Ngày 11-09-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Học tha thứ với Chúa Giê-su
LM Inhaxiô Trần Ngà
11:00 11/09/2008
Học tha thứ với Chúa Giê-su

(Chúa Nhật 24 thường niên -Matthêu 8,21-35)

Khi bị người khác xúc phạm, có người cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng, nên lồng lên dữ dội như con thú bị trúng thương; có người cảm thấy máu sôi lên trong huyết quản, người nóng bừng lên, hơi thở dồn dập, mặt đỏ gay.

Trong hoàn cảnh đó, phản ứng thông thường của đa số là tìm cách trả đũa thật đích đáng. Thậm chí có người cho rằng thà chịu chết còn hơn chịu nhục. Thế là giông tố sẽ bùng lên, những trận đòn thù như vũ bão sẽ ập đến, hậu quả không biết đâu mà lường!

Trong khi đó, Chúa Giê-su, trong thân phận con người, và nhất là trong cuộc thương khó của Người, đã bình thản đón nhận mọi sỉ nhục, nhạo cười, lăng mạ, phỉ nhổ, chịu hành hạ, chịu đánh đòn, chịu đội mão gai, chịu vác thập giá, chịu chết trần truồng, chịu vô vàn đau thương chồng chất và chịu chết tủi nhục trên thập giá mà không hề oán hận hay nguyền rủa những con người bội bạc xúc phạm đến mình, trái lại còn đem lòng thương xót và cầu xin Chúa Cha tha thứ cho họ. (Luca 23, 33)

Đối mặt với vô vàn xúc phạm đủ mọi hình thức, Chúa Giê-su sẵn sàng tha thứ và kêu mời mọi người hãy tha thứ cho nhau, tha thứ liên tục không ngừng.

“Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ?" Đức Giê-su đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy." Nói như thế có nghĩa là Chúa dạy hãy tha thứ liên tục không ngừng.

Quả là một đòi hỏi vượt quá sức người. Làm sao con người đầy sân hận lại có đủ bản lãnh và khí phách để thực hiện lời truyền dạy của Chúa Giê-su?

1. Con người mắc phải lầm lỗi vì mù quáng, vì thế họ đáng thương chứ không đáng trách.

Chúa Giê-su không những tha thứ mà còn yêu thương những kẻ kết án và đóng đinh Người vì Người biết họ hành động cách mù quáng, mà mù quáng thì đáng thương hơn là đáng trách. Họ mù quáng nên không nhận ra Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Họ tưởng rằng khi kết án Chúa Giê-su là họ bảo toàn vinh quang Thiên Chúa, không để cho uy danh Thiên Chúa bị xâm phạm bởi một người phàm làng Nadarét ngạo mạn xưng mình là Con Thiên Chúa.

Charlie Charplin nhận định: “người ta mắc phải lầm lỗi là do sự mù quáng của mình. Thế nên người ngu thì lên án họ; người khôn thì thương xót họ.” Không giống như bao nhiêu người thiếu hiểu biết thường vội vàng kết án người khác căn cứ vào hành vi lầm lỗi bên ngoài của tội nhân, Chúa Giê-su là Đấng khôn ngoan thấu suốt lòng dạ con người; Người biết rằng phần lớn những tội người ta phạm là do mù quáng, do thiếu hiểu biết mà ra, vì thế, thay vì lên án, Người thương xót những kẻ mắc phải lỗi lầm và tha thiết cầu xin Chúa Cha tha thứ cho họ. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." (Luca 23, 33)

2. Không ai cố tình làm điều ác.

Ngoài ra, nhà hiền triết Socrate cũng có cùng quan điểm như thế. Ông nhận định rằng: “không ai cố tình làm điều ác” và “sở dĩ người ta làm điều ác là vì mù quáng, thiếu hiểu biết”

Dale Carnegie, một học giả trứ danh người Mỹ nổi tiếng với nhiều tác phẩm bán chạy nhất thế giới quả quyết rằng: “Tôi đã bỏ ra gần 70 năm trong đời để khám phá ra chân lý nầy là dù người ta có lỗi nặng đến đâu, thì trong 100 lần phạm lỗi, thì có đến 99 lần người ta tự cho là mình vô tội.” Phần lớn các phạm nhân cho rằng mình vô tội vì nghĩ rằng những hành động họ làm được thúc đẩy bởi lòng tốt chứ không phải bởi ác tâm.

Xét lại bản thân mình, chúng ta thấy rằng dù mỗi người chúng ta đã từng phạm nhiều lầm lỗi trong cuộc sống, nhưng chưa bao giờ chúng ta hành động vì ác tâm. Từ đó suy ra, trong phần đông nhân loại, không mấy ai cố tình làm điều ác. Vì thế chẳng nên kết tội người khác nhưng hãy sẵn sàng thứ tha cho họ. Tóm lại, để có thể tuân giữ lời mời gọi tha thứ liên lỉ, tha thứ không ngừng của Chúa Giê-su, chúng ta cần xác tín như nhà hiền triết Socrate rằng: “Không ai cố tình làm điều ác”, “sở dĩ con người phạm phải lầm lỗi là do sự mù quáng của mình”.

Và hãy ghi tâm lời nhận định của Charlie Charplin: “con người mắc phải lầm lỗi là do sự mù quáng của mình. Thế nên, người khôn thì thương xót họ, người ngu thì lên án họ.”

Và nhất là học theo gương Chúa Giê-su, cảm thông sâu sắc với người tội lỗi, cầu xin Chúa Cha tha thứ cho họ vì họ mù quáng, “không biết việc họ làm” (Lc 23,33)
 
Đâu là mục đích của đời bạn?
Nguyễn Hy Vọng
11:41 11/09/2008
Đâu là mục đích của đời bạn?

1- John Lennon, ca sĩ của ban nhạc The Beatles, Anh quốc. Trong lúc được tạp chí American Magazine phỏng vấn, John Lennon nói: “Thiên Chúa giáo sẽ không còn, sẽ biến mât. Tôi không có gì phải tranh cãi về điều đó. Tôi chăc chắn. Ông Giêsu thì được, nhưng những kẻ theo ông thì quá ngay ngô; ngày nay chúng tôi nổi tiếng hơn ông ta” (1966)

Sau khi John Lennon tuyên bố lời trên đây, hắn bị bắn sáu lần.

2- Tancredo Neves, người Batây (Brazil). Trong lúc vận động tranh cử tổng thống, hắn tuyên bố: "nếu tôi có được 500,000 người trong đảng bầu cho, thì ngay cả Thượng đế cũng không thể đẩy tôi ra khỏi chức vụ tổng thống".

Tancredo Neves được số phiếu hắn muốn, nhưng một ngày trước ngày nhận chức tổng thống, hắn chết.

3- Cazuza, viết nhạc, ca sĩ, nhà thơ. Trong một buổi trình diễn ở Canecio (Rio de Janeiro). Trong lúc hút thuốc lá, hắn thổi khói vào không khí và nói: “Thượng đế, phần đó cho ngươi”.

Hắn bị bịnh liệt kháng (Aids), chết ở tuổi 32, trong tình trạng cực kỳ đau đớn.

4- Một nhà báo hỏi người thiết lập chiếc tàu Titanic, về sự an toàn của chiếc tàu, thì kẻ: lập chiếc tàu, nói: “Ngay cả Thượng đế cũng không thể đánh chìm được nó”.

Kết quả ra sao, mọi người đã biết.

5- Marilyn Monroe, diễn viên điện ảnh. Trong một xuất trình diễn, được Billy Graham đến thăm. Bill Graham nói, Chúa Thánh Thần sai ông đến để nói với cô. Nghe xong, Marilyn Monroe, nói: “Tôi không cần Giêsu của ông”.

Một tuần sau, người ta thấy xác cô trong một chung cư.

6- Bon Scott, ca sĩ của ban nhạc AC/DC. Một bản nhạc hắn ca vào năm 1979, có câu: “Đừng ngăn cản tôi. Tôi đang đi xuống tận cùng; xuống con đuòng cao tôc đến hỏa ngục”.

Ngày 19 tháng hai,1980, Bon Scott chết vì ngẹt thở, do cơn ói mửa của hắn.

7- Cô gái Ba Tây - Năm 2005, thành phố Campinas. Batây (Brazil), có một nhóm bạn lái xe đến đón một cô bạn của họ… Người mẹ cùng đi với cô con gái đến chiếc xe. Người mẹ lo lắng khi thấy bạn của con gái bà say rượu. Bà nắm tay đứa con gái, lúc đó đã ngồi vào xe: Con gái của mẹ. Con hãy xin Chúa cùng đi với con và xin Ngài che chở con. Đứa con gái trả lời: “Ông Ta có đi thì vào cốp xe, trong này không còn chỗ”.

It giờ sau, tin tức cho biết chiếc xe bị tai nạn, không người nào sống sót. Chiếc xe bị hư hại đến độ, không ai có thể nhận biết đó là xe loại gì, nhưng có một điều làm cho những người cảnh sát hêt sức ngạc nhiên, là cốp xe không bị hư hỏng; theo họ, điều đó không thể xảy ra trong một tai nạn như thế. Trong cốp xe có hộp trứng, nhưng không có một quả trứng nào bị vỡ.

8- Christine Hewitt (người Jamaica), là nhà báo và hoạt náo viên. Cô nói: “Kinh Thánh (Lời của Chúa) là quyển sach tồi tệ nhât đã được viết”.

Tháng sáu 2006, cô bị cháy rụi trong xe của cô.

9- Anh bộ đội CSVN - Năm 1954, sau khi chiếm Miền Bắc, vài công an cộng sản vào nhà dòng kín Bùi Chu lục soát. Khi đến Nhà Nguyện, lúc các nữ tu chầu Mình Thánh, công an cộng sản lớn tiếng la lối: “Chúa của các ngươi ở đâu?”. Nữ tu chỉ Nhà Tạm trên bàn thờ, công an lấy súng mang trên người nhắm Nhà Tạm, bắn, làm chén thánh và Mình Thánh Chúa đổ ra vương vãi. Bắn xong, hắn vẫn đứng yên, chỉa súng vào Nhà Tạm như muốn bắn tiếp. Các nữ tu vô cùng đau lòng vì Mình Thánh Chúa bị xúc phạm, nên quỳ xuống, van xin anh đừng bắn nữa; nhưng khi động đến anh, mới biết linh hồn anh lià xác từ lúc nào rồi.

10- Người đập phá tượng ảnh - Năm 1963, sau khi ông Ngô Ðình Diệm bị một số tướng tá phản bội lật đổ, một số bà con bên lương tràn vào tòa tỉnh trưởng Thừa Thiên, Huế, đập phá "tàn tích gia đình trị". Khi thấy bức tượng thánh Gioan Tẩy Giả, quan thầy của cụ Diệm, một thanh niên trèo lên vác búa đập vỡ mặt mũi bức tượng, nhưng bị trật chân ngả xuống chết ngay lập tức.

***

Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, chính Ngài tạo dựng mọi loài, mọi vật, hữu hình và vô hình từ hư vô. Thiên Chúa vô cùng tôt lành, nhưng cũng vô cùng công minh.

Nhân loại đã phạm tội qua sự bất tuân Lời Ngài. Nhân loài đáng bị đọa và án phạt đời đời. Tội lỗi đời đời của nhân loại không ai có thể gánh vac, nhưng vì yêu thuong, Thiên Chúa đã cho Con Một của Ngài là Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô xuống trần để cúu chuộc nhân loại.

Ai tin vào Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô sẽ được cúu, ai không tin sẽ bị án phạt. Những kẻ xúc phạm đến Thiên Chúa, như: đảng cộng sản, bè tam điểm, những kẻ thờ Satan, danh vọng, chức quyền, tiền của, ông địa, phàm nhân… đừng lầm tường Thiên Chúa chưa phạt mà nghĩ rằng không có Thiên Chúa, Thiên Chúa là Đấng hằng có đời đời.

Bạn đặt mục đich của đời bạn vào Thiên Chúa để có hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng, hay vào những thứ phù vân chóng qua để phải khổ đau đời đời trong hỏa ngục?
 
Tình, thơ
Sa Mạc Hồng
14:15 11/09/2008
Tình, thơ

Thơ người rung động giữa đời
Con tim lệ ứa bao lời yêu thương
Tình đi tình đến vấn vương
Cầu Ô mấy nhịp mấy đường tình duyên
Bến xưa đợi sóng con thuyền
Hò ơ câu hát truân chuyên mỏi mòn
Trăng khuya lấp ló đầu non
Nhớ người nhớ quá nửa hồn thương đau
Tình thôi xin hẹn kiếp sau
Kiếp này lỡ bước nhịp cầu gãy đôi

Thơ tôi rung động giữa đời
Hồn thơ run rẩy lạnh trời Bêlem
Thiên thần hát, nhịp con tim
Câu ca tình thánh đi tìm hồn tôi
Âm vang trào ý muôn lời
Hồng ân đổ xuống tình tôi tình người
Thơ tôi rung động giữa trời
Hồn thơ khép nép trên đồi Canvê
Chiều buông mây tím lặng nghe
Con tim thổn thức tái tê cõi lòng
Giọt buồn thập tự còn vương
Người yêu tôi chết bỗng dưng quay về
Trọn tình tròn nghĩa hẹn thề
Người tôi yêu mãi gần kề bên tôi
Tôi vui tôi sướng cả đời
Hồn thơ bay bổng tận nơi Thiên đàng!
 
Cây Thánh giá
Thanh Thanh
14:18 11/09/2008
CÂY THÁNH GIÁ

THẬP GIÁ (Mt 16,21-27)



Nếu đi tìm một Giêsu không thập giá thì sẽ gặp toàn thập giá mà không thấy Giêsu. Vì nói đến thập giá là nói đến Chúa Giêsu. Nói đến Chúa Giêsu là nói đến thập giá. Thập giá gắn liền với đời Ngài, cuộc đời biểu lộ tình yêu bằng Thập giá. Và đàng sau thập giá là hình bóng của vinh quang. Vâng, “dầu là Con Thiên Chúa, Người cũng đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi bản thân đã đạt tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 5, 8-9).

Câu truyện đời thường

Trong chuyến hành hương, Thầy bề trên trao cho đệ tử mỗi người một cây thập giá loại nhẹ, đẹp, ngắn và phù hợp với sức khoẻ. Phần thầy, dĩ nhiên là thập giá sần sùi, xấu nhất, dài nhất và nặng nhất.

Cuối đoạn đường, thầy trò phải băng ngang một con sông để hưởng vinh quang, và phương tiện, cây cầu chính là thập giá.

Người thứ nhất, dọc đường đã khôn ngoan cưa thập giá ngắn lại cho nhẹ, nên bị hụt không qua sông được.

Người thứ hai, suốt chuyến đi luôn miệng kêu ca, than phiền, oán trách, càm ràm vì thầy không công bằng, không quan tâm, không lo lắng để mình phải chịu thiệt thòi hơn mọi người. Vì thế, không còn đủ sức đặt thập giá làm cầu ngang sông nữa, đành phải ở bên này.

Người thứ ba thì luôn vui tươi, hân hoan, tự tin, và vác thập giá một cách nhẹ nhàng trong suốt chuyến đi. Bởi họ yêu mến, tin tưởng và hy vọng vào Chúa Giêsu. Họ được vào hưởng vinh quang đã dọn sẵn cho họ.

Câu truyện Lời Chúa

Chúa Giêsu cho ta biết ai muốn hưởng phúc lộc quê trời, người ấy phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Nếu ai muốn có được sự sống đời đời, thì phải từ bỏ bản thân và mọi quyến luyến đời này. Nếu không muốn liều mất mạng sống mình vì nước trời thì người ấy sẽ bị huỷ diệt. Bởi được cả thế giới mà mất mạng sống thì ích lợi gì.

Vác thập giá mình, chứ không phải là thập giá của người khác, Ngài nói rất rõ.

Câu truyện của chúng ta

Chiếc cầu thập giá, cũng là chìa khoá mở vào cõi phúc khi cùng Thầy Giêsu đi vào vào con đường hẹp. Quả thực, con người phải đối diện và luôn gặp thập giá trong đời và suốt đời. Dù muốn hay không, chấp nhận hay phủ không, thập giá vẫn có. Nhưng có được hưởng phúc lộc ngàn thu hay không, tuỳ vào thái độ của mỗi người thế nào trước thập giá.

Ba đệ tử trong câu truyện là ba hình thức hành đạo của nhiều người.

Loại có đạo. Đây là loại người thứ nhất, khôn ngoan cưa bớt cây thập giá. Nghĩa là cũng gia nhập Giáo hội, rồi sau đó xa rời Giáo hội. Họ không biết đến đường lối của Chúa, giáo huấn hay giáo lý cũng chẳng màng. Có đến nhà thờ thì cũng chỉ vài dịp quan trọng để lãnh bí tích rửa tội, bí tích hôn phối, và nghi thức an táng.

Loại người này, cả cuộc đời sống dưới mặt trời mà chẳng biết mặt trời. Sống trong ánh sáng mà chẳng biết ánh sáng. Sống trong chân lý mà chẳng biết chân lý. Sống trong thế giới sự thật mà không biết sự thật. Sống trong bầu trời tình yêu và ân sủng mà chẳng hưởng được ân sủng và tình yêu.

Con người tưởng tách mình ra khỏi Thiên Chúa để chứng tỏ bản lãnh khi chinh phục Ngài và không chịu khuất phục thiên nhiên thì cho là mình hay, mình giỏi, mình khôn ngoan. Thực sự đó chỉ là khờ dại. Bởi chẳng có gì mới dưới ánh mặt trời. Chẳng có gì tốt lành nếu không bởi ơn trên.

Loại giữ đạo. Đây là loại người thứ hai. Đạo nghĩa, họ chỉ giữ một số những luật buộc về ngày Chúa nhật, giữ chay, xưng tội rước lễ năm một lần. Họ làm vậy cốt để Thiên Chúa không thể bắt lỗi hay phạt gì được. Họ làm không bởi kính yêu, mà chỉ vì sợ phạt mà làm. Đời họ giống như những cây trồng, mà chủ không hy vọng có ngày hái quả.

Nói khác đi, họ đi tìm một cuộc sống dễ dãi, thoải mái, lý tưởng chứ không hề muốn gặp phải bất cứ một gian nan thử thách nào. Họ muốn được nước trời nhưng không muốn rớt mồ hôi. Họ đi tìm một Giêsu không thập giá, nên họ gặp toàn thập giá.

Họ luôn kêu ca than phiền, oán giận, đổ trách nhiệm cho Chúa, cho Giáo hội và xã hội. Vì thế nọ, tại thế kia mà họ phải chịu mọi đắng cay. Nào là không được như những người hàng xóm, bạn bè; nào là không bằng anh bằng em, không hưởng được vinh hoa phú quý giống như nhiều người.

Đời họ là một bản trường ca về than. Họ luôn tấu lên khúc nhạc bi ai, oán giận. Cuộc sống họ luôn biểu lộ cảnh sầu thảm, nước mắt. Đời họ luôn gặp đau khổ, gian nan và bất hạnh; luôn gặp rủi ro và bất trắc. Ôi, đời họ sao thật tăm tối, luôn thấy màu tím của u buồn, màu đen của thất vọng, màu đỏ của chết chóc. Còn màu xanh của hy vọng, màu đỏ của hy sinh, màu trắng của thanh khiết, màu vàng của vinh quang thì biến sạch. Đời họ dường như chỉ sống để mà sống. Chứ sống chẳng có ý nghĩa gì.

Loại sống đạo. Đây là loại người thứ ba. Họ không cam chịu, không chấp nhận, nhưng là vui lòng đón nhận thập giá Chúa Giêsu. Họ giống như ông Gióp, nghĩa là hài lòng đón nhận mọi ân sủng từ Thiên Chúa, thì cũng vui lòng nhận mọi thử thách gởi đến. Và với họ, cuộc đời luôn là những cơ hội.

. Cơ hội để tạ ơn. Tạ ơn nhiều lắm: nào là là thời gian, sức khoẻ, trí khôn, tiền bạc. Nào là người thân, anh em, con cháu, họ hàng. Nào là được sinh ra và lớn lên. Nào là được gia nhập vào đạo Chúa. Nào là được sống trong cộng đoàn đức tin của Giáo hội. Nào là được nhận biết Chúa qua giáo lý, qua thánh kinh, qua bí tích…

. Cơ hội để dấn thân. Tình yêu đáp đền tình yêu, ân tình đền đáp ân tình. Dấn thân phục vụ Tin Mừng qua ơn gọi tận hiến hay qua ơn gọi giáo dân để giới thiệu Chúa cho mọi người. Đây là cách đền ơn trả nghĩa đẹp lòng Chúa khi nói cho người khác biết về ân phúc mình nhận được từ Ngài.

. Cơ hội để chiến đấu. Thiên Chúa hoàn hảo và tinh tuyền. Vì thế, con người luôn phải vượt qua chính mình với mọi thứ cám dỗ để không làm ố danh Chúa, xấu danh Người. Hoặc cố tình hay vô ý để cho ma quỷ thừa cơ lợi dụng khiến ta làm nhiều điều tội lỗi xúc phạm đến Chúa. Khiến sự thật xa rời ta và ân sủng Chúa không có chỗ, không còn dịp sinh hoa kết trái trong tâm hồn.

. Cơ hội để sống đức tin. “Tin trong lòng thì được công chính, nhưng xưng ra ngoài miệng mới được cứu độ” (Rm 10,10). Với họ, sống là dịp chứng minh đức tin vào Chúa khi nói lời hay lẽ phải, lời an ủi động viên để nâng đỡ người khác vượt qua khó khăn và trung thành với Ngài. Với họ, sống và hành động bác ái chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc.

. Cơ hội để trung thành. Như ông Gióp, họ cũng đón nhận mọi thử thách gởi đến, và coi đó là dịp để thanh luyện, phấn đấu và vượt khó. Lửa thử vàng, gian nan thử đức mà. Vì thế, đau khổ, bệnh tật, thất bại, cám dỗ, hiểu lầm…không làm gì được họ. “Họ không bị quật ngã. Chẳng ai có thể tách họ ra khỏi tình yêu Chúa Kitô được. Dù đó là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo” (Rm 8,35).

. Cơ hội để báo hiếu. Đó là dành cho Chúa phần tốt nhất. Tốt nhất và nhiều nhất về thời gian dành cho Chúa. Tốt nhất và xứng đáng nhất về nơi thờ kính và cách thức thờ phượng. Tốt nhất và đẹp nhất về trang phục, về tư cách khi tham gia phụng tự. Tốt nhất về lòng kiên trì nhẫn nại để phục vụ trong yêu thương và hy sinh trong tình mến vì Giáo hội.

Cuộc đời họ luôn biểu lộ bình an, hạnh phúc và thanh thản. Bởi họ luôn tin tưởng, phó thác, cậy trông và hy vọng được đón nhận vinh quang cùng với Chúa Giêsu trong nuớc Ngài.

Không ai làm thay ai được. Như ăn uống, không có chuyện uống thay hay ăn thay, mà chính mình phải ăn. Muốn được Nước Trời, chính mình cũng phải đổi bằng mồ hôi, là vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa.

Thánh giá tại Nagiaret

Ngày 15.7.2007, tờ Giêrusalem Post phát hành tại Dothái loan tin các nhà thầu kinh doanh đã đưa ra sáng kiến xây một cây thánh giá lớn nhất thế giới có tên là "Cây Thánh giá Nagiaret" tại thành phố Nazarét, nơi sinh trưởng của Chúa Giêsu.

Thánh giá cao 60 mét, tốn tới 7.2 triệu viên gạch màu và đá để xây hoàn tất. Dĩ nhiên với số vật liệu lớn đến thế, người ta phải huy động nhiều xe tải lớn, các phương tiện hiện đại và cả máy bay trực thăng giúp hỗ trợ công trình.

Mục đích của họ là thu khách hành hương khi đến Nagiarét và thu lợi nhuận từ đây. Có lẽ sẽ có nhiều người đến thăm và thán phục công trình. Dĩ nhiên, nhà đầu tư thì phấn khởi từ nguồn thu béo bở này.

* Thánh giá không chỉ là biểu tưởng tôn giáo, mà còn là quà trang sức cho nhiều người và là nguồn lợi nhuận cho nhà làm kinh tế nữa. Thế cũng tốt.

Tốt nhưng chưa đủ. Thánh giá không chỉ phục vụ cho con người ở bên ngoài, mà còn phục vụ cả bên trong cho tất cả những ai muốn tìm về sự thật đời mình. Thánh giá này không chỉ phục vụ cho đời này mà còn cho cả đời sau. Muốn vậy, ta hãy tiếp tục chiêm ngắm thánh giá.

Thánh giá đồi Gôngôtha

Hơn 2000 năm trước, một cây thánh giá bằng gỗ được dựng nên. Thánh giá này cũng thu hút khách hành hương nhiều không kém. Nhiều triệu linh hồn đã tìm được thánh giá thật của Chúa Giêsu, và nhiều người đang và còn sẽ tìm đến nữa. Họ không chỉ tìm đến Giêrusalem hay Nagiarét, mà còn tìm về Nagiarét thật là nước trời.

Nhìn vào hình ảnh Chúa Giêsu vác cây thánh giá thì nặng thật. Nếu nhìn kỹ thì còn nặng hơn sức tưởng tượng của con người. Thánh giá trên vai không chỉ bằng gỗ, mà còn cả triệu triệu linh hồn đang và luôn đè nặng trên vai Ngài- con người vĩ đại Giêsu Nagiarét.

"Chính Người vác lấy thánh giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thánh giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa. Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thánh giá; bảng đó có ghi: "Giêsusu Nagiarétrét, Vua dân Dothái." (Gioan 19,17-20).
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 11/09/2008
TRƯỞNG THÀNH

N2T


Có một đệ tử cả ngày chìm đắm trong cầu nguyện. Sư phụ nói với đệ tử: “Lúc nào thì con mới học biết tự lập, và không phải chỗ nào cũng dính với Thiên Chúa không rời ra ?”

Đệ tử ngạc nhiên, nói: “Không phải thầy dạy chúng con phải tin cậy Thiên Chúa như người cha bình thường hay sao ?”

- “Lúc nào thì con mới hiểu được: “phụ thân” không phải là thứ để con ỷ lại như thế, nó chỉ là giúp cho con loại bỏ thói quen ỷ lại vào sự vật khác trong lòng mà thôi.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Có những người đạo đức ngồi lì cả ngày trong nhà thờ để cầu nguyện, việc gia đình để cho người khác lo, họ chưa trưởng thành trong việc sống đạo: họ tưởng ngồi cả ngày trong nhà thờ là Chúa nhận lời họ.

Có các tu sĩ nam nữ từ chối tiếp đón khách chợt đến thăm trong giờ kinh nguyện, họ chưa trưởng thành trong tu đức: họ tuân giữ giờ giấc của tu viện nhưng quên mất điều luật quan trọng nhất là bác ái.

Trưởng thành trong đời sống thiêng liêng không phải là ngồi lì cả ngày trong nhà thờ cầu nguyện, hoặc giữ đúng giờ giấc nội quy, nhưng chính là phải trở nên sống động như cây được gió thổi lay động, nghĩa là phải linh động sống và thực hành tinh thần Phúc Âm là bác ái theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Trưởng thành trong đời sống thiêng liêng là phải “bỏ Chúa để được gặp Chúa”.

“Bỏ Chúa” tức là khi mình đang nguyện ngắm, đang đọc giờ kinh theo giáo luật, hay đang làm một việc nào đó, mà có người muốn cần mình giúp đỡ thì phải bỏ việc nguyện ngắm lại mà đi giúp họ.

“Được Chúa” tức là khi mình bỏ ngang việc nguyện ngắm để đi giúp đỡ người khác, thì mình mang tâm tình kết hợp với Chúa Giê-su để giúp họ, đem yêu thương của Chúa Giê-su để phục vụ họ.

Ai hiểu được thì hiểu.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:37 11/09/2008
N2T


28. Ai không coi trọng việc cầu nguyện, thì buông lỏng không thể bền chí trên con đường tu đức.

(Thánh John Berchmans)
 
Suy tôn Thánh giá
Thanh Thanh
23:34 11/09/2008
SUY TÔN THÁNH GIÁ (Ga 3, 13-17)

Thánh giá

Nhìn vào mối lợi thu từ khách hành hương. Các nhà kinh doanh ngành du lịch đã có sáng kiến đầu tư xây dựng một cây thánh giá cao 60m, làm với 7,2 triệu viên gạch tại Nagiaret hồi tháng 7. 2007.

Thánh giá không chỉ là biểu tưởng tôn giáo, mà còn là quà trang sức cho nhiều người và là nguồn lợi nhuận cho nhà làm kinh tế. Thế nhưng, thánh giá không chỉ phục vụ cho con người ở bề ngoài, mà còn phục vụ cả bên trong cho tất cả những ai muốn tìm về cùng đích đời mình. Thánh giá này không chỉ phục vụ cho đời này mà còn cho cả đời sau.

Muốn vậy, ta cùng chiêm ngắm thánh giá của Chúa Giêsu. Câu truyện tuy đã hơn 2000 năm nhưng vẫn còn mới, rất thời sự. Chuyện là ở đồi Gôngôtha, con người đã dựng nên một cây thánh giá cùng một thanh niên can đảm chịu chết. Thánh giá này cũng thu hút rất nhiều khách hành hương.

Họ không chỉ tìm đến vì hiếu kỳ để xem cho vui mắt, mà còn khao khát tìm kiếm ý nghĩa thật của thánh giá. Và nhiều triệu linh hồn cũng đã tìm được thánh giá thật của Chúa Giêsu, thánh giá tình yêu. Và sẽ còn nhiều người tìm đến nữa.

Họ không chỉ tìm đến Nagiarét như một nhà nghiên cứu lịch sử để biết thêm thông tin về một nhân vật nổi tiếng, mà còn tìm đến đây để chiêm ngắm một vùng đất nhỏ bé, nhưng lại rất thánh. Vùng đất được chọn để Con Thiên Chúa đặt chân bắt đầu cho hành trình ban phát ân sủng và cứu độ con người. Điều họ muốn tìm là một Nagiarét thật, ấy là Nước Trời.

Họ không chỉ tìm đến một Giêrusalem vui tươi náo nhiệt hồi Chúa Giêsu 12 tuổi, mà còn cùng đi với Ngài vào con đường khổ nạn, ấy là chấp nhận vâng theo thánh ý Chúa Cha.

Họ không chỉ tìm đến ngọn đồi cao để hóng mát, ngắm trăng, mà nhiều người đã trèo được tới đỉnh đồi Gôngôtha, đã chạm được tới thánh giá, ấy là thánh giá tình yêu Chúa Giêsu.

Họ tìm đến Nagiarét, đến Giêrusalem, đến đồi Gôgôtha, tìm đến thánh giá Chúa Giêsu, và nhờ thế nhiều người đã được giải thoát. Đúng như lời Chúa Giêsu đã nói: “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32). Lên với Tôi là ở đâu? Đó chính là tình yêu cứu độ, tình yêu giải thoát, là chính Thiên Chúa. Vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8).

Nhìn vào hình ảnh Chúa Giêsu vác thánh giá thì nặng thật. Và nếu nhìn kỹ, ta còn thấy nặng hơn sức tưởng tượng của con người. Thánh giá trên vai Ngài không chỉ bằng cây bằng gỗ, mà là cả triệu triệu linh hồn đang và luôn đè nặng trên vai Ngài.

"Chính Người vác lấy thánh giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thánh giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giêsu thì ở giữa. Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thánh giá; bảng đó có ghi: "Giêsusu Nagiarét, Vua dân Dothái" (Ga 19,17-20).

Thánh giá, tình yêu vĩ đại

Ta vẫn nghe nói: ai lại làm thế, dại gì phải thiệt thân, hao tổn sức khoẻ, tiền bạc. Làm thế là ngu si. Thì ra, con người tính toán với tình yêu cũng giống như làm ăn kinh tế. Coi tình yêu là một thứ để trao đổi, mua bán cho đôi bên cùng có lợi. Còn hy sinh vì lẽ công chính, vì tình nghĩa, quên mình phục vụ vô vị lợi ư, nhiều khi bị coi là dại khờ.

Nói đến thánh giá là nói đến tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa. Nhưng nhìn theo kiểu con người, của một số người thì chẳng lớn lao gì, mà là điên rồ. Người xưa cũng nói như vậy. Thánh Phaolô cho biết: “trong khi người Dothái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hylạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Dothái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ” (1Cr 1, 22).

Từ thánh giá, với bản tính con người, chắc chắn Chúa Giêsu cũng cảm nghiệm về sự độc ác, tàn nhẫn của nhân loại, cũng như cái mỏng giòn yếu đuối và bất biến của kiếp người. Rồi cũng nhận thấy cái đấu tranh phản loạn mạnh mẽ của sự dữ đang ngày đêm rình rập tấn công Ngài và con cái ánh sáng. Nhất là khi thực hiện chương trình cứu độ của Cha. Kế hoạch cứu độ bằng đường đau khổ.

Không phải đau khổ cứu độ, mà là tình yêu giải thoát. Đau khổ và sự chết tự nó không là gì, nhưng là tình yêu. Tình yêu phát sinh sự sống từ đau khổ. Đau khổ gắn liền với Chúa Giêsu. Không những lúc Ngài còn sống, mà những vết tích từ cuộc khổ nạn còn kéo dài mãi, không xoá nhoà, bởi đó là bằng chứng tình yêu cụ thể nhất của Ngài.

Quả thật, thánh giá Chúa Giêsu làm cho con người khó hiểu và cho đó là điên rồ. Lý do bởi đâu? Đơn giản, vì không ai yêu thương con người như Ngài, yêu đến cuồng si.

Thánh giá và cám dỗ

Xưa ma quỷ đã cám dỗ Chúa Giêsu. Chúng không ngăn cản việc cứu độ nhân loại của Ngài, nhưng cho Ngài thấy không cần phải chịu đau khổ, không cần vác thánh giá, không cần phải chết ô nhục. Rồi còn cám dỗ Ngài cứu độ bằng quyền năng và sức mạnh sẵn có nơi mình. Nhưng những điều đó ngược lại với tình yêu, bản chất của Thiên Chúa. Vì tình yêu mà Ngài chấp nhận chịu thương tích.

Nay, con người cũng không thoát ra khỏi những hình thức cám dỗ ấy. Nghĩa là tìm cách tránh né thánh giá. Nhất là khuynh hướng đặt nặng tính hiệu năng trong một thế giới thực dụng, phò hưởng thụ làm cho người ta quên dần, xa tránh và tẩy chay thánh giá. Nhất là lại có một thứ tôn giáo biểu dương thánh giá. Còn con người thì ngại khó, ngại khổ, ngại hy sinh. Dù hy sinh ấy phục vụ cho sự sống của xã hội hay Giáo hội.

Văn minh hưởng thụ dường như đã chiếm được ưu thế: đã có chỗ đứng trong mọi cuộc làm ăn giao dịch và đã bén sâu vào lòng nhiều người. Thực dụng và hưởng thụ giống như hạt giống rơi vào đất tốt, ấy là lòng người. Chính tư tưởng tai hại này làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, đến truyền thống đạo lý. Nó sẽ cào bằng mọi giá trị trong cuộc sống: vật chất, tinh thần, tình bạn, tình hiệp thông, tình nghĩa, tình yêu, lòng bao dung tha thứ; cào bằng các thụ tạo với nhau, các thụ tạo với Thiên Chúa.

Con người tìm cách để tôn vinh chính mình, thay vì Thiên Chúa. Con người ca tụng, phục vụ và tôn thờ nhau, thay vì thờ phượng một mình Thiên Chúa, Đấng dựng nên ta. Nhân loại thích được cứu độ, được vinh quang, được nước trời, được Thiên Chúa, nhưng lại không chấp nhận đổi bằng mồ hôi và nước mắt, hy sinh và phấn đấu, từ bỏ và hiến mình, chịu đựng và nhẫn nại, tin tưởng và hy vọng... Con người muốn có mọi sự tốt lành nhưng lại đòi đi trên con đường thênh thang trải thảm đỏ, lát hoa hồng, đường không nắng mưa, không sỏi đá.... Bằng chứng cho thấy:

- Nhiều người muốn vào nước trời, nhưng không muốn vác thánh giá với Chúa Giêsu.

- Nhiều người muốn được Ngài an ủi đỡ nâng, nhưng ít ai chịu cùng thử thách với Ngài.

- Nhiều người muốn dự tiệc trong nước Ngài, nhưng ít ai muốn chịu thiếu thốn với Ngài.

- Nhiều người muốn hạnh phúc với Ngài, nhưng ít ai sẵn lòng chịu mọi sự khó giống Ngài.

- Nhiều người muốn hưởng vinh quang, nhưng lại không dám uống chén đắng với Người.

Con người luôn bị cám dỗ để đi tìm một Giêsu không thánh giá. Vì thế con người gặp toàn thánh giá mà không thấy Chúa Giêsu. Thánh Phaolô cho biết về ngài: “Tôi không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài một Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá”(1Cr 2,2). “Tôi mang trong thân mình cuộc tử nạn của Ngài, ngõ hầu sự sống của Chúa Giêsu cũng được tỏ hiện nơi thân xác chết dở của tôi” (2Cr 4,10). “Tôi thông phần vào các sự thống khổ của Chúa Giêsu, để được đồng hình đồng dạng với sự chết của Ngài, để làm sao đạt tới ơn Phục sinh từ cõi chết” (Pl 3,10-11).

* Thánh giá không phải là cùng đích, mà là cửa dẫn vào sự sống. Nếu muốn chiếm được sự sống muôn đời, người ấy phải trở nên “đồng hình đồng dạng với” Chúa Giêsu. Ngài là Hy tế, Đấng “đã tự thể hiện mình là tư tế, là bàn thờ, và là con chiên”. Thánh Phaolô nói rất đúng: “ta hãy cùng sống, cùng chịu đau khổ, cùng chịu đóng đinh, cùng chết, cùng được mai táng thì cũng sẽ được cùng Ngài hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,17; Gl 2,19; Ep 2,6; 2Tm 2,11-12).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho thế giới dưới chân Đức Mẹ
Bùi Hữu Thư
09:41 11/09/2008

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho thế gới dưới chân Đức Mẹ



Ngài nói đến thăm Nước Pháp như một sứ giả hòa bình

VATICAN ngày 10, tháng 9, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cầu nguyện dưới chân Đức Mẹ Lộ Đức cho Giáo Hội, cho các bệnh nhân, và cho hòa bình thế giới khi ngài viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ cuối tuần này.

Ngài tuyên bố như vậy vào lúc cuối của cuộc triều kiến trong một sứ điệp gửi trực tiếp cho dân Pháp. Đức Thánh Cha sẽ công du từ Thứ Sáu và Thứ Hai đến Paris và Lộ Đức. Ngài sẽ viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra với Bernadette Soubirous.

Điệp văn như sau, “Tôi đi như một sứ giả hòa bình và huynh đệ. Quốc Gia của các bạn tôi rất quen thuộc. Đã nhiều lần tôi vui thích được ghé thăm và tôi cảm kích truyền thống hiếu khách hòa nhã, cũng như sự vững mạnh của Đức Tin Công Giáo, và nền văn hóa nhân bản và tâm linh cao cả của quốc gia Pháp.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh là ngài đến Pháp để viếng thăm Lộ Đức như một khách hành hương: “Sau khi thăm Paris, thủ đô của các bạn, tôi sẽ hết sức hân hoan được cùng với đám đông khách hành hương để theo đuổi các giai đoạn của cuộc Hành Trình Năm Thánh, theo chân Thánh Bernadette để tới Hang Đá Massabielle.

"Các kinh nguyện của tôi sẽ gia tăng dưới chân Đức Mẹ cho ý chỉ của tất cả Giáo Hội, đặc biệt là cho các bệnh nhân, những người bị bỏ rơi, cũng như cho nền hoà bình trên thế giới.”

Ngài thêm, "Chớ gì Đức Mẹ sẽ ở với tất cả các bạn, nhất là với các bạn trẻ, Mẹ là một Người Mẹ luôn luôn lo lắng cho các nhu cầu của đàn con cái, như một ánh sáng hy vọng chiếu dõi và hướng dẫn đường đi của các bạn.”

Đức Thánh Cha nói, "Tôi mời gọi các bạn hiệp ý với tôi trong lời cầu nguyện, để cho chuyến đi của tôi mang lại nhiều thành quả tốt đẹp.”
 
ĐTC: Mang tin vui về tình yêu Thiên Chúa là sứ mạng đích thực của người Tông Đồ
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:32 11/09/2008
Vatican City (AsiaNews) - Hôm 10/09 là lần thứ tư Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc đến Thánh Phaolô, nhất là nhắc đến “chức vị Tông Đồ” trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần. Ngài cho hay trở thành “những người cộng tác của niềm vui đích thực” vốn là điều chắc chắn xảy ra, “không có gì có thể chia rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa và đây là kho báu đích thực của sự sống con người”. Đó là những gì được trao phó, là sứ mạng của những tông đồ Chúa Kitô qua mọi thời đại theo lời dạy của Thánh Phaolô.

Như thường lệ, Đức Thánh đã đưa ra lời huấn dụ trước 8.000 người hành hương hiện diện ở Đại Thính Đường Phaolô VI, ngài giải thích: “trong các sách Tin Mừng, chúng ta nhận diện 12 con người với tước hiệu là Tông Đồ, trong đó họ đã là những người bầu bạn với Chúa Giêsu”. “Nhưng Thánh Phaolô cũng là một tông đồ đích thực”. Khái niệm về tông đồ của Thánh Phaolô không bị hạn chế: “ngài đã phân biệt trường hợp của chính bản thân ngài với các tông đồ trước ngài, ngài thừa nhận điểm đặc biệt của họ trong đời sống Giáo Hội, nhưng ngài gọi bản thân ngài là tông đồ theo một ý nghĩa xác thực”. “Dĩ nhiên, vào buổi sơ khai của Kitô giáo, không ai du hành xa xôi như ngài trên đất liền cũng như trên biển cả, duy chỉ để công bố Tin Mừng”.

Trong thư gửi tín hữu Côrintô, có sự phân biệt rõ ràng giữa Nhóm Mười Hai và những tông đồ khác, và Thánh Phaolô gọi chính ngài là một đứa trẻ sinh non” (1 Cr 15,8), “là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15,9-10). “Lối ẩn dụ một đứa trẻ sinh non diễn tả sự khiêm nhường tột độ”. Cũng trong Thư gửi tín hữu Côrintô, có một phần “tự khắc hoạ chân dung đời sống của Tông Đồ Phaolô”, khi ngài nói về “xấu hổ” và “xuẩn ngốc” của thập giá, về việc ban phúc lành thay cho những tai ương. Nhưng “niềm vui trở thành người mang phúc lành của Thiên Chúa và mang ơn huệ của Tin Mừng lại càng đáng giá hơn nữa”.

Sau đó Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nêu bật lý do tại sao có “ba đặc điểm chính” đề trở thành tông đồ:

- “Trước nhất: nhận ra Chúa, gặp gỡ Người một cách dứt khoát trong đời sống của người đó”. Tóm lại, đó là Chúa làm cho trở thành một tông đồ” và người tông đồ này cần có mối quan hệ trung kiên với Chúa. “Người ta không là tông đồ bởi ơn gọi mà do bởi cách thức của Chúa Giêsu”.

- Đặc điểm thứ hai là “được sai đi. Tiếng Hy lạp tông đồ có nghĩa là người được sai đi, gửi đi, người mang một sứ điệp”. “Người này hành động như là người biểu đạt cho người sai anh ta đi, như là một đại diện cho Chúa Giêsu”. “Một lần nữa, nó nổi lên hành động phụ thuộc vào ai đó, phụ thuộc Thiên Chúa, trong Đức Kitô”. “Điều này nhấn mạnh đến sứ mạng nhận được từ Người”.

- Đặc điểm thứ ba là “hoạt động loan báo Tin Mừng, với nền tảng tất yếu của Giáo Hội”. “Tông Đồ không phải là một tước hiệu danh dự, nó dùng toàn bộ bản chất thuộc về nó”. “Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô mô tả các tông đồ như là những người cùng cộng tác của Thiên Chúa”.

Khi kết thúc buổi triều yết, Đức Thánh Cha đã gửi lời chào mừng đến “quốc gia yêu mến” Pháp quốc, nơi ngài sẽ đến như là một “sứ giả của hoà bình và tình huynh đệ” trong hai ngày. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại “truyền thống đón tiếp quảng đại và bao dung, cùng với đức tin Kitô giáo vững chắc và nền văn hóa hết sức nhân bản và đề cao tinh thần của anh chị em”. Ngài cũng nhắc lại rằng sau khi viếng thăm Paris, ngài sẽ đến Lộ Đức để kỷ niệm 150 năm Đức Maria hiện ra ở đó và sẽ cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân và hòa bình thế giới.
 
Hãy tôn kính trong ký ức về vị Tôi Tớ Thiên Chúa, Đức Phaolô VI.
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:34 11/09/2008
Vatican (VIS) - Tối hôm 08/09, nhân kỷ niệm 30 năm Đức Phaolô VI qua đời, Đức Thánh Cha đã gửi một bức thư cho Đức Giám Mục Luciano Monari của Brescia, Ý quốc. Trong thư, Đức Thánh Cha mô tả vị Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI (Giovanni Battista Montini), gốc giáo phận Brescia “được Thiên Chúa quan phòng kêu gọi để dẫn dắt Giáo Hội trong suốt giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi con số không nhỏ những thách đố và những khó khăn”.

Khi nhắc lại triều giáo hoàng của vị tiền nhiệm (1963-1978), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận xét: “nhà truyền giáo nhiệt thành đã khích lệ ngài và khuyến khích ngài thực hiện các chuyến tông du ngay cả đến các đất nước xa xôi và để thực thi hoạt động to lớn của Giáo Hội mang ý nghĩa truyền giáo và đại kết”. “Tên của vị giáo hoàng nhắc nhở sự nối kết với Công Đồng Vatican II, với sự biến chuyển của những năm mang tầm quan trọng trong triều giáo hoàng của ngài đối với Giáo Hội và đối với thế giới trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, nó như là di sản vô giá về giáo huấn và đức hạnh mà ngai để lại cho các tính hữu va toàn thể nhân loại”.

Đức Thánh Cha bày tỏ lòng cảm kích của bản thân ngài đối với lòng tin tưởng mà Đức Phaolô VI đã tỏ lộ trong việc bổ nhiệm ngài trở thành Tổng Giám Mục của Munich, Đức quốc vào tháng Ba, 1977 và vinh thăng Hồng y cho ngài chỉ 3 tháng sau đó.

Nhắc đến sự qua đơi của Đức Phaolô VI (06/08/1978), Đức Thánh Cha viết: “Tôi cảm tại Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội một vị mục tử là nhân chứng trung tín của Đức Kitô là Chúa, vì thế say mê một cách chân thành và sâu sắc về Giáo Hội và vì thế gần gũi với những hy vọng và mong đợi của người Nam và người Nữ trong thời đại của ngài”.

Đức Thánh Cha kết thúc bức thư của ngài bằng cách bày tỏ niềm hy vọng rằng: “mỗi thành viên Dân Chúa có thể biết cách thể hiện sự tôn kính về ngài trong ký ức qua việc dấn thân tìm kiếm sự thật một cách chân thành và liên lỉ”.
 
Đức Thánh Cha gởi tin nhắn cho các tham dự viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:34 11/09/2008
Vatican (VIS) - Đức Thánh Cha đã gởi một tin nhắn qua điện thoại di động đến giới trẻ, những người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức hồi tháng Bảy ở Sydney, Úc. Tin nhắn bằng Anh ngữ gởi hôm 08/09, đánh dấu 50 ngày kể từ Thánh Lễ hôm 20/07 do Đức Thánh Cha chủ tế tại Trường Đua Ngựa Sydney, một sự kiện cao điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Tin nhắn viết: “Các bạn thân mến, năm mươi ngày đã qua kể từ khi chúng ta cùng tham dự Thánh Lễ. Hôm nay, cha chúc mừng các con nhân dịp sinh nhật Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Được quyền năng của Chúa Thánh Thần thúc đẩy và sự can đảm giống như Đức Maria, cuộc hành hương của đức tin các con làm cho Giáo Hội tràn đầy sức sống. Cha sẽ sớm viếng thăm nước Pháp. Cha yêu cầu các con hiệp cùng cha cầu nguyện cho giới trẻ Pháp. Cầu chúc tất cả các con được trẻ lại trong hy vọng! Bênêđictô XVI”.

Trong kỳ Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Đức Thánh Cha đã gởi một số tin nhắn ngắn để các tham dự viên có thể nhận được những lời cám ơn từ một dịch vụ đặc biệt do một công ty truyền thông Úc cung cấp.
 
ĐGH muốn khuyến khích một cuộc hồi sinh tại Pháp
Phụng Nghi
11:43 11/09/2008
Vatican (CNS) – Đức giáo hoàng Bênêđictô sẽ công du Pháp vào trung tuần tháng 9 này. Cuộc viếng thăm 4 ngày sẽ đầy ắp những lễ lạc và những thách đố về mục vụ.

Chuyến tông du từ ngày 12 đến 15 tháng 9 chủ yếu nhằm kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ đức, một thị trấn ở phía nam nước Pháp, nay đã trở thành một trong những địa điểm hành hương được ưa chuộng nhất thế giới.

Nhưng trước hết Đức giáo hoàng sẽ ở tại Paris một ngày rưỡi, tiếp xúc với các nhà lãnh đạo chính trị và văn hóa, gặp gỡ các linh mục và chủng sinh, và cử hành thánh lễ với giáo dân.

Đối với vị giáo hoàng nay đã 81 tuổi, đây là cuộc tông du tới trung tâm của một châu Âu đang không ngừng mất dần đạo Chúa, một khu vực mà có lần ngài đã gọi là “các giáo hội lớn lao dường như đang hấp hối.”

Đức giáo hoàng muốn khuyến khích cho một cuộc hồi sinh, và chương trình thăm viếng tạo cho ngài nhiều khả năng như thế:

- Trong ngày đầu tiên, khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo dân sự và văn hóa, chắc ngài sẽ bênh vực tiếng nói hợp pháp của tôn giáo trong nền văn hóa châu Âu nay đã tục hóa.

- Bằng cách đích thân cử hành ngày kỷ niệm những lần Đức Mẹ hiện ra ở Lộ đức, Đức giáo hoàng sẽ có cơ hội khơi động truyền thống lâu đời ở nước Pháp là lòng sốt sắng tôn kính Đức Maria và giải thích tính cách thích đáng của truyền thống đó trong thời đại ngày nay.

- Các nghi lễ giáo hoàng thực hiện tại Lộ đức, nơi hàng triệu người khách hành hương bệnh tật tới cầu nguyện mỗi năm, sẽ đề cao tình đồng cảm của giáo hội đối với những người đau khổ.

- Ba cuộc họp của ngài với các giám mục Pháp – hai cuộc gặp gỡ cấp vùng kín đáo và một cuộc họp toàn quốc công khai có đọc diễn từ - tạo ra cơ hội để thẳng thắn thẩm định các vấn đề khó khăn về mục vụ và các phương lược phải theo.

Các vấn đề khó khăn về mục vụ là điều có thật, và những con số là bằng chứng của một khung cảnh ảm đạm:

Mặc dầu theo thống kê chính thức thì hơn 75% dân số Pháp là người Công giáo, nhưng sự tham dự vào sinh hoạt tại các giáo xứ địa phương từ 50 năm qua đã giảm sút đáng kể. Các cuộc nghiên cứu cho biết rằng có lẽ chỉ có 12% người Công giáo Pháp đi lễ hàng tuần, đa số người Công giáo ít khi hoặc không bao giờ tham dự thánh lễ cả.

Con số các linh mục triều ở Pháp đã giảm đi tới 50% trong 25 năm qua, và ơn gọi linh mục nơi đây có tỷ lệ thấp nhất thế giới. Tỷ lệ những người chịu phép Rửa tội, hôn phối và các nhiệm tích khác cũng không ngừng giảm sút.

Đối với các nhà lãnh đạo giáo hội, có lẽ điều làm họ lo ngại hơn cả vấn đề hành đạo tại Pháp, đó là thái độ của người dân. Một cuộc thăm dò năm 1999 cho biết có 56% người Pháp không tin ở ý niệm về tội lỗi, gần 60% nói rằng giáo hội không đưa ra được những câu trả lời cho các vấn đề luân lý, và 62% nói họ không nhận được ủi an hoặc sức mạnh từ tôn giáo.

Đức giáo hoàng Bênêđictô đã nhìn thấy những loại thách đố như thế ngay từ ngày đầu tiên trong chức vụ giáo hoàng. Trong các bài giảng và diễn từ, ngài đã lập luận rằng cuộc đời không có đức tin chung cuộc sẽ trống rỗng và không có gì lấp đầy được, và bằng chứng về những đời sống không có hạnh phúc như thế đầy rẫy chung quanh chúng ta.

Tại Pháp, chắc ngài sẽ nhấn mạnh ở điểm cho rằng đức tin đơn sơ giản dị - như của thánh Bernadette Soubirous, người thiếu nữ đã có được những thị kiến ở Lộ đức – vẫn còn thích đáng ở thế kỷ 21 này.

Mùa hè vừa qua, cũng như hồi trung tuần tháng 8, Đức giáo hoàng đã soạn thảo những bài diễn từ ngài sẽ đọc trong cuộc tông du Pháp, một số đã gợi ý cho chúng ta thấy được những gì trong tâm tưởng ngài. Khi cử hành lễ Mông Triệu, ngài đã nói về giá trị của “đức tin đơn sơ và thuần khiết” trong thế giới hiện đại.

Đặc biệt, cuộc đời của Đức Mẹ Maria, theo lời ngài, có thể linh hứng cho người Kitô hữu sống cuộc sống hàng ngày “hướng về các mối phúc thật.” Đối diện với tất cả những hạnh phúc giả trá trong thời đại mới này, ngài nói, người ta có thể học hỏi từ Đức Mẹ “để làm chứng nhân cho hy vọng và ủi an.”

Đức giáo hoàng thấy rằng thánh địa Lộ đức là nơi giáo hội có thể thực hiện Tin Mừng hy vọng của mình một cách rất cụ thể, giúp cất đi gánh nặng của những người đau khổ và của những người trong gia đình phải săn sóc họ.

Đầu năm nay, tại Rome, trong một hội nghị đánh dấu ngày kỷ niệm biến cố Lộ đức, ngài nói rằng một xã hội không chứng tỏ lòng nhân ái đối với những người bệnh tật và khổ đau là “một xã hội tàn ác và vô nhân.”

Trưng dẫn thông điệp “Spe Salvi” mới nhất của mình, ngài nói rằng các gia đình, nhất là các gia đình nghèo túng đang gặp cảnh khó khăn vì người thân bệnh hoạn, có nguy cơ bị “quét đi thành những mảnh rời tan tác” trong những cộng đồng chỉ biết đề cao khả năng sản xuất.

Tại Pháp, Đức giáo hoàng cũng có thể nhắc nhở xã hội về nghĩa vụ phải giúp cất đi nỗi cô đơn của người bệnh tật và những người đang hấp hối. Ngài đã cảnh giác rằng việc cô lập họ như thế đã góp phần vào việc chấp nhận càng ngày càng tăng sự trợ giúp chết êm dịu (euthanasia). Ở Pháp đã có trào lưu mạnh mẽ trong những năm gần đây muốn coi việc trợ chết êm dịu không phải là một tội phạm.

Ở đây nữa, Đức giáo hoàng có thể chỉ ra các nỗ lực của giáo hội để đem lại sự chữa lành tâm linh và thể lý, và trong diễn tiến như thế, củng cố quan điểm của ngài cho rằng Kitô giáo sống động và được loan truyền bằng chứng tá nhiều hơn là bằng lý luận.

Cũng như các cuộc du hành trước đây ra ngoài nước, phương lược của Đức giáo hoàng có vẻ như muốn đề cao những chủ đề lớn lao hơn – đó là niềm hy vọng Kitô giáo, đức tin là yêu thương trong hành động, nhu cầu đòi hỏi những sự thật đạo đức và các giá trị tôn giáo trong một xã hội thiên về vật chất – và làm cho những chủ đề này sinh động đối với những người ngài tiếp kiến.

Người Công giáo Pháp có lẽ sẽ không nhận được lời trách móc rầy la của Đức giáo hoàng hoặc một bài diễn văn về việc đi lễ lạy. Theo quan điểm của Đức giáo hoàng, không chỉ có vấn đề dành thì giờ cho giáo hội trong thời biểu hàng tuần, nhưng còn là dành chỗ cho Chúa trong cuộc đời của họ.
 
Thống kê về Giáo hội Công giáo tại Pháp
Phụng Nghi
12:20 11/09/2008
Vatican (VIS) – Nhân cuộc tông du của Đức giáo hoàng Bênêđictô tại Pháp từ ngày 12 đến 15 tháng 9 để kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ đức, Tòa thánh đã công bố số thống kê về Giáo hội Công giáo tại quốc gia này.

Những con số dưới đây được cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 do Văn phòng Thống kê Trung ương của Giáo hội phổ biến:

Dân số Pháp: 61 triệu 350 ngàn người.

Số dân Công giáo: 46 triệu 427 ngàn (75.5% dân số)

Số giáo khu: 98

Số giáo xứ: 16 ngàn 553

Trung tâm mục vụ: 674

Giám mục: 186

Linh mục: 21.074

Tu sĩ: 42.425

Giáo dân phụ trách các cơ sở thế tục: 1.577

Giảng viên giáo lý: 62.831

Tiểu chủng sinh: 134

Đại chủng sinh: 1.299

Trung tâm giáo dục Công giáo (từ mẫu giáo đến đại học): 10.195

Thanh thiếu niên học tại các Trung tâm giáo dục Công giáo: 2 triệu 108.240

Các cơ sở thuộc giáo hội hoặc do các linh mục hay tu sĩ điều hành: 94 bệnh viện, 103 bệnh xá, 520 nhà dành cho người cao niên hoặc tàn tật, 98 cô nhi viện hoặc nhà trẻ, 49 trung tâm tư vấn về gia đình hoặc trung tâm phò sinh, 247 trung tâm giáo dục và cải tạo xã hội, 65 cơ sở thuộc các loại khác.
 
Các đặc thái của tông đồ theo quan điểm của thánh Phaolô
Linh Tiến Khải
17:58 11/09/2008
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 10-9-2008

Sáng thứ tư 10-9-2008 đã có 9000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolô VI. Bên cạnh các đoàn hành hương Tây Âu và Bắc Mỹ có các nhóm đến từ Phi châu như Nam Phi và Zambia. Từ Á châu có nhóm Ấn Độ và từ châu Mỹ Latinh có các mhóm Chile, Mehicô, Venezuela và Brasil.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập đến các đặc tính tông đồ trong cuộc đời thánh Phaolô. Cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh đã khiến cho Phaolô từ chỗ bắt bớ Kitô hữu trở thành tông đồ loan báo Tin Mừng cứu độ.

Bình thường chúng ta theo các Phúc âm và gọi Nhóm Mười Hai với tước hiệu tông đồ, qua đó có ý nói rằng các vị là những bạn đồng hành của Chúa Giêsu và là những người đã lắng nghe lời giảng dậy của Chúa. Nhưng thánh Phaolô cũng cảm thấy ngài là tông đồ thật và xem ra rõ ràng là ý niệm tông đồ của thánh nhân không chỉ hạn hẹp trong Nhóm Mười Hai. Đương nhiên là thánh Phaolô biết phân biệt trường hợp riêng của mình với trường hợp của những người ”đã là tông đồ trước” thánh nhân (Gl 1,17) và thừa nhận thế đứng đặc biệt của các vị trong cuộc sống Giáo Hội. Nhưng mọi người đều biết là thánh nhân hiểu mình là tông đồ trong nghĩa hẹp. Đã không có ai bôn ba trên đường rao truyền Tin Mừng nhiều như thánh nhân. Và Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Như vậy thánh nhân có một quan niệm tông đồ vượt qúa sự gắn bó với nhóm Mười Hai và được thánh Luca truyền lại trong sách Công Vụ (x. Cv 1,2.26; 6,2). Thật thế, trong thư thứ I gửi tín hữu Côrintô thánh Phaolô đã phân biệt rõ ràng giữa ”Nhóm Mười Hai” và ”tất cả các tông đồ khác”, được nhắc tới như là những người đã được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. 14,5.7). Cũng trong văn bản này thánh nhân gọi mình là ”người hèn mọn nhất trong các tông đồ”, so sánh mình với một bào thai bị phá và khẳng định rằng: ”Tôi cũng không xứng đáng được gọi là tông đồ, vì tôi đã bắt bớ Giáo Hội Chúa. Nhưng tôi có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa ở với tôi” (1 Cr 15,9-10). Hình ảnh ám tỷ ”bào thai bị phá” diễn tả sự khiêm tốn tột cùng cũng được thánh Ignazio thành Antiokia dùng trong thư gửi tín hữu Roma: ”Tôi là người rốt hết trong tất cả, tôi là bào thai bị phá, nhưng tôi được phép là cái gì đó, nếu tôi đạt tới Thiên Chúa” (9,2). Điều Giám Mục thành Antiokia sẽ nói liên quan tới cái chết tử đạo gần kề sẽ đảo lộn điều kiện bất xứng của người, được thánh Phaolô nói tới trong tương quan với dấn thân tông đồ: chính đó là nơi ơn thánh Chúa trở thành phong phú, vì Thiên Chúa biết biến đổi một người không thành công trở thành một tông đồ tuyệt vời. Từ chỗ là người bắt đạo trở thành người thành lập các Giáo Hội: đó là điều Thiên Chúa đã làm đối với một người đã có thể bị coi là đồ bỏ trên bình diện Tin Mừng.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã khai triển ba đặc tính của quan niệm tông đồ theo thánh Phaolô. Thứ nhất là ”đã trông thấy Chúa” (x. 1 Cr 9,1) nghĩa là đã có một cuộc gặp gỡ định đoạt đối với cuộc sống của mình. Trong thư gửi tín hữu Galát (Gl 1,15-16) thánh nhân nói ngài đã được kêu gọi và như là được tuyển chọn nhờ ơn thánh Chúa với sự mặc khải của Chúa Con để loan báo tin vui cho dân ngoại.

Nói cho cùng chính Chúa là Đấng đặt một người làm tông đồ, chứ không phải tự mình đặt mình làm tông đồ được. Vì thế vị tông đồ cần luôn luôn quy hướng về Chúa. Không phải vô tình mà thánh Phaolô nói rằng ngài là ”tông đồ vì ơn gọi” (Rm 1,1), nghĩa là ”không phải do con người, mà do Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha” mời gọi (Gl 1,1). Đức Thánh Cha nói tới đặc tính thứ hai trong quan niệm tông đồ củua thánh Phaolô như sau:

Đặc tính thứ hai là ”được gửi đi”. Chính từ hy lạp ”apostolos” có nghĩa là “được gửi đi, được sai phái”, tức là ”đại sứ” và là người đem sứ điệp. Như vậy người tông đồ phải hành động như là đặc nhiệm và đại diện người sai đi. Chính vì thế thánh Phaolô tự định nghĩa như là ”tông đồ của Chúa Giêsu Kitô” (1 Cr 1,1; 2 Cr 1,1), nghĩa là đặc sứ, hoàn toàn phục vụ Chúa, đến độ thánh nhân tự gọi mình là ”tôi tớ của Đức Giêsu Kitô” (Rm 1,1). Một lần nữa tư tưởng nổi bật ở đây là sáng kiến của một người khác, sáng kiến của Thiên Chúa nơi Đức Kitô Giêsu. Nhưng nhất là nhấn mạnh trên sự kiện nhận được từ Chúa một sứ mệnh phải chu toàn nhận danh Người, và gạt bỏ mọi lợi lộc cá nhân.

Đặc tính thứ ba là loan báo Tin Mừng, với việc thành lập các giáo đoàn. Thật thế ”tông đồ” không thể là tước hiệu danh dự. Nó dấn thân một cách cụ thể và thê thảm trong suốt cuộc sống của đương sự. Thánh Phaolô la lên trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: ”Tôi không phải là tông đồ ư? Tôi đã không thấy Đức Giêsu Chúa chúng ta sao? Và anh chị em lại không phải là công trình của tôi trong Chúa sao?” (1 Cr 9,1). Cũng thế trong thư thứ II gửi tín hữu Côrintô thánh nhân khẳng định: ”Bức thư của chúng tôi là chính anh em... một bức thư của Chúa Kitô do chúng tôi sáng tác, không được viết bằng mực nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống” (2 Cr 3,2-3).

Vì thế chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thánh Crisostomo nói về thánh Phaolô như là ”một linh hồn kim cương” (Panegirici, 1,8): giống như lửa càng mạnh mẽ hơn khi đụng tới các chất liệu khác nhau... lời của thánh Phaolô chinh phục được tất cả những ai bước vào trong tương quan với nó, và những người giao chiến với thánh nhân và bị lời người bắt giữ trở thành lương thực cho ngọn lửa tinh thần này” (ibid., 7,11). Điều này giải thích tại sao thánh Phaolô định nghĩa các tông đồ là ”các cộng sự viên của Thiên Chúa” (1 Cr 3,9; 2 Cr 6,1). Ơn thánh Chúa hoạt động với họ.

Có một yếu tố đặc thù của vị tông đồ đích thực được thánh Phaolo nêu bật đó là một kiểu đồng hóa giữa Tin Mừng và người rao giảng Tin Mừng. Không có ai đã minh nhiên như thánh Phaolô rằng việc loan báo thập giá là một gương mù gương xấu và là sự ngu dại (1 Cr 1,23) bị nhiều người phản ứng bằng sự không hiểu và khước từ. Điều này đã xảy ra thời thánh nhân và cả ngày nay nữa. Thánh Phaolô chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống này của ngài với tín hữu khi viết Thiên Chúa đã để cho các tông đồ ở chỗ rốt hết, như bị án tử, để trở thành trò cười cho thế gian cho thiên thần và loài người. Chúng tôi điên đại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan; chúng tôi yếu đuối còn anh em thì mạnh mẽ. Cho tới giờ này chúng tôi vẫn chịu đói khát, trần truồng, bị hành hạ và lang thang phiêu bạt, chúng tôi phải vất vả tự tay làm lụng. Bị nguyền rủa chúng tôi chúc lành, bị bắt bớ chúng tôi cam chịu; bị vu khống chúng tôi đem lời an ủi. Cho đến bây giờ chúng tôi đã nên như rác rưởi của thế gian, như phế vật đối với mọi người” (1 Cr 4,9-13). Đó là chân dung tông đồ của Phaolô: trong tất cả mọi khổ đau đó nổi bật niềm vui là người đem phước lành của Thiên Chúa và ơn thánh của Tin Mừng tới cho người khác.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: ngoài ra Phaolô còn chia sẻ tư tưởng của triết thuyết khắc kỷ thời đó là sự kiên trì trong mỗi khó khăn. Nhưng ngài vượt xa viễn tượng nhân văn bằng cách nhắc tới tình yêu của Thiên Chúa và của Chúa Kitô: ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi sự ấy chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế tôi tin chắc rằng, cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương qủy lực, hiện tại hay tương lai hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39). Đó là xác tín niềm vui sâu thẳm hướng dẫn tông đồ Phaolô trong mọi hoàn cảnh. Không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Và tình yêu đó là sự giầu có đích thật của cuộc sống con người.

Thánh Phaolô đã tận hiến toàn cuộc sống cho Tin Mừng có thể nói 24 giờ trên 24 giờ, và chu toàn thừa tác của mình với lòng trung thành và niềm vui để cứu được ai đó (1 Cr 9,22). Đối với các giáo đoàn người sống như cha mẹ nhưng trong thái độ hoàn toàn phục vụ. Đó cũng là sứ mệnh của tất cả mọi tông đồ của Chúa Kitô thuộc mọi thời đại: là cộng sự viên của niềm vui đích thật.

Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Top Stories
Vescovi a Thai Ha per portare solidarietà, mentre è caccia a chi parla ai media
Asia-News
08:49 11/09/2008
Continua l’afflusso di coloro che si uniscono ai manifestanti che chiedono la restituzione dei terreni della parrocchia. C’è gente che arriva in bicicletta, perché la polizia blocca i bus di fedeli, mentre cerca di impedire che le informazioni giungano ad agenzie, compresa AsiaNews.

Hanoi (AsiaNews) – Ieri è stata la volta di un vescovo di 83 anni, mons. Paul Cao Dinh Thuyen, che per portare la sua solidarietà ai manifestanti della parrocchia di Thai Ha ha percorso 334 chilometri, dalla sua diocesi di Vinh, nel Vietnam centrale. “Il problema di Thai Ha – ha spiegato al suo arrivo - è la preoccupazione di Vinh e della diocesi di Thanh Hoa e dell’intera Chiesa in Vietnam”. Sul luogo era presente infatti anche il vescovo di Thanh Hoa (a sud di Hanoi), mons. Joseph Nguyen Chi Linh, ed i due presuli hanno concelebrato la messa (nella foto). Da venerdì, sul luogo c’è anche mons. Joseph Dang Duc Ngan di Lang Son (estremo nord, al confine cinese).

La vicenda dei terreni di Thai Ha, dei quali i cattolici chiedono la restituzione, vede le autorità impegnate in un’azione di disinformazione e di repressione. Ora si cerca di impedire che le notizie su quanto sta accadendo escano dal Paese. Significativamente, mentre sulla televisione di Stato ed i giornali nazionali si parla molto della vicenda, sui media destinati all’estero – in francese e inglese – non se ne fa menzione.

Da Hanoi una fonte - anonima per evidenti motivi - racconta della caccia a chi fornisce informazioni all’estero. “Mentre stavo per spedire una mail è arrivata la polizia: hanno controllato la persona che era accanto a me e che è costretta a sottoporre sempre le sue mail ad un controllo di sicurezza”. “Le autorità stano sorvegliano in particolare coloro che informano i media cattolici”; la fonte mette in guardia in particolare chi “racconta delle vicende ad AsiaNews, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, VietCatholic News, Zenit, tanto per fare dei nomi”.

Ma la protesta - sempre pacifica – continua. Migliaia di cattolici arrivano dalle province vicine in bicicletta, visto che le autorità rispediscono indietro i bus che portano fedeli intenzionati a portare solidarietà. Erano in tanti anche ieri, alla messa celebrata dai vescovi. “Siamo qui – ha detto all’omelia mons. Joseph Nguyen – per dimostrare la nostra comunione con voi”. Egli ha invitato a pregare “per coloro che sono stati arrestati e per coloro che sono stati vessati in qualche modo dalle autorità”.
 
Bishops in Thai Ha to express solidarity; crackdown on those who talk to media
Asia-News
08:50 11/09/2008
A steady stream of people continue to join the demonstrators asking for the restitution of parish land. Some are coming by bicycle, because police are blocking the buses used to transport the faithful. Efforts to keep information from getting to the news agencies, including AsiaNews.



Hanoi (AsiaNews) - Yesterday, it was the turn of an 83-year-old bishop, Paul Cao Dinh Thuyen, who in order to express his solidarity with the demonstrators of the parish of Thai Ha traveled 334 kilometers from his diocese of Vinh, in central Vietnam. "The problem of Thai Ha", he explained upon his arrival, "is also the trouble of Vinh and Thanh Hoa diocese, and of the entire Church in Vietnam". Also present at the place, in fact, is the bishop of Thanh Hoa (south of Hanoi), Joseph Nguyen Chi Linh, and the two prelates concelebrated Mass (in the photo). Since Friday, Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son (to the far north of the country, on the border with China), has also been at the spot.

The affair of the Thai Ha land, which the Catholics are asking be given back, has seen the authorities carrying out a campaign of disinformation and repression. Now there is an effort to block news on what is happening from leaving the country. Significantly, while state television and the national newspapers are discussing the matter extensively, there is no mention of it in the media destined for the outside world, in French and English.

From Hanoi, one source - anonymous for obvious reasons - recounts the efforts to crack down on anyone who provides information for the outside. "I was about to send an e-mail when police swamped in. The person next to me had his browsing history inspected. He even was forced to log in to his e-mail account for a ‘security inspection’". "The authorities are especially monitoring anyone who uses Catholic media"; the source warns those who visit the websites of "AsiaNews, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, Zenit, just to name a few".

But the protest - which remains peaceful - continues. Thousands of Catholics are arriving from the nearby provinces by bicycle, since the authorities are sending back the buses carrying the faithful intending to express their solidarity. Many of them went yesterday to the Mass celebrated by the bishops. "We are here to show our communion with you,” said Bishop Joseph Nguyen in his sermon. He asked everyone to pray intensely “for those who were arrested and for those who have been harassed in any way by the government.”
 
Orissa, Inde: à mesure que la violence reflue, les récits des atrocités commises contre les chrétiens se font jour
Eglises d'Asie
10:50 11/09/2008
Orissa, Inde: à mesure que la violence reflue, les récits des atrocités commises contre les chrétiens se font jour

A mesure que la violence semble s’estomper en Orissa, où, durant plusieurs jours à partir du 24 août dernier, des extrémistes hindous ont mené une véritable chasse aux chrétiens, les récits des atrocités commises contre des catholiques, des protestants ainsi que des hindous se font jour. Selon un rapport diffusé le 9 septembre par Mgr Raphael Cheenath, archevêque de Cuttack-Bhubaneshwar, le bilan, provisoire, de ces journées fait état de 27 morts, tous chrétiens à l’exception d’une ou deux victimes, de religion hindoue, et de très nombreux blessés, dont des prêtres, des pasteurs et des religieuses.

Parmi les catholiques tombés entre les mains des hindouistes figure Rajesh Digal. Depuis le lieu où il se terre dans le district de Kandhamal, le district où les violences ont été les plus sévères, son beau-frère, Kamal Digal, catholique lui aussi, a confié le récit de sa mort à l’agence Ucanews (2). Rajesh, 27 ans, et un ami hindou, Tunguru Mallick, travaillaient à Chennai (Madras), bien plus au sud dans le pays. A l’occasion de congés, ils sont arrivés le 24 août dans la localité de G. Udayagiri, située dans le district de Kandhamal, sans savoir qu’un dirigeant religieux hindou venait d’être assassiné et que des groupes hindouistes appelaient à des manifestations de protestation contre cet assassinat et désignaient les chrétiens comme les auteurs de cet acte.

Les transports publics étant empêchés de fonctionner, Rajesh et Tunguru ont décidé de gagner à pied Bataguda, leur village natal situé à une soixantaine de kilomètres de là. Mais, après douze kilomètres de marche, arrivés dans le village de Paburia, un groupe d’hindouistes les ont stoppés, leur demandant de s’identifier. Du sac de Rajesh, un homme a tiré une bible. Immédiatement, les coups ont commencé à pleuvoir sur Rajesh. Pendant que certains continuaient à battre le catholique tombé au sol, d’autres ont creusé un trou dans un champ voisin. Alors qu’ils le traînaient vers le trou, Rajesh a demandé à ses agresseurs s’ils comptaient l’enterrer vivant. Ils ont répondu: « Appelle ton Jésus. Il viendra te sauver. » Puis ils l’ont ligoté, jeté au fond du trou et enfoui sous la terre.

C’est son ami Tunguru qui a rapporté à Kamal Digal le déroulement des faits. Après avoir enterré vivant le catholique, les hindouistes s’en sont pris à Tunguru. Celui-ci assurait qu’il était hindou. Les assaillants lui ont reproché d’être ami avec un chrétien. Ils l’ont aspergé d’essence, avant d’y mettre le feu. Tunguru a eu la vie sauve grâce à des villageois qui ont étouffé les flammes. Très sévèrement brûlé, il a été hospitalisé par la suite.

Selon Kamal Digal, les deux plus jeunes sœurs de Rajesh ainsi que sa mère ont trouvé refuge dans un camp. L’assassinat de Rajesh n’a pas fait l’objet d’un dépôt de plainte à la police.

Par ailleurs, parmi les six prêtres attaqués et aujourd’hui hospitalisés que recense le rapport de Mgr Cheenath figure le P. Bernard Digal (aucun lien de parenté avec Rajesh et Kamal Digal). Trésorier de l’archidiocèse de Cuttack-Bhubaneshwar, il était en visite dans une paroisse rurale le 23 août au soir, lorsqu’un coup de fil l’a informé du meurtre du religieux hindou. « Je ne pouvais le croire », raconte-t-il depuis son lit d’hôpital, à Bombay, où il est soigné de ses multiples blessures. Le lendemain matin, des hindouistes criaient des slogans hostiles aux chrétiens, appelant à tuer les missionnaires. Durant toute la journée, lui, son chauffeur et le curé de la paroisse sont restés à l’abri dans le presbytère, avant de fuir dans la forêt à la faveur de la nuit.

Revenus au village chercher des vivres, le P. Bernard Digal et son chauffeur n’ont pu que constater que des maisons de chrétiens étaient en flammes, que les habitants n’osaient pas les héberger par crainte de représailles. Le 24 au soir, le jour déclinant, les deux hommes ont décidé de passer la nuit dans les ruines de l’église du village, incendiée peu avant, pensant que les hindouistes ne viendraient pas les chercher là. Mais, peu avant minuit, un groupe d’hommes est venu pour détruire les pans de murs encore debout. « Nous avons fuit en courant », raconte le prêtre. Son chauffeur a réussi à semer ses poursuivants mais le P. Digal a été rattrapé. « Ils criaient qu’ils allaient me tuer. J’ai imploré pour ma vie, mais ils n’entendaient pas. Les coups pleuvaient. Ils m’ont dévêtu et pris mon téléphone portable. J’ai pu leur échapper, mais ils m’ont rattrapé. Les coups ont redoublé. Le sang coulait de ma tête et j’ai perdu conscience. Ils ont sans doute pensé que j’étais mort car ils sont partis. » Revenu à un état de semi-conscience, le prêtre a cru entendre des loups et il s’est dit à lui-même qu’il n’aurait même pas la chance d’avoir des funérailles dignes. « J’ai prié le Seigneur. »

Plus tard, deux villageois sont venus auprès de lui. Son corps était engourdi par la fraîcheur de la nuit. « Ils m’ont mis sur une porte en guise de brancard, m’ont donné un peu d’eau, puis ils sont partis. » C’est son chauffeur qui l’a retrouvé un peu plus tard et a appelé la police, laquelle a fait transporter le prêtre dans un dispensaire, d’où il a été transféré vers un hôpital du district. Après bien des démarches, l’administration a accepté son transfert vers un meilleur établissement, à Bhubaneshwar, d’où il a finalement été évacué vers Bombay, au Holy Spirit Hospital. « Il n’y a pas une parcelle de mon corps qui n’ait été battue », témoigne-t-il.

(1) Voir dépêche ci-dessus ainsi que EDA 490.

(2) Ucanews, 11 septembre 2008.

(Source: Eglises d'Asie, 11 septembre 2008)
 
Wietnam: służby bezpieczeństwa grożą protestującym katolikom (tiếng Ba Lan)
Katolicka Agencja Informacyjna
14:09 11/09/2008
Wietnam: służby bezpieczeństwa grożą protestującym katolikom (tiếng Ba Lan)

(Việt Nam: Công an hăm dọa người Công giáo biểu tình)

2008-09-11, ostatnia aktualizacja 2008-09-11 16:34 - Przemoc stosowana przez władze z Hanoi zostanie potępiona przez świat - stwierdził biskup diecezji Thai Binh, Francis Nguyen Van Sang. W oświadczeniu zatytułowanym,, Kto mieczem wojuje, ten od miecza ginie" z 10 września podkreślił, iż "używanie miecza przeciwko niewinnym cywilom jest haniebne". Odniósł się w ten sposób do pogróżek ze strony służb bezpieczeństwa, których szefowie próbują zastraszyć pokojowych demonstrantów, domagających się zwrotu terenu należącego do stołecznej parafii Thai Ha.

8 września w dwóch hanojskich dziennikach generałowie Nguyen Van Huong - wiceminister bezpieczeństwa publicznego, i Nguyen Duc Nhanh - dyrektor stołecznej Agencji Bezpieczeństwa Publicznego, ostrzegli arcybiskupa Hanoi Ngo Quang Kieta, księży i wiernych, że jeśli nie zakończą oni akcji protestacyjnych, grożą im surowe konsekwencje.

Chodzi o uczestników czuwań w parafii Thai Ha, podczas których modlono się o zwrot ziemi, bezprawnie zabranej jej przez państwo. W styczniu br. władze wydały zgodę na budowę na tym miejscu fabryki opakowań. Od końca sierpnia te pokojowe demonstracje przeciwko decyzji rządu są brutalnie tłumione przez policję.

Zdaniem biskupa Bguyen Van Sanga, parafianie wielokrotnie prosili o zwrot ich własności, ale bezskutecznie. W odpowiedzi na ich słuszne żądania rząd rozpoczął kampanię w mediach, pełną fałszywych oskarżeń i brutalne ataki fizyczne.,, Tylko ktoś zupełnie pozbawiony sumienia, może ignorować prawdę. Ale nieuczciwość i przemoc nie mogą trwać wiecznie" - napisał biskup.

W rozmowie z włoską agencją misyjną AsiaNews hierarcha powiedział, że tysiące katolików gromadzi się w Hanoi każdego dnia na modlitwie. Wierni stoją na dworze i modlą się godzinami bez względu na upał i ulewny deszcz.,, Śpiewają pieśni i odmawiają razem różaniec. Ale nigdy nie wykrzykują żadnych haseł. Po prostu cicho stoją i uparcie proszą o sprawiedliwość" - oświadczył purpurat.

Wczoraj do Thai Ha przybył bp Cosme Hoang Van Dat z diecezji Bac Ninh wraz z 39 księżmi i setkami wiernych, aby wyrazić swoją solidarność z protestującymi.,, Modliłem się za was z daleka. A dziś w miejscu, do którego chodziłem na Mszę św. jako dziecko, chcę być razem z wami" - powiedział on do katolików w Hanoi.

Tenże biskup w zeszłym tygodniu pojechał do miejscowości Tam Dao, by wyświęcić tam kościół zabrany przez władze 54 lata temu.

 
Bishop of Thai Binh: Bye-bye my dear people, I go to the jail
J.B. An Dang
18:46 11/09/2008
While the government persists on defaming priests and faithful and prepares to “draw the sword”, Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, who has been at Thai Ha since last Friday, states that Catholics are not rioters praising them as peaceful people who dare to get out of fear to stand up for justice and the truth. Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh says bye-bye to his flock to go to the jail as he committed all the ‘sins’ the state laid against protestors.

Mass at the land of dispute
Thousands gathering to pray daily
There have been developments in Hanoi signaling that the government now rejects any chances to dialogue with the Church over the dispute at Thai Ha. On Thursday, the Dan Tri newspaper reports that police have just issued 4 “urgent orders of arrest”. The victims are Thai Ha parishioners who have actively taken part in prayer protests. Fr. Matthew Vu Khoi Phung, superior of Thai Ha monastery, claims that 7 lay people have been arrested so far. He himself is summoned by police on Friday Sep. 12.

In the New Hanoi, attorney Vuong Trong The claims that there has been more than enough evidences for the conclusion that the protest in Thai Ha is an “organized crime”. The paper goes further stating that the protest is plotted by “hostile forces” opposed to the communist government. Other state-run media continue fabricating stories each day in an attempt to discredit the Catholic Church. Some even express “the astonishment and the frustration” why the government has not taken “all necessary measures to re-establish public order.”

Some Catholic reporters in Hanoi have been summoned by police and asked to stop sending their articles to the outside world. Some even are hunted by police.

In response, Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, in his sermon at Thai Ha monastery, strongly defended protestors claiming that “they are not rioters, not anti-society people who disturb public order,” as described in state media. Rather “they have a strong conviction,” he added, “to live up their Christian vocation in their earthly journey.” “Our presence here,” he said to protestors “means that we overcome our fear, and the suspicion of others in order to declare to society, with one voice, that we hold great values and a great dream of fairness, justice, and peace."

In a dramatic event, Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh in an article released on Thursday says that “I want to say farewell to my faithful as I could be jailed for having committed all the ‘sins’ that state media have laid against Thai Ha protestors.”

“I attended a prayer vigil in front of the statue of our Lady with the faithful there,” he explained. “In addition, I have written articles and posted them on the Internet.” State media have condemned protestors of “praying illegally at the statue of our Lady at Thai Ha”, and “posting anti-government articles” on the Internet.

He goes on defending the rights of Catholics and people of other faiths to publicly speak out against injustice peacefully. Out of the fear that the government rejects the rights of free speech and “draws the sword”, he is already prepared to be jailed.

“I seriously declare with you that if I am jailed, pray for me and stop believing what may be attributed to me”, he instructs Catholics citing the case of Archbishop Nguyen Kim Dien of Hue who was jailed and attributed to be author of some distortional statements. “I am afraid that there will be false articles or statements attributed to me. So in that case, you should stop believing statements attributed to me as you do now,” he adds.

Catholic protest is a scarce event in Vietnam. A protest which is supported by the presence of all Bishops in the northern region of the country is even more exceptional, in fact unprecedented in the history of the Church in Vietnam.
 
Catholic journalists being hunted by Vietnamese police
Catholic News Service
21:39 11/09/2008
HANOI, Sep 11, 2008 / 03:08 pm (CNA).- Thousands of Catholics in Hanoi are continuing their peaceful protests asking for the return of their land illegally seized by the Vietnamese government. Worried about the international exposure of their tactics, the police are engaging in a campaign against journalists and foreign media.

With tensions simmering between the police and the Catholic protestors, the government has spent the better part of the past month using its influence in the state media to spread false accusations, defame parishioners, their priests, and the Church as a whole.

False priests and people who aren’t even Catholics have also been trotted out for TV interviews, radio, and newspapers.

The police have even gone so far as to physically attack some of the protestors, local sources report.

Realizing that their efforts to distort the Catholic protests are not succeeding when it comes to international news outlets, such as CNA, the Vietnamese police have made internet reporting a crime and have organized a manhunt for Catholic reporters.

One source informed CNA that plain-clothed police are hunting for Catholic reporters who have corresponded with media outlets regarding developments of the protests.

One Catholic reporter, who asked to remain anonymous out fear of being discovered, related a recent incident. “I was about to send an email, when police swamped in. The person next to me had his browsing history inspected. He was even forced to log into his Gmail account for a ‘security inspection’.”

The Vietnamese government is closely monitoring reports of Catholic outlets on the protests. “You are in serious trouble should your browsing history include Asia-News, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, VietCatholic News, Zenit...just to say a few names,” the source warned.
 
Vietnam: New Round of Arrests Target Democracy Activists
Human Rights Watch
23:48 11/09/2008
New York, September 12, 2008 - Human Rights Watch condemned a crackdown on democracy activists in Vietnam this week, coinciding with the visit of US Deputy Secretary of State John Negroponte for bilateral talks on security issues, economic ties, and human rights. Human Rights Watch also called for the immediate release from prison of a prominent internet writer and activist, Nguyen Hoang Hai, known by his pen name Dieu Cay, who was sentenced to 30 months in prison on September 10, 2008. Following Dieu Cay's closed-door trial, police detained and interrogated at least a dozen other democracy activists, bloggers, and human rights defenders.

"Vietnam's government is well-known for having zero tolerance for free expression," said Elaine Pearson, deputy Asia director at Human Rights Watch. "The current wave of arrests of democracy activists is a thinly veiled effort by the government to silence independent bloggers, journalists, and human rights defenders in Vietnam."

Many of the activists detained this week, like Dieu Cay, have participated in protests against China's claims to the disputed Spratly (Truong Sa) and Paracel (Hoang Sa) islands. It is thought that Vietnamese authorities are possibly trying to prevent demonstrations on the issue planned for September 14. The authorities may also be trying to thwart high-profile activists from joining mass prayer vigils that have been staged since mid-August in Hanoi by thousands of Catholics, who want the government to return confiscated church land in Thai Ha Parish.

Dieu Cay (which means "the Peasant Water Pipe"), 56, is known for his hard-hitting internet postings calling for greater democracy and human rights in Vietnam and his participation in protests in Vietnam against Chinese foreign policy. A former soldier with the People's Army of Vietnam, Dieu Cay was one of the founding members of the Club of Free Journalists (Cau Lac Bo Nha Bao Tu Do) in 2006.

Anti-China Protests Since December 2007, growing numbers of activists in Vietnam have joined rallies protesting China's claims to the disputed Spratly and Paracel islands, over which both China and Vietnam assert sovereignty. The protests were sparked by China's November 2007 announcement that it was placing the islands under the administration of a new government district.

In January 2008, Dieu Cay and six other activists unfurled banners in front of the Opera House in Ho Chi Minh City criticizing China for its claims to the disputed islands. On April 19, 2008, police arrested Dieu Cay in Dalat, a city in central Vietnam, shortly before the arrival of the Olympic Torch in Ho Chi Minh City, an event the Vietnamese authorities were determined to ensure was protest-free. Prior to his arrest, police had summoned Dieu Cay for interrogation at least 15 times.

On September 10, a court in Ho Chi Minh City sentenced Dieu Cay to two and half years in prison on charges of tax evasion on a rental property he owns. Dieu Cay's lawyers argued that the renter, not Dieu Cay, was liable for back taxes owed on the property, because the rental contract provided for the renter to assume payment of all property taxes, which is allowable under Vietnamese law.

Police officers from the Internal Security and Counter-Espionage Departments (Cuc An Ninh Noi Chinh and Cuc Phan Gian) of the Ministry of Public Security in Ho Chi Minh City arrested Dieu Cay. This department is primarily responsible for monitoring and intervening in political cases. International press freedom organizations called the tax evasion charges a baseless pretext to punish Dieu Cay for his political activism.

"It's bad enough that the Vietnamese government took an anti-China activist off the street only days before the Olympic torch passed through Ho Chi Minh City, but to imprison him now on questionable charges is a new low," said Pearson.

Internet and media controls Dieu Cay's imprisonment fits a wider pattern of harassment and arrest by Vietnamese authorities of independent journalists, human rights activists, cyber dissidents, religious freedom advocates, and farmers protesting confiscation of their land. The Vietnamese government tightly controls the print and electronic media, as well as the internet in Vietnam, and is swift to prosecute dissidents and independent writers.

In May 2008, for example, police arrested two investigative reporters who had exposed a major corruption scandal in 2005. The reporters, Nguyen Viet Chien of Thanh Nien (Young People) newspaper and Nguyen Van Hai of Tuoi Tre (Youth) newspaper, were charged with "abusing their positions and powers while performing official duties." After their newspapers publicly challenged the arrests, on August 1, the government revoked the press accreditation of four journalists from the two papers, including both publications' deputy editors.

Vietnam's Constitution and the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a state party, grant citizens the right to exercise freedom of expression, assembly and association.

"The Vietnamese government should take its own laws seriously and tolerate the expression of views it does not share," Pearson said. "It's time for Hanoi to cease harassing and arresting cyber dissidents, human rights defenders, and independent journalists."

Background information Activists arrested and detained by police on September 10 and 11 include:

Land rights protesters Lu Thi Thu Duyen, Lu Thi Thu Trang, and Hoac Kim Hoa, who were detained and interrogated by police in Ho Chi Minh City on September 10 after they tried to attend Dieu Cay's trial; - Human rights defender Pham Van Troi, 35, an active member of the Committee for Human Rights in Vietnam, who was arrested in Hanoi just before midnight on September 10; - Writer Nguyen Xuan Nghia, 58, a member of the executive board of the democracy movement known as Bloc 8406 (named after the April 8, 2006 date of its inception by Father Nguyen Van Ly) was arrested at his home in Haiphong just after midnight on September 11; � Land rights activist Pham Thanh Nghien, who was arrested by 10 police officers at 11 a.m. on September 11 at her home in Haiphong and taken to Hanoi for questioning by police. In June 2008, municipal authorities in Hanoi rejected an application submitted by Nguyen Xuan Nghia, Pham Van Troi and Pham Thanh Nghien to conduct a demonstration protesting China's occupation of the Paracel and Spratly islands; - Student Ngo Quynh and poet Tran Duc Thach, who were arrested in Hanoi on September 10 as they were on their way to Thai Ha parish, where a mass rally by Catholics protesting government policy is taking place; - Democracy activist Nguyen Van Tuc, a Bloc 8406 member, who was arrested in a midnight raid by dozens of police at his home in Thai Binh province on September 11; - Vu Hung, who was dismissed from his job as a high school physics teacher two months ago because of his contacts with Vietnamese democracy activists and who was arrested at his home in Ha Tay province at 8 p.m. on September 11; and Bloggers Uyen Vu and Quynh Vi, who were summoned to the police station in Ho Chi Minh City for interrogation on September 11.

In addition, on September 10, authorities in Hanoi charged four Catholic protesters from Thai Ha Parish who were arrested on August 28: Nguyen Thi Nhi, Nguyen Dac Hung, Nguyen Thi Viet, and Thai Thanh Hai.


(Source: Human Rights Watch)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ truyền chức cho 6 tân Linh mục Hội Dòng Đức Mẹ Đồng Công Việt Nam tại Thủ Đức
Dòng Đồng Công
16:00 11/09/2008
 
Tổng giáo phận Huế hôm nay có thêm 7 tân Linh mục
Trương Minh Phương
16:05 11/09/2008
HUẾ - Sáng hôm ngày 11.09.2008, tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức long trọng lễ truyền chức linh mục cho 7 thầy phó tế:

1. Bênêdictô Ngô Văn Hài, sinh năm 1973, thuộc giáo xứ Thành Công.
2. Phanxicô Xaviê Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1975 thuộc giáo xứ Thạch Hãn.
3. Phêrô Nguyễn Vũ, sinh năm 1975, thuộc giáo xứ Hà Úc.
4. Gioan Baotixita Phạm Xứ, sinh năm 1969, thuộc giáo xứ Sơn Công.
5. Giuse Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1976 thuộc giáo xứ Tân Lương.
6. Phêrô Nguyễn Thái Công, sinh năm 1974 tu sĩ dòng Thánh Tâm Huế.
7. Stêphanô Trần Đình Tề, sinh năm 1973 tu sĩ dòng Thánh Tâm Huế.

Xem hình ảnh Lễ truyền chức

Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể chủ sự với sự tham dự của Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đức ông Hiêrônimô Nguyễn Ngọc Hàm,cha Simon Trương Quỳnh bề trên Tổng quyền dòng Thánh Tâm Huế, cha Anphong Nguyễn Hữu Long quyền Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế cùng với khoảng 150 linh mục trong và ngoài giáo phận, tu sĩ nam nữ.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã nói: “Ơn gọi linh mục được nảy sinh từ trong gia đình họ hàng dòng tộc, với sự đóng góp công lao mồ hôi nước mắt ứng với lời thánh vịnh: Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt trong hân hoan. Trong niềm vui của gia đình, niềm vui của giáo phận. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa lòng cảm tạ tri ân đã chọn gọi các thầy phó tế để nhận chức linh mục hầu phụng sự Chúa và phục vụ giáo hội.”

Trong bài huấn từ, Ngài cũng đã nói: “Chúa Giêsu đã chọn trong cộng đoàn một số người để chính thức thi hành nhiệm vụ tư tế thừa tác trong Hội Thánh. Các thầy phó tế đã được chọn gọi để thụ phong linh mục hầu phục vụ dân thánh Chúa, xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô và loan báo tin mừng. Vì các thầy phải nên giống Chúa Kitô thượng tế muôn đời và liên kết với Giám mục nên tôi sẽ đặt tay lên đầu và đọc lời thánh hiến. Cử chỉ đặt tay là ơn ban của Chúa Thánh Thần để họ có thể thánh hóa và chăm sóc cộng đoàn. Các tân linh mục sẽ thi hành thừa tác vụ giảng dạy và thánh hóa cộng đoàn, vì là thừa tác viên rao giảng tin mừng nên phải thấm nhuần Lời Chúa trước khi giảng dạy cho người khác. Hãy hiến tế chính bản thân mình, từ bỏ những đam mê dục vong, không tính toán so đo, không quản ngại khó khăn gian khổ, không tìm kiếm danh vọng.

Mở đầu nghi thức truyền chức, cha Simon Trương Quỳnh Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Tâm Huế xướng danh các tiến chức và cha Anphong Nguyễn Hữu Long quyền Giám đốc Đại Chủng viện tiến cử lên Đức Tổng Giám mục.

Sau khi Đức Tổng Giám mục đặt tay lên đầu các tân chức, Đức Giám mục phụ tá cùng linh mục doàn đã đặt tay lên đầu thể hiện sự đón nhận và cộng đoàn linh mục. Cha mẹ các tân chức đã dâng lên Đức Tổng Giám mục áo lễ và chén thánh để Ngài làm phép thánh hóa và trao cho các tân chức trong niềm hân hoan của toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Thánh lễ được tiếp tục, các tân chức bước lên bàn thờ cùng dâng thánh lễ với Đức Tổng Giám muc.

Sau thánh lễ, đại diện các tân linh mục đã bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, các linh mục bề trên, các cha giáo, các thầy giáo đã dày công vun đắp đẻ hôm nay được bước lên bàn thánh Chúa. Các tân linh mục trong niềm xúc động đã bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với cha mẹ đã hiến dâng con mình cho Chúa đồng thời ủy thác anh chị em chăm sóc các bậc sinh thành để các ngài yên tâm phụng sự Chúa và phục vụ Giáo hội.
 
Tin Thuyên chuyển và bổ nhiệm Linh mục tại Tổng Giáo Phận Huế
Lm Nguyễn Vinh Gioang
22:14 11/09/2008
HUẾ - Trong thông báo đề ngày 12 tháng 9 năm 2008, Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng cho biết nhằm đáp ứng các nhu cầu mục vụ trong Giáo phận nhà, Đức Tổng Giám Mục Huế đã thuyên chuyển và bổ nhiệm một số linh mục trong Giáo phận như sau:

1. Linh mục Phêrô Phạm Ngọc Hoa, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Đông Hà và Họ nhánh Cửa Việt.
2. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Phước, Phó xứ La Vang, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Mỹ Lộc và các Họ nhánh.
3. Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Phương, Quản xứ Kẻ Văn, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Thạch Hãn.
4. Linh mục Phaolô Trần Văn Quang, Phó xứ Trí Bưu, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Kẻ Văn và các Họ nhánh.
5. Linh mục Phaolô Trương Minh Tiên, Phó xứ Phước Tuyền, nay được thuyên chuyển làm Quản xứ Phan Xá và các Họ nhánh.
6. Tân linh mục Bênêđitô Ngô Văn Hài, nay được bổ nhiệm làm Phó xứ Phủ Cam.
7. Tân linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Thiện Nhân, nay được bổ nhiệm làm Phó xứ Phước Tuyền.
8. Tân linh mục Giuse Nguyễn Văn Tiến, nay được bổ nhiệm làm Phó xứ Cầu Hai.
9. Tân linh mục Phêrô Nguyễn Vũ, nay được bổ nhiệm làm Phó xứ Phanxicô.
10. Tân linh mục Gioan Baotixita Phạm Xứ, nay được bổ nhiệm làm Phó xứ La Vang.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Houston: Đêm Thắp Nến Hiệp Thông Với Giáo Xứ Thái Hà
NH
10:34 11/09/2008
Houston - Chiều ngày Chủ Nhật 7-9-2008, lúc 7:00 giờ, Ủy Ban Tổ chức Đêm Thắp Nến tại Houston đã tổ chức "Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện và Hiệp Thông Với Giáo Xứ Thái Hà Việt Nam" tại khuôn viên Tượng đài Chiến Sĩ, thành phố Houston, để lên án những thủ đoạn đàn áp của CSVN, và để cùng hiệp thông hỗ trợ giáo dân Thái Hà đang kiên cường tụ họp cầu nguyện hòa bình đòi công lý tại mảnh đất mà nhà nước cộng sản đã chiếm dụng trái phép của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Chương trình thắp nến đã được Ban tổ chức chuẩn bị chu đáo và phong phú, với trên 200 đồng hương tham dự.

Sau các nghi thức khai mạc, ông Trương Như Phùng, trưởng ban tổ chức đã trình bày muc đích của Đêm Thắp Nến hiệp thông với giáo dân xứ đạo Thái Hà tại Việt Nam.

Luật sư Hoàng Duy Hùng, chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại Houston và Vùng phụ cận cũng đã lên tiếng đòi hỏi CSVN phải chấm dứt những đàn áp đối với giáo dân Thái Hà.

Tham dự đêm thắp nến có Linh mục Đinh Văn Hải, các linh mục và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại Houston, cùng với Linh mục Trần Ngọc Hùng.

Phát biểu trong đêm thắp nến, Linh mục Đinh Văn Hải, Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế tại Houston đã kêu gọi mọi người hãy kiên trì, trong tinh thần hòa bình, đòi nhà nước Công Sản Việt Nam phải thực thi công lý, trả lại đất đai của giáo xứ Thái Hà đã bị cưỡng đoạt phi pháp.

Theo những tin tức thì ba tuần lễ qua, nhà nước CSVN xử dụng các phương tiện truyền hình, truyền thanh và báo chí đã tố cáo và buộc tội các Linh mục và giáo dân Xứ Thái Hà vi phạm pháp luật khi đọc kinh và hát thánh ca trong khuôn viên khu bất đông sản số 178 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, mảnh đất có diện tích khoảng 14 ngàn mét vuông là tài sản trước đây của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nay đang bị nhà nước chiếm dụng và đang có kế hoạch bán mảnh đất ấy cho các doanh gia địa ốc để xây khu dân cư và thương mại. Và rồi, sáng thứ Năm 28/8/2008, cộng sản Việt Nam đã mở một cuộc đàn áp và lùng bắt giáo dân Thái Hà. Công an xịt hơi cay, dùng dui cui điện và gậy đánh đập những người đang tham dự buổi cầu nguyện hòa bình. Nhiều anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà bị bắt đến nay vẫn không biết bị giam cầm nơi nào.

Tại đêm thắp nến, ban Tổ chức cũng đặt một bàn ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng Thống Bush, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và các vị dân cử gấp rút can thiệp để cộng sản Việt Nam ngưng ngay hành động đàn áp, đánh đập, bắt bớ giáo dân đang đòi hỏi công lý.

Đêm thắp nến chấm dứt lúc 9 giờ tối cùng ngày. Sau đó các tín hữu Công giáo còn đứng lại đọc kinh nguyện trước thánh tượng Đức Mẹ La Vang.
 
Bài Thơ: Thái Hà cho Mẹ
Thiên hương Vũ
10:44 11/09/2008
Bài Thơ: Thái Hà cho Mẹ

Hôm nay trên quê hương
Giữa Hà Nội phố phường
Thái Hà lên tiếng nói
Cho mảnh đất yêu thương

Chưa bao giờ con thấy
Xúc động mãi trong hồn
Nước mắt nào lặng lẽ
Cho người dân tang thương

Mẹ ơi họ rất hiền
Cả đời chân lấm đất
Cuộc sống khổ triền miên
Con dâng lời cầu nguyện

Công lý nào gỉa dối
Trắng đen không rạch ròi
Tiếng tim lòng vang dội
Trên lằn roi Quê Hương

Mẹ ơi lời cầu nguyện
Không trả bằng gươm dao
Sao nơi đây có thể?
Máu đã đổ tuôn trào

Ôi!Quê hương, quê hương
Lời nguyện cầu tha thiết
Cho tất cả đồng bào
Niềm thương yêu da diết

Lằn roi nào cho bạn
Khói nào xé hơi cay
Tiếng con thơ vang dội
Mẹ ơi! Mẹ có hay?

Nơi đây là chiến lũy
Pháo công kích bên trời
Mẹ xuống đời phép lạ
Cho Việt Nam đổi thay

Trận chiến nào dai dẳng
Quân thù đang bủa vây
Nhưng trong con chiến thắng
Là tình yêu sum vầy

Đạn con đã lắp sẵn
Lời kinh cầu đêm nay
Tâm hồn con bình lặng
Trong ơn nghĩa cao dầy

Việt Nam là thế đó
Đồi tử nạn Canvê
Âm thầm trong chia xẻ
Thánh gía Chúa gửi về

Việt Nam ơi vác hộ
Lời Mẹ nói đêm nay
Ơn Thánh thần trổ lộc
Cho tình yêu đong đầy.


(Tâm hồn đau xót qúa, nước mắt tràn ưá về tin Thái Hà
Kính Tặng Quê Hương và dân tộc Việt Nam.)
 
Cảm nghĩ của một giáo dân về sự việc ở Thái Hà
JB Nhật Anh
12:01 11/09/2008
Cảm nghĩ của một giáo dân về sự việc ở Thái Hà

Sau khi trở về từ những lần hành hương gần đây hiệp thông cùng với anh chị em giáo xứ Thái Hà, trong tôi luôn tràn ngập những suy tư muốn chia sẻ với những thử thách mà giáo xứ đang trải qua, cũng như thất vọng về cách ứng xử của chính quyền Hà Nội và giới truyền thông đang chịu sự kiểm soát của những thế lực đen tối. Tôi luôn theo sát diễn tiến sự việc và hằng đêm dâng lên Thiên Chúa lời nguyện xin để cho công lý sớm được thực hiện trên quê hương Việt Nam.

Kể từ khi Thái Hà trở thành tâm điểm của các cơ quan truyền thông nhà nước, hẳn nhiều độc giả và người dân có quan tâm sẽ nhận thấy một điều lạ là chính quyền càng lên giọng, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, kết tội, đàn áp bằng vũ lực, bắt bớ và đe doạ trấn áp mạnh đối với các linh mục, tu sỹ và giáo dân Thái Hà thì dòng người hành hương đến với Thái Hà càng thêm đông đảo, Thái Hà càng nhận được nhiều sự chia sẻ, đông viên, khích lệ bằng nhiều cách từ nhiều nơi trong nước cũng như ngoài nước. Trong những đoàn hành hương đó có nhiều Đức Giám mục của tổng Giáo phận Hà Nội, các linh mục trong và ngoài giáo phận, và đặc biệt là có hàng nghìn lượt giáo dân từ khắp nơi đã bỏ thời gian, công việc, vượt qua sự theo dõi và cản trở gắt gao của công an để quyết tâm đến với Thái Hà nhằm được trực tiếp hiệp thông dâng lời cầu nguyện tại Linh địa Đức Bà, chia sẻ động viên với anh chị em Thái Hà. Những người ở xa không tới được đã gửi thư hiệp thông, tổ chức các buổi cầu nguyện và ký tên ủng hộ Thái Hà và mong cho công lý được thực hiện.

Với những gì “mắt thấy tai nghe” người dân trong nước và thế giới càng thấy rõ lối hành xử của chính quyền cộng sản qua hệ thống truyền thông nhà nước và sự thật về “tự do ngôn luận và tự do tôn giáo” dưới chế độ độc đảng.

Qua sự kiện cầu nguyện tại Toà Khâm sứ cuối năm ngoái và những gì đang diễn ra ở Thái Hà, chúng ta mới thấy được tình liên kết trong giáo hội công giáo được thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Ai cũng biết đoàn kết và hiệp nhất là sức mạnh và ở đâu “ý hợp tâm đầu ở đấy chứa chan nguồn vui”. Nhiều người tới đây lần đầu mà như trở về mảnh đất thân thuộc của mình. Sau khi cầu nguyện cùng Đức Mẹ trước Linh đài, những người hành hương tách thành từng tốp nhỏ, đi một vòng quanh khu đất như muốn tìm lại những gì thân thương đã mất, mà chẳng mảy may quan tâm tới sự có mặt của những cảnh sát mặc sắc phục đang túc trực tại hiện trường cả ngày lẫn đêm. Quả thật tôi nhận thấy niềm vui và sự bình an trên khuôn mặt của những người hành hương khi tới Linh địa Đức Bà. Qua sự kiện này, hàng ngàn người công giáo và những ai yêu chuộng công lý khắp nơi trên cả nước và nhiều nơi trên thế giới đã và đang hướng về Thái Hà và cùng cầu nguyện cho Thái Hà. Sự hiệp thông tuyệt vời xoá bỏ mọi khoảng cách về không gian đã và đang là nguồn khích lệ và sức mạnh to lớn để giáo xứ Thái Hà cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam đứng vững và chiến thắng trước quyền lực tử thần.

Vụ việc đang ngày càng nóng bỏng hơn bằng việc chính quyền dùng bạo lực, bắt bớ và đe doạ trấn áp mạnh với những ai đến và cầu nguyện tại Linh Địa. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng dù chính quyền quyết tâm trà đạp lên sự thật và lẽ phải thì không vì thế mà khát khao tìm công lý của giáo dân Thái Hà cũng như cộng đồng dân Chúa có thể bị vùi dập. Điều này đã được khẳng định bởi chính báo chí trong nước về số lượng người tham gia cầu nguyện tại khu đất ngày càng gia tăng. Tôi thực sự tin rằng những ngọn lửa Đức tin đã bùng cháy trong thời gian vừa qua, vẫn đang rực sáng và sẽ không bao giờ có thể dập tắt nổi.

Tôi không có ý định viết về Thái Hà vì cho đến nay đã và đang có rất nhiều bài viết được đăng tải trên các trang mạng của Vietcatholics và Dòng Chúa cứu thế với những phân tích sâu sắc, lý luận sắc bén và những dẫn chân thực về quyền sở hữu hợp pháp của giáo xứ Thái Hà đối với mảnh đất đang bị Công ty May Chiến thắng sử dụng trái phép. Bất kể những ai có lương tâm và thiện chí đều có thể thấy lẽ phải đang ở phía Dòng Chúa cứu thế và Giáo xứ Thái Hà. Tuy nhiên chính tuyên bố trên báo chí trong nước của ông thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc CA Hà Nội về việc điều tra và xử lý những người tung tin viết bài không giống ý đồ chỉ đạo của chính quyền về sự việc ở khu đất này đã thúc đẩy tôi góp thêm tiếng nói ủng hộ giáo xứ Thái Hà và yêu cầu chính quyền nhìn nhận và giải quyết vấn đề này trong tinh thần tôn trọng sự thật và lẽ phải hầu đem lại niềm tin cho người dân.
 
Thái Hà réo gọi (thơ)
Bút Trẻ
14:23 11/09/2008
THÁI HÀ RÉO GỌI

Thái Hà phát lệnh, Tiếng Cồng
Quốc Gia giải phóng đồng lòng cùng đi!

Thái Hà réo gọi Thanh Niên!
đòi Đất, đòi Nước hy sinh tiếc gì

Thái Hà réo gọi mọi nhà!
vì tương lai Quốc Dân ta xuống đường

Thái Hà réo gọi Sinh Viên!
Nước Nam bền vững là quyền tòan dân

Thái Hà réo gọi Các Anh!
Nòi Giống lúc biến, hiến thân dưới Cờ

Thái Hà réo gọi! Biển Đông
Hoàng Trường Sa vẫn Lạc Hồng Ngàn Năm

Thái Hà réo gọi! Nam Quan
Bản Giốc máu thịt Ngàn Năm Lạc Hồng

MƯỜI BỐN THÁNG CHÍN, thù này
máu đào đem báo, nắm tay XUỐNG ĐƯỜNG!

(Thân tặng Tuổi Trẻ Việt Nam Anh Hùng
ngàn đời bất khuất! 9.9.08)
 
Giáo dân Thái Hà tiếp tục bị công an bắt bớ, nhưng họ không hề khiếp sợ!
PV VietCatholic
14:46 11/09/2008
Giáo dân Thái Hà tiếp tục bị công an bắt bớ, nhưng họ không hề khiếp sợ!

THÁI HÀ - Truyền hình Hà Nội cũng như các tờ báo nhà nước hôm (11.9) dồn dập đưa tin về việc công an quận Đống Đa "tiếp tục điều tra mở rộng vụ án hình sự xảy ra ở 178 phố Nguyễn Lương Bằng" với việc "khởi tố thêm ba bị can"…

Hình ảnh sinh hoạt tại giáo xứ Thái hà Hôm nay

Những dấu hiệu đó cho thấy chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục nhẫn tâm 'đàn áp' Thái Hà bằng mọi cách. Tại linh địa Đức Bà, chúng tôi vẫn thấy nhiều công an 'chìm', 'nổi' cũng như nhiều phóng viên các đài báo nhà nước tiếp tục 'quay' Thái Hà.

Dù thế, giáo dân từ các nơi vẫn cứ tập nập kéo về linh địa cầu nguyện. Nhà thờ Thái Hà quá nhỏ bé so với lượng khách hành hương đổ về. Thánh lễ nào cũng tràn ngập giáo dân và có nhiều linh mục đồng tế. Chúng tôi thấy hôm nay tiếp tục có thêm một số linh mục DCCT đến từ một số cộng đoàn để chia sẻ và hiệp thông với Thái Hà trong lúc khó khăn.

Chúng tôi nghe nói Uỷ Ban Nhân Dân Quận Đống Đa đã gửi giấy mời linh mục Bề Trên Chánh xứ Vũ Khởi Phụng lên làm việc vào chiều ngày 12.09.2008.

Danh sách các giáo dân Công giáo đã bị công an bắt, câu lưu, tróc nã:
1. Cụ bà Lê Thị Hợi – 62 tuổi.
Trú tại: phường Thổ Quan, quận Đống Đa – Hà Nội.
Đang bị công an cs câu lưu.

2. Cụ ông Lê Quang Kiện – 64 tuổi.
Trú tại: phường Hàng Bột, quận Đống Đa – Hà Nội.
Đang bị công an cs câu lưu.

3. Bà Nguyễn Thị Nhi - 47 tuổi
Trú tại: quận Đống Đa – Hà Nội.
Đang bị công an cs câu lưu.

4. Bà Ngô Thị Dung - 55 tuổi
Trú tại: Quận Đống Đa – Hà Nội
Đang bị công an cs tróc nã.

5. Bà Nguyễn Thị Việt – 60 tuổi.
Trú tại: phường Thịnh Quang, quận Đống Đa - Hà Nội.
Đang bị công an cs quản thúc tại gia.

6. Anh Thái Thanh Hải – 22 tuổi.
Trú tại: phường Nam Đồng, quận Đống Đa – Hà Nội.
Đang bị công an cs quản thúc tại gia.

7. Anh Nguyễn Đắc Hùng – 32 tuổi.
Trú tại: xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai – Hà Tây.
Đang bị công an cs tróc nã.

(Còn một số những người mới bị bắt chúng tôi chưa cập nhật sanh sách)

Chính quyền cũng đã tuyên bố ngầm hiểu rằng: không chỉ có giáo dân, sẽ còn có cả các tu sĩ, linh mục, và có khi cả giám mục Công Giáo cũng sẽ bị "nghiêm trị" nếu tiếp tục "khích động giáo dân đến cầu nguyện". Tuy nhiên khi tiếp xúc với các linh mục ở giáo xứ Thái Hà hỏi về việc này, các ngài vẫn tỉnh bơ, coi nhưng có gì xẩy ra vậy! Còn giáo dân vẫn cứ tiếp tục đến cầu nguyện, không hề tỏ vẻ sợ hãi bị bắt bớ hay bị vu khống gì cả.
 
"Tài liệu mật?" CSVN: ''Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ''
Đồng Nhân
15:16 11/09/2008
LTS.- Chúng tôi mới nhận được "tài liệu?" này từ trong nước gửi qua và người gửi cho là "Đây là một tài liệu tối mật, và là Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận - Nguyễn Tâm Bảo, được lưu trữ theo chế độ tài liệu tuyệt mật.". Tuy nhiên chúng tôi không có phương tiện để kiểm chứng tài liệu này thực hư ra sao? Tuy nhiên, khi đọc nội dung thì thấy đó là những chủ trương mà người CSVN thường đã đem ra áp dụng từ trên nửa thế kỉ này. Những người đang tranh đấu cho tự do dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam nên nghiên cứu và học hỏi thêm để tìm cách tránh né những mưu mô gian xảo của vhế độ CSVN, một chế độ cai trị hà khắc và độc tài không được lòng dân và làm cho nước Việt Nam càng ngày càng đi xuống về mọi mặt. Mời qúi vị thưởng thức tài liệu như sau:

Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận



Nguyễn Tâm Bảo

Thưa các đồng chí,

Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:

1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.

Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.

2. Phải giữ cho cái gọi là 'phong trào dân chủ đối lập' không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.

Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều 'lãnh tụ' mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều 'nhân sĩ trí thức' mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị – chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động 'chống cộng cực đoan' có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ… Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là 'đấu tranh dân chủ'. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày..

3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để 'dân trí cao' không đồng nghĩa với 'ý thức dân chủ cao'.

Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần 'entrepreneurship' – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.

4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là 'co-optation')…

Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng… Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa. Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng.

Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.

Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.

Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng. Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.

Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quần chúng tham gia.

Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.

Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Achiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.

Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.

Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.

Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông, thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.

Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu 'không thành công cũng thành nhân' – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.

Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như 'dân chủ', 'nhân quyền', 'tự do' … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như 'ổn định xã hội', 'tăng trưởng kinh tế', 'xóa đói giảm nghèo'…

Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như 'đa nguyên', 'đa đảng', 'pháp trị', 'khai phóng'… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những 'giá trị Á châu' một cách khéo léo.

* Phát Huy dân chủ cơ sở - tập trung

Chúng ta cũng phải phát huy 'dân chủ cơ sở', 'dân chủ tập trung', 'dân chủ trong đảng'… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.

Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.

Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của 'dân chủ' theo cách có lợi cho chúng ta: 'dân chủ' nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.

Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như 'nhân quyền', 'dân chủ'… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.

Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa 'thể chế chính trị' và 'phát triển kinh tế'.

Hai phạm trù 'dân chủ' và 'phát triển' có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải 'dân chủ hóa'.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng 'tháo ngòi nổ' của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.

Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về 'nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ'. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore, điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.

Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là 'coordination goods', tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật 'đàn áp có chọn lọc' mà tôi đã có dịp phân tích.

* Giới trẻ và sinh viên học sinh

Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.

Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.

Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói 'tinh thần dân tộc' vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.

Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.

Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.

Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như 'dân oan biểu tình', 'công nhân đình công'… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.

Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.

* Trí thức

* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp 'vừa trấn áp vừa vuốt ve' từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.

* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần 'phò chính thống' của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.

* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ than phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.

* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.

* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.

* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.

Thử tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?

Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.

Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc. Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.

Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.

Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: 'khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng'.
 
Một câu liên quan tới tôn giáo đáng suy gẫm!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
15:24 11/09/2008
SAIGÒN - Hôm Chủ Nhật 7/9 vừa qua, rất nhiều nhà thờ trong giáo phận Sàigòn đã phổ biến là thư mục vụ của TGM Giáo Phận TP.HCM Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Như vậy mặc dù cách xa hàng ngàn km, nhưng hai chữ ‘Thái Hà’ giờ đây đã trở nên rất gần gũi với phần lớn giáo dân Sàigòn. Trước đó nhiều họ đạo cũng đã quan tâm theo dõi sát vụ việc, đặc biệt kể từ sau tối 28/8 khi nhiều giáo dân mặc dù chỉ phản đối việc bắt giữ người trong ÔN HÒA nhưng đã bị công an quận Hoàn Kiếm đáp trả bằng BẠO LỰC.

Cùng lúc với việc phổ biến Thư Mục Vụ Sàigòn trên, việc tất cả các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ tại giáo phận Hà Nội và các Đức Cha các giáo phận miền Bắc đến tận giáo xứ Thái Hà thăm viếng cho thấy sự kiện Thái Hà đang đã trở thành mối ưu tư lo lắng lớn nhất của giáo hội hiện nay. Cũng nhờ vậy, giáo dân cả nước được biết sự thật về Thái Hà bằng thông tin trong giáo hội, nó hoàn toàn khác với những thông tin mà giáo dân nghe được ở nhà mình qua VTV hay qua truyền miệng nhau.

Và chúng ta hy vọng cũng từ vụ Thái Hà vấn đề thông tin nội bộ trong giáo hội cũng sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu của giáo hội. Bởi sống trong một xã hội thông tin một chiều như ở Việt Nam, thì chỉ có thông tin nội bộ thật hữu hiệu, mới có thể vô hiệu hóa tất cả những loại tin tức thiếu trung thực liên quan đến giáo hội. Mà những việc này cũng chẳng cần phải đầu tư tốn kém gì nhiều, càng không vi phạm luật pháp vì những thông báo cuối mỗi thánh lễ là một phần của thánh lễ và đã có từ bấy lâu nay.

Một việc làm hết sức cần thiết, bởi vì:

+ Từ lâu chúng tôi thấy rõ ràng có gì đó không ổn khi giáo hội luôn nhắc đến đến rao giảng lời Chúa, mà việc ấy xét cho cùng cũng là việc loan truyền tin tức cho nhau, làm sao có thể rao giảng lời Chúa trong khi việc rao giảng tin tức ngay chính trong giáo hội lại chưa được xem trọng?

+ Qua sự kiện Thái Hà (hay bất cứ nơi nào khác của giáo hội diễn ra những việc tương tự) thật khó tưởng tượng cảnh trong những ngày này có nhà thờ hay họ đạo nào đó ở các tỉnh thành, với phương tiện thông tin liên lạc không quá khó khăn mà hoàn toàn mù tịt hoặc biết không chính xác về những gì đang diễn ra ở Thái Hà, trong lúc giáo hội vẫn hằng cầu nguyện liên lỉ ngày đêm mong sao cho chân lý được sớm tỏa sáng trên quê hương.

Làm gì có loại chân lý nào mà ‘dễ tính dễ nết’ không mời mà cũng đến dễ dàng như vậy?

Xin thưa với các Quí Cha, chân lý ấy rất khó nếu chúng ta không muốn nói là không bao giờ tự dưng đến. Những gì đã và đang diễn ra trong thực tế với những người đấu tranh cho dân chủ tự do ngoài xã hội cho thấy rõ điều này, họ bị trù dập còn thẳng tay hơn Thái Hà nhiều chỉ vì đơn độc!

Cũng xin nói thêm sở dĩ đại đa số dân chúng trong nước bị tước đoạt hết các quyền tự do căn bản mà mặt mày ai nấy vẫn cứ ‘tưoi cười như huê’ chẳng hề ưu tư, bởi vì chuyện này cũng giống như việc một người trong lúc đi đường sơ ý bị kẻ trộm móc mất bóp mà anh ta vẫn chưa hề hay biết. Chỉ đến khi cần mua món hàng nào đấy mới phát hiện ra sự mất mát này, lúc ấy chắc chắn anh ta không thể còn vô tư được nữa, mà tùy theo món tiền không cánh mà bay kia nhiều ít bao nhiêu, mặt anh ta mới ‘méo xẹo’ bấy nhiêu.

Vấn đề nan giải của xã hội Việt Nam hiện nay là còn quá ít người nhận ra sự mất mát ấy, do khắp cả nước không có nơi nào được trưng bày các loại hàng hóa mua bằng ‘đồng tiền’ tự do dân chủ cả, vì thế mà đại đa số dân chúng chưa biết mình đang bị ‘móc túi’.

Trong thực tế đó là thực trạng nhiều người phải chạy vạy xin xỏ nhà nước điều này việc nọ, mà họ không biết rằng trong một xã hội tự do dân chủ, họ không bao giờ phải qụi lụy bất cứ ai trong những chuyện như vậy. Thậm chí có những việc như học hành của con cái, cả ở bậc tiểu và trung học nhà nước còn phải lo cho con cái họ miễn phí thay vì gia đình họ phải chạy vạy ‘sất bất sang bang’ lo chạy chọt mà lắm khi cũng không xong việc, mà học hành cũng chẳng ra làm sao.

Do vậy, theo suy nghĩ của chúng tôi việc phổ biến thông tin và kể cả chuyện phê bình công khai việc làm của chính quyền Hà Nội đối với giáo xứ Thái Hà trong các nhà thờ họ đạo trên cả nước, không nên hiểu một cách đơn giản đó là sự thách thức nhà nước mà cần phải hiểu ngược lại, giáo hội đang làm hết khả năng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong tình huống căng thẳng hiện nay. Việc giáo xứ Thái Hà đã bị cắt hết tất cả các phương tiện liên lạc, bản thân việc làm cũng đủ cho thấy phiá chính quyền đánh giá thông tin quan trọng ra sao.

Chuyện ứng xử của ông Thủ tướng Ấn Độ

Trong lịch sử đàn áp tôn giáo thế giới, bạo lực cũng đã được đem ra sử dụng nhiều lần, nhiều thời đại và ở nhiều nơi. Cùng lúc với sự kiện Thái Hà, tại Ấn Độ một chuyện khác cũng liên quan đến số phận những người Kitô giáo xảy ra nhưng những dấu hiệu từ phiá chính quyền cho thấy nó sẽ kết thúc có hậu hơn Thái Hà ít nhất là so với những gì đang diễn ra cho đến thời điểm hiện nay.

Cách nay mấy ngày trên diễn đàn X-Café.vn, nơi qui tụ nhiều người trẻ ý thức về vận mạng dân tộc, có đăng bài viết Chuyện tôn giáo ở Ấn Độ [1] như sau:

“Trong cuộc gặp gỡ một phái đoàn gồm các đại diện cao cấp của các Giáo Hội Kitô giáo vào thứ năm, 28,8.2008, về những vụ tấn công và giết hại các Kitô hữu một cách dã man do những phần tử Ấn giáo quá khích gây ra, và ông đã hứa là nhà nước sẽ bồi thường cho mỗi gia đình nạn nhân số tiền vào khoảng 6.800 USD. Phái đoàn các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô giáo do Đức TGM Raphael Cheenath của giáo phận Bhuhaneshwar cầm đầu đã trao cho Thủ tướng Singh một thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà nước cần phải can thiệp kịp thời những vụ tấn công các Kitô hữu đặc biệt trong tiểu bang Orissa.

Theo bản tường trình của cơ quan từ thiện Misereor của Giáo Hội Công Giáo Đức gửi cho đối tác của họ ở Ấn Độ vào thứ sáu, 29.8.2008, thì những cuộc tấn công các Kitô hữu của các phần tử Ấn giáo quá khích vào cuối tuần vừa qua, đã làm cho khoảng:

• 15.000 Kitô hữu đã phải bỏ lại nhà cửa để chạy thoát thân và đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất;

• 1.500 ngôi nhà của các Kitô hữu bị đốt phà hoàn toàn;

• 50 nhà thờ bị chiếm giữ và bị cướp phá;

• và theo các phương tiên truyền thông quốc tế cho hay thì có khoảng 9 người bị sát hại.

Các đối tác của cơ quan Misereor ở Ấn Độ cho hay là hiện chính phủ trung ương ở Tân Đề Li đã ra thông cáo tuyên bố miền đất các Kitô hữu bị tấn công là vùng bị nạn và thành lập một Ủy ban điều tra vụ việc. Các Linh mục, các Nữ Tu và các cộng tác viên nam nữ của các Giáo Hội bị lôi kéo ra khỏi xe và bị đánh đập dã man, các xe cộ của họ bị đốt cháy. Các phần tử Ấn giáo quá khích đã hiếp đáp đàn bà con gái và chặt các nạn nhân Kitô hữu ra từng khúc ngay trước sự chứng kiến của cảnh sát Ấn Độ. Về phía nhà chức trách Ấn Độ, họ chỉ tìm cách ngăn cản qua loa những vụ bạo hành như thế cho qua chuyện, nếu không nói là các cảnh sát còn vào hùa với bọn quá khích.”
(hết trích)

Người viết đã kiểm chứng tin này trên The Indian Catholic [2] và Catholic Online [3] và dường như có một sự trùng hợp khá lạ kỳ về những gì đang diễn ra giữa Hà Nội và thủ phủ Bhubaneshwar (Ấn Độ) cả về thời gian lẫn dự gia tăng mức độ đàn áp đạo công giáo kể từ cuối năm 2007 đến nay. Bản tin trên tờ Agenzia Fides [4] viết “Một làn sóng tấn công chống người Thiên Chúa giáo lần thứ hai tại Orissa được báo cáo vào cuối Tháng 8/2008 còn tồi tệ hơn hồi Tháng 12/2007 nhiều”

(Bhubaneshwar (Agenzia Fides) – The second wave of anti-Christian attacks in Orissa, reported in late August 2008, has been much worse than that of December 2007)

Hai vụ việc gây thiệt hại cho cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở hai quốc gia Châu Á vào cùng một thời điểm nhưng cách giải quyết của Việt Nam hoàn toàn ngược với Ấn Độ, chèn ép đạo công giáo trong khi chúng ta biết rằng tại Ấn Độ chỉ có 2,3 phần trăm dân chúng theo Thiên Chúa Giáo thì Việt Nam là gần 10% đứng vào thứ hai ở Châu Á chỉ sau Phillipnes.

Xưa nay các nhóm thiểu số thường hay bị xã hội bỏ quên nhưng quan điểm của thủ tướng Ấn chẳng những không mà ông còn mạnh mẽ bênh vực họ, vì sao?

Nếu Hà Nội tổ chức họp báo lần nữa về vụ Thái Hà và chẳng may bị tờ báo nước ngoài nào đó đem chuyện của Ấn Độ ra cật vấn ông Lê Dũng, Phát ngôn của Bộ Ngoại Giao chắc chắn ông này sẽ lại moi bài tủ ra trả lời mỗi dân tộc có đặc điểm riêng nên phải hành xử thế này thế này thế v.v…

Khốn thay! những thứ mà Hà Nộ viện dẫn cần phải duy trì sự khác biệt ấy lại dính chặt vào sự độc quyền cai trị của họ. Ngược lại, khi làm ăn với ai lúc ‘lại quả’ họ chẳng bao giờ hỏi anh ở đâu đến, thuộc dân tộc nào để chúng tôi xem các thanh toán ở xứ các anh ra sao, đưa tiền cho chúng tôi như vậy có gì khó khăn hay thiệt hại cho các anh không v.v…?

Không bao giờ có chuyện đó mà duy nhất chỉ cần USD là xong, TIỀN, VÀNG, BẠC… mọi dân tộc đều cần giống nhau, xài như nhau chỉ mỗi QUYỀN TỰ DO thì …??? thế mới là sự kỳ quái của cộng sản.

Điều này có nghĩa gì? Lối chuẩn mực hóa nhân quyền mà Hà Nội hay viện cớ bấy lâu chỉ là sự ngụy biện. Có thể nhắm mắt nói cũng chẳng sợ sai là chẳng có sự khác biệt nào khác ngoài khác biệt về thể chế chính trị giữa Việt Nam và Ấn độ đã dẫn đến hai cách giải quyết tréo ngoe trên.

Một chính quyền không do dân bầu lên mà phải dùng đến bạo lực cướp lấy và cứ thế mà đè đầu cưỡi cổ dân tộc thì chính quyền ấy đã sẵn mang trên mình ‘gen’ bạo lực. Mà bạo lưc thì bao đời nay luôn gắn liền với tội ác, khác chăng chỉ là về cách thực hiện.



“Một sự nhục nhã cho cả dân tộc!” là lời phát biểu thủ tướng Ấn Độ trong vụ bạo hành ở Orissa, suy nghĩ mới thấy thật đáng hổ thẹn về cách xử sự của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ Thái Hà với hành vi bạo lực trên, khi mà Ấn Độ chỉ cách Việt Nam hai múi giờ, rất nhiều bang của nước này ở miền Bắc có mức sống còn thua xa so với Hà Nội.

Vậy chính quyền Hà Nội có nên tham khảo cách đối xử với tôn giáo của ông thủ tướng Ấn Độ, bởi dẫu sao họ cũng là cường quốc trong khu vực và đang có những quan hệ ngày càng gần gũi với Việt Nam về kinh tế và gần đây là cả về mặt quân sự, vì thế có thể học hỏi được nhiều điều.

Nếu không cứ tiếp tục dùng bạo lực, chính cái khoảng khắc ngắn ngủi vài chục phút đàn áp diễn ra tại trước cơ quan công an quận Đống Đa tối 28/8/2008 đã đẩy toàn bộ quãng thời gian 8 tháng phản đối trong ôn hòa kể từ cuối năm 2007 của giáo hội công giáo thủ đô rẽ sang một hướng mới hiện nay, biết đâu cũng sẽ là cuộc rẽ hướng định mệnh cho cả dân tộc Việt Nam.

Tham Khảo:

[1] http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=221939

[2] http://www.theindiancatholic.com/report.asp?nid=11301

[3] http://www.catholic.org/international/international_story.php?id=29099&cb300=vocations

[4] http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=17103&lan=eng
 
Đức Giám mục Nguyễn văn Sang: ''Xin chào các bạn... tôi sẽ đi tù''
Ban thông tin Thái Bình
15:48 11/09/2008
THÁI BÌNH - Sau đây là Bài phỏng vấn Đức Cha F.X.Nguyễn Văn Sang, Giám mục giáo phận Thái Bình, do Nhóm truyền thông Giáo phận Thái Bình thực hiện sáng ngày 11.9.2008:

Nhóm phóng viên (PV) chúng tôi từ sáng sớm đã tranh thủ tới phòng Đức Giám Mục vì hôm nay ngài phải tiếp linh mục đoàn trong giáo phận đến tĩnh tâm hàng tháng và phải huấn dụ cho các ngài về một vài vấn đề cần thiết liên quan đến Phụng vụ và Giáo luật. Chúng tôi đến phòng Đức Cha giáo phận Thái Bình, gõ cửa rồi vào gặp Đức Cha Sang, nói lên ý định của chúng tôi như sau:

PV: “Thưa ĐC, con là PV trong ban truyền thông đến thăm ĐC và xin ĐC cho phép con được phỏng vấn mấy câu”. Ngài ân cần mời tôi ngồi ghế đối diện rồi nói với tôi:

ĐC: “Anh muốn hỏi gì cứ việc hỏi.”.

PV: Hôm nay con thấy ĐC có vẻ hơi mệt và trong giọng nói cỏ đôi chút buồn phiền!?

ĐC: Lớn tuổi rồi, mệt mỏi là chuyện thường tình. Còn buồn phiền vì thấy sự kiện nơi mảnh đất Dòng CCT giáo xứ Thái Hà đang có những căng thẳng và đọc trên các thông tin truyền thông thấy có một số người bị bắt bớ và khởi tố...

Đàng khác, các vị có thẩm quyền đê doạ sẽ xử lý những ai tới cầu nguyện tại mảnh đất đang bị tranh chấp và cũng sẽ xử lý theo pháp luật đối với những ai hiện diện trong các buổi cầu nguyện đó và vi phạm pháp luật, kích động giáo dân cầu nguyện trái phép. Kể cả những ai viết bài bày tỏ ý kiến, phân tích trái phải trên mạng, hay trên báo chí, truyền hình... cũng sẽ bị điều tra và xử lý... dù đó là nhân vật nào bất kỳ, Giám Mục hay linh mục, tu sĩ hay giáo dân...

PV: Vậy cá nhân ĐC có ý kiến gì không?

ĐC: Tôi có ý kiến là: “Xin chào tất cả mọi người, tôi sẽ đi tù...”

PV: Sao lại như thế, thưa ĐC!?

ĐC: Vì trong số những tội phạm mà nhà nước kể ra ở trên, tôi thấy mình “đều phạm” cả. Ví dụ như tôi tham gia buổi cầu nguyện với giáo dân tại linh đài Đức Mẹ, tôi có cầu nguyện nhưng là để tuân giữ luật Chúa dạy: “Các con hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ”; và lời Thánh Phaolô cũng dạy phải cầu nguyện mọi nơi mọi lúc, và chính Đức Thánh Cha cũng dạy như vậy.

Đàng khác, tôi cầu nguyện trên mảnh đất DCCT xác nhận là đất thuộc quyền cha ông và luôn luôn thuộc về nhà dòng, hiện nay đang tranh chấp chưa ngã ngũ về đàng nào (bằng chứng là mảnh đất bỏ hoang mấy chục năm không có ai sử dụng...). Sắc lệnh tôn giáo cũng nói tới việc hoạt động đạo đức trong nhà thờ và ngoài khuôn viên nhà thờ. Chữ “khuôn viên” được hiểu là nhà của chức sắc, vườn hoa, tượng đài... hết thảy.

Điều này được chính Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt tuyên bố là cầu nguyện trên mảnh đất Thái Hà thuộc DCCT là không vi phạm luật pháp nào.

Chủ quan tôi nghĩ như vậy và lập trường của tôi được hàng ngàn hàng vạn giáo dân trong nước tán thành cũng như các vị chức sắc trong Giáo Hội mà đứng đầu là hầu hết các Giám Mục, Linh mục, nam nữ tu sĩ miền Bắc, miền Nam...Như chúng ta đã biết trong các thông tin mới đây, mọi người như vậy chẳng lẽ vi phạm pháp luật như một số người tuyên bố sẽ bị khởi tố ra toà và đi tù cả đám ư?

PV: Vậy còn tội thứ hai, thưa ĐC?

ĐC: Là dám viết bài kích động nhiều nơi, không gửi đến các báo chí trong nước mà tự ý tung lên mạng một cách trái phép. Đây là lý do chủ quan của tôi.

Nếu các bài viết của tôi và của một số anh em, không kể có một số bài hơi quá đáng mà tôi cũng không tán thành. Liệu khi gửi tới các cơ quan phát thanh truyền hình và báo chí nhà nước có được đăng tải nguyên vẹn hay không?

Tôi đã nói đến điểm này khi trích đăng những lời chân tình trong vietnamnet của hai nhà văn Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa cùng những bài phản hồi của các độc giả nói tới phải nói sự thật, lại còn xin nhà nước “xuống chiếu kêu gọi toàn dân nói sự thật”. Còn việc đưa các bài đó lên mạng, tôi chưa thấy ai đến nói với tôi là việc đó bị cấm. Bằng chứng là một số vị có trách nhiệm còn khen tặng tôi là bài viết của ĐC có ý tứ, mềm mỏng và dễ nghe...Đàng khác, tôi thường đưa lên mạng riêng của GP Thái Bình do những công ty có trách nhiệm bảo trợ một cách hợp pháp nhưng mở rộng để ai cũng đều có thể đọc và lấy tin tức đăng lại.

PV: Theo con nghĩ, có nhiều đấng nếu xét theo quan điểm của các vị có trách nhiệm thì tội còn nặng hơn ĐC, sao có thể bắt ĐC đi tù được!? Ví dụ như ĐHY J.B.Phạm Minh Mẫn ra cả một bức thư luân lưu nói về Thái Hà được coi là kích động; hoặc như Đức TGM Giusw Ngô Quang Kiệt không những bảo vệ những ai cầu nguyện ở Thái Hà là không vi phạm mà còn bị các báo chí nhà nước kết án là lập lờ, kích động, bất mãn... Còn các bài viết của ĐC, con thấy đều rất hoà nhã, chừng mực và làm đẹp lòng cả đôi bên, gây bầu không khí đối thoại rất cần thiết trong lúc này.

ĐC: Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi! Ai dám động đến hai Đức TGM đứng đầu hai Tổng giáo phận có tiếng trên thế giới và trong nước, một đàng là ĐHY độc nhất của Việt Nam, TGM Sài Gòn – nguyên phó chủ tịch HĐGMVN. Lời ngài là gang là thép, ngài lại vừa mới kết nghĩa GP Sài Gòn với Tổng GP Los Angeles bên Mỹ là giáo phận nhiều người biết đến, ngài có uy thế và tài cao chức trọng mà cả thế giới đều biết.

Còn Đức TGM Hà Nội hiện nay là tổng thư ký HĐGMVN đi công tác nước ngoài, luôn luôn tiếp khách Tây – Tàu đủ hạng đủ thứ, lại vừa sang Mỹ liên kết Tổng GP Hà Nội với giáo phận Orange ở Nam California.

Hai đấng đó chức cao quyền trọng, có thế giá trên thế giới. Còn tôi chỉ là một Giám Mục ở miền đồng quê nước mặn, tuổi cao sức yếu như con gián nằm trên chiếc đĩa “người ta hất đi lúc nào cũng được”. Song tôi nghĩ mình không làm chi nên tội với những lý do tôi đã trình bày ở trên. Còn hơn nữa, tôi đã tỏ ra là người thích đối thoại mềm mỏng, được cả trên lẫn dưới ưa thích... Mặc dầu có một số người trong và ngoài nước chụp cho tôi chiếc mũ như thân chính quyền, nhút nhát, lập lờ trong thái độ phải bày tỏ...

Nhưng biết đâu, tôi cứ chuẩn bị trước là hơn. Vậy tôi xin trịnh trọng tuyên bố: “Nếu tôi có phải đi tù, xin anh chị em cầu nguyện cho tôi và đừng tin vào tôi nữa như trường hợp của Đức TGM Nguyễn Kim Điền”. Tôi sợ rằng sau này có những văn bản hoặc những lời phát biểu sai sót gán cho tôi thì xin anh chị em đừng tin tôi như đã từng tin tôi ngày nay trong cuộc sống.

Mà có lẽ không cần đợi đến ngày những văn bản tuyên bố phát hành vì xét mình tôi từ đỉnh đầu đến gót chân, nơi nào cũng bệnh tật trầm trọng, nhất là ở tuổi 78 mắc nhiều bệnh tật như cao huyết áp, viêm xoang, răng rụng gần hết, viêm họng... đến thời kỳ cuối cùng phổi viêm, tim to, gan dính mỡ, dạ dày loét trầm trọng, ruột non ruột già đều viêm sưng nặng nề, chân tay đau nhức nhiều khi đi không được mà phải bò mới vào tới nhà vệ sinh. Chắc gì sống nổi trong tù thêm một ngày như chữ đã dạy “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày ở trong tù bằng nghìn ngày ở bên ngoài).

Như vậy, nếu phải đi tù thì tôi phải thêm hai chữ T nữa là “Tù Tắc Tử” và thực hiện lời vịnh Kiều rằng “chữ Tù liền với chữ Tu một vần”.

PV: Chúng con cầu chúc Đức Cha sức khoẻ và chúng con hằng mong mỏi như Thánh Phêrô đã can ngăn Chúa Giêsu: “Chớ gì những sự ấy đừng xảy ra cho Thầy thì hơn”.

Sau cuộc phỏng vấn, tôi thấy Ngài lê bước bằng đôi chân đau nhức, đi xuống phòng họp huấn dụ cho linh mục đoàn đang có cuộc tĩnh tâm hang tháng tại Tòa Giám Mục Thái Bình.

Xin mọi người cầu nguyện cho Đức Giám Mục già cả của chúng ta được dọn mình xứng đáng đón nhận những hoàn cảnh tương lai do ý Chúa nhiệm mầu tiền định.
 
Thông cáo: Danh sách giáo dân bị khời tố và bị bắt giam vì làm chứng cho chân lý và công lý
Lm Mátthêu Vũ Khởi Phụng DCCT
16:53 11/09/2008
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội

180/2 Nguyễn Lương Bằng,
Đống Đa, Hà Nội


Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2008

THÔNG CÁO

DANH SÁCH GIÁO DÂN BỊ KHỞI TỐ VÀ BỊ BẮT GIAM
VÌ ĐÃ CAN ĐẢM LÀM CHỨNG CHO CHÂN LÝ VÀ MƯU TÌM CÔNG LÝ


Kính gửi: Quý ông bà anh chị em giáo dân và toàn thể những người yêu công lý

Kính thưa quý ông bà anh chị em và toàn thể quý vị
Trong thời gian vừa qua, đông đảo giáo dân đã tham gia làm chứng cho chân lý và bảo vệ công lý tại khu vực nhà thờ Thái Hà. Đây là một số anh chị em đã vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà phải chịu thiệt thân:

Trong thời gian vừa qua, đông đảo giáo dân đã tham gia làm chứng cho chân lý và bảo vệ công lý tại khu vực nhà thờ Thái Hà. Đây là một số anh chị em đã vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà phải chịu thiệt thân:

1. Bà Lê Thị Hợi, số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, thuộc Gx Thái Hà, GP Hà Nội, bị khởi tố và bị bắt giam.

2. Bà Nguyễn Thị Nhi, quê ở Gx Hà Thao, Phú Xuyên, tạm trú tại Gx Mường Cắt, Gp Hà Nội, bị khởi tố và bị bắt giam.

3. Ông Lê Quang Kiện, số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Hàng Bột, Gp Hà Nội, bị khởi tố và bị bắt giam.

4. Bà Ngô Thị Dung, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội, bị khởi tố và có lệnh bắt giam, hiện bà đang tạm lánh để tránh bị bắt giữ bất công.

5. Anh Nguyễn Đắc Hùng, địa chỉ Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc Gx Tình Lam, Gp Hưng Hoá, bị khởi tố và có lệnh bắt giam, hiện anh đang tạm lánh để tránh bị bắt bất công.

6. Anh Thái Thanh Hải, địa chỉ 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội, bị khởi tố và bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

7. Bà Nguyễn Thị Việt, A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội, bị khởi tố và bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngoài 7 anh chị em trên đây, còn có 3 giáo dân khác bị bắt giữ tối 28.08.2008 trong cuộc trấn áp ở bên ngoài Trụ sở CAQ Đống Đa. Một người tên Huy, một người tên Phú và một người chúng tôi không biết tên. Ba anh em này đã được trả tự do sau một ngày giam giữ. Trường hợp anh Trần Đức Huy, một trong số 3 người trên, cư trú tại dãy 6, tổ 6, đường Lý Thường Kiệt, Hà Đông, thuộc giáo xứ Hà Đông vẫn bị CAQ Đống Đa triệu tập gần như hằng ngày để chịu thẩm vấn. Một giáo dân khác tên Nguyễn Đức Thắng, quê giáo xứ Nam Trực Nam Định, hiện ở tại 40 Đê La Thành, phường Phương Liên, Đống Đa, thuộc giáo xứ Thái Hà, đã nhận hợp đồng thiết kế xây dựng nhà tôn cấp 4 cho nhà thờ Thái Hà, cũng bị CA gọi đi thẩm vấn mấy ngày và đe doạ công việc làm ăn.

Kính xin quý ông bà anh chị em giáo dân và toàn thể quý vị yêu công lý cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà chúng tôi và đặc biệt cho các nạn nhân vì chân lý và công lý trên đây.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn.

Bề Trên-Chính Xứ Thái Hà
 
Trời ơi ngó xuống mà coi!
LM Martino Nguyễn bá Thông
21:53 11/09/2008
Trời ơi ngó xuống mà coi!

Có thể bạn đã đọc được những phóng sự “Cơm… tù” từ những báo chí trong và ngoài nước trong nhiều năm qua. Bài viết này không có mục đích “báo cáo” với bạn những điều mới mẻ. Người viết chỉ mong bạn “thông cảm” và yêu thương những người thấp cổ bé họng hơn!

Nghe thì đã nhiều, nhưng không nghĩ trên đời lại có những kẻ … bóc lột những người nghèo như thế bao giờ. Thế là tôi quyết định “du hành” một chuyến xem sao. Trong vai một người công nhân từ thành phố (Sài Gòn) về thăm gia đình tôi bắt chuyến tốc hành thẳng tiến về miền Trung – Tôi quyết tâm, sẽ đi cho đến khi nào chứng kiến được cảnh “cơm tù” thì sẽ quay trở về Sài Gòn.

Khoảng gần 1 giờ chiếc xe đò 50 chỗ nhưng đã chở hơn 60 người từ từ rẽ vào quán cơm K.H. ở Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận. Tôi hít một hơi thật sâu, lấy bình tĩnh và… can đảm để có thể chứng kiến những cảnh tượng có thể không đẹp mắt sắp sửa có thể diễn ra. Tôi chưa kịp thở xong thì đã nghe tiếng anh lơ:

- Nghỉ ăn trưa bà con ơi! 45 phút rồi đi tiếp.

Xe chưa dừng hẳn thì đã có 6 “nhân viên” (hay đúng hơn là phải gọi là đầu gấu) mặt lạnh như tiền chạy tới: 2 người khóa cửa sau xe, và 4 người còn lại đứng chắn ngay cửa xe trước đếm người xuống xe. Tôi cố tình chần chờ và muốn là người… cuối cùng xuống xe thì đã nghe:

- (Văng tục) mày có muốn xuống không hay để tao lên lôi mày xuống. Một trong bốn anh chàng mặt lạnh như tiền chỉ thẳng vào mặt tôi chửi. Tôi không nói gì, bặm môi âm thầm đi xuống.

Sau khi tôi ra khỏi xe, hai người nhảy lên kiểm tra xem có ai “trốn” ở sàn xe mà không xuống ăn cơm không. Biết chắc không còn ai ở lại, các “nhân viên” của quán ra hiệu cho chủ xe đóng cửa lại. Khoảng 60 hành khách, phần lớn là dân nghèo, chưa kịp vươn vai, duỗi chân đã bị… lùa vào quán. Một số người còn bị say xe và say nắng nên có vẻ uể oải chưa kịp vào liền bị chửi: “Vào quán đi. Bọn bay đứng ở đây làm gì?” Thế là mọi người lấm lét nhìn nhau rồi … lặng lẽ làm theo.

Tôi đang tính thử đi bộ qua quán bên kia đường để xem phản ứng của các “nhân viên” thế nào thì bỗng hai chiếc bóng của hai thanh niên vụt qua trước mặt tôi chụp cánh tay của một cụ già (tôi nghĩ đã trên 70) định bước qua đường, gằn giọng:

- Đi đâu? Mày ra đường tai nạn ai chịu trách nhiệm?

Cụ già vừa vùng vẫy thoát khỏi hai thanh niên chỉ đáng tuổi… cháu mình vừa la to:

- Tôi đi đâu là là quyền của tôi!

Ngay lập tức, hai “nhân viên” nam này xô cụ ngã xuống đất và cũng nhanh như chớp, liền có hai “nhân viên” nữ của quán chạy ra, nắm hai tay cụ già lôi xềnh xệch trở vào. Cụ vùng vẫy và la to:

- Bớ làng! Hai cô này đánh tôi!

Nghe tiếng cụ kêu to, hơn chục nhân viên trong quán nhào ra, vây tròn quanh cụ già. Cả trăm người khách trong quán, trong đó có cả tôi, không ai dám can ngăn. Cụ thấy mình đơn phương độc mã, và không ai “bênh vực” đành “ngoan ngoãn” đứng dậy đi vào quán, không nói thêm lời nào.

Vào quán rồi mới biết nó … dơ đến cỡ nào. Quán có sức chứa trên dưới 1000 người. Khách phải mua vé ăn, cơm giá 30 nghìn đồng; còn phở và bún thì 25 nghìn đồng. Sau đó, khách tự động lấy đĩa hoặc bát bằng nhựa ở chồng bát đặt trên quầy đi tới chỗ bán thức ăn – y như là nhà hàng Piccadilly ở Mỹ, chỉ khác là người phục vụ ở đây không niềm nở chút nào. Cô gái phục vụ nhìn vé tôi cầm trên tay, thò tay bốc một ít bánh phở, rồi thò tay bốc thịt đã xắt mỏng bỏ vô bát, sau đó cầm cái xô nhỏ nước đục đục (nuớc lèo) đổ vào bát. Sau khi nhận “tô phở” của mình, tôi cố ý tìm chỗ đông người chen vào, để nghe họ có … dám bàn tán gì không?

Quán lúc này khá đông, tôi ước tính phải trên 6 trăm khách vì có tới 11 xe đò loại 50 chỗ ghé vào. Tuy nhiên tất cả hành khách ở đây đều bị kiểm soát chặt chẽ. Hàng chục “nhân viên” cả nam lẫn nữ chia đều các khu vực, để theo dõi từng cử chỉ của khách hàng. Một bác cũng độ trên 50 tuổi ngồi kế tôi, lưỡng lự trước bát bún không có mùi bún mà chỉ có mùi… hôi, thì một nhân viên nữ trạc tuổi 40 quát:

- Ăn đi! Không ngon à?

Khách vội lảng tránh, nói đi đường mệt chưa ăn vội. Chừng mấy phút sau, nhân viên nữ đó lại xuất hiện với giọng lạnh lùng:

- Ăn đi! Không hợp khẩu vị à? Cuối cùng, khách phải ngậm miếng thịt ôi vào miệng, chờ chúng đi để nhả ra. Riêng bát phở của tôi cũng thế, đã “phình” lên, nhưng tôi “may mắn” chưa bị chửi. Hay có lẽ họ nhìn tôi và nghĩ là tôi “có tiền” hơn những người nghèo kia nên không bắt phải ăn.

Thấy tình hình cũng quá căng thẳng, tôi đứng dậy, rời bàn đến chỗ bán các loại đồ ăn vặt, mua một số bánh kẹo để tính tí nữa lên xe sẽ phát cho mọi người. Tổng cộng gần 400 ngàn (khoảng 25 USD) – Sau khi tính tiền tôi gởi bịch đồ đó lại và nói là cần đi nhà vệ sinh. Thế là tôi “thoát” ra được phía bên hông nhà và tính “trốn” qua quán bên kia thì một “nhân viên” mặc áo đỏ cảnh giới hàng rào bên ngoài nhào tới quát:

- Mày đi đâu?

- Tôi qua bên kia mua bao thuốc lá. Tôi nhỏ nhẹ trả lời.

- Thuốc trong quán có, mày muốn tao đập chết à? Hai nhân viên nữ lại chạy ra chửi tôi tiếp:

- Thằng kia, mày chê cơm, chê phở không ăn thì thôi, đừng có lộn xộn! Thế là tôi lại “lặng lẽ” quay trở lại quán… cơm tù!

Hình như đã hiểu được cái luật … rừng ở quán này. Những hành khách đã ăn cơm xong đang đứng gần tôi vội lảng tránh ra xa. Họ tỏ ra rất dửng dưng, coi như không biết, không nghe, và không thấy - y như trường hợp cụ già bị xô ngã và kéo đi lúc nãy.

************

Sau khi đã tận mắt chứng kiến, cái cảnh “trời ơi ngó xuống mà coi!” Và về đến Sài Gòn tôi kể cho một số bạn bè là dân phóng viên nhà báo nghe, thì mới biết là những quán cơm như thế được bao che bởi Công An và chính quyền địa phương. Những người đúng ra được đưa lên để lo cho nhân dân thì lại là những người làm khổ dân. Họ làm ngơ để người giàu ăn trên đầu trên cổ nhân dân, thế mà vẫn được gọi là “Công an nhân dân, hay Ủy Ban nhân dân…” ôi những cái tên rất … nhân dân đang làm khổ dân!

Ngồi nói chuyện một hồi họ còn kể cho tôi nghe câu chuyện của một anh công an từ Sài Gòn đi ra Huế cũng bị “khủng bố” như thế. Khi xe ghé vào quán K.H. thì anh ta cũng định sang quán bên cạnh ăn vì quán K.H. dơ quá – ngay lập tức được hai bảo vệ ngăn lại, bảo ở đây không ai được đi chỗ khác. Một người nắm cổ áo anh lôi vào, nói:

- Không ăn thì vô ngồi, không được đi quán khác!

Tức quá, anh rút từ túi quần ra chiếc túi có thẻ công an rồi bảo:

- Tôi đang đi công tác!

- Ông công an thì làm gì? Nhưng hai tay kia đâu có ngán, đáp lại ngay.

- Tao không ăn ở đây thì mày làm gì tao? Anh công an cũng chẳng vừa, thách lại:

- Mày có gọi công an huyện chứ công an tỉnh cũng không làm gì được! Tụi tao đã “mua” hết rồi. Một đầu gấu thách.

Chút Suy Tư:

Bạn thân mến, chắc rằng nếu bạn chứng kiến những gì tôi chứng kiến, mà bạn lại là người như tôi, đang sống ở nước ngoài chắc bạn “điên” lắm! Và nếu ở ngước ngoài chắc chắn chúng ta đã ra tay “nghĩa hiệp” để bảo vệ người cô thế rồi phải không bạn! Nhưng còn ở quê hương ta thì, người tốt cũng đành phải “ngoảnh mặt làm lơ,” coi như không thấy điều gì sảy ra vì chính quyền của “nhân dân” đã bị “mua” bởi những người giàu.

Tôi vẫn biết rằng có nhiều người không thích những công việc tốt lành của một số tổ chức từ thiện đang được triển khai ở Việt Nam, vì họ lý giải “đem tiền về cho chính quyền ăn!” Tôi thì ngược lại, tôi không tin như thế. Tôi tin rằng những đồng tiền, hay vật chất mà chúng ta giúp đó đến thẳng với con những con người đói khổ và cần chúng ta giúp. Chỉ có một điều không may, đó là số người nghèo khổ cần giúp thì lại quá lớn!

Ngạn ngữ Ấn Độ có câu: “Hãy đốt lên một ngọn đèn, chứ đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối!” Và tôi tin chắc rằng bạn đã, đang và sẽ tiếp tục đốt lên những ngọn đèn cho những người cùng khổ. Những người đang kêu “Trời ơi ngó xuống mà coi!”

Ân sủng và bình an,

www.hayyeuthuongnhau.org
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Họp mặt: “Người Cầm Bút Công Giáo Trong Sứ Mạng Chuyển Đạt Sứ Điệp Tin Mừng.”
LM Trần Cao Tường
16:17 11/09/2008
Buổi Họp Mặt Chia Sẻ Chủ Đề “Người Cầm Bút Công Giáo Trong Sứ Mạng Chuyển Đạt Sứ Điệp Tin Mừng.”

Mạng Lưới Dũng Lạc và Nhóm Sứ Điệp với sự hỗ trợ của Ban Văn Hóa Liên Đoàn Công giáo VN tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức một ngày Họp Mặt, trọn ngày thứ Bảy 4 tháng 10 năm 2008 tại đại học Boston College, Boston.

1. Chương trình:
(Từ 9g30 sáng thứ Bảy Oct 4 đến khoảng 10 tối).

9:30 Ghi danh và đón tiếp. Ông Lê Đăng Ân và Lm. TC Tường chào mừng. Gs Trần Văn Thành giới thiệu.
10:00 Kinh khai mạc: ơn gọi và sứ mạng: Luca 4:18-21. Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm gợi ý và cầu nguyện bằng thánh vịnh.

10:30 Sứ mạng chuyển sứ điệp nào? (Lm. Phạm Văn Tuệ) Trong thân phận con người và hiện trạng bi đát của cuộc sống, đâu là sứ điệp giải thoát? Sứ điệp nào từ truyện Bên Giòng Sông Hằng của Endo Shusaku, và đặc biệt qua Hàn Mặc Tử. Sứ Điệp có phải chỉ là một chỉ đường hay một lý thuyết?

11:15 Điều hợp góp ý về hiện trạng và mơ ước gì cho văn hóa và văn học nghệ thuật Công giáo (brainstorm). (Nhà văn Quyên Di và Lm. Phạm Văn Tuệ)
12:30 Bữa trưa.

1:30-3:30 Đào sâu nhận định và hướng tới một vài thực hiện cụ thể cho văn học nghệ thuật Công giáo - Nhà văn Trà Lũ gợi ý và điều hợp hội thảo)
- Anh Nguyễn Vy Khanh góp ý: “Những đặc điểm hiện đại cần có của một nền văn nghệ Công giáo theo quan điểm của một người nghiên cứu văn học ở hải ngoại.”
3:30 nghỉ xả hơi.

4:00-5:30 Phương thức chuyển đạt Tin Mừng hữu hiệu cho hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, từ những rút tỉa phương pháp của dòng Tên tại Nhật cũng như ở Việt Nam lúc ban đầu truyền giáo. – Lm. Nguyễn Ngọc Thảo, SJ. đại học Berkeley, California (gợi ý và điều hợp hội thảo)
6:00 Bữa tối.

7:00-8:00 Buổi chia sẻ văn nghệ (liên hệ chủ đề trong ngày) với sự có mặt của một số văn nghệ sĩ địa phương ngoài Công giáo. Điều hợp: Anh Trần Thu Miên, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyên Long, và ca sĩ Ngọc Huệ.
8:30 Thánh Lễ Sai Đi: Giờ Tâm Linh (tại nhà nguyện Boston College)

2. Liên Lạc:
+ Liên lạc Địa Phương khi cần đón đưa tại phi trường.
- Lê Đăng Ân: 617-312-4485 (cell); 617-698-1530 (home)
- Trần Thành (Trần Thu Miên): 302 McGuinn Hall, Boston College
617-552-2539 (office)
617-272-5506 (Cell)
617-910-9113 (home)
- Nhất Chi Vũ: 781-942-3842.
- Long Nguyen: 617-686-3655

3. Phi Trường:
Phi trường Boston tên là Logan.
Nếu cần đón thì nên hẹn đến một lúc mấy người từ 5g-7g chiều thứ Sáu; và rời chiều Chúa nhật từ 1-3g.

4. Địa Điểm Họp Mặt:
Boston College, Massachusetts.
McGuinn Hall, 5th floor lounge
140 Commonwealth Ave.
Chestnut Hill, MA 02467

5. Chỗ ở:
Nhóm Sứ Điệp Boston có thể xếp chỗ ngủ tại nhà tư.
Nhưng nếu muốn ở khách sạn: thì đây là Web Site có liệt kê các khách sạn Boston College thường dùng để thuê cho khách:
http://www.bc.edu/offices/reslife/offcampus/areainfo/lodging.html.

6. Phụ Trách:

a. Tổng quát:
- Anh Trần Thu Miên (Thành), và Lê Đăng Ân (Boston): 617-272-5506
- Lm. Trần Cao Tường: 504-319-0503 (cell) – 504-340-5843.
b. Nội dung: Lm. Phạm Văn Tuệ.
c. Ẩm Thực, đón tiếp và điều động: Nhóm Sứ Điệp.

7. Người Tham Dự
Ngày Họp Mặt chỉ thu gọn một số anh chị em cầm bút Công giáo của Mạng Lưới Dũng Lạc và Nhóm Sứ Điệp, với sự hỗ trợ của Ban Văn Hóa Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, và hướng tới một vài nỗ lực chung.

Những người sau đây đã nhận lời:
1. Lm. Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ,
2. Lm. Phạm Văn Tuệ (keynote speaker khai triển chủ đề)
3. Lm. Trần Cao Tường (MLDL)
4. Anh Nguyễn Vy Khanh từ Motréal, phê bình văn học.
5. Anh Quyên Di, văn học.
6. Ông Nguyễn Trọng, văn học.
7. Nguyễn Thị Kim Loan, văn học
8. Ông Trần Hữu Thuần, điểm sách.
9. Lm. Nguyễn Ngọc Thảo, S.J. văn hóa
10. Ông Trà Lũ Trần Trung Lương, văn học (Canada)
11. Ông Trần Đình Ngọc, văn học.
12. Ông Đỗ Hữu Nghiêm, văn hóa.
13. Ngọc Huệ, ca sĩ.
14. Charles Phạm, ca sĩ, kỹ thuật video
....
Và nhóm Sứ Điệp khoảng 10 người: Lê Đăng Ân, Trần Thu Miên, Lm. Nguyễn Chính, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Long, Nhất Chi Vũ, Hoàng Lê, Vũ Anh, Vũ Mạnh Nhâm...
Ban Văn Hóa Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ gồm: Lm. Trần Cao Tường, nhà thơ Trần Mộng Tú (vắng mặt vì bận lễ cưới của người con), nhà thơ Trần Thu Miên (Gs Trần Văn Thành), Boston College.
 
Văn Hóa
Đôi điều về Đức Tin và Văn Hóa: Vượt khỏi những lúng túng của hai đại danh từ ''Người'' và ''Ngài''
LM. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
10:28 11/09/2008
ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA:

VƯỢT KHỎI NHỮNG LÚNG TÚNG CỦA HAI ĐẠI DANH TỪ “NGƯỜI” VÀ “NGÀI”



Vấn đề này chúng con đã có nêu lên một vài lần với các vị hữu trách nhưng chưa thấy được quan tâm, cho nên xin được công khai hoá để rộng đường thảo luận.

MỘT CẢNH HỖN ĐỘN

Để ý theo dõi sách vở Công giáo, ta sẽ thấy giới Công giáo Việt Nam ngày nay đang lúng túng giữa hai kiểu nói Ngài và Người.

Chẳng hạn trong bản dịch NGHI THỨC THÁNH LỄ (Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2005) ở 14 trang của phần “các công thức ban phép lành trọng thể” (tt 107-120) hai kiểu nói này xuất hiện 57 lần: Người 14 lần và Ngài 43 lần:

Người (trang 107/dòng 2 dưới lên; 110/3.4.10.6d; 111/13.14.20.3d; 112/3.9.10; 116/6d; 120/6d).

Ngài (trang 107/dòng 15; 108/7.8.10.15.16.18.20.22.23.24; 109/4.14.15.5d.4d; 110/10d.13d; 111/8.9; 112/11d; 113/1.12.16.2d; 114/7.10.14.6d.7d; 115/14; 116/1.3.4.10d.11d; 117/10.15; 118/4; 119/8d.10d; 120/9.10).

Uỷ Ban Phụng Tự đã có giải thích rằng khi nói về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần thì dùng “Ngài”, còn nói về Chúa Giêsu thì dùng “Người”. Nhiều người biết lời giải thích ấy nhưng không tán thành, còn giáo dân và người lương nghe qua thì nghĩ ngay rằng người dịch cẩu thả, bởi dân chúng không thể nào ngờ được rằng Ba Ngôi Thiên Chúa “đều bằng nhau, không ngôi nào trước ngôi nào sau” lại bị “phân biệt đối xử” như thế.

Rất nhiều sách vở khác cũng dùng lộn xộn như thế, lắm khi trên cùng một dòng chữ! Sự lộn xộn bắt đầu từ đâu?

TIẾN TRÌNH DẪN ĐẾN HỖN ĐỘN

Hồi xưa, ai cũng dùng Ngài.

Bạn dịch Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành do nhà văn Phan Khôi thực hiện năm 1927 dùng Ngài để nói về Chúa Cha, Chúa Con hay Chúa Thánh Thần; khi nói với Thiên Chúa thì dùng Chúa.

Bản dịch Bốn Phúc Âm và Tông Đồ Công Vụ của cha Trần Đức Huân, xb 1950 cũng dùng Ngài để nói về Chúa Cha, Chúa Con hay Chúa Thánh Thần; Các Thánh vịnh trong ấn bản Thánh Kinh Cựu Tân Ước của cha Huân (Ra Khơi, Thánh Kinh Thiện Bản, 1970) khi nói về Thiên Chúa thì dùng Ngài, còn nói với Thiên Chúa thì dùng Chúa trừ những chỗ luật bằng trắc đòi hỏi thì dùng Ngài.

Bản dịch của ĐHY Trịnh Văn Căn cũng thế: nói về Thiên Chúa hay Chúa Kitô thì luôn dùng Ngài, còn nói với thì dùng Chúa. Các Thánh vịnh (Trong Thánh Kinh trọn bộ TGM Hà Nội xb 1985), cả khi nói về và nói với Thiên Chúa đều dùng Chúa.

Có lẽ sự lộn xộn đã khởi đầu với bản dịch của cha Gérard Gagnon, Thánh Tâm Biệt Thư xb 1962. Dịch giả này dùng Người để nói về Thiên Chúa cũng như về Chúa Giêsu; trong các Thánh vịnh, khi nói với Thiên Chúa thì dùng Chúa.

Tiếp đó, bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn (Kinh Thánh, DCCT xb 1976) đã quy ước dùng Người để nói về Ngôi Cha và Ngài để nói về Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần.

Sau đó, cha An Sơn Vị (Tân Ước, Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo xb 1983) đảo lại: nói về Chúa Cha hoặc Chúa Thánh Thần thì dùng Ngài, về Chúa Giêsu thì dùng Người.

Sau nữa, Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dần dần khẳng định được một quy ước khác: Khi nói về Thiên Chúa (bất cứ Ngôi nào) thì dùng Người, khi nói với Thiên Chúa (bất cứ Ngôi nào) thì dùng Ngài. Sự phân biệt này khá tiện lợi cho một số trường hợp, cách riêng là khi phiên dịch Thánh Vịnh. Với việc sử dụng bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ hiện hành và với hằng triệu bản Tân Ước đã được ấn hành, rồi đây giới Công giáo nói chung sẽ quen với quy ước này. Thế nhưng xét cho kỹ, việc dùng chữ Người làm đại từ chỉ Thiên Chúa có thể gây trở ngại lớn cho việc hội nhập văn hoá, việc dạy giáo lý cũng như cho các nỗ lực đại kết.

Giới Công giáo có thể sẽ quen nhưng cộng đồng người Việt nói tiếng Việt không chỉ gồm một nhúm người Công giáo! Vài chục ngàn ấn bản Thánh Kinh có thể đủ để khiến cộng đồng người Việt thay đổi cách dùng một danh từ nhà đạo, nhưng vài chục triệu ấn bản Thánh Kinh vẫn không thể khống chế người Việt ngoài Công giáo đổi lại cách dùng đại danh từ cố hữu. Ngay trong nội bộ giới Công giáo, nếu quy ước về đại danh từ này đưa ra không đúng với tiếng Việt thì mãi mãi vẫn có người không chấp hành, bởi vì đã là người Việt thì không ai có thể cấm họ nói và viết theo cách của tiếng Việt.

Thói quen dùng theo quy ước CGKPV dường như đang đi đến chỗ gần như khó đảo ngược, thế nhưng vì trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai, chúng ta cần can đảm xét lại.

Hiện nay, Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN đã xét lại và đưa ra một sáng kiến khác như nói trên:

1. Khi nói với Thiên Chúa thì lặp lại danh từ đã xưng hô trước đó, chứ không dùng “Ngài”, trừ một vài trường hợp bất đắc dĩ do âm luật bằng trắc đòi hỏi. Ví dụ: Lạy Chúa, Chúa đã… Lạy Cha, Cha đã…

2. Khi nói về Thiên Chúa thì phân biệt:

- Nói về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần thì dùng Ngài

- Nói về Chúa Giêsu thì dùng Người, để nêu bật mầu nhiệm nhập thể

Lập luận giải thích như thế thì lẽ ra còn phải phân biệt: khi nói về Ngôi Lời Hằng Hữu thì dùng “Ngài”, chỉ khi nói về Chúa Giêsu (Ngôi Lời nhập thể) mới dùng “Người”.

Chọn lựa này của UBPT không chỉ gây thêm xáo trộn mà còn có nguy cơ khiến đức tin của Dân Chúa cũng như suy nghĩ của người ngoài về giáo lý Công giáo bị lệch lạc. Thật vậy, dù chúng ta có giải thích gì đi nữa, đầu óc non nớt của học sinh giáo lý và cái nhìn chất phác của đại chúng vẫn đi đến một kết luận không mong chờ: Chúa Giêsu không cùng một đẳng cấp với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Đức tin của họ sẽ nằm ở giữa hai lạc thuyết Nestôriô và Ariô. Bản dịch kinh Tin Kính hiện nay đã sửa câu “Người cùng được phụng thờ” để tránh tình trạng đọc “cùng” thành “cũng” và do đó Chúa Thánh Thần có vẻ như không ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con.

Con còn nhớ, sau Công Đồng, trong lúc chờ đợi bản dịch chính thức, HĐGMVN đã cho phép dùng sách lễ Hiện Tại. Trong đó có một kinh Tiền tụng tuyên xưng rằng “Chúa là một ngôi vị, không phải một ngôi vị duy nhất nhưng Ba Ngôi trong một bản thể”. Khắp nơi đều đọc ngon lành, sau mấy năm mới có người chợt nhận ra rằng hoàn toàn sai tín lý.

Một trường hợp khác, cho đến nay rất nhiều nơi, nếu không nói là gần như khắp nơi, vẫn còn tiếp tục tuyên xưng “Khổ phụ thuyết” theo sự sai lạc vô tình trong lời nguyện Kinh Truyền Tin do Công đồng Đông dương dịch năm 1923. “Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con, là kẻ đã nhờ lời thánh thiên thần truyền, mà biết thật Chúa Ki-tô là Con Chúa đã xuống thế làm người, thì xin vì công ơn (Con) Chúa chịu nạn chịu chết trên cây thánh giá cho chúng con ngày sau khi sống lại, được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Ki-tô là Chúa chúng con. A-men.

Thiết tưởng không nên coi thường nguy cơ lạc giáo mà sự “phân biệt đối xử” với Ba Ngôi có thể gây ra.

NHỮNG BẤT LỢI CỦA ĐẠI DANH TỪ “NGƯỜI” DÙNG ĐỂ NÓI VỀ THIÊN CHÚA

Đem đại danh từ Người dùng để nói về Thiên Chúa có nhiều nguy cơ gây hiểu lầm:

1. Khi nghe, không phân biệt được Người với người

Khi dạy giáo lý cho trẻ em và người bình dân, việc dùng đại từ Người có nguy cơ khiến người nghe hiểu lầm trong nhiều trường hợp, bởi lẽ họ bị lẫn lộn giữa:

+ Người (He, Him) và người (man).

+ Con người (man), Con Người (Son of Man) và Con Người (His Son)

Ví dụ, nếu chỉ nghe chứ không nhìn mặt chữ, mà phân biệt được:

+ ăn thịt Người/ ăn thịt người (Kinh Sách, các bài đọc, tập 1&2, Nxb TPHCM 1998, Thứ Bảy Bát Nhật PS - trang 456)

+ Con Một Người/con một người

+ Nhờ Người có thể xác mà tử thần giết được Người/ Nhờ người có thể xác mà tử thần giết được người. (Sđd, Thứ Sáu Tuần III PS - trang 506)

+ Tử thần không thể diệt được Người nếu Người không có thể xác, và âm phủ cũng không thể nuốt được Người nếu Người không có xác phàm/Tử thần không thể diệt được người nếu người không có thể xác, và âm phủ cũng không thể nuốt được người nếu người không có xác phàm. (Sđd, ibid)

+ Cái chết giết Người/Cái chết giết người. (Sđd, trang 413)

* Nếu thay các đại từ Người bằng Ngài, sẽ không chỗ nào trên đây còn bị hiểu lầm nữa.

Sự lẫn lộn này không dễ tránh, không chỉ riêng độc giả hoặc học viên mà cả người xuất bản cũng đã có lúc kẹt phải. Ví dụ: Chữ Con người (man) trong Dt 2,9 khi trích vào CGKPV (Nxb Tôn Giáo 2001, trang 407) đã bị viết lầm thành Con Người (Fils de l’homme/ His Son).

2. Người đại từ chủ ngữ và người tiếp đầu ngữ

Ở đầu câu, chữ Người đi liền trước một động từ vừa có thể được coi là chủ ngữ của động từ ấy (He does/il agit) vừa có thể hiểu như là một tiếp đầu ngữ của một danh từ chỉ tác nhân làm công việc của động từ ấy (doer/acteur). Ví dụ:

+ “Người yêu” có thể hiểu ba nghĩa: “He loves”, “The lover” và “who loves”.

+ “Người nghe” có thể hiểu ba nghĩa: “He listens”, “The listenner” và “who listens”.

3. Bị lúng túng khi chuyển số ít (Người) sang số nhiều (các ngài)

Ví dụ:

+ Đang nói về một vị thánh chuyển sang nói về 2, 3 vị. Ví dụ: Lời Tiền Tụng lễ các thánh mục tử (“để nhờ gương sáng và đời sống đạo đức của Người”) khi gặp lễ ngày 2/1 hoặc ngày 26/1 thì sẽ phải đọc là “của các ngài” chứ không thể đọc là “của các Người” (Vì lẽ, theo đúng tiếng “các người” lại là ngôi thứ hai).

+ Ta cũng gặp cái lúng túng ấy ở những đoạn Tin Mừng đang nói về một mình Chúa Giêsu (Người), tiếp lại dùng một đại từ ngôi thứ ba số nhiều để chỉ tập thể cả Chúa Giêsu và các môn đệ (các ngài). Xin xem thủ thuật của người dịch dưới đây.

* Nếu dùng chữ Ngài theo đúng tiếng Việt, ta sẽ tránh được tất cả những trở ngại ấy.

4. Người/động từ/người

Khi hai chữ Người (chủ ngữ/sujet) và người (tân ngữ/objet) cặp hai bên một động từ, cũng sẽ thành rối rắm.

+ Ví dụ, làm sao chỉ nghe mà có thể phân biệt được đó là “Người yêu người/ người yêu Người/ người yêu người/ hay Người yêu Người…” chưa kể còn có thể trường hợp thứ năm “Người yêu Người = Người yêu của Đấng Ấy” ?!!?

* Nếu thay đại từ Người bằng Ngài, sẽ không còn vấn đề.

5. Thủ thuật chuyên môn của dịch giả

Để giúp người nghe khỏi hiểu lầm, các dịch giả đã phải dùng nhiều thủ thuật chuyên môn, phải tinh ý lắm mới nhận ra.

Ví dụ:

° Kinh “Per lpsum et cum lpso…” trước kia và hiện nay dịch là “Chính nhờ Người, với Người…”, thính giả có thể nghe thành “Chính nhờ người, với người…” cho nên bản dịch Sách Lễ Rôma 1992 đã đổi thành: “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô…”

° Rất nhiều chỗ trong bản dịch các sách Tin Mừng của nhóm CGKPV, đã phải đổi đại từ Người thành danh từ Đức Giêsu:

- Thay vì “xem thấy mặt Người” (his face) đã diễn thành “Xem thấy mặt Đức Giêsu” để khỏi bị nghe thành “xem thấy mặt người” (Lc 9,9)

- Thay vì “giết Người” đã diễn thành “giết Đức Giêsu” để khỏi nghe thành “giết người”. Có 5 chỗ bản New American Bible (NAB) dịch là “put him to death” (Mt 21,14; Mc 3,6; 11,18) hoặc “kill him” (Ga 5,18; 11,53), bản CGKPV đã phải đổi “him” thành “Đức Giêsu” (“giết Đức Giêsu”), vì nếu dịch “giết Người” sẽ nghe thành “giết người”, khác nghĩa. (Ss. Mt 27, 20 NAB dịch là “destroy Jesus”). Chúng con đan cử đối chiếu với NAB nhưng có thể đối chiếu bất cứ bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nào.

° Khi dịch cụm từ “His Son” đã phải thêm chữ “của” thành “Con của Người” (Ga 3, 16-18) để khỏi hiểu lầm là “Son of Man”/ “Con người” (Ga 3.13-18) – 28 chỗ trong toàn bộ Tân ước. Trong văn viết, lẽ ra phải bỏ chữ của, nhưng các dịch giả đã buộc phải dùng chữ của để khỏi gây hiểu lầm. Nếu dùng đại danh từ Ngài, His Son sẽ là Con Ngài, rất rõ nghĩa, ngắn gọn, không sợ bị hiểu lầm gì cả, và không mắc phải lỗi hành văn vì thừa chữ của.

° Bản dịch “Kinh sách – các bài học, tập 1” của nhóm CGKPV, Toà TGM GpTpHCM xb 1994 đã dịch Son of Man thành Con loài người thay vì Con Người (xem các trang 60 dòng 14; 63 dòng 1; 102 dòng 2d; 166 dòng 4d vv…)

° Cụm từ Thầy trò trong bản dịch Tân Ước CGKPV, thoạt đọc qua, có vẻ là “hội nhập văn hoá” nhưng thực chất là để tránh một thế kẹt. Chỉ có 3 chỗ là song song với cụm từ he and his disciples của NAB (Mc 4, 34; 6, 34; Lc 8, 22), còn ở 14 trường hợp khác (Mt 14, 32.34; 17, 9.14.22.24; 21, 1; Mc 6, 32; 11, 12.15; Lc 8, 26; 9, 56.57; 10, 38), trong NAB đều đơn giản là they, dịch sát sẽ là họ hoặc các ngài, nhưng liền trước những câu ấy vừa dùng đại từ Người cho riêng Chúa Giêsu, dịch các ngài hay các người đều không ổn, phải nói tránh thành Thầy trò. Còn những chỗ khác, khi không đi gần với đại từ Người, thì Chúa Giêsu + các môn đệ = các ngài: Mc 5,38; 6,33; 11,20; Lc 4,39; 5,29; 8,23 (2 lần); nhưng câu 8,22 liền trước đó lại dùng Thầy trò, vì trong câu có chữ Người.

Đọc bản dịch Tân Ước CGKPV với sự chú ý sẽ thấy những thủ thuật như thế được áp dụng nhan nhản chứ không riêng những ví dụ trên đây.

Những thủ thuật phức tạp đến thế các giáo lý viên và ngay cả các linh mục cũng khó biết và nếu biết thì trên bục giảng không thể nào ứng biến kịp thời để tránh cho người nghe khỏi lẫn lộn. Nếu thay đại từ Người bằng Ngài, ta sẽ không cần đến những thủ thuật phức tạp ấy.

6. Phải chăng dùng “Ngài” ở ngôi thứ ba sẽ lẫn lộn với “Ngài” ở ngôi thứ hai?

+ Trong thực tế, anh em Tin Lành và bà con ngoài Ki-tô-giáo dùng cùng một đại từ Ngài vừa để nói về vừa để nói với Thần Tính mà không thấy có gì lúng túng trong điểm này.

+ Ngay trong sách CGKPV cũng có một ví dụ: Thánh thi “Đoàn áo trắng” (CGKPV, Nxb Tôn Giáo 2001, trang 453) có 4 chữ Ngài: Hai chữ đầu ở ngôi thứ 3 số ít, còn hai chữ sau ở ngôi thứ hai số ít. Ai đọc cũng hiểu ngay, không thấy có gì lẫn lộn.

NHỊP CẦU HIẾM HOI CHO CÔNG CUỘC ĐẠI KẾT

Niên khóa 1973-1974, còn là sinh viên thần học ở Đà Lạt, chúng con đã nức lòng khi nghe nói chuyện về phương hướng và thành quả của Tuần lễ Hội thảo về Phiên dịch Thánh Kinh tại biệt thự Alliance, do Thánh Kinh Hội quốc tế tổ chức. Làm sao không nức lòng khi dường như tay mình sắp chạm tới được bản dịch Thánh Kinh đại kết bằng Việt ngữ, một cơ sở tuyệt vời cho sự hiệp nhất các Kitô hữu tại Việt Nam! Bản dịch sẽ được thực hiện do một ủy ban hỗn hợp Tin Lành – Công Giáo và sẽ được giáo quyền đôi bên đồng hành giúp hoàn chỉnh. Thời cuộc đã sớm dập tắt chương trình làm việc chung ấy, chỉ còn nhóm CGKPV kiên trì làm việc. Rồi một bản dịch theo các kinh nghiệm dịch thuật của Thánh Kinh Hội đã hoàn thành nhưng chỉ là bản dịch Công giáo chứ không là bản dịch đại kết. Dù vậy, Thánh Kinh Hội đã đánh giá rất cao và đã tài trợ để phát hành rộng rãi với giá rẻ. Hàng triệu ấn bản Tân Ước đã lan tràn trong và ngoài nước. Số ấn bản Thánh Kinh trọn bộ hoặc Cựu Ước tuyển chọn cũng đã rất nhiều. Tuy nhiên, Thánh Kinh Hội, một tổ chức của liên hiệp các Hội Thánh Tin Lành, thì đề cao nhưng các tín hữu Tin Lành Việt Nam lại rất hờ hững với bản dịch này. Chẳng phải vì nó do người Công giáo dịch nhưng chỉ vì người Tin Lành không thể nào gọi Thiên Chúa là Người! Mọi người Tin Lành đều dùng đại danh từ Ngài để nói về và cả nói với Thiên Chúa.

Người Công giáo không dị ứng chút nào khi anh em Tin lành gọi Thiên Chúa là Ngài, vì đó đúng là tiếng Việt; còn đại danh từ Người là một quy ước giả tạo cho nên rất gây dị ứng cho anh chị em Tin lành.

Phải làm gì để bản dịch Thánh Kinh rất công phu của nhóm CGKPV được anh chị em Tin lành đón nhận, nếu không phải là chuyển hết những chữ Người giả tạo thành chữ Ngài của tiếng Việt? Thật vậy, nếu ngày nay một ủy ban hỗn hợp được tái lập để thực hiện bản dịch Thánh Kinh đại kết, chữ đầu tiên được phía anh em Tin lành đặt ra sẽ không gì khác hơn là Người hay Ngài? Phía Tin lành làm sao có thể nhượng bộ để đổi Ngài lấy Người? Còn phía Công giáo, liệu có thấy được ý nghĩa gì để bảo thủ lấy chữ Người giả tạo mới quy ước hay không?

TỰ GẠT SANG BÊN LỀ CỘNG ĐỒNG VIỆT NGỮ

Thiết tưởng chúng ta đã quá quen nên không còn thấy cái vô lý nhưng nhưng người ngoài nhìn vào thấy ngay. Chúng ta không đặt vấn đề nhưng người ngoài rất kinh ngạc. Cứ so sánh với cái khó khăn của anh em Tin Lành Việt Nam hiện nay sẽ rõ.

Do việc sử dụng chỉ một bản dịch Kinh Thánh duy nhất đã được thực hiện từ hơn 80 năm nay, ngôn ngữ của phần đông tín hữu Tin Lành Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất đậm của bản dịch ấy, cả trong cách nói, cách viết và cách đặt lời cho các bản thánh ca, với những kiểu nói đã trở nên cổ xưa mà các mục sư gọi là những “đặc ngữ Tin Lành”. Một số vị mục sư và truyền giáo sinh cho biết các đặc ngữ Tin Lành ấy là một trở ngại lớn cho công cuộc truyền giảng Lời Chúa hiện nay. Người ta đã cố gắng hoá giải bằng nhiều nỗ lực dịch lại Thánh Kinh. Thế nhưng cố gắng này chưa thành công vì giáo dân đã quá quen với bản dịch có từ xưa nay, có cảm tưởng rằng chỉ có bản dịch ấy mới “được Thánh Linh hà hơi”, không bản dịch mới nào vượt nổi. Do đó, khi in lại Kinh thánh trong năm 1998. Hội thánh Tin Lành Việt Nam vẫn in lại bản dịch ấy.

Cái khó mà về sau chúng ta sẽ gặp phải có lẽ sẽ phức tạp hơn nhiều. Bởi lẽ anh em Tin Lành chỉ bị kẹt trong những danh từ, tính từ và động từ, là những từ loại vẫn thường thay đổi theo thời gian và nhóm người sử dụng. Còn chúng ta sẽ kẹt vì cách dùng một đại danh từ, là điều sẽ gây sự khó chịu và cảm giác xa lạ cho người nghe. Những sách vở Công giáo của nửa sau thế kỷ 20 không còn dùng “bay”, “min”. Nghĩ lại sự tồn tại của những đại từ này trong giới Công giáo cho đến thập niên 1950, chúng ta không hiểu nổi. Thế nhưng với chữ “Người” chúng ta sẽ lại rơi vào cái kẹt này một lần nữa mà có lẽ 50 năm sau, con cháu chúng ta cũng sẽ nói về chữ này như chúng ta nói về mấy đại danh từ vừa nhắc.

Vâng, việc dùng hai đại từ Người và Ngài theo quy ước của bản dịch CGKPV sẽ chỉ nằm trong nội bộ giới Công giáo chứ không thuyết phục được những người ngoài Công giáo. Bởi lẽ ngôn ngữ ngoài Công giáo của cả ba miền Bắc Trung Nam, không có nơi nào dùng Người để gọi Thần Tính nhưng luôn luôn chỉ dùng chữ Ngài, dù là nói về thần tính hay nói với thần tính. Anh em Tin Lành cũng dùng như vậy và rất nhiều người cầm bút Công giáo hiện nay vẫn tiếp dùng như vậy. Vì đó là tiếng Việt.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục dùng các đại danh từ theo một kiểu riêng thì con cháu chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả là văn sách và lời giảng của giới Công giáo có thể trở thành một mảng xa lạ giữa cộng đồng Việt ngữ. Việc hội nhập văn hoá ưu tiên nhất là gì nếu không phải là hội nhập về ngôn ngữ?

NHỮNG BẤT LỢI CỦA ĐẠI DANH TỪ “NGÀI” DÙNG ĐỂ NÓI VỚI THIÊN CHÚA

Tiếng Việt thường diễn tả ngôi thứ hai bằng một từ nói lên tương quan (Ví dụ Tân ước bản dịch CGKPV 1994: Ga 3,26: Thầy; Lc 2,48: Con vv…). Chỉ khi nào muốn nhấn mạnh sự kính-trọng-mà-chưa-thân-tình mới dùng Ngài (Ví dụ cũng bản dịch trên, ở câu Ga 1,48 còn xa lạ thì gọi Ngài, sang câu 1,49 đã tin cậy thì gọi Thầy). Ngài dùng cho ngôi thứ hai là ngôn ngữ ngoại giao và xã giao, cho nên sẽ không tự nhiên nếu dùng để thưa với Đấng là Cha cũng như với Đấng là Thầy của chúng ta.

Trong một bài đăng trên báo Chia Sẻ của Liên Tu Sĩ Sài Gòn, chúng con có viết:

“Tình trạng tiếng Việt còn hỗn độn của giới Công Giáo Việt Nam hiện nay có thể là một trở ngại cho việc phát huy kinh nghiệm chiêm niệm, trước mắt cũng như về lâu về dài.

Chẳng hạn, thử cho các bạn trẻ viết một lời nguyện, sau đó giúp họ thay các chữ Ngài (ngỏ với Thiên Chúa) bằng chữ Chúa, họ sẽ rất mừng vì tâm tình thân mật của họ với Thiên Chúa bỗng thành hồn nhiên và trong sáng hẳn lên.

Bản dịch thánh vịnh hiện nay trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ quả đã vượt hẳn mọi bản dịch từ trước, phải nói là đã rất tuyệt vời, chỉ tiếc một điều là ước lệ dùng chữ Ngài làm đại danh từ ngỏ với Thiên Chúa khá gây trở ngại cho việc đào tạo tâm tình cầu nguyện. Ngài hay Người đều là đại danh từ ngôi thứ ba, có thể được dùng làm ngôi thứ hai theo phép xã giao (trong ngôn ngữ thơ, đại từ ngôi thứ hai là “người”). Trong ngoại ngữ, có một trường hợp giúp thấy rõ điều ấy, đó là chữ Usted của tiếng Tây Ban Nha. Usted (viết tắt của một cụm từ có nghĩa là sự đoái tới của quý vị) được dùng làm đại danh từ chỉ người mà ta đang nói với (ngôi thứ hai) nhưng động từ của nó luôn luôn ở ngôi thứ ba. Chữ Ngài của ta cũng thế, có thể được dùng làm ngôi thứ hai theo phép xã giao nhưng tự nó là đại từ ngôi thứ ba. Trong các bản dịch Thánh Kinh và Phụng Vụ tiếng Tây Ban Nha, không thấy chỗ nào dùng Usted để nói với Thiên Chúa. Các bản dịch tiếng Pháp ngày nay khi ngỏ lời với Thiên Chúa không dùng Vous nhưng dùng Tu/Te. Bên tiếng Anh, người ta cũng thay thế Thou/Thee bằng You. Còn trong tiếng Việt, vừa chuyển được tôi thành con thì Chúa lại bị biến thành Ngài. Mong rằng về sau, khi có dịp hoàn thiện bản dịch, các dịch giả sẽ quan tâm đổi lại để giúp tâm tình cầu nguyện của tín hữu được trong sáng hồn nhiên hơn.” (Trăng Thập Tự, Đào tạo kinh nghiệm chiêm niẹm cho các anh chị em trẻ, Chia Sẻ số 49)

Đầu mùa thường niên, bài đọc 2 Kinh Sách, Thứ Hai tuần I TN, là một bản dịch rất hay: Nói với Chúa Cha thì thưa là Cha chứ không dùng Ngài. Thật chính xác. Nếu ta đọc bài ấy mà thử thay Cha bằng Ngài sẽ bị dội ngay.

Nếu không nên gọi Cha là Ngài thì cũng chẳng nên thưa với Chúa là Ngài. Cứ thử đặt mình vào chỗ đứng của Chúa là thấy ngay. Nếu ta là kẻ dựng nên loài người và cho họ làm con, nếu ta đã cho Con Một đến làm anh em họ và nói rõ với họ rằng hết thời Cựu Ước rồi, bây giờ là thời của tình cha con, mà rồi suốt ngày họ cứ một điều “Ngài”, hai điều “Ngài” thì đáng buồn biết bao! Nếu ta là kẻ yêu thương đến chết thập giá và yêu môn sinh đến độ xem họ là bạn, mà rồi họ vẫn cứ khúm núm “lạy Ngài” thì thật là chán! Mà chẳng cần phải làm đến Chúa mới thấy buồn vì bị coi là “Ngài”, chỉ cần làm linh mục, làm ma xơ mà bị giáo dân hay học trò yêu dấu trở giọng thưa bằng “Ngài” thì cũng chỉ còn cách cuốn gói đi nơi khác! Nếu tình yêu của ta chẳng đáng là bao mà còn không chịu nổi khi bị những kẻ được ta yêu kêu bằng “Ngài”, tại sao ta lại bắt Đấng yêu mến vô cùng vô tận phải chịu như thế?

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DỊCH CÁC THÁNH VỊNH?

Lý do mạnh nhất các dịch giả nhóm CGKPV đưa ra khi tạo quy ước dùng Người làm đại từ ngôi thứ ba và Ngài làm đại từ ngôi thứ hai là để giải quyết một khó khăn rất riêng biệt trong việc dịch những thánh vịnh có xen kẽ những lời nói với Thiên Chúa và những lời nói về Thiên Chúa. Có một số thánh vịnh thay đổi ngột, câu trên đang nói về Thiên Chúa, bất chợt câu dưới chuyển sang nói với Thiên Chúa, thay đổi mà không có gì báo trước. Quy ước trên đây nhằm giúp cho những câu này được rõ nghĩa.

Thật ra cái khó khăn này có thể giải quyết được.

Trong 147 thánh vịnh dùng trong sách CGKPV, có 48 tv chỉ nói về Thiên Chúa, 44 tv chỉ nói với Thiên Chúa và vừa nói về vừa nói với Thiên Chúa.

Trong 58 tv này, nếu chuyển các từ Người sang Ngài cách máy móc thì có 31 tv không gặp rắc rối gì, hoặc vì không dùng đại danh từ hoặc có dùng đại danh từ nhưng những từ nối đã báo trước sự chuyển đổi để hiểu được chữ Ngài ấy là ở ngôi nào.

Còn lại 27 tv, đọc kỹ ta sẽ thấy:

a) Không được phân biệt bằng Người/Ngài, vẫn có sẵn một yếu tố phân biệt khác:

+ Trong những câu nói với Thiên Chúa, người cầu nguyện luôn xưng là “con”.

+Trong những câu nói về Thiên Chúa, người cầu nguyện luôn xưng là “tôi”

b) Ngoài ra, muốn làm nổi rõ thêm sự phân biệt hai loại câu ở 27 tv này cũng như cho tất cả các tv khác, chỉ cần dịch thống nhất mọi chữ “Giavê” thành “Đức Chúa”. Trong khi ở tất cả các phần khác của Cựu Ước, mọi chữ mọi chữ “Giavê” đều được dịch thành “ĐỨC CHÚA”, in chữ lớn rất trịnh trọng thì trong các tv chỉ có đôi chỗ dịch là “Đức Chúa” (in chữ nhỏ), còn hầu hết đều chuyển thành “Chúa” và in chữ nhỏ. Đồng thời ở nhiều chỗ do nhu cầu bằng trắc, cả “Người” lẫn “Ngài” đều được chuyển thành “Chúa”.

KẾT LUẬN

Ước mong HĐGMVN cho nghiên cứu tường tận để ngôn ngữ của người Công giáo trở về với sự hồn nhiên ban đầu của ông Phan Khôi, của ĐHY Trịnh Văn Căn, của cha Trần Đức Huân, sự hồn nhiên của những tâm hồn bé nhỏ, sự hồn nhiên của tiếng Việt, đem lại sự trong sáng cho việc dạy giáo lý và truyền giáo cả ngày nay và ngày sau. Lẽ nào chúng ta chỉ làm vội cho xong những việc dịch thuật trước mắt mà quên mất trách nhiệm lâu dài đối với các thế hệ tương lai?

(đã đăng trên Hiệp Thông số 48)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Quê Nghèo
lm.Nguyễn Tầm Thường
13:23 11/09/2008

QUÊ NGHÈO



Ảnh của Nguyễn Tầm Thường, sj. (tại Ninh Bình)

Quê hương và dân tộc tôi thì cứ sống còn, bất cứ tôi còn đó hay đã ra đi. Anh phu xe đạp xích lô, chị đàn bà vớt bèo, những người muôn năm cũ..."

(Võ Đình, Sao Có Tiếng Sóng, trg 236)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News