Ngày 08-10-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican lấy lại được bức hình mà Napoléon đã chiếm hữu
Bùi Hữu Thư
08:35 08/10/2013
8 tháng 10, 2013. (Romereports.com) Khi binh sĩ của Napoleon đánh chiếm Rôma, họ đã cướp đi các tác phẩm nghệ thuật từ Vatican. Bức hình Đại Đế Augustus bây giờ đã được đưa lại cho Viện Bảo Tàng Vatican lần đầu tiên sau 200 năm. Tất cả đều là nhờ cuộc triển lãm “Các cổ vật quý giá” 'Preziose Antichità'.

Ông Guido Cornini, giám đốc cuộc triển lãm 'Preziose Antichità' nói:

“Không phải là tình cờ mà bức họa này đã bị quân Pháp hết sức tìm kiếm khi họ đến Rôma, vì mặc dầu được thực hiện tại Giáo Triều, bức hình vẫn thu hút Napoleon vì các lý tưởng của Cesar và của một đại đế.”

Đây không phải là bảo vật độc nhất hết sức quý giá. Quân Pháp cũng lấy đi các phẩm vật khác như các đồng tiền Rôma, và tranh bằng đá ghép phản ảnh những năm đầu tiên của Kitô giáo. Ngoài ra còn có nhiều bức tượng thần thoại bằng cẩm thạch cũng bị cướp mất.

Tuy nhiên các tác phẩm này sẽ không được lưu giữ tại Vatican, và chỉ được triển lãm ở đây trong vài tháng. Vào tháng Giêng năm 2014, tất cả sẽ được trả về cho các viện bảo tàng gốc.

Ông Guido Cornini, giám đốc cuộc triển lãm 'Preziose Antichità' nói:

"Đây là giấc mơ đã thành sự thật, đúng là một giấc mơ đã thành sự thật. Dĩ nhiên, chúng tôi phải buồn rầu vì các tác phẩm này một lần nữa phải ra đi. Như thế luôn luôn có một diễn biến lịch sử được thành hình năm này qua năm khác, do đó, phải như vậy cũng tốt, vì chúng tôi đã được chứng kiến giòng lịch sử trôi qua. Như vậy cũng đủ rồi."

Căn phòng nơi cuộc triển lãm trưng bầy cũng có một lịch sử riêng. Tại đây có một trong các kho tàng che dấu của Thư Viện Vatican. Đó là bức họa nổi tiếng “Lễ Cưới của Aldobrandini.”
 
Đức Thánh Cha triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục về mục vụ gia đình
LM. Trần Đức Anh OP
10:36 08/10/2013
VATICAN -. Hôm 8-10-2013, ĐTC Phanxicô tuyên bố triệu tập một Thượng HĐGM khóa ngoại thường lần thứ III, sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 5 đến 19-10-2014.

Chủ đề của khóa họp là: “Những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh truyền giảng Tin Mừng”.

Cho đến nay đã có 2 Thượng HĐGM thế giới khóa ngoại thường: khóa thứ I hồi năm 1969 về các HĐGM và đoàn thể tính (collegialità) của hàng Giám Mục; khóa thứ II hồi năm 1985 về việc áp dụng Công đồng chung Vatican II, 20 năm sau khi bế mạc Công Đồng.

Ngoài ra đã có 13 Thượng HĐGM thế giới thường kỳ, thông thường 3 năm nhóm một lần. Lần thứ 13 hồi tháng 10 năm 2012 về việc tái truyền giảng Tin Mừng.

Chiều thứ hai 7-10 và sáng 8-10, ĐTC đã đích thân tham dự khóa họp của Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM Thế giới. Từ lâu ngài đã bày tỏ ý muốn cải tổ phương thức tiến hành các Thượng HĐGM.

Trong ý hưởng cải tổ Thượng HĐGM, ĐTC đã thuyên chuyển Đức TGM Nikola Eterovic người Croát làm Sứ thần Tòa Thánh tại Đức, sau 9 năm làm Tổng thư ký Thượng HĐGM, và ngài bổ nhiệm Đức TGM Lorenzo Baldissero, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ Giám Mục, làm Tân Tổng thư ký Thượng HĐGM.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, tuyên bố rằng: ”Thật là một điều rất quan trọng việc ấn định một Thượng HĐGM ngoại thường về đề tài mục vụ gia đình. Đây là cách thức ĐTC muốn tiến hành suy tư và hành trình của Cộng đồng Giáo Hội, với sự tham dự trong tinh thần trách nhiệm của hàng GM ở các nơi trên thế giới.

Thật là điều đúng khi Giáo Hội cùng tiến hành trong suy tư và kinh nguyện, cũng như đề ra những đường hướng mục vụ chung trong những điểm quan trọng nhất, như mục vụ gia đình, dưới sự hướng dẫn của ĐGH và các GM. Việc ấn định Thượng HĐGM ngoại thường cho thấy rõ con đường đó. Trong bối cảnh này, đề nghị những giải pháp đặc biệt từ phía những người hoặc cơ quan địa phương có nguy cơ tạo ra sự hỗn động. Tốt hơn nên làm nội bật tầm quan trọng của việc tiến bước trong sự hiệp thông hoàn toàn với cộng đoàn Giáo Hội”.

Cha Lombardi ám chỉ tới tin nói rằng Tổng giáo phận Freiburg bên Đức cho những tín hữu ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích. Đức TGM Robert Zollitsch, nguyên TGM chính tòa nay là Giám quản Tông tòa tổng giáo phận Freiburg phải thanh minh rằng: ”Không có gì thay đổi, không có gì là mới mẻ”. Tin này từ văn phòng mục vụ địa phương và không mang trách nhiệm nào của Đức GM sở tại.

Hồi năm 2012, 120 LM ở Freiburg đã ký vào một tuyên ngôn bày tỏ bất đồng với kỷ luật hiện hành của Giáo Hội về việc không cho ngừơi ly dị tái hôn được rước lễ. (SD 8-10-2013)
 
Iraq: “Cha Dall’Oglio vẫn còn sống và được những kẻ bắt cóc đối xử tử tế”
Chỉnh Trần, S.J.
12:45 08/10/2013
“Cha Dall’Oglio vẫn còn sống và được những kẻ bắt cóc đối xử tử tế”

“Cha Paolo Dall’Oglio vẫn còn sống và được những kẻ bắt cóc, vốn là thành viên của nhóm Hồi giáo cực đoan tự xưng là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIS), đối xử tử tế,” Khalaf Ali Khalaf, nhà hoạt động chống chế độ Syria dựa vào nguồn tin của chi nhánh Al-Qaeda có liên hệ với nhóm cực đoan, cho biết.

Nguồn tin cho biết đã nhìn thấy vị tu sĩ Dòng Tên người Ý hôm thứ bảy vừa qua trong một khu vực thuộc miền bắc Syria vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của ISIS, Khalaf nói với hãng thông tấn quốc tế Aki-Adnkronos. Nhà báo này không muốn tiết lộ danh tính của người cung cấp tin vì sợ bị trả thù. Ông cũng không đề cập chính xác nơi mà người ta đã nhìn thấy cha Dall’Oglio. Vị linh mục Dòng Tên này đã mất tích ở thành phố Raqqa từ ngày 28 tháng 7.

Liên minh Quốc gia Syria trước đó đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về số phận của cha Dall’Oglio và đã thúc dục những nhà hoạt động tại Raqqa cung cấp bất cứ thông tin nào có thể giúp tìm thấy cha Dall’Oglio và bảo đảm sự an toàn của ngài. Vị linh mục Dòng Tên người Ý này đã đến Syria để đàm phán hòa bình giữa các nhóm thánh chiến Hồi giáo và người Kurd. Ngài đã bị chính quyền Syria trục xuất tháng 6 năm ngoái.

Cha Paolo Dall’Oglio, sáng lập viên cộng đồng Khalid tại Deir Mar Musa, đã phục vụ cho sứ mạng đối thoại và hòa giải với Hồi Giáo tại Syria hơn 30 năm qua. Cha được xem là linh hồn của cộng đoàn al-Khalil, một cộng đoàn đan tu của người Công Giáo Syro, nằm gần thị trấn Nabk cách Damascus khoảng 80 km về phía bắc. Nơi đây từng là một đan viện do các nhà ẩn tu Hy Lạp xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Sau khi bị bỏ hoang vào thế kỷ 19, nó lại trở thành nhà của một cộng đồng tu sĩ Kitô giáo nhỏ bé tại Syria.

Cha Paolo Dall’Oglio nổi tiếng với những lời chỉ trích chế độ Assad về những vi phạm nhân quyền. Năm 2012, lo ngại những cộng đồng Ki-tô hữu thiểu số tại đây sẽ phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc giống như các cộng đồng Ki-tô hữu tại Irak, ngài đã lên tiếng kêu gọi Tòa Thánh có những can thiệp ngoại giao ở cấp cao nhất để cứu vãn tình hình ngày càng bi đát tại Syria. Ngài cũng đã khẩn thiết kêu gọi phải có “một chương trình hữu hiệu” và “một nỗ lực đối thoại” với Teheran và Moscou, vì lo sợ chiến tranh sẽ bùng phát trên diện rộng và một sự sụp đổ của cả khu vực Trung Đông là điều có thể thấy trước; trong khi viễn ảnh về dân chủ tại đây lại rất mơ hồ. Dĩ nhiên, trong những thao thức của mình về tình hình tại Syria, cha Paolo Dall’Oglio hoàn toàn không nhắm đến những hành động đàn áp cũng như một cuộc can thiệp quân sự quốc tế vào Syria.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi cử hành lễ thánh Inhaxiô Lôyôla với các tu sĩ Dòng Tên tại Rôma hôm 31 tháng 07 cũng đã bày tỏ mối quan tâm của mình về tình hình anh em Dòng Tên của ngài tại Syia. “Lúc này đây, tôi nhớ về người anh em của chúng ta ở Syria,” Đức Giáo Hoàng nói trong bài giảng.

