Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXVI Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
00:51 24/09/2020
CHÚA NHẬT XXVI TN (A)
Êdêkien 18: 25-28; Psalm 24; Philipphê 2: 1-11; Mátthêu 21: 28-32
Philipphê là một lãnh thổ thuộc địa rất quan trọng của đế quốc Rôma, và cư dân ở đó được hưởng nhiều ưu đãi theo luật La mã. Các cựu chiến binh đế quốc được định cư ở đó và vua Caesar Augustus đã miễn nhiều loại thuế cho thành phố. Thánh Phaolô được thị kiến gọi ông ta đến Philipphê để rao giảng (Cv 16:9). Đây là thành phố châu Âu đầu tiên mà Phaolô và 2 người bạn đồng hành là Silas và Timôthê đến rao giảng. Cộng đoàn tín hữu ở Philipphê đã giúp đở Phaolô, và hai bên đã trao cho nhau mối quan hệ thân thiết như đã được ghi trong thơ gởi cho tín hữa ở Philipphê thư này được viết khi Phaolô đang ở tù có lẻ tại Ephêsô (1: 7,13,14,17).
Trong chuyến đi rao giảng gian khổ của mình, chắc hẳn thánh Phaolô đã được an ủi và cảm thấy hài lòng khi ông nghĩ đến những tín hữu ở Philipphê, và lóng quý trọng của họ đối với ông. Những kỷ niệm và cảm xúc đó cũng là niềm an úi cho Phaolô trong thời gian ông bị giam cầm. Dù vậy Phaolô không ngần ngại khuyến khích các tín hữu ở Philipphê không chỉ trở nên một tín hữu Kitô giáo trong tâm hồn mà thôi, nhưng hãy bằng lời nói và hành động nữa. Ông muốn nói với họ rằng hãy biến lời nói thành hành động không phải của cá nhân mà là hành vi của cả cộng đoàn. Phaolô cũng thách thức chúng ta hãy thử nói và làm như các tín hữu ở Philipphê hằng ngày trong đời sống của mình.
Thánh Phaolô ca ngợi Chúa Giêsu đã “vâng” lời Thiên Chúa được mô tả trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói hôm nay về 2 người con. Trong bài phúc âm hôm nay có nhiều sự căng thẳng ở đoạn sau bài phúc âm. Thánh Mátthêu đặt câu chuyện trong bối cảnh tranh chấp và xung đột. Chúa Giêsu đã đến Giêrusalem, và câu chuyện hôm nay truyền đạt sau khi Chúa Giêsu đuổi những người đang buôn bán ra khỏi khuôn viên Đền Thờ, làm cho các nhà lãnh đạo tôn giáo tức giận. Đáng lý ra họ phải nhận thấy hành động này là của một ngôn sứ và đó là hành vi của Thiên Chúa được diển tả qua lời nói và việc làm của Chúa Giêsu. Ngay cả lúc Ngài tức giận đuổi các người buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Sự phản đối của Chúa Giêsu ngày càng trở nên gay gắt Thế nên các lãnh đạo tôn giáo nghĩ đến việc giết Chúa Giêsu.
Bài phúc âm hôm nay vẫn tiếp tục triển khai ý thức này trong sự đối kháng giữa nhóm trưởng lảo và các vị tư tế với Chúa Giêsu. Qua dụ ngôn Chúa Giêsu có ý muốn nói rằng những người thưa "vâng" như ý của người cha muốn, nhưng họ lại không làm. Họ không theo như ý Chúa Giêsu. Nếu họ đã nhận ra được Đấng Mêsia nơi Chúa Giêsu thì họ phải theo lời dạy của Ngài khi Ngài đến phải không? Còn những người nghe theo lời giảng dạy và các dấu chỉ của Chúa Giêsu lại là những người dân ngoại và người tội lỗi. Những người này hành động như người con trước kia thưa "không" với Cha mình, nhưng sau đó lại vâng lời.
Nội dung của dụ ngôn chính là lời nhắc nhở rằng, cho dù trong quá khứ và hiện tại hành vi của chúng ta có sai lầm và ngoan cố, nhưng chúng ta một lần nữa lại có cơ hội để thay đổi nếp sống và tìm được sự chào đón vào vương quốc thiên đàng. Đây là một dụ ngôn tốt cho cả hai nhóm người kẻ chọn đường lớn và người chọn đường nhỏ tưởng rằng đã vâng theo thánh ý của Thiên Chúa nhưng thật sụ đã xa rời Ngài và đây chính là đường lối của Đức Chúa.
Dụ ngôn cũng là một một cách mời gọi và cũng là một thách thức cho chúng ta đã là tín hữu tốt và ngay thẳng theo dáng vóc bề ngoài. Trên danh nghĩa xin "vâng" lúc đầu để phụng sự Thiên Chúa – Hình ảnh này cũng phải được chứng thực bằng hành động. Tôi tuyên xưng "là Kitô hữu", hay "tôi là người Công Giáo" chưa đủ, nếu trong đời sống hằng ngày của tôi không diển tả được điều chúng ta tuyên xưng. Thật vậy, chúng ta đến nhà thờ, hay đọc kinh ở nhà, nhưng tiếp theo sau đó là gì? Vườn nho mà chúng ta đã được sai đến để làm việc cho Thiên Chúa trong những ngày này, ngay cả giữa lúc có đại dịch covid thì sao? Chúng ta không cần phải rời khỏi nhà để làm việc theo lời Thiên Chúa.
Chúng ta có để ý thấy việc tốt đẹp đã được thực hiện xung quanh chúng ta do những người khác; không là những người tín hữu làm hay không? Họ làm những việc mà Chúa Giêsu đã từng kêu gọi các môn đệ Ngài làm. Trong cơn đại dịch hiện nay, chúng ta nghe có nhiều mẫu chuyện kể về người dân đói khát, vô gia cư, đã liều thân phục vụ giúp cho các trung tâm y tế, các khu cấp cứu v.v... Thánh Linh của Chúa Giêsu đã hiên diện và soi dẫn họ. Chúng ta, những người biết cách nhận biết việc làm nào của Thiên Chúa điều có tính rộng lượng và nhân hậu. Như thánh Phao lô đã ca ngợi "Như vậy khi vừa nghe danh thánh Đức Giêsu Kitô, cả trên trời dưới đất và muôn vật phải bái quỳ và để tôn vinh Thiên Chúa Cha".
Có chăng; trong sự suy diễn của thánh Phaolô khi nghe dụ ngôn này, Ông đã liên tưởng đến hình ảnh của người con thứ 3 là Chúa Giêsu đã vui lòng, và mau lẹ thưa "vâng" với cha và ra đi làm việc mà người cha đã giao phó cho mình hay không?
Nếu bạn để ý thì trong câu chuyện không nói đến kết quả diễn ra như thế nào. Người con thứ 2 đã làm việc cực nhọc như thế nào và anh ta có làm dủ giờ công không? Trong câu chuyện không có sự đo lường dung lượng của sự vật, chỉ nói đến cách thay đổi sự suy nghỉ của một người do sự mách bảo của con tim để đáp ứng lại lời mời gọi. Có thể đó là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa, là ước muốn và nổ lực phục vụ của chúng ta khi làm việc Thiên Chúa muốn. Đồng thời tạo chỗ rộng rãi cho Thiên Chúa ngự vào và tiếp tục làm việc trong ta.
Người con thứ 2 đã thay lòng đổi dạ. Điều đó khuyến khích chúng ta tự hỏi: Trái tim anh ta ở đâu và phải như thế nào để thay đổi trong người anh ta? Tâm hồn tôi cần quan tâm đến ai để tha thứ? Chúng ta có thể đang ở giữa cơn đại dịch và không thể ra khỏi nhà và rời khỏi nơi làm việc. Nhưng, dù ở tại nhà, chúng ta vẫn có thể làm một số việc quan trọng, là chúng ta nên nguyện xin cho được một quả tim mới và mong muốn được thực hiện như thế.
Chúng ta có thể kể nhiều điều về một người bằng những mẫu chuyện. Như những câu chuyện thời thơ ấu phản ánh những ảnh hưởng đầu tiên của người ấy, và giúp chúng ta giải thích tính cách cũng như quan niệm của người ấy về đời sống. Các câu chuyện của dụ ngôn có thể không phải là những sự việc thực đã xãy ra trong đời sống của Chúa Giêsu. Nhưng, vì phần nhiều là do Chúa Giêsu sáng tác ra chúng, Những dụ ngôn ấy diển tả rất nhiều về nếp nghĩ suy của người kể chuyện. Về dụ ngôn hôm nay chúng ta có thể nói, tâm tình của Chúa Giêsu muốn gởi đến cho chúng ta là gì. Ngài đang muốn nói với những người đang bị xã hội ruồng bỏ. Những người có lòng tự mãn hẹp hòi tôn giáo, những người tự khoe khoang nhiều điều, họ không tìm thấy những gì cần nơi Đức Kitô để giúp đở họ. Họ chính là những người không có nền tảng căn bản để khoe khoang, hay trong quá khứ họ đã là người thường nói "không" để đáp lại điều Chúa Giêsu mời gọi họ.
Hôm nay chúng ta họp nhau ở đây không phải để kể công với Thiên Chúa về những việc chúng ta đã làm. Chúng tá có thể có nhiều điều mà chúng ta không muốn bày tỏ cho Thiên Chúa, cho những người khác, hay tự xem xét lại bản thân chúng ta. Nhưng, qua dụ ngôn về "cơ hội thứ 2" này có phải là ơn phúc mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta để giúp chúng ta "thay đổi tâm tình chúng ta", để chúng ta có thể bắt đầu lại. Thật ra dụ ngôn này chính là tin mừng cho những ai nghĩ đã quá muộn để thay đổi hay không thể thay đổi. Đấng nói dụ ngôn này cho chúng ta hôm nay cam đoan với chúng ta là chúng ta có thể được sự giúp đở của Ngài để thưa "vâng" với Thiên Chúa là Đấng sẻ giúp chúng ta thay đổi.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
26th SUNDAY (A)
Ezekiel 18: 25-28; Psalm 25; Philippians 2: 1-11; Matthew 21: 28-32
Philippi was an important Roman colony and its inhabitants enjoyed favor under Roman law. Military veterans settled there and Caesar Augustus exempted the city from many taxes. Paul had had a vision that summoned him to preach in Philippi (Acts 16:9). It was the first European city evangelized by Paul and his companions Silas and Timothy. The Christian community in Philippi had supported Paul and he had warm relations with them, as evidenced in the letter. When Paul wrote to the Philippians he was in prison (1:7, 13, 14, 17), probably in Ephesus.
During his arduous travels it must have given Paul encouragement and good feelings whenever he thought of the Philippians and their high esteem of him. Those memories and feelings would have also been a consolation to him in his imprisonment. Still, Paul is not shy about encouraging the Philippians to be Christians not just in good feelings, or lofty words. He wanted them to put their words into action. They were not to act selfishly, or seek praise for their good works. With the Philippians, we are also challenged by Paul to act in daily life in ways that match our words and our ideals.
Paul’s praise of Jesus’ saying "Yes" to God reflects the parable Jesus tells today of the two sons. There is a lot of tension behind today’s gospel. Matthew sets the account in a context of controversy and conflict. Jesus has arrived in Jerusalem and today’s story takes place just after he has driven out the buyers and sellers from the Temple precincts, infuriating the religious leaders, who should have recognized his prophetic action and seen the hand of God working through his words and works – even in his angry ousting of the merchants. Opposition to Jesus is getting intense and soon these religious leaders will agitate for his death.
Today’s passage continues in the atmosphere of confrontation between Jesus and the chief priests and elders. By the parable Jesus is suggesting they are like the son who says he will obey his father’s request, but does not. They will not commit themselves to Jesus. Weren’t they the ones who were supposed to recognize the Messiah and follow him when he came? The people who did respond to Jesus’ preaching and signs were sinners and outcasts. They were like the son who first said "No" to his father, but then obeyed.
The parable is a reminder that, despite our past and present misdeeds and our stubbornness, we are again offered a chance to change and find welcome in the kingdom of heaven. This is a good news parable for both big and small wayfarers who have chosen a path away from God and God’s ways.
The parable is also a challenge and invitation to change if we have pretended to be good and upright Christians – in name only. Our initial "Yes" to serving God has to be backed by action. It is not enough to say, "I am a Christian," or "I am a Catholic," unless our lives reflect the identity we claim. Yes, we come to church and even say our prayers at home, and then what follows? What’s the vineyard to which we are being sent to labor for God these days, even in the midst of a pandemic lockdown? We don’t have to leave our homes to be doers of the Word of God.
Haven’t we noticed the good works others, who claim not to be believers, are doing? They do the very things Jesus has called his disciples to do. During the pandemic we are hearing many stories of people feeding the hungry, housing the homeless, risking their lives serving in medical centers and emergency wards, etc. They may not claim to be Christian, but in their "Yes" to serve others we recognize the Spirit of Jesus present and inspiring them. We who know how to recognize the work of our bountiful and gracious God give praise in the words of Paul’s closing words, "And every tongue confess that Jesus Christ is Lord, to the glory of God the Father."
Is it possible that Paul, in the light of this parable, imagined that Jesus is the third son who willingly, quickly and totally says "Yes" to the Father, goes and does the work he has been assigned to do?
If you notice in the story there is no mention of how things turned out? How hard of a worker was the second son? Did he meet the quotas, fulfill minimum hours? There are no measurements in the story: just someone who changes his mind and heart and, after all, responds to an invitation. Maybe that is what is pleasing to God, our desire and efforts to do what God wishes and, at the same time, leaving plenty of room for God to step in and fill the gaps, big and small ones.
The second son had a change of heart. Which encourages us to ask: where and how must my heart change? Towards whom must my heart soften and forgive? We may be in the middle of a pandemic and unable to go beyond the confines of home and work. But even in place we can do some important work, pray for a renewed heart and for the desire to act on it.
You can tell a lot about a person by the stories they tell. Stories from childhood, for example, reflect the earliest influences on us, and help explain our personalities and our outlook on life. The parables may not have been actual events from Jesus’ life, but since, for the most part, he created them, they do reveal a lot about the teller of these stories. You can tell in today’s parable where his heart lies. It is with those who were outsiders, those condemned because of their behavior or, as in other parables, because they were social outcasts by birth. The religiously smug, those who had lots to boast about, found nothing they needed in Christ. Those who had no basis for boast, or who had said various "No’s" in their past, could appreciate the offer Jesus was making them.
We are not gathered here today making a claim on God for our past performances. We may have much we would rather not show to God, others, or even revisit ourselves. But through this parable of "the second chance," grace is given to enable us "to change our minds." We can start anew. This parable is Good News indeed, for those who think it is too late to change, or can’t change. The one who tells this parable to us today assures us we have his help to redirect our lives – to say "Yes" to the God who calls and enables us to change.
Một sự tò mò thánh
Lm. Minh Anh
01:00 24/09/2020
MỘT SỰ TÒ MÒ THÁNH
“Vua tìm cách gặp Người”.
Kính thưa Anh Chị em,
Qua Tin Mừng hôm nay, Luca không ghi lại một lời nào của Chúa Giêsu, nhưng lại đưa ra những nhận định về một nhân vật mà thoạt nghe qua, chúng ta liên tưởng đến một bố già gian giảo, một chính trị gia hèn nhát hoặc một găng tơ xa hoa truỵ lạc; đó là quận vương Hêrôđê. Vậy mà thật bất ngờ và đầy thú vị khi Lời Chúa cũng tiết lộ cho chúng ta những ‘phẩm chất quý’ nơi vị vua này. Cùng phân tích và rút ra những bài học từ sự thất bại của ông, chúng ta sẽ thành công trên đường nên thánh.
Thật lúng túng khi phải tìm một thuật ngữ tốt hơn để diễn tả ý tưởng này, chúng ta có thể gọi ước muốn tìm gặp Chúa Giêsu của Hêrôđê là ‘một sự tò mò thánh’. Hêrôđê biết, nơi con người có tên Giêsu, có một điều gì đó độc đáo, ông muốn tìm hiểu; biết Ngài là ai và muốn gặp Ngài; ông thích nghe Gioan nói về Ngài, ông bị hấp dẫn bởi sứ điệp của Ngài. Quả là một ‘sự tò mò thánh’ đáng ao ước.
Tiếc thay, sự tò mò mong gặp Chúa Giêsu của Hêrôđê không hoàn toàn dựa trên đức tin hay động cơ hoán cải; sự tò mò của ông đơn thuần chỉ là một sự hiếu kỳ và áy náy lương tâm; bởi lẽ, chính sự xa hoa, cuộc sống sa đoạ và tính hưởng thụ nơi con người này đã dập tắt ‘cái thánh’ của sự tò mò ngay trong trứng nước. Vì thế, Hêrôđê liên tục trì hoãn việc hoán cải, ông không gặp được Chúa Giêsu. Phần chúng ta, ước muốn gặp Chúa Giêsu nơi chúng ta cũng là sự ‘sự tò mò thánh’, nhưng phải là một sự tò mò trong đức tin đưa đến việc hoán cải mỗi ngày nhờ ân sủng. Từ đó, chúng ta ý thức rằng, việc chấp nhận Chúa Giêsu là Chúa, Đấng Cứu Độ và việc được ‘sinh lại’ trong Ngài là chưa đủ; chúng ta phải bắt đầu sống một đời sống mới trong Thánh Thần, cũng như phải đổi mới lựa chọn của mình mỗi ngày, bằng cách xa lánh những gì dính bén đến thế tục vốn có thể dập tắt ‘cái thánh’ trong sự tò mò của mình. Có như thế, chúng ta mới có thể gặp được một Giêsu, Con Thiên Chúa đích thực.
Một phẩm chất khác đầy kỳ thú mà chúng ta cũng học được nơi Hêrôđê, đó là tò mò về sự thật của chính mình. Sự thật là gì? Sự thật là Hêrôđê đã giết một vị thánh; vua xác nhận, “Ông Gioan, trẫm đã chém đầu rồi”. Đây là khởi điểm của một hành trình nên thánh, một sự hoán cải đích thực để có thể đón nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa trong đời sống mình, vì ít nhất, Hêrôđê cũng nhận ra mình đã phạm một sai lầm; thế nhưng, ông đã đánh mất cơ hội. Ông thích, nhưng lại ngại gặp Chúa Giêsu, một người sẽ đòi hỏi ông hoán cải; ông ‘sợ’ sẽ nên thánh như vua Đavít; rốt cuộc, ông không gặp Ngài và đã đánh mất cơ hội ngàn vàng để dìm mình vào sự tha thứ của Thiên Chúa. Để gặp Chúa Giêsu, chúng ta cần có một khoảnh khắc nào đó để tò mò nhìn vào linh hồn mình, tìm xem sự thật về chính mình; bởi lẽ, sự hoán cải luôn luôn bắt đầu bằng việc chấp nhận những thất bại và những nghiêng chiều về điều xấu của bản thân. Có như thế, may ra chúng ta sẽ kín múc được lòng thương xót của Thiên Chúa một khi gặp được Chúa Giêsu. Thánh Philip Nêri thường soi mình trong gương vào buổi sáng và nói, “Lạy Chúa, xin hãy coi chừng Philip hôm nay, kẻo nó lại phản bội Ngài”.
Cuối cùng, hãy nhìn vào Hêrôđê như một người đại diện cho những con người của xã hội hôm nay, một xã hội ý thức sự bọt bèo trần gian hơn bao giờ hết, điều mà sách Giảng Viên hôm nay nhận định, “Phù vân trên mọi phù vân, và mọi sự đều là phù vân”. ‘Sự tò mò thánh’ của Hêrôđê cũng là sự tò mò của xã hội hôm nay; Tin Mừng Chúa Giêsu vẫn đang hấp dẫn rất nhiều người; chứng tá Kitô giáo vẫn là một thắc mắc lớn cho nhiều người; họ tò mò lắng nghe những gì Đức Giáo Hoàng nói và cách thức Giáo Hội phản ứng trước những bất công trên thế giới; nhưng cũng chính những con người này, như một toàn thể, sẽ lên án và phê bình Giáo Hội nếu chúng ta đi ngược Tin Mừng. Thế nhưng, dẫu sao, tất cả vẫn cho thấy dấu hiệu của một sự quan tâm và mong muốn lắng nghe những gì Thiên Chúa nói, đặc biệt qua Giáo Hội, nơi những con người của xã hội hôm nay.
Anh Chị em,
Vậy, trước tiên, hãy nghĩ đến ‘sự tò mò thánh’ của mình, và một khi đã khám phá, chúng ta không dừng lại ở đó nhưng để Thánh Thần kéo chúng ta đến tận điều Thiên Chúa muốn.
Đức Hồng Y Thuận nói, “Con không hiểu tại sao thánh Ignatiô cầu nguyện, ‘Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con!’. Vì Chúa nói với Philipphê, ‘Philipphê, ở với Thầy lâu nay mà con chưa biết Thầy sao?’. Nếu ‘biết’ thật, đời con sẽ đổi hẳn”. Và như thế, môi trường chung quanh con cũng đổi hẳn.
Thứ đến, chúng ta quan tâm đến ‘sự tò mò thánh’ của những anh chị em chung quanh. Chúng ta cầu nguyện cho họ và xin Chúa sử dụng chính mình như đã sử dụng Gioan để mang thông điệp của Ngài đến cho tất cả những ai tìm kiếm nó. Phúc cho ai thích Chúa Giêsu, ước mong tìm gặp Ngài và làm những gì Ngài thích; vì chỉ có nơi Ngài, con người mới tìm được một nơi nương ẩn từ thế hệ này qua thế hệ khác, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay bộc bạch, “Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con nương ẩn”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tìm kiếm Chúa, nhưng con quên kiếm tìm linh hồn con; vì thế, con chưa gặp Ngài. Xin Thánh Thần Chúa dẫn dắt, đốt hết những gì ‘chưa thánh’ nơi con; may ra, con gặp được Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thứ Sáu 25/09/2020: Ngăn trở – Suy Niệm của Linh mục Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
05:39 24/09/2020
Những Cô Gái Điếm Sẽ Vào Nước Thiên Chúa Trước
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:22 24/09/2020
Chúa Nhật 26 Thường Niên Năm – A
(Mt 21, 28-32)
Chủ đề nổi bật hơn cả của Chúa nhật XXVI thường niên A là sự thống hối ăn năn của con người tội lỗi gặp được lòng nhân lành của Thiên Chúa tình thương. Quả thật, lịch sử cứu độ của Thiên Chúa đối với con người là một chuỗi dài lịch sử tình thương, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa phán: "Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ " (Os 6, 6; Mt 9, 13). "Ta không muốn kẻ vô đạo chết, mà (muốn) kẻ vô đạo bỏ đường nó theo mà trở lại và được sống" (Ez 33,11). Cánh cửa trái tim nhân từ của Thiên Chúa luôn luôn rộng mở cho hết những ai chân thành hướng về Thiên Chúa với cả tấm lòng thành, và Ngài sẽ đón nhận họ với niềm vui khôn tả là cả thiên đàng sẽ vui mừng (x. Lc 15,10).
Chỉ có Thiên Chúa không qui kết tội lỗi mà còn thứ tha. Ngài là "Cha đầy tình thương xót" (2 Cr 1,3), là Thiên Chúa nhân lành, đầy lòng từ bi, và là Thiên Chúa mọi nguồn an ủi, luôn kiên nhẫn chờ đợi kẻ có tội thống hối ăn năn, luôn muốn điều tốt cho con cái. Hoán cải thực sự là dứt khoát từ bỏ tội lỗi, thống hối vì những tội đã qua và xin Chúa thứ tha. Thiên Chúa thương xót sẵn sàng tha thứ và tuôn đổ Thánh Thần tẩy xóa mọi tội lỗi quá khứ của hối nhân.
Trách nhiệm của con người
Thiên Chúa muốn chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc chúng ta làm, trả lời về những kết quả hành động của chúng ta. Nên chúng ta không được hành động nửa vời: vì nếu nửa vời chúng ta sẽ chết. Tiên tri Ezekiel cảnh báo: " Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết " (Ed 18, 28).
Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng, nói "vâng", "tôi biết", "tôi thực hành giáo lý" mà thôi, chưa đủ, phải hành động, phải lên đường. Chính người con trai đã nói "không" với cha mình, nhưng nó hối cải và đi làm vườn nho, anh ta đã làm theo ý người cha, như thế, anh bước vào giao ước tình thương của cha anh, anh đã yêu mến cha trong hành động và chân lý.
Chúa Giêsu lên án các thượng tế và kỳ lão là những người biết rõ Kinh Torah, Lời Thiên Chúa, nhưng chỉ biết thôi không làm cho họ nên công chính. Chúa long trọng tuyên bố: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông" (Mt 21, 31). Các thượng tế và kỳ lão hiểu rất rõ sứ điệp trên, nên họ sẽ không dung tha cho Chúa Giêsu: ít ngày sau, chính họ là những kẻ sẽ lên án tử cho Người. Đúng, sự đồi bại của kẻ công chính sẽ dẫn đến cái chết, thậm chí dẫn đến cái chết của những người vô tội, như Hêrôđê dẫn đến cái chết của các thánh Anh Hài!
Những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước
Lời tuyên bố trên của Chúa Giêsu như một ánh hào quang của Tin Mừng được xây dựng chung quanh hạng nguời đĩ điếm, lý tưởng hoá họ và đối nghịch họ với những kẻ được gọi là công chính là các thượng tế và các kỳ lão, đã gây sốc cho nhiều người. Không có lời nói nào của Chúa Giêsu bị lạm dụng cho bằng lời nói: "Những cô gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước" (Mt 21, 31).. Khi lý tưởng hoá hạng đĩ điếm, người ta cũng lý tưởng hóa luôn cả hạng người thu thuế, luôn đi kèm hạng đi điếm, là những kẻ cho vay nặng lãi, một loại luôn đồng hành loại gái điếm trong Tin Mừng đã gây lên một sự hiểu lầm đáng sợ, khi người ta không nhận thức đủ.
Những người thu thuế, là những nhân viên các cơ quan thâu thuế Roma, tham dự trong những hành xử bất công của những cơ quan này. Nếu Chúa Giêsu liên kết những gái điếm và những người thu thuế với nhau, Người làm vậy không phải là không có lý do; vì cả hai đều coi tiền bạc là sự quan trọng nhất trong cuộc sống.
Nếu Chúa Giêsu tôn trọng các cô gái điếm và người thu thuế hay kẻ tội lỗi, không phải do kiểu sống của họ, nhưng vì khả năng thay đổi và phục thiện... như Maria Madalêna, kẻ đã trở lại và đã theo Chúa Giêsu trên tất cả con đường thánh giá, là một gương mẫu cho sự này (đặt giả thiết bà là một cô gái điếm), Giakêu (x. Lc 9, 1-10), người phụ nữ Samaria (Ga 4, 1-42), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8, 1-11) và người con trai hoang đàng (x. Lc 15, 11 và 32).
Chúa Giêsu nói rõ lý do sẽ vào nước Thiên Chúa trước: "Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài" (Mt 21, 32).
Hoán cải không bao giờ là muộn
Chúng ta được yêu cầu từ bỏ thái độ để ý đến mình hơn là tha nhân, thậm trí hơn cả Thiên Chúa nữa. Vì Không phải mọi kẻ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa", là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ý Cha Ta, Ðấng ngự trên trời" (Mt 7, 21).
Những lời tuyên bố trên của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dụ ngôn hai người con trai được cha sai đi làm vườn nho (x.Mt 21, 32). Qua đó, Chúa mở mắt những người Do Thái để họ hiểu rằng khi khép kín lòng mình trong sự bất chính và sai lầm của chính họ là một sự từ chối Nước Trời.
Họ nói "vâng" với Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế, họ lại ngoan cố khước từ lời Thiên Chúa, gạt bỏ Nước Trời. Rõ ràng là nói "vâng" nhưng lại không thi hành. Và như một mẫu gưỡng về sự hoán cải, Chúa Giêsu đặt ra những tình huống trái nghịch : những người thu thuế và gái điếm. Ban đầu, họ nói "không" với Nước Trời và Giao Ước vì họ chưa nhận ra các yêu cầu phải thi hành để được vào Nước Trời, nhưng họ có đủ khả năng để thích ứng với dấu hiệu Nước Thiên Chúa. Sau đó, trên hành trình tìm kiếm Nước Trời. Dần dần, họ học cách nói "có", nên Chúa Giêsu tuyên bố : "Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi" (Mt 21, 43).
Phần chúng ta, chúng ta cũng phải học cách nói "có"... "Con không đi'. Nhưng sau hối hận và đi làm" (Mt 21, 29).
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 21, 28-32)
Chủ đề nổi bật hơn cả của Chúa nhật XXVI thường niên A là sự thống hối ăn năn của con người tội lỗi gặp được lòng nhân lành của Thiên Chúa tình thương. Quả thật, lịch sử cứu độ của Thiên Chúa đối với con người là một chuỗi dài lịch sử tình thương, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa phán: "Ta muốn lòng nhân từ chứ không cần hy lễ " (Os 6, 6; Mt 9, 13). "Ta không muốn kẻ vô đạo chết, mà (muốn) kẻ vô đạo bỏ đường nó theo mà trở lại và được sống" (Ez 33,11). Cánh cửa trái tim nhân từ của Thiên Chúa luôn luôn rộng mở cho hết những ai chân thành hướng về Thiên Chúa với cả tấm lòng thành, và Ngài sẽ đón nhận họ với niềm vui khôn tả là cả thiên đàng sẽ vui mừng (x. Lc 15,10).
Chỉ có Thiên Chúa không qui kết tội lỗi mà còn thứ tha. Ngài là "Cha đầy tình thương xót" (2 Cr 1,3), là Thiên Chúa nhân lành, đầy lòng từ bi, và là Thiên Chúa mọi nguồn an ủi, luôn kiên nhẫn chờ đợi kẻ có tội thống hối ăn năn, luôn muốn điều tốt cho con cái. Hoán cải thực sự là dứt khoát từ bỏ tội lỗi, thống hối vì những tội đã qua và xin Chúa thứ tha. Thiên Chúa thương xót sẵn sàng tha thứ và tuôn đổ Thánh Thần tẩy xóa mọi tội lỗi quá khứ của hối nhân.
Trách nhiệm của con người
Thiên Chúa muốn chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc chúng ta làm, trả lời về những kết quả hành động của chúng ta. Nên chúng ta không được hành động nửa vời: vì nếu nửa vời chúng ta sẽ chết. Tiên tri Ezekiel cảnh báo: " Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết " (Ed 18, 28).
Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng, nói "vâng", "tôi biết", "tôi thực hành giáo lý" mà thôi, chưa đủ, phải hành động, phải lên đường. Chính người con trai đã nói "không" với cha mình, nhưng nó hối cải và đi làm vườn nho, anh ta đã làm theo ý người cha, như thế, anh bước vào giao ước tình thương của cha anh, anh đã yêu mến cha trong hành động và chân lý.
Chúa Giêsu lên án các thượng tế và kỳ lão là những người biết rõ Kinh Torah, Lời Thiên Chúa, nhưng chỉ biết thôi không làm cho họ nên công chính. Chúa long trọng tuyên bố: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông" (Mt 21, 31). Các thượng tế và kỳ lão hiểu rất rõ sứ điệp trên, nên họ sẽ không dung tha cho Chúa Giêsu: ít ngày sau, chính họ là những kẻ sẽ lên án tử cho Người. Đúng, sự đồi bại của kẻ công chính sẽ dẫn đến cái chết, thậm chí dẫn đến cái chết của những người vô tội, như Hêrôđê dẫn đến cái chết của các thánh Anh Hài!
Những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước
Lời tuyên bố trên của Chúa Giêsu như một ánh hào quang của Tin Mừng được xây dựng chung quanh hạng nguời đĩ điếm, lý tưởng hoá họ và đối nghịch họ với những kẻ được gọi là công chính là các thượng tế và các kỳ lão, đã gây sốc cho nhiều người. Không có lời nói nào của Chúa Giêsu bị lạm dụng cho bằng lời nói: "Những cô gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước" (Mt 21, 31).. Khi lý tưởng hoá hạng đĩ điếm, người ta cũng lý tưởng hóa luôn cả hạng người thu thuế, luôn đi kèm hạng đi điếm, là những kẻ cho vay nặng lãi, một loại luôn đồng hành loại gái điếm trong Tin Mừng đã gây lên một sự hiểu lầm đáng sợ, khi người ta không nhận thức đủ.
Những người thu thuế, là những nhân viên các cơ quan thâu thuế Roma, tham dự trong những hành xử bất công của những cơ quan này. Nếu Chúa Giêsu liên kết những gái điếm và những người thu thuế với nhau, Người làm vậy không phải là không có lý do; vì cả hai đều coi tiền bạc là sự quan trọng nhất trong cuộc sống.
Nếu Chúa Giêsu tôn trọng các cô gái điếm và người thu thuế hay kẻ tội lỗi, không phải do kiểu sống của họ, nhưng vì khả năng thay đổi và phục thiện... như Maria Madalêna, kẻ đã trở lại và đã theo Chúa Giêsu trên tất cả con đường thánh giá, là một gương mẫu cho sự này (đặt giả thiết bà là một cô gái điếm), Giakêu (x. Lc 9, 1-10), người phụ nữ Samaria (Ga 4, 1-42), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8, 1-11) và người con trai hoang đàng (x. Lc 15, 11 và 32).
Chúa Giêsu nói rõ lý do sẽ vào nước Thiên Chúa trước: "Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài" (Mt 21, 32).
Hoán cải không bao giờ là muộn
Chúng ta được yêu cầu từ bỏ thái độ để ý đến mình hơn là tha nhân, thậm trí hơn cả Thiên Chúa nữa. Vì Không phải mọi kẻ nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa", là sẽ vào được Nước Trời, nhưng là kẻ thi hành ý Cha Ta, Ðấng ngự trên trời" (Mt 7, 21).
Những lời tuyên bố trên của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dụ ngôn hai người con trai được cha sai đi làm vườn nho (x.Mt 21, 32). Qua đó, Chúa mở mắt những người Do Thái để họ hiểu rằng khi khép kín lòng mình trong sự bất chính và sai lầm của chính họ là một sự từ chối Nước Trời.
Họ nói "vâng" với Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế, họ lại ngoan cố khước từ lời Thiên Chúa, gạt bỏ Nước Trời. Rõ ràng là nói "vâng" nhưng lại không thi hành. Và như một mẫu gưỡng về sự hoán cải, Chúa Giêsu đặt ra những tình huống trái nghịch : những người thu thuế và gái điếm. Ban đầu, họ nói "không" với Nước Trời và Giao Ước vì họ chưa nhận ra các yêu cầu phải thi hành để được vào Nước Trời, nhưng họ có đủ khả năng để thích ứng với dấu hiệu Nước Thiên Chúa. Sau đó, trên hành trình tìm kiếm Nước Trời. Dần dần, họ học cách nói "có", nên Chúa Giêsu tuyên bố : "Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi" (Mt 21, 43).
Phần chúng ta, chúng ta cũng phải học cách nói "có"... "Con không đi'. Nhưng sau hối hận và đi làm" (Mt 21, 29).
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 24/09/2020
28. Một người càng khắc chế mình thì càng có thể đón nhận sự cảm hóa và kêu gọi của Thiên Chúa, con đường thánh đức của họ cũng càng tiến bộ hơn nhiều.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 24/09/2020
34. THẦY TRÒ ĐỐI TỤC
Thầy giáo đưa ra câu đối để học trò làm bài thi:
- “Ngựa hý.”
Học trò đối lại:
- “Phân trâu”.
Thầy giáo nói:
- “Chó rắm (địt) !”
Học trò rất tức giận, đứng dậy muốn bỏ đi, thầy giáo hỏi:
- “Mày chưa đối được, ta chưa thử xong, sao lại bỏ đi chứ?”
Học trò đáp:
- “Câu đối của tôi là “phân trâu”, câu thầy thử là “chó rắm”.
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 34:
Người lớn đừng bao giờ đùa giỡn với trẻ em cách quá lố, nhất là những thầy cô giáo, bởi vì trẻ em luôn “lấn tới” khi thấy người lớn quá dễ dãi với mình.
Trẻ em thì không biết suy nghĩ “xa xôi” như người lớn nên bạ đâu nói đó, câu nói ấy đôi khi vì thấy người lớn cười đùa giỡn tục thoải mái nên bắt chước theo, thế là trẻ em cười ha ha còn người lớn thì mặt đỏ tía tai vì xấu hổ và tức giận bởi câu trả lời của trẻ em, đây là chuyện có thật trong xã hội hôm nay, và có khi ngay cả trong gia đình của chúng ta.
Người xưa thường thử văn chương của nhau bằng câu đối hoặc bằng thơ, để gián tiếp khen mình và trực tiếp coi thường tha nhân, cho nên dễ dàng gây gương xấu cho trẻ con.
Người Ki-tô hữu ngày nay biết trở thành mẫu gương tốt cho trẻ em, và không kể những câu chuyện có nguy hại tổn thương đến tâm hồn thơ ngây của các trẻ em, bởi vì thiên thần hộ thủ của các em ngày đêm chầu chực trước nhan thánh Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thầy giáo đưa ra câu đối để học trò làm bài thi:
- “Ngựa hý.”
Học trò đối lại:
- “Phân trâu”.
Thầy giáo nói:
- “Chó rắm (địt) !”
Học trò rất tức giận, đứng dậy muốn bỏ đi, thầy giáo hỏi:
- “Mày chưa đối được, ta chưa thử xong, sao lại bỏ đi chứ?”
Học trò đáp:
- “Câu đối của tôi là “phân trâu”, câu thầy thử là “chó rắm”.
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 34:
Người lớn đừng bao giờ đùa giỡn với trẻ em cách quá lố, nhất là những thầy cô giáo, bởi vì trẻ em luôn “lấn tới” khi thấy người lớn quá dễ dãi với mình.
Trẻ em thì không biết suy nghĩ “xa xôi” như người lớn nên bạ đâu nói đó, câu nói ấy đôi khi vì thấy người lớn cười đùa giỡn tục thoải mái nên bắt chước theo, thế là trẻ em cười ha ha còn người lớn thì mặt đỏ tía tai vì xấu hổ và tức giận bởi câu trả lời của trẻ em, đây là chuyện có thật trong xã hội hôm nay, và có khi ngay cả trong gia đình của chúng ta.
Người xưa thường thử văn chương của nhau bằng câu đối hoặc bằng thơ, để gián tiếp khen mình và trực tiếp coi thường tha nhân, cho nên dễ dàng gây gương xấu cho trẻ con.
Người Ki-tô hữu ngày nay biết trở thành mẫu gương tốt cho trẻ em, và không kể những câu chuyện có nguy hại tổn thương đến tâm hồn thơ ngây của các trẻ em, bởi vì thiên thần hộ thủ của các em ngày đêm chầu chực trước nhan thánh Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngôn hành bất nhất
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:18 24/09/2020
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN
Ngôn hành bất nhất
Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32
Tin Mừng của Chúa Nhật này một lần nữa tiếp tục nói với chúng ta qua dụ ngôn. Chúa Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: ‘Thưa ngài, con đây!’ Nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?’ Họ trả lời: ‘Người thứ nhất.” (Mt 21,28-31)
1- Giữa nói và làm là một biển cả
Người con nói “có làm” nhưng lại “không làm” đại diện cho những ai đã nhận biết Thiên Chúa và tuân giữ luật Người trong một số phạm vi, nhưng lại không chấp nhận Chúa Kitô, Đấng là “sự viên mãn của lề luật.”
Còn người con nói “không làm” nhưng lại “đi làm” đại diện cho những ai đã sống ngoài lề luật và thánh ý Thiên Chúa, nhưng sau đó, nhờ Chúa Kitô, họ đã hoán cải và trở lại đón nhận Tin Mừng.
Từ đó, Chúa Giêsu đưa ra kết luận này trước các kỳ mục và thượng tế: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31).
Như thế, trang Tin Mừng này nói gì với chúng ta hôm nay? Đối với Thiên Chúa, những lời nói suông hay những lời hứa hoa mỹ không có giá trị đáng kể, nếu không đi kèm với những việc làm cụ thể. Người ta thường nói rằng: “Giữa nói và làm là cả một biển cả.” Chúa Giêsu cũng có lần nhắc nhở: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Dụ ngôn của Chúa Giêsu rất gần gũi với cuộc sống như chúng ta thấy hôm nay. Điều mà Thiên Chúa chờ đợi nơi chúng ta chính là điều mà cả chúng ta cũng chờ đợi nơi những người khác trong cuộc sống. Chẳng hạn, điều mà mỗi cha mẹ chờ đợi từ con cái mình là một sự vâng lời đích thực, chứ không phải chỉ là lời nói suông, hay hứa hảo; một lời nói hay một tình cảm phải được chứng tỏ bằng những hành động cụ thể và cả sự hy sinh, nếu không sẽ không có giá trị hay hiệu quả gì mấy.
Sự bất nhất giữa “nói và làm” tạo cho người ta cảm giác người Kitô hữu rất đáng ghét, đó là khoảng cách giữa điều chúng ta tuyên xưng trong nhà thờ và điều chúng ta hành xử, khi sống ở ngoài đời, nơi gia đình, công sở, hay nơi chợ búa… Nghĩa là giữa đời sống đạo đức trong nhà thờ và đời sống thường nhật không có một sự ăn nhập gì nhau, nếu không muốn nói là hoàn toàn khác biệt. Vào nhà thờ thì “đọc hết kinh này sang kinh khác,” chắp tay bái lạy “khu cao hơn trốc,” nhưng bước ra ngoài nhà thờ thì mặt hằm hằm sát khí, muốn ăn tươi nuốt sống người khác hay nhìn họ với những “ánh mắt dao găm!” Vào nhà thờ thì nói “có,” nhưng ra khỏi nhà thờ thì nói “không.” Người ta bảo: “Lời nói lung lay, gương lành lôi kéo.” Hay ngạn ngữ có câu: “Những hành động thì có âm vang hơn là những lời nói.” Người ta đánh giá chúng ta một cách chính xác dựa trên những gì chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói. Về điểm này, thánh tử đạo Ignatiô thành Antiochia cho rằng: “Những người Kitô hữu không nói thì tốt hơn những Kitô hữu nói mà không làm.”
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cẩn thận bởi những lý luận trên có thể bị hiểu lầm hay bị lạm dụng. Đã có những người vì lười biếng không muốn đến nhà thờ tham dự thánh lễ, nên cứ ngụy biện cho rằng: “Đạo tại tâm.” Cũng có những người lý luận rằng: “Ồ, những người hay đi nhà thờ, chăm đọc kinh cầu nguyện đâu có phải là những người tốt trong cộng đoàn đó sao?” Với những ý tưởng cố hữu như thế, họ biện hộ cho việc bỏ lễ và bỏ cầu nguyện. Nếu trong gia đình, người vợ tiếp tục đi nhà thờ, thì phải chịu đựng và im lặng vì những lời mỉa mai như thế. Họ không biết rằng những người cầu nguyện và cố gắng sống Tin Mừng cũng là những con người bất toàn, luôn có những giới hạn và thiếu sót. Điều chắc chắn là mỗi người phải trả lẽ với Thiên Chúa và với lương tâm của mình về điều họ phải làm và không làm cho người khác.
2- Tránh những hiểu lầm
Nhưng để giải thích nội dung chính của dụ ngôn, chúng ta cần quay lại với câu kết luận lạ lùng này của Chúa Giêsu: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31).
Có thể nói đây là một trong những lời của Chúa gây hiểu lầm hơn cả. Trong lịch sử đã có những con người dùng câu nói này để lý tưởng hóa hay “hợp thức hóa” nghề mãi dâm và biện hộ cho những cô gái điếm. Văn chương cũng có đầy những “cô gái điếm thánh thiện.” Đơn giản chỉ cần nghĩ tới tác phẩm La Traviata (Người Đàn bà sa ngã) của Giuseppe Verdi hoặc cô điếm Sonya hiền như ma xơ của Dostoevsky trong tác phẩm “Tội ác và Hình phạt.”
Đây là một sự hiểu lầm kinh khủng! Cần phân biệt rằng Chúa Giêsu đang nói về một trường hợp cụ thể, như đã xảy ra. Người quả quyết: “Những cô gái điếm vào Nước Trời trước các ông.” Chúa nói tới những “cô gái điếm” như một sự so sánh để nhấn mạnh đến sự nghiêm trọng của những ai cứng lòng từ chối chân lý. Ngoài ra, trong Tin Mừng, Chúa Giêsu còn nói đến trường hợp “những người thu thuế.” Họ là những người làm việc cho các trạm thu thuế của đế quốc La Mã và được coi là những người tham dự vào những bất công xã hội. Đó là hai tội công khai mà thời đó người Do Thái xếp ngang hàng với nhau và cần loại trừ. Nếu Chúa Giêsu xếp những cô gái điếm với những người thu thuế lại với nhau, Người có lý khi làm như thế. Vì cả hai loại người này đã kiếm tiền bằng việc làm bất lương, nhưng điều Chúa muốn nói ở đây là dầu họ xấu xa như thế nào, nhưng khi gặp gỡ Đức Giêsu, họ đã thay đổi đời sống của mình; Chúa muốn đề cao thái độ đón nhận sự thật và khả năng hoán cải, như một Maria Mađalêna, một Mátthêu, hay một Giakêu… Khác với những người cứ nghĩ mình thánh thiện và đạo đức, những đầu óc đầy thành kiến và bảo thủ, nên cứ ở lì trong lập luận riêng và chính kiến của mình. Những người này luôn có áo giáp tự vệ quá lớn, nên rất khó thay đổi như các Luật Sỹ và Biệt Phái.
Cũng cần thêm rằng, thế giới hôm nay mà chúng ta đang sống là thế giới bị thống trị bởi nền văn hóa tính dục. Trong đó, hiện tượng mãi dâm đang phổ biến dưới nhiều hình thức tinh vi, lan tràn và nguy hiểm. Có rất nhiều người phụ nữ và trẻ em bị bán làm nô lệ cho tình dục một cách có hệ thống và tinh vi hơn bao giờ hết. Sẽ là sai lầm khi cho rằng câu nói trên của Chúa Giêsu cổ xúy cho hiện tượng mãi dâm này. Quả vậy, nghề mãi dâm luôn được coi là nghề xấu xa, bất xứng trong xã hội dù thời nào. Nhưng Đức Giêsu luôn trung thành với nguyên tắc đạo đức: luôn nói “không” với tội lỗi, nhưng nói “có” với tội nhân. Theo đó, Người không chấp nhận hiện tượng mãi dâm và mời gọi người phụ nữ ngoại tình hoán cải: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Người Kitô hữu phải là người giống Chúa Kitô về điểm này.
3- Luôn hy vọng để hoán cải
Như thế, khi kể dụ ngôn hai người con để ám chỉ về những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ hoán cải nhờ lời giảng của Gioan Tẩy Giả; còn những kỳ mục và thượng tế thì không hoán cải, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều này: Một đàng, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến thái độ cứng đầu, bảo thủ, không chịu thay đổi của những người lãnh đạo tôn giáo Do Thái thời đó, họ là những người đại diện cho người con nói “có” nhưng lại “không chịu làm.” Họ là những người đại diện cho tất cả những ai hôm nay, dầu mang danh là Kitô hữu, nhưng chỉ ở trên danh nghĩa, không thực hành niềm tin, không sống niềm tin của mình.
Đàng khác, Lời Chúa hôm nay muốn đề cao những ai dầu trước đó lầm lỡ, yếu đuối, như người con đã “nói không” với Thiên Chúa, nhưng sau đó, họ đã hối hận, trở về và thay đổi cuộc sống.
Cả hai trường hợp là tấm gương để chúng ta soi bóng mình. Bởi lẽ, một cách chân thành và khiêm tốn, đã nhiều lần, chúng ta là người con “nói làm, nhưng không làm,” cho Chúa những gì Chúa muốn, trong đời sống chúng ta. Chúng ta hứa với Chúa nhưng không giữ lời, nói nhiều nhưng làm ít, nghe nhiều, nhưng không áp dụng vào cuộc sống. Có lẽ, cũng vì sự cứng lòng, bảo thủ và thành kiến làm tổ trong chúng ta, nên chúng ta đánh mất khả năng đón nhận điều mới mẻ, và khả năng thay đổi.
Và vì thế, chúng ta cần học nơi người con thứ hai ở chỗ biết hối hận, tiếp nhận và thay đổi đời sống, bằng việc làm theo những gì Chúa muốn, sống theo những gì Chúa dạy, đồng nhất giữa nói và làm là một.
Tin Mừng là tin vui, tin hy vọng, tin cứu độ cho tất cả mọi người, nhất là cho các tội nhân, kể cả những cô gái điếm. Chúng ta phải luôn biết hy vọng ơn cứu độ cho tất cả. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ngôn hành bất nhất
Ed 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32
Tin Mừng của Chúa Nhật này một lần nữa tiếp tục nói với chúng ta qua dụ ngôn. Chúa Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: ‘Thưa ngài, con đây!’ Nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?’ Họ trả lời: ‘Người thứ nhất.” (Mt 21,28-31)
1- Giữa nói và làm là một biển cả
Người con nói “có làm” nhưng lại “không làm” đại diện cho những ai đã nhận biết Thiên Chúa và tuân giữ luật Người trong một số phạm vi, nhưng lại không chấp nhận Chúa Kitô, Đấng là “sự viên mãn của lề luật.”
Còn người con nói “không làm” nhưng lại “đi làm” đại diện cho những ai đã sống ngoài lề luật và thánh ý Thiên Chúa, nhưng sau đó, nhờ Chúa Kitô, họ đã hoán cải và trở lại đón nhận Tin Mừng.
Từ đó, Chúa Giêsu đưa ra kết luận này trước các kỳ mục và thượng tế: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31).
Như thế, trang Tin Mừng này nói gì với chúng ta hôm nay? Đối với Thiên Chúa, những lời nói suông hay những lời hứa hoa mỹ không có giá trị đáng kể, nếu không đi kèm với những việc làm cụ thể. Người ta thường nói rằng: “Giữa nói và làm là cả một biển cả.” Chúa Giêsu cũng có lần nhắc nhở: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Dụ ngôn của Chúa Giêsu rất gần gũi với cuộc sống như chúng ta thấy hôm nay. Điều mà Thiên Chúa chờ đợi nơi chúng ta chính là điều mà cả chúng ta cũng chờ đợi nơi những người khác trong cuộc sống. Chẳng hạn, điều mà mỗi cha mẹ chờ đợi từ con cái mình là một sự vâng lời đích thực, chứ không phải chỉ là lời nói suông, hay hứa hảo; một lời nói hay một tình cảm phải được chứng tỏ bằng những hành động cụ thể và cả sự hy sinh, nếu không sẽ không có giá trị hay hiệu quả gì mấy.
Sự bất nhất giữa “nói và làm” tạo cho người ta cảm giác người Kitô hữu rất đáng ghét, đó là khoảng cách giữa điều chúng ta tuyên xưng trong nhà thờ và điều chúng ta hành xử, khi sống ở ngoài đời, nơi gia đình, công sở, hay nơi chợ búa… Nghĩa là giữa đời sống đạo đức trong nhà thờ và đời sống thường nhật không có một sự ăn nhập gì nhau, nếu không muốn nói là hoàn toàn khác biệt. Vào nhà thờ thì “đọc hết kinh này sang kinh khác,” chắp tay bái lạy “khu cao hơn trốc,” nhưng bước ra ngoài nhà thờ thì mặt hằm hằm sát khí, muốn ăn tươi nuốt sống người khác hay nhìn họ với những “ánh mắt dao găm!” Vào nhà thờ thì nói “có,” nhưng ra khỏi nhà thờ thì nói “không.” Người ta bảo: “Lời nói lung lay, gương lành lôi kéo.” Hay ngạn ngữ có câu: “Những hành động thì có âm vang hơn là những lời nói.” Người ta đánh giá chúng ta một cách chính xác dựa trên những gì chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói. Về điểm này, thánh tử đạo Ignatiô thành Antiochia cho rằng: “Những người Kitô hữu không nói thì tốt hơn những Kitô hữu nói mà không làm.”
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cẩn thận bởi những lý luận trên có thể bị hiểu lầm hay bị lạm dụng. Đã có những người vì lười biếng không muốn đến nhà thờ tham dự thánh lễ, nên cứ ngụy biện cho rằng: “Đạo tại tâm.” Cũng có những người lý luận rằng: “Ồ, những người hay đi nhà thờ, chăm đọc kinh cầu nguyện đâu có phải là những người tốt trong cộng đoàn đó sao?” Với những ý tưởng cố hữu như thế, họ biện hộ cho việc bỏ lễ và bỏ cầu nguyện. Nếu trong gia đình, người vợ tiếp tục đi nhà thờ, thì phải chịu đựng và im lặng vì những lời mỉa mai như thế. Họ không biết rằng những người cầu nguyện và cố gắng sống Tin Mừng cũng là những con người bất toàn, luôn có những giới hạn và thiếu sót. Điều chắc chắn là mỗi người phải trả lẽ với Thiên Chúa và với lương tâm của mình về điều họ phải làm và không làm cho người khác.
2- Tránh những hiểu lầm
Nhưng để giải thích nội dung chính của dụ ngôn, chúng ta cần quay lại với câu kết luận lạ lùng này của Chúa Giêsu: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31).
Có thể nói đây là một trong những lời của Chúa gây hiểu lầm hơn cả. Trong lịch sử đã có những con người dùng câu nói này để lý tưởng hóa hay “hợp thức hóa” nghề mãi dâm và biện hộ cho những cô gái điếm. Văn chương cũng có đầy những “cô gái điếm thánh thiện.” Đơn giản chỉ cần nghĩ tới tác phẩm La Traviata (Người Đàn bà sa ngã) của Giuseppe Verdi hoặc cô điếm Sonya hiền như ma xơ của Dostoevsky trong tác phẩm “Tội ác và Hình phạt.”
Đây là một sự hiểu lầm kinh khủng! Cần phân biệt rằng Chúa Giêsu đang nói về một trường hợp cụ thể, như đã xảy ra. Người quả quyết: “Những cô gái điếm vào Nước Trời trước các ông.” Chúa nói tới những “cô gái điếm” như một sự so sánh để nhấn mạnh đến sự nghiêm trọng của những ai cứng lòng từ chối chân lý. Ngoài ra, trong Tin Mừng, Chúa Giêsu còn nói đến trường hợp “những người thu thuế.” Họ là những người làm việc cho các trạm thu thuế của đế quốc La Mã và được coi là những người tham dự vào những bất công xã hội. Đó là hai tội công khai mà thời đó người Do Thái xếp ngang hàng với nhau và cần loại trừ. Nếu Chúa Giêsu xếp những cô gái điếm với những người thu thuế lại với nhau, Người có lý khi làm như thế. Vì cả hai loại người này đã kiếm tiền bằng việc làm bất lương, nhưng điều Chúa muốn nói ở đây là dầu họ xấu xa như thế nào, nhưng khi gặp gỡ Đức Giêsu, họ đã thay đổi đời sống của mình; Chúa muốn đề cao thái độ đón nhận sự thật và khả năng hoán cải, như một Maria Mađalêna, một Mátthêu, hay một Giakêu… Khác với những người cứ nghĩ mình thánh thiện và đạo đức, những đầu óc đầy thành kiến và bảo thủ, nên cứ ở lì trong lập luận riêng và chính kiến của mình. Những người này luôn có áo giáp tự vệ quá lớn, nên rất khó thay đổi như các Luật Sỹ và Biệt Phái.
Cũng cần thêm rằng, thế giới hôm nay mà chúng ta đang sống là thế giới bị thống trị bởi nền văn hóa tính dục. Trong đó, hiện tượng mãi dâm đang phổ biến dưới nhiều hình thức tinh vi, lan tràn và nguy hiểm. Có rất nhiều người phụ nữ và trẻ em bị bán làm nô lệ cho tình dục một cách có hệ thống và tinh vi hơn bao giờ hết. Sẽ là sai lầm khi cho rằng câu nói trên của Chúa Giêsu cổ xúy cho hiện tượng mãi dâm này. Quả vậy, nghề mãi dâm luôn được coi là nghề xấu xa, bất xứng trong xã hội dù thời nào. Nhưng Đức Giêsu luôn trung thành với nguyên tắc đạo đức: luôn nói “không” với tội lỗi, nhưng nói “có” với tội nhân. Theo đó, Người không chấp nhận hiện tượng mãi dâm và mời gọi người phụ nữ ngoại tình hoán cải: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Người Kitô hữu phải là người giống Chúa Kitô về điểm này.
3- Luôn hy vọng để hoán cải
Như thế, khi kể dụ ngôn hai người con để ám chỉ về những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ hoán cải nhờ lời giảng của Gioan Tẩy Giả; còn những kỳ mục và thượng tế thì không hoán cải, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều này: Một đàng, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến thái độ cứng đầu, bảo thủ, không chịu thay đổi của những người lãnh đạo tôn giáo Do Thái thời đó, họ là những người đại diện cho người con nói “có” nhưng lại “không chịu làm.” Họ là những người đại diện cho tất cả những ai hôm nay, dầu mang danh là Kitô hữu, nhưng chỉ ở trên danh nghĩa, không thực hành niềm tin, không sống niềm tin của mình.
Đàng khác, Lời Chúa hôm nay muốn đề cao những ai dầu trước đó lầm lỡ, yếu đuối, như người con đã “nói không” với Thiên Chúa, nhưng sau đó, họ đã hối hận, trở về và thay đổi cuộc sống.
Cả hai trường hợp là tấm gương để chúng ta soi bóng mình. Bởi lẽ, một cách chân thành và khiêm tốn, đã nhiều lần, chúng ta là người con “nói làm, nhưng không làm,” cho Chúa những gì Chúa muốn, trong đời sống chúng ta. Chúng ta hứa với Chúa nhưng không giữ lời, nói nhiều nhưng làm ít, nghe nhiều, nhưng không áp dụng vào cuộc sống. Có lẽ, cũng vì sự cứng lòng, bảo thủ và thành kiến làm tổ trong chúng ta, nên chúng ta đánh mất khả năng đón nhận điều mới mẻ, và khả năng thay đổi.
Và vì thế, chúng ta cần học nơi người con thứ hai ở chỗ biết hối hận, tiếp nhận và thay đổi đời sống, bằng việc làm theo những gì Chúa muốn, sống theo những gì Chúa dạy, đồng nhất giữa nói và làm là một.
Tin Mừng là tin vui, tin hy vọng, tin cứu độ cho tất cả mọi người, nhất là cho các tội nhân, kể cả những cô gái điếm. Chúng ta phải luôn biết hy vọng ơn cứu độ cho tất cả. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Vượt quá trí hiểu
Lm. Minh Anh
23:35 24/09/2020
VƯỢT QUÁ TRÍ HIỂU
“Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lang thang trên những nẻo đường Palestine, các môn đệ theo Chúa Giêsu đi đây đi đó; thế nhưng, chưa một lần, ai nói với ai cách rõ ràng về vị Thầy của mình. Hôm nay, đột nhiên, Chúa Giêsu quay lại hỏi, “Người ta bảo Thầy là ai?”; các môn đệ cho biết, dân chúng coi Ngài như một trong những vị đại ngôn sứ. Chúa Giêsu lại đặt một câu hỏi quan trọng hơn, “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”, câu trả lời của Phêrô thật ý nghĩa, “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”.
Phêrô hiểu đúng, Ngài là “Đấng Kitô của Thiên Chúa”; nhận định của Phêrô sâu sắc hơn, vì lẽ, Phêrô nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu duy nhất của Chúa Cha; nói cách khác, Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, một tuyên tín vượt quá trí hiểu. Lợi dụng lời tuyên xưng của vị tông đồ trưởng, Chúa Giêsu đã mặc khải con đường của Chúa Cha, “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”, mặc khải này cũng vượt quá trí hiểu.
Chúng ta không thể hiểu hết chiều sâu của “mầu nhiệm đức tin” khi nói Chúa Giêsu vừa là người, nhưng cũng vừa là Thiên Chúa; một Thiên Chúa làm chủ vạn vật, làm chủ con người, làm chủ thời gian như sách Giảng Viên hôm nay xác tín, “Mọi sự đều có thì giờ của chúng; vạn vật dưới bầu trời đều trải qua thời gian của chúng”; “Chúa tác tạo vạn vật trong thời gian Chúa muốn”; “Con người không hiểu được việc Thiên Chúa đã làm từ đầu đến cuối”. Thật là vượt quá trí hiểu.
Đấng chủ tể thời gian ấy cũng là Đấng phải chịu đau khổ, bị loại bỏ, bị giết chết và phải treo lên để yêu thương, để tha thứ, để thấu cảm, để ban ơn cứu độ đời đời cho con người mọi thời, mọi đời… thì điều này lại cũng vượt quá trí hiểu. Giêsu đó, Thiên Chúa đó, mãi muôn đời là thế; Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, muôn đời xót thương, muôn đời tha thứ, muôn đời tìm kiếm, muôn đời chữa lành… điều này cũng vượt quá trí hiểu. Ai gặp được Ngài, chạm đến Ngài hay được Ngài chạm đến, sẽ được Ngài biến đổi bằng ân sủng của Thánh Thần; người ấy sẽ chạm được thiên đàng, hưởng nhận sự sống đời đời, hưởng nhận chính Ngài là Thiên Chúa hằng sống, Đấng cứu độ. Họ nhìn nhận Ngài là Đấng phù trợ, là khiên thuẫn, là tường luỹ, là núi đá, nơi họ ẩn thân như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn”. Thật là vượt quá trí hiểu.
Anh Chị em,
Hôm nay, khi nhìn lên Mình Thánh Chúa trên bàn thờ hoặc trong nhà chầu, chúng ta có thấy Chúa Giêsu đang ở với chúng ta không? Chúng ta có thấy một Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Trị, Yêu Thương, hiện hữu từ muôn thuở, chủ tể thời gian, cội nguồn của mọi điều tốt lành, Đấng tạo dựng vạn vật đang gần gũi với chúng ta đến thế không? Nhìn lên thánh giá, chúng ta chiêm ngắm một Đấng đang bị treo lên, cũng là Đấng đang tái diễn mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Ngài liên lỉ trên các bàn thờ để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, chúng ta có thể hiểu hết mầu nhiệm đức tin này không? Có lẽ câu trả lời sẽ là vừa “Có”, lại vừa “Không”; “Có” ở chỗ chúng ta tin, và “không” ở chỗ, chúng ta không hiểu hết những điều vượt quá trí hiểu. Thật xúc động, khi hiểu được Chúa Giêsu là ai một cách sâu sắc hơn trong thần tính của Ngài; để từ đó, chúng ta thực hiện một quyết tâm đầy cam kết hơn trong đức tin của mình, một đức tin vượt quá trí hiểu.
“Thường thì giáo dân thấy cha nào làm lễ lâu, họ kêu van, phàn nàn; nhưng lạ thay, cha thánh Piô Năm Dấu dâng lễ lâu đến 3 giờ rưỡi đồng hồ mà các Hồng Y, Giám Mục, giáo sĩ, giáo dân vẫn chen nhau đến dự; họ còn cố ‘lết’ gần bàn thờ để được nhìn rõ cha. Ai dự lễ cha Piô cũng đều say sưa, sốt sắng, không biết mỏi mệt; họ đồng thanh nói, “Thấy nét mặt, cử chỉ của ngài, chúng tôi như thể trông thấy Chúa Kitô đang phải thương khó trên bàn thờ thực sự; nhờ thế, đức tin chúng tôi càng vững vàng, lòng ăn năn càng quyết chí, lòng mến Chúa càng gia tăng; dự lễ cha Piô mấy lần cũng không chán”. Từ khắp năm châu, người ta tuôn về một thị trấn nhỏ miền nam nước Ý, cốt để dự lễ của một tu sĩ già. Ở quê nhà họ không có ai dâng lễ sao? Có chứ; nhưng ở đây, họ thấy Chúa Giêsu làm lễ”. Đó là nhận định của Đức Hồng Y Thuận; phải chăng, đây cũng là một điều vượt quá trí hiểu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy Chúa, tin Chúa, đang ở với con trong Thánh Thể, đang yêu thương nhìn con từ thập giá. Xin Chúa mãi là núi đá cho con nương ẩn; và quan trọng hơn, cho con được biến đổi; điều này, ‘với Chúa trên trời, với người dưới đất’, sẽ là điều vượt quá trí hiểu nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lang thang trên những nẻo đường Palestine, các môn đệ theo Chúa Giêsu đi đây đi đó; thế nhưng, chưa một lần, ai nói với ai cách rõ ràng về vị Thầy của mình. Hôm nay, đột nhiên, Chúa Giêsu quay lại hỏi, “Người ta bảo Thầy là ai?”; các môn đệ cho biết, dân chúng coi Ngài như một trong những vị đại ngôn sứ. Chúa Giêsu lại đặt một câu hỏi quan trọng hơn, “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”, câu trả lời của Phêrô thật ý nghĩa, “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”.
Phêrô hiểu đúng, Ngài là “Đấng Kitô của Thiên Chúa”; nhận định của Phêrô sâu sắc hơn, vì lẽ, Phêrô nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu duy nhất của Chúa Cha; nói cách khác, Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, một tuyên tín vượt quá trí hiểu. Lợi dụng lời tuyên xưng của vị tông đồ trưởng, Chúa Giêsu đã mặc khải con đường của Chúa Cha, “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”, mặc khải này cũng vượt quá trí hiểu.
Chúng ta không thể hiểu hết chiều sâu của “mầu nhiệm đức tin” khi nói Chúa Giêsu vừa là người, nhưng cũng vừa là Thiên Chúa; một Thiên Chúa làm chủ vạn vật, làm chủ con người, làm chủ thời gian như sách Giảng Viên hôm nay xác tín, “Mọi sự đều có thì giờ của chúng; vạn vật dưới bầu trời đều trải qua thời gian của chúng”; “Chúa tác tạo vạn vật trong thời gian Chúa muốn”; “Con người không hiểu được việc Thiên Chúa đã làm từ đầu đến cuối”. Thật là vượt quá trí hiểu.
Đấng chủ tể thời gian ấy cũng là Đấng phải chịu đau khổ, bị loại bỏ, bị giết chết và phải treo lên để yêu thương, để tha thứ, để thấu cảm, để ban ơn cứu độ đời đời cho con người mọi thời, mọi đời… thì điều này lại cũng vượt quá trí hiểu. Giêsu đó, Thiên Chúa đó, mãi muôn đời là thế; Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, muôn đời xót thương, muôn đời tha thứ, muôn đời tìm kiếm, muôn đời chữa lành… điều này cũng vượt quá trí hiểu. Ai gặp được Ngài, chạm đến Ngài hay được Ngài chạm đến, sẽ được Ngài biến đổi bằng ân sủng của Thánh Thần; người ấy sẽ chạm được thiên đàng, hưởng nhận sự sống đời đời, hưởng nhận chính Ngài là Thiên Chúa hằng sống, Đấng cứu độ. Họ nhìn nhận Ngài là Đấng phù trợ, là khiên thuẫn, là tường luỹ, là núi đá, nơi họ ẩn thân như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng, “Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn”. Thật là vượt quá trí hiểu.
Anh Chị em,
Hôm nay, khi nhìn lên Mình Thánh Chúa trên bàn thờ hoặc trong nhà chầu, chúng ta có thấy Chúa Giêsu đang ở với chúng ta không? Chúng ta có thấy một Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Trị, Yêu Thương, hiện hữu từ muôn thuở, chủ tể thời gian, cội nguồn của mọi điều tốt lành, Đấng tạo dựng vạn vật đang gần gũi với chúng ta đến thế không? Nhìn lên thánh giá, chúng ta chiêm ngắm một Đấng đang bị treo lên, cũng là Đấng đang tái diễn mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Ngài liên lỉ trên các bàn thờ để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, chúng ta có thể hiểu hết mầu nhiệm đức tin này không? Có lẽ câu trả lời sẽ là vừa “Có”, lại vừa “Không”; “Có” ở chỗ chúng ta tin, và “không” ở chỗ, chúng ta không hiểu hết những điều vượt quá trí hiểu. Thật xúc động, khi hiểu được Chúa Giêsu là ai một cách sâu sắc hơn trong thần tính của Ngài; để từ đó, chúng ta thực hiện một quyết tâm đầy cam kết hơn trong đức tin của mình, một đức tin vượt quá trí hiểu.
“Thường thì giáo dân thấy cha nào làm lễ lâu, họ kêu van, phàn nàn; nhưng lạ thay, cha thánh Piô Năm Dấu dâng lễ lâu đến 3 giờ rưỡi đồng hồ mà các Hồng Y, Giám Mục, giáo sĩ, giáo dân vẫn chen nhau đến dự; họ còn cố ‘lết’ gần bàn thờ để được nhìn rõ cha. Ai dự lễ cha Piô cũng đều say sưa, sốt sắng, không biết mỏi mệt; họ đồng thanh nói, “Thấy nét mặt, cử chỉ của ngài, chúng tôi như thể trông thấy Chúa Kitô đang phải thương khó trên bàn thờ thực sự; nhờ thế, đức tin chúng tôi càng vững vàng, lòng ăn năn càng quyết chí, lòng mến Chúa càng gia tăng; dự lễ cha Piô mấy lần cũng không chán”. Từ khắp năm châu, người ta tuôn về một thị trấn nhỏ miền nam nước Ý, cốt để dự lễ của một tu sĩ già. Ở quê nhà họ không có ai dâng lễ sao? Có chứ; nhưng ở đây, họ thấy Chúa Giêsu làm lễ”. Đó là nhận định của Đức Hồng Y Thuận; phải chăng, đây cũng là một điều vượt quá trí hiểu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy Chúa, tin Chúa, đang ở với con trong Thánh Thể, đang yêu thương nhìn con từ thập giá. Xin Chúa mãi là núi đá cho con nương ẩn; và quan trọng hơn, cho con được biến đổi; điều này, ‘với Chúa trên trời, với người dưới đất’, sẽ là điều vượt quá trí hiểu nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Hiệp Sĩ Mộ Thánh Giêrusalem viện trợ khẩn cấp 3,5 triệu đô la cho Đất Thánh
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
12:08 24/09/2020
Khoảng 30.000 thành viên nam nữ Công Giáo trên khắp thế giới là hiệp sĩ hoặc phu nhân thuộc Hội Hiệp Sĩ Mộ Thánh, cam kết hỗ trợ Giáo hội ở Giêrusalem bằng những lời cầu nguyện, các cuộc hành hương thường xuyên và các khoản tài chánh ủng hộ.
Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Linh Hướng của Hội, đã công bố vào tháng Năm một Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo Covid-19 đặc biệt, bởi vì "Đất Thánh là nơi huyết mạch kinh tế của hàng ngàn gia đình lệ thuộc vào các cuộc hành hương tôn giáo và du lịch, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng."
Khi thế giới phấn đấu để phục hồi sau đại dịch và những hậu quả của nó, ĐHY nói, "Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm. Và trong khi tài chính quốc tế phải quyết định xem nó sẽ đứng về phía ai - con người hay quyền lực và lâu đài của riêng mình - thì chúng tôi chọn đặt con người lên hàng đầu, công việc, sức khỏe, gia đình, chất lượng cuộc sống và tương lai của họ, chuyển hướng bản thân nếu cần thiết. " ĐHY kết luận: “Chăm sóc mọi người là một phần quà tặng của đức tin Kitô, nhưng cũng là một bổn phận cần phải hoàn thành.
Sami El-Yousef, Giám đốc điều hành của Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem, cho biết sự hỗ trợ này cho phép Giáo hội "trợ giúp hơn 2.400 gia đình tại hơn 30 giáo xứ với nhu cầu chính của họ về phiếu thực phẩm, sản phẩm vệ sinh. và cho con cái họ, thuốc men và hóa đơn điện nước. "
Ngoài ra, khoản hỗ trợ đã giúp 1.238 gia đình ở Giođan và 1.180 gia đình ở các vùng lãnh thổ Palestine, đóng học phí cho con em họ tại các trường học do tổ chức giáo quyền điều hành.
Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, giám quản tông tòa của tòa thượng phụ, cho biết, "Tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên và ấn tượng trước phản ứng ngay lập tức và phạm vi của việc hỗ trợ." Viết trong bản tin của tòa thượng phụ vào tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cho biết 5 trường của Giáo hội ở Israel được hưởng lợi từ các gói hỗ trợ và kích thích của chính phủ, nhưng các trường ở Giođan và Palestine - một số trường đã hơn 150 năm tuổi - có nguy cơ đóng cửa vì nhiều phụ huynh không thể trả học phí.
ĐTGM nói, việc duy trì các trường học là một nhiệm vụ "thiêng liêng" đối với Giáo hội. Tập hợp và giáo dục học sinh từ mọi nền tảng tôn giáo và quốc tịch, các trường học tạo thành một "bức tranh khảm đẹp" nơi các giá trị thúc đẩy "sự tôn trọng, chung sống, khoan dung, hòa bình và tình yêu trong một khu vực thường bị tàn phá bởi bạo lực và chiến tranh."
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn Catholic News Service
Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Becciu
Đặng Tự Do
17:29 24/09/2020
Hôm thứ Năm 24 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận việc Đức Hồng Y Angelo Becciu từ chức Tổng trưởng Bộ Phong thánh và từ bỏ các quyền liên quan đến tước hiệu Hồng Y.
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố vào tối thứ Năm, toàn văn như sau:
“Hôm nay, Thứ Năm, 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh và từ bỏ các quyền liên hệ với tước hiệu Hồng Y, do Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu trình lên ngài.”
Source:Vatican NewsPope accepts Cardinal Becciu's resignation
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố vào tối thứ Năm, toàn văn như sau:
“Hôm nay, Thứ Năm, 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh và từ bỏ các quyền liên hệ với tước hiệu Hồng Y, do Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu trình lên ngài.”
Source:Vatican News
Di tản, di cư, vượt biên… Những câu chuyện vô tận… ‘Hợp tác để xây dựng’
Thanh Quảng sdb
18:02 24/09/2020
Di tản, di cư, vượt biên… Những câu chuyện vô tận… ‘Hợp tác để xây dựng’
Trước Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới dự kiến vào ngày 27 tháng 9, cô Lorena Margarita Pinilla Rojano chia sẻ kinh nghiệm của cô về việc vượt thoát khỏi địa ngục bạo lực và làm lại cuộc đời.
(Tin Vatican)
Giáo hội sẽ đánh dấu Ngày Thế giới Di cư và Tị nạn lần thứ 106 vào Chủ nhật 27/9/2020.
Kể từ ngày thành lập Ngày này vào năm 1914, ngày này đã được kỷ niệm hàng năm để cổ súy sự quan tâm đối với những người khốn khổ, đã phải bỏ quê cha đất tổ để ra đi kiếm tìm tự do, mặc cho những hiểm nguy chết chóc trước mắt!
Thông điệp của Đức Thánh Cha cho lễ kỷ niệm năm nay có chủ đề: “Bị buộc phải chạy trốn như Chúa Giêsu Kitô năm xưa”. Những suy tư của ĐTC được gợi hứng từ kinh nghiệm tỵ nạn của Chúa Giêsu khi còn thơ bé đã phải trốn chạy cùng với cha mẹ Ngài.
ĐTC Phanxicô nêu ra “xây dựng Nước Thiên Chúa là một cam kết mà tất cả các Kitô hữu cùng chia sẻ, và vì lý do này, chúng ta cần học cách cộng tác”. ĐTC cũng nguyện xin cho chúng ta “được hợp nhất một lòng một trí” như Thánh Phaolô khuyên nhủ.
Câu chuyện đào thoát của cô Lorena
Tuần này, Thánh bộ Người tị nạn và Di cư của Tòa thánh Vatican trong phân bộ “Phát triển Con người Toàn diện” đã phát hành cuốn video thứ sáu trong một loạt video về ngày kỷ niệm hàng năm này.
Trong video, cô Lorena Margarita Pinilla Rojano - một phụ nữ 25 tuổi đến từ Chibolo Magdalena, Columbia - kể lại kinh nghiệm đào thoát của cô đã giúp cô thay đổi cuộc đời cô như thế nào.
Cô chia sẻ: “Tôi đến được thành phố Bogotá vào năm 2012, và tôi đã ở đây được 8 năm, tôi đã đào thoát cùng gia đình, chúng tôi đã phải ra đi vì bạo lực."
Cô kể lại rằng gia đình cô đã chạy trốn khỏi Chibolo Magdalena vào nửa đêm, bỏ lại tất cả mọi sự, trang trại và nhà cửa của gia đình cô bị đốt phá!
Bắt đầu lại
Năm 2015, Lorena chuyển đến Soacha Cundinamarca, ngoại ô Bogota và mua một căn nhà để dung thân.
Hiện tại, cô là một trong những người được Văn phòng Tỵ nạn Dòng Tên (JRS) ở San Benito giúp đỡ, để cô tiến tới một ước mơ là trở thành một doanh nhân.
Cô chia sẻ: “Tôi luôn ôm ấp giấc mộng kinh doanh, nhưng tôi không có đủ tài chính để thực hiện nó. Tôi rất biết ơn các tu sĩ Dòng Tên ở Columbia đã hỗ trợ tôi, đào tạo tôi và cho tôi cơ hội hiện thực ước mơ này. Nhờ các cha thầy Dòng Tên mà tôi đã phát triển ước mơ kinh doanh và vươn lên”.
Cô Lorena chia sẻ và khuyến khích mọi người “Hãy không ngừng tìm kiếm và đấu tranh vun góp cho ước mơ”.
Trước Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới dự kiến vào ngày 27 tháng 9, cô Lorena Margarita Pinilla Rojano chia sẻ kinh nghiệm của cô về việc vượt thoát khỏi địa ngục bạo lực và làm lại cuộc đời.
(Tin Vatican)
Giáo hội sẽ đánh dấu Ngày Thế giới Di cư và Tị nạn lần thứ 106 vào Chủ nhật 27/9/2020.
Kể từ ngày thành lập Ngày này vào năm 1914, ngày này đã được kỷ niệm hàng năm để cổ súy sự quan tâm đối với những người khốn khổ, đã phải bỏ quê cha đất tổ để ra đi kiếm tìm tự do, mặc cho những hiểm nguy chết chóc trước mắt!
Thông điệp của Đức Thánh Cha cho lễ kỷ niệm năm nay có chủ đề: “Bị buộc phải chạy trốn như Chúa Giêsu Kitô năm xưa”. Những suy tư của ĐTC được gợi hứng từ kinh nghiệm tỵ nạn của Chúa Giêsu khi còn thơ bé đã phải trốn chạy cùng với cha mẹ Ngài.
ĐTC Phanxicô nêu ra “xây dựng Nước Thiên Chúa là một cam kết mà tất cả các Kitô hữu cùng chia sẻ, và vì lý do này, chúng ta cần học cách cộng tác”. ĐTC cũng nguyện xin cho chúng ta “được hợp nhất một lòng một trí” như Thánh Phaolô khuyên nhủ.
Câu chuyện đào thoát của cô Lorena
Tuần này, Thánh bộ Người tị nạn và Di cư của Tòa thánh Vatican trong phân bộ “Phát triển Con người Toàn diện” đã phát hành cuốn video thứ sáu trong một loạt video về ngày kỷ niệm hàng năm này.
Trong video, cô Lorena Margarita Pinilla Rojano - một phụ nữ 25 tuổi đến từ Chibolo Magdalena, Columbia - kể lại kinh nghiệm đào thoát của cô đã giúp cô thay đổi cuộc đời cô như thế nào.
Cô chia sẻ: “Tôi đến được thành phố Bogotá vào năm 2012, và tôi đã ở đây được 8 năm, tôi đã đào thoát cùng gia đình, chúng tôi đã phải ra đi vì bạo lực."
Cô kể lại rằng gia đình cô đã chạy trốn khỏi Chibolo Magdalena vào nửa đêm, bỏ lại tất cả mọi sự, trang trại và nhà cửa của gia đình cô bị đốt phá!
Bắt đầu lại
Năm 2015, Lorena chuyển đến Soacha Cundinamarca, ngoại ô Bogota và mua một căn nhà để dung thân.
Hiện tại, cô là một trong những người được Văn phòng Tỵ nạn Dòng Tên (JRS) ở San Benito giúp đỡ, để cô tiến tới một ước mơ là trở thành một doanh nhân.
Cô chia sẻ: “Tôi luôn ôm ấp giấc mộng kinh doanh, nhưng tôi không có đủ tài chính để thực hiện nó. Tôi rất biết ơn các tu sĩ Dòng Tên ở Columbia đã hỗ trợ tôi, đào tạo tôi và cho tôi cơ hội hiện thực ước mơ này. Nhờ các cha thầy Dòng Tên mà tôi đã phát triển ước mơ kinh doanh và vươn lên”.
Cô Lorena chia sẻ và khuyến khích mọi người “Hãy không ngừng tìm kiếm và đấu tranh vun góp cho ước mơ”.
Càng gần đến ngày bầu cử cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng cố gắng kiếm phiếu bầu Công Giáo
Vũ Văn An
18:06 24/09/2020
Ít nhất đó cũng là nhận định của nhóm National Catholic Register (https://www.ncregister.com/news/donald-trump-and-joe-biden-campaigns-intensify-faith-outreach-efforts-with-a-focus-on-catholics).
Trái qua phải: các giaó sĩ và các nhà hoạt động cộng đồng cầu nguyện cho ứng viên Dân Chú Joe Biden tranh chức tổng thống Hoa Kỳ lúc ông này tới Nhà thờ Bethel ở Wilmington, Delaware, 1 tháng Sáu. Các người ủng hộ Tổng thống Trump đang cầu nguyện trong lúc chờ ông đến phi trường Latrobe |
Thực vậy, theo hãng tin trên, càng đến gần ngày bầu cử, các chiến dịch tranh cử của Trump và Biden càng kêu gọi các cộng đồng đức tin ủng hộ họ bằng cách làm nổi bật các vấn đề họ cho là vang dội đối với các cử tri tôn giáo.
Chiến dịch nối kết với các tín hữu tôn giáo của Trump tập chú vào các thành quả phò sinh và bảo vệ tự do tôn giáo của Tổng Thống, trong khi chiến dịch Biden nhấn mạnh tới các vấn đề như di dân và môi trường, cũng như tác phong luân lý, và tránh thảo luận lập trường ủng hộ phá thai hợp pháp của ông này.
Chiến dịch tranh cử của Trump trước nhất nhằm tăng cường nỗ lực nối vòng tay lớn với người Công Giáo vào đầu năm nay, tức ngày 2 tháng 4, với việc phát động nhóm "Người Công Giáo bỏ phiếu cho Trump". Hội đồng cố vấn gồm 33 thành viên của nhóm bao gồm đồng chủ tịch Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và là chồng của đương kim Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa thánh, Callista Gingrich, và một số nhà lãnh đạo phò sinh nổi tiếng như Marjorie Dannenfelser, chủ tịch của Susan B. Anthony List, Kristan Hawkins, chủ tịch Các Sinh viên Phò Sinh, và Janet Morana, giám đốc điều hành của Linh mục Phò sinh và đồng sáng lập Chiến dịch Ý Thức Không Im lặng Nữa.
Ngoài ra, nhiều diễn giả Công Giáo đã được giới thiệu tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa vào tháng trước, và việc trình diễn bài Ave Maria thậm chí đã kết thúc biến cố này.
Justin Clark, phó giám đốc chiến dịch tranh cử năm 2020 của Trump, nói với tờ Register rằng tổng thống “là vị tổng thống phò sinh nhất trong lịch sử, một người lớn tiếng bảo vệ tự do tôn giáo, và đã bổ nhiệm hơn 200 thẩm phán vào các tòa án liên bang.” Ông nói thêm rằng "sự tương phản không thể nào rõ ràng hơn" với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, người "đã nói rõ rằng, nếu được bầu, chính phủ của ông sẽ bỏ các nguyên tắc tự do tôn giáo, hệ thống hóa vụ Roe kiện Wade và thiết lập quyền phá thai theo yêu cầu".
Carl Cannon, trưởng phòng Chính trị của RealClear ở Washington, nói với tờ Register rằng chiến dịch Trump có chiến lược "ba mũi nhọn" để nối kết với những người có đức tin.
Ông nói: “Đầu tiên, nó muốn duy trì những người Thệ phản Phúc âm trong tầm ảnhhưởng của mình. Thứ hai, nó nhấn mạnh lời kêu gọi các người Công Giáo vốn bảo thủ về mặt tín lý trong bối cảnh liên quan đến chính trị đảng phái (tức phò sinh). Cuối cùng, và điều này chưa được chú ý nhiều, chiến dịch của Trump đang cố gắng bóc phiếu của các cử tri người Mỹ gốc Phi theo Kitô giáo - thuộc bất cứ giáo phái nào – một việc khá hiển nhiên căn cứ vào danh sách các diễn giả tại đại hội đảng Cộng hòa".
Biden tránh nói đến Phá thai
Về phần mình, chiến dịch Biden tiết lộ nhóm "Những người Công Giáo bầu cho Biden" trong tháng này với việc tập chú vào các vấn đề như xây dựng "một nền kinh tế trong đó mọi người cùng tham gia và chúng tôi bảo vệ ‘những người nhỏ bé nhất trong số này’", đóng vai trò là "người quản lý sáng thế" và theo đuổi một "Chính sách di dân nhân đạo".
Một trong các thành viên của danh sách các đồng chủ tịch được nêu tên gần đây của “Người Công Giáo bầu cho Biden” là Bộ trưởng Tư pháp California Xavier Becerra, người đã bảo vệ luật lệ của tiểu bang định rằng các trung tâm mang thai phò sinh phải cổ vũ phá thai, điều mà Tối cao Pháp viện cuối cùng đã ra phán quyết chống lại trong vụ NIFLA kiện Becerra. Danh sách này cũng bao gồm người đứng chung liên danh năm 2016 của Hillary Clinton, Thượng nghị sĩ Tim Kaine, D-Va., người, giống như Biden năm ngoái, đã thay đổi lập trường của mình vào năm 2016 để hỗ trợ việc người đóng thuế tài trợ cho việc phá thai.
Các đồng chủ tịch khác bao gồm Carolyn Woo, cựu chủ tịch của Sở Cứu trợ Công Giáo, Stephen Schneck, cựu chủ tịch khoa chính trị của Đại học Công Giáo America và là đồng chủ tịch của “Người Công Giáo bầu cho Obama” vào năm 2012, và bốn thành viên của gia đình Kennedy.
Một sự khác biệt lớn giữa các nỗ lực nối kết với đức tin của cả hai chiến dịch là, trái ngược với chiến dịch Trump tập trung vào phá thai, nghị trình của Biden đối với cộng đồng Công Giáo không đề cập đến việc phá thai, một vấn đề mà Biden mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Câu hỏi về việc cử tri Công Giáo tập chú sát nút ra sao vào việc phá thai đã được giải đáp vào mùa thu năm ngoái khi Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đặc biệt làm nổi bật vấn đề phá thai như “ưu tiên hàng đầu” trong lá thư mới của các giám mục cung cấp cho các công dân tín hữu của họ tài liệu hướng dẫn các cử tri Công Giáo.
Vào thời điểm đó, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Thành phố Kansas, thuộc tiểu bang Kansas, Chủ tịch Ủy ban Các Hoạt động Phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói với tờ Register rằng phá thai là “ưu tiên hàng đầu” vì “đó là một cuộc tấn công trực tiếp vào sự sống diễn ra trong cung thánh gia đình vì vậy nó phá hủy các mối liên hệ gia đình” và cũng do “ nguyên số lượng” các trẻ em chưa sinh bị giết do phá thai, ngài nói rằng “không có gì có thể so sánh được: hơn 60 triệu em kể từ năm 1973 và vẫn còn hàng triệu em khác hàng năm”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Naumann, sau chuyến thăm ad limina vào tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý với việc các giám mục Hoa Kỳ xác định phá thai là ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, Giám mục Robert McElroy của San Diego vào thời điểm đó đã lập luận chống lại việc coi việc phá thai là “ưu tiên hàng đầu” và nói với tờ Register rằng ngài tin rằng “có ba vấn đề hàng đầu trong đời sống công cộng Hoa Kỳ ngày nay đối với công dân Công Giáo: Một là phá thai, hai là môi trường và ba là di dân".
Một số giám mục Công Giáo gần đây đã duyệt lại cuộc thảo luận đó.
Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, New Jersey, đã nói trong một cuộc thảo luận hồi đầu tháng này rằng “một người có lương tâm tốt có thể bỏ phiếu cho ông Biden” và “Thành thật mà nói, theo cách nghĩ của riêng tôi, tôi có một thời gian khó khăn hơn đối với chọn lựa kia”. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Tobin sau đó đã minh xác với Hãng thông tấn Công Giáo News Agency rằng các bình luận của ngài không nhằm ủng hộ bất cứ ứng cử viên nào.
Ngược lại, Giám mục Thomas Tobin của Providence, Rhode Island, đã “tweet” vào tháng 8 rằng liên danh Biden-Harris đánh dấu "lần đầu tiên trong một thời gian là liên danh của đảng Dân chủ không có người Công Giáo nào trên đó cả", dường như ám chỉ quan điểm ủng hộ phá thai của Biden, một người Công Giáo đã rửa tội.
Giám mục Joseph Strickland của Tyler, Texas, gần đây cũng tham gia vào cuộc tranh luận, ủng hộ một video của linh mục ở Wisconsin, Cha James Altman, trích dẫn lập trường của Đảng Dân chủ về việc phá thai như một lý do để “Bạn không thể vừa là người Công Giáo vừa là Đảng viên Dân chủ”.
Các nhóm tôn giáo vận động chống lại Biden cũng tập chú vào vấn đề phá thai. Nhóm vận động chính trị Lá phiếu Công Giáo (Catholic Vote) đã công bố một tường trình toàn diện về hồ sơ phá thai và tự do tôn giáo của ông, cũng như hôn nhân, chăm sóc sức khỏe và di dân. Nhóm đã phát động một chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số và đang vận động các khu dân cư giáo xứ ở các tiểu bang xôi đậu để kêu gọi sự chú ý đến hồ sơ “chống Công Giáo” của Biden về những vấn đề này.
Người Công Giáo ‘thiện ích chung’
Những người làm công tác nối kết tôn giáo cho Biden đã lập luận rằng các vấn đề khác nên được xem xét như là "thánh thiêng không kém" vấn đề phá thai.
Trong các tài liệu mà họ cổ vũ, “Người Công Giáo bầu cho Biden” đã trích dẫn lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng dù “việc bảo vệ những đứa trẻ vô tội chưa sinh” phải “rõ ràng, chắc chắn và tha thiết… tuy nhiên, sự sống của những người nghèo, những người đã được sinh ra, những người túng thiếu, những người bị bỏ rơi và kém may mắn, những người yếu đuối dễ bị tổn thương và những người cao tuổi có nguy cơ bị trợ tử trá hình, những nạn nhân của việc buôn người, những hình thức nô lệ mới và mọi hình thức bị bác bỏ cũng thánh thiêng không kém”. Chiến dịch nối kết với đức tin của Biden đang cổ vũ tài liệu gọi người chịu coi các vấn đề như phân biệt chủng tộc, nghèo đói, di dân và chăm sóc sức khỏe như “những vấn đề thánh thiêng” là “Người bỏ phiếu theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Joshua Dickson, giám đốc nối kết đức tin của nhóm “Biden làm Tổng thống”, ngày 14 tháng 9 tuyên bố rằng “nghị trình Biden-Harris phù hợp sâu sắc với các giá trị thiện ích chung của người Công Giáo và những người có đức tin và phù hợp với những giá trị đó nhiều hơn những gì chúng ta thấy từ chính phủ hiện tại”.
Patrick Carolan, giám đốc nối kết Công Giáo của nhóm “Bầu chọn Thiện ích chung”, một nhóm vận động cho Biden, nói với tờ Register rằng thông điệp của Biden dành cho cử tri tôn giáo là “Joe Biden biết quan tâm; ông biết cảm thương; ông muốn mang chúng ta lại với nhau, tôn trọng chủ trương của mọi người; ông hiểu sự khác biệt ý kiến, nhưng chúng ta phải đến với nhau chứ không chia rẽ ”.
Ông nhắc đến Giám mục McElroy, người trong một bài phát biểu đầu năm nay nói rằng điều quan trọng là phải xem xét nhân cách của ứng cử viên.
Carolan nói: “Nếu bạn nhìn vào hai ứng cử viên này, không có sự so sánh nào giữa nhân cách của họ và ai là Kitô hữu nhiều hơn”.
Ông nói rằng “Tôi nghĩ người Công Giáo sẽ xem xét nhân cách của cả hai ứng cử viên. Họ chắc chắn sẽ cân nhắc về một số vấn đề, nhưng tôi cũng nghĩ rằng họ sẽ xem xét ai sẽ thể hiện tốt nhất hình ảnh Kitô hữu là gì, người Công Giáo là gì”.
Phá thai, Tự do tôn giáo
Tuy nhiên, Joshua Mercer, biên tập viên của “The Loop” trong nhóm vận động chính trị Lá Phiếu Công Giáo (Catholic Vote), nói với tờ Register rằng giáo huấn của Giáo hội về phá thai và những lo ngại ngày càng tăng về tự do tôn giáo, trên thực tế, có thể là nhân tố quyết định đối với nhiều người Công Giáo. Ông nói rằng mặc dù tự do tôn giáo có thể không phải là vấn đề hàng đầu đối với các cử tri Công Giáo, nhưng “nó có thể là loại vấn đề có thể khiến ai đó ủng hộ ứng cử viên này mà bỏ ứng cử viên khác”.
Ông nói: “Các nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu chúng ta dùng tiền đóng thuế tài trợ cho hoạt động phá thai, thì sẽ có thêm 50,000 trẻ thơ sẽ bị giết trong năm tới và đó là điều có trên lá phiếu,” ông nói và nói thêm rằng phá thai “không còn là vấn đề duy nhất nữa”.
Ông cho rằng tự do tôn giáo ngày càng trở nên gắn liền với vấn đề sự sống, vì các đảng viên Dân chủ đã nhắm tấn công việc bảo vệ quyền phản đối dựa vào lương tâm đối với việc chi trả cho việc phá thai của Tu Chính án Hyde và đã hứa sẽ làm sống lại cuộc chiến pháp lý của chính phủ Obama với Dòng Tiểu Muội Người Nghèo về qui định ngừa thai của Đạo Luật Chăm Sóc Vừa Túi Tiền (Affordable Care Act).
Mercer nói, “Người Công Giáo là nhóm cuối cùng ủng hộ Donald Trump vào năm 2016, vì có sự dè dặt về nhân cách. … Đó là lý do tại sao có được bốn năm bảo vệ vững như đá chính sách phò sinh và tự do tôn giáo đã thực sự giúp ông ấy cải tiến cơ sở đó ”.
Ông cho biết các đảng viên Dân chủ “muốn nói về sự kiện Joe Biden đọc Kinh Mân Côi” và “tình trạng linh hồn của ông ấy là chuyện giữa ông ấy và Chúa của chúng ta, nhưng khi nói đến các quan tâm của cử tri Công Giáo, chúng tôi không muốn bị ép buộc phải trả tiền cho những ca phá thai hợp pháp”.
Cuộc thăm dò mới
Một cuộc thăm dò mới từ EWTN News và RealClear Opinion Research, diễn ra từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9, cho thấy ba vấn đề hàng đầu đối với người Công Giáo là coronavirus, với 73% người Công Giáo có khả năng là cử tri nói rằng đó là “mối quan tâm lớn”, tiếp theo là nền kinh tế và việc làm (70%) và chăm sóc sức khỏe (66%). Chỉ có 30% người Công Giáo có khả năng đi bầu gọi tự do tôn giáo và phá thai là “mối quan tâm lớn”.
Tuy nhiên, trong số những người Công Giáo chấp nhận mọi hoặc hầu hết các giáo huấn của Giáo hội, một bách phân hơi cao hơn một chút gọi phá thai (37%) và tự do tôn giáo (36%) là “mối quan tâm lớn”.
Cannon của RealClearPolitics nói với tờ Register rằng đây là “một cuộc bầu cử đại dịch” vì những lo ngại về coronavirus và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế đã vượt qua những lo ngại về các vấn đề khác như phá thai và tự do tôn giáo. Ông nói: “Tổng thống đang được đánh giá qua lăng kính này về đại dịch, và người ta cũng đang nhìn vấn đề theo cách đó”.
Tuy nhiên, Cannon nói thêm rằng ông nhận thấy các quan tâm về tự do tôn giáo “ngày càng gia tăng nơi các người Công Giáo,” và tự do tôn giáo là “một trong những vấn đề mà những người Công Giáo mộ đạo đang ăn khớp nhiều hơn với những người theo phái phúc âm”.
Ông nhấn mạnh tới các kết quả của cuộc thăm dò cho thấy 57% người Công Giáo “rất lo ngại” và 24% “hơi lo ngại” về những vụ phá hoại và tấn công nhà thờ gần đây, và 50% “rất lo ngại” trước những lời kêu gọi gỡ bỏ tượng, tranh tường và kính màu mô tả Chúa Giê-su như “người châu Âu da trắng”. Ông cho biết những người có đức tin đang đánh đồng những vấn đề đó với các cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo và có mức độ lo ngại cao về nó.
Đối với những người mà các nỗ lực nối kết đức tin của họ đã được chứng minh là thành công hơn, Cannon cho biết một số cuộc thăm dò gần đây cho thấy chiến dịch Trump vẫn còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này.
Ông nói: “Một cuộc thăm dò hồi tháng 8 của Fox News cho thấy Biden được phái phúc âm ủng hộ nhiều hơn gấp đôi so với Hillary Clinton vào năm 2016, một điều sẽ là một tin đáng ngại đối với Trump nếu nó tiếp tục ”.
Nhưng việc lấy mẫu của cuộc thăm dò được thực hiện trước cái chết ngày 18 tháng 9 của Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg, một điều ngay lập tức gây ra một cuộc tranh luận chính trị căng thẳng về việc đề cử một thành viên mới cho tòa án này.
Cuộc tranh luận có tiềm năng thay đổi đáng kể năng động tính của cử tri về một loạt các vấn đề liên quan đến những người được đề cử vào Tối cao Pháp viện - đặc biệt bao gồm việc phá thai và tự do tôn giáo.
Sóng gió chung quanh việc từ chức và từ bỏ các quyền hạn Hồng Y của Đức Hồng Y Becciu
Đặng Tự Do
18:16 24/09/2020
Đức Hồng Y Angelo Becciu, người cho đến hôm thứ Năm 24 tháng 9 là Tổng trưởng Bộ Phong thánh của Vatican, đã từ chức, và trong một động thái cực kỳ hiếm hoi, đã tuyên bố từ bỏ các quyền hạn dành cho cho các thành viên trong Hồng Y Đoàn.
Vị Hồng Y này trước đây đã từng làm việc với tư cách là quan chức thứ hai trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và có liên quan đến một cuộc điều tra đang diễn ra về tình trạng bất minh về tài chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh.
Một thông cáo từ văn phòng báo chí Tòa Thánh vào tối thứ Năm, theo giờ Rôma, cho biết: “Hôm nay, Thứ Năm, 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh và từ bỏ các quyền liên hệ với tước hiệu Hồng Y, do Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu trình lên ngài.”
Về mặt kỹ thuật, ngài vẫn là một Hồng Y, và thông báo của Vatican không mô tả cụ thể ngài đã từ bỏ những quyền gì. Năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận một sự từ bỏ tương tự từ Đức Hồng Y Keith O'Brien người Tô Cách Lan. Vào năm 2013, vị Hồng Y này đã phải thừa nhận các hành vi sai trái tình dục. O'Brien sau đó đã không tham dự các sự kiện công cộng của Giáo Hội, và không đủ điều kiện để tham gia mật nghị bầu Giáo Hoàng sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị hôm 11 tháng 2, 2013.
Động thái này thật bất ngờ và dường như không được dự trù. Theo một thông báo trước đó, Đức Hồng Y Becciu sẽ chủ trì việc phong chân phước cho Bậc Đáng Kính Carlo Acutis, diễn ra tại Assisi ngày 10 tháng 10.
Đức Hồng Y Becciu từng là “sostituto” tức là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hay nhân vật thứ hai tại Phủ Quốc vụ khanh, từ năm 2011 đến năm 2018, khi Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng Hồng Y cho ngài và chuyển ngài đến Bộ Tuyên Thánh. Trong thời gian làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ngài có liên quan đến một số vụ tai tiếng tài chính, gần đây nhất là vụ đầu tư hàng trăm triệu euro của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với doanh nhân người Ý Rafaelle Mincione và vụ mua một tòa nhà ở Luân Đôn gây ra những tranh cãi.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trước đây đã báo cáo rằng một phần đáng kể trong số 200 triệu đô la được sử dụng để tài trợ cho việc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mua một khu phát triển sang trọng tại số 60 Đại lộ Sloane từ khoản tín dụng do BSI, một ngân hàng Thụy Sĩ có bề dày thành tích vi phạm rửa tiền và gian lận trong việc đối phó với các biện pháp bảo vệ trong giao dịch với các quỹ tài sản của các nước.
CNA cũng đã báo cáo rằng vào năm 2015 Đức Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã cố gắng che giấu các khoản vay trên bảng cân đối kế toán của Vatican bằng cách cấn sang vụ mua một bất động sản ở khu phố Chelsea của Luân Đôn, đó là một thủ tục kế toán bị nghiêm cấm bởi các chính sách tài chính mới được Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt vào năm 2014.
Các cáo buộc cố gắng che giấu các khoản cho vay ngoài sổ sách đã bị phát hiện bởi Bộ Kinh tế Tòa Thánh, khi đó do Đức Hồng Y George Pell lãnh đạo. Các quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế nói với CNA rằng khi Đức Hồng Y Pell bắt đầu yêu cầu đòi hỏi các chi tiết liên quan đến các khoản vay, đặc biệt là những khoản liên quan đến BSI, Tổng giám mục Becciu khi đó đã gọi Đức Hồng Y vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để “khiển trách”.
Đức Hồng Y Becciu trước đó đã bảo vệ vụ đầu tư bất động sản tại Luân Đôn như “thực hành chấp nhận được”, mặc dù các công tố viên Vatican đã mở các cuộc lục soát văn phòng của một số cộng tác viên gần gũi nhất với Đức Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và thậm chí đã bắt giữ một trong những nhà kinh doanh có liên quan.
CNA cũng đã báo cáo rằng Đức Hồng Y Becciu có liên quan đến một loạt các sự kiện phức tạp và các giao dịch tài chính xung quanh việc mua Istituto Dermopatico dell'Immacolata (IDI), một bệnh viện ở Ý đã sụp đổ vào năm 2013 với khoản nợ 800 triệu euro.
Năm 2016, Đức Hồng Y Becciu là người được tường trình đã ngăn chặn các cải cách tài chính tại Vatican do Đức Hồng Y George Pell khởi xướng. Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho Bộ Kinh Tế mới được thành lập thẩm quyền giám sát tài chính, Đức Hồng Y Becciu đã can thiệp khi Bộ này lên kế hoạch thuê PriceWaterhouseCooper kiểm toán tất cả các bộ phận của Vatican.
Đơn phương và không được sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Becciu đã hủy bỏ cuộc kiểm toán và thông báo trong một bức thư gửi đến tất cả các cơ quan của Vatican rằng cuộc kiểm toán này sẽ không diễn ra.
Khi Đức Hồng Y Pell phản đối trong nội bộ về việc hủy bỏ cuộc kiểm toán, Đức Hồng Y Becciu đã cố gắng thuyết phục Đức Thánh Cha Phanxicô và cuộc kiểm toán không bao giờ diễn ra.
Năm 2017, Đức Tổng Giám Mục Becciu cũng chịu trách nhiệm về việc sa thải Tổng kiểm toán đầu tiên của Vatican, ông Libero Milone.
Milone bị Tổng Giám Mục Becciu sa thải trong một diễn biến đầy kịch tính. Đức Tổng Giám Mục Becciu đã cáo buộc kiểm toán viên này “do thám” tài chính các quan chức cấp cao, bao gồm cả chính ngài. Tổng Giám Mục Becciu lúc đó đã đe dọa sẽ truy tố hình sự Milone nếu ông không đồng ý rời văn phòng Vatican một cách lặng lẽ.
Milone khẳng định rằng ông đã bị sa thải vì “làm quá tốt” công việc của mình, và vì ông và công việc cải cách của Bộ Kinh tế bị coi là mối đe dọa đối với quyền tự chủ và hoạt động kinh doanh của các quan chức lâu năm của giáo triều. Anh ta nói rằng anh ta đã bị sa thải vì những cáo buộc ngụy tạo sau khi anh ta phát hiện được các bằng chứng về hành vi sai trái tài chính dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Becciu.
Cũng trong năm 2017, Tổng Giám Mục Becciu đã tham gia vào một chuỗi sự kiện phức tạp liên quan đến vị lãnh đạo tối cao của dòng Malta, kết thúc với việc Hiệp Sĩ Tối cáo của dòng này bị phế truất, và Tổng Giám Mục Becciu được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng chịu trách nhiệm điều hành tạm thời dòng này.
Trung tâm của cuộc tranh cãi đó là những cáo buộc rằng các quan chức tài chính của Vatican đã rút hơn 30 triệu euro từ khoản thu trị giá 120 triệu euro được giữ trong một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ, để giảm bớt các khó khăn thu chi.
Vào tháng 2 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục Becciu làm đặc sứ của ngài để giám sát việc cải cách “tinh thần và đạo đức” của Dòng Malta, đặc biệt chú ý đến các thành viên đã khấn dòng. Không rõ liệu với tình cảnh hiện nay, ngài có tiếp tục vai trò này hay không.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong Tổng Giám Mục Becciu làm Hồng Y vào ngày 28 tháng 6 năm 2018. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Phong Thánh vào ngày 31 tháng 8 năm 2018 và đã chính thức chấm dứt chức vụ này ngày 24 tháng 9, 2020.
Source:Catholic News AgencyVatican Cardinal Angelo Becciu resigns from office and 'rights' of cardinals
Vị Hồng Y này trước đây đã từng làm việc với tư cách là quan chức thứ hai trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và có liên quan đến một cuộc điều tra đang diễn ra về tình trạng bất minh về tài chính tại Phủ Quốc Vụ Khanh.
Một thông cáo từ văn phòng báo chí Tòa Thánh vào tối thứ Năm, theo giờ Rôma, cho biết: “Hôm nay, Thứ Năm, 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh và từ bỏ các quyền liên hệ với tước hiệu Hồng Y, do Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu trình lên ngài.”
Về mặt kỹ thuật, ngài vẫn là một Hồng Y, và thông báo của Vatican không mô tả cụ thể ngài đã từ bỏ những quyền gì. Năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận một sự từ bỏ tương tự từ Đức Hồng Y Keith O'Brien người Tô Cách Lan. Vào năm 2013, vị Hồng Y này đã phải thừa nhận các hành vi sai trái tình dục. O'Brien sau đó đã không tham dự các sự kiện công cộng của Giáo Hội, và không đủ điều kiện để tham gia mật nghị bầu Giáo Hoàng sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị hôm 11 tháng 2, 2013.
Động thái này thật bất ngờ và dường như không được dự trù. Theo một thông báo trước đó, Đức Hồng Y Becciu sẽ chủ trì việc phong chân phước cho Bậc Đáng Kính Carlo Acutis, diễn ra tại Assisi ngày 10 tháng 10.
Đức Hồng Y Becciu từng là “sostituto” tức là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hay nhân vật thứ hai tại Phủ Quốc vụ khanh, từ năm 2011 đến năm 2018, khi Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng Hồng Y cho ngài và chuyển ngài đến Bộ Tuyên Thánh. Trong thời gian làm việc tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ngài có liên quan đến một số vụ tai tiếng tài chính, gần đây nhất là vụ đầu tư hàng trăm triệu euro của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh với doanh nhân người Ý Rafaelle Mincione và vụ mua một tòa nhà ở Luân Đôn gây ra những tranh cãi.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trước đây đã báo cáo rằng một phần đáng kể trong số 200 triệu đô la được sử dụng để tài trợ cho việc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mua một khu phát triển sang trọng tại số 60 Đại lộ Sloane từ khoản tín dụng do BSI, một ngân hàng Thụy Sĩ có bề dày thành tích vi phạm rửa tiền và gian lận trong việc đối phó với các biện pháp bảo vệ trong giao dịch với các quỹ tài sản của các nước.
CNA cũng đã báo cáo rằng vào năm 2015 Đức Hồng Y Becciu bị cáo buộc đã cố gắng che giấu các khoản vay trên bảng cân đối kế toán của Vatican bằng cách cấn sang vụ mua một bất động sản ở khu phố Chelsea của Luân Đôn, đó là một thủ tục kế toán bị nghiêm cấm bởi các chính sách tài chính mới được Đức Thánh Cha Phanxicô phê duyệt vào năm 2014.
Các cáo buộc cố gắng che giấu các khoản cho vay ngoài sổ sách đã bị phát hiện bởi Bộ Kinh tế Tòa Thánh, khi đó do Đức Hồng Y George Pell lãnh đạo. Các quan chức cấp cao của Bộ Kinh tế nói với CNA rằng khi Đức Hồng Y Pell bắt đầu yêu cầu đòi hỏi các chi tiết liên quan đến các khoản vay, đặc biệt là những khoản liên quan đến BSI, Tổng giám mục Becciu khi đó đã gọi Đức Hồng Y vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để “khiển trách”.
Đức Hồng Y Becciu trước đó đã bảo vệ vụ đầu tư bất động sản tại Luân Đôn như “thực hành chấp nhận được”, mặc dù các công tố viên Vatican đã mở các cuộc lục soát văn phòng của một số cộng tác viên gần gũi nhất với Đức Hồng Y Becciu trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và thậm chí đã bắt giữ một trong những nhà kinh doanh có liên quan.
CNA cũng đã báo cáo rằng Đức Hồng Y Becciu có liên quan đến một loạt các sự kiện phức tạp và các giao dịch tài chính xung quanh việc mua Istituto Dermopatico dell'Immacolata (IDI), một bệnh viện ở Ý đã sụp đổ vào năm 2013 với khoản nợ 800 triệu euro.
Năm 2016, Đức Hồng Y Becciu là người được tường trình đã ngăn chặn các cải cách tài chính tại Vatican do Đức Hồng Y George Pell khởi xướng. Mặc dù Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho Bộ Kinh Tế mới được thành lập thẩm quyền giám sát tài chính, Đức Hồng Y Becciu đã can thiệp khi Bộ này lên kế hoạch thuê PriceWaterhouseCooper kiểm toán tất cả các bộ phận của Vatican.
Đơn phương và không được sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Becciu đã hủy bỏ cuộc kiểm toán và thông báo trong một bức thư gửi đến tất cả các cơ quan của Vatican rằng cuộc kiểm toán này sẽ không diễn ra.
Khi Đức Hồng Y Pell phản đối trong nội bộ về việc hủy bỏ cuộc kiểm toán, Đức Hồng Y Becciu đã cố gắng thuyết phục Đức Thánh Cha Phanxicô và cuộc kiểm toán không bao giờ diễn ra.
Năm 2017, Đức Tổng Giám Mục Becciu cũng chịu trách nhiệm về việc sa thải Tổng kiểm toán đầu tiên của Vatican, ông Libero Milone.
Milone bị Tổng Giám Mục Becciu sa thải trong một diễn biến đầy kịch tính. Đức Tổng Giám Mục Becciu đã cáo buộc kiểm toán viên này “do thám” tài chính các quan chức cấp cao, bao gồm cả chính ngài. Tổng Giám Mục Becciu lúc đó đã đe dọa sẽ truy tố hình sự Milone nếu ông không đồng ý rời văn phòng Vatican một cách lặng lẽ.
Milone khẳng định rằng ông đã bị sa thải vì “làm quá tốt” công việc của mình, và vì ông và công việc cải cách của Bộ Kinh tế bị coi là mối đe dọa đối với quyền tự chủ và hoạt động kinh doanh của các quan chức lâu năm của giáo triều. Anh ta nói rằng anh ta đã bị sa thải vì những cáo buộc ngụy tạo sau khi anh ta phát hiện được các bằng chứng về hành vi sai trái tài chính dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Becciu.
Cũng trong năm 2017, Tổng Giám Mục Becciu đã tham gia vào một chuỗi sự kiện phức tạp liên quan đến vị lãnh đạo tối cao của dòng Malta, kết thúc với việc Hiệp Sĩ Tối cáo của dòng này bị phế truất, và Tổng Giám Mục Becciu được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng chịu trách nhiệm điều hành tạm thời dòng này.
Trung tâm của cuộc tranh cãi đó là những cáo buộc rằng các quan chức tài chính của Vatican đã rút hơn 30 triệu euro từ khoản thu trị giá 120 triệu euro được giữ trong một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ, để giảm bớt các khó khăn thu chi.
Vào tháng 2 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục Becciu làm đặc sứ của ngài để giám sát việc cải cách “tinh thần và đạo đức” của Dòng Malta, đặc biệt chú ý đến các thành viên đã khấn dòng. Không rõ liệu với tình cảnh hiện nay, ngài có tiếp tục vai trò này hay không.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong Tổng Giám Mục Becciu làm Hồng Y vào ngày 28 tháng 6 năm 2018. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Phong Thánh vào ngày 31 tháng 8 năm 2018 và đã chính thức chấm dứt chức vụ này ngày 24 tháng 9, 2020.
Source:Catholic News Agency
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ban Phép Lành Trực Tuyến Và Nói Thêm Về Việc Chịu Lễ Trên Tay
Lê Hải Nam
08:18 24/09/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
HỎI: Việc ban phép lành trực tuyến có đem lại hiệu quả thiêng liêng giống như việc ban phép lành thực tế trong nhà thờ hay nhà nguyện không? Khi Giáo hoàng Phan-xi-cô ban phép lành với Bí Tích Thánh Thể trên quảng trường thánh Phê-rô trống rỗng trong lúc cao điểm của đại dịch Covid ở nước Ý, chúng ta, những người xem nó trên truyền hình, có nhận được ơn ích thiêng liêng của một phép lành thực sự không? Nó có tương tự như phép lành urbi et orbi [cho thành Ro-ma và thế giới] không? Cái thứ phụng vụ trực tuyến này đang trở nên khó hiểu hơn bao giờ hết. — C.M., Surigao, Philippines
TRẢ LỜI: Câu trả lời cho câu hỏi tùy thuộc phần nào vào từ “hiệu quả thiêng liêng” có nghĩa là gì vì nó có thể bao gồm nhiều thực tại khác nhau.
Theo nghĩa rộng nhất có thể, việc theo dõi phụng vụ trực tuyến khi không thể tham dự thực sự hầu như chắc chắn sẽ sinh ra một số hiệu quả thiêng liêng tích cực. Người tín hữu có thể nghe Lời Chúa được công bố và rao giảng, và kết hiệp thiêng liêng với Thiên Chúa và lời cầu nguyện của Giáo hội theo kiểu rước lễ thiêng liêng. Tóm lại chúng là dịp của ơn sủng.
Tuy nhiên điều đó nói lên rằng cử hành trực tuyến có những hạn chế nội tại không tránh khỏi. Nó không bao giờ có thể thay thế việc tham dự tích cực vào thánh lễ hay hiện diện trước Đức Ki-tô trong nhà tạm hay trên mặt nhật.
Ví dụ, trừ khi có phép chuẩn đặc biệt, chúng ta không thể đón nhận những ân xá thông thường mà Giáo hội ban cho việc tôn thờ Đức Ki-tô trong Thánh Thể. Không thể hành động hiệp nhất linh hồn và con tim như một cộng đoàn phụng vụ trong việc thờ phượng chung. Điều này là vì một cộng đoàn ảo không bao giờ có thể thay thế một cộng đoàn thực sự một cách khách quan. Tôi không phủ nhận rằng có thể có một mức độ hiệp nhất chủ quan cao trong một cộng đoàn trực tuyến, nhưng công đoàn ấy không thể tụ họp quanh một bàn thờ để tham dự vào hy lễ thánh của Đức Ki-tô. Và dĩ nhiên chúng ta không thể nâng tâm hồn lên cao bằng việc đón nhận mình thánh trong một thánh lễ trực tuyến.
Vị độc giả của chúng ta nhắc đến phép lành mà Giáo hoàng Phan-xi-cô ban trên quảng trường thánh Phê-rô ngày 27-3-2020, khi cơn đại dịch bắt đầu tác dụng. Việc làm rõ bản chất ngoại thường của hành vi này là quan trọng. Đức Thánh Cha đã ra sắc lệnh rằng việc ban phép lành Thánh Thể này như là phép lành urbi et orbi theo cách tương tự như những phép lành vào lễ Giáng sinh và Phục sinh. Như thế tất cả những ai tham dự trực tuyến vào phép lành này đều nhận được ơn sủng và ân xá gắn liền với phép lành urbi et orbi thông thường.
* * *
Việc rước lễ trên tay
Sau khi theo dõi bài viết ngày 1-9-2020 về thẩm quyền của giám mục và việc rước lễ trên tay, một độc giả từ Wagga Wagga, nước Úc, viết:
“Trong bài viết mới nhất của cha về “việc rước lễ trên tay trong đại dịch,” cha nói rằng “Không cần có một miễn trừ đặc biệt của giáo hoàng [để loại bỏ quyền rước lễ trên lưỡi] vì tình huống ấy nằm trong các nguyên tắc chung của giáo luật và thực hành trong các trường hợp tương tự.” Tuy nhiên năm 2009, trong cơn đại dịch gây ra hàng trăm ngàn tử vong, Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích trả lời câu hỏi ấy đã nói điều bao hàm trong Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ, nghĩa là “mỗi tín hữu luôn có quyền rước lễ trên lưỡi.” Con cũng nghi ngờ rằng có nhiều người không đồng ý với cách giải thích của cha về khoản giáo luật liên quan đến việc này. Một lý do là thẩm quyền miễn trừ bổn phận tham dự thánh lễ Chúa Nhật đã nằm trong chính bộ giáo luật rồi, và việc miễn trừ một bổn phận là một khía cạnh pháp luật rất khác với khả năng loại bỏ quyền được đón nhận bí tích theo một cách đặc thù mà luật giáo hội đã thiết lập và bảo vệ.”
Vị độc giả đã gởi kèm một bản chụp bức thư nói trên của Thánh Bộ.
Tôi thú nhận là tôi không phải là chuyên gia về giáo luật và có lẽ lý luận của tôi không tương xứng với những khắt khe của một soi xét chính thức.
Tôi cũng có thể nói rằng tôi biết sự tồn tại của bức thư mà độc giả nói đến trước khi viết câu trả lời ban đầu, nhưng đã không xem nội dung của nó là quan trọng với tình huống hiện nay. Cơ bản nó chỉ là lập lại các chuẩn tắc của Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ mà không nhắc đến bối cảnh của một đại dịch trước đó. Nó cũng là một câu trả lời riêng tư do vị thứ trưởng ký và như thế không có giá trị pháp lý. Một câu trả lời khác có thể được đưa ra khi hoàn cảnh thay đổi.
Về thẩm quyền của giám mục trong việc này, có lẽ chúng ta có thể xem xét hành động của vị đại diện Đức Thánh Cha đối với Giáo phận Rô-ma. Giáo hoàng là giám mục Rô-ma và Hồng Y tổng đại diện chăm lo việc điều hành hàng ngày của giáo phận theo thẩm quyền của Giáo hoàng.
Khi nước Ý đóng cực nghiêm nhặt, vị Hồng Y tổng đại diện, cùng với hội đồng giám mục Ý, đã tạm ngưng việc cử hành thánh lễ công khai, mặc dù theo ý muốn rõ ràng của Đức Giáo Hoàng, vẫn mở cửa nhà thờ cho việc cầu nguyện riêng tư.
Bởi vì Rô-ma là nhà của nhiều dòng tu nam nữ, và nhiều học viện giáo sĩ khác, một sắc lệnh đặc biệt khác được đưa ra cho phép những người sống chung với nhau và chỉ tiếp xúc tối thiểu với bên ngoài được tiếp tục cử hành thánh lễ cộng đoàn của họ trong khi tuân giữ các thủ tục nào đó.
Trong sắc lệnh đầu tiên này, việc rước lễ trên tay được khuyến cáo nhưng không bắt buộc. Một vài tuần sau, sau khi hầu như tất cả các nữ tu trong một số tu viện bị nhiễm vi-rút, và nhiều linh mục của các dòng tu qua đời, vị Hồng Y tổng đại diện đưa ra quy chuẩn mới siết chặt các quy định trước đó.
Trong bộ quy tắc thứ hai này, việc rước lễ trên tay là bắt buộc cho tất cả mọi người.
Tôi đã nghĩ đến tất cả những điều này khi viết những gì tôi viết về thẩm quyền của giám mục trong việc này, mặc dù dường như không cần thiết phải nói chi tiết như thế vào lúc đó.
Nếu vị đại diện của Đức Thánh Cha trong giáo phận Rô-ma cho rằng ngài có thẩm quyền này, và không ai chống lại hành động của ngài, thì tôi tin rằng các giám mục khác cũng có thẩm quyền tương tự trong những tình huống tương tự.
(Bài ngày 22/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/22/liturgy-qa-online-benedictions/)
Lê Hải Nam
HỎI: Việc ban phép lành trực tuyến có đem lại hiệu quả thiêng liêng giống như việc ban phép lành thực tế trong nhà thờ hay nhà nguyện không? Khi Giáo hoàng Phan-xi-cô ban phép lành với Bí Tích Thánh Thể trên quảng trường thánh Phê-rô trống rỗng trong lúc cao điểm của đại dịch Covid ở nước Ý, chúng ta, những người xem nó trên truyền hình, có nhận được ơn ích thiêng liêng của một phép lành thực sự không? Nó có tương tự như phép lành urbi et orbi [cho thành Ro-ma và thế giới] không? Cái thứ phụng vụ trực tuyến này đang trở nên khó hiểu hơn bao giờ hết. — C.M., Surigao, Philippines
TRẢ LỜI: Câu trả lời cho câu hỏi tùy thuộc phần nào vào từ “hiệu quả thiêng liêng” có nghĩa là gì vì nó có thể bao gồm nhiều thực tại khác nhau.
Theo nghĩa rộng nhất có thể, việc theo dõi phụng vụ trực tuyến khi không thể tham dự thực sự hầu như chắc chắn sẽ sinh ra một số hiệu quả thiêng liêng tích cực. Người tín hữu có thể nghe Lời Chúa được công bố và rao giảng, và kết hiệp thiêng liêng với Thiên Chúa và lời cầu nguyện của Giáo hội theo kiểu rước lễ thiêng liêng. Tóm lại chúng là dịp của ơn sủng.
Tuy nhiên điều đó nói lên rằng cử hành trực tuyến có những hạn chế nội tại không tránh khỏi. Nó không bao giờ có thể thay thế việc tham dự tích cực vào thánh lễ hay hiện diện trước Đức Ki-tô trong nhà tạm hay trên mặt nhật.
Ví dụ, trừ khi có phép chuẩn đặc biệt, chúng ta không thể đón nhận những ân xá thông thường mà Giáo hội ban cho việc tôn thờ Đức Ki-tô trong Thánh Thể. Không thể hành động hiệp nhất linh hồn và con tim như một cộng đoàn phụng vụ trong việc thờ phượng chung. Điều này là vì một cộng đoàn ảo không bao giờ có thể thay thế một cộng đoàn thực sự một cách khách quan. Tôi không phủ nhận rằng có thể có một mức độ hiệp nhất chủ quan cao trong một cộng đoàn trực tuyến, nhưng công đoàn ấy không thể tụ họp quanh một bàn thờ để tham dự vào hy lễ thánh của Đức Ki-tô. Và dĩ nhiên chúng ta không thể nâng tâm hồn lên cao bằng việc đón nhận mình thánh trong một thánh lễ trực tuyến.
Vị độc giả của chúng ta nhắc đến phép lành mà Giáo hoàng Phan-xi-cô ban trên quảng trường thánh Phê-rô ngày 27-3-2020, khi cơn đại dịch bắt đầu tác dụng. Việc làm rõ bản chất ngoại thường của hành vi này là quan trọng. Đức Thánh Cha đã ra sắc lệnh rằng việc ban phép lành Thánh Thể này như là phép lành urbi et orbi theo cách tương tự như những phép lành vào lễ Giáng sinh và Phục sinh. Như thế tất cả những ai tham dự trực tuyến vào phép lành này đều nhận được ơn sủng và ân xá gắn liền với phép lành urbi et orbi thông thường.
* * *
Việc rước lễ trên tay
Sau khi theo dõi bài viết ngày 1-9-2020 về thẩm quyền của giám mục và việc rước lễ trên tay, một độc giả từ Wagga Wagga, nước Úc, viết:
“Trong bài viết mới nhất của cha về “việc rước lễ trên tay trong đại dịch,” cha nói rằng “Không cần có một miễn trừ đặc biệt của giáo hoàng [để loại bỏ quyền rước lễ trên lưỡi] vì tình huống ấy nằm trong các nguyên tắc chung của giáo luật và thực hành trong các trường hợp tương tự.” Tuy nhiên năm 2009, trong cơn đại dịch gây ra hàng trăm ngàn tử vong, Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích trả lời câu hỏi ấy đã nói điều bao hàm trong Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ, nghĩa là “mỗi tín hữu luôn có quyền rước lễ trên lưỡi.” Con cũng nghi ngờ rằng có nhiều người không đồng ý với cách giải thích của cha về khoản giáo luật liên quan đến việc này. Một lý do là thẩm quyền miễn trừ bổn phận tham dự thánh lễ Chúa Nhật đã nằm trong chính bộ giáo luật rồi, và việc miễn trừ một bổn phận là một khía cạnh pháp luật rất khác với khả năng loại bỏ quyền được đón nhận bí tích theo một cách đặc thù mà luật giáo hội đã thiết lập và bảo vệ.”
Vị độc giả đã gởi kèm một bản chụp bức thư nói trên của Thánh Bộ.
Tôi thú nhận là tôi không phải là chuyên gia về giáo luật và có lẽ lý luận của tôi không tương xứng với những khắt khe của một soi xét chính thức.
Tôi cũng có thể nói rằng tôi biết sự tồn tại của bức thư mà độc giả nói đến trước khi viết câu trả lời ban đầu, nhưng đã không xem nội dung của nó là quan trọng với tình huống hiện nay. Cơ bản nó chỉ là lập lại các chuẩn tắc của Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ mà không nhắc đến bối cảnh của một đại dịch trước đó. Nó cũng là một câu trả lời riêng tư do vị thứ trưởng ký và như thế không có giá trị pháp lý. Một câu trả lời khác có thể được đưa ra khi hoàn cảnh thay đổi.
Về thẩm quyền của giám mục trong việc này, có lẽ chúng ta có thể xem xét hành động của vị đại diện Đức Thánh Cha đối với Giáo phận Rô-ma. Giáo hoàng là giám mục Rô-ma và Hồng Y tổng đại diện chăm lo việc điều hành hàng ngày của giáo phận theo thẩm quyền của Giáo hoàng.
Khi nước Ý đóng cực nghiêm nhặt, vị Hồng Y tổng đại diện, cùng với hội đồng giám mục Ý, đã tạm ngưng việc cử hành thánh lễ công khai, mặc dù theo ý muốn rõ ràng của Đức Giáo Hoàng, vẫn mở cửa nhà thờ cho việc cầu nguyện riêng tư.
Bởi vì Rô-ma là nhà của nhiều dòng tu nam nữ, và nhiều học viện giáo sĩ khác, một sắc lệnh đặc biệt khác được đưa ra cho phép những người sống chung với nhau và chỉ tiếp xúc tối thiểu với bên ngoài được tiếp tục cử hành thánh lễ cộng đoàn của họ trong khi tuân giữ các thủ tục nào đó.
Trong sắc lệnh đầu tiên này, việc rước lễ trên tay được khuyến cáo nhưng không bắt buộc. Một vài tuần sau, sau khi hầu như tất cả các nữ tu trong một số tu viện bị nhiễm vi-rút, và nhiều linh mục của các dòng tu qua đời, vị Hồng Y tổng đại diện đưa ra quy chuẩn mới siết chặt các quy định trước đó.
Trong bộ quy tắc thứ hai này, việc rước lễ trên tay là bắt buộc cho tất cả mọi người.
Tôi đã nghĩ đến tất cả những điều này khi viết những gì tôi viết về thẩm quyền của giám mục trong việc này, mặc dù dường như không cần thiết phải nói chi tiết như thế vào lúc đó.
Nếu vị đại diện của Đức Thánh Cha trong giáo phận Rô-ma cho rằng ngài có thẩm quyền này, và không ai chống lại hành động của ngài, thì tôi tin rằng các giám mục khác cũng có thẩm quyền tương tự trong những tình huống tương tự.
(Bài ngày 22/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/22/liturgy-qa-online-benedictions/)
Lê Hải Nam
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngoạn Cảnh
Dominic Đức Nguyễn
15:31 24/09/2020
NGOẠN CẢNH
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mỗi khi ngoạn cảnh thiên nhiên,
Lâng lâng lòng thấy bình yên dịu dàng
(bt).
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mỗi khi ngoạn cảnh thiên nhiên,
Lâng lâng lòng thấy bình yên dịu dàng
(bt).
VietCatholic TV
Cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđictô XVI biến đổi cuộc đời một thanh niên
Giáo Hội Năm Châu
05:32 24/09/2020
Cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđictô XVI biến đổi cuộc đời một thanh niên
Chàng thanh niên Công Giáo đại diện chào mừng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tông du Anh quốc 10 năm trước đây, đã được thụ phong trở thành linh mục.
Thông tấn xã CNA, ngày 18 tháng 9 năm 2020 cho hay sáng sớm ngày 18/9/2010 anh Paschal Uche đã thức dậy thật sớm, và ngày ấy đã thay đổi cuộc đời anh. Ngày ấy, anh cần phải rời nhà sớm, để vượt qua tất cả các chặng an ninh để đến tham dự cuộc tiếp đón Đức Thánh Cha Benedictô ở trung tâm thành phố London.
Chàng trai 21 tuổi đã đi tàu điện ngầm gần nhà ở Stratford, miền đông London đi về hướng Westminster. Trên đường đến đó, anh thấy càng lúc càng gặp nhiều người trẻ đi về cùng hướng: tới địa điểm hành lễ và gặp gỡ với Đức Bênêđictô XVI tại quảng trường Nhà thờ Westminster.
Anh Uche chia sẻ trong cuộc phỏng vấn của đài “Vaticano” và EWTN sắp xếp để ghi nhớ kỷ niệm 10 năm chuyến tông du của một vị Giáo hoàng, người Đức tới Anh quốc, anh nói: “Tôi được hân hạnh có mặt ở đó trong Thánh lễ và thực sự ngỡ ngàng bởi phụng vụ, và tất cả những gì đã diễn ra!”
“Và đang khi tôi tạ ơn sau Rước Lễ, có người vỗ vào vai tôi và bảo: 'Đã đến lúc phải ra chuẩn bị đón Đức Thánh Cha thay mặt cho những người trẻ.”
Hôm ấy Uche, mặc một chiếc áo len màu xanh da trời với tên giáo phận ở sau lưng, dưới ánh nắng rực rỡ trên bậc thềm nhà thờ, Đức Thánh Cha chỉ đứng cách anh có vài bước. Trong một quảng trường đông nghẹt 2.500 bạn trẻ.
Một nhà bình luận của Sky News cho biết: “Các bạn trẻ nồng nhiệt hô vang lời chào đón Đức Thánh Cha”.
Anh Uche đại diện cho những người trẻ Anh quốc, xứ Wales và Scotland, chào đón Đức Giáo Hoàng, anh nhắc lại lời: “Thánh Giáo hoàng John Paul II đã nói đức tin của chúng ta là một cuộc hành trình cao quý và đích thực”. Và chúng con thực sự mong muốn những người trẻ khác cũng được trải nghiệm điều này. Lời cầu nguyện của chúng con là chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ truyền cảm hứng để thúc giục chúng con nên thánh, những vị thánh của thiên niên kỷ năm ba ngàn”.
Đám đông đã reo hò và vỗ tay vang dội cả một vùng trời. Đức Benedictô mỉm cười… và Uche thì ngây ngất mừng vui… trước một đám đông các bạn trẻ đang reo hò…
Anh Uche đã thưa với Đức Thánh Cha: “Thưa Đức Thánh Cha, đối với chúng con hầu hết chỉ được diện kiến Đức Thánh Cha trên truyền hình, hoặc qua các bức tranh, bức ảnh treo trong nhà thờ, nhưng hôm nay chúng con được trực diện với Đức Thánh Cha, con xin thay mặt cho giới trẻ Công Giáo của vương quốc gia vĩ đại này, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành về chuyến tông du này của Đức Thánh Cha. Cảm ơn Đức Thánh Cha, và cầu xin Chúa luôn phù trì cho Đức Thánh Cha”.
Sau đó, Uche được dẫn đến chỗ Đức Giáo Hoàng, người đã ôm lấy anh và nắm chặt tay anh, nói mấy lời riêng tư với anh.
Tháng trước, sau gần 10 năm kể từ ngày đáng ghi nhớ đó, thầy Uche được truyền chức linh mục. Đó là kết quả của một cuộc hành trình 10 năm dài của một người thanh niên được may mắn gặp gỡ Đức Thánh Cha.
Thầy Uche (phát âm là “oo-chay”) được Đức Giám Mục Alan Williams truyền chức linh mục vào ngày 1/8/2020 tại Nhà thờ Brentwood ở Essex. Thánh lễ do dàn hợp xướng Tansi của Chân phước Cyprian, hát nhiều bài thánh ca có nét Nigeria, quê hương của tân linh mục Uche.
Cuối thánh lễ truyền chức, Đức cha Williams đã đọc lá thư của Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Trong đó, Đức Giáo Hoàng Danh dự bày tỏ niềm vui mừng về lễ truyền chức của tân linh mục và Đức nguyên Giáo hoàng cầu xin Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Kitô chúc lành gìn giữ cha Uche.
Trong trang web của Giáo phận Brentwood đã viết: Thánh lễ Truyền chức linh mục của cha Uche vượt qúa ranh giới của Giáo phận, biến cố này được vươn ra khắp Hoàn vũ. Biến cố này có một mối liên hệ mật thiết với chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng và lá thư của Đức Bênêđictô là một điều đáng ghi nhớ”.
Cha Uche nói: “Lúc tôi chào đón Đức Thánh Cha mười năm trước đây, tôi đã thưa với ngài “con đang nghĩ về ơn gọi làm linh mục”, và Đức Thánh Cha nói ngài sẽ cầu nguyện cho tôi. Tôi đã viết thư cho Ngài hai lần về việc tôi sẽ chịu chức linh mục, nhưng tôi không nhận được thơ trả lời... Thế mà khi mẹ tôi viết cho Đức Thánh Cha, thì ngài liền hồi âm… Thật giống như phép lạ ở tiệc cưới Cana vậy!”
Trong cuộc phỏng vấn với EWTN GB, cha Uche nhớ lại, ngài đã cảm nghiệm được một mối liên hệ cá nhân với Đức Benedictô XVI ngay cả trước khi anh bắt đầu phát biểu…
“Vì vậy, tôi nhớ, tôi liếc nhìn Đức Thánh Cha và cố đọc những gì mình đã soạn! Nhưng khi tôi hướng nhìn Đức Thánh Cha, thấy ngài chăm chú vào tôi… Phút giây ấy đã thay đổi toàn bộ tác động, tư tưởng của bài phát biểu, bởi vì tôi cảm thấy, tôi thực sự đang nói chuyện với Đức Thánh Cha và Đức Thánh Cha thực sự nhận ra được điều đó!” cha ấy nói.
Anh Uche còn để ý rằng Đức Benedict cúi chào anh, tạo cho Uche một cảm nghiệm tuyệt vời về “sự dịu dàng thân thương của vị Cha chung”.
Và anh tiếp: “Đức Thánh Cha còn hỏi tôi một chút về bản thân tôi - và một lần nữa cho tôi cái cảm tưởng Đức Thánh Cha quan tâm đến tôi... Dù Đức Thánh Cha không biết tôi từ đâu, là ai, nhưng tôi thực sự cảm thấy một sự ấm áp, dịu dàng toát ra từ thái độ trìu mến của Đức Thánh Cha.”
Trong những ngày tiếp theo đó, anh Uche nhận được nhiều lời mời kết bạn trên Facebook và tin nhắn từ nhiều người nói, họ cảm động như thế nào trước sự kiện này.
Anh mô tả đây là “một khoảnh khắc của Chúa Thánh Thần,” và anh đã may mắn trở thành “công cụ” mà những người trẻ Công Giáo bày tỏ ý thức của họ trước mối liên hệ với Đức Giáo Hoàng.
Anh cho hay: “Bạn bè và gia đình tôi vô cùng tự hào. Và thậm chí cho đến ngày nay, nếu bạn bước vào nhà tôi, bạn sẽ thấy ngay tấm hình phóng lớn của tôi và Đức Thánh Cha, khi bạn bước lên cầu thang”.
Sau khi được thụ phong, cha Uche đã được bổ nhiệm về giáo xứ Thánh Giacôbê và Thánh Helen ở Colchester, sau ít ngày nghỉ tại Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Wanstead.
Cha ấy nói với Thông tấn xã EWTN rằng ngay cho đến lúc này, bất cứ nơi nào cha ấy đến, cha ấy luôn được giới thiệu là “người đã gặp Đức Giáo Hoàng”.
“Và để bông đùa,” cha ấy thường nói, “Đức Thánh Cha đã đến gặp tôi!”
Đài EWTN và “Đài Vaticano” sẽ trình chiếu một chương trình đặc biệt kỷ niệm 10 năm ngày Đức Benedictô XVI đến thăm Vương Quốc Anh.
Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com/news/young-catholic-who-greeted-benedict-xvi-in-britain-becomes-a-priest-35830
Huấn đức của Đức Thánh Cha ngày 23/9 về tình huynh đệ sau thời đại dịch coronavirus kinh hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:36 24/09/2020
Bản dịch của Vũ Văn An
Trong buổi yết kiến chung ngày 23 tháng 9 tại Sân San Damaso trong Tông Điện Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giảng bài giáo lý thứ tám của ngài về Chữa Lành Thế Giới cho một cử tọa tín hữu đầy náo nức muốn được thấy ngài. Ngài nhấn mạnh đến nguyên tắc phụ đới.
Anh chị em thân mến, có vẻ như thời tiết không tuyệt vời lắm, nhưng tôi vẫn chúc anh chị em một buổi sáng tốt lành!
Để thoát ra một cách tốt đẹp hơn một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng hiện tại, tức cuộc khủng hoảng sức khỏe, đồng thời là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và kinh tế, mọi người chúng ta đều được kêu gọi đảm nhận trách nhiệm về phần mình, nghĩa là chia sẻ trách nhiệm. Chúng ta phải đáp lại không chỉ với tư cách cá nhân, mà còn từ các nhóm mà chúng ta thuộc về, từ vai trò chúng ta có trong xã hội, từ các nguyên tắc của chúng ta và, nếu chúng ta là tín hữu, từ đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, thường thì nhiều người không thể tham gia vào việc phục hồi thiện ích chung vì họ bị gạt ra ngoài, họ bị loại trừ hoặc bị phớt lờ; một số nhóm xã hội không thành công trong việc đóng góp vì họ bị bóp nghẹt về kinh tế hoặc xã hội. Trong một số xã hội, nhiều người không được tự do bày tỏ đức tin và giá trị riêng của họ, ý tưởng riêng của họ: nếu họ bày tỏ chúng một cách tự do, họ sẽ bị bỏ tù. Ở những nơi khác, đặc biệt là ở thế giới Tây phương, nhiều người phải ức chế các xác tín đạo đức hoặc tôn giáo của họ. Cách này không hề là cách để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, hoặc ít nhất thoát khỏi nó cách tốt hơn. Chúng ta sẽ ra khỏi nó nhưng tồi tệ hơn.
Để chúng ta có thể tham gia vào việc chữa lành và tái tạo các dân tộc của mình, điều chỉ có thể đúng đắn là mọi người nên có đủ nguồn lực để làm điều đó (xem Bản Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội [CSDC], 186). Sau cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1929, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã giải thích nguyên tắc phụ đới quan trọng như thế nào (xem Thông điệp Quadragesimo anno, 79-80). Nguyên tắc này có một chuyển động kép: từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Có lẽ chúng ta không hiểu điều này có nghĩa gì, nhưng nó là một nguyên tắc xã hội khiến chúng ta hợp nhất hơn. Tôi sẽ cố gắng giải thích nó.
Một mặt, và hơn hết là trong những thời điểm thay đổi, khi các cá nhân, gia đình, hiệp hội nhỏ và cộng đồng địa phương đơn lẻ không thể đạt được các mục tiêu chính, thì điều đúng đắn là các bình diện cao cấp nhất của xã hội, chẳng hạn như Nhà nước, nên can thiệp để cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tiến bộ. Thí dụ, vì sự cấm cửa do coronavirus, nhiều người, nhiều gia đình và các tổ chức kinh tế đã thấy mình và vẫn còn thấy mình gặp rắc rối nghiêm trọng. Vì vậy, các định chế công cộng đang cố gắng giúp đỡ qua các can thiệp thích đáng, kinh tế xã hội, liên quan đến y tế… đây là chức năng của họ, những gì họ cần làm.
Tuy nhiên, mặt khác, các nhà lãnh đạo xã hội phải tôn trọng và cổ vũ các bình diện trung gian hay thấp hơn. Thực thế, sự đóng góp của các cá nhân, gia đình, hiệp hội, doanh nghiệp, hoặc mọi cơ quan trung gian, và thậm chí của Giáo hội, là điều có tính quyết định. Tất cả những chủ thể này, với các nguồn lực văn hóa, tôn giáo, kinh tế hoặc sự tham gia dân sự, sẽ hồi sinh và củng cố xã hội (xem CSCD, 185). Nghĩa là, có sự cộng tác từ trên xuống dưới từ Nhà nước đến người dân, và từ dưới lên trên, từ các định chế của người dân lên đến thượng tầng. Và đó chính là cách thực thi nguyên tắc phụ đới.
Mọi người cần có khả năng đảm nhận trách nhiệm của mình trong diễn trình hàn gắn xã hội mà họ là thành phần. Khi một dự án được phát động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số nhóm xã hội nào đó, những nhóm này không thể bị loại khỏi việc tham gia - thí dụ: “Bạn làm nghề gì?” "Tôi làm việc với người nghèo." “A, đẹp làm sao. Và bạn làm gì?" "Tôi dạy người nghèo, tôi nói cho người nghèo biết họ cần phải làm gì." Không, điều này không đi đến đâu. Bước đầu tiên là để người nghèo nói cho anh chị em biết họ sống như thế nào, họ cần gì… Hãy để mọi người nói! Và đây là cách vận hành của nguyên tắc phụ đới. Chúng ta không thể bỏ qua sự tham gia của người dân; đức khôn ngoan của họ; đức khôn ngoan của các nhóm khiêm tốn hơn không thể bị gạt sang một bên (xem Tông huấn Querida Amazonia [QA], 32; Thông điệp Laudato Si’, 63). Thật không may, sự bất công này thường xảy ra ở những nơi tập trung các lợi ích kinh tế và địa chính trị khổng lồ, chẳng hạn như một số hoạt động khai khoáng ở một số khu vực của hành tinh (xem QA, 9.14). Tiếng nói của các dân tộc bản địa, văn hóa và viễn kiến thế giới của họ không được xem xét. Ngày nay, việc thiếu tôn trọng nguyên tắc phụ đới này đã lây lan như một loại vi rút. Hãy nghĩ tới các biện pháp hỗ trợ tài chính lớn lao do các Quốc gia ban hành. Các công ty tài chính lớn nhất được lắng nghe hơn là người dân hoặc những người thực sự thúc đẩy nền kinh tế. Các công ty đa quốc gia được lắng nghe nhiều hơn các phong trào xã hội. Nói theo ngôn ngữ hàng ngày, họ lắng nghe người quyền thế hơn là kẻ yếu đuối và đó không phải là cách, đó không phải là cách của con người, đó không phải là cách mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta, đó không phải là cách thực hiện nguyên tắc phụ đới. Do đó, chúng ta không cho phép người ta trở thành "tác nhân trong việc chuộc tội chính họ" [1]. Có phương châm này trong vô thức tập thể của một số chính trị gia hoặc một số nhân viên xã hội: mọi sự cho người ta, không sự gì với người ta cả. Từ trên xuống dưới mà không lắng nghe đức khôn ngoan của người ta, không kích hoạt đức khôn ngoan của người ta trong việc giải quyết các vấn đề, trong trường hợp này là thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Hay chúng ta hãy nghĩ tới việc chữa trị vi-rút: các công ty dược phẩm lớn được lắng nghe nhiều hơn nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu trong các bệnh viện hoặc trong các trại tị nạn. Đấy không phải là đường lối tốt. Mọi người nên được lắng nghe, những người đứng đầu và những người ở dưới cùng, tất cả mọi người.
Để ra khỏi cuộc khủng hoảng tốt hơn, nguyên tắc phụ đới phải được chấp hành, tôn trọng quyền tự chủ và năng lực thi hành sáng kiến mà mọi người đều có, đặc biệt là những người bé nhỏ nhất. Như Thánh Phao-lô đã nói, mọi bộ phận của cơ thể đều cần thiết, chúng ta nghe nói rằng những bộ phận có vẻ yếu nhất và kém quan trọng nhất, trên thực tế lại là cần thiết nhất (xin xem 1 Cr 12:22). Từ hình ảnh này, chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc phụ đới cho phép mọi người đảm nhận vai trò của họ trong việc chữa lành và vận mệnh của xã hội. Thực thi nó, thực thi nguyên tắc phụ đới mang lại hy vọng, mang lại hy vọng trong một tương lai lành mạnh và công bằng hơn; chúng ta hãy cùng nhau xây dựng tương lai này, khao khát những điều lớn lao hơn, mở rộng chân trời và lý tưởng của chúng ta [2]. Hoặc chúng ta làm điều đó với nhau, hoặc sẽ không đi đến đâu cả. Hoặc chúng ta làm việc với nhau để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, mọi bình diện trong xã hội, hoặc chúng ta sẽ không bao giờ thoát ra khỏi nó. Nó không hoạt động theo cách đó. Vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng không có nghĩa là đánh bóng các tình huống hiện tại để chúng có vẻ công bằng hơn. Không. Thoát khỏi cuộc khủng hoảng có nghĩa là phải thay đổi, và sự thay đổi thực sự mà mọi người, tất cả những người tạo nên một dân tộc, đều đóng góp vào đó. Tất cả các ngành nghề, tất cả. Và mọi sự cùng với nhau, mọi người trong cộng đồng. Nếu không có ai đóng góp, kết quả sẽ là tiêu cực.
Trong bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy sự liên đới – bây giờ nói đến liên đới - là cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng ra sao: nó hợp nhất chúng ta và cho phép chúng ta tìm được những đề nghị vững chắc cho một thế giới lành mạnh hơn. Nhưng con đường liên đới này cần sự phụ đới. Ai đó có thể nói với tôi: "Nhưng, thưa Cha, hôm nay Cha nói những điều khó nghe!" Chính vì thế tôi ráng giải thích ý nghĩa của nó. Liên đới, bởi vì chúng ta đang đi theo con đường phụ đới. Thực thế, không có sự liên đới thực sự nếu không có sự tham gia xã hội, không có sự đóng góp của các cơ quan trung gian: các gia đình, hiệp hội, hợp tác xã, tiểu thương, và các biểu thức khác của xã hội. Mọi người cần đóng góp, không trừ ai. Loại tham gia này giúp ngăn chặn và sửa chữa một số khía cạnh tiêu cực của việc hoàn cầu hóa và hành động của các Quốc gia, giống như nó đang diễn ra liên quan đến việc chữa lành những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Những đóng góp “từ dưới lên” nên được khuyến khích. Đẹp đẽ biết bao khi nhìn thấy các tình nguyện viên trong cơn khủng hoảng. Các tình nguyện viên đến từ mọi thành phần trong xã hội, các tình nguyện viên đến từ các gia đình khá giả và các tình nguyện viên đến từ các gia đình nghèo hơn. Nhưng mọi người, mọi người cùng nhau thóat ra. Đó là sự liên đới và đó là nguyên tắc phụ đới.
Trong diễn trình cấm cửa, cử chỉ tự phát vỗ tay, vỗ tay đối với các bác sĩ và y tá bắt đầu như một dấu hiệu của sự khích lệ và hy vọng. Nhiều người đã liều mạng sống mình và nhiều người đã hy sinh mạng sống ấy. Chúng ta hãy nới rộng sự hoan nghênh này đến mọi thành viên trong xã hội, đến từng người và mọi người vì sự đóng góp quý báu của họ, dù nhỏ nhoi đến đâu. "Nhưng người đó có thể làm được gì ở đó không?" “Hãy nghe người đó! Hãy cho người đó không gian để làm việc, hãy tham khảo ý kiến của họ. Chúng ta hãy hoan nghênh những người “bị ném đi”, những người mà văn hóa định nghĩa như những người bị “vứt bỏ”, thứ văn hóa vứt bỏ này - nghĩa là chúng ta hãy hoan nghênh người già, trẻ em, người khuyết tật, hãy hoan nghênh những người lao động, tất cả những người cống hiến bản thân để phục vụ. Mọi người hợp tác để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Nhưng chúng ta đừng chỉ dừng lại ở việc hoan nghênh. Hy vọng có tính táo bạo và vì vậy, chúng ta hãy khuyến khích bản thân ước mơ lớn lao. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học cách ước mơ lớn lao! Đừng ngại ước mơ lớn lao, tìm kiếm các lý tưởng công lý và tình yêu xã hội được sinh ra từ hy vọng. Đừng cố xây dựng lại quá khứ, quá khứ đã là quá khứ, hãy hướng tới những điều mới mẻ. Lời Chúa hứa là: "Ta sẽ làm cho mọi sự trở nên mới mẻ". Chúng ta hãy khuyến khích bản thân ước mơ lớn lao, tìm kiếm những lý tưởng đó, đừng cố gắng tái tạo quá khứ, nhất là quá khứ bất công và đã bệnh hoạn…. Hãy cùng nhau xây dựng một tương lai nơi các chiều kích địa phương và hoàn cầu cùng làm giàu cho nhau - mọi người đều có thể đóng góp, mọi người phải đóng góp phần của mình, từ nền văn hóa của họ, từ nền triết lý của họ, từ cách suy nghĩ của họ - nơi mà vẻ đẹp và sự giàu có của các nhóm nhỏ hơn, thậm chí những nhóm bị gạt ra bên lề, có thể triển nở - bởi vì vẻ đẹp cũng có mặt ở đó - và là nơi những người có nhiều cống hiến hơn để phục vụ và cống hiến nhiều hơn cho những người ít hơn. Cảm ơn anh chị em.
[1] Thông điệp nhân Ngày Thế giới lần thứ 106 về Người di cư và Tị nạn năm 2020 (13 tháng 5 năm 2020).
[2] Xem Diễn từ với các sinh viên tại Trung tâm Văn hóa Cha Félix Varela, Havana - Cuba, ngày 20 tháng 9 năm 2015.
Tin vui lớn cho Giáo Hội: Vị thẩm phán bị mafia giết 30 năm trước sẽ sớm được tuyên thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:50 24/09/2020
1. Án tuyên thánh cho vị thẩm phán bị mafia giết 30 năm trước
Ba mươi năm trước, Thẩm phán Rosario Livatino đã bị mafia giết hại dã man trên đường đến làm việc tại một tòa án ở Sicily. Ngày nay, trong Giáo Hội Công Giáo, ngài được công nhận là một vị Tôi tớ Chúa và án tuyên thánh cho ngài đang được xúc tiến.
Trước khi bị giết vào ngày 21 tháng 9 năm 1990, ở tuổi 37, Livatino đã nói với tư cách là một luật sư trẻ về sự giao thoa giữa luật pháp và đức tin như sau:
“Nhiệm vụ của thẩm phán là quyết định; tuy nhiên, quyết định cũng là lựa chọn... Và chính trong việc lựa chọn để quyết định này, trong việc quyết định sao cho mọi thứ được sắp xếp theo trật tự, mà thẩm phán tin tưởng có thể tìm thấy mối quan hệ với Thiên Chúa. Đó là một mối quan hệ trực tiếp, bởi vì cầm cân nảy mực công lý là nhận thức chính mình, cầu nguyện, và hiến mình cho Thiên Chúa. Đó là một mối quan hệ gián tiếp, được trung gian bởi tình yêu đối với người bị phán xét,” Livatino nói tại một hội nghị năm 1986.
“Tuy nhiên, người tin và người không tin, trong giờ phút phán xét, phải gạt bỏ mọi sự phù phiếm và trên hết là sự kiêu ngạo; họ phải cảm thấy toàn bộ sức nặng của quyền lực được giao phó vào tay họ, một sức nặng lớn hơn tất cả vì quyền lực này đang được thực hiện trong quyền tự do và tự chủ. Và nhiệm vụ này sẽ nhẹ hơn khi thẩm phán khiêm tốn nhận ra điểm yếu của chính mình,” ông nói.
Niềm tin của Livatino về thiên chức của mình trong nghề luật sư và sự dấn thân cho công lý đã được thử thách vào thời điểm mafia tìm cách làm suy yếu nền tư pháp yếu kém ở Sicily.
Trong suốt một thập kỷ, ông làm công tố viên giải quyết hoạt động tội phạm của mafia trong những năm 1980 và đối mặt với cái mà người Ý sau này gọi là “Tangentopoli”, hay hệ thống hối lộ và thảm sát nếu không nhận hối lộ của Mafia.
Livatino đã làm thẩm phán tại Tòa án Agrigento trong suốt thập niên 1989. Ngày 21 tháng 9 năm 1990, anh ta đang lái xe về phía tòa án Agrigento thì bị một chiếc xe khác tông vào, khiến xe anh ta văng vào lề đường. Anh mở cửa xe tháo chạy vào một cánh đồng, nhưng bị các tay sát thủ bắn vào lưng và sau đó bị bắn thêm nhiều nhát nữa khi đã ngã quỵ.
Sau khi anh qua đời, người ta tìm thấy một cuốn Kinh thánh với đầy ký hiệu trên bàn làm việc của anh, nơi anh luôn giữ một cây thánh giá.
Trong chuyến thăm mục vụ đến Sicily vào năm 1993, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gọi Livatino là “vị tử đạo vì công lý và gián tiếp vì đức tin”.
Đức Hồng Y Francesco Montenegro, Tổng Giám Mục đương nhiệm của Agrigento, nói với truyền thông Ý nhân kỷ niệm 30 năm ngày Livatino qua đời rằng vị thẩm phán đã cống hiến “không chỉ cho sự nghiệp công lý của con người, mà còn cho đức tin Kitô giáo.”
“Sức mạnh của đức tin này là nền tảng của cuộc đời ngài với tư cách là một người cầm cân nảy mực công lý,” vị Hồng Y nói với hãng tin SIR của Ý vào ngày 21 tháng 9.
“Livatino bị giết bởi vì anh ta đang truy tố các băng đảng mafia bằng cách ngăn chặn hoạt động tội phạm của chúng. Anh ấy đã thực hiện sứ vụ của mình với tinh thần công lý mạnh mẽ xuất phát từ đức tin.”
Source:Catholic News Agency
2. Ðức Thánh Cha và các giám mục Tây Ban Nha âu lo về dự luật hợp pháp hóa “cái chết êm dịu”.
Hôm 19 tháng 9, trong buổi gặp gỡ những vị đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, Ðức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ quan ngại về một dự luật hợp pháp hóa “cái chết êm dịu”, an tử, sắp được Thượng viện Tây Ban Nha thảo luận.
Cuộc gặp gỡ giữa Ðức Thánh Cha Phanxicô và các Giám Mục Tây Ban Nha - trong đó có Ðức Hồng Y Juan Jose Omella, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục; Ðức Hồng Y Carlos Osoro, Tổng Giám Mục Madrid và Phó Chủ tịch, và Ðức Cha Luis Arguello, Giám Mục Phụ Tá của Valladolid, kéo dài hơn một giờ.
Sau buổi yết kiến Ðức Thánh Cha, Ðức Hồng Y Omella của Barcelona nói với các nhà báo: “Dự luật hợp pháp hóa trợ tử là một vấn đề khiến Ðức Giáo Hoàng lo lắng.Tôi tin rằng đó không chỉ là về việc chết hay không chết, mà còn là về nỗi đau và sự đồng hành. Khi một người được điều trị giảm đau và cảm thấy được gia đình và các chuyên gia đồng hành, người ta muốn sống.”
Ðức Hồng Y Omella cho biết Ðức Thánh Cha quan tâm về việc bảo vệ mọi sự sống: “Vấn đề sự sống không chỉ của những người tị nạn, nó là vấn đề của đứa trẻ từ khi ở trong bụng mẹ cho đến khi chết; nó là vấn đề rất đáng quan tâm.”
Thượng viện Tây Ban Nha đang chuẩn bị thảo luận về vấn đề an tử. Hồi đầu tháng này, các Giám Mục Tây Ban Nha đã đưa ra một tuyên bố gọi đây là “sự thất bại đối với phẩm giá con người” và cho rằng việc hợp pháp hóa trợ giúp tự tử sẽ khẳng định một quan điểm sống ích kỷ, xem cái chết là một giải pháp cho các vấn đề.
Nếu dự luật được thông qua, Tây Ban Nha sẽ trở thành quốc gia thứ tư ở Âu châu, sau Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, hợp pháp hóa việc trợ tử. Nước Ý đã không hợp pháp hóa việc này, nhưng vào năm ngoái, tòa án cấp cao của nước này đã ra phán quyết rằng trong những trường hợp “đau khổ về thể chất và tâm lý không thể chịu đựng được” thì việc trợ tử không bị xem là vi phạm pháp luật.
Dự luật của Tây Ban Nha sẽ cho phép người lớn mắc bệnh nan y hoặc những người bị khuyết tật được yêu cầu trợ tử trong hệ thống y tế công cộng. Hiện nay, một người bị phát hiện có liên quan trực tiếp đến cái chết của ai đó thông qua việc trợ tử có thể phải đối mặt với cáo buộc giết người và bị kết án đến 10 năm tù.
Source:The Tablet
3. Thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc săn sóc người ở cuối đời.
Bộ Giáo Lý Đức Tin vừa công bố Thư tựa đề “Samaritanus bonus”, nghĩa là “Người Samaritano nhân lành”, về việc chăm sóc những người đang trong giai đoạn nguy kịch và cuối đời.
Văn kiện này được trình bày trong cuộc họp báo lúc 11 giờ 30 sáng, thứ Ba, 22 tháng 9, do Ðức Hồng Y Luis Francisco Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, chủ tọa.
Hiện diện trong cuộc họp báo, còn có Ðức Tổng giám mục Giacomo Morandi, Tổng thư ký của Bộ, nữ giáo sư Gabriella Gambino, Phó Tổng thư ký Bộ giáo dân, gia đình và sự sống, và giáo sư Adriano Pessina, thành viên Ban điều hành Hàn Lâm viện Tòa Thánh về sự sống.
Hiện nay nhiều nước đã và đang tiến hành việc ban hành luật cho phép trợ tử, cho kết liễu mạng sống người bệnh ở giai đoạn cuối đời, như tại Bỉ, Hòa Lan, Pháp, Ðức, Úc Đại Lợi và New Zealand hay còn gọi là Tân Tây Lan.
Source:Holy See Press Office
4. Một linh mục tại Trung Quốc bị công an bắt cóc được trả tự do nhưng một giám mục vẫn đang bị giam.
asia
Sau 17 ngày bị các nhân viên Ban Tôn giáo thuộc giáo phận Mân Ðông (Mindong - 闽东话), tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建) bắt cóc để buộc phải gia nhập Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, một linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo thầm lặng đã được trả tự do, lúc 6 giờ 30 chiều, ngày 17 tháng 9 năm 2020, và trở về giáo xứ.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, truyền đi ngày 18 tháng 9 năm 2020 cho biết, đó là cha Lưu Mậu Xuân (Liu Maochun - 刘宝春), 46 tuổi. Cha thuộc vào số ít nhất 20 linh mục hầm trú tại giáo phận Mân Ðông, không chịu tham gia Giáo hội độc lập tùng phục đảng cộng sản Trung Quốc. Tất cả các linh mục này đều chịu những sức ép và các biện pháp chế tài để các vị phải ký tên gia nhập Hội Công Giáo yêu nước.
Cha Lưu Mậu Xuân đã từng bị cầm tù nhiều lần trước đây và chịu các biện pháp tẩy não của nhà nước để dụ gia nhập hội này.
Trong khi đó, Ðức Cha Giulio Giả Chí Quốc (Jia Zhiguo - 贾之国), giám mục hầm trú của giáo phận Chánh Ðịnh (Zhengding - 正鼎), tỉnh Hà Bắc (Hebei - 河北), bị Ban Tôn giáo tỉnh giam cầm từ hơn một tháng nay. Một số tin nói rằng Ðức Cha bị bắt đi ngày 15 tháng 8 năm 2020 tham gia khóa cải tạo để chấp nhận chính sách của Hội Công Giáo yêu nước. Hội này là một cơ quan của nhà nước nhắm kiểm soát đời sống Giáo hội tại Trung Quốc, với mục đích kiến tạo một Giáo hội nhà nước, độc lập với Tòa Thánh.
Ðức Cha Giulio Quốc đã cách chức một linh mục trong giáo phận thuộc quyền vì đăng ký nhập hội yêu nước, vì thế giới hữu trách hội này đòi Ðức Cha phải phục hồi chức vụ cho linh mục ấy.
Ðức Cha Giả Chí Quốc cũng được biết đến nhiều tại Trung Quốc vì những hoạt động của ngài bênh vực và giúp đỡ các trẻ em bị bỏ rơi. Ngài thành lập một cô nhi viện mà nhà nước liên tục đe dọa đóng cửa viện này.
Source:Asia News
5. Caritas Quốc tế kêu gọi chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới.
Nhân Ngày Quốc tế Hòa bình được cử hành vào ngày 21 tháng 9, tổ chức bác ái của Tòa Thánh kêu gọi “chấm dứt chiến tranh và bạo lực trên toàn thế giới” và “cổ võ đối thoại để tìm ra một giải pháp chính trị cho tất cả các cuộc xung đột”.
Ngày Quốc tế Hòa binh được Ðại Hội đồng Liên Hiệp quốc thành lập vào ngày 30 tháng 11 năm 1981.
Trong một tuyên bố, tổ chức Caritas Quốc tế kêu gọi bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Syria, vốn làm trầm trọng thêm cuộc xung đột, và khuyến khích các nhà lãnh đạo chính trị ngồi vào bàn đàm phán. Tổ chức cũng kêu gọi “thăng tiến hòa bình ở các khu vực xung đột và đảm bảo rằng các khoản viện trợ phát triển quốc tế” bắt đầu từ “các cộng đồng địa phương” bằng cách tạo ra các cơ hội giáo dục và việc làm, đặc biệt cho những người trẻ có nguy cơ bị các nhóm vũ trang và dân quân tuyển dụng. Cuối cùng, tổ chức kêu gọi “ủng hộ sự dấn thân của các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng tôn giáo trong việc thúc đẩy đối thoại liên tôn”.
Caritas Quốc tế nhấn mạnh rằng “ngày nay, do chiến tranh và bạo lực, vẫn còn hàng triệu người không thể sống xứng nhân phẩm”, “chết vì xung đột và bạo lực do sự ích kỷ, tham lam, tham nhũng, kỳ thị tôn giáo, sắc tộc và khai thác tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp.” Tổ chức khẳng định rằng hòa bình là “một nền văn hóa cần được vun đắp, chia sẻ và chung sống ở mọi tầng lớp trong xã hội”. Tổ chức cam kết thúc đẩy hòa bình thông qua việc xây dựng các cộng đồng địa phương, những cộng đồng sống tình huynh đệ thông qua đối thoại và chia sẻ” và “cũng tìm thấy nguồn cảm hứng sâu sắc trong thông điệp Phát triển các Dân tộc, trong đó Ðức Phaolô VI khẳng định rằng 'phát triển là tên gọi mới của hòa bình'“.
Tổ chức bác ái Công Giáo còn nhấn mạnh rằng trong thời gian đại dịch cho chúng ta thấy sự yếu đuối của sự sống con người và liên kết nhân loại để đối phó với virus, chúng ta phải chiến đấu chống mọi hình thức chia rẽ và thù hận, và hành động chống lại sự ngờ vực và sợ hãi làm suy yếu các mối quan hệ và tăng nguy cơ bạo lực.
Source:Vatican News