Ngày 25-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Canh tân đời sống để theo Chúa
Lm Jude Siciliano OP
01:18 25/09/2009
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG (B)

Ds 11: 25-29; Tv 19; Gc 5: 1-6; Mc 9: 38-43, 47-48

Anh chị em có thích nhận được điện thoại do một người cao cấp hay một nhà kinh doanh lớn trong nước gọi không? Hay thích được một nhóm luật sư danh tiếng đến gõ cửa nhà bạn không? Hoặc nữa bạn thích nhận được thơ của một giám đốc trong công ty đa quốc gia không? Muốn được như vậy thì đây là cách giúp bạn gặp những điều đó. Bạn hãy mở một quán cà-phê có bảng hiệu là tên của một công ty cà-phê danh tiếng, hay lập một đội bóng đá mặc quần áo mang tên một hãng vi tính danh tiếng, hoặc lập một tiệm sửa máy vi tính với tên cửa hàng “Apple Shop” chẳng hạn.

Chắc chắn một thời gian ngắn sau đó, bạn sẽ nhận được những cú điện thoại, hay nhận được thơ của những công ty luật lớn gọi đến bảo bạn hãy đổi các tên bạn đã dùng, vì đó là tên của những công ty lớn đã được bảo hộ tác quyền nhãn hiệu của họ. Luật sư của các công ty đó sẽ cảnh báo là bạn đã vi phạm luật bản quyền.

Qua câu chuyện nhỏ tên, anh chị em có thể hiểu những hành động độc quyền đó trong bài phúc âm hôm nay. Các môn đệ của Chúa Giêsu bực mình vì có những người trừ quỷ dùng chính danh Chúa Giêsu. Các môn đệ muốn chặn những người đó. Họ không được phép lạm dụng tên của Chúa Giêsu trái phép như vậy. Họ cảm thấy họ là môn đệ của Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu đã ban cho họ quyền đi trừ quỷ. Và các môn đệ chỉ muốn quyền đó dành riêng cho họ mà thôi.

Nhưng Chúa Giêsu không nghĩ như vậy. Vì Ngài đến thế gian để giúp đỡ những ai cần đến Ngài, và Ngài không giới hạn việc giúp đỡ ấy là của riêng Ngài, hay của riêng một nhóm nào. Sứ vụ của Chúa Giêsu mang tràn đầy lòng thương xót. Trong lúc đó, các môn đệ Ngài lại chỉ muốn giữ lấy việc giúp đỡ ấy cho riêng Chúa Giêsu và cho các ông mà thôi. Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về phúc âm ngày hôm nay.

Chúa Giêsu đến thế gian để chữa người bệnh và giúp người nghèo. Nếu có một bác sĩ muốn dùng thì giờ rỗi của mình để giúp các bệnh nhân không có bảo hiểm, cho thuốc miễn phí, nhưng bác sĩ đó không làm vì danh Chúa Giêsu, thì bác sĩ đó có được chấp nhận là người thuộc nhóm Giêsu không? Vì hễ “ai không chống đối ta thì người đó đứng về phe với ta”. Mẹ Teresa nói nếu người nào cho ai một cốc nước vì tình thương thì người đó là môn đệ của Chúa Giêsu. Trong khi chúng ta chưa kịp rửa tội cho những người tốt, thì chính những việc tốt họ đã làm, minh chứng là họ đã sống theo lời Chúa dạy và chính Chúa Giêsu hoan hỷ chấp nhận họ.

Nhưng ngay cả những người xưng danh là Kitô Hữu cũng khó lòng chấp nhận lời dạy của Chúa Giêsu về lòng rộng rãi. Có những Kitô Hữu quá khích chống đối nhau nhân danh Chúa Giêsu. Như ở Nam và Trung Mỹ có những nước Kitô Giáo ở Âu Châu đem quân đội và các giáo sĩ qua để buộc các dân địa phương phải theo đạo, đánh đập rồi bắt họ chịu phép rửa tội. Vậy việc tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giêsu là gì? Trước tiên có nghĩa là sống theo đường lối của Ngài. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta có thể trừ quỷ vì danh thánh Ngài. Đó là những quỷ thiếu khoan dung, quỷ bất công, quỷ keo kiệt, quỷ hận thù, quỷ đói nghèo và biết bao nhiêu quỷ khác nữa.

Phúc âm hôm nay còn mang ý nghĩa khác nữa. Các môn đệ hỏi Chúa Giêsu, và đặt vấn đề những người khác trừ quỷ vì danh Chúa Giêsu. Họ đã quen việc sống theo đường lối Chúa Giêsu. Đoạn trước bài phúc âm đọc hôm nay trình bày việc Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Mê-sia. Và ngay sau đó Chúa Giêsu nói đến việc Ngài sẽ chịu thương khó (Mc 8:31). Và ngay sau bài phúc âm đọc ngày hôm nay Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Chúa Giêsu nói trước việc Ngài sẽ chịu thương khó (Mc. 9:30-32). Các môn đệ hình như đã không nghe lời Chúa Giêsu nói, các ông luôn tranh biện vói nhau để xem “ai là người lớn nhất” (9:34). Sau đó các ông lo ngại là có người lấy danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ. Rõ là các ông chẳng nghe Chúa Giêsu nói gì về việc người môn đệ muốn theo Chúa Giêsu phải “từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Ngài”. (8:34)

Chúng ta hãy cẩn thận khi làm việc gì “nhân danh Chúa Giêsu”. Chúng ta nên tránh bớt việc dẫn chứng lời Kinh Thánh, và hãy cố gắng sống thật nếp sống của người Kitô Hữu vì danh Chúa Giêsu. Là Kitô Hữu chúng ta nên cố tránh những thành kiến về tôn giáo, chính trị, xã hội, kinh tế, màu da, phe phái v.v… Nếu nghỉ rằng chúng ta không có những thành kiến ấy, thì hảy hỏi ý kiến của những người đang yêu thương giúp đỡ chúng ta, và chúng ta hãy sẵn sàng đón nhận lời phê phán của họ.

Chúa Giêsu là hình ảnh Thiên Chúa đối với chúng ta. Lời dạy củavChúa Giêsu đem đến cho chúng ta một hình ảnh lớn lao về Thiên Chúa. Thiên Chúa theo ý nghĩ của chúng ta có thể còn hẹp hòi. Hình ảnh về Thiên Chúa được diễn tả trong Phúc âm hôm nay và sách Dân Số. Theo đó chúng ta thấy Thiên Chúa không bị giới hạn bởi việc ban Thần Khí xuống trên Mô-sê và cả trên 70 vị kỳ mục đã tề tựu trong lều trại. Mà cả 2 vị vắng mặt không ở trong trại Thiên Chúa vẫn cho Thần Khí đậu trên họ. Một người là En-đát và người kia là Mê-đát. Và hai người đó vẫn nói tiên tri trong trại. Giô-suê, tôi bộc của Mô-sê nói với Mô-sê “Thưa thầy, xin thầy ngăn cản họ”. Nhưng Mô-sê bảo “Anh ghen giùm ta sao?”. Đức Chúa và ơn huệ của Ngài không bị giới hạn bởi thời gian, số người và cộng đoàn. Vì thế, cả chúng ta nữa cũng vẫn được Chúa Giêsu thương đến, như xưa Mô-sê và Đức Chúa luôn rộng mở đón nhận kẻ vắng mặt.

Chúa Giêsu nói đến “những kẻ bé mọn” trong phúc âm phạm tội vì gương xấu. Chúa Giêsu không ám chỉ họ là trẻ con, nhưng Ngài có ý nói họ là những người mới được đức tin, họ là những tân tòng vừa bước chân vào cộng đoàn, và nếu họ gặp phải gương xấu của những người sống lâu trong cộng đoàn, họ có thể bỏ cộng đoàn, ra đi.

Tôi đã thăm nhiều giáo xứ, gặp nhiều tân tòng. Có những tân tòng còn trở lại học thêm giáo lý tân tòng, với lý do là vì họ thấy gương tốt của những người bảo trợ họ và những người lãnh đạo các dự án trong cộng đoàn. Tôi cũng gặp những tân tòng rút lui ra khỏi cộng đoàn vì họ cảm thấy họ không được tiếp đãi như những người cũ của cộng đoàn. Có một phụ nữ bảo tôi là vì họ cảm thấy người cũ đối đãi với họ như với trẻ con. Hôm nay cũng là dịp để chúng ta cầu nguyện cho những người đang học giáo lý tân tòng, cho các người bảo trợ và các người dạy giáo lý cho họ.

Phần cuối bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu hơi gắt gỏng. Ngài nói đến việc cắt tay, chân, và môi mắt. Nhưng sự thật, khi tôi còn nhỏ, tôi đã nghe các cô bác người gốc vùng biển Địa Trung Hải nói những lời gắt gỏng ấy. Chúng tôi còn nhỏ nhưng lời gắt gỏng ấy đã giúp chúng tôi đấy. Chúa Giêsu là gốc người vùng Địa Trung Hải, và Ngài cũng dùng lời nói gắt gỏng ấy để nhấn mạnh sự thật. Và nhờ đấy mà chúng ta hiểu Ngài, có phải vậy không?

Chúa Giêsu biết sự tai hại của tội trong cộng đoàn. Một người phạm tội nhưng tất cả cộng đoàn đau khổ. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy có tinh thần trách nhiệm trong lối sống. Và nên sửa đổi đời sống chúng ta theo lối sống của Ngài. Sửa đổi có thể làm cho chúng ta thấy như bị cắt bỏ một cái gì: từ bỏ một thói quen xấu để sống đơn giản hầu có thì giờ lo cho kẻ khác; từ bỏ thói tiêu xài hoang phí để giúp kẻ thiếu thốn; từ bỏ việc chăm chút cho chính mình để có thể quan tâm đến những người chung quanh; hãy mở mắt và lắng nghe thế giới bên ngoài của những người nghèo khó; từ bỏ thói phá hoại môi trường thiên nhiên v.v…

Mỗi khi chúng ta thay đổi lối sống, chính là lúc chúng ta trải qua một cuộc giải phẫn lớn, như Chúa Giêsu đã nói. đến chặt chân, hay tay, hay môi mắt. Đâu có ai muốn như vậy phải không? Nhưng nếu chúng ta muốn, hãy lãnh nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu để sống theo Ngài. Và hôm nay nhờ bí tích Thánh Thê, chúng ta lại được mời gọi lần nữa và được ban ơn để từ bỏ mọi sự theo Chúa Giêsu.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Tranh gương xấu và dịp tội
Giuse Đinh Lập Liễm
07:15 25/09/2009
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN B

TRÁNH GƯƠNG XẤU VÀ DỊP TỘI

+++

A. DẪN NHẬP

Chúa Giêsu vẫn tiếp tục dạy dỗ các Tông đồ. Bài đọc 1 và bài Tin Mừng hôm nay ăn khớp với nhau. Cũng như ông Maisen khiển trách ông Giôsuê ganh tị không cho hai người khác nói tiên tri chỉ vì họ không đến dự lễ tấn phong. Chúa Giêsu cũng khuyên các Tông đồ đừng ganh tị với những người không thuộc Nhóm 12 mà vẫn nhân danh Chúa mà trừ quỉ, trái lại phải có tinh thần hợp tác. Sau đó, Chúa Giêsu hứa thưởng công bội hậu cho những ai giúp đỡ các môn đệ của Ngài.

Điều mà chúng ta muốn bàn đến trong bài chia sẻ hôm nay là gương xấu và dịp tội. Chúa Giêsu lên án cách mạnh mẽ và quyết liệt đối với những ai nêu gương xấu cho những kẻ bé mọn, tức là những người còn kém đức tin, yếu đuối, dốt nát, bị khinh bỉ: “Thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn”.

Ngoài ra, Chúa Giêsu còn khuyên phải tránh các dịp đưa đến tội. Ngài dùng một kiểu nói cường điệu mà nói lên tính cách nặng nề của dịp tội:”Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi…” Thực ra, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa đen câu nói của Ngài mà phải hiểu theo nghĩa tượng trưng, vì nếu tay, chân, mắt nên dịp tội thì phải chặt đi thì chắc mọi người phải chặt hết, và như vậy Hội thánh Chúa chỉ bao gồm toàn những người què cụt sao ?

Vì thế, chúng ta phải quyết tâm loại trừ mọi gương xấu và dịp tội. Chúng ta phải chống lại các chước cám dỗ, lánh xa các dịp tội và tránh xa những dịp nguy hiểm có thể đưa đến tội, theo nguyên tắc:”Đào vi thượng sách”: lánh đi là tốt nhất. Nguyên tắc này cũng phù hợp với Lời Chúa:”Ai thích sự nguy hiểm sẽ rơi vào sự nguy hiểm”(Gv 3,27), ai yêu thích dịp tội thì sẽ dễ dàng sa ngã vào tội đó.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Ds 11,25-29

Để chia sẻ gánh nặng trong việc cai trị dân, ông Maisen đã chọn ra 70 vị kỳ mục, làm lễ tấn phong cho các ông, chuyển giao Thần Khí của mình cho các ông để các ông nói tiên tri. Trong số đó có 2 vị không đến dự lễ tấn phong mà vẫn nói tiên tri. Giosuê thấy thế rất khó chịu và bảo ông Maisen cấm hai ông ấy nói. Nhưng ông Maisen chẳng những không ngăn cấm mà còn nói:”Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là tiên tri”.

+ Bài đọc 2: Gc 5,1-6

Bài đọc 2 này chỉ là chủ dề phụ. Như các tiên tri xưa, thánh Giacôbê cảnh cáo người giầu có một cách dữ dội. Sở dĩ thánh nhân phê phán nặng lời bởi vì:

- Họ tích trữ tiền của một cách phi pháp như không trả công cho thợ…

- Họ bóc lột người vô tội mà họ không ngại kết án.

- Họ dùng tài sản để thoả mãn khát vọng khoái lạc và làm hại người công chính.

+ Bài Tin Mừng: Mc 9,38-48

Bài Tin Mừng hôm nay được chia thành hai phần:

a) Tránh óc bè phái.

Cũng giống như ông Giosuê và ông Maisen trong bài đọc 1, ông Gioan thấy có một số người không thuộc Nhóm 12 mà vẫn nhân danh Chúa mà trừ quỉ và ông xin Đức Giêsu ngăn cấm họ. Nhưng Ngài chẳng những không ngăn cấm mà lại còn cho một bài học:”Ai không chống Ta là ủng hộ Ta”. Ngài nói như thế là có ý dạy cho các môn đệ đừng nhìn người khác bằng cặp mắt thành kiến đố kỵ, mà còn phải hợp tác với những người thiện chí.

b) Tránh gương mù, gương xấu.

“Đừng làm gương xấu cho kẻ bé mọn”. Chúng ta không được hiểu kẻ bé mọn đây là trẻ con, ngây thơ, yếu đuối, nhưng còn phải hiểu nghĩa rộng hơn, đó là những kẻ còn kém đức tin. Nếu những người lãnh đạo mà làm cớ cho họ vấp phạm thì “phải buộc thớt cối xay vào cổ mà ném xuống biển còn hơn”.

Ngoài ra, khi nói tới gương xấu hay dịp tội đến từ bản thân mình làm nên cớ vấp phạm thì Chúa khuyên: hãy chặt nó đi.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Gương xấu và dịp tội

Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, thuật lại việc Chúa Giêsu giáo huấn các môn đệ. Trong bài này, Marcô kể lại câu chuyện sau khi khiển trách Gioan về tội ganh tị, Chúa Giêsu hứa ban phần thưởng cho những ai tiếp đón các môn đệ Ngài; đồng thời, Ngài dạy không được làm gương mù gương xấu và còn phải tránh các dịp tội. Trong bài này, chúng ta chỉ bàn đến phần thứ ba là tránh gương xấu và dịp tội mà thôi.

I. TRÁNH GƯƠNG XẤU

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nêu ra nhiều điểm rất quan trọng liên quan tới đời sống cộng đoàn. Mặc dù những điểm ấy lúc ban đầu nhằm gửi đến các người lãnh đạo trong cộng đoàn, nhưng cũng thích hợp với mọi môn đệ của Đức Giêsu.

Trước tiên Ngài khuyên các Tông đồ hãy có tinh thần hợp tác đừng ngăn cản những ai góp phần vào việc làm sáng danh Chúa. Tiếp đó Ngài chúc phúc cho những ai giúp đỡ các ông và hứa phần thưởng bội hậu cho những người ấy.

Sau đó, Đức Giêsu đề cập đến tội gây ra sự vấp ngã – làm cho người khác phạm tội. Ngài tuyên bố lời cảnh báo nghiêm khắc chống lại những người dẫn những kẻ bé mọn tin vào Ngài đi lạc lối. Ngài nói:”Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá vào cổ nó mà ném xuống biển thì hơn”(Mc 9,42)

Thiên chức của người tông đồ cao quí như vậy nên Đức Giêsu dạy các Tông đồ không được làm gương xấu cho những kẻ bé mọn. Vậy “những kẻ bé mọn” đây là ai ? Chúa muốn ám chỉ những người hèn kém, khờ dại, dốt nát, không được học hỏi những vấn đề luật pháp: Hạng ngươi này, trong Do thái giáo, có khuynh hướng khinh bỉ họ. Những kẻ bé mọn có lòng tin này là những người thuộc giai cấp bình dân có thiện chí muốn học hỏi Kinh Thánh, luật pháp, thường được các thầy thông luật giải thích Thánh Kinh, luật pháp, nhưng lại bị giải thích sai lạc vì những gương xấu.

Vì thế, việc cảnh giác đề phòng làm gương xấu cho những “kẻ bé mọn” này, Chúa Giêsu muốn nhắm tới các thủ lãnh tôn giáo mà Ngài đã có lần tố cáo họ đã độc quyền chiếm đoạt sự giải thích Thánh Kinh và đóng cửa không cho kẻ muốn vào (Lc 6,39; Mt 15,14) và dụ ngôn về con chiên lạc (Lc 15,3-7; Mt 18,12-14).

Chúa Giêsu đã răn đe rất nghiêm ngặt những ai gây gương mù gương xấu:”Thà buộc cối xay vào cổ người ấy mà ném xuống biển còn hơn”. Lời răn đe rất thẳng thắn và quyết liệt. Thớt cối xay nặng như thế mà kéo dìm một tội nhân dưới nước thì không thể nào ngóc đầu lên được: ý nói đến sự xấu xa, ghê tởm, nặng nề của tội làm gương xấu.

Trong bức thư của Lentulô, tổng trấn Do thái gửi cho hoàng đế Tiberiô, để diễn tả chân dung Chúa Kitô, có câu này:”Khi ông (Chúa Kitô) quở trách sửa phạt, thật cả là một sự ghê sợ; nhưng khi khuyên bảo dạy dỗ ông lại rất hoà nhã đằm thắm, làm cho thiên hạ tin phục say mê”.

Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta cũng thấy lộ ra hai tính cách đó: nửa trước Chúa khuyên bảo nhân từ dịu dàng; nửa sau Chúa rất nghiêm thẳng đối với hai vấn đề gương xấu và dịp tội.

Truyện: Cha Béc-na Vô-gan

Trên một chuyến xe lửa, cha Béc-na Vo-gan gặp một hành khách ăn nói rất tự do và thô tục. Ông ta nói những chuyện đồi bại, lấy làm thích thú và cười khoái trá. Mọi thái độ khôn ngoan và lịch sự nhắc ông ta để ông ta im lặng đều không hiệu quả. Xe đến ga, người hành khách ấy xuống. Cha Vo-gan thò đâu ra cửa xe gọi theo: “Này ông, ông còn quên cái gì đây này”. Người đó vội lên toa, nhìn quanh và hỏi: “Quên cái gì đâu” ? Cha Vo-gan nói với giọng tử tế nhưng cứng rắn: “Ông để lại một ấn tượng xấu cho hành khách trong toa”. Người ấy xấu hổ đi xuống ngay.

II. TRÁNH CÁC DỊP TỘI.

Đối với dịp tội Chúa Giêsu nói tiếp:”Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi, thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục” (Mc 9, 43).

1. Phải hiểu Lời Chúa như thế nào ?

Chúng ta thấy Đức Giêsu nói một cách quyết liệt như thế, ta phải hiểu thế nào ? Thực ra, Ngài dùng lối nói cường điệu của những nhà hùng biện như thế là muốn cho chúng ta thấy sự trầm trọng của gương xấu, của chước cám dỗ, của những dịp tội, và xác định mối nguy hại có khi không nhỏ mà nó gây ra cho mọi người.

Nếu chúng ta hiểu lời Chúa theo nghĩa đen thì chúng ta thấy Giáo hội sẽ ra làm sao ? Chắc chắn sẽ xẩy ra trong hai trường hợp:

a) Trường hợp 1: Thế giới này sẽ có một Giáo hội bi đát, khủng khiếp và rùng rợn không thể tưởng tượng: một Giáo hội toàn là những người bị thương, bị tật, bị què, bị chột…, vì không ai là không phạm tội, và phạm tội rất nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình.

b) Trường hợp 2: Giáo hội sẽ không tồn tại, vì không có người. Chắc chắn không ai dám gia nhập vào một Giáo hội tàn nhẫn như thế. Chẳng những không bao giờ thực hiện điều ấy, mà Giáo hội còn dạy những điều ngược lại. Sách giáo lý Công giáo của Giáo hội đòi phải “Tôn trọng sự toàn vẹn của thân thể”. Sách giáo lý cho biết:”… Tra tấn thể xác hay tinh thần để điều tra, để trừng phạt tội phạm, đe doạ đối phương, để trả thù, là điều nghịch với sự tôn trọng con người và phẩm giá con người. Ngoài những trường hợp trị liệu, việc cố tình cắt bỏ, huỷ hoại hoặc triệt sản, thực hiện trên những người vô tội đều nghịch với luật luân lý”(GLCG số 2297).

Thực ra, những lời nói của Chúa Giêsu không thể được hiểu sống sượng theo nghĩa đen. Đường hướng mà Đức Giêsu muốn đưa ra là người ta phải tránh xa tội nặng bằng bất cứ giá nào. Chúng ta phải sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể làm được để loại trừ điều ác ra khỏi đời sống chúng ta. Mục đích của Ngài là in sâu vào tâm trí chúng ta không thể nào tẩy xoá được, rằng Nước Thiên Chúa đáng cho chúng ta hy sinh mọi thứ khác.

1. Nói về dịp tội

a) Nguyên nhân

+ Thiên Chúa cho phép

Không ai có thể phủ nhận được sự hiện hữu của dịp tội, của cám dỗ. Chính ma quỉ đã cám dỗ để làm hư hoại loài người, dĩ nhiên là Thiên Chúa cho phép cám dỗ để thử thách lòng trung thành của con người. Chúng đã cám dỗ ông Adong và bà Evà, và ông bà đã sa ngã, đã bất trung với Chúa. Ngay Chúa Giêsu cũng bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa nhưng đã chiến thắng một cách vẻ vang. Chính vì vậy mà Chúa Giêsu đã dạy:”Hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ”(Mt 26,41; Mc 14,38; Lc 22,40).

Nếu nói rằng Chúa cám dỗ chúng ta thì không đúng, không bao giờ Chúa cám dỗ chúng ta mà Ngài chỉ cho phép ma quỉ cám dỗ chúng ta trong mức độ chúng ta có thể chịu đựng được để thử thách chúng ta thôi, vì”lửa thử vàng, gian nan thử nhân đức”. Như vậy, cám dỗ tự nó không xấu, nó chỉ là một sự thử thách và nó có lợi cho những ai cố gắng chiến thắng nó để vượt qua thử thách vì như người ta nói:”Vô hoạn nạn, bất anh hùng”.

+ Loài người gây ra

Con người sống trong xã hội có tương quan với nhau, do đó có ảnh hưởng tương tác, hoặc là ảnh hưởng tốt hoặc là ảnh hưởng xấu. Vì vậy mà Chúa Giêsu đã nói:”Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã”(Mt 18,7). Và Chúa còn lên án mạnh mẽ hơn:”Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn”(Mc 9,42; Mt 18,6).

Ngày nay người ta sống gần gũi với nhau hơn bao giờ hết. Người ta có thể đi từ châu lục này đến châu lục kia trong vòng mấy giờ đồng hồ, cho nên ảnh hưởng giữa con người càng nhanh chóng và càng mạnh. Dù chúng ta có biết điều đó hay không, chúng ta vẫn là tảng đá gây vấp phạm hay tảng đá giúp cho người khác vượt qua trên con đường đến ơn cứu độ (x. Mt 21,42-44).

Chúng ta có thể trở thành tảng đá vấp ngã hay tảng đá giúp cho người khác vượt qua là tuỳ ở cách sống của chúng ta: nếu chúng ta gây gương mù gương xấu thì chắc chắn đã trở thành tảng đá vấp ngã. Ngược lại, nếu chúng ta nêu gương sáng giúp người khác sống tốt hơn thì chúng ta trở thành tảng đá giúp người ta vượt qua:

Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ

Lại trở nên đá tảng góc tường.

Đó chính là công trình của Chúa,

Công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta (Tv 118,22-23).

Dựa vào câu Thánh vịnh trên, Chúa Giêsu nói:”Bởi đó, Tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân làm cho nước ấy sinh hoa lợi. Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai sẽ làm người ấy nát thịt” (Mt 22,43-44).

b) Phải chống trả chước cám dỗ

Cám dỗ hiện diện khắp nơi mà không ai có thể thoát được. Chính Chúa Giêsu cũng bị ma quỉ cám dỗ. Chúa đã nhắc bảo các Tông đồ:”Simon ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22,31). Như vậy công việc của chúng ta là chỉ việc chống lại chước cám dỗ. Cuộc chiến chống ba thù là một cuộc trường kỳ kháng chiến, không bao giờ kết thúc. Và trong cuộc chiến này phải phân thắng bại, không được thoả hiệp: một là thắng, hai là bại. Adong Evà đã để lại gương thất bại, còn Đức Giêsu đã nêu gương chiến thắng rực rỡ.

Dĩ nhiên trong cuộc chiến một mất nột còn này đòi phải gian khổ, hy sinh, từ bỏ có khi ngay cả đến bản thân mình, không có từ bỏ không chiến thắng được.

Truyện: Đánh bẫy khỉ.

Người ta đồn thổi rằng: An thịt khỉ, nhất là óc khỉ sẽ trị được bệnh phong thấp. Nên người ta tìm cách đánh bẫy khỉ.

Họ lấy trái dừa bổ làm đôi, nhét vào trong đó một trái cam thơm ngon, rồi khoét một lỗ nhỏ vừa bằng nắm tay khỉ, xong cột trái dừa lại như trước. Sau đó đem cột chặt trên cây.

Ngửi thấy mùi thơm của cam, khỉ sẽ chạy đến, leo lên cây, thọt tay vào trái dừa, nắm chặt lấy trái cam mà lôi ra.

Thọt tay vào thì dễ, nhưng rút ra thì không được vì bàn thay khỉ bây giờ đã quá lớn so với lỗ dừa. Có một điều rất trớ trêu, là không bao giờ khỉ chịu buông quả cam ra để bàn tay được tự do. Đã nắm được của ăn rồi thì cứ khư khư giữ lấy. Biết mình bị mắc bẫy nhưng cứ nắm chặt quả cam, dẫy dụa, kêu la chí choé. Và người thợ săn cứ ung dung bắt lấy con khỉ dại khờ đáng thương (Thiên Phúc).

Thế giới chung quanh ta đang sống có nhiều cạm bẫy, nhiều cám dỗ, nhiều dịp tội làm chúng ta sa ngã. Ngay chính thân xác chúng ta cũng có thể là những dịp tội khiến chúng ta lỗi luật Chúa. Chúa Giêsu nói hơi mạnh:”Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi” (Mc 9,43). Chúng ta phải hiểu rằng kiểu nói:”chặt tay, chặt chân, móc mắt” chỉ có ý nói theo nghĩa tượng trưng để diễn tả các dịp tội mà ta có thể tìm thấy trong chính bản thân mình.

Nói tới cắt tỉa, chặt bỏ, từ bỏ là những động từ gợi lên cho chúng ta sự đau đớn, nhưng như người ta nói:”Thuốc đắng đã tật”(Tục ngữ), đau đớn lại là một điều cần thiết cho sự lành mạnh, nó là một điều kiện” bất khả thiếu”. Chính vì vậy, Ludovic Giraud đã viết:”Nỗi đau đớn với chúng ta như lưỡi cày đối với mặt đất, nó cầy xới nhưng để làm cho đất mầu mỡ, cũng như việc cắt tỉa cây cối: làm cây cối nhẹ nhàng, mạnh khoẻ và đẩy nhanh những dòng nhựa lên cao”.

Xét ra Lời của Chúa cũng không xa thực tế lắm. Có người chỉ vì lòng tham lam của cải chứ không phải vì Nước Trời mà đã dám hy sinh một phần thân thể. Họ dám hy sinh cái nhỏ để chiếm được cái lớn. Đó là ông O Neil, nhà thám hiểm đã tìm ra đất Ai nhĩ lan. Khi nhóm thám hiểm đến gần phần đất mới, vị thuyền trưởng tuyên bố:”Hễ ai chạm tay trước hết vào phần đất trên bờ thì người ấy làm chủ phần đất ấy”. Ông O’Neil quyết tâm chiếm cho bằng được. Ông chèo chiếc thuyền nhỏ vào bờ. Nhận thấy có kẻ khác vượt lên trên mình, ông quyết định lấy rìu chặt đứt cánh tay trái và liệng vào bờ, chạm đất trước hết, thắng cuộc.

Nhà thám hiểm cụt một tay để được một nước thế gian, thì trong việc chiếm lấy Nước Trời, Chúa dạy chúng ta cũng phải sẵn sàng hy sinh tất cả những gì thân thiết và quí mến.

c) Tránh dịp nguy hiểm

Người ta thường nói:”Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ở trong một môi trường tốt thì người ta dễ nên tốt, người ở trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu, đó là định luật tâm lý vì người ta hay bắt chước một cách vô ý thức.

Kinh Thánh nói:”Ai thích sự nguy hiểm thì sẽ rơi vào sự nguy hiểm” (Gv 3,27): chơi với lửa có ngày sẽ bỏng, chơi với dao có ngày đứt tay, chơi với bùn có ngày lấm áo... Đó là kinh nghiệm ngàn đời của dân gian. Nên người ta khuyên:

Chim khôn tránh lưới tránh dò,

Người khôn tránh chốn xô đồ mới khôn.

(ca dao)

Người xưa cũng khuyên:”Cá, giải chán vực sâu mà ra chỗ nông, cho nên mắc phải chài lưới. Chim, muông chán rừng rậm mà xuống đồng bằng, cho nên bị phải cạm bẫy” (Hàn Thi ngoại truyện).

Chống lại chước cám dỗ là tốt, việc phải làm, nhưng cũng không nên gây ra dịp thuận tiện để cho cám dỗ ập tới. Tại sao không cố mà tránh cơ hội gây ra cám dỗ để khỏi bị mắc bẫy ?

Chim ham mồi sa lưới,

Cá ham thính mắc câu.

Con người phải nghĩ cho sâu,

Đừng ham danh lợi, sắc hầu sa cơ.

Tài danh là cạm giữa trời,

Hồng nhan là bả những người tài hoa.

(ca dao)

Người xưa cũng còn dạy:”Cẩn tắc vô ưu”: cẩn thận thì khỏi phải lo. Không ai dám nói được mình khôn ngoan, không bị sa vào cạm bẫy. Chúa Giêsu đã từng khuyên:”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Mt 26,41; Mc 14,38). Cẩn thận đề phòng là phương pháp tốt nhất để khỏi bị rơi vào cạm bẫy của ma quỉ đang giăng ra khắp nơi, như lời thánh Phêrô khuyên:”Anh em hãy tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỉ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1Pr 5,8-9a).

Truyện: Thuê tài xế lái xe.

Có một người giầu có rất yêu mến mẹ già. Một hôm ông muốn đi thuê một người tài xế chở bà mẹ già đi chơi mỗi buổi chiều. Có ba người đến xin chân tài xế đó.

Người giầu nói: “Tôi không muốn có một tai nạn nào xẩy ra trong khi các ông mang mẹ tôi đi chơi cả. Tôi sẽ thử cả ba ông xem các ông lái xe giỏi đến mức nào. Tôi muốn xem các ông lái sát hào bao nhiêu mà không bị rơi xuống”.

Người tài xế thứ nhất tự nhủ:”Cái đó thì dễ ợt”. Ông ngồi bẻ tay lái và chạy vù xuống đường, cách cái hào một tấc.

Người thứ hai thầm bảo:”Mình lái ngon hơn hẳn là cái chắc”. Ông này cũng lái vèo xuống đường và chỉ cách cái hào có nửa tấc.

Trong khi đó, người thứ ba suy nghĩ rất hung, kết quả ông lái cách hào những một mét.

Hai người tài xế trước thấy thế cười đắc chí, nhưng người giầu lại bảo bác tài xế thứ ba rằng: “Tôi xin nhận bác làm tài xế cho mẹ tôi. Tôi cần người tài xế có bảo đảm, mà một người lái có bảo đảm thì không bao giờ lái sát hào quá”.

(W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 19-20)

Hôm nay Chúa nói với chúng ta: nếu tay hay chân, hay mắt nên dịp tội thì hãy chặt, hãy móc nó mà quăng đi, có khác nào Chúa muốn chúng ta lánh xa dịp tội. Đừng bao giờ liều thân nhảy vào dịp tội. Ngoài ra, chúng ta còn phải nỗ lực hy sinh nhiều để giữ lòng trong sạch và trung thành với Chúa. Thà chết chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa.

Chúng ta hãy kết thúc với những lời rút ra từ bài hát cổ xưa mà Giáo hội thường sử dụng trong kinh Nhật tụng giờ Kinh chiều của một số ngày Chúa nhật trong năm phụng vu:

“Nghe danh hiệu Giêsu, mọi gối phải quì xuống.

Mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ngài là vua vinh quang… Hãy để Ngài ngự trị tâm hồn bạn. Hãy để Ngài chinh phục những gì chưa thánh thiện, những gì chưa đúng. Ước gì bạn biết lên tiếng gọi Ngài trong cơn cám dỗ. Hãy để Ngài che phủ bạn bằng ánh sáng và quyền năng của Ngài.

Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang của Ngài, để ngự trị trên trái đất. Ngài là Thiên Chúa cứu độ. Ngài là Đấng Kitô Chủ tể chúng ta”(M. Link).

Lm Giuse Đinh lập Liễm

Giáo xứ Kim phát

Đà lạt
 
Chúng ta tất cả thuộc về Thiên Chúa
Jos. Tú Nac, NMS
09:36 25/09/2009
Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm B (Numbers 11: 25-29; Psalm 19; James 5: 1-6; Mark 9: 38-43, 45, 47-48)

Sức mạnh thần khí không phải để tích trữ mà phải để được chia sẻ, thật không may sở hữu và ước muốn có quyền lực vượt lên trên người khác vô hiệu hóa biết bao nhiêu công việc mà Thiên Chúa mong muốn thực hiện để bảo vệ chúng ta.

Điều này thực ra không có gì mới đối với việc đọc từ Sách Dân Số chứng minh rằng dân của Thiên Chúa đã vật lộn với xu hướng rất người này từ lúc bắt đầu cuộc hành trình của họ. Mô-sê dự định giao phó quyền lực cho 70 vị kỳ mục – công việc và số người đã thực hiện vai trò của các tiên tri đơn độc không thể quản lý. Thiên Chúa đã phân chia một số quyền lực tinh thần của Mô-sê cho những người khác làm tiên tri – nhưng chỉ một thời gian ngắn. Đây là chỗ mà câu chuyện gây thú vị - có hai người không hiện diện khi sức mạnh được ban phát mà vẫn còn ở trong lều, khẳng định rằng luôn có một vài người không bao giờ nhận được lời và xuất hiện giờ. Nhưng dù sao họ tiên tri thậm chí khi trở lại lều để tinh thần mình được thư giãn nghỉ ngơi.

Có những người tỏ ra khiếp sợ - những người ham mê quyền lực luôn ở cùng chúng ta – và họ yêu cầu Mô-sê ngăn chặn hai người này. Cuối cùng, hai tiên tri lạc lối đã không theo thành kinh và không thuộc thành phần của nhóm. Nhưng Mô-sê thoải mái an lạc và khiển trách họ vì cho rằng ghen tuông và hạn chế. Những lời sâu sắc của ông cho thấy sự phê bình và suy tư: có quan trọng lắm không khi tất cả dân Chúa đều là những tiên tri và tất cả họ đều có thần khí của Thiên Chúa? Điều này đã được hướng dẫn hoàn toàn của lịch sử cứu rỗi. Thần khí được ban cho vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Pentecost – the Jewish harvest festival on the fiftieth day after second day of Passover) dựa trên những ai hiện diện và trong cộng đồng những tín đồ trọn vẹn. Không ai sở hữu và điều khiển thần khí nhưng rao truyền một cách tự do cho tất cả tâm hồn và tâm trí của những ai rộng mở và sẵn sàng. Khi chúng ta kiềm chế thần khí đó là sự thiệt hại của chính chúng ta.

Thánh Gia-cô-bê đã có những lời gay gắt đối với những người giàu có, nhưng đọc thật kỹ mới khám phá ra rằng ông nguyền rủa chống đối tham nhũng, bất công và vô cảm chứ không phải sự giàu có tự nó. Mục tiêu lời buộc tội của ông là những ai tự mình làm giàu trên phí tổn của những người khác. Thông thường những người ở tận cùng của trật tự xã hội phải gánh chịu mọi bất công – công nhân bị lấy đi bằng cách bị lừa gạt cạn kiệt lương bổng chính đáng của họ. Có lẽ với một chút lạc quan, Gia-cô-bê chỉ ra rằng trong sự thử thách đến và phán quyết sự phú quí và sở hữu của họ dựa trên vô giá trị - trong thực tế nó được sử dụng như một bằng chứng trong sự tham nhũng và bất công của họ.

Tất cả điều này có một liên minh kỳ quái đối với nó trong ánh sáng của những thử thách kinh tế chúng ta đang gặp phải: những đề án Ponzi, những khế ước rác rưởi, những thực tiễn kinh doanh bất cẩn và không trung thực và những phụ trội khổng lồ cho các thủ phạm. Tất cả nó giáng xuống những đổ vỡ - nhựng thật đáng tiếc – những thường dân là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự giàu có luôn phải được sử dụng một cách khôn ngoan, trung thực và công bằng, dù là do cá nhân, công ty hay chính phủ.

Cùng loại quyền sở hữu và mong muốn để điều khiển mà chúng ta thấy sự phân bố thần khí trong Sách Dân Số là điều hiển nhiên trong đoạn trích từ Tin Mừng của Thánh Mac-cô. Một số môn đệ của Chúa Giê-su người mà không phải là một trong nhóm họ đang diệt trừ ma quỷ mệnh danh Chúa Giê-su. Họ cố ngăn chặn người này – cuối cùng ông ta không có thẩm quyền và không thuộc thẩm quyền của họ. Nhưng cũng như trường hợp của Mô-sê, Chúa Giê-su bình thản và thờ ơ. Tại sao lại ngăn cản ông ta? Ông ta làm tốt đấy chứ, phải không? Ông ta phải ở trong một số phương thức được truyền cảm hứng bởi ta và ông ta sẽ không quay lại và làm điều ác. Để lại mình ông ta – nếu ông ta không chống lại chúng ta rồi ông ta sẽ vì chúng ta. Hành động đơn giản nhất của thiện tâm và nhân hậu, được thực hiện với lòng từ bi là một hành vi cử chỉ giống Thiên Chúa.

Thuộc về Chúa Ki-tô được xác định bởi những gì chúng ta nghĩ, nói và làm và thực hiện chứ không phải như nhóm, tổ chức mà chúng ta phụ thuộc.Người ta không phải chạy một hướng chướng ngại vật để tiếp cận Chúa Trời. Đặt vô số những điều kiện trước họ gây cho họ vấp ngã về mặt đạo đức đánh mất trái tim là điều gì đó rút ra sự nổi giận của Chúa Giê-su. Chúng ta tiếp tục những căn cứ yếu ớt khi chúng ta cố hạn chế và định rõ ai là người thuộc về Chúa Ki-tô. Chúa Giê-su Ki-tô sẽ tự Người bộc lộ bằng tất cả những phương thức khác nhau và dân chúng sẽ đón nhận Người theo sự hiểu biết đặc trưng của riêng mình. Chúng ta cần phải tôn kính điều này.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Mẫu đời linh mục nói ít nghe nhiều
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
14:40 25/09/2009
Có những người không bao giờ gây tiếng động. Họ sống ẩn kín không lôi kéo sự chú ý của người khác. Họ làm tất cả những gì phải làm với trọn lòng nhiệt thành và sự tận tâm. Họ không so đo tính toán. Đây cũng là mẫu mực sống của Cha André Vanderlinden, Linh Mục thừa sai Scheut (dòng Khiết Tâm Đức Mẹ) làm việc tại Haiti. Trong Thánh Lễ an táng, Đức Giám Mục giáo phận tóm tắt cuộc đời Cha trong một câu ngắn gọn:

- Cha André đã chết như đã sống, nghĩa là trong âm thầm lặng lẽ.

Cha André Vanderlinden chào đời ngày 15-10-1942 tại Denderwindeke thuộc vương quốc Bỉ. Năm 20 tuổi, André gia nhập dòng Khiết Tâm Đức Mẹ và tuyên khấn lần đầu ngày 8-9-1962. 5 năm sau, thầy André thụ phong Linh Mục vào ngày lễ Đức Chúa GIÊSU Biến Hình 6-8-1967. Và cuối năm 1968, tân Linh Mục André lên đường đi truyền giáo tại Haiti.

Như bao thừa sai trẻ tuổi khác, Cha André dành một năm để học ngôn ngữ và làm quen với phong tục địa phương. Sau đó Cha được chỉ định làm Cha phó Vallières, một xứ đạo nằm gần vùng rừng núi Haiti. Tại đây, Cha thi hành thừa tác vụ thánh trong vòng 7 năm. Rồi Cha được thuyên chuyển đến Point-à-Raquettes, một xứ đạo nằm nơi vùng biển và ở lại đó 4 năm. Đến năm 1980, Cha về trở lại Vallières, nhưng lần này với nhiệm vụ Cha chánh sở. Sau cùng, từ năm 1987, Cha được chỉ định trông coi giáo xứ Grand-Bassin.

Năm 1996, lúc gần 55 tuổi, sau 18 năm phục vụ truyền giáo tại Haiti, Cha cảm thấy cần phải dừng lại một thời gian ngắn để kín múc thêm năng lực, bồi dưỡng đời sống thiêng liêng. Cha đến Roma, thủ đô Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, tham dự khóa tu nghiệp dành cho các Thừa Sai đã hoạt động đến nửa đời người. Tháng 3 năm 1997, Cha trở lại Haiti và làm Cha sở họ đạo Bois-de-Laurence.

Một đức tính nổi bật trong cuộc đời Cha André Vanderlinden: nói ít, nghe nhiều. Cha dành thời giờ để lắng nghe Lời Chúa cũng như lắng nghe tất cả những ai tìm đến giải bày tâm sự với Cha. Cha để cho người đối thoại tự do trút bỏ nỗi lòng. Phần Cha, Cha chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng gật gù tỏ dấu thông cảm. Thêm vào đó, chẳng những Cha để yên cho người đối thoại trình bày, mà còn thỉnh thoảng đặt thêm câu hỏi, giúp người ấy giải thích rõ ràng, khiến Cha có thể nắm chắc vấn đề hầu trợ giúp hữu hiệu hơn.

Một đức tính khác nơi Cha là lòng thương mến bệnh nhân. Cha dành trọn tâm tình trìu mến yêu thương họ. Cha thường xuyên đến bệnh viện thăm viếng các bệnh nhân. Cha từng cứu sống không biết bao nhiêu người đau yếu, bằng cách chở họ đến nhà thương, chữa trị kịp thời, săn sóc đầy đủ. Lần sau cùng Cha đưa một bệnh nhân đến nhà thương là ngày thứ sáu 2-7-1999, lúc 4 giờ sáng. Hôm ấy, Cha phải vất vả trong vòng hơn hai tiếng đồng hồ trên những con đường xấu đầy ổ gà, mới tới được bệnh viện. Rồi lúc trở về, Cha cũng phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ mới tới nhà, lúc mặt trời đã lên cao.

3 ngày sau, thứ ba 5-7-1999, Cha đột ngột từ trần tại thủ đô Port-au-Prince, Haiti, hưởng dương 57 tuổi.

Trong Thánh Lễ cầu cho Cha André Vanderlinden tại nhà thờ xứ đạo Bois-de-Laurence, nhiều giáo dân bày tỏ lòng thương tiếc và ngưỡng mộ đối với khả năng lắng nghe tuyệt diệu của Cha.

Đối với các Linh Mục cùng dòng Khiết Tâm Đức Mẹ MARIA, tất cả ghi khắc hình ảnh người anh em yêu thích cuộc sống chung huynh đệ. Cha André luôn giữ mối liên hệ tốt đẹp với anh em trong cộng đoàn.

Cha André Vanderlinden lặng lẽ ra đi giống y cuộc đời Linh Mục luôn trôi qua trong âm thầm phục vụ, không khua chiêng đánh trống. Cái chết đột ngột của Cha đang ở tuổi hoạt động hăng say, đã gieo vào lòng mọi người quen biết Cha một nỗi nhớ thương vô bờ.

... Khi ấy, Đức Chúa GIÊSU phán: ”Khi làm việc lành phúc đức, anh chị em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh chị em sẽ chẳng được CHA của anh chị em, Đấng ngự trên Trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cố để người ta khen. Thật, Thầy bảo thật anh chị em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn bạn, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc bạn bố thí được kín đáo. Và CHA của bạn, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho bạn” (Matthêô 6,1-4).

(”Chronica CICM”, Septembre+Octobre/1999, trang 253-254)
 
Dân ngoại
Lm Vũđình Tường
15:21 25/09/2009
Dân ngoại là dân chưa biết nhiều về Đức Kitô. Chưa học Kinh Thánh, Lời Chúa. Họ không diễn tả niềm tin như người Kitô hữu. Họ có cách riêng. Điều quan trọng hệ tại ở chỗ thực hành Lời Chúa. Thực hành Lời Chúa có ích hơn học mà không hành.

Hành đạo là chính

Thánh Luca 6: 46tt dậy ai nghe và thực hành Lời Chúa thì ví như người khôn xây nhà trên đá. Mưa to, gió lớn nhà đó không lay chuyển. Học mà không hành khác chi ngọc quí đem chôn. Đó là người khờ dại xây nhà trên cát, mưa to gió lớn nhà đó sập tan tành. Hành đạo mà thiếu học sẽ có lúc hành đúng; lúc hành sai. Dù đúng hay sai đều đến từ lòng chân thành, do từ tâm phát sinh. Qua thực hành, dân ngoại chủ xướng điều lành, phát động, cổ võ và phát huy rất thành công và có tầm vóc lớn nhiều chương trình công ích xã hội.

Ghi khắc trong tâm

Dân ngoại làm được những việc vĩ đại vì khi tạo dựng, Thiên Chúa đã khắc vào tâm con người một tình yêu dạt dào, đầy yêu thương. Thực tại này không thể chối bỏ vì con người được tạo dựng do tình yêu Chúa.Không có tình yêu Chúa người đó chẳng có mặt trên đời. Có mặt trên đời là bằng chứng được Thiên Chúa yêu thương. Lớn lên người đó tự do chọn, tin nhiều, tin ít, hoặc ngay cả không tin. Dù tin hay không tình yêu Chúa luôn sống động và hiện hữu.

Giả hình

Ngoài môi miệng, người ta chối bỏ mọi sự: đức tin, sự sống trường sinh và Thiên Chúa, nhưng tự tâm con người khát khao được yêu thương. Chối bỏ được yêu thương là chối bỏ chính mình. Ai cũng biết yêu và muốn được yêu nhưng lại chê tình Chúa yêu ta. Đây chính là mâu thuẫn tự tâm. Ngoài tình Chúa ra không còn gì cao quí hơn vì Chúa là nguồn gốc chân, thiện, mỹ. Từ chối tình yêu chân chính, nên bù đầu yêu vật chất và địa vị.

Phản thần

Bao lâu còn sống người ta còn có thể tự nhận là vô thần. Thế giới bên kia, đời sau không có vô thần. Chỉ có trung thần, thần lành hoặc đối nghịch là phản thần, thần dữ. Thiên Chúa sống lại từ cõi chết, Phục Sinh Khải Hoàn, Ngài thống trị phản thần, thần dữ. Vì thế phản thần chuyên cám dỗ con người chia rẽ, hành hạ nhau. Phản thần không thể làm điều tốt vì tự bản chất chúng không có tình yêu chân chính, trái lại đầy mầm phản loạn.

Thiếu tình yêu chân chính thêm vào manh tâm phản loạn nên lời nói, việc làm của chúng đều thiếu chân thành, đoàn kết. Chúng ngầm xúi bẩy con người chia bè, kéo cánh, tạo thanh thế, hành xử nghịch lại tình yêu Chúa. Chúng xúi phân chia đẳng cấp, gây tị hiềm, gieo đau khổ, hận thù. Tin chúng là chọn sống trong ngờ vực, đố kị, chia rẽ và hận thù. Đối lại đường lối Chúa là yêu thương và tha thứ. Chối bỏ được yêu thương chính là chọn lựa đau khổ. Để bớt khổ đau thì bắt người khác chịu thế, nên tranh giành, chém giết, đè nén là điều không thể tránh.

Sống nhờ tình yêu

Tình yêu Chúa tạo dựng con người. Nhờ tình yêu này mà con người hiện hữu và được nuôi dưỡng bằng tình yêu. Con người lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa nên con người sống trong yêu thương, hoà thuận, chung sống. Hơn nữa Chúa còn thánh hoá tình yêu thành tình yêu lành thánh, giúp ta sống bác ái, yêu tha nhân.

Vì thế khi sinh ra con người mang tính thiện vì gốc của nó là thiện, tâm hồn nó hướng thiện. Chúa đặt vào nó một trái tim biết yêu thương, rung động. Ban cho một lương tâm công chính. Chính những yếu tố này nảy sinh việc lành thánh nơi mọi người, dù là dân ngoại. Dù chưa chính thức nhận biết Chúa nhưng bản chất Kitô hữu, bản chất lành thánh được gieo vào lòng từ lúc người đó được tạo thành. Nhận biết việc lành, việc tốt, lòng từ tâm, bác ái, yêu thương, sống ngay chính đều phát xuất từ tình Chúa yêu ta. Giavê Thiên Chúa dùng miệng tiên tri Giêrêmia phán dậy:

Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi.

Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi.

Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho các dân. Jer 1,4-5.


Để nhắc nhớ dân Chúa qua các thời đại và xác tín điều Giavê Thiên Chúa thực hiện cho dân Ngài. Tiên tri Isaiah quả quyết trước khi con người được sinh ra, Giavê Thiên Chúa khắc tên vào lòng bàn tay Ngài.

Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta Is 49,16

Như thế từ bản chất, từ nguyên thuỷ mỗi người đều có chung sứ mệnh, mang dấu ấn tình yêu Chúa trong mình. Mỗi người là một ngôn sứ của yêu thương, là cánh tay Kitô giúp người nghèo khổ, là bàn tay Kitô an ủi kẻ sầu thương.

Chối bỏ ơn làm con Chúa chỉ là ngụy biện. Chọn sống trái thiên mệnh, hành xử trái với đức yêu thương, bác ái. Tính tàn ác, hận thù, chém giết, gây đau thương, tham lam, ích kỉ đều do tà thần xúi bẩy, gài bẫy và khuyến dụ. Tự bản chất con người không thể nghĩ ra những mưu chước tàn ác, bất nhân, thất đức. Mưu chước đó phải đến từ bên ngoài, một loại tình yêu giả hình, lòng mến giả hiệu. Kẻ đó chính là thần dữ ẩn danh, nấp bóng, xúi bẩy con người làm điều sai trái, xằng bậy, trái với lương tâm công chính, trái lòng từ bi. Điều nguy hại là không biết rõ mình đang tỉnh hay mơ. Dù hữu thần hay vô thần

‘ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta’ c.43
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:24 25/09/2009
HẠNH PHÚC CỦA CÁ HEO

N2T


Cá heo hỏi:

- “Hạnh phúc và không hạnh phúc khác nhau ở chỗ nào?”

Đấng tạo hóa trả lời:

- “Chỉ lưu tâm có thoả mãn hay không, con có thể vừa ý ở tình huống hiện tại, thì không hạnh phúc cũng hạnh phúc. Bằng ngựơc lại, hạnh phúc cũng là không hạnh phúc”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày…” (Mt 6, 11).

Người sung sướng là người không thiếu gì cả, nhưng chưa chắc đã có hạnh phúc.

Người hạnh phúc có thể thiếu thốn, nhưng không bon chen, mà vui vẻ chấp nhận những gì mình có.

Người hạnh phúc nhất là người biết thánh hoá giây phút hiện tại.

Người đau khổ nhất là người đem giây phút hiện tại hoá thành tương lai.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 26 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 25/09/2009
CHỦ NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 9, 38-43.45.47-48

“Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi.”


Bạn thân mến,

Trong bài Tin Mừng hôm nay có hai điểm chính mà Chúa Giê-su muốn nhấn mạnh:

- điểm thứ nhất là “chống lại và ủng hộ”,

- điểm thứ hai là “phải dứt khoác ngay với những gì nên cớ vấp phạm”.

1. Chúa Giê-su không hề rao giảng việc ủng hộ tội ác hay ủng hộ làm điều ác và tội lỗi, nhưng Ngài nhắc nhở các môn đệ rằng, ai ủng hộ việc làm của Ngài và của các tông đồ tức là không chống đối Ngài, mà việc Ngài và các tông đồ đang làm chính là công việc bác ái và phục tha nhân, mà người Do Thái chưa từng thấy được nơi các kinh sư, các thầy luật sĩ và những người biệt phái của họ. Nếu họ làm như Chúa Giê-su và các tông đồ, thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người ủng hộ và tôn họ làm đấng tiên tri, nhưng thay vì ủng hộ thì họ lại chống đối việc Chúa Giê-su đang làm và đang rao giảng, và cuối cùng thì lên án đóng đinh Ngài vào thập giá.

Có rất nhiều lần trong cuộc sống bạn và tôi đã phản đối, đã “đì”, và đã trù giập người anh em chị em chúng ta, vì một lí do đơn giản là họ không ủng hộ việc chúng ta làm mà thôi.

Trong cuộc sống của bạn và tôi thì chống đối nhiều hơn là ủng hộ, bởi vì cái tôi của chúng ta quá lớn, lớn hơn cả lí trí và lương tâm của mình, cho nên chúng ta chỉ thấy được cái khuyết điểm của người anh em chị em mà không nhìn thấy cái ưu điểm của họ:

Chúng ta chống vì họ thấp cổ bé họng,

Chúng ta chống vì họ quá hiền lành,

Chúng ta chống vì họ hay nói sự thật,

Chúng ta chống vì việc làm ngay thẳng của họ là cái gai trong mắt của mình.

Chúng ta chống vì họ được nhiều người ủng hộ.

Chúng ta chống vì chúng ta kiêu ngạo...

Chúng ta chống vì họ không về phe với mình...


Nhưng chúng ta lại ủng hộ những ai về phe với mình, chúng ta ủng hộ vì họ là bạn bè thân thiết dù biết việc họ làm là sai trái, chúng ta ủng hộ vì hoàn cảnh của họ giống hoàn cảnh của mình, chúng ta ủng hộ vì tâm hồn của chúng ta cũng đang hậm hực tức tối vì quyền lợi bị mất đi như người khác…

2. “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi”, “tay anh” chính là bạn bè của bạn và tôi, bạn bè làm cớ cho chúng ta vấp ngã thì dứt tình bạn với họ, vì thà rằng không có bạn bè để được vào Nước Trời, còn hơn là có người bạn xấu ấy để rồi cả hai sa hoả ngục; “chân anh” cũng chính là những cái mà anh yêu thích: xe cộ, áo quần, tiền bạc.v.v... thà không có xe cộ để được vào Nước Trời, còn hơn là có xe cộ rồi chạy long nhong đến quán cà-phê ôm, đến những nơi không đáng đến để rồi gây cớ vấp phạm cho người khác; thà không có lụa là gấm vóc, thà không có tiền ức bạc tỷ, thà vào Nước Trời với bộ áo quần vải thô nhưng thơm tho sạch sẽ...

Ở đời, có nhiều khi bạn thấy làm đúng cũng bị chống mà làm sai lại được ủng hộ, bởi vì bạn và tôi đều hiểu: thế gian chứ không phải là thế ngay, bởi vì con người ta ai cũng có cái tôi ích kỷ, ai cũng có cái tôi tham lam, ai cũng có phe cánh của mình…

Bạn thân mến,

Chống đối hay ủng hộ là việc của người khác, nhưng hết lòng chu toàn bổn phận vì yêu mến Chúa vì tha nhân trong công lý và sự thật là việc của chúng ta, bởi vì chống đối hay ủng hộ không phải là giấy chứng nhận vào Nước Trời, nhưng chính là việc chu toàn bổn phận hằng ngày của mình cách trọn vẹn.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 25/09/2009
N2T


65. Con người ta muốn đánh bại xác thịt, áp lực khuất phục với khí huyết, thì trước tiên phải thật tâm học khinh mạn bản thân mình.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:29 25/09/2009
N2T


237. Cuộc sống không phải chỉ vẻn vẹn là để sống, mà là vì để được sống hạnh phúc.

 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 26 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
23:52 25/09/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 26 thường niên

Lc 9,46-50

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa đã trở nên tấm bánh nhỏ bé để đến với chúng con. Chúa đến với chúng con trong âm thầm nhỏ bé. Chúa không muốn quấy rầy đời sống chúng con bằng sự hiện diện phi thường, cả thể của Chúa. Chúa đã chấp nhận là tấm bánh nghiền nát để chuyển tải sự sống của Chúa vào từng thớ thịt, từng mạch máu của chúng con. Xin giúp chúng con biết tiếp nhận sự sống của Chúa và thông chia sự sống ấy cho tha nhân trong đời sống dâng hiến và phục vụ.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời người ta thường đua tìm danh vọng. Ở đời ai cũng tìm vinh quang cho mình. Thích đề cao cái tôi. Thích làm những chuyện phi thường. Có mấy ai dám đi tìm sự nhỏ bé đơn hèn? Có mấy ai dám chịu xóa mình đi để hòa vào cuộc đời anh em? Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp hay ít là tìm kiếm vinh quang cho bản thân? Xin tha thứ cho bản tính tự cao tự đại của chúng con. Xin tha thứ cho thói giả hình, vụ hình thức của chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa, sống đơn sơ, âm thầm để gần gũi anh em. Xin giúp chúng con biết trung tín trong những việc nhỏ bé tầm thường nhưng với một tình yêu lớn lao.

Lạy Chúa, Chúa đã sinh ra trong thân phận nghèo hèn. Chúa đã trở nên tấm bánh đơn hèn. Xin giúp chúng con luôn sống giản dị, nhỏ bé, đơn sơ để được trở nên giống Chúa hơn. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 26 thường niên

Lc 9,51-56

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc được cùng nhau quây quần bên Chúa. Chúng con cùng được chia sẻ bàn tiệc thánh chan chứa tình nghĩa anh em một nhà. Xin giúp chúng con cũng biết chia sẻ, liên đới với nhau trong bàn tiệc cuộc đời. Xin cho chúng con đừng vì miếng ăn, đừng vì danh vọng mà loại trừ lẫn nhau.

Nhưng Chúa ơi! ở bàn tiệc cuộc đời chúng con lại ít nhường nhịn nhau. Chúng con tranh giành nhau từng hạt gạo, từng miếng đất… Chúng con muốn loại trừ nhau theo kiểu dân gian vẫn nói “cá lớn nuốt cá bé”, để “thưa ao béo cá”. Đôi khi chúng con còn lạm dụng quyền hành để loại trừ lẫn nhau. Xin tha thứ cho thái độ bất khoan dung của chúng con. Xin giúp chúng con loại bỏ tính nóng nảy muốn loại trừ anh em, thay vào đó là tính nhẫn nại và bao dung. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa khi biết dùng tình yêu để xóa bỏ hận thù, để chữa lành vết thương tan vỡ tình người. Xin cho sự hiện diện của chúng con giữa anh em luôn mang lại tình hiệp nhất, tình liên đới yêu thương, như chính Chúa đã nói: “Con Người đến không phải để giết chết mà là cứu sống”.

Lạy Chúa, Chúa là Đấng chậm bất bình và rất mực khoan nhân. Xin ban cho chúng con quả tim của Chúa để chúng con cũng biết kiên nhẫn sửa lỗi cho nhau, và chấp nhận những khác biệt của nhau trong yêu thương, tôn trọng. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 26 thường niên

Lc 9,57-62

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con tin Chúa là Ngôi Lời giáng thế. Chúa đã chấp nhận đi vào cuộc đời để chia sẻ kiếp người nổi trôi của chúng con. Chúa cũng đi qua những thăng trầm cuộc đời, những bể dâu của cuộc sống. Chúa đã chấp nhận một cuộc sống bất định, nổi trôi, không biết ngày mai sẽ ra sao.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, nhìn vào cuộc sống dương gian, chúng con thấy rằng cuộc đời này thật vắn vỏi. Tất cả chỉ phù vân. Chằng có gì đáng để cho chúng con bám víu. Chẳng có gì trường cửu. Xin giúp chúng con biết vượt lên trên những quyến luyến của cải mau qua, những bám víu vào phương tiện vật chất tầm thường để chúng con biết tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Chúa đã từng mời gọi chúng con hãy nhìn xem “chim trời, hoa huệ ngoài đồng”, chúng không gieo không gặt nhưng vẫn tồn tại trong sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa. Chúa còn mời gọi chúng con hãy sống một cuộc sống thanh thoát như Chúa. “Cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Chúa muốn chúng con đừng quá lo lắng cái ăn, cái mặc mà quên sự hiện diện đầy quyền năng của Chúa.

Lạy Chúa, là Đấng quan phòng gìn giữ muôn loài. Xin giúp chúng con biết tín thác vào tình thương của Chúa. Xin cho chúng con đang khi tìm kiếm miếng cơm manh áo hằng ngày, thì cũng cũng biết hướng lòng về qua hương trên trời. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 26 Thường niên

Lc 10,1-12

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa đã luôn ở lại cùng chúng con. Chúa còn sai các thiên thần Hộ Thủ nâng đỡ, chở che từng người chúng con. Xin cho chúng con luôn biết kính trọng, yêu mến và cậy trông vào sự che chở của các thiên thần hộ thủ, và luôn sẵn sàng tuân theo lời chỉ dạy của các ngài qua tiếng nói của sự thật trong lương tâm con người.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng yêu thích những tâm hồn trẻ thơ. Chúa hằng chúc phúc cho những tâm hồn trẻ thơ. Chúa còn hứa thiên đàng cho những ai giống như trẻ thơ. Xin cho chúng con biết mặc lấy tâm hồn trẻ thơ trước mặt Chúa. Xin cho chúng con luôn tin tưởng phó thác cậy trông vào Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ cậy dựa vào mình nhưng luôn biết cậy dựa vào sức mạnh của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết chạy đến với Chúa khi vui để tạ ơn, và khi buồn để phó dâng. Xin Chúa luôn chăm sóc cuộc đời chúng con như người cha người mẹ luôn sẵn lòng trợ giúp cho những nhu cầu của con cái.

Lạy Chúa, xin cho những bậc làm cha mẹ và nhà giáo dục, biết noi gương Chúa để sẵn lòng nâng đỡ và bao bọc những trẻ thơ được Chúa trao phó để chăm sóc yêu thương. Xin cho các bậc phụ huynh luôn ghi nhớ Lời Chúa dạy để họ ý thức trách nhiệm cao cả của mình, yêu thương săn sóc trẻ em, và nêu gương sáng cho các em. Amen.

Thứ sáu sau Chúa nhật 26 TN

Lc 10,13-16

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Mỗi lần chúng con được rước Chúa là một lần chúng con được sống sức sống của Chúa. Thánh Thể Chúa sẽ tẩy xoá chúng con khỏi những ước muốn tội lỗi. Ân sủng của Chúa sẽ giúp chúng con sống xứng đáng là đền thờ của Chúa. Xin giúp chúng con sống cho xứng đáng với ân sủng mà Chúa đã tặng ban.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa buồn lòng khi thấy cư dân ven Hồ Galilê chai lỳ trước hồng ân Chúa ban. Họ đã cố tình không nhận ra dấu chỉ thiên sai của Chúa để sám hối và sửa đổi đời sống. Họ tiếp tục sống trong thói quen tội lỗi của mình. Phải chăng hôm nay Chúa cũng đang buồn với chúng con? Chúa buồn khi nhìn thấy chúng con đắm chìm trong những đam mê tật xấu, những tư tưởng hoen ố tâm hồn. Chúa càng buồn hơn khi thấy chúng con sống thiếu trung thực, thiếu công bình và bác ái. Xin tha thứ cho những lỗi phạm của chúng con.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sống trọng tình yêu của Chúa, hơn là hưởng thụ vật chất tầm thường mà xa cách Chúa, biết sử dụng tiện nghi vật chất trong tinh thần làm chủ hơn là tinh thần nô lệ. Xin giúp chúng con biết sống đúng với phẩm giá của mình là biết tự chủ bản thân đi theo lề luật của Chúa. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 26 thường niên

Lc 10,17-24

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cám ơn Chúa đã ban cho chúng con ơn đức tin trong lòng Hội thánh Chúa. Nhờ đức tin chúng con nhận biết Chúa là Cha, là Đấng tác thành vạn vật. Nhờ đức tin chúng con còn được đón rước Chúa vào lòng qua hình bánh đơn sơ nhỏ bé. Xin giúp chúng con biết tin tưởng và tín thác vào Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc vì có một Cha trên trời. Một người cha hằng yêu thương chăm sóc đến từng người con. Một người cha luôn rộng lòng tha thứ cho những lỗi phạm của con. Một người cha luôn giang rộng cánh tay đón nhận con cái sau những lỗi phạm biết ăn năn trờ về. Xin cho chúng con luôn ở trong ân nghĩa với Chúa. Xin đừng để thói kiêu ngạo làm chúng con xa cách Chúa. Xin giúp chúng con luôn đừng vì những danh lợi thú mà đánh mất tình nghĩa với Chúa.

Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là anh em một nhà. Xin dạy chúng con biết yêu thương nhau, biết chia sẻ, nâng đỡ nhau và biết cùng nhau tôn vinh chúc tụng Chúa. Amen

Lm. Jos Tạ duy Tuyền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quyền từ chối theo lương tâm
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:10 25/09/2009
Các luật gia Công Giáo Tổ Chức Hội Nghị lần thứ nhất

MADRID, SPAIN (Zenit.org).- Có quyền từ chối theo lương tâm, dầu cho không có luật riêng nào bảo vệ quyền này, theo một phát ngôn viên tại hội nghị lần đầu của các luật gia công giáo tổ chức tại Tây-Ban-Nha.

Việc xuất bản đầu tiên của Đại Hội các Luật Gia Công Giáo, tổ chức ngày thứ Sáu và thư Bảy, nhằm kết hợp các nhà chuyên nghiệp để chia sẻ những quan tâm của họ và xây dựng những diễn đàn bàn cãi cổ võ những thảo luận. Hội nghị được đồng bảo trợ bởi Đại Học Thánh Phaolô thành Madrid.

Các người tổ chức đề cao giữa những kết luận của cuộc hợp: sự loại trừ quan niệm trần tục của thế giới ngày nay, quan niệm ra sức hạ tầng tôn giáo xuống lãnh vực cá nhân; những ám chỉ trong các khái niệm của con người; giá trị của một nhân loại học siêu hình; và tầm quan trọng của giá trị gia đình, hôn nhân, thiên chức làm cha và làm mẹ.

Rafael Navarro Valls, giáo sư môn luật giáo hội và là một giảng viên Học Viện Hoàng Gia về Luật học và ngành lập pháp, đã nói hôm thứ Bảy về quyền phản dối theo lương tâm, cuộc bàn cãi diễn tiến tại Tây-Ban-Nha. Ông bác bỏ ý kiến Toà Án Tới cao đưa ra là sự phản đối theo lương tâm chỉ hiệu nghiệm nếu có một luật công nhận điều đó cách hiển nhiên.

Ông cũng đề cập những vấn đề khác, như luật mới về sự phá thai chính phủ đang chuẩn bị. Ông nói luât đó là phi hiến pháp và ông trình bày sự phá thai như một “sự áp đặt của một ý muốn.”

Navarro valls thách đố chính phủ Tây-Ban-Nha bệnh vực thật sự ý muốn của các người nữ mang thai, bằng cách cung cấp, ngoài sự phá thai, một loạt những tiền cho vay để nâng đỡ họ trong lúc mang thai.

Với những sự giúp đỡ này, luật gia khẳng định, có thể được cấp cho qua an ninh xã hội, “người làm luật sẽ chứng tỏ rằng ý của ông không phải là giết hàng ngàn cái thai, nhưng thật sự tuân theo ý muốn của bà mẹ.”

Một người đóng góp khác tại hội nghị, Jesus Trillo-Figueroa, đã than rằng quan niệm về luật đang bị thay thế bởi ý nghĩ rằng “điều quan trọng là điều làm tôi thích.”

Trên sự này, ông nói, “được xây dựng sự sai lầm khi nói rằng ta có một quyền đối với một em bé. Một em bé có thể là đối tượng của quyền không ?”

Về việc này, ông nhắc tới không những luật mới nhất về việc phá thai và những luật khác như luật qui định “hôn nhân” đồng phái, nhưng còn luât pháp khác được qui định trong những năm mới đây do toà hiến pháp.
 
Chuyện xứ Mỹ: Gây qũy cho cho người đi tu
Trần Mạnh Trác
07:35 25/09/2009
Chicago, Illinois, 19 tháng 9 năm 2009 / 07:19 (CNA). - Một phụ nữ trẻ đã hoàn thành một cuộc chạy bộ việt dã “Chicago half-marathon” trong một chiến dịch gây quỹ để giúp trả nợ cá nhân trước khi cô có thể đi tu.

Alicia Torres, tốt nghiệp Trường Đại học Loyola, Chicago năm 2007, đã bắt đầu chiến dịch "The Nun Run" (Bà Sơ Chạy Bộ) với sự hỗ trợ của bạn bè. Cô và năm người bạn chạy 13.1 dặm Chicago Half Marathon vào ngày 13 tháng 9 để gây quỹ trả nợ.

Trong một email phỏng vấn với CNA hôm thứ Năm, cô Torres nói rằng cô muốn gia nhập dòng Franciscan tại Mission of Our Lady of the Angels trong khu phố West Humboldt Park, Chicago. Nhà dòng này thuộc năng quyền cuả Tổng Giám mục Chicago là ĐHY Francis George và sẽ được giám sát bởi cha Bob Lombardo, CFR.

"Đó là một niềm vui lớn lao và là vinh dự cho tôi được tham gia một phần vào công việc tốt đẹp của Thiên Chúa", cô nói.

Cô Torres cho biết đã hoàn tất “Chicago half-marathon” "rất tốt" mặc dù có một chấn thương nơi mắt cá chân hai tuần trước khi đua.

"Đây là cuộc chạy đường dài đầu tiên của tôi kể từ năm đầu bậc trung học là lúc tôi chạy đường trường. Tôi đã có thể hoàn thành 13.1 dặm ngày chủ nhật trong 2:40:03 giờ (Tạ ơn Chúa).! "

Mặc dù "rất kiệt sức," cô Torres nói rằng động cơ thúc đẩy cho cô là đưa ra một ý nguyện cụ thể cho mỗi dặm.

Cô cho biết rằng cô đã gây quĩ được ít nhất là $28,000, đó là chưa kể các đóng góp đã gửi đến hội Laboure trong hai tuần qua. Hội Laboure, một tổ chức trừ nợ cho những ứng viên đi tu, đang lo giúp đỡ cô.

Theo cô Torres, nợ ban đầu của cô là $94,000 vì có "lãi suất rất xấu," cô thêm rằng đã làm việc toàn thời gian và trả hơn $12,000 bằng tiền riêng. Cô Torres hiện làm việc cho Tổng Giáo Phận Chicago trong văn phòng Tôn Trọng Sự Sống (Chicago’s Respect Life Office).

Cô Torres nói với CNA là nhờ những liên hệ "rất tích cực" với các phương tiện truyền thông mà cô đã gặt hái được nhiều sự hỗ trợ cho mục tiêu cuả cô. Bà Manya Brashear cuả tờ The Chicago Tribune được mô tả là "một kinh nghiệm thích thú" (such a delight) đã dành gần sáu giờ phỏng vấn cô và nhà dòng. Tờ The Catholic New World (Công Giáo Thế Giới Mới), nơi bạn của cô là Joyce Duriga làm biên tập viên, cũng giúp nhiều và cả ông Drew Mariani phát ngôn viên đài phát thanh nữa...

Cô Torres cho biết ngày đầu tiên cô được phỏng vấn với Mariani, cô đã nhận được khoảng $4,500 tiền tặng.

Cô đã "hoàn toàn bị sốc" khi được mời phỏng vấn cho show "All Things Considered" cuả National Public Radio.

"Tôi đã từng muốn theo đuổi sự nghiệp ngành truyền thông trước khi tôi nghiêm chỉnh nghĩ về ơn gọi của Chúa, và vì vậy tất cả những may mắn này chứng tỏ Thiên Chúa không để ai rộng rãi hơn Ngài “.

Cô nói với CNA rằng một "thiểu số lớn tiếng" đã nghi ngờ tính xác thực của sứ mệnh của cô, một thái độ mà cô cho là vì thiếu hiểu biết về bản chất của đời sống tu trì và nó khác thế nào với cuộc sống của một giáo dân làm việc với người nghèo.

"Tôi cảm thấy khiêm nhường trước những hổ trợ của nhiều người lạ tuyệt đối", cô nói thêm. "Tôi đã có một số check cho hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn từ những người tôi không hề biết. Một nhà tài trợ ẩn danh gửi $10,000 để giúp tôi. Như tôi đã nói, Thiên Chúa không để ai rộng rãi hơn ngài."

Cô Torres cho biết cô đã được mời thuyết trình tại một trường tiểu học Công Giáo địa phương cho buổi hội toàn trường, cô sẽ tham gia với các học sinh chương trình Fun-Run (Vui Chạy)

"Ơn gọi tu trì của tôi không chỉ cho riêng tôi", cô nói với CNA. Mặc dù ơn gọi là đường dẫn đến sự thánh thiện, cô nói nó cũng là cho "dân cuả Chúa."

"Thật là tuyệt vời khi thấy rất nhiều người - vợ chồng, gia đình và những người độc thân, linh mục và tu sĩ - đến hỗ trợ, khuyến khích, và hơn hết, cầu nguyện cho tôi! Tôi rất vinh dự. Và tất cả là nhờ ơn cuả Chúa Giêsu Kitô, Chuá chúng ta, qua sự cầu bầu của Mẹ chí thánh cuả Người. "

Viết trên trang web, cô Torres giải thích rằng ơn gọi của cô đã được nuôi dưỡng qua đời sống đức tin của gia đình. Cô và anh chị em đã được dậy taị gia một số môn học và các hoạt động gia đình đã tập trung quanh nguyện đường Thánh Benedict. Cô Torres nói rằng mẹ cô đã hướng dẫn các con cầu nguyện cho ơn gọi hàng ngày.

Cô mô tả linh mục giáo xứ, cha Damien, là một ảnh hưởng lớn và cũng ca tụng tình "mẫu tử" của Sơ Marie-Jean của trường Immaculate Heart of Mary.

Sau khi tốt nghiệp đại học, những trao đổi của cô với Linh Mục Mercer và lời mời của Cha Lombardo đã giúp cô chọn đời sống tu trì.

"Cuối cùng tôi đã thinh lặng đủ để lắng nghe những gì Thiên Chúa thì thầm trong trái tim tôi từ nhiều năm qua, và bây giờ tôi kinh nghiệm rằng sự Vui Thoả chỉ đến từ Thiên Chúa, tôi biết rằng không có gì khác để làm cho tôi nên trọn vẹn cho bằng dâng hiến toàn thân mình cho Đấng Chí Ái. "

Cô Torres website là http://www.thenunrun.com
 
Ghi ơn những người tiên phong giúp thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam tại Đức
Trần Hoành
08:54 25/09/2009
GHI ƠN NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG GIÚP THUYỀN NHÂN TỴ NẠN VIỆT NAM TẠI ĐỨC

Năm nay người tỵ nạn Việt Nam tại Đức kỷ niệm 30 năm cơ may được cứu sống và được đón nhận vào nước Đức. Với hai bàn tay trắng và tâm trạng hoang mang nơi xứ lạ họ được chính quyền và nhân dân Đức giúp đỡ tận tình và chu đáo. Tình người cao đẹp này đã giúp họ mau „hoàn hồn“ và có can đảm vươn lên. Năm nay là dịp rất thuận tiện để nhớ lại công ơn của những tấm lòng nghĩa hiệp đã tạo cho người tỵ nạn cơ hội xây dựng cuộc đời mới trên quê hương thứ hai.

Tháng 11.1978 hình ảnh thê thảm của mấy ngàn người tỵ nạn Việt Nam trên tầu Hải Hồng làm nhức nhối con tim những người giầu tình nhân đạo. Họ không thể ngồi yên, nhưng bằng nhiều cách ra tay giúp những người lâm nạn, bị hất hủi ở vùng Đông Nam Á. Một trong những người đã hành động quyết liệt đầu tiên là ông Ernst Albrecht, thống đốc tiểu bang Niedersachsen tại Đức. Bất chấp cản trở từ nhiều phía ông đã đơn phương tuyên bố trên đài truyền hình nhận 1.000 thuyền nhân vào tiểu bang Niedersachsen. Và ông đã hành động ngay: Điện thoại yêu cầu đại sứ Đức tại Mã Lai thu xếp việc tiếp cứu thuyền nhân tại chỗ. Ngày 3.12.1978 phi cơ quân sự Đức đáp xuống phi trường Hannover với 163 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đầu tiên tới Đức. Sau này có lần ông tâm sự: “ Tôi nghe tiếng con tim thôi thúc: một người phải đứng lên tiên phong giúp đỡ, để lôi cuốn những người khác” (Trích Ludger Fertmann, Hamburger Abendblatt, 3.12.2008). Tiếng nói của con tim đã không lầm. Những tháng năm sau đó nhiều nhân vật đạo đời khác cũng lên tiếng và nhiều chính phủ tại Âu châu đã mở cửa biên giới, nhiều tổ chức nhân đạo tư nhân được thành hình để cứu người tỵ nạn Việt Nam. Một trong những tổ chức hữu hiệu nhất có lẽ là Ủy Ban Cứu Trợ Cap Anamur, do ông Rupert Neudeck khởi xướng. Được dân chúng Đức hỗ trợ tận tình (đóng góp 29 triệu Mã Đức. Trích Rupert Neudeck, Ngày tri ân nhân dân Đức, http://danchua.eu, 25.9.2009), tầu Cap Anamur ra khơi vớt 11.300 thuyền nhân trên biển Đông ( trích, Phù Vân, Tường thuật buổi lễ Khánh Thành Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg, http://danchua.eu 25.9.2009).

Từ bao năm nay người Việt Nam ở Đức thường nhắc nhở công ơn của thống đốc Ernst Albrecht, Ủy ban Cứu Trợ Cap Anamur và tiến sĩ Rupert Neudeck. Đó là việc làm phải lẽ. Nhưng không mấy ai biết còn nhiều nhân vật khác cũng đã góp phần không nhỏ trong việc cứu người tỵ nạn, trong đó có hồng y Joseph Ratzinger, tuần báo Die Zeit, văn sĩ Heirich Böll, chính trị gia Freimut Duve, ông Alfred Biolek, một bộ mặt quen thuộc trên truyền hình Đức, v.v….. (Trích Wikipedia, Boatpeople). Tài liệu về những nhân vật này còn lưu trữ rất nhiều. Dưới đây xin cống hiến độc giả hai tài liệu quí báu giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về một số người đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam:

1. Lời kêu gọi của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising, phổ biến ngày 1.4.1979. Đây có lẽ là tiếng nói có trọng lượng thứ hai, sau lời tuyên bố của thống đốc Ernst Albrecht, nhằm kêu gọi nhận người tỵ nạn Việt Nam được tung ra công luận tại Đức.

2. Bài phóng sự của bà Gabriele Venzky, đăng trên báo Die Zeit, ngày 13.8.2009.

Tài liệu 1: Lời tuyên bố về người tỵ nạn Việt Nam của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising

Mấy tuần qua những hình ảnh hãi hùng về người tỵ nạn Việt Nam đập vào mắt chúng ta và chúng ta chứng kiến cảnh họ bị hất hủi khắp nơi; đó là sự sụp đổ thê thảm của tình người. Cứu người gặp nạn trên biển vốn là một đòi hỏi căn bản của tình đồng loại. Trong trường hợp người tỵ nạn Việt Nam nguyên tắc này xem ra không còn giá trị.

Nhưng tạ ơn Chuá, trong thời gian qua đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn. Ở Âu châu, trong đó có quốc gia chúng ta, cánh cửa ít ra đã hé mở cho những con người bị hất hủi. Tôi chân thành cảm ơn những ai đã mở vòng tay, sẵn sàng đón tiếp người tỵ nạn và những ai đã tranh đấu để mở ra những cánh cửa. Tuy nhiên vấn đề chưa chấm dứt ở đây.

Nếu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn tiếp tục tràn tới, chúng ta có thể thấm mệt, nại lý do dễ hiểu rằng gánh nặng đã quá đủ, để đóng cửa lại.

Vậy lúc này chúng ta nên nhớ: Sau thế chiến, giữa lúc nhà cửa tan nát, cơ nghiệp tiêu tan, từng triệu người phải rời bỏ quê hương đã được đón tiếp với vòng tay mở rộng, mặc dù đôi khi đâu đó có lời ta thán. Đó là một điểm son của lịch sử chúng ta thời hậu chiến. Thời đó cũng có thể nại lý do dễ hiểu để từ chối, rằng cơ nghiệp chúng ta bị tiêu hủy hết rồi, với hai bàn tay trắng lấy gì mà chia sẻ. Nhưng những cánh cửa đã mở ra. Có những người lúc đó nhìn người tỵ nạn như mối đe dọa, cạnh tranh cuộc sống của họ. Họ đã lầm. Ngày nay ta biết rõ, sở dĩ nền kinh tế hồi sinh mãnh liệt và thế hệ thứ nhất sau chiến tranh không hề bị chao đảo, vì những người tỵ nạn không phải là hiểm họa cạnh tranh, nhưng họ đã đem đến sức sống giữa đống tro tàn và góp phần xây dựng tương lai tươi đẹp cho đất nước. Ngược lại chúng ta chứng kiến cảnh tượng người tỵ nạn Palestina tại Cận Đông: họ không tìm đâu ra nơi nương tựa. Nơi nào con người được đón nhận, ở đó có sức sống, niềm hy vọng và tình yêu. Ở đâu con người bị hất hủi, ở đó nọc độc lan tràn. Và chúng ta thấy nọc độc này không phải chỉ tác hại vùng Cận Đông tới tận gốc rễ, nhưng còn làm lung lay cả thế giới, vì chúng ta cùng sống trong một thế giới. Nếu trong cảnh điêu tàn chúng ta đã có thể chia sẻ, mà nay sống trong đất nước giầu có, chúng ta lại từ chối, thì đó là một vết nhơ nhục nhã.

Trần Hoành: dịch nguyên bản lời tuyên bố qua thư đồng ý ngày 16.9.2009 của Dr. Peter Pfister, giám đốc văn khố và thư viện giáo phận München-Freising. Tài liệu đã được phổ biến trên Ordinariatskorrespondenz, ngày 4.1.1979, lưu trữ tại Archiv des Erzbistums München und Freising.

Tài liệu 2 Giải thoát khỏi địa ngục Pulau Bidong. Mùa hè 1979 chỉ viết báo không chưa đủ. Báo Die Zeit bốc 275 thuyền nhân Việt Nam đưa về Hamburg

Gabriele Venzky

Không nơi nào trên thế giới muốn nhận người tỵ nạn. Kể cả nước Đức. 7 triệu người bị trục xuất khỏi quê hương vào lúc kết thúc đại chiến thế giới thứ II, gần 6 triệu người trốn khỏi Đông Đức. Không đâu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn ào ạt hơn ở Đức. Nhưng cả những đồng hương tỵ nạn cũng chỉ được đón nhận rất miễn cưỡng. Thế rồi năm 1979 đã xẩy ra biến cố có một không hai trong lịch sử nước Đức. Giữa lúc các chính trị gia của chúng ta còn chần chừ và nại lý do số người tỵ nạn đã vượt chỉ tiêu, các trung tâm tiếp cư đầy ắp, thì người dân đã ra tay. Họ quyết định cứu giúp những người ngoại quốc xa lạ. Những người bị hất hủi khắp nơi lại được đón tiếp niềm nở với vòng tay mở rộng và được tận tình giúp đỡ như chưa từng thấy. Đó là câu truyện thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và báo Die Zeit đóng vai trò không nhỏ trong vụ này. Đó là câu truyện về những con người với nụ cười bắn trúng tim chúng ta.

Câu truyện bắt đầu vào năm 1978. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc ba năm trước đó. Hình ảnh những người cố níu càng những trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn hãy còn rõ như in trong ký ức, sau đó là đợt người tỵ nạn cuống cuồng chạy loạn. Bây giờ câu truyện tái diễn: từng đoàn người như dòng nước cuồn cuộn không thôi đang cố thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển. Trên những chiếc tầu cỏn con, quá tải, họ lao mình vào cõi vô định, không bản đồ, không hải bàn, nếu may mắn thì kết cục dạt vào những bãi biển vùng Đông Nam Á hay táp vào bờ đá Hồng Kông. Nhiều người không gặp may như thế. Họ bị hãm hiếp, bị đập chết, bị quăng xuống biển, bị đắm tầu. Một nửa số người tỵ nạn rơi vào tay hải tặc Thái. Một phần ba, khoảng 500.000 người, thiệt mạng giữa đường.

Cả những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra biển

Tôi còn nhớ tấm hình treo ở hành lang nhà trường khi tôi còn nhỏ. Đó là hình con tầu cọc cạch mang tên Exodus, lúc nhúc người trên sàn, trên 4.500 người sống sót cuộc diệt chủng tìm tới miền đất Palestina, nhưng họ không được phép cập bến. Ngày nay, sau một phần tư thế kỷ, tôi lại thấy những tấm hình như thế trên bàn viết. Những khuôn mặt ngơ ngác lần này là người Việt Nam. Lúc đó tôi là ký giả phụ trách vùng Đông Nam Á cho báo Die Zeit. Vì thế những mẩu tin sốt dẻo về số người ty nạn tăng vọt khủng khiếp cứ dồn dập được chuyển tới tôi.

Tuần này qua tuần khác tập tài liệu tôi ôm tới phòng họp cứ dầy thêm. Cuối năm 1978 có tới 62.000 người chen lấn trong những trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á và không thấy dấu hiệu cho biết hiện tượng này sẽ chấm dứt. Nhóm ký giả chuyên về lãnh vực chính trị vội vã họp lại. Chẳng lẽ không lên tiếng thức tỉnh thế giới? Thế là chúng tôi tung ra từng loạt bài, tới năm 1979 trao tay độc giả cả xấp hồ sơ. Lúc đó chúng tôi tính từng ngày: một ngàn người, hai ngàn, bốn ngàn, và đó mới chỉ là những người táp được vào bờ. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bó tay trước làn sóng tỵ nạn. Những quốc gia vùng Đông Nam Á cũng thế. Những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra khơi, làm mồi cho hải tặc. Chắc chắn không thoát lưỡi hái tử thần. Giữa lúc đó các chính trị gia Tây phương cứ bình tọa bàn cãi, cò cưa với những chương trình viển vông. Có nên mua một hòn đảo và đổ thuyền nhân lên đó không? Biết đâu họ sẽ tạo nên một Singapore thứ hai! Dần dà người ta nhận ra ý đồ của cộng sản Việt Nam: rõ ràng họ muốn tống khứ hết người Hoa, một triệu rưởi người!

Một hôm tầu Hải Hồng xuất hiện trên màn ảnh. Kể từ con tầu Exodus thế giới không thấy cảnh tượng nào như thế: một chiếc tầu chở hàng, đúng ra là con tầu phế thải, người lúc nhúc trên sàn không chừa một khoảng trống, 2.500 con bệnh, đói, khát, không quốc gia nào đón nhận, trôi dạt không biết tới bến bờ nào. Hải Hồng trở thành biểu tượng của đại hoạ. Với một nắm Mỹ kim những nghiệp đoàn Hồng Kông đã mua con tầu này cũng như nhiều tầu khác, rồi „bí mật“, thực ra là dưới cặp mắt cú vọ của quan chức Việt Nam, họ dồn lên tầu những người Hoa muốn ra đi. Chỉ nguyên với tầu Hải Hồng họ đã nhét túi 10 triệu Mỹ kim. Thấy bở, nhà cầm quyền Việt Nam đứng ra độc quyền món thầu, họ xử dụng những chiếc tầu tí teo, ọp ẹp. Từ 10 tới 20 lượng vàng cho mỗi đầu người (một lượng tương đương 37 gram), một gia đình đông người phải bỏ ra mấy kí lô vàng. Hầu như toàn thể lớp trung lưu Việt Nam bị trấn lột trước khi bị đưa ra biển phó mặc cho số mạng.

Những kẻ sống sót không được ai đón nhận. Đối với bọn người trước kia từng gào Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh, thì sự việc rõ như ban ngày: ai có nhiều vàng để chạy chỗ ra đi, chỉ có thể là kẻ ăn bám chiến tranh đế quốc Mỹ, hoặc chủ chứa điếm hay tên hút máu đồng bào (Trong thời chiến tranh Việt Nam, từng đoàn người, nhất là bọn trí thức, sinh viên nông nổi ở các quốc gia Tây phương thường tổ chức biểu tình phản đổi đủ thứ, nhất là chống Mỹ và ủng hộ cộng sản Việt Nam. Khi tuần hành họ trưng hình Mao Trạch Đông, Che Guevara và Hồ Chí Minh, miệng gào thét: Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh! Chú thích của người dịch, chứng nhân tại chỗ). Đối với Đông Đức, nơi công nhân Việt Nam phải lao động cực nhọc, vì Hà Nội không có tiền hoàn trả những khoản trợ cấp hữu ghị, thì không có vấn đề người tỵ nạn (các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp vũ khí, lương thực và hàng hoá để yểm trợ cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến. Những trợ cấp này không phải là quà tặng, nhưng là món nợ khổng lồ phải thanh toán sau chiến tranh. Cộng sản Việt Nam gửi người qua đông Âu lao động trả nợ! Chú thích của người dịch). Các chính trị gia Tây phương lươn lẹo đi tới kết luận giống nhau, họ lặp lại lý luận của các quốc gia Đông Nam Á: ai có khả năng mua chỗ ra đi, bị ghép vào hạng nhập cư trái phép, bởi thế không được hưởng qui chế tỵ nạn. Mãi tới khi ông Ernst Albrecht, thống đốc tiểu bang Niedersachsen, trắc ẩn trước hình ảnh thê thảm của tầu Hải Hồng, sẵn sàng nhận 1.000 thuyền nhân tỵ nạn, lúc đó chính phủ liên bang mới tuyên bố „sau này“ sẽ nhận thêm 900 người. Trong khi đó 40.000 thuyền nhân tỵ nạn đang chen chúc chỉ nguyên trên đảo Pulau Bidong. Sau tầu Hải Hồng, hòn đảo này đã trở thành biểu tượng thứ hai của thảm hoạ. Đó là một sườn dốc chênh vênh giữa biển, cách bờ Mã Lai 15 hải lý, hoang vắng vì không có nước. Thế mà giờ đây 40.000 người dồn ép nhau trên một khoảng rộng một cây số vuông. Tháng 6.1979, các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố sẽ không nhận thêm bất cứ người tỵ nạn nào khác, nếu các quốc gia kỹ nghệ Tây phương không bốc đi 300.000 thuyền nhân đang tá túc tại Đông Nam Á. Trong tháng đó Mã Lai lôi ra khơi 54.000 người trên các chiếc tầu mong manh và dự tính đẩy thêm 76.000 thuyền nhân đã cập bến ra đại dương. Từng ngàn người chết đuối vì tầu bị sóng vùi chỉ 50 thước cách bãi biển và không ai tiếp cứu họ.

Lời kêu gọi của chúng tôi được hưởng ứng nồng nhiệt vượt dự đoán

Giữa lúc đó Josef Joffe, ông bạn đồng nghiệp ở báo Die Zeit, mang về từ Pulau Bidong những hình ảnh hãi hùng. Tựa đề Chỗ dậm chân trong hỏa ngục cho bài phóng sự quả thực không quá lời. Tới lúc đó các tiểu bang vẫn còn do dự. Ai phải chi trả các phí tổn? 60.000 người hồi cư từ các quốc gia Đông Âu và 33.000 người thuộc diện tỵ nạn chính trị đã là gánh nặng quá đủ rồi. Ở toà soạn Die Zeit chúng tôi bàn thảo suốt mấy ngày để tìm cách làm cho chính phủ liên bang đổi ý và ra tay cứu trợ quảng đại. Chúng tôi nhận ra rằng, cứ ngồi mà viết thì chẳng nên cơm cháo gì. Bà Marion Dönhoff, chủ nhiệm tờ Die Zeit, quyết định: „Đã đến lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta phải bốc người từ Bidong“. Bà thảo lời kêu gọi làm chủ đề đăng trên trang nhất (Số 31, ngày 27.7.1979. Chú thích của người dịch). Sự hưởng ứng rộn lên vượt sức tưởng tưởng. Chỉ trong khoảng thời gian vắn đã nhận được trên hai triệu Mã Đức. Nhà kỹ nghệ Kurt A. Körber gửi một nửa triệu, hai bé gái khui hộp tiết kiệm được 5 Mã, một nhà tù dành cho phái nữ tặng tem trị giá 30 Mã.

Báo Die Zeit liên lạc với chính quyền thành phố Hamburg. Chúng tôi yêu cầu họ nhận người và lo phần hội nhập, chúng tôi lãnh phần chi phí ban đầu và chuyên chở thuyền nhân tới Hamburg. Thế là đèn xanh bật lên cho 250 thuyền nhân tỵ nạn. Ngày 2.8. 1979 Margrit Gerste, bà bạn đồng nghiệp, Holmer Pabel, nhiếp ảnh gia tên tuổi trên chiến trường Việt Nam, hai nhân viên Hồng Thập Tự với trách nhiệm chọn người, và tôi cùng lên đường tới hoả ngục Pulau Bidong. Mùi hôi thối ngột ngạt, vì chỉ có 4 cầu tiêu, nhung nhúc người chen lấn nhau đến ngộp thở, cái nóng nung người và thấp thoáng sau những sườn tầu của người tỵ nạn là đoàn tầu có gắn đại bác của Mã Lai.

Ba giờ trên tầu tới đảo, ba giờ để trở về, chỉ còn hai giờ trên đảo, vì không người nước ngoài nào được tá túc qua đêm. Làm thế nào cho xong việc với thời giờ eo hẹp như vậy? Chúng tôi có ý định lựa lấy những trường hợp không có hy vọng, những kẻ không ai muốn nhận: gia đình đông người, trẻ em không người đi kèm, những người không biết tiếng Âu Mỹ, những người không có thân nhân ở ngoại quốc, những người già và người bệnh. Holmer Pabel và tôi quyết định lẩn vào đám đông và ở lại âm thầm quan sát tổ chức tự phát rất chu đáo. Không bao giờ tôi quên được những ngày trên đảo tử thần này.

Người tỵ nạn cố tạo dễ dãi cho chúng tôi, họ chia sẻ với chúng tôi phần ăn thiếu thốn của họ. Chúng tôi khám phá ra nhiều gia đình không được ghi đủ mặt trong sổ của chúng tôi. Vì thế khi rời đảo vào ngày 7.8., trực chỉ trại tiếp cư, chúng tôi mang theo 274, chứ không phải chỉ 250 người. Ông Orwin Runde, người sau này sẽ là thị trưởng, lúc đó có trách nhiệm giao tiếp với chúng tôi ở Hamburg, cũng đồng ý với con số thặng dư này.

Ngày 13.8.1979, khi tầu Cap Anamur ra khơi vớt người ở biển Đông, thì máy bay chở những người tỵ nạn thứ nhất của chúng tôi cất cánh rời Kuala Lumpur, hai ngày sau đó một nhóm 274 người khác, thêm một em bé chào đời trên đường vượt biên, đã được cứu thoát. Nhưng có một điều còn quan trọng hơn thế nữa: chúng tôi đã phá đổ bức tường cản. Chính phủ liên bang quyết định nhận thêm thuyền nhân tỵ nạn. 40.000 người từ Việt Nam, đa số gốc Hoa, đã tìm được quê hương thứ hai trên nước Đức. Thời đó có kẻ bi quan cằn nhằn: „50 năm nữa bọn đó cũng không hội nhập được“. Một lầm lẫn lớn! Suốt 30 năm qua họ cần cù và âm thầm làm việc để vươn lên, ngày nay hầu hết họ có nhà riêng hay phòng ốc riêng, trợ cấp xã hội là một từ gở đối với họ. Họ rèn con cái tới khi chúng về khoe điểm nhất, điểm nhì, tỷ lệ tốt nghiệp trung học của con em Việt Nam cao hơn của học sinh Đức. Các em hồi đó còn thơ dại, nhất là các em thuộc thế hệ tiếp nối, ngày nay xử dụng tiếng Đức lưu loát. Câu truyện thuyền nhân tỵ nạn là câu truyện của thành công.

Chúng tôi đang ngồi trong căn nhà của Van Si An, một triệu phú ở Sài Gòn thời xưa. Ôn Van sống bằng nghề lái xe buýt tại Hamburg. Ba người con của ông đều tốt nghiệp đại học. Hai người là dược sĩ, người con thứ ba tốt nghiệp ngành thương mại, bốn đứa cháu nô đùa trong căn phòng. Gia đình ông Van dấn thân trong các công tác thiện nguyện, cậu con trai Van Huy Tam tham gia tích cực trong lãnh vực chính trị cộng đồng và dùng giờ nghỉ để giúp giải quyết khó khăn hội nhập ở trường học. „Chúng tôi muốn đền đáp những gì chúng tôi đã nhận được“. Ngồi cùng bàn còn có ông Gerhard Katsch, ngoại bát tuần. 30 năm trước ông giúp gia đình họ Van thích nghi với quê hương mới, ngày nay gia đình nhà Van đáp trả, khi ông cần tới họ.

Chúng tôi còn giữ liên lạc với những người tỵ nạn của chúng tôi, có những người đã thành bạn thân. Trong nhà tôi treo một bức trướng với nét chữ như phượng múa rồng bay do một người tỵ nạn phóng bút tặng. Hàng chữ nổi bật, có liên quan tới câu truyện thuyền nhân tỵ nạn: „ Họ đã tạo cho chúng tôi cơ may sống sót. Ghi ơn báo Die Zeit“.

Đôi lời giới thiệu bà Gabriele Venzky

Chính bà cũng từng là người tỵ nạn. Năm 1945, lúc sắp ngưng tiếng súng, gia đình bà từ miền tây xứ Phổ và từ Berlin đã trôi dạt về Oldenburg „với hai bàn tay trắng“. Lúc đó cô bé sinh năm 1939 không có giầy dép gì, nên được quân đội Anh cho một đôi giầy gỗ. Lớn lên bà học ngành sử chuyên về Đông Âu, văn hoá Slave và Hán học, được mời dậy ở đại học Stanford, viết cho báo Stuttgarter Zeitung, từ 1967 giữ chân ký giả báo Frankfurter Allgemeine Zeitung và từ 1971 viết cho báo Die Zeit.

Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn biến bàn tay cầm bút thành bàn tay hành động. Gabriele Venzky không coi đó là cuộc giằng co vai trò. „Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn vượt quá sức chịu đựng của chúng tôi“. Là ký giả bà mới chỉ quan sát những biến cố ở Phi châu hay Á châu. Nay bà dấn thân nhập cuộc. “Phải làm cho bằng được. Chúng tôi muốn tranh đấu phá đổ bức tường cản việc nhận người tỵ nạn. Và chúng tôi đã thành công“.

Trần Hoành: Dịch theo nguyên văn trên báo Die Zeit, số 34, ra ngày 13.8.2009, với sự đồng ý của tác giả và toà soạn.
 
ĐHY Trần Nhật Quân kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc "nên can đảm sửa chữa những sai lầm trong quá khứ "
Catholic.org
12:25 25/09/2009
WHĐ (25.09.2009) / Catholic.org – Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên giám mục Hồng Kông, đã gửi thư đến Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, kêu gọi Chính quyền Trung quốc trả tự do cho tất cả các giám mục còn đang bị cầm tù.

Trong lá thư được công bố trên trang tin điện tử của giáo phận Hồng Kông, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đã ca ngợi những lời lẽ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi ông ngỏ lời trước Hội nghị toàn quốc của Hội đồng Cố vấn chính trị vào ngày 20 tháng 9 vừa qua rằng: “Hội nghị này có mục đích “thúc đẩy tiến trình dân chủ, củng cố tình liên đới và giải quyết những mâu thuẫn”. Đức Hồng y Trần Nhật Quân cho rằng đây chính là điều mà người dân mong đợi và ngài nói thêm, “Tôi không thể không hoan nghênh khi nghe ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Hội nghị toàn quốc phải thúc đẩy sự phát triển hài hoà mối tương quan với các tôn giáo cũng như mối tương quan với đồng bào trong nước và hải ngoại. Ông còn nói thêm, Hội nghị phải cổ võ nguyên tắc lấy con người làm trung tâm, lắng nghe tiếng nói của người dân… tìm hiểu hoàn cảnh xã hội và kiến của công luận, đưa ra những lời khuyên và gợi ý”. Theo Đức Hồng y Trần Nhật Quân, khi Chủ tịch Hồ nói về tương quan với các tôn giáo, ông ám chỉ điều mà Đức Bênêđictô XVI nói đến: “Tôi hi vọng rằng tín hữu tại Trung quốc có thể sống đức tin của mình trong bình an và góp phần phát triển đất nước của họ”.

Theo Đức Hồng y Trần Nhật Quân, chương trình của ông Hồ Cẩm Đào là “một thách đố chưa từng có… nhưng cũng là cơ may lớn”. Tiếc rằng một số kẻ theo chủ nghĩa cơ hội “chỉ biết chạy theo lợi nhuận trước mắt và không muốn mất đi vị trí cũng như quyền lực của họ… Họ chỉ quan tâm đến việc nắm giữ quyền lực và bảo vệ lợi ích riêng tư của mình mà không màng đến ích lợi thực sự và chính sách của đất nước”. Khi nói điều này, Đức Hồng y Trần Nhật Quân có ý nhắm đến những người thuộc khuynh hướng cực tả vẫn muốn xem Kitô giáo như sự đối đầu với chủ nghĩa yêu nước, và không khó để nhận ra những khuôn mặt này vẫn đang nắm vị trí hàng đầu trong Tổ chức Công giáo yêu nước cũng như trong Bộ Tôn giáo.

Chính vì thế, cùng với những nhận định trên, Đức Hồng y Trần Nhật Quân kêu gọi: “Sau 60 năm kể từ khi thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc, nay đã đến lúc các vị lãnh đạo nên can đảm sửa chữa những sai lầm trong quá khứ qua việc trả tự do cho các vị lãnh đạo tôn giáo bị bắt giữ, từ Su Zhimin (giám mục Baoding, Hebei) bị bắt cách đây 12 năm, cho đến Jia Zhi Guo (giám mục Giang Đông) bị bắt giam vào tháng 3 vừa qua. Đây là thời điểm các nhà lãnh đạo cần trực tiếp đối thoại với các giám mục là những người lãnh đạo đích thực của Giáo Hội”. Đức Hồng y Trần Nhật Quân cũng cho rằng Bắc Kinh nên “ngồi vào bàn thương thảo với Toà Thánh và chân thành tìm kiếm những nẻo đường cả hai bên cùng chấp nhận và sống hài hoà với nhau”.

(Nguồn: Catholic.org, www.hdgmvietnam.org)
 
Đức Thánh Cha bênh vực gia đình
LM Trần Đức Anh, OP
14:41 25/09/2009
CASTEL GANDOLFO - Trong buổi tiếp kiến dành cho 18 GM Brazil sáng 25-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 mạnh mẽ tố giác nạn ly dị và các hình thức gia đình mới làm băng hoại cuộc sống của nhiều trẻ em.

Các GM thuộc miền Đông bắc I và IV, và là đoàn thứ 3 của HĐGM Brazil về Roma viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh.

Trong bài huấn dụ, ĐTC ngài ghi nhận sự vững chắc của định chế gia đình ở Brazil bị lâm nguy vì những quyến rũ và ảo tưởng được nuôi dưỡng bằng một lối sống duy tương đối, mà các phim ảnh, truyền hình và các phương tiện thông tin khác khơi lên. Ngài đặc biệt nhắc đến những thảm họa đang đè nặng trên gia đình ngày nay, nhất là nạn ly dị, nam nữ sống chung mà không kết hôn, cũng như những hình thức gia đình mới, làm thương tổn đời sống của nhiều trẻ em, khiến các em không được sự nâng đỡ của cha mẹ, và nhiều khi bị bỏ rơi. Các em cảm thấy mồ côi không phải vì không có cha mẹ, nhưng vì có quá nhiều ”cha mẹ”.

ĐTC nói: ”Lương tâm của nhiều người trong thế giới bị tục hóa sống trong sự bấp bênh sâu đậm, nhất là từ sau khi các xã hội tây phương ban hành luật cho phép ly dị. Nền tảng duy nhất được nhìn nhận dường như là tình cảm, hoặc quan niệm chủ quan của cá nhân, biểu lộ qua ý muốn sống chung với nhau. Tình trạng này giám bớt con số các cuộc hôn nhân, vì không ai muốn đưa cuộc sống của mình vào một công trình mong manh và bất ổn, và con cố những cặp sống chung không kết hôn cũng gia tăng cùng với con số các vụ ly dị”.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Giáo Hội không thể dửng dưng lãnh đạm trước sự ly thân, ly dị của các đôi vợ chồng, trước sự tan vỡ của các gia đình, và những hậu quả mà nạn ly dị gây ra cho con cái. Để được nuôi dưỡng và huấn luyện, các trẻ em cần có những điểm tham chiếu chính xác và cụ thể của cha mẹ. Nguyên tắc này bị ly dị làm thương tổn, cũng như điều gọi là gia đình nới rộng và di động, gia tăng nhiều ”cha” ”mẹ”, đến độ làm cho nhiều trẻ em cảm thấy mình là người mồ côi.”

ĐTC nhiệt liệt khích lệ các GM Brazil giúp đỡ các tín hữu ý thức về giá trị của gia đình Kitô và khẳng định rằng ”Giáo Hội xác tín các vấn đề của gia đình ngày nay có một giải pháp đích thực, đó là trở về với sự vững chắc của gia đình Kitô giáo, gia đình như nơi tín nhiệm lẫn nhau, hiến thân cho nhau, tôn trọng tự do và giáo dục về đời sống xã hội. Điều quan trọng là nhắc nhở rằng ”Tự bản chất, tình yêu phu phụ đòi phải có đặc tính một vợ một chồng và bất khả phân ly, bao trùm toàn thể cuộc sống” (GLCG 1644). (SD 25-9-2009)
 
Ơn gọi linh mục: phục vụ thương phế binh
Trần Mạnh Trác
16:05 25/09/2009
Washington-Một thầy dòng Tên, thầy Rick Curry, có một tên mới: Cha Curry.

Nhưng cha vẫn muốn sống giữa các thương phế binh để giúp họ khôi phục lại ý nghĩa và mục đích cuộc đời.

Truyền chức linh mục ở tuổi 66, ngày 13 tháng 9 vừa qua, có thể được gọi là một "ơn gọi muộn." Nhưng câu nói hài hước đó không áp dụng cho trường hợp cuả Cha Curry. Cha cho biết chức linh mục chỉ là "một phần mở rộng công việc mục vụ cuả cha."

Năm 2002, sau khi Cha Curry đã trải qua 27 năm làm việc với National Theatre Workshop of the Handicapped (Viện diễn tập nghệ thuật quốc gia cho thương phế binh), các quản trị viên cuả viện được yêu cầu giúp các thương phế binh từ Afghanistan và Iraq 'viết văn để họ có thể nói chuyện riêng của họ và, cha Curry nói với Catholic News Service, "mở ra một lối thoát cho tâm trạng căng thẳng sau việc bị chấn thương."

"Trong thời gian đó tôi đã bắt đầu “bị” các thương bệnh binh yêu cầu giải tội cho họ, tôi đã nói với họ là tôi chỉ là một thầy Dòng và không được tấn phong.. Vì nhiều lần tôi đã phải nói với họ như thế cho nên tôi bắt đầu nghi ngờ có một ơn gọi gì đó, "Cha Curry nói. "Thực ra tôi rất hạnh phúc là một thầy dòng Tên và tôi không bao giờ nghĩ đến chức vụ (linh mục)."

Vị linh hướng cuả cha Curry củng có nghi ngờ như ngài, "Có thể có một ơn gọi đấy." "Tôi hỏi, 'Để làm gì?" Ngài nói, 'Để làm linh mục. " Tôi đùa nói, "Tôi không thích các ông linh mục,'" Cha Curry nhớ lại.

Tuy vậy, sau một chương trình học tại Washington Theological Union ở thủ đô Washington DC, Cha Curry đã được truyền chức. Chỉ có một khúc mắc, và đã được giải quyết dễ dàng: Cha Curry sinh ra mà không có cánh tay phải, đã nhận được một luật trừ từ Vatican để cử hành Thánh Lễ với một bàn tay.

Vì mặc áo thụng tại Thánh lễ, "mọi người có thể, hoặc có thể không, nhận ra thực tế là tôi chỉ có một bàn tay," Cha Curry nói với CNS. "Tôi đã học những cách riêng để sinh hoạt trong thế giới, do đó, tôi khá thoải mái và tôi nghĩ rằng tôi có thể làm lây lan một cảm giác thoải mái trong những nơi tôn nghiêm... Và. Nếu tôi cảm thấy thoải mái, tôi hy vọng mọi người khác cũng thoải mái."

Cha vinh danh LM Jerry Hall dòng Tên đã giúp cha. "Ngài đã cho tôi nhiều kinh nghiệm cá nhân về cách dâng lễ, xức dầu, rửa tội em bé, chỉ dùng một tay," Cha Curry nói. "Đó khẳng định là những kinh nghiệm quí báu cho tôi, chỉ tiếc rằng ngài đã mất trước đó và ngài đã không thể hiện diện bằng xương thịt khi tôi được truyền chức.. Ngài chắc chắn là có hiện diện trong tinh thần."

Cha Curry, cư trú với cộng đồng dòng Tên tại Đại học Georgetown ở Washington, muốn tiếp tục hai sáng kiến cho thương phế binh. Một là 'hội thảo nhà văn, trong đó các thương phế binh sẽ trau dồi văn tài của họ và kể lại kinh nghiệm của họ về cuộc sống quân ngũ và chiến trường.

"Bất cứ một chương trình dành cho các thương phế binh nào cũng sẽ được các thương phế binh khác bàn tới. Các thương phế binh có một tinh thần đồng đội đáng ngạc nhiên, đó là cái quan niệm 'của chúng mình,' giống như là có cùng một học hiệu (alma mater); giống như nét đặc biệt cuả đồng môn Notre Dame vậy".

Cha Curry thêm rằng các thương phế binh đã hỏi nhau về ngài: "Có phải ông ta là một người trong chúng ta?" "Tôi giải thích rằng tôi không bị mất cánh tay mà tôi đã sinh ra mà không có nó. Nhưng điều đó không đặt thành vấn đề đối với họ.. Họ nói, 'Bạn biết thế nào là khác người ta. Bạn biết những khó khăn sống trong thế giới hai tay." Họ đồng hoá tôi với họ. "

Cha Curry cho biết cha có kế hoạch cho thương phế binh sau khi họ xuất viện từ Walter Reed Army Medical Center tại Washington, và đang tìm kiếm một chỗ trong hoặc gần khuôn viên trường Georgetown để thực hiện chương trình 'hội thảo nhà văn’ giúp 20 thương phế binh một khoá 12 ngày và đồng thời dùng làm học viện chuẩn bị các 'thương phế binh theo đuổi cấp đại học.

Vị linh mục cũng sẽ tìm một trang web ở Washington cho sáng kiến thứ hai: một chương trình làm bánh mì và bán bánh lẻ. Cha Curry đã có chương trình này tại Maine cho đến khi ngài phải đóng cửa để theo đuổi việc học linh mục. Hai trong số các sản phẩm phổ biến nhất được bán tại trang web ở Maine là Brother Curry's Breads và Brother Curry's Miraculous Dog Biscuits. (Bánh mì cuả thầy Curry và Bánh phép lạ cho chó cuả thầy Curry)

Bánh có phép lạ gì? Ngài trả lời dí dỏm: "Nếu bạn mua chúng thì là phép lạ rồi".

Cha Curry cũng hy vọng sẽ có một sự kiện gây quỹ hàng năm tại Trung tâm Kennedy Center for the Performing Arts ở Washington để gây tiếng vang cho những câu chuyện của các chiến sĩ, mang lại sự quan tâm đến chương trình và quyên góp để duy trì nó.

Thánh Ignatius of Loyola, vị sáng lập dòng Tên, "cho phép chúng tôi mong mỏi làm những công việc lớn", cha Curry nói. Là một sĩ tử dòng Tên 48 năm, "Tôi luôn luôn nghĩ về bản thân mình như một sĩ tử dòng Tên," cha nói thêm. "Quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, tôi phục vụ như một sĩ tử dòng Tên."
 
Các nhà lãnh đạo tôn giáo hy vọng hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ giúp đỡ đúng cách cho người nghèo
Phụng Nghi
17:27 25/09/2009
PITTSBURGH (CNS) - Khi lãnh tụ các cường quốc trên thế giới họp thượng đỉnh tại Pittsburgh từ ngày 24 đến 25 tháng 9, họ có những vấn đề lớn lao về kinh tế phải thảo luận.

Nhưng với những ước tính mới nhất cho biết có tới 1 tỷ người trên trái đất đang chịu cảnh đói khát do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nên các vị lãnh đạo tôn giáo tin tưởng rằng, do hành động cùng họp lại để cất lên tiếng nói thay cho những người nghèo trên thế giới, họ sẽ có thể ảnh hưởng lên quyết định của G-20.

Ông Stephen Colecchi, giám đốc Văn phòng Quốc tế về Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ tuyên bố trong cuộc họp báo tại Pittsburgh hôm 23 tháng 9: Hầu hết các vị giữ những chức vụ cao cấp trong chính quyền “thực sự muốn thực hiện những việc thích hợp cho dân nghèo. Họ quả thực được hướng dẫn do một la bàn luân lý.”

Ông nói: Một phần trong sức mạnh của lời cầu nguyện và tập hợp lại với nhau của các nhà lãnh tụ tôn giáo trong một biến cố như thế là vì “họ tin tưởng rằng tiếng nói của họ có thể gây được ảnh hưởng.”

30 nhà lãnh đạo các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do thái giáo, Hồi giáo và giáo phái Sikh đã tham dự một cuộc họp báo trước khi cùng nhau trong phẩm phục giáo sĩ tiến tới Khách sạn Omni William Penn để gặp đại diện của phái đoàn Hoa kỳ tham dự cuộc họp thượng đỉnh G-20.

Hành động đó là một phần trong cuộc Họp Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo tôn giáo tổ chức từ 22 đến 23 tháng 9, được triệu tập trước phiên họp của G-20, và được điều hành do tổ chức Bread for the World (Cơm Bánh cho Thế giới), Alliance to End Hunger (Liên minh nhằm chấm dứt Đói nghèo) và các tổ chức đồng bạn khác, mục đích là để “nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc phục hồi kinh tế là những gì thực hiện được cho những người nghèo đói”, theo lời của Linh mục David Beckmann, chủ tịch tổ chức Bread for the World.

“Quả thực đây là một cuộc biểu dương công cộng về phía các nhà lãnh đạo tôn giáo để bày tỏ niềm hy vọng rằng các vị liên hệ trong G-20 sẽ thấy được chiều kích lớn lao hơn nơi quyết tâm của họ.” Đó là phát biểu của giám mục William J. Winter, Phụ tá giáo phận Pittsburgh nay đã hồi hưu, đại diện cho Giám mục Pittsburgh là David A. Zubik. “Chúng tôi hy vọng rằng cùng với những mối quan ngại về kinh tế, họ sẽ thấy được các vấn đề luân lý đạo đức trong việc chăm sóc cho người nghèo trên thế giới.”

Buổi tối hôm trước, các nhà lãnh đạo đã cùng tham dự một buổi cầu nguyện liên tôn giáo tại Nhà thờ First Presbyterian ở khu vực trung tâm thành phố Pittsburgh.

Trong cuộc họp báo, ông Colecchi nói rằng Pittsburgh là địa điểm thích hợp cho cuộc họp thượng đỉnh vì thành phố này tượng trưng cho những cuộc đấu tranh của các gia đình lao động.

Ông nói là mặc dầu thành phố này tuy có đạt được sự phục hồi kinh tế sau khi mất mát kỹ nghệ thép, nhưng năm 2007 có tới 22% dân số sống dưới mức nghèo, và “vì có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên số người nghèo đã gia tăng thêm.”

Nạn thất nghiệp “cao và còn tăng”, nay ở mức 7.8%. Trên khắp thế giới, “chúng ta cũng đã chứng kiến sự gia tăng thê thảm tình trạng nghèo đói”, phá hủy đi những tiến bộ trong tiến trình giảm nghèo toàn cầu đạt được trước năm 2006.

Từ năm 1990 đến 2005, con số những người sống trong cảnh cực kỳ nghèo túng giảm từ 1 tỷ 8 xuống còn 1 tỷ 4, và tỷ lệ những trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 33% xuống con 26%.

“Nhưng vì hậu quả của việc giá cả thực phẩm tăng cao trong năm những 2007 và 2008, cũng như khởi đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra cuối năm 2008, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng con số những người cực kỳ nghèo đói tại các nước đang phát triển đã tăng hơn 200 triệu người – chỉ nguyên năm nay thôi đã tăng 90 triệu.”

Lần đầu tiên trong một thập niên, lợi tức đầu người đã giảm tại vùng châu Phi hạ Sahara, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc ước tính rằng có hơn 1 tỷ người đang chịu cảnh đói khát.

“Cảnh nghèo túng ở nước ngoài, không chỉ biểu hiện trong việc chi tiêu ít đi cho thực phẩm, mà cũng còn là “chết đói và thiếu dinh dưỡng”. Còn có nghĩa là người ta phải chết sớm vì những căn bệnh đáng lẽ có thể ngăn ngừa được, nông dân cố “gặt hái vụ mùa từ những cánh đồng bị tàn phá vì hạn hán hay ngập lụt mà nguyên nhân là khí hậu thay đổi.”

Người nghèo khổ bị cùng lúc hai tai họa giáng xuống rất mạnh, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng vì khí hậu thay đổi lớn lao.

Ông Colecchi trưng dẫn một lá thư viết hồi tháng 6 của Hội đồng Giám mục thuộc các nước trong khối G-8. Lá thư có đoạn viết:

“Chuyện trớ trêu là người nghèo đã gây ra phần nhỏ nhoi nhất cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chúng ta đang phải đương đầu, nhưng mà cuộc sống của họ lại phải gánh chịu những tàn hại lớn lao nhất. Cũng tương tự như thế, dân chúng và các quốc gia nghèo đã góp phần nhỏ nhất trong những yếu tố làm thay đổi khí hậu địa cầu, nhưng lại bị nguy cơ nhiều nhất vì những hậu quả tai hại gây ra.”

Ông cũng trưng dẫn một lá thư của Đức giáo hoàng Benedict trước cuộc họp của G-20 tại London, phàn nàn về mối đe dọa hủy bỏ hoặc giảm thiểu những chương trình ngoại viện tại châu Phi và càc nưóc kém phát triển do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Đức giáo hoàng nói: “Việc hủy bỏ nợ nước ngoài dành cho các nước nghèo nhất và những nuớc nợ nần nhiều nhất đã không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và, xét theo công lý cơ bản, các nước đó không được trở thành nạn nhân cuộc khủng hoảng này.”

Colecchi nói thêm: Chúng ta cần nêu lên câu hỏi: các kế hoạch của G-20 nhằm phục hồi kinh tế và thay đổi khí hậu, sẽ giúp các gia đình lao động trong chính quốc gia chúng ta và các gia đình nghèo trên khắp thế giới như thế nào, để họ có thể nuối sống chính mình và thoát ra khỏi cảnh nghèo đói?
 
Giới trẻ Thái Lan được giáo dục để trưởng thành trong các trường Công Giáo
Nguyễn Hoàng Thương
21:24 25/09/2009
Giới trẻ Thái Lan được giáo dục để trưởng thành trong các trường Công Giáo

Bangkok (AsiaNews) – Một vài ngày trước, Hội nghị chuyên đề lần thứ 29 của Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo được tổ chức ở Pattaya từ ngày 23 đến 26 tháng Tám đã đưa ra tuyên bố đúc kết. Trong đó, Hội đồng cảnh báo rằng tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng đang khuyến khích cho ích kỷ cá nhân và quan niệm tương đối về đạo đức. Vì lý do này, thật hết sức quan trọng để các nhà giáo dục Công Giáo đầu tư vào công việc của mình bằng tình yêu và sự chăm nom nhằm hướng dẫn học sinh hướng đến một đời sống dựa vào Phúc Âm, có liên quan đến việc phát triển bản sắc của họ trong các trường học Công Giáo phù hợp với các hướng dẫn mục vụ.

Trong mối tương quan với những huấn dạy như thế, Giáo sư Chainawrong Monthienvichienchai cho rằng nền "giáo dục Công Giáo trong mọi chiều kích của nó có một sứ mạng: giáo dục học sinh để phát triển thành một con người khỏe mạnh về mặt thể chất và đạo đức".

Trong diễn từ của mình tại hội nghị Pattaya, Đức Hồng y Michael Michai Kitbunchu, Cựu Chủ Tịch Hội đồng Giáo Dục Công Giáo cho hay trước 444 tham dự viên: "đa số học sinh trong các trường học Công Giáo là người Phật giáo. Điều này có nghĩa là giáo viên phải tham khảo về ‘nhân vị con người’ trong mối tương quan với các tôn giáo khác".

Mahasurasak Suramaethee, một thành viên của Khoa Nhân văn tại Đại học Chulalongkornrajvithayalai, một tổ chức Phật giáo. đồng ý rằng: "cuộc khủng hoảng về đạo đức đe dọa đến xã hội Thái đương đại". Ông được mời đến thuyết trình trong hội nghị của Công Giáo. Đối với ông, tất cả các tôn giáo phải đối mặt với thách đố này bởi vì tất cả các tôn giáo được kêu gọi tái khẳng định tầm quan trọng của đức tin trong từng lĩnh vực của kiến thức và nhắc nhở mọi người rằng giá trị của nó "là gần như giống nhau trong bất kỳ môn học nào".

Đối với Cha Prapas Sricharoen, "các tổ chức giáo dục phải là một xã hội của tình yêu; học sinh không chỉ là một cái hộp rỗng cho giáo viên lấp đầy, mà tâm hồn của họ cũng phải được nuôi dưỡng".

Cha Chaonapat Sansanayuth, Giám tỉnh của các sư huynh La Salle, cho biết mục đích của hội nghị nhằmphát họa các chỉ dẫn cho nền giáo dục Công Giáo nhằm giúp học sinh hiểu được Giáo Hội và phát triển trong mọi lĩnh vực.

Đối với Nữ tu Darunee Sripramong, người đứng đầu Trường Thánh Tâm ở Chiang Mai, thì cho rằng vì trong xã hội Thái, người thiểu số bị gạt bỏ và bị đối xử chiếu cố: "mỗi năm chúng tôi cho các học sinh tham dự các chương trình ngoại khóa. Một phần của chương trình này, họ phải nghỉ đêm ở một trong 10 đến 20 làng trên đồi. Họ mang theo sách vở và tài liệu của họ nhưng họ cũng được học từ những bộ lạc đồi núi; chẳng hạn như, cách họ nấu cơm và tận hưởng cuộc sống".

Trao các suất học bổng cho học sinh nghèo là một vấn đề quan trọng khác. Một điển hình là Trường Samakkhi Rongkro ở Klong Toey, một trong những khu vực lân cận nhiều hạt giống nhất của Bangkok. Đước điều hành bởi Nữ tu Suwan Prarasri, trường dạy miễn phí cho gần 300 học sinh không đủ tiền để trả tiền học phí thường xuyên. Nhiều người trong số chúng đến từ hoàn cảnh gia đình tan vỡ với cha mẹ đi tù. Ở trường, chúng không chỉ nhận được sách và tài liệu học tập mà còn là các bữa ăn, đồng phục và giày dép.

Theo Hội Đồng Giáo Dục Công Giáo Thái Lan, vào năm 2008, đã có 315 cơ sở giáo dục Công Giáo tại Thái Lan gồm 311 trường học, hai trường cao đẳng và hai trường đại học với 28.495 giáo viên và hơn nửa triệu học sinh, chủ yếu là người Phật giáo.
 
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho các giám mục
Nguyễn Hoàng Thương
21:26 25/09/2009
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho các giám mục

Hồng Kông (AsiaNews) - Nhân 60 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục danh dự của Hồng Kông, đã gởi một bức thư đến Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào yêu cầu trả tự do cho các giám mục Công Giáo đang bị cầm tù.

Trong bức thư được công bố hôm 23/9 trên trang web của Giáo phận Hồng Kông, Đức Hồng Y Giuse cho hay: "Sau 60 năm kể từ ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đã đã đến lúc để các vị lãnh đạo đất nước can đảm và sửa chữa sai lầm trong trong quá khứ bằng cách thả những nhà lãnh đạo tôn giáo đã bị tước quyền tự do (từ Đức Cha Su Zhimin [giám mục của Baoding (Hà Bắc)], bị giam giữ từ nhiều thập kỷ trước đến Đức Cha Jia Zhi Guo – Giã Chí Quốc [giám mục của Zhengding], bị bắt giữ hồi tháng Ba vừa qua). Đây là lúc để các vị lãnh đạo bước xuống từ những vị trí cao của mình và trực tiếp cam kết với các giám mục của chúng tôi trong cuộc đối thoại, vì họ là những người đứng đầu thực sự của Giáo Hội".

Đối với Đức Hồng y, chính quyền Bắc Kinh nên "ngồi xuống bàn đàm phán với Tòa Thánh và chân thành tìm kiếm đường hướng có thể chấp nhập cho cả đôi bên để tham khảo ý kiến nhau và sống trong hòa hợp".

Trong thư, Đức Hồng Y Giuse ca ngợi một số phát biểu của Hồ Cẩm Đào có thể đem đến hy vọng. Phát biểu trước Uỷ ban Quốc gia Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) vào ngày 20 tháng Chín, ông Hồ Cẩm Đào cho hay tổ chức này được thiết kế để "thực hiện tốt hơn hướng đến dân chủ, tăng cường đoàn kết và giải quyết mâu thuẫn". Về điều này, Đức Hồng y cho rằng đó "là những gì người dân mong đợi từ nhà nước". Đức Hồng y giải thích: "Tôi không thể tránh khỏi ca ngợi", khi ngài nghe ông Hồ Cẩm Đào nói rằng CPPCC cần thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa "mối quan hệ với các tôn giáo" với "đồng bào cả trong nước và hải ngoại". CPPCC "cần nêu cao nguyên tắc rằng con người là ở trung tâm, lắng nghe tiếng nói của người dân [.. ], và giải thích tình hình xã hội và công luận, đưa ra tư vấn và đề nghị".

Đối với Đức Hồng Y Giuse, khi ông Hồ Cẩm Đào nói về "quan hệ với các tôn giáo", ông đang đề cập đến những gì Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng mong muốn, khi ngài nói: "Tôi hy vọng rằng các tín hữu tại Trung Quốc có thể sống cuộc sống đức tin trong bình an, và đóng góp [vào sự phát triển] của quê hương họ". Theo ngài chương trình này là một "thách đố chưa từng có… nhưng còn là một cơ hội tuyệt vời".

Ngài cho hay không may là ở Trung Quốc "một số người (cơ hội chủ nghĩa) chỉ theo đuổi lợi ích riêng trước mắt của họ và không muốn bỏ đi "vũ đài trung tâm và quyền lực". Họ "chỉ quan tâm đến việc giương cao quyền lực và [bảo vệ] lợi ích của riêng họ mà không cần quan tâm đến lợi ích thực sự vả những chính sách của nhà nước". Tất cả những điều này dẫn đến "bế tắc" và trì hoãn vốn gây ra thiệt hại.

Điều mà Đức Hồng y đang đề cập ở đây không nói rõ đến những nhân vật "cực đoan cánh tả" vẫn muốn đối lập đức tin Kitô giáo với tinh thần yêu nước, nhưng điều đó không phải là khó để thấy rằng những cá nhân này (không được nêu tên) trong thực tế là các quan chức hàng đầu tại các hội yêu nước của đất nước và Bộ Tôn giáo.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức
Diệp Hải Dung
10:31 25/09/2009
SYDNEY - Tối thứ Sáu 25/09/2009. Có 47 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình Sydney đã đến thánh đường Our Lady of Mount Carmel, Mt. Pritchard lãnh nhận Bí tích Thêm Sức do Cha Terry Bell Giám Quản Tông Tòa Miền Tây Sydney ban phép Thêm Sức.

Hình ảnh Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức

Ngoài ra còn có các bậc phụ huynh, quý Vú Bõ đỡ đầu, quý Huynh Trưởng, và quý Quan Khách tham dự rất đông đủ. Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng các em Thiếu Nhi và Cha Terry Bell đã thương mến Cộng Đồng đến chủ tế Thánh lễ và ban phép Bí tích Thêm Sức cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể.

Trong bài giảng Cha Terry Bell đã khen ngợi các em rất ngoan và khuyến khích các em khi nhận ơn Chúa Thánh Thần hãy tỏ ra gương mẫu để xứng đáng là con cái của Chúa Giêsu KiTô. Sau đó Cha Nguyễn Văn Tuyết Tuyên uý Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney đọc danh sách các em nhận lãnh Bí tích Thêm Sức đứng lên trình diện và cùng tuyên xưng Đức Tin.

Cha Tery Bell chủ tế ban phép Thêm Sức cho từng em một và chủ tế dâng Thánh lễ tạ ơn gồm có quý Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết cùng đồng tế và Thầy Phó Tế Đặng Đình Nên phụ giúp Lễ.

Trước khi kết thúc Thánh lễ em Lindy Nguyễn đại diện các em Thiếu Nhi lên ngỏ lời cám ơn Cha Terry Bell và tặng hoa cho Ngài, đồng thời cũng cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt trong một năm qua để hôm nay được vinh hạnh lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Mt. Pritchard, Ca đoàn Ngôi Ba và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ hôm nay. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu KiTô là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau khi kết thúc Thánh lễ, qúy Cha và các em chụp chung tấm hình kỷ niệm và Ngài ở lại gặp gỡ mọi người trong tình thân mật.
 
Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Khóa 424, Melbourne
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
20:42 25/09/2009

Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Khóa 424, Melbourne



MELBOURNE - Chiều thứ Sáu 03/07/2009 các cặp vợ chồng đến từ khắp các cộng đoàn trong Tổng Giáo Phận Melbourne đã tập trung tại giáo xứ St Monica’s vùng Footscray để tham dự Khóa căn bản 424 do Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Melbourne tổ chức, mục đích hướng dẫn Mục Vụ Gia Đình trong Xã Hội tân tiến ngày nay. Tham dự khóa 424 có Cha Vũ Nhật Thăng, Cha Lê Thành Nhân, Sơ Frances Mai Trang, Sơ Maria Trịnh Thị Kim, Sơ Maria Bùi Thị Bạch Yến và 29 cặp phu thê, cặp lớn tuổi nhất 70 tuổi và cặp trẻ tuổi nhất 22 tuổi.

Trước đó một ngày quý Anh Chị trợ nguyền (quý Anh Chị đã tham dự các khóa trước) được Cha Chu Quang Minh và anh Hoàng Duy Tân hướng dẫn buổi hồi tâm để nhìn lại chính bản thân mình, hun đúc thêm tình yêu vợ chồng qua việc khiêm nhường “biết lỗi, nhận lỗi, xin lỗi, sửa lỗi và tha lỗi”, trong khoảng khắc đó quý Anh Chị đã nhận được nhiều ơn lành. Kế tiếp là phần yêu thương gần gũi bằng việc làm, đó là hết lòng phục vụ các khoá sinh, quý Anh Chị được hướng dẫn rằng luôn cầu nguyện cùng Thiên Chúa để quý khoá sinh được nhiều ơn lành vì vậy mỗi Anh Chị trợ nguyền luôn có một tinh thần là “Mọi việc là cầu nguyện, cầu nguyện trong mọi việc”.

Trước giờ khai mạc khoá, vào lúc 4 giờ chiều Cha Sáng Lập đã dâng Thánh Lễ Trợ Nguyền hồi tâm trước khoá cho quý Anh Chị trợ nguyền cần cầu nguyện trước khoá, trong khoá và sau khoá, đó là “Cầu, Cười, mà Cau, lại Cầu” và “Yêu thương gần gũi bằng việc làm”. Trong tâm tình “muốn cứu người khác khỏi chết đuối thì mình phải không chết đuối trước” làm trợ nguyền là muốn giúp khoá viên với niềm xác tín Chúa sẽ chúc phúc mọi ơn lành cho khóa căn bản 424 này.

Khóa căn bản của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình bắt đầu lúc 7 giờ tối. Cùng hiện diện trong buổi lễ khai mạc khoá căn bản 424 có Cha Philip Lê Văn Sơn, Giám Nguyền CT-TTHNGĐ tại TGP Melbourne, Cha Phêrô Chu Quang Minh, sáng lập CT-TTHNGĐ Thế Giới, đồng thời cũng là Cha Linh Nguyền toàn khóa 424, Cha chánh xứ St Monica’s Gerard Beasley và anh Hoàng Duy Tân, phụ tá Nội Dung Thế Giới của CT-TTHNGĐ và tất cả quý Anh Chị trợ nguyền quây quần chung quanh quý Anh Chị khóa sinh.

Sau nghi thức khai mạc, Cha Chu Quang Minh vào thẳng nội dung chương trình của khoá căn bản. Song song với các đề tài diễn giải trong phòng song nguyền về cái hay ban đầu, vẻ đẹp nơi người bạn đời, bông hồng cảm thông, vợ chồng khác biệt làm sao hoà hợp… thì trong phòng Bêtania, quý Anh Chị trợ nguyền phủ phục trước Mình Thánh Chúa Chầu Thánh Thể cùng hiệp thông cầu nguyện cho quý Anh Chị khoá viên.

Qua một đêm, sang ngày thứ hai, quý Anh Chị khoá viên như được ơn Chúa chữa lành thật khi họ đối diện bày tỏ nỗi lòng với nhau. Thay vì trước khi vào khóa vợ chồng mang những nét mặt ưu tư, căng thẳng, thái độ mỗi người biểu lộ một sự ngăn cách. Quý anh như đang buồn phiền điều gì đó, còn quý chị như có nhiều ấm ức thầm kín trong lòng. Nhưng tối này thì khác hẳn, quý Anh Chị can đảm “xả cõi lòng” chia sẻ với nhau những buồn bực ấm ức, tức tưởi bấy lâu nay giữ kín trong lòng. Đã có những giọt nước mắt, những choàng tay chữa lành mà quý Anh Chị đã trao cho nhau. Thật không có niềm hạnh phúc nào cho bằng niềm hạnh phúc của hai vợ chồng khóc đó, cười đó, rồi ôm chặt lấy nhau để tha thứ và thương yêu nhau.

Khóa căn bản 424 rất đặc biệt, vì ơn lành của Chúa tuôn đổ tràn trề trên quý Anh Chị khóa viên. Có cặp vợ chồng đã dự định sẽ “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghiã đôi ta chỉ có thế thôi”, nhưng sau khoá căn bản, như có phép lạ thật người chồng ôm chặt lấy vợ và bỏ luôn ý định ra đi. Trường hợp khác, người vợ đã không tha thứ cho anh chồng, sống ly thân trong suốt 3 năm ròng, vậy mà sau khóa, vợ chồng cùng các con nắm tay nhau trình diện trước cha Chu Quang Minh và hứa sẽ đoàn tụ với nhau. Một trường hợp đặc biệt nữa là anh em trong gia đình kiện tụng nhau, định đưa nhau ra toà, nay thì anh em hoà thuận với nhau không kiện tụng gì nữa.

Quả thật, chỉ có quyền năng của Thiên Chúa mới thay đổi tâm tính con người. Thiên Chúa đã chúc phúc cho khoá 424 này, đã có nhiều giọt nước mắt hạnh phúc lăn tròn trên má, rồi đã có nhiều tiếng cười hơn tiếng khóc và gia đình tìm được trời mới, đất mới và tình yêu thương đồng loại vì vậy mà đâm hoa kết trái.

Trong cuộc sống ngày nay, ước chi mỗi người trong chúng ta biết ưu tiên cho mình những thời gian để tìm đến Thiên Chúa, Ngài yêu thương chúng ta vô vàn. Đặc biệt tham dự các khoá căn bản Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ thôi, chúng ta nhỏ bé nương tựa nơi bóng Ngài thì Ngài sẽ làm đẹp tâm hồn chúng ta, chúng ta sẽ dễ tha thứ, sống yêu thương và gần gũi với mọi người hơn, đặc biệt là người bạn đời của mình.

TÂN BAN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN MELBOURNE

Nhiệm Kỳ 2009 – 2012


1. Chủ Nguyền – Anh Chị Nhơn & Vang

2. Trưởng ban Song Nguyền - Anh Chị Thống & Quy

3. Cố vấn - Anh Chị Triệu & Tuyết

4. Phó nội vụ - Anh Chị Lân & Thuỷ

4. Phó ngoại vụ - Anh Chị Đạo & Duyên

5. Thủ Quỹ - Anh Chị Thiên & Vũ

6. Ký nguyền - Anh Chị Hùng & Bích

Uỷ viên:

7. Thông tin & in ấn - Anh Chị Dũng & Hương & Anh Chị Toản & Đào

8.Phụng vụ Anh Chị - Công & Lụa và Anh Chị Tú & Dung

9.Văn nghệ Anh Chị Triệu & Dương và Anh Chị Dũng & Mai

10. Khánh tiết & ẩm thực & vệ sinh - Anh Chị Trung & Loan, Anh Chị Sinh & Thuỷ, Anh Chị Hùng & Bích

Liên Gia Trưởng:

Liên gia 1: Anh Chị Nguyên & Thu và Anh Chị Tommy & Trang

Liên gia 2: Anh Chị Thiện & Vũ và Anh Chị Thống & Quy

Liên gia 3: Anh Chị Dũng & Diễm và Anh Chị Cát & Nhiệm

Liên gia 4: Anh Chị Công & Lụa và Anh Chị Hùng Hải

Liên gia 5: Anh Chị Phát & Nụ và Lâm & Thuỷ

Liên gia 6: Anh Chị Lân & Thuỷ

Liên gia 7: Anh Chị Đạo & Duyên và Anh Chị Tú & Dung.



Tân Ban Điều Hành được bầu vào tối thứ Sáu, 10 tháng 7 năm 2009 lúc 7.30 tại hội trường St Monica Footscray, với sự hiện diện của Cha Sáng lập Chu Quang Minh và Anh Hoàng Duy Tân.
 
Cựu chiến binh Hoa Kỳ gây quỹ xây nhà thờ cho một giáo xứ nghèo ở Việt Nam
Nguyễn Long Thao
22:15 25/09/2009
Cựu chiến binh Mỹ gây quỹ xây nhà thờ cho một giáo xứ nghèo ở Việt Nam

TEXAS 25/09/09.- Ký giả Rebecca Laflure của tờ Killeen Daily Herald phát hành ở bang Texas Hoa Kỳ, hôm qua thứ Sáu 25 tháng 9, loan tin một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng phục vụ ở Việt Nam 3 lần đang gây qũy giúp tân trang một nhà thờ ở Việt Nam

Người chiến binh đó tên là James McGee đang hy vọng sẽ quyên được thêm 2400 Mỹ Kim vào tuần tới để xây lớp học cho một nhà thờ Công Giáo ở vùng nông thôn nghèo cách Dục Mỹ vào khoảng 30 Km.

Ông McGee tuyên bố: “Tôi cảm thấy cần phải làm một cái gì. Tôi tin Việt Nam đã bị người ta lãng quên”.

Ông kể về nhà thờ ông dự định giúp: “Nhà thờ xây năm 2007 chỉ có một phòng với vài hàng ghế, Cha Phan Xi Cô Xavier Hiếu ngủ trên chiếc chiếu trong nhà thờ và vì nhà thờ không có nhà vệ sinh nên cha Hiếu cứ phải ra ngoài bụi rậm ở xa xa nhà thờ.

Hàng tuần có chừng 50 em thiếu nhi đến sinh hoạt và học giáo lý ở nhà thờ nhưng các em không có phòng ốc.”

Ông McGee cho biết số tiền quyên góp được sẽ dùng để xây cất một lớp học và một nhà nhỏ sau nhà thờ để cha Hiếu ở và có chỗ tắm rửa.

Từ khi tờ báo Killeen Daily Herald đang tải chuyện về xứ đạo nơi Cha Hiếu đang ở, ông McGee đã quyên được 2600 Mỹ Kim và ông hy vọng cho tới ngày 2 tháng 10 năm nay là ngày ông lên đường sang Việt Nam, ông sẽ quyên góp thêm được 2400 Mỹ kim nữa cho tròn 5000 Mỹ kim để xây lớp học và nhà cho cha Hiếu ở.

Ngân hàng First National Bank ở Texas đã cho mở một chương mục để người ta gửi tiền về giúp nhà thờ cha Hiếu ở Duc Mỹ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những ngộ nhận về học vị tiến sĩ tai Việt Nam
Nguyễn Văn Tuấn
10:15 25/09/2009
Hai tuần qua, dù bận đi công tác ở bên Mĩ, tôi vẫn thỉnh thoảng vào mạng đọc báo để theo dõi tình hình trong nước, và thấy nhiều sự kiện mà tôi rất muốn bình luận nhưng vì quá bận rộn nên đành “lực bất tòng tâm” do không có thì giờ. Hôm nay, việc phó hội cũng đã xong xuôi, nên lại có thì giờ để góp nhặt vài lời để gọi là “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Hôm nọ, đọc một tin rất lạ mà thoạt đầu tôi mỉm cười một mình vì nghĩ rằng phóng viên có trí tưởng tượng phong phú quá: đó là bản tin cho biết “Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy ‘quản’ là tiến sĩ”. Nhưng tôi nghĩ sai: phóng viên tường thật hoàn toàn chính xác về chủ trương của chính quyền và đảng ủy Hà Nội, vì hôm sau có một quan chức của Sở nội vụ Hà Nội lí giải rằng cần phải “Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy”. Vị quan chức này, với danh xưng tiến sĩ, chính là tác giả của “Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền thành phố”.

Nếu xem chủ trương nâng cấp 100% cán bộ diện thành ủy có bằng tiến sĩ thì quả thật ông tiến sĩ này có tư duy đột phá. Nhưng chữ “đột phá” ở đây phải hiểu là phá hoại cái ý nghĩa của học vị tiến sĩ một cách đột ngột. Để hiểu cách diễn giải đó, thiết tưởng tôi có nhiệm vụ giải thích mục tiêu và ý nghĩa của học vị tiến sĩ.

Học tiến sĩ để làm gì?

Học vị tiến sĩ thường dành cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Để dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học, học vị tiến sĩ là một “giấy thông hành” quốc tế, cũng giống như muốn hành nghề kĩ sư thì phải có bằng kĩ sư. Cố nhiên cũng có một số người tham gia nghiên cứu khoa học dù họ không có học vị tiến sĩ, nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ. Do đó, trong quá trình đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh phải làm quen với những kĩ năng cơ bản như phát hiện vấn đề, cách đặt giả thuyết, thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu (kể cả đo lường), phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu, v.v. Đây là những kĩ năng mà bất cứ một nghiên cứu sinh tiến sĩ nào cũng phải có sau khi xong chương trình đào tạo.

Do đó, để có được học vị tiến sĩ, thí sinh phải làm nghiên cứu khoa học một cách nghiêm chỉnh. Hai chữ “nghiêm chỉnh” ở đây rất quan trọng trong trường hợp Việt Nam, bởi vì rất rất nhiều nghiên cứu khoa học ở trong nước chẳng những không nghiêm chỉnh mà còn phạm quá nhiều sai sót. Điều này cũng có nghĩa là nếu muốn theo đuổi sự nghiệp quản trị kinh doanh, quản trị hành chính, thì học vị tiến sĩ không cần thiết, và thí sinh không nên tốn thì giờ để đạt được học vị này.

Học vị tiến sĩ dành cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp khoa bảng. Học vị tiến sĩ là một “chứng từ” để theo đuổi sự nghiệp khoa bảng (academic career). “Khoa bảng” ở đây được hiểu là giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Cố nhiên, ở nhiều đại học phương Tây, vẫn có người có thể trở thành giáo sư dù không có học vị tiến sĩ, nhưng cơ hội tiến thân trong các nấc thang khoa bảng ngày nay cho những cá nhân như thế không mấy cao. Nhiều trường đại học lớn trên thế giới đòi hỏi các giảng viên và giáo sư hay các nhà nghiên cứu phải có học vị tiến sĩ. Tại sao? Tại vì họ muốn đảm bảo trường đại học có đầy đủ chuyên gia để giảng dạy các môn học cấp cao và bắt buộc các chuyên gia này phải làm nghiên cứu khoa học. Phần lớn giáo sư đại học có học vị tiến sĩ, nhưng không phải ai có bằng tiến sĩ đều có thể trở thành giáo sư.

Do đó, nếu thí sinh muốn theo đuổi sự nghiệp quản trị doanh nghiệp, kĩ nghệ và khoa học (như muốn làm giám đốc doanh nghiệp, giám đốc các cơ sở khoa học) hay các chức vụ hành chính, hay các chức vụ mang tính quản lí trong hệ thống chính phủ thì thí sinh không nên theo học chương trình tiến sĩ, mà nên theo học chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh hay quản trị hành chính (MBA – Master of Business Administration). Tôi biết ngày nay có đại học đưa ra chương trình huấn luyện Tiến sĩ quản trị hành chính (Doctor of Business Administration), nhưng mục tiêu vẫn là đào tạo nhà nghiên cứu và giáo sư. Xin nhắc lại: cốt lõi của học vị tiến sĩ, và cũng là khía cạnh dùng để phân biệt học vị tiến sĩ với các học vị đại học khác, là nghiên cứu khoa học, không phải quản trị.

Những ngộ nhận về tiến sĩ

Do đó, chủ trương hướng tiến sĩ hóa cán bộ hành chính thể hiện một sự hiểu lầm về mục tiêu đào tạo tiến sĩ. Chủ trương này sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều người tìm cách theo học để lấy được một học vị tiến sĩ, nhưng động cơ của việc theo học thì lại quá sai lầm. Những sai lầm về động cơ theo học tiến sĩ, theo tôi, có thể tóm lược trong những ngộ nhận phổ biến sau đây:

Ngộ nhận 1: nhiều người hiểu lầm rằng học vị tiến sĩ sẽ tự động đem lại uy danh cho cá nhân. Hầu hết các thí sinh đã đạt được văn bằng tiến sĩ đều cảm thấy tự hào về nỗ lực và kết quả của việc phấn đấu trong học hành nghiên cứu. Tuy nhiên, thí sinh phải hiểu rằng một khi tốt nghiệp tiến sĩ, thí sinh có thể làm việc với nhiều nhà khoa học khác cũng có bằng tiến sĩ. Học vị tiến sĩ mới chỉ là bước đầu vào nghiên cứu khoa học, là một minh chứng rằng người có bằng đó “trưởng thành” trong khoa học, chứ nó (văn bằng tiến sĩ) chẳng đem lại uy danh cho người có học vị nếu người đó không có công trình nghiên cứu nào có giá trị.

Ngộ nhận 2: ý kiến của một cá nhân được nâng cao chỉ vì cá nhân đó có văn bằng tiến sĩ. Nhiều người tin rằng một khi họ có văn bằng tiến sĩ trong tay, công chúng sẽ tự nhiên kính trọng ý kiến của họ. Nhưng niềm tin này chỉ là hoang tưởng. Người có học vị tiến sĩ có thể am hiểu và uyên bác về một lĩnh vực chuyên môn hẹp nào đó, nhưng không phải là chuyên gia của mọi vấn đề khác. Sự kính trọng phải được chứng minh qua hành động và bản lĩnh của người phát biểu, chứ không tự động mà có được qua danh xưng “tiến sĩ”.

Ngộ nhận 3: học vị tiến sĩ là mục tiêu sau cùng trong học hành, nghiên cứu. Học vị tiến sĩ chuẩn bị thí sinh vào sự nghiệp nghiên cứu. Nếu thí sinh chỉ muốn có mảnh giấy để treo trên tường thì không nên theo đuổi học vị tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, thí sinh có cơ hội để so sánh thành quả của mình với các nhà khoa học khác. Thí sinh sẽ nhận thức rằng cái được “tính sổ” không phải là danh xưng hay học vị tiến sĩ, mà là nghiên cứu khoa học do chính thí sinh tiến hành và hoàn tất.

Ngộ nhận 4: học tiến sĩ để gây ấn tượng trong gia đình và bạn bè. Người thân trong gia đình và bạn bè thí sinh có lẽ rất hồ hởi và tự hào khi thí sinh vào học chương trình tiến sĩ, bởi vì họ nghĩ thí sinh sẽ trở thành một ông nghè, một “doctor” trong tương lai. Nhưng văn bằng tiến sĩ chỉ là giấy thông hành cho nghiên cứu, chứ không phải để lấy le với người thân, bạn bè hay với xã hội. Không phải lúc nào cũng đòi người khác phải gọi mình là ông / bà “tiến sĩ”.

Ngộ nhận 5: học vị tiến sĩ là cái cớ để thử trí thông minh. Nhiều người nghĩ rằng học tiến sĩ là một thách thức và họ muốn chơi trò thách thức xem tri thức của mình cỡ nào. Rất tiếc, quan điểm này sai, bởi vì chương trình huấn luyện tiến sĩ không phải để thí sinh cân não hay để thử khả năng tri thức. Ngoại trừ thí sinh dành trọn thì giờ và dấn thân vào học hành để đỗ đạt, thí sinh sẽ không thể nào có được văn bằng tiến sĩ chỉ vì mình “thông minh”. Như nói trên, thí sinh phải làm việc nhiều giờ trong ngày, phải có khi thức đêm trong phòng thí nghiệm hay thư viện, phải chuẩn bị đương đầu với những thất bại, phải chuẩn bị động não để học cái mới và suy nghĩ cái mới.

Ngộ nhận 6: học tiến sĩ để kiếm nhiều tiền. Thí sinh tốt nghiệp tiến sĩ thực ra không có lương bổng cao hơn các thí sinh với bằng cử nhân hay người công nhân bình thường trong hãng xưởng. Xin nhắc lại: học tiến sĩ là để trở thành nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và cái quan tâm đầu tiên của nhà khoa học là sự thật, chứ không phải sự giàu có về tiền bạc. Tất nhiên, có nhiều khi sự thật và khám phá cũng đem lại một nguồn tài chính lớn cho nhà nghiên cứu. Nhưng nói chung, đó không phải là mục tiêu để theo học tiến sĩ.

Ngộ nhận 7: học tiến sĩ là một lựa chọn tốt nhất. Cống hiến cho xã hội có nhiều cách và cuộc đời có nhiều lựa chọn, và học vị tiến sĩ chỉ là một trong số hàng trăm lựa chọn đó. Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi đọc phát biểu này, nhưng đó là một thực tế. Thật vậy, đối với nhiều thí sinh, học vị tiến sĩ có thể là một lựa chọn sai lầm! Thí sinh phải tự hỏi mình muốn làm người lãnh đạo trong những người có văn bằng thạc sĩ, hay là làm một nhà nghiên cứu tầm thường. Thí sinh phải biết và quyết định mình muốn gì, và nghề nghiệp nào sẽ kích khích mình nhiều nhất hay đem lại hạnh phúc cho mình nhất.

Đột phá tư duy ?

Quay lại câu nói bất hủ (“Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy”), tôi muốn trích lại lời thuật của Gs Đặng Phong (trong trang blog của Huy Đức) như sau: “Một lần, ông Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đến thăm xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu-Côn Đảo, một điển hình đổi mới lúc đó. Xí nghiệp này khi sắp bị phá sản đành phải mời một ông chăn vịt vốn là người thạo nghề đánh cá hồi trước 1975 làm giám đốc. Ông đòi được toàn quyền ‘khoán’ cho xã viên và xí nghiệp trở nên làm ăn rất hiệu quả.” Gs Đặng Phong kể tiếp: “Sau khi thăm và hỏi chuyện ở Xí nghiệp, ông Viện trưởng Viện Hàn Lâm Liên Xô hỏi các cán bộ ở trường Quản Lý Trung Ương: ‘Các anh có biết bí quyết thành công của ông giám đốc là gì không?’ Và, ông Viện trưởng đáp: ‘Đồng chí ấy thành công vì đồng chí ấy chưa được học qua lý luận’. Đổi mới trong giai đoạn ấy chủ yếu đều bắt đầu từ những nhà lãnh đạo địa phương chưa qua các trường lớp chính quy lý luận.”

Câu chuyện đơn giản trên cho thấy không phải có bằng tiến sĩ mới có tư duy đột phá. Thật ra, những gì gọi là “đột phá” đều phần lớn xuất phát từ những người không bị ràng buộc bởi những lí thuyết, không có bằng cấp đại học (chứ chưa nói đến học vị tiến sĩ). Cứ nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế ở các nước phương Tây thì rõ: có bao nhiêu nhà lãnh đạo chính trị có bằng tiến sĩ đâu. Ở nước Úc tôi đang định cư, cựu thủ tướng Paul Keating được xem là một thủ tướng tài ba, một người có tầm nhìn xa và đột phá trong chính sách ngoại giao cũng như kinh tế. Ông Keating được xem là một thủ tướng giỏi, không phải vì ông có bằng cấp cao, mà vì ông biết dùng người có tài. Thật vậy, ông Keating thậm chí chưa tốt nghiệp trung học, nhưng người cố vấn và viết diễn văn cho ông là một chuyên gia có bằng tiến sĩ. Dưới “trướng” của Keating cũng là những cố vấn giỏi, nhưng chỉ có một số rất ít trong nhóm cố vấn này có bằng tiến sĩ.

Do đó, xin đừng sùng bái văn bằng tiến sĩ như là một chứng từ cho sự đột phá tư duy. Thật ra, ngược lại thì đúng hơn: phần lớn tiến sĩ không có tư duy đột phá. Điều này đúng, bởi vì phần lớn (có thể 99%) các nhà khoa học với học vị tiến sĩ chỉ làm việc trong những mô thức (paradigm) thông thường, và mô thức này thường được định hướng bởi những nhà khoa học tiền phong khác.

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam

Các trường đại học Âu châu đã từng đào tạo và cấp học vị tiến sĩ về thần học, luật học, y học trong nhiều thế kỉ qua. Nhưng học vị tiến sĩ trong các ngành khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm chỉ mới xuất hiện từ đầu thế kỉ 19. Đến giữa thế kỉ 19, học vị tiến sĩ được du nhập vào Mĩ. Năm 1861, Đại học Yale trở thành trường đại học Mĩ đầu tiên cấp học vị tiến sĩ cho sinh viên. Các đại học Anh cũng theo trào lưu và bắt đầu cấp học vị tiến sĩ từ năm 1919. Từ đó, học vị tiến sĩ trở nên phổ biến trong hầu hết các đại học trên thế giới. Ở Mĩ, chỉ tính riêng các bộ môn y sinh học, số lượng tiến sĩ tốt nghiệp hàng năm đã tăng từ 5400 năm 1987 đến 7700 năm 1995. Ở Việt Nam, có 144 trung tâm đào tạo và trường đại học cấp học vị tiến sĩ, và mỗi năm các trung tâm này thu nhận vào khoảng 1000 nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Theo thống kê thì hiện nay VN có khoảng 6600 giáo sư và phó giáo sư. Vẫn theo thống kê, trong số 48000 giảng viên đại học, có 13% hay 6250 người có học vị tiến sĩ. Như vậy, có lẽ cả nước có khoảng 12000 tiến sĩ (kể cả những “phó tiến sĩ” sau một đêm thành “tiến sĩ”).

Nhưng trình độ của các tiến sĩ này ra sao? Trong bài Cả nước có bao nhiêu tiến sĩ thật, tác giả phản ảnh nhiều khiếm khuyết trong việc đào tạo tiến sĩ ở trong nước. Những lem nhem về đạo văn, đánh tráo luận văn, mua luận văn, nhầm lẫn giữa nghiên cứu khoa học và dịch vụ, giải pháp, v.v. Thật vậy, theo bài báo này, trong số 97 đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở Trường ĐH Kinh tế TPHCM, thì có đến 57 đề tài về giải pháp, không xứng tầm luận án tiến sĩ. Chỉ cần đọc qua vài luận án đã được cấp bằng tiến sĩ, có lẽ chúng ta không khỏi mỉm cười:

“Nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố”.
"Nhận thức của thanh niên nông thôn về chất lượng cuộc sống gia đình hiện nay”.
“Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên”
“Phát huy vai trò của tri thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới”.

“Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo ở An Giang (1975 – 2000)"

Đó là chưa nói đến sự lợi dụng chức quyền để có bằng tiến sĩ, mua bán bằng cấp, nghiên cứu ma (giả tạo hay thay đổi số liệu), nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn khoa học hay sai phương pháp, v.v. được đề cập đến với nhiều bức xúc. Trong thực tế, rất nhiều người có học vị này chưa chứng tỏ mình là một nhà khoa học chuyên nghiệp xứng đáng với học vị tiến sĩ, vì họ được cấp học vị qua những cống hiến mang tính hành chính và quản lí hơn là những cống hiến mang tính khoa học và hàn lâm mà một luận án tiến sĩ đòi hỏi. Do đó có người mang bằng tiến sĩ từ nước ta sang Thái Lan để học nhưng chỉ được công nhận tương đương bằng y tá! Đã có người khẳng định rằng có nhiều luận án tiến sĩ ở trong nước không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của một luận án tiến sĩ. Những vấn đề về đào tạo tiến sĩ đã được nêu lên nhiều lần, nhưng hình như vẫn chưa có ai đề ra những tiêu chuẩn cụ thể cho một học vị tiến sĩ là gì.

Trong bối cảnh như thế mà có quan chức nói đến chuyện có bằng tiến sĩ để có tư duy đột phá!

Như nói trên, học vị tiến sĩ là “giấy thông hành” để làm nghiên cứu khoa học. Sản phẩm quan trọng của nghiên cứu khoa học là bài báo khoa học được công bố trên các tập san quốc tế. Nhưng với 6600 giáo sư và phó giáo sư, cộng với 6250 tiến sĩ, đáng lẽ Việt Nam phải công bố khoảng (ít nhất là) 6000 bài báo khoa học. Nhưng hiện nay, mỗi năm, Việt Nam công bố được chỉ khoảng 1000 bài báo khoa học. Con số này thấp nhất so với các nước khác trong vùng Đông Nam Á, và chỉ bằng 1/5 Thái Lan và 1/10 Singapore.

Tại sao năng suất khoa học của Việt Nam quá tồi trong khi có nhiều “sĩ sư” như thế? Hiện nay, trong số GS/PGS ở các đại học chỉ có khoảng 1/3 (chính xác là 35%) tham gia giảng dạy đại học. Phần 65% còn lại là các quan chức trong các bộ và sở. Có lẽ con số tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học cũng khoảng 60-65%. Như vậy, có thể nói rằng Việt Nam đã và đang lãng phí nhân lực khoa học ở qui mô rất lớn.

Đó cũng chính là lời giải thích tại sao các quan chức trong các bộ ở Việt Nam, nhất là Hà Nội, thường có danh thiếp chi chít với những học vị tiến sĩ. Thoạt đầu tôi ngạc nhiên và thấy khó hiểu là tại sao các bộ, thậm chí sở, có quá nhiều quan chức với văn bằng tiến sĩ như thế, vì ở nước ngoài, hiếm thấy tiến sĩ làm việc trong các cơ quan hành chính. Nhưng nay thì tôi đã hiểu tại sao: vì Nhà nước muốn có những con số ấn tượng về phần trăm tiến sĩ trong đội ngũ cán bộ. Một cách làm đẹp con số thống kê.

Chủ trương tiến sĩ hóa cán bộ hành chính là một cách biến học vị tiến sĩ thành một loại giấy thông hành, một chứng từ, một tiêu chuẩn để tiến thân trong sự nghiệp quản trị hành chính. Chẳng hiểu từ đâu mà có qui định lạ lùng như phải là tiến sĩ mới được làm trưởng khoa trong một đại học, hay được đề bạt lên một chức vụ nào đó trong hệ thống quản trị hành chính. Chính vì qui định này mà không ít trường hợp, người ta đề bạt (hay nói thẳng ra là xếp đặt) người vào vị trí nào đó, rồi tìm cách hợp thức hóa cho người đó bằng cách cấp bằng tiến sĩ!

Việc hợp thức hóa đó bất chấp tiêu chuẩn khoa bảng và ý nghĩa của học vị tiến sĩ thể hiện một sự phá hoại các chuẩn mực giáo dục đại học.

(Nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/ 09/nhung-ngo-nhan-ve-hoc-vi-tien-si.html)
 
Sợi chỉ đỏ máu me của những người xưng danh Cộng sản cuối cùng trong lịch sử nhân loại
Ls Lê Sáng
10:20 25/09/2009
Học thuyết cộng sản của Mác, cũng như những người tự nhận là cộng sản ứng dụng học thuyết của Mác xưa nay vẫn thường chế ra những từ ngữ, những khái niệm rất riêng biệt và kêu như “thùng rỗng” vậy. Đường hướng chiến lược thì họ gọi là “sợi chỉ xuyên suốt”, và như để phân biệt với các loại chỉ may vá khác, họ ghép thêm từ “đỏ” vào, bởi mầu đỏ là mầu biểu trưng của họ. Thế là khái niệm “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” được ra đời. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt - tức là đường lối chiến lược của cách mạng cộng sản, do những người vô sản - cộng sản ở Việt Nam tiến hành từ những năm 1930 đến nay được họ xác định là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Độc lập dân tộc thì chắc ai cũng hiểu, cho dù chưa hẳn là đã hoàn toàn trùng khít với nhau. Theo như từ điển tiếng Việt do chính những học giả cộng sản ở Việt Nam biên soạn thì: “Độc lập dân tộc là trạng thái của một nước (quốc gia), một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác”. Khái niệm này khá rõ, và có lẽ chẳng ai bác bỏ. Người cộng sản ở Việt Nam biên soạn cũng không dám sai trên giấy trắng mực đen, họ phải viết theo chuẩn chung. Tuy nhiên họ vẫn có truyền thống giải thích từ ngữ theo cách hiểu của họ. Trong trường hợp này, họ sẽ giải thích cụm từ “Phụ thuộc” theo cách của họ - Mời quí vị xem chi tiết ở phần dưới. Nghĩa là “độc lập dân tộc” đối với người cộng sản ở Việt Nam hoàn toàn khác “độc lập dân tộc” theo khái niệm của thế giới văn minh.

Còn chủ nghĩa xã hội là gì thì ngay từ trong học thuyết, Mác đã rất mù mờ khi đưa ra định nghĩa, và ông ta chưa bao giờ mô tả được mô hình của cái xã hội đó cụ thể là như thế nào. Các khái niệm về chủ nghĩa xã hội cho đến ngày nay vẫn “rối như canh hẹ”. Các lý thuyết gia, các lãnh tụ “cha già dân tộc” của các nhà nước cộng sản nhóm họp, cãi lộn thậm chí dùng súng ống choảng nhau, dạy cho nhau bài học này nọ… mà vẫn chưa thống nhất được cho dù là tạm thời về cái khái niệm này. Thực tế, chưa bao giờ có cái gọi là chủ nghĩa xã hội trong xã hội loài người. Nếu có nó chẳng qua là một tên gọi xuất phát từ đầu óc hoang tưởng của những kẻ mù loà dốt nát, hay tệ hơn, nó xuất phát từ tâm địa đen tối của kẻ trôm cướp dùng để loè bịp nhân dân, qua đó tập hợp lực lượng hòng sống trên xương máu dân lành…

Như thế đường hướng chiến lược của csvn có 2 nội dung: Độc lập dân tộc Chủ nghĩa xã hội - Hai nội dung này, một thì được xây dựng trên khái niệm một mình một chiếu chẳng thèm quan tâm đến chuẩn mực chung. Một được xây dựng trên cái chưa bao giờ có, hoang tưởng hoang đường, lừa bịp. Thế mà đến tận hôm nay, quan chức cộng sản ở Việt Nam vẫn già mồm tụng niệm ra tận thế giới: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Quả thực cái sợi chỉ đỏ máu me này đã trở thành con giun chỉ, con sán dây, xuyên qua não, bấu vứu vào tận tiềm thức của người cộng sản. Người cộng sản lúc đầu tưởng là thủ phạm reo rắc “con giun sợi chỉ đỏ” vào đầu người dân hòng nô dịch tư duy họ, bây giờ chính họ trở thành nạn nhân, không thể dứt ra được, mặc dù biết được rằng nếu cứ để vậy, đến một ngày, con giun chỉ, con sán dây “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” kia sẽ giết chết vật chủ. Bi kịch tất yếu của csvn.

Cứ cho là những sự kiện thời sự ở Việt Nam hôm nay như Bô-xít, như là bịt miệng trí thức hiền tài… vẫn chưa bộc lộ hết bản chất, cần phải có thời gian để minh bạch minh định nên chưa xét đến. Chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử để mục sở thị cái csvn gọi là mục tiêu chiến lược độc lập dân tộc: Ngay từ những năm 1930, quốc tế cộng sản đã điều khiển được những người theo chủ thuyết cộng sản tại Việt Nam khởi đầu bằng việc họ can thiệp vào vấn đề đào tạo, tổ chức, họ quyết định ai được là tổng bí thư… Nhưng nếu quốc tế cộng sản là “Minh quân” thì đó cũng chưa phải là đại hoạ cho dân tộc Việt. Rủi thay cái quốc tế cộng sản này vì xây dựng trên nền một tà thuyết, chuyên lấy việc giết chóc để đạt được mục đích của mình… Cho nên nó là phương tiện của các đế quốc: Như đế quốc Nga Xô; Đế quốc Trung Cộng. Từ những năm 1945 đến 1985 lúc thì đế quốc Trung Cộng, lúc thì đế quốc Nga Xô, lúc thì cả hai đế quốc này bơm cho vũ khí csvn với mục đích chính là dùng chiến trường Việt Nam để thử vũ khí, khí tài, thử học thuyết chiến tranh, biến cả dân tộc Việt thành con tin để mặc cả với các cường quốc khác trên thế giới … Và đau đớn hơn là để tạo tình huống “trói tay” csvn, dễ bề thôn tính đất đai, biển đảo... của dân tộc Việt.

Khi bị Trung Cộng rủa xả là vô ơn, là côn đồ, rồi xông vào đánh đấm túi bụi năm 1979, những người cộng sản ở Việt Nam đẩy cả dân tộc Việt vào một cuộc chiến tranh núi xương sông máu hoàn toàn không phải vệ quốc mà cũng không vệ được quốc. Đó là cuộc chiến hàng vạn sinh mạng dân lành bị thí, bị làm bia đỡ đạn cho đảng cộng sản Việt Nam, trong khi đó đường biên bị đẩy lùi hàng km vào sâu lãnh thổ nước Việt … 10 năm sau, không chịu nổi sự bao vây, tấn công đủ kiểu của người đồng chí cộng sản Trung Quốc, hay vì nhà nước csvn được xây dựng bằng từng viên gạch, từng bộ quần áo, từng quyển vở cái bút, cho đến xe - máy, súng đạn, não trạng cán bộ… Csvn cũng phải quì gối khuất phục. Nguyên thủ csvn muối mặt sang Trung Quốc lãnh nhận đủ thứ sỉ vả từ Hán triều phương bắc… Độc lập dân tộc mà người cộng sản ở Việt Nam xây dựng là thế.

Có lúc csvn mơ tưởng rằng có thể dùng cộng sản Liên Xô để chống lại cộng sản Trung Quốc nên họ tự đặt họ vào vị trí tên lính đánh thuê cho Liên Xô ở Đông Nam Á. Nhưng khi Liên Xô khủng hoảng, con bài Việt Nam được người Nga mang ra mặc cả với người Hán. Và thế là tầu chiến Nga rút đi để cho Trung Cộng trắng trợn cướp tiếp những hòn đảo chính trên quần đảo Trường Sa… Csvn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nỗi tủi nhục này còn bị nhân lên gấp bội khi đây không phải là lần đầu csvn rơi vào tình huống này. Đằng khác, có rất nhiều trí thức, thậm chí quan chức cấp cao trong nội bộ csvn cảnh báo nguy cơ này: Những năm 1970 chính Mỹ đã cho csvn một cơ hội đặt chân vào thế giới văn minh, khi csvn khước từ, Mỹ đã dùng lá bài Việt Nam để mua bán với Trung Cộng. Canh bạc chính trị này lộ liễu đến mức trước khi tấn công Việt Nam, Đặng Tiểu Bình bay sang tận Mỹ để xin thỉnh thị.

Mục tiêu chiến lược độc lập dân tộc được csvn thực hiện như vậy đó. Với họ khái niệm “không phụ thuộc” được họ hiểu là gì gì đó chứ không phải là bị cướp đất, cướp biển, bị bắt làm con tin, bị đem ra mua bán trao đổi, bị buộc phải thực hiện chính sách của ngoại bang trên lãnh thổ Việt Nam… Thế vẫn chưa đủ, cái csvn gọi là độc lập dân tộc còn bị đồng chí Trung Cộng của họ hàng ngày, sỉ nhục cả trung ương đảng, chính phủ csvn trên báo chí, truyền thông Trung Quốc thậm chí ngay tên báo chí Việt Nam. Nào là phải biết ơn, nào là đừng vô ơn… v v và v v. Nhục!

Hỡi ôi ! mục tiêu chiến lược chủ nghĩa xã hội lại càng thảm hại hơn vì làm gì có cái gọi là chủ nghĩa xã hội??? Sự thật đã nhãn tiền ở phương đông phương tây… Nhãn tiền đến mức những người từng liều mạng theo cộng sản trong chiến tranh khi xưa hôm nay nhìn vào thực trạng xã hội loài người, thực trạng xã hội Việt Nam họ không còn im lặng được nữa. Chính họ kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam hãy chấp nhận sự thực không có cái gọi là chủ nghĩa xã hội, đừng đánh tráo khái niệm đừng kéo dài đau khổ củ người dân nữa mà đến lúc sụp đổ không có đất chôn, lại còn ngàn năm bị nguyền rủa...

Có người lập luận rằng csvn không bao giờ chấp nhận sự thực này vì chấp nhận chẳng khác gì họ tròng thòng lọng vào cổ rồi nhờ người dân kéo lên giùm. Chấp nhận là tự sát. Chinh Nguyễn Minh Triết cũng đã phải la lối om sòm rằng: ”bỏ điều 4 hiến pháp qui định đcsvn có độc quyền lãnh đạo xã hội là chúng ta tự sát”. Nhưng không tự sát thì đằng nào cũng chết. Mà chết nhục, chết trong bấn loạn, trong đau đớn khôn lường, khôn tả… Cộng sản Đông Âu và Liên Xô có phải là tự sát không ??? Có biết bao nhiêu chính trị gia cộng sản nay lại lãnh đạo quốc gia đó… Khi họ nhận ra tội lỗi, dân tộc vẫn tha thứ, đón nhận lại vào cộng đồng đó thôi… Hay là người cộng sản chọn con đường thà một phút huy hoàng rồi phụt tắt, còn hơn le lói sống ngàn năm ??? Nếu thế đây không phải sự khôn ngoan, vì người cộng sản theo chủ thuyết vô thần, với họ chỉ có cuộc sống vất chất chỉ có đời này mà thôi, không có đời sau, không có tâm linh gì sốt. Nếu một phút huy hoàng rồi phụt tắt, thế khác gì ăn một bữa thật ngon trước khi ra pháp trường ??? Bữa cơm đó có bao nhiêu món ngon, cũng không làm người ăn ngon miệng … Thật là mâu thuẫn chồng lên mâu thuẫn… Người cộng sản tạo ra mâu thuẫn để làm động lực cho họ… Nay mâu thuẫn do họ tạo ra đang dìm chết họ trong mớ bùng nhùng…

“Sợi chỉ đỏ xuyên suốt - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” - đường lối chiến lược của csvn quả thực là một sợi chỉ máu me, được xuyên qua hộp sọ của các thế hệ cộng sản kế tiếp nhau, tuy nó bé nhỏ nhưng lại quá hiểm hóc, và hầu như không thể gỡ ra được vì vị trí nó đang nằm. Có một điều chắc chắn là sợi dây đó dẫn đến đâu, đầu đây do ai cầm, ai giật, người csvn không biết, cũng không phải một thế lực nào đó ở Việt Nam nắm giữ… Cho nên, một ông cộng sản vũ trang tuyên truyền nằm vùng ở Sài Gòn khi xưa, mới cách đây vài hôm phải đau đớn thốt lên rằng “…Thật đáng sợ, mà cũng đáng trách. Nhưng không biết trách ai ?”.

Trân trọng tặng anh Đào Hiếu - Rất quí trọng nhân cách phục thiện của anh.

Sài gòn 25/09/2009
 
Biến cố Loan Lý - thêm một hành động bất công trong xã hội hiện nay
GX Sáo Cát
10:54 25/09/2009
Nhận được Thông Báo chính thức số 65/2009/TTGMH của Toà Tổng Giám Mục Huế ra ngày 23 tháng 09 năm 2009 về “Vụ việc Lona Lý”, Giáo Xứ Sáo Cát hoàn toàn thống nhất với Tòa Tổng Giám Mục “để tỏ bày nỗi bức xúc và ngỡ ngàng trước cách thức giải quyết đơn phương và thô bạo của chính quyền về một sự việc liên quan đến tôn giáo mà không trao đổi, đối thoại và bàn bạc trước với giáo quyền địa phương” ( trích Thông Báo số 65/2009/TTGMH).

Khuya 13 và ngày 14 tháng 09 năm 2009, đã xảy ra một biến cố đặc biệt liên quan tới CƠ -SỞ -TÀI - SẢN- TÔN- GIÁO CỦA GIÁO XỨ LOAN LÝ đã bị lực lượng chính quyền từ cấp Thị Trấn Lăng Cô đến cấp tỉnh Thừa Thiên, rắp tâm cưỡng đoạt bằng một sức mạnh hùng hậu bất hợp luật chưa từng thấy bao giờ tại Thị Trấn Lăng Cô nói riêng, và Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên, Huế nói chung!

Đến nay, hầu như khắp nơi ai cũng có thể biết rõ sự thật từng chi tiết cùng với hình ảnh tường thuật biến cố đặc biệt nầy nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng toàn cầu.

Mới đây đã có nhiều bài viết về biến cố Loan Lý. Nơi đây, chúng tôi dừng lại vài phút về biến cố Loan Lý đặc biệt nầy trong tưong quan với các giá trị đáng quan tâm.

1. Biến cố Loan Lý trong tưong quan với các văn bản pháp quy của Nước CHXHCNVN.
2. Biến cố Loan Lý và thể diện chính quyền
3. Biến cố Loan Lý và ngành giáo dục Thị Trấn Lăng Cô
4. Biến cố Loan Lý và công bằng xã hội
5. Biến cố Loan Lý và đạo đức học
6. Biến cố Loan Lý và luật hình sự

1. Biến cố Loan Lý trong tương quan với các văn bản pháp quy của Nước CHXHCNVN.

- Mọi người phải tôn trọng Hiến Pháp và pháp luật để bảo vệ sự công bằng cho người khác. “Sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp Luật” (HP điều 31). “Tôn trọng và chấp hành Hiến Pháp và Pháp Luật” (HP, điều 109). “Các cơ quan Nhà nước,. .. và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống. ..các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm. ..quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (HP,điều 12).

- “Nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản tôn giáo” (x. Pháp lệnh Tín Ngưỡng,Tôn Giáo, số 21/2004/PL-UBTVQH11, điều 26 ra ngày 18 tháng 06 năm 2004).

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền từ cấp Thị Trấn đến Tỉnh Thừa Thiên đã cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý không căn cứ pháp lý, không chứng từ lịch sử và không ngay tình là một hành động nghịch Hiến pháp và Luật pháp !

2. Biến cố Loan Lý và thể diện chính quyền

Bộ mặt của Chính Quyền bị xấu hẳn do những người cán bộ đã không tôn trọng các điều khoản Hiến Pháp và Luật Pháp, nên họ đã cố tình quyết định và hành động bất hợp luật trong việc cưỡng đoạt cơ sở -tài sản- tôn- giáo của giáo xứ Loan Lý, làm cho thể diện Chính Quyền mất đi uy tín trong dân và quần chúng tôn giáo.

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành động nghịch Hiến pháp và Luật pháp, đã làm cho thể diện chính quyền xấu đi. Cần phải sửa sai hành động bất hợp luật của cán bộ trong biến cố nầy để bảo vệ thể diện chính quyền.

3. Biến cố Loan Lý và ngành giáo dục thuộc Thị Trấn Lăng Cô

Ngành giáo dục cần đi đúng Nghị định 43 "quy hoạch hệ thống trường ốc đúng môi trường, và thi hành quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Không dùng nơi sinh hoạt tôn giáo để làm trường ốc”.

Ngành giáo dục cần trở về lại bản chất ngay chính, lương thiện, trí thức, không để rơi vào tình trạng bất lương trong giáo dục. Bản chất giáo dục đòi hỏi sự lương thiện trong khi chính Ban Giám Hiệu Trường lại cố tình đồng lõa với lực lượng chính quyền cưỡng đoạt cơ sở-tài-sản-tôn-giáo của Loan Lý làm Trường của mình một cách không lương thiện!

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Hiến Pháp Điều 35). “Phát triển giáo dục” phải chăng là đi cướp đoạt cơ -sở- tài -sản -tôn- giáo của Loan Lý để mở rộng cho nhu cầu của mình, và lấy đó làm vinh danh, và cho rằng đó là sự phát triển giáo dục? Các cán bộ thẩm quyền Thị Trấn Lăng Cô, Ban Giám Hiệu Trường Tiểu Học Lăng Cô, đang có đủ đất đai và môi trường cho học đường, đã không đem hết tài năng và sức lực, với chức quyền bổng lộc của Nhà Nước để ra công làm công việc phát triển quy hoạch hệ thống trường ốc cho ngành giáo dục của Thị Trấn theo Nghị định 43 của Chính phủ nên đã nhúng tay vào những hành động sai trái - cưỡng đoạt cơ -sở- tài -sản -tôn- giáo của Loan Lý bất hợp luật!

* Ngành giáo dục Thị Trấn Lăng Cô đã đồng loã với lực lượng hùng hậu của chính quyền, cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý để làm trường của mình, là một hành động nghịch Hiến pháp và Luật pháp, nghịch với đường lối của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đã làm cho ngành giáo dục mất đi phẩm tính lương thiện. Cần phải sửa sai hành động của Ban Giám Hiệu trong biến cố nầy.

4. Biến cố Loan Lý và công bằng xã hội

- Để bảo vệ công lý và công bằng xã hội, Hiến Pháp đòi hỏi ”thực hiện công bằng xã hội ” (Hiến Pháp, điều 3). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du đầu tháng 03/2008 tại các nước Anh, Ai-len và Đức, đã mạnh dạn Tuyên bố với chính giới và báo giới Âu châu rằng tại Việt Nam, Nhà nước đang xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh "!

Mọi hành vi "chiếm dụng, chiếm đoạt, tước đoạt, cưỡng đoạt, cướp đoạt " vì bất cứ lý do nào mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu đều không có giá trị pháp lý, tự nó bị vô hiệu và do đó, đều vi phạm Hiến pháp, Luật pháp và quyền con người, quyền của tập thể, vi phạm công bằng xã hội…. Ngay cả " Không ai được tự ý vào chổ ở của người khác ( nhà giáo dân Loan Lý bị xâm nhập trong biến cố), nếu người đó không đồng ý " ( Hiến pháp điều 73). "Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật, quyền sở hữu đối với tài sản của mình ". (Luật dân sự điều 169). "Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (Tuyên Ngôn Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đã khẳng định - số17).

Các cán bộ có thẩm quyền trong chính quyền các cấp và ngành giáo dục thuộc Thị Trấn Lăng Cô đã cưỡng đoạt bất công, bất hợp luật trên chính cơ -sở -tài- sản- tôn- giáo của Loan Lý. Không có luật pháp nào của Nước CHXHCNVN chấp nhận hành động bất hợp luật đó. Hiến Pháp đòi hỏi “thực hiện công bằng xã hội”(Hiến Pháp, điều 3).

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành vi nghịch Hiến pháp và Luật pháp, đã đi ngược với công bằng xã hội. Cần phải sửa sai các cán bộ chính quyền và Ban Giám Hiệu, họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trong biến cố nầy.

5. Biến cố Loan Lý và đạo đức học

Ngoài các văn bản pháp quy đã được Nhà Nước chính thức phổ biến, một sự thật sơ cấp nhất đáng mọi người quan tâm đang lưu hành hiện nay trong chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho các học sinh, đặc biệt tại Trường Tiểu học Thị Trấn Lăng Cô: Trong “Vở Bài Tập Đạo Đức 3 ”: Ở mục bài tập 2, a/ Tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng. b/ Tự ý sử dụng khi chưa được phép: “không nên làm”. Ở mục bài tập 3: “ Em đã biết tôn trọng tài sản của người khác chưa?”… Bài tập kết luận và học thuộc lòng: Tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý sử dụng tài sản của người khác là thiếu tự trọng và vi phạm pháp luật. Cơ -sở- tài -sản –tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý cần phải được tôn trọng.

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành động nghịch với Đạo dức học. Cần phải sửa sai hành động phi đạo đức của lực lượng chính quyền và Ban Giám Hiệu trong biến cố nầy.

6. Biến cố Loan Lý và luật hình sự

Nhìn lại biến cố dặc biệt của Loan Lý đêm khuya 13 và ngày 14 tháng 09 năm 2009, một biến cố đặc biệt liên quan tới CƠ -SỞ -TÀI- SẢN- TÔN -GIÁO CỦA GIÁO XỨ LOAN LÝ đã bị chính quyền từ cấp Thị Trấn Lăng Cô đến cấp tỉnh Thừa Thiên, rắp tâm cưỡng đoạt bằng một sức mạnh hùng hậu bất hợp luật chưa từng thấy bao giờ tại Thị Trấn Lăng Cô nói riêng và Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, Huế nói chung. Biến cố ấy:

- Có còn "nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, luật pháp" của Nước CHXHCNVN nữa không?(x. HP,điều 12).
- Có còn là "mọi hành động xâm phạm. ..quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” không (HP,điều 12)?
- Có phải “ Các cơ quan Nhà nước,. .. phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật” không ? (HP,điều 12).
- Có phải Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam sáng ngày 17/04/2009 nói rằng: “Những người bảo vệ luật pháp lại vi phạm pháp luật”!?
- Mọi hành vi chiếm đoạt, tước đoạt, cưỡng đoạt, cướp đoạt cơ-sở -tài -sản- tôn- giáo hay quyền sở hữu của Giáo Xứ Loan Lý, dù bất cứ lý do gì, khi người ta không đồng ý, tự nó đều vô hiệu và nghịch với Hiến pháp, Luật pháp và đạo đức.
- Chiếu luật, sẽ bị quy trách Luật Hình Sự của Nước CHXHCNVN các điều sau đây: điều 133 - tội cướp tài sản; điều 135- tội cưỡng đoạt tài sản; điều 137 - tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; điều 139- lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng cơ quan tổ chức để chiếm đoạt tài sản.

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành động nghịch với mọi giá trị và tự nó bị vô hiệu pháp lý, phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước pháp luật trong biến cố nầy.

* Thông Báo số 65/2009/TTGMH đã chính thức “tỏ bày nỗi bức xúc và ngỡ ngàng trước cách thức giải quyết đơn phương và thô bạo của chính quyền về một sự việc liên quan đến tôn giáo mà không trao đổi, đối thoại và bàn bạc trước với giáo quyền địa phương” ( trích Thông Báo số 65/2009/TTGMH).

Trước những hành động bất công và nghịch lại với mọi giá trị đó, Giáo Xứ Sáo Cát hoàn toàn không chấp nhận.

Cùng với Toà Tổng Giám Mục Huế, Giáo Xứ Sáo Cát hiệp thông với Cha Quản Xứ và Giáo Xứ Loan Lý trong những nỗi đau thương nầy vì nhưng thương tích thể xác và tinh thần phải chịu đựng trước những hành động “THÔ BẠO” ấy!

Xin mọi người cùng với Tòa Tổng Giám Mục lên tiếng để “hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý cũng như cho công bằng và sự thật được tôn trọng trên quê hương Việt Nam của chúng ta" ( trích Thông Báo sô 65/2009/TTGMH).
 
100% công chức cấp cao là Tiến sĩ thì dân ta đi ăn mày!
Nguyễn Quang A
11:24 25/09/2009
Nhìn cái tiêu đề “Có bằng Tiến sĩ mới đột phá tư duy” của bài báo, tôi nghĩ Vietnamnet phịa chuyện giễu chơi cho vui.

Nhưng khi thấy báo trích dẫn nghiêm túc một ông Tiến sĩ, quan chức cấp cao của Sở Nội vụ Hà Nội, thành viên Ban soạn thảo chiến lược cán bộ công chức khối chính quyền thành phố Hà Nội, thì tôi thực sự phát hoảng. Làm gì có sự ngu đần đến thế được? Hay là báo viết bậy, người ta nói một đằng lại viết một nẻo? Nếu thế thì Vietnamnet phải cải chính ngay đi không là gay đấy! Cũng chẳng hiểu báo đã liệt kê hết các chức danh vô cùng quan trọng của ông ấy chưa? Chưa liệt kê hết cũng có thể bị khó dễ khi làm việc với Sở của ông ta đấy! Dưới đây tôi viết với giả thiết những điều báo viết là đúng.

Sau vài phút bàng hoàng, tôi bình tâm lại và thấy chắc Vietnamnet viết đúng. Với cách làm nhân sự của các cơ quan nhà nước từ xưa đến nay thì quá dễ hiểu: không có những điều kì quái mà ông Tiến sĩ ấy nói ra mới là lạ!

Hayek đã phải dành hẳn một chương (chương 10) trong cuốn The Road to Serfdom từ 1944 của ông (Bản dịch của tôi là Con đường dẫn tới chế độ nông nô còn bản dịch mà NXB Tri thức mới xuất bản có tựa đề Đường về Nô lệ; tôi nghĩ dùng từ “về” chưa lột hết nghĩa, cảnh nô lệ không đáng “về” và không phải ở quá khứ mà ở ngay trước mắt nếu…) để trả lời cho câu hỏi cũng là tựa đề của chương: “vì sao kẻ tồi nhất leo lên đỉnh”. Có thể tranh luận về các lí giải của Hayek, bạn đọc nên đọc chương đó và tự đưa ra lí giải của mình.

Hãy quay lại ý kiến của ông Tiến sĩ. Theo ông người ta đã tiêu (không rõ bao nhiêu) tiền đóng thuế của dân để tiến hành một “đề tài khoa học”. Đúng là loạn “đề tài khoa học”.

Có một sự lầm lẫn khái niệm ở đây.

Việc của công chức là công việc hành chính, là việc công. Công chức là người được bầu hay được chỉ định để phục vụ, để làm các việc công đó. Việc của công chức không phải là việc “nghiên cứu khoa học”. Nhân dân đóng thuế để nuôi họ làm việc công, không phải để họ nghiên cứu khoa học. Sự lẫn lộn khái niệm dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Xã hội chỉ phát triển nếu có sự phân công lao động hữu hiệu (nôm na là ai giỏi việc gì thì làm việc ấy). Vậy cớ chi vẽ ra lắm “đề tài khoa học” để cho các quan trở thành các “nhà nghiên cứu khoa học” hay chỉ để có thêm kinh phí cho các quan “cải thiện”. Nếu đó là công việc thuộc bổn phận của họ phải làm mà lại “vẽ ra” đề tài “nghiên cứu khoa học” thì có thể xem xét liệu có chuyện lạm quyền, tham nhũng hay không. Hãy minh bạch những chuyện đó, dần dần người dân sẽ hiểu, quan chức sẽ hiểu họ phải làm gì và không được làm gì.

Các nhà nghiên cứu khoa học thường làm việc tại các viện nghiên cứu và các trường đại học. Họ không phải là các công chức, họ là các viên chức có thể ăn lương từ ngân sách, họ không thuộc cơ quan công quyền. Cần phải rạch ròi chuyện này. Về cơ bản chỉ các nhà nghiên cứu khoa học thật sự đó mới viết luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ. Những người khác, các công chức, người dân thường cũng có thể tự do nghiên cứu khoa học và kiếm bằng Tiến sĩ nếu họ muốn, nhưng phải với tư cách cá nhân. Phải tuyệt đối cấm công chức dùng thời gian và tiền bạc của Nhà nước để “được đào tạo” thành Tiến sĩ. Phân công lao động xã hội hiện đại không đòi hỏi họ là nhà nghiên cứu. Nếu họ vẫn muốn, nên để họ thi tuyển vào các viện nghiên cứu và các đại học, nếu họ có khả năng thực sự và được nhận. Nếu các tổ chức nghiên cứu này là các tổ chức nghiên cứu thực sự, tôi tin 99,9% số Tiến sĩ ở các cơ quan công quyền sẽ không được nhận vào làm.

Công chức gương mẫu, mẫn cán, làm tốt công việc của mình được xã hội công nhận và danh tiếng xã hội của họ có thể khác, nhưng cũng có thể chẳng kém gì của các Giáo sư hay Tiến sĩ tử tế. Cái bằng không làm nên con người, danh tiếng của một người chỉ phụ thuộc vào những cống hiến thực sự của họ cho xã hội, dẫu họ có biết đọc biết viết hay không, chứ chẳng nói họ có cái mảnh bằng (thường là rởm) hay không. Sự đánh giá, tuyển dụng, cất nhắc nhân viên không theo công trạng chắc chắn sẽ dẫn đến sự lụn bại của tổ chức sử dụng họ, dẫu đó là một doanh nghiệp, một cơ quan hay Chính phủ.

Lầm lẫn khái niệm, đi biến cơ quan công quyền thành nơi “nghiên cứu khoa học” rởm cũng chẳng khác việc bắt thợ nề làm thợ mộc và cái nhà do họ xây chắc chắn sẽ bị sụp. Và người gánh chịu hậu quả của kiểu “trọng dụng nhân tài” này sẽ là những người đóng thuế, là nhân dân và cả dân tộc. Nếu vẫn lấy mảnh bằng làm thước đo khi tuyển chọn và đánh giá, cất nhắc; nếu chỉ lấy lòng “trung thành” với cái gì đó rất mơ hồ mà thực chất là trung thành với sếp; nếu vẫn làm nhân sự theo cách cũ, thì đất nước sẽ lụn bại. Nếu chỉ cần 15% chứ chưa nói đến 100% công chức chủ chốt có bằng Tiến sĩ thì chắc chắn dân ta đã phải chịu số phận ăn mày. Những người có bằng Tiến sĩ ấy sẽ “đập phá tư duy” đưa chúng ta đến chỗ chết.

Người dân đóng thuế nuôi các quan chức không thể để họ xài tiền của mình một cách phí phạm như vậy. Các Tiến sĩ hãy thi thố trên mặt trận khoa học. Tôi kiến nghị ông Chủ tịch thành phố Hà nội hãy để 56 Tiến sĩ hiện có trong bộ máy công quyền chuyển về các cơ sở nghiên cứu thực sự, nếu họ có năng lực khoa học và các cơ sở đó chịu nhận mà không có sức ép nào, còn nếu không thì nên để họ ra khỏi cơ quan, hãy để họ thử làm các nhà nghiên cứu tự do, tự làm, tự kiếm sống, xem họ có thể sống bằng cái “mảnh bằng Tiến sĩ” của mình hay không.

(Nguồn: Mạng Bauxite Việt Nam)
 
GS Kim Oanh: Giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa sáng sủa
Huy Phương
11:37 25/09/2009
VOA 24/09/2009 - Nhân dịp có tin một hiệu trưởng của một trường Trung Học Phổ Thông trong tỉnh Hà Giang cùng 2 cựu học sinh đã nhìn nhận hành vi mua dâm và môi giới mại dâm ban Việt ngữ VOA xin trình bày cùng quý vị một tài liệu của 2 chuyên viên Mỹ nói về hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, và nhận xét của một chuyên viên giáo dục ở California.

Gs Nguyễn Lâm Kim Oanh
Tài liệu mà chúng tôi định trình bày có tựa là “Hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam: khủng hoảng và đối phó” do hai chuyên viên ban châu Á của Ash Institute, thuộc trường đại học Harvard soạn thảo sau khi đến Việt Nam làm việc, nghiên cứu và giảng dạy một thời gian.

Trong tài liệu này, trước nhất, 2 ông Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson chỉ ra mức độ của cuộc khủng hoảng giáo dục đại học và đi tìm các nguyên nhân cội nguồn của chúng. Sau đó 2 ông xem giới hữu trách đã đối phó với cuộc khủng hoảng này như thế nào. Cuối cùng họ kết luận rằng cần phải có những cải cách có tính cách định chế nếu muốn đối phó với cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả. Phần cuối của tài liệu có kèm một bài viết của giáo sư Hoàng Tụy, một nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam.

Một trong những người có theo dõi tài liệu này là giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, Ủy viên Giáo dục Học khu Garden Grove, thành viên Ủy ban Cố vấn Giáo dục tiểu bang California.

Giáo sư Kim Oanh cho biết: “Các tác giả đưa ra một vài dữ kiện để cho chúng ta thấy rằng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang trên đà suy thoái, suy thoái đây có nghĩa là trong số các quốc gia châu Á lân cận đang cố gắng có những thay đổi giúp cho sinh viên có bằng cấp, có kiến thức, thì hệ thống đại học Việt Nam gần như là dậm chân tại chỗ."

Một ví dụ điển hình là trong một cuộc tổng kết các bài nghiên cứu đại học, các bài tham luận cùng cấp đại học được công bố vào năm 2007, người ta thấy Nam Triều Tiên có 5.060 bài, Singapore có 3.590 bài, Thái Lan có 1.750 bài, trong khi Việt Nam chỉ có 96 bài.

Một ví dụ khác là trong một cuộc tổng kết các bằng phát minh trong năm 2006, Nam Triều Tiên có 102.633 bằng phát minh, Singapore có 995 bằng, Thái Lan có 158 bằng, nhưng Việt Nam không có bằng nào.

Hai chuyên viên Vallely và Wilkinson của trường đại học Harvard cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này.

Thứ nhất là do lịch sử, trong đó có những cuộc chiến tranh kéo dài. Thứ hai là do cách quản lý của chính quyền, trong đó đại học chưa có quyền tự trị, bằng cấp có thể mua bán, xa lạ với những tiêu chuẩn đại học quốc tế, các công trình nghiên cứu được tài trợ cho những người quen biết hơn là những người có khả năng thực sự, số người có điều kiện du học rất ít, những người thành tài không chịu trở về, và nhất là Internet bị hạn chế trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin.

Giáo sư Kim Oanh nói rằng trong tài liệu phân tích này, các tác giả thừa nhận là chính quyền Việt Nam cũng có đưa ra một số biện pháp, ví dụ Nghị quyết 14 và kế hoạch tạo điều kiện để có nhiều sinh viên du học.

Giáo sư Kim Oanh cho biết: “Nghị quyết 14 Cải cách Toàn diện Giáo dục Đại học, đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phải có một số giáo sư được đào tạo cấp cao học hay tiến sĩ. Nhưng khi đưa ra dự án đó, họ không nói làm thế nào để thay đổi cách quản lý điều hành trường đại học. Nếu vẫn tiếp tục hệ thống trung ương tập quyền thì không thay đổi được.

Thứ hai là họ có chương trình đẩy mạnh số sinh viên du học ngoại quốc, số đó bắt đầu tăng từ 1986, qua các chương trình học bổng của Fulbright và World Bank. Một số gia đình khá giả có phương tiện gửi con đi du học. Mặc dù bây giờ Việt Nam được liệt kê trong số 20 quốc gia hàng đầu có sinh viên du học tại Hoa Kỳ, nhưng so với số sinh viên toàn quốc, số này rất là nhỏ.

Khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam càng ngày càng lớn, do đó số người có cơ hội du học rất nhỏ, không giải quyết được vấn đề đào tạo sinh viên. Tóm lại, hai chính sách được đưa ra có ảnh hưởng rất ít."

Qua kinh nghiệm huấn luyện giáo chức từ hơn 20 năm qua và bây giờ còn phụ trách điều hành Chương trình Ngôn ngữ Chiến lược cho Hệ thống Đại học California, giáo sư Kim Oanh đưa ra nhận xét cá nhân về hệ thống đại học Việt Nam hiện nay.

Giáo sư Kim Oanh nói: “Tôi chưa thấy một viễn tượng gì sáng sủa hết, tại vì chính ngay những người trong nước, ngoài giáo sư Hoàng Tụy còn có những người trong hệ thống giáo dục đại học ở Hà Nội và Sài Gòn đã bắt đầu lên tiếng, viết những bài nhận định rất rõ ràng. Họ biết những gì cần làm, những gì cần thay đổi, các đề nghị rất cụ thể, chúng tôi đọc vào chúng tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng cho tới bây giờ chính quyền Hà Nội, những người có thực sự có thẩm quyền để thay đổi vẫn chưa áp dụng những cái đó.

Do đó, theo nhận định giới hạn của tôi, tôi thấy viễn tượng tương lai của thế hệ trẻ, của sinh viên Việt Nam chưa sáng sủa; mặc dù tôi biết có rất nhiều sinh viên có khả năng, có tiềm năng rất cao, có những suy nghĩ, có những nghiên cứu muốn đeo đuổi về toán học, khoa học; nhưng họ chưa có môi trường và chính phủ hiện nay chưa tạo môi trường cho họ. Do đó, khi nhìn vấn đề này thì tôi thấy rất bi quan."

Mời quý vị theo dõi các phát biểu đầy đủ của giáo sư Kim Oanh nơi đường dẫn bên mặt.

(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-24-voa34.cfm)

Ý kiến bạn đọc:
1. Nản - Người gởi: bobo (HCMC) 09-25-2009 - 15:14:12
Em hiện là sinh viên năm 4 rồi, mà học xong em vẫn chưa định hình được là mình đã chắt lọc được cái gì sau 4 năm ngồi ghế đại học quốc gia... Em học về ngoại giao, mà người ta nói vô được bộ ngoại giao làm mà ko có nâng đỡ thì đợi cỡ vài chục năm mới được phát triển, nói vậy chứ em cũng ko thèm làm chính trị ở VN đâu.

2. Người gởi: English Nguyen (USA) 09-25-2009 - 14:18:38
Kế hoạch của các nước theo chân Mỹ: Muốn phát triễn KINH TẾ phải đầu tư vào nền Giáo Duc như sau: Mở đầu chiến dich là ồ ạt gửi du hoc sinh qua các ĐH MỸ và Anh. Để đao tạo nền móng cho nhân sư. Không tiếc tiền họ thuê mướn giáo sư giỏi từ ngoại quốc. Họ cho Đại Học Tự trị, Xây dựng hạ tầng cơ sở. Đưa English lên thành Sinh ngữ chính sau tiếng mẹ đẻ. Tất cả SV ĐH phải qua kỳ thi English. Tăng lương và phụ cấp cho các Giáo Viên, Giáo Sư. Khuyện khích và nâng đỡ tối đa các SV thiểu số, các vùng hẻo lánh. Dành những món nợ ưu đãi cho các SV nghèo. Lưa nhân tài không qua chịnh trị để họ điều hành các Trưởng ĐH và trung học. Mỗi trường từ Tiểu học đến ĐH đều có hệ thống Thư viện. Tất cả mọi sách tham khảo về giảng dạy phải dùng hệ thống English. Khuyến khích ĐH tư và đăt tiêu chuẩn từng ĐH. Chú trọng ngành Cao Đẳng để đào tạo nghề ngắn hạn.

3. Người gởi: Nguyen English (USA) 09-25-2009 - 14:14:01Các nhà lãnh đao Viet Nam nên đầu tư vào nền giáo dục VN
Trong thập niên 40' và 50' Chính phũ Mỹ đã đầu tư rất mạnh vào hệ thống Giáo Duc vì nhận được một report của một nhả kinh tế lỗi lạc viết là: muốn phát triễn nền kinh tế Mỹ thì phải đầu tư vào nền giáo dục. Và theo gương của Mỹ các quốc gia Tây Âu, Nhật, Đài Loan, Hongkong, Singapore, Nam Hàn, TQ đã đầu tư vào nền giáo dục cũa họ. Chỉ sau 20 năm các quốc gia nầy trỡ thành cường quốc KT.

4. Người gởi: Trần Hồng Anh (Bộ đội sông Lô) 09-25-2009 - 13:22:47
Nền giáo dục của một đất nước mà với học sinh cấp tiểu học thì "ngồi nhầm lớp"! Cấp trung học thì dùng tiền mua điểm, học bạ để được lên lớp, cấp đại học thì thầy dụ dỗ sinh viên cho điểm cao sau mỗi lần làm tình trong khách sạn và học vị tiến sĩ là nhờ học tại chức thì có lấy lá cây rừng làm giấy cũng không đủ để cho những người có tâm huyết viết lên cách sữa đổi. Cái gốc chính là do xã hội đã quá nhầy nhụa từ châm ngôn "hồng hơn chuyên" mà ra! Loại bỏ sách lược này là điều kiện tiên quyết để cải cách giáo dục!

5. Người gởi: Steve Nguyen (USA) 09-25-2009 - 12:23:58 Giao duc
Neu muon Viet Nam tien nhanh thi phai co dan chu cho VN thi moi giai quyet duc moi be tac cua xa hoi.

6. Người gởi: Đỗ Tuấn Anh (USA) 09-25-2009 - 12:19:31
Thú thật, khi là du sinh tại Mỹ, tôi mới biết là tôi học rất kém (chỉ riêng Anh ngữ thôi đó) so với tất cả các du sinh từ các nước khác. Ấy vậy mà trong lần đầu về VN "để nổ" với bạn bè sau 6 tháng là du sinh, ai ai cũng tôn vinh tôi như là thần tượng! Vào phòng Test center thi cử ở Mỹ mà tôi cũng "quay phim" dễ dàng như ở VN thôi! Trong khi đó có rất nhiều du sinh thuộc dân tộc nước khác họ bằng lòng nộp giấy trắng chứ không chịu "quay phim" thậm chí không thèm hỏi bạn thân đang làm bài chăm chỉ bên cạnh! Nghĩ thật xấu hổ cho du sinh VN như tôi!

7. Người gởi: Một Phụ huynh (Việt Nam) 09-25-2009 - 12:07:43Học! Học mãi! Học đến hôc xì dầu!
Ở VN hiện nay học sinh từ lớp 2 đến sinh viên đại học thường đùa với khấu hiệu "Học! Học mãi! Học đến hộc xì dầu!" nhưng thu hoạch thực tế lại là "ngồi nhầm lớp"! Con tôi học lớp 6 mà chưa biết cách làm một bài tóan chia dù rằng nó học ở trường ngày 2 buổi từ mờ sáng đến xẩm tối. Ban đêm thì đi học "phụ đạo" đến 9g tối cũng do chính cô giáo chủ nhiệm dạy và tôi phải trả tiền gân 1 triệu đồng/tháng! Gia đình nào có con đi học cũng vậy không riêng gì tôi! Ấy vậy mà ngày nhà giáo (20/11/2008) mang quà cáp đến nhà cô còn bị "chê ít" nữa mới chết chứ! Tóm lại ở VN chúng tôi ai cũng đều thuộc nằm lòng câu "Học! Học mãi! Học đến hộc xì dầu!"

8. Người gởi: Nguyễn Dương (VN) 09-25-2009 - 10:30:51 IDS
IDS mà còn phải tự tử thì lấy đâu ra chuyện phát triển giáo dục, ngu dân để trị là chính.

9. Người gởi: Trinh Xuân (Thua Thien Hue- Viet Nam) 09-25-2009 - 08:41:03VN cần cải cách giáo dục ở bậc đại học
Tại VN người ta sử dụng bằng đại học giả tràn lan, nhưng các cơ quan vẫn cứ tuyển dụng (có lẽ do có ăn tiền đút lót). Tại sao Bộ GD&DT không công khai đăng lên mạng danh sách tốt nghiệp đại học các ngành các trường trên toàn quốc để người ta biết? Suy thoái là phải. Tôi nghe ở Đà Nẵng đang triển khai xây dựng trường đại học Quốc tế với quy mô đào tạo 1500 SV và 1500 SV sau đại học. Không biết có mời các GS nước ngoài về dạy không nữa. Chứ GS VN thật không đáng tin cậy.

10. Người gởi: huungo (Viet Nam) 09-25-2009 - 08:31:50Xót xa cho nền giáo dục Việt Nam
Như các nhà nghiên cứu đã tổng kết: Một năm mà VN chỉ có 96 bài nghiên cứu đại học(!). Như vậy ThaiLan có số bài nghiên cứu gấp 18 lần; Singapore gấp 40 lần; Hàn Quốc gấp 50 lần(!). Còn về bằng phát minh là "Zero". Như thế đúng là hệ thống GD VN đang trên đà suy thoái. Nước ta nghe nói có hơn 1000 tiến sĩ và 2000 thạc sĩ. Mấy vị này đang ăn lương của dân sao mãi ngồi chơi xơi nước thế? Có lẽ bằng cấp do mua bán, chứ thực tài không có. Nhục quá.

11. Người gởi: vinh 09-25-2009 - 00:51:21Buồn cho các thế hệ học sinh VN
Thật là buồn cho các thế hệ học sinh VN hiện nay, với nền giáo dục như thế này thì bao giờ mới tiến nỗi. Mang tiếng là một KS được đào tạo chính quy nhưng lại ko được sử dụng bởi vì gia đình tôi không có tiền và cũng không có quyền. Nên chúng tôi đành phải thất nghiệp... Đó là thực tế với bản thân của tôi và bây giờ tôi đang lo cho các thế hệ con, cháu của tôi... Bỏi vì nó cũng đang được đào tạo bởi nền giáo dục phiến diện, lỗi thời, và đang dậm chân tại chỗ...

12. Người gởi: bb (cnd) 09-24-2009 - 23:01:27
Đọc mà buồn cho sinh viên Việt, nhân tài có đó mà không biết đào tạo thật tiếc, nhưng cứ theo đường lối cũ, có công cách mạng, gia đình cách mạng, con ông cháu cha...mới được ưu tiên thì làm sao có nhân tài thật sự. Cứ suy ra, những người như vậy tốt nghiệp với sự nâng đỡ thì sau nầy chính họ lèo lái quốc gia hay chính họ dạy lại lớp trẻ thì làm sao tiến nổi. Mấy mươi triệu người thì có biết bao học sinh ưu tú, để họ học hỏi cái hay của xứ người thì đất nước mới có cơ hồi sinh, nhưng như vậy nguy cho chế độ thôi đành chịu. Tiếc cho tuổi trẻ VN.

13. Người gởi: Tran nguyen Han (Banktown) 09-24-2009 - 22:12:21Một cách duy nhất
Là một người từng ở trong ngành giáo dục của VN, từ lâu tôi đã nghiệm ra rằng:" Cách duy nhất để thóat khỏi tình trạng trì trệ trong ngành Giáo dục cũng như các ngành khác là phải xóa bỏ chế độ độc Đảng, nếu không thì sẽ chẳng thay đổi được bao nhiêu, vẫn là trì trệ."
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thông Báo Mục Vụ: Trau Giồi Ngôn Ngữ Spanish Cho Linh Mục VN
LM. Nguyễn Thanh Liêm
10:36 25/09/2009
Ngày 23/9/09

Kính thưa quý Đức Ông, quý Cha,

Để giúp cho các Linh Mục Việt Nam có thể làm việc mục vụ trong Giáo Hội Hoa Kỳ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, nhất là các Linh Mục đã, đang và sẽ phục vụ trong các giáo xứ hay cộng đồng đa chủng tộc, với nhu cầu mục vụ cho những người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha (Spanish), việc hiểu biết ngôn ngữ Spanish và các phong tục, tập quán của họ là điều thật sự cần thiết.

Chúng con đã chia sẻ với Đức Sứ Thần Tòa Thánh ở Costa Rica, TGM. Pierre Nguyễn Văn Tốt, trong dịp ngài đến với Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần II, ở thủ đô Washington D.C vào tháng sáu, 2009 vừa qua, về nhu cầu cần có những khóa huấn luyện đặc biệt, cấp tốc giúp cho các Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ về ngôn ngữ Spanish chuyên môn về cử hành Thánh Lễ, công bố và chia sẻ Lời Chúa, nghi thức cử hành các Bí Tích, giao tế hằng ngày, cũng như học hỏi và hiểu biết về các phong tục, tập quán. Đức Sứ Thần đã giới thiệu chúng con với Cha Rolando Fonseca, Linh Mục đang phục vụ trong địa phận El Paso, Hoa Kỳ, gốc Costa Rica. Chúng con liên lạc và được Cha Rolando Fonseca hứa sẽ cùng các Linh Mục ở Costa Rica cộng tác giúp đỡ.

Quý Đức Ông hay quý Cha nào có nhu cầu, xin vui lòng liên lạc trực tiếp với Cha Rolando Fonseca, tiếng Anh, qua email: h2odulce@gmail.com, hoặc có thể liên lạc với Đức Sứ Thần Tòa Thánh, qua email: nuapcr@gmail.com, để cùng sắp xếp thời gian, chương trình và nội dung học chi tiết. Chúng con đề nghị quý Đức Ông và quý Cha nên liên lạc với Giám Mục và với vị Giám Đốc đặc trách về Continuing Education Program của giáo phận mình để trình bày và xin phép, cũng như yêu cầu trợ giúp tài chánh cần thiết để có thể tham gia khóa học này.

Kính thông báo,

Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
 
Thư Gởi Tòa Tổng Giám Mục Huế về vụ giáo xứ Loan Lý
LM. Nguyễn Thanh Liêm
10:38 25/09/2009
Thư Gởi Tòa Tổng Giám Mục Huế - Loan Lý

Ngày 24/9/09

Kính thưa:
- Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Giáo Phận Huế
- Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phụ Tá

Chúng con được thông báo của Đức Tổng gởi trong Tổng Giáo Phận Huế vào ngày 23/9/09 vừa qua về 'vụ việc Loan Lý', cùng với việc 'bày tỏ nỗi bức xúc và sự ngỡ ngàng trước cách thức giải quyết đơn phương và thô bạo của chính quyền về một sự việc liên quan đến tôn giáo mà không trao đổi, đối thoại và bàn bạc trước với giáo quyền địa phương', như lời Đức Tổng chia sẻ.

'Vụ Việc Loan Lý' cùng với những gì xảy ra tương tự ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà và Tam Tòa hiện đang gây sự chú ý và quan tâm trong Chính Phủ và người dân Hoa Kỳ; Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và hàng giáo sĩ, giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhất là khi những hình ảnh, video và các tường thuật ghi nhận diễn tiến áp chế ở các nơi được loan truyền rộng rãi, nhanh chóng khắp nơi trên thế giới qua các hãng thông tấn, báo chí và website. Vấn đề tự do tôn giáo, công lý, nhân quyền và dân chủ đang được nhiều giới đặt ra với những nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam đi viếng thăm ở đây.

Chúng con xin được chia sẻ những ưu tư và khó khăn của Hai Đức Cha, của Tổng Giáo Phận Huế nói chung và giáo xứ Loan Lý nói riêng đang phải đương đầu.

Chúng con mời gọi mọi người Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ cùng thông công với hai Đức Cha, với Tổng Giáo Phận Huế, để cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý, và ước mong Tòa Tổng và chính quyền địa phương sớm có những giải pháp tốt đẹp, hợp lý vẹn tình.

Kính thư,

Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hành hương hành trình niềm tin 2009
Lm. Paul Văn Chi
19:05 25/09/2009
HÀNH HƯƠNG HÀNH TRÌNH NIỀM TIN 2009.

PILGRIMAGE OF FAITH JOURNEY 2009.


PHẦN NHẤT

Chiều thứ 2 ngày 29 tháng 6 năm 2009, đúng ngày Đại Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô, đoàn Hành Hương Hành Trình Niềm Tin lên đường Hành Hương theo bước Chân của Chúa Giêsu Kitô và bước chân của các Thánh Tông Đồ, đặc biệt 2 Thánh Tông Đồ Cả là Phêrô và Phaolô.

Đoàn hành hương chúng tôi trên chuyến bay Airbus 380 SQ 222 lớn nhất thế giới của hãng Hàng Không Singapore đáp xuống Phi Trường Singapore, dừng chân theo bước chân đoàn người Việt Nam Tỵ Nạn để tìm về hình ảnh gian nan của Người Việt Nam tỵ nạn trên đường vượt biên và tạm trú tại Singapore nhớ về những ngày truân chiên trong thời Tỵ Nạn xa xưa.

Đoàn Hành Trình Niềm Tin bay từ Singapore sang Bangkok Thái Lan, để chuẩn bị nhập cuộc theo Hành Trình của Chúa Giêsu Kitô cách đây hơn 2000 năm. Tại Phi Trường Bangkok, 49 người trong đoàn Hành Hương trải qua một cuộc kiểm tra của chuyến bay Israel rất kỹ lưỡng. Những nhân viên an ninh Israel xét từng người một, và đóng dấu an ninh vào các vật dụng cũng như passport vì lý do an ninh.

KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC DO THÁI

a) Địa dư: Diện tích nước Do thái là 20.850 km2. Dài 416 km, rộng từ 15km đến 66km. 50% đất đai là những cánh đồng hoang vu. Ranh giới Do thái nằm sát với Libăng, Syria, Jordan và Ai Cập, phía tây giáp với Địa trung Hải.

b) Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt, mùa hè khô ráo và mùa đông ôn hòa nhưng hay mưa.

c) Dân số: Dân số ngày nay tại Do Thái là 4,472,000 người, gồm 633.000 Do Thái, 633.000 Hồi giáo Ả Rập, 105.000 Công Giáo, và 78.000 người theo các Tôn Giáo khác.

d) Ngôn ngữ: Tiếng Do Thái được đổi mới, toàn dân đều học và nói tiếng Do Thái. Báo chí bằng tiếng Do Thái mỗi ngày một gia tăng.

e) Tôn giáo: Do thái có nhũng tôn giáo chính: Do Thái giáo, Hồi giáo, Kitô giáo theo nghi lễ Đông phương và La Tinh.

Sáng ngày 2 tháng 7, đoàn đáp xuống Phi Truờng Tel Aviv và người hướng dẫn đón chúng tôi lên xe bus về Bethlehem. Mọi người quên hết sự mệt mỏi, đã cùng nhau lên đường kính viếng Đại Giáo Đường Giáng Sinh ngay buổi chiều. May mắn quá, Đại Giáo Đường Giáng Sinh chiều nay khá vắng người...Đoàn chúng tôi được Johny, người hướng dẫn đưa chúng tôi vào Đại Giáo Đường Giáng Sinh.

Đại Giáo Đường Giáng Sinh với hình Thánh Giá dài 170 feet và rộng 80 feet. Đại Giáo Đường Giáng Sinh được chia làm 5 cánh với 4 hàng cột lớn bằng đá đỏ của Đất Thánh. Những miếng trang trí bằng đá mosaics từ thế kỷ thứ 4 được khám phá ra năm 1936. Phần trên của Đại Giáo Đường và các tường, những miếng trang trí mosaics hiện rõ và do Đạo Binh Thánh Giá trang trí lại. Ca Đoàn Chính Thống Hy Lạp thường đứng hát Thánh Ca trên Hang Đá Giáng Sinh được trạm trổ bằng tay trên gỗ bá hương từ Lebanon. 2 cửa chính vào Đại Giáo Đường dẫn tới Hang Đá Giáng Sinh hình vuông với 35 feet dài và 10 feet rộng. Hang Đá Giáng Sinh được trang trí bằng 48 ngọn đèn. Một Ngôi Sao bằng bạc đặt ngay nơi Đức Giêsu Giáng Sinh có ghi bằng tiếng La Tinh: “Hic de Maria Virgine Jesus Christus Natus Est.” (Nơi đây Đức Giêsu Kitô đã Giáng Sinh bởi Mẹ Maria Đồng Trinh). Máng Cỏ được đặt bên phải. Những tảng đá nguyên thuỷ đen sạm vì nến và khói nằm phía trên Máng Cỏ. Mái nguyên thuỷ của Hang Đá được làm từ thế kỷ thứ 4. Những bức tường của hang được bảo quản bằng vật liệu chống lửa cháy do Tổng Thống Pháp Mac Mahon tặng năm 1874.Sau khi hôn kính Ngôi Sao Giáng Sinh và chụp hình bên Máng Cỏ Chúa Giêsu, đoàn chúng tôi dâng Thánh Lễ trong một hang ngay phía sau bên Máng Cỏ Chúa.

Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường thăm viếng Cánh Đồng Mục Tử. Những mục đồng canh giữ đoàn chiên ngoài đồng ban đêm, họ thấy các thiên thần của Thiên Chúa đứng hát chung quanh họ và loan tin: “Đừng sợ, ta báo cho các ngươi một tin mừng trọng đại, hôm nay, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa.” (Luke 2). Mặc dù các Phúc Âm không nói rõ vị trí chính xác của các mục đồng, nhưng theo truyền thống xa xưa, nơi này là cánh đồng nằm vào khoảng 2 dặm về phía đông của Belem.

Đoàn chúng tôi dâng Thánh Lễ tại đây, vang hát những bài ca Giáng Sinh của các Thiên Thần loan báo cùng với các Mục Đồng năm xưa: “Gloria in Excelsus Deo – Vinh Danh Thiên Chúa trên các Tầng Trời.”

Sau đó, đoàn đến thăm Ein Karem, nơi Thánh Gioan Tẩy Giả Giáng Sinh, và hành hương Thánh Đường Đức Mẹ thăm viếng Bà Thánh Elisabeth tại đây. Ngôi làng xinh xắn Ein Karem không xa Jerusalem bao nhiêu. Làng được bao bọc bằng những ngọn đồi với nhiều vườn cây olive và nho. Làng này được tin tưởng là nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh hạ. Nơi đây, Mẹ Maria từ Nazareth đến thăm viếng người chị họ tên là Isave (Elizabeth), mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả, theo Phúc Âm Luca (Luke 1: 39-46). Phúc Âm không chỉ định rõ nơi Mẹ Maria gặp Thánh Isave hay chỉ rõ nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh hạ. Phúc Âm chỉ trình thuật: “Mẹ Maria vội vã tiến về vùng núi của Judah.”

Nơi này phải là nơi gần Jerusalem để Zacharias là cha của Thánh Gioan Tẩy Giả phục vụ trong Đền Thờ. Theo truyền thống và qua các nhà khảo cổ cùng với những tài liệu quý giá, Ein Karem được nhận là nơi Mẹ Maria thăm viếng và là nơi hạ sinh Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngôi làng xinh xắn này với nhiều suối nước phù hợp với tường thuật của Thánh Sử Luca, là nơi quy tụ nhiều người từ thuở xa xưa. Ngôi Nhà Thờ mang tên Thánh Gioan Tẩy Giả được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 ngay trên ngôi nhà của ông Zacharias và là nơi sinh hạ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Nhà Thờ bị phá huỷ rồi được xây dựng lại thời Đạo Binh Thánh Giá. Ngôi Nhà Thờ hiện nay được quý Cha Phanxicô xây dựng vào năm 1885. Nhà Thờ Thăm Viếng với 2 tầng được xây dựng trên khu vực Thánh Isave mang thai Gioan Tẩy Giả và Mẹ Maria đến thăm viếng Bà. Từ những ngày đầu tiên, Nhà Thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Sau đó, nhiều lần được sửa chữa lại và đến năm 1938, các cha Phanxicô mới xây dựng Nhà Thờ phía trên. Trên bức tường hướng về Nhà Thờ, bản kinh Magnificat (Linh Hồn tôi ngợi khen Chúa) của Mẹ Maria được viết bằng 41 ngôn ngữ khác nhau.

Ngày 3 tháng 7, đoàn hành hương tiến về Nazareth nơi Chúa Giêsu sống ẩn dật 30 năm. Nazareth là một trong những thành phố chính của Đất Thánh với độ cao 1,230 feet trên mặt nước biển. Thành phố này nằm giữa những ngọn đồi và được chọn là nơi Truyền Tin cho sự kiện sinh hạ Đấng Cứu Thế. Nơi đây, “Ngôi Lời đã biến thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta.” (John 1:14). Đức Kitô đã sống thời kỳ ẩn dật tại đây giống như các trẻ em Nazareth khác. Ngài đã làm thợ mộc với Thánh Cả Giuse và Thánh Sử Luca đã gọi Ngài là người thợ mộc. Nazareth là một thành phố nhỏ không có tiếng tăm, bên cạnh làng Cana. Tại đây, Nathanael đã nghe nói về Đức Kitô. Ngài cũng không được đón tiếp tại quê hương Nazareth khi Ngài khẳng định: “Quả thật ta nói cho chúng con hay, không một tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương của mình.” (Luke 4:24). Chúng tôi vào thăm Hội Đường Do Thái, nơi dân Nazareth đã không tiếp nhận Ngài. Chúa Giêsu đã rời bỏ Nazareth để xuống Capharnaum để rao giảng. Tại Nazareth có một giòng suối nhỏ vẫn tiếp nước cho giếng nước của Mẹ Maria (Mary’s well). Năm 66 A.D. Thành phố này bị tàn phá do Vespasian. Vào năm 629, người Do Thái bị trục xuất khỏi Nazareth do lệnh của Heraclius. Trong thời kỳ Đạo Binh Thánh Giá, thành phố sống lại và phồn thịnh hơn. Ông Tancred, Hoàng Tử của Galilê xây dựng lại nhiều Nhà Thờ và tu viện. Năm 1187, thành phố bị Saladin xâm chiếm. Năm 1263 thành phố bị tàn phá do Beybars, sau đó rơi vào tay người Hồi Giáo kéo dài 400 năm. Năm 1620, nhiều gia đình Công Giáo về lập nghiệp nơi đây. Ngày nay, Nazareth phát triển lên và khoảng 35,000 dân gồm người Ả Rập và phần đông là người Công Giáo.

Nazareth là nơi cư trú của người Do Thái xưa kia. Người Công Giáo khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ 4. Khoảng thế kỷ thứ 5, Nhà Thờ Truyền Tin được xây dựng tại hang đá Truyền Tin. Năm 614, Nhà Thờ bị phá huỷ do người Ba Tư. Tancred xây dựng lại tu viện và Nhà Thờ theo kiểu Roman. Năm 1263, Nhà Thờ Đạo Binh Thánh Giá bị phá huỷ do Beybars. Năm 1730, Tu Sĩ Phanxicô được phép xây một Nhà Thờ nhỏ và được làm lớn hơn vào năm 1877. Tu Sĩ Phanxicô luôn luôn muốn xây dựng một ngôi Nhà Thờ lớn xứng đáng với Mầu Nhiệm Truyền Tin. Ước mơ của họ được thực hiện vào năm 1960-1968. Một Nhà Thờ nguy nga được xây dựng tại đây. Nhà Thờ này trở thành lớn nhất trong vùng Trung Đông. Trước khi xây dựng, họ khai quật toàn bộ khu vực. Nhiều di tích đời xưa được khám phá.

Sau khi kính viếng Thánh Đường Truyền Tin và hôn kính nơi Sứ Thần Truyền Tin cho Mẹ Maria. Đoàn kính viếng xưởng thợ Thánh Giuse và Gia Đình Thánh Gia, hành hương nơi Giếng Đức Mẹ đã thường xuyên múc nước hằng ngày cho sinh hoạt Gia Đình Thánh Gia. Hành Trình Niềm Tin cũng còn đến thăm viếng làng Naim, nơi Chúa Giêsu cho chàng thanh niên con một bà goá sống lại. Đêm nay,đoàn chúng tôi nghỉ đêm tại làng Nazareth.

Tiếp theo, Hành Trình Niềm Tin viếng thăm Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại đây. Đoàn dâng lễ Hôn Nhân đặc biệt cho 13 cặp Hôn Nhân tham dự nghi thức Lễ Nghi Hôn Nhân Truyền Thống tại Cana, và được cấp chứng chỉ Hôn Nhân tại Cana, để nhớ lại Bí Tích Hôn Nhân. Cana nằm vào khoảng 4 miles trên đường từ Nazareth tới Tiberias. Cana là nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên hoá nước thành rượu trong một tiệc cưới. (John 2:1-11). 2 Nhà Thờ được xây dựng tại đây để kính nhớ phép lạ đầu tiên này.

Buổi chiều, đoàn hành hương tiến lên Núi Tabor, nơi Chúa Biến Hình với 3 môn đệ: Phêrô, Giacôbê, và Gioan. Núi Tabor sừng sững vươn cao giữa các đồng bằng trên 1,900 feet cao hơn mực nước biển. Đây là một khung cảnh tuyệt đẹp trong vùng núi miền Galilê. Trong Thánh Vịnh 89, David hát lên: “Núi Tabor và Hermon sẽ mừng vui trong danh Thiên Chúa.” Trong thời xa xưa, nơi đây là biên giới giữa bộ lạc miền bắc và miền nam. Núi Tabor được nhận là Núi Thánh của Do Thái, vì nơi đây, vinh quang Thiên Chúa được thể hiện qua chiến thắng của Barak, với lời tiên tri Deborah, đánh bại quân đội Canaan dưới quyền Sisera (Judges 4:6). Làng Ả Rập dưới chân núi có tên gọi là “Daburieh” để vinh danh Nữ Tiên Tri Deborah. Đối với người Thiên Chúa Giáo, núi Tabor là Núi Thánh vì nơi đây Chúa Giêsu đã biến hình trước 3 môn đệ của Ngài (Luke 9:28 – 36). Đỉnh Núi Tabor dài 1,300 yards và rộng 450 yards, vây quanh với những di tích của thành luỹ cũ xây dựng vào thế kỷ 13 do người Hồi Giáo. Năm 1924, quý cha Phanxicô đã xây Nhà Thờ Chúa Biến Hình tại đây với những di tích của các Nhà Thờ trước kia. Bên cạnh những di tích của Nhà Thờ Byzantine thế kỷ thứ 6 và 12, người ta còn thấy được những di tích của những thành luỹ và tu viện xa xưa. Từ đỉnh cao của Núi Tabor, du khách có thể xem thấy khung cảnh huy hoàng và tuyệt mỹ của cả vùng chung quanh.

Đoà hành hương tại Nhà Thờ Tám Mối Phúc Thật.
Ngày thứ 7, Hành Trình Niềm Tin theo bước chân của Chúa Giêsu viếng thăm Biển Hồ Galilea. Thăm viếng Nof Ginosaur Kibbutz, nơi con thuyền nguyên thuỷ từ thế kỷ thứ nhất trong thời Chúa Giêsu hoat động Truyền Giáo tại đây. Đoàn hành hương cùng Chúa Giêsu lênh đênh trên Biển Hồ Galilea sóng nước chập chùng. Buổi trưa đoàn thưởng thức món Cá Thánh Phêrô truyền thống.

Biển Hồ Galilê dài 13 miles rộng 7 miles và sâu từ 130 đến 157 feet. Biển Hồ thấp hơn mặt nước biển là 686 feet. Biển Hồ có nhiều tên gọi khác nhau như Biển Hồ Galilê, Biển Hồ Tiberias, hay Biển Hồ Kinneret. Biển Hồ có hình giống như cây đàn harp và có nhiều cá như cá chép, cá mullet, cá trê, cá mòi...Giống như thời gian xa xưa, hiện nay, người ta vẫn còn bắt cá bằng lưới. Nước Biển Hồ trong và yên tĩnh. Thời Chúa Giêsu, Biển Hồ là trung tâm dẫn đến các phương hướng khác nhau. Nơi đây, với sự thông thương thuận lợi, thung lũng phì nhiêu, sự tươi đẹp của vùng, và suối nước nóng của Tiberias, đã lôi cuốn số đông dân cư về sinh sống. Biển Hồ Galilê bao quanh bởi 9 thành phố. Với nước ngọt, nhiều cá và mặt hồ xanh thắm, Biển Hồ Galilê đã trở thành lý tưởng cho cuộc sống. Trong thung lũng đầy tràn sinh động, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về Nước Thiên Chúa. Nơi đây, Ngài đã trải qua cuộc đời công khai khá lâu cũng như giảng dạy và làm nhiều phép lạ. Trên bờ Biển Hồ, Chúa Giêsu đã chọn Thánh Phêrô, Andrê, Giacôbê, và các Tông Đồ khác (Mathew 4:18- 20, Luke 5:1- 11). Ngài chữa lành người cùi (Mathew 8: 1-4). Ngài truyền cho sóng biển im lặng (Matthew 14: 22- 23) và chữa lành nhiều bệnh nhân khác (Matthew 15: 19- 21). 12 Tông Đồ được Ngài truyền lệnh lên nơi thanh vắng và cầu nguyện tại nơi gần Biển Hồ (Mark 3:13- 19). Đêm nay, đoàn chúng tôi được nghỉ đêm tại ngay Biển Hồ Galilê.

Ngày hôm sau, Hành Trình Niềm Tin viếng thăm Capharnaum – Capernaum, Trung Tâm hoạt động Truyền Giáo của Chúa Giêsu. Kính viếng ngôi nhà của Nhạc Phụ Thánh Phêrô và Hội Đường Do Thái nguyên thuỷ tại đây. Buổi tối sẽ có dịp tắm nước Biển Hồ Galilea.

Capharnaum nằm khoảng 2 dặm rưỡi từ nơi sông Jordanô chảy vào Biển Hồ Galilê. Nơi đây có trạm canh thuế vụ trên đường tới Damascus và là nơi đông đảo những quan quyền Roma. Đây là thành phố bận bịu khá nhiều do các thương gia vận chuyển lụa là và gia vị từ Damascus, rồi mang về cá khô, cây trái, từ vùng Gennessaret. Sau khi rời bỏ Nazareth, Ngài đến Capharnaum và biến nơi này thành nơi cư trú và giảng đạo. Thành phố này biến thành trung tâm hoạt động của Ngài. Tại đây, Ngài giảng dạy rất nhiều, đồng thời, Ngài thực thi nhiều phép lạ. Capharnaum là quê hương của Thánh Phêrô. Đức Giêsu rao giảng trong Hội Đường (Mark 1:21, Like 4:31 – 33). Ngài chữa lành một người quỷ ám và chữa lành mẹ vợ của Thánh Phêrô (Matthew 8:17 – 17, Mark 1:21 – 34, Luke 4:31 – 41). Ngài chữa lành người đầy tớ của viên bách quan đội trưởng (Matthew 9:1 – 8, Mark 2:1 – 12, Luke 5:17 – 20). Ngài cho con gái ông Jarô sống lại (Matthew 9:18 – 26, Mark 5:22 – 43, Luke 8:41 – 56). Ngài chữa lành người đàn bà hoại huyết (Matthew 9:20 – 22, Mark 5:25 – 35, Luke 8:43 – 48). Ngài chữa lành 2 người mù (Matthew 9:27 – 35). Làm phép lạ cho con trai người giầu có (John 4:46 – 54). Chữa lành kẻ bại tay (Matthew 12:10 – 14, Mark 3:1 – 6, Luke 6:6 – 11) và chữa lành nhiều người được mang đến cầu khấn Ngài (Matthew 8:16 – 17; 9:36 – 38). Ngài lên án Capharnaum (Matthew 11:23 – 24). Lời tiên tri của Đức Giêsu về Capharnaum đã xảy ra. Ngày nay, Capharnaum đổ nát bên bờ hồ. Năm 1905, 2 nhà khảo cổ người Đức bắt đầu khai quật tại đây và được quý Cha Phanxicô hoàn thành vào năm 1926. Họ đã khám phá ra Hội đường nổi tiếng tại đây. Hội đường này được xây lại vào thế kỷ thứ 3 trên những di tích của Hội Đường mà Đức Giêsu đã chữa lành người đầy tớ của viên bách quan đội trưởng (Luke 7). Những biểu tượng của người Do Thái và Roma được trạm trổ trên các tảng đá. Những di tích của người Do Thái bao gồm Ngôi sao Vua David, Menorah-Chân Đèn 7 ngọn, Hòm Bia Giao Ước, và lá dừa...Người Công Giáo tôn kính Hội Đường Capharnaum vì là nơi Chúa Giêsu tôn thờ Chúa Cha, giảng dạy, và làm phép lạ. Quý Cha Phanxicô còn khai quật thấy nhà của Thánh Phêrô với những di tích của Nhà Thờ cổ từ thế kỷ thứ 5.

Đoàn Hành Trình Niềm Tin theo dấu chân của Chúa Giêsu đến làng Korazin và hành hương viếng thăm Thánh Đường Thánh Phêrô tuyên tín và được Chúa Giêsu đặt làm Giáo Hoàng đầu tiên. Đoàn chúng tôi đặt tay trên tảng đá Thánh Phêrô tuyên tín để cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam. Nhà Thờ Primacy-Quyền Giáo Hoàng của Phêrô được xây năm 1934 trên một tảng đá lớn gọi là “Mensa Christi -Bàn của Đức Kitô.” Theo truyền thống, đây là nơi Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ sau khi sống lại. Ngài chuẩn bị bữa ăn cho các ông và trao quyền Giáo Hoàng cho Thánh Phêrô khi Ngài tuyên bố: “Hãy chăn các chiên ta.” (John 21: 9). Đoàn thăm viếng Tabgha, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều nuôi sống 4000 người. (Mt. 14:20). Tên Tabgha này do từ tiếng Hy Lạp Heptapegon với nghĩa 7 giòng suối. Nơi đây có nhiều nguồn nước. Theo truyền thống, nơi đây Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều với 5 chiếc bánh và 2 con cá nuôi sống 5000 người (Mark 6:36- 44, Matthew 14:13- 21, John 16:1- 6). 2. Nhà Thờ kiểu Byzantine được xây dựng tại đây vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Năm 1942, những di tích của Nhà Thờ này được khám phá ra với nghệ thuật mosaic còn rất đẹp. Trên tảng đá làm bàn thờ, còn bức tranh mosaic vẽ lại hình của giỏ bánh và 2 con cá. Sàn Nhà Thờ trang trí bằng mỹ thuật mosaic với hình chim, cá, thú vật, và hoa cỏ trong vùng. Năm 1934, một Nhà Thờ mới được xây dựng trên nền Nhà Thờ kiểu Byzantine cũ.

Chúa Nhật ngày 5 tháng 7, đoàn Hành hương kính viếng Thánh Đường 8 Mối Phúc Thật – Hiến Chương Nước Trời. Núi Tám Mối Phúc Thật theo tương truyền là nơi Chúa Giêsu giảng về hiến chương Nước Trời gồm Tám Mối Phúc Thật và những nguyên tắc của đời sống vĩnh cửu. “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” (Matthew 5). Năm 1937, quý cha Phanxicô đã xây dựng trên núi này và hướng về mặt hồ. Nhà Thờ này được gọi là Nhà Thờ Tám Mối Phúc Thật.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Thu
Lm. Vũ Đình Huyến
22:13 25/09/2009

CHỚM THU



Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến, CMC.


Trời vừa nhắc tới mùa thu

Qua vàng giọt nắng, qua mờ hơi sương

Qua đôi góc phố con đường….

(Trích thơ của La Văn Tuân)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Naaman - Negligence
Nguyễn Trọng Đa
18:45 25/09/2009
Naaman
Naaman, tướng Na-a-man. Là tướng chỉ huy quân đội Syria bị bệnh phong hủi. Một cô gái Israel giúp việc trong nhà ông nói nhiều về những người được chữa lành bệnh, do một ngôn sứ ở Samaria (Sa-ma-ri) thực hiện. Với niềm hy vọng chữa lành ông Naaman đi qua Israel và tìm sự giúp đỡ của ngôn sứ Elisha (Ê-li-sa). Nhưng khi ngôn sứ bảo ông hãy đi tắm bảy lần trong sông Jordan (Gio-đan), ông Naaman liền tức giận. Sông này có quá nhiều bùn nên ông xem sông là không sạch và không xứng với ông. Tuy nhiên, các tôi tớ của ông khuyên ông nên nghe lời ngôn sứ Elisha, và sau khi tắm bảy lần trong sông Jordan, ông đi lên bờ và “da thịt ông trở nên như da thịt trẻ nhỏ” (II V 5:1-14). Ông trở về tỏ lòng biết ơn với ông Elisha và nói: “trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en" (II V 5:14-15). Ông muốn tặng một món quà cho ngôn sứ, nhưng ngôn sứ từ chối (II V 5:16).
Nagasaki
Đền thánh Đức Mẹ Nagasaki. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ tại Oura, gần Nagasaki, Nhật. Năm 1865 khi một linh mục người Pháp xây dựng một nhà nguyện nhỏ trên một ngọn đồi ở Oura, một nhóm phụ nữ từ khu vực Urakami lân cận đến gặp ngài và nói với ngài là họ có cùng “một tâm hồn” như ngài, điều này có nghĩa rằng họ đã giữ đức tin trong hơn hai thế kỷ mà không có giáo sĩ nào trợ giúp. Nhà thờ nhỏ mở lại tại Urakami đã bị bom nguyên tử phà hủy hoàn tòan năm 1945, nhưng nhà thờ gần đó cung hiến cho Đức Mẹ tại Oura vẫn còn nguyên vẹn. Đây là nơi chịu treo trên thập giá của 26 Kitô hữu trong thế kỷ 17. Đó cũng là nơi người Công giáo duy trì đức tin mà không có Bí tích, chỉ dựa hòan tòan vào việc cầu nguyện Đức Mẹ hướng dẫn họ.
Nahum
Sách Nahum, sách Na-khum (Nk), ngôn sứ Na-khum. Là một cuốn sách của Cựu Ước, đuợc viết khỏang năm 660 trước Công nguyên bởi một tác giả tự gọi là Elkosh (En-cốt), hoặc người Elcesite (En-cốt). Ngôn sứ có lẽ là người Giu-đa. Thời ấy nước Israel đã bị tiêu diệt, Judah (Giu-đa) bị khuất phục, và Vua Mannasseh (Mơ-na-se) có lẽ bị cầm tù tại Assyria (Át-sua, II Sb 33). Để an ủi Dân Được Chọn, Nahum báo trước sự sụp đổ của thành Nineveh (Ni-ni-vê), do đó câu mở đầu là “Lời sấm về Ni-ni-vê, Sách thị kiến của ông Na-khum, người En-cốt."
Nails, Holy
Đinh thánh. Là các đinh đóng vào tay và chân Chúa Kitô trên Thánh giá, và người ta tin rằng các đinh này do thánh nữ Helena (255-330) tìm thấy. Nhiều người cho rằng đã tìm được các thánh tích này. Một số phần đinh được biết là nằm nhiều nơi ở châu Âu, nhưng chắc đó là các phần nhỏ của đinh nguyên thủy. Thánh Ambrose (340-97) nói rằng một cái đinh đã được tán vào vương miện của hòang đế Constantine (khỏang năm 274-337), và vương miện này đang được bảo quản tốt, với tên gọi Vương miện sắt Lombardy, ở Monza. Các đinh khác được cho là bảo quản trong nhà thờ Santa Croce ở Rome. Một lễ kính các Đinh Thánh đã được duy trì tại một số giáo phận vào ngày thứ Sáu của tuần thứ hai trong mùa Chay.
Name
Tên, Thánh danh Chúa. Trong cách sử dụng từ ngữ trong Kinh thánh, không chỉ là tước hiệu mà một người được gọi tên, mà còn là từ ngữ mà qua đó một người được nhận dạng. Các từ ngữ: làm ô nhục (Am 2:7), tuyên xưng là thánh (Is 29:23), xưng tụng (Is 25:1), mến yêu (Tv 5:12), thánh danh Đức Chúa (Yahweh), đều là chỉ cho chính Chúa. Trong Tân Ước khái niệm này được đào sâu và tinh tế hơn. Tên của Chúa Giêsu xác định sứ vụ của Ngài (Mt 1:21), đó là tha tội (Cv 10:43), cứu độ (Cv 4:12), trao ban đầy đủ sự sống siêu nhiên (Cl 3:17). Việc cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu, theo các ý định của Chúa, là luôn được lắng nghe (Ga 15:16), những ai kêu cầu thánh danh Chúa sẽ được cứu độ (Rm 10:13), những ai tin vào danh Chúa sẽ làm thành Giáo hội (I Cr 1:2), do đó họ được gọi là Kitô hữu (Cv 11:26). Vì thế, họ phải cầu nguyện cho Danh Chúa, Đấng làm người trong bản thân Chúa Kitô, được vinh hiển (Mt 6:9), nghĩa là được tôn kính và tán dương.
Names, Christian
Tên thánh rửa tội. Là các tên thánh của một người khi được rửa tội. Tập tục đặt tên thánh cho người khi rửa tội đã có từ thời Giáo hội sơ khai. Luật Giáo hội đòi hỏi điều này, và có nghĩa rằng vị thánh được chọn đặt tên cho một người sẽ trở thành vị thánh bổn mạng đặc biệt, để bảo vệ và hướng dẫn người ấy, và là vị cầu bầu trên thiên đàng cho người mang tên của mình.
Names Of Christ
Thánh danh Chúa Kitô. Là các thánh danh được đặt cho Chúa Kitô trong Kinh Thánh và trong phụng vụ của Giáo hội. 26 tước hiệu Đấng Messiah (Thiên Sai) được tìm thấy trong Cựu Ước, và khỏang 35 tước hiệu này trong Tân Ước. Trong khi giảng dạy, Chúa tự xưng mình là Bánh Sự Sống, Cửa, Cây Nho, Chúa, Thầy, Người Con, Con Đường, Sự thật, Con Người, Người Chăn Chiên lành, Ánh Sáng Thế Gian, Sự Sống lại và là Sự Sống. Các thánh danh này nói lên được các thuộc tính đặc biệt của Chúa Kitô là Chúa, hoặc các phẩm tính của Đấng Cứu Chuộc là Con Người. Ghép chung lại, các thánh danh xác định mọi mầu nhiệm chính yếu trong Kitô học và Cứu Độ học.
N.A.N.
N.A.N., Nisi aliter notetur -- trừ khi được nói cách khác, trừ khi được hướng dẫn cách khác.
Naomi
Naomi, bà Na-o-mi. Một phụ nữ Judaea (Giu-đa) dời cư đến xứ Moab (Mô-áp) cùng với chồng và hai con trai. Nhưng tai họa đổ xuống cho gia đình, chồng và hai con trai của bà Naomi qua đời. Bà trở về Judaea và Ruth (Rút), vợ của một trong hai con trai của bà, cùng về với bà (sách Rút, R 1). Ruth làm việc mót lúa trên cánh đồng, hy vọng tìm được người chồng khác (R 2). Ông Boaz (Bô-át), chủ đất ở nơi Ruth làm việc, là người bà con với bà Naomi, và bà Naomi sắp đặt kế họach để cho ông Boaz để ý tới nàng Ruth (R 3). Cuối cùng ông Boaz cưới Ruth, họ sinh con và bà Naomi nuôi nấng đứa trẻ (R 4). Ông Jesse (Gie-sê) và David (Đa-vít) đều là hậu duệ của ông Boaz và bà Ruth (R 4:21).
Nathan
Nathan, ngôn sứ Na-than. Là một ngôn sứ được Đức Chúa sai đến để khiển trách Vua David (Đa-vít), vì cách ứng xử đáng xấu hổ của ông trong việc vạch kế họach dẫn đến cái chết của quan Uriah (U-ri-gia) ở chiến trường, nhằm vua có thể cưới bà Bath-Sheba (Bát Se-va), vợ của quan Uriah. Kế họach của Vua thành công; sau thời kỳ tang chế, bà Bath-Sheba kết hôn với David và sinh cho ông một con trai. Nhưng ngôn sứ Nathan cho biết rằng đứa trẻ sẽ chết trong vòng một tuần lễ. Đứa trẻ chết, mặc dầu David đã ăn năn sám hối. Tuy nhiên sau đó một trẻ khác đuợc sinh ra, và sẽ là Vua Solomon (Sa-lô-môn) vĩ đại. Nathan đặt tên cho trẻ này là Jedidiah (Giơ-đi-đơ-gia), có nghĩ rằng “được Đức Chúa yêu thương,” với sự bảo đảm rằng David sẽ không bị trừng phạt nữa (II Sm 12:7-25). Nhiều năm sau đó ngôn sứ Nathan giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử của Israel. David, khi cao niên, muốn Solomon kế vị ông làm Vua. Tuy nhiên một anh em cùng cha khác mẹ với Solomon, tên là Adonijah (A-đô-ni-gia), tìm cách làm đảo chính để chiếm ngôi vua. Chính ngôn sứ báo tin về âm mưu này với David, và David cho phép Nathan hộ tống Solomon đến Gihon (Ghi-khôn), xức dầu cho ông, và tuyên bố ông làm vua kế vị vua cha David ngay lập tức. Chiến lược này được thực hiện hoàn hảo và âm mưu của Adonijah bị thất bại (I V 1). Việc này xảy ra trước khi David băng hà (I V 2:10). Lẽ tất nhiên ngôn sứ Nathan sống rất thọ, vì ông còn được tín nhiệm viết “Sách truyện đời Nathan”, trong đó ông kể lại cuộc đời của Solomon “từ những việc đầu tiên đến những việc cuối cùng." Điều này cho thấy rằng ông còn sống sau khi Solomon, và tất nhiên David, đã qua đời (II Sb 9:29).
Nathanael
Nathanael, tông đồ Na-tha-na-en. Là tên gọi khác của ông Bartholomew (Batôlômêô). Mỗi lần tên các Tông đồ được liệt kê trong Tin Mừng, tên ông Philip (Phi-píp-phê) và ông Bartholomew luôn đứng bên nhau. Chính Philip dẫn đưa Nathanael đến gặp Chúa Giêsu lần đầu tiên. Mặc dầu có sự hoài nghi ban đầu, ông có ấn tượng tốt ngay với kiến thức siêu nhân của Chúa Giêsu và trở nên môn đồ của Chúa (Ga 1:45-51). Lần quy chiếu duy nhất khác đến Nathanael là vào dịp Chúa Giêsu hiện ra sau khi Chúa sống lại trên bờ Biển Tiberias (Ti-bê-ri-a), nay gọi là Hồ Tiberias, khi một nhóm Tông đồ, do thánh Phêrô dẫn đầu, trong đó có Nathanael, đang đánh cá (Ga 21:1-3).
Nation
Dân tộc, quốc gia. Là toàn thể những người sống trong một lãnh thổ riêng biệt, và có chính quyền riêng. Lúc đầu một dân tộc hàm ý một sắc tộc thống nhất, và có một đặc điểm văn hóa hoặc cả đặc điểm tôn giáo nữa. Nhưng hiện nay nhiều quốc gia có nhiều bang hơn là dân tộc. Các bang là tự trị về chính trị, trong khi có sự đa dạng về các nhóm sắc tộc, văn hóa và tôn giáo dưới một chính quyền dân sự chung.
National Synod
Công nghị quốc gia. Trước đây gọi là công đồng toàn thể, một hội nghị thảo luận của các Giám mục thuộc một quốc gia, để bàn thảo và quyết định các vấn đề Giáo hội liên quan đến Giáo hội thuộc thẩm quyền của các vị. Các quyết định này trở thành luật và áp dụng cho toàn quốc gia ấy, mặc dầu không phải mọi Giám mục đều tham dự công đồng đó. Kể từ Công đồng chung Vatican II, các công nghị quốc gia đã được thay thế bởi hội nghị của hội đồng Giám mục quốc gia hoặc vùng.
Nativ. D.N.J.C.
Nativ. D.N.J.C., Nativitas Domini Nostri Jesu Christi—Sinh Nhật Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Natural Contemplation
Chiêm niệm tự nhiên. Nói chung, là sự chiêm ngắm một vật với sự quan tâm sâu sắc và lòng mến. Từ ngữ này cũng dùng mô tả cảm nghiệm tôn giáo ở mức độ sâu nơi những người không phải là Kitô hữu, hoặc người không tin vào một Thiên Chúa siêu việt và ngôi vị.
Natural End
Mục đích tự nhiên. Là sự thiện làm đầy các nhu cầu tự nhiên của một hữu thể, và có thể được hoàn thành bởi các hoạt động riêng của sức mạnh nơi chính sự thiện ấy.
Natural Family Planning
Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên. Là việc kiểm soát sự thụ thai bằng cách vợ chồng chỉ giới hạn sự giao hợp vào thời kỳ không rụng trứng của người vợ. Sự thực hành dựa vào lý thuyết rằng thời kỳ trứng rụng của phụ nữ có thể được xác định với sự chính xác đáng kể. Nhiều phương pháp, và sự phối hợp các phương pháp, được sử dụng để xác định thời kỳ rụng trứng. Từ quan điểm luân lý, kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là được phép. Như Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nói: “Nếu có các lý do quan trọng để sinh con thưa, và các lý do này phát sinh từ điều kiện thể lý hoặc tâm lý của người chồng hay người vợ, hoặc từ các điều kiện bên ngòai, thì người ta được phép tính toán đến các nhịp độ tự nhiên trong các chức năng truyền sinh” (Thông điệp Humanae Vitae, II, 16).
Natural Family Planning (Practice)
Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên (thực hành). Là một phương pháp xác định những ngày rụng trứng và những ngày không rụng trứng của phụ nữ. Hiện nay có ba phương pháp được sử dụng, và đều dựa vào sự quan sát và ghi nhận một hay nhiều dấu hiệu của cơ th: 1. phương pháp triệu chứng - nhiệt độ. Đây là phương pháp dễ hiểu nhất và an toàn nhất trong ba phương pháp. Phương pháp này nhắm đến sự quan sát và ghi nhận ba dấu hiệu sau đây: a. chất dịch được tiết trong cửa tử cung: thời kỳ kinh nguyệt kéo dài từ ba đến bảy ngày. Cuối thời kỳ này chất dịch bắt đầu xuất hiện ở cổ tử cung. Lúc đầu nó là hơi dính và có màu vàng vàng. Sau hai ngày nó trở thành co giãn được và chuyển qua màu trăng trắng, giống như lòng trắng trứng gà. Nó đạt chất lượng đỉnh cao này vào 1-2 ngày trước khi trứng rụng. Nó báo hiệu thời kỳ dễ thụ thai nhất; b. thân nhiệt: việc này được ghi nhận với sự sử dụng nhiệt kế bình thường, vốn đo thân nhiệt đúng ở mức 1/10 độ. 24 giờ sau khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng khoảng 0,4-0,6 độ. Khoảng ngày thứ tư sau khi nhiệt độ tăng, người ta chắc rằng thời kỳ an toàn đã bắt đầu, trừ phi có các dấu hiệu khác xảy ra; c. tử cung mở: trước khi rụng trứng, tử cung mở ra, mềm và cao. Sau khi rụng trứng, tử cung đóng lại, cứng và dài ra. Sự xuất hiện của cả ba dấu hiệu trên cho thấy rằng người phụ nữ đang rụng trứng. Từ đó người ta ghi lại được những ngày rụng trứng và những ngày an toàn. Các khác biệt trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng cần được xem xét; 2. phương pháp Billings, hoặc tính ngày rụng trứng, chỉ dựa vào sự ghi nhận triệu chứng chất dịch; 3. phương pháp thứ ba chỉ dựa vào triệu chứng nhiệt độ. Phương pháp triệu chứng - nhiệt độ là an toàn 99% cho những người muốn sử dụng nó. Phương pháp Billings cũng rất đáng tin nhưng đòi hỏi người hướng dẫn phải giỏ, và cần có thời gian và học hỏi thực hành.
Natural International Law
Luật quốc tế tự nhiên. Là những yếu tố cơ bản trong luật các quốc gia, phát sinh từ bản chất thật sự của Nhà nước, và chỉ là sự tái khẳng định luật tự nhiên hoặc là sự suy diễn từ luật tự nhiên. Chẳng hạn một nước có quyền tự vệ khi bị tấn công cách bất công, hoặc nghĩa vụ thực thi các công ước chính đáng đã được ký kết cách tự do.
Naturalism
Chủ nghĩa tự nhiên. Là quan điểm cho rằng thực tại duy nhất hiện hữu chính là tự nhiên, do đó ân sủng là bị từ chối hoặc không được biết đến. Chủ nghĩa tự nhiên triết học cho rằng con người không bao giờ được nâng lên vận mệnh siêu nhiên; họ sẽ đạt vận mệnh sau cùng của mình, bằng việc sử dụng sức mạnh tự nhiên, cá nhân và xã hội của mình mà thôi. Chủ nghĩa tự nhiên thực tế là tư cách con người, loại bỏ việc cầu nguyện và bỏ việc sử dụng các kênh siêu nhiên của ân sủng, và nói rằng mục đích của cuộc sống con người chỉ là thuần túy tự nhiên mà thôi.
Natural Order
Trật tự tự nhiên. Là sự sắp xếp các vật theo một trật tự, và phát triển chúng bản tính thật của chúng. Nó trái với một trật tự nhân tạo hoặc đặt chồng lên nhau. Trên tầm mức vũ trụ, đó là tổng cộng tất cả mọi thiên nhiên, sức mạnh và họat động của chúng, liên quan đến mục đích cuối cùng mà chúng có như là hữu thể tự nhiên. Trật tự này là tương phản với trật tự siêu nhiên.
Natural Precepts
Lệnh truyền tự nhiên. Là quy định của luật tự nhiên. Trong khi đối tượng của luật tự nhiên là tòan thể trật tự luân lý được lý trí con người hiểu biết được, ba cấp độ khác nhau thường được phân biệt tùy theo sự dễ dàng mà các nghĩa vụ của luật có thể được công nhận. Các lệnh truyền chủ yếu là dễ được nhìn nhận nhất, chẳng hạn làm lành lành dữ. Các lệnh truyền thứ yếu cũng được đa số người nhận thấy, chẳng hạn quy định của Mười Điều Răn. Các kết luận tinh tế từ lệnh truyền chủ yếu và lệnh truyền thứ yếu cũng có thể được lý trí nhận biết, nhưng với các mức độ khác nhau về sự khó hiểu, chẳng hạn sự dữ của ngừa thai hoặc việc phá thai trực tiếp là luôn bị cấm đóan.
Natural Religion
Tôn giáo tự nhiên. Là sự tổng hợp các nghĩa vụ đối với Chúa mà lý trí con người có thể khám phá được bằng chính sức lực của chính lý trí và không có mặc khải siêu nhiên. Có ba chân lý chính và bổn phận phù hợp làm thành tôn giáo tự nhiên: 1. Chúa hiện hữu và là một Hữu thể vô cùng tuyệt vời và vô giá; vì vậy lòai người phải tôn kính Chúa một cách đặc biệt; 2. Chúa là Nguyên nhân Đệ nhất, vì là Tác giả và Đấng cung cấp mọi thứ cho mọi lòai tồn tại và họat động, vì thế mọi lòai phải phụng sự Chúa; 3. Chúa là Vận mệnh Cùng đích và là Đấng Cực Thiện, nên tâm hồn con người chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc trong Chúa; vì vậy Chúa đáng được yêu mến cách đặc biệt.
Natural Right
Quyền tự nhiên. Là quyền con người phát sinh từ Tác giả của thiên nhiên, và trực tiếp dựa vào luật tự nhiên. Quyền này không thể được thay đổi một cách tuyệt đối và là nền tảng của mọi luật tích cực. Vì vậy, mọi dân luật chỉ có tính hiệu lực khi dựa vào các quyền tự nhiên của công dân. Chẳng hạn, trẻ chưa ra đời có quyền tự nhiên là phải được sống, mà không chính quyền dân sự nào có thể tước đi được.
Natural Secret
Bí mật tự nhiên. Là một sự thật hay một sự việc cần phải được giữ mật, bởi vì bổn phận không tiết lộ hoặc phát sinh từ luật tự nhiên, hoặc tạo ra bản chất của sự việc, và việc tiết lộ này có thể gây thiệt hại lớn cho người khác. Tiết lộ một bí mật nghiêm trọng và ô danh có thể là vi phạm một bí mật tự nhiên. Các bí mật tự nhiên có tính ràng buộc, và vi phạm là có tội trọng.
Natural Selection
Sự chọn lọc tự nhiên, sự đào thải tự nhiên. Là đặc điểm chính yếu trong thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Bác bỏ ý tưởng của việc tạo dựng đặc biệt hoặc của ảnh hưởng siêu nhiên, Darwin (1809-82) chủ trương rằng sự đa dạng của các lòai sinh vật là có thể giải thích được một cách tự nhiên. Có một tiến trình họat động trong thế giới, nhờ đó các biến thái cá nhân, có lợi cho một sinh vật trong một môi trường sống tự nhiên, có xu hướng được duy trì trong các thế hệ sau. Các sinh vật mạnh (và phù hợp nhất) không chỉ tồn tại bằng cách thích ứng với hòan cảnh sống, nhưng chúng còn bí mật thay đổi lọai hình trong tiến trình sinh tồn nữa. Nền tảng cho thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin chưa được chứng minh một cách khoa học.
Natural Sins
Tội tự nhiên. Là từ ngữ dùng để mô tả các tội trái đức khiết tịnh, trong đó mục đích tự nhiên của hành động giao hợp đã đạt được hoặc có thể đạt được, nhưng sự giao hợp này diễn ra ngòai dây hôn phối hợp pháp. Mặc nhiên trong hành động này là sự cố tình phạm một tội trái với một nhân đức khác ngòai nhân đức khiết tịnh. Như vậy ngọai tình, hiếp dâm, và bắt cóc cưỡng dụ là các tội gian dâm trái với đức công bằng đối với con cái, cộng đồng, và đối tác không kết hôn; loạn luân là trái với đạo đức gia đình; và tội phạm thánh là trái với nhân đức thờ phượng cho một người đã khấn sống độc thân.
Natural Temperance
Tính khí tự nhiên. Là sự điều độ quen thuộc của một thèm khát lạc thú nơi con người, vốn được thủ đắc bởi nỗ lực cá nhân và được lý trí hướng dẫn, chủ yếu vì sức khỏe của mình hoặc vì công ích của xã hội.
Natural Theology
Thần học tự nhiên, thần lý học, biện thần luận. Là sự hiểu biết về Chúa, Chúa hiện hữu và các phẩm tính của Chúa, khởi đi từ thế giới thiên nhiên và qua ánh sáng của lý trí tự nhiên. Còn gọi là thần lý học (theodicy.)
Natural Virtue
Nhân đức tự nhiên. Là một thói quen đạo đức tốt, mà các nguyên tắc, đối tượng và mục đích là tự nhiên đối với lý trí con người. Nó có nghĩa là bất cứ nhân đức nào, với sự hiện hữu của nó có thể hiểu biết được bởi ánh sáng của lý trí tự nhiên, và việc thực hành nó là có thể được (ít là trong một thời gian) mà không cần sự giúp đỡ của ơn siêu nhiên.
Nature
Bản tính. Là yếu tính của một hữu thể, được xem như là nguyên lý hoạt động của nó. Cũng là bản thể của một vật, được phân biệt với các đặc tính của nó, và được xem như là nguồn hoạt động của nó. Bản tính cũng có thể định nghĩa được trong sự tương phản với các sự đối lập với nó từ nhiều quan điểm. Tương phản với Chúa, bản tính là vũ trụ được tạo thành. Tương phản với sự sống và họat động của ân sủng, bản tính là điều mà nhân vị, với tư cách là loài thụ tạo, cho rằng phân biệt với sự chia sẻ vào sự sống của Chúa, vốn là siêu nhiên. (Từ nguyên Latinh natura, nguyên lý nội tại của hoạt động nơi một vật; từ chữ nasci, sinh ra.)
Nature And Grace
Bản tính và ân sủng. Là hai sự quan yếu của hiện hữu con người được nhìn trong mới tương quan lẫn nhau. Bản tính là cái làm cho con người là con người và hình thành khi con người sinh ra (nati). Ân sủng là cái mà con người cần nhiều hơn nhờ ơn Chúa (gratia), để đạt tới vận mệnh đời đời của mình.
Naturism
Chủ nghĩa thiên nhiên. Như một lý thuyết tôn giáo, nó có thể là: 1. chủ nghĩa thiên nhiên dân tộc học, cho rằng có một nguyên lý linh họat trong mọi sự; 2. chủ nghĩa thiên nhiên triết học, chủ trương rằng Chúa là linh hồn của vũ trụ; hoặc 3. chủ nghĩa tự nhiên khoa học, nói rằng Chúa và thiên nhiên là giống như nhau thật sự, do đó thiên nhiên là không kém hơn Chúa, nên cũng được tôn kính như Chúa.
Nave
Lòng nhà thờ. Là phần mở lớn trung tâm của một nhà thờ, thường được tách ra khỏi cung thánh hoặc khu kinh sĩ, bằng một bức ngăn, và tách khỏi các gian hông bằng các cột lớn. Theo phong tục, lòng nhà thờ quy chiếu đến phần nhà thờ dành cho tín hữu đền làm việc thờ phượng, trong đó có cả phần trung tâm nhà thờ, các gian hông và gian ngang tạo thành chữ thập.
Nazarene
Nazarene, người Na-da-rét. Là một tước hiệu của Chúa Kitô trong Tân Ước, xuất phát từ nơi gia đình Chúa cư trú. Trong Tin mừng Mátthêu (Mt), Gioan (Ga) và Công vụ Tông đồ (Cv), chữ này viết là Nazoraios, trong Tin mừng Máccô (Mc) là Nazarenos, trong khi trong Tin mừng Luca (Lc) có cả hai dạng thức. Không rõ là lời sứ ngôn của thánh Mátthêu quy chiếu đến điều gì, khi ngài nói rằng Chúa Kitô được gọi là một người Nazarene (Mt 2:23). Có thể đây là một sự truyền khẩu hoặc một cách chơi chữ về một trong hai chữ, cả hai chữ đều áp dụng cho Đấng Cứu Chuộc, cụ thể là nazoraios (thánh thiện cho Chúa) hoặc neser (gốc - từ gốc tổ Jesse, Gie-sê). (Từ nguyên Hi Lạp nazareth; tiếng Do Thái cổ là nasret.)
Nazarenes
Phái Nazarene, phái Nazareth (Na-da-rét), Kitô hữu thời kỳ đầu. Là một từ ngữ được người Do Thái giáo và người Hồi giáo dùng để gọi các Kitô hữu là môn đệ của Chúa Giêsu thành Nazareth.
N.D.
N.D., Nostra Domina, Notre Dame -- Đức Bà.
Nebuchadnezzar
Nebuchadnezzar, Vua Na-bu-cô-đô-nô-xo. Là nhà cai trị Đế quốc Babylon từ năm 605 đến năm 562 trước Công nguyên. Ông là vị Vua chuyên quyền nhưng có tài năng, đã phát triển Babylon trở thành một trong các thành phố lớn nhất thế giới. Quân đội ông bao vây nước Judah (Giu-đa), giết chết Vua Jehoiakim (Giơ-hô-gia-kim), và đưa lưu đày hàng chục ngàn người Judah tài giỏi, trong đó có Jehoiachin (Giơ-hô-gia-khin), thái tử của vua (II V 24:10-16). Những người thông minh nhất trong số người lưu đày này chỉ phục vụ trong cung điện vua Nebuchadnezzar. Trong số này có Daniel (Đa-ni-en), người thăng tiến nhanh trong sự ưu ái của nhà vua do có tài đóan giải mộng thật hay của ông (Đn 1:1-7). Tại Judah, Zedekiah được đặt làm vua bù nhìn, nhưng sau năm năm, ông nổi dậy chống nhà vua và một lần nữa lực lượng của Vua Nebuchadnezzar chiếm thành Jerusalem. Zedekiah bị giết chết và cuộc lưu đày lớn diễn ra. Sau cùng, vào năm 582 trước Công nguyên, sự bất ổn cứ tiếp tục và cuộc xâm lăng thứ ba cũng là lần chót làm cho Judah trở thành nơi hoang địa. Ngôn sứ Isaiah (I-sai-a) than khóc: “Đến ngày đó, mọi nơi có ngàn gốc nho đáng giá ngàn bạc, sẽ chỉ có gai góc và bụi rậm" (Is 7:23). Trong thời kỳ xáo trộn lâu dài này, ngôn sứ Jeremiah (Giê-rê-mi-a) phải chịu đựng sự oán giận cay đắng của người dân, vì ông liên tục tiên đóan các chiến thắng của Vua Nebuchadnezzar, và cảnh báo dân chúng rằng họ đáng số phận sắp tới do họ không trung thành với Đức Chúa (Gr 26:12-15). Tuy nhiên, Jeremiah được người dân Babylon chiến thắng đối xử với sự kính trọng lớn, và cho ông được tự do hòan tòan (Gr 39, 40).
Nebi'Im
Nebi’Im, các Ngôn sứ, sách Sứ ngôn. Là các Ngôn sứ hoặc sách Sứ ngôn của Cựu Ước, để phân biệt với Torah, hay Luật (Ngũ Thư), và Ketubim, hoặc Thi thiên. Nebi'im thường được chia thành Tiền Ngôn sứ (từ sách Gio-duê ‘Gd’ đến sách II Vua ‘II V’) và Hậu Ngôn sứ gồm Isaiah (I-sai-a, Is), Jeremiah (Giê-rê-mi-a, Gr), and Ezekiel (Ê-dê-ki-en, Ed), và 12 Ngôn sứ Nhỏ.
Necessary
Cần thiết. Là điều gì phải là, hoặc không thể không là và sẽ là. Có nhiều lọai cần thiết là nền tảng cho mọi thứ khác. Là điều gì có thể là cần thiết vì nó không thể không hiện hữu; yếu tính của nó là hiện hữu. Chính trong nghĩa này mà người ta nói rằng Chúa là Hữu thể Cần thiết. Đây là một sự cần thiết của hữu thể. Hoặc một vật gì là cần thiết để xác minh một vật khác, chẳng hạn linh hồn có lý tính là cần thiết cho bản tính con người, hoặc bốn cạnh bằng nhau là cần thiết cho một hình vuông. Đây là một sự cần thiết vì yếu tính. Hoặc một vật gì là cần thiết để đạt mục đích đã cho hay hòan thành một mục tiêu đã định, chẳng hạn phải ăn để sống. Đây là sự cần thiết vì là phương tiện. Hoặc một vật gì là cần thiết bởi vì Chúa muốn nó như thế và muốn con người thực hiện nó, chẳng hạn cần cầu nguyện để được cứu độ. Đây là một sự cần thiết của bổn phận hoặc cần thiết luân lý. (Từ nguyên Latinh necessitas, ne-, không + cedere, rút lui: là cái không thể là khác hơn chính nó, với sự tôn trọng chính nó hoặc tôn trọng vật khác.)
Necessary Cause
Nguyên nhân cần thiết. Là một tác nhân hành động theo các xu hướng ép buộc của bản thể, và không tự do hoặc thóat ra khỏi nhận thức. Nó là một tác nhân được xác định một cách tự nhiên, không thể không hành động theo cách nó làm.
Necessary Faith
Đức tin cần thiết. Là sự tối thiểu mà một người cần phải tin như là một điều kiện cứu độ. Còn gọi là “sự cần thiết vì là phương tiện” để được cứu độ, nó áp dụng cho những người đã đến tuổi khôn. Chắc chắn nó bao gồm niềm tin rằng Chúa hiện hữu và Chúa thưởng người lành phạt kẻ dữ: “Mà không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, vì ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người" (bản dịch Vulgate Phổ thông: “ai tìm Người”) (Dt 11:6). Có lẽ người ta cũng phải biết và tin, ít là một cách mặc nhiên, vào Chúa Ba Ngôi và việc Chúa Nhập thể.
Necessary Revelation
Mặc khải cần thiết. Là sự chuyển thông siêu nhiên của chân lý Chúa như là cần thiết cho nhân lọai. Có hai lọai cần thiết phù hợp với hai mức độ của nhu cầu con người, cụ thể là nhu cầu tuyệt đối của ân sủng để đạt được việc chiêm ngưỡng thiên nhan Chúa, và nhu cầu tương đối để giúp vượt qua các giới hạn của tình trạng con người sa ngã. Nhân lọai cần có sự mặc khải, ngay cả nếu con người không hề phạm tội, một khi Kitô giáo thừa nhận được nâng lên một vận mệnh siêu nhiên. Mặt khác, làm sao con người có thể đạt đến vận mệnh mà theo tự nhiên nó không thể quan niệm được? Hơn nữa, loài người đã phạm tội. Kết quả là trí tuệ con người trở nên u muội, không hoàn toàn u muội nhưng phần lớn là u muội. Do đó nó cần có sự hướng dẫn của Chúa, chẳng hạn sự mặc khải, để biết điều gì không vượt quá sự khám phá của con người, nhưng biết điều gì khó đạt đến một cách rõ ràng, chắc chắn, và được biết bởi mọi người trong tình trạng hiên nay của lòai người.
Necrologies
Sổ tử, tiểu sử người chết. Là danh sách ghi lại cẩn thận những người đã qua đời ở một nơi hoặc tính đến một thời gian nào đó. Trong nhiều tu viện và Dòng tu, danh tánh các tu sĩ đã qua đời được ghi lại như sự nhắc nhở các anh chị em khác cầu nguyện cho. Một số giáo phận còn lưu giữ sổ tử của các linh mục qua đời. Các sổ tử thời Trung Cổ thường được giữ dưới dạng cuốn sách, và trở thành một nguồn quan trọng cho lịch sử Giáo hội. Danh bạ Công giáo ở nhiều quốc gia, kể cả Mỹ, ghi lại tiểu sử tóm tắt của các linh mục qua đời trong năm trước đó, hoặc nhiều năm trước đó. (Từ nguyên Hi Lạp nekros, thi hài + eulogia, nói tốt.)
Necromancy
Thuật chiêu hồn, đồng bóng. Là thuật đóan chuyện tương lai qua việc nói chuyện với người đã chết. Thuật này được nhắc đến trong Kinh thánh và xuất hiện trong mọi dân tộc cổ xưa. Luật Moses (Mô-sê) cấm thuật chiêu hồn dưới mọi hình thức, dù là thuật giả kim, ma thuật hoặc phù thủy. Thuật này cũng bị Giáo hội cấm đóan. Một lý do là việc thực thi thuật này sẽ dẫn đến sự lệ thuộc vào ma quỷ, vì ma quỷ có thể tiên đóan tương lai, nhưng chỉ là để phỉnh gạt và lừa dối người thực hiện. Trong thời đại hiện nay, nó được gọi là thuật thông linh (spiritism) hoặc chủ thuyết duy linh (spiritualism). (Từ nguyên Hi Lạp nekros, thi hài + manteia, thần linh; tiếng Latin là necromantia.)
Necrophilia
Loạn dâm tử thi. Là tình yêu bệnh họan đối với xác chết hoặc vật gì liên quan đến người chết. Cần phải phân biệt sự này với thái độ lành mạnh của một số thánh nhân suy niệm về sự chết, để củng cố niềm cậy trông vào sự sống đời sau. (Từ nguyên Hi Lạp nekros, thi hài + philos, thân mến, yêu mến.)
Negative Attribute
Thuộc tính phủ định. Là một sự hoàn thiện của Chúa, được biết đến như là sự phủ nhận của một bất tòan hoặc sự giới hạn trong các lòai thụ tạo, mặc dầu nó thật sự là khẳng định trong Chúa, chẳng hạn tính bất biến hoặc tính vô biên.
Negative Theology
Thần học phủ định. Là cách tiếp cận với tư tưởng Kitô giáo, vốn khởi đầu bằng cách phủ định Đấng Vô biện và Vô danh, Đấng vượt quá mọi trí hiểu hữu hạn. Đây là cách tiếp cận ưa thích của những người muốn có cảm nghiệm thầm nghiệm về Chúa, hơn là một bằng chứng hữu lý về sự hiện hữu của Chúa và sự hiểu biết về các ưu phẩm của Chúa. Meister Eckhart (1260-1327), một tác giả chuyên về thần học thần nghiệm, là người cực đoan nổi tiếng nhất trong thần học phủ định, chẳng hạn cho rằng mọi tạo vật là hư vô tuỵêt đối: “Tôi không nói rằng chúng là vật nhỏ hoặc chúng là không gì cả, nhưng tôi nói chúng là hư vô tuyệt đối" (Denzinger, 976). Eckhart đã bị Đức Giáo hoàng Gioan XXII lên án năm 1329. Tuy nhiên, có sự sử dụng hợp pháp thần học phủ định để làm sắc sảo cảm thức của tín hữu về sự bất khả thấu đạt của Chúa. Đôi khi thần học phủ định được phân biệt với thần học thực chứng, nhưng thần học thực chứng này chính là một ngành của thần học tín lý.
Neglect Of Prayer
Chểnh mảng cầu nguyện, xao lãng cầu nguyện. Là thói quen có tội vì hiếm khi hoặc không bao giờ sống kết hiệp, trong tinh thân và lời nói, với Chúa.
Negligence
Khinh suất, bỏ bê, xao lãng. Là việc bỏ có ý thức một bổn phận, hàm ý là sự trơ ỳ tâm trí hơn là ý chí cố tình phạm lỗi. Nó trở thành có tội về luân lý vào lúc con người ý thức, dù là mập mờ, về điều mình đang làm, và về hậu quả xấu có thể đi theo sau. Luật Giáo hội phân biệt sự bỏ bê nhẹ, sự bỏ bê bình thường hoặc sự bỏ bê tòan bộ, và tính chất tội cũng khác nhau tùy theo từng mức độ.