Ngày 27-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Lễ Mẹ Mân Côi
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:11 27/09/2017
Một hình ảnh rất truyền thống trình bày Ðức Mẹ Mân Côi, một tay bồng Chúa Giêsu hài Ðồng, còn tay kia thì trao tràng chuỗi Mân Côi cho thánh Ðaminh. Hình ảnh ý nghĩa này chứng tỏ rằng kinh Mân Côi là một phương thế được Ðức Mẹ ban cho nhân loại qua thánh Đaminh, để nhờ chiêm ngắm và suy niệm về cuộc đời của Chúa, mà yêu mến Chúa và theo Chúa mỗi ngày một trung thành hơn.

1. Kinh Kính Mừng

"Kính mừng Maria đầy ơn phúc"

Là câu đầu tiên trong Kinh Kính Mừng chúng ta vẫn thường đọc. Nguồn gốc của lời Kinh này phát xuất từ miệng sứ thần Gabriel chào kính Đức Maria lúc truyền tin : "Kính mừng Maria đầy ơn phúc (Lc 1,28), và lời xác nhận của bà Êlisabet : " Em thật có phúc hơn mọi người nữ, vì Đấng em cưu mang thật diễm phúc".

Những lời của sứ thần Gabriel và của bà Êlisabet trên đây đã được Giáo hội dùng để chúc tụng ngợi khen Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta. Đồng thời, Giáo hội thêm vào lời cầu khẩn xin Mẹ thương nâng đỡ phù trì "Thánh Maria ĐứcMẹ Chúa Trời... và trong giờ lâm tử".

Phụng vụ mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, dựa trên trang Tin Mừng (Lc 1,26-38) dìu ta về với "Đức Maria đầy ơn phúc". Mẹ có phúc trước hết là vì Mẹ đã đón nhận hồng phúc khi thưa “xin vâng”. Phúc tiếp theo của Mẹ là có Thiên Chúa ở cùng, Mẹ cưu mang, sinh hạ, nuôi dưỡng và làm Mẹ Đấng gồm phúc lạ. Phúc của Mẹ thật cao với khôn sánh, nên Giáo hội không ngớt lời lặp đi lặp lại danh xưng “đầy ơn phúc” này để tôn vinh Mẹ. Nếu yêu và được yêu là những điều hạnh phúc nhất trong đời, thì Đức Maria rất hạnh phúc khi được Thiên Chúa yêu thương tuyển chọn và chính Mẹ cũng đầu tư vốn liếng cuộc đời, biết dành trọn vẹn tình yêu thương của mình cho Thiên Chúa.

Mẹ được đầy ơn phúc, Mẹ cũng muốn cho con cái mình hạnh phúc, vì mẹ nào mẹ chẳng thương con. Nên khi con cái lầm đường lạc lối, sa lầy trong tội, Mẹ đã mở rộng vòng tay, dẫn lối chỉ đường cho con người đạt tới hạnh phúc với lời nhắn nhủ : "Hãy ăn năn đền tội, hãy năng lần hạt Mân Côi". Làm theo lời dặn dò của Mẹ, Hội Thánh đã thoát nhiều cơn giông tố hiểm nguy xác hồn, phá tan được bao bè rối, mang lại bình an trong tâm hồn. Chúng ta hãy đón nhận lời yêu cầu hiền mẫu của Mẹ siêng năng lần chuỗi Mân Côi.

2. Ơn phúc bởi đọc Kinh Kính Mừng

Sống trong thời văn minh điện toán toàn cầu hóa, biến con người thành những kẻ chạy đua với với thời cuộc. Kẻ làm, người học, có kẻ vừa học vừa làm, làm trong đi học… khiến người ta làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm cả ngày nghỉ. Thì hỡi ông bà anh chị em, dù bận đến đâu cũng đừng bỏ lễ Chúa Nhật và lễ Trọng buộc. Dù mệt đến đâu cũng đừng bỏ đọc Kinh Kính Mừng. Vì "Mẹ Maria chúc phúc cho những ai đọc Kinh Kính Mừng" (St Bênađô).

Nhiều bạn trẻ cho rằng : Thời buổi khoa học, ai còn tụng niệm như mấy ông già bà cả nữa. Không, câu chuyện có thật của một nam sinh Pháp và Bác học Louis Pasteur, Giám Đốc Viện nghiên cứu vi trùng học quốc tế, Giáo sư chuyên khoa Đại Học hoá học và sinh vật học là bằng chứng. Người đời thường có quan niệm: hễ càng văn minh, người ta càng xa Chúa. Nhưng ngược lại Louis Pasteur Bác học trứ danh lại càng tin theo Chúa. Và sợi dây gắn kết niềm tin ấy, động lực để nghiên cứu khoa học lại là Kinh Kính Mừng. Ông lần hạt khi đi trên Métro trước mặt những nam sinh nữ tú mà chúng không hay biết ông là người thầy của mình.

Thế giới ngày hôm nay tục hóa, con người sống như thể không có Thiên Chúa, chân phước Alanô mách bảo chúng ta: "Bất cứ ai trung thành đọc Kinh Mân Côi và suy ngắm những Mầu Nhiệm sẽ được ân thưởng. Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi trong giờ họ chết".

Nếu bị ma quỉ cám dỗ, sự xấu, người xấu lôi kéo, hãy đọc Kinh Kính Mừng, vì: "Kinh Kính Mừng làm cho Quỉ Dữ trốn chạy, Hỏa Ngục run sợ" (Lời thánh Anphongsô). Nếu con cái hư đốn, chồng không trung thủy, vợ bất trung thành, hãy đọc Kinh Kính Mừng: "Nhờ Kinh Kính Mừng, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trên đường trọn lành. Biết bao người được ơn chết lành và hưởng phúc Thiên đàng".

3. Lời kinh cầu cho hòa bình

Chúng ta đang sống trong một tình hình quốc tế đầy những căng thẳng, nhất là bán đảo Triều Tiên, khủng bố dưới mọi hình thức ngày càng man dợ, trộm cắp, giết người cách tinh vi, hủy hoại môi sinh, gây đau khổ cho đồng loại. Trước những thế lực mạnh hơn trên trái đất này định đoạt số phận của nhân loại, chúng ta cảm thấy bị giới hạn và bất lực, phải nại đến sức mạnh từ trời cao. Hãy chạy đến với Thiên Chúa, để cầu xin ơn bình an cho toàn thế giới. Việc làm trong tháng này là hãy lần Hạt Mân Côi, như Giáo hội vẫn thường làm trong các cơn túng cực. Vì chỉ có lời cầu nguyện mới vượt qua được các biên giới các quốc gia và các ngăn cách của thù ghét cũng như không hiểu nhau, mới đem lại bình an cho nhân loại.

Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân Côi, cầu cho chúng con.

Nữ Vương bình an, cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 26 Mùa Quanh Năm A. 1.10.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:47 27/09/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta sẽ nghe câu chuyện về sự vâng lời của hai người con, được người cha sai đi làm vườn nho. Một người trả lời rất mực nhanh nhẹn sẽ đi, nhưng lại không đi và người con khác trả lời không đi nhưng sau lại đi.

Hai người con tượng trưng cho con người ngày hôm nay đang bị dằn co trong hai lãnh vực của lương tâm tốt và xấu, trong những việc nên làm hay nên tránh, sau khi có thời gian để suy nghĩ. Chính lúc suy nghĩ là lúc làm cho chúng ta có một phán đoán thật trung thực hay sai lệch, biết vâng theo lẽ phải hay ý kiến riêng mình.

Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người tín hữu sự khôn ngoan, sáng suốt trong lựa chọn cũng như hành động, để cuộc sống lúc còn tại thế sẽ là tiếng xin vâng liên lỉ theo thánh ý Chúa.

Với những tư tưởng dẫn nhập, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Egiêkiel nhắc cho chúng ta: tội lỗi đưa dẫn con người đến sự chết, chỉ có sự ăn năn thống hối mới dẫn chúng ta đến sự trường sinh bất tử.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta nên có tinh thần khiêm nhường. Ngài mong ước chúng ta vun trồng và phát triển thêm về đức ái giữa anh em.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu kêu gọi người tội lỗi ăn năn thống hối. Chúng ta được Chúa kêu mời sống đời thánh thiện và được hứa ban phần thưởng đời sau. Nếu chúng ta không sống lương thiện thì người tội lỗi và thu thuế, sau khi nghe lời Chúa họ ăn năn hối cải, sẽ vào thiên đàng trước chúng ta.

Lời nguyện giáo dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã tự hạ mình chịu chết vì tội lỗi thiên hạ. Trong tâm tình của những ngưòi đã được cứu chuộc bằng giá máu châu báu của Chúa, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tình sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam, xin cho các vị Chủ Chăn luôn kiên vững trong việc lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam đến bến bờ bình. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để tránh những căn bệnh của thời đại như: kỳ thị, chia rẽ, phe nhóm, khinh miệt nhau và sau cùng là phép công bằng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta biết vượt thắng những tính íck kỷ, luôn canh tân bản thân, đồng thời giúp cộng đoàn thêm tình thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta biết sống thành thật: có thì nói có, không thì nói không, để nêu những gương tốt cho thế hệ hôm nay cũng như ngày mai. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta đang bước vào tháng Mân Côi, xin cho chúng ta biết dùng những ngày giờ Chúa ban để tôn kính Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu lên Thiên Chúa vạn năng… ban cho cho thế giới sớm có hoà bình chân thật đang mong ước Đồng thời, cho thế giới đang bị đe dọa bời những thiên tai cực kỳ nguy hiểm đã và đang xảy ra, đặt biệt là cho các Kitô hữu đang bị tàn sát dã man do Nhóm Hồi Giiáo quá khích-cực đoan được bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cái Chúa van nài, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, khi chúng con chuẩn bị bước vào những ngày dâng kính Mẹ, cho Con Yêu dấu là Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Suy Niệm Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
20:41 27/09/2017
Trong xã hội chúng ta sống luôn tồn tại hai hạng người: tốt và xấu. Thông thường người ta đánh giá kẻ tốt người xấu bằng cái nhìn từ bên ngoài. Nhưng thực tế, cái nhìn từ bên ngoài thì hay sai lầm. Bởi vì, rất nhiều người bề ngoài có vẻ tốt lành, thánh thiện nhưng bên trong lại có tâm địa xấu xa: “Bề ngoài thớt thớt nói cười, trong lòng nham hiểm giết người không dao” (Truyện kiều) hoặc “Khẩu phật, tâm xà” (Tục ngữ). Ngược lại, có những người bề ngoài xem ra xấu xa nhưng cái tâm bên trong lại hết sức trong sáng, tốt lành. Vì thế, người ta mới nói “con người nhìn mặt, Thiên Chúa nhìn lòng”(x. 1Sm 16,7). Hay nói cách khác, chỉ có Thiên Chúa mới biết chắc chắn ai là người tốt và ai là kẻ xấu.

