Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai Cách Đánh Giá Con Người
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:31 17/09/2021
Có hai vợ chồng cùng đi mua bàn ghế để trang bị nội thất cho ngôi nhà mới xây. Người vợ thì thích sắm những đồ mộc thuộc nhóm gỗ kém, nhưng có phủ lớp sơn láng bóng, đẹp mắt; còn người chồng thì muốn chọn loại bàn ghế đóng bằng gỗ quý, chẳng sơn phết gì vì cho rằng “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” Việc mua sắm bất thành vì mỗi người có một thị hiếu khác nhau, một cách đánh giá khác nhau.
Khi nhận định về giá trị con người cũng vậy, người ta cũng có những cách đánh giá khác nhau, dựa vào những tiêu chí khác nhau.
Cách đánh giá của người đời
Người đời đánh giá con người chiếu theo lớp sơn hào nhoáng bên ngoài.
Lớp sơn thứ nhất là sắc đẹp.
Một số người đánh giá con người tùy theo sắc đẹp ngoại hình. Thần tượng của họ là những ngôi sao điện ảnh, là hoa hậu, là những ca sĩ ăn mặc lố lăng hoặc người mẫu đang ăn khách... Điều nầy khiến khá đông bạn trẻ xem nhẹ việc trau dồi nhân cách, không màng phát huy đạo đức, không lo trau dồi kiến thức hay học tập mà chỉ tìm cách chưng diện, đua đòi y phục hợp thời trang…
Lớp sơn thứ hai là sang trọng, giàu có.
Lắm người đánh giá con người tùy theo tiền bạc, tài sản. Thần tượng của họ là những đại gia nghìn tỷ. Điều nầy thúc đẩy người ta đua tranh làm giàu bất chính, cố tậu cho mình những siêu xe sang trọng, xây cho mình những biệt thự xa hoa hoặc sở hữu những ngôi nhà hoành tráng, những đồ trang sức xa xỉ mắc tiền…
Lớp sơn thứ ba là địa vị xã hội.
Nhiều người cho rằng giá trị con người nằm ở địa vị cao, nên cần phải phấn đấu để đạt được ghế cao trong xã hội.
Ngay cả các môn đệ Chúa Giê-su cũng mang não trạng nầy.
Tin mừng hôm nay cho biết, hôm ấy, các môn đệ vừa đi đường vừa tranh luận với nhau xem giữa các ông, ai là người lớn nhất (Mc 9, 34).
Ngay cả khi các tông đồ cùng Chúa Giê-su ăn tiệc Vượt qua trước khi Ngài nộp mình chịu chết, các vị “cãi nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất” (Lc 22,24)
Và cũng có lần hai môn đệ Gioan và Gia-cô-bê cùng với mẹ mình đến xin Chúa Giê-su cho ngồi bên tả bên hữu Chúa khi đến thời Ngài được hiển vinh (Mt 20, 20-24; Mc 10, 35-37).
Cách đánh giá của Thiên Chúa
Chúa Giê-su đánh giá tùy vào tinh thần hy sinh phục vụ.
Chúa Giê-su phản đối não trạng đánh giá con người dựa vào lớp sơn hào nhoáng bên ngoài. Ngài đánh giá con người không tùy thuộc vào vẻ đẹp ngoại hình, vào tiền tài của cải, vào ghế thấp ghế cao trong xã hội… nhưng đánh giá con người tùy theo tinh thần hy sinh, phục vụ của mỗi người.
Hôm ấy, sau khi Chúa Giê-su nghe các môn đệ vừa đi đường vừa tranh cãi với nhau xem giữa các ông, ai là người lớn nhất, thì về đến nhà, Ngài gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người (Mc 9,35).
Và trong Tin mừng Lu-ca, sau khi nghe các môn đệ tranh cãi với nhau về điều nầy, Chúa Giê-su bảo các ông: “Vua các dân thì dùng uy quyền mà thống trị dân… nhưng anh em thì không phải như thế; trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ nhất và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22, 25).
Qua những lời nầy, Chúa Giê-su tỏ cho thấy giá trị con người được nâng cao khi người ta biết hạ mình phục vụ mọi người.
Nên theo cách đánh giá của ai?
Lối đánh giá con người dựa vào những lớp sơn hào nhoáng bên ngoài gây ra hậu quả tai hại là khuyến khích nhiều người tìm cách đánh bóng mình bằng những lớp sơn phù phiếm, tạo ra những con người thiếu phẩm chất cao đẹp, nghèo đạo đức…
Còn cách đánh giá dựa vào tinh thần phục vụ của Chúa Giê-su sẽ khích lệ con người sống khiêm tốn, biết hy sinh quên mình để giúp ích cho tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su,
Từ bỏ cách đánh giá dựa theo lớp sơn bên ngoài để biết đánh giá con người theo tinh thần hạ mình phục vụ là điều rất khó.
Xin Chúa ban thêm khôn ngoan và soi tâm mở trí, để chúng con biết nhận ra giá trị con người không tùy thuộc vào lớp vỏ bên ngoài nhưng tùy vào lối sống hy sinh, phục vụ và biết thể hiện nếp sống nầy trong cuộc đời chúng con. Amen.
Ngày 18/9: Mảnh Đất Tâm Hồn. Suy Niệm: Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
01:47 17/09/2021
PHÚC ÂM: Lc 8, 4-15
“Hạt rơi trong đất tốt, là những người giữ lấy lời và nhờ kiên nhẫn, họ sinh được hoa trái”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có đông dân chúng tụ họp lại, và người ta từ các thị trấn đến cùng Chúa Giêsu. Người dùng dụ ngôn mà nói rằng: “Người gieo hạt giống ra đi gieo hạt giống mình. Và đang khi gieo, có hạt rơi xuống bên vệ đường, bị người ta chà đạp và chim trời đến ăn đi. Hạt khác rơi trên đá sỏi, vừa mọc lên liền héo đi, vì không có đất ẩm. Hạt khác rơi vào bụi gai, và gai góc cùng mọc lên, bóp nghẹt nó. Hạt khác rơi vào đất tốt, đã mọc lên và kết quả gấp trăm”. Khi nói những lời đó, Người kêu lên rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”. Bấy giờ các môn đệ hỏi Người dụ ngôn đó ý nghĩa thế nào. Người nói rằng: “Phần các con, thì cho các con biết những mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; đối với người khác, thì dùng dụ ngôn, để chúng xem mà không thấy, nghe mà không hiểu. Dụ ngôn đó có nghĩa thế này: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những hạt rơi bên vệ đường, tức là những người đã nghe, nhưng rồi quỷ tới và cướp lời khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Những hạt rơi trên đá sỏi là những người, khi nghe thì vui vẻ đón nhận lời Chúa, nhưng họ không đâm rễ, họ chỉ tin tưởng nhất thời, và khi đến giờ thử thách, thì tháo lui. Hạt rơi vào bụi gai, là những người đã nghe, nhưng khi đi đường, những mối lo nghĩ, sự giàu có và thú vui của đời sống bóp nghẹt và họ không sinh hoa kết quả. Còn như hạt rơi trong đất tốt, là những người nghe lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo, họ giữ lấy và nhờ kiên nhẫn, họ sinh được hoa trái”.
Đó là lời Chúa.
Vẫn luôn tuyệt vời
Lm. Minh Anh
01:50 17/09/2021
VẪN LUÔN TUYỆT VỜI
“Có nhóm Mười Hai cùng đi với Ngài, có cả mấy phụ nữ đã được chữa khỏi tà thần và bệnh tật”.
Có lẽ không nhà soạn nhạc nào chiếm được trái tim và tâm hồn âm nhạc của người Mỹ như Irving Berlin. Một trong những ca khúc được yêu thích nhất của ông là “I’m Dreaming of a White Christmas”, tạm dịch, “Mơ Về Một Giáng Sinh Tuyết Trắng Xoá”. Trong một cuộc phỏng vấn, Berlin được hỏi, “Có câu hỏi nào mà ông chưa từng được hỏi, nhưng lại muốn ai đó đặt ra không?”. Berlin trả lời, “Có, một câu!”; đó là, “Bạn nghĩ sao về nhiều ca khúc đã viết mà chúng không là những ‘điểm nhấn’ nổi tiếng?”. “Câu trả lời của tôi là, tôi chỉ nghĩ rằng, chúng ‘vẫn luôn tuyệt vời!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Với Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta ‘vẫn luôn tuyệt vời!’! Đó là niềm vui không thể lay chuyển của Ngài về mỗi môn đệ, về mỗi người chúng ta, dẫu chúng ta không là ‘điểm nhấn’ trong mắt người khác. Tin Mừng hôm nay cho biết, trên bước đường rao giảng của Chúa Giêsu “Có nhóm Mười Hai” và “Có cả mấy phụ nữ” đồng hành; đó là những cộng tác viên thân cận của Ngài. Tuy khác biệt, nhưng có Ngài làm trung tâm, mỗi người trong họ ‘vẫn luôn tuyệt vời’; bởi lẽ, khác biệt của mỗi người lại trở thành điểm mạnh!
Việc chọn lựa các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu cho thấy tính cách và bản lãnh của Ngài, bản lãnh của một nhà lãnh đạo. Ngài có một tính cách phổ quát, không nề hà; một bản lãnh đầy tư chất của một bậc thầy. Ngài chọn nhóm Mười Hai từ nhiều hoàn cảnh khác nhau; hẳn họ sẽ không là bạn bè của nhau, càng không phải là những người làm việc chung với nhau nếu không vì Ngài, Đấng Kitô của Thiên Chúa, ở giữa họ. Matthêu, thu thuế; Phêrô, Giacôbê và Gioan, những ngư phủ; Giuđa tỏ ra ‘sành sỏi’ hơn. Tuy nhiên, Ngài mời gọi họ trở thành những người cộng tác của mình. Kết quả là, họ hợp tác với nhau, tỏ ra trân trọng và đánh giá cao khả năng của nhau. Một khi có Chúa Giêsu trong bất cứ mối quan hệ nào, những khác biệt của các thành viên không chỉ được khắc phục, nhưng còn có thể trở thành điểm mạnh để họ có thể ‘vẫn luôn tuyệt vời’.
Chúa Giêsu không chỉ chọn các ông vốn sẽ là những tông đồ mai ngày, nhưng Phúc Âm còn cho biết, đi theo Ngài, “Có những người phụ nữ đã lấy của cải mình mà giúp Ngài”. Ngài đã giao cho họ những vai trò khác nhau, dẫu việc Ngài cứu chữa và biến đổi cuộc đời các bà xem ra giống nhau. Hãy nghĩ về Maria Mađalêna, một người bạn thân của Chúa Giêsu; nhưng đừng quên, Ngài đã biến đổi cô với quyền năng và ân sủng khi trục xuất bảy quỷ ra khỏi cô; và rồi đây, cô sẽ là chứng nhân đầu tiên của Đấng Phục Sinh. Một phụ nữ khác theo Ngài là “Bà Gioanna, vợ Chusa, quản lý của Hêrôđê”. Thật ngạc nhiên khi chúng ta nhận ra rằng, Tin Mừng đã bén rễ ngay cả giữa lãnh địa của Hêrôđê, một quận vương chẳng mặn mà gì với Chúa Giêsu. Các phụ nữ hoàn toàn khác biệt nhau này, một khi đã chọn theo Ngài, họ cũng có thể trở thành điểm mạnh và ‘vẫn luôn tuyệt vời’ cho công cuộc loan báo Tin Mừng; ít nữa, họ đã hy sinh của cải và thời giờ của mình.
Thông điệp của Chúa Giêsu có khả năng truyền cảm hứng cho những ai theo Ngài trong mọi điều kiện xã hội và hoàn cảnh; cũng thế, chúng ta được kêu gọi xây dựng Nước Chúa ở mọi cấp độ, đấng bậc, trong vị trí của mình. Vấn đề là Chúa Giêsu có trở nên trung tâm cuộc đời chúng ta không? Chúng ta có thuộc trọn về Ngài không? Hay đi theo Ngài, nhưng chúng ta lại toan tính một ‘thói đời’ khác, chúng ta không biết mình thuộc về ai, làm gì! Trong thư Timôtê hôm nay, Phaolô nhắc nhở, “Bởi chưng gốc rễ mọi sự dữ là lòng tham tiền bạc. Một số người vì đeo đuổi lòng tham này, đã mất đức tin và tự chuốc vào thân nhiều nỗi khổ đau”; Giuđa là một ví dụ. Lời Đáp Ca hôm nay thật ý nghĩa, “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!”; Nước Trời ở đây là chính Chúa Giêsu, trái tim của mọi ơn gọi, để mỗi người ‘vẫn luôn tuyệt vời!’.
Anh Chị em,
Dưới con mắt Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta mãi mãi ‘vẫn luôn tuyệt vời’; dù chúng ta là ai, có là gì đi nữa; Thánh Kinh đã không gọi chúng ta là ‘con ngươi mắt Chúa’ sao! Như thế, chúng ta không bao giờ được phép ‘xoá sổ một ai’. Lấy Chúa Giêsu làm trung tâm, điểm quy chiếu cho đời sống, chúng ta trở nên những cộng sự viên của Ngài trong mọi đấng bậc; và bằng một đời sống chứng tá yêu thương, chúng ta đón nhận tất cả mọi người. Với ơn Chúa, không ai không thể trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, trở thành anh chị em của nhau. Và như thế, những khác biệt không làm chúng ta phân hoá, nhưng ‘vẫn luôn tuyệt vời’ vì có Chúa Giêsu ở giữa, và ở cùng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa luôn kỳ vọng vào con; để Chúa khỏi thất vọng, xin cho con biết luôn luôn gìn giữ ơn Chúa, hầu trước bao thử thách và cám dỗ, con ‘vẫn luôn tuyệt vời’ trước mặt Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Có nhóm Mười Hai cùng đi với Ngài, có cả mấy phụ nữ đã được chữa khỏi tà thần và bệnh tật”.
Có lẽ không nhà soạn nhạc nào chiếm được trái tim và tâm hồn âm nhạc của người Mỹ như Irving Berlin. Một trong những ca khúc được yêu thích nhất của ông là “I’m Dreaming of a White Christmas”, tạm dịch, “Mơ Về Một Giáng Sinh Tuyết Trắng Xoá”. Trong một cuộc phỏng vấn, Berlin được hỏi, “Có câu hỏi nào mà ông chưa từng được hỏi, nhưng lại muốn ai đó đặt ra không?”. Berlin trả lời, “Có, một câu!”; đó là, “Bạn nghĩ sao về nhiều ca khúc đã viết mà chúng không là những ‘điểm nhấn’ nổi tiếng?”. “Câu trả lời của tôi là, tôi chỉ nghĩ rằng, chúng ‘vẫn luôn tuyệt vời!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Với Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta ‘vẫn luôn tuyệt vời!’! Đó là niềm vui không thể lay chuyển của Ngài về mỗi môn đệ, về mỗi người chúng ta, dẫu chúng ta không là ‘điểm nhấn’ trong mắt người khác. Tin Mừng hôm nay cho biết, trên bước đường rao giảng của Chúa Giêsu “Có nhóm Mười Hai” và “Có cả mấy phụ nữ” đồng hành; đó là những cộng tác viên thân cận của Ngài. Tuy khác biệt, nhưng có Ngài làm trung tâm, mỗi người trong họ ‘vẫn luôn tuyệt vời’; bởi lẽ, khác biệt của mỗi người lại trở thành điểm mạnh!
Việc chọn lựa các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu cho thấy tính cách và bản lãnh của Ngài, bản lãnh của một nhà lãnh đạo. Ngài có một tính cách phổ quát, không nề hà; một bản lãnh đầy tư chất của một bậc thầy. Ngài chọn nhóm Mười Hai từ nhiều hoàn cảnh khác nhau; hẳn họ sẽ không là bạn bè của nhau, càng không phải là những người làm việc chung với nhau nếu không vì Ngài, Đấng Kitô của Thiên Chúa, ở giữa họ. Matthêu, thu thuế; Phêrô, Giacôbê và Gioan, những ngư phủ; Giuđa tỏ ra ‘sành sỏi’ hơn. Tuy nhiên, Ngài mời gọi họ trở thành những người cộng tác của mình. Kết quả là, họ hợp tác với nhau, tỏ ra trân trọng và đánh giá cao khả năng của nhau. Một khi có Chúa Giêsu trong bất cứ mối quan hệ nào, những khác biệt của các thành viên không chỉ được khắc phục, nhưng còn có thể trở thành điểm mạnh để họ có thể ‘vẫn luôn tuyệt vời’.
Chúa Giêsu không chỉ chọn các ông vốn sẽ là những tông đồ mai ngày, nhưng Phúc Âm còn cho biết, đi theo Ngài, “Có những người phụ nữ đã lấy của cải mình mà giúp Ngài”. Ngài đã giao cho họ những vai trò khác nhau, dẫu việc Ngài cứu chữa và biến đổi cuộc đời các bà xem ra giống nhau. Hãy nghĩ về Maria Mađalêna, một người bạn thân của Chúa Giêsu; nhưng đừng quên, Ngài đã biến đổi cô với quyền năng và ân sủng khi trục xuất bảy quỷ ra khỏi cô; và rồi đây, cô sẽ là chứng nhân đầu tiên của Đấng Phục Sinh. Một phụ nữ khác theo Ngài là “Bà Gioanna, vợ Chusa, quản lý của Hêrôđê”. Thật ngạc nhiên khi chúng ta nhận ra rằng, Tin Mừng đã bén rễ ngay cả giữa lãnh địa của Hêrôđê, một quận vương chẳng mặn mà gì với Chúa Giêsu. Các phụ nữ hoàn toàn khác biệt nhau này, một khi đã chọn theo Ngài, họ cũng có thể trở thành điểm mạnh và ‘vẫn luôn tuyệt vời’ cho công cuộc loan báo Tin Mừng; ít nữa, họ đã hy sinh của cải và thời giờ của mình.
Thông điệp của Chúa Giêsu có khả năng truyền cảm hứng cho những ai theo Ngài trong mọi điều kiện xã hội và hoàn cảnh; cũng thế, chúng ta được kêu gọi xây dựng Nước Chúa ở mọi cấp độ, đấng bậc, trong vị trí của mình. Vấn đề là Chúa Giêsu có trở nên trung tâm cuộc đời chúng ta không? Chúng ta có thuộc trọn về Ngài không? Hay đi theo Ngài, nhưng chúng ta lại toan tính một ‘thói đời’ khác, chúng ta không biết mình thuộc về ai, làm gì! Trong thư Timôtê hôm nay, Phaolô nhắc nhở, “Bởi chưng gốc rễ mọi sự dữ là lòng tham tiền bạc. Một số người vì đeo đuổi lòng tham này, đã mất đức tin và tự chuốc vào thân nhiều nỗi khổ đau”; Giuđa là một ví dụ. Lời Đáp Ca hôm nay thật ý nghĩa, “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!”; Nước Trời ở đây là chính Chúa Giêsu, trái tim của mọi ơn gọi, để mỗi người ‘vẫn luôn tuyệt vời!’.
Anh Chị em,
Dưới con mắt Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta mãi mãi ‘vẫn luôn tuyệt vời’; dù chúng ta là ai, có là gì đi nữa; Thánh Kinh đã không gọi chúng ta là ‘con ngươi mắt Chúa’ sao! Như thế, chúng ta không bao giờ được phép ‘xoá sổ một ai’. Lấy Chúa Giêsu làm trung tâm, điểm quy chiếu cho đời sống, chúng ta trở nên những cộng sự viên của Ngài trong mọi đấng bậc; và bằng một đời sống chứng tá yêu thương, chúng ta đón nhận tất cả mọi người. Với ơn Chúa, không ai không thể trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, trở thành anh chị em của nhau. Và như thế, những khác biệt không làm chúng ta phân hoá, nhưng ‘vẫn luôn tuyệt vời’ vì có Chúa Giêsu ở giữa, và ở cùng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa luôn kỳ vọng vào con; để Chúa khỏi thất vọng, xin cho con biết luôn luôn gìn giữ ơn Chúa, hầu trước bao thử thách và cám dỗ, con ‘vẫn luôn tuyệt vời’ trước mặt Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tiên Báo Lần Hai
Lm Vũđình Tường
02:43 17/09/2021
Lần thứ nhất Mc 8:31 Đức Kitô mặc khải cho các môn đệ biết về cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Phêrô đại diện anh em lên tiếng, con hy vọng điều đó không xảy ra cho Thầy. Đức Kitô quở trách ông. Ngài giải thích bởi đó là í của người trần gian, không phải là í của Thiên Chúa. Học từ bài học trước, lần này Đức Kitô nhắc lại cho các ông là Ngài sẽ bị đau khổ, bị bắt, mạ lị, hành hạ, chết và sau ba ngày sống lại Mc 9:31.
Môn đệ im lặng, không đáp lại, bởi các ông sợ hỏi Ngài. Theo thánh Marcô, sợ hãi là dấu chỉ thiếu niềm tin. Tương tự như chúng ta, các tông đồ không gặp trở ngại nhận thức phần một của mặc khải liên quan đến đau khổ và sự chết, nhưng phần hai của mặc khải, 'Ngài sẽ sống lại' là điều các tông đồ gặp trở ngại lớn. Trở ngại này còn tồn tại đến ngày nay. Thế mới biết đức tin và khoa học không chung tốc độ. Thói quen của con người là một khi gặp phải vấn đề quá khó để bàn thảo, người ta bàn luận vấn đề loanh quanh, bên lề, ngoài vỏ, mà không đi thẳng vào chủ đề chính. Chủ đề Đức Kitô sẽ sống lại các môn đệ dành ít thời giờ suy gẫm. Trên đường đi các ông để hết tâm trí bàn tính ai sẽ là người lớn nhất trong các ông. Phúc âm không thuật rõ, dường như các ông thắc mắc, một khi Đức Kitô ra đi, nhóm vẫn tiếp tục hay giải tán. Nếu tiếp tục cần có người lãnh đạo nhóm. Vì thế nên mới cãi nhau ai lớn nhất trong nhóm.
Dù cãi nhau ngấm ngầm, Đức Kitô cũng biết rõ các ông cãi nhau về vấn đề quyền lãnh đạo. Ngài hỏi các ông, không phải vì các ông tranh biện, mà chính là chủ đề tranh luận. Ai là người lớn nhất trong nhóm. Tham vọng cá nhân muốn làm lãnh tụ, muốn được phục vụ, mong được người khác phục tùng, hoàn toàn trái với giáo huấn của Ngài. Theo Đức Kitô, khiêm nhường phục vụ trong yêu thương là căn bản cuộc sống cộng đoàn Kitô. Yêu thương chính là 'cờ hiệu' cộng đoàn Kitô. Người ta nhìn cử chỉ nhân lành, khiêm nhường, yêu thương phục vụ để nhận biết đây là Kitô hữu tích cực, hay Kitô hữu tiêu cực.
Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người Mc 9:35
Đức Kitô cho biết, cách hành xử lãnh đạo dùng quyền lực, sức mạnh nơi trần gian không thể áp dụng trong cộng đoàn Kitô hữu. Cách đó không tồn tại nơi nước trời. Theo Đức Kitô, quyền hành, sức mạnh trần thế luôn thay đổi. Chúng không tồn tại lâu dài. Nay còn, mai mất. Rất khó đến, dễ ra đi. Rất chậm đến, mau ra đi. Phục vụ anh em mới chính là sức mạnh, mới chính là lãnh đạo. Điều này tồn tại suốt đời bởi phục vụ, yêu thương tồn tại trong tâm hồn, trong tim người khác. Bất cứ đâu họ đi; bất cứ nơi nào họ đến, lòng mến đó luôn nằm trong tim họ. Sức mạnh trần thế có thể nghiền nát thân xác ta, nhưng không làm chủ được tâm linh ta. Các thánh tử đạo là bằng chứng rõ ràng nhất.
Điểm thứ hai, tốt lành không lệ thuộc vào sức mạnh. Tốt lành hệ trọng ở con tim yêu mến, đức nhân lành. Tốt lành sinh hoạt hoàn toàn trái nguyên tắc kinh tế. Tốt lành không lệ thuộc mức độ nhận, mà lệ thuộc mức độ. Cho người nghèo khó, kẻ túng thiếu, bần cùng. Cho đi nhiều sẽ giầu thêm; giữ cho riêng mình tự làm mình nghèo đi. Để vấn đề sáng tỏ hơn, Đức Kitô đặt em bé giữa các môn đệ, Ngài giải thích cho các ông. Ai đón em bé nhỏ vì Danh Đức Kitô là đón nhận Ngài và ai đón nhận Ngài là đón nhận Cha của Ngài.
Ngài nay trẻ em được xã hội coi trọng, bảo vệ. Xã hội Đức Kitô sống, trẻ em không có chỗ đứng. Đón nhận em nhỏ là đón nhận người không danh, không tiếng, không chỗ đứng trong xã hội. Đón nhận em nhỏ chính là cho đi không mong được đáp lại, bởi em không có vật chất để cho. Đón nhận em nhỏ, học từ Đức Kitô, xác nhận em có chỗ đứng trong xã hội. Em cũng là con người được Chúa tạo thành, mang hình ảnh Thiên Chúa. Ai từ chối coi trọng em nhỏ, người đó không thể là môn đệ chân chính của Đức Kitô.
Thứ hai, đón nhận em nhỏ là đón nhận chính mình. Trước khi thành người lớn, ta là một đứa trẻ. Đứa trẻ đó không chết đi nhưng nhường bước cho ta thành người lớn. Đôi khi ta hành xử như đứa trẻ, nhắc lại cho ta biết ta từng là đứa trẻ.
Thứ ba, đức tin của ta sống, trưởng thành, hoàn toàn lệ thuộc vào tình yêu Chúa, tương tự như đứa trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ. Ngoài Ngài ra, đức tin không thể sống.
Thứ tư, khi sinh ra, cõi lòng con người trong sáng. Tội chưa làm lu mờ. Em bé cười khi ngủ bởi tâm hồn em trong trắng. Em là hình ảnh của thiên thần. Tình yêu Chúa trong sáng nơi tim em. Đức Kitô kêu gọi môn đệ đón nhận Chúa với tâm tình của một em bé, hoàn toàn tin tưởng, phó thác.
Điểm cuối, lo lắng, chăm sóc cho em bé là hành động bác ái. Bác ái sưởi ấm con tim, biến con tim thành con tim biết thông cảm, yêu thương, tha thứ. Bác ái mang í nghĩa sâu thẳm hơn, khi hành động bác ái biến tình yêu Chúa thành hành động cụ thể để làm sáng Danh Chúa.
TiengChuong.org
Second Prediction
The first time ( Mk 8:31) Jesus told the apostles about His Passion, Peter wished, that it would not happen to Jesus. Jesus scolded Peter. This is the second time (Mk 9:31) Jesus predicted His suffering, death and resurrection. Learning from the last time, this time the apostles changed their tactics. Instead of making their thoughts known to the Master, they 'privately' argued amongst themselves. The text said, the apostles didn't understand what Jesus said, and were afraid to ask Him. Frightened, in Mark, associated with a weak faith in Jesus.
Like all of us, the apostles had no trouble understanding the teaching about suffering and death, but of the second part of the teaching, which says, 'He will rise again', they struggled to make sense. When a matter is tough to handle, we prefer to talk about petty issues, and lose track of the main subject. This was exactly what happened to the apostles. Instead of talking about 'what rise again' meant, the apostles were discussing which of them was the greatest.
Their 'secret' discussion did not go without the Master's knowledge. Jesus challenged them, not because of their arguing, but because of the content of the argument. Their personal ambition contradicted His teaching. Jesus took this opportunity to correct them. He told them, that humble service is the way of life, and His true disciples must love one another.
'If anyone wants to be first, he must make himself last of all and servant of all' Mk 9,35.
Jesus reminded the apostles that: First, the earthly way of government belonged to this world. It would not fit in God's kingdom. It would be obsolete in God's kingdom. For Jesus, worldly power and honour were in the state of flux, slow to come, and quick to go. Providing loving service was true power and honour. They would last forever, because people treasured them in their hearts. They carried with them wherever they go. Worldly power can crush our body, but not our spirit.
Second, greatness was to be found, not from the strong, but the weak. It was to be found not in receiving, but in giving loving service to the needy, voiceless and marginalised members of a society. To visualize His teaching, Jesus set a child before the apostles. He taught them to welcome children.
Today children are greatly protected, and hold dear in our society. At the time of Jesus, children of the poor had no social status. Jesus gave a social status to children, because they, too, were God's creation, and bored God' image and likeness. Those who do not embrace children with tender love and compassion, they are not true Jesus' disciples.
Second, when one welcomes a child, that person welcomes no one else, but part of oneself, because the childhood in each one of us does not vanish, but gives way to adulthood. We, from time to time, do behave like children.
Third, our faith depends on God's love and grace, likes a child depends on his/her parents for life and livelihood.
Fourth, by nature, children are innocent. Their state of life was not tainted by sin. A baby is seen as an angel. God's image in them was, and is much brighter. Jesus told His apostles to welcome a child, not in an ordinary way, but in His Name.
Finally, caring for a child is an act of kindness. An act of kindness moves the heart of a person. It is gained through loving and caring. Acts of kindness have deep meanings when they are done to make God's love real for others.
Môn đệ im lặng, không đáp lại, bởi các ông sợ hỏi Ngài. Theo thánh Marcô, sợ hãi là dấu chỉ thiếu niềm tin. Tương tự như chúng ta, các tông đồ không gặp trở ngại nhận thức phần một của mặc khải liên quan đến đau khổ và sự chết, nhưng phần hai của mặc khải, 'Ngài sẽ sống lại' là điều các tông đồ gặp trở ngại lớn. Trở ngại này còn tồn tại đến ngày nay. Thế mới biết đức tin và khoa học không chung tốc độ. Thói quen của con người là một khi gặp phải vấn đề quá khó để bàn thảo, người ta bàn luận vấn đề loanh quanh, bên lề, ngoài vỏ, mà không đi thẳng vào chủ đề chính. Chủ đề Đức Kitô sẽ sống lại các môn đệ dành ít thời giờ suy gẫm. Trên đường đi các ông để hết tâm trí bàn tính ai sẽ là người lớn nhất trong các ông. Phúc âm không thuật rõ, dường như các ông thắc mắc, một khi Đức Kitô ra đi, nhóm vẫn tiếp tục hay giải tán. Nếu tiếp tục cần có người lãnh đạo nhóm. Vì thế nên mới cãi nhau ai lớn nhất trong nhóm.
Dù cãi nhau ngấm ngầm, Đức Kitô cũng biết rõ các ông cãi nhau về vấn đề quyền lãnh đạo. Ngài hỏi các ông, không phải vì các ông tranh biện, mà chính là chủ đề tranh luận. Ai là người lớn nhất trong nhóm. Tham vọng cá nhân muốn làm lãnh tụ, muốn được phục vụ, mong được người khác phục tùng, hoàn toàn trái với giáo huấn của Ngài. Theo Đức Kitô, khiêm nhường phục vụ trong yêu thương là căn bản cuộc sống cộng đoàn Kitô. Yêu thương chính là 'cờ hiệu' cộng đoàn Kitô. Người ta nhìn cử chỉ nhân lành, khiêm nhường, yêu thương phục vụ để nhận biết đây là Kitô hữu tích cực, hay Kitô hữu tiêu cực.
Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người Mc 9:35
Đức Kitô cho biết, cách hành xử lãnh đạo dùng quyền lực, sức mạnh nơi trần gian không thể áp dụng trong cộng đoàn Kitô hữu. Cách đó không tồn tại nơi nước trời. Theo Đức Kitô, quyền hành, sức mạnh trần thế luôn thay đổi. Chúng không tồn tại lâu dài. Nay còn, mai mất. Rất khó đến, dễ ra đi. Rất chậm đến, mau ra đi. Phục vụ anh em mới chính là sức mạnh, mới chính là lãnh đạo. Điều này tồn tại suốt đời bởi phục vụ, yêu thương tồn tại trong tâm hồn, trong tim người khác. Bất cứ đâu họ đi; bất cứ nơi nào họ đến, lòng mến đó luôn nằm trong tim họ. Sức mạnh trần thế có thể nghiền nát thân xác ta, nhưng không làm chủ được tâm linh ta. Các thánh tử đạo là bằng chứng rõ ràng nhất.
Điểm thứ hai, tốt lành không lệ thuộc vào sức mạnh. Tốt lành hệ trọng ở con tim yêu mến, đức nhân lành. Tốt lành sinh hoạt hoàn toàn trái nguyên tắc kinh tế. Tốt lành không lệ thuộc mức độ nhận, mà lệ thuộc mức độ. Cho người nghèo khó, kẻ túng thiếu, bần cùng. Cho đi nhiều sẽ giầu thêm; giữ cho riêng mình tự làm mình nghèo đi. Để vấn đề sáng tỏ hơn, Đức Kitô đặt em bé giữa các môn đệ, Ngài giải thích cho các ông. Ai đón em bé nhỏ vì Danh Đức Kitô là đón nhận Ngài và ai đón nhận Ngài là đón nhận Cha của Ngài.
Ngài nay trẻ em được xã hội coi trọng, bảo vệ. Xã hội Đức Kitô sống, trẻ em không có chỗ đứng. Đón nhận em nhỏ là đón nhận người không danh, không tiếng, không chỗ đứng trong xã hội. Đón nhận em nhỏ chính là cho đi không mong được đáp lại, bởi em không có vật chất để cho. Đón nhận em nhỏ, học từ Đức Kitô, xác nhận em có chỗ đứng trong xã hội. Em cũng là con người được Chúa tạo thành, mang hình ảnh Thiên Chúa. Ai từ chối coi trọng em nhỏ, người đó không thể là môn đệ chân chính của Đức Kitô.
Thứ hai, đón nhận em nhỏ là đón nhận chính mình. Trước khi thành người lớn, ta là một đứa trẻ. Đứa trẻ đó không chết đi nhưng nhường bước cho ta thành người lớn. Đôi khi ta hành xử như đứa trẻ, nhắc lại cho ta biết ta từng là đứa trẻ.
Thứ ba, đức tin của ta sống, trưởng thành, hoàn toàn lệ thuộc vào tình yêu Chúa, tương tự như đứa trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ. Ngoài Ngài ra, đức tin không thể sống.
Thứ tư, khi sinh ra, cõi lòng con người trong sáng. Tội chưa làm lu mờ. Em bé cười khi ngủ bởi tâm hồn em trong trắng. Em là hình ảnh của thiên thần. Tình yêu Chúa trong sáng nơi tim em. Đức Kitô kêu gọi môn đệ đón nhận Chúa với tâm tình của một em bé, hoàn toàn tin tưởng, phó thác.
Điểm cuối, lo lắng, chăm sóc cho em bé là hành động bác ái. Bác ái sưởi ấm con tim, biến con tim thành con tim biết thông cảm, yêu thương, tha thứ. Bác ái mang í nghĩa sâu thẳm hơn, khi hành động bác ái biến tình yêu Chúa thành hành động cụ thể để làm sáng Danh Chúa.
TiengChuong.org
Second Prediction
The first time ( Mk 8:31) Jesus told the apostles about His Passion, Peter wished, that it would not happen to Jesus. Jesus scolded Peter. This is the second time (Mk 9:31) Jesus predicted His suffering, death and resurrection. Learning from the last time, this time the apostles changed their tactics. Instead of making their thoughts known to the Master, they 'privately' argued amongst themselves. The text said, the apostles didn't understand what Jesus said, and were afraid to ask Him. Frightened, in Mark, associated with a weak faith in Jesus.
Like all of us, the apostles had no trouble understanding the teaching about suffering and death, but of the second part of the teaching, which says, 'He will rise again', they struggled to make sense. When a matter is tough to handle, we prefer to talk about petty issues, and lose track of the main subject. This was exactly what happened to the apostles. Instead of talking about 'what rise again' meant, the apostles were discussing which of them was the greatest.
Their 'secret' discussion did not go without the Master's knowledge. Jesus challenged them, not because of their arguing, but because of the content of the argument. Their personal ambition contradicted His teaching. Jesus took this opportunity to correct them. He told them, that humble service is the way of life, and His true disciples must love one another.
'If anyone wants to be first, he must make himself last of all and servant of all' Mk 9,35.
Jesus reminded the apostles that: First, the earthly way of government belonged to this world. It would not fit in God's kingdom. It would be obsolete in God's kingdom. For Jesus, worldly power and honour were in the state of flux, slow to come, and quick to go. Providing loving service was true power and honour. They would last forever, because people treasured them in their hearts. They carried with them wherever they go. Worldly power can crush our body, but not our spirit.
Second, greatness was to be found, not from the strong, but the weak. It was to be found not in receiving, but in giving loving service to the needy, voiceless and marginalised members of a society. To visualize His teaching, Jesus set a child before the apostles. He taught them to welcome children.
Today children are greatly protected, and hold dear in our society. At the time of Jesus, children of the poor had no social status. Jesus gave a social status to children, because they, too, were God's creation, and bored God' image and likeness. Those who do not embrace children with tender love and compassion, they are not true Jesus' disciples.
Second, when one welcomes a child, that person welcomes no one else, but part of oneself, because the childhood in each one of us does not vanish, but gives way to adulthood. We, from time to time, do behave like children.
Third, our faith depends on God's love and grace, likes a child depends on his/her parents for life and livelihood.
Fourth, by nature, children are innocent. Their state of life was not tainted by sin. A baby is seen as an angel. God's image in them was, and is much brighter. Jesus told His apostles to welcome a child, not in an ordinary way, but in His Name.
Finally, caring for a child is an act of kindness. An act of kindness moves the heart of a person. It is gained through loving and caring. Acts of kindness have deep meanings when they are done to make God's love real for others.
Ở đâu có ghen tỵ, ở đó có tệ đoan!
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:22 17/09/2021
CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Ở đâu có ghen tỵ, ở đó có tệ đoan!
Lời Chúa hôm nay nói nhiều về tính ghen tương hay là ghen tỵ nhau. Ghen tương là một trong bảy mối tội đầu, nghĩa là tật xấu này sinh ra nhiều nhiều tội khác. Tính ghen tương có thể xuất hiện ở bất người nào và bất cứ hoàn cảnh nào.
Bài đọc I từ sách Khôn Ngoan đề cập đến việc người xấu ghen tỵ với người tốt, phường vô đạo ghen tỵ với người công chính, họ tìm cách gài bẫy và làm hại người công chính. Bởi vì sự hiện diện của người công chính làm cho họ cảm thấy chướng tai gai mắt và chống lại những việc làm xấu xa họ làm. Dưới ánh sáng Tân Ước, những điều này được ứng nghiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Như một người công chính, Người lên án thái độ giả hình và tham vọng của các Biệt Phái và Luật Sĩ, nên họ đã chống lại Người, bách hại và đóng đinh Người trên thập giá vì sự ghen tỵ và thù ghét Người.
Bài đọc này cũng được ứng nghiệm trong đời sống của tất cả những ai phải chịu đau khổ bởi sự bách hại bất công vì đã sống công chính và ngay thẳng. Giống như Đức Kitô, nhiều lúc, chúng ta bị bách hại bởi những kẻ thù bên ngoài và nhiều lúc bởi chính cả bạn bè, người thân nữa vì chúng ta làm điều gì đó tốt đẹp. Họ có thái độ thù địch và ghen ghét chúng ta. Nhưng chúng ta phải can đảm và bền lòng, vì Thiên Chúa chắc chắn sẽ minh oan cho chúng ta như Người đã làm cho Đức Kitô.
Bài đọc II nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tập trung sống những điều tốt lành vốn chúng mang lại sự hiệp nhất với nhau hơn là chạy theo những điều làm chia rẽ chúng ta. Đó là anh em hãy “trở nên thanh khiết, hiếu hòa, bao dung, mềm dẻo, đầy lòng từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3,17).
Tất cả chúng ta đều ước ao một cuộc sống hòa hợp, bởi vì nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhiều gia đình thường xuyên sống trong cảnh chiến tranh, xung đột và xáo trộn.
Những tranh chấp như thế nhiều lúc không thể tránh khỏi trong đời sống, nhưng chúng ta không được phép để cho chúng chia rẽ chúng ta. Thật đáng buồn, gốc rễ của hầu hết các cuộc tranh chấp là do tham vọng ích kỷ. Vì thế, thánh Giacôbê nhắc nhở chúng ta đừng để cho những tham vọng ích kỷ phá hủy những tương quan, gia đình và cộng đoàn chúng ta. Thánh nhân quả quyết:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).”
Quả thật, nhiều gia đình, nhiều vợ chồng, nhiều cộng đoàn và nhiều quốc gia đã bị phá hủy chỉ vì những tham vọng và ước muốn ích kỷ.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu loan báo về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba, Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ có nghĩ đến quyền lợi, địa vị và tranh dành nhau ai lớn hơn ai trong Nước Chúa. Rõ ràng các môn đệ theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa” mà họ nghĩ rằng Chúa đến để thiết lập, họ sẽ được thăng quan tiến chức theo kiểu thế gian hơn là đi theo Chúa để phục vụ tha nhân. Như thế, giống như cộng đoàn mà thánh Giacôbê viết thư khuyên bảo, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã kinh nghiệm về sự tranh dành quyền lực và ganh tỵ nhau.
Đây cũng là điều mà chúng ta thường thấy trong xã hội, Giáo Hội, gia đình và bất cứ nơi đâu mà sự tham vọng cá nhân được xem là quan trọng hơn bất cứ điều gì, khi đó, ở đó sẽ xuất hiện chiến tranh, ngồi lê đôi mách, thái độ thù địch với người khác, gây hấn, đe dọa mạng sống và tài sản của người khác, và mọi thứ tệ đoan đoan khác. Tất cả những điều này phá hủy hết mọi thiện ích chung, tương quan liên vị, tình huynh đệ, sự thiệp thông và đời sống chung.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một con đường để vượt thắng sự ghen tỵ. Đó là không nhìn người khác như là đối thủ phải loại trừ trong cuộc cạnh tranh không hồi kết này. Tha nhân là đối tượng để chúng ta thăng tiến và phục vụ.
Vì thế, khi Chúa Giêsu bồng một em bé lên như là một mẫu gương cho chúng ta hôm nay, Người đơn giản muốn dạy chúng ta trở nên giống như trẻ thơ để trở nên người lớn nhất. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa là trở nên “ấu trĩ.” Đúng hơn, nó có nghĩa là trở nên giống tinh thần trẻ thơ. Nghĩa là sống cách đơn giản, trong sáng, với tinh thần khiêm tốn, phục vụ Chúa và tha nhân.
Cuối cùng, để trở nên người lớn nhất có nghĩa là người biết tập trung vào người khác chứ không phải tập trung vào chính mình, người biết dùng khả năng mình để phục vụ, đón tiếp, và cộng tác với người khác như các trẻ thơ thường làm. Như thế, người lớn nhất là người khiêm tốn đặt mình trong sự phục vụ tha nhân, biết tôn trọng người khác, biết hợp tác với nhau một cách tích cực để phục vụ nhau và cùng nhau thăng tiến.
Để kết thúc, chúng ta nghe lại câu chuyện dân gian Việt Nam về Thiếu Phụ Nam Xương để thấy được sự nguy hại của lòng ghen tỵ:
Người thiếu phụ Nam Xương có tên là Nguyễn Thị Thiết, lấy chồng họ Chương, sống ở tỉnh Hà Nam. Hai vợ chồng đang yêu thương và chung thủy với nhau, nhưng vì nước, chàng phải đi lính theo lời hiệu triệu của nhà vua. Trước khi ra trận, hai người có con mà không biết. Khi sinh con, mỗi buổi tối, người mẹ ru con ngủ, đứa con trai hỏi mẹ: “Bố con ở đâu?” Người mẹ chỉ vào cái bóng mình in trên vách nhà và nói: “Bố con đó.” Sau mấy năm anh trở về, hai mẹ con đi ra đón chồng. Khi anh tới ôm đứa bé, nó liền bảo: “Ông không phải là bố tôi, bố tôi tối mới về kìa.” Nghe vậy, chàng Chương bừng bừng nổi giận máu ghen với vợ mình. Đau lòng quá và không thể làm cách gì để giải thích cho chồng hiểu, nàng đành ra sông tự tử. Sau đó, cứ mỗi tối thấy bóng người trên vách nhà, đứa con lại kêu lên: “Bố con đã về kìa!” Hiểu ra vấn đề, chàng Chương ân hận, thương tiếc vợ mình, nhưng mọi sự đã quá muộn. Anh và đứa con liền ra sông lập miếu để thờ nàng.
Câu chuyện trên minh chứng lời này: có yêu thì mới ghen, nhưng quá ghen thì giết chết tình yêu! Lòng ghen tỵ sẽ giết chết mọi tương quan tốt đẹp giữa người với nhau.
Xin Chúa giúp chúng ta biết giệt trừ tính ghen tỵ trong lòng chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Ở đâu có ghen tỵ, ở đó có tệ đoan!
Lời Chúa hôm nay nói nhiều về tính ghen tương hay là ghen tỵ nhau. Ghen tương là một trong bảy mối tội đầu, nghĩa là tật xấu này sinh ra nhiều nhiều tội khác. Tính ghen tương có thể xuất hiện ở bất người nào và bất cứ hoàn cảnh nào.
Bài đọc I từ sách Khôn Ngoan đề cập đến việc người xấu ghen tỵ với người tốt, phường vô đạo ghen tỵ với người công chính, họ tìm cách gài bẫy và làm hại người công chính. Bởi vì sự hiện diện của người công chính làm cho họ cảm thấy chướng tai gai mắt và chống lại những việc làm xấu xa họ làm. Dưới ánh sáng Tân Ước, những điều này được ứng nghiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Như một người công chính, Người lên án thái độ giả hình và tham vọng của các Biệt Phái và Luật Sĩ, nên họ đã chống lại Người, bách hại và đóng đinh Người trên thập giá vì sự ghen tỵ và thù ghét Người.
Bài đọc này cũng được ứng nghiệm trong đời sống của tất cả những ai phải chịu đau khổ bởi sự bách hại bất công vì đã sống công chính và ngay thẳng. Giống như Đức Kitô, nhiều lúc, chúng ta bị bách hại bởi những kẻ thù bên ngoài và nhiều lúc bởi chính cả bạn bè, người thân nữa vì chúng ta làm điều gì đó tốt đẹp. Họ có thái độ thù địch và ghen ghét chúng ta. Nhưng chúng ta phải can đảm và bền lòng, vì Thiên Chúa chắc chắn sẽ minh oan cho chúng ta như Người đã làm cho Đức Kitô.
Bài đọc II nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tập trung sống những điều tốt lành vốn chúng mang lại sự hiệp nhất với nhau hơn là chạy theo những điều làm chia rẽ chúng ta. Đó là anh em hãy “trở nên thanh khiết, hiếu hòa, bao dung, mềm dẻo, đầy lòng từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (Gc 3,17).
Tất cả chúng ta đều ước ao một cuộc sống hòa hợp, bởi vì nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhiều gia đình thường xuyên sống trong cảnh chiến tranh, xung đột và xáo trộn.
Những tranh chấp như thế nhiều lúc không thể tránh khỏi trong đời sống, nhưng chúng ta không được phép để cho chúng chia rẽ chúng ta. Thật đáng buồn, gốc rễ của hầu hết các cuộc tranh chấp là do tham vọng ích kỷ. Vì thế, thánh Giacôbê nhắc nhở chúng ta đừng để cho những tham vọng ích kỷ phá hủy những tương quan, gia đình và cộng đoàn chúng ta. Thánh nhân quả quyết:
“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).”
Quả thật, nhiều gia đình, nhiều vợ chồng, nhiều cộng đoàn và nhiều quốc gia đã bị phá hủy chỉ vì những tham vọng và ước muốn ích kỷ.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu loan báo về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba, Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ có nghĩ đến quyền lợi, địa vị và tranh dành nhau ai lớn hơn ai trong Nước Chúa. Rõ ràng các môn đệ theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa” mà họ nghĩ rằng Chúa đến để thiết lập, họ sẽ được thăng quan tiến chức theo kiểu thế gian hơn là đi theo Chúa để phục vụ tha nhân. Như thế, giống như cộng đoàn mà thánh Giacôbê viết thư khuyên bảo, các môn đệ của Chúa Giêsu cũng đã kinh nghiệm về sự tranh dành quyền lực và ganh tỵ nhau.
Đây cũng là điều mà chúng ta thường thấy trong xã hội, Giáo Hội, gia đình và bất cứ nơi đâu mà sự tham vọng cá nhân được xem là quan trọng hơn bất cứ điều gì, khi đó, ở đó sẽ xuất hiện chiến tranh, ngồi lê đôi mách, thái độ thù địch với người khác, gây hấn, đe dọa mạng sống và tài sản của người khác, và mọi thứ tệ đoan đoan khác. Tất cả những điều này phá hủy hết mọi thiện ích chung, tương quan liên vị, tình huynh đệ, sự thiệp thông và đời sống chung.
Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một con đường để vượt thắng sự ghen tỵ. Đó là không nhìn người khác như là đối thủ phải loại trừ trong cuộc cạnh tranh không hồi kết này. Tha nhân là đối tượng để chúng ta thăng tiến và phục vụ.
Vì thế, khi Chúa Giêsu bồng một em bé lên như là một mẫu gương cho chúng ta hôm nay, Người đơn giản muốn dạy chúng ta trở nên giống như trẻ thơ để trở nên người lớn nhất. Dĩ nhiên, đây không có nghĩa là trở nên “ấu trĩ.” Đúng hơn, nó có nghĩa là trở nên giống tinh thần trẻ thơ. Nghĩa là sống cách đơn giản, trong sáng, với tinh thần khiêm tốn, phục vụ Chúa và tha nhân.
Cuối cùng, để trở nên người lớn nhất có nghĩa là người biết tập trung vào người khác chứ không phải tập trung vào chính mình, người biết dùng khả năng mình để phục vụ, đón tiếp, và cộng tác với người khác như các trẻ thơ thường làm. Như thế, người lớn nhất là người khiêm tốn đặt mình trong sự phục vụ tha nhân, biết tôn trọng người khác, biết hợp tác với nhau một cách tích cực để phục vụ nhau và cùng nhau thăng tiến.
Để kết thúc, chúng ta nghe lại câu chuyện dân gian Việt Nam về Thiếu Phụ Nam Xương để thấy được sự nguy hại của lòng ghen tỵ:
Người thiếu phụ Nam Xương có tên là Nguyễn Thị Thiết, lấy chồng họ Chương, sống ở tỉnh Hà Nam. Hai vợ chồng đang yêu thương và chung thủy với nhau, nhưng vì nước, chàng phải đi lính theo lời hiệu triệu của nhà vua. Trước khi ra trận, hai người có con mà không biết. Khi sinh con, mỗi buổi tối, người mẹ ru con ngủ, đứa con trai hỏi mẹ: “Bố con ở đâu?” Người mẹ chỉ vào cái bóng mình in trên vách nhà và nói: “Bố con đó.” Sau mấy năm anh trở về, hai mẹ con đi ra đón chồng. Khi anh tới ôm đứa bé, nó liền bảo: “Ông không phải là bố tôi, bố tôi tối mới về kìa.” Nghe vậy, chàng Chương bừng bừng nổi giận máu ghen với vợ mình. Đau lòng quá và không thể làm cách gì để giải thích cho chồng hiểu, nàng đành ra sông tự tử. Sau đó, cứ mỗi tối thấy bóng người trên vách nhà, đứa con lại kêu lên: “Bố con đã về kìa!” Hiểu ra vấn đề, chàng Chương ân hận, thương tiếc vợ mình, nhưng mọi sự đã quá muộn. Anh và đứa con liền ra sông lập miếu để thờ nàng.
Câu chuyện trên minh chứng lời này: có yêu thì mới ghen, nhưng quá ghen thì giết chết tình yêu! Lòng ghen tỵ sẽ giết chết mọi tương quan tốt đẹp giữa người với nhau.
Xin Chúa giúp chúng ta biết giệt trừ tính ghen tỵ trong lòng chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Làm lớn phải nhỏ lại
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:30 17/09/2021
LÀM LỚN PHẢI NHỎ LẠI
Phúc Âm tuần này kể chuyện các môn đệ Chúa đã cãi nhau dọc đường xem ai là người lớn nhất. Kiểu này mà cứ noi gương các môn đệ cãi nhau thì cũng hơi bị mệt đấy. hihii. Tại sao lại xảy ra nông nỗi này? Bài sách thánh đưa ra 2 lý do, đó là vì ham muốn và ghen tị.
1. Ham muốn. Tâm lý tự nhiên ai cũng muốn mình hơn người khác: đẹp hơn, giỏi hơn, giàu hơn, oai hơn… Nếu hơn người là do công sức mình phấn đấu để thăng tiến bản thân thì tốt quá. Nhưng khổ nỗi con người ích kỷ, nhiều khi để mình được lớn hơn thì lại tìm cách đè đầu cưỡi cổ làm khổ người khác, lại tìm cách bóc lột, lấy của người khác làm của mình gây nên bất công xã hội.
2. Ghen tị. Vì tâm lý muốn hơn người nên khi thấy người khác hơn mình là lòng ta tức tối, sôi lên cái cảm xúc ghen tị. Ghen tị khiến lòng ta không yên và trở thành ghen tức đâm ra cãi nhau. Cãi nhau sôi máu hóa thành ghen ghét. Ghét người ta không phải vì họ xấu xa, mà vì họ có điều tốt đẹp hơn ta! Ngược đời vậy đấy. Ghen ghét nên cố tìm mọi cách dìm hàng, ném đá chê bai làm cho người khác kém mình thì ta mới hả lòng hả dạ. Ghê thế đấy. Đau đớn còn ở chỗ ghen tị lại thường xẩy ra giữa những người thân, người gần với nhau chứ không phải với người ngoài xa lạ.
May thay, Chúa Giêsu đưa ra một cái nhìn có tính cách mạng về làm lớn khi Ngài tuyên bố: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Tin Mừng là ở chỗ: Khi người đứng đầu dám quên bản thân mình để hy sinh phục vụ người khác thì họ thực sự trở thành người lớn nhất trước mặt Thiên Chúa. Thế nên, thật ý nghĩa khi nhiều đoàn thể trong Giáo hội gọi ban lãnh đạo là ban phục vụ. Đặc biệt chính Chúa Giêsu đã làm gương suốt đời sống hy sinh phục vụ mọi người. Amen.
Tâm tư của Chúa có trong người môn đệ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:39 17/09/2021
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN B
TÂM TƯ CỦA CHÚA CÓ TRONG NGƯỜI MÔN ĐỆ?
Bài Tin Mừng hôm nay ghi dấu một giai đoạn quan trọng: Chúa Giêsu đang từ phía tiến về Giêrusalem. Tại thủ đô Giêrusalem, khổ hình thập giá với tất cả nỗi nhục nhằn, tang thương, đau xót đang chờ đợi phía trước.
Suốt hành trình tiến về phía thập giá cứu chuộc, có đến ba lần Chúa mạc khải cho tông đồ đoàn về những thương đau đang chờ đợi Thầy trò phía trước. Nhưng thật lạ lùng, các tông đồ không một chút đón nhận hay cảm biết lời dạy của Chúa. Các ông như người xa lạ, đứng ngoài tất cả mọi tâm tư mà Chúa muốn mạc khải.
Nội dung Tin Mừng Chúa nhật hôm nay là một trong những lần mạc khải ấy của Chúa Giêsu. Nội dung này có thể chia làm ba phần:
1- Chúa Giêsu loan báo cuộc tử nạn của Chúa.
2 - Nhưng ngay sau những lời loan báo tử nạn, thái độ mà Chúa nhận được nơi các môn đệ là sự tranh giành ngôi thứ: ai là người lớn, ai là người bé. Nghĩa là ai ngồi trên ai, ai có quyền nắm đầu ai;
3 - Chúa Giêsu dạy người đứng đầu phải là người phục vụ.
I. SỰ TƯƠNG PHẢN GIỮA TÂM TƯ CỦA CHÚA VÀ THÁI ĐỘ CỦA CÁC TÔNG ĐỒ.
Đọc cả ba nội dung trong đoạn Tin Mừng này, ta thấy nổi lên sự tương phản hết sức lớn giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Chúa:
- Chúa Giêsu là Chúa, là Đấng lãnh đạo tối cao thì lại chấp nhận chịu thiệt thòi, chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị giết chết. Các môn đệ chỉ là những kẻ hèn mọn, dốt nát, kém cỏi thì lại muốn ăn trên ngồi trước, muốn nên bậc nhất nhì trong thiên hạ.
- Đây là hành trình cuối đời của Chúa Giêsu. Thời gian thụ nạn chẳng còn bao lâu. Chắc chắn Chúa đang cảm nghiệm sâu xa hình ảnh thập giá, những khổ đau mà người đời dành cho Chúa. Các môn đệ lại hết sức vô tâm. Các ông vô tâm đến nỗi không một chút mảy may nhận ra tâm tư của Thầy để mà đồng cảm, để mà sớt chia. Dù chỉ một chút ưu tư của Thầy, các ông cũng không thể chia sẻ. Sự vô tâm của các ông thật đáng trách.
- Đường đi của Chúa Giêsu là đường đi một mình. Có cả một đoàn tông đồ bên cạnh, có cả một đám đông được Chúa chữa lành, được Chúa nhiều lần làm phép lạ giúp đỡ, hay dạy dỗ…, nhưng chẳng một ai hiểu được nỗi lòng của Chúa. Chỉ có Chúa vò vỏ một mình vâng phục thánh ý Chúa Cha, một mình đón nhận thập giá, một mình đi đến cùng trong sự hiến dâng chính mình.
- Đối với Chúa, người làm lớn phải là người cúi xuống phục vụ, còn các tông đồ, một khi thích “ăn trên ngồi trước” thì chắc chắn chẳng bao giờ nghĩ mình phải phục vụ ai. Ngược lại, hình như các ông đang nuôi mộng thống trị thì đúng hơn.
Tất cả các ông đều như thế, chứ không riêng hai anh em Giacôbê và Gioan (kẻ đã xin cho được ngồi bên hữu, bên tả khi “Thầy vinh quang”). Bởi mười người còn lại đã “tức tối với Giacôbê và Gioan”. Sao lại tức tối, nếu không phải là kẻ cũng đồng một ý nghĩ hám danh, hám lợi như Giacôbê và Gioan.
- Chúa không bao giờ nhắm đến việc chính trị. Không bao giờ Chúa dạy các môn đệ về quyền hành trần thế. Không bao giờ Chúa nghĩ đến việc phải tiêu diệt chính quyền, để Chúa xưng vương xưng bá. Bao nhiêu năm rồi mà các môn đệ vẫn chưa thuộc bài. Các ông vẫn mang não trạng về một Đấng Thiên Sai trần thế uy quyền thống lãnh sơn hà.
Vì thế, hình như các ông theo Chúa là để tìm lợi lộc trần thế cho các ông hơn là tìm sáng danh Thiên Chúa. Các ông chưa thể hiểu được rằng, Thầy Giêsu của các ông sẽ là Đấng cứu chuộc con người về mặt tâm linh chứ không phải trần thế.
II. BÀI HỌC NÀO CHO CHÚNG TA?
Chúng ta cũng giống các tông đồ, chỉ biết tìm kiếm những cái phụ hệ, nào là hào nhoáng bên ngoài, là vinh quang cho bản thân, là quyền hành trên mọi người, là tìm cách tự tạo cho mình vỏ bọc của kẻ có uy, có danh…
Thói tìm kiếm những trang bị ích kỷ để cốt sao vinh thân, phì da ở trần thế không bao giờ có trong giáo huấn của Chúa Giêsu, vì thế, chẳng những không bao giờ phù hợp mà còn đi ngược với giáo huấn ấy.
Giáo huấn của Chúa không chỉ qua đời sống, qua lời dạy, mà còn cụ thể qua việc Chúa chấp nhận hiến dâng chính mình làm giá cứu chuộc. Nói cách khác, giáo huấn đó, đòi phải có đức mến lớn lao, trào tràn, đồng thời trong một nỗ lực quyết sống, quyết chết cho tình yêu một cách liên lỉ mới thực hiện được.
Nhiều người tài được ca tụng nhất thời, sau đó tên tuổi bị phai nhạt với thời gian! Trái lại, những “Tôi tớ Nước Trời” được ghi danh lưu truyền chẳng những ở trần gian mà trên thiên quốc. Vì việc họ làm là để sáng danh Chúa và mưu cầu lợi ích thiêng thiêng cho các linh hồn, chứ không nhắm vinh danh mình.
Chúng ta hãy mang lấy tâm tư của Chúa Giêsu, để sống giống như Chúa, và nếu cần, chết như Chúa. Tâm tư đó thể hiện qua lời dạy: “Ai muốn làm lớn, phải làm người phục vụ. Ai muốn đứng đầu thì phải làm đầy tớ”.
Một trong những trang sử của các thánh là cuộc đời của Charles E. Foucauld, biệt danh là người hùng sa mạc Sahara. Trước đây, Foucauld là một viên thượng tá trong quân đội Pháp. Đã từng chỉ huy các đoàn kỵ binh anh dũng rong ruổi ngược xuôi trên lưng ngựa để phục vụ hoàng triều nước Pháp. Foucauld tưởng như vậy là thành công và oai hùng.
Tuy nắm trong tay những tấm huy chương chói lọi, và tai nghe tiếng vó ngựa vang trời, dần dần Foucauld cảm nhận sự rỗng tuếch trong tất cả những điều tưởng chừng rất vinh quang ấy. Thăm thẳm trong cõi lòng, người đàn ông vẫn cảm thấy sự trống vắng, vô nghĩa của cuộc đời!
Đến một ngày, bức phá nhằm tìm kiếm cho mình một ý nghĩa tròn đầy, người sĩ quan lừng danh rời quân ngũ, xin vào phục vụ trong tu viện ở làng Nagiaret. Tại đây, Foucauld gánh nước cho từng nhà, nhất là những người già yếu bệnh tật.
Rồi Chúa lại dẫn lối Foucauld. Một lần, ông đi tĩnh huấn trong sa mạc. Ông khám phá ra ý Chúa muốn ông ra đi đem Tin Mừng cho Phi Châu. Từ đó, Charles E. Foucauld gắn mình hết sức nhiệt thành, trung tín với lục địa đen nghèo khổ. Ông tìm thấy lẽ sống trong chính môi trường nghèo mà ông đang chọn dấn thân.
Xưa trong đời quân ngũ, Foucauld không chinh phục được ai. Nhưng giờ đây, trong đời tu sĩ, ông đã đem nhiều linh hồn về với Chúa...
Đó là bài học cho bạn và tôi. Chỉ có con đường hy sinh phục vụ như Chúa Kitô mới là con đường phù hợp nhất với ơn gọi Kitô hữu.
Chỉ có một thái độ duy nhất, đó là noi gương Chúa Kitô để nếu sống thì sống cho anh chị em; nếu cần phải chết, thì chết cho con người mới là con đường đẹp, hoàn hảo và vinh quang.
Muốn Làm Đầu Thì Hầu Thiên Hạ
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:17 17/09/2021
Muốn Làm Đầu Thì Hầu Thiên Hạ
(Suy niệm Chúa nhật 25 thường niên B)
Có thể nói ngay rằng ai ai cũng thích được ‘ăn trên ngồi trốc’, thích quyền lực, thích được lãnh đạo người khác, tuy nhiên, cũng không hiểm người đã khiêm tốn, âm thầm phục vụ mọi người vì tình yêu mà không màng tới danh vọng hay chức tước. Hôm nay, phần Phụng vụ của Chúa nhật 25 thường niên năm B cho chúng ta thấy theo Đức Giê-su là phải chấp nhận hy sinh và phục vụ chứ không phải trốn tránh đau khổ và chạy theo những quyền lực theo thói thế gian. Chúa Giê-su đã mời gọi các môn đệ nói riêng và mọi người nói chung rằng ‘ai muốn làm đầu thì hầu thiên hạ, ai muốn làm lãnh tụ thì phục vụ anh em.’
1. Đức Giê-su, mẫu gương của sự hy sinh phục vụ
Ngay trong bài đọc I ( Kn 2, 12.17-20) đã tiên báo về người Công chính bị gài bẫy, hạ nhục và tra tấn, kết án cho đến chết nhục nhã. Người Công chính này là hình ảnh báo trước về Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Vì mục đích đến trần gian là để hy sinh mạng sống để làm giá chuộc muôn người nên Đức Giê-su đã loan báo nhiều lần về cuộc thương khó của Ngài cho các môn đệ: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” (Mc 9, 31). Tuy lời Đức Giê-su loan báo ‘thấm đầy yêu thương và nước mắt’ nhưng các môn đệ đã không hiểu và có lẽ họ không muốn đón nhận những ‘lời nói đầy đen đủi’ đó. Họ vẫn ung dung và ‘cãi vã’ nhau xem ai là người làm lớn, ai sẽ giữ ‘chức vụ bộ trưởng, thủ tưởng’ khi Đức Giê-su lên làm vua theo suy nghĩ của họ. Họ quên mất rằng “Đức Giê-su đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”. (Mc 10, 45; Mt 20,25-28). Là Thầy nhưng Người đã tự nguyện phục vụ môn đệ. Là lãnh đạo nhưng Người sẵn sàng hiến mạng sống “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu được thể hiện rõ nét nhất trong cử chỉ rửa chân “Nếu Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em phải rửa chân cho nhau”. (Ga 13,14-15). “Ta ở giữa các con như một người phục vụ” (Lc 22,27). Phục vụ lên đến tuyệt đỉnh trong hành vi tự hiến “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,13). Một mẫu gương đích thực để giúp các môn đệ học đòi và bắt chước. Cho nên, Đức Giê-su đã khuyên dạy các môn đệ như thế này,
2. Hãy phục vụ nếu muốn làm lớn, làm lãnh đạo
Có lẽ Đức Giê-su rất đau lòng khi thấy các môn đệ của mình ‘tranh cãi và giành giật’ địa vị và quyền lực trong khi Ngài đang loan báo sự thương khó, sự hy sinh chịu chết của Ngài gần kề. Qua đó, Đức Giê-su đã minh định cho các môn đệ “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9,35). Một cách dạy ngược lại với quan niệm thế tục là thích làm lớn để cậy quyền, để dễ ra lệnh, dễ sống theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, để dễ dàng kiếm chác lợi lộc cũng như vơ vét của cải về cho gia đình và người thân. Đức Giê-su mong muốn các môn đệ sống tinh thần hy sinh phục vụ là sống ‘tinh thần Giê-su’, là hiến dâng mạng sống vì muôn người, là cúi mình, là khiêm tốn để phục vụ mọi người. Thái độ đúng đắn mà Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Ngài là ai muốn trở thành người làm đầu thì ắt phải trở thành người phục vụ tha nhân. Phục vụ vô vị lợi. Phục vụ không đòi đền đáp. Thái độ hy sinh phục vụ của một con người nói lên giá trị cao quý của người ấy. Hơn nữa, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh rằng mọi quyền bính đều đến từ Thiên Chúa nên phải dùng quyền bính để mà phục vụ và dấn thân cho tha nhân, cho dân cho nước. (x.Rm 13,1). Chức tước, chức vụ, chức vị, chức quyền chỉ là phương tiện để phục vụ chứ không nhằm lý do khác. Ai sống tinh thần phục vụ như thế là người lớn nhất theo tinh thần Giê-su. Ngược lại, ai không sống tinh thần phục vụ sẽ trở nên người nhỏ nhất và hèn hạ nhất. Về điều này, thánh Phê-rô cũng khuyên nhủ chúng ta thế này: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô”(1Pr 4,10-11). Nơi khác, thánh Phê-rô đã nói: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.”( 1 Pr 5, 2-3). Như vậy,
3. Phục vụ đích thực là không tranh đua và cãi vã
Nơi bài đọc II, Thánh Gia-cô-bê đã khẳng quyết với mỗi người chúng ta: “ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa.” (Gc 3,16). Quả thật, người có tinh thần hy sinh, dấn thân và phục vụ là người sống theo thần khí của Chúa Thánh Thần và mến mộ tinh thần Giê-su. Người biết phục vụ đích thực là người luôn làm theo thánh ý của Thiên Chúa mà không màng tới danh lợi dục. Người phục vụ vì tình yêu là người đã cảm nhận được đức khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình.” (c.17). Như vậy, theo thánh nữ Tê-rê-xa Calcutta: “Hoa quả của thinh lặng là Cầu nguyện; Hoa quả của cầu nguyện là Đức Tin; Hoa quả của Đức Tin là Tình yêu; Hoa quả của Tình yêu là Phục vụ; Hoa quả của Phục vụ là Bình an.” Vì thế, khi chúng ta phục vụ với tinh thần tự nguyện và yêu mến sẽ đem lại bình an thật sự. Khi chúng ta sống tinh thần phục vụ là chúng ta đã trở nên người lớn nhất theo cách nhìn của Thầy Giê-su. Và khi chúng ta sống tinh thần phục vụ là chúng ta đã, đang và sẽ trở nên giống Chúa Giê-su mỗi ngày, vì Ngài đã sống và làm gương cho chúng ta. Hình ảnh những Y Bác Sĩ và các tình nguyện viên đang ngày đêm vất vả, miệt mài và khó nhọc để phục vụ các bệnh nhân bị nhiễm Covid trong thời gian này đang nói lên tinh thần phục vụ đích thực của người môn đệ Giê-su.
Mặt khác, sống tinh thần phục vụ không được chọn lựa việc này việc kia, người này người nọ, nhưng tiên vàn và đúng đắn, chúng ta phải hy sinh phục vụ những kẻ rốt hết, những kẻ bé mọn, những kẻ yếu đuối, những hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật. Hình ảnh một em nhỏ mà Đức Giê-su nói trong Tin mừng hôm nay là dấu chỉ Ngài muốn dạy chúng ta điều đó. (Mc 9, 36-37). Đón tiếp em nhỏ là đón tiếp chính Chúa. Chúa đã đồng hoá mình với những hoàn cảnh éo le và ngoài lề. Ai đón tiếp và phục vụ những người ấy là thật sự đang đón tiếp và phục vụ chính Chúa. Thật vậy, Chúa Giê-su đã nói “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm hay không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã làm hay không làm cho chính Ta vậy.” (x.Mt 25, 31- 46).
Câu hỏi suy xét:
1/Tôi đang sống tinh thần phục vụ nào: thế gian hay tình thần Giê-su?
2/Tôi có đang tìm cách chạy chức, chạy quyền và tìm kiếm chức quyền trong cuộc sống không?
3/Tôi có đang ý thức khi tôi phục vụ vô vị lợi là tôi đang giống Chúa Giê-su mỗi ngày không?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 25 thường niên B)
Có thể nói ngay rằng ai ai cũng thích được ‘ăn trên ngồi trốc’, thích quyền lực, thích được lãnh đạo người khác, tuy nhiên, cũng không hiểm người đã khiêm tốn, âm thầm phục vụ mọi người vì tình yêu mà không màng tới danh vọng hay chức tước. Hôm nay, phần Phụng vụ của Chúa nhật 25 thường niên năm B cho chúng ta thấy theo Đức Giê-su là phải chấp nhận hy sinh và phục vụ chứ không phải trốn tránh đau khổ và chạy theo những quyền lực theo thói thế gian. Chúa Giê-su đã mời gọi các môn đệ nói riêng và mọi người nói chung rằng ‘ai muốn làm đầu thì hầu thiên hạ, ai muốn làm lãnh tụ thì phục vụ anh em.’
1. Đức Giê-su, mẫu gương của sự hy sinh phục vụ
Ngay trong bài đọc I ( Kn 2, 12.17-20) đã tiên báo về người Công chính bị gài bẫy, hạ nhục và tra tấn, kết án cho đến chết nhục nhã. Người Công chính này là hình ảnh báo trước về Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Vì mục đích đến trần gian là để hy sinh mạng sống để làm giá chuộc muôn người nên Đức Giê-su đã loan báo nhiều lần về cuộc thương khó của Ngài cho các môn đệ: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” (Mc 9, 31). Tuy lời Đức Giê-su loan báo ‘thấm đầy yêu thương và nước mắt’ nhưng các môn đệ đã không hiểu và có lẽ họ không muốn đón nhận những ‘lời nói đầy đen đủi’ đó. Họ vẫn ung dung và ‘cãi vã’ nhau xem ai là người làm lớn, ai sẽ giữ ‘chức vụ bộ trưởng, thủ tưởng’ khi Đức Giê-su lên làm vua theo suy nghĩ của họ. Họ quên mất rằng “Đức Giê-su đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”. (Mc 10, 45; Mt 20,25-28). Là Thầy nhưng Người đã tự nguyện phục vụ môn đệ. Là lãnh đạo nhưng Người sẵn sàng hiến mạng sống “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu được thể hiện rõ nét nhất trong cử chỉ rửa chân “Nếu Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em phải rửa chân cho nhau”. (Ga 13,14-15). “Ta ở giữa các con như một người phục vụ” (Lc 22,27). Phục vụ lên đến tuyệt đỉnh trong hành vi tự hiến “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,13). Một mẫu gương đích thực để giúp các môn đệ học đòi và bắt chước. Cho nên, Đức Giê-su đã khuyên dạy các môn đệ như thế này,
2. Hãy phục vụ nếu muốn làm lớn, làm lãnh đạo
Có lẽ Đức Giê-su rất đau lòng khi thấy các môn đệ của mình ‘tranh cãi và giành giật’ địa vị và quyền lực trong khi Ngài đang loan báo sự thương khó, sự hy sinh chịu chết của Ngài gần kề. Qua đó, Đức Giê-su đã minh định cho các môn đệ “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9,35). Một cách dạy ngược lại với quan niệm thế tục là thích làm lớn để cậy quyền, để dễ ra lệnh, dễ sống theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, để dễ dàng kiếm chác lợi lộc cũng như vơ vét của cải về cho gia đình và người thân. Đức Giê-su mong muốn các môn đệ sống tinh thần hy sinh phục vụ là sống ‘tinh thần Giê-su’, là hiến dâng mạng sống vì muôn người, là cúi mình, là khiêm tốn để phục vụ mọi người. Thái độ đúng đắn mà Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Ngài là ai muốn trở thành người làm đầu thì ắt phải trở thành người phục vụ tha nhân. Phục vụ vô vị lợi. Phục vụ không đòi đền đáp. Thái độ hy sinh phục vụ của một con người nói lên giá trị cao quý của người ấy. Hơn nữa, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh rằng mọi quyền bính đều đến từ Thiên Chúa nên phải dùng quyền bính để mà phục vụ và dấn thân cho tha nhân, cho dân cho nước. (x.Rm 13,1). Chức tước, chức vụ, chức vị, chức quyền chỉ là phương tiện để phục vụ chứ không nhằm lý do khác. Ai sống tinh thần phục vụ như thế là người lớn nhất theo tinh thần Giê-su. Ngược lại, ai không sống tinh thần phục vụ sẽ trở nên người nhỏ nhất và hèn hạ nhất. Về điều này, thánh Phê-rô cũng khuyên nhủ chúng ta thế này: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô”(1Pr 4,10-11). Nơi khác, thánh Phê-rô đã nói: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên.”( 1 Pr 5, 2-3). Như vậy,
3. Phục vụ đích thực là không tranh đua và cãi vã
Nơi bài đọc II, Thánh Gia-cô-bê đã khẳng quyết với mỗi người chúng ta: “ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa.” (Gc 3,16). Quả thật, người có tinh thần hy sinh, dấn thân và phục vụ là người sống theo thần khí của Chúa Thánh Thần và mến mộ tinh thần Giê-su. Người biết phục vụ đích thực là người luôn làm theo thánh ý của Thiên Chúa mà không màng tới danh lợi dục. Người phục vụ vì tình yêu là người đã cảm nhận được đức khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình.” (c.17). Như vậy, theo thánh nữ Tê-rê-xa Calcutta: “Hoa quả của thinh lặng là Cầu nguyện; Hoa quả của cầu nguyện là Đức Tin; Hoa quả của Đức Tin là Tình yêu; Hoa quả của Tình yêu là Phục vụ; Hoa quả của Phục vụ là Bình an.” Vì thế, khi chúng ta phục vụ với tinh thần tự nguyện và yêu mến sẽ đem lại bình an thật sự. Khi chúng ta sống tinh thần phục vụ là chúng ta đã trở nên người lớn nhất theo cách nhìn của Thầy Giê-su. Và khi chúng ta sống tinh thần phục vụ là chúng ta đã, đang và sẽ trở nên giống Chúa Giê-su mỗi ngày, vì Ngài đã sống và làm gương cho chúng ta. Hình ảnh những Y Bác Sĩ và các tình nguyện viên đang ngày đêm vất vả, miệt mài và khó nhọc để phục vụ các bệnh nhân bị nhiễm Covid trong thời gian này đang nói lên tinh thần phục vụ đích thực của người môn đệ Giê-su.
Mặt khác, sống tinh thần phục vụ không được chọn lựa việc này việc kia, người này người nọ, nhưng tiên vàn và đúng đắn, chúng ta phải hy sinh phục vụ những kẻ rốt hết, những kẻ bé mọn, những kẻ yếu đuối, những hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật. Hình ảnh một em nhỏ mà Đức Giê-su nói trong Tin mừng hôm nay là dấu chỉ Ngài muốn dạy chúng ta điều đó. (Mc 9, 36-37). Đón tiếp em nhỏ là đón tiếp chính Chúa. Chúa đã đồng hoá mình với những hoàn cảnh éo le và ngoài lề. Ai đón tiếp và phục vụ những người ấy là thật sự đang đón tiếp và phục vụ chính Chúa. Thật vậy, Chúa Giê-su đã nói “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm hay không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã làm hay không làm cho chính Ta vậy.” (x.Mt 25, 31- 46).
Câu hỏi suy xét:
1/Tôi đang sống tinh thần phục vụ nào: thế gian hay tình thần Giê-su?
2/Tôi có đang tìm cách chạy chức, chạy quyền và tìm kiếm chức quyền trong cuộc sống không?
3/Tôi có đang ý thức khi tôi phục vụ vô vị lợi là tôi đang giống Chúa Giê-su mỗi ngày không?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Những Người Thế Giới Đang Cần
Linh mục Giuse Trương Đình Hiền
08:19 17/09/2021
Những Người Thế Giới Đang Cần
(CN 25 Thường niên B 2021)
Trong các cuộc đua tài mang đẳng cấp quốc tế, thì sân chơi “Olympic” là nơi để các vận động viên toàn thế giới tìm kiếm chức vô địch về “Citius, Altius, Fortius” (Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn). Vâng, được “về nhất”, được “vô địch” là cả một vinh dự của một đời người. Riêng, với các vận động viên Trung Quốc, tấm huy chương vàng còn là “cái giá phải trả cho danh dự quốc gia”, một cái giá cao ngất ngưỡng mà người ta tính được là: một trăm triệu đô la cho một huy chương vàng.
Không chỉ trong thể thao mà trong muôn lãnh vực đời thường cuộc sống, ai cũng muốn tìm cái nhất, cái vô địch, cái hơn người…; và dĩ nhiên, ít có ai lại chọn nhận vào cho mình sự thất bại, phần yếu kém, hạng chót ! Đừng quên, chính “con rắn” nơi địa đàng đã cám dỗ hai ông bà Nguyên tổ: “Ngày nào các ngươi ăn nó thì các ngươi sẽ trở thành”người lớn nhất”, trở thành Thiên Chúa”. Không may cho loài người, Ađam và Eva đã bất kể lời của Thiên Chúa dạy bảo, luật của Thiên Chúa nghiêm cấm, đã ước mơ “làm đầu” nên đã kéo theo một nhân loại sa ngã thảm thương, đánh mất hạnh phúc của địa đàng ban sơ thánh thiện.
Và rồi, bài học đó cứ lặp đi lặp lại hoài trong lịch sử. Cain vì không muốn thua em là Aben trước con mắt Thượng Đế, nên sẵn sàng ra tay sát hại đứa em ruột giữa cánh đồng. Hêrôđê vì sợ mất quyền vương đế độc tôn bởi sự xuất hiện của em bé mới sinh ở Bêlem nên đã tàn nhẫn sát hại các trẻ em ở Bêlem từ hai tuổi trở xuống… Hàng ngày trên thế giới, đã xảy ra bao nhiêu vụ án khiếp kinh mà nguyên do cũng chỉ vì lòng ham muốn thống trị, đè đầu cỡi cổ kẻ khác…
Phải chăng đó chính là cái cách ứng xử và lý luận của phường vô đạo mà sách Khôn Ngoan cách đây mấy ngàn năm đã lên tiếng cảnh giác và chúng ta vừa nghe trong BĐ 1: “Chúng ta hãy vây bắt kẻ công chính, vì nó không làm ích gì cho chúng ta, mà còn chống đối việc chúng ta làm, khiển trách chúng ta lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. (…). Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu nó!”.
Cũng trong dòng suy tư và ý nghĩa nầy, Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật một bối cảnh thật sống động, thật “người” về tập đoàn các tông đồ đang đi theo Chúa truyền đạo. Lại là một cuộc tranh đua về nhất. Xem ra cái ước mơ trần tục với cõi lòng còn nặng trĩu tham sân si, các Tông đồ, những cột trụ cho Giáo Hội tương lai của Chúa Giêsu, những sứ giả đem Tin mừng gieo rắc khắp tứ phương thiên hạ, sao mà yếu đuối, sao mà tầm thường ! Nhưng tế nhị làm sao. Chúa Giêsu đợi về đến nhà mới “hỏi tội”: “Dọc đường anh em tranh luận chuyện gì thế?”. Cho tới nước nầy thì “im thin thít’ chứ biết mở miệng làm sao. Và từ đó, các ông được một bài học để đời; một bài học được áp dụng cho toàn thể dân Chúa từ kẻ cao nhất cho đến người thấp nhất, mà biểu hiện minh hoạ cụ thể chính là hình ảnh của một em bé: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy”. Và kể từ đó, sứ điệp nầy, lời căn dặn nầy đã đi vào đời sống Hội Thánh như một nguyên tắc ứng xử phổ cập, đến độ, đã trở thành danh xưng thường xuyên của vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo – Đức Giáo Hoàng: TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ.
Nếu nói Chúa Giêsu là một nhà cách mạng, thì yếu tố cách mạng đầu tiên phải chăng là “cách mạng về thái độ ứng xử, về cung cách đối nhân xử thế”: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Và Ngài đã chứng minh cụ thể vào chiều Thứ Năm trước khi bị trao nộp, khi Ngài quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh trong bữa tiệc cuối cùng. Và biểu hiện đỉnh điểm của cuộc tự hạ chính là cái chết tủi nhục thập giá như Ngài đã từng loan báo: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.
Thế nhưng, cũng từ đó, một nhân loại mới ra đời, một cuộc đua tranh mới xuất hiện: đua tranh để trở nên bé nhỏ thấp hèn, trở nên hiền lành khiêm hạ, trở nên tôi tớ phục vụ trong quảng đại yêu thương… Hàng triệu vị Thánh được tôn vinh trên bàn thờ Giáo Hội là những chứng từ sống động cho những cuộc “về nhất”, cho những “những nhà vô địch” trong cuộc cách mạng của Tin mừng do Chúa Giêsu mang đến. Có ai ngờ, người phụ nữ già nua, lưng còng Têrêsa-Calcutta kia lại chinh phục con tim của cả thế giới chỉ vì đã “phá kỷ lục” trong con đường yêu thương và phục vụ người nghèo. Giải Nobel Hòa Bình năm 1979 được trao cho Mẹ chính vì những “kỷ lục” về bác ái yêu thương và phục vụ người nghèo ! Và Hội Thánh đã tuyên dương Mẹ trên bàn Thờ cũng vì lý do “đơn giản” đó !
Cơn cám dỗ chọn lựa khác với con đường khiêm hạ phục vụ vẫn luôn có trong Giáo Hội. Nhưng như Thánh Giacôbê khuyên bảo: “ở đâu có ganh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan. Nhưng sự khôn ngoan từ trời xuống, thì trước tiên là trong trắng, rồi ôn hoà, bao dung, nhu mì, hướng thiện, đầy lòng nhân từ và hoa quả tốt lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình”.
Trong những ngày đại dịch khắc nghiệt nầy, trong những không gian như bệnh viện, các khu tập trung cách ly…, hình ảnh khiêm tốn phục vụ, quên mình và hy sinh vì yêu thương của các nữ tu, các bạn trẻ thiện nguyện đã mang lại bao niềm an ủi cho các bệnh nhân, cho những người hấp hối. Phải chăng, đó chính là những “lời loan báo về cuộc khổ nạn phục sinh của Đức Kitô” có giá trị thuyết phục hơn trăm ngàn bài giảng ! Thế giới nầy đang cần biết bao những người “xây đắp an bình” như thế để “hoa quả công chính” được trỗ sinh trên khắp mọi nẻo đường nhân sinh. Amen.
Trương Đình Hiền
(CN 25 Thường niên B 2021)
Trong các cuộc đua tài mang đẳng cấp quốc tế, thì sân chơi “Olympic” là nơi để các vận động viên toàn thế giới tìm kiếm chức vô địch về “Citius, Altius, Fortius” (Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn). Vâng, được “về nhất”, được “vô địch” là cả một vinh dự của một đời người. Riêng, với các vận động viên Trung Quốc, tấm huy chương vàng còn là “cái giá phải trả cho danh dự quốc gia”, một cái giá cao ngất ngưỡng mà người ta tính được là: một trăm triệu đô la cho một huy chương vàng.
Không chỉ trong thể thao mà trong muôn lãnh vực đời thường cuộc sống, ai cũng muốn tìm cái nhất, cái vô địch, cái hơn người…; và dĩ nhiên, ít có ai lại chọn nhận vào cho mình sự thất bại, phần yếu kém, hạng chót ! Đừng quên, chính “con rắn” nơi địa đàng đã cám dỗ hai ông bà Nguyên tổ: “Ngày nào các ngươi ăn nó thì các ngươi sẽ trở thành”người lớn nhất”, trở thành Thiên Chúa”. Không may cho loài người, Ađam và Eva đã bất kể lời của Thiên Chúa dạy bảo, luật của Thiên Chúa nghiêm cấm, đã ước mơ “làm đầu” nên đã kéo theo một nhân loại sa ngã thảm thương, đánh mất hạnh phúc của địa đàng ban sơ thánh thiện.
Và rồi, bài học đó cứ lặp đi lặp lại hoài trong lịch sử. Cain vì không muốn thua em là Aben trước con mắt Thượng Đế, nên sẵn sàng ra tay sát hại đứa em ruột giữa cánh đồng. Hêrôđê vì sợ mất quyền vương đế độc tôn bởi sự xuất hiện của em bé mới sinh ở Bêlem nên đã tàn nhẫn sát hại các trẻ em ở Bêlem từ hai tuổi trở xuống… Hàng ngày trên thế giới, đã xảy ra bao nhiêu vụ án khiếp kinh mà nguyên do cũng chỉ vì lòng ham muốn thống trị, đè đầu cỡi cổ kẻ khác…
Phải chăng đó chính là cái cách ứng xử và lý luận của phường vô đạo mà sách Khôn Ngoan cách đây mấy ngàn năm đã lên tiếng cảnh giác và chúng ta vừa nghe trong BĐ 1: “Chúng ta hãy vây bắt kẻ công chính, vì nó không làm ích gì cho chúng ta, mà còn chống đối việc chúng ta làm, khiển trách chúng ta lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. (…). Chúng ta hãy kết án cho nó chết cách nhục nhã, vì theo lời nó nói, thì người ta sẽ cứu nó!”.
Cũng trong dòng suy tư và ý nghĩa nầy, Bài Tin Mừng hôm nay tường thuật một bối cảnh thật sống động, thật “người” về tập đoàn các tông đồ đang đi theo Chúa truyền đạo. Lại là một cuộc tranh đua về nhất. Xem ra cái ước mơ trần tục với cõi lòng còn nặng trĩu tham sân si, các Tông đồ, những cột trụ cho Giáo Hội tương lai của Chúa Giêsu, những sứ giả đem Tin mừng gieo rắc khắp tứ phương thiên hạ, sao mà yếu đuối, sao mà tầm thường ! Nhưng tế nhị làm sao. Chúa Giêsu đợi về đến nhà mới “hỏi tội”: “Dọc đường anh em tranh luận chuyện gì thế?”. Cho tới nước nầy thì “im thin thít’ chứ biết mở miệng làm sao. Và từ đó, các ông được một bài học để đời; một bài học được áp dụng cho toàn thể dân Chúa từ kẻ cao nhất cho đến người thấp nhất, mà biểu hiện minh hoạ cụ thể chính là hình ảnh của một em bé: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy”. Và kể từ đó, sứ điệp nầy, lời căn dặn nầy đã đi vào đời sống Hội Thánh như một nguyên tắc ứng xử phổ cập, đến độ, đã trở thành danh xưng thường xuyên của vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo – Đức Giáo Hoàng: TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ.
Nếu nói Chúa Giêsu là một nhà cách mạng, thì yếu tố cách mạng đầu tiên phải chăng là “cách mạng về thái độ ứng xử, về cung cách đối nhân xử thế”: “Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Và Ngài đã chứng minh cụ thể vào chiều Thứ Năm trước khi bị trao nộp, khi Ngài quỳ xuống rửa chân cho các môn sinh trong bữa tiệc cuối cùng. Và biểu hiện đỉnh điểm của cuộc tự hạ chính là cái chết tủi nhục thập giá như Ngài đã từng loan báo: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”.
Thế nhưng, cũng từ đó, một nhân loại mới ra đời, một cuộc đua tranh mới xuất hiện: đua tranh để trở nên bé nhỏ thấp hèn, trở nên hiền lành khiêm hạ, trở nên tôi tớ phục vụ trong quảng đại yêu thương… Hàng triệu vị Thánh được tôn vinh trên bàn thờ Giáo Hội là những chứng từ sống động cho những cuộc “về nhất”, cho những “những nhà vô địch” trong cuộc cách mạng của Tin mừng do Chúa Giêsu mang đến. Có ai ngờ, người phụ nữ già nua, lưng còng Têrêsa-Calcutta kia lại chinh phục con tim của cả thế giới chỉ vì đã “phá kỷ lục” trong con đường yêu thương và phục vụ người nghèo. Giải Nobel Hòa Bình năm 1979 được trao cho Mẹ chính vì những “kỷ lục” về bác ái yêu thương và phục vụ người nghèo ! Và Hội Thánh đã tuyên dương Mẹ trên bàn Thờ cũng vì lý do “đơn giản” đó !
Cơn cám dỗ chọn lựa khác với con đường khiêm hạ phục vụ vẫn luôn có trong Giáo Hội. Nhưng như Thánh Giacôbê khuyên bảo: “ở đâu có ganh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan. Nhưng sự khôn ngoan từ trời xuống, thì trước tiên là trong trắng, rồi ôn hoà, bao dung, nhu mì, hướng thiện, đầy lòng nhân từ và hoa quả tốt lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình”.
Trong những ngày đại dịch khắc nghiệt nầy, trong những không gian như bệnh viện, các khu tập trung cách ly…, hình ảnh khiêm tốn phục vụ, quên mình và hy sinh vì yêu thương của các nữ tu, các bạn trẻ thiện nguyện đã mang lại bao niềm an ủi cho các bệnh nhân, cho những người hấp hối. Phải chăng, đó chính là những “lời loan báo về cuộc khổ nạn phục sinh của Đức Kitô” có giá trị thuyết phục hơn trăm ngàn bài giảng ! Thế giới nầy đang cần biết bao những người “xây đắp an bình” như thế để “hoa quả công chính” được trỗ sinh trên khắp mọi nẻo đường nhân sinh. Amen.
Trương Đình Hiền
Xin Cha Tha Cho Họ Vì Họ Lầm…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:46 17/09/2021
Xin Cha Tha Cho Họ Vì Họ Lầm…
(Chúa Nhật XXV TN B)
Có người dí dỏm rằng mô-đen (mode) là sự tái hiện cái đã bị lịch sử đào thải. Hết kiểu tóc dài rồi lại tóc ngắn. Tóc ngắn một thời rồi người ta lại để tóc dài, và sau đó trở về tóc đầu đinh, kiểu húi cua hay láng bóng như chưa mọc tóc. Các kiểu mô-đen y phục cũng tương tự. Các kiểu dáng rộng hẹp, dài ngắn cứ luân phiên thay đổi nhau. Hình như ít có sự gì mới ở dưới trần gian này, nhất là những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa cuộc đời con người. Một trong những vấn nạn ấy là nguồn gốc của các hiện hữu, cách riêng của loài người.
Những chuyện xem ra lạ đời như chuyện đồng tính luyến ái đang nở rộ đó đây, đặc biệt tại các nước ở phương trời Âu, Mỷ, thì vốn đã xuất hiện từ xa xưa mà câu chuyện hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh chứng. Bàng bạc trong thuyết bất khả tri hay trong chủ nghĩa hoài nghi và rồi cách minh nhiên trong chủ thuyết vô thần, người ta chủ trương rằng các hiện hữu đời này là do bởi tự nhiên hay ngẫu nhiên. Tác giả sách Khôn ngoan xưa đã từng ghi lại nghĩ suy của “quân vô đạo” như sau: “Đời ta thật buồn sầu vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt…”(Kn 2,1-2). Với cái nhìn về cuộc đời như trên, người ta sẵn sàng hô hào: “Nào đến đây, hưởng lấy của đời này, tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng hết những chi đang có sẵn trên trần…Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua, cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì…Nào ta kết án cho tên công chính chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (Kn 2,6-20).
Thời Chúa Giêsu, nhóm Xađốc vốn thân chính quyền. Họ được hưởng nhiều lợi lộc mà dĩ nhiên trong đó, ít nhiều cũng có những lợi lộc bất chính, bất minh. Họ là những người đã chủ trương rằng không có đời sau. Trái lại nhóm Biệt phái thì tin có đời sau. Vấn đề đặt ra đó là vì người ta đã theo một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó và rồi cách sống của họ chỉ là hệ quả kéo theo hay là người ta dùng, đúng hơn là lợi dụng một cái nhìn, một quan điểm về thế giới, về con người để biện minh cho thái độ sống của mình? Chúng ta không thể tiên thiên khẳng định điều này hay điều kia đúng. Tuy nhiên với trường hợp của “quân vô đạo” mà sách Khôn ngoan đề cập thì có thể nói là đại đa số trong họ dùng lý lẽ này nọ để biện minh cho lối sống hưởng thụ, bất công, gian ác của mình.
Vậy thử hỏi rằng những người dùng những quan điểm nọ kia để biện minh cho lối sống thiếu lành mạnh, thiếu ngay thẳng của mình, họ có cảm thấy áy náy hay ngượng ngùng khi tuyên bố mọi sự hiện hữu là do ngẫu nhiên chăng? Theo thiển ý, chắc hẳn ít nhiều ngay từ đầu cũng vẫn có. Tuy nhiên với thời gian, khi thực tiễn lại dường như ứng hợp với luận lý của họ một cách nào đó đã khiến họ vững tin vào cái nhìn của mình cũng như an tâm về lối sống của mình. Nếu chuyện ác giả-ác báo lại xảy ra cách nhãn tiền ở đời này, ngay trong quảng đời họ sống, thì chắc chắn những lý lẽ biện minh cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ, bất công…sẽ chẳng có thể tồn tại.
Dưới chân thập giá cũng đã có người thách thức, chế giễu chúa Giêsu: “hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa!”(Mt 27,43). Người công chính duy nhất đáng gọi là công chính để nhờ Người mà ơn thứ tha được trao ban cho nhân trần cũng đã thốt lên trong cơn hấp hối: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Ngoài một số lý do về niềm tin độc thần, về thái độ thượng tôn lề luật…các Thượng Tế, luật sĩ, biệt phái khi kết án Chúa Giêsu, họ không thể chối cãi lý do chính yếu ở đằng sau mà ngay cả Philatô cũng thừa biết, đó là: “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” (Mt 27,18). Việc họ tìm nhân chứng gian để tố cáo Chúa Giêsu hay tìm cách xách động dân chúng để làm áp lực với Philatô và cắt cử quân linh canh mồ càng nói lên sự bất an của họ về việc họ đã làm (x.Mt 26,60; 28,62-66; Mc 15,11). Thế nhưng sự bất an của “quân vô đạo” dần dà qua đi khi những lời kêu van của người công chính trong Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, xin đánh chúng bể miệng, gãy răng…”(Tv 58,7) chưa thấy được nhậm lời, và chuyện “người công chính sẽ thấy Chúa trả oán, họ sẽ rửa chân trong máu ác nhân” (Tv 58,11) là chuyện như của tương lai xa vời vợi hay là chuyện một đôi khi hiếm họa do sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đã và đang có nhiều người sống trong lầm lạc vì Chúa đã không nhổ cỏ lùng ra khỏi lúa tốt (x.Mt 13,24-30). Phút giây hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã cất lời cầu xin: “Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Phải chăng lòng từ nhân của Thiên Chúa vô tình đã trở thành cớ cho người ta lầm lạc? Chắc chắn không thể quy kết một cách mạo phạm, bất kính như thế. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Chúa Giêsu không chỉ xin Chúa Cha tha cho những kẻ lầm lạc mà còn mở rộng Trái Tim cực thánh để tuôn ban Thánh Thần để mở mắt, mở lòng họ, giúp họ nhận biết sự thật (x.Ga 19,34). Viên sĩ quan bách quản hôm ấy đã đón nhận ánh sáng chân lý và tuyên xưng: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 23,47).
Trước sự mê lầm của những người được xem như là “quân vô đạo” của mọi thời, mọi hoàn cảnh, là Kitô hữu, chúng ta nhiều khi còn phân vân tìm cách hành xử. Có người chủ trương là chấp nhân sự bất công và dâng lời cầu nguyện cho họ. Có người lại đề cao việc vạch trần, tố cáo sự giả dối, gian ác, bất công, để sự bất công, gian dối không còn đất sống. Theo thiển ý, chúng ta cần thực thi cả hai cách thế bằng một trái tim biết mở ra như Trái Tim cực thánh Đấng cứu độ, nghĩa là với một tình yêu đích thực muốn cho người cô thế, bị áp bức bất công được giải phóng và muốn cho cả “quân vô đạo” được giác ngộ, nghĩa là biết nhận ra chân lý, trở về với nẽo ngay mà được cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXV TN B)
Có người dí dỏm rằng mô-đen (mode) là sự tái hiện cái đã bị lịch sử đào thải. Hết kiểu tóc dài rồi lại tóc ngắn. Tóc ngắn một thời rồi người ta lại để tóc dài, và sau đó trở về tóc đầu đinh, kiểu húi cua hay láng bóng như chưa mọc tóc. Các kiểu mô-đen y phục cũng tương tự. Các kiểu dáng rộng hẹp, dài ngắn cứ luân phiên thay đổi nhau. Hình như ít có sự gì mới ở dưới trần gian này, nhất là những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa cuộc đời con người. Một trong những vấn nạn ấy là nguồn gốc của các hiện hữu, cách riêng của loài người.
Những chuyện xem ra lạ đời như chuyện đồng tính luyến ái đang nở rộ đó đây, đặc biệt tại các nước ở phương trời Âu, Mỷ, thì vốn đã xuất hiện từ xa xưa mà câu chuyện hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh chứng. Bàng bạc trong thuyết bất khả tri hay trong chủ nghĩa hoài nghi và rồi cách minh nhiên trong chủ thuyết vô thần, người ta chủ trương rằng các hiện hữu đời này là do bởi tự nhiên hay ngẫu nhiên. Tác giả sách Khôn ngoan xưa đã từng ghi lại nghĩ suy của “quân vô đạo” như sau: “Đời ta thật buồn sầu vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt…”(Kn 2,1-2). Với cái nhìn về cuộc đời như trên, người ta sẵn sàng hô hào: “Nào đến đây, hưởng lấy của đời này, tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng hết những chi đang có sẵn trên trần…Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua, cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì…Nào ta kết án cho tên công chính chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (Kn 2,6-20).
Thời Chúa Giêsu, nhóm Xađốc vốn thân chính quyền. Họ được hưởng nhiều lợi lộc mà dĩ nhiên trong đó, ít nhiều cũng có những lợi lộc bất chính, bất minh. Họ là những người đã chủ trương rằng không có đời sau. Trái lại nhóm Biệt phái thì tin có đời sau. Vấn đề đặt ra đó là vì người ta đã theo một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó và rồi cách sống của họ chỉ là hệ quả kéo theo hay là người ta dùng, đúng hơn là lợi dụng một cái nhìn, một quan điểm về thế giới, về con người để biện minh cho thái độ sống của mình? Chúng ta không thể tiên thiên khẳng định điều này hay điều kia đúng. Tuy nhiên với trường hợp của “quân vô đạo” mà sách Khôn ngoan đề cập thì có thể nói là đại đa số trong họ dùng lý lẽ này nọ để biện minh cho lối sống hưởng thụ, bất công, gian ác của mình.
Vậy thử hỏi rằng những người dùng những quan điểm nọ kia để biện minh cho lối sống thiếu lành mạnh, thiếu ngay thẳng của mình, họ có cảm thấy áy náy hay ngượng ngùng khi tuyên bố mọi sự hiện hữu là do ngẫu nhiên chăng? Theo thiển ý, chắc hẳn ít nhiều ngay từ đầu cũng vẫn có. Tuy nhiên với thời gian, khi thực tiễn lại dường như ứng hợp với luận lý của họ một cách nào đó đã khiến họ vững tin vào cái nhìn của mình cũng như an tâm về lối sống của mình. Nếu chuyện ác giả-ác báo lại xảy ra cách nhãn tiền ở đời này, ngay trong quảng đời họ sống, thì chắc chắn những lý lẽ biện minh cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ, bất công…sẽ chẳng có thể tồn tại.
Dưới chân thập giá cũng đã có người thách thức, chế giễu chúa Giêsu: “hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa!”(Mt 27,43). Người công chính duy nhất đáng gọi là công chính để nhờ Người mà ơn thứ tha được trao ban cho nhân trần cũng đã thốt lên trong cơn hấp hối: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Ngoài một số lý do về niềm tin độc thần, về thái độ thượng tôn lề luật…các Thượng Tế, luật sĩ, biệt phái khi kết án Chúa Giêsu, họ không thể chối cãi lý do chính yếu ở đằng sau mà ngay cả Philatô cũng thừa biết, đó là: “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” (Mt 27,18). Việc họ tìm nhân chứng gian để tố cáo Chúa Giêsu hay tìm cách xách động dân chúng để làm áp lực với Philatô và cắt cử quân linh canh mồ càng nói lên sự bất an của họ về việc họ đã làm (x.Mt 26,60; 28,62-66; Mc 15,11). Thế nhưng sự bất an của “quân vô đạo” dần dà qua đi khi những lời kêu van của người công chính trong Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, xin đánh chúng bể miệng, gãy răng…”(Tv 58,7) chưa thấy được nhậm lời, và chuyện “người công chính sẽ thấy Chúa trả oán, họ sẽ rửa chân trong máu ác nhân” (Tv 58,11) là chuyện như của tương lai xa vời vợi hay là chuyện một đôi khi hiếm họa do sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đã và đang có nhiều người sống trong lầm lạc vì Chúa đã không nhổ cỏ lùng ra khỏi lúa tốt (x.Mt 13,24-30). Phút giây hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã cất lời cầu xin: “Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” (Lc 23,34). Phải chăng lòng từ nhân của Thiên Chúa vô tình đã trở thành cớ cho người ta lầm lạc? Chắc chắn không thể quy kết một cách mạo phạm, bất kính như thế. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Chúa Giêsu không chỉ xin Chúa Cha tha cho những kẻ lầm lạc mà còn mở rộng Trái Tim cực thánh để tuôn ban Thánh Thần để mở mắt, mở lòng họ, giúp họ nhận biết sự thật (x.Ga 19,34). Viên sĩ quan bách quản hôm ấy đã đón nhận ánh sáng chân lý và tuyên xưng: “Quả thật, ông này là người công chính” (Lc 23,47).
Trước sự mê lầm của những người được xem như là “quân vô đạo” của mọi thời, mọi hoàn cảnh, là Kitô hữu, chúng ta nhiều khi còn phân vân tìm cách hành xử. Có người chủ trương là chấp nhân sự bất công và dâng lời cầu nguyện cho họ. Có người lại đề cao việc vạch trần, tố cáo sự giả dối, gian ác, bất công, để sự bất công, gian dối không còn đất sống. Theo thiển ý, chúng ta cần thực thi cả hai cách thế bằng một trái tim biết mở ra như Trái Tim cực thánh Đấng cứu độ, nghĩa là với một tình yêu đích thực muốn cho người cô thế, bị áp bức bất công được giải phóng và muốn cho cả “quân vô đạo” được giác ngộ, nghĩa là biết nhận ra chân lý, trở về với nẽo ngay mà được cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:28 17/09/2021
13. Phàm là người tìm kiếm vật chất hư mất của thế gian, thì nhất định sẽ mất đi chính mình.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:38 17/09/2021
61. NGƯỜI ĐI TRONG MƯA
Có người đi chậm chậm dưới cơn mưa, người khác thấy vậy thì trách anh ta đi chậm chạp. Anh ta nói:
- “Đi nhanh để làm gì, phía trước cũng có mưa vậy !”
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 61:
Có người thích đi chậm chậm dưới mưa để thưởng thức cái lãng mạn của mưa; có người ghét đi trong mưa vì ướt át khó chịu, tóm lại đi trong mưa là sở thích của mỗi người, đi nhanh hay đi chậm thì cũng chẳng sao.
Có nhiều người Ki-tô hữu không sợ tội vì họ nói rằng đời mình phía trước còn dài, chung quanh mình vẫn có nhiều người làm áp phe xấu, lươn lẹo như mình thì tội gì mà sợ chứ, thế là họ cứ chậm chậm đi trong mưa bùn lầy lội của cuộc đời, cho nên cuộc sống của họ càng ngày càng dính bùn nhơ nhớp và không ai nhìn thấy họ là người Ki-tô hữu nữa...
Đi dưới mưa, dù thích hay không thích thì cũng sẽ bị ướt và dính bùn, cũng vậy, không phải hễ thấy người khác nhậu nhẹt, lươn lẹo.v.v...mà vẫn sống nhăn thì mình cũng phải như họ mới được.
Có ngày hối không kịp đấy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người đi chậm chậm dưới cơn mưa, người khác thấy vậy thì trách anh ta đi chậm chạp. Anh ta nói:
- “Đi nhanh để làm gì, phía trước cũng có mưa vậy !”
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 61:
Có người thích đi chậm chậm dưới mưa để thưởng thức cái lãng mạn của mưa; có người ghét đi trong mưa vì ướt át khó chịu, tóm lại đi trong mưa là sở thích của mỗi người, đi nhanh hay đi chậm thì cũng chẳng sao.
Có nhiều người Ki-tô hữu không sợ tội vì họ nói rằng đời mình phía trước còn dài, chung quanh mình vẫn có nhiều người làm áp phe xấu, lươn lẹo như mình thì tội gì mà sợ chứ, thế là họ cứ chậm chậm đi trong mưa bùn lầy lội của cuộc đời, cho nên cuộc sống của họ càng ngày càng dính bùn nhơ nhớp và không ai nhìn thấy họ là người Ki-tô hữu nữa...
Đi dưới mưa, dù thích hay không thích thì cũng sẽ bị ướt và dính bùn, cũng vậy, không phải hễ thấy người khác nhậu nhẹt, lươn lẹo.v.v...mà vẫn sống nhăn thì mình cũng phải như họ mới được.
Có ngày hối không kịp đấy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 25 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:47 17/09/2021
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 9, 30-37
“Con người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”
Bạn thân mến,
Cuộc sống con người nếu không có những tham vọng thì sẽ rất bằng phẳng, sẽ rất hiền hoà như nguyên tổ A-dong và E-va của chúng ta hồi ở trong vườn địa đàng, nhưng con người thì luôn có tham vọng, cái tham vọng này nhiều lúc vượt qua khả năng của con người: muốn làm lớn.
Chúa Giê-su đã ân cần dặn dò các môn đệ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”, Ngài muốn các môn đệ phải học nơi Ngài sứ mệnh “làm lớn” tức là sứ mệnh phục vụ tha nhân trong chính bổn phận của mình. Bởi vì có nhiều người “làm lớn” nhưng không thích phục vụ; có nhiều người thích ăn trên đầu ngồi trên cổ người khác, nhưng lại chỉ tay năm ngón và coi việc phục vụ như là công việc đê hèn của các đầy tớ, đó là nguyên nhân của những bất hoà, phe phái và chiến tranh.
Chúa Giê-su đã phục vụ và Ngài coi phục vụ chính là tiêu chuẩn để làm lớn trong Nước Trời.
“Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ” không ai lớn cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là Thiên Chúa, là vua vũ trụ; nhưng cũng không ai nhỏ cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là con người, một con người nghèo khó nhất giữa loài người, và không ai đề cao việc phục vụ như Ngài, bởi vì chính Ngài đã phục vụ trong yêu thương cho đến chết, và chết rất tội nghiệp trên cây thập giá. Đó chính là hình ảnh sống động của người “làm lớn”, là mẫu gương phục vụ cho những người muốn “làm lớn” trong cộng đoàn của mình.
Con người ta ai cũng thích được làm ông này bà nọ -trong đó có bạn và tôi- ai cũng thích được có quyền hành để sai người này bảo người kia, nhưng rất ít có người thích phục vụ người khác như một tôi tớ. Có những lúc chúng ta phục vụ mà trong tâm hồn vẫn còn vướng mắc cái mắc cỡ, coi phục vụ là việc xấu xa đê tiện của hạng đầy tớ, cho nên chúng ta miễn cưỡng khi cúi xuống vung tay vứt nắm đồng tiền cho người ăn xin bên vệ đường, và nhanh chân bước đi mà không thèm ngoái cổ nhìn lại...
Bạn thân mến,
Người làm lớn tức là người có chức có quyền trong xã hội và Giáo Hội, nhưng chức quyền của họ không làm cho người khác lớn lên trong tình thương nếu họ không biết phục vụ, trái lại, người biết phục vụ vì yêu thương sẽ có ảnh hưởng lớn mạnh trên mọi người, mà không cần có một thế lực nào của người đời nâng đỡ, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng yêu thương sẽ luôn ở với họ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng không yêu thương.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng cách miễn cưỡng.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ chiếu lệ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng lẩm bẩm chửi thề...
Chỉ có những ai thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su trong tha nhân mới có cung cách phục vụ chân chính, và như thế họ là những người lớn nhất trong Nước Trời vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mc 9, 30-37
“Con người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”
Bạn thân mến,
Cuộc sống con người nếu không có những tham vọng thì sẽ rất bằng phẳng, sẽ rất hiền hoà như nguyên tổ A-dong và E-va của chúng ta hồi ở trong vườn địa đàng, nhưng con người thì luôn có tham vọng, cái tham vọng này nhiều lúc vượt qua khả năng của con người: muốn làm lớn.
Chúa Giê-su đã ân cần dặn dò các môn đệ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”, Ngài muốn các môn đệ phải học nơi Ngài sứ mệnh “làm lớn” tức là sứ mệnh phục vụ tha nhân trong chính bổn phận của mình. Bởi vì có nhiều người “làm lớn” nhưng không thích phục vụ; có nhiều người thích ăn trên đầu ngồi trên cổ người khác, nhưng lại chỉ tay năm ngón và coi việc phục vụ như là công việc đê hèn của các đầy tớ, đó là nguyên nhân của những bất hoà, phe phái và chiến tranh.
Chúa Giê-su đã phục vụ và Ngài coi phục vụ chính là tiêu chuẩn để làm lớn trong Nước Trời.
“Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ” không ai lớn cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là Thiên Chúa, là vua vũ trụ; nhưng cũng không ai nhỏ cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là con người, một con người nghèo khó nhất giữa loài người, và không ai đề cao việc phục vụ như Ngài, bởi vì chính Ngài đã phục vụ trong yêu thương cho đến chết, và chết rất tội nghiệp trên cây thập giá. Đó chính là hình ảnh sống động của người “làm lớn”, là mẫu gương phục vụ cho những người muốn “làm lớn” trong cộng đoàn của mình.
Con người ta ai cũng thích được làm ông này bà nọ -trong đó có bạn và tôi- ai cũng thích được có quyền hành để sai người này bảo người kia, nhưng rất ít có người thích phục vụ người khác như một tôi tớ. Có những lúc chúng ta phục vụ mà trong tâm hồn vẫn còn vướng mắc cái mắc cỡ, coi phục vụ là việc xấu xa đê tiện của hạng đầy tớ, cho nên chúng ta miễn cưỡng khi cúi xuống vung tay vứt nắm đồng tiền cho người ăn xin bên vệ đường, và nhanh chân bước đi mà không thèm ngoái cổ nhìn lại...
Bạn thân mến,
Người làm lớn tức là người có chức có quyền trong xã hội và Giáo Hội, nhưng chức quyền của họ không làm cho người khác lớn lên trong tình thương nếu họ không biết phục vụ, trái lại, người biết phục vụ vì yêu thương sẽ có ảnh hưởng lớn mạnh trên mọi người, mà không cần có một thế lực nào của người đời nâng đỡ, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng yêu thương sẽ luôn ở với họ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng không yêu thương.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng cách miễn cưỡng.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ chiếu lệ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng lẩm bẩm chửi thề...
Chỉ có những ai thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su trong tha nhân mới có cung cách phục vụ chân chính, và như thế họ là những người lớn nhất trong Nước Trời vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Công Giáo ở Thái Lan chuẩn bị cho Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Đặng Tự Do
05:40 17/09/2021
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Thái Lan đang chuẩn bị cho Thượng hội đồng năm 2023 về tính đồng nghị, khi Vatican công bố một tài liệu chuẩn bị để các giáo phận xem xét trong sáu tháng tới.
Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Kriengsak Kovithavanij của Bangkok đã thông báo rằng tổng giáo phận sẽ bắt đầu giai đoạn đầu tiên của quá trình vào tháng tới, bao gồm các cuộc họp tham vấn và các buổi suy tư.
Ngài cho biết một cuộc họp trực tuyến “trước thượng hội đồng” sẽ được tổ chức sau đó để đưa ra các đề xuất đệ trình lên hội đồng giám mục Thái Lan.
Đức Hồng Y giải thích rằng Thượng hội đồng giám mục năm 2023 sẽ khác với các cuộc họp trước đó, bởi vì nó sẽ liên quan đến toàn thể Giáo hội thông qua một quá trình “lắng nghe và phân định”
Thượng hội đồng năm 2023 sẽ phải trải qua các giai đoạn cấp giáo phận, quốc gia và lục địa trước khi lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn Giáo hội hoàn vũ tại Rôma vào tháng 10 năm 2023.
Source:Catholic News Agency
COVID-19 đánh sập 62,000 doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2021
Đặng Tự Do
05:41 17/09/2021
Theo Veli Ağbaba, phó chủ tịch Đảng Nhân dân Cộng hòa, gọi tắt là CHP, mức tăng trưởng kinh tế 21.7% mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo không phản ánh tình hình thực tế của một quốc gia đang rơi vào khủng hoảng sâu sắc một phần do đại dịch COVID-19.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng cộng 61,736 doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản, một tình huống khiến nghị sĩ Malatya lo ngại vì nhiều công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp, sức mua suy thoái kéo theo tình trạng suy sụp trong lĩnh vực bán lẻ và nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa.
Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStat), một cơ quan nhà nước, gần đây đã báo cáo mức tăng trưởng 21.7% trong quý thứ hai. Nhưng đối với Ağbaba, con số này là vô căn cứ.
Trong khi đó, sự phản đối đối với việc tiêm chủng COVID-19 đã tăng lên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ bảy tuần trước, khoảng 3,000 người đã xuống đường trong cuộc biểu tình được gọi là Đại thức tỉnh để phản đối việc tiêm chủng, hộ chiếu vắc-xin, khẩu trang và khoảng cách xã hội.
Không mặc đồ bảo hộ, những người biểu tình hô khẩu hiệu và hát các bài hát nhắm vào Bill Gates, bị những người theo thuyết âm mưu và những người phủ nhận đại dịch coi là một trong những người hưởng lợi chính của tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Vào ngày 6 tháng 9, chính phủ bắt đầu yêu cầu bằng chứng về việc tiêm phòng hoặc xét nghiệm COVID-19 âm tính đối với tất cả những người sử dụng máy bay liên tỉnh, xe buýt và tàu hỏa, cũng như những người tham dự các sự kiện lớn như hòa nhạc hoặc biểu diễn sân khấu.
Source:Asia News
Đức Tổng Giám Mục kêu gọi tổng thống Peru loại bỏ khỏi chính quyền của ông ta những mối quan hệ với tổ chức Con đường Sáng
Đặng Tự Do
05:42 17/09/2021
Đức Tổng Giám Mục José Antonio Eguren Anselmi của tổng giáo phận Piura đã kêu gọi tổng thống Peru, Pedro Castillo loại bỏ khỏi nội các của ông những người có liên hệ với tổ chức Con Đường Sáng, một nhóm nổi dậy cộng sản.
Tổ chức Con Đường Sáng được thành lập vào những năm 1960 và bắt đầu xung đột vũ trang vào năm 1980. Hàng chục nghìn người đã chết trong các cuộc bạo động sau đó.
Trong thánh lễ ngày 12 tháng 9, Đức Tổng Giám Mục Eguren nói rằng “Người Peru chúng ta không nên quên ngay lập tức những gì mà ý thức hệ đã thể hiện một cách sâu xa bản chất của nó, cũng như những đau khổ to lớn mà nó đã gây ra trong lịch sử gần đây của đất nước chúng ta nhằm cướp chính quyền”.
“Do đó: Thưa Tổng thống, hãy dọn sạch nội các của ông!” ngài nói
Kể từ khi được bầu làm tổng thống Peru, Castillo và nội các của ông đã bị cáo buộc có quan hệ với tổ chức Con Đường Sáng.
Khi Castillo nhậm chức, những lời chỉ trích gia tăng vì những người mà ông bổ nhiệm vào các chức vụ khác nhau trong chính quyền của mình.
Trong những tuần gần đây, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Guido Bellido, đã bị báo chí địa phương cáo buộc là người ủng hộ “tư tưởng Gonzalo”, là ý thức hệ cộng sản của Abimael Guzmán, người sáng lập Con đường Sáng. Bí danh của ông ta là Chủ tịch Gonzalo.
Dân biểu Peru Patricia Chirinos cũng buộc tội rằng, trong một cuộc trò chuyện, Bellido đã hăm dọa “cưỡng hiếp” cô ta.
Ngoài ra, nhật báo El Comercio của Peru tiết lộ hôm 29 tháng 8 rằng một báo cáo của cảnh sát chưa được công bố vào năm 2004 cho thấy Iber Maraví, Bộ trưởng Bộ Lao động, đã bị buộc tội gia nhập tổ chức Con Đường Sáng.
Đức Tổng Giám Mục Eguren lưu ý rằng vào ngày 12 tháng 9 “chúng ta cũng đã cử hành một lễ kính Đức Mẹ rất đẹp, lễ ‘Thánh danh ngọt ngào của Đức Mẹ Maria’ và cũng vào ngày lễ đó vào năm 1992, thủ lĩnh của Con đường Sáng, là Abimael Guzmán đã bị bắt sau khi đã gây ra biết bao đau khổ cho đất nước.
Ngày thứ Bẩy, 11 tháng 9 vừa qua, Abimael Guzmán đã chết trong tù.
Đức Tổng Giám Mục Eguren nhắc lại rằng: “Cùng với ông ta, các thành viên chính trong băng đảng cộng sản này đã khủng bố, diệt chủng, đã gây ra các vụ thảm sát toàn bộ cộng đồng cư dân nghèo ở vùng Andes và các vùng rừng rậm của chúng ta trong những năm 1980 và 1990”.
Đức Tổng Giám Mục Eguren nhấn mạnh rằng bạo lực của Con đường sáng không chỉ dừng lại trong các vùng nông thôn, nó đã đến với “những người trong thành phố, bao gồm cả người già, phụ nữ mang thai và trẻ em, những người bị sát hại một cách dã man”.
Đức Tổng Giám Mục Eguren cũng chỉ ra rằng “ngày Guzmán bị bắt cũng là một năm sau khi bắt đầu chiến dịch 'Hòa bình ở Peru rất đáng để lần chuỗi Mân Côi.'“
“Chiến dịch này đã được hình thành và thúc đẩy bởi Đức Giám Mục Ricardo Durand Florez, một giám mục Peru vĩ đại, trong suốt cuộc đời và sứ vụ của mình, làm việc chăm chỉ để rao giảng Tin Mừng cho người nghèo”
Đức Tổng Giám Mục Piura nói rằng “nhờ sự chuyển cầu mạnh mẽ của Đức Maria, người mà thánh danh ngọt ngào đã được kêu gọi không ngừng trong những lúc lo lắng và sợ hãi, sự kết thúc của một kỷ nguyên khủng bố, bạo lực, hủy diệt và chết chóc đã xảy ra”.
Đức Tổng Giám Mục cũng than thở rằng “hai mươi chín năm sau, chúng ta vô cùng phẫn nộ và lo ngại vì những kẻ khủng bố quỷ quyệt và điên rồ của Con Đường Sáng đang nhởn nhơ quanh cung điện của chính phủ mà không bị trừng phạt”.
Ngài cảnh báo: “Những nhân vật có lịch sử tham nhũng đen tối và có quan hệ với các phong trào khủng bố đang chiếm giữ các vị trí trọng yếu trong chính phủ và trong Quốc hội”, đồng thời lưu ý rằng “họ cũng đang bôi nhọ nhân phẩm và thể hiện sự tôn trọng đối với phụ nữ”.
“Vì vậy, chúng ta phải cầu khẩn 'Danh Thánh ngọt ngào nhất của Mẹ Maria', đặc biệt với việc đọc kinh Mân Côi hàng ngày, để ân sủng của Thiên Chúa phát ra mãnh liệt từ Mẹ Chí Thánh của chúng ta, làm tan biến bóng tối của sự nguy hiểm và sự dữ mà tổ chức Con Đường Sáng này tiêu biểu.”
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y OMalley kêu gọi chủ tịch Cuba trả tự do cho những người biểu tình
Đặng Tự Do
05:42 17/09/2021
Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston, một thành viên của hội đồng Hồng Y Cố vấn của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã có chuyến thăm tới Cuba, và hôm thứ Năm ngài đã có một cuộc gặp gỡ với chủ tịch nhà nước. Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Hồng Y kêu gọi khoan hồng cho những người tham gia vào các cuộc biểu tình lớn trên đường phố vào mùa hè này.
Trên đường đến thăm Cộng hòa Dominica và Haiti bị tàn phá bởi trận động đất, Đức Hồng Y O'Malley, được nhiều người coi là một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Đức Giáo Hoàng, đã đến thăm Miguel Diaz-Canel, chủ tịch Cuba.
“Phương tiện truyền thông nhà nước Cuba đăng tải hình ảnh của buổi làm việc, nhưng không cho biết chi tiết về những gì đã được thảo luận, mặc dù cuộc gặp gỡ có sự tham dự của các quan chức cấp cao Cuba, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodríguez, giám đốc tư tưởng của Đảng Cộng sản, và người đứng đầu văn phòng liên lạc với Mỹ của Bộ Ngoại giao Cuba.” Vị Hồng Y đã không bình luận công khai về các vấn đề chính trị.
Diaz-Canel đã thi hành một chính sách đàn áp nghiêm trọng các cuộc biểu tình đường phố tự phát ở Cuba vào mùa hè này. Nhiều người biểu tình đã kêu gọi cải cách và từ bỏ chế độ chủ nghĩa Cuba. Các linh mục và các đại diện khác của Giáo Hội Công Giáo đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình, và nhiều người đã bị bắt giữ.
Đức Hồng Y O'Malley đã viết trên blog của mình hôm thứ Sáu rằng ngài đã nói chuyện với Diaz-Canel về các cuộc biểu tình “và kêu gọi sự khoan hồng cho những người tham gia vào các cuộc biểu tình một cách bất bạo động”.
Một khía cạnh của các cuộc biểu tình là việc Havana giải quyết không tốt cuộc khủng hoảng COVID-19. Trong chuyến viếng thăm Đức Hồng Y O'Malley đã thăm Trung tâm Kỹ thuật di truyền, nơi một loại vắc xin chống coronavirus đang được nghiên cứu. AP cho biết Cuba là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh đã tìm cách chế ra 3 loại vắc-xin của riêng mình chống lại COVID-19.
Source:Aleteia
Nô lệ hiện đại bị các ông chủ Trung Quốc bóc lột ở Sihanoukville, và bị buộc lừa đảo trực tuyến
Đặng Tự Do
17:22 17/09/2021
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Trung Quốc đang biến mảnh đất Campuchia hiền hòa thành nơi giam giữ những nô lệ hiện đại là những người bị buộc phải tham gia vào các hành vi gian lận trên Internet.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy. Chúng tôi đặc biệt khẩn khoản xin quý vị và anh chị em báo cho những người quen biết, đặc biệt là những người đang muốn tìm công ăn việc làm với các công ty Trung Quốc tại Campuchia.
Nhìn từ bên ngoài, khu phức hợp dân cư cho người Campuchia hoặc công nhân nước ngoài giống như một chục tòa nhà vuông vắn bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án Trung Quốc này có từ 8,000 đến 10,000 nô lệ, những người được tuyển mộ bằng cách lừa dối, bị bắt làm tù nhân và buộc phải thực hiện các hành vi gian lận trên Internet.
“Mọi người Trung Quốc chỉ cần dành hơn vài tháng ở Sihanoukville đều biết về điều đó. Họ gọi nó là Thành phố Trung Quốc”, một nguồn tin giấu tên nói với tờ Khmer Times.
Một nhóm doanh nhân đứng sau tổ chức tội phạm này đã mua lại toàn bộ khu vực này sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra lệnh cấm đánh bạc vào năm 2019.
Sihanoukville đã thay đổi trong những năm gần đây. Trước khi các khoản đầu tư của Trung Quốc đổ vào, thành phố này chỉ là một thị trấn ven biển ngủ yên ở miền nam Campuchia.
Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi động dự án cơ sở hạ tầng lớn của mình, gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường, du khách phương Tây đã bị loại ra để nhường chỗ cho người Trung Quốc.
Các dấu hiệu bằng tiếng Khmer và tiếng Anh đã biến mất, thay vào đó là các dấu hiệu bằng tiếng Quan Thoại. Các khách sạn, nhà hàng và sòng bạc hiện đang được hình thành tại khu phố Tàu này.
Thành phố này là cảng đầu tiên trong Sáng kiến Vành đai và Con đường sau khi Trung Quốc đầu tư 4.2 tỷ Mỹ Kim vào các nhà máy điện địa phương và các mỏ dầu ngoài khơi.
Trung Quốc cũng viện trợ hàng triệu Mỹ Kim để hiện đại hóa quân đội Campuchia. Có lẽ đây là lý do tại sao các ông chủ của Dự án Trung Quốc có thể hành động ngang nhiên mà không lo ngại bất cứ ai.
“Thành phố Trung Quốc là nơi tồi tệ nhất trong số những điều tồi tệ nhất ở Campuchia”, nguồn tin nói với Khmer Times. “Họ được cảnh sát bảo vệ. Lý do duy nhất mà cảnh sát có thể vào bên trong là khi có một tin tình báo đáng tin cậy liên quan đến ma túy. Đó là một ranh giới rất rõ ràng được vạch ra.”
Theo tờ báo Campuchia, hầu hết những nô lệ hiện đại là người Trung Quốc, nhưng cũng có nhiều người đến từ các quốc gia Đông Nam Á.
Lừa đảo với các lời mời làm việc giả, hộ chiếu của họ bị thu giữ, họ được dạy cách tạo hồ sơ trên các mạng xã hội để lừa mọi người đầu tư vào tiền điện tử, và tham gia vào các hành vi phạm tội.
Bất kỳ ai biến các tương tác trên mạng xã hội thành các liên hệ WhatsApp hoặc WeChat sẽ nhận được phần thưởng, chẳng hạn như được quan hệ tình dục với phụ nữ Đông Âu, là những người cũng bị giam giữ ở đây.
Theo một số nhân chứng, một kẻ lừa đảo đã đánh cắp tới 400,000 đô la Mỹ từ một cá nhân duy nhất.
Một số nô lệ thời hiện đại này buộc phải tìm tân binh cho Dự án Trung Quốc thông qua các phương thức lừa đảo tương tự như họ đã từng bị lừa.
Một sĩ quan cảnh sát giấu tên báo cáo rằng kế bên Dự án Trung Quốc, mỗi tuần các nhân viên thực thi pháp luật Campuchia đều tìm thấy thi thể, nhưng không thể phân biệt giữa các vụ giết người và các vụ tự tử. Đôi khi các thi thể có thông điệp viết trên cánh tay của họ cho thấy cái chết không phải là do tự sát.
Người chồng của một cựu “nhân viên” làm việc cho Dự án Trung Quốc này nói rằng vợ của ông đã bị lừa làm việc cho công ty này thông qua một cơ quan tìm kiếm việc làm khi bà nộp đơn xin làm việc như một nhân viên trả lời điện thoại.
Anh giải thích: “Lúc đầu mọi thứ đều ổn. Sau đó, họ nói rằng họ sẽ đào tạo cô ấy ở gần sân bay. Cuối cùng, công ty đã đón vợ tôi từ nhà tôi và đưa cô ấy đến trung tâm đào tạo. Nhưng khi họ đang trên đường đi, họ nói rằng họ phải đưa cô ấy đến một huấn luyện viên ở Sihanoukville”.
Người phụ nữ nhanh chóng nhận ra rằng đó là một trò lừa đảo mà những người ở Âu Châu đang bị lừa. Cô ấy ngay lập tức nói rằng cô ấy muốn từ chức nhưng những người ở đó không cho phép cô ấy rời đi. Họ muốn bán cô cho một công ty khác”.
Các nguồn khác khẳng định rằng mọi người đang bị bán và sau đó chuyển sang các tòa nhà khác. Trình báo với cảnh sát Campuchia với một câu chuyện như vậy sẽ không thay đổi được điều gì.
Người chồng nói thêm: “Tôi đã nói câu chuyện này với cảnh sát nhưng họ không có hành động. Lúc đầu, tôi không đưa ra món tiền nào như ý họ muốn. Sau đó, khi một số trang web tin tức nói về những gì đã xảy ra, cô ta đã được trả tự do”.
Sau cuộc điều tra của Khmer Times, các đại lý bất động sản địa phương cho biết đã nhận được nhiều yêu cầu mua nhà từ các công ty trong thành phố.
Có vẻ như những tên trùm tội phạm hiện đang di chuyển đến O'tres, Đồi Chiến thắng, gần cảng biển và trung tâm thành phố Sihanoukville. Một số người được cho là đang nhắm vào tỉnh Battambang và thậm chí cả thủ đô Phnom Penh.
Source:Asia News
Giáo chủ Công Giáo Maronite hoan nghênh chính phủ mới của Li Băng
Đặng Tự Do
17:23 17/09/2021
Lãnh đạo của những người Công Giáo Maronite ở Liban đã hoan nghênh việc thành lập tân chính phủ Li Băng sau 13 tháng bế tắc về chính trị.
Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai đã chúc mừng Thủ tướng Najib Mikati, Tổng thống Michel Aoun, và nội các mới gồm 24 bộ trưởng trong một bài đăng trên mạng xã hội và chúc chính phủ thành công trong việc thực hiện cải cách và cải thiện điều kiện sống cho tất cả người dân Li Băng.
Việc thành lập chính phủ mở đường cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tới Li Băng.
Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã nói rằng ngài muốn thăm Li Băng sau khi các nhà lãnh đạo của quốc gia này thành lập được chính phủ.
“Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Li Băng nhưng chỉ sau khi một chính phủ được thành lập. Và đây là một thông điệp gửi tới người Li Băng, rằng chúng ta phải thành lập một chính phủ để mọi người có thể tập hợp lại trong việc hồi sinh Li Băng”, chính trị gia người Li Băng Saad Hariri nói sau cuộc gặp riêng với Đức Giáo Hoàng hồi tháng Tư.
Vào tháng 6, một quan chức Vatican đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng có ý định thăm Li Băng sau khi nước này thành lập chính phủ thành công, đồng thời nói thêm rằng chuyến đi có thể diễn ra vào đầu năm sau.
Đức Thượng Phụ Rai đang ở thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi để tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế khi tin tức về việc thành lập chính phủ mới được công bố vào ngày 10 tháng 9.
Vị Hồng Y người Li Băng trong nhiều tháng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước vượt qua các lợi ích đảng phái và thành lập chính phủ để giúp đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Các bộ trưởng mới của Li Băng phải đối mặt với những thách thức lớn khi lên nắm quyền vào thời điểm 3/4 dân số sống trong cảnh nghèo đói và tình trạng thiếu thuốc men, nhiên liệu và lương thực diễn ra rất phổ biến.
Tiền tệ của Li Băng đã giảm mạnh vào năm 2021. Đến tháng 6, đồng bảng Li Băng đã mất 90% giá trị kể từ tháng 10/2019.
Source:Catholic News Agency
Đức Phanxicô nói về vai trò giáo lý viên trong Giáo Hội
Vũ Văn An
20:28 17/09/2021
Theo tin Tòa Thánh, ngày 17 tháng 9, tại Tông điện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên của một hội nghị, gồm các vị đứng đầu các Ủy Ban Giáo lý của Liên Hội đồng Giám Mục Âu Châu, do Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa hỗ trợ.
Sau đây là diễn từ của ngài với những người có mặt:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng và xin chào mừng!
Tôi rất vui sướng được chào đón các anh chị em tham dự biến cố này trong đó, anh chị em, trong tư cách những người chịu trách nhiệm về việc dạy Giáo lý cho các Giáo hội đặc thù ở Châu Âu, có cơ hội thảo luận về việc tiếp nhận Sách Hướng dẫn mới về việc Dạy Giáo lý, được xuất bản năm ngoái. Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella về sáng kiến này, sáng kiến mà tôi chắc chắn cũng sẽ được mở rộng cho các Hội Đồng Giám Mục của các lục địa khác, để hành trình giáo lý chung có thể được phong phú hóa bởi nhiều kinh nghiệm địa phương.
Tôi vừa trở về sau cuộc cử hành Đại hội Thánh Thể Quốc tế, được tổ chức tại Budapest trong những ngày gần đây, và dịp này rất thuận lợi để xác nhận rằng nỗ lực lớn lao của việc dạy giáo lý có thể có hiệu quả xiết bao trong công cuộc truyền giảng Tin Mừng nếu nó chịu tập chú vào mầu nhiệm Thánh Thể. Chúng ta không thể quên rằng nơi hay nhất để dạy giáo lý chính là việc cử hành Thánh Thể, trong đó anh chị em cùng nhau khám phá ngày càng nhiều hơn những hình thức khác nhau của việc Thiên Chúa hiện diện trong đời sống họ.
Tôi thích nghĩ đến đoạn Tin Mừng Mátthêu, trong đó, các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: “Thầy muốn chúng con chuẩn bị ở đâu để Thầy ăn Bữa Vượt Qua?” (26:17). Câu trả lời của Chúa Giêsu cho thấy rõ Người đã chuẩn bị mọi thứ: Người biết con đường mà một người đàn ông sẽ đi qua đầu đội bình nước, Người biết căn phòng lớn đã được bày biện sẵn ở tầng trên của ngôi nhà (x. Lc 22: 10-12); và, tuy không nói ra, Người hoàn toàn cảm nhận được điều gì trong trái tim của những người bạn của Người vì đó là những gì sẽ xảy ra trong những ngày kế tiếp.
Những lời đầu tiên Người dùng khi sai họ đi là: “Hãy vào thành phố” (Mt 26:18). Chi tiết này – khi nghĩ tới anh chị em và việc phục vụ của anh chị em - khiến chúng ta đọc lại con đường dạy giáo lý như một khoảnh khắc qua đó các Kitô hữu, những người đang chuẩn bị cử hành đỉnh cao của mầu nhiệm đức tin, được mời gọi trước nhất đi “vào thành phố”, để gặp gỡ những người bận rộn với những cam kết hàng ngày của họ. Dạy giáo lý - như Sách Hướng dẫn mới nhấn mạnh - không phải là một việc truyền đạt trừu tượng các kiến thức lý thuyết để học thuộc lòng như các công thức toán học hoặc hóa học. Đúng hơn, đó là kinh nghiệm khai tâm dẫn vào mầu nhiệm (mystagogical) của những người học cách gặp gỡ anh chị em mình tại nơi họ sống và làm việc, bởi vì chính họ đã gặp Chúa Kitô, Đấng đã kêu gọi họ trở thành môn đệ truyền giáo. Chúng ta phải nhấn mạnh vào việc định rõ trọng tâm của việc dạy giáo lý: Chúa Giêsu Kitô Phục sinh yêu thương bạn và không bao giờ bỏ rơi bạn! Chúng ta không bao giờ mệt mỏi hoặc cảm thấy mình lặp đi lặp lại đủ lời công bố đầu tiên này trong các giai đoạn khác nhau của diễn trình dạy giáo lý.
Đó là lý do tại sao tôi thiết lập thừa tác vụ giáo lý viên. Họ đang chuẩn bị nghi thức, tôi xin trích nguyên văn, cho “việc tạo ra” các giáo lý viên. Để cộng đồng Kitô hữu có thể cảm thấy cần phải đánh thức ơn gọi này và trải nghiệm việc phục vụ của một số người nam và người nữ, những người nhờ sống việc cử hành Thánh Thể, có thể cảm thấy sống động hơn niềm đam mê truyền bá đức tin trong tư cách những người rao giảng Tin Mừng. Các giáo lý viên là những nhân chứng đặt mình phục vụ cộng đồng Kitô hữu, để hỗ trợ việc thâm hậu hóa đức tin trong thực tại của cuộc sống hàng ngày. Họ là những người không mệt mỏi loan báo Tin Mừng thương xót; những người có khả năng tạo ra những dây liên kết cần thiết để chấp nhận và gần gũi có khả năng đánh giá tốt hơn Lời Chúa và cử hành mầu nhiệm Thánh Thể bằng cách dâng lên các hoa trái việc lành.
Tôi âu yếm tưởng nhớ hai giáo lý viên đã chuẩn bị cho tôi Rước Lễ Lần Đầu, và tôi tiếp tục liên lạc với họ trong tư cách linh mục và cả với một trong số họ vẫn còn sống, trong tư cách giám mục. Tôi cảm thấy một lòng kính trọng lớn lao, thậm chí còn là một tâm tư biết ơn, không nói rõ ràng, nhưng nó giống như việc tôn kính. Tại sao? Bởi vì họ là những người phụ nữ đã chuẩn bị cho tôi Rước Lễ Lần Đầu, cùng với một nữ tu. Tôi muốn kể cho anh chị em nghe về trải nghiệm này vì đó là một điều tuyệt vời đối với tôi khi đồng hành cùng họ đến cuối cuộc đời, cả hai người. Và cả vị nữ tu đã chuẩn bị cho tôi phần phụng vụ khi Rước lễ: bà đã chết, và tôi ở đó, cùng với bà, đồng hành với bà. Có một sự gần gũi, một dây gắn bó rất quan trọng với giáo lý viên...
Như tôi đã nói vào thứ Hai tuần trước tại Nhà thờ Chính tòa Bratislava, truyền giảng Tin Mừng không phải là sự lặp lại quá khứ đơn thuần, không bao giờ. Các vị thánh truyền giáo vĩ đại, như hai thánh Cyril và Methodius, như Boniface, đều có óc sáng tạo, với tính sáng tạo của Chúa Thánh Thần. Họ tạo ra những con đường mới, phát minh ra những ngôn ngữ mới, những “bảng chữ cái” mới, để truyền tải Tin Mừng, để hội nhập văn hóa cho đức tin. Điều này đòi hỏi phải biết cách lắng nghe người ta, lắng nghe các dân tộc mà ta đang rao giảng cho: lắng nghe nền văn hóa của họ, lịch sử của họ; không lắng nghe một cách hời hợt, chỉ nghĩ đến những câu trả lời đóng gói sẵn mà chúng ta mang theo trong chiếc cặp của mình, không! Muốn lắng nghe thực sự, và so sánh những nền văn hóa đó, những ngôn ngữ đó, thậm chí và trước hết lắng nghe những ngôn ngữ không được nói ra, không được diễn đạt, với Lời Chúa, với Chúa Giêsu Kitô, Tin Mừng sống động. Và tôi nhắc lại câu hỏi: Há đây không phải là nhiệm vụ cấp bách nhất của Giáo hội giữa các dân tộc ở Châu Âu hay sao? Truyền thống Kitô giáo vĩ đại của lục địa không được trở thành một di tích lịch sử, nếu không nó không còn là “truyền thống” nữa! Truyền thống hoặc sống động hoặc không còn là truyền thống. Và việc dạy Giáo lý là truyền thống, là truyền lại [trador], là chuyển giao, nhưng như là truyền thống sống động, từ trái tim đến trái tim, từ tâm trí đến tâm trí, từ cuộc sống này sang cuộc sống nọ. Do đó: phải say mê và sáng tạo, với sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Tôi dùng cụm từ “đóng gói sẵn” cho ngôn ngữ, nhưng tôi sợ tâm hồn, thái độ và khuôn mặt của các giáo lý viên cũng bị “đóng gói sẵn”. Không. Một là giáo lý viên tự do, hai là không phải là giáo lý viên. Giáo lý viên để cho mình cuốn hút vào thực tại họ đang sống, và truyền tải Tin Mừng với óc sáng tạo lớn lao, hoặc không phải là giáo lý viên. Anh chị em hãy suy nghĩ kỹ điều đó.
Các bạn thân mến, qua các bạn, tôi muốn gửi lời cảm ơn của bản thân tôi đến hàng ngàn giáo lý viên ở Châu Âu. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người, bắt đầu từ những tuần tới, sẽ cống hiến hết mình cho trẻ em và những người trẻ đang chuẩn bị hoàn thành hành trình khai tâm Kitô giáo của họ. Nhưng tôi cũng nghĩ tới mỗi và mọi người. Xin Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu cho các bạn, để các bạn luôn được Chúa Thánh Thần trợ giúp. Tôi đồng hành với các bạn bằng những lời cầu nguyện của tôi và Phép lành Tông đồ của tôi. Và các bạn cũng vậy, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn các bạn!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh kinh Tin Kính.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:26 17/09/2021
Hình ảnh kinh Tin Kính.
Hằng tuần vào ngày Chúa nhật, cả ngày lễ trọng, trong thánh lễ Misa mọi người tín hữu Công Giáo cùng đọc kinh Tin kính vào Thiên Chúa.
Tại sao lại đọc kinh này?
Hội Thánh quy định ra công thức như vậy trong nếp sống phụng vụ kính thờ Thiên Chúa từ hơn một ngàn năm nay trong dòng lịch sử đời sống Hội Thánh.
Nói đến kinh Tin Kính ai cũng nghĩ là những công thức tín điều khô cứng, chuyên về thần học trừu tượng…Có người nghĩ rằng tin vào Thiên Chúa đủ rồi, cần gì phải kinh Tin Kính nữa?
Có thể so ví những tín điều với bộ xương sọ ( xương đầu) chúng ta. Xương sọ khô cứng rắn chắc. Nhưng thiếu xương sọ không thể được. Vì bộ xương sọ bao bọc che chở não bộ trí óc con người để cho không bị thương tích làm ra tê liệt phá hủy trung tâm thần kinh não trong suốt đọc đời sống từ lúc thành hình trong cung lòng mẹ cho tới ngày sau cùng đời sống.
Cũng vậy những tín điều vạch ra lằn mức cho suy nghĩ. Vì con người được Đấng Tạo Hóa dựng nên là một công trình luôn biết suy nghĩ. Con người không chỉ cảm nhận thấy cần có nhu cầu ăn và uống. Nhưng còn có khả năng suy nghĩ nữa. Điều này thuộc về đời sống con người.
Qua suy nghĩ tư lự, con người khám phá ra những chân trời sự thể mới lạ, cùng nỗ lực phát triển thêm ra cho hoàn thiện. Trong dân gian có ngạn ngữ kinh nghiệm truyền khẩu: “ Không có gì thực tế hơn là một lý thuyết tốt đẹp!”
Cũng thế, kinh Tin Kính có thể nói được là một hình thái nguyên thủy của con người, và có nền tảng thành hình trong thời gian của Kinh Thánh.
Hình trạng nguyên thủy của Kinh Tin Kính là cầu trả lời của Thánh Phero tông đồ cho câu hỏi của Chúa Giêsu Kitô: “ Anh em nữa cho Thầy là ai?” Ông Phero thưa ngay: “ Thầy là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”( Mt.16,15-16). Câu trả lời của Thánh Phero là lời tuyên xưng kinh tin kính khởi thủy đầu tiên.
Từ lời tuyên xưng căn bản này về Thiên Chúa và thế giới và đức tin từ thuở ban đầu dần dà trong dòng thời gian qua nghiên cứu suy tư đã đi đến kết luận diễn tả thành công thức tín điều như những lằn vạch của nền thần học Kitô giáo.
Thánh Phaolô đã có suy tư căn bản tương hợp về kinh tin kính: “ Nếu bạn ngoài môi miệng tuyên xưng Đức Giêsu Kito là Chúa, và tâm hồn trái tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ.” ( Thư Roma 10,9).
Kinh Tin Kính thành công thức như ngày nay có từ thế kỷ thứ 4. sau Chúa giáng sinh thời Công đồng Nizaea và Constantinopel dựa trên nền tảng lời tuyên tín câu trả lời của Thánh Phero : Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống. Và từ thời điểm đó đến nay đã hơn 1600 năm được đọc trong thánh lễ Misa.
Như thế, những tín điều là những xác tín của qúa trình nghiên cứu suy luận cùng chọn lựa trong dòng thời gian. Nhưng không là điều thay thế cho đời sống.
Xương sọ cần thiết giúp che chở bảo vệ khối trí não cho đời sống bình an lành mạnh vượt qua khỏi những nguy hiểm gây thương tích. Nhưng chính sự sống phát triển sinh hoạt trong toàn cơ thể với trái tim, với tứ chi tay chân, xương cốt bắp thịt, đường dây gân, thần kinh, mạch máu.
Cũng vậy, những tín điều trong Hội Thánh tích lũy nối kết thành nền tảng hậu cung đàng sau. Dựa trên đó đời sống (đức tin) người Kitô hữu phát triển cho trở nên sinh động, đặc biệt qua công việc bác ái và lời cầu nguyện.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng tuần vào ngày Chúa nhật, cả ngày lễ trọng, trong thánh lễ Misa mọi người tín hữu Công Giáo cùng đọc kinh Tin kính vào Thiên Chúa.
Tại sao lại đọc kinh này?
Hội Thánh quy định ra công thức như vậy trong nếp sống phụng vụ kính thờ Thiên Chúa từ hơn một ngàn năm nay trong dòng lịch sử đời sống Hội Thánh.
Nói đến kinh Tin Kính ai cũng nghĩ là những công thức tín điều khô cứng, chuyên về thần học trừu tượng…Có người nghĩ rằng tin vào Thiên Chúa đủ rồi, cần gì phải kinh Tin Kính nữa?
Có thể so ví những tín điều với bộ xương sọ ( xương đầu) chúng ta. Xương sọ khô cứng rắn chắc. Nhưng thiếu xương sọ không thể được. Vì bộ xương sọ bao bọc che chở não bộ trí óc con người để cho không bị thương tích làm ra tê liệt phá hủy trung tâm thần kinh não trong suốt đọc đời sống từ lúc thành hình trong cung lòng mẹ cho tới ngày sau cùng đời sống.
Cũng vậy những tín điều vạch ra lằn mức cho suy nghĩ. Vì con người được Đấng Tạo Hóa dựng nên là một công trình luôn biết suy nghĩ. Con người không chỉ cảm nhận thấy cần có nhu cầu ăn và uống. Nhưng còn có khả năng suy nghĩ nữa. Điều này thuộc về đời sống con người.
Qua suy nghĩ tư lự, con người khám phá ra những chân trời sự thể mới lạ, cùng nỗ lực phát triển thêm ra cho hoàn thiện. Trong dân gian có ngạn ngữ kinh nghiệm truyền khẩu: “ Không có gì thực tế hơn là một lý thuyết tốt đẹp!”
Cũng thế, kinh Tin Kính có thể nói được là một hình thái nguyên thủy của con người, và có nền tảng thành hình trong thời gian của Kinh Thánh.
Hình trạng nguyên thủy của Kinh Tin Kính là cầu trả lời của Thánh Phero tông đồ cho câu hỏi của Chúa Giêsu Kitô: “ Anh em nữa cho Thầy là ai?” Ông Phero thưa ngay: “ Thầy là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.”( Mt.16,15-16). Câu trả lời của Thánh Phero là lời tuyên xưng kinh tin kính khởi thủy đầu tiên.
Từ lời tuyên xưng căn bản này về Thiên Chúa và thế giới và đức tin từ thuở ban đầu dần dà trong dòng thời gian qua nghiên cứu suy tư đã đi đến kết luận diễn tả thành công thức tín điều như những lằn vạch của nền thần học Kitô giáo.
Thánh Phaolô đã có suy tư căn bản tương hợp về kinh tin kính: “ Nếu bạn ngoài môi miệng tuyên xưng Đức Giêsu Kito là Chúa, và tâm hồn trái tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ.” ( Thư Roma 10,9).
Kinh Tin Kính thành công thức như ngày nay có từ thế kỷ thứ 4. sau Chúa giáng sinh thời Công đồng Nizaea và Constantinopel dựa trên nền tảng lời tuyên tín câu trả lời của Thánh Phero : Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống. Và từ thời điểm đó đến nay đã hơn 1600 năm được đọc trong thánh lễ Misa.
Như thế, những tín điều là những xác tín của qúa trình nghiên cứu suy luận cùng chọn lựa trong dòng thời gian. Nhưng không là điều thay thế cho đời sống.
Xương sọ cần thiết giúp che chở bảo vệ khối trí não cho đời sống bình an lành mạnh vượt qua khỏi những nguy hiểm gây thương tích. Nhưng chính sự sống phát triển sinh hoạt trong toàn cơ thể với trái tim, với tứ chi tay chân, xương cốt bắp thịt, đường dây gân, thần kinh, mạch máu.
Cũng vậy, những tín điều trong Hội Thánh tích lũy nối kết thành nền tảng hậu cung đàng sau. Dựa trên đó đời sống (đức tin) người Kitô hữu phát triển cho trở nên sinh động, đặc biệt qua công việc bác ái và lời cầu nguyện.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Hi hữu: Trùm khủng bố Peru luôn gặp xui vào các ngày lễ Đức Mẹ. Chuyện xui nhất cho y vừa mới xảy ra
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:39 17/09/2021
1. Các giám mục Công Giáo ở Thái Lan chuẩn bị cho Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Thái Lan đang chuẩn bị cho Thượng hội đồng năm 2023 về tính đồng nghị, khi Vatican công bố một tài liệu chuẩn bị để các giáo phận xem xét trong sáu tháng tới.
Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Kriengsak Kovithavanij của Bangkok đã thông báo rằng tổng giáo phận sẽ bắt đầu giai đoạn đầu tiên của quá trình vào tháng tới, bao gồm các cuộc họp tham vấn và các buổi suy tư.
Ngài cho biết một cuộc họp trực tuyến “trước thượng hội đồng” sẽ được tổ chức sau đó để đưa ra các đề xuất đệ trình lên hội đồng giám mục Thái Lan.
Đức Hồng Y giải thích rằng Thượng hội đồng giám mục năm 2023 sẽ khác với các cuộc họp trước đó, bởi vì nó sẽ liên quan đến toàn thể Giáo hội thông qua một quá trình “lắng nghe và phân định”
Thượng hội đồng năm 2023 sẽ phải trải qua các giai đoạn cấp giáo phận, quốc gia và lục địa trước khi lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn Giáo hội hoàn vũ tại Rôma vào tháng 10 năm 2023.
Source:Catholic News Agency
2. COVID-19 đánh sập 62,000 doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2021
Theo Veli Ağbaba, phó chủ tịch Đảng Nhân dân Cộng hòa, gọi tắt là CHP, mức tăng trưởng kinh tế 21.7% mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo không phản ánh tình hình thực tế của một quốc gia đang rơi vào khủng hoảng sâu sắc một phần do đại dịch COVID-19.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng cộng 61,736 doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản, một tình huống khiến nghị sĩ Malatya lo ngại vì nhiều công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp, sức mua suy thoái kéo theo tình trạng suy sụp trong lĩnh vực bán lẻ và nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa.
Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStat), một cơ quan nhà nước, gần đây đã báo cáo mức tăng trưởng 21.7% trong quý thứ hai. Nhưng đối với Ağbaba, con số này là vô căn cứ.
Trong khi đó, sự phản đối đối với việc tiêm chủng COVID-19 đã tăng lên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ bảy tuần trước, khoảng 3,000 người đã xuống đường trong cuộc biểu tình được gọi là Đại thức tỉnh để phản đối việc tiêm chủng, hộ chiếu vắc-xin, khẩu trang và khoảng cách xã hội.
Không mặc đồ bảo hộ, những người biểu tình hô khẩu hiệu và hát các bài hát nhắm vào Bill Gates, bị những người theo thuyết âm mưu và những người phủ nhận đại dịch coi là một trong những người hưởng lợi chính của tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Vào ngày 6 tháng 9, chính phủ bắt đầu yêu cầu bằng chứng về việc tiêm phòng hoặc xét nghiệm COVID-19 âm tính đối với tất cả những người sử dụng máy bay liên tỉnh, xe buýt và tàu hỏa, cũng như những người tham dự các sự kiện lớn như hòa nhạc hoặc biểu diễn sân khấu.
Source:Asia News
3. Đức Tổng Giám Mục kêu gọi tổng thống Peru loại bỏ khỏi chính quyền của ông ta những mối quan hệ với tổ chức Con đường Sáng
Đức Tổng Giám Mục José Antonio Eguren Anselmi của tổng giáo phận Piura đã kêu gọi tổng thống Peru, Pedro Castillo loại bỏ khỏi nội các của ông những người có liên hệ với tổ chức Con Đường Sáng, một nhóm nổi dậy cộng sản.
Tổ chức Con Đường Sáng được thành lập vào những năm 1960 và bắt đầu xung đột vũ trang vào năm 1980. Hàng chục nghìn người đã chết trong các cuộc bạo động sau đó.
Trong thánh lễ ngày 12 tháng 9, Đức Tổng Giám Mục Eguren nói rằng “Người Peru chúng ta không nên quên ngay lập tức những gì mà ý thức hệ đã thể hiện một cách sâu xa bản chất của nó, cũng như những đau khổ to lớn mà nó đã gây ra trong lịch sử gần đây của đất nước chúng ta nhằm cướp chính quyền”.
“Do đó: Thưa Tổng thống, hãy dọn sạch nội các của ông!” ngài nói
Kể từ khi được bầu làm tổng thống Peru, Castillo và nội các của ông đã bị cáo buộc có quan hệ với tổ chức Con Đường Sáng.
Khi Castillo nhậm chức, những lời chỉ trích gia tăng vì những người mà ông bổ nhiệm vào các chức vụ khác nhau trong chính quyền của mình.
Trong những tuần gần đây, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Guido Bellido, đã bị báo chí địa phương cáo buộc là người ủng hộ “tư tưởng Gonzalo”, là ý thức hệ cộng sản của Abimael Guzmán, người sáng lập Con đường Sáng. Bí danh của ông ta là Chủ tịch Gonzalo.
Dân biểu Peru Patricia Chirinos cũng buộc tội rằng, trong một cuộc trò chuyện, Bellido đã hăm dọa “cưỡng hiếp” cô ta.
Ngoài ra, nhật báo El Comercio của Peru tiết lộ hôm 29 tháng 8 rằng một báo cáo của cảnh sát chưa được công bố vào năm 2004 cho thấy Iber Maraví, Bộ trưởng Bộ Lao động, đã bị buộc tội gia nhập tổ chức Con Đường Sáng.
Đức Tổng Giám Mục Eguren lưu ý rằng vào ngày 12 tháng 9 “chúng ta cũng đã cử hành một lễ kính Đức Mẹ rất đẹp, lễ ‘Thánh danh ngọt ngào của Đức Mẹ Maria’ và cũng vào ngày lễ đó vào năm 1992, thủ lĩnh của Con đường Sáng, là Abimael Guzmán đã bị bắt sau khi đã gây ra biết bao đau khổ cho đất nước.
Ngày thứ Bẩy, 11 tháng 9 vừa qua, Abimael Guzmán đã chết trong tù.
Đức Tổng Giám Mục Eguren nhắc lại rằng: “Cùng với ông ta, các thành viên chính trong băng đảng cộng sản này đã khủng bố, diệt chủng, đã gây ra các vụ thảm sát toàn bộ cộng đồng cư dân nghèo ở vùng Andes và các vùng rừng rậm của chúng ta trong những năm 1980 và 1990”.
Đức Tổng Giám Mục Eguren nhấn mạnh rằng bạo lực của Con đường sáng không chỉ dừng lại trong các vùng nông thôn, nó đã đến với “những người trong thành phố, bao gồm cả người già, phụ nữ mang thai và trẻ em, những người bị sát hại một cách dã man”.
Đức Tổng Giám Mục Eguren cũng chỉ ra rằng “ngày Guzmán bị bắt cũng là một năm sau khi bắt đầu chiến dịch 'Hòa bình ở Peru rất đáng để lần chuỗi Mân Côi.'“
“Chiến dịch này đã được hình thành và thúc đẩy bởi Đức Giám Mục Ricardo Durand Florez, một giám mục Peru vĩ đại, trong suốt cuộc đời và sứ vụ của mình, làm việc chăm chỉ để rao giảng Tin Mừng cho người nghèo”
Đức Tổng Giám Mục Piura nói rằng “nhờ sự chuyển cầu mạnh mẽ của Đức Maria, người mà thánh danh ngọt ngào đã được kêu gọi không ngừng trong những lúc lo lắng và sợ hãi, sự kết thúc của một kỷ nguyên khủng bố, bạo lực, hủy diệt và chết chóc đã xảy ra”.
Đức Tổng Giám Mục cũng than thở rằng “hai mươi chín năm sau, chúng ta vô cùng phẫn nộ và lo ngại vì những kẻ khủng bố quỷ quyệt và điên rồ của Con Đường Sáng đang nhởn nhơ quanh cung điện của chính phủ mà không bị trừng phạt”.
Ngài cảnh báo: “Những nhân vật có lịch sử tham nhũng đen tối và có quan hệ với các phong trào khủng bố đang chiếm giữ các vị trí trọng yếu trong chính phủ và trong Quốc hội”, đồng thời lưu ý rằng “họ cũng đang bôi nhọ nhân phẩm và thể hiện sự tôn trọng đối với phụ nữ”.
“Vì vậy, chúng ta phải cầu khẩn 'Danh Thánh ngọt ngào nhất của Mẹ Maria', đặc biệt với việc đọc kinh Mân Côi hàng ngày, để ân sủng của Thiên Chúa phát ra mãnh liệt từ Mẹ Chí Thánh của chúng ta, làm tan biến bóng tối của sự nguy hiểm và sự dữ mà tổ chức Con Đường Sáng này tiêu biểu.”
Source:Catholic News Agency
4. Đức Hồng Y O'Malley kêu gọi chủ tịch Cuba trả tự do cho những người biểu tình
Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston, một thành viên của hội đồng Hồng Y Cố vấn của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã có chuyến thăm tới Cuba, và hôm thứ Năm ngài đã có một cuộc gặp gỡ với chủ tịch nhà nước. Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Hồng Y kêu gọi khoan hồng cho những người tham gia vào các cuộc biểu tình lớn trên đường phố vào mùa hè này.
Trên đường đến thăm Cộng hòa Dominica và Haiti bị tàn phá bởi trận động đất, Đức Hồng Y O'Malley, được nhiều người coi là một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Đức Giáo Hoàng, đã đến thăm Miguel Diaz-Canel, chủ tịch Cuba.
“Phương tiện truyền thông nhà nước Cuba đăng tải hình ảnh của buổi làm việc, nhưng không cho biết chi tiết về những gì đã được thảo luận, mặc dù cuộc gặp gỡ có sự tham dự của các quan chức cấp cao Cuba, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodríguez, giám đốc tư tưởng của Đảng Cộng sản, và người đứng đầu văn phòng liên lạc với Mỹ của Bộ Ngoại giao Cuba.” Vị Hồng Y đã không bình luận công khai về các vấn đề chính trị.
Diaz-Canel đã thi hành một chính sách đàn áp nghiêm trọng các cuộc biểu tình đường phố tự phát ở Cuba vào mùa hè này. Nhiều người biểu tình đã kêu gọi cải cách và từ bỏ chế độ chủ nghĩa Cuba. Các linh mục và các đại diện khác của Giáo Hội Công Giáo đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình, và nhiều người đã bị bắt giữ.
Đức Hồng Y O'Malley đã viết trên blog của mình hôm thứ Sáu rằng ngài đã nói chuyện với Diaz-Canel về các cuộc biểu tình “và kêu gọi sự khoan hồng cho những người tham gia vào các cuộc biểu tình một cách bất bạo động”.
Một khía cạnh của các cuộc biểu tình là việc Havana giải quyết không tốt cuộc khủng hoảng COVID-19. Trong chuyến viếng thăm Đức Hồng Y O'Malley đã thăm Trung tâm Kỹ thuật di truyền, nơi một loại vắc xin chống coronavirus đang được nghiên cứu. AP cho biết Cuba là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh đã tìm cách chế ra 3 loại vắc-xin của riêng mình chống lại COVID-19.
Source:Aleteia
Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo: TQ biến Sihanoukville thành nơi giam nô lệ hiện đại, lừa đảo trực tuyến
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:20 17/09/2021
1. Tòa án tối cao Italia ra phán quyết: Treo thánh giá tại lớp học không phải là kỳ thị
Tòa án tối cao của Ý đã phán quyết rằng việc treo thánh giá tại lớp học không phải là một hành động kỳ thị. Lớp học có thể đón nhận sự hiện diện của thánh giá, khi cộng đồng nhà trường liên hệ thẩm định và quyết định một cách độc lập về việc treo thánh giá.
Hãng tin Ansa của Ý, cho biết phán quyết của tòa án tối cao có đoạn viết: “Việc treo thánh giá trong các lớp học tại một nước như nước Ý, gắn liền với kinh nghiệm sống thực của một cộng đoàn và truyền thống văn hóa của một dân tộc, không phải là một hành vi kỳ thị một giáo chức bất đồng vì lý do tôn giáo”.
Tòa đã cứu xét và tuyên bố phán quyết vì có đơn kiện của một giáo chức bị trừng phạt vì, ông chủ trương trường học phải trung lập về tôn giáo, và nhân danh tự do tôn giáo, ông đã tự động tháo gỡ tất cả thánh giá trước khi bắt đầu dạy trong các lớp học, và chỉ đặt lại chỗ cũ sau khi dạy học xong, bất chấp lệnh mà vị hiệu trưởng của trường đưa ra sau khi các học sinh yêu cầu duy trì thánh giá tại các lớp học. Giáo viên bị trừng phạt ngưng chức trong 30 ngày và người này đã khiếu nại lên tới tòa án tối cao để đòi bồi thường.
Tòa án đã hủy bỏ lệnh phạt của hiệu trưởng vì đó là điều không hợp pháp, tuy nhiên tòa không nhìn nhận một sự bồi thường nào theo lời yêu cầu của giáo viên, vì cho rằng tự do ngôn luận và giảng dạy của ông không bị hạn chế, vì việc treo thánh giá không phải là một hành vi kỳ thị.
Phản ứng về phán quyết của tòa án tối cao, Đức cha Stefano Russo, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Ý, nói rằng: Các thẩm phán tòa tối cao khẳng định thánh giá trong các lớp học không gây ra chia rẽ hoặc đối nghịch, nhưng là biểu hiện một cảm thức chung có căn cội sâu xa tại đất nước chúng ta và là một biểu tượng văn hóa ngàn đời. Quyết định của tòa án tối cao hoàn toàn áp dụng nguyên tắc tự do tôn giáo và bác bỏ quan niệm duy đời về xã hội muốn loại bỏ mọi tham chiếu tôn giáo tại các nơi công cộng. Trong phán quyết này, tòa nhìn nhận tầm quan trọng của tự do tôn giáo, giá trị của sự thuộc về một cộng đoàn, và tầm quan trọng của sự tôn trọng nhau.
2. Nô lệ hiện đại bị các ông chủ Trung Quốc bóc lột ở Sihanoukville, và bị buộc lừa đảo trực tuyến
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Trung Quốc đang biến mảnh đất Campuchia hiền hòa thành nơi giam giữ những nô lệ hiện đại là những người bị buộc phải tham gia vào các hành vi gian lận trên Internet.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy. Chúng tôi đặc biệt khẩn khoản xin quý vị và anh chị em báo cho những người quen biết, đặc biệt là những người đang muốn tìm công ăn việc làm với các công ty Trung Quốc tại Campuchia.
Nhìn từ bên ngoài, khu phức hợp dân cư cho người Campuchia hoặc công nhân nước ngoài giống như một chục tòa nhà vuông vắn bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án Trung Quốc này có từ 8,000 đến 10,000 nô lệ, những người được tuyển mộ bằng cách lừa dối, bị bắt làm tù nhân và buộc phải thực hiện các hành vi gian lận trên Internet.
“Mọi người Trung Quốc chỉ cần dành hơn vài tháng ở Sihanoukville đều biết về điều đó. Họ gọi nó là Thành phố Trung Quốc”, một nguồn tin giấu tên nói với tờ Khmer Times.
Một nhóm doanh nhân đứng sau tổ chức tội phạm này đã mua lại toàn bộ khu vực này sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra lệnh cấm đánh bạc vào năm 2019.
Sihanoukville đã thay đổi trong những năm gần đây. Trước khi các khoản đầu tư của Trung Quốc đổ vào, thành phố này chỉ là một thị trấn ven biển ngủ yên ở miền nam Campuchia.
Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi động dự án cơ sở hạ tầng lớn của mình, gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường, du khách phương Tây đã bị loại ra để nhường chỗ cho người Trung Quốc.
Các dấu hiệu bằng tiếng Khmer và tiếng Anh đã biến mất, thay vào đó là các dấu hiệu bằng tiếng Quan Thoại. Các khách sạn, nhà hàng và sòng bạc hiện đang được hình thành tại khu phố Tàu này.
Thành phố này là cảng đầu tiên trong Sáng kiến Vành đai và Con đường sau khi Trung Quốc đầu tư 4.2 tỷ Mỹ Kim vào các nhà máy điện địa phương và các mỏ dầu ngoài khơi.
Trung Quốc cũng viện trợ hàng triệu Mỹ Kim để hiện đại hóa quân đội Campuchia. Có lẽ đây là lý do tại sao các ông chủ của Dự án Trung Quốc có thể hành động ngang nhiên mà không lo ngại bất cứ ai.
“Thành phố Trung Quốc là nơi tồi tệ nhất trong số những điều tồi tệ nhất ở Campuchia”, nguồn tin nói với Khmer Times. “Họ được cảnh sát bảo vệ. Lý do duy nhất mà cảnh sát có thể vào bên trong là khi có một tin tình báo đáng tin cậy liên quan đến ma túy. Đó là một ranh giới rất rõ ràng được vạch ra.”
Theo tờ báo Campuchia, hầu hết những nô lệ hiện đại là người Trung Quốc, nhưng cũng có nhiều người đến từ các quốc gia Đông Nam Á.
Lừa đảo với các lời mời làm việc giả, hộ chiếu của họ bị thu giữ, họ được dạy cách tạo hồ sơ trên các mạng xã hội để lừa mọi người đầu tư vào tiền điện tử, và tham gia vào các hành vi phạm tội.
Bất kỳ ai biến các tương tác trên mạng xã hội thành các liên hệ WhatsApp hoặc WeChat sẽ nhận được phần thưởng, chẳng hạn như được quan hệ tình dục với phụ nữ Đông Âu, là những người cũng bị giam giữ ở đây.
Theo một số nhân chứng, một kẻ lừa đảo đã đánh cắp tới 400,000 đô la Mỹ từ một cá nhân duy nhất.
Một số nô lệ thời hiện đại này buộc phải tìm tân binh cho Dự án Trung Quốc thông qua các phương thức lừa đảo tương tự như họ đã từng bị lừa.
Một sĩ quan cảnh sát giấu tên báo cáo rằng kế bên Dự án Trung Quốc, mỗi tuần các nhân viên thực thi pháp luật Campuchia đều tìm thấy thi thể, nhưng không thể phân biệt giữa các vụ giết người và các vụ tự tử. Đôi khi các thi thể có thông điệp viết trên cánh tay của họ cho thấy cái chết không phải là do tự sát.
Người chồng của một cựu “nhân viên” làm việc cho Dự án Trung Quốc này nói rằng vợ của ông đã bị lừa làm việc cho công ty này thông qua một cơ quan tìm kiếm việc làm khi bà nộp đơn xin làm việc như một nhân viên trả lời điện thoại.
Anh giải thích: “Lúc đầu mọi thứ đều ổn. Sau đó, họ nói rằng họ sẽ đào tạo cô ấy ở gần sân bay. Cuối cùng, công ty đã đón vợ tôi từ nhà tôi và đưa cô ấy đến trung tâm đào tạo. Nhưng khi họ đang trên đường đi, họ nói rằng họ phải đưa cô ấy đến một huấn luyện viên ở Sihanoukville”.
Người phụ nữ nhanh chóng nhận ra rằng đó là một trò lừa đảo mà những người ở Âu Châu đang bị lừa. Cô ấy ngay lập tức nói rằng cô ấy muốn từ chức nhưng những người ở đó không cho phép cô ấy rời đi. Họ muốn bán cô cho một công ty khác”.
Các nguồn khác khẳng định rằng mọi người đang bị bán và sau đó chuyển sang các tòa nhà khác. Trình báo với cảnh sát Campuchia với một câu chuyện như vậy sẽ không thay đổi được điều gì.
Người chồng nói thêm: “Tôi đã nói câu chuyện này với cảnh sát nhưng họ không có hành động. Lúc đầu, tôi không đưa ra món tiền nào như ý họ muốn. Sau đó, khi một số trang web tin tức nói về những gì đã xảy ra, cô ta đã được trả tự do”.
Sau cuộc điều tra của Khmer Times, các đại lý bất động sản địa phương cho biết đã nhận được nhiều yêu cầu mua nhà từ các công ty trong thành phố.
Có vẻ như những tên trùm tội phạm hiện đang di chuyển đến O'tres, Đồi Chiến thắng, gần cảng biển và trung tâm thành phố Sihanoukville. Một số người được cho là đang nhắm vào tỉnh Battambang và thậm chí cả thủ đô Phnom Penh.
Source:Asia News
3. Giáo chủ Công Giáo Maronite hoan nghênh chính phủ mới của Li Băng
Lãnh đạo của những người Công Giáo Maronite ở Liban đã hoan nghênh việc thành lập tân chính phủ Li Băng sau 13 tháng bế tắc về chính trị.
Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai đã chúc mừng Thủ tướng Najib Mikati, Tổng thống Michel Aoun, và nội các mới gồm 24 bộ trưởng trong một bài đăng trên mạng xã hội và chúc chính phủ thành công trong việc thực hiện cải cách và cải thiện điều kiện sống cho tất cả người dân Li Băng.
Việc thành lập chính phủ mở đường cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tới Li Băng.
Đức Thánh Cha Phanxicô trước đây đã nói rằng ngài muốn thăm Li Băng sau khi các nhà lãnh đạo của quốc gia này thành lập được chính phủ.
“Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Li Băng nhưng chỉ sau khi một chính phủ được thành lập. Và đây là một thông điệp gửi tới người Li Băng, rằng chúng ta phải thành lập một chính phủ để mọi người có thể tập hợp lại trong việc hồi sinh Li Băng”, chính trị gia người Li Băng Saad Hariri nói sau cuộc gặp riêng với Đức Giáo Hoàng hồi tháng Tư.
Vào tháng 6, một quan chức Vatican đã xác nhận rằng Đức Giáo Hoàng có ý định thăm Li Băng sau khi nước này thành lập chính phủ thành công, đồng thời nói thêm rằng chuyến đi có thể diễn ra vào đầu năm sau.
Đức Thượng Phụ Rai đang ở thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi để tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế khi tin tức về việc thành lập chính phủ mới được công bố vào ngày 10 tháng 9.
Vị Hồng Y người Li Băng trong nhiều tháng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước vượt qua các lợi ích đảng phái và thành lập chính phủ để giúp đất nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Các bộ trưởng mới của Li Băng phải đối mặt với những thách thức lớn khi lên nắm quyền vào thời điểm 3/4 dân số sống trong cảnh nghèo đói và tình trạng thiếu thuốc men, nhiên liệu và lương thực diễn ra rất phổ biến.
Tiền tệ của Li Băng đã giảm mạnh vào năm 2021. Đến tháng 6, đồng bảng Li Băng đã mất 90% giá trị kể từ tháng 10/2019.
Source:Catholic News Agency