Ngày 29-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đường Hội Thánh đi là đường khiêm hạ
Gioan Lê Quang Vinh
00:15 29/09/2009
Chúa nhật 27 B

Đầu năm học giáo lý, nhiều lớp “Hành Trình Đức Tin” hay “Sống Đạo”, “Vào Đời” được mở ra và qui tụ nhiều tâm hồn thiện chí muốn bước theo Chúa Giêsu một cách ý thức và thân tình hơn. Các bạn hiều rằng tin Chúa, theo Chúa là chọn dấn bước trên một hành trình, một chuyến đi có Chúa Giêsu vừa “là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống” vừa là người dẫn đường lý tưởng. Chúng ta đã từng chia sẻ suy tư: “Đường Hội Thánh đi là đường Thánh Giá”. Và Chúa Giêsu còn chỉ cho những người theo Chúa một cách đi đường hiệu quả, ấy là đi với “tâm hồn ấu thơ”. Nhiều vị thánh đã đi con đường ấu thơ này, trong đó nổi bật là Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Lời Chúa trong Lễ Thánh Têrêsa và trong Chúa Nhật 27 năm B có một điểm chung là trình bày con đường đặc biệt ấy.

Trong Tin Mừng ngày lễ Thánh Têrêsa (Mt 18: 1-5) và Tin Mừng Chúa Nhật 27 năm B, Chúa Giêsu nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.” (Mc 19, 13-16). Chúa Giêsu tỏ ra ưu ái với trẻ nhỏ và Người còn quả quyết nếu không có tâm hồn thơ ấu thì chẳng được vào Nước Trời. Như vậy con đường Hội Thánh đi phải là con đường thơ ấu, con đường khiêm hạ bởi vì đó là con đường duy nhất dẫn đến với Đức Phu Quân chí thánh của mình.

Trẻ em đi đường không bao giờ biết chọn đường theo ý riêng
Người lớn đi thì chọn đường dễ đi, đường gần nhất và đường làm sao cho mình được nổi bật. Nhưng trẻ em thì không thế. Trẻ em luôn đi con đường mà bố mẹ dắt đi, và chính niềm tin yêu vào bố mẹ giúp cho trẻ luôn bình an và bao giờ cũng đi đến đích mà không một chút ưu tư. Thánh Têrêsa chẳng bao giờ làm theo ý riêng của mình. Trong “Một Tâm Hồn”, Thánh nữ thuật lại những lúc phải chịu đựng những bực bội phiền toái, chị vẫn không né tránh, không tìm con đường khác theo ý mình. Sống chấp nhận chính là đi trên con đường khiêm hạ.

Trẻ em đi đường luôn quan tâm đến mọi người chung quanh.
Khi bạn đi đường cùng với một đứa trẻ, bạn sẽ phải trả lời cho bé không biết bao nhiêu là câu hỏi. Có điều đặc biệt là các câu hỏi của trẻ em luôn là câu hỏi về người khác vừa tò mò vừa rất đồng cảm. “Sao những người ấy vất vả phải như thế?” “Sao các bạn kia phải xin ăn như thế?”, nói chung là “Sao họ phải… như thế?”. Tâm hồn trẻ em ngây thơ và rộng mở, chưa bị ảnh hưởng của vị kỷ của trần gian, nên các em luôn hướng về người khác. Hội Thánh là tập hợp đoàn dân Thiên Chúa cũng bước đi với sự quan tâm đến tha nhân, và Hội Thánh, dân Chúa, chỉ có thể chứng minh sự quan tâm này bằng sự can đảm hành động đẩy lùi bất công, nghèo đói, cùng khổ, chứ không thể chứng minh bằng lời kêu gọi mà thôi. Khi quan tâm tới con người một cách sâu sắc, Hội Thánh đi với lòng khiêm hạ.

Trẻ em đi với tình yêu và lòng phó thác.
Thánh Têrêsa viết “Giữa lòng Hội Thánh con sẽ là Tình Yêu”. Chị thánh yêu Chúa và yêu những con người đồng hành với Chị trong tu viện Carmel. Chị còn yêu cả những con người ở phương xa mà chị biết có một sợi dây liên kết chị với những con người ấy trong Đức Kytô. Chị mong ước được đến Việt nam để chia sẻ với con người ở xứ sở phương Đông nghèo khổ và chưa có nhiều người biết Chúa, nhưng rồi Ý Chúa lại định cách khác. Chị phó thác hoàn toàn vào Thánh Ý Chúa. Khi yêu ai, người ta đặt cả cuộc đời mình vào con người ấy. Trẻ em yêu mến cha mẹ thì phó thác tất cả cho cha mẹ. Theo gương Thánh Têrêsa, Hội Thánh yêu thương và phó thác vào lòng nhân hậu Chúa với lòng khiêm hạ.
Lời Chúa dạy chúng ta khi đi con đường mà Chúa đã chỉ và Ngài dẫn chúng ta đi, thì trước hết là phải khiêm hạ, để đón nhận Thánh Ý Ngài và để cùng chia sẻ hiệp thông với mọi thành phần dân Chúa. Lòng khiêm hạ sẽ giúp dân Chúa đến gần và chia sẻ với anh em mình, nhất là những anh em đang là nạn nhân của nghèo đói, bất công và đang thao thức kiếm tìm công lý. Ngày nào trong Hội Thánh còn có những con người im lặng trước nỗi thống khổ của anh em thì ngày đó Hội Thánh còn phải tiếp tục gióng lên tiếng gọi mời yêu thương, khiêm hạ và chia sẻ.
Xin Mẹ Maria, Đấng mà Hội Thánh chúng con mừng kính đặc biệt trong tháng Hoa Hồng đang đến, nhờ lời Thánh nữ Terêsa cầu xin mà đổ những cơn mưa hoa hồng, hoa của tình yêu xuống cho Hội Thánh lữ hành chúng con. Amen.
 
Sống Tnh Thức # 45: Nhận Định Về Tấm Lòng Phục Vụ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:57 29/09/2009
Sống Tỉnh Thức # 45

NHẬN ĐỊNH VỀ TẤM LÒNG PHỤC VỤ

Một Giáo sĩ kia trong một bài chia sẻ, đã đề cập đến việc nhận định một người phục vụ Chúa có hết lòng, có thực tâm không như sau:

1- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy có bao nhiêu bằng cấp?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Ông ấy đã áp dụng bao nhiêu kiến thức và đạo đức thánh thiện của mình để phục vụ Thiên Chúa và các tâm hồn?”

2- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy đã từng giữ chức vụ nào?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Ông ấy có hoà mình với mọi thành phần không phân biệt giầu nghèo, để gần gũi với họ và con chiên, để sẵn sàng nói những lời êm dịu, yêu ủi, khuyên lơn, giúp người khác vơi đi những giọt sầu, và đem lại niềm vui cho những tâm hồn đau khổ?”

3- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy thuộc về Cộng Đoàn, Giáo xứ nào? Đạo lý thế nào?” Nhưng hãy hỏi rằng “Ông ấy có thật sự sống theo gương Chúa Giêsu trong tư tưởng lời nói việc làm như cứu giúp kẻ cùng khốn, đói rét, ốm đau về thể xác lẫn tâm hồn đang sống vất vả ở chung quanh mình, và mời gọi họ đến với Chúa không?”

4- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy có nổi tiếng không?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Có bao nhiêu người thương tiếc khi ông ấy qua đời.”

5- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy đã chết như thế nào?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Lúc đương thời, ông ấy đã sống như thế nào?”

6- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy đã tích lũy được những gì?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Ông ấy đã làm cho tha nhân được những gì?”

Tóm lại, thước đo giá trị của một người phục vụ Chúa không phải ở chỗ gia tộc người ấy bề thế, có tài năng hoạt bát, giảng hay, nói khéo… Nhưng ở tấm lòng họ có khiêm tốn, dâng trọn mình phục vụ cho Chúa và cứu các linh hồn không?! Lời Chúa dạy: “Đừng xét theo hình dáng của nó…vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm, người phàm chỉ thấy điều mắt thấy còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng. (1 Sam 16, 7)

Phó tế: GB Nguyễn Định/Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
 
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH - Từ ngày 1 đến 15.10.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:00 29/09/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 01 tháng 10 đến 15-10-09

Ngày 01-10-09: Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. (Mt 5, 12)

Nếu tin vào Chúa thì hèn mọn, sầu khổ không hẳn là bất hạnh mà là hạnh phúc. Vì của cải, danh vọng có thể còn là trở ngại cho bạn. Tôi quyết tâm sống công chính để trở thành con một Cha trên trời.

Ngày 02-10-09: Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối đã nhạt đi, thì lấy gì muối cho mặn lại?...(Mt 5, 13)

Muối là đời sống bạn đang làm chứng nhân trong môi trường hiện tại. Bạn ăn ở, nói năng, hành động tốt để mọi người đến với Chúa.

Ngày 03-10-09: Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che dấu được. (Mt 5, 14)

Ánh sáng là việc làm phản ánh tình yêu của Thiên Chúa vô hình. Tôi luôn thực hành yêu thương, tha thứ để mọi người thấy Chúa.

Ngày 04-10-09: Có người bị phong hủi đến gặp Chúa Giêsu, anh quì xuống van xin rằng” “Nếu Ngài muốn Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” (Mc 1, 40) - Tôi bắt chước anh phong hủi, cương quyết bỏ mọi tật xấu, đam mê, để xin Chúa tẩy rửa bệnh phong hủi tầm hồn.

Ngày 05-10-09: Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn anh sạch đi! “ Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. (Mc 1, 41-42) - Lòng thương xót Chúa đã thực hiện cho người phong hủi đầy niềm tin., không do dự. Chúa vẫn hiện diện, Ngài muốn thanh tẩy tâm hồn, khi tôi thực lòng sám hối.

Ngày 06-10-09: Người bảo: “ Hãy coi chừng...Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi…(Mc 1, 44-45)

Nói Lời Chúa và thực hành những điều Chúa dạy sau Thánh lễ là nhiệm vụ của mọi Tín hữu. Tôi mạnh dạn đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người bằng lời nói và việc bác ái cụ thể cho tha nhân.

Ngày 07-10-09: Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những người kính sợ Chúa. (Lc 1, 50)

Ngay từ đầu, Mẹ Maria đã cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót nhân loại. Tôi luôn ca ngợi tình Chúa yêu thương tất cả mọi người.

Ngày 08-10-09: Chúa đã giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (Lc 1, 51)

Chúa luôn dùng quyền năng của Người để bênh vực kẻ hèn yếu. Tôi khiêm tốn đặt trọn niềm tin tưởng vào Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Ngày 09-10-09: Chúa hạ người quyền thế xuống khỏi vị cao, và nâng người hèn mọn lên. (Lc 1, 52)

Hôm nay Chúa đang hạ bệ những kẻ ham địa vị, áp bức, cửa quyền. Tôi noi gương Đức Mẹ sống khiêm tốn để xứng đáng là con Chúa.

Ngày 10-10-09: Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ; nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ ra cho chúng ta biết. (Ga 1, 18)

Con người không thể thấy Thiên Chúa ở dưới đất này vì không đủ thánh thiện. Nếu bạn sống trong sạch, để Chúa Thánh Thần thanh tẩy mọi tật xấu, thì thấy Người đang sống và hoạt động trong bạn.

Ngày 11-10-09: Đức Giêsu bảo họ: “Các anh đổ nước vào chum đi! Và họ đổ đầy tới miệng. (Ga 2, 7)

Đây là một quyết định của Chúa làm phép lạ đầu tiên biến thành rượu. Tôi luông lắng nghe tiếng Chúa trong mọi biến cố cuộc sống.

Ngày 12-10-09: Đức Giêsu làm dấu lạ đầu tiên này tại miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. (Ga 2, 11)

Nước hoá thành rượu bày tỏ quyền năng Thần Linh và sự Phục Sinh của Người. Tôi luôn canh tân đổi mới tâm hồn để nên giống Chúa.

Ngày 13-10-09: Thiên Chúa phán: Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ…Cv 2, 17)

Thánh Linh sẽ được ban xuống để mọi người nói tiên tri. Tôi hãy giành thì giờ để mọi người trong gia đình đọc và chia sẻ Lời Chúa.

Ngày 14-10-09: Mặt rời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng hóa thành máu, trước khi ngày của Chúa đến, ngày vĩ đại, vinh quang. (Cv 2, 20)

Những sự lạ lùng ở trên trời sẽ xảy ra và các thiên tai hiện nay, đang nhắc nhở tôi hãy tỉnh thức làm việc lành, để làm chứng cho Chúa.

Ngày 15-10-09: Thưa đồng bào It-ra-en, xin nghe những lời sau đây: Đức Giêsu Na-da-ret là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em… (Cv 2, 22) - Ông Phêrô rất tâm lý với người Do thái, vì họ hãnh diện được Thiên Chúa tuyển chọn. Tôi mở lòng đón Chúa Thánh Thần đổi mới, để rao giảng về Chúa Giêsu Phục Sinh.

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Kính Mừng Mẹ Mân Côi
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
14:38 29/09/2009
Con mừng Mẹ thánh sủng dư đầy
Tâm trinh lan toả cõi trời mây
Sứ Thần ca khen Mẹ diễm phúc
Cung lòng tỳ nữ hoá thiên đài

Tin vui Thánh Tử - Chúa Ngôi Hai
Vì yêu cam hạ chốn trần ai
Cưu sinh Mẹ khiêm cung vâng nhận
Đoan nguyền tin nhiệm Đấng Quyền Oai

Mùa Mân Côi về con mừng Mẹ
Đã nên điện cung ngự tình trời
Nay trên ngai toà cao vinh hiển
Xin thương đoàn con nhỏ, Mẹ ơi !
 
Nhớ về Mẹ
Thanh Nhã
15:03 29/09/2009
''...Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. Sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết....”

Cứ hai ngày cô gái lại đến, mang theo một chục hoa Sen. Cô lặng lẽ quét dọn những cánh hoa rụng vương vải trên bàn thờ, dưới đất mà tôi chưa kịp dọn. Cô loay hoay súc bình rồi cắm hoa mới.

Có khi là những đoá hoa sen trắng muốt, có khi là chục hoa sen hồng. Sau này tôi mới biết những đoá hoa sen mà cô mang đến là loại sen được trồng từ các hồ ở Đại Nội, màu sắc và mùi hương rất nhẹ nhàng, khác với loại sen “Cao sản “, một giống sen mới, người ta trồng để lấy hạt nhiều hơn là chơi hoa, chúng trồng được dễ dàng và rộng khắp, có thể sống được ở các hồ gần bờ ruộng, bên cạnh những cây lúa. Hiện nay loài Sen này đang được trồng nhiều ở các vùng ngoại ô thành phố Huế, huyện Quảng Điền, Phong Điền. Màu trắng của loại sen này ngã về màu xanh của lá, còn màu hồng thì ngã về tím. Dáng, màu đều nặng nề. Hai loại hoa như hai cô gái, một ở kinh thành, quý phái và đài các, một ở nông thôn, khoẻ mạnh và chân chất. Cô lặng lẽ thắp hương và cũng lặng lẽ rút khỏi nhà tôi trước giờ vào sở làm. Buổi sáng chủ nhật, tôi mời cô nán lại uống trà, cô từ chối với lời hẹn.

- Dạ để hôm khác, hôm nay em đang bận. Cứ thế, cô đến và đi, tựa như người thiếu nữ trong Bích Câu kỳ ngộ, hiện ra từ bức tranh, rồi vội vàng chui vào bức tranh, khi đã nấu nướng và dọn sẵn một mâm cơm ngon lành.

Mẹ tôi mất đột ngột bởi một cơn nhồi máu cơ tim. Một bất ngờ, không chỉ đối với tôi, mà còn với rất nhiều người vì Mẹ tôi vẫn còn trẻ, khoẻ và đẹp. Gần 10 năm nay tôi không sống cạnh Mẹ. Vào học Đại học ở thành phố Saigòn, ra trường, có cơ hội làm việc ở thành phố lớn, đó là một may mắn với tôi, là niềm vui với Mẹ. Mẹ tôi sống một mình, trong ngôi nhà cũ, Ba tôi mất từ khi tôi còn nhỏ. Đôi khi ở xa, tôi cũng ray rứt nhớ về Mẹ và niềm quạnh quẽ mà mẹ đang chịu đựng. Tôi cảm thấy không an lòng, nhưng mỗi khi tôi điện thoại, bày tỏ ý nghĩ này thì Mẹ bảo: “Con yên tâm, Mẹ vẫn khoẻ và vui, khi nào rảnh thì về thăm Mẹ, chỉ cần một tiếng đồng hồ bay, con có thể nhìn thấy Mẹ rồi”. Mẹ còn cười cười nói thêm: “chuyện nhỏ mà”… Vậy mà cái “chuyện nhỏ” với Mẹ, lại trở thành quá lớn đối với tôi. “Mẹ khoẻ và vui “Tôi biết Mẹ trấn an tôi, như tôi tự trấn an mình. Giờ đây, có bay cả ngàn giờ bay, tôi cũng không bao giờ còn gặp được Mẹ nữa. Tôi nghẹn ngào với ý nghĩ đó.