Tại Syria, các tu sĩ Dòng Tên không làm chính trị, nhưng cam kết theo đuổi các hoạt động nhân đạo và lặp lại lời kêu gọi “hòa bình và hòa giải ở Syria.”

Chỉnh Trần, S.J.

theo Vatican Insider
 
Trong những khác biệt, Giáo Hội là duy nhất
Pt Huỳnh Mai Trác
13:31 08/10/2013

Chúng ta đọc: “Tôi tin kính một Hội Thánh duy nhất, chúng ta tuyên xưng Giáo Hội là duy nhất và đó là Giáo Hội, chỉ một mà thôi . Chúng ta hãy nhìn Giáo Hội Công Giáo trong hòan vũ”, Đức Giáo Hòang hỏi các giáo hữu trong buổi tiếp kiến .

“Chúng ta khám phá là có 3,000 giáo phận trên khắp cùng thế giới : với những ngôn ngữ và văn hóa khác biệt! Ở đây chúng ta có những giám mục của nhiều quốc gia khác nhau và những văn hóa khác biệt. Có những giám mục ở Sri Lanka, những giám mục ở Phi Châu, các giám mục Ấn độ v.v. và những giám mục ở Châu Mỹ . Giáo Hội trải ra khắp tòan thế giới ! Và có hàng ngàn cọng đồng Công Giáo tập họp lại thành một khối . Tại sao có thể được như vậy ?”

Đức Giáo Hòang nêu ra ba điểm chính yếu .
Chúng ta nhận thấy câu trả lời trong sách GiáoLý của Giáo Hội Công Giáo xác quyết : Giáo Hội trên tòan thế giới có chung “một đức tin duy nhất, một đời sống phụng vụ duy nhất, một kế vị tông đồ duy nhất, một niềm hy vọng chung, một tình bác ái chung” . Đó là một định nghĩa rất đẹp, rỏ ràng và chính xác, hướng dẫn chúng ta đi đúng đường hướng . Làm một trong đức tin, trong niềm hy vọng, trong tình bác ái, làm một trong các Bí tích và trong mục vụ : đó là những trụ cột cùng chung chống đỡ tòan diện ngôi nhà Giáo Hội .

“Nơi nào chúng ta đến, dù là một giáo xứ nhỏ bé, dù là một nơi xa xôi hẻo lánh trên trái đất, khi chúng ta tìm thấy một nhà thờ chúng ta vẫn cảm thấy chúng ta đang ở tại nhà của mình, chúng ta đang ở trong gia đình giữa anh chị em của chúng ta . Đây chính là một món quà quý báu của Thiên Chúa ! Giáo Hội là duy nhất cho tất cả mọi người . Không có một Giáo Hội riêng cho người Âu châu, một cho người Mỹ Châu, một cho nguời Á Châu và một Giáo Hội riêng cho người Úc Châu, mà tất cả khắp mọi nơi đều giống như nhau .
Cũng như trong một gia đình: người ta có thể ở xa nhau, rải rác khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng mối liên hệ sâu xa nối kết giữa mọi thành viên trong gia đình vẫn bền chặt dù là xa cách .”

. . . “Khi cha nghe nói đến những Kitô hữu trên thế giới đang chịu đau khổ, thì cha có thể dửng dưng được hay sao hay đau xót như một người trong gia đình mình đang đau khổ ? Khi cha nghĩ đến hoặc nghe nói có nhiều Kitô hữu đang bị bách hại khi họ hy sinh đời sống của họ vì đức tin thì lòng cha lại chua xót hay là vô cảm được sao ? Cha mở lòng ra với người anh chị em trong gia đình hy sinh vì Chúa Giêsu Kitô ? Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau ?

“Cha muốn đưa ra một câu hỏi , nhưng đừng trả lời lớn tiếng, mà chỉ trả lời thầm lặng trong tim .Có phải tôi cầu nguyện cho người anh người chị này để họ tuyên xưng hay bảo vệ đức tin ? Thật là rất quan trọng nhìn vào trong hòan cảnh đặc biệt này là chúng ta cùng trong một Giáo Hội, một gia đình duy nhất của Thiên Chúa ! .
Hãy bước thêm một bước phụ nữa và tự hỏi tại sao có những vết lở trong khối duy nhất này ? Chúng ta có thể làm lở lói khối duy nhất này ? Khốn thay, chúng ta thấy theo dòng lịch sử, và chính ngay bây giờ chúng ta chưa sống trong sự đòan kết duy nhất . Đôi khi có xẩy ra những hiểu lầm, những tranh chấp, những căng thẳng, những chia rẻ làm đau thương và Giáo Hội không còn hình dạng như chúng ta mong muốn, không còn bày tỏ tình yêu thương như thánh ý Chúa .

“Chính chúng ta tạo nên những rách nát ! Và nếu chúng ta nhìn vào những chia rẻ giữa những Kitô hữu, Công Giáo, Chính thống, Tin lành . . .chúng ta cảm thấy sự khó khăn trong việc đòan kết lại một khối duy nhất . Chúa ban cho chúng ta sự đòan kết, nhưng nhiều lúc chúng ta không thực hành . Chúng ta phải đi tìm kiếm, xây dựng đòan kết, hướng dẫn sự hiệp thông, vượt lên trên những hiểu lầm và chia rẻ, bắt đầu từ trong gia đình của mình, bằng những thực tại trong mục vụ và trong những đối thọai liên tôn . Thế giới chúng ta cần sự đòan kết, chúng ta đang ở trong một thời đại cần sự đòan kết, chúng ta cần làm hòa với nhau cùng sự thông cảm và Giáo Hội là Ngôi Nhà Hiệp Thông .

. . Thánh Phao lồ định nghĩa sự đòan kết trong thư gởi cho tín hữu Ephêsians: “Chỉ có một thân thể, thân thể Chúa Giêsu chúng ta nhận lãnh qua Phép Mình Thánh; một Thần Khí, Chúa Thánh Thần Đấng sinh động và luôn canh tân Giáo Hội; một niềm hy vọng duy nhất, một đời sống vĩnh cữu; chỉ có một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa, Cha của mọi người (4-6). Đó là sự phong phú nối kết chúng ta ! Và đây là một sự giàu có thật sự : điều này liên kết chúng ta, chứ không phải chia rẻ chúng ta . Đây chính là sự phong phú của Giáo Hôi. Và hôm nay mỗi người chúng ta tự hỏi : Tôi có làm lớn mạnh sự đòan kết trong gia đình, trong giáo xứ và trong cọng đòan của tôi không ?. . .

“Cuối cùng , phần cuối với nhận xét sâu xa hơn . Và đây là một câu hỏi quan trọng : động lực nào đưa đến sự duy nhất trong Giáo Hội ? Chính là Chúa Thánh Thần, Đấng mà chúng ta nhận lãnh khi chịu phép Rửa Tội và trong Phép Thêm Sức . Đó là Đức Chúa Thánh Thần . Sự duy nhất của chúng ta không phải là kết quả một cuộc đồng thuận, hay là sự dân chủ trong Giáo Hội hoặc là một cố gắng của chúng ta để đồng thuận, nhưng đến từ Chúa Thánh Thần bởi vì Ngài là sự hòa hợp trong sự khác biệt và Ngài là sự hòa hợp trong Giáo Hội .

“Đây chính là một sự hòa hợp trong một dị biệt thật lớn lao về những nền văn hóa, ngôn ngữ và tư tưởng . Và chính Chúa Thánh Thần là động lưc. Bởi vậy lời cầu nguyện luôn rất là quan trọng , bởi vì đó là sự hiệp thông và đòan kết giữa mọi người . Lời cầu nguyện Đức Chúa Thánh Thần, xin Ngài đến và ban cho sự đòan kết thành duy nhất làm một trong Giáo Hội (Nguồn tin: VIS) .


 
Thượng Hội Đồng Giám Mục Về Gia Đình
Vũ Văn An
19:16 08/10/2013
Tòa Thánh vừa công bố ngày giờ và chủ đề cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới. Ngày giờ là 5-19 tháng Mười, 2014 tại Vatican và chủ đề là “Các Thách Đố Mục Vụ Của Gia Đình Trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa”.

Theo thông lệ, mấy tháng trước ngày khai mạc, văn phòng Thượng Hội Đồng sẽ công bố tài liệu làm việc. Chỉ đến lúc đó, người ta mới biết chắc nội dung bàn luận tại Thượng Hội Đồng sẽ gồm những gì. Tuy nhiên, trong không khí phấn khởi chờ mong cải tổ hiện nay, nhiều người đặt nhiều hy vọng vào Thượng Hội Đồng này và suy đoán trước nội dung của nó.

Thượng hội đồng mới mẻ

Nhà báo John Allen, trên tờ National Catholic Reporter ngày 8 tháng Mười chẳng hạn, không do dự gọi đây là một thượng hội đồng mới mẻ (new-look synod) và là hoa trái đầu tiên của Hội Đồng Tám Vị Hồng Y. Allen ngầm cho hiểu nét mới mẻ của nó là “tham dự, có chất lượng và hữu hiệu nhiều hơn”.

Được Đức Phaolô VI thiết lập năm 1965 lúc kết thúc Công Đồng Vatican II, THĐ là phương cách để Đức Giáo Hoàng nghe tiếng nói của các Giáo Hội địa phương khi đưa ra quyết định. Nói tổng quát, THĐ tụ tập chừng 300 giám mục và các tham dự viên khác trong một hội nghị kéo dài chừng 3 tuần lễ tại Rôma.

Trong nhiều năm qua, người ta hay chỉ trích rằng việc chuẩn bị cho THĐ thường không khuyến khích việc tham khảo thực sự, các kết luận xem ra đều đã được quyết định từ trước, và quá nhiều thì giờ dành cho việc đọc diễn văn.

Allen cho rằng lần này có khác, nhiều nguồn tin đáng tin cậy cho hay THĐ lần này dự tính một diễn trình nhiều giai đoạn bao gồm việc tạo cơ hội rộng rãi để góp ý từ hạ tầng cơ sở, thậm chí sử dụng internet để thu thập các góp ý.

