Ngày 19-09-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXV Thường Niên C
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:17 19/09/2019
Sức mạnh của đồng tiền
Am 8,4-7; 1 Tm 2,1-8; Lc 16,1-13

Có lẽ, trong cuộc sống, tiền là từ mà mỗi ngày chúng ta nói nhiều nhất. Ngày nào chúng ta cũng nói đến tiền. Vì thế, có người định nghĩa: “Con người là con vật miệng luôn kêu tiền tiền.”
Sự kiện này cho thấy tiền bạc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, người ta nói rằng: “Có tiền mua tiên cũng được.” Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về thói đời: “Còn tiền còn bạc còn đệ tử. Hết cơm hết gạo hết ông tôi.”

Quả thế, tiền bạc có một sức mạnh kinh khủng và là một trong những phương tiện giúp chúng ta sống xứng đáng với nhân phẩm, sống có ý nghĩa và hạnh phúc. Tuy nhiên, tiền bạc cũng có thể là thứ cám dỗ lớn nhất khiến nhiều người làm mọi cách, bằng mọi giá để sao có nhiều tiền, bất chấp luân thường đạo lý.

Để hướng dẫn chúng ta có một thái độ đúng đắn đối với tiền của, Chúa Giêsu hôm nay kể dụ ngôn về viên quản lý bất trung. Đây là một dụ ngôn hay nhưng lại khó giải thích. Có lẽ cái hay là cái khó, mà cái khó mới ló cái khôn. Các nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng dụ ngôn này là một “crux interpretum” – thập giá để giải thích. Chúng ta cố gắng giải thích dụ ngôn về viên quản lý để hiểu sứ điệp Lời Chúa hôm nay.

Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Nguyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?” Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua.” Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả.” Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài.” Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đây nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước.”

Nghe chuyện này, có lẽ mọi người đều đồng ý với Mạnh Thường Quân rằng Phùng Nguyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì ông đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì ông biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Nguyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua được những khó khăn gian khổ. Câu chuyện này giúp ta hiểu dụ ngôn trong Tin Mừng.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu văn hóa của Do Thái về việc quản lý. Người quản lý thời đó không được trả lương, nhưng được chủ giao quyền để quản lý tài sản. Nếu ông không quản lý cách ngay thẳng hoặc thua lỗ, thì chủ có thể sa thải ông.

Chúa Giêsu nói đến trường hợp này, người quản lý có vấn đề nên chủ tính sẽ truất phế ông. Ông bắt đầu gọi con nợ đến viết lại biên lai, để sau này người ta rước ông về.

Chúa Giêsu không khuyên chúng ta học sự lưu manh và lừa lọc của ông ta, nhưng học nơi ông là biết khôn ngoan tận dụng mọi hoàn cảnh, biết dùng tiền của để xây dựng các mối tương quan bạn bè và nhất là để tìm kiếm hạnh phúc đời đời.

Qua đó, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta bài học phải biết sử dụng của cải. Việc sử dụng của cải có ba mức độ:

1- Biết sinh lợi

Mức độ thứ nhất là biết sinh lợi những gì Chúa ban. Của cải Chúa ban là một hồng ân. Nếu Chúa ban cho chúng ta có của cải thì chúng ta phải biết sinh lời nó. Dụ ngôn về những nén bạc Chúa giao cũng ám chỉ điều đó. Phải làm sinh lời của cải để có thể làm giàu cho gia đình, xã hội. Dùng tiền bạc để tạo nên việc làm, phát triển nghề nghiệp, mang lại lợi tức cho đời. Chúng ta hãy làm giàu cách công chính trước mặt Thiên Chúa.

2- Biết xây dựng

Mức độ thứ hai là biết dùng tiền của để xây dựng cuộc sống hạnh phúc hơn, nhân bản hơn. Bởi lẽ, người ta nói: có tiền là chuyện kinh tế, nhưng tiêu tiền là chuyện của văn hóa. Nghĩa là biết dùng tiền của để sống cho có tình có nghĩa.

Có người tiền nhiều nhưng chỉ bỏ trong ngân hàng, trong khi cha mẹ già bệnh tật đau yếu mà không bao giờ giúp đỡ.

Có người túi tiền đầy, nhưng tấm lòng thì hẹp và đóng lại trước những nỗi đau của người khác.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải biết dùng tiền của để đầu tư cho con cái, đào tạo thế hệ trẻ và phát triển các tài năng.

3- Để vào Nước Trời

Mức độ thứ ba cao hơn là dùng tiền của mua Nước Trời.

Triết gia Gariel Marcel phân biệt hai phạm trù: có và là. Chữ “có” bao gồm của cải, sức khỏe và tài năng. Tất cả những điều này là phương tiện để giúp chúng ta sống chữ “là,” nên người hơn, nên thánh thiện hơn. Nghĩa là dùng tiền của để sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa. Không tôn thờ tiền bạc, vì nó là tên đầy tớ tốt nhưng là ông chủ xấu. Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Nếu chúng ta coi tiền bạc là trên hết, khi đó bậc thang giá trị bị đảo lộn, các giá trị đạo đức, luân lý và nhân phẩm trở thành thứ yếu. Chúng ta có thể đánh đổi tất cả để có tiền. Khi đó, tiền bạc trở thành thảm họa cho chúng ta.

Chúa Giêsu cảnh báo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13). Khi có tiền của, chúng ta biết chia sẻ với người nghèo khổ, giúp đỡ những ai gặp khó khăn túng thiếu. Sống bác ái và chia sẻ những gì mình có với người khác là con đường dẫn chúng ta vào Nước Trời. Như Chúa dạy, khi Ta đói các người cho ăn, khi Ta khát các ngươi cho uống... Hãy vào mà hưởng niềm vui với chủ ngươi (Mt 25,25-30).

Cho nên, hãy dùng của cải để sống cho có tình nghĩa, nhân ái và tìm kiếm hạnh phúc thiên đàng mai sau. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chúa Nhật XXV Thường Niên -C-
Lm Jude Siciliano, OP
05:10 19/09/2019
Amos 8: 4-7; T.vịnh 112; I Timôthê 2: 1-8;Luca 16: 1-13

Không có điều gì làm cho chúng ta chú ý trong cuộc sống, chỉ khi chúng ta gặp nguy khốn. Bạn đang trên đường lái xe nghe nhạc, bạn nghĩ đến gia đình sẽ được sum họp, lúc đó thình lình có khói bay ra trước đầu máy. Hay hơn nữa, khi bạn đi khám sức khỏe và chiếu X quang phổi, bác sĩ cho thấy trên phim, phổi có một vết mờ. Hay hoặc bạn cảm thấy bị đau thắt ở ngực và cánh tay trái bị ngứa. Hay lúc 3 giờ sáng bạn nghe điện thoại reo và nghe con bạn đang than khóc. Hay chuyện khác là công ty bạn làm việc đang giảm bớt nhân viên và bạn bị sa thải mất việc làm. Rồi chuyện bạn bị thương trên sân chơi trong lúc bạn mong được một học bổng cho môn thể thao. Lại càng nguy biến hơn khi được tin cái chết bất ngờ của một người thân thương.

Trong lúc gặp cơn nguy khốn, tất cả mọi sự việc khác đều phải để qua một bên, vì chúng ta phải giải quyết vấn đề cấp bách gần kề. Chúng ta tự hỏi "bấy giờ tôi phải làm gì" tôi có phải giải quyết việc này một mình tôi sao? tôi tìm đâu ra sự giúp đở? “tôi phải làm gì trước khi đến cuối ngày?"

Nếu chúng ta có được sự khôn ngoan, chúng ta sẽ biết, hay có được lời khuyên bảo tốt, sẽ giúp chúng ta đánh giá được tình hình, xem xét lại nguồn gốc thể chất và tình cảm của mình thì chúng ta có thể cố gắng đáp ứng lại hoàn cảnh môt cách tốt nhất. Vì chúng ta là người có đức tin, chắc chắn chúng ta cầu xin Chúa trao ban ơn khôn ngoan để biết phải làm gì và xin có ơn sức mạnh để làm việc đó. (một người hỏi bạn tôi: "Lời cầu nguyện nào đơn giản nhất và tốt nhất?" bạn tôi trả lời: "điều đó rất dễ đó là: XIN CỨU GIÚP”)

Không có điều gì làm chúng ta chú ý hơn là một cơn nguy khốn. Khi chúng ta nhận ra được tình hình đời sống quen thuộc hằng ngày của chúng ta, đã được thay đổi tốt đẹp hơn và không dể cho chúng ta thấy được.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế, như nhiều người đang trải qua trong những ngày này vì cuộc chiến thương mãi giữa Hoa kỳ và Trung Hoa, cuộc chiến đó có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống chúng ta. Đó là cuộc khủng hoảng về kinh tế mà người quản gia trong bài phúc âm hôm nay phải đối mặt. Ông ta bị bắt, do ông ta đã phung phí của cải của người chủ. Chúng ta không biết người quản gia đã làm gì... Có thể ông đã trộm cắp! Có thể ông bất tài không đủ sức làm quản gia! Chúng ta không biết được. Nhưng đó là một thời gian nguy khốn của người quản lý đó, Còn chúng ta, biết đã có điều gì khiến chúng ta chú ý, nếu không phải là một sự nguy khốn xảy ra trước mắt chúng ta.

Ông Steve Covey viết một quyển sách bán rất chạy: "7 thói quen của những người có hiệu xuất cao".

Nó được bán cho rất nhiều người có vấn để nan giải cần giải quyết. Đó là những người quản lý và các giám đốc điều hành, Nhưng lý do mà sách này dược bàn nhiều. Vì một số đông người không là quản lý cũng mua sách đó là do họ bị những tiêu đề của sách thu hút họ. Họ muốn trở thành "người có hiệu xuất cao" trong đời sống hằng ngày của họ. Thói quen đầu tiên ông Covey mô tả về người có hiệu xuất cao lại phù hợp với hành vi của người quản gia trong dụ ngôn hôm nay. Theo ông Covey người có hiệu xuất cao phải "Chủ động làm việc, có ý thức và có trách nhiệm". Đó là người quản gia trong câu chuyện phải không?

Người quản gia biết ông ta sẽ mất việc, và ông ta đang gặp nguy khốn. Trong một xã hội nghèo cơ cực, người lao động là một loại hàng hóa dễ dàng thay thế, dễ dàng bị trao cho những công việc thiếu ổn định đầy tuyệt vọng nhất là khi họ bị tai nạn hay bị chết trong công việc. Việc người quản gia thừa nhận ông không thể trở thành một người lao động bình thường được là một lựa chọn chính xác. Cuốc đất không nổi, ăn mày thì hổ ngươi, và chính vì thế ông ta đang gặp nguy khốn.

Vì thế, như cách ông Covey gợi ý, ông ta nên HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ HƠN, HÃY TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM. Chúng ta đã biết những gì người quản gia đã làm. Trong lúc ông ta còn làm quản gia ông ta rút bớt khoản tiền cho vay của ông chủ bằng cách gọi các con nợ đến và bớt một phần món nợ cho họ. Nghe có vẻ như ông ta không thật thà phải không? Những gì ông ta có thể làm là đã tự loại bỏ những khoản được hưởng hoa hồng của ông ta trong các món nợ của chủ, và như thế ông ta sẽ thêm được bạn bè để khi ông ta mất chức quản gia sẽ có người “đón rước ông vào nhà họ.

Chúng ta có thể không hiểu lời Chúa Giêsu nói "quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái sự sáng khi xử sự với người đồng loại". Chúa Giêsu gọi chúng ta là "con cái sự sáng" Chúa Giêsu cho chúng ta một ví dụ về một người đàn ông gặp khủng hoảng. Người đó chú trọng đến chủ đích của việc ông ta phải làm và tự thực hiện điều đó, Và sau đó, Chúa Giêsu đang quay sang mỗi người chúng ta những kẻ đã nghe dụ ngôn này và nói "Còn anh em thì sao? Anh em có cố gắng hành động khôn khéo trong đời sống anh em chưa? Đã chú trọng về những việc gì và ai là người quan trọng của anh em? Hay anh em để việc không đáng kể đã xử dụng hết năng lực của anh em rồi chăng?"

Chúa Giêsu không nói dụ ngôn về người quản gia bất lương nhưng muốn cho chúng ta một bài học về một người có đầu kinh doanh sắc sảo như một "người có hiệu xuất cao" trong việc làm. Thay vào đó, Ngài muốn chúng ta trờ thành "người có hiệu xuất cao" như ông Covey nói là hãy tự quyết định và hành động có trách nhiệm trong liên hệ của chúng ta với Chúa Giêsu và với thế giới xung quanh chúng ta.

Đây là điều chúng ta nên biết: Rất khó trở nên người Kitô hữu nơi thế gian nầy. Xây dựng gia đình là một việc phải cân nhắc cẩn thận; việc làm có thể đòi hỏi chúng ta rất nhiều, đòi hỏi tiêu thụ biết bao năng lực; những mối quan hệ không cởi mở, vô tình bỏ qua và trở nên trì trệ. Thêm vào những khó khăn đó, chúng ta phải cố gắng giữ thăng bằng là một điều rất khó để tập trung đến những điều gì quan trọng và điều gì "những thứ nhỏ nhặt".

Trở nên môn đệ của Chúa Giêsu không phải là công việc bán thời gian hay một công việc phụ. Đó là việc híến thân toàn thời gian và chiếm tất cả mọi hoàn cảnh đời sống của chúng ta, không chỉ chiếm những điều chúng ta thường gọi là "đời sống thiêng liêng". Chúng ta phải sống trong thế gian và xem lại giá trị của nguồn gốc mà chúng ta có. Chúng ta làm thế nào biết tự sáng tạo trong việc xử dụng những gì chúng ta có. Khi chúng ta nghe lời thử thách của bài Phúc âm hôm nay, việc trung thành với đức tin là tất cả mọi sự trong đời sống của chúng ta. Chúng ta nên tự hỏi: bản tính căn bản và hoàn mỹ của tôi là gì? Có phải là một Kitô hữu chưa?. Vậy tôi phải làm thế nào để thực thi bản tính người Kitô hữu trong mọi hoàn cảnh và mọi lúc?

Đôi khi chúng ta phải đối mặt với những khủng hoảng trong cuộc sống dưới mọi hình thức. Sự hiểu biết của hầu hết chúng ta phần nhiều do qua kinh nghiệm sống hằng ngày. Chúng ta không muốn chờ đợi để khi gặp nguy khốn mới chú trọng đến việc phải làm. Chúng ta phải "chủ động nhanh, quyết định gọn và hành động có trách nhiệm", chúng ta hy vọng cuối cùng Chúa Giêsu sẽ ban phúc cho đời sống chúng ta vì chúng ta đã hành động khôn ngoan, không chỉ khi gặp nguy khốn mà là mỗi ngày trong đời sống chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


25th SUNDAY -C-
Amos 8: 4-7; Psalm 113; I Timothy 2: 1-8; Luke 16: 1-13


Nothing gets our attention like a crisis. You’re driving a long listening to music, thinking about the family gathering you are going t,o when smoke starts billowing from under the car’s hood. Or, more seriously: you go for your usual annual physical and the chest X-Ray reveals a dark spot on your lung; you feel a tightness in your chest and your left arm begins to tingle; it’s 3 am and your phone wakes you, it’s your sobbing son or daughter; your company downsizes and you lose your job; you get injured on the playing field and there goes your hopes for an athletic scholarship; even more distressing....the sudden death of someone you love.

At a crisis moment every thing else takes a back seat, while we address the pressing issue at hand. We ask ourselves: "Now what will I do?" "Do I have to handle this alone?" "Where can I turn for help?" "What do I need to do before this day ends?"

If we have our wits about us, or someone is with us to give us good counsel, we evaluate the situation; look over our physical and emotional resources and try to respond as best we can. Because we are people of faith, we surely pray for wisdom to know what we must do and the strength to do it. (Someone asked a friend of mine, "What is the simplest and best prayer?" And she responded, "Oh that’s easy.......HELP!")

Nothing focuses us like a crisis, when we realize the pattern of our accustomed lives has been changed for good and without our consent!

An economic crisis, as many are experiencing these days because of the trade war, can profoundly affect our lives. It was an economic crisis that faced the steward/manager in today’s gospel. He was caught, we are told, for squandering his master’s property. We are not told how...or what he did.... Perhaps he was a thief. Perhaps, he was just incompetent. We don’t know. But it was crisis time for that steward. And we know there is nothing like a crisis to make us focus on essentials and what’s right before our eyes.

Steve Covey wrote a best seller: "7 Habits of Highly Effective People."

It sold to a lot of people dealing with professional problems – managers and executives. But it became a best seller. A a lot of other people were drawn to it, because of what the title suggested. They wanted to be, "highly effective people" in their daily lives The very first habit Covey lists of highly effective people, would fit the steward in today’s parable story. Highly effective people, he advises, must "Be proactive, take the initiative and be responsible." That’s our steward isn’t it?

He sees his job is about to end and he is in crisis. In a desperately poor society laborers were a throw-away commodity, easily replaced by other desperate laborers, if they got hurt, or killed on the job. The steward admits, being a laborer is not an option for him...he’s too soft. To go out on the streets and beg would shame him and his family. Yes, he is in a crisis.

So, as Steve Covey suggests, he becomes PROACTIVE, TAKES THE INITIATE AND ACT RESPONSIBLY. We heard what he did. While he was still in his position as steward he discounted debts owed his master. Sounds dishonest, doesn’t it? But what he probably did was eliminate the commission due him from those debts. And in doing that, he was making friends – those debtors would be grateful to him and, he hoped, when he was dismissed, they would, "welcome me into their home."

In case we missed what Jesus was suggesting, he says, "For the children of this world are more prudent in dealing with their own generation than are the children of the light" That‘s what Jesus calls us: "The children of the light!" He gives us an example of a man who has a crisis, focuses on what he has to do and does it. And then, it is as if Jesus is turning to each one of us who have heard this story and says: "And what about you? Are you acting prudently in your life – focusing on what and who are important? Or, are you letting lesser concerns consume your best energies?"

Jesus isn’t telling us a parable about a shrewd business-minded person as a lesson on how to be "highly effective people" at work. Rather, he wants us to be, in Steve Covey’s terms, his "proactive followers" – disciples who take the initiative and act responsibly in our relationships with him and the world around us.

This is something we know: The world is a hard place to be a Christian – raising a family is a balancing act; our jobs can demand so much from us, and consume our best energies; relationships can get neglected and become stagnant. Plus, with all that, it’s hard to keep a balance and keep things focused on what is really important and what’s the "small stuff."

Being a follower of Jesus is not a part time job, or a side occupation – it is a full time commitment and covers all aspects of our lives, not just what we commonly call our "spiritual lives." We have to live in our world and have to evaluate the resources at our disposal. How can we be creative in the use of what we have? Upon hearing the challenge of today’s gospel, to be faithful in all parts of our lives, we have to ask ourselves: What is my fundamental and total identity: is it being a Christian? Then, how can I put that into practice at all times and in all places?

At some moment we will all face a crisis of one kind or another. Most of us know that already... from personal experience. We don’t want to have to put off getting focused till a crisis forces us to do so. We want to be "proactive, take the initiative and act responsibly. It is our hope that at the end, Jesus will also find our lives commendable and bless us for acting prudently – not just when we were in crisis, but each day of our lives.
 
Khôn khéo để sống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:19 19/09/2019
Chúa Nhật XXV Thường Niên năm C
Lc 16,1-13

Sống ở trần gian là một đấu tranh không ngừng để sinh tồn. Có những việc làm cho con người giằng co không biết chọn lựa.Thường con người xây đắp cái gì có thể thấy được, dễ đụng chạm, dễ sờ mó. Có những sự việc khó lường trước khó thấy được. Những chuyện phù hoa, diễm lệ, những cái hào nhoáng bên ngoài dễ làm cho con người choáng ngập. Hầu hết khi sống trong một thế giới văn minh, người ta ít nghĩ tới những điều xa xôi, sự sống đời sau vv…Có những người cho sự sống vĩnh cửu là ảo tưởng, là không có thật. Họ xây dựng, vun đắp cái gì mau qua…Tuy nhiên, xét cho cùng người khôn là người biết xây đắp cuộc đời này với sự khôn ngoan, với ánh sáng dọi soi của Thiên Chúa vì cuộc đời này chuẩn bị và dẫn đưa con người đến sự sống mai sau…

Vâng, sau khi đã kể ra dụ ngôn về người quản lý khôn khéo. Đích thực,Chúa Giêsu phàn nàn, chê trách vì chúng ta là con cái của sự sáng lại không khôn khéo bằng con cái thế gian bởi vì họ chỉ biết có thế gian này !Người quản lý khôn khéo vì ông dám đối diện với thực tế của cuộc đời. Ông biết mình sau khi bị sa thải sẽ không làm vườn, cuốc đất, buôn bán, kinh doanh. Ăn mày, ăn xin thì ông tủi nhục vì ông đã từng là quản lý oai phong, có quyền, có thế của ông chủ. Nên ông đã khôn khéo kiếm cách để khi bị sa thải, sẽ có người còn nghĩ tới ông, mang ơn ông vv…Chúa Giêsu dạy chúng ta phải khôn ngoan, lanh lợi như ông quán lý chứ đừng lươn lẹo, đừng xảo trá. Khôn khéo để xây dựng một tương lai tốt hơn, một cuộc đời đẹp hơn, đặc biệt tìm cho mình một cuộc sống vĩnh cửu.

Có những người cho rằng đời sau xa vời quá…Có ai đã thấy đời sau, có ai đã sống cuộc sồng vĩnh cửu. Cuộc sống mai sau, đời sống đời đời quả không có gì hấp dẫn, có gì thu hút, người ta chỉ hăm hở lao vào việc làm giàu, tìm kiếm hưởng thụ, chạy theo những gì chóng qua ở đời này. Sự giằng co của con người, của chúng ta nằm ở chỗ, chúng ta có biết khôn khéo để quyết định những gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai hay không ?

Chúng ta để Chúa làm chủ và hướng dẫn cuộc sống của mình.Tiền bạc, của cải, vật chất là phương tiện để giúp con người, giúp chúng ta sống cuộc sống hôm nay cho tốt đẹp. Chúa không cấm chúng ta giầu có, không bần cùng hóa cuộc sống của chúng ta. Chúa muốn chúng ta biết dùng của cải, vật chất cho phù hợp với cuộc sống của chúng ta vì quê hương của chúng ta ở trên trời. Đời sống trần gian này chỉ là tạm bợ, chỉ là mau qua. Do đó, chúng ta đừng quá ham mê của cải ở đời như ông phú hộ giầu có mà quên đi sự sống vĩnh cửu đang chờ đón chúng ta. Quả vậy, Chúa đã nói “ Không ai có thể làm tôi hai chủ “. Chúa muốn chúng ta, muốn con người dứt khoát chọn Chúa. Tuy Chúa ban cho chúng ta quyền tự do chọn lựa ơn cứu độ hay từ chối ơn cứu độ. Từ chối Chúa hay nhận Chúa, đó là sự tự do của con người,của mỗi người chúng ta.

Qua đoạn Tin Mừng Lc 16,1-13, Chúa Giêsu dạy chúng ta, dạy con người, dạy nhân loại :

1.Chúng ta phải biết khôn ngoan, khôn khéo lanh lợi lo lắng tương lai cho đời sau.Chúa muốn chúng ta khôn khéo dùng tiền của làm việc nghĩa, chia sẻ hầu co được Nước Trời. Sự khôn khéo không phải là lắt léo, lươn lẹo nhưng khôn ngoan theo ý Chúa : dùng khả năng để làm giầu cho Chúa như người trao năm nén làm lợi năm nén khác, người ba nén làm lợi thêm ba nén khác.

2.Chúng ta không được làm tôi hai chủ hoặc ai liều mất mạng sống mình vì Chúa thì sẽ cứu được nó vv…

Lời của Chúa thực đáng cho chúng ta suy nghĩ và thực hành cách sống.Chúng ta có để cho Chúa làm chủ đời ta hay chúng ta thích thờ Ma Môn , Tiền của. Để Chúa hướng dẫn, làm chủ chúng ta sẽ có đời sống vĩnh cửu, sự sống đời đời…

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết trung thành với việc nhỏ để chúng con được trao việc lớn. Xin ban cho chúng con đức tin mạnh mẽ để chúng con chỉ một lòng yêu mến Chúa và thương yêu đồng loại. Xin cho chúng con biết khôn khéo để khôn ngoan dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua Nước Thiên Chúa.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Người quản lý bất lương đã làm gì ?
2.Khôn khéo theo ý Chúa là gì ?
3.Tại sao Chúa không thích sự lắt léo, lươn lẹo ?
4.Vật chất có cần không ?
5.Chúa dạy chúng ta dùng của cải thế nào cho phù hợp ?
 
Của Cải Hay Thần Tài?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:56 19/09/2019
Của Cải Hay Thần Tài?

(Chúa Nhật XXV TN C)

“Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng”(Am 8,7). Vì sao Thiên Chúa lấy danh mình mà thề những lời đanh thép như thế? Ngôn sứ Amos đã cho chúng ta biết cái lý do. Đó là vì sự gian ác bất công của một số người giàu có trong xã hội nước Israel thời bấy giờ. Tính chất gian ác của sự bất công mà họ gây ra thật đáng lên án vì nạn nhân chính là những người nghèo khổ, cô thân, kém phận. Số phận của các nạn nhân này được ví không hơn gì đôi dép. “Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần, đem đôi dép đổi lấy đứa cùng khổ” (Am 8,6).

Đọc Thánh Kinh, đặc biệt những lời từ miệng của Con Thiên Chúa làm người, chúng ta nhận ra chân lý này: hình như Thiên Chúa dễ khoan dung về những lầm lỗi mà con người xúc phạm đến Người, nhưng Người có vẻ rất bất bình trước những điều gian ác mà con người gây ra cho nhau, nhất là cho những người nghèo hèn, thấp cổ bé phận. Nhân chuyện ông Phêrô hỏi rằng khi có người anh em xúc phạm đến mình thì phải tha thứ cho họ mấy lần thì Chúa Giêsu đã kể câu chuyện dụ ngôn về “một người mắc nợ mà không có lòng thương xót (x.Mt 18,23-35).

Anh “không có lòng thương xót này” mắc nợ đức vua những mười ngàn yến vàng thế mà chỉ với hành vi sấp mình bái lạy và xin khất nợ một kỳ hạn thì đã được đức vua tha bỗng tất cả số nợ khổng lồ. Mức nặng nhẹ của một lỗi hay tội có thể tăng hay giảm tùy vào đối tượng mà hành vi lỗi tội ấy xúc phạm. Theo góc nhìn này thì quả thật mọi hành vi lỗi tội của con người xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng là Chúa Tể càn khôn, thì đều “to lớn và nặng nề” khó bề đền trả được như món nợ “mười ngàn yến vàng” minh họa. Thế mà ông vua trong câu chuyện dụ ngôn xem ra hào phóng cách khác thường. Tuy nhiên khi nghe biết chuyện cái anh “trúng số độc đắc” này lại thiếu lòng thương xót với người bạn vốn mắc nợ anh ta vỏn vẹn chỉ trăm đồng, thì đức vua đã đổi ngược thái độ cách dứt khoát với anh ta và sai gia nhân bắt tống giam anh này vào ngục cho đến khi trả hết món nợ kếch xù kia.

Tình yêu thật có nhiều điều như nghịch lý. Nhiều đấng bậc mẹ cha dễ dàng bỏ qua nhưng lầm lỗi mà con cái xúc phạm đến bản thân mình nhưng dường như không thể chịu nỗi cái cảnh chúng hành khổ, đày đọa những đứa anh em, chị em kém may mắn. Sau khi xác định giới luật tình yêu là mến Chúa hết lòng hết sức hết linh hồn và yêu thương tha nhân như chính mình, thì Chúa Giêsu đã không lấy việc cầu nguyện hay dâng lễ vật vào Đền Thờ để minh họa, nhưng đã đưa ra hình ảnh người Samaritanô nhân hậu, người đã có lòng thương xót một nạn nhân đi từ Giêrusalem về Giêricô bị bọn cướp trấn lột và đánh nguy kịch, bằng cách chăm sóc giúp đỡ nạn nhân cách tận tình mà không chút tính toán thiệt hơn (x.Lc 10,25-37).

Khi nghe câu chuyện dụ ngôn về người quản gia bất lương, chắc chắn ít ai ngây thơ đến độ nghĩ rằng Chúa Giêsu dạy chúng ta bắt chước sự ranh ma của anh quản gia ăn gian tiền bạc của ông chủ. Chắc chắn sau khi biết được kế ma mãnh của anh này thì dù có chép miệng khen, nhưng rồi thế nào ông chủ cũng sẽ trừng trị anh ta đích đáng. Nội dung chính của câu chuyện dụ ngôn nằm ở câu kết luận: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9).

Chúng ta cần phải xác định rõ hạn từ “tiền của bất chính”. Chắc chắn Chúa Giêsu không bao giờ dạy chúng ta sử dụng những thứ tiền của kiếm được cách bất chính, bất lương hay phi pháp. Thế thì phải hiểu như thế nào đây. Không ngại ngần để khẳng định rằng “Tiền Của bất chính” ở đây phải được hiểu là một mãnh lực xấu. Hầu hết các bản dịch Kinh Thánh đều ghi là “the Mammon of unrighteousness” hay nghĩa tương đương. Nhưng cũng có một vài bản dịch dùng hạn từ “Worldly Wealth” hay “Base Wealth”. Hạn từ “Mammon” nhắc nhớ chúng ta sự thật này: Khi của tiền được tôn phong lên hàng thần thánh thì chắc chắn trở thành một thế lực bất chính. Chúa Kitô đã cảnh báo: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được”(Lc 16,13). “Vai mang bị bạc kè kè, nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm”. Khi đã đặt niềm tin vào sức mạnh của tiền bạc thì người ta dễ bị cám dỗ không chỉ lao mình vào những hành vi bất nhân, thất đức mà còn bị cám dỗ tự phong thần phong thánh cho bản thân mình.

Thánh Phaolô khẳng định rằng mọi sự thuộc về chúng ta. Chúng ta thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa. Không gì hơn là hãy trả của cải vật chất về đúng vị trí của nó. Nó là của cải chứ không phải là thần tài. Biết dùng của cải, tiền bạc để làm phát triển tình tương thân tương ái là một trong những phương thế sử dụng của tiền cách hữu ích cho hạnh phúc của chúng ta hôm nay và ngày sau. Nhiều tín hữu phân trần với các vị mục tử rằng: Với chúng con, vấn đề không phải là ở chỗ sử dụng mà là ở khâu tìm kiếm tiền bạc. Đây là một vấn nạn mang tính hiện sinh. Khi của tiền đi vào bằng con đường bất chính thì sự thường nó sẽ đi ra bằng con đường bất nghĩa, bất lương. Chính vì thế sẽ không thừa nếu chúng ta tự đặt câu hỏi: Tôi tìm kiếm của tiền vì mục đích gì? (để làm gì?) và tôi đang kiếm tìm của tiền theo cách thế nào? có chính đáng, hợp pháp, công minh không? Cũng xin đừng quên xem xét cách thế sử dụng tiền bạc của chúng ta. Dù thuộc quyền sở hữu của mình nhưng nếu chúng ta sử dụng của cải cách hoang phí thì cũng lỗi đức công bình và dĩ nhiên đáng bị kết án cách nghiêm minh.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:25 19/09/2019

40. Đức khiêm tốn là luôn nhận ra sự hư vô của mình, và thường vui vẻ đón nhận sự khinh mạn.

(Thánh nữ Magdalen Panattieri)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:34 19/09/2019
18. VẠN VẬT NHẤT THỂ

Có nhà học nho nọ đang đọc vạn vật nhất thể. Có anh hủ nho hỏi ông ta:

- “Nếu trên đường gặp mãnh hổ thì làm thế nào để cầu được vạn vật nhất thể ?”

Có anh hủ nho khác vội vàng giải thích:

- “Người có đạo (nho) thì có thể giáng long phục hổ, nếu gặp mãnh hổ thì nhất định có thể cỡi trên lưng hổ và chắc chắn sẽ không bị hổ ăn mất tiêu”.

Châu Hải Môn cười nói:

- “Cỡi trên lưng hổ thì vẫn là lưỡng thể, nên chỉ có cách là để cho hổ ăn mất phần dưới thì mới có thể gọi là nhất thể.

Mọi người nghe được cười ha ha.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 18:

Vạn vật nhất thể là một sức mạnh vô song trong võ đạo: tâm-khí –thần.

Phương pháp luyện nội công cũng dựa vào “vạn vật nhất thể” để tĩnh tọa, tức là thinh lặng để tán khí tụ khí và dẫn khí đến một nơi xa xăm vô tận trong tiềm thức và ý chí của mình, lâu ngày đạt đến trình độ hòa cùng vạn vật…

“Vạn vật nhất thể” của người Ki-tô hữu chính là một Thiên Chúa Ba Ngôi: nôi thứ nhất là Chúa Cha, mhoi6 thứ hai là Chúa Con và ngôi thứ ba là Đức Chúa Thánh Thần; ở trong Ba Ngôi Thiên Chúa chúng ta được sống và hưởng nhiều ơn sủng của Ngài, trái lại nếu ở ngoài Ba Ngôi Thiên Chúa thì chúng ta sẽ chết và chết đời đời. Ở trong Ba Ngôi Nhất Thể chính là chúng ta ở trong tình yêu và ánh sáng, ở ngoài Ba Ngôi Nhất Thể là chúng ta đi trong tối tăm và thù hận…

Không kết hợp được tâm khí thần thì không thể có sức mạnh “vạn vật nhất thể”, cũng vậy nếu người Ki-tô hữu không kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi thì họ sẽ trở nên người hay kêu ca thóa mạ và trở thành dụng cụ đắc lực cho ma quỷ !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Top Stories
Blood of St. Januarius liquefies on feast day
Catholic News Agency
20:24 19/09/2019
The miracle of the liquefiction of the blood of early Church martyr St. Januarius took place Thursday in Naples.

The blood was shown to have liquefied shortly after 10 a.m. during Mass in the Naples’ Cathedral of the Assumption of Mary.

The Mass was celebrated by Cardinal Crescenzio Sepe, Archbishop of Naples, who in his homily, strongly criticized the violent crime of Neapolitan streets.

Despite the city’s recurring miracle, “the evil that the hateful and violent killers commit in Naples is limitless,” he said.” In effect they try to kill at birth just the possibility of making a future…”

This, he noted, generates fear and insecurity, and goes against the common good.

“We must ask ourselves: does Naples still have a great and sincere heart? Us citizens of today's Naples have to answer this question with truth, therefore, with realism, with honesty and courageously, without letting ourselves be taken by a false nostalgia of the times we once had,” he stated.

St. Januarius, or San Gennaro in Italian, the patron of Naples, was a bishop of the city in the third century, whose bones and blood are preserved in the cathedral as relics. He is believed to have been martyred during Diocletian persecution.

The reputed miracle is locally known and accepted, though has not been the subject of official Church recognition. The liquefaction reportedly happens at least three times a year: Sept. 19, the saint's feast day, the Saturday before the first Sunday of May, and Dec. 16, the anniversary of the 1631 eruption of Mount Vesuvius.

During the miracle, the dried, red-colored mass confined to one side of the reliquary becomes blood that covers the entire glass. In local lore, the failure of the blood to liquefy signals war, famine, disease or other disaster.

The blood did not liquefy in December 2016, but Monsignor Vincenzo De Gregorio, abbot of the Chapel of the Treasure of San Gennaro, said it was a sign that Catholics should pray rather than worry about what the lack of miracle could mean.

“We must not think of disasters and calamities. We are men of faith and we must pray,” he said at the time.

The vial has sometimes changed upon the visit of a pope.

On March 21, 2015, Pope Francis met with priests, religious and seminarians at the cathedral and gave a blessing with the relic.

Sepe then received the vial back from the pope and noted that the blood had partially liquefied.

The last time blood liquefied in the presence of a pope was in 1848 when Bl. Pius IX visited. The phenomenon didn’t happen when St. John Paul II visited the city in October 1979, or when Benedict XVI visited in October 2007.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Vê Trên Dòng Sông Sein
Dominic Đức Nguyễn
17:46 19/09/2019
ĐÊM VỀ TRÊN DÒNG SÔNG SEIN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Sông Sein lấp lánh long lanh
Paris thêu dệt bức tranh muôn mầu
(KD)