Đoạn Tin mừng hôm, Đức Giêsu cho chúng ta thấy thế nào là người con tốt, thế nào là người con xấu?

Người con tốt là người con làm theo ý của cha mình chứ không phải bằng lời nói suông. Chúng ta thấy hình ảnh này nơi người con thứ nhất. Lúc đầu nó chống lại lệnh của Cha mình: “Thưa Cha, con không đi”, nhưng sau đó nó hối hận, nên nó thay đổi thái độ và nó đi làm. Nó là người con tốt. Người con này tượng trưng cho dân ngoại: Tuy ban đầu họ từ chối ơn cứu độ, nhưng nhờ lời rao giảng của Đức Giêsu họ đã tin theo. Người con này cũng tượng trưng cho những người thu thuế, các cô gái điếm và những kẻ tội lỗi khác: Đây là hạng người bị dân Do thái khinh miệt, bị loại ra khỏi cộng đồng xã hội, nhưng khi Đức Giêsu rao giảng, họ đã lắng nghe, thành tâm sám hối và tin nhận đi theo phục vụ Đức Giêsu. Họ chính là những người làm theo ý muốn của Thiên Chúa.

Người con xấu là người con không làm theo ý cha mình mà chỉ bằng lời nói suông. Chúng ta thấy hình ảnh này nơi người con thứ hai. Lúc đầu nó đã mau mắn vâng nghe lời cha: “Thưa Cha, con đi,” nhưng sau đó nó lại không đi làm. Nó là người con xấu. Người con này tượng trưng cho các Kỳ mục và Thượng Tế: Họ thường tự hào mình là dân riêng Chúa chọn, là con cái Abraham, là những người tuân giữ luật Môisê một cách tỉ mỉ; họ mau mắn thưa “xin vâng” nhưng trong thực tế họ nói mà không làm; họ bắt kẻ khác tuân giữ luật nhưng chính họ lại không tuân giữ; họ chất lên vai dân chúng những gánh nặng mà chính họ lại không thể mang nổi; họ “giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế “(x. Mt 23,27). Đặc biệt, khi Đức Giêsu đến, họ không tin nhận và thực hành giáo huấn của Ngài. Họ đúng là những người nói một đàng làm một nẻo. Họ là những người con xấu.

Như vậy, để đánh giá một người tốt hay xấu, người ta không dựa vào lời nói suông mà dựa vào hành động. Khi Đức Giêsu hỏi những người Do thái: “Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?” và chính họ đã trả lời: “Người con thứ nhất”. Vì thế, Đức Giêsu đã khẳng định rằng những cô gái điếm và những người thu thuế sẽ được vào nước Thiên Chúa trước các Kỳ mục và Thượng tế. Vì sao? “Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài”(x. Mt 28, 31-32).

Tóm lại, lời nói không quan trọng bằng việc làm, người tốt hay xấu là ở tại việc làm chứ không phải ở lời nói suông. Nhưng thời gian có thể giúp con người thay đổi: Từ lời nói tới việc làm, từ người xấu trở thành người tốt, người tốt trở thành người tốt hơn và ngược lại người tốt cũng có thể trở thành người xấu. Bài đọc I, tiên tri Êdêkiel chứng minh cho chúng ta thấy điều đó: Thứ nhất, kẻ tốt có thể trở thành người xấu, đó là “khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết” (x. Ed 18,26). Thứ hai, kẻ xấu có thể trở thành người tốt: đó là “khi kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết” (x. Ed 18,27-28).

Nhưng khi thời gian chấp dứt, thì tốt – xấu không thể thay đổi nữa. Đó là thời gian chung thẩm, khi Con Người ngự đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Ngài sẽ phân biệt kẻ dữ người lành, tách biệt chiên với dê. Lúc đó, người lành sẽ được vào Thiên đàng hưởng hạnh phúc muôn thuở, còn kẻ dữ phải sa Hỏa ngục đời đời, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng (x. Mt 25,31-46).

Chính vì thế, chúng ta hãy quyết tâm thực hành những điều sau đây:

Thứ nhất, nếu nhận thấy mình đang ở trong tình trạng tốt: Hãy cảm tạ Chúa. Hãy giữ vững tình trạng đó bằng cách gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích, làm việc bác ái. Hãy cẩn thận với các chước cám dỗ: Ma quỷ, thế gian, xác thịt. Hãy nhớ lời khuyên của Thánh Phaolô rằng: “Ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10,12).

Thứ hai, nếu nhận thấy mình đang ở trong tình trạng tội lỗi, xấu xa: Hãy khiêm tốn nhận ra tội lỗi của mình, thống hối ăn năn, xưng tội và quyết tâm thay đổi đời sống để trở nên tốt hơn. Tin mừng để lại cho chúng ta nhiều mẫu gương đã biết thay đổi đời sống từ xấu sang tốt, từ tội lỗi trở thành thánh thiện: Mathêu; Giakêu, Maria Mađalêna, người phụ nữ ngoại tình, đứa con hoang đàng và nhiều kẻ tội lỗi khác.

Thứ ba, nếu nhận thấy mình không tốt cũng không xấu, nghĩa là có thái độ sống đạo lưng chừng: Hãy có gắng thay đổi thái độ sống, vì thái độ sống đạo lưng chừng này đã bị Lời Chúa lên án: “Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (x. Kh 3,15). Tại sao Chúa lại ghét thái độ sống đạo lưng chừng như vậy? Vì sống đạo lưng chừng là đi ngược lại với Tin mừng. Chúa không chỉ muốn chúng ta tránh xa tội lỗi, nhất là tội trọng mà Ngài còn muốn chúng ta phải có lòng kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết khiêm tốn nhận ra những sai lỗi nơi mình để ăn năn thống hối để trở nên người hoàn thiện một ngày một hơn. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Thống Trump: Chúng ta sẵn sàng cho giải pháp quân sự chống lại Bắc Hàn.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:50 27/09/2017
(CNSNews.com) Hôm thứ Ba Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ lời tố cáo của Ngoại trưởng Bắc Hàn rằng Tổng thống đã tuyên chiến với Bắc Hàn, vì cho rằng lời nhận xét của ông tại Liên Hợp Quốc như là một "lời đáp trả" đối với hành động khiêu khích của ông Kim Jong Un.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Tân Ban Nha Mariano Rajoy, phóng viên CBS News của nhà Trắng là Garrett đã hỏi TT Trumg về lời tố cáo của ngoại trưởng và đe dọa rằng Bình Nhưỡng sẽ bắn hạ máy bay của Hoa Kỳ khi bay trên không phận quốc tế rằng “TT sẽ phản ứng như thế nào khi ngoại trưởng Bắc Hàn nói rằng ngài đã rõ ràng tuyên chiến với Bắc Hàn và nhà cầm quyền Bắc Hàn đã đe dọa sẽ bắn hạ máy bay của Hoa Kỳ bay trên không phận quốc tế?”

TT Trump đã trả lời rằng “Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho giải pháp thứ hai, dù rằng giải pháp này không phải là ưu tiên. Nếu chúng ta chọn giải pháp này thì đó sẽ là sự hủy diệt – Tôi có thể nói rằng – sự hủy diệt Bắc Hàn. Đó là giải pháp quân sự. Nếu chúng cần phải hành động thì chúng ta sẽ phải làm thế thôi.”

“Cậu Ủn đã hành xử rất tồi tệ. Cậu ta đã nói những điều không bao giờ nên nói, và chúng ta đang trả lời cho những điều đó, nhưng vẫn chỉ là sự trả lời. Đây không phải là một lời tuyên bố chính thức. Chỉ là một sự trả lời những điều cậu ta nói từ năm ngoái—nếu bạn nhìn lại những điều mà cậu ta nói với những ban lãnh đạo trước đây - - Bắc Hàn là một tình huống lẽ ra phải được giải quyết từ 25 năm trước, 20 năm trước, 15 năm trước, 10 năm trước và 5 năm trước và lẽ ra nó phải được giải quyết dễ dàng hơn rất nhiều.”

“Chúng ta đã qua nhiều ban lãnh đạo – những ban lãnh đạo ấy để lại cho tôi một mớ lộn xộn, nhưng tôi sẽ sửa chữa nó. Do đó chúng ta sẽ nhìn thấy điều xảy ra cho Bắc Hàn.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Nữ tử tội luật báng bổ Asia Bibi được đề cử giải Sakharov năm 2017
Xavier Nguyễn Đông
16:26 27/09/2017
Lahore (Agenzia Fides, 26/9/2017) - Asia Bibi, người phụ nữ Kitô giáo bị kết án tử hình vì tội báng bổ và vẫn còn bị giam kể từ năm 2009, đã được đề cử "giải Sakharov tự do tư tưởng năm 2017" là giải thưởng uy tín cuả liên minh châu Âu . Giải thưởng là sáng kiến của nghị viện châu Âu và được trao tặng cho cá nhân hoặc nhóm tranh đấu để bảo vệ quyền cơ bản cuả con người. Trong số các người được đề cử năm nay là: Aura Lolita Chavez Ixcaquic, một người Guatemala, Selahattin Demirtas e Figen Yuksekdag, đồng chủ tịch của đảng dân tộc Kurd (HDP) tại Thổ Nhĩ Kỳ; Các nhóm và cá nhân đại diện cho phe đối lập tại Venezuela; Khanh Isaak, nhà soạn kịch có hai giòng máu Thụy Điển-Eritrea, bị chính quyền Eritrea bắt năm 2001; Pierre Claver Mbonospa, một nhà hoạt động nhân quyền ở Burundi.