Sau cuộc họp đầu tiên tại Rôma, một dự thảo các đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng sẽ được gửi xuống hạ tầng cơ sở để thảo luận thêm và sẽ chỉ được chấp nhận trong một cuộc họp thứ hai.

Và mặc dù các khía cạnh cụ thể của chủ đề chưa được công bố, nhà bỉnh bút nào cũng cho rằng vấn đề gai góc có tính mục vụ về việc Hiệp Lễ của những người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời thế nào cũng được THĐ bàn tới.

Gia đình, ly dị và tái hôn

Linh mục Francis X. Rocca, chẳng hạn, đã đặt tựa cho bản tin của ngài với Catholic News Service như sau: “Đức Giáo Hoàng triệu tập THĐ để thảo luận về gia đình, ly dị và tái hôn”. Theo Cha Rocca, “tình trạng khó xử của các người Công Giáo ly dị và tái hôn sẽ là một chủ đề chính để thảo luận khi các giám mục khắp thế giới họp nhau tại Vatican vào tháng Mười, 2014”.

Suy đoán trên dựa vào sự kiện hồi tháng Bẩy, lúc từ Rio de Janeiro trở lại Rôma, Đức Phanxicô cho biết: THĐ sắp tới sẽ thăm dò phương thức “chăm sóc mục vụ sâu sắc hơn đối với hôn nhân’, bao gồm vấn đề hiệp lễ của những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Dịp này, Đức Phanxicô cũng nói thêm rằng luật Giáo Hội về tuyên bố hôn nhân vô hiệu cũng “cần phải được duyệt lại, vì các tòa án Giáo Hội không đủ cho vấn đề này. Vấn đề chăm sóc mục vụ hôn nhân là vấn đề phức tạp”. Ngài cũng nói tới nhu cầu tha thứ nói chung trong Giáo Hội ngày nay. “Giáo Hội là một người mẹ, nên Giáo Hội phải đi theo con đường xót thương này, và tìm ra một hình thức xót thương cho mọi người”.

Suy đoán trên càng được củng cố khi trong cùng công bố này, phát ngôn viên Tòa Thánh là linh mục Lombardi S.J. cảnh cáo các giám mục Đức không nên cải tổ nhanh hơn Đức Giáo Hoàng. Thực vậy, tổng giáo phận Freiburg của Đức vừa đưa ra kế hoạch mục vụ mới nhằm cho phép một số người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ.

Chính sách xưa nay của Giáo Hội là những người Công Giáo trên, nếu cuộc hôn nhân trước của họ không được tuyên bố vô hiệu, thì không được rước lễ, vì đi ngược lại nguyên tắc bất khả tiêu. Cha Lombardi cho rằng các vấn đề mục vụ gia đình phải được thảo luận “dưới sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng và các giám mục. Trong bối cảnh này, để các nhân vật và các tòa sở địa phương đề xuất các giải pháp mục vụ đặc thù liều mình phát sinh ra mù mờ. Điều hay là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng dẫn cuộc hành trình trong hiệp thông trọn vẹn với cộng đồng Giáo Hội”.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước đây năm 1994, ba vị giám mục Đức cũng từng cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ, cho tới khi Vatican chấm dứt thực hành này. Nhân dịp này, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra chỉ thị chung để tái xác nhận rằng: những người Công Giáo như trên không được rước lễ.

Thực ra, kế hoạch của TGP Freiburg chưa được Đức TGM Robert Zollitsch, hiện là giám mục chính tòa Freiburg và là chủ tịch HĐGM Đức chấp thuận, thậm chí ngài còn chưa được tham khảo là đàng khác.
 
Top Stories
Vinh: amid threats and attacks, 50 thousand Catholics pray for release of the two parishioners
Asia-News
04:01 08/10/2013
Tens of thousands of faithful at the Mass on October 6 , ask for the release of two faithful unjustly imprisoned. The function was held in an area marked by the devastation caused by typhoon Witif . Not far away soldiers and paramilitary militias held urban warfare exercises in riot gear.

Hanoi ( AsiaNews) - Vietnamese Catholics have responded with prayer to threats and attacks by the media, state and army of Hanoi. For a few weeks, thousands of police, members of the communist student youth soldiers and paramilitary organizations have been carrying out a series of anti -riot military exercises. Meanwhile , the government media continue their smear campaign against the diocese of Vinh, in the north , fighting for the respect of religious freedom and the release of two parishioners for months in prison without trial or having committed any crime. This past weekend, as has happened on several occasions in September, the local Catholic community gathered in great numbers to celebrate Mass and pray for peace and recognition of the inalienable rights of all citizens.

On October 6, at least 50 thousand Catholics in the parish of Thuan Nghia took part in the Sunday service , concelebrated by 20 priests (pictured ), a response to new attacks by the government media, announcing more arrests and indictments against Catholics . A peaceful protest , made even stronger and more impressive following the devastation caused by the passage of the typhoon Wutif throughout the area with flooded roads , knocked down power lines along the highway A1, demolished thousands of homes and damaged dozens of churches.

In spite of the damage inflicted by the strong winds and rains, the faithful were unwilling to cancel the Mass and prayers, the weapons chosen by the community and Church leaders to respond to the government attacks. Catholics have been clamoring for the release of the two parishioners in My Yen, who are now considered to be the "prisoners of state," an end to persecution and the smear campaign against the diocese of Vinh .

Not far from the place chosen by the Catholics for Mass, thousands of police , para - military and members of pro-government organizations held a series of exercises in riot gear The exercises focus on the release of hostages, area patrols, crowd control and urban warfare. The exercises take place, particularly on Sundays , in conjunction with the Christian functions , which for Catholics is a clear "provocation" and "deterrent" , with the aim of fomenting tension in the area .

The dispute between the state and Catholic centre on events linked to the parish of My Yen, calls for the release of two faithful (Peter Ngo Van Khoi and Anthony Nguyen Van Hai) , in prison since last June without charge. The support of Catholic leaders - who have received letters of appreciation and solidarity from the main religious leaders of the country - has triggered the reaction of the local and central authorities , which have threatened to intervene harshly to quell protests or demonstrations of dissent. Many Masses and prayer meetings have been held in recent weeks, including the function at the Shrine of St. Anthony , a center of pilgrimage in the diocese of Vinh not far from the place where the violent police crackdown of September 4 occurred.
 
Vinh: fra minacce e attacchi, 50mila cattolici pregano per la liberazione dei due parrocchiani
Asia-News
04:02 08/10/2013
Decine di migliaia di fedeli alla messa del 6 ottobre, per chiedere di nuovo il rilascio di due fedeli in carcere senza colpa. La funzione si è tenuta in un’area segnata dalle devastazioni causate dal passaggio del tifone Witif. Poco distante soldati e milizie para-militari tenevano esercitazioni di guerriglia urbana in assetto anti-sommossa.

Hanoi (AsiaNews) - I cattolici vietnamiti rispondono con la preghiera alle minacce e agli attacchi dei media governativi e dell'esercito di Hanoi. Da alcune settimane migliaia di poliziotti, membri della gioventù studentesca comunista e soldati di organizzazioni para-militari stanno svolgendo una serie di esercitazioni, concentrandosi sulle attività anti-sommossa. Nel frattempo i media governativi proseguono la campagna diffamatoria nei confronti della diocesi di Vinh, nel nord, che combatte per il rispetto della libertà religiosa e la liberazione di due parrocchiani, da mesi in carcere senza aver commesso reati o né processi. Anche lo scorso fine settimana, come avvenuto in più occasioni a settembre, la comunità cattolica locale ha partecipato numerosa alla messa e pregato per la pace e il riconoscimento dei diritti inviolabili dei cittadini.

Il 6 ottobre almeno 50mila cattolici della parrocchiale di Thuan Nghia hanno preso parte alla funzione domenicale, concelebrata da 20 sacerdoti (nella foto); una risposta ai nuovi attacchi lanciati dai media governativi, che annunciano ulteriori arresti e incriminazioni ai danni dei cattolici. Una protesta pacifica, resa ancor più forte e suggestiva in seguito alle devastazioni causate dal passaggio del tifone Wutif in tutta l'area con strade inondate, linee elettriche abbattute lungo l'autostrada A1, migliaia di case abbattute e dozzine di chiese danneggiate.

A dispetto dei danni inferti dai forti venti e dalle piogge, i fedeli non hanno voluto rinunciare alla messa e alla preghiera, le armi scelte dalla comunità e dai vertici ecclesiastici per rispondere agli attacchi del governo. I cattolici hanno chiesto a gran voce la liberazione dei due parrocchiani di My Yen, che vengono ormai considerati alla stregua dei "prigionieri di Stato", la fine delle persecuzioni e della campagna diffamatoria contro la diocesi di Vinh.

Poco distante dal luogo scelto dai cattolici per la messa, migliaia di poliziotti, para-militari e membri di organismi filo-governativi hanno promosso una serie di esercitazioni in assetto anti-sommossa. Fra le attività eseguite la liberazione di ostaggi, il pattugliamento di aree, il controllo della folla e guerriglia urbana. Le esercitazioni si svolgono soprattutto di domenica, in concomitanza con le funzioni cristiane; per i cattolici si tratta di "provocazioni" e "atti deterrenti", con l'obiettivo di fomentare la tensione nell'area.

Al centro della controversia fra Stato e cattolici, la vicenda legata alla parrocchia di My Yen che chiede la liberazione di due fedeli (Peter Ngo Van Khoi e Anthony Nguyen Van Hai), in carcere dal giugno scorso senza un capo di accusa. Il sostegno dei vertici cattolici - che hanno ricevuto attestati di stima e solidarietà dai principali leader religiosi del Paese - ha scatenato la reazione delle autorità locali e centrali, che hanno minacciato di intervenire con durezza per sedare le proteste o le manifestazioni di dissenso. Molte le messe e gli incontri di preghiera nelle scorse settimane, fra cui la funzione al santuario di Sant'Antonio, centro di pellegrinaggi della diocesi di Vinh poco lontano dal luogo in cui è avvenuta la violenta repressione della polizia il 4 settembre scorso.
 
Pope Francis Convenes Extraordinary Synod on the Family for October 2014
VIS
10:35 08/10/2013
Vatican City, 8 October 2013 (VIS) – The Holy See Press Office today announced that Holy Father Francis has convened the Third Extraordinary General Assembly of the Synod of Bishops, to be held in the Vatican from 5 to 19 October 2014, on the theme “The pastoral challenges of the family in the context of evangelisation”.

In the Chapter of the Code of Canon Law relating to synodal assemblies, the Synod of Bishops meets in an extraordinary general assembly when the matter under consideration, while related to the good of the universal Church, requires rapid definition.

“It is very important that an extraordinary Synod has been convoked on the theme of the pastoral of the family”, said the director of the Holy See Press Office, Fr. Federico Lombardi, S.J. “This is the way in which the Pope intends to promote reflection and to guide the path of the community of the Church, with the responsible participation of the episcopate from different parts of the world”.

“It is right”, he added, “that the Church should move as a community in reflection and prayer, and that she takes common pastoral directions in relation to the most important points – such as the pastoral of the family – under the guidance of the Pope and the bishops. The convocation of the extraordinary Synod clearly indicates this path. In this context, the proposal of particular pastoral solutions by local persons or offices carries the risk of engendering confusion. It is opportune to emphasise the importance of following a path in full communion with the ecclesial community”.

Fr. Lombardi mentioned that yesterday Pope Francis attended the meeting of the Secretariat of the Synod, taking place during these days in Via della Conciliazione.

- See more at: http://www.news.va/en/news/francis-convenes-extraordinary-synod-on-the-family#sthash.wNgRarp5.dpuf
 
Vatican cool to German church's challenge to divorce doctrine
Nicole Winfield /AP
20:07 08/10/2013
VATICAN CITY (AP) — The Vatican put a German diocese on notice Tuesday that it disapproves of its challenge to church teaching on whether Catholics who remarry can receive Communion, saying the issue will be discussed by the whole church at a meeting next year of the world's bishops.

The diocese of Freiburg issued an official set of guidelines this week explaining how such divorced and remarried Catholics could receive the sacrament. It said if certain criteria are met — if the couple was trying to live according to the faith and acted with laudable motivation — they could receive Communion and other sacraments of the church.

Church teaching holds that Catholics who don't have their first marriage annulled, or declared null by a church tribunal, before remarrying cannot participate fully in the church's sacraments because they are essentially committing adultery. The issue has vexed the Vatican for decades and has left generations of Catholics feeling shunned by their church.

Annulments are often difficult — if not impossible to obtain — and can take years to process when they do come through.

But the Vatican said Tuesday that Freiburg's local initiative "risks causing confusion." It said the issue will be discussed in 2014 at a major meeting of bishops that was announced Tuesday. And in a polite but unsubtle jab at Freiburg's one-off decision, the Vatican issued a reminder that it was "important to undertake such a path in the full communion of the church community."

Pope Francis has said the issue must be addressed and has hinted that the Catholic Church might follow the lead of Orthodox Christians, who in similar states are allowed to receive Communion. The accommodation would be in keeping with Francis' message of the church being merciful and inclusive.

In fact, the Freiburg diocese quoted Francis in justifying its decision. It noted that the guidelines support Francis' call to find a "new balance" between the church's rules and the need for it to be merciful. It quoted him as warning that "otherwise the moral house of the church will fall like a house of cards."

Francis announced Tuesday that he would hold an extraordinary synod on the family in October 2014, his first synod and the third ever to use the more restricted format aimed at facilitating discussion and decision-making. The issue of married and divorced Catholics will certainly be discussed, as will the church's entire approach to ministering to married couples.

Francis has emphasized how the church needs to do a better job preparing young people for marriage, lamenting how newlyweds today seem to think that marriage isn't a lifelong commitment but just a "provisional" one. At the same time, though, he has also said the church process for annulling marriages isn't working and must be reviewed.

While such synods are held every two years or so, this one will be different because it will involve a much smaller group of bishops — the presidents of national bishops' conferences. Only two other such restricted, or extraordinary, synods have been held since the Second Vatican Council, the 1962-65 meetings that encouraged greater participation of bishops in church governance.

Francis has said he wants bishops to have a greater say in running the church and has already set about reforming the Vatican's synod structure, which to date has proven to be little more than a forum for talking. That one of his first major initiatives as pope involved convening the third extraordinary synod ever is an indication of how important an issue he considers this form of collegiality in church governance.

(Source: http://news.yahoo.com/vatican-cool-german-challenge-divorce-rule-160927989.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 02/10 - 08/10/2013
VietCatholic Network
10:36 08/10/2013


Tin GHVN Tuần 26 Năm 2013


1. Thư của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh giám mục giáo phận Kontum gửi cho ông PCT/UBND tỉnh Nghệ An

2. Tin GP Vinh

Ủy ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh lên tiếng bênh vực công lý cho vụ án luật sư Lê Quốc Quân

Lúc 8 giờ ngày 02/10/2013, tòa án Hà Nội đã đưa vụ án luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử

Văn thư của Ban Công Lý & Hòa Bình giáo phận Vinh lên tiếng bênh vực công lý và bảo vệ gia đình luật sư Quân vốn đang được công luận đặc biệt quan tâm, bênh vực.

Chúng tôi Ủy Ban Công Lý & Hoà Bình GP Vinh khẩn thiết đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do vô điều kiện cho luật sư Lê Quốc Quân và những người liên quan, đồng thời buộc những người có trách nhiệm phải bồi thường xứng hợp cho luật sư Quân và gia đình. Nếu chúng ta tôn trọng Sự Thật thì đây là chọn lựa duy nhất.

3. Tin GP Hà Nội

Giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho luật sư Giuse Lê Quốc Quân

Chúa Nhật 29/9/2013, tại giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã diễn ra Thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho luật sư Giuse Lê Quốc Quân, người đã bị nhà cầm quyền Hà Nội đem ra xét xử vào ngày 2 tháng 10.

Thánh lễ diễn ra lúc 20g, do cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh chủ tế, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong giảng lễ, cùng đồng tế có quý cha trong cộng đoàn DCCT Hà Nội. Hiện diện trong Thánh lễ hôm nay còn có thân nhân gia đình luật sư, chị Maria Nguyễn Thị Hiền vợ luật sư Quân, hàng ngàn thân hữu cùng rất nhiều anh chị em không cùng tôn giáo cũng đến tham dự thánh lễ. Một số anh an ninh khu vực cũng có mặt trong buổi thắp nến cầu nguyện cho luật sư hôm nay. Có những người yêu mến luật sư Quân, đã mặc áo mang khẩu hiệu “TỰ DO CHO LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN”.

Trong bài chia sẻ cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong nói: “Hôm nay, cộng đoàn chúng ta cùng hiện diện nơi đây để dâng Thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, một tín hữu Công Giáo. Ông đang là nạn nhân của những bất công xã hội, của một nền pháp lý được dựng nên để bảo vệ cho một nhóm, những người chủ trương “còn đảng còn mình”.

Kết thúc Thánh lễ Ca đoàn cất lên bài hát “Kinh Hòa Bình” lời kinh quen thuộc đối với cộng đoàn.

Một số người châm biếm gọi là “Kinh Đòi Đất”, nhưng hôm nay, bài hát này sẽ là kinh “Đòi công lý – Đòi sự thật – Đòi công bằng” cho luật sư Giuse Lê Quốc Quân.

Cộng đoàn cùng thắp lên ngọn nến và tiến ra trước tượng Nữ Vương Công Lý và Hòa Bình để dâng lên Chúa những lời nguyện cầu, qua lời bầu cử của Đức Maria Nữ Vương của Công Lý cho mọi dân nước Việt được bình an, cho công lý được thể hiện mọi nơi.

4. Tin GP Nha Trang

Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa về lại giáo phận Nha Trang sau thời gian điều trị bệnh tại Ban Mê Thuật.

Sau khi tham hỏi kiến của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản giám mục giáo phận Ban Mê Thuật cũng như các bác sĩ. Nhận thấy tình trạng sức khỏe của Đức Cha Phaolô tạm ổn định, có thể di chuyển trên đường dài.

Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giáo mục giáo phận Nha Trang đã đến Tòa Giám Mục Ban Mê Thuật để đón Đức Cha Phaolô về lại Nha Trang, đồng thời để nói lời cám ơn đến Đức Cha Vinh Sơn giáo phận Ban Mê Thuật, quý Cha, quí Soeurs Dòng Nữ Vương Hòa Bình, quí Thầy, các bác sĩ và những ai đã góp phận chăm sóc, giúp đỡ cũng như cầu nguyện cho Đức Cha Phaolô được tai qua nạn khỏi.

Tại Tòa Giám Mục Nha Trang, vào lúc 4 giờ 30 chiều, xe của Đức Cha Giuse và Đức Cha Phaolô đã về tới sân Tòa Giám Mục, tại đây có cha tổng Đại diện, quý Cha, quí Soeurs, các Đại Chủng sinh Sao Biển, Chủng sinh Lâm Bích đã qui tụ để chào đón hai Đức Cha, trong tiếng vỗ tay hân hoan lẫn những nụ cười rạng rỡ, như đón chào người cha từ phương xa trở về.

Đại diện cho quí Cha cùng tất cả những người hiện diện, Cha Tổng Đại Diện giáo phận nói lên lời tri ân Thiên Chúa khi thấy Đức Cha Phaolô trở về mạnh khỏe, bình an.

Đáp lời, Đức Cha Phaolô nói lên tâm tình biết ơn Đức Cha Giuse Võ Đức Minh đa lo lắng, sắp đặt mọi chuyện cho ngài, đồng thời ngài cũng cám ơn quí Cha, quí Thầy, quí Souers đã cầu nguyện cho ngài mau được bình phục.

Sau những giây phút chào đón, thăm hỏi, Đức Cha Giuse lại đưa Đức Phaolô trở về nghỉ ngơi tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.