Cô gái xuất hiện vài ngày sau khi Mẹ tôi nằm trong lòng đất. Cô đến một mình, trong bộ đồ dài đen và chục hoa sen trắng trên tay. Mái tóc dài, nét mặt thanh tú. Trông cô giống những bức tranh “Thiếu nữ “của các hoạ sĩ thập niên 70. Cô đứng ở cổng, nhìn vào nhà, ngơ ngác như một đứa bé đang lạc mất người thân yêu giữa phố chợ đông người. Cô xin phép được cắm những đoá sen lên bàn thờ Mẹ tôi. Cô nói Mẹ tôi rất thích hoa sen, nhất là loại hoa sen thuần giống này. Cô nghĩ, nó cũng trong sáng và nhân hậu như tâm hồn Mẹ. Cô còn nói rằng Mẹ tôi cũng thường ao ước có được một giống sen màu vàng. Đó là sự kết hợp của hai thứ Mẹ tôi yêu thích, loại hoa và màu hoa. Có thể đó sẽ là những hoa sen tuyệt đẹp. Những lời của cô gái xoáy vào tim tôi, nhói đau. Lâu nay tôi quá ít quan tâm đến những gì Mẹ yêu thích, chẳng biết Mẹ đã làm những gì, cho ai. Tôi cứ nghĩ Mẹ tôi đang sống một cuộc sống thanh thản, bình thường như những người phụ nữ khác ở tuổi về hưu, nghỉ ngơi, đọc sách, đi mua sắm, thăm bạn bè, chăm sóc vườn tược. v v…Qua cô, tôi mới biết Mẹ tôi đã làm nhiều hơn thế. Mẹ đã thầm lặng giúp nhiều người khó nghèo từ những đồng tiền dành dụm của mình và quyên góp bạn bè. Cô cũng nói rằng Mẹ vừa mới khoe với cô là đã xoay sở đủ tiền để có thể mở một trung tâm dạy thêm cho các em học sinh khu vực X, quá xa nếu các em phải về thành phố để học và cũng không thể có đủ tiền để đi học thêm. Mẹ đã quan tâm nhiều người, nhiều thứ không liên quan đến bản thân mình. Còn tôi? Tôi cứ mãi quẩn quanh theo những vòng tròn bận bịu mà tôi gọi đó là “sự nghiệp”, không hề biết rằng có những thứ khác còn quan trọng và ý nghĩa hơn gấp nghìn lần. Tôi thật quá vô tâm.

Cô thắp hương cho Mẹ tôi và cho biết là cô vừa đi Trung Quốc về nên không đến dự đám tang của Mẹ tôi được. Buổi tối, trước khi đi, cô có ghé thăm Mẹ tôi và nghe bà nói bà hơi mệt tim. Cô đề nghị đưa bà đến bác sĩ nhưng bà cười bảo: “Không sao”. Cô hẹn là lúc đi công tác về sẽ đưa bà đến khoa tim mạch, nhờ một bác sĩ quen ở đó chụp kiểm tra động mạch vành cho Mẹ tôi, nhưng cô đã không kịp làm điều này và sẽ không bao giờ làm được nữa... Cô bật khóc nức nở. Những ngày sau đó, khi gom đồ đạc của Mẹ tôi, tôi ngồi vào bàn làm việc của Mẹ và mở chiếc máy vi tính. Đây là một đoạn thư tôi tìm thấy trong Inbox của Mẹ.

“Cô yêu quý!

Hôm qua con đọc được tập truyện “Cửa sổ tâm hồn”, trong đó có câu chuyện về hai cái biển hồ. Tự dưng con nghĩ đến cô. Con biết chắc là cô đã đọc truyện này rồi, nhưng con vẫn muốn cô đọc lại một chút cùng con. Hay là để con đọc cho cô nghe cô hí!

“Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là Biển Chết. Đúng như tên gọi của nó, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Không có một loại cá nào có thể sống nổi trong dòng nước đó, cũng không ai muốn sống gần đó. Nếu uống phải dòng nước này, người và cả súc vật nữa, sẽ mắc bệnh, và chết. Biển hồ thứ hai có tên là Galilée. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ này lúc nào cũng trong xanh mát rượi, dưới đó nhiều loài cá tung tăng bơi lội, tôm cua tha hồ vùng vẫy, nhiều loài san hô xinh đẹp, quyến rũ lung linh dưới mặt nước trong vắt. Dòng nước ngọt lành, mát rượi mang lại cho du khách một cảm giác thư thái, dịu ngọt khi uống vào. Trên bờ, nhà cửa được xây cất rất nhiều và rất tráng lệ. Vườn cây xung quanh thì nảy nở rất tốt tươi nhờ được nguồn nước này thấm vào đất”

(Cô ơi, trong đó có cả những đoá hoa Sen mà cô yêu thích, có cả đoá Sen vàng quý hiếm cô từng mơ ước được ươm mầm nữa đó. Hi! À, con cũng nói để cô mừng, con vừa đọc một tài liệu về Sen. Ở bên Mỹ có giống Sen Vàng đó cô. Họ gọi là yellow lotus, nhưng con không biết là có giống hoa súng vàng bên mình không, có đẹp và hương có thơm bằng hoa sen của mình không? Tài liệu còn nói rằng hạt sen còn nguyên vỏ rất khó hư và có độ nẩy mầm rất cao... Họ đã thí nghiệm lấy một hạt sen còn nguyên vỏ được tìm ở Ai Cập, trong Kim Tự tháp, xây hơn hai ngàn năm qua, nay đem ra ương, vẫn mọc… Khi mô có ai ở bên Mỹ về, con sẽ xin vài hạt sen vàng, Cô cháu mình trồng thử, Cô hí! Con tin là loài hoa này sẽ nhanh chóng nảy mầm trong chiếc bể cạn nhỏ nhỏ của Cô và sẽ cho ra nhũng đoá Sen vàng tuyệt đẹp... Con tiếp tục câu chuyện về hai cái Biển hồ Cô nhé!)

“… Điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đếu được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào Biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lời. Đôi môi hé mở mới thu nhận nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. Sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.”

Cô ơi, Con đọc và tự nghĩ có phải tấm lòng của Cô cũng như cái biển hồ thứ hai kia không?Chia sẻ, chia sẻ và chia sẻ... Cô luôn chia sẻ những gì mình có, một sức sống tràn trề, một lòng nhiệt huyết trong công việc, sự cảm thông và niềm yêu thương, niềm tin vào một tương lai tốt đẹp. Những lời động viên, an ủi hay những lời khuyên bảo của Cô đã mang lại cho những người sống gần gủi cô và nhất là cho con, một cô bé mà mọi cánh cửa mở vào cuộc đời tưởng đã khép lại, một niềm tự tin, một cái nhìn lạc quan hơn Cô luôn nói: “Cuộc sống có rất nhiều thử thách và khó khăn. Để vượt qua điều này, đôi khi cũng cần đến trợ lực của người thân, bạn bè. Sự chia sẻ từ họ sẽ là một sức mạnh vô hình kéo ta lên, khiến ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn để chấp nhận nghịch cảnh”. Và “Khi chúng ta cho điều gì, chúng ta sẽ nhận được điều đó. Nếu yêu thương người thì người cũng yêu thương ta”.

Cô yêu quý ơi, Con biết rồi, có phải món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta là biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương nhau hơn. Sống như cái Biển Chết thì thực là vô nghĩa. Chẳng cho ai, chẳng chia sẻ với ai cái gì hay điều gì. Sống như biển hồ Galilê mới đích thực là cuộc sống. Phải vậy không Cô?”…


Đó là bức thư của cô gái thường mang hoa sen đến cho Mẹ tôi. Và tôi hiểu ra tại sao trong đám tang của Mẹ tôi, có những người không thân thích, cũng không phải là bạn bè, đã nhỏ những giọt nước mắt chân thành thương tiếc. Và tôi hiểu ra tại sao có một cô gái xa lạ vẫn thường mang đến cho Mẹ những đoá hoa mà Mẹ hằng yêu thích, vẫn nhớ về những gì Mẹ đã làm, đã nói..

Còn tôi, là người gần gũi với Mẹ nhất, là khúc ruột của Mẹ, vậy mà tôi chẳng hề biết, hiểu gì về Mẹ cả. Tôi đã nhận quá nhiều ở Mẹ mà lại quá ít san sẻ cùng Mẹ. Tôi đã sở hữu một tài sản giá trị mà không tự biết để nâng niu, quý trọng và giữ gìn.

Mẹ ơi, thì ra con cũng chỉ là một cái Biển Chết, dù đã được nhận nguồn nước mát rượi từ tâm hồn Mẹ tràn sang.
 
Tấm lòng phục vụ
Pt GB. Nguyễn Định
15:05 29/09/2009
Một Giáo sĩ kia trong một bài chia sẻ, đã đề cập đến việc nhận định một người phục vụ Chúa có hết lòng, có thực tâm không như sau:

1- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy có bao nhiêu bằng cấp?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Ông ấy đã áp dụng bao nhiêu kiến thức và đạo đức thánh thiện của mình để phục vụ Thiên Chúa và các tâm hồn?”

2- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy đã từng giữ chức vụ nào?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Ông ấy có hoà mình với mọi thành phần không phân biệt giầu nghèo, để gần gũi với họ và con chiên, để sẵn sàng nói những lời êm dịu, yêu ủi, khuyên lơn, giúp người khác vơi đi những giọt sầu, và đem lại niềm vui cho những tâm hồn đau khổ?”

3- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy thuộc về Cộng Đoàn, Giáo xứ nào? Đạo lý thế nào?” Nhưng hãy hỏi rằng “Ông ấy có thật sự sống theo gương Chúa Giêsu trong tư tưởng lời nói việc làm như cứu giúp kẻ cùng khốn, đói rét, ốm đau về thể xác lẫn tâm hồn đang sống vất vả ở chung quanh mình, và mời gọi họ đến với Chúa không?”

4- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy có nổi tiếng không?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Có bao nhiêu người thương tiếc khi ông ấy qua đời.”

5- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy đã chết như thế nào?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Lúc đương thời, ông ấy đã sống như thế nào?”

6- Không nên hỏi rằng: “Ông ấy đã tích lũy được những gì?” Nhưng hãy hỏi rằng: “Ông ấy đã làm cho tha nhân được những gì?”

Tóm lại, thước đo giá trị của một người phục vụ Chúa không phải ở chỗ gia tộc người ấy bề thế, có tài năng hoạt bát, giảng hay, nói khéo… Nhưng ở tấm lòng họ có khiêm tốn, dâng trọn mình phục vụ cho Chúa và cứu các linh hồn không?! Lời Chúa dạy: “Đừng xét theo hình dáng của nó…vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm, người phàm chỉ thấy điều mắt thấy còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng. (1 Sam 16, 7)
 
Lời Kinh Mân Côi
LM Giacôbê Tạ Chúc
15:07 29/09/2009
Thi sĩ, linh mục Xuân Ly Băng, trong tác phẩm “Chùm thơ cầu nguyện”, có viết:

Sao em không lần chuỗi?
những lúc trời gió mưa
khi bão bùng đêm tối
khi lá rụng vườn trưa ?

hãy dâng Mẹ hoa hồng
cắm lên triều thiên Mẹ
khi trời gió trời dông
khi em tuôn dòng lệ.
(Chùm thơ sao không)

Tháng mười là tháng Mân côi. Giáo Hội mời gọi mọi người đọc kinh Mân côi. Trong sáu lần hiện ra với ba trẻ Lucia, Phanxicô, và Jacinta, Đức Mẹ luôn dạy rằng: “Các con hãy lần chuỗi Mân côi hằng ngày”. Tại Fatima, Đức Mẹ đã dạy mỗi người làm theo ba điều: Hãy ăn năn đền tội, hãy lần chuỗi Mân côi, hãy tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Trong những ý hướng và tâm tình trên, chúng ta chiêm ngắm chuỗi Mân côi qua ba ý tưởng: Nối kết – Chia sẻ - Truyền giáo.

Lời kinh nối kết cộng đoàn

Trong thời đại bùng nổ thông tin, internet là dịch vụ giúp con người xích lại gần bên nhau. Những diễn biến trên thế giới đều được mọi người biết tới, một cách khá chính xác và mau chóng. Hãy hình dung xâu chuỗi Mân côi, chúng cũng là một kết nối tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người, giữa con người với nhau. Những hạt tròn tròn, xinh xinh, bé nhỏ, được đặt kề cận nhau, với một vòng dây tạo nên một con đường liên kết, chúng không có mạch hở. Những hạt bé xíu, đen đen, xanh xanh, trắng trắng…tạo thành muôn sắc màu, cũng nằm kề bên nhau. Chúng có giống nhau, nhưng cũng vẫn khác biệt, chúng liên kết với nhau, nhưng giữa các hạt vẫn có một khỏang cách cần thiết. Nếu không sẽ là rất khó khăn cho người cầm chuỗi Mân côi.

Đời người cũng vậy, như hình cây Thánh Giá, có một chiều thẳng đứng, và một chiều nằm ngang. Chiều thẳng đứng để con người vươn lên cùng Thiên Chúa. Chiều nằm ngang là con người kết thân với nhau. Con người giống nhau vì là một hữu thể, mang bản tính”người”, nhưng cao quý hơn là con người giống hình ảnh của Thiên Chúa. Có một câu hát: “Tôi chỉ thực sự là người nếu tôi sống với anh em tôi”, vâng đúng như vậy. Sống là sống với, sống vì và sống cho nhau. Mỗi người gần kề nhau, từ các thành viên trong các gia đình, giáo xứ, cho đến các thành phần trong xã hội. Tất cả được liên kết với nhau bằng các quy luật, môi trường, tôn giáo và nhân cách. Nói như Đức cha Giuse, chủ chăn giáo phận: có “khác” mà không “khắc”. Mỗi người giống nhau vì cùng mang sứ mạng là loan báo tin mừng của Đức Giêsu, nhưng khác nhau ở: màu da, giọng nói, quốc tịch, môi trường, văn hóa…

Lời kinh chia sẻ

Tháng mười rộn rã những chùm hoa thiêng trong các xứ đạo, như bước chân vội vã cũa Mẹ Maria lên đường thăm viếng bà Êlizabeth. Những giờ đọc kinh luân phiên, đọc kinh liên gia ở các gia đình nói lên mầu nhiệm chia sẻ một cách hết sức sâu sắc. Trong những giờ kinh chung tại giáo xứ, hay khi trước giờ Chầu Thánh Thể, cộng đòan cùng lần chuỗi Mân côi, lời kinh kính mừng cứ lặp đi lặp lại, làm thành một đường dài chuỗi kinh, nhiều chuỗi kinh làm thành một con đường linh đạo nên thánh. Nhiều người cùng đọc, nhiều thành phần dân Chúa trở nên thánh đức, cảm nhận này đã được Thánh Louis de Montfort ghi lại: “Khi trở lại thăm các giáo xứ, nơi tôi đã giảng các tuần đại phúc, tôi thường thấy có sự khác biệt lớn lao. Nơi những giáo xứ mà giáo dân đã bỏ đọc kinh Mân côi, tôi thấy người ta lại sa vào con đường tội lỗi như xưa. Còn những nơi giáo dân trung thành lần chuỗi Mân Côi, thì người ta sống vững vàng trong ơn nghĩa Chúa và ngày càng tiến bộ trên đường nhân đức”. Một sự chia sẻ tuyệt vời của lời kinh nguyện Mân Côi.

Lời kinh truyền giáo

Ngòai chủ đề chính là kinh nguyện Mân Côi, tháng Mười có ngày đầu tiên (01.10) lễ kính thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, một nữ tu Dòng Kín trở thành Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo nhờ cầu nguyện hy sinh. Kinh Mân Côi chính là nguồn động lực, nguồn trợ lực, và là nguồn nội lực cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu chỉ sống trong tu viện, qua đời sống chiêm niệm của mình, Ngài đã trở nên vị tông đồ truyền giáo cho giáo hội qua mọi thời đại. Những anh chị em trong đạo binh Lêgiô, mỗi lần đi công tác truyền giáo, họ đều lần chuỗi Mân Côi. Lần chuỗi Mân côi để cùng với Mẹ Maria ra đi loan báo tin mừng, cho hết thảy mọi dân tộc trên khắp cùng bờ cõi.

Đan xen trong một mắc xích nối liền, chuỗi Mân Côi đã tạo nên những nhịp cầu nối trọn những kết liên, những kết liên lại tạo thành những chia sẻ, và những chia sẻ sẽ đem đến sự gặp gỡ và ra đi, dấn thân phục vụ cho công cuộc truyền giáo, cách riêng tại Giáo Phận Phan Thiết thân yêu, nơi hội ngộ của bao điều duyên rất lạ, như trong bài phát biểu của Đức Cha Phaolô chào đón Đức Cha Giuse, ngày 31.08 vừa qua tại Tòa Giám Mục, được đọc dưới tượng đài Mẹ Thiên Chúa-Bổn mạng giáo phận:

Giáo phận Phan Thiết nằm trọn trong Tỉnh Bình Thuận với dân số trên 1 triệu người, trong đó có 156.000 người Công Giáo. Tỉnh Bình Thuận có tiềm năng lớn về du lịch, khắp nơi người ta đều biết đến khu du lịch Mũi Né – Rạng. Riêng giáo dân năm châu lại biết đến Đức Mẹ Tàpao. Với tỉ số giáo dân 15,5%, Bình Thuận còn là một cánh đồng mênh mông cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Với con số các Linh mục gần 100 vị, 125 chủng sinh trên 400 tu sĩ nam nữ gồm các dòng và các tu đoàn truyền giáo, chúng con hy vọng những Năm Thánh sắp tới Đức Tân Giám Mục sẽ đem đến cho Giáo phận Phan Thiết một sức sống mới để tiến mạnh, tiến nhanh trên đường loan báo Tin Mừng.

Ngoài ra, Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tàpao còn là trung tâm loan báo Tin Mừng. Từ 9 năm nay, mỗi ngày 13 hàng tháng, Đức Giám mục Giáo phận đến để rao giảng Lời Chúa và cử hành Thánh lễ cho hàng chục ngàn anh em giáo dân và lương dân. Nhờ sự dìu dắt đầy yêu thương dịu hiền của Đức Mẹ, có không biết bao nhiêu anh em lương dân đã nhận biết Chúa và nói chung khách hành hương mỗi lần đến với Đức Mẹ là họ ra về với nỗi lòng đầy hy vọng và bình an”.

Trong Tông Huấn Marialis cultus, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã khẳng định:”Chúng tôi muốn lưu ý anh em về một việc đạo đức đã từng được gọi là “Bản tóm lược tất cả cuốn phúc âm”: đó là chuỗi Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria. Các vị tiền nhiệm của chúng tôi vẫn thường chú tâm và nhiệt tình cổ động việc đạo đức này, khuyên bảo chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi…Kinh Mân Côi có khả năng phát huy một lối cầu nguyện có tính chiêm niệm, vừa là lời chúc tụng vừa là lời cầu xin. Cũng nên nhớ rằng kinh Mân Côi có sức linh nghiệm giúp chúng ta tiến bộ trong đời sống Kitô giáo và dấn thân họat động Tông đồ” ( số 13 ).

