối với phụ nữ, và qua tình yêu và chăm sóc phụ tử chân chính ông tỏ cùng các con gái của mình, giúp chúng thể hiện được phẩm giá và giá trị bên trong của chúng.

* Xác quyết cả nơi công cộng lẫn nơi tư riêng lòng tôn trọng, sự chăm sóc và trân quí dành cho mọi người đàn bà trong tư cách cưu mang sự sống, nhất là những người đàn bà mang thai hoặc có con nhỏ. Tỏ tình thân hữu, tỏ lời khích lệ, nói lời dễ nghe, mời một bữa ăn hay cùng cầu nguyện, thẩy đều là những hành vi đơn giản nhưng nói lên được sự đánh giá đúng đắn đối với hành vi vĩ đại đầy yêu thương là đem lại sự sống cho một hữu thể nhân bản khác.

* Tự giáo dục mình và giáo dục con cái ta trong các vấn đề người đàn bà đang phải đương đầu trong gia đình và ngoài đời, và nói với ngưởi khác về các vấn đề này.

* Hỗ trợ các nhóm và tổ chức đang tranh đấu cho phẩm giá phụ nữ và đang tạo được nhiều khác biệt thực tế tại Úc và khắp nơi trên thế giới như

Collective Shout www.collectiveshout.org
Women’s Forum Australia www.womenforumaustralia.org
MaterCare International www.matercare.org
Coaltition Against Trafficking in Women Australia www.catwa.org.au
Pregnancy Help Australia www.pregnancysupport.com.au
WOOMB International www.woominternational.org

* Cầu nguyện, xin sự cầu bầu của Đức Maria, người cưu mang Đấng chính là sự sống, xin Mẹ che chở và bênh vực phụ nữ khắp mọi nơi. Năm sự Vui của chỗi Mân Côi là bài suy niệm đẹp đẽ và đem lại nhiều sức mạnh nhất về hồng phúc sự sống và ơn gọi của người đàn bà trở thành người cưu mang sự sống.
______________________________________________________________________________________________________________________
1. http://www.thefemininegift.org/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html#!/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html
2. Blessed Pope John Paul II. Mulierus Dignitatem (On the dignity and vocation of women), n18.
3. St Edith Stein. Spirituality of the Christian woman.
4. Mulieris Dignitatem, n30.
5. von Hilderbrand A. The Mystery of Sexuality. Catholic News Agency, April 16, 2012.
6. Sr Prudence Allen RSM. Man-woman complementarity: The Catholic inspiration. Logos: Journal of Catholic Thought and Culture. 2006; Volume 9(3): 87-106.
7. Mulieris Dignitatem, n17.
8. St Augustine. Sermon 293.
9. Lumen Fidei,n59.
10. Killalea D. AskMen global survey reveals what men really think. Daily Telegraph, July 17, 2013.
11. Blessed Pope John Paul II. Depersonalizing effect of concupiscence. General Audience. 24 September 1980.
12. United Nations Population Fund. By choice, not by chance. Family planning, human rights and development. 14 November 2012.
13. Catholic Communications, Sydney Archdiocese. Society turns a blind eye as millions of young girls forced into sex trade. 14 May 2010.
14. United Nations Office on Drugs and Crime. UNODC Human Trafficking Case Law Database. c2013.
15. Manhart M. et al, Fertility awareness-based methods of family planning: A review of effectiveness for avoiding pregnancy using SORT. Osteopathic Family Physician 5:1, January 2013.
16. http://www.thefemininegift.org/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview. html#!/2013/03/a-womans-role-and-mission-interview.html
17. Adolphe JF. A response to Amnesty International’s abortion policy in light of Mulieris Dignitatem. Ave Maria Law Review. 2011. 8(2): 311-338.
18. http://www.matercare.org/
19. United Nations. International Women’s Day 2007: Take action to end impunity for violence against women and girls. 2007.
20. Pell G. Card. Gendercide is abhorrent because every child has right to life. Sunday Telegraph. May 5, 2013.
21. Commonwealth of Australia. Senate Community Affairs References Committee. Involuntary or coerced sterilisation of people with disabilities in Australia. July 2013.
22. Australian Catholic Bishops Conference. Inquiry into the involuntary or coerced sterilisation of people with disabilities in Australia. 12 March 2013.
23. Goodman E. The globalization of baby-making. New York Times, April 11, 2008.
24. http://ethicsculture.blogspot.com.au/2011/03/elizabeth-anscombe-courageousand-holy.html
25. Mulieris Dignitatem, n15.
26. Pope Paul VI. Sacrosanctum Concilium, n103.

Tài liệu “Respecting The Life-Bearer”, của Trung Tâm Sự Sống, Hôn Nhân và Gia Đình, TGP Sydney, Chúa Nhật Sự Sống, 6 tháng Mười, 2013.
 
Văn Hóa
Một ngày ở Roma
Trương Phú Thứ
09:55 09/10/2013
Một ngày ở Roma

Roma là thủ đô của nước Ý,nhưng quốc gia Vatican là thánh đô của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ lại nằm gọn trong lãnh địa của Roma. Khi nói đến Roma thì người ta tự nhiên liên tưởng đến Vatican và ngược lại. Vatican là một quốc gia có dân số và diện tích nhỏ nhất trên trái đất nhưng lại là một quốc gia có nhiều ảnh hưởng trên các sinh hoạt quốc tế với trên hai trăm toà đại sứ của các quốc gia trên thế giới. Quốc gia Vatican rộng chừng hơn bốn chục mẫu vuông với dân số vào khoảng 840 người. Giám mục Roma là Đức Thánh Cha đồng thời cũng là quốc trưởng của nước Vatican. Người tín hữu Công Giáo ở bất cứ xó xỉnh nào trên thế` giới cũng đều ao ước một lần kính viếng thánh đô nhưng không phải ai cũng có thễ thực hiện được giấc mơ.

1- Triều kiến Đức Thánh Cha

Khi thời tiết cho phép thì những buổi triều kiến Đức Thánh Cha thường diễn ra bắt đầu vào lúc 10 giờ 30 phút sáng thứ Tư tại quảng trường Thánh PhêRô. Tôi đã có mặt vào buổi triều yết Đức Thánh Cha vào sáng ngày thứ Tư mùng 2 tháng 10 năm 2013. Thật là may mắn, tôi đã không phải đứng trong đám đông với cả trăm ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đổ về Roma để chỉ mong một lần được nhìn Đức Thánh Cha từ xa, một lần được nghe tiếng nói của vị Cha Chung qua máy phóng thanh. Tôi được một nữ tu người Việt Nam thuộc dòng Phan Sinh Đức Mẹ Truyền Giáo hiện làm việc tại Vatican tận tình giúp đỡ và hướng dẫn đến ghế ngồi trên khán đài phiá bên phải của khán đài chính. Một lần coi lễ đăng quang của Đức Thánh Cha trên truyền hình, tôi thấy các vị tổng thống, quốc trưởng của các nước cũng ngồi ngay chỗ này. Hạnh phúc và hãnh diện biết bao. Người nữ tu chừng trên ba mươi tuổi có tên rất dễ thương cũng như sắc vóc và giọng nói ân cần êm dịu của cô thiếu nữ miền sông nước An Giang. Chị tên là Bé Sáu và chắc hẳn trong những giao tiếp thường ngày ai cũng gọi chị là Sơ Bé Sáu. Chị làm việc ở Vatican đã được bốn năm và sinh sống với cộng đoàn gồm sáu nữ tu khác đến từ nhiều quốc gia trong một toà nhà bề thế ngay tại cổng vào Vatican. Sơ Bé Sáu được nhà dòng gửi qua Vatican để làm công việc chỉnh sửa lại những tấm thảm có nhiều trăm năm lịch sử mà vì khí hậu cũng như thời gian nên có nhiều chỗ bị rách hoặc bị phai mầu. Những tấm thảm vô giá này là tài sản của bảo tàng viện Vatican và sẽ ngàn sau lưu lại với hậu thế. Những người làm công việc chỉnh sửa những tấm thảm lịch sử này không chỉ là những nghệ nhân có đường kim mũi chỉ tuyệt diệu mà họ còn là những nghệ sĩ sáng tạo luôn phải đối mặt với rất nhiều tình huống vô cùng khó khăn đễ giữ cho tấm thảm với những đặc thù nguyên thủy. Giáo dân Việt Nam rất hãnh diện đã đóng góp một nhân tài cho công việc gìn giữ những bảo vật của Giáo Hội. Sơ Bé Sáu không chỉ là người con trân quý của Giáo Hội mà còn là một đóng góp to lớn cho nền nghệ thuật hội hoạ thế giới. Ngàn năm sau và cả ngày hôm nay, những người đến thăm viếng bảo tàng viện Vatican, chiêm ngắm những bức thảm treo trên tường, có ai biết được công khó từ bàn tay tài hoa và nghệ thuật của Sơ Bé Sáu?

Ngồi một lúc ngắm mấy chàng vệ binh Thụy Sĩ đẹp như trong tranh thì nghe có người nói tiếng Việt ngay cạnh. Bèn nhận bà con và biết vị nữ tu này là tổng thư ký hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Sơ Maria Teresa Hoàng Ngọc được nhà dòng sai đi thăm viếng các cộng đoàn ở Âu châu kể chuyện hôm qua được dâng lễ với Đức Thánh Cha trong một nhà nguyện nhỏ. Sau lễ, Đức Thánh Cha ra cuối nhà nguyện bắt tay chào hỏi từng người một. Đến lượt, Sơ Hoàng Ngọc xin ôm hôn Đức Thánh Cha và đã được toại nguyện. Một kỷ niệm nhớ đời.

Đúng 10 giờ 30 phút Đức Thánh Cha tiến lên khán đài chính. Ngài bắt đầu buổi triều yết bằng tiếng Ý. Tôi chỉ biết ngồi nhìn và nghe những tiếng reo hò của hàng trăm ngàn người với quốc kỳ từ nhiều nước. Nhóm người Á Căn Đình là quê hương của Đức Thánh Cha được sắp xếp đứng ngay phía trên gần khán đài phất cờ và luôn hô to Viva El Papa. Một linh mục nói bằng tiếng Anh là sau bài huấn dụ của Đức Thánh Cha thì mọi người sẽ đọc kinh Lậy Cha bằng tiếng La Tinh thì đó là câu nói duy nhất mà tôi hiểu. Sau kinh Lậy Cha thì các Hồng Y hiện diện lần lượt chào kính Đức Thánh Cha.

Tiếp sau, Đức Thánh Cha đi xuống quảng trường an ủi và ban phép lành cho những người đau yếu bệnh tật được xếp hai hàng dài phía trước. Hầu hết những bệnh nhân này ngồi trên xe lăn nhưng cũng có người nằm trên giường được các tình nguyện viên khiêng đến. Đức Thánh Cha thăm hỏi từng người không bỏ sót một ai nên cũng mất khá nhiều thời giờ.

Sau đó Đức Thánh Cha đi trở lên khán đài chúc phúc và ban phép lành cho cả trăm cặp tân hôn. Các cô dâu mặc áo cưới bên cạnh những chú rể bảnh bao, từng cặp đã được Đức Thánh Cha chúc lành như một món quà cưới vô giá mà bất cứ đôi tân hôn Công Giáo nào cũng mơ ước.

Phần cuối của buổi triều yết, Đức Thánh Cha lên chiếc xe mui trần đi xuống quảng trường giữa tiếng reo hò của biết bao nhiêu con cái từ bốn phương trời. Người ta cố nâng những trẻ nhỏ đến vòng tay của Đức Thánh Cha. Người ta cố chạm vào tay vị Cha Chung. Vài người bắt được tay Đức Thánh Cha cố nắm chặt như không muốn buông ra. Tâm tình của con cái với Cha Chung bút mực nào tả cho được.

2- Viếng nhà thờ Santa Maria della Scala

Bước qua cửa vào nhà thờ Santa Maria della Scala, một bàn thờ nhỏ phía tay phải là mộ phần Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Chân dung Đức Hồng Y được đặt ngay cạnh mộ phần và phía trước có những bản kinh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau cầu xin Thiên Chúa ban thưởng cho Đức Hồng Y lên bậc Chân Phước. Đi lên bàn thờ chính cũng có chân dung Đức Hồng Y. Một linh mục người Ý chỉ vào chân dung Đức Hồng Y và chắc là đang dẫn giải cho một nhóm khách du lịch về sự hiện diện của Đức Hồng Y tại nhà thờ này. Khi thấy tôi đứng cạnh chân dung Đức Hồng Y nhờ người chụp ảnh thì vị linh mục này cười nói hai chữ Việt Nam rất rõ. Ngôi nhà thờ này rồi sẽ không những gắn bó với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà còn có những liên hệ với dân tộc và lịch sử Việt Nam nữa.

3- Tìm nhà Bà Ngô Đình Nhu

Lúc sinh thời, có một giai đoạn Bà Ngô Đình Nhu trao đổi thư từ với tôi qua một địa chỉ ở Roma. Chính thức thì Bà Nhu cư ngụ tại một căn phòng trên tầng thứ mười một của một chung cư ngay trung tâm của kinh thành Paris nước Pháp. Nói rằng ngôi nhà có địa chỉ ở Roma là nhà Bà Nhu thì không đúng mà thực ra đó là ngôi nhà của vợ chồng Ông Ngô Đình Trác, con trai lớn của Bà Nhu. Nghe nói vợ Ông Trác người Ý trong một gia đình rất giầu có và khi lấy chồng được cho ngôi nhà này như của hồi môn. Từ năm 1963 cho đến ngày hôm nay, Ông Trác chưa hề tiếp xúc với bất cứ người nào ngoài gia đình và cũng chưa một lần đi ra khỏi thành Roma. Ngôi nhà của Ông Trác nằm trên một con đường không mấy nhộn nhịp, cách trung tâm thủ đô Roma chừng mười cây số. Địa chỉ ngôi nhà mang số 62.

Tìm mãi, tôi cũng đến được trước cổng ngôi nhà số 62. Hai nhà bên cạnh số 60 và 64 đều có số nhà và được chăm sóc cẩn thận, cây cối được trồng tỉa kỹ lưỡng đẹp mắt. Ngôi nhà giữa số 62 nhưng không có số nhà, cổng khoá bằng một giây xích sắt to đã hoen rỉ, vườn tược không được chăm sóc cây cối mọc lộn xộn tùm lum. Chắc là qua một thời gian dài không ai sinh sống ở đây, có thể là từ ngày Bà Nhu qua đời. Ba năm cuối đời, Bà Nhu ở tại ngôi nhà này. Bà có ước nguyện khi chết sẽ được chôn cất ở khu vườn rộng lớn của ngôi nhà này nhưng không được chánh quyền Roma chấp thuận. Do vậy thân xác bà đã được hoả táng. Tôi đứng ngoài cổng nhìn vào khu vườn hoang tàn mà xót xa cho một phận đời nghiệt ngã nhưng rồi cũng đã trở về với tro bụi.

Một ngày ở Roma chạy đua với cái đồng hồ và đôi chân mỏi nhừ.
 
Năm Sự Sáng
Nguyễn Trung Tây, SVD
22:51 09/10/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD, Năm Sự Sáng

1. Mầu Nhiệm Rửa Tội

□ Suy Niệm
: Ngày giờ đã điểm, từ phương Bắc của xứ Galilê, chào tạm biệt thân mẫu, Đức Giêsu cất bước xuống phương Nam của xứ Giuđê, tìm kiếm bóng dáng của người ngôn sứ sa mạc. Khi gặp mặt Gioan, Đức Giêsu khiêm nhường xin được rửa tội từ hai bàn tay của người ngôn sứ. Thoạt tiên Gioan từ chối. Nhưng, trước lời yêu cầu của Chiên Thiên Chúa, ngôn sứ thanh tẩy cuối cùng cúi đầu xin vâng. Sau khi Đức Giêsu nhận phép Rửa Tội, bầu trời trong xanh trở nên rực rỡ với ngàn vạn hào quang của Thánh Thần Thiên Chúa xuất hiện trong hình chim bồ câu; và ngay lúc đó từ những đám mây, Thiên Chúa, Chúa Cha cất tiếng xác nhận thiên tính trời cao của Đức Giêsu.

Thực Hành: Noi theo gương của Đức Giêsu, qua tư tưởng và qua việc làm, gia đình chúng ta luôn luôn chọn lựa sống một đời sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và với mọi người trong gia đình.

Ý Cầu Nguyện: Xin Phép Rửa Tội tiếp tục thánh hóa và liên kết mọi người Kitô hữu trên toàn thế giới, trong xứ đạo, và trong gia đình của chúng con trở nên một trong Đức Kitô.

2. Mầu Nhiệm Tiệc Cưới Cana

□ Suy Niệm:
Trong khi tiệc cưới Cana đang tưng bừng với rạng rỡ tươi cười, Mẹ Maria khám phá ra những bình rượu cưới đang dần dần cạn khô rượu. Nhận ra rượu thơm của tiệc cưới Cana đã thôi, không còn tràn đầy, Mẹ Maria quay sang nói với Đức Giêsu, “Nhà người ta hết rượu rồi”. Vâng lời Mẹ, Đức Giêsu nói những người gia nhân đổ đầy sáu chum nước; mỗi một chum chứa được khoảng 100 lít nước. Bởi bàn tay nhiệm mầu của Đức Giêsu, những giọt nước lạnh không còn lạnh ngắt, nhưng xôn xao lay động, hóa thành những giọt rượu thơm. Bởi sự can thiệp của Mẹ Thiên Chúa, tiệc cưới Cana lại tiếp tục ngập tràn với 600 lít rượu mới. Rượu thơm Cana tô thêm đỏ hồng đôi má cô dâu và chú rể. Rượu mới Cana bôi thêm nồng nàn ánh mắt của những quan khách bên bàn tiệc.

Thực Hành: Những khi đời sống hôn nhân đang bị đe dọa, gia đình chúng ta sẽ chạy đến nói với Mẹ Maria, “Mẹ ơi, nhà con hết rượu rồi!”.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua những lời kinh nguyện.

3. Mầu Nhiệm Rao Giảng Nước Trời

□ Suy Niệm
: Sau khi nhận phép thanh tẩy bên bờ sông Giôđan và ăn chay trong sa mạc trong vòng bốn mươi đêm ngày, Đức Giêsu quay về phương Bắc Galilê. Rảo bước trên những nẻo đường của xứ Galilê, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng về Tin Mừng của Nước Trời và ngày giờ của ơn cứu chuộc. Ngài phán, “Nước Trời đã gần kề. Hãy thay đổi và tin tưởng vào Tin Mừng của ơn cứu độ”. Bởi sự xuất hiện của Đức Giêsu, từ khắp các thôn làng, người người tấp nập lên đường trẩy hội mùa xuân về phương Bắc của xứ Galilê để được lắng nghe Lời Chúa và được Đức Giêsu chữa lành. Người què cụt cũng như người phong hủi, người câm điếc cũng như người mù lòa, sau khi diện kiến Đức Giêsu, tất cả đều được chữa lành.

Thực Hành: Noi theo gương của Đức Giêsu, gia đình chúng ta tiếp tục sống đời sống chứng nhân Tin Mừng ngay trong gia đình và trong xứ đạo nơi chúng ta đang cư ngụ.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho cánh đồng truyền giáo của thế giới ngày càng thêm đông những thợ gặt chuyên nghề và nhiệt thành với Tin Mừng Nước Trời.

4. Mầu Nhiệm Biến Hình

□ Suy Niệm
: Vào một ngày kia, Đức Giêsu mang Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi theo Ngài lên núi. Trong khi Ngài đang cầu nguyện, thật là bất ngờ, Đức Giêsu biến dạng. Nhân diện của Ngài trở nên rực rỡ hơn cả mặt trời, y phục của Ngài đổi màu trắng tinh hơn cả băng tuyết. Và kìa, ngôn sứ Môisen và Êlia cùng xuất hiện, một đứng bên trái, một đứng bên phải của Đức Giêsu. Cả hai cất tiếng đàm đạo với Đức Giêsu về mầu nhiệm thương khó mà Đức Giêsu sẽ phải trải qua.

Thực Hành: Xin cho đời sống đức tin của gia đình chúng ta luôn luôn ngời sáng tỏa chiếu ngàn vạn hào quang của thiên đàng.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con và mọi người tín hữu Kitô trên toàn thế giới trở thành những gương sáng sống động cho một niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống.

5. Mầu Nhiệm Bí Tích Thánh Thể

□ Suy Niệm
: Ngày vinh quang của Thiên Chúa trên cây thập giá và giờ cứu độ cho nhân loại đang chầm chậm điểm canh gõ nhịp khi Đức Giêsu cưỡi trên lưng lừa tiến vào kinh thành Giêrusalem. Nhìn những cành lá vạn tuế, lắng nghe những tiếng tung hô của dân chúng trên con đường dẫn vào kinh thành, Đức Giêsu biết rằng ngày đã tới, giờ đã điểm, giây phút tạm biệt đã cận kề. Nhưng bởi thương yêu con người lạc loài bơ vơ, cho nên Đức Giêsu quyết định thiết lập Mầu Nhiệm Thánh Thể. Giữa bữa ăn tối, trên bàn Tiệc Ly, giơ cao bánh thơm và rượu nho, Đức Giêsu phán, “Đây là mình ta, đây là máu ta, máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy nhận lấy, hãy ăn, hãy uống, hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Thực Hành: Xin cho những lời nói, cử chỉ, và hành động của mọi người trong gia đình của chúng con trở nên một bàn tiệc sống động của Mầu Nhiệm Thánh Thể, nơi đó có Đức Giêsu Thánh Thể dịu hiền ngự giữa bàn tiệc của gia đình.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con siêng năng tham dự Thánh Lễ và dọn mình xứng đáng để nhận lãnh Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa Kitô.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mưa Đầu Mùa
Thérésa Nguyễn
21:15 09/10/2013
MƯA ĐẦU MÙA
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tí tách buồn trong ta
Ngoài trời mưa vẫn đổ
Đâu bóng hồng trên phố
Mưa ướt mảnh vai gầy
Khép nép đội vành ô
Mưa thu sao lạnh quá
Sấm sét trời mùa thu..
(Trích thơ của MYE)