5. Tin GP Sàigòn

Đức tin Công Giáo qua các con tem. Nhà sưu tập tem thư Phêrô Nguyễn Chí Từ Uyên

Nhân dịp kết thúc Năm Đức Tin, Ban Văn hóa Tổng Giáo phận Sàigòn đã tổ chức cuộc triển lãm Bộ sưu tập tem thư với chủ đề: “Đức tin Công Giáo” của nhà sưu tập tem Phêrô Nguyễn Chí Từ Uyên.

Lễ khai mạc đã diễn ra rất long trọng và hân hoan vào lúc 10g ngày 1/10/2013, tại Nhà Truyền Thống Tổng Giáo phận Sàigòn, số 6 Tôn Đức Thắng,

Thành phần tham dự đến tham dự Lễ khai mạc có Đức Cha Phêrô giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sàigòn; Các Cha thuộc TGP Sàigòn: Giuse Nguyễn Hữu Triết, Trưởng ban Văn Hóa; Cha Giuse Vũ Hữu Hiền, Trưởng ban Mục vụ Truyền Thông; Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Mục vụ Gia Đình; Cha Rôcô Nguyễn Kim Duy, Trưởng ban Thánh Nhạc; Cha Phanxicô Bảo Lộc, Trưởng ban Đối thoại Liên tôn; Cha Gioan Lê Quang Việt, Trưởng ban Giới Trẻ, cùng một số quý cha trong và ngoài Tổng Giáo phận. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Quỳnh, chủ tịch Hội sưu tầm cổ vật Sàigòn, đại diện câu lạc bộ VietStamp, Công ty tranh cát Myart, ban mỹ thuật Đa Minh Domini art, cùng gia đình và bạn bè thân hữu của tác giả Từ Uyên.

Nội dung triển lãm bộ sưu tập tem: “Đức tin Công Giáo” đã được tác giả Từ Uyên (kiến trúc sư, họa sĩ) dày công tìm kiếm và nghiên cứu thật công phu, được chọn lựa từ hơn 10 ngàn con tem, với mục đích giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người để “loan báo Tin Mừng” tình yêu của Thiên Chúa qua những con tem. Bộ sưu tập tem được sắp xếp theo các chủ đề như sau:

Phần I: Cuộc đời Chúa Giêsu, gồm 386 con tem.

Phần II: Theo dòng lịch sử Giáo Hội Công Giáo, gồm 1331 con tem.

Phần III: Kể về Mẹ, gồm 248 con tem.

Đặc biệt, trong bộ sưu tập này, có một số con tem dát vàng và một số con tem bằng bạc.

6. Phỏng vấn Lm. Giuse Phạm Văn Kính chánh xứ giáo Cồn Dầu, Châu Đốc, GP Long Xuyên,

Cái Dầu một giáo xứ có khoảng 300 giáo dân, ở rải rác cách nhau 12 cây số, nằm trong cái nôi của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo miền Châu Đốc.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ đoàn Têrêxa Giáo Xứ Bảo Nham phát triển mạnh
Huy Hoàng
09:00 08/10/2013


Chúa Nhật, XXV TN tại Giáo xứ Bảo Nham đã diễn ra thánh lễ ra mắt đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với danh xưng: Xứ đoàn Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su. Thánh lễ đẹp như mơ từ thời tiết đến khâu tổ chức thánh lễ.

Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong Giáo xứ đã được thành lập cách đây 7 năm rồi, mặc dù đã được quý Cha tiền nhiệm và các ban ngành quan tâm rất nhiều nhưng vì thiếu người huấn luyện, thiếu điều kiện để phát triển nên phong trào chỉ tồn tại một cách âm thầm. Cho tới năm nay, dưới thời quản nhiệm của Cha Martino Nguyễn Xuân Hoàng, với tinh thần nhiệt huyết của vị mục tử và sự quan tâm cao độ tới việc giáo dục đức tin dành cho giới trẻ mà “mầm sống Thiếu Nhi Thánh Thể” tại giáo xứ Bảo Nham đã được tiếp thêm sức sống mới và vươn mình lớn mạnh. Sự lớn mạnh đó đã được trình diện trong thánh lễ ra mắt hôm nay với gần 600 đoàn sinh được nhận khăn của phong trào. Trong đó có 4 Trợ Uý là tầng lớp tu sĩ nam – nữ đang phục vụ giáo xứ tham gia vào phong trào; 5 vị Trợ tá là tầng lớp phụ huynh trong giáo xứ; 47 Huynh Trưởng từ 17 tuổi trở lên, trong đó có một số thầy/cô giáo lý viên đã tham gia giảng dạy giáo lý trong nhiều năm; 38 Nghĩa Sĩ từ 15 đến 17 tuổi; gần 500 em thuộc ngành Ấu Nhi và Thiếu Nhi từ 6 tuổi đến 13 tuổi.

Vì là thánh lễ ra mắt nên có nhiều nghi thức diễn ra: Nghi thức làm phép khăn quàng; làm phép cờ đoàn; trao cờ đoàn; chào cờ; trao khăn Trợ Uý; trao khăn Trợ Tá; thăng cấp và trao khăn Huynh Trưởng; trao khăn Nghành Ấu; trao khăn Nghành Thiếu; trình diện các nghành và ra mắt đoàn. Thánh lễ diễn ra gần 3 tiếng đồng hồ trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Thánh lễ diễn ra tuy hơi dài nhưng giáo dân tham dự không cẩm thấy chán nản hay mệt mỏi, ngược lại mọi người đều thấy phấn khởi vui mừng được chứng kiến một thánh lễ vô cùng “đẹp” và ấn tượng. Đẹp vì được quý cha về đồng tế; đẹp vì con cái trong giáo xứ được may mắn tham gia vào phong trào để có cơ hội phát triển về mọi mặt; bề ngoài của các em hôm nay rất đẹp nhưng tin chắc rằng bên trong tâm hồn các em cũng rất đẹp lòng Chúa. Trên khuôn mặt của các em lộ rõ vẻ vui mừng vì được đón nhận vào hàng ngũ của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, và trước ngày lễ ra mắt các em đã được cùng nhau đón tết Trung Thu vô cùng vui nhộn, dễ thương và đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, các em còn được quỳ bên nhau, cùng nhau chầu Thánh Thể Chúa vô cùng trọng thể để canh thức mừng lễ ra mắt đoàn hôm nay.

Điều đáng nói là cả thiên nhiên cũng ủng hộ các em. Giữa lúc các cơn bão lớn đang nối tiếp nhau hoành hành, giữa lúc bầu trời đen kịt đổ mưa, nổi gió lớn…tưởng chừng như không thể tổ chức được các sự kiện như dự kiến. Nhưng với niềm tin đơn sơ, với lời cầu nguyện chân thành dâng lên Chúa trong các giờ chầu Thánh Thể vào các buổi trưa mà Chúa Giê-su đã thương nhậm lời mà “ra lệnh” cho trời ngừng mưa, bão ngừng thổi. Ban ngày mặt trời chiếu sáng, ban đêm trăng – sao cùng hoà điệu…tất cả như cùng với các em Thiếu Nhi vui mừng tạ ơn, chúc tụng Chúa.

Mọi sự diễn ra như điềm lạ và đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người tham dự.

Ước gì vẻ đẹp đó sẽ mãi được duy trì nơi các em và trong toàn giáo xứ để danh Chúa được rạng ngời và nhiều người được hưởng nhờ ơn cứu độ
 
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami hiệp thông với Đức Giám mục và giáo dân địa phận Vinh
LM. Giuse Nguyễn Kim Long..
12:41 08/10/2013
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami mừng Lễ Đức Mẹ Mân côi và cầu nguyện hiệp thông với Đức Giám Mục và giáo dân địa phận Vinh.

Hôm nay Chúa Nhật 06-10-2013, thời tiết tại vùng Nam Florida nắng ấm cho dù đang có sự đe dọa của cơn bão Karen từ vịnh Mexicô thổi đến. Những người con của Đức Mẹ Lavang từ khắp các ngả đường, trẩy đến Nhà thờ dự giờ chầu kinh Lòng Thương Xót Chúa mỗi Chúa Nhật đầu tháng, để tôn vinh lòng thương xót Chúa, xin ơn tha thứ và cầu nguyện cho việc bảo vệ sự sống. Sau giờ chầu là Thánh Lễ trọng thể kính Đức Mẹ Mân côi, và cùng với các anh chị trong Ca đoàn mừng Thánh Bổn mạng Thèrese Hài đồng Giêsu. Cùng đồng tế với cha QN có cha khách Minh Anh, từ tổng giáo phận Huế. Thánh Lễ được thêm phần sốt sắng nhờ tiếng hát của các anh chị ca đoàn trong ngày Lễ mừng Bổn mạng và cũng là để chia tay với sơ Thành, ca trưởng trong những năm qua, trước khi trở về Huế làm việc cho Hội Dòng Đức Mẹ Đi Viếng.

Xem Hình

Vì trong tháng Mân Côi kình Đức Mẹ, nên ngay sau bài hát Kết lễ, Cha chủ tế đã mời mọi người tiến lên nhận một tấm card hình Đức Mẹ với chục kinh Mân côi liên kết đọc trong suốt năm cầu nguyện cho gia đình, Cộng đoàn và thế giới.

Và đã thông báo tuần trước, ngay sau Thánh Lễ, Cộng đoàn đi ra Đài Đức Mẹ cầu nguyện tôn vinh Đức Mẹ và nhất là hiệp thông với Đức Cha Phao lô Nguyễn thái Hợp, chủ chăn của giáo phận Vinh, và giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, đang bị chính quyền CS đàn áp về tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Hầu như cả nhà thờ, gồm cả các em Thiếu nhi, đã tề tựu tại khuôn viên Đài Đức Mẹ. Cha chủ tế mở đầu với ý cầu nguyện, rồi Cộng đoàn dâng lên Đức Mẹ 10 Kinh Mân côi, và 4 đại diện là sơ Hương, ông chủ tịch Linh, chị Cẩm (ca đoàn) và Trưởng K. Chung (đoàn Thiếu nhi) đã dâng những lời cầu nguyện cho Giáo Hội hoàn vũ, cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam, cho Đức Cha và giáo dân xứ Mỹ Yên, cho chính quyền CS biết tôn trọng tự do tín ngưỡng và nhân quyền; và cho mọi Kitô hữu biết can đảm làm chứng cho công lý. Buổi cầu nguyện kết thúc bằng bài hát quen thuộc: Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô, mời gọi người Kitô trở nên khí cụ bình an của Chúa và can đàm đem chân lý, an hoà vào trong xã hội.