Với truyền thống sùng kính Đức Mẹ của người tín hữu Việt Nam nói chung, và giáo dân Phan Thiết nói riêng, mong sao nhịp sống đạo tháng Mười này không ai không lần chuỗi, không nhà nào không lần chuỗi, không xứ nào mà không có chuỗi kinh liên gia, để kinh Mân Côi “là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được Huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là một lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này” (Tông thư Kinh Mân Côi. Số 1) giúp nối kết mọi thành phần dân Chúa, chia sẻ với nhau nhưng khác biệt, khả năng và ơn ban, cùng nhau loan báo Tin Mừng, vào lúc hừng đông của thời đại mới nơi giáo phận, thời đại khởi đầu của vị chủ chăn thứ ba-Đức Cha Giuse, và “mang lại hoa quả thánh thiện.”
 
Tình yêu đích thực
Jos. Tú Nạc, NMS
15:16 29/09/2009
TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC
(“On True Love” – Alice von Hildebrand, Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)

Chúng ta đang sống trong một thời đại hỗn độn. Thậm chí nó có thể được nói rằng chúng ta không chỉ chuyên về những bối rối trí óc mà còn trong những bối rối cảm xúc. Nhiều người không biết làm cách nào để đánh giá được những xúc động của họ. Họ không thể phân biệt được giữa tình cảm đúng đắn và không đúng đắn. Họ không biết chắc họ có trung thành trong tình yêu hay không hoặc họ có được đem lại sự sống bởi suy nghĩ mơ tưởng và tự tin trong tình yêu hay không bởi vì họ khao khát những kích thích mà tình yêu mang đến. Họ bối rối trước “yêu thương” với sự biểu lộ một đam mê say đắm, hoặc mãi mãi “thận trọng” không dám đi đến một quyết định.

Không nên cho rằng tôi có thể trả lời được câu hỏi này, tất cả tôi hướng vào để thực hiện là sự gợi ý một vài “hướng dẫn” rằng có thể giúp ích khi người ta đặt câu hỏi: Tôi đang yêu hay tôi không yêu?

Những trải nghiệm sâu sắc luôn đến như một sự bất ngờ - một món quà khó tin không có mặt trong những thành quả của mánh khóe và hoạch định. Chúng nhận chìm chúng ta và lời phúc đáp trước tiên của của chúng ta là: “tôi không xứng đáng một món quà như thế. Anh ta (hoặc cô ta) còn hơn chính tôi nhiều.” Tâm hồn của chúng ta bị đánh bại bởi lòng biết ơn, một sự biết ơn làm chúng ta tự ti mặc cảm. Chúng ta cảm thấy không xứng đáng với món quà như thế, mà dường như đánh thức chúng ta từ một giấc ngủ say. Đừng bận tâm, con người yêu thương “bắt đầu sự sống một cách thực sự.” Con người mà đã không bao giờ yêu cuộc sống trong một trạng thái mộng du và lang thang như một người máy hoàn thành công việc hàng ngày với sự thờ ơ của con tim – một con tim dường như không nhịp đập.

Khi yêu thương, người ta ấp ủ một niềm vui âm thầm sâu lắng – một niềm vui cho cả êm đềm và mãnh liệt, giống như một bụi cây bốc cháy; nhưng sự nồng nhiệt này không bị lụi tàn, và được đánh dấu bằng sự hồi tưởng sâu xa. Nó nảy sinh từ chính trung tâm của cuộc sống chúng ta. Khác với sự huyên náo ồn ào của những ai trải qua những xúc động mãnh liệt như thế nào mà không dẫn đến từ những sâu thẳm và, như một ngọn lửa rơm, bừng cháy trong chốc lát nhưng vội vàng tắt lịm.

Trái tim không diễn ra như ngọn lửa, nhưng ngọn lửa này là một hoạt động âm ỉ. Chúng ta cảm thấy như một điều tốt lành không đến từ bên trong đã dẫn dắt nâng đỡ chúng ta. Dietrich von Hildebrand nói về “đức tính hay thay đổi” của trái tim yêu thương.

Tình yêu đích thực làm cho người yêu tuyệt vời hơn; chàng bừng sáng niềm vui. Nếu điều này không xảy ra, chúng ta có thể nâng quan điểm đối với anh ta xem anh ta có thực sự yêu thương hay không. Người Pháp thường nói: “Un saint triste est un triste” – một vị thánh phiền muộn là vị thánh tội nghiệp. Một cách tương tự, một “người yêu” buồn bã nên hỏi chàng có thực sự yêu thương hay không. Chuyện nhỏ, những tôn trọng thân thiện biểu lộ một cách rộn ràng cởi mở, bởi vì cả hai họ đã thực hiện “với chàng” hoặc “với nàng” hoặc bởi họ đã trở nên vai trò của nghĩa vụ yêu đương.

Tình yêu chân chính làm người ta rụt rè khiêm tốn. Tất cả những yếu đuối, đớn đau và lỗi lầm của chúng ta đột ngột bộc phát trước tâm trạng của chúng ta. Nhưng không với hậu quả chìm đắm. Chúng ta nhìn những lỗi lầm của chúng ta với mong muốn được thổ lộ chúng. Chúng ta mong muốn để được tự bộc lộ với người mình yêu, và sự công khai này được kết hợp với sự mong muốn để khẩn khoản về sự giúp đỡ của chàng hoặc của nàng để chiến thắng chúng. Chúng ta mong muốn tự bộc lộ trong một cung cách khiêm tốn thần thánh hóa, để được biết một cách thành thật bởi người mà chúng ta yêu. Chúng ta sợ lừa dối người yêu dấu của chúng ta bên trong sự tin tưởng rằng chúng ta tốt hơn chúng ta vốn thành thật. chúng ta cảm thấy rằng người được yêu được phép biết cả hai “tên tuổi đúng đắn” và lối vẽ biếm họa của nó.

Tình yêu cũng liên kết tới quan điểm duy thực thiêng liêng. Vẻ đẹp của người được yêu hiện ra trước chúng ta, nhưng không phải là ảo giác. Vẻ đẹp của chàng không phải là kết quả của điều mơ ước, nhưng là một người đẹp thực tế - như trên Đỉnh Tabor – mà người yêu sẽ phải mãi mãi thủy chung, gìn giữ khi người yêu phải mải mê trước những điều không tránh khỏi bởi sự tẻ nhạt của công việc hằng ngày.

Người yêu sẵn sàng ban phát cho người mình yêu những gì mà Dietrich von Hildebrand gọi là “tín dụng tình yêu” – đó là, khi người được yêu hành động với một kiểu cách mà chúng ta không hiểu hoặc làm chúng ta thất vọng. Thay vì bắt lỗi chàng, người yêu sẽ đặt niềm tin rằng, sự tồn tại cuộc sống con người phức tạp như vốn nó phức tạp, những hành động của chàng có thể được biện minh là đúng, mặc dù lúc đầu nhìn thoáng qua chúng gây ấn tượng cho chúng ta như một điều đáng tiếc. Người yêu chân thành thiết tha tìm kiếm “xin lỗi” khi thái độ của người chàng yêu là một sự thất vọng.

Chàng tự kiềm chế một cách thận trọng vượt qua sự thân mật con người gây phiền toái về cách ứng xử, cản trở của người khác vì nó có thể làm khó chịu với cái nhìn đầu tiên. Chàng vui mừng về sự khám phá rằng mình đã phạm lỗi lầm.

Vở kịch Cymbeline của Shakespeare buồn làm sao khi Posthumus được tin báo bởi tên vô lại Iachimo nói rằng vợ của ông, Imogene, đã quyến rũ hắn, tin người bịa đặt này, mặc dù ông đã có chứng cứ đầy đủ trước đó rằng vợ mình đã yêu hắn và công khai yêu hắn. Vở kịch kết thúc có hậu, nhưng nó phác họa một cách sâu sắc nỗi đắng cay, phẫn nộ và tuyệt vọng của người nào đó bị thuyết phục rằng người mà mình đã yêu, người mà hình ảnh của nàng là nguồn vui của mình, đã quyến rũ hắn.

Chúng ta có thể nói rằng chúng ta yêu chân thành khi sự thiếu kiên nhẫn, bội ơn hoặc “thô lỗ” của người được yêu (nói một cách khác, khi vẻ đẹp trung thực của chàng bị che khuất) gây cho chúng ta nỗi đau chồng chất bởi anh ta đang phai nhạt cái vỏ bề ngoài đẹp đẽ của mình và trao tặng chúng ta một bức tranh hí họa về bộ mặt thật của anh ta, hơn nữa bởi anh ta đã làm tổn thương chúng ta. Trên hết tất cả, người yêu chân thành phải sầu khổ bởi người được yêu đã làm buồn lòng Thiên Chúa. Về mức độ quan trọng, sự xúc phạm Thiên Chúa là cội nguồn của sầu muộn; sự tổn hại đến linh hồn người yêu dấu của riêng anh ta là thứ hai; cuối cùng – mặc dù đớn đau day dứt – là vết thương mà anh ta giáng xuống người mà yêu anh ta nồng nàn tha thiết.

Người yêu chân thành phải lo lắng nhiều hơn về những sở thích của người mình yêu - bất cứ điều gì là sự lợi ích thực tế với tâm hồn người yêu dấu của mình – hơn cả bản thân mình. Luôn sẵn sàng tạo những hy sinh cho chàng ngay cả những việc nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày mà màu vị con người thay đổi: một căn phòng thật ấm cúng hay một căn phòng mát mẻ; ăn cơm ở nhà hay ở nhà hàng; sẽ đi xem một trận đá bóng hay ở nhà; xem một chương trình truyền hình khi mà vợ hay chồng muốn xem một chương trình khác, v.v… Sự mềm dẻo nên được giới hạn những trường hợp ưu đãi chủ quan, dĩ nhiên, và sẽ không bao giờ đưa ra những nguyên tắc. Mãi mãi, chúng ta ai nấy đề biết người phối ngẫu thường bị ngược đãi bởi chồng (hoặc vợ), người mà có liên quan mật thiết đến hạnh phúc muôn đời của người được yêu mà họ lãnh nhận mọi nỗi đau khổ này, vì chàng hoặc vì nàng mà hãy nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa.

Dấu hiệu tuyệt hảo của tình yêu đích thực là nhẫn nại yêu thương mà người ta hướng về những yếu đuối của người yêu dấu. Điều đó có thể là tư chất của chàng, cá tính của chàng, phong cách của chàng (trong chúng ta ai cũng có); điều đó có thể là nhược điểm thể chất của chàng, sự kỳ quặc tâm lý của chàng, không có khả năng trí tuệ của chàng để theo đường thẳng của sự suy luận; sự rắc rối, hoặc sự cuồng tín của chàng vì luật lệ. Nếu một thầy tu được cho liên tục những cơ hội để “chết cho thiên hướng của riêng mình” (như Thánh Benedict đã nói) giống như sự chân thành của những cuộc hôn nhân. DHY John Henry của Newman viết rằng thậm chí trong những mối quan hệ con người sâu sắc nhất, khi tình yêu khả tín, cuộc sống tâm đầu ý hợp sẽ cho con người vô vàn cơ hội để chứng minh tình yêu của mình bằng việc hy sinh những sở thích của mình.

Những tính cách cá nhân, những hành vi cá biệt, tính khí; thể lý, tâm lý, và khuyết điểm trí tuệ hoặc được giải thích như một cách đúng đắn nếu có thể hoặc chịu đựng với sự kiên nhẫn. Thánh Benedict đã viết về những thầy tu cố gằng về sự thánh thiện những người mà mặc dù hầu hết gây ra sự bẳn gắt vì những người sống gần họ. “Hãy để họ gánh chịu sự kiên nhẫn bền bỉ những yếu đuối của người khác, dù thể xác hay tính cách ” (Holy Rule, chương 72).

The History of a Soul, từ quan điểm này, cũng là một vật báu tinh thần. Thánh Thérèse của Lisieux đã vô cùng đau khổ từ những thiếu sót giáo dục và tính cách của một vài nữ tu khác. Bà đã biết cách sáng tạo và tinh xảo trong nghê thuật thánh thiện về việc vận dụng sự cáu gắt đơn thân vì sự vinh quang của Thiên Chúa, cả với sự ồn ào căng thẳng của một chị đẵ gây ra cạnh ghế ngồi cầu kinh của bà, hành động cản trở việc cầu kinh và suy niệm. Cứ thế, Thérèse thông qua tình yêu đã hiển nhiên chiến thắng.

Một cách ngạc nhiên, điều này cũng có thể mang hạnh phúc đến một cách mỹ mãn cho những cuộc hôn nhân, mặc dù trong yêu thương con người chúng ta đã bị thương tổn tâm hồn. Một người yêu trung thực tình yêu của họ được tinh luyện qua thử thách sẽ dùng những dâng hiến tầm thường như họ đã thực hiện ở thời Trung Cổ, khi những nghệ nhân đã dùng một vài miếng len để làm những chiếc thảm lộng lẫy huy hoàng.

Người yêu chân thành luôn có lời “cảm ơn” trên đầu lưỡi. điều này cũng dễ dàng đối với chàng khi nói “hãy tha thứ cho anh.” Vì trong mối quan hệ tuyệt hảo, người ta mắc những lỗi lầm không tránh khỏi. Nếu người nào đó ngỡ rằng mình có thể tự nhận thấy trong một tình huống mà anh ta sẽ không bao giờ mắc sai phạm, người đó sẽ không lập gia đình, hoặc con cái, hoặc bước vào dòng tu. Nghệ thuật thánh thiện trong cuộc sống phải biết rằng chúng ta sẽ vi phạm lỗi lầm, để nhận biết chúng, để ăn năn hối cải, và, với hồng ân của Thiên Chúa, để có sự sẵn sang sửa đổi.

Đồng thời, một điều quan trọng mà những người yêu nhau cả hai nhận biết lỗi lầm của họ. Chúng ta tất cả đều biết những thực trạng mà một trong những người yêu nhau luôn luôn khắt khe đối với người khác và sẵn sàng quên rằng “tình trạng chuẩn bị thay đổi” nên được hỗ tương, và rằng mình quá kiểu cách bởi tội tổ tông.

Người yêu cảm thấy một lực đẩy thiêng liêng để nói “cảm ơn” và “tha thứ cho tôi.” Nó dâng lên từ trái tim mình không gượng gạo. Người yêu chân thành trải qua chân lý sâu xa của những ngôn từ trong Canticle of Canticles (Canticle: a song or chant with word taken from the Bible/ Canticles: the song of Solomon): “Nếu một người phải cho đi hết thảy vật chất của nhà mình vì tình yêu, người đó xem thường nó như không có gì.”
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 29/09/2009
CHIM CÁNH CỤT KHÔNG BIẾT LẠNH

N2T


Chim cánh cụt đi bên bờ biển xích đạo, tứ cố vô thân, nó cảm thấy gió biển lặng lẽ, khí lạnh kinh người, một cảm giác thê lương tận đáy lòng của nó tự nhiên bùng lên.

Đến nam cực, nó cùng các bạn cùng lớp vui đùa đánh đáo, tương thân tương trợ “liền một khối”, mà không cảm thấy mình đang đứng trên tảng băng nguyên vẹn lạnh như cắt, nó hỏi Đấng tạo hóa:

- “Lạ thật, khi con ở nam cực không cảm thấy lạnh, vậy mà tại sao lúc ở xích đạo toàn thân cứ run lên cầm cập?”

Đấng tạo hóa không nín được, cười nói:

- “Bé con, có những lúc lạnh, không nhất thiết là phải liên quan tới thời tiết, nhưng có quan hệ với sự cô đơn”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Xích đạo thì nóng vô cùng, nhưng cảm thấy lạnh lẽo, vì sự cô đơn.

Nam cực thì lạnh vô cùng, nhưng cảm thấy ấm áp dễ chịu, bởi vì không cô đơn, bởi vì có bạn bè vui đùa.

Con người ta khi vắng người tình thì không phải cảm thấy cô đơn lạnh lẽo đó sao ? Mùa xuân trời đẹp, chim ca bướm lượn, ai ai cũng vui vẻ đón xuân, mà mình thì lại rĩ rã ca bài; “mùa xuân cô đơn”, có phải là thời tiết không ? Chắc chắn là không.

Tâm hồn của chúng ta cũng có lúc cảm thấy cô đơn, không phải vì thất tình, vì vắng xa người yêu, mà là vắng bóng Thiên Chúa ở trong tâm hồn mình. Ở đâu vắng bóng Thiên Chúa, ở đó sẽ có hận thù ghen ghét, mà hận thù ghét ghen không phải là bóng đêm của tội lỗi sao?

Vắng bóng Thiên Chúa là vì chúng ta chọn vật chất, danh vọng, quyền uy, và đem Thiên Chúa quăng ra ngoài đường, rước ma quỷ vào làm chủ trong tâm hồn của mình.

Khi trong lòng chúng ta có Thiên Chúa, tràn ngập ân sủng của Ngài, thì chúng ta sẽ không còn cô đơn, không còn cảm thấy lạnh lẽo dù thời tiết nóng như thiêu, lạnh như cắt.

Khi tâm hồn chúng ta vắng bóng Thiên Chúa, thì dù sống trên đống của cải, trên mọi danh vọng, thì cũng cảm thấy cô đơn và bất an.

Và khi chúng ta có Chúa ở trong lòng, thì dù bị đày ra ngoài nam cực hay xích đạo, thời tiết nóng hay lạnh, hoặc nghèo rớt mồng tơi thì cũng chẳng nhằm nhò gì với chúng ta, bởi vì Thiên Chúa là ánh quang huy chiếu rọi tâm hồn mọi người.

- Tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa thì tâm hồn lạnh lẽo, bất an, cô đơn và sợ hãi.

- Thế giới vắng bóng Thiên Chúa thì thế giới chiến tranh, loạn lạc, bất công và hận thù.


----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 29/09/2009
N2T


69. Mỗi người nên kiểm thảo mình đối với đức khiêm tốn như thế nào, thì có thể biết được mình có tiến bộ hay không.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 29/09/2009
N2T


241. Đối với người, cuộc sống phù hợp với lý tính chính là cuộc sống tốt nhất và vui vẻ nhất.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói sự thánh thiện vẫn còn thích ứng
Bùi Hữu Thư dịch
07:59 29/09/2009
Ngài khẳng định thế giới cần có “những tín hữu có thể tin cậy.”

STARA BOLESLAV, Cộng Hòa Czech ngày 28, tháng 9, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, sự thánh thiện vẫn còn thích ứng và quan trọng hơn là những thành công và danh dự trên đời.

Đức Thánh Cha khẳng định điều này hôm nay khi ngài dâng thánh lễ tại Cộng Hòa Czech vào ngày lễ thánh bổn mạng của quốc gia này là Thánh Wenceslaus. Chuyến viếng thăm các nước Trung Âu trong 3 ngày của Đức Thánh Cha chấm dứt hôm nay.

Đức Thánh Cha bắt đầu bài giảng bằng câu hỏi, “Sự thánh thiện có còn thích ứng không? Hay bây giờ đã bị coi là không hấp dẫn và không quan trọng: Chúng ta có đánh giá các thành công và danh dự trần thế ngày nay cao hơn không? Nhưng các thành công trần thế tồn tại được bao lâu, và chúng có giá trị gì?"

Sau đó ngài nhận xét rằng nước Cộng Hòa Czech đã chứng kiến “sự sụp đổ của một số các nhân vật có quyền thế đã leo lên tột đỉnh gần như không thể vươn tới."

Ngài nói, "Bỗng nhiên họ thấy bị hoàn toàn bị trút bỏ hết quyền hành. Những kẻ chối bỏ và tiếp tục chối Chúa, và hậu quả là không kính trọng con người, dường như đã có một đời sống rất thoải mái và thành công về vật chất. Tuy nhiên, người ta chỉ cần gỡ bỏ trên mặt cũng đủ nhận thức rằng họ là những kẻ buồn khổ và không thoả mãn biết bao."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, “những ai kính sợ Chúa, cũng có thể tin tưởng nơi con người và sống suốt cuộc đời lo xây dựng một thế giới công chính và huynh đệ hơn."

Theo bước

Đức Thánh Cha khẳng định rằng thế giới hôm nay cần có “những tín hữu có thể tin cậy, họ là những người sẵn sàng rao truyền trên khắp mọi lãnh vực xã hội các nguyên lý và lý tưởng trên đó các hành động của họ đã được khởi hứng."

Ngài nói, "Đây là sự thánh thiện, ơn gọi hoàn vũ của mọi người được rửa tội, ơn gọi thúc đẩy mọi người thi hành nhiệm vụ mình một cách trung thành và can đảm, họ không tìm kiếm tư lợi cá nhân nhưng chăm lo cho ích lợi chung, và luôn tìm kiếm Thiên Chúa trong mọi lúc."

Hôm nay khi suy niệm về ngày lễ nhớ và về vị quan thầy của nước Cộng Hòa này, Đức Thánh Cha nói Thánh Wenceslaus là một mẫu gương cho sự ưa thích “vương quốc Thiên Đàng hơn là những quyến rũ của uy quyền thế gian."

Đức Thánh Cha nói, "Tầm mắt của ngài không bao giờ rời xa Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu khổ nạn vì chúng ta, vị Thánh đã để lại cho chúng ta một tấm gương để chúng ta noi theo."
 
ĐGH: Ngày Truyền thông Xã hội dành cho các linh mục và thế giới kỹ thuật số
Phụng Nghi
08:27 29/09/2009
Chủ đề do Đức giáo hoàng Benedict XVI chọn lựa được công bố hôm nay. Trong Năm Linh mục, ngài muốn mời gọi các linh mục “coi truyền thông mới như là một tài nguyên mạnh mẽ trong sứ mệnh phục vụ Lời Chúa” và khuyến khích họ chấp nhận “những thách đố do nền văn hóa kỹ thuật số mới tạo ra.”

Vatican City (AsiaNews) – “Linh mục và công tác mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: Truyền thông mới trong công tác phục vụ Lời Chúa” đó là đề tài Đức giáo hoàng Benedict XVI đã chọn cho ngày Truyền thông Xã hội Thế giới lần thứ 44.

Bình luận về đề tài do Đức thánh cha chọn lựa, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội nói rằng “công tác chính yếu của linh mục là rao truyền Lời của Thiên Chúa nhập thể, làm con người và làm nên lịch sử, do đó trở thành một dấu chỉ của sự hiệp thông mà Thiên Chúa thực hiện với loài người. Thế thì muốn đạt được hiệu quả trong sứ vụ này đòi hỏi linh mục phải sống liên hệ mật thiết với Chúa, như cây bén rễ trong tình thương yêu sâu xa và trong sự hiểu biết sâu rộng Kinh Thánh, làm “chứng ngôn” được viết thành từ ngữ của Lời Chúa.”

“Sứ điệp của Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 44 muốn đặc biệt mời gọi các linh mục, trong Năm Linh mục và sau cử hành Đại hội chung và thông thường lần thứ XII của Thượng Hội đồng các Giám mục, nên coi truyền thông mới như là một nguồn tài nguyên mạnh mẽ trong sứ mệnh phục vụ Lời Chúa, và muốn đưa ra một lời khuyến khích để các linh mục có thể đáp ứng được những thách đố phát xuất từ nền văn hóa kỹ thuật digital mới.”

“Truyền thông mới, quả thực, nếu được hiểu và đánh giá đúng mức, có thể cung hiến cho tất cả các linh mục và những người làm công tác mục vụ một tài sản giầu có các dữ kiện và nội dung trước đây khó mà truy cập được, và làm dễ dàng việc kiến tạo nên sự cộng tác cũng như sự lớn mạnh của hiệp thông mà trong quá khứ tưởng không thể thực hiện được.

Nhờ ở truyền thông mới, những người loan báo và rao truyền Lời Hằng sống có thể dùng ngôn từ, âm thanh và hình ảnh – đó là thứ văn phạm biểu tượng đặc biệt và hiện thực của nền văn hóa kỹ thuật số -- những cá nhân và các cộng đồng trên mọi châu lục, để sáng tạo nên những địa hạt mới về kiến thức và đối thoại giúp cho những hành trình hiệp thông có được mục đích và được thực thi.

Tài liệu kết luận: “Nếu sử dụng một cách khôn ngoan, với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong nền văn hóa và kỹ thuật thông tin – thì truyền thông mới có thể trở thành, đối với các linh mục và mọi người làm công tác mục vụ, một khí cụ giá trị và hiệu quả để rao truyền Tin Mừng, hiệp thông sâu xa và đích thực. Nó có thể trở thành một hình thức mới trong công tác Phúc âm hóa để cho Chúa Kitô lại đi dọc theo các phố phường nơi những đô thị của chúng ta, và trên bực cửa ngôi nhà chúng ta đang ở, cất lên tiếng nói: Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” (KH 3:20)
 
Lễ Tấn Phong Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Atlanta
PT Nguyễn Hòa Phú
23:50 29/09/2009
Atlanta - Hôm nay, ngày 29 tháng 9, lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e, Gáp-ri-en, Ra-pha-en và cũng là ngày Lễ Tấn phong Đức Giám Mục Phụ Tá, Tổng Giáo Phận Atlanta: Luis Raphael Zarama.

Theo chương trình thông báo, đúng vào lúc 2giờ chiều, đoàn đồng tế di chuyển, dẫn đầu là các chủng sinh thuộc Tổng giáo phận Atlanta, tiếp đến là đoàn Phó Tế (Vĩnh Viễn), rồi đến Linh Mục đoàn. Đặc biệt có 25 Giám Mục thuộc các giáo phận, Đức Sứ Thần Tòa Thánh, Đức Tân Giám Mục cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory, chủ sự Thánh lễ Tấn phong.

Theo lời Đức tổng Gregory, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội tại địa phương tổ chức Thánh lễ Phong chức Giám mục. Do đó, ngoài vị chủ phong là Đức Tổng Giám Mục Atlanta: Gregory, còn có hai vị phụ phong là Đức “Cựu” Tổng Giám Atlanta: John F. Donoghue và Đức Tổng Giám Mục Oklahoma: Eusebius J. Beltran (sinh quán tại Atlanta – Georgia).

Thánh lễ thật trang trọng với những bài thánh ca do ca đoàn ‘Nhà Thờ Chánh Tòa” hợp xướng. Cảm động nhất trong nghi thức tấn phong là phần đọc Tông sắc bổ nhiệm Giám Mục của Đức Thánh Cha bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Tiếp đến là việc đặt tay, lời nguyện phong chức Giám mục, xức dầu trên đầu và nhận sách Phúc Âm.

Nhân đây cũng nên tìm hiểu ý nghĩa những biểu tượng năng quyền của Đức Tân Giám Mục Luis Zarama:

1-Nhẫn Giám mục: Biểu tượng cuộc hôn nhân thiêng liêng giữa Giáo hội và Chúa Giêsu. Nhẫn Giám mục nhận trong ngày tấn phong biểu tượng lòng trung thành của vị tiến chức với Giáo hội và với Giáo phận của mình.

2-Mũ Giám mục (tiếng Mỹ = Miter, Mitre): Mũ chóp nhọn với hai băng vải thòng xuống phía sau. Mũ Giám mục nhắc nhở đến vẻ huy hoàng của sự thánh thiện được chiếu sáng trong đời sống của vị tiến chức.

3-Gậy Giám mục: Cây gậy bắt nguồn từ cây gỗ mà những mục tử dùng để chăn chiên, có chỗ khoét sâu để ném đá gọi các con chiên đi xa.

Cây gậy mục vụ là biểu tượng quyền năng và sự khôn ngoan của Đấng chăn chiên.

Tóm lại: Nhẫn, Mũ và Gậy Giám mục trở nên biểu tượng quyền bính thiêng liêng của vị Chủ Chăn. (Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo – LM Hồng Phúc, DCCT)

Phần cuối trong nghi thức, Đức Tân Giám Mục Zarama di chuyển vào giữa bàn thờ, sau đó ngài được các Giám mục hiện diện tiến tới trao hôn bình an. Cử chỉ trao hôn bình an như dấu chỉ vị Tân chức được đón nhận là thành viên mới trong Giám mục đoàn.

Ngoài các Đấng bậc trong Giáo hội về dự lễ, đặc biệt trong Thánh lễ Tấn phong hôm nay, về phía Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng giáo phận Atlanta, người ta còn nhận thấy sự hiện diện của các mục tử Việt Nam: Đức Ông Phanxicô Phạm Văn Phương, Cha Phanxicô Trần Quốc Tuấn, cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm, cha Phêrô Vũ Ngọc Đức, cha Đaminh Trần Công Thơ (Hội) …

Và cuối cùng, Thánh lễ Tấn phong Đức Giám Mục Phụ Tá được kết thúc với bài Thánh ca “Te Deum”.

Trong niềm hân hoan và cảm tạ Thiên Chúa đã cho Tổng giáo Phận Atlanta một vị Chủ chăn tài đức, nguyện xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Tổng Lãnh Thiên sứ Rafael ban muôn hồng ân cho ĐứcTân Giám Mục Phụ tá.

Nhân đây cũng xin ghi vội đôi nét tiểu sử của Đức Tân Giám Mục Phụ Tá Luis Rafael Zarama:

Cậu Luis Zarama, sau khi học xong trung học, đã gia nhập Chủng viện “Conciliar – Pasto, Columbia” (Nam Mỹ). Sau đó, tiếp tục lên bậc đại học và cậu đã hoàn tất học vị Triết và Thần học tại Đại học “Marian University – Pasto”. Cậu cũng theo học tại Giáo Hoàng Học viện “Universidad Javeriana – Bogota, Columbia” với văn bằng về Giáo Luật. Với tri thức và nghị lực kiên vững, cậu dậy học và làm giáo sư liên tiếp trong 11 năm về môn Triết và Thần học tại trường: “Carmelites School, Learning School và Columbia Military School.”

Thầy Zarama nhận thánh chức Linh Mục thuộc Tổng giáo phận Atlanta ngày 27 tháng 12 năm 1993. Bài sai đầu tiên của Tân linh mục là làm Cha phó tại Giáo xứ “Sacred Heart of Jesus Catholic Church – Atlanta”. Đồng thời, Cha cũng là thành viên của “Văn Phòng Ơn Thiên Triệu.”

Hơn thế nữa, Cha Zarama là người đầu tiên nói tiếng “Tây Ban Nha” được bổ nhiệm làm Cha sở Giáo xứ “Thánh Marcô – Clarkville” và “Cơ sở Truyền giáo Thánh Hêlêna – Clayton” thuộc Tổng giáo phận Atlanta. Năm 2005, Cha là thành viên của chương trình “Habitat for Humanity – Habersham County.”

Tháng Tư năm 2006, Cha được bổ nhiệm làm “Cha Chính Tổng Giáo Phận”. Sau đó không lâu, ngày 7 tháng 3 năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã vinh thăng Cha lên tước Đức Ông, với danh xưng: “Chaplain of His Holiness”.

Năm 2008, Đức Ông Zarama được bổ nhiệm đặc trách Tòa Hôn Phối – Tổng Giáo Phận. Đức Ông cũng là thành viên Hội Đồng Nhân Sự, Tòa Tổng Giám Mục và là thành viên Hội Đồng Quản Trị “Đại Học Công Giáo miền Nam”.

Và ngày hôm nay, 29 tháng 9 năm 2009, Đức Ông Luis Rafael Zarama được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Atlanta. (nguồn Archdiocese of Atlanta)
 
Top Stories
VIETNAM: Prześladowania religijne w Wietnamie (tiếng Ba Lan)
Wiara
07:35 29/09/2009
Dodane 2009-09-29 - Władze komunistyczne nadal prześladują wyznawców różnych religii. Oprócz agresji słownej dochodzi do pobić, aresztowań, zastraszania a także konfiskaty majątków. Represje dotykają nie tylko Kościół katolicki, ale także protestantów czy buddystów.

Niedawno opisywaliśmy konfiskatę szkoły w Loan Ly. Budynek zbudowany przez parafian został wprawdzie przejęty przez władze już w 1975 r., ale katolicy mogli z niego korzystać. Ostatnia decyzja władz uniemożliwiła dzieciom podjęcie nauki religii i spowodowała protest mieszkańców. Parafian poparła diecezja. Jak donosi vietcatholic.net, biskupi archidiecezji Hue wydali 23 września oświadczenie, w którym wyrazili swoje „oburzenie i uczucia frustracji z powodu sposobu, w jaki władze jednostronnie podejmują decyzję w sprawie własności kościelnej używając przemocy” i wezwali do „pokojowego dialogu”. Od tego czasu trwa w mediach oszczercza kampania przeciw władzom diecezji i proboszczowi parafii w Loan Ly.

Kolejne żądanie władz dotyczy usunięcia figury Matki Bożej z Lavang, umieszczonej na szczycie góry na terenie katolickiego cmentarza. Ta figura dla wietnamskich katolików jest szczególnie ważnym symbolem, którego znaczenie można porównać do ikony jasnogórskiej. Kilka dni przed terminem usunięcia na miejsce wysłano buldożery. Wokół figury zgromadzili się parafianie, trwa pokojowa manifestacja.

Pod koniec sierpnia diecezja Vinh powiadomiła o pobiciu dwóch księży: jednego, gdy próbował obronić przed napastnikami trzy kobiety, drugiego w czasie, gdy odwiedzał pobitego w szpitalu (został pobity i wyrzucony przez okno z pierwszego piętra).

Michael Benge, znany obrońca praw człowieka, który przebywał w Wietnamie przez 11 lat, opisuje na łamach FrontPageMagazine.com także prześladowania wyznawców innych religii.

Nieumundurowani napastnicy zaatakowali klasztor mnichów buddyjskich w Bat Nha. Napastnicy uzbrojeni w młoty, siekiery, metalowe pałki i inną broń wybijali szyby w oknach, niszczyli budynki i grozili mnichom i mniszkom. – pisze. Być może prawdziwą przyczyną napadu było poparcie udzielone przez klasztor Dalajlamie lub wezwanie skierowane do prezydenta, by Wietnam odstąpił od kontrolowania wyznawców różnych religii. Zdelegalizowano Zjednoczony Kościół Buddystów i skonfiskowano jego majątek.

Prześladowania dotykają również protestanckie wspólnoty Montagnardów. W połowie sierpnia pobito kilku pastorów, policja nie wyraziła też zgody na zawiezienie ich do szpitala. W miesiąc od tych wydarzeń są oni nadal w ciężkim stanie. Oskarżono ich o odprawianie nielegalnych – „nieautoryzowanych” przez podległy komunistom Kościół - nabożeństw.

Pod tym pretekstem przerywane są nabożeństwa, a wiernym grozi się śmiercią. Paradoksalnie – pastor próbował swoją wspólnotę zarejestrować. Bezskutecznie, choć za rejestrację płaci się wielką cenę: władze muszą otrzymać listę członków, na udział w nabożeństwach trzeba mieć zgodę władz, treść kazań musi być każdorazowo zatwierdzana a ewangelizacja jest zakazana.

Michael Benge przypomina także, że wielu pastorów znalazło się w więzieniach, od niektórych nie ma wieści od ponad roku. Decyzja Stanów Zjednoczonych, aby Wietnamu nie umieszczać ponownie na liście Krajów Szczególnej Uwagi z powodu braku dowodów naruszania wolności religijnej, ociera się o absurd – komentuje.

(Source: http://info.wiara.pl/doc/338321.Przesladowania-religijne-w-Wietnamie, vietcatholic.net (tł. Etek)/ jk)
 
CHINE: Renouvellement dans la continuité à la tête du Bureau des Affaires religieuses
Eglises d'Asie
07:37 29/09/2009
Le 16 septembre, les autorités chinoises ont annoncé que Ye Xiaowen, 59 ans, quittait la direction de l’Administration d’Etat pour les Affaires religieuses, entité plus connue sous son ancienne dénomination de Bureau des Affaires religieuses et chargée d’appliquer la politique religieuse du gouvernement chinois. Ye Xiaowen, qui occupait ce poste depuis 1995 avec rang de vice-ministre dans le gouvernement, a été promu au rang de ministre pour prendre la direction de l’Institut central du Parti communiste chinois. Pour lui succéder, Pékin a choisi celui qui était son adjoint, Wang Zuo’an, âgé de 51 ans.

Selon les observateurs, ce changement dans la continuité ne devrait pas avoir d’impact significatif sur la politique religieuse de la Chine. Dans ce domaine comme dans d’autres, la politique de la Chine ne porte pas la marque de tel ou tel individu, tant les processus de décision au sein de la haute administration chinoise sont collectifs. Le seul élément tangible qui puisse être noté est que Wang Zuo’an connaît bien les affaires de l’Eglise catholique en Chine; en tant qu’adjoint de Ye Xiaowen, c’était en effet lui qui supervisait les dossiers concernant les catholiques et, à ce titre, il a déjà eu des contacts avec de hauts responsables du Saint-Siège et des évêques étrangers.

Par ailleurs, et bien que l’approche du 1er octobre, date du 60ème anniversaire de la fondation du régime, ne soit pas propice à une quelconque annonce, il semble bien que les autorités chinoises rencontrent des difficultés pour réunir dans les termes qui leur conviennent la huitième « Assemblée nationale des représentants catholiques ». Depuis de nombreux mois, le Bureau des Affaires religieuses tout comme l’Association patriotique travaillent à la préparation de cette assemblée, mais aucune date n’a encore été communiquée.

Dans le système politique chinois, où les religions sont censées se gouverner elles-mêmes et en-dehors de toute ingérence étrangère, l’Assemblée nationale des représentants catholiques doit se réunir tous les cinq ans. La septième assemblée fut réunie à Pékin en juillet 2004 et c’est donc avant la fin 2009 que la huitième assemblée devrait se réunir, avec la mission, notamment, d’élire le président de la Conférence des évêques « officiels » et celui de l’Association patriotique. Les deux postes sont en effet vacants depuis le décès, en 2007, de Mgr Michael Fu Tieshan, qui fut évêque « officiel » de Pékin et président l’Association patriotique, et celui, en 2005, de Mgr Joseph Liu Yuanren, qui fut évêque « officiel » de Nankin et président de la Conférence épiscopale.

On peut rappeler ici que le Saint-Siège ne reconnaît aucune de ces deux organisations, pas plus que l’Assemblée nationale des représentants catholiques. Dans sa Lettre aux catholiques chinois de 2007, le pape Benoît XVI indiquait, sans les citer nommément, le caractère nul et non avenu de ces institutions, au regard du droit et de la tradition de l’Eglise catholique.

Anthony Liu Bainian, vice-président de l’Association patriotique, a indiqué à l’agence Ucanews (1) que les travaux préparatoires à la huitième assemblée étaient « plutôt compliqués », chacun des 97 diocèses de l’Eglise de Chine devant sélectionner des « représentants » et rédiger « un rapport d’activité ». Il a démenti les informations publiées par un quotidien de Hongkong, le Wen Wei Po, selon lesquelles l’assemblée serait repoussée à l’année prochaine.

Selon certains observateurs de l’Eglise en Chine, le retard mis à annoncer la tenue de cette huitième assemblée indiquerait que les autorités chinoises rencontrent des difficultés à faire accepter aux évêques chinois les candidats qu’elles ont choisis pour la direction de la Conférence épiscopale et celle de l’Association patriotique. Le retard pourrait aussi s’expliquer par des contacts pris entre le Saint-Siège et Pékin, le Vatican faisant savoir qu’il est impossible de choisir, pour ces postes, des candidats trop évidemment inacceptables par lui, comme, par exemple, des évêques non reconnus par le pape.

Par ailleurs, depuis Hongkong, le cardinal Zen Ze-kiun tient un blog. Le 16 juillet, il interpellait les évêques « officiels » en leur disant que cette assemblée était « inacceptable ». Non seulement le mode de sélection des délégués qui y siègent est inconnu, mais les soi-disant « élections démocratiques » qui y sont organisées sont une farce, continuait-il. « Une telle assemblée contribue à miner l’autorité des évêques et représente une insulte à la Lettre du pape », écrivait-il encore, ajoutant que les évêques qui sont en communion avec Rome devaient s’abstenir de prendre part à ce genre d’assemblée, afin de ne pas lui donner une quelconque légitimité.

(1) Ucanews, 27 juillet 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 29 septembre 2009)
 
VIETNAM is making a mockery of its obligations under the UN Human Rights Watch
The Australian /AP
07:40 29/09/2009
Hanoi | /September 26, 2009 -The communist country has rejected a raft of recommendations to improve its rights record raised during a periodic review by the UN Human Rights

Council that ended this week, Human Rights Watch (HRW) said in a statement.

"Vietnam - a member of the UN Security Council - has made a mockery of its engagement at the UN Human Rights Council," said Elaine Pearson,

deputy Asia director of the New York-based organisation.

"Vietnam rejected even the most benign recommendations based on the international covenants it has signed, such as allowing people to promote human rights or express their opinions."

Hanoi rejected 45 recommendations from UN member states, HRW said, including lifting internet and blogging controls on privately owned media, allowing groups and individuals to promote human rights, abolishing the death penalty and releasing peaceful prisoners of conscience.

Of the 93 recommendations accepted by the Vietnamese Government, many consisted only of broad statements of intent to "consider" proposals by member states, HRW said.

"Shockingly, Vietnam denied to the Human Rights Council that it has arrested and imprisoned hundreds of peaceful dissidents and independent religious activists," said Ms Pearson.

"Yet in just the four months since Vietnam's last appearance at the council, it has arrested scores more."

Vietnam said during the Human Rights Council review process that it had no "so-called 'prisoners of conscience'", that no one was arrested for

criticising the Government and denied torturing offenders.

"Like China, Vietnam has rebuffed the Human Rights Council in an effort to sanitise its abysmal rights record," said Ms Pearson.

"The UN's rights review offers proof to the world that despite international concern, Vietnam has no real intention of improving its record."

The UN Human Rights Council made its recommendations after one of its regular examinations of a state's human rights records.

More than 10 people have been arrested recently in Vietnam for spreading "propaganda against the state". HRW highlighted the case of Huynh Ba, a land rights activist and member of the Khmer Krom ethnic minority who led protests by farmers in the Mekong Delta over confiscation of their land who was arrested on May 30.

More than 1000 members of the largely Christian Montagnards community fled to Cambodia after security forces put down demonstrations in the Central Highlands in 2001 against land confiscation and religious persecution.

Vietnam has strongly denied a 2006 accusation by Human Rights Watch that it detained and tortured Montagnards who returned home under a tripartite agreement after fleeing to Cambodia.
 
Police violently attack Buddhist monastery
J.B. An Dang
07:59 29/09/2009
Police in Vietnam accompanied by armed mob attacked a Buddhist monastery in a province in Central Highlands of Vietnam, smashed the monastery and evicted about 400 monks and nuns out of their homes.

Thich Nhat Hanh on his return to Vietnam
At 9am Sunday Sept. 27, hundreds of police men and pro-government armed thugs attacked a Buddhist monastery in Lam Dong province. The attack lasted for the whole day. The angry mob smashed windows and knocked down doors to drag out monks and nuns who were trying to hide inside their dormitories in the Bat Nha monastery.

“They beat us brutally, yelling at us cursive words. They torn up our clothes in order to humiliate us, smashing everything within their reach,” said Buddhist Monk Thich Phap Tu in an interview with Radio Free Asia on Sept. 28. “Also, police poured water into our computers and other devices to damage them,” he added.

“We tried to sit down to pray together ignoring what were happening. But they kicked and dragged each of us out to the courtyard, and forced us to stay there braving heavy cold rain,” he continued noting that having waited for hours, 150 monks and 230 nuns were herded onto buses and were transported to a location far away from their monastery. They were then ordered to return to their place of origin.

Police have since seized the monastery threatening extreme actions against those who dare to return.

The Buddhist monks and nuns, who were assaulted on Sunday, were followers of Thich Nhat Hanh, an exiled Vietnam-born monk living in southern France. The attack against his followers on Sunday highlights the true color of religious freedom in Vietnam and its policy of using religions for diplomatic gains.

Vietnam began the WTO accession process in 1995. On entering the final stage of accession, many attempts were made to cover up its notorious human rights record. In 2005, Vietnam authorities invited Thich Nhat Hanh’s followers to settle at the pagoda, a move that surprised many Vietnamese Buddhists and believers of other faiths.

In 1981, the Unified Buddhist Church (UBCV) was outlawed and the “patriotic” Buddhist Church of Vietnam was established. Many leaders of the underground UBCV, which has claimed the support of 80 percents of Vietnamese Buddhists, were imprisoned for years. While the UBCV was still being outlawed, the permission for an exiled monk to open a monastery was seen by many as a significant move towards religious freedom in Vietnam. Also, the return of Thich Nhat Hanh to his native land after 39 years of exile made headline in most state-owned newspapers.

The WTO General Council approved Viet Nam's accession package on 7 November 2006. Viet Nam became the WTO's 150th member on 11 January 2007. Things have since changed, slipping quickly back into the pre-WTO era.

The Vietnam's atheist government, which closely monitors religious affairs, has been trying to evict the monks from Bat Nha for several months. Thich Duc Nghi, a member of the official Buddhist Church of Vietnam, who himself invited Thich Nhat Hanh’s followers to settle at his pagoda, announced last year that he had changed his mind and wanted to kick the monks out of his venue.

Three months ago, an angry mob assaulted the monastery demanding all Thich Nhat Hanh’s followers to leave. Religious authorities had given Hanh's followers until Sept. 2 to leave the monastery but they had refused to go. Since then, they have lived without electricity and running water.

As of Tuesday, Sept. 29, religious police in Lam Dong are still hunting for Thich Nhat Hanh’s followers who are still wandering around the site.
 
Vietnam officials continue confiscation of church land
CNA
08:05 29/09/2009
Vietnam officials continue confiscation of church land

The statue of Our Lady of Lavang which is set to be bulldozed
Hanoi, Vietnam, Sep 28, 2009 / 07:45 pm (CNA).- Amid a continuing smear campaign against Catholics, local Vietnamese officials have confiscated a Catholic school while other church land has been appropriated for private investors. Catholics have protested the action and are facing down bulldozers in defense of a large statue of the Virgin Mary. The school adjacent to the parish church of Loan Ly in the town of Lang Co (Hue province) was built by parishioners in 1956, Fr. J.B. An Dang told CNA. It was used as a Catholic elementary and high school until the local government seized it after the communist takeover of South Vietnam in 1975.

Since the seizure, Sunday catechism classes have been allowed under the condition they are conducted under a large picture of Communist leader Ho Chi Minh instead of under a cross.

Local authorities have repeatedly attempted to convert the school into a hotel since 1999. Their efforts were previously stopped because of parishioners’ public protests.

The most recent confiscation attempt came under the local chief secretary of the Communist Party, Ho Xuan Man, who wanted to annex the school to create his own hotel. On September 13, a Sunday, local authorities along with the local, district and provincial police barricaded the building and prevented the children from coming to the school for their catechism classes.

The occupants then built a makeshift fence around the school. Hundreds of protesters gathered at the school and some started pulling the fence down.

According to Fr. An Dang, thousands of police and armed reinforcements rushed the scene and attacked the parishioners with batons and stun guns.

The two Catholic bishops of Hue expressed “shock and frustration” with the government action and its “employment of violence.” They also called for peaceful dialogue.

Hue Television responded to their comments with a series of interviews in which government contractors posed as Catholics who verbally attacked the bishops.

Newspapers have also made “fierce” attacks against Fr. Joseph Ngo Than Son, pastor of Loan Ly. They accused him of plotting and directing parishioners’ protest on Sunday. However, the priest had been in the hospital for weeks and was not at his parish when the incident took place, Fr. An Dang reports.

In the Diocese of Vinh, the pastor of Bau Sen parish in the village of Chay, reported that local authorities issued a September 24 ultimatum to remove a large statue of Our Lady of Lavang. In March 2008 parishioners had erected the statue on the top of a mountain in the parish cemetery opposite to the parish church.

The People’s Committee of Bo Trach on September 21 decreed that the statue must be demolished because it was built outside of a religious premise. The deadline for the statue’s removal was September 26, but bulldozers were sent to threaten parishioners on September 23. As of Sunday, thousands of Catholics are still protesting at the site.

Fr. An Dang, citing other incidents around the country, told CNA that authorities in the province have deliberately conducted a campaign to destroy Catholic symbols.

In the Archdiocese of Hanoi, the parishioners and Redemptorists of Thai Ha parish have been told that their lot of land at Ba Giang lake would be confiscated and placed under state administration. The parishioners are protesting the action.

Christians have learned to expect “nothing else from the government but bad news,” Fr. An Dang told CNA.
 
Nuova campagna diffamatoria dei media di Stato contro i cattolici vietnamiti
Asia-News
08:26 29/09/2009
Tv e giornali di Stato attaccano prelati, sacerdoti e fedeli. Sotto accusa l’arcivescovo di Hue, colpevole di aver condannato la confisca della scuola di Loan Ly e le brutali violenze della polizia. A Vinh bulldozer pronti ad abbattere un'immagine di Nostra Signora di La Vang.

Hue (AsiaNews) – I media di Hue hanno lanciato una campagna di “attacchi verbali” contro l’arcivescovo Stephen Nguyen Nhu The e il suo ausiliare Francis Xavier Le Van Hong. La colpa dei prelati è aver condannato la confisca di una scuola cattolica nella parrocchia di Loan Ly, nel distretto di Phu Loc, e le brutali violenze della polizia vietnamita contro i fedeli che protestavano per l’appropriazione indebita dei loro terreni.

In risposta ai vescovi, la televisione di Hue ha “aperto il fuoco” con una serie di interviste in cui presunti fedeli attaccano i prelati, stigmatizzando il loro comportamento. A questo si aggiunge la campagna dei quotidiani vietnamiti contro padre Joseph Ngo Thanh Son, parroco di Loan Ly, con accuse di complotto e di aver guidato le proteste del 13 settembre scorso. Un’accusa peraltro priva di fondamento, perché p. Joseph ha trascorso diverse settimane in ospedale e non si trovava in parrocchia quando sono scoppiati gli incidenti.

La scuola parrocchiale di Loan Ly è stata costruita dai fedeli nel 1956 e confiscata nel 1975, in seguito alla caduta dell’ex Saigon (oggi Ho Chi Minh City) e la cacciata del presidente Nguyen Van Thieu. Nei decenni il regime comunista vietnamita ha concesso l’insegnamento del catechismo, a condizione che le lezioni si svolgessero davanti a una foto dello “zio Ho” al posto della croce cristiana. La notte fra il 13 e il 14 settembre, uomini della sicurezza e picchiatori hanno circondato la parrocchia e, con violenza e brutalità, hanno costretto i fedeli ad abbandonare la scuola, costruendovi attorno un muro di cinta.

Gli attacchi contro i cattolici in Vietnam si susseguono in diverse zone del Paese. Nella diocesi di Vinh, padre John Nguyen Van Huu denuncia “l’ultimatum” imposto dalle autorità della provincia di Quang Binh, che pretendono “l’immediata rimozione” di una statua dedicata a Nostra Signora di La Vang. I funzionari hanno condotto una vera e propria campagna volta a distruggere il simbolo cattolico. Il 27 settembre migliaia di cattolici si sono riuniti a difesa del monumento, sul quale incombe la minaccia dei bulldozer (nella foto) pronti ad abbatterlo.

Il Comitato popolare di Dong Da ha infine minacciato di confiscare le proprietà della Chiesa nei pressi del lago di Ba Giang, mettendole sotto l’amministrazione dello Stato. I fedeli hanno avviato una campagna di protesta, contro la quale le autorità hanno spiegato centinaia di agenti e cani poliziotto. Al momento non si hanno notizie di scontri.
 
New state media smear campaign against Catholics in Vietnam
Asia-News
08:27 29/09/2009
TV and newspapers attack prelates, priests and faithful. They blame the Archbishop of Hue, guilty of having condemned the confiscation of the school of Loan Ly and the brutal police violence. At Vinh bulldozers ready to demolish an image of Our Lady of La Vang.

Hue (AsiaNews) - Media in Hue have launched a campaign of "verbal attacks" against Archbishop Nguyen Nhu Stephen The and his auxiliary Francis Xavier Le Van Hong. The prelates are being targeted for having condemned the confiscation of a Catholic school in the parish of Loan Ly, Phu Loc district, and the brutal police violence against the Vietnamese faithful who were protesting against the misappropriation of their land.

In response to the bishops, the television in Hue has "opened fire" with a series of interviews in which the alleged faithful attack the prelates, condemning their behaviour. Added to this there is a current campaign by Vietnamese newspapers against Father Joseph Ngo Thanh Son, pastor of Loan Ly, charged with conspiracy and of heading the protests on 13 September. The accusation however is unfounded, because Fr. Joseph has spent several weeks in hospital and was not in the church when the incident erupted.

Loan Ly parish school was built in 1956 and confiscated from the faithful in 1975, following the fall of the former Saigon (now Ho Chi Minh City) and the ouster of President Nguyen Van Thieu. In the following decades the Vietnamese communist regime allowed the teaching of catechism, provided that the lessons took place in front of a picture of "Uncle Ho" instead of the Christian cross. The night between 13 and 14 September, security men and thugs surrounded the parish, and with violence and brutality, forced the faithful to leave school, building a wall around it.

The attacks against Catholics in Vietnam are spreading throughout different parts of the country. In the diocese of Vinh, Father John Nguyen Van Huu denounces "the ultimatum" imposed by the authorities of the province of Quang Binh, who demand the "immediate removal" of a statue dedicated to Our Lady of La Vang. Officials have conducted a veritable campaign to destroy Catholic symbols. On September 27, thousands of Catholics gathered in defence of the monument, over which the threat of bulldozers hang (pictured) ready to knock it down.

The People's Committee of Dong Da finally threatened to confiscate church property near the lake of Ba Giang, putting them under the administration of the state. The faithful have begun a protest campaign, against which the authorities deployed hundreds of police agents and dogs. So far there have been no reports of clashes.
 
Archbishop slams government’s violent actions against Catholics
UCAN
08:39 29/09/2009
BANGKOK: Hue archdiocesan leaders have expressed concern over the way authorities have reacted to Catholics who were trying to prevent the construction of a wall around a former Church-run school building.

On Sept. 22, Archbishop Etienne Nguyen Nhu The of Hue and four priests met four officials from Thua Thien-Hue province's bureau for religious affairs at their headquarters in Hue, according to a report on the archdiocesan website.

One of the priests was Father Paul Ngo Thanh Son, pastor of Loan Ly church located near the Lang Co elementary school, the building at the heart of the conflict.

Archbishop The, 73, reportedly "expressed the great concern of local Catholics" for actions taken by provincial authorities to resolve a government-Church dispute over the building.

On Sept. 14, workers, under orders from government authorities, started building a brick wall around the school. When some 400 parishioners tried to stop the construction, police and security officers hit them severely and dragged them out of the school compound.

On that day and the next, police also blocked the road outside the church and other paths leading to the school.

The communist government had confiscated the building in 1975 and used it as an elementary school on weekdays. However, it allowed the parish to continue teaching catechism there to children on Sundays.

On Sept. 9 and 12, local officials asked the parish to stop catechism classes. They prevented children from attending classes on Sept. 13, when the parish started a new catechism course.

In the report on the archdiocesan website, www.tonggiaophanhue.net, Archbishop The noted that the Church had for years tried to "engage in dialogue with local authorities to resolve religious issues."

He condemned government authorities for "not having any dialogue with the local Church and using brute force on parishioners." Such violence "seriously damages religious sentiments and local Catholics' belief in the government," he charged.

During his one-hour meeting with officials, Archbishop The said such action by local authorities "shows that the government is changing its policy on religions, especially Catholicism." Duong Viet Hong, head of the bureau, promised to report what Archbishop The said to his superiors, according to the archdiocesan website.

On Sept. 24 Auxiliary Bishop Francis Xavier Le Van Hong of Hue and three priests visited and consoled Catholics at Loan Ly church.

Bishop Hong praised parishioners for bravely witnessing to the truth in the face of force and for reacting peacefully. He urged them to trust in God's providence. "As citizens, we have the right to fight for social justice and truth. As God's children we must also forgive people, even our enemies," Bishop Hong said. They then sang Saint Francis of Assisi's prayer for peace.

In his Sept. 23 message to Catholics in his archdiocese, Archbishop The said the Church shares in the sufferings of Loan Ly parishioners. He urged local Catholics to pray for the parish, and for justice and truth to be respected in the country. His message was read during weekend Masses in the archdiocese's 78 parishes.

Father Son told UCA News that his parishioners are still traumatized by the incident. Fifty people, mostly women and children, were severely hurt, he said.

The parish has around 1,000 Catholics, most of whom are fisher folk. Their forebears, who came from Quang Tri province in 1954, constructed the school building for catechism and basic education in 1956, according to the priest.

He said that on Sept. 25, provincial authorities met local Church leaders at the Archbishop's House, but details of the meeting have not been released.

He added that the parish has petitioned the government for ownership of a 10,000 square-meter plot of land near the church, on which Catholics have used to plant trees although without proper title deeds. He fears that the government wants to confiscate the plot of land and use it for a holiday resort.
 
PHILIPPINES: Alors que les affrontements entre l’armée et le groupe Abu Sayyaf s’intensifient, les responsables religieux tentent de construire la paix
Eglises d'Asie
09:53 29/09/2009
Mardi 29 septembre, une mine posée par le groupe Abu Sayyaf (1) près de la ville d’Indanan, sur l’île de Jolo, a causé la mort de deux soldats américains, d’un marine philippin, et a blessé grièvement deux autres militaires. Il s’agit de la seconde attaque meurtrière contre les soldats américains présents dans l’île depuis 2002, afin de former l’armée des Philippines à combattre le groupe islamiste, soupçonné de liens avec Al-Qaïda.

Selon les autorités militaires, l’attentat a été commis sur un convoi qui revenait de mission humanitaire, les marines américains n’étant pas autorisés à participer aux combats. Il intervient une semaine après la prise par l’armée philippine du camp retranché d’Abu Sayyaf dans la ville d’Indanan, considéré comme le principal bastion du groupe terroriste sur l’île de Jolo. Les militaires s’étaient emparés le 21 septembre de la place-forte des islamistes, à l’issue d’affrontements ayant fait, selon le général Benjamin Dolorfino, responsable des opérations dans le sud du pays, plus de 30 morts du côté des islamistes et huit du côté de l’armée.

Les îles de Jolo et de Basilan, à l’extrême sud des Philippines, sont le fief d’Abu Sayyaf ainsi que du Moro Islamic Liberation Front (MILF), dont l’armée a annoncé, le 23 septembre dernier, avoir capturé l’un des chefs, Camarudin Hadji Ali (‘Commandant Mudi’), recherché avec le commandant Ameril Umbra Kato, pour avoir brisé une trêve de cinq ans avec le gouvernement par des actes de violence armée. Le MILF a cependant démenti la nouvelle de l’arrestation de son chef de guerre.

L’offensive du 22 septembre contre le repaire d’Abu Sayyaf, fortement médiatisée par le gouvernement philippin, a cependant fait l’objet de vives critiques, et ce malgré les griefs que nourrit la population à l’égard du groupuscule islamiste. Le fait que l’armée philippine ait lancé son attaque le jour de l’Eid-al-Fitr, fête qui clôt le mois du ramadan, a profondément choqué l’ensemble de la population musulmane. Sur MindaNews, le 23 septembre, le Conseil philippin pour l’islam et la démocratie (PCID), ainsi que la Conférence nationale des oulémas des Philippines (NUCP), tout en réaffirmant leur condamnation des agissements d’Abu Sayyaf ainsi que de « tout autre groupe terroriste », s’interrogent sur les intentions véritables du gouvernement, qui a choisi de bombarder Indanan « au moment où les musulmans sont les plus vulnérables, en prière à la mosquée ».

Les critiques ont été d’autant plus vives que, dans les localités de Mindanao et de l’archipel de Sulu où vit une importante communauté musulmane, les chrétiens avaient souhaité participer avec les musulmans aux festivités de l’Eid-al-Fitr, dans un esprit de dialogue et de réconciliation. Parallèlement aux actions lancées récemment par le gouvernement afin de relancer le processus de paix avec le MILF, en créant notamment un nouveau groupe de médiation, les communautés chrétiennes et musulmanes du sud des Philippines avaient multiplié ces derniers temps les initiatives communes de réconciliation. L’une d’entre elles, « la Semaine pour la Paix », organisée par la Conférence des évêques et des oulémas (Bishop-Ulama Conference, BUC), se tiendra à Mindanao du 29 novembre au 3 décembre 2009, pour sa 11e édition. Parmi les nombreux objectifs que se fixe la Conférence pour faire participer l’ensemble de la population au dialogue pour la paix, figurent en première ligne le tissage de liens entre les jeunes des communautés chrétienne et musulmane, ainsi que le développement de l’éducation et des échanges culturels (2).

(1) Le groupe Abu Sayyaf, qui compterait environ 400 combattants, a été créé au début des années 1990. Ses leaders revendiquent la création d’un Etat musulman indépendant dans le sud des Philippines. Malgré son petit nombre de militants, il est responsable de nombreux enlèvements, assassinats et attentats, dont celui contre un ferry qui, en 2004, coûta la vie à plus de 100 personnes.

(2) Reuters, 29 septembre 2009; Fides, 23 septembre 2009; Associated Press, 29 septembre 2009; BBCNews, 29 septembre 2009; Philippines Daily Inquirer, 22 septembre 2009.

(Source: Eglises d'Asie, 29 septembre 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Theo Bước Chân Thầy (10)
Vũ Văn An
00:56 29/09/2009
Bức Tường Phía Tây

Phải rời Nhà Thờ Mộ Chúa với bề dày lịch sử 16 thế kỷ này quả là điều khó khăn. Nên trước khi thực sự rời nó, chúng tôi còn được kể nhiều điều thích thú như vết nứt trên chiếc cột đá ở cửa chính chẳng hạn. Tín hữu Chính Thống Giáo tin rằng hàng năm vào Thứ Bảy Tuần Thánh, lửa thánh từ trời vẫn xuống thắp sáng ngọn nến trong tay vị thượng phụ của họ. Tuy nhiên, chỉ có vị thượng phụ của Chính Thống Giáo Hy Lạp được hưởng phép lạ đó mà thôi. Năm 1579, thượng phụ Ácmêni là Hovhannes I cầu nguyện cả ngày lẫn đêm mong nhận được lửa thánh, rồi một tia sét bỗng đâu đánh vào chiếc cột gần cửa ra vào, nhưng nến của ông không cháy mà cháy nến của thượng phụ Hy Lạp là Sophronius IV đang đứng gần đó. Tia sét kia đã gây nên một đường nứt ở đoạn gần cuối chân cột. Dù năm 1238, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX từng tuyên bố phép lạ ấy chỉ là một trò bịp và năm 2005, trên truyền hình Hy Lạp, Michael Kalopoulos, một tác giả và sử gia tôn giáo, đã nhúng ba cây nến vào chất phosphore trắng; lửa cũng tự nhiên bốc cháy trên ba cây nến ấy sau chừng 20 phút, do đặc tính tự bắt lửa của chất phosphore trắng khi tiếp xúc với không khí, nhưng phép lạ lửa thánh vẫn được cử hành hàng năm và được trực tiếp truyền hình đi nhiều quốc gia.

Sau cùng, chúng tôi cũng phải bịn rịn từ giã Nhà Thờ Mộ Thánh để băng qua một khu chợ, tới khu vực Kitô Giáo hiện vẫn còn đầy cờ quạt chăng mừng Đức Bênêđíctô XVI dịp ngài tới thăm hồi tháng Năm. Khu chợ này để lại một chút ấn tượng không đẹp về những người bán đồ kỷ niệm và đổi tiền. Chân nến bẩy ngọn được người bán hàng ở Bêlem cho giá 140 mỹ kim (khoảng 500 đồng shekels Do Thái), thì ở đây nó là 800 shekels, nhưng giá cuối cùng để mua chỉ là 250 shekels. Còn người đổi tiền thì trước đó hiến giá 300 shekels cho 100 úc kim, mấy phút sau quay lại, anh ta đã đổi thành 290 shekels.

Sau bữa ăn trưa tại khu vực Kitô Giáo, chúng tôi lên đường đi thăm Bức Tường Phía Tây còn được gọi là Bức Tường Than Khóc, phần duy nhất còn sót lại của Đền Thờ Giêrusalem thời Hêrốt Đại Vương. Khỏi nói, tại đây, chúng tôi đã gặp rất nhiều người Do Thái “tôn giáo” và không tôn giáo. Nhưng chắc chắn không có những người Duy Xion (zionists), là lớp người tích cực nhất trong việc thành lập ra quốc gia Do Thái. Họ vốn chỉ tin vào lực lượng chính trị và quân sự, coi truyện than khóc một bức tường mang nhiều ý nghĩa tôn giáo chỉ là truyện tầm phào. Dù việc than khóc ấy vốn là một nét “văn hóa” trong lịch sử lâu dài của Israel, ít nhất cũng từ thời tiên tri Mikha và Isaia, được tăng cường sau khi La Mã tàn phá Đền Thờ vào năm 70. Chắc vì vậy, Hadrian đã ra lệnh cấm không cho người Do Thái lai vãng tới khu Đền Thờ ngày trước. Họ chỉ được phép tiếp tục than khóc dưới thời Constantinô, nhưng chỉ mỗi năm một lần! Mãi tới thế kỷ 16, bức tường ấy mới trở thành nơi họ thường xuyên được cầu nguyện.

Bức Tường Phía Tây
Tuy nhiên, trong hậu bán thế kỷ 20, việc cầu nguyện ấy từng bị gián đoạn hết 19 năm trường. Thực thế, trong cuộc chiến tranh giữa Do Thái và khối Ả Rập năm 1948, cả Cổ Thành lẫn Bức Tường Than Khóc đã bị Giócđan chiếm đóng. Điều VIII của Thỏa Hiệp Ngưng Bắn năm 1949 có dự liệu cho người Do Thái tại đất Do Thái được quyền lui tới Bức Tường. Nhưng suốt trong 19 năm sau đó, Giócđan nhất định từ khước, không chịu thi hành điều ấy, bất chấp các can thiệp liên tiếp của Liên Hiệp Quốc. Người Do Thái đành phải tụ tập tại phần đất của họ trên Núi Xion, để từ xa chiêm ngắm bức tường này và cầu nguyện. Chính vì thế, trong Chiến Tranh Sáu Ngày vào năm 1967, một trong các mục tiêu hàng đầu của quân đội Do Thái là tiến chiếm Bức Tường Than Khóc. Yitzchak Rabin, thủ tướng thứ 5 của Do Thái, mô tả cảm xúc khi nghe tin quân đội nước ông tiến vào bức tường này như sau: “Trong Chiến Tranh Sáu Ngày, có một giây phút tượng trưng cho chiến thắng vĩ đại: đó là lúc những người lính dù đầu tiên, dưới quyền điều động của Gur, tới được những viên đá của Bức Tường Phía Tây… Chưa bao giờ có, và sẽ không bao giờ có một giây phút như thế nữa. Không ai dàn dựng giây phút đó. Không ai dự định trước. Không ai chuẩn bị nó và cũng không một ai sẵn sàng đối với nó. Dường như Đấng Quan Phòng đã điều hợp toàn bộ sự việc: đoàn nhẩy dù đã dùng những lời của Kinh Kaddish mà lớn tiếng và đau buồn khóc thương các đồng đội đã gục ngã dọc đường, những lời kinh đã được những viên đá của Bức Tường Phía Tây nghe được sau 19 năm im lặng, rồi thì những giòng nước mắt sót thương, những tiếng hô hân hoan, và bài quốc ca Hatikvah vang lên”.

Nhân cái hùng khí chiến thắng ấy, dù không nhận được lệnh của bất cứ ai, quân đội Do Thái đã phá sập Khu Marốc của người Hồi Giáo, chỉ cách Bức Tường 4 mét, để mở rộng cái lối đi chật hẹp, nơi chỉ chứa tối đa chừng 12,000 người một ngày thành một công trường bao la có thể chứa hơn 400,000 người. Và như thế đã nối liền Bức Tường với Khu Do Thái. Phần dành cho việc cầu nguyện nhờ thế được nới rộng về phía nam để tăng gấp đôi chiều dài nguyên thủy từ 30 mét lên 60 mét, trong khi khoảng cách 4 mét trước bức tường được tăng lên 40 mét, biến khu vực trước bức tường với diện tích 120 mét vuông trước năm 1967 thành Công Trường Bức Tường Phía Tây vĩ đại, với tổng diện tích lên đến 20,000 mét vuông.

Khỏi nói cũng đủ thấy đối với người Do Thái, bức tường này quan trọng như thế nào. Hãy nghe David Yellin điều trần trước ủy ban của người Anh điều tra vụ bạo loạn năm 1929: “Đứng trước qúy vị hôm nay là một dân tộc đã bị tước đoạt mọi sự được nó coi là trân qúy và thánh thiêng từ ngày xuất hiện trên mảnh đất sở hữu này: nào là mồ mả các tổ phụ, nào là mồ mả các quân vương vĩ đại, mồ mả các tiên tri thánh thiện và trên hết địa điểm của Đền Thờ vinh hiển của nó. Mọi sự đã bị cướp mất khỏi dân tộc này và trong số các bằng chứng nói lên sự thánh thiện của nó, chỉ còn lại một vết tích duy nhất, đó là một phía cái phần nhỏ nhoi của một bức tường hiện là ranh giới đánh dấu nơi đặt Đền Thờ xưa của nó. Đối diện với bức tường đá trần trụi này, dân tộc kia đang đứng dưới bầu trời bao la, trong cái nóng của mùa hè và dưới những cơn mưa mùa đông, và đang dốc cõi lòng mình ra với Thiên Chúa trên trời”. Nó thánh thiêng với họ đến độ huyền nhiệm thư Zohar, có từ thế kỷ thứ 2 công nguyên, cho rằng Nhan Thiên Chúa hiện diện nơi đây. Bộ Midrash, cũng được viết xuống từ thế kỷ thứ 2, thì cho rằng Nhan Thiên Chúa không bao giờ di chuyển khỏi Bức Tường Phía Tây.

Bức tường này ngoài sự kiện hiện là nơi gần nhất đối với điểm thánh thiêng nhất của Do Thái Giáo tức Even ha-shetiya (Phiến Đá Nền Tảng) đang nằm trên Núi Đền Thờ, nó còn được các bản văn midrash có từ thời hậu cổ đại (khoảng thế kỷ thứ 5,6 công nguyên) cho là không bao giờ bị hủy diệt. Có người trong đoàn hành hương của chúng tôi thắc mắc về điểm này vì nó có vẻ đi ngược với lời tiên tri của Chúa Giêsu: không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Cha tuyên úy Mai Văn Kính đã trả lời như sau: Chúa có ý nói tới chính Đền Thờ, còn Bức Tường Phía Tây chỉ là một tường chắn (retaining wall) dính liền vào sườn núi, lính La Mã không hủy được. Về điểm này, tưởng cũng nên nói rõ: bức tường hiện nay gồm tới 45 lớp đá, 28 lớp trên mặt đất và 17 lớp dưới mặt đất. 7 lớp đầu tiên trông thấy được có từ thời Hêrốt, 4 lớp kế tiếp được triều đại Umayyads xây thêm vào thế kỷ thứ 7 công nguyên, 14 lớp kế tiếp được xây thêm thời đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. 3 lớp trên cùng là do vị Mufti của Giêrusalem xây trước năm 1967.