Ông Peter Van Dalen, một thành viên của nhóm “bảo thủ và cải cách Âu Châu” (ECR) trong nghị viện châu Âu, đã đề cử Asia Bibi, với lời giải thích rằng "trường hợp cuả Asia Bibi là biểu tượng quan trọng cho những người bị đàn áp, đơn giản chỉ vì thể hiện sự tự do tôn giáo".

"Qua cô ta, chúng ta nhìn thấy tình trạng của toàn thể cộng đồng Kitô giáo. Trường hợp của cô là chứng tích thê thảm của sự mất an ninh mà tất cả các dân thiểu số phải đối mặt trên quyền cơ bản cuả con người", là ghi chú cuả ông Kaleem Dean, một nhà phân tích và trí thức cuả Pakistan, trong một bình luận gửi cho Fides. "Nếu cô được trao giải Sakharov, Asia Bibi sẽ nhận được 50.000 Euro. Tuy nhiên, (mặc dù, sẽ không thể có bồi hoàn xứng đáng cho những thiệt hại mà cô đã phải chịu) vấn đề là còn nhiều hơn tiền bạc : đó là sự công nhận rằng các quyền tự do tôn giáo tại Pakistan đang bị lâm nguy", ông tiếp tục.

"Chính phủ - ông nói – đang vùi đầu trong đống cát, để không nghe những tiếng kêu đau khổ của cộng đồng thiểu số". Cụ thể, trường hợp của cô sẽ phơi bày ra sự thật cuả "luật báng bổ": "là một công cụ đàn áp dân thiểu số. Các người cầm quyền phải có can đảm và tầm nhìn để cải cách luật báng bổ này", ông Dean kết luận.

Ông Nasir Saeed, giám đốc CLAAS "Trung tâm trợ giúp pháp lý, hỗ trợ và giải quyết", chuyên lo việc bảo vệ tôn giáo thiểu số ở Pakistan, thì nói: "Thủ tướng Pakistan Shahid Khaqan Abbasi, đang tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72, đã hèn nhát từ chối nói về luật bang bổ ở Pakistan, chỉ nói rằng Quốc hội Pakistan mới là cơ quan chịu trách nhiệm về việc sửa đổi luật pháp.”

Nhiều năm qua – ông Saeed nói - "vấn đề đã là một cấm kỵ, và ngay cả thủ tướng Pakistan cũng sợ không giám đề cập tới. Vai trò của thủ tướng là đảm bảo rằng pháp luật không bị lạm dụng, nhưng đáng tiếc là luật báng bổ này thường xuyên bị khai thác như là một công cụ để trả thù những người vô tội. Những năm gần đây sự lạm dụng luật báng bổ đã tăng lên. Bây giờ nó được coi là một phương cách đơn giản, nhanh chóng và rẻ tiền để giải quyết tranh chấp riêng tư và trừng phạt đối thủ".

"Luật báng bổ - Saeed kết luận - không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Và việc lạm dụng làm tăng thêm vi phạm luật pháp quốc tế. Chính phủ Pakistan đã không đề cập tới một vấn đề quan trọng, mặc dù đó là một câu hỏi của sự sống và cái chết".

Vị giám đốc CLAAS nhắc lại rằng có một số lượng lớn báo cáo nói về các trường hợp báng bổ, dựa trên những cáo buộc sai và không có điều tra về mặt tư pháp: "đây là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi thủ tướng Abbasi đưa vấn đề vào chương trình nghị sự và đệ trình nó lên quốc hội", ông kết luận.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Vĩnh Long : Đại hội Quới Chức
Người Giồng Trôm
11:57 27/09/2017
Để một họ đạo duy trì và phát triển, chắc có lẽ không thể nào phủ nhận được vai trò của Quới Chức. Ban Qưới Chức được đặt thường xuyên dưới sự hướng dẫn, cố vấn và điều khiển của Cha sở, nhằm mục đích động viên tất cả mọi người trong Họ đạo phát triển không ngừng về các mặt: học đạo, sống đạo và truyền đạo. Ban Qưới Chức là những Chức Việc được tuyển chọn, không vì những lý do lợi lộc và danh vọng trần thế, nhưng vì quyết chí muốn cộng tác với hàng Giáo phẩm để phục vụ dân Chúa, bằng cách thi hành sứ vụ cao quý mà Bí tích Rửa tội ban cho là: tiên tri, tư tế, vương đế.

Xem Hình

Chính vì ý nghĩa sâu xa đó, Giáo Hội Việt Nam nói chung, trong đó có Giáo Phận miền tây sông nước Vĩnh Long luôn quan tâm hết sức đặc biệt đến những thành viên trong Ban Quới Chức. Và, để tạo tình thân, học hỏi cũng như có những đường hướng tốt hơn nên rồi hôm nay, 27 tháng 9 năm 2017 tại họ đạo Cái Nhum đã đứng ra đăng cai tổ chức Đại Hội Qưới Chức Tỉnh Bến Tre.

Từ rất sớm, nhiều đoàn xe chở các quới chức từ các họ đạo trong Tỉnh Bến Tre đã tề tựu về quê hương yêu ấu Cái Nhum – một trong những nơi có lịch sử lâu đời về sự hiện diện của các cố Tây trong việc loan báo Tin Mừng trên đất Việt.

6 g 30, họp mặt, chào đón các đoàn đến từ nhiều họ đạo.

7 g 15, Cha Phaolô Lê Thanh Dũng - Cha sở họ Ba Châu đã dẫn chương trình với nhũng bài hát và cử điệu sôi động.

Cha Giacôbê. Đảm – Đặc trách Quới Chức Giáo Phận tuyên bố khai mạc Đại Hội Quới Chức Tỉnh Bến Tre 2017.

Sau lời khai mạc, Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương cũng là Cha Tổng Đại Diện của Giáo Phận chia sẻ cho cộng đoàn về đời sống của hai đấng đáng kính có phần mộ tại Cái Nhum mà họ đạo vừa mới tôn tạo.

Hai đấng đáng kính mà Quới Chức được Đức Ông chia sẻ đó chính là 2 vị sinh ra và lớn lên cũng như sống và đặc biệt được phúc tử đạo tại Cái Nhum.

Đấng đáng kính Luy Phan Văn Ngò sinh năm 1772 và tử đạo năm 1845. Đấng đáng kính Phêrô Nguyễn Văn Dinh sinh 1814, tử đạo năm 1844.

Đức Ông mời gọi cộng đoàn cùng chiêm ngắm đời sống của hai Đấng và hãy noi theo đời sống của hai Đấng.

Kèm theo lời của Cha Tổng, có phần minh họa của quý Dì Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum. Phần minh họa của quý Dì đã lôi cuốn cộng đoàn bởi công lao luyện tập và quý Dì đã đặt trọn tâm tình trong vỡ diễn.

Sau đó, đến phần chính yếu của Đại Hội chính là đề tài chia sẻ “Niềm vui gia đình” do Cha Phaolô Lưu Văn Kiệu trình bày.

Đỉnh điểm cao nhất vẫn là Thánh Lễ tạ ơn của chương trình. Chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha có Đức Ông Barnabê, quý Cha Hạt Trưởng, quý Cha. Cộng đoàn tham dự Thánh Lễ có Ban Quới Chức của các họ đạo đến từ các họ đạo trong Tỉnh Bến Tre và cộng đoàn dân Chúa Cái Nhum cũng như quý nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Cái Nhum nữa.

10 g 00, Thánh Lễ được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai - Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha có Đức Ông Barnabe, Cha quản hại Cái Mơn, quý Cha

Trong bài chia sẻ, Đức Cha mời cộng đoàn cùng nhìn lại lời mời gọi của Chúa với các môn đệ là các môn đệ phải vác thập giá đời mình theo Chúa ... Hai bậc đáng kính đã hy sinh đời mình, đã tử đạo ... chúng ta cùng cầu xin hai Đấng phù trợ cho chúng ta để chúng ta noi gương sống của hai Ngài.

Trước khi ban phép lành cuối Lễ, vị đại diện họ đạo Cái Nhum ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha, Đức Ông, quý Cha và Quới chức đến từ các họ đạo.

Sau Thánh Lễ, mọi người cùng chung chia với nhau bữa cơm đạm bạc đậm tình đậm nghĩa dân nghèo miền Tây.

12 g 30, cộng đoàn cùng quy tụ lại với nhau để học hỏi kỹ năng sống. Phần này do Cha Giuse Nguyễn Ngọc Xưa và Matthêu Thụy phụ trách.

Phần học hỏi kỹ năng sống khép lại và giờ Chầu Thánh Thể được bắt đầu.

Phần Chầu Thánh Thể hôm nay đặc biệt có thêm phần hôn xương Thánh như dấu chỉ của tôn kính và biết ơn các Đấng đã đổ máu đào ra để tuyên xưng đức tin và truyền giảng đức tin cho con cháu.

Đại Hội Quới Chức Tỉnh Bến Tre khép lại sau phần hôn xương Thánh. Mọi người lại trở về với gia đình và họ đạo của mình với những công việc thường nhật giúp gia đình và họ đạo. Những ước mong ngày hôm nay để lại dấu ấn cũng như những điều tốt đẹp nhất như hành trang giúp cho quới chức ở các họ đạo trở nên cộng sự viên đắc lực hơn cho các cha sở trong sứ vụ của mình.
 