Truớc khi mọi người ra về, cha QN thông báo là từ Chúa Nhật hôm nay, Cộng đoàn sẽ có thêm một Thánh Lễ vào lúc 7:00 tối.

Xin tạ ơn Chúa, Mẹ Lavang, và Thánh cả Giuse vì một ngày qua với nhiều niềm vui và hạnh phúc.

LM. Giuse Nguyễn Kim Long.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thật giả hỗn chiến
Bs Nguyễn Đan Quế
10:09 08/10/2013
Năm 1986 Việt Nam buộc phải mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Đầu tư tăng nhanh và thương mại nở rộ. Hối mại quyền thế và tham nhũng ngay lập tức đồng hành, có mặt khắp nơi từ trên xuống dưới. Nội bộ đảng cộng sản chia rẽ vì ăn chia không đều. Hố giàu - nghèo khoét sâu thêm trong xã hội: cán bộ có chức có quyền cùng phe nhóm lợi ích giàu ‘khủng’, còn dân nghèo làm việc đầu tắt mặt tối suốt ngày không đủ nuôi con ăn học.

Tuy nhiên có mặt tích cực của mở cửa. Đó là sự hình thành giai tầng trung lưu trẻ, năng động, ham mê internet đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Chính giai tầng trung lưu này đi đầu tố cáo bất công xã hội, lột mặt tuyên truyền bịa đặt một chiều của cộng sản, chỉ trích những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế... bằng thông tin đa chiều và nêu cao giá trị của tiến bộ, tự do, dân chủ trên thế giới.

Chỉ vì không chịu cải tổ hệ thống chính trị lỗi thời, kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái từ năm 2010 với lạm phát tăng, thất nghiệp cao, giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Thất bại về kinh tế, cộng nguy cơ khó đòi / mất Hoàng Sa - Trường Sa làm người dân bực tức kẻ cầm quyền từ trung ương đến địa phương.

Sợ bất ổn xã hội, Nguyễn Tấn Dũng tăng cường công an trị và ký nghị định số 72/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1-9-2013, với lý do nói là để bảo vệ tác quyền, nhưng chủ ý nhằm kiểm soát người viết blog trên mạng, chỉ cho phép chia xẻ thông tin cá nhân, cấm đăng lại bài trên báo điện tử khác (dù là của nhà nước) mà không dẫn nguồn hay xin phép tác giả. Nhiều blogger đã bị bắt, như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nhật Uy, Điếu cầy, Tạ Phong Tần, các nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ An Bình... Nhưng bất ổn xã hội vẫn tăng. Đã có đổ máu và thương vong trong tranh chấp đất đai ở Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình. Ở Nghệ An giáo dân và công an đã ‘giao tranh bằng gạch đá’, Giám mục Nguyễn Thái Hợp kết tội chính quyền địa phương đàn áp tôn giáo.

Đưa tầm mắt ra ngoài Việt Nam, chúng ta thấy nổi lên nhiệm vụ phát triển vùng của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Asean), và vai trò chiến lược hàng đầu của Châu Á - Thái Bình Dương. Tương tác giữa các siêu cường đang hướng về “Cộng tác trong Cạnh tranh” / “Cạnh tranh trong Hợp tác”. Và các siêu cường đều đã lên tiếng ủng hộ Asean đi vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Liệu Việt Nam có thể đi ngược lại nhận thức chung và quyết tâm chính trị chung của cả khối Asean? Ít ra trong lúc này chúng ta có thể nói một Việt Nam chuyển từ độc tài sang dân chủ, là viễn cảnh mà Asean mong đợi từ lâu. Mỹ cũng trông chờ điều này xảy ra để hội nhập Việt Nam vào tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang hình thành.

Dân chủ hóa Việt Nam rõ ràng không thể tránh khỏi và mang tính cấp bách. Không có con đường nào khác, vì phát triển và dân chủ phải đi đôi với nhau.

NHƯNG hiện đang xảy ra hai hướng giải quyết đối nghịch nhau:

- Một mặt, Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đang ra sức giữ độc quyền lãnh đạo bằng cách: đàn áp những tiếng nói chân chính đòi dân chủ và thi hành dân chủ giả hiệu từ trên xuống. Dễ có thể thấy qua những đòn ngón bá đạo như kiểu lấy phiếu “tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa, tín nhiệm thấp” các cấp lãnh đạo, hay đến nhà ép dân phải đồng ý với những sửa đổi hiến pháp 1992 hoặc đang tính cải biến Mặt trận Tổ quốc cho có dáng dấp là tiếng nói phản biện của những tổ chức trong xã hội…

- Mặt khác, khi tham gia vận động nhân quyền và dân chủ, những người tranh đấu luôn sát cánh cùng quần chúng để thiết lập Dân Chủ thực sự từ dưới lên. Nhiều giới trong xã hội đang dùng internet lên tiếng đòi giới cầm quyền phải tôn trọng những nhân quyền căn bản của người dân. Thí dụ: trí thức, thanh niên, sinh viên, giới trẻ, giới làm báo đòi phải có tự do tư tưởng, tự do thông tin, tự do phát biểu ý kiến; tín đồ các tôn giáo đòi phải bỏ ‘Giáo Hội quốc doanh’ và tôn trọng quyền tự do hành đạo; người lao động đòi quyền sở hữu đất đai, đòi công đoàn độc lập, đòi quyền được đình công... Đây chính là những mầm mống xã hội dân sự đang hình thành và lớn mạnh trong đấu tranh.

Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng âm mưu sử dụng nghị định 72 và điều luật 258 hòng tiêu diệt sự ra đời của các xã hội dân sự. Nhưng đây là tiếng nói của phong trào quần chúng gồm đông đảo người dân bị bóc lột, bị áp bức thuộc đủ mọi tầng lớp, đủ mọi ngành nghề trong xã hội. Đòi hỏi có chính nghĩa, hàng ngũ tham gia ngày càng đông, lại thêm có kỹ thuật mới hỗ trợ chống kiểm duyệt internet, cho nên phong trào bằng mọi giá phải đánh bại 72 và 258.

Trong cuộc hỗn chiến giành tự do internet, tất cả các xã hội dân sự của chúng ta đều xuất phát từ hạ tầng cơ sở, cùng quyết tâm nói lên nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng mình. Chính những xã hội dân sự hừng hực khí thế đấu tranh dân chủ cấu thành sức mạnh quần chúng. Và sức mạnh quần chúng có sứ mạng là áp đảo tập đoàn Bộ chính trị Hà nội, buộc chúng phải chấp nhận lộ trình dân chủ hóa từ dưới lên.

Chúng ta cũng cảnh cáo trước: những tổ chức xã hội dân sự quốc doanh trong Mặt trận Tổ quốc, hoặc bất cứ hình thức nào dù chìm hay ‘lơ lửng nổi’ nhằm giúp Hà nội thực hiện dân chủ bịp bợm, đều là phản động và sẽ lụn bại vì ‘hồn Trương Ba da hàng thịt’ (*).

(Nguồn: danlambaovn.blogspot.com 10-2013)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phỏng vấn ông Paul Davies, giáo sư vật lý: Bí mật của vũ trụ trước vụ nổ khai nguyên
Linh Tiến Khải
10:30 08/10/2013
Ngày 21-8-2013 ông Paul Davies giáo sư vât lý người Anh - Australia đã thuyết trình tại đại hội các dân tộc ở Rimini trung Italia, về đề tài bí mật của vũ trụ trước vụ nổ khai nguyên ”Big Bang”.

Giáo sư Paul Davies là chuyên viên vũ trụ học và là người có tài phổ biến các khám phá khoa học nổi tiếng quốc tế. Giáo sư là tác giả của 250 cuốn sách và đã nhận được nhiều giải thưởng về các giá trị khoa học, kể cả giải thưởng Nobel tôn giáo ”Templeton” 1995.

Cho đến nay các khoa học gia thường cho rằng Vũ trụ này đã bắt nugồn từ một vụ nổ khai nguyên lớn gọi là ”Big Bang”, cách đây 13,7 tỷ năm. Các mảnh của vụ nổ khai nguyên ấy tạo thành các tinh tú, các thái dương hệ và các hành tinh quay quanh thái dương hệ. Thật ra cho tới nay nguồn gốc vũ trụ vẫn là một bí mật mà khoa học chưa giải mã được. Tuy nhiên với các kính viễn vọng và các kỹ thuật tân tiến ngày nay ngành vũ trụ và tinh tú học cho chúng ta biết rằng vũ trụ ngày càng lan rộng, mỗi một dải ngân hà có từ 200 tới 400 tỷ ngôi sao, và mỗi một ngôi sao là một thái dương hệ như thái dương hệ của chúng ta. Hàng năm đều có khoảng 10 ngôi sao mới xuất hiện và thỉnh thoảng có các vì sao hết sức nóng bị nổ tung và hút vào ”lỗ đen”, rồi lại biến trở thành khí để tạo thành các thái dương hệ khác. Thật ra cho tới nay chúng ta vẫn biết rất ít về vũ trụ. Các chất liệu làm thành những gì chúng ta trông thấy chỉ diễn tả khoảng 20% các thứ chất liệu của vũ trụ. Còn lại 80% chúng ta tuyệt nhiên không biết gì hết. Các khoa học gia gọi chúng là ”chất liệu tối”. Thái dương hệ gần với thái dương hệ của chúng ta nhất cách nhau hơn 2 triệu năm ánh sáng.

Kể từ khi khoa học gia Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối cho tới nay người ta vẫn dùng ánh sáng như đơn vị đo lường vận tốc: ánh sáng di chuyển mỗi giây 300.000 cây số, tương đương với chu vi trái đất. Theo khoa học gia Einstein có một vận tốc hạn chế không thể vượt qua đươc và theo các phương trình của ông, hạn chế đó là vận tốc của ánh sáng. Nói một cách khác: vận tốc thay đổi khối lượng của một vật thể, khi vận tốc gia tăng từ từ thì khối lượng của vật thể giãn ra và biến thành năng lượng, và khi vận tốc từ từ tới gần vận tốc của ánh sáng, thì vật thể hướng tới chỗ biến thành năng lượng tinh tuyền, và sau cùng nó chỉ còn là năng lượng, nghĩa là ánh sáng, nghĩa là foton, tức ánh sáng nămg lượng mà chúng ta dùng để điều khiển thang máy, đóng mở cửa xe hơi, đóng mở cổng sắt vv...

Tuy nhiên, lý thuyết này đã bị đảo lộn bởi khám phá của Trung tâm nghiên cứu nguyên tử năng Âu châu có trụ sở bên Thụy Sĩ. Ngày 23 tháng 9 năm 2011 các nhà vật lý học thuộc Trung tâm này đã xác nhận rằng một bó các phân tử trung tính di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Được bắn từ Genève bên Thụy sĩ tới Gran Sasso bên Italia cách nhau 732 cây số bó phân tử trung tính này đã tới đích nhanh hơn dự tính 60 nanogiây. Nếu đúng như vậy thì ánh sáng sẽ không còn là đơn vị chuẩn giúp chúng ta đo lường thời gian nữa. Và người ta không biết thế giới vật lý sẽ dành cho chúng ta các ngạc nhiên nào nữa.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Paul Davies.

Hỏi: Thưa giáo sư Davies, tiến trình khám phá trong lãnh vực vật lý đã như thế nào trong mấy thế kỷ qua?

Đáp: Vào hậu bán thế kỷ XVII nhân loại đã biết đo lường thời gian với một bản lãnh khéo léo hầu như trong thế kỷ XXI ngày nay vậy. Khoa học gia Galileo khám phá ra luật nền tảng của qủa lắc, Isaac Newton loan báo rằng trong vật lý các vật thể theo các lộ trình có thể thấy trước được: ông có thể đo không chỉ sự di chuyển của mặt trăng và các hành tinh mà cả lộ trình của đạn bắn nữa. Chính khi đó một hệ thống ”toán học tuyệt đối” tạo ra các điều kiện nền tảng theo đó thời gian ngày nay được đo thành từng giây và ngày càng chính xác hơn, trên các vệ tinh nhân tạo và các làn sóng không gian. Ngày nay thế giới của Newton giúp chúng ta đồng ý liên quan tới thời gian với các đài quan sát đặt để một cách tình cờ rất xa chúng ta, bao gồm cả omino xanh trên mặt hỏa tinh và cả ở xa hơn nữa. Các nghiên cứu về bản chất thời gian du hành trên biển yên gió lặng trong thế kỷ XVIII. Thế rồi bất thình lình giữa các năm 1905-1913 các nghiên cứu bị một trận rúng động. Lý thuyết về sự tương đối của Albert Einstein đã lật nhào hệ thống toàn vẹn của Newton. Nó cũng gây ra hậu qủa tâm lý nặng nề nơi các nhà nghiên cứu. Giới khoa học gia không thể tin rằng thời gian cũng ”tương đối”. Thời gian là gì khi nó không còn đại đồng nữa mà trở thành mềm dẻo, tương đối. Sự không chắc chắn đạt độ cao, vì các phê bình không còn nhút nhát nữa. Chúng tôi đang chờ đợi một hiểu biết hoàn toàn về bản chất của thời gian. Còn có qúa nhiều vấn nạn chưa có câu trả lời.

Hỏi: Thưa giáo sư, mặc dù đã có 100 năm nghiên cứu, nhưng có khá nhiều vấn nạn đã nảy sinh với tính cách tương đối của thời gian và vẫn chưa được giải quyết. Có thể chấp nhận rằng nếu người ta đổi loại đồng hồ, các đồng hồ khác nhau - trong cùng một giờ - thì chúng sẽ cho các giờ khác nhau hay không?

Đáp: Có nhiều câu hỏi loại này và một phần chúng là kết qủa của việc sụp đổ một quan niệm thời gian gắn liền với ý thức chung.

Hỏi: Thế thì cái gì in trên thời gian một hướng rõ ràng thưa giáo sư?

Đáp: Điều thứ nhất mà con người trực giác được đó là thì gian không thể quay trở lại đàng sau, và nó con người không thể thu hồi kể cả một phút của qúa khứ. Câu hỏi chính trong các câu hỏi đang lên đó là làm sao phối hợp lý thuyết trọng lượng của chúng ta, là một lý thuyết của không gian thời gian thực sự, với cơ khí duy lượng tự, là lý thuyết miêu tả hoạt động trên bậc thang nguyên tử và phân tử. Lý thuyết các dữ kiện mạng là tiếp cận hứa hẹn nhất nhưng lại không được thừa nhận một cách phổ quát. Có các tiến trình vật lý khác nhau có thể đo thời gian một cách rất cẩn thận. Người ta đi từ các phân tử trung tính neutron cho tới các rung động của các nguyên tử. Các thí nghiệm xác nhận rằng cùng các khoảng cảnh thời gian được tôn trọng, với một sự chính xác lớn hơn là một cho triton là nguyên tử bao gồm một dương tử và hai phân tử trung tính. Như thế không có sự hiển nhiên rằng các loại đồng hồ khác nhau có thể cho các thời gian khác nhau.

Hỏi: Thưa giáo sư Davies, ”Mũi tên thời gian”, du hành trong tương lai: khi nào thì vật lý thành hôn với xinê và các mâu thuẫn...

Đáp: Để có thể bước vào ý niệm ”mũi tên thời gian” chúng ta phải ý thức rằng vào khởi đầu vũ tru đã ở trong một điều kiện thống nhất trọng lực rất thuận tiện. Vì thế nó có một dự trữ năng lượng ích lợi mà cho tới nay đã được sử dụng qúa mức. Còn về việc du hành trong tương lai thì chúng ta đang làm rồi. Nhưng cần phải di chuyển một cách nhanh chóng. Trong lúc này chúng ta có thể dùng các đồng hồ có khả năng đo lường các xê dịch của ít dây nano. Cả trọng lượng cũng làm cho thời gian chậm lại và có thể cống hiến con đường giúp thành toàn một bước nhảy tới trước trong thời gian: nhưng cả trong trường hợp này nữa đó là các thời gian rất nhỏ. Người ta chỉ có thể làm một cuộc khám phá trong tương lai nếu du hành với một tốc độ gần với tốc độ của ánh sáng hay chung quanh một hố đen.

Hỏi: Vũ trụ đã có một khởi đầu như thế nó cũng sẽ có một kết thúc có phải thế không thưa giáo sư?

Đáp: Cho tới cách đây ít lâu các nhà vũ trụ học đã tin rằng Vũ trụ đã khởi đầu với vụ nổ lớn Big Bang tức cách đây 13,7 tỷ năm. Ngày nay người ta thay mốt mới rồi và không ít các nhà vũ trụ học cho rằng không phải vụ nổ lớn Big Bang bắt đầu mọi sự. Chúng ta tiếp tục tự hỏi: thời gian có kết thúc hay không? Câu trả lời tùy thuộc một câu hỏi chìa khóa khác: đó là Vũ trụ sẽ tiếp tục trải rộng ra như thế nào và rộng bao nhiêu. Và theo các điều hiển nhiên ngày nay xem ra thời gian không có tận.

Hỏi: Thưa giáo sư Davies Giải thưởng Templeton đã được trao cho giáo sư vì dấn thân trí thức ngoại thường của giáo sư trong việc thăng tién nền tu đức đã bị chỉ trích từ phía các người vô thần có tổ chức. Để giải thích mục đích của Giải thưởng giáo sư đã dùng các lý lẽ khoa học: ”sự thinh lặng lạ lùng của Vũ trụ” và một ”vũ trụ được chuẩn bị cho sự sống”. Giáo sư có thấy rằng nơi các người vô thần có tổ chức có nhiều người khước từ ý tưởng duy nhất rằng một khoa học gia có thể để các xoáy trôn ốc mỡ cho nguồn gốc của vũ trụ hay không?

Đáp: Nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều khuynh hướng, thích không trộn lẫn khoa học với tôn giáo...

Hỏi: Nhiều người khác, đa số là các giáo dân, thì lại khẳng định rằng khoa học có thể giúp tôn giáo tìm thấy Thiên Chúa... Riêng giáo sư thì giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Theo tôi, có một kiểu tốt hơn giúp diễn tả tư tưởng này. Tôi không phải là người tin và tôi xác tín rằng khoa học vén mở cho chúng ta một vũ trụ có thể hiểu được, nó có một lược đồ lý trí, nó không tùy tiện. Nhưng không phải là nhiệm vụ của khoa học nói nhiều hơn và xâm lấn lãnh vực độc lập của niềm tin tôn giáo. (Avvenire 26-7-2013)
 
Phỏng vấn Linh Mục Luciano Larivera: Sức tàn phá nguy hiểm của các máy bay không người lái
Linh Tiến Khải
10:31 08/10/2013
Ngày 12-9-2013 nước Pakistan đã đệ trình Liên Hiệp Quốc một đề nghị ngăn chặn các cuộc tấn công của các máy bay không người lái của Hoa Kỳ trên lãnh thổ của mình. Chính quyền Pakistan cho rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là một đe dọa đối với quyền tối thượng của họ. Đây là dịp để cộng đoàn quốc tế thảo luận về việc dùng thứ vũ khí tối tân này.

Hồi cuối tháng Giêng năm 2013, theo lời yêu cầu của nhiều nước đặc biệt là Nga, Trung Quốc và Pakistan, ủy ban tường trình đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu một cuộc điều tra liên quan tới khung cảnh pháp lý cho phép chính quyền Hoa Kỳ biện minh cho việc dùng các máy bay vũ trang không có người lái hay các hình thức khác để giết các tay khủng bố. Ủy ban cũng điều tra về ảnh hưởng của chúng trên thường dân và các hậu qủa của việc sử dụng này. Mục đích cuộc điều tra này là trả lời cho các lo âu ngày càng gia tăng đối với việc vi phạm các luật lệ quốc tế, đặc biệt là các vi phạm quyền con người. Ngoài ra cũng là để yêu cầu Hội Đồng Liên Hiệp Quốc can thiệp làm sao để các hành động vũ trang đó có thể chấp nhận được trên bình diện luân lý đạo đức và tôn trọng công quyền quốc tế.

Trong các năm qua người ta đã biết nhiều tin liên quan tới việc sử dụng các máy bay không người lái vũ trang để tấn công hay loại trừ các tay tội phạm khủng bố, cũng như các sai lầm của chúng khiến cho nhiều thường dân bị thiệt mạng.

Từ ”drone” dùng để gọi loại máy bay không ngừơi lái này phát xuất từ tiếng bay vo ve của ong đực. Các máy bay không người lái có thể bay trong thinh lặng hơn 20 giờ trong một vùng đất khá rộng lớn để thu thập các tin tức đủ loại, cũng như thu thập các mẫu mây núi lửa, hóa học hay nguyên tử. Có nhiều loại máy bay không người lái khác nhau, nặng từ một kí tới vài tấn như Global Hawk của hãng Northrop Grumnan, có thể bay cao 40.000 mét trong bất cứ điều kiện khí hậu nào, từ Langhey bên Virginia, là trung tâm tổng hành dinh của lực lượng tình báo CIA, cho tới Afghanistan và bay trở về mà không dừng chân ở đâu hết.

Các máy bay không người lái nhỏ nặng vài chục kí được điều khiển từ xa bởi một máy nhỏ bỏ túi. Trong khi các loại kớn hơn được điều khiển từ các trung tâm trên đất liền, nhưng qua hệ thống vệ tinh, giống như trong các phòng lái máy bay.

Nhiệm vụ của các loại máy bay này tùy thuộc nơi các thứ máy móc và cấu trúc của chúng, ngoài các máy thu thanh và thu hình đủ loại, chúng có thể được trang bị vũ khí, khi đó là phi vụ quân sự. Một chiếc trực thăng nhỏ nặng một kí chạy bằng pin có thể ở suốt ngày trước một cửa sổ để ghi các hình ảnh, quay phim và ghi các cuộc nói chuyện bằng điện thoại của người ở trong nhà. Các khả năng đa diện này khiến cho các máy bay không người lái có thể thu thập rất nhiều tin tức, sau đó được phân loại và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trên lý thuyết, kể cả các dich vụ chống lại luật lệ. Trong các năm qua ngành tình báo quân đội đã tận lực khai thác các tiềm năng to lớn này. Và các máy bay không người lái đang cách mạng các đường lối chính trị tự vệ và tấn công. Chúng rất công hiệu tại những vùng đất không thể gửi quân đội tới được vì địa thế hiểm trở. Chẳng hạn tại Afghanistan chúng đã nắm giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại các lực lương Taliban. Các máy bay không người lái này có thể kiểm soát các trại đóng quân, kiểm soát biên phòng và ngăn chặn các vụ di cư bất thơp pháp, hay đánh cá lậu trong vùng hải phận của một nước.

Các loại máy bay này cũng được sử dụng cho các mục tiêu dân sự và được gọi là các xe không gian không người lái. Thực ra chúng đã hiện hữu từ lâu như trong hệ thống các tầu điện ngầm hay vài phương tiện tầu ngầm. Trong các năm qua Âu châu sản xuất nhiều loại rất tốt, và hiện nay cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng sản xuất các máy bay không người lái. Hoa Kỳ và châu Âu rất ý thức được tiềm năng khổng lồ của các phương tiện này, nên có chương trình nội trong năm 2016 sẽ phát triển các kỹ thuật tối tân và đáng tin cậy hơn nữa để chế tạo xe hơi không người lái.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vi và các bạn một số nhận định của Linh Mục Luciano Larivera, nhà báo của nguyệt san ”Văn minh Kitô” của dòng Tên, là người mới viết một bài về đề tài máy bay không người lái.

Hỏi: Thưa cha, cha nghĩ gì về sự kiện chính quyền Pakistan đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn các máy bay không người lái này?

Đáp: Nước Pakistan yêu cầu Liên Hiệp Quốc kiểm thực xem việc Hoa Kỳ dùng các máy bay không người lái có trang bị khí giới tấn công trên lãnh thổ của mình có phải là thiếu tôn trọng đối với quyền tối thượng của Pakistan hay không, bởi vì chính quyền Pakistan đang tìm cách ký thỏa hiệp hòa bình với các lực lượng Taliban Palistan. Và các lực lượng này yêu cầu ngưng các cuộc tấn công bằng máy bay vũ trang không người lái. Thời gian ở Liên Hiệp Quốc rất dài, vì thế có thể xảy ra là trong khi đó thì song song Hoa Kỳ rời Pakistan nội trong năm 2014 và họ cũng sẽ thay đổi đường lối chính trị với các máy bay không người lái.

Hỏi: Còn vấn đề luật lệ quốc tế liên quan tới các máy bay không người lái thì sao. Các tổ chức quốc tế có động thái nào?

Đáp: Trong nền tảng thì người ta có thảo luận đấy. Khi người ta ở trong tình trạng chiến tranh thì các máy bay không người lái cũng được coi như là các vũ khí khác, vì thế chúng phải tôn trọng các luật lệ liên quan tới các quyền con người. Vấn đề đó là nếu chúng có thể giết người trong vùng đất không có chiến tranh. Hoa Kỳ cho rằng họ đang có chiến tranh chống lại tổ chức Al Qaeda, người Taleban Afghan và nói tổng quát hơn, nơi đâu các tổ chức khủng bố hoạt động. Trong kiểu này thì họ cảm thấy luật lệ bên trong Hoa Kỳ cho phép thi hành các vụ giết người được nhắm tới đó bằng cách tôn trọng một loạt các nghi thức.

Hỏi: Thưa cha Luciano, vấn đề các vụ giết người được nhằm tới đưa chúng ta tới một sự phân biệt giữa các máy bay không người lái thám thính và các máy bay không người lái vũ trang tấn công. Thế thì có các khác biệt pháp lý liên quan tới các loại máy bay không người lái này hay không?

Đáp: Trong nòng cốt không có các luật lệ chuyên biệt liên quan tới các vũ khí này, khi một chiếc máy bay được nhận diện trên một quốc gia khác. Sự kiện này không được coi như là một tấn công hay một hành động chiến tranh. Trái lại có một khía cạnh khác: đó là các máy bay không người lái có vũ trang luôn luôn ngày càng có các nhiệm vụ được điều khiển tự động. Nhưng với các tiến triển của ngành người máy, và nhất là của sự thông minh nhân tạo, các nhiệm vụ sẽ được thi hành một cách ngày càng tự động hơn. Con người điều khiển và ra lệnh cho các vũ khí này, ít nhất là không bắn, nhưng người ta có thể cho máy bay tự động bắn hay là không. Thật ra có các binh sĩ canh gác trong vài vùng biên giới nóng bỏng nào đó có khả nắng bắn, khi trông thấy địch, một cách tự động.

Hỏi: Việc Hoa kỳ và Israel dùng các máy bay không người lái nhằm kiểm soát dân chúng trong nước có phải thế không thưa cha?

Đáp: Đúng thế. Đây là một vấn đề khác nữa, bởi vì ai giữ trật tự công cộng thì phải tôn trọng các luật lệ. Vì thế các tin tức mà họ có không được dùng để bêu xấu các cá nhân, chẳng hạn. Như đã xảy ra với các máy thu hình trong các nơi làm việc, cả chúng nữa cũng phải tôn trọng các luật lệ bảo toàn bí mật riêng tư cho các cá nhân, và vì thế điều này cũng sẽ phải có các luật lệ. Nguy cơ là phải luôn luôn sống trong một tình trạng bị kiểm soát qúa đáng trong tất cả mọi chuyện. Hiệu chứng này hơi theo kiểu ”đại ca” một chút, không phải là một điều tốt đối với cuộc sống dân sự.

Hỏi: Thưa cha, trở lại với khía cạnh luân lý đạo đức, sự kiện ”một cuộc chiến kiểu trờ chơi video” sau cùng có thể ảnh hướng trên tâm lý của một chiến sĩ phải bóp cò súng để bắn như thế nào?

Đáp: Một đàng nếu các binh sĩ cùng chiến đấu với các người máy trên chiến địa, thì họ có thể có cùng các thái độ hành xử của các người máy. Và sự thực là trong khi chiến đấu họ mất đi sự nhậy cảm luân lý đạo đức, sự cảm thương, việc tìm giảm các thiệt hại cho kẻ thù. Nhất là các cuộc tấn công từ xa gây ra cho các binh sĩ các hiệu chứng lo lắng trầm cảm, bởi vì họ biết họ đã bắn trúng đích, và nếu có các thường dân là nạn nhân.... Điều tệ hại nhất là cho các nạn nhân, trong nghĩa ai sống trong các vùng bị tấn công đó luôn luôn phải âu lo có thể bị giết lầm. Nếu tôi biết rằng có các người khủng bố phá hoại ở nhà tôi, trong thành phố Roma này chẳng hạn, tôi mong rằng nhà tôi không bị bỏ bom, nhưng nếu có một hàng quán có các tay bắn sẻ, nhà tôi sẽ không bị bỏ bom bởi một máy bay không người lái. Trong khi ở đó họ biết là không được che chở. Đây là một điều tuyệt đối vô luân. Vì thế việc dùng các vũ khí như vậy diễn tả một cái gì tàn phá, chiến đấu, bởi vì người ta phải sống đưới con mắt liên lỉ này: là sự đe dọa bị giết lầm. (RG 19-9-2013)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau
Dominic Đức Nguyễn
21:21 08/10/2013
BÊN NHAU
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Bên nhau chia xẻ mặn nồng
Ngọt bùi cay đắng theo dòng đời trôi.
(Trích thơ của TTL)