Có điều, cho đến nay, người Hồi Giáo vẫn coi Bức Tường cũng như vùng chung quanh nó là của họ. Có lẽ vì vậy và cũng có thể để phòng ngừa các xáo trộn
Cầu Nguyện tại Tường Phía Tây
kiểu các năm 1928 và 1929, trong đó thái độ bất kính của người Hồi Giáo đối với Bức Tường đã gây ra đổ máu, nên người Do Thái rất để ý đến vấn đề an ninh của khu vực này. Đây là địa điểm tham quan duy nhất tại khắp các nơi chúng tôi đi qua ở Đất Thánh có cổng kiểm soát điện tử nghiêm nhặt, giống hệt các cổng kiểm soát lối vào phòng đợi lên máy bay tại các phi trường thế giới sau ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Vừa qua cổng kiểm soát ấy, bạn thấy ngay Công Trường Bức Tường Phía Tây bao la ở trước mặt. Người ra vào tấp nập, hơn cả ở Nhà Thờ Mộ Thánh. Nam giới tiến vào bên trong một chút, nữ giới ở lại phía gần cổng hơn. Chúng tôi được dặn dò giữ thái độ cầu nguyện và được dẫn tới một chiếc bàn trên đó để sẵn những chiếc mũ chỏm bằng giấy cứng. Dù đã có sẵn mũ đội đầu, mỗi người chúng tôi cũng lấy một mũ chỏm và thích thú đội lên đầu để tiến sát lại Bước Tường Than Khóc.

Thời bây giờ, người Do Thái không còn đến đây để than khóc nữa, có lẽ vì bức tường nghiễm nhiên đã trở thành của họ và họ đã có một chỗ tựa vững chắc là Nhà Nước Do Thái, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của đại cường duy nhất hiện có trên hành tinh. Nhưng thái độ khi cầu nguyện của họ thì vẫn như ngày xưa, hay ít nhất cũng hệt như mô tả của Morton vào đầu thế kỷ 20: người thì chống tay vào tường, cúi đầu thinh lặng cầu nguyện, không cần sách vở, người thì mang theo cả bục để sách rồi vừa đọc thành tiếng vừa lắc lư thân hình theo lời đọc, ngửa mặt lên trời, dơ tay lên cao, chuyền động tay dơ lên cao ấy qua bên phải, qua bên trái. Có người cầu nguyện dăm ba phút rồi đi, có người đứng lâu hơn cả 15 phút. Có người quay gót, có người đi giật lùi ra về. Điều đáng lưu ý nhất là người Do Thái không cầu nguyện trong thái độ bất động. Họ muốn dùng cả con người của họ để cầu nguyện. Họ cầu nguyện bằng âm thanh và chuyển động cơ thể. Hiện tượng ấy không những đúng ở phần lộ thiên của Bức Tường mà còn cả ở phần không lộ thiên của nó nữa, phần được lồng trong các phòng ốc, tòa nhà, phần mà có tác giả cho còn lớn hơn cả phần lộ thiên. Đây là phần có đặt Hòm Bia Lề Luật (Torah Ark). Sinh hoạt cầu nguyện ở phần này còn sinh động hơn ở phần lộ thiên nhiều. Có điều ở phần này, ngoại trừ những người đứng sát tường, phần lớn những người khác có ghế ngồi và họ trầm ngâm hơn. Ở đây, chúng tôi còn thấy có cả một lớp học mà xem và nghe ra như không phải là lớp học. Bởi trong một căn phòng có cửa, quay mặt lại cử tọa là một vị giảng thuyết, bên dưới là một cử tọa khá đông mà người nào cũng có một chiếc giá với cuốn sách lớn mở sẵn, được họ chăm chú đọc, chăm chú đến độ dường như không biết gì tới sự hiện diện của vị giảng thuyết. Vị này thỉnh thoảng “nói to” mấy câu, rồi lại im lặng. Có thể đây chỉ là một lớp hướng dẫn thực tập suy niệm theo cách trình bày từng điểm (point meditation) chăng? Dù sao, nhân cơ hội này, chúng tôi cũng đã gặp được một số “người tôn giáo” Do Thái thiện cảm. Họ đã không ngần ngại cho mượn chiếc nón rộng vành mầu đen của họ để chúng tôi đội chụp hình.

Theo gương Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI cũng như Barack Obama, ai trong chúng tôi cũng nhét vào các khe đá một mẩu giấy cầu nguyện, một tập quán ít nhất cũng có từ thế 18 và hiện phổ thông đến nỗi gần đây Công Ty Điện Thoại Do Thái thiết lập một dịch vụ điện thư để người ta gửi các lời cầu nguyện tới đặt vào tường. Hơn một triệu mảnh giấy như thế đã được đặt tại đây và hàng năm, người ta cho thu những mảnh giấy ấy lại và đem chôn trên Núi Cây Dầu.

Nhà Thờ Gà Gáy

Rời Bức Tường Phía Tây, điều ân hận chỉ là không được lên Núi Đền Thánh gần đó để tận mắt chiêm ngưỡng Đền Thờ Al-Aqsa có từ năm 720 và nhất là Mái Vòm Đá Tảng (Dome of the Rock) có từ năm 691, nơi đánh dấu biến cố giáo chủ Mô-ha-mét về trời. Núi Đền vốn là địa điểm của Đền Thờ Giêrusalem xưa, nơi Chúa Giêsu và các Tông Đồ năng lui tới cầu nguyện.

Để bù lại, chúng tôi được đi viếng Nhà Thờ Thánh Phêrô Chối Chúa, mà tên thường gọi là Nhà Thờ Gà Gáy (St Peter’s in Gallicantu), tọa lạc tại sườn phía đông của Núi Xion, do Dòng Mông Triệu trông coi.

Biến cố chối Chúa được Phúc Âm Luca thuật lại (Lc 22:54-62). Phải nhờ tiếng gà gáy và cái nhìn thẳng vào mắt ông của Chúa Giêsu, Phêrô mới bừng tỉnh nhận ra mình chối Thầy. Một bức tranh lớn đã được vẽ trên tường phía trong của nhà htờ nói về sự kiện ấy. Đến lúc đó thì quá trễ, Phêrô chỉ còn biết ra ngoài để khóc lóc thảm thiết. Ngay từ thời Byzantine, người ta đã nhận diện địa điểm này là dinh Caipha, nơi Chúa bị điệu tới và là nơi Phêrô chối Thầy. Một nhà thờ đã được xây tại đây vào giữa thế kỷ thứ 5, sau đó bị người Hồi Giáo phá hủy. Thập Tự Quân đã trùng tu nhà thờ và đổi tên thành Nhà Thờ Gà Gáy. Nhà thờ hiện nay được xây dựng năm1931, hòa hợp được một cách tài tình đủ cả đường nét hiện đại, nghệ thuật ban sơ và tính cổ đại. Bên dưới nhà thờ có nhiều căn phòng được đục vào đá, có từ thời Đền Thờ Thứ Hai, được coi là nơi giam giữ tù nhân. Phần chắc là Chúa Giêsu từng bị giam tại một trong các căn phòng này, nên chúng tôi đã xuống tới tầng hầm cuối cùng, vốn được tin là nơi giam các tử tù, trong đó có Chúa Giêsu, để suy niệm về sự thống khổ của Người.

Từ sân thượng khu Nhà Thờ Gà Gáy, nhìn về phía sau lưng, người ta có thể thấy Bức Tường Phân Cách với West Bank; và nếu nhìn về phía tay trái, người ta thấy Làng Bêthania, nơi có mộ Ladarô, người từng được Chúa Giêsu cho sống lại. Chúng tôi không có dịp được viếng cả hai nơi ấy. Thay vào đó, chúng tôi tiến qua Nhà Thờ Đức Mẹ Ngủ, một nhà thờ được hoàn thành năm 1910 do các cha Dòng Biển Đức người Đức, trên một miếng đất thuộc Núi Xion được Vua Thổ Nhĩ Kỳ tặng cho Hoàng Đế Wilhelm II của Đức năm 1898, nhân dịp hoàng đế tới viếng Giêrusalem. Nhà thờ này được dâng kính Đức Mẹ thiếp ngủ (dormitio), một niềm tin đã có từ thế kỷ thứ 4. Người ta vốn tin một hang hầm ở tầng dưới là nơi Đức Mẹ cư ngụ và “thiếp ngủ”. Căn hầm đó hình tròn có đường đi chung quanh với Nhà Nguyện Đức Mẹ Ngủ làm trung tâm, nơi có một tượng được tạc bằng đá mô tả tư thế Đức Mẹ đang nằm ngủ. Phía trên có một tranh ghép ở mái vòm, mô tả cảnh Chúa Giêsu đang tiếp nhận linh hồn Đức Mẹ. Nhìn cảnh Đức Mẹ “thiếp ngủ” một cách hết sức thanh thản, ai trong chúng tôi cũng thầm thĩ cầu xin được diễm phúc như Ngài vào lúc từ giã cõi đời này.

Phòng Tiệc Ly
Thánh điểm Kitô Giáo cuối cùng được chúng tôi kính viếng trong ngày là Phòng Tiệc Ly, nơi Chúa chia sẻ bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ, không xa Nhà Thờ Đức Mẹ Ngủ bao nhiêu và toạ lạc ngay trên Mộ Vua Đavít, thuộc Núi Xion. Cả Nhà Thờ Gà Gáy cũng tọa lại trên ngọn núi này, ngọn núi ngày xưa có pháo đài của người Giêbusít bị Đavít đánh bại và được đổi tên là Thành Vua Đavít. Núi này nằm về phía nam khu Ácmêni của Cổ Thành Giêrusalem.

Hình ảnh cảm động trong đó Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gục đầu vào bàn thờ cầu nguyện tại phòng này làm nhiều người vẫn yên trí Phòng Tiệc Ly đã được biến cải để trở thành một nhà thờ hay một nhà nguyện, hoặc ít nhất tại đây cũng có một bàn thờ nào đó. Nhưng không, lúc chúng tôi tới kính viếng thì đó là một căn phòng trống hoàn toàn. Khách hành hương hầu như đứng chật ních cùng khắp, với những lời chỉ dẫn vang lên hỗn độn, khiến nhiều người, trong đó có tôi, không tập trung để tưởng niệm biến cố có một không hai trong lịch sử trong đó Đấng Cứu Thế vừa thiết lập chức linh mục thừa tác vừa thiết lập hy lễ Thánh Thể, một hiện thực hóa Hy Lễ Một Lần Cho Tất Cả vào ngày hôm sau trên Thánh Giá.

Đúng là một căn phòng lớn trên lầu như mô tả của Chúa Giêsu với hai môn đệ khi sai các ông đi chuẩn bị bữa tiệc Vượt Qua sau cùng (Mc 14:12-15). Mặc dù căn phòng hiện nay được xây từ thế kỷ 12 do Thập Tự Quân thực hiện, như một phần của Nhà Thờ Đức Mẹ Núi Xion (Nhà Thờ Đức Mẹ Ngủ), nhưng người ta tin nó được xây trên hay gần địa điểm diễn ra Bữa Tiệc Ly và cũng là địa điểm Chúa Thánh Thần hiện xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần. Bên dưới sàn tòa nhà, người ta tìm thấy những chiếc sàn thời La Mã và Byzantine, và nền móng tòa nhà thì đã có từ thế kỷ thứ 2. Epiphanius thành Salamis cho hay: năm 130, trên núi Xion đã có một nhà thờ tại địa điểm hiện nay. Nhà thờ này sau đó đã được trùng tu vào thế kỷ thứ 4, lúc Kitô hữu được tự do hành đạo và được gọi là Nhà Thờ Thượng Lầu Các Thánh Tông Đồ, một thuật ngữ thực ra áp dụng cho biến cố Hiện Xuống hơn là biến cố Tiệc Ly vì từ năm 348, truyền thống vẫn coi nhà thờ này là điạ điểm Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Qua thế kỷ thứ 5, nhà thờ này được gọi là nhà thờ “Xion, Mẹ mọi Nhà Thờ” và cũng từ đây nó được đồng nghĩa với Nhà Thờ Tiệc Ly. Điều này rõ ràng hợp lý vì hai biến cố này đều cùng xẩy ra ở Phòng Trên Lầu cả. Nhà thờ sau đó bị hủy hoại và được Thập Tự Quân xây lại như mới theo kiến trúc gôtích. Nhưng rồi nhà thờ này sau đó cũng bị hủy hoại sau khi Thập Tự Quân thua trận. Đến thế kỷ 14, các cha Dòng Phanxicô mới phục hồi nó. Nó từng bị người Thổ Nhĩ Kỳ biến thành một đền Hồi Giáo vào năm 1524. Thực ra họ quan tâm tới Mộ Vua Đavít nằm ở tầng dưới hơn là Phòng Tiệc Ly trên lầu. Vua Đavít vốn là một tiên tri của họ.

Điều đáng để ý là trên các đỉnh cột đá hoa cương, dùng để chống đỡ mái vòm phía trên cầu thang, người ta còn thấy những hình nổi mô tả bồ nông con (pelicans) đang mổ ngực mẹ, một biểu tượng của tình yêu và lòng hy sinh trong nghệ thuật Kitô Giáo, và có vị thánh đã mang ví với tình yêu Chúa Thánh Thể dành cho các tín hữu của mình. Biểu tượng ấy hình như càng sáng hơn lên trong tâm trí chúng tôi khi một đoàn hành hương đông đảo người nói tiếng Ý cùng hòa nhịp một bài thánh ca du dương mà cung giọng rất giống cung giọng buổi Chầu Thánh Thể đêm nào của 400,000 khách hành hương tại trường đua Rankwick, Sydney, nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008.

Cuộc hành hương tới Giêrusalem của chúng tôi đến đây kể như chấm dứt, dù một số anh chị em vẫn còn muốn vớt vát nên đêm cuối cùng này họ lại thăm thành
Học Viện Giáo Hoàng Giêrusalem
thánh về đêm một lần nữa. Một số vào Cổ Thành mua sắm. Một số tới thăm Học Viện Giáo Hoàng Notre Dame, nằm sát cạnh Cổ Thành, mà gần đây Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã ủy quyền cho Đạo Binh Chúa Kitô coi sóc. Cơ sở Học Viện khá vĩ đại, gồm ba dẫy nhà nhiều tầng xây theo hình chử U vuông vức, trên một thửa đất 4,000 thước vuông. Thoạt đầu chúng tôi tưởng đây chỉ là nơi tổ chức các khóa tu nghiệp trình độ đại học, vì hiện có một linh mục Việt Nam từ Hoa Kỳ đang tu nghiệp tại đây. Sau mới biết thực ra cơ sở này được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 làm trung tâm hành hương cho người Công Giáo Pháp, tương tự như trung tâm hành hương dành cho người Nga tại Cổng Jaffa. Các cha ở đây rất niềm nở và sẵn sàng đón tiếp khách hành hương bốn phương.

Hôm sau, trước khi lên máy bay từ giã Đất Thánh, chúng tôi còn được đi viếng En Kareim, nơi Đức Mẹ tới thăm người chị họ là Thánh Nữ Êlisabét, và do đó là nơi sinh của Thánh Gioan Tiền Hô. Từ Giêrusalem tới Ein Karem, người ta có cảm tưởng như từ Sài Gòn lên Đà Lạt: một mầu xanh tươi, một cái mát mẻ bỗng từ đâu xuất hiện, dù hai nơi chỉ cách nhau chưa đầy 10 cây số, và trên danh nghĩa, Ein Karem là một vùng ngoại ô của Giêrusalem. Mầu xanh và cái mát mẻ kia quả đã làm tươi mát tâm hồn khách hành hương để họ cùng muôn thế hệ cất lên bài Kinh Ngợi Khen (Magnificat) và bài kinh Chúc Tụng (Benedictus) của hai nhân vật từng là gạch nối giữa Cựu và Tân Ước. Cả hai bài kinh ấy đều được viết bằng tiếng Việt trên một tấm bảng men gắn dọc theo tường Nhà Thờ Thăm Viếng và Nhà Thờ Thánh Gioan Tiền Hô (St John Ba-Harim).

Nhà Thờ Thăm Viếng
Sau khi dùng cơm trưa tại Tu Viện Đức Mẹ Núi Xion, chúng tôi từ giã Ein Karem, thẳng đường đi Jaffa, hải cảng từng đón bàn chân tiên tri Giôna trên đường trốn đi Tácsít thay vì vâng lệnh Chúa tới Ninivê (Gn 1:3) và bàn chân Tông Đồ Phêrô tới đó phục sinh cho bà góa Tabitha (Cv 9:36-42) và được thị kiến trong đó Chúa bảo ông “những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế” (Cv 10:10-16). Thị kiến ấy đã giúp Ông theo gương Phaolô lên đường tới với Dân Ngoại. Hiện nay, tại Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Jaffa, có một bích họa vẽ lại thị kiến ấy. Trong ánh sáng lờ mờ của ngôi thánh đường này, chúng tôi vẫn nhận ra những nét chính của bức tranh. Và bức tranh ấy là công trình nghệ thuật thánh sau cùng chúng tôi được chiêm ngắm tại Đất Thánh..