Phóng sự về thăm gíáo đoàn tí hon cuả York, Pennsylvania.
Trần Mạnh Trác
14:30 27/09/2017
Xem hình ảnh

Về thăm York?

Tôi chưa hề sống ở York bao giờ, đáng lẽ nên viết là "đi thăm' thay vì ‘về thăm’ thì mới 'chỉnh'. Nhưng có vẻ như chữ ‘đi’ không hợp cho những gắn bó đã có.

Người Mỹ có câu "home is where the heart is", vậy xin được mạn phép dùng chữ 'về' cho ‘hợp tình hợp cảnh’.

Cách đây 7 năm, tôi có viết phóng sự về giáo đoàn ‘tí hon’ này cuả người Công Giáo VN ở thành phố York cuả Pennsylvania, bài viết kéo dài 2 kỳ với tựa đề “Tuy bé nhỏ nhưng dũng cảm: Giáo Đòan York, Pennsylvania”, kỳ 1 kỳ 2.

Hồi đó lý luận cuả tôi cho rằng người VN tuy ít, nhưng đã tạo nên những giáo đòan có khả năng vì một lý do đơn giản, họ không dựa vào số đông mà là ở phẩm chất và sự biết hợp quần.

7 năm trôi qua, số người tuy vẫn không tăng, nếu chỉ dựa vào số tham dự trong buổi lễ chiều thì có vẻ giảm đi, nhưng ảnh hưởng cuả người VN trên cộng đồng giáo xứ Mỹ thì lại gia tăng, nhiều lắm.

Ngày xưa những bàn luận về sinh hoạt thì cũng đã nhiều, nhưng căn bản chỉ là xoay quanh chủ đề duy trì truyền thống cho chính mình. Ngày nay, công việc là tổ chức cho toàn thể giáo xứ mà đại đa số là người bản xứ Mỹ.

Đầu tháng 10 sẽ là một buổi ‘Pot Luck’ gây quĩ. Những năm qua số thu được từ quán ăn cuả giáo đoàn VN là gần một nửa, chỉ thua số tiền bán vé số. Nhưng quan trọng là việc tham gia cuả người Việt đã tạo ra một cơ hội cho nhiều sắc dân khác cũng được tham gia, trong đó có Ba lan, Ý, Mỹ Latin, Phi châu, Ái Nhĩ Lan, Ấn Độ…

Năm ngoái vào đêm Noel, ca đoàn VN được mời tham gia với 1 bài hát, còn năm nay thì sao? Ca đoàn ‘nhà’ sẽ thủ vai chính và sẽ hát ‘bộ lễ’ hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Mà đây chỉ là một ca đoàn ‘bán thời gian’, được trổ tài mỗi tháng 1 lần, tập dợt trước thánh lễ, với một số đoàn viên khiêm nhượng chưa tới 2 chục người.

Hy vọng việc ‘ra quân’ lần này cuả ca đoàn sẽ mang thêm nhiều hãnh diện cho người VN ở đây, mà nếu xảy ra được như vậy thì thật sự mà nói, những người VN ít ỏi cuả thành phố York này cũng đã là xứng đáng lắm.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Warsaw Ba Lan đến Giáo xứ Thọ Hoà Việt Nam
Bích Thủy
15:02 27/09/2017
Vào những năm đầu tiên của chế độ Cộng Sản tại Ba Lan sau thế chiến thứ 2 (sau 1945), Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã bị khủng bố và đàn áp tàn bạo. Cộng Sản Ba Lan (cũng như Việt Cộng, Trung Cộng) theo dõi mọi hoạt động của Giáo Hội và tìm cách trù dập những hoạt động tôn giáo nầy vì họ biết chế độ Cộng sản và Giáo Hội Công Giáo là khắc tinh của nhau.



Mãi cho đến năm 1979, khi Đức Giáo Hoàng Phao-Lô đệ II trở về lại thành phố Warsaw, nguyên quán của Ngài thi cuộc cách mạng vô tiền khoáng hâu của Ba Lan mới bắt đầu chuyển hướng; cuộc hành hương của ngài trong 8 ngày trời đã đem lại những hứng khởi mới cho hằng triệu người Công Giáo quyết tâm vượt thoát nanh vuốt của loài qủy dữ Cộng sản Ba Lan. Vào năm 1984 khi mật vụ đảng Cộng sản Ba Lan sát hại linh mục Jerzy Popieluszko và phi tang bằng cách quẳng xác Ngài xuống sông, nó là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước.



Những hành động đàn áp tôn giáo một cách tàn bạo tại Việt Nam gần đây của nhà cầm quyền CSVN và nhất là tại giáo xứ Thọ Hoà, đã rập khuôn những chính sách khủng bố của đảng Cộng sản tại Trung Cộng và Nga Sô.



Những người tự nhận là giáo dân nhưng lại đến nhà thờ Giáo xứ Thọ Hoà trong phong thái phách lối, hỗn xược, ngang tàng đòi đối thoại với Linh Mục chánh xứ về Hồ Chí Minh, kẻ mà ai cũng biết đã du nhập chế độ ma quỷ cộng sản về dày xéo quê cha đất tổ. Người Công Giáo thật sự -- ngay cả khi cần đối diện với vị Linh Mục của mình -- họ không áp dụng những phong cách vô giáo dục, vô liêm sĩ và vô nhân cách như những sai nha của nhà cầm quyền địa phương vừa hành xử tại giáo xứ Thọ Hoà.



Sự tấn công bằng bạo lực và khủng bố vừa qua cũng là dấu chứng hùng hồn cho sự bế tắc cùng cực của đảng CS Việt Nam khi họ đã xô đẩy cả toàn khối nhân dân trong đó có các tôn giáo trở thành kẻ thù của đảng CS Việt Nam. Chúng có súng ống, tiền bạc để mua chuộc bọn sai nha, chúng có một tổ chức công an to lớn nhiều phương tiện, được ưu đãi để đàn áp và giết hại nhân dân nhưng chúng không có chính nghĩa cho nên người dân càng ngày càng tỏ ra bất mãn trước những hành vị bạo lực của chúng.



Tại Ba Lan, sự gia nhập phong trào giải phóng dân tộc của những giai cấp thợ thuyền và giáo dân Công Giáo vào giai đoạn cuối của sự bùng nổ cách mạng tương tự như sự phẩn nộ của giai cấp nông dân, công nhân nghèo tại Việt Nam khi đã tỉnh ngộ trước sự phỉnh gạt của nhà cầm quyền Hà Nội. Trong những năm gần đây, nông dân, công nhân, trí thức và giáo dân các tôn giáo đã lần hồi hội nhập càng lúc càng nhiều vào trào lưu "Bài Cộng, Tố CáoTham Nhũng và Phục Hồi Chủ Quyền Quốc Gia". Sự đoàn kết chặt chẻ và làm việc có quy mô, có phương pháp là những yếu tố cần thiết cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi nanh vuốt của cộng sản. Voi sự lãnh đạo của Chúa Thánh Thần như tại giáo xứ Thọ Hoà, nhất định CSVN sẽ phải thất bại trong mưu đồ biến nhân dân Việtnam thành nô lệ cho Trung Cộng sau khi đã âm thầm bán đứng quê cha đất tổ.



Cuộc cách mạng đưa nhân dân Việt Nam ra khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa CS đã được khai mào và đang thành hình nhanh chóng. Dân Việt không thể và không bao giờ muốn để cho bọn thái thú tại Hà Nội mãi quốc cầu vinh. Các nhà ái quốc và giới thức tỉnh cần phải có những phương pháp đấu tranh khoa học và có tổ chức, có kế hoạch. Ngày mai trời lại sáng vì cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vừa có chính nghĩa, nhân bản vừa có sức mạnh của Chúa Thánh Thần hổ trợ.
 
Đảng suy tàn - Lãnh đạo tan hoang
Phạm Trần
20:45 27/09/2017
Theo dõi tình hình Việt Nam từ bên ngoài thấy lạ tại sao người dân chưa vùng lên lật đổ chế độ mà cứ để cho lãnh đạo tự do chia chác quyền lực và làm giàu trên mồ hôi nước mắt của mình.

Có phải vì nhóm cầm quyền đã có Trung Quốc chống lưng nên người dân phát rét, hay biết chưa có lực lượng nên buông xuôi chờ thời ?

Hoặc là vì cả Quân đội lẫn Công an đều nằm trong tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm nên không ai dám ngo nghoe, hay cứ đế cho đảng tự chết chìm vì nước lụt đã đến chân?

Dù trong tình huống nào thì ở Việt Nam ai cũng thấy đảng cầm quyền đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đến bờ vực thẳm, từ sau Hội nghị Trung ương IX thời Nông Đức Mạnh, năm 2001. Trận hồng thủy tham nhũng đã ngập đầu từ cá nhân sang tập thể, từ tổ chức đến tập đòan, và từ các tổ riêng lẻ thành “lợi ích nhóm” để phanh thây xé thịt đất nước.

Nhóm chữ “tình hình vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp” để chỉ tham nhũng đã biến thành câu kinh nhật tụng của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban kiểm tra Trung ương đảng. Nhưng vì cứ phải nghe mãi như điệp khúc ve sầu nên dân mỏi tai, đành phải sống chung với nó như bệnh dịch gia truyền chưa có thuốc chữa.

Trong khi ấy thì lưỡi gươm Trung Cộng đã kề vào cổ 5 đời Tổng Bí thư đảng từ thời Nguyễn Văn Linh (Khoá VI, 1986), Đỗ Mười (Khóa VII), Lê Khả Phiêu (Khoá VIII), Nông Đức Mạnh (2 Khoá IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (từ Khoá XI).

Bằng chứng qụy lụy, nhượng bộ và dâng hiến tài sản tổ tiên cho Trung Cộng đã được chứng minh ở Hòang Sa, Trường Sa, Bauxite Tây Nguyên, các vị trí chiến lược trong vụ cho thuê đất rừng, bến cảng khắp lãnh thổ, và gần nhất là Dự án gang Thép Formosa Hà Tĩnh.

CON ÔNG CHÁU CHA

Nhưng khi cúi đầu trước ngọai bang Tầu để vinh thân phì gia và tham nhũng tiền bạc và tài sản, con đẻ của tham nhũng quyền lực, thì nạn con ông cháu cha hay còn được gọi mánh mung là “hạt giống đỏ” được đưa vào các chỗ béo bở cũng bung ra hoành hành trong hệ hống cai trị của đảng, nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Không ai trong đảng dám chất vấn, nếu muốn chỗ ngồi vẫn còn đóng cọc. Nhưng đến khi xẩy ra vụ Nguyễn Xuân Anh, sinh ngày 01/01/1976, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bị phát giác có nhiều lươn lẹo về bằng cấp và mánh mung tham nhũng thì tổ ong “hạt giống đỏ” vỡ ra. Anh là con trai của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa Đảng X (2006-2011), Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003-2011).

Sau đó, mọi con mắt lại dồn vào Nông Quốc Tuấn, Ủy viên Trung ương đảng, sinh năm 1963, con nguyên Tổng Bí thư đảng Nông Đức Mạnh. Tuấn chưa bị sờ gáy, từng là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Kế đến là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Nghị là con trai trưởng của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng bị gọi là đồng chí X bởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau khi thoát bị kỷ luật bởi Trung ương Đảng vì bị quy trách nhiệm trong vụ thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ của Công ty tầu biển Vinashin và Vinalines.

Ông Nguyễn Tấn Dũng còn còn có người con trai út là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1988, hiện là Ủy viên trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020.

Ngoài ra con gái ông Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và chồng là (Việt kiều) Nguyễn Bảo Hòang cũng có nhiều vốn đầu tư và cổ phần trong nhiếu Cơ sở Thương mại và Tài chính ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn gốc tài sản của họ không được tiết lộ.

Nguyễn Tấn Dũng, một thời từng được coi là đối thủ chính trị của cả Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã giữ chức vụ Thủ tướng trong 9 năm 284 ngày, từ 2006 đến 2016.

HỌP HÀNH-BIẾN CHẤT

Những việc này đang phơi ra giữa ban ngày trước thềm Hội nghị Trung ương 6, đang được chuẩn bị diễn ra trong thượng tuần tháng 10 (2017).

Nhưng nếu mục tiêu của Hội nghị chỉ tập trung vào bàn chuyện

“Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” thì làm sao mà đẩy lùi được qủa tạ ngàn cân tham nhũng quyền lực và tiền bạc đang nằm chình ình trước cửa Hội trường Trung ương đảng ?

Tại Đại hội XII tháng 1/2016 đảng đã than:” Tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.”

Nhưng sau đó, điều được gọi là cải tổ hành chính, thực ra chỉ đề “hành dân là chính”. Trong khi bộ máy biên chế của nhà nước, nói là phải cắt giảm thì lại cứ phìn to thêm khiến số nhân viên nhà nước thặng dư chả biết làm gì nên cứ sáng vác ô đi, chiều vác về và giữa trưa thì gọi nhau đi nhậu bia ôm để mánh mung, chạy mối.

Vì vậy, sau hai Hội nghị xây dựng và chỉnh đốn đảng từ Đảng XI qua đảng XII (2012-2016), tham nhũng vẫn ung dung rung đùi cười vào mũi đảng. Trong khi cán bộ, đảng viên thì cừ tìm đường “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” để kiếm ăn và làm giầu, bỏ mặc Bác Nguyễn Phú Trọng tự do gân cổ lên kêu gào câu thần chú “tuyệt đối trung thành và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.”

Bằng chứng nguy cơ lãnh đạo Việt Nam đang đưa dân tộc và Tổ quốc vào vòng lệ thuộc phương Bắc và phá nát đất nước đã được nguyên Thiếu tướng CSVN, nguyên Đại sứ VN tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh nêu lên trong ý kiến nói về quyết định “dứt bỏ mọi liên hệ với đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng” của Giáo sư Tương Lai hôm 2/9/2017.

Theo nguyên Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang ghi lại thư chuyển của Nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 25/9/2017 thì tướng Vĩnh đã: ”Cho rằng ĐCSVN nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nguy hiểm nhất:

- Một là, ĐCSVN đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì!

- Hai là, ĐCSVN không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi ĐLĐVN trước đây nữa!

- Ba là, ĐCSVN ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào ĐCSTQ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với ĐCSTQ, Ban lãnh đạo ĐCSVN kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào ĐCSTQ! ĐCSVN làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn TQ xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi TQ ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của TQ đòi VN phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam!”

Tướng Vĩnh, một người được kính trọng trong hàng ngũ các đảng viên kỳ cựu nói thêm:” Quyết định của anh Tương Lai chắc chắn sẽ gợi mở cho nhiều đảng viên lão thành cũng như rất nhiều đảng viên chân chính khác muốn có những hành động thiết thực, có ý nghĩa nhằm thúc đảy cuộc đấu tranh ngăn chặn những sai lầm nguy hiểm đang dẫn dắt ĐCSVN đến bên bờ vực thẳm sụp đổ!”

CÁN BỘ VÀ CÁN NGỐ

Trong khi đó, ông Vũ Mão nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã nói với báo Giáo dục Việt Nam ngày

25/09/17:”Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động…Trường hợp nhiều lãnh đạo bị kỷ luật nặng thời gian qua vì một thời gian dài Đảng đã buông lỏng công tác cán bộ.”

Ông Mão nói:”Tôi cho rằng công tác cán bộ từ đổi mới đến nay, đặc biệt trong vòng 10 – 15 năm có quá nhiều vấn đề" như:

-Công tác rèn luyện, tu dưỡng, phê bình và tự phê bình lâu nay bị xem nhẹ. Mặc dù công tác phê bình và tự phê bình được tiến hành thường xuyên nhưng lâu nay đã trở nên hình thức hóa, hành chính hóa đến mức làm cho lấy lệ, làm đủ thủ tục để đối phó.

-Hiện tượng phổ biến là phê bình kiểm điểm trở thành việc làm mang tính tình cảm đồng chí nhẹ nhàng, động viên nhau, thâm chí vuốt ve, tâng bốc vì nể nang nhau.

-Hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi, ngay cả các chi bộ của các cơ quan đầu não.

Vấn đề này không phải đảng viên không biết, lãnh đạo Đảng các cấp không biết mà đáng tiếc là từ cán bộ trung ương đến cán bộ cấp cơ sở đều biết nhưng xem chuyện đó là bình thường. Đấy là vấn đề rất nguy hiểm”.

Ông Mão kết luận:”Nói cho đúng, không có việc sai trái của cơ chế thị trường mà cái sai ở đây là không hiểu hết bản chất của cơ chế thị trường nên đã bị mặt trái của cơ chế này chi phối. Chính vì thế đã xảy ra tình trạng “Thị trường hóa công tác cán bộ”. Đây là điều đáng báo động và rất nguy hiểm.

Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động.”

Cuối cùng, Giáo sư Tương Lai nhận xét về tình trạng tham nhũng hiện nay ở Việt Nam đã viết trong “ Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 14”, phổ biến ngày 25/9/2016 rằng:”Một thể chế được dựng lên theo một mô hình đã sụp đổ, mà là sụp đổ cả hệ thống, nhưng lại vẫn được ngoan cố trì kéo suốt mấy thập kỷ tại Việt Nam, đưa đất nước đi vào ngõ cụt với thể chế toàn trị phản dân chủ, nguồn gốc của tham nhũng, đặc biệt tệ hại nhất trong hai nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng,thì sự bục vỡ như đang diễn ra là khó tránh khỏi.”

Như vậy thì đảng CSVN đã suy tàn và lãnh đạo tan hoang chưa, hay họ vẫn tin là mình còn vững trong vòng tay kẻ đặc thù Trung Cộng ? -/-

Phạm Trần

(09/017)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Dưới Mây Giông
Nguyễn Bá Khanh
08:09 27/09/2017
THÁNH GIÁ DƯỚI MÂY GIÔNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Dù trời có mưa hay giông bão
Tôi vẫn không sợ hãi gì
Vì có Chúa ở cùng tôi.
(nbk)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/09/2017: Sát sinh kinh hoàng gây căng thẳng Ấn Giáo – Phật Giáo Nepal
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:26 27/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Bộ phim do Đức Thánh Cha đóng vai chính được chiếu thử tại Vatican

Hôm thứ Tư 20 tháng 9, một bộ phim do Đức Thánh Cha đóng vai chính đã được chiếu thử tại Vatican.

Cuốn phim có tựa đề là “Beyond the Sun”, là một bộ phim về những trẻ em trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả tiền thu được từ phim này sẽ được chuyển đến các tổ chức bác ái để giúp những trẻ em đang gặp khó khăn ở Á Căn Đình, là quê hương của Đức Giáo Hoàng.

Nhà sản xuất phim Andrea Iervolino nói với tờ The Guardian rằng quay phim Đức Giáo Hoàng là một kinh nghiệm choáng ngợp trong đời làm phim của ông. Ông nói:

“Mỗi năm chúng tôi làm từ 8 đến 10 bộ phim với những ngôi sao điện ảnh lớn ... Đây không chỉ là một bộ phim. Đây là điều rất đặc biệt.”

Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên màn hình tổng cộng 6 phút ở giữa và cuối của bộ phim.

Các chuyên viên thu hình và đạo diễn phải mất một ngày để sắp xếp máy móc, và các thiết bị chụp, nhưng việc quay phim cuối cùng chỉ mất vài phút.

Sau khi quay phim xong, Đức Giáo Hoàng nói với đoàn làm phim: “Hãy cầu nguyện cho tôi”

Iervolino cho biết bộ phim cho thấy Đức Thánh Cha là một “người của công chúng”, khi dạy cho các em cách đọc Phúc Âm.

Bộ phim sẽ được công chiếu chính thức vào dịp Giáng Sinh năm nay.

2. Một đoạn trong bộ phim “Beyond the Sun”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Quý vị và anh chị em đang xem một đoạn trong cuốn phim “Beyond the Sun”.

Trong phim Đức Thánh Cha nói với các trẻ em:

“Đừng nghĩ đến sách Phúc Âm như một quyển sách khổng lồ. Sách Phúc âm rất là gọn nhỏ. Nhưng chúng con phải đọc một cách chậm rãi, từng chút một. Và các con nên đọc cùng với một người có thể giải thích bất cứ điều gì các con không hiểu.

“Cha cũng khuyên những người lớn nên luôn mang theo một sách Phúc Âm nhỏ với họ trong túi của họ, trong xách tay của người phụ nữ, chẳng hạn, bởi vì - trên tàu điện ngầm hoặc trên xe buýt, hoặc khi chờ đợi bác sĩ, biết đâu chúng ta có thể đọc một chút. Đừng coi sách Phúc Âm như một vật trang trí trong nhà.”

Ngài nói thêm: “Hãy nói chuyện với Chúa Giêsu ... Hãy nói với Chúa điều gì đang xảy ra với các con. Chuyện gì xảy ra hôm nay. Nói với Ngài những điều các con thấy, những điều các con không hài lòng, nơi trường học hoặc ngoài phố, hoặc trong gia đình của các con ... Chúa Giêsu đang chờ chúng con, Ngài đang tìm kiếm các con, mà các con không nhận ra ... Hãy tìm Ngài, và đó là cách các con sẽ tìm thấy Ngài. Hãy dám làm điều đó.”

3. Liên Hiệp Quốc cho biết chế độ nô lệ không phải là chuyện cổ tích nhưng là một thực tại trên thế giới

Hôm thứ Tư 20 tháng 9, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, một nghiên cứu về tình trạng nô lệ thời hiện đại đã được công bố. Đây là kết quả điều tra của Tổ chức Lao động Quốc tế, gọi tắt là ILO, và chương trình Walk Free Foundation, cùng hợp tác với Tổ chức Di dân Quốc tế (gọi tắt là IOM). Nghiên cứu này đã cho thấy quy mô kinh hoàng của chế độ nô lệ hiện đại với hơn 40 triệu người trên thế giới hoàn toàn không có chút tự do hay nhân quyền nào trong năm 2016.

Nghiên cứu này cũng xác nhận rằng khoảng 152 triệu trẻ em, từ 5 đến 17 tuổi, là đối tượng của lao động trẻ em.

Các ước tính mới cũng chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chế độ nô lệ hiện đại, chiếm gần 29 triệu người, hay 71 phần trăm trên tổng số những người nô lệ trên thế giới. Phụ nữ tiêu biểu cho 99 phần trăm nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong ngành mại dâm và 84 phần trăm bị cưỡng bức kết hôn.

Nghiên cứu cho thấy trong số 40 triệu nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, khoảng 25 triệu người đã bị cưỡng bức lao động, và 15 triệu người đã bị cưỡng bức kết hôn.

70.9% lao động trẻ em là trong ngành nông nghiệp. 17.1% lao động trẻ em làm việc trong các ngành dịch vụ, trong khi 11.9 phần trăm lao động trẻ em làm việc trong ngành công nghiệp.

4. Bối cảnh chuyến viếng thăm Giáo Hội Nhật của Đức Hồng Y Fernando Filoni

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Kitô giáo đến với Nhật Bản nhờ các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, các nhà thám hiểm, và đặc biệt là các linh mục dòng Tên, chẳng hạn như Thánh Phanxicô Xaviê. Người Công Giáo đã thành lập nên thành phố Nagasaki, có thời được xem là trung tâm Kitô giáo quan trọng nhất ở vùng Viễn Đông. Đó là nơi xuất phát các đoàn truyền giáo đến toàn vùng Đông Á và Đông Nam Á.

Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.

Trong bối cảnh đó, đạo thánh Chúa đang chết dần mòn tại quốc gia này. Số tín hữu Công Giáo tại Nhật chỉ có 450 ngàn người, tương đương với 0.36% trong tổng dân số 120 triệu người. Các cuộc trở lại Công Giáo rất hiếm và cộng đoàn tại đây có nguy cơ tàn lụi. Trong năm 2016, chỉ có 1 người trẻ gia nhập chủng viện. Trong số 1,800 Linh Mục đang hoạt động tại Nhật, có 519 vị tức là gần 1 phần 3 là người nước ngoài. Cả nước có 13 giáo phận và 3 tổng giáo phận.

Khác với quốc gia lân bang là Nam Hàn, ý thức về nghĩa vụ truyền giáo tại Nhật không cao và có nhiều điều lấn cấn. Trong những năm qua, Hội Ðồng Giám Mục Nhật Bản đã phản đối và cấm một số phong trào đã được Tòa Thánh chấp nhận, như Con đường Tân Dự Tòng, vì cho rằng các thành viên phong trào này quá hăng hái hoạt động truyền giáo, không hợp với tinh thần văn hóa của Nhật.

Chính vì thế, Đức Thánh Cha đã cử Ðức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, thực hiện một cuộc viếng thăm Giáo Hội tại Nhật bản trong 9 ngày, từ 17 đến 26 tháng 9 năm 2017.

5. Tại Nagasaki, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc tranh biện gay gắt về nhu cầu truyền giáo tại Nhật

Trong diễn từ hôm thứ Ba 21 tháng 9 tại Nagasaki, Đức Hồng Y Filoni đã có một bài diễn văn “nẩy lửa” trước các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh của tổng giáo phận Nagasaki.

Mở đầu, Đức Hồng Y nói Giáo Hội Nhật Bản, cần phải “tiếp tục sứ vụ truyền giáo cho những người không phải Kitô hữu”. “Anh chị em, các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân phải đặt vào mắt những người không phải Kitô hữu bản sắc của Chúa Giêsu qua cuộc sống của chính anh chị em. Anh chị em phải tiếp cận họ với sự kiên nhẫn và tình bạn và phải cảm nghiệm với lòng biết ơn rằng các hoạt động tông đồ như vậy là các công việc được thực hiện bởi Ân Sủng, nghĩa là từ Thiên Chúa”.

Đức Hồng Y đặc biệt nhấn mạnh tính chất khẩn cấp phải thực hiện sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội trong giai đoạn này của đất nước, khi tất cả mọi niềm tin tôn giáo đang phôi pha nhanh chóng trong xã hội hiện sinh Nhật Bản.

Trích dẫn Thánh Phaolô Tông Đồ, Đức Hồng Y nhận xét rằng căn tính Kitô dường như chẳng mấy khi tương hợp với nền văn hóa được xiển dương trong xã hội. Ngay cả ở Nhật Bản, những bách hại kinh hoàng trước đây cho thấy “việc sống các đòi buộc của Tin Mừng là một thách đố, bởi vì điều này không phải lúc nào cũng phù hợp với một nền văn hoá trong đó người ta ưa chuộng sự thống nhất và hài hòa”. Các phản ứng tương tự cũng đã từng xảy ra “ở Giêrusalem, cũng như ở Rôma và Hy Lạp vào thời các thánh Tông Đồ, và không chỉ trong những năm đầu của Giáo Hội”, bởi vì “đức tin nơi Đức Kitô luôn luôn bị coi, trong mọi xã hội truyền thống, như một ‘cuộc cách mạng’”.

Bất kể những đe doạ và sự phản đối của những người coi Kitô giáo là “một yếu tố ngoại lai đe dọa sự hòa hợp của xã hội”, sứ vụ truyền giáo đối với các tín hữu Kitô phải “là một niềm đam mê, nó giống như một tình yêu áp đảo. Bạn không thể kiểm soát nó, nó chi phối cả cuộc đời bạn. Không có lý trí nào, làm dịu lại hay giết chết được nhiệt tình này”

6. Căng thẳng tại Kathmandu nhân dịp Tết Dashai cuả Ấn Giáo

Tết Dashai cuả Ấn Giáo đã bắt đầu hôm 21 tháng 9 và kéo dài trong 15 ngày. Căng thẳng trong dịp Tết Dashai đã dâng lên rất cao giữa các tín hữu Phật giáo và Ấn giáo.

Theo ước tính thì sẽ có đến một triệu dê, cừu, trâu và chim chóc bị giết trong dịp Tết này. Máu tươi của chúng được dùng để tưới lên các bức tượng cuả các vị thần Ấn giáo và lên cả những bực thềm của các đền thờ. Mùi hôi tanh nồng nặc cả một vùng xung quanh các đền thề Ấn giáo.

Đối với các Phật tử, là những người chống lại tất cả các hình thức sát sinh, Tết Dashai của Ấn Giáo được coi là một điều vừa đáng kinh sợ, vừa sỉ nhục niềm tin của họ.

Do đó, những ngày tết Dashai đã bắt đầu ở Nepal với nhiều cuộc biểu tình của các Phật tử và các nhà hoạt động cho quyền động vật.

Lo sợ xung đột có thể xảy ra, chính phủ đã tăng cường an ninh một cách đáng kể xung quanh tất cả các ngôi đền. Cảnh sát và cả quân đội bao quanh các đền thờ Ấn giáo để giữ trật tự.

7. Ðức Thánh Cha lo âu vì thái độ chống người di dân đang gia tăng tại Âu Châu

Ðức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lo âu và đau buồn vì những dấu hiệu bất bao dung, kỳ thị và bài người nước ngoài ở nhiều miền của Âu Châu, kể cả trong các cộng đoàn Công Giáo.

Ngài nói lên lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22 tháng 9 dành các vị Giám đốc toàn quốc về mục vụ di dân và tị nạn thuộc các nước Âu Châu về Roma tham dự cuộc gặp gỡ do Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu tổ chức.

Ðức Thánh Cha nhận xét rằng thái độ bất bao dung, kỳ thị và bài người nưc ngoài thường do sự nghi kỵ và sợ hãi người khác, sợ cái gì khác biệt và người ngoại quốc. Ngài nói: “Ðiều làm tôi càng bận tâm hơn nữa là nhận xét đau buồn khi thấy các cộng đoàn Công Giáo chúng ta ở Âu Châu cũng không tránh được những phản ứng tự vệ và loại bỏ, được biện minh bằng một thứ “nghĩa vụ luân lý” phải bảo tồn căn tính văn hóa và tôn giáo nguyên thủy.”

Bác bỏ lập luận đó, Ðức Thánh Cha nói: “Giáo Hội phổ biến trong mọi đại lục là nhờ sự “di cư” của các thừa sai xác tín về đặc tính hoàn vũ sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, nhắm đến mọi người nam nữ thuộc mọi nền văn hóa. Trong lịch sử Giáo hội không thiếu những cám dỗ của chủ trương loại người khác và bảo vệ thành trì văn hóa, nhưng Chúa Thánh Linh luôn giúp chúng ta khắc phục những cám dỗ ấy, bảo đảm một sự liên tục cởi mở đối với người khác, sự cởi mở ấy được coi như một cơ hội cụ thể để tăng trưởng và được phong phú”.

Ðức Thánh Cha đề cao những khía cạnh tích cực của làn sóng nhập cư vào Âu Châu như cơ hội để thực thi đặc tính Công Giáo, phát triển tinh thần đại kết và liên tôn cũng như là cơ hội để loan báo Tin Mừng”

8. Ðức Thánh Cha Phanxicô thành lập Học viện mới về Hôn nhân và Gia đình.

Ðức Thánh Cha Phanxicô đã thành lập một Học viện giáo hoàng mới để học hỏi về hôn nhân và gia đình, thay thế Học viện do Ðức giáo hoàng Gioan Phaolô II thành lập vào năm 1981.

Ðược công bố trên báo L'Osservatore Romano hôm thứ Ba 19 tháng 09, Tự sắc “Summa Familiae cura” (Hết lòng chăm sóc cho gia đình) với chữ ký của Ðức Thánh Cha ngày 08 tháng 09 năm 2017 nêu rõ Viện Thần học Giáo hoàng về Hôn nhân và Gia đình Gioan Phaolô II được thành lập nhằm đẩy mạnh nỗ lực của hai Thượng Hội đồng Giám mục gần đây và Tông huấn Amoris Laetitia.

Ghi nhận tầm quan trọng của Học viện ban đầu, là Học viện này được thành lập sau Thượng hội đồng về Gia đình năm 1980 - Ðức Thánh Cha Phanxicô nói rằng các Thượng Hội đồng năm 2014 và 2015 đã mang lại một nhận thức mới về “những thách đố mục vụ mới mà cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi phải đáp ứng”.

Những thay đổi về nhân học và văn hoá hiện nay, theo Ðức Thánh Cha, đòi hỏi “một cách tiếp cận đa dạng và phân tích”, không thể “giới hạn trong các hoạt động mục vụ và truyền giáo” của quá khứ.

Thay vào đó, Ðức Thánh Cha nói, chúng ta phải có khả năng diễn giải đức tin của chúng ta trong một bối cảnh mà trong đó các cá nhân ít được nâng đỡ hơn trước đây khi họ phải đối mặt với các thực tại phức tạp của đời sống gia đình. Trung thành với giáo huấn của Chúa Kitô, Ðức Thánh Cha nói, chúng ta phải xem xét những “ánh sáng và bóng tối ấy của đời sống gia đình” với óc thực tiễn, sự khôn ngoan và tình yêu.

Cũng như học viện trước, học viện mới sẽ tiếp tục hoạt động như một bộ phận của Ðại học Giáo hoàng Latêranô, và gắn liền với Tòa Thánh qua Bộ Giáo dục Công Giáo, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống và Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống.

Tự sắc Summa Familiae cura có hiệu lực ngay lập tức. Các sinh viên theo học và tốt nghiệp tại Học viện mới sẽ được cấp bằng cao đẳng, cử nhân và tiến sĩ về hôn nhân và gia đình.

9. Ðức Thánh Cha tái lên án nạn lạm dụng trẻ em.

Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tái lên án nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên là tội ác, đồng thời mời gọi toàn thể Giáo Hội tích cực bài trừ tệ nạn này.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21 tháng 9, dành cho Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em gồm 18 người, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của Ðức Hồng Y Chủ tịch Sean O'Malley, cũng là Tổng Giám Mục giáo phận Boston.

Ðức Thánh Cha khẳng định rằng “Tai tiếng lạm dụng tính dục thực là một sự tàn hại kinh khủng cho toàn nhân loại, nó làm thương tổn bao nhiêu trẻ em, người trẻ và những người lớn dễ bị tổn thương tại tất cả các nước và trong mọi xã hội. Cả Giáo Hội cũng đã trải qua kinh nghiệm rất đau thương. Chúng ta cảm thấy tủi hổ vì những tội lạm dụng do các thừa tác viên thánh chức phạm, những người mà lẽ ra họ phải là những người đáng tín nhiệm nhất”.

Ðức Thánh Cha cũng thẳng thắn nói rằng “Lạm dụng tính dục là một tội ác đáng kinh tởm, hoàn toàn trái nước và mâu thuẫn với điều mà Chúa Kitô và Giáo hội dạy chúng ta.. Một lần nữa tôi lập lại rằng Giáo hội, ở mọi cấp độ, sẽ áp dụng các biện pháp một cách nghiêm ngặt nhất đối với những người đã phản bội ơn gọi và lạm dụng các con cái của Thiên Chúa. Các biện pháp kỷ luật mà các Giáo Hội địa phương đã chấp nhận phải được áp dụng cho tất cả những người làm việc trong các tổ chức của Giáo Hội. Tuy nhiên trách nhiệm đầu tiên chính là của các Giám Mục, Linh Mục, và tu sĩ là những người đã nhận ơn gọi từ Chúa, dâng hiến đời mình để phục vụ, cảnh giác bảo vệ tất cả những trẻ em, người trẻ và người lớn dễ bị tổn thương”.

10. Thiên tai kinh hoàng tại Mễ Tây Cơ

Ngày 7 tháng 9 vừa qua, một trận động đất ‘cực mạnh’ với cường độ 8.1 đã xảy ra khiến nhiều vùng đã bị cô lập. Việc tiếp cứu cho các nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn khiến cho Liên Hiệp Quốc lo ngại rằng nhiều người có thể sẽ chết vì đói.

Chưa hết, một trận động đất khác vừa xảy ra giữa ban ngày, cụ thể là vào lúc 2h trưa ngày 19 tháng 9, ngay sau khi thành phố Mexico City vừa kết thúc lễ tưởng niệm biến cố động đất kinh hoàng 32 năm trước làm 5000 người thiệt mạng 5000 và 50,000 người khác bị thương.

Theo tin sơ khởi thì đã có ít nhất 217 người chết ở Mexico City trong đó có ít nhất 25 trẻ em trong một trường học bị sụp đổ, và ít nhất 15 người đang tham dự Thánh Lễ đã thiệt mạng khi một nhà thờ bị lật nhào ở bang Puebla.

Chiếc vòm của nhà thờ thánh Giacôbê Tông Đồ đã bị nứt và đổ xuống trên đầu cuả một gia đình đang tham dự lễ rửa tội cho đứa con gái.

Ít nhất 11 người đã thiệt mạng, trong đó có đứa bé được rửa tội. Linh mục chánh xứ đang rửa tội cho cháu bé cũng bị chôn vùi trong đống đổ nát nhưng may mắn được cứu sống.

Sau trận động đất, người dân thị trấn Atzala đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm cơ thể nằm bên dưới đống đổ nát của ngôi nhà thờ xây từ thế kỷ 17.

Ngay sau trận động đất, Tổng giáo phận Puebla đã phát hành một bản tuyên bố chia buồn đến các gia đình của những người tử nạn.

Tổng giáo phận Puebla cho biết trong giáo phận có 163 nhà thờ bị hư hỏng.

Tổng giáo phận kêu gọi người dân “bình tĩnh, lưu ý đến những chỉ dẫn của chính quyền, trong tình đoàn kết với những người đang cần giúp đỡ và không gây ra những hành động nguy hiểm không cần thiết cho chính mình và cho người khác .”

11. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ trước hai vụ động đất kinh hoàng

Các giám mục cuả Mễ Tây Cơ đã lên tiếng kêu gọi đoàn kết và khấn nguyện xin đức Bà Guadalupe cầu bầu và an ủi. Các giám mục Hoa Kỳ cũng bày tỏ phân ưu và ở Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xúc động cầu xin mọi người hãy thông công cầu nguyện.

“Chúng tôi cùng đau buồn với những nạn nhân của trận động đất xảy ra hôm nay, 19 tháng 9 năm 2017, ở nhiều nơi trong nước”. Đức Tổng Giám Mục José Francisco Robles Ortega Guadalajara, chủ tịch Hội đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ, và Đức Giám Mục Phụ Tá Alfonso G. Miranda Guardiola Monterrey, tổng thư ký, đã cho biết như trên trong tuyên bố đưa ra hôm 20 tháng 9.

Lên tiếng ca ngợi những nỗ lực cứu hộ để giải cứu những nạn nhân, bản tuyên bố viết tiếp “Một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến tình đoàn kết của người Mễ Tây Cơ, trước những những đau khổ của anh chị em của họ.”

“Hôm nay hơn bao giờ hết, chúng tôi kêu mời toàn thể dân Chúa hãy hợp nhất trong tình tương trợ cho các anh chị em đang phải hứng chịu các tai ương xảy ra khắp nước,” ... “Chúng tôi xin Mẹ chả chúng ta, Đức Bà Guadalupe, hãy ban ơn yên ủi và nhờ sự cầu bầu cuả Mẹ, giúp chúng ta và tăng cường chúng ta, trong việc xây dựng lại đất nước.”

Tại giáo phận Puebla, Caritas và các ủy ban mục vụ của giáo phận ra thông báo rằng họ đang phân phối thực phẩm, vệ sinh cá nhân và tã cho các trung tâm tạm trú địa phương.

12. Phản ứng của Đức Thánh Cha trước các vụ động đất kinh hoàng tại Mễ Tây Cơ

Tại Vatican trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 20 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mối ưu tư và kêu gọi các tín hữu trên thế giới cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

“Trong thời điểm phiền muộn này, tôi muốn được gần gũi và cầu nguyện với tất cả mọi người dân Mễ Tây Cơ yêu quý. Tất cả chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để xin Ngài ôm vào lòng những người vừa mất đi mạng sống, an ủi những người bị thương tích, gia đình của họ và tất cả những người bị ảnh hưởng,”

Đức Thánh Cha cũng cầu xin Đức Trinh nữ Guadalupe “gần gũi với quốc gia Mễ Tây Cơ yêu quý” trong giớ phút khó khăn này.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã gởi tiền giúp vào những nỗ lực cứu trợ động đất ở Mễ Tây Cơ nhằm trợ giúp những người sống sót và gia đình của các nạn nhân.

Ngân khoản đóng góp ban đầu là 150,000 Mỹ Kim đã được gởi qua Cơ Quan Phát Triển Nhân Sự của Tòa Thánh. Số tiền này được chia cho những nổ lực cứu trợ cấp thời trong các giáo phận bị thiệt hại nặng nhất trong cơn động đất.

Sự đóng góp này nói lên sự quan tâm, gần gũi của Đức Giáo Hoàng đối với những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, là một phần nhỏ hỗ trợ tài chánh được gởi đến Mễ Tây Cơ qua các hội đồng giám mục và các tổ chức Caritas.

Các giám mục Hoa Kỳ cũng gửi lời chia buồn với người dân Mễ Tây Cơ.

“Một lần nữa, lòng chúng tôi trĩu nặng vì các anh chị em bên Mễ Tây Cơ, ngày hôm nay đã phải chịu thêm một trận động đất thảm khốc,”. Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên ngay hôm 19 tháng 9.

Ngài nói thêm: “Chúng tôi kết hiệp cùng họ trong lời cầu nguyện và tình đoàn kết, và cùng nhau van nài đến lòng từ mẫu cuả Đức Bà Guadalupe, là đấng hay an ủi và giàu lòng thương xót”.

13. Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ viếng thăm một trung tâm phục hồi chức năng ở Rôma

Chiều thứ Sáu 21 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện một chuyến thăm bất ngờ đến một trung tâm phục hồi chức năng ở Rome dành cho các bệnh nhân bị các chứng bệnh về thần kinh.

Một tuyên bố của văn phòng báo chí Tòa thánh cho biết chuyến viếng thăm này là một sự tiếp nối sáng kiến ”Thứ Sáu của Năm Thánh Lòng Thương Xót” mà Đức Thánh Cha đã đưa ra để khuyến khích các cử chỉ liên đới thực tế với những ai đang trong tình cảnh khó khăn.

Trung tâm phục hồi chức năng Santa Lucia, nằm về phía nam của thành phố Rome, nổi tiếng về việc chăm sóc các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần do tai biến mạch máu não, bệnh tủy xương, chứng Parkinson và chứng đa xơ.

Đến nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đã được nồng nhiệt chào đón bởi ban giám đốc và nhân viên của trung tâm, cũng như các bệnh nhân và các thành viên trong gia đình họ. Đức Thánh Cha đã dành thời gian để nói chuyện và cười đùa với nhiều đứa trẻ. Ngài đặc biệt chú ý đến các phương pháp giúp các trẻ em có thể cử động bình thường trở lại.

Ngài cũng gặp những bệnh nhân lớn tuổi hơn, từ 15 đến 25 tuổi, nhiều người trong số họ bị các khuyết tật nghiêm trọng do tai nạn xe cộ.

Trước khi rời khỏi trung tâm, Đức Giáo Hoàng đã viếng thăm một phòng tập thể dục phục hồi chức năng cho người già và sau đó dành vài phút cầu nguyện trong một nhà nguyện trong trung tâm này.

14. Xu hướng sử dụng điện thoại cầm tay để cầu nguyện đang tăng mạnh

Các sách lễ Công Giáo được in công phu trên những tờ giấy thượng hạng càng ngày càng khó bán vì số người sử dụng điện thoại cầm tay thay cho các sách lễ đang tăng mạnh tại Hoa Kỳ. Một nghiên cứu mới của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ, gọi tắt là CARA của Đại học Georgetown đã cho biết như trên.

Nghiên cứu này cho thấy xã hội Hoa Kỳ đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào các thiết bị điện tử để tiêu thụ thông tin. Số lượng báo in đang giảm mạnh và lần lượt bị thay bằng các trang tin trực tuyến, có khả năng chuyển tải thông tin tức thì và bao gồm cả các videos, là điều báo in không thể làm được. Sách bìa cứng cũng được thay thế bằng sách điện tử. Ngay cả sách giáo khoa và sách dành cho trẻ em cũng đang được chuyển qua sử dụng kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, khả năng truy cập vào các tác phẩm thời danh của các tác giả được yêu thích với giá $0.99, thậm chí là miễn phí, khiến cho sách in không còn có khả năng cạnh tranh với sách điện tử.

Chỉ trong năm 2016, chỉ tính trên hệ điều hành Android, tại Hoa Kỳ đã có thêm ít nhất 350 chương trình ứng dụng, mà từ chuyên môn gọi là apps, dành cho giới Công Giáo bao gồm các kinh nguyện hàng ngày, các kinh nguyện dành cho Giờ Kinh Phụng Vụ, những bài suy niệm, những bài chú giải Kinh Thánh, hạnh tích các thánh, giáo lý Công Giáo, và cả các thánh lễ. Hầu hết, các chương trình ứng dụng này là miễn phí.

Vì thế, ngày càng có nhiều người Công Giáo tại Hoa Kỳ sử dụng điện thoại cầm tay để cầu nguyện.

15. Những tiện lợi và hạn chế của sách kinh điện tử

Lợi ích lớn nhất của sách kinh điện tử là sự tiện lợi. Rõ ràng, mang theo một cuốn sách kinh hàng ngày hoặc cuốn Kinh Thánh bất tiện hơn nhiều so với mang theo điện thoại cầm tay, là thiết bị dù sao cũng phải mang theo bên người. Tiến sĩ Mark Gray của Đại học Georgetown cho biết nhiều người được phỏng vấn nói họ dùng điện thoại cầm tay để cầu nguyện hàng ngày khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Cameron Garden viết trên tờ Catholic Herald rằng ngay cả trong chốn riêng tư như trong nhà, ông cũng sử dụng điện thoại cầm tay để cầu nguyện. Nhiều ứng dụng Công Giáo bao gồm những chức năng giúp tìm kiếm nhanh hơn rất nhiều so với sách in. Hơn thế nữa, nội dung lại được cập nhật không ngừng.

Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận rằng sử dụng điện thoại cầm tay để cầu nguyện làm cho nhiều người phân tâm. Để bước vào trạng thái cầu nguyện sâu sắc, chúng ta cần một trái tim yên tĩnh. Chúng ta không thể thực sự cầu nguyện nếu não chúng ta vẫn trong một cơn bão xoáy của sự phân tâm và lo lắng. Nhiều người cảm thấy các thiết bị điện tử tạo ra một sự bồn chồn trong tâm hồn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màn hình kích thích bộ não của chúng ta hơn là làm cho chúng ta bình tĩnh, và đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tránh sử dụng điện thoại cầm tay ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

Báo cáo cũng ghi nhận cho đến nay rất ít người Mỹ dùng điện thoại cầm tay để cầu nguyện trong nhà thờ.

Ý kiến của chị Maria Heather có thể tiêu biểu cho ý kiến chung của nhiều người.

“Tôi sử dụng điện thoại cầm tay để cầu nguyện tại nhà, trên xe điện, xe bus nhưng tôi không dùng nó trong nhà thờ. Những người xung quanh không biết tôi đang cầu nguyện hay đang check mail. Tôi không muốn gây gương mù cho người khác,” chị nói.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 27/9/2017
VietCatholic Network
23:22 27/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư 27 tháng 9. “Đừng để bị lấy mất niềm hy vọng”.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ viếng thăm một trung tâm phục hồi chức năng ở Rome.

3- Đức Thánh Cha Phanxicô nói về các tội ác có tổ chức.

4- Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi Mỹ và Bắc Triều Tiên đấu dịu.

5- Tòa Thánh Ký kết hiệp ước về Ngăn Cấm Vũ Khí Hạch Nhân.

6- Liên Hiệp Quốc cho biết: chế độ nô lệ không phải là chuyện cổ tích nhưng là một thực tại trên thế giới.

7- Giáo hội Ba-Lan đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho thế giới.

8- Những Kitô hữu tỵ nạn tại Sudan bị bắt buộc phải đọc kinh Hồi Giáo mới được nhận thức ăn.

9- Xu hướng sử dụng điện thoại cầm tay để cầu nguyện đang tăng mạnh.

10- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cứu trợ tại 2 Giáo xứ: Đông Yên và Quý Hòa.

11- Giới thiệu Thánh Ca: Nguyện Cầu Mẹ Việt Nam.

Mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Ave Maria - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
04:24 27/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây