Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Bẩy 26/09/2020: Hạnh phúc đích thực – Suy Niệm của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao
Giáo Hội Năm Châu
06:15 25/09/2020
Bài giảng thứ 7, 26/9/2020 tuần 25 năm chẵn. Luca 9:43b-45
Kính thưa qúi ông bà và anh chị em.
Bài Phúc Âm của thánh Luca thuật lại khi các môn đệ hãnh diện và vinh dự vì Đức Giêsu thày của họ đã làm nhiều phép lạ, nhưng Ngài lại hắt chậu nước lạnh trên đầu họ: “Con người sắp bị nộp vào tay người đời."
Đây là lời tiên đoán lần thứ ba về cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Họ không thể nào hiểu được: Ngài là con Thiên Chúa, làm nhiều phép lạ, rất hữu dụng thực tế và rất nhiều người cũng như họ đang cần Ngài, tại sao Ngài lại tiên đoán tương lai như vậy? Dù với bản tính con người, nhưng người thanh niên Giêsu đã xác định hướng đi và cùng đích của mình: vâng theo thánh ý Chúa Cha để cứu rỗi các linh hồn dù hy sinh mạng sống chính mình, nên Ngài bình thản báo cho các môn đệ biết trước hầu chuẩn bị cho các ngài đừng quá quan tâm đến những gì là phù vân trong trần thế.
Thánh I-nhã trong chương trình linh thao 30 ngày, việc đầu tiên là yêu cầu linh thao viên nhận định “Nền Tảng” của cuộc sống. Ngài nói: “Con người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình. Mọi loài khác dưới đất được tạo dựng cho con người, để giúp họ đạt tới cùng đích Đấng Tạo Hoá đặt cho họ. Bởi thế người ta chỉ được sử dụng thọ tạo theo mức độ chúng giúp đạt tới cứu cánh và phải gạt bỏ khi chúng làm cản trở.”
Thiên Chúa là cánh chung chứ không là phương tiện. Những gì Đức Giêsu làm, danh vọng, vinh dự, khả năng, quyền lực, vất chất và ngay cả sự ruồng bỏ, bắt bớ, khổ nạn và cái chết chỉ là phương tiện dẫn tới cùng đích “ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa”. Ngài gạt bỏ những gì ảnh hưởng đến hành trình chu toàn sứ mạng của Ngài.
Thật bất hạnh cho con người vì thường xuyên mất phương hướng, cứ tưởng phương tiện là cánh chung nên khi đi tìm hạnh phúc, bình an và sự thỏa mãn lại lầm lộn cho rằng những cái nhất thời là đích thực. Con người đễ dàng thỏa mãn những kết quả nhanh chóng, hoặc hạnh phúc khi những ước muốn và đòi hỏi được thỏa mãn dù chỉ vài giờ. Một khi không được thỏa mãn thì tự làm mình đau khổ.
Có lẽ chúng ta thường nghe than phiền: “Tại sao Chúa lại bắt con khổ như vậy?” Tôi tin rằng, chúa không bắt ai phải đau khổ cả. Khổ là do chính mình. Chúng ta từ chối hoặc không chấp nhận nguyên nhân gây khổ đau, rồi tìm đủ mọi lý do chứng minh rằng đó không phải lỗi của mình. Chúng ta đổ tội cho người khác và cứ khư khư đổ cho họ mà không nhận ra thành kiến, quan niệm và đòi hỏi của mình. Khi không tự giải thoát thi chính mình sẽ bị đau khổ dằn vặt. Chẳng lẽ chúng ta cứ phàn nàn, than thân trách phận và đổ lỗi cho người khác và cho Chúa? “Tại sao Chúa lại bắt con khổ như vậy?” mà không nhận ra chính mình tạo đau khổ cho mình.
Nếu chúng ta không khư khư cho mình là đúng, không đổ lỗi cho người khác, vì mình không đạt được ước muốn và đòi hỏi. Chúng ta hãy đối diện với khúc mắc, với vấn đề đó và coi đó là “"Phù vân, mọi sự đều là phù vân cả !" Chúng cản trở mục đích của đời mình thì hảy bỏ đi. Hãy giải thoát chính mình khỏi những thành kiến, những ý tưởng tạo đau khổ cho mình để được bình an hạnh phúc. Hãy phó thác và xác định lại mục đích của cuộc sống chính mình. Hoặc dùng chúng để đạt được mục đích: “ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa”. Có thể Thiên Chúa đã dùng phương tiện này để giúp chúng ta nên thánh và tiến gần cùng đích không? Vậy chúng ta phải nhận định lại cái gì là phương tiện cái gì là cùng đích.
Đức Giêsu đã xác định mục đích của Ngài trong trần thế: “vâng theo thánh ý Chúa Cha để cứu rỗi các linh hồn dù hy sinh mạng sống chính mình.” Ngài đã lấy chính cuộc sống của Ngài để dạy và mời chúng ta xác định lại mục đích của đời mình hầu có thể có một cuộc sống hạnh phúc không những vĩnh cửu đời sau mà còn trong cuộc sống hiện tại. Thực vậy, muốn có một cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, để cuộc đời không còn phải là phù vân(x Gv 12,8), chúng ta phải sống có mục đích giống Đức Giêsu: “Sống theo ý Cha trên trời, quên mình phục vụ mọi người dưới ánh sáng Tin Mừng, dù biết trước cuối đường phục vụ là Thánh Giá và cái chết đang chờ, nhưng chấp nhận để diễn tả tình yêu trọn hảo, và để minh chứng giá trị chân lý Tin Mừng đem lại hạnh phúc cho những ai đón nhận với tấm lòng tin yêu”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin luôn nhắc nhở và giúp chúng con nhận ra những gì làm chúng con xa rời Chúa, làm chúng con đau khổ và làm đổ vỡ các mối quan hệ, để chúng con biết từ bỏ hầu mang lại hạnh phúc đích thực cho chúng con. Xin cũng giúp chúng con biết đón nhận thánh ý Chúa trong mọi sự vì mọi phương tiện trong trần thế này có thể giúp chúng con nên thánh hơn, và biết dùng mọi loài tạo dựng làm phương tiện ngợi khen, tôn kính và phụng sự Chúa, và nhờ đó cứu rỗi linh hồn mình. Amen.
Xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng: là Cha, và Con và Thánh thần luôn ở cùng anh chị em và gia đình anh chị em luôn mãi. Amen.
Làm Ngay Hôm Nay!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:47 25/09/2020
Làm Ngay Hôm Nay!
Chúa Nhật XXVI TN A
Những gì hôm qua thì đã qua, chuyện ngày mai thì chưa tới, còn việc hôm nay thì đang ở trong tầm tay. Đã là người có lương tri bình thường thì không ai vô tâm, bạc tình khi sống quay lưng với cội nguồn lịch sử và cũng ít có ai sống mà không hướng tới tương lai. Tuy nhiên, không thể chối cãi rằng cái hôm nay mới là cái mang tính quyết định. Chính vì thế nhiều lúc chúng ta cần phải có thái độ “tự do” một cách nào đó với những gì đã qua và với những gì chưa tới.
Đừng quá bám víu vào sự đã qua cho dù đó là những thành quả lẫy lừng, những chiến công hiển hách hay là những thất bại ê chề, những lỗi lầm tủi nhục. Nếu quá khứ của ta là những sự màu hồng thì đáng trân trọng, nhưng hãy coi chừng chuyện thường tình của kiếp người là rất dễ ngủ quên trên chiến thắng và nhất là hãy đề phòng cám dỗ tự kiêu, tự mãn, một cám dỗ thường gây “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Thực tiễn cho thấy chuyện vì tự hào, tự mãn “đã đánh thắng hai đế quốc to”, nên các nhà lãnh đạo nước Việt Nam đã dần đưa đất nước ngụp lặn trong hố sâu của nghèo khó, tụt hậu do chính cái tư duy, nếp nghĩ và cung cách hành xử kiểu “chủ quan, duy ý chí” một thời gian không ngắn. Nếu quá khứ của ta vướng đầy những sự nhuốm màu tím hay đen thì cũng đáng nghiền ngẫm để tự kiểm và rút kinh nghiệm, nhưng cũng phải canh chừng cám dỗ buông xuôi, ngã lòng. Lỗi lầm nào cũng để lại vết thương đau. Thất bại là mẹ thành công. Có người do bị ám ảnh bởi những lỗi lầm, hay thất bại của quá khứ mà nản chí, buông xuôi. Cũng có người biết tích lũy những vết thương đau thành chuỗi kinh nghiệm làm nền tảng cho những thành quả hôm nay. Bài học lịch sử thật đáng quý, tuy nhiên lịch sử không phải là vòng tròn lặp lại cái đã qua như cũ, như xưa.
Đừng quá ảo vọng vào những gì chưa đến. Tương lai thường chất chứa những sự tốt đẹp, vì đó là ước mơ của con người. Chẳng ai lại đi mơ ước điều xấu xa tồi tệ cho chính mình. Họa hiếm mới có một đôi người, khi ở trong tình trạng bất bình thường, mới mong những sự chẳng nên cho bản thân. Đã là người, cần phải có hoài bão và ước mơ. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước cám dỗ xa rời thực tế. Đã có đó một vài chủ thuyết vẽ vời viễn ảnh tương lai “to đẹp hơn gấp mười, gấp trăm ngày nay” để rồi lòe bịp đồng loại lãng quên không nhìn thẳng vào cái hiện tại, một hiện tại đầy bất công, dối trá…
Thiên Chúa là Đấng của hôm nay: Với Thiên Chúa, cái hiện tại là cái quan trọng nhất, là cái có tính quyết định. Trước đây ngươi sống công chính mà bây giờ ngươi làm điều gian ác thì ngươi phải chết. Người tội lỗi xưa làm nhiều sự gian ác mà bây giờ bỏ điều dữ, làm điều chính trực công minh thì sẽ được sống. Ngôn sứ Êdêkien minh nhiên nói thay Thiên Chúa sự thật này (x.Ed 18,27-28).
Đến trần gian, Chúa Kitô thường cảnh tỉnh nhiều vị lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ, những người vốn tự hào về công nghiệp đã qua của mình. Khi kể câu chuyện về hai người con, Chúa Kitô đã làm nổi rõ cái giây phút hiện tại. Người con cả sở dĩ được chấp nhận dù trước đó không vâng lời cha nhưng giờ này anh hối hận và vâng theo lời cha. Trái lại, người con thứ, trước đó đã mau mắn đáp vâng lời cha mà giờ này anh lại không làm theo ý cha thì cũng bằng không. Để khẳng định chân lý này Chúa Kitô còn nói với những Thượng Tế và kỳ mục hôm ấy bằng một kiểu nói long trọng: “Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy, còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin” (Mt 21,31-32). Một số nhà chú giải phân tích chữ “trước” còn có nghĩa là “thay thế”, nghĩa là những người thu thuế và gái điếm sẽ thế cái chỗ của các vị Thượng Tế và kỳ mục trong Nước Trời. Kết thúc dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”, Chúa Kitô đã nêu bật lời của người cha với đứa con cả: “Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỉ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”(Lc 15, 32).
Sống mà không có ngày mai là một cuộc sống thiếu định hướng, thiếu tinh thần cầu tiến. Tuy nhiên cái của ngày mai phải được đặt nền tảng vững vàng trên cái của hôm nay. Nhiều khi chúng ta có thể quá lo lắng cho những sự chưa đến mà bỏ quên bổn phận trong hiện tại. “Anh em đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai, cứ để ngày mai lo…” (Mt 6,34). “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Mt 6,11). “Hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Người, đừng cứng lòng nữa!” (x.Tv 95,7-8).
Đừng để đến ngày mai những gì tốt đẹp và phải đạo có thể làm trong ngày hôm nay: Xét về mặt tiêu cực, dưới nhãn quan đức công bằng thì nếu giam tiền công nhật của người làm công đến hôm sau là đã phạm lỗi bất công (x.Lv 19,13). Còn trên bình diện đức ái thì nếu bỏ qua một việc tốt, một việc lành trong khả năng và hoàn cảnh của ta hôm nay thì đã phạm một điều tồi tệ, đó là tội thiếu sót mà chúng ta thường đấm ngực thú lỗi trong phần khởi đầu của Thánh Lễ: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói và những điều thiếu sót…”.
Lúc sinh thời, mỗi khi gặp những người bệnh tật, dù đó là ngày Lễ nghỉ và theo luật Do Thái giáo bấy giờ thì không được phép, nhưng Chúa Giêsu vẫn ra tay thi ân giáng phúc, bất chấp nhiều luật sĩ và biệt phái giận dữ chống đối và thậm chí còn tìm cách giết Người. Phải làm ngay hôm nay, lúc này, ở đây (hic et nunc) những điều chính đáng và phải đạo trong hoàn cảnh và khả năng của mình. Bởi chưng, nhiều lúc, chính khi không làm điều thiện là làm điều ác, không cứu sống là giết chết, không bênh vực công lý là toa rập với sự gian dối, bất công… (x.Mc 3,4).
Những kẻ tự cao là những người luôn nhớ và muốn kẻ khác nhớ mình đã làm một sự gì đó. Những người tự ti là những người không thể quên và nghĩ rằng người ta không thể quên mình đã lầm lỡ một sự gì đó. Những người lười biếng là những người luôn muốn làm một sự gì đó (mà không bao giờ làm) ( Les paresseurs sont ceux qui toujours veulent faire quelque chose - Ngạn ngữ Pháp ). Những người hèn nhát là những người luôn khát khao một sự gì đó (mà không dám làm). Còn những người công chính là những người bắt tay làm ngay những sự phải làm, đáng làm, nên làm, hôm nay, lúc này.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XXVI TN A
Những gì hôm qua thì đã qua, chuyện ngày mai thì chưa tới, còn việc hôm nay thì đang ở trong tầm tay. Đã là người có lương tri bình thường thì không ai vô tâm, bạc tình khi sống quay lưng với cội nguồn lịch sử và cũng ít có ai sống mà không hướng tới tương lai. Tuy nhiên, không thể chối cãi rằng cái hôm nay mới là cái mang tính quyết định. Chính vì thế nhiều lúc chúng ta cần phải có thái độ “tự do” một cách nào đó với những gì đã qua và với những gì chưa tới.
Đừng quá bám víu vào sự đã qua cho dù đó là những thành quả lẫy lừng, những chiến công hiển hách hay là những thất bại ê chề, những lỗi lầm tủi nhục. Nếu quá khứ của ta là những sự màu hồng thì đáng trân trọng, nhưng hãy coi chừng chuyện thường tình của kiếp người là rất dễ ngủ quên trên chiến thắng và nhất là hãy đề phòng cám dỗ tự kiêu, tự mãn, một cám dỗ thường gây “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Thực tiễn cho thấy chuyện vì tự hào, tự mãn “đã đánh thắng hai đế quốc to”, nên các nhà lãnh đạo nước Việt Nam đã dần đưa đất nước ngụp lặn trong hố sâu của nghèo khó, tụt hậu do chính cái tư duy, nếp nghĩ và cung cách hành xử kiểu “chủ quan, duy ý chí” một thời gian không ngắn. Nếu quá khứ của ta vướng đầy những sự nhuốm màu tím hay đen thì cũng đáng nghiền ngẫm để tự kiểm và rút kinh nghiệm, nhưng cũng phải canh chừng cám dỗ buông xuôi, ngã lòng. Lỗi lầm nào cũng để lại vết thương đau. Thất bại là mẹ thành công. Có người do bị ám ảnh bởi những lỗi lầm, hay thất bại của quá khứ mà nản chí, buông xuôi. Cũng có người biết tích lũy những vết thương đau thành chuỗi kinh nghiệm làm nền tảng cho những thành quả hôm nay. Bài học lịch sử thật đáng quý, tuy nhiên lịch sử không phải là vòng tròn lặp lại cái đã qua như cũ, như xưa.
Đừng quá ảo vọng vào những gì chưa đến. Tương lai thường chất chứa những sự tốt đẹp, vì đó là ước mơ của con người. Chẳng ai lại đi mơ ước điều xấu xa tồi tệ cho chính mình. Họa hiếm mới có một đôi người, khi ở trong tình trạng bất bình thường, mới mong những sự chẳng nên cho bản thân. Đã là người, cần phải có hoài bão và ước mơ. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước cám dỗ xa rời thực tế. Đã có đó một vài chủ thuyết vẽ vời viễn ảnh tương lai “to đẹp hơn gấp mười, gấp trăm ngày nay” để rồi lòe bịp đồng loại lãng quên không nhìn thẳng vào cái hiện tại, một hiện tại đầy bất công, dối trá…
Thiên Chúa là Đấng của hôm nay: Với Thiên Chúa, cái hiện tại là cái quan trọng nhất, là cái có tính quyết định. Trước đây ngươi sống công chính mà bây giờ ngươi làm điều gian ác thì ngươi phải chết. Người tội lỗi xưa làm nhiều sự gian ác mà bây giờ bỏ điều dữ, làm điều chính trực công minh thì sẽ được sống. Ngôn sứ Êdêkien minh nhiên nói thay Thiên Chúa sự thật này (x.Ed 18,27-28).
Đến trần gian, Chúa Kitô thường cảnh tỉnh nhiều vị lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ, những người vốn tự hào về công nghiệp đã qua của mình. Khi kể câu chuyện về hai người con, Chúa Kitô đã làm nổi rõ cái giây phút hiện tại. Người con cả sở dĩ được chấp nhận dù trước đó không vâng lời cha nhưng giờ này anh hối hận và vâng theo lời cha. Trái lại, người con thứ, trước đó đã mau mắn đáp vâng lời cha mà giờ này anh lại không làm theo ý cha thì cũng bằng không. Để khẳng định chân lý này Chúa Kitô còn nói với những Thượng Tế và kỳ mục hôm ấy bằng một kiểu nói long trọng: “Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy, còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin” (Mt 21,31-32). Một số nhà chú giải phân tích chữ “trước” còn có nghĩa là “thay thế”, nghĩa là những người thu thuế và gái điếm sẽ thế cái chỗ của các vị Thượng Tế và kỳ mục trong Nước Trời. Kết thúc dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”, Chúa Kitô đã nêu bật lời của người cha với đứa con cả: “Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỉ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”(Lc 15, 32).
Sống mà không có ngày mai là một cuộc sống thiếu định hướng, thiếu tinh thần cầu tiến. Tuy nhiên cái của ngày mai phải được đặt nền tảng vững vàng trên cái của hôm nay. Nhiều khi chúng ta có thể quá lo lắng cho những sự chưa đến mà bỏ quên bổn phận trong hiện tại. “Anh em đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai, cứ để ngày mai lo…” (Mt 6,34). “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Mt 6,11). “Hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Người, đừng cứng lòng nữa!” (x.Tv 95,7-8).
Đừng để đến ngày mai những gì tốt đẹp và phải đạo có thể làm trong ngày hôm nay: Xét về mặt tiêu cực, dưới nhãn quan đức công bằng thì nếu giam tiền công nhật của người làm công đến hôm sau là đã phạm lỗi bất công (x.Lv 19,13). Còn trên bình diện đức ái thì nếu bỏ qua một việc tốt, một việc lành trong khả năng và hoàn cảnh của ta hôm nay thì đã phạm một điều tồi tệ, đó là tội thiếu sót mà chúng ta thường đấm ngực thú lỗi trong phần khởi đầu của Thánh Lễ: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói và những điều thiếu sót…”.
Lúc sinh thời, mỗi khi gặp những người bệnh tật, dù đó là ngày Lễ nghỉ và theo luật Do Thái giáo bấy giờ thì không được phép, nhưng Chúa Giêsu vẫn ra tay thi ân giáng phúc, bất chấp nhiều luật sĩ và biệt phái giận dữ chống đối và thậm chí còn tìm cách giết Người. Phải làm ngay hôm nay, lúc này, ở đây (hic et nunc) những điều chính đáng và phải đạo trong hoàn cảnh và khả năng của mình. Bởi chưng, nhiều lúc, chính khi không làm điều thiện là làm điều ác, không cứu sống là giết chết, không bênh vực công lý là toa rập với sự gian dối, bất công… (x.Mc 3,4).
Những kẻ tự cao là những người luôn nhớ và muốn kẻ khác nhớ mình đã làm một sự gì đó. Những người tự ti là những người không thể quên và nghĩ rằng người ta không thể quên mình đã lầm lỡ một sự gì đó. Những người lười biếng là những người luôn muốn làm một sự gì đó (mà không bao giờ làm) ( Les paresseurs sont ceux qui toujours veulent faire quelque chose - Ngạn ngữ Pháp ). Những người hèn nhát là những người luôn khát khao một sự gì đó (mà không dám làm). Còn những người công chính là những người bắt tay làm ngay những sự phải làm, đáng làm, nên làm, hôm nay, lúc này.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Giáo lý Đức tin chỉ trích những lời kêu gọi của các nhà thần học Đức cho người Tin lành được rước lễ.
Đặng Tự Do
17:04 25/09/2020
Trong một lá thư gửi cho Đức Cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng đề xuất cho người Tin Lành rước lễ không phù hợp với sự hiểu biết của người Công Giáo về Giáo hội, Bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền chức thánh.
Bức thư đề ngày 18 tháng 9, đã được ký bởi Đức Hồng Y Tổng trưởng Luis Ladaria và thư ký của bộ này Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi, đồng thời kèm theo một ghi chú giáo lý dài bốn trang.
Bức thư và ghi chú, được đưa ra sau việc công bố một tài liệu có tên “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa,” do Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Tin lành và Công Giáo, gọi tắt là ÖAK, phát hành vào tháng 9 năm ngoái, 2019.
Văn bản dài 57 trang chủ trương “sự hiếu khách có qua có lại của Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành, dựa trên những thỏa thuận đại kết trước đây về Bí tích Thánh thể và mục vụ.
Thư Bộ Giáo Lý Đức Tin viết: “Vấn đề về sự hiệp nhất Thánh Thể và Giáo hội bị đánh giá thấp trong tài liệu nói trên”. Bộ Giáo Lý Đức Tin lưu ý rằng “Thánh Thể giả định phải có sự hiệp nhất trong tình hiệp thông với Giáo hội và đức tin của Giáo hội, với Đức Thánh Cha và các giám mục”.
“Những hiểu biết cần thiết và không thể thiếu về thần học Thánh Thể của Công đồng Vatican II, vốn được chia sẻ rộng rãi với truyền thống Chính thống giáo, rất tiếc đã không được phản ánh đầy đủ trong bản văn.”
Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục của Tòa Thánh, đã yêu cầu bộ đánh giá về mặt giáo lý tài liệu này vào tháng Năm sau khi các giám mục Đức đã mang văn bản này ra thảo luận tại cuộc họp toàn thể của các ngài tại Mainz.
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, báo cáo rằng ÖAK đã thông qua tài liệu dưới sự đồng chủ tọa của Đức Cha Bätzing và vị Giám mục Lutheran đã nghỉ hưu Martin Hein.
Đức Cha Bätzing đã đi xa đến mức gần đây đã thông báo rằng các khuyến nghị của văn bản này sẽ được đưa vào thực hiện tại Đại hội Giáo hội Đại kết ở Frankfurt vào tháng 5 năm 2021.
ÖAK được thành lập vào năm 1946 để tăng cường mối quan hệ đại kết. Nó độc lập với cả hội đồng giám mục Công Giáo Đức và Giáo hội Tin lành ở Đức, gọi tắt là EKD, là một tổ chức đại diện cho 20 giáo phái Tin lành.
Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh rằng vẫn còn những khác biệt đáng kể giữa những người Tin lành và Công Giáo trong cách hiểu về Bí tích Thánh Thể và thừa tác vụ.
Bộ cho biết: “Sự khác biệt về giáo lý vẫn còn quan trọng đến mức chúng loại trừ việc hiệp thông Thánh Thể.”
“Vì vậy, tài liệu không thể dùng như một hướng dẫn cho một quyết định lương tâm của các cá nhân liên quan đến hiệp thông Thánh Thể”.
Bộ Giáo Lý Đức Tin nói thêm rằng văn bản của ÖAK lẽ ra nên truyền cảm hứng cho các cuộc thảo luận thần học sâu xa hơn nữa. Nhưng Bộ cảnh báo chống lại bất kỳ quyết định cụ thể nào đối với việc hiệp thông Thánh Thể.
Bộ cảnh cáo rằng:
“Việc Giáo Hội Công Giáo mở ra mối tương giao hiệp thông Thánh Thể với các giáo hội thành viên của EKD trong tình trạng thảo luận thần học hiện nay chắc chắn sẽ mở ra những rạn nứt mới trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo hội Chính thống, không chỉ ở Đức mà còn trên phạm vi toàn thế giới.”
Source:Catholic News Agency
Ngoại trưởng Hoa Kỳ thúc giục Vatican thách thức Trung Quốc về tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
17:06 25/09/2020
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã viết một bài báo mới cho tạp chí tôn giáo First Things, trong đó ông cho rằng thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục đã khiến người Công Giáo bối rối và thúc giục Tòa thánh lên tiếng nhiều hơn về những vi phạm của Trung Quốc đối với các quyền con người.
“Tòa thánh có một khả năng và nhiệm vụ độc đáo là huy động sự chú ý của thế giới đối với những vi phạm nhân quyền, đặc biệt là những vi phạm do các chế độ độc tài như Bắc Kinh gây ra,” ông Pompeo viết trong bài báo đăng ngày 18 tháng 9.
Ông Pompeo lưu ý rằng trong suốt thế kỷ 20, Giáo Hội Công Giáo với “sức mạnh của chứng tá đạo đức” đã đóng một vai trò quan yếu trong việc kết liễu chủ nghĩa cộng sản trên khắp Trung và Đông Âu, và trong việc thách thức các chế độ “độc đoán và độc tài” ở cả châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á.
Ông Pompeo cho rằng: “Sức mạnh của chứng tá đạo đức nên được nhắm đến Đảng Cộng sản Trung Quốc”, và lưu ý rằng Công Đồng Vatican II, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đều giữ nguyên quan điểm, theo đó tự do tôn giáo là “quyền tối thượng trong các quyền công dân”.
“Những gì Giáo hội dạy thế giới về tự do và tình liên đới giờ đây nên được Vatican truyền đạt một cách mạnh mẽ và bền bỉ trước những nỗ lực không ngừng của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm uốn nắn tất cả các cộng đồng tôn giáo theo ý chí của Đảng và chương trình toàn trị của nó,” ông nói.
Ông Pompeo đã nhắc cụ thể đến tình trạng lạm dụng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, bao gồm cả việc cưỡng bức triệt sản và phá thai, và giam giữ họ trong các trại “cải tạo”. Ông cũng chỉ ra những lạm dụng như bắt giữ tùy tiện và quản thúc tại gia đối với các giám mục, linh mục và giáo dân Công Giáo, cũng như việc ủi sập các nhà thờ Công Giáo.
Đề cập đến thỏa thuận tạm thời năm 2018 của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục, ông lưu ý rằng các điều khoản “chưa bao giờ được tiết lộ công khai”.
Trong khi Tòa thánh hy vọng thỏa thuận này sẽ cải thiện tình hình cho những người Công Giáo, ông Pompeo nói rằng hai năm sau thỏa thuận này, “rõ ràng là thỏa thuận Trung Quốc -Vatican đã không bảo vệ được người Công Giáo khỏi sự bách hại của đảng, chưa nói đến cách đối xử khủng khiếp của đảng đối với Kitô hữu khác, Phật tử Tây Tạng, tín đồ Pháp Luân Công và tín đồ các tôn giáo khác. “
Là một phần của thỏa thuận năm 2018, “Vatican đã hợp pháp hóa các linh mục và giám mục Trung Quốc mà lòng trung thành với Tòa Thánh vẫn không rõ ràng, gây hoang mang cho những người Công Giáo Trung Quốc luôn tin tưởng vào Giáo Hội”. Ông Pompeo lưu ý rằng nhiều người đi nhà thờ vẫn tránh những nơi thờ phượng được nhà nước công nhận vì nỗi sợ hãi rằng khi xuất hiện công khai như thế, “họ sẽ phải chịu đựng những sự ngược đãi giống như những gì họ chứng kiến nơi những tín đồ khác phải chịu đựng dưới bàn tay của chủ nghĩa vô thần ngày càng hung hãn của bọn cầm quyền Trung Quốc.”
Thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Các quan chức hàng đầu của cả hai bên đã cho biết thỏa thuận có thể sẽ được gia hạn.
Ông Pompeo được tường thuật là sẽ đến Ý và Vatican vào cuối tháng này. Theo hãng tin AGI của Ý, ông Pompeo dự kiến sẽ dừng chân tại Rome vào ngày 30 tháng 9, nơi theo dự trù ông sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà chức trách Ý.
Để kết luận, ông Pompeo viết:
“Tôi cầu nguyện rằng, khi đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tòa thánh và tất cả những ai tin vào ánh sáng thần linh soi đường dẫn lối cuộc sống của mỗi con người sẽ chú ý đến lời của Chúa Giêsu trong Phúc âm của Thánh Gioan, ‘Sự thật sẽ giải thoát anh em’”.
Source:Crux
Hồng Y Becciu buộc phải từ chức, tự bào chữa mình vô tội và sẽ trưng bằng chứng
Vũ Văn An
20:19 25/09/2020
Việc Đức Phanxicô sa thải Hồng Y Becciu, một trong những Hồng Y được ngài sủng ái, vì tham nhũng, đang gây xôn xao dư luận, vui hơn buồn nhiều lắm. Nó khiến người ta kết luận rằng cuộc cải tổ tài chánh của Vatican do Đức Phanxicô khởi xướng và Đức Hồng Y Pell thực thi đã có kết quả cụ thể.
Rocco Palmo là người lưu ý đến khía cạnh “bi đát” của việc sa thải lần này khi gợi lại câu trả lời của Đức Phanxicô cho câu hỏi của tờ báo La Nación ở Argentina năm 2016 rằng một chìa khóa trong phong thái cai quản của ngài là “tôi không chém đầu ai cả. Tôi không bao giờ thích làm thế”. Nhưng lần này, ngài quả đã “chém đầu” người ngài vẫn tin tưởng hết mình lâu nay, Hồng Y Becciu.
Thực thế, theo Gerard O’Connell của tạp chí America, trong cuộc họp báo do ông triệu tập ngày 24 tháng 9, Hồng Y Becciu cho các ký giả hay: trong buổi yết kiến bình thường lúc 6 giờ 02 chiều, vừa gặp nhau, Đức Phanxicô đã làm ông chưng hửng khi thẳng thừng nói rằng “tôi không tin anh nữa!” vì “tội biển thủ” dựa vào phán kết của các thẩm phán.
Bất chấp các giải thích của Becciu, Đức Phanxicô vẫn yêu cầu ông từ chức bộ trưởng Bộ Phong Thánh và từ bỏ các quyền lợi gắn liền với tước Hồng Y.
Tạp chí Crux thì cho hay trong một cuộc họp báo ứng khẩu, một ngày sau khi bị sa thải, Hồng Y Becciu cho rằng mình vô tội và sẽ chứng minh sự vô tội này nếu có cơ hội.
Hồng Y Becciu cho hay “Đức Thánh Cha bảo tôi rằng tôi ban ân huệ cho anh em tôi và các công ty của họ bằng tiền của Phủ Quốc Vụ Khanh”.
Tiền ấy là tiền của Quĩ “Đồng Xu Thánh Phêrô” do Phủ Quốc Vụ Khanh quản lý. Quĩ này do tiền quyên góp hàng năm khắp thế giới Công Giáo để trợ giúp Đức Thánh Cha trong các hoạt động của ngài, nhất là các hoạt động bác ái.
Theo tạp chí America, Đức Giáo Hoàng giải thích cho Hồng Y Becciu rằng “các thẩm phán của Vatican, dựa vào một cuộc điều tra của cơ quan Bảo vệ Tài Chánh Ý Đại Lợi, đã thông tri cho ngài hay: Hồng Y Becciu đã phạm ‘tội biển thủ’. Theo các thẩm phán, tội này phạm lúc Hồng Y đang giữ chức ‘Phó tại Phủ Quốc Vụ Khanh’ hay chánh văn phòng, khi ông chuyển 100,000 euros từ qũy của Phủ Quốc Vụ Khanh qua cơ quan Caritas ở giáo phận nhà Ozieri ở Sardinia vì lợi ích của một hợp tác xã có liên hệ với Caritas...
Điều rắc rối là em trai Hồng Y là chủ tịch của hợp tác xã đó. Thành thử tội danh là biển thủ và tạo ân huệ cho một thành viên của gia đình mình. Như trên đã nói, Hồng Y giải thích cho Đức Giáo Hoàng hay: tiền ấy không phải gửi cho em trai ông, mà cho công trình của Caritas. Đức Giáo Hoàng “không mua” giải thích ấy.
Hồng Y Becciu sau đó, cho báo chí hay ông tin có sự hiểu lầm về khoản chuyển ngân 100,000 euros nói trên. Vả lại, ông chưa bao giờ được cơ quan Bảo Vệ Tài Chánh Ý Đại Lợi hay các thẩm phán Vatican chất vấn về khoản chuyển ngân này. Đàng khác, sau khi gặp Đức Giáo Hoàng, ông gọi điện thoại cho em trai và Giám Mục Ozieri, cả hai xác nhận số tiền 100,000 euros đó vẫn còn trong trương mục của Caritas, chưa trao cho hợp tác xã. “Tiền bạc còn đó, mọi sự đều có tài liệu”.
Theo tạp chí America, thực ra về Hồng Y Becciu, còn nhiều chuyện khác chưa được công khai hóa: vụ mua bất động sản ở London; vụ dùng ảnh hưởng khiến Hội Đồng Giám Mục Ý cấp trợ khoản 300,000 euros cho cùng hợp tác xã nói trên ở Sardinia; cho em trai được hợp đồng tái trang bị tòa sứ thần Tòa Thánh ở Angola và Cuba lúc Hồng Y làm sứ thần ở những nơi đó; và những vụ cản trở Đức Hồng Y Pell thực thi cuộc cải tổ tài chánh của Tòa Thánh, một việc sẽ có nhiều hệ lụy vang dội không những ở Vatican mà còn ở Tiểu Bang Victoria, Úc, với một ông Thủ Hiến thù nghịch Đức Hồng Y Pell ra mặt, sau khi Đức Hồng Y Pell được trắng án.
Tạp chí Crux tường thuật rằng Hồng Y Becciu rất “‘ngỡ ngàng’ trước các biến cố 24 giờ qua, nói rằng cho đến hôm thứ Năm, ‘tôi cảm thấy như là một người bạn của Đức Giáo Hoàng’”.
Nên đó quả “là một cú đấm đối với tôi và gia đình tôi, người dân của thành phố tôi”. Ông nhấn mạnh ông không bao giờ “ăn cắp một đồng xu”, do đó, “sự thật sẽ đến”.
Theo Crux, hệ lụy của việc sa thải này là Hồng Y Becciu sẽ không chủ tọa nghi thức phong chân phúc cho Mẹ Maria Luigia Velotti ngày 26 tháng 9 tại Naples. Nghi thức này sẽ do Đức Tổng Giám Mục của Naples, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, chủ tọa.
Còn về Hội Hiệp Sĩ Malta, người ta không biết chuyện gì sẽ xẩy tới. Tháng Hai năm 2017, Becciu được Đức Phanxicô cử làm đặc sứ để giám sát cuộc cải tổ Hội này và hiến pháp của nó sau một cuộc tranh chấp nội bộ dẫn đến việc từ chức của Đại Hiệp Sĩ. Hội này dự trù sẽ có cuộc bầu cử tân Đại Hiệp Sĩ vào tháng 11 sau cái chết của vị lãnh đạo mới nhất, Fra’ Giacomo Dalla Torre, vào tháng Tư.
Trong khi đó, theo tạp chí Crux, trong một tuyên bố, gia đình Becciu cho biết các phúc trình về sai trái tài chính liên quan tới các người thân của họ đều “không có cơ sở và sai lạc một cách ác ý, nhất là các phúc trình, tưởng tượng và không có bằng chứng, liên quan tới các khoản cho là quyên góp của quĩ Đồng Xu Thánh Phêrô và được chuyển cho các thành viên của gia đình Hồng Y hay cho các thực thể tư được gán cho một số họ”.
Bản tuyên bố viết “không khoản tiền nào đã được Đồng Xu Thánh Phêrô chi trả, cũng không có sự can thiệp nào được minh chứng cho các việc làm khác hơn là việc làm bác ái đã đến với giáo phận Ozieri, Caritas giáo phận và qua nó, tới Hợp Tác Xã Spes”. Thành thử các lời đồn thổi “là sai lạc và do đó là vu khống, xúc phạm và hạ nhân phẩm”.
Đức Hồng Y Pell cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi Đức Hồng Y Becciu từ chức
Đặng Tự Do
21:03 25/09/2020
Hôm thứ Sáu 25 tháng 9, Đức Hồng Y George Pell đã cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi Đức Hồng Y Angelo Becciu từ chức trong một diễn biến đầy kịch tính.
Trong một tuyên bố gửi cho CNA ngày 25 tháng 9, cựu Tổng trưởng Bộ Kinh tế Vatican cho biết: “Đức Thánh Cha đã được bầu để thanh lọc nền tài chính của Vatican. Ngài chơi trong một trận đấu dài và sẽ được cảm ơn và chúc mừng về những phát triển gần đây.”
Đức Hồng Y đã đưa ra tuyên bố từ Sydney, Australia, nơi ngài đang sống sau khi được Tòa án Tối cao Australia tuyên bố trắng án vào tháng 4 đối với những lời cáo gian tội lạm dụng tình dục. Ngài đã trải qua 13 tháng biệt giam sau khi nhận bản án 6 năm tù sau một phiên tòa ở Melbourne, Victoria.
“Tôi hy vọng việc thanh lọc sẽ tiếp tục tại cả Vatican và Victoria,” Đức Hồng Y Pell nói.
Đức Hồng Y Becciu đã từ chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh ngày 24 tháng 9 và từ bỏ các đặc quyền dành cho các thành viên của Hồng Y Đoàn.
Vị Hồng Y này trước đây từng làm việc với tư cách là quan chức thứ hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Vatican, và có liên quan đến một cuộc điều tra đang diễn ra về tình trạng bất minh tài chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh.
Hai Đức Hồng Y Pell và Becciu đã xung đột về việc cải cách tài chính của Vatican.
CNA đã báo cáo rằng vào năm 2015 Đức Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã cố gắng che giấu các khoản cho vay trên bảng cân đối kế toán của Vatican bằng cách cấn sang giá trị của bất động sản mua ở khu phố Chelsea ở London, một thủ tục kế toán bị cấm bởi các chính sách tài chính mới được Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt vào năm 2014.
Các cáo buộc cố gắng che giấu các khoản cho vay ngoài sổ sách đã bị phát hiện bởi Bộ Kinh tế Tòa Thánh, khi đó do Đức Hồng Y George Pell lãnh đạo. Các quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế nói với CNA rằng khi Đức Hồng Y Pell bắt đầu yêu cầu đòi hỏi các chi tiết liên quan đến các khoản vay, đặc biệt là những khoản liên quan đến BSI, Tổng giám mục Becciu khi đó đã gọi Đức Hồng Y vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để “khiển trách”.
Đức Hồng Y Becciu trước đó đã bảo vệ vụ đầu tư bất động sản tại Luân Đôn như “thực hành chấp nhận được”, mặc dù các công tố viên Vatican đã mở các cuộc lục soát văn phòng của một số cộng tác viên gần gũi nhất với Đức Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và thậm chí đã bắt giữ một trong những nhà kinh doanh có liên quan.
CNA cũng đã báo cáo rằng Đức Hồng Y Becciu có liên quan đến một loạt các sự kiện phức tạp và các giao dịch tài chính xung quanh việc mua Istituto Dermopatico dell'Immacolata (IDI), một bệnh viện ở Ý đã sụp đổ vào năm 2013 với khoản nợ 800 triệu euro.
Năm 2016, Đức Hồng Y Becciu là người được tường trình đã ngăn chặn các cải cách tài chính tại Vatican do Đức Hồng Y George Pell khởi xướng. Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho Bộ Kinh Tế mới được thành lập thẩm quyền giám sát tài chính, Đức Hồng Y Becciu đã can thiệp khi Bộ này lên kế hoạch thuê PriceWaterhouseCooper kiểm toán tất cả các bộ phận của Vatican.
Đơn phương và không được sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Becciu đã hủy bỏ cuộc kiểm toán và thông báo trong một bức thư gửi đến tất cả các cơ quan của Vatican rằng cuộc kiểm toán này sẽ không diễn ra.
Khi Đức Hồng Y Pell phản đối trong nội bộ về việc hủy bỏ cuộc kiểm toán, Đức Hồng Y Becciu đã cố gắng thuyết phục Đức Thánh Cha Phanxicô và cuộc kiểm toán không bao giờ diễn ra.
Đức Hồng Y Becciu đã tổ chức một cuộc họp báo tại Rome vào ngày 25 tháng 9, tại đó ngài khẳng định sự vô tội của mình liên quan đến các hành vi sai trái về tài chính.
Source:Catholic News AgencyCardinal Pell thanks Pope Francis after Cardinal Becciu resigns
Trong một tuyên bố gửi cho CNA ngày 25 tháng 9, cựu Tổng trưởng Bộ Kinh tế Vatican cho biết: “Đức Thánh Cha đã được bầu để thanh lọc nền tài chính của Vatican. Ngài chơi trong một trận đấu dài và sẽ được cảm ơn và chúc mừng về những phát triển gần đây.”
Đức Hồng Y đã đưa ra tuyên bố từ Sydney, Australia, nơi ngài đang sống sau khi được Tòa án Tối cao Australia tuyên bố trắng án vào tháng 4 đối với những lời cáo gian tội lạm dụng tình dục. Ngài đã trải qua 13 tháng biệt giam sau khi nhận bản án 6 năm tù sau một phiên tòa ở Melbourne, Victoria.
“Tôi hy vọng việc thanh lọc sẽ tiếp tục tại cả Vatican và Victoria,” Đức Hồng Y Pell nói.
Đức Hồng Y Becciu đã từ chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh ngày 24 tháng 9 và từ bỏ các đặc quyền dành cho các thành viên của Hồng Y Đoàn.
Vị Hồng Y này trước đây từng làm việc với tư cách là quan chức thứ hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Vatican, và có liên quan đến một cuộc điều tra đang diễn ra về tình trạng bất minh tài chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh.
Hai Đức Hồng Y Pell và Becciu đã xung đột về việc cải cách tài chính của Vatican.
CNA đã báo cáo rằng vào năm 2015 Đức Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã cố gắng che giấu các khoản cho vay trên bảng cân đối kế toán của Vatican bằng cách cấn sang giá trị của bất động sản mua ở khu phố Chelsea ở London, một thủ tục kế toán bị cấm bởi các chính sách tài chính mới được Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt vào năm 2014.
Các cáo buộc cố gắng che giấu các khoản cho vay ngoài sổ sách đã bị phát hiện bởi Bộ Kinh tế Tòa Thánh, khi đó do Đức Hồng Y George Pell lãnh đạo. Các quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế nói với CNA rằng khi Đức Hồng Y Pell bắt đầu yêu cầu đòi hỏi các chi tiết liên quan đến các khoản vay, đặc biệt là những khoản liên quan đến BSI, Tổng giám mục Becciu khi đó đã gọi Đức Hồng Y vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để “khiển trách”.
Đức Hồng Y Becciu trước đó đã bảo vệ vụ đầu tư bất động sản tại Luân Đôn như “thực hành chấp nhận được”, mặc dù các công tố viên Vatican đã mở các cuộc lục soát văn phòng của một số cộng tác viên gần gũi nhất với Đức Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và thậm chí đã bắt giữ một trong những nhà kinh doanh có liên quan.
CNA cũng đã báo cáo rằng Đức Hồng Y Becciu có liên quan đến một loạt các sự kiện phức tạp và các giao dịch tài chính xung quanh việc mua Istituto Dermopatico dell'Immacolata (IDI), một bệnh viện ở Ý đã sụp đổ vào năm 2013 với khoản nợ 800 triệu euro.
Năm 2016, Đức Hồng Y Becciu là người được tường trình đã ngăn chặn các cải cách tài chính tại Vatican do Đức Hồng Y George Pell khởi xướng. Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho Bộ Kinh Tế mới được thành lập thẩm quyền giám sát tài chính, Đức Hồng Y Becciu đã can thiệp khi Bộ này lên kế hoạch thuê PriceWaterhouseCooper kiểm toán tất cả các bộ phận của Vatican.
Đơn phương và không được sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Becciu đã hủy bỏ cuộc kiểm toán và thông báo trong một bức thư gửi đến tất cả các cơ quan của Vatican rằng cuộc kiểm toán này sẽ không diễn ra.
Khi Đức Hồng Y Pell phản đối trong nội bộ về việc hủy bỏ cuộc kiểm toán, Đức Hồng Y Becciu đã cố gắng thuyết phục Đức Thánh Cha Phanxicô và cuộc kiểm toán không bao giờ diễn ra.
Đức Hồng Y Becciu đã tổ chức một cuộc họp báo tại Rome vào ngày 25 tháng 9, tại đó ngài khẳng định sự vô tội của mình liên quan đến các hành vi sai trái về tài chính.
Source:Catholic News Agency
ĐTC thuyết trình trước LHQ: Chúng ta cần suy nghĩ về tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta
Thanh Quảng sdb
21:34 25/09/2020
ĐTC thuyết trình trước LHQ: Chúng ta cần suy nghĩ về tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hãy cải cách, hãy canh tân chủ nghĩa đa nguyên, hãy hợp tác và tôn trọng phẩm giá con người. Đó là nội dung của video thông điệp mà ĐTC gửi tới Kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Năm nay đánh dấu kỷ niệm đặc biệt của LHQ - đó là kỷ niệm 75 năm kể từ ngày Hiến chương LHQ được ký kết tại San Francisco vào năm 1945. Thứ Hai 21/9/2020, đại diện của các Quốc gia đã qui tụ lại để đánh dấu lễ kỷ niệm, với nhiều hoạt động khác trong suốt tuần.
Vì cơn đại dịch Covid-19, nên việc đi lại trên toàn cầu bị hạn chế, nên sự tham gia các kiện này, chủ yếu qua trực tuyến, được các nhà lãnh đạo thế giới trình bầy qua video. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh cũng phát biểu trước Đại hội đồng LHQ qua một thông điệp video vào hôm thứ Hai.
ĐTC Phanxicô cùng LHQ
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu trước 193 thành viên đại diện của LHQ. Trong một thông điệp video, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cùng nhau cam kết hướng về một tương lai tốt đẹp hơn qua chủ nghĩa đa phương và sự hợp tác giữa các quốc gia.
ĐTC cũng lưu ý rằng dịp kỷ niệm 75 năm này là một cơ hội thích hợp để bày tỏ những mong ước của Tòa thánh trước tổ chức LHQ, sẽ cùng nhau phục vụ “như một dấu chỉ của sự hiệp nhất giữa các Quốc gia và là một công cụ phục vụ toàn thể gia đình nhân loại”.
Khi thế giới tiếp tục đối diện với những thách thức thảm họa của đại dịch coronavirus chết người, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra nói lên cái mong manh của phận người chúng ta và đặt ra các vấn nạn về hệ thống kinh tế, sức khỏe và xã hội của chúng ta. Hơn nữa, điều này càng làm nổi bật nhu cầu nhận thức quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản của mọi người.
Nhắc lại những suy tư của mình trong buổi cầu nguyện đặc biệt vào tối ngày 27 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, cơn đại dịch kêu gọi chúng ta hãy nắm bắt thời gian thử thách này, để “lựa chọn một cái gì quan yếu và cho qua đi những gì không cần thiết, tách biệt điều gì thiết yếu với điều không cần thiết”. ĐTC thúc giục chúng ta hãy đồng chọn con đường dẫn đến củng cố chủ nghĩa đa phương, trách nhiệm toàn cầu, hòa bình và lo cho những người nghèo khổ.
Đoàn kết thực sự
Đức Thánh Cha cho hay: Cuộc khủng hoảng hiện tại cho chúng ta thấy rằng sự đoàn kết không thể là “một lời nói hay một lời hứa suông”. Nó cũng cho chúng ta thấy "tầm quan trọng của việc bác bỏ những cám dỗ vượt quá giới hạn tự nhiên của chúng ta." Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhìn lại những tác hại của đại dịch đối với thị trường lao động được thúc đẩy gia tăng ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết của “những hình thức làm việc mới thực sự có khả năng thỏa mãn tiềm năng của con người trong khi nhấn mạnh đến phẩm giá của con người chúng ta.”
Để đảm bảo điều này, Đức Thánh Cha đề xuất “một sự thay đổi hướng đi” bao gồm một khuôn khổ đạo đức mạnh mẽ hơn, có khả năng khắc phục cái “văn hóa lãng phí ngày nay đang phát triển một cách âm ỉ và loan rộng!”. ĐTC kêu gọi hãy thay đổi mô hình kinh tế thống trị, chỉ nhằm vào mục đích tăng lợi nhuận. Đồng thời, ĐTC kêu gọi các doanh nghiệp cung cấp việc làm cho nhiều người hơn như là một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp.
Văn hóa lãng phí
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra nguồn gốc của văn hóa lãng phí là “sự thiếu tôn trọng hoàn toàn đối với phẩm giá con người, sự cổ súy cho các hệ tư tưởng với những hiểu biết đơn giản về con người, sự phủ nhận tính phổ quát của các quyền cơ bản của con người và sự ham muốn tìm kiếm quyền lực và kiểm soát tuyệt đối.” ĐTC khẳng định đây là "một cuộc chiến chống lại chính loài người."
Đức Thánh Cha than rằng có nhiều vi phạm đến các quyền cơ bản của con người “trình bày cho chúng ta một bức tranh ghê tợn về một nhân loại bị lạm dụng, bị thương tích, bị tước đoạt phẩm giá, tự do và hy vọng tương lai.” Đức Thánh Cha nêu lên cái thực tại là "không thể chịu đựng được, nhưng nhiều người cố ý làm ngơ và phớt lờ đi", các trường hợp đàn áp tôn giáo, khủng hoảng nhân đạo, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, di cư, di dân, buôn người và lao động cưỡng bức, và "nhiều người bị cưỡng bức rời khỏi quê cha đất tổ của họ”.
Những đáp ứng nhân đạo
Đức Thánh Cha lưu ý rằng các nỗ lực quốc tế nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng bắt đầu với nhiều hứa hẹn, nhưng sau đó là thất bại, vì không được chính quyền hỗ trợ những gì cần thiết để đưa tới thành công hoặc “vì các quốc gia riêng lẻ trốn tránh trách nhiệm và cam kết của mình”. Để chống lại điều này, ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy đảm bảo rằng các thể chế thực sự hiệp nhất với nhau trong cuộc đấu tranh chống lại những thách thức này và nhắc lại những cam kết của Tòa thánh trong vai trò hỗ trợ của mình để giúp đỡ trong mọi tình huống.
Để đối phó với sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất xem xét lại vai trò của các chủ thuyết kinh tế và tài chính. ĐTC đề xuất một mô hình kinh tế “khuyến khích trợ cấp, hỗ trợ phát triển kinh tế ở cấp địa phương và đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương”. ĐTC cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy chấm dứt những bất công về kinh tế thông qua những trọng trách tài chính khổng lồ giữa các quốc gia và “thúc đẩy sự hỗ trợ có hiệu quả dành cho những người nghèo khổ” bao gồm hỗ trợ cho các quốc gia nghèo và mắc nợ nhiều.
Các trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt bởi Covid-19
Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến những tác hại tàn khốc của cơn dịch Covid-19 đối với trẻ em, bao gồm cả những trẻ em di cư và tị nạn không có người lớn cùng đi! ĐTC nêu ra nhiều trường hợp các em bị lạm dụng và bạo lực gia tăng. ĐTC kêu gọi các nhà chức trách dân sự, “đặc biệt chú ý đến những trẻ em bị từ chối các quyền cơ bản và phẩm giá của mình, đặc biệt quyền được sống và được giáo dục.”
Hướng về gia đình, ĐTC than thở về sự suy yếu các "đơn vị gia đình tự nhiên và căn bản của xã hội" do chủ nghĩa thực dân tạo ra cảm giác "bị bứng rễ" khỏi địa vị thành viên của nó. ĐTC cũng cho hay vì sự tiến bộ của phụ nữ, ở mọi cấp độ xã hội, người phụ nữ hiện nay đóng một vai trò quan trọng và góp phần của họ vào việc thúc đẩy cho lợi ích chung.
Hòa bình, không chiến tranh
ĐTC Phanxicô nói về "sự cần thiết phải đoạn tuyệt với bầu khí thiếu tin tưởng hiện nay" được đánh dấu bởi sự xói mòn của chủ nghĩa đa phương và sự phát triển của các hình thức công nghệ quân sự mới làm thay đổi cái thế không thể đảo ngược cái bản chất của chiến tranh. Đặc biệt, ĐTC nêu lên nguy cơ đe dọa dùng bom nguyên tử để "tạo ra nỗi sợ hãi dựa trên mối đe dọa hủy diệt lẫn nhau" và kêu gọi loại bỏ một cách sai lạc trước những liên kết hòa bình trong việc hạn chế vũ khí và thay vào sự tập trung vào ngành công nghệ sản xuất vũ khí. Về mặt này, ĐTC kêu gọi tăng cường các công cụ pháp lý và quốc tế chính để giải trừ vũ khí hạt nhân, không sản xuất và cấm vũ khí hạt nhân.
Thế giới sau cơn đại dịch
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng: “Chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang kinh qua. Chúng ta có thể tiến tới hoặc tốt hơn hoặc tệ hơn!”
ĐTC nói thêm: Cuộc khủng hoảng hiện tại chứng tỏ giới hạn của chúng ta trong việc tự bảo vệ cũng như thực tại mỏng manh, dễ bị tổn thương của con người chúng ta. Nó cũng cho thấy “chúng ta không thể sống thiếu nhau, hoặc tệ hơn nữa là tranh chấp lẫn nhau”. Do đó, ở vào thời điểm quan trọng này, “nhiệm vụ của chúng ta là phải suy nghĩ lại tương lai của ngôi nhà chung và dự án chung của chúng ta” bằng cách tăng cường chủ nghĩa đa phương và hợp tác giữa các quốc gia.
Kết luận, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng LHQ được thành lập để gắn kết các quốc gia lại với nhau. Do đó, tổ chức này nên được sử dụng để “làm cho những thách đố đang đặt ra trước mắt chúng ta thành cơ hội để cùng nhau xây dựng, và vun góp cho một tương lai mà tất cả chúng ta đều mong muốn”.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi hãy cải cách, hãy canh tân chủ nghĩa đa nguyên, hãy hợp tác và tôn trọng phẩm giá con người. Đó là nội dung của video thông điệp mà ĐTC gửi tới Kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Năm nay đánh dấu kỷ niệm đặc biệt của LHQ - đó là kỷ niệm 75 năm kể từ ngày Hiến chương LHQ được ký kết tại San Francisco vào năm 1945. Thứ Hai 21/9/2020, đại diện của các Quốc gia đã qui tụ lại để đánh dấu lễ kỷ niệm, với nhiều hoạt động khác trong suốt tuần.
Vì cơn đại dịch Covid-19, nên việc đi lại trên toàn cầu bị hạn chế, nên sự tham gia các kiện này, chủ yếu qua trực tuyến, được các nhà lãnh đạo thế giới trình bầy qua video. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh cũng phát biểu trước Đại hội đồng LHQ qua một thông điệp video vào hôm thứ Hai.
ĐTC Phanxicô cùng LHQ
Hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu trước 193 thành viên đại diện của LHQ. Trong một thông điệp video, Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cùng nhau cam kết hướng về một tương lai tốt đẹp hơn qua chủ nghĩa đa phương và sự hợp tác giữa các quốc gia.
ĐTC cũng lưu ý rằng dịp kỷ niệm 75 năm này là một cơ hội thích hợp để bày tỏ những mong ước của Tòa thánh trước tổ chức LHQ, sẽ cùng nhau phục vụ “như một dấu chỉ của sự hiệp nhất giữa các Quốc gia và là một công cụ phục vụ toàn thể gia đình nhân loại”.
Khi thế giới tiếp tục đối diện với những thách thức thảm họa của đại dịch coronavirus chết người, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra nói lên cái mong manh của phận người chúng ta và đặt ra các vấn nạn về hệ thống kinh tế, sức khỏe và xã hội của chúng ta. Hơn nữa, điều này càng làm nổi bật nhu cầu nhận thức quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản của mọi người.
Nhắc lại những suy tư của mình trong buổi cầu nguyện đặc biệt vào tối ngày 27 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, cơn đại dịch kêu gọi chúng ta hãy nắm bắt thời gian thử thách này, để “lựa chọn một cái gì quan yếu và cho qua đi những gì không cần thiết, tách biệt điều gì thiết yếu với điều không cần thiết”. ĐTC thúc giục chúng ta hãy đồng chọn con đường dẫn đến củng cố chủ nghĩa đa phương, trách nhiệm toàn cầu, hòa bình và lo cho những người nghèo khổ.
Đoàn kết thực sự
Đức Thánh Cha cho hay: Cuộc khủng hoảng hiện tại cho chúng ta thấy rằng sự đoàn kết không thể là “một lời nói hay một lời hứa suông”. Nó cũng cho chúng ta thấy "tầm quan trọng của việc bác bỏ những cám dỗ vượt quá giới hạn tự nhiên của chúng ta." Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhìn lại những tác hại của đại dịch đối với thị trường lao động được thúc đẩy gia tăng ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết của “những hình thức làm việc mới thực sự có khả năng thỏa mãn tiềm năng của con người trong khi nhấn mạnh đến phẩm giá của con người chúng ta.”
Để đảm bảo điều này, Đức Thánh Cha đề xuất “một sự thay đổi hướng đi” bao gồm một khuôn khổ đạo đức mạnh mẽ hơn, có khả năng khắc phục cái “văn hóa lãng phí ngày nay đang phát triển một cách âm ỉ và loan rộng!”. ĐTC kêu gọi hãy thay đổi mô hình kinh tế thống trị, chỉ nhằm vào mục đích tăng lợi nhuận. Đồng thời, ĐTC kêu gọi các doanh nghiệp cung cấp việc làm cho nhiều người hơn như là một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp.
Văn hóa lãng phí
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra nguồn gốc của văn hóa lãng phí là “sự thiếu tôn trọng hoàn toàn đối với phẩm giá con người, sự cổ súy cho các hệ tư tưởng với những hiểu biết đơn giản về con người, sự phủ nhận tính phổ quát của các quyền cơ bản của con người và sự ham muốn tìm kiếm quyền lực và kiểm soát tuyệt đối.” ĐTC khẳng định đây là "một cuộc chiến chống lại chính loài người."
Đức Thánh Cha than rằng có nhiều vi phạm đến các quyền cơ bản của con người “trình bày cho chúng ta một bức tranh ghê tợn về một nhân loại bị lạm dụng, bị thương tích, bị tước đoạt phẩm giá, tự do và hy vọng tương lai.” Đức Thánh Cha nêu lên cái thực tại là "không thể chịu đựng được, nhưng nhiều người cố ý làm ngơ và phớt lờ đi", các trường hợp đàn áp tôn giáo, khủng hoảng nhân đạo, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, di cư, di dân, buôn người và lao động cưỡng bức, và "nhiều người bị cưỡng bức rời khỏi quê cha đất tổ của họ”.
Những đáp ứng nhân đạo
Đức Thánh Cha lưu ý rằng các nỗ lực quốc tế nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng bắt đầu với nhiều hứa hẹn, nhưng sau đó là thất bại, vì không được chính quyền hỗ trợ những gì cần thiết để đưa tới thành công hoặc “vì các quốc gia riêng lẻ trốn tránh trách nhiệm và cam kết của mình”. Để chống lại điều này, ĐTC kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy đảm bảo rằng các thể chế thực sự hiệp nhất với nhau trong cuộc đấu tranh chống lại những thách thức này và nhắc lại những cam kết của Tòa thánh trong vai trò hỗ trợ của mình để giúp đỡ trong mọi tình huống.
Để đối phó với sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất xem xét lại vai trò của các chủ thuyết kinh tế và tài chính. ĐTC đề xuất một mô hình kinh tế “khuyến khích trợ cấp, hỗ trợ phát triển kinh tế ở cấp địa phương và đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương”. ĐTC cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy chấm dứt những bất công về kinh tế thông qua những trọng trách tài chính khổng lồ giữa các quốc gia và “thúc đẩy sự hỗ trợ có hiệu quả dành cho những người nghèo khổ” bao gồm hỗ trợ cho các quốc gia nghèo và mắc nợ nhiều.
Các trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt bởi Covid-19
Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến những tác hại tàn khốc của cơn dịch Covid-19 đối với trẻ em, bao gồm cả những trẻ em di cư và tị nạn không có người lớn cùng đi! ĐTC nêu ra nhiều trường hợp các em bị lạm dụng và bạo lực gia tăng. ĐTC kêu gọi các nhà chức trách dân sự, “đặc biệt chú ý đến những trẻ em bị từ chối các quyền cơ bản và phẩm giá của mình, đặc biệt quyền được sống và được giáo dục.”
Hướng về gia đình, ĐTC than thở về sự suy yếu các "đơn vị gia đình tự nhiên và căn bản của xã hội" do chủ nghĩa thực dân tạo ra cảm giác "bị bứng rễ" khỏi địa vị thành viên của nó. ĐTC cũng cho hay vì sự tiến bộ của phụ nữ, ở mọi cấp độ xã hội, người phụ nữ hiện nay đóng một vai trò quan trọng và góp phần của họ vào việc thúc đẩy cho lợi ích chung.
Hòa bình, không chiến tranh
ĐTC Phanxicô nói về "sự cần thiết phải đoạn tuyệt với bầu khí thiếu tin tưởng hiện nay" được đánh dấu bởi sự xói mòn của chủ nghĩa đa phương và sự phát triển của các hình thức công nghệ quân sự mới làm thay đổi cái thế không thể đảo ngược cái bản chất của chiến tranh. Đặc biệt, ĐTC nêu lên nguy cơ đe dọa dùng bom nguyên tử để "tạo ra nỗi sợ hãi dựa trên mối đe dọa hủy diệt lẫn nhau" và kêu gọi loại bỏ một cách sai lạc trước những liên kết hòa bình trong việc hạn chế vũ khí và thay vào sự tập trung vào ngành công nghệ sản xuất vũ khí. Về mặt này, ĐTC kêu gọi tăng cường các công cụ pháp lý và quốc tế chính để giải trừ vũ khí hạt nhân, không sản xuất và cấm vũ khí hạt nhân.
Thế giới sau cơn đại dịch
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng: “Chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang kinh qua. Chúng ta có thể tiến tới hoặc tốt hơn hoặc tệ hơn!”
ĐTC nói thêm: Cuộc khủng hoảng hiện tại chứng tỏ giới hạn của chúng ta trong việc tự bảo vệ cũng như thực tại mỏng manh, dễ bị tổn thương của con người chúng ta. Nó cũng cho thấy “chúng ta không thể sống thiếu nhau, hoặc tệ hơn nữa là tranh chấp lẫn nhau”. Do đó, ở vào thời điểm quan trọng này, “nhiệm vụ của chúng ta là phải suy nghĩ lại tương lai của ngôi nhà chung và dự án chung của chúng ta” bằng cách tăng cường chủ nghĩa đa phương và hợp tác giữa các quốc gia.
Kết luận, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng LHQ được thành lập để gắn kết các quốc gia lại với nhau. Do đó, tổ chức này nên được sử dụng để “làm cho những thách đố đang đặt ra trước mắt chúng ta thành cơ hội để cùng nhau xây dựng, và vun góp cho một tương lai mà tất cả chúng ta đều mong muốn”.
Top Stories
Hong-Kong: le cardinal John Tong Hon appelle les catholiques à l’unité
Églises d'Asie
07:59 25/09/2020
Le 21 septembre, le cardinal John Tong Hon, administrateur apostolique du diocèse de Hong-Kong, a publié une nouvelle lettre pastorale intitulée « En communion avec l’Église ». Dans sa lettre, le cardinal Tong a évoqué les tensions sociales et politiques qui ont secoué Hong-Kong au cours de l’année passée, et qui ont également affecté la communauté catholique. Le cardinal hongkongais, tout en reconnaissant que les fidèles « ont raison de s’attendre à ce que le gouvernement local agisse selon leurs aspirations pour la justice et la démocratie », a appelé les catholiques à l’unité : « J’appelle les catholiques à placer toute leur espérance en Jésus Christ. »
Les manifestations pro démocratie et les tensions politiques qui agitent la société hongkongaise ont également touché la communauté catholique, a souligné le cardinal John Tong Hon, administrateur apostolique du diocèse de Hong-Kong, qui a encouragé les fidèles à suivre avant tout ce que Jésus a enseigné dans les Béatitudes. « Chaque croyant parmi les fidèles est libre d’adopter sa propre position concernant les questions sociales et politiques, selon sa conscience, et à la lumière de l’Évangile et des enseignements de l’Église », a confié le cardinal Tong dans une lettre pastorale publiée le 21 septembre. « Naturellement, comme partout ailleurs, il y a différents points de vue même parmi les fidèles, d’autant plus que les questions sociales et politiques sont souvent complexes et ne peuvent se réduire à des idées arrêtées ou des réponses toutes prêtes. Cela dit, les différences de points de vue ne doivent pas entraîner une division dans l’Église », a-t-il recommandé. « Nous devons nous souvenir des enseignements de Vatican II, qui rappellent que les fidèles doivent toujours servir la communion ecclésiale et qu’ils doivent prendre en compte le bien commun de l’Église, même quand ils exercent leurs propres droits », a ajouté le cardinal Tong.
Préserver la communion
Sa lettre pastorale a été publiée ce lundi dans le Sunday Examiner, l’hebdomadaire du diocèse de Hong-Kong. Récemment, début septembre, le cardinal hongkongais avait aussi invité les prêtres à éviter « les déclarations […] qui encouragent tacitement ou explicitement à la haine et au désordre […], qui sont contraires à l’esprit chrétien et qui ne sont jamais appropriées dans la liturgie ». Dans sa lettre pastorale, le cardinal a également demandé aux prêtres hongkongais d’« éclairer les fidèles et sensibiliser leurs consciences à la doctrine sociale de l’Église, pour qu’ils puissent adopter une approche équilibrée et un comportement adapté quand ils s’engagent dans des mouvements sociaux ». « Les prêtres, en revanche, ne devraient pas exercer leur influence dans ces domaines », a-t-il ajouté. Le cardinal Tong a souligné que même si le concile Vatican II invite les prêtres à encourager les laïcs à prendre part activement à la vie de l’Église et de la société, tout en ajoutant que « ce n’est qu’en préservant leur communion avec la hiérarchie ecclésiale que les catholiques pourront manifester le ‘sens de la foi’ [‘sensus fidelium’] évoqué par Vatican II », a-t-il poursuivi. Le cardinal Tong a également évoqué les inquiétudes concernant la nouvelle loi sur la sécurité nationale à Hong-Kong, promulguée le 30 juin. Il a affirmé que l’Église catholique soutient la démocratie, et que les catholiques ont raison d’insister pour que le gouvernement local agisse selon leurs aspirations pour la justice et la démocratie. Toutefois, a-t-il ajouté, beaucoup de catholiques « portent un regard particulièrement sombre sur l’avenir de Hong-Kong ». « Ils ont basé leur regard sur les incertitudes concernant la loi et la réforme politique, et sur les conséquences douloureuses de la pandémie sur notre économie locale et nos moyens de subsistance. J’appelle ces catholiques à placer toute leur espérance en Jésus Christ », a-t-il insisté. « Les tensions sociales de l’an dernier et la pandémie actuelle ont eu de lourdes conséquences à Hong-Kong, et nous prévoyons de nouveaux défis à venir dans notre mission d’évangélisation durant les années à venir. C’est pourquoi nous nous confions au Seigneur, et avec un même cœur et un même esprit, nous nous préparons pour la mission. »
(Source: Églises d'Asie - le 25/09/2020, Avec Ucanews, Hong-Kong)
Les manifestations pro démocratie et les tensions politiques qui agitent la société hongkongaise ont également touché la communauté catholique, a souligné le cardinal John Tong Hon, administrateur apostolique du diocèse de Hong-Kong, qui a encouragé les fidèles à suivre avant tout ce que Jésus a enseigné dans les Béatitudes. « Chaque croyant parmi les fidèles est libre d’adopter sa propre position concernant les questions sociales et politiques, selon sa conscience, et à la lumière de l’Évangile et des enseignements de l’Église », a confié le cardinal Tong dans une lettre pastorale publiée le 21 septembre. « Naturellement, comme partout ailleurs, il y a différents points de vue même parmi les fidèles, d’autant plus que les questions sociales et politiques sont souvent complexes et ne peuvent se réduire à des idées arrêtées ou des réponses toutes prêtes. Cela dit, les différences de points de vue ne doivent pas entraîner une division dans l’Église », a-t-il recommandé. « Nous devons nous souvenir des enseignements de Vatican II, qui rappellent que les fidèles doivent toujours servir la communion ecclésiale et qu’ils doivent prendre en compte le bien commun de l’Église, même quand ils exercent leurs propres droits », a ajouté le cardinal Tong.
Préserver la communion
Sa lettre pastorale a été publiée ce lundi dans le Sunday Examiner, l’hebdomadaire du diocèse de Hong-Kong. Récemment, début septembre, le cardinal hongkongais avait aussi invité les prêtres à éviter « les déclarations […] qui encouragent tacitement ou explicitement à la haine et au désordre […], qui sont contraires à l’esprit chrétien et qui ne sont jamais appropriées dans la liturgie ». Dans sa lettre pastorale, le cardinal a également demandé aux prêtres hongkongais d’« éclairer les fidèles et sensibiliser leurs consciences à la doctrine sociale de l’Église, pour qu’ils puissent adopter une approche équilibrée et un comportement adapté quand ils s’engagent dans des mouvements sociaux ». « Les prêtres, en revanche, ne devraient pas exercer leur influence dans ces domaines », a-t-il ajouté. Le cardinal Tong a souligné que même si le concile Vatican II invite les prêtres à encourager les laïcs à prendre part activement à la vie de l’Église et de la société, tout en ajoutant que « ce n’est qu’en préservant leur communion avec la hiérarchie ecclésiale que les catholiques pourront manifester le ‘sens de la foi’ [‘sensus fidelium’] évoqué par Vatican II », a-t-il poursuivi. Le cardinal Tong a également évoqué les inquiétudes concernant la nouvelle loi sur la sécurité nationale à Hong-Kong, promulguée le 30 juin. Il a affirmé que l’Église catholique soutient la démocratie, et que les catholiques ont raison d’insister pour que le gouvernement local agisse selon leurs aspirations pour la justice et la démocratie. Toutefois, a-t-il ajouté, beaucoup de catholiques « portent un regard particulièrement sombre sur l’avenir de Hong-Kong ». « Ils ont basé leur regard sur les incertitudes concernant la loi et la réforme politique, et sur les conséquences douloureuses de la pandémie sur notre économie locale et nos moyens de subsistance. J’appelle ces catholiques à placer toute leur espérance en Jésus Christ », a-t-il insisté. « Les tensions sociales de l’an dernier et la pandémie actuelle ont eu de lourdes conséquences à Hong-Kong, et nous prévoyons de nouveaux défis à venir dans notre mission d’évangélisation durant les années à venir. C’est pourquoi nous nous confions au Seigneur, et avec un même cœur et un même esprit, nous nous préparons pour la mission. »
(Source: Églises d'Asie - le 25/09/2020, Avec Ucanews, Hong-Kong)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúc mừng kỷ niệm 350 năm Dòng Mến Thánh Gía.
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
16:09 25/09/2020
Năm nay Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam mừng kỷ niệm 350 năm Hội Dòng được thành lập do Đức Cha truyền giáo Pierre Lambert de la Motte cho Giáo hội Việt Nam.
Chi nhánh hội Dòng Mến Thánh Giá Gòvấp, tu viện lòng Chúa thương xót ở thành phố Bonn bên nước Đức mừng kỷ niệm thánh đức này vào ngày chúa nhật 27.09.2020 ở Bonn.
NHỚ VỀ NGUỒN GỐC
Từ thế kỷ 17. các Vị Thừa Sai từ u châu sang loan truyền giáo lý Công Giáo trên quê hương đất nước Việt Nam.
Vì giáo lý đạo Công Giáo qúa mới lạ khác với văn hóa tôn giáo Việt Nam thời chế độ vua chúa lúc đó, và nỗi lo sợ bị đe dọa thách thức không chỉ về phương diện tập tục văn hóa tôn giáo cha ông xưa nay trong dân gian, mà còn cả về phương diện chính trị kinh tế lúc đó. Nên đã xảy ra sự hiềm khích kỳ thị đưa đến cấm cách bắt bớ trục xuất không cho các vị Thừa Sai giảng đạo Công Giáo trong xã hội Việt Nam. Dẫu vậy, các vị Thừa sai vẫn tìm cách lẩn trốn dấn thân hy sinh, dù gặp những khó khăn bị cấm cách bắt bớ hằng nỗ lực tiếp tục công việc truyền giáo đạo Công Giáo giữa lòng xã hội đất nước Việt Nam.
Về phương diện truyền giáo đạo đức tinh thần, các Thừa Sai là những vị linh hướng thầy dậy khai mở truyền đạt con đường đức tin giáo lý Công Giáo cho người tín hữu Công Giáo Việt Nam.
Về phương diện xây dựng tổ chức thành lập cấu trúc sao cho đời sống sinh hoạt đạo giáo được phát triển vươn lên và duy trì, các Vị là những „người cha đẻ, những kiến trúc sư sáng tạo mở đường“ cho những tổ chức sinh hoạt văn hóa đạo trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Từ năm 1615 đã có những vị Thừa sai sang mở đường truyền giáo bên Việt Nam, và sau đó có hàng trăm, cũng có thể hằng ngàn những vị Thừa sai khác cũng đã theo chân bậc cha ông đàn anh nốt gót sứ vụ đạo đức dấn thân sang truyền giáo bên Việt Nam.
Các vị Thừa sai đã không chỉ nỗ lực hy sinh giảng dạy rao truyền giáo lý Công Giáo cho con người, nhưng các ngài còn vận dụng xây dựng mở mang nước Chúa qua những công trình xây dựng các ngôi thánh đường nguy nga mang nét đặc trưng văn hóa Kitô giáo theo phong cách nghệ thuật u châu.
Hai khuôn mặt nổi bật với công trình sáng tạo cấu trúc văn hóa cho sinh hoạt đạo đức Công Giáo phát triển duy trì sống động được biết nói đến nhiều hơn cả là Cha Alexander De Rhodes và Đức Cha Pierre Lambert De la Motte.
1. Linh mục Alexander de Rhodes - theo tiếng Việt Nam chuyển âm gọi ngài bằng tên Alịch Sơn, hay cũng bằng tên Cha Đắc Lộ - là tu sỹ Dòng Chúa Giêsu sinh ngày 15. 01. 1591 hay 1593 ở Avignon bên nước Pháp, và qua đời ngày 05.11. 1660 ở Isfahan bên nước Iran.
Cha Đắc lộ sang truyền giáo bên Việt Nam ở Đàng Trong từ năm 1624 đến năm 1626. Đến truyền giáo ở Đàng Ngoài từ ngày 19.03.1627 cho tới tháng Năm 1630. Bị trục xuất trở sang Macao truyền giáo. Trở lại truyền giáo ở Đàng trong từ tháng 12.1640 đến tháng 7.1645. Từ tháng 12.1645 ngài trở về u châu rồi đi truyền giáo bên Iran và qua đời tại Ispahan ngày 05.11.1660.
Những năm tháng dấn thân hy sinh truyền giáo ở Việt Nam, ngoài việc truyền dậy gíao lý, ban các phép Bí Tích, ngài là người đã có công hoàn thành Chữ Quốc Ngữ, viết theo những vần mẫu tự Latinh, mà trước đó các vị Thừa Sai đi trước đã có công sáng tạo ra chỉ với mục đích để cho công việc rao truyền dậy giáo lý cho dân chúng được thuận tiện dễ dàng thôi.
Nhưng không ngờ Chữ Quốc Ngữ do các Vị Thừa Sai sáng tạo ra lại phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng xã hội, và được công nhận dùng là chữ chính thức của quốc gia thay cho Chữ Nôm.
Đây là một công trình sáng tạo, một dấu vết văn hóa bén rễ sâu trong nếp sống xã hội Việt Nam. Công trình văn hóa Chữ Quốc Ngữ khai sinh mở ra con đường căn cước tính riêng biệt cho dân tộc Việt Nam về phương diện chữ viết.
Sang truyền giáo Cha Alexander de Rhodes cũng đã nghĩ đến việc có người giúp cùng nối tiếp công việc truyền gáo duy trì cho bên vững. Vì thế ngài tiếp tục phát triển Hội Các Thầy Giảng, cho phái nam mà trước đó năm 1637 Cha thừa sai Gapar de Amaral đã thành lập. Các Thầy Gỉang được tuyển chọn giữa các nam thanh thiếu niên có đời sống đạo đức muốn hiến thân hy sinh phục vụ nhà Chúa. Họ có nhiệm vụ giúp các Cha và thay thế các Cha giảng dậy giáo lý trong trường hợp các cha không thể có mặt vì bị cấm cách, bị trục xuất.
Hội các Thầy Giảng là tiền thân Domus Dei mà sau này được thành lập dưới quyền của vị Giám mục địa phương, để đào tạo ơn kêu gọi linh mục bản xứ.
2. Về phía nữ tu, Đức Cha Pierre Lambert de la Motte năm 1670 đã thành lập Dòng Mến Thánh Gía.
Cha Pierre Lambert de la Motte sinh ngày 16.01.1624 ở Lisieux bên nước Pháp. Lớn lên ngài theo học ngành luật và trở thành luật sư làm việc tại Nghị Viện Paris. Nhưng Lambert de la Motte vẫn có chí hướng nghiêng thiên về tâm linh sinh hoạt tôn giáo và xã hội. Đã có lần ngài viết ra tâm tư của mình: chỉ thiết tha một điều là chết đi cho trần gian và sống cho một mình Thiên Chúa.
Với tâm nguyện đó, ngài từ bỏ con đường sự nghiệp luật sư, xin vào sống theo đuổi con đường tu trì và trở thành linh mục thừa sai cho vùng Đông Á.
Ngày 29.07.1658 Đức Giáo Hoàng Alexander VII. đã cắt cử linh mục Lambert de la Motte làm Giám mục đại diện Tông Tòa miền truyền gíao Đàng Trong Việt Nam và miền Nam Trung Hoa
Là Giám mục truyền giáo, nên Đức Cha Lambert de la Motte nỗ lực xây dựng hàng Giáo sĩ Việt Nam rất tích cực. Ngài lập chủng viện thánh Giuse, phong chức linh mục cho những linh mục Việt nam đầu tiên ở Tháilan Juthia, rồi ở Việt nam địa phận Đàng Ngoài và địa phận Đàng Trong.
Ngài tổ chức Công Đồng Phố Hiến năm 1670, phát triển Giáo Phận Đàng Ngoài lập ra cơ chế „ Nhà Đức Chúa Trời“ để đào tạo nhân sự phục vụ cho công việc truyền giáo.
Ngài qua đời ở Juthia Thailan ngày 15.06.1679
Trước đó thời Cha Alenxander de Rhodes và các vị Thừa Sai khác, cũng đã có những người phụ nữ tụ họp sống chung với nhau theo tôn chỉ đạo đức muốn dâng mình cho Chúa, phục vụ việc nhà Chúa.
Ngày Thứ Tư lễ Tro,19.02.1670 đức Cha Lambert de la Motte chính thức tiếp nhận Lời Khấn của hai chị nữ tu Ane và Paula tại Phố Hiến điạ phận Đàng Ngoài, và xác định tên gọi cùng hiến pháp của tu hội với danh hiệu „ Dòng Nữ Mến Thánh Giá Đức Giesu Kitô“. Đó là ngày khai sinh Dòng Nữ Mến Thánh giá đầu tiên trên Á Châu và trên Việt Nam.
Sau đó năm 1671 đức Cha De la Motte còn lập Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ địa phận Đàng Ngoài
Năm 1672 ngài lập Dòng Mến Thánh Gía ở Thailan. Trong dòng thời gian lịch sử, Dòng mến Thánh Giá đã lan tỏa sang Campuchia năm 1772, sang Nhật Bản năm 1878 và vương quốc Lào năm 1887.
Cho tới ngày nay các giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đều thành lập Dòng Mến Thánh giá riêng cho mỗi giáo phận.
Hai Vị Thừa Sai này là cha đẻ góp công xây dựng phát triển Giáo Hội Công Giáo Việt Nam còn để lại dấu tích văn hóa cùng cung cách sinh hoạt đạo đức rõ nét nổi bật nhất:
Linh mục Thừa sai Alexander de Rhodes với công trình sáng tạo Chữ Quốc Ngữ và Hội Thầy Giảng cho phái nam.
Đức Cha Pierre Lambert de la Motte với công trình sáng lập Dòng Mến Thánh Giá cho phái nữ, và cơ chế Nhà Đức Chúa Trời cho việc đào tạo linh mục trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Sự sáng lập Dòng nữ Mến Thánh Giá của Đức Cha Lambert de la Motte năm 1670 mang ý nghĩa tầm vóc rất to lớn, và chỉ có thể so sánh với Hội Thầy Giảng do Dòng tên cùng cha Alexandre de Rhodes sáng lập ra trước đó. ( Klaus Schatz, P. Alexander de Rohes und die fruehe Jesuitenmission in Viet Nam, Aschendorf Muenster 2015, tr. 211)
Năm 2009 Giáo hội Việt Nam đã đệ đơn xin Tòa Thánh phong Chân phước cho Đức Cha Lambert de la Motte, vì công đóng góp xây dựng phát triển Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
2. Châm ngôn linh đạo
Khi thành lập hội Dòng Mến Thánh Giá, Đức Cha Lambert de la Motte đã chọn châm ngôn linh đạo cho hội Dòng: „ Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con.“
Châm ngôn linh đạo căn bản này nói lên tâm tình lòng xác tín, như Thánh Phaolô tông đồ đã viết: „ Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá. ( 1. cor, 2,2)
Thập giá không chỉ là hình ảnh dấu chỉ riêng của người tín hữu Chúa Kitô. Hình ảnh thập gía có lịch sử cổ lâu hơn trước đó, và là hình ảnh đã được lan truyền rộng rãi dưới nhiều hình dạng khác nhau, như là vòng bánh xe mặt trời, như thập gía chéo hình chữ X Thánh Andre, thập giá Giáo Hội Chính Thống, hay như hình chữ T ( Tau) trong mẫu tự Hylạp.
Cây thập gía trải ra bốn chiều hướng: trời, đất, phải, trái. Nên diễn tả dấu chỉ nói về bốn phương hướng trong trời đất cũng như bốn mùa thời tiết thiên nhiên thay đổi tuần hoàn, những yếu tố theo như sự hiểu biết khoa học thời cổ đại xa xưa: nước, lửa, khí, đất, bốn góc vườn địa đàng, và dấu chỉ bốn sách phúc âm Chúa Giêsu.
Thập gía hình vòng bánh xe mặt trời diễn tả dấu chỉ về ánh sáng và sự sống, về sự sáng tạo và thống nhất, cũng là dấu chỉ nói về con người và mối tương quan giữa con người với vũ trụ.
Thập gía từ lâu đời là hình ảnh dấu chỉ và dụng cụ phương tiện của hình phạt, về sự chết. Nó cũng được dùng để nói lên sự bị kết án xử tử hành quyết. Và như thế trở thành dấu chỉ diễn tả sự hạ nhục lăng mạ bắt phục tùng, như trong thư Philippe nói về sự chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá:
„Người hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.“ ( Philipphe 2,8)
Thập gía là hình ảnh dấu chỉ ơn cứu rỗi của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô. Chiều thẳng đứng cây thập gía Chúa Giêsu hướng lên trời cao liên kết mối tương quan liên hệ giữa Thiên Chúa và con người: Thiên Chúa đi xuống trần gian đến với con người, và con người từ dưới trần gian hướng lên Thiên Chúa trên trời cao thẳm.
Chiều hình ngang đường chân trời cây thập gía nối kết mối tương quan giữa con người với nhau trong vũ trụ.
Hình ảnh Thập gía là dấu chỉ niềm tin tôn giáo được lưu truyền rộng rãi, và từ năm 431 sau Chúa giáng sinh thời công đồng Epheso hình ảnh dấu chỉ thập gía được chính thức lưu truyền dùng trong Hội Thánh Công Giáo.
3. Mầu nhiệm lòng tin nơi thập gía
Kính thờ hình ảnh dấu chỉ thập gía Chúa Giêsu diễn tả sâu xa lòng tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với con người:
„ Dấu thập gía là dấu chỉ hữu hình và công khai tuyên xưng niềm tin:
- vào Đấng đã chịu khổ hình bị đóng đinh vào trên đó vì chúng ta,
- vào Đấng đã diễn tả tình yêu Thiên Chúa tỏ hiện ra tận bên ngoài qua chính sự sống thân xác mình,
- vào Thiên Chúa điều hành không dùng sự hủy diệt phá đổ, nhưng qua đời sống khiêm hạ chịu đau khổ và tình yêu. Tình yêu tuy vô hình, nhưng mạnh hơn tất cả sức mạnh của trần gian, và khôn ngoan hơn tất cả sự thông thái của con người.“
……
Thập gía là dấu hiệu nói về sự đau khổ, và đồng thời cũng là dấu chỉ sự phục sinh sống lại. Có thể nói được rằng đó là chiếc gậy chỉ huy sự cứu rỗi mà Thiên Chúa nắm giữ trong tay ngài, là nhịp cầu giúp chúng ta có thể bước vượt qua từ bờ vực sâu thẳm sự chết và sự đe dọa của sự dữ sang tới thành công.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., Theologisches ABC, Herder 2012, tr. 137- 138).
4. Thập gía thôi thúc dấn thân
Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam mừng kỷ niệm 350 năm thành lập vào giữa thời cơn khủng hoảng do đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên khắp thế giới. Biến cố khủng hoảng này gây chao đảo làm đảo lộn ngưng trệ tất cả mọi trật tự, mọi dự định cùng mọi sinh hoạt đạo đời, từ phạm vi chính trị kinh tế tới văn hóa tinh thần.
Biến cố đại dịch Corona làm biến đổi đời sống sâu rộng và trở thành nặng nề gây đau khổ, như cây thập gía đè nặng. Cơn khủng hoảng đại dịch càng kéo dài, con người càng cảm thấy hoang mang bất lực, tựa như cây thiếu nước đang héo tàn dần.
„ Thập gía (vi trùng Corona) “ chập chờn vô hình đè nặng đời sống làm cho tinh thần lẫn thể xác mệt nhọc mòn mỏi. Dẫu vậy cũng vẫn có lực vô hình đối chiếu thôi thúc kêu gọi dấn thân chịu đựng vươn lên, để cho đời sống luôn là cây cỏ có cành lá xanh tươi. Vì sự đau khổ khốn khó hằng luôn có trong đời sống xưa nay ở mọi nơi chốn cùng ở mọi thời đại, không tránh được. Đó là mầu nhiệm bí ẩn, mà Đấng Tạo Hóa phú bẩm khắc ghi vào sự sống mỗi sinh vật trong công trình sáng tạo vũ trụ thiên nhiên, để tạo nên sự cân bằng quân bình cho đời sống
„Thập gía (vi trùng Corona) “ không phải là cây thập gía cuối cùng. Nhưng còn có những cây thập gía khác tiếp sau nữa. Sự sống từ cổ chí kim xưa nay vẫn luôn hằng tiếp tục từ thế hệ này sang những thế hệ kế tiếp.
Chị em nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá xưa nay hằng sống trải qua trong chịu đựng những cây „ thập giá cuộc đời“. Nhưng không để cho bị khủng hoảng nhận chìm xuống.
Trái lại trong tin tưởng phó thác tìm nhận được sức lực trợ giúp phấn khởi vươn lên dấn thân hy sinh cầu nguyện và phục vụ con người làm nhân chứng cho tình yêu Chúa Giêsu Kitô giữa dòng đời sống xã hội quê hương nơi sinh sống.
Lịch sử Hội Dòng tựa như một tấm thảm có chiều dài cùng chiều ngang sâu rộng, được đan bện dệt thêu nên bằng những sợi chỉ „ thập gía" nỗ lực sống hy sinh dấn thân âm thầm ở từng vị trí khung ô nhỏ. Tất cả nối kết đan bện tạo thành tấm thảm bức tranh lịch sử đạo đức sinh động.
Tấm thảm bức tranh lịch sử Hội Dòng Mến Thánh Gía Việt Nam thành hình từ 350 năm nay là do những sợi chỉ đời sống dấn thân tận hiến yêu mến Thập Giá Chúa Giêsu của mỗi Nữ Tu thành viên Hội Dòng đan bện thêu dệt nên.
Xin chúc mừng Hội Dòng Mến Thánh Gía Việt Nam.
Cùng chúc mừng chi nhánh Hội Dòng Mến Thánh Giá Gòvấp thuộc Tu viện lòng Chúa thương xót thành Bonn, dịp mừng kỷ niệm thánh đức này.
Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chi nhánh hội Dòng Mến Thánh Giá Gòvấp, tu viện lòng Chúa thương xót ở thành phố Bonn bên nước Đức mừng kỷ niệm thánh đức này vào ngày chúa nhật 27.09.2020 ở Bonn.
NHỚ VỀ NGUỒN GỐC
Từ thế kỷ 17. các Vị Thừa Sai từ u châu sang loan truyền giáo lý Công Giáo trên quê hương đất nước Việt Nam.
Về phương diện truyền giáo đạo đức tinh thần, các Thừa Sai là những vị linh hướng thầy dậy khai mở truyền đạt con đường đức tin giáo lý Công Giáo cho người tín hữu Công Giáo Việt Nam.
Về phương diện xây dựng tổ chức thành lập cấu trúc sao cho đời sống sinh hoạt đạo giáo được phát triển vươn lên và duy trì, các Vị là những „người cha đẻ, những kiến trúc sư sáng tạo mở đường“ cho những tổ chức sinh hoạt văn hóa đạo trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Từ năm 1615 đã có những vị Thừa sai sang mở đường truyền giáo bên Việt Nam, và sau đó có hàng trăm, cũng có thể hằng ngàn những vị Thừa sai khác cũng đã theo chân bậc cha ông đàn anh nốt gót sứ vụ đạo đức dấn thân sang truyền giáo bên Việt Nam.
Các vị Thừa sai đã không chỉ nỗ lực hy sinh giảng dạy rao truyền giáo lý Công Giáo cho con người, nhưng các ngài còn vận dụng xây dựng mở mang nước Chúa qua những công trình xây dựng các ngôi thánh đường nguy nga mang nét đặc trưng văn hóa Kitô giáo theo phong cách nghệ thuật u châu.
Hai khuôn mặt nổi bật với công trình sáng tạo cấu trúc văn hóa cho sinh hoạt đạo đức Công Giáo phát triển duy trì sống động được biết nói đến nhiều hơn cả là Cha Alexander De Rhodes và Đức Cha Pierre Lambert De la Motte.
1. Linh mục Alexander de Rhodes - theo tiếng Việt Nam chuyển âm gọi ngài bằng tên Alịch Sơn, hay cũng bằng tên Cha Đắc Lộ - là tu sỹ Dòng Chúa Giêsu sinh ngày 15. 01. 1591 hay 1593 ở Avignon bên nước Pháp, và qua đời ngày 05.11. 1660 ở Isfahan bên nước Iran.
Cha Đắc lộ sang truyền giáo bên Việt Nam ở Đàng Trong từ năm 1624 đến năm 1626. Đến truyền giáo ở Đàng Ngoài từ ngày 19.03.1627 cho tới tháng Năm 1630. Bị trục xuất trở sang Macao truyền giáo. Trở lại truyền giáo ở Đàng trong từ tháng 12.1640 đến tháng 7.1645. Từ tháng 12.1645 ngài trở về u châu rồi đi truyền giáo bên Iran và qua đời tại Ispahan ngày 05.11.1660.
Những năm tháng dấn thân hy sinh truyền giáo ở Việt Nam, ngoài việc truyền dậy gíao lý, ban các phép Bí Tích, ngài là người đã có công hoàn thành Chữ Quốc Ngữ, viết theo những vần mẫu tự Latinh, mà trước đó các vị Thừa Sai đi trước đã có công sáng tạo ra chỉ với mục đích để cho công việc rao truyền dậy giáo lý cho dân chúng được thuận tiện dễ dàng thôi.
Nhưng không ngờ Chữ Quốc Ngữ do các Vị Thừa Sai sáng tạo ra lại phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng xã hội, và được công nhận dùng là chữ chính thức của quốc gia thay cho Chữ Nôm.
Đây là một công trình sáng tạo, một dấu vết văn hóa bén rễ sâu trong nếp sống xã hội Việt Nam. Công trình văn hóa Chữ Quốc Ngữ khai sinh mở ra con đường căn cước tính riêng biệt cho dân tộc Việt Nam về phương diện chữ viết.
Sang truyền giáo Cha Alexander de Rhodes cũng đã nghĩ đến việc có người giúp cùng nối tiếp công việc truyền gáo duy trì cho bên vững. Vì thế ngài tiếp tục phát triển Hội Các Thầy Giảng, cho phái nam mà trước đó năm 1637 Cha thừa sai Gapar de Amaral đã thành lập. Các Thầy Gỉang được tuyển chọn giữa các nam thanh thiếu niên có đời sống đạo đức muốn hiến thân hy sinh phục vụ nhà Chúa. Họ có nhiệm vụ giúp các Cha và thay thế các Cha giảng dậy giáo lý trong trường hợp các cha không thể có mặt vì bị cấm cách, bị trục xuất.
Hội các Thầy Giảng là tiền thân Domus Dei mà sau này được thành lập dưới quyền của vị Giám mục địa phương, để đào tạo ơn kêu gọi linh mục bản xứ.
2. Về phía nữ tu, Đức Cha Pierre Lambert de la Motte năm 1670 đã thành lập Dòng Mến Thánh Gía.
Cha Pierre Lambert de la Motte sinh ngày 16.01.1624 ở Lisieux bên nước Pháp. Lớn lên ngài theo học ngành luật và trở thành luật sư làm việc tại Nghị Viện Paris. Nhưng Lambert de la Motte vẫn có chí hướng nghiêng thiên về tâm linh sinh hoạt tôn giáo và xã hội. Đã có lần ngài viết ra tâm tư của mình: chỉ thiết tha một điều là chết đi cho trần gian và sống cho một mình Thiên Chúa.
Với tâm nguyện đó, ngài từ bỏ con đường sự nghiệp luật sư, xin vào sống theo đuổi con đường tu trì và trở thành linh mục thừa sai cho vùng Đông Á.
Ngày 29.07.1658 Đức Giáo Hoàng Alexander VII. đã cắt cử linh mục Lambert de la Motte làm Giám mục đại diện Tông Tòa miền truyền gíao Đàng Trong Việt Nam và miền Nam Trung Hoa
Là Giám mục truyền giáo, nên Đức Cha Lambert de la Motte nỗ lực xây dựng hàng Giáo sĩ Việt Nam rất tích cực. Ngài lập chủng viện thánh Giuse, phong chức linh mục cho những linh mục Việt nam đầu tiên ở Tháilan Juthia, rồi ở Việt nam địa phận Đàng Ngoài và địa phận Đàng Trong.
Ngài tổ chức Công Đồng Phố Hiến năm 1670, phát triển Giáo Phận Đàng Ngoài lập ra cơ chế „ Nhà Đức Chúa Trời“ để đào tạo nhân sự phục vụ cho công việc truyền giáo.
Ngài qua đời ở Juthia Thailan ngày 15.06.1679
Trước đó thời Cha Alenxander de Rhodes và các vị Thừa Sai khác, cũng đã có những người phụ nữ tụ họp sống chung với nhau theo tôn chỉ đạo đức muốn dâng mình cho Chúa, phục vụ việc nhà Chúa.
Ngày Thứ Tư lễ Tro,19.02.1670 đức Cha Lambert de la Motte chính thức tiếp nhận Lời Khấn của hai chị nữ tu Ane và Paula tại Phố Hiến điạ phận Đàng Ngoài, và xác định tên gọi cùng hiến pháp của tu hội với danh hiệu „ Dòng Nữ Mến Thánh Giá Đức Giesu Kitô“. Đó là ngày khai sinh Dòng Nữ Mến Thánh giá đầu tiên trên Á Châu và trên Việt Nam.
Sau đó năm 1671 đức Cha De la Motte còn lập Dòng Mến Thánh Giá ở An Chỉ địa phận Đàng Ngoài
Năm 1672 ngài lập Dòng Mến Thánh Gía ở Thailan. Trong dòng thời gian lịch sử, Dòng mến Thánh Giá đã lan tỏa sang Campuchia năm 1772, sang Nhật Bản năm 1878 và vương quốc Lào năm 1887.
Cho tới ngày nay các giáo phận trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đều thành lập Dòng Mến Thánh giá riêng cho mỗi giáo phận.
Hai Vị Thừa Sai này là cha đẻ góp công xây dựng phát triển Giáo Hội Công Giáo Việt Nam còn để lại dấu tích văn hóa cùng cung cách sinh hoạt đạo đức rõ nét nổi bật nhất:
Linh mục Thừa sai Alexander de Rhodes với công trình sáng tạo Chữ Quốc Ngữ và Hội Thầy Giảng cho phái nam.
Đức Cha Pierre Lambert de la Motte với công trình sáng lập Dòng Mến Thánh Giá cho phái nữ, và cơ chế Nhà Đức Chúa Trời cho việc đào tạo linh mục trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Sự sáng lập Dòng nữ Mến Thánh Giá của Đức Cha Lambert de la Motte năm 1670 mang ý nghĩa tầm vóc rất to lớn, và chỉ có thể so sánh với Hội Thầy Giảng do Dòng tên cùng cha Alexandre de Rhodes sáng lập ra trước đó. ( Klaus Schatz, P. Alexander de Rohes und die fruehe Jesuitenmission in Viet Nam, Aschendorf Muenster 2015, tr. 211)
Năm 2009 Giáo hội Việt Nam đã đệ đơn xin Tòa Thánh phong Chân phước cho Đức Cha Lambert de la Motte, vì công đóng góp xây dựng phát triển Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
2. Châm ngôn linh đạo
Khi thành lập hội Dòng Mến Thánh Giá, Đức Cha Lambert de la Motte đã chọn châm ngôn linh đạo cho hội Dòng: „ Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng con.“
Châm ngôn linh đạo căn bản này nói lên tâm tình lòng xác tín, như Thánh Phaolô tông đồ đã viết: „ Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá. ( 1. cor, 2,2)
Thập giá không chỉ là hình ảnh dấu chỉ riêng của người tín hữu Chúa Kitô. Hình ảnh thập gía có lịch sử cổ lâu hơn trước đó, và là hình ảnh đã được lan truyền rộng rãi dưới nhiều hình dạng khác nhau, như là vòng bánh xe mặt trời, như thập gía chéo hình chữ X Thánh Andre, thập giá Giáo Hội Chính Thống, hay như hình chữ T ( Tau) trong mẫu tự Hylạp.
Cây thập gía trải ra bốn chiều hướng: trời, đất, phải, trái. Nên diễn tả dấu chỉ nói về bốn phương hướng trong trời đất cũng như bốn mùa thời tiết thiên nhiên thay đổi tuần hoàn, những yếu tố theo như sự hiểu biết khoa học thời cổ đại xa xưa: nước, lửa, khí, đất, bốn góc vườn địa đàng, và dấu chỉ bốn sách phúc âm Chúa Giêsu.
Thập gía hình vòng bánh xe mặt trời diễn tả dấu chỉ về ánh sáng và sự sống, về sự sáng tạo và thống nhất, cũng là dấu chỉ nói về con người và mối tương quan giữa con người với vũ trụ.
Thập gía từ lâu đời là hình ảnh dấu chỉ và dụng cụ phương tiện của hình phạt, về sự chết. Nó cũng được dùng để nói lên sự bị kết án xử tử hành quyết. Và như thế trở thành dấu chỉ diễn tả sự hạ nhục lăng mạ bắt phục tùng, như trong thư Philippe nói về sự chết của Chúa Giêsu trên cây thập giá:
„Người hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.“ ( Philipphe 2,8)
Thập gía là hình ảnh dấu chỉ ơn cứu rỗi của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô. Chiều thẳng đứng cây thập gía Chúa Giêsu hướng lên trời cao liên kết mối tương quan liên hệ giữa Thiên Chúa và con người: Thiên Chúa đi xuống trần gian đến với con người, và con người từ dưới trần gian hướng lên Thiên Chúa trên trời cao thẳm.
Chiều hình ngang đường chân trời cây thập gía nối kết mối tương quan giữa con người với nhau trong vũ trụ.
Hình ảnh Thập gía là dấu chỉ niềm tin tôn giáo được lưu truyền rộng rãi, và từ năm 431 sau Chúa giáng sinh thời công đồng Epheso hình ảnh dấu chỉ thập gía được chính thức lưu truyền dùng trong Hội Thánh Công Giáo.
3. Mầu nhiệm lòng tin nơi thập gía
Kính thờ hình ảnh dấu chỉ thập gía Chúa Giêsu diễn tả sâu xa lòng tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với con người:
„ Dấu thập gía là dấu chỉ hữu hình và công khai tuyên xưng niềm tin:
- vào Đấng đã chịu khổ hình bị đóng đinh vào trên đó vì chúng ta,
- vào Đấng đã diễn tả tình yêu Thiên Chúa tỏ hiện ra tận bên ngoài qua chính sự sống thân xác mình,
- vào Thiên Chúa điều hành không dùng sự hủy diệt phá đổ, nhưng qua đời sống khiêm hạ chịu đau khổ và tình yêu. Tình yêu tuy vô hình, nhưng mạnh hơn tất cả sức mạnh của trần gian, và khôn ngoan hơn tất cả sự thông thái của con người.“
……
Thập gía là dấu hiệu nói về sự đau khổ, và đồng thời cũng là dấu chỉ sự phục sinh sống lại. Có thể nói được rằng đó là chiếc gậy chỉ huy sự cứu rỗi mà Thiên Chúa nắm giữ trong tay ngài, là nhịp cầu giúp chúng ta có thể bước vượt qua từ bờ vực sâu thẳm sự chết và sự đe dọa của sự dữ sang tới thành công.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., Theologisches ABC, Herder 2012, tr. 137- 138).
4. Thập gía thôi thúc dấn thân
Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam mừng kỷ niệm 350 năm thành lập vào giữa thời cơn khủng hoảng do đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên khắp thế giới. Biến cố khủng hoảng này gây chao đảo làm đảo lộn ngưng trệ tất cả mọi trật tự, mọi dự định cùng mọi sinh hoạt đạo đời, từ phạm vi chính trị kinh tế tới văn hóa tinh thần.
Biến cố đại dịch Corona làm biến đổi đời sống sâu rộng và trở thành nặng nề gây đau khổ, như cây thập gía đè nặng. Cơn khủng hoảng đại dịch càng kéo dài, con người càng cảm thấy hoang mang bất lực, tựa như cây thiếu nước đang héo tàn dần.
„ Thập gía (vi trùng Corona) “ chập chờn vô hình đè nặng đời sống làm cho tinh thần lẫn thể xác mệt nhọc mòn mỏi. Dẫu vậy cũng vẫn có lực vô hình đối chiếu thôi thúc kêu gọi dấn thân chịu đựng vươn lên, để cho đời sống luôn là cây cỏ có cành lá xanh tươi. Vì sự đau khổ khốn khó hằng luôn có trong đời sống xưa nay ở mọi nơi chốn cùng ở mọi thời đại, không tránh được. Đó là mầu nhiệm bí ẩn, mà Đấng Tạo Hóa phú bẩm khắc ghi vào sự sống mỗi sinh vật trong công trình sáng tạo vũ trụ thiên nhiên, để tạo nên sự cân bằng quân bình cho đời sống
„Thập gía (vi trùng Corona) “ không phải là cây thập gía cuối cùng. Nhưng còn có những cây thập gía khác tiếp sau nữa. Sự sống từ cổ chí kim xưa nay vẫn luôn hằng tiếp tục từ thế hệ này sang những thế hệ kế tiếp.
Chị em nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá xưa nay hằng sống trải qua trong chịu đựng những cây „ thập giá cuộc đời“. Nhưng không để cho bị khủng hoảng nhận chìm xuống.
Trái lại trong tin tưởng phó thác tìm nhận được sức lực trợ giúp phấn khởi vươn lên dấn thân hy sinh cầu nguyện và phục vụ con người làm nhân chứng cho tình yêu Chúa Giêsu Kitô giữa dòng đời sống xã hội quê hương nơi sinh sống.
Lịch sử Hội Dòng tựa như một tấm thảm có chiều dài cùng chiều ngang sâu rộng, được đan bện dệt thêu nên bằng những sợi chỉ „ thập gía" nỗ lực sống hy sinh dấn thân âm thầm ở từng vị trí khung ô nhỏ. Tất cả nối kết đan bện tạo thành tấm thảm bức tranh lịch sử đạo đức sinh động.
Tấm thảm bức tranh lịch sử Hội Dòng Mến Thánh Gía Việt Nam thành hình từ 350 năm nay là do những sợi chỉ đời sống dấn thân tận hiến yêu mến Thập Giá Chúa Giêsu của mỗi Nữ Tu thành viên Hội Dòng đan bện thêu dệt nên.
Xin chúc mừng Hội Dòng Mến Thánh Gía Việt Nam.
Cùng chúc mừng chi nhánh Hội Dòng Mến Thánh Giá Gòvấp thuộc Tu viện lòng Chúa thương xót thành Bonn, dịp mừng kỷ niệm thánh đức này.
Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Tin mừng Gia Đình trong nền văn hóa bão hòa về tình dục 8
Vũ Văn An
18:10 25/09/2020
2.6 Tầm quan trọng của nó trong đời sống Giáo Hội
Việc Giáo Hội Công Giáo bác bỏ tập tục của Giáo hội Chính Thống không hẳn do các ý niệm khác nhau về lỏng lẻo hay nghiêm ngặt, nhưng đúng hơn do một ý niệm phát triển hơn về bí tích, một ý niệm trùng hợp với chính suy tư trung cổ, mà dựa vào đó, việc bàn về các bí tích đã được khai triển sâu sắc hơn. Đó là điều đã được đề nghị một cách không dè dặt với người Đông Phương ở hai công đồng nhằm hợp nhất, tức, công đồng Lyons lần thứ hai (1274) và Công Đồng Florence (1442) (57). Tham chiếu minh nhiên nhất cho thấy xu hướng muốn ngăn cấm bất cứ loại kết hợp nào sau khi ly thân tìm thấy trong lời tuyên xưng đức tin do Michael Paleologus đề nghị tại công đồng thứ nhất trong số Công Đồng này (58).
Bản chất các bí tích là điều hướng dẫn suy tư mục vụ của Giáo Hội, theo nghĩa: Giáo Hội không có toàn quyền đối với chúng. Giáo Hội tiếp nhận các bí tích từ Phu Quân của mình và là người quản lý chúng, chứ không phải người sở hữu; thành thử, “không ai tra vấn tính bất khả tiêu của cuộc hôn nhân bí tích đã được kết ước và hoàn hợp (ratum et consumatum)” (59), một câu phát biểu mà Đức Gioan Phaolô II gọi là tín lý đã định tín: “như thế, điều xem ra khá rõ ràng là việc không trải dài quyền lực của Giám Mục Rôma tới các cuộc hôn nhân bí tích đã kết ước và hoàn hợp đã được huấn quyền Giáo Hội giảng dạy như một tín lý phải tin một cách dứt khoát” (60). Không thể gọi chủ đề này chỉ như một miễn chước đơn thuần về phía hàng giáo phẩm, vì đó là quan điểm quá ư có tính pháp lý và phi bí tích về bản chất Giáo Hội.
Bất cứ thay đổi nào được đưa vào để giải quyết tư thế của người ly dị và tái hôn phải đầu tiên cho biết rõ ý nghĩa sâu xa của bí tích hôn phối, một bí tích đặc biệt và quả tình là một phần của gia bảo tín lý của Giáo Hội. Do đó, đề nghị thay đổi trong vấn đề này đòi hỏi một việc biện phân tín lý hết sức sâu sắc; bất cứ mưu toan nào che dấu việc này hay gán cho nó tầm quan trọng bậc nhì đều trái với truyền thống của Giáo Hội trong một khía cạnh chủ yếu của đức tin (61).
Chắc chắn, có nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu, vì trong nhiều năm nay, hôn phối chỉ được xem xét qua loa so với các bí tích khác. Một việc đánh giá đổi mới đối với chiều kích mầu nhiệm của các bí tích, vượt quá việc hộ giáo, liên quan tới lúc thiết lập chúng, đã giúp các nhà thần học khả năng thăm dò các phương thức mới và rất hứa hẹn, mà Thượng Hội Đồng có thể xem xét khi xem lại chủ đề chăm sóc mục vụ cho các gia đình. Hôn phối là bí tích độc đáo do việc nó đâm rễ vào trật tự tạo thế và giá trị của nó như một nhân chứng đối với việc chuộc tội cõi lòng từng làm cho nó khả hữu (62).
2.7 Ơn thánh của dây ràng buộc bất khả tiêu như nguồn sự sống
Nẻo đường chúng ta vạch ra trên đây khác với nẻo đường Đức Hồng Y Kasper chỉ ra trong cuốn sách nhỏ của ngài, nhất là trong các phụ lục, vì, trong số nhiều lý do, cách ngài trình bầy lịch sử bí tích hôn phối khá đặc biệt hay vì ngài thảo luận quan điểm Chính Thống về nhiệm cục bí tích theo cách giống như cách của Häring. Đây có thể là lý do tại sao cách ngài thảo luận sợi dây hôn phối khá yếu và thực sự có xu hướng muốn bị đặt thành nghi vấn. Đó chính là một trong các phương diện bị nhà thần học Chính Thống như Pavel (Paul) Evdokimov thẳng thừng khinh bỉ, khi rõ ràng đề cập đến tính bất khả tiêu: “Tính bất khả tiêu của dây hôn phối không hề có ý thích nào để yêu mến. Vấn đề xuất hiện khi không còn gì để cứu vớt: sợi dây, khởi đầu vốn được tuyên bố là bất khả tiêu, nay tan biến hoàn toàn và luật lệ không thể làm được gì để thay thế ơn thánh: nó không thể hàn gắn hay hồi sinh” (63). Lời lẽ của Đức Hồng Y Kasper cũng nêu lên một hoài nghi tương tự “Người ta không nên hiểu giáo huấn này như một thứ bản vị hữu thể học bên cạnh hay bên trên tình yêu liên ngã của vợ chồng; mặt khác, nó cũng không hoàn toàn tan hòa vào tình yêu cảm tính, hỗ tương của họ, mà nó cũng không chết với nó (GS 48; EG 66)” (64).
Đúng là trong cuốn sách của ngài về hôn nhân, Đức Hồng Y Kasper có tìm cách cung cấp lối giải thích nhân vị cho sợi dây hôn phối khi ngài viết “Người đàn ông và người đàn bà [nghĩa là chồng và vợ] có thể tìm được vị thế dứt khoát của họ trong sự trung thành này. Họ trở nên ‘một thân xác’ hay ‘một’ (St 2:24; Mc 10:8; Eph 5:31); nói cách khác, họ trở nên một ngôi vị ‘chúng ta’. Dây hôn phối trung thành tạo ra một điều vượt quá ngôi vị đơn nhất và buộc lại với nhau lịch sử hai ngôi vị một cách dứt khoát và ở một bình diện sâu thẳm nhất” (65). Tuy thế, khi ngài mô tả giá trị của nó trong bối cảnh một cuộc bút chiến chuyên biệt về người li dị, thì mọi sự xem ra vẫn bị phủ mờ trong hàm hồ, vì ngài kết luận: “Không phát biểu nào thuộc loại này có thể, thật vậy, được làm cho hoàn toàn khách quan. Hiện tượng mà chúng chỉ ra có thể được giải thích nhiều cách và nhiên hậu, tùy thuộc vào lối giải thích dứt khoát” (66).
Việc không dứt khoát vừa nói mở đường cho lối giải thích của Häring, mà dường như đã được Đức Hồng Y Kasper tiếp nhận. Trong bàn luận mục vụ của ngài, Häring theo sát điều đã được nhà thần học Evdokimov nói một cách khá triệt để về ly dị, theo quan điểm Chính Thống. Tác giả người Nga này, dựa vào việc so sánh với sự chết, vốn kết liễu một cuộc hôn nhân, đề nghị danh sách sau đây về các cách trong đó dây hôn phối có thể bị “đứt”: “cái chết của chính chất thể của bí tích yêu thương bởi việc ngoại tình; cái chết tôn giáo bởi sự bội giáo; cái chết dân sự với bản án tù; cái chết thể lý bởi việc vắng mặt” (67).
Trái với điều Đức Hồng Y Kasper tuyên bố lúc đầu, tức là, dây hôn phối không chết với tình âu yếm hỗ tương, trong trước tác của hai tác giả mà chúng ta vừa trưng dẫn, dường như có một điều gì đó như là cái chết của tình yêu; điều này đi trệch ra ngoài ý niệm dấu ấn thần thiêng mà, giống như lửa, ta không thể dập tắt bằng nước sâu và vốn là tiêu điểm của mạc khải trong Diễm Ca (xem Dc 8:6) (68).
Cuối cùng, Đức Hồng Y dường như chủ trương rằng một điều gì đó của bí tích vẫn còn đó, vì ngài (không như các Giáo Hội Chính Thống) nhìn nhận rằng một cuộc hôn nhân khác không thể được cử hành. Nói cho chính xác hơn, ngài chủ trương rất rõ ràng rằng “tính bất khả tiêu của hôn nhân bí tích và việc không thể kết ước cuộc hôn nhân bí tích thứ hai khi người phối ngẫu kia vẫn còn sống là phần trói buộc của truyền thống đức tin của Giáo Hội” (69). Từ đó, giải pháp “không nghiêm ngặt” có thể là cho phép và khoan dung cho cuộc kết hợp thứ hai, một kết hợp, tuy nhiên, không phải là bí tích. Nhờ thế, theo ngài, tính bất khả tiêu vẫn được duy trì (70); cho nên nay chỉ còn vấn đề phải hiểu cuộc hôn nhân mới trong sự tốt lành tự nhiên, bất toàn của nó, dù theo quan điểm của ngài, nó có thể được chấp nhận đầy đủ. Điều này quan trọng để hiểu Đức Hồng Y Kasper sẽ dự kiến giải pháp mục vụ như thế nào để, theo ý ngài, tính bát khả tiêu của tín lý không bị thoả hiệp. Vấn đề là ngài làm như thế một cách đi ngược hẳn lại đặc tính định tín của nhiệm cục Chúa Kitô đã được phát biểu trong các bí tích. Quả là kỳ khôi khi khẳng định hai bậc hôn phối trong cộng đồng Giáo Hội: một cho người hoàn thiện có tính bí tích, và bậc kia cho người bất toàn, hoàn toàn chỉ có tính tự nhiên. Điều này chắc chắn là cách hiểu hoạt động của ơn thánh trong tâm hồn ta!
Cái phao cuối cùng của Đức Hồng Y là nói đến việc tham gia không hoàn hảo của mọi cuộc hôn nhân vào việc kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (71). Thực vậy, luận điểm cuối cùng này cực kỳ yếu ớt. Có nhiều mức độ bất toàn khác nhau và một trong số này là tội bất công. Nếu dây hôn phối là mối tương quan yêu thương đòi có công lý, thì bất cứ hành vi nào đi ngược với nó đều là một bất toàn không thể chấp nhận được, một điều không thể là đối tượng của lòng thương xót cho đến khi có lòng ăn năn vì nó và có sự thay đổi hoàn cảnh ngược với dây hôn phối.
Dĩ nhiên, trước khi thảo luận đề tài này, điều cần là phải nhìn nhận một cách rõ ràng đâu là thực hành thực sự của các Giáo Hội Chính Thống trong lãnh vực này. Không ai dấu diếm sự kiện này: trong hầu hết các trường hợp, chỉ còn là vấn đề chuẩn miễn đơn thuần bằng cách nộp một lệ phí cho Tòa Giám Mục, sau đó, vị Giám Mục Chính Thống sẽ tự động ký cho phép cuộc hôn nhân thứ hai hay thậm chí thứ ba. Đó là điều các Giám Mục và linh mục Công Giáo sống trong những vùng ấy được trải nghiệm hàng ngày; thực tế, điều hết sức rõ ràng là nó đòi trước đó phải có việc ly dị, một điều hoàn toàn xa lạ với viễn kiến cực kỳ tốt đẹp do Đức Hồng Y trình bầy: “Nẻo đường đang bàn sẽ không phải là một giải pháp chung. Nó sẽ không phải là con đường thênh thang cho quảng đại quần chúng, mà là một lối hẹp cho một nhóm nhỏ những cá nhân ly dị và tái hôn trung thực quan tâm tới các bí tích” (72). Chúng tôi sẽ bàn đến khía cạnh này một cách đầy đủ hơn ở chương trong sách này nói về việc chăm sóc mục vụ.
2.8. Cách hiểu của Giáo Hội
Cuộc thảo luận vắn vỏi trên đây rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của các sự thật chủ yếu của mạc khải đang gặp nguy cơ trong vấn đề này. Chắc chắn, ở đây, chúng ta thấy mình đang can dự sâu xa vào một trong các yếu tố thần học chủ yếu của sơ truyền (kerygma) Kitô giáo, và cái hiểu quân bình về điều này có tính nền tảng đối với đời sống thực sự của Giáo Hội.
Do đó, dựa trên trình bày của của chúng tôi, xem ra không có chỗ nào dành cho một “giải pháp mục vụ” đơn thuần theo hướng khoan dung. Vì việc này liên quan đến chính cách hiểu của chúng tôi về dây hôn phối, đây không phải là vấn đề được phép trong một số trường hợp, mà đúng hơn là một khía cạnh ảnh hưởng tới đời sống mọi cuộc hôn nhân vốn cảm nghiệm dây bất khả tiêu như một nguồn ơn thánh, một nguồn sức mạnh mới mẻ để đương đầu với những khoảnh khắc khó khăn, chứng cớ cho thấy sự hiện diện bí tích thực sự của Chúa Kitô trong đời họ. Biến đổi nó thành một điều gì khác, hạ giá nó xuống hàng một trách nhiệm chung tầm thường giữa các người phối ngẫu sẽ là cú đánh khủng khiếp đối với mọi cuộc hôn nhân Kitô Giáo. Đây là một vấn đề quan trọng đến nỗi nó cần được làm cho sáng tỏ tuyệt đối, trên và vượt quá các công bố đơn giản mà không có gì có thể thay đổi.
Cho nên, điều cần là tìm một sự vững chắc chân thực trong các phát biểu của chúng ta vì đây là điều duy nhất đúng đối với mọi khía cạnh liên quan tới cốt lõi của sơ truyền. Trong chiều hướng này, chúng tôi hiểu rằng khó có thể bắt một vấn đề quan trọng như thế lệ thuộc duy nhất một luận điểm thần học như luận điểm chúng tôi vừa trình bày, mặc dù chúng tôi đã tìm cách làm cho nó hết sức chính xác và, dĩ nhiên, dựa vào Huấn Quyền hết sức rõ ràng gần đây. Truyền thống Giáo Hội là điểm tham chiếu cần thiết để xác định vấn đề đã được hiểu ra sao và liệu có căn bản hay không cho một lòng khoan dung “nhiệm cục” Chính Thống hơn điều chúng tôi gán cho nó trong sách này. Chúng ta cần xét xem liệu có chỗ nào để thừa nhận kỷ luật Chính Thống hay không và liệu làm thế có dẫn chúng ta tới một sự thay đổi trong tín lý của Giáo Hội Latinh hay không về dây hôn phối.
Cho nên, điều tuyệt đối cần thiết là tham chiếu Giáo Hội của các Giáo Phụ. Chúng tôi sẽ thảo luậc chủ đề này trong chương kế tiếp.
Kỳ cuối: các ghi chú chi tiết
VietCatholic TV
Phỏng vấn Lm. Tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng về hai cuốn sách quan trọng vừa được xuất bản ở Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:57 25/09/2020
Linh mục Tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng, thuộc Tổng giáo phận Perth, nguyên Giáo sư thỉnh giảng về bộ môn Thần học Luân lý và Đạo đức Sinh học tại Học viện Thần học Công Giáo – The Good Shepherd Theological College, tại Thành phố Auckland, nước Tân Tây Lan (2010-2015) vừa cho ra mắt hai cuốn sách quan trọng
Cuốn thứ nhất có tựa đề “Sự Sống Và Quyền Bất Khả Xâm Phạm: Nền Tảng Luân Lý Cho Xã Hội”.
Cuốn thứ hai là “Tính dục, Tình yêu và Hôn nhân theo nhãn quan Thần học luân lý Công Giáo”
Xin trân trọng giới thiệu với quý vị và anh chị em, Linh mục Tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng.
Cha Phêrô Trần Mạnh Hùng: Trước tiên, tôi xin chân thành gởi đến quý khán thính giả vietcatholic và các bạn trẻ Công Giáo tại VN trong chương trình mục vụ giới trẻ, lời chào nồng nhiệt và tràn đầy sự quý mến của tôi. Tôi cũng xin chân thành cám ơn anh Đặng Minh An, Phó Giám Đốc của vietcatholic.net đã ngõ ý mời tôi tham dự cuộc phỏng vấn, khi nghe tin tôi vừa cho xuất bản hai cuốn sách mới tại Việt Nam. Cám ơn anh và chương trình vietcatholic đã dành cho tôi cái vinh dự này. Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ca sĩ Như Ý, vì đã hy sinh thời gian quý báu của mình để phỏng vấn tôi, trong chương trình đặc biệt này.
1. Xin cha có thể cho quý khán thính giả của Vietcatholic cũng như cho Mục Vụ Giới Trẻ tại VN biết về quá trình hình thành của hai tác phẩm này và động lực nào đã thúc đẩy cha miệt mài nghiên cứu để cho ra mắt hai tác phẩm mới cùng một lúc.
Cha Phêrô Trần Mạnh Hùng: Hai tác phẩm mà tôi vừa mới cho xuất bản tại Việt Nam, đó là cuốn: SỰ SỐNG VÀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI và cuốn: TÍNH DỤC, TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN: DƯỚI NHÃN QUAN THẦN HỌC LUÂN LÝ Công Giáo.
Cả hai cuốn sách này đã được tôi cưu mang trong nhiều năm vừa qua, nhất là những dịp tôi được mời về VN để dạy học tại các Học Viện hay các Đại Chủng Viện tại VN, vì mỗi lần như vậy, tôi nhận thấy tại thư viện của các nơi mà tôi được mời giảng dạy bộ môn Thần học Luân Lý và Đạo Đức Sinh Học, tôi thấy vẫn chưa có nhiều các cuốn sách bằng tiếng Việt cho hai bộ môn nói trên, nhất là những tác phẩm mang tính cách cập nhật những thông tin mới và các cuộc thảo luận về những vấn đề nóng bỏng của xã hội liên quan đến lãnh vực Thần học Luân Lý và Đạo Đức Sinh Học, ví dụ như vấn đề, thụ tinh trong ống nghiệm, việc nghiên cứu Tế Bào Gốc, nhất là việc sử dụng Tế Bào Gốc trưởng thành trong y khoa trị liệu. Việc một số các quốc gia trên thế giới đang ủng hộ cho vấn đề hợp pháp hóa an tử và trợ tử. Căng thẳng hơn nữa, đó là việc phá thai tại VN hiện nay. Theo báo Tuổi trẻ online, thì VN hiện đang dẫn đầu con số các ca phá thai tại các nước Đông Nam Á và đứng thứ 10 trên thế giới về tỷ lệ phá thai hằng năm. Đây chính là một trong các mối quan tâm lớn nhất của tôi, với tư cách là một người Kitô hữu và là giáo sư luân lý, cho nên tôi đã nỗ lực và hết sức cố gắng miệt mài nghiên cứu về các vấn đề nói trên để hy vọng có thể trình bày một cách mạch lạc và rõ rệt đâu là điều sai trái và thiện ác về mặt luân lý, đối với các vấn đề thường hay gây ra tranh luận giữa các thành phần trong xã hội. Đồng thời với sự ra mắt của hai tác phẩm này, tôi cũng mong muốn truyền đạt và gởi đến các độc giả, nhất là các bạn trẻ Công Giáo tại VN và tại Hải Ngoại, một cái nhìn trung thực, mang tính cách khoa học, đầy khách quan và hết sức phong phú về các giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo cũng như các khám phá mới nhất của nghành phôi thai học, liên quan đến vấn đề bảo vệ sự sống con người, từ khi trứng vừa được thụ tinh, nghiã là sự sống mới được hình thành, cho đến khi phát triển thành thai nhi trong dạ mẹ, và trách nhiệm bảo vệ sự sống ấy vẫn mãi tiếp tục cho đến khi con người nhắm mắt ra đi sang bên kia thế giới. Vì đối với Giáo Hội Công Giáo, sự sống con người là thánh thiêng và là quà tặng quý báu nhất mà Thiên Chúa ban cho con người. [1] Chỉ duy có con người là tạo vật được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, và vì Thiên Chúa là Đấng bất khả xâm phạm, nên con người cũng vậy, vì chính họ đã được tạo dựng nên giống Thiên Chúa (Xem Sách Thế Ký chương 1 & 2). Vì lẽ đó, chúng ta cần phải tôn trọng sự sống và có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ sự sống con người, từ khi bắt đầu được hình thành trong lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt từ giã cõi đời này. Con người, qua các tiến trình phát triển sự sống, phải được đối xử như một nhân vị và được hưởng tất cả các quyền của một con người, cụ thể hơn hết là quyền được sống và sự bất khả xâm phạm.
Tất cả những điều này là động lực lớn nhất đã giúp tôi hoàn thành hai tác phẩm nói trên và nay đã được xuất bản và phát hành tại VN.
2. Đâu là điểm nổi bật và tâm huyết nhất của cha khi viết hai cuốn sách này. Cha có thể chia sẻ cho mọi người biết sơ qua về cảm xúc và niềm vui của cha, khi biết hai cuốn sách của mình đã được xuất bản và phát hành tại Việt Nam?
Cha Phêrô Trần Mạnh Hùng: Tôi thiết nghĩ điểm nổi bật và tâm huyết nhất của tôi khi viết hai cuốn sách này, nó hệ tại ở chỗ, là tôi đã hoàn thành được một trong các tâm nguyện của chính mình, đó chính là, tôi hy vọng đóng góp được phần nào, dù nhỏ nhé, cho công cuộc bảo vệ sự sống, nhất là sự sống của các thai nhi, những con người chưa thể có tiếng nói và có sức mạnh để tự bảo vệ cho chính mình và cho những người già nua, khi họ không thể tự lo cho chính họ và cảm thấy mình trở nên vô dụng đối với xã hội và gia đình. Họ thực sự trở nên gánh nặng cho mọi người xung quanh, và họ cảm thấy sự hiện hữu của chính họ đã có thể trở nên dư thừa và vô tích sự, từ những cảm nghĩ như thế, họ bị dồn vào một con đường tự phải chọn cho mình một lối thoát… để không trở nên gánh nặng cho bất cứ ai. Tôi muốn ám chỉ đến cái vấn đề rất tinh tế về phong trào cổ võ cho việc hợp pháp hoá an tử và trợ tử. Nhiều người già nua, đau ốm vì bệnh tật đã không còn nhiều sự chọn lựa cho chính mình, nên đã phải chấp nhận việc yêu cầu các bác sĩ chích cho mình một mũi thuốc tử vong để kết liễu cuộc đời. Nếu xã hội của chúng ta nhân aí hơn, và có thể cung cấp các dịch vụ lo cho người hấp hối, cho họ được tiếp xúc với các dịch vụ y tế lo cho bệnh nhận ở vào giai đoạn cuối của cuộc đời, thì tôi nghĩ, số người tự nguyện và đồng ý chấp nhận cái chết êm dịu sẽ giảm thiểu rất nhiều.
Những điều này, tôi đã đề cập và phân tích rất tỉ mỉ và hết sức mạch lạc qua cuốn sách: SỰ SỐNG VÀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI.
Một điểm nữa, mà tôi rất lấy làm mãn nguyện, khi tôi hoàn tất cuốn sách: TÍNH DỤC, TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN: DƯỚI NHÃN QUAN THẦN HỌC LUÂN LÝ Công Giáo, bởi vì ngang qua tác phầm này, tôi có cơ hội để trình bày và giới thiệu cùng với quý độc giả Công Giáo về tính dục, tình yêu và hôn nhân theo nhãn quan Kinh Thánh, Thần học và Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, qua đó tôi cho thấy quá trình nhận thức tiệm tiến và sự canh tân của Hội Thánh về ba lãnh vực nêu trên, từ thuở Hội Thánh còn sơ khai cho đến Công đồng chung Vaticano II (1959-1963). Nhờ những khảo cứu chuyên ngành và các khám phá mới trong việc nghiên cứu từ khoa Kinh Thánh, cho đến Tâm lý học, Nhân học, Xã hội học và nhất là sự phát triển của khoa Thần học Luân lý, hơn một thế kỷ vừa qua, đã đem lại một sự nhận biết sâu sắc và cái nhìn trung thực về tính dục, tình yêu và hôn nhân, cũng như đã đề ra những phương cách tiếp cận tính dục con người một cách mới mẻ và tích cực, xem tính dục con người như là quà tặng quý báu của Thiên Chúa ban cho nhân loại, trong công trình sáng tạo của Ngài. Điều này đã được Sách Sáng Thế ghi lại rất rõ rệt: từ thuở ban đầu Thiên Chúa dựng nên con người và cho họ có tính dục, và tính dục của con người là điều tốt tự bản chất.
“Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” Thiên Chúa sáng tạo nên con người theo hình ảnh mình. Theo hình ảnh Thiên Chúa, Ngài sáng tạo con người có nam có nữ (St. 1, 26-27). Và sau đó, chúng ta thấy Thiên Chúa đã khẳng định rằng: mọi sự Ngài tạo dựng nên đều rất tốt đẹp, kể cả tính dục. Thiên Chúa nhìn xem tất cả những gì Ngài làm, và thấy tất cả đều rất tốt đẹp. (St. 1, 31).
3. Cha có thể cho chúng con biết những điểm hữu ích hoặc những nội dung mà theo cha là giới trẻ sẽ đặc biệt quan tâm và đó là những gì cần thiết cho các bạn trẻ trong cuộc sống hiện nay.
Cha Phêrô Trần Mạnh Hùng: Có rất nhiều điều hữu ích mà các bạn trẻ hoặc các độc giả sẽ khám phá ra khi đọc hai tác phẩm này, nhưng tôi chỉ mạn phép xin được nêu lên một vài điểm thực sự là hữu ích, mà theo cái nhìn của tôi sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong cuộc sống hiện nay.
Trước tiên, đó chính là giá trị tuyệt đối của sự sống và quyền bất khả xâm phạm đối với sự sống con người, mà ngay cả bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền vào năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận ở điều khoản số 3:
Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể. [2]
Điều này đã được Giáo Hội Công Giáo khẳng định trong các giáo huấn chính thức của mình, ví dụ như trong Tuyên Ngôn về Việc Cố Ý Phá Thai do Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin ban hành ngày 8 tháng 11 năm 1974, số 12-13; cũng như trong trong huấn thị Donum Vitae (Tặng Phẩm Sự Sống) ban hành năm 1987.
Kế đến, tôi muốn trình bày với quý độc giả về sự hấp dẫn tính dục đã được Thiên Chúa an bài cách diệu kỳ, để dẫn đưa người nam và người nữ đến với nhau, để hình thành nên một mối tương quan riêng biệt trong hôn nhân, và sau đó, bởi việc giao hợp, nhằm duy trì mối dây ràng buộc cho chính họ và sự ràng buộc vì lợi ích của con cái. Chúng ta có thể khẳng định điều này: tính dục chính là một nguồn năng lực mạnh mẽ nhất, một tặng phẩm quý báu của Đấng Tạo Hóa, mục đích chính của tính hấp dẫn này là để cho con người gắn bó với nhau và để bảo vệ tình yêu giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân. Hôn nhân là định chế để bảo vệ niềm vui của tình yêu hiệp nhất vững bền và để cùng nhau sinh dưỡng và giáo dục con cái.
4. Thông điệp cha muốn gởi đến giới trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam, khi cha giới thiệu về hai cuốn sách mới của mình?
Cha Phêrô Trần Mạnh Hùng: Thông điệp chính yếu, mà tôi ao ước gởi đến giới trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ Công Giáo tại VN, qua hai tác phẩm này là: các bạn hãy chịu khó học hỏi và tìm hiểu một cách thấu đáo về các giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo, nhất là trong các lãnh vực luân lý tính dục và sự sống con người, để có thể khám phá ra cho chính mình những sự hướng dẫn và chỉ dạy hết sức khôn ngoan, mang tính ưu việt và rất phong phú của Giáo hội với bề dầy kinh nghiệm gần 2000 năm, kể từ khi Giáo hội được thành lập và những gì mà Thiên Chúa đã mặc khải cho con người qua Kinh Thánh. Tất cả những điều này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ rất nhiều trong tương lai, nhất là khi các bạn quyết định đi vào đời sống hôn nhân và gia đình. Bởi lẽ đó, với kinh nghiệm là một vị linh mục và là người mục tử, cũng như với tư cách là một giáo sư, một nhà nghiên cứu trong trung tâm Đạo Đức Sinh Học tại Tổng Giáo Phận Perth, nhất là sau khi đã từng phục vụ giáo hội và đã từng đi giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới, tôi ao ước gởi đến các bạn trẻ thông điệp vắn gọn sau đây:
Các bạn hãy tập để yêu mến các giới răn của Thiên Chúa và biết trân quý những sứ điệp và giáo huấn của Giáo hội, vì tất cả những điều này sẽ giải thoát các bạn và giúp các bạn đạt tới hạnh phúc trọn vẹn ngay ở đời này và cả hạnh phúc viên mãn trên quê trời. Đó chính là mục đích tối hậu của cuộc sống con người. Con người được Thiên Chúa tạo dựng để chia sẻ hạnh phúc và vinh quang với Ngài trên thiên đàng.
5. Xin cha vui lòng cho chúng con và quý độc giả biết làm thế nào để có thể đặt mua hai cuốn sách này và tại đâu?
Cha Phêrô Trần Mạnh Hùng: Hiện nay theo tôi được biết thì hai cuốn sách này được bán tại các điạ điểm sau đây:
1. Nhà sách Đức Bà Hoà Bình, số 1, Đường Công Xã Paris, Q.1. TP Sài Gòn
2. Thư Quán Trung Tâm Mục Vụ tại TP Sài Gòn
3. Nhà sách Fatima Bình Triệu – Thủ Đức
4. Nhà sách Công Giáo tại Bảo Lộc
5. Nhà sách Nhà Thờ Chánh Toà Đà Lạt
6. Nhà sách Nhà Thờ Chánh Toà Hà Nội
7. Nhà sách Dòng Mến Thánh Giá Vinh
Có thể nói hai cuốn sách mới của tôi, hiện tại được phát hành và bán tại các nhà Sách Công Giáo tại VN.
Một lần nữa, Tôi xin chân thành cám ơn quý vị khán thính giả vietcatholic và các bạn trẻ Công Giáo tại VN đã bỏ thì giờ lắng nghe và theo dõi buổi phỏng vấn do Anh Đặng Minh An và Ca sĩ Như Ý thực hiện. Xin hết lòng chân thành cám ơn quý vị và Xin chào tạm biệt.
LIÊN HỆ NHÀ SÁCH ĐỨC BÀ HOÀ BÌNH
Địa chỉ: Số 1 Công Xã Paris,
Phường Bến Nghé, Quận 1, Sàigòn
- Điện thoại: 0938.037.175 - (028) 3.8250.745
- Email: nsachducbahoabinh@gmail.com
- Website: https://ducbahoabinhbooks-osp.com
Nghẹn ngào: Họ đạp chúng ta xuống tận cùng, diễn từ của Đức Tổng Giám Mục Cordileone về tình cảnh ở San Francisco
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:13 25/09/2020
Như chúng tôi đã đưa tin, London Breed, là Thị trưởng San Francisco; và Gavin Newsom, là thống đốc tiểu bang California đã tung ra các chính sách hà khắc trong việc đóng cửa các nhà thờ. Từ ngày 14 tháng 9, thị trưởng London Breed của thành phố San Francisco, bang California thuộc đảng Dân chủ, chỉ cho phép tối đa 50 người được tham dự thánh lễ ngoài trời và không cho cử hành thánh lễ trong các thánh đường. Nhà thờ được phép mở cửa cho tín hữu vào cầu nguyện riêng, nhưng mỗi lần chỉ được một người mà thôi. Trước đó, ông ta đi xa đến mức chỉ cho tối đa 12 người được dự thánh lễ ngoài trời và nhà thờ bị đóng cửa hoàn toàn.
Chính vì thế, Đức Tổng Giám Mục San Francisco đã kêu gọi người Công Giáo tham gia các cuộc rước Thánh Thể trên toàn thành phố vào ngày 20 tháng 9 vừa qua, và tham dự các Thánh lễ bên ngoài tòa thị chính - để phản đối luật cách ly của thành phố được đề ra với dụng ý rõ rệt là ngăn cấm các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.
Dưới đây là toàn văn bài giảng của ngài tại Quảng trường Nhà thờ Đức Bà ở San Francisco vào ngày 20 tháng 9 năm 2020.
Đức Tổng Giám Mục nói:
Bất cứ khi nào tôi nghe bài Phúc Âm hôm nay, tôi lại nhớ đến những năm còn làm mục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe /gua-đa-lu-pê/ ở Calexico. Trong cái nóng bức như sa mạc, tôi thường chạy bộ vào sáng sớm, dọc theo hàng rào biên giới giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ. Ở đó, tôi đã thấy cảnh tượng chính xác như Chúa chúng ta mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay: đông đảo những người đàn ông đứng trên đường, chờ được thuê mướn để làm việc trên cánh đồng hầu có thể kiếm được chút tiền công trong ngày.
Cũng giống như những lao động ở giờ thứ mười một, những người này là những kẻ ở cuối hàng: những người bị xã hội bỏ rơi và bị làm ngơ, những người gần như không thể sống sót. Thường thì những người như thế sẽ đến gõ cửa các nhà thờ để xin giúp đỡ, vì họ biết rằng khi đến một vùng đất mới và lạ, giáo hội sẽ giúp họ.
Tôi còn nhớ có một người đàn ông đến đất nước này mà không có giấy tờ tùy thân. Anh ta đã bấm chuông và hỏi xin tôi, lúc đó đang là cha xứ, giúp cho anh một vé xe buýt để đến nơi mà anh hy vọng thoát khỏi cảnh đói nghèo và bạo lực. Vì thế, tôi đã chở anh ta đến bến xe và mua cho anh ta một vé xe buýt. Tôi biết rằng tôi đã vi phạm pháp luật, vì việc chuyên chở một người di dân không có giấy tờ có nghĩa là vi phạm pháp luật. Nhưng luật pháp tối thượng vẫn là giới luật kính Chúa yêu người, và giới luật đó phải được ưu tiên hơn luật do con người đặt ra, đặc biệt là khi chính quyền yêu cầu chúng ta quay lưng lại với Chúa hoặc người lân cận đang gặp khó khăn.
Hiện nay ở San Francisco, tất cả chúng ta ở đây đang đứng ở cuối hàng. Dù giàu hay nghèo, dù là người mới đến hay những gia đình đã ở đây nhiều đời, chính đức tin Công Giáo của chúng ta đã gắn kết chúng ta, và chính vì đức tin Công Giáo của chúng ta mà chúng ta đang bị đẩy xuống hàng cuối cùng.
Nhiều tháng trước, chúng tôi đã đệ trình một kế hoạch an toàn lên thành phố bao gồm việc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội, như các cửa hàng bán lẻ đã làm. Thành phố đã cho phép các cửa hàng bán lẻ được mở cửa trở lại, trong khi những người Công Giáo chúng ta vẫn đang chờ hồi đáp của họ. Thành phố tiếp tục đặt ra những hạn chế phi thực tế và ngột ngạt đối với quyền thờ phượng tự nhiên và hợp hiến của chúng ta. Sự phân biệt đối xử cố ý này đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Đúng thế, gọi là “sự phân biệt đối xử”, bởi vì không có từ ngữ nào khác thích đáng hơn để miêu tả hành động này. Chúng ta hãy tự hỏi: Tại sao mọi người có thể mua sắm tại tiệm Nordstrom’s với 25% sức chứa nhưng chỉ có một người trong số anh chị em được phép cầu nguyện bên trong nhà thờ chính toà mênh mông của anh chị em? Đây có phải là sự bình đẳng không? Không! Không có gì có thể biện minh được cho quy định mới này ngoại trừ mong muốn đặt người Công Giáo — đặt anh chị em— xuống hàng cuối cùng.
Nhiều tháng trước, tôi đã thay mặt anh chị em giáo hữu để kêu cầu thành phố, và vận động cho nhu cầu được dự Thánh Lễ của anh chị em, và sự an ủi mà anh chị em có được từ việc thực hành đức tin, cũng như sự kết nối với cộng đồng đức tin của mình. Tòa thị chính phớt lờ chúng ta. Tòa thị chính phớt lờ anh chị em. Họ không phủ nhận quyền chính đáng của anh chị em, nhưng họ lại phớt lờ anh chị em. Tôi thấy rõ việc họ không quan tâm đến anh chị em. Đối với họ, anh chị em không là gì cả, đối với họ anh chị em không quan trọng. Xin cho tôi nhắc lại một lần nữa: đối với Tòa thị chính này, anh chị em không quan trọng.
Mỗi lần chỉ được một người được vào bên trong nhà thờ chính toà cầu nguyện? Thật là một sự xúc phạm. Đây là một sự nhạo báng. Họ đang chế nhạo anh chị em, và thậm chí còn tệ hơn nữa là họ đang chế nhạo Thiên Chúa.
Đối với Tòa thị chính, anh chị em là gì cả.
Nhưng có lẽ bản thân điều đó không quan trọng. Nó không quan trọng vì đối với tôi, anh chị em là quan trọng. Đúng vậy, với tôi, anh chị em thực sự rất quan trọng. Tôi ở đây vì với tôi, anh chị em là quan trọng, và vì tôi yêu quý anh chị em. Chúng ta ở đây với nhau bởi vì chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương nhau như anh chị em trong Đức Kitô. Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta để biết yêu thương, để biết và phục vụ Ngài trên cõi đời này, để chúng ta có thể hạnh phúc với Ngài mãi mãi; vì vậy, chúng ta biết rằng khi Thiên Chúa bị xã hội chối bỏ, điều đó chỉ mang lại đau khổ và tuyệt vọng.
Hãy nhìn quanh thành phố của chúng ta. Điều gì đã xảy ra cho thành phố thân yêu của chúng ta? San Francisco đã từng được biết đến như một nơi có vẻ đẹp tuyệt vời và lòng hiếu khách, một thành phố với đẳng cấp thế giới với nền văn hóa vĩ đại, với ngôi nhà đầu tiên của Liên Hợp Quốc, nơi chính cái tên của nó đã gợi lên hình ảnh của “những chiếc xe cáp nhỏ leo nửa đường tới các vì sao”. Bây giờ thì hình ảnh nào xuất hiện trong đầu mọi người khi nghĩ về San Francisco? Hãy nhìn quanh thành phố sẽ thấy rõ: tình trạng vô gia cư tràn lan và những thành phố lều bạt ngổn ngang, nạn buôn bán ma túy và xả súng bắn nhau giữa ban ngày, phân người nằm trên đường phố. Điều gì đã xảy ra với thành phố thân yêu của chúng ta vậy?
Tất cả những điều này đang xảy ra, và những người Công Giáo chúng ta đang ở cuối hàng, bởi vì thành phố của chúng ta đã bỏ rơi Chúa. Chúa chí thánh chí tôn của chúng ta đã bị chế nhạo một cách công khai trước những miệng cười hân hoan của giới tinh hoa văn hóa. Biểu tượng thiêng liêng của những tập tục tôn giáo bị nhạo báng trong sự tán thành cuồng nhiệt của những người tuyên bố tôn trọng và khoan dung đối với những người khác biệt, trong khi họ lại công khai phân biệt đối xử chống lại chúng ta.
Hỡi các anh chị em thân mến của tôi, đó chính là tâm thức vô thần, hoàn toàn là vô thần. Những người có đức tin chúng ta phải làm gì khi đối mặt với não trạng vô thần tuyệt đối này? Chúng ta đi xuống cuối hàng. Nhưng xin đừng hiểu lầm tôi. Ý tôi không phải là chúng ta nên chấp nhận sự bất công. Chúng ta đã rất kiên nhẫn chịu đựng sự đối xử bất công quá lâu rồi, và bây giờ là lúc chúng ta đến với nhau để làm chứng cho đức tin của mình và sự tối cao của Thiên Chúa, và nói với Tòa thị chính rằng: NO MORE – Đủ lắm rồi!
Điều tôi muốn nói là chúng ta làm phải tất cả mọi sự để sáng danh Thiên Chúa, không phải cho riêng chúng ta. Ngày nay quá nhiều chuyện tìm kiếm vinh quang cho bản thân đã đưa chúng ta đến vị trí hiện tại. Không thể được, như tiên tri I-sai-a đã nói với chúng ta, chúng ta phải hành động theo suy nghĩ của Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa là những gì bên trên chúng ta như các tầng trời cao thẳm so với mặt đất; chúng ta không được sử dụng các phương tiện thế gian để chỉ đơn giản là tranh đấu hầu có được những gì mình muốn. Khi đấu tranh cho công lý, chúng ta đấu tranh cho sự vinh hiển của Thiên Chúa. Và vì vậy, tôi kêu gọi mọi tín hữu Công Giáo ở thành phố này, đất nước này, hãy tiếp tục thực hiện quyền công dân có trách nhiệm, tuân thủ các quy tắc hợp lý về sức khỏe cộng đồng và tiếp tục phục vụ cộng đồng của chúng ta, bất chấp những lời chế nhạo mà chúng ta đang phải chịu bằng nhiều cách khác nhau. Đây là cách của Chúa, và tôi thấy được đây là cách những tín hữu Công Giáo phụng sự Thiên Chúa của chúng ta.
Các nhân viên của tổ chức từ thiện Công Giáo đã không bỏ rơi những người vô gia cư sống trên đường phố trong đại dịch này, ngay cả khi những người khác đã bỏ rơi họ. Những nhân viên này không làm điều đó để gợi sự chú ý của giới truyền thông hay những lời ca ngợi từ những người cao sang và quyền lực, nhưng họ đến đó, lặng lẽ làm việc đến kiệt sức để cung cấp thực phẩm và phương tiện đi lại cho những người vô gia cư trong thời đại dịch. Có rất nhiều điều tốt đẹp đang xảy ra trong các giáo xứ của chúng ta, thông qua các hoạt động Vincent de Paul và rất nhiều hoạt động bên ngoài khác của các giáo xứ. Cảm ơn tất cả các tôi tớ tốt lành và trung thành của Chúa, cảm ơn các linh mục thân yêu, các tu sĩ và các giáo dân đầy lòng hy sinh vì những gì các anh chị em đang làm để giữ cho tình yêu của Chúa Kitô luôn sống động và hiển hiện trong những lúc đau buồn này.
Đây là ý nghĩa của việc đi đến cuối hàng, đặt mình vào chỗ những người cuối cùng, những người sẽ là người đầu tiên vào trong Thiên Quốc: đến đây để làm chứng cho sự tối cao của Thiên Chúa và đức tin là điều cần thiết, và sau đó trở lại các giáo xứ của mình để phục vụ người nghèo.
Nhưng để được bền chí, chúng ta phải có nền tảng về tâm linh. Cách đây ba năm, tôi đã có ân sủng lớn lao là thánh hiến Tổng Giáo phận của chúng ta cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Để chúng ta có thể giữ vững nền tảng tâm linh, một lần nữa tôi muốn kêu gọi tất cả anh chị em hãy sống đời thánh hiến. Sống thánh hiến bằng cách lần hạt Mân Côi hàng ngày và với gia đình ít nhất một lần một tuần. Sống thánh hiến bằng cách dành ít nhất một giờ mỗi tuần để Chầu Thánh Thể Chúa. Sống thánh hiến bằng cách ăn chay vào các ngày thứ Sáu và thường xuyên lãnh nhận bí tích Sám Hối.
Nền tảng tâm linh của chúng ta sẽ nâng chúng ta lên cao, trong đường lối của Chúa, và suy nghĩ theo suy nghĩ của Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân phúc này, cho vinh quang Ngài được cả sáng và cho thành phố, cho đất nước và cho toàn thế giới của chúng ta được chữa lành.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Tổng Giám Mục Cordileone kêu gọi chúng ta ăn chay vào các ngày thứ Sáu, lần hạt Mân Côi, chầu Thánh Thể mỗi tuần một lần, xưng tội, và ký tên thỉnh nguyện tại FreeTheMass.com.
Source:First Things
ĐTC âu lo: Giám Mục Đức hô hào cho người Tin Lành rước lễ, nguy cơ ly giáo ngày càng nghiêm trọng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:02 25/09/2020
1. Bộ Giáo lý Đức tin chỉ trích những lời kêu gọi của các nhà thần học Đức cho người Tin lành được rước lễ.
Trong một lá thư gửi cho Đức Cha Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng đề xuất cho người Tin Lành rước lễ không phù hợp với sự hiểu biết của người Công Giáo về Giáo hội, Bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền chức thánh.
Bức thư đề ngày 18 tháng 9, đã được ký bởi Đức Hồng Y Tổng trưởng Luis Ladaria và thư ký của bộ này Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi, đồng thời kèm theo một ghi chú giáo lý dài bốn trang.
Bức thư và ghi chú, được đưa ra sau việc công bố một tài liệu có tên “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa,” do Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Tin lành và Công Giáo, gọi tắt là ÖAK, phát hành vào tháng 9 năm ngoái, 2019.
Văn bản dài 57 trang chủ trương “sự hiếu khách có qua có lại của Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành, dựa trên những thỏa thuận đại kết trước đây về Bí tích Thánh thể và mục vụ.
Thư Bộ Giáo Lý Đức Tin viết: “Vấn đề về sự hiệp nhất Thánh Thể và Giáo hội bị đánh giá thấp trong tài liệu nói trên”. Bộ Giáo Lý Đức Tin lưu ý rằng “Thánh Thể giả định phải có sự hiệp nhất trong tình hiệp thông với Giáo hội và đức tin của Giáo hội, với Đức Thánh Cha và các giám mục”.
“Những hiểu biết cần thiết và không thể thiếu về thần học Thánh Thể của Công đồng Vatican II, vốn được chia sẻ rộng rãi với truyền thống Chính thống giáo, rất tiếc đã không được phản ánh đầy đủ trong bản văn.”
Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục của Tòa Thánh, đã yêu cầu bộ đánh giá về mặt giáo lý tài liệu này vào tháng Năm sau khi các giám mục Đức đã mang văn bản này ra thảo luận tại cuộc họp toàn thể của các ngài tại Mainz.
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, báo cáo rằng ÖAK đã thông qua tài liệu dưới sự đồng chủ tọa của Đức Cha Bätzing và vị Giám mục Lutheran đã nghỉ hưu Martin Hein.
Đức Cha Bätzing đã đi xa đến mức gần đây đã thông báo rằng các khuyến nghị của văn bản này sẽ được đưa vào thực hiện tại Đại hội Giáo hội Đại kết ở Frankfurt vào tháng 5 năm 2021.
ÖAK được thành lập vào năm 1946 để tăng cường mối quan hệ đại kết. Nó độc lập với cả hội đồng giám mục Công Giáo Đức và Giáo hội Tin lành ở Đức, gọi tắt là EKD, là một tổ chức đại diện cho 20 giáo phái Tin lành.
Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh rằng vẫn còn những khác biệt đáng kể giữa những người Tin lành và Công Giáo trong cách hiểu về Bí tích Thánh Thể và thừa tác vụ.
Bộ cho biết: “Sự khác biệt về giáo lý vẫn còn quan trọng đến mức chúng loại trừ việc hiệp thông Thánh Thể.”
“Vì vậy, tài liệu không thể dùng như một hướng dẫn cho một quyết định lương tâm của các cá nhân liên quan đến hiệp thông Thánh Thể”.
Bộ Giáo Lý Đức Tin nói thêm rằng văn bản của ÖAK lẽ ra nên truyền cảm hứng cho các cuộc thảo luận thần học sâu xa hơn nữa. Nhưng Bộ cảnh báo chống lại bất kỳ quyết định cụ thể nào đối với việc hiệp thông Thánh Thể.
Bộ cảnh cáo rằng:
“Việc Giáo Hội Công Giáo mở ra mối tương giao hiệp thông Thánh Thể với các giáo hội thành viên của EKD trong tình trạng thảo luận thần học hiện nay chắc chắn sẽ mở ra những rạn nứt mới trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo hội Chính thống, không chỉ ở Đức mà còn trên phạm vi toàn thế giới.”
Source:Catholic News Agency
2. Ðức Hồng Y Tổng giám mục giáo phận Koeln cảnh giác về nguy cơ ly giáo tại Ðức.
Ðức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục giáo phận Koeln, cảnh giác rằng “Tiến trình công nghị” đối thoại để cải tổ Giáo hội tại Ðức có thể dẫn đến một “Giáo hội quốc gia Ðức”.
Tuyên bố với hãng tin Công Giáo Ðức KNA, hôm 16 tháng 9 năm 2020, Ðức Hồng Y Woelki nói: “Kết quả tệ hại nhất, là khi Tiến trình công nghị đưa tới sự phân rẽ, và Giáo hội tại Ðức ra khỏi tình hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Ðiều tệ nhất là từ đó nảy sinh một Giáo hội quốc gia Ðức.”
Ðồng thời, Ðức Hồng Y Woelki cũng đánh giá tích cực những cuộc thảo luận mới đây trong tiến trình công nghị, vì đại dịch, được chia làm năm diễn đàn, tại năm vùng khác nhau. Cuộc thảo luận trong những nhóm nhỏ hơn làm cho các tham dự viên có thể trao đổi những lý luận dễ hơn so với trường hợp đại hội đồng, với sự hiện diện của hơn 200 người.
Trong cuộc phỏng vấn, Ðức Hồng Y Tổng giám mục giáo phận Koeln mạnh mẽ cảnh giác rằng về đề tài truyền chức linh mục cho phụ nữ, Tiến trình công nghị sẽ khơi lên những hy vọng không thể đạt được, từ đó dẫn đến sự bất mãn, vì vấn đề Giáo hội không thể truyền chức linh mục cho phụ nữ đã được Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phán quyết chung kết. Ðức Hồng Y nói: “Tôi không thể bàn về vấn đề này như thể đó vẫn còn là một vấn đề mở ngỏ. Vì thế, cuộc thảo luận diễn ra ngoài đạo lý của Giáo hội”.
Trong cuộc phỏng vấn, Ðức Hồng Y Woelki phê bình trình độ thần học của một số văn kiện làm việc trong Tiến trình công nghị và nói: “Toàn thể thế giới hiện đang nhìn vào Giáo hội tại Ðức và Tiến trình công nghị này, vì thế chúng ta không thể để cho mình bị nhạo cười về thần học do sự thơ ngây.” Ðức Hồng Y kêu gọi các nhà thần học nam nữ, trong và ngoài công nghị, tham gia vào các cuộc thảo luận.
Ðồng thời, Ðức Hồng Y Woelki bày tỏ hy vọng Tiến trình công nghị thực sự đạt tới một cuộc cải tổ mà Giáo hội đang cần: cuộc cải tổ này phải loại bỏ tất cả những hình ảnh bề ngoài và thực tại, khiến cho Giáo hội xa lìa yếu tính của mình. Vấn để ở đây là đừng hiểu Giáo hội như một cơ cấu xã hội học thuần túy, nhưng là hiểu Giáo hội là một công trình của Thiên Chúa. Mục đích của mỗi cuộc cải tổ phải là làm sao đưa con người đến gần Chúa Kitô và sứ điệp của Ngài”.
Ðức Hồng Y Tổng giám mục giáo phận Koeln than rằng, “nhiều tín hữu Công Giáo ở Ðức không còn biết Chúa Kitô là ai, Giáo hội là gì, họ không còn biết bí tích là gì, đâu là cơ cấu bí tích của Giáo hội.”
Source:Catholic News Agency
3. Ngoại trưởng Hoa Kỳ thúc giục Vatican thách thức Trung Quốc về tự do tôn giáo
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã viết một bài báo mới cho tạp chí tôn giáo First Things, trong đó ông cho rằng thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục đã khiến người Công Giáo bối rối và thúc giục Tòa thánh lên tiếng nhiều hơn về những vi phạm của Trung Quốc đối với các quyền con người.
“Tòa thánh có một khả năng và nhiệm vụ độc đáo là huy động sự chú ý của thế giới đối với những vi phạm nhân quyền, đặc biệt là những vi phạm do các chế độ độc tài như Bắc Kinh gây ra,” ông Pompeo viết trong bài báo đăng ngày 18 tháng 9.
Ông Pompeo lưu ý rằng trong suốt thế kỷ 20, Giáo Hội Công Giáo với “sức mạnh của chứng tá đạo đức” đã đóng một vai trò quan yếu trong việc kết liễu chủ nghĩa cộng sản trên khắp Trung và Đông Âu, và trong việc thách thức các chế độ “độc đoán và độc tài” ở cả châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á.
Ông Pompeo cho rằng: “Sức mạnh của chứng tá đạo đức nên được nhắm đến Đảng Cộng sản Trung Quốc”, và lưu ý rằng Công Đồng Vatican II, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đều giữ nguyên quan điểm, theo đó tự do tôn giáo là “quyền tối thượng trong các quyền công dân”.
“Những gì Giáo hội dạy thế giới về tự do và tình liên đới giờ đây nên được Vatican truyền đạt một cách mạnh mẽ và bền bỉ trước những nỗ lực không ngừng của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm uốn nắn tất cả các cộng đồng tôn giáo theo ý chí của Đảng và chương trình toàn trị của nó,” ông nói.
Ông Pompeo đã nhắc cụ thể đến tình trạng lạm dụng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, bao gồm cả việc cưỡng bức triệt sản và phá thai, và giam giữ họ trong các trại “cải tạo”. Ông cũng chỉ ra những lạm dụng như bắt giữ tùy tiện và quản thúc tại gia đối với các giám mục, linh mục và giáo dân Công Giáo, cũng như việc ủi sập các nhà thờ Công Giáo.
Đề cập đến thỏa thuận tạm thời năm 2018 của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục, ông lưu ý rằng các điều khoản “chưa bao giờ được tiết lộ công khai”.
Trong khi Tòa thánh hy vọng thỏa thuận này sẽ cải thiện tình hình cho những người Công Giáo, ông Pompeo nói rằng hai năm sau thỏa thuận này, “rõ ràng là thỏa thuận Trung Quốc -Vatican đã không bảo vệ được người Công Giáo khỏi sự bách hại của đảng, chưa nói đến cách đối xử khủng khiếp của đảng đối với Kitô hữu khác, Phật tử Tây Tạng, tín đồ Pháp Luân Công và tín đồ các tôn giáo khác. “
Là một phần của thỏa thuận năm 2018, “Vatican đã hợp pháp hóa các linh mục và giám mục Trung Quốc mà lòng trung thành với Tòa Thánh vẫn không rõ ràng, gây hoang mang cho những người Công Giáo Trung Quốc luôn tin tưởng vào Giáo Hội”. Ông Pompeo lưu ý rằng nhiều người đi nhà thờ vẫn tránh những nơi thờ phượng được nhà nước công nhận vì nỗi sợ hãi rằng khi xuất hiện công khai như thế, “họ sẽ phải chịu đựng những sự ngược đãi giống như những gì họ chứng kiến nơi những tín đồ khác phải chịu đựng dưới bàn tay của chủ nghĩa vô thần ngày càng hung hãn của bọn cầm quyền Trung Quốc.”
Thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Các quan chức hàng đầu của cả hai bên đã cho biết thỏa thuận có thể sẽ được gia hạn.
Ông Pompeo được tường thuật là sẽ đến Ý và Vatican vào cuối tháng này. Theo hãng tin AGI của Ý, ông Pompeo dự kiến sẽ dừng chân tại Rome vào ngày 30 tháng 9, nơi theo dự trù ông sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà chức trách Ý.
Để kết luận, ông Pompeo viết:
“Tôi cầu nguyện rằng, khi đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tòa thánh và tất cả những ai tin vào ánh sáng thần linh soi đường dẫn lối cuộc sống của mỗi con người sẽ chú ý đến lời của Chúa Giêsu trong Phúc âm của Thánh Gioan, ‘Sự thật sẽ giải thoát anh em’”.
Source:Crux
4. Ðức Thánh Cha Phanxicô: Mỗi người đều xinh đẹp đối với Thiên Chúa.
Hôm thứ Hai 21 tháng 9, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón một nhóm 42 trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ, đang được điều trị tại phòng khám “Ánh sáng mặt trời” ở St. Polten, bên Áo hay còn gọi là Austria. Ngài cảm ơn tất cả mọi người vì công việc tuyệt vời dành cho các bạn trẻ.
Ðức Thánh Cha bày tỏ niềm vui chào đón các em, phụ huynh của các em và đội ngũ nhân viên của trung tâm “Ánh sáng mặt trời”. Ngài nói: “Tôi vui mừng nhìn thấy gương mặt của anh chị em và tôi đọc thấy trong mắt anh chị em niềm vui gặp tôi trong chốc lát.”
Các trẻ em được điều trị tại Phòng khám ngoại trú “Ánh sáng mặt trời”, một trung tâm được thành lập năm 1995. Việc điều trị kết hợp chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em và thanh thiếu niên có nhu cầu đặc biệt.
Nói về tên Ánh sáng mặt trời của trung tâm, Ðức Thánh Cha nói với các em: “Cha có thể tưởng tượng tại sao những người phụ trách lại chọn cái tên này. Bởi vì ngôi nhà của các con trông giống như một vườn hoa lộng lẫy dưới ánh mặt trời, và những bông hoa của ngôi nhà này chính là các con! Chúa đã tạo ra thế giới với muôn vàn loài hoa đủ màu sắc. Mỗi người trong chúng ta cũng xinh đẹp trong mắt Thiên Chúa, và Người yêu thương chúng ta”.
Ðức Thánh Cha nói tiếp: “Ðiều này khiến chúng ta cảm thấy cần phải thưa với Chúa: Cảm ơn! Cảm ơn vì món quà cuộc sống, vì tất cả các sinh vật! Cảm ơn mẹ và bố! Cảm ơn gia đình của chúng ta và cảm ơn những người bạn của Trung tâm Ánh sáng mặt trời!” Ðức Thánh Cha nói rằng lời cảm ơn là một lời cầu nguyện tốt đẹp và Thiên Chúa thích lời cầu nguyện này.
Ngài gợi ý với các em thêm vào lời cầu nguyện một lời cầu xin: “Chúa Giêsu ơi, Chúa có thể giúp bố mẹ trong công việc của họ không? Chúa có thể an ủi bà con đang bị bệnh một tí không? Chúa có thể ban thức ăn cho các trẻ em trên toàn thế giới đang không có thức ăn? Hoặc: Chúa Giêsu ơi, xin hãy giúp Ðức Giáo hoàng lãnh đạo tốt Giáo hội. Nếu các con cầu xin trong đức tin, Chúa chắc chắn lắng nghe các con.”
Cuối cùng Ðức Thánh Cha cảm ơn các phụ huynh, những người đồng hành, bà Chủ tịch và mọi người hiện diện. Ngài cảm ơn sáng kiến tốt đẹp và sự dấn thân của họ đối với các em. Ngài nói: “Tất cả những điều anh chị em làm cho một trong những người bé nhỏ nhất này là anh chị em là cho Chúa Giêsu!”
Source:Vatican News