Sau hơn một giờ trục trặc để giải quyết việc không đủ chỗ ngồi cho mọi người trong đoàn hành hương của chúng tôi, chuyến bay LY0075 của hãng hàng không Do Thái El Al cũng đã cất cánh từ Tel Aviv chở chúng tôi về Hồng Kông để hôm sau từ đó đáp chuyến bay CX765 về Sài Gòn, kết thúc chuyến viếng thăm Đất Thánh đầy ý nghĩa và ấn tượng. Đại đa số là ấn tượng tích cực. Duy một ấn tượng tiêu cực vẫn dai dẳng trong tôi cho đến hôm nay. Dù chấp nhận và mở cửa chào đón Kitô hữu tới Đất Thánh, tâm thức người Do Thái vẫn còn nhiều lấn cấn với tôn giáo này. Đêm cuối cùng tại Giêrusalem, tôi có dịp đọc cuốn “In and About Jerusalem, The Golden Tourist Guidebook to Arts, Tradition & Leisure” khá dày và in rất mỹ thuật để sẵn trên bàn các phòng Khách Sạn The Olive Tree. Sau đây là nguyên văn phần nói về Kitô Giáo: “Giêrusalem có một ý nghĩa đặc biệt từ lúc bắt đầu Kitô Giáo. Đây chính là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của (Chúa) Giêsu. Theo điều được chép trong Tân Ước, ngài đã chịu đóng đinh và lên trời tại đây. Đây cũng là nơi lời tiên tri Kitô Giáo về ngày phán xét sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, tư thế Giêrusalem khá phức tạp. Một đàng, nó là thành nơi (Chúa) Giêsu chịu thống khổ, chịu đóng đinh và được chôn cất, cho nên nó thánh thiêng. Nhưng mặt khác, (Chúa) Giêsu lại từng tiên đoán ngày nó bị hủy diệt. Các trưởng lão của Giáo Hội tin rằng một Giêrusalem đổi mới chỉ dành cho các Kitô hữu mà thôi, vì Kinh Thành Do Thái đã bị tiêu hủy và sẽ không bao giờ được họ tái thiết.

Năm 451 công nguyên, tại Công Đồng Canxêđoan, Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã được nhìn nhận, và thành phố này trở nên một trung tâm hành hương từ khắp nơi trong thế giới Kitô Giáo. Khách hành hương bắt đầu lục lọi các nơi thánh, nghĩa là những nơi xẩy ra các truyện tích trong Cựu và Tân Ước. Các thánh tích (relics) từ nhiều địa điểm khác nhau đã được phân phối từ Giêrusalem cho khắp thế giới, và các Thập Tự Quân đã tới Giêrusalem để giải thoát Kinh Thành khỏi tay người Hồi Giáo. Giêrusalem từng là thủ đô một nhà nước của Thập Tự Quân tại Đất Thánh này… Giữa thế kỷ 19, nhiều cơ sở Kitô Giáo thuộc nhiều hệ phái khác nhau bắt đầu hoạt động mạnh tại Giêrusalem và Đất Thánh, dưới sự bảo trợ của các quốc gia Kitô Giáo Âu Châu.Việc người Do Thái thiết lập ra quốc gia Do Thái và việc tái thiết Giêrusalem không phù hợp với thái độ truyền thống của người Kitô Giáo. Một số Kitô hữu coi việc đó như một mâu thuẫn với tín điều của họ…Hiện nay, thái độ của Vatican đối với Do Thái tập trung vào các đòi hỏi chính trị, bảo đảm tự do tôn giáo, và được tự do lui tới các nơi thánh”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư hiệp thông của DCCT Việt Nam với Tổng Giáo phận Huế
LM. Phạm Trung Thành
07:47 29/09/2009
 
“Lạy Chúa, chúng con không biết ăn nói!”
Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM
10:10 29/09/2009
Ngày 23-6-2009, trong khuôn khổ cuộc Viếng mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và yết kiến Đức Giáo hoàng, các Giám mục Việt Nam đã đến dâng thánh lễ ở Vương cung thánh đường thánh Phaolô Ngoại thành với sự tham dự của cộng đoàn dân Chúa Việt Nam tại Roma gồm phần lớn các linh mục và tu sĩ đang làm việc hoặc học tập ở đây, và đoàn hành hương của giáo xứ Việt Nam tại Paris. Giảng lễ là Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục địa phận Mỹ Tho và Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin của Hội đồng Giám mục. Đề tài của bài giảng là Sứ vụ loan báo Tin Mừng của các Giám mục Việt Nam ngày hôm nay. Đề tài này phù hợp với khung cảnh buổi lễ diễn ra trong một thánh đường có ngôi mộ của nhà Thừa Sai vĩ đại nhất mọi thời là thánh Phaolô và trong dịp toàn thể Giáo Hội kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của ngài. Nhưng đây cũng là cơ hội hiếm có để các Giám mục, qua Đức cha giảng lễ, chính thức giãi bày với cộng đồng dân Chúa một số tâm tình và suy nghĩ.

Tiên tri Giêrêmia - Họa phẩm của Michelangelo
Chắc chắn trong cộng đoàn phụng vụ hôm đó, nhiều người đã “bị bất ngờ” và “vểnh tai” lên khi vị giảng thuyết đột ngột vào đề: “Những lời nói đầu tiên của các Giám mục Việt Nam đến viếng mộ các thánh Phêrô và Phaolô, dựa theo bài sách Giêrêmia hôm nay, là những lời khiêm nhường của tiên tri Giêrêmia thưa với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, chúng con đây còn quá trẻ, chúng con không biết ăn nói!” .

Câu mở đầu này có thể gây ra một vài thắc mắc hợp lý nơi người nghe mà chắc hẳn Đức cha đã đoán biết, nhưng ngài không dừng lại ở đó; ngài chỉ mượn lời nhà tiên tri để chuyển qua đoạn sau liên quan tới chuyện “ăn nói” của các Giám mục chúng ta. Có lẽ cách mở đầu như thế cũng tạo ngay âm điệu và bầu khí cho toàn bài: đây sẽ không phải là một bài giảng mang tính “huấn giáo” rõ nét –một nhiệm vụ rất quan trọng của các Giám mục vốn được gọi là “thầy dạy chân lý”– mà (như chúng ta sẽ thấy rõ hơn), là những lời chia sẻ, tâm sự, thầm thì giữa cha con, với đôi chút “phân trần”. “Chúng tôi phải làm gì, nói gì? … Chúng tôi phải giữ gìn lời ăn tiếng nói. Chúng tôi chọn thái độ dè dặt thận trọng” và vì thế, “chúng tôi phải chịu đựng những lời phê phán nặng nề, và nhiều khi rất bất công. Xin dành lại cho sự phán xét của Thiên Chúa” . Người ngoài cuộc sẽ tự hỏi: Có chuyện gì vậy? Tại sao các Giám mục phải “phân bua” như thế? “Chuyện này” liên quan thế nào tới sứ vụ rao giảng Tin Mừng?

Tiên tri hay ngôn sứ là người được Thiên Chúa chọn để công bố Lời của Người cho dân; ông phải chú tâm nói Lời của Chúa và khi cần, giải thích Lời ấy cách trung thành, mạnh dạn, thẳng thắn. Lời Chúa có thể là lời an ủi, khuyến khích và phù hợp với chờ đợi của mọi người, nhưng lắm khi đó là lời phản kháng, cảnh cáo răn đe hay phán xét trước tội lỗi của dân hay nhà cầm quyền. Những lần đề cập tới huấn quyền của Giáo Hội nói chung, hay nhiệm vụ rao giảng của hàng Giám mục nói riêng, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II thường hay viện dẫn lời sau đây của thánh Phaolô căn dặn môn đệ Timôthê: “Tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu theo giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà tìm kiếm hết thầy này đến thầy kia… Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2 Tm 4,1-3.5).

Vậy mà, theo một dư luận ngày càng mạnh mẽ và táo bạo hơn trong giới Công giáo Việt Nam ở trong và nhất là ở ngoài nước, các Giám mục Việt Nam, trước một xã hội đầy dẫy tiêu cực, ngay cả khi đối diện với những hành động bất công sai trái của kẻ cầm quyền bị dư luận mạnh mẽ lên án, -các ngài thường giữ thinh lặng, hoặc có lên tiếng thì cũng quá dè dặt, nhẹ nhàng, tránh đụng chạm trực tiếp, không tạo được áp lực hay “ép-phê” nào… Một số người không dừng lại ở mức nhận định mà còn nặng lời phê phán các ngài là thế này thế nọ. Tóm lại, theo họ, các ngài chưa làm tròn nhiệm vụ, không thi hành hết chức năng tiên tri của mình trong khi rao giảng Tin Mừng.

Quy chiếu về tình hình trên đây, Đức cha Phaolô tự nhìn nhận rằng thái độ dè dặt của các Giám mục là có thật, sự cẩn trọng của các ngài trong lời ăn tiếng nói là có thật. Nhưng đây là một chọn lựa có ý thức và tự do, và không phải dễ dàng. Không dễ dàng vì “tình hình thế giới phức tạp (và) vì những thế lực giằng co chống đối nhau luôn muốn lôi kéo chúng tôi về phía họ” . Những thế lực nào, Đức cha không nêu rõ danh tánh, nhưng cho biết đó là những thế lực chính trị: “Để không làm công cụ cho một thế lực chính trị nào, chúng tôi phải giữ gìn lời ăn tiếng nói” . Nếu không cẩn trọng thì sẽ bị lợi dụng hoặc bị công kích ngay.

Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chỉ là khôn ngoan tầm thường. Nếu như sứ mạng đòi hỏi, các Giám mục có dám chịu “trả giá” không? Đó mới là câu hỏi quyết định. Vì thế Đức cha Phaolô nói tiếp: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là không ngừng đối diện với Chúa, lắng nghe Chúa, để cho Chúa thanh tẩy tâm hồn và môi miệng, như Chúa đã giơ tay chạm vào miệng Giêrêmia và phán: ‘Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi’. Chúng tôi phải can đảm và mạnh dạn đón nhận sứ mạng…” Nói cách khác, các Giám mục biết mình phải lo lắng để nhận ra và công bố đúng lời của Chúa, thánh ý của Chúa, chân lý của Chúa khi cần thiết, chứ không phải bận tâm làm vừa lòng ai hay tránh né sợ làm mất lòng ai cả. Các ngài không sợ “trả giá” khi biết mình hành động theo đúng nhiệm vụ được Chúa giao phó cho mình.

Các Giám mục không có sứ vụ nào khác ngoài loan báo Tin Mừng. Cho dù trong đời sống cụ thể, lời nói việc làm của các ngài có thể có một tác động chính trị, nhưng các ngài không được phép làm chính trị. Đức cha giảng lễ nhắc lại một điều không hề mới lạ: “Rõ ràng sứ mạng của chúng tôi là một “sứ vụ tôn giáo”, không phải là một nhiệm vụ chính trị, như Chúa Giêsu đã khẳng định trước mặt Philatô: ‘Nước Ta không thuộc về thế gian này’. [Bởi thế] nên chúng tôi không dựa vào thế lực nào cả, chỉ dựa vào Chúa, dựa vào Phêrô và Đấng kế vị Phêrô mà Chúa đã đặt làm đầu chúng tôi” .

Theo tôi, những “bất đồng” giữa các ngài và những người phê phán các ngài, xét cho cùng, phần lớn đều phát sinh từ chỗ một phía ra sức -(nói “ra sức” vì không phải dễ dàng)- đứng trên quan điểm Tin Mừng và theo giáo huấn của Giáo Hội, phía kia bị chi phối bởi một lập trường chính trị minh nhiên hay mặc nhiên. Người ta có quyền chọn lựa lập trường chính trị nào họ muốn, nhưng không được “lôi cuốn” các Giám mục theo quan điểm của mình, cũng không nên “đánh giá” các ngài theo quan điểm ấy.

Sau những khẳng định mang tính nguyên tắc nói trên, Đức cha Phaolô dành phần còn lại (chiếm gần 3/5 bài giảng) để phác vẽ đôi nét về đường lối rao giảng Tin Mừng của các Giám mục trong xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay; và ở đây, ta lại thấy xuất hiện một vài khác biệt hay thậm chí bất đồng giữa chủ trương của HĐGM và cái nhìn của không ít người trong Giáo Hội.

Từ ngày lịch sử 30-4-1975 cho đến tận bây giờ, một số người vẫn không hết bi quan cho đời sống Giáo Hội trong chế độ Cộng sản và không tin rằng Giáo Hội có thể thực sự loan báo Tin Mừng trong một nước cộng sản, họ coi đó là điều ảo tưởng, vô vọng. Đối lại, Đức cha Phaolô khẳng định: các Giám mục chúng tôi vẫn vui tươi, lạc quan, tin tưởng, hăng say thi hành sứ mạng của mình, vì tin rằng trong Đức Kitô chết và phục sinh “Thiên Chúa Tình Yêu đã chiến thắng sự dữ, tội ác và hận thù, chiến thắng sự chết là kẻ thù lớn nhất của loài người” , và xác tín rằng “Tin Mừng mở ra niềm hy vọng cho tất cả thế giới, tất cả mọi người, đặc biệt là những kẻ bé mọn” . Sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội và do đó của các Giám mục mọi nơi, mọi thời nhắm tới “mọi người không trừ một ai” , vì không ai bị loại ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Xã hội cộng sản, con người cộng sản rõ ràng cũng là đối tượng của sứ vụ rao giảng của Giáo Hội, họ “cũng là một trong những đối tượng mà Thiên Chúa muốn chinh phục bằng tình yêu” . Vậy cả người cộng sản nữa, chúng ta phải yêu mến họ: “Chúng tôi không thể vừa căm ghét người khác, vừa rao giảng tin mừng Tình Yêu cho họ, vì như thế là tự mâu thuẫn” . Tôi nhớ lại một lời mà Đức cố TGM Nguyễn Văn Bình thường nói với giới tu sĩ, linh mục như một điệp khúc: Anh chị em hãy yêu thương người cộng sản cho dù họ có thể không thương ta đâu!

Từ quan điểm Tin Mừng –và chỉ từ quan điểm đó– Đức Giám mục giáo phận Mỹ Tho gợi ý rằng được hiện diện và rao giảng trong xã hội Việt Nam cộng sản cũng là một ân huệ của Chúa vì “cách đây khoảng 50 năm, có rất nhiều người ao ước được hiện diện, được rao giảng Tình Yêu của Chúa Giêsu trong các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Hoa lục địa mà không được mãn nguyện” . Nếu coi việc rao giảng Tin Mừng này là ảo tưởng thì quên mất rằng “đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. (Nếu muốn, Đức cha cũng đã có thể nêu lên rất nhiều những ví dụ trong thực tế lịch sử, ngay từ 75 đến nay: Có biết bao dự đoán bi quan, biết bao lời “tiên tri báo hoạ” –nói theo kiểu ĐGH Gioan XXIII hồi triệu tập Công đồngVaticanô II– đã tỏ ra sai lầm, và ngược lại có biết bao điều tích cực lẫn tiêu cực không ai ngờ tới lại đã là hiện thực. Quả thực, tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của con người). Nhưng nhà giảng thuyết chỉ viện dẫn sự kiện Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết thư gởi cho Giáo Hội tại Trung Quốc, trong đó ngài “đã biểu lộ ‘niềm hy vọng lớn lao’ do tin vào Đức Kitô phục sinh” và “mạnh dạn nói với mọi người trong Giáo Hội, không phân biệt phe phái [nghĩa là Giáo Hội ‘hầm trú’ thiểu số và Giáo Hội “tự trị” chính thức] kêu gọi mọi người hãy hiệp nhất, hãy một lòng một ý loan báo Tin Mừng Chúa Kitô” . Rồi kết thúc bài giảng, Đức cha cũng kêu gọi: “Hãy mạnh dạn loan bao Chúa Kitô, đừng sợ, hãy mở toang mọi cánh cửa cho Chúa”.

Để kết luận

“Chúng con không biết ăn nói” , đó là một lời nhìn nhận khiêm tốn và phải lẽ của các Giám mục thưa lên trước hết là với chính Thiên Chúa, Đấng đã chọn và giao phó sứ mạng rao giảng chân lý cứu độ cho các ngài. Sứ mạng đó vượt sức con người, và các Giám mục chỉ có thể hoàn thành với chính sức mạnh của Chúa. Làm sao luôn luôn nói đúng Lời của Chúa, đó phải là bận tâm ray rứt của mọi nhà Tiên tri chân chính. Sẽ không có hy vọng truyền đạt đúng sứ điệp Chúa muốn gởi đến, nếu không có một sự dấn thân trọn vẹn cho sứ mạng, một sự gắn bó, một sự thân mật thâm sâu với Chúa. Cho dù hình thức rao truyền sứ điệp là thế nào đi nữa thì cái nhìn của nhà Ngôn sứ về Thiên Chúa phải thấm nhập vào cách thức suy nghĩ của ông đến độ ông nhìn mọi sự theo quan điểm của Chúa.

Hiểu như thế thì lời nhìn nhận “Chúng con không biết ăn nói” cũng có thể được coi như câu trả lời gián tiếp cho những người phê bình các Giám mục một cách chân tình và với tinh thần trách nhiệm và tinh thần xây dựng. Trước đòi hỏi lớn lao của nhiệm vụ rao giảng, chắc các Giám mục không dám tự phụ cho rằng mình rất “biết ăn nói”, lúc nào cũng biết phải nói gì và nói thế nào theo đúng quan điểm của Chúa và Giáo Hội. Nhất là trong một nước cộng sản, luôn nhìn mọi sự, kể cả tôn giáo theo quan điểm chính trị. Sự thận trọng, như Đức cha Phaolô đã nói, là rất cần thiết, vì lợi ích của Giáo Hội. Nhưng thận trọng, cân nhắc có thể trở thành nhút nhát, do dự dẫn tới thiếu sót trong trách nhiệm.

Nếu hết mọi Kitô hữu Việt Nam đều có cùng một mối quan tâm loan báo Tin Mừng hic et nunc (tại đây và lúc này đây) và biết lấy giáo lý Tin Mừng và giáo lý Hội Thánh làm tiêu chuẩn đánh giá, thì những lời phê bình, góp ý với hàng Giáo phẩm sẽ có nhiều cơ may là đúng đắn và hữu ích, và Giáo Hội sẽ có thể dồn sức lực vào một nhiệm vụ căn bản duy nhất: Sống và rao giảng Tin Mừng, vốn là lý do tồn tại của Giáo Hội.

Ngày 29-9-2009
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thủ Thỉ Tâm Tình
Thérésa Nguyễn
22:21 29/09/2009

THỦ THỈ TÂM TÌNH



Ảnh của Thérésa Nguyễn

Một ngày em sẽ thấy

những luồng sóng thời gian

cuộn vào dòng đời chảy

bóng hình em đang mang. .

(Trích thơ của Du Sĩ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền